SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 112
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
___________________
MAI THÁI KIM LONG
(THÍCH THỊ MINH)
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI
TỈNH ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU
VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP
LUANVANTRITHUC.COM
ZALO: 0936.885.877
TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO
KHÓA LUẬN TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI, 2021
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
___________________
MAI THÁI KIM LONG
(THÍCH THỊ MINH)
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI
TỈNH ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Ngành: Tôn giáo học
Mã số: 8.22.90.09
KHÓA LUẬNTÔN GIÁO HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG VĂN CHUNG
HÀ NỘI, 2021
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài "Sự hình thành và phát triển của thiền phái LâmTế Chúc
Thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu" được thực hiện và hoàn
thành bằng sự cố gắng nghiên cứu, học hỏi của học viên cùng với sự hướng
dẫn nhiệt tình của TS. Hoàng Văn Chung với tư cách là người hướng dẫn
khoa học.
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực
và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Những thông tin
trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn và học viên.
Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 4 năm 2021
Học viên luận văn
Mai Thái Kim Long
(Thích Thị Minh)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC SỰ RA ĐỜI CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ
CHÚC THÁNH Ở VIỆT NAM....................................................................16
1.1. Bối cảnh Phật giáo Đàng Trong vào thế kỷ 17 - 18.................................16
1.2. Sự ra đời thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh................................................19
1.3. Phương pháp tu tập và tôn chỉ hành đạo..................................................26
1.4. Sinh hoạt và tổ chức sơn môn ..................................................................32
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH
TRUYỀN BÁ THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TỪ MIỀN
TRUNG VÀO TỈNH ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI
ĐOẠN THẾ KỶ 18 - 20 ................................................................................41
2.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và tôn giáo tại Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu
giai đoạn thế kỷ 18-20.....................................................................................41
2.2. Sơ lược sự truyền bá của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh vào các tỉnh
miền Trung trung bộ và Trung nam bộ...........................................................44
2.3. Quá trình truyền bá và phát triển của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở 2
tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu..............................................................51
CHƯƠNG 3: NHỮNG NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA-
VŨNG TÀU HIỆN NAY...............................................................................64
3.1. Những ngôi chùa tiêu biểu hiện nay của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở
Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu ....................................................................64
3.2. Đặc điểm của chi phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa –
Vũng Tàu.........................................................................................................68
3.3. Một số vấn đề đang đặt ra hiện nay với Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai
và Bà Rịa-Vũng Tàu và đề xuất giải pháp ......................................................72
KẾT LUẬN ....................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................80
PHỤ LỤC.......................................................................................................85
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên,
đã nhanh chóng hòa nhập vào nền văn hóa bản địa, đồng hành cùng dân tộc vượt
qua bao biến cố, thăng trầm của các triều đại lịch sử. Trong quá trình tồn tại và
phát triển Phật giáo đã có nhiều biến đổi về hình thức lẫn nội dung hành trì tu tập
để thích ứng với hoàn cảnh đất nước.
Phật giáo Việt Nam có nhiều thiền phái, tông phái khác nhau. Hầu hết mỗi
vị tổ sư từ Trung Hoa mang Phật giáo đến Việt Nam đều có bài kệ lập tông
riêng, từ đó các thế hệ kế tiếp dựa trên bài kệ đó mà đặt tên pháp danh, pháp tự,
pháp hiệu tiếp nối mạng mạch thiền phái, tông phái. Quá trình lập tông nhằm cố
kết các Tăng Ni trong cùng một thiền phái (tông phái), cùng pháp môn tu, cùng
cách thức hành trì để hỗ trợ nhau trên con đường tu tập và hoằng pháp. Sách cổ
có câu: “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại”, ý nói một người xuất gia mà
tách rời khỏi Tăng chúng thì không thể phát triển được, giống như hổ rời rừng thì
dễ bị mất mạng. Nơi hổ có thế sống tung hoành và an toàn là rừng núi, nơi người
xuất gia có thể phát triển tốt và có cuộc sống an lành là được bao bọc đoàn thể
Tăng già.
Phật giáo tuy được phân chia thành nhiều thiền phái (tông phái), song tinh
thần tu học vẫn căn cứ vào những lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy trong
các bản kinh và luật đã được ghi chép lại. Nhưng một điều thực tế cho thấy, cùng
trong một thiền phái nhưng tùy vào căn cơ, trình độ khác nhau của mỗi người mà
mỗi người tự tìm cho mình pháp môn tu tập phù hợp. Ngày nay, pháp môn tu
không bị gò bó trong các thiền phái, tuy cùng là một thiền phái nhưng có người
chuyên hành thiền, có người chuyên niệm Phật (tu Tịnh độ), có người kết hợp
thiền tịnh song tu, có người chuyên trì Mật chú… Chỉ một số Tông phái có pháp
môn tu tập riêng như Thiền phái Trúc Lâm của hòa thượng Thích Thanh Từ
chuyên tu thiền chỉ và quán tâm: Biết vọng không theo; Hòa thượng Thích Nhất
Hạnh chuyên tu thiền Tứ Niệm xứ với chánh niệm tỉnh giác… Tình trạng đa
1
dạng tông phái trong Phật giáo, xong pháp môn tu tập chủ yếu có sự kết hợp
Thiền – Tịnh – Mật và luôn lấy lời Phật dạy làm giáo lý căn bản để hành trì và
soi sáng bước đường tu tập.
Điểm nổi bật của các thiền phái Phật giáo ngày nay có thể thấy là sự cố kết
chúng tăng tạo thành một nhóm cộng đồng hỗ trợ nhau làm các công tác Phật sự
và hoằng pháp. Nhưng mỗi thiền phái đều nhấn mạnh đặc thù của mình mang
tính vùng miền, do đó tạo nên những cộng đồng Phật giáo có nhiều màu sắc
riêng biệt. Nghiên cứu để chỉ ra những nét riêng biệt đó luôn gặp nhiều thử
thách, từ vấn đề phương pháp cho đến tìm kiếm cứ liệu.
Trong những thập niên gần đây, các thiền phái Phật giáo ở Việt Nam rất
được quan tâm. Bên cạnh nỗ lực khôi phục “sơn môn, pháp phái” bởi nhà tu
hành Phật giáo (tăng, ni) , là những nghiên cứu, khảo cứu được đẩy mạnh về
nguồn gốc lịch sử, quá trình phát triển và đặc biệt là tình hình hiện nay. Những
nghiên cứu này đóng góp rất ý nghĩa cho tri thức khoa học về Phật giáo ở Việt
Nam và từ đó chỉ ra vai trò, giá trị và chức năng của Phật giáo đối với cá nhân và
xã hội.
Ở Việt Nam, tồn tại những thiền phái Phật giáo lớn như Tào Động, Tịnh
Độ, Mật tông, Trúc Lâm, Lâm Tế, v.v... Trong mỗi thiền phái lớn lại gồm những
trường phái nhỏ hơn. Có một thực tế là trải qua nhiều biến đổi của thực tiễn đời
sống, có thiền phái vẫn được duy trì và phát triển, có thiền phái hư hao dần theo
thời gian. Một thiền phái, phụ thuộc rất nhiều vào tăng sĩ được truyền thừa và
gánh trách nhiệm duy trì thiền phái ấy. Nhưng bối cảnh tôn giáo và xã hội ngày
nay đang tạo ra những xu hướng không phải luôn thuận lợi, thậm chí đặt ra nhiều
thách thức cho việc truyền thừa và kế tục. Nếu không kịp thời khảo cứu, tài liệu
hóa và hệ thống hóa, nhiều thiền phái có thể biến mất không dấu vết cùng với sự
nhạt phai của ký ức cộng đồng.
Riêng về thiền phái Lâm Tế, hiện nay, trên cả nước hiện nay còn tồn tại 5
dòng chính:
- Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Trí Bản - Đột Không;
- Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Vạn Phong - Thời Ủy;
2
- Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Mộc Trần - Đạo Mân (1596 -
1674);
- Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Thiệt Diệu - Liễu Quán;
- Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Minh Hải - Đắc Trí (Thiền phái
Lâm Tế Chúc Thánh).
Thiền phái được tìm hiểu, nghiên cứu trong khóa luận này là thiền phái
Lâm Tế Chúc Thánh hay còn gọi là Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư
Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiện nay, thiền phái này đang có sự phát triển tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa –
Vũng Tàu, có lượng Tăng Ni tương đối đông, có tổ chức sinh hoạt thiền phái và
có những ngôi chùa do thiền phái này lập ra tồn tại đến ngày nay.
Cho tới hiện tại, chưa có công trình nào tìm hiểu và nghiên cứu một cách
bài bản về thiền phái này tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hơn nữa, các
tài liệu lịch sử về dòng thiền này có mặt tại 2 tỉnh này là rất ít, dường như là
không có. Để tìm hiểu, cần phải dày công truy nguyên niên đại các chùa trong
thiền phái này có mặt tại 2 tỉnh trên sớm nhất, tìm ra nguồn gốc của các vị khai
sơn để biết quá trình truyền thừa của thiền phái này. Đồng thời, cần kết hợp tìm
hiểu về dòng này bằng cách khai thác các sử liệu thời Chúa Nguyễn (Đàng
Trong), các sử gia đương đại viết về lịch sử Phật giáo, danh Tăng Việt Nam, và
bất cứ phát hiện thư tịch cổ nào có liên quan.
Từ những lý do và tính cấp thiết nêu trên, học viên chọn thực hiện đề tài Sự
hình thành và phát triển của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở tỉnh Đồng Nai và
Bà Rịa-Vũng Tàu. Về mặt học thuật, khóa luận đóng góp cho cơ sở lý luận và
phương pháp nghiên cứu về thiền phái Phật giáo ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn,
đề tài sẽ đóng góp những tư liệu lịch sử được hệ thống hóa về thiền phái Lâm Tế
Chúc Thánh tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu và đóng góp tư liệu cho
các ban điều hành chi phái của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại 2 tỉnh này.
2. Tổng quan tài liệu
Về các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, có thể chia thành các nhóm sau:
3
2.1. Tài liệu, các công trình nghiên cứu về thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam
Theo cuốn Gia Định Thành Thông Chí [14a], năm 1698, đời chúa Hiền Tông,
2 vùng đất Biên Hòa và Gia Định đã chính thức được Thống suất Nguyễn Hữu Kính
sáp nhập vào Bản đồ Việt Nam lập nên thành, ấp và đặt các quan cai trị. Từ đó có
nhiều dòng người di dân từ các tỉnh Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế), Quảng Nam,
Quảng Ngãi… di dân vào vùng đất mới (Biên Hòa, Gia Định) để làm ăn, sinh sống.
Di dân đến đâu cũng mang theo phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng đến đó.
Như vậy, hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu (Biên Hòa xưa) được chính thức
vẽ trên bản đồ Việt Nam là cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Nhưng trước đó vùng đất
này đã có người Việt sinh sống xen lẫn người Thủy Chân Lạp và một số người Hoa
di dân từ Trung Quốc sang do bất mãn với nhà Thanh (một số quan quân nhà Minh
cùng thân quyến sau khi nhà Thanh lật đổ nhà Minh lên ngôi vào thế kỷ 17 đã di cư
sang vùng đất Bà Rịa và Biên Hòa xưa). Phong tục tập quán của người Thủy Chân
Lạp khác với người Việt và người Hoa nên người Việt và người Hoa ở đâu thì
người Thủy Chân Lạp rời khỏi chỗ đó. Như vậy, khi 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa –
Vũng Tàu (Biên Hòa xưa) được sát nhập vào bản đồ Việt Nam từ đất của người
Thủy Chân Lạp thì người Việt đã định cư tương đối nhiều.
Việt Nam Phật giáo Sử luận [24] đã cho ta biết Phật giáo suy thoái từ thời Hậu
Lê, khi Hồ Quý Ly lên tiếm quyền nhà Trần vào thế kỷ 14. Hồ Quý Ly xuất thân
Nho học, triều đại nhà Trần lại thuần Phật giáo nên Hồ Quý Ly muốn loại bỏ phe
cánh ủng hộ nhà Trần thì loại bỏ những người ủng hộ nhà Trần mang tư tưởng Phật
giáo. Do đó, các tăng lữ dưới 50 tuổi bị bắt hoàn tục, chùa chiền bỏ hoang hay làm
nơi sinh hoạt của làng xã… Từ thời nhà Trần, đạo Phật hưng thịnh bao nhiêu đến
triều đại nhà Hậu Lê đạo Phật suy yếu bấy nhiêu. Với sự hà khắc của chính quyền
phong kiến nhà Hậu Lê, đạo Phật càng ngày càng co cụm lại, ít người đi tu và xuất
gia, chùa chiền bỏ hoang, dần đạo Phật đã đi vào quên lãng.
Trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, ở Đàng Trong, chúa Nguyễn lại ưu
ái cho Phật giáo. Đàng Trong (Thuận Hóa – Quảng Nam) thế kỷ 14 là vùng đất
hoang vu, rừng thiêng nước độc nên chùa chiền và tăng lữ cũng không có nhiều.
Giai đoạn thế kỷ 14 đến thế kỷ thứ 18, Chúa Nguyễn đã cho người thỉnh mời các
4
thiền sư ở Trung Hoa sang Đàng Trong hoằng hóa và lập đàn truyền giới để cho
người Việt xuất gia làm tăng sĩ (theo truyền thống Phật giáo). Đây là nguyên
nhân mà các vị thiền sư Trung Hoa có dịp sang Việt Nam truyền giáo và mở ra
các thiền phái. Các vị thiền sư đến Việt Nam hoằng pháp trong giai đoạn này chủ
yếu là người của các tông Lâm Tế và Tào Động. Nhưng tông Tào Động truyền
bá chủ yếu ở miền bắc Việt Nam, tông Lâm Tế truyền thừa chủ yếu miền trung
và miền Nam Việt Nam, trong đó có Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh. Trong thời
kỳ này (thế kỷ 17 - 18), bên Trung Hoa, nhà Thanh đã lật đổ nhà Minh lên cai trị.
Đó là lý do một số vị thiền sư Trung Hoa khi sang Việt Nam cũng không muốn
trở về mà ở lại định cư và hoằng pháp trên đất Việt.
Các tài liệu Phổ hệ truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng
Nam và Đà Nẵng [42] và cuốn Hành trạng chư thiền đức xứ Quảng [43] của
thượng tọa thích Như Tịnh đã cho biết quá trình hình thành thiền phái Lâm Tế
Chúc Thánh và quá trình Nam tiến của các vị Thiền sư dòng thiền Lâm Tế Chúc
Thánh. Có thể thấy là từng bước từ Quảng Nam, thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh
đã đi vào Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, rồi đến các địa phương khác…
Ngoài ra, trong các tác phẩm như Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam Bộ
[27]; Lược sử Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam [39], chúng ta có thể thấy
những thông tin về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo ở vùng đất
Nam Bộ, và các hệ phái Phật giáo cổ truyền tồn tại ở miền Nam Việt Nam.
Một số nghiên cứu có liên quan đến thiền phái Lâm Tế có thể kể ra như sau:
Một nghiên cứu hiếm hoi của trí thức Phật giáo về dòng thiền Lâm Tế ở
Việt Nam là bài “Phật giáo Ninh Bình và sự truyền thừa của phái thiền Lâm Tế”
trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo. Trong bài viết này, tác giả Thích Minh Tuệ
dựng một lược sử của thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình, phân tích sự truyền thừa
tại một số ngôi chùa tiêu biểu và nêu ra ảnh hưởng của thiền phái này ở Ninh
Bình (trên các phương diện như tư tưởng, kiến trúc - nghệ thuật, niềm tin tôn
giáo). Tác giả đưa ra nhận định rằng thiền phái này có nhiều đóng góp ý nghĩa
cho Phật giáo và cho đời sống văn hóa, tâm linh của người dân tại Ninh
Bình.[48]
5
Nguyễn Văn Quý đăng tải bài viết “Thiền phái Lâm Tế thời chúa Nguyễn”
năm 2013 trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo. Công trình này cung cấp một lược
sử về sự mở rộng dần dần thiền phái này trong khoảng thế kỷ 17 - 18. Theo đó,
đáng chú ý là thiền phái Liên Tông do thiền sư Lân Giác (1699 - 1733) thành lập
tại chùa Liên Phái (Hà Nội) được cho là thuộc dòng Lâm Tế. Nhìn chung, bài
viết cho thấy dòng thiền này có sự bảo trợ của các chúa và thiền sư Liễu Quán là
người có công trạng nổi bật nhất trong Việt hóa thiền phái Lâm Tế.[34]
Bài viết chung của Phan Trương Quốc Trung và Nguyễn Hữu Sử “Tìm hiểu
hành trạng thiền sư Bản Quả - Khoáng Viên, vị thầy của sư Nguyên Thiều -
Hoán Bích” trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, đã khai thác các tư liệu lịch sử để
làm rõ vai trò của thiền sư Khoáng Viên – người được cho là một mắt xích quan
trọng trong mạch truyền thừa thiền Lâm Tế ở Đàng Trong. Đồng thời bài viết
cũng dựng lại quá trình giao lưu trao đổi thư tịch Phật giáo giữa Đàng Trong và
vùng Quảng Đông, Phúc Kiến (Trung Quốc). [33]
Phan Trương Quốc Trung và Nguyễn Hữu Sử cũng xuất bản một công trình
khác liên quan đến Lâm Tế. Trong bài, “Về bài kệ truyền thừa của phái Thiền
Lâm Tế Liễu Quán” trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, hai tác giả đã khái quát
đặc điểm của Lâm Tế tại Việt Nam (truyền thừa liên tục lâu nhất; phạm vi truyền
bá rộng nhất; lượng đệ tử tại gia, xuất gia đông nhất). Bài viết tập trung phân tích
bài kệ truyền thừa và đánh giá vai trò của nó trong tiến trình, sự mở rộng và sự
Việt hóa của Lâm Tế Liễu Quán ở Việt Nam. [35]
Như vậy, sơ bộ chúng tôi đã tổng quan ra một số nghiên cứu về thiền phái
Lâm Tế ở Việt Nam. Các khảo cứu này mang lại những thông tin về nguồn gốc,
sự hình thành, mở rộng, các cộng đồng, ngôi chùa tiêu biểu cũng như những tăng
sĩ có vai trò quan trọng. Nhưng trong các công trình này, hầu như không thấy đề
cập về chi phái Lâm Tế Chúc Thánh.
2.2. Các tài liệu, nghiên cứu về thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Việt Nam
Trong cuốn Vùng đất Nam Bộ: quá trình hình thành và phát triển [25],
Vùng đất Nam Bộ [27], Tiểu sử Danh tăng Việt Nam thế kỷ XX [3] cho biết
phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa, quá trình hình thành vùng đất Nam Bộ
6
xưa trong đó có Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, và các danh tăng trong giai
đoạn thế kỷ 19 - 20. Các tông phái chính Phật giáo ở Đồng Nai và Bà Rịa –
Vũng Tàu là Bắc Tông, Nam Tông, Khất sỹ. Bắc Tông có các dòng thiền như
Liễu Quán, Thiên Thai Tông, Chúc Thánh, Thiền Trúc Lâm (Hòa thượng Thích
Thanh Từ). Nam tông có Nam Tông Kinh và Nam Tông Khmer. Khất sỹ có Khất
sỹ giáo đoàn 4 và khất sỹ Sơn Lâm, Khất sỹ Đại Thừa.
Theo Tịnh Hà - Tín ngưỡng tôn giáo ở Đồng Nai xưa [58] Có thể nói,
người Việt khai hoang lập ấp đến đâu thì tín ngưỡng Phật giáo được lan truyền
đến đó. Trước khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh định danh vùng đất Trấn
Biên thuộc cương thổ Đại Việt, thì từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, vùng đất
Đồng Nai đã từng là một trong những cái nôi của Phật giáo Đàng Trong. Do triết
lý Phật đà là từ bi, hỉ xả, bình đẳng, nêu cao tinh thần cứu khổ cứu nạn nên được
người dân vùng đất Đồng Nai tiếp nhận sâu rộng, trở thành mảng văn hóa đậm
nét trong văn hóa truyền thống của địa phương. Nhiều tông môn, hệ phái của
Phật giáo có mặt tại Đồng Nai như: Nguyên thủy (Sthaviravāda), Bắc tông
(Mahayana), Nam tông (Theravada), Mật tông (Vajrayana), Tịnh độ tông (Pure
Land), Thiền tông (Dhyana)…
Trong số những vị cao tăng có công tích hoằng hóa và xiển dương Phật
giáo ở Đồng Nai, có thể kể đến Thiền sư Nguyên Thiều (1648 - 1728). Thiền sư
là người Trung Quốc, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 33, sang Việt Nam truyền đạo
vào vào năm 1677. Ông là vị Tổ truyền phái Lâm Tế ở khu vực miền Trung,
đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng
Trong. Khoảng năm 1693, thiền sư vào Đồng Nai hoằng hóa cho những lưu dân
người Việt và người Hoa đã đến làm ăn sinh sống, sau đó xây dựng chùa Kim
Cang ở ấp Bình Thảo, thuộc dinh Trấn Biên (nay thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh
Cửu). Một số đệ tử của thiền sư là những cao tăng đương thời cũng xây dựng,
khai sơn, trụ trì các chùa ở Đồng Nai, như: Minh Vật - Nhất Tri (? – 1786) trụ trì
chùa Kim Cang; Thành Đẳng - Minh Lượng (1686 – 1769) khai sơn chùa Đại
Giác, Thành Nhạc - Ẩn Sơn (? – 1776) khai sơn, trụ trì chùa Long Thiền, Thành
Trí - Pháp Thông (không rõ năm sinh và năm mất) trụ trì chùa Bửu
7
Phong… Đồng Nai còn có sự truyền thừa của thiền phái Tào Động tuy có chậm
hơn so với thiền phái Lâm Tế, mà một trong những cao tăng tiêu biểu là thiền sư
Pháp Thông - Thiện Hỷ (không rõ năm sinh và năm mất) khai sơn chùa Long Ẩn
năm 1733.
Cùng với sự xuất hiện của Phật giáo là chùa chiền, cơ sở thờ tự. Hiện nay
Đồng Nai còn nhiều ngôi chùa cổ gắn liền với giai đoạn mở cõi như: Bửu Phong
(xây dựng năm 1616), Long Thiền (năm 1664), chùa Ông (năm 1684), Kim Cang
(năm 1695). Trong thời các chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725), có 2 ngôi
chùa ở Đồng Nai được sắc tứ (vua ban sắc), đó là chùa Vạn An ở thôn Phước An
(nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và chùa Hộ Quốc ở thôn Đắc Phước, huyện
Phước Chánh (nay thuộc phường Tân Vạn, thành phố Biên Hòa). Sau khi
Nguyễn Ánh lên ngôi (năm 1802) đã ban cho chùa Kim Cang 3 pho tượng Phật
và bức hoành phi “Kim Cang tự”, trùng tu chùa Đại Giác (xây dựng năm 1665)
và cúng pho tượng Phật A Di Đà bằng gỗ cao 2,5m, nên người dân còn gọi là
chùa Phật Lớn.
Hiện nay, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có gần 1.000 cơ sở thờ tự Phật giáo bao
gồm chùa, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất và khoảng 32.255 tăng ni, tu sĩ [57]; tỉnh
Đồng Nai có 699 chùa, tự viện, hơn 1.000 am, cốc; 5.619 tăng, ni [60].
Các công trình nghiên cứu về thiền phái lâm Tế Chúc Thánh hiện nay rất ít,
trong đó có tài liệu được nhiều người biết đến, nghiên cứu khá công phu đó là
tập tài liệu “Phổ hệ truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam
và Đà Nẵng” của thượng tọa Thích Như Tịnh. Tập tài liệu này đã sưu tầm về
lược sử của Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) và các hậu duệ của ngài,
chủ yếu là các vị xuất thân từ hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng rồi đi truyền đạo
trong và ngoài nước. Tập tài liệu này chưa phải là lịch sử thiền phái Lâm Tế
Chúc Thánh. Tuy nhiên đây là tập tài liệu quý qua đó xác định được hành trạng
của Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) và hậu duệ của ngài.
Trong “Hành trạng chư Tôn đức xứ Quảng”, tác giả thượng tọa Thích Như
Tịnh khái lần lượt hành trạng của Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) và
hậu duệ của ngài. Công trình nói lên cuộc đời và sự nghiệp của một số vị tiêu
8
biểu có tầm ảnh hưởng lớn trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh nói riêng và có
tầm ảnh hưởng đến Phật giáo nói chung qua các thời đại. Thượng tọa Thích Như
Tịnh cũng đã đi khắp nơi từ miền Trung ra Miền Bắc vào tận Miền Nam đến các
tự viện của Thiền phái Lâm Tế chúc Thánh chụp hình bài vị, văn bia, phỏng vấn
các vị trụ trì, các vị trưởng lão trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ghi chép
hình thành nên tập tài liệu như vậy. Có thể nói là công lao của thượng tọa bỏ ra
không hề nhỏ để làm việc này. Tuy nhiên tập tài liệu chỉ dừng lại khái lược tiểu
sử và hành trạng của chư Tôn đức xuất thân từ xứ Quảng (Quảng Nam, Đà
Nẵng), và cũng còn nhiều nơi thượng tọa cũng chưa đến khảo cứu như tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại tỉnh Đồng Nai
và Bà Rịa – Vũng Tàu chưa có người nghiên cứu nên học viên lần mò dấu vết
xuất hiện của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa –
Vũng Tàu, phỏng vấn hồi cố các vị trưởng lão trong thiền phái Lâm Tế Chúc
Thánh để làm rõ hơn mốc lịch sử dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh có mặt ở hai
Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tuy chưa xác định được niên đại thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh có mặt ở
Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhưng được biết, dòng thiền này là thiền phái
lớn ở đây, có nhiều cơ sở tự viện và người xuất gia, có sinh hoạt tông môn, có
người tham gia các công tác giáo hội và làm các công tác từ thiện.
Như vậy, trong các sử liệu và các công trình nghiên cứu về thiền phái Lâm
Tế ở Việt Nam, đã xuất hiện những thông tin về sự hình thành và phát triển của
Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu. Tuy thế, các thông tin
còn rất rời rạc, thiếu sự kiểm chứng, chưa được hệ thống hóa. Đặc biệt, thiếu
vắng những công trình làm rõ hiện trạng của thiền phái này, từ tăng ni, cộng
đồng tín đồ, truyền thừa, cho đến cơ sở thờ tự, phương pháp tu tập… ở Việt Nam
nói chung và Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1. Về mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm làm rõ sự hình thành và phát triển của thiền phái
Lâm Tế Chúc Thánh tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
9
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần làm rõ là:
Thiền phái Phật giáo Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu
có lịch sử hình thành và phát triển như thế nào? Có những đặc trưng gì và có
hiện trạng ra sao?
3.2. Về nhiệm vụ nghiên cứu
Để trả lời 2 câu nghiên cứu nêu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thiền phái Phật giáo Lâm Tế Chúc
Thánh ở Việt Nam;
- Làm rõ quá trình du nhập, sự hình thành những cơ sở đầu tiên, sự truyền
thừa, các cộng đồng Phật tử đầu tiên của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở
2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Làm rõ quá trình phát triển và thực trạng của Thiền phái Lâm Tế Chúc
Thánh ở 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay;
- Phát hiện một số vấn đề đang đặt ra với hiện trạng và thảo luận về triển
vọng của Thiền phái này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng
Nai và Bà Rịa – Vũng Tau.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào lịch sử hình thành, quá trình phát
triển và hiện trạng của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa –
Vũng Tàu
- Về không gian: Các cơ sở tự viện trong dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
tại hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Về thời gian: Giai đoạn bắt đầu có các vị thiền sư dòng thiền phái Lâm Tế
Chúc Thánh truyền vào 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu để hoằng pháp,
xây dựng các cơ sở chùa chiền (khoảng từ thế kỷ 20) cho đến nay.
10
5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng tiếp cận liên ngành, kết hợp Tôn giáo học, Sử học,
Xã hội học (phỏng vấn sâu, phương pháp hồi cố, ghi âm…), Văn bản học. Tiếp
cận Tôn giáo học phân tích tôn giáo từ các thành phần cốt lõi, tiêu biểu là niềm
tin và diễn tả niềm tin, thực hành nghi lễ và các giáo luật, cộng đồng, và những
tương tác với xã hội thế tục. Trên cơ sở này, đề tài tập trung nghiên cứu Thiền
phái Lâm Tế Chúc Thánh một mặt biểu hiện cho sự đa dạng hóa trong nội bộ
Phật giáo trong quá trình hình thành, phát triển, và lan truyền, đặc biệt ở khu vực
Đông Nam Á. Mặt khác, nghiên cứu một thiền phái cũng là nghiên cứu một hình
thức riêng biệt trong tổ chức cộng đồng các tín đồ Phật giáo. Do đó, cần chú ý
các nguyên tắc hay cơ chế định hình, duy trì và phát triển cộng đồng đặc thù nó
qua vai trò những người có vai trò chính, những hình thức tu hành và tổ chức
nghi lễ tiêu biểu, cũng như những biến đổi trước các thử thách do đời sống chính
trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo và xã hội mang lại.
Đề tài cũng vận dụng tiếp cận Sử học vào việc xác định thời điểm thiền
phái du nhập và bám trụ ở vùng địa lý đã chọn, tìm kiếm và đối chiếu các nguồn
tư liệu thứ cấp khác nhau để có câu trả lời đáng tin cậy nhất. Tiếp cận này định
hướng cho phương pháp xác định niên đại các chùa trong thiền phái Lâm Tế
Chúc Thánh có mặt đầu tiên tại hai tỉnh này, xác định nguyên quán, bổn sư của
các vị tổ khai sơn ngôi chùa tại hai tỉnh trên. Các nguồn tư liệu thứ cấp thu thập
được sẽ được kết hợp với các nguồn tài liệu sơ cấp thu thập được qua phỏng vấn
sâu sẽ trình bày ở dưới.
Với cách tiếp cận Xã hội học, học viên tiến hành điều tra thực địa tại các
ngôi chùa cổ và các ngôi chùa mới trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại hai
tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu để thấy được sự kế thừa, phát triển của
dòng thiền này. Đồng thời học viên tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số vị
hòa thượng, thượng tọa cao niên trong dòng thiền này tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà
Rịa – Vũng Tàu. Bởi lịch sử của dòng thiền này chưa có sẵn, việc tạo dựng lại
lịch sử của nó phải dựa vào phương pháp riêng. Cụ thể, phương pháp phỏng vấn
11
hồi cố (oral history) được sử dụng để có nguồn tài liệu sơ cấp về lịch sử của
dòng thiền qua ký ức và trải nghiệm của những người trong cuộc và là nguồn
thông tin gốc. Phương pháp này phát huy hiệu quả bởi chỉ có trao đổi, hỏi-đáp
trực tiếp với bảng hỏi bán cấu trúc và phi cấu trúc mới gợi mở những vấn đề cho
đối tượng nghiên cứu có thể tường thuật, kể lại trải nghiệm và quan sát của họ
cho người thực hiện nghiên cứu. Đồng thời chỉ có người nghiên cứu mới có thể
trực tiếp hỏi tiếp nối (follow-up questions) và khai thác sâu thêm các thông tin
được gợi ra.
Cụ thể, đề tài tiến hành phỏng vấn hồi cố đối với Hòa thượng N.T (trưởng
môn phái thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh Việt Nam), Hòa thượng K.T (trưởng
chi phái Lâm tế Chúc Thánh hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), thượng
tọa T.N.T (có nhiều công trình nghiên cứu về Thiền Lâm Tế Chúc Thánh),
Thượng tọa M.T (Phó chi phái Lâm tế Chúc Thánh hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa
– Vũng Tàu), thượng tọa T.P (Phó chi phái Lâm Tế Chúc Thánh 2 tỉnh Đồng Nai
và Bà Rịa – Vũng Tàu), Đại đức T.T (Thư ký chi phái Lâm tế Chúc Thánh 2 tỉnh
Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), thượng tọa C.Đ (đại diện chư Tăng chi phái
Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), thượng tọa H.Đ (đại diện chư Tăng chi phái
Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), Ni sư T.N.Đ.L (đại diện chư Ni chi phái Đồng
Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), Ni sư T.N.T.N (đại diện chư Ni chi phái Đồng Nai
và Bà Rịa – Vũng Tàu), Ni sư T.N.N.T (đại diện chư Ni chi phái Đồng Nai và Bà
Rịa – Vũng Tàu), Ni sư T.N.T.K (đại diện chu ni chi phái Đồng Nai và Bà Rịa –
Vũng Tàu). Như vậy, có tổng số 12 người được hỏi, trong đó nam là 8 người, nữ
là 4 người.
Về cơ sở tự viện, Học viên liên hệ với các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai xin được danh bộ các tự viện.
Từ đó, học viên tiến hành sàng lọc các chùa trong hệ thống thiền phái Lâm Tế
Chúc Thánh, xác định niên đại và các vị tổ khai sơn các chùa tại hai tỉnh trên.
Một số kỹ thuật cụ thể của nghiên cứu khoa học xã hội nói chung sẽ được
sử dụng như ghi âm, ghi chép, phân tích, khái quát, đối chiếu, kiểm chứng thông
tin, v.v… sẽ được vận dụng để giải quyết từng nhiệm vụ cụ thể đặt ra.
12
Phương pháp văn bản học: học viên đã sưu tầm các câu đối, văn bia, nghi
thức thờ cúng của một số chùa xưa đặc biệt là tổ đình Chúc Thánh và Tổ đình
Phước Lâm ở Quảng Nam. Đây là hai nơi đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển dòng truyền thừa Lâm Tế Chúc Thánh sau này.
Nói chung, đây là một nghiên cứu trong nhãn quan Tôn giáo học, sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính và sử dụng cách tiếp cận liên ngành.
5.2. Một số khái niệm dùng trong đề tài
Trong đề tài này, một số khái niệm chính được sử dung với cách hiểu như
sau:
Phật giáo: hay còn gọi là đạo Phật, người sáng lập là Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni. Ngài sinh vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên tại nước Ấn Độ, cha là
Tịnh Phạn Vương, mẹ là hoàng hậu Maya, nước Ca-tỳ-la-vệ lúc bấy giờ. Năm 29
tuổi (theo truyền thống Nam Truyền) Ngài từ bỏ ngôi vị thái tử, xuất gia tìm đạo.
Ngài đã tìm học với nhiều vị thầy danh tiến thời ấy nhưng Ngài không thỏa mãn
khát vọng giải thoát nên đã từ giã ra đi tự mình tìm cho mình phương pháp riêng.
Ngài đã thực hành 6 năm khổ hạnh ép xác mong tìm ra chân lý và sự thoát khổ
nhưng cuối cùng không mang lại hiệu quả như Ngài mong muốn. Ngài đã từ bỏ
con đường khổ hạnh và thực hành thiền định theo lối trung đạo. Cuối cùng Ngài
đã chứng được Tam Minh và Lục thông trở thành một bậc giác ngộ cao nhất thời
bấy giờ tại Ấn Độ. Ngài vân du giáo hóa khắp đất nước Ấn Độ, tiếp độ đệ tử lập
ra Tăng đoàn. Sau khi Ngài nhập Niết bàn Tăng đoàn vẫn tiếp tục tiếp nối và tồn
tại cho đến ngày nay. Những vị đệ tử căn cứ lời Phật dạy được ghi chép trong
các kinh điển và các sớ giải của các vị thánh tăng mà hành trì tu tập nên gọi là
Phật giáo (lời dạy của Phật). Giáo lý căn bản của Phật giáo là Vô thường - Khổ -
Vô ngã, 3 pháp này gọi là Tam pháp ấn mà bất kỳ Phật tử nào cũng phải biết.
Phật giáo truyền vào Việt Nam khá sớm. Sử liệu cho biết Phật giáo đến
Việt Nam từ Ấn Độ và Trung Quốc. Từ Trung Quốc, Phật giáo chủ yếu truyền
tới qua các thiền phái, trong đó có Lâm Tế. Phật giáo ở Việt Nam tồn tại trong sự
pha trộn nhất định với những tín ngưỡng bản địa và với một số truyền thống tôn
giáo khác.
13
- Thiền phái: là phái chuyên tu tập về thiền, thiền có hai loại là thiền chỉ và
thiền quán. Thiền chỉ là chú tâm trên một đề mục (đối tượng) đã định tâm như
chú tâm trên đất, nước, gió, lửa… thiền quán là quán thân, quán thọ, quán tâm và
quán pháp. Quán là để ý, theo dõi diễn biến của thân thọ, tâm, pháp trong cuộc
sống hằng ngày để nhận ra các tính chất đặc thù của chúng, đồng thời qua đó
khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức bản chất sâu thẳm bên trong của vạn
vật. Thiền chỉ giúp tâm định tỉnh, không tán loạn, thiền quán giúp tuệ tăng
trưởng. Như vậy, thiền phái là phái chuyên tu tập về thiền chỉ và thiền quán để
nhận ra chân lý ngay trong thực tại, thiền chỉ và thiền quán luôn bổ trợ nhau giúp
tâm không tán loạn để quán thật tính của pháp được rốt ráo. Khác với Tịnh Độ
tông chuyên niệm Phật A Di đà hay tụng kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di đà…
cầu vãng sanh Tây Phương cực lạc.
- Thiền phái Lâm Tế: Thiền phái Lâm Tế là một trong những phái chuyên
tu tập về thiền, do ngài Lâm Tế - Nghĩa Huyền (?-866) sáng lập. Dùng phương
pháp la, hét, “đánh” để giúp hành giả nhận chân ra đạo. Không phải ai ngài cũng
ha, cũng hét, “đánh”… những người được ha, được hét, được đánh là những
người có căn tánh Đại thừa, có sự tu tập sâu dầy nhưng chưa tỏ ngộ, bừng sáng.
Nên người tu thiền không xem đây là điều thô lỗ mà là một đặc ân mà tổ truyền
trao thông điệp giác ngộ. Sự la, hét, đánh để đệ tử ngộ đạo ngày nay không còn
nữa (thất truyền). Vì thế, ngày nay ai sử dụng phương pháp này điều bị lên án là
thô lỗ.
- Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh: Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh thực
chất là một chi phái thuộc Thiền phái Lâm Tế, do tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo
(1670 – 1746) lập tông, ngài đời thứ 34 của tông Lâm Tế. Ngài quê làng An
Thiệu, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Năm
1695, Ngài sang Đàng Trong (Việt Nam) hoằng hóa đã định cư tại thương cảng
Hội An dựng lên ngôi chùa Chúc Thánh tiếp tăng độ chúng, hướng dẫn Phật tử
tu tập và truyền thừa cho đến ngày nay. Trong khóa luận này, Lâm Tế Chúc
Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu được dùng với ý nghĩa như một chi phái
thuộc Lâm Tế Chúc Thánh nằm trong Thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam.
14
- Kệ: thể văn vần được dùng trong kinh điển Phật giáo, có loại có 4 chữ, có
loại có 5 chữ, mỗi loại đều có 2 câu, 2 hàng giống với bài thơ chữ Hán nhưng
không có vận luật.
- Truyền thừa: là tiếp nối, kế nghiệp của các nhà tu hành trong một thiền
phái Phật giáo, từ đời này qua đời khác không bị đứt quãng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này giúp khẳng định với bằng chứng khoa học về sự tồn tại của
thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh trên vùng đất 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng
Tàu. Nghiên cứu cũng sẽ đóng góp về mặt phương pháp luận liên quan đến
nghiên cứu về thiền phái, hệ phái, “sơn môn”, Phật giáo ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này sẽ mang lại cách nhìn khát quát nhất thiền phái lâm Tế
Chúc Thánh tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Dù thực hiện trên phạm
vi còn nhỏ hẹp, nghiên cứu này cung cấp thêm tư liệu cho các nghiên cứu rộng
lớn hơn về thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh cũng như lịch sử Phật giáo của 2 tỉnh
Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nghiên cứu này cũng hi vọng giúp cho những người điều hành chi phái tại
2 tỉnh này có tư liệu cụ thể để làm việc hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu có thể
hữu ích cho các nhà quản lý, nghiên cứu quan tâm đến tôn giáo nói chung và
Phật giáo nói riêng tại hai tỉnh nói trên.
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
được cấu trúc gồm 3 chương.
15
CHƯƠNG 1
KHÁI LƯỢC SỰ RA ĐỜI CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở
VIỆT NAM
1.1. Bối cảnh Phật giáo Đàng Trong vào thế kỷ 17 - 18
Từ thế kỷ 17, Phú Xuân (Thuận Quảng) đã trở thành khu kinh tế lớn thứ hai
đã tách khỏi khu kinh tế Thăng Long (Hà Nội) có sự phát triển độc lập, tách khỏi
văn minh sông Hồng. Hình thành nên một nền kinh tế, văn hóa, chính trị mới
phóng khoáng hơn khu vực Thăng Long (Hà Nội)
Thế kỷ 16 và đầu 17, người Việt xem phương nam là vùng đất mới nơi dễ
làm ăn sinh sống. Vùng đất mới này hứa hẹn nhiều lựa chọn. Càng đi sâu vào
nam tinh thần Nho học càng yếu dần, tư tưởng người dân cũng được phóng
khoáng hơn, các quy tắc lễ nghi cũng được giảm thiểu. Chẳng hạn, nhà Nguyễn
cho phép người Nhật, Trung Quốc, người Tây phương làm quan và có vị trí
trong triều, đều này không bao giờ xảy ra tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội).
Trong điều kiện thuận lợi này làm cho nhà Nguyễn tự tin xưng vương năm
1744, Nguyễn Phúc Khoát tự hào tuyên bố, “Nhà nước ta, phát tích Ô châu”.
Châu Ô là địa phương của vương quốc Chăm Pa, nay nhà Nguyễn dùng để nhấn
mạnh phần đất giành được là do công lao của nhà Nguyễn tạo dựng nên, cũng là
xây dựng một ý thức hệ về một đất nước riêng đã phát triển tách khỏi miền bắc
và sẵn sàng hòa hợp với nền văn hóa bản địa trong đó có người Chăm, người dân
tộc thiểu số vùng Đông Nam Á sinh sống.
Để tách khỏi văn hóa, kinh tế, chính trị miền Bắc, nhà Nguyễn lấy Phật giáo
Đại thừa làm trung tâm vừa kế thừa tư tưởng của nhà Tiền Lê và nhà Trần, vừa
là cách để tách khỏi sự ràng buộc các lễ giáo của chính quyền Lê Trịnh. Phật
giáo mang tính hòa hiếu, phóng khoáng, gắn liền là bản sắc dân tộc, và đời sống
của người dân từ ngàn xưa. Thông qua đây củng cố tính hợp pháp cho các nhà
cai trị họ Nguyễn. Từ Chúa Nguyễn Hoàng trở về sau, các chúa Nguyễn thời kì
16
đầu tất thảy đều là những tín đồ sùng mộ đạo Phật. Nguyễn Phúc Chu (trị vì
1691-1725), đã tự nhận thuộc thế hệ thứ 30 của dòng thiền Lâm Tế. Đạo Phật lấy
tư tưởng bình đẳng, từ bi làm trung tâm, tinh thần vô ngã vị tha làm mục tiêu
hướng đến. Nên cái tôi chính trị không được đề cao, khác hẳn với nhà Lê Trịnh
tại miền bắc lấy Nho giáo làm trung tâm nên vua là thiên tử là đỉnh cao của xã
hội, mệnh lệnh của vua là tối thượng nên tinh thần tự do dân chủ có phần yếu
hơn miền Nam. Chúa Nguyễn biết lắng nghe ý kiến của quần thần, biết trọng
dụng nhân tài để làm lợi ích cho nhân quần xã hội nên rất được lòng dân. Nhà Lê
Trịnh đã khởi binh chinh phục nhà Nguyễn nhiều lần nhưng đều thất bại đó là
tinh thần quân dân đồng lòng thì vượt qua được các thử thách gian lao. Việc
Chúa Nguyễn xem trọng Phật giáo, làm cho tâm thức mọi người thấy được nhà
Nguyễn không đi ra ngoài ý chỉ của các vị tiền nhân thời Đinh, Lê, Lý, Trần và
điều này cũng hợp với lòng dân.
Phật giáo du nhập và phát triển vào Đàng Trong thế kỷ 17-18 có sự đóng
góp rất lớn của đội ngũ tăng ni, cũng như cư dân người Hoa lẫn người Việt. Tăng
ni tuy đóng vai trò quan trọng hàng đầu vào quá trình này nhưng chính sách hòa
hiếu, thân thiện của các vị Chúa Nguyễn ở Đàng Trong nhiệt thành hướng Phật,
tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo du nhập và phát triển một cách tự nhiên và
nhanh chóng. Các chúa Nguyễn có thể nói là những người Việt đi tiên phong
trong công cuộc mở rộng sức lan tỏa và hộ trì nhiệt tình cho Phật giáo, nhiều đời
Chúa Nguyễn đã thọ tam quy, ngũ giới với đạo hiệu khác nhau như Minh vương
Nguyễn Phúc Chu đạo hiệu cư sĩ Huy Long - Thiên Túng đạo nhân, Chúa
Nguyễn Phúc Trăn - Vân Truyền đạo nhân, Nguyễn Vương Phúc
Khoát - Từ Tế đạo nhân…
Vào thời kỳ đầu, người có công truyền bá Phật giáo vào miền trong là thiền
sư Minh Châu - Hương Hải (thuộc thiền phái Trúc Lâm). Những người trong
hoàng tộc chúa Nguyễn và quan lại đều được Thiền sư Hương Hải truyền giới,
trao cho pháp danh. Nhưng thiền sư Hương Hải có sự mốc nối với Đàng Ngoài
17
thao túng chính trị nên bị các chúa Nguyễn xa lánh và bắt giam. Vào năm 1682,
Minh Châu - Hương Hải được tha đã trốn ra Đàng Ngoài. Phái Trúc Lâm chấm
dứt vai trò của mình ở miền Thuận Quảng. Và nhà Nguyễn không mặn mà với
các vị thiền sư Đàng Ngoài, nên không nhiệt thành đón nhận các vị phía Bắc trở
vào Nam hành đạo. Nhưng để cho Phật giáo tiếp tục được phát triển, các chúa
Nguyễn là nhiệt thành ủng hộ các Tăng sỹ người hoa đến giáo hóa. Vì các vị này
không gây hoài ghi và cũng không có liên hệ với các thế lực chính trị Đàng
Ngoài để thao túng chính trị nhằm lôi kéo mọi người chống lại nhà Nguyễn, với
mục đích thống nhất đất nước bắc nam làm một.
Phật giáo Đàng Trong giai đoạn tiếp theo gắn liền với hai phái Lâm Tế và
Tào Động. Thiền sư Nguyên Thiều (1648 – 1728) người Trung Hoa đã hoằng
dương Phật pháp tại Thuận Hóa, được chúa Nguyễn Phúc Trăn sùng kính và bảo
hộ. Nhưng tông phái này cũng dần mất đi sự ủng hộ của các Chúa Nguyễn và
đánh mất vai trò của mình ở Đàng Trong.
Tiếp theo là Thiền phái Tào Động do Thiền sư Thạch Liêm - Đại Sán(1633-
1704) truyền vào qua lời mời của Chúa Nguyễn Phúc vào năm 1695 và phái Tào
Động hưng khởi từ đó. Chúa Nguyễn Phúc Chu cho phép Thạch Liêm mở đại
giới đàn tại chùa Thiền Lâm và có đến hơn 1400 tăng sĩ thọ giới. Sách Đại Nam
Liệt truyện chép việc trùng tu chùa Thiên Mụ vào năm 1714 có ghi “…Thời ấy,
hòa thượng ở Chiết Tây tên Đại Sán hiệu Thạch Liêm đem thiền đạo đến yết
kiến, được Chúa yêu mến, khi ông về nước được Chúa tặng nhiều gỗ quý đem
xây cất chùa (Trường Thọ), nay vẫn còn di tích...”
Phật giáo ở Đàng Trong, trong quá trình diễn tiến của nó đã có sự ảnh
hưởng qua lại lẫn nhau. Dòng thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam và phái Tào
Động, Lâm Tế đã chuyển hóa đan xen với nhau tạo ra sự phong hóa của Phật
giáo Đàng Trong, chi phái mới Liễu Quán hình thành và phát triển trên cơ sở của
sự hòa hợp các thiền phái này là một minh chứng tiêu biểu cho sự đan xen văn
hóa thời kỳ đầu.
18
Tín ngưỡng thờ Phật của người Hoa khi đến Đàng Trong “đã có sự chuyển
hóa mạnh mẽ yếu tố Trung Hoa mang màu sắc dân tộc”. Biểu hiện của nó chính
là sự hợp nhất tín ngưỡng truyền thống của người Hoa với Phật giáo chính thống
của người Việt. Chẳng hạn, trong các ngôi chùa, nhất là chùa làng xuất hiện hiện
tượng phối thờ: Các chư Phật Bồ Tát bên cạnh thờ Thập Điện Diêm Vương,
Ngọc Hoàng Thượng Đế có cả Nam Tào, Bắc Đẩu; Quan Thánh Đế Quân ....
Trong nội bộ Phật giáo cũng không còn có sự thuần nhất tách biệt mà kết hợp
với Thiền Tông, Tịnh, Mật Tông… để có nghi thức biến hóa cho phù hợp với
tâm thức truyền thống.
1.2. Sự ra đời thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh
1.2.1. Sơ lược tiểu sử tổ Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) và những ngôi
chùa đầu tiên
Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh gắn liền với thân thế và sự nghiệp của
thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) (người Hoa). Thiền sư Minh Hải –
Pháp Bảo (1670 – 1746), thế danh Lương Thế Ân, sinh vào ngày 28 tháng 6 năm
Canh Tuất (1670) tại làng Thiệu An, huyện Đông An, phủ Tuyền Châu, tỉnh
Phúc Kiến, Trung Quốc, năm Khang Hi thứ 8 triều nhà Thanh. Thân phụ là
Lương Đôn Hậu, thân mẫu là Trần Thục Thận. Ngài là người con thứ hai trong
gia đình. Năm Mậu Ngọ (1678), Ngài được song thân đưa đến xuất gia tại chùa
Báo Tư thuộc tỉnh Quảng Châu, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 9 tuổi. Năm 20 tuổi
thì Ngài được thọ Cụ túc giới với pháp danh Minh Hải, tự Đắc Trí, hiệu là Pháp
Bảo. Ngài nối pháp đời 34 dòng Lâm Tế truyền theo bài kệ của thiền sư Vạn
Phong - Thời Ủy (1303 - 1381).
Năm Ất Hợi (1695), chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 -1725) mời Hội đồng
thập sự sang An Nam truyền giới cho chư Tăng và quý Phật tử tu học. Ngài cùng
các ngài Minh Vật – Nhất Tri (? – 1786), Minh Hoằng - Tử Dung (không rõ năm
sinh năm mất), Minh Lượng – Thành Đẳng (1626 – 1709)… và hòa thượng
Thạch Liêm – Đại Sán (1633 – 1704) làm trưởng đoàn. Phái đoàn xuống thuyền
19
tại bến Hòa Phố và cập bến Hội An vào ngày 28 tháng Giêng năm Ất Hợi
(1695). Sau đó đoàn ra Thuận Hóa, được Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 -1725)
ân cần tiếp đãi và ngụ tại chùa Thiền Lâm (Huế).
Ngày 1 tháng 4 năm Ất Hợi (1695), giới đàn được khai mở, hòa thượng
Thạch Liêm làm đường đầu hòa thượng. Giới đàn truyền giới Sadi, Tỳ kheo và
Bồ tát giới cho hơn 1400 giới tử. Trong đó, có quan lại, chư Tăng Ni. Chúa
Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) được truyền trước một giới đàn riêng, hòa
thượng đường đầu ban cho pháp hiệu Thiên Túng đạo nhân.
Sau khi giới đàn hoàn thành viên mãn, ngày 28 tháng 6 năm Ất Hợi (1695),
phái đoàn trở vào lại Hội An để chờ thuyền về nước. Tại Hội An phái đoàn đã
nghỉ lại chùa Di Đà, thể theo yêu cầu của chư Tăng, tín đồ Phật tử ngài Thạch
Liêm đã lập đàn truyền giới cho hơn 300 giới tử. Ngày 19 tháng 7, phái đoàn ra
Cù Lao Chàm chờ gió lên thuyền vế nước. Ngày 30 tháng 7, thuyền nhổ nẻo
nhưng bị nghịch gió nên phái đoàn vào lại Hội An. Ngày 12 tháng 10, chúa
Nguyễn Phú Chu (1691-1725) mời Ngài Thạch Liêm trở lại Phú Xuân lập đàn
cúng Phật truyền giới một lần nữa tại chùa Linh Mụ. Ngày 24 tháng 6 năm Bính
Tý (1696) ngài Thạch Liêm cùng phái đoàn trở về Quảng Đông từ đó về sau
không qua nữa.
Ngài Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) dừng chân tại đất Hội An, ban
đầu chỉ lập một thảo am để tịnh tu, nhưng hương giới đức lan xa, mọi người tìm
đến ngài học Phật pháp rất đông. Ngài chính thức khai đường giảng pháp, tiếp
tăng độ chúng. Ngài biệt kệ truyền thừa với 8 câu 40 chữ như sau:
Minh Thiệt Pháp Toàn Chương
Ấn Chơn Như Thị Đồng
Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu
Kỳ Quốc Tộ Địa Trường
Đắc Chánh Luật Vi Tông
Tổ Đạo Giải Hành Thông
20
Giác Hoa Bồ Đề Thọ
Sung Mãn Nhơn Thiên Trung
Nghĩa là:
Khơi sáng pháp chân thật
Tánh chơn như là đồng Cầu
Thánh quân muôn tuổi
Chúc đất nước vững bền
Giới luật nêu trước tiên
Giải và hành nối liền
Hoa nở cây giác ngộ
Hương thơm lừng nhân thiên
(Thích Nhất Hạnh dịch)
Từ đây, trong dòng chảy lịch sử Phật giáo, một chi phái thiền mới xuất
hiện, đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong trước đây và
Phật Giáo Việt Nam ngày hôm nay. Đó chính là Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh.
Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo (1670 – 1746) chú trọng đến việc khắc ván
in kinh, luật để có tư liệu tu học cho Tăng chúng lúc bấy giờ. Năm Nhâm Tý
(1732) Tổ chủ trương khắc ván in bộ Sa Di Luật Nghi Yếu Giải Tăng Chú của tổ
sư Châu Hoằng biên soạn. Cũng trong năm này, tổ Minh Hải đã hỗ trợ phần điêu
khắc, công thợ cho đệ tử của mình là Bồ tát giới Thiệt Đàm - Chánh Luận tại
chùa Long Bàn, xã Ba La, huyện Chương Nghĩa, phủ Quảng Ngãi hoàn thành
tâm nguyện ấn tống bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Đến mùa
xuân năm Cảnh Hưng thứ 7, Bính Dần (1746), Tổ chứng minh và cúng dường
tịnh tài cho đệ tử của mình là thiền sư Thiệt Uyên - Chánh Thông - Chí Bảo khai
sơn chùa Hội Nguyên, châu Kim Bồng, phủ Điện Bàn (nay là xã Cẩm Kim,
thành phố Hội An) khắc in bộ Long Thơ Tịnh Độ để làm tư liệu tu học cho
những ai có nhân duyên với pháp môn Tịnh Độ. Tư liệu Hán Nôm còn lưu lại đã
21
chứng minh được sự nhiệt tâm hoằng pháp của Ngài trong việc ấn tống kinh điển
lưu bố rộng rãi để Tăng tín đồ có tài liệu tu tập, góp phần tạo sự phát triển của
Giáo dục Phật giáo thời bấy giờ.
Sau gần 50 năm hoằng hóa vào ngày 7 tháng 11 năm Bính Dần (1746) ngài
thâu thần thị tịch, trụ thế 77 tuổi. Đồ chúng cung thỉnh nhục thân Ngài nhập bảo
tháp trong khuôn viên tổ đình Chúc Thánh (Hội An - Quảng Nam). Hằng năm,
vào ngày mồng 7 tháng 11 âm lịch, chư Tăng Ni thiền phái Chúc Thánh trong và
ngoài nước đều cử hành tưởng niệm ngày viên tịch của tổ khai tông. Và 4 năm
một lần, Tăng Ni thuộc thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh trong cả nước tổ chức lễ
"Về Nguồn" (về chàu Chúc Thánh, Hội An, Quảng Nam) để tưởng niệm công
đức Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo (1670 – 1746) và lịch đại tổ sư trong tông môn
đã dày công giáo hóa.
Hiện nay, có một số nghi vấn về thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 –
1746) chưa được làm sáng tỏ. Trong cuốn Lịch Sử Truyền Thừa Thiền Phái Lâm
Tế Chúc Thánh (Thích Như Tịnh) xác định được ngài xuất gia tu học tại chùa
Báo Tư, Trung Quốc nhưng không xác định được ngài là đệ tử của vị nào. Trong
cuốn Lịch sử Phật giáo Đàng Trong cho rằng ngài là đệ tử của tổ Nguyên Thiều.
Ngài Nguyên Thiều (1648 – 1728), sinh ngày 18 tháng 5 năm Mậu Tý (1648) tại
huyện Trình Hương, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 19
tuổi ngài xuất gia tại chùa Báo Tư Tân tự thuộc Giang Lăng, tỉnh Quảng Châu
với thiền sư Khoáng Viên – Bổn Quả. Năm Đinh Tỵ (1677) ngài sang An Nam
lập chùa Thập Tháp tại phủ Quy Nhơn. Còn Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 –
1746) xuất gia tại Báo Tư Tân tự khi ngài được 9 tuổi (1678). Như vậy khi ngài
Minh Hải mới nhập chúng thì ngài Nguyên Thiều đã sang An Nam rồi, nên cho
rằng Ngài Minh Hải là đệ tử của ngài Nguyên Thiều thì chưa chắc đúng. Tuy
nhiên căn cứ theo pháp quyển truyền thừa của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh,
bản của hòa thượng Toàn Nhâm – Vi Ý – Quán Thông (1798 – 1883) cấp cho
ngài Chương An – Tôn Bổn – Quảng Khánh thì ngài đứng trước ngài Minh Hải
22
– Pháp Bảo (1670 – 1746) là ngài Nguyên Thiều – Thọ Tôn (1648 – 1728). Căn
cứ theo bảng Chánh Pháp Nhãn Tạng thì ngài Minh Hải đắc pháp với ngài
Nguyên Thiều tại chùa Quốc Ân Huế. Từ đây, suy ra Ngài Minh Hải không phải
là đệ tử xuất gia của ngài Nguyên Thiều nhưng có thể là đệ tử cầu pháp với ngài
Nguyên Thiều.
1.2.2. Quá trình hoằng pháp của tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) và
Các vị hậu duệ kế thừa
Năm 1696 phái đoàn do ngài Thạch Liêm làm trưởng đoàn về lại Trung
Hoa, ngài Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) cùng hai ngài Minh Lượng –
Thành Đẳng (1626 – 1709) và Minh Hoằng – Tử Dung đã quyết định ở lại An
Nam để hoằng hóa. Ngài Minh Lượng – Thành Đẳng (1626 – 1709) lập chùa
Vạn Đức truyền pháp theo bài kệ của ngài Mộc Trần - Đạo Mân (1596 - 1674).
Ngài Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) xuất kệ truyền thừa lập ra tông Lâm
Tế Chúc Thánh tại Hội An:
Kệ truyền Pháp danh
“Minh Thiệt Pháp Toàn Chương
Ấn Chơn Như Thị Đồng
Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu
Kỳ Quốc Tộ Địa Trường.
(Thấu thật pháp toàn bày
Hợp chân như chẳng hai
Nguyện Phật đạo bền vững
Cầu vận nước lâu dài)
Kệ truyền Pháp Tự
“Đắc Chánh Luật Vi Tông
Tổ Đạo Giải Hành Thông
Giác Hoa Bồ Đề Thọ
Sung Mãn Nhơn Thiên Trung.”
23
(Giới luật làm nền tảng
Hiểu và hành sánh ngang
Cây giác ngộ hoa nở
Trời người hương ngập tràn).
Có thuyết cho rằng ba vị để tử của ngài Minh Hải – Pháp Bảo (1670 –
1746) là Thiệt Đăng, Thiệt Thuận, Thiệt Lãm hoằng hóa tại Bình Định và Phú
Yên để khế hợp căn cơ và hoàn cảnh địa phương mà các ngài đảnh lễ xin phép
ngài cho đổi lại bài kệ truyền pháp như sau:
“Minh Thiệt Pháp Toàn Chương
Ấn Chơn Như Thị Đồng
Vạn Hữu Duy Nhất Thể
Quán Liễu Tâm Cảnh Không
Giới Hương Thành Thánh Quả
Giác Hải Dũng Liên Hoa
Tín Tấn Sanh Phước Huệ
Hạnh Trí Giải Viên Thông
Ảnh Nguyệt Thanh Trung Thủy
Vân Phi Nhật Khứ Lai
Đạt Ngộ Vi Diệu Tánh
Hoằng Khai Tổ Đạo Trường.”
Hiện nay, các Tăng sỹ thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Bình Định và Phú
Yên đặt pháp danh và pháp tự cho các đệ tử theo bài kệ trên.
Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh do tổ sư Minh Hải khai sáng đến cuối thế
kỷ 18 các tự viện trong hệ thống tông môn đã lan tỏa khắp tỉnh Quảng Nam. Một
số vị đi hoằng pháp tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Định,
Bình Dương. Trong khoảng 100 năm thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đã phát
triển nhanh chóng. 50 năm hoằng pháp giáo hóa của tổ sư Minh Hải đã để lại
nhiều tiếng vang ảnh hưởng đến quần chúng. Đạo phong của ngài Minh Hải đã
24
ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân bản địa. Ngài đã tiếp tăng độ
chúng và để lại một thế hệ kế thừa xứng đáng để xiển dương đạo pháp như ngài
Thiệt Dinh - Chánh Hiển - Ân Triêm (1712 - 1796), Thiệt Diệu, Thiệt Thọ, Thiệt
Đạo, Thiệt Mẫn, Thiệt Gia… hoằng hóa tại Quảng Nam. Thiệt Úy – Khánh Vân,
Thiệt Uyên hoằng hóa tại Quảng Ngãi. Thiệt Đăng, Thiệt Thuật hoằng hóa tại
Bình Định. Đó là các ngài đời thứ 2 của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, sang thế
hệ thứ 3 có các ngài như Pháp Kiêm, Pháp Chuyên, Pháp Ấn, Pháp Diễn, Pháp
Tịnh, Pháp Tràng… đã là những người nhiệt tâm truyền bá Phật pháp làm cho
Phật giáo tỉnh Quảng Nam thời bấy giờ thêm phần khởi sắc và thiền phái Lâm Tế
Chúc Thánh ngày càng lan rộng. Đặc biệt có hai ngài là Pháp Kiêm – Luật
Oai (1747 – 1830) trụ trì chùa Phước Lâm ở Hội An và Pháp Chuyên - Luật
Truyền (1738 – 1810) khai sơn chùa Từ Quang cả hai vị đều là các bậc cao tăng
thạc đức, đạo hạnh cao tuột đã thu hút tín đồ Phật tử và tăng sỹ các nơi về tu học
tham vấn đạo pháp. Tại hai đạo tràng này, thế hệ thứ 4 của thiền phái Lâm Tế
Chúc Thánh có các ngài Toàn Nhâm – Quán Thông (1798 – 1883) giáo hóa ở
Quảng Nam, ngài Toàn Chiếu – Bảo Ấn trụ trì đời thứ 2 chùa Thiên Ấn ở Quảng
Ngãi, Ngài Toàn Ý – Phổ Huệ, Toàn Tín – Đức Thành ở Bình Định, Toàn Thể -
Linh Nguyên, Toàn Nhật – Quang Đài, Toàn Đạo – Mật Hạnh giáo hóa tại tỉnh
Phú Yên, ở Bình Dương có ngài Toàn Tánh – Chánh Đắc… các vị này đều là
những vị long tượng trong Phật pháp, đã đóng góp vào sự nghiệp truyền thừa
dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh tại các tỉnh, thành phía nam.
Các vị thiền sư dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh đã đáp ứng được nhu cầu
tín ngưỡng của người dân bản địa. Cái nôi của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh là
Hội An, Hội An thế kỷ thứ 17 –18 là thương cảng lớn tại miền trung, nơi đây
phát triển trù phú, có các thương lái buôn từ Trung Quốc sang Việt Nam làm ăn
sinh sống nên vùng đất Hội An thời bấy giờ có cả người Hoa và người Việt sinh
sống đang xen nhau. Tổ sư Minh Hải không chỉ hướng dẫn cho người Việt tu tập
mà còn hướng dẫn cho cả người Hoa. Các ngài Thiệt Diệu, Thiệt Thọ, Thiệt Mẫn
25
là người Hoa. Tại tỉnh Quảng Nam đời thứ hai có hai đạo tràng lớn là chùa Chúc
Thánh (ngài Minh Hải) và chùa Phước Lâm (ngài Thiệt Dinh - Chánh Hiển - Ân
Triêm (1712 - 1796)). Chùa Chúc Thánh chuyên hướng dẫn người Hoa, chùa
Phước Lâm hướng dẫn người Việt tu tập. Như vậy, thiền phái Lâm Tế Chúc
Thánh đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tâm linh cho cả người Việt và người
Hoa, đó là nguyên nhân làm cho thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh nhanh chóng
phát triển tại Quảng Nam.
1.3. Phương pháp tu tập và tôn chỉ hành đạo
1.3.1. Phương pháp tu tập
Thiền Tông phát triển mạnh trong thời ngài Lục Tổ Huệ Năng (637 – 713),
sau đời ngài Huệ Năng thiền tông chia ra làm năm phái với phương pháp tu tập
và phương pháp hành đạo khác nhau được tóm gọn qua bài kệ:
“Lâm Tế thống khoái
Quy Ngưỡng cẩn
nghiêm Tào Động tế mật
Vân Môn ký cổ
Pháp Nhãn tường minh”
Thiền phái Lâm Tế do thiền sư Lâm Tế - Nghĩa Huyền (? – 867) sáng lập
tại Trung Hoa. Ngài thuộc thế hệ thứ 6 sau đời ngài Huệ Năng, là sơ tổ của thiền
phái này. Thiền phái Lâm Tế truyền đến đời thứ 21 có ngài Vạn Phong – Thời
Ủy (1303 - 1381) chùa Thiên Đồng xuất kệ:
“Tổ Đạo Giới Định Tông
Phương Quảng Chứng Viên Thông
Hạnh Siêu Minh Thật Tế
Liễu Đạt Ngộ Chơn Không
Như Nhật Quang Thường
Chiếu Phổ Châu Lợi Ích Đồng
26
Tín Hương Sanh Phước Huệ
Tương Kế Chấn Từ Phong
Đến đời thứ 31 tông Lâm Tế có ngài Thông Thiên – Hoằng Giác tức là Mộc
Trần – Đạo Mân (1596 – 1674) ở chùa Thiên Khai xuất kệ:
“Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên
Minh Như Hồng Nhật Lệ Trung Thiên Linh
Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Phổ Chiếu
Thế Chơn Đăng Vạn Cổ Huyền”
Khi các ngài Nguyên Thiều, Minh Hải, Minh Lượng sang An Nam thì ở
Đàng Trong dòng thiền Lâm Tế đã phát triển mạnh. Ngài Nguyên Thiều đời thứ
33 truyền theo bài kệ của ngài Vạn Phong – Thời Ủy, phái này phát triển mạnh ở
Bình Định với tổ đình chính là chùa Thập Tháp. Ngài Minh Lượng đời thứ 34
truyền theo bài kệ của ngài Mộc Trần – Đạo Mân, phái này phát triển ở Gia Định
trung tâm là tổ đình Giác Lâm. Ngài Minh Hải đời thứ 34 của Tông Lâm Tế xuất
kệ truyền thừa lập ra thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh phát triển tại Quảng Nam tổ
đình chính là chùa Chúc Thánh. Đời thứ 35 có ngài Thiệt Diệu – Liễu Quán
(1667-1742) đệ tử của ngài Minh Hoằng – Tử Dung (?-?) xuất kệ truyền thừa lập
ra thiền phái Liễu Quán hình thành và phát triển tại Thuận Hóa trung tâm là tổ
đình Thiền Tôn.
Trở lại với môn phái Lâm Tế Chúc Thánh, cho đến nay ta chưa có một
nguồn tư liệu cụ thể nào ghi sự tu tập cũng như những thiền ngữ của thiền sư
Minh Hải. Tuy nhiên, đây là một chi phái của tông Lâm Tế nên sự tu tập của các
thiền sư của dòng Chúc Thánh cũng không ra ngoài tông chỉ của phái này. Qua
bài thuật sự tích của thiền sư Pháp Chuyên – Luật Truyền (1726 – 1798), thế hệ
thứ 3 của dòng Chúc Thánh, chúng ta cũng có thể phần nào thấy được sự tu tập
của các thiền sư thời bấy giờ.
Qua đoạn trích về sự tu hành của thiền sư Pháp Chuyên – Luật Truyền
(1726 – 1798), một thiền sư danh tiếng thuộc thế hệ thứ 3 của dòng Chúc Thánh,
27
ta có thể thấy được sự tu tập của các vị thiền sư lúc bấy giờ là kết hợp hài hòa
giữa Thiền – Tịnh, theo chủ trương Thiền – Tịnh song tu của thiền sư Vĩnh Minh
– Diên Thọ (904 – 975). Nghĩa là các thiền sư tụng đọc kinh văn, lạy Phật sám
hối để cầu tội chướng tiêu trừ theo pháp môn Tịnh Độ. Đồng thời, tham thiền
nhập định, tham vấn đạo để cầu Thầy ấn chứng sở đắc theo truyền thống thiền
tông. Tóm lại, với tư tưởng “Lâm Tế thống khoái” nên các thiền sư dòng Lâm Tế
Chúc Thánh có pháp môn tu phù hợp tùy với điều kiện xã hội. Sự vận dụng kết
hợp Thiền – Tịnh song tu đã đem lại sự lợi lạc cho hành giả và tha nhân. Về tự
thân, các thiền sư đạt được sự an lạc do thiền định đem lại, thân tâm an lạc, nội
lực tăng trưởng nên thấy rõ thật tướng của mọi sự, mọi vật. Với pháp môn Tịnh
Độ, các Ngài đã giúp cho dân chúng ổn định tinh thần, có một niềm tin hướng về
Tam bảo. Đặc biệt, với tâm lý của những người mới di cư vào vùng Quảng Nam
lúc bấy giờ, tín ngưỡng Di Đà, quy kính Tịnh Độ là chỗ dựa tinh thần vững chắc,
an ổn nơi mảnh đất đầy sơn lam chướng khí này. Đây cũng là một trong những
điều kiện giúp cho thiền phái Chúc Thánh nhanh chóng lan tỏa, phát triển trong
các tầng lớp nhân dân tại Quảng Nam và các tỉnh thành khác.
Chủ trương của tông Lâm Tế là “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền,
Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật”. Chủ trương ấy vẫn được nối tiếp qua
nhiều thế hệ nhưng khi sang An Nam để thích ứng với căn cơ của người An Nam
mà các thiền sư đã uyển chuyển kết hợp Thiền - Tịnh song tu. Ở chùa Chúc
Thánh khi tổ sư Minh Hải còn hiện tiền vẫn có thực hiện hai thời công phu sớm
tối. Vùng đất Quảng Nam thời bấy giờ có thể xem là vùng đất mới, đa phần dân
Quảng Nam là do người dân Việt di cư từ Bắc vào hay một số người Minh
Hương sang lánh nạn rồi làm ăn sinh sống tại đây. Do điều kiện kinh tế khó
khăn, rừng thiên nước độc, xa quê hương xứ sở, không có chỗ dựa tinh thần gia
đình vững chắc nên nhu cầu cần chỗ dựa tâm linh rất cao. Vì vậy để đáp ứng các
nhu cầu của nhân dân mà các vị thiền sư thời bấy giờ phải gần gũi dân chúng,
giúp họ thực hiện các nghi lễ tôn giáo và nghi lễ dân gian. Một mặt, các thiền sư
28
làm vậy để giúp họ ổn định tinh thần, mặt khác xem đó là phương tiện gần gũi
với người dân từ đó hướng dẫn họ tu tập, bỏ tà quy chính. Cho nên các vị thiền
sư thời ấy, không những nghiên cứu về các thiền ngữ và chuyên tu tập thiền định
mà còn thực hành các nghi lễ tôn giáo như cúng tế vong linh người chết, làm lễ
tang ma, cầu nguyện bình an cho nhân dân… đã thu hút quần chúng tầng lớp
bình dân đến chùa tu tập.
Trong cuốn Sa-môn Pháp Chuyên - Luật Truyền - Diệu Nghiêm (1738 –
1810) Thiền Sư Xuất Thế Nhân Do Tích Chí có ghi về sự tu tập của Thiền sư
Pháp Truyền đời thứ 3 của Lâm Tế Chúc Thánh như sau: … “Phật thừa ư trung
nhật thực, viễn ly tài sắc, bất thiệp thế duyên, cần khánh kinh luật, tinh cần cầu
đạo, tụng đại bi chú nhất tạng, đảnh lễ tam thiên vạn Phật hồng danh các hữu ngũ
biến, dĩ thử thiện căn cầu chướng tội tiêu, tảo thành Phật đạo…” Nghĩa là: ngày
ăn một bữa (ngọ), xa lìa tài sắc, không màng đến chuyện thế gian, siêng năng
nghiên cứu kinh luật, tinh cần cầu đạo, tụng chú Đại bi một tạng, đảnh lễ tam
thiên và mười ngàn hồng danh Phật mỗi loại 5 lần, đem thiện căn này cầu cho
tội chướng tiêu trừ, sớm thành Phật Đạo [6, tr. 127].
Trong cuốn sách còn ghi lại đoạn ngài và bổn sư Thiệt Dinh - Chánh Hiển -
Ân Triêm (1712 - 1796) đối đáp:
“… Đảnh lễ Bổn sư bạch vân:
- Tiên giác hữu vân: Học đạo bất thông lý, hậu thân hoàn tín thí. Vân hà
thông lý, nguyện Bổn sư chỉ thị?
Bổn sư thị viết:
- Đản tùy pháp sự tu hành, cùng sự chí lý, lãnh noãn tự tri, tuyệt ngôn ngữ
đạo.
Hựu vấn viết:
- Luật vân: Cổ nhân tâm địa vị thông, biệt viễn thiên lý cầu sư phỏng đạo.
Thử sự vân hà?
Bổn sư thị viết?
29
- Cổ nhân xuất gia bất vị danh lợi, tuy cầu chí đạo, đốn liễu sanh tử, tâm
địa tự như, minh kiến tự tánh, bổn lai thành Phật.
Bổn sư tri hựu đại thừa căn khí, đạo niệm siêu quần, nãi ấn chứng vi Diệu
Nghiêm chi diệu”.
Nghĩa là: Ngài đảnh lễ bổn sư và thưa:
- Người xưa nói: “Kẻ học đạo không thông lý, thân sau phải hoàn trả của
tín thí, thế nào là thông lý? Nguyện thầy chỉ dạy cho?
Thầy bèn trả lời:
- Tùy theo pháp mà tu hành, cùng tuột của sự thì đến lý, nóng lạnh tự biết,
tuyệt đường ngôn ngữ.
Lại hỏi:
- Trong luật có dạy: “Người xưa tâm địa chưa thông, không quản ngàn
dặm tìm thầy học đạo. Việc ấy thế nào?
Thầy lại dạy:
- Người xưa xuất gia không màng danh lợi, duy chỉ cầu đến chỗ rốt ráo của
Đạo, đoạn trừ sanh tử, tâm địa như vậy, thấy rõ tự tánh thì thành Phật.
Bổn sư biết ngài là bậc có căn khí đại thừa, đạo niệm siêu quần xuất chúng,
bèn ấn chứng hiệu là Diệu Nghiêm [6, tr. 127 – 128].
Qua đoạn đối đáp của ngài Pháp Chuyên – Luật Truyền (1738 – 1810) với
bổn sư Thiệt Dinh - Chánh Hiển - Ân Triêm (1712 - 1796) thấy được chủ trương
đường lối tu tập của các ngài là nghiên cứu kinh luật, tụng kinh lễ sám, tham vấn
thiền đạo để cầu liễu ngộ Đại thừa. Đường lối tu tập cũng không thể tách khỏi lời
Phật dạy, cũng lấy lời Phật dạy làm căn bản để soi xét mọi suy nghĩ, lời nói và
hành động hằng ngày. Ngài Diên Thọ - Vĩnh Minh (904 – 975) cũng chủ trương
Thiền - Tịnh song tu, tụng kinh văn lạy Phật cầu sám hối để tội chướng tiêu trừ
theo pháp môn Tịnh độ, đồng thời tham thiền nhập định, tham vấn đạo để cầu tỏ
ngộ chân như, cầu thầy ấn chứng.
1.3.2. Tôn chỉ hành đạo
30
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời và thuyết pháp nhằm mục đích đem lại
sự hòa bình an lạc cho mọi loài chúng sinh. Đứng về mặt tôn giáo, Ngài chỉ bày
con đường cho mọi người thoát khỏi sự bức bách khổ đau do tham, sân, si gây
nên. Đứng về mặt xã hội, Ngài chủ trương đem lại sự bình đẳng tự do tuyệt đối
cho con người với lời nói đầy minh triết: “Không có giai cấp trong giọt máu
cùng đỏ, không có giai cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Vì thế, các thế hệ
Tăng lữ về sau cũng không ra ngoài tôn chỉ ấy. Phật giáo đi đến đâu là tinh thần
hòa ái đến đó. Tinh thần “Hộ quốc an dân” là một tôn chỉ xuyên suốt trong lịch
sử 2.000 năm truyền đạo trên đất Việt. Tôn chỉ của thiền phái Chúc Thánh cũng
không ra ngoài nguyên tắc ấy. Ngoài việc tu hành chứng ngộ tâm linh, các thiền
sư dòng Chúc Thánh với chủ trương nhập thế tích cực với tinh thần vô nhiễm.
Điều này được thể hiện qua cuộc đời của thiền sư Pháp Kiêm – Luật Oai – Minh
Giác (1747 – 1830), thế hệ thứ 3 dòng Chúc Thánh. Sau khi xuất gia, Ngài lại về
quê đăng lính đánh giặc lập nhiều công to được phong đến chức Chỉ huy. Đến
lúc hưởng phú quý thì Ngài từ bỏ tất cả, về phát nguyện quét chợ Hội An trong
thời gian 20 năm. Về sau, Ngài được triều đình và dân chúng suy tôn hiệu là
Minh Giác thiền sư (1747-1830), thỉnh về kế nghiệp trụ trì Tổ đình Phước Lâm.
Tiếp nối gương của bậc Cổ đức, các thế hệ Tăng đồ dòng Chúc Thánh luôn nhiệt
tâm tham gia vào các phong trào đấu tranh đòi độc lập cho tổ quốc và tự do cho
dân tộc. Thiền sư Ấn Bổn – Vĩnh Gia (1784 – 1866) thuộc thế hệ thứ 6 dòng
Chúc Thánh là một bậc cao tăng được triều đình Huế kính trọng, thường thỉnh ra
kinh đô thuyết giảng. Tuy nhiên, không vì sự kính trọng, ưu ái ấy mà ngài quên
đi nỗi đau mất nước. Ngài đã âm thầm cố vấn cho nhà chí sĩ Trần Cao Vân (1866
– 1916) và Thái Phiên (1882 – 1916) trong phong trào Duy Tân (1905 – 1908).
Các thiền sư tại chùa Cổ Lâm huyện Đại Lộc đã che giấu Trần Cao Vân (1866 –
1916) một thời gian dài. Nhà yêu nước họ Trần cũng đã có một thời gian tu hành
tại đây với pháp danh Như Ý. Tinh thần nhập thế của các Tăng sĩ dòng Chúc
31
Thánh lại một lần nữa được thể hiện qua phong trào đấu tranh đòi tự do bình
đẳng tôn giáo dưới chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.
Đỉnh cao của tinh thần ấy là sự hi sinh cao cả của Hòa thượng Thích Quảng
Đức (1897 – 1963), Ngài đã thiêu thân cúng dường chư Phật, cầu nguyện cho
đạo pháp trường tồn. Tâm nguyện Bồ tát của Ngài đã để lại trái tim bất diệt mà
ngàn đời Tăng ni kính ngưỡng. Hòa thượng Thích Quảng Đức thế danh Lâm
Văn Tuất, pháp danh Thị Thủy, tự Hành Pháp thuộc thế hệ thứ 9 của dòng Chúc
Thánh và đời thứ 42 dòng Lâm Tế Chánh Tông. Sự hi sinh của Ngài chính là
đỉnh cao của tinh thần xả thân phụng sự Đạo pháp và Dân tộc. Ngọn lửa từ bi
được ngài thắp sáng, soi rõ lương tri của thời đại, cứu Phật giáo đồ cũng như mọi
người dân thoát khỏi một chế độ độc tài hà khắc. Tôn chỉ hành đạo của thiền
phái Chúc Thánh kể từ ngày Tổ sư khai sơn cho đến nay vẫn không thay đổi.
Nhập thế tích cực cứu đời nhưng vẫn thong dong tự tại trước mọi lợi danh. Tùy
duyên hành đạo và bất biến giữ dòng đời luôn được áp dụng tùy từng hoàn cảnh
cụ thể đã thể hiện được bản hoài của Phật tử theo tinh thần: “Phụng sự chúng
sinh là thiết thực cúng dường chư Phật.”
Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh cũng lấy lời Phật dạy trong kinh luật luận
làm hành trang để tu tập và hành đạo. Tuy nhiên có những vị chuyên tu cầu thoát
ly sinh tử nhưng cũng có vị thực hành bồ tát đạo đi vào đời gần gũi quần chúng
để cùng chia sẻ các nổi khổ niềm đau với họ. Đứng ở góc độ nào cũng lấy tinh
thần tự lợi lợi tha làm đầu, gần gũi quần chúng để truyền trao Phật pháp. Sự hiện
diện của Tăng sĩ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đã giúp cho đạo Phật đi
vào đời một cách thiết thực nhất.
1.4. Sinh hoạt và tổ chức sơn môn
1.4.1. Sinh hoạt của sơn môn
Kể từ khi tổ sư Minh Hải xuất kể truyền thừa, thiền phái Lâm Tế Chúc
Thánh phát triển mạnh ở Quảng Nam và theo bước chân Nam tiến lan rộng đến
miền Gia Định. Cuối thế kỷ thứ 18 tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
32
Yên đều có các thiền sư trong dòng thiền phái Chúc Thánh hoằng hóa. Tại
Quảng Nam hình thành 3 trung tâm truyền giáo chính như sau: Trung Tâm Hội
An phía đông có các tổ đình Chúc Thánh, Vạn Đức, Phước Lâm; trung tâm Ngũ
Hành Sơn ở phía bắc với hai ngôi Quốc Tự Tam Thai và Linh Ứng; trung tâm
Đại Lộc phía tây có tổ đình Cổ Lâm. Cả 3 trung tâm này có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Trong đó các chùa Chúc Thánh, Phước Lâm đóng vai trò đào tạo tăng
tài rồi phân bổ đi các chùa trong toàn tỉnh và các tỉnh để truyền đạo.
Tại Quảng Ngãi, tổ đình Thiên Ấn là tổ đình chính chi phối toàn bộ mọi sự
sinh hoạt của chư Tăng trong tỉnh. Có hai ngài tiêu biểu là Chương Khước –
Giác Tánh và Toàn Chiếu – Bảo Ấn đã tiếp tăng độ chúng rất đông. Thiền phái
Lâm Tế Chúc Thánh được phát triển rộng tại Quảng Ngãi cũng do hai ngài này
tạo dựng nên.
Tại Bình Định có các ngôi tổ đình Long Sơn, Phổ Bảo, Thiên Hòa, Thanh
Long, Thiên Bình… truyền thừa theo dòng kệ của thiền phái Lâm Tế Chúc
Thánh. Nơi này đã đào tạo ra nhiều tăng tài góp phần cho sự phát triển của tông
môn.
Tại Phú Yên, thiền sư Pháp Chuyên – Diệu Nghiêm (1738 – 1810) lập chùa
Từ Quang ngôi chùa này đã trở thành trung tâm đào tạo tăng tài cho Phật giáo
miền trung từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20. Chư tăng các tỉnh phần lớn đều
tập trung về đây để học kinh, luật, luận. Đa số các vị danh tăng thế kỷ 19 đều
xuất thân từ ngôi tổ đình này.
Lúc bấy giờ, việc sinh hoạt của sơn môn cũng còn đơn giản. Thiền tông với
chủ trương “Bất lập văn tự” nên các thiền sư không có mở trường dạy học như
bây giờ, mà chủ yếu là thầy trò truyền dạy cho nhau, thực tập thiền định và ấn
chứng sở ngộ. Sự sinh hoạt hỗ tương qua lại của các chùa trong tông môn được
thể hiện rõ nét nhất là qua các giới đàn truyền giới. Đàn truyền giới được khai
mở mỗi khi có giới tử phát nguyện thọ giới để thăng tiến trong việc tu học. Theo
Ngũ hành sơn lục, thiền sư Từ Trí mô tả việc đàn giới như sau: “…Tiền nhất
33
niên, thỉnh chư sơn tự tăng ước nhật tề tựu thuyết vấn luận nghị khai đại giới
đàn tiếp dẫn hậu côn tăng đẳng. Đồng ứng hộ trợ, nhiên hậu, bố cáo các tỉnh
chư sơn tự tăng dự tri cẩn trạch.. niên…nguyệt…nhật. Túc thỉnh quang lâm y tự
tiền tam nhật, trí thỉnh chư tôn an bài chức sự. Nhất vị Chủ kỳ Hòa thượng, nhất
vị Đàn đầu Hòa thượng, nhất vị Yết–ma Hòa thượng, nhất vị Giáo-thọ Hòa
thượng, thất vị Tôn chứng Xà–lê, tứ vị Dẫn thỉnh sư, tuyên luật sư, truyển trạch
thủ vĩ Sa–di nhị vị…” Nghĩa là: Trước đó một năm, thỉnh chư Tăng các chùa quy
ước một ngày hội họp luận nghị về việc mở đại giới đàn tiếp dẫn Tăng chúng
hậu học. Chư Tăng đồng tâm hỗ trợ, sau đó, công bố cho chư Tăng các chùa
khắp nơi đều biết mà chuẩn bị, chọn năm.. tháng… ngày, v.v... Trước đó 3 ngày,
kiền thỉnh chư Tăng quang lâm đến chùa đã được định trước, cung thỉnh chư tôn
an bài chức sự: một vị Hòa thượng Chủ kỳ, một vị Hòa thượng Đàn đầu, một vị
Hòa thượng Yết–ma, một vị Hòa thượng Giáo thọ, bảy vị Xà–lê tôn chứng, bốn
vị dẫn lễ, một vị Tuyên luật sư, chọn hai vị Sa–di thủ vĩ… [6, tr.131–132].
Qua sự mô tả này, ta thấy việc tổ chức Đại giới đàn đều tuân theo quy củ
giới luật Phật chế, đầy đủ Hội đồng Thập sư. Tuy nhiên, theo lời của các vị tôn
túc, giới đàn ngày xưa được mở sau khi kết thúc 3 tháng An cư kiết hạ, còn gọi
là trường Kỳ hoặc trường Hương. Nghĩa là giới tử phải tập trung trong 3 tháng
an cư, theo vị Đàn đầu Hòa thượng học tập oai nghi giới luật sau đó mới chính
thức đăng đàn thọ giới. Trong quá trình tiếp Tăng độ chúng, các vị thiền sư dòng
Chúc Thánh thường tổ chức giới đàn để truyền trao y bát, tuyển người kế thừa sự
nghiệp hoằng pháp. Đã có nhiều giới đàn khai mở nhưng không có tư liệu ghi lại.
Theo bản Phó chúc của tổ Toàn Định–Bảo Tạng ghi: “Vào tháng 5 năm
Mậu Tuất (1838), Hòa thượng Toàn Chiếu–Bảo Ấn có mở giới đàn tại chùa
Thiên Ấn và đã thỉnh Ngài vào ngôi vị Yết–ma A–xà–lê” [6, tr. 132].
Trong Ngũ Hành Sơn Lục, thiền sư Từ Trí ghi: “Vào tháng 4 năm Kỷ Tỵ
(1869), niên hiệu Tự Đức thứ 22, thiền sư Chương Tư–Huệ Quang kiến lập đàn
34
giới tại chùa Phước Lâm, giới đàn này do thiền sư Toàn Nhâm–Quán (1798-
1883) Thông làm Hòa thượng Đàn đầu” [6, tr.132], và giới tử đắc pháp là thiền
sư Ấn Bổn–Vĩnh Gia, một Cao tăng cận đại của xứ Quảng. Năm Quý Tỵ (1893),
thiền sư cùng Hòa thượng Ấn Thanh – Chí Thành khai mở Đại giới đàn tại chùa
Chúc Thánh (Quảng Nam). Thiền sư Chí Thành được cung thỉnh làm Hòa
thượng Đàn đầu và ngài Vĩnh Gia làm Giáo thọ A–xà–lê tại giới đàn này, ngài
Chơn Tâm–Pháp Tạng trú trì chùa Phước Sơn, Phú Yên làm Yết–ma A–xà–lê [6,
tr.133]. Năm Canh Tuất (1910), thiền sư Vĩnh Gia khai giới đàn và làm Hòa
thượng Đàn đầu tại chàa Phước Lâm. Giới đàn này đã cung thỉnh thiền sư Ấn
Tham–Hoằng Phúc trú trì chùa Thiên Ấn làm Giáo thọ A–xà–lê; các ngài Ấn
Kim–Hoằng Tịnh trú trì chùa Phước Quang, Quảng Ngãi làm Đệ ngũ tôn chứng;
ngài Ấn Chí– Hoằng Chương trú trì chùa Long Tiên, Quảng Ngãi làm Đệ lục tôn
chứng. Giới đàn này quy tụ trên 200 giới tử xuất gia và hàng ngàn giới tử tại gia.
Trong đó có một số vị đắc giới và trở thành long tượng trong Phật pháp như các
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Thích Giác Nhiên, (Đệ nhất và Đệ nhị Tăng thống
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất). Về phần tại gia thì có Tuy Lý
Vương–Miên Trinh, Đô thống Lê Viết Nghiêm cũng như nhiều hoàng thân quốc
thích khác thọ giáo với Ngài. Năm Mậu Thìn (1928), niên hiệu Bảo Đại thứ 4,
Hòa thượng Chơn Pháp–Phước Trí khai giới đàn và làm Đàn đầu Hòa thượng tại
giới đàn chùa Từ Vân–Đà Nẵng. Giới đàn đã cung thỉnh Hòa thượng Chơn
Thông–Pháp Ngữ trú trì chùa Từ Quang, Phú Yên và Hòa thượng Ấn Kim–
Hoằng Tịnh trú trì chùa Phước Quang, Quảng Ngãi làm Chứng minh đạo sư.
Trong hàng giới tử đắc pháp với Ngài có Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong
những Cao tăng của Phật giáo Việt Nam hiện đại. Qua các đàn giới mà ngày nay
chúng ta còn biết được, phần nào đó tái hiện lại sinh hoạt của cộng đồng Tăng lữ
ngày xưa tại Quảng Nam. Điều này thể hiện được mối quan hệ khăng khít của
các chùa trong sơn môn Chúc Thánh thời bấy giờ. Các đàn giới đã đào tạo những
thế hệ Tăng lữ kế thừa nên môn phái ngày càng phát triển rộng khắp. Đồng thời,
35
thông qua các giới đàn này, đã nói lên được mối liên hệ của chư Tăng Quảng
Nam đối với các tỉnh lân cận như Thừa Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên
v.v... Bởi vì, các giới đàn được khai mở tại Quảng Nam đều có sự tham dự của
chư Tăng các tỉnh trong Hội đồng Thập sư cũng như giới tử cầu thọ giới. Cũng
thế, khi các tỉnh mở giới đàn đều cung thỉnh các thiền sư ở Quảng Nam vào chức
Thập sư và chư Tăng Quảng Nam cũng đến các tỉnh khác cầu thọ giới. Ngoài
việc lập đàn truyền giới, sự quan hệ của các chùa trong sơn môn Chúc Thánh
được biểu hiện qua các ngày giỗ Tổ, khánh thành chùa, tang lễ v.v... Trong
những Phật sự này, chư Tăng tề tựu hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, thể hiện tình
pháp lữ đồng môn gắn bó tương thân tương trợ.
Thông qua các đàn giới chúng ta thấy được sự sinh hoạt tôn môn thiền phái
Lâm Tế Chúc Thánh gắn kết chặt chẽ với nhau. Các vị hòa thượng trong thiền
phái Lâm Tế Chúc Thánh ở các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên đều được thỉnh vào Hội đồng Thập sư trong mỗi đàn giới tổ chức
tại Quảng Nam hay các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
Ngoài ra, việc sinh hoạt sơn môn của thiền phái Chúc Thánh còn thể hiện
qua các ngài giổ Tổ, khánh thành chùa, tang lễ… trong các ngày lễ này tăng
chúng đều quy tựu về để lo tổ chức thể hiện tình pháp lữ đồng môn tương thân
tương ái.
1.4.2. Tổ chức sơn môn
Sơn môn thiền phái Chúc Thánh những ngày đầu còn tổ chức đơn giản
chưa có hệ thống rõ ràng chủ yếu chùa nào sinh hoạt chùa đó, chùa nào có bậc
cao tăng thạc đức thì chư tăng các nơi tìm đến để tham vấn học hỏi. Ở Quảng
Nam có chùa Phước Lâm là nơi xuất hiện các bậc danh tăng đất Quảng, nên hầu
hết chư Tăng trong vùng đều tề tựu về đây để tu học. Và các vị đi các tỉnh để
hoằng hóa cũng xuất thân chủ yếu từ chùa Phước Lâm. Chùa Phước Lâm có vai
trò rất quan trọng trong việc phát triển của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại
Quảng Nam và các tỉnh lân cận.
36
Cuốn Lịch sử truyền thừa thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh cho biết: “… Tuy
rằng thời bấy giờ phương tiện đi lại còn thô sơ và thông tin liên lạc không có,
nhưng những Phật sự lớn tại những chùa Tổ đều được các ngài lo lắng chu đáo.
Theo lời kể của chư tôn đức tại Bình Định thì chùa Linh Sơn, Phù Cát có mối
liên hệ chặt chẽ với tổ đình Chúc Thánh. Những pho tượng La hán tại chùa Linh
Sơn cũng chính là dòng tượng của chùa Chúc Thánh, Hội An. Trong phần lược
sử chùa Thiên Bình có nói đến ngài Gia Khánh có chuyến đi về chùa Chúc
Thánh nhưng không rõ năm nào. Điều đó càng thấy được mối liên hệ khăng khít
giữa chư sơn trong tông môn tại các tỉnh thành” [6, tr.134]. Cũng trên tinh thần
đó, vào thời Gia Long, ngài Toàn Đức– Thiệu Long, trú trì chùa Khánh Sơn, Phú
Yên đứng in kinh đã cung thỉnh thiền sư Thiên Trường chùa Sắc tứ Tập Phước,
Gia Định chứng minh. Lúc bấy giờ tuy môn phái Chúc Thánh không có một tổ
chức xuyên suốt cụ thể nhưng qua một số bản kinh còn lại, chúng ta thấy các
Ngài có mối quan hệ chặt chẽ trong những sinh hoạt Phật sự.
Vào những năm đầu thế kỷ 20, tình hình chính trị đất nước biến chuyển
phức tạp. Các giáo sĩ Công giáo theo bước chân lính Pháp sang truyền giáo và
chủ trương đập chùa làm nhà thờ. Minh chứng cụ thể là chùa Bửu Châu do chúa
Tiên – Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) lập năm Đinh Mùi (1607) tại Trà Kiệu,
nhưng bị người Công giáo san bằng để làm nhà thờ Trà Kiệu (1722). Các chùa
Kim Chương, Từ Ân, Chưởng Phước v.v... đều bị san bằng không còn dấu vết.
Đồng thời, trong giai đoạn này Tăng chúng suy đồi, chỉ chú trọng đến việc ứng
phú (là môn lễ nhạc trong chùa tán, tụng, xướng, kết hợp với pháp khí). Trước
tình hình như vậy, chư sơn tại các tỉnh thành đều có tổ chức để chỉnh đốn Tăng
già, chấn hưng đạo pháp. Tại Quảng Nam, vào năm Tân Dậu (1921), Hòa thượng
Ấn Nghiêm – Phổ Thoại (1875 – 1954) đứng ra thành lập Bản tỉnh chư sơn Hội
nhằm mục đích củng cố Tăng già, chỉnh đốn Thiền môn đồng thời bảo vệ các
chùa trước sự tàn phá của binh lính Pháp. Ngài được chư sơn tín nhiệm cung
thỉnh làm Trị sự đầu tiên. Cơ cấu của tổ chức Bản tỉnh chư sơn Hội gồm có
37
một Hội trưởng, một Thư ký, mỗi huyện thị có một vị Chánh kiểm tăng và một
vị Phó kiểm tăng. Lúc bấy giờ tỉnh Quảng Nam chia làm 9 phủ huyện như sau:
Điện Bàn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Hòa Vang, Duy Xuyên, Đại Lộc,
Tiên Phước, Hội An. Tổ chức Bản tỉnh chư sơn Hội đã bảo vệ được các chùa
trước sự tàn phá của lính Pháp cũng như củng cố Tăng già làm tiền đề cho phong
trào chấn hưng Phật giáo. Tổ chức này chính là tiền thân của Giáo hội Tăng già
về sau. Tại các tỉnh thành những tổ chức Tăng già dưới nhiều danh xưng khác
nhau cũng ra đời không ngoài mục đích chấn chỉnh thiền gia. Các nơi đều đặt
những vị Kiểm tăng để giám sát sự tu học của Tăng chúng. Đây chính là tiền đề
cho phong trào chấn hưng Phật giáo sau này. Vào những thập niên 1980, hòa
thượng Huyền Ấn (1928 – 2010) và hòa thượng Đồng Quán (1926 – 2009) tìm
về Chúc Thánh để lập lại hệ đồ truyền thừa. Tại Quảng Nam lúc bấy giờ có các
hòa thượng Trí Giác (1915 – 2005), Trí Nhãn (1909 – 2004), Long Trí (1928 –
1998) cũng rất quan tâm về vấn đề này. Từ đó, các Ngài có sự liên hệ nối kết
nhau để hình thành nên môn phái Lâm Tế Chúc Thánh. Đến năm Nhâm Thân
(1992), nhân dịp khánh thành Bảo tháp Tổ sư Minh Hải, môn phái Chúc Thánh
mới được chính thức thành lập. Đây là nhu cầu thiết yếu để duy trì truyền thống
và sự phát triển của tông môn. Chư Tăng ni thuộc môn phái khắp các tỉnh thành
trong cả nước đều vân tập về Chúc Thánh để tổ chức hội nghị thành lập môn
phái. Danh xưng chính thức được gọi là Môn phái Lâm Tế Chúc Thánh và đặt
trụ sở chính tại Tổ đình Chúc Thánh, Hội An. Cơ cấu tổ chức bao gồm 2 Hội
đồng: Hội đồng Trưởng lão và Hội đồng Điều hành. Hội đồng Trưởng lão gồm
các vị tôn túc tiêu biểu cho giới luật, có nhiệm vụ chứng minh các đại lễ, đàn
giới của môn phái. Hội đồng Điều hành có trách nhiệm điều hành mọi công tác
Phật sự của môn phái. Đứng đầu môn phái có một vị Trưởng môn phái và nhiều
vị Phó trưởng môn phái, Chánh, Phó thư ký và các Ủy viên. Các vị Phó trưởng
môn phái là trưởng chi phái tại các tỉnh thành. Hội nghị cũng đã thông qua bản
Nội quy của môn phái bao gồm 7 chương 16 điều. Đồng thời, trong hội nghị này,
38
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu

KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfKHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
Hoạt động từ thiện đạo hòa hảo
Hoạt động từ thiện đạo hòa hảoHoạt động từ thiện đạo hòa hảo
Hoạt động từ thiện đạo hòa hảoNguynBchTrang
 
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt NamHoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMan_Ebook
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
luận văn nhân sinh quan phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ ...
luận văn nhân sinh quan phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ ...luận văn nhân sinh quan phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ ...
luận văn nhân sinh quan phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ ...sividocz
 
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Chinh Vo Wili
 

Ähnlich wie Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu (20)

Tieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giaoTieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giao
 
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfKHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
 
Phat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCPhat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Hoạt động từ thiện đạo hòa hảo
Hoạt động từ thiện đạo hòa hảoHoạt động từ thiện đạo hòa hảo
Hoạt động từ thiện đạo hòa hảo
 
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docxKhóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
 
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAYLuận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
 
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
 
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt NamHoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
 
Phat giao
Phat giaoPhat giao
Phat giao
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Triết Nhân sinh quan phật giáo trong kinh Trung Bộ.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Triết Nhân sinh quan phật giáo trong kinh Trung Bộ.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Triết Nhân sinh quan phật giáo trong kinh Trung Bộ.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Triết Nhân sinh quan phật giáo trong kinh Trung Bộ.doc
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
 
Tiểu luận Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời số...
Tiểu luận Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời số...Tiểu luận Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời số...
Tiểu luận Tư tưởng cốt lõi của triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời số...
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
Giao ancn cusi-2
Giao ancn cusi-2Giao ancn cusi-2
Giao ancn cusi-2
 
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
luận văn nhân sinh quan phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ ...
luận văn nhân sinh quan phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ ...luận văn nhân sinh quan phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ ...
luận văn nhân sinh quan phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ ...
 
Phat Giao.pptx
Phat Giao.pptxPhat Giao.pptx
Phat Giao.pptx
 
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
 
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
 

Mehr von Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Mehr von Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Kürzlich hochgeladen

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Kürzlich hochgeladen (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___________________ MAI THÁI KIM LONG (THÍCH THỊ MINH) SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈNH ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LUANVANTRITHUC.COM ZALO: 0936.885.877 TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO KHÓA LUẬN TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI, 2021
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___________________ MAI THÁI KIM LONG (THÍCH THỊ MINH) SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈNH ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU Ngành: Tôn giáo học Mã số: 8.22.90.09 KHÓA LUẬNTÔN GIÁO HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG VĂN CHUNG HÀ NỘI, 2021
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài "Sự hình thành và phát triển của thiền phái LâmTế Chúc Thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu" được thực hiện và hoàn thành bằng sự cố gắng nghiên cứu, học hỏi của học viên cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Hoàng Văn Chung với tư cách là người hướng dẫn khoa học. Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Những thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn và học viên. Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 4 năm 2021 Học viên luận văn Mai Thái Kim Long (Thích Thị Minh)
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC SỰ RA ĐỜI CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở VIỆT NAM....................................................................16 1.1. Bối cảnh Phật giáo Đàng Trong vào thế kỷ 17 - 18.................................16 1.2. Sự ra đời thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh................................................19 1.3. Phương pháp tu tập và tôn chỉ hành đạo..................................................26 1.4. Sinh hoạt và tổ chức sơn môn ..................................................................32 CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TỪ MIỀN TRUNG VÀO TỈNH ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN THẾ KỶ 18 - 20 ................................................................................41 2.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và tôn giáo tại Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn thế kỷ 18-20.....................................................................................41 2.2. Sơ lược sự truyền bá của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh vào các tỉnh miền Trung trung bộ và Trung nam bộ...........................................................44 2.3. Quá trình truyền bá và phát triển của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu..............................................................51 CHƯƠNG 3: NHỮNG NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA- VŨNG TÀU HIỆN NAY...............................................................................64 3.1. Những ngôi chùa tiêu biểu hiện nay của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu ....................................................................64 3.2. Đặc điểm của chi phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.........................................................................................................68 3.3. Một số vấn đề đang đặt ra hiện nay với Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu và đề xuất giải pháp ......................................................72 KẾT LUẬN ....................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................80 PHỤ LỤC.......................................................................................................85
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, đã nhanh chóng hòa nhập vào nền văn hóa bản địa, đồng hành cùng dân tộc vượt qua bao biến cố, thăng trầm của các triều đại lịch sử. Trong quá trình tồn tại và phát triển Phật giáo đã có nhiều biến đổi về hình thức lẫn nội dung hành trì tu tập để thích ứng với hoàn cảnh đất nước. Phật giáo Việt Nam có nhiều thiền phái, tông phái khác nhau. Hầu hết mỗi vị tổ sư từ Trung Hoa mang Phật giáo đến Việt Nam đều có bài kệ lập tông riêng, từ đó các thế hệ kế tiếp dựa trên bài kệ đó mà đặt tên pháp danh, pháp tự, pháp hiệu tiếp nối mạng mạch thiền phái, tông phái. Quá trình lập tông nhằm cố kết các Tăng Ni trong cùng một thiền phái (tông phái), cùng pháp môn tu, cùng cách thức hành trì để hỗ trợ nhau trên con đường tu tập và hoằng pháp. Sách cổ có câu: “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại”, ý nói một người xuất gia mà tách rời khỏi Tăng chúng thì không thể phát triển được, giống như hổ rời rừng thì dễ bị mất mạng. Nơi hổ có thế sống tung hoành và an toàn là rừng núi, nơi người xuất gia có thể phát triển tốt và có cuộc sống an lành là được bao bọc đoàn thể Tăng già. Phật giáo tuy được phân chia thành nhiều thiền phái (tông phái), song tinh thần tu học vẫn căn cứ vào những lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy trong các bản kinh và luật đã được ghi chép lại. Nhưng một điều thực tế cho thấy, cùng trong một thiền phái nhưng tùy vào căn cơ, trình độ khác nhau của mỗi người mà mỗi người tự tìm cho mình pháp môn tu tập phù hợp. Ngày nay, pháp môn tu không bị gò bó trong các thiền phái, tuy cùng là một thiền phái nhưng có người chuyên hành thiền, có người chuyên niệm Phật (tu Tịnh độ), có người kết hợp thiền tịnh song tu, có người chuyên trì Mật chú… Chỉ một số Tông phái có pháp môn tu tập riêng như Thiền phái Trúc Lâm của hòa thượng Thích Thanh Từ chuyên tu thiền chỉ và quán tâm: Biết vọng không theo; Hòa thượng Thích Nhất Hạnh chuyên tu thiền Tứ Niệm xứ với chánh niệm tỉnh giác… Tình trạng đa 1
  • 6. dạng tông phái trong Phật giáo, xong pháp môn tu tập chủ yếu có sự kết hợp Thiền – Tịnh – Mật và luôn lấy lời Phật dạy làm giáo lý căn bản để hành trì và soi sáng bước đường tu tập. Điểm nổi bật của các thiền phái Phật giáo ngày nay có thể thấy là sự cố kết chúng tăng tạo thành một nhóm cộng đồng hỗ trợ nhau làm các công tác Phật sự và hoằng pháp. Nhưng mỗi thiền phái đều nhấn mạnh đặc thù của mình mang tính vùng miền, do đó tạo nên những cộng đồng Phật giáo có nhiều màu sắc riêng biệt. Nghiên cứu để chỉ ra những nét riêng biệt đó luôn gặp nhiều thử thách, từ vấn đề phương pháp cho đến tìm kiếm cứ liệu. Trong những thập niên gần đây, các thiền phái Phật giáo ở Việt Nam rất được quan tâm. Bên cạnh nỗ lực khôi phục “sơn môn, pháp phái” bởi nhà tu hành Phật giáo (tăng, ni) , là những nghiên cứu, khảo cứu được đẩy mạnh về nguồn gốc lịch sử, quá trình phát triển và đặc biệt là tình hình hiện nay. Những nghiên cứu này đóng góp rất ý nghĩa cho tri thức khoa học về Phật giáo ở Việt Nam và từ đó chỉ ra vai trò, giá trị và chức năng của Phật giáo đối với cá nhân và xã hội. Ở Việt Nam, tồn tại những thiền phái Phật giáo lớn như Tào Động, Tịnh Độ, Mật tông, Trúc Lâm, Lâm Tế, v.v... Trong mỗi thiền phái lớn lại gồm những trường phái nhỏ hơn. Có một thực tế là trải qua nhiều biến đổi của thực tiễn đời sống, có thiền phái vẫn được duy trì và phát triển, có thiền phái hư hao dần theo thời gian. Một thiền phái, phụ thuộc rất nhiều vào tăng sĩ được truyền thừa và gánh trách nhiệm duy trì thiền phái ấy. Nhưng bối cảnh tôn giáo và xã hội ngày nay đang tạo ra những xu hướng không phải luôn thuận lợi, thậm chí đặt ra nhiều thách thức cho việc truyền thừa và kế tục. Nếu không kịp thời khảo cứu, tài liệu hóa và hệ thống hóa, nhiều thiền phái có thể biến mất không dấu vết cùng với sự nhạt phai của ký ức cộng đồng. Riêng về thiền phái Lâm Tế, hiện nay, trên cả nước hiện nay còn tồn tại 5 dòng chính: - Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Trí Bản - Đột Không; - Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Vạn Phong - Thời Ủy; 2
  • 7. - Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Mộc Trần - Đạo Mân (1596 - 1674); - Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Thiệt Diệu - Liễu Quán; - Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Minh Hải - Đắc Trí (Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh). Thiền phái được tìm hiểu, nghiên cứu trong khóa luận này là thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh hay còn gọi là Lâm Tế Chánh tông phả hệ của Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay, thiền phái này đang có sự phát triển tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, có lượng Tăng Ni tương đối đông, có tổ chức sinh hoạt thiền phái và có những ngôi chùa do thiền phái này lập ra tồn tại đến ngày nay. Cho tới hiện tại, chưa có công trình nào tìm hiểu và nghiên cứu một cách bài bản về thiền phái này tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hơn nữa, các tài liệu lịch sử về dòng thiền này có mặt tại 2 tỉnh này là rất ít, dường như là không có. Để tìm hiểu, cần phải dày công truy nguyên niên đại các chùa trong thiền phái này có mặt tại 2 tỉnh trên sớm nhất, tìm ra nguồn gốc của các vị khai sơn để biết quá trình truyền thừa của thiền phái này. Đồng thời, cần kết hợp tìm hiểu về dòng này bằng cách khai thác các sử liệu thời Chúa Nguyễn (Đàng Trong), các sử gia đương đại viết về lịch sử Phật giáo, danh Tăng Việt Nam, và bất cứ phát hiện thư tịch cổ nào có liên quan. Từ những lý do và tính cấp thiết nêu trên, học viên chọn thực hiện đề tài Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Về mặt học thuật, khóa luận đóng góp cho cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về thiền phái Phật giáo ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ đóng góp những tư liệu lịch sử được hệ thống hóa về thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu và đóng góp tư liệu cho các ban điều hành chi phái của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại 2 tỉnh này. 2. Tổng quan tài liệu Về các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, có thể chia thành các nhóm sau: 3
  • 8. 2.1. Tài liệu, các công trình nghiên cứu về thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam Theo cuốn Gia Định Thành Thông Chí [14a], năm 1698, đời chúa Hiền Tông, 2 vùng đất Biên Hòa và Gia Định đã chính thức được Thống suất Nguyễn Hữu Kính sáp nhập vào Bản đồ Việt Nam lập nên thành, ấp và đặt các quan cai trị. Từ đó có nhiều dòng người di dân từ các tỉnh Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế), Quảng Nam, Quảng Ngãi… di dân vào vùng đất mới (Biên Hòa, Gia Định) để làm ăn, sinh sống. Di dân đến đâu cũng mang theo phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng đến đó. Như vậy, hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu (Biên Hòa xưa) được chính thức vẽ trên bản đồ Việt Nam là cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Nhưng trước đó vùng đất này đã có người Việt sinh sống xen lẫn người Thủy Chân Lạp và một số người Hoa di dân từ Trung Quốc sang do bất mãn với nhà Thanh (một số quan quân nhà Minh cùng thân quyến sau khi nhà Thanh lật đổ nhà Minh lên ngôi vào thế kỷ 17 đã di cư sang vùng đất Bà Rịa và Biên Hòa xưa). Phong tục tập quán của người Thủy Chân Lạp khác với người Việt và người Hoa nên người Việt và người Hoa ở đâu thì người Thủy Chân Lạp rời khỏi chỗ đó. Như vậy, khi 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu (Biên Hòa xưa) được sát nhập vào bản đồ Việt Nam từ đất của người Thủy Chân Lạp thì người Việt đã định cư tương đối nhiều. Việt Nam Phật giáo Sử luận [24] đã cho ta biết Phật giáo suy thoái từ thời Hậu Lê, khi Hồ Quý Ly lên tiếm quyền nhà Trần vào thế kỷ 14. Hồ Quý Ly xuất thân Nho học, triều đại nhà Trần lại thuần Phật giáo nên Hồ Quý Ly muốn loại bỏ phe cánh ủng hộ nhà Trần thì loại bỏ những người ủng hộ nhà Trần mang tư tưởng Phật giáo. Do đó, các tăng lữ dưới 50 tuổi bị bắt hoàn tục, chùa chiền bỏ hoang hay làm nơi sinh hoạt của làng xã… Từ thời nhà Trần, đạo Phật hưng thịnh bao nhiêu đến triều đại nhà Hậu Lê đạo Phật suy yếu bấy nhiêu. Với sự hà khắc của chính quyền phong kiến nhà Hậu Lê, đạo Phật càng ngày càng co cụm lại, ít người đi tu và xuất gia, chùa chiền bỏ hoang, dần đạo Phật đã đi vào quên lãng. Trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, ở Đàng Trong, chúa Nguyễn lại ưu ái cho Phật giáo. Đàng Trong (Thuận Hóa – Quảng Nam) thế kỷ 14 là vùng đất hoang vu, rừng thiêng nước độc nên chùa chiền và tăng lữ cũng không có nhiều. Giai đoạn thế kỷ 14 đến thế kỷ thứ 18, Chúa Nguyễn đã cho người thỉnh mời các 4
  • 9. thiền sư ở Trung Hoa sang Đàng Trong hoằng hóa và lập đàn truyền giới để cho người Việt xuất gia làm tăng sĩ (theo truyền thống Phật giáo). Đây là nguyên nhân mà các vị thiền sư Trung Hoa có dịp sang Việt Nam truyền giáo và mở ra các thiền phái. Các vị thiền sư đến Việt Nam hoằng pháp trong giai đoạn này chủ yếu là người của các tông Lâm Tế và Tào Động. Nhưng tông Tào Động truyền bá chủ yếu ở miền bắc Việt Nam, tông Lâm Tế truyền thừa chủ yếu miền trung và miền Nam Việt Nam, trong đó có Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh. Trong thời kỳ này (thế kỷ 17 - 18), bên Trung Hoa, nhà Thanh đã lật đổ nhà Minh lên cai trị. Đó là lý do một số vị thiền sư Trung Hoa khi sang Việt Nam cũng không muốn trở về mà ở lại định cư và hoằng pháp trên đất Việt. Các tài liệu Phổ hệ truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam và Đà Nẵng [42] và cuốn Hành trạng chư thiền đức xứ Quảng [43] của thượng tọa thích Như Tịnh đã cho biết quá trình hình thành thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh và quá trình Nam tiến của các vị Thiền sư dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh. Có thể thấy là từng bước từ Quảng Nam, thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đã đi vào Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, rồi đến các địa phương khác… Ngoài ra, trong các tác phẩm như Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam Bộ [27]; Lược sử Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam [39], chúng ta có thể thấy những thông tin về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo ở vùng đất Nam Bộ, và các hệ phái Phật giáo cổ truyền tồn tại ở miền Nam Việt Nam. Một số nghiên cứu có liên quan đến thiền phái Lâm Tế có thể kể ra như sau: Một nghiên cứu hiếm hoi của trí thức Phật giáo về dòng thiền Lâm Tế ở Việt Nam là bài “Phật giáo Ninh Bình và sự truyền thừa của phái thiền Lâm Tế” trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo. Trong bài viết này, tác giả Thích Minh Tuệ dựng một lược sử của thiền phái Lâm Tế ở Ninh Bình, phân tích sự truyền thừa tại một số ngôi chùa tiêu biểu và nêu ra ảnh hưởng của thiền phái này ở Ninh Bình (trên các phương diện như tư tưởng, kiến trúc - nghệ thuật, niềm tin tôn giáo). Tác giả đưa ra nhận định rằng thiền phái này có nhiều đóng góp ý nghĩa cho Phật giáo và cho đời sống văn hóa, tâm linh của người dân tại Ninh Bình.[48] 5
  • 10. Nguyễn Văn Quý đăng tải bài viết “Thiền phái Lâm Tế thời chúa Nguyễn” năm 2013 trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo. Công trình này cung cấp một lược sử về sự mở rộng dần dần thiền phái này trong khoảng thế kỷ 17 - 18. Theo đó, đáng chú ý là thiền phái Liên Tông do thiền sư Lân Giác (1699 - 1733) thành lập tại chùa Liên Phái (Hà Nội) được cho là thuộc dòng Lâm Tế. Nhìn chung, bài viết cho thấy dòng thiền này có sự bảo trợ của các chúa và thiền sư Liễu Quán là người có công trạng nổi bật nhất trong Việt hóa thiền phái Lâm Tế.[34] Bài viết chung của Phan Trương Quốc Trung và Nguyễn Hữu Sử “Tìm hiểu hành trạng thiền sư Bản Quả - Khoáng Viên, vị thầy của sư Nguyên Thiều - Hoán Bích” trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, đã khai thác các tư liệu lịch sử để làm rõ vai trò của thiền sư Khoáng Viên – người được cho là một mắt xích quan trọng trong mạch truyền thừa thiền Lâm Tế ở Đàng Trong. Đồng thời bài viết cũng dựng lại quá trình giao lưu trao đổi thư tịch Phật giáo giữa Đàng Trong và vùng Quảng Đông, Phúc Kiến (Trung Quốc). [33] Phan Trương Quốc Trung và Nguyễn Hữu Sử cũng xuất bản một công trình khác liên quan đến Lâm Tế. Trong bài, “Về bài kệ truyền thừa của phái Thiền Lâm Tế Liễu Quán” trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, hai tác giả đã khái quát đặc điểm của Lâm Tế tại Việt Nam (truyền thừa liên tục lâu nhất; phạm vi truyền bá rộng nhất; lượng đệ tử tại gia, xuất gia đông nhất). Bài viết tập trung phân tích bài kệ truyền thừa và đánh giá vai trò của nó trong tiến trình, sự mở rộng và sự Việt hóa của Lâm Tế Liễu Quán ở Việt Nam. [35] Như vậy, sơ bộ chúng tôi đã tổng quan ra một số nghiên cứu về thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam. Các khảo cứu này mang lại những thông tin về nguồn gốc, sự hình thành, mở rộng, các cộng đồng, ngôi chùa tiêu biểu cũng như những tăng sĩ có vai trò quan trọng. Nhưng trong các công trình này, hầu như không thấy đề cập về chi phái Lâm Tế Chúc Thánh. 2.2. Các tài liệu, nghiên cứu về thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Việt Nam Trong cuốn Vùng đất Nam Bộ: quá trình hình thành và phát triển [25], Vùng đất Nam Bộ [27], Tiểu sử Danh tăng Việt Nam thế kỷ XX [3] cho biết phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa, quá trình hình thành vùng đất Nam Bộ 6
  • 11. xưa trong đó có Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, và các danh tăng trong giai đoạn thế kỷ 19 - 20. Các tông phái chính Phật giáo ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu là Bắc Tông, Nam Tông, Khất sỹ. Bắc Tông có các dòng thiền như Liễu Quán, Thiên Thai Tông, Chúc Thánh, Thiền Trúc Lâm (Hòa thượng Thích Thanh Từ). Nam tông có Nam Tông Kinh và Nam Tông Khmer. Khất sỹ có Khất sỹ giáo đoàn 4 và khất sỹ Sơn Lâm, Khất sỹ Đại Thừa. Theo Tịnh Hà - Tín ngưỡng tôn giáo ở Đồng Nai xưa [58] Có thể nói, người Việt khai hoang lập ấp đến đâu thì tín ngưỡng Phật giáo được lan truyền đến đó. Trước khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh định danh vùng đất Trấn Biên thuộc cương thổ Đại Việt, thì từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, vùng đất Đồng Nai đã từng là một trong những cái nôi của Phật giáo Đàng Trong. Do triết lý Phật đà là từ bi, hỉ xả, bình đẳng, nêu cao tinh thần cứu khổ cứu nạn nên được người dân vùng đất Đồng Nai tiếp nhận sâu rộng, trở thành mảng văn hóa đậm nét trong văn hóa truyền thống của địa phương. Nhiều tông môn, hệ phái của Phật giáo có mặt tại Đồng Nai như: Nguyên thủy (Sthaviravāda), Bắc tông (Mahayana), Nam tông (Theravada), Mật tông (Vajrayana), Tịnh độ tông (Pure Land), Thiền tông (Dhyana)… Trong số những vị cao tăng có công tích hoằng hóa và xiển dương Phật giáo ở Đồng Nai, có thể kể đến Thiền sư Nguyên Thiều (1648 - 1728). Thiền sư là người Trung Quốc, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 33, sang Việt Nam truyền đạo vào vào năm 1677. Ông là vị Tổ truyền phái Lâm Tế ở khu vực miền Trung, đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong. Khoảng năm 1693, thiền sư vào Đồng Nai hoằng hóa cho những lưu dân người Việt và người Hoa đã đến làm ăn sinh sống, sau đó xây dựng chùa Kim Cang ở ấp Bình Thảo, thuộc dinh Trấn Biên (nay thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu). Một số đệ tử của thiền sư là những cao tăng đương thời cũng xây dựng, khai sơn, trụ trì các chùa ở Đồng Nai, như: Minh Vật - Nhất Tri (? – 1786) trụ trì chùa Kim Cang; Thành Đẳng - Minh Lượng (1686 – 1769) khai sơn chùa Đại Giác, Thành Nhạc - Ẩn Sơn (? – 1776) khai sơn, trụ trì chùa Long Thiền, Thành Trí - Pháp Thông (không rõ năm sinh và năm mất) trụ trì chùa Bửu 7
  • 12. Phong… Đồng Nai còn có sự truyền thừa của thiền phái Tào Động tuy có chậm hơn so với thiền phái Lâm Tế, mà một trong những cao tăng tiêu biểu là thiền sư Pháp Thông - Thiện Hỷ (không rõ năm sinh và năm mất) khai sơn chùa Long Ẩn năm 1733. Cùng với sự xuất hiện của Phật giáo là chùa chiền, cơ sở thờ tự. Hiện nay Đồng Nai còn nhiều ngôi chùa cổ gắn liền với giai đoạn mở cõi như: Bửu Phong (xây dựng năm 1616), Long Thiền (năm 1664), chùa Ông (năm 1684), Kim Cang (năm 1695). Trong thời các chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725), có 2 ngôi chùa ở Đồng Nai được sắc tứ (vua ban sắc), đó là chùa Vạn An ở thôn Phước An (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và chùa Hộ Quốc ở thôn Đắc Phước, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Tân Vạn, thành phố Biên Hòa). Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi (năm 1802) đã ban cho chùa Kim Cang 3 pho tượng Phật và bức hoành phi “Kim Cang tự”, trùng tu chùa Đại Giác (xây dựng năm 1665) và cúng pho tượng Phật A Di Đà bằng gỗ cao 2,5m, nên người dân còn gọi là chùa Phật Lớn. Hiện nay, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có gần 1.000 cơ sở thờ tự Phật giáo bao gồm chùa, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất và khoảng 32.255 tăng ni, tu sĩ [57]; tỉnh Đồng Nai có 699 chùa, tự viện, hơn 1.000 am, cốc; 5.619 tăng, ni [60]. Các công trình nghiên cứu về thiền phái lâm Tế Chúc Thánh hiện nay rất ít, trong đó có tài liệu được nhiều người biết đến, nghiên cứu khá công phu đó là tập tài liệu “Phổ hệ truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam và Đà Nẵng” của thượng tọa Thích Như Tịnh. Tập tài liệu này đã sưu tầm về lược sử của Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) và các hậu duệ của ngài, chủ yếu là các vị xuất thân từ hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng rồi đi truyền đạo trong và ngoài nước. Tập tài liệu này chưa phải là lịch sử thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh. Tuy nhiên đây là tập tài liệu quý qua đó xác định được hành trạng của Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) và hậu duệ của ngài. Trong “Hành trạng chư Tôn đức xứ Quảng”, tác giả thượng tọa Thích Như Tịnh khái lần lượt hành trạng của Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) và hậu duệ của ngài. Công trình nói lên cuộc đời và sự nghiệp của một số vị tiêu 8
  • 13. biểu có tầm ảnh hưởng lớn trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh nói riêng và có tầm ảnh hưởng đến Phật giáo nói chung qua các thời đại. Thượng tọa Thích Như Tịnh cũng đã đi khắp nơi từ miền Trung ra Miền Bắc vào tận Miền Nam đến các tự viện của Thiền phái Lâm Tế chúc Thánh chụp hình bài vị, văn bia, phỏng vấn các vị trụ trì, các vị trưởng lão trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ghi chép hình thành nên tập tài liệu như vậy. Có thể nói là công lao của thượng tọa bỏ ra không hề nhỏ để làm việc này. Tuy nhiên tập tài liệu chỉ dừng lại khái lược tiểu sử và hành trạng của chư Tôn đức xuất thân từ xứ Quảng (Quảng Nam, Đà Nẵng), và cũng còn nhiều nơi thượng tọa cũng chưa đến khảo cứu như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu chưa có người nghiên cứu nên học viên lần mò dấu vết xuất hiện của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, phỏng vấn hồi cố các vị trưởng lão trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh để làm rõ hơn mốc lịch sử dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh có mặt ở hai Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy chưa xác định được niên đại thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh có mặt ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhưng được biết, dòng thiền này là thiền phái lớn ở đây, có nhiều cơ sở tự viện và người xuất gia, có sinh hoạt tông môn, có người tham gia các công tác giáo hội và làm các công tác từ thiện. Như vậy, trong các sử liệu và các công trình nghiên cứu về thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam, đã xuất hiện những thông tin về sự hình thành và phát triển của Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu. Tuy thế, các thông tin còn rất rời rạc, thiếu sự kiểm chứng, chưa được hệ thống hóa. Đặc biệt, thiếu vắng những công trình làm rõ hiện trạng của thiền phái này, từ tăng ni, cộng đồng tín đồ, truyền thừa, cho đến cơ sở thờ tự, phương pháp tu tập… ở Việt Nam nói chung và Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 3.1. Về mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm làm rõ sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. 9
  • 14. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần làm rõ là: Thiền phái Phật giáo Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu có lịch sử hình thành và phát triển như thế nào? Có những đặc trưng gì và có hiện trạng ra sao? 3.2. Về nhiệm vụ nghiên cứu Để trả lời 2 câu nghiên cứu nêu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thiền phái Phật giáo Lâm Tế Chúc Thánh ở Việt Nam; - Làm rõ quá trình du nhập, sự hình thành những cơ sở đầu tiên, sự truyền thừa, các cộng đồng Phật tử đầu tiên của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu; - Làm rõ quá trình phát triển và thực trạng của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay; - Phát hiện một số vấn đề đang đặt ra với hiện trạng và thảo luận về triển vọng của Thiền phái này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tau. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào lịch sử hình thành, quá trình phát triển và hiện trạng của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu - Về không gian: Các cơ sở tự viện trong dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh tại hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. - Về thời gian: Giai đoạn bắt đầu có các vị thiền sư dòng thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh truyền vào 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu để hoằng pháp, xây dựng các cơ sở chùa chiền (khoảng từ thế kỷ 20) cho đến nay. 10
  • 15. 5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng tiếp cận liên ngành, kết hợp Tôn giáo học, Sử học, Xã hội học (phỏng vấn sâu, phương pháp hồi cố, ghi âm…), Văn bản học. Tiếp cận Tôn giáo học phân tích tôn giáo từ các thành phần cốt lõi, tiêu biểu là niềm tin và diễn tả niềm tin, thực hành nghi lễ và các giáo luật, cộng đồng, và những tương tác với xã hội thế tục. Trên cơ sở này, đề tài tập trung nghiên cứu Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh một mặt biểu hiện cho sự đa dạng hóa trong nội bộ Phật giáo trong quá trình hình thành, phát triển, và lan truyền, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Mặt khác, nghiên cứu một thiền phái cũng là nghiên cứu một hình thức riêng biệt trong tổ chức cộng đồng các tín đồ Phật giáo. Do đó, cần chú ý các nguyên tắc hay cơ chế định hình, duy trì và phát triển cộng đồng đặc thù nó qua vai trò những người có vai trò chính, những hình thức tu hành và tổ chức nghi lễ tiêu biểu, cũng như những biến đổi trước các thử thách do đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo và xã hội mang lại. Đề tài cũng vận dụng tiếp cận Sử học vào việc xác định thời điểm thiền phái du nhập và bám trụ ở vùng địa lý đã chọn, tìm kiếm và đối chiếu các nguồn tư liệu thứ cấp khác nhau để có câu trả lời đáng tin cậy nhất. Tiếp cận này định hướng cho phương pháp xác định niên đại các chùa trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh có mặt đầu tiên tại hai tỉnh này, xác định nguyên quán, bổn sư của các vị tổ khai sơn ngôi chùa tại hai tỉnh trên. Các nguồn tư liệu thứ cấp thu thập được sẽ được kết hợp với các nguồn tài liệu sơ cấp thu thập được qua phỏng vấn sâu sẽ trình bày ở dưới. Với cách tiếp cận Xã hội học, học viên tiến hành điều tra thực địa tại các ngôi chùa cổ và các ngôi chùa mới trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu để thấy được sự kế thừa, phát triển của dòng thiền này. Đồng thời học viên tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số vị hòa thượng, thượng tọa cao niên trong dòng thiền này tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Bởi lịch sử của dòng thiền này chưa có sẵn, việc tạo dựng lại lịch sử của nó phải dựa vào phương pháp riêng. Cụ thể, phương pháp phỏng vấn 11
  • 16. hồi cố (oral history) được sử dụng để có nguồn tài liệu sơ cấp về lịch sử của dòng thiền qua ký ức và trải nghiệm của những người trong cuộc và là nguồn thông tin gốc. Phương pháp này phát huy hiệu quả bởi chỉ có trao đổi, hỏi-đáp trực tiếp với bảng hỏi bán cấu trúc và phi cấu trúc mới gợi mở những vấn đề cho đối tượng nghiên cứu có thể tường thuật, kể lại trải nghiệm và quan sát của họ cho người thực hiện nghiên cứu. Đồng thời chỉ có người nghiên cứu mới có thể trực tiếp hỏi tiếp nối (follow-up questions) và khai thác sâu thêm các thông tin được gợi ra. Cụ thể, đề tài tiến hành phỏng vấn hồi cố đối với Hòa thượng N.T (trưởng môn phái thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh Việt Nam), Hòa thượng K.T (trưởng chi phái Lâm tế Chúc Thánh hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), thượng tọa T.N.T (có nhiều công trình nghiên cứu về Thiền Lâm Tế Chúc Thánh), Thượng tọa M.T (Phó chi phái Lâm tế Chúc Thánh hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), thượng tọa T.P (Phó chi phái Lâm Tế Chúc Thánh 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), Đại đức T.T (Thư ký chi phái Lâm tế Chúc Thánh 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), thượng tọa C.Đ (đại diện chư Tăng chi phái Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), thượng tọa H.Đ (đại diện chư Tăng chi phái Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), Ni sư T.N.Đ.L (đại diện chư Ni chi phái Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), Ni sư T.N.T.N (đại diện chư Ni chi phái Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), Ni sư T.N.N.T (đại diện chư Ni chi phái Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), Ni sư T.N.T.K (đại diện chu ni chi phái Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu). Như vậy, có tổng số 12 người được hỏi, trong đó nam là 8 người, nữ là 4 người. Về cơ sở tự viện, Học viên liên hệ với các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai xin được danh bộ các tự viện. Từ đó, học viên tiến hành sàng lọc các chùa trong hệ thống thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, xác định niên đại và các vị tổ khai sơn các chùa tại hai tỉnh trên. Một số kỹ thuật cụ thể của nghiên cứu khoa học xã hội nói chung sẽ được sử dụng như ghi âm, ghi chép, phân tích, khái quát, đối chiếu, kiểm chứng thông tin, v.v… sẽ được vận dụng để giải quyết từng nhiệm vụ cụ thể đặt ra. 12
  • 17. Phương pháp văn bản học: học viên đã sưu tầm các câu đối, văn bia, nghi thức thờ cúng của một số chùa xưa đặc biệt là tổ đình Chúc Thánh và Tổ đình Phước Lâm ở Quảng Nam. Đây là hai nơi đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển dòng truyền thừa Lâm Tế Chúc Thánh sau này. Nói chung, đây là một nghiên cứu trong nhãn quan Tôn giáo học, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và sử dụng cách tiếp cận liên ngành. 5.2. Một số khái niệm dùng trong đề tài Trong đề tài này, một số khái niệm chính được sử dung với cách hiểu như sau: Phật giáo: hay còn gọi là đạo Phật, người sáng lập là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài sinh vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên tại nước Ấn Độ, cha là Tịnh Phạn Vương, mẹ là hoàng hậu Maya, nước Ca-tỳ-la-vệ lúc bấy giờ. Năm 29 tuổi (theo truyền thống Nam Truyền) Ngài từ bỏ ngôi vị thái tử, xuất gia tìm đạo. Ngài đã tìm học với nhiều vị thầy danh tiến thời ấy nhưng Ngài không thỏa mãn khát vọng giải thoát nên đã từ giã ra đi tự mình tìm cho mình phương pháp riêng. Ngài đã thực hành 6 năm khổ hạnh ép xác mong tìm ra chân lý và sự thoát khổ nhưng cuối cùng không mang lại hiệu quả như Ngài mong muốn. Ngài đã từ bỏ con đường khổ hạnh và thực hành thiền định theo lối trung đạo. Cuối cùng Ngài đã chứng được Tam Minh và Lục thông trở thành một bậc giác ngộ cao nhất thời bấy giờ tại Ấn Độ. Ngài vân du giáo hóa khắp đất nước Ấn Độ, tiếp độ đệ tử lập ra Tăng đoàn. Sau khi Ngài nhập Niết bàn Tăng đoàn vẫn tiếp tục tiếp nối và tồn tại cho đến ngày nay. Những vị đệ tử căn cứ lời Phật dạy được ghi chép trong các kinh điển và các sớ giải của các vị thánh tăng mà hành trì tu tập nên gọi là Phật giáo (lời dạy của Phật). Giáo lý căn bản của Phật giáo là Vô thường - Khổ - Vô ngã, 3 pháp này gọi là Tam pháp ấn mà bất kỳ Phật tử nào cũng phải biết. Phật giáo truyền vào Việt Nam khá sớm. Sử liệu cho biết Phật giáo đến Việt Nam từ Ấn Độ và Trung Quốc. Từ Trung Quốc, Phật giáo chủ yếu truyền tới qua các thiền phái, trong đó có Lâm Tế. Phật giáo ở Việt Nam tồn tại trong sự pha trộn nhất định với những tín ngưỡng bản địa và với một số truyền thống tôn giáo khác. 13
  • 18. - Thiền phái: là phái chuyên tu tập về thiền, thiền có hai loại là thiền chỉ và thiền quán. Thiền chỉ là chú tâm trên một đề mục (đối tượng) đã định tâm như chú tâm trên đất, nước, gió, lửa… thiền quán là quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp. Quán là để ý, theo dõi diễn biến của thân thọ, tâm, pháp trong cuộc sống hằng ngày để nhận ra các tính chất đặc thù của chúng, đồng thời qua đó khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức bản chất sâu thẳm bên trong của vạn vật. Thiền chỉ giúp tâm định tỉnh, không tán loạn, thiền quán giúp tuệ tăng trưởng. Như vậy, thiền phái là phái chuyên tu tập về thiền chỉ và thiền quán để nhận ra chân lý ngay trong thực tại, thiền chỉ và thiền quán luôn bổ trợ nhau giúp tâm không tán loạn để quán thật tính của pháp được rốt ráo. Khác với Tịnh Độ tông chuyên niệm Phật A Di đà hay tụng kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di đà… cầu vãng sanh Tây Phương cực lạc. - Thiền phái Lâm Tế: Thiền phái Lâm Tế là một trong những phái chuyên tu tập về thiền, do ngài Lâm Tế - Nghĩa Huyền (?-866) sáng lập. Dùng phương pháp la, hét, “đánh” để giúp hành giả nhận chân ra đạo. Không phải ai ngài cũng ha, cũng hét, “đánh”… những người được ha, được hét, được đánh là những người có căn tánh Đại thừa, có sự tu tập sâu dầy nhưng chưa tỏ ngộ, bừng sáng. Nên người tu thiền không xem đây là điều thô lỗ mà là một đặc ân mà tổ truyền trao thông điệp giác ngộ. Sự la, hét, đánh để đệ tử ngộ đạo ngày nay không còn nữa (thất truyền). Vì thế, ngày nay ai sử dụng phương pháp này điều bị lên án là thô lỗ. - Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh: Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh thực chất là một chi phái thuộc Thiền phái Lâm Tế, do tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) lập tông, ngài đời thứ 34 của tông Lâm Tế. Ngài quê làng An Thiệu, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Năm 1695, Ngài sang Đàng Trong (Việt Nam) hoằng hóa đã định cư tại thương cảng Hội An dựng lên ngôi chùa Chúc Thánh tiếp tăng độ chúng, hướng dẫn Phật tử tu tập và truyền thừa cho đến ngày nay. Trong khóa luận này, Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu được dùng với ý nghĩa như một chi phái thuộc Lâm Tế Chúc Thánh nằm trong Thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam. 14
  • 19. - Kệ: thể văn vần được dùng trong kinh điển Phật giáo, có loại có 4 chữ, có loại có 5 chữ, mỗi loại đều có 2 câu, 2 hàng giống với bài thơ chữ Hán nhưng không có vận luật. - Truyền thừa: là tiếp nối, kế nghiệp của các nhà tu hành trong một thiền phái Phật giáo, từ đời này qua đời khác không bị đứt quãng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu này giúp khẳng định với bằng chứng khoa học về sự tồn tại của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh trên vùng đất 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghiên cứu cũng sẽ đóng góp về mặt phương pháp luận liên quan đến nghiên cứu về thiền phái, hệ phái, “sơn môn”, Phật giáo ở Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này sẽ mang lại cách nhìn khát quát nhất thiền phái lâm Tế Chúc Thánh tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Dù thực hiện trên phạm vi còn nhỏ hẹp, nghiên cứu này cung cấp thêm tư liệu cho các nghiên cứu rộng lớn hơn về thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh cũng như lịch sử Phật giáo của 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghiên cứu này cũng hi vọng giúp cho những người điều hành chi phái tại 2 tỉnh này có tư liệu cụ thể để làm việc hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu có thể hữu ích cho các nhà quản lý, nghiên cứu quan tâm đến tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng tại hai tỉnh nói trên. 7. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được cấu trúc gồm 3 chương. 15
  • 20. CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC SỰ RA ĐỜI CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở VIỆT NAM 1.1. Bối cảnh Phật giáo Đàng Trong vào thế kỷ 17 - 18 Từ thế kỷ 17, Phú Xuân (Thuận Quảng) đã trở thành khu kinh tế lớn thứ hai đã tách khỏi khu kinh tế Thăng Long (Hà Nội) có sự phát triển độc lập, tách khỏi văn minh sông Hồng. Hình thành nên một nền kinh tế, văn hóa, chính trị mới phóng khoáng hơn khu vực Thăng Long (Hà Nội) Thế kỷ 16 và đầu 17, người Việt xem phương nam là vùng đất mới nơi dễ làm ăn sinh sống. Vùng đất mới này hứa hẹn nhiều lựa chọn. Càng đi sâu vào nam tinh thần Nho học càng yếu dần, tư tưởng người dân cũng được phóng khoáng hơn, các quy tắc lễ nghi cũng được giảm thiểu. Chẳng hạn, nhà Nguyễn cho phép người Nhật, Trung Quốc, người Tây phương làm quan và có vị trí trong triều, đều này không bao giờ xảy ra tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Trong điều kiện thuận lợi này làm cho nhà Nguyễn tự tin xưng vương năm 1744, Nguyễn Phúc Khoát tự hào tuyên bố, “Nhà nước ta, phát tích Ô châu”. Châu Ô là địa phương của vương quốc Chăm Pa, nay nhà Nguyễn dùng để nhấn mạnh phần đất giành được là do công lao của nhà Nguyễn tạo dựng nên, cũng là xây dựng một ý thức hệ về một đất nước riêng đã phát triển tách khỏi miền bắc và sẵn sàng hòa hợp với nền văn hóa bản địa trong đó có người Chăm, người dân tộc thiểu số vùng Đông Nam Á sinh sống. Để tách khỏi văn hóa, kinh tế, chính trị miền Bắc, nhà Nguyễn lấy Phật giáo Đại thừa làm trung tâm vừa kế thừa tư tưởng của nhà Tiền Lê và nhà Trần, vừa là cách để tách khỏi sự ràng buộc các lễ giáo của chính quyền Lê Trịnh. Phật giáo mang tính hòa hiếu, phóng khoáng, gắn liền là bản sắc dân tộc, và đời sống của người dân từ ngàn xưa. Thông qua đây củng cố tính hợp pháp cho các nhà cai trị họ Nguyễn. Từ Chúa Nguyễn Hoàng trở về sau, các chúa Nguyễn thời kì 16
  • 21. đầu tất thảy đều là những tín đồ sùng mộ đạo Phật. Nguyễn Phúc Chu (trị vì 1691-1725), đã tự nhận thuộc thế hệ thứ 30 của dòng thiền Lâm Tế. Đạo Phật lấy tư tưởng bình đẳng, từ bi làm trung tâm, tinh thần vô ngã vị tha làm mục tiêu hướng đến. Nên cái tôi chính trị không được đề cao, khác hẳn với nhà Lê Trịnh tại miền bắc lấy Nho giáo làm trung tâm nên vua là thiên tử là đỉnh cao của xã hội, mệnh lệnh của vua là tối thượng nên tinh thần tự do dân chủ có phần yếu hơn miền Nam. Chúa Nguyễn biết lắng nghe ý kiến của quần thần, biết trọng dụng nhân tài để làm lợi ích cho nhân quần xã hội nên rất được lòng dân. Nhà Lê Trịnh đã khởi binh chinh phục nhà Nguyễn nhiều lần nhưng đều thất bại đó là tinh thần quân dân đồng lòng thì vượt qua được các thử thách gian lao. Việc Chúa Nguyễn xem trọng Phật giáo, làm cho tâm thức mọi người thấy được nhà Nguyễn không đi ra ngoài ý chỉ của các vị tiền nhân thời Đinh, Lê, Lý, Trần và điều này cũng hợp với lòng dân. Phật giáo du nhập và phát triển vào Đàng Trong thế kỷ 17-18 có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ tăng ni, cũng như cư dân người Hoa lẫn người Việt. Tăng ni tuy đóng vai trò quan trọng hàng đầu vào quá trình này nhưng chính sách hòa hiếu, thân thiện của các vị Chúa Nguyễn ở Đàng Trong nhiệt thành hướng Phật, tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo du nhập và phát triển một cách tự nhiên và nhanh chóng. Các chúa Nguyễn có thể nói là những người Việt đi tiên phong trong công cuộc mở rộng sức lan tỏa và hộ trì nhiệt tình cho Phật giáo, nhiều đời Chúa Nguyễn đã thọ tam quy, ngũ giới với đạo hiệu khác nhau như Minh vương Nguyễn Phúc Chu đạo hiệu cư sĩ Huy Long - Thiên Túng đạo nhân, Chúa Nguyễn Phúc Trăn - Vân Truyền đạo nhân, Nguyễn Vương Phúc Khoát - Từ Tế đạo nhân… Vào thời kỳ đầu, người có công truyền bá Phật giáo vào miền trong là thiền sư Minh Châu - Hương Hải (thuộc thiền phái Trúc Lâm). Những người trong hoàng tộc chúa Nguyễn và quan lại đều được Thiền sư Hương Hải truyền giới, trao cho pháp danh. Nhưng thiền sư Hương Hải có sự mốc nối với Đàng Ngoài 17
  • 22. thao túng chính trị nên bị các chúa Nguyễn xa lánh và bắt giam. Vào năm 1682, Minh Châu - Hương Hải được tha đã trốn ra Đàng Ngoài. Phái Trúc Lâm chấm dứt vai trò của mình ở miền Thuận Quảng. Và nhà Nguyễn không mặn mà với các vị thiền sư Đàng Ngoài, nên không nhiệt thành đón nhận các vị phía Bắc trở vào Nam hành đạo. Nhưng để cho Phật giáo tiếp tục được phát triển, các chúa Nguyễn là nhiệt thành ủng hộ các Tăng sỹ người hoa đến giáo hóa. Vì các vị này không gây hoài ghi và cũng không có liên hệ với các thế lực chính trị Đàng Ngoài để thao túng chính trị nhằm lôi kéo mọi người chống lại nhà Nguyễn, với mục đích thống nhất đất nước bắc nam làm một. Phật giáo Đàng Trong giai đoạn tiếp theo gắn liền với hai phái Lâm Tế và Tào Động. Thiền sư Nguyên Thiều (1648 – 1728) người Trung Hoa đã hoằng dương Phật pháp tại Thuận Hóa, được chúa Nguyễn Phúc Trăn sùng kính và bảo hộ. Nhưng tông phái này cũng dần mất đi sự ủng hộ của các Chúa Nguyễn và đánh mất vai trò của mình ở Đàng Trong. Tiếp theo là Thiền phái Tào Động do Thiền sư Thạch Liêm - Đại Sán(1633- 1704) truyền vào qua lời mời của Chúa Nguyễn Phúc vào năm 1695 và phái Tào Động hưng khởi từ đó. Chúa Nguyễn Phúc Chu cho phép Thạch Liêm mở đại giới đàn tại chùa Thiền Lâm và có đến hơn 1400 tăng sĩ thọ giới. Sách Đại Nam Liệt truyện chép việc trùng tu chùa Thiên Mụ vào năm 1714 có ghi “…Thời ấy, hòa thượng ở Chiết Tây tên Đại Sán hiệu Thạch Liêm đem thiền đạo đến yết kiến, được Chúa yêu mến, khi ông về nước được Chúa tặng nhiều gỗ quý đem xây cất chùa (Trường Thọ), nay vẫn còn di tích...” Phật giáo ở Đàng Trong, trong quá trình diễn tiến của nó đã có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Dòng thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam và phái Tào Động, Lâm Tế đã chuyển hóa đan xen với nhau tạo ra sự phong hóa của Phật giáo Đàng Trong, chi phái mới Liễu Quán hình thành và phát triển trên cơ sở của sự hòa hợp các thiền phái này là một minh chứng tiêu biểu cho sự đan xen văn hóa thời kỳ đầu. 18
  • 23. Tín ngưỡng thờ Phật của người Hoa khi đến Đàng Trong “đã có sự chuyển hóa mạnh mẽ yếu tố Trung Hoa mang màu sắc dân tộc”. Biểu hiện của nó chính là sự hợp nhất tín ngưỡng truyền thống của người Hoa với Phật giáo chính thống của người Việt. Chẳng hạn, trong các ngôi chùa, nhất là chùa làng xuất hiện hiện tượng phối thờ: Các chư Phật Bồ Tát bên cạnh thờ Thập Điện Diêm Vương, Ngọc Hoàng Thượng Đế có cả Nam Tào, Bắc Đẩu; Quan Thánh Đế Quân .... Trong nội bộ Phật giáo cũng không còn có sự thuần nhất tách biệt mà kết hợp với Thiền Tông, Tịnh, Mật Tông… để có nghi thức biến hóa cho phù hợp với tâm thức truyền thống. 1.2. Sự ra đời thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh 1.2.1. Sơ lược tiểu sử tổ Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) và những ngôi chùa đầu tiên Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh gắn liền với thân thế và sự nghiệp của thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) (người Hoa). Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746), thế danh Lương Thế Ân, sinh vào ngày 28 tháng 6 năm Canh Tuất (1670) tại làng Thiệu An, huyện Đông An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, năm Khang Hi thứ 8 triều nhà Thanh. Thân phụ là Lương Đôn Hậu, thân mẫu là Trần Thục Thận. Ngài là người con thứ hai trong gia đình. Năm Mậu Ngọ (1678), Ngài được song thân đưa đến xuất gia tại chùa Báo Tư thuộc tỉnh Quảng Châu, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 9 tuổi. Năm 20 tuổi thì Ngài được thọ Cụ túc giới với pháp danh Minh Hải, tự Đắc Trí, hiệu là Pháp Bảo. Ngài nối pháp đời 34 dòng Lâm Tế truyền theo bài kệ của thiền sư Vạn Phong - Thời Ủy (1303 - 1381). Năm Ất Hợi (1695), chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 -1725) mời Hội đồng thập sự sang An Nam truyền giới cho chư Tăng và quý Phật tử tu học. Ngài cùng các ngài Minh Vật – Nhất Tri (? – 1786), Minh Hoằng - Tử Dung (không rõ năm sinh năm mất), Minh Lượng – Thành Đẳng (1626 – 1709)… và hòa thượng Thạch Liêm – Đại Sán (1633 – 1704) làm trưởng đoàn. Phái đoàn xuống thuyền 19
  • 24. tại bến Hòa Phố và cập bến Hội An vào ngày 28 tháng Giêng năm Ất Hợi (1695). Sau đó đoàn ra Thuận Hóa, được Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 -1725) ân cần tiếp đãi và ngụ tại chùa Thiền Lâm (Huế). Ngày 1 tháng 4 năm Ất Hợi (1695), giới đàn được khai mở, hòa thượng Thạch Liêm làm đường đầu hòa thượng. Giới đàn truyền giới Sadi, Tỳ kheo và Bồ tát giới cho hơn 1400 giới tử. Trong đó, có quan lại, chư Tăng Ni. Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) được truyền trước một giới đàn riêng, hòa thượng đường đầu ban cho pháp hiệu Thiên Túng đạo nhân. Sau khi giới đàn hoàn thành viên mãn, ngày 28 tháng 6 năm Ất Hợi (1695), phái đoàn trở vào lại Hội An để chờ thuyền về nước. Tại Hội An phái đoàn đã nghỉ lại chùa Di Đà, thể theo yêu cầu của chư Tăng, tín đồ Phật tử ngài Thạch Liêm đã lập đàn truyền giới cho hơn 300 giới tử. Ngày 19 tháng 7, phái đoàn ra Cù Lao Chàm chờ gió lên thuyền vế nước. Ngày 30 tháng 7, thuyền nhổ nẻo nhưng bị nghịch gió nên phái đoàn vào lại Hội An. Ngày 12 tháng 10, chúa Nguyễn Phú Chu (1691-1725) mời Ngài Thạch Liêm trở lại Phú Xuân lập đàn cúng Phật truyền giới một lần nữa tại chùa Linh Mụ. Ngày 24 tháng 6 năm Bính Tý (1696) ngài Thạch Liêm cùng phái đoàn trở về Quảng Đông từ đó về sau không qua nữa. Ngài Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) dừng chân tại đất Hội An, ban đầu chỉ lập một thảo am để tịnh tu, nhưng hương giới đức lan xa, mọi người tìm đến ngài học Phật pháp rất đông. Ngài chính thức khai đường giảng pháp, tiếp tăng độ chúng. Ngài biệt kệ truyền thừa với 8 câu 40 chữ như sau: Minh Thiệt Pháp Toàn Chương Ấn Chơn Như Thị Đồng Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu Kỳ Quốc Tộ Địa Trường Đắc Chánh Luật Vi Tông Tổ Đạo Giải Hành Thông 20
  • 25. Giác Hoa Bồ Đề Thọ Sung Mãn Nhơn Thiên Trung Nghĩa là: Khơi sáng pháp chân thật Tánh chơn như là đồng Cầu Thánh quân muôn tuổi Chúc đất nước vững bền Giới luật nêu trước tiên Giải và hành nối liền Hoa nở cây giác ngộ Hương thơm lừng nhân thiên (Thích Nhất Hạnh dịch) Từ đây, trong dòng chảy lịch sử Phật giáo, một chi phái thiền mới xuất hiện, đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong trước đây và Phật Giáo Việt Nam ngày hôm nay. Đó chính là Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh. Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo (1670 – 1746) chú trọng đến việc khắc ván in kinh, luật để có tư liệu tu học cho Tăng chúng lúc bấy giờ. Năm Nhâm Tý (1732) Tổ chủ trương khắc ván in bộ Sa Di Luật Nghi Yếu Giải Tăng Chú của tổ sư Châu Hoằng biên soạn. Cũng trong năm này, tổ Minh Hải đã hỗ trợ phần điêu khắc, công thợ cho đệ tử của mình là Bồ tát giới Thiệt Đàm - Chánh Luận tại chùa Long Bàn, xã Ba La, huyện Chương Nghĩa, phủ Quảng Ngãi hoàn thành tâm nguyện ấn tống bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Đến mùa xuân năm Cảnh Hưng thứ 7, Bính Dần (1746), Tổ chứng minh và cúng dường tịnh tài cho đệ tử của mình là thiền sư Thiệt Uyên - Chánh Thông - Chí Bảo khai sơn chùa Hội Nguyên, châu Kim Bồng, phủ Điện Bàn (nay là xã Cẩm Kim, thành phố Hội An) khắc in bộ Long Thơ Tịnh Độ để làm tư liệu tu học cho những ai có nhân duyên với pháp môn Tịnh Độ. Tư liệu Hán Nôm còn lưu lại đã 21
  • 26. chứng minh được sự nhiệt tâm hoằng pháp của Ngài trong việc ấn tống kinh điển lưu bố rộng rãi để Tăng tín đồ có tài liệu tu tập, góp phần tạo sự phát triển của Giáo dục Phật giáo thời bấy giờ. Sau gần 50 năm hoằng hóa vào ngày 7 tháng 11 năm Bính Dần (1746) ngài thâu thần thị tịch, trụ thế 77 tuổi. Đồ chúng cung thỉnh nhục thân Ngài nhập bảo tháp trong khuôn viên tổ đình Chúc Thánh (Hội An - Quảng Nam). Hằng năm, vào ngày mồng 7 tháng 11 âm lịch, chư Tăng Ni thiền phái Chúc Thánh trong và ngoài nước đều cử hành tưởng niệm ngày viên tịch của tổ khai tông. Và 4 năm một lần, Tăng Ni thuộc thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh trong cả nước tổ chức lễ "Về Nguồn" (về chàu Chúc Thánh, Hội An, Quảng Nam) để tưởng niệm công đức Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo (1670 – 1746) và lịch đại tổ sư trong tông môn đã dày công giáo hóa. Hiện nay, có một số nghi vấn về thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) chưa được làm sáng tỏ. Trong cuốn Lịch Sử Truyền Thừa Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh (Thích Như Tịnh) xác định được ngài xuất gia tu học tại chùa Báo Tư, Trung Quốc nhưng không xác định được ngài là đệ tử của vị nào. Trong cuốn Lịch sử Phật giáo Đàng Trong cho rằng ngài là đệ tử của tổ Nguyên Thiều. Ngài Nguyên Thiều (1648 – 1728), sinh ngày 18 tháng 5 năm Mậu Tý (1648) tại huyện Trình Hương, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 19 tuổi ngài xuất gia tại chùa Báo Tư Tân tự thuộc Giang Lăng, tỉnh Quảng Châu với thiền sư Khoáng Viên – Bổn Quả. Năm Đinh Tỵ (1677) ngài sang An Nam lập chùa Thập Tháp tại phủ Quy Nhơn. Còn Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) xuất gia tại Báo Tư Tân tự khi ngài được 9 tuổi (1678). Như vậy khi ngài Minh Hải mới nhập chúng thì ngài Nguyên Thiều đã sang An Nam rồi, nên cho rằng Ngài Minh Hải là đệ tử của ngài Nguyên Thiều thì chưa chắc đúng. Tuy nhiên căn cứ theo pháp quyển truyền thừa của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, bản của hòa thượng Toàn Nhâm – Vi Ý – Quán Thông (1798 – 1883) cấp cho ngài Chương An – Tôn Bổn – Quảng Khánh thì ngài đứng trước ngài Minh Hải 22
  • 27. – Pháp Bảo (1670 – 1746) là ngài Nguyên Thiều – Thọ Tôn (1648 – 1728). Căn cứ theo bảng Chánh Pháp Nhãn Tạng thì ngài Minh Hải đắc pháp với ngài Nguyên Thiều tại chùa Quốc Ân Huế. Từ đây, suy ra Ngài Minh Hải không phải là đệ tử xuất gia của ngài Nguyên Thiều nhưng có thể là đệ tử cầu pháp với ngài Nguyên Thiều. 1.2.2. Quá trình hoằng pháp của tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) và Các vị hậu duệ kế thừa Năm 1696 phái đoàn do ngài Thạch Liêm làm trưởng đoàn về lại Trung Hoa, ngài Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) cùng hai ngài Minh Lượng – Thành Đẳng (1626 – 1709) và Minh Hoằng – Tử Dung đã quyết định ở lại An Nam để hoằng hóa. Ngài Minh Lượng – Thành Đẳng (1626 – 1709) lập chùa Vạn Đức truyền pháp theo bài kệ của ngài Mộc Trần - Đạo Mân (1596 - 1674). Ngài Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) xuất kệ truyền thừa lập ra tông Lâm Tế Chúc Thánh tại Hội An: Kệ truyền Pháp danh “Minh Thiệt Pháp Toàn Chương Ấn Chơn Như Thị Đồng Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu Kỳ Quốc Tộ Địa Trường. (Thấu thật pháp toàn bày Hợp chân như chẳng hai Nguyện Phật đạo bền vững Cầu vận nước lâu dài) Kệ truyền Pháp Tự “Đắc Chánh Luật Vi Tông Tổ Đạo Giải Hành Thông Giác Hoa Bồ Đề Thọ Sung Mãn Nhơn Thiên Trung.” 23
  • 28. (Giới luật làm nền tảng Hiểu và hành sánh ngang Cây giác ngộ hoa nở Trời người hương ngập tràn). Có thuyết cho rằng ba vị để tử của ngài Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) là Thiệt Đăng, Thiệt Thuận, Thiệt Lãm hoằng hóa tại Bình Định và Phú Yên để khế hợp căn cơ và hoàn cảnh địa phương mà các ngài đảnh lễ xin phép ngài cho đổi lại bài kệ truyền pháp như sau: “Minh Thiệt Pháp Toàn Chương Ấn Chơn Như Thị Đồng Vạn Hữu Duy Nhất Thể Quán Liễu Tâm Cảnh Không Giới Hương Thành Thánh Quả Giác Hải Dũng Liên Hoa Tín Tấn Sanh Phước Huệ Hạnh Trí Giải Viên Thông Ảnh Nguyệt Thanh Trung Thủy Vân Phi Nhật Khứ Lai Đạt Ngộ Vi Diệu Tánh Hoằng Khai Tổ Đạo Trường.” Hiện nay, các Tăng sỹ thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Bình Định và Phú Yên đặt pháp danh và pháp tự cho các đệ tử theo bài kệ trên. Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh do tổ sư Minh Hải khai sáng đến cuối thế kỷ 18 các tự viện trong hệ thống tông môn đã lan tỏa khắp tỉnh Quảng Nam. Một số vị đi hoằng pháp tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Định, Bình Dương. Trong khoảng 100 năm thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đã phát triển nhanh chóng. 50 năm hoằng pháp giáo hóa của tổ sư Minh Hải đã để lại nhiều tiếng vang ảnh hưởng đến quần chúng. Đạo phong của ngài Minh Hải đã 24
  • 29. ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân bản địa. Ngài đã tiếp tăng độ chúng và để lại một thế hệ kế thừa xứng đáng để xiển dương đạo pháp như ngài Thiệt Dinh - Chánh Hiển - Ân Triêm (1712 - 1796), Thiệt Diệu, Thiệt Thọ, Thiệt Đạo, Thiệt Mẫn, Thiệt Gia… hoằng hóa tại Quảng Nam. Thiệt Úy – Khánh Vân, Thiệt Uyên hoằng hóa tại Quảng Ngãi. Thiệt Đăng, Thiệt Thuật hoằng hóa tại Bình Định. Đó là các ngài đời thứ 2 của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, sang thế hệ thứ 3 có các ngài như Pháp Kiêm, Pháp Chuyên, Pháp Ấn, Pháp Diễn, Pháp Tịnh, Pháp Tràng… đã là những người nhiệt tâm truyền bá Phật pháp làm cho Phật giáo tỉnh Quảng Nam thời bấy giờ thêm phần khởi sắc và thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ngày càng lan rộng. Đặc biệt có hai ngài là Pháp Kiêm – Luật Oai (1747 – 1830) trụ trì chùa Phước Lâm ở Hội An và Pháp Chuyên - Luật Truyền (1738 – 1810) khai sơn chùa Từ Quang cả hai vị đều là các bậc cao tăng thạc đức, đạo hạnh cao tuột đã thu hút tín đồ Phật tử và tăng sỹ các nơi về tu học tham vấn đạo pháp. Tại hai đạo tràng này, thế hệ thứ 4 của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh có các ngài Toàn Nhâm – Quán Thông (1798 – 1883) giáo hóa ở Quảng Nam, ngài Toàn Chiếu – Bảo Ấn trụ trì đời thứ 2 chùa Thiên Ấn ở Quảng Ngãi, Ngài Toàn Ý – Phổ Huệ, Toàn Tín – Đức Thành ở Bình Định, Toàn Thể - Linh Nguyên, Toàn Nhật – Quang Đài, Toàn Đạo – Mật Hạnh giáo hóa tại tỉnh Phú Yên, ở Bình Dương có ngài Toàn Tánh – Chánh Đắc… các vị này đều là những vị long tượng trong Phật pháp, đã đóng góp vào sự nghiệp truyền thừa dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh tại các tỉnh, thành phía nam. Các vị thiền sư dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của người dân bản địa. Cái nôi của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh là Hội An, Hội An thế kỷ thứ 17 –18 là thương cảng lớn tại miền trung, nơi đây phát triển trù phú, có các thương lái buôn từ Trung Quốc sang Việt Nam làm ăn sinh sống nên vùng đất Hội An thời bấy giờ có cả người Hoa và người Việt sinh sống đang xen nhau. Tổ sư Minh Hải không chỉ hướng dẫn cho người Việt tu tập mà còn hướng dẫn cho cả người Hoa. Các ngài Thiệt Diệu, Thiệt Thọ, Thiệt Mẫn 25
  • 30. là người Hoa. Tại tỉnh Quảng Nam đời thứ hai có hai đạo tràng lớn là chùa Chúc Thánh (ngài Minh Hải) và chùa Phước Lâm (ngài Thiệt Dinh - Chánh Hiển - Ân Triêm (1712 - 1796)). Chùa Chúc Thánh chuyên hướng dẫn người Hoa, chùa Phước Lâm hướng dẫn người Việt tu tập. Như vậy, thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tâm linh cho cả người Việt và người Hoa, đó là nguyên nhân làm cho thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh nhanh chóng phát triển tại Quảng Nam. 1.3. Phương pháp tu tập và tôn chỉ hành đạo 1.3.1. Phương pháp tu tập Thiền Tông phát triển mạnh trong thời ngài Lục Tổ Huệ Năng (637 – 713), sau đời ngài Huệ Năng thiền tông chia ra làm năm phái với phương pháp tu tập và phương pháp hành đạo khác nhau được tóm gọn qua bài kệ: “Lâm Tế thống khoái Quy Ngưỡng cẩn nghiêm Tào Động tế mật Vân Môn ký cổ Pháp Nhãn tường minh” Thiền phái Lâm Tế do thiền sư Lâm Tế - Nghĩa Huyền (? – 867) sáng lập tại Trung Hoa. Ngài thuộc thế hệ thứ 6 sau đời ngài Huệ Năng, là sơ tổ của thiền phái này. Thiền phái Lâm Tế truyền đến đời thứ 21 có ngài Vạn Phong – Thời Ủy (1303 - 1381) chùa Thiên Đồng xuất kệ: “Tổ Đạo Giới Định Tông Phương Quảng Chứng Viên Thông Hạnh Siêu Minh Thật Tế Liễu Đạt Ngộ Chơn Không Như Nhật Quang Thường Chiếu Phổ Châu Lợi Ích Đồng 26
  • 31. Tín Hương Sanh Phước Huệ Tương Kế Chấn Từ Phong Đến đời thứ 31 tông Lâm Tế có ngài Thông Thiên – Hoằng Giác tức là Mộc Trần – Đạo Mân (1596 – 1674) ở chùa Thiên Khai xuất kệ: “Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên Minh Như Hồng Nhật Lệ Trung Thiên Linh Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Phổ Chiếu Thế Chơn Đăng Vạn Cổ Huyền” Khi các ngài Nguyên Thiều, Minh Hải, Minh Lượng sang An Nam thì ở Đàng Trong dòng thiền Lâm Tế đã phát triển mạnh. Ngài Nguyên Thiều đời thứ 33 truyền theo bài kệ của ngài Vạn Phong – Thời Ủy, phái này phát triển mạnh ở Bình Định với tổ đình chính là chùa Thập Tháp. Ngài Minh Lượng đời thứ 34 truyền theo bài kệ của ngài Mộc Trần – Đạo Mân, phái này phát triển ở Gia Định trung tâm là tổ đình Giác Lâm. Ngài Minh Hải đời thứ 34 của Tông Lâm Tế xuất kệ truyền thừa lập ra thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh phát triển tại Quảng Nam tổ đình chính là chùa Chúc Thánh. Đời thứ 35 có ngài Thiệt Diệu – Liễu Quán (1667-1742) đệ tử của ngài Minh Hoằng – Tử Dung (?-?) xuất kệ truyền thừa lập ra thiền phái Liễu Quán hình thành và phát triển tại Thuận Hóa trung tâm là tổ đình Thiền Tôn. Trở lại với môn phái Lâm Tế Chúc Thánh, cho đến nay ta chưa có một nguồn tư liệu cụ thể nào ghi sự tu tập cũng như những thiền ngữ của thiền sư Minh Hải. Tuy nhiên, đây là một chi phái của tông Lâm Tế nên sự tu tập của các thiền sư của dòng Chúc Thánh cũng không ra ngoài tông chỉ của phái này. Qua bài thuật sự tích của thiền sư Pháp Chuyên – Luật Truyền (1726 – 1798), thế hệ thứ 3 của dòng Chúc Thánh, chúng ta cũng có thể phần nào thấy được sự tu tập của các thiền sư thời bấy giờ. Qua đoạn trích về sự tu hành của thiền sư Pháp Chuyên – Luật Truyền (1726 – 1798), một thiền sư danh tiếng thuộc thế hệ thứ 3 của dòng Chúc Thánh, 27
  • 32. ta có thể thấy được sự tu tập của các vị thiền sư lúc bấy giờ là kết hợp hài hòa giữa Thiền – Tịnh, theo chủ trương Thiền – Tịnh song tu của thiền sư Vĩnh Minh – Diên Thọ (904 – 975). Nghĩa là các thiền sư tụng đọc kinh văn, lạy Phật sám hối để cầu tội chướng tiêu trừ theo pháp môn Tịnh Độ. Đồng thời, tham thiền nhập định, tham vấn đạo để cầu Thầy ấn chứng sở đắc theo truyền thống thiền tông. Tóm lại, với tư tưởng “Lâm Tế thống khoái” nên các thiền sư dòng Lâm Tế Chúc Thánh có pháp môn tu phù hợp tùy với điều kiện xã hội. Sự vận dụng kết hợp Thiền – Tịnh song tu đã đem lại sự lợi lạc cho hành giả và tha nhân. Về tự thân, các thiền sư đạt được sự an lạc do thiền định đem lại, thân tâm an lạc, nội lực tăng trưởng nên thấy rõ thật tướng của mọi sự, mọi vật. Với pháp môn Tịnh Độ, các Ngài đã giúp cho dân chúng ổn định tinh thần, có một niềm tin hướng về Tam bảo. Đặc biệt, với tâm lý của những người mới di cư vào vùng Quảng Nam lúc bấy giờ, tín ngưỡng Di Đà, quy kính Tịnh Độ là chỗ dựa tinh thần vững chắc, an ổn nơi mảnh đất đầy sơn lam chướng khí này. Đây cũng là một trong những điều kiện giúp cho thiền phái Chúc Thánh nhanh chóng lan tỏa, phát triển trong các tầng lớp nhân dân tại Quảng Nam và các tỉnh thành khác. Chủ trương của tông Lâm Tế là “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật”. Chủ trương ấy vẫn được nối tiếp qua nhiều thế hệ nhưng khi sang An Nam để thích ứng với căn cơ của người An Nam mà các thiền sư đã uyển chuyển kết hợp Thiền - Tịnh song tu. Ở chùa Chúc Thánh khi tổ sư Minh Hải còn hiện tiền vẫn có thực hiện hai thời công phu sớm tối. Vùng đất Quảng Nam thời bấy giờ có thể xem là vùng đất mới, đa phần dân Quảng Nam là do người dân Việt di cư từ Bắc vào hay một số người Minh Hương sang lánh nạn rồi làm ăn sinh sống tại đây. Do điều kiện kinh tế khó khăn, rừng thiên nước độc, xa quê hương xứ sở, không có chỗ dựa tinh thần gia đình vững chắc nên nhu cầu cần chỗ dựa tâm linh rất cao. Vì vậy để đáp ứng các nhu cầu của nhân dân mà các vị thiền sư thời bấy giờ phải gần gũi dân chúng, giúp họ thực hiện các nghi lễ tôn giáo và nghi lễ dân gian. Một mặt, các thiền sư 28
  • 33. làm vậy để giúp họ ổn định tinh thần, mặt khác xem đó là phương tiện gần gũi với người dân từ đó hướng dẫn họ tu tập, bỏ tà quy chính. Cho nên các vị thiền sư thời ấy, không những nghiên cứu về các thiền ngữ và chuyên tu tập thiền định mà còn thực hành các nghi lễ tôn giáo như cúng tế vong linh người chết, làm lễ tang ma, cầu nguyện bình an cho nhân dân… đã thu hút quần chúng tầng lớp bình dân đến chùa tu tập. Trong cuốn Sa-môn Pháp Chuyên - Luật Truyền - Diệu Nghiêm (1738 – 1810) Thiền Sư Xuất Thế Nhân Do Tích Chí có ghi về sự tu tập của Thiền sư Pháp Truyền đời thứ 3 của Lâm Tế Chúc Thánh như sau: … “Phật thừa ư trung nhật thực, viễn ly tài sắc, bất thiệp thế duyên, cần khánh kinh luật, tinh cần cầu đạo, tụng đại bi chú nhất tạng, đảnh lễ tam thiên vạn Phật hồng danh các hữu ngũ biến, dĩ thử thiện căn cầu chướng tội tiêu, tảo thành Phật đạo…” Nghĩa là: ngày ăn một bữa (ngọ), xa lìa tài sắc, không màng đến chuyện thế gian, siêng năng nghiên cứu kinh luật, tinh cần cầu đạo, tụng chú Đại bi một tạng, đảnh lễ tam thiên và mười ngàn hồng danh Phật mỗi loại 5 lần, đem thiện căn này cầu cho tội chướng tiêu trừ, sớm thành Phật Đạo [6, tr. 127]. Trong cuốn sách còn ghi lại đoạn ngài và bổn sư Thiệt Dinh - Chánh Hiển - Ân Triêm (1712 - 1796) đối đáp: “… Đảnh lễ Bổn sư bạch vân: - Tiên giác hữu vân: Học đạo bất thông lý, hậu thân hoàn tín thí. Vân hà thông lý, nguyện Bổn sư chỉ thị? Bổn sư thị viết: - Đản tùy pháp sự tu hành, cùng sự chí lý, lãnh noãn tự tri, tuyệt ngôn ngữ đạo. Hựu vấn viết: - Luật vân: Cổ nhân tâm địa vị thông, biệt viễn thiên lý cầu sư phỏng đạo. Thử sự vân hà? Bổn sư thị viết? 29
  • 34. - Cổ nhân xuất gia bất vị danh lợi, tuy cầu chí đạo, đốn liễu sanh tử, tâm địa tự như, minh kiến tự tánh, bổn lai thành Phật. Bổn sư tri hựu đại thừa căn khí, đạo niệm siêu quần, nãi ấn chứng vi Diệu Nghiêm chi diệu”. Nghĩa là: Ngài đảnh lễ bổn sư và thưa: - Người xưa nói: “Kẻ học đạo không thông lý, thân sau phải hoàn trả của tín thí, thế nào là thông lý? Nguyện thầy chỉ dạy cho? Thầy bèn trả lời: - Tùy theo pháp mà tu hành, cùng tuột của sự thì đến lý, nóng lạnh tự biết, tuyệt đường ngôn ngữ. Lại hỏi: - Trong luật có dạy: “Người xưa tâm địa chưa thông, không quản ngàn dặm tìm thầy học đạo. Việc ấy thế nào? Thầy lại dạy: - Người xưa xuất gia không màng danh lợi, duy chỉ cầu đến chỗ rốt ráo của Đạo, đoạn trừ sanh tử, tâm địa như vậy, thấy rõ tự tánh thì thành Phật. Bổn sư biết ngài là bậc có căn khí đại thừa, đạo niệm siêu quần xuất chúng, bèn ấn chứng hiệu là Diệu Nghiêm [6, tr. 127 – 128]. Qua đoạn đối đáp của ngài Pháp Chuyên – Luật Truyền (1738 – 1810) với bổn sư Thiệt Dinh - Chánh Hiển - Ân Triêm (1712 - 1796) thấy được chủ trương đường lối tu tập của các ngài là nghiên cứu kinh luật, tụng kinh lễ sám, tham vấn thiền đạo để cầu liễu ngộ Đại thừa. Đường lối tu tập cũng không thể tách khỏi lời Phật dạy, cũng lấy lời Phật dạy làm căn bản để soi xét mọi suy nghĩ, lời nói và hành động hằng ngày. Ngài Diên Thọ - Vĩnh Minh (904 – 975) cũng chủ trương Thiền - Tịnh song tu, tụng kinh văn lạy Phật cầu sám hối để tội chướng tiêu trừ theo pháp môn Tịnh độ, đồng thời tham thiền nhập định, tham vấn đạo để cầu tỏ ngộ chân như, cầu thầy ấn chứng. 1.3.2. Tôn chỉ hành đạo 30
  • 35. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời và thuyết pháp nhằm mục đích đem lại sự hòa bình an lạc cho mọi loài chúng sinh. Đứng về mặt tôn giáo, Ngài chỉ bày con đường cho mọi người thoát khỏi sự bức bách khổ đau do tham, sân, si gây nên. Đứng về mặt xã hội, Ngài chủ trương đem lại sự bình đẳng tự do tuyệt đối cho con người với lời nói đầy minh triết: “Không có giai cấp trong giọt máu cùng đỏ, không có giai cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Vì thế, các thế hệ Tăng lữ về sau cũng không ra ngoài tôn chỉ ấy. Phật giáo đi đến đâu là tinh thần hòa ái đến đó. Tinh thần “Hộ quốc an dân” là một tôn chỉ xuyên suốt trong lịch sử 2.000 năm truyền đạo trên đất Việt. Tôn chỉ của thiền phái Chúc Thánh cũng không ra ngoài nguyên tắc ấy. Ngoài việc tu hành chứng ngộ tâm linh, các thiền sư dòng Chúc Thánh với chủ trương nhập thế tích cực với tinh thần vô nhiễm. Điều này được thể hiện qua cuộc đời của thiền sư Pháp Kiêm – Luật Oai – Minh Giác (1747 – 1830), thế hệ thứ 3 dòng Chúc Thánh. Sau khi xuất gia, Ngài lại về quê đăng lính đánh giặc lập nhiều công to được phong đến chức Chỉ huy. Đến lúc hưởng phú quý thì Ngài từ bỏ tất cả, về phát nguyện quét chợ Hội An trong thời gian 20 năm. Về sau, Ngài được triều đình và dân chúng suy tôn hiệu là Minh Giác thiền sư (1747-1830), thỉnh về kế nghiệp trụ trì Tổ đình Phước Lâm. Tiếp nối gương của bậc Cổ đức, các thế hệ Tăng đồ dòng Chúc Thánh luôn nhiệt tâm tham gia vào các phong trào đấu tranh đòi độc lập cho tổ quốc và tự do cho dân tộc. Thiền sư Ấn Bổn – Vĩnh Gia (1784 – 1866) thuộc thế hệ thứ 6 dòng Chúc Thánh là một bậc cao tăng được triều đình Huế kính trọng, thường thỉnh ra kinh đô thuyết giảng. Tuy nhiên, không vì sự kính trọng, ưu ái ấy mà ngài quên đi nỗi đau mất nước. Ngài đã âm thầm cố vấn cho nhà chí sĩ Trần Cao Vân (1866 – 1916) và Thái Phiên (1882 – 1916) trong phong trào Duy Tân (1905 – 1908). Các thiền sư tại chùa Cổ Lâm huyện Đại Lộc đã che giấu Trần Cao Vân (1866 – 1916) một thời gian dài. Nhà yêu nước họ Trần cũng đã có một thời gian tu hành tại đây với pháp danh Như Ý. Tinh thần nhập thế của các Tăng sĩ dòng Chúc 31
  • 36. Thánh lại một lần nữa được thể hiện qua phong trào đấu tranh đòi tự do bình đẳng tôn giáo dưới chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Đỉnh cao của tinh thần ấy là sự hi sinh cao cả của Hòa thượng Thích Quảng Đức (1897 – 1963), Ngài đã thiêu thân cúng dường chư Phật, cầu nguyện cho đạo pháp trường tồn. Tâm nguyện Bồ tát của Ngài đã để lại trái tim bất diệt mà ngàn đời Tăng ni kính ngưỡng. Hòa thượng Thích Quảng Đức thế danh Lâm Văn Tuất, pháp danh Thị Thủy, tự Hành Pháp thuộc thế hệ thứ 9 của dòng Chúc Thánh và đời thứ 42 dòng Lâm Tế Chánh Tông. Sự hi sinh của Ngài chính là đỉnh cao của tinh thần xả thân phụng sự Đạo pháp và Dân tộc. Ngọn lửa từ bi được ngài thắp sáng, soi rõ lương tri của thời đại, cứu Phật giáo đồ cũng như mọi người dân thoát khỏi một chế độ độc tài hà khắc. Tôn chỉ hành đạo của thiền phái Chúc Thánh kể từ ngày Tổ sư khai sơn cho đến nay vẫn không thay đổi. Nhập thế tích cực cứu đời nhưng vẫn thong dong tự tại trước mọi lợi danh. Tùy duyên hành đạo và bất biến giữ dòng đời luôn được áp dụng tùy từng hoàn cảnh cụ thể đã thể hiện được bản hoài của Phật tử theo tinh thần: “Phụng sự chúng sinh là thiết thực cúng dường chư Phật.” Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh cũng lấy lời Phật dạy trong kinh luật luận làm hành trang để tu tập và hành đạo. Tuy nhiên có những vị chuyên tu cầu thoát ly sinh tử nhưng cũng có vị thực hành bồ tát đạo đi vào đời gần gũi quần chúng để cùng chia sẻ các nổi khổ niềm đau với họ. Đứng ở góc độ nào cũng lấy tinh thần tự lợi lợi tha làm đầu, gần gũi quần chúng để truyền trao Phật pháp. Sự hiện diện của Tăng sĩ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đã giúp cho đạo Phật đi vào đời một cách thiết thực nhất. 1.4. Sinh hoạt và tổ chức sơn môn 1.4.1. Sinh hoạt của sơn môn Kể từ khi tổ sư Minh Hải xuất kể truyền thừa, thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh phát triển mạnh ở Quảng Nam và theo bước chân Nam tiến lan rộng đến miền Gia Định. Cuối thế kỷ thứ 18 tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú 32
  • 37. Yên đều có các thiền sư trong dòng thiền phái Chúc Thánh hoằng hóa. Tại Quảng Nam hình thành 3 trung tâm truyền giáo chính như sau: Trung Tâm Hội An phía đông có các tổ đình Chúc Thánh, Vạn Đức, Phước Lâm; trung tâm Ngũ Hành Sơn ở phía bắc với hai ngôi Quốc Tự Tam Thai và Linh Ứng; trung tâm Đại Lộc phía tây có tổ đình Cổ Lâm. Cả 3 trung tâm này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó các chùa Chúc Thánh, Phước Lâm đóng vai trò đào tạo tăng tài rồi phân bổ đi các chùa trong toàn tỉnh và các tỉnh để truyền đạo. Tại Quảng Ngãi, tổ đình Thiên Ấn là tổ đình chính chi phối toàn bộ mọi sự sinh hoạt của chư Tăng trong tỉnh. Có hai ngài tiêu biểu là Chương Khước – Giác Tánh và Toàn Chiếu – Bảo Ấn đã tiếp tăng độ chúng rất đông. Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh được phát triển rộng tại Quảng Ngãi cũng do hai ngài này tạo dựng nên. Tại Bình Định có các ngôi tổ đình Long Sơn, Phổ Bảo, Thiên Hòa, Thanh Long, Thiên Bình… truyền thừa theo dòng kệ của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh. Nơi này đã đào tạo ra nhiều tăng tài góp phần cho sự phát triển của tông môn. Tại Phú Yên, thiền sư Pháp Chuyên – Diệu Nghiêm (1738 – 1810) lập chùa Từ Quang ngôi chùa này đã trở thành trung tâm đào tạo tăng tài cho Phật giáo miền trung từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20. Chư tăng các tỉnh phần lớn đều tập trung về đây để học kinh, luật, luận. Đa số các vị danh tăng thế kỷ 19 đều xuất thân từ ngôi tổ đình này. Lúc bấy giờ, việc sinh hoạt của sơn môn cũng còn đơn giản. Thiền tông với chủ trương “Bất lập văn tự” nên các thiền sư không có mở trường dạy học như bây giờ, mà chủ yếu là thầy trò truyền dạy cho nhau, thực tập thiền định và ấn chứng sở ngộ. Sự sinh hoạt hỗ tương qua lại của các chùa trong tông môn được thể hiện rõ nét nhất là qua các giới đàn truyền giới. Đàn truyền giới được khai mở mỗi khi có giới tử phát nguyện thọ giới để thăng tiến trong việc tu học. Theo Ngũ hành sơn lục, thiền sư Từ Trí mô tả việc đàn giới như sau: “…Tiền nhất 33
  • 38. niên, thỉnh chư sơn tự tăng ước nhật tề tựu thuyết vấn luận nghị khai đại giới đàn tiếp dẫn hậu côn tăng đẳng. Đồng ứng hộ trợ, nhiên hậu, bố cáo các tỉnh chư sơn tự tăng dự tri cẩn trạch.. niên…nguyệt…nhật. Túc thỉnh quang lâm y tự tiền tam nhật, trí thỉnh chư tôn an bài chức sự. Nhất vị Chủ kỳ Hòa thượng, nhất vị Đàn đầu Hòa thượng, nhất vị Yết–ma Hòa thượng, nhất vị Giáo-thọ Hòa thượng, thất vị Tôn chứng Xà–lê, tứ vị Dẫn thỉnh sư, tuyên luật sư, truyển trạch thủ vĩ Sa–di nhị vị…” Nghĩa là: Trước đó một năm, thỉnh chư Tăng các chùa quy ước một ngày hội họp luận nghị về việc mở đại giới đàn tiếp dẫn Tăng chúng hậu học. Chư Tăng đồng tâm hỗ trợ, sau đó, công bố cho chư Tăng các chùa khắp nơi đều biết mà chuẩn bị, chọn năm.. tháng… ngày, v.v... Trước đó 3 ngày, kiền thỉnh chư Tăng quang lâm đến chùa đã được định trước, cung thỉnh chư tôn an bài chức sự: một vị Hòa thượng Chủ kỳ, một vị Hòa thượng Đàn đầu, một vị Hòa thượng Yết–ma, một vị Hòa thượng Giáo thọ, bảy vị Xà–lê tôn chứng, bốn vị dẫn lễ, một vị Tuyên luật sư, chọn hai vị Sa–di thủ vĩ… [6, tr.131–132]. Qua sự mô tả này, ta thấy việc tổ chức Đại giới đàn đều tuân theo quy củ giới luật Phật chế, đầy đủ Hội đồng Thập sư. Tuy nhiên, theo lời của các vị tôn túc, giới đàn ngày xưa được mở sau khi kết thúc 3 tháng An cư kiết hạ, còn gọi là trường Kỳ hoặc trường Hương. Nghĩa là giới tử phải tập trung trong 3 tháng an cư, theo vị Đàn đầu Hòa thượng học tập oai nghi giới luật sau đó mới chính thức đăng đàn thọ giới. Trong quá trình tiếp Tăng độ chúng, các vị thiền sư dòng Chúc Thánh thường tổ chức giới đàn để truyền trao y bát, tuyển người kế thừa sự nghiệp hoằng pháp. Đã có nhiều giới đàn khai mở nhưng không có tư liệu ghi lại. Theo bản Phó chúc của tổ Toàn Định–Bảo Tạng ghi: “Vào tháng 5 năm Mậu Tuất (1838), Hòa thượng Toàn Chiếu–Bảo Ấn có mở giới đàn tại chùa Thiên Ấn và đã thỉnh Ngài vào ngôi vị Yết–ma A–xà–lê” [6, tr. 132]. Trong Ngũ Hành Sơn Lục, thiền sư Từ Trí ghi: “Vào tháng 4 năm Kỷ Tỵ (1869), niên hiệu Tự Đức thứ 22, thiền sư Chương Tư–Huệ Quang kiến lập đàn 34
  • 39. giới tại chùa Phước Lâm, giới đàn này do thiền sư Toàn Nhâm–Quán (1798- 1883) Thông làm Hòa thượng Đàn đầu” [6, tr.132], và giới tử đắc pháp là thiền sư Ấn Bổn–Vĩnh Gia, một Cao tăng cận đại của xứ Quảng. Năm Quý Tỵ (1893), thiền sư cùng Hòa thượng Ấn Thanh – Chí Thành khai mở Đại giới đàn tại chùa Chúc Thánh (Quảng Nam). Thiền sư Chí Thành được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu và ngài Vĩnh Gia làm Giáo thọ A–xà–lê tại giới đàn này, ngài Chơn Tâm–Pháp Tạng trú trì chùa Phước Sơn, Phú Yên làm Yết–ma A–xà–lê [6, tr.133]. Năm Canh Tuất (1910), thiền sư Vĩnh Gia khai giới đàn và làm Hòa thượng Đàn đầu tại chàa Phước Lâm. Giới đàn này đã cung thỉnh thiền sư Ấn Tham–Hoằng Phúc trú trì chùa Thiên Ấn làm Giáo thọ A–xà–lê; các ngài Ấn Kim–Hoằng Tịnh trú trì chùa Phước Quang, Quảng Ngãi làm Đệ ngũ tôn chứng; ngài Ấn Chí– Hoằng Chương trú trì chùa Long Tiên, Quảng Ngãi làm Đệ lục tôn chứng. Giới đàn này quy tụ trên 200 giới tử xuất gia và hàng ngàn giới tử tại gia. Trong đó có một số vị đắc giới và trở thành long tượng trong Phật pháp như các Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Thích Giác Nhiên, (Đệ nhất và Đệ nhị Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất). Về phần tại gia thì có Tuy Lý Vương–Miên Trinh, Đô thống Lê Viết Nghiêm cũng như nhiều hoàng thân quốc thích khác thọ giáo với Ngài. Năm Mậu Thìn (1928), niên hiệu Bảo Đại thứ 4, Hòa thượng Chơn Pháp–Phước Trí khai giới đàn và làm Đàn đầu Hòa thượng tại giới đàn chùa Từ Vân–Đà Nẵng. Giới đàn đã cung thỉnh Hòa thượng Chơn Thông–Pháp Ngữ trú trì chùa Từ Quang, Phú Yên và Hòa thượng Ấn Kim– Hoằng Tịnh trú trì chùa Phước Quang, Quảng Ngãi làm Chứng minh đạo sư. Trong hàng giới tử đắc pháp với Ngài có Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những Cao tăng của Phật giáo Việt Nam hiện đại. Qua các đàn giới mà ngày nay chúng ta còn biết được, phần nào đó tái hiện lại sinh hoạt của cộng đồng Tăng lữ ngày xưa tại Quảng Nam. Điều này thể hiện được mối quan hệ khăng khít của các chùa trong sơn môn Chúc Thánh thời bấy giờ. Các đàn giới đã đào tạo những thế hệ Tăng lữ kế thừa nên môn phái ngày càng phát triển rộng khắp. Đồng thời, 35
  • 40. thông qua các giới đàn này, đã nói lên được mối liên hệ của chư Tăng Quảng Nam đối với các tỉnh lân cận như Thừa Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên v.v... Bởi vì, các giới đàn được khai mở tại Quảng Nam đều có sự tham dự của chư Tăng các tỉnh trong Hội đồng Thập sư cũng như giới tử cầu thọ giới. Cũng thế, khi các tỉnh mở giới đàn đều cung thỉnh các thiền sư ở Quảng Nam vào chức Thập sư và chư Tăng Quảng Nam cũng đến các tỉnh khác cầu thọ giới. Ngoài việc lập đàn truyền giới, sự quan hệ của các chùa trong sơn môn Chúc Thánh được biểu hiện qua các ngày giỗ Tổ, khánh thành chùa, tang lễ v.v... Trong những Phật sự này, chư Tăng tề tựu hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, thể hiện tình pháp lữ đồng môn gắn bó tương thân tương trợ. Thông qua các đàn giới chúng ta thấy được sự sinh hoạt tôn môn thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh gắn kết chặt chẽ với nhau. Các vị hòa thượng trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đều được thỉnh vào Hội đồng Thập sư trong mỗi đàn giới tổ chức tại Quảng Nam hay các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Ngoài ra, việc sinh hoạt sơn môn của thiền phái Chúc Thánh còn thể hiện qua các ngài giổ Tổ, khánh thành chùa, tang lễ… trong các ngày lễ này tăng chúng đều quy tựu về để lo tổ chức thể hiện tình pháp lữ đồng môn tương thân tương ái. 1.4.2. Tổ chức sơn môn Sơn môn thiền phái Chúc Thánh những ngày đầu còn tổ chức đơn giản chưa có hệ thống rõ ràng chủ yếu chùa nào sinh hoạt chùa đó, chùa nào có bậc cao tăng thạc đức thì chư tăng các nơi tìm đến để tham vấn học hỏi. Ở Quảng Nam có chùa Phước Lâm là nơi xuất hiện các bậc danh tăng đất Quảng, nên hầu hết chư Tăng trong vùng đều tề tựu về đây để tu học. Và các vị đi các tỉnh để hoằng hóa cũng xuất thân chủ yếu từ chùa Phước Lâm. Chùa Phước Lâm có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam và các tỉnh lân cận. 36
  • 41. Cuốn Lịch sử truyền thừa thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh cho biết: “… Tuy rằng thời bấy giờ phương tiện đi lại còn thô sơ và thông tin liên lạc không có, nhưng những Phật sự lớn tại những chùa Tổ đều được các ngài lo lắng chu đáo. Theo lời kể của chư tôn đức tại Bình Định thì chùa Linh Sơn, Phù Cát có mối liên hệ chặt chẽ với tổ đình Chúc Thánh. Những pho tượng La hán tại chùa Linh Sơn cũng chính là dòng tượng của chùa Chúc Thánh, Hội An. Trong phần lược sử chùa Thiên Bình có nói đến ngài Gia Khánh có chuyến đi về chùa Chúc Thánh nhưng không rõ năm nào. Điều đó càng thấy được mối liên hệ khăng khít giữa chư sơn trong tông môn tại các tỉnh thành” [6, tr.134]. Cũng trên tinh thần đó, vào thời Gia Long, ngài Toàn Đức– Thiệu Long, trú trì chùa Khánh Sơn, Phú Yên đứng in kinh đã cung thỉnh thiền sư Thiên Trường chùa Sắc tứ Tập Phước, Gia Định chứng minh. Lúc bấy giờ tuy môn phái Chúc Thánh không có một tổ chức xuyên suốt cụ thể nhưng qua một số bản kinh còn lại, chúng ta thấy các Ngài có mối quan hệ chặt chẽ trong những sinh hoạt Phật sự. Vào những năm đầu thế kỷ 20, tình hình chính trị đất nước biến chuyển phức tạp. Các giáo sĩ Công giáo theo bước chân lính Pháp sang truyền giáo và chủ trương đập chùa làm nhà thờ. Minh chứng cụ thể là chùa Bửu Châu do chúa Tiên – Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) lập năm Đinh Mùi (1607) tại Trà Kiệu, nhưng bị người Công giáo san bằng để làm nhà thờ Trà Kiệu (1722). Các chùa Kim Chương, Từ Ân, Chưởng Phước v.v... đều bị san bằng không còn dấu vết. Đồng thời, trong giai đoạn này Tăng chúng suy đồi, chỉ chú trọng đến việc ứng phú (là môn lễ nhạc trong chùa tán, tụng, xướng, kết hợp với pháp khí). Trước tình hình như vậy, chư sơn tại các tỉnh thành đều có tổ chức để chỉnh đốn Tăng già, chấn hưng đạo pháp. Tại Quảng Nam, vào năm Tân Dậu (1921), Hòa thượng Ấn Nghiêm – Phổ Thoại (1875 – 1954) đứng ra thành lập Bản tỉnh chư sơn Hội nhằm mục đích củng cố Tăng già, chỉnh đốn Thiền môn đồng thời bảo vệ các chùa trước sự tàn phá của binh lính Pháp. Ngài được chư sơn tín nhiệm cung thỉnh làm Trị sự đầu tiên. Cơ cấu của tổ chức Bản tỉnh chư sơn Hội gồm có 37
  • 42. một Hội trưởng, một Thư ký, mỗi huyện thị có một vị Chánh kiểm tăng và một vị Phó kiểm tăng. Lúc bấy giờ tỉnh Quảng Nam chia làm 9 phủ huyện như sau: Điện Bàn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Hòa Vang, Duy Xuyên, Đại Lộc, Tiên Phước, Hội An. Tổ chức Bản tỉnh chư sơn Hội đã bảo vệ được các chùa trước sự tàn phá của lính Pháp cũng như củng cố Tăng già làm tiền đề cho phong trào chấn hưng Phật giáo. Tổ chức này chính là tiền thân của Giáo hội Tăng già về sau. Tại các tỉnh thành những tổ chức Tăng già dưới nhiều danh xưng khác nhau cũng ra đời không ngoài mục đích chấn chỉnh thiền gia. Các nơi đều đặt những vị Kiểm tăng để giám sát sự tu học của Tăng chúng. Đây chính là tiền đề cho phong trào chấn hưng Phật giáo sau này. Vào những thập niên 1980, hòa thượng Huyền Ấn (1928 – 2010) và hòa thượng Đồng Quán (1926 – 2009) tìm về Chúc Thánh để lập lại hệ đồ truyền thừa. Tại Quảng Nam lúc bấy giờ có các hòa thượng Trí Giác (1915 – 2005), Trí Nhãn (1909 – 2004), Long Trí (1928 – 1998) cũng rất quan tâm về vấn đề này. Từ đó, các Ngài có sự liên hệ nối kết nhau để hình thành nên môn phái Lâm Tế Chúc Thánh. Đến năm Nhâm Thân (1992), nhân dịp khánh thành Bảo tháp Tổ sư Minh Hải, môn phái Chúc Thánh mới được chính thức thành lập. Đây là nhu cầu thiết yếu để duy trì truyền thống và sự phát triển của tông môn. Chư Tăng ni thuộc môn phái khắp các tỉnh thành trong cả nước đều vân tập về Chúc Thánh để tổ chức hội nghị thành lập môn phái. Danh xưng chính thức được gọi là Môn phái Lâm Tế Chúc Thánh và đặt trụ sở chính tại Tổ đình Chúc Thánh, Hội An. Cơ cấu tổ chức bao gồm 2 Hội đồng: Hội đồng Trưởng lão và Hội đồng Điều hành. Hội đồng Trưởng lão gồm các vị tôn túc tiêu biểu cho giới luật, có nhiệm vụ chứng minh các đại lễ, đàn giới của môn phái. Hội đồng Điều hành có trách nhiệm điều hành mọi công tác Phật sự của môn phái. Đứng đầu môn phái có một vị Trưởng môn phái và nhiều vị Phó trưởng môn phái, Chánh, Phó thư ký và các Ủy viên. Các vị Phó trưởng môn phái là trưởng chi phái tại các tỉnh thành. Hội nghị cũng đã thông qua bản Nội quy của môn phái bao gồm 7 chương 16 điều. Đồng thời, trong hội nghị này, 38