SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 103
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------------------
THÁI THỊ HOÀI THANH
DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ NỮ
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thừa Thiên Huế, năm 2016
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------
THÁI THỊ HOÀI THANH
DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ NỮ
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG THỊ HUẾ
Thừa Thiên Huế, năm 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Hương Trà, ngày 09 tháng 09 năm 2016.
Tác giả luận văn
Thái Thị Hoài Thanh
iii
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo
trong khoa Ngữ Văn và Phòng Đào tạo Sau Đại học
Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học.
Tôi xin trân tr ọng cảm ơn các Giáo sư, Tiến
sĩ đã nhiệt tình giảng dạy và gợi mở cho tôi
nhiều ý kiến quý báu trong quá trình h ọc tập và
thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Cô giáo – TS. Hoàng Thị Huế, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã
giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Hương Trà, ngày 09 tháng 09 năm 2016.
Tác giả luận văn
Thái Thị Hoài Thanh
1
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iii
MỤC LỤC..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8
5. Đóng góp của đề tài .............................................................................................8
6. Cấu trúc của đề tài ...............................................................................................8
NỘI DUNG ................................................................................................................9
Chƣơng 1. THƠ NỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI TỪ CẢM QUAN HẬU
HIỆN ĐẠI ..................................................................................................................9
1.1. Khái lược về chủ nghĩa hậu hiện đại.............................................................9
1.1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại ...........................................................................9
1.1.2. Một số thủ pháp nghệ thuật...................................................................11
1.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại và sự tiếp nhận trong thơ Việt sau 1986................14
1.2.1. Thơ Việt sau 1986.................................................................................14
1.2.2. Thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thúy Hằng – những thành
tựu và nỗ lực cách tân .....................................................................................19
1.2.2.1. Vi Thùy Linh ..................................................................................19
1.2.2.2. Ly Hoàng Ly...................................................................................21
1.2.2.3. Nguyễn Thúy Hằng ........................................................................23
Chƣơng 2. DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐẦU
THẾ KỈ XXI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CẢM QUAN MỚI VỀ THẾ GIỚI VÀ
CÁI TÔI TRỮ TÌNH ..............................................................................................25
2.1. Cảm quan mới về thế giới ...........................................................................25
2.1.1. Cảm quan về một thế giới hỗn độn, bất khả nhận thức ........................25
2
2.1.2. Cảm quan về một thế giới KHÁC .........................................................31
2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ..............................................................................34
2.2.1. Cái tôi nội cảm đào sâu bản thể ............................................................36
2.2.1.1. Cái tôi giải phóng tính dục .............................................................36
2.2.1.2. Cái tôi vô thức ................................................................................40
2.2.2. Cái tôi bị tẩy trắng.................................................................................45
CHƢƠNG 3. DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ NỮ ĐẦU THẾ KỈ XXI
NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT......................................................50
3.1. Sự mở rộng của biên độ thể loại..................................................................50
3.1.1. Thơ tự do...............................................................................................50
3.1.2. Thơ văn xuôi .........................................................................................52
3.1.3. Thơ trình diễn........................................................................................55
3.2. Giọng điệu ...................................................................................................59
3.2.1. Giọng điệu vô âm sắc............................................................................59
3.2.2. Giọng điệu hoài nghi, giễu nhại............................................................62
3.3. Kết cấu.........................................................................................................67
3.3.1. Kết cấu “phi kết cấu” ...........................................................................67
3.3.2. Kết cấu trò chơi.....................................................................................71
3.3.2.1. Kết cấu cắt dán, lắp ghép................................................................71
3.3.2.2. Kết cấu sắp đặt, tạo hình.................................................................73
3.4. Ngôn ngữ.....................................................................................................75
3.4.1. Ngôn ngữ trò chơi.................................................................................76
3.4.2. Ngôn ngữ tạo sinh.................................................................................83
3.4.3. Ngôn ngữ bị tẩy trắng ...........................................................................86
KẾT LUẬN..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93
3
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1. Hậu hiện đại là hiện tượng mang tính toàn cầu, tinh thần của nó ảnh
hưởng mạnh mẽ đến rất nhiều lĩnh vực, từ khoa học, văn hóa nghệ thuật đến chính
trị, xã hội và đã để lại những thành tựu không thể phủ nhận. Trong văn học, thi pháp
hậu hiện đại có ý nghĩa trong việc mở ra những khả tín cho sự sáng tạo. Những tác
giả xuất sắc cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI là những đại biểu của chủ nghĩa hậu
hiện đại. Trong xu thế mở hiện nay, văn học Việt Nam không thể không tiếp cận với
khuynh hướng mới mẻ nhất này của văn học thế giới. Sự xuất hiện của những dấu
hiệu hậu hiện đại góp phần làm thay đổi diện mạo văn học dân tộc theo xu hướng
hội nhập với tiến trình phát triển của văn chương thế giới.
1.2. Có thể nhận thấy thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI vận động theo nhiều xu
hướng tạo nên một bức tranh đa dạng, phong phú về cảm quan đời sống cũng như các
thử nghiệm về thể loại, giọng điệu, kết cấu, ngôn ngữ,... Trong đó, những cây bút như
Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thúy Hằng đã tạo nên những phản ứng trái chiều
bằng cách viết khác lạ. Trong tác phẩm của họ phổ biến các kỹ thuật được “gọi tên”
trong lối viết hậu hiện đại như sự mở rộng biên độ thể loại; ngôn ngữ tạo sinh, trò chơi;
giọng điệu hoài nghi, giễu nhại, bị tẩy trắng; kết cấu trò chơi, cắt dán, lắp ghép… để
chuyển tải cảm quan và cái tôi mới trước đời sống Việt Nam đương đại. Dù chưa thể
nói đến những tác phẩm và khuynh hướng để đời nhưng hướng thể nghiệm của họ đã
mang lại những điều mới mẻ cho diện mạo thơ Việt Nam đương đại.
1.3. Việc tìm hiểu dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
cho thấy khả năng tiếp biến năng động của thơ Việt Nam đối với một hiện tượng
khá mới mẻ và phức tạp của văn học thế giới – văn học hậu hiện đại. Bên cạnh đó,
với lối viết “đã khác trƣớc” này, tất yếu không thể sử dụng hệ thống lí luận cũ để
đánh giá, vì vậy, việc vận dụng lí thuyết hậu hiện đại – như một thước đo thẩm mĩ
mới, giúp đánh giá những thể nghiệm sáng tạo của một số tác giả đang được chú ý
hiện nay. Quan trọng hơn nữa, nghiên cứu vấn đề này có thể đưa đến tên gọi cho
một hướng thử nghiệm kĩ thuật viết trong thơ nữ nói riêng và thơ Việt Nam nói
chung ở đầu thế kỉ XXI, từ đó cho thấy có sự thay đổi quan trọng trong hệ hình văn
học trong giai đoạn hội nhập quốc tế của nước ta.
4
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Hậu hiện đại là vấn đề tương đối mới với thế giới nhưng hoàn toàn mới
ở Việt Nam. Xuất hiện trên thế giới khoảng từ giữa thế kỉ XX nhưng ở Việt Nam,
bài viết Vài suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại của Antonio Blach đăng
trên Tạp chí Văn học năm 1991 là bài viết đầu tiên về hậu hiện đại được dịch và
giới thiệu. Từ đó đến nay, giới học giả, người sáng tác và người đọc Việt Nam đã
phần nào tiếp cận những nét cơ bản nhất của chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung và
văn học hậu hiện đại nói riêng qua các bài viết của các nhà lí luận phê bình trên thế
giới như J. F. Lyotard, Mary Klages, I.P.Ilin, D. Martin Fields, Hans Bertens,
Fredric Jameson… và một số nhà nghiên cứu Việt Nam như Phương Lựu, Nguyễn
Văn Dân, Lê Huy Bắc, Hoàng Ngọc Tuấn… Tuy nhiên, trong đó Nguyễn Văn Dân
không thừa nhận khái niệm hậu hiện đại dùng trong văn học. Những bài viết về hiện
tượng này đã được tập hợp tương đối đầy đủ trong cuốn Văn học hậu hiện đại thế
giới - những vấn đề lý thuyết (NXB Hội nhà văn, 2003), và Lí luận - phê bình văn
học thế giới thế kỉ XX (NXB Giáo dục, 2007, tập 2).
2.2. Xung quanh vấn đề có hay không dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt
Nam có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau (chủ yếu do cách hiểu về
hậu hiện đại khác nhau). Các quan điểm cho rằng hậu hiện đại không hiện diện ở
Việt Nam đều không nhận được sự đồng tình của đa số người quan tâm bởi không
ai ngây thơ tin rằng sẽ có một trào lưu hậu hiện đại đúng nghĩa ở Việt Nam (cũng
như với chủ nghĩa hiện đại), mặt khác, không chỉ đến khi Việt Nam bước vào xã hội
hậu hiện đại thì mới có tiền đề cho sự xuất hiện của những dấu hiệu hậu hiện đại.
Sau một thời gian bỡ ngỡ, nghi hoặc, đa số giới nghiên cứu đã thừa nhận sự
tồn tại của những dấu hiệu hậu hiện đại ở Việt Nam, thậm chí báo Văn nghệ trẻ còn
mở chuyên đề về hậu hiện đại trên Diễn đàn văn học trẻ, Tạp chí Nghiên cứu Văn học
dành riêng một số (số 12 – 2007) giới thiệu một số bài viết về văn học hậu hiện đại.
Các bài viết, ý kiến khá chừng mực khi cho rằng có thể tìm ra những dấu hiệu, yếu tố
hậu hiện đại trong văn học, tiêu biểu là bài nghiên cứu của Đào Tuấn Ảnh, Phùng Gia
Thế, Đông La, Hoàng Ngọc Tuấn, Insarasa, Nguyễn Hưng Quốc. Trong đó Đông La,
Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc chỉ khẳng định một cách khái quát tinh thần
5
hậu hiện đại đã và đang phảng phất đâu đó trong văn chương Việt Nam. Những bài
viết của Đào Tuấn Ảnh, Phùng Gia Thế, Inrasara thực sự đi sâu, chỉ ra được những
dấu hiệu hậu hiện đại trong văn học Việt Nam nói chung và thơ Việt Nam nói riêng.
Bài viết Hậu hiện đại và thơ hậu hiện đại Việt: Một phác họa 1 [42] và 2 [43] của
Inrasara đề cập đến những dấu hiệu hậu hiện đại trong thơ Việt Nam cả về cảm quan
hậu hiện đại lẫn những hình thức nghệ thuật đặc thù trong sáng tác Bùi Giáng, Bùi
Chát, Lí Đợi, Đỗ Kh, Khế Iêm,... Tác giả Trần Ngọc Hiếu cũng nhấn mạnh: “sự xuất
hiện của những hiện tƣợng nổi loạn trong thơ hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ sự
vận động của đời sống văn hoá xã hội. Xét đến cùng, nó là khao khát đƣợc nói lên
tiếng nói trung thực của cá nhân, nói bằng ngôn từ của mình, vƣợt thắng những áp
lực đè nén nặng nề lên ngôn từ của ngƣời nghệ sĩ. Và nhƣ thế cuộc chơi ngôn từ này
là một cuộc chơi đòi hỏi các cây bút dám mạo hiểm, và hơn hết là sự can đảm.” [32].
2.3. Ngoài ra, chúng tôi quan tâm đến các bài viết về thơ Việt Nam sau 1986
trong đó các tác giả nêu ra những đặc điểm mà ta thấy đó là những nét đặc trưng của
văn học hậu hiện đại nhưng không gọi tên hoặc gọi gộp vào văn học hiện đại. Đó là các
bài viết của các tác giả như Hoàng Hưng (Thơ Việt Nam đang chờ phiên đổi gác), Mai
Hương (Mƣời năm thơ những xu hƣớng tìm tòi), Phạm Quốc Ca (Mấy suy ngĩ về hiện
đại hóa thơ ca), Trần Mạnh Hảo (Thơ phản thơ), Mã Giang Lân (Thơ mở rộng biên
độ), Trần Hoàng Thiên Kim (Thơ nữ Việt Nam đƣơng đại: Những giá trị vĩnh cửu...),
Inrasara (Song thoại với cái mới, Tiểu luận hậu hiện đại và Thơ hậu hiện đại Việt: Một
phác họa, Thơ Việt từ hiện đại tới hậu hiện đại), Hoàng Thị Huế (Ánh xạ từ biểu tƣợng
cái tôi trong thơ của một số nhà thơ Việt đƣơng đại, Tiếp nhận thơ Việt đƣơng đại từ
hành trình cách tân thơ ca), Trần Ngọc Hiếu (Những tìm tòi cách tân hình thức trong
thơ Việt Nam thời kì đổi mới, Khúc ngoặt ngôn ngữ của lí thuyết trò chơi hậu hiện
đại)... Mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra quan điểm riêng về sự thay đổi của thơ Việt sau
1986 nhưng tất cả họ gặp nhau ở ý thức khẳng định thơ Việt đương đại có sự vận động
để thoát khỏi hệ hình thơ truyền thống. Đặc biệt, Hoàng Hưng nhận xét:“Tôi đang thấy
trƣớc mắt cái mà mình chờ đợi từ rất lâu, sự chờ đợi sắp trở thành vô vọng: một giọng
điệu, một nhịp điệu, một cách cảm, và hơn thế, một thẩm mỹ mới về Thơ. Ðây là Thơ
của lớp ngƣời trẻ lớn lên trong môi trƣờng đại đô thị – có nghĩa là chủ nhân tƣơng lai
6
của một nƣớc Việt Nam hiện đại hoá.”[38]. Ngoài ra, nhận định về sự thay đổi phương
pháp sáng tác trong thơ Việt đương đại của nhà nghiên cứu Hoàng Thị Huế càng nhấn
mạnh hơn hành trình cách tân thơ Việt đương đại: “Cho đến sau 1986, xuất hiện nhiều
khuynh hƣớng cách tân thơ, không lấy nghĩa làm trọng tâm nhƣ thời Thơ mới nữa mà
lấy chữ làm cốt yếu, sáng tạo chữ, làm chữ phát nghĩa mới là đích đến của sáng tạo.”
[36]. Về mối quan hệ giữa lí thuyết trò chơi và văn chương, tác giả Trần Ngọc Hiếu
kiến giải: “Tập hợp các diễn ngôn về trò chơi này hình thành nên cái đƣợc gọi là lý
thuyết trò chơi mà bảng phả hệ của nó, theo tổng thuật của Gordon Slethaug trong
cuốn Encyclopedia of Contemporary Literary Theory (Bách khoa toàn thƣ lý thuyết
văn chƣơng đƣơng đại), đƣợc bắt đầu từ triết học cổ đại Hy Lạp, kéo dài qua nhiều
thời đại và đặc biệt phát triển trong thời ỳ hậu hiện đại” [33], còn về việc có hay
không dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ Việt, nhà thơ Inrasara khẳng định:
“Có thể nói, Bùi Giáng là nhà thơ đầu tiên sáng tác theo cảm thức hậu hiện đại, hoặc
gần nhƣ thế., Thơ Việt từ hiện đại tới hậu hiện đại: Đó là thế hệ thơ có một định phận
kì lạ.” [42]. Bên cạnh đó, cả Inrasara lẫn Trần Ngọc Hiếu đều xác nhận có một hướng
thử nghiệm trong thơ Việt đương đại từ quan niệm về tính trò chơi của văn chương,
đến các đặc điểm như hiện thực thậm phồn không đáng tin cậy, con người bất khả tri
nhận: “Cảm thức thế giới là hỗn độn, nhận thức thế giới của con ngƣời luôn đầy thiếu
khuyết, các thiếu khuyết đƣợc diễn dịch một cách chủ quan bằng giải trình ngôn
ngữ discourse” [42]. Một số đặc trưng cơ bản của văn học hậu hiện đại (trong đó có
thơ) đã từng bước được xác lập, chẳng hạn: “sử dụng phổ biến bút pháp trò chơi, giễu
nhại (Tái sử dụng là sáng tạo. Phỏng nhại (pastiche), châm biếm (irony), nhại giễu
(parody), lắp ghép ngẫu nhiên (collage),… là sáng tạo. Tất tần tật cái trên trần đời này
đều có thể trở hành chất liệu cho nhà văn sử dụng.), để (Xoá bỏ mọi trung tâm và giải-
khu biệt hoá (de-differentiation): cao hay thấp cấp, cũ/mới, thanh cao/dơ bẩn, đặc
tuyển/đại chúng,… chủ nghĩa hậu hiện đại đang mở ra một khả thể vô hạn cho nhà văn
trong nền văn chƣơng của sự đầy tràn” [42]. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu
trên đã chứng minh được sự vận động đổi mới của thơ Việt trong thời kì hội nhập thế
giới là một nhu cầu, một qui luật tất yếu. Ởmức độ nhất định, mỗi kiến giải riêng trong
số đó đã góp phần chỉ ra những điểm khác của thơ đương đại với thơ ca giai đoạn
7
trước, đấy chính là tiền đề đưa đến việc xác định có dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại
trong thơ Việt đương đại.Những nhận kết luận có giá trị về ảnh hưởng của chủ nghĩa
hậu hiện đại đến thơ Việt trở thành những đóng góp trực tiếp giúp đánh giá những thể
nghiệm sáng tạo của một số hiện tượng thơ đang được quan tâm hiện nay.
Số lượng các bài viết về những tìm tòi đổi mới (trong đó có thơ của ba tác
giả Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Nguyễn Thúy Hằng) và số bài sử dụng lí thuyết
hậu hiện đại để nghiên cứu về thơ Việt đương đại rất phong phú, song nhìn chung
có thể phân chia thành hai nhóm lớn: 1. Các bài viết có xu hướng bao quát diện mạo
và đặc điểm chung của xu hướng cách tân và dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Việt
hiện nay; 2. Các bài viết bước đầu sử dụng lí thuyết hậu hiện đại để tìm hiểu về một
tác giả, tác phẩm cụ thể. Ở những bài viết này, dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Việt
hiện ra ở mức độ rất khái quát (nhóm 1) hoặc thiếu chiều sâu và giá trị tổng hợp
(nhóm 2). Số công trình nghiên cứu dấu ấn hậu hiện đại trong các tác phẩm của một
nhóm tác giả để từ đó khái quát nên diện mạo và đặc điểm của thơ Việt đương đại
trong quá trình vận động cách tân thật sự ít ỏi, nếu có cũng chưa có những đóng góp
đáng kể. Vì vậy, chúng tôi xác định việc nhận diện dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện
đại trong thơ nữ đầu thế kỉ XXI qua tác phẩm của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly
Hoàng Ly và Nguyễn Thúy Hằnglà nhiệm vụ của luận văn. Với định hướng nghiên
cứu dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ bình diện cảm
quan mới về thế giới và cái tôi trữ tình, cũng như từ bình diện phương thức nghệ
thuật, luận văn của chúng tôi sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống đang hiện hữu trong
bức tranh nghiên cứu thơ Việt đương đại theo lí thuyết hậu hiện đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI là một mảng đề
tài rộng và đòi hỏi nhiều công phu. Ở đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài từ
các bình diện: cảm quan mới về thế giới và cái tôi trữ tình, phương thức nghệ thuật
như là quá trình tìm hiểu những nhân tố khỏi sự và hoàn tất của quá trình sáng tạo.
Từ đó, người viếtbước đầu đi đến những đánh giá về giá trị nghệ thuật, xác định
phong cách tác giả và làm rõ vị trí của thơ nữ Việt đầu thế kỉ XXI nhìn từ lí thuyết
hậu hiện đại. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu chủ yếu của luận văn là thơ của ba
8
tác giả: Vi Thùy Linh (qua các tập thơ: Khát, Linh, Đồng tử, Vili in love ), Ly
Hoàng Ly (với hai tập thơ: Cỏ trắng, Lô lô) và Nguyễn Thúy Hằng (từ các tập: Thời
hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý với bộ tác phẩm, gồm 3 tập: I – Cửa sổ đập,
II – Cá thể ƣớt kì lạ, III – Do đó, nó lại đến; Họ - bột hƣ ảo). Ngoài ra, chúng tôi
còn tham khảo, sưu tầm một số văn bản thơ của các nhà thơ cùng sáng tác theo
thiên hướng hậu hiện đại hay cùng là thơ nữ giới đầu thế kỉ XXI và thơ của một số
nhà thơ trẻ khá . Bên cạnh đó, các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của ba tác giả
được đăng trên các báo, tạp chí đều nằm trong phạm vi tìm hiểu của chúng tôi.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp vận
dụng lí thuyết Hậu hiện đại, lí thuyết Văn hóa học, Phân tâm học, lí thuyết Cấu trúc;
phương pháp hệ thống; phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp thống kê,
phân loại.
5. Đóng góp của đề tài
Tiếp cận thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn mới – góc nhìn của lý
thuyết hậu hiện đại, luận văn sẽ cho thấy tiềm năng của lối viết hậu hiện đại trong
nỗ lực sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam. Đồng thời, công trình cũng góp phần
khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ mang dấu ấn hậu hiện đại, phong cách sáng
tạo của các nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thúy Hằng. Và hơn nữa,
sự khẳng định ấy còn hướng đến việc xác lập một vị trí, chỗ đứng tương xứng cho
thơ nữ đầu thế kỉ XXI nói riêng cũng như thơ hậu hiện đại nói chung trong hành
trình đổi mới thơ Việt.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung chia làm 3 chương:
Chương 1. Thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ cảm quan hậu hiện đại
Chương 2. Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI nhìn từ bình
diện cảm quan mới về thế giới và cái tôi trữ tình
Chương 3. Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI nhìn từ
phương thức nghệ thuật
9
NỘI DUNG
Chƣơng 1
THƠ NỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI TỪ CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI
1.1. Khái lƣợc về chủ nghĩa hậu hiện đại
1.1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại
Hậu hiện đại là thuật ngữ phức tạp, đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống
nhất cho khái niệm hậu hiện đại nói chung, hậu hiện đại trong văn học nói riêng.
Dựa vào những định nghĩa của các nhà lí luận phương Tây và Việt Nam, ta có thể
hiểu nội hàm khái niệm này như sau: Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học là
khuynh hướng văn học tiếp nối chủ nghĩa hiện đại (bao gồm các khuynh hướng
như tiểu thuyết mới, hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa cực hạn…), ra đời vào khoảng
sau chiến tranh thế giới thứ hai với các đặc trưng: sự từ chối tư tưởng trung tâm,
tính liên văn bản, giễu nhại, “xuyên tạc” sự thật, lối trần thuật hỗn độn, xóa nhòa
ranh giới giữa tinh tuyển và bình dân... Như vậy, chủ nghĩa hậu hiện đại trong cái
nhìn của các nghệ sĩ và nhà phê bình là chủ nghĩa đa nguyên văn hóa. Nó là một hệ
thống mở và không ngừng vận động, nó là cái đang xảy ra.
Nửa sau thế kỉ XX, đời sống của nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước
tư bản phát triển có nhiều thay đổi mạnh mẽ, thậm chí bước sang thời kì mới. Hậu
hiện đại ra đời trên cơ sở xã hội và ý thức của thời đại mới đó.
Hậu hiện đại hình thành trước tiên như phản ứng chiều sâu của con người
hiện thời với thế giới xung quanh. Khoa học kĩ thuật phát triển vượt bậc, xã hội
bước vào thời đại hậu công nghiệp với nền văn minh máy tính, bùng nổ thông tin,
sự thống trị của văn hóa đại chúng và các phương tiện truyền thông, tình hình thế
giới hỗn tạp và nguy hiểm… khiến con người lâm vào tình trạng “chấn thƣơng hậu
hiện đại”, từ đó nảy sinh cảm quan hậu hiện đại. Cái nhìn về thế giới thay đổi. Thế
độc tôn của Trung tâm – phương Tây, của hệ thống lý thuyết có từ thời Ánh Sáng bị
lật đổ trong một thực tại hỗn độn, đứt gãy, đầy ngẫu nhiên. Con người hậu hiện đại
không còn đặt niềm tin vào quy luật to lớn bao trùm hay những “đại tự sự” về một
xã hội lí tưởng, trường cửu mà tràn đầy hoài nghi về những giá trị đã đạt được trong
quá khứ, về những giá trị văn minh, tiến bộ, về ý nghĩa tồn tại của con người mà các
cuộc cách mạng hiện đại từng cổ vũ và tưởng chừng đã đạt được. Đó là hoàn cảnh
10
dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại và cũng chính từ đó mà nhiều người
xem hậu hiện đại trước hết là một hiện tượng văn hoá tinh thần.
Về nguồn gốc danh từ “hậu hiện đại”, theo nhà nghiên cứu như Hassan, xuất
hiện lần đầu tiên trong cuốn Hợp tuyển thơ Tây Ban Nha và các nƣớc Châu Mỹ phụ
thuộc xuất bản năm 1934 của Federico de Onis để chỉ sự đoạn tuyệt các quy phạm
chủ nghĩa hiện đại của thơ ca Tây Ban Nha và Mỹ La tinh đầu thế kỉ XX. Năm
1939, Arnold Toynbee chính thức sử dụng trong bộ sách lịch sử Một công trình sử
học để xác định ranh giới chấm dứt thời kì hiện đại (và thời kì hậu hiện đại bắt đầu).
Năm 1959, nhà phê bình văn học Irving Howe là người đầu tiên đưa ra quan niệm
lý thuyết về sự chuyển tiếp từ chủ nghĩa hiện đại sang chủ nghĩa hậu hiện đại trong
bài viết Xã hội đại chúng và tiểu thuyết hậu hiện đại. Từ đó thuật ngữ “hậu hiện
đại”, “chủ nghĩa hậu hiện đại” được sử dụng phổ biến suốt thập niên 60 trở đi ở
New York trong giới kiến trúc, phê bình của giới trí thức và nghệ sĩ (Jane Jakobs,
Robert Venturi, Hassan, Fielder…) và vào thập niên 1970 được các giáo sư triết học
Châu Âu như J. F. Lyotard, J. Derrida, M. Foucault, J. Baudrillard, F. Jameson…
khai triển thành một hệ thống lý thuyết có ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực
khoa học cũng như đời sống xã hội. Trong đó, cần phải nhắc đến J. F. Lyotard với
cuốn sách nổi tiếng Điều kiện hậu hiện đại (1979) - cuốn sách giáo khoa của các
nhà nghiên cứu hậu hiện đại, được xem là nhà lập thuyết của trào lưu này. Luận
điểm quan trọng nhất của Lyotard là về sự sụp đổ của các “đại tự sự” trong “thời
hậu hiện đại” trở thành phạm trù then chốt của chủ nghĩa hậu hiện đại. Từ Pháp,
Hoa Kỳ, cùng với hậu cấu trúc luận, nữ quyền luận, hậu thực dân luận, chủ nghĩa
hậu hiện đại trở thành một trào lưu phát triển mạnh mẽ, có sức lan toả rất lớn, từ
châu Âu, châu Úc đến châu Mỹ Latin và cả châu Á: Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc,
Trung Quốc... Trên thế giới, các tên tuổi nhà văn lẫy lừng là đại biểu hậu hiện đại:
Italo Calvino, Umberto Eco, Carlos Fuentes, John Barth, John M. Coetzee, Julio
Cortázar, Gabriel Garcia Márquez…
Là khuynh hướng không có tôn chỉ, cương lĩnh, thủ lĩnh riêng mà chỉ là sự
tập hợp quan điểm của các lý thuyết gia cũng như những người sáng tác nên khó
xác định thời điểm khởi đầu của chủ nghĩa hậu hiện đại. Có nhiều quan điểm khác
nhau trong việc xác định mốc đánh dấu của chủ nghĩa hậu hiện đại tùy theo từng
11
lĩnh vực cụ thể mà các nhà nghiên cứu khảo sát. Trong kiến trúc, Hassan cho rằng
năm 1972, những khối nhà cao tầng được xây dựng từ những năm 50 ở thành phố
St. Louis, Missouri (Hoa Kỳ) bị giật sập và mốc 1972 được xem là mốc thời gian ra
đời của chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong văn học, thời điểm ra đời của khuynh hướng
này được xác định sớm hơn. Barry Lewis xác định cụ thể: “Phƣơng pháp sáng tác
văn chƣơng nổi bật nhất giữa những năm 1960 và 1990 là lối viết hậu hiện đại” [4,
234], qua các sự kiện văn chương lẫn chính trị xã hội. Ngoài ra ông còn chỉ ra “dấu
mốc thích đáng khác” cho văn chương hậu hiện đại là cuốn Naked Lunch (Tạm
dịch: Bữa ăn trƣa trần trụi) (1959) của William Burroughs.
Khác Barry Lewis, Richard Ruland và Malcolm Bradbury trong công trình
Từ chủ nghĩa Thanh giáo đến chủ nghĩa hậu hiện đại, Lịch sử văn học Mỹ đưa vào
sự kiện Trân Châu Cảng 1941 để xác định thời hậu hiện đại, ngoài ra cũng từ năm
1940 trở đi nhiều thủ lĩnh kiệt xuất của chủ nghĩa hiện đại qua đời: Scott Fitzgerald
(1940), Sherwood Anderson (1941), Gertrude Stein (1946)… đánh dấu sự chấm dứt
của chủ nghĩa hiện đại (theo Lê Huy Bắc) [7]. Năm nhà tiểu thuyết người Ailen
James Joyce và người Anh Virginia Woolf qua đời đôi khi được sử dụng như đường
ranh giới đơn giản nhất cho sự khởi đầu của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Về sự kết thúc chủ nghĩa hậu hiện đại, như quan điểm trên của Barry Lewis
thì hậu hiện đại chấm dứt vào năm 1990 và sau năm 1990 ông đề xuất cách gọi khác
là chủ nghĩa hậu hậu hiện đại (Post-Postmodernism). Ngoài ra còn có một số ý kiến
khác cũng tuyên bố về cái chết của chủ nghĩa hậu hiện đại vào những năm 1980 từ
làn sóng mới của chủ nghĩa hiện thực với đại diện tiêu biểu như Raymond Carrver.
Tom Wolfe trong bài báoStalking the Billion – Footed Beastđã cho rằng tầm quan
trọng mới của chủ nghĩa hiện thực trong tiểu thuyết hư cấu đã thay thế chủ nghĩa
hậu hiện đại và bài báo đó như “một lời hiệu triệu kêu gọi quay về với chủ nghĩa
hiện thực” [4, tr.235]. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay lời tuyên bố về cái chết
của chủ nghĩa hậu hiện đại có lẽ là vội vàng.
1.1.2. Một số thủ pháp nghệ thuật
Khái niệm cảm quan hậu hiện đại do Lyotart đề xuất và được chủ nghĩa hậu
cấu trúc hưởng ứng và tiếp nhận; hình thức cảm nhận thế giới đặc thù và là phương
thức phản xạ suy tư lí thuyết tương ứng với nó, tiêu biểu cho tư duy khoa học của
12
các nhà nghiên cứu văn học hiện thời thuộc định hướng hậu cấu trúc – hậu hiện đại.
Sự nảy sinh khái niệm cảm quan hậu hiện đại gắn với sự kiện xem xét lại những lí
thuyết hậu hiện đại với tư cách là sự phản ánh tâm thức (mentality).
Cụm từ này thể hiện hai loại cảm thức chính:
Ở bình diện thứ nhất: Cảm quan hậu hiện đại là một kiểu cảm nhận đời sống
đặc thù phản ánh trạng thái tinh thần, tâm thức thời đại. Đó là “cảm giác về thế giới
nhƣ một sự hỗn độn (chaos), nơi không còn bất kỳ tiêu chuẩn giá trị và định hƣớng
ý nghĩa nào, thế giới này, (…) ghi đậm dấu ấn của cơn “khủng hoảng niềm tin” vào
tất cả những giá trị đã từng tồn tại trƣớc đó”[4, tr.8]. Và các nhà hậu hiện đại cho
rằng nỗ lực khôi phục lại trật tự thế giới là vô ích, không thể thực hiện được. Theo
nhà nghiên cứu Lã Nguyên, “chỉ khi nào tìm thấy tâm thức hậu hiện đại trong sáng
tác văn học, ta mới có quyền nói tới văn học hậu hiện đại” [87, tr.13].
Bình diện thứ hai bộc lộ rõ nhất trong lí thuyết phê bình, đó là một phƣơng
thức tƣ duy thể hiện qua lối viết tiểu luận nhiều ẩn dụ - lối viết đặc trưng không chỉ
cho các nhà nghiên cứu mà còn dành cho các triết gia và các nhà văn hóa học hiện
đại nhằm khôi phục lại ý nghĩa của ngôn ngữ khởi thủy nếu khai thác được những
ẩn dụ.
Lối viết ẩn dụ đặc thù của chủ nghĩa hậu hiện đại được thể hiện qua một số
thủ pháp nghệ thuật độc đáo:
Thủ pháp mảnh vỡ (fragmentation) là thuật ngữ được trừu xuất từ khái niệm
phi lựa chọn, qua hình thức nghệ thuật cắt dán đặc biệt. Về thực chất, không có khả
năng biến những mảnh rời rạc thành thể thống nhất. Sau đó, Folkema định nghĩa lại
khái niệm này và phát triển thành một nguyên tắc tổ chức văn bản hậu hiện đại, để
mô tả hiện tượng phi lựa chọn. Đây là thủ pháp phá vỡ nguyên tắc tổ chức văn bản
trần thuật theo trình tự thời gian hay tâm lí trong văn học truyền thống. Mảnh vỡ là
một thủ pháp nghệ thuật chủ yếu đã xâm nhập vào tất cả khuynh hướng sáng tác của
văn học hậu hiện đại.
Thủ pháp tƣơng phản xuyên suốt là thuật ngữ do Lodge xây dựng, phục vụ
cho nguyên tắc phi lựa chọn để thực hiện nội dung căn bản của văn học hậu hiện đại
đó là mâu thuẫn. Cơ sở của lí thuyết này bắt nguồn từ diễn ngôn của Jacobson về
cách viết. Jacobson xem ẩn dụ và hoán dụ là bản chất của quá trình ngôn ngữ, biến
13
cách viết hậu hiện đại không đi theo nguyên tắc tương đồng và kề cận mà đi theo
nguyên tắc loại suy (alternative) qua sáu mô thức trọng tâm: tính mâu thuẫn, hoán
vị, tính đứt đoạn, ngẫu nhiên, thái quá, đoản mạch. Trong đó tính mâu thuẫn là yếu
tính và người ta buộc phải chấp nhận tính mâu thuẫn đó như thực tại cuộc sống.
Thủ pháp giễu nhại (pastiche) xuất phát từ ca kịch Ý, chỉ phương thức giễu
nhại gắn liền với giả định, có tính phân thân (tự giễu nhại chính mình). Cái hài của
hậu hiện đại vượt lên trên cái hài của mĩ học để tự giễu nhại, chống lại bản chất dối
trá của ngôn ngữ và tính ảo tưởng của truyền thông đại chúng. Nhà văn hậu hiện đại
là người mô phỏng vai trò của tác giả, tức là nhà văn giễu nhại chính bản thân mình
bằng hành vi giễu nhại. Đây là thủ pháp bóc trần tính mê hoặc của truyền thông đại
chúng, văn hóa đại chúng. Thủ pháp giễu nhại đã trở thành một đặc điểm nghệ thuật
căn bản của văn học hậu hiện đại. Nó thâm nhập vào sâu văn bản cả trong cấu trúc
và tư tưởng. Thủ pháp nhại tạo nên phạm trù “cái nhại” trong mĩ học hậu hiện đại
thay cho “cái hài” trong mĩ học truyền thống.
Mặt nạ tác giả (author’s mask) là thuật ngữ tương đương khái niệm hình
tượng tác giả trong mĩ học truyền thống. Thủ pháp này đóng vai trò chỉ đạo cho
những trần thuật đặc thù của văn chương hậu hiện đại. Nó vừa là nguyên tắc chỉ đạo
trần thuật, vừa đóng vai trò như một kẻ bịp bợm liên tục nhạo báng vào những niềm
tin ngây thơ, lối tư duy văn học theo khuôn mẫu của độc giả, vừa là vật ngụy tạo
cho chính tác giả (vì tác giả đã chết).
Mã kép (double code) là thuật ngữ đặc thù của văn học hậu hiện đại. Mã ở
đây là những trường liên tưởng, đó là tổ chức siêu văn bản của những ý nghĩ có liên
quan đến những cách hiểu về một cấu trúc nhất định. Nó chủ yếu thuộc về lĩnh vực
văn hóa và có 5 loại mã cơ bản: mã văn hóa, mã giải thích, mã tượng trưng, mã kí
hiệu, mã trần thuật. Những mã này qui định lẫn nhau, mã đứng sau khu biệt phạm vi
hoạt động của mã đứng trước. Mã kép, mã hóa kép đều song hành với sự tồn tại của
văn bản. Hai mã này đều biểu hiện trong văn học hậu hiện đại như hai siêu mã lớn.
Mờ hóa (declearisation) là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng rộng rãi trong
văn học hậu hiện đại, xuất phát từ “giải nhân cách hóa”. Đối tượng được miêu tả
hiện lên không rõ ràng, xóa mờ các đương viền, các đặc điểm cá biệt của đối tượng
làm cho văn bản trở nên mơ hồ, tối nghĩa, muốn hiểu được thì độc giả phải tham gia
14
vào tiến trình nghệ thuật. Mục đích của mờ hóa là khai thác khả năng đồng sáng tạo
của độc giả.
Thủ pháp siêu hƣ cấu (metafiction) là khái niệm được các tác giả hậu hiện
đại sử dụng để bàn về kĩ thuật viết và tiến trình xây dựng tác phẩm của mình. Một
tác phẩm hư cấu là một trò chơi tự trình bày cách chơi của nó và mời gọi độc giả
chơi theo cách chơi của nó. Một tác phẩm siêu hư cấu gắn với quan niệm bất tín
nhận thức và trần thuật đa điểm nhìn. Văn chương hậu hiện đại, cũng bởi thế, là một
trò chơi ngôn ngữ mang tính dân chủ tối đa.
Hoán vị (permutation)biểu hiện ở các mặt: sự chuyển đổi các bộ phận của
văn bản (người đọc có thể sắp xếp các trang, chương, mục theo ý mình); sự hóa vị
văn bản, văn học, văn cảnh xã hội; phá vỡ trật tự thời gian của văn bản. Đây là lối
viết hậu hiện đại chống lại tính ước lệ văn chương,
Chính việc dựa vào phương pháp tư duy bằng nghệ thuật đã trở thành trọng
tâm nội dung và cấu thành hình thức của mô hình tƣ duy thi ca – cơ sở của cảm
quan hậu hiện đại.
1.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại và sự tiếp nhận trong thơ Việt sau 1986
1.2.1. Thơ Việt sau 1986
Có thể thấy chặng đường suốt hơn ba mươi năm qua (1986-2016), thơ ca
đương đại vừa có sự tiếp nối lửa văn chương từ thế hệ các nhà thơ đã hành trình
trong suốt ba mươi năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, vừa sải bước trên
con đường hiện đại hóa bằng sự bức phá ngoạn mục. Và trên hành trình thơ ấy có
sự góp mặt của nhiều thế hệ.
Điều đáng chú ý đầu tiên là thế hệ các nhà thơ đã thành danh trong chiến
tranh vẫn tiếp tục viết và tiếp tục được khẳng định: Lưu Quang Vũ (mất 1988),
Phùng Khắc Bắc, Bế Kiến Quốc, Hoàng Hưng, Thanh Thảo, Trúc Thông, Thi
Hoàng, Ý Nhi, Nguyễn Trọng Tạo,… Đây là lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng
chiến nhưng vẫn giàu nội lực sáng tạo và luôn tìm tòi đổi mới chính thơ mình ở thời
hậu chiến. Lớp nhà thơ kháng chiến bên cạnh việc đổi mới về hình thức nghệ thuật
còn chú ý đổi mới cách phản ánh bản chất đời sống của thơ. Dù những cách tân một
phần về cảm hứng, bút pháp,… căn bản vẫn dựa trên nền mỹ học truyền thống,
nhưng một số nhà thơ chống Mỹ vẫn tạo được những dấu ấn sáng tạo và thành tựu
15
riêng. “Một Hoàng Hƣng với những thể nghiệm thơ gây khá nhiều tranh cãi. Một
Thi Hoàng với lối nói trạng nửa ỡm ờ, nhấm nhẳng; nửa uyên thâm, triết lí. Một
Thanh Thảo luôn trăn trở với những tìm tòi, thể nghiệm trên con đƣờng tìm nguồn
nƣớc thi ca.” [73, tr.6].
Điều khá lí thú là một loạt các nhà thơ đã từng xuất hiện trong phong trào
Thơ mới – cuộc cách tân lần thứ nhất của thi ca Việt – giờ đây, chính họ là những
người đầu tiên đặt nền móng cho ngôi nhà cách tân thơ lần thứ hai. Cùng với Trần
Dần là Hoàng Cầm, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương Tường,… với tư duy thẩm mĩ
hiện đại, đầy mới mẻ, họ đã thắp lên những hình tượng mới cho thơ khi vượt thoát
được những khuôn sáo ước lệ của vần điệu vốn dĩ quá quen thuộc với người đọc
thơ. Không gian thơ được nới rộng và đào sâu ở mọi chiều kích, đặc biệt là chiều
thứ tư đi vào thế giới nội tâm phong phú nhưng cũng đầy phức tạp của con người.
“Ngƣời đọc sẽ không thể nào quên đƣợc một Trần Dần – “thi sơn thơ”, một Hoàng
Cầm – “tràng giang thơ”, một Lê Đạt – “phu chữ thơ”, một Đặng Đình Hƣng với
bến mê đầy kì bí và một Dƣơng Tƣờng với “nẻo đường nhạc lạ”. Với những cách
định danh này, có thể thấy đƣợc tâm huyết và tiềm năng sáng tạo của một thế hệ kì
tài (chữ dùng của Nguyễn Việt Chiến) trong thơ ca đƣơng đại.” [73, tr.7].
Song hành với lớp nhà thơ đi trước là cả một thế hệ người làm thơ mới từ sau
chiến tranh nối tiếp đến hôm nay. Họ đã làm nên dòng chảy đầy sức sáng tạo và
giàu màu sắc cho nền thơ ca đương đại. Trước hết phải kể đến nhóm tác giả thành
danh sau 1986. Tác giả Nguyễn Việt Chiến trong cuốn sách Thế hệ nhà văn sau
1975: Diện mạo và thành tựu cho đấylà “một Nguyễn Lƣơng Ngọc bùng cháy và
ngạo nghễ trong tìm tòi; một Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên từ trƣờng thơ mới;
một Dƣ Thị Hoàn độc đáo trong sáng tạo thơ; một Nguyễn Khắc Thạch thích sự
nguyên khối của ý tƣởng hơn là sự gia công bằng cảm xúc; một Mai Văn Phấn đang
hành trình đến bến bờ của sự cách tân; một Trần Tiến Dũng say mê thử nghiệm các
cấu trúc thơ; một Lãng Thanh kì bí và ám ảnh; một Dƣơng Kiều Minh hƣớng về
bản ngã phƣơng Đông, một cõi thơ lạ đến đắm say của Nguyễn Bình Phƣơng; một
Nguyễn Minh Tuấn lập trình thơ bằng những suy tƣởng mới; một Đặng Huy Giang
luôn hƣớng tới tính triết luận; một Trần Anh Thái đang tìm tòi để trở lại chính
mình; một Inrasara cất cánh từ văn hóa Chăm sang chân trời mới; một Thảo
16
Phƣơng luôn khát vọng đổi mới thơ; một Tấn Phong đang soạn tiếp những giao
hƣởng thơ; một Nguyễn Linh Khiếu đang mê man trong dạo khúc phồn sinh; Một
Trần Quang Quý bức xúc vì những siêu – thị - mặt, một Phan Thị Vàng Anh đang
cố vƣợt lên bằng một bản lĩnh thơ mới…” [12].
Một thế hệ thơ táo bạo và đầy tài năng – đấy là nhận định chung nhất cho
những nhà thơ trẻ đương đại. Điểm nổi bật nhất trong những sáng tác của họ là ở sự
trẻ trung, tươi mới và giàu chất trí tuệ. Những cây bút trẻ đương đại được nhắc tới
nhiều nhất có thể kể đến: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Văn Cầm
Hải, Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Vĩnh
Tiến, Trương Quế Chi, Nhóm Mở miệng, Nhóm Ngựa trời,… Hầu hết các tác giả
này con rất trẻ, trên dưới hai mươi tuổi vào thời điểm họ xuất bản các tập thơ đầu
tay của mình. Điểm chung nhất ở họ là sự khao khát thể hiện tiếng nói của thế hệ
mình như một giá trị. Và giá trị ấy được đảm bảo bằng cái mới, cái hiện đại trong
quan miện về thơ, trong giọng điệu, bút pháp, hình thức thể hiện,… Dù có thể
những tìm tòi, cách tân chưa dễ tìm được sự đồng thuận trong đánh giá và tiếp nhận
của người đọc nhưng vẫn có thể cảm nhận được một nguồn sinh lực mới trong thơ
trẻ hôm nay.
Cuối cùng không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của các nhà thơ hải
ngoại: Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Thị Khánh Minh, Đỗ Kh., Lê Thị Thẩm Vân,
Nguyễn Thị Hoàng Bắc,… Nhờ sự hỗ trợ tích cưc của những phương tiện thông tin
hiện đại, những cây bút xa quê hương đã thể hiện được vị thế của mình trong dòng
chảy của thơ ca Việt Nam đương đại.
Sự đa dạng trong xu hướng tìm tòi là minh chứng cho nhu cầu đổi mới thơ ca
và thể hiện sự cố gắng của các nhà chức trách trong việc đem lại một bầu không khí
sôi nổi, cởi mở cho thơ Việt hôm nay. Trong các xu hướng cách tân, có thể gọi tên
một số dòng thơ tạo được sự chú ý đối với công chúng như: thơ dòng chữ, thơ dòng
nghĩa, thơ tân hình thức, thơ thị giác, thơ hậu hiện đại.... Phát súng đầu tiên mở đầu
cho công cuộc cách tân thơ là Không đề của Nguyễn Đình Thi. Tuy nhiên, lẽ
thường những điều mới và khác lệ thường ban đầu rất ít được đón nhận, nếu không
muốn nói là bị phản đối như trường hợp của Lê Đạt, Trần Dần, Đặng Đình Hưng,
Văn Cao,…
17
Thơ hậu hiện đại được xem là trào lưu khởi phát sớm nhất và được kì vọng
hơn cả trong thời kì hậu đổi mới thơ, mang trong mình khả tính cách mạng sau bao
nỗ lực tìm tòi, khai phá. Nó được khơi mào từ giữa thập niên cuối của thế kỉ XX và
nở rộ cùng văn chương mạng tiếng Việt. Hậu hiện đại chủ động tồn tại bên lề sinh
hoạt văn học dòng chính qua hình thức mạng internet và cả ở dạng in photocopy.
Nó đã làm nên một cuộc thay đổi lớn.
Toàn cầu hóa, vách ngăn trong ngoài không còn, thế giới đang phẳng ra, nhất
là khi văn hóa internet ra đời, các website văn chương cấp nở rộ, phương tiện ấn
hành mới mở ra không gian mênh mông cho nhà thơ thể hiện và nhanh chóng đưa
tác phẩm mình đến với người đọc khắp mọi nơi trên thế giới. “Thế hệ nhà thơ hậu
hiện đại xuất hiện làm cuộc giải trung tâm toàn triệt thơ Việt lâu nay gò mình trong
vùng chật hẹp, bó buộc.” (Inrasara) [44].
Tiếp nối Bùi Giáng – người được xem là cây bút đầu tiên sáng tác thơ theo
cảm thức hậu hiện đại, chúng ta có thể kể đến những tên tuổi khác của trào lưu thơ
hậu hiện đại: Đặng Thân, Lê Anh Hoài, Mai Văn Phấn, Bùi Giáng, Trần Wũ
Khang, Như Huy; Bùi Chát, Lý Đợi, Phan Bá Thọ, Lynh Bacardi, Lê Vĩnh Tài,
Jalau Anưk, Bỉm, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly
Hoàng Ly; Đỗ Kh, Đinh Linh, Đỗ Quyên, Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Thúy
Hằng,… Dù ở phương trời nào, nam hay nữ, không phân biệt dân tộc, kênh in ấn và
phát hành tác phẩm,… tất cả họ đều cùng tự thức self consciousness trong chân trời
của tự do sáng tạo trong thế giới toàn cầu hóa, ở đó mỗi cá nhân được thể hiện trọn
vẹn mọi khả năng của mình.
Dấu ấn hậu hiện đại thể hiện ở cảm quan và thủ pháp sáng tác. Xuất phát từ
tu duy hậu hiện đại, các nhà thơ nhìn thế giớ đang vận động, chưa hoàn kết, chấp
nhận đa giá trị, bảng giá trị truyển thống cần được xem xét lại, hoài nghi chân lí và
mọi sự tồn tại. Thơ hậu hiện đại khước từ duy cảm mà hướng đến duy lí nhiều hơn.
Cái tôi trữ tình hậu hiện đại và các thi ảnh, cấu trúc, giọng điệu, ngôn ngữ mang dâu
ấn hậu hiện đại. Có thể dẫn Bến lạ - một bài thơ văn xuôi của Đặng Đình Hưng để
hiểu hơn về những bi kịch cá nhân, tâm trạng bất an, cô đơn, hoang hoải; những
khoảng tối cấm kị được phơi bày. Cảm thức thế giới là hỗn độn, nhận thức thế giới
của con người luôn đầy thiếu khuyết, các thiếu khuyết được diễn dịch một cách chủ
18
quan bằng giải trình ngôn ngữ (discourse). Chúng hoàn toàn phụ thuộc vào kinh
nghiệm cá nhân. Bất tín nhận thức, hậu hiện đại coi đại tự sự (grand narratives) -
thứ được xem như huyền thoại từng thao túng cuộc sống nhân loại, khiến họ ngày
càng chìm sâu hơn trong nỗi vong thân. Hậu hiện đại thức tỉnh nhân loại nhận thức
lại giấc mơ đại tự sự, thúc đẩy con người trực diện với chính thời đại mình đang
sống, một thứ hiện thực thậm phồn. “Nhà hậu hiện đại giải-mơ mộng của nhà lãng
mạn, giải ảo tƣởng của nhà lí tƣởng, hủy trung tâm để thiết lập nhiều trung tâm nhỏ
lẻ khác, đặt đại tự sự vào thế chông chênh để nó luôn tự xét lại mình, vƣợt bỏ nhà
hiện đại để đƣa thơ ca kết nối lại với truyền thống... Do đó, có thể khẳng định rằng
chính nhà hậu hiện đại bám hiện thực hơn mọi nhà hiện thực [chủ nghĩa] nào bất
kì.” (Inrasara) [45].
Hơn mười lăm năm phát triển, nhà thơ hậu hiện đại Việt vận dụng nhiều thủ
pháp tiếp nhận trên thế giới để sáng tạo nhiều loại thơ chưa từng có mặt trong
truyền thống thơ ca Việt Nam trước đó: Phỏng nhại, siêu hư cấu sử kí, thơ phụ âm,
thơ graphic, thơ thực hiện, thơ cụ thể, thơ phân thân, thơ động tác, thơ tịnh tiến,….
Thơ văn xuôi của Đặng Đình Hưng; Trần Dần giải phóng cá tính bằng lối thơ bậc
thang, thơ không lời, sáng tạo câu thơ dòng chữ, chú trọng làm chữ phát sinh nghĩa;
Lê Đạt đi tìm Bóng chữ qua những câu thơ sống động, cựa quậy; Văn Cao biết đem
đến một vẻ thơ riêng biệt qua tập Lá đầy ẩn dụ; Bùi Giáng tìm mình trong lỗi diễn
tả cảm xúc một cách đặc biệt, vừa chân thành vừa giễu nhại; trong khi đó Mở miệng
được đánh giá là một hiện tượng xã hội hơn là một hiện tượng văn học bởi cách làm
rối ngôn từ. Lê Đạt quá xuất sắc khi sử dụng thủ pháp nhiễu kép – một phương thức
nghệ thuật làm cho người đọc không phân biệt thực – hư: Tóc trắng tầm xanh qua
cầu với gió/ Đùi bãi ngô non/ ngo ngó sông đầy/ Cây gạo già lơi tình/ lên điệu đỏ/
la lả cành/ cởi thắm/ để hoa bay/ Em về nói làm sao với mẹ (Lê Đạt - Quan họ). Rõ
ràng, Lê Đạt đâu chỉ miêu tả một khung cảnh nên thơ và người đọc cũng không
thoát được cảm nghĩ về cái đắm say của tình yêu nhục thể được diễn tả bằng bóng
chữ. Chính cảm thức và thủ pháp như vậy làm nên phong cách của các nhà thơ hậu
hiện đại.
Tóm lại, toàn cầu hóa, bao nhiêu trào lưu sáng tác tràn vào Việt Nam. Mỗi
nhóm văn chương, mỗi tác giả, mỗi thời đoạn có nhiều cách tiếp nhận và thể hiện
19
khác nhau. Nhà phê bình không thể bao quát để nghiên cứu xuyên suốt được tất cả
các dòng thơ mà chỉ có thể đi sâu vào các sáng tác của một hệ mĩ học để làm phê
bình, không thể khác. Inrasara khi nói về việc nghiên cứu thơ đương đại, đã lưu ý
rằng: “Không thể đứng từ mĩ học này để phán xét thơ thuộc hệ mĩ học khác. Càng
không thể nhấn vào một số tác giả hay tác phẩm chƣa tiêu biểu thuộc một hệ mĩ học
nào đó để phê phán chính tƣ tƣởng của hệ mĩ học đó.” (Inrasara) [45]. Chỉ khi đó,
các nhà nghiên cứu mới thật sự công tâm và chính xác trong công việc của mình và
góp phần đưa văn học Việt Nam vượt vũ môn ra biển lớn.
1.2.2. Thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thúy Hằng – những thành tựu
và nỗ lực cách tân
Nhìn vào đội ngũ viết văn trẻ đương đại, người đọc có thể nhận ra một thế hệ
nhà văn mới của văn chương Việt Nam và họ đã làm nên một thời đại mới, thời đại
của chính họ. Một thế hệ có trình độ học vấn, đa tài và hoạt động ở nhiều lĩnh vực
xã hội. Họ sáng tạo nghệ thuật và có nhiều điều kiện giao lưu quốc tế. Họ khẳng
định một thế hệ trẻ của một đất nước mở cửa và hội nhập hôm nay, khác với các thế
hệ đi trước trưởng thành trong chiến tranh. Mười năm cuối thế kỉ XX và mười năm
đầu thế kỉ XXI vừa qua, là khoảng thời gian xuất hiện và khẳng định tài năng của
nhiều nhà thơ nữ. Chúng tôi muốn nhắc đến những người mà ngay khi mới xuất
hiện đã tạo được những làn sóng trong làng thơ.
1.2.2.1. Vi Thùy Linh
Vi Thùy Linh sinh ngày 4 tháng 4 năm 1980, hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam, hiện đang sống và viết tại Hà Nội; tốt nghiệp Đại học Báo chí.
Năm 1995, Vi Thùy Linh đăng in bài thơ đầu tay của mình trên báo Tiền
phong; năm 1999, Nxb Hội Nhà Văn in tập thơ Khát của chị, Nguyễn Trọng Tạo
khi viết lời tựa cho tập thơ đó, đã xác quyết mạnh mẽ rằng: Vi Thùy Linh đã đi vào
thơ hiện đại bằng con ngựa chữ nghĩa dậy thì; năm 2000, Nxb Thanh Niên ấn hành
tập Linh, tán thưởng tập thơ này, Nguyễn Huy Thiệp nhận xét rằng: so với các nhà
thơ nữ trên văn đàn, Linh không chỉ “đáng kể nhất”, mà còn “nguy hiểm
nhất”[105]. Hiện tƣợng Vi Thùy Linh đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi với hai
luồng ý kiến khen chê trái ngược nhau. Khoảng 5 năm sau, Vi Thùy Linh công bố
tập thơ song ngữ Việt – Pháp Đồng Tử (2005), tập này được nhà thơ Vũ Mão ưu ái
20
viết lời giới thiệu. Năm 2008, Linh cho ra mắt tập thơ Vili in love gồm 29 bài thơ
song ngữ Việt – Anh, do Dương Tường và Trịnh Lữ dịch, Lê Thiết Cương vẽ bìa và
minh họa. Về mặt nội dung, tập thơ chia làm 3 phần: Mãi mãi ngày thơ bé, Tình tự
Hà Nội, Con và Paris. Năm 2010, tập thơ Phim đôi – Tình tự chậm (Nxb Thanh
Niên) là một ấn phẩm nghệ thuật sang trọng và đắt giá (theo cả nghĩa đen), có sự
góp mặt của nhiều họa sĩ, dịch giả, nhà thơ, đạo diễn, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng. Tập
thơ có 39 bài, gồm hai phần: Phần I chọn 10 bài của các tập Khát và Linh; phần II
gồm 29 bài được sáng tác chủ yếu trong năm 2010. Năm 2011, tập thơ thiếu nhi
Chu du cùng ông nội (NXb Kim Đồng), tuyển chọn 22 bài thơ tác giả tâm đắc viết
về những kỉ niệm thân thương của tuổi thơ. Cách đây ít năm, ngày 1 – 12 – 2012,
tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, Vi Thùy Linh đã tổ chức thành công buổi biểu diễn văn
học Bay cùng Vili, giới thiệu hai cuốn sách: Vili in Paris và Vili tùy bút. Linh đã trở
thành người tiên phong, lần đầu tiên đưa trình diễn văn học vào Nhà hát Lớn. Buổi
trình diễn thành công, đánh dấu sự trưởng thành theo hành trình của cô gái làm thơ
từ năm 16 tuổi và đã lao động miệt mài, hết mình vì nghệ thuật gần 20 năm qua.
Chúng ta vẫn còn nhớ thời điểm Vi Thùy Linh xuất hiện, người khen hết cỡ,
người chê cạn lời. Cô gái tuổi 18 dõng dạc tuyên ngôn cho thơ mình: “Tôi không
bao giờ hóa trang để nhập vai kẻ khác”. Theo Trần Đăng Khoa thì: “Đấy là một
dấu hiệu đáng mừng. Bởi cuốn sách đã không bị quên lãng. Nó đã có đời sống và
số phận của nó. Đối với việc sáng tạo nghệ thuật, sợ nhất là sự im lặng. Một tác
phẩm ra đời, nhƣ hạt cát ném vào vũ trụ, rồi mất hút trong cõi mịt mù giá lạnh,
chẳng để lại một tiếng vọng nào” [49]. Thơ Vi Thùy Linh trình bày cái tôi không
xấu hổ trước những khuôn phép đầy dị nghị - cái khuôn phép mà Hồ Xuân Hương ở
thế kỉ 19 đã từng băng qua. Đến với thơ Linh cũng là đến với con người Linh – một
bản thể khác biệt, độc lập. Sự độc đáo ấy thể hiện trong những quan niệm lẫn tuyên
ngôn trong thơ. Chị khẳng khái “muốn đƣợc mọi ngƣời nhắc tới mình, vì thơ ca”.
Vi Thùy Linh khát khao biểu hiện cái tôi đào sâu bản thể trước cuộc đời và
trong sáng tạo, cái tôi bản thể mang tính khác biệt. Linh luôn muốn tạo sự độc đáo
riêng biệt trong lối tư duy, diễn đạt và hình ảnh: “Tôi yêu thơ bằng tình yêu say
đắm, tận trung của một ngƣời si tình, chung tình, không tiếc gì cho tình yêu ấy”. Và
đặt niềm tin sâu sắc: “Thơ không bao giờ chết! bản chất của Sáng tạo là Mới và
21
Đẹp”. Với những quan niệm tích cực ấy, Linh vẫn ngày đêm dồn hết sinh lực để
góp phần đổi mới thi ca Việt, với một tư duy mới, tạo ra sự độc đáo trong hình
tượng thơ. Một lối thơ “bạo động chữ” (Văn Giá), “tƣ duy về lời” (Trần Thiện
Khanh), “một khát vọng trẻ” (Nguyễn Thụy Kha), “thi sĩ của ái quyền” (Chu Văn
Sơn). Linh đúng là “kẻ si tình chung thân vì nghệ thuật” (Hà Linh). Chị nhìn thấy
cuộc đời này chỉ được tạo sinh trong những cuộc đi dài, không thể ngừng nghỉ, cho
nên chị đã dấn thân, thậm chí là liều lĩnh được khám phá, và được chinh phục
những đỉnh cao, mà nếu chỉ có nhiệt huyết thôi không thể nào với tới được.
Chia sẻ về quãng thời gian hơn 10 năm gắn bó với thơ ca, Linh tự tin tâm sự:
“Tôi bất chấp mọi giông bão để dấn thân bởi tôi tin vào con đƣờng mình đã chọn.
Nhân cách và tài năng là những yếu tố không thể nào thay thế ở một ngƣời cầm
bút.” [58]. Đó chính là sức sống của nghệ thuật. Đúng như Linh đã từng nói: với
nghệ thuật, không thể dùng thâm niên, nghệ thuật là sẵn sàng dấn thân và chấp nhận
trả giá.
Vi Thùy Linh là một trong những tác giả đã đạt được giải Bông hồng vàng
của đài truyền hình kĩ thuật số VTC do khán giả bình chọn năm 2006, cùng với kỉ
niệm chương của Hội liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tháng 3 năm 2008.
1.2.2.2. Ly Hoàng Ly
Ly Hoàng Ly sinh năm 1975, tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Mĩ thuật. Cha
làm thơ, mẹ tảo tần nuôi con những ngày người cha lâm nạn chữ. Hiện sinh nhà thơ
đang sống tại Sài Gòn.
Chị là nhà thơ, hoạ sĩ, tác giả của nhiều triển lãm sắp đặt và trình diễn đã
trưng bày trong và ngoài nước. Lô lô là tập thơ thứ hai của Ly Hoàng Ly xuất bản
năm 2005. Tập thơ đầu tiên Cỏ trắng của chị ra đời năm 1999 từng đoạt giải Mai
Vàng của báo Người lao động.Năm 2000, Ly Hoàng Ly nhận được vô số lời mời đi
dự triển lãm và trình diễn quốc tế. Một số bài thơ trong tập Lô Lô và Cỏ Trắng của
chị được dịch ra tiếng Mỹ và in trong một số tuyển tập chung, và hơn thế, bài thơ
nào cũng là dòng chảy cảm xúc trong sống động ngôn từ, với sự hài hoà trong thể
nghiệm không gian thơ mới, thế nhưng Ly Hoàng Ly ít khi nhận mình là nhà thơ, và
dần dần, chị xoá trong trí nhớ người khác về một người thơ: “Tôi nghĩ tôi là ngƣời
viết và gọi cái mình viết là thơ hoặc có thể không là thơ thì gọi là gì cũng đƣợc,
22
nhƣng tôi không theo đuổi nghiệp thơ nhƣ nghiệp hoạ... Nhƣng rõ ràng vì tôi hay
ghi lại những suy nghĩ của mình, phản chiếu của mình về cuộc sống, lý tƣởng sống,
công việc mình làm, nên hành trình nghệ thuật thị giác của tôi chắc chắn hiện lên
trong thơ tôi.” [100].
Ly chạm vào “danh” từ rất sớm: Giải thơ Bút Mới của Báo Tuổi Trẻ năm 20
tuổi, bốn năm sau, tập thơ Cỏ trắng của Ly nhận Giải Mai Vàng của Báo Người Lao
Động. Là biên tập viên của một nhà xuất bản, Ly Hoàng Ly cũng là cái tên nhiều
người trong và ngoài nước biết với các hoạt động nghệ thuật đương đại. Từ chối
tặng thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 cho tập thơ Lô Lô, có lẽ, Ly không để
“danh” chạm vào mình. Ly nghĩ: “Mong muốn sáng tạo là vô hạn, giải thƣởng có
cao quý đến đâu cũng là hữu hạn. Kỳ vọng vào bất kỳ giải thƣởng nào là tự giới
hạn mình” [89]. Cách Ly Hoàng Ly khẳng định cái tôi nghệ sĩ trong sáng tạo cũng
nhẹ nhàng, dường như, chị không có nhu cầu phát ngôn nhiều để lí giải về con
đường của mình. Ly Hoàng Ly là “một ca khá kỳ lạ”, đã khắc hoạ được chân dung
của mình vào thơ Việt Nam đương đại với những đường nét, tư tưởng và nghệ thuật
đặc sắc.
Nhà thơ Ly Hoàng Ly đã vượt qua những nhà thơ nữ đi trước và mở ra một
con đường mới cuả thơ ca. Chị cũng không để cái bóng của cha mình là nhà thơ
Hoàng Hưng che khuất. Những bài thơ viết theo Nghệ thuật trình diễn là những
cảnh diễn đầy tư tưởng và thẩm mỹ, nó gọi mời người đọc tham dự vào cảnh diễn
để cùng trải nghiệm hiện sinh. Năng lực sáng tạo của chị thật dồi dào và độc đáo.
Bên trong mọi hình thức sáng tạo và diễn đạt nghệ thuật, người ta thấy một Ly
Hoàng Ly rất thao thức với “sự đời”. Thế rồi, Ly cứ lẳng lặng đi trên con đường tự
do sáng tạo và thể hiện tư tưởng của mình, không danh, không lợi, không gì chạm
vào được. Chỉ có thể lý giải bằng sức tập trung cao độ, tinh thần quyết liệt, ý chí
mạnh mẽ, và nhất là bằng tâm niệm xem con gái, và nghệ thuật là tất cả của
mình.“Có lẽ, nghệ thuật với Ly chính là bão giông cuồng phong, là hạn hán, cũng
là đất mẹ, là khí trời, là nắng trong và gió mát” [89]. Chị tâm sự: “Có một ngƣời
bạn nói với Ly rằng: chính Ly sẽ là ngôi nhà cho nghệ thuật. Theo Ly hiểu thì câu
ấy có nghĩa: Ly không thể thở bình thƣờng nếu thiếu nghệ thuật, hoặc nghệ thuật là
ngôi nhà của Ly” [89]. Một nghệ sĩ chân chính là từ trong tim đã thắp lên ngọn lửa
23
đam mê, là ý hướng sống chết với nghề nghiệp, là vắt kiệt cùng sức lực dâng hiến
cho nghệthuật và lấy tất cả những điều đó ý thức sự tồn tại và cảm nhận hạnh phúc
của mình. Về điều này, Ly Hoàng Ly cũng không ngoại lệ, chị nói: “Với tôi, làm
nghệ thuật là công việc đƣờng dài, càng làm càng mê, càng làm càng thấy đuối
sức... Tôi làm nghệ thuật là để khám phá thế giới quanh mình và khám phá chính
mình” [118]. Khi được hỏi về khả năng duy trì việc sáng tác và ấn hành tác phẩm,
Ly rất từ tốn và chân thành: “Giàu hay nghèo Ly cũng đều sống đƣợc…” [89]. Chỉ
có người nghệ sĩ có ý nghĩ trong sáng mới đủ sức vượt qua những chông gai của
nghề và để lại cho đời những tác phẩm giá trị.
1.2.2.3. Nguyễn Thúy Hằng
Nguyễn Thúy Hằng, sinh năm 1978 tại Sài Gòn. Tốt nghiệp Đại học Mĩ
Thuật TP.HCM. Hiện sống và làm việc trên hai lĩnh vực Nghệ thuật thị giác và Văn
chương tại TP.HCM.
Nguyễn Thúy Hằng đã xuất bản các tác phẩm gây được sự chú ý đối với đọc
giả và giới chuyên môn: Họ - bột hƣ ảo, tuyển tập thơ, Nxb Văn học do Nhã Nam
phát hành, 2012; Bởi từ lâu chúng ta không thể ngủ, tập truyện ngắn, Nxb Văn học
và Nhà sách Kiến Thức phát hành, 2008; bộ ba tập Thời hôm nay, khoái cảm và
điên rồ hợp lý, Nxb Trẻ và Nhà sách Kiến Thức phát hành, 2006.
Bên cạnh hoạt động văn học, Nguyễn Thúy Hằng còn thể mình trong những
hoạt động nghệ thuật đầy sôi nổi: Four poets, two languages – thơ Việt – Mỹ,
Tadioto, Hanoi, 2012; Poetry and Performance, British Council, Hà nội, 2007; Tọa
đàm Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý, Viện Goethe Hà Nội, 2006. Hằng
đặc biệt gây được ấn tượng mạnh mẽ qua các triển lãm cá nhân: Điêu khắc Ta
Thán của Nguyễn Thúy Hằng, Tadioto Gallery, Hà Nội, 2009; Một bọn tại Trung
tâm Viet Art Centre, Hà Nội, 2008.
Nếu như Nghệ thuật thị giác và cả văn chương của Nguyễn Thúy Hằng còn
tạo ra nhiều băn khoăn nơi độc giả, thì đối với một số đồng nghiệp và các nhà
nghiên cứu, Nguyễn Thúy hằng được nhận những lời có cánh về khả năng văn
chương – nghệ thuật của cô. Việt Quỳnh cho rằng“Nguyễn Thúy Hằng là Một tâm
hồn không dễ nắm bắt, và là Một nghệ sĩ không dễ nắm bắt”[100]. Đỗ Minh Tuấn
lại gọi chị là“ngƣời mộng du chuyên nghiệp”[119]. Trong khi đó, Trần Tiễn Cao
24
Đăng lại đưa ra cảm nhận của riêng mình về cá tính nghệ thuật của cô: “Mỗi lần
đọc Thúy Hằng, tôi luôn luôn có cảm giác cô là một ngƣời sinh ra không phải cho
thế giới này. Phần nào đó nhƣ tôi. Ấn tƣợng trong tôi khi đọc cô: tình yêu của cô
đối với những thế giới khác – cùng với các quy luật khác biệt của chúng – mà chỉ
mình cô biết, sự quả cảm của cô trong việc miệt mài nói về các thế giới đó, sự cô
đơn của cô khi quá ít ngƣời trên thế giới sẵn lòng nghe cô, có thể hiểu cô.” [82].
Tác phẩm của hằng đã khiến cho Dương Tường phải say đắm mà thốt lên những
nhận xét đầy ưu ái dành cho thơ và nghệ thuật của chị: “Ai đó có thể gọi Nguyễn
Thúy Hằng là nghệ sĩ hậu hiện đại. Tôi chẳng có lý do để nói ngƣợc lại. Song, mặt
khác, tôi ƣng nhìn tác phẩm của cô nhƣ một giá trị khu biệt, thách thức mọi cố gắng
định loại, bởi nghệ thuật của Thúy Hằng, với những yếu tố thơ-nhạc-họa hòa quyện
kết dính đến mức không thể tìm ra mối hàn, là duy nhất trong loại của nó.” [82].
Sáng tạo là phẩm chất của thi ca và là yêu cầu bắt buộc đối với người nghệ
sĩ. Thơ trẻ nói chung và thơ nữ Việt đầu thế kỉ XXI nói riêng ngày càng xác lập
được bản lĩnh, họ khẳng định bản thể trong sáng tạo một cách sòng phẳng, và những
thể nghiệm của họ ít nhiều nhận được sự ủng hộ, hay ít ra là sự đồng cảm từ những
bậc tiền bối: “Là ngƣời chạy tiếp sức, thơ trẻ phải tạo ra dấu ấn thế hệ của mình.
Mọi tìm tòi, thể nghiệm cần đƣợc trân trọng và khuyến khích. Vì đây là sáng tạo, là
tìm ra một cái gì đó chƣa từng có, cần phải có thái độ cởi mở, rộng thoáng tin cậy.
Có thể có những quá đà, những vấp ngã, những trả giá đớn đau. Đó là tất yếu
không tránh đƣợc. Bởi cuộc tìm kiếm đích thực nào chả thế. Miễn là hay…” (Hữu
Thỉnh) [121].
25
Chƣơng 2
DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM
ĐẦU THẾ KỈ XXI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CẢM QUAN MỚI
VỀ THẾ GIỚI VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH
2.1. Cảm quan mới về thế giới
Chúng ta đang sống trong thế giới bị tấn công bởi những cơn lũ thông tin.
Thông tin và nhất là nhịp độ sản xuất thông tin mới tăng theo cấp số nhân; thông tin
được tân trang, tổng hợp lại để nhập vào thông tin mới. Thời đại toàn cầu hóa, “con
ngƣời ở giao thời thế kỉ XX – XXI trong cả cuộc đời mình tiếp nhận nhiều hơn hàng
chục nghìn lần lƣợng thông tin mà tổ tiên hắn nhận đƣợc 300-400 năm trƣớc” [dẫn
theo M. Epstein, 2000]. Đứng trước thách thức của một hành tinh đang dần phẳng
ra, mọi lên kết bề mặt đều trở nên vô cùng dễ dàng bởi mạng truyền thông. Thị
trường tiêu dùng phát triển và sản xuất tăng nhanh, tất cả giá trị của đời sống đều
được phơi bày và cùng nhau tồn tại. Trước những biến đổi vô cùng mau lẹ và đầy
phức tạp ấy, con người có nhu cầu cất lên tiếng nói của mình.
2.1.1. Cảm quan về một thế giới hỗn độn, bất khả nhận thức
Thơ nữ đầu thế kỉ XXI phản ánh thực trạng đời sống, xã hội đầy hỗn loạn
như là một cảm thức mới mẻ về thế giới đang diễn ra. Vi Thùy Linh cảm nhận cuộc
tồn sinh chứa đựng những giá trị đối lập dùng tồn tại, không thể phân biệt đúng –
sai, chân – ngụy, cao – thấp, sang – hèn,… tất cả đều vỡ tung thành một mớ hỗn
độn không cách gì sắp đặt: Trò Domino với hiệu ứng lan truyền, đổ sang nhau
những/ ăn năn – bất cần, trong sạch – vấy bẩn, ý nghĩa – vô bổ, cạn kiệt – lấp đầy,
tuyệt vọng và ngộ nhận, đoàn tụ và lƣu lạc, trấn tĩnh và hoảng loạn/ Sự ầm ĩ chen
đua của đám đông chỉ là một chế giễu cho mảnh đất chật hẹp/ Những tranh cãi
chằng chịt chẳng biện minh điều gì ( Vi Thùy Linh - Sinh ngày 4 tháng 4). Có khi,
mọi sự vật hiện tượng đêu bị làm lu mờ trước những sự vật khác và con người chỉ là
đang đuổi theo những cái bóng của người khác trên trần gian: Mặt hồ mặt trời mặt
ngƣời mỗi ngày một khác/ Mọi sự vật đều chồng tên ngƣời cũ/ Những gƣơng mặt
nhòa tên nhòa nét (Vi Thùy Linh - 23 tháng 3, nơi ánh sáng). Không gian trong
thơ được thể hiện ở trạng thái rối tung, các sự vật không hề có mối liên hệ nào,
không gian ấy vừa gợi ra quang cảnh đất trời sau một cơn giống tố bão bùng, vừa
26
giống con chuyển dạ sinh nở của người đàn bà, vừa y hệt một đống rác đủ thành
phần. Nhà thơ gọi đó là cõi hỗn mang mà con người khát khao thoát khỏi để kiến
tạo một thế giới khác tươi đẹp và đáng sống hơn – bằng tình yêu: Khi yêu nhau,
chúng mình đã thoát ra khỏi thế giới hỗn mang này, kiến tạ một thế giới khác, chỉ
có Anh và em. Chỉ có Anh và em (Vi Thùy Linh - Linh). Cái đời sống xã hội mà
nghệ sĩ hậu hiện đại nói đến như một sân khấu kịch phi lí (Vi Thùy Linh - Tôi).
Cảm quan thơ hậu hiện đại mang dấu ấn sâu đậm của một thời đại rạn nứt các mối
quan hệ, mọi sự kết hợp trở nên ngẫu nhiên hơn, vì thế khi đọc thơ của Phan Huyền
Thư chúng ta không khỏi bị sốc khi nhà thơ thản nhiên đem những điều tục tĩu (vốn
là một phần của đời sống) đặt bên cạnh cái đẹp, cái thuộc về nghệ thuật, mà rõ ràng
đó không phải là một sự xúc phạm mà là đời: Sóng sánh cà phê bạc hà khói thuốc/
Tuấn Ngọc/ trong quần nhợt nhạt nỗi hoang dâm (Phan Huyền Thư - Tuấn Ngọc
buổi sáng). Hiện thực thậm phồn ấy hóa ra có đủ khả năng tồn tại trong thơ – lĩnh
vực mà các triết gia xưa dùng để thanh tẩy tâm hồn, thi ca hậu hiện đại có lúc đã trở
thành tiểu thuyết.
Hiện thực trong thơ Ly Hoàng Ly ồn ào, náo nhiệt đấy, nhưng con người gần
như không thuộc về và cũng không tìm thấy được một sự đồng cảm nào: Chiều/ Im
im không nói/ Đi trên phố/ Rất đông/ Chiều/ Im im không nói/ Đi trên phố/ Quá ồn/
Chiều/ Im im không nói đi trên phố đông/ Im im không nói đi trên phố ồn/ Im im
bánh xe quay vù (Ly Hoàng Ly - Chiều im im). Con người bị vây bọc và lọt thỏm
trong thế giới của những hình ảnh xếp chồng ngồn ngộn, những âm thanh va đập
chan chát vào nhau, nhưng lại bị bỏ rơi giữa mọi liên kết rệu rã của nó với hiện thực
xung quanh. Xã hội trong cảm quan của Ly Hoàng Ly chẳng khác gì một chiếc bánh
ham – bơ – gơ thập cẩm, Nhƣ nồi súp đặc quánh nhiều gia vị lờ lợ (Ly Hoàng Ly -
Sóng đêm), nghĩa là nhiều mùi nhiều vị đấy nhưng không khiến con người có cảm
giác ngán ngẩm. Bức tranh cuộc sống trong thơ của Ly Hoàng Ly cũng thường
được vẽ bằng những nét nguệch ngoạc, thể hiện sự vật ở trạng thái bát nháo, xô bồ,
rối tung. Cuộc sống hiện đại với nhiều góc khuất, mặt trái được thơ chị quay trực
diện như một chiếc camera đang thực hiện những thước phim tài liệu sống động,
chân thực: Những lƣng thon vào sàn nhảy/ Uốn éo dƣới ánh đèn chớp mắt/ Những
ánh mắt đầy kim tuyến những nụ cƣời đầy kim tuyến/ Nhìn nhau cƣời vào nhau
27
than thở/ Ồ! Ồ ố ô! Nhạc/…/ Không nói không rằng/ Những son môi sƣợt miệng
Heineken/…/ Những gót giầy bóng loáng giẫm đạp lên những xúc cảm bóng loáng
trôi tuột vào bóng loáng/…/ Tắt đêm dắt díu nhau về... (Ly Hoàng Ly -
Discotheque). Văn hóa đô thị thời mở cửa đi vào thơ Ly Hoàng Ly trong trạng thái
hỗn loạn, cái đẹp thuần khiết nhường ngôi cho lối sống ăn chơi hưởng thụ, buông
thả của con người, đặc biệt là giới trẻ. Lối sống đàn đúm biến họ trở thành những
cái xác vô hồn, những giá trị tinh thần thuần Việt vì thế cũng biến mất. Cuộc hiện
sinh hiện ra với bộ dạng nhếch nhác, một hiện thực thậm phồn mặc nhiên diễn ra
trước mắt chúng ta. Thi sĩ có cách đưa hiện thực vào thơ không nhào nặn cuộc sống
bằng suy nghĩ của mình, mà mô tả nó một cách chân thật nhất có thể. Những mảnh
đời, số phận được Ly Hoàng Ly chọn đưa vào thơ tuy rời rạc và không mang tính
chất đại diện nhưng gợi ra được cuộc hiện tồn đầy gian khó của con người trong
bức tranh do chính chị ghép nên. Cuộc sống trong thơ Ly Hoàng Ly như một thước
phim nhựa mà nội dung chính thường là thân phận người đàn bà trong cuộc sống
hiện đại bộn bề, hạnh phúc thì ít, đắng cay lại nhiều. Trong hoàn cảnh thời đại ấy,
con người trong thơ chị như những con rối bị cuộc đời giật giây, một hình nhân
được người ta sao chép trên tờ giấy, hay một diễn viên với những cung bậc cảm xúc
hỗn loạn trên sân khấu đời: Những bức chân dung photo nhòe nhoẹt dán tứ tung
trên tƣờng/ Ghi hình những trạng thái khác nhau của cùng một khuôn mặt/ Cƣời –
khóc – giận dữ - vui vẻ - yêu đƣơng – thất lạc – khổ đau – hạnh phúc(Ly Hoàng Ly
- Performance photo).
Trong thơ Nguyễn Thúy Hằng, đôi giầy đỏ dưới chân người phụ nữ làm dáng
khua vang trên đường phố phòng họp hay trong bếp có thể trở thành hình tượng cô
Kếu gái tân thời, những lon sữa và túi ni lông lăn lóc trên quảng trường có thể trở
thành những chi tiết nghệ thuật phê phán về vệ sinh môi trường hay nếp sống văn
hoá trong đô thị thời đổi mới. Tất cả đều được nhà thơ cổ tích hoá biến thành những
tiếng kèn vang lên quanh thân thể con người: Và kia, hình nhƣ tôi trong bấn loạn đã
viết lên tƣờng lảm nhảm vô lí về một ai đó/ Không thể xác định đó là tình trạng
gì./.../ Tôi nhớ trong một tuần đã đứng trƣớc đồ vật để nói với chúng về sự thật, đã
bày tỏ u uất của tôi và khuyên chúng bằng mọi cách hãy tan biến đi, đừng để bọn
ngƣời sử dụng và làm cho mới lên [những màu mè tạm bợ, hợp chất và ô nhiễm,
28
đƣờng gân, chất vải, kim loại, gốm sứ…(Nguyễn Thúy Hằng – Chế nhạo và phỉ
báng). Có người nói rằng, “Lần đầu tiên thấy trong thế hệ 8X cái da diết trữ tình
hiện ra trong ống kính vạn hoa, nhuần nhuyễn trong cái mới, liên thông và hoà
trộn.” [119]. Nguyễn Thúy Hằng biến thơ mình thành một trò chơi đầy biến hóa:
lúc vui mắt kỳ ảo, lúc lập loè ma quái, lúc điên loạn rối ren.
Trong thế giới hỗn độn, bất khả tri nhận ấy, những trạng huống bi hài trở nên
phổ biến. Ở đó, lí tưởng và các thang bảng giá trị đời sống thường trực nữa, con
người muốn có chúng phải mò mẫm trong thế giới hỗn loạn, bởi một vài trong số
chúng đã trở thành kẻ vắng mặt kinh niên. Thơ nữ đầu thế kỉ XXI, dấu ấn của hiện
tượng này cũng đã xuất hiện qua cái nhìn sắc sảo của người nghệ sĩ. Với Vi Thùy
Linh, tình yêu là sự sống, nhưng trong những vần thơ đầy khao khát của mình, chị
không giấu giếm khi bộc bạch những trăn trở tha thiết về một tình yêu thiếu ngọt
ngào, lãng mạn mà chưa trọn vẹn: Đời ngƣời thì ngắn/ Giấc mơ lại dài/ Anh giấu
đôi tay trƣớc sự chờ đợi của em (Vi Thùy Linh - Mùa thụ mầm). Có lẽ, cùng sống
và viết trong hoàn cảnh hậu hiện đại nên nhà thơ Ly Hoàng Ly cũng mang cảm
quan như thế về tình yêu, chị diễn đạt sự thất vọng của mình nhẹ nhàng hơn Vi
Thùy Linh nhưng đủ khiến lòng người se sắt: Đêm là của chúng mình/ Sao nỡ ngủ/
Hở anh/ Em đành thức một mình/ Những đêm đèn sáng trƣng/ Chiếc chăn bò trƣớc
ngực/ Lạnh buốt/ Đêm là của chúng mình… (Ly Hoàng Ly - Đêm là của chúng
mình). Cái đẹp của tình yêu thưa vắng dần, hạnh phúc vì vậy càng trở nên khắc
nghiệt với người đàn bà yêu như Vi Thùy Linh: Thế giới thu nhỏ khi ban mai mãn
khai/ Em xếp hàng chen lấn mua vé tàu tìm hạnh phúc/ Căn phòng tàu lửa đầy
cuống vé cũ, đuổi bám/ Dù em đã trát nỗi đau cùng hình dung cái chết thƣờng trực,
lên tƣờng trắng (Vi Thùy Linh - Tàu lửa). Nếu thi sĩ Vi Thùy Linh vẽ ra một thế
giới không vẹn tròn như khao khát của chị, thì Phan Huyền Thư thường giễu cợt
trên chính sự vỡ mộng và nhầm lẫn của bản thân, trạng hướng bi hài từ đó mà xuất
hiện: Cá chép của em/ bơi theo dấu anh sông biền biệt/ vƣợt vũ môn không hóa
rồng/ hóa lộn chồng/ lộn kiếp (Phan Huyền Thư - Hai mươi ba tháng chạp).
Nguyễn Thúy Hằng bất lực trước sự khô héo, cỗi cằn của hành tinh: Tôi đã rửa hình
xong, đâu đâu cũng là nó. Châu lục đen. Mất bao nhiêu năm để tái tạo vành đai
xanh và rắc những lớp diệp lục để lọc bớt mảnh kim loại trong đầu. (Nguyễn Thúy
29
Hằng - Cõng người lạ). Hiện thực trong cái nhìn của Ly Hoàng Ly lắm lúc vô cùng
rối rắm, và khi bất lực tri nhận cuộc đời, cái đọng lại trong tâm hồn nghệ sĩ chỉ là
thứ ảo ảnh ngoài tầm với và cảm giác bị cầm tù trong nỗi buồn của chính mình:
(Hôm nay nỗi buồn chui sau rèm cửa trắng tinh)/ Hôm qua nó chui dƣới chăn
mỏng/ Ngày mai nó nằm bò trên sàn đá lạnh buốt/ Ngày kia nó vẫn vẫy taxi đi một
vòng/ Nhìn những ảo ảnh của phố đêm (Ly Hoàng Ly - Lô lô).
Trong cảm quan hậu hiện đại, thế giới hỗn độn, bất khả nhận thức còn bởi vì
lí tưởng và các thang bảng giá trị đời sống đổ vỡ, trở thành kẻ vắng mặt kinh niên.
Đọc thơ của các nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thúy Hằng, chúng ta
nhận thấy dấu ấn này khá rõ nét. Những giá trị từng được tôn vinh trên bảng vàng
về phẩm giá của người phụ nữ Việt như đạo đức, chính chuyên, đức hạnh,… bị từ
chối ra mặt trong thơ nữ đương đại, bởi lẽ đây là thời đại con người đang nỗ lực đấu
tranh vì nhân quyền. Vi Thùy Linh thẳng thừng quay mặt với đức hạnh – thứ cản trở
hạnh phúc của biết bao người đàn bà: Ngày lồng khung chân dung đức hạnh/ Tôi
bƣớc khỏi bức tranh (Vi Thùy Linh - Sinh năm 1980). Mạnh dạn hơn, nhà thơ Phan
Huyền Thư kêu gọi nữ giới đạp đổ nhà tù vô hình được xây từ đạo đức, chính
chuyên, dư luận, đám đông để sống với khát vọng của mình, vươn đến chân trời tự
do của tình yêu cá nhân: Này chị em ơi!/ Nhớ ai gàm gào trong cổ họng/ rồi cƣời
nƣa rúc mặt đám đông/ xanh thì đỏ/ tím thì vàng/ váy ngắn thì chân phải cong/ một
mình: đạo đức – cƣời thầm: sang trọng (Phan Huyền Thư - Thị Mầu 97). Xét ở một
góc độ nào đó, khi nhân quyền được đề cao, việc con người thể hiện tiếng nói cá
nhân về những khát vọng riêng tây không phải là điều khó chấp nhận. Bởi lẽ, một
xã hội tân tiến, văn minh, những gì đi ngược với quyền con người sẽ phải đứng sau
bảng xếp hạng giá trị sống. Thơ nữ Việt đầu thế kỉ XXI đã nói lên được tiếng lòng
chung của người phụ nữ đương đại, đó cũng chính là giá trị nhân bản – một biểu
hiện quan trọng của văn học hậu hiện đại.
Trong cảm quan của các nhà thơ theo khuynh hướng hậu hiện đại, đời sống
không có tính ổn định và con người bất lực trên hành trình nhận thức về nó: Cuộc
đời – dòng sông lớn đầy nghịch lƣu/ Dẫu mỗi con ngƣời hóa thân thành sóng/ Cũng
không lƣờng đƣợc vòng xoáy dòng sông ấy (Vi Thùy Linh - Dòng sông không trở
30
lại). Tác giả Ly Hoàng Ly bày tỏ sự ngậm ngùi: Những hỗn loạn của ban ngày/
Đêm không bắt đƣợc/ Những nỗi lòng nhƣ sông uẩn khúc/ Chỉ chảy đƣợc về đêm/
Tôi lặng lờ trôi vào đƣờng hầm thời gian (Ly Hoàng Ly - Sóng đêm). Không chỉ
vậy, con người trở nên méo mó, đáng thương, mất sức đề kháng, thậm chí tê liệt. Vi
Thùy Linh nói về sự tồn tại như một cái bóng của con người: Trong những bức họa
của mình/ Lêvitan không hề vẽ ngƣời (?)/ Và ở tranh Đinh Ý Nhi/ Đàn bà, thiếu nữ,
bé gái đều gày gò hai màu đen – trắng (Vi Thùy Linh - Bóng người). Nhà thơ
mượn thơ mình để gửi gắm tâm trạng chán chường thực tại vô nghĩa, nỗi cô đơn
đến tội nghiệp của con người trong cuộc sống (hậu) công nghiệp khi họ mất kết nối
với thế giới xung quanh. Tác giả Ly Hoàng Ly có vẻ hiền lành hơn, chị không tức
giận mà chỉ cảm thấy mất hứng thú khi bài ca cuộc sống mà chị đang viết bỗng cạn
lời bởi sự ngưng trệ đang diễn ra khắp nơi: Hát tiếp rằng:/ Định hát tiếp rằng/
Nhƣng/ Thôi/ Hát làm gì/ Còn gì mà hát/ Ngồi thừ (Ly Hoàng Ly - Performance
Ham bơ gơ). Ở nhà thơ Nguyễn Thúy Hằng, cảm quan về sự hoà trộn xâm nhập
thẩm thấu liên thông của các sinh thể, vật thể trong vũ trụ theo quan niệm của người
phương Ðông. Trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Thuý Hằng, những nắp cống,
lò vi sóng, đàn bò, tượng sắt, xác chết… những vật thể sinh linh trong vũ trụ đều
được nối kết, hoà trộn, chồng kề và tan biến vào nhau nhờ phép lạ của cái nhìn hoạ
sĩ, theo tinh thần Phật giáo. Những trang viết của nhà thơ có sự hoà trộn của nhiều
sắc thái tình cảm: chua chát, cay nghiệt, thảng thốt, giễu nhại, ân tình và bình thản.
Ðôi khi, có những câu những đoạn rờn rợn một mặc khải, có dáng dấp những dòng
kinh Coran. Con người và sự vật trở nên mất đi hình hài toàn vẹn, ý nghĩa toàn vẹn,
logíc toàn vẹn, thái độ và hành vi toàn vẹn, trong chính sự kết nối, hoà trộn, liên
thông đó. Con người, đôi khi chỉ còn là những đốm sáng của một thể thơ flash được
nhà thơ chụp lấy một cách ngẫu nhiên. Inrasara cho rằng:“Nếu chủ nghĩa hiện đại
xem những cái/kẻ khác (Others): sự không hợp lí, sự thiếu văn minh, không phải
nguồn gốc châu Âu, phi da trắng, phi dị tính luyến ái, không phải đàn ông, văn hóa
dân tộc thiểu số, không vệ sinh,… là biểu trƣng cho mọi bất ổn, vô trật tự và hỗn
loạn trong thế giới nhị nguyên, cần phải loại trừ khỏi xã hội hiện đại đầy hợp lí thì
chủ nghĩa hậu hiện đại ngƣợc lại: chấp nhận và dung hóa chúng.” [42].
31
2.1.2. Cảm quan về một thế giới KHÁC
Xã hội chúng ta đang đi vào con đường mở cửa kinh tế, giao lưu văn hóa, kết
nối thông tin và chấp nhận cuộc sống không thể thiếu những con số, máy móc và
hàng hóa tiêu dùng. Mọi giá trị tồn tại cùng con người, trong một thời điểm mà con
người chưa thể phân loại chúng. Đôi lúc con người không vượt qua được cảm giác
bơ vơ, cô đơn, tuyệt vọng, bất lực trước cuộc hiện sinh nhiều khi vô nghĩa. Không
tìm thấy sự thấu hiểu, không hi vọng được cứu cánh, không Thánh thần, tôn giáo,
chân lí nào có thể đáp ứng được tất cả mọi nhu cầu thế là con người rạn vỡ niềm tin
vào tất cả, thậm chí với chính mình. Trên tinh thần hậu hiện đại, các nhà thơ nữ đầu
thế kỉ XXI đã thể hiện được cảm quan về một thế giới bao gồm những cõi khác, mà
trước đây chỉ là một cõi mà họ có thể nhìn thấy.
Khi hệ hình văn học cũ không còn, mọi tiêu chuẩn sáng tác và đánh giá đều
thay đổi theo nguyên tắc nghệ thuật của nó. Cảm thức hậu hiện đại còn là lối cảm
nhận sự tồn tại của những cõi Khác trong thế giới, những vỉa chìm lẩn khuất đằng
sau những giá trị hiện hữu hằng ngày. Giờ đây, những điều vô hình, vô giá trị vốn
không xuất hiện trong thơ ca truyền thống, được tồn tại ngang hàng trong thơ hậu
hiện đại và có tiếng nói riêng. Chúng hóa giải vị trí độc tôn của những giá trị đã
được đặt nơi vị trí trung tâm của thi ca. Mọi “nỗ lực khôi phục trật tự đẳng cấp,
hoặc những hệ thống ƣu tiên nào đó trong cuộc sống, đều vô ích và không thể thực
hiện đƣợc” (I.P. Ilin) (dẫn theo Inrasara) [44]. Nhận thức thế giới của con người
luôn là nhận thức đầy thiếu khuyết. Trong lúc ngôn ngữ như phương tiện diễn đạt
“chân lí” cũng không đáng tin cậy. Các nhà thơ hậu hiện đại mở rộng khả năng
nhận thức thế giới ra khỏi những biên độ đã được vạch sẵn trước đây, đưa thơ chạm
đến những địa hạt chưa từng có. Họ không dám đặt niềm tin nơi những giá trị lớn
lao và hướng đến xác lập vị trí của những điều được xem là mang giá trị ngược lại.
Nhà thơ Vi Thùy Linh từ chối vai trò của tôn giáo, triết học, khoa học, bởi tất thảy
đều bất lực trước nỗi bất hạnh của con người: Từng cánh sao ƣớt sáng dần/ chìm,
con chỉ ƣớc mình bé thơ, khi hiểu những điều lớn/ lao chẳng làm vơi đi bất/ hạnh
mỗi đời ngƣời (Vi Thùy linh - Âu Cơ); thi sĩ nhận thức lại độ bền vững của triết lí:
“Lƣu thủy hành vân”/ triết lí cuộc sống/ một chảy một trôi (Thực dụng hư vô). Với
Vi Thùy Linh, không có tôn giáo nào cao hơn tình yêu, hơn tất cả mọi điều, tình yêu
32
của Anh mới chính là ánh sáng soi đường: Không phải Phật nghìn mắt nghìn tay/
Anh ủ em trong im lặng đày hơi ẩm bằng đôi tay xuất thần (Vi Thùy Linh - Mùa
thụ mầm). Thần tượng, thần linh, các đấng tối cao, thần quyền khi trong cảm quan
hậu hiện đại đã không còn giữ được quyền năng tối thượng dẫn đường cho thi ca.
Con người tiến tới xác lập một thế giới mang tính chủ quan để xây dựng một khung
giá trị thẩm mĩ mới cho thi ca. Và có lẽ, Vi Thùy Linh đã thể hiện khá tốt khía cạnh
này của chủ nghĩa hậu hiện đại, chị viết: Nhƣng Hercules không phải là thần tƣợng
của chúng ta/ Tình yêu mạnh hơn thần quyền, vô hiệu hóa những áp đặt (Vi Thùy
Linh - Đôi cánh của mẹ). Còn nghệ sĩ Ly Hoàng Ly lại chống đối đại tự sự trên cơ
sở nhận thức lại những qui tắc, định kiến, nếp nghĩ đã có sẵn để đi đến xây dựng vị
thế cá nhân của mỗi sự vật: Ngôi nhà nằm nghiêng/ Trong ý thức của con ngƣời
ngôi nhà phải nằm thẳng đứng/ Nhƣng nó cứ nghiêng nó cứ thích nghiêng (Ly
Hoàng Ly - Nhà nghiêng).
Phi đại tự sự xem trọng yếu tố cá nhân, là đặc điểm nhân văn của hậu hiện
đại. Phi trung tâm hóa khẳng định vai trò ngoại vi là tinh thần dân chủ mới của hậu
hiện đại. Hậu hiện đại tôn trọng sự đa dạng, các giá trị trái nhau.Những cây bút
nhưVi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Nguyễn Thúy Hằng là những nữ nhà thơ tiên
phong trong việc đề cao cá nhân trong thơ ca đương đại Việt Nam. Vi Thùy Linh
bác bỏ quyền năng của số phận, khẳng định sức mạnh cá nhân mỗi người trong việc
định đoạt cuộc sống của mình: Ngƣời ta an ủi nhau bằng cách qui về “số phận”/
Em không tin sự định đoạt của số phận/ Hạnh phúc không an bài bằng dấu của định
mệnh/ Con ngƣời làm nên tất cả/ Con ngƣời là nỗi đau! (Vi Thùy Linh - Không
thanh thản); thi sĩ thậm chí không tin vào sự tuyệt đối của thuyết tương đối, bởi cái
tuyệt đích duy nhất trong đời người là ở mỗi cá nhân con người: Thế giới không bao
giờ yên ổn/ Mỗi ngƣời là một thế giới nhỏ (Vi Thùy linh - Không thanh thản).
Cảm quan hậu hiện đại còn biểu hiện qua ý hướng về cái phi tâm của thế giới.
Con người trong mối tương quan với thế giới, luôn thể nghiệm “sự hoài nghi quyết
liệt mang tính nhận thức luận và bản thể luận” [dẫn theo Hans Bertens, 1980]. Con
người không tìm thấy sự chắc chắn ở mọi trung tâm buộc phải chấp nhận bản chất thế
giới là hỗn mang. Chìm ngập giữa cõi hỗn mang đó, nhà văn hậu hiện đại thức nhận
vai trò của nghệ thuật là tham dự vào trò chơi hỗn loạn giữa các sự thế vì giả tạo. Chủ
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfKHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfNuioKila
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Was ist angesagt? (20)

Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAYLuận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfKHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt NamLuận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm DuyLuận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 

Ähnlich wie Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI

Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...Luận Văn 1800
 
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Ähnlich wie Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI (20)

Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình GiangThế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
 
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiLuận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nayXung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
 
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAYLuận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
 
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAYDấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Kürzlich hochgeladen

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------------- THÁI THỊ HOÀI THANH DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------- THÁI THỊ HOÀI THANH DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG THỊ HUẾ Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hương Trà, ngày 09 tháng 09 năm 2016. Tác giả luận văn Thái Thị Hoài Thanh
  • 4. iii Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn và Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học. Tôi xin trân tr ọng cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy và gợi mở cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình h ọc tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo – TS. Hoàng Thị Huế, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Hương Trà, ngày 09 tháng 09 năm 2016. Tác giả luận văn Thái Thị Hoài Thanh
  • 5. 1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA..................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iii MỤC LỤC..................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8 5. Đóng góp của đề tài .............................................................................................8 6. Cấu trúc của đề tài ...............................................................................................8 NỘI DUNG ................................................................................................................9 Chƣơng 1. THƠ NỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI TỪ CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI ..................................................................................................................9 1.1. Khái lược về chủ nghĩa hậu hiện đại.............................................................9 1.1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại ...........................................................................9 1.1.2. Một số thủ pháp nghệ thuật...................................................................11 1.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại và sự tiếp nhận trong thơ Việt sau 1986................14 1.2.1. Thơ Việt sau 1986.................................................................................14 1.2.2. Thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thúy Hằng – những thành tựu và nỗ lực cách tân .....................................................................................19 1.2.2.1. Vi Thùy Linh ..................................................................................19 1.2.2.2. Ly Hoàng Ly...................................................................................21 1.2.2.3. Nguyễn Thúy Hằng ........................................................................23 Chƣơng 2. DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CẢM QUAN MỚI VỀ THẾ GIỚI VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH ..............................................................................................25 2.1. Cảm quan mới về thế giới ...........................................................................25 2.1.1. Cảm quan về một thế giới hỗn độn, bất khả nhận thức ........................25
  • 6. 2 2.1.2. Cảm quan về một thế giới KHÁC .........................................................31 2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ..............................................................................34 2.2.1. Cái tôi nội cảm đào sâu bản thể ............................................................36 2.2.1.1. Cái tôi giải phóng tính dục .............................................................36 2.2.1.2. Cái tôi vô thức ................................................................................40 2.2.2. Cái tôi bị tẩy trắng.................................................................................45 CHƢƠNG 3. DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ NỮ ĐẦU THẾ KỈ XXI NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT......................................................50 3.1. Sự mở rộng của biên độ thể loại..................................................................50 3.1.1. Thơ tự do...............................................................................................50 3.1.2. Thơ văn xuôi .........................................................................................52 3.1.3. Thơ trình diễn........................................................................................55 3.2. Giọng điệu ...................................................................................................59 3.2.1. Giọng điệu vô âm sắc............................................................................59 3.2.2. Giọng điệu hoài nghi, giễu nhại............................................................62 3.3. Kết cấu.........................................................................................................67 3.3.1. Kết cấu “phi kết cấu” ...........................................................................67 3.3.2. Kết cấu trò chơi.....................................................................................71 3.3.2.1. Kết cấu cắt dán, lắp ghép................................................................71 3.3.2.2. Kết cấu sắp đặt, tạo hình.................................................................73 3.4. Ngôn ngữ.....................................................................................................75 3.4.1. Ngôn ngữ trò chơi.................................................................................76 3.4.2. Ngôn ngữ tạo sinh.................................................................................83 3.4.3. Ngôn ngữ bị tẩy trắng ...........................................................................86 KẾT LUẬN..............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93
  • 7. 3 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1.1. Hậu hiện đại là hiện tượng mang tính toàn cầu, tinh thần của nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến rất nhiều lĩnh vực, từ khoa học, văn hóa nghệ thuật đến chính trị, xã hội và đã để lại những thành tựu không thể phủ nhận. Trong văn học, thi pháp hậu hiện đại có ý nghĩa trong việc mở ra những khả tín cho sự sáng tạo. Những tác giả xuất sắc cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI là những đại biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong xu thế mở hiện nay, văn học Việt Nam không thể không tiếp cận với khuynh hướng mới mẻ nhất này của văn học thế giới. Sự xuất hiện của những dấu hiệu hậu hiện đại góp phần làm thay đổi diện mạo văn học dân tộc theo xu hướng hội nhập với tiến trình phát triển của văn chương thế giới. 1.2. Có thể nhận thấy thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI vận động theo nhiều xu hướng tạo nên một bức tranh đa dạng, phong phú về cảm quan đời sống cũng như các thử nghiệm về thể loại, giọng điệu, kết cấu, ngôn ngữ,... Trong đó, những cây bút như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thúy Hằng đã tạo nên những phản ứng trái chiều bằng cách viết khác lạ. Trong tác phẩm của họ phổ biến các kỹ thuật được “gọi tên” trong lối viết hậu hiện đại như sự mở rộng biên độ thể loại; ngôn ngữ tạo sinh, trò chơi; giọng điệu hoài nghi, giễu nhại, bị tẩy trắng; kết cấu trò chơi, cắt dán, lắp ghép… để chuyển tải cảm quan và cái tôi mới trước đời sống Việt Nam đương đại. Dù chưa thể nói đến những tác phẩm và khuynh hướng để đời nhưng hướng thể nghiệm của họ đã mang lại những điều mới mẻ cho diện mạo thơ Việt Nam đương đại. 1.3. Việc tìm hiểu dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI cho thấy khả năng tiếp biến năng động của thơ Việt Nam đối với một hiện tượng khá mới mẻ và phức tạp của văn học thế giới – văn học hậu hiện đại. Bên cạnh đó, với lối viết “đã khác trƣớc” này, tất yếu không thể sử dụng hệ thống lí luận cũ để đánh giá, vì vậy, việc vận dụng lí thuyết hậu hiện đại – như một thước đo thẩm mĩ mới, giúp đánh giá những thể nghiệm sáng tạo của một số tác giả đang được chú ý hiện nay. Quan trọng hơn nữa, nghiên cứu vấn đề này có thể đưa đến tên gọi cho một hướng thử nghiệm kĩ thuật viết trong thơ nữ nói riêng và thơ Việt Nam nói chung ở đầu thế kỉ XXI, từ đó cho thấy có sự thay đổi quan trọng trong hệ hình văn học trong giai đoạn hội nhập quốc tế của nước ta.
  • 8. 4 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Hậu hiện đại là vấn đề tương đối mới với thế giới nhưng hoàn toàn mới ở Việt Nam. Xuất hiện trên thế giới khoảng từ giữa thế kỉ XX nhưng ở Việt Nam, bài viết Vài suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại của Antonio Blach đăng trên Tạp chí Văn học năm 1991 là bài viết đầu tiên về hậu hiện đại được dịch và giới thiệu. Từ đó đến nay, giới học giả, người sáng tác và người đọc Việt Nam đã phần nào tiếp cận những nét cơ bản nhất của chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng qua các bài viết của các nhà lí luận phê bình trên thế giới như J. F. Lyotard, Mary Klages, I.P.Ilin, D. Martin Fields, Hans Bertens, Fredric Jameson… và một số nhà nghiên cứu Việt Nam như Phương Lựu, Nguyễn Văn Dân, Lê Huy Bắc, Hoàng Ngọc Tuấn… Tuy nhiên, trong đó Nguyễn Văn Dân không thừa nhận khái niệm hậu hiện đại dùng trong văn học. Những bài viết về hiện tượng này đã được tập hợp tương đối đầy đủ trong cuốn Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lý thuyết (NXB Hội nhà văn, 2003), và Lí luận - phê bình văn học thế giới thế kỉ XX (NXB Giáo dục, 2007, tập 2). 2.2. Xung quanh vấn đề có hay không dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau (chủ yếu do cách hiểu về hậu hiện đại khác nhau). Các quan điểm cho rằng hậu hiện đại không hiện diện ở Việt Nam đều không nhận được sự đồng tình của đa số người quan tâm bởi không ai ngây thơ tin rằng sẽ có một trào lưu hậu hiện đại đúng nghĩa ở Việt Nam (cũng như với chủ nghĩa hiện đại), mặt khác, không chỉ đến khi Việt Nam bước vào xã hội hậu hiện đại thì mới có tiền đề cho sự xuất hiện của những dấu hiệu hậu hiện đại. Sau một thời gian bỡ ngỡ, nghi hoặc, đa số giới nghiên cứu đã thừa nhận sự tồn tại của những dấu hiệu hậu hiện đại ở Việt Nam, thậm chí báo Văn nghệ trẻ còn mở chuyên đề về hậu hiện đại trên Diễn đàn văn học trẻ, Tạp chí Nghiên cứu Văn học dành riêng một số (số 12 – 2007) giới thiệu một số bài viết về văn học hậu hiện đại. Các bài viết, ý kiến khá chừng mực khi cho rằng có thể tìm ra những dấu hiệu, yếu tố hậu hiện đại trong văn học, tiêu biểu là bài nghiên cứu của Đào Tuấn Ảnh, Phùng Gia Thế, Đông La, Hoàng Ngọc Tuấn, Insarasa, Nguyễn Hưng Quốc. Trong đó Đông La, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc chỉ khẳng định một cách khái quát tinh thần
  • 9. 5 hậu hiện đại đã và đang phảng phất đâu đó trong văn chương Việt Nam. Những bài viết của Đào Tuấn Ảnh, Phùng Gia Thế, Inrasara thực sự đi sâu, chỉ ra được những dấu hiệu hậu hiện đại trong văn học Việt Nam nói chung và thơ Việt Nam nói riêng. Bài viết Hậu hiện đại và thơ hậu hiện đại Việt: Một phác họa 1 [42] và 2 [43] của Inrasara đề cập đến những dấu hiệu hậu hiện đại trong thơ Việt Nam cả về cảm quan hậu hiện đại lẫn những hình thức nghệ thuật đặc thù trong sáng tác Bùi Giáng, Bùi Chát, Lí Đợi, Đỗ Kh, Khế Iêm,... Tác giả Trần Ngọc Hiếu cũng nhấn mạnh: “sự xuất hiện của những hiện tƣợng nổi loạn trong thơ hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ sự vận động của đời sống văn hoá xã hội. Xét đến cùng, nó là khao khát đƣợc nói lên tiếng nói trung thực của cá nhân, nói bằng ngôn từ của mình, vƣợt thắng những áp lực đè nén nặng nề lên ngôn từ của ngƣời nghệ sĩ. Và nhƣ thế cuộc chơi ngôn từ này là một cuộc chơi đòi hỏi các cây bút dám mạo hiểm, và hơn hết là sự can đảm.” [32]. 2.3. Ngoài ra, chúng tôi quan tâm đến các bài viết về thơ Việt Nam sau 1986 trong đó các tác giả nêu ra những đặc điểm mà ta thấy đó là những nét đặc trưng của văn học hậu hiện đại nhưng không gọi tên hoặc gọi gộp vào văn học hiện đại. Đó là các bài viết của các tác giả như Hoàng Hưng (Thơ Việt Nam đang chờ phiên đổi gác), Mai Hương (Mƣời năm thơ những xu hƣớng tìm tòi), Phạm Quốc Ca (Mấy suy ngĩ về hiện đại hóa thơ ca), Trần Mạnh Hảo (Thơ phản thơ), Mã Giang Lân (Thơ mở rộng biên độ), Trần Hoàng Thiên Kim (Thơ nữ Việt Nam đƣơng đại: Những giá trị vĩnh cửu...), Inrasara (Song thoại với cái mới, Tiểu luận hậu hiện đại và Thơ hậu hiện đại Việt: Một phác họa, Thơ Việt từ hiện đại tới hậu hiện đại), Hoàng Thị Huế (Ánh xạ từ biểu tƣợng cái tôi trong thơ của một số nhà thơ Việt đƣơng đại, Tiếp nhận thơ Việt đƣơng đại từ hành trình cách tân thơ ca), Trần Ngọc Hiếu (Những tìm tòi cách tân hình thức trong thơ Việt Nam thời kì đổi mới, Khúc ngoặt ngôn ngữ của lí thuyết trò chơi hậu hiện đại)... Mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra quan điểm riêng về sự thay đổi của thơ Việt sau 1986 nhưng tất cả họ gặp nhau ở ý thức khẳng định thơ Việt đương đại có sự vận động để thoát khỏi hệ hình thơ truyền thống. Đặc biệt, Hoàng Hưng nhận xét:“Tôi đang thấy trƣớc mắt cái mà mình chờ đợi từ rất lâu, sự chờ đợi sắp trở thành vô vọng: một giọng điệu, một nhịp điệu, một cách cảm, và hơn thế, một thẩm mỹ mới về Thơ. Ðây là Thơ của lớp ngƣời trẻ lớn lên trong môi trƣờng đại đô thị – có nghĩa là chủ nhân tƣơng lai
  • 10. 6 của một nƣớc Việt Nam hiện đại hoá.”[38]. Ngoài ra, nhận định về sự thay đổi phương pháp sáng tác trong thơ Việt đương đại của nhà nghiên cứu Hoàng Thị Huế càng nhấn mạnh hơn hành trình cách tân thơ Việt đương đại: “Cho đến sau 1986, xuất hiện nhiều khuynh hƣớng cách tân thơ, không lấy nghĩa làm trọng tâm nhƣ thời Thơ mới nữa mà lấy chữ làm cốt yếu, sáng tạo chữ, làm chữ phát nghĩa mới là đích đến của sáng tạo.” [36]. Về mối quan hệ giữa lí thuyết trò chơi và văn chương, tác giả Trần Ngọc Hiếu kiến giải: “Tập hợp các diễn ngôn về trò chơi này hình thành nên cái đƣợc gọi là lý thuyết trò chơi mà bảng phả hệ của nó, theo tổng thuật của Gordon Slethaug trong cuốn Encyclopedia of Contemporary Literary Theory (Bách khoa toàn thƣ lý thuyết văn chƣơng đƣơng đại), đƣợc bắt đầu từ triết học cổ đại Hy Lạp, kéo dài qua nhiều thời đại và đặc biệt phát triển trong thời ỳ hậu hiện đại” [33], còn về việc có hay không dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ Việt, nhà thơ Inrasara khẳng định: “Có thể nói, Bùi Giáng là nhà thơ đầu tiên sáng tác theo cảm thức hậu hiện đại, hoặc gần nhƣ thế., Thơ Việt từ hiện đại tới hậu hiện đại: Đó là thế hệ thơ có một định phận kì lạ.” [42]. Bên cạnh đó, cả Inrasara lẫn Trần Ngọc Hiếu đều xác nhận có một hướng thử nghiệm trong thơ Việt đương đại từ quan niệm về tính trò chơi của văn chương, đến các đặc điểm như hiện thực thậm phồn không đáng tin cậy, con người bất khả tri nhận: “Cảm thức thế giới là hỗn độn, nhận thức thế giới của con ngƣời luôn đầy thiếu khuyết, các thiếu khuyết đƣợc diễn dịch một cách chủ quan bằng giải trình ngôn ngữ discourse” [42]. Một số đặc trưng cơ bản của văn học hậu hiện đại (trong đó có thơ) đã từng bước được xác lập, chẳng hạn: “sử dụng phổ biến bút pháp trò chơi, giễu nhại (Tái sử dụng là sáng tạo. Phỏng nhại (pastiche), châm biếm (irony), nhại giễu (parody), lắp ghép ngẫu nhiên (collage),… là sáng tạo. Tất tần tật cái trên trần đời này đều có thể trở hành chất liệu cho nhà văn sử dụng.), để (Xoá bỏ mọi trung tâm và giải- khu biệt hoá (de-differentiation): cao hay thấp cấp, cũ/mới, thanh cao/dơ bẩn, đặc tuyển/đại chúng,… chủ nghĩa hậu hiện đại đang mở ra một khả thể vô hạn cho nhà văn trong nền văn chƣơng của sự đầy tràn” [42]. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã chứng minh được sự vận động đổi mới của thơ Việt trong thời kì hội nhập thế giới là một nhu cầu, một qui luật tất yếu. Ởmức độ nhất định, mỗi kiến giải riêng trong số đó đã góp phần chỉ ra những điểm khác của thơ đương đại với thơ ca giai đoạn
  • 11. 7 trước, đấy chính là tiền đề đưa đến việc xác định có dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ Việt đương đại.Những nhận kết luận có giá trị về ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đến thơ Việt trở thành những đóng góp trực tiếp giúp đánh giá những thể nghiệm sáng tạo của một số hiện tượng thơ đang được quan tâm hiện nay. Số lượng các bài viết về những tìm tòi đổi mới (trong đó có thơ của ba tác giả Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Nguyễn Thúy Hằng) và số bài sử dụng lí thuyết hậu hiện đại để nghiên cứu về thơ Việt đương đại rất phong phú, song nhìn chung có thể phân chia thành hai nhóm lớn: 1. Các bài viết có xu hướng bao quát diện mạo và đặc điểm chung của xu hướng cách tân và dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Việt hiện nay; 2. Các bài viết bước đầu sử dụng lí thuyết hậu hiện đại để tìm hiểu về một tác giả, tác phẩm cụ thể. Ở những bài viết này, dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Việt hiện ra ở mức độ rất khái quát (nhóm 1) hoặc thiếu chiều sâu và giá trị tổng hợp (nhóm 2). Số công trình nghiên cứu dấu ấn hậu hiện đại trong các tác phẩm của một nhóm tác giả để từ đó khái quát nên diện mạo và đặc điểm của thơ Việt đương đại trong quá trình vận động cách tân thật sự ít ỏi, nếu có cũng chưa có những đóng góp đáng kể. Vì vậy, chúng tôi xác định việc nhận diện dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ nữ đầu thế kỉ XXI qua tác phẩm của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Nguyễn Thúy Hằnglà nhiệm vụ của luận văn. Với định hướng nghiên cứu dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ bình diện cảm quan mới về thế giới và cái tôi trữ tình, cũng như từ bình diện phương thức nghệ thuật, luận văn của chúng tôi sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống đang hiện hữu trong bức tranh nghiên cứu thơ Việt đương đại theo lí thuyết hậu hiện đại. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI là một mảng đề tài rộng và đòi hỏi nhiều công phu. Ở đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài từ các bình diện: cảm quan mới về thế giới và cái tôi trữ tình, phương thức nghệ thuật như là quá trình tìm hiểu những nhân tố khỏi sự và hoàn tất của quá trình sáng tạo. Từ đó, người viếtbước đầu đi đến những đánh giá về giá trị nghệ thuật, xác định phong cách tác giả và làm rõ vị trí của thơ nữ Việt đầu thế kỉ XXI nhìn từ lí thuyết hậu hiện đại. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu chủ yếu của luận văn là thơ của ba
  • 12. 8 tác giả: Vi Thùy Linh (qua các tập thơ: Khát, Linh, Đồng tử, Vili in love ), Ly Hoàng Ly (với hai tập thơ: Cỏ trắng, Lô lô) và Nguyễn Thúy Hằng (từ các tập: Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý với bộ tác phẩm, gồm 3 tập: I – Cửa sổ đập, II – Cá thể ƣớt kì lạ, III – Do đó, nó lại đến; Họ - bột hƣ ảo). Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo, sưu tầm một số văn bản thơ của các nhà thơ cùng sáng tác theo thiên hướng hậu hiện đại hay cùng là thơ nữ giới đầu thế kỉ XXI và thơ của một số nhà thơ trẻ khá . Bên cạnh đó, các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của ba tác giả được đăng trên các báo, tạp chí đều nằm trong phạm vi tìm hiểu của chúng tôi. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp vận dụng lí thuyết Hậu hiện đại, lí thuyết Văn hóa học, Phân tâm học, lí thuyết Cấu trúc; phương pháp hệ thống; phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp thống kê, phân loại. 5. Đóng góp của đề tài Tiếp cận thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn mới – góc nhìn của lý thuyết hậu hiện đại, luận văn sẽ cho thấy tiềm năng của lối viết hậu hiện đại trong nỗ lực sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam. Đồng thời, công trình cũng góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ mang dấu ấn hậu hiện đại, phong cách sáng tạo của các nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thúy Hằng. Và hơn nữa, sự khẳng định ấy còn hướng đến việc xác lập một vị trí, chỗ đứng tương xứng cho thơ nữ đầu thế kỉ XXI nói riêng cũng như thơ hậu hiện đại nói chung trong hành trình đổi mới thơ Việt. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung chia làm 3 chương: Chương 1. Thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ cảm quan hậu hiện đại Chương 2. Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI nhìn từ bình diện cảm quan mới về thế giới và cái tôi trữ tình Chương 3. Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI nhìn từ phương thức nghệ thuật
  • 13. 9 NỘI DUNG Chƣơng 1 THƠ NỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI TỪ CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI 1.1. Khái lƣợc về chủ nghĩa hậu hiện đại 1.1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại Hậu hiện đại là thuật ngữ phức tạp, đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất cho khái niệm hậu hiện đại nói chung, hậu hiện đại trong văn học nói riêng. Dựa vào những định nghĩa của các nhà lí luận phương Tây và Việt Nam, ta có thể hiểu nội hàm khái niệm này như sau: Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học là khuynh hướng văn học tiếp nối chủ nghĩa hiện đại (bao gồm các khuynh hướng như tiểu thuyết mới, hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa cực hạn…), ra đời vào khoảng sau chiến tranh thế giới thứ hai với các đặc trưng: sự từ chối tư tưởng trung tâm, tính liên văn bản, giễu nhại, “xuyên tạc” sự thật, lối trần thuật hỗn độn, xóa nhòa ranh giới giữa tinh tuyển và bình dân... Như vậy, chủ nghĩa hậu hiện đại trong cái nhìn của các nghệ sĩ và nhà phê bình là chủ nghĩa đa nguyên văn hóa. Nó là một hệ thống mở và không ngừng vận động, nó là cái đang xảy ra. Nửa sau thế kỉ XX, đời sống của nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước tư bản phát triển có nhiều thay đổi mạnh mẽ, thậm chí bước sang thời kì mới. Hậu hiện đại ra đời trên cơ sở xã hội và ý thức của thời đại mới đó. Hậu hiện đại hình thành trước tiên như phản ứng chiều sâu của con người hiện thời với thế giới xung quanh. Khoa học kĩ thuật phát triển vượt bậc, xã hội bước vào thời đại hậu công nghiệp với nền văn minh máy tính, bùng nổ thông tin, sự thống trị của văn hóa đại chúng và các phương tiện truyền thông, tình hình thế giới hỗn tạp và nguy hiểm… khiến con người lâm vào tình trạng “chấn thƣơng hậu hiện đại”, từ đó nảy sinh cảm quan hậu hiện đại. Cái nhìn về thế giới thay đổi. Thế độc tôn của Trung tâm – phương Tây, của hệ thống lý thuyết có từ thời Ánh Sáng bị lật đổ trong một thực tại hỗn độn, đứt gãy, đầy ngẫu nhiên. Con người hậu hiện đại không còn đặt niềm tin vào quy luật to lớn bao trùm hay những “đại tự sự” về một xã hội lí tưởng, trường cửu mà tràn đầy hoài nghi về những giá trị đã đạt được trong quá khứ, về những giá trị văn minh, tiến bộ, về ý nghĩa tồn tại của con người mà các cuộc cách mạng hiện đại từng cổ vũ và tưởng chừng đã đạt được. Đó là hoàn cảnh
  • 14. 10 dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại và cũng chính từ đó mà nhiều người xem hậu hiện đại trước hết là một hiện tượng văn hoá tinh thần. Về nguồn gốc danh từ “hậu hiện đại”, theo nhà nghiên cứu như Hassan, xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn Hợp tuyển thơ Tây Ban Nha và các nƣớc Châu Mỹ phụ thuộc xuất bản năm 1934 của Federico de Onis để chỉ sự đoạn tuyệt các quy phạm chủ nghĩa hiện đại của thơ ca Tây Ban Nha và Mỹ La tinh đầu thế kỉ XX. Năm 1939, Arnold Toynbee chính thức sử dụng trong bộ sách lịch sử Một công trình sử học để xác định ranh giới chấm dứt thời kì hiện đại (và thời kì hậu hiện đại bắt đầu). Năm 1959, nhà phê bình văn học Irving Howe là người đầu tiên đưa ra quan niệm lý thuyết về sự chuyển tiếp từ chủ nghĩa hiện đại sang chủ nghĩa hậu hiện đại trong bài viết Xã hội đại chúng và tiểu thuyết hậu hiện đại. Từ đó thuật ngữ “hậu hiện đại”, “chủ nghĩa hậu hiện đại” được sử dụng phổ biến suốt thập niên 60 trở đi ở New York trong giới kiến trúc, phê bình của giới trí thức và nghệ sĩ (Jane Jakobs, Robert Venturi, Hassan, Fielder…) và vào thập niên 1970 được các giáo sư triết học Châu Âu như J. F. Lyotard, J. Derrida, M. Foucault, J. Baudrillard, F. Jameson… khai triển thành một hệ thống lý thuyết có ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực khoa học cũng như đời sống xã hội. Trong đó, cần phải nhắc đến J. F. Lyotard với cuốn sách nổi tiếng Điều kiện hậu hiện đại (1979) - cuốn sách giáo khoa của các nhà nghiên cứu hậu hiện đại, được xem là nhà lập thuyết của trào lưu này. Luận điểm quan trọng nhất của Lyotard là về sự sụp đổ của các “đại tự sự” trong “thời hậu hiện đại” trở thành phạm trù then chốt của chủ nghĩa hậu hiện đại. Từ Pháp, Hoa Kỳ, cùng với hậu cấu trúc luận, nữ quyền luận, hậu thực dân luận, chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành một trào lưu phát triển mạnh mẽ, có sức lan toả rất lớn, từ châu Âu, châu Úc đến châu Mỹ Latin và cả châu Á: Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc... Trên thế giới, các tên tuổi nhà văn lẫy lừng là đại biểu hậu hiện đại: Italo Calvino, Umberto Eco, Carlos Fuentes, John Barth, John M. Coetzee, Julio Cortázar, Gabriel Garcia Márquez… Là khuynh hướng không có tôn chỉ, cương lĩnh, thủ lĩnh riêng mà chỉ là sự tập hợp quan điểm của các lý thuyết gia cũng như những người sáng tác nên khó xác định thời điểm khởi đầu của chủ nghĩa hậu hiện đại. Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định mốc đánh dấu của chủ nghĩa hậu hiện đại tùy theo từng
  • 15. 11 lĩnh vực cụ thể mà các nhà nghiên cứu khảo sát. Trong kiến trúc, Hassan cho rằng năm 1972, những khối nhà cao tầng được xây dựng từ những năm 50 ở thành phố St. Louis, Missouri (Hoa Kỳ) bị giật sập và mốc 1972 được xem là mốc thời gian ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong văn học, thời điểm ra đời của khuynh hướng này được xác định sớm hơn. Barry Lewis xác định cụ thể: “Phƣơng pháp sáng tác văn chƣơng nổi bật nhất giữa những năm 1960 và 1990 là lối viết hậu hiện đại” [4, 234], qua các sự kiện văn chương lẫn chính trị xã hội. Ngoài ra ông còn chỉ ra “dấu mốc thích đáng khác” cho văn chương hậu hiện đại là cuốn Naked Lunch (Tạm dịch: Bữa ăn trƣa trần trụi) (1959) của William Burroughs. Khác Barry Lewis, Richard Ruland và Malcolm Bradbury trong công trình Từ chủ nghĩa Thanh giáo đến chủ nghĩa hậu hiện đại, Lịch sử văn học Mỹ đưa vào sự kiện Trân Châu Cảng 1941 để xác định thời hậu hiện đại, ngoài ra cũng từ năm 1940 trở đi nhiều thủ lĩnh kiệt xuất của chủ nghĩa hiện đại qua đời: Scott Fitzgerald (1940), Sherwood Anderson (1941), Gertrude Stein (1946)… đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa hiện đại (theo Lê Huy Bắc) [7]. Năm nhà tiểu thuyết người Ailen James Joyce và người Anh Virginia Woolf qua đời đôi khi được sử dụng như đường ranh giới đơn giản nhất cho sự khởi đầu của chủ nghĩa hậu hiện đại. Về sự kết thúc chủ nghĩa hậu hiện đại, như quan điểm trên của Barry Lewis thì hậu hiện đại chấm dứt vào năm 1990 và sau năm 1990 ông đề xuất cách gọi khác là chủ nghĩa hậu hậu hiện đại (Post-Postmodernism). Ngoài ra còn có một số ý kiến khác cũng tuyên bố về cái chết của chủ nghĩa hậu hiện đại vào những năm 1980 từ làn sóng mới của chủ nghĩa hiện thực với đại diện tiêu biểu như Raymond Carrver. Tom Wolfe trong bài báoStalking the Billion – Footed Beastđã cho rằng tầm quan trọng mới của chủ nghĩa hiện thực trong tiểu thuyết hư cấu đã thay thế chủ nghĩa hậu hiện đại và bài báo đó như “một lời hiệu triệu kêu gọi quay về với chủ nghĩa hiện thực” [4, tr.235]. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay lời tuyên bố về cái chết của chủ nghĩa hậu hiện đại có lẽ là vội vàng. 1.1.2. Một số thủ pháp nghệ thuật Khái niệm cảm quan hậu hiện đại do Lyotart đề xuất và được chủ nghĩa hậu cấu trúc hưởng ứng và tiếp nhận; hình thức cảm nhận thế giới đặc thù và là phương thức phản xạ suy tư lí thuyết tương ứng với nó, tiêu biểu cho tư duy khoa học của
  • 16. 12 các nhà nghiên cứu văn học hiện thời thuộc định hướng hậu cấu trúc – hậu hiện đại. Sự nảy sinh khái niệm cảm quan hậu hiện đại gắn với sự kiện xem xét lại những lí thuyết hậu hiện đại với tư cách là sự phản ánh tâm thức (mentality). Cụm từ này thể hiện hai loại cảm thức chính: Ở bình diện thứ nhất: Cảm quan hậu hiện đại là một kiểu cảm nhận đời sống đặc thù phản ánh trạng thái tinh thần, tâm thức thời đại. Đó là “cảm giác về thế giới nhƣ một sự hỗn độn (chaos), nơi không còn bất kỳ tiêu chuẩn giá trị và định hƣớng ý nghĩa nào, thế giới này, (…) ghi đậm dấu ấn của cơn “khủng hoảng niềm tin” vào tất cả những giá trị đã từng tồn tại trƣớc đó”[4, tr.8]. Và các nhà hậu hiện đại cho rằng nỗ lực khôi phục lại trật tự thế giới là vô ích, không thể thực hiện được. Theo nhà nghiên cứu Lã Nguyên, “chỉ khi nào tìm thấy tâm thức hậu hiện đại trong sáng tác văn học, ta mới có quyền nói tới văn học hậu hiện đại” [87, tr.13]. Bình diện thứ hai bộc lộ rõ nhất trong lí thuyết phê bình, đó là một phƣơng thức tƣ duy thể hiện qua lối viết tiểu luận nhiều ẩn dụ - lối viết đặc trưng không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn dành cho các triết gia và các nhà văn hóa học hiện đại nhằm khôi phục lại ý nghĩa của ngôn ngữ khởi thủy nếu khai thác được những ẩn dụ. Lối viết ẩn dụ đặc thù của chủ nghĩa hậu hiện đại được thể hiện qua một số thủ pháp nghệ thuật độc đáo: Thủ pháp mảnh vỡ (fragmentation) là thuật ngữ được trừu xuất từ khái niệm phi lựa chọn, qua hình thức nghệ thuật cắt dán đặc biệt. Về thực chất, không có khả năng biến những mảnh rời rạc thành thể thống nhất. Sau đó, Folkema định nghĩa lại khái niệm này và phát triển thành một nguyên tắc tổ chức văn bản hậu hiện đại, để mô tả hiện tượng phi lựa chọn. Đây là thủ pháp phá vỡ nguyên tắc tổ chức văn bản trần thuật theo trình tự thời gian hay tâm lí trong văn học truyền thống. Mảnh vỡ là một thủ pháp nghệ thuật chủ yếu đã xâm nhập vào tất cả khuynh hướng sáng tác của văn học hậu hiện đại. Thủ pháp tƣơng phản xuyên suốt là thuật ngữ do Lodge xây dựng, phục vụ cho nguyên tắc phi lựa chọn để thực hiện nội dung căn bản của văn học hậu hiện đại đó là mâu thuẫn. Cơ sở của lí thuyết này bắt nguồn từ diễn ngôn của Jacobson về cách viết. Jacobson xem ẩn dụ và hoán dụ là bản chất của quá trình ngôn ngữ, biến
  • 17. 13 cách viết hậu hiện đại không đi theo nguyên tắc tương đồng và kề cận mà đi theo nguyên tắc loại suy (alternative) qua sáu mô thức trọng tâm: tính mâu thuẫn, hoán vị, tính đứt đoạn, ngẫu nhiên, thái quá, đoản mạch. Trong đó tính mâu thuẫn là yếu tính và người ta buộc phải chấp nhận tính mâu thuẫn đó như thực tại cuộc sống. Thủ pháp giễu nhại (pastiche) xuất phát từ ca kịch Ý, chỉ phương thức giễu nhại gắn liền với giả định, có tính phân thân (tự giễu nhại chính mình). Cái hài của hậu hiện đại vượt lên trên cái hài của mĩ học để tự giễu nhại, chống lại bản chất dối trá của ngôn ngữ và tính ảo tưởng của truyền thông đại chúng. Nhà văn hậu hiện đại là người mô phỏng vai trò của tác giả, tức là nhà văn giễu nhại chính bản thân mình bằng hành vi giễu nhại. Đây là thủ pháp bóc trần tính mê hoặc của truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng. Thủ pháp giễu nhại đã trở thành một đặc điểm nghệ thuật căn bản của văn học hậu hiện đại. Nó thâm nhập vào sâu văn bản cả trong cấu trúc và tư tưởng. Thủ pháp nhại tạo nên phạm trù “cái nhại” trong mĩ học hậu hiện đại thay cho “cái hài” trong mĩ học truyền thống. Mặt nạ tác giả (author’s mask) là thuật ngữ tương đương khái niệm hình tượng tác giả trong mĩ học truyền thống. Thủ pháp này đóng vai trò chỉ đạo cho những trần thuật đặc thù của văn chương hậu hiện đại. Nó vừa là nguyên tắc chỉ đạo trần thuật, vừa đóng vai trò như một kẻ bịp bợm liên tục nhạo báng vào những niềm tin ngây thơ, lối tư duy văn học theo khuôn mẫu của độc giả, vừa là vật ngụy tạo cho chính tác giả (vì tác giả đã chết). Mã kép (double code) là thuật ngữ đặc thù của văn học hậu hiện đại. Mã ở đây là những trường liên tưởng, đó là tổ chức siêu văn bản của những ý nghĩ có liên quan đến những cách hiểu về một cấu trúc nhất định. Nó chủ yếu thuộc về lĩnh vực văn hóa và có 5 loại mã cơ bản: mã văn hóa, mã giải thích, mã tượng trưng, mã kí hiệu, mã trần thuật. Những mã này qui định lẫn nhau, mã đứng sau khu biệt phạm vi hoạt động của mã đứng trước. Mã kép, mã hóa kép đều song hành với sự tồn tại của văn bản. Hai mã này đều biểu hiện trong văn học hậu hiện đại như hai siêu mã lớn. Mờ hóa (declearisation) là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng rộng rãi trong văn học hậu hiện đại, xuất phát từ “giải nhân cách hóa”. Đối tượng được miêu tả hiện lên không rõ ràng, xóa mờ các đương viền, các đặc điểm cá biệt của đối tượng làm cho văn bản trở nên mơ hồ, tối nghĩa, muốn hiểu được thì độc giả phải tham gia
  • 18. 14 vào tiến trình nghệ thuật. Mục đích của mờ hóa là khai thác khả năng đồng sáng tạo của độc giả. Thủ pháp siêu hƣ cấu (metafiction) là khái niệm được các tác giả hậu hiện đại sử dụng để bàn về kĩ thuật viết và tiến trình xây dựng tác phẩm của mình. Một tác phẩm hư cấu là một trò chơi tự trình bày cách chơi của nó và mời gọi độc giả chơi theo cách chơi của nó. Một tác phẩm siêu hư cấu gắn với quan niệm bất tín nhận thức và trần thuật đa điểm nhìn. Văn chương hậu hiện đại, cũng bởi thế, là một trò chơi ngôn ngữ mang tính dân chủ tối đa. Hoán vị (permutation)biểu hiện ở các mặt: sự chuyển đổi các bộ phận của văn bản (người đọc có thể sắp xếp các trang, chương, mục theo ý mình); sự hóa vị văn bản, văn học, văn cảnh xã hội; phá vỡ trật tự thời gian của văn bản. Đây là lối viết hậu hiện đại chống lại tính ước lệ văn chương, Chính việc dựa vào phương pháp tư duy bằng nghệ thuật đã trở thành trọng tâm nội dung và cấu thành hình thức của mô hình tƣ duy thi ca – cơ sở của cảm quan hậu hiện đại. 1.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại và sự tiếp nhận trong thơ Việt sau 1986 1.2.1. Thơ Việt sau 1986 Có thể thấy chặng đường suốt hơn ba mươi năm qua (1986-2016), thơ ca đương đại vừa có sự tiếp nối lửa văn chương từ thế hệ các nhà thơ đã hành trình trong suốt ba mươi năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, vừa sải bước trên con đường hiện đại hóa bằng sự bức phá ngoạn mục. Và trên hành trình thơ ấy có sự góp mặt của nhiều thế hệ. Điều đáng chú ý đầu tiên là thế hệ các nhà thơ đã thành danh trong chiến tranh vẫn tiếp tục viết và tiếp tục được khẳng định: Lưu Quang Vũ (mất 1988), Phùng Khắc Bắc, Bế Kiến Quốc, Hoàng Hưng, Thanh Thảo, Trúc Thông, Thi Hoàng, Ý Nhi, Nguyễn Trọng Tạo,… Đây là lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến nhưng vẫn giàu nội lực sáng tạo và luôn tìm tòi đổi mới chính thơ mình ở thời hậu chiến. Lớp nhà thơ kháng chiến bên cạnh việc đổi mới về hình thức nghệ thuật còn chú ý đổi mới cách phản ánh bản chất đời sống của thơ. Dù những cách tân một phần về cảm hứng, bút pháp,… căn bản vẫn dựa trên nền mỹ học truyền thống, nhưng một số nhà thơ chống Mỹ vẫn tạo được những dấu ấn sáng tạo và thành tựu
  • 19. 15 riêng. “Một Hoàng Hƣng với những thể nghiệm thơ gây khá nhiều tranh cãi. Một Thi Hoàng với lối nói trạng nửa ỡm ờ, nhấm nhẳng; nửa uyên thâm, triết lí. Một Thanh Thảo luôn trăn trở với những tìm tòi, thể nghiệm trên con đƣờng tìm nguồn nƣớc thi ca.” [73, tr.6]. Điều khá lí thú là một loạt các nhà thơ đã từng xuất hiện trong phong trào Thơ mới – cuộc cách tân lần thứ nhất của thi ca Việt – giờ đây, chính họ là những người đầu tiên đặt nền móng cho ngôi nhà cách tân thơ lần thứ hai. Cùng với Trần Dần là Hoàng Cầm, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương Tường,… với tư duy thẩm mĩ hiện đại, đầy mới mẻ, họ đã thắp lên những hình tượng mới cho thơ khi vượt thoát được những khuôn sáo ước lệ của vần điệu vốn dĩ quá quen thuộc với người đọc thơ. Không gian thơ được nới rộng và đào sâu ở mọi chiều kích, đặc biệt là chiều thứ tư đi vào thế giới nội tâm phong phú nhưng cũng đầy phức tạp của con người. “Ngƣời đọc sẽ không thể nào quên đƣợc một Trần Dần – “thi sơn thơ”, một Hoàng Cầm – “tràng giang thơ”, một Lê Đạt – “phu chữ thơ”, một Đặng Đình Hƣng với bến mê đầy kì bí và một Dƣơng Tƣờng với “nẻo đường nhạc lạ”. Với những cách định danh này, có thể thấy đƣợc tâm huyết và tiềm năng sáng tạo của một thế hệ kì tài (chữ dùng của Nguyễn Việt Chiến) trong thơ ca đƣơng đại.” [73, tr.7]. Song hành với lớp nhà thơ đi trước là cả một thế hệ người làm thơ mới từ sau chiến tranh nối tiếp đến hôm nay. Họ đã làm nên dòng chảy đầy sức sáng tạo và giàu màu sắc cho nền thơ ca đương đại. Trước hết phải kể đến nhóm tác giả thành danh sau 1986. Tác giả Nguyễn Việt Chiến trong cuốn sách Thế hệ nhà văn sau 1975: Diện mạo và thành tựu cho đấylà “một Nguyễn Lƣơng Ngọc bùng cháy và ngạo nghễ trong tìm tòi; một Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên từ trƣờng thơ mới; một Dƣ Thị Hoàn độc đáo trong sáng tạo thơ; một Nguyễn Khắc Thạch thích sự nguyên khối của ý tƣởng hơn là sự gia công bằng cảm xúc; một Mai Văn Phấn đang hành trình đến bến bờ của sự cách tân; một Trần Tiến Dũng say mê thử nghiệm các cấu trúc thơ; một Lãng Thanh kì bí và ám ảnh; một Dƣơng Kiều Minh hƣớng về bản ngã phƣơng Đông, một cõi thơ lạ đến đắm say của Nguyễn Bình Phƣơng; một Nguyễn Minh Tuấn lập trình thơ bằng những suy tƣởng mới; một Đặng Huy Giang luôn hƣớng tới tính triết luận; một Trần Anh Thái đang tìm tòi để trở lại chính mình; một Inrasara cất cánh từ văn hóa Chăm sang chân trời mới; một Thảo
  • 20. 16 Phƣơng luôn khát vọng đổi mới thơ; một Tấn Phong đang soạn tiếp những giao hƣởng thơ; một Nguyễn Linh Khiếu đang mê man trong dạo khúc phồn sinh; Một Trần Quang Quý bức xúc vì những siêu – thị - mặt, một Phan Thị Vàng Anh đang cố vƣợt lên bằng một bản lĩnh thơ mới…” [12]. Một thế hệ thơ táo bạo và đầy tài năng – đấy là nhận định chung nhất cho những nhà thơ trẻ đương đại. Điểm nổi bật nhất trong những sáng tác của họ là ở sự trẻ trung, tươi mới và giàu chất trí tuệ. Những cây bút trẻ đương đại được nhắc tới nhiều nhất có thể kể đến: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Văn Cầm Hải, Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Vĩnh Tiến, Trương Quế Chi, Nhóm Mở miệng, Nhóm Ngựa trời,… Hầu hết các tác giả này con rất trẻ, trên dưới hai mươi tuổi vào thời điểm họ xuất bản các tập thơ đầu tay của mình. Điểm chung nhất ở họ là sự khao khát thể hiện tiếng nói của thế hệ mình như một giá trị. Và giá trị ấy được đảm bảo bằng cái mới, cái hiện đại trong quan miện về thơ, trong giọng điệu, bút pháp, hình thức thể hiện,… Dù có thể những tìm tòi, cách tân chưa dễ tìm được sự đồng thuận trong đánh giá và tiếp nhận của người đọc nhưng vẫn có thể cảm nhận được một nguồn sinh lực mới trong thơ trẻ hôm nay. Cuối cùng không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của các nhà thơ hải ngoại: Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Thị Khánh Minh, Đỗ Kh., Lê Thị Thẩm Vân, Nguyễn Thị Hoàng Bắc,… Nhờ sự hỗ trợ tích cưc của những phương tiện thông tin hiện đại, những cây bút xa quê hương đã thể hiện được vị thế của mình trong dòng chảy của thơ ca Việt Nam đương đại. Sự đa dạng trong xu hướng tìm tòi là minh chứng cho nhu cầu đổi mới thơ ca và thể hiện sự cố gắng của các nhà chức trách trong việc đem lại một bầu không khí sôi nổi, cởi mở cho thơ Việt hôm nay. Trong các xu hướng cách tân, có thể gọi tên một số dòng thơ tạo được sự chú ý đối với công chúng như: thơ dòng chữ, thơ dòng nghĩa, thơ tân hình thức, thơ thị giác, thơ hậu hiện đại.... Phát súng đầu tiên mở đầu cho công cuộc cách tân thơ là Không đề của Nguyễn Đình Thi. Tuy nhiên, lẽ thường những điều mới và khác lệ thường ban đầu rất ít được đón nhận, nếu không muốn nói là bị phản đối như trường hợp của Lê Đạt, Trần Dần, Đặng Đình Hưng, Văn Cao,…
  • 21. 17 Thơ hậu hiện đại được xem là trào lưu khởi phát sớm nhất và được kì vọng hơn cả trong thời kì hậu đổi mới thơ, mang trong mình khả tính cách mạng sau bao nỗ lực tìm tòi, khai phá. Nó được khơi mào từ giữa thập niên cuối của thế kỉ XX và nở rộ cùng văn chương mạng tiếng Việt. Hậu hiện đại chủ động tồn tại bên lề sinh hoạt văn học dòng chính qua hình thức mạng internet và cả ở dạng in photocopy. Nó đã làm nên một cuộc thay đổi lớn. Toàn cầu hóa, vách ngăn trong ngoài không còn, thế giới đang phẳng ra, nhất là khi văn hóa internet ra đời, các website văn chương cấp nở rộ, phương tiện ấn hành mới mở ra không gian mênh mông cho nhà thơ thể hiện và nhanh chóng đưa tác phẩm mình đến với người đọc khắp mọi nơi trên thế giới. “Thế hệ nhà thơ hậu hiện đại xuất hiện làm cuộc giải trung tâm toàn triệt thơ Việt lâu nay gò mình trong vùng chật hẹp, bó buộc.” (Inrasara) [44]. Tiếp nối Bùi Giáng – người được xem là cây bút đầu tiên sáng tác thơ theo cảm thức hậu hiện đại, chúng ta có thể kể đến những tên tuổi khác của trào lưu thơ hậu hiện đại: Đặng Thân, Lê Anh Hoài, Mai Văn Phấn, Bùi Giáng, Trần Wũ Khang, Như Huy; Bùi Chát, Lý Đợi, Phan Bá Thọ, Lynh Bacardi, Lê Vĩnh Tài, Jalau Anưk, Bỉm, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly; Đỗ Kh, Đinh Linh, Đỗ Quyên, Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Thúy Hằng,… Dù ở phương trời nào, nam hay nữ, không phân biệt dân tộc, kênh in ấn và phát hành tác phẩm,… tất cả họ đều cùng tự thức self consciousness trong chân trời của tự do sáng tạo trong thế giới toàn cầu hóa, ở đó mỗi cá nhân được thể hiện trọn vẹn mọi khả năng của mình. Dấu ấn hậu hiện đại thể hiện ở cảm quan và thủ pháp sáng tác. Xuất phát từ tu duy hậu hiện đại, các nhà thơ nhìn thế giớ đang vận động, chưa hoàn kết, chấp nhận đa giá trị, bảng giá trị truyển thống cần được xem xét lại, hoài nghi chân lí và mọi sự tồn tại. Thơ hậu hiện đại khước từ duy cảm mà hướng đến duy lí nhiều hơn. Cái tôi trữ tình hậu hiện đại và các thi ảnh, cấu trúc, giọng điệu, ngôn ngữ mang dâu ấn hậu hiện đại. Có thể dẫn Bến lạ - một bài thơ văn xuôi của Đặng Đình Hưng để hiểu hơn về những bi kịch cá nhân, tâm trạng bất an, cô đơn, hoang hoải; những khoảng tối cấm kị được phơi bày. Cảm thức thế giới là hỗn độn, nhận thức thế giới của con người luôn đầy thiếu khuyết, các thiếu khuyết được diễn dịch một cách chủ
  • 22. 18 quan bằng giải trình ngôn ngữ (discourse). Chúng hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân. Bất tín nhận thức, hậu hiện đại coi đại tự sự (grand narratives) - thứ được xem như huyền thoại từng thao túng cuộc sống nhân loại, khiến họ ngày càng chìm sâu hơn trong nỗi vong thân. Hậu hiện đại thức tỉnh nhân loại nhận thức lại giấc mơ đại tự sự, thúc đẩy con người trực diện với chính thời đại mình đang sống, một thứ hiện thực thậm phồn. “Nhà hậu hiện đại giải-mơ mộng của nhà lãng mạn, giải ảo tƣởng của nhà lí tƣởng, hủy trung tâm để thiết lập nhiều trung tâm nhỏ lẻ khác, đặt đại tự sự vào thế chông chênh để nó luôn tự xét lại mình, vƣợt bỏ nhà hiện đại để đƣa thơ ca kết nối lại với truyền thống... Do đó, có thể khẳng định rằng chính nhà hậu hiện đại bám hiện thực hơn mọi nhà hiện thực [chủ nghĩa] nào bất kì.” (Inrasara) [45]. Hơn mười lăm năm phát triển, nhà thơ hậu hiện đại Việt vận dụng nhiều thủ pháp tiếp nhận trên thế giới để sáng tạo nhiều loại thơ chưa từng có mặt trong truyền thống thơ ca Việt Nam trước đó: Phỏng nhại, siêu hư cấu sử kí, thơ phụ âm, thơ graphic, thơ thực hiện, thơ cụ thể, thơ phân thân, thơ động tác, thơ tịnh tiến,…. Thơ văn xuôi của Đặng Đình Hưng; Trần Dần giải phóng cá tính bằng lối thơ bậc thang, thơ không lời, sáng tạo câu thơ dòng chữ, chú trọng làm chữ phát sinh nghĩa; Lê Đạt đi tìm Bóng chữ qua những câu thơ sống động, cựa quậy; Văn Cao biết đem đến một vẻ thơ riêng biệt qua tập Lá đầy ẩn dụ; Bùi Giáng tìm mình trong lỗi diễn tả cảm xúc một cách đặc biệt, vừa chân thành vừa giễu nhại; trong khi đó Mở miệng được đánh giá là một hiện tượng xã hội hơn là một hiện tượng văn học bởi cách làm rối ngôn từ. Lê Đạt quá xuất sắc khi sử dụng thủ pháp nhiễu kép – một phương thức nghệ thuật làm cho người đọc không phân biệt thực – hư: Tóc trắng tầm xanh qua cầu với gió/ Đùi bãi ngô non/ ngo ngó sông đầy/ Cây gạo già lơi tình/ lên điệu đỏ/ la lả cành/ cởi thắm/ để hoa bay/ Em về nói làm sao với mẹ (Lê Đạt - Quan họ). Rõ ràng, Lê Đạt đâu chỉ miêu tả một khung cảnh nên thơ và người đọc cũng không thoát được cảm nghĩ về cái đắm say của tình yêu nhục thể được diễn tả bằng bóng chữ. Chính cảm thức và thủ pháp như vậy làm nên phong cách của các nhà thơ hậu hiện đại. Tóm lại, toàn cầu hóa, bao nhiêu trào lưu sáng tác tràn vào Việt Nam. Mỗi nhóm văn chương, mỗi tác giả, mỗi thời đoạn có nhiều cách tiếp nhận và thể hiện
  • 23. 19 khác nhau. Nhà phê bình không thể bao quát để nghiên cứu xuyên suốt được tất cả các dòng thơ mà chỉ có thể đi sâu vào các sáng tác của một hệ mĩ học để làm phê bình, không thể khác. Inrasara khi nói về việc nghiên cứu thơ đương đại, đã lưu ý rằng: “Không thể đứng từ mĩ học này để phán xét thơ thuộc hệ mĩ học khác. Càng không thể nhấn vào một số tác giả hay tác phẩm chƣa tiêu biểu thuộc một hệ mĩ học nào đó để phê phán chính tƣ tƣởng của hệ mĩ học đó.” (Inrasara) [45]. Chỉ khi đó, các nhà nghiên cứu mới thật sự công tâm và chính xác trong công việc của mình và góp phần đưa văn học Việt Nam vượt vũ môn ra biển lớn. 1.2.2. Thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thúy Hằng – những thành tựu và nỗ lực cách tân Nhìn vào đội ngũ viết văn trẻ đương đại, người đọc có thể nhận ra một thế hệ nhà văn mới của văn chương Việt Nam và họ đã làm nên một thời đại mới, thời đại của chính họ. Một thế hệ có trình độ học vấn, đa tài và hoạt động ở nhiều lĩnh vực xã hội. Họ sáng tạo nghệ thuật và có nhiều điều kiện giao lưu quốc tế. Họ khẳng định một thế hệ trẻ của một đất nước mở cửa và hội nhập hôm nay, khác với các thế hệ đi trước trưởng thành trong chiến tranh. Mười năm cuối thế kỉ XX và mười năm đầu thế kỉ XXI vừa qua, là khoảng thời gian xuất hiện và khẳng định tài năng của nhiều nhà thơ nữ. Chúng tôi muốn nhắc đến những người mà ngay khi mới xuất hiện đã tạo được những làn sóng trong làng thơ. 1.2.2.1. Vi Thùy Linh Vi Thùy Linh sinh ngày 4 tháng 4 năm 1980, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện đang sống và viết tại Hà Nội; tốt nghiệp Đại học Báo chí. Năm 1995, Vi Thùy Linh đăng in bài thơ đầu tay của mình trên báo Tiền phong; năm 1999, Nxb Hội Nhà Văn in tập thơ Khát của chị, Nguyễn Trọng Tạo khi viết lời tựa cho tập thơ đó, đã xác quyết mạnh mẽ rằng: Vi Thùy Linh đã đi vào thơ hiện đại bằng con ngựa chữ nghĩa dậy thì; năm 2000, Nxb Thanh Niên ấn hành tập Linh, tán thưởng tập thơ này, Nguyễn Huy Thiệp nhận xét rằng: so với các nhà thơ nữ trên văn đàn, Linh không chỉ “đáng kể nhất”, mà còn “nguy hiểm nhất”[105]. Hiện tƣợng Vi Thùy Linh đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi với hai luồng ý kiến khen chê trái ngược nhau. Khoảng 5 năm sau, Vi Thùy Linh công bố tập thơ song ngữ Việt – Pháp Đồng Tử (2005), tập này được nhà thơ Vũ Mão ưu ái
  • 24. 20 viết lời giới thiệu. Năm 2008, Linh cho ra mắt tập thơ Vili in love gồm 29 bài thơ song ngữ Việt – Anh, do Dương Tường và Trịnh Lữ dịch, Lê Thiết Cương vẽ bìa và minh họa. Về mặt nội dung, tập thơ chia làm 3 phần: Mãi mãi ngày thơ bé, Tình tự Hà Nội, Con và Paris. Năm 2010, tập thơ Phim đôi – Tình tự chậm (Nxb Thanh Niên) là một ấn phẩm nghệ thuật sang trọng và đắt giá (theo cả nghĩa đen), có sự góp mặt của nhiều họa sĩ, dịch giả, nhà thơ, đạo diễn, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng. Tập thơ có 39 bài, gồm hai phần: Phần I chọn 10 bài của các tập Khát và Linh; phần II gồm 29 bài được sáng tác chủ yếu trong năm 2010. Năm 2011, tập thơ thiếu nhi Chu du cùng ông nội (NXb Kim Đồng), tuyển chọn 22 bài thơ tác giả tâm đắc viết về những kỉ niệm thân thương của tuổi thơ. Cách đây ít năm, ngày 1 – 12 – 2012, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, Vi Thùy Linh đã tổ chức thành công buổi biểu diễn văn học Bay cùng Vili, giới thiệu hai cuốn sách: Vili in Paris và Vili tùy bút. Linh đã trở thành người tiên phong, lần đầu tiên đưa trình diễn văn học vào Nhà hát Lớn. Buổi trình diễn thành công, đánh dấu sự trưởng thành theo hành trình của cô gái làm thơ từ năm 16 tuổi và đã lao động miệt mài, hết mình vì nghệ thuật gần 20 năm qua. Chúng ta vẫn còn nhớ thời điểm Vi Thùy Linh xuất hiện, người khen hết cỡ, người chê cạn lời. Cô gái tuổi 18 dõng dạc tuyên ngôn cho thơ mình: “Tôi không bao giờ hóa trang để nhập vai kẻ khác”. Theo Trần Đăng Khoa thì: “Đấy là một dấu hiệu đáng mừng. Bởi cuốn sách đã không bị quên lãng. Nó đã có đời sống và số phận của nó. Đối với việc sáng tạo nghệ thuật, sợ nhất là sự im lặng. Một tác phẩm ra đời, nhƣ hạt cát ném vào vũ trụ, rồi mất hút trong cõi mịt mù giá lạnh, chẳng để lại một tiếng vọng nào” [49]. Thơ Vi Thùy Linh trình bày cái tôi không xấu hổ trước những khuôn phép đầy dị nghị - cái khuôn phép mà Hồ Xuân Hương ở thế kỉ 19 đã từng băng qua. Đến với thơ Linh cũng là đến với con người Linh – một bản thể khác biệt, độc lập. Sự độc đáo ấy thể hiện trong những quan niệm lẫn tuyên ngôn trong thơ. Chị khẳng khái “muốn đƣợc mọi ngƣời nhắc tới mình, vì thơ ca”. Vi Thùy Linh khát khao biểu hiện cái tôi đào sâu bản thể trước cuộc đời và trong sáng tạo, cái tôi bản thể mang tính khác biệt. Linh luôn muốn tạo sự độc đáo riêng biệt trong lối tư duy, diễn đạt và hình ảnh: “Tôi yêu thơ bằng tình yêu say đắm, tận trung của một ngƣời si tình, chung tình, không tiếc gì cho tình yêu ấy”. Và đặt niềm tin sâu sắc: “Thơ không bao giờ chết! bản chất của Sáng tạo là Mới và
  • 25. 21 Đẹp”. Với những quan niệm tích cực ấy, Linh vẫn ngày đêm dồn hết sinh lực để góp phần đổi mới thi ca Việt, với một tư duy mới, tạo ra sự độc đáo trong hình tượng thơ. Một lối thơ “bạo động chữ” (Văn Giá), “tƣ duy về lời” (Trần Thiện Khanh), “một khát vọng trẻ” (Nguyễn Thụy Kha), “thi sĩ của ái quyền” (Chu Văn Sơn). Linh đúng là “kẻ si tình chung thân vì nghệ thuật” (Hà Linh). Chị nhìn thấy cuộc đời này chỉ được tạo sinh trong những cuộc đi dài, không thể ngừng nghỉ, cho nên chị đã dấn thân, thậm chí là liều lĩnh được khám phá, và được chinh phục những đỉnh cao, mà nếu chỉ có nhiệt huyết thôi không thể nào với tới được. Chia sẻ về quãng thời gian hơn 10 năm gắn bó với thơ ca, Linh tự tin tâm sự: “Tôi bất chấp mọi giông bão để dấn thân bởi tôi tin vào con đƣờng mình đã chọn. Nhân cách và tài năng là những yếu tố không thể nào thay thế ở một ngƣời cầm bút.” [58]. Đó chính là sức sống của nghệ thuật. Đúng như Linh đã từng nói: với nghệ thuật, không thể dùng thâm niên, nghệ thuật là sẵn sàng dấn thân và chấp nhận trả giá. Vi Thùy Linh là một trong những tác giả đã đạt được giải Bông hồng vàng của đài truyền hình kĩ thuật số VTC do khán giả bình chọn năm 2006, cùng với kỉ niệm chương của Hội liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tháng 3 năm 2008. 1.2.2.2. Ly Hoàng Ly Ly Hoàng Ly sinh năm 1975, tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Mĩ thuật. Cha làm thơ, mẹ tảo tần nuôi con những ngày người cha lâm nạn chữ. Hiện sinh nhà thơ đang sống tại Sài Gòn. Chị là nhà thơ, hoạ sĩ, tác giả của nhiều triển lãm sắp đặt và trình diễn đã trưng bày trong và ngoài nước. Lô lô là tập thơ thứ hai của Ly Hoàng Ly xuất bản năm 2005. Tập thơ đầu tiên Cỏ trắng của chị ra đời năm 1999 từng đoạt giải Mai Vàng của báo Người lao động.Năm 2000, Ly Hoàng Ly nhận được vô số lời mời đi dự triển lãm và trình diễn quốc tế. Một số bài thơ trong tập Lô Lô và Cỏ Trắng của chị được dịch ra tiếng Mỹ và in trong một số tuyển tập chung, và hơn thế, bài thơ nào cũng là dòng chảy cảm xúc trong sống động ngôn từ, với sự hài hoà trong thể nghiệm không gian thơ mới, thế nhưng Ly Hoàng Ly ít khi nhận mình là nhà thơ, và dần dần, chị xoá trong trí nhớ người khác về một người thơ: “Tôi nghĩ tôi là ngƣời viết và gọi cái mình viết là thơ hoặc có thể không là thơ thì gọi là gì cũng đƣợc,
  • 26. 22 nhƣng tôi không theo đuổi nghiệp thơ nhƣ nghiệp hoạ... Nhƣng rõ ràng vì tôi hay ghi lại những suy nghĩ của mình, phản chiếu của mình về cuộc sống, lý tƣởng sống, công việc mình làm, nên hành trình nghệ thuật thị giác của tôi chắc chắn hiện lên trong thơ tôi.” [100]. Ly chạm vào “danh” từ rất sớm: Giải thơ Bút Mới của Báo Tuổi Trẻ năm 20 tuổi, bốn năm sau, tập thơ Cỏ trắng của Ly nhận Giải Mai Vàng của Báo Người Lao Động. Là biên tập viên của một nhà xuất bản, Ly Hoàng Ly cũng là cái tên nhiều người trong và ngoài nước biết với các hoạt động nghệ thuật đương đại. Từ chối tặng thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 cho tập thơ Lô Lô, có lẽ, Ly không để “danh” chạm vào mình. Ly nghĩ: “Mong muốn sáng tạo là vô hạn, giải thƣởng có cao quý đến đâu cũng là hữu hạn. Kỳ vọng vào bất kỳ giải thƣởng nào là tự giới hạn mình” [89]. Cách Ly Hoàng Ly khẳng định cái tôi nghệ sĩ trong sáng tạo cũng nhẹ nhàng, dường như, chị không có nhu cầu phát ngôn nhiều để lí giải về con đường của mình. Ly Hoàng Ly là “một ca khá kỳ lạ”, đã khắc hoạ được chân dung của mình vào thơ Việt Nam đương đại với những đường nét, tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc. Nhà thơ Ly Hoàng Ly đã vượt qua những nhà thơ nữ đi trước và mở ra một con đường mới cuả thơ ca. Chị cũng không để cái bóng của cha mình là nhà thơ Hoàng Hưng che khuất. Những bài thơ viết theo Nghệ thuật trình diễn là những cảnh diễn đầy tư tưởng và thẩm mỹ, nó gọi mời người đọc tham dự vào cảnh diễn để cùng trải nghiệm hiện sinh. Năng lực sáng tạo của chị thật dồi dào và độc đáo. Bên trong mọi hình thức sáng tạo và diễn đạt nghệ thuật, người ta thấy một Ly Hoàng Ly rất thao thức với “sự đời”. Thế rồi, Ly cứ lẳng lặng đi trên con đường tự do sáng tạo và thể hiện tư tưởng của mình, không danh, không lợi, không gì chạm vào được. Chỉ có thể lý giải bằng sức tập trung cao độ, tinh thần quyết liệt, ý chí mạnh mẽ, và nhất là bằng tâm niệm xem con gái, và nghệ thuật là tất cả của mình.“Có lẽ, nghệ thuật với Ly chính là bão giông cuồng phong, là hạn hán, cũng là đất mẹ, là khí trời, là nắng trong và gió mát” [89]. Chị tâm sự: “Có một ngƣời bạn nói với Ly rằng: chính Ly sẽ là ngôi nhà cho nghệ thuật. Theo Ly hiểu thì câu ấy có nghĩa: Ly không thể thở bình thƣờng nếu thiếu nghệ thuật, hoặc nghệ thuật là ngôi nhà của Ly” [89]. Một nghệ sĩ chân chính là từ trong tim đã thắp lên ngọn lửa
  • 27. 23 đam mê, là ý hướng sống chết với nghề nghiệp, là vắt kiệt cùng sức lực dâng hiến cho nghệthuật và lấy tất cả những điều đó ý thức sự tồn tại và cảm nhận hạnh phúc của mình. Về điều này, Ly Hoàng Ly cũng không ngoại lệ, chị nói: “Với tôi, làm nghệ thuật là công việc đƣờng dài, càng làm càng mê, càng làm càng thấy đuối sức... Tôi làm nghệ thuật là để khám phá thế giới quanh mình và khám phá chính mình” [118]. Khi được hỏi về khả năng duy trì việc sáng tác và ấn hành tác phẩm, Ly rất từ tốn và chân thành: “Giàu hay nghèo Ly cũng đều sống đƣợc…” [89]. Chỉ có người nghệ sĩ có ý nghĩ trong sáng mới đủ sức vượt qua những chông gai của nghề và để lại cho đời những tác phẩm giá trị. 1.2.2.3. Nguyễn Thúy Hằng Nguyễn Thúy Hằng, sinh năm 1978 tại Sài Gòn. Tốt nghiệp Đại học Mĩ Thuật TP.HCM. Hiện sống và làm việc trên hai lĩnh vực Nghệ thuật thị giác và Văn chương tại TP.HCM. Nguyễn Thúy Hằng đã xuất bản các tác phẩm gây được sự chú ý đối với đọc giả và giới chuyên môn: Họ - bột hƣ ảo, tuyển tập thơ, Nxb Văn học do Nhã Nam phát hành, 2012; Bởi từ lâu chúng ta không thể ngủ, tập truyện ngắn, Nxb Văn học và Nhà sách Kiến Thức phát hành, 2008; bộ ba tập Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý, Nxb Trẻ và Nhà sách Kiến Thức phát hành, 2006. Bên cạnh hoạt động văn học, Nguyễn Thúy Hằng còn thể mình trong những hoạt động nghệ thuật đầy sôi nổi: Four poets, two languages – thơ Việt – Mỹ, Tadioto, Hanoi, 2012; Poetry and Performance, British Council, Hà nội, 2007; Tọa đàm Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý, Viện Goethe Hà Nội, 2006. Hằng đặc biệt gây được ấn tượng mạnh mẽ qua các triển lãm cá nhân: Điêu khắc Ta Thán của Nguyễn Thúy Hằng, Tadioto Gallery, Hà Nội, 2009; Một bọn tại Trung tâm Viet Art Centre, Hà Nội, 2008. Nếu như Nghệ thuật thị giác và cả văn chương của Nguyễn Thúy Hằng còn tạo ra nhiều băn khoăn nơi độc giả, thì đối với một số đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu, Nguyễn Thúy hằng được nhận những lời có cánh về khả năng văn chương – nghệ thuật của cô. Việt Quỳnh cho rằng“Nguyễn Thúy Hằng là Một tâm hồn không dễ nắm bắt, và là Một nghệ sĩ không dễ nắm bắt”[100]. Đỗ Minh Tuấn lại gọi chị là“ngƣời mộng du chuyên nghiệp”[119]. Trong khi đó, Trần Tiễn Cao
  • 28. 24 Đăng lại đưa ra cảm nhận của riêng mình về cá tính nghệ thuật của cô: “Mỗi lần đọc Thúy Hằng, tôi luôn luôn có cảm giác cô là một ngƣời sinh ra không phải cho thế giới này. Phần nào đó nhƣ tôi. Ấn tƣợng trong tôi khi đọc cô: tình yêu của cô đối với những thế giới khác – cùng với các quy luật khác biệt của chúng – mà chỉ mình cô biết, sự quả cảm của cô trong việc miệt mài nói về các thế giới đó, sự cô đơn của cô khi quá ít ngƣời trên thế giới sẵn lòng nghe cô, có thể hiểu cô.” [82]. Tác phẩm của hằng đã khiến cho Dương Tường phải say đắm mà thốt lên những nhận xét đầy ưu ái dành cho thơ và nghệ thuật của chị: “Ai đó có thể gọi Nguyễn Thúy Hằng là nghệ sĩ hậu hiện đại. Tôi chẳng có lý do để nói ngƣợc lại. Song, mặt khác, tôi ƣng nhìn tác phẩm của cô nhƣ một giá trị khu biệt, thách thức mọi cố gắng định loại, bởi nghệ thuật của Thúy Hằng, với những yếu tố thơ-nhạc-họa hòa quyện kết dính đến mức không thể tìm ra mối hàn, là duy nhất trong loại của nó.” [82]. Sáng tạo là phẩm chất của thi ca và là yêu cầu bắt buộc đối với người nghệ sĩ. Thơ trẻ nói chung và thơ nữ Việt đầu thế kỉ XXI nói riêng ngày càng xác lập được bản lĩnh, họ khẳng định bản thể trong sáng tạo một cách sòng phẳng, và những thể nghiệm của họ ít nhiều nhận được sự ủng hộ, hay ít ra là sự đồng cảm từ những bậc tiền bối: “Là ngƣời chạy tiếp sức, thơ trẻ phải tạo ra dấu ấn thế hệ của mình. Mọi tìm tòi, thể nghiệm cần đƣợc trân trọng và khuyến khích. Vì đây là sáng tạo, là tìm ra một cái gì đó chƣa từng có, cần phải có thái độ cởi mở, rộng thoáng tin cậy. Có thể có những quá đà, những vấp ngã, những trả giá đớn đau. Đó là tất yếu không tránh đƣợc. Bởi cuộc tìm kiếm đích thực nào chả thế. Miễn là hay…” (Hữu Thỉnh) [121].
  • 29. 25 Chƣơng 2 DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CẢM QUAN MỚI VỀ THẾ GIỚI VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH 2.1. Cảm quan mới về thế giới Chúng ta đang sống trong thế giới bị tấn công bởi những cơn lũ thông tin. Thông tin và nhất là nhịp độ sản xuất thông tin mới tăng theo cấp số nhân; thông tin được tân trang, tổng hợp lại để nhập vào thông tin mới. Thời đại toàn cầu hóa, “con ngƣời ở giao thời thế kỉ XX – XXI trong cả cuộc đời mình tiếp nhận nhiều hơn hàng chục nghìn lần lƣợng thông tin mà tổ tiên hắn nhận đƣợc 300-400 năm trƣớc” [dẫn theo M. Epstein, 2000]. Đứng trước thách thức của một hành tinh đang dần phẳng ra, mọi lên kết bề mặt đều trở nên vô cùng dễ dàng bởi mạng truyền thông. Thị trường tiêu dùng phát triển và sản xuất tăng nhanh, tất cả giá trị của đời sống đều được phơi bày và cùng nhau tồn tại. Trước những biến đổi vô cùng mau lẹ và đầy phức tạp ấy, con người có nhu cầu cất lên tiếng nói của mình. 2.1.1. Cảm quan về một thế giới hỗn độn, bất khả nhận thức Thơ nữ đầu thế kỉ XXI phản ánh thực trạng đời sống, xã hội đầy hỗn loạn như là một cảm thức mới mẻ về thế giới đang diễn ra. Vi Thùy Linh cảm nhận cuộc tồn sinh chứa đựng những giá trị đối lập dùng tồn tại, không thể phân biệt đúng – sai, chân – ngụy, cao – thấp, sang – hèn,… tất cả đều vỡ tung thành một mớ hỗn độn không cách gì sắp đặt: Trò Domino với hiệu ứng lan truyền, đổ sang nhau những/ ăn năn – bất cần, trong sạch – vấy bẩn, ý nghĩa – vô bổ, cạn kiệt – lấp đầy, tuyệt vọng và ngộ nhận, đoàn tụ và lƣu lạc, trấn tĩnh và hoảng loạn/ Sự ầm ĩ chen đua của đám đông chỉ là một chế giễu cho mảnh đất chật hẹp/ Những tranh cãi chằng chịt chẳng biện minh điều gì ( Vi Thùy Linh - Sinh ngày 4 tháng 4). Có khi, mọi sự vật hiện tượng đêu bị làm lu mờ trước những sự vật khác và con người chỉ là đang đuổi theo những cái bóng của người khác trên trần gian: Mặt hồ mặt trời mặt ngƣời mỗi ngày một khác/ Mọi sự vật đều chồng tên ngƣời cũ/ Những gƣơng mặt nhòa tên nhòa nét (Vi Thùy Linh - 23 tháng 3, nơi ánh sáng). Không gian trong thơ được thể hiện ở trạng thái rối tung, các sự vật không hề có mối liên hệ nào, không gian ấy vừa gợi ra quang cảnh đất trời sau một cơn giống tố bão bùng, vừa
  • 30. 26 giống con chuyển dạ sinh nở của người đàn bà, vừa y hệt một đống rác đủ thành phần. Nhà thơ gọi đó là cõi hỗn mang mà con người khát khao thoát khỏi để kiến tạo một thế giới khác tươi đẹp và đáng sống hơn – bằng tình yêu: Khi yêu nhau, chúng mình đã thoát ra khỏi thế giới hỗn mang này, kiến tạ một thế giới khác, chỉ có Anh và em. Chỉ có Anh và em (Vi Thùy Linh - Linh). Cái đời sống xã hội mà nghệ sĩ hậu hiện đại nói đến như một sân khấu kịch phi lí (Vi Thùy Linh - Tôi). Cảm quan thơ hậu hiện đại mang dấu ấn sâu đậm của một thời đại rạn nứt các mối quan hệ, mọi sự kết hợp trở nên ngẫu nhiên hơn, vì thế khi đọc thơ của Phan Huyền Thư chúng ta không khỏi bị sốc khi nhà thơ thản nhiên đem những điều tục tĩu (vốn là một phần của đời sống) đặt bên cạnh cái đẹp, cái thuộc về nghệ thuật, mà rõ ràng đó không phải là một sự xúc phạm mà là đời: Sóng sánh cà phê bạc hà khói thuốc/ Tuấn Ngọc/ trong quần nhợt nhạt nỗi hoang dâm (Phan Huyền Thư - Tuấn Ngọc buổi sáng). Hiện thực thậm phồn ấy hóa ra có đủ khả năng tồn tại trong thơ – lĩnh vực mà các triết gia xưa dùng để thanh tẩy tâm hồn, thi ca hậu hiện đại có lúc đã trở thành tiểu thuyết. Hiện thực trong thơ Ly Hoàng Ly ồn ào, náo nhiệt đấy, nhưng con người gần như không thuộc về và cũng không tìm thấy được một sự đồng cảm nào: Chiều/ Im im không nói/ Đi trên phố/ Rất đông/ Chiều/ Im im không nói/ Đi trên phố/ Quá ồn/ Chiều/ Im im không nói đi trên phố đông/ Im im không nói đi trên phố ồn/ Im im bánh xe quay vù (Ly Hoàng Ly - Chiều im im). Con người bị vây bọc và lọt thỏm trong thế giới của những hình ảnh xếp chồng ngồn ngộn, những âm thanh va đập chan chát vào nhau, nhưng lại bị bỏ rơi giữa mọi liên kết rệu rã của nó với hiện thực xung quanh. Xã hội trong cảm quan của Ly Hoàng Ly chẳng khác gì một chiếc bánh ham – bơ – gơ thập cẩm, Nhƣ nồi súp đặc quánh nhiều gia vị lờ lợ (Ly Hoàng Ly - Sóng đêm), nghĩa là nhiều mùi nhiều vị đấy nhưng không khiến con người có cảm giác ngán ngẩm. Bức tranh cuộc sống trong thơ của Ly Hoàng Ly cũng thường được vẽ bằng những nét nguệch ngoạc, thể hiện sự vật ở trạng thái bát nháo, xô bồ, rối tung. Cuộc sống hiện đại với nhiều góc khuất, mặt trái được thơ chị quay trực diện như một chiếc camera đang thực hiện những thước phim tài liệu sống động, chân thực: Những lƣng thon vào sàn nhảy/ Uốn éo dƣới ánh đèn chớp mắt/ Những ánh mắt đầy kim tuyến những nụ cƣời đầy kim tuyến/ Nhìn nhau cƣời vào nhau
  • 31. 27 than thở/ Ồ! Ồ ố ô! Nhạc/…/ Không nói không rằng/ Những son môi sƣợt miệng Heineken/…/ Những gót giầy bóng loáng giẫm đạp lên những xúc cảm bóng loáng trôi tuột vào bóng loáng/…/ Tắt đêm dắt díu nhau về... (Ly Hoàng Ly - Discotheque). Văn hóa đô thị thời mở cửa đi vào thơ Ly Hoàng Ly trong trạng thái hỗn loạn, cái đẹp thuần khiết nhường ngôi cho lối sống ăn chơi hưởng thụ, buông thả của con người, đặc biệt là giới trẻ. Lối sống đàn đúm biến họ trở thành những cái xác vô hồn, những giá trị tinh thần thuần Việt vì thế cũng biến mất. Cuộc hiện sinh hiện ra với bộ dạng nhếch nhác, một hiện thực thậm phồn mặc nhiên diễn ra trước mắt chúng ta. Thi sĩ có cách đưa hiện thực vào thơ không nhào nặn cuộc sống bằng suy nghĩ của mình, mà mô tả nó một cách chân thật nhất có thể. Những mảnh đời, số phận được Ly Hoàng Ly chọn đưa vào thơ tuy rời rạc và không mang tính chất đại diện nhưng gợi ra được cuộc hiện tồn đầy gian khó của con người trong bức tranh do chính chị ghép nên. Cuộc sống trong thơ Ly Hoàng Ly như một thước phim nhựa mà nội dung chính thường là thân phận người đàn bà trong cuộc sống hiện đại bộn bề, hạnh phúc thì ít, đắng cay lại nhiều. Trong hoàn cảnh thời đại ấy, con người trong thơ chị như những con rối bị cuộc đời giật giây, một hình nhân được người ta sao chép trên tờ giấy, hay một diễn viên với những cung bậc cảm xúc hỗn loạn trên sân khấu đời: Những bức chân dung photo nhòe nhoẹt dán tứ tung trên tƣờng/ Ghi hình những trạng thái khác nhau của cùng một khuôn mặt/ Cƣời – khóc – giận dữ - vui vẻ - yêu đƣơng – thất lạc – khổ đau – hạnh phúc(Ly Hoàng Ly - Performance photo). Trong thơ Nguyễn Thúy Hằng, đôi giầy đỏ dưới chân người phụ nữ làm dáng khua vang trên đường phố phòng họp hay trong bếp có thể trở thành hình tượng cô Kếu gái tân thời, những lon sữa và túi ni lông lăn lóc trên quảng trường có thể trở thành những chi tiết nghệ thuật phê phán về vệ sinh môi trường hay nếp sống văn hoá trong đô thị thời đổi mới. Tất cả đều được nhà thơ cổ tích hoá biến thành những tiếng kèn vang lên quanh thân thể con người: Và kia, hình nhƣ tôi trong bấn loạn đã viết lên tƣờng lảm nhảm vô lí về một ai đó/ Không thể xác định đó là tình trạng gì./.../ Tôi nhớ trong một tuần đã đứng trƣớc đồ vật để nói với chúng về sự thật, đã bày tỏ u uất của tôi và khuyên chúng bằng mọi cách hãy tan biến đi, đừng để bọn ngƣời sử dụng và làm cho mới lên [những màu mè tạm bợ, hợp chất và ô nhiễm,
  • 32. 28 đƣờng gân, chất vải, kim loại, gốm sứ…(Nguyễn Thúy Hằng – Chế nhạo và phỉ báng). Có người nói rằng, “Lần đầu tiên thấy trong thế hệ 8X cái da diết trữ tình hiện ra trong ống kính vạn hoa, nhuần nhuyễn trong cái mới, liên thông và hoà trộn.” [119]. Nguyễn Thúy Hằng biến thơ mình thành một trò chơi đầy biến hóa: lúc vui mắt kỳ ảo, lúc lập loè ma quái, lúc điên loạn rối ren. Trong thế giới hỗn độn, bất khả tri nhận ấy, những trạng huống bi hài trở nên phổ biến. Ở đó, lí tưởng và các thang bảng giá trị đời sống thường trực nữa, con người muốn có chúng phải mò mẫm trong thế giới hỗn loạn, bởi một vài trong số chúng đã trở thành kẻ vắng mặt kinh niên. Thơ nữ đầu thế kỉ XXI, dấu ấn của hiện tượng này cũng đã xuất hiện qua cái nhìn sắc sảo của người nghệ sĩ. Với Vi Thùy Linh, tình yêu là sự sống, nhưng trong những vần thơ đầy khao khát của mình, chị không giấu giếm khi bộc bạch những trăn trở tha thiết về một tình yêu thiếu ngọt ngào, lãng mạn mà chưa trọn vẹn: Đời ngƣời thì ngắn/ Giấc mơ lại dài/ Anh giấu đôi tay trƣớc sự chờ đợi của em (Vi Thùy Linh - Mùa thụ mầm). Có lẽ, cùng sống và viết trong hoàn cảnh hậu hiện đại nên nhà thơ Ly Hoàng Ly cũng mang cảm quan như thế về tình yêu, chị diễn đạt sự thất vọng của mình nhẹ nhàng hơn Vi Thùy Linh nhưng đủ khiến lòng người se sắt: Đêm là của chúng mình/ Sao nỡ ngủ/ Hở anh/ Em đành thức một mình/ Những đêm đèn sáng trƣng/ Chiếc chăn bò trƣớc ngực/ Lạnh buốt/ Đêm là của chúng mình… (Ly Hoàng Ly - Đêm là của chúng mình). Cái đẹp của tình yêu thưa vắng dần, hạnh phúc vì vậy càng trở nên khắc nghiệt với người đàn bà yêu như Vi Thùy Linh: Thế giới thu nhỏ khi ban mai mãn khai/ Em xếp hàng chen lấn mua vé tàu tìm hạnh phúc/ Căn phòng tàu lửa đầy cuống vé cũ, đuổi bám/ Dù em đã trát nỗi đau cùng hình dung cái chết thƣờng trực, lên tƣờng trắng (Vi Thùy Linh - Tàu lửa). Nếu thi sĩ Vi Thùy Linh vẽ ra một thế giới không vẹn tròn như khao khát của chị, thì Phan Huyền Thư thường giễu cợt trên chính sự vỡ mộng và nhầm lẫn của bản thân, trạng hướng bi hài từ đó mà xuất hiện: Cá chép của em/ bơi theo dấu anh sông biền biệt/ vƣợt vũ môn không hóa rồng/ hóa lộn chồng/ lộn kiếp (Phan Huyền Thư - Hai mươi ba tháng chạp). Nguyễn Thúy Hằng bất lực trước sự khô héo, cỗi cằn của hành tinh: Tôi đã rửa hình xong, đâu đâu cũng là nó. Châu lục đen. Mất bao nhiêu năm để tái tạo vành đai xanh và rắc những lớp diệp lục để lọc bớt mảnh kim loại trong đầu. (Nguyễn Thúy
  • 33. 29 Hằng - Cõng người lạ). Hiện thực trong cái nhìn của Ly Hoàng Ly lắm lúc vô cùng rối rắm, và khi bất lực tri nhận cuộc đời, cái đọng lại trong tâm hồn nghệ sĩ chỉ là thứ ảo ảnh ngoài tầm với và cảm giác bị cầm tù trong nỗi buồn của chính mình: (Hôm nay nỗi buồn chui sau rèm cửa trắng tinh)/ Hôm qua nó chui dƣới chăn mỏng/ Ngày mai nó nằm bò trên sàn đá lạnh buốt/ Ngày kia nó vẫn vẫy taxi đi một vòng/ Nhìn những ảo ảnh của phố đêm (Ly Hoàng Ly - Lô lô). Trong cảm quan hậu hiện đại, thế giới hỗn độn, bất khả nhận thức còn bởi vì lí tưởng và các thang bảng giá trị đời sống đổ vỡ, trở thành kẻ vắng mặt kinh niên. Đọc thơ của các nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thúy Hằng, chúng ta nhận thấy dấu ấn này khá rõ nét. Những giá trị từng được tôn vinh trên bảng vàng về phẩm giá của người phụ nữ Việt như đạo đức, chính chuyên, đức hạnh,… bị từ chối ra mặt trong thơ nữ đương đại, bởi lẽ đây là thời đại con người đang nỗ lực đấu tranh vì nhân quyền. Vi Thùy Linh thẳng thừng quay mặt với đức hạnh – thứ cản trở hạnh phúc của biết bao người đàn bà: Ngày lồng khung chân dung đức hạnh/ Tôi bƣớc khỏi bức tranh (Vi Thùy Linh - Sinh năm 1980). Mạnh dạn hơn, nhà thơ Phan Huyền Thư kêu gọi nữ giới đạp đổ nhà tù vô hình được xây từ đạo đức, chính chuyên, dư luận, đám đông để sống với khát vọng của mình, vươn đến chân trời tự do của tình yêu cá nhân: Này chị em ơi!/ Nhớ ai gàm gào trong cổ họng/ rồi cƣời nƣa rúc mặt đám đông/ xanh thì đỏ/ tím thì vàng/ váy ngắn thì chân phải cong/ một mình: đạo đức – cƣời thầm: sang trọng (Phan Huyền Thư - Thị Mầu 97). Xét ở một góc độ nào đó, khi nhân quyền được đề cao, việc con người thể hiện tiếng nói cá nhân về những khát vọng riêng tây không phải là điều khó chấp nhận. Bởi lẽ, một xã hội tân tiến, văn minh, những gì đi ngược với quyền con người sẽ phải đứng sau bảng xếp hạng giá trị sống. Thơ nữ Việt đầu thế kỉ XXI đã nói lên được tiếng lòng chung của người phụ nữ đương đại, đó cũng chính là giá trị nhân bản – một biểu hiện quan trọng của văn học hậu hiện đại. Trong cảm quan của các nhà thơ theo khuynh hướng hậu hiện đại, đời sống không có tính ổn định và con người bất lực trên hành trình nhận thức về nó: Cuộc đời – dòng sông lớn đầy nghịch lƣu/ Dẫu mỗi con ngƣời hóa thân thành sóng/ Cũng không lƣờng đƣợc vòng xoáy dòng sông ấy (Vi Thùy Linh - Dòng sông không trở
  • 34. 30 lại). Tác giả Ly Hoàng Ly bày tỏ sự ngậm ngùi: Những hỗn loạn của ban ngày/ Đêm không bắt đƣợc/ Những nỗi lòng nhƣ sông uẩn khúc/ Chỉ chảy đƣợc về đêm/ Tôi lặng lờ trôi vào đƣờng hầm thời gian (Ly Hoàng Ly - Sóng đêm). Không chỉ vậy, con người trở nên méo mó, đáng thương, mất sức đề kháng, thậm chí tê liệt. Vi Thùy Linh nói về sự tồn tại như một cái bóng của con người: Trong những bức họa của mình/ Lêvitan không hề vẽ ngƣời (?)/ Và ở tranh Đinh Ý Nhi/ Đàn bà, thiếu nữ, bé gái đều gày gò hai màu đen – trắng (Vi Thùy Linh - Bóng người). Nhà thơ mượn thơ mình để gửi gắm tâm trạng chán chường thực tại vô nghĩa, nỗi cô đơn đến tội nghiệp của con người trong cuộc sống (hậu) công nghiệp khi họ mất kết nối với thế giới xung quanh. Tác giả Ly Hoàng Ly có vẻ hiền lành hơn, chị không tức giận mà chỉ cảm thấy mất hứng thú khi bài ca cuộc sống mà chị đang viết bỗng cạn lời bởi sự ngưng trệ đang diễn ra khắp nơi: Hát tiếp rằng:/ Định hát tiếp rằng/ Nhƣng/ Thôi/ Hát làm gì/ Còn gì mà hát/ Ngồi thừ (Ly Hoàng Ly - Performance Ham bơ gơ). Ở nhà thơ Nguyễn Thúy Hằng, cảm quan về sự hoà trộn xâm nhập thẩm thấu liên thông của các sinh thể, vật thể trong vũ trụ theo quan niệm của người phương Ðông. Trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Thuý Hằng, những nắp cống, lò vi sóng, đàn bò, tượng sắt, xác chết… những vật thể sinh linh trong vũ trụ đều được nối kết, hoà trộn, chồng kề và tan biến vào nhau nhờ phép lạ của cái nhìn hoạ sĩ, theo tinh thần Phật giáo. Những trang viết của nhà thơ có sự hoà trộn của nhiều sắc thái tình cảm: chua chát, cay nghiệt, thảng thốt, giễu nhại, ân tình và bình thản. Ðôi khi, có những câu những đoạn rờn rợn một mặc khải, có dáng dấp những dòng kinh Coran. Con người và sự vật trở nên mất đi hình hài toàn vẹn, ý nghĩa toàn vẹn, logíc toàn vẹn, thái độ và hành vi toàn vẹn, trong chính sự kết nối, hoà trộn, liên thông đó. Con người, đôi khi chỉ còn là những đốm sáng của một thể thơ flash được nhà thơ chụp lấy một cách ngẫu nhiên. Inrasara cho rằng:“Nếu chủ nghĩa hiện đại xem những cái/kẻ khác (Others): sự không hợp lí, sự thiếu văn minh, không phải nguồn gốc châu Âu, phi da trắng, phi dị tính luyến ái, không phải đàn ông, văn hóa dân tộc thiểu số, không vệ sinh,… là biểu trƣng cho mọi bất ổn, vô trật tự và hỗn loạn trong thế giới nhị nguyên, cần phải loại trừ khỏi xã hội hiện đại đầy hợp lí thì chủ nghĩa hậu hiện đại ngƣợc lại: chấp nhận và dung hóa chúng.” [42].
  • 35. 31 2.1.2. Cảm quan về một thế giới KHÁC Xã hội chúng ta đang đi vào con đường mở cửa kinh tế, giao lưu văn hóa, kết nối thông tin và chấp nhận cuộc sống không thể thiếu những con số, máy móc và hàng hóa tiêu dùng. Mọi giá trị tồn tại cùng con người, trong một thời điểm mà con người chưa thể phân loại chúng. Đôi lúc con người không vượt qua được cảm giác bơ vơ, cô đơn, tuyệt vọng, bất lực trước cuộc hiện sinh nhiều khi vô nghĩa. Không tìm thấy sự thấu hiểu, không hi vọng được cứu cánh, không Thánh thần, tôn giáo, chân lí nào có thể đáp ứng được tất cả mọi nhu cầu thế là con người rạn vỡ niềm tin vào tất cả, thậm chí với chính mình. Trên tinh thần hậu hiện đại, các nhà thơ nữ đầu thế kỉ XXI đã thể hiện được cảm quan về một thế giới bao gồm những cõi khác, mà trước đây chỉ là một cõi mà họ có thể nhìn thấy. Khi hệ hình văn học cũ không còn, mọi tiêu chuẩn sáng tác và đánh giá đều thay đổi theo nguyên tắc nghệ thuật của nó. Cảm thức hậu hiện đại còn là lối cảm nhận sự tồn tại của những cõi Khác trong thế giới, những vỉa chìm lẩn khuất đằng sau những giá trị hiện hữu hằng ngày. Giờ đây, những điều vô hình, vô giá trị vốn không xuất hiện trong thơ ca truyền thống, được tồn tại ngang hàng trong thơ hậu hiện đại và có tiếng nói riêng. Chúng hóa giải vị trí độc tôn của những giá trị đã được đặt nơi vị trí trung tâm của thi ca. Mọi “nỗ lực khôi phục trật tự đẳng cấp, hoặc những hệ thống ƣu tiên nào đó trong cuộc sống, đều vô ích và không thể thực hiện đƣợc” (I.P. Ilin) (dẫn theo Inrasara) [44]. Nhận thức thế giới của con người luôn là nhận thức đầy thiếu khuyết. Trong lúc ngôn ngữ như phương tiện diễn đạt “chân lí” cũng không đáng tin cậy. Các nhà thơ hậu hiện đại mở rộng khả năng nhận thức thế giới ra khỏi những biên độ đã được vạch sẵn trước đây, đưa thơ chạm đến những địa hạt chưa từng có. Họ không dám đặt niềm tin nơi những giá trị lớn lao và hướng đến xác lập vị trí của những điều được xem là mang giá trị ngược lại. Nhà thơ Vi Thùy Linh từ chối vai trò của tôn giáo, triết học, khoa học, bởi tất thảy đều bất lực trước nỗi bất hạnh của con người: Từng cánh sao ƣớt sáng dần/ chìm, con chỉ ƣớc mình bé thơ, khi hiểu những điều lớn/ lao chẳng làm vơi đi bất/ hạnh mỗi đời ngƣời (Vi Thùy linh - Âu Cơ); thi sĩ nhận thức lại độ bền vững của triết lí: “Lƣu thủy hành vân”/ triết lí cuộc sống/ một chảy một trôi (Thực dụng hư vô). Với Vi Thùy Linh, không có tôn giáo nào cao hơn tình yêu, hơn tất cả mọi điều, tình yêu
  • 36. 32 của Anh mới chính là ánh sáng soi đường: Không phải Phật nghìn mắt nghìn tay/ Anh ủ em trong im lặng đày hơi ẩm bằng đôi tay xuất thần (Vi Thùy Linh - Mùa thụ mầm). Thần tượng, thần linh, các đấng tối cao, thần quyền khi trong cảm quan hậu hiện đại đã không còn giữ được quyền năng tối thượng dẫn đường cho thi ca. Con người tiến tới xác lập một thế giới mang tính chủ quan để xây dựng một khung giá trị thẩm mĩ mới cho thi ca. Và có lẽ, Vi Thùy Linh đã thể hiện khá tốt khía cạnh này của chủ nghĩa hậu hiện đại, chị viết: Nhƣng Hercules không phải là thần tƣợng của chúng ta/ Tình yêu mạnh hơn thần quyền, vô hiệu hóa những áp đặt (Vi Thùy Linh - Đôi cánh của mẹ). Còn nghệ sĩ Ly Hoàng Ly lại chống đối đại tự sự trên cơ sở nhận thức lại những qui tắc, định kiến, nếp nghĩ đã có sẵn để đi đến xây dựng vị thế cá nhân của mỗi sự vật: Ngôi nhà nằm nghiêng/ Trong ý thức của con ngƣời ngôi nhà phải nằm thẳng đứng/ Nhƣng nó cứ nghiêng nó cứ thích nghiêng (Ly Hoàng Ly - Nhà nghiêng). Phi đại tự sự xem trọng yếu tố cá nhân, là đặc điểm nhân văn của hậu hiện đại. Phi trung tâm hóa khẳng định vai trò ngoại vi là tinh thần dân chủ mới của hậu hiện đại. Hậu hiện đại tôn trọng sự đa dạng, các giá trị trái nhau.Những cây bút nhưVi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Nguyễn Thúy Hằng là những nữ nhà thơ tiên phong trong việc đề cao cá nhân trong thơ ca đương đại Việt Nam. Vi Thùy Linh bác bỏ quyền năng của số phận, khẳng định sức mạnh cá nhân mỗi người trong việc định đoạt cuộc sống của mình: Ngƣời ta an ủi nhau bằng cách qui về “số phận”/ Em không tin sự định đoạt của số phận/ Hạnh phúc không an bài bằng dấu của định mệnh/ Con ngƣời làm nên tất cả/ Con ngƣời là nỗi đau! (Vi Thùy Linh - Không thanh thản); thi sĩ thậm chí không tin vào sự tuyệt đối của thuyết tương đối, bởi cái tuyệt đích duy nhất trong đời người là ở mỗi cá nhân con người: Thế giới không bao giờ yên ổn/ Mỗi ngƣời là một thế giới nhỏ (Vi Thùy linh - Không thanh thản). Cảm quan hậu hiện đại còn biểu hiện qua ý hướng về cái phi tâm của thế giới. Con người trong mối tương quan với thế giới, luôn thể nghiệm “sự hoài nghi quyết liệt mang tính nhận thức luận và bản thể luận” [dẫn theo Hans Bertens, 1980]. Con người không tìm thấy sự chắc chắn ở mọi trung tâm buộc phải chấp nhận bản chất thế giới là hỗn mang. Chìm ngập giữa cõi hỗn mang đó, nhà văn hậu hiện đại thức nhận vai trò của nghệ thuật là tham dự vào trò chơi hỗn loạn giữa các sự thế vì giả tạo. Chủ