SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 107
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
TẠ THỊ MAI LÂM
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ
NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
TẠ THỊ MAI LÂM
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ VĂN TUẤN
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
i
TÓM TẮT
Với định hướng phát triển chú trọng bán lẻ, tăng tỷ trọng khách hàng cá nhân
và giảm dần sự phục thuộc vào các doanh nghiệp lớn, đồng thời không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cải thiện chất lượng tín dụng nhằm đưa hoạt động
ngân hàng phát triển ổn định và bền vững, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương đang ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt
để đáp ứng mục tiêu đặt ra. Một trong những yếu tố quan trọng cần xem xét và đánh
giá kỹ lưỡng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đó là khả năng trả nợ của
khách hàng. Ở đề tài này, tác giả đi sâu nghiên cứu và phân tích các nhân tố tác động
đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương. Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân được chia thành: đặc điểm nhân khẩu học
(giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân), năng lực của người vay (trình độ học vấn,
đặc điểm nghề nghiệp, thu nhập), đặc điểm khoản vay (kích cở khoản vay, lãi suất,
thời hạn vay, hình thức vay, mục đích vay), rủi ro đạo đức (sử dụng tín dụng đúng
mục đích), rủi ro tác nghiệp (chấm điểm tín dụng).
Nghiên cứu sử dụng thông tin thứ cấp là dữ liệu nợ vay của 503 khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Bình
Dương và được thu thập trong khoảng thời gian 4 năm từ 2015 đến 2018. Nghiên cứu
thông qua mô hình hồi quy OLS xét ở khía cạnh quy mô trả nợ và mô hình Probit xét
ở khía cạnh thời hạn trả nợ.
Đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh
Nam Bình Dương” nhằm làm rõ các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
và mức độ tác động của từng nhân tố để Ngân hàng xem xét và hoàn thiện công tác
đánh giá khả năng trả nợ từ đó ra quyết định cho vay đối với đối tượng khách hàng
cá nhân.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - chi nhánh Nam Bình Dương” là công trình nghiên cứu của tôi, cùng sự hỗ trợ
từ Thầy hướng dẫn là TS. Ngô Văn Tuấn. Luận văn này chưa từng được trình nộp để
lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào, kết quả nghiên cứu là trung thực,
trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do
người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Học viên
Tạ Thị Mai Lâm
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này tôi đã tìm hiểu và đúc kết
được rất nhiều kiến thức bổ ích liên quan hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
Hiểu được các kiến thức liên quan đến hoạt động tín dụng và các nhân tố tác động
đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – chi nhánh Nam Bình Dương. Thời gian thực hiện luận văn là khoảng
thời gian quý báu, là cơ hội để tôi tổng kết những kiến thức đã học, nghiên cứu thực
tiễn đồng thời cũng rút ra được những bài học trong quá trình thực hiện.
Để có thể hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất, trước tiên tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Ngô Văn Tuấn đã hướng dẫn và giúp đỡ
tôi rất nhiệt tình trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu và tất cả các thầy cô là
giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, đặc biệt là các Thầy Cô khoa Sau
Đại Học những người đã luôn nhiệt tình, hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể tích lũy
được nhiều kiến thức bổ ích.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
chi nhánh Nam Bình Dương cùng các đồng nghiệp đã hỗ trợ về mặt số liệu cũng như
tạo điều kiện trong quá trình công tác để tôi chuyên tâm thực hiện đề tài nghiên cứu.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh,
chia sẻ và động viên tôi trong giai đoạn khó khăn để tôi có thể vượt qua và hoàn thành
luận văn của mình.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng thành phố
Hồ Chí Minh tiếp tục đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục cùng toàn
thể gia đình, bạn bè có nhiều sức khỏe và nhiều thành đạt.
Trân trọng!
iv
MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC..................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................x
Giới thiệu chương 1.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.........................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................2
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................3
1.3. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................7
1.3.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................7
1.3.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................8
1.4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................8
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................8
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................8
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................9
1.6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................9
1.7. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................9
v
1.8. Đóng góp của đề tài.....................................................................................10
1.9. Kết cấu của đề tài.........................................................................................10
Kết luận chương 1 .....................................................................................................11
Giới thiệu chương 2...................................................................................................12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........13
2.1. Cơ sở lý thuyết.............................................................................................13
2.1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng .....................................................13
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng.......................................................13
2.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng..................................................14
2.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng......................................................15
2.1.2. Tổng quan khả năng trả nợ của KHCN.............................................17
2.1.2.1. Tín dụng cá nhân............................................................................17
2.1.2.2. Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng cá nhân.................17
2.1.2.3. Khả năng trả nợ của KHCN...........................................................18
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của KHCN....................19
2.1.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học................................................................19
2.1.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp....................................................................21
2.1.3.3. Đặc điểm trình độ học vấn.............................................................21
2.1.3.4. Đặc điểm thu nhập .........................................................................22
2.1.3.5. Đặc điểm khoản cho vay................................................................22
2.1.3.6. Rủi ro đạo đức của người vay........................................................23
2.1.3.7. Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng ..............................................24
vi
2.1.3.8. Một số hành vi chi tiêu bất thường ................................................24
2.2. Các nghiên cứu liên quan ............................................................................24
Kết luận chương 2 .....................................................................................................35
Giới thiệu chương 3...................................................................................................36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................37
3.1. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................37
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................39
3.3. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................39
Kết luận chương 3 .....................................................................................................55
Giới thiệu chương 4...................................................................................................56
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................57
4.1. Thực trạng về tình hình cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Bình Dương ............................................57
4.1.1. Tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Nam Bình Dương giai đoạn 2016 – 2018....................57
4.1.2. Thực trạng nợ xấu của khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Bình
Dương ...........................................................................................................58
4.2. Phân tích thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình ....................59
4.2.1. Đặc điểm cá nhân ..............................................................................60
4.2.2. Đặc điểm khoản nợ vay.....................................................................62
4.2.3. Khả năng trả nợ khoản vay................................................................64
4.3. Phân tích tương quan...................................................................................65
vii
4.4. Phân tích kết quả hồi quy ............................................................................66
4.4.1. Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................66
4.4.2. Phân tích kết quả hồi quy ..................................................................67
4.4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...........................................................72
Kết luận chương 4 .....................................................................................................79
Giới thiệu chương 5...................................................................................................80
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................81
5.1. Kết luận........................................................................................................81
5.2. Khuyến nghị ................................................................................................82
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo......................................83
5.3.1. Một số hạn chế của đề tài..................................................................83
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo..............................................................83
Kết luận chương 5 .....................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................86
PHỤ LỤC..................................................................................................................90
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Diễn giải
1 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2
BIDV
Nam Bình Dương
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Nam Bình Dương
3 CNTT Công nghệ thông tin
4 NHNN Ngân hàng Nhà nước
5 NHTM Ngân hàng thương mại
6 WTO Tổ chức thương mại quốc tế
7 NH Ngân hàng
8 KH Khách hàng
9 KHCN Khách hàng cá nhân
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Tổng hợp các nghiên cứu liên quan.......................................................31
Bảng 3.1 : Mô tả các biến số trong mô hình ...........................................................47
Bảng 4.1 : Kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018...........................................57
Bảng 4.2 : Tình hình nợ xấu của khách hàng cá nhân ............................................58
Bảng 4.3 : Thống kê mô tả các biến nghiên cứu.....................................................59
Bảng 4.4 : Đặc điểm giới tính .................................................................................60
Bảng 4.5 : Trình độ học vấn....................................................................................61
Bảng 4.6 : Đặc điểm hôn nhân................................................................................61
Bảng 4.7 : Đặc điểm nghề nghiệp...........................................................................62
Bảng 4.8 : Mục đích vay vốn ..................................................................................63
Bảng 4.9 : Hình thức vay vốn .................................................................................63
Bảng 4.10 : Kiểm tra mục đích sử dụng vốn.............................................................64
Bảng 4.11 : Tỷ lệ trả nợ đúng hạn.............................................................................65
Bảng 4.12 : Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến ......................................................66
Bảng 4.13 : Kết quả hồi quy......................................................................................67
Bảng 4.14 : Phân tích tác động biên của các biến số có ý nghĩa thống kê................71
Bảng 4.15 : Phân tích mục đích vay theo yếu tố giới tính ........................................73
Bảng 4.16 : Phân tích lãi suất theo mục đích vay và hình thức vay .........................76
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tải................................................................38
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu..................................................................................41
1
Giới thiệu chương 1
Chương 1 đề cập đến các nội dung tổng quan về đề tài nghiên cứu như lý do
chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi mà đề
tài nghiên cứu muốn làm rõ, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu của đề tài.
2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiện nay, lợi nhuận từ hoạt động
tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm
ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong môi trường mức độ thông tin tin cậy chưa cao như Việt
Nam. Ở Việt Nam, tình hình cạnh tranh về tín dụng giữa các NHTM nói chung và
giữa các chi nhánh trong cùng một hệ thống ngân hàng nói riêng ngày càng gay gắt
và khốc liệt.
Tín dụng cá nhân là một trong những sản phẩm thiết yếu cấu thành nên hệ thống
sản phẩm tín dụng của một ngân hàng thương mại. Tại Việt Nam, trong một vài năm
trở lại đây, trước bối cảnh tình hình kinh tế rất khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của
các doanh nghiệp trở nên rất thấp đã khiến cho hoạt động cho vay khách hàng doanh
nghiệp của các ngân hàng chững lại. Điều này đã khiến cho các ngân hàng bắt đầu
đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để tiêu vốn dư thừa và cải thiện
hiệu quả hoạt động. Lĩnh vực tín dụng cá nhân tuy có nhiều tiềm năng và tạo cho các
ngân hàng có nguồn thu bền vững trong dài hạn nhưng hoạt động này hàm chứa nhiều
rủi ro mà các ngân hàng càng quan tâm, đặc biệt trong số đó là rủi do không thể trả
nợ, đứng ở hai khía cạnh là số nợ gốc và thời hạn trả nợ. Sẽ rất nguy hiểm nếu trong
thời kỳ hiện nay ngân hàng tiếp tục tăng nợ xấu từ rủi ro tín dụng cá nhân khi lượng
nợ xấu đang tồn tại vẫn chưa thể xử lý được.
Theo Báo cáo thường niên 2018 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV) định hướng phát triển đến năm 2020 của ngân hàng là đẩy mạnh
hoạt động bán lẻ, phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài; Gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ, thị
phần tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
giảm thiểu sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, theo báo cáo kết quả
kinh doanh của BIDV Nam Bình Dương, tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân tại Chi nhánh
3
liên tục tăng cao qua các năm từ 0.25% năm 2015 đến năm 2018 đã là 2.1% mặc dù
dư nợ cũng tăng trưởng nhanh. Điều này cho ta thấy khả năng trả nợ của nhóm khách
hàng cá nhân tại BIDV Nam Bình Dương có nhiều vấn đề cần nghiên cứu.
Với những lập luận trên, tác giả đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân
tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Bình Dương” làm luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng của mình. Đề tài này sẽ nghiên cứu các
nhân tố tác động tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Bình Dương thông qua thông qua
mô hình hồi quy OLS xét ở khía cạnh quy mô trả nợ và mô hình Probit xét ở khía
cạnh thời hạn trả nợ, từ đó khuyến nghị các giải pháp thích hợp để BIDV Nam Bình
Dương kiểm soát rủi ro tốt hơn ở lĩnh vực tín dụng cá nhân trong thời gian tới.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về chủ đề các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với các khoản vay tại các NHTM.
Phần tiếp theo tác giả sẽ tập trung lược khảo các nghiên cứu, đồng thời tổng kết các
biến số mà các tác giả đã vận dụng trong nghiên cứu của mình, là cơ sở để xây dựng
mô hình đề xuất cho đề tài.
Maharjan và ctg (1983) nghiên cứu về khả năng trả nợ của những người nông
dân tại Nepal trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp trong một mẫu khảo sát điều tra
gồm 150 nông dân trong năm 1982. Các tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu hồi quy
bội. Kết quả hồi quy cho thấy nếu như kích cỡ trang trại càng lớn hoặc tỷ lệ chi tiêu
của hộ gia đình càng lớn tính theo tỷ lệ thu nhập thì tỷ lệ trả nợ càng thấp, trong khi
đó các biến số còn lại đều tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với khả
năng trả nợ của người nông dân. Các tác giả khi đưa ra các khuyến nghị đã tập trung
vào khả năng kiểm soát khoản cho vay từ quá trình thẩm định đầu vào tới khi người
cho vay tiến hành trả nợ để năng cao hơn nữa khả năng trả nợ của người nông dân.
4
Kohansal và Mansoori (2009) sử dụng mô hình hồi quy logic khi tìm hiểu khả
năng khi trả nợ của nông dân tại tỉnh Kohansal và Razavi của Iran. Hai tác giả đã tiến
hành nghiên cứu trên mẫu dữ liệu gồm 175 nông dân vào năm 2008. Ngoại trừ các
biến độ tuổi người vay, diện tích trang trại và biến sử dụng máy móc canh tác và các
biến số còn lại đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Các tác giả đã đưa ra kết luận
rằng lãi suất của khoản vay là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
vay của người nông dân kế tiếp là biến số kinh nghiệm của người nông dân.
Antwi và ctg (2012) tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro không trả được
nợ tại Gahana cho những khoản vay của ngân hàng Akuapem thông qua mô hình hồi
quy logistic. Cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu gồm 800 quan sát từ năm 2006 tới năm
2010. Các tác giả đã đi tới kết luận rằng loại hình vay mượn và khoản vay được đảm
bảo là hai biến số thực sự có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người vay, các ngân
hàng nên chú trọng tới khả năng đảm bảo khoản nợ vay bằng tài sản của người vay
nợ để cải thiện rủi ro không trả được nợ của người vay.
Ifeanyi A.Ojiako and Blessing C.Ogbukwa (2012) sử dụng mô hình Tobits để
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi trả nợ của hộ kinh doanh nông nghiệp
nhỏ tại Bắc Yewa, bang Ogun, Nigeria. Trong số các ràng buộc được xác định để tiếp
cận tín dụng chính thức là yếu tố không có khả năng để cung cấp tài sản thế chấp,
giải ngân kịp thời, và chi phí lãi suất cao. Mức cho vay và thu nhập phi nông nghiệp
là yếu tố quyết định đáng kể hiệu suất hoàn trả vốn vay. Mức vốn cho vay tác động
tiêu cực đến hành vi trả nợ của người vay. Tuy nhiên, thu nhập phi nông nghiệp có
ảnh hưởng tích cực đến hành vi trả nợ, chỉ ra rằng hầu hết người đi vay phải phụ thuộc
nhiều hơn vào các nguồn thu nhập phi nông nghiệp của họ để trả nợ vay.
C.A.Wongnaa và D.Awunyo-Vitor (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của các hộ nông dân trồng khoai lang tại quận Sene, Ghana.
Trong nghiên cứu này các nhà khoa học đã đi tìm các nhân tố ảnh hưởng để tìm ra
các giải pháp cải thiện khả năng trả nợ của các hộ dân. Tác giả lựa chọn 100 hộ nông
5
dân bất kỳ để tiến hành khảo sát với bảng câu hỏi không cấu trúc. Mô hình nghiên
cứu của tác giả sử dụng là mô hình probit. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giáo
dục, kinh nghiệm, lợi nhuận, tuổi tác, giám sát và thu nhập phi nông nghiệp có tác
động tích cực đến khả năng trả nợ. Ngược lại, giới tính và hôn nhân có ảnh hưởng
tiêu cực đến khả năng trả nợ trong khi ảnh hưởng của quy mô hộ đã được tìm thấy là
không rõ ràng.
Shaik Abdul Majeeb Pasha (2014) nghiên cứu tài chính vi mô liên quan đến
việc cung cấp tín dụng nhỏ, tiết kiệm, và các dịch vụ khác cho người nghèo không
bao gồm các tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại và các lý do khác. Trong
nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ các nguồn tài chính và
phân tích bằng cách sử dụng mô hình logistic nhị phân. Tài chính vi mô là đề tài
tương đối mới với Ethiopia trong thời gian 1994-1995. Trong đó Viện nghiên cứu tài
chính vi mô Sidama (SMFI) là một trong số 31 Viện tài chính vi mô (MFIs) để phục
vụ người nghèo ở Ethiopia. Trên cơ sở này các nhà khoa học nghiên cứu các yếu tố
kinh tế xã hội chủ yếu và các yếu tố liên quan đến khoản vay đó sẽ xác định hiệu suất
trả nợ vay của khách hàng. Trong thực tế, việc xác định và phân tích các yếu tố xác
định tỷ lệ hoàn trả vốn vay là rất quan trọng trong việc đạt được lợi nhuận và tính bền
vững của tổ chức tài chính vi mô. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 14 yếu tố quyết định đến
hiệu suất trả nợ vay, trong đó có 9 biến có ý nghĩa thống kê và các biến còn lại không
có ý nghĩa thống kê. Dựa trên các phân tích, các nhà nghiên cứu cho rằng trình độ
học vấn và đào tạo sẽ giúp người nghèo sử dụng vốn hữu ích và hiệu quả hơn. Hơn
nữa, tuổi tác và kinh nghiệm kinh doanh tốt sẽ giúp họ có thể trả nợ vốn vay của viện
tốt hơn.
Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) về các nhân
tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh hậu Giang với 436
hộ nông dân đã được khảo sát trong năm 2011. Các tác giả đã sử dụng mô hình hồi
quy Probit với các biến số như sau: Y = f (mục đích sử dụng vốn, thu nhập sau khi
vay, lãi suất vay, tuổi của người đi vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của chủ hộ,
6
số thành viên trong gia đình tạo ra thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ). Các tác giả
đã kết luận rằng khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có tương quan thuận với
thu nhập sau khi vay, trình độ học vấn của chủ hộ và số thành viên trong gia đình có
thu nhập. Trong khi đó biến số lãi suất đi vay có tương quan nghịch với khả năng trả
nợ đúng hạn. Nghiên cứu cũng chỉ rằng những khoản vay được sử dụng đúng mục
đích cũng sẽ cho xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn.
Nghiên cứu của Vương Quân Hoàng (2006) về phương pháp thống kê xây dựng
mô hình định mức tín nhiệm thể nhân. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả nhằm xây
dựng mô hình định mức tín nhiệm trên cơ sở giải quyết hai bài toán là phân nhóm
khách hàng và phân biệt khách hàng. Tác giả tiến hành khảo sát 1727 khách hàng tại
Techcombank nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng. Mô hình hồi quy Logit được sử
dụng để kiểm định bao gồm 16 biến: tuổi tác, trình độ học vấn, loại hình công việc,
thời gian công tác, thu nhập hàng tháng, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, thời gian cư
trú, số người phụ thuộc, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin, chênh lệch giữa
thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng, giá trị các khoản nợ, quan hệ với
Techcombank và uy tín trong giao dịch. Kết quả nghiên cứu đã loại 2 biến thời gian
công tác và uy tín trong giao dịch, và chỉ ra rằng các biến mức thu nhập hàng tháng,
chênh lệch thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng có ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc. Các biến còn lại có tác động trái chiều lên biến phụ thuộc.
Nghiên cứu của Stefanie Kleimeier và Đinh Thị Huyền Thanh (2006) với đề tài
“Chấm điểm tín dụng cho thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam: Kết quả thực hiện
và ảnh hưởng đối với cho vay so với mối quan hệ được giao dịch”. Tác giả đã tiến
hành nghiên cứu chi tiết nguồn số liệu được tổng hợp từ các ngân hàng bán lẻ Việt
Nam theo mô hình hồi quy logistic với 22 biến số. Trong đó, bao gồm: độ tuổi, thu
nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, tình trạng cư ngụ, giới tính,
tình trạng hôn nhân, mục đích vay, quan hệ với ngân hàng,… để xác định mức ảnh
hưởng của các biến số này đến rủi ro tín dụng và qua đó thiết lập một mô hình điểm
số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Nghiên cứu của
7
Stefanie Kleimeier đã xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân gồm hai phần
là chấm điểm nhân thân và năng lực trả nợ, chấm điểm quan hệ với ngân hàng. Tuy
nhiên, công trình nghiên cứu này không đưa ra cách tính điểm cụ thể cho từng chỉ
tiêu, để vận dụng mô hình đòi hỏi các NHTM phải thiết lập thang điểm cho từng chỉ
tiêu đánh giá phù hợp với thực trạng và hệ thống cơ sơ dữ liệu cá nhân tại ngân hàng
mình.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát những lý luận cơ bản,
hệ thống hóa những lý luận chung về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng đối với
KHCN, và khả năng trả nợ của KHCN tại NHTM, đồng thời xác định và đo lường
mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến khả năng trả nợ của KHCN với những bối cảnh
khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, mỗi đề tài đã đề xuất những kiến nghị và
giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng trả nợ của KHCN tại địa bàn nghiên cứu
lựa chọn. Tuy nhiên, với sự khác biệt về các đặc thù vùng miền như: vị trí địa lý, cấu
trúc thể chế của quốc gia, yếu tố nội tại của các ngân hàng khác nhau mà dẫn đến kết
quả nghiên cứu có sự khác nhau giữa các đề tài và do đó, những kiến nghị và giải
pháp tương ứng cho từng bối cảnh địa phương không thể phù hợp khi vận dụng vào
địa bàn nghiên cứu khác nhau. Qua lược khảo các nghiên cứu trước về chủ đề các
nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại ngân hàng, tác giả nhận thấy việc
tập trung xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng trả nợ
của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương là cấp thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài là
cơ sở để tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách và giải pháp thích hợp nhằm
thúc đẩy khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương trong tương lai.
1.3. Mục tiêu của đề tài
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của đề tài là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương. Trên cơ sở đó, đề tài đề
8
xuất một số khuyến nghị thích hợp nhằm tăng khả năng đánh giá khả năng trả nợ
KHCN tại BIDV Nam Bình Dương trong tương lai.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Dựa trên mục tiêu tổng quát, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài được
triển khai như sau:
(1) Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV
Nam Bình Dương.
(2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến khả năng trả nợ của
KHCN tại BIDV Nam Bình Dương.
(3) Đề xuất một số khuyến nghị thích hợp nhằm tăng khả năng đánh giá khả năng
trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương trong thời gian tới.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đề tài được triển khai với các câu hỏi
nghiên cứu sau:
(4) Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV
Nam Bình Dương?
(5) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV
Nam Bình Dương như thế nào?
(6) Những khuyến nghị nào cần được đề xuất nhằm tăng khả năng đánh giá khả
năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương trong thời gian tới?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của
KHCN tại BIDV Nam Bình Dương.
9
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của
KHCN tại BIDV Nam Bình Dương.
- Phạm vi về không gian: BIDV Nam Bình Dương.
- Phạm vi về thời gian: Mẫu nghiên cứu được thu thập từ các hồ sơ vay vốn của
KHCN tại BIDV Nam Bình Dương và được chọn lọc trong giai đoạn từ
01/01/2015 đến 31/12/2018.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hỗn hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng, trong đó phương pháp định lượng là phương pháp chủ đạo.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong việc tổng hợp các nghiên
cứu trước để làm nền tảng đưa ra mô hình lý thuyết và các giả thuyết kèm theo,
phương pháp này cũng được sử dụng khi đưa ra các đề xuất sau quá trình phân tích
định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong quá trình xây
dựng mô hình ước lượng mối quan hệ giữa các biến số (mà cụ thể ở đây có mối quan
hệ nguyên nhân và kết quả), thu thập dữ liệu căn cứ vào mô hình đã xây dựng dựa
trên phần mềm STATA 12 để phân tích dữ liệu.
1.7. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung bám sát
các nội dung chính sau đây:
- Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, tín dụng cá nhân, và các nhân tố tác động
đến khả năng trả nợ của KHCN của ngân hàng.
- Lược khảo các nghiên cứu trước liên quan đến chủ đề các nhân tố tác động
đến khả năng trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình nghiên
cứu đề xuất, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật hồi
10
quy OLS và Probit để xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố
đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương.
- Thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao
khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương trong tương lai.
1.8. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố tác động
đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương” góp phần bổ sung thêm
bằng chứng thực nghiệm, củng cố cơ sở lý thuyết vững chắc đối với chủ đề nghiên
cứu về khả năng trả nợ của KHCN tại các NHTM ở Việt Nam.
Thứ hai, về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị của đề tài là
cơ sở để Ban lãnh đạo Ngân hàng BIDV Nam Bình Dương đề ra cách thức quản lý,
vận hành hoạt động tín dụng cá nhân nhằm nâng cao hơn nữa khả năng trả nợ của
KHCN tại Chi nhánh, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và gia tăng lợi
nhuận của mình.
1.9. Kết cấu của đề tài
Đề tài được triển khai bao gồm 5 chương, cụ thể:
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
11
Kết luận chương 1
Thông qua các nội dung được trình bày ở trên, chương 1 đã làm rõ các nội dung
tổng quan và khái quát nhất về đề tài. Từ đó tác giả đi nghiên cứu sâu hơn về cơ sở
lý thuyết của đề tài ở chương 2.
12
Giới thiệu chương 2
Trong chương này, tác giả đi giải quyết các vấn đề như sau: lý thuyết cơ bản về
tín dụng ngân hàng: khái niệm, đặc điểm, vai trò. Các loại rủi ro xuất phát từ hình
thức tín dụng khách hàng cá nhân, cơ sở lý thuyết về khả năng trả nợ của KHCN và
các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN. Đồng thời, tác giả cũng lược
khảo nội dung của một số công trình nghiên cứu trước có liên quan để làm nền tảng
nghiên cứu và phát triển sâu hơn ở đề tài này.
13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng thể hiện sự vay mượn, là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị
tài sản từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trên
cơ sở tín nhiệm (tin tưởng) người sử dụng tài sản có hiệu quả để có khả năng hoàn trả
một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Như vậy phạm trù tín dụng gắn với chuyển
nhượng một lượng tài sản có ba đặc điểm chính là: tính tạm thời (tính thời hạn), tính
hoàn trả với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu và tính chất tin tưởng người sử dụng tài
sản có khả năng hoàn trả đúng hạn.
Ngày nay, khi thừa vốn tạm thời thì ta đầu tư (cho vay) lấy lãi và khi thiếu hụt
tạm thời thi ta đi vay, điều này phát sinh quan hệ tín dụng trực tiếp, như người dư
thừa và thiếu hụt vốn khó gặp về mặt không gian, thời gian, khối lượng, loại tiền, lãi
suất và đặc biệt là độ tin cậy lẫn nhau khiến cho tín dụng trực tiếp không thể phát
triển được. Để chắp nối nhu cầu đầu tư và nhu cầu đi vay trong nền kinh tế, thì cần
thiết phải có người thứ ba đứng ra huy động toàn bộ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi,
trên cơ sở số vốn huy động được cấp tín dụng cho những người có nhu cầu vốn tạm
thời. Thực hiện chức năng trung gian này chính là các tổ chức tín dụng, mà trong đó
chủ yếu là các NHTM. Như vậy, ngân hàng thực hiện chức năng luân chuyển vốn
giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế; thực hiện chức năng này, ngân hàng
giữ vai trò người đi vay và vai trò là người cho vay. Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp
mà người tiết kiệm, thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn
vào các chủ thể có nhu cầu vốn trong nền kinh tế.
Từ định nghĩa trên, đi đến định nghĩa: Tín dụng ngân hàng là việc thỏa thuận để
tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản
14
tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
2.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng có năm đặc điểm, bao gồm:
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín
dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả
và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; còn người đi vay thì tin tưởng
vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Đây là đặc điểm
quan trọng nhất, từ đó tạo ra các đặc điểm tiếp theo.
Thư hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn vay hay có tính
hoàn trả. Ngân hàng là trung gian tài chính đi vay để cho vay, nên mọi khoản tín dụng
của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động.
Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả gốc mà phải cả lãi.
Nếu không có sự hoàn trả thì không coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá
trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải
trả cho ngân hàng một khoản lãi đây chính là giá của quyền sử dụng vốn vay. Khoản
lãi bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận, phản ánh bản chất hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
Thư tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc đánh giá
độ an toàn của hồ sơ vay vốn là rất khó. Vì luôn tồn tại thông tin bất cân xứng dẫn
đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Ngoài ra việc thu hồi tín dụng phụ thuộc
không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động,
ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm
phát, thiên tai… khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi,
dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng.
15
Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sơ cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình xin
vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: hợp đồng tín
dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh.., trong đó bến đi vay
(và bên bảo lãnh nếu có) phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng
khi đến hạn.
Từ các đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải bảo đảm được hai
nguyên tắc cơ bản sau:
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.
- Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong
hợp đồng.
2.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng
Đối với nền kinh tế
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm. Bởi vì
nóp góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư, luân chuyển vốn từ người có
nguồn vốn thặng dư tạm thời đến những người thiếu hụt.
Đồng thời phân bổ giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh
tế, bởi vì người tiết kiệm thường không đồng thời là những người có cơ hội đầu tư
sinh lời cao. Thông qua tín dụng ngân hàng mà vốn từ người thiếu các dự án đầu tư
hiệu quả chuyển tới những người có các dự án hiệu quả hơn nhưng thiếu vốn. Người
đi vay và ngân hàng đều nỗ lực sử dụng vốn có hiệu quả để tránh không trả được nợ
dẫn đến bị phát mãi tài sản, giải thể phá sản. Kết quả là nền kinh tế tăng trưởng, tạo
công ăn việc làm và năng suất lao động cao hơn.
Thứ hai, là công cụ điều tiết kinh tế xã hội của nhà nước. Thông qua việc đầu
tư vốn tín dụng vào những nghành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự
phát triển của các ngành nghề, khu vực kinh tế đó, hình thành nên cơ cấu kinh tế hiệu
quả. Trong những thời kỳ kinh tế khó khăn, nhà nước hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh cho các
16
doanh nghiệp nhỏ và vừa vay ngân hàng. Ở Việt Nam, tín dụng ngân hàng là kênh
quan trọng truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn, góp phần
xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội. Thông qua công cụ lãi suất, tín dụng
ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền.
Đối với khách hàng
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất
lượng vốn cho khách hàng. So với tín dụng thương mại và tín dụng cá nhân nặng lãi
thì tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng với khách hàng. Với các ưu điểm như
không bị hạn chế về thời hạn vay, về mục đích sử dụng, nhanh chóng dễ tiếp cận và
có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn nên tín dụng ngân hàng thỏa mãn được
nhu cầu đa dạng của khách hàng. Qua đó, tín dụng ngân hàng giúp nhà đầu tư kịp
thời tận dụng được những cơ hội kinh doanh, giúp các gia đình nâng cao chất lượng
cuộc sống.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh
nghiệp. So với việc sử dụng vốn chủ sở hữu thì tín dụng ngân hàng ràng buộc trách
nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thỏa
thuận. Do đó, buộc khách hàng phải nỗ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử
dụng vốn vay hiệu quả nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Thứ ba, khi được ngân hàng cho vay vốn hàm ý khách hàng đã được chọn lọc
và có chất lượng tốt. Điều này làm cho thương hiệu của khách hàng trên thương
trường được tăng cường, tăng được uy tín và giúp khách hàng mở rộng được kinh
doanh.
Đối với ngân hàng
Thứ nhất, đem lại lợi nhuận quan trọng nhất cho ngân hàng. Tín dụng là hoạt
động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có (khoảng 69%) và
mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (70 đến 90%). Mặc dù tỷ tọng hoạt
17
động tín dụng đang có xu hướng giảm trên thị trường tài chính, nhưng tín dụng ngân
hàng vẫn luôn là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận quan trọng nhất đối với mỗi ngân
hàng.
Thứ hai, thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng mở rộng được các loại hình
dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn… Từ đó
đa đạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi ngân hàng
trung ương thắt chặt tiền tệ hoặc khi gặp rủi ro tín dụng.
2.1.2. Tổng quan khả năng trả nợ của KHCN
2.1.2.1. Tín dụng cá nhân
Tín dụng cá nhân thường được hiểu là hoạt động cho vay nhằm đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình như chi tiêu thường xuyên, chi sửa chữa
nhà cửa, chi mua sắm tài sản….
Với các sản phẩm vay như trên, có thể thấy dịch vụ tín dụng thể nhân có vai trò
ngày càng quan trọng trong xã hội, cụ thể:
Góp phần gia tăng nguồn vốn để bổ sung cho hoạt động kinh doanh của cá nhân,
hộ gia đình, bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, liên
tục, mở rộng hoạt động kinh doanh;
Hỗ trợ cải thiện đời sống của các cá nhân, gián tiếp góp phần tháo gỡ khó khăn
trên thị trường bất động sản và các hoạt động thương mại khác, cũng như tạo cơ hội
để các ngân hàng phát triển lĩnh vực bán lẻ….
2.1.2.2. Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng cá nhân
Theo Miller (2012), Thông thường hình thức tín dụng cá nhân có thể gây ra một
số rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro về chi phí giao dịch, rủi ro về thông tin bất cân
xứng, rủi ro về tác nghiệp, và rủi ro không trả được nợ vay.
Rủi ro tín dụng
18
Theo Nguyễn Minh Kiều (2008), “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do
khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó”.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân
hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Rủi ro về chi phí giao dịch
Rủi ro về chi phí giao dịch là rủi ro xảy ra khi chi phí cấu thành giao dịch tăng
với tốc độ tăng lớn hơn lợi nhuận. Theo Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011) thì tín dụng cá
nhân thường có quy mô giao dịch nhỏ nhưng số lượng giao dịch lớn và phân tán rộng
khắp khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện (Nguyễn Minh Kiều, 2008) và
như vậy ngân hàng phải mở thêm nhiều chi nhánh hoặc các dịch vụ trực tuyến khác
để phục vụ cho đặc điểm này của khách hàng cá nhân.
Rủi ro thông tin bất cân xứng
Khi tiến hành giao dịch với khách hàng cá nhân, thông thường tổ chức tín dụng
gặp rủi ro về thông tin bất cân xứng (Heffernan, 2005) hơn so với khách hàng tổ chức
do việc thu thập chính xác thông tin về loại khách hàng này là rất khó khăn đồng thời
nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiện
tại. Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khỏe, mất việc làm hay gặp các biến cố
bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không trả được nợ vay cho ngân hàng.
2.1.2.3. Khả năng trả nợ của KHCN
Theo các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là: Quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, Thông tư số 14/2014/TT-NHNN và Văn
bản hợp nhất năm 2014/VBHN-NHNN quy định về phân loại khoản nợ, nợ đủ tiêu
chuẩn là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
19
các nợ gốc và lãi đúng hạn, như vậy một khoản vay được đánh giá là có hiệu quả khi
khoản vay đó được khách hàng trả lãi và trả nợ gốc đúng thời hạn.
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới khi xét về khả năng trả nợ vay, ở góc
độ đối lập là rủi ro trả nợ vay của khách hàng cá nhân được biểu hiện ở hai góc độ
chính là quy mô trả nợ gốc (Số tiền gốc trả nợ được) và thời hạn trả nợ. Một số nghiên
cứu thực nghiệm như: Maharjan và ctg (1983) quan tâm đến đúng hạn hay trễ hạn và
Shileshi và ctg (2012) tập trung vào yếu tố quy mô trả nợ gốc.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của KHCN
Có ít nhất 4 loại rủi ro là rủi ro về chi phí giao dịch, rủi ro về thông tin bất cân
xứng, rủi ro về tác nghiệp, và rủi ro không trả được nợ vay. Trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, rủi ro không trả được nợ vay mà biểu hiện lớn nhất là rủi ro không trả
nợ tính theo quy mô khoản nợ và rủi ro không trả nợ đúng hạn là vấn đề nghiên cứu
chính cho nên khi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro thì điều đó cũng có nghĩa
là rủi ro không trả nợ tính theo quy mô và tính theo thời hạn trả nợ.
Khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng cá nhân, một số tác giả như Chapman (1990)
đã phân loại những nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng cá nhân bao gồm: đặc điểm
nhân khẩu học, đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm thu nhập, đặc điểm học vấn và đặc
điểm khoản cho vay. Kohansal và Mansoori (2009) thêm về vấn đề rủi ro đạo đức và
người cho vay, Macana (2006) bổ sung yếu tố rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng, và
Rodriguies và ctg (2008) đã tìm hiểu một số yếu tố chỉ tiêu bất thường mà người đi
vay không dự đoán trước được ảnh hưởng tới rủi ro trả nợ đúng hạn.
2.1.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học
Đặc điểm nhân khẩu học thường được sử dụng phân tích trong lĩnh vực này bao
gồm các khía cạnh như giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, và kích cỡ hộ gia đình.
Xem xét ở góc độ giới tính, về mặt lý thuyết thì nữ giới có khả năng ít tạo ra các
rủi ro tín dụng hơn là nam giới do họ ít tội phạm, cá tính thận trọng, và ít gây ra các
20
rủi ro đạo đức Miller (2012). Một số nghiên cứu thực nghiệm như Chapman (1990),
Weber và Musshoff (2012) đã chứng minh lý thuyết này khi khám phá ra rằng nữ giới
ít tạo ra các khoản nợ xấu hơn nam giới. Tương tự như vậy, Kinyondo (2009) đã thấy
rằng những nhóm tín dụng vi mô có nhóm trưởng là nữ giới thì khả năng trả nợ của
nhóm càng cao. Trong khi đó một số nghiên cứu như của Antwi(2012) đã không tìm
thấy mối liên hệ này.
Độ tuổi là một yếu tố có mặt trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm chứng
tỏ tầm quan trọng của biến số này trong vấn đề nghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu
có liên quan đã đưa ra giả thiết rằng độ tuổi người vay càng lớn thì rủi ro của khoản
nợ càng thấp do tính thận trọng, kinh nghiệm và trải nghiệm tăng lên theo độ tuổi.
Chapman (1990) và Kohansal và Mansoori (2009) tìm thấy mối tương quan thuận
giữa biến số này và khả năng trả nợ đúng hạn.
Tình trạng hôn nhân là một biến số ít được ưa dùng trong các nghiên cứu thực
nghiệm về vấn đề tín dụng cá nhân. Về mặt lý thuyết, thông thường những người đã
lập gia đình sẽ ít ưa mạo hiểm và có hành động chín chắn hơn so với những người
chưa lập gia đình, vì vậy khả năng trả nợ đúng hạn của họ là cao hơn. Tuy nhiên khi
nghiên cứu trên thực nghiệm thì Chapman (1990), Duygan-Bump và Grant (2008)
hay Antwi và ctg (2012) và một số tác giả khác không tìm thấy mối liên hệ này.
Biến số kích cỡ hộ gia đình được cho là tương quan nghịch với khả năng trả nợ
do sự lý giải rằng những người chủ nợ phải tốn nhiều thu nhập của mình vào việc
nuôi sống các thành viên trong gia đình thay vì dùng nó để trả nợ (Zeller, 1996).
Nghiên cứu trên thực nghiệm của Chapman (1990) đã ủng hộ giả thuyết này. Ở một
khía cạnh khác, nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) khi
tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh
Hậu Giang – Việt Nam đã đưa ra kết luận rằng nếu trong một nông hộ, càng có nhiều
thành viên tạo ra thu nhập thì xác suất trả nợ đúng hạn càng lớn.
21
2.1.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp
Đặc điểm của nghề nghiệp có thể là một nhân tố ảnh hưởng nhất định tới khả
năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân. Đối với những cá nhân có nghề
nghiệp ổn định, có vị trí xã hội, có kinh nghiệm lâu năm hoặc ở những lĩnh vực đòi
hỏi chất xám cao hay có tay nghề vững vàng thì khả năng trả nợ đúng hạn là cao hơn.
Điều này là do những cá nhân này có khả năng tạo ra thu nhập ổn định và cao hơn
những cá nhân ở lĩnh vực nghề nghiệp khác. Nghiên cứu trên thực tế về vấn đề này
không nhiều do phần lớn các nghiên cứu thường tập trung ở một khía cạnh nghề
nghiệp. Nghiên cứu của Chapman(1990) đã cho thấy những nghề nghiệp đòi hỏi chất
xám cao như giáo sư, nghệ sĩ hay những nghề nghiệp có tính ổn định cao như kế toán
viên, nhân viên văn phòng có khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn. Trong khi đó cũng
trong nghiên cứu này thì những người công nhân không lành nghề thường lâm vào
tình trạng trả nợ trễ hạn. Kohansal và Mansoori (2009) đã tìm hiểu những nhân tố ảnh
hưởng tới khả năng trả nợ vay của nông dân tại tỉnh Khorasan-Razavi của Iran và tìm
thấy bằng chứng rằng những nông dân có kinh nghiệm lâu năm hơn thì khả năng trả
nợ ngân hàng là cao hơn. Một nghiên cứu của Grant H.D và Addo (2011) về khả năng
trả nợ vay đúng hạn của những ngư dân tại Ghana đã đưa biến số kinh nghiệm vào
trong mô hình nghiên cứu nhưng đã không tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến số này.
2.1.3.3. Đặc điểm trình độ học vấn
Trình độ học vấn thông thường rất được chú trọng trong quá trình thẩm định
cho vay của ngân hàng.Người có trình độ học vấn cao dễ được chấm điểm tín dụng
cao hơn khi được tin rằng họ có khả năng tạo ra thu nhập cao hoặc ổn định trong thời
gian dài đồng thời khả năng sử dụng khoản vay của họ cũng hiệu quả hơn cũng như
là ít ưa thích rủi ro với khoản nợ của mình. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình
(2011) hay một số nghiên cứu gần đây của Sileshi và ctg (2012) đã tìm thấy bằng
chứng ủng hộ giả thuyết này. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu như của Antwi
và ctg (2012) đã không ủng hộ giả thuyết này. Như vậy tùy từng lĩnh vực hoặc phạm
22
vi nghiên cứu mà yếu tố này có thể có hoặc không có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
của cá nhân.
2.1.3.4. Đặc điểm thu nhập
Thu nhập của người đi vay được coi là một trong những yếu tố quan trọng khi
muốn tiếp cận khoản vay, đặc biệt là đối với những khoản vay tín chấp. Đây được coi
là một yếu tố cấu thành nên nền tảng trả nợ thành công trong tương lai của người vay.
Chapman (1990) khi phân loại thu nhập của người đi vay và tìm hiểu ảnh hưởng của
biến số này tới khả năng trả nợ đã thấy rằng khả năng trả nợ thành công được sắp xếp
theo thứ tự sau: thu nhập cao,thu nhập thấp, và thu nhập trung bình. Đối với những
người thu nhập thấp nhưng xác suất trả nợ vẫn lớn hơn người có thu nhập trung bình
được lý giải là do tính thận trọng trong việc sử dụng khoản vay của họ vì họ biết khả
năng chi trả của họ là rất thấp nên nếu lãng phí khoản vay thì rủi ro không trả được
nợ là rất cao. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) tìm hiểu khía cạnh
thu nhập của tất cả các thành viên trong gia đình và thấy rằng nếu gia đình nào càng
có nhiều thành viên có thu nhập cao thì khả năng trả nợ thành công càng lớn. Một số
tác giả khác như Kohansal và Mansoori (2009) hay Sileshi và ctg (2012) cũng tìm
thấy những bằng chứng ủng hộ giả thuyết trên.
2.1.3.5. Đặc điểm khoản cho vay
Đặc điểm của khoản cho vay thông thường được thể hiện ở ba yếu tố chính là
kích cỡ khoản vay, lãi suất, và thời hạn vay. Trong đó về mặt lý thuyết nêu như kích
cỡ khoản vay càng lớn thì rủi ro trả nợ không đúng hạn càng cao, điều này tương tự
với lãi suất của khoản cho vay. Trong khi đó nếu thời hạn của khoản vay càng kéo
dài thì khả năng trả được nợ càng cao.
Chapman (1990) đã cung cấp một số thống kê khá thú vị khi cho thấy những
khoản vay được phân loại ở kích cỡ nhỏ lại thường hay có rủi ro không trả nợ cao
nhất, kế đến mới tới khoản vay lớn nhất và sau cùng là những khoản vay có kích cỡ
trung bình. Kohansal và Mansoori (2009) cũng bác bỏ giả thuyết được nêu ở phần
23
trên khi tìm thấy bằng chứng rằng những khoản vay lớn lại có mối tương quan thuận
với khả năng trả nợ đúng hạn. Sharma và Zeller (1997) đã đưa ra kết luận rằng các
khoản vay càng lớn, khả năng vỡ nợ (không trả được khoản nợ) càng thấp. Các tác
giả giải thích rằng những khoản vay lớn sẽ giúp cho người vay dễ dàng tạo ra giá trị
hơn so với những khoản vay nhỏ, những khoản vay mà thường là thuần về chi tiêu
hoặc dùng để xử lý những tình huống khẩn cấp.
Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm khi đưa yếu tố lãi suất khoản vay vào mô
hình đã cho kết quả đúng như giả thuyết là lãi suất khoản vay càng cao thì khả năng
trả nợ không đúng hạn càng cao. Deininger và Liu (2009), Ugbomeh và ctg (2008)
và Onyeagocha và ctg (2012) đã cho thấy kết quả như thế.
Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng thời gian đáo hạn của khoản
nợ tới khả năng trả nợ. Chapman (1990), đã đưa ra một kết quả thống kê ngược lại
với quan điểm cho rằng thời gian đáo hạn của khoản nợ càng dài thì khả năng trả nợ
càng cao, tác giả cho rằng những khoản nợ ngắn hạn từ một năm trở xuống có xác
suất trả nợ đúng hạn cao hơn trong khi đó những khoản nợ từ một năm trở lên có xác
suất ngược lại. Onyeagocha và ctg (2012) lại không tìm thấy ảnh hưởng của yếu tố
này trong nghiên cứu của mình.
2.1.3.6. Rủi ro đạo đức của người vay
Rủi ro đạo đức là một hình thức biểu hiện của thất bại thị trường do thông tin
bất cân xứng. Trong lĩnh vực tín dụng, điều này xảy ra khi người vay đã sử dụng
không đúng mục đích vay ban đầu và người vay đã không kiểm soát được hành vi sử
dụng sai mục đích đó. Điều này dẫn tới là rủi ro không trả được nợ vay sẽ tăng lên.
Kohansal và Mansoori (2009), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) đưa
vấn đề này vào trong khảo sát của mình và các tác giả đã tìm ra bằng chứng về việc
những người đi vay khi cố tình sử dụng sai mục đích sử dụng ban đầu đã dẫn tới xác
suất trả nợ không đúng hạn tăng lên. Một trong những nghiên cứu của Kohansal và
24
Mansoori (2009) lại không tìm thấy mối liên hệ trên khi tìm hiểu về hành vi trả nợ
của nông dân và các tác giả cũng không đưa ra thêm các lý giải cụ thể về vấn đề này.
2.1.3.7. Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng
Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng chủ yếu nảy sinh tại khâu thẩm định tín
dụng. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro này, thứ nhất là do cán bộ tín dụng.
Cán bộ tín dụng có năng lực yếu, làm việc bất cẩn hoặc do tư lợi móc ngoặc với người
đi vay dẫn đến đánh giá tín dụng không đúng đối với người đi vay. Thứ hai là do hệ
thống chấm điểm tín dụng không chính xác hoặc không hiệu quả cũng có thể dẫn đến
rủi ro đánh giá không đúng khả năng của người đi vay. Trên thực tế vấn đề này chỉ
được nêu lên như một giả định (Macana, 2006) mà không thấy xuất hiện trên nghiên
cứu thực nghiệm.
2.1.3.8. Một số hành vi chi tiêu bất thường
Những hành vi chi tiêu bất thường không nằm trong dự kiến của người vay sẽ
khiến cho người đi vay phải tiêu tốn nguồn lực tích lũy vào những khoản này thay vì
dùng nó để trả nợ vì vậy khiến cho rủi ro không trả được nợ vay lên Rodrigues và ctg
(2008) liệt kê một số khoản chi tiêu bất thường như chi tiêu cho ốm đau, tai nạn, hay
mất việc đã khiến cho khả năng trả nợ giảm xuống.
2.2. Các nghiên cứu liên quan
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về chủ đề các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với các khoản vay tại các NHTM.
Phần tiếp theo tác giả sẽ tập trung lược khảo các nghiên cứu, đồng thời tổng kết các
biến số mà các tác giả đã vận dụng trong nghiên cứu của mình, là cơ sở để xây dựng
mô hình đề xuất cho đề tài.
Maharjan và ctg (1983) nghiên cứu về khả năng trả nợ của những người nông
dân tại Nepal trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp trong một mẫu khảo sát điều tra
25
gồm 150 nông dân trong năm 1982. Các tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu hồi quy
bội như sau:
Y= f(X1, X2, X3, X4, D1, D2, D3, D4)
Trong đó:
Y: Khoản tiền vay đã trả được trên tổng số tiền vay
X1: Kích cỡ trang trại mà người nông dân sở hữu
X2: Thu nhập của người nông dân
X3: Tỷ lệ sản phẩm của người nông dân so với tổng sản lượng của thị trường
X4: Tỷ lệ chi phí của cả hộ gia đình trên tổng thu nhập
D1: Biến giả, đạt giá trị 1 nếu khoản vay được thẩm định trước khi cho vay,
bằng 0 nếu ngược lại.
D2: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu khoản vay được kiểm soát để sử dụng đúng
mục đích, bằng 0 nếu ngược lại
D3: Biến giả đạt giá trị 1 nếu người vay nhận được thư nhắc nhở về khoản vay
từ phía ngân hàng, bằng 0 nếu ngược lại
D4: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu như ngân hàng cho vay tiến hành các cuộc
thăm viếng thông thường đối với người vay, bằng 0 nếu ngược lại
Kết quả hồi quy cho thấy nếu như kích cỡ trang trại càng lớn hoặc tỷ lệ chi tiêu
của hộ gia đình càng lớn tính theo tỷ lệ thu nhập thì tỷ lệ trả nợ càng thấp, trong khi
đó các biến số còn lại đều tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với khả
năng trả nợ của người nông dân. Các tác giả khi đưa ra các khuyến nghị đã tập trung
vào khả năng kiểm soát khoản cho vay từ quá trình thẩm định đầu vào tới khi người
cho vay tiến hành trả nợ để năng cao hơn nữa khả năng trả nợ của người nông dân.
26
Kohansal và Mansoori (2009) sử dụng mô hình hồi quy logic khi tìm hiểu khả
năng khi trả nợ của nông dân tại tỉnh Kohansal và Razavi của Iran. Hai tác giả đã tiến
hành nghiên cứu trên mẫu dữ liệu gồm 175 nông dân vào năm 2008. Mô hình nghiên
cứu như sau:
Y = f ( X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10, X11, D1, D2)
Trong đó: Biến phụ thuộc Y đạt giá trị bằng 1 nếu người nông dân không bao
giờ trả nợ trễ hạn, và bằng 0 nếu ít nhất một lần trả nợ không đúng hạn.
Biến độc lập:
X1: Thể hiện độ tuổi của người vay chính
X2: Thể hiện diện tích của một trang trại
X3: Biểu hiện số năm kinh nghiệm trong công việc của người nông dân
X4: Là tổng thu nhập
X5: Là lãi suất của khoản vay
X6: Đại diện cho thời gian của khoản cho vay
X7: Tổng chi phí hành chính mà người nông dân phải trả để đạt được sự chấp
thuận cho vay
X8: Kích cỡ của khoản vay
X9: Là số thành viên phụ thuộc
X10: Tổng số kỳ thanh toán cho khoản vay
D1: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nông dân sử dụng khoản vay vào việc
đầu tư trang trại, bằng 0 nếu ngược lại
D2: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nông dân có máy móc canh tác, bằng 0
nếu ngược lại
27
Ngoại trừ biến X1, X2 và D2 và các biến số còn lại đều có ý nghĩa thống kê
trong mô hình. Các tác giả đã đưa ra kết luận rằng lãi suất của khoản vay là nhân tố
quan trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của người nông dân kế tiếp là biến
số kinh nghiệm của người nông dân.
Antwi và ctg (2012) tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro không trả được
nợ tại Gahana cho những khoản vay của ngân hàng Akuapem thông qua mô hình hồi
quy logistic. Cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu gồm 800 quan sát từ năm 2006 tới năm
2010. Mô hình nghiên cứu của các tác giả như sau:
Y = f (LOAN TYPE, INTEREST RATE, SECURYTY, MARITAL STATUS,
TOWN DUMMY, SEX)
Trong đó:
Y là biến giá trị 1 nếu khoản nợ được hoàn trả đúng hạn và nhận giá trị 0 nếu
ngược lại.
LOAN TYPE là biến số phân loại hình vay mượn, bao gồm 4 loại vay: vay kinh
doanh, vay cho mục đích sản suất nông nghiệp, vay tiêu dùng các nhân, vay
mua phương tiện đi lại.
INTEREST RATE lãi suất khoản vay, SECURYTY biến giả nhận giá trị 1nêu
khoản vay có đảm bảo và 0 nếu ngược lại.
MARITAL STATUS : tình trạng hôn nhân, đạt giá trị 1 nếu đã lập gia đình, và
0 nếu ngược lại. TOWN DUMMY cũng là biến giả đạt giá trị 1nếu người vay
sinh sống tại thành phố Akuapem, bằng 0 nếu ngược lại.
SEX : giới tính bằng 1 nếu là nam, bằng 0 là nữ.
Các tác giả đã đi tới kết luận rằng loại hình vay mượn và khoản vay được đảm
bảo là hai biến số thực sự có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người vay, các ngân
28
hàng nên chú trọng tới khả năng đảm bảo khoản nợ vay bằng tài sản của người vay
nợ để cải thiện rủi ro không trả được nợ của người vay.
Ifeanyi A.Ojiako and Blessing C.Ogbukwa (2012) sử dụng mô hình Tobits để
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi trả nợ của hộ kinh doanh nông nghiệp
nhỏ tại Bắc Yewa, bang Ogun, Nigeria. Trong số các ràng buộc được xác định để tiếp
cận tín dụng chính thức là yếu tố không có khả năng để cung cấp tài sản thế chấp,
giải ngân kịp thời, và chi phí lãi suất cao. Mức cho vay và thu nhập phi nông nghiệp
là yếu tố quyết định đáng kể hiệu suất hoàn trả vốn vay. Mức vốn cho vay tác động
tiêu cực đến hành vi trả nợ của người vay. Tuy nhiên, thu nhập phi nông nghiệp có
ảnh hưởng tích cực đến hành vi trả nợ, chỉ ra rằng hầu hết người đi vay phải phụ thuộc
nhiều hơn vào các nguồn thu nhập phi nông nghiệp của họ để trả nợ vay.
C.A.Wongnaa1 và D.Awunyo-Vitor (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của các hộ nông dân trồng khoai lang tại quận Sene, Ghana.
Trong nghiên cứu này các nhà khoa học đã đi tìm các nhân tố ảnh hưởng để tìm ra
các giải pháp cải thiện khả năng trả nợ của các hộ dân. Tác giả lựa chọn 100 hộ nông
dân bất kỳ để tiến hành khảo sát với bảng câu hỏi không cấu trúc. Mô hình nghiên
cứu của tác giả sử dụng là mô hình probit. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giáo
dục, kinh nghiệm, lợi nhuận, tuổi tác, giám sát và thu nhập phi nông nghiệp có tác
động tích cực đến khả năng trả nợ. Ngược lại, giới tính và hôn nhân có ảnh hưởng
tiêu cực đến khả năng trả nợ trong khi ảnh hưởng của quy mô hộ đã được tìm thấy là
không rõ ràng.
Shaik Abdul Majeeb Pasha (2014) nghiên cứu tài chính vi mô liên quan đến
việc cung cấp tín dụng nhỏ, tiết kiệm, và các dịch vụ khác cho người nghèo không
bao gồm các tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại và các lý do khác. Trong
nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ các nguồn tài chính và
phân tích bằng cách sử dụng mô hình logistic nhị phân. Tài chính vi mô là đề tài
tương đối mới với Ethiopia trong thời gian 1994-1995. Trong đó Viện nghiên cứu tài
29
chính vi mô Sidama (SMFI) là một trong số 31 Viện tài chính vi mô (MFIs) để phục
vụ người nghèo ở Ethiopia. Trên cơ sở này các nhà khoa học nghiên cứu các yếu tố
kinh tế xã hội chủ yếu và các yếu tố liên quan đến khoản vay đó sẽ xác định hiệu suất
trả nợ vay của khách hàng. Trong thực tế, việc xác định và phân tích các yếu tố xác
định tỷ lệ hoàn trả vốn vay là rất quan trọng trong việc đạt được lợi nhuận và tính bền
vững của tổ chức tài chính vi mô. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 14 yếu tố quyết định đến
hiệu suất trả nợ vay, trong đó có 9 biến có ý nghĩa thống kê và các biến còn lại không
có ý nghĩa thống kê. Dựa trên các phân tích, các nhà nghiên cứu cho rằng trình độ
học vấn và đào tạo sẽ giúp người nghèo sử dụng vốn hữu ích và hiệu quả hơn. Hơn
nữa, tuổi tác và kinh nghiệm kinh doanh tốt sẽ giúp họ có thể trả nợ vốn vay của viện
tốt hơn.
Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) về các nhân
tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh hậu Giang với 436
hộ nông dân đã được khảo sát trong năm 2011. Các tác giả đã sử dụng mô hình hồi
quy Probit với các biến số như sau:
Y = f (mục đích sử dụng vốn, thu nhập sau khi vay, lãi suất vay, tuổi của người
đi vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của chủ hộ, số thành viên trong gia đình tạo
ra thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ).
Trong đó: Y là khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ, Y nhận giá trị 1 nếu
nông hộ trả nợ vay đúng hạn, nhận giá trị 0 nếu trả nợ không đúng hạn. “Mục đích sử
dụng vốn” là biến giả, bằng 1 nếu nông hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, bằng 0
nếu sử dụng sai đúng mục đích. “Thu nhập sau khi vay” là thu nhập của nông hộ sau
khi vay ( đồng). “Lãi suất vay” là lãi suất phải trả của nông hộ khi đi vay từ các hộ
tín dụng (%). “Tuổi của người đi vay” là số tuổi của người đi vay vốn. “Ngành nghề
chính tạo ra thu nhập của chủ hộ” là biến giả, bằng 1 nếu ngành nghề chính tạo ra thu
nhập trả nợ từ nông nghiệp, bằng 0 nếu là nghề khác. “Số thành viên trong gia đình
tạo ra thu nhập” là số người có thu nhập trong gia đình.“Trình độ học vấn của chủ
30
hộ” là biến giả, bằng 1 nếu chủ hộ học từ lớp 9 trở lên, bằng 0 nếu ngược lại. Các tác
giả đã kết luận rằng khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có tương quan thuận
với thu nhập sau khi vay, trình độ học vấn của chủ hộ và số thành viên trong gia đình
có thu nhập. Trong khi đó biến số lãi suất đi vay có tương quan nghịch với khả năng
trả nợ đúng hạn. Nghiên cứu cũng chỉ rằng những khoản vay được sử dụng đúng mục
đích cũng sẽ cho xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn.
Nghiên cứu của Vương Quân Hoàng (2006) về phương pháp thống kê xây dựng
mô hình định mức tín nhiệm thể nhân. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả nhằm xây
dựng mô hình định mức tín nhiệm trên cơ sở giải quyết hai bài toán là phân nhóm
khách hàng và phân biệt khách hàng. Tác giả tiến hành khảo sát 1727 khách hàng tại
Techcombank nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng. Mô hình hồi quy Logit được sử
dụng để kiểm định bao gồm 16 biến: tuổi tác, trình độ học vấn, loại hình công việc,
thời gian công tác, thu nhập hàng tháng, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, thời gian cư
trú, số người phụ thuộc, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin, chênh lệch giữa
thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng, giá trị các khoản nợ, quan hệ với
Techcombank và uy tín trong giao dịch. Kết quả nghiên cứu đã loại 2 biến thời gian
công tác và uy tín trong giao dịch, và chỉ ra rằng các biến mức thu nhập hàng tháng,
chênh lệch thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng có ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc. Các biến còn lại có tác động trái chiều lên biến phụ thuộc.
Nghiên cứu của Stefanie Kleimeier và Đinh Thị Huyền Thanh (2006) với đề tài
“Chấm điểm tín dụng cho thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam: Kết quả thực hiện
và ảnh hưởng đối với cho vay so với mối quan hệ được giao dịch”. Tác giả đã tiến
hành nghiên cứu chi tiết nguồn số liệu được tổng hợp từ các ngân hàng bán lẻ Việt
Nam theo mô hình hồi quy logistic với 22 biến số. Trong đó, bao gồm: độ tuổi, thu
nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, tình trạng cư ngụ, giới tính,
tình trạng hôn nhân, mục đích vay, quan hệ với ngân hàng,… để xác định mức ảnh
hưởng của các biến số này đến rủi ro tín dụng và qua đó thiết lập một mô hình điểm
số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Nghiên cứu của
31
Stefanie Kleimeier đã xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân gồm hai phần
là chấm điểm nhân thân và năng lực trả nợ, chấm điểm quan hệ với ngân hàng. Tuy
nhiên, công trình nghiên cứu này không đưa ra cách tính điểm cụ thể cho từng chỉ
tiêu, để vận dụng mô hình đòi hỏi các NHTM phải thiết lập thang điểm cho từng chỉ
tiêu đánh giá phù hợp với thực trạng và hệ thống cơ sơ dữ liệu cá nhân tại ngân hàng
mình.
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan
STT Nghiên cứu Yếu tố
1 Maharjan và ctg
(1983)
X1: Kích cỡ trang trại mà người nông dân sở hữu
X2: Thu nhập của người nông dân
X3: Tỷ lệ sản phẩm của người nông dân so với tổng sản
lượng của thị trường
X4: Tỷ lệ chi phí của cả hộ gia đình trên tổng thu nhập
D1: Biến giả, đạt giá trị 1 nếu khoản vay được thẩm định
trước khi cho vay, bằng 0 nếu ngược lại.
D2: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu khoản vay được kiểm soát
để sử dụng đúng mục đích, bằng 0 nếu ngược lại
D3: Biến giả đạt giá trị 1 nếu người vay nhận được thư nhắc
nhở về khoản vay từ phía ngân hàng, bằng 0 nếu ngược lại
D4: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu như ngân hàng cho vay
tiến hành các cuộc thăm viếng thông thường đối với người
vay, bằng 0 nếu ngược lại
2 Kohansal và
Mansoori (2009)
X1: Thể hiện độ tuổi của người vay chính
32
STT Nghiên cứu Yếu tố
X2: Thể hiện diện tích của một trang trại
X3: Biểu hiện số năm kinh nghiệm trong công việc của
người nông dân
X4: Là tổng thu nhập
X5: Là lãi suất của khoản vay
X6: Đại diện cho thời gian của khoản cho vay
X7: Tổng chi phí hành chính mà người nông dân phải trả để
đạt được sự chấp thuận cho vay
X8: Kích cỡ của khoản vay
X9: Là số thành viên phụ thuộc
X10: Tổng số kỳ thanh toán cho khoản vay
D1: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nông dân sử dụng
khoản vay vào việc đầu tư trang trại, bằng 0 nếu ngược lại
D2: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nông dân có máy móc
canh tác, bằng 0 nếu ngược lại
3 Antwi và ctg (2012) LOAN TYPE là biến số phân loại hình vay mượn, bao gồm
4 loại vay: vay kinh doanh, vay cho mục đích sản suất nông
nghiệp, vay tiêu dùng các nhân, vay mua phương tiện đi lại.
INTEREST RATE lãi suất khoản vay, SECURYTY biến giả
nhận giá trị 1nêu khoản vay có đảm bảo và 0 nếu ngược lại.
MARITAL STATUS : tình trạng hôn nhân, đạt giá trị 1 nếu
đã lập gia đình, và 0 nếu ngược lại. TOWN DUMMY cũng
33
STT Nghiên cứu Yếu tố
là biến giả đạt giá trị 1nếu người vay sinh sống tại thành phố
Akuapem, bằng 0 nếu ngược lại.
SEX : giới tính bằng 1 nếu là nam, bằng 0 là nữ.
4 Ifeanyi A.Ojiako &
Blessing C.Ogbukwa
(2012)
Mức cho vay
Thu nhập phi nông nghiệp
5 C.A.Wongnaa1 và
D.Awunyo-Vitor
(2013)
Giáo dục, kinh nghiệm, lợi nhuận, tuổi tác, giới tính, hôn
nhân, giám sát và thu nhập phi nông nghiệp
6 Trương Đông Lộc và
Nguyễn Thanh Bình
(2011)
Mục đích sử dụng vốn, thu nhập sau khi vay, lãi suất vay,
tuổi của người đi vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của
chủ hộ, số thành viên trong gia đình tạo ra thu nhập, trình độ
học vấn của chủ hộ
7 Vương Quân Hoàng
(2006)
Tuổi tác, trình độ học vấn, loại hình công việc, thời gian công
tác, thu nhập hàng tháng, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, thời
gian cư trú, số người phụ thuộc, phương tiện đi lại, phương
tiện thông tin, chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu, giá trị tài
sản khách hàng, giá trị các khoản nợ, quan hệ với ngân hàng
và uy tín trong giao dịch
8 Stefanie Kleimeier và
Đinh Thị Huyền
Thanh (2006)
Độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian
công tác, tình trạng cư ngụ, giới tính, tình trạng hôn nhân,
mục đích vay, quan hệ với ngân hàng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
34
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát những lý luận cơ bản,
hệ thống hóa những lý luận chung về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng đối với
KHCN, và khả năng trả nợ của KHCN tại NHTM, đồng thời xác định và đo lường
mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến khả năng trả nợ của KHCN với những bối cảnh
khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, mỗi đề tài đã đề xuất những kiến nghị và
giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng trả nợ của KHCN tại địa bàn nghiên cứu
lựa chọn. Tuy nhiên, với sự khác biệt về các đặc thù vùng miền như: vị trí địa lý, cấu
trúc thể chế của quốc gia, yếu tố nội tại của các ngân hàng khác nhau mà dẫn đến kết
quả nghiên cứu có sự khác nhau giữa các đề tài và do đó, những kiến nghị và giải
pháp tương ứng cho từng bối cảnh địa phương không thể phù hợp khi vận dụng vào
địa bàn nghiên cứu khác nhau. Qua lược khảo các nghiên cứu trước về chủ đề các
nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại ngân hàng, tác giả nhận thấy việc
tập trung xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng trả nợ
của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương là cấp thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài là
cơ sở để tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách và giải pháp thích hợp nhằm
thúc đẩy khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương trong tương lai.
35
Kết luận chương 2
Từ việc làm rõ các lý thuyết nền tảng của đề tài và lược khảo một số nghiên cứu
thực nghiệm trước đây liên quan đến chủ đề này ở chương 2, tác giả đã tổng hợp được
một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của KHCN làm tiền đề cho
việc hình thành mô hình nghiên cứu đề xuất để kiểm tra mức độ tác động của các
nhân tố đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương góp phần giải
quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
36
Giới thiệu chương 3
Nội dung chương 3 nhằm làm rõ phương pháp nghiên cứu của đề tài thông qua
việc thiết lập quy trình nghiên cứu từ khâu xác định tổng thể mẫu, thu thập dữ liệu,
mô tả các biến, đưa ra giả thuyết nghiên cứu cũng như xử lý dữ liệu. Trong đó mô
hình nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài này là mô hình OLS và mô hình
Probit.
37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật ước lượng
theo phương pháp OLS và Probit được vận dụng để phân tích tác động của các yếu
tố đến khả năng trả nợ của KHCN của BIDV Nam Bình Dương.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh,
phân tích để đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN,
đồng thời đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao khả năng trả nợ của KHCN
tại BIDV Nam Bình Dương.
Các bước chính trong quá trình xử lý và phân tích dữ liệu, cụ thể như sau:
- Phân tích thống kê mô tả sẽ cho thấy mức độ của khách hàng đối với từng yếu
tố, thể hiện qua số điểm trung bình của từng yếu tố.
- Hồi quy tuyến tính để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến
phụ thuộc.
- Kiểm định các giả thiết của mô hình để đánh giá mức độ phù hợp và ý nghĩa
của các hệ số hồi quy.
38
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Quy trình nghiên cứu của đề tài có thể được khái quát bao gồm các bước chính
như sau:
- Bước 1: Lược khảo cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan đến chủ
đề để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại các
NHTM và phát triển các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài.
- Bước 2: Dựa trên cơ sở các yếu tố đã xác định qua lược khảo các nghiên cứu
trước, kết hợp với bối cảnh thực tiễn tại BIDV Nam Bình Dương, tác giả xây
dựng mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài.
- Bước 3: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các Báo cáo hoạt động, hồ sơ vay vốn của
KHCN tại BIDV Nam Bình Dương tương ứng với dữ liệu của các biến nghiên
cứu trong mô hình đề xuất.
- Bước 4: Dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành xử lý và phân tích với sự hỗ
trợ của phần mềm Stata 12, để xác định mức độ và đo lường mức độ ảnh hưởng
của từng yếu tố đến biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu.
Cơ sở lý thuyết & các nghiên cứu trước
Xây dựng mô hình nghiên cứu
Thu thập số liệu
Ước lượng mô hình hồi quy
Thảo luận kết quả & khuyến nghị
39
- Bước 5: Dựa trên kết quả nghiên cứu ở Bước 4, tác giả tiến hành thảo luận và
phân tích về kết quả, đồng thời qua đó đề xuất một số khuyến nghị thích hợp
nhằm tăng khả năng đánh giá khả năng trả nợ của KHCN trong thời gian tới
tại BIDV Nam Bình Dương.
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp (dữ liệu có sẵn). Mẫu nghiên cứu được thu
thập ngẫu nhiên từ các hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Bình
Dương và được chọn lọc trong giai đoạn từ 01/01/2015 đến 31/12/2018.
3.3. Mô hình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường các nhân tố tác động đến
khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương. Qua tổng kết cơ sở lý thuyết
và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan của Kohansal và Mansoori
(2009), Antwi và ctg (2012), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011), tác
giả xây dựng mô hình nghiên cứu tổng quát cho đề tài dựa trên nền tảng các yếu tố
rút ra từ các nghiên cứu này. Các yếu tố này có thể nhóm lại thành 5 nhóm nhân tố
chính như sau: (i) Đặc điểm nhân khẩu học, (ii) Năng lực của người vay, (iii) Đặc
điểm của khoản vay, (iv) Rủi ro đạo đức của người vay, và (v) Rủi ro tác nghiệp từ
ngân hàng.
Các yếu tố thuộc về “Đặc điểm nhân khẩu học” thường được các nghiên cứu sử
dụng bao gồm: giới tính (Miller, 2012), độ tuổi (Kohansal và Mansoori, 2009),tình
trạng hôn nhân (Duygan-Bump và Grant, 2008),và kích cỡ hộ gia đình(Zeller,1996).
Trong điều kiện thực tế cho vay tại BIDV Nam Bình Dương, ngoại trừ yếu tố kích cỡ
hộ gia đình là không được đề cập đến trong hợp đồng và trong hồ sơ vay vốn của
khách hàng, các yếu tố còn lại đều được coi là thông tin bắt buộc mà khách hàng cá
nhân phải cung cấp.
40
Yếu tố “Năng lực của người vay” thể hiện trình độ học vấn (Antwi và ctg, 2012),
đặc điểm nghề nghiệp (Grant H.D và Addo, 2011), và đặc điểm thu nhập (Kohansal
và Mansoori, 2009). Ba nhân tố này đều được ngân hàng thu thập và sử dụng trong
việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng.
“Rủi ro đạo đức của người vay” là một nhân tố quan trọng được nhiều nghiên
cứu quan tâm, nó thể hiện tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích
hay không. Tại BIDV Nam Bình Dương, một trong các nghiệp vụ của nhân viên tín
dụng khách hàng cá nhân là kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng trong quá
trình thẩm định cho vay, yếu tố này được thể hiện trong biên bản kiểm tra mục đích
sử dụng vốn của khách hàng định kỳ.
Nhóm yếu tố thuộc về “Đặc điểm khoản cho vay” thường được xuất hiện trong
hầu hết các nghiên cứu, bao gồm kích cỡ khoản vay (Chapman, 1990), lãi suất
(Onyeagocha và ctg, 2012), thời hạn cho vay (Chapman,1990). Hai nhân tố còn lại
hiếm khi xuất hiện trong các nghiên cứu là hình thức vay (tín chấp hoặc thế chấp) và
mục đích vay (vay tiêu dùng, vay mua bất động sản,…). Toàn bộ 5 yếu tố này đều
xuất hiện trong hợp đồng tín dụng cá nhân và được nhập liệu để theo dõi tiến trình trả
nợ của khách hàng.
Cuối cùng là yếu tố “Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng”, yếu tố này thể hiện tại
khâu thẩm định tín dụng. Trong thực tế hoạt động tại ngân hàng, rủi ro tác nghiệp về
tín dụng cá nhân có thể nảy sinh ở nhiều khâu như thẩm định tài sản thế chấp hoặc
chấm điểm tín dụng để đánh giá khả năng tín dụng. Trong đó chỉ có bằng chứng về
chấm điểm tín dụng cá nhân được lưu trữ và có thể thu thập được.
Trong đề tài, yếu tố khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân là biến số phụ thuộc
trong mô hình nghiên cứu. Biến số này thể hiện hai khía cạnh của khả năng trả nợ là
số tiền đã trả được – đã được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm của Maharjan
và ctg (1983) và khả năng trả nợ đúng hạn – đã được sử dụng trong nghiên cứu thực
nghiệm của Kohansal và Mansoori (2009), Antwi và ctg (2012) hay Trương Đông
41
Khả năng
trả nợ
Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011). Hai khía cạnh này cũng được ngân hàng thu thập
để phục vụ quá trình quản lý tình trạng tín dụng cá nhân.
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Giới tính, độ tuổi, tình trạng
hôn nhân
Đặc điểm nhân
khẩu học
Trình độ học vấn, đặc điểm
nghề nghiệp, đặc điểm thu
nhập
Năng lực của
người vay
Số tiền vay, lãi suất, thời
hạn cho vay, hình thức vay,
mục đích vay
Đặc điểm khoản
vay
Sử dụng tín dụng đúng mục
đích
Rủi ro đạo đức
Chấm điểm tín dụng Rủi ro tác nghiệp
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng  tại ngân hàng BIDV

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng tại ngân hàng BIDV

Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...Man_Ebook
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thươn...
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thươn...Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thươn...
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thươn...Man_Ebook
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.ssuser499fca
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...
Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...
Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...Man_Ebook
 

Ähnlich wie Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng tại ngân hàng BIDV (20)

Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANKLV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
 
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thươn...
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thươn...Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thươn...
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thươn...
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt NamLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vayLuận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
 
Tiểu Luận Môn Học Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Môn Học Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docTiểu Luận Môn Học Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Môn Học Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.doc
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Giải Pháp Giảm Căng Thẳng Trong Công Việc Của Nhân Viên Vietinbank.doc
Giải Pháp Giảm Căng Thẳng Trong Công Việc Của Nhân Viên Vietinbank.docGiải Pháp Giảm Căng Thẳng Trong Công Việc Của Nhân Viên Vietinbank.doc
Giải Pháp Giảm Căng Thẳng Trong Công Việc Của Nhân Viên Vietinbank.doc
 
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đĐề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
 
Các Giải Pháp Nâng Cao Chất Lƣợng Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại Chi Nhánh Ngân Hà...
Các Giải Pháp Nâng Cao Chất Lƣợng Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại Chi Nhánh Ngân Hà...Các Giải Pháp Nâng Cao Chất Lƣợng Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại Chi Nhánh Ngân Hà...
Các Giải Pháp Nâng Cao Chất Lƣợng Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại Chi Nhánh Ngân Hà...
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDV
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDVĐề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDV
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDV
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HAY
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HAYĐề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HAY
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HAY
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nhanh Có Tài Sản Bảo Đảm Tại Ngân Hàng Vietin
Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nhanh Có Tài Sản Bảo Đảm Tại Ngân Hàng VietinPhân Tích Hoạt Động Cho Vay Nhanh Có Tài Sản Bảo Đảm Tại Ngân Hàng Vietin
Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nhanh Có Tài Sản Bảo Đảm Tại Ngân Hàng Vietin
 
Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...
Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...
Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...
 

Mehr von Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Mehr von Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Kürzlich hochgeladen

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Kürzlich hochgeladen (20)

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng tại ngân hàng BIDV

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TẠ THỊ MAI LÂM PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TẠ THỊ MAI LÂM PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ VĂN TUẤN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  • 3. i TÓM TẮT Với định hướng phát triển chú trọng bán lẻ, tăng tỷ trọng khách hàng cá nhân và giảm dần sự phục thuộc vào các doanh nghiệp lớn, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cải thiện chất lượng tín dụng nhằm đưa hoạt động ngân hàng phát triển ổn định và bền vững, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương đang ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt để đáp ứng mục tiêu đặt ra. Một trong những yếu tố quan trọng cần xem xét và đánh giá kỹ lưỡng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đó là khả năng trả nợ của khách hàng. Ở đề tài này, tác giả đi sâu nghiên cứu và phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương. Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân được chia thành: đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân), năng lực của người vay (trình độ học vấn, đặc điểm nghề nghiệp, thu nhập), đặc điểm khoản vay (kích cở khoản vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức vay, mục đích vay), rủi ro đạo đức (sử dụng tín dụng đúng mục đích), rủi ro tác nghiệp (chấm điểm tín dụng). Nghiên cứu sử dụng thông tin thứ cấp là dữ liệu nợ vay của 503 khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương và được thu thập trong khoảng thời gian 4 năm từ 2015 đến 2018. Nghiên cứu thông qua mô hình hồi quy OLS xét ở khía cạnh quy mô trả nợ và mô hình Probit xét ở khía cạnh thời hạn trả nợ. Đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương” nhằm làm rõ các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và mức độ tác động của từng nhân tố để Ngân hàng xem xét và hoàn thiện công tác đánh giá khả năng trả nợ từ đó ra quyết định cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân.
  • 4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương” là công trình nghiên cứu của tôi, cùng sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn là TS. Ngô Văn Tuấn. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Học viên Tạ Thị Mai Lâm
  • 5. iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này tôi đã tìm hiểu và đúc kết được rất nhiều kiến thức bổ ích liên quan hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Hiểu được các kiến thức liên quan đến hoạt động tín dụng và các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Bình Dương. Thời gian thực hiện luận văn là khoảng thời gian quý báu, là cơ hội để tôi tổng kết những kiến thức đã học, nghiên cứu thực tiễn đồng thời cũng rút ra được những bài học trong quá trình thực hiện. Để có thể hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Ngô Văn Tuấn đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu và tất cả các thầy cô là giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, đặc biệt là các Thầy Cô khoa Sau Đại Học những người đã luôn nhiệt tình, hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương cùng các đồng nghiệp đã hỗ trợ về mặt số liệu cũng như tạo điều kiện trong quá trình công tác để tôi chuyên tâm thực hiện đề tài nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, chia sẻ và động viên tôi trong giai đoạn khó khăn để tôi có thể vượt qua và hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục cùng toàn thể gia đình, bạn bè có nhiều sức khỏe và nhiều thành đạt. Trân trọng!
  • 6. iv MỤC LỤC TÓM TẮT ....................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii MỤC LỤC..................................................................................................................iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii DANH MỤC BẢNG..................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................x Giới thiệu chương 1.....................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.........................................................................................2 1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................2 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................3 1.3. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................7 1.3.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................7 1.3.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................8 1.4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................8 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................8 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................8 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................9 1.6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................9 1.7. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................9
  • 7. v 1.8. Đóng góp của đề tài.....................................................................................10 1.9. Kết cấu của đề tài.........................................................................................10 Kết luận chương 1 .....................................................................................................11 Giới thiệu chương 2...................................................................................................12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........13 2.1. Cơ sở lý thuyết.............................................................................................13 2.1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng .....................................................13 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng.......................................................13 2.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng..................................................14 2.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng......................................................15 2.1.2. Tổng quan khả năng trả nợ của KHCN.............................................17 2.1.2.1. Tín dụng cá nhân............................................................................17 2.1.2.2. Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng cá nhân.................17 2.1.2.3. Khả năng trả nợ của KHCN...........................................................18 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của KHCN....................19 2.1.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học................................................................19 2.1.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp....................................................................21 2.1.3.3. Đặc điểm trình độ học vấn.............................................................21 2.1.3.4. Đặc điểm thu nhập .........................................................................22 2.1.3.5. Đặc điểm khoản cho vay................................................................22 2.1.3.6. Rủi ro đạo đức của người vay........................................................23 2.1.3.7. Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng ..............................................24
  • 8. vi 2.1.3.8. Một số hành vi chi tiêu bất thường ................................................24 2.2. Các nghiên cứu liên quan ............................................................................24 Kết luận chương 2 .....................................................................................................35 Giới thiệu chương 3...................................................................................................36 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................37 3.1. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................37 3.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................39 3.3. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................39 Kết luận chương 3 .....................................................................................................55 Giới thiệu chương 4...................................................................................................56 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................57 4.1. Thực trạng về tình hình cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Bình Dương ............................................57 4.1.1. Tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Bình Dương giai đoạn 2016 – 2018....................57 4.1.2. Thực trạng nợ xấu của khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Bình Dương ...........................................................................................................58 4.2. Phân tích thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình ....................59 4.2.1. Đặc điểm cá nhân ..............................................................................60 4.2.2. Đặc điểm khoản nợ vay.....................................................................62 4.2.3. Khả năng trả nợ khoản vay................................................................64 4.3. Phân tích tương quan...................................................................................65
  • 9. vii 4.4. Phân tích kết quả hồi quy ............................................................................66 4.4.1. Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................66 4.4.2. Phân tích kết quả hồi quy ..................................................................67 4.4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...........................................................72 Kết luận chương 4 .....................................................................................................79 Giới thiệu chương 5...................................................................................................80 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................81 5.1. Kết luận........................................................................................................81 5.2. Khuyến nghị ................................................................................................82 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo......................................83 5.3.1. Một số hạn chế của đề tài..................................................................83 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo..............................................................83 Kết luận chương 5 .....................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................86 PHỤ LỤC..................................................................................................................90
  • 10. viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Diễn giải 1 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2 BIDV Nam Bình Dương Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Bình Dương 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 NHNN Ngân hàng Nhà nước 5 NHTM Ngân hàng thương mại 6 WTO Tổ chức thương mại quốc tế 7 NH Ngân hàng 8 KH Khách hàng 9 KHCN Khách hàng cá nhân
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 : Tổng hợp các nghiên cứu liên quan.......................................................31 Bảng 3.1 : Mô tả các biến số trong mô hình ...........................................................47 Bảng 4.1 : Kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018...........................................57 Bảng 4.2 : Tình hình nợ xấu của khách hàng cá nhân ............................................58 Bảng 4.3 : Thống kê mô tả các biến nghiên cứu.....................................................59 Bảng 4.4 : Đặc điểm giới tính .................................................................................60 Bảng 4.5 : Trình độ học vấn....................................................................................61 Bảng 4.6 : Đặc điểm hôn nhân................................................................................61 Bảng 4.7 : Đặc điểm nghề nghiệp...........................................................................62 Bảng 4.8 : Mục đích vay vốn ..................................................................................63 Bảng 4.9 : Hình thức vay vốn .................................................................................63 Bảng 4.10 : Kiểm tra mục đích sử dụng vốn.............................................................64 Bảng 4.11 : Tỷ lệ trả nợ đúng hạn.............................................................................65 Bảng 4.12 : Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến ......................................................66 Bảng 4.13 : Kết quả hồi quy......................................................................................67 Bảng 4.14 : Phân tích tác động biên của các biến số có ý nghĩa thống kê................71 Bảng 4.15 : Phân tích mục đích vay theo yếu tố giới tính ........................................73 Bảng 4.16 : Phân tích lãi suất theo mục đích vay và hình thức vay .........................76
  • 12. x DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tải................................................................38 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu..................................................................................41
  • 13. 1 Giới thiệu chương 1 Chương 1 đề cập đến các nội dung tổng quan về đề tài nghiên cứu như lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi mà đề tài nghiên cứu muốn làm rõ, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu của đề tài.
  • 14. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiện nay, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong môi trường mức độ thông tin tin cậy chưa cao như Việt Nam. Ở Việt Nam, tình hình cạnh tranh về tín dụng giữa các NHTM nói chung và giữa các chi nhánh trong cùng một hệ thống ngân hàng nói riêng ngày càng gay gắt và khốc liệt. Tín dụng cá nhân là một trong những sản phẩm thiết yếu cấu thành nên hệ thống sản phẩm tín dụng của một ngân hàng thương mại. Tại Việt Nam, trong một vài năm trở lại đây, trước bối cảnh tình hình kinh tế rất khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp trở nên rất thấp đã khiến cho hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng chững lại. Điều này đã khiến cho các ngân hàng bắt đầu đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để tiêu vốn dư thừa và cải thiện hiệu quả hoạt động. Lĩnh vực tín dụng cá nhân tuy có nhiều tiềm năng và tạo cho các ngân hàng có nguồn thu bền vững trong dài hạn nhưng hoạt động này hàm chứa nhiều rủi ro mà các ngân hàng càng quan tâm, đặc biệt trong số đó là rủi do không thể trả nợ, đứng ở hai khía cạnh là số nợ gốc và thời hạn trả nợ. Sẽ rất nguy hiểm nếu trong thời kỳ hiện nay ngân hàng tiếp tục tăng nợ xấu từ rủi ro tín dụng cá nhân khi lượng nợ xấu đang tồn tại vẫn chưa thể xử lý được. Theo Báo cáo thường niên 2018 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) định hướng phát triển đến năm 2020 của ngân hàng là đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ, thị phần tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, theo báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Nam Bình Dương, tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân tại Chi nhánh
  • 15. 3 liên tục tăng cao qua các năm từ 0.25% năm 2015 đến năm 2018 đã là 2.1% mặc dù dư nợ cũng tăng trưởng nhanh. Điều này cho ta thấy khả năng trả nợ của nhóm khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Bình Dương có nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Với những lập luận trên, tác giả đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng của mình. Đề tài này sẽ nghiên cứu các nhân tố tác động tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Bình Dương thông qua thông qua mô hình hồi quy OLS xét ở khía cạnh quy mô trả nợ và mô hình Probit xét ở khía cạnh thời hạn trả nợ, từ đó khuyến nghị các giải pháp thích hợp để BIDV Nam Bình Dương kiểm soát rủi ro tốt hơn ở lĩnh vực tín dụng cá nhân trong thời gian tới. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với các khoản vay tại các NHTM. Phần tiếp theo tác giả sẽ tập trung lược khảo các nghiên cứu, đồng thời tổng kết các biến số mà các tác giả đã vận dụng trong nghiên cứu của mình, là cơ sở để xây dựng mô hình đề xuất cho đề tài. Maharjan và ctg (1983) nghiên cứu về khả năng trả nợ của những người nông dân tại Nepal trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp trong một mẫu khảo sát điều tra gồm 150 nông dân trong năm 1982. Các tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu hồi quy bội. Kết quả hồi quy cho thấy nếu như kích cỡ trang trại càng lớn hoặc tỷ lệ chi tiêu của hộ gia đình càng lớn tính theo tỷ lệ thu nhập thì tỷ lệ trả nợ càng thấp, trong khi đó các biến số còn lại đều tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với khả năng trả nợ của người nông dân. Các tác giả khi đưa ra các khuyến nghị đã tập trung vào khả năng kiểm soát khoản cho vay từ quá trình thẩm định đầu vào tới khi người cho vay tiến hành trả nợ để năng cao hơn nữa khả năng trả nợ của người nông dân.
  • 16. 4 Kohansal và Mansoori (2009) sử dụng mô hình hồi quy logic khi tìm hiểu khả năng khi trả nợ của nông dân tại tỉnh Kohansal và Razavi của Iran. Hai tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu dữ liệu gồm 175 nông dân vào năm 2008. Ngoại trừ các biến độ tuổi người vay, diện tích trang trại và biến sử dụng máy móc canh tác và các biến số còn lại đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Các tác giả đã đưa ra kết luận rằng lãi suất của khoản vay là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của người nông dân kế tiếp là biến số kinh nghiệm của người nông dân. Antwi và ctg (2012) tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro không trả được nợ tại Gahana cho những khoản vay của ngân hàng Akuapem thông qua mô hình hồi quy logistic. Cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu gồm 800 quan sát từ năm 2006 tới năm 2010. Các tác giả đã đi tới kết luận rằng loại hình vay mượn và khoản vay được đảm bảo là hai biến số thực sự có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người vay, các ngân hàng nên chú trọng tới khả năng đảm bảo khoản nợ vay bằng tài sản của người vay nợ để cải thiện rủi ro không trả được nợ của người vay. Ifeanyi A.Ojiako and Blessing C.Ogbukwa (2012) sử dụng mô hình Tobits để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi trả nợ của hộ kinh doanh nông nghiệp nhỏ tại Bắc Yewa, bang Ogun, Nigeria. Trong số các ràng buộc được xác định để tiếp cận tín dụng chính thức là yếu tố không có khả năng để cung cấp tài sản thế chấp, giải ngân kịp thời, và chi phí lãi suất cao. Mức cho vay và thu nhập phi nông nghiệp là yếu tố quyết định đáng kể hiệu suất hoàn trả vốn vay. Mức vốn cho vay tác động tiêu cực đến hành vi trả nợ của người vay. Tuy nhiên, thu nhập phi nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến hành vi trả nợ, chỉ ra rằng hầu hết người đi vay phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn thu nhập phi nông nghiệp của họ để trả nợ vay. C.A.Wongnaa và D.Awunyo-Vitor (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hộ nông dân trồng khoai lang tại quận Sene, Ghana. Trong nghiên cứu này các nhà khoa học đã đi tìm các nhân tố ảnh hưởng để tìm ra các giải pháp cải thiện khả năng trả nợ của các hộ dân. Tác giả lựa chọn 100 hộ nông
  • 17. 5 dân bất kỳ để tiến hành khảo sát với bảng câu hỏi không cấu trúc. Mô hình nghiên cứu của tác giả sử dụng là mô hình probit. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giáo dục, kinh nghiệm, lợi nhuận, tuổi tác, giám sát và thu nhập phi nông nghiệp có tác động tích cực đến khả năng trả nợ. Ngược lại, giới tính và hôn nhân có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ trong khi ảnh hưởng của quy mô hộ đã được tìm thấy là không rõ ràng. Shaik Abdul Majeeb Pasha (2014) nghiên cứu tài chính vi mô liên quan đến việc cung cấp tín dụng nhỏ, tiết kiệm, và các dịch vụ khác cho người nghèo không bao gồm các tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại và các lý do khác. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ các nguồn tài chính và phân tích bằng cách sử dụng mô hình logistic nhị phân. Tài chính vi mô là đề tài tương đối mới với Ethiopia trong thời gian 1994-1995. Trong đó Viện nghiên cứu tài chính vi mô Sidama (SMFI) là một trong số 31 Viện tài chính vi mô (MFIs) để phục vụ người nghèo ở Ethiopia. Trên cơ sở này các nhà khoa học nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội chủ yếu và các yếu tố liên quan đến khoản vay đó sẽ xác định hiệu suất trả nợ vay của khách hàng. Trong thực tế, việc xác định và phân tích các yếu tố xác định tỷ lệ hoàn trả vốn vay là rất quan trọng trong việc đạt được lợi nhuận và tính bền vững của tổ chức tài chính vi mô. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 14 yếu tố quyết định đến hiệu suất trả nợ vay, trong đó có 9 biến có ý nghĩa thống kê và các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Dựa trên các phân tích, các nhà nghiên cứu cho rằng trình độ học vấn và đào tạo sẽ giúp người nghèo sử dụng vốn hữu ích và hiệu quả hơn. Hơn nữa, tuổi tác và kinh nghiệm kinh doanh tốt sẽ giúp họ có thể trả nợ vốn vay của viện tốt hơn. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh hậu Giang với 436 hộ nông dân đã được khảo sát trong năm 2011. Các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Probit với các biến số như sau: Y = f (mục đích sử dụng vốn, thu nhập sau khi vay, lãi suất vay, tuổi của người đi vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của chủ hộ,
  • 18. 6 số thành viên trong gia đình tạo ra thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ). Các tác giả đã kết luận rằng khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có tương quan thuận với thu nhập sau khi vay, trình độ học vấn của chủ hộ và số thành viên trong gia đình có thu nhập. Trong khi đó biến số lãi suất đi vay có tương quan nghịch với khả năng trả nợ đúng hạn. Nghiên cứu cũng chỉ rằng những khoản vay được sử dụng đúng mục đích cũng sẽ cho xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn. Nghiên cứu của Vương Quân Hoàng (2006) về phương pháp thống kê xây dựng mô hình định mức tín nhiệm thể nhân. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả nhằm xây dựng mô hình định mức tín nhiệm trên cơ sở giải quyết hai bài toán là phân nhóm khách hàng và phân biệt khách hàng. Tác giả tiến hành khảo sát 1727 khách hàng tại Techcombank nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng. Mô hình hồi quy Logit được sử dụng để kiểm định bao gồm 16 biến: tuổi tác, trình độ học vấn, loại hình công việc, thời gian công tác, thu nhập hàng tháng, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, thời gian cư trú, số người phụ thuộc, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin, chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng, giá trị các khoản nợ, quan hệ với Techcombank và uy tín trong giao dịch. Kết quả nghiên cứu đã loại 2 biến thời gian công tác và uy tín trong giao dịch, và chỉ ra rằng các biến mức thu nhập hàng tháng, chênh lệch thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Các biến còn lại có tác động trái chiều lên biến phụ thuộc. Nghiên cứu của Stefanie Kleimeier và Đinh Thị Huyền Thanh (2006) với đề tài “Chấm điểm tín dụng cho thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam: Kết quả thực hiện và ảnh hưởng đối với cho vay so với mối quan hệ được giao dịch”. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu chi tiết nguồn số liệu được tổng hợp từ các ngân hàng bán lẻ Việt Nam theo mô hình hồi quy logistic với 22 biến số. Trong đó, bao gồm: độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, tình trạng cư ngụ, giới tính, tình trạng hôn nhân, mục đích vay, quan hệ với ngân hàng,… để xác định mức ảnh hưởng của các biến số này đến rủi ro tín dụng và qua đó thiết lập một mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Nghiên cứu của
  • 19. 7 Stefanie Kleimeier đã xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân gồm hai phần là chấm điểm nhân thân và năng lực trả nợ, chấm điểm quan hệ với ngân hàng. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này không đưa ra cách tính điểm cụ thể cho từng chỉ tiêu, để vận dụng mô hình đòi hỏi các NHTM phải thiết lập thang điểm cho từng chỉ tiêu đánh giá phù hợp với thực trạng và hệ thống cơ sơ dữ liệu cá nhân tại ngân hàng mình. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát những lý luận cơ bản, hệ thống hóa những lý luận chung về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng đối với KHCN, và khả năng trả nợ của KHCN tại NHTM, đồng thời xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến khả năng trả nợ của KHCN với những bối cảnh khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, mỗi đề tài đã đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng trả nợ của KHCN tại địa bàn nghiên cứu lựa chọn. Tuy nhiên, với sự khác biệt về các đặc thù vùng miền như: vị trí địa lý, cấu trúc thể chế của quốc gia, yếu tố nội tại của các ngân hàng khác nhau mà dẫn đến kết quả nghiên cứu có sự khác nhau giữa các đề tài và do đó, những kiến nghị và giải pháp tương ứng cho từng bối cảnh địa phương không thể phù hợp khi vận dụng vào địa bàn nghiên cứu khác nhau. Qua lược khảo các nghiên cứu trước về chủ đề các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại ngân hàng, tác giả nhận thấy việc tập trung xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương là cấp thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách và giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương trong tương lai. 1.3. Mục tiêu của đề tài 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của đề tài là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương. Trên cơ sở đó, đề tài đề
  • 20. 8 xuất một số khuyến nghị thích hợp nhằm tăng khả năng đánh giá khả năng trả nợ KHCN tại BIDV Nam Bình Dương trong tương lai. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Dựa trên mục tiêu tổng quát, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài được triển khai như sau: (1) Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương. (2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương. (3) Đề xuất một số khuyến nghị thích hợp nhằm tăng khả năng đánh giá khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương trong thời gian tới. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đề tài được triển khai với các câu hỏi nghiên cứu sau: (4) Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương? (5) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương như thế nào? (6) Những khuyến nghị nào cần được đề xuất nhằm tăng khả năng đánh giá khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương trong thời gian tới? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương.
  • 21. 9 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương. - Phạm vi về không gian: BIDV Nam Bình Dương. - Phạm vi về thời gian: Mẫu nghiên cứu được thu thập từ các hồ sơ vay vốn của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương và được chọn lọc trong giai đoạn từ 01/01/2015 đến 31/12/2018. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng hỗn hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó phương pháp định lượng là phương pháp chủ đạo. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong việc tổng hợp các nghiên cứu trước để làm nền tảng đưa ra mô hình lý thuyết và các giả thuyết kèm theo, phương pháp này cũng được sử dụng khi đưa ra các đề xuất sau quá trình phân tích định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong quá trình xây dựng mô hình ước lượng mối quan hệ giữa các biến số (mà cụ thể ở đây có mối quan hệ nguyên nhân và kết quả), thu thập dữ liệu căn cứ vào mô hình đã xây dựng dựa trên phần mềm STATA 12 để phân tích dữ liệu. 1.7. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung bám sát các nội dung chính sau đây: - Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, tín dụng cá nhân, và các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN của ngân hàng. - Lược khảo các nghiên cứu trước liên quan đến chủ đề các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật hồi
  • 22. 10 quy OLS và Probit để xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương. - Thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương trong tương lai. 1.8. Đóng góp của đề tài Thứ nhất, về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương” góp phần bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm, củng cố cơ sở lý thuyết vững chắc đối với chủ đề nghiên cứu về khả năng trả nợ của KHCN tại các NHTM ở Việt Nam. Thứ hai, về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị của đề tài là cơ sở để Ban lãnh đạo Ngân hàng BIDV Nam Bình Dương đề ra cách thức quản lý, vận hành hoạt động tín dụng cá nhân nhằm nâng cao hơn nữa khả năng trả nợ của KHCN tại Chi nhánh, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và gia tăng lợi nhuận của mình. 1.9. Kết cấu của đề tài Đề tài được triển khai bao gồm 5 chương, cụ thể: - Chương 1: Giới thiệu - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
  • 23. 11 Kết luận chương 1 Thông qua các nội dung được trình bày ở trên, chương 1 đã làm rõ các nội dung tổng quan và khái quát nhất về đề tài. Từ đó tác giả đi nghiên cứu sâu hơn về cơ sở lý thuyết của đề tài ở chương 2.
  • 24. 12 Giới thiệu chương 2 Trong chương này, tác giả đi giải quyết các vấn đề như sau: lý thuyết cơ bản về tín dụng ngân hàng: khái niệm, đặc điểm, vai trò. Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng khách hàng cá nhân, cơ sở lý thuyết về khả năng trả nợ của KHCN và các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN. Đồng thời, tác giả cũng lược khảo nội dung của một số công trình nghiên cứu trước có liên quan để làm nền tảng nghiên cứu và phát triển sâu hơn ở đề tài này.
  • 25. 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng thể hiện sự vay mượn, là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị tài sản từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở tín nhiệm (tin tưởng) người sử dụng tài sản có hiệu quả để có khả năng hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Như vậy phạm trù tín dụng gắn với chuyển nhượng một lượng tài sản có ba đặc điểm chính là: tính tạm thời (tính thời hạn), tính hoàn trả với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu và tính chất tin tưởng người sử dụng tài sản có khả năng hoàn trả đúng hạn. Ngày nay, khi thừa vốn tạm thời thì ta đầu tư (cho vay) lấy lãi và khi thiếu hụt tạm thời thi ta đi vay, điều này phát sinh quan hệ tín dụng trực tiếp, như người dư thừa và thiếu hụt vốn khó gặp về mặt không gian, thời gian, khối lượng, loại tiền, lãi suất và đặc biệt là độ tin cậy lẫn nhau khiến cho tín dụng trực tiếp không thể phát triển được. Để chắp nối nhu cầu đầu tư và nhu cầu đi vay trong nền kinh tế, thì cần thiết phải có người thứ ba đứng ra huy động toàn bộ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, trên cơ sở số vốn huy động được cấp tín dụng cho những người có nhu cầu vốn tạm thời. Thực hiện chức năng trung gian này chính là các tổ chức tín dụng, mà trong đó chủ yếu là các NHTM. Như vậy, ngân hàng thực hiện chức năng luân chuyển vốn giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế; thực hiện chức năng này, ngân hàng giữ vai trò người đi vay và vai trò là người cho vay. Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm, thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Từ định nghĩa trên, đi đến định nghĩa: Tín dụng ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản
  • 26. 14 tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. 2.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có năm đặc điểm, bao gồm: Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; còn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Đây là đặc điểm quan trọng nhất, từ đó tạo ra các đặc điểm tiếp theo. Thư hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn vay hay có tính hoàn trả. Ngân hàng là trung gian tài chính đi vay để cho vay, nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động. Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả gốc mà phải cả lãi. Nếu không có sự hoàn trả thì không coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi đây chính là giá của quyền sử dụng vốn vay. Khoản lãi bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận, phản ánh bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thư tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc đánh giá độ an toàn của hồ sơ vay vốn là rất khó. Vì luôn tồn tại thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Ngoài ra việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thiên tai… khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng.
  • 27. 15 Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sơ cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh.., trong đó bến đi vay (và bên bảo lãnh nếu có) phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn. Từ các đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải bảo đảm được hai nguyên tắc cơ bản sau: - Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. - Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng. 2.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng Đối với nền kinh tế Thứ nhất, tín dụng ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm. Bởi vì nóp góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư, luân chuyển vốn từ người có nguồn vốn thặng dư tạm thời đến những người thiếu hụt. Đồng thời phân bổ giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế, bởi vì người tiết kiệm thường không đồng thời là những người có cơ hội đầu tư sinh lời cao. Thông qua tín dụng ngân hàng mà vốn từ người thiếu các dự án đầu tư hiệu quả chuyển tới những người có các dự án hiệu quả hơn nhưng thiếu vốn. Người đi vay và ngân hàng đều nỗ lực sử dụng vốn có hiệu quả để tránh không trả được nợ dẫn đến bị phát mãi tài sản, giải thể phá sản. Kết quả là nền kinh tế tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và năng suất lao động cao hơn. Thứ hai, là công cụ điều tiết kinh tế xã hội của nhà nước. Thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những nghành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề, khu vực kinh tế đó, hình thành nên cơ cấu kinh tế hiệu quả. Trong những thời kỳ kinh tế khó khăn, nhà nước hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh cho các
  • 28. 16 doanh nghiệp nhỏ và vừa vay ngân hàng. Ở Việt Nam, tín dụng ngân hàng là kênh quan trọng truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội. Thông qua công cụ lãi suất, tín dụng ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền. Đối với khách hàng Thứ nhất, tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng. So với tín dụng thương mại và tín dụng cá nhân nặng lãi thì tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng với khách hàng. Với các ưu điểm như không bị hạn chế về thời hạn vay, về mục đích sử dụng, nhanh chóng dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn nên tín dụng ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Qua đó, tín dụng ngân hàng giúp nhà đầu tư kịp thời tận dụng được những cơ hội kinh doanh, giúp các gia đình nâng cao chất lượng cuộc sống. Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. So với việc sử dụng vốn chủ sở hữu thì tín dụng ngân hàng ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thỏa thuận. Do đó, buộc khách hàng phải nỗ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Thứ ba, khi được ngân hàng cho vay vốn hàm ý khách hàng đã được chọn lọc và có chất lượng tốt. Điều này làm cho thương hiệu của khách hàng trên thương trường được tăng cường, tăng được uy tín và giúp khách hàng mở rộng được kinh doanh. Đối với ngân hàng Thứ nhất, đem lại lợi nhuận quan trọng nhất cho ngân hàng. Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có (khoảng 69%) và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (70 đến 90%). Mặc dù tỷ tọng hoạt
  • 29. 17 động tín dụng đang có xu hướng giảm trên thị trường tài chính, nhưng tín dụng ngân hàng vẫn luôn là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng. Thứ hai, thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn… Từ đó đa đạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ hoặc khi gặp rủi ro tín dụng. 2.1.2. Tổng quan khả năng trả nợ của KHCN 2.1.2.1. Tín dụng cá nhân Tín dụng cá nhân thường được hiểu là hoạt động cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình như chi tiêu thường xuyên, chi sửa chữa nhà cửa, chi mua sắm tài sản…. Với các sản phẩm vay như trên, có thể thấy dịch vụ tín dụng thể nhân có vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội, cụ thể: Góp phần gia tăng nguồn vốn để bổ sung cho hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình, bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, liên tục, mở rộng hoạt động kinh doanh; Hỗ trợ cải thiện đời sống của các cá nhân, gián tiếp góp phần tháo gỡ khó khăn trên thị trường bất động sản và các hoạt động thương mại khác, cũng như tạo cơ hội để các ngân hàng phát triển lĩnh vực bán lẻ…. 2.1.2.2. Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng cá nhân Theo Miller (2012), Thông thường hình thức tín dụng cá nhân có thể gây ra một số rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro về chi phí giao dịch, rủi ro về thông tin bất cân xứng, rủi ro về tác nghiệp, và rủi ro không trả được nợ vay. Rủi ro tín dụng
  • 30. 18 Theo Nguyễn Minh Kiều (2008), “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó”. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Rủi ro về chi phí giao dịch Rủi ro về chi phí giao dịch là rủi ro xảy ra khi chi phí cấu thành giao dịch tăng với tốc độ tăng lớn hơn lợi nhuận. Theo Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011) thì tín dụng cá nhân thường có quy mô giao dịch nhỏ nhưng số lượng giao dịch lớn và phân tán rộng khắp khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện (Nguyễn Minh Kiều, 2008) và như vậy ngân hàng phải mở thêm nhiều chi nhánh hoặc các dịch vụ trực tuyến khác để phục vụ cho đặc điểm này của khách hàng cá nhân. Rủi ro thông tin bất cân xứng Khi tiến hành giao dịch với khách hàng cá nhân, thông thường tổ chức tín dụng gặp rủi ro về thông tin bất cân xứng (Heffernan, 2005) hơn so với khách hàng tổ chức do việc thu thập chính xác thông tin về loại khách hàng này là rất khó khăn đồng thời nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiện tại. Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khỏe, mất việc làm hay gặp các biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không trả được nợ vay cho ngân hàng. 2.1.2.3. Khả năng trả nợ của KHCN Theo các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là: Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, Thông tư số 14/2014/TT-NHNN và Văn bản hợp nhất năm 2014/VBHN-NHNN quy định về phân loại khoản nợ, nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
  • 31. 19 các nợ gốc và lãi đúng hạn, như vậy một khoản vay được đánh giá là có hiệu quả khi khoản vay đó được khách hàng trả lãi và trả nợ gốc đúng thời hạn. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới khi xét về khả năng trả nợ vay, ở góc độ đối lập là rủi ro trả nợ vay của khách hàng cá nhân được biểu hiện ở hai góc độ chính là quy mô trả nợ gốc (Số tiền gốc trả nợ được) và thời hạn trả nợ. Một số nghiên cứu thực nghiệm như: Maharjan và ctg (1983) quan tâm đến đúng hạn hay trễ hạn và Shileshi và ctg (2012) tập trung vào yếu tố quy mô trả nợ gốc. 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của KHCN Có ít nhất 4 loại rủi ro là rủi ro về chi phí giao dịch, rủi ro về thông tin bất cân xứng, rủi ro về tác nghiệp, và rủi ro không trả được nợ vay. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, rủi ro không trả được nợ vay mà biểu hiện lớn nhất là rủi ro không trả nợ tính theo quy mô khoản nợ và rủi ro không trả nợ đúng hạn là vấn đề nghiên cứu chính cho nên khi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro thì điều đó cũng có nghĩa là rủi ro không trả nợ tính theo quy mô và tính theo thời hạn trả nợ. Khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng cá nhân, một số tác giả như Chapman (1990) đã phân loại những nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng cá nhân bao gồm: đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm thu nhập, đặc điểm học vấn và đặc điểm khoản cho vay. Kohansal và Mansoori (2009) thêm về vấn đề rủi ro đạo đức và người cho vay, Macana (2006) bổ sung yếu tố rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng, và Rodriguies và ctg (2008) đã tìm hiểu một số yếu tố chỉ tiêu bất thường mà người đi vay không dự đoán trước được ảnh hưởng tới rủi ro trả nợ đúng hạn. 2.1.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học Đặc điểm nhân khẩu học thường được sử dụng phân tích trong lĩnh vực này bao gồm các khía cạnh như giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, và kích cỡ hộ gia đình. Xem xét ở góc độ giới tính, về mặt lý thuyết thì nữ giới có khả năng ít tạo ra các rủi ro tín dụng hơn là nam giới do họ ít tội phạm, cá tính thận trọng, và ít gây ra các
  • 32. 20 rủi ro đạo đức Miller (2012). Một số nghiên cứu thực nghiệm như Chapman (1990), Weber và Musshoff (2012) đã chứng minh lý thuyết này khi khám phá ra rằng nữ giới ít tạo ra các khoản nợ xấu hơn nam giới. Tương tự như vậy, Kinyondo (2009) đã thấy rằng những nhóm tín dụng vi mô có nhóm trưởng là nữ giới thì khả năng trả nợ của nhóm càng cao. Trong khi đó một số nghiên cứu như của Antwi(2012) đã không tìm thấy mối liên hệ này. Độ tuổi là một yếu tố có mặt trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm chứng tỏ tầm quan trọng của biến số này trong vấn đề nghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu có liên quan đã đưa ra giả thiết rằng độ tuổi người vay càng lớn thì rủi ro của khoản nợ càng thấp do tính thận trọng, kinh nghiệm và trải nghiệm tăng lên theo độ tuổi. Chapman (1990) và Kohansal và Mansoori (2009) tìm thấy mối tương quan thuận giữa biến số này và khả năng trả nợ đúng hạn. Tình trạng hôn nhân là một biến số ít được ưa dùng trong các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề tín dụng cá nhân. Về mặt lý thuyết, thông thường những người đã lập gia đình sẽ ít ưa mạo hiểm và có hành động chín chắn hơn so với những người chưa lập gia đình, vì vậy khả năng trả nợ đúng hạn của họ là cao hơn. Tuy nhiên khi nghiên cứu trên thực nghiệm thì Chapman (1990), Duygan-Bump và Grant (2008) hay Antwi và ctg (2012) và một số tác giả khác không tìm thấy mối liên hệ này. Biến số kích cỡ hộ gia đình được cho là tương quan nghịch với khả năng trả nợ do sự lý giải rằng những người chủ nợ phải tốn nhiều thu nhập của mình vào việc nuôi sống các thành viên trong gia đình thay vì dùng nó để trả nợ (Zeller, 1996). Nghiên cứu trên thực nghiệm của Chapman (1990) đã ủng hộ giả thuyết này. Ở một khía cạnh khác, nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) khi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh Hậu Giang – Việt Nam đã đưa ra kết luận rằng nếu trong một nông hộ, càng có nhiều thành viên tạo ra thu nhập thì xác suất trả nợ đúng hạn càng lớn.
  • 33. 21 2.1.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp Đặc điểm của nghề nghiệp có thể là một nhân tố ảnh hưởng nhất định tới khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân. Đối với những cá nhân có nghề nghiệp ổn định, có vị trí xã hội, có kinh nghiệm lâu năm hoặc ở những lĩnh vực đòi hỏi chất xám cao hay có tay nghề vững vàng thì khả năng trả nợ đúng hạn là cao hơn. Điều này là do những cá nhân này có khả năng tạo ra thu nhập ổn định và cao hơn những cá nhân ở lĩnh vực nghề nghiệp khác. Nghiên cứu trên thực tế về vấn đề này không nhiều do phần lớn các nghiên cứu thường tập trung ở một khía cạnh nghề nghiệp. Nghiên cứu của Chapman(1990) đã cho thấy những nghề nghiệp đòi hỏi chất xám cao như giáo sư, nghệ sĩ hay những nghề nghiệp có tính ổn định cao như kế toán viên, nhân viên văn phòng có khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn. Trong khi đó cũng trong nghiên cứu này thì những người công nhân không lành nghề thường lâm vào tình trạng trả nợ trễ hạn. Kohansal và Mansoori (2009) đã tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của nông dân tại tỉnh Khorasan-Razavi của Iran và tìm thấy bằng chứng rằng những nông dân có kinh nghiệm lâu năm hơn thì khả năng trả nợ ngân hàng là cao hơn. Một nghiên cứu của Grant H.D và Addo (2011) về khả năng trả nợ vay đúng hạn của những ngư dân tại Ghana đã đưa biến số kinh nghiệm vào trong mô hình nghiên cứu nhưng đã không tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến số này. 2.1.3.3. Đặc điểm trình độ học vấn Trình độ học vấn thông thường rất được chú trọng trong quá trình thẩm định cho vay của ngân hàng.Người có trình độ học vấn cao dễ được chấm điểm tín dụng cao hơn khi được tin rằng họ có khả năng tạo ra thu nhập cao hoặc ổn định trong thời gian dài đồng thời khả năng sử dụng khoản vay của họ cũng hiệu quả hơn cũng như là ít ưa thích rủi ro với khoản nợ của mình. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) hay một số nghiên cứu gần đây của Sileshi và ctg (2012) đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ giả thuyết này. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu như của Antwi và ctg (2012) đã không ủng hộ giả thuyết này. Như vậy tùy từng lĩnh vực hoặc phạm
  • 34. 22 vi nghiên cứu mà yếu tố này có thể có hoặc không có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của cá nhân. 2.1.3.4. Đặc điểm thu nhập Thu nhập của người đi vay được coi là một trong những yếu tố quan trọng khi muốn tiếp cận khoản vay, đặc biệt là đối với những khoản vay tín chấp. Đây được coi là một yếu tố cấu thành nên nền tảng trả nợ thành công trong tương lai của người vay. Chapman (1990) khi phân loại thu nhập của người đi vay và tìm hiểu ảnh hưởng của biến số này tới khả năng trả nợ đã thấy rằng khả năng trả nợ thành công được sắp xếp theo thứ tự sau: thu nhập cao,thu nhập thấp, và thu nhập trung bình. Đối với những người thu nhập thấp nhưng xác suất trả nợ vẫn lớn hơn người có thu nhập trung bình được lý giải là do tính thận trọng trong việc sử dụng khoản vay của họ vì họ biết khả năng chi trả của họ là rất thấp nên nếu lãng phí khoản vay thì rủi ro không trả được nợ là rất cao. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) tìm hiểu khía cạnh thu nhập của tất cả các thành viên trong gia đình và thấy rằng nếu gia đình nào càng có nhiều thành viên có thu nhập cao thì khả năng trả nợ thành công càng lớn. Một số tác giả khác như Kohansal và Mansoori (2009) hay Sileshi và ctg (2012) cũng tìm thấy những bằng chứng ủng hộ giả thuyết trên. 2.1.3.5. Đặc điểm khoản cho vay Đặc điểm của khoản cho vay thông thường được thể hiện ở ba yếu tố chính là kích cỡ khoản vay, lãi suất, và thời hạn vay. Trong đó về mặt lý thuyết nêu như kích cỡ khoản vay càng lớn thì rủi ro trả nợ không đúng hạn càng cao, điều này tương tự với lãi suất của khoản cho vay. Trong khi đó nếu thời hạn của khoản vay càng kéo dài thì khả năng trả được nợ càng cao. Chapman (1990) đã cung cấp một số thống kê khá thú vị khi cho thấy những khoản vay được phân loại ở kích cỡ nhỏ lại thường hay có rủi ro không trả nợ cao nhất, kế đến mới tới khoản vay lớn nhất và sau cùng là những khoản vay có kích cỡ trung bình. Kohansal và Mansoori (2009) cũng bác bỏ giả thuyết được nêu ở phần
  • 35. 23 trên khi tìm thấy bằng chứng rằng những khoản vay lớn lại có mối tương quan thuận với khả năng trả nợ đúng hạn. Sharma và Zeller (1997) đã đưa ra kết luận rằng các khoản vay càng lớn, khả năng vỡ nợ (không trả được khoản nợ) càng thấp. Các tác giả giải thích rằng những khoản vay lớn sẽ giúp cho người vay dễ dàng tạo ra giá trị hơn so với những khoản vay nhỏ, những khoản vay mà thường là thuần về chi tiêu hoặc dùng để xử lý những tình huống khẩn cấp. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm khi đưa yếu tố lãi suất khoản vay vào mô hình đã cho kết quả đúng như giả thuyết là lãi suất khoản vay càng cao thì khả năng trả nợ không đúng hạn càng cao. Deininger và Liu (2009), Ugbomeh và ctg (2008) và Onyeagocha và ctg (2012) đã cho thấy kết quả như thế. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng thời gian đáo hạn của khoản nợ tới khả năng trả nợ. Chapman (1990), đã đưa ra một kết quả thống kê ngược lại với quan điểm cho rằng thời gian đáo hạn của khoản nợ càng dài thì khả năng trả nợ càng cao, tác giả cho rằng những khoản nợ ngắn hạn từ một năm trở xuống có xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn trong khi đó những khoản nợ từ một năm trở lên có xác suất ngược lại. Onyeagocha và ctg (2012) lại không tìm thấy ảnh hưởng của yếu tố này trong nghiên cứu của mình. 2.1.3.6. Rủi ro đạo đức của người vay Rủi ro đạo đức là một hình thức biểu hiện của thất bại thị trường do thông tin bất cân xứng. Trong lĩnh vực tín dụng, điều này xảy ra khi người vay đã sử dụng không đúng mục đích vay ban đầu và người vay đã không kiểm soát được hành vi sử dụng sai mục đích đó. Điều này dẫn tới là rủi ro không trả được nợ vay sẽ tăng lên. Kohansal và Mansoori (2009), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) đưa vấn đề này vào trong khảo sát của mình và các tác giả đã tìm ra bằng chứng về việc những người đi vay khi cố tình sử dụng sai mục đích sử dụng ban đầu đã dẫn tới xác suất trả nợ không đúng hạn tăng lên. Một trong những nghiên cứu của Kohansal và
  • 36. 24 Mansoori (2009) lại không tìm thấy mối liên hệ trên khi tìm hiểu về hành vi trả nợ của nông dân và các tác giả cũng không đưa ra thêm các lý giải cụ thể về vấn đề này. 2.1.3.7. Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng chủ yếu nảy sinh tại khâu thẩm định tín dụng. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro này, thứ nhất là do cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng có năng lực yếu, làm việc bất cẩn hoặc do tư lợi móc ngoặc với người đi vay dẫn đến đánh giá tín dụng không đúng đối với người đi vay. Thứ hai là do hệ thống chấm điểm tín dụng không chính xác hoặc không hiệu quả cũng có thể dẫn đến rủi ro đánh giá không đúng khả năng của người đi vay. Trên thực tế vấn đề này chỉ được nêu lên như một giả định (Macana, 2006) mà không thấy xuất hiện trên nghiên cứu thực nghiệm. 2.1.3.8. Một số hành vi chi tiêu bất thường Những hành vi chi tiêu bất thường không nằm trong dự kiến của người vay sẽ khiến cho người đi vay phải tiêu tốn nguồn lực tích lũy vào những khoản này thay vì dùng nó để trả nợ vì vậy khiến cho rủi ro không trả được nợ vay lên Rodrigues và ctg (2008) liệt kê một số khoản chi tiêu bất thường như chi tiêu cho ốm đau, tai nạn, hay mất việc đã khiến cho khả năng trả nợ giảm xuống. 2.2. Các nghiên cứu liên quan Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với các khoản vay tại các NHTM. Phần tiếp theo tác giả sẽ tập trung lược khảo các nghiên cứu, đồng thời tổng kết các biến số mà các tác giả đã vận dụng trong nghiên cứu của mình, là cơ sở để xây dựng mô hình đề xuất cho đề tài. Maharjan và ctg (1983) nghiên cứu về khả năng trả nợ của những người nông dân tại Nepal trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp trong một mẫu khảo sát điều tra
  • 37. 25 gồm 150 nông dân trong năm 1982. Các tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu hồi quy bội như sau: Y= f(X1, X2, X3, X4, D1, D2, D3, D4) Trong đó: Y: Khoản tiền vay đã trả được trên tổng số tiền vay X1: Kích cỡ trang trại mà người nông dân sở hữu X2: Thu nhập của người nông dân X3: Tỷ lệ sản phẩm của người nông dân so với tổng sản lượng của thị trường X4: Tỷ lệ chi phí của cả hộ gia đình trên tổng thu nhập D1: Biến giả, đạt giá trị 1 nếu khoản vay được thẩm định trước khi cho vay, bằng 0 nếu ngược lại. D2: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu khoản vay được kiểm soát để sử dụng đúng mục đích, bằng 0 nếu ngược lại D3: Biến giả đạt giá trị 1 nếu người vay nhận được thư nhắc nhở về khoản vay từ phía ngân hàng, bằng 0 nếu ngược lại D4: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu như ngân hàng cho vay tiến hành các cuộc thăm viếng thông thường đối với người vay, bằng 0 nếu ngược lại Kết quả hồi quy cho thấy nếu như kích cỡ trang trại càng lớn hoặc tỷ lệ chi tiêu của hộ gia đình càng lớn tính theo tỷ lệ thu nhập thì tỷ lệ trả nợ càng thấp, trong khi đó các biến số còn lại đều tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với khả năng trả nợ của người nông dân. Các tác giả khi đưa ra các khuyến nghị đã tập trung vào khả năng kiểm soát khoản cho vay từ quá trình thẩm định đầu vào tới khi người cho vay tiến hành trả nợ để năng cao hơn nữa khả năng trả nợ của người nông dân.
  • 38. 26 Kohansal và Mansoori (2009) sử dụng mô hình hồi quy logic khi tìm hiểu khả năng khi trả nợ của nông dân tại tỉnh Kohansal và Razavi của Iran. Hai tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu dữ liệu gồm 175 nông dân vào năm 2008. Mô hình nghiên cứu như sau: Y = f ( X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10, X11, D1, D2) Trong đó: Biến phụ thuộc Y đạt giá trị bằng 1 nếu người nông dân không bao giờ trả nợ trễ hạn, và bằng 0 nếu ít nhất một lần trả nợ không đúng hạn. Biến độc lập: X1: Thể hiện độ tuổi của người vay chính X2: Thể hiện diện tích của một trang trại X3: Biểu hiện số năm kinh nghiệm trong công việc của người nông dân X4: Là tổng thu nhập X5: Là lãi suất của khoản vay X6: Đại diện cho thời gian của khoản cho vay X7: Tổng chi phí hành chính mà người nông dân phải trả để đạt được sự chấp thuận cho vay X8: Kích cỡ của khoản vay X9: Là số thành viên phụ thuộc X10: Tổng số kỳ thanh toán cho khoản vay D1: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nông dân sử dụng khoản vay vào việc đầu tư trang trại, bằng 0 nếu ngược lại D2: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nông dân có máy móc canh tác, bằng 0 nếu ngược lại
  • 39. 27 Ngoại trừ biến X1, X2 và D2 và các biến số còn lại đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Các tác giả đã đưa ra kết luận rằng lãi suất của khoản vay là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của người nông dân kế tiếp là biến số kinh nghiệm của người nông dân. Antwi và ctg (2012) tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro không trả được nợ tại Gahana cho những khoản vay của ngân hàng Akuapem thông qua mô hình hồi quy logistic. Cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu gồm 800 quan sát từ năm 2006 tới năm 2010. Mô hình nghiên cứu của các tác giả như sau: Y = f (LOAN TYPE, INTEREST RATE, SECURYTY, MARITAL STATUS, TOWN DUMMY, SEX) Trong đó: Y là biến giá trị 1 nếu khoản nợ được hoàn trả đúng hạn và nhận giá trị 0 nếu ngược lại. LOAN TYPE là biến số phân loại hình vay mượn, bao gồm 4 loại vay: vay kinh doanh, vay cho mục đích sản suất nông nghiệp, vay tiêu dùng các nhân, vay mua phương tiện đi lại. INTEREST RATE lãi suất khoản vay, SECURYTY biến giả nhận giá trị 1nêu khoản vay có đảm bảo và 0 nếu ngược lại. MARITAL STATUS : tình trạng hôn nhân, đạt giá trị 1 nếu đã lập gia đình, và 0 nếu ngược lại. TOWN DUMMY cũng là biến giả đạt giá trị 1nếu người vay sinh sống tại thành phố Akuapem, bằng 0 nếu ngược lại. SEX : giới tính bằng 1 nếu là nam, bằng 0 là nữ. Các tác giả đã đi tới kết luận rằng loại hình vay mượn và khoản vay được đảm bảo là hai biến số thực sự có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người vay, các ngân
  • 40. 28 hàng nên chú trọng tới khả năng đảm bảo khoản nợ vay bằng tài sản của người vay nợ để cải thiện rủi ro không trả được nợ của người vay. Ifeanyi A.Ojiako and Blessing C.Ogbukwa (2012) sử dụng mô hình Tobits để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi trả nợ của hộ kinh doanh nông nghiệp nhỏ tại Bắc Yewa, bang Ogun, Nigeria. Trong số các ràng buộc được xác định để tiếp cận tín dụng chính thức là yếu tố không có khả năng để cung cấp tài sản thế chấp, giải ngân kịp thời, và chi phí lãi suất cao. Mức cho vay và thu nhập phi nông nghiệp là yếu tố quyết định đáng kể hiệu suất hoàn trả vốn vay. Mức vốn cho vay tác động tiêu cực đến hành vi trả nợ của người vay. Tuy nhiên, thu nhập phi nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến hành vi trả nợ, chỉ ra rằng hầu hết người đi vay phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn thu nhập phi nông nghiệp của họ để trả nợ vay. C.A.Wongnaa1 và D.Awunyo-Vitor (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hộ nông dân trồng khoai lang tại quận Sene, Ghana. Trong nghiên cứu này các nhà khoa học đã đi tìm các nhân tố ảnh hưởng để tìm ra các giải pháp cải thiện khả năng trả nợ của các hộ dân. Tác giả lựa chọn 100 hộ nông dân bất kỳ để tiến hành khảo sát với bảng câu hỏi không cấu trúc. Mô hình nghiên cứu của tác giả sử dụng là mô hình probit. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giáo dục, kinh nghiệm, lợi nhuận, tuổi tác, giám sát và thu nhập phi nông nghiệp có tác động tích cực đến khả năng trả nợ. Ngược lại, giới tính và hôn nhân có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ trong khi ảnh hưởng của quy mô hộ đã được tìm thấy là không rõ ràng. Shaik Abdul Majeeb Pasha (2014) nghiên cứu tài chính vi mô liên quan đến việc cung cấp tín dụng nhỏ, tiết kiệm, và các dịch vụ khác cho người nghèo không bao gồm các tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại và các lý do khác. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ các nguồn tài chính và phân tích bằng cách sử dụng mô hình logistic nhị phân. Tài chính vi mô là đề tài tương đối mới với Ethiopia trong thời gian 1994-1995. Trong đó Viện nghiên cứu tài
  • 41. 29 chính vi mô Sidama (SMFI) là một trong số 31 Viện tài chính vi mô (MFIs) để phục vụ người nghèo ở Ethiopia. Trên cơ sở này các nhà khoa học nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội chủ yếu và các yếu tố liên quan đến khoản vay đó sẽ xác định hiệu suất trả nợ vay của khách hàng. Trong thực tế, việc xác định và phân tích các yếu tố xác định tỷ lệ hoàn trả vốn vay là rất quan trọng trong việc đạt được lợi nhuận và tính bền vững của tổ chức tài chính vi mô. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 14 yếu tố quyết định đến hiệu suất trả nợ vay, trong đó có 9 biến có ý nghĩa thống kê và các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Dựa trên các phân tích, các nhà nghiên cứu cho rằng trình độ học vấn và đào tạo sẽ giúp người nghèo sử dụng vốn hữu ích và hiệu quả hơn. Hơn nữa, tuổi tác và kinh nghiệm kinh doanh tốt sẽ giúp họ có thể trả nợ vốn vay của viện tốt hơn. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh hậu Giang với 436 hộ nông dân đã được khảo sát trong năm 2011. Các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Probit với các biến số như sau: Y = f (mục đích sử dụng vốn, thu nhập sau khi vay, lãi suất vay, tuổi của người đi vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của chủ hộ, số thành viên trong gia đình tạo ra thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ). Trong đó: Y là khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ, Y nhận giá trị 1 nếu nông hộ trả nợ vay đúng hạn, nhận giá trị 0 nếu trả nợ không đúng hạn. “Mục đích sử dụng vốn” là biến giả, bằng 1 nếu nông hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, bằng 0 nếu sử dụng sai đúng mục đích. “Thu nhập sau khi vay” là thu nhập của nông hộ sau khi vay ( đồng). “Lãi suất vay” là lãi suất phải trả của nông hộ khi đi vay từ các hộ tín dụng (%). “Tuổi của người đi vay” là số tuổi của người đi vay vốn. “Ngành nghề chính tạo ra thu nhập của chủ hộ” là biến giả, bằng 1 nếu ngành nghề chính tạo ra thu nhập trả nợ từ nông nghiệp, bằng 0 nếu là nghề khác. “Số thành viên trong gia đình tạo ra thu nhập” là số người có thu nhập trong gia đình.“Trình độ học vấn của chủ
  • 42. 30 hộ” là biến giả, bằng 1 nếu chủ hộ học từ lớp 9 trở lên, bằng 0 nếu ngược lại. Các tác giả đã kết luận rằng khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có tương quan thuận với thu nhập sau khi vay, trình độ học vấn của chủ hộ và số thành viên trong gia đình có thu nhập. Trong khi đó biến số lãi suất đi vay có tương quan nghịch với khả năng trả nợ đúng hạn. Nghiên cứu cũng chỉ rằng những khoản vay được sử dụng đúng mục đích cũng sẽ cho xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn. Nghiên cứu của Vương Quân Hoàng (2006) về phương pháp thống kê xây dựng mô hình định mức tín nhiệm thể nhân. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả nhằm xây dựng mô hình định mức tín nhiệm trên cơ sở giải quyết hai bài toán là phân nhóm khách hàng và phân biệt khách hàng. Tác giả tiến hành khảo sát 1727 khách hàng tại Techcombank nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng. Mô hình hồi quy Logit được sử dụng để kiểm định bao gồm 16 biến: tuổi tác, trình độ học vấn, loại hình công việc, thời gian công tác, thu nhập hàng tháng, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, thời gian cư trú, số người phụ thuộc, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin, chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng, giá trị các khoản nợ, quan hệ với Techcombank và uy tín trong giao dịch. Kết quả nghiên cứu đã loại 2 biến thời gian công tác và uy tín trong giao dịch, và chỉ ra rằng các biến mức thu nhập hàng tháng, chênh lệch thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Các biến còn lại có tác động trái chiều lên biến phụ thuộc. Nghiên cứu của Stefanie Kleimeier và Đinh Thị Huyền Thanh (2006) với đề tài “Chấm điểm tín dụng cho thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam: Kết quả thực hiện và ảnh hưởng đối với cho vay so với mối quan hệ được giao dịch”. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu chi tiết nguồn số liệu được tổng hợp từ các ngân hàng bán lẻ Việt Nam theo mô hình hồi quy logistic với 22 biến số. Trong đó, bao gồm: độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, tình trạng cư ngụ, giới tính, tình trạng hôn nhân, mục đích vay, quan hệ với ngân hàng,… để xác định mức ảnh hưởng của các biến số này đến rủi ro tín dụng và qua đó thiết lập một mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Nghiên cứu của
  • 43. 31 Stefanie Kleimeier đã xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân gồm hai phần là chấm điểm nhân thân và năng lực trả nợ, chấm điểm quan hệ với ngân hàng. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này không đưa ra cách tính điểm cụ thể cho từng chỉ tiêu, để vận dụng mô hình đòi hỏi các NHTM phải thiết lập thang điểm cho từng chỉ tiêu đánh giá phù hợp với thực trạng và hệ thống cơ sơ dữ liệu cá nhân tại ngân hàng mình. Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan STT Nghiên cứu Yếu tố 1 Maharjan và ctg (1983) X1: Kích cỡ trang trại mà người nông dân sở hữu X2: Thu nhập của người nông dân X3: Tỷ lệ sản phẩm của người nông dân so với tổng sản lượng của thị trường X4: Tỷ lệ chi phí của cả hộ gia đình trên tổng thu nhập D1: Biến giả, đạt giá trị 1 nếu khoản vay được thẩm định trước khi cho vay, bằng 0 nếu ngược lại. D2: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu khoản vay được kiểm soát để sử dụng đúng mục đích, bằng 0 nếu ngược lại D3: Biến giả đạt giá trị 1 nếu người vay nhận được thư nhắc nhở về khoản vay từ phía ngân hàng, bằng 0 nếu ngược lại D4: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu như ngân hàng cho vay tiến hành các cuộc thăm viếng thông thường đối với người vay, bằng 0 nếu ngược lại 2 Kohansal và Mansoori (2009) X1: Thể hiện độ tuổi của người vay chính
  • 44. 32 STT Nghiên cứu Yếu tố X2: Thể hiện diện tích của một trang trại X3: Biểu hiện số năm kinh nghiệm trong công việc của người nông dân X4: Là tổng thu nhập X5: Là lãi suất của khoản vay X6: Đại diện cho thời gian của khoản cho vay X7: Tổng chi phí hành chính mà người nông dân phải trả để đạt được sự chấp thuận cho vay X8: Kích cỡ của khoản vay X9: Là số thành viên phụ thuộc X10: Tổng số kỳ thanh toán cho khoản vay D1: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nông dân sử dụng khoản vay vào việc đầu tư trang trại, bằng 0 nếu ngược lại D2: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nông dân có máy móc canh tác, bằng 0 nếu ngược lại 3 Antwi và ctg (2012) LOAN TYPE là biến số phân loại hình vay mượn, bao gồm 4 loại vay: vay kinh doanh, vay cho mục đích sản suất nông nghiệp, vay tiêu dùng các nhân, vay mua phương tiện đi lại. INTEREST RATE lãi suất khoản vay, SECURYTY biến giả nhận giá trị 1nêu khoản vay có đảm bảo và 0 nếu ngược lại. MARITAL STATUS : tình trạng hôn nhân, đạt giá trị 1 nếu đã lập gia đình, và 0 nếu ngược lại. TOWN DUMMY cũng
  • 45. 33 STT Nghiên cứu Yếu tố là biến giả đạt giá trị 1nếu người vay sinh sống tại thành phố Akuapem, bằng 0 nếu ngược lại. SEX : giới tính bằng 1 nếu là nam, bằng 0 là nữ. 4 Ifeanyi A.Ojiako & Blessing C.Ogbukwa (2012) Mức cho vay Thu nhập phi nông nghiệp 5 C.A.Wongnaa1 và D.Awunyo-Vitor (2013) Giáo dục, kinh nghiệm, lợi nhuận, tuổi tác, giới tính, hôn nhân, giám sát và thu nhập phi nông nghiệp 6 Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) Mục đích sử dụng vốn, thu nhập sau khi vay, lãi suất vay, tuổi của người đi vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của chủ hộ, số thành viên trong gia đình tạo ra thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ 7 Vương Quân Hoàng (2006) Tuổi tác, trình độ học vấn, loại hình công việc, thời gian công tác, thu nhập hàng tháng, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, thời gian cư trú, số người phụ thuộc, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin, chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng, giá trị các khoản nợ, quan hệ với ngân hàng và uy tín trong giao dịch 8 Stefanie Kleimeier và Đinh Thị Huyền Thanh (2006) Độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, tình trạng cư ngụ, giới tính, tình trạng hôn nhân, mục đích vay, quan hệ với ngân hàng Nguồn: Tổng hợp của tác giả
  • 46. 34 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát những lý luận cơ bản, hệ thống hóa những lý luận chung về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng đối với KHCN, và khả năng trả nợ của KHCN tại NHTM, đồng thời xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến khả năng trả nợ của KHCN với những bối cảnh khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, mỗi đề tài đã đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng trả nợ của KHCN tại địa bàn nghiên cứu lựa chọn. Tuy nhiên, với sự khác biệt về các đặc thù vùng miền như: vị trí địa lý, cấu trúc thể chế của quốc gia, yếu tố nội tại của các ngân hàng khác nhau mà dẫn đến kết quả nghiên cứu có sự khác nhau giữa các đề tài và do đó, những kiến nghị và giải pháp tương ứng cho từng bối cảnh địa phương không thể phù hợp khi vận dụng vào địa bàn nghiên cứu khác nhau. Qua lược khảo các nghiên cứu trước về chủ đề các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại ngân hàng, tác giả nhận thấy việc tập trung xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương là cấp thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách và giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương trong tương lai.
  • 47. 35 Kết luận chương 2 Từ việc làm rõ các lý thuyết nền tảng của đề tài và lược khảo một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến chủ đề này ở chương 2, tác giả đã tổng hợp được một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của KHCN làm tiền đề cho việc hình thành mô hình nghiên cứu đề xuất để kiểm tra mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương góp phần giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
  • 48. 36 Giới thiệu chương 3 Nội dung chương 3 nhằm làm rõ phương pháp nghiên cứu của đề tài thông qua việc thiết lập quy trình nghiên cứu từ khâu xác định tổng thể mẫu, thu thập dữ liệu, mô tả các biến, đưa ra giả thuyết nghiên cứu cũng như xử lý dữ liệu. Trong đó mô hình nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài này là mô hình OLS và mô hình Probit.
  • 49. 37 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật ước lượng theo phương pháp OLS và Probit được vận dụng để phân tích tác động của các yếu tố đến khả năng trả nợ của KHCN của BIDV Nam Bình Dương. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích để đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN, đồng thời đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương. Các bước chính trong quá trình xử lý và phân tích dữ liệu, cụ thể như sau: - Phân tích thống kê mô tả sẽ cho thấy mức độ của khách hàng đối với từng yếu tố, thể hiện qua số điểm trung bình của từng yếu tố. - Hồi quy tuyến tính để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến phụ thuộc. - Kiểm định các giả thiết của mô hình để đánh giá mức độ phù hợp và ý nghĩa của các hệ số hồi quy.
  • 50. 38 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài Nguồn: Tổng hợp của tác giả Quy trình nghiên cứu của đề tài có thể được khái quát bao gồm các bước chính như sau: - Bước 1: Lược khảo cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan đến chủ đề để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại các NHTM và phát triển các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài. - Bước 2: Dựa trên cơ sở các yếu tố đã xác định qua lược khảo các nghiên cứu trước, kết hợp với bối cảnh thực tiễn tại BIDV Nam Bình Dương, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài. - Bước 3: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các Báo cáo hoạt động, hồ sơ vay vốn của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương tương ứng với dữ liệu của các biến nghiên cứu trong mô hình đề xuất. - Bước 4: Dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành xử lý và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12, để xác định mức độ và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết & các nghiên cứu trước Xây dựng mô hình nghiên cứu Thu thập số liệu Ước lượng mô hình hồi quy Thảo luận kết quả & khuyến nghị
  • 51. 39 - Bước 5: Dựa trên kết quả nghiên cứu ở Bước 4, tác giả tiến hành thảo luận và phân tích về kết quả, đồng thời qua đó đề xuất một số khuyến nghị thích hợp nhằm tăng khả năng đánh giá khả năng trả nợ của KHCN trong thời gian tới tại BIDV Nam Bình Dương. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp (dữ liệu có sẵn). Mẫu nghiên cứu được thu thập ngẫu nhiên từ các hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Bình Dương và được chọn lọc trong giai đoạn từ 01/01/2015 đến 31/12/2018. 3.3. Mô hình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương. Qua tổng kết cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan của Kohansal và Mansoori (2009), Antwi và ctg (2012), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011), tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu tổng quát cho đề tài dựa trên nền tảng các yếu tố rút ra từ các nghiên cứu này. Các yếu tố này có thể nhóm lại thành 5 nhóm nhân tố chính như sau: (i) Đặc điểm nhân khẩu học, (ii) Năng lực của người vay, (iii) Đặc điểm của khoản vay, (iv) Rủi ro đạo đức của người vay, và (v) Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng. Các yếu tố thuộc về “Đặc điểm nhân khẩu học” thường được các nghiên cứu sử dụng bao gồm: giới tính (Miller, 2012), độ tuổi (Kohansal và Mansoori, 2009),tình trạng hôn nhân (Duygan-Bump và Grant, 2008),và kích cỡ hộ gia đình(Zeller,1996). Trong điều kiện thực tế cho vay tại BIDV Nam Bình Dương, ngoại trừ yếu tố kích cỡ hộ gia đình là không được đề cập đến trong hợp đồng và trong hồ sơ vay vốn của khách hàng, các yếu tố còn lại đều được coi là thông tin bắt buộc mà khách hàng cá nhân phải cung cấp.
  • 52. 40 Yếu tố “Năng lực của người vay” thể hiện trình độ học vấn (Antwi và ctg, 2012), đặc điểm nghề nghiệp (Grant H.D và Addo, 2011), và đặc điểm thu nhập (Kohansal và Mansoori, 2009). Ba nhân tố này đều được ngân hàng thu thập và sử dụng trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. “Rủi ro đạo đức của người vay” là một nhân tố quan trọng được nhiều nghiên cứu quan tâm, nó thể hiện tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không. Tại BIDV Nam Bình Dương, một trong các nghiệp vụ của nhân viên tín dụng khách hàng cá nhân là kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng trong quá trình thẩm định cho vay, yếu tố này được thể hiện trong biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng định kỳ. Nhóm yếu tố thuộc về “Đặc điểm khoản cho vay” thường được xuất hiện trong hầu hết các nghiên cứu, bao gồm kích cỡ khoản vay (Chapman, 1990), lãi suất (Onyeagocha và ctg, 2012), thời hạn cho vay (Chapman,1990). Hai nhân tố còn lại hiếm khi xuất hiện trong các nghiên cứu là hình thức vay (tín chấp hoặc thế chấp) và mục đích vay (vay tiêu dùng, vay mua bất động sản,…). Toàn bộ 5 yếu tố này đều xuất hiện trong hợp đồng tín dụng cá nhân và được nhập liệu để theo dõi tiến trình trả nợ của khách hàng. Cuối cùng là yếu tố “Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng”, yếu tố này thể hiện tại khâu thẩm định tín dụng. Trong thực tế hoạt động tại ngân hàng, rủi ro tác nghiệp về tín dụng cá nhân có thể nảy sinh ở nhiều khâu như thẩm định tài sản thế chấp hoặc chấm điểm tín dụng để đánh giá khả năng tín dụng. Trong đó chỉ có bằng chứng về chấm điểm tín dụng cá nhân được lưu trữ và có thể thu thập được. Trong đề tài, yếu tố khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân là biến số phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu. Biến số này thể hiện hai khía cạnh của khả năng trả nợ là số tiền đã trả được – đã được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm của Maharjan và ctg (1983) và khả năng trả nợ đúng hạn – đã được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm của Kohansal và Mansoori (2009), Antwi và ctg (2012) hay Trương Đông
  • 53. 41 Khả năng trả nợ Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011). Hai khía cạnh này cũng được ngân hàng thu thập để phục vụ quá trình quản lý tình trạng tín dụng cá nhân. Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp của tác giả Giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân Đặc điểm nhân khẩu học Trình độ học vấn, đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm thu nhập Năng lực của người vay Số tiền vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức vay, mục đích vay Đặc điểm khoản vay Sử dụng tín dụng đúng mục đích Rủi ro đạo đức Chấm điểm tín dụng Rủi ro tác nghiệp