SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 98
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY ..................1
1.1 Giới thiệu chung ......................................................................................5
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.........................................5
1.1.2. Đối tác thương mại ..............................................................................7
1.1.3. Các sản phẩm của công ty .....................................................................8
1.1.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty ........................................................9
1.1.5. Sơ đồ mặt bằng của công ty ..............................................................10
1.2. Giới thiệu về xí nghiệp nhuộm Phan Văn Trị.......................................11
1.2.1. Chức năng............................................................................................11
1.2.2. Năng lực sản xuất ................................................................................11
1.2.3. Thiết bị.................................................................................................11
1.2.4. Sơ đồ tổ chức xí nghiệp nhuộm...........................................................11
Chương 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT.........................................................14
2.1.Nguyên liệu dệt..........................................................................................14
2.1.1. Sợi PolyEster (PE)...............................................................................14
2.1.1.1. Cấu Tạo..........................................................................................14
2.1.1.2. Tính chất vật lý.............................................................................15
2.1.1.3. Tính chất hóa học ..........................................................................15
2.1.2. Sợi Cotton ...........................................................................................16
2.1.2.1 Cấu tạo............................................................................................16
2.1.2.2 Tính chất vật lý...............................................................................16
2.1.2.3. Tính chất hóa học ..........................................................................17
2.2.Nguyên liệu nhuộm ...................................................................................18
2.2.1.Lý thuyết về nhuộm............................................................................18
2
2.2.2 Phân loại thuốc nhuộm .........................................................................19
2.2.2.1 Thuốc nhuộm phân tán ...................................................................19
2.2.2.2 Thuốc nhuộm hoạt tính...................................................................22
2.2.2.3 Thuốc nhuộm axit...........................................................................26
2.2.2.4 Thuốc nhuộm cation.......................................................................27
2.3.Các chất trợ nhuộm ..................................................................................27
2.4.Khả năng thay thế nguyên liệu................................................................28
2.4.1.Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải cotton..............................28
2.4.2.Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải PE....................................29
Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHUỘM.........................................32
3.1. Sơ đồ công nghệ nhuộm vải ....................................................................32
3.2. Các công đoạn trong quy trình nhuộm..................................................34
3.2.1. Quy trình tổng quát quá trình nhuộm vải T/C .....................................34
3.2.2. Quá trình tiền xử lý tẩy hồ tẩy trắng...................................................36
3.2.3. Quá trình nhuộm PE ...........................................................................37
3.2.4. Quá trình nhuộm Cotton ......................................................................39
3.2.5. Cắt lông................................................................................................40
3.2.6. Vắt - xả xoắn - xẻ khổ - tuôn...............................................................40
Chương 4 :CÔNG NGHỆ HOÀN TẤT ...........................................................41
4.1. Sấy sau nhuộm..........................................................................................41
4.2. Sấy hoàn tất ..............................................................................................41
4.3. Comfit........................................................................................................43
4.4. In biên........................................................................................................43
Chương 5: THIẾT BỊ NHUỘM........................................................................45
5.1. Máy nhộm Jet...........................................................................................46
5.1.1. Cấu tạo ................................................................................................48
5.1.2. Nguyên tắc hoạt động ..........................................................................51
3
5.2. Máy Thies..................................................................................................53
5.2.1. Cấu Tạo...............................................................................................53
5.2.2. Nguyên tắc hoạt động ..........................................................................56
5.2.3. Các sự cố thường gặp...........................................................................57
5.3. Máy Winch................................................................................................57
Hình 5.7 máy winch trong xí nghiệp nhuộm................................................57
5.3.1. Cấu tạo .................................................................................................57
5.3.2. Công dụng máy Winch ........................................................................58
5.3.3.Các sự cố thường gặp: ..........................................................................59
5.4.Máy nhuộm sợi..........................................................................................59
5.4.1. Cấu tạo .................................................................................................60
5.4.2.Nguyên tắc hoạt động ...........................................................................62
5.4.3.Các sự cố thường gặp............................................................................62
5.5. Máy hoàn tất – định hình Bruckner.......................................................62
5.5.1.Cấu tạo ..................................................................................................63
5.5.2.Nguyên lý hoạt động...........................................................................67
5.5.3. Sự cố thường gặp.................................................................................67
5.6. Máy comfit................................................................................................68
5.6.1 Cấu tạo ..................................................................................................68
5.6.2 Nguyên tắc hoạt động ...........................................................................68
5.6.3. Các trường hợp dừng máy ...................................................................69
5.7. Máy sấy ....................................................................................................69
5.7.1. Cấu tạo................................................................................................69
5.7.2. Nguyên tắc hoạt động:......................................................................70
Chương 6: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI...............................................71
6.1. Nước thải nhuộm.....................................................................................71
6.1.1. Nước thải nhuộm .................................................................................71
4
6.1.2. Nguồn phát sinh nước thải...................................................................72
6.2. Phương pháp xử lý...................................................................................75
6.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ...............................................................76
Chương 7. MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN PHẨM.................................82
7.1. Các phương pháp kiểm tra sản phẩm....................................................82
7.2. Các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất ............................................82
7.2.1. Sự cố về máy móc................................................................................83
7.2.2. Sự cố về sản phẩm ...............................................................................84
7.3. Sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết sản xuất:.................................87
7.4. Một số vấn đề về môi trường:.................................................................87
7.5. An toàn lao động ......................................................................................89
Chương 8: CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ........................92
8.1. Công tác phòng cháy chữa cháy .............................................................92
8.2. Vệ sinh công nghiệp .................................................................................93
KẾT LUẬN.........................................................................................................94
5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
GIA ĐỊNH – PHONG PHÚ
1.1 Giới thiệu chung
Tên giao dịch bằng tiếng việt: Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định –
Phong Phú.
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Gia Đinh – Phong Phu Textile & Garment
Corporation, GDP Corp.
Địa chỉ giao dịch: 189 Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh,
TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 35162486 – 35162574 – 62732242.
Fax: 35166722.
Mã số thuế: 0305412008 –Tài khoản: 007.1.00.4253957 NH Vietcombank.
Website : www.gdpcorp.com.vn hoặc www.gdptex.vn.
Email: info@gdptex.vn.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Ông Lê Đông Triều.
Tổng Giám Đốc: Ông Phan Vương Khắc Hiếu
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất kinh doanh công nghiệp sợi, dệt, nhuộm, may.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật liệu, máy móc thiết bị
ngành sợi, dệt, nhuộm, may.
- Kinh doanh xăng dầu.
Vốn điều lệ: 120.000.000.000 (Một trăm hai mươi tỷ đồng).
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Dệt May Gia Định – Phong Phú trước đây là Công ty
Dệt May Gia Định được thành lập theo nghị định 338/HĐBV ngày 20/11/1991.
6
Tiền thân của công ty là:
- 1954: Xưởng dệt Nam Á thuộc quyền quản lý của tư nhân.
- 1975: Quốc hữu hóa xưởng dệt Nam Á.
- 1980: Nhập dệt 5 vào theo quyết định 229/QĐUB ngày 26/11/1979 và đổi
tên thành Xí nghiệp dệt số 3.
- 1989: Nhập dệt vào theo quyết định 85 ngày 13/04/1989 và lấy tên là: Xí
nghiệp dệt số 3.
- 1992: Đổi tên Xí nghiệp dệt số 3 thành Công Ty Dệt May Gia Định.
- 06 – 1995: 3 đơn vị xác nhập vào Công Ty Dệt May Gia Định theo quyết
định 4562/QĐUB ngày 26/06/1995 gồm: Dệt kim 8, Nhuộm 61, Công Ty Xuất
Nhập Khẩu Hồng Gấm.
Tháng 1 năm 2008, Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
viết tắt là GDP Corp được thành lập kết hợp từ sức mạnh tổng thể, tiềm năng và
uy tín của 3 Cổ Đông sáng lập là Tổng Công Ty Dệt May Gia Định, Tổng Công
Ty Phong Phú và Công Ty Dệt Kim Đông Phương.
- Tổng Công Ty Dệt May Gia Định gồm 13 thành viên, có thể nói là một
trong số các Tổng Công Ty lớn của ngành Dệt May tại Việt Nam với nhiều kinh
nghiệm về ngành Dệt May và thế mạnh về đầu tư phát triển trong các lĩnh vực
khác.
- Tổng Công Ty Phong Phú (tiền thân là Dệt Phong Phú) - một trong những
Doanh Nghiệp hàng đầu của ngành Dệt May Việt Nam với qui trình sản xuất dây
chuyền khép kín sản phẩm sợi - chỉ may, khăn bông, vải denim, sản phẩm may
mặc.
- Công Ty Dệt Kim Đông Phương - một trong những Doanh Nghiệp sản
xuất hàng dệt kim truyền thống có tốc độ phát triển nhanh và bền vững trong
nhiều năm gần đây.
7
Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú có vốn điều lệ là 120 tỉ
đồng, trong đó Tổng Công Ty Dệt May Gia Định góp 38,3% vốn, Tổng Công Ty
Phong Phú góp 25% vốn, Công Ty Dệt Kim Đông Phương góp 16%, phần còn
lại sẽ được huy động từ nguồn vốn các Doanh Nghiệp dệt may khác của trung
ương và thành phố.
Với việc thừa kế nguồn lực, nguồn vốn và trình độ chuyên môn của các
Công Ty cổ đông sáng lập, Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú sẽ
xây dựng một mô hình Công Ty mới tinh, gọn về cơ cấu tổ chức, nhân sự; quản
lý linh hoạt hơn trong lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm, may đầy cạnh tranh bằng quy
trình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất đến khâu kinh doanh của sự liên kết các
Công Ty cổ đông sáng lập.
Như vậy, với những nền tảng, lợi thế có được và những chiến lược cụ thể
của Công Ty, cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của lĩnh vực Dệt May
Việt Nam hiện nay, Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú sẽ phấn
đấu hoàn thành những mục tiêu đặt ra, từng bước đưa hình ảnh và thương hiệu
của Công Ty hoà nhập vào thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.
1.1.2. Đối tác thương mại
Một số thị trường và khách hàng truyền thống của công ty như:
- Nhật Bản: Itochu, Masuda, Seitaro Arai, Kanematsu, Sakai, Toyota,
Tsusho…
- EU: CJG, Deluxe, Sun Garden, Arco, CCM, Dewalt…
- Hoa kỳ: Falconbay, XG, Retrofit, Precise …
- Canada: Top Ten, Shinhoo…
- Đài Loan: Shuen, Tee, Net…
- Hồng Kông: Wingho, HK Style, Bonatex…
8
- Hàn Quốc: Jungang, Shinjin, DongYang…
1.1.3. Các sản phẩm của công ty
Công ty sản xuất các sản phẩm dệt kim, dệt kiếm, các loại hàng may mặc.
Các sản phẩm này được tiêu thụ cả trong thị trường nội địa và xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài như: Nhật, Anh, Mỹ, Hồng Kông, Đức, Ý, Đài Loan, với tỉ lệ
xuất khẩu là 65%.
Năng lực sản xuất của công ty:
- Vải dệt kiếm 100% PE: 2.5 triệu m/năm. Chủ yếu là vải caro, sọc màu sử
dụng để may bao ghế, dù và vải jacquard sử dụng cho trang trí nội thất.
- Vải dệt kim TC, 100% cotton: 1500 tấn /năm. Chủ yếu là vải thun cá sấu,
thun cá mập một mặt trơn dệt từ sợi TC, 100% cotton, 95%cotton – 5% spandex.
- Sản phẩm may mặc như áo Pull, Polo – shirt, T – shirt: 5 triệu áo/năm.
Hình 1.1. Các sản phẩm của công ty dệt nhuộm Gia Định –Phong Phú
9
1.1.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty
HĐQT
TGĐ
PTGĐ TC-HC-QT PTGĐ SX PTGĐ KD-XNK
PTC-HC-QT PKT SX-ĐT PKD-XNK XN MAY
XN DỆT XN NHUỘM
X.XE SỢI X.DỆT KIM X.DỆT KIẾM
BAN KIỂM SOÁT
10
1.1.5. Sơ đồ mặt bằng của công ty
Xí Nghiệp Nhuộm Phan Văn Trị
-Tầng trệt: Hấp
Jumbo.
-Lầu 1: Nhà ăn.
-Tầng trệt: Khu se
- đảo.
-Lầu 1: Căntin.
-Trệt: KCS.
-Lầu 1: VP.
-Trệt: Kho thành
phẩm.
-Lầu 1: VP.
WC
Xưởng Dệt Kim
Kho Hóa Chất
Kho Mộc
Lò Hơi Cabin điện
Kho Thành Phẩm
BV Showroom
Cabin
điện
Bể
nước
60m3
Xưởng Dệt Kiếm
Phan Văn Trị
Khối VP
Nhà xe
BV
Đường Phan Văn Trị
Đường
Thiên
Hộ
Vương
Hình 1.3. Sơ đồ mặt bằng của công ty
11
1.2. Giới thiệu về xí nghiệp nhuộm Phan Văn Trị
Xí nghiệp nhuộm Phan Văn Trị trực thuộc Công ty cổ phần dệt may Gia
Định – Phong Phú.
1.2.1. Chức năng
Chuyên nhuộm các sản phẩm cho các công ty dệt và theo yêu cầu của tổng
công ty.
1.2.2. Năng lực sản xuất
- 5 000 000 m/năm đối với các vải dệt kiếm thành phẩm.
- 1 800 tấn/năm đối với vải dệt kim thành phẩm.
1.2.3. Thiết bị
- 12 máy nhuộm cao áp (Thies/Đức, Hisaka/Nhật, Tongwu/Đài Loan,
Fong’s/Hong Kong).
- 5 máy nhuộm hạ áp (Kunnan/Đài Loan, Fong’s/Hong Kong).
- 1 máy định hình vải bằng nhiệt “Bruckner” (Đức).
- 4 máy nhuộm sợi (Hisaka/Nhật, Tonggen/Đài Loan).
- Máy Compact Feraro (Ý), LH&LK (Đài Loan).
- Máy Comfit (Hàn Quốc).
- Một số thiết bị khác: máy giặt quay, máy sấy không căng, máy xẻ khổ vải
dệt kim, máy hồ xả xoắn vải dệt kim.
1.2.4. Sơ đồ tổ chức xí nghiệp nhuộm
Tổng số nhân viên trong xí nghiệp là 112 người, trong đó số người trong
tổ quản lý khoảng 12 người.
Giờ làm việc:
12
- Giờ hành chính: 7h30 đến 16h30.
- Giờ sản xuất: 3 ca.
 Ca 1: 5h30 đến 13h30.
 Ca 2: 13h30 đến 21h30.
 Ca 3: 21h30 đến 5h30.
Trong một ca sản xuất, phân xưởng nhuộm gồm 11-13 nhân viên được bố
trí như sau:
Hình 1.4. Sơ đồ phân cấp thực hiện sản xuất.
Trong đó:
- Trưởng ca: điều hành nhân lực, thiết bị, phương tiện, tài liệu nhằm đảm
bảo công việc được tiến hành theo đúng yêu cầu quy định và bàn giao cho
trưởng ca sau những việc cần thực hiện.
- Kỹ thuật ca: theo dõi quá trình sản xuất vể mặt kiểm tra hóa chất, thuốc
nhuộm, so mẫu màu khi nhuộm, kiểm tra thao tác công nhân theo quy trình,
kiểm tra từng công đoạn trong quá trình của quy trình công nghệ tổng quát. Nếu
Trưởng ca
Tổng số nhân viên
trong xí nghiệp là 112
người, trong đó số người
trong tổ quản lý khoảng
12 người.
Giờ làm việc:
Giờ hành chính 7h30
đến 16h30.
Giờ sản xuất:
+Ca 1: 5h30 đến
13h30
+Ca 2: 13h30 đến
21h30
Trong một ca sản
xuất, Phân xưởng nhuộm
gồm 11-13 nhân viên
được bố trí như sau:
Kỹ thuật ca
Tổ trưởng sản xuất
Công nhân vận hành
13
không đạt yêu cầu thì phải xác nhận vào phiếu sản xuất, và yêu cầu công nhân
phải tiến hành chỉnh màu.
- Tổ trưởng sản xuất: đi khảo sát và giải quyết các sự cố xảy ra của thiết bị,
khi cần thì đứng máy.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, tổ nghiệp vụ có trách nhiệm chuẩn bị
kế hoạch sản xuất, lập sổ theo dõi đơn hàng, phiếu yêu cầu may hàng, yêu cầu
hàng mộc chuyển đến tổ may hàng may nối đầu cây. Nhân viên thống kê hóa
chất lập bảng tính nhu cầu hóa chất, chuyển đến tổ pha chế và phiếu yêu cầu hóa
chất chuyển đến kho hóa chất. Nhân viên điều độ nhuộm sẽ lập phiếu sản xuất
theo dõi tiến độ thực hiện.
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn do tổ KCS đảm nhận,
cùng với các trưởng ca và kỹ thuật ca. Ở giai đoạn thành phẩm có tổ KCS thành
phẩm cùng với sự giám sát của PGĐKT trước khi đưa lên phúc tra ở phòng quản
lý chất lượng của công ty.
14
Chương 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
2.1.Nguyên liệu dệt
Các nguyên liệu dệt của công ty chủ yếu sản xuất từ 3 sợi chính là: TC,
Polyester, Cotton. Trong đó, sợi PE được nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc với các
nhà cung cấp Hyosung, LanFa, Tongyang; còn Cotton và TC chủ yếu lấy trong
nước do dệt X28, ChongNam, TaiNam, dệt Nam Định cung cấp.
Vì vải từ sợi cotton hút ẩm tốt nhưng không được trắng do vải mang theo
nhiều bụi và có độ bền tương đối kém, còn vải từ PE tuy trắng hơn nhưng hút ẩm
kém, nên để khắc phục nhược điểm này người ta pha chúng với nhau theo các tỉ
lệ: 65%cotton/35%polyester;70%cotton/30%polyester;50%cotton /50%polyester
Vải T/C là mặt hàng chính của công ty để sản xuất mặt hàng thun (thun cá
sấu, thun cá mập).
2.1.1. Sợi PolyEster (PE)
2.1.1.1. Cấu Tạo
PE là loại xơ sợi tổng hợp mạch dị thể, được sản xuất từ nguyên liệu ban
đầu là hai loại monomer: acid terephthalic và ethylen glycol.
Terephthalic acid: thu được từ quá trình tổng hợp benzen. Nhưng do acid
terephthalic khó hòa tan trong nhiều dung môi hữu cơ nên ngày nay người ta
thường dùng dimethyl terephthalate hoặc 1,4 bis hydroxy methyl cyclo hexane.
Ethylen glycol: thu được từ quá trình tổng hợp ethylen, trên cơ sở oxy hóa
ethylen thành ethylen oxide.
15
C
C
O
H2C
H2C
O
O
O
n
Poly ethylene
terephthalate
C
C
O
H2C
H2C
O
O
O
n
H2C
H2C
*
C
C
O
H2C
O
O
O H2C
*
n
Poly 1-4 butylene
terephthalete
Poly 1-4 bis methylene
cyclohecxan terephthalate
Cấu trúc cơ bản của sợi polyester
2.1.1.2. Tính chất vật lý
- Khối lượng riêng: 1.38 g/cm3
.
- Tính hút ẩm: là sợi nhiệt dẻo nên không hút ẩm.
- Tính nhăn: rất ít nhăn.
- Phát sinh tĩnh điện.
- Có độ bền cao, không giảm bền khi ướt, có khả năng đàn hồi và phục
hồi lớn. Xơ PE có cấu trúc chặt chẽ nên kém bền với ma sát.
2.1.1.3. Tính chất hóa học
- Ánh sáng: xơ sợi PE giảm bền dưới tác dụng của ánh sáng.
- Nhiệt độ: xơ sợi PE tương đối bền với nhiệt độ. Xơ sợi PE bị mất định
hướng ở 2350
C và bị phá hủy hoàn toàn ở 2850
C.
- Tác dụng của nước: sợi PE là sợi kỵ nước.
- Dưới tác dụng của acid: xơ sợi PE tương đối bền với acid loãng, nhưng
kém bền ở nồng độ cao.
- Dưới tác dụng của bazo: PE kém bền.
16
- Tác dụng của dung môi: PE bền với các dung môi hữu cơ thông thường
như: benzen, aceton, rượu,…Nhưng nó không bền trong dung môi oxygen kiềm
(ví dụ: nitro benzen).
- Tác dụng của chất khử và chất oxy hóa: các chất khử và oxy hóa không
làm ảnh hưởng đến xơ sợ PE.
- Tác dụng của vi sinh vật: PE không chịu ảnh hưởng của vi sinh vật.
2.1.2. Sợi Cotton
2.1.2.1 Cấu tạo
Công thức chung của sợi cotton: [C6H7O2(OH)3]n
CH2OH
CH2OH
H
H
H
H
H
H
O
O
O
OH
*
*
O
OH
O
CH2OH
CH2OH
H
H
H
H
H
H
O
O
OH
O
OH
O
Công thức cấu tạo của cellulose
Mạch phân tử của sợi được tạo thành từ các gốc glucose, các gốc này liên
kết với nhau bằng mối liên kết glucosid.
Các phân tử cellucose trong sợi cotton liên kết với nhau bằng lực tương
tác Vander Waals và liên kết hydro.
2.1.2.2 Tính chất vật lý
- Khối lượng riêng: 1.52 – 1.56 g/cm3
.
- Tính hút ẩm: sợi cotton có độ hút ẩm cao và trương nở khi ngâm trong
nước.
17
- Tính nhăn: dễ nhăn.
- Không phát sinh tĩnh điện.
- Khi đốt cháy xơ sợi thì có mùi khét giống như mùi giấy cháy và khi lấy
ngọn lửa ra khỏi xơ sơi thì xơ sợi vẫn tiếp tục cháy. Tro đen, mềm, bóp dễ vỡ.
2.1.2.3. Tính chất hóa học
- Ánh sáng: sợi cotton dễ bị lão hóa dưới tác dụng của ánh sáng có các tia tử
ngoại và oxy không khí, dẫn đến làm giảm tính chất cơ lý, giảm độ bền cơ học,
giảm độ mềm mại…
- Nhiệt độ: sợi cotton không bền nhiệt, độ bền của sợi giảm ít hay nhiều phụ
thuộc vào nhiệt độ và thời gian tác động.
- Tác dụng của nước: xơ sợi cotton không tan trong nước mà chỉ bị trương.
Dưới tác dụng của hơi nước trong thời gian dài thì độ bền cơ học của xơ
cellulose giảm do bị thủy phân, đồng thời bị oxy hóa thành oxyt cellulose.
- Dung môi hữu cơ: sợi cotton không tan trong các dung môi thông thường
như: alcol, ester, benzen…Chỉ bị hòa tan trong [Cu(NH3)n](OH)2.
- Tác dụng của acid: xơ sợi cotton kém bền với acid, nhất là với acid vô cơ.
Nhưng trong ngành công nghiệp dệt, acid được sử dụng nhiều trong quá trình
làm sạch, nhuộm…Vì vậy, cần phải chú ý tới nồng độ và thời gian sử dụng. Ở
nhiệt độ thấp, sợi cotton hòa tan vô hạn trong H2SO4 đậm đặc.
- Tác dụng của kiềm: sợi cotton tương đối bền trong dung dịch kiềm ở nồng
độ loãng, nhưng ở nhiệt độ cao và có oxy không khí thì sợi cotton sẽ bị phân hủy.
Nếu sử dụng kiềm với nồng độ, thời gian và trong môi trường thích hợp sẽ làm
tăng độ bóng mượt, làm cho sợi xốp, bóng và mềm mại hơn.
- Tác dụng của chất oxy hóa: các chất oxy hóa như H2O2, NaCl…Với nồng
độ đậm đặc ở nhiệt độ cao có thể phá hủy cấu trúc sợi, làm giảm độ bền, độ ăn
màu do tạo thành oxyt cellulose.
18
- Tác dụng của chất khử: chất khử không ảnh hưởng nhiều đến xơ sợi.
- Tác dụng của vi sinh vật: nếu độ ẩm của xơ sợi vượt quá mức cho phép
(78 – 80%) thì vi sinh vật sẽ xâm nhập và phát triển, có thể phá hủy cấu trúc sợi.
2.2.Nguyên liệu nhuộm
2.2.1.Lý thuyết về nhuộm
Nhuộm là quá trình gia công trong dung dịch nhằm đưa thuốc nhuộm
trong môi trường ngoài dung dịch vào sâu trong vật liệu dệt tạo cho sản phẩm
có nhiều màu khác nhau, đạt một số chỉ tiêu chất lượng cần thiết.
Động học của quá trình nhuộm được chia thành 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thuốc nhuộm và chất trợ khuyếch tán từ dung dịch tới bề
mặt xơ. Giai đoạn này xảy ra rất nhanh.
- Giai đoạn 2: Thuốc nhuộm và chất trợ hấp phụ từ dung dịch đến bề mặt
xơ. Thuốc nhuộm thực hiện liên kết với xơ sợi xảy ra nhanh chóng (liên kết
Vander –waals).
- Giai đoạn 3: Thuốc nhuộm và chất trợ hấp phụ từ mặt ngoài vào trong lỏi
xơ. Giai đoạn này xảy ra khó khăn nhất, nhiều trở lực nhất và là giai đoạn chậm
nhất, quyết định tốc độ của quá trình nhuộm.
- Giai đoạn 4: Thuốc nhuộm thực hiện liên kết với xơ, bám chặt vào vật
liệu, người ta thường gọi giai đoạn này là giai đọan gắn màu.
- Giai đoạn 5: Khuếch tán chất trợ và thuốc nhuộm không tạo liên kết từ vật
liệu dệt ra môi trường ngoài.
Trong năm giai đoạn trên thì giai đoạn ba là giai đoạn diễn ra chậm nhất.
Do đó, giai đoạn ba sẽ quyết định đến tốc độ, thời gian nhuộm và các chỉ tiêu
kinh tế.
Mục đích sử dụng chất trợ trong quá trình nhuộm:
-Làm cho vải ướt nhanh và hoàn toàn, thường dùng chất ngấm.
-Làm cho thuốc nhuộm hấp thụ đều lên xơ, dùng chất đều màu.
-Làm cho thuốc nhuộm ổn định ở trạng thái phân tán cao, dùng chất phân
tán.
19
- Giảm sự tạo bọt, dùng chất chống bọt (thường dùng ở dạng silicon làm
thay đổi sức căng bề mặt).
2.2.2 Phân loại thuốc nhuộm
Loại thuốc nhuộm mà nhà máy thường sử dụng:
Thuốc nhuộm Loại sợi t0
nhuộm (0
C) pH nhuộm
Hoạt tính
Phân tán
Cation
Acid
Cotton
PES
CD
Nylon
60
130-135
< 135
70-80
10.5-11
4.5-5.5
4-4.5
4-5
2.2.2.1 Thuốc nhuộm phân tán
Trong công nghiệp có một số xơ nhân tạo và xơ tổng hợp rất ít hút ẩm, rất
khó thấm ướt, người ta gọi chúng là xơ ghét nước như: xơ acetate, triacetate,
PA, PES, polyacrylonitrin..v.v. Vì vậy những xơ này hầu như không bắt màu
bằng những thuốc nhuộm hòa tan trong nước vẫn dùng để nhộm cellulose và
các xơ ưa nước khác. Để nhuộm những xơ ưa ghét nước này người ta phải dùng
một loại thuốc nhuộm riêng gọi là thuốc nhuộm phân tán.
Ngày nay thuốc nhuộm phân tán được nhiều nước và nhiều hãng trên thế
giới sản xuất với các tên gọi khác nhau: Disperse (LX), Ferone (sandoz),
Synthen(Ba Lan), Ostaket (Tiệp Khắc), Fantagen (CHDC Đức), Dispersol
(ICI),Palamil (BASF), Resolin (Bayer), Terasil (Ciba-Geigy), Samaron
(Hoechst), Cibacet (Ciba)..vv..
Mặc dù tên gọi khác nhau, nhưng tất cả các thuốc nhuộm phân tán đều có
đặc điểm chung là độ hòa tan trong nước của chúng rất nhỏ (không quá 0.1mg/l),
chúng được nghiền đến độ mịn rất cao (0.1-0.2µm) và được hòa vào dung dịch ở
dạng huyền phù phân tán cao, ở dạng này khi nhuộm chúng sẽ bắt vào xơ. Tuy
không hòa tan trong nước nhưng cấu tạo hóa học của thuốc nhuộm phân tán có
ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bắt màu vào xơ của chúng, vì thế cùng một thuốc
nhuộm phân tán nhưng nó sẽ bắt màu vào xơ này tốt hơn xơ kia và cho độ bền
màu cũng như ánh màu khác nhau. Khi sử dụng chúng cần phải chú ý lời chỉ dẫn
và phải thí nghiệm lại. Một thuốc nhuộm phân tán tốt cần có độ bền màu với ánh
sáng, gia công ướt và bền màu với thăng hoa cao.
20
Đặc điểm thứ hai của thuốc nhuộm phân tán là chúng có phân tử nhỏ, cũng
vì thế nên chúng mới có khả năng khuyếch tán vào những xơ ghét nước và có cấu
trúc chặt chẽ.
Bên cạnh thuốc nhuộm phân tán không tan trong nước, người ta còn sản
xuất những thuốc nhuộm tan tạm thời trong nước, khi nhuộm ở nhiệt độ cao,
nhóm cho tính tan của thuốc nhuộm này sẽ tự tách ra, và giải phóng phân tử thuốc
nhuộm không tan trong nước ở dạng phân tán cao để nó bắt màu vào xơ.
Cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhuộm
Mặc dù thuốc nhuộm phân tán đã được sản xuất và sử dụng phổ biến
nhưng cho đến nay vẫn chưa thật rõ thực chất của mối liên kết giữa thuốn
nhuộm và xơ. Đến nay vẫn còn tồn tại hai loại ý kiến giải thích về cơ chế
nhuộm các xơ tổng hợp bằng thuốc nhuộm phân tán.
Một số tác giả cho rằng các hạt thuốc nhuộm phân tán tuy không tan trong
nước nhưng do phân tử nhỏ và ở dạng phân tán cao nên có khả năng khuếch tán
vào các mao quản tuy hẹp của xơ kể cả những xơ có cấu trúc chặt chẽ. Sau khi
đã vào xơ rồi thì nó được giữ lại nhờ lực VanderWaals và lực liên kết hidro
giống như các lớp thuốc nhuộm khác.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng: trong dung dịch nhuộm, khi các hạt thuốc
nhuộm phân tán không tan trong nước tiếp xúc với các xơ ghét nước thì không
xảy ra quá trình khuếch tán thuốc nhuộm và các mao quản của xơ, mà xảy ra
quá trình hòa tan, xơ trong trường hợp này coi như dung dịch rắn nó hòa tan
các hạt thuốc nhuộm không tan trong nước. Hiện tượng này giống như trường
hợp dung môi hữu cơ hay trong các ester của acetic acid.
Quá trình nhuộm xơ tổng hợp bằng thuốc nhuộm phân tán phụ thuộc vào
nhiều yếu tố nhưng quan trọng hơn cả là cấu trúc xơ, kích thước của phân tử
thuốc nhuộm và nhiệt độ nhuộm.
Những xơ có mật độ phân tử càng cao, cấu trúc càng chặt chẽ và tỉ lệ các
thành phần tinh thể càng lớn thì càng khó nhuộm bằng thuốc nhuộm phân tán,
càng yêu cầu điều kiện nhuộm phức tạp hơn. Ngược lại, những xơ nào tuy ghét
nước nhưng có phần vô định hình nhiều hơn, nghĩa là xốp hơn thì càng dễ
nhuộm hơn, còn về kích thước hạt thuốc nhuộm thì cũng vì lí do không hòa tan
trong nước nên thuốc nhuộm phân tán càng có kích thước nhỏ và ở trạng thái
phân tán càng cao thì chúng càng dễ khuếch tán vào xơ.
Kỹ thuật nhuộm bằng thuốc nhuộm phân tán
21
Để nhuộm xơ acetate và xơ tổng hợp bằng thuốc nhuộm phân tán, tùy
theo tình hình thiết bị sẵn có và loại chế phẩm dệt mà người ta quyết định
nhuộm theo một trong các phương pháp sau đây: nhuộm ở áp suất thường,
nhuộm khi có mặt chất tải, nhuộm ở áp suất cao và nhiệt độ cao, nhuộm theo
phương thức gia nhiệt khô ( thermosol).
Dưới đây là những nguyên tắc chung:
Nhuộm các chế phẩm dệt từ tơ acetate
Khi nhuộm các chế phẩm dệt từ tơ acetate bằng thuốc nhuộm phân tán
người ta lấy khoảng 2% thuốc nhuộm so với vải.
Thuốc nhuộm được trộn đều với nước ở 40o
C thành bột nhão sau đó được
pha loãng bằng nước nóng ở t0
=50-60o
C đến nồng độ quy định, lọc và đưa vào
máng nhuộm. Để cho dung dịch ổn định cần thêm chất phân tán vào máng
nhuộm và nhuộm 1 giờ ở 60–70 o
C, không nên tăng nhiệt độ lên cao nữa, vì lúc
này tơ có thể bị xà phòng hóa nhất là khi dùng xà phòng làm chất phân tán.
Xơ triacetate vì bền hơn với nhiệt độ nhuộm và môi trường kiềm nên có
thể nhuộm ở nhiệt độ sôi. Kết thúc quá trình nhuộm chế phẩm dệt được giặt
nhiều lần bằng nước nóng và nước lạnh.
Nhuộm các chế phẩm dệt từ xơ PES
Các chế phẩm dệt từ xơ polyester có thể nhuộm theo phương pháp dưới
đây:
- Nhuộm ở áp suất thường, không dùng chất tải
- Nhuộm ở áp suất thường dùng chất tải
- Nhuộm ở nhiệt độ cao và áp suất cao.
Ở nhà máy nhuộm và hoàn tất thì nhuộm bằng máy Jet với nhiệt độ cao và
áp suất cao.
Thành phần dung dịch nhuộm trong trường hợp này rất đơn giản:
- Thuốc nhuộm.
- Chất phân tán.
- Chất giảm bọt.
Thí dụ nhuộm màu vàng thì công thức có thể lấy như sau:
Disperse yellow R 2% so với vải
Disperstex 0.5%
CF 18 0.5%
Quá trình nhuộm được tiến hành ở 125-130 o
C trong thời gian 60-120
phút trong các máy nhuộm cao áp kiểu Jet Circular, Bean và Jigger cao áp. Sau
22
khi nhuộm vải được giặt bằng nước nóng, khi cần xử lý bằng dung dịch
Na2S2O4 0.5 g/l để làm sạch và cho màu tươi hơn.
Các loại thuốc nhuộm phân tán sử dụng trong công ty:
Hiện nay, các loại thuốc nhuộm phân tán công ty đang sử dụng là:
Lonspere, Terasil và Dianix. Thường sử dụng là Lonspere. Các loại thuốc nhuộm
này có dãy sắc rộng và hiệu quả cao.
Việc lựa chọn thuốc nhuộm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng
công nghệ tại nơi sản xuất, xơ sợi, tiêu chuẩn độ bền màu, tùy theo yêu cầu của
khách hàng…
2.2.2.2 Thuốc nhuộm hoạt tính
Thuốc nhuộm hoạt tính đầu tiên xuất hiện trên thị trường thế giới vào năm
1956 do hãng ICI của Anh sản xuất với tên gọi Proxion, sau đó một vài năm
hãng Ciba của Thụy Sĩ gọi là Cibacron. Đến nay hầu hết các nước có công
nghiệp sản xuất thuốc nhuộm đã sản xuất được thuốc nhuộm hoạt tính với tên
gọi thương phẩm khác nhau như: M-Procion, H-Procion (ICI), Drimaren
( Sandoz), Levafix (Bayer), Racton (Geigy), Remasol (Hoecht), Diacton (nhật).
Ở Liên Xô được sản xuất với tên gọi là activnui ( hoạt tính) ..vv..
Các mặt hàng thuốc nhuộm hoạt tính ngày nay được sản xuất rất đa dạng,
bao gồm những thuốc nhuộm hoạt tính để nhuộm cellulose, hoạt tính phân tán
để nhuộm xơ polyamid và hoạt tính phức kim loại để nhuộm len, tơ tằm. Thuốc
nhuộm hoạt tính được sử dụng nhanh và rộng rãi trong công nghiệp dệt nhuộm
như vậy là do chúng có những tính chất ưu việt dưới đây:
- Có độ bền màu cao với gia công ướt ngang với độ bền màu của thuốc
nhuộm hoạt tính.
- Có màu tươi không kém thuốc nhuộm acid và bazo.
- Giá thành rẻ và kỹ thuật nhuộm đơn giản.
Tất cả thuốc nhuộm hoạt tính được sản xuất trên thế giới hiện nay có thể
chia làm 13 nhóm theo cấu tạo hóa học, song tất cả chúng đều có thể viết dưới
dạng công thức tổng quát S-F-T-X
Ở đây:
23
S – nhóm cho thuốc nhuộm tính tan, thường là nhóm SO3Na
F – là phần mang màu của thuốc nhuộm, nó quyết định màu của thuốc
nhuộm
T – là gốc mang nhóm phản ứng
X – là nhóm phản ứng
Nhóm phản ứng X của thuốc nhuộm hoạt tính rất khác nhau, có thể là các
nguyên tử Clo hoặc các nhóm nguyên tử chưa no –CH=CH2– và trong một
phân tử thuốc nhuộm hoạt tính có thể chứa một hoặc hai nhóm phản ứng.
Tất cả các nhóm phản ứng đều giống nhau là hoạt động hóa học, tuy mức
độ có khác nhau, chúng dễ dàng kết hợp với các nhóm định chức của xơ
cellulose, protein và PA. Khi phản ứng được thực hiện, sẽ tạo thành mối liên
kết hóa trị giữa thuốc nhuộm và xơ, cũng chính nhờ đó mà thuốc nhuộm hoạt
tính có độ bền màu cao với ma sát, gia công ướt và các dung môi hữu cơ. Còn
độ bền màu với tác dụng của ánh sáng và khí quyển thì phụ thuộc vào cấu tạo
của gốc thuốc nhuộm (gốc F).
Như đã nói ở trên, theo cơ chế phản ứng thì TNHT chia làm 2 loại:
- TNHT phản ứng với xơ theo cơ chế ái nhân.
- TNHT phản ứng với xơ theo cơ chế cộng hợp ái điện tử.
Dạng tổng quát của phản ứng của thuốc nhuộm hoạt tính với xơ có thể
trình bày khi lấy thuốc nhuộm halogenua triazin làm ví dụ:
Đối với những thuốc nhuộm monoclotriazin (Procion H, Cibacron) sẽ
phản ứng với xơ như sau:
Ngoài phản ứng với xơ, thuốc nhuộm còn phản ứng với nước (gọi là phản
ứng thủy phân) như sau:
Phản ứng này làm giảm hiệu suất sử dụng thuốc nhuộm nhưng khó tránh
khỏi, nên phải tìm cách hạn chế nó đến mức tối đa.
Để cho các phản ứng kể trên có thể thực hiện được thì quá trình nhuộm
loại thuốc nhuộm này cần tiến hành trong môi trường kiềm với trị số
pH = 10.5-11. Độ kiềm cao hơn sẽ làm tăng lượng thuốc nhuộm thủy phân.
Đối với loại thuốc nhuộm diclotrazin (procion M) do hoạt tính cao, dễ
tham gia phản ứng với xơ, nhưng cũng dễ bị thủy phân nên phải nhuộm ở
24
pH = 8-9. Vì chứa hai nguyên tử Clo có khả năng tham gia phản ứng nên một
phần tử thuốc nhuộm có thể liên kết với hai phân tử cellulose và làm cho xơ có
cấu trúc mắt lưới.
Khi nhuộm theo phương pháp gián đoạn, quá trình nhuộm được tiến hành
làm hai bước. Ở bước đầu, vải được nhuộm trong môi trường trung hòa, dung
dịch chỉ chứa thuốc nhuộm và chất điện ly giống như thuốc nhuộm trực tiếp.
Do ái lực của thuốc nhuộm hoạt tính với xơ cellulose nhỏ hơn nhiều so với ái
lực của thuốc nhuộm trực tiếp, nên ở bước một thuốc nhuộm được phân bố rất
đều trên xơ. Cũng vì lý do đó nên nồng độ chất điện ly trong máng nhuộm phải
lấy tới 30 g/l. Ở bước hai, người ta thêm kiềm vào máng nhuộm, thường là
Na2CO3. Tuy trong bước một thuốc nhuộm được phân tán đều trên xơ nhưng
chúng chỉ được giữ trên xơ bằng lực liên kết VanderWaals và lực liên kết hydro.
Chỉ trong bước hai thuốc nhuộm mới được cố định trên sơ bằng mối liên kết
hóa học như đã trình bày ở trên.
Chia quá trình nhuộm ra làm hai bước như vậy không những để đạt được
độ bền màu cao mà còn giảm lượng thuốc nhuộm bị thủy phân. Nhờ thêm kiềm
vào dung dịch sau khi đại bộ phận thuốc nhuộm đã được xơ hấp phụ, nên tốc độ
thủy phân của thuốc nhuộm nằm trên xơ sẽ xãy ra chậm hơn nhiều so với khi
nó còn nằm trong dung dịch.
Những thuốc nhuộm hoạt tính chứa 2 nhóm phản ứng (diclotriazin) rất dễ
tác dụng với cellulose, chúng liên kết hóa học với xơ ngay ở nhiệt độ 20-30o
C,
còn các thuốc nhuộm chứa 1 nhóm phản ứng (monoclotriazin) thì phải nhuộm ở
nhiệt độ 75-95o
C. Thí dụ khi vải cellulose bằng thuốc nhuộm Procion M
(diclotriazin) người ta tiến hành như sau: thoạt tiên vải được nhuộm ở nhiệt độ
không quá 30o
C trong vòng 50-60 phút trong dung dịch chứa: 0.5-3% thuốc
nhuộm so với khối lượng vải, 10-30 g/l muối ăn. Sau đó thêm từ từ 1-10 g/l
Na2CO3 vào máng rồi lại tiếp tục nhuộm 60-90 phút nữa. Sau khi nhuộm vải
được giặt bằng nước lạnh, giặt nóng bằng dung dịch chứa: 2 g/l chất tẩy rửa
tổng hợp và 1 g/l Na2CO3 trong thời gian 30 phút ở nhiệt độ gần nhiệt độ sôi để
khử sạch những thuốc nhuộm bị thủy phân, không liên kết với vải, bảo đảm cho
vải độ bền màu theo quy định. Cuối cùng vải được giặt bằng nước ấm. Còn khi
nhuộm bằng thuốc nhuôm H-ProCion thì trong bước một cần nhuộm ở nhiệt độ
40-50o
C, ở bước 2 nhuộm ở 75-95 o
C. Quy trình nhuộm có thể lấy như trên
nhưng nồng độ kiềm có thể tăng thêm.
25
Khi nhuộm thuốc nhuộm hoạt tính theo phương pháp liên tục, có thể thực
hiện theo phương pháp 1 máng và 2 máng (hay còn gọi là 1 pha và 2 pha). Khi
nhuộm theo phương pháp 1 máng thì dung dịch nhuộm chứa đồng thời thuốc
nhuộm và tác nhân kiềm cũng như các phụ kiện khác. Còn trong trường hợp
thứ 2 thì thuốc nhuộm được đưa vào 1 máng riêng, kiềm và hóa chất khác đưa
vào một máng riêng, để tránh thuốc nhuộm bị thủy phân khi có mặt kiềm. Dù
nhuộm theo phương pháp nào thì sau khi ngấm ép và sấy khô vải cũng cần
được hấp trong môi trường hơi bão hòa để tạo điều kiện cho thuốc nhuộm thực
hiện liên kết hóa học với xơ.
Đối với thuốc nhuộm Procion khi nhuộm theo phương pháp liên tục,
người ta thường dùng Natribicacbonat để tạo môi trường kiềm, vì khi này sự
thủy phân thuốc nhuộm trong dung dịch sẽ không đáng kể. Khi hấp ở nhiệt độ
cao, Natribicacbonat phân giải chuyển thành Natricacbonat, làm tăng trị số pH
của môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho thuốc nhuộm liên kết chủ yếu với xơ
cellulose và ít bị thủy phân nhất.
Thí dụ khi nhuộm theo phương pháp 1 máng có thể tiến hành như sau:
ngấm vải bằng dung dịch chứa 10 g/l thuốc nhuộm diclotriazin, 10 g/l
Natribiacacbonat, hấp ở 100 o
C 1-2 phút, giặt và sấy khô.
Khi nhuộm màu bằng thuốc nhuộm H-Procion theo phương pháp 2 máng
có thể tiến hành như sau:
Ngấm vải bằng dung dịch chứa thuốc nhuộm H-Procion 10-30 g/l, muối
ăn 30 g/l.
Sấy khô bằng hồng ngoại và sấy gió nóng.
Ngấm ép vải bằng dung dịch chứa: NaOH 7-15 g/l, muối ăn 25 g/l
Hấp giặt ở nhiệt độ 100 o
C trong 1-2 phút
Giặt và sấy khô
Khuyết điểm của phương pháp nhuộm 2 máng là thuốc nhuộm dễ chuyển
chỗ trong quá trình sấy trung gian trước khi ngấm dung dịch kiềm làm cho màu
khó đều. Để ngăn ngừa hiện tượng này người ta đưa thêm keo thích hợp vào
dung dịch nhuộm. Ngoài ra còn đưa thêm muối ăn vào máng chứa kiềm để
ngăn ngừa thuốc nhuộm chuyển từ vải ra dung dịch.
Các loại thuốc nhuộm hoạt tính công ty đang sử dụng:
Hiện nay, các loại thuốc nhuộm hoạt tính công ty đang sử dụng là:
Cibacron (hot, warm và LS) của hãng CIBA, Procion H của hãng ICI, Sulfix của
26
hãng SULFIX, Levafix và Cremasol của hãng ACE. Các loại thuốc nhuộm này
được sản xuất từ Hồng Kông, Mỹ, Indonesia thông qua các văn phòng đại diện
tại Việt Nam.
2.2.2.3 Thuốc nhuộm axit
Là loại thuốc nhuộm anionic (ArSO3Na)
Đa số thuốc nhuộm acid thuộc về nhóm azo, một số là dẫn xuất của
antraquinon, triarylmetan, xanten, azin và quinophlatic
Dễ tan trong nước, phân tử nhỏ, cấu tạo không phẳng, khô có đủ lực liên
kết với xơ cellulose.
Có khả năng bắt màu với các loại xơ protein trong môi trường acid. Dung
dịch nhuộm thường được acid hóa bởi các acid khác nhau như H2SO4,
CH3COOH, CH3COONH4...
Liên kết được tạo ra giữa thuốc nhuộm và vật liệu chủ yếu là liên kết ion
tạo ra giữa anion thuốc nhuộm (ArSO3
-
) và các tâm tích điện dương trên bề mặt
vật liệu. Vải được gắn màu hay màu được giữ lại trên vải do có liên kết ion hay
liên kết muối
Tốc độ nhuộm thuốc nhuộm acid phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán của
các ion, kích thước phân tử thuốc nhuộm, đặc tính của xơ, nồng độ thuốc
nhuộm, nhiệt độ...
Chất điện ly đưa vào dung dịch nhuộm để làm chậm tốc độ nhuộm, làm
cho anion thuốc nhuộm liên kết với các tâm tích điện dương của xơ chậm lại,
có tác dụng đều màu.
Khả năng đều màu, độ bền phân tán rộng.
Có đủ gam màu, màu tươi, thuần sắc, độ bền với ánh sáng và gia công ướt
trung bình.
Dùng đề nhuộm len, tơ tằm, xơ polyamid là những xơ mà trong phân tử
có chứa nhóm amin tự do (–NH2–). Đối với xơ PA do số nhóm amin tự do ở
đầu mạch của xơ ít, thành phần và cấu trúc của xơ kém đồng nhất nên khó
nhuộm màu trung bình và đậm, khó đạt độ được độ đều màu cao, gia công ướt
tương đối bền.
27
2.2.2.4 Thuốc nhuộm cation
Dạng Ar-NR3-Cl
Thuốc nhuộm cation được nhuộm trên sợi acrylic, sợi PES biến tính…
Dễ hòa tan trong nước, khi hòa tan phân ly thành: cation là ion mang màu,
anion không mang màu.
Đủ gam màu, màu tươi, thuần sắc, cường độ màu rất mạnh, kém bền với
giặt và ánh sáng.
Liên kết giữa thuốc nhuộm với xơ là liên kết ion, ngoài ra còn có liên kết
Vander Waals, liên kết hydro. Qúa trình nhuộm màu của thuốc nhuộm này lấy
sự hấp phụ của ion làm hình thức chủ yếu. Ion dương của thuốc nhuộm sẽ tạo
nối đôi ion âm của sợi. Mức độ hấp phụ của thuốc nhuộm sẽ phụ thuộc vào ion
trên xơ sợi nhiều hay ít. Khi đó có sự cân bằng giữa ion dương và ion âm thì
màu sẽ đạt độ bão hòa.
2.3.Các chất trợ nhuộm
- NaOH: phân hủy các tạp chất của xơ sợi như hydratcacbon,… và xà phòng
hóa các acid béo bám trên vải.
- Hydrogen peoxyt (H2O2): được sử dụng để tẩy trắng xơ sợi vì sau khi tẩy
vải có độ trắng cao, đồng thời ít phân hủy xơ sợi.
- Clear NP: đây là chất hoạt động bề mặt không ion, có tác dụng tẩy các
chất dầu bám trên bề mặt xơ sợi.
- Texport – DA9: là chất bôi trơn giúp cho xơ trong quá trình nhuộm không
bị gãy mặt.
- Tanapol DL 506: là chất trợ giúp cho quá trình nhuộm vải PE được đều
màu hơn.
- Tanapol 083: là chất trợ giúp cho quá trình nhuộm sợi PE được đều màu
hơn.
28
- Acid acetic: đóng vai trò là chất trung hòa xơ sợi sau quá trình nấu tẩy, và
cũng là chất tạo môi trường acid để nhuộm cho vải PE. Đồng thời nó cũng là
chất dùng trong công đoạn cắt lông.
- Na2SO4: là chất điện ly giúp cho thuốc nhuộm dễ gắn màu lên bề mặt xơ,
ngoài ra nó còn tạo môi trường trung tính trong quá trình nhuộm.
- Na2CO3: là chất đệm pH, tạo môi trường kiềm giúp thuốc nhuộm tạo liên
kết hóa học với sơ xợi.
- Fix 300L: dùng để cầm màu cho vải cotton.
- Enzyme acid Biotouch C37: là chất cắt lông.
- Level DRL: chất làm đều màu cotton.
2.4.Khả năng thay thế nguyên liệu
2.4.1.Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải cotton.
Để nhuộm cho vải cotton, ngoài thuốc nhuộm hoạt tính, chúng ta còn có
thể sử dụng các loại thuốc nhuộm khác như thuốc nhuộm bazơ, thuốc nhuộm
trực tiếp, thuốc nhuộm hoàn nguyên. Tuy nhiên, công ty sử dụng thuốc nhuộm
hoạt tính vì nó có nhiều ưu điểm hơn các loại thuốc nhuộm khác.
Thuốc nhuộm trực tiếp: có khả năng tự bắt màu, công nghệ nhuộm đơn
giản nhưng khả năng bền màu ánh sáng và giặt thấp.
Thuốc nhuộm bazơ: có đủ gam màu, màu tươi, thuần sắc, cường độ màu
mạnh, nhưng rất kém bền với ánh sáng và giặt. Mặt khác, ái lực của thuốc
nhuộm bazơ với xơ cellulose rất thấp, nên trong quá trình sử dụng phải cầm màu,
nhưng khi cầm màu thì độ tươi sẽ giảm.
Thuốc nhuộm hoàn nguyên: có đủ gam màu, màu tươi, có độ bền màu cao
nhưng có độ ma sát không cao, công nghệ nhuộm phức tạp, giá thành cao.
29
2.4.2.Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải PE
Để nhuộm cho vải PE, ngoài thuốc nhuộm phân tán, chúng ta còn có thể
sử dụng thuốc nhuộm pigment.
Thuốc nhuộm pigment: có khả năng nhuộm màu cao, bền màu, có khả
năng phối trộn với các loại pigment khác với bất kỳ tỉ lệ nào để mở rộng gam
màu. Tuy nhiên, nó không bền màu với ma sát và làm cho vải bị cứng.
30
Một số phiếu hóa chất của đơn đặt hàng ở công ty.
 Mã hàng :79IJSu Thành phần: T/C
Tên màu : vàng – xám Mã màu :JA20M
1. Nấu tẩy Nồng độ
NaOH 2g/l
H2O2 3g/l
TD01 1g/l
DA-9 0.5g/l
Trung hòa
 Giăt nóng acid axetic
2. Nhuộm PE (mã QTCN : 0,08 ;nhiệt độ 1300
C -30 phút)
CH3COOH 0.5g/l
DL506 1g/l
Diamix red FBE 0,0062%
LonSP blue 2BLN 0,0035%
LonSP yellow C4G 0,0018%
3. Nhuộm Cotton (Mã QTCN :0,16; nhiệt độ 600
C)
Na2SO4 20g/l
Na2CO3 10g/l
DRL 1g/l
Sunfix NavySB 0,089%
Sunfix Red 2B 0,034%
Sunfix Yellow S3R 0,08%
31
 Thành phần T/C Mã màu : AEA6M
Mã đỏ đô
1. Nấu tẩy Nồng độ
NaOH 2g/l
TD01 1g/l
DA-9 1g/l
Trung hòa
 Giăt nóng acid axetic 0,3g/l
2. Nhuộm PE (mã QTCN : 0,09 ;nhiệt độ 1300
C -30 phút)
CH3COOH 0.5g/l
DL506 1g/l
LonSP Navy LXF 0,085%
LonSP Red LXF 0,84%
LonSP yellow LXF 0,3%
3. Nhuộm Cotton (nhiệt độ 600
C)
Na2SO4 40g/l
Na2CO3 20g/l
DRL 1g/l
LC-B 0,05%
LC-3RN 0,6%
Cầm màu 0,5%
cắt lông
32
Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHUỘM
3.1. Sơ đồ công nghệ nhuộm vải
Control
Panel
Steam
inlet
Cooling
water
Drawing
rell
Air
inlet
Air
exhaist
Water
inlet
Over
low
Water
drain
Water
drain
Water
inlet
Main
pump
Cooling
water
drain
Heaten
drain
Condesate
drain
Bo
trao
doi
nhiet
DYE
return
Bung
may
DYE
Feed
Chemical
pump
Cycle
mixing
Hình 3.1 Bản vẽ sở đồ hệ thống máy nhuộm
33
Vải mộc
Nấu tẩy
Nhuộm PE
Trung hòa
Giặt khử (nếu có)
Giặt nóng
Nhuộm cotton
Cầm màu (nếu có)
Giặt xả
Tuôn
Hoàn tất
Sản phẩm
Quy trình nhuộm vải T/C
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nhuộm vải T/C.
34
3.2. Các công đoạn trong quy trình nhuộm
3.2.1. Quy trình tổng quát quá trình nhuộm vải T/C
Quá trình tiền xử lý tẩy hồ tẩy trắng.
Quá trình nhuộm PE.
35
Quá trình nhuộm Cotton.
36
3.2.2. Quá trình tiền xử lý tẩy hồ tẩy trắng
Mục đích: Mục đích:
Các sản phẩm dệt mộc (vải dệt kim, dệt thoi, dệt chỉ) còn chứa nhiều tạp
chất như hồ, dầu mỡ…vì vậy tất cả các sản phẩm dệt mộc đều khô cứng, khó
thấm các dung dịch hóa chất khác cho nên rất khó nhuộm màu, mặt khác nó lại
chưa có độ trắng cần thiết cho nên ta cần phải xử lý vải trước khi nhuộm. Mục
đích của công nghệ tiền xử lý là làm cho vải đạt được độ ổn định trước khi vào
nhuộm: ổn định vải về kích thước khổ, về mật độ, mình hàng đạt về độ dày
mỏng, khối lượng yêu cầu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm cho vải sạch trước
khi nhuộm: sạch hồ, hóa chất, đạt được độ trắng cần thiết, không dính dầu dơ,
lông trên mặt vải.
Hóa chất sử dụng: NaOH, H2O2, Prostabil TD01, Texport – DA9.
Hình 3.3. Sơ đồ nấu tẩy
Thuyết minh quy trình:
- Cấp hóa chất vào thiết bị nhuộm.
- Chạy lạnh 10 – 15 phút để hóa chất phân tán đều trong thiết bị.
37
- Lên độ theo quy trình 1.50
C/min đến 1000
C, giữ 60 phút.
- Hạ nhiệt độ xuống 800
C. Cắt mẫu kiểm tra, nếu đạt thì tiến hành giặt xả
sạch.
- Tiến hành giặt nóng trong 15 phút.
- Trung hòa bằng CH3COOH từ 10 – 15 phút để trung hòa lượng kiềm dư
còn bám trên xơ sợi và trong thiết bị.
- Giặt nóng ở 800
C trong 10 phút để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có trong
xơ và các hóa chất còn sót lại trong quá trình nấu tẩy.
- Giặt xả sạch vải.
3.2.3. Quá trình nhuộm PE
Vải T/C là vải pha giữa PE và Cotton nên trong quá trình nhuộm ta tiến
hành nhuộm PE bằng thuốc nhuộm phân tán trước. Sau đó, giặt xả sạch rồi tiến
hành nhuộm cotton bằng thuốc nhuộm hoạt tính sau.
- Thuốc nhuộm sử dụng: thuốc nhuộm phân tán.
- Nhiệt độ nhuộm thích hợp: 1300
C.
- Môi trường nhuộm thích hợp: pH = 4 – 5.5.
- Thời gian nhuộm: tùy vào loại thuốc nhuộm và nồng độ thuốc nhuộm so
với vải.
- Các chất trợ nhuộm:
 Acid acetic: tạo môi trường.
 Tanapol DL506: chất đều màu cho PE.
38
Hình 3.4 Quá trình nhuộm PE
Thuyết minh quy trình:
- Cho vải, nước, acid acetic, chất đều màu, thuốc nhuộm vào thiết bị.
- Chạy máy trong khoảng 15 phút.
- Gia nhiệt đến nhiệt độ nhuộm yêu cầu (1300
C).
- Giữ nhiệt độ ở 1300
C trong khoảng thời gian từ 30 – 60 phút tùy màu đậm
hay nhạt.
- Hạ nhiệt độ xuống 800
C. Cắt mẫu kiểm tra, nếu đạt thì tiến hành giặt xả
sạch.
- Sau đó tiến hành giặt khử (nếu có) và giặt nóng ở 800
C trong 20 phút rồi
xả.
39
3.2.4. Quá trình nhuộm Cotton
- Thuốc nhuộm sử dụng: thuốc nhuộm hoạt tính (Procion, Cibacron,
Sulfix,…).
- Nhiệt độ nhuộm thích hợp: từ 60 – 900
C tùy theo loại thuốc nhuộm.
- Môi trường nhuộm thích hợp: pH = 10.5 – 11.
- Thời gian nhuộm: tùy vào loại thuốc nhuộm và nồng độ thuốc nhuộm so
với vải.
- Các chất trợ nhuộm:
 Na2SO4: chất điện li giúp cho thuốc nhuộm phân tán đều trên bề mặt
xơ sợi.
 Na2CO3: tạo môi trường kiềm, giúp thuốc nhuộm tạo liên kết hóa
học với xơ sợi.
 Level DLR: chất đều màu cho cotton.
 Fix 300L: chất cầm màu cho cotton.
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình nhuộm cotton
40
Thuyết minh quy trình:
- Bắt đầu ở 300
C, cho vải, nước, chất đều màu, thuốc nhuộm, muối
Na2SO4 vào thiết bị.
- Chạy máy trong 20 phút.
- Gia nhiệt đến nhiệt độ nhuộm yêu cầu (600
C).
- Khi đạt đến nhiệt độ nhuộm, cho Na2CO3 vào. Na2CO3 được cho vào
từ từ, có thể chia làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10 phút.
- Giữ nhiệt độ ở 600
C trong khoảng thời gian từ 30 – 90 phút tùy màu
đậm hay nhạt.
- Cắt mẫu kiểm tra, nếu đạt thì tiến hành giặt xả sạch.
- Trung hòa bằng CH3COOH từ 10 – 15 phút.
- Giặt nóng ở 800
C với chất giặt trong 20 phút rồi xả.
- Tiến hành cầm màu (nếu có) ở 500
C trong vòng 20 phút.
3.2.5. Cắt lông
Mục đích: nhằm loại bỏ những đầu xơ nhô lên trên bề mặt vải, làm cho vải
nhẵn, phẳng và đẹp.
Hóa chất sử dụng: dùng Enzyme acid biotouch C37 để cắt lông trong môi
trường acid yếu. Acid acetic là chất tạo môi trường.
3.2.6. Vắt - xả xoắn - xẻ khổ - tuôn
- Sau công đoạn nhuộm, tiến hành vắt nước bằng máy ly tâm để loại bớt
nước ra khỏi vải.
- Tiến hành xả xoắn, rồi qua công đoạn xẻ khổ
đối với loại thun ống.
- Công đoạn tuôn vải làm cho vải có độ phẳng
cần thiết trước khi vào công đoạn tiếp theo.
41
Chương 4 :CÔNG NGHỆ HOÀN TẤT
Sấy Hoàn Tất Comfit In Biên
4.1. Sấy sau nhuộm
Mục đích:
Làm cho vải đạt được độ ẩm đồng đều, từ đó lượng hồ ngấm vào vải đồng
đều làm cho mình hàng đồng nhất.
Đối với hàng tận trích trên máy Jet hay trên máy sấy sẽ làm tăng năng suất
ở công đoạn hoàn tất.
Máy sấy:
Máy sấy vải do Đài Loan sản xuất, nó nhỏ gọn so với các máy trong các
nhà máy.
Nó có 2 yếu tố ảnh hưởng: tốc độ chạy máy và nhiệt độ sấy, tùy sản phẩm
mà điều chỉnh tốc độ chạy máy và nhiệt độ sấy.
Các thông số kỹ thuật:
Nhiệt độ sấy.
Tốc độ vải.
Sức căng vải.
Khe hút chân không.
Hệ số hồ.
Các dạng lỗi:
Sấy không khô đối với một số mặt hàng sẽ gây ố màu khi để lâu.
Sức căng quá lớn làm đơ vải.
Nhiệt độ quá cao làm vải quá khô gây cứng vải.
Chấm màu do khi chạy hàng màu đậm, xả màu không kỹ.
Chấm màu theo chu kỳ của trục ép, do rulo dính màu.
4.2. Sấy hoàn tất
Mục đích:
Vải sau các quá trình nấu, tẩy, nhuộm…thiết bị căng theo chiều dài, co
theo chiều dọc, sợi ngang, sợi dọc không thẳng góc, mặt phẳng nhăn nhúm, mật
độ vải không đạt yêu cầu nên giai đoạn hồ hoàn tất tạo cho vải có dáng đẹp bề
ngoài, căng khổ, làm vải mềm hay cứng.
Ổn định kích thước khổ cũng như mât độ ngang của vải, làm cho vải đạt
được độ thẩm mỹ theo yêu thị trường.
42
Các thông số kỹ thuật:
Nhiệt độ hoàn tất : 130-170 o
C.
Tốc độ vải : 30-35m/phút.
Khổ vải, mật độ sợi ngang.
Overfeed.
Độ mở của quạt trên và dưới.
Nồng độ các loại hồ.
Một số lưu ý:
Sấy khô:
Nhiệt độ không quá 130 o
C.
Đảm bảo hàng khô đều.
Kéo toàn bộ các đầu cây kiểm tra các đầu cây nào có dấu cắt mẫu kiểm tra,
phải được cắt và may lại thật ngay.
Sấy có hồ:
Kiểm tra dung dịch hồ không có bọt.
Không được để máy dừng.
Nhiệt độ không quá 130 o
C.
Vận tốc không đổi suốt trục hàng.
Không được xếp li dù lớn hay nhỏ.
Sấy có hồ cho hoàn tất ngay, không được để quá 2 giờ.
Kiểm tra mình hàng, thông số của vải ( đảm bảo mật độ, khổ vải ...)
Các dạng lỗi thường gặp:
Ố hồ do quậy hồ không đúng quy định.
Mình hàng không đạt do lấy hồ không đúng, pick – up không đúng.
Khác ánh màu: do pH hồ, do bố trí màu hoàn tất không đúng.
Xéo canh.
Xen biên.
Khổ không đạt, mình hàng nhăn: do chạy quá tốc độ quy định.
Mật độ không đúng: do điều chỉnh overfeed không đúng.
Hóa chất sử dụng:
Hồ mềm acid béo: CO, CA
Hồ mềm hút ẩm: TM
Hồ mềm cho cảm giác mát lạnh: PC
Hồ silicon cho cảm giác trơn, mướt: VH-CF, Li C90, 707
Hồ silicon hút ẩm; SHN, HC 85
43
Hồ chống dạt: SSG
Hồ tạo cảm giác nhung tay: RPU
Hồ Resin chống nhăn, chống nhàu: CN, NMT, NDS
Chất xúc tác cho hồ resin chống nhăn, chống nhàu: NKS
Hồ cứng DP 9212
Hồ có cảm giác đầy tay: PEWN
Công tác chuẩn bị dung dịch hồ:
Hồ sau khi cân xong quậy bằng nước ấm.
Hồ DP 9212 và hồ chống nhăn chống nhàu lấy riêng.
Đo pH dung dịch hồ thường 5 – 5,5.
Nếu có bọt có thể dùng kháng bọt quậy kỹ bằng nước ấm trước khi cho
vào dung dịch hồ.
Khi sử dụng hồ NMT, CN phải có chất xúc tác NKS nếu không sẽ không
có tác dụng.
4.3. Comfit
Mục đích:
Làm cho vải thư giãn ở công đoạn cuối cùng, làm cho vải xốp mịn, mặt
vải láng, đẹp đạt yêu cầu thẩm mỹ.
Máy comfit: máy có tác dụng ủi thẳng vải và giúp cho vải mềm mịn và
tươi xốp hơn.
Các thông số kỹ thuật:
Nhiệt độ comfit.
Lực ép, mức độ ép.
Tốc độ (25 m/ph).
4.4. In biên
Mục đích: vải sau khi comfit xong thì in nhãn hiệu lên biên.
44
45
Chương 5: THIẾT BỊ NHUỘM
Hình 5.1 Bản vẽ mặt bằng xí nghiệp nhuộm
46
5.1. Máy nhộm Jet
Hình 5.2. Cấu tạo của máy nhuộm Jet họng dưới.
- Loại máy nhuộm họng Jet này thường có ưu điểm dùng để nhuộm cho các
vải tổng hợp ở nhiệt độ và áp suất cao.
- Vận hành đơn giản, có bộ phận programe cài đặt sẵn chương trình nhuộm.
- Hàng nhuộm ở dạng luân chuyển tuần hoàn nhờ trục guồng chính và họng
Jet. Do đó giảm được ma sát và vách ngăn không gây tổn hại đến bề mặt
hàng.
- Nhuộm được cho tất cả các mặt hàng, các màu nhạt, đậm, trung bình.
- Dung dịch nhuộm được đun nóng bằng bộ phận gia nhiệt riêng.
47
Hình 5.3. Máy nhuộm Jet loại nằm, họng dưới.
Thân máy hình trụ nằm ngang bằng thép không gỉ, chịu áp lực, chứa dung
dịch và vải. Ống dẫn vải tuần hoàn ở dưới. Thông thường tốc độ vải của máy có
đường ống dẫn vải phía trên sẽ nhanh hơn dưới dạng Jet flow. Để đảm bảo cho
các dây vải ở buồng nhuộm có điều kiện giống nhau, thì giữa các buồng nhuộm
được thông với nhau bằng các đường ống.
Công ty đang sử dụng máy nhuộm JET của HISAKA, máy nhuộm
KUNAN…Tùy theo trọng lượng mẻ vải mà sử dụng các loại máy khác nhau.
Máy nhuộm gián đoạn cao áp là loại máy nhuộm theo phương pháp gián
đoạn, giảm trọng, nhuộm các loại vải tổng hợp, vải dệt kim, dệt thoi ở dạng dây
xoắn tự do và nhuộm ở nhiệt độ cao và áp suất cao (nhiệt độ <=1300C và áp suất
từ 2 – 2,5kg/cm2). Đây là thiết bị không có sự kéo căng nên rất thích hợp cho
các loại vải hàng có độ xốp dịu. Dung tỉ thường là 1:8, 1:12.
48
Đây là loại thiết bị nhuộm kín, hoạt động theo nguyên lý hàng và dung
dịch cùng chuyển động. Vì là máy nhuộm cao áp nên thường được nhuộm với
phẩm nhuộm phân tán ở nhiệt độ cao và áp suất cao. Tuy nhiên cũng có thể
nhuộm các loại phẩm nhuộm khác như hoạt tính, acid, và phẩm CD (cation).
Theo thực trạng hiện nay của nhà máy, máy nhuộm họng Jet được công ty dùng
chủ yếu nhuộm cho vải T/C, polyester, cotton là chính.
Tùy theo loại vải mà ta có thể giặt, nhuộm, giảm trọng trong các quy trình
khác nhau, mỗi quy trình sẽ có áp lực, thời gian và nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ
và thời gian cũng có ảnh hưởng rất lớn nếu nhiệt độ quá cao thì vải sẽ bị biến
tính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, độ dày mỏng hoặc màu sắc của sản
phẩm. Đối với quy trình nhuộm khi nhiệt độ lên cao quá sẽ làm cho vải chuyển
sang màu khác, loang màu hoặc là vải có thể bị mục nếu dùng thuốc nhuộm acid.
5.1.1. Cấu tạo
- Thân máy: được làm bằng inox, hình trụ, đặt nằm song song với mặt đất.
Đầu ống dẫn vải là họng Jet, phía trước thùng đầu nhuộm có nắp đậy là cửa ra
vào vải, có nắp kính để quan sát hàng vải trong suốt quá trình tẩy nhuộm. Thùng
được chế tạo bằng inox nhằm chống sự ăn mòn trong quá trình tẩy nhuộm hàng
vải trong môi trường acid, kiềm, môi trường khử cũng như môi trường oxy hóa.
Thân máy chịu áp lực cao và chia thành 3 ngăn theo chiều ngang. Mỗi khoang
đều có chứa dung dịch nhuộm vải ở phía dưới và ống dẫn vải tuần hoàn ở phía
trên. Để đảm bảo cho các dây vải được nhuộm như nhau, vách ngăn giũa các
khoang máy đều đột lỗ.
- Trục guồng: có tác dụng trong việc tải và thường xuyên đổi được vị trí các
nếp gấp nên tránh được việc tạo nếp gấp chết ở một điểm cố định, nếu đang chạy
mà ngưng luân chuyển do dồn hàng hay kẹt hàng thì còi báo động vang lên và
bơm sẽ tự động dừng lại chờ người công nhân đến xử lý.
49
Trục guồng có chiều ngang với bề rộng của thùng nhuộm được chuyển động
nhờ mô-tơ đặt ngoài thùng nhuộm, với hệ thống bánh nhông dây xích. Guồng có
thể chạy xuôi chạy ngược tùy theo người điều chỉnh.
- Họng Jet: được xem là bộ phận chính của máy Jet. Là bộ phận quan trọng
của máy nhuộm gián đoạn cao áp. Khi cho vải vào dưới tác dụng của bơm áp lực
tuần hoàn ta sẽ hút vải chạy vào trong máy qua họng Jet. Ngoài ra trong họng Jet
còn có chén để tạo thêm áp lực nước cho vải qua nhờ các lỗ chén. Có hai loại
chén là chén lỗ và chén tầng tùy theo yêu cầu công nghệ, tùy theo loại vải mà sử
dụng chén tầng hay chén lỗ. Thường người ta sử dụng chén lỗ cho các loại vải
dày ít bị dạt chân chim và dùng chén tầng cho các loại vải mỏng, dễ bị dạt, vì tuy
lượng nước trong chén tầng nhiều hơn chén lỗ nhưng khi vào chén tầng thì dưới
sức hút của nước vải sẽ được đi thẳng xuyên suốt trong máy, còn chén lỗ thì có
lỗ xung quanh nên nó sẽ tạo ra một lực xoáy ở ngay giữa tâm vì thế dễ làm cho
vải dễ bị dạt, về cấu tạo thì chén lỗ gồm có 2 phần: phần đế và phần miệng chén,
còn chén tầng thì cũng có phần đế và tầng, riêng phần tầng thì có 2 loại: có gờ và
tầng không gờ.
Hình 5.4. Cấu tạo chén tầng
50
- Bơm tuần hoàn: đây là loại bơm ly tâm có nhiệm vụ hút dung dịch hóa
chất, thuốc nhuộm hay nước để đưa vào máy. Bơm còn có nhiệm vụ luân chuyển
dung dịch trong thùng, tạo áp lực cho họng Jet kéo hàng vải đi. Dung dịch đi vào
bơm qua lưới lọc trước khi vào hệ thống trao đổi nhiệt. Ngoài ra bơm còn duy trì
ổn định sự phân bố đều nhiệt độ và dung dịch trong máy.
- Hệ thống trao đổi nhiệt: là một thiết bị ống chùm dùng để đun nóng hay
làm nguội dung dịch hóa chất thuốc nhuộm đi một cách gián tiếp, nhờ bơm đẩy
dung dịch đi trong ống, còn bên ngoài là hơi nước nóng hay lạnh làm nguội, hơi
nóng sẽ được cung cấp từ hệ thống lò hơi, còn hơi lạnh được cấp từ nguồn nước
lạnh lấy từ bên ngoài. Hệ thống này gồm một bộ phận cấp bù phần kim loại bị
giãn nở ở nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp.
- Van điều chỉnh áp lực trong họng Jet: được lắp đặt với đường ống đẩy của
bơm trước khi dung dịch đi vào hệ thống trao đổi nhiệt. Van này được dùng để
điều chỉnh lưu lượng bơm, áp lực tốc độ, lưu lượng phải điều chỉnh cho phù hợp
và đúng theo yêu cầu công nghệ để hàng vải chạy đều, không bị kẹt vải hay bị
xếp ly. Trên thùng nhuộm 3 van điều chỉnh sức căng hàng vải, tùy theo trọng
lượng của mỗi loại hàng.
- Van nén và xả khí: Khi máy hoạt động thì áp suất sẽ được cấp vào máy ở
nhiệt độ khoảng 800
C, khi đó bộ phận nén khí sẽ hoạt động liên tục và khi kết
thúc một quy trình nhiệt độ được hạ xuống thì bộ phận xả khí sẽ tự động xả áp ra
từ từ để giảm áp suất trong máy.
- Thùng thay hóa chất, thùng nhuộm: Thùng được làm bằng inox, hình trụ
tròn cao 0,5 - 0,8m; đường kính 0,4 – 0,6m, bên trong thùng có một cách khuấy
hoặc áp lực nước làm hóa chất đều và hòa tan, phía bên trong miệng thùng có hệ
thống ống nước tròn nằm ôm lấy miệng thùng, người ta gọi là ống nước phụ,
ngoài ra còn có một đường ống nước phía dưới dẫn trực tiếp vào thùng và chảy
mạnh vào ống nước phụ. Còn ở bên trong thùng còn có một bộ phận giải nhiệt.
51
Đáy thùng có một lưới lọc và một van xả đáy và một mô tơ. Công dụng của lưới
lọc này là giữ lại bụi, hóa chất, thuốc nhuộm không tan ở bên trong thùng người
ta có đặt một ống hơi trực tiếp với mục đích đun nóng làm cho hóa chất thuốc
nhuộm dễ hòa tan. Phía dưới thùng có một ống dẫn để hóa chất thuốc nhuộm đi
vào bơm và dưới tác dụng của bơm sẽ đưa hóa chất thuốc nhuộm vào trong máy
đồng thời trộn đều dung dịch.
- Tủ điều khiển chương trình: chứa hệ thống nút điều khiển. Có màn hình
điện tử giúp ta theo dõi quá trình cài đặt.
Chú ý: Đối với máy nhuộm cao áp chỉ được mở máy, xả bỏ dung dịch, lấy
mẫu sau khi nhiệt độ đã hạ thấp xuống 600
C và áp suất bằng 0.
Tuyệt đối không được mở nắp máy khi còn áp suất vì rất nguy hiểm có thể
gây nổ.
5.1.2. Nguyên tắc hoạt động
Dung dịch được gia nhiệt qua hệ thống trao đổi nhiệt vào họng Jet theo
trục dẫn vải vào thùng. Hàng vải sẽ chuyển động cùng một lúc với dung dịch
nhờ áp lực của bơm và chuyển động của trục guồng. Để vải được ngấm dung
dịch đều màu, sau khi cho vải vào hết ta chỉnh lại lượng nước đúng theo quy
trình.
Ví dụ: khi giặt theo quy trình ta sẽ lấy nước là 2600lít nhưng ta chỉ lấy
khoảng 2000lít sau khi cho vải vào hết ta mới canh lại lượng nước cho đúng
2600lít.
Sau đó cho các chất phụ trợ và hóa chất vào bồn hóa chất, khuấy cho đều
trước khi cho vào máy và gia nhiệt theo yêu cầu.
52
Thể tích nước theo trong lượng cho trong máy nhuộm
Loại máy Mã thiết bị Trọng lượng Thể tích
1. Hisaka 1-2
HA
HB
HC
>200 240
>180 200
140 180
2000
1800
1600
2. Kunan 1,2
KA
KB
KC
>300 340
>280 300
240 280
3600
2800
2400
3. TW 400
TWA
TWB
TWC
>360 400
>300 360
260 300
3600
3000
2600
4. TW600
TWA
TWB
TWC
TWD
>550 600
>500 550
>450 500
400 450
5500
5000
4500
4000
5. THIES 1,2
A
B
>650 720
>600 650
5000
4500
53
C
D
E
>500 600
>400 500
350 400
4000
3500
3000
6. TW150
A
B
C
>120 180
>100 120
80 100
1500
1000
800
7. TW50
A
B
>40 50
30 40
400
300
5.2. Máy Thies
5.2.1. Cấu Tạo
54
Hình 5.5. Cấu tạo của máy nhuộm Thies.
55
hình 5.6 máy nhuộm thies trong xí nghiệp nhuộm
- Thân máy: có hình trụ nằm ngang bằng thép không rỉ, chịu áp lực, được
chia làm 2 – 3 ngăn theo chiều ngang, mỗi khoang đều có phần chứa dung dịch
nhuộm vải ở phía dưới và ống dẫn vải tuần hoàn trên của máy.
Để bảo đảm cho các dây vải được nhuộm như nhau, vách ngăn giữa các
khoang máy đều đục lỗ. Dung dịch được đun nóng bằng bộ phận gia nhiệt riêng.
Nhiệt độ làm việc tối đa trong máy là 1500
C, thường sử dụng cho các mặt hàng
hiện nay là 1300
C, quá trình nhuộm được điều chỉnh tự động theo một chương
trình đã định trước, nước chứa tối đa trong thùng là 600l.
- Trục guồng: máy guồng có hai guồng chuyển động với vận tốc như nhau.
Có tác dụng trong việc tải vải, thay đổi các nếp gấp hàng vải nên tránh được việc
tạo nếp ly chết, nếu đang chạy mà trục guồng ngưng thì bơm chính cũng ngừng
hoạt động. Vận tốc thường dùng cho hàng vải đan trong công ty là 210 – 250
m/phút.
- Họng jet: đây cũng là bộ phận quan trọng của máy thies, chuyển động
hàng vải bằng áp lực nước dung dịch và nước được phun ra từ họng jet làm cho
vải chuyển động với chuyển động của dung dịch qua hệ thống bơm.
56
Họng jet có dạng hình chóp được đặt cố định trong máy, khoảng cách mà
nước phun từ họng jet ra là 2li. Khoảng cách này đủ để điều chỉnh lọn vải và chu
vi thích hợp.
- Bơm tuần hoàn: đây là một loại bơm ly tâm có tác dụng đưa dung dịch tẩy
nhuộm vào thùng nhuộm và có tác dụng điều chỉnh tất cả các hoạt động của máy
như tải cả chuyển động, đưa dung dịch hóa chất qua lưới lọc vào buồng gia nhiệt
và ra ngoài.
- Hệ thống trao đổi nhiệt: là loại thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống trùm có
sàng lưới lọc để loại bỏ các tạp chất trong dung dịch. Nước ngoài vô để gia nhiệt,
và làm nguội một cách gián tiếp bằng hơi nóng tải vào buồng và lượng dung dịch
được gia nhiệt nhờ bơm ly tâm đi vào.
- Van điều chỉnh áp lực họng jet: được đặt ở đường ống đẩy của bơm vào
dùng để chỉnh lưu lượng bơm, áp lực, tốc độ. Lưu lượng phải được điều chỉnh
cho phù hợp mặt hàng, không bị kẹt, xếp ly chết vải.
- Thùng pha hóa chất: thường được làm bằng inox, có dạng hình trụ cao
0.5 – 0.8 m đường kính 0.4 – 0.6 m, bên trong có một cánh sấy hoặc áp lực để
pha trộn thuốc nhuộm.
5.2.2. Nguyên tắc hoạt động
Vải và dung dịch chuyển động nhờ áp lực của bơm và chuyển động trên
trục guồng, dung dịch được gia nhiệt qua hệ thống trao đổi nhiệt và được cho
vào thùng thuốc nhuộm nhờ bơm chính chuyển động theo vòng tròn giữa vải và
dung dịch.
57
5.2.3. Các sự cố thường gặp
- Do họng Jet nằm phía trên nên dễ gãy mạch vải đối với vải dày do kéo vải
lên họng Jet, hơn nữa khi kéo vải lên chân không do không có nước trong họng
Jet nên nước không kéo căng lực vải ra dẫn đến vải dễ bị kéo căng và gãy mặt.
- Ở các máy Jet do thùng nhuộm nằm ngang nên lực kéo vải ít hơn và
không gây kéo dãn sợi dọc, trong khi đó máy nhuộm Thies thùng nhuộm nằm
dưới họng Jet nằm trên nên lực kéo vải lên họng Jet dễ gây gãy mạch, hơn ở máy
nhuộm Jet. Thuốc nhuộm sẽ thấm vải lâu hơn do thùng nhuộm nằm ngang.
5.3. Máy Winch
Hình
5.7
máy
winch trong xí nghiệp nhuộm
5.3.1. Cấu tạo
Máy winch gồm hai phần chính:
- Máng chứa dung dịch thuốc nhuộm và chứa vải ở phía dưới.
- Guồng dẫn vải và mái che ở phía trên.
58
Phần máng nhuộm được chế tạo bằng thép không gỉ là bể chứa thuốc
nhuộm hoặc hóa chất như acid hoặc kiềm, chất oxy hóa.
Phần mái che làm bằng thủy tinh giúp ngăn không cho hơi nước tỏa ra môi
trường.
Hệ thống ống hơi giúp gia nhiệt khi cần làm việc ở nhiệt độ cao.
5.3.2. Công dụng máy Winch
Thông thường máy winch thường được sử dụng nhuộm các loại vải ít chịu
lực căng kéo hoặc vải ở dạng dây xoắn nhưng trong xí nghiệp dệt nhuộm Gia
Định người ta sử dụng để vào các mục đích:
- Đắp màu hoặc chỉnh màu khi vải nhuộm không đúng so với yêu cầu khách
hàng.
2
3
5
6
1
4
1: Máng chứa dung dịch.
2: Guồng dẫn.
3: Trục phân riêng.
4: Ngăn pha chế thuốc
nhuộm.
5: Ống hơi gián tiếp.
6: Mái che.
Hình 5.8. Sơ đồ máy nhuộm Winch.
59
- Dùng trong công đoạn tẩy trắng vải khi cần nhuộm gấp, như vậy sẽ tiết
kiệm được thời gian nhuộm.
5.3.3.Các sự cố thường gặp:
Trong xí nghiệp máy winch ít khi bị sự cố do cấu tạo và vận hành đơn
giản.
5.4.Máy nhuộm sợi
Hiện nhà máy có 3 thiết bị nhuộm sợi và 1 lò sấy sợi:
- 2 máy nhuộm Tong geng của Đài Loan.
- 1 máy nhuộm Hisaka của Nhật Bản.
- 1 máy sấy sợi Efficier của Nhật bản.
Một số thông số kĩ thuật của máy nhuộm TONG GENG
Thông số kĩ thuật TONGGENG-100 TONGGENG-300
Nhiệt độ tối đa
(0
C)
140 140
60
Áp suất tối đa
(kg/cm2
)
4 4
Khối lượng
(Kg)
100 300
Thể tích
(lít)
1000 3000
Công suất bơm chính
(Hp)
25 60
5.4.1. Cấu tạo
Hình 5.9. Cấu tạo của máy nhuộm TONG GENG (một dạng máy nhuộm bobin).
61
- Hệ thống bao gồm thùng khuấy hóa chất, thùng nhuộm, bơm chính, bơm
hóa chất, và các van.
- Bên trong bao gồm hệ thống gia nhiệt.
- Và một bệ chứa nhiều cọc đứng
có đục lỗ thông tới đáy bệ.
Hình 5.10. Bệ chứa và các ống sợi.
62
Khi nhuộm công nhân vận hành cắm những ống sợi đã được quấn thật
chặt trên những lõi sợi bằng inox chống sự ăn mòn hóa chất, ở đầu mỗi cuộn sợi
được lắp một tấm đệm bịt kín và một đai ốc giữ các ống nhuộm trên đầu mỗi cọc.
5.4.2.Nguyên tắc hoạt động
Khi đặt bệ chức ống nhuộm vào bể nhuộm, phần đáy của bệ vừa khít với
đáy bể. Nước và thuốc nhuộm được bơm vào trong bể nhuộm cho ngập hoàn
toàn các cuộn sợi. Dung dịch đi qua lớp sợi theo hai chiều nhờ một bơm áp suất
lớn có hệ thống đảo chiều chuyển động của dung dịch. Chiều thứ nhất, dung dịch
nhuộm được bơm từ bể vào trong các cọc rỗng, dung dịch được áp suất của bơm
đẩy qua các các lỗ trên cọc, rồi qua lỗ của lõi cuộn sợi, thấm qua lớp sợi ra ngoài.
Chiều thứ hai, dung dịch nhuộm chuyển động từ bể nhuộm vào trong cọc rỗng
thông qua lớp sợi và lõi sợi, dung dịch chuyển động được là do dung dịch nhuộm
được bơm từ trong lõi cọc ra ngoài bể. Điều này tạo điều kiện nhuộm được điều
màu, cho hiệu quả nhuộm cao hơn.
5.4.3.Các sự cố thường gặp
- Hở ron của máy bơm, làm hóa chất chảy ra ngoài.
- Mất lập trình hệ thống điều khiển tự động.
- Ngoài ra còn những sự cố khác nhưng ít khi xảy ra.
5.5. Máy hoàn tất – định hình Bruckner
Sau các quá trình gia công như giũ hồ, nấu tẩy, nhuộm…Vải chịu nhiều
tác dụng cơ học nên dễ bị co lại, thiếu khổ, sợi dọc và sợi ngang không nằm
vuông góc nhau, mặt vải bị nhăn… Vì vậy, phải xử lý vải trước khi nhập kho để
làm cho vải thẳng hơn, đúng khổ vải, sợi dọc và sợi ngang vuông góc với nhau,
tạo cho vải có dáng mềm mại hơn…
63
Hình 5.11. Máy hoàn tất – định hình Bruckner.
5.5.1.Cấu tạo
Máy hoàn tất – định hình Bruckner là một hệ thống thiết bị liên hợp bao
gồm:
- Hệ thống kẹp vải.
- Hệ thống ngấm ép hồ: bao gồm bể hồ, hệ trục ép hồ, trục gạt hồ và chống
gấp nếp trên mặt vải.
- Hệ thống chỉnh sợi: gồm 4 trục, tuỳ theo tốc độ của các trục này mà làm
cho sợi vải bị kéo căng hay bị co lại, giúp cho các sợi vải nằm vuông góc nhau.
- Hệ thống sấy – căng kim: gồm các phòng sấy, hệ thống dò biên vải và trục
căng định biên. Trên trục căng có hệ kim – kẹp đưa vải chạy qua các phòng sấy
chứa các ống trao đổi nhiệt.
- Hệ thống chỉnh khổ.
- Hệ thống làm nguội.
- Hệ thống điện – điện tử để điều khiển quá trình.
64
Hình 5.12. Máng ngấm hồ.
Hình 5.13. Trục ép vải.
65
Hình 5.14. Bộ phận chỉnh sợi.
Hình 5.15. Dàn văng.
66
Hình 5.16. Buồng sấy.
Hình 5.17. Bộ phận chỉnh khổ.
67
5.5.2.Nguyên lý hoạt động
Vải từ xe được cho vào máy định hình bằng các trục dẫn, vải qua hệ thống
kẹp vải vào máy để tránh tình trạng vải vào máy bị cuốn biên, chéo sợi và đi vào
máy đều hơn. Tiếp đến, vải đi qua bể ngấm ép hồ. Bể ngấm là là một máng chứa
hồ ngấm, trong máng có trục dẫn vải ngập trong hồ, vải đi qua máng sẽ được
ngấm hồ. Hồ đi vào máng qua một ống dẫn đặt song song và nằm trong máng.
Ống dẫn có một van để xả hồ và làm vệ sinh máy ngấm. Vải sau khi qua bể
ngấm hồ sẽ qua 3 trục ép để làm đều lượng hồ trên vải, đồng thời giúp hồ ăn sâu
vào trong vải để nâng cao tính chất của vải sau hồ. Trục ép hoạt động nhờ động
cơ, truyền động bằng cách quay bánh răng để quay các trục ép khác nhau. Tiếp
đến, vải được đưa qua các buồng sấy. Đây là bộ phận quan trọng nhất của máy.
Vải theo dàn kim vào buồng sấy theo một đường thẳng. Mỗi buồng sấy có hai
cửa mở ra, có hai bộ phận hút không khí từ bên ngoài qua bộ phận truyền nhiệt
làm cho không khí nóng lên. Lúc này, luồng không khí nóng được quạt phân
phối đều cho hai dãy không khí nóng dưới – trên mặt vải. Bộ phận truyền nhiệt
gồm một dãy ống thép, luồng hơi dầu “DO” di chuyển từ một ống dẫn vào. Sau
khi truyền nhiệt cho không khí, hơi dầu này theo một đường ống đi ngưng tụ ở
bể dầu. Cả buồng sấy có hai ống khói lớn để đẩy hơi nóng sau khi va vải ra ngoài.
Vải sau khi ra khỏi buồng sấy, đi qua bộ phận chỉnh khổ vải ở cuối máy.
Ở cuối buồng sấy có thước đo khổ vải. Nếu vải không đúng khổ, khi ra khỏi
buồng sấy sẽ được chỉnh khổ lại cho phù hợp theo yêu cầu. Vải sau khi ra khỏi
buồng sấy phải được làm nguộị. Sử dụng nước lạnh để làm nguội, nước vào ở
một đầu ống và ra ở đầu kia.
5.5.3. Sự cố thường gặp
- Do nhiệt độ quá cao làm kim căng, bị cong và hư hỏng nên phải điều
chỉnh nhiệt độ phù hợp, dùng kim đúng loại thiết kế.
68
- Trong quá trình hoàn tất, vải dễ bị rách khổ, rớt biên nên luôn cần người
đứng điều khiển bên cạnh để có thể kịp thời xử lý sự cố.
5.6. Máy comfit
5.6.1 Cấu tạo
Bộ phận làm nhẵn có tác dụng làm cho vải láng, bóng, chúng có cấu tạo từ
tấm nỉ và phần lót. Khi vải qua trục lớn vải sẽ được hủy các nếp nhăn.
Nỉ, hệ thống láy băng, bộ phận gia nhiệt đều làm bằng chất chịu nhiệt cao.
Hơi được cung cấp vào đây để ổn định lại vải sau khi ra khỏi máy với nhiệt độ
100o
C. Nỉ cũng được khép kín và hệ thống láy băng điều chỉnh tấm cao su và
rơle nhiệt lực ép của trục làm mềm vải.
Hệ thống băng tải gồm:
- Bộ phận tạo sức căng.
- Bộ phận gia nhiệt ổn định.
5.6.2 Nguyên tắc hoạt động
Trước tiên ta may vải đầu cây, tập kết vải, đưa vải vào đầu máy. Sau đó mở
máy cho vải đi qua các bộ phận trục và bộ phận phun sương làm ẩm vải đồng
đều. Vải tiếp tục đi vào bộ phận làm mềm vải sẽ nằm dưới tấm cao su và bao
quanh rơle nhiệt. Rơle nhiệt đã được cung cấp hơi, lúc này ở nhiệt độ 120 0
C ở
giai đoạn này vải được làm co vì trong quá trình tẩy hồ vải được kéo dãn theo
chiều ngang vì thế khi qua máy comfit vải sẽ co lại và trở nên đẹp hơn.
Tấm cao su được ép lên rơle nhiệt làm cho đường kính trục lớn hơn lúc ra
nhờ vậy vải co lại. Tỷ lệ co này tùy theo máy ( do điều chỉnh vải đi qua trục cong
điều chỉnh sọc và lại đi qua rơle làm mát và được giải nhiệt để làm cho vải nguội
lại vải đi qua các trục đến bộ phận ủi, vải qua các trục cong, qua các trục dẫn
băng, có hệ thống láy băng và đi qua các trục làm mát, sau đó vải theo trục cuộn
ra xe chở vải.
Kiểm tra vệ sinh trước khi chạy máy:
- Kiểm tra tấm cao su phải đảm bảo yêu cầu.
- Không có gì kẹt vào.
69
- Bề mặt và hai biên không có vết trầy xước nếu có dù là nhỏ cũng phải báo
cáo với người có trách nhiệm để xử lý.
Kiểm tra bôi trơn với yêu cầu:
- Chất bơi trơn là tấm mềm cao su phải đủ, ta dùng hóa chất bôi trơn là
vetanol 1:5 (1 l vetanol + 5 l nước)
- Dầu trong bình dầu hộp gió nén phải đầy đủ.
- Dầu bôi trơn các hộp giảm tốc đầy đủ.
- Kiểm tra tổng quát máy, đảm bảo máy bình thường.
- Vệ sinh quanh máy và máy.
- Vệ sinh tấm cao su và các trục dẫn cho thật sạch.
5.6.3. Các trường hợp dừng máy
Dừng máy bình thường:
- Chuẩn bị vải lót để may đầu cây
- Cho máy chạy thật chậm dần 5 – 6 m/p
- Cho công tắc đang làm việc về vị trí off
-Khóa các van hơi nén nước làm mát, đóng nguồn điện chính – phụ vào
máy.
- Vệ sinh máy sau khi dừng.
- Dừng máy có sự cố :
- Nhấn nút đỏ để dừng khẩn cấp
- Khóa van hơi vào trục sấyXả trục ép ra, bật công tắc điện về off.
5.7. Máy sấy
5.7.1. Cấu tạo
Gồm ba phần:
- Đầu máy:
Gồm các trục lăn tự do.
Ba trục ban và hệ thống chỉnh tâm có mắt dò để chỉnh vải không bị lệch
tâm.
Hệ thống hút chân không hoạt động nhờ bơm chân không nhằm loại bỏ
bớt nước có trên vải trước khi đưa vào máy.
70
Trục nhám đầu vào dùng để kéo vải đi vào máy, trục hoạt động nhờ motor,
trên trục nhám có những gai nhỏ bằng cao su để tạo ra lực ma sát giúp vải
không bị kéo mạnh hơn.
- Thân máy:
Là một buồng sấy gồm ba phòng sấy và ba quạt. Bên trong có hệ thống ba
tầng lưới băng tải giúp cho vải chuyển động dễ dàng hơn, vải được căng ra và
được sấy đều hơn khi vào buồng sấy.
Các phòng sấy được cấp nhiệt từ lò hơi qua các đường ống dẫn. Trên thân
máy còn có dụng cụ đo nhiệt độ, tự điều chỉnh khi nhiệt độ tăng lên hay giảm
xuống vượt quá giới hạn.
Trên thân máy có quạt thoát khí để giảm bớt nhiệt độ và hơi nước bên
trong máy ra ngoài.
- Đầu ra:
Gồm hai motor đặt phía trên đầu ra. Motor trái gắn với dây xích tải để kéo
trục lăn nhằm kéo vải từ phía dưới lên. Motor phải cũng gắn với dây xích tải
nhưng để kéo tay quay nhằm biến chuyển động tròn của tay quay thành chuyển
động tịnh tiến, làm cho máng xả vải chuyển động tới lui, vải được xếp ngay
ngắn trên xe.
5.7.2. Nguyên tắc hoạt động:
Vải sau khi nhuộm sẽ được đưa vào máy sấy. Đầu tiên vải được kéo qua
trục lăn tự do, trục này giúp vải chuyển động nhẹ nhàng hơn. Sau đó vải chay
qua ba trục ban, các trục này quay ngược chiều nhau với mục đích ban vải ra
hai biên, ở phía dưới trục ban có hệ thống chỉnh tâm có mắt dò để chỉnh tâm vải.
Tiếp đó vải sẽ được đưa qua các trục lăn tiếp theo và đến trục hút chân không,
trục nhám rồi đi vào buồng sấy. Vải đưa vào máy nhờ vào ba tầng lưới băng tải
với mục đích giúp vải dễ chuyển động hơn và sấy đều hơn. Cuối cùng, vải sau
khi ra khỏi trục sấy sẽ qua trục lăn và trục nhám đầu ra, ra ngoài vào xe chứa
vải.
71
Chương 6: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
6.1. Nước thải nhuộm
6.1.1. Nước thải nhuộm
Không ổn định và đa dạng, thay đổi ngay trong khi nhuộm các loại vải
khác nhau, thậm chí ngay cả khi cùng một loại sản phẩm với loại thuốc nhuộm
khác nhau, môi trường nhuộm có thể là acid hoặc kiềm, hay trung tính.
Nhìn chung, thành phần tính chất nước thải nhuộm thường chứa các gốc
như: R – SO3Na, R – SO3, R – NH2, R – Cl…, pH nước thải thay đổi từ 2 – 14,
hàm lượng COD thay đổi từ 80 – 18.000 mg/l. Tùy theo từng loại phẩm nhuộm
(phân tán, trực tiếp hay hoạt tính…) mà ảnh hưởng đến tính chất nước thải, riêng
trường hợp sử dụng phẩm nhuộm phân tán, nước thải sau khi thử nghiệm có hàm
lượng cặn lơ lửng thấp, nước trong suốt, độ màu không đáng kể, đa số cặn không
tan lắng được.
Mặt khác, thành phần và tính chất nước thải thay đổi liên tục trong ngày,
nhất là tại các nhà máy sản xuất theo quy trình gián đoạn, các công đoạn như giặt,
nấu tẩy, nhuộm đều thực hiện trên cùng một máy, do vậy theo từng giai đoạn
nước thải cũng biến đổi, dẫn đến độ màu, hàm lượng chất hữu cơ, pH, hàm
lượng cặn không ổn định. Ngoài ra, nước thải từ phân xưởng nhuộm còn được
pha loãng một phần với nước thải sinh hoạt hoặc nước thải từ các công đoạn
khác như dệt, lò hơi.
Bên cạnh hai nguồn thải đặc trưng trên, nước thải ở các khâu hồ sợi, giặt
xả có hàm lượng chất hữu cơ cao, pH vượt tiêu chuẩn xả thải. Tuy nhiên công
đoạn hồ sợi, lượng nước được sử dụng rất nhỏ, hầu như toàn bộ bộ phẩm hồ
được bám trên vải, nước thải chỉ xả ra khi làm vệ sinh thiết bị nên không đáng kể.
72
Tóm lại, nước thải dệt nhuộm có lưu lượng lớn, COD, BOD, SS cao, có
độ màu đậm, mùi nồng khó chịu, nóng và pH là kiềm mạnh hoặc acid và có tính
độc.
6.1.2. Nguồn phát sinh nước thải
Thường tại các cơ sở sản xuất lớn mới có đầy đủ các công đoạn sản xuất,
đặc biệt là ở công đoạn nhuộm mới có các nguồn thải lớn và nguy hiểm. Với các
cơ sở nhỏ, chỉ đơn thuần công đoạn dệt vải thì phần thải gần như không đáng kể
Nguồn nước thải sản xuất ở mức ô nhiễm nặng từ các công đoạn hồ sợi,
giũ hồ, làm bóng, nấu, tẩy nhuộm hoàn tất và in hoa. Những chỉ tiêu cần xem xét
để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải của các cơ sở sản xuất bao gồm:
- Lượng nước thải sinh ra (vì nó liên quan đến tải trọng của hệ thống xử lý).
- Tổng lượng các chất rắn trong dòng thải (TSS). Đây là một thông số quan
trọng đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sản xuất đồng thời nó cũng dễ
dàng xác định được bằng các phương pháp không tốn kém lắm.
- Nhu cầu ôxy hoá học (COD). Trong tất cả các loại hình công nghiệp kể
trên, hầu hết nước thải đều chứa một lượng lớn các chất hữu cơ và trong lĩnh vực
môi trường, người ta hay sử dụng thông số BOD5. Tuy vậy, thông số này khó
xác định hơn trong khi COD vừa dễ xác định, vừa có thể phần nào dự đoán được
mức độ ô nhiễm hữu cơ cũng như khả năng xử lý nước thải bằng con đường sinh
hoá (phương pháp xử lý rẻ tiền nếu có thể thực hiện được).
Theo đặc thù của từng loại hình công nghiệp, có thể đưa thêm các chỉ tiêu
ô nhiễm khác như kim loại nặng đối với ngành cơ khí, các độc tố trong ngành
công nghiệp dệt, giấy, da, hoá chất hoặc các dạng chất hữu cơ khó phân huỷ sinh
học.
73
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp. Theo tính toán
từ các loại hoá chất sử dụng như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện
ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất ôxy hoá... đã có hàng
trăm loại hoá chất đặc trưng, các loại này hoà tan dưới dạng ion và các chất kim
loại nặng đã làm tăng thêm tính độc hại không những trong thời gian trước mắt
mà còn ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sống.
- Nước thải ở các khâu hồ sợi chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, pH vượt
tiêu chuẩn xả thải. Tuy nhiên, công đoạn hồ sợi, lượng nước được sử dụng rất
nhỏ, hầu như toàn bộ phẩm hồ được bám trên vải, nước thải chỉ xả ra khi làm vệ
sinh thiết bị nên không đáng kể.
- Nước thải giặt tẩy: có pH dao động khá lớn từ 9 - 12, hàm lượng chất hữu
cơ cao (COD = 1000 - 3000 mg/l) do thành phần các chất tẩy gây nên. Độ màu
của nước thải khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu và có thể lên đến 10.000 Pt
- Co, hàm lượng căn lơ lửng SS có thể đạt đến trị số 2000 mg/l, nồng độ này
giảm dần ở cuối chu kỳ xả và giặt. Thành phần chủ yếu của nước thải bao gồm:
thuốc nhuộm thừa, chất hoạt động bề mặt, các chất ôxy hoá, xenlulô, xáp, xút,
chất điện ly...
- Công nghệ nhuộm sử dụng một lượng nước lớn phục vụ cho các công
đoạn sản xuất và xả ra một lượng nước thải tương ứng, bình quân khoảng 50 -
300 m3/tấn vải. Trong đó hai nguồn ô nhiễm chính cần phải giải quyết là từ công
đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy.
Nước thải nhuộm thành phần thường không ổn định và đa dạng, thay đổi
ngay trong từng nhà máy khi nhuộm các loại vải khác nhau, thậm chí ngay cả
khi cùng một loại vải với loại thuốc nhuộm khác nhau. Môi trường nhuộm có thể
là axit hoặc kiềm, hoặc trung tính. Cho đến nay, hiệu quả hấp thụ thuốc nhuộm
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdfHình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Man_Ebook
 

Was ist angesagt? (20)

11 giáo trình nguyên phụ liệu may
11 giáo trình nguyên phụ liệu may11 giáo trình nguyên phụ liệu may
11 giáo trình nguyên phụ liệu may
 
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacketBáo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
 
Báo cáo thực tập sản xuất may mặc tại công ty cổ phần sx – tm may sài gòn b...
Báo cáo thực tập sản xuất may mặc tại công ty cổ phần sx – tm may sài gòn   b...Báo cáo thực tập sản xuất may mặc tại công ty cổ phần sx – tm may sài gòn   b...
Báo cáo thực tập sản xuất may mặc tại công ty cổ phần sx – tm may sài gòn b...
 
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
 
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdfHình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
 
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành may
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành mayBài giảng nguyên liệu dệt ngành may
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành may
 
Báo cáo ngành may xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo j...
Báo cáo ngành may   xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo j...Báo cáo ngành may   xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo j...
Báo cáo ngành may xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo j...
 
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
 
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
 
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
 
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần dệt may gia định phong phú - ...
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần dệt may gia định   phong phú - ...Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần dệt may gia định   phong phú - ...
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần dệt may gia định phong phú - ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty mayĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
 
13 giáo trình quá trình hoàn tất vải
13 giáo trình quá trình hoàn tất vải13 giáo trình quá trình hoàn tất vải
13 giáo trình quá trình hoàn tất vải
 
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
 
đồ áN ngành may về cử gá triển khai áp dụng cữ gá trong quá trình may sản phẩm
đồ áN ngành may về cử gá   triển khai áp dụng cữ gá trong quá trình may sản phẩmđồ áN ngành may về cử gá   triển khai áp dụng cữ gá trong quá trình may sản phẩm
đồ áN ngành may về cử gá triển khai áp dụng cữ gá trong quá trình may sản phẩm
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
 

Ähnlich wie Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú

Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
Thanhjolly Lhd
 

Ähnlich wie Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú (20)

Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
 
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
 
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Luan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuongLuan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuong
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
 
A0141
A0141A0141
A0141
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thépĐề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
 
Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Đầu tư Thành Quang, 9đ
Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Đầu tư Thành Quang, 9đĐánh giá thực hiện công việc tại Công ty Đầu tư Thành Quang, 9đ
Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Đầu tư Thành Quang, 9đ
 
12011
1201112011
12011
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
 
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tếĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác Quản trị bán hàng của cty Nhựa Nam Việt
Đề tài: Hoàn thiện công tác Quản trị bán hàng của cty Nhựa Nam ViệtĐề tài: Hoàn thiện công tác Quản trị bán hàng của cty Nhựa Nam Việt
Đề tài: Hoàn thiện công tác Quản trị bán hàng của cty Nhựa Nam Việt
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAY
 
Nghiên cứu biến tính bề mặt vật liệu nano cacbon dạng ống bằng axit vô cơ
Nghiên cứu biến tính bề mặt vật liệu nano cacbon dạng ống bằng axit vô cơNghiên cứu biến tính bề mặt vật liệu nano cacbon dạng ống bằng axit vô cơ
Nghiên cứu biến tính bề mặt vật liệu nano cacbon dạng ống bằng axit vô cơ
 

Mehr von Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Mehr von Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Kürzlich hochgeladen

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Kürzlich hochgeladen (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú

  • 1. 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY ..................1 1.1 Giới thiệu chung ......................................................................................5 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.........................................5 1.1.2. Đối tác thương mại ..............................................................................7 1.1.3. Các sản phẩm của công ty .....................................................................8 1.1.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty ........................................................9 1.1.5. Sơ đồ mặt bằng của công ty ..............................................................10 1.2. Giới thiệu về xí nghiệp nhuộm Phan Văn Trị.......................................11 1.2.1. Chức năng............................................................................................11 1.2.2. Năng lực sản xuất ................................................................................11 1.2.3. Thiết bị.................................................................................................11 1.2.4. Sơ đồ tổ chức xí nghiệp nhuộm...........................................................11 Chương 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT.........................................................14 2.1.Nguyên liệu dệt..........................................................................................14 2.1.1. Sợi PolyEster (PE)...............................................................................14 2.1.1.1. Cấu Tạo..........................................................................................14 2.1.1.2. Tính chất vật lý.............................................................................15 2.1.1.3. Tính chất hóa học ..........................................................................15 2.1.2. Sợi Cotton ...........................................................................................16 2.1.2.1 Cấu tạo............................................................................................16 2.1.2.2 Tính chất vật lý...............................................................................16 2.1.2.3. Tính chất hóa học ..........................................................................17 2.2.Nguyên liệu nhuộm ...................................................................................18 2.2.1.Lý thuyết về nhuộm............................................................................18
  • 2. 2 2.2.2 Phân loại thuốc nhuộm .........................................................................19 2.2.2.1 Thuốc nhuộm phân tán ...................................................................19 2.2.2.2 Thuốc nhuộm hoạt tính...................................................................22 2.2.2.3 Thuốc nhuộm axit...........................................................................26 2.2.2.4 Thuốc nhuộm cation.......................................................................27 2.3.Các chất trợ nhuộm ..................................................................................27 2.4.Khả năng thay thế nguyên liệu................................................................28 2.4.1.Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải cotton..............................28 2.4.2.Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải PE....................................29 Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHUỘM.........................................32 3.1. Sơ đồ công nghệ nhuộm vải ....................................................................32 3.2. Các công đoạn trong quy trình nhuộm..................................................34 3.2.1. Quy trình tổng quát quá trình nhuộm vải T/C .....................................34 3.2.2. Quá trình tiền xử lý tẩy hồ tẩy trắng...................................................36 3.2.3. Quá trình nhuộm PE ...........................................................................37 3.2.4. Quá trình nhuộm Cotton ......................................................................39 3.2.5. Cắt lông................................................................................................40 3.2.6. Vắt - xả xoắn - xẻ khổ - tuôn...............................................................40 Chương 4 :CÔNG NGHỆ HOÀN TẤT ...........................................................41 4.1. Sấy sau nhuộm..........................................................................................41 4.2. Sấy hoàn tất ..............................................................................................41 4.3. Comfit........................................................................................................43 4.4. In biên........................................................................................................43 Chương 5: THIẾT BỊ NHUỘM........................................................................45 5.1. Máy nhộm Jet...........................................................................................46 5.1.1. Cấu tạo ................................................................................................48 5.1.2. Nguyên tắc hoạt động ..........................................................................51
  • 3. 3 5.2. Máy Thies..................................................................................................53 5.2.1. Cấu Tạo...............................................................................................53 5.2.2. Nguyên tắc hoạt động ..........................................................................56 5.2.3. Các sự cố thường gặp...........................................................................57 5.3. Máy Winch................................................................................................57 Hình 5.7 máy winch trong xí nghiệp nhuộm................................................57 5.3.1. Cấu tạo .................................................................................................57 5.3.2. Công dụng máy Winch ........................................................................58 5.3.3.Các sự cố thường gặp: ..........................................................................59 5.4.Máy nhuộm sợi..........................................................................................59 5.4.1. Cấu tạo .................................................................................................60 5.4.2.Nguyên tắc hoạt động ...........................................................................62 5.4.3.Các sự cố thường gặp............................................................................62 5.5. Máy hoàn tất – định hình Bruckner.......................................................62 5.5.1.Cấu tạo ..................................................................................................63 5.5.2.Nguyên lý hoạt động...........................................................................67 5.5.3. Sự cố thường gặp.................................................................................67 5.6. Máy comfit................................................................................................68 5.6.1 Cấu tạo ..................................................................................................68 5.6.2 Nguyên tắc hoạt động ...........................................................................68 5.6.3. Các trường hợp dừng máy ...................................................................69 5.7. Máy sấy ....................................................................................................69 5.7.1. Cấu tạo................................................................................................69 5.7.2. Nguyên tắc hoạt động:......................................................................70 Chương 6: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI...............................................71 6.1. Nước thải nhuộm.....................................................................................71 6.1.1. Nước thải nhuộm .................................................................................71
  • 4. 4 6.1.2. Nguồn phát sinh nước thải...................................................................72 6.2. Phương pháp xử lý...................................................................................75 6.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ...............................................................76 Chương 7. MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN PHẨM.................................82 7.1. Các phương pháp kiểm tra sản phẩm....................................................82 7.2. Các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất ............................................82 7.2.1. Sự cố về máy móc................................................................................83 7.2.2. Sự cố về sản phẩm ...............................................................................84 7.3. Sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết sản xuất:.................................87 7.4. Một số vấn đề về môi trường:.................................................................87 7.5. An toàn lao động ......................................................................................89 Chương 8: CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ........................92 8.1. Công tác phòng cháy chữa cháy .............................................................92 8.2. Vệ sinh công nghiệp .................................................................................93 KẾT LUẬN.........................................................................................................94
  • 5. 5 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY GIA ĐỊNH – PHONG PHÚ 1.1 Giới thiệu chung Tên giao dịch bằng tiếng việt: Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Gia Đinh – Phong Phu Textile & Garment Corporation, GDP Corp. Địa chỉ giao dịch: 189 Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 35162486 – 35162574 – 62732242. Fax: 35166722. Mã số thuế: 0305412008 –Tài khoản: 007.1.00.4253957 NH Vietcombank. Website : www.gdpcorp.com.vn hoặc www.gdptex.vn. Email: info@gdptex.vn. Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Ông Lê Đông Triều. Tổng Giám Đốc: Ông Phan Vương Khắc Hiếu Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất kinh doanh công nghiệp sợi, dệt, nhuộm, may. - Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật liệu, máy móc thiết bị ngành sợi, dệt, nhuộm, may. - Kinh doanh xăng dầu. Vốn điều lệ: 120.000.000.000 (Một trăm hai mươi tỷ đồng). 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Dệt May Gia Định – Phong Phú trước đây là Công ty Dệt May Gia Định được thành lập theo nghị định 338/HĐBV ngày 20/11/1991.
  • 6. 6 Tiền thân của công ty là: - 1954: Xưởng dệt Nam Á thuộc quyền quản lý của tư nhân. - 1975: Quốc hữu hóa xưởng dệt Nam Á. - 1980: Nhập dệt 5 vào theo quyết định 229/QĐUB ngày 26/11/1979 và đổi tên thành Xí nghiệp dệt số 3. - 1989: Nhập dệt vào theo quyết định 85 ngày 13/04/1989 và lấy tên là: Xí nghiệp dệt số 3. - 1992: Đổi tên Xí nghiệp dệt số 3 thành Công Ty Dệt May Gia Định. - 06 – 1995: 3 đơn vị xác nhập vào Công Ty Dệt May Gia Định theo quyết định 4562/QĐUB ngày 26/06/1995 gồm: Dệt kim 8, Nhuộm 61, Công Ty Xuất Nhập Khẩu Hồng Gấm. Tháng 1 năm 2008, Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú viết tắt là GDP Corp được thành lập kết hợp từ sức mạnh tổng thể, tiềm năng và uy tín của 3 Cổ Đông sáng lập là Tổng Công Ty Dệt May Gia Định, Tổng Công Ty Phong Phú và Công Ty Dệt Kim Đông Phương. - Tổng Công Ty Dệt May Gia Định gồm 13 thành viên, có thể nói là một trong số các Tổng Công Ty lớn của ngành Dệt May tại Việt Nam với nhiều kinh nghiệm về ngành Dệt May và thế mạnh về đầu tư phát triển trong các lĩnh vực khác. - Tổng Công Ty Phong Phú (tiền thân là Dệt Phong Phú) - một trong những Doanh Nghiệp hàng đầu của ngành Dệt May Việt Nam với qui trình sản xuất dây chuyền khép kín sản phẩm sợi - chỉ may, khăn bông, vải denim, sản phẩm may mặc. - Công Ty Dệt Kim Đông Phương - một trong những Doanh Nghiệp sản xuất hàng dệt kim truyền thống có tốc độ phát triển nhanh và bền vững trong nhiều năm gần đây.
  • 7. 7 Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú có vốn điều lệ là 120 tỉ đồng, trong đó Tổng Công Ty Dệt May Gia Định góp 38,3% vốn, Tổng Công Ty Phong Phú góp 25% vốn, Công Ty Dệt Kim Đông Phương góp 16%, phần còn lại sẽ được huy động từ nguồn vốn các Doanh Nghiệp dệt may khác của trung ương và thành phố. Với việc thừa kế nguồn lực, nguồn vốn và trình độ chuyên môn của các Công Ty cổ đông sáng lập, Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú sẽ xây dựng một mô hình Công Ty mới tinh, gọn về cơ cấu tổ chức, nhân sự; quản lý linh hoạt hơn trong lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm, may đầy cạnh tranh bằng quy trình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất đến khâu kinh doanh của sự liên kết các Công Ty cổ đông sáng lập. Như vậy, với những nền tảng, lợi thế có được và những chiến lược cụ thể của Công Ty, cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của lĩnh vực Dệt May Việt Nam hiện nay, Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú sẽ phấn đấu hoàn thành những mục tiêu đặt ra, từng bước đưa hình ảnh và thương hiệu của Công Ty hoà nhập vào thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. 1.1.2. Đối tác thương mại Một số thị trường và khách hàng truyền thống của công ty như: - Nhật Bản: Itochu, Masuda, Seitaro Arai, Kanematsu, Sakai, Toyota, Tsusho… - EU: CJG, Deluxe, Sun Garden, Arco, CCM, Dewalt… - Hoa kỳ: Falconbay, XG, Retrofit, Precise … - Canada: Top Ten, Shinhoo… - Đài Loan: Shuen, Tee, Net… - Hồng Kông: Wingho, HK Style, Bonatex…
  • 8. 8 - Hàn Quốc: Jungang, Shinjin, DongYang… 1.1.3. Các sản phẩm của công ty Công ty sản xuất các sản phẩm dệt kim, dệt kiếm, các loại hàng may mặc. Các sản phẩm này được tiêu thụ cả trong thị trường nội địa và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: Nhật, Anh, Mỹ, Hồng Kông, Đức, Ý, Đài Loan, với tỉ lệ xuất khẩu là 65%. Năng lực sản xuất của công ty: - Vải dệt kiếm 100% PE: 2.5 triệu m/năm. Chủ yếu là vải caro, sọc màu sử dụng để may bao ghế, dù và vải jacquard sử dụng cho trang trí nội thất. - Vải dệt kim TC, 100% cotton: 1500 tấn /năm. Chủ yếu là vải thun cá sấu, thun cá mập một mặt trơn dệt từ sợi TC, 100% cotton, 95%cotton – 5% spandex. - Sản phẩm may mặc như áo Pull, Polo – shirt, T – shirt: 5 triệu áo/năm. Hình 1.1. Các sản phẩm của công ty dệt nhuộm Gia Định –Phong Phú
  • 9. 9 1.1.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty HĐQT TGĐ PTGĐ TC-HC-QT PTGĐ SX PTGĐ KD-XNK PTC-HC-QT PKT SX-ĐT PKD-XNK XN MAY XN DỆT XN NHUỘM X.XE SỢI X.DỆT KIM X.DỆT KIẾM BAN KIỂM SOÁT
  • 10. 10 1.1.5. Sơ đồ mặt bằng của công ty Xí Nghiệp Nhuộm Phan Văn Trị -Tầng trệt: Hấp Jumbo. -Lầu 1: Nhà ăn. -Tầng trệt: Khu se - đảo. -Lầu 1: Căntin. -Trệt: KCS. -Lầu 1: VP. -Trệt: Kho thành phẩm. -Lầu 1: VP. WC Xưởng Dệt Kim Kho Hóa Chất Kho Mộc Lò Hơi Cabin điện Kho Thành Phẩm BV Showroom Cabin điện Bể nước 60m3 Xưởng Dệt Kiếm Phan Văn Trị Khối VP Nhà xe BV Đường Phan Văn Trị Đường Thiên Hộ Vương Hình 1.3. Sơ đồ mặt bằng của công ty
  • 11. 11 1.2. Giới thiệu về xí nghiệp nhuộm Phan Văn Trị Xí nghiệp nhuộm Phan Văn Trị trực thuộc Công ty cổ phần dệt may Gia Định – Phong Phú. 1.2.1. Chức năng Chuyên nhuộm các sản phẩm cho các công ty dệt và theo yêu cầu của tổng công ty. 1.2.2. Năng lực sản xuất - 5 000 000 m/năm đối với các vải dệt kiếm thành phẩm. - 1 800 tấn/năm đối với vải dệt kim thành phẩm. 1.2.3. Thiết bị - 12 máy nhuộm cao áp (Thies/Đức, Hisaka/Nhật, Tongwu/Đài Loan, Fong’s/Hong Kong). - 5 máy nhuộm hạ áp (Kunnan/Đài Loan, Fong’s/Hong Kong). - 1 máy định hình vải bằng nhiệt “Bruckner” (Đức). - 4 máy nhuộm sợi (Hisaka/Nhật, Tonggen/Đài Loan). - Máy Compact Feraro (Ý), LH&LK (Đài Loan). - Máy Comfit (Hàn Quốc). - Một số thiết bị khác: máy giặt quay, máy sấy không căng, máy xẻ khổ vải dệt kim, máy hồ xả xoắn vải dệt kim. 1.2.4. Sơ đồ tổ chức xí nghiệp nhuộm Tổng số nhân viên trong xí nghiệp là 112 người, trong đó số người trong tổ quản lý khoảng 12 người. Giờ làm việc:
  • 12. 12 - Giờ hành chính: 7h30 đến 16h30. - Giờ sản xuất: 3 ca.  Ca 1: 5h30 đến 13h30.  Ca 2: 13h30 đến 21h30.  Ca 3: 21h30 đến 5h30. Trong một ca sản xuất, phân xưởng nhuộm gồm 11-13 nhân viên được bố trí như sau: Hình 1.4. Sơ đồ phân cấp thực hiện sản xuất. Trong đó: - Trưởng ca: điều hành nhân lực, thiết bị, phương tiện, tài liệu nhằm đảm bảo công việc được tiến hành theo đúng yêu cầu quy định và bàn giao cho trưởng ca sau những việc cần thực hiện. - Kỹ thuật ca: theo dõi quá trình sản xuất vể mặt kiểm tra hóa chất, thuốc nhuộm, so mẫu màu khi nhuộm, kiểm tra thao tác công nhân theo quy trình, kiểm tra từng công đoạn trong quá trình của quy trình công nghệ tổng quát. Nếu Trưởng ca Tổng số nhân viên trong xí nghiệp là 112 người, trong đó số người trong tổ quản lý khoảng 12 người. Giờ làm việc: Giờ hành chính 7h30 đến 16h30. Giờ sản xuất: +Ca 1: 5h30 đến 13h30 +Ca 2: 13h30 đến 21h30 Trong một ca sản xuất, Phân xưởng nhuộm gồm 11-13 nhân viên được bố trí như sau: Kỹ thuật ca Tổ trưởng sản xuất Công nhân vận hành
  • 13. 13 không đạt yêu cầu thì phải xác nhận vào phiếu sản xuất, và yêu cầu công nhân phải tiến hành chỉnh màu. - Tổ trưởng sản xuất: đi khảo sát và giải quyết các sự cố xảy ra của thiết bị, khi cần thì đứng máy. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, tổ nghiệp vụ có trách nhiệm chuẩn bị kế hoạch sản xuất, lập sổ theo dõi đơn hàng, phiếu yêu cầu may hàng, yêu cầu hàng mộc chuyển đến tổ may hàng may nối đầu cây. Nhân viên thống kê hóa chất lập bảng tính nhu cầu hóa chất, chuyển đến tổ pha chế và phiếu yêu cầu hóa chất chuyển đến kho hóa chất. Nhân viên điều độ nhuộm sẽ lập phiếu sản xuất theo dõi tiến độ thực hiện. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn do tổ KCS đảm nhận, cùng với các trưởng ca và kỹ thuật ca. Ở giai đoạn thành phẩm có tổ KCS thành phẩm cùng với sự giám sát của PGĐKT trước khi đưa lên phúc tra ở phòng quản lý chất lượng của công ty.
  • 14. 14 Chương 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT 2.1.Nguyên liệu dệt Các nguyên liệu dệt của công ty chủ yếu sản xuất từ 3 sợi chính là: TC, Polyester, Cotton. Trong đó, sợi PE được nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc với các nhà cung cấp Hyosung, LanFa, Tongyang; còn Cotton và TC chủ yếu lấy trong nước do dệt X28, ChongNam, TaiNam, dệt Nam Định cung cấp. Vì vải từ sợi cotton hút ẩm tốt nhưng không được trắng do vải mang theo nhiều bụi và có độ bền tương đối kém, còn vải từ PE tuy trắng hơn nhưng hút ẩm kém, nên để khắc phục nhược điểm này người ta pha chúng với nhau theo các tỉ lệ: 65%cotton/35%polyester;70%cotton/30%polyester;50%cotton /50%polyester Vải T/C là mặt hàng chính của công ty để sản xuất mặt hàng thun (thun cá sấu, thun cá mập). 2.1.1. Sợi PolyEster (PE) 2.1.1.1. Cấu Tạo PE là loại xơ sợi tổng hợp mạch dị thể, được sản xuất từ nguyên liệu ban đầu là hai loại monomer: acid terephthalic và ethylen glycol. Terephthalic acid: thu được từ quá trình tổng hợp benzen. Nhưng do acid terephthalic khó hòa tan trong nhiều dung môi hữu cơ nên ngày nay người ta thường dùng dimethyl terephthalate hoặc 1,4 bis hydroxy methyl cyclo hexane. Ethylen glycol: thu được từ quá trình tổng hợp ethylen, trên cơ sở oxy hóa ethylen thành ethylen oxide.
  • 15. 15 C C O H2C H2C O O O n Poly ethylene terephthalate C C O H2C H2C O O O n H2C H2C * C C O H2C O O O H2C * n Poly 1-4 butylene terephthalete Poly 1-4 bis methylene cyclohecxan terephthalate Cấu trúc cơ bản của sợi polyester 2.1.1.2. Tính chất vật lý - Khối lượng riêng: 1.38 g/cm3 . - Tính hút ẩm: là sợi nhiệt dẻo nên không hút ẩm. - Tính nhăn: rất ít nhăn. - Phát sinh tĩnh điện. - Có độ bền cao, không giảm bền khi ướt, có khả năng đàn hồi và phục hồi lớn. Xơ PE có cấu trúc chặt chẽ nên kém bền với ma sát. 2.1.1.3. Tính chất hóa học - Ánh sáng: xơ sợi PE giảm bền dưới tác dụng của ánh sáng. - Nhiệt độ: xơ sợi PE tương đối bền với nhiệt độ. Xơ sợi PE bị mất định hướng ở 2350 C và bị phá hủy hoàn toàn ở 2850 C. - Tác dụng của nước: sợi PE là sợi kỵ nước. - Dưới tác dụng của acid: xơ sợi PE tương đối bền với acid loãng, nhưng kém bền ở nồng độ cao. - Dưới tác dụng của bazo: PE kém bền.
  • 16. 16 - Tác dụng của dung môi: PE bền với các dung môi hữu cơ thông thường như: benzen, aceton, rượu,…Nhưng nó không bền trong dung môi oxygen kiềm (ví dụ: nitro benzen). - Tác dụng của chất khử và chất oxy hóa: các chất khử và oxy hóa không làm ảnh hưởng đến xơ sợ PE. - Tác dụng của vi sinh vật: PE không chịu ảnh hưởng của vi sinh vật. 2.1.2. Sợi Cotton 2.1.2.1 Cấu tạo Công thức chung của sợi cotton: [C6H7O2(OH)3]n CH2OH CH2OH H H H H H H O O O OH * * O OH O CH2OH CH2OH H H H H H H O O OH O OH O Công thức cấu tạo của cellulose Mạch phân tử của sợi được tạo thành từ các gốc glucose, các gốc này liên kết với nhau bằng mối liên kết glucosid. Các phân tử cellucose trong sợi cotton liên kết với nhau bằng lực tương tác Vander Waals và liên kết hydro. 2.1.2.2 Tính chất vật lý - Khối lượng riêng: 1.52 – 1.56 g/cm3 . - Tính hút ẩm: sợi cotton có độ hút ẩm cao và trương nở khi ngâm trong nước.
  • 17. 17 - Tính nhăn: dễ nhăn. - Không phát sinh tĩnh điện. - Khi đốt cháy xơ sợi thì có mùi khét giống như mùi giấy cháy và khi lấy ngọn lửa ra khỏi xơ sơi thì xơ sợi vẫn tiếp tục cháy. Tro đen, mềm, bóp dễ vỡ. 2.1.2.3. Tính chất hóa học - Ánh sáng: sợi cotton dễ bị lão hóa dưới tác dụng của ánh sáng có các tia tử ngoại và oxy không khí, dẫn đến làm giảm tính chất cơ lý, giảm độ bền cơ học, giảm độ mềm mại… - Nhiệt độ: sợi cotton không bền nhiệt, độ bền của sợi giảm ít hay nhiều phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian tác động. - Tác dụng của nước: xơ sợi cotton không tan trong nước mà chỉ bị trương. Dưới tác dụng của hơi nước trong thời gian dài thì độ bền cơ học của xơ cellulose giảm do bị thủy phân, đồng thời bị oxy hóa thành oxyt cellulose. - Dung môi hữu cơ: sợi cotton không tan trong các dung môi thông thường như: alcol, ester, benzen…Chỉ bị hòa tan trong [Cu(NH3)n](OH)2. - Tác dụng của acid: xơ sợi cotton kém bền với acid, nhất là với acid vô cơ. Nhưng trong ngành công nghiệp dệt, acid được sử dụng nhiều trong quá trình làm sạch, nhuộm…Vì vậy, cần phải chú ý tới nồng độ và thời gian sử dụng. Ở nhiệt độ thấp, sợi cotton hòa tan vô hạn trong H2SO4 đậm đặc. - Tác dụng của kiềm: sợi cotton tương đối bền trong dung dịch kiềm ở nồng độ loãng, nhưng ở nhiệt độ cao và có oxy không khí thì sợi cotton sẽ bị phân hủy. Nếu sử dụng kiềm với nồng độ, thời gian và trong môi trường thích hợp sẽ làm tăng độ bóng mượt, làm cho sợi xốp, bóng và mềm mại hơn. - Tác dụng của chất oxy hóa: các chất oxy hóa như H2O2, NaCl…Với nồng độ đậm đặc ở nhiệt độ cao có thể phá hủy cấu trúc sợi, làm giảm độ bền, độ ăn màu do tạo thành oxyt cellulose.
  • 18. 18 - Tác dụng của chất khử: chất khử không ảnh hưởng nhiều đến xơ sợi. - Tác dụng của vi sinh vật: nếu độ ẩm của xơ sợi vượt quá mức cho phép (78 – 80%) thì vi sinh vật sẽ xâm nhập và phát triển, có thể phá hủy cấu trúc sợi. 2.2.Nguyên liệu nhuộm 2.2.1.Lý thuyết về nhuộm Nhuộm là quá trình gia công trong dung dịch nhằm đưa thuốc nhuộm trong môi trường ngoài dung dịch vào sâu trong vật liệu dệt tạo cho sản phẩm có nhiều màu khác nhau, đạt một số chỉ tiêu chất lượng cần thiết. Động học của quá trình nhuộm được chia thành 5 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Thuốc nhuộm và chất trợ khuyếch tán từ dung dịch tới bề mặt xơ. Giai đoạn này xảy ra rất nhanh. - Giai đoạn 2: Thuốc nhuộm và chất trợ hấp phụ từ dung dịch đến bề mặt xơ. Thuốc nhuộm thực hiện liên kết với xơ sợi xảy ra nhanh chóng (liên kết Vander –waals). - Giai đoạn 3: Thuốc nhuộm và chất trợ hấp phụ từ mặt ngoài vào trong lỏi xơ. Giai đoạn này xảy ra khó khăn nhất, nhiều trở lực nhất và là giai đoạn chậm nhất, quyết định tốc độ của quá trình nhuộm. - Giai đoạn 4: Thuốc nhuộm thực hiện liên kết với xơ, bám chặt vào vật liệu, người ta thường gọi giai đoạn này là giai đọan gắn màu. - Giai đoạn 5: Khuếch tán chất trợ và thuốc nhuộm không tạo liên kết từ vật liệu dệt ra môi trường ngoài. Trong năm giai đoạn trên thì giai đoạn ba là giai đoạn diễn ra chậm nhất. Do đó, giai đoạn ba sẽ quyết định đến tốc độ, thời gian nhuộm và các chỉ tiêu kinh tế. Mục đích sử dụng chất trợ trong quá trình nhuộm: -Làm cho vải ướt nhanh và hoàn toàn, thường dùng chất ngấm. -Làm cho thuốc nhuộm hấp thụ đều lên xơ, dùng chất đều màu. -Làm cho thuốc nhuộm ổn định ở trạng thái phân tán cao, dùng chất phân tán.
  • 19. 19 - Giảm sự tạo bọt, dùng chất chống bọt (thường dùng ở dạng silicon làm thay đổi sức căng bề mặt). 2.2.2 Phân loại thuốc nhuộm Loại thuốc nhuộm mà nhà máy thường sử dụng: Thuốc nhuộm Loại sợi t0 nhuộm (0 C) pH nhuộm Hoạt tính Phân tán Cation Acid Cotton PES CD Nylon 60 130-135 < 135 70-80 10.5-11 4.5-5.5 4-4.5 4-5 2.2.2.1 Thuốc nhuộm phân tán Trong công nghiệp có một số xơ nhân tạo và xơ tổng hợp rất ít hút ẩm, rất khó thấm ướt, người ta gọi chúng là xơ ghét nước như: xơ acetate, triacetate, PA, PES, polyacrylonitrin..v.v. Vì vậy những xơ này hầu như không bắt màu bằng những thuốc nhuộm hòa tan trong nước vẫn dùng để nhộm cellulose và các xơ ưa nước khác. Để nhuộm những xơ ưa ghét nước này người ta phải dùng một loại thuốc nhuộm riêng gọi là thuốc nhuộm phân tán. Ngày nay thuốc nhuộm phân tán được nhiều nước và nhiều hãng trên thế giới sản xuất với các tên gọi khác nhau: Disperse (LX), Ferone (sandoz), Synthen(Ba Lan), Ostaket (Tiệp Khắc), Fantagen (CHDC Đức), Dispersol (ICI),Palamil (BASF), Resolin (Bayer), Terasil (Ciba-Geigy), Samaron (Hoechst), Cibacet (Ciba)..vv.. Mặc dù tên gọi khác nhau, nhưng tất cả các thuốc nhuộm phân tán đều có đặc điểm chung là độ hòa tan trong nước của chúng rất nhỏ (không quá 0.1mg/l), chúng được nghiền đến độ mịn rất cao (0.1-0.2µm) và được hòa vào dung dịch ở dạng huyền phù phân tán cao, ở dạng này khi nhuộm chúng sẽ bắt vào xơ. Tuy không hòa tan trong nước nhưng cấu tạo hóa học của thuốc nhuộm phân tán có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bắt màu vào xơ của chúng, vì thế cùng một thuốc nhuộm phân tán nhưng nó sẽ bắt màu vào xơ này tốt hơn xơ kia và cho độ bền màu cũng như ánh màu khác nhau. Khi sử dụng chúng cần phải chú ý lời chỉ dẫn và phải thí nghiệm lại. Một thuốc nhuộm phân tán tốt cần có độ bền màu với ánh sáng, gia công ướt và bền màu với thăng hoa cao.
  • 20. 20 Đặc điểm thứ hai của thuốc nhuộm phân tán là chúng có phân tử nhỏ, cũng vì thế nên chúng mới có khả năng khuyếch tán vào những xơ ghét nước và có cấu trúc chặt chẽ. Bên cạnh thuốc nhuộm phân tán không tan trong nước, người ta còn sản xuất những thuốc nhuộm tan tạm thời trong nước, khi nhuộm ở nhiệt độ cao, nhóm cho tính tan của thuốc nhuộm này sẽ tự tách ra, và giải phóng phân tử thuốc nhuộm không tan trong nước ở dạng phân tán cao để nó bắt màu vào xơ. Cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhuộm Mặc dù thuốc nhuộm phân tán đã được sản xuất và sử dụng phổ biến nhưng cho đến nay vẫn chưa thật rõ thực chất của mối liên kết giữa thuốn nhuộm và xơ. Đến nay vẫn còn tồn tại hai loại ý kiến giải thích về cơ chế nhuộm các xơ tổng hợp bằng thuốc nhuộm phân tán. Một số tác giả cho rằng các hạt thuốc nhuộm phân tán tuy không tan trong nước nhưng do phân tử nhỏ và ở dạng phân tán cao nên có khả năng khuếch tán vào các mao quản tuy hẹp của xơ kể cả những xơ có cấu trúc chặt chẽ. Sau khi đã vào xơ rồi thì nó được giữ lại nhờ lực VanderWaals và lực liên kết hidro giống như các lớp thuốc nhuộm khác. Loại ý kiến thứ hai cho rằng: trong dung dịch nhuộm, khi các hạt thuốc nhuộm phân tán không tan trong nước tiếp xúc với các xơ ghét nước thì không xảy ra quá trình khuếch tán thuốc nhuộm và các mao quản của xơ, mà xảy ra quá trình hòa tan, xơ trong trường hợp này coi như dung dịch rắn nó hòa tan các hạt thuốc nhuộm không tan trong nước. Hiện tượng này giống như trường hợp dung môi hữu cơ hay trong các ester của acetic acid. Quá trình nhuộm xơ tổng hợp bằng thuốc nhuộm phân tán phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng hơn cả là cấu trúc xơ, kích thước của phân tử thuốc nhuộm và nhiệt độ nhuộm. Những xơ có mật độ phân tử càng cao, cấu trúc càng chặt chẽ và tỉ lệ các thành phần tinh thể càng lớn thì càng khó nhuộm bằng thuốc nhuộm phân tán, càng yêu cầu điều kiện nhuộm phức tạp hơn. Ngược lại, những xơ nào tuy ghét nước nhưng có phần vô định hình nhiều hơn, nghĩa là xốp hơn thì càng dễ nhuộm hơn, còn về kích thước hạt thuốc nhuộm thì cũng vì lí do không hòa tan trong nước nên thuốc nhuộm phân tán càng có kích thước nhỏ và ở trạng thái phân tán càng cao thì chúng càng dễ khuếch tán vào xơ. Kỹ thuật nhuộm bằng thuốc nhuộm phân tán
  • 21. 21 Để nhuộm xơ acetate và xơ tổng hợp bằng thuốc nhuộm phân tán, tùy theo tình hình thiết bị sẵn có và loại chế phẩm dệt mà người ta quyết định nhuộm theo một trong các phương pháp sau đây: nhuộm ở áp suất thường, nhuộm khi có mặt chất tải, nhuộm ở áp suất cao và nhiệt độ cao, nhuộm theo phương thức gia nhiệt khô ( thermosol). Dưới đây là những nguyên tắc chung: Nhuộm các chế phẩm dệt từ tơ acetate Khi nhuộm các chế phẩm dệt từ tơ acetate bằng thuốc nhuộm phân tán người ta lấy khoảng 2% thuốc nhuộm so với vải. Thuốc nhuộm được trộn đều với nước ở 40o C thành bột nhão sau đó được pha loãng bằng nước nóng ở t0 =50-60o C đến nồng độ quy định, lọc và đưa vào máng nhuộm. Để cho dung dịch ổn định cần thêm chất phân tán vào máng nhuộm và nhuộm 1 giờ ở 60–70 o C, không nên tăng nhiệt độ lên cao nữa, vì lúc này tơ có thể bị xà phòng hóa nhất là khi dùng xà phòng làm chất phân tán. Xơ triacetate vì bền hơn với nhiệt độ nhuộm và môi trường kiềm nên có thể nhuộm ở nhiệt độ sôi. Kết thúc quá trình nhuộm chế phẩm dệt được giặt nhiều lần bằng nước nóng và nước lạnh. Nhuộm các chế phẩm dệt từ xơ PES Các chế phẩm dệt từ xơ polyester có thể nhuộm theo phương pháp dưới đây: - Nhuộm ở áp suất thường, không dùng chất tải - Nhuộm ở áp suất thường dùng chất tải - Nhuộm ở nhiệt độ cao và áp suất cao. Ở nhà máy nhuộm và hoàn tất thì nhuộm bằng máy Jet với nhiệt độ cao và áp suất cao. Thành phần dung dịch nhuộm trong trường hợp này rất đơn giản: - Thuốc nhuộm. - Chất phân tán. - Chất giảm bọt. Thí dụ nhuộm màu vàng thì công thức có thể lấy như sau: Disperse yellow R 2% so với vải Disperstex 0.5% CF 18 0.5% Quá trình nhuộm được tiến hành ở 125-130 o C trong thời gian 60-120 phút trong các máy nhuộm cao áp kiểu Jet Circular, Bean và Jigger cao áp. Sau
  • 22. 22 khi nhuộm vải được giặt bằng nước nóng, khi cần xử lý bằng dung dịch Na2S2O4 0.5 g/l để làm sạch và cho màu tươi hơn. Các loại thuốc nhuộm phân tán sử dụng trong công ty: Hiện nay, các loại thuốc nhuộm phân tán công ty đang sử dụng là: Lonspere, Terasil và Dianix. Thường sử dụng là Lonspere. Các loại thuốc nhuộm này có dãy sắc rộng và hiệu quả cao. Việc lựa chọn thuốc nhuộm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng công nghệ tại nơi sản xuất, xơ sợi, tiêu chuẩn độ bền màu, tùy theo yêu cầu của khách hàng… 2.2.2.2 Thuốc nhuộm hoạt tính Thuốc nhuộm hoạt tính đầu tiên xuất hiện trên thị trường thế giới vào năm 1956 do hãng ICI của Anh sản xuất với tên gọi Proxion, sau đó một vài năm hãng Ciba của Thụy Sĩ gọi là Cibacron. Đến nay hầu hết các nước có công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm đã sản xuất được thuốc nhuộm hoạt tính với tên gọi thương phẩm khác nhau như: M-Procion, H-Procion (ICI), Drimaren ( Sandoz), Levafix (Bayer), Racton (Geigy), Remasol (Hoecht), Diacton (nhật). Ở Liên Xô được sản xuất với tên gọi là activnui ( hoạt tính) ..vv.. Các mặt hàng thuốc nhuộm hoạt tính ngày nay được sản xuất rất đa dạng, bao gồm những thuốc nhuộm hoạt tính để nhuộm cellulose, hoạt tính phân tán để nhuộm xơ polyamid và hoạt tính phức kim loại để nhuộm len, tơ tằm. Thuốc nhuộm hoạt tính được sử dụng nhanh và rộng rãi trong công nghiệp dệt nhuộm như vậy là do chúng có những tính chất ưu việt dưới đây: - Có độ bền màu cao với gia công ướt ngang với độ bền màu của thuốc nhuộm hoạt tính. - Có màu tươi không kém thuốc nhuộm acid và bazo. - Giá thành rẻ và kỹ thuật nhuộm đơn giản. Tất cả thuốc nhuộm hoạt tính được sản xuất trên thế giới hiện nay có thể chia làm 13 nhóm theo cấu tạo hóa học, song tất cả chúng đều có thể viết dưới dạng công thức tổng quát S-F-T-X Ở đây:
  • 23. 23 S – nhóm cho thuốc nhuộm tính tan, thường là nhóm SO3Na F – là phần mang màu của thuốc nhuộm, nó quyết định màu của thuốc nhuộm T – là gốc mang nhóm phản ứng X – là nhóm phản ứng Nhóm phản ứng X của thuốc nhuộm hoạt tính rất khác nhau, có thể là các nguyên tử Clo hoặc các nhóm nguyên tử chưa no –CH=CH2– và trong một phân tử thuốc nhuộm hoạt tính có thể chứa một hoặc hai nhóm phản ứng. Tất cả các nhóm phản ứng đều giống nhau là hoạt động hóa học, tuy mức độ có khác nhau, chúng dễ dàng kết hợp với các nhóm định chức của xơ cellulose, protein và PA. Khi phản ứng được thực hiện, sẽ tạo thành mối liên kết hóa trị giữa thuốc nhuộm và xơ, cũng chính nhờ đó mà thuốc nhuộm hoạt tính có độ bền màu cao với ma sát, gia công ướt và các dung môi hữu cơ. Còn độ bền màu với tác dụng của ánh sáng và khí quyển thì phụ thuộc vào cấu tạo của gốc thuốc nhuộm (gốc F). Như đã nói ở trên, theo cơ chế phản ứng thì TNHT chia làm 2 loại: - TNHT phản ứng với xơ theo cơ chế ái nhân. - TNHT phản ứng với xơ theo cơ chế cộng hợp ái điện tử. Dạng tổng quát của phản ứng của thuốc nhuộm hoạt tính với xơ có thể trình bày khi lấy thuốc nhuộm halogenua triazin làm ví dụ: Đối với những thuốc nhuộm monoclotriazin (Procion H, Cibacron) sẽ phản ứng với xơ như sau: Ngoài phản ứng với xơ, thuốc nhuộm còn phản ứng với nước (gọi là phản ứng thủy phân) như sau: Phản ứng này làm giảm hiệu suất sử dụng thuốc nhuộm nhưng khó tránh khỏi, nên phải tìm cách hạn chế nó đến mức tối đa. Để cho các phản ứng kể trên có thể thực hiện được thì quá trình nhuộm loại thuốc nhuộm này cần tiến hành trong môi trường kiềm với trị số pH = 10.5-11. Độ kiềm cao hơn sẽ làm tăng lượng thuốc nhuộm thủy phân. Đối với loại thuốc nhuộm diclotrazin (procion M) do hoạt tính cao, dễ tham gia phản ứng với xơ, nhưng cũng dễ bị thủy phân nên phải nhuộm ở
  • 24. 24 pH = 8-9. Vì chứa hai nguyên tử Clo có khả năng tham gia phản ứng nên một phần tử thuốc nhuộm có thể liên kết với hai phân tử cellulose và làm cho xơ có cấu trúc mắt lưới. Khi nhuộm theo phương pháp gián đoạn, quá trình nhuộm được tiến hành làm hai bước. Ở bước đầu, vải được nhuộm trong môi trường trung hòa, dung dịch chỉ chứa thuốc nhuộm và chất điện ly giống như thuốc nhuộm trực tiếp. Do ái lực của thuốc nhuộm hoạt tính với xơ cellulose nhỏ hơn nhiều so với ái lực của thuốc nhuộm trực tiếp, nên ở bước một thuốc nhuộm được phân bố rất đều trên xơ. Cũng vì lý do đó nên nồng độ chất điện ly trong máng nhuộm phải lấy tới 30 g/l. Ở bước hai, người ta thêm kiềm vào máng nhuộm, thường là Na2CO3. Tuy trong bước một thuốc nhuộm được phân tán đều trên xơ nhưng chúng chỉ được giữ trên xơ bằng lực liên kết VanderWaals và lực liên kết hydro. Chỉ trong bước hai thuốc nhuộm mới được cố định trên sơ bằng mối liên kết hóa học như đã trình bày ở trên. Chia quá trình nhuộm ra làm hai bước như vậy không những để đạt được độ bền màu cao mà còn giảm lượng thuốc nhuộm bị thủy phân. Nhờ thêm kiềm vào dung dịch sau khi đại bộ phận thuốc nhuộm đã được xơ hấp phụ, nên tốc độ thủy phân của thuốc nhuộm nằm trên xơ sẽ xãy ra chậm hơn nhiều so với khi nó còn nằm trong dung dịch. Những thuốc nhuộm hoạt tính chứa 2 nhóm phản ứng (diclotriazin) rất dễ tác dụng với cellulose, chúng liên kết hóa học với xơ ngay ở nhiệt độ 20-30o C, còn các thuốc nhuộm chứa 1 nhóm phản ứng (monoclotriazin) thì phải nhuộm ở nhiệt độ 75-95o C. Thí dụ khi vải cellulose bằng thuốc nhuộm Procion M (diclotriazin) người ta tiến hành như sau: thoạt tiên vải được nhuộm ở nhiệt độ không quá 30o C trong vòng 50-60 phút trong dung dịch chứa: 0.5-3% thuốc nhuộm so với khối lượng vải, 10-30 g/l muối ăn. Sau đó thêm từ từ 1-10 g/l Na2CO3 vào máng rồi lại tiếp tục nhuộm 60-90 phút nữa. Sau khi nhuộm vải được giặt bằng nước lạnh, giặt nóng bằng dung dịch chứa: 2 g/l chất tẩy rửa tổng hợp và 1 g/l Na2CO3 trong thời gian 30 phút ở nhiệt độ gần nhiệt độ sôi để khử sạch những thuốc nhuộm bị thủy phân, không liên kết với vải, bảo đảm cho vải độ bền màu theo quy định. Cuối cùng vải được giặt bằng nước ấm. Còn khi nhuộm bằng thuốc nhuôm H-ProCion thì trong bước một cần nhuộm ở nhiệt độ 40-50o C, ở bước 2 nhuộm ở 75-95 o C. Quy trình nhuộm có thể lấy như trên nhưng nồng độ kiềm có thể tăng thêm.
  • 25. 25 Khi nhuộm thuốc nhuộm hoạt tính theo phương pháp liên tục, có thể thực hiện theo phương pháp 1 máng và 2 máng (hay còn gọi là 1 pha và 2 pha). Khi nhuộm theo phương pháp 1 máng thì dung dịch nhuộm chứa đồng thời thuốc nhuộm và tác nhân kiềm cũng như các phụ kiện khác. Còn trong trường hợp thứ 2 thì thuốc nhuộm được đưa vào 1 máng riêng, kiềm và hóa chất khác đưa vào một máng riêng, để tránh thuốc nhuộm bị thủy phân khi có mặt kiềm. Dù nhuộm theo phương pháp nào thì sau khi ngấm ép và sấy khô vải cũng cần được hấp trong môi trường hơi bão hòa để tạo điều kiện cho thuốc nhuộm thực hiện liên kết hóa học với xơ. Đối với thuốc nhuộm Procion khi nhuộm theo phương pháp liên tục, người ta thường dùng Natribicacbonat để tạo môi trường kiềm, vì khi này sự thủy phân thuốc nhuộm trong dung dịch sẽ không đáng kể. Khi hấp ở nhiệt độ cao, Natribicacbonat phân giải chuyển thành Natricacbonat, làm tăng trị số pH của môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho thuốc nhuộm liên kết chủ yếu với xơ cellulose và ít bị thủy phân nhất. Thí dụ khi nhuộm theo phương pháp 1 máng có thể tiến hành như sau: ngấm vải bằng dung dịch chứa 10 g/l thuốc nhuộm diclotriazin, 10 g/l Natribiacacbonat, hấp ở 100 o C 1-2 phút, giặt và sấy khô. Khi nhuộm màu bằng thuốc nhuộm H-Procion theo phương pháp 2 máng có thể tiến hành như sau: Ngấm vải bằng dung dịch chứa thuốc nhuộm H-Procion 10-30 g/l, muối ăn 30 g/l. Sấy khô bằng hồng ngoại và sấy gió nóng. Ngấm ép vải bằng dung dịch chứa: NaOH 7-15 g/l, muối ăn 25 g/l Hấp giặt ở nhiệt độ 100 o C trong 1-2 phút Giặt và sấy khô Khuyết điểm của phương pháp nhuộm 2 máng là thuốc nhuộm dễ chuyển chỗ trong quá trình sấy trung gian trước khi ngấm dung dịch kiềm làm cho màu khó đều. Để ngăn ngừa hiện tượng này người ta đưa thêm keo thích hợp vào dung dịch nhuộm. Ngoài ra còn đưa thêm muối ăn vào máng chứa kiềm để ngăn ngừa thuốc nhuộm chuyển từ vải ra dung dịch. Các loại thuốc nhuộm hoạt tính công ty đang sử dụng: Hiện nay, các loại thuốc nhuộm hoạt tính công ty đang sử dụng là: Cibacron (hot, warm và LS) của hãng CIBA, Procion H của hãng ICI, Sulfix của
  • 26. 26 hãng SULFIX, Levafix và Cremasol của hãng ACE. Các loại thuốc nhuộm này được sản xuất từ Hồng Kông, Mỹ, Indonesia thông qua các văn phòng đại diện tại Việt Nam. 2.2.2.3 Thuốc nhuộm axit Là loại thuốc nhuộm anionic (ArSO3Na) Đa số thuốc nhuộm acid thuộc về nhóm azo, một số là dẫn xuất của antraquinon, triarylmetan, xanten, azin và quinophlatic Dễ tan trong nước, phân tử nhỏ, cấu tạo không phẳng, khô có đủ lực liên kết với xơ cellulose. Có khả năng bắt màu với các loại xơ protein trong môi trường acid. Dung dịch nhuộm thường được acid hóa bởi các acid khác nhau như H2SO4, CH3COOH, CH3COONH4... Liên kết được tạo ra giữa thuốc nhuộm và vật liệu chủ yếu là liên kết ion tạo ra giữa anion thuốc nhuộm (ArSO3 - ) và các tâm tích điện dương trên bề mặt vật liệu. Vải được gắn màu hay màu được giữ lại trên vải do có liên kết ion hay liên kết muối Tốc độ nhuộm thuốc nhuộm acid phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán của các ion, kích thước phân tử thuốc nhuộm, đặc tính của xơ, nồng độ thuốc nhuộm, nhiệt độ... Chất điện ly đưa vào dung dịch nhuộm để làm chậm tốc độ nhuộm, làm cho anion thuốc nhuộm liên kết với các tâm tích điện dương của xơ chậm lại, có tác dụng đều màu. Khả năng đều màu, độ bền phân tán rộng. Có đủ gam màu, màu tươi, thuần sắc, độ bền với ánh sáng và gia công ướt trung bình. Dùng đề nhuộm len, tơ tằm, xơ polyamid là những xơ mà trong phân tử có chứa nhóm amin tự do (–NH2–). Đối với xơ PA do số nhóm amin tự do ở đầu mạch của xơ ít, thành phần và cấu trúc của xơ kém đồng nhất nên khó nhuộm màu trung bình và đậm, khó đạt độ được độ đều màu cao, gia công ướt tương đối bền.
  • 27. 27 2.2.2.4 Thuốc nhuộm cation Dạng Ar-NR3-Cl Thuốc nhuộm cation được nhuộm trên sợi acrylic, sợi PES biến tính… Dễ hòa tan trong nước, khi hòa tan phân ly thành: cation là ion mang màu, anion không mang màu. Đủ gam màu, màu tươi, thuần sắc, cường độ màu rất mạnh, kém bền với giặt và ánh sáng. Liên kết giữa thuốc nhuộm với xơ là liên kết ion, ngoài ra còn có liên kết Vander Waals, liên kết hydro. Qúa trình nhuộm màu của thuốc nhuộm này lấy sự hấp phụ của ion làm hình thức chủ yếu. Ion dương của thuốc nhuộm sẽ tạo nối đôi ion âm của sợi. Mức độ hấp phụ của thuốc nhuộm sẽ phụ thuộc vào ion trên xơ sợi nhiều hay ít. Khi đó có sự cân bằng giữa ion dương và ion âm thì màu sẽ đạt độ bão hòa. 2.3.Các chất trợ nhuộm - NaOH: phân hủy các tạp chất của xơ sợi như hydratcacbon,… và xà phòng hóa các acid béo bám trên vải. - Hydrogen peoxyt (H2O2): được sử dụng để tẩy trắng xơ sợi vì sau khi tẩy vải có độ trắng cao, đồng thời ít phân hủy xơ sợi. - Clear NP: đây là chất hoạt động bề mặt không ion, có tác dụng tẩy các chất dầu bám trên bề mặt xơ sợi. - Texport – DA9: là chất bôi trơn giúp cho xơ trong quá trình nhuộm không bị gãy mặt. - Tanapol DL 506: là chất trợ giúp cho quá trình nhuộm vải PE được đều màu hơn. - Tanapol 083: là chất trợ giúp cho quá trình nhuộm sợi PE được đều màu hơn.
  • 28. 28 - Acid acetic: đóng vai trò là chất trung hòa xơ sợi sau quá trình nấu tẩy, và cũng là chất tạo môi trường acid để nhuộm cho vải PE. Đồng thời nó cũng là chất dùng trong công đoạn cắt lông. - Na2SO4: là chất điện ly giúp cho thuốc nhuộm dễ gắn màu lên bề mặt xơ, ngoài ra nó còn tạo môi trường trung tính trong quá trình nhuộm. - Na2CO3: là chất đệm pH, tạo môi trường kiềm giúp thuốc nhuộm tạo liên kết hóa học với sơ xợi. - Fix 300L: dùng để cầm màu cho vải cotton. - Enzyme acid Biotouch C37: là chất cắt lông. - Level DRL: chất làm đều màu cotton. 2.4.Khả năng thay thế nguyên liệu 2.4.1.Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải cotton. Để nhuộm cho vải cotton, ngoài thuốc nhuộm hoạt tính, chúng ta còn có thể sử dụng các loại thuốc nhuộm khác như thuốc nhuộm bazơ, thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm hoàn nguyên. Tuy nhiên, công ty sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính vì nó có nhiều ưu điểm hơn các loại thuốc nhuộm khác. Thuốc nhuộm trực tiếp: có khả năng tự bắt màu, công nghệ nhuộm đơn giản nhưng khả năng bền màu ánh sáng và giặt thấp. Thuốc nhuộm bazơ: có đủ gam màu, màu tươi, thuần sắc, cường độ màu mạnh, nhưng rất kém bền với ánh sáng và giặt. Mặt khác, ái lực của thuốc nhuộm bazơ với xơ cellulose rất thấp, nên trong quá trình sử dụng phải cầm màu, nhưng khi cầm màu thì độ tươi sẽ giảm. Thuốc nhuộm hoàn nguyên: có đủ gam màu, màu tươi, có độ bền màu cao nhưng có độ ma sát không cao, công nghệ nhuộm phức tạp, giá thành cao.
  • 29. 29 2.4.2.Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải PE Để nhuộm cho vải PE, ngoài thuốc nhuộm phân tán, chúng ta còn có thể sử dụng thuốc nhuộm pigment. Thuốc nhuộm pigment: có khả năng nhuộm màu cao, bền màu, có khả năng phối trộn với các loại pigment khác với bất kỳ tỉ lệ nào để mở rộng gam màu. Tuy nhiên, nó không bền màu với ma sát và làm cho vải bị cứng.
  • 30. 30 Một số phiếu hóa chất của đơn đặt hàng ở công ty.  Mã hàng :79IJSu Thành phần: T/C Tên màu : vàng – xám Mã màu :JA20M 1. Nấu tẩy Nồng độ NaOH 2g/l H2O2 3g/l TD01 1g/l DA-9 0.5g/l Trung hòa  Giăt nóng acid axetic 2. Nhuộm PE (mã QTCN : 0,08 ;nhiệt độ 1300 C -30 phút) CH3COOH 0.5g/l DL506 1g/l Diamix red FBE 0,0062% LonSP blue 2BLN 0,0035% LonSP yellow C4G 0,0018% 3. Nhuộm Cotton (Mã QTCN :0,16; nhiệt độ 600 C) Na2SO4 20g/l Na2CO3 10g/l DRL 1g/l Sunfix NavySB 0,089% Sunfix Red 2B 0,034% Sunfix Yellow S3R 0,08%
  • 31. 31  Thành phần T/C Mã màu : AEA6M Mã đỏ đô 1. Nấu tẩy Nồng độ NaOH 2g/l TD01 1g/l DA-9 1g/l Trung hòa  Giăt nóng acid axetic 0,3g/l 2. Nhuộm PE (mã QTCN : 0,09 ;nhiệt độ 1300 C -30 phút) CH3COOH 0.5g/l DL506 1g/l LonSP Navy LXF 0,085% LonSP Red LXF 0,84% LonSP yellow LXF 0,3% 3. Nhuộm Cotton (nhiệt độ 600 C) Na2SO4 40g/l Na2CO3 20g/l DRL 1g/l LC-B 0,05% LC-3RN 0,6% Cầm màu 0,5% cắt lông
  • 32. 32 Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHUỘM 3.1. Sơ đồ công nghệ nhuộm vải Control Panel Steam inlet Cooling water Drawing rell Air inlet Air exhaist Water inlet Over low Water drain Water drain Water inlet Main pump Cooling water drain Heaten drain Condesate drain Bo trao doi nhiet DYE return Bung may DYE Feed Chemical pump Cycle mixing Hình 3.1 Bản vẽ sở đồ hệ thống máy nhuộm
  • 33. 33 Vải mộc Nấu tẩy Nhuộm PE Trung hòa Giặt khử (nếu có) Giặt nóng Nhuộm cotton Cầm màu (nếu có) Giặt xả Tuôn Hoàn tất Sản phẩm Quy trình nhuộm vải T/C Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nhuộm vải T/C.
  • 34. 34 3.2. Các công đoạn trong quy trình nhuộm 3.2.1. Quy trình tổng quát quá trình nhuộm vải T/C Quá trình tiền xử lý tẩy hồ tẩy trắng. Quá trình nhuộm PE.
  • 36. 36 3.2.2. Quá trình tiền xử lý tẩy hồ tẩy trắng Mục đích: Mục đích: Các sản phẩm dệt mộc (vải dệt kim, dệt thoi, dệt chỉ) còn chứa nhiều tạp chất như hồ, dầu mỡ…vì vậy tất cả các sản phẩm dệt mộc đều khô cứng, khó thấm các dung dịch hóa chất khác cho nên rất khó nhuộm màu, mặt khác nó lại chưa có độ trắng cần thiết cho nên ta cần phải xử lý vải trước khi nhuộm. Mục đích của công nghệ tiền xử lý là làm cho vải đạt được độ ổn định trước khi vào nhuộm: ổn định vải về kích thước khổ, về mật độ, mình hàng đạt về độ dày mỏng, khối lượng yêu cầu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm cho vải sạch trước khi nhuộm: sạch hồ, hóa chất, đạt được độ trắng cần thiết, không dính dầu dơ, lông trên mặt vải. Hóa chất sử dụng: NaOH, H2O2, Prostabil TD01, Texport – DA9. Hình 3.3. Sơ đồ nấu tẩy Thuyết minh quy trình: - Cấp hóa chất vào thiết bị nhuộm. - Chạy lạnh 10 – 15 phút để hóa chất phân tán đều trong thiết bị.
  • 37. 37 - Lên độ theo quy trình 1.50 C/min đến 1000 C, giữ 60 phút. - Hạ nhiệt độ xuống 800 C. Cắt mẫu kiểm tra, nếu đạt thì tiến hành giặt xả sạch. - Tiến hành giặt nóng trong 15 phút. - Trung hòa bằng CH3COOH từ 10 – 15 phút để trung hòa lượng kiềm dư còn bám trên xơ sợi và trong thiết bị. - Giặt nóng ở 800 C trong 10 phút để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có trong xơ và các hóa chất còn sót lại trong quá trình nấu tẩy. - Giặt xả sạch vải. 3.2.3. Quá trình nhuộm PE Vải T/C là vải pha giữa PE và Cotton nên trong quá trình nhuộm ta tiến hành nhuộm PE bằng thuốc nhuộm phân tán trước. Sau đó, giặt xả sạch rồi tiến hành nhuộm cotton bằng thuốc nhuộm hoạt tính sau. - Thuốc nhuộm sử dụng: thuốc nhuộm phân tán. - Nhiệt độ nhuộm thích hợp: 1300 C. - Môi trường nhuộm thích hợp: pH = 4 – 5.5. - Thời gian nhuộm: tùy vào loại thuốc nhuộm và nồng độ thuốc nhuộm so với vải. - Các chất trợ nhuộm:  Acid acetic: tạo môi trường.  Tanapol DL506: chất đều màu cho PE.
  • 38. 38 Hình 3.4 Quá trình nhuộm PE Thuyết minh quy trình: - Cho vải, nước, acid acetic, chất đều màu, thuốc nhuộm vào thiết bị. - Chạy máy trong khoảng 15 phút. - Gia nhiệt đến nhiệt độ nhuộm yêu cầu (1300 C). - Giữ nhiệt độ ở 1300 C trong khoảng thời gian từ 30 – 60 phút tùy màu đậm hay nhạt. - Hạ nhiệt độ xuống 800 C. Cắt mẫu kiểm tra, nếu đạt thì tiến hành giặt xả sạch. - Sau đó tiến hành giặt khử (nếu có) và giặt nóng ở 800 C trong 20 phút rồi xả.
  • 39. 39 3.2.4. Quá trình nhuộm Cotton - Thuốc nhuộm sử dụng: thuốc nhuộm hoạt tính (Procion, Cibacron, Sulfix,…). - Nhiệt độ nhuộm thích hợp: từ 60 – 900 C tùy theo loại thuốc nhuộm. - Môi trường nhuộm thích hợp: pH = 10.5 – 11. - Thời gian nhuộm: tùy vào loại thuốc nhuộm và nồng độ thuốc nhuộm so với vải. - Các chất trợ nhuộm:  Na2SO4: chất điện li giúp cho thuốc nhuộm phân tán đều trên bề mặt xơ sợi.  Na2CO3: tạo môi trường kiềm, giúp thuốc nhuộm tạo liên kết hóa học với xơ sợi.  Level DLR: chất đều màu cho cotton.  Fix 300L: chất cầm màu cho cotton. Hình 3.5. Sơ đồ quy trình nhuộm cotton
  • 40. 40 Thuyết minh quy trình: - Bắt đầu ở 300 C, cho vải, nước, chất đều màu, thuốc nhuộm, muối Na2SO4 vào thiết bị. - Chạy máy trong 20 phút. - Gia nhiệt đến nhiệt độ nhuộm yêu cầu (600 C). - Khi đạt đến nhiệt độ nhuộm, cho Na2CO3 vào. Na2CO3 được cho vào từ từ, có thể chia làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10 phút. - Giữ nhiệt độ ở 600 C trong khoảng thời gian từ 30 – 90 phút tùy màu đậm hay nhạt. - Cắt mẫu kiểm tra, nếu đạt thì tiến hành giặt xả sạch. - Trung hòa bằng CH3COOH từ 10 – 15 phút. - Giặt nóng ở 800 C với chất giặt trong 20 phút rồi xả. - Tiến hành cầm màu (nếu có) ở 500 C trong vòng 20 phút. 3.2.5. Cắt lông Mục đích: nhằm loại bỏ những đầu xơ nhô lên trên bề mặt vải, làm cho vải nhẵn, phẳng và đẹp. Hóa chất sử dụng: dùng Enzyme acid biotouch C37 để cắt lông trong môi trường acid yếu. Acid acetic là chất tạo môi trường. 3.2.6. Vắt - xả xoắn - xẻ khổ - tuôn - Sau công đoạn nhuộm, tiến hành vắt nước bằng máy ly tâm để loại bớt nước ra khỏi vải. - Tiến hành xả xoắn, rồi qua công đoạn xẻ khổ đối với loại thun ống. - Công đoạn tuôn vải làm cho vải có độ phẳng cần thiết trước khi vào công đoạn tiếp theo.
  • 41. 41 Chương 4 :CÔNG NGHỆ HOÀN TẤT Sấy Hoàn Tất Comfit In Biên 4.1. Sấy sau nhuộm Mục đích: Làm cho vải đạt được độ ẩm đồng đều, từ đó lượng hồ ngấm vào vải đồng đều làm cho mình hàng đồng nhất. Đối với hàng tận trích trên máy Jet hay trên máy sấy sẽ làm tăng năng suất ở công đoạn hoàn tất. Máy sấy: Máy sấy vải do Đài Loan sản xuất, nó nhỏ gọn so với các máy trong các nhà máy. Nó có 2 yếu tố ảnh hưởng: tốc độ chạy máy và nhiệt độ sấy, tùy sản phẩm mà điều chỉnh tốc độ chạy máy và nhiệt độ sấy. Các thông số kỹ thuật: Nhiệt độ sấy. Tốc độ vải. Sức căng vải. Khe hút chân không. Hệ số hồ. Các dạng lỗi: Sấy không khô đối với một số mặt hàng sẽ gây ố màu khi để lâu. Sức căng quá lớn làm đơ vải. Nhiệt độ quá cao làm vải quá khô gây cứng vải. Chấm màu do khi chạy hàng màu đậm, xả màu không kỹ. Chấm màu theo chu kỳ của trục ép, do rulo dính màu. 4.2. Sấy hoàn tất Mục đích: Vải sau các quá trình nấu, tẩy, nhuộm…thiết bị căng theo chiều dài, co theo chiều dọc, sợi ngang, sợi dọc không thẳng góc, mặt phẳng nhăn nhúm, mật độ vải không đạt yêu cầu nên giai đoạn hồ hoàn tất tạo cho vải có dáng đẹp bề ngoài, căng khổ, làm vải mềm hay cứng. Ổn định kích thước khổ cũng như mât độ ngang của vải, làm cho vải đạt được độ thẩm mỹ theo yêu thị trường.
  • 42. 42 Các thông số kỹ thuật: Nhiệt độ hoàn tất : 130-170 o C. Tốc độ vải : 30-35m/phút. Khổ vải, mật độ sợi ngang. Overfeed. Độ mở của quạt trên và dưới. Nồng độ các loại hồ. Một số lưu ý: Sấy khô: Nhiệt độ không quá 130 o C. Đảm bảo hàng khô đều. Kéo toàn bộ các đầu cây kiểm tra các đầu cây nào có dấu cắt mẫu kiểm tra, phải được cắt và may lại thật ngay. Sấy có hồ: Kiểm tra dung dịch hồ không có bọt. Không được để máy dừng. Nhiệt độ không quá 130 o C. Vận tốc không đổi suốt trục hàng. Không được xếp li dù lớn hay nhỏ. Sấy có hồ cho hoàn tất ngay, không được để quá 2 giờ. Kiểm tra mình hàng, thông số của vải ( đảm bảo mật độ, khổ vải ...) Các dạng lỗi thường gặp: Ố hồ do quậy hồ không đúng quy định. Mình hàng không đạt do lấy hồ không đúng, pick – up không đúng. Khác ánh màu: do pH hồ, do bố trí màu hoàn tất không đúng. Xéo canh. Xen biên. Khổ không đạt, mình hàng nhăn: do chạy quá tốc độ quy định. Mật độ không đúng: do điều chỉnh overfeed không đúng. Hóa chất sử dụng: Hồ mềm acid béo: CO, CA Hồ mềm hút ẩm: TM Hồ mềm cho cảm giác mát lạnh: PC Hồ silicon cho cảm giác trơn, mướt: VH-CF, Li C90, 707 Hồ silicon hút ẩm; SHN, HC 85
  • 43. 43 Hồ chống dạt: SSG Hồ tạo cảm giác nhung tay: RPU Hồ Resin chống nhăn, chống nhàu: CN, NMT, NDS Chất xúc tác cho hồ resin chống nhăn, chống nhàu: NKS Hồ cứng DP 9212 Hồ có cảm giác đầy tay: PEWN Công tác chuẩn bị dung dịch hồ: Hồ sau khi cân xong quậy bằng nước ấm. Hồ DP 9212 và hồ chống nhăn chống nhàu lấy riêng. Đo pH dung dịch hồ thường 5 – 5,5. Nếu có bọt có thể dùng kháng bọt quậy kỹ bằng nước ấm trước khi cho vào dung dịch hồ. Khi sử dụng hồ NMT, CN phải có chất xúc tác NKS nếu không sẽ không có tác dụng. 4.3. Comfit Mục đích: Làm cho vải thư giãn ở công đoạn cuối cùng, làm cho vải xốp mịn, mặt vải láng, đẹp đạt yêu cầu thẩm mỹ. Máy comfit: máy có tác dụng ủi thẳng vải và giúp cho vải mềm mịn và tươi xốp hơn. Các thông số kỹ thuật: Nhiệt độ comfit. Lực ép, mức độ ép. Tốc độ (25 m/ph). 4.4. In biên Mục đích: vải sau khi comfit xong thì in nhãn hiệu lên biên.
  • 44. 44
  • 45. 45 Chương 5: THIẾT BỊ NHUỘM Hình 5.1 Bản vẽ mặt bằng xí nghiệp nhuộm
  • 46. 46 5.1. Máy nhộm Jet Hình 5.2. Cấu tạo của máy nhuộm Jet họng dưới. - Loại máy nhuộm họng Jet này thường có ưu điểm dùng để nhuộm cho các vải tổng hợp ở nhiệt độ và áp suất cao. - Vận hành đơn giản, có bộ phận programe cài đặt sẵn chương trình nhuộm. - Hàng nhuộm ở dạng luân chuyển tuần hoàn nhờ trục guồng chính và họng Jet. Do đó giảm được ma sát và vách ngăn không gây tổn hại đến bề mặt hàng. - Nhuộm được cho tất cả các mặt hàng, các màu nhạt, đậm, trung bình. - Dung dịch nhuộm được đun nóng bằng bộ phận gia nhiệt riêng.
  • 47. 47 Hình 5.3. Máy nhuộm Jet loại nằm, họng dưới. Thân máy hình trụ nằm ngang bằng thép không gỉ, chịu áp lực, chứa dung dịch và vải. Ống dẫn vải tuần hoàn ở dưới. Thông thường tốc độ vải của máy có đường ống dẫn vải phía trên sẽ nhanh hơn dưới dạng Jet flow. Để đảm bảo cho các dây vải ở buồng nhuộm có điều kiện giống nhau, thì giữa các buồng nhuộm được thông với nhau bằng các đường ống. Công ty đang sử dụng máy nhuộm JET của HISAKA, máy nhuộm KUNAN…Tùy theo trọng lượng mẻ vải mà sử dụng các loại máy khác nhau. Máy nhuộm gián đoạn cao áp là loại máy nhuộm theo phương pháp gián đoạn, giảm trọng, nhuộm các loại vải tổng hợp, vải dệt kim, dệt thoi ở dạng dây xoắn tự do và nhuộm ở nhiệt độ cao và áp suất cao (nhiệt độ <=1300C và áp suất từ 2 – 2,5kg/cm2). Đây là thiết bị không có sự kéo căng nên rất thích hợp cho các loại vải hàng có độ xốp dịu. Dung tỉ thường là 1:8, 1:12.
  • 48. 48 Đây là loại thiết bị nhuộm kín, hoạt động theo nguyên lý hàng và dung dịch cùng chuyển động. Vì là máy nhuộm cao áp nên thường được nhuộm với phẩm nhuộm phân tán ở nhiệt độ cao và áp suất cao. Tuy nhiên cũng có thể nhuộm các loại phẩm nhuộm khác như hoạt tính, acid, và phẩm CD (cation). Theo thực trạng hiện nay của nhà máy, máy nhuộm họng Jet được công ty dùng chủ yếu nhuộm cho vải T/C, polyester, cotton là chính. Tùy theo loại vải mà ta có thể giặt, nhuộm, giảm trọng trong các quy trình khác nhau, mỗi quy trình sẽ có áp lực, thời gian và nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ và thời gian cũng có ảnh hưởng rất lớn nếu nhiệt độ quá cao thì vải sẽ bị biến tính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, độ dày mỏng hoặc màu sắc của sản phẩm. Đối với quy trình nhuộm khi nhiệt độ lên cao quá sẽ làm cho vải chuyển sang màu khác, loang màu hoặc là vải có thể bị mục nếu dùng thuốc nhuộm acid. 5.1.1. Cấu tạo - Thân máy: được làm bằng inox, hình trụ, đặt nằm song song với mặt đất. Đầu ống dẫn vải là họng Jet, phía trước thùng đầu nhuộm có nắp đậy là cửa ra vào vải, có nắp kính để quan sát hàng vải trong suốt quá trình tẩy nhuộm. Thùng được chế tạo bằng inox nhằm chống sự ăn mòn trong quá trình tẩy nhuộm hàng vải trong môi trường acid, kiềm, môi trường khử cũng như môi trường oxy hóa. Thân máy chịu áp lực cao và chia thành 3 ngăn theo chiều ngang. Mỗi khoang đều có chứa dung dịch nhuộm vải ở phía dưới và ống dẫn vải tuần hoàn ở phía trên. Để đảm bảo cho các dây vải được nhuộm như nhau, vách ngăn giũa các khoang máy đều đột lỗ. - Trục guồng: có tác dụng trong việc tải và thường xuyên đổi được vị trí các nếp gấp nên tránh được việc tạo nếp gấp chết ở một điểm cố định, nếu đang chạy mà ngưng luân chuyển do dồn hàng hay kẹt hàng thì còi báo động vang lên và bơm sẽ tự động dừng lại chờ người công nhân đến xử lý.
  • 49. 49 Trục guồng có chiều ngang với bề rộng của thùng nhuộm được chuyển động nhờ mô-tơ đặt ngoài thùng nhuộm, với hệ thống bánh nhông dây xích. Guồng có thể chạy xuôi chạy ngược tùy theo người điều chỉnh. - Họng Jet: được xem là bộ phận chính của máy Jet. Là bộ phận quan trọng của máy nhuộm gián đoạn cao áp. Khi cho vải vào dưới tác dụng của bơm áp lực tuần hoàn ta sẽ hút vải chạy vào trong máy qua họng Jet. Ngoài ra trong họng Jet còn có chén để tạo thêm áp lực nước cho vải qua nhờ các lỗ chén. Có hai loại chén là chén lỗ và chén tầng tùy theo yêu cầu công nghệ, tùy theo loại vải mà sử dụng chén tầng hay chén lỗ. Thường người ta sử dụng chén lỗ cho các loại vải dày ít bị dạt chân chim và dùng chén tầng cho các loại vải mỏng, dễ bị dạt, vì tuy lượng nước trong chén tầng nhiều hơn chén lỗ nhưng khi vào chén tầng thì dưới sức hút của nước vải sẽ được đi thẳng xuyên suốt trong máy, còn chén lỗ thì có lỗ xung quanh nên nó sẽ tạo ra một lực xoáy ở ngay giữa tâm vì thế dễ làm cho vải dễ bị dạt, về cấu tạo thì chén lỗ gồm có 2 phần: phần đế và phần miệng chén, còn chén tầng thì cũng có phần đế và tầng, riêng phần tầng thì có 2 loại: có gờ và tầng không gờ. Hình 5.4. Cấu tạo chén tầng
  • 50. 50 - Bơm tuần hoàn: đây là loại bơm ly tâm có nhiệm vụ hút dung dịch hóa chất, thuốc nhuộm hay nước để đưa vào máy. Bơm còn có nhiệm vụ luân chuyển dung dịch trong thùng, tạo áp lực cho họng Jet kéo hàng vải đi. Dung dịch đi vào bơm qua lưới lọc trước khi vào hệ thống trao đổi nhiệt. Ngoài ra bơm còn duy trì ổn định sự phân bố đều nhiệt độ và dung dịch trong máy. - Hệ thống trao đổi nhiệt: là một thiết bị ống chùm dùng để đun nóng hay làm nguội dung dịch hóa chất thuốc nhuộm đi một cách gián tiếp, nhờ bơm đẩy dung dịch đi trong ống, còn bên ngoài là hơi nước nóng hay lạnh làm nguội, hơi nóng sẽ được cung cấp từ hệ thống lò hơi, còn hơi lạnh được cấp từ nguồn nước lạnh lấy từ bên ngoài. Hệ thống này gồm một bộ phận cấp bù phần kim loại bị giãn nở ở nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp. - Van điều chỉnh áp lực trong họng Jet: được lắp đặt với đường ống đẩy của bơm trước khi dung dịch đi vào hệ thống trao đổi nhiệt. Van này được dùng để điều chỉnh lưu lượng bơm, áp lực tốc độ, lưu lượng phải điều chỉnh cho phù hợp và đúng theo yêu cầu công nghệ để hàng vải chạy đều, không bị kẹt vải hay bị xếp ly. Trên thùng nhuộm 3 van điều chỉnh sức căng hàng vải, tùy theo trọng lượng của mỗi loại hàng. - Van nén và xả khí: Khi máy hoạt động thì áp suất sẽ được cấp vào máy ở nhiệt độ khoảng 800 C, khi đó bộ phận nén khí sẽ hoạt động liên tục và khi kết thúc một quy trình nhiệt độ được hạ xuống thì bộ phận xả khí sẽ tự động xả áp ra từ từ để giảm áp suất trong máy. - Thùng thay hóa chất, thùng nhuộm: Thùng được làm bằng inox, hình trụ tròn cao 0,5 - 0,8m; đường kính 0,4 – 0,6m, bên trong thùng có một cách khuấy hoặc áp lực nước làm hóa chất đều và hòa tan, phía bên trong miệng thùng có hệ thống ống nước tròn nằm ôm lấy miệng thùng, người ta gọi là ống nước phụ, ngoài ra còn có một đường ống nước phía dưới dẫn trực tiếp vào thùng và chảy mạnh vào ống nước phụ. Còn ở bên trong thùng còn có một bộ phận giải nhiệt.
  • 51. 51 Đáy thùng có một lưới lọc và một van xả đáy và một mô tơ. Công dụng của lưới lọc này là giữ lại bụi, hóa chất, thuốc nhuộm không tan ở bên trong thùng người ta có đặt một ống hơi trực tiếp với mục đích đun nóng làm cho hóa chất thuốc nhuộm dễ hòa tan. Phía dưới thùng có một ống dẫn để hóa chất thuốc nhuộm đi vào bơm và dưới tác dụng của bơm sẽ đưa hóa chất thuốc nhuộm vào trong máy đồng thời trộn đều dung dịch. - Tủ điều khiển chương trình: chứa hệ thống nút điều khiển. Có màn hình điện tử giúp ta theo dõi quá trình cài đặt. Chú ý: Đối với máy nhuộm cao áp chỉ được mở máy, xả bỏ dung dịch, lấy mẫu sau khi nhiệt độ đã hạ thấp xuống 600 C và áp suất bằng 0. Tuyệt đối không được mở nắp máy khi còn áp suất vì rất nguy hiểm có thể gây nổ. 5.1.2. Nguyên tắc hoạt động Dung dịch được gia nhiệt qua hệ thống trao đổi nhiệt vào họng Jet theo trục dẫn vải vào thùng. Hàng vải sẽ chuyển động cùng một lúc với dung dịch nhờ áp lực của bơm và chuyển động của trục guồng. Để vải được ngấm dung dịch đều màu, sau khi cho vải vào hết ta chỉnh lại lượng nước đúng theo quy trình. Ví dụ: khi giặt theo quy trình ta sẽ lấy nước là 2600lít nhưng ta chỉ lấy khoảng 2000lít sau khi cho vải vào hết ta mới canh lại lượng nước cho đúng 2600lít. Sau đó cho các chất phụ trợ và hóa chất vào bồn hóa chất, khuấy cho đều trước khi cho vào máy và gia nhiệt theo yêu cầu.
  • 52. 52 Thể tích nước theo trong lượng cho trong máy nhuộm Loại máy Mã thiết bị Trọng lượng Thể tích 1. Hisaka 1-2 HA HB HC >200 240 >180 200 140 180 2000 1800 1600 2. Kunan 1,2 KA KB KC >300 340 >280 300 240 280 3600 2800 2400 3. TW 400 TWA TWB TWC >360 400 >300 360 260 300 3600 3000 2600 4. TW600 TWA TWB TWC TWD >550 600 >500 550 >450 500 400 450 5500 5000 4500 4000 5. THIES 1,2 A B >650 720 >600 650 5000 4500
  • 53. 53 C D E >500 600 >400 500 350 400 4000 3500 3000 6. TW150 A B C >120 180 >100 120 80 100 1500 1000 800 7. TW50 A B >40 50 30 40 400 300 5.2. Máy Thies 5.2.1. Cấu Tạo
  • 54. 54 Hình 5.5. Cấu tạo của máy nhuộm Thies.
  • 55. 55 hình 5.6 máy nhuộm thies trong xí nghiệp nhuộm - Thân máy: có hình trụ nằm ngang bằng thép không rỉ, chịu áp lực, được chia làm 2 – 3 ngăn theo chiều ngang, mỗi khoang đều có phần chứa dung dịch nhuộm vải ở phía dưới và ống dẫn vải tuần hoàn trên của máy. Để bảo đảm cho các dây vải được nhuộm như nhau, vách ngăn giữa các khoang máy đều đục lỗ. Dung dịch được đun nóng bằng bộ phận gia nhiệt riêng. Nhiệt độ làm việc tối đa trong máy là 1500 C, thường sử dụng cho các mặt hàng hiện nay là 1300 C, quá trình nhuộm được điều chỉnh tự động theo một chương trình đã định trước, nước chứa tối đa trong thùng là 600l. - Trục guồng: máy guồng có hai guồng chuyển động với vận tốc như nhau. Có tác dụng trong việc tải vải, thay đổi các nếp gấp hàng vải nên tránh được việc tạo nếp ly chết, nếu đang chạy mà trục guồng ngưng thì bơm chính cũng ngừng hoạt động. Vận tốc thường dùng cho hàng vải đan trong công ty là 210 – 250 m/phút. - Họng jet: đây cũng là bộ phận quan trọng của máy thies, chuyển động hàng vải bằng áp lực nước dung dịch và nước được phun ra từ họng jet làm cho vải chuyển động với chuyển động của dung dịch qua hệ thống bơm.
  • 56. 56 Họng jet có dạng hình chóp được đặt cố định trong máy, khoảng cách mà nước phun từ họng jet ra là 2li. Khoảng cách này đủ để điều chỉnh lọn vải và chu vi thích hợp. - Bơm tuần hoàn: đây là một loại bơm ly tâm có tác dụng đưa dung dịch tẩy nhuộm vào thùng nhuộm và có tác dụng điều chỉnh tất cả các hoạt động của máy như tải cả chuyển động, đưa dung dịch hóa chất qua lưới lọc vào buồng gia nhiệt và ra ngoài. - Hệ thống trao đổi nhiệt: là loại thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống trùm có sàng lưới lọc để loại bỏ các tạp chất trong dung dịch. Nước ngoài vô để gia nhiệt, và làm nguội một cách gián tiếp bằng hơi nóng tải vào buồng và lượng dung dịch được gia nhiệt nhờ bơm ly tâm đi vào. - Van điều chỉnh áp lực họng jet: được đặt ở đường ống đẩy của bơm vào dùng để chỉnh lưu lượng bơm, áp lực, tốc độ. Lưu lượng phải được điều chỉnh cho phù hợp mặt hàng, không bị kẹt, xếp ly chết vải. - Thùng pha hóa chất: thường được làm bằng inox, có dạng hình trụ cao 0.5 – 0.8 m đường kính 0.4 – 0.6 m, bên trong có một cánh sấy hoặc áp lực để pha trộn thuốc nhuộm. 5.2.2. Nguyên tắc hoạt động Vải và dung dịch chuyển động nhờ áp lực của bơm và chuyển động trên trục guồng, dung dịch được gia nhiệt qua hệ thống trao đổi nhiệt và được cho vào thùng thuốc nhuộm nhờ bơm chính chuyển động theo vòng tròn giữa vải và dung dịch.
  • 57. 57 5.2.3. Các sự cố thường gặp - Do họng Jet nằm phía trên nên dễ gãy mạch vải đối với vải dày do kéo vải lên họng Jet, hơn nữa khi kéo vải lên chân không do không có nước trong họng Jet nên nước không kéo căng lực vải ra dẫn đến vải dễ bị kéo căng và gãy mặt. - Ở các máy Jet do thùng nhuộm nằm ngang nên lực kéo vải ít hơn và không gây kéo dãn sợi dọc, trong khi đó máy nhuộm Thies thùng nhuộm nằm dưới họng Jet nằm trên nên lực kéo vải lên họng Jet dễ gây gãy mạch, hơn ở máy nhuộm Jet. Thuốc nhuộm sẽ thấm vải lâu hơn do thùng nhuộm nằm ngang. 5.3. Máy Winch Hình 5.7 máy winch trong xí nghiệp nhuộm 5.3.1. Cấu tạo Máy winch gồm hai phần chính: - Máng chứa dung dịch thuốc nhuộm và chứa vải ở phía dưới. - Guồng dẫn vải và mái che ở phía trên.
  • 58. 58 Phần máng nhuộm được chế tạo bằng thép không gỉ là bể chứa thuốc nhuộm hoặc hóa chất như acid hoặc kiềm, chất oxy hóa. Phần mái che làm bằng thủy tinh giúp ngăn không cho hơi nước tỏa ra môi trường. Hệ thống ống hơi giúp gia nhiệt khi cần làm việc ở nhiệt độ cao. 5.3.2. Công dụng máy Winch Thông thường máy winch thường được sử dụng nhuộm các loại vải ít chịu lực căng kéo hoặc vải ở dạng dây xoắn nhưng trong xí nghiệp dệt nhuộm Gia Định người ta sử dụng để vào các mục đích: - Đắp màu hoặc chỉnh màu khi vải nhuộm không đúng so với yêu cầu khách hàng. 2 3 5 6 1 4 1: Máng chứa dung dịch. 2: Guồng dẫn. 3: Trục phân riêng. 4: Ngăn pha chế thuốc nhuộm. 5: Ống hơi gián tiếp. 6: Mái che. Hình 5.8. Sơ đồ máy nhuộm Winch.
  • 59. 59 - Dùng trong công đoạn tẩy trắng vải khi cần nhuộm gấp, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian nhuộm. 5.3.3.Các sự cố thường gặp: Trong xí nghiệp máy winch ít khi bị sự cố do cấu tạo và vận hành đơn giản. 5.4.Máy nhuộm sợi Hiện nhà máy có 3 thiết bị nhuộm sợi và 1 lò sấy sợi: - 2 máy nhuộm Tong geng của Đài Loan. - 1 máy nhuộm Hisaka của Nhật Bản. - 1 máy sấy sợi Efficier của Nhật bản. Một số thông số kĩ thuật của máy nhuộm TONG GENG Thông số kĩ thuật TONGGENG-100 TONGGENG-300 Nhiệt độ tối đa (0 C) 140 140
  • 60. 60 Áp suất tối đa (kg/cm2 ) 4 4 Khối lượng (Kg) 100 300 Thể tích (lít) 1000 3000 Công suất bơm chính (Hp) 25 60 5.4.1. Cấu tạo Hình 5.9. Cấu tạo của máy nhuộm TONG GENG (một dạng máy nhuộm bobin).
  • 61. 61 - Hệ thống bao gồm thùng khuấy hóa chất, thùng nhuộm, bơm chính, bơm hóa chất, và các van. - Bên trong bao gồm hệ thống gia nhiệt. - Và một bệ chứa nhiều cọc đứng có đục lỗ thông tới đáy bệ. Hình 5.10. Bệ chứa và các ống sợi.
  • 62. 62 Khi nhuộm công nhân vận hành cắm những ống sợi đã được quấn thật chặt trên những lõi sợi bằng inox chống sự ăn mòn hóa chất, ở đầu mỗi cuộn sợi được lắp một tấm đệm bịt kín và một đai ốc giữ các ống nhuộm trên đầu mỗi cọc. 5.4.2.Nguyên tắc hoạt động Khi đặt bệ chức ống nhuộm vào bể nhuộm, phần đáy của bệ vừa khít với đáy bể. Nước và thuốc nhuộm được bơm vào trong bể nhuộm cho ngập hoàn toàn các cuộn sợi. Dung dịch đi qua lớp sợi theo hai chiều nhờ một bơm áp suất lớn có hệ thống đảo chiều chuyển động của dung dịch. Chiều thứ nhất, dung dịch nhuộm được bơm từ bể vào trong các cọc rỗng, dung dịch được áp suất của bơm đẩy qua các các lỗ trên cọc, rồi qua lỗ của lõi cuộn sợi, thấm qua lớp sợi ra ngoài. Chiều thứ hai, dung dịch nhuộm chuyển động từ bể nhuộm vào trong cọc rỗng thông qua lớp sợi và lõi sợi, dung dịch chuyển động được là do dung dịch nhuộm được bơm từ trong lõi cọc ra ngoài bể. Điều này tạo điều kiện nhuộm được điều màu, cho hiệu quả nhuộm cao hơn. 5.4.3.Các sự cố thường gặp - Hở ron của máy bơm, làm hóa chất chảy ra ngoài. - Mất lập trình hệ thống điều khiển tự động. - Ngoài ra còn những sự cố khác nhưng ít khi xảy ra. 5.5. Máy hoàn tất – định hình Bruckner Sau các quá trình gia công như giũ hồ, nấu tẩy, nhuộm…Vải chịu nhiều tác dụng cơ học nên dễ bị co lại, thiếu khổ, sợi dọc và sợi ngang không nằm vuông góc nhau, mặt vải bị nhăn… Vì vậy, phải xử lý vải trước khi nhập kho để làm cho vải thẳng hơn, đúng khổ vải, sợi dọc và sợi ngang vuông góc với nhau, tạo cho vải có dáng mềm mại hơn…
  • 63. 63 Hình 5.11. Máy hoàn tất – định hình Bruckner. 5.5.1.Cấu tạo Máy hoàn tất – định hình Bruckner là một hệ thống thiết bị liên hợp bao gồm: - Hệ thống kẹp vải. - Hệ thống ngấm ép hồ: bao gồm bể hồ, hệ trục ép hồ, trục gạt hồ và chống gấp nếp trên mặt vải. - Hệ thống chỉnh sợi: gồm 4 trục, tuỳ theo tốc độ của các trục này mà làm cho sợi vải bị kéo căng hay bị co lại, giúp cho các sợi vải nằm vuông góc nhau. - Hệ thống sấy – căng kim: gồm các phòng sấy, hệ thống dò biên vải và trục căng định biên. Trên trục căng có hệ kim – kẹp đưa vải chạy qua các phòng sấy chứa các ống trao đổi nhiệt. - Hệ thống chỉnh khổ. - Hệ thống làm nguội. - Hệ thống điện – điện tử để điều khiển quá trình.
  • 64. 64 Hình 5.12. Máng ngấm hồ. Hình 5.13. Trục ép vải.
  • 65. 65 Hình 5.14. Bộ phận chỉnh sợi. Hình 5.15. Dàn văng.
  • 66. 66 Hình 5.16. Buồng sấy. Hình 5.17. Bộ phận chỉnh khổ.
  • 67. 67 5.5.2.Nguyên lý hoạt động Vải từ xe được cho vào máy định hình bằng các trục dẫn, vải qua hệ thống kẹp vải vào máy để tránh tình trạng vải vào máy bị cuốn biên, chéo sợi và đi vào máy đều hơn. Tiếp đến, vải đi qua bể ngấm ép hồ. Bể ngấm là là một máng chứa hồ ngấm, trong máng có trục dẫn vải ngập trong hồ, vải đi qua máng sẽ được ngấm hồ. Hồ đi vào máng qua một ống dẫn đặt song song và nằm trong máng. Ống dẫn có một van để xả hồ và làm vệ sinh máy ngấm. Vải sau khi qua bể ngấm hồ sẽ qua 3 trục ép để làm đều lượng hồ trên vải, đồng thời giúp hồ ăn sâu vào trong vải để nâng cao tính chất của vải sau hồ. Trục ép hoạt động nhờ động cơ, truyền động bằng cách quay bánh răng để quay các trục ép khác nhau. Tiếp đến, vải được đưa qua các buồng sấy. Đây là bộ phận quan trọng nhất của máy. Vải theo dàn kim vào buồng sấy theo một đường thẳng. Mỗi buồng sấy có hai cửa mở ra, có hai bộ phận hút không khí từ bên ngoài qua bộ phận truyền nhiệt làm cho không khí nóng lên. Lúc này, luồng không khí nóng được quạt phân phối đều cho hai dãy không khí nóng dưới – trên mặt vải. Bộ phận truyền nhiệt gồm một dãy ống thép, luồng hơi dầu “DO” di chuyển từ một ống dẫn vào. Sau khi truyền nhiệt cho không khí, hơi dầu này theo một đường ống đi ngưng tụ ở bể dầu. Cả buồng sấy có hai ống khói lớn để đẩy hơi nóng sau khi va vải ra ngoài. Vải sau khi ra khỏi buồng sấy, đi qua bộ phận chỉnh khổ vải ở cuối máy. Ở cuối buồng sấy có thước đo khổ vải. Nếu vải không đúng khổ, khi ra khỏi buồng sấy sẽ được chỉnh khổ lại cho phù hợp theo yêu cầu. Vải sau khi ra khỏi buồng sấy phải được làm nguộị. Sử dụng nước lạnh để làm nguội, nước vào ở một đầu ống và ra ở đầu kia. 5.5.3. Sự cố thường gặp - Do nhiệt độ quá cao làm kim căng, bị cong và hư hỏng nên phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, dùng kim đúng loại thiết kế.
  • 68. 68 - Trong quá trình hoàn tất, vải dễ bị rách khổ, rớt biên nên luôn cần người đứng điều khiển bên cạnh để có thể kịp thời xử lý sự cố. 5.6. Máy comfit 5.6.1 Cấu tạo Bộ phận làm nhẵn có tác dụng làm cho vải láng, bóng, chúng có cấu tạo từ tấm nỉ và phần lót. Khi vải qua trục lớn vải sẽ được hủy các nếp nhăn. Nỉ, hệ thống láy băng, bộ phận gia nhiệt đều làm bằng chất chịu nhiệt cao. Hơi được cung cấp vào đây để ổn định lại vải sau khi ra khỏi máy với nhiệt độ 100o C. Nỉ cũng được khép kín và hệ thống láy băng điều chỉnh tấm cao su và rơle nhiệt lực ép của trục làm mềm vải. Hệ thống băng tải gồm: - Bộ phận tạo sức căng. - Bộ phận gia nhiệt ổn định. 5.6.2 Nguyên tắc hoạt động Trước tiên ta may vải đầu cây, tập kết vải, đưa vải vào đầu máy. Sau đó mở máy cho vải đi qua các bộ phận trục và bộ phận phun sương làm ẩm vải đồng đều. Vải tiếp tục đi vào bộ phận làm mềm vải sẽ nằm dưới tấm cao su và bao quanh rơle nhiệt. Rơle nhiệt đã được cung cấp hơi, lúc này ở nhiệt độ 120 0 C ở giai đoạn này vải được làm co vì trong quá trình tẩy hồ vải được kéo dãn theo chiều ngang vì thế khi qua máy comfit vải sẽ co lại và trở nên đẹp hơn. Tấm cao su được ép lên rơle nhiệt làm cho đường kính trục lớn hơn lúc ra nhờ vậy vải co lại. Tỷ lệ co này tùy theo máy ( do điều chỉnh vải đi qua trục cong điều chỉnh sọc và lại đi qua rơle làm mát và được giải nhiệt để làm cho vải nguội lại vải đi qua các trục đến bộ phận ủi, vải qua các trục cong, qua các trục dẫn băng, có hệ thống láy băng và đi qua các trục làm mát, sau đó vải theo trục cuộn ra xe chở vải. Kiểm tra vệ sinh trước khi chạy máy: - Kiểm tra tấm cao su phải đảm bảo yêu cầu. - Không có gì kẹt vào.
  • 69. 69 - Bề mặt và hai biên không có vết trầy xước nếu có dù là nhỏ cũng phải báo cáo với người có trách nhiệm để xử lý. Kiểm tra bôi trơn với yêu cầu: - Chất bơi trơn là tấm mềm cao su phải đủ, ta dùng hóa chất bôi trơn là vetanol 1:5 (1 l vetanol + 5 l nước) - Dầu trong bình dầu hộp gió nén phải đầy đủ. - Dầu bôi trơn các hộp giảm tốc đầy đủ. - Kiểm tra tổng quát máy, đảm bảo máy bình thường. - Vệ sinh quanh máy và máy. - Vệ sinh tấm cao su và các trục dẫn cho thật sạch. 5.6.3. Các trường hợp dừng máy Dừng máy bình thường: - Chuẩn bị vải lót để may đầu cây - Cho máy chạy thật chậm dần 5 – 6 m/p - Cho công tắc đang làm việc về vị trí off -Khóa các van hơi nén nước làm mát, đóng nguồn điện chính – phụ vào máy. - Vệ sinh máy sau khi dừng. - Dừng máy có sự cố : - Nhấn nút đỏ để dừng khẩn cấp - Khóa van hơi vào trục sấyXả trục ép ra, bật công tắc điện về off. 5.7. Máy sấy 5.7.1. Cấu tạo Gồm ba phần: - Đầu máy: Gồm các trục lăn tự do. Ba trục ban và hệ thống chỉnh tâm có mắt dò để chỉnh vải không bị lệch tâm. Hệ thống hút chân không hoạt động nhờ bơm chân không nhằm loại bỏ bớt nước có trên vải trước khi đưa vào máy.
  • 70. 70 Trục nhám đầu vào dùng để kéo vải đi vào máy, trục hoạt động nhờ motor, trên trục nhám có những gai nhỏ bằng cao su để tạo ra lực ma sát giúp vải không bị kéo mạnh hơn. - Thân máy: Là một buồng sấy gồm ba phòng sấy và ba quạt. Bên trong có hệ thống ba tầng lưới băng tải giúp cho vải chuyển động dễ dàng hơn, vải được căng ra và được sấy đều hơn khi vào buồng sấy. Các phòng sấy được cấp nhiệt từ lò hơi qua các đường ống dẫn. Trên thân máy còn có dụng cụ đo nhiệt độ, tự điều chỉnh khi nhiệt độ tăng lên hay giảm xuống vượt quá giới hạn. Trên thân máy có quạt thoát khí để giảm bớt nhiệt độ và hơi nước bên trong máy ra ngoài. - Đầu ra: Gồm hai motor đặt phía trên đầu ra. Motor trái gắn với dây xích tải để kéo trục lăn nhằm kéo vải từ phía dưới lên. Motor phải cũng gắn với dây xích tải nhưng để kéo tay quay nhằm biến chuyển động tròn của tay quay thành chuyển động tịnh tiến, làm cho máng xả vải chuyển động tới lui, vải được xếp ngay ngắn trên xe. 5.7.2. Nguyên tắc hoạt động: Vải sau khi nhuộm sẽ được đưa vào máy sấy. Đầu tiên vải được kéo qua trục lăn tự do, trục này giúp vải chuyển động nhẹ nhàng hơn. Sau đó vải chay qua ba trục ban, các trục này quay ngược chiều nhau với mục đích ban vải ra hai biên, ở phía dưới trục ban có hệ thống chỉnh tâm có mắt dò để chỉnh tâm vải. Tiếp đó vải sẽ được đưa qua các trục lăn tiếp theo và đến trục hút chân không, trục nhám rồi đi vào buồng sấy. Vải đưa vào máy nhờ vào ba tầng lưới băng tải với mục đích giúp vải dễ chuyển động hơn và sấy đều hơn. Cuối cùng, vải sau khi ra khỏi trục sấy sẽ qua trục lăn và trục nhám đầu ra, ra ngoài vào xe chứa vải.
  • 71. 71 Chương 6: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 6.1. Nước thải nhuộm 6.1.1. Nước thải nhuộm Không ổn định và đa dạng, thay đổi ngay trong khi nhuộm các loại vải khác nhau, thậm chí ngay cả khi cùng một loại sản phẩm với loại thuốc nhuộm khác nhau, môi trường nhuộm có thể là acid hoặc kiềm, hay trung tính. Nhìn chung, thành phần tính chất nước thải nhuộm thường chứa các gốc như: R – SO3Na, R – SO3, R – NH2, R – Cl…, pH nước thải thay đổi từ 2 – 14, hàm lượng COD thay đổi từ 80 – 18.000 mg/l. Tùy theo từng loại phẩm nhuộm (phân tán, trực tiếp hay hoạt tính…) mà ảnh hưởng đến tính chất nước thải, riêng trường hợp sử dụng phẩm nhuộm phân tán, nước thải sau khi thử nghiệm có hàm lượng cặn lơ lửng thấp, nước trong suốt, độ màu không đáng kể, đa số cặn không tan lắng được. Mặt khác, thành phần và tính chất nước thải thay đổi liên tục trong ngày, nhất là tại các nhà máy sản xuất theo quy trình gián đoạn, các công đoạn như giặt, nấu tẩy, nhuộm đều thực hiện trên cùng một máy, do vậy theo từng giai đoạn nước thải cũng biến đổi, dẫn đến độ màu, hàm lượng chất hữu cơ, pH, hàm lượng cặn không ổn định. Ngoài ra, nước thải từ phân xưởng nhuộm còn được pha loãng một phần với nước thải sinh hoạt hoặc nước thải từ các công đoạn khác như dệt, lò hơi. Bên cạnh hai nguồn thải đặc trưng trên, nước thải ở các khâu hồ sợi, giặt xả có hàm lượng chất hữu cơ cao, pH vượt tiêu chuẩn xả thải. Tuy nhiên công đoạn hồ sợi, lượng nước được sử dụng rất nhỏ, hầu như toàn bộ bộ phẩm hồ được bám trên vải, nước thải chỉ xả ra khi làm vệ sinh thiết bị nên không đáng kể.
  • 72. 72 Tóm lại, nước thải dệt nhuộm có lưu lượng lớn, COD, BOD, SS cao, có độ màu đậm, mùi nồng khó chịu, nóng và pH là kiềm mạnh hoặc acid và có tính độc. 6.1.2. Nguồn phát sinh nước thải Thường tại các cơ sở sản xuất lớn mới có đầy đủ các công đoạn sản xuất, đặc biệt là ở công đoạn nhuộm mới có các nguồn thải lớn và nguy hiểm. Với các cơ sở nhỏ, chỉ đơn thuần công đoạn dệt vải thì phần thải gần như không đáng kể Nguồn nước thải sản xuất ở mức ô nhiễm nặng từ các công đoạn hồ sợi, giũ hồ, làm bóng, nấu, tẩy nhuộm hoàn tất và in hoa. Những chỉ tiêu cần xem xét để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải của các cơ sở sản xuất bao gồm: - Lượng nước thải sinh ra (vì nó liên quan đến tải trọng của hệ thống xử lý). - Tổng lượng các chất rắn trong dòng thải (TSS). Đây là một thông số quan trọng đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sản xuất đồng thời nó cũng dễ dàng xác định được bằng các phương pháp không tốn kém lắm. - Nhu cầu ôxy hoá học (COD). Trong tất cả các loại hình công nghiệp kể trên, hầu hết nước thải đều chứa một lượng lớn các chất hữu cơ và trong lĩnh vực môi trường, người ta hay sử dụng thông số BOD5. Tuy vậy, thông số này khó xác định hơn trong khi COD vừa dễ xác định, vừa có thể phần nào dự đoán được mức độ ô nhiễm hữu cơ cũng như khả năng xử lý nước thải bằng con đường sinh hoá (phương pháp xử lý rẻ tiền nếu có thể thực hiện được). Theo đặc thù của từng loại hình công nghiệp, có thể đưa thêm các chỉ tiêu ô nhiễm khác như kim loại nặng đối với ngành cơ khí, các độc tố trong ngành công nghiệp dệt, giấy, da, hoá chất hoặc các dạng chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học.
  • 73. 73 Nước thải công nghiệp dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp. Theo tính toán từ các loại hoá chất sử dụng như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất ôxy hoá... đã có hàng trăm loại hoá chất đặc trưng, các loại này hoà tan dưới dạng ion và các chất kim loại nặng đã làm tăng thêm tính độc hại không những trong thời gian trước mắt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sống. - Nước thải ở các khâu hồ sợi chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, pH vượt tiêu chuẩn xả thải. Tuy nhiên, công đoạn hồ sợi, lượng nước được sử dụng rất nhỏ, hầu như toàn bộ phẩm hồ được bám trên vải, nước thải chỉ xả ra khi làm vệ sinh thiết bị nên không đáng kể. - Nước thải giặt tẩy: có pH dao động khá lớn từ 9 - 12, hàm lượng chất hữu cơ cao (COD = 1000 - 3000 mg/l) do thành phần các chất tẩy gây nên. Độ màu của nước thải khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu và có thể lên đến 10.000 Pt - Co, hàm lượng căn lơ lửng SS có thể đạt đến trị số 2000 mg/l, nồng độ này giảm dần ở cuối chu kỳ xả và giặt. Thành phần chủ yếu của nước thải bao gồm: thuốc nhuộm thừa, chất hoạt động bề mặt, các chất ôxy hoá, xenlulô, xáp, xút, chất điện ly... - Công nghệ nhuộm sử dụng một lượng nước lớn phục vụ cho các công đoạn sản xuất và xả ra một lượng nước thải tương ứng, bình quân khoảng 50 - 300 m3/tấn vải. Trong đó hai nguồn ô nhiễm chính cần phải giải quyết là từ công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy. Nước thải nhuộm thành phần thường không ổn định và đa dạng, thay đổi ngay trong từng nhà máy khi nhuộm các loại vải khác nhau, thậm chí ngay cả khi cùng một loại vải với loại thuốc nhuộm khác nhau. Môi trường nhuộm có thể là axit hoặc kiềm, hoặc trung tính. Cho đến nay, hiệu quả hấp thụ thuốc nhuộm