SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 10
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN THÔNG QUA LẬP BÁO
CÁO QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
TS. Nguyễn Đăng Tuệ, CFA 1
, Lê Phương Linh2
Tóm tắt: Nhân tố quyết định đến việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là việc xây dựng và theo
dõi các kế hoạch tài chính cá nhân. Các nghiên cứu trước đây cho thấy những người lên kế hoạch tài
chính cho bản thân thường có xu hướng tiết kiệm tiền nhiều hơn, đưa ra các quyết định đúng và
thường không gặp vấn đề trong thu nhập. Việc xây dựng một bản kế hoạch tài chính sẽ giúp cho
người lập xác định những hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu và giúp họ kiểm tra được sự cải
thiện về tài chính một cách dễ dàng hơn. Bài viết giới thiệu một công cụ theo dõi quản lý tài chính cá
nhân được áp dụng phổ biến trên thế giới là báo cáo quản lý tài chính. Báo cáo quản lý tài chính này
bao gồm 2 thành phần: bảng cân đối giá trị tài sản và bản theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân. Tác
giả cũng đưa ra một số đánh giá về khả năng áp dụng ở Việt Nam.
Từ khóa: quản lý tài chính cá nhân, bảng cân đối giá trị tài sản, bản theo dõi thu nhập và chi phí cá
nhân
EFFECTIVE PERSONAL FINANCIAL MANAGEMENT WITH PERSONAL FINANCIAL
STATEMENTS
Nguyễn Đăng Tuệ, PhD. CFA, Lê Phương Linh
Abstract: The key to successful money management is developing and following a personal
financial plan. Previous researches show that people with financial plans tend to save more money,
make the decision more wisely and can avoid financial troubles. Furthermore, a written personal
finance plan will help to remind the individual about what action are necessary to achieve their
financial goals and check their progress towards financial objectives. This article introduces personal
financial statements which are a popular tool in personal finance. Personal financial statements
include personal net worth statement and income and expenses statement. The authors also make
some assessment for the possibility of applying this tool in financial planning in Viet Nam.
Key words: personal financial management, personal net worth statement, income and expenses
statement
1
Viện Kinh tế và quản lý, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, email: tue.nguyendang@hust.edu.vn, điện thoại: 012-
8719-3535
2
Ban Khoa học và Dịch vụ, Hiệp hội các Trường Đại học và Cao Đẳng Việt Nam, email:
bannghiencuu.avuc@gmail.com
1. Vai trò của việc lập báo cáo tài chính cá nhân đối với việc lập kế hoạch tài chính
Trong quá trình lập kế hoạch tài chính cá nhân, người lập cần đưa ra các mục tiêu tài chính vào từng
kế hoạch tài chính cụ thể và các chiến lược để thực hiện các mục tiêu đó. Ngoài việc xác định rõ ràng
các mục tiêu tài chính dài hạn, các cá nhân cần đặt ra mục tiêu hàng ngày và ước tính nguồn lực tài
chính để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn. Trước khi có thể thiết lập các mục tiêu
thực tế, xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và quản lý tiền bạc có hiệu quả, các cá nhân phải đánh
giá lại tình hình tài chính hiện tại của mình (Garman, 2011). Báo cáo quản lý tài chính cá nhân
(Personal financial statement) là công cụ hữu hiệu giúp cung cấp thông tin để kiểm soát tài chính.
Kết hợp với kỹ thuật lập ngân sách tài chính cá nhân, các báo cáo quản lý tài chính cá nhân này sẽ hỗ
trợ các cá nhân xác định được các vấn đề tài chính và đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn. Hình
1 dưới đây biểu diễn mối quan hệ giữa việc xây dựng báo cáo quản lý tài chính và lập ngân sách tài
chính cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
Hình 1: Mối quan hệ giữa việc lập kế hoạch tài chính và lên các báo cáo quản lý tài chính cá nhân
Nguồn: Gitman và cộng sự (2011)
Trong bài viết này, các tác giả tập trung vào phân tích kỹ thuật sử dụng hai loại báo cáo quản lý tài
chính cá nhân là bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân và bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân.
2. Cấu trúc của các báo cáo quản lý tài chính cá nhân
Có 2 loại báo cáo quản lý tài chính cá nhân là Bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân (Personal Balance
Sheet hoặc Net worth statement) và Bảng thu nhập và chi tiêu cá nhân (Income and Expenses
Statement). Các báo cáo quản lý tài chính cá nhân là kết quả của việc tổng hợp các thông tin, dữ liệu
về tài chính của một cá nhân để mô tả tình trạng tài chính của cá nhân đó. Các báo cáo này phản ánh
các điều kiện tài chính mà các cá nhân có thể sử dụng để thiết lập cho các mục tiêu tài chính, các vấn
đề tài chính đang tồn tại. Báo cáo tài chính cũng là cơ sở đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu tài
chính. Biết cách xây dựng và diễn giải thông tin trong các báo cáo quản lý tài chính cá nhân là cơ sở
để thực hiện thành công các kế hoạch tài chính cá nhân.
2.1. Bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân
Bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân tổng hợp các loại tài sản mà các cá nhân đang sở hữu, các khoản
nợ và các giá trị ròng trong thu nhập tại một thời điểm nhất định. Bảng báo cáo này giúp các cá nhân
theo dõi được sự biến động của các loại tài sản và các khoản nợ. Bảng 1 dưới đây là một ví dụ về các
nội dung trong bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân. Tùy vào tình hình tài chính cụ thể, người lập
quyết định số khoản mục chi tiết để hiển thị tình trạng tài chính của bản thân một cách chính xác
nhất.
Bảng 1: Hình thức của bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân và các bước thực hiện
TÀI SẢN NỢ PHẢI TRẢ
Tài sản dễ thanh khoản Số tiền Nợ phải trả ngắn hạn Số tiền
Tiền mặt Tiền thuê nhà
Séc Tiền trả góp
Tài khoản tiết kiệm Mua bảo hiểm
Khoản phải thu Các loại thuế
Chứng chỉ tiền gửi Chi phí chăm sóc sức khỏe
Tài sản hữu hình Chi phí sửa chữa
Bất động sản Thanh toán tín dụng ngân hàng
Nhà cửa Chi phí sinh hoạt
Đất đai Chi phí đi du lịch và giải trí
Khác Vay ngắn hạn khác (dưới 1 năm)
Vật dụng cá nhân Nợ phải trả dài hạn
Phương tiện đi lại Các khoản thế chấp
Nội thất Thế chấp bất động sản đầu tư
Thiết bị điện tử Vay mua xe
Trang sức Vay mua thiết bị, đồ dùng nội thất
Các tài sản khác Vay sửa chữa nâng cấp nhà
Tài sản đầu tư Vay thanh toán một lần
Cổ phiếu Vay cho việc học tập, giáo dục
Trái phiếu Vay kí quỹ
Chứng chỉ quỹ Khác
Chứng chỉ tiền
Chứng khoán phái sinh
Quỹ hưu trí Tổng cộng (II)
Bảo hiểm
Quỹ đầu tư bất động sản Giá trị tài sản ròng [(I)-(II)]
Khác
Tổng cộng (I) Tổng nợ phải trả và giá trị tài sản ròng
Nguồn: Gitman và cộng sự (2011)
Các tài sản sở hữu là các khoản mục tài sản được ghi lại phía bên trái trên bảng cân đối giá trị tài
sản cá nhân theo giá trị thị trường hợp lý tại thời điểm hiện tại (tức là số tiền mà cá nhân có thể thu
được nếu bán tài sản này trên thị trường). Giá trị thị trường sẽ có thể khác biệt đáng kể so với nguyên
giá (số tiền mà cá nhân đã trả để mua tài sản đó). Các tài sản có thể được mua bằng tiền hoặc khoản
vay. Nói cách khác, ngay cả khi chưa thanh toán hết số tiền cho một loại tài sản, người lập bảng vẫn
cần liệt kê tài sản đó trong bảng cân đối giá trị. Ngược lại, một tài sản được thuê không được coi là
tài sản của cá nhân vì quyền sở hữu tài sản này thuộc về người khác. Các tài sản có thể được phân
loại dựa trên đặc điểm và cách sử dụng. Ví dụ có thể phân loại tài sản thành tài sản dễ thanh khoản,
tài sản hữu hình và các loại tài sản đầu tư.
Các tài sản dễ thanh khoản là các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền để chi trả cho các chi phí trong
cuộc sống, các trường hợp khẩn cấp, tiết kiệm cũng như chi trả các loại hóa đơn. Tiền mặt, số dư tài
Bước 1: Liệt
kê các tài sản
của gia đình
mà có giá trị
trên thị
trường kể từ
thời điểm
chuẩn bị lập
bảng cân đối
giá trị.
Bước 2:
Liệt kê
tất cả
các
khoản
nợ ngắn
hạn và
dài hạn.
Bước 3: Tính toán
giá trị tài sản ròng
khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi, quỹ tương hỗ, chứng chỉ tiền gửi đáo hạn trong 1 năm là các ví
dụ trong khoản mục tài sản dễ thanh khoản.
Tài sản hữu hình là các tài sản cá nhân có mục đích chính là duy trì lối sống hàng ngày của cá nhân
bao gồm bất động sản và các vật dụng cá nhân. Bất động sản bao gồm đất đai, nhà ở, chung cư,
hoặc các hình thức bất động sản khác mà cá nhân sở hữu. Vật dụng cá nhân bao gồm các phương
tiện đi lại, các công cụ giải trí, đồ nội thất gia dụng và các thiết bị, quần áo, trang sức và các loại đồ
vật khác. Các vật dụng cá nhân này thường có giá trị giảm đi cùng với thời gian được đưa vào sử
dụng. Những tài sản này cần được đánh giá lại theo nguyên tắc khấu hao (ví dụ như một chiếc ti vi
đã dùng được 5 năm sẽ có giá trị thấp hơn so với lúc mới mua).
Tài sản đầu tư bao gồm các loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình được mua lại nhằm tạo thêm thu
nhập và tăng giá trị tài sản. Ví dụ về tài sản đầu tư là cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, vàng, bảo
hiểm nhân thọ và các sản phẩm niên kim, các tài khoản hưu trí cung cấp cho cá nhân và người đi
làm. Các tài sản đầu tư được dùng để duy trì mức sống cho người chủ sở hữu trong tương lai. Tài sản
đầu tư thường có giá trị thay đổi, do đó số tiền được liệt kê phải phản ánh giá trị của tài sản tại thời
điểm bảng cân đối được xây dựng.
Nội dung ở phía bên phải bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân là các khoản nợ phải trả của cá nhân
(bao gồm cả nợ cá nhân và các khoản nợ kinh doanh liên quan). Các khoản nợ có thể là các khoản nợ
ngắn hạn, các khoản nợ phải trả người bán trong một năm hoặc nợ dài hạn và các khoản vay trả góp
được thế chấp bằng nhà cửa và các bất động sản khác.
Các khoản nợ phải trả thường được chia theo thời gian đáo hạn. Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản
nợ hiện tại và đáo hạn trong vòng 1 năm kể từ ngày được ghi nhận trong bảng cân đối giá trị. Ví dụ
như hóa đơn điện nước, cho thuê, phí bảo hiểm, hóa đơn tiền thuốc, hóa đơn sửa chữa và nợ thẻ tín
dụng. Nợ phải trả dài hạn là các khoản nợ đáo hạn 1 năm trở lên kể từ ngày được ghi nhận trong
bảng cân đối giá trị. Các khoản nợ này thường bao gồm các tài sản thế chấp bằng bất động sản, các
khoản vay trả góp tiêu dùng, tín dụng giáo dục và cho vay kí quỹ sử dụng để mua chứng khoán. Các
phần nợ phải trả trong các khoản vay và thế chấp cần được đưa vào bảng cân đối giá trị tài sản cá
nhân nhưng không bao gồm lãi suất thanh toán.
Phần cuối cùng trong bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân là giá trị ròng phản ánh tình trạng tài chính
cá nhân. Giá trị tài sản ròng là giá trị còn lại được tính toán bằng cách lấy giá trị ước tính của các tài
sản theo giá trị thị trường trừ đi các khoản nợ phải trả (giả sử không phát sinh chi phí giao dịch).
Tài sản = Các khoản nợ phải trả + Giá trị tài sản ròng (1)
Nếu giá trị ròng của tài sản nhỏ hơn 0, thì cá nhân đó đang đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh
toán (vỡ nợ). Mặc dù việc mất khả năng thanh toán này không có nghĩa rằng cá nhân đó sẽ bị phá sản
ngay lập tức nhưng nó cho thấy rằng tài sản của họ này không đủ để thực hiện các mục tiêu tài chính.
Thông thường giá trị tài sản ròng thường ở mức thấp khi các cá nhân nằm trong độ tuổi thấp hơn 35
và có xu hướng tăng dần đến mức cao nhất trong độ tuổi từ 55-64 tuổi. Mức giá trị tài sản ròng giảm
xuống dần khi các cá nhân bước vào độ tuổi nghỉ hưu. Hình 2 cho thấy giá trị tài sản ròng trung bình
của hộ gia đình ở Mĩ theo độ tuổi của chủ hộ năm 2013.
Hình 2: Giá trị tài sản ròng trung bình của hộ gia đình theo độ tuổi của chủ hộ ở Mĩ năm
2013 (đơn vị: nghìn USD)
Nguồn: Board of Governors of the Federal Reserve System (2014)
2.2. Bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân
Nếu bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân mô tả tình hình tài chính của một cá nhân hay một gia đình
tại thời điểm nhất định thì bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân (Personal Income and Expenses
Statement) tổng hợp các giao dịch đã xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý,
năm…). Công cụ này giúp các cá nhân so sánh các chi phí và việc mua sắm thực tế với số tiền trong
ngân sách và sau đó đưa ra những sự điều chỉnh cần thiết để khắc phục sự chênh lệch giữa số tiền
thực tế với số tiền trong ngân sách. Thông tin mà bảng cung cấp sẽ giúp các cá nhân kiểm soát các
chi phí và việc mua sắm trong tương lai.
Bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân dựa trên số lượng tiền mặt, có nghĩa là bảng theo dõi chỉ
thể hiện các giao dịch liên quan đến thu tiền mặt thực tế hoặc chi tiêu tiền mặt thực tế được ghi nhận
(bao gồm cả các khoản thanh toán bằng tiền xu, tiền giấy, séc và giao dịch thẻ ghi nợ và tài khoản).
Bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân có 3 phần chính: thu nhập, chi phí và thặng dư (thâm hụt)
tiền mặt.
Nguồn thu nhập là dòng tiền vào thường bao gồm các khoản tiền nhận được từ tiền lương, tiền
công, hoạt động tự kinh doanh, tiền thưởng, tiền hoa hồng, thu nhập từ việc bán tài sản, lãi suất và cổ
tức nhận được từ tiết kiệm và đầu tư; quỹ hưu trí và tiền thu được từ quy mô của tài sản như cổ phiếu
và trái phiếu hoặc các nguồn tự động, thu nhập khác (quà tặng, hoàn lại tiền thuế, tiền thuê nhà, tiền
bản quyền,...). Nguồn thu nhập nhận được là nguồn thu nhập trước thuế và trước khi trích các khoản
trích theo lương.
Chi phí là dòng tiền ra dùng cho việc chi tiêu như (1) chi phí sinh hoạt (chi phí nhà ở, chi phí điện
nước, phương tiện đi lại, thuốc men, quần áo, bảo hiểm); (2) chi phí thuế; (3) mua tài sản (như mua ô
tô, radio, đồ nội thất, đồ gia dụng và chi trả nợ) và (4) các chi phí phải trả khác như chăm sóc sức
khỏe, vui chơi giải trí và các chi phí khác. Số lượng và loại chi phí sẽ khác nhau cho mỗi cá nhân và
gia đình. Chi phí có thể phân thành hai loại là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Các chi phí cố
định thường là các hợp đồng, các chi phí xác định trước, hoặc các chi phí phải trả từng kì (thường là
1 tháng/lần). Ví dụ như thế chấp và vay trả góp, phí bảo hiểm, chi phí tham gia đoàn thể, câu lạc bộ,
các chương trình tiết kiệm và đầu tư hàng tháng, chi phí sử dụng truyền hình cab, internet,…đóng
góp vào quỹ hưu trí, nhà ở (thuê, thế chấp, thanh toán tiền vay), bảo hiểm (nhân thọ, sức khỏe, trách
nhiệm, khuyết tật, người thuê nhà, chủ nhà, ô tô), thuế (thu nhập cá nhân, bất động sản, bảo hiểm xã
hội, tài sản cá nhân). Các chi phí biến đổi là chi phí thay đổi linh hoạt và cá nhân có khả năng kiểm
soát như thức ăn, quần áo, các chi phí tiện ích (điện, nước, gas, điện thoại), giải trí, giao thông đi lại
(xăng và bảo dưỡng, giấy phép, đăng ký, giao thông công cộng, lệ phí cầu đường) và các chi phí sinh
hoạt khác.
Bảng 2: Hình thức của bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân cùng các bước thực hiện
Ngân sách theo
từng tháng
Tổng
THU NHẬP T1 … T12
Tiền công/ Tiền lương (Liệt kê) Tên:
Tiền thưởng/ Hoa hồng
Thu nhập tự kinh doanh
Thu nhập từ đầu tư Lãi suất nhận được, Cổ tức được chia,
Tiền cho thuê nhà, Bán chứng khoán,
Quỹ hưu trí và an sinh xã hội
Biếu tặng
Thu nhập khác
Tổng thu nhập (I)
CHI TIÊU
Lãi suất tiền vay
Chi phí nhà cửa Tiền thuê nhà, Chi trả thế chấp, Sửa
chữa, cơi nới, Vay nợ mua nhà
Chi phí sinh hoạt Tiền gas, điện, nước, Tiền điện thoại (di
động), truyền hình cáp và internet
Chi phí ăn uống Mua thực phẩm, Ăn ngoài, Tổ chức tiệc
Chi phí đi lại Vay nợ mua xe (nếu có),
Mua xe, Tiền xăng xe, sửa chữa,…
Chi phí chăm sóc sức khỏe Khám định kì, tiền thuốc, bác sĩ…
Chi phí chăm sóc bản thân thẩm mĩ, làm tóc, mĩ phẩm...
Chi phí mua sắm Mua quần áo, giầy dép, trang sức
Chi phí mua bảo hiểm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
Thuế thu nhập cá nhân
Mua sắm đồ gia dụng, nội thất
Chi phí đi du lịch/ giải trí…
Chi phí cho con cái
Các chi phí khác (Liệt kê)
TIẾT KIỆM
ĐẦU TƯ
Đầu tư Chứng khoán Cổ phiếu, Trái phiếu, ...
Đầu tư bất động sản
Đầu tư khác
Tổng chi tiêu (II)
Thặng dư (thâm hụt) tiền mặt
= (I)-(II)
Nguồn: Gitman và cộng sự (2011)
Không có danh sách cố định cho các khoản mục được sử dụng trong phần chi phí nhưng người lập có
thể phân loại các khoản chi tiêu như trên. Danh mục được lập ra càng chi tiết sẽ càng giúp người lập
hiểu sâu sắc hơn về chi tiêu của mình.
Bước 1:
Ghi nhận
thu nhập
từ tất cả
các nguồn
khác nhau
trong kì.
Bước 2:
Ghi nhận
danh mục
các khoản
chi phí
bằng tiền
trong kì
Bước 3:
Xác định
giá trị ròng
là thặng dư
(hay thâm
hụt) tiền
mặt
Phần cuối cùng của bảng theo dõi thu nhập và chi phí cho thấy kết quả ròng của các hoạt động tài
chính trong kì. Tổng thu nhập trừ đi cho tổng chi phí sẽ nhận được số thặng dư (hoặc thâm hụt)
tiền mặt của kì. Nếu kết quả cho thấy chi phí ít hơn thu nhập tức là đang có thặng dư tiền mặt. Nếu
giá trị ròng đưa ra bằng 0 chứng tỏ chi phí bằng với thu nhập trong kì, còn nếu giá trị âm chứng tỏ
chi phí đã vượt quá thu nhập và đang bị thâm hụt tiền mặt. Thặng dư tiền mặt có thể được sử dụng
cho mục đích tiết kiệm và đầu tư để mua tài sản hoặc để giảm nợ. Việc đưa thêm khoản mục tiết
kiệm và đầu tư sẽ làm gia tăng được thu nhập và giá trị tài sản ròng trong tương lai còn việc thực
hiện thanh toán nợ ảnh hưởng đến dòng tiền bởi làm giảm chi phí trong tương lai. Ngược lại, khi
thâm hụt tiền mặt xảy ra, cá nhân đó cần phải trang trải các khoản thâm hụt từ việc tiết kiệm và đầu
tư, dẫn đến giảm tài sản ròng hoặc tăng khoản vay nợ.
Bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân có thể được theo dõi và ghi nhận theo từng tháng và tổng
kết vào cuối mỗi năm. Bảng 2 đưa ra ví dụ về các nội dung có trong bảng theo dõi thu nhập và chi
phí cá nhân và 3 bước chuẩn bị. Trước khi tiến hành các bước thực hiện, người lập cần thu thập
thông tin về các khoản đã được chi năm trước bằng cách thu thập phiếu lương, sổ séc, biên lai, hóa
đơn thẻ tín dụng, báo cáo trực tuyến, và bất kỳ thông tin tài chính nào khác lưu giữ được. Cá nhân sẽ
tìm kiếm thông tin về lãi suất, thu nhập từ mua và bán chứng khoán, lãi suất và cổ tức nhận được, và
các vấn đề đầu tư khác tại ngân hàng của mình và các báo cáo về tài khoản đầu tư. Cuối cùng, sau
khi đã liệt kê các chi phí phát sinh trong năm, người lập cần phải bao gồm cả các khoản thuế thu
nhập và an sinh xã hội chi ra từ tiền lương cũng như các khoản khấu trừ tiền lương khác (bảo hiểm
sức khỏe, lên kế hoạch tiết kiệm, nghỉ hưu và đóng góp hưu trí, các khoản phí chi cho nghiệp đoàn).
Các khoản khấu trừ này (từ tiền lương, thu nhập, tiền thưởng và hoa hồng) đại diện cho chi phí cá
nhân, cho dù thực tế chúng không liên quan đến các khoản thanh toán tiền mặt trực tiếp.
Hình 3: Mối quan hệ giữa chỉ số già hóa và mức thu nhập bình quân ở Việt Nam năm 2012
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015)
Theo lý thuyết vòng đời, con người ta có thu nhập cao ở những độ tuổi trẻ và thấp hơn ở những độ
tuổi cao và khi về hưu. (Deaton, 2005) Kết quả là thu nhập cũng như chi tiêu của con người phụ
thuộc rất nhiều vào tuổi của họ. Hình 3 cho thấy mối quan hệ giữa tuổi và mức thu nhập bình quân ở
Việt Nam theo hình chữ “U” ngược, tức là thu nhập ban đầu tăng theo tuổi nhưng đến một độ tuổi
cao nhất định thì sẽ giảm đi do sức khỏe và năng suất lao động giảm. (Tổng cục thống kê Việt Nam,
2015)
Kết quả khảo sát về tài chính tiêu dùng ở các hộ gia đình Mĩ năm 2013 cho thấy mức độ thu nhập và
chi tiêu thường cao nhất trong độ tuổi từ 55-64 tuổi. Thường con cái của những người trong độ tuổi
này đều đã học đại học hoặc không sống phụ thuộc vào cha mẹ nên họ có một mức thu nhập đạt đỉnh
trong vòng đời cuộc sống. Họ cũng chi tiêu nhiều hơn so với nhóm tuổi khác vào việc giải trí, đi ăn ở
ngoài, chi tiêu nhiều hơn vào việc đi lại, bảo hiểm và đóng góp từ thiện. Nhóm tuổi từ 35-44 tuổi có
mức trung bình về thu nhập và chi phí thấp hơn nhưng lại có cách chi tiêu khác. Vì họ thường có con
cái đang ở tuổi đi học, nên họ phải chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sắm ở các cửa hàng tạp hóa, chi
phí cho nhà cửa, quần áo và các nhu cầu cá nhân khác. Hình 4 thể hiện mức thu nhập trung bình
trước thuế của hộ gia đình theo độ tuổi của chủ hộ ở Mĩ năm 2013.
Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập trung bình trước thuế của hộ gia đình theo độ tuổi của chủ hộ
ở Mĩ năm 2013 (đơn vị: nghìn USD)
Nguồn: Board of Governors of the Federal Reserve System (2014)
3. Kết luận và khuyến nghị
Các phần trên của bài viết đã giới thiệu về cách sử dụng các bảng báo cáo quản lý tài chính cá nhân
nhằm mục đích quản lý tài chính. Trong đó, bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân giúp định lượng các
nguồn lực tài chính trong quá trình hướng đến mục tiêu tài chính. Sự thay đổi của từng khoản mục
trong bảng cũng như sự thay đổi của giá trị tài sản ròng sẽ cho thấy tình hình tài chính của người lập
thay đổi như thế nào.
Nếu bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân mô tả tình hình tài chính của một cá nhân hay một gia đình
tại thời điểm nhất định, bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân phản ánh các hoạt động thu nhập
và chi tiêu trong kì để so sánh chúng với mục tiêu ngân sách tài chính. Bảng theo dõi này cũng giúp
cho người lập đánh giá số lượng tiền tiết kiệm và đầu tư trong giai đoạn theo dõi. Ngoài ra, việc hiểu
được nội dung và cách thức lập các báo cáo tài chính cá nhân sẽ giúp người lập nâng cao nhận thức
trong việc phân bổ tài sản, cân bằng thu chi và phát triển các kế hoạch tài chính của mình trong
tương lai.
Tuy nhiên, việc áp dụng các bảng cần đưa ra chi tiết từng khoản mục thu chi nên chính điều này trở
thành khó khăn cho người lập bởi họ không thể nào theo dõi hết được tất cả các khoản chi tiêu trong
một ngày và duy trì được quá trình ghi chép. Bảng báo cáo theo dõi tài chính sẽ đem đến nhiều hiệu
quả trong quản lý tài chính cho nhóm người trưởng thành và nhóm người tham gia vào nhiều hoạt
động của thị trường tài chính. Ngược lại, với nhóm sinh viên hoặc người lao động giản đơn sự hữu
dụng của các báo cáo này sẽ giảm đi do tài sản của họ thường chủ yếu bao gồm loại tài sản dễ thanh
khoản như tiền mặt, tài khoản tiền gửi và tài sản cá nhân. Nợ phải trả có thể là các hóa đơn điện
nước, một số nghĩa vụ tín dụng hoặc tín dụng học tập. Hai nhóm này cũng không đa dạng các nguồn
thu nhập và thường có thu nhập không cao, ít phát sinh các khoản chi phí và đầu tư mà chủ yếu là tiết
kiệm. Đối với nhóm thu nhập thấp có tài sản và các nguồn thu nhập ít đa dạng, bản báo cáo quản lý
tài chính cá nhân sẽ trở nên rườm rà và quá phức tạp.
Dù vậy, hiểu được nội dung và cách thức lập các báo cáo theo dõi sẽ giúp cho họ nâng cao nhận thức
trong việc phân bổ tài sản, cân bằng thu chi và phát triển tài chính của mình trong tương lai. Hiểu
được bản chất của phương pháp này thì người sử dụng hoàn toàn có thể tự xây dựng hình thức báo
cáo tài chính cá nhân để phù hợp với tình hình tài chính của mình. Vì thế, người sử dụng sẽ cần đến
các công cụ, mô hình tinh gọn hỗ trợ cho quá trình theo dõi và quản lý tài chính cá nhân. Việc áp
dụng công nghệ thông tin là một trong những cách hiệu quả để theo dõi và ghi chép lại các hoạt động
tài chính cá nhân một cách linh hoạt và dễ dàng hơn rất nhiều (Tuệ, 2016). Các ứng dụng công nghệ
thông tin hỗ trợ cho hoạt động này cũng đã phát triển từ nhiều năm trước và được nhiều người ở Mĩ,
Canada,… sử dụng như Mint, MoneyStrands.com, PearBudget.com, Wesabe.com,… Các ứng dụng
này sẽ phân loại và hỗ trợ việc theo dõi quản lý các hoạt động tài chính của cá nhân như quản lý
ngân sách, quản lý thu nhập và chi tiêu hàng ngày. Việc trích suất thông tin có thể được lấy tự động
thông qua các giao dịch để theo dõi các hoạt động về thẻ tín dụng, đầu tư, dư nợ, các giao dịch thông
qua tài khoản cá nhân. Tuy nhiên, vì có quá nhiều tính năng hỗ trợ nên nếu người sử dụng không
trang bị kiến thức về lập báo cáo tài chính cá nhân thì sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các ứng
dụng này.
Tầm quan trọng của việc lên kế hoạch tài chính cũng như kỹ thuật quản lý tài chính thông qua ghi
chép và theo dõi tình hình tài chính cá nhân còn khá xa lạ và mới mẻ ở Việt Nam nên cần phải có các
khóa giảng dạy, đào tạo cho người sử dụng. Nếu như trong tài sản liệt kê có nhiều khoản mục có giá
trị lớn thì người lập cần có được tư vấn từ những nhà tư vấn tài chính cá nhân để sử dụng những dịch
vụ hữu ích cho vấn đề tài chính của mình. Bên cạnh đó, cần có thêm những nghiên cứu thực nghiệm
để kiểm chứng khả năng ứng dụng thực tế của phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông qua lập
báo cáo tài chính cá nhân tại Việt Nam. Những nghiên cứu này cần tập trung vào sự khác biệt về
mức thu nhập, hành vi, tập quán của người Việt để từ đó đưa ra dạng thức báo cáo tài chính cá nhân
phù hợp.
Tài liệu tham khảo
[1] Bricker, J. (2014). Changes in US family finances from 2010 to 2013: Evidence from the
Survey of Consumer Finances. Federal Reserve Bulletin.
[2] Deaton, A. (1986). “Life-Cycle Models of Consumption: Is the Evidence consistent with the
theory?”. NBER working papers 1910, National Bureau of Economic Research, inc.
[3] Deaton, A. (2005). “Franco Modigliani and the Life Cycle Theory of Consumption”,
Research program in Development studies and center for health and wellbeing. Princeton
University.
[4] Garman, E. T. Và Forgue, R. E. (2011). Personal finance. Cengage Learning, Mason
[5] Gitman, L. J., Joehnk, M. D. và Billingsley R. S. (2011) Personal financial planning, Cengage
Learning, Mason
[6] Tổng cục thống kê Việt Nam. (2015). Điều tra dân số và nhà ở giữa kì 2014: Cơ cấu tuổi, giới
tính và một số vấn đề kinh tế xã hội ở Việt Nam. Hà Nội: Tổng cục thống kê Việt Nam.
[7] Nguyễn Đăng Tuệ (2016). Ứng dụng công nghệ thông tin trên internet trong giáo dục tài
chính cá nhân. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Đòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOLĐòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOLcaoxuanthang
 
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Man_Ebook
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
Học thuyết ngang giá lãi suất
Học thuyết ngang giá lãi suấtHọc thuyết ngang giá lãi suất
Học thuyết ngang giá lãi suấtChang Boom
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệlehaiau
 
C8 bai giang kinh te luong
C8 bai giang kinh te luongC8 bai giang kinh te luong
C8 bai giang kinh te luongrobodientu
 
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy TramKhung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy TramTram Tran
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 
giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2Nguyen Phuong Thao
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)pikachukt04
 
Bài tập thuế có lời giải
Bài tập thuế có lời giảiBài tập thuế có lời giải
Bài tập thuế có lời giảithaophuong4492
 
Bai tap-co-loi-giai
Bai tap-co-loi-giaiBai tap-co-loi-giai
Bai tap-co-loi-giaiNguyen Shan
 
Chuong 4.kt tai san co dinh
Chuong 4.kt tai san co dinhChuong 4.kt tai san co dinh
Chuong 4.kt tai san co dinhMộc Mộc
 

Was ist angesagt? (20)

C12 chi phi su dung von
C12  chi phi su dung vonC12  chi phi su dung von
C12 chi phi su dung von
 
Đòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOLĐòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOL
 
Nguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toánNguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toán
 
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Học thuyết ngang giá lãi suất
Học thuyết ngang giá lãi suấtHọc thuyết ngang giá lãi suất
Học thuyết ngang giá lãi suất
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
 
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-maiDap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
 
C8 bai giang kinh te luong
C8 bai giang kinh te luongC8 bai giang kinh te luong
C8 bai giang kinh te luong
 
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy TramKhung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
 
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp án
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp ánBài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp án
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp án
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
 
Bài tập thuế có lời giải
Bài tập thuế có lời giảiBài tập thuế có lời giải
Bài tập thuế có lời giải
 
Bai tap-co-loi-giai
Bai tap-co-loi-giaiBai tap-co-loi-giai
Bai tap-co-loi-giai
 
Bai 2 gdp
Bai 2  gdpBai 2  gdp
Bai 2 gdp
 
Bài tập kế toán tài chính
Bài tập kế toán tài chínhBài tập kế toán tài chính
Bài tập kế toán tài chính
 
Chuong 4.kt tai san co dinh
Chuong 4.kt tai san co dinhChuong 4.kt tai san co dinh
Chuong 4.kt tai san co dinh
 
Bài mẫu tiểu luận về rủi ro tỷ giá, HAY
Bài mẫu tiểu luận về rủi ro tỷ giá, HAYBài mẫu tiểu luận về rủi ro tỷ giá, HAY
Bài mẫu tiểu luận về rủi ro tỷ giá, HAY
 

Andere mochten auch

Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQDBai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQDDung Nguyen
 
Cristianlicuyweb3 170202033648
Cristianlicuyweb3 170202033648Cristianlicuyweb3 170202033648
Cristianlicuyweb3 170202033648Robethlicuy
 
Looking Into The Future Downtown Boulder Annual Luncheon 2-3-17
Looking Into The Future Downtown Boulder Annual Luncheon 2-3-17Looking Into The Future Downtown Boulder Annual Luncheon 2-3-17
Looking Into The Future Downtown Boulder Annual Luncheon 2-3-17Seth Levine
 
Stayer bus 510 week 6 assignment 3 researching
Stayer bus 510 week 6 assignment 3 researchingStayer bus 510 week 6 assignment 3 researching
Stayer bus 510 week 6 assignment 3 researchingthomasrebello13
 
Resume February 2017
Resume February 2017Resume February 2017
Resume February 2017Angela Duff
 
Talent Mappers_Corporate Presentation 2016
Talent Mappers_Corporate Presentation 2016Talent Mappers_Corporate Presentation 2016
Talent Mappers_Corporate Presentation 2016Vinuppriya Selvaraj
 
IDCC 669 Accord positionnement des cqp du 13 12 16
IDCC 669 Accord positionnement des cqp du 13 12 16IDCC 669 Accord positionnement des cqp du 13 12 16
IDCC 669 Accord positionnement des cqp du 13 12 16Société Tripalio
 

Andere mochten auch (9)

Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQDBai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
 
Bai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_teBai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_te
 
Cristianlicuyweb3 170202033648
Cristianlicuyweb3 170202033648Cristianlicuyweb3 170202033648
Cristianlicuyweb3 170202033648
 
Looking Into The Future Downtown Boulder Annual Luncheon 2-3-17
Looking Into The Future Downtown Boulder Annual Luncheon 2-3-17Looking Into The Future Downtown Boulder Annual Luncheon 2-3-17
Looking Into The Future Downtown Boulder Annual Luncheon 2-3-17
 
Stayer bus 510 week 6 assignment 3 researching
Stayer bus 510 week 6 assignment 3 researchingStayer bus 510 week 6 assignment 3 researching
Stayer bus 510 week 6 assignment 3 researching
 
Resume February 2017
Resume February 2017Resume February 2017
Resume February 2017
 
Talent Mappers_Corporate Presentation 2016
Talent Mappers_Corporate Presentation 2016Talent Mappers_Corporate Presentation 2016
Talent Mappers_Corporate Presentation 2016
 
Bala Resume
Bala ResumeBala Resume
Bala Resume
 
IDCC 669 Accord positionnement des cqp du 13 12 16
IDCC 669 Accord positionnement des cqp du 13 12 16IDCC 669 Accord positionnement des cqp du 13 12 16
IDCC 669 Accord positionnement des cqp du 13 12 16
 

Ähnlich wie Phương pháp quản lý tài chính cá nhân qua việc lập báo cáo tài chính cá nhân

KetoanMy
KetoanMyKetoanMy
KetoanMyvntest
 
Quản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmQuản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmĐinh Hiep
 
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_656714 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Tạ Đình Chương
 
Chương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdf
Chương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdfChương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdf
Chương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdfNguynThnhAn33
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anphuonglien1392
 
Ke hoach tai chinh
Ke hoach tai chinhKe hoach tai chinh
Ke hoach tai chinhbaby 153
 

Ähnlich wie Phương pháp quản lý tài chính cá nhân qua việc lập báo cáo tài chính cá nhân (20)

Đề cương môn học tài chính cá nhân.docx
Đề cương môn học tài chính cá nhân.docxĐề cương môn học tài chính cá nhân.docx
Đề cương môn học tài chính cá nhân.docx
 
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.docx
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.docxCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.docx
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.docx
 
KetoanMy
KetoanMyKetoanMy
KetoanMy
 
Quản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmQuản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tm
 
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_656714 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
 
Luận Văn Giải Pháp Huy Động Và Sử Dụng Nguồn Vốn Tín Dụng Nhằm Phát Triển Kin...
Luận Văn Giải Pháp Huy Động Và Sử Dụng Nguồn Vốn Tín Dụng Nhằm Phát Triển Kin...Luận Văn Giải Pháp Huy Động Và Sử Dụng Nguồn Vốn Tín Dụng Nhằm Phát Triển Kin...
Luận Văn Giải Pháp Huy Động Và Sử Dụng Nguồn Vốn Tín Dụng Nhằm Phát Triển Kin...
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Qtdadt
QtdadtQtdadt
Qtdadt
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công TyCơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công TyCơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
 
Giao trinh qtda
Giao trinh qtdaGiao trinh qtda
Giao trinh qtda
 
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo MayĐề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Chương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdf
Chương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdfChương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdf
Chương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdf
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-an
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia Định
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia ĐịnhCơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia Định
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia Định
 
Ke hoach tai chinh
Ke hoach tai chinhKe hoach tai chinh
Ke hoach tai chinh
 
C1-2.pptx
C1-2.pptxC1-2.pptx
C1-2.pptx
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
 

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân qua việc lập báo cáo tài chính cá nhân

  • 1. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN THÔNG QUA LẬP BÁO CÁO QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN TS. Nguyễn Đăng Tuệ, CFA 1 , Lê Phương Linh2 Tóm tắt: Nhân tố quyết định đến việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là việc xây dựng và theo dõi các kế hoạch tài chính cá nhân. Các nghiên cứu trước đây cho thấy những người lên kế hoạch tài chính cho bản thân thường có xu hướng tiết kiệm tiền nhiều hơn, đưa ra các quyết định đúng và thường không gặp vấn đề trong thu nhập. Việc xây dựng một bản kế hoạch tài chính sẽ giúp cho người lập xác định những hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu và giúp họ kiểm tra được sự cải thiện về tài chính một cách dễ dàng hơn. Bài viết giới thiệu một công cụ theo dõi quản lý tài chính cá nhân được áp dụng phổ biến trên thế giới là báo cáo quản lý tài chính. Báo cáo quản lý tài chính này bao gồm 2 thành phần: bảng cân đối giá trị tài sản và bản theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân. Tác giả cũng đưa ra một số đánh giá về khả năng áp dụng ở Việt Nam. Từ khóa: quản lý tài chính cá nhân, bảng cân đối giá trị tài sản, bản theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân EFFECTIVE PERSONAL FINANCIAL MANAGEMENT WITH PERSONAL FINANCIAL STATEMENTS Nguyễn Đăng Tuệ, PhD. CFA, Lê Phương Linh Abstract: The key to successful money management is developing and following a personal financial plan. Previous researches show that people with financial plans tend to save more money, make the decision more wisely and can avoid financial troubles. Furthermore, a written personal finance plan will help to remind the individual about what action are necessary to achieve their financial goals and check their progress towards financial objectives. This article introduces personal financial statements which are a popular tool in personal finance. Personal financial statements include personal net worth statement and income and expenses statement. The authors also make some assessment for the possibility of applying this tool in financial planning in Viet Nam. Key words: personal financial management, personal net worth statement, income and expenses statement 1 Viện Kinh tế và quản lý, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, email: tue.nguyendang@hust.edu.vn, điện thoại: 012- 8719-3535 2 Ban Khoa học và Dịch vụ, Hiệp hội các Trường Đại học và Cao Đẳng Việt Nam, email: bannghiencuu.avuc@gmail.com
  • 2. 1. Vai trò của việc lập báo cáo tài chính cá nhân đối với việc lập kế hoạch tài chính Trong quá trình lập kế hoạch tài chính cá nhân, người lập cần đưa ra các mục tiêu tài chính vào từng kế hoạch tài chính cụ thể và các chiến lược để thực hiện các mục tiêu đó. Ngoài việc xác định rõ ràng các mục tiêu tài chính dài hạn, các cá nhân cần đặt ra mục tiêu hàng ngày và ước tính nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn. Trước khi có thể thiết lập các mục tiêu thực tế, xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và quản lý tiền bạc có hiệu quả, các cá nhân phải đánh giá lại tình hình tài chính hiện tại của mình (Garman, 2011). Báo cáo quản lý tài chính cá nhân (Personal financial statement) là công cụ hữu hiệu giúp cung cấp thông tin để kiểm soát tài chính. Kết hợp với kỹ thuật lập ngân sách tài chính cá nhân, các báo cáo quản lý tài chính cá nhân này sẽ hỗ trợ các cá nhân xác định được các vấn đề tài chính và đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn. Hình 1 dưới đây biểu diễn mối quan hệ giữa việc xây dựng báo cáo quản lý tài chính và lập ngân sách tài chính cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Hình 1: Mối quan hệ giữa việc lập kế hoạch tài chính và lên các báo cáo quản lý tài chính cá nhân Nguồn: Gitman và cộng sự (2011) Trong bài viết này, các tác giả tập trung vào phân tích kỹ thuật sử dụng hai loại báo cáo quản lý tài chính cá nhân là bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân và bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân. 2. Cấu trúc của các báo cáo quản lý tài chính cá nhân Có 2 loại báo cáo quản lý tài chính cá nhân là Bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân (Personal Balance Sheet hoặc Net worth statement) và Bảng thu nhập và chi tiêu cá nhân (Income and Expenses Statement). Các báo cáo quản lý tài chính cá nhân là kết quả của việc tổng hợp các thông tin, dữ liệu về tài chính của một cá nhân để mô tả tình trạng tài chính của cá nhân đó. Các báo cáo này phản ánh các điều kiện tài chính mà các cá nhân có thể sử dụng để thiết lập cho các mục tiêu tài chính, các vấn đề tài chính đang tồn tại. Báo cáo tài chính cũng là cơ sở đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu tài chính. Biết cách xây dựng và diễn giải thông tin trong các báo cáo quản lý tài chính cá nhân là cơ sở để thực hiện thành công các kế hoạch tài chính cá nhân.
  • 3. 2.1. Bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân Bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân tổng hợp các loại tài sản mà các cá nhân đang sở hữu, các khoản nợ và các giá trị ròng trong thu nhập tại một thời điểm nhất định. Bảng báo cáo này giúp các cá nhân theo dõi được sự biến động của các loại tài sản và các khoản nợ. Bảng 1 dưới đây là một ví dụ về các nội dung trong bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân. Tùy vào tình hình tài chính cụ thể, người lập quyết định số khoản mục chi tiết để hiển thị tình trạng tài chính của bản thân một cách chính xác nhất. Bảng 1: Hình thức của bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân và các bước thực hiện TÀI SẢN NỢ PHẢI TRẢ Tài sản dễ thanh khoản Số tiền Nợ phải trả ngắn hạn Số tiền Tiền mặt Tiền thuê nhà Séc Tiền trả góp Tài khoản tiết kiệm Mua bảo hiểm Khoản phải thu Các loại thuế Chứng chỉ tiền gửi Chi phí chăm sóc sức khỏe Tài sản hữu hình Chi phí sửa chữa Bất động sản Thanh toán tín dụng ngân hàng Nhà cửa Chi phí sinh hoạt Đất đai Chi phí đi du lịch và giải trí Khác Vay ngắn hạn khác (dưới 1 năm) Vật dụng cá nhân Nợ phải trả dài hạn Phương tiện đi lại Các khoản thế chấp Nội thất Thế chấp bất động sản đầu tư Thiết bị điện tử Vay mua xe Trang sức Vay mua thiết bị, đồ dùng nội thất Các tài sản khác Vay sửa chữa nâng cấp nhà Tài sản đầu tư Vay thanh toán một lần Cổ phiếu Vay cho việc học tập, giáo dục Trái phiếu Vay kí quỹ Chứng chỉ quỹ Khác Chứng chỉ tiền Chứng khoán phái sinh Quỹ hưu trí Tổng cộng (II) Bảo hiểm Quỹ đầu tư bất động sản Giá trị tài sản ròng [(I)-(II)] Khác Tổng cộng (I) Tổng nợ phải trả và giá trị tài sản ròng Nguồn: Gitman và cộng sự (2011) Các tài sản sở hữu là các khoản mục tài sản được ghi lại phía bên trái trên bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân theo giá trị thị trường hợp lý tại thời điểm hiện tại (tức là số tiền mà cá nhân có thể thu được nếu bán tài sản này trên thị trường). Giá trị thị trường sẽ có thể khác biệt đáng kể so với nguyên giá (số tiền mà cá nhân đã trả để mua tài sản đó). Các tài sản có thể được mua bằng tiền hoặc khoản vay. Nói cách khác, ngay cả khi chưa thanh toán hết số tiền cho một loại tài sản, người lập bảng vẫn cần liệt kê tài sản đó trong bảng cân đối giá trị. Ngược lại, một tài sản được thuê không được coi là tài sản của cá nhân vì quyền sở hữu tài sản này thuộc về người khác. Các tài sản có thể được phân loại dựa trên đặc điểm và cách sử dụng. Ví dụ có thể phân loại tài sản thành tài sản dễ thanh khoản, tài sản hữu hình và các loại tài sản đầu tư. Các tài sản dễ thanh khoản là các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền để chi trả cho các chi phí trong cuộc sống, các trường hợp khẩn cấp, tiết kiệm cũng như chi trả các loại hóa đơn. Tiền mặt, số dư tài Bước 1: Liệt kê các tài sản của gia đình mà có giá trị trên thị trường kể từ thời điểm chuẩn bị lập bảng cân đối giá trị. Bước 2: Liệt kê tất cả các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Bước 3: Tính toán giá trị tài sản ròng
  • 4. khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi, quỹ tương hỗ, chứng chỉ tiền gửi đáo hạn trong 1 năm là các ví dụ trong khoản mục tài sản dễ thanh khoản. Tài sản hữu hình là các tài sản cá nhân có mục đích chính là duy trì lối sống hàng ngày của cá nhân bao gồm bất động sản và các vật dụng cá nhân. Bất động sản bao gồm đất đai, nhà ở, chung cư, hoặc các hình thức bất động sản khác mà cá nhân sở hữu. Vật dụng cá nhân bao gồm các phương tiện đi lại, các công cụ giải trí, đồ nội thất gia dụng và các thiết bị, quần áo, trang sức và các loại đồ vật khác. Các vật dụng cá nhân này thường có giá trị giảm đi cùng với thời gian được đưa vào sử dụng. Những tài sản này cần được đánh giá lại theo nguyên tắc khấu hao (ví dụ như một chiếc ti vi đã dùng được 5 năm sẽ có giá trị thấp hơn so với lúc mới mua). Tài sản đầu tư bao gồm các loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình được mua lại nhằm tạo thêm thu nhập và tăng giá trị tài sản. Ví dụ về tài sản đầu tư là cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, vàng, bảo hiểm nhân thọ và các sản phẩm niên kim, các tài khoản hưu trí cung cấp cho cá nhân và người đi làm. Các tài sản đầu tư được dùng để duy trì mức sống cho người chủ sở hữu trong tương lai. Tài sản đầu tư thường có giá trị thay đổi, do đó số tiền được liệt kê phải phản ánh giá trị của tài sản tại thời điểm bảng cân đối được xây dựng. Nội dung ở phía bên phải bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân là các khoản nợ phải trả của cá nhân (bao gồm cả nợ cá nhân và các khoản nợ kinh doanh liên quan). Các khoản nợ có thể là các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ phải trả người bán trong một năm hoặc nợ dài hạn và các khoản vay trả góp được thế chấp bằng nhà cửa và các bất động sản khác. Các khoản nợ phải trả thường được chia theo thời gian đáo hạn. Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ hiện tại và đáo hạn trong vòng 1 năm kể từ ngày được ghi nhận trong bảng cân đối giá trị. Ví dụ như hóa đơn điện nước, cho thuê, phí bảo hiểm, hóa đơn tiền thuốc, hóa đơn sửa chữa và nợ thẻ tín dụng. Nợ phải trả dài hạn là các khoản nợ đáo hạn 1 năm trở lên kể từ ngày được ghi nhận trong bảng cân đối giá trị. Các khoản nợ này thường bao gồm các tài sản thế chấp bằng bất động sản, các khoản vay trả góp tiêu dùng, tín dụng giáo dục và cho vay kí quỹ sử dụng để mua chứng khoán. Các phần nợ phải trả trong các khoản vay và thế chấp cần được đưa vào bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân nhưng không bao gồm lãi suất thanh toán. Phần cuối cùng trong bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân là giá trị ròng phản ánh tình trạng tài chính cá nhân. Giá trị tài sản ròng là giá trị còn lại được tính toán bằng cách lấy giá trị ước tính của các tài sản theo giá trị thị trường trừ đi các khoản nợ phải trả (giả sử không phát sinh chi phí giao dịch). Tài sản = Các khoản nợ phải trả + Giá trị tài sản ròng (1) Nếu giá trị ròng của tài sản nhỏ hơn 0, thì cá nhân đó đang đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán (vỡ nợ). Mặc dù việc mất khả năng thanh toán này không có nghĩa rằng cá nhân đó sẽ bị phá sản ngay lập tức nhưng nó cho thấy rằng tài sản của họ này không đủ để thực hiện các mục tiêu tài chính. Thông thường giá trị tài sản ròng thường ở mức thấp khi các cá nhân nằm trong độ tuổi thấp hơn 35 và có xu hướng tăng dần đến mức cao nhất trong độ tuổi từ 55-64 tuổi. Mức giá trị tài sản ròng giảm xuống dần khi các cá nhân bước vào độ tuổi nghỉ hưu. Hình 2 cho thấy giá trị tài sản ròng trung bình của hộ gia đình ở Mĩ theo độ tuổi của chủ hộ năm 2013.
  • 5. Hình 2: Giá trị tài sản ròng trung bình của hộ gia đình theo độ tuổi của chủ hộ ở Mĩ năm 2013 (đơn vị: nghìn USD) Nguồn: Board of Governors of the Federal Reserve System (2014) 2.2. Bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân Nếu bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân mô tả tình hình tài chính của một cá nhân hay một gia đình tại thời điểm nhất định thì bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân (Personal Income and Expenses Statement) tổng hợp các giao dịch đã xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm…). Công cụ này giúp các cá nhân so sánh các chi phí và việc mua sắm thực tế với số tiền trong ngân sách và sau đó đưa ra những sự điều chỉnh cần thiết để khắc phục sự chênh lệch giữa số tiền thực tế với số tiền trong ngân sách. Thông tin mà bảng cung cấp sẽ giúp các cá nhân kiểm soát các chi phí và việc mua sắm trong tương lai. Bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân dựa trên số lượng tiền mặt, có nghĩa là bảng theo dõi chỉ thể hiện các giao dịch liên quan đến thu tiền mặt thực tế hoặc chi tiêu tiền mặt thực tế được ghi nhận (bao gồm cả các khoản thanh toán bằng tiền xu, tiền giấy, séc và giao dịch thẻ ghi nợ và tài khoản). Bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân có 3 phần chính: thu nhập, chi phí và thặng dư (thâm hụt) tiền mặt. Nguồn thu nhập là dòng tiền vào thường bao gồm các khoản tiền nhận được từ tiền lương, tiền công, hoạt động tự kinh doanh, tiền thưởng, tiền hoa hồng, thu nhập từ việc bán tài sản, lãi suất và cổ tức nhận được từ tiết kiệm và đầu tư; quỹ hưu trí và tiền thu được từ quy mô của tài sản như cổ phiếu và trái phiếu hoặc các nguồn tự động, thu nhập khác (quà tặng, hoàn lại tiền thuế, tiền thuê nhà, tiền bản quyền,...). Nguồn thu nhập nhận được là nguồn thu nhập trước thuế và trước khi trích các khoản trích theo lương. Chi phí là dòng tiền ra dùng cho việc chi tiêu như (1) chi phí sinh hoạt (chi phí nhà ở, chi phí điện nước, phương tiện đi lại, thuốc men, quần áo, bảo hiểm); (2) chi phí thuế; (3) mua tài sản (như mua ô tô, radio, đồ nội thất, đồ gia dụng và chi trả nợ) và (4) các chi phí phải trả khác như chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí và các chi phí khác. Số lượng và loại chi phí sẽ khác nhau cho mỗi cá nhân và gia đình. Chi phí có thể phân thành hai loại là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Các chi phí cố định thường là các hợp đồng, các chi phí xác định trước, hoặc các chi phí phải trả từng kì (thường là
  • 6. 1 tháng/lần). Ví dụ như thế chấp và vay trả góp, phí bảo hiểm, chi phí tham gia đoàn thể, câu lạc bộ, các chương trình tiết kiệm và đầu tư hàng tháng, chi phí sử dụng truyền hình cab, internet,…đóng góp vào quỹ hưu trí, nhà ở (thuê, thế chấp, thanh toán tiền vay), bảo hiểm (nhân thọ, sức khỏe, trách nhiệm, khuyết tật, người thuê nhà, chủ nhà, ô tô), thuế (thu nhập cá nhân, bất động sản, bảo hiểm xã hội, tài sản cá nhân). Các chi phí biến đổi là chi phí thay đổi linh hoạt và cá nhân có khả năng kiểm soát như thức ăn, quần áo, các chi phí tiện ích (điện, nước, gas, điện thoại), giải trí, giao thông đi lại (xăng và bảo dưỡng, giấy phép, đăng ký, giao thông công cộng, lệ phí cầu đường) và các chi phí sinh hoạt khác. Bảng 2: Hình thức của bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân cùng các bước thực hiện Ngân sách theo từng tháng Tổng THU NHẬP T1 … T12 Tiền công/ Tiền lương (Liệt kê) Tên: Tiền thưởng/ Hoa hồng Thu nhập tự kinh doanh Thu nhập từ đầu tư Lãi suất nhận được, Cổ tức được chia, Tiền cho thuê nhà, Bán chứng khoán, Quỹ hưu trí và an sinh xã hội Biếu tặng Thu nhập khác Tổng thu nhập (I) CHI TIÊU Lãi suất tiền vay Chi phí nhà cửa Tiền thuê nhà, Chi trả thế chấp, Sửa chữa, cơi nới, Vay nợ mua nhà Chi phí sinh hoạt Tiền gas, điện, nước, Tiền điện thoại (di động), truyền hình cáp và internet Chi phí ăn uống Mua thực phẩm, Ăn ngoài, Tổ chức tiệc Chi phí đi lại Vay nợ mua xe (nếu có), Mua xe, Tiền xăng xe, sửa chữa,… Chi phí chăm sóc sức khỏe Khám định kì, tiền thuốc, bác sĩ… Chi phí chăm sóc bản thân thẩm mĩ, làm tóc, mĩ phẩm... Chi phí mua sắm Mua quần áo, giầy dép, trang sức Chi phí mua bảo hiểm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ Thuế thu nhập cá nhân Mua sắm đồ gia dụng, nội thất Chi phí đi du lịch/ giải trí… Chi phí cho con cái Các chi phí khác (Liệt kê) TIẾT KIỆM ĐẦU TƯ Đầu tư Chứng khoán Cổ phiếu, Trái phiếu, ... Đầu tư bất động sản Đầu tư khác Tổng chi tiêu (II) Thặng dư (thâm hụt) tiền mặt = (I)-(II) Nguồn: Gitman và cộng sự (2011) Không có danh sách cố định cho các khoản mục được sử dụng trong phần chi phí nhưng người lập có thể phân loại các khoản chi tiêu như trên. Danh mục được lập ra càng chi tiết sẽ càng giúp người lập hiểu sâu sắc hơn về chi tiêu của mình. Bước 1: Ghi nhận thu nhập từ tất cả các nguồn khác nhau trong kì. Bước 2: Ghi nhận danh mục các khoản chi phí bằng tiền trong kì Bước 3: Xác định giá trị ròng là thặng dư (hay thâm hụt) tiền mặt
  • 7. Phần cuối cùng của bảng theo dõi thu nhập và chi phí cho thấy kết quả ròng của các hoạt động tài chính trong kì. Tổng thu nhập trừ đi cho tổng chi phí sẽ nhận được số thặng dư (hoặc thâm hụt) tiền mặt của kì. Nếu kết quả cho thấy chi phí ít hơn thu nhập tức là đang có thặng dư tiền mặt. Nếu giá trị ròng đưa ra bằng 0 chứng tỏ chi phí bằng với thu nhập trong kì, còn nếu giá trị âm chứng tỏ chi phí đã vượt quá thu nhập và đang bị thâm hụt tiền mặt. Thặng dư tiền mặt có thể được sử dụng cho mục đích tiết kiệm và đầu tư để mua tài sản hoặc để giảm nợ. Việc đưa thêm khoản mục tiết kiệm và đầu tư sẽ làm gia tăng được thu nhập và giá trị tài sản ròng trong tương lai còn việc thực hiện thanh toán nợ ảnh hưởng đến dòng tiền bởi làm giảm chi phí trong tương lai. Ngược lại, khi thâm hụt tiền mặt xảy ra, cá nhân đó cần phải trang trải các khoản thâm hụt từ việc tiết kiệm và đầu tư, dẫn đến giảm tài sản ròng hoặc tăng khoản vay nợ. Bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân có thể được theo dõi và ghi nhận theo từng tháng và tổng kết vào cuối mỗi năm. Bảng 2 đưa ra ví dụ về các nội dung có trong bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân và 3 bước chuẩn bị. Trước khi tiến hành các bước thực hiện, người lập cần thu thập thông tin về các khoản đã được chi năm trước bằng cách thu thập phiếu lương, sổ séc, biên lai, hóa đơn thẻ tín dụng, báo cáo trực tuyến, và bất kỳ thông tin tài chính nào khác lưu giữ được. Cá nhân sẽ tìm kiếm thông tin về lãi suất, thu nhập từ mua và bán chứng khoán, lãi suất và cổ tức nhận được, và các vấn đề đầu tư khác tại ngân hàng của mình và các báo cáo về tài khoản đầu tư. Cuối cùng, sau khi đã liệt kê các chi phí phát sinh trong năm, người lập cần phải bao gồm cả các khoản thuế thu nhập và an sinh xã hội chi ra từ tiền lương cũng như các khoản khấu trừ tiền lương khác (bảo hiểm sức khỏe, lên kế hoạch tiết kiệm, nghỉ hưu và đóng góp hưu trí, các khoản phí chi cho nghiệp đoàn). Các khoản khấu trừ này (từ tiền lương, thu nhập, tiền thưởng và hoa hồng) đại diện cho chi phí cá nhân, cho dù thực tế chúng không liên quan đến các khoản thanh toán tiền mặt trực tiếp. Hình 3: Mối quan hệ giữa chỉ số già hóa và mức thu nhập bình quân ở Việt Nam năm 2012 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015) Theo lý thuyết vòng đời, con người ta có thu nhập cao ở những độ tuổi trẻ và thấp hơn ở những độ tuổi cao và khi về hưu. (Deaton, 2005) Kết quả là thu nhập cũng như chi tiêu của con người phụ thuộc rất nhiều vào tuổi của họ. Hình 3 cho thấy mối quan hệ giữa tuổi và mức thu nhập bình quân ở Việt Nam theo hình chữ “U” ngược, tức là thu nhập ban đầu tăng theo tuổi nhưng đến một độ tuổi cao nhất định thì sẽ giảm đi do sức khỏe và năng suất lao động giảm. (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015)
  • 8. Kết quả khảo sát về tài chính tiêu dùng ở các hộ gia đình Mĩ năm 2013 cho thấy mức độ thu nhập và chi tiêu thường cao nhất trong độ tuổi từ 55-64 tuổi. Thường con cái của những người trong độ tuổi này đều đã học đại học hoặc không sống phụ thuộc vào cha mẹ nên họ có một mức thu nhập đạt đỉnh trong vòng đời cuộc sống. Họ cũng chi tiêu nhiều hơn so với nhóm tuổi khác vào việc giải trí, đi ăn ở ngoài, chi tiêu nhiều hơn vào việc đi lại, bảo hiểm và đóng góp từ thiện. Nhóm tuổi từ 35-44 tuổi có mức trung bình về thu nhập và chi phí thấp hơn nhưng lại có cách chi tiêu khác. Vì họ thường có con cái đang ở tuổi đi học, nên họ phải chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sắm ở các cửa hàng tạp hóa, chi phí cho nhà cửa, quần áo và các nhu cầu cá nhân khác. Hình 4 thể hiện mức thu nhập trung bình trước thuế của hộ gia đình theo độ tuổi của chủ hộ ở Mĩ năm 2013. Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập trung bình trước thuế của hộ gia đình theo độ tuổi của chủ hộ ở Mĩ năm 2013 (đơn vị: nghìn USD) Nguồn: Board of Governors of the Federal Reserve System (2014) 3. Kết luận và khuyến nghị Các phần trên của bài viết đã giới thiệu về cách sử dụng các bảng báo cáo quản lý tài chính cá nhân nhằm mục đích quản lý tài chính. Trong đó, bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân giúp định lượng các nguồn lực tài chính trong quá trình hướng đến mục tiêu tài chính. Sự thay đổi của từng khoản mục trong bảng cũng như sự thay đổi của giá trị tài sản ròng sẽ cho thấy tình hình tài chính của người lập thay đổi như thế nào. Nếu bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân mô tả tình hình tài chính của một cá nhân hay một gia đình tại thời điểm nhất định, bảng theo dõi thu nhập và chi phí cá nhân phản ánh các hoạt động thu nhập và chi tiêu trong kì để so sánh chúng với mục tiêu ngân sách tài chính. Bảng theo dõi này cũng giúp cho người lập đánh giá số lượng tiền tiết kiệm và đầu tư trong giai đoạn theo dõi. Ngoài ra, việc hiểu được nội dung và cách thức lập các báo cáo tài chính cá nhân sẽ giúp người lập nâng cao nhận thức trong việc phân bổ tài sản, cân bằng thu chi và phát triển các kế hoạch tài chính của mình trong tương lai. Tuy nhiên, việc áp dụng các bảng cần đưa ra chi tiết từng khoản mục thu chi nên chính điều này trở thành khó khăn cho người lập bởi họ không thể nào theo dõi hết được tất cả các khoản chi tiêu trong một ngày và duy trì được quá trình ghi chép. Bảng báo cáo theo dõi tài chính sẽ đem đến nhiều hiệu
  • 9. quả trong quản lý tài chính cho nhóm người trưởng thành và nhóm người tham gia vào nhiều hoạt động của thị trường tài chính. Ngược lại, với nhóm sinh viên hoặc người lao động giản đơn sự hữu dụng của các báo cáo này sẽ giảm đi do tài sản của họ thường chủ yếu bao gồm loại tài sản dễ thanh khoản như tiền mặt, tài khoản tiền gửi và tài sản cá nhân. Nợ phải trả có thể là các hóa đơn điện nước, một số nghĩa vụ tín dụng hoặc tín dụng học tập. Hai nhóm này cũng không đa dạng các nguồn thu nhập và thường có thu nhập không cao, ít phát sinh các khoản chi phí và đầu tư mà chủ yếu là tiết kiệm. Đối với nhóm thu nhập thấp có tài sản và các nguồn thu nhập ít đa dạng, bản báo cáo quản lý tài chính cá nhân sẽ trở nên rườm rà và quá phức tạp. Dù vậy, hiểu được nội dung và cách thức lập các báo cáo theo dõi sẽ giúp cho họ nâng cao nhận thức trong việc phân bổ tài sản, cân bằng thu chi và phát triển tài chính của mình trong tương lai. Hiểu được bản chất của phương pháp này thì người sử dụng hoàn toàn có thể tự xây dựng hình thức báo cáo tài chính cá nhân để phù hợp với tình hình tài chính của mình. Vì thế, người sử dụng sẽ cần đến các công cụ, mô hình tinh gọn hỗ trợ cho quá trình theo dõi và quản lý tài chính cá nhân. Việc áp dụng công nghệ thông tin là một trong những cách hiệu quả để theo dõi và ghi chép lại các hoạt động tài chính cá nhân một cách linh hoạt và dễ dàng hơn rất nhiều (Tuệ, 2016). Các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động này cũng đã phát triển từ nhiều năm trước và được nhiều người ở Mĩ, Canada,… sử dụng như Mint, MoneyStrands.com, PearBudget.com, Wesabe.com,… Các ứng dụng này sẽ phân loại và hỗ trợ việc theo dõi quản lý các hoạt động tài chính của cá nhân như quản lý ngân sách, quản lý thu nhập và chi tiêu hàng ngày. Việc trích suất thông tin có thể được lấy tự động thông qua các giao dịch để theo dõi các hoạt động về thẻ tín dụng, đầu tư, dư nợ, các giao dịch thông qua tài khoản cá nhân. Tuy nhiên, vì có quá nhiều tính năng hỗ trợ nên nếu người sử dụng không trang bị kiến thức về lập báo cáo tài chính cá nhân thì sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các ứng dụng này. Tầm quan trọng của việc lên kế hoạch tài chính cũng như kỹ thuật quản lý tài chính thông qua ghi chép và theo dõi tình hình tài chính cá nhân còn khá xa lạ và mới mẻ ở Việt Nam nên cần phải có các khóa giảng dạy, đào tạo cho người sử dụng. Nếu như trong tài sản liệt kê có nhiều khoản mục có giá trị lớn thì người lập cần có được tư vấn từ những nhà tư vấn tài chính cá nhân để sử dụng những dịch vụ hữu ích cho vấn đề tài chính của mình. Bên cạnh đó, cần có thêm những nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng khả năng ứng dụng thực tế của phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông qua lập báo cáo tài chính cá nhân tại Việt Nam. Những nghiên cứu này cần tập trung vào sự khác biệt về mức thu nhập, hành vi, tập quán của người Việt để từ đó đưa ra dạng thức báo cáo tài chính cá nhân phù hợp. Tài liệu tham khảo [1] Bricker, J. (2014). Changes in US family finances from 2010 to 2013: Evidence from the Survey of Consumer Finances. Federal Reserve Bulletin. [2] Deaton, A. (1986). “Life-Cycle Models of Consumption: Is the Evidence consistent with the theory?”. NBER working papers 1910, National Bureau of Economic Research, inc. [3] Deaton, A. (2005). “Franco Modigliani and the Life Cycle Theory of Consumption”, Research program in Development studies and center for health and wellbeing. Princeton University. [4] Garman, E. T. Và Forgue, R. E. (2011). Personal finance. Cengage Learning, Mason [5] Gitman, L. J., Joehnk, M. D. và Billingsley R. S. (2011) Personal financial planning, Cengage Learning, Mason
  • 10. [6] Tổng cục thống kê Việt Nam. (2015). Điều tra dân số và nhà ở giữa kì 2014: Cơ cấu tuổi, giới tính và một số vấn đề kinh tế xã hội ở Việt Nam. Hà Nội: Tổng cục thống kê Việt Nam. [7] Nguyễn Đăng Tuệ (2016). Ứng dụng công nghệ thông tin trên internet trong giáo dục tài chính cá nhân. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.