SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 156
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
BÙI THỊ HƢƠNG
ẢNH HƢỞNG CỦA PHIM TRUYỀN HÌNH
HÀN QUỐC ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA
CÔNG CHÚNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
BÁO CÁO THỰC TẬP
Chuyên ngành: Báo chí
Hà Nội – 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
BÙI THỊ HƢƠNG
ẢNH HƢỞNG CỦA PHIM TRUYỀN HÌNH
HÀN QUỐC ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA
CÔNG CHÚNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Báo cáo thực tập chuyên ngành Báo chí
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS Đặng Thị Thu Hƣơng
Hà Nội - 2022
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến
giảng viên hƣớng dẫn khoa học, PGS. TS Đặng Thị Thu Hƣơng, ngƣời đã giúp em
nghiên cứu và hoàn thành báo cáo .
Em xin gửi lời cảm ơn đến qúy thầy cô trƣờng Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG
thành phố Hồ Chí Minh), quý thầy cô Khoa Báo chí - Truyền thông đã truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong quá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi
để em hoàn tất thủ tục hồ sơ bảo vệ báo cáo .
Qua đây, em cũng xin bày tỏ sự cảm kích và gửi lời cảm ơn của mình vì sự
hợp tác, giúp đỡ của những nhà báo, biên tập viên, phóng viên, các bạn bè đồng
nghiệp, các bạn sinh viên và những cƣ dân TP. HCM ở các quận: Quận 3, Quận 5,
Quận 8, Quận Thủ Đức và hai huyện ngoại thành là Củ Chi và Hóc Môn, đã dành
thời gian, tâm huyết trả lời phỏng vấn, điều tra, giúp em hoàn thành báo cáo .
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong hội đồng nghiệm
thu đã dành thời gian quý báu để đọc và góp ý cho báo cáo của em.
Sau cùng, em xin đƣợc cảm ơn gia đình đã chia sẻ, giúp đỡ em trong công
việc và cuộc sống để em có điều kiện học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa em xin đƣợc gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công
đến tất cả những ngƣời Ơn - Nghĩa của em.
Trân trọng!
Tác giả báo cáo
Bùi Thị Hƣơng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan báo cáo “Ảnh hƣởng của phim truyền hình Hàn Quốc đối
với lối sống của công chúng TP. HCM” là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS. TS Đặng Thị Thu Hƣơng. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính
tác giả thu thập từ thực tế hoặc từ những nguồn tin đáng tin cậy.
Báo cáo có tham khảo thông tin từ một số sách, báo, tài liệu trong danh
mục tài liệu tham khảo.
Tác giả báo cáo
Bùi Thị Hƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ......................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................10
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của báo cáo .............................................11
7. Kết cấu của báo cáo ..............................................................................................11
CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................13
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ....................................................................13
1.2. Vài nét về Làn sóng văn hóa Hàn Quốc.............................................................30
1.3. Đặc diểm của công chúng thành phố Hồ Chí Minh...........................................42
Tiểu kết chƣơng 1.....................................................................................................47
CHƢƠNG 2: PHIM TRUYỀN HÌNH HÀN QUỐC TRÊN SÓNG TRUYỀN
HÌNH VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CỦA
CÔNG CHÚNG TP. HCM.....................................................................................48
2.1. Cách thức tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc và tiêu thụ sản phẩm văn hóa Hàn Quốc
gắn với Làn sóng văn hóa Hàn Quốc ........................................................................48
2.2. Diện mạo phim truyền hình Hàn Quốc trên sóng truyền hình Việt Nam, thói
quen tiếp nhận và đánh giá của công chúng TP. HCM về PTHHQ..........................49
2.3. Sự tiếp nhận và thái độ của công chúng TP. HCM đối với các sản phẩm hàng
hóa/ dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc..............................................................................76
2.4. Quan điểm của công chúng TP. HCM về văn hóa, kinh tế, con ngƣời Hàn
Quốc ......................................................................................................................... 73
2.5. Những tác động của phim truyền hình Hàn Quốc đến công chúng TP. HCM .. 82
Tiểu kết chƣơng 2.....................................................................................................89
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ ĐỊNH HƢỚNG
THÔNG TIN CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG
VỚI CÔNG CHÖNG TP. HCM VỀ LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC.....91
3.1. Một số vấn đề về văn hóa truyền thông Việt Nam hiện nay (qua khảo sát công
chúng TP. HCM 8/2014)...........................................................................................91
3.2. Một số giải pháp nâng cao vai trò định hƣớng của truyền thông về làn sóng văn
hóa Hàn Quốc đối với công chúng TP. HCM...........................................................99
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 110
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 115
PHỤ LỤC THAM KHẢO
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. BTV: Đài phát thanh – truyền hình Bình Dƣơng
2. BTV1: Kênh 1 Đài phát thanh – truyền hình Bình Dƣơng
3. BTV2: Kênh 2 Đài phát thanh – truyền hình Bình Dƣơng
4. D - Dramma: Kênh chuyên phim truyền hình cáp Việt Nam
5. ĐN - RTV: Đài phát thanh – truyền hình Đồng Nai
6. ĐN2 - RTV: Kênh 2 Đài phát thanh – truyền hình Đồng Nai
7. HTV: Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
8. HTVC - phim: Kênh chuyên phim của Đài truyền hình TP. HCM
9. LSVHHQ: Làn sóng văn hóa Hàn Quốc
10.NSND: Nghệ sỹ nhân dân
11.PT - TH : Phát thanh – Truyền hình
12.PTHHQ: PTHHQ
13.PTTTĐC: Phƣơng tiện truyền thông đại chúng
14.TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
15.VTV: Đài truyền hình Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số lƣợng chƣơng trình nhập từ Hàn Quốc về Việt Nam năm 2007- 2010
Bảng 1.2: PTHHQ trên sóng HTV từ năm 2004 – 2011
Bảng 1.3: Trình độ văn hóa của công chúng TP. HCM qua khảo sát tháng 8/2014
Bảng 2.1: Tần suất sử dụng các PTTĐC để thu thập thông tin, giải trí của công
chúng TP. HCM
Bảng 2.2: Tƣơng quan giữa “giới tính” với tần suất xem PTHHQ
Bảng 2.3: Tƣơng quan giữa “tuổi” với tần suất xem PTHHQ
Bảng 2.4: Tƣơng quan giữa “nghề nghiệp” với mức độ xem PTHHQ
Bảng 2.5: Tƣơng quan giữa “địa bàn sinh sống” với mức độ xem PTHHQ
Bảng 2.6: Về “thời lƣợng” phát sóng PTHHQ so với các quốc gia khác trong đó có
Việt Nam
Bảng 2.7: Chất lƣợng PTHHQ theo đánh giá của công chúng TP. HCM
Bảng 2.8: Lý do khiến công chúng TP. HCM yêu thích diễn viên Hàn Quốc
Bảng 2.9: Thái độ của công chúng TP. HCM đối với các sản phẩm hàng hóa/dịch
vụ tiêu dùng Hàn Quốc
Bảng 2.10: Mức độ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc
Bảng 2.11: Thái độ của công chúng TP. HCM sau khi xem PTHHQ
Bảng 2.12: Đánh giá của công chúng TP. HCM về ảnh hƣởng tiêu cực của PTHHQ
Bảng 3.1: Xu hƣớng biến đổi hệ giá trị văn hóa Việt Nam qua khảo sát công chúng
TP. HCM :
Bảng 3.2: Đánh giá của công chúng về việc giao lƣu văn hóa và hội nhập văn hóa
quốc tế
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Trƣớc kia, khoảng hơn 10 năm về trƣớc, Hàn Quốc là một đất nƣớc khá xa lạ
với ngƣời Việt Nam, nhất là đối với các bạn trẻ, thì hiện nay đất nƣớc Hàn Quốc và
văn hóa Hàn Quốc đã trở nên quen thuộc và gần gũi với ngƣời dân Việt Nam. Văn
hóa Hàn Quốc đã xâm nhập và hiện diện trong đời sống vật chất và tinh thần của
ngƣời Việt Nam.
Mặt khác, khi nghiên cứu về văn hóa truyền thông, về sự giao lƣu văn hóa giữa
các dân tộc, các quốc gia cũng nhƣ nghiên cứu về quá trình hội nhập của Việt Nam với
thế giới, Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia đƣợc nhắc đến đầu tiên với nhiều
bài học kinh nghiệm quý báu. Trong thực tế, Trung Quốc ghi dấu ấn với thế giới bằng
những thành tựu vƣợt bậc về phát triển kinh tế; Thái Lan với “công nghiệp dịch vụ du
lịch" đƣa đất nƣớc hòa nhập thế giới; Với riêng Hàn Quốc thì khác biệt, Hàn Quốc đã
lựa chọn cho mình một con đƣờng riêng, một con đƣờng mềm dẻo mà chắc chắn - đó
là văn hóa nghệ thuật – Một thứ tạo ra “Quyền lực mềm
- Soft Power” dễ đi vào lòng ngƣời. Văn hóa Hàn Quốc ngày càng lan rộng và đƣợc
đón nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới mà nhiều nhất là ở châu Á, trong đó có
Việt Nam [73].
Khi đề cập đến Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (LSVHHQ) hay còn gọi là Hàn
lƣu, ngƣời ta nghĩ ngay đến những ảnh hƣởng đến từ Hàn Quốc nhƣ văn hóa nghệ
thuật, văn hóa ẩm thực và tiêu dùng,… Nghiên cứu về làn sóng văn hóa Hàn Quốc
không thể không nói đến K‟movie – phim truyền hình Hàn Quốc (PTHHQ) và
K‟pop – Âm nhạc Hàn; Đây là 2 lĩnh vực đƣợc xem là mũi nhọn cho ngành công
nghiệp giải trí của xứ sở Kim Chi.
Riêng về K‟movie – phim truyền hình Hàn Quốc, đã có một số nghiên cứu,
khảo sát nhằm đánh giá, phân tích những ảnh hƣởng, hệ quả của quá trình trình xâm
nhập Hàn lƣu vào Việt Nam qua phim ảnh. PTHHQ với mô-tip kịch bản hấp dẫn,
nhiều biến cố, kịch tính, cùng với diễn xuất chân thực của các diễn viên đã giúp
phim Hàn Quốc chiếm đƣợc không ít cảm tình của khán giả Việt.
1
Làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, đƣợc phân thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu du nhập, từ những năm cuối thập niên 90 đến năm 2000; giai đoạn
cao trào từ năm 2000 đến năm 2005; khoảng giữa năm 2005 đến nay đƣợc coi là
giai đoạn bão hòa khi mà thời lƣợng chiếu phim Hàn Quốc ở Việt Nam đã giảm từ
gần 20% xuống còn 8,4% [34]. Tuy vậy, sự ảnh hƣởng của LSHQ qua phim ảnh
không vì thế mà giảm sút, hay mất đi. Nó vẫn âm ỉ, lan tỏa và hiện diện trong đời
sống của mỗi cá nhân ở Việt Nam.
Do vậy, dù đã có nhiều những nghiên cứu về Hàn lƣu ngay từ khi nó bắt đầu
xuất hiện đến khi thoái trào thì việc nghiên cứu về Làn sóng Hàn, về ảnh hƣởng của
PTHHQ đối với công chúng Việt Nam nói chung và công chúng TP. HCM nói riêng
vẫn luôn cần thiết.
Bên cạnh đó, nghiên cứu Ảnh hƣởng của PTHHQ đến với công chúng TP.
HCM còn giúp ngƣời nghiên cứu trả lời các câu hỏi về nhu cầu, yêu cầu của công
chúng đối với việc tiếp thu văn hóa nƣớc ngoài. Qua đó đƣa ra một số giải pháp
cho những ngƣời quan tâm đến tác động của Hàn lƣu, phục vụ cho công tác bảo tồn
và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc kết hợp với giao lƣu văn hóa quốc tế
trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập của Việt Nam, để Việt Nam hòa nhập mà
không hòa tan, đổi mới nhƣng không đổi màu. Trên đây là những lý do chính để tác
giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ảnh hƣởng của PTHHQ đối với lối sống của công
chúng thành phố Hồ Chí Minh" làm đề tài báo cáo cao học báo chí của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, giao lƣu về mọi mặt trong đời sống nhƣ
hiện nay thì việc mở rộng giao lƣu giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực trong
đó có văn hóa là rất quan trọng, nhất là sự giao lƣu ấy đến từ các nƣớc trong khu
vực có sự tƣơng đồng về địa lý, văn hóa. Trong thế giới phẳng đƣợc tạo ra do sự
phát triển vƣợt bậc về khoa học, kỹ thuật, sự xuất hiện của Internet đã tạo ra những
“trào lƣu văn hóa", những “dòng chảy văn hóa” ảnh hƣởng to lớn tới tâm lý, đời
2
sống xã hội mỗi quốc gia. Nổi bật trong số đó là trào lƣu làn sóng văn hóa Hàn
Quốc tại các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu đề cập đến vấn đề này:
- Cho Hae Joang, 2005. Reading the Korean wave as a sign of global shifts.
University of Auckland, Cornell University, and the University of California, Santa
Cruz.
- Jung Bong Choi, 2004. “Hallyu (The Korean wave): A cultural tempest in
East and South East Asia”. USA Today, Dec 9.
- Korean National Commission for UNESCO 2004: Korean philosophy: its
tradition and modern transformation, Hollym.
- Kim Jae-un, 1992. The Koreans: Their Mind and Behavior (translated by
Kim Kyong-dong). Seoul, Kyobo Book Centre.
- Kim Dae Sung, 2005. “Hallyu: How Far Has It Come?”. Korea Foundation
Newsletter, No.11
- Pavin Chachavalpongpun, 2008. “Hallyu: The Diminishing Korean Wave?”
- Soo-Jung Kim, 2006. A new trial about the 'Korean-Wave' over the
glocalisation. University of Incheon, Kore
Đa số các nghiên cứu nêu trên đều xuất hiện ở giai đoạn LSVHHQ phát triển
hƣng thịnh và lan tỏa rộng khắp trên khắp thế giới.
Cụ thể:
Tác phẩm Reading the Korean wave as a sign of lobal shifts - tạm dịch: Đọc
"Làn sóng Hàn Quốc" nhƣ là dấu hiệu của sự thay đổi toàn cầu - của nữ tác giả Cho
Hae Joang công bố năm 2005 là một công trình nghiên cứu về LSVHHQ ở giai
đoạn cao trào nhất của LSVHHQ trên thế giới, giai đoạn 2001 - 2005. Tác phẩm đi
tìm lịch sử xuất hiện của thuật ngữ LSVHHQ - Hàn Lƣu; trả lời cho câu hỏi Làn
sóng văn hóa Hàn Quốc là gì? Quá trình toàn cầu hóa đã tác động đến LSVHHQ
nhƣ thế nào và LSVHHQ đã ảnh hƣởng đến thế giới ra sao. Tác giả đã nhấn mạnh
sự phát triển của công nghệ truyền thông và sự ra đời của các tập đoàn truyền thông
xuyên quốc gia khổng lồ nhƣ News Corp, Sonyvà Disney. Và các PTTTĐC đã tạo
3
thuận lợi cho việc lƣu thông các sản phẩm nghe nhìn của Hàn lƣu ở mức độ toàn
cầu. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra những vấn đề mà làn sóng Hàn Quốc phải
đối mặt trong quá trình phát triển. Đó là sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản và "ý
đồ” “xâm lƣợc" văn hóa, bành trƣớng văn hóa Hàn trên thế giới. Và theo tác giả thì
điều đó hoàn toàn không nên, không có lợi cho LSVHHQ; khiến thế giới xuất hiện
làn sóng tẩy chay văn hóa Hàn Quốc nhƣ đã xuất hiện ở giai đoạn sau này của Hàn
Lƣu, giai đoạn bão hòa, thoái trào của LSVHHQ tính từ 2005 đến nay [67].
Trong khi đó, tác phẩm: A new trial about the 'Korean-Wave' over the
glocalisation - tạm dịch là: Một thử nghiệm mới về "làn sóng Hàn Quốc" qua quá
trình toàn cầu hóa của Soo-Jung Kim, xuất bản năm 2006, thuộc Đại học Incheon,
Hàn Quốc. Công trình này nghiên cứu về các dòng chảy văn hóa Hàn Quốc xuất
hiện trong giai đoạn toàn cầu hóa; phân tích những ƣu và nhƣợc của quá trình công
nghiệp văn hóa, sản xuất và xuất khẩu văn hóa Hàn Quốc ra nƣớc ngoài nhƣ
PTHHQ - K'movie, nhạc Hàn Quốc - K'Pop. Tác giả này cũng chỉ ra nguy cơ của
"Chủ nghĩa đế quốc văn hóa - Cultural Imperialism" đồng thời chỉ trích hiện tƣợng
đồng hóa văn hóa trên toàn cầu [76].
Khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến Việt Nam, tác động mạnh mẽ tới đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam; một số chuyên gia, nhà nghiên cứu ở
nƣớc ngoài đã có những phân tích, đánh giá về một số khía cạnh của vấn đề này:
- Na Misu and Kang Man Seok, 2004. "Understanding the Korean Wave in
Vietnam" (Hiểu về làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam), Korean Association
Broadcasting and Telecommunication Studies.
- Na Misu and Van Thuy Hien, "Understanding the 'Korean Wave' in
Vietnam", Chunbok National University.
- Nguyen Ngoc Trung, 2006, “Vietnam Debates Impact of Korean Films -
'Korea wave' recedes as 'Vietnam wave' in Korea rises”
Các nghiên cứu trên đã khái quát nội dung, đặc điểm và quá trình làn sóng
văn hóa Hàn Quốc xác lập vị trí tại các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dƣơng nói
chung và Việt Nam nói riêng.
4
Tác giả Na Misu and Kang Man Seok trong nghiên cứu của mình năm 2004
về "Understanding the Korean Wave in Vietnam" - tạm dịch: "Hiểu về làn sóng văn
hóa Hàn Quốc ở Việt Nam" đã đƣa ra những nghiên cứu về LSVHHQ nói chung và
LSVHHQ tại Việt Nam nói riêng. Hai tác giả cũng đặt ra câu hỏi về tƣơng lai của
LSVHHQ, có nên tiếp tục duy trì và phát triển làn sóng văn hóa Hàn Quốc hay sẽ
một tƣơng lai khác cho làn sóng này?
Tác giả Nguyễn Ngọc Trung trong nghiên cứu năm 2006: “Vietnam Debates
Impact of Korean Films - 'Korea wave' recedes as 'Vietnam wave' in Korea rises” -
tạm dịch: "Thảo luận về tác động của PTHHQ ở Việt Nam - Làn sóng Hàn Quốc
giảm khi làn sóng Việt Nam ở Hàn Quốc gia tăng"; nghiên cứu này đã chỉ ra sự suy
giảm của làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam và sự phát triển của phim truyền
hình Việt Nam (dù những bộ phim Việt mang hơi hƣớng của phim Hàn Quốc). Đã
có nhiều hợp đồng, thỏa thuận làm phim giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhƣ chuyển
thể phim Hàn sang phim Việt, mời các diễn viên Việt sang Hàn đóng phim (Cô dâu
Hà Nội, 2005; Cô dâu vàng, 2008) và mời các diễn viên Hàn Quốc sang Việt Nam
đóng phim (Tuổi thanh xuân, 2014; ...). Trong nghiên cứu này, tác giả Nguyen
Ngoc Trung cũng đƣa ra một dự đoán về tƣơng lai của làn sóng văn hóa Việt (dù
nhỏ) sẽ xuất hiện ở Hàn Quốc và theo tác giả điều này xét ở phƣơng diện nào cũng
có lợi cho khán giả hai nƣớc Hàn Quốc và Việt Nam [56].
Nhƣ vậy, có thể nói, các nghiên cứu trên đã khái quát nội dung, đặc điểm và
quá trình làn sóng văn hóa Hàn Quốc xác lập vị thế của mình tại các quốc gia Châu
Á - Thái Bình Dƣơng nói chung và Việt Nam nói riêng.
Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phƣơng tiện truyền thống đại chúng mới,
các hình thức truyền thông mới, làn sóng Văn hóa Hàn Quốc ngày càng đƣợc phổ
biến rộng rãi và ảnh hƣởng đến xã hội các nƣớc. Đó là những tiền đề quan trọng
cho các công trình nghiên cứu trong nƣớc về làn sóng văn hóa Hàn Quốc nói
chungvà về ảnh hƣởng của PTHHQ nói riêng đến công chúng trẻ cho báo cáo này.
5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Văn hóa truyền thông đại chúng tuy đã xuất hiện và đƣợc nghiên cứu ở nhiều
các công trình nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua khảo sát các tài liệu này vẫn
còn khiêm tốn, có số lƣợng nhỏ so với các vấn đề về lý luận truyền thông, truyền
thông và các vấn đề văn hóa, xã hội khác. Thực tế, khi LSVHHQ vào Việt Nam và
nở rộ đầu những năm 2000 trở lại đây, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề này. Dù vậy, một số bài viết và nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam ở mức độ
nhất định cũng đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau về làn sóng văn hóa Hàn
Quốc cũng nhƣ đƣa ra những phân tích, nhận định về tác động của chúng tới xã hội
Việt Nam:
- Tác giả Đặng Thị Thu Hƣơng trong nghiên cứu về “Hallyu and its effect on
young Vietnamese” tạm dịch là "Làn sóng văn hóa Hàn Quốc và ảnh hƣởng của nó
tới giới trẻ Việt Nam", đăng trên tờ Korea Herald tháng 6.2009. Tác giả trình bày và
phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa truyền thông đại chúng, diện
mạo của báo chí truyền thông Việt Nam và diện mạo của văn hóa truyền thông đại
chúng Việt Nam trong kỷ nguyên kỹ thuật số; Ảnh hƣởng của văn hóa truyền thông
Hàn Quốc thông qua hệ thống các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC)
Việt Nam tác động tới giới trẻ Việt Nam; Các chính sách của chính phủ Việt Nam
về các sản phẩm văn hóa truyền thông nội địa và nƣớc ngoài… Tuy nhiên, bài viết
này chƣa hệ thống hóa và chƣa nghiên cứu, phân tích toàn diện về vấn đề văn hóa
truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay, chính vì vậy cũng chƣa đề xuất đƣợc
những giải pháp chính sách có tính chiến lƣợc và toàn diện cho các cơ quan quản
lý, chỉ đạo báo chí [20].
- Tác giả Phan Thị Thu Hiền trong nghiên cứu của mình về “Sức hấp dẫn nữ
tính của Hàn lƣu ở Đông Nam Á” đƣợc đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc
tế “Korean Studies in Southeast Asia in the New Era of Cultura Interactions” vào
năm 2008, tác giả cho rằng: “Hàn lƣu dù có dấu hiệu “bão hòa”, “sóng xuôi”, thì
vẫn mạnh mẽ ở Việt Nam với khá nhiều ngƣời trẻ yêu thích và sử dụng các sản
phẩm Hàn Quốc. Hàn lƣu có ảnh hƣởng đa dạng đối với cuộc sống tuổi trẻ cả về
6
văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần”. Tác giả cho rằng, yếu tố “âm tính”, êm
đềm, ấm áp, ngọt ngào thể hiện qua các bộ phim truyền hình về đề tài gia đình của
Hàn Quốc đã có sức hút đối với ngƣời trẻ vốn mạnh mẽ, chủ động, “dƣơng tính”.
Theo tác giả, kết quả điều tra đã không cho thấy có lý do phải lo ngại, vì ngƣời trẻ
Việt Nam bên cạnh tiếp thu các sản phẩm giải trí Hàn lƣu, vẫn có tinh thần phê
phán và thƣởng thức qua một bộ lọc văn hóa riêng [12].
- Thanh Hong, 2010. “The Korean Wave in Vietnam” - tạm dịch: "Làn sóng
văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam", đăng trên tờ Thời báo kinh tế Việt Nam - Ven.vn,
tháng 10.2010. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Thanh Hong đánh giá Việt Nam
là một thị trƣờng nơi mà LSVHHQ đã thâm nhập và tác động mạnh mẽ vào hành vi
lựa chọn sản phẩm, hàng hóa của ngƣời tiêu dùng. Sự thành công của những bộ
PTHHQ đã khiến cho công chúng càng yêu thích Hàn Quốc, âm nhạc Hàn, ẩm thực
Hàn và ngôn ngữ Hàn Quốc. Sự thành công của các thƣơng hiệu Hàn Quốc nhƣ
Samsung, LG, Debon, Biore, Double Rich, E 100, Lotteria, BBQ Chicken, Tous Les
Jours, Lock & Lock, tại thị trƣờng Việt Nam đã minh chứng cho sự thay đổi trong
hành vi tiêu dùng của ngƣời Việt Nam [15]. Trƣớc lo sợ bị "Hàn hóa" của nhiều
nhà nghiên cứu và làm văn hóa thì tác giả Thanh Hong lạc quan cho rằng, dù
LSVHHQ rất phổ biến ở Việt Nam, nhƣng nó không phải là một cuộc xâm lƣợc
văn hóa. Tự mỗi nƣớc Việt Nam hay Hàn Quốc biết sẽ nên học hay bỏ qua các giá
trị văn hóa nào không phù hợp vì một nền văn hóa truyền thống, lý tƣởng vì tƣơng
lai của mỗi quốc gia.
Nhƣ vậy, có thể tạm kết luận, cho đến nay ở Việt Nam chƣa có một công trình
nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện về làn sóng văn hóa Hàn Quốc, PTHHQ
trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng,về những ảnh hƣởng của LSVHHQ đối
với công chúng Việt Nam cũng nhƣ vai trò định hƣớng của truyền thông đại chúng
tới nhận thức và hành vi của công chúng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập thế
giới. Cũng nhƣ đánh giá đúng sức mạnh của các phƣơng tiện truyền thông đại
chúng mới trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ, kỹ thuật truyền thông.
7
Vậy ảnh hƣởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc (LSVHHQ), cụ thể là PTHHQ
(PTHHQ) trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (PTTTDC), đặc biệt là truyền
hình hiện nay nhƣ thế nào? Trong bối cảnh của hội nhập toàn cầu và thời đại kỹ thuật
số, báo chí truyền thông Việt Nam nói chung và truyền hình nói riêng cần phải làm gì
để định hƣớng cho công chúng nhất là công chúng trẻ ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa
dân tộc trƣớc sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ giữa các quốc gia?
Với hƣớng nghiên cứu trả lời các câu hỏi trên thông qua đề tài nghiên cứu:
“Ảnh hƣởng của PTHHQ đối với lối sống của công chúng thành phố Hồ Chí
Minh”, tác giả hy vọng sẽ đƣa ra những nhận xét đánh giá ở góc tiếp cận mới và
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng, phát huy vai trò định hƣớng
của truyền hình, của các PTTTĐC với công chúng khán giả, cũng nhƣ định hƣớng
công chúng có ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trƣớc sự giao thoa văn hóa
mạnh mẽ giữa các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá tác động, ảnh hƣởng của PTHHQ đối với
lối sống của công chúng TP. HCM, từ đó, đề xuất các khuyến nghị, giải pháp giúp
truyền hình nói chung, truyền hình TP. HCM nói riêng có những định hƣớng giáo
dục, thẩm mỹ khi truyền thông các sản phẩm văn hóa đại chúng cho công chúng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông đại chúng, văn
hóa truyền thông đại chúng.
- Khảo sát nội dung và hình thức các PTHHQ đƣợc phát sóng ở khu vực TP.
HCM đƣợc công chúng TP. HCM lựa chọn xem nhiều nhƣ: HTV7 và HTV9 là hai
kênh chính của Đài truyền hình TP. HCM; VTV1 và VTV3 là hai kênh chính của
Đài truyền hình Việt Nam - kênh truyền thông quốc gia; BTV1 là kênh thời sự, kinh
tế chính trị của Đài PT- TH Bình Dƣơng, ĐN2 là kênh 2 thông tin giải trí của Đài
PT -TH Đồng Nai trong 6 tháng đầu năm 2014 .
8
- Khảo sát bằng bảng hỏi với 500 phiếu điều tra phát cho công chúng trên địa
bàn 5 quận, huyện TP. HCM. Qua đó, đánh giá ảnh hƣởng của PTHHQ đối với lối
sống của công chúng TP. HCM.
- Phỏng vấn 2 nhóm nhỏ (4 ngƣời/nhóm) để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
- Phỏng vấn sâu 10 - 12 phóng viên, nhà báo chuyên, những ngƣời làm truyền
thông viết về mảng văn hóa. Qua đó tìm hiểu kỹ hơn về LSVHHQ từ góc nhìn của
những ngƣời có chuyên môn và những giải pháp về mặt truyền thông đƣợc cho rằng là
phụ hợp với điều kiện Việt Nam do chính những ngƣời làm truyền thông đề xuất, nhằm
phát huy mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực (nếu có) của
làn sóng văn hóa Hàn Quốc thông qua các PTTTĐC, cụ thể là kênh truyền hình.
- Từ kết quả nghiên cứu phân tích, đánh giá ảnh hƣởng của PTHHQ tới lối
sống của công chúng TP. HCM. Làm rõ các ảnh hƣởng và nguyên nhân (cả tích cực
và tiêu cực) của PTHHQ đến công chúng TP. HCM nói riêng và xã hội Việt Nam
nói chung. Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò định hƣớng của các
phƣơng tiện thông tin đại chúng đối với công chúng trong việc bảo tồn, phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại (cụ
thể là Hàn Quốc) trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của báo cáo là diện mạo của PTHHQ trên sóng truyền
hình Việt Nam và những ảnh hƣởng của nó đối với lối sống của công chúng TP.
HCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát các PTHHQ (nội dung và hình thức) đƣợc phát sóng trên một số
kênh truyền hình khu vực TP. HCM và những kênh truyền hình tiêu biểu đƣợc công
chúng TP. HCM yêu thích nhƣ: HTV7 và HTV9; VTV1 và VTV3; BTV1, ĐN2,
trong 6 tháng đầu năm 2014.
9
Khảo sát bằng 500 bảng hỏi phát trên địa bàn 5 quận, huyện nội, ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh; Cụ thể là các quận: Quận 3, Quận 8, Quận Thủ Đức và 2
huyện ngoại thành: Củ Chi và Hóc Môn. Thời điểm điều tra là tháng 8 năm 2014.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Báo cáo đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống lý luận và quan điểm nền
tảng về Truyền thông đại chúng, Các lý thuyết về truyền thông và Xã hội học truyền
thông đại chúng, từ đó, kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, đƣa ra
những đánh giá khách quan nhất về PTHHQ trên sóng truyền hình Việt Nam và ảnh
hƣởng của các bộ PTHHQ đối với lối sống của công chúng TP. HCM.
5.1. Hệ thống lý luận
- Các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Học thuyết của Chủ nghĩa Mác – Lênin về hoạt động của báo chí.
- Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về hoạt động của hoạt động báo chí.
- Đƣờng lối chỉ đạo của Đảng và nhà nƣớc về xây dựng nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản
về văn hóa truyền thông và những ảnh hƣởng của truyền thông tới nhận thức, hành
vi, cách ứng xử của công chúng.
- Phƣơng pháp phân tích nội dung: Phƣơng pháp này sẽ đƣợc thực hiện thông
qua việc khảo sát tần số phát sóng, nội dung và hình thức các bộ PTHHQ trên các
kênh đƣợc chọn khảo sát
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Cuộc điều tra đƣợc tiến
hành đối với 500 cƣ dân sinh sống trên địa bàn 5 quận huyện nội và ngoại thành
TP. HCM. Cụ thể là Quận 3, Quận 8, Quận Thủ Đứcvà hai huyện là Củ Chi và Hóc
Môn. Bảng hỏi gồm 50 câu hỏi xoay quanh việc tiếp nhận và thái độ của công
chúng TP. HCM về PTHHQ và các sản phẩm văn hóa, dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc.
10
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn 02 nhóm ở quy mô nhỏ (4 ngƣời/
nhóm); và thực hiện phỏng vấn sâu 10 - 12 phóng viên, nhà báovà những ngƣời làm
công tác truyền thông trong mảng văn hóa giải trí.
- Dựa trên kết quả phân tích, khảo sát và phỏng vấn, đƣa ra đƣợc bức tranh
tổng thể về diện mạo PTHHQ trên truyền hình và những ảnh hƣởng của nó tới công
chúng TP. HCM, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng và phát huy vai trò
định hƣớng của các PTTTĐC tới công chúng, khán giả trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của báo cáo
Với xu thế quốc tế hóa, hội nhập để cùng phát triển, việc trao đổi, giao lƣu
giữa các quốc gia, giữa các nền văn hóa trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã
hội diễn ra thƣờng xuyên, liên tục. Với lợi thế gần gũi về mặt lịch sử, văn hóa,
phong tục tập quán, các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc thông qua phƣơng tiện thông
tin truyền thông đại chúng đã đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam, tạo nên trào lƣu làn sóng văn hóa Hàn Quốc (hay còn gọi là Hallyu – Korean
wave). Trƣớc sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của trào lƣu này, đặc biệt là với giới trẻ, các
PTTTĐC cần có những định hƣớng nhất định để thực hiện việc gìn giữ phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy giao lƣu học hỏi, hình thành các giá trị văn hóa
mới. Vì vậy, báo cáo sẽ là một tài liệu tham khảo cho các cơ quan truyền thông
cũng nhƣ các anh chị đồng nghiệp trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
Ngoài ra, báo cáo cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp tích cực giúp các
cơ quan truyền thông đại chúng điều chỉnh và phát huy tốt hơn nữa vai trò định
hƣớng đối với công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ trong bối cảnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.
Cuối cùng, hy vọng báo cáo sẽ góp thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh
viên báo chí, cán bộ làm công tác truyền thông và những ngƣời quan tâm nghiên
cứu về vấn đề này.
7. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, báo
cáo gồm có 3 chƣơng sau:
11
- Chƣơng 1: Cơ sơ lý luận và thực tiễn của đề tài
- Chƣơng 2: PTHHQ và tác động của nó đến lối sống của công chúng TP.
HCM
- Chƣơng 3: Một số giải pháp phát huy vai trò định hƣớng thông tin của các
phƣơng tiện thông tin đại chúng với công chúng TP. HCM về làn sóng văn
hóa Hàn Quốc
12
CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
Nghiên cứu truyền thông và những tác động của truyền thông đến công chúng
là một việc không mới nhƣng luôn cần vì sự phát triển của thuyền thông về các mặt
phƣơng tiện, kỹ thuật, công nghệ; cùng với đó là sự thay đổi về trình độ, sở thích,
cách thức tiếp nhận thông điệp của công chúng; tất cả những điều đó khiến cho việc
các công ty truyền thông phải luôn đổi mới để đáp ứng các nguyện vọng, sở thích,
thị hiếu của công chúng, khán giả.
Bên cạnh đó, khi đƣa một sản phẩm truyền thông đến với công chúng qua các
loại hình truyền thông khác nhau, những nhà làm truyền thông luôn mong muốn
công chúng khi tiếp nhận sẽ có những thay đổi trong nhận thức dẫn đến thay đổi
thói quen, hành vi.
Vì vậy, ngành khoa học nghiên cứu các sản phẩm truyền thông, cách tác động
của truyền thông đến công chúng, cũng nhƣ cách thức công chúng tiếp nhận sản
phẩm truyền thông là cần thiết để các nhà truyền thông hoàn thành sứ mệnh của
mình đối với công chúng, đối với xã hội.
Với đề tài “Ảnh hƣởng của phim truyền hình Hàn Quốc đối lối sống của công
chúng thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả báo cáo đã vận dụng một số khái niệm liên
quan đến báo chí truyền thông, xã hội học báo chí truyền thôngvà văn hóa truyền
thông để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng là gì? Hiện nay có rất nhiều các khái niệm, định nghĩa
về truyền thông đại chúng. Tùy vào các ngành khoa học mà khái niệm truyền thông
đại chúng đƣợc hiểu một cách khác nhau; tuy nhiên, một số những nhân tố cơ bản
của truyền thông đại chúng về cơ bản là tƣơng đồng.
- Truyền thông (Cummunication):
Có rất nhiều các cách định nghĩ khác nhau về truyền thông (Communication)
trên thế giới, nhƣ:
13
“Truyền thông (Communication) là quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ
thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo ra sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi
hành vi và nhận thức”.
“Truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu đƣợc ngƣời khác và
làm cho ngƣời khác hiểu đƣợc chúng ta (Martin P. Adersen 1959 trích theo Frank
Dance 1970).
Theo TS. Huỳnh Văn Tòng, trong quyển "Truyền thông đại chúng", xuất bản
1993, thì hiểu đơn giản: “Truyền thông là kỹ thuật truyền đạt tin tức, tƣ tƣởng và
thái độ từ ngƣời này sang ngƣời khác” [49] .
Truyền thông xuất hiện khi con ngƣời xuất hiện. Truyền thông là hiện tƣợng
xã hội ra đời và phát triển cùng sự hình thành phát triển xã hội loài ngƣời. Đó là sản
phẩm của xã hội, thể hiện diện mạo văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc; truyền thông
cũng là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của xã hội. Quá trình phát triển của xã
hội loài ngƣời cũng là quá trình phát triển của các phƣơng tiện truyền thông và
công nghệ truyền thông; nghĩa là xã hội phát triển thì truyền thông phát triển và
ngƣợc lại, truyền thông phát triển giúp xã hội phát triển.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong quyển “Truyền thông, lý thuyết và kỹ
năng cơ bản” thì: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình
cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều ngƣời nhằm tăng cƣờng
hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vị và thái độ phù hợp
với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội [10].
Về cơ bản truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục
giữa chủ thể truyền thông và đối tƣợng truyền thông, giữa nguồn phát và nơi tiếp
nhận thông tin. Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt đƣợc sự cân
bằng trong nhận thức, hiểu biết, sẻ chia,…giữa chủ thể và đối tƣợng truyền thông.
Nói cách khác, quá trình truyền thông chỉ thành công khi tạo đƣợc hiệu quả truyền
thông. Nghĩa là Truyền thông hƣớng đến những hiểu biết chung hai chiều nhằm
thay đổi thái độ, nhận thứcv à hành vi của cả đối tƣợng truyền thông và chủ thể
truyền thông.
14
- Truyền thông đại chúng:
Truyền thông đại chúng (mass communication) là quá trình truyền đạt thông
tin một cách rộng rãi đến mọi ngƣời trong xã hội thông qua các PTTTĐC (mass
media).
Trƣớc khi các PTTTĐC ra đời, con ngƣời mới chỉ giao tiếp và trao đổi thông
tin ở cấp độ liên cá nhân, các nhóm nhỏ ở những địa bàn nhỏ. Khi các phƣơng tiện
truyền thông xuất hiện, quá trình truyền thông đã bƣớc sang kỷ nguyên mới. Truyền
thông đại chúng là một dạng thức truyền thông đặc biệt trong lịch sử loài ngƣời -
khi mà ngƣời truyền thông tin có thể chuyển thông điệp đến đông đảo quần chúng -
những ngƣời nhận thông điệp - ở khắp mọi nơi, mọi lúc, điều mà các cách thức
truyền thông trƣớc đó không thể nào có đƣợc. Nói cách khác: "Sự chuyển tiếp từ
các hệ thống truyền thông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng
chính là một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ xã hội
cổ truyền sang xã hội hiện đại" [36].
Theo khái niệm này, truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội phụ thuộc
chặt chẽ vào các phƣơng tiện kỹ thuật, hay còn gọi là các kênh truyền (channel). Chính
các kênh này là điều kiện cần để thông điệp có thể đƣợc truyền đạt tới đại chúng.
- Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới công chúng
Truyền thông ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện của xã hội loài
ngƣời. Truyền thông xuất hiện do nhu cầu, giao tiếp, thông tin giữa ngƣời và
ngƣời; Qua truyền thông, công chúng đƣợc thông tin, đƣợc định hƣớng về mặt
nhận thức, tu duy và dẫn đến những thay đổi trong suy nghĩ, thái độ và hành vi.
Nghiên cứu cơ chế, mô hình tác động của truyền thông đại chúng tới công chúng
từ lâu đã trở thành đề tài của nhiều nhà khoa học và đƣợc đúc kết thành các học
thuyết, mô hình… Dƣới đây là một số học thuyết, mô hình truyền thông căn bản:
- Học thuyết Mũi kim tiêm (hypodermic-needle model) hay học thuyết Viên
đạn thần kỳ (magic bullet):
15
Học thuyết này ra đời vào những năm 1930 – 1940, đánh dấu sự phát triển
mạnh mẽ của phát thanh (radio) và truyền hình (TV) ở châu Âu. Các học giả của
học thuyết này cho rằng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng có tác động trực
tiếp, liên tục và mạnh mẽ lên nhận thức, thái độ và làm thay đổi hành vi công chúng.
Họ giả định rằng thông điệp truyền thông là một viên đạn đƣợc bắn ra từ “khẩu
súng” là phƣơng tiện truyền thông vào “đầu” của ngƣời tiếp nhận. Hiểu cách khác,
phƣơng tiện truyền thông nhƣ các "mũi kim tiêm” đƣợc chủ thể truyền thông tiêm
thẳng vào công chúng - những ngƣời đƣợc cho là tiếp nhận thông tin một cách thụ
động. Công chúng về cơ bản không thể thoát khỏi ảnh hƣởng của phƣơng tiện
truyền thông. Các học giả của học thuyết này cho rằng, công chúng không còn khả
năng đề kháng trƣớc sức thuyết phục của truyền thông đại chúng. Vì vậy, truyền
thông dễ dàng đƣợc “chích” vào cơ thể công chúng nhƣ một thứ kim tiêm, ma túy
gây nghiện.
Tại thời điểm học thuyết này ra đời, các nghiên cứu đều cho thấy công chúng
là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng bởi những thông điệp “bắn” vào họ vì khi đó các
công cụ thông tin liên lạc hạn chế, một chiều. Mũi kim tiêm hay Viên đạn chính là
cách nói khác về thông tin, thông điệp và tác động trực tiếp của những thông tin đó
đối với công chúng. Mặc dù vậy, học thuyết này đƣợc kết luận dựa trên những giả
định chứ không qua các nghiên cứu, thí nghiệm nên chứa đựng nhiều hạn chế, phiến
diện, do đó nhiều học giả không chấp nhận học thuyết này và họ tiếp tục nghiên cứu
truyền thông để tìm ra những học thuyết “hợp lý” hơn.
- Học thuyết dòng chảy 2 bƣớc – Two - step flow:
Học thuyết dòng chảy hai bƣớc –- đƣợc Paul Lazarsfeld, Bernard Berelson và
Gaudet Hazel đề xuất năm 1944 trong cuốn The People‟s Choice (Sự lựa chọn của
nhân dân). Học thuyết này ra đời trong hoàn cảnh sức mạnh của truyền thông đang
ảnh hƣởng mạnh mẽ đến dân chúng (nhất là trong bầu cử qua các nghiên cứu về
bầu cử tổng thống Mỹ). Học thuyết dòng chảy 2 bƣớc ra đời dựa trên quá trình
nghiên cứu ảnh hƣởng của cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống thông qua hoạt động
của các phƣơng tiện truyền thông.
16
PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN
THÔNG ĐẠI CHÚNG
Opinion leaders- Những ngƣời
có ảnh hƣởng trong xã hội
Công Công Công
chúng chúng chúng
Opinion leaders - những ngƣời
có ảnh hƣởng trong xã hội
Công
Công Công
chúng
chúng chúng
Tƣ tƣởng cốt lõi của Học thuyết dòng chảy 2 bƣớc là các PTTTĐC
không tác động trực tiếp đến công chúng (nhƣ học thuyết Mũi Kim Tiêm hay
học thuyết Viên đạn thần kì) mà công chúng tiếp nhận thông tin thông qua
những ngƣời có ảnh hƣởng trong xã hội.
Cơ chế của quá trình này nhƣ sau: Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng
truyền tải thông tin, thông điệp đi; công chúng đều nhận đƣợc thông điệp đó;
nhƣng công chúng không chịu ảnh hƣởng ngay lập tức bởi các phƣơng tiện
truyền thông đại chúng mà họ chịu sự ảnh hƣởng của việc các phƣơng tiện
thông tin đại chúng tác động đến những ngƣời có ảnh hƣởng trong xã hội về
thông tin, thông điệp đó. Công chúng sẽ ứng xử theo cách mà những ngƣời có
ảnh hƣởng trong xã hội phản ứng với các thông tin, thông điệp của các
PTTTĐC.
Sau này, học thuyết Dòng chảy hai bƣớc phát triển hơn trở thành Dòng
chảy đa bƣớc hay còn gọi là: Multi -step flow với sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của
các trang mạng xã hội.
17
- Mô hình truyền thông một chiều của Harold Laswell:
Mô hình này ra đời năm 1948 do Harold Laswell - Nhà chính trị học
ngƣời Mỹ đã khái quát và đƣa ra. Đây là mô hình truyền thông căn bản, đơn giản,
dễ hiểu và đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận.
Khi các phƣơng tiện truyền thông bắt phát triển và nhanh chóng đƣợc
mọi ngƣời chấp nhận vì tính đơn giản, dễ hiểu và thông dụng.
Source Message Channel Receiver Effect
Mô hình này bao hàm những thành phần chủ yếu của quá trình truyền
thông, trong đó:

Source -S: Nguồn cung cấp thông tin;



Message – M: Thông điệp;



Channel – C: Kênh đƣợc sử dụng và sử dụng để truyền thông tin, thông điệp.



Reiceiver – R: Ngƣời tiếp nhận thông tin, thông điệp;



Effect –E: Hiệu quả của thông tin, thông điệp.

Mô hình truyền thông một chiều của Laswell có ƣu điểm là đơn giản và
thuận lợi trong việc truyền đạt những thông tin khẩn cấp, không có nhiều thời
gian phản hồi hoặc những thông tin mà ý kiến phản hồi của công chúng không
nhiều, không quan trọng. Tuy nhiên trong đa số quá trình truyền thông thị
thông tin phản hồi đóng một vai trò quan trọng. Những hạn chế đó đã đƣợc
khắc phục trong mô hình truyền thông của Claude Shannon [69].
- Mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon:
Ra đời năm 1949 do nhà toán học, kĩ sƣ điện tử, và mật mã học ngƣời Mỹ,
ông đƣợc biết đến là "cha đẻ của lý thuyết thông tin". Quá trình truyền thông sơ
18
khai do Harold Laswell đƣợc Claude Shannon đƣợc bổ sung thêm 2 yếu tố: Noise
- Nhiễu –và Feedback - Phản hồi để xem xét tác động và hiệu quả xã hội (Effect)
của thông tin; Mô hình truyền thông của Claude Shannon gọi là mô hình truyền
thông hiện đại.
Phản hồi (Feedback) đƣợc hiểu là tác động ngƣợc trở lại của thông
tin từ phía ngƣời tiếp nhận đối ngƣời truyền thông.
Nhiễu (Noise) là hiện tƣợng thông tin truyền đi bị ảnh hƣởng bởi các
điều kiện của tự nhiên, xã hội, phƣơng tiện kỹ thuật… gây ra sự sai lệch
hay kém chất lƣợng về nội dung thông tin cũng nhƣ chất lƣợng truyền tin
[69].
Mô hình này thể hiện rất rõ tính tƣơng tác hai chiều giữa chủ thể
truyền thông và đối tƣợng tiếp nhận, tạo sự bình đẳng trong quá trình
truyền thông. Công chúng có thể trở thành nguồn phát nếu họ muốn. Và
nhờ ý kiến phản hồi của công chúng mà các nhà truyền thông có cơ sở để
điều chỉnh hoạt động truyền thông cho phù hợp. Bên cạnh đó, hiệu quả
truyền thông – cái đích cuối cùng mà các nhà truyền thông hƣớng tới cũng
đƣợc đề cập tới.
19
Có thể nói, truyền thông là một quá trình hai chiều trong đó các
phƣơng tiện truyền thông tác động đến công chúng thông qua các kênh
truyền tải và công chúng cũng có sự phản hồi, tác động trở lại để điều chỉnh
các thông điệp từ phƣơng tiện truyền thông. Lý thuyết về văn hóa truyền
thông đại chúng và cơ chế tác động của nó có ý nghĩa quan trọng trong việc
nghiên cứu đánh giá thực trạng văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam
hiện nay, trong đó có có các vấn đề liên quan đến đề tài của báo cáo .
Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù bao gồm 3 thành tố:
Các nhà truyền thông - Hoạt động truyền thông - Công chúng truyền thông.
“Để đảm bảo hiệu quả của truyền thông đại chúng, việc nghiên cứu công
chúng có vai trò rất quan trọng. Nó chỉ ra cho nhà truyền thông cách thức, phƣơng
pháp, nội dung cần thiết để lập và chuyển các thông điệp tới công chúng một cách
hiệu quả. Những phản ứng sau khi nhận đƣợc thông điệp sẽ trở thành yếu tố tham
gia việc quyết định những hành vi truyền thông tiếp theo của nguồn phát” [19;29]
1.1.2. Văn hóa đại chúng
Văn hóa (Culture):
Văn hóa là khái niệm rộng lớn và mang nhiều ý nghĩa, với nhiều cách hiểu
khác nhau, tuy nhiên, điểm chung khi nói đến văn hóa là nói đế các yếu tố liên quan
đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời.
Từ năm 1952, thế giới đã biết đến 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa do hai
nhà nhân loại học ngƣời Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn (1952) thống kê và
công bố. Cho đến nay, định nghĩa văn hóa đƣợc nhiều nhà nghiên cứu sử dụng định
nghĩa về văn hóa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới gọi là
UNESCO, định nghĩa này đƣa ra vào năm 2002, theo định nghĩa này: Văn hóa nên
đƣợc đề cập đến nhƣ là một tập hợp của những đặc trƣng về tâm hồn, vật chất, tri
thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội và nó chứa đựng,
ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phƣơng thức chung sống, hệ
20
thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Văn hóa đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã
hội hóa - hoạt động không chỉ giới hạn trong mối quan hệ giao tiếp trực tiếp giữa cá
nhân, gia đình và cộng đồng xã hội (nhƣ nhà trƣờng hay làng xóm), mà còn qua các
mối quan hệ giao tiếp gián tiếp giữa con ngƣời với các PTTTĐC.
Theo James Wilson và Stan Le Roy Wilson (1998) trong mối quan hệ giữa văn
hóa và truyền thông, văn hóa là một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển giao, lƣu trữ
và chế biến thông tinvà sợi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa là truyền thông và
giao tiếp.
Văn hóa đại chúng (Mass culture):
Văn hóa đại chúng: Mass culture hay popular culture hoặc pop culture - là nền
văn hóa của một xã hội đại chúng. Là nền văn hóa có tính phổ biến tại thời điểm đó.
Theo tác giả Ray B Browne: Văn hóa đại chúng – popular culture là thế giới
văn hóa bao quanh ta, gồm quan điểm, thái độ, hành vi ứng xử, ẩm thực, trang phục,
kiến trúc đƣờng xá, giải trí, thể thao, tôn giáo,.. tóm lại là tất cả những gì gắn với
đời sống (Mass media, mass culture, P.3).
Văn hóa đại chúng (mass culture) hay văn hóa phổ thông (popular culture) là
nền văn hóa có các sản phẩm đƣợc sản xuất hàng loạt bằng kỹ thuật công nghiệp và
đƣợc đƣa ra thị trƣờng vì quyền lợi của quảng đại ngƣời tiêu dùng (Strinati 1995).
Văn hóa đại chúng theo cách hiểu của các nhà nghiên cứu phƣơng Tây là nền văn
hóa của một xã hội đại chúng – xã hội đƣợc hình thành vào cuối thế kỷ 19 dƣới tác
động của quá trình công nghiệp hóa kéo theo sự gia tăng về số lƣợng ngƣời lao
động; sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động sản xuất hàng hóa hàng loạtvà tiêu thụ
theo cơ chế thị trƣờng; sự mở rộng về không gian nhờ tiến bộ về giao thông và
thông tin; quá trình đô thị hóa và tập trung dân cƣ tại các đô thị, đồng thời với sự
hình thành đời sống chính trị dân chủ. Nền văn hóa này có đối tƣợng thụ hƣởng là
đại đa số dân chúng - những ngƣời có trình độ giáo dục ở mức độ tƣơng đốivà
đƣợc phổ cập, truyền bá rộng rãi thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng
nhƣ báo chí, phát thanh và ngày nay là truyền hình và Internet [20].
Tóm lại: Các PTTTĐC là tác nhân cơ bản tạo nên văn hóa đại chúng, đƣợc đặc
21
trƣng bởi khả năng sản xuất hàng loạt, bởi độ bao phủ rộng lớn, bởi sự liên kết của
các quan hệ chức năng tạo thành hệ thống đa phƣơng tiện.
1.1.3. Văn hóa truyền thông đại chúng
Theo PGS TS Mai Quỳnh Nam, trong một nghiên cứu về truyền thông đại
chúng đã khẳng định: Các PTTTĐC là tác nhân cơ bản tạo nên văn hóa đại chúng
[35].
Nói cách khác: Văn hóa đại chúng và truyền thông đại chúng có mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau một cách mật thiết và chính sự liên kết chặt chẽ này đã làm xuất
hiện khái niệm Văn hóa truyền thông (Media culture). Văn hóa truyền thông là một
hình thức văn hóa hình thành và chịu sự chế định bởi đặc trƣng của chính bản thân
các phƣơng tiện truyền thông đại chúng [67].
Nhƣ vậy, nghiên cứu về văn hóa truyền thông đại chúng không chỉ giới hạn
trong việc nghiên cứu các sản phẩm văn hóa, mà cần phải nghiên cứu toàn diện,
toàn bộ quá trình sản xuất, phân phốivà tiêu thụ sản phẩm văn hóa ấy ở các môi
trƣờng văn hóa.
1.1.4. Công chúng truyền thông
Trƣớc tiên cần làm rõ khái niệm “Công chúng” (audience) ở đây đƣợc hiểu là
đối tƣợng của các PTTTĐC trong một quá trình xã hội là truyền thông đại chúng
(mass communication)và gọi chung các đối tƣợng này là công chúng truyền thông.
Công chúng truyền thông đại chúng bao gồm độc giả của báo in; thính giả của
phát thanh; khán giả của truyền hình, báo điện tử. Họ thuộc nhiều tầng lớp và cộng
đồng cƣ dân khác nhau về vị thế xã hội trong cơ cấu xã hội, khác nhau về điều kiện
vật chất và tinh thần trong môi trƣờng xã hội.
Theo quan điểm của nhà xã hội học Herbert Blumer, công chúng (của các
PTTTĐC truyền thống) có những đặc điểm cơ bản nhƣ [39]:
- Bao gồm những ngƣời thuộc mọi tầng lớp xã hội, bất kể giới tính, tuổi tác,
nghề nghiệp, địa vị, trình độ học vấn…
- Công chúng truyền thông đại chúng thƣờng là những cá nhân nặc danh. Một
thông điệp trong quá trình truyền thông đại chúng có thể tiếp cận bất cứ ai.
22
- Xét về mặt không gian, các thành viên của đại chúng thƣờng cô lập nhau, ít
có sự tƣơng tác, không ai biết ai. Điều này phân biệt với các thành viên của một tổ
chức, hiệp hội cụ thể.
- Công chúng truyền thông đại chúng không có tổ chức hoặc nếu có thì rất lỏng
lẻo, rời rạc. Do đó, họ thƣờng rất khó tiến hành những hoạt động chung nào đó.
Công chúng truyền thông đại chúng không phải là một khối ngƣời thuần nhất,
giống nhau mà ngƣợc lại, đây là một thực thể phức tạp, đa dạng. Họ gồm nhiều
nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội và giai cấp khác nhau với những đặc trƣng
đa dạngvà những quyền lợi khác biệt đôi khi là đối lập và mâu thuẫn với nhau [39].
Khi nghiên cứu công chúng truyền thông đại chúng, chúng ta không nghiên
cứu họ nhƣ những cá nhân phân tán, đơn độc, đơn lẻ. Dù là một độc giả, thính giả,
khán giả riêng lẻ xem Ti-vi hay nghe đài, đọc báo thì “công chúng” đó vẫn là một
thành phần của xã hội, họ tồn tại trong mối quan hệ xã hội với nhiều các cá nhân, tổ
chức khác. Một chƣơng trình trên sóng phát thanh, hay truyền hình có nhiều ngƣời
nghe, xem, học có thể là ngƣời trong cùng một gia đình, một nhóm, một tổ chức,
một quốc gia. Nghĩa là, xét ở góc độ quan hệ xã hội, công chúng truyền thông
không hoàn toàn cô lập và mọi hành vi của họ vẫn không thể nằm ngoài các mối
quan hệ xã hội nhƣ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…
Mặt khác, công chúng dù gắn kết lỏng lẻo và khó có các hoạt động chung
nhƣng truyền thông đại chúng chính là “lý do”, là “diễn đàn” liên kết, gắn kết
những khối công chúng rời rạc lại với nhau vì một số hoạt động chung có ý nghĩa xã
hội rộng lớn.
Theo TS. Trần Hữu Quang: "Khi nghiên cứu về truyền thông đại chúng, chúng
ta không thể tách rời độc giả, hay khán thính giả ra khỏi môi trƣờng xã hội – lịch sử
tƣơng ứng, mà ngƣợc lại, phải đặt họ trong bối cảnh của các điều kiện sống cũng
nhƣ của các mối quan hệ xã hội của họ" [40].
23
1.1.5. Phim truyền hình
- Truyền hình – Television:
Có khá nhiều khái niệm về truyền hình. Tuy nhiên, các khái niệm này đều có
những điểm tƣơng đòng.
Theo PGS.TS Dƣơng Xuân Sơn trong cuốn “Giáo trình báo chí truyền hình”:
“Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp.
Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, … Truyền hình là kênh
truyền thông đại chúng truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật
thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện” [35].
Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng” chỉ rõ:
"Truyền hình là một loại hình phƣơng tiện thông tin đại chúng truyền tải thông tin
bằng hình ảnh động và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình
(Television) bắt nguồn từ Tele có nghĩa là "ở xa" và Vision là "thấy đƣợc", tức là
thấy đƣợc ở xa” [47].
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Truyền thông - Lý thuyết và kỹ
năng cơ bản”: “Truyền hình là kênh truyền thông truyền tải thông điệp bằng hình
ảnh động với hầu nhƣ đầy đủ màu sắc vốn có của cuộc sống cùng với lời nói, âm
nhạc, tiếng động. Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động
với cảm giác nhƣ đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ.” [9].
Nhƣ vậy, khái niệm truyền hình có thể hiểu là một kênh truyền thông đại
chúng truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh
đi xa bằng sóng vô tuyến điện
Trên thế giới, truyền hình xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ 20 và đến
những năm 50 của thế kỷ XX, truyền hình vẫn chỉ đƣợc xem nhƣ là phƣơng tiện
giải trí, sau bổ sung thêm chức năng thông tin. Trong quá trình phát triển, truyền
hình đã tham gia trực tiếp và quá trình quản lý, giám sát xã hội, thực hiện chức năng
tƣ tƣởng, định hƣớng và tổ chức xã hội. Thực hiện công tác giáo dục phổ biến kiến
thức, phát triển giao lƣu văn hóa, quảng cáo, kinh tế và nhiều các chức năng mới
xuất hiện theo sự phát triển của xã hội, của truyền thông .
24
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại
chúng thêm phong phú và mạnh mẽ, các PTTTĐC không chỉ tăng về số lƣợng mà
cả về chất lƣợng.
Trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền, truyền hình trở thành một công cụ sắc
bén trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa cũng nhƣ các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng [45].
Ở Việt Nam, trƣớc ngày đất nƣớc hoàn toàn thống nhất 30/4/1975, một ban
biên tập đƣợc tách ra từ Đài tiếng nói Việt Nam và thành lập đài truyền hình vào
ngày 7/9/1970. Và ngày 7/9/1970 trở thành cột mốc kỉ niệm ngày truyền thống của
ngành truyền hình Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1987: Đài truyền hình tiền thân
đƣợc chính thức đặt tên là Đài Truyền hình Việt Nam.
Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, truyền hình Việt Nam đã trƣởng
thành nhanh chóng và có những tiến bộ vƣợt bậc. Từ phát hình đen trắng chuyển
sang phát hình màu, từ phát thử nghiệm chƣơng trình 4 giờ/ ngày vào ban đêm, đến
năm 1995 phát 10 giờ/ ngày; đến nay Đài Truyền hình Việt Nam phát phủ sóng toàn
quốc và vƣơn ra nƣớc ngoài với 7 kênh truyền hình quảng bá là VTV1, VTV2,
VTV3, VTV4, VTV5, VTV6 và VTV9. Cùng với đó là hệ thống truyền hình cáp và
64 đài phát thanh - truyền hình địa phƣơng.
Riêng Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, viết tắt là HTV. Tiền thân là
Đài truyền hình Giải phóng bắt đầu phát sóng từ ngày 1 tháng 5 năm 1975. Trƣớc
ngày 30 tháng 4 năm 1975 là Đài truyền hình Sài Gòn thuộc chế độ cũ Việt Nam
Cộng hòa.
Đối tƣợng phục vụ chính của HTV là nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh lân cận. Hiện tại HTV đang thực hiện việc mở rộng vùng phủ sóng ở khắp
các tỉnh, thành nhằm phục vụ đông đảo nhân dân cả Việt Nam. Trực thuộc sự quản
lý của một thành phố năng động, phát triển bậc nhất trong cả nƣớc, đài truyền hình
thành phố Hồ Chí Minh luôn đầu tƣ, cập nhật và ứng dụng những công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến để xây dựng cơ sở vật chất cũng nhƣ nội dung đáp ứng nhu cầu
25
thông tin, khoa học, giáo dục, giải trí ngày càng cao của công chúng thành phố Hồ
Chí Minh.
HTV hiện có 2 kênh phát trên chính là kênh HTV7 & HTV9, hai kênh này đã
đƣợc đƣa lên vệ tinh Vinasat 1 vào năm 2005, phủ sóng toàn bộ khu vực Đông Nam
Á và các nƣớc châu Á lân cận (HTV là đơn vị thứ hai ở Việt Nam đƣa sóng truyền
hình lên vệ tinh cho tới thời điểm này sau đài truyền hình quốc gia VTV).
Ngoài hai kênh phát chính, đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh còn có các
kênh truyền hình kỹ thuật số và truyền hình cáp phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí
đa dạng của công chúng. Bên cạnh , HTV còn có:
- Hãng phim truyền hình (TFS) chuyên sản xuất phim truyện và phim tài liệu.
- Trung tâm dịch vụ truyền hình (TSC), là đầu mối liên hệ dịch vụ và quảng cáo.
- Trung tâm Sản xuất Chƣơng trình (PPC) là nơi sản xuất các chƣơng trình
truyền hình và hậu kỳ sản xuất.
- Trung tâm Truyền hình cáp (HTVC) mang đến cho khán giả các chƣơng
trình trong nƣớc và nƣớc ngoài với chất lƣợng ổn định. Các chƣơng trình chính
phục vụ ngƣời xem gồm có, khoa học giáo dục, chuyên đề, thể dục thể thao, phim
truyện, phim hoạt hình, ca nhạc, sân khấu, giải trí...
Đánh giá vị thế quan trọng, hấp dẫn của truyền hình, PGS.TS Dƣơng Xuân
Sơn viết rằng: "Mỗi một phƣơng tiện truyền thông đều có một thế mạnh nhất định,
nó bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong sự nghiệp chung. Tuy nhiên, trong ba loại báo
nói, báo viết, báo hình thì báo hình có thể hơn hẳn so với hai loại kia. Bởi ngoài
việc bình luận, giải thích các hiện tƣợng, sự việc truyền hình còn có hình ảnh sống
động giúp ngƣời xem chứng kiến các sự kiện đang diễn ra" [45].
Với những đặc trƣng của mình về âm thanh, hình ảnh, đặc biệt là “hình ảnh
động”, Truyền hình “mắt thấy, tai nghe” đã thu hút đông đảo công chúng quan tâm theo
dõi. Và chính vì mắt thấy tai nghe, nên những gì trên truyền hình rất sống động và có
sức thuyết phục cao với công chúng. Công chúng của truyền hình rất dễ “bị động‟ tiếp
nhận thông điệp, thông tin và công chúng cũng dễ dàng làm theo những gì đƣợc thấy,
đƣợc hƣớng dẫn trên truyền hình. Truyền hình là phƣơng tiện quan sát
26
trực tiếp cuộc sống của mỗi gia đình, khả năng trực quan có ảnh hƣởng rất lớn tới
quá trình nhận thức của con ngƣời.
Nhƣ vậy, với những đặc điểm, đặc trƣng của loại hình báo chí truyền hình, đã
chi phối nhất định đến hiệu quả của truyền thông cũng nhƣ có tác động không nhỏ
dẫn đến việc thay đổi từ nhận thức đến thái độ và hành vi của công chúng. Điều này
sẽ đƣợc ngƣời viết trình bày rõ hơn trong chƣơng II khi đề cập đến ảnh hƣởng của
PTHHQ đến công chúng thành phố Hồ Chí Minh.
- Phim truyền hình:
Phim truyền hình là một thể loại phim đƣợc sản xuất và dùng để phát sóng
trên hệ thống truyền hình. Phim truyền hình có thể chỉ có một tập, cũng có khi lên
đến hành trăm tập. Số tập, kết thúc phim của phim truyền hình đƣợc quyết định
trƣớc khi phim đƣợc phát sóng, nhƣng đôi khi kết thúc phim, số tập của phim lại
phụ thuộc vào ý kiến đóng góp của khán giả.
Phim chiếu trên truyền hình đƣợc chiếu miễn phí, tuy không thu tiền trực tiếp
từ ngƣời xem truyền hình nhƣng phim truyền hình có thể kiếm tiền nếu nó thu hút
đƣợc nhiều ngƣời xem. Nghĩa là nếu nhiều ngƣời xem, phim truyền hình đó, kênh
chiếu phim đó có thể bán đƣợc các quảng cáo giá cao xen kẽ trong thời gian chiếu
phim. Bên cạnh đó, một phần trong doanh thu của phim truyền hình cũng đến từ
cƣớc phí truyền hình cáp, truyền hình theo yêu cầu.
Ở Việt Nam, tác giả chƣa có dịp khảo sát đâu là bộ phim truyền hình đầu tiên
đƣợc phát sóng. Nhƣng nếu lấy cột mốc mà khán giả Việt Nam bắt đầu quan tâm
đến phim truyền hình Việt Nam thay cho các bộ phim kiếm hiệp, phim dã sử dài tập
của Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore thì có thể khẳng định đó là các
bộ phim Việt Nam phát trong chƣơng trình Văn nghệ Chủ Nhật hàng tuần trên kênh
thông tin giải trí VTV3. Chƣơng trình phát sóng số đầu tiên vào ngày 4 tháng 9 năm
1994 cùng với tập đầu tiên của bộ phim Mẹ chồng tôi của đạo diễn, NSND Khải
Hƣng. Đây là chƣơng trình do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất.
27
- Phim truyền hình Hàn Quốc:
Phim truyền hình Hàn Quốc là những bộ phim do các công ty truyền thông,
các hãng phim, các đài truyền hình Hàn Quốc sản xuất để phát sóng trên kênh
truyền hình quốc gia cũng nhƣ xuất khẩu ra quốc tế.
Bộ PTHHQ đầu tiên đƣợc chiếu ở Việt Nam là bộ phim Hoa Cúc Vàng, đƣợc
trình chiếu vào lúc 20 giờ trên kênh HVT 7 - Đài Truyền hình TP. HCM. Bộ phim
đƣợc Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP. HCM tặng cho Đài truyền hình TP.
HCM . “Bộ phim dài tập đã mang lại cho khán giả TP. HCM và khán giả các tỉnh
lân cận những cảm xúc mới mẻ trong việc thƣởng thức phim truyền hình. Ấn tƣợng
này không ồn ào mà khá sâu lắng giống nhƣ lâu lắm mới tìm lại đƣợc một hƣơng
vị vừa quen vừa lạ” [33].
1.1.6. Ảnh hƣởng
Theo từ điển Tiếng Việt, ảnh hƣởng là sự tác động (từ ngƣời, sự việc hoặc
hiện tƣợng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tƣ tƣởng, hành
vi, hoặc hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc ngƣời nào đó.
Trong lĩnh vực truyền thông, khái niệm “ảnh hƣởng” (effect, impact) chính là
để chỉ những tác động của truyền thông chi phối đến suy nghĩ, tƣ duy và hành động
của công chúng. Những ảnh hƣởng này có thể là tích cực hoặc tiêu cực dựa vào
hiệu quả hay hậu quả của truyền thông tác động đến công chúng.
1.1.7. Lối sống
Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm “lối sống”. Tùy
vào góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học mà có các định nghĩa khác nhau về
“lối sống”. Chẳng hạn nhƣ tiếng Anh, ngƣời ta đã sử dụng hai thuật ngữ chủ yếu
sau để diễn đạt cách hiểu về lối sống là “Way(s) of Living”và “Way(s) of Life”.
Ngoài ra còn có một số thuật ngữ gần gũi khác cũng đƣợc sử dụng trong ngôn ngữ
thƣờng nhật nhƣ “Life Style” hoặc “Life Form”.
Trong tiếng Việt, thông thƣờng thuật ngữ “lối sống” đƣợc sử dụng để mô tả và
kèm theo đó là sự định giá, đánh giá về một hay một loại hoạt động sống, lối sống nào
đó, ví dụ: lối sống giản dị, lối sống giả tạo,… Bên cạnh đó có một số thuật ngữ gần
gũi, đôi khi dùng lẫn lộn để chỉ lối sống, nhƣ lẽ sống, cách sống, phong cách sống,…
28
Một số khái niệm về lối sống trên thế giới và ở Việt Nam đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu ở Việt Nam đồng tình [35]:
- Đôbơrianôp: “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa của hệ thống
những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong
hoạt động của con ngƣời” [V. Đobơrianop, 1985, Xã hội học Mac-Lenin, NXB
Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985, tr. 213].
- Định nghĩa của Daxêpin: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động
của con ngƣời trong một thể thống nhất với môi trƣờng hoạt động của xã hội và cá
nhân”. [dẫn theo Nguyễn Ánh Hồng, 2005, tr. 13].
- Theo Trần Văn Bình và cộng sự: “Lối sống là một phạm trù xã hội học, khái
quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá
nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện
trên các lĩnh vực đời sống trong lao động và hƣởng thụ, trong quan hệ giữa ngƣời
với ngƣời, trong tinh thần và văn hóa” [Trần Văn Bình, 1997].
- Nhóm tác giả Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và Lƣu Thu Thủy:
“Lối sống là những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp sinh hoạt, thói
quen, phong cách học tập, làm việc, giao tiếp ứng xử…) tạo nên cái riêng của cá
nhân hay một nhóm ngƣời nào đó [Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và
Lƣu Thu Thủy, Thái Duy Tuyên, Phạm Trần Nghiệp, 2001].
- Theo Nguyễn Trần Bạt: “Lối sống là một thói quen có định hƣớng, có chất
lƣợng lý tƣởng. Lối sống là phƣơng cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền
văn hóa, đặc trƣng văn hóa của một con ngƣời hay một cộng đồng” [Nguyễn Trần
Bạt, Lối sống].
Các định nghĩa, khái niệm trên chƣa đủ đại diện cho hàng trăm định nghĩa về
lối sống trong và ngoài nƣớc. Trong khi một số nhà nghiên cứu về lối sống đề cao
bình diện cộng đồng, họ muốn một định nghĩa chung cho toàn nhân loại nhƣ “lối
sống công nghiệp”, “lối sống toàn cầu hóa”. Một số ngƣời khác lại nhấn mạnh tính
cá nhân, cá thể, tính chủ quan, khách quan của các điều kiện sống, hoặc của toàn thể
các hình thái kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến “lối sống”. Tuy vậy, các định nghĩa,
khái niệm về lối sống hầu nhƣ đầu đề cập đến các yếu tố cấu thành lối sống là:
29
- Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh,…
- Các phong tục tập quán.
- Cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau.
- Quan niệm về đạo đức và nhân cách.
Trên cơ sở các khái niệm, định nghĩa trên, ngƣời nghiên cứu đề tài: Ảnh
hƣởng của phim truyền hình Hàn Quốc đối với lối sống của công chúng thành phố
Hồ Chí Minh, xác định: Khái niệm “Lối sống” đƣợc đề cập trong đề tài là chỉ cách
thức sinh hoạt nhƣ ăn, uống, học tập, giải trí, tiêu dùng của nhóm công chúng
thành phố Hồ Chí Minh. Nghĩa là, đề tài sẽ nghiên cứu những tác động của PTHHQ
đến của Lối sống của công chúng TP. HCM, cụ thể là những tác động của PTHHQ
đến cách thức, thói quen, quan điểm, thái độ tiếp nhận văn hóa và hàng hóa, dịch vụ
tiêu dùng có xuất sứ Hàn Quốc của công chúng TP. HCM. Lối sống bị đƣợc quy
định và bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan nhƣ: Giới tính, độ tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, nơi sinh sống, …và các yếu tố khách quan nhƣ: Môi trƣờng
sống, môi trƣờng làm việc, môi trƣờng truyền thông,…[14].
1.2. Vài nét về Làn sóng Hàn Quốc
Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (LSVHHQ) hay còn gọi là Hàn lƣu, bắt đầu
xuất hiện từ cuối những năm 1990 tại Trung Quốc; sau hơn 10 năm tồn tại và phát
triển vào những đầu năm 2000 Hàn lƣu có dấu hiệu thoái trào. Nhƣng đến cuối
những năm 2000 trở đi, LSVHHQ có dấu hiệu trỗi dậy và phát huy tầm ảnh hƣởng
mạnh mẽ của nó đến những quốc gia mà nó vƣơn tới. Giai đoạn phát triển của Hàn
lƣu từ sau những năm 2000 gắn liền với sự phổ biến của âm nhạc Hàn Quốc còn gọi
là K‟Pop. Các nhà nghiên cứu gọi giai đoạn này là Tân Hàn lƣu và làn sóng tân
Hàn lƣu này đã lan rộng trên khắp thế giới. Làn sóng Hàn lƣu trƣớc đó và Tân Hàn
lƣu sau này đã đem đến sự tự hào cho Hàn Quốc về mặt văn hóa và công nghiệp
văn hóa. Mang đến cho quốc gia này sức mạnh của một thứ quyền lực mềm, của
văn hóa đại chúng đã, đang và vẫn sẽ thâm nhập từ ồ ạt đến ngấm ngầm vào mọi
ngõ ngách của đời sống xã hội nơi mà lan tỏa đến [73].
30
1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của làn sóng văn
hóa Hàn Quốc
- Quá trình hình thành và phát triển của làn sóng văn hóa Hàn Quốc:
Làn sóng văn hóa Hàn Quốc hay còn gọi là Hàn lƣu hay Hallyu (tiếng Triều
Tiên) có nghĩa là Làn sóng Hàn Quốc - là tên gọi đƣợc bắt nguồn từ cách gọi của
một số nhà báo ở Bắc Kinh về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản
phẩm của Hàn Quốc tại Trung Quốc, hiện đƣợc dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của
văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong thế kỷ XXI. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc nổi
tiếng khắp châu Á, đặc biệt là tại Đông Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài
Loan, các nƣớc Đông Nam Á và đang bắt đầu lan rộng tới Ấn Độ, Trung Đông,
Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào năm 1997 tại Trung Quốc, khi bộ phim truyền hình “What is love – “Tình
yêu là gì”- của Hàn Quốc đƣợc lôi kéo, thu hút sự quan tâm đặc biệt của khán giả
Trung Quốc và cùng lúc đó là các chƣơng trình ca nhạc của Hàn Quốc đƣợc phát
trên sóng phát thanh trong chƣơng trình Phòng âm nhạc của Trung Quốc. Thuật ngữ
Hàn lƣu đƣợc dùng để chỉ sự thịnh hành của văn hóa Hàn Quốc giống nhƣ đã từng
sử dụng thuật ngữ Hangrgyu – Hong Kong wave – làn sóng Hồng Kông khi phim
Hồng Kông đƣợc yêu thích và trở nên phổ biến hay hiện tƣợng làn sóng Nhật Bản
khi phim truyền hình, phim hoạt hình, game,… đƣợc phổ biến và đƣợc quan tâm
vào những năm 1990 [75].
Về sau này, thuật ngữ Hàn lƣu đƣợc sử dụng để chỉ sự du nhập và sử dụng
văn hóa đại chúng Hàn Quốc trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng của Trung
Quốc và Hàn Quốc.
- Đặc điểm của làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở mỗi giai đoạn phát triển:
Theo GS Kim Myeong Hye (khoa Báo chí truyền thông, đại học Dongui – Hàn
Quốc) chỉ ra tiến trình lịch sử phát triển của Hàn lƣu. Theo GS Hye, LSVHHQ
đƣợc chia ba giai đoạn chính [75]:
- Giai đoạn 1: 1997 đến những năm 2000 là giai đoạn sơ khởi của Hàn lƣu với
trung tâm là Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan. Để chuẩn bị cho việc phổ biến văn
31
hóa Hàn Quốc giai đoạn này, năm 1994, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập cục
Công nghiệp văn hóa chuẩn bị cho công nghệ phát triển công nghiệp văn hóa; chủ
đạo của giai đoạn này là PTHHQ.
- Giai đoạn 2 của Hàn lƣu đƣợc bắt đầu từ cuối những năm 2000. Giai đoạn
này, Hàn lƣu vƣợt ra khỏi ranh giới các nƣớc Châu Á và lan rộng sang khu vực
Trung Đông và châu Phi. Ở giai đoạn này, PTHHQ đƣợc yêu thích đặc biệt. Ngƣời
hâm mộ PTHHQ ngày càng gia tăng ở khắp nơi trên thế giới. Chính ở giai đoạn
này, sự quan tâm của thế giới đến phim Hàn Quốc và âm nhạc trong phim Hàn
Quốc đã là nguyên nhân cho kế hoạch dài hơi về “Quốc tế hóa món ăn Hàn Quốc”
của chính phủ Lee Myung – Park. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng xuất hiện làn sóng
phản đối Hàn lƣu tại Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
- Giai đoạn 3 của Hàn lƣu đƣợc tính từ nửa sau những năm 2000 đến nay.
Giai đoạn này LSVHHQ đã lan rộng ra toàn thế giới. Giai đoạn này còn đƣợc đặt
tên là Tân Hàn lƣu - tức là thời kỳ phổ biến và ảnh hƣởng rộng khắp của âm nhạc
Hàn Quốc - K‟ Pop - thông qua kênh truyền là Internet nhƣ Youtube, Facebook,
Twitter. Hàn lƣu lúc này đã lan sang tận các vùng đất tƣởng nhƣ hoàn toàn miễn
nhiễm với văn hóa Hàn Quốc nhƣ Mỹ, Bắc Mỹ và châu Âu. Ví dụ, chƣơng trình
phát thanh trực tiếp – Music bank của đài phát thanh truyền hình KBS World của
Hàn Quốc mà âm nhạc Hàn Quốc – K‟ Pop đƣợc phát sóng đến 72 quốc gia [73].
Nhƣ vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của Hàn lƣu trên phạm vi toàn thế giới,
Hàn lƣu không chỉ dừng lại ở phạm vi là văn hóa đại chúng mà đã lan rộng sang
lĩnh vực tinh hoa ẩm thực Hàn Quốc, chữ Hàn và lĩnh vực kinh tế. Nếu nhƣ Hàn
lƣu ở giai đoạn phát triển phim Hàn Quốc đƣợc gọi là Hàn lƣu phiên bản 1.0; giai
đoạn phát triển Hàn lƣu với sự bùng nổ và đƣợc ƣa chuộng trên toàn thế giới của
âm nhạc Hàn Quốc - K‟Pop đƣợc xem là Hàn lƣu phiên bản 2.0, thì giai đoạn
quảng bá ẩm thực Hàn Quốc, thời trang, mỹ phẩm Hàn Quốc, công nghệ, kỹ thuật
điện tử Hàn Quốc đƣợc gọi là Hàn lƣu phiên bản 3.0.
Việc phân chia các giai đoạn phát triển của Hàn lƣu thực sự cũng chính là nhìn
nhận sự hình thành, phát triển và thâm nhập của Hàn lƣu đến các quốc gia, cộng
32
đồng Hàn lƣu ảnh hƣởng đến, ngƣời dân từ thụ động tiếp nhận Hàn lƣu, đến yêu
thích, hâm mộ và cuối cùng tìm đến Hàn lƣu để trải nghiệm, để thƣởng thức. Và theo
dự đoán của nhiều học giả, Hàn lƣu có thể còn phát triển đến phiên bản 4.0, nghĩa là
Hàn lƣu không chỉ chinh phục thế giới bởi văn hóa đại chúng phổ thông mà Hàn lƣu sẽ
thuyết phục thế giới bởi những tinh hoa của xứ sở Kim Chi và đem những tinh hoa của
Hàn Quốc làm cầu nối để giao tiếp, giao lƣu với toàn thế giới [75] .
1.2.2. Sự thâm nhập của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc vào Việt Nam
Nhìn lại quá trình du nhập và lan tỏa của làn sóng văn hóa của Hàn Quốc tại
Việt Nam chúng ta thấy rằng, so với các nƣớc trong khu vực Châu Á và Đông Nam
Á, LSVHHQ ảnh hƣởng đến Việt Nam muộn hơn các nƣớc khác trên thế giới, mặc
dù vậy, sự thâm nhập của LSVHHQ vào Việt Nam cũng tƣơng tƣ nhƣ trên thế
giới, nghĩa là cũng trải qua những thăng trầm nhất định của các giai đoạn khác
nhau. Và những biểu hiện cụ thể nhất của sự thâm nhập văn hóa Hàn Quốc thể hiện
qua làn sóng phim Hàn Quốc gọi tắt là K‟movie và nhạc Hàn Quốc viết tắt là
K‟pop và sự tác động của chúng đến đời sống xã hội Việt Nam.
Cụ thể LSVHHQ đã thâm nhập vào Việt Nam qua các giai đoạn sau:
- Giai đoan khởi động: 1997 – 2000
Ngƣời viết gọi giai đoạn thâm nhập đầu tiên của LSVHHQ vào Việt Nam là
giai đoạn “khởi động”: 1997 – 2000.
Giai đoạn khởi động này, PTHHQ là cụ thể hóa nhất của LSVHHQ. PTHHQ
vào Việt Nam thông qua các chƣơng trình giao lƣu, trao đổi, hợp tác giữa các đài
truyền hình Việt Nam và Hàn Quốc. Sau đó, các bộ phim Hàn Quốc đƣợc các nhãn
hàng, nhãn hiệu của Hàn Quốc tài trợ, trao đổi thông qua các công ty quảng cáo và
phát sóng thƣờng xuyên trên sóng truyền hình Việt Nam của các đài lớn nhỏ nhƣ
VTV, HTV, BTV, ĐN – RTV và các đài truyền hình địa phƣơng.
Cột mốc đánh dấu sự thâm nhập của LSVHHQ vào Việt Nam đầu tiên chính
là sự kiện Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh đã tặng Đài
truyền hình TP. HCM (HTV) bộ phim Hoa cúc vàng vào năm 1997. Bộ phim đƣợc
chiếu vào “giờ vàng” là 20 giờ tối trên HTV7. Lúc này làn sóng phim Hàn Quốc
33
trên truyền hình còn rất nhẹ nhàng và lăn tăn. Phải đến năm 1998, khi các bộ phim
nhƣ: Anh em nhà bác sĩ, Bản tình ca mùa đông, Mối tình đầu, Giày thủy tinh…
đƣợc chiếu trên sóng truyền hình Việt Nam, truyền hình thành phố Hồ Chí Minh,
truyền hình Đồng Nai, truyền hình Bình Dƣơng và các tỉnh khác thì lúc đó
LSVHHQ mới thực sự hình thành và lan tỏa khắp Việt Nam.
Theo tác giả Trƣơng Văn Minh – Trƣởng ban chƣơng trình, Đài truyền hình
TP. HCM, trong nghiên cứu về quá trình LSVHHQ thâm nhập vào Việt Nam thông
qua phim truyện truyền hình Hàn Quốc năm 2012, tác giả cho rằng, bộ PTHHQ
Hoa cúc Vàng nhƣ “…thả một hòn sỏi xuống mặt nƣớc gây nên một cơn sóng
nhỏ,… và đến với khán giả bằng một chút lay động nhẹ. Tất cả chỉ mới bắt đầu…”
và cũng theo tác giả Trƣơng Văn Minh, “HTV (Đài truyền hình thành phố Hồ Chí
Minh) chính là cánh cửa đập đầu tiên tại Việt Nam mở ra cho làn sóng Hàn Quốc,
mà chủ yếu là phim truyền hình…” [33].
Giai đoạn “khởi động” này, có thể nói, PTHHQ đã khiến khán giả chú ý và
nhận đƣợc sự quan tâm, ƣu ái cũng nhƣ cảm tình của khán giả Việt Nam vì những
câu chuyện tình cảm nhẹ nhàng, tình cảm, sâu lắng nhƣng vẫn chứa đứng những
triết lý nhân sinh sâu sắc mà gần gũi với văn hóa Việt Nam về tình yêu, tình ngƣời,
tình cảm gia đình,... Đó là những triết lý về nhân - quả, ác giả ác báo, ở hiền gặp
lành. Nói khán giả Việt Nam say sƣa, mong đợi đến 6 giờ chiều, 8 giờ tối để gặp
các nhân vật mình yêu thƣơng, hờn ghét trong Bản tình ca mùa đông, Chuyện tình
Havard, Giày thủy tinh, Mối tình đầu, quả thật không sai. Trƣớc đó, khán giả Việt
Nam chỉ biết đến phim cổ trang, dã sử của Hồng Kông, phim tình cảm xã hội của
Đài Loan, Singapore, Mexico, Brazil,…
Lúc này, đầu tƣ cho việc sản xuất PTHHQ để xuất khẩu ra thế giới đã đƣợc
Hàn Quốc thực sự coi trọng thể hiện qua các chƣơng trình hợp tác, trao đổi văn hóa
với các quốc gia khu vực và trên thế giới trong đó có thị trƣờng Việt Nam.
“PTHHQ chiếm 56% tổng số chƣơng trình truyền hình nƣớc ngoài nhập khẩu vào
Việt Nam năm 1998”[33].
34
Tuy ở giai đoạn “khởi động” của làn sóng PTHHQ, khán giả Việt vẫn dành
nhiều sự ƣu ái cho các diễn viên và các bộ phim Hoa ngữ dài tập của Hồng Kông,
Đài Loan, Singapore,… nhƣng sự “dạm ngõ” của PTHHQ vào Việt Nam bƣớc đầu
đã rất thuận lợi, không gặp sự phản đối của công chúng mà còn gây đƣợc sự chú ý,
cảm tình với khán giả Việt Nam. Đây là một dấu hiệu thành công ban đầu của làn
sóng Hàn, báo trƣớc một giai đoạn bùng nổ trong tƣơng lai gần.
- Giai đoạn tăng tốc bùng nổ: Từ năm 2000 – 2005
Sau giai đoạn thăm dò thị trƣờng cũng nhƣ thị hiếu xem phim của khán giả
Việt Nam, PTHHQ đã thực sự đƣợc yêu mến tại Việt Nam – một đất nƣớc vốn
“hiếu khách” và “dễ đồng cảm”. Khoảng thời gian này, khắp các kênh truyền hình
từ trung ƣơng đến địa phƣơng, bật lên kênh nào cũng thấy phim Hàn Quốc và các
chƣơng trình giải trí do Hàn Quốc sản xuất. Quảng cáo theo phim theo đó tăng cao,
doanh số thu đƣợc từ quảng cáo đã khiến các đài truyền hình, các công ty truyền
thông ở Việt Nam đầu tƣ mua các bộ phim truyền hình, các chƣơng trình giải trí do
Hàn Quốc sản xuất và bán quảng cáo trong “giờ vàng” chiếu phim thay cho việc
chiếu các bộ phim Hoa ngữ nhƣ trƣớc đây.
Đánh dấu sự thành công của PTHHQ trên thế giới chính là bộ phim Bản tình ca
mùa đông. Bộ phim này đƣợc chiếu lại 4 lần tại Nhật vào năm 2003. Khi đến Việt Nam
vào năm 2004 bộ phim cũng tạo nên một cơn sốt, hiệu ứng Bản tình ca mùa đông lãng
mạn, trầm buồn vƣơng vấn mỗi ngƣời xem Việt Nam. Lúc này khung giờ vàng chiếu
phim ở Việt Nam đƣợc dành cho các bộ phim Hàn Quốc [73].
Tại Đài truyền hình TP. HCM, PTHHQ đƣợc chiếu trên hai khung giờ vàng:
12 giờ trƣa và 17 giờ chiều kênh HTV7 và HTV9. Lúc này tổng số giờ chiếu phim
Hàn Quốc tăng lên gần 20% trong năm 2004 [33].
Theo số liệu nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa và Vân học trực
thuộc Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ năm 2003, trong giai đoạn bùng nổ của
LSVHHQ, PTHHQ đã bắt đầu gây sự chú ý nơi giới trẻ nhất là giới trẻ đô thị nhƣ
Thành phố Hồ Chí Minh. Theo nghiên cứu này, có tới 64% bạn trẻ trong lứa tuổi từ
11 đến 25 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh yêu thích PTHHQ. Và đặc biệt các bộ
35
phim này hƣớng đến đối tƣợng là nữ giới trẻ. Ở giai đoạn đầu, khởi động của
LSVHHQ nhƣ trình bày trên, yếu tố văn hoá đƣợc quan tâm chú ý, nhƣng đến giai
đoạn thứ hai, tăng tốc và bùng nổ này của LSVHHQ, yếu tố thƣơng mại, dịch vụ đã
gần nhƣ lấn át hoàn toàn.
Các nhà “đầu tƣ” PTHHQ đã phát hiện ra rằng, ở các gia đình thành thị, ngƣời
phụ nữ đặc biệt là lứa tuổi trung niên là ngƣời quyết định việc mua sắm trong gia đình
và họ cũng là những ngƣời chi tiêu nhiều nhất cho các khoản mua sắm vật dụng, thời
trang, mỹ phẩm và ẩm thực,… [12]. Vì vậy, những nhà sản xuất chƣơng trình, những
ngƣời đầu tƣ phim đã lồng ghép vào câu chuyện phim những quảng cáo về sản phẩm
hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, các nhu yếu phẩm hàng ngày; Và cũng nhờ làn sóng
PTHHQ mà giá bán các spot quảng cáo cao ngất ngƣởng và đắt đỏ trong “giờ vàng
phim Hàn” trên các kênh truyền hình địa phƣơng và quốc gia.
LSVHHQ lúc này đã lan rộng khắp thế giới, không chỉ trong khu vực Châu Á
mà lan đến cả châu Mỹ, châu Phi xa xôi. Lúc này không chỉ PTHHQ mà nhạc Hàn
quốc cũng đƣợc quan tâm, yêu thích. Bắt đầu cho một giai đoạn mới của Hàn lƣu
trong tƣơng lai – Tân Hàn lƣu. Và sự yêu thích nhạc Hàn quốc là bàn đạp cho kế
hoạch “Quốc tế hóa món ăn Hàn Quốc của chính phủ Lee Myung – Park” [75].
- Giai đoạn bão hòa và chuyển hƣớng của Hàn Lƣu: Từ 2005 đến nay
Sau giai đoạn phát triển rực rỡ của PTHHQ nói riêng và làn sóng văn hóa Hàn
Quốc nói chung, ở Việt Nam và trên toàn thế giới, LSVHHQ giai đoạn này có vẻ
chậm lại mà các nhà chuyên môn gọi là giai đoạn bão hòa.
Trên thế giới, số lƣợng PTHHQ xuất khẩu giảm đi rõ rệt. Thậm chí xuất hiện
làn sóng tẩy chay, chống lại các sản phẩm có xuất xứ từ Hàn Quốc ở các quốc gia
nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc,…[75].
Ở Việt Nam, số lƣợng các chƣơng trình phát sóng nhập từ Hàn Quốc giai
đoạn này giảm đi đáng kể.
36
Bảng 1.1: Số lƣợng chƣơng trình nhập từ Hàn Quốc về Việt Nam năm 2007- 2010:
Năm 2007 2008 2009 2010
Giá trị $
1296 971 2075 2210
(Đơn vị Ngàn USD)
Số lƣợng 2076 1099 2607 1866
(Nguồn: Cục thống kê, Bƣớc đầu nghiên cứu về quảng bá món ăn Hàn Quốc Hanlyu ở
Việt Nam (Vũ thị Thanh Hƣơng, 2012, Tr 8))
Nhìn bảng số liệu bảng trên, ta có thể thấy tuy số tiền bỏ ra để nhập các chƣơng
trình sản xuất từ Hàn Quốc tăng lên do trƣợt giá nhƣng số lƣợng chƣơng trình đã giảm
đi đáng kể. Năm 2007, có 2076 chƣơng trình do Hàn Quốc sản xuất đƣợc nhập về Việt
Nam, nhƣng đến 3 năm sau, năm 2010 chỉ còn 1866 chƣơng trình.
Cụ thể, tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, PTHHQ không còn đƣợc
ƣu tiên phát trong khung giờ vàng mà thay vào đó là phim Việt Nam. Từ 2005 –
2011, tỉ lệ PTHHQ giảm liên tục từ 19,8% còn 8,4%. Con số này cũng ứng với giai
đoạn bão hòa, “nhàm chán” của LSVHHQ, PTHHQ [33].
Bảng 1.2: PTHHQ trên sóng HTV từ năm 2004 – 2011
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tỉ lệ phim nƣớc ngoài 90% 85% 80% 75% 70% 60% 45% 40%
Tỉ lệ phim Hàn Quốc/
22% 19% 29% 22% 23% 20% 22% 21%
phim nƣớc ngoài
Tỉ lệ phim Hàn Quốc 19,8% 16,5% 23,2% 16,5% 16,1% 12,0% 9,9% 8,4%
(Nguồn: Ban chƣơng trình, Ban tài chính Đài TH thành phố Hồ Chí Minh [33]
Nhƣ số liệu bảng trên, năm 2004, tỉ lệ phim nƣớc ngoài gần nhƣ độc chiếm
giờ chiếu phim của HTV lên đến 90%, trong đó, phim Hàn Quốc chiếm tỉ lệ 22% số
37
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG nataliej4
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên PhúcLuận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên PhúcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xu...
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xu...Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xu...
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xu...Trần Thu
 

Was ist angesagt? (20)

ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
 
Đề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAY
Đề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAYĐề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAY
Đề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAY
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại họcLuận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
 
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAYLuận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoại
Luận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoạiLuận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoại
Luận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoại
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAYLuận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAYLuận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAYLuận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên PhúcLuận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
 
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
 
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xu...
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xu...Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xu...
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xu...
 
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nayLuận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
 

Ähnlich wie Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh

Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Man_Ebook
 
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdfCông chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdfNuioKila
 
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng YênXây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửMan_Ebook
 
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdfNgoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdfHanaTiti
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Tiêu dùng phô trương trong xã hội tiêu thụ Nhật Bản.pdf
Tiêu dùng phô trương trong xã hội tiêu thụ Nhật Bản.pdfTiêu dùng phô trương trong xã hội tiêu thụ Nhật Bản.pdf
Tiêu dùng phô trương trong xã hội tiêu thụ Nhật Bản.pdfNuioKila
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909jackjohn45
 

Ähnlich wie Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh (20)

Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
 
Quản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèo
Quản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèoQuản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèo
Quản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèo
 
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
 
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9đ
 
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdfCông chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
 
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng YênXây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh BìnhĐề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
 
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdfNgoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Tiêu dùng phô trương trong xã hội tiêu thụ Nhật Bản.pdf
Tiêu dùng phô trương trong xã hội tiêu thụ Nhật Bản.pdfTiêu dùng phô trương trong xã hội tiêu thụ Nhật Bản.pdf
Tiêu dùng phô trương trong xã hội tiêu thụ Nhật Bản.pdf
 
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Báo Cáo Thực Tập Trường Chính Trị Tỉnh Bình Phước.
Báo Cáo Thực Tập Trường Chính Trị Tỉnh Bình Phước.Báo Cáo Thực Tập Trường Chính Trị Tỉnh Bình Phước.
Báo Cáo Thực Tập Trường Chính Trị Tỉnh Bình Phước.
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Kürzlich hochgeladen

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Kürzlich hochgeladen (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Báo Cáo Thực Tập Ảnh Hưởng Của Phim Truyền Hình Hàn Quốc Đối Với Lối Sống Của Công Chúng Thành Phố Hồ Chí Minh

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BÙI THỊ HƢƠNG ẢNH HƢỞNG CỦA PHIM TRUYỀN HÌNH HÀN QUỐC ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA CÔNG CHÚNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM BÁO CÁO THỰC TẬP Chuyên ngành: Báo chí Hà Nội – 2022
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BÙI THỊ HƢƠNG ẢNH HƢỞNG CỦA PHIM TRUYỀN HÌNH HÀN QUỐC ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA CÔNG CHÚNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Báo cáo thực tập chuyên ngành Báo chí Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS Đặng Thị Thu Hƣơng Hà Nội - 2022
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên hƣớng dẫn khoa học, PGS. TS Đặng Thị Thu Hƣơng, ngƣời đã giúp em nghiên cứu và hoàn thành báo cáo . Em xin gửi lời cảm ơn đến qúy thầy cô trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh), quý thầy cô Khoa Báo chí - Truyền thông đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong quá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn tất thủ tục hồ sơ bảo vệ báo cáo . Qua đây, em cũng xin bày tỏ sự cảm kích và gửi lời cảm ơn của mình vì sự hợp tác, giúp đỡ của những nhà báo, biên tập viên, phóng viên, các bạn bè đồng nghiệp, các bạn sinh viên và những cƣ dân TP. HCM ở các quận: Quận 3, Quận 5, Quận 8, Quận Thủ Đức và hai huyện ngoại thành là Củ Chi và Hóc Môn, đã dành thời gian, tâm huyết trả lời phỏng vấn, điều tra, giúp em hoàn thành báo cáo . Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong hội đồng nghiệm thu đã dành thời gian quý báu để đọc và góp ý cho báo cáo của em. Sau cùng, em xin đƣợc cảm ơn gia đình đã chia sẻ, giúp đỡ em trong công việc và cuộc sống để em có điều kiện học tập và nghiên cứu. Một lần nữa em xin đƣợc gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến tất cả những ngƣời Ơn - Nghĩa của em. Trân trọng! Tác giả báo cáo Bùi Thị Hƣơng
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo “Ảnh hƣởng của phim truyền hình Hàn Quốc đối với lối sống của công chúng TP. HCM” là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS Đặng Thị Thu Hƣơng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ thực tế hoặc từ những nguồn tin đáng tin cậy. Báo cáo có tham khảo thông tin từ một số sách, báo, tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả báo cáo Bùi Thị Hƣơng
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ......................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................10 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của báo cáo .............................................11 7. Kết cấu của báo cáo ..............................................................................................11 CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................13 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ....................................................................13 1.2. Vài nét về Làn sóng văn hóa Hàn Quốc.............................................................30 1.3. Đặc diểm của công chúng thành phố Hồ Chí Minh...........................................42 Tiểu kết chƣơng 1.....................................................................................................47 CHƢƠNG 2: PHIM TRUYỀN HÌNH HÀN QUỐC TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CỦA CÔNG CHÚNG TP. HCM.....................................................................................48 2.1. Cách thức tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc và tiêu thụ sản phẩm văn hóa Hàn Quốc gắn với Làn sóng văn hóa Hàn Quốc ........................................................................48 2.2. Diện mạo phim truyền hình Hàn Quốc trên sóng truyền hình Việt Nam, thói quen tiếp nhận và đánh giá của công chúng TP. HCM về PTHHQ..........................49 2.3. Sự tiếp nhận và thái độ của công chúng TP. HCM đối với các sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc..............................................................................76 2.4. Quan điểm của công chúng TP. HCM về văn hóa, kinh tế, con ngƣời Hàn Quốc ......................................................................................................................... 73 2.5. Những tác động của phim truyền hình Hàn Quốc đến công chúng TP. HCM .. 82 Tiểu kết chƣơng 2.....................................................................................................89
  • 6. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ ĐỊNH HƢỚNG THÔNG TIN CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG VỚI CÔNG CHÖNG TP. HCM VỀ LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC.....91 3.1. Một số vấn đề về văn hóa truyền thông Việt Nam hiện nay (qua khảo sát công chúng TP. HCM 8/2014)...........................................................................................91 3.2. Một số giải pháp nâng cao vai trò định hƣớng của truyền thông về làn sóng văn hóa Hàn Quốc đối với công chúng TP. HCM...........................................................99 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 110 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 115 PHỤ LỤC THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT 1. BTV: Đài phát thanh – truyền hình Bình Dƣơng 2. BTV1: Kênh 1 Đài phát thanh – truyền hình Bình Dƣơng 3. BTV2: Kênh 2 Đài phát thanh – truyền hình Bình Dƣơng 4. D - Dramma: Kênh chuyên phim truyền hình cáp Việt Nam 5. ĐN - RTV: Đài phát thanh – truyền hình Đồng Nai 6. ĐN2 - RTV: Kênh 2 Đài phát thanh – truyền hình Đồng Nai 7. HTV: Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 8. HTVC - phim: Kênh chuyên phim của Đài truyền hình TP. HCM 9. LSVHHQ: Làn sóng văn hóa Hàn Quốc 10.NSND: Nghệ sỹ nhân dân 11.PT - TH : Phát thanh – Truyền hình 12.PTHHQ: PTHHQ 13.PTTTĐC: Phƣơng tiện truyền thông đại chúng 14.TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 15.VTV: Đài truyền hình Việt Nam
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Số lƣợng chƣơng trình nhập từ Hàn Quốc về Việt Nam năm 2007- 2010 Bảng 1.2: PTHHQ trên sóng HTV từ năm 2004 – 2011 Bảng 1.3: Trình độ văn hóa của công chúng TP. HCM qua khảo sát tháng 8/2014 Bảng 2.1: Tần suất sử dụng các PTTĐC để thu thập thông tin, giải trí của công chúng TP. HCM Bảng 2.2: Tƣơng quan giữa “giới tính” với tần suất xem PTHHQ Bảng 2.3: Tƣơng quan giữa “tuổi” với tần suất xem PTHHQ Bảng 2.4: Tƣơng quan giữa “nghề nghiệp” với mức độ xem PTHHQ Bảng 2.5: Tƣơng quan giữa “địa bàn sinh sống” với mức độ xem PTHHQ Bảng 2.6: Về “thời lƣợng” phát sóng PTHHQ so với các quốc gia khác trong đó có Việt Nam Bảng 2.7: Chất lƣợng PTHHQ theo đánh giá của công chúng TP. HCM Bảng 2.8: Lý do khiến công chúng TP. HCM yêu thích diễn viên Hàn Quốc Bảng 2.9: Thái độ của công chúng TP. HCM đối với các sản phẩm hàng hóa/dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc Bảng 2.10: Mức độ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc Bảng 2.11: Thái độ của công chúng TP. HCM sau khi xem PTHHQ Bảng 2.12: Đánh giá của công chúng TP. HCM về ảnh hƣởng tiêu cực của PTHHQ Bảng 3.1: Xu hƣớng biến đổi hệ giá trị văn hóa Việt Nam qua khảo sát công chúng TP. HCM : Bảng 3.2: Đánh giá của công chúng về việc giao lƣu văn hóa và hội nhập văn hóa quốc tế
  • 9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Trƣớc kia, khoảng hơn 10 năm về trƣớc, Hàn Quốc là một đất nƣớc khá xa lạ với ngƣời Việt Nam, nhất là đối với các bạn trẻ, thì hiện nay đất nƣớc Hàn Quốc và văn hóa Hàn Quốc đã trở nên quen thuộc và gần gũi với ngƣời dân Việt Nam. Văn hóa Hàn Quốc đã xâm nhập và hiện diện trong đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời Việt Nam. Mặt khác, khi nghiên cứu về văn hóa truyền thông, về sự giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia cũng nhƣ nghiên cứu về quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới, Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia đƣợc nhắc đến đầu tiên với nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Trong thực tế, Trung Quốc ghi dấu ấn với thế giới bằng những thành tựu vƣợt bậc về phát triển kinh tế; Thái Lan với “công nghiệp dịch vụ du lịch" đƣa đất nƣớc hòa nhập thế giới; Với riêng Hàn Quốc thì khác biệt, Hàn Quốc đã lựa chọn cho mình một con đƣờng riêng, một con đƣờng mềm dẻo mà chắc chắn - đó là văn hóa nghệ thuật – Một thứ tạo ra “Quyền lực mềm - Soft Power” dễ đi vào lòng ngƣời. Văn hóa Hàn Quốc ngày càng lan rộng và đƣợc đón nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới mà nhiều nhất là ở châu Á, trong đó có Việt Nam [73]. Khi đề cập đến Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (LSVHHQ) hay còn gọi là Hàn lƣu, ngƣời ta nghĩ ngay đến những ảnh hƣởng đến từ Hàn Quốc nhƣ văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực và tiêu dùng,… Nghiên cứu về làn sóng văn hóa Hàn Quốc không thể không nói đến K‟movie – phim truyền hình Hàn Quốc (PTHHQ) và K‟pop – Âm nhạc Hàn; Đây là 2 lĩnh vực đƣợc xem là mũi nhọn cho ngành công nghiệp giải trí của xứ sở Kim Chi. Riêng về K‟movie – phim truyền hình Hàn Quốc, đã có một số nghiên cứu, khảo sát nhằm đánh giá, phân tích những ảnh hƣởng, hệ quả của quá trình trình xâm nhập Hàn lƣu vào Việt Nam qua phim ảnh. PTHHQ với mô-tip kịch bản hấp dẫn, nhiều biến cố, kịch tính, cùng với diễn xuất chân thực của các diễn viên đã giúp phim Hàn Quốc chiếm đƣợc không ít cảm tình của khán giả Việt. 1
  • 10. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, đƣợc phân thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu du nhập, từ những năm cuối thập niên 90 đến năm 2000; giai đoạn cao trào từ năm 2000 đến năm 2005; khoảng giữa năm 2005 đến nay đƣợc coi là giai đoạn bão hòa khi mà thời lƣợng chiếu phim Hàn Quốc ở Việt Nam đã giảm từ gần 20% xuống còn 8,4% [34]. Tuy vậy, sự ảnh hƣởng của LSHQ qua phim ảnh không vì thế mà giảm sút, hay mất đi. Nó vẫn âm ỉ, lan tỏa và hiện diện trong đời sống của mỗi cá nhân ở Việt Nam. Do vậy, dù đã có nhiều những nghiên cứu về Hàn lƣu ngay từ khi nó bắt đầu xuất hiện đến khi thoái trào thì việc nghiên cứu về Làn sóng Hàn, về ảnh hƣởng của PTHHQ đối với công chúng Việt Nam nói chung và công chúng TP. HCM nói riêng vẫn luôn cần thiết. Bên cạnh đó, nghiên cứu Ảnh hƣởng của PTHHQ đến với công chúng TP. HCM còn giúp ngƣời nghiên cứu trả lời các câu hỏi về nhu cầu, yêu cầu của công chúng đối với việc tiếp thu văn hóa nƣớc ngoài. Qua đó đƣa ra một số giải pháp cho những ngƣời quan tâm đến tác động của Hàn lƣu, phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc kết hợp với giao lƣu văn hóa quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập của Việt Nam, để Việt Nam hòa nhập mà không hòa tan, đổi mới nhƣng không đổi màu. Trên đây là những lý do chính để tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ảnh hƣởng của PTHHQ đối với lối sống của công chúng thành phố Hồ Chí Minh" làm đề tài báo cáo cao học báo chí của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, giao lƣu về mọi mặt trong đời sống nhƣ hiện nay thì việc mở rộng giao lƣu giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực trong đó có văn hóa là rất quan trọng, nhất là sự giao lƣu ấy đến từ các nƣớc trong khu vực có sự tƣơng đồng về địa lý, văn hóa. Trong thế giới phẳng đƣợc tạo ra do sự phát triển vƣợt bậc về khoa học, kỹ thuật, sự xuất hiện của Internet đã tạo ra những “trào lƣu văn hóa", những “dòng chảy văn hóa” ảnh hƣởng to lớn tới tâm lý, đời 2
  • 11. sống xã hội mỗi quốc gia. Nổi bật trong số đó là trào lƣu làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này: - Cho Hae Joang, 2005. Reading the Korean wave as a sign of global shifts. University of Auckland, Cornell University, and the University of California, Santa Cruz. - Jung Bong Choi, 2004. “Hallyu (The Korean wave): A cultural tempest in East and South East Asia”. USA Today, Dec 9. - Korean National Commission for UNESCO 2004: Korean philosophy: its tradition and modern transformation, Hollym. - Kim Jae-un, 1992. The Koreans: Their Mind and Behavior (translated by Kim Kyong-dong). Seoul, Kyobo Book Centre. - Kim Dae Sung, 2005. “Hallyu: How Far Has It Come?”. Korea Foundation Newsletter, No.11 - Pavin Chachavalpongpun, 2008. “Hallyu: The Diminishing Korean Wave?” - Soo-Jung Kim, 2006. A new trial about the 'Korean-Wave' over the glocalisation. University of Incheon, Kore Đa số các nghiên cứu nêu trên đều xuất hiện ở giai đoạn LSVHHQ phát triển hƣng thịnh và lan tỏa rộng khắp trên khắp thế giới. Cụ thể: Tác phẩm Reading the Korean wave as a sign of lobal shifts - tạm dịch: Đọc "Làn sóng Hàn Quốc" nhƣ là dấu hiệu của sự thay đổi toàn cầu - của nữ tác giả Cho Hae Joang công bố năm 2005 là một công trình nghiên cứu về LSVHHQ ở giai đoạn cao trào nhất của LSVHHQ trên thế giới, giai đoạn 2001 - 2005. Tác phẩm đi tìm lịch sử xuất hiện của thuật ngữ LSVHHQ - Hàn Lƣu; trả lời cho câu hỏi Làn sóng văn hóa Hàn Quốc là gì? Quá trình toàn cầu hóa đã tác động đến LSVHHQ nhƣ thế nào và LSVHHQ đã ảnh hƣởng đến thế giới ra sao. Tác giả đã nhấn mạnh sự phát triển của công nghệ truyền thông và sự ra đời của các tập đoàn truyền thông xuyên quốc gia khổng lồ nhƣ News Corp, Sonyvà Disney. Và các PTTTĐC đã tạo 3
  • 12. thuận lợi cho việc lƣu thông các sản phẩm nghe nhìn của Hàn lƣu ở mức độ toàn cầu. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra những vấn đề mà làn sóng Hàn Quốc phải đối mặt trong quá trình phát triển. Đó là sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản và "ý đồ” “xâm lƣợc" văn hóa, bành trƣớng văn hóa Hàn trên thế giới. Và theo tác giả thì điều đó hoàn toàn không nên, không có lợi cho LSVHHQ; khiến thế giới xuất hiện làn sóng tẩy chay văn hóa Hàn Quốc nhƣ đã xuất hiện ở giai đoạn sau này của Hàn Lƣu, giai đoạn bão hòa, thoái trào của LSVHHQ tính từ 2005 đến nay [67]. Trong khi đó, tác phẩm: A new trial about the 'Korean-Wave' over the glocalisation - tạm dịch là: Một thử nghiệm mới về "làn sóng Hàn Quốc" qua quá trình toàn cầu hóa của Soo-Jung Kim, xuất bản năm 2006, thuộc Đại học Incheon, Hàn Quốc. Công trình này nghiên cứu về các dòng chảy văn hóa Hàn Quốc xuất hiện trong giai đoạn toàn cầu hóa; phân tích những ƣu và nhƣợc của quá trình công nghiệp văn hóa, sản xuất và xuất khẩu văn hóa Hàn Quốc ra nƣớc ngoài nhƣ PTHHQ - K'movie, nhạc Hàn Quốc - K'Pop. Tác giả này cũng chỉ ra nguy cơ của "Chủ nghĩa đế quốc văn hóa - Cultural Imperialism" đồng thời chỉ trích hiện tƣợng đồng hóa văn hóa trên toàn cầu [76]. Khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến Việt Nam, tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam; một số chuyên gia, nhà nghiên cứu ở nƣớc ngoài đã có những phân tích, đánh giá về một số khía cạnh của vấn đề này: - Na Misu and Kang Man Seok, 2004. "Understanding the Korean Wave in Vietnam" (Hiểu về làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam), Korean Association Broadcasting and Telecommunication Studies. - Na Misu and Van Thuy Hien, "Understanding the 'Korean Wave' in Vietnam", Chunbok National University. - Nguyen Ngoc Trung, 2006, “Vietnam Debates Impact of Korean Films - 'Korea wave' recedes as 'Vietnam wave' in Korea rises” Các nghiên cứu trên đã khái quát nội dung, đặc điểm và quá trình làn sóng văn hóa Hàn Quốc xác lập vị trí tại các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dƣơng nói chung và Việt Nam nói riêng. 4
  • 13. Tác giả Na Misu and Kang Man Seok trong nghiên cứu của mình năm 2004 về "Understanding the Korean Wave in Vietnam" - tạm dịch: "Hiểu về làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam" đã đƣa ra những nghiên cứu về LSVHHQ nói chung và LSVHHQ tại Việt Nam nói riêng. Hai tác giả cũng đặt ra câu hỏi về tƣơng lai của LSVHHQ, có nên tiếp tục duy trì và phát triển làn sóng văn hóa Hàn Quốc hay sẽ một tƣơng lai khác cho làn sóng này? Tác giả Nguyễn Ngọc Trung trong nghiên cứu năm 2006: “Vietnam Debates Impact of Korean Films - 'Korea wave' recedes as 'Vietnam wave' in Korea rises” - tạm dịch: "Thảo luận về tác động của PTHHQ ở Việt Nam - Làn sóng Hàn Quốc giảm khi làn sóng Việt Nam ở Hàn Quốc gia tăng"; nghiên cứu này đã chỉ ra sự suy giảm của làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam và sự phát triển của phim truyền hình Việt Nam (dù những bộ phim Việt mang hơi hƣớng của phim Hàn Quốc). Đã có nhiều hợp đồng, thỏa thuận làm phim giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhƣ chuyển thể phim Hàn sang phim Việt, mời các diễn viên Việt sang Hàn đóng phim (Cô dâu Hà Nội, 2005; Cô dâu vàng, 2008) và mời các diễn viên Hàn Quốc sang Việt Nam đóng phim (Tuổi thanh xuân, 2014; ...). Trong nghiên cứu này, tác giả Nguyen Ngoc Trung cũng đƣa ra một dự đoán về tƣơng lai của làn sóng văn hóa Việt (dù nhỏ) sẽ xuất hiện ở Hàn Quốc và theo tác giả điều này xét ở phƣơng diện nào cũng có lợi cho khán giả hai nƣớc Hàn Quốc và Việt Nam [56]. Nhƣ vậy, có thể nói, các nghiên cứu trên đã khái quát nội dung, đặc điểm và quá trình làn sóng văn hóa Hàn Quốc xác lập vị thế của mình tại các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dƣơng nói chung và Việt Nam nói riêng. Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phƣơng tiện truyền thống đại chúng mới, các hình thức truyền thông mới, làn sóng Văn hóa Hàn Quốc ngày càng đƣợc phổ biến rộng rãi và ảnh hƣởng đến xã hội các nƣớc. Đó là những tiền đề quan trọng cho các công trình nghiên cứu trong nƣớc về làn sóng văn hóa Hàn Quốc nói chungvà về ảnh hƣởng của PTHHQ nói riêng đến công chúng trẻ cho báo cáo này. 5
  • 14. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Văn hóa truyền thông đại chúng tuy đã xuất hiện và đƣợc nghiên cứu ở nhiều các công trình nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua khảo sát các tài liệu này vẫn còn khiêm tốn, có số lƣợng nhỏ so với các vấn đề về lý luận truyền thông, truyền thông và các vấn đề văn hóa, xã hội khác. Thực tế, khi LSVHHQ vào Việt Nam và nở rộ đầu những năm 2000 trở lại đây, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Dù vậy, một số bài viết và nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam ở mức độ nhất định cũng đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau về làn sóng văn hóa Hàn Quốc cũng nhƣ đƣa ra những phân tích, nhận định về tác động của chúng tới xã hội Việt Nam: - Tác giả Đặng Thị Thu Hƣơng trong nghiên cứu về “Hallyu and its effect on young Vietnamese” tạm dịch là "Làn sóng văn hóa Hàn Quốc và ảnh hƣởng của nó tới giới trẻ Việt Nam", đăng trên tờ Korea Herald tháng 6.2009. Tác giả trình bày và phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa truyền thông đại chúng, diện mạo của báo chí truyền thông Việt Nam và diện mạo của văn hóa truyền thông đại chúng Việt Nam trong kỷ nguyên kỹ thuật số; Ảnh hƣởng của văn hóa truyền thông Hàn Quốc thông qua hệ thống các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC) Việt Nam tác động tới giới trẻ Việt Nam; Các chính sách của chính phủ Việt Nam về các sản phẩm văn hóa truyền thông nội địa và nƣớc ngoài… Tuy nhiên, bài viết này chƣa hệ thống hóa và chƣa nghiên cứu, phân tích toàn diện về vấn đề văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay, chính vì vậy cũng chƣa đề xuất đƣợc những giải pháp chính sách có tính chiến lƣợc và toàn diện cho các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí [20]. - Tác giả Phan Thị Thu Hiền trong nghiên cứu của mình về “Sức hấp dẫn nữ tính của Hàn lƣu ở Đông Nam Á” đƣợc đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Korean Studies in Southeast Asia in the New Era of Cultura Interactions” vào năm 2008, tác giả cho rằng: “Hàn lƣu dù có dấu hiệu “bão hòa”, “sóng xuôi”, thì vẫn mạnh mẽ ở Việt Nam với khá nhiều ngƣời trẻ yêu thích và sử dụng các sản phẩm Hàn Quốc. Hàn lƣu có ảnh hƣởng đa dạng đối với cuộc sống tuổi trẻ cả về 6
  • 15. văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần”. Tác giả cho rằng, yếu tố “âm tính”, êm đềm, ấm áp, ngọt ngào thể hiện qua các bộ phim truyền hình về đề tài gia đình của Hàn Quốc đã có sức hút đối với ngƣời trẻ vốn mạnh mẽ, chủ động, “dƣơng tính”. Theo tác giả, kết quả điều tra đã không cho thấy có lý do phải lo ngại, vì ngƣời trẻ Việt Nam bên cạnh tiếp thu các sản phẩm giải trí Hàn lƣu, vẫn có tinh thần phê phán và thƣởng thức qua một bộ lọc văn hóa riêng [12]. - Thanh Hong, 2010. “The Korean Wave in Vietnam” - tạm dịch: "Làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam", đăng trên tờ Thời báo kinh tế Việt Nam - Ven.vn, tháng 10.2010. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Thanh Hong đánh giá Việt Nam là một thị trƣờng nơi mà LSVHHQ đã thâm nhập và tác động mạnh mẽ vào hành vi lựa chọn sản phẩm, hàng hóa của ngƣời tiêu dùng. Sự thành công của những bộ PTHHQ đã khiến cho công chúng càng yêu thích Hàn Quốc, âm nhạc Hàn, ẩm thực Hàn và ngôn ngữ Hàn Quốc. Sự thành công của các thƣơng hiệu Hàn Quốc nhƣ Samsung, LG, Debon, Biore, Double Rich, E 100, Lotteria, BBQ Chicken, Tous Les Jours, Lock & Lock, tại thị trƣờng Việt Nam đã minh chứng cho sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của ngƣời Việt Nam [15]. Trƣớc lo sợ bị "Hàn hóa" của nhiều nhà nghiên cứu và làm văn hóa thì tác giả Thanh Hong lạc quan cho rằng, dù LSVHHQ rất phổ biến ở Việt Nam, nhƣng nó không phải là một cuộc xâm lƣợc văn hóa. Tự mỗi nƣớc Việt Nam hay Hàn Quốc biết sẽ nên học hay bỏ qua các giá trị văn hóa nào không phù hợp vì một nền văn hóa truyền thống, lý tƣởng vì tƣơng lai của mỗi quốc gia. Nhƣ vậy, có thể tạm kết luận, cho đến nay ở Việt Nam chƣa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện về làn sóng văn hóa Hàn Quốc, PTHHQ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng,về những ảnh hƣởng của LSVHHQ đối với công chúng Việt Nam cũng nhƣ vai trò định hƣớng của truyền thông đại chúng tới nhận thức và hành vi của công chúng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập thế giới. Cũng nhƣ đánh giá đúng sức mạnh của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng mới trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ, kỹ thuật truyền thông. 7
  • 16. Vậy ảnh hƣởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc (LSVHHQ), cụ thể là PTHHQ (PTHHQ) trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (PTTTDC), đặc biệt là truyền hình hiện nay nhƣ thế nào? Trong bối cảnh của hội nhập toàn cầu và thời đại kỹ thuật số, báo chí truyền thông Việt Nam nói chung và truyền hình nói riêng cần phải làm gì để định hƣớng cho công chúng nhất là công chúng trẻ ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trƣớc sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ giữa các quốc gia? Với hƣớng nghiên cứu trả lời các câu hỏi trên thông qua đề tài nghiên cứu: “Ảnh hƣởng của PTHHQ đối với lối sống của công chúng thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả hy vọng sẽ đƣa ra những nhận xét đánh giá ở góc tiếp cận mới và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng, phát huy vai trò định hƣớng của truyền hình, của các PTTTĐC với công chúng khán giả, cũng nhƣ định hƣớng công chúng có ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trƣớc sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ giữa các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, phân tích và đánh giá tác động, ảnh hƣởng của PTHHQ đối với lối sống của công chúng TP. HCM, từ đó, đề xuất các khuyến nghị, giải pháp giúp truyền hình nói chung, truyền hình TP. HCM nói riêng có những định hƣớng giáo dục, thẩm mỹ khi truyền thông các sản phẩm văn hóa đại chúng cho công chúng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông đại chúng, văn hóa truyền thông đại chúng. - Khảo sát nội dung và hình thức các PTHHQ đƣợc phát sóng ở khu vực TP. HCM đƣợc công chúng TP. HCM lựa chọn xem nhiều nhƣ: HTV7 và HTV9 là hai kênh chính của Đài truyền hình TP. HCM; VTV1 và VTV3 là hai kênh chính của Đài truyền hình Việt Nam - kênh truyền thông quốc gia; BTV1 là kênh thời sự, kinh tế chính trị của Đài PT- TH Bình Dƣơng, ĐN2 là kênh 2 thông tin giải trí của Đài PT -TH Đồng Nai trong 6 tháng đầu năm 2014 . 8
  • 17. - Khảo sát bằng bảng hỏi với 500 phiếu điều tra phát cho công chúng trên địa bàn 5 quận, huyện TP. HCM. Qua đó, đánh giá ảnh hƣởng của PTHHQ đối với lối sống của công chúng TP. HCM. - Phỏng vấn 2 nhóm nhỏ (4 ngƣời/nhóm) để làm rõ các vấn đề nghiên cứu. - Phỏng vấn sâu 10 - 12 phóng viên, nhà báo chuyên, những ngƣời làm truyền thông viết về mảng văn hóa. Qua đó tìm hiểu kỹ hơn về LSVHHQ từ góc nhìn của những ngƣời có chuyên môn và những giải pháp về mặt truyền thông đƣợc cho rằng là phụ hợp với điều kiện Việt Nam do chính những ngƣời làm truyền thông đề xuất, nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực (nếu có) của làn sóng văn hóa Hàn Quốc thông qua các PTTTĐC, cụ thể là kênh truyền hình. - Từ kết quả nghiên cứu phân tích, đánh giá ảnh hƣởng của PTHHQ tới lối sống của công chúng TP. HCM. Làm rõ các ảnh hƣởng và nguyên nhân (cả tích cực và tiêu cực) của PTHHQ đến công chúng TP. HCM nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò định hƣớng của các phƣơng tiện thông tin đại chúng đối với công chúng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại (cụ thể là Hàn Quốc) trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của báo cáo là diện mạo của PTHHQ trên sóng truyền hình Việt Nam và những ảnh hƣởng của nó đối với lối sống của công chúng TP. HCM. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát các PTHHQ (nội dung và hình thức) đƣợc phát sóng trên một số kênh truyền hình khu vực TP. HCM và những kênh truyền hình tiêu biểu đƣợc công chúng TP. HCM yêu thích nhƣ: HTV7 và HTV9; VTV1 và VTV3; BTV1, ĐN2, trong 6 tháng đầu năm 2014. 9
  • 18. Khảo sát bằng 500 bảng hỏi phát trên địa bàn 5 quận, huyện nội, ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; Cụ thể là các quận: Quận 3, Quận 8, Quận Thủ Đức và 2 huyện ngoại thành: Củ Chi và Hóc Môn. Thời điểm điều tra là tháng 8 năm 2014. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Báo cáo đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống lý luận và quan điểm nền tảng về Truyền thông đại chúng, Các lý thuyết về truyền thông và Xã hội học truyền thông đại chúng, từ đó, kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, đƣa ra những đánh giá khách quan nhất về PTHHQ trên sóng truyền hình Việt Nam và ảnh hƣởng của các bộ PTHHQ đối với lối sống của công chúng TP. HCM. 5.1. Hệ thống lý luận - Các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Học thuyết của Chủ nghĩa Mác – Lênin về hoạt động của báo chí. - Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về hoạt động của hoạt động báo chí. - Đƣờng lối chỉ đạo của Đảng và nhà nƣớc về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa truyền thông và những ảnh hƣởng của truyền thông tới nhận thức, hành vi, cách ứng xử của công chúng. - Phƣơng pháp phân tích nội dung: Phƣơng pháp này sẽ đƣợc thực hiện thông qua việc khảo sát tần số phát sóng, nội dung và hình thức các bộ PTHHQ trên các kênh đƣợc chọn khảo sát - Phƣơng pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Cuộc điều tra đƣợc tiến hành đối với 500 cƣ dân sinh sống trên địa bàn 5 quận huyện nội và ngoại thành TP. HCM. Cụ thể là Quận 3, Quận 8, Quận Thủ Đứcvà hai huyện là Củ Chi và Hóc Môn. Bảng hỏi gồm 50 câu hỏi xoay quanh việc tiếp nhận và thái độ của công chúng TP. HCM về PTHHQ và các sản phẩm văn hóa, dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc. 10
  • 19. - Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn 02 nhóm ở quy mô nhỏ (4 ngƣời/ nhóm); và thực hiện phỏng vấn sâu 10 - 12 phóng viên, nhà báovà những ngƣời làm công tác truyền thông trong mảng văn hóa giải trí. - Dựa trên kết quả phân tích, khảo sát và phỏng vấn, đƣa ra đƣợc bức tranh tổng thể về diện mạo PTHHQ trên truyền hình và những ảnh hƣởng của nó tới công chúng TP. HCM, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng và phát huy vai trò định hƣớng của các PTTTĐC tới công chúng, khán giả trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của báo cáo Với xu thế quốc tế hóa, hội nhập để cùng phát triển, việc trao đổi, giao lƣu giữa các quốc gia, giữa các nền văn hóa trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội diễn ra thƣờng xuyên, liên tục. Với lợi thế gần gũi về mặt lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc thông qua phƣơng tiện thông tin truyền thông đại chúng đã đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, tạo nên trào lƣu làn sóng văn hóa Hàn Quốc (hay còn gọi là Hallyu – Korean wave). Trƣớc sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của trào lƣu này, đặc biệt là với giới trẻ, các PTTTĐC cần có những định hƣớng nhất định để thực hiện việc gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy giao lƣu học hỏi, hình thành các giá trị văn hóa mới. Vì vậy, báo cáo sẽ là một tài liệu tham khảo cho các cơ quan truyền thông cũng nhƣ các anh chị đồng nghiệp trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Ngoài ra, báo cáo cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp tích cực giúp các cơ quan truyền thông đại chúng điều chỉnh và phát huy tốt hơn nữa vai trò định hƣớng đối với công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Cuối cùng, hy vọng báo cáo sẽ góp thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên báo chí, cán bộ làm công tác truyền thông và những ngƣời quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. 7. Kết cấu của báo cáo Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, báo cáo gồm có 3 chƣơng sau: 11
  • 20. - Chƣơng 1: Cơ sơ lý luận và thực tiễn của đề tài - Chƣơng 2: PTHHQ và tác động của nó đến lối sống của công chúng TP. HCM - Chƣơng 3: Một số giải pháp phát huy vai trò định hƣớng thông tin của các phƣơng tiện thông tin đại chúng với công chúng TP. HCM về làn sóng văn hóa Hàn Quốc 12
  • 21. CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài Nghiên cứu truyền thông và những tác động của truyền thông đến công chúng là một việc không mới nhƣng luôn cần vì sự phát triển của thuyền thông về các mặt phƣơng tiện, kỹ thuật, công nghệ; cùng với đó là sự thay đổi về trình độ, sở thích, cách thức tiếp nhận thông điệp của công chúng; tất cả những điều đó khiến cho việc các công ty truyền thông phải luôn đổi mới để đáp ứng các nguyện vọng, sở thích, thị hiếu của công chúng, khán giả. Bên cạnh đó, khi đƣa một sản phẩm truyền thông đến với công chúng qua các loại hình truyền thông khác nhau, những nhà làm truyền thông luôn mong muốn công chúng khi tiếp nhận sẽ có những thay đổi trong nhận thức dẫn đến thay đổi thói quen, hành vi. Vì vậy, ngành khoa học nghiên cứu các sản phẩm truyền thông, cách tác động của truyền thông đến công chúng, cũng nhƣ cách thức công chúng tiếp nhận sản phẩm truyền thông là cần thiết để các nhà truyền thông hoàn thành sứ mệnh của mình đối với công chúng, đối với xã hội. Với đề tài “Ảnh hƣởng của phim truyền hình Hàn Quốc đối lối sống của công chúng thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả báo cáo đã vận dụng một số khái niệm liên quan đến báo chí truyền thông, xã hội học báo chí truyền thôngvà văn hóa truyền thông để làm rõ các vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Truyền thông đại chúng Truyền thông đại chúng là gì? Hiện nay có rất nhiều các khái niệm, định nghĩa về truyền thông đại chúng. Tùy vào các ngành khoa học mà khái niệm truyền thông đại chúng đƣợc hiểu một cách khác nhau; tuy nhiên, một số những nhân tố cơ bản của truyền thông đại chúng về cơ bản là tƣơng đồng. - Truyền thông (Cummunication): Có rất nhiều các cách định nghĩ khác nhau về truyền thông (Communication) trên thế giới, nhƣ: 13
  • 22. “Truyền thông (Communication) là quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo ra sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi hành vi và nhận thức”. “Truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu đƣợc ngƣời khác và làm cho ngƣời khác hiểu đƣợc chúng ta (Martin P. Adersen 1959 trích theo Frank Dance 1970). Theo TS. Huỳnh Văn Tòng, trong quyển "Truyền thông đại chúng", xuất bản 1993, thì hiểu đơn giản: “Truyền thông là kỹ thuật truyền đạt tin tức, tƣ tƣởng và thái độ từ ngƣời này sang ngƣời khác” [49] . Truyền thông xuất hiện khi con ngƣời xuất hiện. Truyền thông là hiện tƣợng xã hội ra đời và phát triển cùng sự hình thành phát triển xã hội loài ngƣời. Đó là sản phẩm của xã hội, thể hiện diện mạo văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc; truyền thông cũng là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của xã hội. Quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời cũng là quá trình phát triển của các phƣơng tiện truyền thông và công nghệ truyền thông; nghĩa là xã hội phát triển thì truyền thông phát triển và ngƣợc lại, truyền thông phát triển giúp xã hội phát triển. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong quyển “Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản” thì: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều ngƣời nhằm tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vị và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội [10]. Về cơ bản truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tƣợng truyền thông, giữa nguồn phát và nơi tiếp nhận thông tin. Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt đƣợc sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết, sẻ chia,…giữa chủ thể và đối tƣợng truyền thông. Nói cách khác, quá trình truyền thông chỉ thành công khi tạo đƣợc hiệu quả truyền thông. Nghĩa là Truyền thông hƣớng đến những hiểu biết chung hai chiều nhằm thay đổi thái độ, nhận thứcv à hành vi của cả đối tƣợng truyền thông và chủ thể truyền thông. 14
  • 23. - Truyền thông đại chúng: Truyền thông đại chúng (mass communication) là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi ngƣời trong xã hội thông qua các PTTTĐC (mass media). Trƣớc khi các PTTTĐC ra đời, con ngƣời mới chỉ giao tiếp và trao đổi thông tin ở cấp độ liên cá nhân, các nhóm nhỏ ở những địa bàn nhỏ. Khi các phƣơng tiện truyền thông xuất hiện, quá trình truyền thông đã bƣớc sang kỷ nguyên mới. Truyền thông đại chúng là một dạng thức truyền thông đặc biệt trong lịch sử loài ngƣời - khi mà ngƣời truyền thông tin có thể chuyển thông điệp đến đông đảo quần chúng - những ngƣời nhận thông điệp - ở khắp mọi nơi, mọi lúc, điều mà các cách thức truyền thông trƣớc đó không thể nào có đƣợc. Nói cách khác: "Sự chuyển tiếp từ các hệ thống truyền thông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng chính là một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại" [36]. Theo khái niệm này, truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội phụ thuộc chặt chẽ vào các phƣơng tiện kỹ thuật, hay còn gọi là các kênh truyền (channel). Chính các kênh này là điều kiện cần để thông điệp có thể đƣợc truyền đạt tới đại chúng. - Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới công chúng Truyền thông ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện của xã hội loài ngƣời. Truyền thông xuất hiện do nhu cầu, giao tiếp, thông tin giữa ngƣời và ngƣời; Qua truyền thông, công chúng đƣợc thông tin, đƣợc định hƣớng về mặt nhận thức, tu duy và dẫn đến những thay đổi trong suy nghĩ, thái độ và hành vi. Nghiên cứu cơ chế, mô hình tác động của truyền thông đại chúng tới công chúng từ lâu đã trở thành đề tài của nhiều nhà khoa học và đƣợc đúc kết thành các học thuyết, mô hình… Dƣới đây là một số học thuyết, mô hình truyền thông căn bản: - Học thuyết Mũi kim tiêm (hypodermic-needle model) hay học thuyết Viên đạn thần kỳ (magic bullet): 15
  • 24. Học thuyết này ra đời vào những năm 1930 – 1940, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phát thanh (radio) và truyền hình (TV) ở châu Âu. Các học giả của học thuyết này cho rằng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng có tác động trực tiếp, liên tục và mạnh mẽ lên nhận thức, thái độ và làm thay đổi hành vi công chúng. Họ giả định rằng thông điệp truyền thông là một viên đạn đƣợc bắn ra từ “khẩu súng” là phƣơng tiện truyền thông vào “đầu” của ngƣời tiếp nhận. Hiểu cách khác, phƣơng tiện truyền thông nhƣ các "mũi kim tiêm” đƣợc chủ thể truyền thông tiêm thẳng vào công chúng - những ngƣời đƣợc cho là tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Công chúng về cơ bản không thể thoát khỏi ảnh hƣởng của phƣơng tiện truyền thông. Các học giả của học thuyết này cho rằng, công chúng không còn khả năng đề kháng trƣớc sức thuyết phục của truyền thông đại chúng. Vì vậy, truyền thông dễ dàng đƣợc “chích” vào cơ thể công chúng nhƣ một thứ kim tiêm, ma túy gây nghiện. Tại thời điểm học thuyết này ra đời, các nghiên cứu đều cho thấy công chúng là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng bởi những thông điệp “bắn” vào họ vì khi đó các công cụ thông tin liên lạc hạn chế, một chiều. Mũi kim tiêm hay Viên đạn chính là cách nói khác về thông tin, thông điệp và tác động trực tiếp của những thông tin đó đối với công chúng. Mặc dù vậy, học thuyết này đƣợc kết luận dựa trên những giả định chứ không qua các nghiên cứu, thí nghiệm nên chứa đựng nhiều hạn chế, phiến diện, do đó nhiều học giả không chấp nhận học thuyết này và họ tiếp tục nghiên cứu truyền thông để tìm ra những học thuyết “hợp lý” hơn. - Học thuyết dòng chảy 2 bƣớc – Two - step flow: Học thuyết dòng chảy hai bƣớc –- đƣợc Paul Lazarsfeld, Bernard Berelson và Gaudet Hazel đề xuất năm 1944 trong cuốn The People‟s Choice (Sự lựa chọn của nhân dân). Học thuyết này ra đời trong hoàn cảnh sức mạnh của truyền thông đang ảnh hƣởng mạnh mẽ đến dân chúng (nhất là trong bầu cử qua các nghiên cứu về bầu cử tổng thống Mỹ). Học thuyết dòng chảy 2 bƣớc ra đời dựa trên quá trình nghiên cứu ảnh hƣởng của cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống thông qua hoạt động của các phƣơng tiện truyền thông. 16
  • 25. PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Opinion leaders- Những ngƣời có ảnh hƣởng trong xã hội Công Công Công chúng chúng chúng Opinion leaders - những ngƣời có ảnh hƣởng trong xã hội Công Công Công chúng chúng chúng Tƣ tƣởng cốt lõi của Học thuyết dòng chảy 2 bƣớc là các PTTTĐC không tác động trực tiếp đến công chúng (nhƣ học thuyết Mũi Kim Tiêm hay học thuyết Viên đạn thần kì) mà công chúng tiếp nhận thông tin thông qua những ngƣời có ảnh hƣởng trong xã hội. Cơ chế của quá trình này nhƣ sau: Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng truyền tải thông tin, thông điệp đi; công chúng đều nhận đƣợc thông điệp đó; nhƣng công chúng không chịu ảnh hƣởng ngay lập tức bởi các phƣơng tiện truyền thông đại chúng mà họ chịu sự ảnh hƣởng của việc các phƣơng tiện thông tin đại chúng tác động đến những ngƣời có ảnh hƣởng trong xã hội về thông tin, thông điệp đó. Công chúng sẽ ứng xử theo cách mà những ngƣời có ảnh hƣởng trong xã hội phản ứng với các thông tin, thông điệp của các PTTTĐC. Sau này, học thuyết Dòng chảy hai bƣớc phát triển hơn trở thành Dòng chảy đa bƣớc hay còn gọi là: Multi -step flow với sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của các trang mạng xã hội. 17
  • 26. - Mô hình truyền thông một chiều của Harold Laswell: Mô hình này ra đời năm 1948 do Harold Laswell - Nhà chính trị học ngƣời Mỹ đã khái quát và đƣa ra. Đây là mô hình truyền thông căn bản, đơn giản, dễ hiểu và đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận. Khi các phƣơng tiện truyền thông bắt phát triển và nhanh chóng đƣợc mọi ngƣời chấp nhận vì tính đơn giản, dễ hiểu và thông dụng. Source Message Channel Receiver Effect Mô hình này bao hàm những thành phần chủ yếu của quá trình truyền thông, trong đó:  Source -S: Nguồn cung cấp thông tin;    Message – M: Thông điệp;    Channel – C: Kênh đƣợc sử dụng và sử dụng để truyền thông tin, thông điệp.    Reiceiver – R: Ngƣời tiếp nhận thông tin, thông điệp;    Effect –E: Hiệu quả của thông tin, thông điệp.  Mô hình truyền thông một chiều của Laswell có ƣu điểm là đơn giản và thuận lợi trong việc truyền đạt những thông tin khẩn cấp, không có nhiều thời gian phản hồi hoặc những thông tin mà ý kiến phản hồi của công chúng không nhiều, không quan trọng. Tuy nhiên trong đa số quá trình truyền thông thị thông tin phản hồi đóng một vai trò quan trọng. Những hạn chế đó đã đƣợc khắc phục trong mô hình truyền thông của Claude Shannon [69]. - Mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon: Ra đời năm 1949 do nhà toán học, kĩ sƣ điện tử, và mật mã học ngƣời Mỹ, ông đƣợc biết đến là "cha đẻ của lý thuyết thông tin". Quá trình truyền thông sơ 18
  • 27. khai do Harold Laswell đƣợc Claude Shannon đƣợc bổ sung thêm 2 yếu tố: Noise - Nhiễu –và Feedback - Phản hồi để xem xét tác động và hiệu quả xã hội (Effect) của thông tin; Mô hình truyền thông của Claude Shannon gọi là mô hình truyền thông hiện đại. Phản hồi (Feedback) đƣợc hiểu là tác động ngƣợc trở lại của thông tin từ phía ngƣời tiếp nhận đối ngƣời truyền thông. Nhiễu (Noise) là hiện tƣợng thông tin truyền đi bị ảnh hƣởng bởi các điều kiện của tự nhiên, xã hội, phƣơng tiện kỹ thuật… gây ra sự sai lệch hay kém chất lƣợng về nội dung thông tin cũng nhƣ chất lƣợng truyền tin [69]. Mô hình này thể hiện rất rõ tính tƣơng tác hai chiều giữa chủ thể truyền thông và đối tƣợng tiếp nhận, tạo sự bình đẳng trong quá trình truyền thông. Công chúng có thể trở thành nguồn phát nếu họ muốn. Và nhờ ý kiến phản hồi của công chúng mà các nhà truyền thông có cơ sở để điều chỉnh hoạt động truyền thông cho phù hợp. Bên cạnh đó, hiệu quả truyền thông – cái đích cuối cùng mà các nhà truyền thông hƣớng tới cũng đƣợc đề cập tới. 19
  • 28. Có thể nói, truyền thông là một quá trình hai chiều trong đó các phƣơng tiện truyền thông tác động đến công chúng thông qua các kênh truyền tải và công chúng cũng có sự phản hồi, tác động trở lại để điều chỉnh các thông điệp từ phƣơng tiện truyền thông. Lý thuyết về văn hóa truyền thông đại chúng và cơ chế tác động của nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu đánh giá thực trạng văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay, trong đó có có các vấn đề liên quan đến đề tài của báo cáo . Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù bao gồm 3 thành tố: Các nhà truyền thông - Hoạt động truyền thông - Công chúng truyền thông. “Để đảm bảo hiệu quả của truyền thông đại chúng, việc nghiên cứu công chúng có vai trò rất quan trọng. Nó chỉ ra cho nhà truyền thông cách thức, phƣơng pháp, nội dung cần thiết để lập và chuyển các thông điệp tới công chúng một cách hiệu quả. Những phản ứng sau khi nhận đƣợc thông điệp sẽ trở thành yếu tố tham gia việc quyết định những hành vi truyền thông tiếp theo của nguồn phát” [19;29] 1.1.2. Văn hóa đại chúng Văn hóa (Culture): Văn hóa là khái niệm rộng lớn và mang nhiều ý nghĩa, với nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên, điểm chung khi nói đến văn hóa là nói đế các yếu tố liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời. Từ năm 1952, thế giới đã biết đến 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa do hai nhà nhân loại học ngƣời Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn (1952) thống kê và công bố. Cho đến nay, định nghĩa văn hóa đƣợc nhiều nhà nghiên cứu sử dụng định nghĩa về văn hóa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới gọi là UNESCO, định nghĩa này đƣa ra vào năm 2002, theo định nghĩa này: Văn hóa nên đƣợc đề cập đến nhƣ là một tập hợp của những đặc trƣng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phƣơng thức chung sống, hệ 20
  • 29. thống giá trị, truyền thống và đức tin. Văn hóa đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa - hoạt động không chỉ giới hạn trong mối quan hệ giao tiếp trực tiếp giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội (nhƣ nhà trƣờng hay làng xóm), mà còn qua các mối quan hệ giao tiếp gián tiếp giữa con ngƣời với các PTTTĐC. Theo James Wilson và Stan Le Roy Wilson (1998) trong mối quan hệ giữa văn hóa và truyền thông, văn hóa là một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển giao, lƣu trữ và chế biến thông tinvà sợi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa là truyền thông và giao tiếp. Văn hóa đại chúng (Mass culture): Văn hóa đại chúng: Mass culture hay popular culture hoặc pop culture - là nền văn hóa của một xã hội đại chúng. Là nền văn hóa có tính phổ biến tại thời điểm đó. Theo tác giả Ray B Browne: Văn hóa đại chúng – popular culture là thế giới văn hóa bao quanh ta, gồm quan điểm, thái độ, hành vi ứng xử, ẩm thực, trang phục, kiến trúc đƣờng xá, giải trí, thể thao, tôn giáo,.. tóm lại là tất cả những gì gắn với đời sống (Mass media, mass culture, P.3). Văn hóa đại chúng (mass culture) hay văn hóa phổ thông (popular culture) là nền văn hóa có các sản phẩm đƣợc sản xuất hàng loạt bằng kỹ thuật công nghiệp và đƣợc đƣa ra thị trƣờng vì quyền lợi của quảng đại ngƣời tiêu dùng (Strinati 1995). Văn hóa đại chúng theo cách hiểu của các nhà nghiên cứu phƣơng Tây là nền văn hóa của một xã hội đại chúng – xã hội đƣợc hình thành vào cuối thế kỷ 19 dƣới tác động của quá trình công nghiệp hóa kéo theo sự gia tăng về số lƣợng ngƣời lao động; sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động sản xuất hàng hóa hàng loạtvà tiêu thụ theo cơ chế thị trƣờng; sự mở rộng về không gian nhờ tiến bộ về giao thông và thông tin; quá trình đô thị hóa và tập trung dân cƣ tại các đô thị, đồng thời với sự hình thành đời sống chính trị dân chủ. Nền văn hóa này có đối tƣợng thụ hƣởng là đại đa số dân chúng - những ngƣời có trình độ giáo dục ở mức độ tƣơng đốivà đƣợc phổ cập, truyền bá rộng rãi thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí, phát thanh và ngày nay là truyền hình và Internet [20]. Tóm lại: Các PTTTĐC là tác nhân cơ bản tạo nên văn hóa đại chúng, đƣợc đặc 21
  • 30. trƣng bởi khả năng sản xuất hàng loạt, bởi độ bao phủ rộng lớn, bởi sự liên kết của các quan hệ chức năng tạo thành hệ thống đa phƣơng tiện. 1.1.3. Văn hóa truyền thông đại chúng Theo PGS TS Mai Quỳnh Nam, trong một nghiên cứu về truyền thông đại chúng đã khẳng định: Các PTTTĐC là tác nhân cơ bản tạo nên văn hóa đại chúng [35]. Nói cách khác: Văn hóa đại chúng và truyền thông đại chúng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau một cách mật thiết và chính sự liên kết chặt chẽ này đã làm xuất hiện khái niệm Văn hóa truyền thông (Media culture). Văn hóa truyền thông là một hình thức văn hóa hình thành và chịu sự chế định bởi đặc trƣng của chính bản thân các phƣơng tiện truyền thông đại chúng [67]. Nhƣ vậy, nghiên cứu về văn hóa truyền thông đại chúng không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu các sản phẩm văn hóa, mà cần phải nghiên cứu toàn diện, toàn bộ quá trình sản xuất, phân phốivà tiêu thụ sản phẩm văn hóa ấy ở các môi trƣờng văn hóa. 1.1.4. Công chúng truyền thông Trƣớc tiên cần làm rõ khái niệm “Công chúng” (audience) ở đây đƣợc hiểu là đối tƣợng của các PTTTĐC trong một quá trình xã hội là truyền thông đại chúng (mass communication)và gọi chung các đối tƣợng này là công chúng truyền thông. Công chúng truyền thông đại chúng bao gồm độc giả của báo in; thính giả của phát thanh; khán giả của truyền hình, báo điện tử. Họ thuộc nhiều tầng lớp và cộng đồng cƣ dân khác nhau về vị thế xã hội trong cơ cấu xã hội, khác nhau về điều kiện vật chất và tinh thần trong môi trƣờng xã hội. Theo quan điểm của nhà xã hội học Herbert Blumer, công chúng (của các PTTTĐC truyền thống) có những đặc điểm cơ bản nhƣ [39]: - Bao gồm những ngƣời thuộc mọi tầng lớp xã hội, bất kể giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị, trình độ học vấn… - Công chúng truyền thông đại chúng thƣờng là những cá nhân nặc danh. Một thông điệp trong quá trình truyền thông đại chúng có thể tiếp cận bất cứ ai. 22
  • 31. - Xét về mặt không gian, các thành viên của đại chúng thƣờng cô lập nhau, ít có sự tƣơng tác, không ai biết ai. Điều này phân biệt với các thành viên của một tổ chức, hiệp hội cụ thể. - Công chúng truyền thông đại chúng không có tổ chức hoặc nếu có thì rất lỏng lẻo, rời rạc. Do đó, họ thƣờng rất khó tiến hành những hoạt động chung nào đó. Công chúng truyền thông đại chúng không phải là một khối ngƣời thuần nhất, giống nhau mà ngƣợc lại, đây là một thực thể phức tạp, đa dạng. Họ gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội và giai cấp khác nhau với những đặc trƣng đa dạngvà những quyền lợi khác biệt đôi khi là đối lập và mâu thuẫn với nhau [39]. Khi nghiên cứu công chúng truyền thông đại chúng, chúng ta không nghiên cứu họ nhƣ những cá nhân phân tán, đơn độc, đơn lẻ. Dù là một độc giả, thính giả, khán giả riêng lẻ xem Ti-vi hay nghe đài, đọc báo thì “công chúng” đó vẫn là một thành phần của xã hội, họ tồn tại trong mối quan hệ xã hội với nhiều các cá nhân, tổ chức khác. Một chƣơng trình trên sóng phát thanh, hay truyền hình có nhiều ngƣời nghe, xem, học có thể là ngƣời trong cùng một gia đình, một nhóm, một tổ chức, một quốc gia. Nghĩa là, xét ở góc độ quan hệ xã hội, công chúng truyền thông không hoàn toàn cô lập và mọi hành vi của họ vẫn không thể nằm ngoài các mối quan hệ xã hội nhƣ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm… Mặt khác, công chúng dù gắn kết lỏng lẻo và khó có các hoạt động chung nhƣng truyền thông đại chúng chính là “lý do”, là “diễn đàn” liên kết, gắn kết những khối công chúng rời rạc lại với nhau vì một số hoạt động chung có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Theo TS. Trần Hữu Quang: "Khi nghiên cứu về truyền thông đại chúng, chúng ta không thể tách rời độc giả, hay khán thính giả ra khỏi môi trƣờng xã hội – lịch sử tƣơng ứng, mà ngƣợc lại, phải đặt họ trong bối cảnh của các điều kiện sống cũng nhƣ của các mối quan hệ xã hội của họ" [40]. 23
  • 32. 1.1.5. Phim truyền hình - Truyền hình – Television: Có khá nhiều khái niệm về truyền hình. Tuy nhiên, các khái niệm này đều có những điểm tƣơng đòng. Theo PGS.TS Dƣơng Xuân Sơn trong cuốn “Giáo trình báo chí truyền hình”: “Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, … Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện” [35]. Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng” chỉ rõ: "Truyền hình là một loại hình phƣơng tiện thông tin đại chúng truyền tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình (Television) bắt nguồn từ Tele có nghĩa là "ở xa" và Vision là "thấy đƣợc", tức là thấy đƣợc ở xa” [47]. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản”: “Truyền hình là kênh truyền thông truyền tải thông điệp bằng hình ảnh động với hầu nhƣ đầy đủ màu sắc vốn có của cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động. Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động với cảm giác nhƣ đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ.” [9]. Nhƣ vậy, khái niệm truyền hình có thể hiểu là một kênh truyền thông đại chúng truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện Trên thế giới, truyền hình xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ 20 và đến những năm 50 của thế kỷ XX, truyền hình vẫn chỉ đƣợc xem nhƣ là phƣơng tiện giải trí, sau bổ sung thêm chức năng thông tin. Trong quá trình phát triển, truyền hình đã tham gia trực tiếp và quá trình quản lý, giám sát xã hội, thực hiện chức năng tƣ tƣởng, định hƣớng và tổ chức xã hội. Thực hiện công tác giáo dục phổ biến kiến thức, phát triển giao lƣu văn hóa, quảng cáo, kinh tế và nhiều các chức năng mới xuất hiện theo sự phát triển của xã hội, của truyền thông . 24
  • 33. Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng thêm phong phú và mạnh mẽ, các PTTTĐC không chỉ tăng về số lƣợng mà cả về chất lƣợng. Trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền, truyền hình trở thành một công cụ sắc bén trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa cũng nhƣ các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng [45]. Ở Việt Nam, trƣớc ngày đất nƣớc hoàn toàn thống nhất 30/4/1975, một ban biên tập đƣợc tách ra từ Đài tiếng nói Việt Nam và thành lập đài truyền hình vào ngày 7/9/1970. Và ngày 7/9/1970 trở thành cột mốc kỉ niệm ngày truyền thống của ngành truyền hình Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1987: Đài truyền hình tiền thân đƣợc chính thức đặt tên là Đài Truyền hình Việt Nam. Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, truyền hình Việt Nam đã trƣởng thành nhanh chóng và có những tiến bộ vƣợt bậc. Từ phát hình đen trắng chuyển sang phát hình màu, từ phát thử nghiệm chƣơng trình 4 giờ/ ngày vào ban đêm, đến năm 1995 phát 10 giờ/ ngày; đến nay Đài Truyền hình Việt Nam phát phủ sóng toàn quốc và vƣơn ra nƣớc ngoài với 7 kênh truyền hình quảng bá là VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6 và VTV9. Cùng với đó là hệ thống truyền hình cáp và 64 đài phát thanh - truyền hình địa phƣơng. Riêng Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, viết tắt là HTV. Tiền thân là Đài truyền hình Giải phóng bắt đầu phát sóng từ ngày 1 tháng 5 năm 1975. Trƣớc ngày 30 tháng 4 năm 1975 là Đài truyền hình Sài Gòn thuộc chế độ cũ Việt Nam Cộng hòa. Đối tƣợng phục vụ chính của HTV là nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Hiện tại HTV đang thực hiện việc mở rộng vùng phủ sóng ở khắp các tỉnh, thành nhằm phục vụ đông đảo nhân dân cả Việt Nam. Trực thuộc sự quản lý của một thành phố năng động, phát triển bậc nhất trong cả nƣớc, đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh luôn đầu tƣ, cập nhật và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để xây dựng cơ sở vật chất cũng nhƣ nội dung đáp ứng nhu cầu 25
  • 34. thông tin, khoa học, giáo dục, giải trí ngày càng cao của công chúng thành phố Hồ Chí Minh. HTV hiện có 2 kênh phát trên chính là kênh HTV7 & HTV9, hai kênh này đã đƣợc đƣa lên vệ tinh Vinasat 1 vào năm 2005, phủ sóng toàn bộ khu vực Đông Nam Á và các nƣớc châu Á lân cận (HTV là đơn vị thứ hai ở Việt Nam đƣa sóng truyền hình lên vệ tinh cho tới thời điểm này sau đài truyền hình quốc gia VTV). Ngoài hai kênh phát chính, đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh còn có các kênh truyền hình kỹ thuật số và truyền hình cáp phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí đa dạng của công chúng. Bên cạnh , HTV còn có: - Hãng phim truyền hình (TFS) chuyên sản xuất phim truyện và phim tài liệu. - Trung tâm dịch vụ truyền hình (TSC), là đầu mối liên hệ dịch vụ và quảng cáo. - Trung tâm Sản xuất Chƣơng trình (PPC) là nơi sản xuất các chƣơng trình truyền hình và hậu kỳ sản xuất. - Trung tâm Truyền hình cáp (HTVC) mang đến cho khán giả các chƣơng trình trong nƣớc và nƣớc ngoài với chất lƣợng ổn định. Các chƣơng trình chính phục vụ ngƣời xem gồm có, khoa học giáo dục, chuyên đề, thể dục thể thao, phim truyện, phim hoạt hình, ca nhạc, sân khấu, giải trí... Đánh giá vị thế quan trọng, hấp dẫn của truyền hình, PGS.TS Dƣơng Xuân Sơn viết rằng: "Mỗi một phƣơng tiện truyền thông đều có một thế mạnh nhất định, nó bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong sự nghiệp chung. Tuy nhiên, trong ba loại báo nói, báo viết, báo hình thì báo hình có thể hơn hẳn so với hai loại kia. Bởi ngoài việc bình luận, giải thích các hiện tƣợng, sự việc truyền hình còn có hình ảnh sống động giúp ngƣời xem chứng kiến các sự kiện đang diễn ra" [45]. Với những đặc trƣng của mình về âm thanh, hình ảnh, đặc biệt là “hình ảnh động”, Truyền hình “mắt thấy, tai nghe” đã thu hút đông đảo công chúng quan tâm theo dõi. Và chính vì mắt thấy tai nghe, nên những gì trên truyền hình rất sống động và có sức thuyết phục cao với công chúng. Công chúng của truyền hình rất dễ “bị động‟ tiếp nhận thông điệp, thông tin và công chúng cũng dễ dàng làm theo những gì đƣợc thấy, đƣợc hƣớng dẫn trên truyền hình. Truyền hình là phƣơng tiện quan sát 26
  • 35. trực tiếp cuộc sống của mỗi gia đình, khả năng trực quan có ảnh hƣởng rất lớn tới quá trình nhận thức của con ngƣời. Nhƣ vậy, với những đặc điểm, đặc trƣng của loại hình báo chí truyền hình, đã chi phối nhất định đến hiệu quả của truyền thông cũng nhƣ có tác động không nhỏ dẫn đến việc thay đổi từ nhận thức đến thái độ và hành vi của công chúng. Điều này sẽ đƣợc ngƣời viết trình bày rõ hơn trong chƣơng II khi đề cập đến ảnh hƣởng của PTHHQ đến công chúng thành phố Hồ Chí Minh. - Phim truyền hình: Phim truyền hình là một thể loại phim đƣợc sản xuất và dùng để phát sóng trên hệ thống truyền hình. Phim truyền hình có thể chỉ có một tập, cũng có khi lên đến hành trăm tập. Số tập, kết thúc phim của phim truyền hình đƣợc quyết định trƣớc khi phim đƣợc phát sóng, nhƣng đôi khi kết thúc phim, số tập của phim lại phụ thuộc vào ý kiến đóng góp của khán giả. Phim chiếu trên truyền hình đƣợc chiếu miễn phí, tuy không thu tiền trực tiếp từ ngƣời xem truyền hình nhƣng phim truyền hình có thể kiếm tiền nếu nó thu hút đƣợc nhiều ngƣời xem. Nghĩa là nếu nhiều ngƣời xem, phim truyền hình đó, kênh chiếu phim đó có thể bán đƣợc các quảng cáo giá cao xen kẽ trong thời gian chiếu phim. Bên cạnh đó, một phần trong doanh thu của phim truyền hình cũng đến từ cƣớc phí truyền hình cáp, truyền hình theo yêu cầu. Ở Việt Nam, tác giả chƣa có dịp khảo sát đâu là bộ phim truyền hình đầu tiên đƣợc phát sóng. Nhƣng nếu lấy cột mốc mà khán giả Việt Nam bắt đầu quan tâm đến phim truyền hình Việt Nam thay cho các bộ phim kiếm hiệp, phim dã sử dài tập của Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore thì có thể khẳng định đó là các bộ phim Việt Nam phát trong chƣơng trình Văn nghệ Chủ Nhật hàng tuần trên kênh thông tin giải trí VTV3. Chƣơng trình phát sóng số đầu tiên vào ngày 4 tháng 9 năm 1994 cùng với tập đầu tiên của bộ phim Mẹ chồng tôi của đạo diễn, NSND Khải Hƣng. Đây là chƣơng trình do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất. 27
  • 36. - Phim truyền hình Hàn Quốc: Phim truyền hình Hàn Quốc là những bộ phim do các công ty truyền thông, các hãng phim, các đài truyền hình Hàn Quốc sản xuất để phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia cũng nhƣ xuất khẩu ra quốc tế. Bộ PTHHQ đầu tiên đƣợc chiếu ở Việt Nam là bộ phim Hoa Cúc Vàng, đƣợc trình chiếu vào lúc 20 giờ trên kênh HVT 7 - Đài Truyền hình TP. HCM. Bộ phim đƣợc Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP. HCM tặng cho Đài truyền hình TP. HCM . “Bộ phim dài tập đã mang lại cho khán giả TP. HCM và khán giả các tỉnh lân cận những cảm xúc mới mẻ trong việc thƣởng thức phim truyền hình. Ấn tƣợng này không ồn ào mà khá sâu lắng giống nhƣ lâu lắm mới tìm lại đƣợc một hƣơng vị vừa quen vừa lạ” [33]. 1.1.6. Ảnh hƣởng Theo từ điển Tiếng Việt, ảnh hƣởng là sự tác động (từ ngƣời, sự việc hoặc hiện tƣợng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tƣ tƣởng, hành vi, hoặc hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc ngƣời nào đó. Trong lĩnh vực truyền thông, khái niệm “ảnh hƣởng” (effect, impact) chính là để chỉ những tác động của truyền thông chi phối đến suy nghĩ, tƣ duy và hành động của công chúng. Những ảnh hƣởng này có thể là tích cực hoặc tiêu cực dựa vào hiệu quả hay hậu quả của truyền thông tác động đến công chúng. 1.1.7. Lối sống Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm “lối sống”. Tùy vào góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học mà có các định nghĩa khác nhau về “lối sống”. Chẳng hạn nhƣ tiếng Anh, ngƣời ta đã sử dụng hai thuật ngữ chủ yếu sau để diễn đạt cách hiểu về lối sống là “Way(s) of Living”và “Way(s) of Life”. Ngoài ra còn có một số thuật ngữ gần gũi khác cũng đƣợc sử dụng trong ngôn ngữ thƣờng nhật nhƣ “Life Style” hoặc “Life Form”. Trong tiếng Việt, thông thƣờng thuật ngữ “lối sống” đƣợc sử dụng để mô tả và kèm theo đó là sự định giá, đánh giá về một hay một loại hoạt động sống, lối sống nào đó, ví dụ: lối sống giản dị, lối sống giả tạo,… Bên cạnh đó có một số thuật ngữ gần gũi, đôi khi dùng lẫn lộn để chỉ lối sống, nhƣ lẽ sống, cách sống, phong cách sống,… 28
  • 37. Một số khái niệm về lối sống trên thế giới và ở Việt Nam đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam đồng tình [35]: - Đôbơrianôp: “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa của hệ thống những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong hoạt động của con ngƣời” [V. Đobơrianop, 1985, Xã hội học Mac-Lenin, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985, tr. 213]. - Định nghĩa của Daxêpin: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động của con ngƣời trong một thể thống nhất với môi trƣờng hoạt động của xã hội và cá nhân”. [dẫn theo Nguyễn Ánh Hồng, 2005, tr. 13]. - Theo Trần Văn Bình và cộng sự: “Lối sống là một phạm trù xã hội học, khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực đời sống trong lao động và hƣởng thụ, trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, trong tinh thần và văn hóa” [Trần Văn Bình, 1997]. - Nhóm tác giả Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và Lƣu Thu Thủy: “Lối sống là những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp sinh hoạt, thói quen, phong cách học tập, làm việc, giao tiếp ứng xử…) tạo nên cái riêng của cá nhân hay một nhóm ngƣời nào đó [Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và Lƣu Thu Thủy, Thái Duy Tuyên, Phạm Trần Nghiệp, 2001]. - Theo Nguyễn Trần Bạt: “Lối sống là một thói quen có định hƣớng, có chất lƣợng lý tƣởng. Lối sống là phƣơng cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trƣng văn hóa của một con ngƣời hay một cộng đồng” [Nguyễn Trần Bạt, Lối sống]. Các định nghĩa, khái niệm trên chƣa đủ đại diện cho hàng trăm định nghĩa về lối sống trong và ngoài nƣớc. Trong khi một số nhà nghiên cứu về lối sống đề cao bình diện cộng đồng, họ muốn một định nghĩa chung cho toàn nhân loại nhƣ “lối sống công nghiệp”, “lối sống toàn cầu hóa”. Một số ngƣời khác lại nhấn mạnh tính cá nhân, cá thể, tính chủ quan, khách quan của các điều kiện sống, hoặc của toàn thể các hình thái kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến “lối sống”. Tuy vậy, các định nghĩa, khái niệm về lối sống hầu nhƣ đầu đề cập đến các yếu tố cấu thành lối sống là: 29
  • 38. - Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh,… - Các phong tục tập quán. - Cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau. - Quan niệm về đạo đức và nhân cách. Trên cơ sở các khái niệm, định nghĩa trên, ngƣời nghiên cứu đề tài: Ảnh hƣởng của phim truyền hình Hàn Quốc đối với lối sống của công chúng thành phố Hồ Chí Minh, xác định: Khái niệm “Lối sống” đƣợc đề cập trong đề tài là chỉ cách thức sinh hoạt nhƣ ăn, uống, học tập, giải trí, tiêu dùng của nhóm công chúng thành phố Hồ Chí Minh. Nghĩa là, đề tài sẽ nghiên cứu những tác động của PTHHQ đến của Lối sống của công chúng TP. HCM, cụ thể là những tác động của PTHHQ đến cách thức, thói quen, quan điểm, thái độ tiếp nhận văn hóa và hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng có xuất sứ Hàn Quốc của công chúng TP. HCM. Lối sống bị đƣợc quy định và bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan nhƣ: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi sinh sống, …và các yếu tố khách quan nhƣ: Môi trƣờng sống, môi trƣờng làm việc, môi trƣờng truyền thông,…[14]. 1.2. Vài nét về Làn sóng Hàn Quốc Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (LSVHHQ) hay còn gọi là Hàn lƣu, bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm 1990 tại Trung Quốc; sau hơn 10 năm tồn tại và phát triển vào những đầu năm 2000 Hàn lƣu có dấu hiệu thoái trào. Nhƣng đến cuối những năm 2000 trở đi, LSVHHQ có dấu hiệu trỗi dậy và phát huy tầm ảnh hƣởng mạnh mẽ của nó đến những quốc gia mà nó vƣơn tới. Giai đoạn phát triển của Hàn lƣu từ sau những năm 2000 gắn liền với sự phổ biến của âm nhạc Hàn Quốc còn gọi là K‟Pop. Các nhà nghiên cứu gọi giai đoạn này là Tân Hàn lƣu và làn sóng tân Hàn lƣu này đã lan rộng trên khắp thế giới. Làn sóng Hàn lƣu trƣớc đó và Tân Hàn lƣu sau này đã đem đến sự tự hào cho Hàn Quốc về mặt văn hóa và công nghiệp văn hóa. Mang đến cho quốc gia này sức mạnh của một thứ quyền lực mềm, của văn hóa đại chúng đã, đang và vẫn sẽ thâm nhập từ ồ ạt đến ngấm ngầm vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội nơi mà lan tỏa đến [73]. 30
  • 39. 1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của làn sóng văn hóa Hàn Quốc - Quá trình hình thành và phát triển của làn sóng văn hóa Hàn Quốc: Làn sóng văn hóa Hàn Quốc hay còn gọi là Hàn lƣu hay Hallyu (tiếng Triều Tiên) có nghĩa là Làn sóng Hàn Quốc - là tên gọi đƣợc bắt nguồn từ cách gọi của một số nhà báo ở Bắc Kinh về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản phẩm của Hàn Quốc tại Trung Quốc, hiện đƣợc dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong thế kỷ XXI. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc nổi tiếng khắp châu Á, đặc biệt là tại Đông Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, các nƣớc Đông Nam Á và đang bắt đầu lan rộng tới Ấn Độ, Trung Đông, Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ. Vào năm 1997 tại Trung Quốc, khi bộ phim truyền hình “What is love – “Tình yêu là gì”- của Hàn Quốc đƣợc lôi kéo, thu hút sự quan tâm đặc biệt của khán giả Trung Quốc và cùng lúc đó là các chƣơng trình ca nhạc của Hàn Quốc đƣợc phát trên sóng phát thanh trong chƣơng trình Phòng âm nhạc của Trung Quốc. Thuật ngữ Hàn lƣu đƣợc dùng để chỉ sự thịnh hành của văn hóa Hàn Quốc giống nhƣ đã từng sử dụng thuật ngữ Hangrgyu – Hong Kong wave – làn sóng Hồng Kông khi phim Hồng Kông đƣợc yêu thích và trở nên phổ biến hay hiện tƣợng làn sóng Nhật Bản khi phim truyền hình, phim hoạt hình, game,… đƣợc phổ biến và đƣợc quan tâm vào những năm 1990 [75]. Về sau này, thuật ngữ Hàn lƣu đƣợc sử dụng để chỉ sự du nhập và sử dụng văn hóa đại chúng Hàn Quốc trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc và Hàn Quốc. - Đặc điểm của làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở mỗi giai đoạn phát triển: Theo GS Kim Myeong Hye (khoa Báo chí truyền thông, đại học Dongui – Hàn Quốc) chỉ ra tiến trình lịch sử phát triển của Hàn lƣu. Theo GS Hye, LSVHHQ đƣợc chia ba giai đoạn chính [75]: - Giai đoạn 1: 1997 đến những năm 2000 là giai đoạn sơ khởi của Hàn lƣu với trung tâm là Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan. Để chuẩn bị cho việc phổ biến văn 31
  • 40. hóa Hàn Quốc giai đoạn này, năm 1994, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập cục Công nghiệp văn hóa chuẩn bị cho công nghệ phát triển công nghiệp văn hóa; chủ đạo của giai đoạn này là PTHHQ. - Giai đoạn 2 của Hàn lƣu đƣợc bắt đầu từ cuối những năm 2000. Giai đoạn này, Hàn lƣu vƣợt ra khỏi ranh giới các nƣớc Châu Á và lan rộng sang khu vực Trung Đông và châu Phi. Ở giai đoạn này, PTHHQ đƣợc yêu thích đặc biệt. Ngƣời hâm mộ PTHHQ ngày càng gia tăng ở khắp nơi trên thế giới. Chính ở giai đoạn này, sự quan tâm của thế giới đến phim Hàn Quốc và âm nhạc trong phim Hàn Quốc đã là nguyên nhân cho kế hoạch dài hơi về “Quốc tế hóa món ăn Hàn Quốc” của chính phủ Lee Myung – Park. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng xuất hiện làn sóng phản đối Hàn lƣu tại Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. - Giai đoạn 3 của Hàn lƣu đƣợc tính từ nửa sau những năm 2000 đến nay. Giai đoạn này LSVHHQ đã lan rộng ra toàn thế giới. Giai đoạn này còn đƣợc đặt tên là Tân Hàn lƣu - tức là thời kỳ phổ biến và ảnh hƣởng rộng khắp của âm nhạc Hàn Quốc - K‟ Pop - thông qua kênh truyền là Internet nhƣ Youtube, Facebook, Twitter. Hàn lƣu lúc này đã lan sang tận các vùng đất tƣởng nhƣ hoàn toàn miễn nhiễm với văn hóa Hàn Quốc nhƣ Mỹ, Bắc Mỹ và châu Âu. Ví dụ, chƣơng trình phát thanh trực tiếp – Music bank của đài phát thanh truyền hình KBS World của Hàn Quốc mà âm nhạc Hàn Quốc – K‟ Pop đƣợc phát sóng đến 72 quốc gia [73]. Nhƣ vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của Hàn lƣu trên phạm vi toàn thế giới, Hàn lƣu không chỉ dừng lại ở phạm vi là văn hóa đại chúng mà đã lan rộng sang lĩnh vực tinh hoa ẩm thực Hàn Quốc, chữ Hàn và lĩnh vực kinh tế. Nếu nhƣ Hàn lƣu ở giai đoạn phát triển phim Hàn Quốc đƣợc gọi là Hàn lƣu phiên bản 1.0; giai đoạn phát triển Hàn lƣu với sự bùng nổ và đƣợc ƣa chuộng trên toàn thế giới của âm nhạc Hàn Quốc - K‟Pop đƣợc xem là Hàn lƣu phiên bản 2.0, thì giai đoạn quảng bá ẩm thực Hàn Quốc, thời trang, mỹ phẩm Hàn Quốc, công nghệ, kỹ thuật điện tử Hàn Quốc đƣợc gọi là Hàn lƣu phiên bản 3.0. Việc phân chia các giai đoạn phát triển của Hàn lƣu thực sự cũng chính là nhìn nhận sự hình thành, phát triển và thâm nhập của Hàn lƣu đến các quốc gia, cộng 32
  • 41. đồng Hàn lƣu ảnh hƣởng đến, ngƣời dân từ thụ động tiếp nhận Hàn lƣu, đến yêu thích, hâm mộ và cuối cùng tìm đến Hàn lƣu để trải nghiệm, để thƣởng thức. Và theo dự đoán của nhiều học giả, Hàn lƣu có thể còn phát triển đến phiên bản 4.0, nghĩa là Hàn lƣu không chỉ chinh phục thế giới bởi văn hóa đại chúng phổ thông mà Hàn lƣu sẽ thuyết phục thế giới bởi những tinh hoa của xứ sở Kim Chi và đem những tinh hoa của Hàn Quốc làm cầu nối để giao tiếp, giao lƣu với toàn thế giới [75] . 1.2.2. Sự thâm nhập của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc vào Việt Nam Nhìn lại quá trình du nhập và lan tỏa của làn sóng văn hóa của Hàn Quốc tại Việt Nam chúng ta thấy rằng, so với các nƣớc trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á, LSVHHQ ảnh hƣởng đến Việt Nam muộn hơn các nƣớc khác trên thế giới, mặc dù vậy, sự thâm nhập của LSVHHQ vào Việt Nam cũng tƣơng tƣ nhƣ trên thế giới, nghĩa là cũng trải qua những thăng trầm nhất định của các giai đoạn khác nhau. Và những biểu hiện cụ thể nhất của sự thâm nhập văn hóa Hàn Quốc thể hiện qua làn sóng phim Hàn Quốc gọi tắt là K‟movie và nhạc Hàn Quốc viết tắt là K‟pop và sự tác động của chúng đến đời sống xã hội Việt Nam. Cụ thể LSVHHQ đã thâm nhập vào Việt Nam qua các giai đoạn sau: - Giai đoan khởi động: 1997 – 2000 Ngƣời viết gọi giai đoạn thâm nhập đầu tiên của LSVHHQ vào Việt Nam là giai đoạn “khởi động”: 1997 – 2000. Giai đoạn khởi động này, PTHHQ là cụ thể hóa nhất của LSVHHQ. PTHHQ vào Việt Nam thông qua các chƣơng trình giao lƣu, trao đổi, hợp tác giữa các đài truyền hình Việt Nam và Hàn Quốc. Sau đó, các bộ phim Hàn Quốc đƣợc các nhãn hàng, nhãn hiệu của Hàn Quốc tài trợ, trao đổi thông qua các công ty quảng cáo và phát sóng thƣờng xuyên trên sóng truyền hình Việt Nam của các đài lớn nhỏ nhƣ VTV, HTV, BTV, ĐN – RTV và các đài truyền hình địa phƣơng. Cột mốc đánh dấu sự thâm nhập của LSVHHQ vào Việt Nam đầu tiên chính là sự kiện Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh đã tặng Đài truyền hình TP. HCM (HTV) bộ phim Hoa cúc vàng vào năm 1997. Bộ phim đƣợc chiếu vào “giờ vàng” là 20 giờ tối trên HTV7. Lúc này làn sóng phim Hàn Quốc 33
  • 42. trên truyền hình còn rất nhẹ nhàng và lăn tăn. Phải đến năm 1998, khi các bộ phim nhƣ: Anh em nhà bác sĩ, Bản tình ca mùa đông, Mối tình đầu, Giày thủy tinh… đƣợc chiếu trên sóng truyền hình Việt Nam, truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, truyền hình Đồng Nai, truyền hình Bình Dƣơng và các tỉnh khác thì lúc đó LSVHHQ mới thực sự hình thành và lan tỏa khắp Việt Nam. Theo tác giả Trƣơng Văn Minh – Trƣởng ban chƣơng trình, Đài truyền hình TP. HCM, trong nghiên cứu về quá trình LSVHHQ thâm nhập vào Việt Nam thông qua phim truyện truyền hình Hàn Quốc năm 2012, tác giả cho rằng, bộ PTHHQ Hoa cúc Vàng nhƣ “…thả một hòn sỏi xuống mặt nƣớc gây nên một cơn sóng nhỏ,… và đến với khán giả bằng một chút lay động nhẹ. Tất cả chỉ mới bắt đầu…” và cũng theo tác giả Trƣơng Văn Minh, “HTV (Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh) chính là cánh cửa đập đầu tiên tại Việt Nam mở ra cho làn sóng Hàn Quốc, mà chủ yếu là phim truyền hình…” [33]. Giai đoạn “khởi động” này, có thể nói, PTHHQ đã khiến khán giả chú ý và nhận đƣợc sự quan tâm, ƣu ái cũng nhƣ cảm tình của khán giả Việt Nam vì những câu chuyện tình cảm nhẹ nhàng, tình cảm, sâu lắng nhƣng vẫn chứa đứng những triết lý nhân sinh sâu sắc mà gần gũi với văn hóa Việt Nam về tình yêu, tình ngƣời, tình cảm gia đình,... Đó là những triết lý về nhân - quả, ác giả ác báo, ở hiền gặp lành. Nói khán giả Việt Nam say sƣa, mong đợi đến 6 giờ chiều, 8 giờ tối để gặp các nhân vật mình yêu thƣơng, hờn ghét trong Bản tình ca mùa đông, Chuyện tình Havard, Giày thủy tinh, Mối tình đầu, quả thật không sai. Trƣớc đó, khán giả Việt Nam chỉ biết đến phim cổ trang, dã sử của Hồng Kông, phim tình cảm xã hội của Đài Loan, Singapore, Mexico, Brazil,… Lúc này, đầu tƣ cho việc sản xuất PTHHQ để xuất khẩu ra thế giới đã đƣợc Hàn Quốc thực sự coi trọng thể hiện qua các chƣơng trình hợp tác, trao đổi văn hóa với các quốc gia khu vực và trên thế giới trong đó có thị trƣờng Việt Nam. “PTHHQ chiếm 56% tổng số chƣơng trình truyền hình nƣớc ngoài nhập khẩu vào Việt Nam năm 1998”[33]. 34
  • 43. Tuy ở giai đoạn “khởi động” của làn sóng PTHHQ, khán giả Việt vẫn dành nhiều sự ƣu ái cho các diễn viên và các bộ phim Hoa ngữ dài tập của Hồng Kông, Đài Loan, Singapore,… nhƣng sự “dạm ngõ” của PTHHQ vào Việt Nam bƣớc đầu đã rất thuận lợi, không gặp sự phản đối của công chúng mà còn gây đƣợc sự chú ý, cảm tình với khán giả Việt Nam. Đây là một dấu hiệu thành công ban đầu của làn sóng Hàn, báo trƣớc một giai đoạn bùng nổ trong tƣơng lai gần. - Giai đoạn tăng tốc bùng nổ: Từ năm 2000 – 2005 Sau giai đoạn thăm dò thị trƣờng cũng nhƣ thị hiếu xem phim của khán giả Việt Nam, PTHHQ đã thực sự đƣợc yêu mến tại Việt Nam – một đất nƣớc vốn “hiếu khách” và “dễ đồng cảm”. Khoảng thời gian này, khắp các kênh truyền hình từ trung ƣơng đến địa phƣơng, bật lên kênh nào cũng thấy phim Hàn Quốc và các chƣơng trình giải trí do Hàn Quốc sản xuất. Quảng cáo theo phim theo đó tăng cao, doanh số thu đƣợc từ quảng cáo đã khiến các đài truyền hình, các công ty truyền thông ở Việt Nam đầu tƣ mua các bộ phim truyền hình, các chƣơng trình giải trí do Hàn Quốc sản xuất và bán quảng cáo trong “giờ vàng” chiếu phim thay cho việc chiếu các bộ phim Hoa ngữ nhƣ trƣớc đây. Đánh dấu sự thành công của PTHHQ trên thế giới chính là bộ phim Bản tình ca mùa đông. Bộ phim này đƣợc chiếu lại 4 lần tại Nhật vào năm 2003. Khi đến Việt Nam vào năm 2004 bộ phim cũng tạo nên một cơn sốt, hiệu ứng Bản tình ca mùa đông lãng mạn, trầm buồn vƣơng vấn mỗi ngƣời xem Việt Nam. Lúc này khung giờ vàng chiếu phim ở Việt Nam đƣợc dành cho các bộ phim Hàn Quốc [73]. Tại Đài truyền hình TP. HCM, PTHHQ đƣợc chiếu trên hai khung giờ vàng: 12 giờ trƣa và 17 giờ chiều kênh HTV7 và HTV9. Lúc này tổng số giờ chiếu phim Hàn Quốc tăng lên gần 20% trong năm 2004 [33]. Theo số liệu nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa và Vân học trực thuộc Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ năm 2003, trong giai đoạn bùng nổ của LSVHHQ, PTHHQ đã bắt đầu gây sự chú ý nơi giới trẻ nhất là giới trẻ đô thị nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh. Theo nghiên cứu này, có tới 64% bạn trẻ trong lứa tuổi từ 11 đến 25 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh yêu thích PTHHQ. Và đặc biệt các bộ 35
  • 44. phim này hƣớng đến đối tƣợng là nữ giới trẻ. Ở giai đoạn đầu, khởi động của LSVHHQ nhƣ trình bày trên, yếu tố văn hoá đƣợc quan tâm chú ý, nhƣng đến giai đoạn thứ hai, tăng tốc và bùng nổ này của LSVHHQ, yếu tố thƣơng mại, dịch vụ đã gần nhƣ lấn át hoàn toàn. Các nhà “đầu tƣ” PTHHQ đã phát hiện ra rằng, ở các gia đình thành thị, ngƣời phụ nữ đặc biệt là lứa tuổi trung niên là ngƣời quyết định việc mua sắm trong gia đình và họ cũng là những ngƣời chi tiêu nhiều nhất cho các khoản mua sắm vật dụng, thời trang, mỹ phẩm và ẩm thực,… [12]. Vì vậy, những nhà sản xuất chƣơng trình, những ngƣời đầu tƣ phim đã lồng ghép vào câu chuyện phim những quảng cáo về sản phẩm hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, các nhu yếu phẩm hàng ngày; Và cũng nhờ làn sóng PTHHQ mà giá bán các spot quảng cáo cao ngất ngƣởng và đắt đỏ trong “giờ vàng phim Hàn” trên các kênh truyền hình địa phƣơng và quốc gia. LSVHHQ lúc này đã lan rộng khắp thế giới, không chỉ trong khu vực Châu Á mà lan đến cả châu Mỹ, châu Phi xa xôi. Lúc này không chỉ PTHHQ mà nhạc Hàn quốc cũng đƣợc quan tâm, yêu thích. Bắt đầu cho một giai đoạn mới của Hàn lƣu trong tƣơng lai – Tân Hàn lƣu. Và sự yêu thích nhạc Hàn quốc là bàn đạp cho kế hoạch “Quốc tế hóa món ăn Hàn Quốc của chính phủ Lee Myung – Park” [75]. - Giai đoạn bão hòa và chuyển hƣớng của Hàn Lƣu: Từ 2005 đến nay Sau giai đoạn phát triển rực rỡ của PTHHQ nói riêng và làn sóng văn hóa Hàn Quốc nói chung, ở Việt Nam và trên toàn thế giới, LSVHHQ giai đoạn này có vẻ chậm lại mà các nhà chuyên môn gọi là giai đoạn bão hòa. Trên thế giới, số lƣợng PTHHQ xuất khẩu giảm đi rõ rệt. Thậm chí xuất hiện làn sóng tẩy chay, chống lại các sản phẩm có xuất xứ từ Hàn Quốc ở các quốc gia nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc,…[75]. Ở Việt Nam, số lƣợng các chƣơng trình phát sóng nhập từ Hàn Quốc giai đoạn này giảm đi đáng kể. 36
  • 45. Bảng 1.1: Số lƣợng chƣơng trình nhập từ Hàn Quốc về Việt Nam năm 2007- 2010: Năm 2007 2008 2009 2010 Giá trị $ 1296 971 2075 2210 (Đơn vị Ngàn USD) Số lƣợng 2076 1099 2607 1866 (Nguồn: Cục thống kê, Bƣớc đầu nghiên cứu về quảng bá món ăn Hàn Quốc Hanlyu ở Việt Nam (Vũ thị Thanh Hƣơng, 2012, Tr 8)) Nhìn bảng số liệu bảng trên, ta có thể thấy tuy số tiền bỏ ra để nhập các chƣơng trình sản xuất từ Hàn Quốc tăng lên do trƣợt giá nhƣng số lƣợng chƣơng trình đã giảm đi đáng kể. Năm 2007, có 2076 chƣơng trình do Hàn Quốc sản xuất đƣợc nhập về Việt Nam, nhƣng đến 3 năm sau, năm 2010 chỉ còn 1866 chƣơng trình. Cụ thể, tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, PTHHQ không còn đƣợc ƣu tiên phát trong khung giờ vàng mà thay vào đó là phim Việt Nam. Từ 2005 – 2011, tỉ lệ PTHHQ giảm liên tục từ 19,8% còn 8,4%. Con số này cũng ứng với giai đoạn bão hòa, “nhàm chán” của LSVHHQ, PTHHQ [33]. Bảng 1.2: PTHHQ trên sóng HTV từ năm 2004 – 2011 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỉ lệ phim nƣớc ngoài 90% 85% 80% 75% 70% 60% 45% 40% Tỉ lệ phim Hàn Quốc/ 22% 19% 29% 22% 23% 20% 22% 21% phim nƣớc ngoài Tỉ lệ phim Hàn Quốc 19,8% 16,5% 23,2% 16,5% 16,1% 12,0% 9,9% 8,4% (Nguồn: Ban chƣơng trình, Ban tài chính Đài TH thành phố Hồ Chí Minh [33] Nhƣ số liệu bảng trên, năm 2004, tỉ lệ phim nƣớc ngoài gần nhƣ độc chiếm giờ chiếu phim của HTV lên đến 90%, trong đó, phim Hàn Quốc chiếm tỉ lệ 22% số 37