SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 9
Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                              Chương 8
Chương 8
                                          VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN


        Vật liệu có tính chất dẫn điện cao.
        Vật liệu thuộc nhóm này là các dây dẫn có điện trở suất ở điều kiện bình thường không
vượt quá 0,1µΩ.m. Thông dụng nhất trong số vật liệu này là đồng và nhôm.

          8.1 . Đồng
          Đồng được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật điện do có những đặc điểm sau:
          I) Điện trở suất nhỏ (chỉ lớn hơn bạc một chút).
          2) Độ bền vững cơ học cao.
          3) Bền vững hoá học (không bị ăn mòn ở môi trường không khí).
          4) Dễ gia công, cán kéo thành các kích thước khác nhau theo ý muốn.
          5) Dễ hàn nối.
               Điều chế đồng.
          Đồng được điều chế từ CuS là loại quặng thường gặp trong thiên nhiên. Sau đó được đưa
vào lò luyện và được điện phân. Đồng nhận được sau khi điện phân là đồng tấm có trọng lượng
từ 80 - 90 kg. Bằng phương pháp kéo nguội sẽ có được đồng cứng có ký hiệu là (MT), loại đồng
này có độ cứng cao và có độ bền kéo dãn, có tính đàn hồi. Nếu đồng được gia công thêm bằng
cách ủ ở nhiệt độ khoảng 600 - 650 0C sẽ được đồng mềm ký hiệu là (MM) có độ dẻo cao nhưng
độ bền cơ học kém hơn đồng cứng. Đồng có điện trở suất 0,01721 µΩ.m.
               Các mác đồng.
          Đồng có các mác sau: M1 và M0. Loại M1 có 99,90% là đồng và lượng tạp chất là 0,1%
nhưng lượng oxy không được vượt quá 0,08%. Oxy là lượng tạp chất có hại bậc nhất cho đồng.
Khi lượng tạp chất oxy tăng sẽ làm cho tính chất của đồng kém hẳn về mặt cơ học, khó hàn nối
và tráng bạc. Đồng M0 chứa 99,95% là đồng và 0,05% tạp chất. Trong đó oxy không được vượt
quá 0,02%. Từ đồng có thể kéo thành dây có kích thước cực nhỏ.
               Tính chất của đồng.
          Điện trở suất của đồng rất nhạy cảm với lượng tạp chất, nếu trong đồng có chứa 0,5% tạp
chất Zn, Co, Ag thì điện dẫn suất giảm đì 5%. Nếu như trong đồng có 0,5% tạp chất Ni, Sn, Al
thi điện dẫn suất giảm từ 20 - 40%. Nếu tạp chất là Be, As, Fe, Si hoặc P thì điện dẫn suất giảm
55% hay hơn nữa.
           Nhược điểm của đồng là bề mặt tiếp xúc với không khí rất dễ bị ăn mòn và hình thành
màng Sunphit. Tốc độ ăn mòn tăng nhanh khi bị đốt nóng, tuy nhiên độ bám của lớp màng với
kim loại không cao. Vì vậy đồng không sử dụng ở nơi có tiếp xúc không chặt. Khi bị nhiệt độ
cao do hồ quang oxit đồng bị phân ly, bám chặt lên bề mặt kim loại. Sự tróc và bám oxit lên kim
loại làm phá huỷ nhanh chóng tiếp xúc khi có dòng điện lớn.
          Tính cơ học của đồng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi H2. Sau khi ủ đồng bằng H2 thì tính cơ
học sẽ giảm đi một vài lần. Đặc biệt sự phá huỷ của H2 còn mạnh hơn khi có mặt cả oxy có trong
đồng kỹ thuật ở dạng Cu2O .Hyđro dễ dàng xâm nhập sâu trong kim loại ở nhiệt độ cao và hình
thành phản ứng:
                             Cu2O+ H2 = Cu + H2O
          Áp suất tạo bởi hơi nước trong kim loại do tốc độ khuếch tán chậm có thể đạt một vài
ngàn at và tạo thành vết nứt nhỏ làm phá vỡ tính khít chân không của vật liệu và làm cho nó trở
nên giòn và dễ gãy. Trong công nghiệp được gọi là bệnh hyđro. Trong đồng chứa 0,001% oxy thì
sẽ không có bệnh này. Tuy nhiên trong đồng không oxy sau khi nhiệt luyện trong hyđro có thể
thấy sự sa sút tính dẻo ở nhiệt độ cao (300 - 800 0C). Do khi đốt nóng xảy ra sự thâm nhập hyđro
trong đồng. Giải phóng khí ở áp suất cao, phá huỷ đồng và tích luỹ chủ yếu bằng những hạt nhỏ.
Khi bị kéo dãn các vị trí này trở thành đoạn yếu.
               Ứng dụng của đồng.
          Đồng được sử dụng trong kỹ thuật điện để sản xuất dây dẫn, cáp, các thiết bị phân phối,
cuộn dây máy biến áp, máy điện. Băng đồng được sử dụng làm màn chắn từ, chắn điện và rất
nhiều các lĩnh vực khác. Đồng cứng được sử dụng trong các trường hợp cần có độ bền cơ học
                                                                                                               93
Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                               Chương 8
cao, có độ cứng và chống mài mòn, ví dụ để làm dây trần. Nếu cần có độ dẻo và độ bền kéo dãn
không cần thiết thì sử dụng đồng mềm (ví dụ dùng cho dây điện mềm).Đồng cao cấp tạo trong
chân không dùng để chế tạo klistron, magnetron, đầu xuất năng lượng của máy phát siêu cao tần,
ống dẫn sóng và các bộ cộng hưởng.
         Mặc dù có hệ số nở dài cao so với thuỷ tinh, đồng được ứng dụng để hàn với thuỷ tinh,
do nó có giới hạn chảy thấp, mềm mại và tính chịu nhiệt cao.

          8.2 Nhôm.
                So sánh tính chất của nhôm với đồng.
          Nhôm là vật liệu thứ hai sau đồng sử dụng rất rộng rãi. Nhôm là kim loại màu trắng có
đặc điểm rất nhẹ. Điện trở suất của nhôm gấp 1,6 lần đồng, nhưng nhôm lại có khối lượng riêng
nhỏ hơn 3,5 lần Cu. Nếu dây dẫn đồng, nhôm bằng nhau về độ dài, bằng nhau về điện trở suất thì
mặc dù nhôm có tiết diện lớn hơn nhưng nó lại nhẹ hơn đồng tới hai lần. Một mặt nhôm lại có
nhiều trong thiên nhiên, giá thành rẻ hơn đồng rất nhiều.
          Nhược điểm của nhôm là có độ bền cơ học thấp. Nhôm khó hàn hơn.
                Các mác nhôm.
          + Nhôm kỹ thuật A.E có lượng tạp chất không lớn hơn 0,5% và được ủ mềm ở nhiệt độ
350 0C ± 20 0C. Dây dẫn có điện trở suất không quá 0 028 µΩ.m.
          + Nhôm A-97 không chứa quá 0,03% tạp chất dùng để chế tạo màng mỏng, điện cực,và
vỏ tụ điện.
          + Nhôm A-999 chứa không quá 0,001% tạp chất. Độ sạch được kiểm tra theo giá trị điện
trở suất còn lại ở nhiệt độ He hoá lỏng, nó không vượt quá 4.10-6 µΩ.m.
          Các tạp chất làm giảm tính dẫn điện của nhôm. Nếu có những tạp chất như Ni, Si, Zn, Fe,
Pb khoảng 0,5% thì điện trở suất của nhôm mềm giảm 2-3%. Nếu tạp chất là Cu hay Ag thì tính
dẫn điện giảm 5-10%. Điện dẫn của nhôm còn giảm mạnh mẽ hơn nữa khi lượng tạp chất là Ti,
Mn. Có thể nói rằng những tạp chất không hình thành dung dịch cứng với nhôm không làm thay
đổi nhiều tính dẫn điện, còn các tạp chất hình thành dung dịch cứng sẽ làm giảm tính dẫn điện
của nhôm, trừ kẽm ra. Tôi nhôm làm tăng điện trở của nó do tồn tại tạp chất và làm tăng độ hoà
tan khi đốt nóng. Trong nhôm kỹ thuật tạp chất chủ yếu là Fe và Si.
          Cán, kéo, ủ nhôm cũng được làm tương tự như đồng. Nhôm cán có độ dày rất nhỏ (6 -
7µm), sử dụng làm bản cực của tụ giấy, hay bản cực tụ xoay chiều. Một điều thú vị là ở nhiệt độ
nitơ hoá lỏng điện trở suất của nhôm tương tự như đồng, còn ở nhiệt độ thấp hơn nhôm có tính
dẫn điện tốt hơn đồng. Chính vì vậy nhôm sử dụng làm dây dẫn lạnh (dây dẫn có tính dẫn điện
rất cao).
                Ứng dụng của nhôm.
          Cũng như đồng, nhôm được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật làm dây dẫn, làm dụng cụ
gia đình.
          Nhôm bị oxy hoá mạnh, bề mặt nhôm bị che phủ bởi lớp màng mỏng có điện trở suất lớn.
Lớp màng này giữ cho nhôm khỏi bị ăn mòn, nhưng tạo ra điện trở chuyển tiếp lớn, làm cho
nhôm không thể hàn theo phương pháp bình thường. Để hàn nhôm phải sử dụng loại sáp hàn đặc
biệt hoặc sử dụng mỏ hàn siêu âm. Lớp oxit cách điện rất bền vững về cơ và chịu nhiệt cao (một
lốp oxit có độ dày 0,03 mm có điện áp chọc thủng khoảng 100 V, còn ở độ dày 0,04 mm khoảng
250 V). Từ oxit nhôm chế tạo cuộn dây không có cách điện giữa các vòng dây. Nhược điểm
chính của cách điện loại này là hạn chế tính dẻo và có tính hút ẩm cao. Oxit nhôm sử dụng rộng
rãi trong kỹ thuật chế tạo tụ điện, bộ nắn và các bộ chống sét. Nhôm có ưu điểm của vật liệu tiếp
xúc là dễ dàng, vật liệu dễ phun thành bụi và kết dính với Si và màng cách điện từ SiO 2 sử dụng
trong kỹ thuật bán dẫn.

           8.3 Hợp kim có điện trở cao và hợp kim cho cặp nhiệt ngẫu.
                Hợp kim có điện trở cao.
           Hợp kim có điện trở cao là hợp kim ở nhiệt độ bình thường có ρ ≥ 0,03 µΩ.m. Nó được
sử dụng để sản xuất dụng cụ đo lường, điện trở mẫu, thiết bị đốt nóng. Khi sử dụng hợp kim làm
thiết bị đo không chỉ yêu cầu điện trở suất cao mà còn phải có hệ số nở dài nhỏ, và sức điện động
nhỏ so với đồng. Dây điện trở phải có khả năng hoạt động ở nhiệt độ 1000 oC trong không khí ở
                                                                                                                 94
Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                                Chương 8
thời gian đài .Những vật liệu có điện trở suất cao được sử dụng rộng rãi trong thực tế là Mn với
Cu và Ni , Konstantan và Crom - Niken , xem bảng 8.1.

                    Bảng 8.1. Những tính chất chủ yếu của hợp kim có điện trở suất cao.

             Hợp kim                      ρ              α           Sức điện động      Nhiệt độ công tác
                                         (µΩ.m)        (10-6.K-1           nhiệt                   (oC)
                                                           )              (µV/K)
1- Maganin (86% Cu, 12%                 0,42-0,48        5-30               1-2                   100-200
Mn, 2%Ni)
2- Konstantan                           0,48-0,52       -(5-25)            40-50                  450-500
3- Hợp kim Crom-niken                   1,0-1,1       100-200               -                     1000
X15H60         (55-61%Ni,
15-18%Cr, 1,5%Mn còn lại là
sắt)
4- X20H80 (75-78% Ni,                    1,0-1,1       100-200                -                     1100
20-23%Cr, 1,5%Mn còn lại là
sắt)

              Hợp kim dùng cho cặp nhiệt ngẫu.
        Khi tiếp xúc hai kim loại khác nhau thì giữa chúng xuất hiện hiệu điện thế tiếp xúc. Theo
lý thuyết lượng tử, nguyên nhân chính xuất hiện hiệu điện thế trên tiếp xúc là hiệu của năng
lượng Fermit ở cặp kim loại.




                              Hình 8.1. Biểu đồ năng lượng tiếp xúc của hai kim loại.
          Giả sử ở trạng thái cách ly khí điện tử trong kim loại A và B được biểu thị bằng năng
lượng Fermi ∋A và ∋B tính từ vùng đáy của vùng dẫn (H.8.1a). Công nhiệt động lực bứt điện tử χA
và χB . Động năng của điện tử nằm trên mức Fermi trong mỗi kim loại khác nhau đều khác nhau.
Vì vậy khi tiếp xúc hai kim loại sẽ xuất hiện sự chuyển tiếp điện tử từ vùng có mức năng lượng
cao sang mức năng lượng thấp hơn. Chính xác hơn từ kim loại B sang kim loại A. Thực chất là
các điện tử tới chiếm trạng thái có mức năng lượng thấp nhất. Không thể có một trong hai kim
loại ở trạng thái có mức năng lượng thấp, trong khi đó kim loại kia ở trạng thái lấp đầy với mức
năng lượng cao hơn. Thực tế chuyển tiếp điện tử từ kim loại B vào kim loại A là sự chuyển tiếp
điện tử vào một hệ thống có mức năng lượng thấp hơn. Kết quả là kim loại B được tích điện
dương, kim loại A được tích điện âm, giữa chúng xuất hiện
hiệu điện thế. Cân bằng chi khi công của điện tử bằng:
                            e.U = ∋A = ∋B                                                                (8.1)
          Như vậy hiệu điện thế tiếp xúc trong được xác định bằng hiệu năng lượng Fermi tính từ
đáy vùng dẫn, cho hai dây dẫn độc lập A và B.
          Sự tồn tại trường tiếp xúc bằng từ thông của điện tử từ một kim loại này sang kim loại
khác tới trạng thái cân bằng. Do tốc độ chuyển động của điện tử rất lớn, cân bằng xảy ra ở thời
                                                                                                               95
Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                                    Chương 8
gian ~ 1016s. Ở điều kiện ổn định mức Fermi của hai kim loại phải bằng nhau. Nhờ vậy các điện
tích của vùng điều hoà mức có thể đi qua khi di chuyển của một số lượng nhỏ điện tử. Lớp điện
kép d tồn tại trong vùng tiếp xúc rất mỏng (khoảng chu kỳ lưới) và không ảnh hưởng tới sự đi lại
của dòng điện qua tiếp xúc. Do năng lượng Fennđrong kim loại có giá trị một vài eV thì hiệu
điện thế tiếp xúc giữa hai kim loại đạt từ 1/10 tới một vài V.
          Bộ phận nhiệt làm từ hai kim loại khác nhau, tạo thành một mạch kín gọi là cặp nhiệt
ngẫu. Ở nhiệt độ khác nhau của tiếp xúc trong một mạch kín xuất hiện dòng điện, gọi là dòng
điện nhiệt. Nếu mạch hở sẽ tạo thành hiệu điện thế và gọi là sức điện động nhiệt và bằng:
                            U ≈ αT(T2 - T1).                                                                  (8.2)
          Ở đây: αT- gọi là hệ số sức điện động nhiệt.
          Giá trị αT phụ thuộc vào bản chất của dây dẫn và nhiệt độ. Sức điện động nhiệt trong
mạch gồm ba thành phần. Đầu tiên là sự phụ thuộc vào nhiệt độ của hiệu điện thế tiếp xúc. Trong
kim loại khi nhiệt độ tăng lên mức Fermi mặc dù rất yếu nhưng chuyển dịch xuống dưới theo
thang năng lượng. Vì vậy, trên đầu nguội của dây dẫn sẽ nằm ở mức cao hơn so với đầu nóng.
Kết quả là mức Fermi dịch chuyển và xuất hiện sức điện động nhiệt.
          Thành phần thứ hai của sức điện động nhiệt là độ khuếch tán của các điện tích từ đầu
nóng sang đầu nguội. Năng lượng trung bình của điện tử thay đổi không nhiều nhưng vẫn thay
đổi theo nhiệt độ. Các điện tử tập trung ở đầu nóng có mức động năng cao hơn và có tốc độ cao
hơn so với đầu nguội. Vì vậy phần lớn chúng khuếch tán theo hướng gradient nhiệt độ so với
hướng ngược lại. Dòng khuếch tán mang điện tích âm từ vùng có nhiệt độ cao sang vùng có
nhiệt độ thấp, tạo giữa chúng hiệu điện thế.
          Thành phần thứ ba của sức điện động nhiệt xuất hiện trong mạch do tăng điện tử bởi
năng lượng nhiệt lượng tử (Fonon). Dòng của chúng cũng lan truyền tới đầu nguội. Tất cả các
thành phần sức điện động nhiệt xác định bằng nồng độ điện tử không lớn, nằm ở mức năng
lượng gần mức Fermi Vì vậy sức điện động nhiệt riêng của kim loại rất nhỏ. Lý thuyết lượng tử
đưa ra biểu thức tính sức điện động nhiệt riêng của kim loại hoá trị một bằng:
                                                k kT
                                    α T ≈ π2                                                                (8.3)
                                                e ∋F
 Ở nhiệt độ trong phòng tỷ số kT/∋F có giá trị khoảng 10-3. Vì vậy αT phải đạt khoảng một vài
µV/K.
           Để có sức điện động nhiệt riêng lớn có thể sử dụng hợp kim có cấu trúc miền phức tạp.
Cặp nhiệt ngẫu kim loại sử dụng rộng rãi để đo nhiệt độ trong quá trình đo phải ổn định nhiệt ở
một đầu. Trong điều kiện tự nhiên loại bỏ chênh lệch nhiệt độ trên thực tế không có. Vì vậy trong
mạch điện có thể xuất hiện sức điện động nhiệt ký sinh. Để giảm bớt sự ảnh hưởng của chúng
trong mạch đo lường cần phải lựa chọn vật liệu tiếp xúc có αT nhỏ.
           Cần nhấn mạnh rằng trong dây dẫn đồng nhất, chính xác hơn chế tạo từ một kim loại, khi
xuất hiện gradient nhiệt độ trên các đầu cuối cũng xuất hiện hiệu điện thế do các nguyên nhân
vừa nêu trên. Giá trị của nó là hiệu nhiệt độ trên các đầu cuối của dây dẫn, gọi là sức điện động
nhiệt riêng tuyệt đối. Có thể chứng minh rằng trong mạch cặp nhiệt ngẫu sức điện động nhiệt
riêng là hiệu của hai nhiệt điện động riêng tuyệt đối của hai dây dẫn:
                                       αT = αTA - αTB                                               (8.4)
           Nếu như biết được giá trị tuyệt đối sức điện động nhiệt riêng của một vật liệu, chấp nhận
là vật liệu mẫu thì để bất kỳ một vật liệu nào tham số này cũng có thể nhận được qua sự giúp đỡ
đo lường của vật liệu mẫu. Khi đo hiệu điện thế trên các đầu cuối của dây dẫn bằng phương pháp
nối volt kế cần phải tính rằng dây nối của volt kế làm tăng nhanh cân bằng nhiệt với đầu cuối
của dây dẫn. Vì vậy kết quả đo lường là sức điện động nhiệt tương đối, do xuất hiện sức điện
động ngược hướng của dây dẫn với dây nối.
           Để xác định sức điện động tuyệt đối. Vật liệu mẫu được chọn là chì, ở chì có tính chất
nhiệt điện rất yếu. Ở nhiệt độ thấp vật liệu mẫu là dây siêu dẫn do có sức điện động nhiệt riêng
bằng 0 . Dấu của sức điện động nhiệt tính là âm, nếu như đầu nóng của dây dẫn nạp dương, đây
là đặc tính của hầu hết kim loại. Trường hợp tổng quát sức điện động nhiệt tuyệt đối phụ thuộc
nhiều vào nhiệt độ và thậm chí có thể thay đổi dấu trong quá trình đốt nóng.
           Hợp kim dùng cho cặp nhiệt ngẫu được sử dụng rộng rãi gồm các loại sau:
                                                                                                                  96
Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                             Chương 8
         l) Kopel 56% Cu và 44% Ni.
         2) Aliumel 95% Ni còn lại là Al, Si, Mn.
         3) Cromel 90% Ni và 10% Cr.
         4) Platin Rodi 90% Pt và 10% Rh.
         Cặp nhiệt ngẫu sử dụng để đo nhiệt độ thì giới hạn sau:
         + Platin - (PlatinRodi) thì nhiệt độ l.600 oC
         + Đồng - Konctantan và đồng - Kopel 350 oC
         + Sắt Konstantan, sắt - Kopel 600 oC
         + Cromel - Aliumel 900 - l.OOO oC
         Trong quá trình làm việc có thể thấy được hiện tượng giảm sức điện động riêng do có tạp
chất trong môi trường, sự thăng hoa các thành phần và dây dẫn bị oxy hoá. Tính bền vững và
hoạt động ổn định nhất là cặp nhiệt ngẫu Platin-Platinrodi mặc dù có sức điện động riêng nhỏ
nhưng nó có độ bền vững hoá học rất cao.

           8.4. Kim loại và hợp kim có công dụng khác.
                Kim loại khó nóng chảy.
           Những kim loại có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 1.700 oC thì được gọi là kim loại khó
nóng chảy. Theo nguyên tắc nó có độ bền vững hoá học cao ở nhiệt độ thấp nhưng ở nhiệt độ cao
nó trở nên tích cực. Để sử dụng chúng ở nhiệt độ cao phải đặt vào môi trường khí trơ hoặc chân
không.
                Volfram.
           Là kim loại rất nặng, kim loại cứng có màu nâu xám. Trong số các kim loại Volfram có
nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Nguyên liệu để sản xuất Volfram là FeWO4 + MnWO4 hoặc
CaWO4.
           Đặc điểm của volfram là độ bền vừng trong tinh thể rất cao nhưng giữa các hạt mắt xích
lại có liên kết yếu, tính giòn và rất dễ gãy. Ngoài ra khi giảm đường kính của dây thì độ bền kéo
dãn tăng lên rất nhiều. Dây dẫn làm từ Volfram nguyên chất rất không bền vững ở nhiệt độ cao.
Để tăng độ bền người ta thường cho thêm một số phụ gia là Th2O3.
           Để dễ dàng đạt được độ bền vững tạo hình thì cho thêm SiO2, Ai, Cr. Loại này được sử
dụng để chế tạo sợi tim đeön.
           Volfram là vật liệu có tầm quan trọng bậc nhất để chế tạo điện cực, lò nung, các móc
trong đèn điện tử, ống tia điện tử....
           Volfram có hệ số nở dài nhỏ nhất so với các kim loại.
                Molipđen.
           Kim loại có hình dáng bên ngoài tương tự Volfram. Quặng làm nguyên liệu để sản xuất
Molipđen là MoS2.
           Để tăng tính chịu cơ học của Mo, cho thêm một số phụ gia như SiO2, Th2O3 v.v...
           Molipđen chưa kết tinh có tính chất cơ tương tự Volfram, nhưng đã tinh thể hoá thì giữa
chúng có sự khác biệt cơ bản như sau: tinh thể Volfram ở nhiệt độ bình thường rất ròn, còn tinh
thể Molipđen có độ dẻo cao. Nhờ vậy gia công linh kiện bằng Molipđen rất dễ dàng.
Ở nhiệt độ bình thường Mo là kim loại rất bền vững. Trong không khí nó bắt đầu oxy hoá ở nhiệt
độ 300 oC, ở nhiệt đa 600 oC sẽ hình thành MoO3, loại oxit này rất dễ bị bốc hơi ở nhiệt đa 700
o
  C.
           Trong số các kim loại khó nóng chảy Mo có điện trở suất nhỏ nhất. Độ bền của Mo kết
hợp với tính dẻo của nó có thể chế tạo được các chi tiết phức tạp hoạt động ở nhiệt độ cao. Từ
Mo chế tạo ra lưới đèn điện tử, ống tia Rơngen và các linh kiện khác trong lò điện. Ở môi trường
khí trơ nó có thể hoạt động được ở nhiệt độ l.700 oC.
                Tantal.
           Tantal được chế tạo từ quặng Fe(TaO3)2. Tính đặc biệt của Tantal là quá trình nén, dập
đều được thực hiện ở môi trường chân không, do Tantal rất nhạy cảm với oxy và nó trở nên rất
giòn. Tantal có tính dẻo cao ở ngay nhiệt độ bình thường. Giới hạn bền vững trên kéo dãn thay
đổi vào cách gia công cơ học và nhiệt luyện tử 350 - 1250 Mpa. Khi nung trong không khí và khi
Oxy hoá Anot trên bề mặt Tantal hình thành màng oxít vững chắc Ta 2O5, nó không bị phân huỷ
tới nhiệt độ 1500 oC. Khác biệt với Vofram và Molipđen là Tantal không trở nên giòn ở nhiệt độ
                                                                                                                97
Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                                   Chương 8
rất cao trong chân không. Đặc điểm của Tantal là khả năng hấp thu khí ở nhiệt độ 600 - l.200 oC,
kết hợp với nhiệt độ nóng chảy cao, có độ dẻo và hình thể bền vững đã đặt vị trí của nó vào loại
vật liệu sử dụng trong kỹ thuật chân không ở những nơi có tầm quan trọng đặc biệt. Tính chất
đặc biệt của Tantal sử dụng trong công nghiệp tụ điện nhờ có hệ số điện môi của Ta2O5 = 25.
                Niobi.
           Là kim loại có tính chất tương tự Tantal và nó nằm trong quặng cùng với quặng có chứa
Tantal. Kim loại có chứa 94% Ni thì có tính dẻo cao, có thể cán thành tấm, bản hoặc màng mỏng.
           Niobi có tính hấp thụ khí rất cao ở nhiệt độ 400 - 900 oC. Vì thế trong các dụng cụ chân
không các linh kiện làm bằng Niobi hấp thụ lượng khí còn lại. Niobi là kim loại có khả năng
chuyển sang trạng thái siêu dẫn ở nhiệt độ 9,2 oK.
                Crom.
           Là kim loại rất thông dụng trên thực tế, có tính bền vững hoá học rất cao vì thế nó được
sử dụng để bảo vệ bề mặt của kim loại.
           Crom có tính dính với thuỷ tinh, gốm sứ và liên kết với bất kỳ một kim loại nào.
           Crom nằm trong hầu hết các hợp kim dùng để đốt nóng, cặp nhiệt ngẫu, kim loại không
rỉ, thép chịu nhiệt và vật liệu từ.
                Reni.
           Re là một trong những kim loại nặng có nhiệt độ nóng chảy gần bằng nhiệt độ nóng chảy
của Volfram. Reni và hợp kim của nó với Volfram được sử dụng trong công nghiệp đèn điện tử
và thiết bị chân không thay cho Volfram. Reni và hợp kim của nó cùng với Volfram có thể tạo
được cặp nhiệt ngẫu để đo được nhiệt độ tới 2.500 + 2.800 oC ở chân không, hay trong môi
trường Hydro hoặc khí trơ.
           Trong kỹ thuật điện tử Reni được sử dụng để bảo vệ khỏi ăn mòn các linh kiện làm bằng
đồng, bạc, Volfram, Molipđen.
                Các hợp kim khó nóng chảy .
           Ngoài những kim loại nguyên chất có độ nóng chảy cao, trong kỹ thuật chân không để
chế tạo sườn máy sử dụng hợp kim của Volfram với Molipđen, Molipđen với Reni, Volfram với
Reni hoặc Tantal với Volfram. Sự thay đổi lượng kim loại trong thành phần của hợp kim sẽ có
được hợp kim có độ bền cơ học theo yêu cầu đồng thời có độ dẻo cần thiết của linh kiện. Ví dụ
hợp kim của Molipđen với Volfram là hợp kim cứng có độ nóng chảy hơi kém hơn khi giữ
nguyên độ cứng và tăng điện trở suất.
                Những kim loại quí.
           Những kim loại quí là các kim loại có độ bền vững hoá học cao nhất gồm có: vàng, bạc,
Platin, Palađi. Chúng thường gặp trong thiên nhiên ở dạng nguyên chất hoặc trong các quặng.
Các kim loại này nhận được từ lò luyện, bằng phương pháp điện hoá, điện phân và đạt được độ
tinh khiết rất cao:
           + Vàng - 99,998%;                   Bạc - 98,999%
           + Platin - 99,9998%,                 Paladi - 99,94% .
                Vàng.
           Là kim loại có màu vàng, có độ dẻo rất cao. Giới hạn bền vững kéo
đứt 150 Mpa, độ dài tương đối khi kéo đứt là 40%.
           Trong kỹ thuật điện tử, vàng được sử dụng làm vật liệu tiếp điểm, tráng bề mặt trong của
ống dẫn sóng. Ưu điểm của tiếp điểm bằng vàng là tính bền vững khỏi bị oxy hoá tiếp điểm ở
nhiệt độ cao.
                Bạc.
           Có màu trắng, kim loại bóng, rất bền vững với oxy ở nhiệt độ thường và là kim loại có
điện trở suất nhỏ nhất. Độ bền kéo 200 Mpa, độ dài tương đối khi kéo đứt 50%.
           Bạc được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật làm các tiếp điểm. Tính dẫn nhiệt rất cao, bạc
được sử dụng làm điện cực.
           Nhược điểm của bạc là tính nhạy cảm với sự chuyển dịch bên trong điện môi mà nó đặt
lên ở nhiệt độ cao và có độ ẩm lớn.
                Platin.
           Kim loại màu trắng, có tính bền vững hoá học rất cao. Nó có thể kéo thành chi rất mảnh.
           Platin được sử dụng làm tiếp điểm có điện trở chuyển tiếp rất ổn định.
                                                                                                                   98
Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                                   Chương 8
           Platin sử dụng để làm cặp nhiệt ngẫu, có thể hoạt động được ở nhiệt độ 1600 oC. Những
sợi chỉ mảnh làm bằng platin có đường kính khoảng 0,001mm được dùng làm sợi dây treo trong
dụng cụ đo lường có độ nhạy cao.
           Platin và hợp chất của nó với Iriđi có độ cứng cao cho phép hoạt động ở tần số rất cao,
tuy nhiên do giá thành của Platin rất đắt nên nó chỉ được sử dụng ở trường hợp đặc biệt.
                Paladi.
           Có tính chất gần giống với Platin và thường được sử dụng để thay thế Platin do giá thành
rẻ hơn 4-5 lần. Sử dụng Paladi trong kỹ thuật chân không có tính hấp thụ hyđro cao.
           Paladi và hợp kim của nó với bạc hay đồng sử dụng trong kỹ thuật tiếp điểm. Độ bền kéo
đứt là 200 Mpa, độ dài tương đối khi kéo đứt tới 40%.
                Các kim loại có độ nóng chảy trung bình.
           Kim loại có nhiệt độ nóng chảy trung bình gồm có sắt, Nikel và coban. Chúng là vật liệu
sắt từ, ngoài ra chúng có hệ số nhiệt điện trở cao.
                Sắt (thép)
           Là vật liệu rẻ và thông dụng nhất, có độ bền cơ học cao. Đặc tính của sắt và các vật liệu
suất từ là có quan hệ điện trở suất với nhiệt độ không tuyến tính. Tính đặc biệt này là do tính
nhiễm từ tự phát khi tới gần nhiệt độ Quiri. Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ Quiri tính chất đó biến
mất. Ở nhiệt độ thấp tất cả các mô men từ của nguyên tử trong kim loại nhiễm từ định hướng
song song. Nhờ có sự sắp xếp trật tự, chu kỳ phân bố vị trí của chúng không gây ra phân tán điện
tử chuyển động dưới tác động của điện trường. Khi nhiệt độ tăng lên tính trật tự biến mất và gây
ra sự phân tán điện tử. Theo nguyên tấc Matisen cơ cấu phân tán
được tính bằng điện tử toàn phần.
                     R = RT + RCL + RM                                                                       (8.5)
           RT và RCL - điện trở do phân tán điện tứ & dao động nhiệt của lưới và trên tạp chất.
           RM - từ tính đặt vào điện tử do mất trật tự trong hệ thống spin.
           Điện trở suất của săït cũng như các kim loại khác phụ thuộc vào lượng tạp chất. Aính
hưởng lớn nhất tới tính chất dẫn điện của sắt là tạp chất Si và nó được sử dụng để làm vật liệu,
làm lõi từ có điện trở suất cao và làm giảm tổn thất do dòng điện xoáy.
           Do có độ từ thẩm cao nó được sử dụng làm lõi từ cho cuộn dây máy biến áp. Săút được
sử dụng làm vỏ máy hoạt động ở nhiệt độ 500 oC.
                Nikel.
           Kim loại có màu trắng bạc có khối lượng riêng bằng khối lượng riêng của đồng được sử
dụng rộng rãi trong kỹ thuật chân không và được làm Katốt. Nikel dễ dàng nhận được ở dạng
sạch 99,99%. Tạp chất nguy hiểm nhất là lưu huỳnh, nó làm giảm độ bền cơ học của nikel rất
mạnh. Tính chất quí báu của nikel là tính bền vững hoá học rất cao, đặc biệt là đối với dung dịch
kiềm, dù ở nhiệt độ cao cũng không tác động với nikel. Nikel được sử dụng trong thành phần
hợp chất của dây dẫn từ. Một tính chất quí báu khác của Ni là có độ bền cơ học cao sau khi được
ủ nó có độ kéo dán ∆l/l = 35 - 50%. Ở nhiệt độ lạnh vẫn có thể dập, kéo, cán.... Từ Ni có thể chế
tạo các linh kiện có kích thước và hình dáng cực kỳ phức tạp. Ngoài ra Ni được sử dụng trong kỹ
thuật chân không và làm lớp bảo vệ bên ngoài cho sắt.
                Hợp kim dùng cho kỹ thuật chân không.
           Dùng chủ yếu là kim loại có độ nóng chảy trung bình tạo thành hợp kim được sử dụng
rộng rãi trong kỹ thuật chân không, do chúng có hệ số nở dài chuẩn, có thể hàn nối với thuỷ tinh.
Hợp kim thông dụng là 29% Ni, 17% Co và 54% Fe. Nó có hệ số nở dài từ (4,4 - 5,7) 10 -6K-1
dùng để hàn nối với thuỷ tinh thay thế cho Volfram và Molipđen.
                Coban.
           Là kim loại có tính chất giống nikel. Nó được sử dụng để làm hợp kim từ tính có độ chịu
nhiệt cao, và hợp kim có hệ số nở dài nhỏ.
                Vật liệu hàn.
           Vật liệu hàn là một hợp kim đặc biệt sử dụng để hàn nối. Vật liệu hàn được chia thành
hai nhóm: nhóm mềm và cứng.
           + Nhóm mềm là nhóm có nhiệt độ nóng chảy dưới 300 oC, nhóm cứng lớn hơn 300 oC.
Ngoài ra vật liệu hàn được phân biệt theo độ bền vững cơ bọc. Loại mềm có giới hạn bền vững
kéo đất 16-100 Mpa. Loại cứng 100-500 Mpa.
                                                                                                                   99
Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                                Chương 8
         Vật liệu hàn mềm là hợp kim của thiếc và chì, thiếc chiếm 90% còn chì 10%. Tính dẫn
điện của vật liệu này khoảng 9-15% của đồng.
         Vật liệu hàn cứng là hợp kim của đồng và kẽm, ngoài ra còn phải kể đến hợp kim bạc và
các phụ gia khác.
         Vật liệu trợ giúp để có mối hàn chắc chắn được gọi là chất giúp chảy. Nó phải có tính
chất:
         1- Hoà tan và tẩy sạch oxit và các vết dơ trên bề mặt của kim loại được hàn.
         2- Bảo vệ trong quá trình hàn bề mặt và làm nóng chảy vật liệu hàn đồng thời bảo vệ khỏi
         bị oxy hoá.
         3- Giảm bề mặt kéo của vật liệu hàn.
         4- Tăng tiếp xúc của vật liệu được hàn nối.
               Chất phụ giúp làm chảy tích cực hoặc axit.
         Là các vật chất tích cực axit HCL, hay Clorua kim loại.... Những vật chất này làm hoà tan
các lớp màng oxit trên bề mặt kim loại. Nhờ đó mà độ bám dính của vật liệu hàn dược tăng lên.
Chất giúp làm chảy còn sót lại trên bề mặt kim loại làm tăng nhanh ăn mòn vì vậy loại phụ gia
này chỉ trong trường hợp có thể rửa bề mặt sau khi đã hàn xong.
               Chất phụ giúp làm chảy không chứa axit.
         Đây là nhựa thông và có thêm một số phụ gia khác như rượu hoặc glixerin. .
               Chất phụ gia giúp làm chảy chống ăn mòn.
         Lâõy axit Phốtphoric làm vật liệu chủ yếu (H2PO4) coø thêm một số phụ gia hữu cơ có
thành phần là axit hữu cơ. Sự còn lại của chất phụ làm chảy không gây ăn mòn.

         8.5. Các vật liệu dẫn điện không kim loại.
         Ngoài các kim loại và hợp kim dùng để chế tạo điện trở, cán bộ phận tiếp xúc, dây dẫn
còn sử dụng các vật liệu không kim loại. Theo nguyên tắc các vật liệu này có giá trị sử dụng
trong lĩnh vực hẹp.

          Vật liệu có nguồn gốc cachon.
          Dây dẫn không kim loại được sử dụng rộng rãi trong kỹ.thuật điện là Graflt - một trong
số dạng cacbon sạch: Nó có điện trở suất nhỏ, có độ chịu nhiệt cao, tính dẫn nhiệt, bền vững với
nhiều môi trường hoá học rất mạnh.
          Grarlt thiên nhiên.
          Là vật liệu có tinh thể lớn, nhiệt độ nóng chảy rất cao (khoảng 3900 oC). Ở nhiệt độ cao
nó kết hợp với oxy và tạo thành khí CO hoặc CO2
          Cacbon nhiệt phân.
          Nhận được bằng phương pháp nhiệt tách hơi cacbon trong chân không hoặc môi trường
khí trơ. Vật chất dùng để nhiệt phân thường được dùng là khí Me tan. Để có cấu trúc chặt cần
phải có nhiệt độ phân tích không dưới 900 oC. Màng cacbon nhiệt phân sử dụng để làm điện trở
tuyến tính dạng mặt phẳng.
          Công nghiệp sản xuất linh kiện từ cacbon phần lớn là dùng nguyên liệu cacbon được
nghiền nhỏ, sau đó được thiêu kết với vật chất kết dính khác và được ép thành các linh kiện có
độ cứng cao.
          Graflt được sử dụng trong công nghệ vật liệu bán dẫn để làm bộ phát nhiệt, màn chăún,
lò nung.... Có thể hoạt động ởû nhiệt độ 2500 oC.
          Các vật liệu dẫn hỗn hợp.
          Vật liệu dẫn hỗn hợp là hỗn hợp của phụ gia dẫn và điện môi. Bằng phương pháp thay
đổi thành phần cấu tạo và đặc tính của hỗn hợp có thể thay đổi tính chất điện của vật liệu. Đặc
tính của vật liệu này là tính dẫn điện phụ thuộc vào tần số và có tính già cỗi theo thời gian khi
mang tải. Thành phần của pha dẫn là các kim loại, Graphit, một vài loại Carbit. Chất kết dính là
những điện môi hữu cơ hoặc vô cơ. Những vật liệu dẫn tổng hợp điển hình là Kontaktol và bột
chịu nhiệt.
          Kontaktol.
          Sử dụng làm dây dẫn màng mỏng, sơn dẫn điện. Chất kết dính là các loại keo tổng hợp
(Epoxi, Fenol-formaldehit, Silikon...). Chất dẫn điện phụ gia là bột khuếch tán kim loại (Bạc,
                                                                                                                  100
Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                                   Chương 8
Nikel, Panadi). Trước khi rải lên bề mặt kết dính cần phải rửa sạch bề mặt bằng Axetol hoặc
rượu.
          Kontaktol sử dụng để làm contact giữa các kim loại hay giữa kim loại với bán dẫn, tạo
điện cực trên điện môi, làm màn chắn từ, chế tạo ống dẫn sóng dẻo....
          Bột chịu nhiệt.
          Là hỗn hợp của kim loại với chất kết dính vô cơ. Dùng để chế tạo băng điện trở. Tính ưu
việt của nó là có khả năng điều chình điện trở suất ở giới nhạn rất rộng. Hỗn hợp điển hình là Cr
- SiO, màng mỏng được chế tạo bằng phương pháp thăng hoa và ngưng tụ trong chân không sau
đó được gia nhiệt để ổn định tính chất. Khi gia nhiệt do có sự tác động tương hỗ giữa các thành
phần, xảy ra sự giải phóng oxit của lớp giữa các hạt và hình thành Cr3Si. Kết quả là điện trở cách
điện của các lớp giữa các hạt và thay đổi điện trở tiếp xúc.
          Trong các sơ đồ vi mạch sử dụng biến trở làm từ hỗn hợp của thuỷ tinh với Panadi và
Bạc. Trước tiên nghiền thuỷ tinh thành những hạt có kích thước từ 3-5 µm , sau đó trộn đều với
bột Bạc và Panadi cùng với chất kết dính hữu cơ. Hợp chất thu được có thể quét lên bể mặt gốm
ở điều kiện áp suất khí quyển bình thường. Điện trở suất của lớp màng phụ thuộc vào phần trăm
vật dẫn.




                                                                                                                  101

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nano
GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nanoGIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nano
GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nanowww. mientayvn.com
 
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến) chương 1 481724
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến)   chương 1 481724Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến)   chương 1 481724
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến) chương 1 481724vinhnguyen710
 
TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU XÚC TÁC ZIF - 8
TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU XÚC TÁC  ZIF - 8TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU XÚC TÁC  ZIF - 8
TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU XÚC TÁC ZIF - 8PhanTrinh4
 
Tio2- graphene
Tio2- grapheneTio2- graphene
Tio2- graphenenhuphung96
 
Vatlieucokhi 4 - hopkim & giandopha
Vatlieucokhi 4 -  hopkim & giandophaVatlieucokhi 4 -  hopkim & giandopha
Vatlieucokhi 4 - hopkim & giandophaKhoa Huỹnhuan
 
composite phân loại và ứng dụng
 composite phân loại và ứng dụng composite phân loại và ứng dụng
composite phân loại và ứng dụngDUY TRUONG
 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnO
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnONGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnO
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnOSoM
 
Chuong1 cacloaikhuyettat
Chuong1 cacloaikhuyettatChuong1 cacloaikhuyettat
Chuong1 cacloaikhuyettatQE Lê
 
Năng lượng-gió-thuyết-trình (2)
Năng lượng-gió-thuyết-trình (2)Năng lượng-gió-thuyết-trình (2)
Năng lượng-gió-thuyết-trình (2)liomenphan
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngNguyễn Nam Phóng
 
Giáo Trình Máy Điện
Giáo Trình Máy ĐiệnGiáo Trình Máy Điện
Giáo Trình Máy Điệnbaotoxamac222
 
O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1myphuongblu
 
Bai giang chuong 3
Bai giang chuong 3Bai giang chuong 3
Bai giang chuong 3Phat Ninhduc
 
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quangCong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quangNguyen Thanh Tu Collection
 

Was ist angesagt? (20)

GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nano
GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nanoGIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nano
GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nano
 
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến) chương 1 481724
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến)   chương 1 481724Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến)   chương 1 481724
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến) chương 1 481724
 
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệtLuận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
 
TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU XÚC TÁC ZIF - 8
TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU XÚC TÁC  ZIF - 8TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU XÚC TÁC  ZIF - 8
TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU XÚC TÁC ZIF - 8
 
Tio2- graphene
Tio2- grapheneTio2- graphene
Tio2- graphene
 
Đề tài: Vật liệu TiO2 dạng cột nano làm điện cực cho pin mặt trời
Đề tài: Vật liệu TiO2 dạng cột nano làm điện cực cho pin mặt trờiĐề tài: Vật liệu TiO2 dạng cột nano làm điện cực cho pin mặt trời
Đề tài: Vật liệu TiO2 dạng cột nano làm điện cực cho pin mặt trời
 
Vatlieucokhi 4 - hopkim & giandopha
Vatlieucokhi 4 -  hopkim & giandophaVatlieucokhi 4 -  hopkim & giandopha
Vatlieucokhi 4 - hopkim & giandopha
 
composite phân loại và ứng dụng
 composite phân loại và ứng dụng composite phân loại và ứng dụng
composite phân loại và ứng dụng
 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnO
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnONGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnO
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NANO ZnO
 
Chuong1 cacloaikhuyettat
Chuong1 cacloaikhuyettatChuong1 cacloaikhuyettat
Chuong1 cacloaikhuyettat
 
Năng lượng-gió-thuyết-trình (2)
Năng lượng-gió-thuyết-trình (2)Năng lượng-gió-thuyết-trình (2)
Năng lượng-gió-thuyết-trình (2)
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
 
Giáo Trình Máy Điện
Giáo Trình Máy ĐiệnGiáo Trình Máy Điện
Giáo Trình Máy Điện
 
O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1
 
Cong nghe san xuat thuy tinh hien dai
Cong nghe san xuat thuy tinh hien daiCong nghe san xuat thuy tinh hien dai
Cong nghe san xuat thuy tinh hien dai
 
Bai giang chuong 3
Bai giang chuong 3Bai giang chuong 3
Bai giang chuong 3
 
Xuc tac quang hoa
Xuc tac quang hoaXuc tac quang hoa
Xuc tac quang hoa
 
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nanoLuận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
 
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quangCong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 

Andere mochten auch

Bai tap vat lieu dien
Bai tap vat lieu dienBai tap vat lieu dien
Bai tap vat lieu dienHạ Đâu
 
Kích thước chuẩn của thanh cái đồng
Kích thước chuẩn của thanh cái đồngKích thước chuẩn của thanh cái đồng
Kích thước chuẩn của thanh cái đồngTuan Nguyen
 
Trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quanTrắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quanhaidangwy
 
luyện tập nhôm và hợp chất của nhôm
luyện tập nhôm và hợp chất của nhômluyện tập nhôm và hợp chất của nhôm
luyện tập nhôm và hợp chất của nhômHoanganh1411
 
De cuong on tap vat li hkii 3
De cuong on tap vat li hkii 3De cuong on tap vat li hkii 3
De cuong on tap vat li hkii 3PU ZY
 
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Hoa Phượng
 
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tửPhương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tửwww. mientayvn.com
 
Phuong phap giai nhanh bt nhom va hop chat cua nhom
Phuong phap giai nhanh bt nhom va hop chat cua nhomPhuong phap giai nhanh bt nhom va hop chat cua nhom
Phuong phap giai nhanh bt nhom va hop chat cua nhomNguyễn Tân
 
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệuSức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệuCửa Hàng Vật Tư
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai dayNgọn Lửa Xanh
 
Ceramic Presentation of Building Materials
Ceramic Presentation of Building MaterialsCeramic Presentation of Building Materials
Ceramic Presentation of Building MaterialsI'mMiss Lily
 

Andere mochten auch (15)

Bai tap vat lieu dien
Bai tap vat lieu dienBai tap vat lieu dien
Bai tap vat lieu dien
 
Chuong 6 vat lieu dien moi
Chuong 6  vat lieu dien moiChuong 6  vat lieu dien moi
Chuong 6 vat lieu dien moi
 
Chuong 7 vat lieu ban dan
Chuong 7  vat lieu ban danChuong 7  vat lieu ban dan
Chuong 7 vat lieu ban dan
 
Kích thước chuẩn của thanh cái đồng
Kích thước chuẩn của thanh cái đồngKích thước chuẩn của thanh cái đồng
Kích thước chuẩn của thanh cái đồng
 
bai33Nhom
bai33Nhombai33Nhom
bai33Nhom
 
Chuong 5 dac tinh ly hoa va co cua dien moi
Chuong 5  dac tinh ly hoa va co cua dien moiChuong 5  dac tinh ly hoa va co cua dien moi
Chuong 5 dac tinh ly hoa va co cua dien moi
 
Trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quanTrắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan
 
luyện tập nhôm và hợp chất của nhôm
luyện tập nhôm và hợp chất của nhômluyện tập nhôm và hợp chất của nhôm
luyện tập nhôm và hợp chất của nhôm
 
De cuong on tap vat li hkii 3
De cuong on tap vat li hkii 3De cuong on tap vat li hkii 3
De cuong on tap vat li hkii 3
 
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
 
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tửPhương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử
 
Phuong phap giai nhanh bt nhom va hop chat cua nhom
Phuong phap giai nhanh bt nhom va hop chat cua nhomPhuong phap giai nhanh bt nhom va hop chat cua nhom
Phuong phap giai nhanh bt nhom va hop chat cua nhom
 
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệuSức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
 
Ceramic Presentation of Building Materials
Ceramic Presentation of Building MaterialsCeramic Presentation of Building Materials
Ceramic Presentation of Building Materials
 

Ähnlich wie Chuong 8 vat lieu dan dien

CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_11.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_11.pdfCDHH - Giao trinh Vat lieu dien_11.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_11.pdftruongvanquan
 
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_12.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_12.pdfCDHH - Giao trinh Vat lieu dien_12.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_12.pdftruongvanquan
 
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_10.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_10.pdfCDHH - Giao trinh Vat lieu dien_10.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_10.pdftruongvanquan
 
Gom dung trong ky thuat dien dien tu san xuat gom su theo phuong phap hien dai
Gom dung trong ky thuat dien dien tu san xuat gom su theo phuong phap hien daiGom dung trong ky thuat dien dien tu san xuat gom su theo phuong phap hien dai
Gom dung trong ky thuat dien dien tu san xuat gom su theo phuong phap hien daiNguyen Thanh Tu Collection
 
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_8.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_8.pdfCDHH - Giao trinh Vat lieu dien_8.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_8.pdftruongvanquan
 
ĐÈN SỢI ĐỐT - HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
ĐÈN SỢI ĐỐT - HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNGĐÈN SỢI ĐỐT - HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
ĐÈN SỢI ĐỐT - HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNGPMC WEB
 
08 han kl nhe 2005-06
08 han kl nhe 2005-0608 han kl nhe 2005-06
08 han kl nhe 2005-06QUY VĂN
 
07 han kl nang 2005-06
07 han kl nang 2005-0607 han kl nang 2005-06
07 han kl nang 2005-06QUY VĂN
 
Tim hieu thep trong xay dung
Tim hieu thep trong xay dungTim hieu thep trong xay dung
Tim hieu thep trong xay dungThành Đô
 
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_15.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_15.pdfCDHH - Giao trinh Vat lieu dien_15.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_15.pdftruongvanquan
 
Giáo trình Máy điện 1.pdf
Giáo trình Máy điện 1.pdfGiáo trình Máy điện 1.pdf
Giáo trình Máy điện 1.pdfMan_Ebook
 
L32 202-358-giao trinh nl kt điện & điện tử 1 (2850-358)
L32 202-358-giao trinh nl kt điện & điện tử 1 (2850-358)L32 202-358-giao trinh nl kt điện & điện tử 1 (2850-358)
L32 202-358-giao trinh nl kt điện & điện tử 1 (2850-358)Carot Bapsulo
 
Cong nghe-han-ho-quang-tay
Cong nghe-han-ho-quang-tayCong nghe-han-ho-quang-tay
Cong nghe-han-ho-quang-tayHaiLe216
 
Công nghệ Máy điện - Cơ điện, Nguyễn Văn Tuệ, Nguyễn Đình Triết
Công nghệ Máy điện - Cơ điện, Nguyễn Văn Tuệ, Nguyễn Đình TriếtCông nghệ Máy điện - Cơ điện, Nguyễn Văn Tuệ, Nguyễn Đình Triết
Công nghệ Máy điện - Cơ điện, Nguyễn Văn Tuệ, Nguyễn Đình TriếtMan_Ebook
 
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_9.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_9.pdfCDHH - Giao trinh Vat lieu dien_9.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_9.pdftruongvanquan
 

Ähnlich wie Chuong 8 vat lieu dan dien (20)

CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_11.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_11.pdfCDHH - Giao trinh Vat lieu dien_11.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_11.pdf
 
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_12.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_12.pdfCDHH - Giao trinh Vat lieu dien_12.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_12.pdf
 
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_10.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_10.pdfCDHH - Giao trinh Vat lieu dien_10.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_10.pdf
 
Gom dung trong ky thuat dien dien tu san xuat gom su theo phuong phap hien dai
Gom dung trong ky thuat dien dien tu san xuat gom su theo phuong phap hien daiGom dung trong ky thuat dien dien tu san xuat gom su theo phuong phap hien dai
Gom dung trong ky thuat dien dien tu san xuat gom su theo phuong phap hien dai
 
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_8.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_8.pdfCDHH - Giao trinh Vat lieu dien_8.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_8.pdf
 
Giao trinh han tig10.8
Giao trinh han tig10.8Giao trinh han tig10.8
Giao trinh han tig10.8
 
Lê long
Lê longLê long
Lê long
 
Nhiet Dien Tro
Nhiet Dien TroNhiet Dien Tro
Nhiet Dien Tro
 
ĐÈN SỢI ĐỐT - HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
ĐÈN SỢI ĐỐT - HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNGĐÈN SỢI ĐỐT - HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
ĐÈN SỢI ĐỐT - HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
 
08 han kl nhe 2005-06
08 han kl nhe 2005-0608 han kl nhe 2005-06
08 han kl nhe 2005-06
 
07 han kl nang 2005-06
07 han kl nang 2005-0607 han kl nang 2005-06
07 han kl nang 2005-06
 
Luận án: Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2, HAY
Luận án: Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2, HAYLuận án: Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2, HAY
Luận án: Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2, HAY
 
Tim hieu thep trong xay dung
Tim hieu thep trong xay dungTim hieu thep trong xay dung
Tim hieu thep trong xay dung
 
Chương 3
Chương 3Chương 3
Chương 3
 
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_15.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_15.pdfCDHH - Giao trinh Vat lieu dien_15.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_15.pdf
 
Giáo trình Máy điện 1.pdf
Giáo trình Máy điện 1.pdfGiáo trình Máy điện 1.pdf
Giáo trình Máy điện 1.pdf
 
L32 202-358-giao trinh nl kt điện & điện tử 1 (2850-358)
L32 202-358-giao trinh nl kt điện & điện tử 1 (2850-358)L32 202-358-giao trinh nl kt điện & điện tử 1 (2850-358)
L32 202-358-giao trinh nl kt điện & điện tử 1 (2850-358)
 
Cong nghe-han-ho-quang-tay
Cong nghe-han-ho-quang-tayCong nghe-han-ho-quang-tay
Cong nghe-han-ho-quang-tay
 
Công nghệ Máy điện - Cơ điện, Nguyễn Văn Tuệ, Nguyễn Đình Triết
Công nghệ Máy điện - Cơ điện, Nguyễn Văn Tuệ, Nguyễn Đình TriếtCông nghệ Máy điện - Cơ điện, Nguyễn Văn Tuệ, Nguyễn Đình Triết
Công nghệ Máy điện - Cơ điện, Nguyễn Văn Tuệ, Nguyễn Đình Triết
 
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_9.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_9.pdfCDHH - Giao trinh Vat lieu dien_9.pdf
CDHH - Giao trinh Vat lieu dien_9.pdf
 

Mehr von Đinh Công Thiện Taydo University

Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)
Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)
Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)Đinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘCHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘĐinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘCHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘĐinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG
CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG
CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG Đinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆN
CHƯƠNG 3  MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆNCHƯƠNG 3  MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆN
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆNĐinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNGCHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNGĐinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 2 GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
CHƯƠNG 2  GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐCHƯƠNG 2  GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
CHƯƠNG 2 GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐĐinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNGCHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNGĐinh Công Thiện Taydo University
 

Mehr von Đinh Công Thiện Taydo University (20)

Untitled Presentation
Untitled PresentationUntitled Presentation
Untitled Presentation
 
Cam bien trong robot(sensor robot)
Cam bien trong robot(sensor robot)Cam bien trong robot(sensor robot)
Cam bien trong robot(sensor robot)
 
Cam bien tiem can
Cam bien tiem canCam bien tiem can
Cam bien tiem can
 
Cam bien va ung dung
Cam bien va ung dungCam bien va ung dung
Cam bien va ung dung
 
Ly thuyet dieu khien tu dong full
Ly thuyet dieu khien tu dong fullLy thuyet dieu khien tu dong full
Ly thuyet dieu khien tu dong full
 
3.5 g va quy hoach
3.5 g va quy hoach3.5 g va quy hoach
3.5 g va quy hoach
 
Do an. He thong dien tinh Tra Vinh
Do an. He thong dien tinh Tra VinhDo an. He thong dien tinh Tra Vinh
Do an. He thong dien tinh Tra Vinh
 
Bao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyen
Bao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyenBao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyen
Bao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyen
 
Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)
Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)
Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)
 
Hoa Ke
Hoa KeHoa Ke
Hoa Ke
 
CHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘCHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
 
CHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘCHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
 
CHƯƠNG 7 PHẦN 1 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
CHƯƠNG 7 PHẦN 1 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCHCHƯƠNG 7 PHẦN 1 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
CHƯƠNG 7 PHẦN 1 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
 
CHƯƠNG 7 PHẦN 2 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
CHƯƠNG 7 PHẦN 2 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCHCHƯƠNG 7 PHẦN 2 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
CHƯƠNG 7 PHẦN 2 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
 
CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG
CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG
CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG
 
CHƯƠNG 6 TRÀO LƯU CÔNG SUẤT
CHƯƠNG 6 TRÀO LƯU CÔNG SUẤTCHƯƠNG 6 TRÀO LƯU CÔNG SUẤT
CHƯƠNG 6 TRÀO LƯU CÔNG SUẤT
 
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆN
CHƯƠNG 3  MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆNCHƯƠNG 3  MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆN
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆN
 
CHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNGCHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
 
CHƯƠNG 2 GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
CHƯƠNG 2  GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐCHƯƠNG 2  GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
CHƯƠNG 2 GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
 
CHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNGCHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
 

Kürzlich hochgeladen

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Kürzlich hochgeladen (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Chuong 8 vat lieu dan dien

  • 1. Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 8 Chương 8 VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN Vật liệu có tính chất dẫn điện cao. Vật liệu thuộc nhóm này là các dây dẫn có điện trở suất ở điều kiện bình thường không vượt quá 0,1µΩ.m. Thông dụng nhất trong số vật liệu này là đồng và nhôm. 8.1 . Đồng Đồng được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật điện do có những đặc điểm sau: I) Điện trở suất nhỏ (chỉ lớn hơn bạc một chút). 2) Độ bền vững cơ học cao. 3) Bền vững hoá học (không bị ăn mòn ở môi trường không khí). 4) Dễ gia công, cán kéo thành các kích thước khác nhau theo ý muốn. 5) Dễ hàn nối.  Điều chế đồng. Đồng được điều chế từ CuS là loại quặng thường gặp trong thiên nhiên. Sau đó được đưa vào lò luyện và được điện phân. Đồng nhận được sau khi điện phân là đồng tấm có trọng lượng từ 80 - 90 kg. Bằng phương pháp kéo nguội sẽ có được đồng cứng có ký hiệu là (MT), loại đồng này có độ cứng cao và có độ bền kéo dãn, có tính đàn hồi. Nếu đồng được gia công thêm bằng cách ủ ở nhiệt độ khoảng 600 - 650 0C sẽ được đồng mềm ký hiệu là (MM) có độ dẻo cao nhưng độ bền cơ học kém hơn đồng cứng. Đồng có điện trở suất 0,01721 µΩ.m.  Các mác đồng. Đồng có các mác sau: M1 và M0. Loại M1 có 99,90% là đồng và lượng tạp chất là 0,1% nhưng lượng oxy không được vượt quá 0,08%. Oxy là lượng tạp chất có hại bậc nhất cho đồng. Khi lượng tạp chất oxy tăng sẽ làm cho tính chất của đồng kém hẳn về mặt cơ học, khó hàn nối và tráng bạc. Đồng M0 chứa 99,95% là đồng và 0,05% tạp chất. Trong đó oxy không được vượt quá 0,02%. Từ đồng có thể kéo thành dây có kích thước cực nhỏ.  Tính chất của đồng. Điện trở suất của đồng rất nhạy cảm với lượng tạp chất, nếu trong đồng có chứa 0,5% tạp chất Zn, Co, Ag thì điện dẫn suất giảm đì 5%. Nếu như trong đồng có 0,5% tạp chất Ni, Sn, Al thi điện dẫn suất giảm từ 20 - 40%. Nếu tạp chất là Be, As, Fe, Si hoặc P thì điện dẫn suất giảm 55% hay hơn nữa. Nhược điểm của đồng là bề mặt tiếp xúc với không khí rất dễ bị ăn mòn và hình thành màng Sunphit. Tốc độ ăn mòn tăng nhanh khi bị đốt nóng, tuy nhiên độ bám của lớp màng với kim loại không cao. Vì vậy đồng không sử dụng ở nơi có tiếp xúc không chặt. Khi bị nhiệt độ cao do hồ quang oxit đồng bị phân ly, bám chặt lên bề mặt kim loại. Sự tróc và bám oxit lên kim loại làm phá huỷ nhanh chóng tiếp xúc khi có dòng điện lớn. Tính cơ học của đồng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi H2. Sau khi ủ đồng bằng H2 thì tính cơ học sẽ giảm đi một vài lần. Đặc biệt sự phá huỷ của H2 còn mạnh hơn khi có mặt cả oxy có trong đồng kỹ thuật ở dạng Cu2O .Hyđro dễ dàng xâm nhập sâu trong kim loại ở nhiệt độ cao và hình thành phản ứng: Cu2O+ H2 = Cu + H2O Áp suất tạo bởi hơi nước trong kim loại do tốc độ khuếch tán chậm có thể đạt một vài ngàn at và tạo thành vết nứt nhỏ làm phá vỡ tính khít chân không của vật liệu và làm cho nó trở nên giòn và dễ gãy. Trong công nghiệp được gọi là bệnh hyđro. Trong đồng chứa 0,001% oxy thì sẽ không có bệnh này. Tuy nhiên trong đồng không oxy sau khi nhiệt luyện trong hyđro có thể thấy sự sa sút tính dẻo ở nhiệt độ cao (300 - 800 0C). Do khi đốt nóng xảy ra sự thâm nhập hyđro trong đồng. Giải phóng khí ở áp suất cao, phá huỷ đồng và tích luỹ chủ yếu bằng những hạt nhỏ. Khi bị kéo dãn các vị trí này trở thành đoạn yếu.  Ứng dụng của đồng. Đồng được sử dụng trong kỹ thuật điện để sản xuất dây dẫn, cáp, các thiết bị phân phối, cuộn dây máy biến áp, máy điện. Băng đồng được sử dụng làm màn chắn từ, chắn điện và rất nhiều các lĩnh vực khác. Đồng cứng được sử dụng trong các trường hợp cần có độ bền cơ học 93
  • 2. Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 8 cao, có độ cứng và chống mài mòn, ví dụ để làm dây trần. Nếu cần có độ dẻo và độ bền kéo dãn không cần thiết thì sử dụng đồng mềm (ví dụ dùng cho dây điện mềm).Đồng cao cấp tạo trong chân không dùng để chế tạo klistron, magnetron, đầu xuất năng lượng của máy phát siêu cao tần, ống dẫn sóng và các bộ cộng hưởng. Mặc dù có hệ số nở dài cao so với thuỷ tinh, đồng được ứng dụng để hàn với thuỷ tinh, do nó có giới hạn chảy thấp, mềm mại và tính chịu nhiệt cao. 8.2 Nhôm.  So sánh tính chất của nhôm với đồng. Nhôm là vật liệu thứ hai sau đồng sử dụng rất rộng rãi. Nhôm là kim loại màu trắng có đặc điểm rất nhẹ. Điện trở suất của nhôm gấp 1,6 lần đồng, nhưng nhôm lại có khối lượng riêng nhỏ hơn 3,5 lần Cu. Nếu dây dẫn đồng, nhôm bằng nhau về độ dài, bằng nhau về điện trở suất thì mặc dù nhôm có tiết diện lớn hơn nhưng nó lại nhẹ hơn đồng tới hai lần. Một mặt nhôm lại có nhiều trong thiên nhiên, giá thành rẻ hơn đồng rất nhiều. Nhược điểm của nhôm là có độ bền cơ học thấp. Nhôm khó hàn hơn.  Các mác nhôm. + Nhôm kỹ thuật A.E có lượng tạp chất không lớn hơn 0,5% và được ủ mềm ở nhiệt độ 350 0C ± 20 0C. Dây dẫn có điện trở suất không quá 0 028 µΩ.m. + Nhôm A-97 không chứa quá 0,03% tạp chất dùng để chế tạo màng mỏng, điện cực,và vỏ tụ điện. + Nhôm A-999 chứa không quá 0,001% tạp chất. Độ sạch được kiểm tra theo giá trị điện trở suất còn lại ở nhiệt độ He hoá lỏng, nó không vượt quá 4.10-6 µΩ.m. Các tạp chất làm giảm tính dẫn điện của nhôm. Nếu có những tạp chất như Ni, Si, Zn, Fe, Pb khoảng 0,5% thì điện trở suất của nhôm mềm giảm 2-3%. Nếu tạp chất là Cu hay Ag thì tính dẫn điện giảm 5-10%. Điện dẫn của nhôm còn giảm mạnh mẽ hơn nữa khi lượng tạp chất là Ti, Mn. Có thể nói rằng những tạp chất không hình thành dung dịch cứng với nhôm không làm thay đổi nhiều tính dẫn điện, còn các tạp chất hình thành dung dịch cứng sẽ làm giảm tính dẫn điện của nhôm, trừ kẽm ra. Tôi nhôm làm tăng điện trở của nó do tồn tại tạp chất và làm tăng độ hoà tan khi đốt nóng. Trong nhôm kỹ thuật tạp chất chủ yếu là Fe và Si. Cán, kéo, ủ nhôm cũng được làm tương tự như đồng. Nhôm cán có độ dày rất nhỏ (6 - 7µm), sử dụng làm bản cực của tụ giấy, hay bản cực tụ xoay chiều. Một điều thú vị là ở nhiệt độ nitơ hoá lỏng điện trở suất của nhôm tương tự như đồng, còn ở nhiệt độ thấp hơn nhôm có tính dẫn điện tốt hơn đồng. Chính vì vậy nhôm sử dụng làm dây dẫn lạnh (dây dẫn có tính dẫn điện rất cao).  Ứng dụng của nhôm. Cũng như đồng, nhôm được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật làm dây dẫn, làm dụng cụ gia đình. Nhôm bị oxy hoá mạnh, bề mặt nhôm bị che phủ bởi lớp màng mỏng có điện trở suất lớn. Lớp màng này giữ cho nhôm khỏi bị ăn mòn, nhưng tạo ra điện trở chuyển tiếp lớn, làm cho nhôm không thể hàn theo phương pháp bình thường. Để hàn nhôm phải sử dụng loại sáp hàn đặc biệt hoặc sử dụng mỏ hàn siêu âm. Lớp oxit cách điện rất bền vững về cơ và chịu nhiệt cao (một lốp oxit có độ dày 0,03 mm có điện áp chọc thủng khoảng 100 V, còn ở độ dày 0,04 mm khoảng 250 V). Từ oxit nhôm chế tạo cuộn dây không có cách điện giữa các vòng dây. Nhược điểm chính của cách điện loại này là hạn chế tính dẻo và có tính hút ẩm cao. Oxit nhôm sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật chế tạo tụ điện, bộ nắn và các bộ chống sét. Nhôm có ưu điểm của vật liệu tiếp xúc là dễ dàng, vật liệu dễ phun thành bụi và kết dính với Si và màng cách điện từ SiO 2 sử dụng trong kỹ thuật bán dẫn. 8.3 Hợp kim có điện trở cao và hợp kim cho cặp nhiệt ngẫu.  Hợp kim có điện trở cao. Hợp kim có điện trở cao là hợp kim ở nhiệt độ bình thường có ρ ≥ 0,03 µΩ.m. Nó được sử dụng để sản xuất dụng cụ đo lường, điện trở mẫu, thiết bị đốt nóng. Khi sử dụng hợp kim làm thiết bị đo không chỉ yêu cầu điện trở suất cao mà còn phải có hệ số nở dài nhỏ, và sức điện động nhỏ so với đồng. Dây điện trở phải có khả năng hoạt động ở nhiệt độ 1000 oC trong không khí ở 94
  • 3. Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 8 thời gian đài .Những vật liệu có điện trở suất cao được sử dụng rộng rãi trong thực tế là Mn với Cu và Ni , Konstantan và Crom - Niken , xem bảng 8.1. Bảng 8.1. Những tính chất chủ yếu của hợp kim có điện trở suất cao. Hợp kim ρ α Sức điện động Nhiệt độ công tác (µΩ.m) (10-6.K-1 nhiệt (oC) ) (µV/K) 1- Maganin (86% Cu, 12% 0,42-0,48 5-30 1-2 100-200 Mn, 2%Ni) 2- Konstantan 0,48-0,52 -(5-25) 40-50 450-500 3- Hợp kim Crom-niken 1,0-1,1 100-200 - 1000 X15H60 (55-61%Ni, 15-18%Cr, 1,5%Mn còn lại là sắt) 4- X20H80 (75-78% Ni, 1,0-1,1 100-200 - 1100 20-23%Cr, 1,5%Mn còn lại là sắt)  Hợp kim dùng cho cặp nhiệt ngẫu. Khi tiếp xúc hai kim loại khác nhau thì giữa chúng xuất hiện hiệu điện thế tiếp xúc. Theo lý thuyết lượng tử, nguyên nhân chính xuất hiện hiệu điện thế trên tiếp xúc là hiệu của năng lượng Fermit ở cặp kim loại. Hình 8.1. Biểu đồ năng lượng tiếp xúc của hai kim loại. Giả sử ở trạng thái cách ly khí điện tử trong kim loại A và B được biểu thị bằng năng lượng Fermi ∋A và ∋B tính từ vùng đáy của vùng dẫn (H.8.1a). Công nhiệt động lực bứt điện tử χA và χB . Động năng của điện tử nằm trên mức Fermi trong mỗi kim loại khác nhau đều khác nhau. Vì vậy khi tiếp xúc hai kim loại sẽ xuất hiện sự chuyển tiếp điện tử từ vùng có mức năng lượng cao sang mức năng lượng thấp hơn. Chính xác hơn từ kim loại B sang kim loại A. Thực chất là các điện tử tới chiếm trạng thái có mức năng lượng thấp nhất. Không thể có một trong hai kim loại ở trạng thái có mức năng lượng thấp, trong khi đó kim loại kia ở trạng thái lấp đầy với mức năng lượng cao hơn. Thực tế chuyển tiếp điện tử từ kim loại B vào kim loại A là sự chuyển tiếp điện tử vào một hệ thống có mức năng lượng thấp hơn. Kết quả là kim loại B được tích điện dương, kim loại A được tích điện âm, giữa chúng xuất hiện hiệu điện thế. Cân bằng chi khi công của điện tử bằng: e.U = ∋A = ∋B (8.1) Như vậy hiệu điện thế tiếp xúc trong được xác định bằng hiệu năng lượng Fermi tính từ đáy vùng dẫn, cho hai dây dẫn độc lập A và B. Sự tồn tại trường tiếp xúc bằng từ thông của điện tử từ một kim loại này sang kim loại khác tới trạng thái cân bằng. Do tốc độ chuyển động của điện tử rất lớn, cân bằng xảy ra ở thời 95
  • 4. Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 8 gian ~ 1016s. Ở điều kiện ổn định mức Fermi của hai kim loại phải bằng nhau. Nhờ vậy các điện tích của vùng điều hoà mức có thể đi qua khi di chuyển của một số lượng nhỏ điện tử. Lớp điện kép d tồn tại trong vùng tiếp xúc rất mỏng (khoảng chu kỳ lưới) và không ảnh hưởng tới sự đi lại của dòng điện qua tiếp xúc. Do năng lượng Fennđrong kim loại có giá trị một vài eV thì hiệu điện thế tiếp xúc giữa hai kim loại đạt từ 1/10 tới một vài V. Bộ phận nhiệt làm từ hai kim loại khác nhau, tạo thành một mạch kín gọi là cặp nhiệt ngẫu. Ở nhiệt độ khác nhau của tiếp xúc trong một mạch kín xuất hiện dòng điện, gọi là dòng điện nhiệt. Nếu mạch hở sẽ tạo thành hiệu điện thế và gọi là sức điện động nhiệt và bằng: U ≈ αT(T2 - T1). (8.2) Ở đây: αT- gọi là hệ số sức điện động nhiệt. Giá trị αT phụ thuộc vào bản chất của dây dẫn và nhiệt độ. Sức điện động nhiệt trong mạch gồm ba thành phần. Đầu tiên là sự phụ thuộc vào nhiệt độ của hiệu điện thế tiếp xúc. Trong kim loại khi nhiệt độ tăng lên mức Fermi mặc dù rất yếu nhưng chuyển dịch xuống dưới theo thang năng lượng. Vì vậy, trên đầu nguội của dây dẫn sẽ nằm ở mức cao hơn so với đầu nóng. Kết quả là mức Fermi dịch chuyển và xuất hiện sức điện động nhiệt. Thành phần thứ hai của sức điện động nhiệt là độ khuếch tán của các điện tích từ đầu nóng sang đầu nguội. Năng lượng trung bình của điện tử thay đổi không nhiều nhưng vẫn thay đổi theo nhiệt độ. Các điện tử tập trung ở đầu nóng có mức động năng cao hơn và có tốc độ cao hơn so với đầu nguội. Vì vậy phần lớn chúng khuếch tán theo hướng gradient nhiệt độ so với hướng ngược lại. Dòng khuếch tán mang điện tích âm từ vùng có nhiệt độ cao sang vùng có nhiệt độ thấp, tạo giữa chúng hiệu điện thế. Thành phần thứ ba của sức điện động nhiệt xuất hiện trong mạch do tăng điện tử bởi năng lượng nhiệt lượng tử (Fonon). Dòng của chúng cũng lan truyền tới đầu nguội. Tất cả các thành phần sức điện động nhiệt xác định bằng nồng độ điện tử không lớn, nằm ở mức năng lượng gần mức Fermi Vì vậy sức điện động nhiệt riêng của kim loại rất nhỏ. Lý thuyết lượng tử đưa ra biểu thức tính sức điện động nhiệt riêng của kim loại hoá trị một bằng: k kT α T ≈ π2 (8.3) e ∋F Ở nhiệt độ trong phòng tỷ số kT/∋F có giá trị khoảng 10-3. Vì vậy αT phải đạt khoảng một vài µV/K. Để có sức điện động nhiệt riêng lớn có thể sử dụng hợp kim có cấu trúc miền phức tạp. Cặp nhiệt ngẫu kim loại sử dụng rộng rãi để đo nhiệt độ trong quá trình đo phải ổn định nhiệt ở một đầu. Trong điều kiện tự nhiên loại bỏ chênh lệch nhiệt độ trên thực tế không có. Vì vậy trong mạch điện có thể xuất hiện sức điện động nhiệt ký sinh. Để giảm bớt sự ảnh hưởng của chúng trong mạch đo lường cần phải lựa chọn vật liệu tiếp xúc có αT nhỏ. Cần nhấn mạnh rằng trong dây dẫn đồng nhất, chính xác hơn chế tạo từ một kim loại, khi xuất hiện gradient nhiệt độ trên các đầu cuối cũng xuất hiện hiệu điện thế do các nguyên nhân vừa nêu trên. Giá trị của nó là hiệu nhiệt độ trên các đầu cuối của dây dẫn, gọi là sức điện động nhiệt riêng tuyệt đối. Có thể chứng minh rằng trong mạch cặp nhiệt ngẫu sức điện động nhiệt riêng là hiệu của hai nhiệt điện động riêng tuyệt đối của hai dây dẫn: αT = αTA - αTB (8.4) Nếu như biết được giá trị tuyệt đối sức điện động nhiệt riêng của một vật liệu, chấp nhận là vật liệu mẫu thì để bất kỳ một vật liệu nào tham số này cũng có thể nhận được qua sự giúp đỡ đo lường của vật liệu mẫu. Khi đo hiệu điện thế trên các đầu cuối của dây dẫn bằng phương pháp nối volt kế cần phải tính rằng dây nối của volt kế làm tăng nhanh cân bằng nhiệt với đầu cuối của dây dẫn. Vì vậy kết quả đo lường là sức điện động nhiệt tương đối, do xuất hiện sức điện động ngược hướng của dây dẫn với dây nối. Để xác định sức điện động tuyệt đối. Vật liệu mẫu được chọn là chì, ở chì có tính chất nhiệt điện rất yếu. Ở nhiệt độ thấp vật liệu mẫu là dây siêu dẫn do có sức điện động nhiệt riêng bằng 0 . Dấu của sức điện động nhiệt tính là âm, nếu như đầu nóng của dây dẫn nạp dương, đây là đặc tính của hầu hết kim loại. Trường hợp tổng quát sức điện động nhiệt tuyệt đối phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và thậm chí có thể thay đổi dấu trong quá trình đốt nóng. Hợp kim dùng cho cặp nhiệt ngẫu được sử dụng rộng rãi gồm các loại sau: 96
  • 5. Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 8 l) Kopel 56% Cu và 44% Ni. 2) Aliumel 95% Ni còn lại là Al, Si, Mn. 3) Cromel 90% Ni và 10% Cr. 4) Platin Rodi 90% Pt và 10% Rh. Cặp nhiệt ngẫu sử dụng để đo nhiệt độ thì giới hạn sau: + Platin - (PlatinRodi) thì nhiệt độ l.600 oC + Đồng - Konctantan và đồng - Kopel 350 oC + Sắt Konstantan, sắt - Kopel 600 oC + Cromel - Aliumel 900 - l.OOO oC Trong quá trình làm việc có thể thấy được hiện tượng giảm sức điện động riêng do có tạp chất trong môi trường, sự thăng hoa các thành phần và dây dẫn bị oxy hoá. Tính bền vững và hoạt động ổn định nhất là cặp nhiệt ngẫu Platin-Platinrodi mặc dù có sức điện động riêng nhỏ nhưng nó có độ bền vững hoá học rất cao. 8.4. Kim loại và hợp kim có công dụng khác.  Kim loại khó nóng chảy. Những kim loại có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 1.700 oC thì được gọi là kim loại khó nóng chảy. Theo nguyên tắc nó có độ bền vững hoá học cao ở nhiệt độ thấp nhưng ở nhiệt độ cao nó trở nên tích cực. Để sử dụng chúng ở nhiệt độ cao phải đặt vào môi trường khí trơ hoặc chân không.  Volfram. Là kim loại rất nặng, kim loại cứng có màu nâu xám. Trong số các kim loại Volfram có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Nguyên liệu để sản xuất Volfram là FeWO4 + MnWO4 hoặc CaWO4. Đặc điểm của volfram là độ bền vừng trong tinh thể rất cao nhưng giữa các hạt mắt xích lại có liên kết yếu, tính giòn và rất dễ gãy. Ngoài ra khi giảm đường kính của dây thì độ bền kéo dãn tăng lên rất nhiều. Dây dẫn làm từ Volfram nguyên chất rất không bền vững ở nhiệt độ cao. Để tăng độ bền người ta thường cho thêm một số phụ gia là Th2O3. Để dễ dàng đạt được độ bền vững tạo hình thì cho thêm SiO2, Ai, Cr. Loại này được sử dụng để chế tạo sợi tim đeön. Volfram là vật liệu có tầm quan trọng bậc nhất để chế tạo điện cực, lò nung, các móc trong đèn điện tử, ống tia điện tử.... Volfram có hệ số nở dài nhỏ nhất so với các kim loại.  Molipđen. Kim loại có hình dáng bên ngoài tương tự Volfram. Quặng làm nguyên liệu để sản xuất Molipđen là MoS2. Để tăng tính chịu cơ học của Mo, cho thêm một số phụ gia như SiO2, Th2O3 v.v... Molipđen chưa kết tinh có tính chất cơ tương tự Volfram, nhưng đã tinh thể hoá thì giữa chúng có sự khác biệt cơ bản như sau: tinh thể Volfram ở nhiệt độ bình thường rất ròn, còn tinh thể Molipđen có độ dẻo cao. Nhờ vậy gia công linh kiện bằng Molipđen rất dễ dàng. Ở nhiệt độ bình thường Mo là kim loại rất bền vững. Trong không khí nó bắt đầu oxy hoá ở nhiệt độ 300 oC, ở nhiệt đa 600 oC sẽ hình thành MoO3, loại oxit này rất dễ bị bốc hơi ở nhiệt đa 700 o C. Trong số các kim loại khó nóng chảy Mo có điện trở suất nhỏ nhất. Độ bền của Mo kết hợp với tính dẻo của nó có thể chế tạo được các chi tiết phức tạp hoạt động ở nhiệt độ cao. Từ Mo chế tạo ra lưới đèn điện tử, ống tia Rơngen và các linh kiện khác trong lò điện. Ở môi trường khí trơ nó có thể hoạt động được ở nhiệt độ l.700 oC.  Tantal. Tantal được chế tạo từ quặng Fe(TaO3)2. Tính đặc biệt của Tantal là quá trình nén, dập đều được thực hiện ở môi trường chân không, do Tantal rất nhạy cảm với oxy và nó trở nên rất giòn. Tantal có tính dẻo cao ở ngay nhiệt độ bình thường. Giới hạn bền vững trên kéo dãn thay đổi vào cách gia công cơ học và nhiệt luyện tử 350 - 1250 Mpa. Khi nung trong không khí và khi Oxy hoá Anot trên bề mặt Tantal hình thành màng oxít vững chắc Ta 2O5, nó không bị phân huỷ tới nhiệt độ 1500 oC. Khác biệt với Vofram và Molipđen là Tantal không trở nên giòn ở nhiệt độ 97
  • 6. Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 8 rất cao trong chân không. Đặc điểm của Tantal là khả năng hấp thu khí ở nhiệt độ 600 - l.200 oC, kết hợp với nhiệt độ nóng chảy cao, có độ dẻo và hình thể bền vững đã đặt vị trí của nó vào loại vật liệu sử dụng trong kỹ thuật chân không ở những nơi có tầm quan trọng đặc biệt. Tính chất đặc biệt của Tantal sử dụng trong công nghiệp tụ điện nhờ có hệ số điện môi của Ta2O5 = 25.  Niobi. Là kim loại có tính chất tương tự Tantal và nó nằm trong quặng cùng với quặng có chứa Tantal. Kim loại có chứa 94% Ni thì có tính dẻo cao, có thể cán thành tấm, bản hoặc màng mỏng. Niobi có tính hấp thụ khí rất cao ở nhiệt độ 400 - 900 oC. Vì thế trong các dụng cụ chân không các linh kiện làm bằng Niobi hấp thụ lượng khí còn lại. Niobi là kim loại có khả năng chuyển sang trạng thái siêu dẫn ở nhiệt độ 9,2 oK.  Crom. Là kim loại rất thông dụng trên thực tế, có tính bền vững hoá học rất cao vì thế nó được sử dụng để bảo vệ bề mặt của kim loại. Crom có tính dính với thuỷ tinh, gốm sứ và liên kết với bất kỳ một kim loại nào. Crom nằm trong hầu hết các hợp kim dùng để đốt nóng, cặp nhiệt ngẫu, kim loại không rỉ, thép chịu nhiệt và vật liệu từ.  Reni. Re là một trong những kim loại nặng có nhiệt độ nóng chảy gần bằng nhiệt độ nóng chảy của Volfram. Reni và hợp kim của nó với Volfram được sử dụng trong công nghiệp đèn điện tử và thiết bị chân không thay cho Volfram. Reni và hợp kim của nó cùng với Volfram có thể tạo được cặp nhiệt ngẫu để đo được nhiệt độ tới 2.500 + 2.800 oC ở chân không, hay trong môi trường Hydro hoặc khí trơ. Trong kỹ thuật điện tử Reni được sử dụng để bảo vệ khỏi ăn mòn các linh kiện làm bằng đồng, bạc, Volfram, Molipđen.  Các hợp kim khó nóng chảy . Ngoài những kim loại nguyên chất có độ nóng chảy cao, trong kỹ thuật chân không để chế tạo sườn máy sử dụng hợp kim của Volfram với Molipđen, Molipđen với Reni, Volfram với Reni hoặc Tantal với Volfram. Sự thay đổi lượng kim loại trong thành phần của hợp kim sẽ có được hợp kim có độ bền cơ học theo yêu cầu đồng thời có độ dẻo cần thiết của linh kiện. Ví dụ hợp kim của Molipđen với Volfram là hợp kim cứng có độ nóng chảy hơi kém hơn khi giữ nguyên độ cứng và tăng điện trở suất.  Những kim loại quí. Những kim loại quí là các kim loại có độ bền vững hoá học cao nhất gồm có: vàng, bạc, Platin, Palađi. Chúng thường gặp trong thiên nhiên ở dạng nguyên chất hoặc trong các quặng. Các kim loại này nhận được từ lò luyện, bằng phương pháp điện hoá, điện phân và đạt được độ tinh khiết rất cao: + Vàng - 99,998%; Bạc - 98,999% + Platin - 99,9998%, Paladi - 99,94% .  Vàng. Là kim loại có màu vàng, có độ dẻo rất cao. Giới hạn bền vững kéo đứt 150 Mpa, độ dài tương đối khi kéo đứt là 40%. Trong kỹ thuật điện tử, vàng được sử dụng làm vật liệu tiếp điểm, tráng bề mặt trong của ống dẫn sóng. Ưu điểm của tiếp điểm bằng vàng là tính bền vững khỏi bị oxy hoá tiếp điểm ở nhiệt độ cao.  Bạc. Có màu trắng, kim loại bóng, rất bền vững với oxy ở nhiệt độ thường và là kim loại có điện trở suất nhỏ nhất. Độ bền kéo 200 Mpa, độ dài tương đối khi kéo đứt 50%. Bạc được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật làm các tiếp điểm. Tính dẫn nhiệt rất cao, bạc được sử dụng làm điện cực. Nhược điểm của bạc là tính nhạy cảm với sự chuyển dịch bên trong điện môi mà nó đặt lên ở nhiệt độ cao và có độ ẩm lớn.  Platin. Kim loại màu trắng, có tính bền vững hoá học rất cao. Nó có thể kéo thành chi rất mảnh. Platin được sử dụng làm tiếp điểm có điện trở chuyển tiếp rất ổn định. 98
  • 7. Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 8 Platin sử dụng để làm cặp nhiệt ngẫu, có thể hoạt động được ở nhiệt độ 1600 oC. Những sợi chỉ mảnh làm bằng platin có đường kính khoảng 0,001mm được dùng làm sợi dây treo trong dụng cụ đo lường có độ nhạy cao. Platin và hợp chất của nó với Iriđi có độ cứng cao cho phép hoạt động ở tần số rất cao, tuy nhiên do giá thành của Platin rất đắt nên nó chỉ được sử dụng ở trường hợp đặc biệt.  Paladi. Có tính chất gần giống với Platin và thường được sử dụng để thay thế Platin do giá thành rẻ hơn 4-5 lần. Sử dụng Paladi trong kỹ thuật chân không có tính hấp thụ hyđro cao. Paladi và hợp kim của nó với bạc hay đồng sử dụng trong kỹ thuật tiếp điểm. Độ bền kéo đứt là 200 Mpa, độ dài tương đối khi kéo đứt tới 40%.  Các kim loại có độ nóng chảy trung bình. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy trung bình gồm có sắt, Nikel và coban. Chúng là vật liệu sắt từ, ngoài ra chúng có hệ số nhiệt điện trở cao.  Sắt (thép) Là vật liệu rẻ và thông dụng nhất, có độ bền cơ học cao. Đặc tính của sắt và các vật liệu suất từ là có quan hệ điện trở suất với nhiệt độ không tuyến tính. Tính đặc biệt này là do tính nhiễm từ tự phát khi tới gần nhiệt độ Quiri. Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ Quiri tính chất đó biến mất. Ở nhiệt độ thấp tất cả các mô men từ của nguyên tử trong kim loại nhiễm từ định hướng song song. Nhờ có sự sắp xếp trật tự, chu kỳ phân bố vị trí của chúng không gây ra phân tán điện tử chuyển động dưới tác động của điện trường. Khi nhiệt độ tăng lên tính trật tự biến mất và gây ra sự phân tán điện tử. Theo nguyên tấc Matisen cơ cấu phân tán được tính bằng điện tử toàn phần. R = RT + RCL + RM (8.5) RT và RCL - điện trở do phân tán điện tứ & dao động nhiệt của lưới và trên tạp chất. RM - từ tính đặt vào điện tử do mất trật tự trong hệ thống spin. Điện trở suất của săït cũng như các kim loại khác phụ thuộc vào lượng tạp chất. Aính hưởng lớn nhất tới tính chất dẫn điện của sắt là tạp chất Si và nó được sử dụng để làm vật liệu, làm lõi từ có điện trở suất cao và làm giảm tổn thất do dòng điện xoáy. Do có độ từ thẩm cao nó được sử dụng làm lõi từ cho cuộn dây máy biến áp. Săút được sử dụng làm vỏ máy hoạt động ở nhiệt độ 500 oC.  Nikel. Kim loại có màu trắng bạc có khối lượng riêng bằng khối lượng riêng của đồng được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật chân không và được làm Katốt. Nikel dễ dàng nhận được ở dạng sạch 99,99%. Tạp chất nguy hiểm nhất là lưu huỳnh, nó làm giảm độ bền cơ học của nikel rất mạnh. Tính chất quí báu của nikel là tính bền vững hoá học rất cao, đặc biệt là đối với dung dịch kiềm, dù ở nhiệt độ cao cũng không tác động với nikel. Nikel được sử dụng trong thành phần hợp chất của dây dẫn từ. Một tính chất quí báu khác của Ni là có độ bền cơ học cao sau khi được ủ nó có độ kéo dán ∆l/l = 35 - 50%. Ở nhiệt độ lạnh vẫn có thể dập, kéo, cán.... Từ Ni có thể chế tạo các linh kiện có kích thước và hình dáng cực kỳ phức tạp. Ngoài ra Ni được sử dụng trong kỹ thuật chân không và làm lớp bảo vệ bên ngoài cho sắt.  Hợp kim dùng cho kỹ thuật chân không. Dùng chủ yếu là kim loại có độ nóng chảy trung bình tạo thành hợp kim được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật chân không, do chúng có hệ số nở dài chuẩn, có thể hàn nối với thuỷ tinh. Hợp kim thông dụng là 29% Ni, 17% Co và 54% Fe. Nó có hệ số nở dài từ (4,4 - 5,7) 10 -6K-1 dùng để hàn nối với thuỷ tinh thay thế cho Volfram và Molipđen.  Coban. Là kim loại có tính chất giống nikel. Nó được sử dụng để làm hợp kim từ tính có độ chịu nhiệt cao, và hợp kim có hệ số nở dài nhỏ.  Vật liệu hàn. Vật liệu hàn là một hợp kim đặc biệt sử dụng để hàn nối. Vật liệu hàn được chia thành hai nhóm: nhóm mềm và cứng. + Nhóm mềm là nhóm có nhiệt độ nóng chảy dưới 300 oC, nhóm cứng lớn hơn 300 oC. Ngoài ra vật liệu hàn được phân biệt theo độ bền vững cơ bọc. Loại mềm có giới hạn bền vững kéo đất 16-100 Mpa. Loại cứng 100-500 Mpa. 99
  • 8. Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 8 Vật liệu hàn mềm là hợp kim của thiếc và chì, thiếc chiếm 90% còn chì 10%. Tính dẫn điện của vật liệu này khoảng 9-15% của đồng. Vật liệu hàn cứng là hợp kim của đồng và kẽm, ngoài ra còn phải kể đến hợp kim bạc và các phụ gia khác. Vật liệu trợ giúp để có mối hàn chắc chắn được gọi là chất giúp chảy. Nó phải có tính chất: 1- Hoà tan và tẩy sạch oxit và các vết dơ trên bề mặt của kim loại được hàn. 2- Bảo vệ trong quá trình hàn bề mặt và làm nóng chảy vật liệu hàn đồng thời bảo vệ khỏi bị oxy hoá. 3- Giảm bề mặt kéo của vật liệu hàn. 4- Tăng tiếp xúc của vật liệu được hàn nối.  Chất phụ giúp làm chảy tích cực hoặc axit. Là các vật chất tích cực axit HCL, hay Clorua kim loại.... Những vật chất này làm hoà tan các lớp màng oxit trên bề mặt kim loại. Nhờ đó mà độ bám dính của vật liệu hàn dược tăng lên. Chất giúp làm chảy còn sót lại trên bề mặt kim loại làm tăng nhanh ăn mòn vì vậy loại phụ gia này chỉ trong trường hợp có thể rửa bề mặt sau khi đã hàn xong.  Chất phụ giúp làm chảy không chứa axit. Đây là nhựa thông và có thêm một số phụ gia khác như rượu hoặc glixerin. .  Chất phụ gia giúp làm chảy chống ăn mòn. Lâõy axit Phốtphoric làm vật liệu chủ yếu (H2PO4) coø thêm một số phụ gia hữu cơ có thành phần là axit hữu cơ. Sự còn lại của chất phụ làm chảy không gây ăn mòn. 8.5. Các vật liệu dẫn điện không kim loại. Ngoài các kim loại và hợp kim dùng để chế tạo điện trở, cán bộ phận tiếp xúc, dây dẫn còn sử dụng các vật liệu không kim loại. Theo nguyên tắc các vật liệu này có giá trị sử dụng trong lĩnh vực hẹp. Vật liệu có nguồn gốc cachon. Dây dẫn không kim loại được sử dụng rộng rãi trong kỹ.thuật điện là Graflt - một trong số dạng cacbon sạch: Nó có điện trở suất nhỏ, có độ chịu nhiệt cao, tính dẫn nhiệt, bền vững với nhiều môi trường hoá học rất mạnh. Grarlt thiên nhiên. Là vật liệu có tinh thể lớn, nhiệt độ nóng chảy rất cao (khoảng 3900 oC). Ở nhiệt độ cao nó kết hợp với oxy và tạo thành khí CO hoặc CO2 Cacbon nhiệt phân. Nhận được bằng phương pháp nhiệt tách hơi cacbon trong chân không hoặc môi trường khí trơ. Vật chất dùng để nhiệt phân thường được dùng là khí Me tan. Để có cấu trúc chặt cần phải có nhiệt độ phân tích không dưới 900 oC. Màng cacbon nhiệt phân sử dụng để làm điện trở tuyến tính dạng mặt phẳng. Công nghiệp sản xuất linh kiện từ cacbon phần lớn là dùng nguyên liệu cacbon được nghiền nhỏ, sau đó được thiêu kết với vật chất kết dính khác và được ép thành các linh kiện có độ cứng cao. Graflt được sử dụng trong công nghệ vật liệu bán dẫn để làm bộ phát nhiệt, màn chăún, lò nung.... Có thể hoạt động ởû nhiệt độ 2500 oC. Các vật liệu dẫn hỗn hợp. Vật liệu dẫn hỗn hợp là hỗn hợp của phụ gia dẫn và điện môi. Bằng phương pháp thay đổi thành phần cấu tạo và đặc tính của hỗn hợp có thể thay đổi tính chất điện của vật liệu. Đặc tính của vật liệu này là tính dẫn điện phụ thuộc vào tần số và có tính già cỗi theo thời gian khi mang tải. Thành phần của pha dẫn là các kim loại, Graphit, một vài loại Carbit. Chất kết dính là những điện môi hữu cơ hoặc vô cơ. Những vật liệu dẫn tổng hợp điển hình là Kontaktol và bột chịu nhiệt. Kontaktol. Sử dụng làm dây dẫn màng mỏng, sơn dẫn điện. Chất kết dính là các loại keo tổng hợp (Epoxi, Fenol-formaldehit, Silikon...). Chất dẫn điện phụ gia là bột khuếch tán kim loại (Bạc, 100
  • 9. Bài gảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 8 Nikel, Panadi). Trước khi rải lên bề mặt kết dính cần phải rửa sạch bề mặt bằng Axetol hoặc rượu. Kontaktol sử dụng để làm contact giữa các kim loại hay giữa kim loại với bán dẫn, tạo điện cực trên điện môi, làm màn chắn từ, chế tạo ống dẫn sóng dẻo.... Bột chịu nhiệt. Là hỗn hợp của kim loại với chất kết dính vô cơ. Dùng để chế tạo băng điện trở. Tính ưu việt của nó là có khả năng điều chình điện trở suất ở giới nhạn rất rộng. Hỗn hợp điển hình là Cr - SiO, màng mỏng được chế tạo bằng phương pháp thăng hoa và ngưng tụ trong chân không sau đó được gia nhiệt để ổn định tính chất. Khi gia nhiệt do có sự tác động tương hỗ giữa các thành phần, xảy ra sự giải phóng oxit của lớp giữa các hạt và hình thành Cr3Si. Kết quả là điện trở cách điện của các lớp giữa các hạt và thay đổi điện trở tiếp xúc. Trong các sơ đồ vi mạch sử dụng biến trở làm từ hỗn hợp của thuỷ tinh với Panadi và Bạc. Trước tiên nghiền thuỷ tinh thành những hạt có kích thước từ 3-5 µm , sau đó trộn đều với bột Bạc và Panadi cùng với chất kết dính hữu cơ. Hợp chất thu được có thể quét lên bể mặt gốm ở điều kiện áp suất khí quyển bình thường. Điện trở suất của lớp màng phụ thuộc vào phần trăm vật dẫn. 101