SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 113
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH
QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI P&G
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
TPHCM - 2022
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................. 2
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP....................................................................................................... 4
I. Tài chính doanh nghiệp........................................................................... 4
1. Tài chính doanh nghiệp là gì?................................................................... 4
2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp. .......................................................... 6
II. Quản lý tài chính doanh nghiệp............................................................ 8
1. Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp. .............................................. 8
2. Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp. ............................................ 8
3. Các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp. ...................................... 9
4. Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính doanh nghiệp............... 11
III. Nội dung của quản lý tài chính doanh nghiệp. ................................ 12
1. Phân tích tài chính- hoạch định và kiểm tra tài chính............................. 12
1.1. Phân tích tài chính ............................................................................... 12
1.2. Hoạch định tài chính............................................................................ 18
1.3. Kiểm tra tài chính................................................................................. 19
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2. Quản lý vốn luân chuyển......................................................................... 21
3. Quyết định tài chính................................................................................ 23
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI P&G. ..... 24
I. Tổng quan về công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G. ........ 24
1. Quá trình hình thành và phát triển. ......................................................... 24
2. Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty..................................................... 27
3. Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 27
4. Tổng quan về các hoạt động của Công ty............................................... 32
II.Thực trạng quản lý tài chính tại công ty TNHH quảng cáo và thương mại
P&G............................................................................................................ 37
1. Phân tích tài chính của Công ty. ............................................................. 37
1.1. Phân tích khái quát hoạt động tài chính.............................................. 37
1.1.1. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................................... 37
1.1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. ............................... 38
1.1.3. Phân tích kết cầu tài sản và nguồn vốn của Công ty........................ 43
1.1.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng. ................ 49
1.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. ............................................. 54
2. Quy trình hoạch định tài chính................................................................ 58
2.1. Dự báo doanh thu cho năm 2008......................................................... 58
2.2. Dự báo các báo cáo tài chính theo phương pháp tỷ lệ doanh thu....... 60
3. Kiểm tra tài chính.................................................................................... 68
4. Quản lý vốn luân chuyển......................................................................... 70
5. Quyết định tài chính. .............................................................................. 71
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
III. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại công ty TNHH quảng cáo và
thương mại P&G....................................................................................... 72
1. Tình hình thực hiện mục tiêu. ................................................................. 72
1.1. Thành tựu. ............................................................................................ 73
1.2. Hạn chế. ............................................................................................... 75
1.3. Nguyên nhân......................................................................................... 77
2. Thực trạng quản lý tài chính ................................................................... 78
2.1. Công tác phân tích tài chính................................................................ 78
2.2. Công tác hoạch định tài chính............................................................. 79
2.3. Công tác kiểm tra tài chính.................................................................. 79
2.4. Quản lý vốn luân chuyển...................................................................... 80
2.5. Quyết định tài chính............................................................................. 80
CHƯƠNG III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI P&G.
..................................................................................................................... 82
I. Mục tiêu của công ty trong giai đoạn tới............................................. 82
1. Căn cứ xây dựng mục tiêu....................................................................... 82
2. Mục tiêu của Công ty trong giai đoạn tới. .............................................. 85
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty
TNHH quảng cáo và thương mại P&G................................................... 86
1. Duy trì và phát triển các mối quan hệ tài chính. ..................................... 86
2. Minh bạch hoá tài chính Công ty............................................................ 89
3. Nâng cao năng lực quản lý tài chính của Công ty. ................................. 90
4. Hoàn thiện quản lý vốn luân chuyển....................................................... 95
III. Điều kiện thực hiện các giải pháp..................................................... 99
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1. Các điều kiện về cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước................... 99
2. Các kiến nghị với công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G. ..... 101
KẾT LUẬN.............................................................................................. 104
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.. 37
Bảng 2: Nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2004 và 2005..................................... 39
Bảng 3: Nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2006 và 2007..................................... 41
Bảng 4: Kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2003, 2004 và 2005........................ 44
Bảng 5: Kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2006 và 2007.................................. 46
Bảng 6: Các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong
báo cáo KQKD năm 2003, 2004 và 2005........................................................... 50
Bảng 7: Các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong
bảng báo cáo KQKD năm 2006 và 2007 ............................................................ 51
Bảng 8: So sánh các chỉ tiêu tài chính trung gian
qua các năm từ 2003 đến 2007............................................................................ 53
Bảng 9: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu từ năm 2003 đến năm 2007 .................. 55
Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm từ 2003 đến 2007........... 59
Bảng 11 : Tỷ trọng một số khoản mục so với doanh thu trong quá khứ ............ 61
Bảng 12: Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh 2008. .......................................... 63
Bảng 13: Dự báo bảng cân đối kế toán năm 2008 lần I...................................... 65
Bảng 14: Huy động vốn cần thêm....................................................................... 66
Bảng 15: Dự báo bảng cân đối kế toán năm 2008 lần II..................................... 67
Bảng 16: Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
doanh thu và lợi nhuận năm 2007....................................................................... 71
Bảng 17: Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính năm 2007............ 72
Bảng 18: Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2008. .................................. 82
Biểu đồ 1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn qua các năm ........................................ 57
Biểu đồ 2: Dự báo doanh thu công ty P&G. ....................................................... 60
Sơ đồ 1: Phạm vi của quản lý tiền mặt................................................................ 21
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G.......... 28
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nước ta đã và đang tiến hành hội nhập ngày càng sâu và
rộng vào nền kinh tế toàn cầu, đã mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của
các doanh nghiệp, song đồng thời với đó cũng đặt ra cho doanh nghiệp những
thách thức không nhỏ. Vì thế, khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất
kinh doanh, có một số câu hỏi quan trọng mà không một doanh nghiệp nào được
phép bỏ qua là việc các yếu tố tài chính sẽ được quản lý như thế nào? Xem các
đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu? Có đem lại lợi nhuận kinh doanh và hiệu quả
như mong muốn ban đầu hay không? Các câu hỏi này đều có liên quan tới quản
lý tài chính doanh nghiệp, nó là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong
công tác quản lý doanh nghiệp.
Quản lý tài chính tồn tại và tuân theo quy luật khách quan, đồng thời bị chi
phối bởi mục tiêu phương hướng kinh doanh của công ty, nó có các chức năng
như: lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất
và kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính; quản
lý công nợ khách hàng, các đối tác; thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo...
Ngoài ra, các nhà quản lý tài chính sẽ giúp giám đốc hoạch định chiến
lược tài chính ngắn và dài hạn của doanh nghiệp dựa trên sự đánh giá tổng quát
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng
tới sự tồn tại của doanh nghiệp, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền
tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xác định chiến lược tài chính cho các
chương trình, các dự án của doanh nghiệp là mở rộng hay thu hẹp sản xuất...
Xuất phát từ những nhận thức trên, trong thời gian gần bốn tháng thực tập
tại công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G, được sự giúp đỡ của các bác,
các chú, các anh chị trong Công ty và sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Lê
Thị Anh Vân, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác quản
lý tài chính tại công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G”.
Do thời gian thực tập có hạn, điều kiện bản thân còn nhiều hạn chế nên
trong đề tài không tránh khỏi có những thiếu sót. Em mong nhận được các ý kiến
đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2022
Sinh viên
Nguyễn Thị Hữu
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP.
I. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
1. Tài chính doanh nghiệp là gì?
1.1. Khái niệm.
[Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời được
pháp luật thừa nhận, được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, có từ
một chủ sở hữu trở lên và chủ sở hữu phải đảm bảo trước pháp luật bằng toàn bộ
tài sản của mình, có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định.]1
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình
thức khác nhau, theo mỗi cách tiếp cận khác nhau thì việc phân loại doanh
nghiệp lại khác nhau. Nhưng dù là loại hình doanh nghiệp nào thì trong hoạt
động kinh doanh đều phải sử dụng tài chính doanh nghiệp để thực hiện các mục
tiêu kinh doanh. Tức là luôn gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng
các quỹ tiền tệ. [Bên trong quá trình này là những quan hệ giá trị giữa doanh
nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế, các quan hệ này được gọi là các quan hệ
1
Trần ái Kết (chủ biên) – Giáo trình lý thuyết tài chính- tiền tệ. NXB Giáo dục,
2007.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
tài chính. Vì thế, tài chính doanh nghiệp được hiểu là các quan hệ tài chính.]2
Bao gồm:
Thứ nhất, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Quan hệ
này phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và khi
Nhà nước góp vốn kinh doanh vào doanh nghiệp.
Thứ hai, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính. Bất
kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh, nó
là yếu tố quyết định đối với sự thành lập, quy mô và sự hoạt động của doanh
nghiệp. Nguồn vốn này có thể là tự có hoặc huy động từ các nhà tài trợ bên
ngoài, song phần huy động từ các nhà tài trợ bên ngoài là rất quan trọng. Trên thị
trường tài chính, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của mình từ
các nguồn vốn vay ngắn hạn hoặc cũng có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu để
đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, để được sử dụng các nguồn vốn này thì
doanh nghiệp cũng phải trả lãi vay hoặc cổ phần cho các nhà tài trợ. Trong
trường hợp doanh nghiệp có những khoản tiền nhàn rỗi, tạm thời chưa sử dụng
có thể đem đầu tư hoặc gửi ngân hàng. Khi đó doanh nghiệp lại trở thành những
nhà tài trợ vốn trên thị trường tài chính.
Thứ ba, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác. Bên
cạnh việc huy động các nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh thì việc sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn đó là một vấn đề không kém phần quan trọng. Trong quá
trình sử dụng các nguồn vốn này, doanh nghiệp phải có quan hệ chặt chẽ với các
2
Khoa Ngân hàng Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Giáo trình tài
chính doanh nghiệp – PGS. TS Lưu Thị Hương & PGS. TS Vũ Huy Hào. NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
doanh nghiệp khác trên các thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động
nhằm đảm bảo các đầu vào và đầu ra cho quá trình kinh doanh của mình. Chẳng
hạn như tiến hành đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nguyên liệu sản xuất, hàng hoá, sức
lao động… đồng thời xác định nhu cầu của thị trường để từ đó hoạch định ngân
sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, marketing…
Thứ tư, quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Các quan hệ này tồn
tại trong nội tại của doanh nghiệp, như quan hệ giữa người sở hữu vốn và người
có quyền sử dụng vốn, quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, quan hệ
giữa doanh nghiệp và người lao động… Việc đảm bảo tính ổn định và vững chắc
của các quan hệ này là rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
1.2. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính và là khâu cơ
sở nên nó có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
có các quan hệ tài chính doanh nghiệp đa dạng phát sinh như quan hệ nộp, cấp
giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ thanh toán với các chủ thể khác trong
xã hội, với người lao động trong doanh nghiệp.
Thứ hai, sự vận động của quỹ tiền tệ, vốn kinh doanh có những nét riêng
biệt đó là: sự vận động của vốn kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tố vật tư là
lao động, ngoài phần tạo lập ban đầu chúng còn được bổ sung từ kết quả kinh
doanh; sự vận động của vốn kinh doanh vì mục tiêu doanh lợi.
2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì hoạt động tài chính là
một trong những hoạt động trọng yếu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Đây là
một số vai trò chính không thể không nói tới của tài chính doanh nghiệp.
2.1. Huy động, đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu đối
với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp trước hết
thể hiện ở việc xác định đúng lượng vốn mà doanh nghiệp cần để tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình trong từng giai đoạn. Tiếp theo đó mới đến
việc tiến hành các hoạt động huy động vốn từ thị trường tài chính đảm bảo lượng
vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, liên
tục và kịp thời song cũng phải đảm bảo chi phí vốn là thấp nhất.
2.2. Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
Khi đã đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh thì việc tổ
chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp lúc này là
phải lựa chọn cho được các dự án đầu tư tối ưu, huy động tối đa các nguồn vốn
vào hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng để quá nhiều vốn nhàn rỗi tại doanh
nghiệp, phân bổ các nguồn vốn một cách hợp lý, tăng vòng quay và khả năng
sinh lời của vốn.
2.3. Đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh.
Vai trò này của tài chính doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc tạo ra
sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ đồng thời xác
định giá bán hợp lý khi phát hành cổ phiếu, háng hoá bán, dịch vụ và thông qua
hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp, phân phối quỹ tiền lương, quỹ
tiền thưởng, thực hiện các hợp đồng kinh tế…
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2.4. Giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện
một cách đầy đủ và trung thực thông qua các chỉ tiêu tài chính trong các báo cáo
tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, thông qua tình hình tài chính của doanh
nghiệp, nhà quản lý có thể dễ dàng nhận thấy những gì đang diễn ra trong doanh
nghiệp mình. Từ đó có những đánh giá từ tổng quát cho tới chi tiết, kiểm soát
được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện những điểm mạnh và điểm
yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó mà có những biện pháp khắc phục
những điểm yếu và phát huy thế mạnh của mình. Như vậy thì tài chính doanh
nghiệp chính là công cụ giám sát kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp chặt chẽ và chính xác nhất của các nhà quản lý.
II. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp.
Quản lý tài chính doanh nghiệp là một môn khoa học quản lý nghiên cứu
các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định tài chính nhằm tối đa hóa lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Khác với tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế phát sinh trong
quá trình tạo lập và phân phối các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp (quan hệ tài
chính) mang tính khách quan thì quản lý tài chính doanh nghiệp lại là một quá
trình mang tính chủ quan của con người, cụ thể ở đây là những người làm công
tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
Nói cách khác, quản lý tài chính cũng như mọi quá trình quản lý khác, là
một quá trình bao gồm từ việc xác định mục tiêu quản lý, phân tích,… , đưa ra
các quyết định tài chính phù hợp với tình hình doanh nghiệp, đảm bảo cho các
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
quyết định đó được thực hiện nhằm mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài
sản cho các chủ sở hữu.
2. Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp.
Quản lý tài chính là một hoạt động mang tính trọng yếu của doanh nghiệp.
Nó quyết định sự thành bại, sự phát triển của doanh nghiệp về cả chiều rộng và
chiều sâu. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt
như hiện nay thì vai trò của quản lý tài chính lại càng được khẳng định.
Nó có liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động khác trong doanh nghiệp.
Quản lý tài chính tốt có thể hạn chế và khắc phục được điểm yếu ở những hoạt
động khác của doanh nghiệp. Một quyết định tài chính thiếu cân nhắc có thể gây
tổn thất không chỉ riêng cho doanh nghiệp mà còn cho nền kinh tế nói chung, vì
thực tế doanh nghiệp không tồn tại riêng biệt mà là một mắt xích của nền kinh tế.
3. Các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì hoạt động tài chính về căn bản là
giống nhau nên các nguyên tắc quản lý tài chính được áp dụng chung cho các
loại hình doanh nghiệp. Song mỗi doanh nghiệp là một thực thể khác nhau nên
doanh nghiệp nào cũng có những đặc điểm riêng biệt vì thế khi áp dụng các
nguyên tắc không nên quá máy móc mà cần phải gắn liền với điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp.
3.1. Nguyên tắc tôn trọng pháp luật.
Mục tiêu cuối cùng của quản lý tài chính doanh nghiệp là tối đa hoá lợi
nhuận. Một mặt, mục tiêu đó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các hoạt động của
doanh nghiệp đồng thời tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, nó cũng
có thể là động cơ khiến các doanh nghiệp sử dụng mọi biện pháp để thu lợi
nhuận dù là biện pháp đó gây tổn hại tới lợi ích quốc gia hay lợi ích chính đáng
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
của các doanh nghiệp, tổ chức khác. Chính vì thế, bên cạnh sự tự điều tiết của
nền kinh tế - “bàn tay vô hình” thì cũng cần có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước
can thiệp điều tiết thị trường với một mức độ hợp lý tuỳ thuộc vào mỗi nền kinh
tế. Thông qua các công cụ chủ yếu như pháp luật, chính sách tài chính, tiền tệ,
giá cả,… nhằm tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả mọi doanh
nghiệp. Do vậy, nguyên tắc hàng đầu của quản lý tài chính doanh nghiệp là tôn
trọng pháp luật. Muốn vậy nhà quản lý tài chính cần hiểu pháp luật để làm theo
đồng thời có định hướng kinh doanh trong ngành lĩnh vực được Nhà nước
khuyến khích, ưu đãi.
3.2. Nguyên tắc hạch toán kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp phải hướng tới và đạt
cho được mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Mục tiêu này thống nhất
với yêu cầu tối cao của nguyên tắc hạch toán kinh tế là lấy thu bù chi, có doanh
lợi. Vì thế, nguyên tắc hạch toán kinh tế lúc này không chỉ là điều kiện để thực
hiện mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nếu như
doanh nghiệp không muốn bị phá sản.
3.3. Nguyên tắc giữ chữ “tín”.
Trong kinh doanh giữ chữ “tín” không chỉ là một tiêu chuẩn đạo đức mà
còn là một nguyên tắc cần phải hết sức tuân thủ để tạo được mối quan hệ vững
chắc với các chủ thể khác trong nền kinh tế đảm bảo sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp. Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp phải nghiêm túc tôn trọng và
thực hiện các kỷ luật thanh toán, chi trả các hợp đồng kinh tế, các cam kết về góp
vốn đầu tư, và phân chia lợi nhuận đồng thời cũng phải cảnh giác và có các biện
pháp ngăn ngừa sự “bội tín” của các đối tác.
3.4. Nguyên tắc an toàn và hiệu quả.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Mức rủi ro và mức lợi nhuận thường tỷ lệ thuận với nhau trong các
phương án đầu tư. Vì thế, công việc của các nhà quản lý tài chính là căn cứ vào
các điều kiện hiện tại để đưa ra các quyết định đầu tư vừa hiệu quả vừa đảm bảo
tính an toàn. Ngoài ra, để bảo đảm nguyên tắc an toàn thì các doanh nghiệp luôn
phải thành lập các quỹ dự phòng, tham gia bảo hiểm hoặc có thể san sẻ rủi ro
theo cách phát hành cổ phiếu (công ty cổ phần) vừa huy động vốn hiệu quả vừa
đảm bảo an toàn cho nguồn vốn kinh doanh.
Trên đây là bốn nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt và thực hiện trong
quản lý tài chính doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp không
chỉ ở hiện tại mà còn ở tương lai.
4. Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính doanh nghiệp.
4.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nào cũng tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất
định, nó ảnh hưởng tới mọi hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh
bao gồm cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước, hệ thống pháp luật, sự ổn định
của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, các tiến bộ thành tựu của khoa học công nghệ…
Tất cả các yếu tố này đều tạo nên cả những cơ hội và những rủi ro cho
hoạt động của doanh nghiệp vì thế mà nhiệm vụ của các nhà quản lý tài chính là
làm thế để nắm được thời cơ và hạn chế các rủi ro này.
4.2. Đặc điểm sở hữu và hình thức pháp lý của doanh nghiệp.
Như đã nêu ra ở phần trên thì tồn tại rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác
nhau tuỳ theo đặc điểm sở hữu và hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Các loại
hình doanh nghiệp khác nhau thì mục tiêu kinh doanh khác nhau, cơ cấu nguồn
vốn tài sản, hình thức huy động vốn cũng khác nhau, việc phân phối lợi nhuận
cũng khác nhau … tức là công tác quản lý tài chính cũng sẽ phải khác nhau đối
với từng loại hình doanh nghiệp.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chính vì thế, đặc điểm sở hữu và hình thức pháp lý của doanh nghiệp là
một yếu tố ảnh hưởng khá lớn tới quá trình quản lý tài chính của doanh nghiệp.
4.3. Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ nhất là quy mô và hình thức kinh doanh. Quy mô kinh doanh có ảnh
hưởng tới quy mô của nguồn vốn kinh doanh, khả năng huy động vốn. Hình thức
kinh doanh là chuyên doanh hay tổng hợp sẽ ảnh hưởng tới khả năng linh hoạt
trong việc đổi mới công nghệ, mặt hàng kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của
thị trường và sự phát triển chung của nền kinh tế.
Thứ hai là đặc điểm lĩnh vực kinh doanh. Điều này ảnh hưởng tới cơ cấu
vốn của doanh nghiệp, tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh và nhu cầu vốn của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thương mại thì thường có vốn và tốc độ luân
chuyển của vốn lớn hơn là một doanh nghiệp sản xuất. Các doanh nghiệp trong
lĩnh vực xây dựng cơ bản thường cần vốn lớn hơn so với những doanh nghiệp
khác.
Thứ ba là đặc điểm thời vụ và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh càng ngắn thì lượng vốn lưu động càng nhỏ,
ít biến động tạo thuận lợi cho việc cân đối thu và chi cũng như việc đảm bảo đầy
đủ và kịp thời vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có chu kỳ
kinh doanh dài và hoạt động mang tính thời vụ thì lượng vốn lưu động cần cũng
lớn hơn và thường biến động nên gây khó khăn cho việc đảm bảo đầy đủ và kịp
thời vốn kinh doanh.
III. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
1. Phân tích tài chính- hoạch định và kiểm tra tài chính.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1.1. Phân tích tài chính.
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính.
Để hoạch định tài chính một cách hiệu quả và chính xác, nhà quản lý tài
chính cần hiểu và nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và
hiện tại. Vì thế, bước phân tích tài chính là hết sức cần thiết và quan trọng, qua
đó các nhà quản lý tài chính sẽ có được một cái nhìn tổng quát về tình hình tài
chính của doanh nghiệp, ưu nhược điểm của doanh nghiệp trong kinh doanh từ
việc huy động và đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh tới việc sử dụng các
nguồn vốn đó như thế nào; từ những khó khăn, rủi ro của doanh nghiệp cho tới
việc tìm ra nguyên nhân để có thể hạn chế, khắc phục…
Phân tích tài chính là một quá trình mà nhà quản lý sử dụng một tập hợp
các phương pháp và công cụ để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các
thông tin khác nhằm nắm được và đánh giá tình hình tài chính, tiềm lực của
doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có hai phương pháp
được sử dụng phổ biến là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Phương
pháp so sánh bao gồm so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ
trước, giữa số thực hiện với số kế hoạch, các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các
chỉ tiêu trung bình của ngành… và phương pháp này được áp dụng nếu đảm bảo
các điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về thời
gian, không gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán…). Phương pháp tỷ lệ
xác định các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chình và so sánh
các tỷ lệ này của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu, bao gồm các
nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và nhóm tỷ lệ
về năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả phân tích tài chính không chỉ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
được các nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng mà còn được nhiều đối tượng khác
quan tâm dưới các góc độ khác nhau.
1.1.2. Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Nội dung phân tích này nhằm khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn,
tình hình thu, chi của doanh nghiệp. Nó bao gồm bốn vấn đề cơ bản:
 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn tại doanh nghiệp.
 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán.
 Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu.
 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
Nhóm chỉ tiêu này thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nếu chỉ số
này tốt cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp là lành mạnh và ngược lại.
Các hệ số này lớn hơn kỳ trước là một dấu hiệu tốt và không nên nhỏ hơn 1.
Hệ số thanh toán hiện
hành (H)
=
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Đơn vị tính: Lần
Thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản lưu động
của doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán nhanh =
Tiền + các khoản phải thu
Nợ ngắn hạn.
Đơn vị tính: Lần
Thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ các tài sản lưu
động có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính.
Thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như chính sách đòn
bẩy tài chính. Nếu doanh nghiệp tăng tỷ lệ vốn vay trong cơ cấu vốn có thể giúp
cho hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cao nhưng điều này cũng có thể làm
giảm mức độ an toàn về tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, kết cấu vốn của
doanh nghiệp có thể điều chỉnh theo từng thời kỳ phụ thuộc và chiến lược kinh
doanh và dự báo của doanh nghiệp.
Hệ số nợ =
∑ Nợ phải trả
∑ Tài sản (hoặc ∑ Nguồn vốn)
Đơn vị tính: Lần
Hệ số này cho biết bao nhiêu phần trong tài sản của doanh nghiệp được tài
trợ bằng nguồn vốn đi vay, đồng thời có thể suy ra rằng bao nhiêu phần tài sản
được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu hệ số này càng nhỏ thì những
người cho vay vốn sẽ dễ dàng chấp nhận cho doanh nghiệp tiếp tục vay vốn và
ngược lại.
Hệ số nợ vốn cổ phần =
∑ Nợ phải trả
∑ Vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: Lần
Hệ số này phản ánh tỷ trọng giữa nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu
trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tức là nguồn vốn mà doanh
nghiệp sử dụng để kinh doanh chủ yếu là bằng nguồn vốn đi vay hay nguồn vốn
tự có của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Hệ số này càng nhỏ thì càng tốt vì như
vậy sẽ đảm bảo tính bền vững của nguồn vốn kinh doanh và doanh nghiệp sẽ
không phải chụi áp lực trả lãi vay.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Hệ số cơ cấu tài sản =
Tài sản cố định hoặc Tài sản lưu động
∑ Tài sản.
Đơn vị tính: Lần
Hệ số cơ cấu nguồn vốn =
∑ Vốn chủ sở hữu
∑ Nguồn vốn
Đơn vị tính: Lần
 Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động.
Nhóm chỉ tiêu này đo lường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các
hệ số này cao hơn kỳ trước là một dấu hiệu tốt và chúng thường khác nhau đối
với các ngành kinh doanh khác nhau, thường thì ngành thương mại coa hơn
ngành sản xuất và xây dựng. Nhóm này bao gồm 5 chỉ tiêu:
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Đơn vị tính: Lần
Vòng quay vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Tài sản lưu động bình quân
Đơn vị tính: Lần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
Tài sản cố định bình quân
Đơn vị tính: Lần
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Hiệu suất sử dụng tổng tài
sản
=
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Đơn vị tính: Lần
Kỳ thu tiền bình quân =
Các khoản phải thu
Doanh thu bình quân 1 ngày
Đơn vị tính: Lần
 Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận.
 Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận bao gồm:
Hệ số sinh lời doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Đơn vị tính: Lần
Một doanh nghiệp có doanh thu lớn song lợi nhuận chưa hẳn đã lớn vì thế
hệ số này cho phép nhà quản lý biết rằng có bao nhiêu phần trong doanh thu là
lợi nhuận (giá trị tăng thêm) của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn chúng tỏ khả
năng sinh lời càng lớn.
Hệ số sinh lời vốn chủ sở
hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: Lần
Đây là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất thể hiện hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Nó cho chủ sở hữu của doanh nghiệp biết được rằng đồng vốn
mình bỏ ra có hiệu quả đến đâu. Các chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ yên tâm tiếp
tục đầu tư nếu biết rằng đồng vốn mình bỏ ra đang “sinh sôi, nảy nở” nhanh
chóng, tức là hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu lớn và ngược lại.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
 Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận bao gồm:
Thu nhập cổ phiếu =
Lợi nhuận sau thuế
Số lượng cổ phiếu thường
Đơn vị tính: Lần
Cổ tức =
Lợi nhuận đem chia
Số lượng cổ phiếu thường
Đơn vị tính: Lần
1.2. Hoạch định tài chính.
Hoạch định tài chính là bước đầu tiên, có tính quyết định tới sự thành công
trong việc thực hiện các bước tiếp theo của quá trình quản lý tài chính, giúp các
nhà quản lý tài chính lập kế hoạch và dự báo tài chính của doanh nghiệp trong
tương lai. Song kết quả của bước này lại phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của
việc phân tích tài chính doanh nghiệp đã nêu ra ở trên vì việc phân tích tài chính
đã đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện
tại và trong quá khứ.
Hoạch định tài chính chỉ là một trong nhiều loại kế hoạch của doanh
nghiệp như kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động, kế hoạch tiêu thụ… Nhưng
mục đích cuối cùng của mọi kế hoạch trong doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận
(tài sản của cổ đông) và hoạch định tài chính là sự thể hiện cụ thể nhất việc
hướng tới mục tiêu này.
Quá trình hoạch định tài chính doanh nghiệp nói chung có 5 bước cơ bản:
Bước 1:
 Dự báo các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ) theo phương pháp phổ biến nhất là
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
phương pháp dự báo theo tỷ lệ doanh thu. Tức là chúng ta dựa vào tốc độ tăng
trưởng hàng năm của doanh thu (đã có trong quá trình phân tích tài chính doanh
nghiệp) để dự báo tốc độ tăng trưởng cho các khoản mục trong các báo cáo tài
chính.
 Sử dụng các báo cáo tài chính trên để phân tích ảnh hưởng của kế
hoạch hoạt động lên lợi nhuận dự báo và các tỷ số tài chính. Đồng thời, sử dụng
các dự báo này để kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp khi mà kế hoạch đã
được thông qua.
Bước 2: Quyết định nguồn vốn cần thiết hỗ trợ cho kế hoạch hoạt động
của doanh nghiệp trong thời kỳ dự báo. Bao gồm nguồn vốn đầu tư vào máy móc
thiết bị, tài sản lưu động, các chương trình nghiên cứu phát triển và các chiến
dịch quảng cáo. Quyết định này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ cấu vốn
mục tiêu của doanh nghiệp, ảnh hưởng của nợ ngắn hạn tới khả năng thanh
khoản của doanh nghiệp, tình hình của thị trường tiền tệ và thị trường vốn,
những quy định hạn chế áp đặt bởi chủ nợ hiện tại…
Bước 3: Dự báo các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được
trong thời kỳ dự báo. Nó bao gồm cả việc dự báo các nguồn vốn có thể huy động
được từ nội bộ doanh nghiệp lẫn nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
Bước 4: Thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát để quản trị việc phân
bổ và sử dụng các nguồn vốn trong doanh nghiệp.
Bước 5: Phát triển các quy trình điều chỉnh kế hoạch cơ bản nếu tình hình
kinh tế có thay đổi so với thời điểm đưa ra dự báo. Dự báo đưa ra kế hoạch tài
chính cho doanh nghiệp trong tương lai vì thế không tránh khỏi việc môi trường
có những thay đổi so với thời điểm dự báo vì thế cần có những điều chỉnh thích
hợp để đảm báo tình hợp lý và đúng đắn của các dự báo này.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Trong các bước của quá trình hoạch định tài chính thì ba bước đầu là quan
trọng nhất, vì thế khi tiến hành quá trình hoạch định tài chính doanh nghiệp cần
chú ý tới ba bước này.
1.3. Kiểm tra tài chính.
Kiểm tra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền thông qua các chỉ tiêu tài
chính trong việc phân phối và sử dụng nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các
quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện nếu có tồn
tại trong hoạt động kinh doanh, trong việc thực hiện chính sách quản lý và tuân
thủ luật tài chính, từ đó đưa ra các điều chỉnh nhằm đảm bảo việc thực hiện kế
hoạch tài chính, đồng thời phù hợp với những biến động của môi trường.
Hoạt động kiểm tra tài chính cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như
nguyên tắc tuân thủ pháp luật, nguyên tắc chính xác, nguyên tắc khách quan,
công khai và thường xuyên… trong quá trình thực hiện các nội dung kiểm tra.
Kiểm tra tài chính gồm ba loại cơ bản:
Một là kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính: được tiến hành
trước khi thực hiện kế hoạch tài chính đưa ra trong phần hoạch định tài chính
doanh nghiệp, nhằm đảm bảo rằng các dự định, mục tiêu về tài chính trong kế
hoạch tài chính là đúng đắn, không phi thực tế, phù hợp với tiềm lực thực tế của
doanh nghiệp, đồng thời cũng đảm bảo rằng những dự định, mục tiêu này thống
nhất với chiến lược và mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp.
Hai là kiểm tra thường xuyên khi thực hiện kế hoạch tài chính: được
tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình kinhh doanh (thực hiện kế hoạch
tài chính). Thông qua đó đánh giá việc thực hiện kế hoạch tài chính, thấy được
ưu điểm và những gì còn tồn tại trong hoạt động quản lý tài chính của doanh
nghiệp.
Ba là kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính: so sánh, đối chiếu
các chỉ tiêu thực tế của doanh nghiệp với các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, đồng thời
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu trong kế hoạch tài chính để đánh giá mức hoàn
thành kế hoạch tài chính. Trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm nhằm hoàn thiện khả
năng hoạch định tài chính và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính.
Ba loại hình kiểm tra này có nội dung hoàn toàn khác nhau song có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau và chúng được tiến hành song song với các bước
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Quản lý vốn luân chuyển.
2.1. Quản lý tiền mặt và các khoản tương đương tiền.
Mục tiêu của quản lý tiền mặt là tối thiểu lượng tiền mặt nắm giữ trên cơ
sở cực đại tính hữu dụng của nó. Quản lý tiền mặt hiệu quả là rất quan trong đối
với tất cả các tổ chức, đặc biệt trong xu hướng lãi suất ngày càng tăng, tức là chi
phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt ngày càng tăng. Vì tiền mặt bản thân nó
không có khả năng sinh lời song doanh nghiệp cần tiền mặt để: thứ nhất, thực
hiện các giao dịch thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
như trả lãi ngân hàng, thanh toán cổ tức, nộp thuế, trả lương, mua nguyên vật
liệu... Thứ hai, dự phòng cho những biến động bất thường trong quá trình dịch
chuyển tiền tệ vì thực tế các doanh nghiệp không thể dự đoán một cách chính xác
các dòng dịch chuyển tiền mặt. Khi dòng tiền mặt của doanh nghiệp càng khó dự
đoán thì khoản dự phòng này càng lớn. Thứ ba, đầu cơ thu lợi nhờ các hợp đồng
mua bán với chi phí thấp hơn vì có sẵn một tài khoản tiền mặt.
Muốn quản lý tiền mặt hiệu quả cần quản lý riêng rẽ dòng nhập quỹ và
dòng xuất quỹ. Phạm vi của quản lý tiền mặt là một hệ thống chuyển tiền mặt từ
nơi xuất phát chuyển đến những nơi cần thiết, được thể hiện qua sơ đồ sau:
Khách hàng
thanh toán
cho DN
Ghi có vào tài
khoản tiền mặt
Thanh toán cho nhà
cung cấp
Ghi giảm số dư tiền
trong tài khoản
Độ lớn khả dụng của tiền mặt
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Sơ đồ 1: Phạm vi của quản lý tiền mặt.
Các nhà quản lý tài chính ngày này thường thích nắm giữ chứng khoán
khả nhượng hơn tiền mặt vì khi cần thiết thì việc chuyển đổi từ chứng khoán khả
nhượng thành tiền mặt là hết sức đơn giản và dễ dàng, nghĩa là chứng khoán khả
nhượng hoàn toàn có thể thực hiện được các chức năng của tiền mặt như thực
hiện giao dịch, dự phòng hay đầu cơ. Mặt khác, trong khi tiền mặt tự bản thân nó
không sinh lời thì chứng khoán khả nhượng vẫn đem lại một mức lợi nhuận mặc
dù không cao lắm, tức là chi phí cơ hội của việc nắm giữ chứng khoán khả
nhượng là thấp hơn so với nắm giữ tiền mặt.
2.2. Quản lý khoản phải thu.
Khoản phải thu hình thành từ chính sách bán hàng tín dụng của doanh
nghiệp. Do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn nên các doanh nghiệp
buộc phải có biện pháp nhằm tăng thị phần của mình và chính sách bán hàng tín
dụng là một trong những chính sách làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp
không dựa vào giá, vì thế nó cũng giúp doanh nghiệp tránh khỏi cuộc cạnh tranh
về giá. Việc bán hành tín dụng làm gia tăng lượng hàng bán, tăng tốc độ chuyển
hoá tồn kho, tăng cường mối quan hệ với khách hàng. Nhưng đồng thời nó cũng
có những bất lợi nhất định. Thứ nhất, nó làm tăng chi phí cho bán hàng, quản lý
các khoản phải thu, thu nợ; Thứ hai, bán hàng tín dụng làm tăng khoản phải thu
vì thế buộc các nhà quản lý tài chính phải tìm thêm nguồn tài trợ; Thứ ba, các
khoản phải thu luôn tiềm ẩn các rủi ro như rủi ro trả nợ không đúng hạn hay
thậm chí là mất mát.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Như vậy, thực chất của việc quản lý các khoản phải thu chính là việc đưa
ra các chính sách bán hàng tín dụng và thu hồi nợ. Các chính sách này liên quan
đến nhiều quyết định khác nhau như chất lượng của khách hàng được chấp nhận,
độ dài thời hạn tín dụng, quy mô chiết khấu tiền mặt, các điều khoản đặc biệt
(ngày mùa…), mức chi tiêu cho hoạt động thu hồi nợ. Việc đưa ra các chính sách
này nhất thiết phải cân nhắc giữa các lợi ích tăng thêm và bất lợi tăng thêm trên
mỗi đơn vị doanh số tăng thêm nhờ chính sách bán hàng tín dụng.
2.3. Quản lý tồn kho.
Tồn kho bao gồm hàng cung cấp, nguyên vật liệu, hàng hoá dở dang, sản
phẩm hoàn thành, chúng đều là những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Tồn kho hình thành trước khi hình thành doanh thu nên
việc dự đoán lượng hàng tồn kho phải phải phụ thuộc vào việc dự đoán doanh số,
vì thế mà việc quản lý hàng tồn kho trở nên rất phức tạp đối với doanh nghiệp.
Nếu để lượng tồn kho quá lớn sẽ tạo nên tình trạng ứ đọng vốn, tức là làm tăng
chi phí, song nếu lượng tồn kho không đủ sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi một
khoản lợi nhuận không phải là nhỏ.
Các nhà quản lý tài chính vừa phải chụi trách nhiệm với việc duy trì lượng
tồn kho hợp lý, vừa phải chụi trách nhiệm cho kết quả kinh doanh chung của
doanh nghiệp, do vậy trong quản lý hàng tồn kho họ cần phải tạo lập được mối
quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận từ mua hàng, sản xuất, bán hàng và bộ phận
tài chính. Bộ phận bán hàng phải là bộ phận có vai trò chính trong việc dự đoán
nhu cầu (doanh số), từ đó dự đoán mức tồn kho cần thiết. Các dự đoán này sẽ
được chuyển tới bộ phận mua hàng, bộ phận sản xuất và các nhà quản lý tài
chính sẽ là người tổ chức các hoạt động tài trợ cần thiết hỗ trợ cho việc thiết lập
tồn kho.
3. Quyết định tài chính.
Bao gồm ba loại quyết định cơ bản: Thứ nhất, quyết định đầu tư là quyết
định quan trọng nhất trong ba quyết định của quản lý tài chính. Nó là các quyết
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
định nhằm xác định quy mô tăng trưởng của Công ty và đảm bảo một cơ cấu tài
sản thích hợp bằng các hoạt động đầu tư hay cắt giảm, tác động trực tiếp lên khả
năng sinh lời và mức rủi ro của Công ty. Thứ hai, quyết định tài trợ nhằm tìm
kiếm nguồn vốn thích hợp cho Công ty, tức là xác định tổ hợp tài trợ tối ưu. Thứ
ba, quyết định quản lý tài sản, một khi đã mua tài sản và có nguồn tài trợ phù
hợp thì các tài sản này còn phải được quản lý một cách hiệu quả.
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI P&G.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI
P&G.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
1.1. Tên gọi, địa chỉ công ty.
Tên công ty: Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G.
Tên giao dịch: P&G Advertising and Trading Company Limited.
Tên viết tắt: P&G Co.,Ltd.
Địa chỉ giao dịch: số 270 đường Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 049722353.
Fax: 049724147.
E- mail: pg.ads@fpt.vn.
1.2. Sự thành lập và quá trình phát triển.
Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G được thành lập theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH có hai thành viên trở lên số
0102008347, do Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư, thành phố
Hà Nội cấp ngày 15 tháng 4 năm 2000. Công ty có số vốn điều lệ là
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2,500,000,000VNĐ (Hai tỷ năm trăm triệu VNĐ), với sự đóng góp của ba cổ
đông là:
Nguyễn Văn Phúng: 1,375,000,000VNĐ, chiếm 55%.
Lê Ánh Tuyết: 1,000,000,000VNĐ, chiếm 40%.
Cao Ngọc Hải: 125,000,000VNĐ, chiếm 5%.
Trong nhiều năm liền, công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G
không ngừng học hỏi công nghệ cao từ các nước phát triển và ứng dụng trong
ngành quảng cáo Việt Nam. Khách hàng của Công ty bao gồm các đơn vị trong
và ngoài nước. Ngoài ra, Công ty còn cung cấp các sản phẩm công nghệ cao để
phục vụ cho các doanh nghiệp khác trong ngành quảng cáo. Năm 2001 phát triển
cụm Pano đối diện sân bay Nội Bài- Hà Nội. Năm 2002 đã đầu tư xây dựng hệ
thống tại Sài Gòn, Hải Phòng, Bắc Ninh. Năm 2005 đã đưa mô hình vào Đà
Nẵng, xây dựng bảng quảng cáo một trụ tại siêu thị Đà Nẵng, cụm Pano trước
cửa Siêu thị, đường Nguyễn Văn Linh. Hai trụ quảng cáo tấm lớn phía Bắc cầu
sông Hàn hiện đang quảng cáo cho hãng TLC, bia Sanmiguel và đã đánh dấu
bước ngoặt thay đổi bộ mặt quảng cáo quảng cáo tại Đà Nẵng. Năm 2006, Công
ty TNHH quảng cáo và thương mại ký hợp đồng với trung tâm Bitis miền Bắc
quảng cáo tấm lớn trên xa lộ Hà Nội – Lạng Sơn và một số lĩnh vực khác như
Pano tấm lớn và các loại biển biểu hiện tại vòng xoay Gia Lâm, đường Phạm
Hùng, đường Phạm Văn Đồng… Không dừng lại ở đó, Công ty còn đưa vào
ngành quảng cáo những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Ngày nay, bên cạnh
các phương tiện quảng cáo như truyền hình, phát thanh và các phương tiện thông
tin đại chúng khác thì các doanh nghiệp cũng đồng thời đang lựa chọn cho mình
một hình thức quảng cáo không chỉ tiện lợi mà còn kết nối trực tiếp tới khách
hàng thông qua những hình ảnh quảng cáo ấn tượng về doanh nghiệp và sản
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
phẩm của doanh nghiệp nên hiệu quả quảng cáo cao. Đó chính là biển Rollin và
3D mà Công ty P&G đưa ra giới thiệu với đông đảo khách hàng và đang được
các khách hàng sử dụng làm phương tiện quảng cáo cho doanh nghiệp.
Trải qua thời gian dài hoạt động, Công ty TNHH quảng cáo và thương mại
P&G đã được những thành tựu vượt bậc. Cơ cấu tổ chức và hoạt động ngày càng
chuyên nghiệp và số lượng khách hàng đến với Công ty liên tục tăng. Nhằm đáp
ứng nhu cầu của khách hàng (các doanh nghiệp), hiện nay, Công ty đã và đang
đưa ra một mô hình mới về kiến trúc và công nghệ cao. Đây là một mô hình
quảng cáo độc đáo, ấn tượng, truyền tải được đầy đủ thông tin và thể hiện được
hết chức năng quảng cáo của sản phẩm mà các doanh nghiệp muốn giới thiệu
trên thị trường trong nước và quốc tế. Đó là biển trụ một cột, biển quay ba mặt,
biển giải phân cách…đặc biệt là biển cuốn Rollin.
Để có được những thành tựu như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực không
ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty, quan
trọng hơn cả là có sự tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ của khách hàng. Công ty
P&G sẽ cố gắng hết sức để có thể mang đến cho khách hàng những sản phẩm
quảng cáo có chất lượng ngày càng cao, hiệu quả hơn, đa dạng hơn, giá thành
hợp lý hơn. Xứng đáng với niềm tin tưởng mà quý khách hàng đã đặt vào Công
ty trong suốt thời gian qua.
Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G có phương châm và tôn
chỉ là : “Chữ tín hàng đầu- chất lượng trên hết- phục vụ hết lòng” và “ Khách
hàng luôn là bạn, là đồng nghiệp cùng chia sẻ, ủng hộ và phát triển”, Công ty sẽ
luôn cố gắng bằng kinh nghiệm, sự sáng tạo cùng với sự nhiệt tình, năng động
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
của toàn bộ đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu cho mọi đối
tượng khách hàng.
2. Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
 Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo.
 In và các dịch vụ ngành in.
 Kinh doanh vật tư, thiết bị phục vụ ngành quảng cáo.
 Môi giới thương mại.
 Mua bán máy móc, thiết bị, nguyên phụ kiện ngành in, máy móc
phục vụ ngành quảng cao.
 Thiết kế, sản xuất và kinh doanh biển lật ba mặt.
 Thiết kế, sản xuất, thi công biển cuốn Rollin.
 Thiết kế, sản xuất và lắp dựng biển quảng cáo tấm lớn.
3. Cơ cấu tổ chức.
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª
ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 32 -
QLKT 46B
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G.
Giám đốc
P.Giám đốc
Sản xuất
P.Giám đốc
Kinh doanh
P.Giám đốc
Tài chính
P. Kế toán
P. Tài chính P. Tổng hợp P. Thiết kế Phòng in
Xưởng sản
xuất
P. Kinh doanh P. Nhân sự P. Lễ tân
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 33 -
QLKT 46B
3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
3.2.1. Phó giám đốc tài chính chịu trách nhiệm điều hành :
 Phòng tài chính.
 Thiết lập các nguồn tài chính theo tháng, quý, năm.
 Theo dõi từn công trình, hạng mục.
 Quản lý tất cả các vật tư, trang thiết bị có sẵn trong công ty.
 Lập kế hoạch mua bán vật tư, thiết bị, máy móc.
 Tìm hiểu và nắm rõ các quy định mẩnh đổi của luật tài chính- kế toán
hiện hành.
 Phòng kế toán.
 Phản ánh một cách toàn diện và liên tục các mặt hoạt động kinh tế tài
chính của Công ty.
 Cung cấp thông tin kế toán cho Ban giám đốc Công ty và phòng tài
chính, cũng như các cơ quan có liên quan khác.
 Có trách nhiệm bảo quản chứng từ, sổ sách, hoá đơn theo đúng quy
trình và đúng nơi quy định.
 Đối với những tài liệu cần lưu trữ thì lập danh mục tài liệu theo từng
file, theo thời gian, hoặc theo từng hợp đồng, vấn đề để tiện cho việc
theo dõi và quản lý.
 Thường xuyên theo dõi và nắm các sửa đổi trong quy định của luật kế
toán để áp dụng cho phù hợp.
 Bảo mật thông tin nội bộ.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 34 -
QLKT 46B
3.2.2. Phó giám đốc kinh doanh chụi trách nhiệm điều hành:
 Phòng tổng hợp.
 Nghiên cứu thị trường, giao dịch với khách hàng, nắm bắt thị hiếu để
đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
 Chụi trách nhiệm theo dõi đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, theo dõi đầu
ra sản phẩm và bàn giao lại cho phòng kế toán.
 Trực tiếp triển khai kế hoạch làm việc trong từng ngày, hàng tuần báo
cáo kết quả lên Ban giám đốc về các công việc đã thực hiện, đang triển
khai, những vấn đề tồn đọng và đề xuất hướng giải quyết.
 Phòng kinh doanh.
 Làm việc dưới sự điều hành, giám sát của phòng tổng hợp, có trách
nhiệm báo cáo với phòng tổng hợp về các công việc đang thực hiện.
 Khi nhận được đơn đặt hàng phải lên kế hoạch thực hiện bao gồm: xác
nhận yêu cầu của khách hàng, khảo sát địa điểm thi công, xây lắp; soạn
và gửi báo giá tới khách hàng; cung cấp nội dung cho phòng thiết kế;
chuyển maquette cho khách duyệt; gửi hợp đồng cho khách hàng; theo
dõi tiến độ thi công… và thường xuyên báo cáo tiến độ của hợp đồng
cho phòng tổng hợp.
 Phòng nhân sự: Quản lý nhân sự trong Công ty bao gồm
 Giám sát hoạt động thực tiễn của các phòng ban, ổn định nhân sự cho
từng vị trí (dự đoán tình hình nhân sự để có những điều chỉnh hợp lý và
kịp thời).
 Chỉnh đốn đội ngũ nhân viên về tác phong làm việc và hiệu quả công
việc.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 35 -
QLKT 46B
 Lễ tân.
 Trực điện thoại, tiếp đón khách tới giao dịch với Công ty.
 Viết đơn đặt hàng và thu tiền của đối tượng khách lẻ.
3.2.3. Phó giám đốc sản xuất chụi trách nhiệm điều hành:
 Phòng thiết kế.
 Chụi trách nhiệm thiết kế ý tưởng, hình ảnh theo yêu cầu của khách
hàng.
 Cập nhật và lưu trữ các file dữ liêu phục vụ cho công việc.
 Tuyệt đối không cung cấp tài liệu cho khách hàng khi chưa có sự đồng
ý của cấp trên.
 Kiểm tra kỹ lưỡng, cận thận nội dung file trước khi viết lệnh xuất file.
 Viết đầy đủ các thông số trong bản in: kích thước, chất liệu, ghi rõ tiền
công đối với thiết kế mới để bộ phận Lễ tân thu kih phí.
 Phòng in.
 Sắp xếp công việc hợp lý về thời gian.
 Chịu trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm in.
 Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo
sự vận hành tốt và kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường để kịp thời
xử lý.
 Báo cáo với phòng tài chính về tình hình vật tư thực tế để phòng tài
chính có kế hoạch mua vật tư.
 Xưởng sản xuất.
 Chịu trách nhiệm sản xuất, thi công, lắp dựng theo lệnh sản xuất.
 Thường xuyên báo cáo tiến độ sản xuất, thi công và các vấn đề tồn
đọng để có hướng giải quyết.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 36 -
QLKT 46B
4. Tổng quan về các hoạt động của Công ty.
4.1. Hoạt động kinh doanh và Marketing.
4.1.1. Tình hình chung.
 Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G đang hoạt động và sản
xuất với các công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết
kế, sản xuất và lắp dựng các loại biển quảng cáo.
 Các sản phẩm của Công ty đều là những sản phẩm có chất lượng cao,
thoả mãn cả các yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.
 Thế mạnh của Công ty là sản xuất, xây dựng và lắp ghép Pano ngoài
trời bằng công nghệ hiện đại.
 Đặc biệt, công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G là công ty đầu
tiên tại Việt Nam sản xuất và lắp ghép biển cuốn Rollin và biển quay
ba mặt với nhiều tính năng ưu việt.
 Công ty đã ký kết hợp đồng với nhiều công ty lớn tại nhiều tỉnh thành
phố trên cả nước (như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…) vì thế uy
tín của Công ty trong ngành ngày càng được nâng cao.
4.1.2. Kế hoạch Marketing.
 Đẩy mạnh việc giao dịch với các doanh nghiệp đã từng ký kết các hợp
đồng với Công ty, dựa trên cơ sở uy tín và chất lượng của những sản
phẩm đã từng làm.
 Cần phát triển và mở rộng thị trường với các khách hàng mới là các
công ty, doanh nghiệp chưa từng ký hợp đồng với Công ty thông qua
việc giới thiệu các sản phẩm là thế mạnh và đồng thời cũng giới thiệu
với khách hàng về thế mạnh của Công ty về công nghệ (với những
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 37 -
QLKT 46B
công nghệ hiện đại hàng đầu trong ngành tại Việt Nam), minh chứng
bằng các công trình, sản phẩm mà chúng ta đã thực hiện.
 Đặc biệt nhấn mạnh tới biển quay ba mặt và biển cuốn Rollin với thế
mạnh là Công ty có thể tự sản xuất các sản phẩm này trong nước mà
không phải nhập khẩu từ nước ngoài, tức là Công ty sẽ có lợi thế về
mặt giá cả và các dịch vụ sau bán hàng.
 Nâng cao tính sáng tạo trong thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra các sản
phẩm mới lạ, độc đáo và ấn tượng thu hút được sự chú ý của các khách
hàng tiềm năng.
 Thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về Công ty và các
sản phẩm, các công nghệ mới của Công ty lên trang web của Công ty
để quảng bá tới khách hàng.
 Đối với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng cần giới
thiệu cụ thể, rõ ràng về sản phẩm và các đặc tính ưu việt của sản phẩm
cũng như các điểm nổi bật trong dịch vụ sau bán hàng của Công ty.
 Luôn hướng tới thị trường, nghiên cứu xu thế phát triển của thị trường
để có sách lược và chiến lược kinh doanh phù hợp với sự thay đổi liên
tục qua từng giờ, từng giờ của thị trường nói chung và của ngành
quảng cáo nói riêng.
 Tìm hiểu và nắm bắt tình hình của ngành nói chung cũng như tình hình
của các đơn vị nổi bật trong ngành để có thể có cái nhìn tổng quát về
cơ hội và thách thức đang đặt ra cho doanh nghiệp cũng như có biện
pháp phát huy những thế mạnh và khắc phục những điểm yếu của Công
ty.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 38 -
QLKT 46B
4.2. Tình hình nhân sự của công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G.
Do đặc điểm công việc và lĩnh vực kinh doanh của Công ty nên đội ngũ
nhân sự của Công ty được chia làm hai khối rõ rãng là khối văn phòng và khối
sản xuất.
Thứ nhất, khối văn phòng bao gồm toàn bộ Ban lãnh đạo và toàn bộ các
bhân viên tại các phòng ban trong Công ty.
 Ban lãnh đạo gồm 04 người:
 Giám đốc: Nguyễn Văn Phúng.
 Phó giám đốc tài chính: Lê ánh Tuyết.
 Phó giám đốc kinh doanh: Cao Ngọc Hải.
 Phó giám đốc sản xuất: Nguyễn Văn Đông.
 Phòng tài chính: 02 nhân viên.
 Phòng kế toán: 02 nhân viên.
 Phòng tổng hợp gồm trong đó:
 Phòng kinh doanh: 04 nhân viên.
 Phòng nhân sự: 02nhân viên.
 Phòng lễ tân: 02 nhân viên.
 Phòng thiết kế: 05 nhân viên.
Thứ hai, khối công nhân sản xuất bao gồm toàn bộ những công nhân làm
việc tại xưởng sản xuất và các công nhân thi công, lắp dựng các loại biển quảng
cáo.
 Phòng in: 05 công nhân.
 Phòng sản xuất: 24 công nhân (bao gồm cả công nhân làm việc tại
xưởng và công nhân thi công, lắp dựng).
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 39 -
QLKT 46B
Chính vì thế, chính sách nhân sự của công ty cũng được chia làm các bộ
phận khác nhau cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện làm việc của từng khối
nhân sự.
Song điểm nổi bật nhất trong chính sách nhân sự của công ty là đảm bảo
đầy đủ các chế độ và điều kiện làm việc cho tất cả cán bộ công nhân viên của
Công ty không phân biệt là nhân viên văn phòng hay nhân viên sản xuất, điều
mà hiện nay không phải doanh nghiệp, Công ty tư nhân nào cũng thực hiện
đúng.
Chính sách lương và thưởng hợp lý và công bằng đảm bảo khả năng phát
triển của đội ngũ lao động cũng như tạo động lực cho lao động.
Công ty luôn chú trọng tới việc làm sao tạo môi trường và điều kiện làm
việc tốt nhất cho nhân viên của mình đặc biệt là đối với những nhân viên sản
xuất làm việc tại các điểm thi công của Công ty (ngoài trời).
Bên cạnh đó thì vấn đề kỷ luật lao động cũng luôn được đề cao, có chính
sách thưởng phạt rõ ràng đối với các nhân viên trong quá trình chấp hành kỷ luật
lao động như đến muộn ba ngày liên tiếp bị phạt cảnh cáo, nghỉ ba ngày liên tiếp
không có lý do chính đáng thì bị đuổi việc, không chấp hành các yêu cầu an toàn
lao động khi làm việc (đối với nhân viên sản xuất) bị phạt cảnh cáo và trừ nửa
ngày lương…
Chính vì thế mà toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty
luôn yên tâm công tác, tinh thần tập thể trong Công ty luôn được phát huy tối đa.
Bầu không khí làm việc trong Công ty luôn nghiêm túc và khẩn trưởng song lại
không quá căng thẳng. Từ đó mà năng suất lao động được nâng cao và phát huy
tối đa tính sáng tạo trong công việc của mỗi thành viên trong Công ty (đức tính
hết sức cần thiết của người làm việc trong ngành quảng cáo).
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 40 -
QLKT 46B
4.3. Khái quát tình hình tài chính và quản lý tài chính của Công ty.
Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh, đảm bảo sự tin
tưởng cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Công ty. Tài chính Công ty về cơ bản
thực hiện được các chức năng của mình là huy dộng, đảm bảo đầy đủ và kịp thời
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức sử dụng vốn tiết
kiệm và hiệu quả, đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh, đồng thời giám sát
chặt chẽ hoạt động kinh doanh của Công ty. Song đôi khi chức năng huy động và
đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa được kịp thời và đúng
tiến độ, gây nên tình trạng chờ vốn, giảm hiệu quả của đồng vốn đầu tư.
Quản lý tài chính tại Công ty về cơ bản là tốt song còn nhiều hạn chế nhất
là trong khâu hoạch định tài chính Công ty và quản lý vốn luân chuyển. Công tác
hoạch định tài chính tuy được tiến hành một cách có khoa học nhưng do trình độ
của đội ngũ cán bộ chưa đảm bảo nên hiệu quả và tính chính xác, sát thực của kế
hoạch tài chính còn chưa cao. Đối với việc quản lý tiền mặt, các khoản tương
đương tiền và quản lý hàng tồn kho thì việc xác định đúng lượng tiền mặt, lượng
hàng tồn kho là điều quan trọng, song dường như công việc này thường không
được tiến hành một cách có hệ thống mà dựa vào kinh nghiệm của các nhà quản
lý là chủ yếu, làm cho nó trở nên thiếu cơ sở khoa học, vì thế mà rất dễ mắc phải
sai lầm. Tiếp theo là việc quản lý các khoản phải thu, mà đối với Công ty thì chủ
yếu thông qua chính sách bán hàng tín dụng và chính sách thu hồi nợ. Do tính
cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt nên bán hàng tín dụng là không
thể tránh khỏi và hiện nay thì chính sách bán hàng tín dụng của Công ty đang
được mở rộng, đặc biệt là trong năm 2007, các khoản phải thu đã tăng đột biến
so với năm 2006.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 41 -
QLKT 46B
II.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY TNHH QUẢNG
CÁO VÀ THƯƠNG MẠI P&G.
1. Phân tích tài chính của Công ty.
1.1. Phân tích khái quát hoạt động tài chính.
1.1.1. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, Công ty cần có hai loại tài sản là tài sản
cố định và tài sản lưu động. Hai loại tài sản này tương ứng được tài trợ bằng
nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn dài hạn trước hết được
dùng để tài trợ cho tài sản cố định, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn
ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động.
Bảng 1: Vốn lưu động thường xuyên (VLĐTX) và nhu cầu vốn lưu động
thường xuyên (NCVLĐTX).
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
VLĐTX 765,336,879 750,812,059 564,534,702 813,827,398 922,853,835
NCVLĐTX 413,821,041 316,455,670 187,699,562 185,115,270 104,615,105
Vốn bằng tiền 351,515,838 434,356,389 376,835,140 628,712,128 818,238,730
Để đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh và sự lành mạnh về
tài chính của Công ty chúng ta sẽ xem xét tới hai chỉ tiêu là vốn lưu động thường
xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Nhìn vào bảng 1, ta thấy rằng
Vốn lưu động của Công ty luôn dương (nguồn vốn dài hạn > tài sản cố
định hay tài sản lưu động > nguồn vốn ngắn hạn), chứng tỏ rằng tài sản cố định
của Công ty được tài trợ bằng một nguồn vốn ổn định và vững chắc, còn tài sản
lưu động đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty. Như
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 42 -
QLKT 46B
vậy, tình hình tài chính của Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G là
hoàn toàn lành mạnh.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty luôn lớn hơn 0 (tồn
kho+ các khoản phải thu > nợ ngắn hạn), chứng tỏ rằng phần nguồn vốn ngắn hạn
mà Công ty huy động được từ bên ngoài không đủ để tài trợ cho phần tài sản
ngắn hạn của mình (tồn kho + các khoản phải thu) nên Công ty phải dùng thêm
một phần nguồn vốn dài hạn của mình để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Điều này
có nghĩa là:
Thứ nhất, chính sách bán hàng tín dụng của Công ty là khá rộng rãi, đây
là điều hợp lý để tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm của Công ty trong điều
kiện mà thị trường ngành thiết kế, lắp dựng và kinh doanh thiết bị quảng cáo có
tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Song Công ty cũng cần phải xem xét lại để có
một chính sách tín dụng hợp lý vừa đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm song
đồng thời cũng giảm thiều rủi ro trong bán hàng tín dụng.
Thứ hai, số lượng hàng hoá và nguyên vật liệu tồn kho là quá nhiều, Công
ty cần phải cân nhắc lại lượng tồn kho hợp lý nhằm giảm chi phí cơ hội của việc
nắm giữ hàng tồn kho.
1.1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
Ta sẽ đi phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty
TNHH quảng cáo và thương mại P&G một số năm từ 2004 đến 2007 th”ng qua
bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn.
Theo bảng số 2, thấy rằng năm 2004, nguồn vốn và sử dụng vốn đã tăng
586,197,368VNĐ, tức là tăng 14.64% so với năm 2003. Trong đó, sử dụng vốn
tăng chủ yếu nằm trong tiền gửi ngân hàng ( chiếm 22.53%), nguyên vật liệu tồn
kho (20.64%) và hàng hoá tồn kho (20.41%).
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª
ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 43 -
QLKT 46B
Bảng 2: Nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2004 và 2005
( Nguồn: Phòng kế toán Công ty P&G)
Chỉ tiêu
2004-2003 2005-2004
Ssử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
1. Tiền mặt 49,208,491 8.39 68,969,276 11.66
2. Tiền gửi ngân hàng 132,049,042 22.53 126,490,525 21.38
3. Phải thu khách hàng 209,341,121 35.71 72,067,860 12.18
4. Trả trước cho người bán 81,207,219 13.85 136,421,587 23.05
5. Các khoản phải thu khác 9,024,552 1.53
6. Nguyên vật liệu tồn kho 120,995,469 20.64 9,883,102 1.67
7. Công cụ, dụng cụ trong kho 1,208,892 0.21 239,730 0.04
7. Chi phí SXKD dở dang 226,543,215 38.28
8. Thành phẩm tồn kho 71,620,189 12.22 122,361,966 20.68
9. Hàng hoá tồn kho 119,625,539 20.41 49,428,043 8.35
10. Tài sản cố định hữu hình 59,491,018 10.15 261,374,882 44.17
11. Vay và nợ ngắn hạn 275,123,534 46.93 24,798,073 4.19
12. Thuế và các khoản phải nộp NSNN 7,558,024 1.29 800,880 0.14
13. Lợi nhuận chưa phân phối 44,966,198 7.67 75,097,525 12.69
Tổng 586,197,368 100.00 586,197,368 100.00 591,750,608 100.00 591,750,608 100.00
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 44 -
QLKT 46B
Như vậy, các nhà quản lý tài chính Công ty cần phải cân nhắc lại xem có
nên tăng tiền gửi trong các tài khoản tại ngân hàng hay không? Việc tăng tích luỹ
nguyên vật liệu tại kho có cần tăng nhiều như vậy không? Và phải tăng cường
công tác tiêu thụ sản phẩm để giảm lượng hàng hoá tồn lại trong kho. Và nguồn
vốn của Công ty tăng lên chủ yếu là do tăng nguồn vay và nợ ngắn hạn
(46.93%), Công ty có thể huy động được nguồn vốn ngắn hạn nhiều như vậy
chứng tỏ kết quả kinh doanh và uy tín của Công ty đã thuyết phục được các nhà
đầu tư vốn, song khi tăng thêm một lượng vốn vay ngắn hạn như vậy Công ty
cần chú ý xem xét tới các hệ số về khả năng thanh toán của mình để đảm bảo cho
sự lành mạnh về tài chính.
Năm 2005, sử dụng vốn và nguồn vốn của Công ty tăng
591,750,608VNĐ, khoảng 13.66% so với năm 2004. Trong đó, sử vốn tăng chủ
yếu là do sự gia tăng của tài sản cố định ( chiếm 44.17%), việc đầu tư cho tài sản
cố định là hoàn toàn hợp lý, song Công ty cần phải cân nhắc để đảm bảo rằng
các nguồn tài trợ cho tăng tài sản cố định là vững chắc (bằng các nguồn vốn dài
hạn) và đảm bảo sự cân bằng trong cơ cấu nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn
hạn. Nguồn vốn tăng lên phần nhiều là do sự tăng lên của khoản trả trước cho
người bán (23.05%) và sự giảm xuống của số tiền mặt mà Công ty để tại quỹ
(21.38%). Sở dĩ Công ty có sự điều chỉnh giảm số tiền mặt tại quỹ của Công ty
nhiều như vậy là do tại kỳ trước lượng tiền mặt tại quỹ Công ty chiếm một tỷ
trọng khá lớn trong tổng tài sản (khoảng 10.03%), như thế thì chi phí cơ hội của
việc nắm giữ tiền mặt là quá lớn cần có sự điều chỉnh giảm tới một lượng hợp lý.
Bảng số liệu tiếp theo (bảng 3) thể hiện diễn biến nguồn vốn và sử dụng
vốn của Công ty trong hai năm tiếp theo là 2006 và 2007.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª
ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 45 -
QLKT 46B
Bảng 3: Nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2006 và 2007
( Nguồn: Phòng kế toán Công ty P&G)
Chỉ tiêu
2006 2007
Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn
Lượng
(VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
1. Tiền mặt 55,152,624 10.14 58,384,989 8.96
2. Tiền gửi ngân hàng 196,724,364 36.18 131,141,613 20.13
1. Phải thu khách hàng 99,230,790 18.25 180,246,338 27.67
2. Trả trước cho người bán 56,214,325 8.63
5. Các khoản phải thu khác 9,024,552 1.66
2. Nguyên vật liệu tồn kho 71,097,318 13.07 221,208,441 33.96
3. Công cụ, dụng cụ trong
kho
20,615,068 3.79 3,993,924 0.61
4. Chi phí SXKD dở dang 47,713,203 8.77 274,256,418 42.10
5. Thành phẩm tồn kho 168,942,059 31.07 56,134,738 8.62
6. Hàng hoá tồn kho 54,632,909 10.05 25
1. Tài sản cố định hữu hình 161,146,580 29.63 215,062 0.03
1. Vay và nợ ngắn hạn 112,205,991 20.63 212,004,170 32.54
5. Thuế và các khoản phải
nộp NSNN
2,928,880 0.54 232,108 0.04
6. Lợi nhuận chưa phân phối 88,146,116 16.21 108,811,375 16.70
Tổng 543,780,227 100.00 543,780,227 100.00 651,421,763 100.00 651,421,763 100.00
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 46 -
QLKT 46B
Năm 2006, tuy rằng nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty vẫn tăng
543,780,227VNĐ, khoảng 12.41% so với năm 2005 nhưng tốc độ tăng này lại
giảm 1.25% so với tốc độ tăng của năm 2005 so với năm 2004. Trong năm 2006,
sử dụng vốn của Công ty tăng chủ yếu là do tăng tiền gửi ngân hàng (36.18%) và
tăng hàng tồn kho (31.07%). Nếu sự gia tăng là cần thiết theo tình hình thị
trường thì có thể chấp nhận được, song nếu nó là một sự gia tăng không có tính
toán thì chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt và tồn kho sẽ tăng lên một cách
đáng kể. Các nhà quản lý tài chính của Công ty cần nhanh chóng xem xét lại tính
hợp lý của tỷ lệ tiền mặt và tỷ lệ hàng tồn kho trong tổng tài sản của mình.
Năm 2007, nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty TNHH quảng cáo và
thương mại P&G đã tăng lên 14.21% so với năm 2006 (651,421,763VNĐ), đây
là tốc độ tăng nguồn vốn và sử dụng vốn lớn nhất trong 4 năm từ năm 2004 đến
năm 2007. Trong đó, sự tăng lên của sử dụng vốn chủ yếu là tài trợ thêm cho
nguyên vật liệu tồn kho (chiếm khoảng 33.96%), điều này có thể là để hạn chế
tác động của cơn sốt tăng giá hàng hoá trong nước liên tục trong thời gian qua.
Nhưng các nhà quản lý tài chính cũng cần phải cẩn thận để xác định đúng lượng
tồn nguyên liệu hợp lý để vừa hạn chế các tác động của việc tăng giá nguyên vật
liệu lên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty song cũng vừa đảm bảo
không đẩy chi phí cơ hội của việc nắm giữ nguyên vật liệu tồn kho lên quá cao,
có thể làm tăng giá thành sản phẩm. Tiếp theo là tình hình nguồn vốn của Công
ty năm 2007 cũng có nhiều thay đổi. Sự gia tăng lượng vốn vay ngắn hạn ngân
hàng (212,004,170VNĐ) so với năm 2006 là nguyên nhân chính dẫn tới việc gia
tăng nguồn vốn của Công ty (sự gia tăng của vay ngắn hạn chiếm 32.54% trong
tổng lượng vốn gia tăng), đồng thời chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm
xuống đáng kể so với năm 2006 ( giảm 274,256,418VNĐ) cũng là một nguyên
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 47 -
QLKT 46B
nhân lớn dẫn tới việc nguồn vốn của Công ty tăng lên so với năm 2006 (chiếm
42.1% trong tổng lượng nguồn vốn gia tăng).
Sau khi phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty TNHH
quảng cáo và thương mại P&G qua 4 năm liên tục từ 2004 đến 2007, chúng ta có
thể thấy được tình hình tổng quan trong việc sử dụng vốn và nguồn vốn của
Công ty. Nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty tăng liên tục qua các năm, song
tốc độ tăng lại khá khiêm tốn, đặc biệt là Công ty lại sản xuất kinh doanh trong
một ngành đang có tốc độ phát triển nhanh như ngành thiết kế, xây lắp và cung
cấp các thiết bị quảng cáo. Và sự gia tăng của nguồn vốn và sử dụng vốn lại chủ
yếu là do tăng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tồn kho, điều này có thể làm tăng chi
phí sản xuất kinh doanh nếu như các nhà quản lý tài chính không có biện pháp
xác định chính xác các khoản mục này.
1.1.3. Phân tích kết cầu tài sản và nguồn vốn của Công ty.
Chúng ta sẽ phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty thông qua
việc phân tích bảng số liệu số 4 và số 5 sau:
Đầu tiên là về tài sản, tỷ trọng tài sản lưu động chiếm trung bình là khoảng
43.8% so với tổng tài sản, song riêng năm 2005 thì tỷ lệ tài sản lưu động chỉ là
38.14%. Để xem xét tính hợp lý của cơ cấu này cần xem xét tới tỷ lệ tài sản lưu
động trung bình của các Công ty và doanh nghiệp trong ngành. Trong tài sản lưu
động thì phần tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn ( trung bình là khoảng 24.17% so
với tổng tài sản). Điều này có nghĩa là sự gia tăng của tài sản lưu động qua các
năm chủ yếu là do sự tăng lên của hàng tồn kho, nhưng qua các năm thì tỷ lệ này
cũng đang ngày càng giảm xuống. Năm 2004, hàng tồn kho tăng 41.72% so với
năm 2003 và năm 2006 tăng 19.89% so với năm 2005 và đến năm 2007 thì hàng
tồn kho đã giảm xuống đôi chút so với năm 2006 (giảm 7.9%).
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª
ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 48 -
QLKT 46B
Bảng 4: Kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2003, 2004 và 2005
(Nguồn: phòng kế toán Công ty P&G).
Chỉ tiêu
2003 2004 2005
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn 1,614,904,317 40.33 1,883,061,055 43.47 1,671,184,745 38.14
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 351,515,838 8.78 434,356,389 10.03 376,835,140 8.60
1. Tiền mặt 181,564,856 4.53 132,356,365 3.06 201,325,641 4.60
2. Tiền gửi ngân hàng 169,950,982 4.24 302,000,024 6.97 175,509,499 4.01
II. Các khoản phải thu 512,086,724 12.79 383,952,822 8.86 184,487,927 4.21
1. Phải thu khách hàng 456,872,356 11.41 247,531,235 5.71 175,463,375 4.00
2. Trả trước cho người bán 55,214,368 1.38 136,421,587 3.15 0.00
3. Các khoản phải thu khác 9,024,552 0.21
III. Hàng tồn kho 751,301,755 18.76 1,064,751,844 24.58 1,109,861,678 25.33
1. Nguyên vật liệu tồn kho 195,463,256 4.88 316,458,725 7.31 306,575,623 7.00
2. Công cụ, dụng cụ trong kho 29,425,631 0.73 30,634,523 0.71 30,874,253 0.70
3. Chi phí SXKD dở dang 0.00 0.00 226,543,215 5.17
4. Thành phẩm tồn kho 294,256,042 7.35 365,876,231 8.45 243,514,265 5.56
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª
ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 49 -
QLKT 46B
5. Hàng hoá tồn kho 232,156,826 5.80 351,782,365 8.12 302,354,322 6.90
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 2,389,142,857 59.67 2,448,633,875 56.53 2,710,008,757 61.86
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4,004,047,174 100.00 4,331,694,930 100.00 4,381,193,502 100.00
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 849,567,438 21.22 1,132,248,996 26.14 1,106,650,043 25.26
1. Vay và nợ ngắn hạn 850,000,000 21.23 1,125,123,534 25.97 1,100,325,461 25.11
2. Thuế và các khoản phải nộp NSNN -432,562 -0.01 7,125,462 0.16 6,324,582 0.14
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 3,154,479,736 78.78 3,199,445,934 73.86 3,274,543,459 74.74
I. Nguồn vốn – quỹ 3,154,479,736 78.78 3,199,445,934 73.86 3,274,543,459 74.74
1. Nguồn vốn chủ sở hữu 2,500,000,000 62.44 2,500,000,000 57.71 2,500,000,000 57.06
2. Lợi nhuận chưa phân phối 654,479,736 16.35 699,445,934 16.15 774,543,459 17.68
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4,004,047,174 100.00 4,331,694,930 100.00 4,381,193,502 100.00
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª
ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 50 -
QLKT 46B
Bảng 5: Kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2006 và 2007
(Nguồn: phòng kế toán Công ty P&G).
Chỉ tiêu
2006 2007
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn 2,035,612,312 44.40 2,356,410,811 48.04
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 628,712,128 13.71 818,238,730 16.68
1. Tiền mặt 256,478,265 5.59 314,863,254 6.42
2. Tiền gửi ngân hàng 372,233,863 8.12 503,375,476 10.26
II. Các khoản phải thu 76,232,585 1.66 312,693,248 6.37
1. Phải thu khách hàng 76,232,585 1.66 256,478,923 5.23
2. Trả trước cho người bán 56,214,325 1.15
3. Các khoản phải thu khác
III. Hàng tồn kho 1,330,667,599 29.03 1,225,478,833 24.98
1. Nguyên vật liệu tồn kho 235,478,305 5.14 456,686,746 9.31
2. Công cụ, dụng cụ trong kho 51,489,321 1.12 55,483,245 1.13
3. Chi phí SXKD dở dang 274,256,418 5.98 0.00
4. Thành phẩm tồn kho 412,456,324 9.00 356,321,586 7.26
5. Hàng hoá tồn kho 356,987,231 7.79 356,987,256 7.28
B. Tài sản cố định và đầu t dài hạn 2,548,862,177 55.60 2,548,647,115 51.96
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª
ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 51 -
QLKT 46B
TỔNG CỘNG TÀI S ẢN 4,584,474,489 100.00 4,905,057,926 100.00
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 1,221,784,914 26.65 1,433,556,976 29.23
I. Nợ ngắn hạn 1,221,784,914 26.65 1,433,556,976 29.23
1. Vay và nợ ngắn hạn 1,212,531,452 26.45 1,424,535,622 29.04
2. Thuế và các khoản phải nộp NSNN 9,253,462 0.20 9,021,354 0.18
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 3,362,689,575 73.35 3,471,500,950 70.77
I. Nguồn vốn – quỹ 3,362,689,575 73.35 3,471,500,950 70.77
1. Nguồn vốn chủ sở hữu 2,500,000,000 54.53 2,500,000,000 50.97
6. Lợi nhuận cha phân phối 862,689,575 18.82 971,500,950 19.81
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4,584,474,489 100.00 4,905,057,926 100.00
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 52 -
QLKT 46B
Các khoản phải thu của Công ty trung bình chiếm khoảng 8.06% so với
tổng tài sản song tỷ lệ này có xu hướng ngày càng giảm xuống. Từ 12.79% năm
2003 xuống còn 1.66% năm 2006, nhưng năm 2007 thì tỷ lệ này lại tăng lên
6.3% chứng tỏ Công ty lại đang có chủ chương mở rộng chính sách bán hàng tín
dụng của mình.
Các nhà quản lý tài chính của Công ty phải hết sức thận trọng trong việc
mở rộng chính sách tín dụng cũng như tăng hàng tồn kho vì chúng có hàm chứa
nhiều yếu tố rủi ro quyết định đến tính cạnh tranh của sản phẩm của c”ng ty trên
thị trường.
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét đến kết cấu nguồn vốn của Công ty. Phần
nguồn vốn chủ sở hữu trung bình chiếm khoảng 74% và đang có xu hướng ngày
càng giảm xuống, năm 2003 là 78.78% nhưng đến năm 2007 chỉ còn là 70.77%.
Sự giảm sút này không phải là do lượng vốn chủ sở hữu giảm xuống mà là do
tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty đang tăng lên từng năm trong khi đó thì
phần vốn chủ sở hữu hoàn toàn không tăng. Mặc dù có xu hướng giảm xuống
song nó vẫn luôn là nguồn vốn kinh doanh quan trọng và chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
Lượng vốn vay ngắn hạn đang tăng lên qua từng năm để đảm bảo nguồn
vốn kinh doanh của Công ty, từ 21.23% năm 2003 lên 29.04% năm 2007 và
trung bình chiếm khoảng 25.56% so với tổng lượng vốn kinh doanh của Công ty.
Đồng thời với đó là sự gia tăng ổn định của tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối
trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty, tăng từ 16.35% năm 2003 lên
17.68% năm 2005, đến năm 2007 là 19.81% và mức trung bình cho 5 năm từ
2003 đến 2007 là 17.76%
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS
Lª ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 53 -
QLKT 46B
Điều này là phù hợp với cơ cấu vốn mục tiêu của Công ty và đạt được
mục tiêu tăng trưởng đề ra.
1.1.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng.
Đầu tiên, ta sẽ xem xét tỷ trọng của các khoản mục trong báo cáo kết quả
kinh doanh của các năm 2003 đến 2007 thông qua bảng số 6 và bảng số 7
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª
ThÞ Anh V©n
NguyÔn ThÞ H÷u - 54 -
QLKT 46B
Bảng 6: Các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo KQKD năm 2003, 2004 và 2005
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty P&G)
Chỉ tiêu
2003 2004 2005
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
1. Doanh thu thuần 48,479,980,468 100.00 50,319,851,349 100.00 52,334,017,486 100.00
2. Giá vốn hàng bán 36,413,313,330 75.11 37,649,312,779 74.82 39,454,615,783 75.39
3. Lợi nhuận gộp 12,066,667,139 24.89 12,670,538,570 25.18 12,879,401,703 24.61
4. Chi phí bán hàng 7,811,438,183 16.11 8,419,675,810 16.73 8,733,687,361 16.69
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,347,759,221 6.91 3,274,318,371 6.51 3,068,592,857 5.86
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 907,469,734 1.87 976,544,389 1.94 1,077,121,486 2.06
7. Thu nhập hoạt độnh tài chính 5,475,622 0.01 7,854,416 0.02 11,545,682 0.02
8. Chi phí hoạt động tài chính 3,945,722 0.01 5,297,165 0.01 7,254,665 0.01
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 1,529,900 0.00 2,557,251 0.01 4,291,017 0.01
10. Các khoản thu nhập bất thường 0.00 2,534,452 0.01 0.00
11. Chi phí bất thường 0.00 0.00 2,924,335 0.01
12. Lợi nhuận bất thường 0.00 2,534,452 0.01 -2,924,335 -0.01
13. Tổng lợi nhuận trước thuế 908,999,634 1.88 971,452,686 1.93 1,075,754,804 2.06
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 254,519,897 0.53 272,006,752 0.54 301,211,345 0.58
15. Lợi nhuận sau thuế 654,479,736 1.35 699,445,934 1.39 774,543,459 1.48
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty

Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...jackjohn45
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docxBáo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docxQucBoTrn11
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMIbáo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMITrần Trung
 
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠNHOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠNlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Ketoanxdketquahdkinhdoanhtaictlapmayvaxaydung45 1lilama45-1-130316080803-phpa...
Ketoanxdketquahdkinhdoanhtaictlapmayvaxaydung45 1lilama45-1-130316080803-phpa...Ketoanxdketquahdkinhdoanhtaictlapmayvaxaydung45 1lilama45-1-130316080803-phpa...
Ketoanxdketquahdkinhdoanhtaictlapmayvaxaydung45 1lilama45-1-130316080803-phpa...Lò Bánh Tráng
 
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công t...
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công t...Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công t...
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh NghiệpMua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh NghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...QUOCDATTRAN5
 
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Ähnlich wie Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty (20)

Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docxBáo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Hoàng
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải HoàngĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Hoàng
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Hoàng
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMIbáo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
 
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựngĐề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
 
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠNHOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
 
Ketoanxdketquahdkinhdoanhtaictlapmayvaxaydung45 1lilama45-1-130316080803-phpa...
Ketoanxdketquahdkinhdoanhtaictlapmayvaxaydung45 1lilama45-1-130316080803-phpa...Ketoanxdketquahdkinhdoanhtaictlapmayvaxaydung45 1lilama45-1-130316080803-phpa...
Ketoanxdketquahdkinhdoanhtaictlapmayvaxaydung45 1lilama45-1-130316080803-phpa...
 
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công t...
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công t...Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công t...
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công t...
 
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh NghiệpMua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty lưu giữ hàng hóa
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty lưu giữ hàng hóaĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty lưu giữ hàng hóa
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty lưu giữ hàng hóa
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải Duyên Hải
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải Duyên HảiĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải Duyên Hải
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải Duyên Hải
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
 
Luận văn: Tổ chức kế toán vốn tại công ty Đầu tư Sao Đỏ, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán vốn tại công ty Đầu tư Sao Đỏ, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán vốn tại công ty Đầu tư Sao Đỏ, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán vốn tại công ty Đầu tư Sao Đỏ, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn tại công ty cổ phần Đầu tư Sao Đỏ
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn tại công ty cổ phần Đầu tư Sao ĐỏĐề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn tại công ty cổ phần Đầu tư Sao Đỏ
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn tại công ty cổ phần Đầu tư Sao Đỏ
 
Đề tài: Kế toán vốn tại công ty kinh doanh bất động sản, HAY
Đề tài: Kế toán vốn tại công ty kinh doanh bất động sản, HAYĐề tài: Kế toán vốn tại công ty kinh doanh bất động sản, HAY
Đề tài: Kế toán vốn tại công ty kinh doanh bất động sản, HAY
 
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
 

Mehr von Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công TyChuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công TyNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Mehr von Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công TyChuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
 

Kürzlich hochgeladen

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty

  • 1. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI P&G Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 TPHCM - 2022
  • 2. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................. 2 CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP....................................................................................................... 4 I. Tài chính doanh nghiệp........................................................................... 4 1. Tài chính doanh nghiệp là gì?................................................................... 4 2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp. .......................................................... 6 II. Quản lý tài chính doanh nghiệp............................................................ 8 1. Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp. .............................................. 8 2. Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp. ............................................ 8 3. Các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp. ...................................... 9 4. Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính doanh nghiệp............... 11 III. Nội dung của quản lý tài chính doanh nghiệp. ................................ 12 1. Phân tích tài chính- hoạch định và kiểm tra tài chính............................. 12 1.1. Phân tích tài chính ............................................................................... 12 1.2. Hoạch định tài chính............................................................................ 18 1.3. Kiểm tra tài chính................................................................................. 19
  • 3. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2. Quản lý vốn luân chuyển......................................................................... 21 3. Quyết định tài chính................................................................................ 23 CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI P&G. ..... 24 I. Tổng quan về công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G. ........ 24 1. Quá trình hình thành và phát triển. ......................................................... 24 2. Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty..................................................... 27 3. Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 27 4. Tổng quan về các hoạt động của Công ty............................................... 32 II.Thực trạng quản lý tài chính tại công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G............................................................................................................ 37 1. Phân tích tài chính của Công ty. ............................................................. 37 1.1. Phân tích khái quát hoạt động tài chính.............................................. 37 1.1.1. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................................... 37 1.1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. ............................... 38 1.1.3. Phân tích kết cầu tài sản và nguồn vốn của Công ty........................ 43 1.1.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng. ................ 49 1.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. ............................................. 54 2. Quy trình hoạch định tài chính................................................................ 58 2.1. Dự báo doanh thu cho năm 2008......................................................... 58 2.2. Dự báo các báo cáo tài chính theo phương pháp tỷ lệ doanh thu....... 60 3. Kiểm tra tài chính.................................................................................... 68 4. Quản lý vốn luân chuyển......................................................................... 70 5. Quyết định tài chính. .............................................................................. 71
  • 4. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP III. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G....................................................................................... 72 1. Tình hình thực hiện mục tiêu. ................................................................. 72 1.1. Thành tựu. ............................................................................................ 73 1.2. Hạn chế. ............................................................................................... 75 1.3. Nguyên nhân......................................................................................... 77 2. Thực trạng quản lý tài chính ................................................................... 78 2.1. Công tác phân tích tài chính................................................................ 78 2.2. Công tác hoạch định tài chính............................................................. 79 2.3. Công tác kiểm tra tài chính.................................................................. 79 2.4. Quản lý vốn luân chuyển...................................................................... 80 2.5. Quyết định tài chính............................................................................. 80 CHƯƠNG III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI P&G. ..................................................................................................................... 82 I. Mục tiêu của công ty trong giai đoạn tới............................................. 82 1. Căn cứ xây dựng mục tiêu....................................................................... 82 2. Mục tiêu của Công ty trong giai đoạn tới. .............................................. 85 II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G................................................... 86 1. Duy trì và phát triển các mối quan hệ tài chính. ..................................... 86 2. Minh bạch hoá tài chính Công ty............................................................ 89 3. Nâng cao năng lực quản lý tài chính của Công ty. ................................. 90 4. Hoàn thiện quản lý vốn luân chuyển....................................................... 95 III. Điều kiện thực hiện các giải pháp..................................................... 99
  • 5. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1. Các điều kiện về cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước................... 99 2. Các kiến nghị với công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G. ..... 101 KẾT LUẬN.............................................................................................. 104 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.. 37 Bảng 2: Nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2004 và 2005..................................... 39 Bảng 3: Nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2006 và 2007..................................... 41 Bảng 4: Kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2003, 2004 và 2005........................ 44 Bảng 5: Kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2006 và 2007.................................. 46 Bảng 6: Các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo KQKD năm 2003, 2004 và 2005........................................................... 50 Bảng 7: Các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong bảng báo cáo KQKD năm 2006 và 2007 ............................................................ 51 Bảng 8: So sánh các chỉ tiêu tài chính trung gian qua các năm từ 2003 đến 2007............................................................................ 53 Bảng 9: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu từ năm 2003 đến năm 2007 .................. 55 Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm từ 2003 đến 2007........... 59 Bảng 11 : Tỷ trọng một số khoản mục so với doanh thu trong quá khứ ............ 61 Bảng 12: Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh 2008. .......................................... 63 Bảng 13: Dự báo bảng cân đối kế toán năm 2008 lần I...................................... 65 Bảng 14: Huy động vốn cần thêm....................................................................... 66 Bảng 15: Dự báo bảng cân đối kế toán năm 2008 lần II..................................... 67 Bảng 16: Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu
  • 6. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP doanh thu và lợi nhuận năm 2007....................................................................... 71 Bảng 17: Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính năm 2007............ 72 Bảng 18: Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2008. .................................. 82 Biểu đồ 1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn qua các năm ........................................ 57 Biểu đồ 2: Dự báo doanh thu công ty P&G. ....................................................... 60 Sơ đồ 1: Phạm vi của quản lý tiền mặt................................................................ 21 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G.......... 28 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nước ta đã và đang tiến hành hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế toàn cầu, đã mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp, song đồng thời với đó cũng đặt ra cho doanh nghiệp những thách thức không nhỏ. Vì thế, khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, có một số câu hỏi quan trọng mà không một doanh nghiệp nào được phép bỏ qua là việc các yếu tố tài chính sẽ được quản lý như thế nào? Xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu? Có đem lại lợi nhuận kinh doanh và hiệu quả như mong muốn ban đầu hay không? Các câu hỏi này đều có liên quan tới quản lý tài chính doanh nghiệp, nó là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý doanh nghiệp. Quản lý tài chính tồn tại và tuân theo quy luật khách quan, đồng thời bị chi phối bởi mục tiêu phương hướng kinh doanh của công ty, nó có các chức năng như: lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất và kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính; quản lý công nợ khách hàng, các đối tác; thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo... Ngoài ra, các nhà quản lý tài chính sẽ giúp giám đốc hoạch định chiến lược tài chính ngắn và dài hạn của doanh nghiệp dựa trên sự đánh giá tổng quát
  • 7. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của doanh nghiệp, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của doanh nghiệp là mở rộng hay thu hẹp sản xuất... Xuất phát từ những nhận thức trên, trong thời gian gần bốn tháng thực tập tại công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G, được sự giúp đỡ của các bác, các chú, các anh chị trong Công ty và sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Lê Thị Anh Vân, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G”. Do thời gian thực tập có hạn, điều kiện bản thân còn nhiều hạn chế nên trong đề tài không tránh khỏi có những thiếu sót. Em mong nhận được các ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Thị Hữu
  • 8. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. I. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1. Tài chính doanh nghiệp là gì? 1.1. Khái niệm. [Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời được pháp luật thừa nhận, được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, có từ một chủ sở hữu trở lên và chủ sở hữu phải đảm bảo trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản của mình, có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định.]1 Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, theo mỗi cách tiếp cận khác nhau thì việc phân loại doanh nghiệp lại khác nhau. Nhưng dù là loại hình doanh nghiệp nào thì trong hoạt động kinh doanh đều phải sử dụng tài chính doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Tức là luôn gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. [Bên trong quá trình này là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế, các quan hệ này được gọi là các quan hệ 1 Trần ái Kết (chủ biên) – Giáo trình lý thuyết tài chính- tiền tệ. NXB Giáo dục, 2007.
  • 9. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP tài chính. Vì thế, tài chính doanh nghiệp được hiểu là các quan hệ tài chính.]2 Bao gồm: Thứ nhất, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và khi Nhà nước góp vốn kinh doanh vào doanh nghiệp. Thứ hai, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh, nó là yếu tố quyết định đối với sự thành lập, quy mô và sự hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn này có thể là tự có hoặc huy động từ các nhà tài trợ bên ngoài, song phần huy động từ các nhà tài trợ bên ngoài là rất quan trọng. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của mình từ các nguồn vốn vay ngắn hạn hoặc cũng có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, để được sử dụng các nguồn vốn này thì doanh nghiệp cũng phải trả lãi vay hoặc cổ phần cho các nhà tài trợ. Trong trường hợp doanh nghiệp có những khoản tiền nhàn rỗi, tạm thời chưa sử dụng có thể đem đầu tư hoặc gửi ngân hàng. Khi đó doanh nghiệp lại trở thành những nhà tài trợ vốn trên thị trường tài chính. Thứ ba, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác. Bên cạnh việc huy động các nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh thì việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó là một vấn đề không kém phần quan trọng. Trong quá trình sử dụng các nguồn vốn này, doanh nghiệp phải có quan hệ chặt chẽ với các 2 Khoa Ngân hàng Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS. TS Lưu Thị Hương & PGS. TS Vũ Huy Hào. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • 10. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP doanh nghiệp khác trên các thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động nhằm đảm bảo các đầu vào và đầu ra cho quá trình kinh doanh của mình. Chẳng hạn như tiến hành đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nguyên liệu sản xuất, hàng hoá, sức lao động… đồng thời xác định nhu cầu của thị trường để từ đó hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, marketing… Thứ tư, quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Các quan hệ này tồn tại trong nội tại của doanh nghiệp, như quan hệ giữa người sở hữu vốn và người có quyền sử dụng vốn, quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động… Việc đảm bảo tính ổn định và vững chắc của các quan hệ này là rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. 1.2. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính và là khâu cơ sở nên nó có những đặc điểm sau: Thứ nhất, gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có các quan hệ tài chính doanh nghiệp đa dạng phát sinh như quan hệ nộp, cấp giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ thanh toán với các chủ thể khác trong xã hội, với người lao động trong doanh nghiệp. Thứ hai, sự vận động của quỹ tiền tệ, vốn kinh doanh có những nét riêng biệt đó là: sự vận động của vốn kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tố vật tư là lao động, ngoài phần tạo lập ban đầu chúng còn được bổ sung từ kết quả kinh doanh; sự vận động của vốn kinh doanh vì mục tiêu doanh lợi. 2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì hoạt động tài chính là một trong những hoạt động trọng yếu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
  • 11. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Đây là một số vai trò chính không thể không nói tới của tài chính doanh nghiệp. 2.1. Huy động, đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở việc xác định đúng lượng vốn mà doanh nghiệp cần để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong từng giai đoạn. Tiếp theo đó mới đến việc tiến hành các hoạt động huy động vốn từ thị trường tài chính đảm bảo lượng vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, liên tục và kịp thời song cũng phải đảm bảo chi phí vốn là thấp nhất. 2.2. Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Khi đã đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh thì việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp lúc này là phải lựa chọn cho được các dự án đầu tư tối ưu, huy động tối đa các nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng để quá nhiều vốn nhàn rỗi tại doanh nghiệp, phân bổ các nguồn vốn một cách hợp lý, tăng vòng quay và khả năng sinh lời của vốn. 2.3. Đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh. Vai trò này của tài chính doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ đồng thời xác định giá bán hợp lý khi phát hành cổ phiếu, háng hoá bán, dịch vụ và thông qua hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp, phân phối quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng, thực hiện các hợp đồng kinh tế…
  • 12. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2.4. Giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện một cách đầy đủ và trung thực thông qua các chỉ tiêu tài chính trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, thông qua tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhà quản lý có thể dễ dàng nhận thấy những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp mình. Từ đó có những đánh giá từ tổng quát cho tới chi tiết, kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó mà có những biện pháp khắc phục những điểm yếu và phát huy thế mạnh của mình. Như vậy thì tài chính doanh nghiệp chính là công cụ giám sát kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chặt chẽ và chính xác nhất của các nhà quản lý. II. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1. Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp. Quản lý tài chính doanh nghiệp là một môn khoa học quản lý nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Khác với tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập và phân phối các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp (quan hệ tài chính) mang tính khách quan thì quản lý tài chính doanh nghiệp lại là một quá trình mang tính chủ quan của con người, cụ thể ở đây là những người làm công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Nói cách khác, quản lý tài chính cũng như mọi quá trình quản lý khác, là một quá trình bao gồm từ việc xác định mục tiêu quản lý, phân tích,… , đưa ra các quyết định tài chính phù hợp với tình hình doanh nghiệp, đảm bảo cho các
  • 13. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP quyết định đó được thực hiện nhằm mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. 2. Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp. Quản lý tài chính là một hoạt động mang tính trọng yếu của doanh nghiệp. Nó quyết định sự thành bại, sự phát triển của doanh nghiệp về cả chiều rộng và chiều sâu. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì vai trò của quản lý tài chính lại càng được khẳng định. Nó có liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động khác trong doanh nghiệp. Quản lý tài chính tốt có thể hạn chế và khắc phục được điểm yếu ở những hoạt động khác của doanh nghiệp. Một quyết định tài chính thiếu cân nhắc có thể gây tổn thất không chỉ riêng cho doanh nghiệp mà còn cho nền kinh tế nói chung, vì thực tế doanh nghiệp không tồn tại riêng biệt mà là một mắt xích của nền kinh tế. 3. Các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì hoạt động tài chính về căn bản là giống nhau nên các nguyên tắc quản lý tài chính được áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp. Song mỗi doanh nghiệp là một thực thể khác nhau nên doanh nghiệp nào cũng có những đặc điểm riêng biệt vì thế khi áp dụng các nguyên tắc không nên quá máy móc mà cần phải gắn liền với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp. 3.1. Nguyên tắc tôn trọng pháp luật. Mục tiêu cuối cùng của quản lý tài chính doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Một mặt, mục tiêu đó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp đồng thời tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, nó cũng có thể là động cơ khiến các doanh nghiệp sử dụng mọi biện pháp để thu lợi nhuận dù là biện pháp đó gây tổn hại tới lợi ích quốc gia hay lợi ích chính đáng
  • 14. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP của các doanh nghiệp, tổ chức khác. Chính vì thế, bên cạnh sự tự điều tiết của nền kinh tế - “bàn tay vô hình” thì cũng cần có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước can thiệp điều tiết thị trường với một mức độ hợp lý tuỳ thuộc vào mỗi nền kinh tế. Thông qua các công cụ chủ yếu như pháp luật, chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả,… nhằm tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả mọi doanh nghiệp. Do vậy, nguyên tắc hàng đầu của quản lý tài chính doanh nghiệp là tôn trọng pháp luật. Muốn vậy nhà quản lý tài chính cần hiểu pháp luật để làm theo đồng thời có định hướng kinh doanh trong ngành lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi. 3.2. Nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp phải hướng tới và đạt cho được mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Mục tiêu này thống nhất với yêu cầu tối cao của nguyên tắc hạch toán kinh tế là lấy thu bù chi, có doanh lợi. Vì thế, nguyên tắc hạch toán kinh tế lúc này không chỉ là điều kiện để thực hiện mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nếu như doanh nghiệp không muốn bị phá sản. 3.3. Nguyên tắc giữ chữ “tín”. Trong kinh doanh giữ chữ “tín” không chỉ là một tiêu chuẩn đạo đức mà còn là một nguyên tắc cần phải hết sức tuân thủ để tạo được mối quan hệ vững chắc với các chủ thể khác trong nền kinh tế đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp phải nghiêm túc tôn trọng và thực hiện các kỷ luật thanh toán, chi trả các hợp đồng kinh tế, các cam kết về góp vốn đầu tư, và phân chia lợi nhuận đồng thời cũng phải cảnh giác và có các biện pháp ngăn ngừa sự “bội tín” của các đối tác. 3.4. Nguyên tắc an toàn và hiệu quả.
  • 15. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Mức rủi ro và mức lợi nhuận thường tỷ lệ thuận với nhau trong các phương án đầu tư. Vì thế, công việc của các nhà quản lý tài chính là căn cứ vào các điều kiện hiện tại để đưa ra các quyết định đầu tư vừa hiệu quả vừa đảm bảo tính an toàn. Ngoài ra, để bảo đảm nguyên tắc an toàn thì các doanh nghiệp luôn phải thành lập các quỹ dự phòng, tham gia bảo hiểm hoặc có thể san sẻ rủi ro theo cách phát hành cổ phiếu (công ty cổ phần) vừa huy động vốn hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho nguồn vốn kinh doanh. Trên đây là bốn nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt và thực hiện trong quản lý tài chính doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ ở hiện tại mà còn ở tương lai. 4. Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính doanh nghiệp. 4.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất định, nó ảnh hưởng tới mọi hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bao gồm cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước, hệ thống pháp luật, sự ổn định của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, các tiến bộ thành tựu của khoa học công nghệ… Tất cả các yếu tố này đều tạo nên cả những cơ hội và những rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp vì thế mà nhiệm vụ của các nhà quản lý tài chính là làm thế để nắm được thời cơ và hạn chế các rủi ro này. 4.2. Đặc điểm sở hữu và hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Như đã nêu ra ở phần trên thì tồn tại rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau tuỳ theo đặc điểm sở hữu và hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì mục tiêu kinh doanh khác nhau, cơ cấu nguồn vốn tài sản, hình thức huy động vốn cũng khác nhau, việc phân phối lợi nhuận cũng khác nhau … tức là công tác quản lý tài chính cũng sẽ phải khác nhau đối với từng loại hình doanh nghiệp.
  • 16. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Chính vì thế, đặc điểm sở hữu và hình thức pháp lý của doanh nghiệp là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn tới quá trình quản lý tài chính của doanh nghiệp. 4.3. Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ nhất là quy mô và hình thức kinh doanh. Quy mô kinh doanh có ảnh hưởng tới quy mô của nguồn vốn kinh doanh, khả năng huy động vốn. Hình thức kinh doanh là chuyên doanh hay tổng hợp sẽ ảnh hưởng tới khả năng linh hoạt trong việc đổi mới công nghệ, mặt hàng kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và sự phát triển chung của nền kinh tế. Thứ hai là đặc điểm lĩnh vực kinh doanh. Điều này ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp, tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh và nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thương mại thì thường có vốn và tốc độ luân chuyển của vốn lớn hơn là một doanh nghiệp sản xuất. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thường cần vốn lớn hơn so với những doanh nghiệp khác. Thứ ba là đặc điểm thời vụ và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh càng ngắn thì lượng vốn lưu động càng nhỏ, ít biến động tạo thuận lợi cho việc cân đối thu và chi cũng như việc đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài và hoạt động mang tính thời vụ thì lượng vốn lưu động cần cũng lớn hơn và thường biến động nên gây khó khăn cho việc đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn kinh doanh. III. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1. Phân tích tài chính- hoạch định và kiểm tra tài chính.
  • 17. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1.1. Phân tích tài chính. 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính. Để hoạch định tài chính một cách hiệu quả và chính xác, nhà quản lý tài chính cần hiểu và nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại. Vì thế, bước phân tích tài chính là hết sức cần thiết và quan trọng, qua đó các nhà quản lý tài chính sẽ có được một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp, ưu nhược điểm của doanh nghiệp trong kinh doanh từ việc huy động và đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh tới việc sử dụng các nguồn vốn đó như thế nào; từ những khó khăn, rủi ro của doanh nghiệp cho tới việc tìm ra nguyên nhân để có thể hạn chế, khắc phục… Phân tích tài chính là một quá trình mà nhà quản lý sử dụng một tập hợp các phương pháp và công cụ để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm nắm được và đánh giá tình hình tài chính, tiềm lực của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có hai phương pháp được sử dụng phổ biến là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Phương pháp so sánh bao gồm so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước, giữa số thực hiện với số kế hoạch, các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình của ngành… và phương pháp này được áp dụng nếu đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về thời gian, không gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán…). Phương pháp tỷ lệ xác định các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chình và so sánh các tỷ lệ này của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu, bao gồm các nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả phân tích tài chính không chỉ
  • 18. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP được các nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng mà còn được nhiều đối tượng khác quan tâm dưới các góc độ khác nhau. 1.1.2. Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Nội dung phân tích này nhằm khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn, tình hình thu, chi của doanh nghiệp. Nó bao gồm bốn vấn đề cơ bản:  Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn tại doanh nghiệp.  Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.  Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán.  Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu.  Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Nhóm chỉ tiêu này thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nếu chỉ số này tốt cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp là lành mạnh và ngược lại. Các hệ số này lớn hơn kỳ trước là một dấu hiệu tốt và không nên nhỏ hơn 1. Hệ số thanh toán hiện hành (H) = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Đơn vị tính: Lần Thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán nhanh = Tiền + các khoản phải thu Nợ ngắn hạn. Đơn vị tính: Lần Thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ các tài sản lưu động có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp.
  • 19. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính. Thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như chính sách đòn bẩy tài chính. Nếu doanh nghiệp tăng tỷ lệ vốn vay trong cơ cấu vốn có thể giúp cho hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cao nhưng điều này cũng có thể làm giảm mức độ an toàn về tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, kết cấu vốn của doanh nghiệp có thể điều chỉnh theo từng thời kỳ phụ thuộc và chiến lược kinh doanh và dự báo của doanh nghiệp. Hệ số nợ = ∑ Nợ phải trả ∑ Tài sản (hoặc ∑ Nguồn vốn) Đơn vị tính: Lần Hệ số này cho biết bao nhiêu phần trong tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay, đồng thời có thể suy ra rằng bao nhiêu phần tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu hệ số này càng nhỏ thì những người cho vay vốn sẽ dễ dàng chấp nhận cho doanh nghiệp tiếp tục vay vốn và ngược lại. Hệ số nợ vốn cổ phần = ∑ Nợ phải trả ∑ Vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: Lần Hệ số này phản ánh tỷ trọng giữa nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tức là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để kinh doanh chủ yếu là bằng nguồn vốn đi vay hay nguồn vốn tự có của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Hệ số này càng nhỏ thì càng tốt vì như vậy sẽ đảm bảo tính bền vững của nguồn vốn kinh doanh và doanh nghiệp sẽ không phải chụi áp lực trả lãi vay.
  • 20. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Hệ số cơ cấu tài sản = Tài sản cố định hoặc Tài sản lưu động ∑ Tài sản. Đơn vị tính: Lần Hệ số cơ cấu nguồn vốn = ∑ Vốn chủ sở hữu ∑ Nguồn vốn Đơn vị tính: Lần  Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động. Nhóm chỉ tiêu này đo lường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các hệ số này cao hơn kỳ trước là một dấu hiệu tốt và chúng thường khác nhau đối với các ngành kinh doanh khác nhau, thường thì ngành thương mại coa hơn ngành sản xuất và xây dựng. Nhóm này bao gồm 5 chỉ tiêu: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Đơn vị tính: Lần Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Tài sản lưu động bình quân Đơn vị tính: Lần Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Tài sản cố định bình quân Đơn vị tính: Lần
  • 21. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Đơn vị tính: Lần Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu bình quân 1 ngày Đơn vị tính: Lần  Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận.  Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận bao gồm: Hệ số sinh lời doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Đơn vị tính: Lần Một doanh nghiệp có doanh thu lớn song lợi nhuận chưa hẳn đã lớn vì thế hệ số này cho phép nhà quản lý biết rằng có bao nhiêu phần trong doanh thu là lợi nhuận (giá trị tăng thêm) của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn chúng tỏ khả năng sinh lời càng lớn. Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: Lần Đây là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho chủ sở hữu của doanh nghiệp biết được rằng đồng vốn mình bỏ ra có hiệu quả đến đâu. Các chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ yên tâm tiếp tục đầu tư nếu biết rằng đồng vốn mình bỏ ra đang “sinh sôi, nảy nở” nhanh chóng, tức là hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu lớn và ngược lại.
  • 22. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận bao gồm: Thu nhập cổ phiếu = Lợi nhuận sau thuế Số lượng cổ phiếu thường Đơn vị tính: Lần Cổ tức = Lợi nhuận đem chia Số lượng cổ phiếu thường Đơn vị tính: Lần 1.2. Hoạch định tài chính. Hoạch định tài chính là bước đầu tiên, có tính quyết định tới sự thành công trong việc thực hiện các bước tiếp theo của quá trình quản lý tài chính, giúp các nhà quản lý tài chính lập kế hoạch và dự báo tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Song kết quả của bước này lại phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của việc phân tích tài chính doanh nghiệp đã nêu ra ở trên vì việc phân tích tài chính đã đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và trong quá khứ. Hoạch định tài chính chỉ là một trong nhiều loại kế hoạch của doanh nghiệp như kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động, kế hoạch tiêu thụ… Nhưng mục đích cuối cùng của mọi kế hoạch trong doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận (tài sản của cổ đông) và hoạch định tài chính là sự thể hiện cụ thể nhất việc hướng tới mục tiêu này. Quá trình hoạch định tài chính doanh nghiệp nói chung có 5 bước cơ bản: Bước 1:  Dự báo các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ) theo phương pháp phổ biến nhất là
  • 23. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP phương pháp dự báo theo tỷ lệ doanh thu. Tức là chúng ta dựa vào tốc độ tăng trưởng hàng năm của doanh thu (đã có trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp) để dự báo tốc độ tăng trưởng cho các khoản mục trong các báo cáo tài chính.  Sử dụng các báo cáo tài chính trên để phân tích ảnh hưởng của kế hoạch hoạt động lên lợi nhuận dự báo và các tỷ số tài chính. Đồng thời, sử dụng các dự báo này để kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp khi mà kế hoạch đã được thông qua. Bước 2: Quyết định nguồn vốn cần thiết hỗ trợ cho kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ dự báo. Bao gồm nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, tài sản lưu động, các chương trình nghiên cứu phát triển và các chiến dịch quảng cáo. Quyết định này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp, ảnh hưởng của nợ ngắn hạn tới khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, tình hình của thị trường tiền tệ và thị trường vốn, những quy định hạn chế áp đặt bởi chủ nợ hiện tại… Bước 3: Dự báo các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được trong thời kỳ dự báo. Nó bao gồm cả việc dự báo các nguồn vốn có thể huy động được từ nội bộ doanh nghiệp lẫn nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Bước 4: Thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát để quản trị việc phân bổ và sử dụng các nguồn vốn trong doanh nghiệp. Bước 5: Phát triển các quy trình điều chỉnh kế hoạch cơ bản nếu tình hình kinh tế có thay đổi so với thời điểm đưa ra dự báo. Dự báo đưa ra kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp trong tương lai vì thế không tránh khỏi việc môi trường có những thay đổi so với thời điểm dự báo vì thế cần có những điều chỉnh thích hợp để đảm báo tình hợp lý và đúng đắn của các dự báo này.
  • 24. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Trong các bước của quá trình hoạch định tài chính thì ba bước đầu là quan trọng nhất, vì thế khi tiến hành quá trình hoạch định tài chính doanh nghiệp cần chú ý tới ba bước này. 1.3. Kiểm tra tài chính. Kiểm tra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền thông qua các chỉ tiêu tài chính trong việc phân phối và sử dụng nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện nếu có tồn tại trong hoạt động kinh doanh, trong việc thực hiện chính sách quản lý và tuân thủ luật tài chính, từ đó đưa ra các điều chỉnh nhằm đảm bảo việc thực hiện kế hoạch tài chính, đồng thời phù hợp với những biến động của môi trường. Hoạt động kiểm tra tài chính cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc tuân thủ pháp luật, nguyên tắc chính xác, nguyên tắc khách quan, công khai và thường xuyên… trong quá trình thực hiện các nội dung kiểm tra. Kiểm tra tài chính gồm ba loại cơ bản: Một là kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính: được tiến hành trước khi thực hiện kế hoạch tài chính đưa ra trong phần hoạch định tài chính doanh nghiệp, nhằm đảm bảo rằng các dự định, mục tiêu về tài chính trong kế hoạch tài chính là đúng đắn, không phi thực tế, phù hợp với tiềm lực thực tế của doanh nghiệp, đồng thời cũng đảm bảo rằng những dự định, mục tiêu này thống nhất với chiến lược và mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp. Hai là kiểm tra thường xuyên khi thực hiện kế hoạch tài chính: được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình kinhh doanh (thực hiện kế hoạch tài chính). Thông qua đó đánh giá việc thực hiện kế hoạch tài chính, thấy được ưu điểm và những gì còn tồn tại trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp. Ba là kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính: so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu thực tế của doanh nghiệp với các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, đồng thời
  • 25. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu trong kế hoạch tài chính để đánh giá mức hoàn thành kế hoạch tài chính. Trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm nhằm hoàn thiện khả năng hoạch định tài chính và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính. Ba loại hình kiểm tra này có nội dung hoàn toàn khác nhau song có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chúng được tiến hành song song với các bước trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Quản lý vốn luân chuyển. 2.1. Quản lý tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Mục tiêu của quản lý tiền mặt là tối thiểu lượng tiền mặt nắm giữ trên cơ sở cực đại tính hữu dụng của nó. Quản lý tiền mặt hiệu quả là rất quan trong đối với tất cả các tổ chức, đặc biệt trong xu hướng lãi suất ngày càng tăng, tức là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt ngày càng tăng. Vì tiền mặt bản thân nó không có khả năng sinh lời song doanh nghiệp cần tiền mặt để: thứ nhất, thực hiện các giao dịch thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như trả lãi ngân hàng, thanh toán cổ tức, nộp thuế, trả lương, mua nguyên vật liệu... Thứ hai, dự phòng cho những biến động bất thường trong quá trình dịch chuyển tiền tệ vì thực tế các doanh nghiệp không thể dự đoán một cách chính xác các dòng dịch chuyển tiền mặt. Khi dòng tiền mặt của doanh nghiệp càng khó dự đoán thì khoản dự phòng này càng lớn. Thứ ba, đầu cơ thu lợi nhờ các hợp đồng mua bán với chi phí thấp hơn vì có sẵn một tài khoản tiền mặt. Muốn quản lý tiền mặt hiệu quả cần quản lý riêng rẽ dòng nhập quỹ và dòng xuất quỹ. Phạm vi của quản lý tiền mặt là một hệ thống chuyển tiền mặt từ nơi xuất phát chuyển đến những nơi cần thiết, được thể hiện qua sơ đồ sau: Khách hàng thanh toán cho DN Ghi có vào tài khoản tiền mặt Thanh toán cho nhà cung cấp Ghi giảm số dư tiền trong tài khoản Độ lớn khả dụng của tiền mặt
  • 26. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1: Phạm vi của quản lý tiền mặt. Các nhà quản lý tài chính ngày này thường thích nắm giữ chứng khoán khả nhượng hơn tiền mặt vì khi cần thiết thì việc chuyển đổi từ chứng khoán khả nhượng thành tiền mặt là hết sức đơn giản và dễ dàng, nghĩa là chứng khoán khả nhượng hoàn toàn có thể thực hiện được các chức năng của tiền mặt như thực hiện giao dịch, dự phòng hay đầu cơ. Mặt khác, trong khi tiền mặt tự bản thân nó không sinh lời thì chứng khoán khả nhượng vẫn đem lại một mức lợi nhuận mặc dù không cao lắm, tức là chi phí cơ hội của việc nắm giữ chứng khoán khả nhượng là thấp hơn so với nắm giữ tiền mặt. 2.2. Quản lý khoản phải thu. Khoản phải thu hình thành từ chính sách bán hàng tín dụng của doanh nghiệp. Do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn nên các doanh nghiệp buộc phải có biện pháp nhằm tăng thị phần của mình và chính sách bán hàng tín dụng là một trong những chính sách làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp không dựa vào giá, vì thế nó cũng giúp doanh nghiệp tránh khỏi cuộc cạnh tranh về giá. Việc bán hành tín dụng làm gia tăng lượng hàng bán, tăng tốc độ chuyển hoá tồn kho, tăng cường mối quan hệ với khách hàng. Nhưng đồng thời nó cũng có những bất lợi nhất định. Thứ nhất, nó làm tăng chi phí cho bán hàng, quản lý các khoản phải thu, thu nợ; Thứ hai, bán hàng tín dụng làm tăng khoản phải thu vì thế buộc các nhà quản lý tài chính phải tìm thêm nguồn tài trợ; Thứ ba, các khoản phải thu luôn tiềm ẩn các rủi ro như rủi ro trả nợ không đúng hạn hay thậm chí là mất mát.
  • 27. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Như vậy, thực chất của việc quản lý các khoản phải thu chính là việc đưa ra các chính sách bán hàng tín dụng và thu hồi nợ. Các chính sách này liên quan đến nhiều quyết định khác nhau như chất lượng của khách hàng được chấp nhận, độ dài thời hạn tín dụng, quy mô chiết khấu tiền mặt, các điều khoản đặc biệt (ngày mùa…), mức chi tiêu cho hoạt động thu hồi nợ. Việc đưa ra các chính sách này nhất thiết phải cân nhắc giữa các lợi ích tăng thêm và bất lợi tăng thêm trên mỗi đơn vị doanh số tăng thêm nhờ chính sách bán hàng tín dụng. 2.3. Quản lý tồn kho. Tồn kho bao gồm hàng cung cấp, nguyên vật liệu, hàng hoá dở dang, sản phẩm hoàn thành, chúng đều là những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tồn kho hình thành trước khi hình thành doanh thu nên việc dự đoán lượng hàng tồn kho phải phải phụ thuộc vào việc dự đoán doanh số, vì thế mà việc quản lý hàng tồn kho trở nên rất phức tạp đối với doanh nghiệp. Nếu để lượng tồn kho quá lớn sẽ tạo nên tình trạng ứ đọng vốn, tức là làm tăng chi phí, song nếu lượng tồn kho không đủ sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi một khoản lợi nhuận không phải là nhỏ. Các nhà quản lý tài chính vừa phải chụi trách nhiệm với việc duy trì lượng tồn kho hợp lý, vừa phải chụi trách nhiệm cho kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp, do vậy trong quản lý hàng tồn kho họ cần phải tạo lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận từ mua hàng, sản xuất, bán hàng và bộ phận tài chính. Bộ phận bán hàng phải là bộ phận có vai trò chính trong việc dự đoán nhu cầu (doanh số), từ đó dự đoán mức tồn kho cần thiết. Các dự đoán này sẽ được chuyển tới bộ phận mua hàng, bộ phận sản xuất và các nhà quản lý tài chính sẽ là người tổ chức các hoạt động tài trợ cần thiết hỗ trợ cho việc thiết lập tồn kho. 3. Quyết định tài chính. Bao gồm ba loại quyết định cơ bản: Thứ nhất, quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định của quản lý tài chính. Nó là các quyết
  • 28. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP định nhằm xác định quy mô tăng trưởng của Công ty và đảm bảo một cơ cấu tài sản thích hợp bằng các hoạt động đầu tư hay cắt giảm, tác động trực tiếp lên khả năng sinh lời và mức rủi ro của Công ty. Thứ hai, quyết định tài trợ nhằm tìm kiếm nguồn vốn thích hợp cho Công ty, tức là xác định tổ hợp tài trợ tối ưu. Thứ ba, quyết định quản lý tài sản, một khi đã mua tài sản và có nguồn tài trợ phù hợp thì các tài sản này còn phải được quản lý một cách hiệu quả. CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI P&G. I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI P&G. 1. Quá trình hình thành và phát triển. 1.1. Tên gọi, địa chỉ công ty. Tên công ty: Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G. Tên giao dịch: P&G Advertising and Trading Company Limited. Tên viết tắt: P&G Co.,Ltd. Địa chỉ giao dịch: số 270 đường Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 049722353. Fax: 049724147. E- mail: pg.ads@fpt.vn. 1.2. Sự thành lập và quá trình phát triển. Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH có hai thành viên trở lên số 0102008347, do Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư, thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng 4 năm 2000. Công ty có số vốn điều lệ là
  • 29. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2,500,000,000VNĐ (Hai tỷ năm trăm triệu VNĐ), với sự đóng góp của ba cổ đông là: Nguyễn Văn Phúng: 1,375,000,000VNĐ, chiếm 55%. Lê Ánh Tuyết: 1,000,000,000VNĐ, chiếm 40%. Cao Ngọc Hải: 125,000,000VNĐ, chiếm 5%. Trong nhiều năm liền, công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G không ngừng học hỏi công nghệ cao từ các nước phát triển và ứng dụng trong ngành quảng cáo Việt Nam. Khách hàng của Công ty bao gồm các đơn vị trong và ngoài nước. Ngoài ra, Công ty còn cung cấp các sản phẩm công nghệ cao để phục vụ cho các doanh nghiệp khác trong ngành quảng cáo. Năm 2001 phát triển cụm Pano đối diện sân bay Nội Bài- Hà Nội. Năm 2002 đã đầu tư xây dựng hệ thống tại Sài Gòn, Hải Phòng, Bắc Ninh. Năm 2005 đã đưa mô hình vào Đà Nẵng, xây dựng bảng quảng cáo một trụ tại siêu thị Đà Nẵng, cụm Pano trước cửa Siêu thị, đường Nguyễn Văn Linh. Hai trụ quảng cáo tấm lớn phía Bắc cầu sông Hàn hiện đang quảng cáo cho hãng TLC, bia Sanmiguel và đã đánh dấu bước ngoặt thay đổi bộ mặt quảng cáo quảng cáo tại Đà Nẵng. Năm 2006, Công ty TNHH quảng cáo và thương mại ký hợp đồng với trung tâm Bitis miền Bắc quảng cáo tấm lớn trên xa lộ Hà Nội – Lạng Sơn và một số lĩnh vực khác như Pano tấm lớn và các loại biển biểu hiện tại vòng xoay Gia Lâm, đường Phạm Hùng, đường Phạm Văn Đồng… Không dừng lại ở đó, Công ty còn đưa vào ngành quảng cáo những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Ngày nay, bên cạnh các phương tiện quảng cáo như truyền hình, phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác thì các doanh nghiệp cũng đồng thời đang lựa chọn cho mình một hình thức quảng cáo không chỉ tiện lợi mà còn kết nối trực tiếp tới khách hàng thông qua những hình ảnh quảng cáo ấn tượng về doanh nghiệp và sản
  • 30. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP phẩm của doanh nghiệp nên hiệu quả quảng cáo cao. Đó chính là biển Rollin và 3D mà Công ty P&G đưa ra giới thiệu với đông đảo khách hàng và đang được các khách hàng sử dụng làm phương tiện quảng cáo cho doanh nghiệp. Trải qua thời gian dài hoạt động, Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G đã được những thành tựu vượt bậc. Cơ cấu tổ chức và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp và số lượng khách hàng đến với Công ty liên tục tăng. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng (các doanh nghiệp), hiện nay, Công ty đã và đang đưa ra một mô hình mới về kiến trúc và công nghệ cao. Đây là một mô hình quảng cáo độc đáo, ấn tượng, truyền tải được đầy đủ thông tin và thể hiện được hết chức năng quảng cáo của sản phẩm mà các doanh nghiệp muốn giới thiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Đó là biển trụ một cột, biển quay ba mặt, biển giải phân cách…đặc biệt là biển cuốn Rollin. Để có được những thành tựu như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty, quan trọng hơn cả là có sự tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ của khách hàng. Công ty P&G sẽ cố gắng hết sức để có thể mang đến cho khách hàng những sản phẩm quảng cáo có chất lượng ngày càng cao, hiệu quả hơn, đa dạng hơn, giá thành hợp lý hơn. Xứng đáng với niềm tin tưởng mà quý khách hàng đã đặt vào Công ty trong suốt thời gian qua. Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G có phương châm và tôn chỉ là : “Chữ tín hàng đầu- chất lượng trên hết- phục vụ hết lòng” và “ Khách hàng luôn là bạn, là đồng nghiệp cùng chia sẻ, ủng hộ và phát triển”, Công ty sẽ luôn cố gắng bằng kinh nghiệm, sự sáng tạo cùng với sự nhiệt tình, năng động
  • 31. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP của toàn bộ đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu cho mọi đối tượng khách hàng. 2. Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty.  Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo.  In và các dịch vụ ngành in.  Kinh doanh vật tư, thiết bị phục vụ ngành quảng cáo.  Môi giới thương mại.  Mua bán máy móc, thiết bị, nguyên phụ kiện ngành in, máy móc phục vụ ngành quảng cao.  Thiết kế, sản xuất và kinh doanh biển lật ba mặt.  Thiết kế, sản xuất, thi công biển cuốn Rollin.  Thiết kế, sản xuất và lắp dựng biển quảng cáo tấm lớn. 3. Cơ cấu tổ chức. 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
  • 32. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 32 - QLKT 46B Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G. Giám đốc P.Giám đốc Sản xuất P.Giám đốc Kinh doanh P.Giám đốc Tài chính P. Kế toán P. Tài chính P. Tổng hợp P. Thiết kế Phòng in Xưởng sản xuất P. Kinh doanh P. Nhân sự P. Lễ tân
  • 33. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 33 - QLKT 46B 3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 3.2.1. Phó giám đốc tài chính chịu trách nhiệm điều hành :  Phòng tài chính.  Thiết lập các nguồn tài chính theo tháng, quý, năm.  Theo dõi từn công trình, hạng mục.  Quản lý tất cả các vật tư, trang thiết bị có sẵn trong công ty.  Lập kế hoạch mua bán vật tư, thiết bị, máy móc.  Tìm hiểu và nắm rõ các quy định mẩnh đổi của luật tài chính- kế toán hiện hành.  Phòng kế toán.  Phản ánh một cách toàn diện và liên tục các mặt hoạt động kinh tế tài chính của Công ty.  Cung cấp thông tin kế toán cho Ban giám đốc Công ty và phòng tài chính, cũng như các cơ quan có liên quan khác.  Có trách nhiệm bảo quản chứng từ, sổ sách, hoá đơn theo đúng quy trình và đúng nơi quy định.  Đối với những tài liệu cần lưu trữ thì lập danh mục tài liệu theo từng file, theo thời gian, hoặc theo từng hợp đồng, vấn đề để tiện cho việc theo dõi và quản lý.  Thường xuyên theo dõi và nắm các sửa đổi trong quy định của luật kế toán để áp dụng cho phù hợp.  Bảo mật thông tin nội bộ.
  • 34. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 34 - QLKT 46B 3.2.2. Phó giám đốc kinh doanh chụi trách nhiệm điều hành:  Phòng tổng hợp.  Nghiên cứu thị trường, giao dịch với khách hàng, nắm bắt thị hiếu để đưa ra những điều chỉnh phù hợp.  Chụi trách nhiệm theo dõi đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, theo dõi đầu ra sản phẩm và bàn giao lại cho phòng kế toán.  Trực tiếp triển khai kế hoạch làm việc trong từng ngày, hàng tuần báo cáo kết quả lên Ban giám đốc về các công việc đã thực hiện, đang triển khai, những vấn đề tồn đọng và đề xuất hướng giải quyết.  Phòng kinh doanh.  Làm việc dưới sự điều hành, giám sát của phòng tổng hợp, có trách nhiệm báo cáo với phòng tổng hợp về các công việc đang thực hiện.  Khi nhận được đơn đặt hàng phải lên kế hoạch thực hiện bao gồm: xác nhận yêu cầu của khách hàng, khảo sát địa điểm thi công, xây lắp; soạn và gửi báo giá tới khách hàng; cung cấp nội dung cho phòng thiết kế; chuyển maquette cho khách duyệt; gửi hợp đồng cho khách hàng; theo dõi tiến độ thi công… và thường xuyên báo cáo tiến độ của hợp đồng cho phòng tổng hợp.  Phòng nhân sự: Quản lý nhân sự trong Công ty bao gồm  Giám sát hoạt động thực tiễn của các phòng ban, ổn định nhân sự cho từng vị trí (dự đoán tình hình nhân sự để có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời).  Chỉnh đốn đội ngũ nhân viên về tác phong làm việc và hiệu quả công việc.
  • 35. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 35 - QLKT 46B  Lễ tân.  Trực điện thoại, tiếp đón khách tới giao dịch với Công ty.  Viết đơn đặt hàng và thu tiền của đối tượng khách lẻ. 3.2.3. Phó giám đốc sản xuất chụi trách nhiệm điều hành:  Phòng thiết kế.  Chụi trách nhiệm thiết kế ý tưởng, hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng.  Cập nhật và lưu trữ các file dữ liêu phục vụ cho công việc.  Tuyệt đối không cung cấp tài liệu cho khách hàng khi chưa có sự đồng ý của cấp trên.  Kiểm tra kỹ lưỡng, cận thận nội dung file trước khi viết lệnh xuất file.  Viết đầy đủ các thông số trong bản in: kích thước, chất liệu, ghi rõ tiền công đối với thiết kế mới để bộ phận Lễ tân thu kih phí.  Phòng in.  Sắp xếp công việc hợp lý về thời gian.  Chịu trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm in.  Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo sự vận hành tốt và kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường để kịp thời xử lý.  Báo cáo với phòng tài chính về tình hình vật tư thực tế để phòng tài chính có kế hoạch mua vật tư.  Xưởng sản xuất.  Chịu trách nhiệm sản xuất, thi công, lắp dựng theo lệnh sản xuất.  Thường xuyên báo cáo tiến độ sản xuất, thi công và các vấn đề tồn đọng để có hướng giải quyết.
  • 36. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 36 - QLKT 46B 4. Tổng quan về các hoạt động của Công ty. 4.1. Hoạt động kinh doanh và Marketing. 4.1.1. Tình hình chung.  Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G đang hoạt động và sản xuất với các công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và lắp dựng các loại biển quảng cáo.  Các sản phẩm của Công ty đều là những sản phẩm có chất lượng cao, thoả mãn cả các yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.  Thế mạnh của Công ty là sản xuất, xây dựng và lắp ghép Pano ngoài trời bằng công nghệ hiện đại.  Đặc biệt, công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G là công ty đầu tiên tại Việt Nam sản xuất và lắp ghép biển cuốn Rollin và biển quay ba mặt với nhiều tính năng ưu việt.  Công ty đã ký kết hợp đồng với nhiều công ty lớn tại nhiều tỉnh thành phố trên cả nước (như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…) vì thế uy tín của Công ty trong ngành ngày càng được nâng cao. 4.1.2. Kế hoạch Marketing.  Đẩy mạnh việc giao dịch với các doanh nghiệp đã từng ký kết các hợp đồng với Công ty, dựa trên cơ sở uy tín và chất lượng của những sản phẩm đã từng làm.  Cần phát triển và mở rộng thị trường với các khách hàng mới là các công ty, doanh nghiệp chưa từng ký hợp đồng với Công ty thông qua việc giới thiệu các sản phẩm là thế mạnh và đồng thời cũng giới thiệu với khách hàng về thế mạnh của Công ty về công nghệ (với những
  • 37. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 37 - QLKT 46B công nghệ hiện đại hàng đầu trong ngành tại Việt Nam), minh chứng bằng các công trình, sản phẩm mà chúng ta đã thực hiện.  Đặc biệt nhấn mạnh tới biển quay ba mặt và biển cuốn Rollin với thế mạnh là Công ty có thể tự sản xuất các sản phẩm này trong nước mà không phải nhập khẩu từ nước ngoài, tức là Công ty sẽ có lợi thế về mặt giá cả và các dịch vụ sau bán hàng.  Nâng cao tính sáng tạo trong thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm mới lạ, độc đáo và ấn tượng thu hút được sự chú ý của các khách hàng tiềm năng.  Thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về Công ty và các sản phẩm, các công nghệ mới của Công ty lên trang web của Công ty để quảng bá tới khách hàng.  Đối với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng cần giới thiệu cụ thể, rõ ràng về sản phẩm và các đặc tính ưu việt của sản phẩm cũng như các điểm nổi bật trong dịch vụ sau bán hàng của Công ty.  Luôn hướng tới thị trường, nghiên cứu xu thế phát triển của thị trường để có sách lược và chiến lược kinh doanh phù hợp với sự thay đổi liên tục qua từng giờ, từng giờ của thị trường nói chung và của ngành quảng cáo nói riêng.  Tìm hiểu và nắm bắt tình hình của ngành nói chung cũng như tình hình của các đơn vị nổi bật trong ngành để có thể có cái nhìn tổng quát về cơ hội và thách thức đang đặt ra cho doanh nghiệp cũng như có biện pháp phát huy những thế mạnh và khắc phục những điểm yếu của Công ty.
  • 38. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 38 - QLKT 46B 4.2. Tình hình nhân sự của công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G. Do đặc điểm công việc và lĩnh vực kinh doanh của Công ty nên đội ngũ nhân sự của Công ty được chia làm hai khối rõ rãng là khối văn phòng và khối sản xuất. Thứ nhất, khối văn phòng bao gồm toàn bộ Ban lãnh đạo và toàn bộ các bhân viên tại các phòng ban trong Công ty.  Ban lãnh đạo gồm 04 người:  Giám đốc: Nguyễn Văn Phúng.  Phó giám đốc tài chính: Lê ánh Tuyết.  Phó giám đốc kinh doanh: Cao Ngọc Hải.  Phó giám đốc sản xuất: Nguyễn Văn Đông.  Phòng tài chính: 02 nhân viên.  Phòng kế toán: 02 nhân viên.  Phòng tổng hợp gồm trong đó:  Phòng kinh doanh: 04 nhân viên.  Phòng nhân sự: 02nhân viên.  Phòng lễ tân: 02 nhân viên.  Phòng thiết kế: 05 nhân viên. Thứ hai, khối công nhân sản xuất bao gồm toàn bộ những công nhân làm việc tại xưởng sản xuất và các công nhân thi công, lắp dựng các loại biển quảng cáo.  Phòng in: 05 công nhân.  Phòng sản xuất: 24 công nhân (bao gồm cả công nhân làm việc tại xưởng và công nhân thi công, lắp dựng).
  • 39. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 39 - QLKT 46B Chính vì thế, chính sách nhân sự của công ty cũng được chia làm các bộ phận khác nhau cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện làm việc của từng khối nhân sự. Song điểm nổi bật nhất trong chính sách nhân sự của công ty là đảm bảo đầy đủ các chế độ và điều kiện làm việc cho tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty không phân biệt là nhân viên văn phòng hay nhân viên sản xuất, điều mà hiện nay không phải doanh nghiệp, Công ty tư nhân nào cũng thực hiện đúng. Chính sách lương và thưởng hợp lý và công bằng đảm bảo khả năng phát triển của đội ngũ lao động cũng như tạo động lực cho lao động. Công ty luôn chú trọng tới việc làm sao tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên của mình đặc biệt là đối với những nhân viên sản xuất làm việc tại các điểm thi công của Công ty (ngoài trời). Bên cạnh đó thì vấn đề kỷ luật lao động cũng luôn được đề cao, có chính sách thưởng phạt rõ ràng đối với các nhân viên trong quá trình chấp hành kỷ luật lao động như đến muộn ba ngày liên tiếp bị phạt cảnh cáo, nghỉ ba ngày liên tiếp không có lý do chính đáng thì bị đuổi việc, không chấp hành các yêu cầu an toàn lao động khi làm việc (đối với nhân viên sản xuất) bị phạt cảnh cáo và trừ nửa ngày lương… Chính vì thế mà toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn yên tâm công tác, tinh thần tập thể trong Công ty luôn được phát huy tối đa. Bầu không khí làm việc trong Công ty luôn nghiêm túc và khẩn trưởng song lại không quá căng thẳng. Từ đó mà năng suất lao động được nâng cao và phát huy tối đa tính sáng tạo trong công việc của mỗi thành viên trong Công ty (đức tính hết sức cần thiết của người làm việc trong ngành quảng cáo).
  • 40. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 40 - QLKT 46B 4.3. Khái quát tình hình tài chính và quản lý tài chính của Công ty. Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh, đảm bảo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Công ty. Tài chính Công ty về cơ bản thực hiện được các chức năng của mình là huy dộng, đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh, đồng thời giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của Công ty. Song đôi khi chức năng huy động và đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa được kịp thời và đúng tiến độ, gây nên tình trạng chờ vốn, giảm hiệu quả của đồng vốn đầu tư. Quản lý tài chính tại Công ty về cơ bản là tốt song còn nhiều hạn chế nhất là trong khâu hoạch định tài chính Công ty và quản lý vốn luân chuyển. Công tác hoạch định tài chính tuy được tiến hành một cách có khoa học nhưng do trình độ của đội ngũ cán bộ chưa đảm bảo nên hiệu quả và tính chính xác, sát thực của kế hoạch tài chính còn chưa cao. Đối với việc quản lý tiền mặt, các khoản tương đương tiền và quản lý hàng tồn kho thì việc xác định đúng lượng tiền mặt, lượng hàng tồn kho là điều quan trọng, song dường như công việc này thường không được tiến hành một cách có hệ thống mà dựa vào kinh nghiệm của các nhà quản lý là chủ yếu, làm cho nó trở nên thiếu cơ sở khoa học, vì thế mà rất dễ mắc phải sai lầm. Tiếp theo là việc quản lý các khoản phải thu, mà đối với Công ty thì chủ yếu thông qua chính sách bán hàng tín dụng và chính sách thu hồi nợ. Do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt nên bán hàng tín dụng là không thể tránh khỏi và hiện nay thì chính sách bán hàng tín dụng của Công ty đang được mở rộng, đặc biệt là trong năm 2007, các khoản phải thu đã tăng đột biến so với năm 2006.
  • 41. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 41 - QLKT 46B II.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI P&G. 1. Phân tích tài chính của Công ty. 1.1. Phân tích khái quát hoạt động tài chính. 1.1.1. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, Công ty cần có hai loại tài sản là tài sản cố định và tài sản lưu động. Hai loại tài sản này tương ứng được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn dài hạn trước hết được dùng để tài trợ cho tài sản cố định, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động. Bảng 1: Vốn lưu động thường xuyên (VLĐTX) và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (NCVLĐTX). Đơn vị tính: VNĐ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 VLĐTX 765,336,879 750,812,059 564,534,702 813,827,398 922,853,835 NCVLĐTX 413,821,041 316,455,670 187,699,562 185,115,270 104,615,105 Vốn bằng tiền 351,515,838 434,356,389 376,835,140 628,712,128 818,238,730 Để đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh và sự lành mạnh về tài chính của Công ty chúng ta sẽ xem xét tới hai chỉ tiêu là vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Nhìn vào bảng 1, ta thấy rằng Vốn lưu động của Công ty luôn dương (nguồn vốn dài hạn > tài sản cố định hay tài sản lưu động > nguồn vốn ngắn hạn), chứng tỏ rằng tài sản cố định của Công ty được tài trợ bằng một nguồn vốn ổn định và vững chắc, còn tài sản lưu động đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty. Như
  • 42. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 42 - QLKT 46B vậy, tình hình tài chính của Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G là hoàn toàn lành mạnh. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty luôn lớn hơn 0 (tồn kho+ các khoản phải thu > nợ ngắn hạn), chứng tỏ rằng phần nguồn vốn ngắn hạn mà Công ty huy động được từ bên ngoài không đủ để tài trợ cho phần tài sản ngắn hạn của mình (tồn kho + các khoản phải thu) nên Công ty phải dùng thêm một phần nguồn vốn dài hạn của mình để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Điều này có nghĩa là: Thứ nhất, chính sách bán hàng tín dụng của Công ty là khá rộng rãi, đây là điều hợp lý để tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm của Công ty trong điều kiện mà thị trường ngành thiết kế, lắp dựng và kinh doanh thiết bị quảng cáo có tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Song Công ty cũng cần phải xem xét lại để có một chính sách tín dụng hợp lý vừa đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm song đồng thời cũng giảm thiều rủi ro trong bán hàng tín dụng. Thứ hai, số lượng hàng hoá và nguyên vật liệu tồn kho là quá nhiều, Công ty cần phải cân nhắc lại lượng tồn kho hợp lý nhằm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ hàng tồn kho. 1.1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Ta sẽ đi phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G một số năm từ 2004 đến 2007 th”ng qua bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn. Theo bảng số 2, thấy rằng năm 2004, nguồn vốn và sử dụng vốn đã tăng 586,197,368VNĐ, tức là tăng 14.64% so với năm 2003. Trong đó, sử dụng vốn tăng chủ yếu nằm trong tiền gửi ngân hàng ( chiếm 22.53%), nguyên vật liệu tồn kho (20.64%) và hàng hoá tồn kho (20.41%).
  • 43. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 43 - QLKT 46B Bảng 2: Nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2004 và 2005 ( Nguồn: Phòng kế toán Công ty P&G) Chỉ tiêu 2004-2003 2005-2004 Ssử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) 1. Tiền mặt 49,208,491 8.39 68,969,276 11.66 2. Tiền gửi ngân hàng 132,049,042 22.53 126,490,525 21.38 3. Phải thu khách hàng 209,341,121 35.71 72,067,860 12.18 4. Trả trước cho người bán 81,207,219 13.85 136,421,587 23.05 5. Các khoản phải thu khác 9,024,552 1.53 6. Nguyên vật liệu tồn kho 120,995,469 20.64 9,883,102 1.67 7. Công cụ, dụng cụ trong kho 1,208,892 0.21 239,730 0.04 7. Chi phí SXKD dở dang 226,543,215 38.28 8. Thành phẩm tồn kho 71,620,189 12.22 122,361,966 20.68 9. Hàng hoá tồn kho 119,625,539 20.41 49,428,043 8.35 10. Tài sản cố định hữu hình 59,491,018 10.15 261,374,882 44.17 11. Vay và nợ ngắn hạn 275,123,534 46.93 24,798,073 4.19 12. Thuế và các khoản phải nộp NSNN 7,558,024 1.29 800,880 0.14 13. Lợi nhuận chưa phân phối 44,966,198 7.67 75,097,525 12.69 Tổng 586,197,368 100.00 586,197,368 100.00 591,750,608 100.00 591,750,608 100.00
  • 44. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 44 - QLKT 46B Như vậy, các nhà quản lý tài chính Công ty cần phải cân nhắc lại xem có nên tăng tiền gửi trong các tài khoản tại ngân hàng hay không? Việc tăng tích luỹ nguyên vật liệu tại kho có cần tăng nhiều như vậy không? Và phải tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm để giảm lượng hàng hoá tồn lại trong kho. Và nguồn vốn của Công ty tăng lên chủ yếu là do tăng nguồn vay và nợ ngắn hạn (46.93%), Công ty có thể huy động được nguồn vốn ngắn hạn nhiều như vậy chứng tỏ kết quả kinh doanh và uy tín của Công ty đã thuyết phục được các nhà đầu tư vốn, song khi tăng thêm một lượng vốn vay ngắn hạn như vậy Công ty cần chú ý xem xét tới các hệ số về khả năng thanh toán của mình để đảm bảo cho sự lành mạnh về tài chính. Năm 2005, sử dụng vốn và nguồn vốn của Công ty tăng 591,750,608VNĐ, khoảng 13.66% so với năm 2004. Trong đó, sử vốn tăng chủ yếu là do sự gia tăng của tài sản cố định ( chiếm 44.17%), việc đầu tư cho tài sản cố định là hoàn toàn hợp lý, song Công ty cần phải cân nhắc để đảm bảo rằng các nguồn tài trợ cho tăng tài sản cố định là vững chắc (bằng các nguồn vốn dài hạn) và đảm bảo sự cân bằng trong cơ cấu nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn tăng lên phần nhiều là do sự tăng lên của khoản trả trước cho người bán (23.05%) và sự giảm xuống của số tiền mặt mà Công ty để tại quỹ (21.38%). Sở dĩ Công ty có sự điều chỉnh giảm số tiền mặt tại quỹ của Công ty nhiều như vậy là do tại kỳ trước lượng tiền mặt tại quỹ Công ty chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản (khoảng 10.03%), như thế thì chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt là quá lớn cần có sự điều chỉnh giảm tới một lượng hợp lý. Bảng số liệu tiếp theo (bảng 3) thể hiện diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty trong hai năm tiếp theo là 2006 và 2007.
  • 45. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 45 - QLKT 46B Bảng 3: Nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2006 và 2007 ( Nguồn: Phòng kế toán Công ty P&G) Chỉ tiêu 2006 2007 Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) 1. Tiền mặt 55,152,624 10.14 58,384,989 8.96 2. Tiền gửi ngân hàng 196,724,364 36.18 131,141,613 20.13 1. Phải thu khách hàng 99,230,790 18.25 180,246,338 27.67 2. Trả trước cho người bán 56,214,325 8.63 5. Các khoản phải thu khác 9,024,552 1.66 2. Nguyên vật liệu tồn kho 71,097,318 13.07 221,208,441 33.96 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 20,615,068 3.79 3,993,924 0.61 4. Chi phí SXKD dở dang 47,713,203 8.77 274,256,418 42.10 5. Thành phẩm tồn kho 168,942,059 31.07 56,134,738 8.62 6. Hàng hoá tồn kho 54,632,909 10.05 25 1. Tài sản cố định hữu hình 161,146,580 29.63 215,062 0.03 1. Vay và nợ ngắn hạn 112,205,991 20.63 212,004,170 32.54 5. Thuế và các khoản phải nộp NSNN 2,928,880 0.54 232,108 0.04 6. Lợi nhuận chưa phân phối 88,146,116 16.21 108,811,375 16.70 Tổng 543,780,227 100.00 543,780,227 100.00 651,421,763 100.00 651,421,763 100.00
  • 46. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 46 - QLKT 46B Năm 2006, tuy rằng nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty vẫn tăng 543,780,227VNĐ, khoảng 12.41% so với năm 2005 nhưng tốc độ tăng này lại giảm 1.25% so với tốc độ tăng của năm 2005 so với năm 2004. Trong năm 2006, sử dụng vốn của Công ty tăng chủ yếu là do tăng tiền gửi ngân hàng (36.18%) và tăng hàng tồn kho (31.07%). Nếu sự gia tăng là cần thiết theo tình hình thị trường thì có thể chấp nhận được, song nếu nó là một sự gia tăng không có tính toán thì chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt và tồn kho sẽ tăng lên một cách đáng kể. Các nhà quản lý tài chính của Công ty cần nhanh chóng xem xét lại tính hợp lý của tỷ lệ tiền mặt và tỷ lệ hàng tồn kho trong tổng tài sản của mình. Năm 2007, nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G đã tăng lên 14.21% so với năm 2006 (651,421,763VNĐ), đây là tốc độ tăng nguồn vốn và sử dụng vốn lớn nhất trong 4 năm từ năm 2004 đến năm 2007. Trong đó, sự tăng lên của sử dụng vốn chủ yếu là tài trợ thêm cho nguyên vật liệu tồn kho (chiếm khoảng 33.96%), điều này có thể là để hạn chế tác động của cơn sốt tăng giá hàng hoá trong nước liên tục trong thời gian qua. Nhưng các nhà quản lý tài chính cũng cần phải cẩn thận để xác định đúng lượng tồn nguyên liệu hợp lý để vừa hạn chế các tác động của việc tăng giá nguyên vật liệu lên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty song cũng vừa đảm bảo không đẩy chi phí cơ hội của việc nắm giữ nguyên vật liệu tồn kho lên quá cao, có thể làm tăng giá thành sản phẩm. Tiếp theo là tình hình nguồn vốn của Công ty năm 2007 cũng có nhiều thay đổi. Sự gia tăng lượng vốn vay ngắn hạn ngân hàng (212,004,170VNĐ) so với năm 2006 là nguyên nhân chính dẫn tới việc gia tăng nguồn vốn của Công ty (sự gia tăng của vay ngắn hạn chiếm 32.54% trong tổng lượng vốn gia tăng), đồng thời chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm xuống đáng kể so với năm 2006 ( giảm 274,256,418VNĐ) cũng là một nguyên
  • 47. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 47 - QLKT 46B nhân lớn dẫn tới việc nguồn vốn của Công ty tăng lên so với năm 2006 (chiếm 42.1% trong tổng lượng nguồn vốn gia tăng). Sau khi phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G qua 4 năm liên tục từ 2004 đến 2007, chúng ta có thể thấy được tình hình tổng quan trong việc sử dụng vốn và nguồn vốn của Công ty. Nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty tăng liên tục qua các năm, song tốc độ tăng lại khá khiêm tốn, đặc biệt là Công ty lại sản xuất kinh doanh trong một ngành đang có tốc độ phát triển nhanh như ngành thiết kế, xây lắp và cung cấp các thiết bị quảng cáo. Và sự gia tăng của nguồn vốn và sử dụng vốn lại chủ yếu là do tăng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tồn kho, điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh nếu như các nhà quản lý tài chính không có biện pháp xác định chính xác các khoản mục này. 1.1.3. Phân tích kết cầu tài sản và nguồn vốn của Công ty. Chúng ta sẽ phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty thông qua việc phân tích bảng số liệu số 4 và số 5 sau: Đầu tiên là về tài sản, tỷ trọng tài sản lưu động chiếm trung bình là khoảng 43.8% so với tổng tài sản, song riêng năm 2005 thì tỷ lệ tài sản lưu động chỉ là 38.14%. Để xem xét tính hợp lý của cơ cấu này cần xem xét tới tỷ lệ tài sản lưu động trung bình của các Công ty và doanh nghiệp trong ngành. Trong tài sản lưu động thì phần tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn ( trung bình là khoảng 24.17% so với tổng tài sản). Điều này có nghĩa là sự gia tăng của tài sản lưu động qua các năm chủ yếu là do sự tăng lên của hàng tồn kho, nhưng qua các năm thì tỷ lệ này cũng đang ngày càng giảm xuống. Năm 2004, hàng tồn kho tăng 41.72% so với năm 2003 và năm 2006 tăng 19.89% so với năm 2005 và đến năm 2007 thì hàng tồn kho đã giảm xuống đôi chút so với năm 2006 (giảm 7.9%).
  • 48. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 48 - QLKT 46B Bảng 4: Kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2003, 2004 và 2005 (Nguồn: phòng kế toán Công ty P&G). Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 1,614,904,317 40.33 1,883,061,055 43.47 1,671,184,745 38.14 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 351,515,838 8.78 434,356,389 10.03 376,835,140 8.60 1. Tiền mặt 181,564,856 4.53 132,356,365 3.06 201,325,641 4.60 2. Tiền gửi ngân hàng 169,950,982 4.24 302,000,024 6.97 175,509,499 4.01 II. Các khoản phải thu 512,086,724 12.79 383,952,822 8.86 184,487,927 4.21 1. Phải thu khách hàng 456,872,356 11.41 247,531,235 5.71 175,463,375 4.00 2. Trả trước cho người bán 55,214,368 1.38 136,421,587 3.15 0.00 3. Các khoản phải thu khác 9,024,552 0.21 III. Hàng tồn kho 751,301,755 18.76 1,064,751,844 24.58 1,109,861,678 25.33 1. Nguyên vật liệu tồn kho 195,463,256 4.88 316,458,725 7.31 306,575,623 7.00 2. Công cụ, dụng cụ trong kho 29,425,631 0.73 30,634,523 0.71 30,874,253 0.70 3. Chi phí SXKD dở dang 0.00 0.00 226,543,215 5.17 4. Thành phẩm tồn kho 294,256,042 7.35 365,876,231 8.45 243,514,265 5.56
  • 49. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 49 - QLKT 46B 5. Hàng hoá tồn kho 232,156,826 5.80 351,782,365 8.12 302,354,322 6.90 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 2,389,142,857 59.67 2,448,633,875 56.53 2,710,008,757 61.86 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4,004,047,174 100.00 4,331,694,930 100.00 4,381,193,502 100.00 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 849,567,438 21.22 1,132,248,996 26.14 1,106,650,043 25.26 1. Vay và nợ ngắn hạn 850,000,000 21.23 1,125,123,534 25.97 1,100,325,461 25.11 2. Thuế và các khoản phải nộp NSNN -432,562 -0.01 7,125,462 0.16 6,324,582 0.14 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 3,154,479,736 78.78 3,199,445,934 73.86 3,274,543,459 74.74 I. Nguồn vốn – quỹ 3,154,479,736 78.78 3,199,445,934 73.86 3,274,543,459 74.74 1. Nguồn vốn chủ sở hữu 2,500,000,000 62.44 2,500,000,000 57.71 2,500,000,000 57.06 2. Lợi nhuận chưa phân phối 654,479,736 16.35 699,445,934 16.15 774,543,459 17.68 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4,004,047,174 100.00 4,331,694,930 100.00 4,381,193,502 100.00
  • 50. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 50 - QLKT 46B Bảng 5: Kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2006 và 2007 (Nguồn: phòng kế toán Công ty P&G). Chỉ tiêu 2006 2007 Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 2,035,612,312 44.40 2,356,410,811 48.04 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 628,712,128 13.71 818,238,730 16.68 1. Tiền mặt 256,478,265 5.59 314,863,254 6.42 2. Tiền gửi ngân hàng 372,233,863 8.12 503,375,476 10.26 II. Các khoản phải thu 76,232,585 1.66 312,693,248 6.37 1. Phải thu khách hàng 76,232,585 1.66 256,478,923 5.23 2. Trả trước cho người bán 56,214,325 1.15 3. Các khoản phải thu khác III. Hàng tồn kho 1,330,667,599 29.03 1,225,478,833 24.98 1. Nguyên vật liệu tồn kho 235,478,305 5.14 456,686,746 9.31 2. Công cụ, dụng cụ trong kho 51,489,321 1.12 55,483,245 1.13 3. Chi phí SXKD dở dang 274,256,418 5.98 0.00 4. Thành phẩm tồn kho 412,456,324 9.00 356,321,586 7.26 5. Hàng hoá tồn kho 356,987,231 7.79 356,987,256 7.28 B. Tài sản cố định và đầu t dài hạn 2,548,862,177 55.60 2,548,647,115 51.96
  • 51. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 51 - QLKT 46B TỔNG CỘNG TÀI S ẢN 4,584,474,489 100.00 4,905,057,926 100.00 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 1,221,784,914 26.65 1,433,556,976 29.23 I. Nợ ngắn hạn 1,221,784,914 26.65 1,433,556,976 29.23 1. Vay và nợ ngắn hạn 1,212,531,452 26.45 1,424,535,622 29.04 2. Thuế và các khoản phải nộp NSNN 9,253,462 0.20 9,021,354 0.18 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 3,362,689,575 73.35 3,471,500,950 70.77 I. Nguồn vốn – quỹ 3,362,689,575 73.35 3,471,500,950 70.77 1. Nguồn vốn chủ sở hữu 2,500,000,000 54.53 2,500,000,000 50.97 6. Lợi nhuận cha phân phối 862,689,575 18.82 971,500,950 19.81 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4,584,474,489 100.00 4,905,057,926 100.00
  • 52. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 52 - QLKT 46B Các khoản phải thu của Công ty trung bình chiếm khoảng 8.06% so với tổng tài sản song tỷ lệ này có xu hướng ngày càng giảm xuống. Từ 12.79% năm 2003 xuống còn 1.66% năm 2006, nhưng năm 2007 thì tỷ lệ này lại tăng lên 6.3% chứng tỏ Công ty lại đang có chủ chương mở rộng chính sách bán hàng tín dụng của mình. Các nhà quản lý tài chính của Công ty phải hết sức thận trọng trong việc mở rộng chính sách tín dụng cũng như tăng hàng tồn kho vì chúng có hàm chứa nhiều yếu tố rủi ro quyết định đến tính cạnh tranh của sản phẩm của c”ng ty trên thị trường. Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét đến kết cấu nguồn vốn của Công ty. Phần nguồn vốn chủ sở hữu trung bình chiếm khoảng 74% và đang có xu hướng ngày càng giảm xuống, năm 2003 là 78.78% nhưng đến năm 2007 chỉ còn là 70.77%. Sự giảm sút này không phải là do lượng vốn chủ sở hữu giảm xuống mà là do tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty đang tăng lên từng năm trong khi đó thì phần vốn chủ sở hữu hoàn toàn không tăng. Mặc dù có xu hướng giảm xuống song nó vẫn luôn là nguồn vốn kinh doanh quan trọng và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Lượng vốn vay ngắn hạn đang tăng lên qua từng năm để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Công ty, từ 21.23% năm 2003 lên 29.04% năm 2007 và trung bình chiếm khoảng 25.56% so với tổng lượng vốn kinh doanh của Công ty. Đồng thời với đó là sự gia tăng ổn định của tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty, tăng từ 16.35% năm 2003 lên 17.68% năm 2005, đến năm 2007 là 19.81% và mức trung bình cho 5 năm từ 2003 đến 2007 là 17.76%
  • 53. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 53 - QLKT 46B Điều này là phù hợp với cơ cấu vốn mục tiêu của Công ty và đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra. 1.1.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng. Đầu tiên, ta sẽ xem xét tỷ trọng của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh của các năm 2003 đến 2007 thông qua bảng số 6 và bảng số 7
  • 54. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: PGS.TS Lª ThÞ Anh V©n NguyÔn ThÞ H÷u - 54 - QLKT 46B Bảng 6: Các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo KQKD năm 2003, 2004 và 2005 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty P&G) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) Lượng (VNĐ) Tỷ trọng (%) 1. Doanh thu thuần 48,479,980,468 100.00 50,319,851,349 100.00 52,334,017,486 100.00 2. Giá vốn hàng bán 36,413,313,330 75.11 37,649,312,779 74.82 39,454,615,783 75.39 3. Lợi nhuận gộp 12,066,667,139 24.89 12,670,538,570 25.18 12,879,401,703 24.61 4. Chi phí bán hàng 7,811,438,183 16.11 8,419,675,810 16.73 8,733,687,361 16.69 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,347,759,221 6.91 3,274,318,371 6.51 3,068,592,857 5.86 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 907,469,734 1.87 976,544,389 1.94 1,077,121,486 2.06 7. Thu nhập hoạt độnh tài chính 5,475,622 0.01 7,854,416 0.02 11,545,682 0.02 8. Chi phí hoạt động tài chính 3,945,722 0.01 5,297,165 0.01 7,254,665 0.01 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 1,529,900 0.00 2,557,251 0.01 4,291,017 0.01 10. Các khoản thu nhập bất thường 0.00 2,534,452 0.01 0.00 11. Chi phí bất thường 0.00 0.00 2,924,335 0.01 12. Lợi nhuận bất thường 0.00 2,534,452 0.01 -2,924,335 -0.01 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 908,999,634 1.88 971,452,686 1.93 1,075,754,804 2.06 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 254,519,897 0.53 272,006,752 0.54 301,211,345 0.58 15. Lợi nhuận sau thuế 654,479,736 1.35 699,445,934 1.39 774,543,459 1.48