SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 10
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN TỆ
1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ
Trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng, tài chính tiền tệ là điều kiện tiền đề của mọi hoạt động
trong đời sống kinh tế xã hội. Nó trực tiếp chi phối đến các hoạt động khác từ sản xuất đời sống đến
quản lý nhà nước. Để tài chính tiền tệ tác động đến các hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội theo
mục tiêu và bản chất của chế độ, đòi hỏi nhà nước, trong thực hiện chức năng tổ chức và quản lý mọi
hoạt động của xã hội cần chủ động tác động vào tài chính cũng như sử dụng tài chính là công cụ để
quản lý xã hội. Đó là đòi hỏi khách quan của bất kỳ chế độ xã hội nào, đặc biệt là trong điều kiện đổi
mới ở nước ta. Vai trò quản lý nhà nước đối với tài chính tiền tệ là một tất yếu khách quan được thể
hiện qua hai khía cạnh:
a) Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của tài chính tiền tệ đối với mọi hoạt động trong đời sống kinh tế
xã hội
Tài chính tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Nó tác động và chi phối mọi mặt hoạt
động trong xã hội, quan hệ tài chính tiền tệ, thuộc phạm trù quan hệ sản xuất, thể hiện bản chất của
Nhà nước, của chế độ và phục vụ nhà nước. Do vây, đòi hỏi nhà nước phải trực tiếp can thiệp, chi phối
các quan hệ tài chính tiền tệ nhằm làm cho các quan hệ tài chính trong nền kinh tế: một mặt được thực
hiện theo yêu cầu của quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ và tín dụng ngân hàng… phù hợp với
điều kiện của đất nước; mặt khác phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước trong
từng thời kỳ. Đó là yêu cầu mang tính khách quan xuất phát từ chức năng nhiệm vụ quản lý của Nhà
nước.
b) Thứ hai, xuất phát từ vai trò tài chính của Nhà nước
Điều này được thể hiện: Nhà nước sử dụng tài chính tiền tệ là công cụ quan trọng trong quản lý xã hội
nói chung và quản lý nền kinh tế nói riêng.
Nhà nước là người tổ chức và quản lý mọi hoạt động của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Một trong
những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước là tài chính tiền tệ. Vai trò to lớn
của Nhà nước về tài chính tiền tệ được thể hiện qua các điếm sau:
- Một là: Nhà nước định ra các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định về tài chính, chính sách về ngân
sách, về thuế, về tín dụng, tiền tệ…. Các luật, chính sách này không những bắt buộc các doanh nghiệp
và dân cư phải tuân thủ, phải theo, mà còn tạo điều kiện, môi trường để các doanh nghiệp hoạt động.
- Hai là: Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp quan trọng của mình, các khu vực công cộng,
các kết cấu hạ tầng. Những nguồn tài chính to lớn đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, không chỉ tạo
môi trường, hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, mà còn tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại
cho các ngành mới, khu vực mới, có tầm quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Ba là: Nhà nước cũng là nguồn cung ứng các nguồn vốn cho đất nước, Nhà nước là người quyết định
phát hành tiền tệ, kiểm soát các hoạt động tín dụng và phân phối tín dụng. Trong điều kiện kinh tế thị
trường, hoạt động của các doanh nghiệp không thể thiếu nguồn vốn tín dụng, không thể không chịu tác
động của lưu thông tiền tệ, của sự cung ứng tài chính của Nhà nước. Ngoài ra, Nhà nước còn trợ giá, bù
lỗ, quy định giá…
- Bốn là: Nhà nước chi tiêu bằng vốn ngân sách sẽ trở thành là người mua hàng lớn nhất của đất nước.
Những khoản chi của ngân sách nhà nước tạo thành một sức mạnh bằng tiền to lớn và đòi hỏi những
hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phức tạp tạo ra thị trường to lớn cho việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của các
doanh nghiệp. Trong bất cứ hình thái xã hội nào, sức mua do chi tiêu ngân sách nhà nước tạo ra là sức
mua lớn nhất trên thị trường và đó là lực lượng tiêu thụ lớn nhất.
- Năm là: Nhà nước với tư cách là người có quyền lực, thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát tài chính đối
với các hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó có hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Những việc
kinh doanh phạm pháp, bê bối về tài chính của các doanh nghiệp được nhà nước xử lý theo pháp luật,
bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt động theo yêu cầu của nền kinh tế và đời sống của nhân dân.
Các vấn đề tài chính trên tầm vĩ mô đó chỉ có Nhà nước mới có khả năng chi phối, tác động đến mọi
hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Qua đó, Nhà nước vừa bắt buộc vừa tạo điều kiện cho các hoạt
động trong nền kinh tế phát triển.
Từ những vấn đề trên có thể khẳng định rằng, trong bất kỳ xã hội nào, đặc biệt là nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta: Nhà nước quản lý tài chính tiền tệ là tất
yếu khách quan, đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta.
2. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý Nhà nước về tài chính tiền tệ

                                                                                                       1
a) Quản lý Nhà nước đối với tài chính tiền tệ là quá trình tác động của NN vào các quan hệ tài chính
tiền tệ nhằm hướng nó tác động vào các hoạt động trong đời sống xã hội theo hướng phục vụ mục tiêu,
chiến lược, kế hoạch phát triển đất nước nói chung và kinh tế xã hội nói riêng mà NN đặt ra trong từng
thời kỳ. Quản lý NN về tài chính tiền tệ đồng thời là quá trình sử dụng tài chính, tiền tệ như là công cụ
để quản lý và điều hành nền kinh tế, hướng các quan hệ kinh tế, các hoạt động kinh tế thực hiện, phát
triển theo ý đồ của Nhà nước
Trên bình diện tổng thể, tài chính phải bảo đảm đạt được các mục tiêu bao quát của kinh tế thị trường
là: Bảo đảm sự phát triển ổn định về kinh tế xã hội, làm cho nền kinh tế phát huy được hiệu quả cao và
bảo đảm sự phân phối công bằng trong các khâu, quá trình và lĩnh vực theo đường lối của Đảng và Nhà
nước
b) Thực hiện đường lối đổi mới mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, từ bản chất của Nhà nước ta (nhà
nước của dân, do dân và vì dân), mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu của quản lý NN về tài chính tiền tệ được
thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:
- Một là: xây dựng, hình thành một hệ thống cơ chế mới, quản lý vĩ mô nền kinh tế, kích thích, thúc
đẩy mọi tổ chức, cá nhân đầu tư và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, thúc đẩy thực hiện các mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
- Hai là: Hình thành và bảo đảm các cân đối chủ yếu, tỷ lệ phát triển nền kinh tế, phân phối hợp lý quan
hệ tích luỹ, tiêu dùng, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý cho sự phát triển trong
từng giai đoạn và sự phát triển lâu dài.
- Ba là: Thúc đẩy sự phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò sở hữu về tư liệu sản
xuất chủ yếu: doanh nghiệp nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
- Bốn là: Định hướng hoạt động và phát triển các thành phần kinh tế khác và nhân dân bằng chính sách
tài chính cởi mở, khuyến khích, công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi
- Năm là: Khai thác triệt để mọi nguồn vốn, kỹ thuật lao động, thị trường cho phát triển kinh tế- xã hội.
- Sáu là: Mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế với nước ngoài, hoà nhập kinh tế với khu vực và thế giới, vì
mục đích lợi ích cho đất nước
- Bảy là: Khai thác, nuôi dưỡng, tạo lập và phát triển các nguồn thu của ngân sách nhà nước, thực hiện
chính sách động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước; quản lý chặt chẽ các nguồn chi ngân
sách nhà nước, bảo đảm nguồn vốn cho phát triển kinh tế và thực hiện các chức năng khác của nhà
nước.
- Tám là: Bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước
- Chín là: Bảo đảm ổn định thị trường, giá cả, ổn định giá trị đồng tiền, làm cơ sở cho ổn định và phát
triển kinh tế
- Mười là: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm chính sách tài chính- tiền tệ nhất quán, giữ vững
trật tự kỷ cương về kinh tế, tài chính, xã hội
c) Với mục tiêu nhiệm vụ trên, quản lý NN về tài chính tiền tệ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay
được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Nhà nước quản lý tài chính và lưu thông tiền tệ thống nhất trong cả nước trên cơ sở phân công phân
cấp hợp lý cho các ngành các địa phương. NN quy định thống nhất về chế độ tài chính và lưu thông
tiền tệ tín dụng ngân hàng; thống nhất về công tác kế hoạch hoá ngân sách nhà nước. Việc phân công
phân cấp cho các ngành, các địa phương là việc phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thu chi ngân
sách thống nhất của Nhà nước. Phát huy triệt kể vai trò tự chủ về tài chính của cơ sở. Chính sách tài
chính thống nhất lấy phục vụ sản xuất làm cơ sở.
- Nhà nước quản lý và điều hành ngân sách nhà nước và lưu thông tiền tệ theo nguyên tắc tập trung
thống nhất. Bảo đảm quyền quyết định tập trung vào Quốc hội và sự điều hành của Chính phủ. Đề cao
trách nhiệm của các cấp trên cơ sở lợi ích quốc gia.
- Phấn đấu cân bằng ngân sách tích cực, không in tiền để bù vào bội chi ngân sách, chi thường xuyên
của ngân sách nhà nước không được vượt quá tổng số thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế.
Bội thu (nếu có) được đầu tư để phát triển.
- Tài chính nhà nước giữ vai trò tự chủ đạo trong hệ thống tài chính
- Thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính đối với các doanh nghiệp. Xoá bỏ mọi sự bù lỗ từ ngân sách
nhà nước.
Với những điều kiện trên, quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ nhằm bảo đảm cân đối ngân sách vững
chắc, ổn định tiền tệ, kìm hãm lạm phát, tạo điều kiện tài chính bền vững cho quá trình hội nhập vào
khu vực.

                                                                                                         2
3. Yêu cầu quản lý Nhà nước về tài chính tiền tệ
a) Phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước, xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta, quản lý nhà
nước về tài chính tiền tệ cần đáp ứng một số yêu cầu chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất: giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích: lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích người lao
động, theo hướng: với sự quan tâm đến lợi ích vật chất đạt được, mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…
tự giác thực hiện cơ chế quản lý kinh tế nói chung và cơ chế tài chính nói riêng của Nhà nước
- Thứ hai: giải quyết hài hoà quan hệ giữa trước mắt và lâu dài theo hướng: có sự chuẩn bị lâu dài với
xu thế vận động của nền văn minh nhân loại, của khu vực và quá trình đổi mới của đất nước trên cơ sở
không ngừng cải thiện đời sống trước mắt của nhân dân, không lãng phí
- Thứ ba: giải quyết hài hoá quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng với phương châm “tiêu dùng trong cái
làm ra”. Ở đây đòi hỏi tiêu dùng phải trên cơ sở phát triển sản xuất. Đời sống chỉ có thể được nâng cao
trên cơ sở nâng cao tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
b) Với tiến trình đổi mới của nền kinh tế hiện nay, trong quản lý nhà nước đối với tài chính tiền tệ, cần
giải quyết một số vấn đề chủ yếu:
- Tài chính phải tham gia giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và thị trường với phương châm: tài
chính tiền tệ tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải lấy thị trường làm cơ sở. Chỉ đầu
tư vào những lĩnh vực, ngành, sản phẩm có thị trường nhằm hạn chế rủi ro.
- Tài chính tiền tệ góp phần giải quyết việc rút ngắn dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn,
miền xuôi với miền ngược, cũng như hạn chế những khuyết tật mà nền kinh tế thị trường tạo nên.
- Thúc đẩy quá trình đô thị hoá đất nước và thị trường hoá nền kinh tế trên cơ sở dành tỷ lệ tài chính
thoả đáng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội.
- Bảo đảm đầy đủ nguồn tài chính để giải quyết những nhiệm vụ trọng yếu của Nhà nước trong từng
thời kỳ
- Bảo đảm cân đối tài chính tích cực, hàng năm có phần bổ sung dự trữ cũng như thanh toán dần nợ
đến hạn.
Giải quyết tốt những vấn đề trên là đòi hỏi và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quản lý nhà nước
về tài chính tiền tệ cũng như chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
III. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
1. Quản lý và điều hành ngân sách nhà nước
NSNN là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN là tiềm
lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của nhà nước. Quản lý và điều hành NSNN có tác dụng chi
phối trực tiếp đến các hoạt động tài chính khác trong nền kinh tế quốc dân.
NSNN được quản lý và điều hành theo Luật NSNN được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày
30/3/1996. Theo đó, những nội dung chủ yếu về quản lý và điều hành ngân sách nhà nước bao gồm:
- Thứ nhất: NSNN được quản lý và điều hành theo chế độ kế hoạch hoá thống nhất từ trung ương đến
cơ sở. Mọi sự thu chi của NSNN đều được thể hiện qua kế hoạch thống nhất từ trung ương đến cơ sở.
Kế hoạch ngân sách do Quốc hội thông qua hàng năm.
- Thứ hai: Thực hiện phân cấp quản lý NSNN phù hợp với sự phân cấp hành chính: cấp trung ương;
cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương); cấp huyện (quận); cấp xã (phường).
Tuy nhiên, việc phân công, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là phân công phân cấp thực hiện
nhiệm vụ kế hoạch thu chi ngân sách cho các cấp trên cơ sở chế độ thống nhất, kế hoạch thống nhất.
Cần thấy rõ phân công phân cấp, không phải là phân chia ngân sách.
- Thứ ba: Quản lý thuế, nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
+ Một là: Tiếp tục cải cách và hoàn thiện các sắc luật về thuế theo các tiêu chuẩn cơ bản và hướng
chính sau:
- Hệ thống thuế phải bao quát hết các nguồn thu và tăng thu
- Xác định và lựa chọn đúng mục tiêu của thuế: Mục tiêu của thuế chủ yếu chủ yếu là kích thích, điều
tiết kinh tế và tăng thu cho ngân sách nhà nước; không nên đặt ra cho thuế phải thực hiện một lúc nhiều
mục tiêu liên quan đến chính sách xã hội.
- Thực hiện chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư
- Đơn giản hoá chính sách thuế: đơn giản cả về mặt thuế suất, thủ tục; dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm
tra, dễ được đông đảo người nộp thuế chấp nhận.
- Chính sách thuế phải có tác dụng tích cực trong phân phối thu nhập, điều tiết thu nhập của các doanh
nghiệp và cá nhân một cách hợp lý, tạo sự công bằng xã hội.


                                                                                                        3
- Chính sách thuế phải đảm bảo ổn định trong một thời gian dài, tạo khả năng có thể dự đoán được;
tránh tình trạng thay đổi quá nhiều, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Chính sách thuế phải tạo ra điều kiện cho khả năng có thể kiểm soát được; kiểm soát của người nộp
thuế, người thu thuế và cơ quan quản lý thuế.
- Thu hẹp phạm vi miễn giảm thuế, tập trung vào các yêu cầu cơ bản của chính sách kinh tế, nhằm thực
hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
- Nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế. Áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng
phạt trong thuế, loại bỏ các khoản thuế không có hiệu quả do chi phí để thu thuế lớn hơn cả số tiền thuế
thu được
+ Hai là: Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên trong mọi tổ chức và dân cư về các luật thuế
và các văn bản dưới luật để họ hiểu rõ, nhận thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế và tổ chức
thực hiện tốt. Tạo điều kiện cho nhân dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra về thuế
+ Ba là: Tổ chức chỉ đạo công tác kê khai, đăng ký, xét duyệt đăng ký sản xuất kinh doanh làm cơ sở,
căn cứ pháp lý để thu thuế
+ Bốn là: Lập sổ thuế cho từng doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh tại xã phường, thị trấn. Sổ thuế
được lập và sử dụng trong nhiều năm; hàng năm nếu có thay đổi về chính sách thuế, căn cứ tính thuế,
thì các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh phải kê khai để điều chỉnh lại.
+ Năm là: Chỉ đạo tổ chức thu thuế và nộp thuế
Chính phủ tổ chức thực hiện các luật thuế. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan đến các luật thuế,
phối hợp với Bộ tài chính ra các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn
bản cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ để chỉ đạo thi hành các luật thuế. Chủ tịch uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương. Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương, duyệt sổ thuế các xã phường, đề
nghị cấp trên những vấn đề cần thiết. Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm trực tiếp
tổ chức công tác thu thuế ở xã, phường, thị trấn.
Hệ thống cơ quan thuế là cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, tính thuế,
thông báo thuế, thu thuế và thực hiện các xử phạt vi phạm luật thuế của những tổ chức và cá nhân nộp
thuế, giúp UBND các cấp về công tác có liên quan đến trách nhiệm của UBND trong việc thực hiện
luật thuế, phối hợp với cơ quan kho bạc nhà nước trong việc thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
+ Sáu là: Tổ chức kiểm tra thực hiện các luật thuế
Hệ thống thanh tra nhà nước, thanh tra tài chính, thanh tra thuế có quyền và trách nhiệm tổ chức công
tác thanh tra về thuế.
Các cấp chính quyền có trách nhiệm và quyền kiểm tra việc thi hành luật thuế trên cả hai mặt: kiểm tra
những người nộp thuế thi hành nghĩa vụ nộp thuế và kiểm tra tổ chức thu thuế và cán bộ thuế thi hành
luật thuế
+ Bảy là: Củng cố và tăng cường lực lượng cán bộ thuế, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ thuế, sắp
xếp lại đội ngũ cán bộ thuế để nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ này.
- Thứ tư: Thực hiện quản lý tốt các nguồn chi chủ yếu của NSNN
+ Một là: đối với các nguồn chi thường xuyên thực hiện chi hợp lý và hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm
chống lãng phí. Chi thường xuyên được thực hiện theo chế độ thống nhất của nhà nước, trên cơ sở kế
hoạch ngân sách nhà nước hàng năm
+ Hai là: đối với các khoản chi đầu tư phát triển được thực hiện theo hướng:
Dành tỉ lệ thoả đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội.
Tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, tránh dàn trải
Bảo đảm kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Nâng cao hiệu quả kinh tế quốc doanh
+ Ba là: thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với chi ngân sách. Trong đó thực hiện chế độ
thanh tra, kiểm tra tài chính định kỳ, chế độ kiểm toán thường xuyên nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử
lý các hiện tượng tham nhũng, làm trái với quy định của Nhà nước. Đồng thời qua đó chấn chỉnh chế
độ chi ngân sách của Nhà nước cho phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước và công cuộc cải cách
nền hành chính quốc gia.
2. Quản lý Nhà nước đối với tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Tài chính doanh nghiệp là cơ
sở của hệ thống tài chính, nó sáng tạo ra cơ sở vật chất và làm tăng thêm nguồn tài chính quốc gia.


                                                                                                       4
Quản lý Nhà nước đốI với tài chính doanh nghiệp: Môtỵ mặt đảm bảo quyền tự chủ tài chính của các
doanh nghiệp, kích thích doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý mọI nguồn tài chính để phát triển
sản xuất, cạnh tranh trên thị trường một cách có hiệu quả nhất. Mặt khác, giám sáct, kiểm tra, tạo điều
kiện để doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tài chính Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối
với Nhà nước.
a) Quản lý Nhà nước đối với tài chính doanh nghiệp nói chung được tập chung vào một số nội dung
chủ yếu sau:
- Một là, Nhà nước chủ chương khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thanh phần kinh tế huy động
mọi nguồn lực tài chính đầu tư vào phát triển kinh tế đất nước.
- Hai là, Nhà nước thực hiện quyền quản lý tài nguyên, tài sản công và giao cho các doanh nghiệp sử
dụng trên nguyên tắc phải trả tiền, phải hoàn trả trong thời gian quy định, hoặc nộp tiền sử dụng vốn,
thuế sử dụng tài nguyên…
- Ba là, Nhà nước quản lý tài chính, bằng nguồn vốn vào các ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, bằng
đầu tư phát triển cơ sở hạ tâng, tạo điều kiện thuận lợI cho sự phát triển kinh tế.
- Bốn là, Nhà nước tạo môi trường tài chính thuận lợI, thực hiện các chính sách tài chính cởi mở để
khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, có doanh lợi thoả đáng và bảo vệ lợi ích chính đáng của
doanh nghiệp.
- Năm là, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tài chính trong việc khuyến khích sản xuất hàng hoá xuất
khẩu, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, sử dụng nhiều lao động, có chính sách hài hoà và tỷ giá phù hợp,
chính sách tín dụnh thông thoáng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện hoạt động hiệu quả.
- Sáu là, Nhà nước quản lý giá cả hành hoá, nhằn ổn định thị trường, giá cả.
- Bảy là, Nhà nước buộc các doanh nghiệp phải chấp hành chế độ kế toán, báo cáo tài chính của Nhà
nước.
- Tám là, Nhà nước thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán đối với các doanh nghiệp.
- Chín là, Nhà nước quyết định công bố phấ sản doanh nghiệp, thực hiện thanh lý tài sản theo luật phá
sản của Nhà nước.
b) Với tư cách là chủ sở hữu Nhà nước về tài chính, đối với doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện
theo hướng dẫn cụ thể sau:
- Quản lý Nhà nước về tài chính theo cơ chế phân phối thu nhập: việc nộp các loại thuế và hình thành
các quỹ theo quy định.
- Quản lý trong việc tạo vốn, cân đối vốn, bảo toàn vốn. Thực hiện xoá bỏ bao cấp về vốn.
- Thông qua quản lý tài chính mà sắp xếp lại doanh nghiệp, có kế hoạch giải quyết về tài chính: trợ cấp
vốn, trợ giá, miễn giảm nộp ngân sách trong một thời gian hoặc thực hiện sát nhập, phân chia, cổ phần
hoá, bán, cho thuê, giải thể…
- Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.
- Nhà nước tài trợ kinh phí cho việc đào tạo lại, cho người đi tìm việc làm, giảm chi phí quản lý trong
giá thành và phí lưu thông.
- Nhà nước giải quyết những tồn tại cũ về tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước: lỗ chưa được
cấp, tổn thất cũ chưa được bù, công nợ dây dưa cũ chưa được giảI quyết…
- Quản lý và điều hành tiền lương, tiền thưởng gắn vớI kết quả cuốI cùng, vớI năng suất, chất lượng,
hiệu quả kinh doanh.
- Các doanh nghiệp được quyền tiêu thụ hàng hoá trực tiếp, được quyền định giá bán, trừ một số sản
phẩm độc quyền do Nhà nước quyết định giá. Trong một số trường hợp, tuỳ theo tính chất quan trọng
của sản phẩm và lợI ích của chính sách nhà nước, Nhà nước có chính sách trợ giá.
- Nhà nước thành lập Tổng Cục quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp Nhà nước để quản lý vốn và tài
sản thuộc sở hữu Nhà nước, xoá bỏ đầu mốI quản lý trung gian.
- Xây dựng quy chế gắn vớI trách nhiệm vật chất trong việc bảo tồn và phát huy vốn trong doanh
nghiệp đốI vớI ngườI được Nhà nước giao quyền sử dụng vốn, tài sản Nhà nước.
Những điều trên nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước nâng cao được tính độc lập, tự chủ,
năng động huy động triệt để mọI tiềm năng tài chính trong cạnh tranh một cách có hiệu quả.
3. Quản lý Nhà nước về lưu thông tiền tệ và tín dụng.
a) Mục tiêu
Lưu thông tiền tệ trên thị trường được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng. Mục tiêu quản lý Nhà
nước đốI vớI lưu thông tiền tệ là ổn định tiền tệ, nâng cao sức mua đồng tiền, tăng vòng chu chuyển
vốn trong nền kinh tế, tiến tớI một đồng tiền có khả năng chuyển đổi. Mặt khác kích thích hoạt động tín

                                                                                                      5
dụng, ngân hàng phát triển lành mạnh, phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hộI mà Nhà nước đề
ra.
b) VớI mục tiêu đó, quản lý Nhà nước về lưu thông tiền tệ được thực hiện theo các nộI dung chủ yếu
sau đây:
- Thứ nhất, quản lý Nhà nước đốI vớI tiền tệ
+ Áp dụng chính sách tiền tệ tích cực vừa chống lạm phát, vừa đảm bảo cung ứng tiền tệ cho yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội ổn định.
+ Nhà nước độc quyền phát hành tiền và điều hoà lưu thông tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất quản lý thống nhất việc phát hành tiền giấyêu và tiền kim
loạI ra lưu thông.
Nhà nước nghiêm cấm các hành vi : làm tiền giả, tàng trữ và lưu hành tiền giả, phá hoạI tiền, dùng tiền
vào mục đích khác, làm biến đổI màu sắc, mệnh giá tiền nhằm mục đích lừa đảo; từ chốI không nhận
tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
+ Ngân hàng Nhà nước tổ chức quy định việc mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Hiện nay, ngân hàng Nhà nước cho phát hành ngân phiếu rộng rãi; khuyến khích mở rộng sử dụng séc
tiền mặt và séc chuyển khoản, và các hình thức thanh toán khác.
- Nhà nước thống nhất quản lý ngoạI tệ, quản lý vàng.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc kinh doanh ngoạI tệ trên thị trường, theo nguyên tắc hạch toán
kinh tế, chủ động độc lập và theo dõi cán cân thành toán quốc tế, nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ
quản lý Nhà nước về ngoạI hối.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tỷ giá hốI đoái phù hợp và điều hành tỷ giá thích ứng vớI sự
biến động của thị trường .
Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước về vàng, quản lý xuất nhập khẩu vàng, lập quỹ dự trữ
vàng, tổ chức mua bán vàng nhằm mục đích ổn định giá vả vàng và ổn định tiền tệ; cấp và thu hồI giấy
phép các tổ chức kinh doanh vàng.
Việc xuất nhập khẩu vàng do ngân hàng Nhà nước thực hiện. Các tổ chức, cá nhân muốn xuất nhập
khẩu vàng phảI có giấy phép của ngân hàng Nhà nước. NgườI Việt Nam và ngườI nước ngoài khi xuất
nhập cảnh có mang theo tư trang vàng phảI thực hiện đúng quy định điều lệ quản lý ngoạI hối.
- Thứ hai, quản lý Nhà nước về tín dụng
+ Nhà nước quản lý tất cả các hoạt động tín dụng trong nền kinh tế của các thành phần kinh tế. Nhà
nước quyết định thành lập hay giảI thể các ngân hàng quốc doanh; cấp giấy phép, thu hồI giấy phép
kinh doanh tín dụng của tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh.
+ Bằng luật ngân hàng và các văn bản pháp quy quy định và kiểm tra việc chấp hành mức vốn pháp
định, duy trì mức dự trữ tốI thiểu bắt buộc, các nguyên tắc tín dụng, tôn trọng các tỷ lệ an toàn, nguyên
tắc chống rủI ro, mức huy động vốn tốI đa so vớI vốn tự có.
+ Nhà nước khống chế tổng mức tín dụng phù hợp vớI yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ, và phân
phốI tổng hạn mức tín dụng có kế hoạch, có căn cứ khoa học cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân;
thực hiện chính sách tiền tệ.
+ Nhà nước định hướng hoạt động tín dụng theo mục đích chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nhà nước quản lý chặt chẽ về tín dụng Nhà nước trong việc phát hành công trái, trái phiếu, tín phiếu,
vay trả nợ nước ngoài.
+ Nhà nước quản lý tín dụng vì mục đích thực hiện chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ quốc gia, vì
đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của các tổ chức tín dụng,đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền
kinh tế.
- Thứ ba, quản lý Nhà nước đốI vớI lãi suất.
+ Nhà nước coi lãi suất như một công cụ quản lý, điều hành vĩ mô của Nhà nước, Nhà nước thực hiện
chính sách lãi suất thích hợp để thu hút vốn và phân phốI vốn hợp lý cho yêu cầu phát triển kinh tế;
điều tiết hoạt động kinh tế; điều hoà cung cầu vốn tiền tệ; điều chỉnh và kiểm soát khốI lượng lưu
thông tiền tệ, thông qua lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc nớI lỏng.
+ Nhà nước quy định mức lãi suất cơ bản để quản lý, làm cơ sở cho các ngân hàng kinh doanh vận
dụng, vừa để ổn định lãi suất, chống tình trạng cho vay nặng lãi, vừa chống hiện tượng chèn ép lãi suất,
tiến tớI thực hiện tự do hoá lãi suất theo cơ chế thị trường.
+ Nhà nước quy định mức lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn đốI vớI các giấy tờ có giá, nhằm khuyến
khích hay hạn chế cho vay vốn vớI các ngân hàng kinh doanh, vì mục đích thực hiện chính sách tiền tệ.


                                                                                                        6
+ Nhà nước xoá bỏ bao cấp trong chính sách lãi suất, công bằng trong lãi suất đốI vớI các thành phần
kinh tế, từng bước xoá bỏ chính sách xã hội trong lãi suất.
+ Nhà nước áp dụng chính sách lãi suất tài trợ đốI vớI các dự án khuyến khích như: xóa đói giảm
nghèo, phủ xanh đất trống đồI trọc… bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nhà nước cũng áp dụng
chính sách lãi suất thích hợp để huy động qua công trái, trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trong quá trình
thực hiện tín dụng Nhà nước.
+ Nhà nước còn quy định tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân tiền gửI cho vay để khống chế lợI ích đốI
vớI các tổ chức tín dụng, thúc đẩy hạ thấp chi phí trong hoạt động ngân hàng, tăng nhanh vòng quay tín
dụng và chống tổn thất trong tín dụng.
4. Quản lý Nhà nước đốI vớI thị trường tài chính.
Sự giao dịch giữa cung và cầu về vốn trên thị trường hình thành thị trường tài chính. Ban đầu sự hình
thành thị trường này xảy ra dướI hình thức vay và cho vay. Đây là hành vi mua bán quyền sử dụng vốn,
không mua bán quyền sở hữu vốn. Khi các công ty cổ phần ra đờI xuất hiện việc mua bán cổ phiếu.
Điều đó làm cho thị trường tài chính phát triển ngày càng phong phú.
Thị trường tài chính là hoạt động giao dịch về vốn tiền tệ giữa ngườI có vốn và ngườI cần vốn dướI
hình thức vay, trả, chuyển nhượng các loạI vốn và giấy tờ có giá nhằm mục đích kiếm lời.
a) Có nhiều cách diễn đạt đốI vớI thị trường này. Theo quan niệm quản lý Nhà nước về thị trường tài
chính, ngườI ta có thể diễn đạt cơ cấu thị trường tài chính gồm:
- Thị trường tiền tệ: là thị trường vốn có thờI gian sử dụng từ 1 năm trở xuống.
- Thị trường vốn (hay còn gọI là thị trường đầu tư): là thị trường vốn có thờI gian sử dụng lớn hơn 1
năm.
- Thị trường chứng khoán: là thị trường mua bán, giao dịch chứng khoán như cổ phiếu và trái phiếu.
Nó thuộc về thị trường vốn dài hạn.
- Thị trường ngoạI hốI: là thị trường phản ánh quan hệ giữa tiền nộI địa vớI ngoạI tệ đặc biệt là USD,
chủ yếu là vốn ngắn hạn.
Nhà nước quản lý đốI vớI thị trường tài chính là thực hiện quản lý các thị trường trên. Trong nền kinh
tế thị trường, Nhà nước quản lý thị trường tài chính một mặt tác động vào các yếu tố hình thành thị
trường để hướng nó phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Mặt khác thông qua thị
trường tài chính để Nhà nước dùng công cụ tài chính tiền tệ điều chỉnh, phục vụ các mục tiêu của Nhà
nước. Nó có ý nghĩa quyết định đốI vớI quản lý Nhà nước kinh tế nói chung và tài chính tiền tệ nói
riêng.
b) Quản lý Nhà nước đốI vớI thị trường tài chính được thực hiện thông qua những nộI dung chủ yếu
sau:
- Thứ nhất, nộI dung quản lý Nhà nước đốI vớI thị trường tiền tệ.
+ Ban hành hệ thống pháp luật làm căn cứ và môi trường pháp lý cho thị trường tiền tệ hoạt động.
+ Ban hành hệ thống chính sách để điều chỉnh thị trường tiền tệ. Trong đó quan trọng nhất là chính
sách lãi suất, chính sách về lượng tiền trong lưu thông…
+ Chống lạm phát.
+ Chính sách kích thích tiêu dùng ( kích cầu về vốn tiền tệ.)
+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra những vi phạm trong hoạt động của thị trường tiền tệ.
- Thứ hai, nộI dụng quản lý chủ yếu đốI vớI thị trường vốn ( thị trường đầu tư)
+ Ban hành hệ thống các chính sách để quản lý, điều tiết hoạt động vay và cho vay. Trong đó quan
trọng nhất là:
• Chính sách về thờI hạn vay, mức vay.
• Chính sách lãi suất ưu đãi.
• Chính sách về thế chấp, tín chấp.
+ Chính sách ưu đãi trong đầu tư. Ở đây chủ yếu là dùng chính sách lãi suất và thuế ưu đãi.
+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra.
- Thứ ba, nộI dung quản lý Nhà nước chủ yếu đốI vớI thị trường chứng
khoán.
+ Ban hành hệ thống pháp luật cho thị trường chứng khoán hoạt động và quy định các điều kiện pháp
lý cho việc phát hành chứng khoán, tham gia kinh doanh chứng khoán, môi giớI chứng khoán…
+ Tổ chức quản lý quá trình giao dịch, mua bán chứng khoán ở thị trường ( các trung tâm giao dịch
chứng khoán).

                                                                                                      7
+ Lúc cần thiết thông qua ngân sách Nhà nước, điều chỉnh cung cầu, bảo đảm ổn định cho thị trường
chứng khoán.
+ Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của thị trường chứng khoán, chống các hiện
tượng tiêu cực không lành mạnh như gian lận, đầu cơ chứng khoán của các nhà môi giới…
+ Tuyên truyền sâu rộng về thị trường chứng khoán cho mọI ngườI hiểu rõ về thị trường chứng khoán
và đào tạo, bồI dưỡng cán bộ hoạt động trên thị trường chứng khoán.
- Thứ tư, nộI dung quản lý Nhà nước chủ yếu đốI vớI thị trường ngoạI hối.
+ thực hiện chính sách tài chính đốI ngoạI tích cực, từng bước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ
giá phù hợp, thực hiện quản lý tập trung ngoạI tệ và quản lý chặt chẽ các khoản chi ngoạI tệ của Nhà
nước.
+ Thực hiện chính sách bảo lãnh nhằm khuyến khích sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích,
thực hiện quản lý và điều hành nguồn vốn vay chặt chẽ, đặc biệt là vốn vay Nhà nước, chống lãng phí,
tiêu cực trong lĩnh vực vay.
+ Sử dụng tỷ giá hốI đoái là công cụ quan trọng đặc biệt để một mặt Nhà nước điều chỉnh quan hệ tiền
trong nước và tiền nước ngoài, đặc biệt là USD. Mặt khác, điều chỉnh quan hệ kinh tế đốI ngoạI, bảo
hộ sản xuất trong nước, khuyến khích hoặc hạn chế đốI vớI từng sản phẩm trong hoạt động xuất nhập
khẩu.
+ Phát huy triệt để tác dụng điều tiết kích thích của đòn bẩy tỷ giá, quản lý Nhà nước thực hiện một số
nộI dung chủ yếu sau:
• Thực hiện chính sách tỷ giá hướng tớI ổn định tỷ giá thực trong tương quan vớI sức mua trong nước
và nước ngoài; có chú ý tính toán số tiền tệ ( những đồng tiền mạnh) và điều chỉnh linh hoạt khéo léo
bằng các biện pháp tác động thị trường theo quan hệ cung cầu trên thị trườngtiền tệ
• Sử dụng tỷ giá là công cụ để kích thích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước. Nguyên lý chung của
vấn đề này là khi tăng giá tiền trong nước thì hạn chế về khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất
trong nước. Ngược lạI khi phá giá đồng tiền trong nước sẽ hạn chế sức cạnh tranh hàng nhập khẩu và
nâng cao sức cạnh tranh cho hàng trong nước. Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều
công cụ tài chính, kinh tế khác. Tuỳ theo tình hình cụ thể của nền kinh tế để Nhà nước xử lý thích hợp.
Việc phá giá đồng tiền trong nước không hợp lý, không có chuẩn bị thường dẫn đến những hậu quả khó
lường gây rốI loạn nền tài chính quốc gia.
• Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt đặc biệt trong buôn bán biên giớI ( đốI vớI các chợ vùng biên)
theo hướng nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nộI địa.
• Nhà nước thông qua ngân hàng Nhà nước, quy định mức tỷ giá bán ra, mua vào ( đặc biệt là vớI
USD) làm chuẩn mực cho thị trường ngoạI tệ.
• Thực hiện thanh tra, kiểm tra chặt chẽ các hoạt động chuyển đổI ngoạI tệ và vàng bạc đá quý, chống
các hiện tượng buôn bán trái phép ngoạI tệ, vàng bạc đá quý.
• Giữ gìn tính độc lập của tiền Việt Nam, chống đô la hoá và nâng cao vị trí của Việt Nam đồng trên
thị trường quốc tế.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giớI cho thấy: để quản lý thị trường ngoạI hốI có hiệu quả cần thực
hiện nguyên tắc “ mọI giao dịch thanh toán ở trong nước chỉ thực hiện bằng đồng Việt Nam”. Trường
hợp muốn được giao dịch bằng ngoạI tệ tạI cửa hàng miễn thuế phục vụ khách nước ngoài ở sân bay,
hảI cảng… phảI được phép và có giấy phép của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là điều cần thiết
bức xúc phảI xử lý ở nước ta trong điều kiện hiện nay.
+ Bảo đảm nền kinh tế phát triển vớI thị trường tài chính ổn định luôn là mục tiêu quản lý Nhà nước về
kinh tế. Để làm được điều đó cần thiết phảI đảm bảo các yếu tố sau đây:
• Đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hoá, tạo lập và xây dựng nền kinh tế phát triển ổn định.
• Hệ thống pháp luật của Nhà nước đồng bộ, đầy đủ.
• ĐộI ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ quản lý Nhà nước, đủ hiểu biết và thích nghi vớI điều kiện mớI
và cơ chế quản lý kinh tế mớI, đặc biệt là quản lý tài chính theo cơ chế thị trường.
5. Quản lý Nhà nước đốI vớI hoạt động bảo hiểm.
Bảo hiểm là hoạt động tài chính quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó vừa là điều kiện để khắc
phục hậu quả khi có rủI ro, vừa là công cụ quan trọng trong việc huy động, điều hành và sử dụng các
nguồn vốn trong nền kinh tế. Nhà nước đặc biệt coi trọng hoạt động này.
a) Phân loại.
- Bảo hiểm có hai loạI chính:
                                                                                                      8
+ Bảo hiểm bắt buộc, là hình thức được pháp luật Nhà nước quy định bắt buộc phảI bảo hiểm. Nguyên
tắc này có hiệu lực cả cơ quan bảo hiểm và ngườI được bảo hiểm.
+ Bảo hiểm tự nguyện là hình thức bảo hiểm mà hai bên thoả thuận thông qua hợp đồng bảo hiểm.
Nguyên tắc này áp dụng đốI vớI ngườI được bảo hiểm, còn đốI vớI cơ quan bảo hiểm là bắt buộc.
Nghĩa là, khi ngườI được bảo hiểm yêu cầu thì cơ quan bảo hiểm không được từ chốI bảo hiểm.
- Theo nộI dung bảo hiểm, chế độ bảo hiểm Việt Nam chủ yếu gồm:
+ Bảo hiểm xã hội.
+ Bảo hiểm tài sản.
+ Bảo hiểm thân thể.
b) Những nộI dung chủ yếu quản lý Nhà nước đốI vớI bảo hiểm gồm:
- Thứ nhất, bảo hiểm xã hội được thực hiện theo loạI hình bảo hiểm bắt buộc hay tự nguyện được áp
dụng đốI vớI từng loạI đốI tượng và từng loạI hình doanh nghiệp để đảm bảo cho ngườI lao động được
hưởng các chế độ bảo hiểm thích hợp.
-Thứ hai, đa dạng hoá các loạI hình hoạt động bảo hiểm trong nền kinh tế. Nhà nước thống nhất quản
lý bảo hiểm bằng pháp luật, chính sách, chế độ…
- Thứ ba, ban hành hệ thống pháp luật làm chuẩn mực pháp lý cho các loạI hình bảo hiểm.
+ Quy định điều kiện bắt buộc và thủ tục hành chính cho việc ra đờI và hoạt động của cơ quan bảo
hiểm.
+ Quy định về chế độ và thủ tục về bảo hiểm và thực hiện bảo hiểm.
+ Quy định về cơ chế hoạt động của cơ quan bảo hiểm chẳng hạn: mức dự trữ cần thiết, cơ chế đầu tư
phát triển quỹ bảo hiểm…
- Thứ tư, thống nhất quản lý đốI vớI bảo hiểm xã hội từ trung ương đến cơ sở. Thống nhất về chế độ,
mức chi trả, hình thức và phương pháp tính toán. Chế độ bảo hiểm xã hội ở ta phản ánh rõ bản chất tốt
đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thứ năm, thực hiện thanh tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động bảo hiểm.
- Thứ sáu, mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động bảo hiểm.
6. Nhà nước sử dụng công cụ thanh tra tài chính, kiểm toán và chế độ kế toán trong quản lý nền
kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng XHCN.
Trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước, công tác thanh tra tài chính, kiểm toán và chế độ
kế toán đóng một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là những công cụ vừa tác động vào nền kinh tế, vừa
trực tiếp xem xét hoạt động tài chính của các đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp.
- Thứ nhất, thanh tra tài chính là nộI dung hoạt động quản lý Nhà nước, là công cụ quan trọng đặc biệt
của Nhà nước một mặt xem xét, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính ở các đơn vị, qua đó phát hiện
ngăn ngừa và xử lý các vi phạm bảo đảm các nguồn tài chính được quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu
quả. Mặt khác, qua thanh tra tài chính phát hiện sự không phù hợp của chế độ tài chính, cơ chế tài
chính của Nhà nước. Từ đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện.
VớI công cụ thanh tra tài chính, Nhà nước thực hiện một số nộI dung công việc sau:
+ Một là, ban hành chế độ thanh tra tài chính. Hiện nay thanh tra tài chính được Nhà nước coi là chế độ
thường xuyên đốI vớI các dân sự sử dụng ngân sách Nhà nước. Qua đó nhằm chấn chỉnh chế độ quản
lý ngân sách, nâng cao hiệu quả ngân sách Nhà nước.
+ Hai là, quy định về nộI dung, phương pháp, trình tự về thanh tra tài chính.
+ Ba là, quy định về thủ tục xử lý trong quá trình thanh tra tài chính.
+ Bốn là, quy định về tiêu chuẩn, trình độ, cũng như trách nhiệm quyền hạn đốI vớI cán bộ thanh tra.
- Thứ hai, Nhà nước sử dụng công tác kiểm toán như là công cụ tích cực để kiểm tra tình hình hoạt
động tài chính, thực hiện chế độ tài chính, chế độ kế toán ở các đơn vị. Đó là cơ sở, là căn cứ để đơn vị
chấn chỉnh chế độ tài chính kế toán.
Kiểm toán là hoạt động độc lập, cơ quan kiểm toán hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp Nhà nước
quản lý đốI vớI hoạt động này bao gồm các nộI dung sau:
+ Một là, ban hành hệ thống pháp luật làm căn cứ cho việc thành lập và hoạt động của cơ quan kiểm
toán.
+ Hai là, hoàn thiện hệ thống kiểm toán Nhà nước để thực hiện kế hoạch kiểm toán đốI vớI ngân sách
Nhà nước mà Chính phủ quy định.
+ Ba là, quy định tiêu chuẩn, điều kiện cho các kiểm toán viên độc lập. Tổ chức kiểm tra cấp giấy phép
chứng nhận hành nghề cho các kiểm toán viên độc lập.


                                                                                                        9
+ Bốn là, ban hành quy định về nộI dung, trình tự của công tác kiểm toán, cũng như quy trình và
phương pháp xử lý qua kết luận của cơ quan kiểm toán.
+ Năm là, thực hiện thanh tra, kiểm tra đốI vớI mọI hoạt động kiểm toán.
- Thứ ba, chế độ kế toán Nhà nước là chuẩn mực để ghi chép, đánh giá, tính toán các hoạt động tài
chính ở đơn vị mà Nhà nước bắt buộc đốI vớI mọI tổ chức, mọI hoạt động trong nền kinh tế. Để sử
dụng công cụ kế toán một cách có hiệu quả trong quản lý kinh tế tài chính, Nhà nước tập trung giảI
quyết một số nộI dung sau đây:
+ Một là, không ngừng hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán cho phù hợp vớI điều kiện đổI mớI của nền
kinh tế đất nước.
+ Hai là, ban hành thống nhất chế độ kế toán: hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán, báo cáo, hoá đơn
chứng từ… cho các tổ chức, các đơn vị, các doanh nghiệp.
+ Ba là, quy định về chế độ, tiêu chuẩn cũng như quy trình tuyển dụng, công nhận đốI vớI kế toán
trưởng đơn vị.
+ Bốn là, xây dựng hệ thống thông tin về kế toán, kiểm toán… trong phạm vi cả nước nhằm nâng cao
chất lượng của công tác kế toán.
+ Năm là, thường xuyên kiểm tra, thanh tra đốI vớI công tác kế toán (đặc biệt là qua kiểm toán, thanh
tra tài chính) nhằm chấn chỉnh công tác kế toán và hoàn thiện chế độ kế toán.
+ Sáu là, thực hiện tin học hoá công tac kế toán.
Tài chính tiền tệ liên quan đến tất cả mọI hoạt động trong đờI sống kinh tế - xã hội. Thực hiện quản lý
Nhà nước về tài chính tiền tệ cần đảm bảo đồng bộ, toàn diện, đặc biệt chú ý đến công tác cán bộ. Điều
đó quyết định hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước./.




                                                                                                     10

Weitere ähnliche Inhalte

Empfohlen

How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
ThinkNow
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Kurio // The Social Media Age(ncy)
 

Empfohlen (20)

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPT
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
 
Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 

Qlnn ve tien te

  • 1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN TỆ 1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ Trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng, tài chính tiền tệ là điều kiện tiền đề của mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Nó trực tiếp chi phối đến các hoạt động khác từ sản xuất đời sống đến quản lý nhà nước. Để tài chính tiền tệ tác động đến các hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội theo mục tiêu và bản chất của chế độ, đòi hỏi nhà nước, trong thực hiện chức năng tổ chức và quản lý mọi hoạt động của xã hội cần chủ động tác động vào tài chính cũng như sử dụng tài chính là công cụ để quản lý xã hội. Đó là đòi hỏi khách quan của bất kỳ chế độ xã hội nào, đặc biệt là trong điều kiện đổi mới ở nước ta. Vai trò quản lý nhà nước đối với tài chính tiền tệ là một tất yếu khách quan được thể hiện qua hai khía cạnh: a) Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của tài chính tiền tệ đối với mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội Tài chính tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Nó tác động và chi phối mọi mặt hoạt động trong xã hội, quan hệ tài chính tiền tệ, thuộc phạm trù quan hệ sản xuất, thể hiện bản chất của Nhà nước, của chế độ và phục vụ nhà nước. Do vây, đòi hỏi nhà nước phải trực tiếp can thiệp, chi phối các quan hệ tài chính tiền tệ nhằm làm cho các quan hệ tài chính trong nền kinh tế: một mặt được thực hiện theo yêu cầu của quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ và tín dụng ngân hàng… phù hợp với điều kiện của đất nước; mặt khác phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Đó là yêu cầu mang tính khách quan xuất phát từ chức năng nhiệm vụ quản lý của Nhà nước. b) Thứ hai, xuất phát từ vai trò tài chính của Nhà nước Điều này được thể hiện: Nhà nước sử dụng tài chính tiền tệ là công cụ quan trọng trong quản lý xã hội nói chung và quản lý nền kinh tế nói riêng. Nhà nước là người tổ chức và quản lý mọi hoạt động của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước là tài chính tiền tệ. Vai trò to lớn của Nhà nước về tài chính tiền tệ được thể hiện qua các điếm sau: - Một là: Nhà nước định ra các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định về tài chính, chính sách về ngân sách, về thuế, về tín dụng, tiền tệ…. Các luật, chính sách này không những bắt buộc các doanh nghiệp và dân cư phải tuân thủ, phải theo, mà còn tạo điều kiện, môi trường để các doanh nghiệp hoạt động. - Hai là: Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp quan trọng của mình, các khu vực công cộng, các kết cấu hạ tầng. Những nguồn tài chính to lớn đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, không chỉ tạo môi trường, hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, mà còn tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho các ngành mới, khu vực mới, có tầm quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Ba là: Nhà nước cũng là nguồn cung ứng các nguồn vốn cho đất nước, Nhà nước là người quyết định phát hành tiền tệ, kiểm soát các hoạt động tín dụng và phân phối tín dụng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp không thể thiếu nguồn vốn tín dụng, không thể không chịu tác động của lưu thông tiền tệ, của sự cung ứng tài chính của Nhà nước. Ngoài ra, Nhà nước còn trợ giá, bù lỗ, quy định giá… - Bốn là: Nhà nước chi tiêu bằng vốn ngân sách sẽ trở thành là người mua hàng lớn nhất của đất nước. Những khoản chi của ngân sách nhà nước tạo thành một sức mạnh bằng tiền to lớn và đòi hỏi những hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phức tạp tạo ra thị trường to lớn cho việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp. Trong bất cứ hình thái xã hội nào, sức mua do chi tiêu ngân sách nhà nước tạo ra là sức mua lớn nhất trên thị trường và đó là lực lượng tiêu thụ lớn nhất. - Năm là: Nhà nước với tư cách là người có quyền lực, thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát tài chính đối với các hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó có hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Những việc kinh doanh phạm pháp, bê bối về tài chính của các doanh nghiệp được nhà nước xử lý theo pháp luật, bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt động theo yêu cầu của nền kinh tế và đời sống của nhân dân. Các vấn đề tài chính trên tầm vĩ mô đó chỉ có Nhà nước mới có khả năng chi phối, tác động đến mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Qua đó, Nhà nước vừa bắt buộc vừa tạo điều kiện cho các hoạt động trong nền kinh tế phát triển. Từ những vấn đề trên có thể khẳng định rằng, trong bất kỳ xã hội nào, đặc biệt là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta: Nhà nước quản lý tài chính tiền tệ là tất yếu khách quan, đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta. 2. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý Nhà nước về tài chính tiền tệ 1
  • 2. a) Quản lý Nhà nước đối với tài chính tiền tệ là quá trình tác động của NN vào các quan hệ tài chính tiền tệ nhằm hướng nó tác động vào các hoạt động trong đời sống xã hội theo hướng phục vụ mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển đất nước nói chung và kinh tế xã hội nói riêng mà NN đặt ra trong từng thời kỳ. Quản lý NN về tài chính tiền tệ đồng thời là quá trình sử dụng tài chính, tiền tệ như là công cụ để quản lý và điều hành nền kinh tế, hướng các quan hệ kinh tế, các hoạt động kinh tế thực hiện, phát triển theo ý đồ của Nhà nước Trên bình diện tổng thể, tài chính phải bảo đảm đạt được các mục tiêu bao quát của kinh tế thị trường là: Bảo đảm sự phát triển ổn định về kinh tế xã hội, làm cho nền kinh tế phát huy được hiệu quả cao và bảo đảm sự phân phối công bằng trong các khâu, quá trình và lĩnh vực theo đường lối của Đảng và Nhà nước b) Thực hiện đường lối đổi mới mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, từ bản chất của Nhà nước ta (nhà nước của dân, do dân và vì dân), mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu của quản lý NN về tài chính tiền tệ được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau: - Một là: xây dựng, hình thành một hệ thống cơ chế mới, quản lý vĩ mô nền kinh tế, kích thích, thúc đẩy mọi tổ chức, cá nhân đầu tư và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội. - Hai là: Hình thành và bảo đảm các cân đối chủ yếu, tỷ lệ phát triển nền kinh tế, phân phối hợp lý quan hệ tích luỹ, tiêu dùng, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý cho sự phát triển trong từng giai đoạn và sự phát triển lâu dài. - Ba là: Thúc đẩy sự phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò sở hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu: doanh nghiệp nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. - Bốn là: Định hướng hoạt động và phát triển các thành phần kinh tế khác và nhân dân bằng chính sách tài chính cởi mở, khuyến khích, công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi - Năm là: Khai thác triệt để mọi nguồn vốn, kỹ thuật lao động, thị trường cho phát triển kinh tế- xã hội. - Sáu là: Mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế với nước ngoài, hoà nhập kinh tế với khu vực và thế giới, vì mục đích lợi ích cho đất nước - Bảy là: Khai thác, nuôi dưỡng, tạo lập và phát triển các nguồn thu của ngân sách nhà nước, thực hiện chính sách động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước; quản lý chặt chẽ các nguồn chi ngân sách nhà nước, bảo đảm nguồn vốn cho phát triển kinh tế và thực hiện các chức năng khác của nhà nước. - Tám là: Bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước - Chín là: Bảo đảm ổn định thị trường, giá cả, ổn định giá trị đồng tiền, làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế - Mười là: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm chính sách tài chính- tiền tệ nhất quán, giữ vững trật tự kỷ cương về kinh tế, tài chính, xã hội c) Với mục tiêu nhiệm vụ trên, quản lý NN về tài chính tiền tệ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay được thực hiện theo các nguyên tắc sau: - Nhà nước quản lý tài chính và lưu thông tiền tệ thống nhất trong cả nước trên cơ sở phân công phân cấp hợp lý cho các ngành các địa phương. NN quy định thống nhất về chế độ tài chính và lưu thông tiền tệ tín dụng ngân hàng; thống nhất về công tác kế hoạch hoá ngân sách nhà nước. Việc phân công phân cấp cho các ngành, các địa phương là việc phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách thống nhất của Nhà nước. Phát huy triệt kể vai trò tự chủ về tài chính của cơ sở. Chính sách tài chính thống nhất lấy phục vụ sản xuất làm cơ sở. - Nhà nước quản lý và điều hành ngân sách nhà nước và lưu thông tiền tệ theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Bảo đảm quyền quyết định tập trung vào Quốc hội và sự điều hành của Chính phủ. Đề cao trách nhiệm của các cấp trên cơ sở lợi ích quốc gia. - Phấn đấu cân bằng ngân sách tích cực, không in tiền để bù vào bội chi ngân sách, chi thường xuyên của ngân sách nhà nước không được vượt quá tổng số thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế. Bội thu (nếu có) được đầu tư để phát triển. - Tài chính nhà nước giữ vai trò tự chủ đạo trong hệ thống tài chính - Thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính đối với các doanh nghiệp. Xoá bỏ mọi sự bù lỗ từ ngân sách nhà nước. Với những điều kiện trên, quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ nhằm bảo đảm cân đối ngân sách vững chắc, ổn định tiền tệ, kìm hãm lạm phát, tạo điều kiện tài chính bền vững cho quá trình hội nhập vào khu vực. 2
  • 3. 3. Yêu cầu quản lý Nhà nước về tài chính tiền tệ a) Phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước, xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta, quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ cần đáp ứng một số yêu cầu chủ yếu sau đây: - Thứ nhất: giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích: lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động, theo hướng: với sự quan tâm đến lợi ích vật chất đạt được, mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… tự giác thực hiện cơ chế quản lý kinh tế nói chung và cơ chế tài chính nói riêng của Nhà nước - Thứ hai: giải quyết hài hoà quan hệ giữa trước mắt và lâu dài theo hướng: có sự chuẩn bị lâu dài với xu thế vận động của nền văn minh nhân loại, của khu vực và quá trình đổi mới của đất nước trên cơ sở không ngừng cải thiện đời sống trước mắt của nhân dân, không lãng phí - Thứ ba: giải quyết hài hoá quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng với phương châm “tiêu dùng trong cái làm ra”. Ở đây đòi hỏi tiêu dùng phải trên cơ sở phát triển sản xuất. Đời sống chỉ có thể được nâng cao trên cơ sở nâng cao tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. b) Với tiến trình đổi mới của nền kinh tế hiện nay, trong quản lý nhà nước đối với tài chính tiền tệ, cần giải quyết một số vấn đề chủ yếu: - Tài chính phải tham gia giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và thị trường với phương châm: tài chính tiền tệ tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải lấy thị trường làm cơ sở. Chỉ đầu tư vào những lĩnh vực, ngành, sản phẩm có thị trường nhằm hạn chế rủi ro. - Tài chính tiền tệ góp phần giải quyết việc rút ngắn dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, miền xuôi với miền ngược, cũng như hạn chế những khuyết tật mà nền kinh tế thị trường tạo nên. - Thúc đẩy quá trình đô thị hoá đất nước và thị trường hoá nền kinh tế trên cơ sở dành tỷ lệ tài chính thoả đáng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội. - Bảo đảm đầy đủ nguồn tài chính để giải quyết những nhiệm vụ trọng yếu của Nhà nước trong từng thời kỳ - Bảo đảm cân đối tài chính tích cực, hàng năm có phần bổ sung dự trữ cũng như thanh toán dần nợ đến hạn. Giải quyết tốt những vấn đề trên là đòi hỏi và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ cũng như chính sách tài chính tiền tệ quốc gia. III. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 1. Quản lý và điều hành ngân sách nhà nước NSNN là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN là tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của nhà nước. Quản lý và điều hành NSNN có tác dụng chi phối trực tiếp đến các hoạt động tài chính khác trong nền kinh tế quốc dân. NSNN được quản lý và điều hành theo Luật NSNN được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 30/3/1996. Theo đó, những nội dung chủ yếu về quản lý và điều hành ngân sách nhà nước bao gồm: - Thứ nhất: NSNN được quản lý và điều hành theo chế độ kế hoạch hoá thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Mọi sự thu chi của NSNN đều được thể hiện qua kế hoạch thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Kế hoạch ngân sách do Quốc hội thông qua hàng năm. - Thứ hai: Thực hiện phân cấp quản lý NSNN phù hợp với sự phân cấp hành chính: cấp trung ương; cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương); cấp huyện (quận); cấp xã (phường). Tuy nhiên, việc phân công, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là phân công phân cấp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch thu chi ngân sách cho các cấp trên cơ sở chế độ thống nhất, kế hoạch thống nhất. Cần thấy rõ phân công phân cấp, không phải là phân chia ngân sách. - Thứ ba: Quản lý thuế, nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước + Một là: Tiếp tục cải cách và hoàn thiện các sắc luật về thuế theo các tiêu chuẩn cơ bản và hướng chính sau: - Hệ thống thuế phải bao quát hết các nguồn thu và tăng thu - Xác định và lựa chọn đúng mục tiêu của thuế: Mục tiêu của thuế chủ yếu chủ yếu là kích thích, điều tiết kinh tế và tăng thu cho ngân sách nhà nước; không nên đặt ra cho thuế phải thực hiện một lúc nhiều mục tiêu liên quan đến chính sách xã hội. - Thực hiện chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư - Đơn giản hoá chính sách thuế: đơn giản cả về mặt thuế suất, thủ tục; dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ được đông đảo người nộp thuế chấp nhận. - Chính sách thuế phải có tác dụng tích cực trong phân phối thu nhập, điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp và cá nhân một cách hợp lý, tạo sự công bằng xã hội. 3
  • 4. - Chính sách thuế phải đảm bảo ổn định trong một thời gian dài, tạo khả năng có thể dự đoán được; tránh tình trạng thay đổi quá nhiều, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Chính sách thuế phải tạo ra điều kiện cho khả năng có thể kiểm soát được; kiểm soát của người nộp thuế, người thu thuế và cơ quan quản lý thuế. - Thu hẹp phạm vi miễn giảm thuế, tập trung vào các yêu cầu cơ bản của chính sách kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội - Nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế. Áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong thuế, loại bỏ các khoản thuế không có hiệu quả do chi phí để thu thuế lớn hơn cả số tiền thuế thu được + Hai là: Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên trong mọi tổ chức và dân cư về các luật thuế và các văn bản dưới luật để họ hiểu rõ, nhận thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế và tổ chức thực hiện tốt. Tạo điều kiện cho nhân dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra về thuế + Ba là: Tổ chức chỉ đạo công tác kê khai, đăng ký, xét duyệt đăng ký sản xuất kinh doanh làm cơ sở, căn cứ pháp lý để thu thuế + Bốn là: Lập sổ thuế cho từng doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh tại xã phường, thị trấn. Sổ thuế được lập và sử dụng trong nhiều năm; hàng năm nếu có thay đổi về chính sách thuế, căn cứ tính thuế, thì các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh phải kê khai để điều chỉnh lại. + Năm là: Chỉ đạo tổ chức thu thuế và nộp thuế Chính phủ tổ chức thực hiện các luật thuế. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan đến các luật thuế, phối hợp với Bộ tài chính ra các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ để chỉ đạo thi hành các luật thuế. Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương. Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương, duyệt sổ thuế các xã phường, đề nghị cấp trên những vấn đề cần thiết. Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm trực tiếp tổ chức công tác thu thuế ở xã, phường, thị trấn. Hệ thống cơ quan thuế là cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, tính thuế, thông báo thuế, thu thuế và thực hiện các xử phạt vi phạm luật thuế của những tổ chức và cá nhân nộp thuế, giúp UBND các cấp về công tác có liên quan đến trách nhiệm của UBND trong việc thực hiện luật thuế, phối hợp với cơ quan kho bạc nhà nước trong việc thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước. + Sáu là: Tổ chức kiểm tra thực hiện các luật thuế Hệ thống thanh tra nhà nước, thanh tra tài chính, thanh tra thuế có quyền và trách nhiệm tổ chức công tác thanh tra về thuế. Các cấp chính quyền có trách nhiệm và quyền kiểm tra việc thi hành luật thuế trên cả hai mặt: kiểm tra những người nộp thuế thi hành nghĩa vụ nộp thuế và kiểm tra tổ chức thu thuế và cán bộ thuế thi hành luật thuế + Bảy là: Củng cố và tăng cường lực lượng cán bộ thuế, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ thuế, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thuế để nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ này. - Thứ tư: Thực hiện quản lý tốt các nguồn chi chủ yếu của NSNN + Một là: đối với các nguồn chi thường xuyên thực hiện chi hợp lý và hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm chống lãng phí. Chi thường xuyên được thực hiện theo chế độ thống nhất của nhà nước, trên cơ sở kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm + Hai là: đối với các khoản chi đầu tư phát triển được thực hiện theo hướng: Dành tỉ lệ thoả đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội. Tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, tránh dàn trải Bảo đảm kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Nâng cao hiệu quả kinh tế quốc doanh + Ba là: thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với chi ngân sách. Trong đó thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra tài chính định kỳ, chế độ kiểm toán thường xuyên nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hiện tượng tham nhũng, làm trái với quy định của Nhà nước. Đồng thời qua đó chấn chỉnh chế độ chi ngân sách của Nhà nước cho phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước và công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia. 2. Quản lý Nhà nước đối với tài chính doanh nghiệp Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Tài chính doanh nghiệp là cơ sở của hệ thống tài chính, nó sáng tạo ra cơ sở vật chất và làm tăng thêm nguồn tài chính quốc gia. 4
  • 5. Quản lý Nhà nước đốI với tài chính doanh nghiệp: Môtỵ mặt đảm bảo quyền tự chủ tài chính của các doanh nghiệp, kích thích doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý mọI nguồn tài chính để phát triển sản xuất, cạnh tranh trên thị trường một cách có hiệu quả nhất. Mặt khác, giám sáct, kiểm tra, tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tài chính Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. a) Quản lý Nhà nước đối với tài chính doanh nghiệp nói chung được tập chung vào một số nội dung chủ yếu sau: - Một là, Nhà nước chủ chương khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thanh phần kinh tế huy động mọi nguồn lực tài chính đầu tư vào phát triển kinh tế đất nước. - Hai là, Nhà nước thực hiện quyền quản lý tài nguyên, tài sản công và giao cho các doanh nghiệp sử dụng trên nguyên tắc phải trả tiền, phải hoàn trả trong thời gian quy định, hoặc nộp tiền sử dụng vốn, thuế sử dụng tài nguyên… - Ba là, Nhà nước quản lý tài chính, bằng nguồn vốn vào các ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, bằng đầu tư phát triển cơ sở hạ tâng, tạo điều kiện thuận lợI cho sự phát triển kinh tế. - Bốn là, Nhà nước tạo môi trường tài chính thuận lợI, thực hiện các chính sách tài chính cởi mở để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, có doanh lợi thoả đáng và bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. - Năm là, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tài chính trong việc khuyến khích sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, sử dụng nhiều lao động, có chính sách hài hoà và tỷ giá phù hợp, chính sách tín dụnh thông thoáng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện hoạt động hiệu quả. - Sáu là, Nhà nước quản lý giá cả hành hoá, nhằn ổn định thị trường, giá cả. - Bảy là, Nhà nước buộc các doanh nghiệp phải chấp hành chế độ kế toán, báo cáo tài chính của Nhà nước. - Tám là, Nhà nước thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán đối với các doanh nghiệp. - Chín là, Nhà nước quyết định công bố phấ sản doanh nghiệp, thực hiện thanh lý tài sản theo luật phá sản của Nhà nước. b) Với tư cách là chủ sở hữu Nhà nước về tài chính, đối với doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể sau: - Quản lý Nhà nước về tài chính theo cơ chế phân phối thu nhập: việc nộp các loại thuế và hình thành các quỹ theo quy định. - Quản lý trong việc tạo vốn, cân đối vốn, bảo toàn vốn. Thực hiện xoá bỏ bao cấp về vốn. - Thông qua quản lý tài chính mà sắp xếp lại doanh nghiệp, có kế hoạch giải quyết về tài chính: trợ cấp vốn, trợ giá, miễn giảm nộp ngân sách trong một thời gian hoặc thực hiện sát nhập, phân chia, cổ phần hoá, bán, cho thuê, giải thể… - Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. - Nhà nước tài trợ kinh phí cho việc đào tạo lại, cho người đi tìm việc làm, giảm chi phí quản lý trong giá thành và phí lưu thông. - Nhà nước giải quyết những tồn tại cũ về tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước: lỗ chưa được cấp, tổn thất cũ chưa được bù, công nợ dây dưa cũ chưa được giảI quyết… - Quản lý và điều hành tiền lương, tiền thưởng gắn vớI kết quả cuốI cùng, vớI năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh. - Các doanh nghiệp được quyền tiêu thụ hàng hoá trực tiếp, được quyền định giá bán, trừ một số sản phẩm độc quyền do Nhà nước quyết định giá. Trong một số trường hợp, tuỳ theo tính chất quan trọng của sản phẩm và lợI ích của chính sách nhà nước, Nhà nước có chính sách trợ giá. - Nhà nước thành lập Tổng Cục quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp Nhà nước để quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, xoá bỏ đầu mốI quản lý trung gian. - Xây dựng quy chế gắn vớI trách nhiệm vật chất trong việc bảo tồn và phát huy vốn trong doanh nghiệp đốI vớI ngườI được Nhà nước giao quyền sử dụng vốn, tài sản Nhà nước. Những điều trên nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước nâng cao được tính độc lập, tự chủ, năng động huy động triệt để mọI tiềm năng tài chính trong cạnh tranh một cách có hiệu quả. 3. Quản lý Nhà nước về lưu thông tiền tệ và tín dụng. a) Mục tiêu Lưu thông tiền tệ trên thị trường được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng. Mục tiêu quản lý Nhà nước đốI vớI lưu thông tiền tệ là ổn định tiền tệ, nâng cao sức mua đồng tiền, tăng vòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, tiến tớI một đồng tiền có khả năng chuyển đổi. Mặt khác kích thích hoạt động tín 5
  • 6. dụng, ngân hàng phát triển lành mạnh, phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hộI mà Nhà nước đề ra. b) VớI mục tiêu đó, quản lý Nhà nước về lưu thông tiền tệ được thực hiện theo các nộI dung chủ yếu sau đây: - Thứ nhất, quản lý Nhà nước đốI vớI tiền tệ + Áp dụng chính sách tiền tệ tích cực vừa chống lạm phát, vừa đảm bảo cung ứng tiền tệ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ổn định. + Nhà nước độc quyền phát hành tiền và điều hoà lưu thông tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất quản lý thống nhất việc phát hành tiền giấyêu và tiền kim loạI ra lưu thông. Nhà nước nghiêm cấm các hành vi : làm tiền giả, tàng trữ và lưu hành tiền giả, phá hoạI tiền, dùng tiền vào mục đích khác, làm biến đổI màu sắc, mệnh giá tiền nhằm mục đích lừa đảo; từ chốI không nhận tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành. + Ngân hàng Nhà nước tổ chức quy định việc mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay, ngân hàng Nhà nước cho phát hành ngân phiếu rộng rãi; khuyến khích mở rộng sử dụng séc tiền mặt và séc chuyển khoản, và các hình thức thanh toán khác. - Nhà nước thống nhất quản lý ngoạI tệ, quản lý vàng. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc kinh doanh ngoạI tệ trên thị trường, theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, chủ động độc lập và theo dõi cán cân thành toán quốc tế, nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về ngoạI hối. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tỷ giá hốI đoái phù hợp và điều hành tỷ giá thích ứng vớI sự biến động của thị trường . Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước về vàng, quản lý xuất nhập khẩu vàng, lập quỹ dự trữ vàng, tổ chức mua bán vàng nhằm mục đích ổn định giá vả vàng và ổn định tiền tệ; cấp và thu hồI giấy phép các tổ chức kinh doanh vàng. Việc xuất nhập khẩu vàng do ngân hàng Nhà nước thực hiện. Các tổ chức, cá nhân muốn xuất nhập khẩu vàng phảI có giấy phép của ngân hàng Nhà nước. NgườI Việt Nam và ngườI nước ngoài khi xuất nhập cảnh có mang theo tư trang vàng phảI thực hiện đúng quy định điều lệ quản lý ngoạI hối. - Thứ hai, quản lý Nhà nước về tín dụng + Nhà nước quản lý tất cả các hoạt động tín dụng trong nền kinh tế của các thành phần kinh tế. Nhà nước quyết định thành lập hay giảI thể các ngân hàng quốc doanh; cấp giấy phép, thu hồI giấy phép kinh doanh tín dụng của tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh. + Bằng luật ngân hàng và các văn bản pháp quy quy định và kiểm tra việc chấp hành mức vốn pháp định, duy trì mức dự trữ tốI thiểu bắt buộc, các nguyên tắc tín dụng, tôn trọng các tỷ lệ an toàn, nguyên tắc chống rủI ro, mức huy động vốn tốI đa so vớI vốn tự có. + Nhà nước khống chế tổng mức tín dụng phù hợp vớI yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ, và phân phốI tổng hạn mức tín dụng có kế hoạch, có căn cứ khoa học cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tiền tệ. + Nhà nước định hướng hoạt động tín dụng theo mục đích chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. + Nhà nước quản lý chặt chẽ về tín dụng Nhà nước trong việc phát hành công trái, trái phiếu, tín phiếu, vay trả nợ nước ngoài. + Nhà nước quản lý tín dụng vì mục đích thực hiện chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ quốc gia, vì đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của các tổ chức tín dụng,đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. - Thứ ba, quản lý Nhà nước đốI vớI lãi suất. + Nhà nước coi lãi suất như một công cụ quản lý, điều hành vĩ mô của Nhà nước, Nhà nước thực hiện chính sách lãi suất thích hợp để thu hút vốn và phân phốI vốn hợp lý cho yêu cầu phát triển kinh tế; điều tiết hoạt động kinh tế; điều hoà cung cầu vốn tiền tệ; điều chỉnh và kiểm soát khốI lượng lưu thông tiền tệ, thông qua lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc nớI lỏng. + Nhà nước quy định mức lãi suất cơ bản để quản lý, làm cơ sở cho các ngân hàng kinh doanh vận dụng, vừa để ổn định lãi suất, chống tình trạng cho vay nặng lãi, vừa chống hiện tượng chèn ép lãi suất, tiến tớI thực hiện tự do hoá lãi suất theo cơ chế thị trường. + Nhà nước quy định mức lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn đốI vớI các giấy tờ có giá, nhằm khuyến khích hay hạn chế cho vay vốn vớI các ngân hàng kinh doanh, vì mục đích thực hiện chính sách tiền tệ. 6
  • 7. + Nhà nước xoá bỏ bao cấp trong chính sách lãi suất, công bằng trong lãi suất đốI vớI các thành phần kinh tế, từng bước xoá bỏ chính sách xã hội trong lãi suất. + Nhà nước áp dụng chính sách lãi suất tài trợ đốI vớI các dự án khuyến khích như: xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồI trọc… bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nhà nước cũng áp dụng chính sách lãi suất thích hợp để huy động qua công trái, trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trong quá trình thực hiện tín dụng Nhà nước. + Nhà nước còn quy định tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân tiền gửI cho vay để khống chế lợI ích đốI vớI các tổ chức tín dụng, thúc đẩy hạ thấp chi phí trong hoạt động ngân hàng, tăng nhanh vòng quay tín dụng và chống tổn thất trong tín dụng. 4. Quản lý Nhà nước đốI vớI thị trường tài chính. Sự giao dịch giữa cung và cầu về vốn trên thị trường hình thành thị trường tài chính. Ban đầu sự hình thành thị trường này xảy ra dướI hình thức vay và cho vay. Đây là hành vi mua bán quyền sử dụng vốn, không mua bán quyền sở hữu vốn. Khi các công ty cổ phần ra đờI xuất hiện việc mua bán cổ phiếu. Điều đó làm cho thị trường tài chính phát triển ngày càng phong phú. Thị trường tài chính là hoạt động giao dịch về vốn tiền tệ giữa ngườI có vốn và ngườI cần vốn dướI hình thức vay, trả, chuyển nhượng các loạI vốn và giấy tờ có giá nhằm mục đích kiếm lời. a) Có nhiều cách diễn đạt đốI vớI thị trường này. Theo quan niệm quản lý Nhà nước về thị trường tài chính, ngườI ta có thể diễn đạt cơ cấu thị trường tài chính gồm: - Thị trường tiền tệ: là thị trường vốn có thờI gian sử dụng từ 1 năm trở xuống. - Thị trường vốn (hay còn gọI là thị trường đầu tư): là thị trường vốn có thờI gian sử dụng lớn hơn 1 năm. - Thị trường chứng khoán: là thị trường mua bán, giao dịch chứng khoán như cổ phiếu và trái phiếu. Nó thuộc về thị trường vốn dài hạn. - Thị trường ngoạI hốI: là thị trường phản ánh quan hệ giữa tiền nộI địa vớI ngoạI tệ đặc biệt là USD, chủ yếu là vốn ngắn hạn. Nhà nước quản lý đốI vớI thị trường tài chính là thực hiện quản lý các thị trường trên. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý thị trường tài chính một mặt tác động vào các yếu tố hình thành thị trường để hướng nó phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Mặt khác thông qua thị trường tài chính để Nhà nước dùng công cụ tài chính tiền tệ điều chỉnh, phục vụ các mục tiêu của Nhà nước. Nó có ý nghĩa quyết định đốI vớI quản lý Nhà nước kinh tế nói chung và tài chính tiền tệ nói riêng. b) Quản lý Nhà nước đốI vớI thị trường tài chính được thực hiện thông qua những nộI dung chủ yếu sau: - Thứ nhất, nộI dung quản lý Nhà nước đốI vớI thị trường tiền tệ. + Ban hành hệ thống pháp luật làm căn cứ và môi trường pháp lý cho thị trường tiền tệ hoạt động. + Ban hành hệ thống chính sách để điều chỉnh thị trường tiền tệ. Trong đó quan trọng nhất là chính sách lãi suất, chính sách về lượng tiền trong lưu thông… + Chống lạm phát. + Chính sách kích thích tiêu dùng ( kích cầu về vốn tiền tệ.) + Thực hiện thanh tra, kiểm tra những vi phạm trong hoạt động của thị trường tiền tệ. - Thứ hai, nộI dụng quản lý chủ yếu đốI vớI thị trường vốn ( thị trường đầu tư) + Ban hành hệ thống các chính sách để quản lý, điều tiết hoạt động vay và cho vay. Trong đó quan trọng nhất là: • Chính sách về thờI hạn vay, mức vay. • Chính sách lãi suất ưu đãi. • Chính sách về thế chấp, tín chấp. + Chính sách ưu đãi trong đầu tư. Ở đây chủ yếu là dùng chính sách lãi suất và thuế ưu đãi. + Thực hiện thanh tra, kiểm tra. - Thứ ba, nộI dung quản lý Nhà nước chủ yếu đốI vớI thị trường chứng khoán. + Ban hành hệ thống pháp luật cho thị trường chứng khoán hoạt động và quy định các điều kiện pháp lý cho việc phát hành chứng khoán, tham gia kinh doanh chứng khoán, môi giớI chứng khoán… + Tổ chức quản lý quá trình giao dịch, mua bán chứng khoán ở thị trường ( các trung tâm giao dịch chứng khoán). 7
  • 8. + Lúc cần thiết thông qua ngân sách Nhà nước, điều chỉnh cung cầu, bảo đảm ổn định cho thị trường chứng khoán. + Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của thị trường chứng khoán, chống các hiện tượng tiêu cực không lành mạnh như gian lận, đầu cơ chứng khoán của các nhà môi giới… + Tuyên truyền sâu rộng về thị trường chứng khoán cho mọI ngườI hiểu rõ về thị trường chứng khoán và đào tạo, bồI dưỡng cán bộ hoạt động trên thị trường chứng khoán. - Thứ tư, nộI dung quản lý Nhà nước chủ yếu đốI vớI thị trường ngoạI hối. + thực hiện chính sách tài chính đốI ngoạI tích cực, từng bước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá phù hợp, thực hiện quản lý tập trung ngoạI tệ và quản lý chặt chẽ các khoản chi ngoạI tệ của Nhà nước. + Thực hiện chính sách bảo lãnh nhằm khuyến khích sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích, thực hiện quản lý và điều hành nguồn vốn vay chặt chẽ, đặc biệt là vốn vay Nhà nước, chống lãng phí, tiêu cực trong lĩnh vực vay. + Sử dụng tỷ giá hốI đoái là công cụ quan trọng đặc biệt để một mặt Nhà nước điều chỉnh quan hệ tiền trong nước và tiền nước ngoài, đặc biệt là USD. Mặt khác, điều chỉnh quan hệ kinh tế đốI ngoạI, bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích hoặc hạn chế đốI vớI từng sản phẩm trong hoạt động xuất nhập khẩu. + Phát huy triệt để tác dụng điều tiết kích thích của đòn bẩy tỷ giá, quản lý Nhà nước thực hiện một số nộI dung chủ yếu sau: • Thực hiện chính sách tỷ giá hướng tớI ổn định tỷ giá thực trong tương quan vớI sức mua trong nước và nước ngoài; có chú ý tính toán số tiền tệ ( những đồng tiền mạnh) và điều chỉnh linh hoạt khéo léo bằng các biện pháp tác động thị trường theo quan hệ cung cầu trên thị trườngtiền tệ • Sử dụng tỷ giá là công cụ để kích thích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước. Nguyên lý chung của vấn đề này là khi tăng giá tiền trong nước thì hạn chế về khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. Ngược lạI khi phá giá đồng tiền trong nước sẽ hạn chế sức cạnh tranh hàng nhập khẩu và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng trong nước. Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều công cụ tài chính, kinh tế khác. Tuỳ theo tình hình cụ thể của nền kinh tế để Nhà nước xử lý thích hợp. Việc phá giá đồng tiền trong nước không hợp lý, không có chuẩn bị thường dẫn đến những hậu quả khó lường gây rốI loạn nền tài chính quốc gia. • Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt đặc biệt trong buôn bán biên giớI ( đốI vớI các chợ vùng biên) theo hướng nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nộI địa. • Nhà nước thông qua ngân hàng Nhà nước, quy định mức tỷ giá bán ra, mua vào ( đặc biệt là vớI USD) làm chuẩn mực cho thị trường ngoạI tệ. • Thực hiện thanh tra, kiểm tra chặt chẽ các hoạt động chuyển đổI ngoạI tệ và vàng bạc đá quý, chống các hiện tượng buôn bán trái phép ngoạI tệ, vàng bạc đá quý. • Giữ gìn tính độc lập của tiền Việt Nam, chống đô la hoá và nâng cao vị trí của Việt Nam đồng trên thị trường quốc tế. Kinh nghiệm của các nước trên thế giớI cho thấy: để quản lý thị trường ngoạI hốI có hiệu quả cần thực hiện nguyên tắc “ mọI giao dịch thanh toán ở trong nước chỉ thực hiện bằng đồng Việt Nam”. Trường hợp muốn được giao dịch bằng ngoạI tệ tạI cửa hàng miễn thuế phục vụ khách nước ngoài ở sân bay, hảI cảng… phảI được phép và có giấy phép của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là điều cần thiết bức xúc phảI xử lý ở nước ta trong điều kiện hiện nay. + Bảo đảm nền kinh tế phát triển vớI thị trường tài chính ổn định luôn là mục tiêu quản lý Nhà nước về kinh tế. Để làm được điều đó cần thiết phảI đảm bảo các yếu tố sau đây: • Đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hoá, tạo lập và xây dựng nền kinh tế phát triển ổn định. • Hệ thống pháp luật của Nhà nước đồng bộ, đầy đủ. • ĐộI ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ quản lý Nhà nước, đủ hiểu biết và thích nghi vớI điều kiện mớI và cơ chế quản lý kinh tế mớI, đặc biệt là quản lý tài chính theo cơ chế thị trường. 5. Quản lý Nhà nước đốI vớI hoạt động bảo hiểm. Bảo hiểm là hoạt động tài chính quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó vừa là điều kiện để khắc phục hậu quả khi có rủI ro, vừa là công cụ quan trọng trong việc huy động, điều hành và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế. Nhà nước đặc biệt coi trọng hoạt động này. a) Phân loại. - Bảo hiểm có hai loạI chính: 8
  • 9. + Bảo hiểm bắt buộc, là hình thức được pháp luật Nhà nước quy định bắt buộc phảI bảo hiểm. Nguyên tắc này có hiệu lực cả cơ quan bảo hiểm và ngườI được bảo hiểm. + Bảo hiểm tự nguyện là hình thức bảo hiểm mà hai bên thoả thuận thông qua hợp đồng bảo hiểm. Nguyên tắc này áp dụng đốI vớI ngườI được bảo hiểm, còn đốI vớI cơ quan bảo hiểm là bắt buộc. Nghĩa là, khi ngườI được bảo hiểm yêu cầu thì cơ quan bảo hiểm không được từ chốI bảo hiểm. - Theo nộI dung bảo hiểm, chế độ bảo hiểm Việt Nam chủ yếu gồm: + Bảo hiểm xã hội. + Bảo hiểm tài sản. + Bảo hiểm thân thể. b) Những nộI dung chủ yếu quản lý Nhà nước đốI vớI bảo hiểm gồm: - Thứ nhất, bảo hiểm xã hội được thực hiện theo loạI hình bảo hiểm bắt buộc hay tự nguyện được áp dụng đốI vớI từng loạI đốI tượng và từng loạI hình doanh nghiệp để đảm bảo cho ngườI lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm thích hợp. -Thứ hai, đa dạng hoá các loạI hình hoạt động bảo hiểm trong nền kinh tế. Nhà nước thống nhất quản lý bảo hiểm bằng pháp luật, chính sách, chế độ… - Thứ ba, ban hành hệ thống pháp luật làm chuẩn mực pháp lý cho các loạI hình bảo hiểm. + Quy định điều kiện bắt buộc và thủ tục hành chính cho việc ra đờI và hoạt động của cơ quan bảo hiểm. + Quy định về chế độ và thủ tục về bảo hiểm và thực hiện bảo hiểm. + Quy định về cơ chế hoạt động của cơ quan bảo hiểm chẳng hạn: mức dự trữ cần thiết, cơ chế đầu tư phát triển quỹ bảo hiểm… - Thứ tư, thống nhất quản lý đốI vớI bảo hiểm xã hội từ trung ương đến cơ sở. Thống nhất về chế độ, mức chi trả, hình thức và phương pháp tính toán. Chế độ bảo hiểm xã hội ở ta phản ánh rõ bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Thứ năm, thực hiện thanh tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động bảo hiểm. - Thứ sáu, mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động bảo hiểm. 6. Nhà nước sử dụng công cụ thanh tra tài chính, kiểm toán và chế độ kế toán trong quản lý nền kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước, công tác thanh tra tài chính, kiểm toán và chế độ kế toán đóng một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là những công cụ vừa tác động vào nền kinh tế, vừa trực tiếp xem xét hoạt động tài chính của các đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp. - Thứ nhất, thanh tra tài chính là nộI dung hoạt động quản lý Nhà nước, là công cụ quan trọng đặc biệt của Nhà nước một mặt xem xét, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính ở các đơn vị, qua đó phát hiện ngăn ngừa và xử lý các vi phạm bảo đảm các nguồn tài chính được quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả. Mặt khác, qua thanh tra tài chính phát hiện sự không phù hợp của chế độ tài chính, cơ chế tài chính của Nhà nước. Từ đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện. VớI công cụ thanh tra tài chính, Nhà nước thực hiện một số nộI dung công việc sau: + Một là, ban hành chế độ thanh tra tài chính. Hiện nay thanh tra tài chính được Nhà nước coi là chế độ thường xuyên đốI vớI các dân sự sử dụng ngân sách Nhà nước. Qua đó nhằm chấn chỉnh chế độ quản lý ngân sách, nâng cao hiệu quả ngân sách Nhà nước. + Hai là, quy định về nộI dung, phương pháp, trình tự về thanh tra tài chính. + Ba là, quy định về thủ tục xử lý trong quá trình thanh tra tài chính. + Bốn là, quy định về tiêu chuẩn, trình độ, cũng như trách nhiệm quyền hạn đốI vớI cán bộ thanh tra. - Thứ hai, Nhà nước sử dụng công tác kiểm toán như là công cụ tích cực để kiểm tra tình hình hoạt động tài chính, thực hiện chế độ tài chính, chế độ kế toán ở các đơn vị. Đó là cơ sở, là căn cứ để đơn vị chấn chỉnh chế độ tài chính kế toán. Kiểm toán là hoạt động độc lập, cơ quan kiểm toán hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp Nhà nước quản lý đốI vớI hoạt động này bao gồm các nộI dung sau: + Một là, ban hành hệ thống pháp luật làm căn cứ cho việc thành lập và hoạt động của cơ quan kiểm toán. + Hai là, hoàn thiện hệ thống kiểm toán Nhà nước để thực hiện kế hoạch kiểm toán đốI vớI ngân sách Nhà nước mà Chính phủ quy định. + Ba là, quy định tiêu chuẩn, điều kiện cho các kiểm toán viên độc lập. Tổ chức kiểm tra cấp giấy phép chứng nhận hành nghề cho các kiểm toán viên độc lập. 9
  • 10. + Bốn là, ban hành quy định về nộI dung, trình tự của công tác kiểm toán, cũng như quy trình và phương pháp xử lý qua kết luận của cơ quan kiểm toán. + Năm là, thực hiện thanh tra, kiểm tra đốI vớI mọI hoạt động kiểm toán. - Thứ ba, chế độ kế toán Nhà nước là chuẩn mực để ghi chép, đánh giá, tính toán các hoạt động tài chính ở đơn vị mà Nhà nước bắt buộc đốI vớI mọI tổ chức, mọI hoạt động trong nền kinh tế. Để sử dụng công cụ kế toán một cách có hiệu quả trong quản lý kinh tế tài chính, Nhà nước tập trung giảI quyết một số nộI dung sau đây: + Một là, không ngừng hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán cho phù hợp vớI điều kiện đổI mớI của nền kinh tế đất nước. + Hai là, ban hành thống nhất chế độ kế toán: hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán, báo cáo, hoá đơn chứng từ… cho các tổ chức, các đơn vị, các doanh nghiệp. + Ba là, quy định về chế độ, tiêu chuẩn cũng như quy trình tuyển dụng, công nhận đốI vớI kế toán trưởng đơn vị. + Bốn là, xây dựng hệ thống thông tin về kế toán, kiểm toán… trong phạm vi cả nước nhằm nâng cao chất lượng của công tác kế toán. + Năm là, thường xuyên kiểm tra, thanh tra đốI vớI công tác kế toán (đặc biệt là qua kiểm toán, thanh tra tài chính) nhằm chấn chỉnh công tác kế toán và hoàn thiện chế độ kế toán. + Sáu là, thực hiện tin học hoá công tac kế toán. Tài chính tiền tệ liên quan đến tất cả mọI hoạt động trong đờI sống kinh tế - xã hội. Thực hiện quản lý Nhà nước về tài chính tiền tệ cần đảm bảo đồng bộ, toàn diện, đặc biệt chú ý đến công tác cán bộ. Điều đó quyết định hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước./. 10