SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 50
Tình cha ấm áp như vầng thái dương
Ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn
Có lẽ các bạn cũng đã biết xưa nay tình mẫu tử luôn là đề tài phong phú cho thơ
ca. Những bài thơ nói về tình cảm cha con thì rất là ít. Riêng bài thơ " Nói với
con" của tác giả Y Phương là một trong những tác phẩm rất hiếm hoi đó. Bài thơ
Nói với con thể hiện tình cảm êm ấm của gia đình, tình yêu quê hương da diết,
ngọt ngào và ngợi ca giá trị truyền thống tình nghĩa, sức sống mạnh mẽ của
người dân miền núi.
Nói với con
- Y phương -
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Tên thật: Hứa Vĩnh Sước (Sinh năm 1948). Là
nhà thơ dân tộc miền núi
Y Phương
Trùng Khánh - Cao Bằng
Quê
Chân thật, trong sáng, mang tư duy giàu hình
ảnh của người miền núi
Phong cách sáng
tác
a.Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1980 ( thời kì
đất nước còn gặp nhiều khó khan, gian khổ. Như lời tâm tình của tác
giả nói với đứa con gái mới chào đời.)
b.Xuất xứ: in trong tập “ Thơ Việt Nam” (1945 -1985).
b.Thể thơ: tự do
c.Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
e. Mạch cảm xúc: Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình
cảm quê hương từ những kỉ niệm gần gũi, thân thiết mà nâng lên
thành lẽ sống.
2. Tác phẩm
1.Hoàn cảnh sáng tác
2.Xuất xứ:
3.Thể thơ:
4.Phương thức biểu đạt:
5. Mạch cảm xúc
6. Liên hệ
7. Phân tích khổ 1: Cội nguồn sinh thành
8. Phân tích khổ 2: Phẩm chất, vẻ đẹp quê hương
9. Khổ 3 lời dặn của cha
KIỂM TRA MIỆNG BÀI NÓI VỚI CON
Khổ 1: Người cha nói với con về cội
nguồn sinh dưỡng
Khổ 2: Người cha nói với
con về vẻ đức tính của
người đồng mình.
4 câu cuối: Lời dặn dò
của cha.
g. Bố cục
I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm
h. Liên hệ
- Tình cha con: Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng;
Lão Hạc – Nam Cao.
- Tình cảm gia đình: Bếp lửa – Bằng Việt, Trong lòng mẹ-
Nguyên Hồng.
I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm
i.Giải nghĩa từ:
+ Người đồng mình: người vùng mình, người miền mình. Đây
có thể hiểu cụ thể là những người cùng sinh sống trên một miền
đất, cùng quê hương cùng một dân tộc.
+ Lờ: 1 loại dụng cụ dùng
để đặt bắt cá, được đan
bằng những nan tre vót tròn
+ Ken: Làm cho thật kín bằng cách đệm thêm vào những chỗ hở.
Người miền núi thường dùng nhiều tấm ván gỗ dựng sát nhau thành
vách nhà. Ken ở đây là động từ được hiểu như đan, cài, kết.
+ Thung (thung lũng): dải đất trũng và kéo dài nằm giữa hai sườn đồi,
núi.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
a) Cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con trước hết là gia đình:
 Sử dụng hệ thống từ ngữ giàu
giá trị tạo hình: "chân phải",
"chân trái", "một bước", "hai
bước"
 gợi cho chúng ta liên tưởng
đến những bước chân chập
chững đầu tiên của một em bé
trong sự vui mừng của cha mẹ.
 Thủ pháp liệt kê thứ nhất qua hình
ảnh "tiếng nói" ,"tiếng cười":
 Tải hiện được hình ảnh của một
em bé đang ở lứa tuổi bi bô tập nói.
 Gợi đến khung cảnh của một gia
đình đầm ấm, hòa thuận luôn tràn
đầy niềm vui, hạnh phúc, tràn đầy
tiếng nói, tiếng cười.
" Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
a) Cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con trước hết là gia đình:
" Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"
 Thủ pháp liệt kê thứ hai
qua hình ảnh " tới
cha","tới mẹ":
- Tái hiện hình ảnh em bé đang chập chững tập đi, lúc thì sà
vào lòng mẹ, khi lại níu lấy tay cha.
- Gợi lên ánh mắt như đang dõi theo và vòng tay dang rộng
đón đợi của cha mẹ.
 Nhịp thơ 2/3 với cấu trúc
đối xứng
 đã tạo nên một âm điệu, không khí tươi vui và gợi đến
một mái ấm gia đình đề huề, hạnh phúc.
 Lời thơ giản dị như một lời
tâm tình thủ thỉ
 Y Phương đã nói với con, gia đình chính là cội nguồn
sinh thành và nuôi dưỡng con. Vì thế, trên hành trình vạn
dặm của cuộc đời, con không được phép quên.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
NỘI DUNG Đoạn thơ gợi ra một khung
cảnh gia đình đầm ấm, hạnh
phúc
Con hãy biết trân trọng niềm
hạnh phúc giản dị, ngọt ngào
mà thiêng liêng đó
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
- Con được sinh ra trong một mái ấm gia đình hạnh phúc: “ Chân phải
bước tới cha/Chân trái bước tới mẹ”. Ở đây tác giả sử dụng hình ảnh
hoán dụ “ chân phải”, “ chân trái” kết hợp với điệp từ “ bước” để tái
hiện hình ảnh một đứa trẻ đang chập chững tập đi mà mỗi bước
chân của nó đều có bàn tay ôm ấp, nâng đỡ của cha mẹ, bên cạnh
đứa trẻ luôn có bờ vai vững chắc của cha, có bàn tay ấm áp của mẹ.
- Con được sinh ra trong một gia đình đầy ắp tiếng cười: “ Một bước
chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười”. Ở đây tác giả đã sử dụng
biện pháp lặp cấu trúc kết hợp với biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm
giác “ tiếng nói, tiếng cười” nhấn mạnh con được sinh ra trong một
căn nhà luôn tràn ngập hạnh phúc, tràn ngập tiếng nói, tiếng cười.
Vì thế trên hành trình vạn dặm của cuộc đời con hãy biết nâng niu,
trân trọng, không được phép quên.
b) Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi
dưỡng con khôn lớn và trưởng thành:
- Quê hương được giới thiệu qua lối nói
hình ảnh của người vùng cao - "người
đồng mình".
 Cách giới thiệu hình ảnh ấy lại đi liền
với hô ngữ "con ơi" khiến lời của cha với
con thật trìu mến, thân thương.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
" Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
b) Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi
dưỡng con khôn lớn và trưởng thành:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
" Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
"Đan lờ cài nan hoa" :
 tả thực công cụ lao động còn thô sơ được
"người đồng mình" trang trí trở nên đẹp đẽ; gợi
đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tải hoa và giàu sáng
tạo của "người đồng mình", đã khiến cho những
nan nứa, nan tre đơn sơ, thô mộc trở thành "nan
hoa".
b) Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi
dưỡng con khôn lớn và trưởng thành:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
" Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
“Vách nhà ken câu hát"
 tả thực lối sinh hoạt văn hóa cộng
đồng, gia đình của " người đồng mình",
khiến cho những vách nhà như được ken
dầy trong những câu hát si, hát lượn; gợi
một thế giới tâm hồn tinh tế và tràn đầy
lạc quan của người miền cao.
b) Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi
dưỡng con khôn lớn và trưởng thành:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
" Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Các động từ “cài, ken”
 vừa miêu tả được động tác khéo léo
trong lao động vừa gợi sự gắn bó của
những "người đồng mình"trong cuộc
sống lao động.
b) Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi dưỡng con khôn lớn và trưởng
thành:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
"Rừng cho hoa"
 tả thực vẻ đẹp của những rừng hoa
mà thiên nhiên, quê hương ban tặng;
gợi sự giàu có và hào phóng của thiên
nhiên, quê hương.
Thủ pháp nhân hóa:
b) Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi dưỡng con khôn lớn và trưởng
thành:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
Con đường cho
những tấm lòng
 gợi liên tưởng đến những
con đường trở về nhà, về
bản; gợi đến tấm lòng, tình
cảm của "người đồng
mình" với gia đình, quê
hương, xứ sở.
 cho thấy tấm lòng rộng
mở mở, hào phóng, sẵn sàng
ban tặng tất cả những gì đẹp
nhất, tuyệt vời nhất của quê
hương, thiên nhiên.
Nếu như gia đình là cội nguồn sinh thành và dưỡng dục con, thì quê hương bằng văn
hóa, lao động đã nuôi dưỡng và che chở cho con thêm khôn lớn, trưởng thành.
Điệp từ "cho"
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
c) Cuối cùng, tác giả tâm sự với con về kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc
nhất của cha mẹ. Bởi đó cũng là cội nguồn để sinh thành nên con:
Nghệ thuật Nội dung
"Nhớ về ngày cưới" là nhớ về kỷ niệm cho sự khởi đầu của một gia
đình. Nó là minh chứng cho tình yêu và con chính
là kết tinh của tình yêu ấy.
"Ngày đầu tiên đẹp nhất" đó có thể là ngày cưới của cha mẹ, nhưng cũng có
thể là ngày đầu tiên con chào đời.
=> Đoạn thơ là lời dặn dò, nhắn nhủ tâm tình của người cha về cội nguồn sinh
thành và nuôi dưỡng con: gia đình, quê hương chính là những nền tảng cơ
bản để tiếp bước cho con khôn lớn, trưởng thành. Bởi vậy,con phải luôn sống
bằng tất cả tình yêu và niềm tự hào.
" Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"
b.Cội nguồn sinh dưỡng của con là quê hương
- Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi dưỡng con khôn
lớn, trưởng thành. Quê hương được giới thiệu qua lối nói hình ảnh của
người vùng cao – “người đồng mình”. Cách giới thiệu ấy đi liền với hô
ngữ “con ơi” khiến cho lời của cha nói với con thật trìu mến thân thương
về những con người sống cùng một vùng, một miền, một quê hương.
- Quê hương nơi sinh ra con gồm những con người tài hoa, khéo léo, cần
cù lao động. “ Đan lờ cài nan hoa”, từ những vật dụng lao động nhỏ bé,
thô sơ được người đồng mình trang trí trở nên đẹp đẽ hơn. Bằng đôi bàn
tay cần cù, khéo léo, tài hoa và giàu sức sáng tạo của người đồng mình, đã
khiến cho những nan nứa, nan tre đơn sơ, thô mộc trở thành nan hoa.
- Quê hương nơi sinh ra con gồm những con người lạc quan yêu đời
rất giàu truyền thống văn hoá. “Vách nhà ken câu hát” là hình ảnh
ẩn dụ không chỉ tả thực lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng, gia đình
của người đồng mình. Câu thơ còn tái hiện một không gian đậm chất
văn hoá của người dân tộc đó là những cảnh hát thâu đêm suốt sáng
người ở trong vách người ở ngoài vách đối đáp nhau khiến ta liên
tưởng những câu hát như quấn quýt như vương vấn khắp không
gian, những vách nhà như ken dầy trong những câu hát si, hát lượn
gợi một thế giới tâm hồn tinh tế và tràn đầy lạc quan của người miền
cao.
- Quê hương nơi sinh ra con còn là một miền quê rất tươi đẹp. Thủ pháp nhân
hoá “Rừng cho hoa”vừa tả thực vẻ đẹp của những rừng hoa mà thiên nhiên, quê
hương ban tặng để làm đẹp cho cuộc sống của con người vừa gợi sự giàu có và
hào phóng của thiên nhiên, quê hương sẵn sàng ban tặng cho con người những gì
đẹp nhất đó là những cánh rừng cho nứa, cho măng cho gỗ; là dòng sông, con
suối cho cá, cho tôm… “ Con đường cho những tấm lòng” không chỉ gợi liên
tưởng đến những con đường trở về bản, về thung, về nhà mà còn gợi đến tấm
lòng, tình cảm người của người đồng mình với gia đình, quê hương, xứ sở. Điệp
từ “cho” điệp lại hai lần càng nhấn tấm lòng bao dung, rộng mở, hào phóng sẵn
sàng ban tặng tất cả những gì đẹp nhất, tuyệt vời nhất của quê hương, thiên nhiên
cho con người. Như vậy nếu gia đình là cội nguồn sinh thành và dưỡng dục con
thì quê hương bằng văn hoá, bằng lao động đã nuôi dưỡng và chở che cho con
thêm khôn lớn, trưởng thành.
- Con còn được sinh ra ở mảnh đất nơi đã ghi dấu kỉ niệm về ngày cưới
của cha mẹ. “Nhớ về ngày cưới” là nhớ về kỷ niệm cho sự khởi đầu của
một gia đình. Nó là minh chứng cho tình yêu và con chính là kết quả từ
tình yêu ấy. “Ngày đầu tiên đẹp nhất” đó có thể là ngày cưới của cha
mẹ, nhưng cũng có thể là ngày đầu tiên con chào đời vì thế con hãy
biết trân trọng và nâng niu.
- Khổ 1 là lời dặn dò của người cha về cội nguồn sinh thành và nuôi
dưỡng con đó chính là gia đình và quê hương. Chính những nền tảng cơ
bản đó sẽ tiếp bước cho con khôn lớn, trưởng thành. Bởi vậy con phải
luônbiết trân trọng và nâng niu.
2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình
- Trong lời tâm tình về cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con, người cha đã khéo léo "đan"
"cài" những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình:
"Người đồng mình thương lắm con ơi!
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"
2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình
- Sử dụng lối nói hình ảnh
của người vùng cao: "người
đồng mình"
 để gợi lên sự gần gũi,
thân thương trong một
gia đình.
- Trong lời tâm tình về cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con, người cha đã khéo léo "đan"
"cài" những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình:
"Người đồng mình thương lắm con ơi!
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"
2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình
Động từ "thương" đi liền với từ
chỉ mức độ "lắm"
 để bày tỏ sự đồng cảm với những nỗi vất vả, khó khăn của
con người quê hương.
Hệ thống từ ngữ giàu sức gợi
qua hai tính từ "cao", "xa":
- Gợi liên tưởng đến những dãy núi cao, trùng điệp là nơi cư
trú của đồng bào vùng cao.
- Những tính từ này được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, gợi
những khó khăn như chồng chất khó khăn để thử thách ý chí
con người.
- Hệ thống hình ảnh mang tư duy của người miền núi, khi tác
giả lấy cao của trời, của núi để đo nỗi buồn, lấy xa của đất để
cho ý chí của con người.
- Người đồng mình là những người rất giàu ý chí nghị lực: “Người
đồng mình thương lắm con ơi!/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn" . Mặc
dù cuộc sống của người đồng mình còn nhiều vất vả, nhiều lo âu, nhiều
nỗi buồn nhưng họ luôn biết nén nỗi buồn xuống để ý chí được vươn xa,
vươn cao. Ở đây tác giả đã sử dụng cách nói rất đặc trưng của người
miền núi là lấy những hình ảnh cụ thể, mộc mạc để nói lên nỗi lòng của
mình.Tác giả lấy cao của trời, của núi để đo nỗi buồn, lấy xa của đất để
đo ý chí con người. Câu thơ đượm chất ngậm ngùi xót xa để diễn tả thực
tại đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn của đồng bào vùng cao. Đồng
thời cũng đầy tự hào trước ý chí nghị lực của họ. Động từ “ Thương” đi
liền với từ chỉ mức độ “ lắm” đẫ bày tỏ sự đồng cảm với những vất vả
khó khăn của người đồng mình.
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Điệp từ "sống" được lặp đi
lặp lại liên tiếp
đã tô đậm được mong ước mãnh liệt của cha dành cho
con.
Hình ảnh ẩn dụ và phép liệt
kê"đá gập ghềnh" và "thung
nghèo đói":
- Gợi không gian sống hiểm trở, khó làm ăn, canh tác.
- Gợi đến cuộc sống nhiều vất vả, gian khó và đói nghèo.
Từ đó, người cha mong muốn ở con: hãy biết yêu thương,
gắn bó, trân trọng quê hương mình.
- Hãy biết sống theo những truyền thống tốt đẹp của người đồng mình:
2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình
- Hãy biết sống theo những truyền thống tốt đẹp của người đồng mình:
2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"
Hình ảnh so sánh:"Sống
như sông như suối"
+ Gợi về cuộc sống bình dị, hồn
nhiên, gắn bó với thiên nhiên.
+ Gợi lối sống trong sáng ,
phóng khoáng, dào dạt tình cảm
như sông, những suối.
- Từ đó, người cha mong muốn
ở con: một tâm hồn trong sáng,
phóng khoáng như thiên
nhiên.
Thủ pháp đối: "lên thác"
>< "xuống ghềnh"
 gợi một cuộc sống vất vả, lam lũ,
nhọc nhằn, không hề bằng phẳng,
dễ dàng. Từ đó , người cha mong
muốn ở con: phải biết đối mặt,
không ngại ngần trước những khó
khăn và phải biết vươn lên, làm
chủ hoàn cảnh.
Đoạn thơ là lời
khuyên của cha,
khuyên con hãy tiếp
nối cái tình cảm ân
nghĩa, thủy chung với
mảnh đất nơi mình
sinh ra. Hãy tiếp nối
cả ý chí can đảm, lòng
kiên cường của người
đồng mình.
- Người đồng mình là những người kiên cường, mạnh mẽ: “ Sống
trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung
nghèo đói”. Hình ảnh ẩn dụ và phép liệt kê “ đá gập ghềnh, thung
nghèo đói” phản ánh cuộc sống lao động của người đồng mình họ
thường phải sinh sống trên những dãy núi đá hiểm trở khó làm ăn canh
tác và cả trên những thung lũng giữa hai bên triền núi nhiều vất vả, gian
khó, đói nghèo. Điệp từ “ sống” được lặp lại liên tiếp đã tô đậm mong
ước mãnh liệt của người cha dành cho con người đồng mình luôn mạnh
mẽ, kiên cường, luôn có nghị lực , biết khát khao mơ ước để vượt lên
hoàn cảnh, vượt lên gian khổ, không bao giờ rời xa và quay lưng lại với
đồng bào.
- Người đồng mình là những người có lối sống mạnh mẽ, phóng
khoáng: “ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo
cực nhọc”. Hình ảnh so sánh: “ Sống như sông như suối” gợi lối sống
mạnh mẽ, khoáng đạt, dạt dào tình cảm như con sông dòng suối. Từ đó
người cha muốn con có một tâm hồn trong sáng, phóng khoáng như
thiên nhiên. Thủ pháp đối lên thác, xuống ghềnh gợi ra một cuộc sống
vất vả, lam lũ, nhọc nhằn không hề bằng phẳng dễ dàng. Từ đó người
cha mong muốn con phải biết đối mặt không ngại ngần trước những
khó khăn thử thách, không bao giờ được yếu hèn đầu hàng số phận.
- Người đồng mình là những người có phẩm chất mộc mạc giản dị: “
Người đồng mình tuy thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
Phép tương phản đã làm nổi bật hình ảnh của người đồng mình họ
tuy nhỏ bé về hình hài vóc dáng “ thô sơ da thịt”, thậm chí những
nắng gió vất vả đã làm da họ chai sần, họ có thể mộc mạc, chân chất,
quê mùa nhưng đối lập với vẻ bề ngoài ấy là một nghị lực phi
thường, một ý chí vươn cao, một tấm lòng rộng mở. Chính phép
tương phản đã tôn lên tầm vóc, vóc dáng của người đồng mình họ có
thể thô sơ da thịt nhưng họ không hề yếu đuối.
- Người đồng mình là những người có lòng tự tôn dân tộc đáng tự
hào: “ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương
thì làm phong tục”. Hình ảnh ẩn dụ “ tự đục đá kê cao quê hương” tả
thực quá trình dựng nhà, dựng bản của người vùng cao được kê trên
những tảng đá lớn để tránh thú dữ, mối mọt. Họ phải xuống núi bạt
rừng, phải gieo trồng sự sống trên đá núi gập ghềnh, phải mang màu
xanh phủ lên thung bản. Bởi vậy bằng chính nghị lực của mình họ đã
xây đắp lên một quê hương tươi đẹp. Hình ảnh “tự đục đá kê cao quê
hương” chính là ẩn dụ cho tinh thần tự lực cánh sinh, tự dựng nhà,
dựng bản, tự làm nên những phong tục tập quán, những bản sắc riêng
cho cộng đồng. Từ đó người cha muốn con phải biết tự hào về quê
hương mình và hãy biết đề cao lòng tự tôn dân tộc.
2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình
- Từ phẩm chất của người đồng mình, Y Phương tiếp tục nói với con về ý chí và vẻ đẹp
truyền thống của người vùng cao:
Nghệ thuật tương phản: - Hình ảnh "thô sơ da thịt" đã tả thực vóc dáng, hình hài nhỏ bé của
"người đồng mình".
- Cụm từ "chẳng mấy ai nhỏ bé" gợi ý chí, nghị lực phi thường,
vượt lên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của "người đồng mình".
Nghệ thuật tương phản đã làm tôn lên "tầm vóc" ,"vóc dáng" của
"người đồng mình": họ có thể còn "thô sơ da thịt" nhưng họ không
hề yếu đuối.
Hình ảnh "tự đục đá kê cao quê
hương" vừa mang ý nghĩa tả thực
, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc:
- Tả thực quá trình dựng nhà, dựng bản của người vùng cao, được
kê trên những tảng đá lớn để tránh mối mọt.
- Ẩn dụ cho tinh thần tự lực cánh sinh, họ đã dựng xây và nâng tầm
quê hương.
=> Trong quá trình dựng làng, dựng bản , dựng xây quê hương ấy, chính họ đã làm nên phong tục, bản
sắc riêng cho cộng đồng. Câu thơ tràn đầy niềm tự hào về những phẩm chất cao quý của người đồng
mình. Từ đó, Y Phương nhắn nhủ, răn dạy con phải biết kế thừa, phát huy những vẻ đẹp của con người
quê hương.
N g ư ờ i đ ồ n g m ì n h s ố n g t r ê n đ á ,
m a n g v ó c h ì n h v à ý c h í m ạ n h m ẽ ,
k i ê n c ư ờ n g c ủ a đ á n ú i
Y P h ư ơ n g đ ã t ạ c 1 b ứ c
t ư ợ n g đ á s ừ n g s ữ n g v ề c o n
n g ư ờ i q u ê h ư ơ n g ô n g v ớ i
t i n h t h ầ n t ự t ô n d â n t ộ c
s â u s ắ c
2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình
3. Lời dặn dò của cha
Hai tiếng "lên đường" cho thấy người con đã khôn lớn, trưởng thành, có thể tự
tin, vững bước trên đường đời.
Hình ảnh thơ được lặp lại "thô
sơ da thịt"
như là lời khẳng định để khắc sâu trong tâm trí con, rằng :
con cũng là người đồng mình, cũng mang hình hài, vóc dáng
nhỏ bé.
Nhưng con "không bao giờ
được nhỏ bé"
mà phải kiên cường, bản lĩnh để đương đầu với những
gập ghềnh, gian khó của cuộc đời.
Hai tiếng "nghe con" nghe thật thiết tha, ân cần, xúc động, ẩn chứa biết bao mong
muốn của người cha.
=> Với giọng điệu thiết tha, tâm tình, trìu mến,người cha đã gửi gắm cho con những
bài học quý giá, để trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời con mãi mãi khắc ghi.
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ được nhỏ bé
Nghe con"
 Là lời nhà thơ nói với con, gửi tới
con niềm yêu thương, tin tưởng,
mong muốn con trưởng thành
Ý n g h ĩa
 Là lời nhà thơ nói với chính mình:
bộc bạch tình yêu với gia đình,
quê hương, tự dặn lòng bền gan
vững chí giữa lúc khó khăn
 Là lời chuyển giao thế hệ
3. Lời dặn dò của cha
- Khép lại bài thơ là lời dặn dò vừa ân cần trìu mến vừa nghiêm khắc
của người cha: “ Con ơi tuy thô sơ da thịt/ Lên đường/ Không bao giờ
nhỏ bé được/ Nghe con”.
- Ở đây tác giả đã sử dụng những lời gọi đáp thiết tha “ con ơi”, “nghe
con” để căn dặn bằng tất cả sự yêu thương, sự kì vọng mà cha muốn
gửi gắm cho con trước khi con bước vào đời.
- Hai tiếng “ lên đường” cho thấy người con nay đã khôn lớn, trưởng
thành, có thể tự tin, vững bước trên đường đời.
- Hình ảnh thơ được lặp lại “ thô sơ da thịt” như lời khẳng định để khắc
sâu trong tâm trí con rằng con cũng là người đồng mình, con cũng
mang hình hài vóc dáng nhỏ bé. Nhưng con “không bao giờ nhỏ bé
được” mà phải kiên cường, bản lĩnh để đương đầu với những gập
ghềnh, gian khó của cuộc đời.
- Thủ pháp tương phản lại được sử dụng một cách có hiệu quả đó là sự
đối lập giữa vóc dáng bên ngoài và những phẩm chất bên trong của
người đồng mình. Bên ngoài người đồng mình có thể nhỏ bé, chân
chất, mộc mạc, quê mùa nhưng bản lĩnh ý chí nghị lực thì mạnh mẽ
phi thường. Câu phủ định “ Không bao giờ nhỏ bé được” là lời khẳng
định đanh thép về ý chí lớn lao về sức mạnh phi thường của người
đồng mình mà con luôn phải ghi nhớ, giữ gìn và phát huy.
- Với giọng điệu thủ thỉ tâm tình trìu mến người cha đã gửi gắm cho
con những bài học quý giá để trên suốt hành trình dài rộng của cuộc
đời con mãi mãi khắc ghi.
III. TỔNG KẾT
- Giọng điệu thơ tha
thiết, trìu mến;
- Xây dựng các hình
ảnh cụ thể mà khái
quát, mộc mạc mà giàu
chất thơ;
- Bố cục chặt chẽ, hợp
lí, dẫn dắt tự nhiên
- Thể hiện tình cảm gia
đình ấm cúng, ca ngợi
truyền thống cần cù, sức
sống mạnh mẽ của quê
hương và dân tộc
- Gợi nhắc tình cảm gắn bó
với truyền thống, quê
hương và ý chí vươn lên
trong cuộc sống
Nội dung Nghệ thuật
LUYỆN ĐỀ
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1:
Cho hai câu thơ
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Câu 1: Hãy chép chính xác 9 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép
nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Câu 3: Em hiểu “người đồng mình” là gì? Cách gọi “người đồng mình” của tác giả
có gì sâu sắc?
Câu 4: Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Câu 1:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Bài thơ "Nói với con" của Y Phương.
Câu 2:
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ sáng tác năm 1980 khi đất nước gặp nhiều khó khăn do vừa thoát
khỏi chiến tranh. Bài thơ như lời tâm sự với đứa con gái về những giá trị về tình người và văn hóa.
Câu 3:
“Người đồng mình” là cách gọi thân thương, chân thành và giản dị của tác giả về người cùng quê, cùng
bản với mình.
Câu 4:
Hai câu thơ gợi lên khung cảnh lao động của người dân miền núi.
- "Đan lờ cài nan hoa": tả thực công cụ lao động còn thô sơ được "người
đồng mình" trang trí trở nên đẹp đẽ; gợi đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tải
hoa và giàu sáng tạo của "người đồng mình", đã khiến cho những nan
nứa, nan tre đơn sơ, thô mộc trở thành "nan hoa".
- "Vách nhà ken câu hát": tả thực lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng, gia đình
của " người đồng mình", khiến cho những vách nhà như được ken dầy
trong những câu hát si, hát lượn; gợi một thế giới tâm hồn tinh tế và tràn
đầy lạc quan của người miền cao.
Hai câu thơ thi vị bởi trong lao động, người ta vẫn lạc quan, vui vẻ tận
hưởng cuộc sống, và sống hạnh phúc bởi bàn tay lao động.
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
Câu 1: Những dòng thơ trên có ở trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Cụm từ in đậm ở dòng thơ đầu tiên là thành phần gì trong câu?
Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ mang ý nghĩa hàm ý trong đoạn thơ trên. Điều lớn lao
nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì?
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo mô hình tổng – phân – hợp, trong đoạn
văn có sử dụng phép liên kết câu để thể hiện mong muốn của người cha với con:
Hãy vững bước tự tin trên đường đời.
Hướng dẫn trả lời
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Nói với con của tác giả Y
Phương.
Câu 2: Cụm từ in đậm ở dòng thơ đầu tiên là thành phần gọi đáp.
Câu 3: . Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những
lời thơ ấy là gì?
- Những từ ngữ mang ý nghĩa hàm ý trong đoạn thơ trên: thô sơ da thịt,
nhỏ bé
+ Thô sơ da thịt: hình hài, vóc dáng nhỏ bé, mộc mạc.
+ Không nhỏ bé: không được tầm thường, mà phải có ý chí.
Câu 4: Viết đoạn văn theo mô hình tổng – phân – hợp, trong đoạn văn có
sử dụng phép thế và câu cảm thán để thể hiện mong muốn của người cha
với con thể hiện qua 4 câu thơ cuối: Hãy vững bước tự tin trên đường đời.
* Đoạn văn tham khảo:
(1) Kết thúc bài thơ về cha mong muốn con mình phải tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, lấy đó
làm hành trang để vững bước vào đời.
(2) Lời nhắn nhủ và mong ước của người cha được thể hiện qua những câu thơ ngắn gọn và dứt khoát:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(3) Lời cuối nói với con càng trở nên tha thiết.
(4) “Lên đường” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ con đường đời, con đường đi tới tương lai, khi đó con phải thật mạnh
mẽ, vững vàng, không được phép yếu mềm, buông xuôi trước cuộc đời.
(5) Hình ảnh thơ được lặp lại "thô sơ da thịt" như là lời khẳng định để khắc sâu trong tâm trí con, rằng : con
cũng là người đồng mình, cũng mang hình hài, vóc dáng nhỏ bé.
(6) Người cha muốn con phải biết lắng nghe, biết giữ lấy cốt cách giản dị, mộc mạc của người lao động.
(7) Nhưng con "không bao giờ được nhỏ bé" mà phải kiên cường, bản lĩnh để đương đầu với những gập
ghềnh, gian khó của cuộc đời.
(8) Hai tiếng "nghe con" nghe thật thiết tha, ân cần, xúc động, ẩn chứa biết bao mong muốn của người cha.
(9) Đó là cả một tấm lòng người cha bao la, đó cũng là niềm tin người cha dành cho con.
(10) Với giọng điệu thiết tha, tâm tình, trìu mến,người cha đã gửi gắm cho con những bài học quý giá, để trên
suốt hành trình dài rộng của cuộc đời con mãi mãi khắc ghi.
- Phép liên kết: (7) Nhưng con "không bao giờ được nhỏ bé" mà phải kiên cường, bản lĩnh để đương
đầu với những gập ghềnh, gian khó của cuộc đời.
( Nhưng: phép nối)
4. BÀI GIẢNG NÓI VỚI CON.pptx

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie 4. BÀI GIẢNG NÓI VỚI CON.pptx

Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdf
Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdfCái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdf
Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdfNuioKila
 
Thơ nhật ký đường đời tập 2
Thơ nhật ký đường đời tập 2Thơ nhật ký đường đời tập 2
Thơ nhật ký đường đời tập 2Thi đàn Việt Nam
 
Vet cho con trai
Vet cho con traiVet cho con trai
Vet cho con traiHung Duong
 
MÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
MÙA XUÂN NHO NHỎ.pptMÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
MÙA XUÂN NHO NHỎ.pptThyHong43096
 
Kinh do mid autumn festival concept proposal
Kinh do mid autumn festival concept proposalKinh do mid autumn festival concept proposal
Kinh do mid autumn festival concept proposaltra do
 
Kinh do mid autumn festival concept proposal
Kinh do mid autumn festival concept proposalKinh do mid autumn festival concept proposal
Kinh do mid autumn festival concept proposalTr ??
 
NGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptx
NGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptxNGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptx
NGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptxNhUyn61
 
Kinh do mid autumn festival concept proposal
Kinh do mid autumn festival concept proposalKinh do mid autumn festival concept proposal
Kinh do mid autumn festival concept proposaltra do
 
Trong Trai Tim Chua
Trong Trai Tim ChuaTrong Trai Tim Chua
Trong Trai Tim Chuajbmvanphat
 
Trong Trai Tim Chua
Trong Trai Tim ChuaTrong Trai Tim Chua
Trong Trai Tim Chuajbmvanphat
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpklangsontung
 
tuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptx
tuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptxtuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptx
tuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptxsonle41686
 
Trong Trai Tim Chua2
Trong Trai Tim Chua2Trong Trai Tim Chua2
Trong Trai Tim Chua20bama
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớiNguynYn792481
 
Kế hoạch tháng 4 năm 2018 lớp Mèo Con
Kế hoạch tháng 4 năm 2018 lớp Mèo ConKế hoạch tháng 4 năm 2018 lớp Mèo Con
Kế hoạch tháng 4 năm 2018 lớp Mèo ConNon Mầm
 
Tập đọc tuan 13 lop 2 qua cua bo
Tập đọc tuan 13  lop 2 qua cua boTập đọc tuan 13  lop 2 qua cua bo
Tập đọc tuan 13 lop 2 qua cua boĐông Nguyễn
 

Ähnlich wie 4. BÀI GIẢNG NÓI VỚI CON.pptx (20)

Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdf
Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdfCái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdf
Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdf
 
Thơ nhật ký đường đời tập 2
Thơ nhật ký đường đời tập 2Thơ nhật ký đường đời tập 2
Thơ nhật ký đường đời tập 2
 
Vet cho con trai
Vet cho con traiVet cho con trai
Vet cho con trai
 
MÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
MÙA XUÂN NHO NHỎ.pptMÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
MÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
 
Bài thuyết trình (1)
Bài thuyết trình (1)Bài thuyết trình (1)
Bài thuyết trình (1)
 
Kinh do mid autumn festival concept proposal
Kinh do mid autumn festival concept proposalKinh do mid autumn festival concept proposal
Kinh do mid autumn festival concept proposal
 
Kinh do mid autumn festival concept proposal
Kinh do mid autumn festival concept proposalKinh do mid autumn festival concept proposal
Kinh do mid autumn festival concept proposal
 
NGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptx
NGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptxNGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptx
NGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptx
 
Kinh do mid autumn festival concept proposal
Kinh do mid autumn festival concept proposalKinh do mid autumn festival concept proposal
Kinh do mid autumn festival concept proposal
 
Trong Trai Tim Chua
Trong Trai Tim ChuaTrong Trai Tim Chua
Trong Trai Tim Chua
 
Trong Trai Tim Chua
Trong Trai Tim ChuaTrong Trai Tim Chua
Trong Trai Tim Chua
 
Số 3
Số 3Số 3
Số 3
 
So 1
So 1So 1
So 1
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpk
 
tuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptx
tuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptxtuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptx
tuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptx
 
Trong Trai Tim Chua2
Trong Trai Tim Chua2Trong Trai Tim Chua2
Trong Trai Tim Chua2
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
 
Thơ Tặng Vựo
Thơ Tặng VựoThơ Tặng Vựo
Thơ Tặng Vựo
 
Kế hoạch tháng 4 năm 2018 lớp Mèo Con
Kế hoạch tháng 4 năm 2018 lớp Mèo ConKế hoạch tháng 4 năm 2018 lớp Mèo Con
Kế hoạch tháng 4 năm 2018 lớp Mèo Con
 
Tập đọc tuan 13 lop 2 qua cua bo
Tập đọc tuan 13  lop 2 qua cua boTập đọc tuan 13  lop 2 qua cua bo
Tập đọc tuan 13 lop 2 qua cua bo
 

Kürzlich hochgeladen

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

4. BÀI GIẢNG NÓI VỚI CON.pptx

  • 1. Tình cha ấm áp như vầng thái dương Ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn Có lẽ các bạn cũng đã biết xưa nay tình mẫu tử luôn là đề tài phong phú cho thơ ca. Những bài thơ nói về tình cảm cha con thì rất là ít. Riêng bài thơ " Nói với con" của tác giả Y Phương là một trong những tác phẩm rất hiếm hoi đó. Bài thơ Nói với con thể hiện tình cảm êm ấm của gia đình, tình yêu quê hương da diết, ngọt ngào và ngợi ca giá trị truyền thống tình nghĩa, sức sống mạnh mẽ của người dân miền núi.
  • 2. Nói với con - Y phương -
  • 3. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả Tên thật: Hứa Vĩnh Sước (Sinh năm 1948). Là nhà thơ dân tộc miền núi Y Phương Trùng Khánh - Cao Bằng Quê Chân thật, trong sáng, mang tư duy giàu hình ảnh của người miền núi Phong cách sáng tác
  • 4. a.Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1980 ( thời kì đất nước còn gặp nhiều khó khan, gian khổ. Như lời tâm tình của tác giả nói với đứa con gái mới chào đời.) b.Xuất xứ: in trong tập “ Thơ Việt Nam” (1945 -1985). b.Thể thơ: tự do c.Phương thức biểu đạt: Biểu cảm e. Mạch cảm xúc: Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm quê hương từ những kỉ niệm gần gũi, thân thiết mà nâng lên thành lẽ sống. 2. Tác phẩm
  • 5. 1.Hoàn cảnh sáng tác 2.Xuất xứ: 3.Thể thơ: 4.Phương thức biểu đạt: 5. Mạch cảm xúc 6. Liên hệ 7. Phân tích khổ 1: Cội nguồn sinh thành 8. Phân tích khổ 2: Phẩm chất, vẻ đẹp quê hương 9. Khổ 3 lời dặn của cha KIỂM TRA MIỆNG BÀI NÓI VỚI CON
  • 6. Khổ 1: Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng Khổ 2: Người cha nói với con về vẻ đức tính của người đồng mình. 4 câu cuối: Lời dặn dò của cha. g. Bố cục I. TÌM HIỂU CHUNG 2. Tác phẩm
  • 7. h. Liên hệ - Tình cha con: Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng; Lão Hạc – Nam Cao. - Tình cảm gia đình: Bếp lửa – Bằng Việt, Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng. I. TÌM HIỂU CHUNG 2. Tác phẩm
  • 8. i.Giải nghĩa từ: + Người đồng mình: người vùng mình, người miền mình. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sinh sống trên một miền đất, cùng quê hương cùng một dân tộc.
  • 9. + Lờ: 1 loại dụng cụ dùng để đặt bắt cá, được đan bằng những nan tre vót tròn
  • 10. + Ken: Làm cho thật kín bằng cách đệm thêm vào những chỗ hở. Người miền núi thường dùng nhiều tấm ván gỗ dựng sát nhau thành vách nhà. Ken ở đây là động từ được hiểu như đan, cài, kết. + Thung (thung lũng): dải đất trũng và kéo dài nằm giữa hai sườn đồi, núi.
  • 11. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng a) Cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con trước hết là gia đình:  Sử dụng hệ thống từ ngữ giàu giá trị tạo hình: "chân phải", "chân trái", "một bước", "hai bước"  gợi cho chúng ta liên tưởng đến những bước chân chập chững đầu tiên của một em bé trong sự vui mừng của cha mẹ.  Thủ pháp liệt kê thứ nhất qua hình ảnh "tiếng nói" ,"tiếng cười":  Tải hiện được hình ảnh của một em bé đang ở lứa tuổi bi bô tập nói.  Gợi đến khung cảnh của một gia đình đầm ấm, hòa thuận luôn tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, tràn đầy tiếng nói, tiếng cười. " Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười"
  • 12. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng a) Cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con trước hết là gia đình: " Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười"  Thủ pháp liệt kê thứ hai qua hình ảnh " tới cha","tới mẹ": - Tái hiện hình ảnh em bé đang chập chững tập đi, lúc thì sà vào lòng mẹ, khi lại níu lấy tay cha. - Gợi lên ánh mắt như đang dõi theo và vòng tay dang rộng đón đợi của cha mẹ.  Nhịp thơ 2/3 với cấu trúc đối xứng  đã tạo nên một âm điệu, không khí tươi vui và gợi đến một mái ấm gia đình đề huề, hạnh phúc.  Lời thơ giản dị như một lời tâm tình thủ thỉ  Y Phương đã nói với con, gia đình chính là cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con. Vì thế, trên hành trình vạn dặm của cuộc đời, con không được phép quên.
  • 13. Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười NỘI DUNG Đoạn thơ gợi ra một khung cảnh gia đình đầm ấm, hạnh phúc Con hãy biết trân trọng niềm hạnh phúc giản dị, ngọt ngào mà thiêng liêng đó II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
  • 14. - Con được sinh ra trong một mái ấm gia đình hạnh phúc: “ Chân phải bước tới cha/Chân trái bước tới mẹ”. Ở đây tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ “ chân phải”, “ chân trái” kết hợp với điệp từ “ bước” để tái hiện hình ảnh một đứa trẻ đang chập chững tập đi mà mỗi bước chân của nó đều có bàn tay ôm ấp, nâng đỡ của cha mẹ, bên cạnh đứa trẻ luôn có bờ vai vững chắc của cha, có bàn tay ấm áp của mẹ. - Con được sinh ra trong một gia đình đầy ắp tiếng cười: “ Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười”. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp lặp cấu trúc kết hợp với biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “ tiếng nói, tiếng cười” nhấn mạnh con được sinh ra trong một căn nhà luôn tràn ngập hạnh phúc, tràn ngập tiếng nói, tiếng cười. Vì thế trên hành trình vạn dặm của cuộc đời con hãy biết nâng niu, trân trọng, không được phép quên.
  • 15. b) Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi dưỡng con khôn lớn và trưởng thành: - Quê hương được giới thiệu qua lối nói hình ảnh của người vùng cao - "người đồng mình".  Cách giới thiệu hình ảnh ấy lại đi liền với hô ngữ "con ơi" khiến lời của cha với con thật trìu mến, thân thương. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng " Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng
  • 16. b) Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi dưỡng con khôn lớn và trưởng thành: II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng " Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng "Đan lờ cài nan hoa" :  tả thực công cụ lao động còn thô sơ được "người đồng mình" trang trí trở nên đẹp đẽ; gợi đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tải hoa và giàu sáng tạo của "người đồng mình", đã khiến cho những nan nứa, nan tre đơn sơ, thô mộc trở thành "nan hoa".
  • 17. b) Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi dưỡng con khôn lớn và trưởng thành: II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng " Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng “Vách nhà ken câu hát"  tả thực lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng, gia đình của " người đồng mình", khiến cho những vách nhà như được ken dầy trong những câu hát si, hát lượn; gợi một thế giới tâm hồn tinh tế và tràn đầy lạc quan của người miền cao.
  • 18. b) Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi dưỡng con khôn lớn và trưởng thành: II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng " Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Các động từ “cài, ken”  vừa miêu tả được động tác khéo léo trong lao động vừa gợi sự gắn bó của những "người đồng mình"trong cuộc sống lao động.
  • 19. b) Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi dưỡng con khôn lớn và trưởng thành: II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng "Rừng cho hoa"  tả thực vẻ đẹp của những rừng hoa mà thiên nhiên, quê hương ban tặng; gợi sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên, quê hương. Thủ pháp nhân hóa:
  • 20. b) Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi dưỡng con khôn lớn và trưởng thành: II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng Con đường cho những tấm lòng  gợi liên tưởng đến những con đường trở về nhà, về bản; gợi đến tấm lòng, tình cảm của "người đồng mình" với gia đình, quê hương, xứ sở.  cho thấy tấm lòng rộng mở mở, hào phóng, sẵn sàng ban tặng tất cả những gì đẹp nhất, tuyệt vời nhất của quê hương, thiên nhiên. Nếu như gia đình là cội nguồn sinh thành và dưỡng dục con, thì quê hương bằng văn hóa, lao động đã nuôi dưỡng và che chở cho con thêm khôn lớn, trưởng thành. Điệp từ "cho"
  • 21. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng c) Cuối cùng, tác giả tâm sự với con về kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc nhất của cha mẹ. Bởi đó cũng là cội nguồn để sinh thành nên con: Nghệ thuật Nội dung "Nhớ về ngày cưới" là nhớ về kỷ niệm cho sự khởi đầu của một gia đình. Nó là minh chứng cho tình yêu và con chính là kết tinh của tình yêu ấy. "Ngày đầu tiên đẹp nhất" đó có thể là ngày cưới của cha mẹ, nhưng cũng có thể là ngày đầu tiên con chào đời. => Đoạn thơ là lời dặn dò, nhắn nhủ tâm tình của người cha về cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con: gia đình, quê hương chính là những nền tảng cơ bản để tiếp bước cho con khôn lớn, trưởng thành. Bởi vậy,con phải luôn sống bằng tất cả tình yêu và niềm tự hào. " Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"
  • 22. b.Cội nguồn sinh dưỡng của con là quê hương - Quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành. Quê hương được giới thiệu qua lối nói hình ảnh của người vùng cao – “người đồng mình”. Cách giới thiệu ấy đi liền với hô ngữ “con ơi” khiến cho lời của cha nói với con thật trìu mến thân thương về những con người sống cùng một vùng, một miền, một quê hương. - Quê hương nơi sinh ra con gồm những con người tài hoa, khéo léo, cần cù lao động. “ Đan lờ cài nan hoa”, từ những vật dụng lao động nhỏ bé, thô sơ được người đồng mình trang trí trở nên đẹp đẽ hơn. Bằng đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tài hoa và giàu sức sáng tạo của người đồng mình, đã khiến cho những nan nứa, nan tre đơn sơ, thô mộc trở thành nan hoa.
  • 23. - Quê hương nơi sinh ra con gồm những con người lạc quan yêu đời rất giàu truyền thống văn hoá. “Vách nhà ken câu hát” là hình ảnh ẩn dụ không chỉ tả thực lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng, gia đình của người đồng mình. Câu thơ còn tái hiện một không gian đậm chất văn hoá của người dân tộc đó là những cảnh hát thâu đêm suốt sáng người ở trong vách người ở ngoài vách đối đáp nhau khiến ta liên tưởng những câu hát như quấn quýt như vương vấn khắp không gian, những vách nhà như ken dầy trong những câu hát si, hát lượn gợi một thế giới tâm hồn tinh tế và tràn đầy lạc quan của người miền cao.
  • 24. - Quê hương nơi sinh ra con còn là một miền quê rất tươi đẹp. Thủ pháp nhân hoá “Rừng cho hoa”vừa tả thực vẻ đẹp của những rừng hoa mà thiên nhiên, quê hương ban tặng để làm đẹp cho cuộc sống của con người vừa gợi sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên, quê hương sẵn sàng ban tặng cho con người những gì đẹp nhất đó là những cánh rừng cho nứa, cho măng cho gỗ; là dòng sông, con suối cho cá, cho tôm… “ Con đường cho những tấm lòng” không chỉ gợi liên tưởng đến những con đường trở về bản, về thung, về nhà mà còn gợi đến tấm lòng, tình cảm người của người đồng mình với gia đình, quê hương, xứ sở. Điệp từ “cho” điệp lại hai lần càng nhấn tấm lòng bao dung, rộng mở, hào phóng sẵn sàng ban tặng tất cả những gì đẹp nhất, tuyệt vời nhất của quê hương, thiên nhiên cho con người. Như vậy nếu gia đình là cội nguồn sinh thành và dưỡng dục con thì quê hương bằng văn hoá, bằng lao động đã nuôi dưỡng và chở che cho con thêm khôn lớn, trưởng thành.
  • 25. - Con còn được sinh ra ở mảnh đất nơi đã ghi dấu kỉ niệm về ngày cưới của cha mẹ. “Nhớ về ngày cưới” là nhớ về kỷ niệm cho sự khởi đầu của một gia đình. Nó là minh chứng cho tình yêu và con chính là kết quả từ tình yêu ấy. “Ngày đầu tiên đẹp nhất” đó có thể là ngày cưới của cha mẹ, nhưng cũng có thể là ngày đầu tiên con chào đời vì thế con hãy biết trân trọng và nâng niu. - Khổ 1 là lời dặn dò của người cha về cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con đó chính là gia đình và quê hương. Chính những nền tảng cơ bản đó sẽ tiếp bước cho con khôn lớn, trưởng thành. Bởi vậy con phải luônbiết trân trọng và nâng niu.
  • 26. 2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình
  • 27. - Trong lời tâm tình về cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con, người cha đã khéo léo "đan" "cài" những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình: "Người đồng mình thương lắm con ơi! Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn" 2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình - Sử dụng lối nói hình ảnh của người vùng cao: "người đồng mình"  để gợi lên sự gần gũi, thân thương trong một gia đình.
  • 28. - Trong lời tâm tình về cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con, người cha đã khéo léo "đan" "cài" những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình: "Người đồng mình thương lắm con ơi! Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn" 2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình Động từ "thương" đi liền với từ chỉ mức độ "lắm"  để bày tỏ sự đồng cảm với những nỗi vất vả, khó khăn của con người quê hương. Hệ thống từ ngữ giàu sức gợi qua hai tính từ "cao", "xa": - Gợi liên tưởng đến những dãy núi cao, trùng điệp là nơi cư trú của đồng bào vùng cao. - Những tính từ này được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, gợi những khó khăn như chồng chất khó khăn để thử thách ý chí con người. - Hệ thống hình ảnh mang tư duy của người miền núi, khi tác giả lấy cao của trời, của núi để đo nỗi buồn, lấy xa của đất để cho ý chí của con người.
  • 29. - Người đồng mình là những người rất giàu ý chí nghị lực: “Người đồng mình thương lắm con ơi!/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn" . Mặc dù cuộc sống của người đồng mình còn nhiều vất vả, nhiều lo âu, nhiều nỗi buồn nhưng họ luôn biết nén nỗi buồn xuống để ý chí được vươn xa, vươn cao. Ở đây tác giả đã sử dụng cách nói rất đặc trưng của người miền núi là lấy những hình ảnh cụ thể, mộc mạc để nói lên nỗi lòng của mình.Tác giả lấy cao của trời, của núi để đo nỗi buồn, lấy xa của đất để đo ý chí con người. Câu thơ đượm chất ngậm ngùi xót xa để diễn tả thực tại đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn của đồng bào vùng cao. Đồng thời cũng đầy tự hào trước ý chí nghị lực của họ. Động từ “ Thương” đi liền với từ chỉ mức độ “ lắm” đẫ bày tỏ sự đồng cảm với những vất vả khó khăn của người đồng mình.
  • 30. Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Điệp từ "sống" được lặp đi lặp lại liên tiếp đã tô đậm được mong ước mãnh liệt của cha dành cho con. Hình ảnh ẩn dụ và phép liệt kê"đá gập ghềnh" và "thung nghèo đói": - Gợi không gian sống hiểm trở, khó làm ăn, canh tác. - Gợi đến cuộc sống nhiều vất vả, gian khó và đói nghèo. Từ đó, người cha mong muốn ở con: hãy biết yêu thương, gắn bó, trân trọng quê hương mình. - Hãy biết sống theo những truyền thống tốt đẹp của người đồng mình: 2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình
  • 31. - Hãy biết sống theo những truyền thống tốt đẹp của người đồng mình: 2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc" Hình ảnh so sánh:"Sống như sông như suối" + Gợi về cuộc sống bình dị, hồn nhiên, gắn bó với thiên nhiên. + Gợi lối sống trong sáng , phóng khoáng, dào dạt tình cảm như sông, những suối. - Từ đó, người cha mong muốn ở con: một tâm hồn trong sáng, phóng khoáng như thiên nhiên. Thủ pháp đối: "lên thác" >< "xuống ghềnh"  gợi một cuộc sống vất vả, lam lũ, nhọc nhằn, không hề bằng phẳng, dễ dàng. Từ đó , người cha mong muốn ở con: phải biết đối mặt, không ngại ngần trước những khó khăn và phải biết vươn lên, làm chủ hoàn cảnh. Đoạn thơ là lời khuyên của cha, khuyên con hãy tiếp nối cái tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra. Hãy tiếp nối cả ý chí can đảm, lòng kiên cường của người đồng mình.
  • 32. - Người đồng mình là những người kiên cường, mạnh mẽ: “ Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Hình ảnh ẩn dụ và phép liệt kê “ đá gập ghềnh, thung nghèo đói” phản ánh cuộc sống lao động của người đồng mình họ thường phải sinh sống trên những dãy núi đá hiểm trở khó làm ăn canh tác và cả trên những thung lũng giữa hai bên triền núi nhiều vất vả, gian khó, đói nghèo. Điệp từ “ sống” được lặp lại liên tiếp đã tô đậm mong ước mãnh liệt của người cha dành cho con người đồng mình luôn mạnh mẽ, kiên cường, luôn có nghị lực , biết khát khao mơ ước để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên gian khổ, không bao giờ rời xa và quay lưng lại với đồng bào.
  • 33. - Người đồng mình là những người có lối sống mạnh mẽ, phóng khoáng: “ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc”. Hình ảnh so sánh: “ Sống như sông như suối” gợi lối sống mạnh mẽ, khoáng đạt, dạt dào tình cảm như con sông dòng suối. Từ đó người cha muốn con có một tâm hồn trong sáng, phóng khoáng như thiên nhiên. Thủ pháp đối lên thác, xuống ghềnh gợi ra một cuộc sống vất vả, lam lũ, nhọc nhằn không hề bằng phẳng dễ dàng. Từ đó người cha mong muốn con phải biết đối mặt không ngại ngần trước những khó khăn thử thách, không bao giờ được yếu hèn đầu hàng số phận.
  • 34. - Người đồng mình là những người có phẩm chất mộc mạc giản dị: “ Người đồng mình tuy thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Phép tương phản đã làm nổi bật hình ảnh của người đồng mình họ tuy nhỏ bé về hình hài vóc dáng “ thô sơ da thịt”, thậm chí những nắng gió vất vả đã làm da họ chai sần, họ có thể mộc mạc, chân chất, quê mùa nhưng đối lập với vẻ bề ngoài ấy là một nghị lực phi thường, một ý chí vươn cao, một tấm lòng rộng mở. Chính phép tương phản đã tôn lên tầm vóc, vóc dáng của người đồng mình họ có thể thô sơ da thịt nhưng họ không hề yếu đuối.
  • 35. - Người đồng mình là những người có lòng tự tôn dân tộc đáng tự hào: “ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục”. Hình ảnh ẩn dụ “ tự đục đá kê cao quê hương” tả thực quá trình dựng nhà, dựng bản của người vùng cao được kê trên những tảng đá lớn để tránh thú dữ, mối mọt. Họ phải xuống núi bạt rừng, phải gieo trồng sự sống trên đá núi gập ghềnh, phải mang màu xanh phủ lên thung bản. Bởi vậy bằng chính nghị lực của mình họ đã xây đắp lên một quê hương tươi đẹp. Hình ảnh “tự đục đá kê cao quê hương” chính là ẩn dụ cho tinh thần tự lực cánh sinh, tự dựng nhà, dựng bản, tự làm nên những phong tục tập quán, những bản sắc riêng cho cộng đồng. Từ đó người cha muốn con phải biết tự hào về quê hương mình và hãy biết đề cao lòng tự tôn dân tộc.
  • 36. 2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình - Từ phẩm chất của người đồng mình, Y Phương tiếp tục nói với con về ý chí và vẻ đẹp truyền thống của người vùng cao: Nghệ thuật tương phản: - Hình ảnh "thô sơ da thịt" đã tả thực vóc dáng, hình hài nhỏ bé của "người đồng mình". - Cụm từ "chẳng mấy ai nhỏ bé" gợi ý chí, nghị lực phi thường, vượt lên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của "người đồng mình". Nghệ thuật tương phản đã làm tôn lên "tầm vóc" ,"vóc dáng" của "người đồng mình": họ có thể còn "thô sơ da thịt" nhưng họ không hề yếu đuối. Hình ảnh "tự đục đá kê cao quê hương" vừa mang ý nghĩa tả thực , vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc: - Tả thực quá trình dựng nhà, dựng bản của người vùng cao, được kê trên những tảng đá lớn để tránh mối mọt. - Ẩn dụ cho tinh thần tự lực cánh sinh, họ đã dựng xây và nâng tầm quê hương. => Trong quá trình dựng làng, dựng bản , dựng xây quê hương ấy, chính họ đã làm nên phong tục, bản sắc riêng cho cộng đồng. Câu thơ tràn đầy niềm tự hào về những phẩm chất cao quý của người đồng mình. Từ đó, Y Phương nhắn nhủ, răn dạy con phải biết kế thừa, phát huy những vẻ đẹp của con người quê hương.
  • 37. N g ư ờ i đ ồ n g m ì n h s ố n g t r ê n đ á , m a n g v ó c h ì n h v à ý c h í m ạ n h m ẽ , k i ê n c ư ờ n g c ủ a đ á n ú i Y P h ư ơ n g đ ã t ạ c 1 b ứ c t ư ợ n g đ á s ừ n g s ữ n g v ề c o n n g ư ờ i q u ê h ư ơ n g ô n g v ớ i t i n h t h ầ n t ự t ô n d â n t ộ c s â u s ắ c 2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình
  • 38. 3. Lời dặn dò của cha Hai tiếng "lên đường" cho thấy người con đã khôn lớn, trưởng thành, có thể tự tin, vững bước trên đường đời. Hình ảnh thơ được lặp lại "thô sơ da thịt" như là lời khẳng định để khắc sâu trong tâm trí con, rằng : con cũng là người đồng mình, cũng mang hình hài, vóc dáng nhỏ bé. Nhưng con "không bao giờ được nhỏ bé" mà phải kiên cường, bản lĩnh để đương đầu với những gập ghềnh, gian khó của cuộc đời. Hai tiếng "nghe con" nghe thật thiết tha, ân cần, xúc động, ẩn chứa biết bao mong muốn của người cha. => Với giọng điệu thiết tha, tâm tình, trìu mến,người cha đã gửi gắm cho con những bài học quý giá, để trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời con mãi mãi khắc ghi. Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ được nhỏ bé Nghe con"
  • 39.  Là lời nhà thơ nói với con, gửi tới con niềm yêu thương, tin tưởng, mong muốn con trưởng thành Ý n g h ĩa  Là lời nhà thơ nói với chính mình: bộc bạch tình yêu với gia đình, quê hương, tự dặn lòng bền gan vững chí giữa lúc khó khăn  Là lời chuyển giao thế hệ 3. Lời dặn dò của cha
  • 40. - Khép lại bài thơ là lời dặn dò vừa ân cần trìu mến vừa nghiêm khắc của người cha: “ Con ơi tuy thô sơ da thịt/ Lên đường/ Không bao giờ nhỏ bé được/ Nghe con”. - Ở đây tác giả đã sử dụng những lời gọi đáp thiết tha “ con ơi”, “nghe con” để căn dặn bằng tất cả sự yêu thương, sự kì vọng mà cha muốn gửi gắm cho con trước khi con bước vào đời. - Hai tiếng “ lên đường” cho thấy người con nay đã khôn lớn, trưởng thành, có thể tự tin, vững bước trên đường đời. - Hình ảnh thơ được lặp lại “ thô sơ da thịt” như lời khẳng định để khắc sâu trong tâm trí con rằng con cũng là người đồng mình, con cũng mang hình hài vóc dáng nhỏ bé. Nhưng con “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải kiên cường, bản lĩnh để đương đầu với những gập ghềnh, gian khó của cuộc đời.
  • 41. - Thủ pháp tương phản lại được sử dụng một cách có hiệu quả đó là sự đối lập giữa vóc dáng bên ngoài và những phẩm chất bên trong của người đồng mình. Bên ngoài người đồng mình có thể nhỏ bé, chân chất, mộc mạc, quê mùa nhưng bản lĩnh ý chí nghị lực thì mạnh mẽ phi thường. Câu phủ định “ Không bao giờ nhỏ bé được” là lời khẳng định đanh thép về ý chí lớn lao về sức mạnh phi thường của người đồng mình mà con luôn phải ghi nhớ, giữ gìn và phát huy. - Với giọng điệu thủ thỉ tâm tình trìu mến người cha đã gửi gắm cho con những bài học quý giá để trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời con mãi mãi khắc ghi.
  • 42. III. TỔNG KẾT - Giọng điệu thơ tha thiết, trìu mến; - Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ; - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên - Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc - Gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống Nội dung Nghệ thuật
  • 43.
  • 44. LUYỆN ĐỀ ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1: Cho hai câu thơ Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Câu 1: Hãy chép chính xác 9 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Câu 3: Em hiểu “người đồng mình” là gì? Cách gọi “người đồng mình” của tác giả có gì sâu sắc? Câu 4: Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát
  • 45. Câu 1: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình thương lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời Bài thơ "Nói với con" của Y Phương. Câu 2: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ sáng tác năm 1980 khi đất nước gặp nhiều khó khăn do vừa thoát khỏi chiến tranh. Bài thơ như lời tâm sự với đứa con gái về những giá trị về tình người và văn hóa. Câu 3: “Người đồng mình” là cách gọi thân thương, chân thành và giản dị của tác giả về người cùng quê, cùng bản với mình.
  • 46. Câu 4: Hai câu thơ gợi lên khung cảnh lao động của người dân miền núi. - "Đan lờ cài nan hoa": tả thực công cụ lao động còn thô sơ được "người đồng mình" trang trí trở nên đẹp đẽ; gợi đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tải hoa và giàu sáng tạo của "người đồng mình", đã khiến cho những nan nứa, nan tre đơn sơ, thô mộc trở thành "nan hoa". - "Vách nhà ken câu hát": tả thực lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng, gia đình của " người đồng mình", khiến cho những vách nhà như được ken dầy trong những câu hát si, hát lượn; gợi một thế giới tâm hồn tinh tế và tràn đầy lạc quan của người miền cao. Hai câu thơ thi vị bởi trong lao động, người ta vẫn lạc quan, vui vẻ tận hưởng cuộc sống, và sống hạnh phúc bởi bàn tay lao động.
  • 47. ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007) Câu 1: Những dòng thơ trên có ở trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2: Cụm từ in đậm ở dòng thơ đầu tiên là thành phần gì trong câu? Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ mang ý nghĩa hàm ý trong đoạn thơ trên. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo mô hình tổng – phân – hợp, trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết câu để thể hiện mong muốn của người cha với con: Hãy vững bước tự tin trên đường đời.
  • 48. Hướng dẫn trả lời Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Nói với con của tác giả Y Phương. Câu 2: Cụm từ in đậm ở dòng thơ đầu tiên là thành phần gọi đáp. Câu 3: . Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? - Những từ ngữ mang ý nghĩa hàm ý trong đoạn thơ trên: thô sơ da thịt, nhỏ bé + Thô sơ da thịt: hình hài, vóc dáng nhỏ bé, mộc mạc. + Không nhỏ bé: không được tầm thường, mà phải có ý chí. Câu 4: Viết đoạn văn theo mô hình tổng – phân – hợp, trong đoạn văn có sử dụng phép thế và câu cảm thán để thể hiện mong muốn của người cha với con thể hiện qua 4 câu thơ cuối: Hãy vững bước tự tin trên đường đời.
  • 49. * Đoạn văn tham khảo: (1) Kết thúc bài thơ về cha mong muốn con mình phải tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, lấy đó làm hành trang để vững bước vào đời. (2) Lời nhắn nhủ và mong ước của người cha được thể hiện qua những câu thơ ngắn gọn và dứt khoát: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (3) Lời cuối nói với con càng trở nên tha thiết. (4) “Lên đường” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ con đường đời, con đường đi tới tương lai, khi đó con phải thật mạnh mẽ, vững vàng, không được phép yếu mềm, buông xuôi trước cuộc đời. (5) Hình ảnh thơ được lặp lại "thô sơ da thịt" như là lời khẳng định để khắc sâu trong tâm trí con, rằng : con cũng là người đồng mình, cũng mang hình hài, vóc dáng nhỏ bé. (6) Người cha muốn con phải biết lắng nghe, biết giữ lấy cốt cách giản dị, mộc mạc của người lao động. (7) Nhưng con "không bao giờ được nhỏ bé" mà phải kiên cường, bản lĩnh để đương đầu với những gập ghềnh, gian khó của cuộc đời. (8) Hai tiếng "nghe con" nghe thật thiết tha, ân cần, xúc động, ẩn chứa biết bao mong muốn của người cha. (9) Đó là cả một tấm lòng người cha bao la, đó cũng là niềm tin người cha dành cho con. (10) Với giọng điệu thiết tha, tâm tình, trìu mến,người cha đã gửi gắm cho con những bài học quý giá, để trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời con mãi mãi khắc ghi. - Phép liên kết: (7) Nhưng con "không bao giờ được nhỏ bé" mà phải kiên cường, bản lĩnh để đương đầu với những gập ghềnh, gian khó của cuộc đời. ( Nhưng: phép nối)