SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 74
1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
CAO THỊ ÁNH NGUYỆT
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2018
2
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
CAO THỊ ÁNH NGUYỆT
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 834.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN SONG TÙNG
HÀ NỘI, năm 2018
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề hết sức bức xúc, ảnh hưởng xấu
đến đời sống và sức khỏe của con người, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền
vững và sự tồn vong của xã hội. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của môi
trường và những tác hại do ô nhiễm môi trường, trong thời gian vừa qua Đảng và
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, tiêu
biểu như: Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị
(khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”, Đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014… Việc tổ chức thực
hiện các chính sách về bảo vệ môi trường đã đem lại những kết quả nhất định, giúp
cho giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chất lượng môi trường được cải thiện cũng như
ngăn chặn, phòng ngừa sự suy giảm chất lượng môi trường. Tuy nhiên, dưới sức ép
của phát triển kinh tế, của sự gia tăng dân số… môi trường ngày càng bị suy thoái
và ô nhiễm nghiêm trọng, có lúc đã đến ngưỡng báo động. Nguyên nhân của tình
trạng trên là do chúng ta quá chú trọng phát triển kinh tế, chưa có sự quan tâm, hành
động và đầu tư đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, ý thức của người dân
còn thấp… trong đó, quan trọng nhất là việc thực hiện các chính sách về bảo vệ môi
trường còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đối với huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, một địa phương đang trong quá
trình đô thị hóa và phát triển, các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa phát triển
mạnh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn… Mặc dù, chính quyền cấp tỉnh cũng
như cấp huyện đã có những cố gắng nhất định trong công tác bảo vệ môi trường,
nhưng nhìn chung môi trường tại địa bàn các xã, thị trấn trong huyện hiện nay vẫn
còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là rác thải phát sinh ngày càng nhiều gây
ô nhiễm môi trường, có lúc, có nơi khiến nhân dân bức xúc. Một trong những
nguyên nhân quan trọng là quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo vệ
môi trường trên địa bàn còn nhiều bất cập. Xuất phát từ những trăn trở đó, tác giả
4
lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đức
Phổ, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sỹ chính sách công, với mong muốn góp
phần nhỏ bé vào việc bảo vệ môi trường tại địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ môi trường luôn là vấn đề được cả xã hội quan tâm, đã có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ chính trị, pháp luật,
kinh tế, môi trường, xã hội học, chính sách công… với quy mô rộng, hẹp khác nhau.
Khi nghiên cứu về vấn đề này, bước đầu tác giả đã tìm hiểu được những công trình
khoa học tiêu biểu liên quan đến nội dung đề tài như:
- Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường:
Đã có một số luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Chính sách công của Học viện
Khoa học xã hội đã thực hiện có nội dung về thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường như: đã thực hiện có nội dung về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
như: Luận văn của Trần Thị Thùy Dung về “Thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường từ thực tiễn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi”; Luận văn của
Nguyễn Anh Dũng (2016) về “Chính sách môi trường từ thực tiễn tỉnh Bình
Phước”; Luận văn của Phạm Xuân Vinh (2016) về “Thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường từ thực tiễn các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi”; Luận văn của Lê
Trọng Dũng (2017) về “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn làng
nghề tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”; Luận văn của Trần Diễm Loan (2017) về
“Thực hiện chính sách về bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố
Đẵng” và luận văn của Nguyễn Thị Hồng Thủy (2017) về “Thực hiện chính sách
bảo vệ môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”.
- Các công trình nghiên cứu khác liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo
vệ môi trường:
Một số luận văn thạc sỹ lại tập trung vào việc thực hiện chính sách đối với
từng vấn đề môi trường cụ thể như các luận văn chuyên ngành Chính sách công của
Học viện Khoa học xã hội như luận văn của Lê Thanh Sơn (2016) về “Thực hiện
chính sách thu gom và xử lý chất thải từ thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng
5
Ngãi”và luận văn của Đặng Thị Hà (2015) về “Chính sách thu gom, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, tập trung vào việc nghiên cứu
thực hiện chính sách thu gom, xử lý chất thải ở các địa phương cụ thể và đề xuất,
kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
nói chung và quản lý chất thải nói riêng.
Đề tài khoa học của Trần Thị Thùy Dương (2008)“Bảo vệ môi trường sinh
thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” tập trung nghiên
cứu tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới môi trường sinh thái và bảo vệ
môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam dưới
góc độ của Khoa học Kinh tế chính trị.
Luận án tiến sĩ Hà Văn Hòa (2015) "Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận
án nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển;
thực trạng ô nhiễm môi trường biển ven bờ, nguyên nhân và công tác quản lý nhà
nước để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Quảng Ninh thời gian qua.
Trong đó đã phân tích những hạn chế của chính sách và việc thực hiện các chính
sách về bảo vệ môi trường biển ven bờ.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề bảo vệ môi
trường cũng như chính sách bảo vệ môi trường trên các khía cạnh khác nhau, mức
độ khác nhau như: Luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế học (2012) “Quản lý nhà
nước về môi trường tại thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Lệ Quyên; Luận văn thạc
sỹ chuyên ngành khoa học môi trường của Trần Duy Khánh (2012), “Đánh giá hiện
trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về BVMT làng
nghề tại một số tỉnh Bắc bộ”; Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hồ Thị Ngọc Quyên tại
Đại học Đà Nẵng “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Làng nghề thủ công đá mỹ nghệ Non Nước,
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”; Bài viết của Nguyễn Hữu Chí “Về việc
thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề bảo vệ môi
trường” đã đánh giá kết quả thực hiện NQ 41 ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ
6
Chính trị (khóa IX); Bài viết của nhóm tác giả: Nguyễn Thế Tiến, Phùng Chí Sỹ,
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường và Huỳnh Thị Minh Hằng, Viện Môi
trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh: "Các vấn đề môi trường
trong quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng"; Bài viết của
Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga trên Tạp chí Cộng sản (2015): “Bảo vệ môi trường tự nhiên
ở Việt Nam – Yêu cầu cấp thiết”.
Tóm lại, vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác
nhau và mức độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu cơ bản đã khái quát được
các vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, đánh giá
được việc thực hiện các chính sách này ở những nội dụng cụ thể, địa phương cụ thể
gắn với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó, các công trình
nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện,
thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chính sách về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tác
giả nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, cũng như chưa có công trình
nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại những địa phương có
những điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng. Các vấn đề lý luận về thực hiện chính
sách bảo vệ môi trường đã được các công trình nghiên cứu làm rõ sẽ được tác giả
tiếp tục kế thừa có chọn lọc trong công trình nghiên cứu của mình. Việc đánh giá
thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, cũng như các giải pháp, kiến nghị là cơ sở
để tác giả tham khảo, đưa ra các nội dung đánh giá việc thực hiện các chính sách
này phù hợp với phạm vi của đề tài. Do vậy, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các
chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, cần có công
trình nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này, trên cơ sở đó đưa ra các giải
pháp, kiến nghị thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo vệ môi trường trong thời
gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
7
Đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ,
tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường việc thực hiện
chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian
tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên cần thực hiện một số nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về chính sách và thực hiện chính sách
bảo vệ môi trường.
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở huyện
Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Không gian nghiên cứu của luận văn là tại huyện Đức Phổ,
tỉnh Quảng Ngãi.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách
bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Để nghiên cứu việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, luận văn sử dụng
các cách tiếp cận:
- Tiếp cận chính sách công: Tiếp cận chính sách công giúp cho việc nghiên
cứu tình hình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường được xem xét ở nhiều góc độ,
từ đó sẽ có những giải pháp hoàn thiện hơn nữa việc thực thi chính sách bảo vệ môi
8
trường tại địa phương hiện nay.
- Tiếp cận hệ thống: Hệ thống là một thể thống nhất và khách quan để mọi chủ
thể tồn tại và phát triển. Các hoạt động của hệ thống luôn thể hiện ở trạng thái cân
bằng và được điều chỉnh kịp thời khi chịu tác động. Do đó, khi đánh giá bất kỳ vấn
đề gì cũng cần xem xét tính một cách toàn diện, tổng thể.
Với cách tiếp cận này, luận văn đã xem xét tổng thể vấn đề nghiên cứu như
một hệ thống, vừa đánh giá phân tích các yếu tố riêng lẻ vừa đặt chúng trong một
tổng thể lớn hơn. Điều này, hàm ý nhấn mạnh rằng việc thực hiện tốt chính sách bảo
vệ môi trường là rất quan trọng, do đó luôn phải đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa
phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của một địa phương. Tiếp cận hệ
thống trong nghiên cứu này sẽ dựa vào định hướng chính trị, năng lực thực tế của
chủ thể tham gia thực hiện chính sách, môi trường thực hiện chính sách,sự tồn tại
của chính sách và tình trạng pháp luật tại địa bàn nghiên cứu.
Tiếp cận liên ngành luôn là cần thiết khi muốn tìm hiểu nhiều chiều cạnh khác
nhau vốn rất cần các tiếp cận của chuyên ngành khác, gần gũi với xã hội trong triển
khai nghiên cứu đề tài (như tâm lý học, kinh tế học.). Thực tế, việc thực hiện chính
sách bảo vệ môi trường liên quan đến nhiều chủ thể và đối tượng khác nhau, tạo nên
tính tổng thể liên ngành, nhưng ở đấy cũng thường xuất hiện những xung đột lợi ích
của các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, điều đó dẫn đến những bất cập
trong bảo vệ môi trường hiện nay. Với cách tiếp cận này, đề tài xem xét tất cả các yếu
tố có liên quan để từ đó đưa ra được những giải pháp tăng cường việc thực hiện chính
sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tư liệu: được sử dụng để thu thập,
phân tích, tổng hợp các thông tin từ các nguồn đã công bố liên quan đến đề tài
nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, quyết định của Đảng,
Nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các
báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân
9
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính sách bảo vệ môi trường.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ làm sáng tỏ, minh chứng cho các thuyết
liên quan đến chính sách công, trên cơ sở đó, đó hình thành các giải pháp chính sách
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả luận văn cung cấp thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc
vận dụng các lý thuyết về chính sách công, xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn về
việc phân tích, đánh giá về chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi từ đó nâng cao hiệu quả của chính sách trong những năm tiếp theo.
- Cung cấp thêm cơ sở khoa học cho ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, các phòng,
ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường để chính sách có thể mang lại hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, xã hội,
bảo vệ môi trường tại địa phương trong thời gian đến.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm
3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở Việt
Nam.
- Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức
Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Chương 3. Các giải pháp tăng cường việc thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
10
11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm liên quan đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
1.1.1. Môi trường và bảo vệ môi trường
Môi trường là khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống người ta dùng nhiều khái niệm môi
trường như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường giáo dục… Môi
trường theo định nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự
nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối
quan hệ với con người hay sinh vật ấy” [26, tr.618] hay là “sự kết hợp toàn bộ hoàn
cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực
thể hữu cơ” [25, tr.616].
Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo ra trên cơ sở
quy luật của tự nhiên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, phục vụ cuộc
sống của chính mình như ô tô, máy bay, điện thoại, công trình thủy lợi, công trình
nghệ thuật, công trình xây dựng...
Môi trường xã hội là tổng hợp tất cả các yếu tố về xã hội có liên quan và tác
động tới đời sống con người. Đó là những quy định ở các cấp khác nhau của: Liên
hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia
đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể...
Tuy nhiên khái niệm về môi trường được sử dụng một cách thống nhất hiện
nay tại Việt Nam là định nghĩa về môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường đã
được thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 như sau: “Môi trường là hệ thống các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật”.
Môi trường dưới sự tác động của con người luôn có xu hướng bị ô nhiễm. Ô
nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn
12
môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa
học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ…
1.1.2. Chính sách bảo vệ môi trường và thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường
Chính sách bảo vệ môi trường phải cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong
nước) và các Công ước quốc tế về môi trường. Ở mỗi cấp có thẩm quyền quản lý
hành chính về môi trường đều có những chính sách môi trường riêng. Nó vừa cụ thể
hoá luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa
phương. Việc ban hành chính sách của các cấp địa phương có vai trò quan trọng
trong đảm bảo sự thành công của các chính sách do cấp trung ương.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, các chính sách của Nhà nước về
bảo vệ môi trường được pháp luật quy định khá cụ thể như: Khuyến khích, tạo điều
kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt
động bảo vệ môi trường. Ðẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp
dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự
giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái
chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường
bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi
môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị,
khu dân cư. Ðầu tư cho việc bảo vệ môi trường là đầu tư cho sự phát triển; thực
hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi
riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm. Việc ưu đãi về
đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm
thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các
thành phần môi trường cho phát triển. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến
khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về
bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường. Mở
rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về
13
bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc
tế về bảo vệ môi trường. Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường,
nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại.
Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để những chính sách và pháp luật về bảo
vệ môi trường đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể về
bảo vệ môi trường, phát huy tác dụng của nó trong thực tiễn.
Như vậy có thể khẳng định, Chính sách bảo vệ môi trường là một nội dung
của Chính sách công bao gồm hệ thống thể chế quy định về hoạt động bảo vệ môi
trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm định hướng và điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống liên quan đến môi trường nhằm
bảo vệ môi trường trước những xâm hại của con người, qua đó tạo lập môi trường
sống trong lành và xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững.
Như vậy thực hiện chính sách bảo vệ môi trường là quá trình hoạt động có
mục đích làm cho những quy định của chính sách và pháp luật về bảo vệ môi
trường đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường; bảo vệ, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành và
bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững.
Chính sách môi trường được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống tổ chức
quản lý môi trường cùng với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức nghề nghiệp và các cộng đồng trong xã hội.
Các hình thức tuyên truyền, vận động, thuyết phục để người dân nâng cao
nhận thức về bảo vệ môi trường. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường của nhà nước
và hệ thống các tổ chức, các cộng đồng được phối kết hợp với nhau trong tổ chức
thực hiện chính sách môi trường dưới nhiều hình thức khác nhau.
1.2. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
14
Tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường là hoạt động của các chủ thể
thực hiện chính sách thông qua trình tự các bước nhằm thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường trên thực tế. Chính sách bảo vệ môi trường là một nội dung của Chính
sách công, do đó các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường về cơ
bản tương tự với Chính sách công, tuy nhiên có một số đặc trưng riêng, cụ thể:
Bước 1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo vệ môi trường.
Đây là bước đầu tiên và có ý quan trọng quyết định thành bại của việc thực
hiện chính sách bảo vệ môi trường. Hệ thống chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường theo thẩm quyền được phân công xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện chính sách với các nội dung như:
+ Kế hoạch tổ chức nhân sự bao gồm: bộ phận điều hành, bộ phận thực thi,
giám sát…;
+ Kế hoạch xây dựng các phương án về vật chất, tiền bạc… cho việc thực hiện
chính sách;
+ Kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể với mục tiêu cụ thể của quá trình thực
hiện chính sách bảo vệ môi trường;
+ Kế hoạch về các nội dung khen thưởng và chế tài cho các cá nhân, tổ chức
thực hiện chính sách;
+ Kế hoạch đánh giá, lấy ý kiến của những đối tượng chịu tác động của việc
thực hiện chính sách ở từng giai đoạn và sau khi chính sách được thực hiện;
Kế hoạch thực hiện chính sách bảo vệ môi trường phải được xây dựng dựa vào
những quy định thống nhất của Nhà nước về bảo vệ môi trường, phù hợp với mục
tiêu, nội dung của chính sách và mang tính khả thi. Bên cạnh đó, kế hoạch phải
được ban hành bởi cá nhân, cơ quan đúng thẩm quyền quy định và được xây dựng
đảm bảo dân chủ, cầu thị.
Bước 2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo vệ môi trường.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là bước giúp quảng bá, truyền thông kế
hoạch thực hiện chính sách nói riêng và chính sách bảo vệ môi trường nói chung.
Việc tuyên truyền hiệu quả mới thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân
15
và xã hội vào việc thực hiện chính sách, bên cạnh sự hiểu biết tường tận của những
người trực tiếp tham gia thực hiện chính sách.
Để đảm bảo bước này có hiệu quả, cần thiết có sự chuẩn bị chặt chẽ từ nhân
lực đến phương tiện. Về nhân lực, cần thiết xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên
chuyên nghiệp, nắm bắt tâm lý, đặc điểm nhận thức của từng nhóm đối tượng để có
phương pháp thực hiện hiệu quả. Phương tiện tuyên truyền phải có sự đan xen giữa
các phương tiện truyền thống và hiện đại. Trong đó, tùy đối tượng tuyên truyền để
lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh
phương tiện truyền thông truyền thống như hệ thống loa phát thanh, tuyên truyền
thông qua văn bản thì sử dụng mạng xã hội lại trở nên hiệu quả đối với đại bộ phận
giới trẻ.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thường xuyên, liên tục và
không ngừng đổi mới phương pháp lẫn nội dung đảm bảo người được tuyên truyền
không cảm thấy nhàm chán để tự miễn nhiễm với những nội dung tuyên truyền.
Hoạt động tuyên truyền phải được tổ chức thường xuyên để người được tuyên
truyền cập nhật thông tin, nắm bắt được các nội dung một cách liên tục. Bên cạnh
đó, cần thiết trong nội dung tuyên truyền phải lồng ghép các kết quả đạt được của
thực hiện chính sách qua các giai đoạn nhằm giúp người dân hiểu rõ việc thực hiện
chính sách bảo vệ môi trường trên thực tiễn.
Bước 3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo vệ môi trường.
Việc thực hiện chính bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả hay không phụ
thuộc vào hiệu quả trong thực hiện công việc của từng người, từng nhóm người
tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện chính sách. Muốn vậy, trước hết phải có
sự phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo vệ môi trường rành mạch, logic và
công bằng cho từng người hay nhóm người cụ thể. Sự phân công này giúp những
người thực hiện chính sách hiểu rõ về vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc
thực hiện chính sách. Qua đó, bản thân mỗi người hay nhóm người được phân công
sẽ nỗ lực hết sức và bằng các phương thức khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ được
phân công. Việc phân công nhiệm vụ cũng đồng nghĩa với việc xác lập trách nhiệm
16
của từng người và nhóm người trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường.
Phối hợp thực hiện chính sách được thực hiện sau khi có sự phân công. Phối
hợp là sự kết nối, thể hiện mối quan hệ giữa những người hay nhóm người với nhau
trong thực hiện chính sách. Sự phối hợp chặt chẽ, hợp lý sẽ đem lại hiệu quả tích
cực trong công việc, ngược lại nếu không có sự phối hợp chặt chẽ sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động thực hiện chính sách bảo vệ môi trường.
Bước 4. Duy trì chính sách bảo vệ môi trường.
Duy trì chính sách bảo vệ môi trường là việc làm quan trọng giúp quá trình
thực hiện chính sách đạt được mục tiêu đã đề ra. Bước này phải được đảm bảo để
tránh tình trạng thực hiện chính sách theo phong trào, không đảm bảo tính toàn vẹn
của chính sách. Để duy trì được chính sách bảo vệ môi trường đòi hỏi sự tham gia
của nhiều chủ thể, song quan trọng nhất chính là những người trực tiếp thực hiện
chính sách bảo vệ môi trường theo nhiệm vụ đã phân công, trong đó những cá nhân,
tổ chức càng trực tiếp càng quan trọng. Bên cạnh đó cũng phải kể đến vai trò duy trì
chính sách của người dân, bởi lẽ nguyên do chủ yếu khiến cho tình trạng môi
trường bị ô nhiễm xuất phát từ hoạt động sản xuất và sinh sống của người dân.
Bước 5. Điều chỉnh chính sách bảo vệ môi trường.
Xã hội luôn biến đổi, các mối quan hệ xã hội cũng vì thế mà thay đổi theo
nhiều chiều hướng khác nhau. Quy mô của sản xuất, kinh doanh và các hoạt động
sống khác có xu hướng gia tăng theo thời gian, khiến cho tình trạng ô nhiễm môi
trường trở nên trầm trọng, các nội dung chính sách như mục tiêu, công cụ, giải
pháp… để thực hiện chính sách bảo vệ môi trường cũng vì thế có những biến đổi
khác đi so với thời điểm bắt đầu thực hiện chính sách. Chính vì thế, cần thiết có sự
điều chỉnh của chính sách để phù hợp hơn với những thay đổi của xã hội. Việc điều
chỉnh chính sách phải diễn ra kịp thời với những quan sát nhạy bén nhằm đảm bảo
thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đi đúng hướng và đúng tiến độ đã đề ra.
Bước 6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường.
Việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường cũng như thực hiện chính sách
17
công nói chung phải được liên tục theo dõi, kiểm tra và đôn đốc. Theo dõi, kiểm tra
để kịp thời phát hiện những sai lệch, những biểu hiện tiêu cực của thực hiện chính
sách nhằm đề xuất các giải pháp thay thế hoặc sửa đổi. Đốn đốc thực hiện chính
sách nhằm đảm bảo sự liền mạch của thực hiện chính sách, không để xảy ra gián
đoạn hay thực hiện chính sách theo kiểu phong trào.
Bước 7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường.
Đây là bước cuối cùng trong tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường.
Đánh giá, tổng kết để thấy được những điểm đạt được và chưa đạt được trong quá
trình thực hiện chính sách trên cơ sở đối chiếu kết quả thực tiễn với mục tiêu chính
sách bảo vệ môi trường đã đặt ra. Việc đánh giá, tổng kết được thực hiện thông qua
nhiều thang đo định tính và định lượng khác nhau. Tuy nhiên, với lĩnh vực môi
trường, thang đo chủ yếu vẫn là những chuyển biến tích cực của tình trạng ô nhiễm
môi trường trên thực tế. Bên cạnh đó, các tiêu chí về thái độ, sự đóng góp của
những cá nhân, tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và ý thức, thái độ
của người dân về bảo vệ môi trường cũng trở thành thang đo của việc thực hiện
chính sách. Thông qua kết quả đánh giá, tổng kết có những khen thưởng và chế tài
xứng đáng dành cho những cá nhân, tổ chức có công trạng hoặc mắc khuyết điểm
trong quá trình thực hiện chính sách. Đối với những hạn chế trong quá trình thực
hiện chính sách, các hạn chế trên thực tiễn khi đối chiếu với mục tiêu chính sách
cần thiết phải được làm rõ, tìm ra nguyên nhân và định hướng được các giải pháp
nhằm rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường sau đó.
1.3. Chủ thể và các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường
Trên thực tế, việc bảo vệ môi trường thuộc về trách nhiệm của toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong phạm vi của chính sách công, chủ thể thực hiện chính sách công
lấy trọng tâm là các cá nhân, tổ chức công quyền được giao nhiệm vụ thực hiện
chính sách bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cũng cần kể tới các bên liên quan khác.
Theo đó chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ môi trường gồm:
18
Thứ nhất, chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trọng tâm là hệ
thống các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thực hiện chính sách về bảo vệ
môi trường. Các cơ quan này từ trung ương đến địa phương bao gồm: Chính phủ,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp
được quy định cụ thể tại chương XIV Luật bảo vệ môi trường 2014, Ban quản lý
các khu công nghiệp, Sở Tài nguyên và môi trường, Cảnh sát môi trường là cơ quan
tham mưu, giúp việc UBND Tỉnh, thành phố trong việc thực hiện trách nhiệm bảo
vệ môi trường. Cụ thể thẩm quyền của các chủ thể như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình, Kế
hoạch bảo vệ môi trường trong cả nước.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các lĩnh
vực: môi trường, tài nguyên nước, đất đai; tài nguyên khoáng sản…và có nhiệm vụ
trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự
thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của
Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây
dựng pháp luật về BVMT; phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển
các ngành, lĩnh vực về BVMT; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường.
- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ: có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành thông tư, thông tư
liên tịch về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ trực tiếp
quản lý
Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định cụ
thể tại điều 142, Chương XIV, Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
- Ủy ban nhân dân các cấp:
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (cấp tỉnh): thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trong việc bảo vệ môi trường tại địa phương.
19
+ Đối với cấp quận, huyện (cấp huyện), hoạt động quản lý nhà nước về môi
trường được giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Phòng Tài
nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thực hiện chức năng
tham mưu, giúp UBND quận, huyện quản lý nhà nước về môi trường và có các
nhiệm vụ cụ thể sau:
Trình UBND quận, huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, 05 năm và hằng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực môi trường.
Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết BVMT, đề án
BVMT, kế hoạch BVMT và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố
môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác BVTM làng nghề trên địa bàn; lập báo
cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi
trên địa bàn.
Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham
gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn cấp
huyện.
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT, tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên khoảng sản, bảo vệ môi trường biển.
Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của
pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống
tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và
phân công của UBND câp huyện.Giúp UBND quận, huyện quản lý nhà nước đối
với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý hoạt động tổ chức
và hoạt động của các hội trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền
của UBND cấp huyện.
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định ủa UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và
Môi trường
Thứ hai, bên cạnh các chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường kể
20
trên, các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường còn bao gồm:
Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các Tổ chức chính trị - xã hội và các cá nhân, tổ chức
xã hội liên quan trực tiếp đến hoạt động bảo vệ môi trường. Trong đó Mặt trận tổ
quốc Việt Nam và các Tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức có chức năng chủ
yếu tuyên truyền chính sách bảo vệ môi trường đến người dân và xã hội. Bên cạnh
đó, hai nhóm tổ chức này còn có chức năng giám sát và phản biện trong xuyên suốt
chu trình chính sách, từ xây dựng, ban hành đến thực hiện. Chức năng giám sát và
phản biện nếu được thực hiện hiệu quả, khách quan sẽ đóng vai trò lớn đối với hiệu
quả của thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nhờ tạo ra được những áp lực cần
thiết lên chủ thể thực hiện chính sách cũng như giúp chuyển tải tiếng nói của người
dân, đặc biệt những người trực tiếp chịu sự tác động của chính sách bảo vệ môi
trường.
Người dân và đại diện cộng đồng dân cư tại nơi chịu sự ảnh hưởng trực tiếp
của chính sách bảo vệ môi trường có những quyền nhất định đối với việc thực hiện
chính sách.
Ngoài ra, các tổ chức xã hội, các tổ chức Phi chính phủ (NGo) hoạt động trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng có những tác động nhất định đến thực hiện chính
sách bảo vệ môi trường. Các tổ chức xã hội với tư cách là đại diện lợi ích của các
nhóm dân cư sẽ là phương tiện khuếch đại tiếng nói của người dân về các vấn đề
liên quan đến môi trường, đồng thời đó cũng là kênh giám sát quan trọng của người
dân với thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Trong khi đó, các tổ chức NGo
hoạt động trong lĩnh vực môi trường có chuyên môn sâu để trở thành các cố vấn cho
các chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, đồng thời ở nhiều nội dung, có
thể để chính các tổ chức NGo đảm nhận trực tiếp việc thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhà nước, trong khi đó có thể tận dụng
được các công nghệ, kỹ thuật thực hiện chính sách từ nước ngoài.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
Chính sách công xuất phát từ nội tại xã hội và quay trở lại thay đổi tích cực xã
hội, do đó bản thân chính sách công chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tố
21
khác nhau. Có thể tạm thời liệt kê 03 yếu cố cơ bản: yếu tố kinh tế; yếu tố xã hội và
yếu tố thể chế.
1.4.1. Yếu tố kinh tế
Ở nghĩa rộng lớn, trong môi trường xã hội, hầu hết các hoạt động hay mối
quan hệ đều chịu sự chi phối của thể chế, vì thế ở phía ngược lại, các hoạt động hay
mối quan hệ phản ánh một cách sâu sắc trình độ, nền tảng và quan điểm kinh tế của
mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ. Chính sách công sau khi xuất phát từ những mâu thuẫn
trong lòng xã hội để ra đời sẽ quay trở lại cải tạo xã hội, nhằm làm cho xã hội tốt
đẹp hơn, phát triển mọi mặt trong đó có kinh tế. Vậy nên sự tác động giữa kinh tế và
chính sách công là mối quan hệ biện chứng, tương hỗ. Cả hai đều là tiền đề và đều
là kết quả của nhau.
Ở nghĩa hẹp hơn, nếu xem kinh tế là sự giàu có của các nguồn lực, thì rõ ràng
yếu tố kinh tế ở đây chính là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chính sách được
diễn ra trên thực tế. Ở các quốc gia phát triển và giàu có trên thế giới, nền kinh tế
của họ dồi dào đủ cung cấp các yếu tố vật chất cho thực hiện chính sách sẽ đảm bảo
cho chính sách đó được thực hiện ở quy mô lớn, do vậy đạt được sự cải biến lớn.
Điều ngược lại xảy ra ở các quốc gia đang phát triển hay nghèo khó. Bài toán chi
phí cơ hội không cho phép các quốc gia này sử dụng quá nhiều đồng tiền trong tổng
số ngân sách hạn chế để thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và đôi khi đây
chính là đối tượng đánh đổi đầu tiên cho giấc mơ phát triển kinh tế vượt bậc. Chính
vì thể có thể khẳng định tình trạng ô nhiễm môi trường ở các quốc gia này ngày
càng trầm trọng.
Ở khía cạnh khác, sự phát triển kinh tế luôn tác động đến môi trường, qua đó
gián tiếp làm ảnh hưởng đến sự thành bại của thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường. Cụ thể, kinh tế phát triển với tốc độ ngày càng nhanh của các tổ chức sản
xuất, khai thác kéo theo hai hệ quả: thứ nhất, nhu cầu nguyên liệu đầu vào tăng
nhanh. Với các quốc gia đang phát triển, nguyên liệu đầu vào đa số được khai thác
trực tiếp từ tự nhiên thay vì tìm kiếm các nguyên liệu nhân tạo thay thế. Hoạt động
khai thác nguyên liệu từ tự nhiên khiến cho tài nguyên dần bị cạn kiệt, các hoạt
22
động khai thác có tác động tiêu cực đến môi trường sống tự nhiên. Tình trạng ô
nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Thực tế cho thấy, hoạt động khai thác tác
động xấu đến môi trường nhanh chóng, nhưng để phục hồi môi trường nhờ các
chính sách bảo vệ môi trường phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Chính vì
thế, kết quả của các chính sách bảo vệ môi trường còn phụ thuộc vào mức độ tác
động tiêu cực của hoạt động khai thác nguyên liệu tự nhiên phục vụ phát triển kinh
tế. Mặt khác, hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng đem đến những tác động tiêu cực
khi tạo ra lượng rác thải lớn làm ảnh hưởng đến cả môi trường nước, đất và không
khí. Nền kinh tế càng phát triển, thị trường càng nhộn nhịp thì hoạt động sản xuất
và kinh doanh càng lớn, dẫn đến tỷ lệ nghịch về mức độ trong lành của môi trường.
Cũng như hoạt động khai thác, các hệ lụy từ sản xuất và kinh doanh đến môi trường
luôn có xu hướng lớn hơn kết quả của các hoạt động bảo vệ môi trường. Chính vì
thế có thể nói ở khía cạnh này, mặt trái của phát triển kinh tế làm môi trường bị hủy
hoại mạnh mẽ hơn và khiến cho việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường gặp
khó khăn và kém hiệu quả.
Như vậy, có thể thấy, tác động của kinh tế đối với hoạt động bảo vệ môi
trường có hai mặt. Những tác động tiêu cực đến từ tham vọng phát triển kinh tế, bỏ
qua việc duy trì môi trường sống đã dẫn đến hệ quả môi trường bị tàn phá, khiến
cho việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường trở nên yếu ớt. Tác động này
thấy rõ ở các quốc gia đang phát triển bởi xu hướng dịch chuyển của nền kinh tế thế
giới mà trong đó có Việt Nam.
1.4.2. Yếu tố xã hội
Các vấn đề xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực trong đời sống con người và có tác
động sâu sắc đến những yếu tố còn lại, trong đó có môi trường. Trong các vấn đề xã
hội, có thể kể đến một số lĩnh vực trực tiếp ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo
vệ môi trường như: dân số; việc làm; tập quán và quan điểm xã hội.
Thứ nhất, việc gia tăng của dân số kéo theo các nhu cầu cũng gia tăng. Trong
tháp nhu cầu của con người, từ những nhu cầu nhỏ nhất như ăn, ở, mặc và đi lại đến
những nhu cầu cao hơn như công việc, sự giàu có… đều có mối liên hệ với môi
23
trường. Cụ thể, để thỏa mãn các nhu cầu, con người khai thác chủ yếu các nguồn vật
chất từ tự nhiên khiến cho hầu hết các tài nguyên hữu dụng với đời sống con người
đều có nguy cơ bị cạn kiệt. Bên cạnh đó, với hoạt động sống ngày càng phức tạp,
con người tạo ra nhiều chất thải hơn, sản xuất ra nhiều chất độc hơn và làm biến đổi
sự phát triển tự nhiên của môi trường. Chính điều đó khiến cho tình trạng ô nhiễm
môi trường tồi tệ hơn khi dân số gia tăng. Chính sách bảo vệ môi trường luôn phải
đối mặt với tình trạng lượng rác thải và các chất độc hại sinh ra từ hoạt động sống
của con người ngày càng nhiều. Do đó, hầu hầu hết các chính sách bảo vệ môi
trường đều dành một nguồn lực lớn và dự liệu các vấn đề biến cố xảy ra trong thực
hiện chính sách do vấn đề bùng nổ dân số mang lại. Song trên thực tế có thể thấy
nhiều chính sách đã thất bại do sự bùng nổ dân số hoặc di dân. Đương nhiên ở một
khía cạnh khác, sự gia tăng dân số cũng mang lại lợi ích cho thực hiện chính sách
bảo vệ môi trường với điều kiện lúc này dân số nói chung tích cực tham gia vào
hoạt động phục hồi và bảo vệ môi trường. Song đây là một giả thuyết chưa được
kiểm chứng trên thực tiễn, bởi đến nay chưa xác lập được một hoạt động thực hiện
chính sách mà toàn bộ xã hội đều tham gia vào đó với một mục đích chung, do vậy
đây vẫn chỉ là mô hình lý tưởng.
Thứ hai, đối với việc làm, yếu tố quan trọng ở đây là sự gia tăng của các việc
làm tự phát, trong đó có nhiều hoạt động ngành nghề tự phát tác động rất lớn đến
môi trường. Các hoạt động ngành nghề tự phát thường nhỏ lẻ, trong quá trình sản
xuất không tuân thủ các quy trình về đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời các
thiết bị nhằm đảm bảo quy trình cũng không được đầu tư lắp đặt. Do đó, tình trạng
chung hoạt động ngành nghề này thường xả trực tiếp chất thải ra môi trường, làm
tình trạng môi trường ngày một xấu đi. Thực tế này phổ biến tại khu vực nông thôn,
các làng nghề truyền thống hay các khu khai thác, chế xuất tự phát của người dân.
Trong quá trình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đã gặp không ít các khó
khăn, vất vả do hoạt động của các ngành nghề mang lại, không những thế xu hướng
của hoạt động này ngày một gia tăng, do đó trong thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường luôn phải tăng cường đầu tư nguồn lực khắc phục.
24
Thứ ba, về tập quán, ý thức xã hội. Khâu quan trọng nhất trong thực hiện
chính sách chính là tuyên truyền chính sách để người dân và xã hội được thông
suốt, từ đó lôi cuốn được đông đảo người dân tham gia thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường. Tuy nhiên, những thói quen tạo nên tập quán xấu đối với môi trường
hay quan niệm xã hội thiếu tôn trọng môi trường tự nhiên trở thành cản lực của hoạt
động này. Tập quán chính là những thói quen được thực hiện ở phạm vi cộng đồng,
không ít các tập quán có tác động tiêu cực đến môi trường như tục đốt vàng mã, đốt
rừng làm rẫy vào vụ mùa mới, thả đèn trời… Các hoạt động này phục vụ cho những
nghi thức hoặc tín ngưỡng của con người nhưng tác động tiêu cực đến môi trường.
Ở những nơi tập quán này hiện hữu và được thực hiện một cách thường xuyên, công
tác bảo vệ môi trường gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ tập quán có vị thế rất quan
trọng trong đời sống cộng đồng và theo thói xưa “phép vua thua lệ làng” khiến cho
nhiều lúc tập quán được bảo vệ một cách chặt chẽ và được đề cao hơn những giá trị
khác của cộng đồng. Bên cạnh tập quán, hiểu biết xã hội về vai trò của môi trường
thấp dẫn đến những tác hại đến môi trường từ tập quán tiêu cực không được phát
hiện, lợi ích thỏa mãn nghi thức, tín ngưỡng được đặt cao hơn lợi ích khi duy trì
một trạng thái môi trường lý tưởng. Tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường ở các quốc gia có nhận thức về vai trò của môi trường thấp cộng với việc
duy trì nhiều tập quán tiêu cực sẽ vấp phải rất nhiều cản lực. Hoạt động bảo vệ
môi trường lúc này phải đối mặt với sự phản đối từ phía xã hội để bảo vệ những
nghi thức và niềm tin tín ngưỡng của họ. Ngược lại, ở những xã hội đề cao vai trò
của môi trường, hiểu rõ giá trị của tự nhiên và nguy cơ khi môi trường bị xâm
phạm thì việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nhận được nhiều hưởng ứng
và thuận lợi.
1.4.3. Yếu tố thể chế
Thể chế ở đây được hiểu là các quy định mang tính pháp lý về vấn đề bảo vệ
môi trường. Chính sách bảo vệ môi trường ở đây được hiểu là chính sách công với
vai trò cụ thể hóa và đưa pháp luật về môi trường vào đời sống nhằm tác động và
cải biến thực tiễn theo tinh thần của luật pháp. Vì thế, trước hết chính sách bảo vệ
25
môi trường phải dựa vào một hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường đầy đủ và thống
nhất. Cơ sở pháp lý này bao gồm các quan điểm lập pháp rõ ràng về vấn đề bảo vệ
môi trường, các cơ chế thực thi, một hành lang với giới hạn cụ thể và những chế tài
tương ứng với những hành vi vi phạm. Tất cả các cơ sở này sẽ làm tiền đề cho thực
hiện chính sách về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lý này càng thống nhất, rõ
nét và công bằng thì việc thực hiện chính sách càng có được nhiều lợi thế trên thực
tiễn. Ngược lại, thiếu cơ chế đảm bảo từ thể chế, chính sách bảo vệ môi trường
không thể thực thi trên thực tế, vì lịch sử cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường phải
song hành với những cơ chế mang tính bắt buộc, nếu chỉ là tự nguyện, con người dễ
dàng thỏa hiệp sự trong lành của môi trường với những giá trị kinh tế và thường họ
sẽ chọn vế thứ hai.
1.5. Chính sách bảo vệ môi trường của Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, chất lượng môi trường bị suy thoái trầm trọng. Đảng
ta đã nhận thức được mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề suy thoái môi
trường toàn cầu đến sự phát triển đất nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển
đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo gắt gao công tác
bảo vệ môi trường.
Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống thể chế chính sách góp phần vào việc
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong sạch và phát triển bền vững.
Các văn bản này điều chỉnh các nhóm quan hệ sau:
+ Nhóm quan hệ hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước đối với môi
trường thuộc phạm vi điều chỉnh chủ yếu của Luật Bảo vệ môi trường và các luật có
liên quan;
+ Nhóm quan hệ về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm
môi trường, phòng chống sự cố môi trường. kiểm soát các hoạt động ảnh hưởng đến
môi trường thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường và hệ thống các
văn bản có liên quan;
+ Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng các thành phần
môi trường thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về tài nguyên;
26
+ Nhóm quan hệ về giải quyết tranh chấp môi trường, xử lý vi phạm pháp luật
môi trường thuộc phạm vi điều chỉnh của các ngành luật dân sự, hình sự, hành
chính;
+ Nhóm quan hệ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường. Trên cơ sở việc
điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội chủ yếu kể trên, pháp luật bảo vệ môi trường
được cấu thành bởi một số chế định căn bản sau:
- Chế định về quản lý nhà nước về môi trường
- Chế định đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường .
- Chế định bảo vệ các thành tố môi trường, các nguồn tài nguyên.
- Chế định về quan hệ quốc tế trong việc bảo vệ môi trường
Hệ thống chính sách, phát luật về bảo vệ môi trường hiện nay có thể được
thống kê như sau:
Đối với hệ thống Luật và Pháp lệnh, việc bảo vệ môi trường được quy định bởi
Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản có liên quan. Hiện nay có 33 Luật và 22
Pháp lệnh có nội dung liên quan tới công tác bảo vệ môi trường. Trong hệ thống các
Luật, Pháp lệnh về bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường có thể coi là đạo luật
trung tâm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường còn có các đạo luật, pháp lệnh về bảo vệ các thành tố môi trường
(còn gọi là các đạo luật, Pháp lệnh về tài nguyên). Ngoài ra, quy định về nghĩa vụ
bảo vệ môi trường hoặc nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường đối với các tổ chức, cá nhân còn nằm rải rác trong nhiều đạo luật khác. Bên
cạnh đó, một số đạo luật, pháp lệnh còn quy định cụ thể việc xử lý vi phạm pháp luật
đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường hay một số đạo luật, pháp lệnh có
những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề tài chính trong bảo vệ môi trường.
Để thực hiện các Luật, Pháp lệnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài
nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành hữu quan đã ban hành nhiều văn bản
hướng dẫn có nội dung quy định về bảo vệ môi trường. Các văn bản này tập trung
vào giải quyết các nội dung chính sau: quy định hệ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
27
quốc gia về môi trường Việt Nam; quy định quy trình đánh giá tác động môi
trường; quy định về giấy phép môi trường; quy định về thanh tra môi trường; quy
định về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
quy định về các thiết chế bảo vệ môi trường (tổ chức, bộ máy, phân công nhiệm vụ
giữa các cơ quan bảo vệ môi trường)… Kết quả rà soát cho thấy, hiện có hơn 90
Nghị định của Chính phủ, hơn 50 Quyết định và 30 Chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ, cùng hàng trăm thông tư, chỉ thị, quyết định của các Bộ, ngành đã ban hành có
nội dung liên quan trực tiếp tới công tác bảo vệ môi trường.
Cụ thể, có thể thống kê một số văn bản quan trọng theo thời gian như sau:
Luật bảo vệ môi trường đầu tiên đã được Quốc Hội khóa IX, kỳ họp thứ tư,
thông qua ngày 27-12-1993 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10-01-1994.
Ngày 25-06-1998, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra
chỉ thị số 36-CT/TW để chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo vệ môi trường,
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15-11-2004 “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Ngày 17/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 153/2004/QĐ -
TTg ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, có vai trò
như một chiến lược khung bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các
bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện.
Năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2005 và
được áp dụng đến 31/12/2014 góp phần thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi
trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2014,
Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung và ban hành Luật Bảo vệ môi trường số
55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 với 20 chương 170
điều, quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực
để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường. Điểm nổi bật cơ bản của Luật là đã xây
dựng mới nội dung về quy hoạch bảo vệ môi trường; quy định cụ thể hơn về nội
dung cần phải có của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; bổ sung quy định về
28
cam kết bảo vệ môi trường... Luật quy định bổ sung và cụ thể về trách nhiệm của
các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề; các điều kiện
về bảo vệ môi trường tại các làng nghề; trách nhiệm của UBND cấp xã, cấp huyện và
cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường làng nghề. Đồng thời, bổ sung trách nhiệm của
người tiêu dùng và cơ quan quản lý Nhà nước bên cạnh trách nhiệm của nhà sản xuất
đối với việc thu hồi các sản phẩm hết hạn sử dụng và thải bỏ; bổ sung quy định trách
nhiệm của các chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất trong quản lý chất thải…
Các nội dung cơ bản về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 5, Luật Bảo
vệ môi trường năm 2014 gồm:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ
môi trường; kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với các biện pháp hành chính, kinh tế và các
biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa môi trường
- Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và
giảm thiểu chất thải
- Ưu tiên xử lý các vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư;
phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi
riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng
chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử
dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường
- Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho các hoạt động bảo vệ môi trường, cơ
sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường
- Phát triển khoa học công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao
và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi
trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng các yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi
29
trường
- Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với
biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường
- Nhà nước ghi nhận, tôn vinh tổ chức và cá nhân có những đóng góp tích cực
trong hoạt động bảo vệ môi trường
- Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ
các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở quy định của các Luật, các văn bản dưới luật cũng được ban hành
để thực hiện chính sách bảo vệ môi trường như:
Ngày 05/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1216/QĐ-
TTg về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
Nghị quyết số 35-NQ/CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp
bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ qui định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ qui định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ qui định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn
giản;
Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập
trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
30
2020, tầm nhìn đến năm 2030...
1.6. Chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ngãi
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa IX) về
việc bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ
thị số 29-CT-TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư (khóa X) “về việc tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa IX) về việc bảo vệ
môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kết luận số 02-
KL/TW ngày 26/4/2016 của Ban Bí thư Trung ương; Luật bảo vệ môi trường 1993,
2005, 2014 HĐND, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều chính sách, văn
bản chỉ đạo thực hiện chính sách và pháp luật BVMT trên địa bàn tỉnh.
Hội đồng nhân dân Tỉnh (HĐND) ban hành nhiều chính sách bảo vệ môi
trường như:
- Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 về Quy hoạch tài nguyên
nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 17/2011/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 về thu phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Cụ thể hóa đường lối của Tỉnh uỷ và các quan điểm chỉ đạo của HĐND,
UBND tỉnh cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm, chính sách bảo vệ môi trường:
- Quyết định số 2113/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 về thực hiện Đề án phát
triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 04/6/2013 về Kế hoạch thực hiện một số
vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ
nay đến năm 2020;
- Quyết định số 303/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 3
năm 2013 về việc phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 03/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về
phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;
- Công văn số 5306/UBND-NNTN ngày 22/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
31
về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một
số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường;
Trong năm 2017, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức thực hiện
Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về bảo vệ môi
trường như:
- Ban hành Kế hoạch số 565/KH-UBND ngày 07/02/2017 để tổ chức triển
khai thực hiện hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm Chỉ thị số 25/CT-TTg;
- Quyết định số 2807/QĐ-BTNMT nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công
tác bảo vệ môi trường;
- Thông qua Kế hoạch số 565/KH-UBND đã cụ thể và hiện thực hóa các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường, đặc biệt là Nghị
quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Quảng Ngãi lần thứ XIX, góp phần ngăn ngừa, hạn chế và xử lý kịp thời các vấn đề
môi trường cấp bách; khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn
và giảm thiểu ô nhiễm, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi
trường; tăng cường năng lực tổ chức thực hiện trong chỉ đạo, điều hành công tác
bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh
Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 116/QĐ-
UBND ngày 02/02/2017) tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện công tác quản lý
nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học;
- Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định các loại báo
cáo, đề án, phương án về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (Quyết định số
18/2017/QĐ-UBND ngày 28/4/2017);
- Công bố bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền của
Sở Tài nguyên và Môi trường (Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 03/5/2017); ủy
quyền cho Ban quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi thực hiện xác
nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản
(Quyết định số 191/QĐ-STNMT ngày 18/4/2017).
32
Ngoài ra, các chủ thể có thẩm quyền trong quyền hạn và nhiệm vụ được giao
cũng đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch nhằm cụ thể hóa và áp dụng các chủ
trương, chính sách bảo vệ môi trường của cấp trên.
Tiểu kết Chương 1
Thông qua nghiên cứu các vấn đề lý luận, Chương 1 chuyển tải các nội dung
như khái niệm môi trường, chính sách bảo vệ môi trường và thực hiện chính sách
bảo vệ môi trường; các bước thực hiện chính sách bảo vệ môi trường; chủ thể và
các bên liên quan thực hiện chính sách bảo vệ môi trường; các yếu tố ảnh hưởng
đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và khái quát chính sách bảo vệ môi
trường ở Việt Nam và tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. Có thể thấy, vấn đề lý luận về
chính sách bảo vệ môi trường nói chung và thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
nói riêng là vấn đề phức tạp và có tính đa diện, vì thế trong giới hạn của Chương 1
luận văn thạc sĩ chính sách công, những vấn đề trên chỉ mang tính cơ bản làm nền
tảng cho việc nghiên cứu thực tiễn vấn đề tại Chương 2 và đề xuất giải pháp tại
Chương 3.
33
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đức Phổ là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi. Phía
bắc giáp huyện Mộ Đức; phía nam giáp huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định); phía
tây giáp huyện Nghĩa Hành và huyện Ba Tơ; phía đông giáp biển Đông.
Hình thể của huyện trải dài theo bờ biển phía nam tỉnh Quảng Ngãi, có trục
giao thông Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Diện tích: 371,67 km2
.
Đức Phổ có địa hình phức tạp, đa dạng, bị chia cắt mạnh, núi và đồng bằng
xen kẽ, một số nhánh núi của dãy Trường Sơn chạy ra tận bờ biển. Có 3 dạng địa
hình: Vùng bắc và nam sông Trà Câu có địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng
trọng điểm sản xuất lúa; Vùng nam sông Trà Câu đến núi Dâu có núi và đồng bằng
xen kẽ, có nhiều sông, suối, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc giảm từ tây
sang đông, thường bị ngập úng vào mùa mưa và Vùng nam núi Dâu đến đèo Bình
Đê chủ yếu là đồi núi và có một số dãy núi chạy suốt ra bờ biển, có một ít đồng
bằng nhỏ hẹp nằm cạnh các suối và xen kẽ với núi.
Đức Phổ có bờ biển dài trên 40 km, có 2 cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh, là đầu
mối giao thông đường thủy và là tụ điểm của nghề cá, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
Đức Phổ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8. Có 2 mùa gió chính là gió
mùa đông với hướng gió thịnh hành là tây bắc đến bắc và gió mùa hạ với hướng gió
chính là đông đến đông nam. Tốc độ gió trung bình 2 - 4m/s, nhiệt độ trung bình
trong năm là 25,8 độ C. Lượng mưa cả năm đạt 1.915 mm. Trên biển trung bình hằng
năm có 135 ngày gió mạnh (cấp 6 trở lên) gây ảnh hưởng đến thời gian đi biển của
ngư dân, nhất là vào các tháng từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau [28].
34
2.1.2. Điều kiện kinh tế
Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011- 2016 đạt 20,58% (chỉ
tiêu Đại hội 21%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng công
nghiệp - xây dựng từ 40,4% tăng lên 49,91%; dịch vụ từ 34,5% tăng lên 39,30%;
nông nghiệp từ 25,1% giảm xuống 10,79%. Quy mô giá trị sản xuất năm 2017 (giá
so sánh 1994) ước 9.111 tỷ đồng, gấp 3,2 lần năm 2010. Bình quân giá trị sản xuất
đầu người năm 2017 ước đạt 53 triệu đồng [3].
Bảng 2.1. Quy mô kinh tế huyện Đức Phổ giai đoạn 2011-2018
Năm
Quy mô giá trị
sản xuất (tỷ đồng)
Tỷ trọng công
nghiệp – xây dựng
(%)
Tỷ trọng
nông nghiệp
(%)
Tỷ trọng
dịch vụ
(%)
2011 3.688 40,4 25,1 34,5
2012 4.754 41,2 22,5 34,7
2013 4.998 42,3 20,0 35,7
2014 5.672 44,7 18,5 36,2
2015 7.904 46,7 16,5 37,4
2016 8.600 47,8 13,6 38,8
2017 9.111 49,9 10,79 39,3
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội huyện Đức Phổ các năm từ 2011 đến 2017)
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân hằng năm 1,85%; trong đó
nông nghiệp tăng 1,24%, lâm nghiệp tăng 3,09%, thuỷ sản tăng 2,04%. Giá trị sản
xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp ước đạt 65 triệu đồng, gấp 1,63 lần so với
năm 2010. Sản lượng lương thực năm 2017 ước đạt 56.860 tấn, vượt chỉ tiêu 1.860
tấn. Xây dựng và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2015-
2020. Chăn nuôi phát triển, nhất là đàn bò tăng cả số lượng và chất lượng, tỷ lệ bò
lai đạt trên 85%; tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp từ 24,6% tăng lên
26%. Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được tăng cường, độ che phủ rừng
ước đạt 39%, vượt chỉ tiêu đề ra. Khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản
tăng khá; số lượng tàu thuyền từ 1.326 chiếc lên 1.425 chiếc, công suất từ 157.100
35
CV lên 300.600 CV; sản lượng thủy sản năm 2017 ước đạt 67.223 tấn, vượt chỉ tiêu
3.285 tấn; chiếm 66,3% trong cơ cấu nông nghiệp. Dự án nạo vét, thông luồng kết
hợp tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu tại cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh bước đầu
phát huy hiệu quả. Ứng dụng mô hình sản xuất muối sạch, sản lượng muối năm
2017 đạt 11.000 tấn. Mô hình nuôi cá thương phẩm, nuôi tôm trên cát, chế biến
thủy, hải sản mang lại hiệu quả kinh tế cao [3].
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm
20,83%; năm 2017 ước đạt 2.213 tỷ đồng, gấp 2,57 lần năm 2010. Hiện có 16 dự án
đăng ký đầu tư vào các cụm công nghiệp, trong đó 12 dự án đã đi vào hoạt động,
với tổng vốn 141,6 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động. Các ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp, như: chế biến hải sản, làm chổi đót, mộc dân dụng,…
từng bước được khôi phục, phát triển [3].
Giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 23,78%. Các loại hình dịch vụ
thương mại phát triển khá. Chợ Đức Phổ đã được đầu tư xây dựng mới, nhiều chợ
nông thôn và các điểm kinh doanh dịch vụ được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Dịch
vụ viễn thông, ngân hàng, tài chính, vận tải, ẩm thực, thể dục, thể thao, vui chơi,
giải trí phát triển nhanh [3].
2.1.3. Điều kiện xã hội
Địa bàn Đức Phổ từng có lớp cư dân cổ là chủ nhân của nền Văn hóa Sa
Huỳnh (niên đại cách nay 2.500 - 3.000 năm). Lớp cư dân này tiếp tục sống ở ven
biển và cụm lại theo từng xóm nhỏ. Một số nơi trong huyện ngày nay còn rải rác
một số mộ của người Chăm xưa và dấu tích còn lại duy nhất của người Chăm trên
mảnh đất này là bi ký Chăm ở thôn Thạnh Đức 1, xã Phổ Thạnh. Cư dân Việt định
cư trên địa bàn Đức Phổ từ khá sớm (thế kỷ XV - XVI). Họ sống chủ yếu bằng nghề
nông, ngư nghiệp, diêm nghiệp, buôn bán, mang đặc trưng của văn hóa vùng ven.
Đức Phổ có dân số, mật độ dân số trung bình so với các huyện đồng bằng của tỉnh
Quảng Ngãi [28].
Dân số huyện Đức Phổ năm 2017 là 174.335 người; trong đó, nam có 98.304
người chiếm 56% nữ có 76.031 người, chiếm 44% trong tổng dân số. Mật độ dân số
36
là 421 người/km2
(năm 2017). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm 2017 so với
năm 2016 là 0,82%. Phân bố dân cư chủ yếu tập trung ở ven biển và Quốc lộ 1A.
Khu vực phía tây dân cư thưa thớt, điều kiện kinh tế, xã hội ở đây vì thế cũng không
phát triển bằng khu vực phía đông.
Bảng 2.2. Dân số tại các xã trên địa bàn huyện năm 2011, 2013, 2015, 2017
Năm 2011 2013 2015 2017
Dân số 138.996 142.907 145.222 174.335
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội huyện Đức Phổ các năm 2011, 2013,
2015 và 2017)
Đức Phổ có đường Quốc lộ 1 chạy qua dọc theo chiều dài của huyện; có Quốc
lộ 24 nối từ Quốc lộ 1 lên tỉnh Kon Tum chạy qua huyện ở khu vực xã Phổ Phong;
có đường sắt Bắc - Nam song song với Quốc lộ. Có hai cửa biển Mỹ Á và Sa
Huỳnh là đấu mối giao thông đường thủy quan trọng, đồng thời là tụ điểm của nghề
cá [28].
Năm 2017, Đức Phổ đã cơ bản hoàn thành thi công 28 tuyến đường ở các xã
với tổng chiều dài 107,9 km. Đường của huyện đã được bê tông hóa 121,6 km,
đường xã bê tông hóa 104,06 km. Về kiên cố hóa kênh mương, năm 2017 xây dựng
27 tuyến kênh với chiều dài 36,231 km, góp phần phục vụ cho việc phát triển sản
xuất của nhân dân trong huyện [28].
Tính đến năm 2017, Đức Phổ máy điện thoại cố định trên mạng đã có 10.296
máy, số máy điện thoại di động 11.230 máy. Các dịch vụ bưu chính viễn thông đa
dạng và tiện ích của mạng internet đã đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sử dụng của
cán bộ và nhân dân địa phương, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh
tế - xã hội, nâng cao dân trí và thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
[29].
2.2. Các vấn đề môi trường của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
Môi trường ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đang phải đối mặt với một số
vấn đề ô nhiễm trầm trọng, trong đó cơ bản gồm 04 vấn đề sau:
Thứ nhất, ô nhiễm môi trường nước do hoạt động sản xuất
37
Huyện Đức Phổ là địa bàn ít khu, cụm công nghiệp, tiêu biểu chỉ có Khu công
nghiệp Phổ Phong nằm trên địa bàn thuộc xã Phổ Nhơn và Phổ Phong. Hoạt động
của KCN Phổ Phong có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, trong đó đáng chú
ý nhất là hoạt động của Nhà máy đường Phổ Phong. Nhà máy này xả nước thải từ
các đường cống thoát nước và hệ thống cống ngầm bí mật chưa qua xử lí ra môi
trường với lượng nước xã ra mỗi ngày gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Kết qủa quan trắc môi trường nước mặt được tổng hợp tại Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt
TT Chỉ tiêu ĐVT
Kết quả
NM1 NM2 NM3 NM4 NM5
1 pH - 9,7 8,9 8,4 7,9 7,8
2 Nhiệt độ 0
C 23,4 25,1 26,6 28,2 27
3 DO mg/l 5,4 4,3 5,1 5,9 4,7
4 Độ đục NTU 19,4 17,3 33,6 77,5 68,7
5 TSS mg/l 70 40 82 135 117
6 BOD5 mg/l 6,5 14,7 18,3 23,8 19,3
7 COD mg/l 8,9 20,8 24,5 31,2 26,4
(Nguồn: Báo cáo Thực trạng môi trường huyện Đức Phổ của Phòng Tài nguyên và
Môi trường năm 2017)
Bên cạnh đó, việc chăn nuôi cũng xả thải trực tiếp ra môi trường làm ảnh
hưởng trầm trọng môi trường nước trên địa bà. Tại các khu nuôi heo tập trung ở các
xã Phổ Hòa, Phổ Thuận, Phổ Văn, Phổ Phong xảy ra tình trạng ô nhiễm tập trung ở
các chỉ tiêu COD (vượt từ 1,4-1,53 lần), BOD5 (vượt từ 1,16-2,6 lần), NH4+ (vượt
1,8 lần), Coliform (vượt 9,2 lần).
Theo kết quả lấy mẫu phân tích nước trên sông Trà Câu, kết quả cho thấy bị
nhiễm coliform, có những thời điểm hàm lượng coliform rất cao, mật độ coliform
vượt tiêu chuẩn và mức độ vượt trung bình hàng năm dao động từ 1 ÷ 13 lần; tại vị
trí có cống xã của nhà máy đường, kiểm tra tình trạng nước cho thấy trong số 11
thông số quan trắc có 03/11 thông số coliform, nitơ, dầu mỡ vượt QCVN
08:2008/BTNMT đối với nước mặt loại B1[16]. Cụ thể các chỉ số được thể hiện tại
38
Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt sông Trà Câu
gần khu vực cống thoát chung
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả Số lần vượt
1 pH(1)(2) - 12,8 2,5
2 Độ đục Mg/l 1,8 0,1
3 TSS Mg/l 52 1,0
4 DO(2) Mg/l 5,6 0
5 BOD5(2) Mg/l 5,8 1,0
6 COD (1) Mg/l 40,4 1,53
7 Tổng dầu mỡ Mg/l <1,05 2,0
8 Coliform(2) VK/100ml KPH 9,2
(Nguồn: Báo cáo Thực trạng môi trường huyện Đức Phổ của Phòng Tài nguyên và
Môi trường năm 2017)
Thứ hai, ô nhiễm môi trường do quá tải chất thải rắn và rác thải sinh hoạt.
Chỉ tính tiêng năm 2017, khối lượng chất thải rắn và rác thải sinh hoạt trên địa
bàn Huyện mỗi ngày là 18 tấn. Trong đó hoạt động thu gom gặp nhiều khó khăn do
địa bàn rộng, đa dạng về các loại địa hình nên xuất hiện nhiều bãi rác tự phát tại các
thôn, xóm. Việc phân loại rác không được tiến hành và xử lý nên gây ô nhiễm môi
trường cục bộ. Trước năm 2014, toàn Huyện có 2 khu tập trung rác thải. Năm 2014
khu tập trung tại trung tâm Huyện dừng hoạt động gây ra áp lực tập trung rác thải
lên khu Nam Đức Phổ - vốn chỉ quy hoạch tập trung rác thải cho 3 xã. Tình trạng
ngày càng quá tải của rác thải cộng với việc không được xử lý do đó bãi rác Nam
Đức Phổ đã gây ảnh hưởng môi trường trầm trọng trong khu vực, tác động xấu đến
cả môi trường không khí, đất và nước trong đời sống hằng ngày lẫn sản xuất, kinh
doanh của người dân [16].
Bảng 2.5. Kết quả thu gom chất thải rắn tại huyện Đức Phổ
Thu
gom
2013 2014 2015 2016 2017
Khối Tỷ lệ Khối Tỷ lệ Khối Tỷ lệ Khối Tỷ lệ Khối Tỷ
39
CTR lượng
(Tấn/năm)
lượng
(Tấn/năm)
lượng
(Tấn/năm)
lượng
(Tấn/năm)
lượng
(Tấn/năm)
lệ
Chất
thải rắn
17.930 60% 17.725 59% 25.550 65% 27.360 70% 28.800 72%
(Nguồn: Báo cáo Thực trạng môi trường huyện Đức Phổ của Phòng Tài nguyên và
Môi trường năm 2017)
Bảng 2.5 cho thấy, từ năm 2013 đến năm 2017, hoạt động thu gom chất thải
rắn sinh hoạt tại huyện Đức phổ có chuyển biến theo chiều hướng tăng. Cụ thể, năm
2013, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom gần 18 ngàn tấn, đến năm
2017, số lượng này đạt gần 29 ngàn tấn. Tỷ lệ tăng đạt 62%. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ
thu gom năm 2013 đạt 60% tổng số rác thải rắn thì đến năm 2017 tỷ lệ này chỉ tăng
thêm 10%. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, với xu hướng xã hội
hoá và phát triển nhanh chóng các mô hình thu gom rác thải sinh hoạt, Đức Phổ liên
tục tăng lượng rác thải rắn sinh hoạt thu gom được theo từng năm. Thứ hai, mặc dù
số lượng thu gom tăng nhưng trên thực tế, số lượng rác thải rắn sinh hoạt được thải
ra cũng tăng gấp 6 lần qua năm năm. Do đó, trên thực tế dù tổng số lượng thu gom
tăng nhưng vượt trội hơn so với tốc độ tăng của tổng số rác thải.
Thứ ba, ô nhiễm không khí do hoạt động chăn nuôi và hoạt động của cảng cá
Sa Huỳnh.
Hoạt động chăn nuôi không xử lý chất thải gây ra mùi hôi, ảnh hưởng đến chất
lượng không khí trên khu vực diện rộng tại 8 xã trên địa bàn Huyện. Bên cạnh đó,
hoạt động của cảng cá Sa Huỳnh cũng đem đến những tác động xấu đến môi trường
không khí. Trung bình mỗi ngày, cảng cá Sa Huỳnh tiếp nhận 32 tấn hải sản. Trừ
một số tôm cá, mực còn lại phần lớn hải sản đều được sơ chế tại chỗ. Do lượng thủy
hải sản lớn nên hoạt động chế biến cũng được diễn ra liên tục ngay tại cảng, kèm
theo đó là khối lượng nước bẩn không qua xử lý xả thẳng ra môi trường khiến môi
trường ở khu vực này không chỉ ô nhiễm nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến
người dân sống quanh đây. Bán kính ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do hoạt
động của cảng cá được xác định 15 km.
Bảng 2.6. Kết quả quan trắc môi trường không khí huyện Đức Phổ
40
TT Chỉ tiêu ĐVT
Kết quả
K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8
1 Tiếng ồn dBA 64,7 59,4 55,7 72,5 52,8 48,2 54,3 44,7
2 Bụi lơ lửng mg/m3
0,20 0,16 0,06 0,16 0,10 0,06 0,13 0,27
3 SO2 mg/m3
0,09 0,17 0,11 0,23 0,21 0,07 0,18 0,11
4 NO2 mg/m3
0,06 0,13 0,07 0,12 0,13 0,03 0,14 KPH
5 CO mg/m3
KPH KPH 2,1 5,2 3,6 KPH KPH KPH
6 Bụi Chì mg/m3
KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH
7 NH3 mg/m3
+ + + + + + 0,452 0,061
8 H2s mg/m3
+ + + + + + 0,069 0,012
(Nguồn: Báo cáo Thực trạng môi trường huyện Đức Phổ của Phòng Tài nguyên và
Môi trường năm 2017)
Qua phân tích mẫu không khí tại các địa bàn năm 2017 cho thấy, nồng độ
PM2.5 trung bình là 42,57 μg/m3
(vượt gần 2 lần so với quy chuẩn của WHO),
trong đó chỉ số PM2.5 cao nhất là vượt gấp hơn 5 lần so với tiêu chuẩn của WHO.
Chỉ số chất lượng không khí AQI trung bình là 105,6 (không tốt cho nhóm nhạy
cảm) [16].
41
Biểu đồ 2.1. Hàm lượng bụi lơ lửng (TSP) tại các vị trí quan trắc môi trường
không khí so với QCVN 05: 2013/BTMT
(Nguồn: Báo cáo Thực trạng môi trường huyện Đức Phổ của Phòng Tài nguyên và
Môi trường năm 2017)
Thứ tư, ô nhiễm đất ngập nước do sử dụng hóa chất trong sản xuất nông
nghiệp.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng các thuốc hóa học quá liều lượng và
không đúng quy trình đã dẫn đến nhiều khu vực đất ngập nước bị ô nhiễm trầm
trọng, động thực vật không có khả năng sinh sống. Kết quả phân tích mẫu đất trên
địa bàn 7 xã của Huyện năm 2017 cho thấy, hàm lượng Cd trong đất vượt giới hạn
cho phép từ 1,7 -2,3 lần và có xu hướng tăng so với những năm trước.
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở huyện Đức Phổ
thời gian qua
2.3.1. Thực trạng về bộ máy tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường ở huyện Đức Phổ
Theo khoản 2 Điều 143 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì Ủy ban nhân
dân huyện Đức Phổ có trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân Huyện quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện đã phân công 01 Phó trưởng Phòng và 02 cán bộ chuyên trách phụ trách công
42
tác quản lý môi trường.
Ở xã và thị trấn, phân công 01 công chức phục trách giúp UBND xã và thị trấn
thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, hoạt động này
được kiêm nhiệm bởi chức danh công chức Địa chính - Xây dựng do đó tính chuyên
môn chưa cao, hoạt động còn kém hiệu quả do chồng chéo thời gian với việc thực
hiện các nhiệm vụ khác.
Ngoài ra, còn có các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan như Hội phụ
nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… của huyện cùng phối hợp trong thực hiện
chính sách bảo vệ môi trường.
2.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường
Căn cứ vào chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung về vấn
đề bảo vệ môi trường và căn cứ vào chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng
Ngãi, chính quyền huyện Đức Phổ cũng đã xác lập những chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và các dự án bảo vệ môi trường do các chủ thể có thẩm quyền cấp tỉnh ban
hành, Ủy ban nhân dân huyện Đức Phổ đã tham mưu Huyện ủy đưa nội dung bảo vệ
môi trường vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đức Phổ nhiệm kỳ 2010-2015
và 2015- 2020 để chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện. Đặc biệt, nhằm
thực hiện Đề án bảo vệ môi trường của tỉnh hướng đến năm 2020, huyện Đức Phổ
cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện chi tiết gắn với các điều kiện tự nhiên, xã hội
và nguồn lực của địa phương. Hằng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường tham
mưu cho UBND huyện ban hành và thực hiện Kế hoạch về tăng cường công tác
quản lý nhà nước và hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo kịp thời phát hiện những
hạn chế trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, các tổ chức, đoàn thể cũng lập và thực hiện nhiều kế hoạch bảo
vệ môi trường phù hợp với hoạt động của tổ chức mình như: Kế hoạch “Ngày Chủ
nhật xanh”; “Thứ bảy tình nguyện” và Kế hoạch ra quân dọn vệ sinh hưởng ứng
các ngày lễ lớn, trọng đại của đất nước và của địa phương, của huyện Đoàn. Các kế
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Bài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnBài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnNhuoc Tran
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...nataliej4
 
Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh ...
Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh ...Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh ...
Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngNhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngBee Bee
 
Bài giảng lý thuyết hệ thống
Bài giảng lý thuyết hệ thốngBài giảng lý thuyết hệ thống
Bài giảng lý thuyết hệ thốngjackjohn45
 

Was ist angesagt? (20)

Bài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnBài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
Đề tài: Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá
Đề tài: Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đáĐề tài: Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá
Đề tài: Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá
 
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đLuận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháyLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
 
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên ChiểuLuận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp
 
Luận văn: Thi hành bản án, quyết định trong kinh doanh thương mại
Luận văn: Thi hành bản án, quyết định trong kinh doanh thương mạiLuận văn: Thi hành bản án, quyết định trong kinh doanh thương mại
Luận văn: Thi hành bản án, quyết định trong kinh doanh thương mại
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAYLuận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú YênĐề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
 
Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh ...
Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh ...Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh ...
Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh ...
 
Nhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngNhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao động
 
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
Bài giảng lý thuyết hệ thống
Bài giảng lý thuyết hệ thốngBài giảng lý thuyết hệ thống
Bài giảng lý thuyết hệ thống
 
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
 

Ähnlich wie Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi

Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...sividocz
 
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nayPhật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.docsividocz
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...sividocz
 
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnPháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...sividocz
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...anh hieu
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...anh hieu
 
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truong
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truongChuong 8 chinh sach va quan ly moi truong
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truongLong Hoang Van
 

Ähnlich wie Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi (20)

Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng NgãiLuận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý môi trường tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý môi trường tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về quản lý môi trường tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý môi trường tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngQuản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
 
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAYLuận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
 
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nayPhật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà NộiVai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
Luận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải Châu
Luận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải ChâuLuận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải Châu
Luận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải Châu
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
 
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnPháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
 
Luận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng
Luận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà NẵngLuận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng
Luận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
 
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truong
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truongChuong 8 chinh sach va quan ly moi truong
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truong
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Kürzlich hochgeladen

syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 

Kürzlich hochgeladen (20)

syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 

Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi

  • 1. 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO THỊ ÁNH NGUYỆT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2018
  • 2. 2 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO THỊ ÁNH NGUYỆT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 834.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN SONG TÙNG HÀ NỘI, năm 2018
  • 3. 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề hết sức bức xúc, ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của con người, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững và sự tồn vong của xã hội. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của môi trường và những tác hại do ô nhiễm môi trường, trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, tiêu biểu như: Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014… Việc tổ chức thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường đã đem lại những kết quả nhất định, giúp cho giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chất lượng môi trường được cải thiện cũng như ngăn chặn, phòng ngừa sự suy giảm chất lượng môi trường. Tuy nhiên, dưới sức ép của phát triển kinh tế, của sự gia tăng dân số… môi trường ngày càng bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng, có lúc đã đến ngưỡng báo động. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta quá chú trọng phát triển kinh tế, chưa có sự quan tâm, hành động và đầu tư đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, ý thức của người dân còn thấp… trong đó, quan trọng nhất là việc thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu. Đối với huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, một địa phương đang trong quá trình đô thị hóa và phát triển, các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa phát triển mạnh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn… Mặc dù, chính quyền cấp tỉnh cũng như cấp huyện đã có những cố gắng nhất định trong công tác bảo vệ môi trường, nhưng nhìn chung môi trường tại địa bàn các xã, thị trấn trong huyện hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là rác thải phát sinh ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường, có lúc, có nơi khiến nhân dân bức xúc. Một trong những nguyên nhân quan trọng là quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn còn nhiều bất cập. Xuất phát từ những trăn trở đó, tác giả
  • 4. 4 lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sỹ chính sách công, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc bảo vệ môi trường tại địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Bảo vệ môi trường luôn là vấn đề được cả xã hội quan tâm, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ chính trị, pháp luật, kinh tế, môi trường, xã hội học, chính sách công… với quy mô rộng, hẹp khác nhau. Khi nghiên cứu về vấn đề này, bước đầu tác giả đã tìm hiểu được những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến nội dung đề tài như: - Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường: Đã có một số luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Chính sách công của Học viện Khoa học xã hội đã thực hiện có nội dung về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường như: đã thực hiện có nội dung về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường như: Luận văn của Trần Thị Thùy Dung về “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi”; Luận văn của Nguyễn Anh Dũng (2016) về “Chính sách môi trường từ thực tiễn tỉnh Bình Phước”; Luận văn của Phạm Xuân Vinh (2016) về “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi”; Luận văn của Lê Trọng Dũng (2017) về “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn làng nghề tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”; Luận văn của Trần Diễm Loan (2017) về “Thực hiện chính sách về bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đẵng” và luận văn của Nguyễn Thị Hồng Thủy (2017) về “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”. - Các công trình nghiên cứu khác liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường: Một số luận văn thạc sỹ lại tập trung vào việc thực hiện chính sách đối với từng vấn đề môi trường cụ thể như các luận văn chuyên ngành Chính sách công của Học viện Khoa học xã hội như luận văn của Lê Thanh Sơn (2016) về “Thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải từ thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng
  • 5. 5 Ngãi”và luận văn của Đặng Thị Hà (2015) về “Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, tập trung vào việc nghiên cứu thực hiện chính sách thu gom, xử lý chất thải ở các địa phương cụ thể và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng. Đề tài khoa học của Trần Thị Thùy Dương (2008)“Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” tập trung nghiên cứu tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam dưới góc độ của Khoa học Kinh tế chính trị. Luận án tiến sĩ Hà Văn Hòa (2015) "Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển; thực trạng ô nhiễm môi trường biển ven bờ, nguyên nhân và công tác quản lý nhà nước để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Quảng Ninh thời gian qua. Trong đó đã phân tích những hạn chế của chính sách và việc thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường biển ven bờ. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường cũng như chính sách bảo vệ môi trường trên các khía cạnh khác nhau, mức độ khác nhau như: Luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế học (2012) “Quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Lệ Quyên; Luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học môi trường của Trần Duy Khánh (2012), “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về BVMT làng nghề tại một số tỉnh Bắc bộ”; Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hồ Thị Ngọc Quyên tại Đại học Đà Nẵng “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Làng nghề thủ công đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”; Bài viết của Nguyễn Hữu Chí “Về việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề bảo vệ môi trường” đã đánh giá kết quả thực hiện NQ 41 ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ
  • 6. 6 Chính trị (khóa IX); Bài viết của nhóm tác giả: Nguyễn Thế Tiến, Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường và Huỳnh Thị Minh Hằng, Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh: "Các vấn đề môi trường trong quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng"; Bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga trên Tạp chí Cộng sản (2015): “Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam – Yêu cầu cấp thiết”. Tóm lại, vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau và mức độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu cơ bản đã khái quát được các vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, đánh giá được việc thực hiện các chính sách này ở những nội dụng cụ thể, địa phương cụ thể gắn với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện, thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chính sách về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, cũng như chưa có công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại những địa phương có những điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng. Các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đã được các công trình nghiên cứu làm rõ sẽ được tác giả tiếp tục kế thừa có chọn lọc trong công trình nghiên cứu của mình. Việc đánh giá thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, cũng như các giải pháp, kiến nghị là cơ sở để tác giả tham khảo, đưa ra các nội dung đánh giá việc thực hiện các chính sách này phù hợp với phạm vi của đề tài. Do vậy, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, cần có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo vệ môi trường trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu
  • 7. 7 Đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên cần thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về chính sách và thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. - Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Không gian nghiên cứu của luận văn là tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để nghiên cứu việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, luận văn sử dụng các cách tiếp cận: - Tiếp cận chính sách công: Tiếp cận chính sách công giúp cho việc nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường được xem xét ở nhiều góc độ, từ đó sẽ có những giải pháp hoàn thiện hơn nữa việc thực thi chính sách bảo vệ môi
  • 8. 8 trường tại địa phương hiện nay. - Tiếp cận hệ thống: Hệ thống là một thể thống nhất và khách quan để mọi chủ thể tồn tại và phát triển. Các hoạt động của hệ thống luôn thể hiện ở trạng thái cân bằng và được điều chỉnh kịp thời khi chịu tác động. Do đó, khi đánh giá bất kỳ vấn đề gì cũng cần xem xét tính một cách toàn diện, tổng thể. Với cách tiếp cận này, luận văn đã xem xét tổng thể vấn đề nghiên cứu như một hệ thống, vừa đánh giá phân tích các yếu tố riêng lẻ vừa đặt chúng trong một tổng thể lớn hơn. Điều này, hàm ý nhấn mạnh rằng việc thực hiện tốt chính sách bảo vệ môi trường là rất quan trọng, do đó luôn phải đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của một địa phương. Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu này sẽ dựa vào định hướng chính trị, năng lực thực tế của chủ thể tham gia thực hiện chính sách, môi trường thực hiện chính sách,sự tồn tại của chính sách và tình trạng pháp luật tại địa bàn nghiên cứu. Tiếp cận liên ngành luôn là cần thiết khi muốn tìm hiểu nhiều chiều cạnh khác nhau vốn rất cần các tiếp cận của chuyên ngành khác, gần gũi với xã hội trong triển khai nghiên cứu đề tài (như tâm lý học, kinh tế học.). Thực tế, việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường liên quan đến nhiều chủ thể và đối tượng khác nhau, tạo nên tính tổng thể liên ngành, nhưng ở đấy cũng thường xuất hiện những xung đột lợi ích của các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, điều đó dẫn đến những bất cập trong bảo vệ môi trường hiện nay. Với cách tiếp cận này, đề tài xem xét tất cả các yếu tố có liên quan để từ đó đưa ra được những giải pháp tăng cường việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tư liệu: được sử dụng để thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin từ các nguồn đã công bố liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân
  • 9. 9 liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính sách bảo vệ môi trường. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ làm sáng tỏ, minh chứng cho các thuyết liên quan đến chính sách công, trên cơ sở đó, đó hình thành các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả luận văn cung cấp thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận dụng các lý thuyết về chính sách công, xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn về việc phân tích, đánh giá về chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi từ đó nâng cao hiệu quả của chính sách trong những năm tiếp theo. - Cung cấp thêm cơ sở khoa học cho ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, các phòng, ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường để chính sách có thể mang lại hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường tại địa phương trong thời gian đến. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể như sau: - Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở Việt Nam. - Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. - Chương 3. Các giải pháp tăng cường việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
  • 10. 10
  • 11. 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 1.1. Một số khái niệm liên quan đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường 1.1.1. Môi trường và bảo vệ môi trường Môi trường là khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống người ta dùng nhiều khái niệm môi trường như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường giáo dục… Môi trường theo định nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy” [26, tr.618] hay là “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ” [25, tr.616]. Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo ra trên cơ sở quy luật của tự nhiên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, phục vụ cuộc sống của chính mình như ô tô, máy bay, điện thoại, công trình thủy lợi, công trình nghệ thuật, công trình xây dựng... Môi trường xã hội là tổng hợp tất cả các yếu tố về xã hội có liên quan và tác động tới đời sống con người. Đó là những quy định ở các cấp khác nhau của: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể... Tuy nhiên khái niệm về môi trường được sử dụng một cách thống nhất hiện nay tại Việt Nam là định nghĩa về môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường đã được thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Môi trường dưới sự tác động của con người luôn có xu hướng bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn
  • 12. 12 môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… 1.1.2. Chính sách bảo vệ môi trường và thực hiện chính sách bảo vệ môi trường Chính sách bảo vệ môi trường phải cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước) và các Công ước quốc tế về môi trường. Ở mỗi cấp có thẩm quyền quản lý hành chính về môi trường đều có những chính sách môi trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Việc ban hành chính sách của các cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công của các chính sách do cấp trung ương. Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được pháp luật quy định khá cụ thể như: Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Ðẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư. Ðầu tư cho việc bảo vệ môi trường là đầu tư cho sự phát triển; thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm. Việc ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về
  • 13. 13 bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại. Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để những chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể về bảo vệ môi trường, phát huy tác dụng của nó trong thực tiễn. Như vậy có thể khẳng định, Chính sách bảo vệ môi trường là một nội dung của Chính sách công bao gồm hệ thống thể chế quy định về hoạt động bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm định hướng và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống liên quan đến môi trường nhằm bảo vệ môi trường trước những xâm hại của con người, qua đó tạo lập môi trường sống trong lành và xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững. Như vậy thực hiện chính sách bảo vệ môi trường là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo vệ, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành và bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững. Chính sách môi trường được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống tổ chức quản lý môi trường cùng với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và các cộng đồng trong xã hội. Các hình thức tuyên truyền, vận động, thuyết phục để người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường của nhà nước và hệ thống các tổ chức, các cộng đồng được phối kết hợp với nhau trong tổ chức thực hiện chính sách môi trường dưới nhiều hình thức khác nhau. 1.2. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
  • 14. 14 Tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường là hoạt động của các chủ thể thực hiện chính sách thông qua trình tự các bước nhằm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên thực tế. Chính sách bảo vệ môi trường là một nội dung của Chính sách công, do đó các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường về cơ bản tương tự với Chính sách công, tuy nhiên có một số đặc trưng riêng, cụ thể: Bước 1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Đây là bước đầu tiên và có ý quan trọng quyết định thành bại của việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Hệ thống chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ môi trường theo thẩm quyền được phân công xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách với các nội dung như: + Kế hoạch tổ chức nhân sự bao gồm: bộ phận điều hành, bộ phận thực thi, giám sát…; + Kế hoạch xây dựng các phương án về vật chất, tiền bạc… cho việc thực hiện chính sách; + Kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể với mục tiêu cụ thể của quá trình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường; + Kế hoạch về các nội dung khen thưởng và chế tài cho các cá nhân, tổ chức thực hiện chính sách; + Kế hoạch đánh giá, lấy ý kiến của những đối tượng chịu tác động của việc thực hiện chính sách ở từng giai đoạn và sau khi chính sách được thực hiện; Kế hoạch thực hiện chính sách bảo vệ môi trường phải được xây dựng dựa vào những quy định thống nhất của Nhà nước về bảo vệ môi trường, phù hợp với mục tiêu, nội dung của chính sách và mang tính khả thi. Bên cạnh đó, kế hoạch phải được ban hành bởi cá nhân, cơ quan đúng thẩm quyền quy định và được xây dựng đảm bảo dân chủ, cầu thị. Bước 2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo vệ môi trường. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là bước giúp quảng bá, truyền thông kế hoạch thực hiện chính sách nói riêng và chính sách bảo vệ môi trường nói chung. Việc tuyên truyền hiệu quả mới thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân
  • 15. 15 và xã hội vào việc thực hiện chính sách, bên cạnh sự hiểu biết tường tận của những người trực tiếp tham gia thực hiện chính sách. Để đảm bảo bước này có hiệu quả, cần thiết có sự chuẩn bị chặt chẽ từ nhân lực đến phương tiện. Về nhân lực, cần thiết xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên chuyên nghiệp, nắm bắt tâm lý, đặc điểm nhận thức của từng nhóm đối tượng để có phương pháp thực hiện hiệu quả. Phương tiện tuyên truyền phải có sự đan xen giữa các phương tiện truyền thống và hiện đại. Trong đó, tùy đối tượng tuyên truyền để lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh phương tiện truyền thông truyền thống như hệ thống loa phát thanh, tuyên truyền thông qua văn bản thì sử dụng mạng xã hội lại trở nên hiệu quả đối với đại bộ phận giới trẻ. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thường xuyên, liên tục và không ngừng đổi mới phương pháp lẫn nội dung đảm bảo người được tuyên truyền không cảm thấy nhàm chán để tự miễn nhiễm với những nội dung tuyên truyền. Hoạt động tuyên truyền phải được tổ chức thường xuyên để người được tuyên truyền cập nhật thông tin, nắm bắt được các nội dung một cách liên tục. Bên cạnh đó, cần thiết trong nội dung tuyên truyền phải lồng ghép các kết quả đạt được của thực hiện chính sách qua các giai đoạn nhằm giúp người dân hiểu rõ việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên thực tiễn. Bước 3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Việc thực hiện chính bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc vào hiệu quả trong thực hiện công việc của từng người, từng nhóm người tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện chính sách. Muốn vậy, trước hết phải có sự phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo vệ môi trường rành mạch, logic và công bằng cho từng người hay nhóm người cụ thể. Sự phân công này giúp những người thực hiện chính sách hiểu rõ về vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện chính sách. Qua đó, bản thân mỗi người hay nhóm người được phân công sẽ nỗ lực hết sức và bằng các phương thức khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Việc phân công nhiệm vụ cũng đồng nghĩa với việc xác lập trách nhiệm
  • 16. 16 của từng người và nhóm người trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Phối hợp thực hiện chính sách được thực hiện sau khi có sự phân công. Phối hợp là sự kết nối, thể hiện mối quan hệ giữa những người hay nhóm người với nhau trong thực hiện chính sách. Sự phối hợp chặt chẽ, hợp lý sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong công việc, ngược lại nếu không có sự phối hợp chặt chẽ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Bước 4. Duy trì chính sách bảo vệ môi trường. Duy trì chính sách bảo vệ môi trường là việc làm quan trọng giúp quá trình thực hiện chính sách đạt được mục tiêu đã đề ra. Bước này phải được đảm bảo để tránh tình trạng thực hiện chính sách theo phong trào, không đảm bảo tính toàn vẹn của chính sách. Để duy trì được chính sách bảo vệ môi trường đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể, song quan trọng nhất chính là những người trực tiếp thực hiện chính sách bảo vệ môi trường theo nhiệm vụ đã phân công, trong đó những cá nhân, tổ chức càng trực tiếp càng quan trọng. Bên cạnh đó cũng phải kể đến vai trò duy trì chính sách của người dân, bởi lẽ nguyên do chủ yếu khiến cho tình trạng môi trường bị ô nhiễm xuất phát từ hoạt động sản xuất và sinh sống của người dân. Bước 5. Điều chỉnh chính sách bảo vệ môi trường. Xã hội luôn biến đổi, các mối quan hệ xã hội cũng vì thế mà thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Quy mô của sản xuất, kinh doanh và các hoạt động sống khác có xu hướng gia tăng theo thời gian, khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng, các nội dung chính sách như mục tiêu, công cụ, giải pháp… để thực hiện chính sách bảo vệ môi trường cũng vì thế có những biến đổi khác đi so với thời điểm bắt đầu thực hiện chính sách. Chính vì thế, cần thiết có sự điều chỉnh của chính sách để phù hợp hơn với những thay đổi của xã hội. Việc điều chỉnh chính sách phải diễn ra kịp thời với những quan sát nhạy bén nhằm đảm bảo thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đi đúng hướng và đúng tiến độ đã đề ra. Bước 6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường cũng như thực hiện chính sách
  • 17. 17 công nói chung phải được liên tục theo dõi, kiểm tra và đôn đốc. Theo dõi, kiểm tra để kịp thời phát hiện những sai lệch, những biểu hiện tiêu cực của thực hiện chính sách nhằm đề xuất các giải pháp thay thế hoặc sửa đổi. Đốn đốc thực hiện chính sách nhằm đảm bảo sự liền mạch của thực hiện chính sách, không để xảy ra gián đoạn hay thực hiện chính sách theo kiểu phong trào. Bước 7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Đây là bước cuối cùng trong tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Đánh giá, tổng kết để thấy được những điểm đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện chính sách trên cơ sở đối chiếu kết quả thực tiễn với mục tiêu chính sách bảo vệ môi trường đã đặt ra. Việc đánh giá, tổng kết được thực hiện thông qua nhiều thang đo định tính và định lượng khác nhau. Tuy nhiên, với lĩnh vực môi trường, thang đo chủ yếu vẫn là những chuyển biến tích cực của tình trạng ô nhiễm môi trường trên thực tế. Bên cạnh đó, các tiêu chí về thái độ, sự đóng góp của những cá nhân, tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và ý thức, thái độ của người dân về bảo vệ môi trường cũng trở thành thang đo của việc thực hiện chính sách. Thông qua kết quả đánh giá, tổng kết có những khen thưởng và chế tài xứng đáng dành cho những cá nhân, tổ chức có công trạng hoặc mắc khuyết điểm trong quá trình thực hiện chính sách. Đối với những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách, các hạn chế trên thực tiễn khi đối chiếu với mục tiêu chính sách cần thiết phải được làm rõ, tìm ra nguyên nhân và định hướng được các giải pháp nhằm rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường sau đó. 1.3. Chủ thể và các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường Trên thực tế, việc bảo vệ môi trường thuộc về trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong phạm vi của chính sách công, chủ thể thực hiện chính sách công lấy trọng tâm là các cá nhân, tổ chức công quyền được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cũng cần kể tới các bên liên quan khác. Theo đó chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ môi trường gồm:
  • 18. 18 Thứ nhất, chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trọng tâm là hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thực hiện chính sách về bảo vệ môi trường. Các cơ quan này từ trung ương đến địa phương bao gồm: Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp được quy định cụ thể tại chương XIV Luật bảo vệ môi trường 2014, Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở Tài nguyên và môi trường, Cảnh sát môi trường là cơ quan tham mưu, giúp việc UBND Tỉnh, thành phố trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường. Cụ thể thẩm quyền của các chủ thể như sau: - Chính phủ thống nhất quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình, Kế hoạch bảo vệ môi trường trong cả nước. - Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các lĩnh vực: môi trường, tài nguyên nước, đất đai; tài nguyên khoáng sản…và có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật về BVMT; phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực về BVMT; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường. - Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ: có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành thông tư, thông tư liên tịch về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ trực tiếp quản lý Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định cụ thể tại điều 142, Chương XIV, Luật bảo vệ môi trường năm 2014. - Ủy ban nhân dân các cấp: + Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (cấp tỉnh): thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trong việc bảo vệ môi trường tại địa phương.
  • 19. 19 + Đối với cấp quận, huyện (cấp huyện), hoạt động quản lý nhà nước về môi trường được giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND quận, huyện quản lý nhà nước về môi trường và có các nhiệm vụ cụ thể sau: Trình UBND quận, huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hằng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực môi trường. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết BVMT, đề án BVMT, kế hoạch BVMT và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác BVTM làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trên địa bàn. Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn cấp huyện. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoảng sản, bảo vệ môi trường biển. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công của UBND câp huyện.Giúp UBND quận, huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý hoạt động tổ chức và hoạt động của các hội trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định ủa UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường Thứ hai, bên cạnh các chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường kể
  • 20. 20 trên, các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường còn bao gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các Tổ chức chính trị - xã hội và các cá nhân, tổ chức xã hội liên quan trực tiếp đến hoạt động bảo vệ môi trường. Trong đó Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức có chức năng chủ yếu tuyên truyền chính sách bảo vệ môi trường đến người dân và xã hội. Bên cạnh đó, hai nhóm tổ chức này còn có chức năng giám sát và phản biện trong xuyên suốt chu trình chính sách, từ xây dựng, ban hành đến thực hiện. Chức năng giám sát và phản biện nếu được thực hiện hiệu quả, khách quan sẽ đóng vai trò lớn đối với hiệu quả của thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nhờ tạo ra được những áp lực cần thiết lên chủ thể thực hiện chính sách cũng như giúp chuyển tải tiếng nói của người dân, đặc biệt những người trực tiếp chịu sự tác động của chính sách bảo vệ môi trường. Người dân và đại diện cộng đồng dân cư tại nơi chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của chính sách bảo vệ môi trường có những quyền nhất định đối với việc thực hiện chính sách. Ngoài ra, các tổ chức xã hội, các tổ chức Phi chính phủ (NGo) hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng có những tác động nhất định đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Các tổ chức xã hội với tư cách là đại diện lợi ích của các nhóm dân cư sẽ là phương tiện khuếch đại tiếng nói của người dân về các vấn đề liên quan đến môi trường, đồng thời đó cũng là kênh giám sát quan trọng của người dân với thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Trong khi đó, các tổ chức NGo hoạt động trong lĩnh vực môi trường có chuyên môn sâu để trở thành các cố vấn cho các chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, đồng thời ở nhiều nội dung, có thể để chính các tổ chức NGo đảm nhận trực tiếp việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhà nước, trong khi đó có thể tận dụng được các công nghệ, kỹ thuật thực hiện chính sách từ nước ngoài. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường Chính sách công xuất phát từ nội tại xã hội và quay trở lại thay đổi tích cực xã hội, do đó bản thân chính sách công chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tố
  • 21. 21 khác nhau. Có thể tạm thời liệt kê 03 yếu cố cơ bản: yếu tố kinh tế; yếu tố xã hội và yếu tố thể chế. 1.4.1. Yếu tố kinh tế Ở nghĩa rộng lớn, trong môi trường xã hội, hầu hết các hoạt động hay mối quan hệ đều chịu sự chi phối của thể chế, vì thế ở phía ngược lại, các hoạt động hay mối quan hệ phản ánh một cách sâu sắc trình độ, nền tảng và quan điểm kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ. Chính sách công sau khi xuất phát từ những mâu thuẫn trong lòng xã hội để ra đời sẽ quay trở lại cải tạo xã hội, nhằm làm cho xã hội tốt đẹp hơn, phát triển mọi mặt trong đó có kinh tế. Vậy nên sự tác động giữa kinh tế và chính sách công là mối quan hệ biện chứng, tương hỗ. Cả hai đều là tiền đề và đều là kết quả của nhau. Ở nghĩa hẹp hơn, nếu xem kinh tế là sự giàu có của các nguồn lực, thì rõ ràng yếu tố kinh tế ở đây chính là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chính sách được diễn ra trên thực tế. Ở các quốc gia phát triển và giàu có trên thế giới, nền kinh tế của họ dồi dào đủ cung cấp các yếu tố vật chất cho thực hiện chính sách sẽ đảm bảo cho chính sách đó được thực hiện ở quy mô lớn, do vậy đạt được sự cải biến lớn. Điều ngược lại xảy ra ở các quốc gia đang phát triển hay nghèo khó. Bài toán chi phí cơ hội không cho phép các quốc gia này sử dụng quá nhiều đồng tiền trong tổng số ngân sách hạn chế để thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và đôi khi đây chính là đối tượng đánh đổi đầu tiên cho giấc mơ phát triển kinh tế vượt bậc. Chính vì thể có thể khẳng định tình trạng ô nhiễm môi trường ở các quốc gia này ngày càng trầm trọng. Ở khía cạnh khác, sự phát triển kinh tế luôn tác động đến môi trường, qua đó gián tiếp làm ảnh hưởng đến sự thành bại của thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Cụ thể, kinh tế phát triển với tốc độ ngày càng nhanh của các tổ chức sản xuất, khai thác kéo theo hai hệ quả: thứ nhất, nhu cầu nguyên liệu đầu vào tăng nhanh. Với các quốc gia đang phát triển, nguyên liệu đầu vào đa số được khai thác trực tiếp từ tự nhiên thay vì tìm kiếm các nguyên liệu nhân tạo thay thế. Hoạt động khai thác nguyên liệu từ tự nhiên khiến cho tài nguyên dần bị cạn kiệt, các hoạt
  • 22. 22 động khai thác có tác động tiêu cực đến môi trường sống tự nhiên. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Thực tế cho thấy, hoạt động khai thác tác động xấu đến môi trường nhanh chóng, nhưng để phục hồi môi trường nhờ các chính sách bảo vệ môi trường phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Chính vì thế, kết quả của các chính sách bảo vệ môi trường còn phụ thuộc vào mức độ tác động tiêu cực của hoạt động khai thác nguyên liệu tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế. Mặt khác, hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng đem đến những tác động tiêu cực khi tạo ra lượng rác thải lớn làm ảnh hưởng đến cả môi trường nước, đất và không khí. Nền kinh tế càng phát triển, thị trường càng nhộn nhịp thì hoạt động sản xuất và kinh doanh càng lớn, dẫn đến tỷ lệ nghịch về mức độ trong lành của môi trường. Cũng như hoạt động khai thác, các hệ lụy từ sản xuất và kinh doanh đến môi trường luôn có xu hướng lớn hơn kết quả của các hoạt động bảo vệ môi trường. Chính vì thế có thể nói ở khía cạnh này, mặt trái của phát triển kinh tế làm môi trường bị hủy hoại mạnh mẽ hơn và khiến cho việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường gặp khó khăn và kém hiệu quả. Như vậy, có thể thấy, tác động của kinh tế đối với hoạt động bảo vệ môi trường có hai mặt. Những tác động tiêu cực đến từ tham vọng phát triển kinh tế, bỏ qua việc duy trì môi trường sống đã dẫn đến hệ quả môi trường bị tàn phá, khiến cho việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường trở nên yếu ớt. Tác động này thấy rõ ở các quốc gia đang phát triển bởi xu hướng dịch chuyển của nền kinh tế thế giới mà trong đó có Việt Nam. 1.4.2. Yếu tố xã hội Các vấn đề xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực trong đời sống con người và có tác động sâu sắc đến những yếu tố còn lại, trong đó có môi trường. Trong các vấn đề xã hội, có thể kể đến một số lĩnh vực trực tiếp ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường như: dân số; việc làm; tập quán và quan điểm xã hội. Thứ nhất, việc gia tăng của dân số kéo theo các nhu cầu cũng gia tăng. Trong tháp nhu cầu của con người, từ những nhu cầu nhỏ nhất như ăn, ở, mặc và đi lại đến những nhu cầu cao hơn như công việc, sự giàu có… đều có mối liên hệ với môi
  • 23. 23 trường. Cụ thể, để thỏa mãn các nhu cầu, con người khai thác chủ yếu các nguồn vật chất từ tự nhiên khiến cho hầu hết các tài nguyên hữu dụng với đời sống con người đều có nguy cơ bị cạn kiệt. Bên cạnh đó, với hoạt động sống ngày càng phức tạp, con người tạo ra nhiều chất thải hơn, sản xuất ra nhiều chất độc hơn và làm biến đổi sự phát triển tự nhiên của môi trường. Chính điều đó khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường tồi tệ hơn khi dân số gia tăng. Chính sách bảo vệ môi trường luôn phải đối mặt với tình trạng lượng rác thải và các chất độc hại sinh ra từ hoạt động sống của con người ngày càng nhiều. Do đó, hầu hầu hết các chính sách bảo vệ môi trường đều dành một nguồn lực lớn và dự liệu các vấn đề biến cố xảy ra trong thực hiện chính sách do vấn đề bùng nổ dân số mang lại. Song trên thực tế có thể thấy nhiều chính sách đã thất bại do sự bùng nổ dân số hoặc di dân. Đương nhiên ở một khía cạnh khác, sự gia tăng dân số cũng mang lại lợi ích cho thực hiện chính sách bảo vệ môi trường với điều kiện lúc này dân số nói chung tích cực tham gia vào hoạt động phục hồi và bảo vệ môi trường. Song đây là một giả thuyết chưa được kiểm chứng trên thực tiễn, bởi đến nay chưa xác lập được một hoạt động thực hiện chính sách mà toàn bộ xã hội đều tham gia vào đó với một mục đích chung, do vậy đây vẫn chỉ là mô hình lý tưởng. Thứ hai, đối với việc làm, yếu tố quan trọng ở đây là sự gia tăng của các việc làm tự phát, trong đó có nhiều hoạt động ngành nghề tự phát tác động rất lớn đến môi trường. Các hoạt động ngành nghề tự phát thường nhỏ lẻ, trong quá trình sản xuất không tuân thủ các quy trình về đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời các thiết bị nhằm đảm bảo quy trình cũng không được đầu tư lắp đặt. Do đó, tình trạng chung hoạt động ngành nghề này thường xả trực tiếp chất thải ra môi trường, làm tình trạng môi trường ngày một xấu đi. Thực tế này phổ biến tại khu vực nông thôn, các làng nghề truyền thống hay các khu khai thác, chế xuất tự phát của người dân. Trong quá trình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đã gặp không ít các khó khăn, vất vả do hoạt động của các ngành nghề mang lại, không những thế xu hướng của hoạt động này ngày một gia tăng, do đó trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường luôn phải tăng cường đầu tư nguồn lực khắc phục.
  • 24. 24 Thứ ba, về tập quán, ý thức xã hội. Khâu quan trọng nhất trong thực hiện chính sách chính là tuyên truyền chính sách để người dân và xã hội được thông suốt, từ đó lôi cuốn được đông đảo người dân tham gia thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những thói quen tạo nên tập quán xấu đối với môi trường hay quan niệm xã hội thiếu tôn trọng môi trường tự nhiên trở thành cản lực của hoạt động này. Tập quán chính là những thói quen được thực hiện ở phạm vi cộng đồng, không ít các tập quán có tác động tiêu cực đến môi trường như tục đốt vàng mã, đốt rừng làm rẫy vào vụ mùa mới, thả đèn trời… Các hoạt động này phục vụ cho những nghi thức hoặc tín ngưỡng của con người nhưng tác động tiêu cực đến môi trường. Ở những nơi tập quán này hiện hữu và được thực hiện một cách thường xuyên, công tác bảo vệ môi trường gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ tập quán có vị thế rất quan trọng trong đời sống cộng đồng và theo thói xưa “phép vua thua lệ làng” khiến cho nhiều lúc tập quán được bảo vệ một cách chặt chẽ và được đề cao hơn những giá trị khác của cộng đồng. Bên cạnh tập quán, hiểu biết xã hội về vai trò của môi trường thấp dẫn đến những tác hại đến môi trường từ tập quán tiêu cực không được phát hiện, lợi ích thỏa mãn nghi thức, tín ngưỡng được đặt cao hơn lợi ích khi duy trì một trạng thái môi trường lý tưởng. Tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở các quốc gia có nhận thức về vai trò của môi trường thấp cộng với việc duy trì nhiều tập quán tiêu cực sẽ vấp phải rất nhiều cản lực. Hoạt động bảo vệ môi trường lúc này phải đối mặt với sự phản đối từ phía xã hội để bảo vệ những nghi thức và niềm tin tín ngưỡng của họ. Ngược lại, ở những xã hội đề cao vai trò của môi trường, hiểu rõ giá trị của tự nhiên và nguy cơ khi môi trường bị xâm phạm thì việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nhận được nhiều hưởng ứng và thuận lợi. 1.4.3. Yếu tố thể chế Thể chế ở đây được hiểu là các quy định mang tính pháp lý về vấn đề bảo vệ môi trường. Chính sách bảo vệ môi trường ở đây được hiểu là chính sách công với vai trò cụ thể hóa và đưa pháp luật về môi trường vào đời sống nhằm tác động và cải biến thực tiễn theo tinh thần của luật pháp. Vì thế, trước hết chính sách bảo vệ
  • 25. 25 môi trường phải dựa vào một hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường đầy đủ và thống nhất. Cơ sở pháp lý này bao gồm các quan điểm lập pháp rõ ràng về vấn đề bảo vệ môi trường, các cơ chế thực thi, một hành lang với giới hạn cụ thể và những chế tài tương ứng với những hành vi vi phạm. Tất cả các cơ sở này sẽ làm tiền đề cho thực hiện chính sách về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lý này càng thống nhất, rõ nét và công bằng thì việc thực hiện chính sách càng có được nhiều lợi thế trên thực tiễn. Ngược lại, thiếu cơ chế đảm bảo từ thể chế, chính sách bảo vệ môi trường không thể thực thi trên thực tế, vì lịch sử cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường phải song hành với những cơ chế mang tính bắt buộc, nếu chỉ là tự nguyện, con người dễ dàng thỏa hiệp sự trong lành của môi trường với những giá trị kinh tế và thường họ sẽ chọn vế thứ hai. 1.5. Chính sách bảo vệ môi trường của Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay, chất lượng môi trường bị suy thoái trầm trọng. Đảng ta đã nhận thức được mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề suy thoái môi trường toàn cầu đến sự phát triển đất nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo gắt gao công tác bảo vệ môi trường. Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống thể chế chính sách góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong sạch và phát triển bền vững. Các văn bản này điều chỉnh các nhóm quan hệ sau: + Nhóm quan hệ hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước đối với môi trường thuộc phạm vi điều chỉnh chủ yếu của Luật Bảo vệ môi trường và các luật có liên quan; + Nhóm quan hệ về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, phòng chống sự cố môi trường. kiểm soát các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường và hệ thống các văn bản có liên quan; + Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng các thành phần môi trường thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về tài nguyên;
  • 26. 26 + Nhóm quan hệ về giải quyết tranh chấp môi trường, xử lý vi phạm pháp luật môi trường thuộc phạm vi điều chỉnh của các ngành luật dân sự, hình sự, hành chính; + Nhóm quan hệ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường. Trên cơ sở việc điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội chủ yếu kể trên, pháp luật bảo vệ môi trường được cấu thành bởi một số chế định căn bản sau: - Chế định về quản lý nhà nước về môi trường - Chế định đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường . - Chế định bảo vệ các thành tố môi trường, các nguồn tài nguyên. - Chế định về quan hệ quốc tế trong việc bảo vệ môi trường Hệ thống chính sách, phát luật về bảo vệ môi trường hiện nay có thể được thống kê như sau: Đối với hệ thống Luật và Pháp lệnh, việc bảo vệ môi trường được quy định bởi Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản có liên quan. Hiện nay có 33 Luật và 22 Pháp lệnh có nội dung liên quan tới công tác bảo vệ môi trường. Trong hệ thống các Luật, Pháp lệnh về bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường có thể coi là đạo luật trung tâm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn có các đạo luật, pháp lệnh về bảo vệ các thành tố môi trường (còn gọi là các đạo luật, Pháp lệnh về tài nguyên). Ngoài ra, quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường hoặc nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân còn nằm rải rác trong nhiều đạo luật khác. Bên cạnh đó, một số đạo luật, pháp lệnh còn quy định cụ thể việc xử lý vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường hay một số đạo luật, pháp lệnh có những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề tài chính trong bảo vệ môi trường. Để thực hiện các Luật, Pháp lệnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành hữu quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn có nội dung quy định về bảo vệ môi trường. Các văn bản này tập trung vào giải quyết các nội dung chính sau: quy định hệ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
  • 27. 27 quốc gia về môi trường Việt Nam; quy định quy trình đánh giá tác động môi trường; quy định về giấy phép môi trường; quy định về thanh tra môi trường; quy định về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; quy định về các thiết chế bảo vệ môi trường (tổ chức, bộ máy, phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo vệ môi trường)… Kết quả rà soát cho thấy, hiện có hơn 90 Nghị định của Chính phủ, hơn 50 Quyết định và 30 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cùng hàng trăm thông tư, chỉ thị, quyết định của các Bộ, ngành đã ban hành có nội dung liên quan trực tiếp tới công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể, có thể thống kê một số văn bản quan trọng theo thời gian như sau: Luật bảo vệ môi trường đầu tiên đã được Quốc Hội khóa IX, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 27-12-1993 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10-01-1994. Ngày 25-06-1998, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra chỉ thị số 36-CT/TW để chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15-11-2004 “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Ngày 17/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 153/2004/QĐ - TTg ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, có vai trò như một chiến lược khung bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện. Năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2005 và được áp dụng đến 31/12/2014 góp phần thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2014, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung và ban hành Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 với 20 chương 170 điều, quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường. Điểm nổi bật cơ bản của Luật là đã xây dựng mới nội dung về quy hoạch bảo vệ môi trường; quy định cụ thể hơn về nội dung cần phải có của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; bổ sung quy định về
  • 28. 28 cam kết bảo vệ môi trường... Luật quy định bổ sung và cụ thể về trách nhiệm của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề; các điều kiện về bảo vệ môi trường tại các làng nghề; trách nhiệm của UBND cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường làng nghề. Đồng thời, bổ sung trách nhiệm của người tiêu dùng và cơ quan quản lý Nhà nước bên cạnh trách nhiệm của nhà sản xuất đối với việc thu hồi các sản phẩm hết hạn sử dụng và thải bỏ; bổ sung quy định trách nhiệm của các chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất trong quản lý chất thải… Các nội dung cơ bản về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 5, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 gồm: - Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường - Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa môi trường - Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải - Ưu tiên xử lý các vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường - Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường - Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho các hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường - Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường - Phát triển khoa học công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng các yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi
  • 29. 29 trường - Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường - Nhà nước ghi nhận, tôn vinh tổ chức và cá nhân có những đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường - Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. Trên cơ sở quy định của các Luật, các văn bản dưới luật cũng được ban hành để thực hiện chính sách bảo vệ môi trường như: Ngày 05/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1216/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nghị quyết số 35-NQ/CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ qui định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
  • 30. 30 2020, tầm nhìn đến năm 2030... 1.6. Chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ngãi Triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa IX) về việc bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 29-CT-TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư (khóa X) “về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa IX) về việc bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kết luận số 02- KL/TW ngày 26/4/2016 của Ban Bí thư Trung ương; Luật bảo vệ môi trường 1993, 2005, 2014 HĐND, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều chính sách, văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách và pháp luật BVMT trên địa bàn tỉnh. Hội đồng nhân dân Tỉnh (HĐND) ban hành nhiều chính sách bảo vệ môi trường như: - Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 về Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030; - Nghị quyết số 17/2011/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 về thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Cụ thể hóa đường lối của Tỉnh uỷ và các quan điểm chỉ đạo của HĐND, UBND tỉnh cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm, chính sách bảo vệ môi trường: - Quyết định số 2113/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 về thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015; - Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 04/6/2013 về Kế hoạch thực hiện một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ nay đến năm 2020; - Quyết định số 303/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 3 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 03/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020; - Công văn số 5306/UBND-NNTN ngày 22/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
  • 31. 31 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường; Trong năm 2017, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường như: - Ban hành Kế hoạch số 565/KH-UBND ngày 07/02/2017 để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm Chỉ thị số 25/CT-TTg; - Quyết định số 2807/QĐ-BTNMT nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác bảo vệ môi trường; - Thông qua Kế hoạch số 565/KH-UBND đã cụ thể và hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường, đặc biệt là Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX, góp phần ngăn ngừa, hạn chế và xử lý kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách; khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực tổ chức thực hiện trong chỉ đạo, điều hành công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 116/QĐ- UBND ngày 02/02/2017) tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học; - Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định các loại báo cáo, đề án, phương án về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 28/4/2017); - Công bố bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường (Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 03/5/2017); ủy quyền cho Ban quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi thực hiện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản (Quyết định số 191/QĐ-STNMT ngày 18/4/2017).
  • 32. 32 Ngoài ra, các chủ thể có thẩm quyền trong quyền hạn và nhiệm vụ được giao cũng đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch nhằm cụ thể hóa và áp dụng các chủ trương, chính sách bảo vệ môi trường của cấp trên. Tiểu kết Chương 1 Thông qua nghiên cứu các vấn đề lý luận, Chương 1 chuyển tải các nội dung như khái niệm môi trường, chính sách bảo vệ môi trường và thực hiện chính sách bảo vệ môi trường; các bước thực hiện chính sách bảo vệ môi trường; chủ thể và các bên liên quan thực hiện chính sách bảo vệ môi trường; các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và khái quát chính sách bảo vệ môi trường ở Việt Nam và tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. Có thể thấy, vấn đề lý luận về chính sách bảo vệ môi trường nói chung và thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nói riêng là vấn đề phức tạp và có tính đa diện, vì thế trong giới hạn của Chương 1 luận văn thạc sĩ chính sách công, những vấn đề trên chỉ mang tính cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu thực tiễn vấn đề tại Chương 2 và đề xuất giải pháp tại Chương 3.
  • 33. 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Đức Phổ là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi. Phía bắc giáp huyện Mộ Đức; phía nam giáp huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định); phía tây giáp huyện Nghĩa Hành và huyện Ba Tơ; phía đông giáp biển Đông. Hình thể của huyện trải dài theo bờ biển phía nam tỉnh Quảng Ngãi, có trục giao thông Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Diện tích: 371,67 km2 . Đức Phổ có địa hình phức tạp, đa dạng, bị chia cắt mạnh, núi và đồng bằng xen kẽ, một số nhánh núi của dãy Trường Sơn chạy ra tận bờ biển. Có 3 dạng địa hình: Vùng bắc và nam sông Trà Câu có địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng trọng điểm sản xuất lúa; Vùng nam sông Trà Câu đến núi Dâu có núi và đồng bằng xen kẽ, có nhiều sông, suối, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc giảm từ tây sang đông, thường bị ngập úng vào mùa mưa và Vùng nam núi Dâu đến đèo Bình Đê chủ yếu là đồi núi và có một số dãy núi chạy suốt ra bờ biển, có một ít đồng bằng nhỏ hẹp nằm cạnh các suối và xen kẽ với núi. Đức Phổ có bờ biển dài trên 40 km, có 2 cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh, là đầu mối giao thông đường thủy và là tụ điểm của nghề cá, đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Đức Phổ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8. Có 2 mùa gió chính là gió mùa đông với hướng gió thịnh hành là tây bắc đến bắc và gió mùa hạ với hướng gió chính là đông đến đông nam. Tốc độ gió trung bình 2 - 4m/s, nhiệt độ trung bình trong năm là 25,8 độ C. Lượng mưa cả năm đạt 1.915 mm. Trên biển trung bình hằng năm có 135 ngày gió mạnh (cấp 6 trở lên) gây ảnh hưởng đến thời gian đi biển của ngư dân, nhất là vào các tháng từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau [28].
  • 34. 34 2.1.2. Điều kiện kinh tế Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011- 2016 đạt 20,58% (chỉ tiêu Đại hội 21%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 40,4% tăng lên 49,91%; dịch vụ từ 34,5% tăng lên 39,30%; nông nghiệp từ 25,1% giảm xuống 10,79%. Quy mô giá trị sản xuất năm 2017 (giá so sánh 1994) ước 9.111 tỷ đồng, gấp 3,2 lần năm 2010. Bình quân giá trị sản xuất đầu người năm 2017 ước đạt 53 triệu đồng [3]. Bảng 2.1. Quy mô kinh tế huyện Đức Phổ giai đoạn 2011-2018 Năm Quy mô giá trị sản xuất (tỷ đồng) Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng (%) Tỷ trọng nông nghiệp (%) Tỷ trọng dịch vụ (%) 2011 3.688 40,4 25,1 34,5 2012 4.754 41,2 22,5 34,7 2013 4.998 42,3 20,0 35,7 2014 5.672 44,7 18,5 36,2 2015 7.904 46,7 16,5 37,4 2016 8.600 47,8 13,6 38,8 2017 9.111 49,9 10,79 39,3 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội huyện Đức Phổ các năm từ 2011 đến 2017) Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân hằng năm 1,85%; trong đó nông nghiệp tăng 1,24%, lâm nghiệp tăng 3,09%, thuỷ sản tăng 2,04%. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp ước đạt 65 triệu đồng, gấp 1,63 lần so với năm 2010. Sản lượng lương thực năm 2017 ước đạt 56.860 tấn, vượt chỉ tiêu 1.860 tấn. Xây dựng và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2015- 2020. Chăn nuôi phát triển, nhất là đàn bò tăng cả số lượng và chất lượng, tỷ lệ bò lai đạt trên 85%; tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp từ 24,6% tăng lên 26%. Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được tăng cường, độ che phủ rừng ước đạt 39%, vượt chỉ tiêu đề ra. Khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản tăng khá; số lượng tàu thuyền từ 1.326 chiếc lên 1.425 chiếc, công suất từ 157.100
  • 35. 35 CV lên 300.600 CV; sản lượng thủy sản năm 2017 ước đạt 67.223 tấn, vượt chỉ tiêu 3.285 tấn; chiếm 66,3% trong cơ cấu nông nghiệp. Dự án nạo vét, thông luồng kết hợp tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu tại cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh bước đầu phát huy hiệu quả. Ứng dụng mô hình sản xuất muối sạch, sản lượng muối năm 2017 đạt 11.000 tấn. Mô hình nuôi cá thương phẩm, nuôi tôm trên cát, chế biến thủy, hải sản mang lại hiệu quả kinh tế cao [3]. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20,83%; năm 2017 ước đạt 2.213 tỷ đồng, gấp 2,57 lần năm 2010. Hiện có 16 dự án đăng ký đầu tư vào các cụm công nghiệp, trong đó 12 dự án đã đi vào hoạt động, với tổng vốn 141,6 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, như: chế biến hải sản, làm chổi đót, mộc dân dụng,… từng bước được khôi phục, phát triển [3]. Giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 23,78%. Các loại hình dịch vụ thương mại phát triển khá. Chợ Đức Phổ đã được đầu tư xây dựng mới, nhiều chợ nông thôn và các điểm kinh doanh dịch vụ được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Dịch vụ viễn thông, ngân hàng, tài chính, vận tải, ẩm thực, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phát triển nhanh [3]. 2.1.3. Điều kiện xã hội Địa bàn Đức Phổ từng có lớp cư dân cổ là chủ nhân của nền Văn hóa Sa Huỳnh (niên đại cách nay 2.500 - 3.000 năm). Lớp cư dân này tiếp tục sống ở ven biển và cụm lại theo từng xóm nhỏ. Một số nơi trong huyện ngày nay còn rải rác một số mộ của người Chăm xưa và dấu tích còn lại duy nhất của người Chăm trên mảnh đất này là bi ký Chăm ở thôn Thạnh Đức 1, xã Phổ Thạnh. Cư dân Việt định cư trên địa bàn Đức Phổ từ khá sớm (thế kỷ XV - XVI). Họ sống chủ yếu bằng nghề nông, ngư nghiệp, diêm nghiệp, buôn bán, mang đặc trưng của văn hóa vùng ven. Đức Phổ có dân số, mật độ dân số trung bình so với các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi [28]. Dân số huyện Đức Phổ năm 2017 là 174.335 người; trong đó, nam có 98.304 người chiếm 56% nữ có 76.031 người, chiếm 44% trong tổng dân số. Mật độ dân số
  • 36. 36 là 421 người/km2 (năm 2017). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm 2017 so với năm 2016 là 0,82%. Phân bố dân cư chủ yếu tập trung ở ven biển và Quốc lộ 1A. Khu vực phía tây dân cư thưa thớt, điều kiện kinh tế, xã hội ở đây vì thế cũng không phát triển bằng khu vực phía đông. Bảng 2.2. Dân số tại các xã trên địa bàn huyện năm 2011, 2013, 2015, 2017 Năm 2011 2013 2015 2017 Dân số 138.996 142.907 145.222 174.335 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội huyện Đức Phổ các năm 2011, 2013, 2015 và 2017) Đức Phổ có đường Quốc lộ 1 chạy qua dọc theo chiều dài của huyện; có Quốc lộ 24 nối từ Quốc lộ 1 lên tỉnh Kon Tum chạy qua huyện ở khu vực xã Phổ Phong; có đường sắt Bắc - Nam song song với Quốc lộ. Có hai cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh là đấu mối giao thông đường thủy quan trọng, đồng thời là tụ điểm của nghề cá [28]. Năm 2017, Đức Phổ đã cơ bản hoàn thành thi công 28 tuyến đường ở các xã với tổng chiều dài 107,9 km. Đường của huyện đã được bê tông hóa 121,6 km, đường xã bê tông hóa 104,06 km. Về kiên cố hóa kênh mương, năm 2017 xây dựng 27 tuyến kênh với chiều dài 36,231 km, góp phần phục vụ cho việc phát triển sản xuất của nhân dân trong huyện [28]. Tính đến năm 2017, Đức Phổ máy điện thoại cố định trên mạng đã có 10.296 máy, số máy điện thoại di động 11.230 máy. Các dịch vụ bưu chính viễn thông đa dạng và tiện ích của mạng internet đã đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sử dụng của cán bộ và nhân dân địa phương, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí và thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước [29]. 2.2. Các vấn đề môi trường của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi Môi trường ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đang phải đối mặt với một số vấn đề ô nhiễm trầm trọng, trong đó cơ bản gồm 04 vấn đề sau: Thứ nhất, ô nhiễm môi trường nước do hoạt động sản xuất
  • 37. 37 Huyện Đức Phổ là địa bàn ít khu, cụm công nghiệp, tiêu biểu chỉ có Khu công nghiệp Phổ Phong nằm trên địa bàn thuộc xã Phổ Nhơn và Phổ Phong. Hoạt động của KCN Phổ Phong có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, trong đó đáng chú ý nhất là hoạt động của Nhà máy đường Phổ Phong. Nhà máy này xả nước thải từ các đường cống thoát nước và hệ thống cống ngầm bí mật chưa qua xử lí ra môi trường với lượng nước xã ra mỗi ngày gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Kết qủa quan trắc môi trường nước mặt được tổng hợp tại Bảng 2.3. Bảng 2.3. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt TT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 1 pH - 9,7 8,9 8,4 7,9 7,8 2 Nhiệt độ 0 C 23,4 25,1 26,6 28,2 27 3 DO mg/l 5,4 4,3 5,1 5,9 4,7 4 Độ đục NTU 19,4 17,3 33,6 77,5 68,7 5 TSS mg/l 70 40 82 135 117 6 BOD5 mg/l 6,5 14,7 18,3 23,8 19,3 7 COD mg/l 8,9 20,8 24,5 31,2 26,4 (Nguồn: Báo cáo Thực trạng môi trường huyện Đức Phổ của Phòng Tài nguyên và Môi trường năm 2017) Bên cạnh đó, việc chăn nuôi cũng xả thải trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng trầm trọng môi trường nước trên địa bà. Tại các khu nuôi heo tập trung ở các xã Phổ Hòa, Phổ Thuận, Phổ Văn, Phổ Phong xảy ra tình trạng ô nhiễm tập trung ở các chỉ tiêu COD (vượt từ 1,4-1,53 lần), BOD5 (vượt từ 1,16-2,6 lần), NH4+ (vượt 1,8 lần), Coliform (vượt 9,2 lần). Theo kết quả lấy mẫu phân tích nước trên sông Trà Câu, kết quả cho thấy bị nhiễm coliform, có những thời điểm hàm lượng coliform rất cao, mật độ coliform vượt tiêu chuẩn và mức độ vượt trung bình hàng năm dao động từ 1 ÷ 13 lần; tại vị trí có cống xã của nhà máy đường, kiểm tra tình trạng nước cho thấy trong số 11 thông số quan trắc có 03/11 thông số coliform, nitơ, dầu mỡ vượt QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt loại B1[16]. Cụ thể các chỉ số được thể hiện tại
  • 38. 38 Bảng 2.4. Bảng 2.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt sông Trà Câu gần khu vực cống thoát chung STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả Số lần vượt 1 pH(1)(2) - 12,8 2,5 2 Độ đục Mg/l 1,8 0,1 3 TSS Mg/l 52 1,0 4 DO(2) Mg/l 5,6 0 5 BOD5(2) Mg/l 5,8 1,0 6 COD (1) Mg/l 40,4 1,53 7 Tổng dầu mỡ Mg/l <1,05 2,0 8 Coliform(2) VK/100ml KPH 9,2 (Nguồn: Báo cáo Thực trạng môi trường huyện Đức Phổ của Phòng Tài nguyên và Môi trường năm 2017) Thứ hai, ô nhiễm môi trường do quá tải chất thải rắn và rác thải sinh hoạt. Chỉ tính tiêng năm 2017, khối lượng chất thải rắn và rác thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện mỗi ngày là 18 tấn. Trong đó hoạt động thu gom gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, đa dạng về các loại địa hình nên xuất hiện nhiều bãi rác tự phát tại các thôn, xóm. Việc phân loại rác không được tiến hành và xử lý nên gây ô nhiễm môi trường cục bộ. Trước năm 2014, toàn Huyện có 2 khu tập trung rác thải. Năm 2014 khu tập trung tại trung tâm Huyện dừng hoạt động gây ra áp lực tập trung rác thải lên khu Nam Đức Phổ - vốn chỉ quy hoạch tập trung rác thải cho 3 xã. Tình trạng ngày càng quá tải của rác thải cộng với việc không được xử lý do đó bãi rác Nam Đức Phổ đã gây ảnh hưởng môi trường trầm trọng trong khu vực, tác động xấu đến cả môi trường không khí, đất và nước trong đời sống hằng ngày lẫn sản xuất, kinh doanh của người dân [16]. Bảng 2.5. Kết quả thu gom chất thải rắn tại huyện Đức Phổ Thu gom 2013 2014 2015 2016 2017 Khối Tỷ lệ Khối Tỷ lệ Khối Tỷ lệ Khối Tỷ lệ Khối Tỷ
  • 39. 39 CTR lượng (Tấn/năm) lượng (Tấn/năm) lượng (Tấn/năm) lượng (Tấn/năm) lượng (Tấn/năm) lệ Chất thải rắn 17.930 60% 17.725 59% 25.550 65% 27.360 70% 28.800 72% (Nguồn: Báo cáo Thực trạng môi trường huyện Đức Phổ của Phòng Tài nguyên và Môi trường năm 2017) Bảng 2.5 cho thấy, từ năm 2013 đến năm 2017, hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đức phổ có chuyển biến theo chiều hướng tăng. Cụ thể, năm 2013, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom gần 18 ngàn tấn, đến năm 2017, số lượng này đạt gần 29 ngàn tấn. Tỷ lệ tăng đạt 62%. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ thu gom năm 2013 đạt 60% tổng số rác thải rắn thì đến năm 2017 tỷ lệ này chỉ tăng thêm 10%. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, với xu hướng xã hội hoá và phát triển nhanh chóng các mô hình thu gom rác thải sinh hoạt, Đức Phổ liên tục tăng lượng rác thải rắn sinh hoạt thu gom được theo từng năm. Thứ hai, mặc dù số lượng thu gom tăng nhưng trên thực tế, số lượng rác thải rắn sinh hoạt được thải ra cũng tăng gấp 6 lần qua năm năm. Do đó, trên thực tế dù tổng số lượng thu gom tăng nhưng vượt trội hơn so với tốc độ tăng của tổng số rác thải. Thứ ba, ô nhiễm không khí do hoạt động chăn nuôi và hoạt động của cảng cá Sa Huỳnh. Hoạt động chăn nuôi không xử lý chất thải gây ra mùi hôi, ảnh hưởng đến chất lượng không khí trên khu vực diện rộng tại 8 xã trên địa bàn Huyện. Bên cạnh đó, hoạt động của cảng cá Sa Huỳnh cũng đem đến những tác động xấu đến môi trường không khí. Trung bình mỗi ngày, cảng cá Sa Huỳnh tiếp nhận 32 tấn hải sản. Trừ một số tôm cá, mực còn lại phần lớn hải sản đều được sơ chế tại chỗ. Do lượng thủy hải sản lớn nên hoạt động chế biến cũng được diễn ra liên tục ngay tại cảng, kèm theo đó là khối lượng nước bẩn không qua xử lý xả thẳng ra môi trường khiến môi trường ở khu vực này không chỉ ô nhiễm nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến người dân sống quanh đây. Bán kính ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do hoạt động của cảng cá được xác định 15 km. Bảng 2.6. Kết quả quan trắc môi trường không khí huyện Đức Phổ
  • 40. 40 TT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 1 Tiếng ồn dBA 64,7 59,4 55,7 72,5 52,8 48,2 54,3 44,7 2 Bụi lơ lửng mg/m3 0,20 0,16 0,06 0,16 0,10 0,06 0,13 0,27 3 SO2 mg/m3 0,09 0,17 0,11 0,23 0,21 0,07 0,18 0,11 4 NO2 mg/m3 0,06 0,13 0,07 0,12 0,13 0,03 0,14 KPH 5 CO mg/m3 KPH KPH 2,1 5,2 3,6 KPH KPH KPH 6 Bụi Chì mg/m3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 7 NH3 mg/m3 + + + + + + 0,452 0,061 8 H2s mg/m3 + + + + + + 0,069 0,012 (Nguồn: Báo cáo Thực trạng môi trường huyện Đức Phổ của Phòng Tài nguyên và Môi trường năm 2017) Qua phân tích mẫu không khí tại các địa bàn năm 2017 cho thấy, nồng độ PM2.5 trung bình là 42,57 μg/m3 (vượt gần 2 lần so với quy chuẩn của WHO), trong đó chỉ số PM2.5 cao nhất là vượt gấp hơn 5 lần so với tiêu chuẩn của WHO. Chỉ số chất lượng không khí AQI trung bình là 105,6 (không tốt cho nhóm nhạy cảm) [16].
  • 41. 41 Biểu đồ 2.1. Hàm lượng bụi lơ lửng (TSP) tại các vị trí quan trắc môi trường không khí so với QCVN 05: 2013/BTMT (Nguồn: Báo cáo Thực trạng môi trường huyện Đức Phổ của Phòng Tài nguyên và Môi trường năm 2017) Thứ tư, ô nhiễm đất ngập nước do sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng các thuốc hóa học quá liều lượng và không đúng quy trình đã dẫn đến nhiều khu vực đất ngập nước bị ô nhiễm trầm trọng, động thực vật không có khả năng sinh sống. Kết quả phân tích mẫu đất trên địa bàn 7 xã của Huyện năm 2017 cho thấy, hàm lượng Cd trong đất vượt giới hạn cho phép từ 1,7 -2,3 lần và có xu hướng tăng so với những năm trước. 2.3. Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở huyện Đức Phổ thời gian qua 2.3.1. Thực trạng về bộ máy tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở huyện Đức Phổ Theo khoản 2 Điều 143 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì Ủy ban nhân dân huyện Đức Phổ có trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân Huyện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã phân công 01 Phó trưởng Phòng và 02 cán bộ chuyên trách phụ trách công
  • 42. 42 tác quản lý môi trường. Ở xã và thị trấn, phân công 01 công chức phục trách giúp UBND xã và thị trấn thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, hoạt động này được kiêm nhiệm bởi chức danh công chức Địa chính - Xây dựng do đó tính chuyên môn chưa cao, hoạt động còn kém hiệu quả do chồng chéo thời gian với việc thực hiện các nhiệm vụ khác. Ngoài ra, còn có các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan như Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… của huyện cùng phối hợp trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. 2.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo vệ môi trường Căn cứ vào chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung về vấn đề bảo vệ môi trường và căn cứ vào chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ngãi, chính quyền huyện Đức Phổ cũng đã xác lập những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các dự án bảo vệ môi trường do các chủ thể có thẩm quyền cấp tỉnh ban hành, Ủy ban nhân dân huyện Đức Phổ đã tham mưu Huyện ủy đưa nội dung bảo vệ môi trường vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đức Phổ nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015- 2020 để chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện. Đặc biệt, nhằm thực hiện Đề án bảo vệ môi trường của tỉnh hướng đến năm 2020, huyện Đức Phổ cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện chi tiết gắn với các điều kiện tự nhiên, xã hội và nguồn lực của địa phương. Hằng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND huyện ban hành và thực hiện Kế hoạch về tăng cường công tác quản lý nhà nước và hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo kịp thời phát hiện những hạn chế trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, các tổ chức, đoàn thể cũng lập và thực hiện nhiều kế hoạch bảo vệ môi trường phù hợp với hoạt động của tổ chức mình như: Kế hoạch “Ngày Chủ nhật xanh”; “Thứ bảy tình nguyện” và Kế hoạch ra quân dọn vệ sinh hưởng ứng các ngày lễ lớn, trọng đại của đất nước và của địa phương, của huyện Đoàn. Các kế