SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 66
1
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ : CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
Lời nói đầu
2
Xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau.
Gia đình là sản phẩm của xã hội, đã phát sinh và phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội. Các điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn
phát triển nhất định là nhân tố quyết định tính chất và kết cấu của gia
đình. Do vậy gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, là tế bào của xã
hội. Quan điểm này đã được Ph.Angghen nhấn mạnh như một nguyên
lý của nội dung lý luận Macxit về hôn nhân và gia đình trong tác phẩm
nổi tiếng “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà
nước.”(1884)
Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh
của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội.
Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn
nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem
là quan hệ nền tảng của mỗi gia đình.
Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà
nước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận,
hạnh phúc. Biểu hiện ở việc, Nhà nước ban hành các quy phạm pháp
luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với sự phát
triển của xã hội.
Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu
thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan
hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một
trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc,
đáp ứng những nhu cầu về vật chất tinh thần cho gia đình.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu
tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể
tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chính sự ràng buộc này
làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia
3
tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp
luật hôn nhân và gia đình .
Không phải là quy định mới trong Luật HN&GĐ năm 2000
nhưng trên cơ sở sự kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18), quy
định này đã dần có những bước thay đổi tích cực cho phù hợp với sự
phát triển của xã hội. Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực,
các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã từng bước đi vào
cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng
cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam .
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng
các quy định trên vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc,
khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản ở
các cấp Tòa án. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “ chia tài sản chung
của vợ chồng” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo
cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
Là sinh viên sau 4 năm được học tập tại trường, với mong muốn
góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn của việc
chia tài sản chung của vợ chồng; em đã mạnh dạn chọn đề tài “Chia tài
sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình.
Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các quy định pháp
luật về tài sản chung, chia tài sản chung và hậu quả pháp lý của việc
chia tài sản chung của vợ chồng theo Pháp luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam hiện hành. Đồng thời qua thực tiễn áp dụng Luật, phát hiện
những bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung hoàn thiện các
quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
4
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên
phép biện chứng của lý luận khoa học Mac – LeNin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu khác như so sánh, phân tích, tổng hợp….
Kết cấu của khóa luận bao gồm :
Lời nói đầu.
Chương 1: Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và
chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống pháp luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam.
Chương 2 : Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng
theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
Chương 3 : Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung
của vợ chồng và một số kiến nghị.
Kết luận
Trong phạm vi khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp, với trình độ
chuyên môn và nhận thức còn hạn chế, cùng nguồn tài liệu nghiên cứu
còn chưa nhiều, do vậy khóa luận không tránh khỏi những khiếm
khuyết nhất định. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy,cô
giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này.
5
Chương 1
Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ
chồng và chia tài sản chung của vợ
chồng theo hệ thống pháp luật hôn
nhân và gia đình việt nam
1.1.kháI niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng 1.1.1.Khái niệm
chế độ tài sản của vợ chồng
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Nhận
thức rõ điều này Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm, bảo hộ
hôn nhân và gia đình.
Để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải có các điều kiện vật
chất- cơ sở kinh tế nuôi sống gia đình. Do vậy, chế độ tài sản của vợ
chồng luôn được nhà làm luật quan tâm như là một trong những chế định
cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Trong quan hệ hôn nhân, quan hệ nhân thân là chủ yếu nhưng quan
hệ tài sản của vợ chồng cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một
trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc,
đáp ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần cho gia đình mình.
Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội mang tính giai cấp
sâu sắc. Trong quan hệ hôn nhân không chỉ có ý nghĩa riêng tư giữa hai
vợ chồng mà còn tồn tại lợi ích của nhà nước và xã hội. Chính vì vậy giai
cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật điều chỉnh các
quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Chế
độ tài sản chung của vợ chồng được hầu hết các quốc gia ghi nhận, song
tùy thuộc vào chế độ chính trị – xã hội, phong tục, tập quán của mỗi nước
6
mà quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng cũng
khác nhau.
Pháp luật Việt Nam dựa trên cơ sở nền tảng là pháp luật Xã hội chủ
nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Do bản
chất của quan hệ hôn nhân xã hội chủ nghĩa tài sản không có ý nghĩa
quyết định trong việc xác lập quan hệ vợ chồng. Việc thiết lập và xây
dựng quan hệ hôn nhân gia đình đều dựa trên cơ sở tình cảm. Tài sản là
biện pháp, phương tiện để ổn định quan hệ gia đình, tạo điều kiện để gia
đình thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Trong pháp luật của Nhà nước ta, cho đến nay vẫn chưa có một khái
niệm về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong một văn bản cụ
thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chế độ tài sản của vợ chồng
được quy định trong pháp luật như là một tất yếu khách quan, nhằm điều
chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, góp phần ổn định các quan hệ xã hội.
Từ những phân tích trên ta có thể rút ra khái niệm về chia tài sản của
vợ chồng như sau : “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy
định về xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản
chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng”.
1.1.2. Nội dung chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Vậy
nhà nước sẽ làm gì để “ bảo hộ hôn nhân và gia đình” ? Có rất nhiều biện
pháp mà một biện pháp không thể thiếu được là việc Nhà nước ban hành
các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong
gia đình Xã hội chủ nghĩa, vợ chồng cùng nhau nhau chăm lo gánh vác
công việc gia đình, do đó tài sản của vợ chồng không chỉ để phục vụ cho
bản thân mà còn cho cả các thành viên khác trong gia đình. Luật
7
HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở xem xét mối liên hệ của tài sản và cuộc
sống vợ chồng từ thực tiễn đã quy định vợ chồng có tài sản chung.
*Căn cứ xác định tài sản chung:
Tài sản chung của vợ chồng là toàn bộ những quy định của pháp
luật về việc hình thành khối tài sản chung của vợ chồng và quyền nghĩa
vụ của vợ chồng đối với tài sản ấy.Trong chế độ xã hội chủ nghĩa nam nữ
kết hôn với nhau trên cơ sở tình yêu chân chính, bình đẳng và tự nguyện.
Khi trở thành vợ chồng tính chất cộng đồng tài sản giữa họ được xác lập.
Theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000:
“ 1.Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp khác của vợ,
chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung
hoặc tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài
sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được là tài sản chung của vợ
chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trước khi két hôn, được
thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà
pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận
quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ
chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài
sản chung”.
Như vậy ngoài việc dự liệu nguồn gốc, căn cứ thành phần các loại
tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, thì nhà làm luật còn căn cứ vào
nguyên tắc suy đoán để xác định những tài sản thuộc sở hữu của vợ
chồng đang có tranh chấp, nhưng không đủ cơ sở để xác định tài sản
riêng của vợ chồng thì coi là tài sản chung. Đây là quy định mới của Luật
HN&GĐ năm 2000, nó xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, thông qua công
8
tác xét xử và nhằm hướng tới việc đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích của
các bên.
Căn cứ pháp lý để xác định khối tài sản chung của vợ chồng là sự ra
đời và tồn tại của quan hệ vợ chồng. Luật quy định, những tài sản được
vợ chồng tạo ra “trong thời kỳ hôn nhân” mới đuợc coi là tài sản chung
của vợ chồng.
“Thời kỳ hôn nhân” là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại. Thời kỳ
hôn
nhân bắt đầu từ khi kết hôn và chấm dứt khi một bên chết hoặc ly hôn.
Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp vợ chồng lấy nhau không có
đăng ký kết hôn, khi phát sinh mâu thuẫn thì đưa nhau ra toà xin ly hôn
và phân chia tài sản. Để giải quyết tình trạng hôn nhân thực tế còn tồn
đọng từ trước, khi xem xét hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ
chồng theo hôn nhân thực tế sẽ theo quy định tại Nghị quyết số
35/2000/QH 10 của Quốc hội ngày 9/6/2000, Nghị quyết số 02/2000/NQ-
HĐTP của TANDTC ngày 23/12/2000.
Như vậy căn cứ để xác lập tài sản chung của vợ chồng, trước hết
phải dựa trên cơ sở “thời kỳ hôn nhân” của vợ chồng. Toàn bộ tài sản do
vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân này được coi thuộc khối tài sản
chung của vợ chồng.
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong
thời kỳ hôn nhân.
Đây là tài sản chủ yếu quan trọng đối với khối tài sản được coi là tài
sản chung của vợ chồng, bởi bản chất của cuộc sống chung giữa vợ chồng
là cùng nhau chung vai gánh vác mọi công việc gia đình, tạo ra tài sản để
đáp ứng mọi nhu cầu tinh thần, vật chất của gia đình mình.
Do tính chất của cuộc sống chung vợ chồng, tài sản chung của vợ
chồng không nhất thiết phải là tài sản do cả hai vợ chồng cùng tạo ra
9
trong thời kỳ hôn nhân, mà chỉ cần vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ
hôn nhân cũng sẽ là tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản do vợ, chồng tạo ta có thể là tài sản tự tay vợ hoặc chồng
tạo ra phục vụ cho nhu cầu của gia đình, thể hiện dưới dạng vật chất cụ
thể như nhà cửa, xe cộ, vật dụng trong gia đình…Hiểu theo nghĩa rộng tài
sản do vợ chồng tạo ra không chỉ là những tài sản do chính tay vợ hoặc
chồng tạo ra, mà còn là những tài sản mà vợ hoặc chồng bỏ tiền vàng,
công sức để tạo ra. Vì lẽ đó, chúng ta phải hiểu tài sản do vợ, chồng tạo ra
theo cả hai nghĩa như thế mới thấu suốt được tinh thần điều luật.
Trong cuộc sống vợ, chồng có thể tham gia lao động, sản xuất kinh
doanh để tạo ra tài sản, nhưng đó phải là những lao động hợp pháp. Thu
nhập từ lao động là thu nhập cơ bản, chính đáng chủ yếu của người lao
động. Trong xã hội ta, lao động vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi
công dân. Quyền tự do sản xuất kinh doanh của cá nhân được Nhà nước
ghi nhận là một quyền hiến định, Nhà nước luôn khuyến khích và tạo
điều kiện cho các cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Bởi
nó một mặt vừa mang lại tài sản để duy trì ổn định và phát triển của gia
đình, mặt khác góp phần thúc đẩy sự phát triển cũng như làm giàu cho xã
hội.
Việc các bên thu nhập nhiều hay ít, cao hay thấp không phải là căn
cứ để luật phân định công sức đóng góp của các bên vợ chồng. Như vậy
dù vợ chồng ở nhiều ngành nghề khác nhau, mức thu nhập khác nhau,
song mọi thu nhập từ lao động nghề nghiệp, sản xuất kinh doanh theo quy
định của Luật HN&GĐ năm 2000 đều là tài sản chung.
- Các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Theo hướng dẫn tại điểm a, mục 3 Nghị quyết số 02/2000/HĐTP
thì “những thu nhập hợp pháp khác” của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân còn có thể là tiền lương, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số…
mà vợ chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở
10
hữu theo quy định của BLDS năm 2005 tại các Điều 240 (xác lập
quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy), Điều
239 (xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được
ai là chủ sở hữu), Điều 243 (xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị
thất lạc), Điều 244 ( xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước),
Điều 242 ( xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc).
Như vậy, chỉ nhưng tài sản có nguồn gốc hợp pháp do vợ chồng
cùng tạo ra hoặc được xác lập quyền sở hữu trong thời kỳ hôn nhân mới
là tài sản chung của vợ chồng.
- Tài sản chung của vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng
cho chung là tài sản chung của vợ chồng.
Đây là loại tài sản chung của vợ chồng có nguồn gốc đặc biệt là
“tặng cho”. Tài sản này thường không nhiều bởi vì khi xây dựng gia
đình vợ chồng bao giờ cũng mong muốn cùng nhau tạo lập tài sản để
phát triển kinh tế gia đình. Tuy vậy nó lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc,
thể hiện sự đùm bọc, che chở yêu thương giữa những người thân và bạn
bè.
Ngoài ra vợ chồng còn được nhận di sản thừa kế, trừ thừa kế
theo di chúc, vợ chồng có quyền lợi ngang nhau trong việc hưởng phần
di sản bằng nhau khi thừa kế theo pháp luật.
Tài sản chung của vợ chồng còn được tạo lập bởi sự thoả thuận
của vợ chồng, bao gồm tài sản mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung
và tài sản do vợ chồng nhập từ tài sản riêng vào thành tài sản chung.
Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ
chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của một bên thì vô hiệu. Đây là
quy định rất mềm dẻo, linh hoạt nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ
ba tham gia vào quan hệ tài sản đối với vợ hoặc chồng.
Đối với tài sản không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ
chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó cũng
11
là tài sản chung. ở đây nhà làm luật đã áp dụng nguyên tắc suy đoán để
giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng. Đây chính là điểm
mới của Luật HN&GĐ năm 2000.
Điều 5 Nghị định số 70/2000/NĐ- CP ngày 3/10/2001 của Chính
phủ quy định các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký
quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng như : nhà ở, quyền sử dụng
đất….Với quy định này đã thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng trong
quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Như vậy Lụât HN&GĐ năm 2000 đã quy định các căn cứ xác lập
tài sản chung của vợ chồng, dựa vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc các
loại tài sản, đảm bảo cho quyền lợi của vợ chồng đối với tài sản chung.
Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho các Toà án nhanh chóng giải quyết các
tranh chấp về tài sản của vợ chồng.
* Nội dung quyền sở hữu tài sản.
Theo quy định tại Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 : “ Vợ, chồng
đều có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu
cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”.
Như vậy về mặt nguyên tắc vợ, chồng có quyền nghĩa vụ ngang
nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, nó xuất phát
từ quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung. Khoản 3 Điều 28
Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định : “ Việc xác lập, thực hiện và
chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn, hoặc
là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư
kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã
được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29”.
Cụ thể hoá quy định trên Luật HN&GĐ đã có hướng dẫn chi tiết tại Điều
4 Nghị đinh số 70/2000/NĐ- CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ.
12
Như vậy, so với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000
đã quy định khá cụ thể và đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối
với tài sản chung.
Bên cạnh việc quy định chế độ tài sản chung của vợ chồng, Luật
HN&GĐ năm 2000 còn quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Quy định này góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ hôn nhân và gia
đình, tạo cơ sở để xây dựng những gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
1.2.khái lược vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật
việt nam.
1.2.1.Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng.
Mục đích của kết hôn là nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc,
cùng nhau chung sống suốt đời nhưng cuộc sống gia đình không phải lúc
nào cũng “êm đềm”.Trong quan hệ vợ chồng, yếu tố tình cảm thường được
đưa lên vị trí hàng đầu, không có sự phân biệt rạch ròi nguồn gốc tài sản và
tài sản của ai, nhưng cuộc sống gia đình không tránh khỏi việc phát sinh
các mâu thuẫn, bất đồng quan điểm trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt
tài sản chung. Chỉ đến khi mâu thuẫn trong gia đình phát sinh, lúc đó các
tranh chấp về tài sản mới đựơc đặt ra, tuỳ theo mức độ khác nhau mà họ có
thể yêu cầu ly hôn hay xin chia tài sản chung mà không yêu cầu ly hôn.
Chính vì vậy việc quy định chế định chia tài sản chung của vợ chồng
trở thành một nhu cầu tất yếu đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra. Một
mặt giải toả được những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, giúp cho các
cá nhân tự phát huy được các khả năng của mình trong xã hội. Mặt khác
giúp cho các Toà án giải quyết nhanh chóng các vụ việc.
Xuất phát từ thực tế trên, Luật HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừa
Luật HN&GĐ năm 1986 đã tiếp tục quy định chia tài sản chung của vợ
chồng. Trong nhiều năm qua chế định này đã từng bước đi vào cuộc sống
phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng, củng cố chế độ
hôn nhân và gia đình Việt Nam.
13
Vậy chia tài sản chung của vợ chồng là gì? Từ những phân tích trên
ta có thể đưa ra khái niệm về chế định chia tài sản chung của vợ chồng như
sau:
“Chia tài sản chung của vợ chồng là việc vợ chồng tự thoả thuận
hoặc yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng dựa
trên những điều kiện nhất định, nhằm bảo đảm cho các bên tự chủ trong
việc sử dụng, định đoạt, tài sản của mình trong khối tài sản chung”.
1.2.2. Sơ lược các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong hệ
thống pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
1.2.2.1.Cổ luật Phong kiến.
ở thời kỳ này quan hệ gia đình mang nặng tính chất gia trưởng, quyền
uy, phục tùng trong đó người vợ phụ thuộc tuyệt đối vào người chồng. Chế
độ sở hữu chung của vợ chồng cũng được xác lập nhưng vẫn còn hạn chế.
Tiêu biểu ở giai đoạn này là hai bộ luật : Quốc Triều Hình Luật
(QTHL) dưới triều Lê và bộ Hoàng Việt Luật Lệ dưới thời nhà Nguyễn. Cả
hai bộ luật này đều ghi nhận sự tồn tại chế độ sở hữu chung về tài sản của
vợ chồng, đấy chính là “tần tảo điền sản”.
Về vấn đề chia tài sản chung cổ luật phong kiến Việt Nam quy định
hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng : khi một bên chết trước và
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
QTHL quy định khi vợ hoặc chồng chết thì điền sản đều được chia
đôi mỗi người một phần. Đây là một quy định tiến bộ thể hiện sự bình
đẳng của người vợ đối với người chồng trong quan hệ tài sản. Tuy nhiên
do hạn chế của xã hội bấy giờ nên quyền lợi của người vợ cũng chưa thực
sự được đảm bảo, thể hiện ở chỗ: “nếu người vợ còn sống mà cải giá thì
phải trả lại điền sản đã được chia”
Trường hợp vợ chồng ly hôn, việc phân chia tài sản chung được quy
định trong QTHL như sau : Nếu ly hôn mà có con thì tài sản chung không
được chia; nếu vợ chồng không có con mà ly hôn thì tài sản chung của vợ
14
chồng được chia đôi cho hai người. Trường hợp người vợ “phạm gian” mà
ly hôn thì không những không được chia tài sản chung, mà còn không lấy
lại được tài sản riêng.
Như vậy luật Phong kiến do vẫn còn mang nặng tư tưởng lễ giáo, gia
trưởng, đề cao coi trọng vị trí, vai trò của người chồng trong gia đình,
người đàn ông trong xã hội, nên quyền lợi của người phụ nữ vẫn chưa
được bình đẳng và chưa được bảo đảm.
1.2.2.2.Thời kỳ Pháp thuộc.
Sau khi hoàn tất tiến trình xâm lược, để đảm bảo và duy trì nền móng
cai trị thực dân ở nước ta, thực dân Pháp đã chia nước ta ra làm 3 miền với
ba chế độ để dễ bề cai trị. ở mỗi miền áp dụng các Bộ luật Dân sự riêng,
trong đó quy định điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và gia đình.
- Tại Bắc kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật năm 1931.
- Tại Trung kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật năm 1936.
- Tại Nam kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật Giản yếu năm
1883.
Pháp luật thời kỳ này vẫn duy trì hai trường hợp chia tài sản chung
của vợ chồng như cổ luật là chia khi một bên chết trước và chia tài sản
chung khi ly hôn.
Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
BDLBK quy định, nếu vợ chồng có con mà ly hôn thì tài sản chung của vợ
chồng sẽ không được chia theo nguyên tắc chia đôi mà người vợ chỉ được
chia một phần trong tài sản chung tuỳ theo kỷ phần mà người vợ đã đóng
góp. Nếu “phạm gian” mà ly hôn thì phần mà người vợ được chia sẽ bị bớt
đi một nửa. Nếu người vợ ly hôn mà không có con thì sẽ được lấy lại kỷ
phần của mình và một nửa tài sản chung.
Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước,
bộ DLBK quy định không chia mà giữ nguyên, chỉ đặt ra vấn đề chia khi
người vợ còn sống mà cải giá.
15
Trong bộ dân luật Giản yếu 1883 không thừa nhận chế độ cộng đồng
tạo sản, toàn bộ tài sản trong gia đình đều thuộc sở hữu của người chồng.
Do đó không đặt ra vấn đề chia tài sản.
Như vậy chế độ hôn nhân của nước ta ở thời kỳ Pháp thuộc là công
cụ pháp lý của giai cấp thống trị nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích của mình.
Thời kỳ này quyền lợi của người phụ nữ, người vợ hầu như không đươc
pháp luật xem xét, coi trọng.
1.2.2.3.Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà ra đời. Dù còn bận chống thù trong giặc ngoài, nhưng Đảng và
Nhà nước ta vẫn chú trọng tới việc soạn thảo xây dựng hệ thống pháp luật
nhằm củng cố và bảo vệ thành quả của Cách mạng.
Năm 1950 Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên về hôn
nhân gia đình là : Sắc lệnh số 97-SL và sắc lệnh số 159-SL. Sắc lệnh vẫn
duy trì các trường hợp chia tài sản chung của luật cũ, tuy nhiên việc quy
định về vấn đề chia tài sản còn rất chung chung, Sắc lệnh chưa quy định rõ
về cách thức chia, nguyên tắc chia cũng như hậu quả pháp lý của việc chia
tài sản chung.
ở thời kỳ này Nhà nước ta chưa ban hành bộ luật Dân sự mới, thay
vào đó là việc duy trì áp dụng BDLBK và BDLTK trên cơ sở có chọn lọc
các yếu tố tiến bộ, xóa bỏ các quy định hủ tục, lạc hậu. Mà theo các bộ dân
luật này quy định, chế độ tài sản chung của vợ chồng là chế độ cộng đồng
toàn sản. Do đó việc Sắc luật chỉ quy định các trường hợp chia mà chưa dự
liệu nguyên tắc chia thì vẫn áp dụng nguyên tắc chia đôi.
Năm 1959, lần đầu tiên Luật hôn nhân và gia đình được ra đời, hay
còn gọi là Đạo luật số 13. Theo Luật HN&GĐ năm 1959 tài sản chung của
vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, tức mọi tài sản mà vợ chồng có trước
và sau khi kết hôn đều là tài sản chung của vợ chồng, luật không thừa nhận
16
tài sản riêng. Luật quy định hai trường hợp chia tài sản chung của vợ
chồng là:chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước và chia
khi ly hôn.
Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước
(Điều 16) thì sẽ chia như khi ly hôn. Còn khi ly hôn việc chia tài sản sẽ căn
cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, tình hình tài sản, tình trạng
cụ thể của gia đình…
Luật HN&GĐ năm 1959 đã khắc phục được những hạn chế của hai
sắc lệnh khi quy định rõ nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng. Đồng
thời khẳng định được bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp
lý của Nhà nước, phục vụ nhân dân lao động, là nền móng để từng bước
xây dựng nghành luật hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật Xã
hội chủ nghĩa của Nhà nước ta.
Luật HN&GĐ năm 1986 được Nhà nước ban hành vào những năm
đầu của thời kỳ đổi mới.
Về quy định chia tài sản chung của vợ chồng so với Luật HN&GĐ
năm 1959 có điểm tiến bộ hơn, đó là quy định chia tài sản chung của vợ
chồng trong ba trường hợp : Chia khi ly hôn, chia khi một bên chết trước
và chia trong thời kỳ hôn nhân.Về nguyên tắc chia tài sản khi một bên chết
trước và chia trong thời kỳ hôn nhân sẽ chia như khi ly hôn, đồng thời áp
dụng cả pháp luật về thừa kế theo thông tư số 81/1988. Còn khi ly hôn sẽ
theo nguyên tắc chia đôi.
Kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quy
định việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong ba trường hợp trên.
Như vậy trong từng thời kỳ, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và thực
tế lúc bấy giờ mà việc quy định về chia tài sản chung của vợ chồng có khác
nhau. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đang ngày một củng cố và
hoàn thiện, góp phần điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình ngày
17
một tốt hơn. Đồng thời thúc đẩy xã hội ngày một tiến lên, xây dựng đất
nước ngày càng vững mạnh.
Chương 2
Các trường hợp chia tài sản chung của
vợ chồng theo luật hôn nhân và gia
đình việt nam năm 2000
2.1.Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
2.1.1.Mục đích quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân
Kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm
2000 cũng quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân tại Điều 29 và quy định hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng
tại Điều 30.
Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn
tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt về mặt pháp lý như : ly hôn, một bên vợ
hoặc chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết. Nhưng các nhà làm luật
vẫn đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, là
18
xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội, của các quan hệ hôn nhân và gia đình
trong những năm vừa qua.
Một số trường hợp vợ chồng dù có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm không
còn, nhưng vì lý do nào đó như : sợ ảnh hưởng tới hòa khí trong gia đình,
ảnh hưởng tới con cái, hàng xóm chê cười, tới danh dự uy tín của nhau… mà
họ không yêu cầu ly hôn, chỉ yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng.
Chính vì vậy, việc chia tài sản chung khi hôn nhân tồn tại trở thành một nhu
cầu tất yếu, đáp ứng được thực tế đặt ra cho các cá nhân tự phát huy các khả
năng của mình trong xã hội. Mặt khác, vừa giảm thiểu một tỷ lệ lớn các cặp
vợ chồng xin ly hôn, hạn chế thấp nhất các tranh chấp phát sinh giữa vợ và
chồng.
Ngoài ra, việc quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân cũng thể hiện được tư tưởng lập pháp tiến bộ của nhà nước ta, đó
là quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân trong gia đình và trong các mối
quan hệ ngoài xã hội.Với việc quy định vấn đề chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ là cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các
tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng.
Sự vận động không ngừng của các quan hệ xã hội đòi hỏi việc ban
hành pháp luật phải kịp thời, do đó việc đặt ra chế định chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là hết sức cần thiết, phù hợp với cuộc
sống và tâm lý nguyện vọng của nhân dân.
2.1.2.Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tại Điều 29, khoản 1 Luật HN&GĐ năm 2000 thì : “Khi
hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lí do chính đáng khác thì vợ chồng có thể
thỏa thuận chia tài sản chung”
Như vậy, để đảm bảo được mục đích của việc chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau :
- Vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng.
19
- Vợ chồng thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng.
- Vợ chồng có lý do chính đáng khác.
2.1.2.1. Chia tài sản chung khi vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng
Xuất phát từ quy định tại Điều 57 Hiến pháp năm 1992 “công dân có
quyền tự do kinh doanh theo pháp luật”. Việc ghi nhận quyền chia tài sản
chung của vợ chồng để đầu tư kinh doanh riêng là sự cụ thể hóa một trong
những quyền hiến định của công dân.
Chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đầu tư
kinh doanh riêng, xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do của cá nhân, nếu
một trong hai vợ chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng thì có thể chia tài sản
chung của vợ chồng.
Nhà nước ta ngày càng mở cửa thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội cho
các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư kinh doanh. Bên cạnh những “cơ
hội làm giàu” thì nền kinh tế thị truờng cũng đặt ra không ít thử thách, đòi
hỏi các chủ thể kinh doanh phải luôn nhạy bén, tỉnh táo để nắm bắt tốt “ thời
cơ ” và điều quan trọng là phải chủ động về vốn. Cho nên nhiều khi chỉ ví
một lý do nào đó mà vợ chồng không thống nhất được với nhau trong việc
sử dụng tài sản chung vào việc đầu tư kinh doanh nên để “lỡ mất cơ hội”.
Quy định này một mặt tạo điều kiện cho vợ, chồng có tài sản riêng làm
vốn đầu tư kinh doanh hoặc “chớp thời cơ” khi tài sản riêng của một bên
không đủ, mà bên kia lại không đồng ý sử dụng vào công việc kinh doanh,
buôn bán đó. Mặt khác quy định này còn nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình,
bảo đảm cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh khỏi
những ảnh hưởng tiêu cực, hạn chế rủi ro do hoạt đồng đầu tư kinh doanh
gây ra.
2.1.2.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên thực hiện nghĩa vụ
dân sự riêng.
Đây là trường hợp vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng như :
trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hoặc người chồng
20
đó đã vay nợ sử dụng vào nhu cầu riêng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do
hành vi trái pháp luật gây ra, nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng người khác…
Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thỏa thuận
được về việc lấy tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng cho một bên thì
vợ, chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để
người vợ, chồng lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ
chồng nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng của mình một cách độc lập mà
không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của phía bên kia.
2.1.2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi có lý do chính đáng khác.
ở đây hiểu thế nào là “có lý do chính đáng khác”của vợ, chồng để chia
tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại, cho đến nay dù đã có hai văn bản
hướng dẫn là Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của
HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ
năm 2000 và Nghị định số 70/2001/NQ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 nhưng vẫn chưa có một
hướng dẫn đề cập vấn đề này.
Việc chưa có hướng dẫn cụ thể về “có lý do chính đáng khác” nên
trong thực tiễn áp dụng luật còn gặp nhiều vướng mắc. Sự tùy tiện nhiều khi
mang đậm màu sắc chủ quan của các thẩm phán khi xét xử trong việc công
nhận có hay không có lý do chính đáng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sự thống
nhất trong cách thức giải quyết của Tòa án, Tòa án này thì cho một vụ việc
cụ thể nào đó là có lý do chính đáng nhưng Tòa án khác thì lại cho rằng đó
không phải là lý do chính đáng và không cho chia tài sản chung của vợ
chồng
Theo em, pháp luật cần phải cụ thể hơn thế nào là có lý do chính đáng,
tạo sự đồng bộ trong cách hiểu và áp dụng pháp luật của các cấp xét xử. Có
thể coi là có lý do chính đáng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích theo quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án.
21
+ Vợ chồng tính tình không hợp nhau nhưng con cái đã lớn hoặc là
người có địa vị trong xã hội, có bằng cấp họ có mâu thuẫn với nhau nhưng
không muốn ly hôn vì sợ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín.
+ Một bên vợ chồng có hành vi phá tán tài sản của gia đình như rượu
chè, cờ bạc, nghiện hút…thì bên kia có thể yêu cầu chia tài sản chung khi
hôn nhân tồn tại.
+ Do mâu thuẫn giữa con chung và con riêng hoặc mâu thuẫn trong
cách quản lý, sử dụng tài sản vì nhu cầu của gia đình.
Như vậy với việc quy định cụ thể, rõ ràng về lý do chính đáng sẽ tạo
điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc áp dụng của các Tòa án.
Ngoài ra Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định việc chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải lập thành văn bản. Trong trường
hợp vợ chồng không thỏa thuận được về việc chia tài sản chung thì có quyền
yêu cầu Tòa án giải quyết. Vấn đề đặt ra là “bản thỏa thuận” về chia tài sản
chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại, nên chăng cần phải được sự công
nhận của Tòa án hay một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sự “can thiệp”
của Tòa án chỉ đặt ra khi vợ chồng không thỏa thuận được việc chia tài sản
chung? Thiết nghĩ cần phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này,
để tránh tình trạng vợ chồng dựa vào các lý do không chính đáng để chia tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Để hạn chế các cặp vợ chồng trong thực tế lạm dụng quyền trong việc
chia tài sản chung nhằm mưu cầu lợi ích trái pháp luật, xâm phạm tới quyền
lợi của người khác, khoản 2 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định :
“Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ
về tài sản không được pháp luật công nhận”. Cụ thể hóa điều này, Điều 11
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ có hướng dẫn
các trường hợp được coi là “ trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản” như
sau:
“1.Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khấc theo quy định của pháp luật.
22
2.Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
3.Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
4.Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước.
5.Nghĩa vụ trả nợ cho người khác.
6.Các nghĩa vụ về tài sản khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, nếu phát hiện việc vợ chồng có yêu cầu chia tài sản chung
“nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản” thì phán quyết của Tòa án phải bị hủy
bỏ.
Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại
không phải gián tiếp quy định về chế độ ly thân. Theo các bộ luật dân sự cũ
thì ly thân được hiểu là trường hợp vợ chồng sống cách biệt nhau trong một
thời gian nhất định và tài sản của vợ chồng được thực hiện theo chế độ biệt
sản. Nghĩa là phần tài sản của mỗi người được chia trong khối tài sản
chung và mọi tài sản mà mỗi bên tạo ra khi sống ly thân là tài sản riêng của
mỗi
người. Theo Ph.Angghen, ly thân có nguồn gốc từ tôn giáo và được giải
quyết dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng. Nhà làm luật tư sản cho rằng ly thân
là một giải pháp nhằm giải tỏa xung đột trong quan hệ vợ, chồng; mặt khác,
thời hạn mà vợ chồng ly thân do Tòa án quyết định sẽ tạo cơ hội để vợ
chồng suy xét lại, nhằm hàn gắn mâu thuẫn giữa vợ chồng, vợ chồng chung
sống đoàn tụ không phải ly hôn [18,tr 120]. Hay nói cách khác đi chia tài
sản khi
hôn nhân tồn tại chủ yếu xuất phát từ những lý do về mặt tài sản, còn với
trường hợp ly thân bao giờ cũng xuất phát từ yếu tố tình cảm.
Như vậy Luật HN&GĐ của Nhà nước ta không quy định về vấn đề ly
thân, điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất của hôn nhân được xác lập
dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa.
23
2.1.3.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân.
Về phương diện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân, Luật HN&GĐ năm 2000 cho phép vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản
chung bằng văn bản hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.
2.1.3.1.Nguyên tắc tự thỏa thuận của vợ chồng.
Trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sản
chung, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định vợ chồng có thể tự thỏa thuận chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây chính là điểm mới của Luật
HN&GĐ năm 2000 so với Luật HN&GĐ năm 1986.
Để tránh việc “thỏa thuận” của vợ chồng nhằm mục đích tẩu tán, trốn
tránh nghĩa vụ tài sản, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc thỏa thuận của
vợ chồng phải lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung như : lý do chia tài
sản, phần tài sản chia, phần tài sản còn lại không chia (nếu có), thời điểm có
hiệu lực của việc chia tài sản chung và những nội dung khác nếu có. Văn
bản thỏa thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng
thực theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 6
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ ). Nếu việc
thỏa thuận này nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản
không được pháp luật công nhận.
Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau
về các vấn đề đang có tranh chấp sẽ là biện pháp hữu hiệu hơn cả, tránh
được những mâu thuẫn bất đồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân.
Vợ chồng có thể thỏa thuận về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã
chia là sở hữu riêng của mỗi người hay là tài sản chung hoặc có thể thỏa
thuận về thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu
nhập hợp pháp khác của một bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng
24
của vợ, chồng hay vẫn là tài sản chung ( Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-
CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ ).
Như vậy Luật HN&GĐ năm 2000 rất đề cao nguyên tắc tự thỏa thuận
khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.Tuy nhiên ở đây
đòi hỏi sự thỏa thuận của vợ chồng phải trung thực, tự nguyện, không được
lừa dối, cưỡng ép, có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của các bên vợ
chồng.
2.1.3.2.Nguyên tắc vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được việc chia tài sản chung
thì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.Tuy nhiên
Luật lại không quy định rõ nguyên tắc chia như thế nào, dẫn đến thực tế áp
dụng ở các Tòa án hiện nay gặp rất nhiều vướng mắc.
Luật HN&GĐ năm 1986, tại Điều 18 có quy định việc chia tài sản
chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại như chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn. Nên chăng Luật HN&GĐ năm 2000 cũng nên quy định
như vậy! Vì vậy theo em cần phải có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về
vấn đề này tạo cơ sở pháp lý cho các Tòa án khi giải quyết việc chia tài sản
chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại.
2.1.4.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân.
2.1.4.1.Hậu quả pháp lý về nhân thân.
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt
quan hệ vợ chồng trước pháp luật, giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng như nghĩa vụ chăm sóc, giúp dỡ lẫn nhau; nghĩa vụ
chung thủy, có quyền lựa chọn nghề nghiệp chính đáng , quyền lựa chọn nơi
cư trú, quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước…Việc vợ
chồng ở chung hay ở riêng với nhau sau khi chia tài sản chung là tùy thuộc
vào thực tế đời sống cụ thể của vợ chồng, điều này không làm hạn chế các
quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng theo quy định của pháp
25
luật.Vì vậy, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không có nghĩa là
quy định về chế độ ly thân. Do quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại nên trên
cơ sở tính chất cộng đồng của hôn nhân, khối tài sản chung của vợ chồng
phát sinh sau khi chia tài sản chung về nguyên tắc vẫn là sở hữu chung hợp
nhất, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2.1.4.2.Hậu quả pháp lý về tài sản.
Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản
còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Như vậy, nếu vợ
chồng thỏa thuận chia một phần tài sản chung thì phần đã chia, hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ phần tài sản đã chia đó thuộc sở hữu riêng của vợ chồng;
phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Vấn đề đặt ra là, trường hợp vợ chồng yêu cầu chia toàn bộ tài sản
chung thì không còn căn cứ phát sinh tài sản chung nữa, như vậy việc chi
dùng trong gia đình và các nghĩa vụ chung của vợ chồng sẽ được giải quyết
như thế nào? Trách nhiệm của các bên trong việc duy trì sự ổn định và phát
triển của gia đình sẽ được giải quyết ra sao? Vô hình chung quy định này có
thể làm ảnh hưởng tới sự ổn định của gia đình, mất đi bản chất, chức năng
của gia đình xã hội chủ nghĩa! Bởi vậy nhà làm luật cần phải có những quy
định chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định của gia đình.
Mặt khác Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của
Chính phủ còn quy định : “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh
doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản
chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận
khác”. Theo quy định này thì sau khi chia tài sản chung, mọi thu nhập mà
mỗi bên có được sẽ không thuộc sở hữu chung hợp nhất nữa. Điều này có
nghĩa là kể từ khi chia tài sản chung của vợ chồng, chế độ sở hữu chung hợp
nhất của vợ chồng sẽ chấm dứt.
26
Quy định này là mâu thuẫn với khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm
2000 vì xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân, thì tài sản do vợ
chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng,
không phân biệt mức đóng góp, thu nhập của mỗi bên, không đòi hỏi phải do
cả hai bên cùng trực tiếp tạo ra, do đó cần kịp thời có sửa đổi quy định này.
Hơn nữa với quy định này sẽ tao ra “lỗ hổng pháp luật” cho việc “trốn
tránh” trách nhiệm đóng góp của vợ chồng vào đời sống chung của gia
đình.Vì vậy theo em, cần phải có quy định cụ thể về trách nhiệm của vợ
chồng đối với đời sống chung của gia đình khi chia tài sản chung.
Qua phân tích trên cho thấy, quy đinh về hậu quả pháp lý của việc chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là chưa đầy đủ, chưa hợp lý và chính
xác. Luật HN&GĐ cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các bên đối việc
duy trì sự ổn định và phát triển của gia đình sau khi chia tài sản chung. Và
quy định rõ những tài sản mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung
do được thừa kế chung, tặng cho chung là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp người để lại di sản thừa kế, người tặng cho tài sản đã
có sự phân định rõ quyền của mỗi bên vợ, chồng trong khối tài sản đó.
Sau khi chia tài sản, vợ chồng có thể khôi phục lại chế độ tài sản
chung, trên cơ sở có văn bản thỏa thuận giữa vợ chồng về việc khôi phục tài
sản chung và có người làm chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ,
chồng hoặc theo quy định của pháp luật.( Điều 9 Nghị định số 70/2001/NĐ-
CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ).
Với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc quy định chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là rất cần thiết, đáp ứng được xu
thế phát triển của xã hội và nhu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên để đảm bảo
hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, giải quyết tốt các tranh chấp có thể xảy ra
thì pháp luật cần quy định về vấn đề này một cách chặt chẽ, logic và hợp lý
hơn.
27
2.2.chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị tòa
án tuyên bố là đã chết.
2.2.1.Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước
hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Nếu kết hôn là sự kiện làm gắn kết những “cá nhân” độc lập để trở
thành một “thực thể” mới – gia đình, nhằm mục đích chung sống với nhau
suốt đời, xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, thì chết lại là sự kiện làm
chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng. Việc một bên chết trước hoặc bị
Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ làm chấm dứt hoàn toàn quan hệ nhân thân
cũng như quan hệ tài sản giữa các bên. Do vậy để đảm bảo quyền lợi cho
bên còn sống và quyền lợi của những người thừa kế tài sản khác, pháp luật
HN&GĐ có đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết
trước và việc thừa kế tài sản giữa vợ chồng.
Khoản 1 Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định : “Vợ chồng có
quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế ”Hay
nói cách khác vợ, chồng có thể thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc
theo pháp luật.
2.2.1.1.Thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật được đặt ra khi một bên vợ hoặc chồng có di
sản thừa kế chết đi, nhưng không lập di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc
không hợp pháp.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng, điều kiện và trình tự thừa
kế do pháp luật quy định, tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 quy
định: vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với cha mẹ đẻ (nuôi) và
con đẻ (nuôi) của người chết.
Điều kiện để vợ, chồng được hưởng di sản thừa kế của nhau theo luật
là giữa họ phải tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp, tức đó là quan hệ
hôn nhân có đăng ký kết hôn, không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn và
28
tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn. Ngoài ra, quan hệ “hôn nhân thực tế”
cũng được coi là có giá trị pháp lý khi thỏa mãn các quy định của pháp luật.
Theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội khóa
X về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tại mục 3 điểm a, b
có hướng dẫn về “ hôn nhân thực tế ”như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng
01 năm 1987, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực, mà
chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường
hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly
hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01
năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo
quy định của Luật này thì có nghiã vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai
năm, kể từ này Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003;
trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn
thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì
pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;”
Như vậy trên đây là các trường hợp đã được pháp luật cộng nhận là
quan hệ “hôn nhân thực tế ”, do đó đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2003
mà họ vẫn chưa đăng ký kết hôn nhưng có một bên vợ hoặc chồng chết thì
bên còn sống vẫn có quyền thừa kế tài sản của bên đã chết.
Trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc hồi năm 1954,
đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ hoặc lấy chồng ở miền Bắc thì
theo hưóng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 tại
mục 2 điểm d3, thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60 TATC ngày 22/2/1978 của
TANDTC. Theo tinh thần của thông tư, thì đây là trường hợp ngoại lệ, là
hậu quả của chiến tranh, vì vậy cuộc hôn nhân sau của cán bộ miền Nam tập
29
kết ra Bắc vẫn là cuộc hôn nhân hợp pháp. Trừ khi có căn cứ cho rằng người
vợ hoặc người chồng tập kết đã có vợ hoặc chồng ở miền Nam nhưng lại nói
dối là chưa có nay người vợ hoặc chồng sau cho rằng mình bị lừa dối nên
xin hủy việc kết hôn của họ, thì Tòa án xử hủy việc kết hôn. Bởi vậy nếu
một bên vợ hoặc chồng chết thì người vợ hoặc chồng sau vẫn có quyền thừa
kế tài sản của người đã chết.
Ngoài ra, Điều 680 BLDS năm 2005 còn quy định việc thừa kế trong
trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn
với người khác như sau:
“1.Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn
tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di
sản”. Mặc dù có chia tài sản chung nhưng về bản chất mối quan hệ hôn nhân
vẫn còn tồn tại cho nên quyền thừa kế của các bên là đương nhiên.
“2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã
được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp
luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.” Quan
hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt khi bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa
có hiệu lực pháp luật. Hay nói cách khác quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại
nên một bên vợ hoặc chồng vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế khi một bên
chết trước.
“3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó
chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.” Đây
là trường hợp mà tại thời điểm một bên vợ hoặc chồng chết, thì quan hệ hôn
nhân giữa họ với người còn sống vẫn còn tồn tại do đó để bảo vệ quyền thừa
kế của người còn sống nên ngay cả khi họ đã kết hôn với người khác thì
pháp luật vẫn cho họ được thừa kế di sản của người đã chết. Mặt khác xóa
bỏ triệt để ảnh hưởng của pháp luật phong kiến về quan hệ bất bình đẳng
giữa vợ chồng trong quan hệ thừa kế.
2.2.1.2.Thừa kế theo di chúc.
30
Trường hợp một bên vợ hoặc chồng có di sản thừa kế trước khi chết có
để lại di chúc (di chúc hợp lệ), quy định rõ những chủ thể nào được hưởng di
sản, “kỷ phần” bao nhiêu, thời điểm chia lúc nào… thì phải chia theo di
chúc. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho bên còn sống đủ điều kiện được
hưởng di sản thừa kế, nhưng vì một lý do nào đó mà bị người lập di chúc
truất quyền thừa kế, tại Điều 669 BLDS năm 2005 quy định : trường hợp
bên vợ hoặc chồng còn sống không được người lập di chúc cho hưởng tài
sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng một kỷ phần bằng hai phần ba
của một suất chia theo luật, trừ trường hợp họ từ chối .
Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của bên vợ hoặc chồng còn sống, giúp
họ ổn định và duy trì cuộc sống bình thường, Luật HN&GĐ năm 2000 tại
khoản 3 Điều 31 còn quy định việc hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa
kế : “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia
đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà
những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời
hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết
hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án
cho chia di sản thừa kế ”
Vậy thế nào là “ảnh hưỏng nghiêm trọng đến đời sống”? và thế nào là
“thời hạn nhất định”? Theo hướng dẫn tại mục 4 Nghị quyết số 02/2000/NQ-
HĐTP và Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính
phủ thì : thời hạn chưa cho chia di sản thừa kế theo quy định tại khoản 3
Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 là không quá ba năm. Việc chia di sản ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống và gia đình là trường
hợp nếu chia di sản thì bên còn sống và gia đình không thể duy trì cuộc sống
bình thường do không có chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu
nhập hoặc vì lý do chính đáng khác. Trong thời gian Tòa án chưa cho chia di
31
sản, bên còn sống chỉ có quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ di sản và phải giữ gìn, bảo quản di sản, không được thực hiện
các giao dịch liên quan đến việc định đoạt di sản, nếu không được sự đồng ý
của những người thừa kế khác.
Đây là một quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000, nó xuất phát từ
đời sống thực tiễn của xã hội và nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên vợ,
chồng và gia đình .
Như vậy trên đây là những điều kiện để chia tài sản chung của vợ
chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
2.2.2.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết hoặc
bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Luật HN&GĐ năm 2000 không dự liệu nguyên tắc chia tài sản chung
của vợ chồng khi một bên chết trước, dẫn tới những cách hiểu không thống
nhất khi áp dụng luật trong từng trường hợp cụ thể này.
Trước đây theo quy định tại Điều 17 Luật HN&GĐ năm 1986 thì khi
một bên vợ , chồng chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng “ thì
chia đôi”, phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật
về thừa kế. Theo em đây là một quy định hợp lý, bởi quan hệ tài sản của vợ
chồng là quan hệ sở hữu chung hợp nhất ; mọi tài sản do vợ chồng lao động ,
sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng tạo ra
trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung ,
tặng cho chung đều là tài sản chung của vợ chồng. Vợ chồng có quyền sở
hữu ngang nhau đối với khối tài sản chung mà không phụ thuộc vào công
sức đóng góp của mỗi bên vào việc xây dựng và phát triển vào khối tài sản
chung nhiều hay ít.
Cho nên Luật HN&GĐ năm 2000 cần phải bổ sung vào quy định tại
Điều 31 về nguyên tắc chia tài sản chung, tạo cơ sở pháp lý khi giải quyết
việc phân chia tài sản , tránh việc tùy tiện khi áp dụng của các Tòa án .
32
Tuy nhiên thực tế cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, không thể “ ngồi chờ”
sự hướng dẫn, chỉ đạo từ trên thì mới giải quyết yêu cầu. Bởi vậy trên thực
tế, trong các trường hợp cần phải chia tài sản chung của vợ chồng thì nguyên
tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng luôn được Tòa án áp dụng trước tiên.
Thông thường vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết
trước chỉ được đặt ra nếu người để lại di chúc yêu cầu chia di sản thừa kế
hoặc những người thừa kế có yêu cầu chia di sản thừa kế. Trong trường hợp
này là chia “bình quân”, áp dụng cho tất cả các cặp vợ chồng trong thực tiễn,
không phải căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo dựng
tài sản chung .
Như vậy, dựa trên bản chất của quan hệ hôn nhân và tính chất sở hữu
chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng, việc phân chia tài sản chung của vợ
chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo
nguyên tắc chia đôi là hoàn toàn phù hợp về mặt lý luận cũng như thực tiễn
cuộc sống.
2.2.3.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một
bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
2.2.3.1.Quan hệ nhân thân.
Nếu việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
không làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, thì việc chia tài
sản chung của vợ chồng do một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã
chết sẽ làm chấm dứt hoàn toàn quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Người
vợ hoặc ngưòi chồng còn lại có thể “ở vậy” nuôi con hoặc “đi tiếp bước
nữa”. Xuất phát từ bản chất của pháp luật hôn nhân Xã hội chủ nghĩa là
hướng tới con người, pháp luật hoàn toàn không can thiệp vào “quyết định”
của họ. Bên vợ hoặc chồng còn sống không phải thực hiện nghĩa vụ chung
thủy mà có quyền kết hôn với người khác theo nguyên tắc tự do hôn nhân
phù hợp với quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn mà
33
không bị ràng buộc bởi thời kỳ “cư tang” hay các quan niệm, hủ tục phong
kiến lạc hậu khác.
2.2.3.2.Quan hệ tài sản.
Sau khi bản án hoặc quyết định của Tòa án, về phân chia tài sản chung
của vợ chồng khi một bên chết trước, có hiệu lực pháp luật thì quan hệ tài
sản giữa vợ chồng cũng hoàn toàn chấm dứt.
Một vấn đề đặt ra là, trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án
tuyên bố là đã chết nay quay trở về. Vấn đề sẽ chẳng có gì nếu người vợ
hoặc người chồng “còn sống” chưa kết hôn với người khác, trường hợp họ
đã kết hôn với người khác thì quan hệ nhân nhân và quan hệ tài sản giữa họ
với người bị tuyên bố là đã chết sẽ giải quyết như thế nào? Quan hệ hôn
nhân sau có được pháp luật thừa nhận không? Vấn đề tài sản của người bị
tuyên bố là đã chết sẽ giải quyết ra sao?
Theo quy định tại Điều 83 BLDS năm 2005 thì người bị Tòa án tuyên
bố là đã chết hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa
án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đố là đã chết. Trường
hợp vợ hoặc chồng của ngưòi bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người
khác thì quan hệ hôn nhân sau vẫn được thừa nhận, còn quan hệ hôn nhân
trước sẽ không được phục hồi. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có
quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài
sản hiện còn.
Việc Tòa án tuyên bố một người đã chết, thì cái chết “pháp lý” này
cũng có giá trị ngang bằng với cái chết sinh học thông thường. Cho nên khi
bản án hoặc quyết định này của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn
nhân giữa bên còn sống với bên đã chết hoàn toàn chấm dứt. Điều này cũng
đồng nghĩa với việc quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu chung hợp nhất về
tài sản cũng chấm dứt. Tuy nhiên Điều 83 BLDS năm 2005 và Điều 26 Luật
HN&GĐ năm 2000 lại quy định: “khi toà án ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố
một người là đã chết theo quy định tại Điều 83 của BLDS năm 2005 mà vợ
34
hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân
đương nhiên được khôi phục”
Quy định này liệu có hợp lý và mâu thuẫn không? khi mà thời điểm để
xác định sở hữu chung hợp nhất được khôi phục không rõ ràng; tài sản mà
người còn sống làm ra được kể từ khi người bị tuyên bố là đã chết trở về là
sở hữu chung hay sở hữu riêng? Thực tế cho thấy đây còn là vấn đề gây
nhiều tranh cãi, do đó cần phải có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về vấn
đề này, nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho các bên vợ, chồng, đồng thời
tạo ra việc thống nhất trong việc áp dụng pháp luật giữa các Tòa án.
2.3. chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
2.3.1. Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
“Người ta không thể là một người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu
ngay từ bây giờ, không đòi quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự
do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ, tuy hoàn
toàn chẳng khó khăn gì mà không hiểu được rằng khi ta thừa nhận cho phụ
nữ được tự do bỏ chồng, thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng” [13
,tr163]
Xuất phát từ tình yêu đôi lứa, nhằm mục đích xây dựng một mái ấm
gia đình, cùng chung tay vun đắp cuộc sống chung mà quan hệ hôn nhân
được xác lập. Tuy nhiên, trong cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng
“ xuôi chèo mát mái” được, “sóng gió” là điều không thể tránh khỏi. Và khi
đời sống chung của vợ chồng đã đến mức “rạn nứt” sâu sắc, họ không còn
đủ sức để “chèo lái con thuyền gia đình” đi đến “bến bờ hạnh phúc” nữa thì
vấn đề ly hôn được đặt ra như một giải pháp để giải phóng cho vợ chồng và
các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình.
Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng
thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân, nhưng là
mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, thực chất
quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa.
35
Phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị mỗi nhà nước khác nhau thì
quy định về chế độ ly hôn khác nhau. ở nhà nước Phong kiến và nhà nước
Tư bản quy định giải quyết ly hôn là dựa vào cơ sở lỗi của vợ chồng. Nhà
nước tư bản coi hôn nhân như hợp đồng dân sự nên chấm dứt hôn nhân cũng
như chấm dứt hợp đồng là dựa vào lỗi của các bên. Pháp luật hôn nhân và
gia đình Xã hội chủ nghĩa xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, nam
nữ được tự do kết hôn cũng như được tự do ly hôn trong khuôn khổ cho
phép của pháp luật; việc giải quyết ly hôn không dựa vào lỗi của vợ chồng
mà giải quyết theo đúng thực chất của quan hệ hôn nhân, đó là tình trạng
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không
đạt được.
Trong những năm gần đây, các vụ án ly hôn có chiều hướng gia tăng,
đặc biệt là những án kiện về việc giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng
chiếm tỉ lệ khá cao, gây trở ngại cho sự nghiệp phát triển chung của xã hội,
làm tổn hại trực tiếp tới mỗi con người. Do đó cần có sự điều chỉnh một cách
chính xác, hợp lý, hợp tình của các chế định pháp luật, mà cụ thể là Luật
HN&GĐ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Tòa án khi giải quyết việc phân
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định
vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tương đối cụ thể, rõ ràng.
Bên cạnh việc quy định nguyên tắc chung về chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn ở Điều 95 còn quy định việc chia tài sản chung của vợ
chồng trong một số trường hợp cụ thể như : chia tài sản chung khi vợ chồng
sống chung với gia đình mà ly hôn ( Điều 96), Chia quyền sử dụng đất của
vợ chồng khi ly hôn (Điều 97), Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng
(Điều 98)…
2.3.2.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Hậu quả của việc ly hôn sẽ kéo theo sự chấm dứt hoàn toàn của quan
hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Vậy việc phân chia tài sản chung sau khi ly
36
hôn của vợ chồng sẽ được giải quyết như thế nào? Trong các bộ luật cũ của
pháp luật phong kiến Việt Nam do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam, khinh
nữ nên các vụ ly hôn có sự thiệt thòi về phần tài sản cho người phụ nữ. Pháp
luật nước ta ngày nay thừa nhận sự bình đẳng của vợ chồng trong mọi lĩnh
vực. Theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận
được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Việc vợ chồng tự thỏa thuận việc chia tài sản chung khi ly hôn sẽ phù
hợp với nguyện vọng của các bên, tạo điều kiện cho việc thì hành án sau
này. Mặt khác tránh tư tưởng được thua trong khiếu kiện, kéo dài vụ án một
cách không cần thiết; tránh được sự bất đồng, không thỏa mãn với quyết
định phân chia của Tòa tạo sự bình thường hóa quan hệ giữa các bên sau khi
ly hôn để có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con cái, sớm ổn định cuộc sống
gia đình.
Luật HN&GĐ năm 2000 đề cao và tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ
chồng, mặc dù quy định việc vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản
chung nhưng không đặt ra yêu cầu phải được sự công nhận của Tòa án. Tuy
nhiên để tránh việc thỏa thuận của vợ chồng nhằm mục đích trốn tránh nghĩa
vụ, tẩu tán tài sản ,việc thỏa thuận của vợ chồng trong việc chia tài sản
chung khi ly hôn phải phù hợp với các nguyên tắc của Luật HN&GĐ.
Truờng hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau, có yêu cầu Tòa
án giải quyết thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết. Về nguyên tắc, phần của vợ
chồng trong khối tài sản chung là ngang bằng nhau, do đó khi vợ chồng ly
hôn, tài sản chung được chia đôi. Tuy vậy, để đảm bảo quyền lợi chính đáng
của vợ chồng và những người khác có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản
của vợ chồng, trong từng trường hợp cụ thể, tài sản chung của vợ chồng
không thể chia đôi mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc khác, cụ thể theo
quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 gồm các nguyên tắc
sau:
37
- Nguyên tắc thứ nhất : “ Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc
được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản,
công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản
này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu
nhập”.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ sở hữu chung hợp nhất về tài sản
của vợ chồng, mọi tài sản, thu nhập hợp pháp mà vợ chồng tạo ra trong thời
kỳ hôn nhân đều là tài sản chung, không phụ thuộc vào công sức đóng góp
nhiều hay ít của các bên. Do đó khi ly hôn tài sản chung sẽ được chia đôi.
Cuộc sống chung của gia đình không thể tự tay một bên vợ hoặc chồng
có thể xây đắp được, mà nó phải là kết quả đóng góp của các thành viên
trong gia đình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là ý thức của các bên trong việc vun
sức xây dựng mái ấm gia đình, khi một bên tích cực tạo lập, phát triển, duy
trì khối tài sản chung, còn bên kia thì hoang phí, phá tán tài sản chung. Do
đó để bảo vệ quyền lợi của bên có ý thức trong việc xây dựng gia đình, việc
phân chia tài sản chung cần có sự cân nhắc về công sức đóng góp của các
bên.
Một điều cần lưu ý rằng, việc xem xét đến “công sức đóng góp” của
mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì phát triển tài sản chung không có nghĩa là
xem xét xem vợ, chồng ai là người làm ra nhiều tài sản trong gia đình hoặc
ai là người trực tiếp làm ra tài sản. Nếu hiểu như vậy, vô hình chung là sự
thừa nhận không có sự tồn tại của sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ
chồng.
Bên cạnh xem xét “công sức đóng góp”, “hoàn cảnh của mỗi bên”
cũng được nhà làm luật quan tâm và xem như một tiêu chí khi phân chia tài
sản chung của vợ chồng.Trên cơ sở nguyên tắc chung là chia đôi, Tòa án
xem xét đến khả năng lao động, điều kiện sức khỏe của các bên vợ, chồng để
phân chia tài sản chung, nhằm tạo điều kiện nhanh chóng ổn định cuộc sống
của các bên sau khi ly hôn.
38
- Nguyên tắc thứ hai : “ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con
chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân
sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Khác với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định
mở rộng hơn đối tượng được bảo vệ quyền lợi sau khi chia tài sản chung của
vợ chồng khi ly hôn, gồm : vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên
nhưng tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình. Đây là một quy định rất tiến bộ và nhân
đạo của Luật HN&GĐ năm 2000, trên nền tảng lấy con ngưòi làm gốc, pháp
luật luôn hướng tới bảo vệ con người, đặc biệt là những con người “nhỏ bé”
, thiệt thòi nhất của xã hội mà cụ thể ở đây là người phụ nữ, con chưa thành
niên , con thành niên nhưng tàn tật. Họ là những đối tượng chịu nhiều mất
mát nhất cả về phương diện tình cảm lẫn đời sống vật chất khi cuộc sống gia
đình tan vỡ.
Trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng , nếu con chưa thành
niên mà có tài sản riêng thì Tòa không được chia tài sản đó cho các bên vợ
chồng mà sẽ giao cho người nuôi giữ, chăm sóc đứa trẻ đó quản lý. Nếu con
cái mà có đóng góp vào khối tài sản chung của bố mẹ thì phải trích chia
phần đóng góp của con cái trong khối tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy với quy định này một lần nữa thể hiện rõ bản chất của Nhà
nước Xã hội chủ nghĩa là luôn hướng tới con người. Sự phát triển ổn định
của mỗi cá nhân cũng chính là sự phát triển chung của xã hội.
- Nguyên tắc thứ ba : “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản
xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động
tạo thu nhập”.
Theo nguyên tắc này Tòa án phân chia tài sản chung của vợ chồng khi
ly hôn thì cần phải căn cứ vào đặc điểm nghề nghiệp, điều kiện lao động sản
xuất, hoàn cảnh sống của mỗi bên vợ chồng để phân chia tài sản chung của
39
vợ chồng cho phù hợp, đảm bảo cho các bên vợ, chồng sau khi ly hôn được
nhanh chóng đi vào ổn định cuộc sống riêng.
- Nguyên tắc thứ tư : “ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng
hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị
lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị
chênh lệch”.
Theo nguyên tắc trên thì những tài sản có thể chia bằng hiện vật thì
chia theo hiện vật, nếu không thể chia bằng hiện vật thì chia theo giá trị, tức
là thanh toán bằng tiền. Và cũng để đảm bảo công bằng trong quyền lợi của
mỗi bên thì bên nhận được vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng sẽ
thanh toán phần giá trị chênh lệch .
Như vậy, trên cơ sở việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
phải tuân thủ nguyên tắc chung thì các Tòa án khi xem xét giải quyết các vụ
việc trong thực tiễn, còn phải biết kết hợp hài hòa các nguyên tắc trên; có
như vậy mới đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên về vấn đề
tài sản, đồng thời tránh được những tranh chấp kéo dài giữa vợ chồng mà có
thể bị kháng nghị đến cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định về
tài sản riêng của vợ, chồng. Trong đó tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc
quyền sở hữu của bên ấy, trường hợp có tranh chấp về tài sản riêng thì vợ,
chồng phải có nghĩa vụ chứng minh, nếu không chứng minh được thì đó sẽ
là tài sản chung của vợ chồng.
Đối với việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, khoản
3 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định : vợ, chồng có quyền thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án có
thể quyết định thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản theo phương thức trích
từ khối tài sản chung của vợ chồng để thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản
của vợ chồng, sau đó phần tài sản còn lại sẽ chia cho mỗi bên. Hoặc cũng có
thể thanh toán theo phương thức xác định nghĩa vụ chung của vợ chồng sau
40
đó chia cho mỗi bên phải có nghĩa vụ thanh toán một phần cụ thể trong số
nghĩa vụ chung đó.
So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy
định rõ về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp cụ thể:
là quyền sử dụng đất, là nhà ở và việc bảo vệ quyền lợi cho mỗi bên vợ hoặc
chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của bên kia.
Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về sở
hữu bên đó. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn
được thực hiện như sau :
* Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được Nhà nước giao (Điều
24 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ)
- Trường hợp đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy
sản, đất làm muối nếu cả hai bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử
dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận
được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định chung tại Điều 95 Luật
HN&GĐ năm 2000.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử
dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia
phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng theo mức mà hai bên đã
thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được, thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy
nhiên nếu bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất nhưng không
thể thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được
hưởng, thì bên kia có quyền chuyển nhượng phần quyền sử dụng đất của
mình cho người thứ ba. Đây là một quy định mở của Luật HN&GĐ năm
2000 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bên có quyền được nhận thanh toán;
vì thực tế hiện nay mặc dù các bên đã có thỏa thuận hoặc bản án của Tòa đã
có hiệu lực pháp luật nhưng bên có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng
đất vẫn không thanh toán cho bên kia.
41
- Trường hợp đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để
trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ
năm 2000.
* Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được Nhà nước cho thuê
(Điều 25 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ)
- Trong trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất hàng năm mà ly hôn,
nếu cả hai bên đều có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất, thì việc
chia quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật
HN&GĐ năm 2000; các bên phải ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Trường hợp nếu chỉ một bên có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng
đất, thì bên đó được tiếp tục sử dụng và phải ký lại hợp đồng thuê đất với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, nếu hợp đồng trước đây do bên kia hoặc cả
hai người đứng tên; nếu các bên đã đầu tư vào tài sản có trên đất, thì phải
thanh toán cho bên kia một phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất mà người
đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn, căn cứ vào tài sản và
công sức đầu tư của bên kia.
- Trường hợp vợ chồng đã thanh toán tiền thuê đất cho cả thời gian
thuê, thì khi ly hôn, các bên thỏa thuận về việc sử dụng đất đó và thanh toán
cho nhau phần tiền thuê đất đã nộp trong thời gian thuê đất còn lại, kể từ
thời điểm chia tài sản khi ly hôn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các
bên đã đầu tư vào tài sản có trên đất, thì bên tiếp tục thuê đất phải thanh toán
cho bên kia một phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất vào thời điểm chia tài
sản khi ly hôn, căn cứ vào tài sản và công sức đầu tư của bên kia.
* Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng được chuyển đổi, chuyển
nhượng, thừa kế chung, nhận thế chấp ( Điều 26 Nghị định số
70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ).
Khi ly hôn, việc chia quyền sử dụng đất do vợ chồng được chuyển
nhượng, chuyển đổi, thừa kế chung hoặc vợ chồng nhận thế chấp quyền sử
42
dụng đất của người thứ ba được thực hiện theo quy dịnh tại Điều 95 Luật
HN&GĐ năm 2000.
* Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng được giao chung với hộ gia
đình ( Điều 27 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính
phủ).
Nếu vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng
năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất lâm nghiệp được giao chung với hộ
gia đình sau khi kết hôn, thì khi ly hôn, phần quyền sử dụng đất của vợ hoặc
chồng và của con không tiếp tục sống chung với hộ gia đình được tách ra và
chia theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2000.
* Chia quyền sử dụng đất trong trường hợp vợ chồng sống chung
với gia đình mà ly hôn ( Điều 96 Luật HN&GĐ năm 2000).
Luật HN&GĐ năm 2000 chia làm hai trường hợp khi chia quyền sử
dụng đất trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn.
- Trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản
của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì
vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn
cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển
khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một
phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu
không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên quy định này còn chứa đựng những hạn chế nhất định, khi
đưa ra căn cứ để chia quyền sử dụng đất trong trường hợp vợ chồng sống
chung cùng với gia đình một cách quá “trừu tượng”. Điều này sẽ dẫn tới tình
trạng áp dụng luật một cách tùy tiện và không thống nhất giữa các Tòa án.
Do đó cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này, đảm bảo giải quyết
thỏa đáng quyền lợi của vợ chồng và các bên có quyền, lợi ích liên quan tới
việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
43
- Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ
chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần
thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung
đó để chia.
* Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng (Điều 98 Luật
HN&GĐ năm 2000).
Nhà ở thuộc sở hữu chung có thể là nhà do vợ chồng cùng nhau xây
dựng nên hoặc được thừa kế chung, tặng cho chung… Trường hợp khi ly
hôn nhà ở đó có thể chia để sử dụng thì áp dụng nguyên tắc chia tại Điều 95
Luật HN&GĐ năm 2000; nếu không chia được thì bên được tiếp tục sử dụng
nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.
* Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở cho
thuê của Nhà nước ( Điều 28 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày
3/10/2001 của Chính phủ).
Luật quy định vợ, chồng có thể thỏa thuận việc tiếp tục thuê nhà nếu
thời hạn thuê vẫn còn. Trường hợp không thỏa thuận được và cả hai bên đều
có nhu cầu sử dụng thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại Điều 95 Luật
HN&GĐ năm 2000. Nếu vợ chồng đã nâng cấp, sửa chữa, cải tạo nhà thuê
của Nhà nước hoặc xây dựng mới diện tích có nhà thuê của Nhà nước, thì
khi ly hôn, việc phân chia quyền sử dụng nhà ở và phần diện tích nâng cấp,
sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa
thuận được, thì được Tòa án giải quyết theo Điều 95 Luật HN&GĐ năm
2000.
Nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng, thì bên sử dụng phải thanh toán
cho bên kia phần giá trị quyền thuê nhà của Nhà nước và một phần giá trị
nhà đã nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới mà bên đó được hưởng
vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn.
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình

tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. Bùi Quang Xuân
 
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
 Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình  Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình hieu anh
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Ähnlich wie Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình (20)

Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, 9 ĐIỂM
 
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docxTIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
 
Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000
Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000
Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000
 
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà NộiChia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
 
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônGiải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docxKhóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
 
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
 
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
 
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docxCơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
 
Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
 Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình  Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
 
Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000
Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000
Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000
 
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOT
 
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.docThực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
 
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐLuận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
 
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà NộiLuận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
 
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Kürzlich hochgeladen

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình

  • 1. 1 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ : CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM Lời nói đầu
  • 2. 2 Xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau. Gia đình là sản phẩm của xã hội, đã phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Các điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định là nhân tố quyết định tính chất và kết cấu của gia đình. Do vậy gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, là tế bào của xã hội. Quan điểm này đã được Ph.Angghen nhấn mạnh như một nguyên lý của nội dung lý luận Macxit về hôn nhân và gia đình trong tác phẩm nổi tiếng “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước.”(1884) Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng của mỗi gia đình. Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Biểu hiện ở việc, Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất tinh thần cho gia đình. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia
  • 3. 3 tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hôn nhân và gia đình . Không phải là quy định mới trong Luật HN&GĐ năm 2000 nhưng trên cơ sở sự kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18), quy định này đã dần có những bước thay đổi tích cực cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam . Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng các quy định trên vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản ở các cấp Tòa án. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “ chia tài sản chung của vợ chồng” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Là sinh viên sau 4 năm được học tập tại trường, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn của việc chia tài sản chung của vợ chồng; em đã mạnh dạn chọn đề tài “Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các quy định pháp luật về tài sản chung, chia tài sản chung và hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng theo Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành. Đồng thời qua thực tiễn áp dụng Luật, phát hiện những bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
  • 4. 4 Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên phép biện chứng của lý luận khoa học Mac – LeNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như so sánh, phân tích, tổng hợp…. Kết cấu của khóa luận bao gồm : Lời nói đầu. Chương 1: Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Chương 2 : Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Chương 3 : Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng và một số kiến nghị. Kết luận Trong phạm vi khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp, với trình độ chuyên môn và nhận thức còn hạn chế, cùng nguồn tài liệu nghiên cứu còn chưa nhiều, do vậy khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy,cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này.
  • 5. 5 Chương 1 Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam 1.1.kháI niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng 1.1.1.Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Nhận thức rõ điều này Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm, bảo hộ hôn nhân và gia đình. Để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải có các điều kiện vật chất- cơ sở kinh tế nuôi sống gia đình. Do vậy, chế độ tài sản của vợ chồng luôn được nhà làm luật quan tâm như là một trong những chế định cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trong quan hệ hôn nhân, quan hệ nhân thân là chủ yếu nhưng quan hệ tài sản của vợ chồng cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần cho gia đình mình. Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Trong quan hệ hôn nhân không chỉ có ý nghĩa riêng tư giữa hai vợ chồng mà còn tồn tại lợi ích của nhà nước và xã hội. Chính vì vậy giai cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Chế độ tài sản chung của vợ chồng được hầu hết các quốc gia ghi nhận, song tùy thuộc vào chế độ chính trị – xã hội, phong tục, tập quán của mỗi nước
  • 6. 6 mà quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng cũng khác nhau. Pháp luật Việt Nam dựa trên cơ sở nền tảng là pháp luật Xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Do bản chất của quan hệ hôn nhân xã hội chủ nghĩa tài sản không có ý nghĩa quyết định trong việc xác lập quan hệ vợ chồng. Việc thiết lập và xây dựng quan hệ hôn nhân gia đình đều dựa trên cơ sở tình cảm. Tài sản là biện pháp, phương tiện để ổn định quan hệ gia đình, tạo điều kiện để gia đình thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong pháp luật của Nhà nước ta, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong một văn bản cụ thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật như là một tất yếu khách quan, nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, góp phần ổn định các quan hệ xã hội. Từ những phân tích trên ta có thể rút ra khái niệm về chia tài sản của vợ chồng như sau : “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng”. 1.1.2. Nội dung chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Vậy nhà nước sẽ làm gì để “ bảo hộ hôn nhân và gia đình” ? Có rất nhiều biện pháp mà một biện pháp không thể thiếu được là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong gia đình Xã hội chủ nghĩa, vợ chồng cùng nhau nhau chăm lo gánh vác công việc gia đình, do đó tài sản của vợ chồng không chỉ để phục vụ cho bản thân mà còn cho cả các thành viên khác trong gia đình. Luật
  • 7. 7 HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở xem xét mối liên hệ của tài sản và cuộc sống vợ chồng từ thực tiễn đã quy định vợ chồng có tài sản chung. *Căn cứ xác định tài sản chung: Tài sản chung của vợ chồng là toàn bộ những quy định của pháp luật về việc hình thành khối tài sản chung của vợ chồng và quyền nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản ấy.Trong chế độ xã hội chủ nghĩa nam nữ kết hôn với nhau trên cơ sở tình yêu chân chính, bình đẳng và tự nguyện. Khi trở thành vợ chồng tính chất cộng đồng tài sản giữa họ được xác lập. Theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000: “ 1.Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trước khi két hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. 2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”. Như vậy ngoài việc dự liệu nguồn gốc, căn cứ thành phần các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, thì nhà làm luật còn căn cứ vào nguyên tắc suy đoán để xác định những tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng đang có tranh chấp, nhưng không đủ cơ sở để xác định tài sản riêng của vợ chồng thì coi là tài sản chung. Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000, nó xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, thông qua công
  • 8. 8 tác xét xử và nhằm hướng tới việc đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích của các bên. Căn cứ pháp lý để xác định khối tài sản chung của vợ chồng là sự ra đời và tồn tại của quan hệ vợ chồng. Luật quy định, những tài sản được vợ chồng tạo ra “trong thời kỳ hôn nhân” mới đuợc coi là tài sản chung của vợ chồng. “Thời kỳ hôn nhân” là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại. Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi kết hôn và chấm dứt khi một bên chết hoặc ly hôn. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp vợ chồng lấy nhau không có đăng ký kết hôn, khi phát sinh mâu thuẫn thì đưa nhau ra toà xin ly hôn và phân chia tài sản. Để giải quyết tình trạng hôn nhân thực tế còn tồn đọng từ trước, khi xem xét hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng theo hôn nhân thực tế sẽ theo quy định tại Nghị quyết số 35/2000/QH 10 của Quốc hội ngày 9/6/2000, Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP của TANDTC ngày 23/12/2000. Như vậy căn cứ để xác lập tài sản chung của vợ chồng, trước hết phải dựa trên cơ sở “thời kỳ hôn nhân” của vợ chồng. Toàn bộ tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân này được coi thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. - Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đây là tài sản chủ yếu quan trọng đối với khối tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng, bởi bản chất của cuộc sống chung giữa vợ chồng là cùng nhau chung vai gánh vác mọi công việc gia đình, tạo ra tài sản để đáp ứng mọi nhu cầu tinh thần, vật chất của gia đình mình. Do tính chất của cuộc sống chung vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải là tài sản do cả hai vợ chồng cùng tạo ra
  • 9. 9 trong thời kỳ hôn nhân, mà chỉ cần vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản do vợ, chồng tạo ta có thể là tài sản tự tay vợ hoặc chồng tạo ra phục vụ cho nhu cầu của gia đình, thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể như nhà cửa, xe cộ, vật dụng trong gia đình…Hiểu theo nghĩa rộng tài sản do vợ chồng tạo ra không chỉ là những tài sản do chính tay vợ hoặc chồng tạo ra, mà còn là những tài sản mà vợ hoặc chồng bỏ tiền vàng, công sức để tạo ra. Vì lẽ đó, chúng ta phải hiểu tài sản do vợ, chồng tạo ra theo cả hai nghĩa như thế mới thấu suốt được tinh thần điều luật. Trong cuộc sống vợ, chồng có thể tham gia lao động, sản xuất kinh doanh để tạo ra tài sản, nhưng đó phải là những lao động hợp pháp. Thu nhập từ lao động là thu nhập cơ bản, chính đáng chủ yếu của người lao động. Trong xã hội ta, lao động vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Quyền tự do sản xuất kinh doanh của cá nhân được Nhà nước ghi nhận là một quyền hiến định, Nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Bởi nó một mặt vừa mang lại tài sản để duy trì ổn định và phát triển của gia đình, mặt khác góp phần thúc đẩy sự phát triển cũng như làm giàu cho xã hội. Việc các bên thu nhập nhiều hay ít, cao hay thấp không phải là căn cứ để luật phân định công sức đóng góp của các bên vợ chồng. Như vậy dù vợ chồng ở nhiều ngành nghề khác nhau, mức thu nhập khác nhau, song mọi thu nhập từ lao động nghề nghiệp, sản xuất kinh doanh theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 đều là tài sản chung. - Các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo hướng dẫn tại điểm a, mục 3 Nghị quyết số 02/2000/HĐTP thì “những thu nhập hợp pháp khác” của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn có thể là tiền lương, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số… mà vợ chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở
  • 10. 10 hữu theo quy định của BLDS năm 2005 tại các Điều 240 (xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy), Điều 239 (xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu), Điều 243 (xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc), Điều 244 ( xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước), Điều 242 ( xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc). Như vậy, chỉ nhưng tài sản có nguồn gốc hợp pháp do vợ chồng cùng tạo ra hoặc được xác lập quyền sở hữu trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung của vợ chồng. - Tài sản chung của vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung là tài sản chung của vợ chồng. Đây là loại tài sản chung của vợ chồng có nguồn gốc đặc biệt là “tặng cho”. Tài sản này thường không nhiều bởi vì khi xây dựng gia đình vợ chồng bao giờ cũng mong muốn cùng nhau tạo lập tài sản để phát triển kinh tế gia đình. Tuy vậy nó lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện sự đùm bọc, che chở yêu thương giữa những người thân và bạn bè. Ngoài ra vợ chồng còn được nhận di sản thừa kế, trừ thừa kế theo di chúc, vợ chồng có quyền lợi ngang nhau trong việc hưởng phần di sản bằng nhau khi thừa kế theo pháp luật. Tài sản chung của vợ chồng còn được tạo lập bởi sự thoả thuận của vợ chồng, bao gồm tài sản mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung và tài sản do vợ chồng nhập từ tài sản riêng vào thành tài sản chung. Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của một bên thì vô hiệu. Đây là quy định rất mềm dẻo, linh hoạt nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba tham gia vào quan hệ tài sản đối với vợ hoặc chồng. Đối với tài sản không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó cũng
  • 11. 11 là tài sản chung. ở đây nhà làm luật đã áp dụng nguyên tắc suy đoán để giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng. Đây chính là điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000. Điều 5 Nghị định số 70/2000/NĐ- CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng như : nhà ở, quyền sử dụng đất….Với quy định này đã thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Như vậy Lụât HN&GĐ năm 2000 đã quy định các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, dựa vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc các loại tài sản, đảm bảo cho quyền lợi của vợ chồng đối với tài sản chung. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho các Toà án nhanh chóng giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng. * Nội dung quyền sở hữu tài sản. Theo quy định tại Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 : “ Vợ, chồng đều có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Như vậy về mặt nguyên tắc vợ, chồng có quyền nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, nó xuất phát từ quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung. Khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định : “ Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn, hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29”. Cụ thể hoá quy định trên Luật HN&GĐ đã có hướng dẫn chi tiết tại Điều 4 Nghị đinh số 70/2000/NĐ- CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ.
  • 12. 12 Như vậy, so với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định khá cụ thể và đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung. Bên cạnh việc quy định chế độ tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Quy định này góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ hôn nhân và gia đình, tạo cơ sở để xây dựng những gia đình hoà thuận, hạnh phúc. 1.2.khái lược vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật việt nam. 1.2.1.Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng. Mục đích của kết hôn là nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc, cùng nhau chung sống suốt đời nhưng cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng “êm đềm”.Trong quan hệ vợ chồng, yếu tố tình cảm thường được đưa lên vị trí hàng đầu, không có sự phân biệt rạch ròi nguồn gốc tài sản và tài sản của ai, nhưng cuộc sống gia đình không tránh khỏi việc phát sinh các mâu thuẫn, bất đồng quan điểm trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Chỉ đến khi mâu thuẫn trong gia đình phát sinh, lúc đó các tranh chấp về tài sản mới đựơc đặt ra, tuỳ theo mức độ khác nhau mà họ có thể yêu cầu ly hôn hay xin chia tài sản chung mà không yêu cầu ly hôn. Chính vì vậy việc quy định chế định chia tài sản chung của vợ chồng trở thành một nhu cầu tất yếu đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra. Một mặt giải toả được những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, giúp cho các cá nhân tự phát huy được các khả năng của mình trong xã hội. Mặt khác giúp cho các Toà án giải quyết nhanh chóng các vụ việc. Xuất phát từ thực tế trên, Luật HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 đã tiếp tục quy định chia tài sản chung của vợ chồng. Trong nhiều năm qua chế định này đã từng bước đi vào cuộc sống phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam.
  • 13. 13 Vậy chia tài sản chung của vợ chồng là gì? Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm về chế định chia tài sản chung của vợ chồng như sau: “Chia tài sản chung của vợ chồng là việc vợ chồng tự thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng dựa trên những điều kiện nhất định, nhằm bảo đảm cho các bên tự chủ trong việc sử dụng, định đoạt, tài sản của mình trong khối tài sản chung”. 1.2.2. Sơ lược các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. 1.2.2.1.Cổ luật Phong kiến. ở thời kỳ này quan hệ gia đình mang nặng tính chất gia trưởng, quyền uy, phục tùng trong đó người vợ phụ thuộc tuyệt đối vào người chồng. Chế độ sở hữu chung của vợ chồng cũng được xác lập nhưng vẫn còn hạn chế. Tiêu biểu ở giai đoạn này là hai bộ luật : Quốc Triều Hình Luật (QTHL) dưới triều Lê và bộ Hoàng Việt Luật Lệ dưới thời nhà Nguyễn. Cả hai bộ luật này đều ghi nhận sự tồn tại chế độ sở hữu chung về tài sản của vợ chồng, đấy chính là “tần tảo điền sản”. Về vấn đề chia tài sản chung cổ luật phong kiến Việt Nam quy định hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng : khi một bên chết trước và chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. QTHL quy định khi vợ hoặc chồng chết thì điền sản đều được chia đôi mỗi người một phần. Đây là một quy định tiến bộ thể hiện sự bình đẳng của người vợ đối với người chồng trong quan hệ tài sản. Tuy nhiên do hạn chế của xã hội bấy giờ nên quyền lợi của người vợ cũng chưa thực sự được đảm bảo, thể hiện ở chỗ: “nếu người vợ còn sống mà cải giá thì phải trả lại điền sản đã được chia” Trường hợp vợ chồng ly hôn, việc phân chia tài sản chung được quy định trong QTHL như sau : Nếu ly hôn mà có con thì tài sản chung không được chia; nếu vợ chồng không có con mà ly hôn thì tài sản chung của vợ
  • 14. 14 chồng được chia đôi cho hai người. Trường hợp người vợ “phạm gian” mà ly hôn thì không những không được chia tài sản chung, mà còn không lấy lại được tài sản riêng. Như vậy luật Phong kiến do vẫn còn mang nặng tư tưởng lễ giáo, gia trưởng, đề cao coi trọng vị trí, vai trò của người chồng trong gia đình, người đàn ông trong xã hội, nên quyền lợi của người phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng và chưa được bảo đảm. 1.2.2.2.Thời kỳ Pháp thuộc. Sau khi hoàn tất tiến trình xâm lược, để đảm bảo và duy trì nền móng cai trị thực dân ở nước ta, thực dân Pháp đã chia nước ta ra làm 3 miền với ba chế độ để dễ bề cai trị. ở mỗi miền áp dụng các Bộ luật Dân sự riêng, trong đó quy định điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và gia đình. - Tại Bắc kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật năm 1931. - Tại Trung kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật năm 1936. - Tại Nam kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật Giản yếu năm 1883. Pháp luật thời kỳ này vẫn duy trì hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng như cổ luật là chia khi một bên chết trước và chia tài sản chung khi ly hôn. Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn BDLBK quy định, nếu vợ chồng có con mà ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng sẽ không được chia theo nguyên tắc chia đôi mà người vợ chỉ được chia một phần trong tài sản chung tuỳ theo kỷ phần mà người vợ đã đóng góp. Nếu “phạm gian” mà ly hôn thì phần mà người vợ được chia sẽ bị bớt đi một nửa. Nếu người vợ ly hôn mà không có con thì sẽ được lấy lại kỷ phần của mình và một nửa tài sản chung. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước, bộ DLBK quy định không chia mà giữ nguyên, chỉ đặt ra vấn đề chia khi người vợ còn sống mà cải giá.
  • 15. 15 Trong bộ dân luật Giản yếu 1883 không thừa nhận chế độ cộng đồng tạo sản, toàn bộ tài sản trong gia đình đều thuộc sở hữu của người chồng. Do đó không đặt ra vấn đề chia tài sản. Như vậy chế độ hôn nhân của nước ta ở thời kỳ Pháp thuộc là công cụ pháp lý của giai cấp thống trị nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích của mình. Thời kỳ này quyền lợi của người phụ nữ, người vợ hầu như không đươc pháp luật xem xét, coi trọng. 1.2.2.3.Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay. Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Dù còn bận chống thù trong giặc ngoài, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn chú trọng tới việc soạn thảo xây dựng hệ thống pháp luật nhằm củng cố và bảo vệ thành quả của Cách mạng. Năm 1950 Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên về hôn nhân gia đình là : Sắc lệnh số 97-SL và sắc lệnh số 159-SL. Sắc lệnh vẫn duy trì các trường hợp chia tài sản chung của luật cũ, tuy nhiên việc quy định về vấn đề chia tài sản còn rất chung chung, Sắc lệnh chưa quy định rõ về cách thức chia, nguyên tắc chia cũng như hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung. ở thời kỳ này Nhà nước ta chưa ban hành bộ luật Dân sự mới, thay vào đó là việc duy trì áp dụng BDLBK và BDLTK trên cơ sở có chọn lọc các yếu tố tiến bộ, xóa bỏ các quy định hủ tục, lạc hậu. Mà theo các bộ dân luật này quy định, chế độ tài sản chung của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản. Do đó việc Sắc luật chỉ quy định các trường hợp chia mà chưa dự liệu nguyên tắc chia thì vẫn áp dụng nguyên tắc chia đôi. Năm 1959, lần đầu tiên Luật hôn nhân và gia đình được ra đời, hay còn gọi là Đạo luật số 13. Theo Luật HN&GĐ năm 1959 tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, tức mọi tài sản mà vợ chồng có trước và sau khi kết hôn đều là tài sản chung của vợ chồng, luật không thừa nhận
  • 16. 16 tài sản riêng. Luật quy định hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là:chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước và chia khi ly hôn. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước (Điều 16) thì sẽ chia như khi ly hôn. Còn khi ly hôn việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình… Luật HN&GĐ năm 1959 đã khắc phục được những hạn chế của hai sắc lệnh khi quy định rõ nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời khẳng định được bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp lý của Nhà nước, phục vụ nhân dân lao động, là nền móng để từng bước xây dựng nghành luật hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta. Luật HN&GĐ năm 1986 được Nhà nước ban hành vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Về quy định chia tài sản chung của vợ chồng so với Luật HN&GĐ năm 1959 có điểm tiến bộ hơn, đó là quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong ba trường hợp : Chia khi ly hôn, chia khi một bên chết trước và chia trong thời kỳ hôn nhân.Về nguyên tắc chia tài sản khi một bên chết trước và chia trong thời kỳ hôn nhân sẽ chia như khi ly hôn, đồng thời áp dụng cả pháp luật về thừa kế theo thông tư số 81/1988. Còn khi ly hôn sẽ theo nguyên tắc chia đôi. Kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quy định việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong ba trường hợp trên. Như vậy trong từng thời kỳ, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và thực tế lúc bấy giờ mà việc quy định về chia tài sản chung của vợ chồng có khác nhau. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đang ngày một củng cố và hoàn thiện, góp phần điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình ngày
  • 17. 17 một tốt hơn. Đồng thời thúc đẩy xã hội ngày một tiến lên, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. Chương 2 Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 2.1.Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. 2.1.1.Mục đích quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 29 và quy định hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng tại Điều 30. Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt về mặt pháp lý như : ly hôn, một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết. Nhưng các nhà làm luật vẫn đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, là
  • 18. 18 xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội, của các quan hệ hôn nhân và gia đình trong những năm vừa qua. Một số trường hợp vợ chồng dù có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm không còn, nhưng vì lý do nào đó như : sợ ảnh hưởng tới hòa khí trong gia đình, ảnh hưởng tới con cái, hàng xóm chê cười, tới danh dự uy tín của nhau… mà họ không yêu cầu ly hôn, chỉ yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Chính vì vậy, việc chia tài sản chung khi hôn nhân tồn tại trở thành một nhu cầu tất yếu, đáp ứng được thực tế đặt ra cho các cá nhân tự phát huy các khả năng của mình trong xã hội. Mặt khác, vừa giảm thiểu một tỷ lệ lớn các cặp vợ chồng xin ly hôn, hạn chế thấp nhất các tranh chấp phát sinh giữa vợ và chồng. Ngoài ra, việc quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng thể hiện được tư tưởng lập pháp tiến bộ của nhà nước ta, đó là quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân trong gia đình và trong các mối quan hệ ngoài xã hội.Với việc quy định vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ là cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng. Sự vận động không ngừng của các quan hệ xã hội đòi hỏi việc ban hành pháp luật phải kịp thời, do đó việc đặt ra chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là hết sức cần thiết, phù hợp với cuộc sống và tâm lý nguyện vọng của nhân dân. 2.1.2.Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Theo quy định tại Điều 29, khoản 1 Luật HN&GĐ năm 2000 thì : “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lí do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung” Như vậy, để đảm bảo được mục đích của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau : - Vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng.
  • 19. 19 - Vợ chồng thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng. - Vợ chồng có lý do chính đáng khác. 2.1.2.1. Chia tài sản chung khi vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng Xuất phát từ quy định tại Điều 57 Hiến pháp năm 1992 “công dân có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật”. Việc ghi nhận quyền chia tài sản chung của vợ chồng để đầu tư kinh doanh riêng là sự cụ thể hóa một trong những quyền hiến định của công dân. Chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do của cá nhân, nếu một trong hai vợ chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng. Nhà nước ta ngày càng mở cửa thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội cho các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư kinh doanh. Bên cạnh những “cơ hội làm giàu” thì nền kinh tế thị truờng cũng đặt ra không ít thử thách, đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải luôn nhạy bén, tỉnh táo để nắm bắt tốt “ thời cơ ” và điều quan trọng là phải chủ động về vốn. Cho nên nhiều khi chỉ ví một lý do nào đó mà vợ chồng không thống nhất được với nhau trong việc sử dụng tài sản chung vào việc đầu tư kinh doanh nên để “lỡ mất cơ hội”. Quy định này một mặt tạo điều kiện cho vợ, chồng có tài sản riêng làm vốn đầu tư kinh doanh hoặc “chớp thời cơ” khi tài sản riêng của một bên không đủ, mà bên kia lại không đồng ý sử dụng vào công việc kinh doanh, buôn bán đó. Mặt khác quy định này còn nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, bảo đảm cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, hạn chế rủi ro do hoạt đồng đầu tư kinh doanh gây ra. 2.1.2.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng. Đây là trường hợp vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng như : trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hoặc người chồng
  • 20. 20 đó đã vay nợ sử dụng vào nhu cầu riêng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng người khác… Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thỏa thuận được về việc lấy tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng cho một bên thì vợ, chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để người vợ, chồng lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng của mình một cách độc lập mà không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của phía bên kia. 2.1.2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi có lý do chính đáng khác. ở đây hiểu thế nào là “có lý do chính đáng khác”của vợ, chồng để chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại, cho đến nay dù đã có hai văn bản hướng dẫn là Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 và Nghị định số 70/2001/NQ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 nhưng vẫn chưa có một hướng dẫn đề cập vấn đề này. Việc chưa có hướng dẫn cụ thể về “có lý do chính đáng khác” nên trong thực tiễn áp dụng luật còn gặp nhiều vướng mắc. Sự tùy tiện nhiều khi mang đậm màu sắc chủ quan của các thẩm phán khi xét xử trong việc công nhận có hay không có lý do chính đáng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sự thống nhất trong cách thức giải quyết của Tòa án, Tòa án này thì cho một vụ việc cụ thể nào đó là có lý do chính đáng nhưng Tòa án khác thì lại cho rằng đó không phải là lý do chính đáng và không cho chia tài sản chung của vợ chồng Theo em, pháp luật cần phải cụ thể hơn thế nào là có lý do chính đáng, tạo sự đồng bộ trong cách hiểu và áp dụng pháp luật của các cấp xét xử. Có thể coi là có lý do chính đáng khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích theo quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
  • 21. 21 + Vợ chồng tính tình không hợp nhau nhưng con cái đã lớn hoặc là người có địa vị trong xã hội, có bằng cấp họ có mâu thuẫn với nhau nhưng không muốn ly hôn vì sợ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín. + Một bên vợ chồng có hành vi phá tán tài sản của gia đình như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút…thì bên kia có thể yêu cầu chia tài sản chung khi hôn nhân tồn tại. + Do mâu thuẫn giữa con chung và con riêng hoặc mâu thuẫn trong cách quản lý, sử dụng tài sản vì nhu cầu của gia đình. Như vậy với việc quy định cụ thể, rõ ràng về lý do chính đáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc áp dụng của các Tòa án. Ngoài ra Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải lập thành văn bản. Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về việc chia tài sản chung thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Vấn đề đặt ra là “bản thỏa thuận” về chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại, nên chăng cần phải được sự công nhận của Tòa án hay một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sự “can thiệp” của Tòa án chỉ đặt ra khi vợ chồng không thỏa thuận được việc chia tài sản chung? Thiết nghĩ cần phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, để tránh tình trạng vợ chồng dựa vào các lý do không chính đáng để chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Để hạn chế các cặp vợ chồng trong thực tế lạm dụng quyền trong việc chia tài sản chung nhằm mưu cầu lợi ích trái pháp luật, xâm phạm tới quyền lợi của người khác, khoản 2 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định : “Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận”. Cụ thể hóa điều này, Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ có hướng dẫn các trường hợp được coi là “ trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản” như sau: “1.Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khấc theo quy định của pháp luật.
  • 22. 22 2.Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. 3.Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 4.Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước. 5.Nghĩa vụ trả nợ cho người khác. 6.Các nghĩa vụ về tài sản khác theo quy định của pháp luật.” Như vậy, nếu phát hiện việc vợ chồng có yêu cầu chia tài sản chung “nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản” thì phán quyết của Tòa án phải bị hủy bỏ. Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại không phải gián tiếp quy định về chế độ ly thân. Theo các bộ luật dân sự cũ thì ly thân được hiểu là trường hợp vợ chồng sống cách biệt nhau trong một thời gian nhất định và tài sản của vợ chồng được thực hiện theo chế độ biệt sản. Nghĩa là phần tài sản của mỗi người được chia trong khối tài sản chung và mọi tài sản mà mỗi bên tạo ra khi sống ly thân là tài sản riêng của mỗi người. Theo Ph.Angghen, ly thân có nguồn gốc từ tôn giáo và được giải quyết dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng. Nhà làm luật tư sản cho rằng ly thân là một giải pháp nhằm giải tỏa xung đột trong quan hệ vợ, chồng; mặt khác, thời hạn mà vợ chồng ly thân do Tòa án quyết định sẽ tạo cơ hội để vợ chồng suy xét lại, nhằm hàn gắn mâu thuẫn giữa vợ chồng, vợ chồng chung sống đoàn tụ không phải ly hôn [18,tr 120]. Hay nói cách khác đi chia tài sản khi hôn nhân tồn tại chủ yếu xuất phát từ những lý do về mặt tài sản, còn với trường hợp ly thân bao giờ cũng xuất phát từ yếu tố tình cảm. Như vậy Luật HN&GĐ của Nhà nước ta không quy định về vấn đề ly thân, điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất của hôn nhân được xác lập dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa.
  • 23. 23 2.1.3.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Về phương diện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Luật HN&GĐ năm 2000 cho phép vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. 2.1.3.1.Nguyên tắc tự thỏa thuận của vợ chồng. Trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sản chung, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định vợ chồng có thể tự thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây chính là điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000 so với Luật HN&GĐ năm 1986. Để tránh việc “thỏa thuận” của vợ chồng nhằm mục đích tẩu tán, trốn tránh nghĩa vụ tài sản, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc thỏa thuận của vợ chồng phải lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung như : lý do chia tài sản, phần tài sản chia, phần tài sản còn lại không chia (nếu có), thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung và những nội dung khác nếu có. Văn bản thỏa thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 6 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ ). Nếu việc thỏa thuận này nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận. Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề đang có tranh chấp sẽ là biện pháp hữu hiệu hơn cả, tránh được những mâu thuẫn bất đồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Vợ chồng có thể thỏa thuận về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia là sở hữu riêng của mỗi người hay là tài sản chung hoặc có thể thỏa thuận về thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của một bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng
  • 24. 24 của vợ, chồng hay vẫn là tài sản chung ( Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ ). Như vậy Luật HN&GĐ năm 2000 rất đề cao nguyên tắc tự thỏa thuận khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.Tuy nhiên ở đây đòi hỏi sự thỏa thuận của vợ chồng phải trung thực, tự nguyện, không được lừa dối, cưỡng ép, có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của các bên vợ chồng. 2.1.3.2.Nguyên tắc vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được việc chia tài sản chung thì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.Tuy nhiên Luật lại không quy định rõ nguyên tắc chia như thế nào, dẫn đến thực tế áp dụng ở các Tòa án hiện nay gặp rất nhiều vướng mắc. Luật HN&GĐ năm 1986, tại Điều 18 có quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại như chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Nên chăng Luật HN&GĐ năm 2000 cũng nên quy định như vậy! Vì vậy theo em cần phải có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về vấn đề này tạo cơ sở pháp lý cho các Tòa án khi giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại. 2.1.4.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. 2.1.4.1.Hậu quả pháp lý về nhân thân. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng như nghĩa vụ chăm sóc, giúp dỡ lẫn nhau; nghĩa vụ chung thủy, có quyền lựa chọn nghề nghiệp chính đáng , quyền lựa chọn nơi cư trú, quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước…Việc vợ chồng ở chung hay ở riêng với nhau sau khi chia tài sản chung là tùy thuộc vào thực tế đời sống cụ thể của vợ chồng, điều này không làm hạn chế các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng theo quy định của pháp
  • 25. 25 luật.Vì vậy, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không có nghĩa là quy định về chế độ ly thân. Do quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại nên trên cơ sở tính chất cộng đồng của hôn nhân, khối tài sản chung của vợ chồng phát sinh sau khi chia tài sản chung về nguyên tắc vẫn là sở hữu chung hợp nhất, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 2.1.4.2.Hậu quả pháp lý về tài sản. Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Như vậy, nếu vợ chồng thỏa thuận chia một phần tài sản chung thì phần đã chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản đã chia đó thuộc sở hữu riêng của vợ chồng; phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Vấn đề đặt ra là, trường hợp vợ chồng yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung thì không còn căn cứ phát sinh tài sản chung nữa, như vậy việc chi dùng trong gia đình và các nghĩa vụ chung của vợ chồng sẽ được giải quyết như thế nào? Trách nhiệm của các bên trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của gia đình sẽ được giải quyết ra sao? Vô hình chung quy định này có thể làm ảnh hưởng tới sự ổn định của gia đình, mất đi bản chất, chức năng của gia đình xã hội chủ nghĩa! Bởi vậy nhà làm luật cần phải có những quy định chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định của gia đình. Mặt khác Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ còn quy định : “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”. Theo quy định này thì sau khi chia tài sản chung, mọi thu nhập mà mỗi bên có được sẽ không thuộc sở hữu chung hợp nhất nữa. Điều này có nghĩa là kể từ khi chia tài sản chung của vợ chồng, chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng sẽ chấm dứt.
  • 26. 26 Quy định này là mâu thuẫn với khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 vì xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân, thì tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng, không phân biệt mức đóng góp, thu nhập của mỗi bên, không đòi hỏi phải do cả hai bên cùng trực tiếp tạo ra, do đó cần kịp thời có sửa đổi quy định này. Hơn nữa với quy định này sẽ tao ra “lỗ hổng pháp luật” cho việc “trốn tránh” trách nhiệm đóng góp của vợ chồng vào đời sống chung của gia đình.Vì vậy theo em, cần phải có quy định cụ thể về trách nhiệm của vợ chồng đối với đời sống chung của gia đình khi chia tài sản chung. Qua phân tích trên cho thấy, quy đinh về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là chưa đầy đủ, chưa hợp lý và chính xác. Luật HN&GĐ cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các bên đối việc duy trì sự ổn định và phát triển của gia đình sau khi chia tài sản chung. Và quy định rõ những tài sản mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung do được thừa kế chung, tặng cho chung là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp người để lại di sản thừa kế, người tặng cho tài sản đã có sự phân định rõ quyền của mỗi bên vợ, chồng trong khối tài sản đó. Sau khi chia tài sản, vợ chồng có thể khôi phục lại chế độ tài sản chung, trên cơ sở có văn bản thỏa thuận giữa vợ chồng về việc khôi phục tài sản chung và có người làm chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật.( Điều 9 Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ). Với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là rất cần thiết, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, giải quyết tốt các tranh chấp có thể xảy ra thì pháp luật cần quy định về vấn đề này một cách chặt chẽ, logic và hợp lý hơn.
  • 27. 27 2.2.chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết. 2.2.1.Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Nếu kết hôn là sự kiện làm gắn kết những “cá nhân” độc lập để trở thành một “thực thể” mới – gia đình, nhằm mục đích chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, thì chết lại là sự kiện làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng. Việc một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ làm chấm dứt hoàn toàn quan hệ nhân thân cũng như quan hệ tài sản giữa các bên. Do vậy để đảm bảo quyền lợi cho bên còn sống và quyền lợi của những người thừa kế tài sản khác, pháp luật HN&GĐ có đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước và việc thừa kế tài sản giữa vợ chồng. Khoản 1 Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định : “Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế ”Hay nói cách khác vợ, chồng có thể thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật. 2.2.1.1.Thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật được đặt ra khi một bên vợ hoặc chồng có di sản thừa kế chết đi, nhưng không lập di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định, tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 quy định: vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với cha mẹ đẻ (nuôi) và con đẻ (nuôi) của người chết. Điều kiện để vợ, chồng được hưởng di sản thừa kế của nhau theo luật là giữa họ phải tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp, tức đó là quan hệ hôn nhân có đăng ký kết hôn, không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn và
  • 28. 28 tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn. Ngoài ra, quan hệ “hôn nhân thực tế” cũng được coi là có giá trị pháp lý khi thỏa mãn các quy định của pháp luật. Theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội khóa X về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tại mục 3 điểm a, b có hướng dẫn về “ hôn nhân thực tế ”như sau: a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực, mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; b) Nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghiã vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ này Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;” Như vậy trên đây là các trường hợp đã được pháp luật cộng nhận là quan hệ “hôn nhân thực tế ”, do đó đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ vẫn chưa đăng ký kết hôn nhưng có một bên vợ hoặc chồng chết thì bên còn sống vẫn có quyền thừa kế tài sản của bên đã chết. Trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc hồi năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ hoặc lấy chồng ở miền Bắc thì theo hưóng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 tại mục 2 điểm d3, thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60 TATC ngày 22/2/1978 của TANDTC. Theo tinh thần của thông tư, thì đây là trường hợp ngoại lệ, là hậu quả của chiến tranh, vì vậy cuộc hôn nhân sau của cán bộ miền Nam tập
  • 29. 29 kết ra Bắc vẫn là cuộc hôn nhân hợp pháp. Trừ khi có căn cứ cho rằng người vợ hoặc người chồng tập kết đã có vợ hoặc chồng ở miền Nam nhưng lại nói dối là chưa có nay người vợ hoặc chồng sau cho rằng mình bị lừa dối nên xin hủy việc kết hôn của họ, thì Tòa án xử hủy việc kết hôn. Bởi vậy nếu một bên vợ hoặc chồng chết thì người vợ hoặc chồng sau vẫn có quyền thừa kế tài sản của người đã chết. Ngoài ra, Điều 680 BLDS năm 2005 còn quy định việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác như sau: “1.Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản”. Mặc dù có chia tài sản chung nhưng về bản chất mối quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại cho nên quyền thừa kế của các bên là đương nhiên. “2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.” Quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt khi bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa có hiệu lực pháp luật. Hay nói cách khác quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại nên một bên vợ hoặc chồng vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế khi một bên chết trước. “3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.” Đây là trường hợp mà tại thời điểm một bên vợ hoặc chồng chết, thì quan hệ hôn nhân giữa họ với người còn sống vẫn còn tồn tại do đó để bảo vệ quyền thừa kế của người còn sống nên ngay cả khi họ đã kết hôn với người khác thì pháp luật vẫn cho họ được thừa kế di sản của người đã chết. Mặt khác xóa bỏ triệt để ảnh hưởng của pháp luật phong kiến về quan hệ bất bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ thừa kế. 2.2.1.2.Thừa kế theo di chúc.
  • 30. 30 Trường hợp một bên vợ hoặc chồng có di sản thừa kế trước khi chết có để lại di chúc (di chúc hợp lệ), quy định rõ những chủ thể nào được hưởng di sản, “kỷ phần” bao nhiêu, thời điểm chia lúc nào… thì phải chia theo di chúc. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho bên còn sống đủ điều kiện được hưởng di sản thừa kế, nhưng vì một lý do nào đó mà bị người lập di chúc truất quyền thừa kế, tại Điều 669 BLDS năm 2005 quy định : trường hợp bên vợ hoặc chồng còn sống không được người lập di chúc cho hưởng tài sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng một kỷ phần bằng hai phần ba của một suất chia theo luật, trừ trường hợp họ từ chối . Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của bên vợ hoặc chồng còn sống, giúp họ ổn định và duy trì cuộc sống bình thường, Luật HN&GĐ năm 2000 tại khoản 3 Điều 31 còn quy định việc hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế : “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế ” Vậy thế nào là “ảnh hưỏng nghiêm trọng đến đời sống”? và thế nào là “thời hạn nhất định”? Theo hướng dẫn tại mục 4 Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP và Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ thì : thời hạn chưa cho chia di sản thừa kế theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 là không quá ba năm. Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống và gia đình là trường hợp nếu chia di sản thì bên còn sống và gia đình không thể duy trì cuộc sống bình thường do không có chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập hoặc vì lý do chính đáng khác. Trong thời gian Tòa án chưa cho chia di
  • 31. 31 sản, bên còn sống chỉ có quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản và phải giữ gìn, bảo quản di sản, không được thực hiện các giao dịch liên quan đến việc định đoạt di sản, nếu không được sự đồng ý của những người thừa kế khác. Đây là một quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000, nó xuất phát từ đời sống thực tiễn của xã hội và nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên vợ, chồng và gia đình . Như vậy trên đây là những điều kiện để chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. 2.2.2.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Luật HN&GĐ năm 2000 không dự liệu nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước, dẫn tới những cách hiểu không thống nhất khi áp dụng luật trong từng trường hợp cụ thể này. Trước đây theo quy định tại Điều 17 Luật HN&GĐ năm 1986 thì khi một bên vợ , chồng chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng “ thì chia đôi”, phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Theo em đây là một quy định hợp lý, bởi quan hệ tài sản của vợ chồng là quan hệ sở hữu chung hợp nhất ; mọi tài sản do vợ chồng lao động , sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung , tặng cho chung đều là tài sản chung của vợ chồng. Vợ chồng có quyền sở hữu ngang nhau đối với khối tài sản chung mà không phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi bên vào việc xây dựng và phát triển vào khối tài sản chung nhiều hay ít. Cho nên Luật HN&GĐ năm 2000 cần phải bổ sung vào quy định tại Điều 31 về nguyên tắc chia tài sản chung, tạo cơ sở pháp lý khi giải quyết việc phân chia tài sản , tránh việc tùy tiện khi áp dụng của các Tòa án .
  • 32. 32 Tuy nhiên thực tế cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, không thể “ ngồi chờ” sự hướng dẫn, chỉ đạo từ trên thì mới giải quyết yêu cầu. Bởi vậy trên thực tế, trong các trường hợp cần phải chia tài sản chung của vợ chồng thì nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng luôn được Tòa án áp dụng trước tiên. Thông thường vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước chỉ được đặt ra nếu người để lại di chúc yêu cầu chia di sản thừa kế hoặc những người thừa kế có yêu cầu chia di sản thừa kế. Trong trường hợp này là chia “bình quân”, áp dụng cho tất cả các cặp vợ chồng trong thực tiễn, không phải căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo dựng tài sản chung . Như vậy, dựa trên bản chất của quan hệ hôn nhân và tính chất sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo nguyên tắc chia đôi là hoàn toàn phù hợp về mặt lý luận cũng như thực tiễn cuộc sống. 2.2.3.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. 2.2.3.1.Quan hệ nhân thân. Nếu việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, thì việc chia tài sản chung của vợ chồng do một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ làm chấm dứt hoàn toàn quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Người vợ hoặc ngưòi chồng còn lại có thể “ở vậy” nuôi con hoặc “đi tiếp bước nữa”. Xuất phát từ bản chất của pháp luật hôn nhân Xã hội chủ nghĩa là hướng tới con người, pháp luật hoàn toàn không can thiệp vào “quyết định” của họ. Bên vợ hoặc chồng còn sống không phải thực hiện nghĩa vụ chung thủy mà có quyền kết hôn với người khác theo nguyên tắc tự do hôn nhân phù hợp với quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn mà
  • 33. 33 không bị ràng buộc bởi thời kỳ “cư tang” hay các quan niệm, hủ tục phong kiến lạc hậu khác. 2.2.3.2.Quan hệ tài sản. Sau khi bản án hoặc quyết định của Tòa án, về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước, có hiệu lực pháp luật thì quan hệ tài sản giữa vợ chồng cũng hoàn toàn chấm dứt. Một vấn đề đặt ra là, trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết nay quay trở về. Vấn đề sẽ chẳng có gì nếu người vợ hoặc người chồng “còn sống” chưa kết hôn với người khác, trường hợp họ đã kết hôn với người khác thì quan hệ nhân nhân và quan hệ tài sản giữa họ với người bị tuyên bố là đã chết sẽ giải quyết như thế nào? Quan hệ hôn nhân sau có được pháp luật thừa nhận không? Vấn đề tài sản của người bị tuyên bố là đã chết sẽ giải quyết ra sao? Theo quy định tại Điều 83 BLDS năm 2005 thì người bị Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đố là đã chết. Trường hợp vợ hoặc chồng của ngưòi bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân sau vẫn được thừa nhận, còn quan hệ hôn nhân trước sẽ không được phục hồi. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Việc Tòa án tuyên bố một người đã chết, thì cái chết “pháp lý” này cũng có giá trị ngang bằng với cái chết sinh học thông thường. Cho nên khi bản án hoặc quyết định này của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân giữa bên còn sống với bên đã chết hoàn toàn chấm dứt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu chung hợp nhất về tài sản cũng chấm dứt. Tuy nhiên Điều 83 BLDS năm 2005 và Điều 26 Luật HN&GĐ năm 2000 lại quy định: “khi toà án ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định tại Điều 83 của BLDS năm 2005 mà vợ
  • 34. 34 hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục” Quy định này liệu có hợp lý và mâu thuẫn không? khi mà thời điểm để xác định sở hữu chung hợp nhất được khôi phục không rõ ràng; tài sản mà người còn sống làm ra được kể từ khi người bị tuyên bố là đã chết trở về là sở hữu chung hay sở hữu riêng? Thực tế cho thấy đây còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, do đó cần phải có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về vấn đề này, nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho các bên vợ, chồng, đồng thời tạo ra việc thống nhất trong việc áp dụng pháp luật giữa các Tòa án. 2.3. chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. 2.3.1. Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. “Người ta không thể là một người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ, không đòi quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ, tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà không hiểu được rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ được tự do bỏ chồng, thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng” [13 ,tr163] Xuất phát từ tình yêu đôi lứa, nhằm mục đích xây dựng một mái ấm gia đình, cùng chung tay vun đắp cuộc sống chung mà quan hệ hôn nhân được xác lập. Tuy nhiên, trong cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng “ xuôi chèo mát mái” được, “sóng gió” là điều không thể tránh khỏi. Và khi đời sống chung của vợ chồng đã đến mức “rạn nứt” sâu sắc, họ không còn đủ sức để “chèo lái con thuyền gia đình” đi đến “bến bờ hạnh phúc” nữa thì vấn đề ly hôn được đặt ra như một giải pháp để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân, nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, thực chất quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa.
  • 35. 35 Phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị mỗi nhà nước khác nhau thì quy định về chế độ ly hôn khác nhau. ở nhà nước Phong kiến và nhà nước Tư bản quy định giải quyết ly hôn là dựa vào cơ sở lỗi của vợ chồng. Nhà nước tư bản coi hôn nhân như hợp đồng dân sự nên chấm dứt hôn nhân cũng như chấm dứt hợp đồng là dựa vào lỗi của các bên. Pháp luật hôn nhân và gia đình Xã hội chủ nghĩa xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, nam nữ được tự do kết hôn cũng như được tự do ly hôn trong khuôn khổ cho phép của pháp luật; việc giải quyết ly hôn không dựa vào lỗi của vợ chồng mà giải quyết theo đúng thực chất của quan hệ hôn nhân, đó là tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Trong những năm gần đây, các vụ án ly hôn có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là những án kiện về việc giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng chiếm tỉ lệ khá cao, gây trở ngại cho sự nghiệp phát triển chung của xã hội, làm tổn hại trực tiếp tới mỗi con người. Do đó cần có sự điều chỉnh một cách chính xác, hợp lý, hợp tình của các chế định pháp luật, mà cụ thể là Luật HN&GĐ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Tòa án khi giải quyết việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tương đối cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh việc quy định nguyên tắc chung về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ở Điều 95 còn quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong một số trường hợp cụ thể như : chia tài sản chung khi vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn ( Điều 96), Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn (Điều 97), Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng (Điều 98)… 2.3.2.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Hậu quả của việc ly hôn sẽ kéo theo sự chấm dứt hoàn toàn của quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Vậy việc phân chia tài sản chung sau khi ly
  • 36. 36 hôn của vợ chồng sẽ được giải quyết như thế nào? Trong các bộ luật cũ của pháp luật phong kiến Việt Nam do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam, khinh nữ nên các vụ ly hôn có sự thiệt thòi về phần tài sản cho người phụ nữ. Pháp luật nước ta ngày nay thừa nhận sự bình đẳng của vợ chồng trong mọi lĩnh vực. Theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc vợ chồng tự thỏa thuận việc chia tài sản chung khi ly hôn sẽ phù hợp với nguyện vọng của các bên, tạo điều kiện cho việc thì hành án sau này. Mặt khác tránh tư tưởng được thua trong khiếu kiện, kéo dài vụ án một cách không cần thiết; tránh được sự bất đồng, không thỏa mãn với quyết định phân chia của Tòa tạo sự bình thường hóa quan hệ giữa các bên sau khi ly hôn để có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con cái, sớm ổn định cuộc sống gia đình. Luật HN&GĐ năm 2000 đề cao và tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ chồng, mặc dù quy định việc vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản chung nhưng không đặt ra yêu cầu phải được sự công nhận của Tòa án. Tuy nhiên để tránh việc thỏa thuận của vợ chồng nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ, tẩu tán tài sản ,việc thỏa thuận của vợ chồng trong việc chia tài sản chung khi ly hôn phải phù hợp với các nguyên tắc của Luật HN&GĐ. Truờng hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau, có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết. Về nguyên tắc, phần của vợ chồng trong khối tài sản chung là ngang bằng nhau, do đó khi vợ chồng ly hôn, tài sản chung được chia đôi. Tuy vậy, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồng và những người khác có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của vợ chồng, trong từng trường hợp cụ thể, tài sản chung của vợ chồng không thể chia đôi mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc khác, cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 gồm các nguyên tắc sau:
  • 37. 37 - Nguyên tắc thứ nhất : “ Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”. Xuất phát từ bản chất của quan hệ sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng, mọi tài sản, thu nhập hợp pháp mà vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung, không phụ thuộc vào công sức đóng góp nhiều hay ít của các bên. Do đó khi ly hôn tài sản chung sẽ được chia đôi. Cuộc sống chung của gia đình không thể tự tay một bên vợ hoặc chồng có thể xây đắp được, mà nó phải là kết quả đóng góp của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là ý thức của các bên trong việc vun sức xây dựng mái ấm gia đình, khi một bên tích cực tạo lập, phát triển, duy trì khối tài sản chung, còn bên kia thì hoang phí, phá tán tài sản chung. Do đó để bảo vệ quyền lợi của bên có ý thức trong việc xây dựng gia đình, việc phân chia tài sản chung cần có sự cân nhắc về công sức đóng góp của các bên. Một điều cần lưu ý rằng, việc xem xét đến “công sức đóng góp” của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì phát triển tài sản chung không có nghĩa là xem xét xem vợ, chồng ai là người làm ra nhiều tài sản trong gia đình hoặc ai là người trực tiếp làm ra tài sản. Nếu hiểu như vậy, vô hình chung là sự thừa nhận không có sự tồn tại của sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng. Bên cạnh xem xét “công sức đóng góp”, “hoàn cảnh của mỗi bên” cũng được nhà làm luật quan tâm và xem như một tiêu chí khi phân chia tài sản chung của vợ chồng.Trên cơ sở nguyên tắc chung là chia đôi, Tòa án xem xét đến khả năng lao động, điều kiện sức khỏe của các bên vợ, chồng để phân chia tài sản chung, nhằm tạo điều kiện nhanh chóng ổn định cuộc sống của các bên sau khi ly hôn.
  • 38. 38 - Nguyên tắc thứ hai : “ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Khác với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định mở rộng hơn đối tượng được bảo vệ quyền lợi sau khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, gồm : vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Đây là một quy định rất tiến bộ và nhân đạo của Luật HN&GĐ năm 2000, trên nền tảng lấy con ngưòi làm gốc, pháp luật luôn hướng tới bảo vệ con người, đặc biệt là những con người “nhỏ bé” , thiệt thòi nhất của xã hội mà cụ thể ở đây là người phụ nữ, con chưa thành niên , con thành niên nhưng tàn tật. Họ là những đối tượng chịu nhiều mất mát nhất cả về phương diện tình cảm lẫn đời sống vật chất khi cuộc sống gia đình tan vỡ. Trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng , nếu con chưa thành niên mà có tài sản riêng thì Tòa không được chia tài sản đó cho các bên vợ chồng mà sẽ giao cho người nuôi giữ, chăm sóc đứa trẻ đó quản lý. Nếu con cái mà có đóng góp vào khối tài sản chung của bố mẹ thì phải trích chia phần đóng góp của con cái trong khối tài sản chung của vợ chồng. Như vậy với quy định này một lần nữa thể hiện rõ bản chất của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa là luôn hướng tới con người. Sự phát triển ổn định của mỗi cá nhân cũng chính là sự phát triển chung của xã hội. - Nguyên tắc thứ ba : “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”. Theo nguyên tắc này Tòa án phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thì cần phải căn cứ vào đặc điểm nghề nghiệp, điều kiện lao động sản xuất, hoàn cảnh sống của mỗi bên vợ chồng để phân chia tài sản chung của
  • 39. 39 vợ chồng cho phù hợp, đảm bảo cho các bên vợ, chồng sau khi ly hôn được nhanh chóng đi vào ổn định cuộc sống riêng. - Nguyên tắc thứ tư : “ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch”. Theo nguyên tắc trên thì những tài sản có thể chia bằng hiện vật thì chia theo hiện vật, nếu không thể chia bằng hiện vật thì chia theo giá trị, tức là thanh toán bằng tiền. Và cũng để đảm bảo công bằng trong quyền lợi của mỗi bên thì bên nhận được vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng sẽ thanh toán phần giá trị chênh lệch . Như vậy, trên cơ sở việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn phải tuân thủ nguyên tắc chung thì các Tòa án khi xem xét giải quyết các vụ việc trong thực tiễn, còn phải biết kết hợp hài hòa các nguyên tắc trên; có như vậy mới đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên về vấn đề tài sản, đồng thời tránh được những tranh chấp kéo dài giữa vợ chồng mà có thể bị kháng nghị đến cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm. Ngoài ra, khoản 1 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định về tài sản riêng của vợ, chồng. Trong đó tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy, trường hợp có tranh chấp về tài sản riêng thì vợ, chồng phải có nghĩa vụ chứng minh, nếu không chứng minh được thì đó sẽ là tài sản chung của vợ chồng. Đối với việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, khoản 3 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định : vợ, chồng có quyền thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án có thể quyết định thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản theo phương thức trích từ khối tài sản chung của vợ chồng để thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, sau đó phần tài sản còn lại sẽ chia cho mỗi bên. Hoặc cũng có thể thanh toán theo phương thức xác định nghĩa vụ chung của vợ chồng sau
  • 40. 40 đó chia cho mỗi bên phải có nghĩa vụ thanh toán một phần cụ thể trong số nghĩa vụ chung đó. So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định rõ về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp cụ thể: là quyền sử dụng đất, là nhà ở và việc bảo vệ quyền lợi cho mỗi bên vợ hoặc chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của bên kia. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về sở hữu bên đó. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau : * Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được Nhà nước giao (Điều 24 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ) - Trường hợp đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, đất làm muối nếu cả hai bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định chung tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng theo mức mà hai bên đã thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được, thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên nếu bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất nhưng không thể thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng, thì bên kia có quyền chuyển nhượng phần quyền sử dụng đất của mình cho người thứ ba. Đây là một quy định mở của Luật HN&GĐ năm 2000 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bên có quyền được nhận thanh toán; vì thực tế hiện nay mặc dù các bên đã có thỏa thuận hoặc bản án của Tòa đã có hiệu lực pháp luật nhưng bên có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất vẫn không thanh toán cho bên kia.
  • 41. 41 - Trường hợp đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ năm 2000. * Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được Nhà nước cho thuê (Điều 25 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ) - Trong trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất hàng năm mà ly hôn, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất, thì việc chia quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000; các bên phải ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp nếu chỉ một bên có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất, thì bên đó được tiếp tục sử dụng và phải ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu hợp đồng trước đây do bên kia hoặc cả hai người đứng tên; nếu các bên đã đầu tư vào tài sản có trên đất, thì phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất mà người đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn, căn cứ vào tài sản và công sức đầu tư của bên kia. - Trường hợp vợ chồng đã thanh toán tiền thuê đất cho cả thời gian thuê, thì khi ly hôn, các bên thỏa thuận về việc sử dụng đất đó và thanh toán cho nhau phần tiền thuê đất đã nộp trong thời gian thuê đất còn lại, kể từ thời điểm chia tài sản khi ly hôn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên đã đầu tư vào tài sản có trên đất, thì bên tiếp tục thuê đất phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn, căn cứ vào tài sản và công sức đầu tư của bên kia. * Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung, nhận thế chấp ( Điều 26 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ). Khi ly hôn, việc chia quyền sử dụng đất do vợ chồng được chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế chung hoặc vợ chồng nhận thế chấp quyền sử
  • 42. 42 dụng đất của người thứ ba được thực hiện theo quy dịnh tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000. * Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng được giao chung với hộ gia đình ( Điều 27 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ). Nếu vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất lâm nghiệp được giao chung với hộ gia đình sau khi kết hôn, thì khi ly hôn, phần quyền sử dụng đất của vợ hoặc chồng và của con không tiếp tục sống chung với hộ gia đình được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2000. * Chia quyền sử dụng đất trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn ( Điều 96 Luật HN&GĐ năm 2000). Luật HN&GĐ năm 2000 chia làm hai trường hợp khi chia quyền sử dụng đất trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn. - Trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên quy định này còn chứa đựng những hạn chế nhất định, khi đưa ra căn cứ để chia quyền sử dụng đất trong trường hợp vợ chồng sống chung cùng với gia đình một cách quá “trừu tượng”. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng áp dụng luật một cách tùy tiện và không thống nhất giữa các Tòa án. Do đó cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này, đảm bảo giải quyết thỏa đáng quyền lợi của vợ chồng và các bên có quyền, lợi ích liên quan tới việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
  • 43. 43 - Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia. * Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng (Điều 98 Luật HN&GĐ năm 2000). Nhà ở thuộc sở hữu chung có thể là nhà do vợ chồng cùng nhau xây dựng nên hoặc được thừa kế chung, tặng cho chung… Trường hợp khi ly hôn nhà ở đó có thể chia để sử dụng thì áp dụng nguyên tắc chia tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000; nếu không chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng. * Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở cho thuê của Nhà nước ( Điều 28 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ). Luật quy định vợ, chồng có thể thỏa thuận việc tiếp tục thuê nhà nếu thời hạn thuê vẫn còn. Trường hợp không thỏa thuận được và cả hai bên đều có nhu cầu sử dụng thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000. Nếu vợ chồng đã nâng cấp, sửa chữa, cải tạo nhà thuê của Nhà nước hoặc xây dựng mới diện tích có nhà thuê của Nhà nước, thì khi ly hôn, việc phân chia quyền sử dụng nhà ở và phần diện tích nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được, thì được Tòa án giải quyết theo Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000. Nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng, thì bên sử dụng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền thuê nhà của Nhà nước và một phần giá trị nhà đã nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới mà bên đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn.