SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 103
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Hà Nội – 2020
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ iv
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN..........................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tíndụng..............5
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới .....................................................................................5
1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam.....................................................................................6
1.2. Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tíndụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần.......................................................................................................................................7
1.2.2. Tín dụng tại ngân hàng TMCP..............................................................................7
1.2.3. Rủi ro tín dụng của NHTM ................................................................................. 10
1.2.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại ................................. 16
1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ....................................................... 18
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tín dụng................................................ 24
1.3. Kinh nghiệm quản trị RRTD ở một số nƣớc trên thế giới và bài học cho
Việt Nam ........................................................................................................................... 28
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngânhàng trênthế giới .. 28
1.3.2. Bài học đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt
Nam - chi nhánh Nam Hà Nội ...................................................................................... 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................. 32
CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 33
2.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................................. 33
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 33
2.2.1. Nghiên cứu định tính........................................................................................... 34
2.2.2. Nghiên cứu định lượng........................................................................................ 34
2.3. Hệ thống chỉ tiêuđánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. 37
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM
HÀ NỘI............................................................................................................................. 39
3.1. Giới thiệuchung về Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triểnViệt nam – Chi
nhánh Nam Hà Nội ........................................................................................................ 39
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................................... 39
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ........................................................... 39
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh............................................................................ 42
3.2. Thực trạng công tác quản trị RRTD tại BIDV, chi nhánh Nam Hà Nội ... 54
i
3.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng .................................................................................. 54
3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng ..................................................................................... 56
3.2.3. Phòng ngừa rủi ro tín dụng ................................................................................ 57
3.2.4. Quản lý và xử lý rủi ro tín dụng......................................................................... 58
3.2.5. Công tác kiểm tra kiểm soát rủi ro tín dụng .................................................... 64
3.2.6. Xây dựng quan hệ với khách hàng, đánh giá và phân loại khách hàng .... 66
3.3. Đánh giáchung về quản trị rủi ro tíndụng tại Ngân hàng TMCP đầu tƣ và
phát triểnViệt nam – Chi nhánh Nam Hà Nội........................................................ 70
3.3.1. Ưu điểm.................................................................................................................. 70
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................................... 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................. 76
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI ....................................................................................... 77
4.1. Mục tiêu và định hƣớng chung............................................................................ 77
4.1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng ...................................................... 77
4.1.2. Định hướng tăng cường công tác với QTRR tín dụng ................................... 80
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QTRR tíndụng tại Ngân hàng TMCP
đầu tƣ và phát triểnViệt nam – Chi nhánh Nam Hà Nội .................................... 81
4.2.1. Xây dựng chính sách cho vay hợp lý................................................................. 81
4.2.2. Đa dạng hóa danh mục cho vay......................................................................... 82
4.2.3. Giải pháp phòng ngừa rủi ro.............................................................................. 83
4.2.4. Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro tín dụng ...................................................... 87
4.2.5. Giải pháp hạn chế , bù đắp khi có rủi ro xảy ra ............................................. 88
4.2.6. Giải pháp về nhân sự ........................................................................................... 90
4.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc và Chính phủ ............................ 90
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ..................................................................................... 90
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ................................................................. 91
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4............................................................................................. 95
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 97
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BIDV
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu Tƣ Và Phát Triển Việt
Nam
2 PTDV Phát triển dịch vụ
3 NH Ngân hàng
4 NHBL Ngân hàng bán lẻ
5 NHTM Ngân hàng thƣơng mại
6 NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
7 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
8 NHTW Ngân hàng trung ƣơng
9 KH Khách hàng
10 KHCN Khách hàng cá nhân
11 PGD Phòng giao dịch
12 TSCĐ Tài sản cố định
13 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Tình hình hoạt động đầu tƣ của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội ............................................................................... 44
Bảng 2.2 : Tình hình dƣ nợ cho vay của TMCP Ngân hàng Đầu tƣ và Phát
triểnViệt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội .................................................................. 46
Bảng 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh ......................................................................... 49
Bảng 2.4: Dƣ nợ, nợ xấu phân theo đối tƣợng khách hàng từ............................ 50
Bảng 2.5 : Cơ cấu dƣ nợ theo cho vay có bảo đảm................................................. 51
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu theo bảo đảm tiềnvay từ........................................... 51
Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay theo lĩnh vực, đối tƣợng ................................................ 52
Bảng 2.8: Thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP BIDV- chi
nhánh Nam Hà Nội ........................................................................................................ 53
Bảng 2.9 : Tình hình thu hồi nợ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển
Việt Nam - chi nhánh...................................................................................................... 60
Bảng 2.10 : Kết quả tríchlập dự phòng RRTD của chi nhánh............................. 63
Bảng 2.11: Các mức xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ.......................................................................................................................................................................................68
iv
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Xu hƣớng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho các ngân
hàng thƣơng mại mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp cho các ngân hàng hạn chế
đƣợc những tổn thƣơng do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nƣớc.Tuy
nhiên,cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ra một
thị trƣờng tài chính rủi ro hơn. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay tổ
chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu
hiệu. Việc xây dựng một hệ thống quản trị nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói
riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng.
Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn
toàn, mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa và giảm tối đa thiệt hại khi
rủi ro xảy ra. Chính vì vậy công tác quản trị rủi ro nói chung và đặc biệt là quản trị rủi
ro tín dụng là một trong những công tác quan trọng để giảm thiểu tổn thất, bảo đảm cho
ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của công
tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro
tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Nam Hà Nội ” - nơi tôi đang công tác cho luận văn Thạc sỹ.
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam, mang lại 80 - 90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó
cũng không nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh ngân hàng. Đứng trƣớc những thời cơ và thách thức của tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng
thƣơng mại trong nƣớc với các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài, mà cụ thể là
nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết. Bên cạnh đó,
tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng
tăng cao. Việt Nam là một nƣớc có nền kinh tế mở nên không tránh khỏi những ảnh
hƣởng của nền kinh tế thế giới. Đứng trƣớc tình hình đó, đòi hỏi các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam phải đề cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế đến
mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro.
Quá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế trên thế giới. Xu hƣớng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng
không ngoại lệ, toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tạo ra cơ hội cho
các ngân hàng mở rộng hoạt rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, giúp cho các
ngân hàng gia tăng thu nhập, hạn chế đƣợc những rủi ro tổn thất do những ñiều kiện
kinh tế, chính trị trong nƣớc. Tuy nhiên, cùng với cơ hội của hội nhập kinh tế thế
giới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì sự canh tranh giữa các tổ chức, tập đoàn
1
tài chính ngày càng gây gắt và khốc liệt hơn và cũng tạo ra một thị trƣờng tài chính
rủi ro hơn. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt
động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên,
hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nƣớc có nền kinh tế mới nổi
nhƣ Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch, trình độ quản trị rủi ro còn
nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng chƣa cao…
2. Tình hình nghiên cứu
Dựa trên tầm quan trọng và thực tiễn của vấn đề quản trị rủi ro tín dụng, đã có
rất nhiều tác giả nghiên cứu, làm rõ trong các luận văn và các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nƣớc. Trong đó có thể kể đến một số những nghiên cứu nổi bật nhƣ
sau:
Tác giả Nguyễn Anh Đức, 2012. Đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần công th ƣơng Việt Nam”, luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế
Quốc dân. Trong luận án tác giả đã đề cập đến thực trạng và một số giải pháp nâng
cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam.
Tác giả Đàm Xuân Yên, 2012. Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Th ƣơng tín (Sacombank Phú Thọ)”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại
học Kinh tế và quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Tác giả đã sử dụng các
phƣơng pháp so sánh, phân tích, thống kê, .... vào phân tích thực trạng hoạt động tín
dụng của Sacombank Phú Thọ. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Phú Thọ.
Tác giả Đặng Thị Minh Thúy, 2013. Đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
tại NHTM cổ phần Đại Dƣơng – Chi nhánh Thăng Long”, luận văn thạc sĩ kinh tế,
Học viện Ngân hàng. Tác giả đã dựa vào nguồn số liệu quá khứ qua các năm về tình
hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, căn cứ vào các nghị quyết, các chiến lƣợc kinh doanh,
kế hoạch của Ngân hàng và vận dụng các phƣơng pháp phân tích khác nhau để làm
sáng tỏ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại D ƣơng – Chi
Nhánh Thăng Long.
Tác giả Lê Thị Minh Hà, 2014. Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp nhỏ tại ngân hàng TMCP Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp,
tổng hợp các số liệu thực tế hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tại Ngân hàng
Quốc Tế VN (VIB). Điểm nổi bật trong luận văn này là tác giả đã áp dụng kinh
nghiệm quản trị rủi ro từ CBA - Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc để làm rõ vấn đề.
Nguyễn Hoàng Bích Trâm , 2014. “Kiểm định rủi ro tín dụng cho các NHTM
niêm yết tại Việt Nam”, số 14, Tạp chí phát triển và hội nhập. Tác giả đã ứng dụng
phƣơng pháp thử sức căng (Stress Test) để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín
dụng của các NHTM Việt Nam. Kết quả cho thấy mối tƣơng quan giữa tỷ lệ nợ xấu
2
và tăng trƣởng GDP với độ trễ hai quý. Bài nghiên cứu còn sử dụng Credit Var để
tính toán khả năng vỡ nợ của khu vực NHTM và nhận thấy rằng các NHTM không
thể hấp thụ đ ƣợc khoản tổn thất tín dụng d ƣới các kịch bản vĩ mô bất lợi. Điều
này có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính. Những ƣớc lƣợng này cũng rất
hữu ích cho ngân hàng trong việc xác định rủi ro tín dụng và tính toán tỷ số an toàn
tối thiểu cần thiết khi tr ƣờng hợp xấu có thể xảy ra.
Nguyễn Thị Vân Anh, 2014. “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông
qua áp dụng Basel II – nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”. Tạp chí Thị trƣờng tài chính
tiền tệ, Số 20/2014, Tr.36 – 39.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hang
TMCP, đồng thời khuyến nghị với các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện công tác
quản trị RRTD tại BIDV chi nhánh Nam Hà Nội, cụ thể:
- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thƣơng cổ phần BIDV - chi nhánh nam Hà Nội, từ đó rútra những ƣu điểm và hạn
và nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP BIDV-chi nhánh Nam Hà Nội.
4. Các câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn cần trả lời các câu
hỏi nghiên cứu sau:
Những kinh nghiệm phát triển và nâng cao quản trị rủi ro tín dụng của một số
ngân hàng?
Các yếu tố nào tác động đến quá trình quản trị rủi ro tín dụng
Mức độ tác động của các yếu tố động đến việc quản trị rủi ro tín dụng của
BIDV Nam Hà Nội nhƣ thế nào?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng
của Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Nam Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về không gian : Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàngtại
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội.
+ Về thời gian : Đề tài này đƣợc thực hiện với bộ dữ liệu thu thập đƣợc trong
khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2018.
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 04 chƣơng :
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần
3
Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018
Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1. Tổng quan nghiêncứuquản trị rủi ro vàquản trị rủi ro tíndụng
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Pham Huu Hong Thai (2007), với nghiên cứu “Access to bank loans in
transition economies ’’. Luận án đã phân tích vốn vay ngân hàng trong nền kinh tế
chuyển đổi ở Việt Nam. Sử dụng số liệu ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam
thông qua phƣơng pháp phân tích mô hình kinh tế lƣợng. Bên cạnh đó, luận án
cũng chỉ ra rằng các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (ngân hàng thƣơng mại nhà
nƣớc) ƣu đãi cho các doanh nghiệp nhà nƣớc (doanh nghiệp nhà nƣớc) vay vốn
mặc dù các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
World Bank (2006), với nghiên cứu “World Bank lending for lines of credit:
An IEG evaluation , đã đƣa ra đánh giá tình hình cho vay của ngân hàng Thế giới
đối với các dòng tín dụng trong các năm tài chính từ 1993-2003, nghiên cứu xu
hƣớng trong cho vay, báo cáo và giám sát dòng tín dụng theo chính sách của ngân
hàng. Cơ sở của việc đánh giá là nghiên cứu của nhóm đánh giá độc lập (IEG) trên
tất cả các dòng tín dụng.
Valderama, D ( 2008) ,với nghiên cứu “Credit Situation in Korea and
Thailand after the crisis years 1997-1998” Chính phủ Hàn Quốc và Thái Lan đã cố
gắng thúc đẩy kinh tế bằng việc mở rộng tín dụng trong nƣớc. Nghiên cứu đã chỉ ra
mối lo ngại lớn về việc mở rộng tín dụng một cách nhanh chóng liệu có đảm bảo
đồng vốn đƣợc sử dụng và phân phối một cách hiệu quả không, nhất là khi các ngân
hàng không thể kiểm soát việc phân phối tín dụng một cách hiệu quả.
Glen Bullivant (2010), với nghiên cứu “Credit Management”. Tác giả đã trình
bày bao quát các khía cạnh của quản lý tín dụng. Nội dung trọng tâm, xuyên suốt
mà tác giả đƣa ra là vấn đề dòng tiền, quản lý dòng tiền, vấn đề về lợi nhuận có thể
đƣợc cải thiện, nâng cao bằng nhiều kế hoạch tƣơng thích. Tất cả các vấn đề kiểm
soát tín dụng quan trọng đƣợc đề cập một cách chi tiết, bao gồm cả hƣớng dẫn về
chính sách tín dụng và quản lý các chức năng tín dụng, điều kiện tín dụng, đánh giá
rủi ro, quản lý và mô hình hóa, thu hồi nợ, bảo hiểm tín dụng, tín dụng xuất khẩu,
tín dụng tiêu dùng, luật tín dụng thƣơng mại và các dịch vụ tín dụng.
Sam N. Basu (2006), với nghiên cứu “Trategic credit management”. Tác giả
bắt đầu với một đánh giá chuyên sâu và phân tích chuyên sâu về toàn bộ lĩnh vực
quản lý tín dụng dựa trên nhiều thay đổi đã càn quét ngành công nghiệp kể từ khi
bãi bỏ quy định bắt đầu vào đầu những năm 1980. Sau đó, họ xác định rõ ràng các
vấn đề hệ thống bắt nguồn từ sâu, góp phần vào hầu hết các ngân hàng thƣơng mại
thất bại cho vay. Hoạt động từ nguyên tắc đầu tiên là mục tiêu của quy trình quản lý
5
tín dụng không phải là tránh các khoản nợ xấu, nhƣng để tạo ra các khoản nợ tốt,
tiếp theo họ sẽ đƣa ra một bộ hƣớng dẫn cắt giảm rõ ràng và các bƣớc hành động
mà độc giả có thể thực hiện để tái cấu trúc chiến lƣợc của tổ chức của mình quá
trình. Các tác giả cung cấp các chiến lƣợc đã đƣợc chứng minh và cắt giảm các kỹ
thuật cạnh biên để phân tích tín dụng thành công, quản lý tín dụng, cơ cấu cho vay
và tập luyện cho vay.
1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Lê Thị Huyền Diệu (2010),“Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi
ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” .Tác giả đã tiếp cận, luận
giải vấn đề quản lý RRTD và mô hình quản lý RRTD trên các góc độ riêng lẻ và
tổng thể. Đồng thời, luận án đã phân tích thực trạng RRTD và mô hình quản lý
RRTD tại hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một mô
hình quản lý RRTD cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
Lê Đức Thọ (2005),“Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại
Nhà nước ở nước ta hiện nay” .Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt
động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, phân tích rõ vai trò quan trọng hoạt động tín
dụng của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế, đánh giá thực trạng hoạt động tín
dụng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và các khuyến nghị đƣa ra nhằm
đẩy mạnh hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc.
Nguyễn Hữu Trung (2007),“Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng
ngân hàng thương mại ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” đã đề cập đến việc mở
rộng quy mô tín dụng vƣợt quá khả năng quản lý, điều hành của ngân hàng thƣơng
mại và những nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm hạn chế
và ngăn ngừa RRTD.
Nguyễn Đức Tú (2012),“Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Công Thương Việt Nam”. Tác giả đã đánh giá những kết quả và tồn tại
trong quản lý RRTD của Ngân hàng Công Thƣơng. Từ đó, đƣa ra giải pháp nhằm
thực hiện tốt hơn công tác quản lý RRTD tại ngân hàng.
Lê Thị Kim Nga (2015),“Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín
dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” .Tác giả đã hệ thống hóa những nội
dung cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, đánh giá thực
trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Đề
xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt công trình
nghiên cứu đã đề xuất khung quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam.
6
1.2. Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tíndụng tại Ngân hàng thƣơng mại
cổ phần
1.2.2. Tín dụng tại ngân hàng TMCP
1.2.2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
* Khái niệm
Tín dụng là “Phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa ngƣời cho vay và
ngƣời vay. Trong quan hệ này ngƣời cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử
dụng tiền hoặc hàng hóa cho ngƣời đi vay trong thời gian nhất định, khi tới thời hạn
trả nợ ngƣời đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vay, kèm
theo một khoản lãi”
Tín dụng ngân hàng bao gồm các hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và
cho thuê tài chính. Vì vậy, tín dụng là một khái niệm rộng hơn cho vay bởi nó bao
hàm cả cho vay, tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì nghiệp vụ cho vay lại là
nghiệp vụ quan trọng nhất, cơ bản nhất và chiếm tỷ trọng lớn ở hầu hết các NHTM.
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên
cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp
và các chủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi
vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách
nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Cũng nhƣ quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung :
+ Có sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngƣời sở hữu sang cho ngƣời
sử dụng.
+ Sự chuyển nhƣợng này mang tính tạm thời hoặc có thời hạn.
+ Sự chuyển nhƣợng này có kèm theo chi phí.
* Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Mối quan hệ tín dụng phải thỏa mãn 4 đặc trƣng : Lòng tin, tính hoàn trả, tính
thời hạn và ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro.
Một là, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngƣời ta chỉ cho vay khi
ngƣời ta tin tƣởng, ngƣời đi vay có ý muốn trả nợ và có khả năng trả nợ. Đồng thời
ngƣời ta tin rằng ngƣời sử dụng lƣợng giá trị đó sẽ thu đƣợc lƣợng giá trị cao hơn,
đạt hiệu quả sau một thời gian nhất định, ngƣời cho vay cũng tin tƣởng ngƣời đi
vay có ý muốn trả nợ thì quan hệ tín dụng mới xảy ra. Nhƣ vậy có thể nói đây là
điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng.
Hai là, tính hoàn trả. Đối với quan hệ tín dụng thì đây là đặc trƣng cơ bản nhất
và sự hoàn trả là tiêu chuẩn phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính
khác. Trong tính hoàn trả thì lƣợng vốn đƣợc chuyển nhƣợng phải đƣợc hoàn trả
đúng hạn về cả thời gian và về giá trị bao gồm hai bộ phận : Gốc và lãi. Phần lãi
phải đảm bảo cho lƣợng giá trị hoàn trả lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu. Sự chênh
7
lệch này là giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Nói cách khác, nó là giá trị cho
sự sinh quyền sử dụng vốn hiện tại của ngƣời sở hữu, vì thế nó phải đủ hấp dẫn để
ngƣời sở hữu có thể sẵn sàng hy sinh quyền sử dụng nó. Mặt khác nếu không có sự
hoàn trả thì đó là quan hệ tín dụng không hoàn hảo.
Ba là, tính thời hạn. Xuất phát từ bản chất của tín dụng là sự tín nhiệm, ngƣời
cho vay tin tƣởng ngƣời đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày trong tƣơng lai. Ngƣời đi
vay chỉ đƣợc sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời gian
sử dụng theo thỏa thuận, ngƣời đi vay hoàn trả cho ngƣời cho vay.
Bốn là, tín dụng ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro. Do sự không cân xứng về
thông tin và ngƣời cho vay không hiểu rõ hết về ngƣời đi vay. Một mối quan hệ tín
dụng đƣợc gọi là hoàn hảo nếu ngƣời đi vay hoàn trả đƣợc đầy đủ gốc và lãi đúng
thời hạn.
* Phân loại tín dụng
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên
một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để
thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín
dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây :
Về mục đích cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thƣơng nghiệp. Mục đích của
hình thức cho vay này thƣờng là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, cá nhân.
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân: Phục vụ mục đích tiêu dùng của các cá nhân.
+ Cho vay mua bán bất động sản: Phục vụ nhu cầu vay mua bán bất động sản
của các cá nhân.
+ Cho vay sản xuất nông nghiệp: Phục vụ hoạt động sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: Mục đích cho các tổ chức vay xuất
nhập khẩu các mặt hàng công thƣơng nghiệp.
Dựa vào thời hạn cho vay
Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại
sau:
+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm. Mục đích của loại
cho vay này thƣờng là nhằm hỗ trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản lƣu động.
+ Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của
loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định.
+ Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại
vay này thƣờng là nhằm tài trợ đầu tƣ vào các dự án đầu tƣ.
8
- Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng có thể phân
chia thành các loại sau:
+ Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
cố hoặc bảo lãnh của ngƣời khác mà chị dựa vào uy tín của bản thân khách hàng
vay vốn để quyết định cho vay.
+ Cho vay có không bảo đảm: abcx là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm
cho tiền vay nhƣ thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
Dựa vào phương thức cho vay
Dựa vào phƣơng thức cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các
loại sau:
+ Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và
tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà tổ chức tín dụng và
khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trọng một khoảng
thời gian nhất định.
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả
thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vƣợt số tiền có trên tài khoản
thanh toán của khách hàng.
Dựa vào xuất xứ tín dụng
Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại
sau:
+ Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho ngƣời có nhu cầu, đồng
thời ngƣời đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng.
+ Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại
các khế ƣớc hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán nhƣ là:
Chiết khấu thƣơng mại, bao thanh toán.
+ Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại
các khế ƣớc hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán nhƣ là:
Chiết khấu thƣơng mại, bao thanh toán.
1.2.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng
- Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng thời góp
phần đầu tƣ vào phát triển kinh tế.
- Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
- Tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và luân chuyển tiền tệ.
- Tín dụng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế.
- Tín dụng tạo điều kiền hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và các
ngành kinh tế trọng điểm.
9
1.2.3. Rủi ro tín dụng của NHTM
1.2.3.1. Khái niệm
Thực tế đã có rất nhiều khái niệm về RRTD ngân hàng, cụ thể nhƣ: Anthony
Sauders (2007) định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng
cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản
vay của ngân hàng không thể đƣợc thực hiện cả về số lƣợng và thời hạn”.
Theo Timothy W.Koch (2006) thì “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của
thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”.
Theo khoản 1 điều 3 Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN: “Rủi ro tín dụng là tổn thất
có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do
khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn
bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Nhƣ vậy, có thể hiểu RRTD là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra trong
quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, do khách hàng vay không thực hiện nghĩa
vụtrả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng nhƣ
đã cam kết trong hợp đồng. Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng, dẫn đến
tổn thất tài chính nhƣ giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trƣờng của vốn.
1.2.3.2. Hình thức của rủi ro tín dụng
Rủi ro do không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn)
Chẳng hạn NH huy động nguồn vốn kỳ hạn 12 tháng trị giá 1 triệu USD để
tiến hành hoạt động cho vay đảm bảo sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Nếu NH
cho khách hàng A vay 9 tháng, để sử dụng tối đa đồng vốn, NH dự định cho khách
hàng B vay 3 tháng tiếp. Nhƣng nếu sau 9 tháng, khách hàng A không hoàn trả vốn
tín dụng, buộc NH phải huy động trên thị trƣờng để bù đắp vốn cho vay chƣa đƣợc
thu hồi của khác hàng A. Có thể là đi vay ngân hàng khác, hoặc đi vay ngân hàng
trung ƣơng, hoặc bán giấy tờ có giá, thậm chí có thể bán ngay khoản tín dụng đó.
Nhƣng trong trƣờng hợp đó, NH vẫn phải chịu khoản tổn thất do chi phí vay vốn
cao hơn, và tốn một khoản thời gian, đấy là chƣa nói đến khả năng không thể huy
động đƣợc. Khi đó NH sẽ mất cơ hội đầu tƣ, tức là không cho khách hàng B vay
đƣợc, do đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và ảnh hƣởng đến lợi nhuận và uy
tín của NH.
Gây cản trở và khó khăn cho việc chi trả cho ngƣời gửi tiền.NH là một tổ chức
đi vay để cho vay. Chính vì thế, khi NH huy động đƣợc môt khoản tiền thì ngay lập
tức, NH dùng số tiền đó để đầu tƣ cho vay. Nếu khi đến hạn mà ngƣời vay không
trả nợ, NH sẽ không đủ tiền thanh toán cho khách hàng gửi tiền vào, điều này làm
giảm khả năng thanh toán và uy tín của NH. Nếu khoản tiền đó lớn có thê gây nguy
hiêm cho NH trong việc hoạch định chi trả tiền gửi cho khách hàng.
Rủi ro không có khả năng trả nợ rủi ro bị mất vốn một phần hoặc toàn bộ
10
Là rủi ro xảy ra trong trƣờng hợp doanh nghiệp đi vay đã mất khả năng chi
trả. Do vậy, NH chỉ còn trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của doanh nghiệp để
đỡ một phần nợ gốc. Tuy nhiên, vấn đề này hết sức khó khăn vì:
- Giá trị thanh lý bị giảm rất nhiều so với thời điểm thẩm định ban đầu.
- Bản thân tài sản thanh lý đó rất khó bán do không ai muốn mua chúng.
- Giá trị của tài sản thƣờng bị chia sẻ với các chủ nợ ƣu tiên trƣớc nhƣ: nộp
thuế cho nhà nƣớc, trả lƣơng cho cán bộ nhân viên.
- Các món nợ này là loại rủi ro khá phức tạp và khó thu hồi vốn đƣợc cho ngân
hàng.
1.2.3.3. Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tuỳ theo mục đích, yêu cầu
nghiên cứu. Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà ngƣời ta chia rủi ro tín dụng thành các
loại khác nhau.
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Rủi ro giao dịch làm một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá
khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn ( rủi ro có liên quan đến quá
trình quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phƣơng án vay vốn để quyết định tài
trợ của ngân hàng ), rủi ro đảm bảo nhƣ mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể
đảm bảo…); rủi ro nghiệp vụ ( rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật
xử lý các khoản vay có vấn đề).
Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn
chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đƣợc phân thành rủi ro nội tại
(xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực
kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào
một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định
hoặc cùng một lại hình cho vay có rủi ro cao).
Phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro
Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro
thì rủi ro tín dụng đƣợc phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro
khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tai, địch hoạ, ngƣời
vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay
trong khi ngƣời vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách. Rủi ro chủ quan do
nguyên nhân thuộc về chủ quan ngƣời vay và ngƣời cho vay vì vô tình hay cố ý
làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.
11
Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác nhƣ phân loại căn cứ theo những
cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tƣợng sử
dụng vốn vay…
1.2.3.4. Nguyên nhân phát sinh đến rủi ro tín
dụng RRTD do nguyên nhân khách quan
- Các yếu tố về môi trƣờng kinh tế
: Chu kỳ phát triển kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trƣởng và ổn định thì hoạt động tín dụng cũng sẽ tăng
trƣởng theo và ít rủi ro hơn. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì sản
xuất kinh doanh của khách hàng bị thu hẹp hoặc đình trệ, dẫn tới thua lỗ và bị phá
sản. Nếu ngân hàng vẫn mạo hiểm tăng trƣởng tín dụng ở mức cao thì khả năng rủi
ro không thu đƣợc nợ sẽ tăng lên.
Rủi ro do quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế
Xu hƣớng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới có thể làm cho
nợ xấu ngày càng gia tăng khi tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, khốc liệt,
khiến những khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật
đào thải khắc nghiệt của thị trƣờng. Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng
nƣớc ngoài cũng khiến cho các ngân hàng trong nƣớc nếu không quản trị RRTD
hiệu quả bị lép vế và mất dần các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn.
- Các yếu tố về môi trƣờng pháp lý :
Nhiều khe hở trong áp dụng thi hành luật pháp
Luật và các văn bản có liên quan của nƣớc ta không đồng bộ, còn nhều khe
hở, điển hình là việc quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay khi khách hàng
không trả đƣợc nợ. Thực tế, các NHTM không làm đƣợc điều này vì ngân hàng là
một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quy ền lực Nhà nƣớc nên không có chức
năng cƣỡng chế, do đó phải đƣa ra Toà án xử lý qua con đƣờng tố tụng, dẫn đến
thời gian thu hồi đƣợc nợ là khá lâu, phức tạp và tốn không ít chi phí cũng nhƣ
nhân lực.
Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước mang nặng tính
hình thức
Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập, chƣa phát huy hết
khả năng, hoạt động thanh tra giám sát thƣờng chỉ tiến hành tại chỗ là chủ yếu, còn
thụ động theo kiểu xử lý “khi sự đã rồi”, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa
rủi ro. Vì thế có những sai phạm của các NHTM không đƣợc thanh tra ngân hàng
Nhà nƣớc cảnh báo sớm, để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệpthì đã
quá muộn.sdfsdfsd
- RRTD do nguyên nhân từ khách hàng vay :
Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ
12
Đối với các doanh nghiệp, khi hồ sơ vay vốn trình lên các các CBTD thì đều
có mục đích rõ ràng, phƣơng án kinh doanh cụ thể và khả thi; còn các cá nhân thì
kê khai đầy đủ mục đích và khả năng tài chính có thể trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên
không ít khách hàng sau khi vay lại sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí
trả nợ sẽ làm cho các ngân hàng bị tổn thất và rủi ro trong vấn đề thu hồi nợ.
Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém
Nếu chiến lƣợc kinh doanh không đƣợc quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hƣởng
đến nguồn trả nợ. Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh vì
đấy là nguồn trả nợ tốt nhất, tuy nhiên nếu sự quản lý hoạch định ấy yếu kém, sẽlàm
cho phƣơng án kinh doanh có thể đi vào phá sản, ảnh hƣởng đến khả năng trảnợ
của khách hàng.
Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch
Hiện nay các BCTC của các doanh nghiệp cung cấp vẫn chƣa phải là nguồn
thông tin xác thực, bởi chúng đƣợc “phù phép” sao cho đẹp để dễ tiếp cận vốn vay.
Mặc dù có những báo cáo tốt, có lợi nhuận nhƣng bên trong lại tiềm ẩn, chứa đựng
nhiều vấn đề, rủi ro. Do đó ngân hàng không có căn c ứ chính xác đáng tin cậy dựa
vào thông tin doanh nghiệp cung cấp mà phải dùng TSTC làm chỗ dựa để phòng
chống RRTD.
RRTD do nguyên nhân chủ quan
- Rủi ro do chính sách tín dụng của ngân hàng :
Chính sách tín dụng không rõ ràng làm cho hoạt động tín dụng trở nên lệch
lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng sai lầm, tạo ra những kẽ hở cho ngƣời sử dụng vốn
lách luật và cuối cùng thì ngân hàng lại phải chịu thiệt thòi.
- Do những yếu kém và thiếu sót của CBTD :
Các CBTD không nắm vững nghiệp vụ có thể tính toán không chính xác hoặc
bỏ lỡ các dự án đầu tƣ hiệu quả. Hoặc các CBTD do bị áp doanh số cho vay, cần
hoàn thành chỉ tiêu nên đã bất chấp mà cấp vốn cho các dự án không có hiệu quả,
điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.
Nhiều vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ ngân
hàng đã cho thấy sự xuống cấp đạo đức của họ. Một số cán bộ ngân hàng cùng với
khách hàng làm giả hồ sơ vay, nâng giá TSTC, cầm cố để đƣợc cấp tín dụng nhiều
hơn, gây thất thoát không nhỏ cho ngân hàng.
Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quyết định để hạn chế RRTD. Một
cán bộ kém về năng lực thì có thể trau dồi thêm kinh nghiệm, nhƣng một cán bộ
“có tài mà không có đức” đƣợc bố trí trong công tác tín dụng thì vô cùng bất lợi đối
với ngân hàng.
- Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay :
13
Việc theo dõi giám sát sau cho vay là nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng đối
với CBTD. Thƣờng xuyên thăm hỏi khách hàng sẽ giúp ngân hàng xác nhận khách
hàng có tuân thủ của các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng hay không, đồng
thời sớm phát hiện ra đƣợc vấn đề khó khăn, nguy cơ tiềm ẩn của khách hàng để có
những biện pháp giảm thiểu rủi ro thích hợp. Tuy nhiên do tâm lý sợ gây phiền hà
cho khách hàng, CBTD phải di chuyển nhiều đến tận cơ sở khách hàng và thiếu
thông tin quản lý nên công tác giám sát sau cho vay chƣa hiệu quả. Chƣa có sự hợp
tác giữa các ngân hàng và Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) để thực hiện tốt vai
trò của mình.
Ngày nay, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, do đó
hiếm có sự hợp tác với nhau để nắm bắt kịp thời thông tin về khách hàng vay. Chính
vì thiếu sự trao đổi thông tin giữa các ngân hàng mà một khách hàng mất uy tín do
không trả đƣợc ở ngân hàng này lại chạy sang các ngân hàng khác vay, dẫn đến rủi
ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.Nhiệm vụ của CIC là
cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có căn cứ để quyết định cho
vay hợp lý. Điều đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chƣa đầy đủ và
thông tin còn quá sơ sài, chƣa đƣợc cập nhật và xử lý thƣờng xuyên nên đã lạc hậu.
1.2.3.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong NHTM
Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những
hậu quả nghiêm trọng, ảnh hƣởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
+ Đối với ngân hàng bị rủi ro : do không thu hồi đƣợc nợ (gốc, lãi và các loại
phí) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi
trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị sa sút, thậm chí nếu trầm
trọng hơn thì có thể bị phá sản.
+ Đối với hệ thống ngân hàng rủi ro tín dụng của một Ngân hàng trong một
quốc gia có liên quan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và các
nhân trong nền kinh tế. Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm
chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây
chuyền ảnh hƣởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có
sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến
toàn bộ ngƣời gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM làm cho các ngân
hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
+ Đối với nền kinh tế : ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là
kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản
một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định
14
và ngƣng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội
gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn…
+ Trong quan hệ kinh tế đối ngoại : làm ảnh hƣởng đến vị thế và hình ảnh của
hệ thống ngân hàng – tài chính quốc gia nhƣ toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó.
Nhƣ vậy, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hƣởng ở các mức độ
khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng,
không thu hồi đƣợc lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu hồi đƣợc vốn
gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu
tình trạng này kéo dài không khắc phục đƣợc, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả
nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì
vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện
pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.
1.2.3.6. Một số dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng từ phía khách hàng
Các chuyến thăm khách hàng thƣờng xuyên là cách tốt nhất để phát hiện
nhanh chóng những dấu hiệu này. Những chuyến thăm luôn phải có việc kiểm tra
tình hình thực tế và sổ sách của khách hàng. Sau đây là một số dấu hiệu thƣờng
thấy từ phía khách hàng cần đƣợc kiểm tra:
+Từ báo cáo tài chính:
- Ngân hàng không nhận đƣợc báo cáo tài chính từ ngƣời vay một cách kịp
thời.
- Khả năng thanh khoản giảm
- Những thanh đổi nhanh chóng của TSCĐ.
- Xuất hiện những khoản nợ mà công ty vay hoặc cho vay cán bộ hoặc cổ đông
của công ty.
- Doanh số bán hàng giảm hoặc gia tăng một cách nhanh
chóng. - Mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và thu
nhập ròng. - Doanh thu tăng nhƣng lợi nhuận giảm.
- Xuất hiện các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh.
- Thay đổi về phạm vi kinh doanh.
- Mất những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặc
nguồn cung cấp.
+ Từ hoạt động kinh doanh :
- Mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc nhà cung ứng
chính.
- Thay đổi đáng kể về giá trị của đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mà có thể làm
mất năng lực sản xuất hiện hành.
+ Những dấu hiệu liên quan đến công ty:
- Báo cáo và quản lý tài chính kém cỏi
15
- Các chức năng điều hành và phân công xử lý công việc thể hiện một sự chắp
vá.
- Mong muốn hoặc khăng khăng đòi „„đánh bạc‟‟ với kinh doanh có những
rủi ro quá mức.
- Đặt giá bán hàng hóa và dịch vụ một cách không thực tế.
- Những thay đổi trong quản lý, quyền sở hữu hoặc những nhân vật chủ chốt.
- Chậm trễ trong việc phản ứng lại với sự đi xuống của thị trƣờng hoặc các
điều kiện kinh tế.
Tuy nhiên khi khách hàng có một trong những dấu hiệu trên thì không đáng kể
nhƣng khi một số dấu hiệu xảy ra đồng thời thì cán bộ tín dụng cần xem xét, đánh
giá kỹ để có thể hạn chế và giảm thiểu các tác động của rủi ro tín dụng gây nên.
1.2.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Khái niệm
Quản trị rủi ro tín dụng là một khái niệm rộng với nội hàm gồm nhiều nội
dung khác nhau trong quản trị điều hành một ngân hàng. Do đó có nhiều cách hiểu
nên có nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này. Song theo tác giả thì quản trị rủi
ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, chính sách, biện pháp
có liên quan đến hoạt động tín dụng để nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt
động tín dụng của ngân hàng (Nguyễn Tuấn Anh, 2012). Theo khái niệm trên thì
nội hàm của quản trị rủi ro tín dụng bao gồm một hệ thống:
- Chiến lƣợc hoạt động tín dụng
- Các chính sách của ngân hàng trong hoạt động tín dụng .
- Các biện pháp đƣợc triển khai trong toàn bộ hệ thống NHTM nhằm
phòngngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
1.2.3.2. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM
Rủi ro tín dụng ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận, tài sản, uy tín của Ngân
hàng. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng luôn đƣợc ngân hàng đặc biệt quan tâm.
Mục đích của nhà quản trị ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối
đa hóa lợi nhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp
nhận đƣợc, phù hợp với quy định, chính sách tín dụng của ngân hàng và phù hợp
với quy định của pháp luật.
1.2.3.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
* Nhận biết Rủi ro tín dụng :
Đây là quá trình xác định và phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn tồn tại trong
hoạt động tín dụng, bao gồm rủi ro đang có, rủi ro chƣa đƣợc phát hiện và rủi ro
mới. Ngân hàng bằng cách sử dụng nghiệp vụ và các công cụ để phân tích và nhận
biết các dấu hiệu rủi ro hiện hữu trong hoạt động cho vay của mình. Ngân hàng có
thể căn cứ trên các nhân tố dẫn đến rủi ro để xem xét. Xác định rủi ro phải là quá
16
trình liên tục và đƣợc hiểu ở cả cấp giao dịch và cấp danh mục.
Nhận diện rủi ro bao gồm các bƣớc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trƣờng
hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân từng
thời kỳ và dự báo đƣợc những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng.
Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập đƣợc bảng kê tất cả các dạng rủi ro
đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phƣơng pháp lập bảng nghiên cứu, tiến
hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã
có vấn đề. Kết quả phân tích sẽ cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân gây
ra rủi ro tín dụng, từ đó tìm ra biện pháp hữu hiệu để quản trị rủi ro hiệu quả.
Nhƣng cần phải chú ý là các dấu hiệu này đôi khi nhận ra qua một quá trình
chứ không hẳn là một thời điểm, do vậy ngƣời quản lý khoản vay phải biết cách
nhận biết chúng một cách có hệ thống. Chúng ta có thể xếp các dấu hiệu xẩy ra rủi
ro tín dụng thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng với
ngân hàng
Các hoạt động cho vay:
- Mức độ vay thƣờng xuyên gia tăng.
- Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi.
- Thƣờng xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn.
- Yêu cầu các khoản vay vƣợt quá nhu cầu dự kiến.
Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phƣơng pháp quản lý của khách
hàng
- Thay đổi thƣờng xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành.
- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị,
điều hành độc đoán hoặc ngƣợc lại quá phân tán.
- Cách thức hoạch định có biểu hiện:
+ Đƣợc hoạch định bởi Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành ít hay
không có kinh nghiệm.
+ Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia
quá sâu vào vấn đề thƣờng nhật.
+ Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông và của chủ nợ.
+ Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thƣờng xuyên.
Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến các ƣu tiên trong kinh doanh.
- Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Khách hàng bị ấn tƣợng bởi một khách
hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc, ban giám đốc cắt giảm lợi
nhuận nhằm đạt đƣợc hợp đồng lớn.
- Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: Không đúng lúc hoặc bị ám ảnh bởi một
sản phẩm mà không chú ý đến các yếu tố khác.
17
- Sự cấp bách không thích hợp nhƣ: Do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung sản
phẩm dịch vụ ra quá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đƣa ra không thực tế,
tạo mong đợi trên thị trƣờng không đúng lúc.
Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thƣơng mại, biểu
hiện: - Khó khăn trong phát triển sản phẩm mới.
- Thay đổi trên thị trƣờng: Tỷ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu, cập nhật kỷ thuật
mới, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh.
- Những thay đổi từ chính sách của Nhà nƣớc: Đặc biệt chú ý sự tác động của
các chính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động, môi trƣờng.
- Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao.
Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính, kế toán
- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo
cáo tài chính.
- Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy:
+ Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thƣờng xuyên.
+ Khả năng tiền mặt giảm.
+ Tăng doanh số bán hàng nhƣng lãi giảm hoặc không có.
+ Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp.
+ Những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán.
+ Lƣợng hàng hóa tăng nhanh hơn doanh số bán.
+ Số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của cá con nợ kéo dài.
+ Hoạt động lỗ.
+ Lập kế hoạch trả nợ mà nguồn vốn không đủ.
+ Không hạch toán đúng tài sản cố định.
+ Làm đẹp bảng cân đối kế toán bằng cách tạo ra các tài sản vô hình.
+ Thƣờng xuyên không đạt mức kế hoạch về sản xuất và bán hàng.
1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng
1.2.4.1. Đo lường rủi ro tín dụng :
Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
Để quản lý và hạn chế RRTD, Ngân hàng cần nắm bắt đƣợc thực trạng rủi ro
của hoạt động tín dụng. Xét dƣới giác độ Ngân hàng, RRTD đƣợc phản ánh qua
các chỉ tiêu sau đây:
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ:
Tỷ lệ nợ quá hạn là: phản ánh số dƣ nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chƣa thu hồi
đƣợc.
18
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ
Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu để đánh giá RRTD của Ngân hàng:
Hiện nay tỷ lệ nợ xấu đƣợc xem là một trong những dấu hiệu chính để đánh
giá RRTD của tổ chức tín dụng. Tỉ lệ nợ xấu cũng có thể đƣợc tính cho từng loại
cho vay theo thành phần kinh tế hoặc theo thời hạn tuỳ theo mục đích và giác độ
tiếp cận của ngƣời nghiên cứu. Tỷ lệ này càng lớn Ngân hàng càng gặp nhiều rủi ro,
chứng tỏ chất lƣợng tín dụng chƣa cao, công tác quản lý, ngăn ngừa hạn chế rủi ro
chƣa hiệu quả, khiến Ngân hàng gặp khó khăn trong quay vòng vốn, giảm doanh
thu, giảm uy tín của Ngân hàng. Việc phân tích chỉ tiêu này sẽ giúp các Ngân hàng
đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hơn về rủi ro tín dụng cũng nhƣ chất lƣợng
của hoạt động tín dụng.
Tỷ lệ giữa các khoản xóa nợ so với tổng dƣ nợ cho vay:
- Dự phòng rủi ro và tỷ lệ dự phòng rủi ro:
Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng dƣ nợ cho vay kỳ
báo cáo
Dự phòng RRTD là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất
có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán
vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng, dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ
thể và dự phòng chung.
Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu:
19
Khi chỉ tiêu (1) và (2) tăng, rủi ro tín dụng của Ngân hàng gia tăng, Ngân hàng
có thể gặp rủi ro dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản. Hai chỉ
tiêu (3) và (4) nói lên sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó của một Ngân hàng cho các
khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tổn thất tín dụng hàng
năm từ thu nhập hiện tại.
Các chuyên gia cho rằng một số tài sản của Ngân hàng đặc biệt là các khoản
cho vay giảm giá trị hay không thể thu hồi là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Do vốn
chủ sở hữu của Ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỷ lệ
nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ có thể đẩy một Ngân hàng tới nguy cơ mất khả
năng thanh toán. Bốn chỉ số đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong việc đo lƣờng rủi ro
tín dụng của Ngân hàng.
 Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn so với tổng dƣ nợ cho vay và cho
thuê.
 Tỷ số giữa các khoản xóa nợ ròng so với tổng cho vay và cho thuê.

 Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng cho
vay và cho thuê hay với tổng vốn chủ sở hữu.

 Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng cho vay và cho thuê hay
với tổng vốn chủ sở hữu..

Các khoản nợ quá hạn là những khoản cho vay quá hạn thanh toán từ 90 ngày
trở lên.

Các khoản cho vay đƣợc xóa nợ là những khoản vay đƣợc Ngân hàng tuyên
bố là không còn giá trị và đƣợc xóa trong sổ sách. Nếu một số trong những khoản
cho vay này cuối cùng cũng tạo ra thu nhập cho Ngân hàng thì tổng số thu sẽ đƣợc
khấu trừ khỏi tổng các khoản xóa nợ.

Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng

Mô hình định tính về rủi ro tín dụng: Mô hình 6C

Đối với mỗi khoản vay, vấn đề quan trọng hàng đầu của Ngân hàng cần đặt ra
là: Khách hàng có thiện chí và khả năng trả nợ khi khoản vay đến hạn thanh toán.
Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết khía cạnh liên quan đến 6C của
khách hàng bao gồm:

Character (Tƣ cách ngƣời vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng ngƣời
vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí trả nợ khi đến hạn.

Capacity (Năng lực của ngƣời vay): Ngƣời đi vay phải có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự.

Cashflow (Thu nhập của ngƣời vay): Là nguồn trả nợ của ngƣời vay

CollatteralBảo đảm tiền vay): Các tài sản mà khách hàng dùng làm bảo đảm
cho món vay.

Conditions (Các điều kiện): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính
20
sách tín dụng từng thời kỳ.
Control (Kiểm soát): Đánh giá những ảnh hƣởng do sự thay đổicủa pháp luật,
quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của Ngân hàng.
Ƣu điểm: Việc sử dụng mô hình này tƣơng đối đơn giản.
Nhƣợc điểm: Hiệu quả sử dụng mô hình này phụ thuộc vào mức độ chính xác
nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng nhƣ trình độ phân tích đánh giá của
cán bộ tín dụng.

Các mô hình lƣợng hóa rủi ro tín dụng
Mô hình điểm Z ( Z – Credit scoringmodel)


Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trƣớc sự phá sản luôn là
một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về tài chính doanh
nghiệp. Có nhiều công cụ đã đƣợc phát triển để làm việc này. Trong đó, chỉ số Z là
công cụ đƣợc cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi
nhất trên thế giới. Chỉ số này đƣợc phát minh bởi Giáo Sƣ Edward I. Altman,
Trƣờng kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc Trƣờng Đại Học New York, dựa vào
việc nghiên cứu khá công phu trên số luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc
dù chỉ số Z này đƣợc phát minh tại Mỹ, nhƣng hầu hết các nuớc vẫn có thể sử dụng
với độ tin cậy khá cao.
Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số: X1, X2, X3, X4, X5:
X1= Tỷ số Vốn lƣu động /Tổng Tài sản (Working Capitals/Total Assets).
X2 =Tỷ số Lợi nhuận giữ lại /Tổng Tài sản (Retain Earnings/Total Assets).
X3= Tỷ Số Lợi nhuận Trƣớc lãi vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total
Assets).
X4 =Giá trị thị trƣờng của Vốn Chủ sỡ hữu trên Giá trị sổ sách của Tổng Nợ
(Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities).
X5= Tỷ số Doanh số trên Tổng Tài sản (Sales/Total Assets).
Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sƣ Edward I. Altman đã phát triển ra Z‟ và
Z‟‟ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành nhƣ sau:
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngànhsảnxuất
Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.6 X4 + 0.999 X5
 Nếu Z > 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ

phá sản

 Nếu 1.8 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có
nguy cơ phá sản

 Nếu Z <1.8:Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản

cao.

Đối với doanh nghiệp chưa cổ phầnhoá, ngành sản xuất
Z‟ = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5
21
 Nếu Z‟ > 2.9: Doanh nghiệp nằm trongvùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá
sản
 Nếu 1.23 <Z‟ < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có
nguy cơ phá sản

 Nếu Z‟ <1.23 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản

cao.

Đối với các doanh nghiệp khác

Chỉ số Z” dƣới đây có thể đƣợc dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh
nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã đƣợc đƣa

ra. Công thức tính chỉ số Z‟‟ đƣợc điều chỉnh nhƣ sau
Z” = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4

 Nếu Z”> 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá

sản.

 Nếu 1.2 < Z”< 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có
nguy cơ phá sản.

 Nếu Z”<1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản

cao.

Mô hình điểm Z do E.I. Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với công
ty sản xuất của Mỹ. Đại lƣợng Z là thƣớc đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng

đối với ngƣời vay và phụ thuộc vào:
 Các chỉ số tài chính của ngƣời vay (Xj).

 Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của

vay.

Ƣu điểm: Mô hình tính toán đơn giản dựa trên các chỉ tiêu tài chính quen
thuộc đánh giá khách hàng và kết quả tính toán rất dễ xử lý, thuận tiện cho Ngân
hàng ra quyết định.

Nhƣợc điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân biệt khách hàng thành hai nhóm
là “vỡ nợ” và “ không vỡ nợ”. trong thực tế vỡ nợ đƣợc phân thành nhiều loại từ
không trả hay chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả gốc và lãi
tiền vay. Điều này hàm ý cần có mô hình chính xác hơn, toàn diện hơn theo nhiều
thang điểm để phân loại khách hàng thành nhiều nhóm tƣơng ứng với các mức độ
vỡ nợ khác nhau.

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Ngày nay, nhiều Ngân hàng ngoài áp dụng mô hình điểm Z thì còn sử dụng
mô hình cho điểm để xử lý các đơn xin vay của ngƣời tiêu dùng. Mô hình này đƣợc
dùng để đánh giá những khoản tín dụng mua sắm xe hơi, nhà cửa, bất động sản,
kinh doanh nhỏ… nhiều khách hàng ƣa thích sự thuận tiện và nhanh chóng khi
những yêu cầu tín dụng của họ đƣợc xử lý bằng hệ thống cho điểm tự động.
22
Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho
điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số
ngƣời phụ thuộc, sở hữu nhà ở, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài khoản cá
nhân, thời gian công tác.
Mô hình này thƣờng sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục đƣợc cho
điểm từ 1 đến 10.
Ƣu điểm: Mô hình này loại bỏ đƣợc sự phán xét chủ quan trong quá trình cho
vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng.
Nhƣợc điểm: Mô hình này không tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để
thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.
1.2.4.2. Kiểm soát Rủi ro tín dụng :
Công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro là vô cùng quan trọng góp phần tăng
cƣờng thêm cho công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lƣợng tín
dụng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh tức là thu nhập
giảm. Thu nhập giảm làm cho việc mở rộng tín dụng sẽ gặp khó khăn. Rủi ro tín
dụng làm giảm khả năng thanh toán, rủi ro tín dụng khiến cho việc hoàn trả tiền gửi
của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các khoản cho vay có thể mất hoặc khó đòi
trong khi tiền gửi khách hàng vẫn phải trả lãi, làm mất đi những cơ hội kinh doanh
tốt của ngân hàng. Do đó phòng ngừa rủi ro tín dụng sẽ làm công việc kinh doanh
của ngân hàng thuận lợi và chủ động hơn trong việc thanh toán cũng nhƣ đối phó
với mọi tình huống có thể xảy ra.
Phòng ngừa rủi ro giúp ngân hàng ổn định trên thị trƣờng tiền tệ, chủ động
tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tránh ảnh hƣởng tiêu
cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín
dụng không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết
của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Ngân hàng
cần vận dụng các công cụ của mình nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng
nhƣ:
- Sử dụng các công cụ đảm bảo.
- Đa dạng hóa tín dụng.
- Thực hiện đầy đủ và đúng quy trình tín dụng.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra của ngân hàng.
- Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả với
chất lƣợng cao.
-Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý.
- Trích lập dự phòng rủi ro.
1.2.4.3. Xử lý rủi ro tín dụng :
23
Ngân hàng cần có hệ thống thông tin quản lý hiệu quả để giám sát các mức độ
rủi ro đồng thời có thể xem xét lại kịp thời tình trạng rủi ro và các trƣờng hợp ngoại
lệ. Báo cáo quản trị cần phải thƣờng xuyên, kịp thời, chính xác, nhiều thông tin và
cần cung cấp tới các cá nhân thích hợp để đảm bảo hành động kịp thời khi cần thiết.
Việc quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng cũng cần chú ý:
- Cần có hệ thống theo dõi và đánh giá mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
- Tất cả các trạng thái giao dịch liên quan đến lãi suất, ngoại tệ, hàng hóa, tài
sản bảo đảm... đều cần phải đƣợc đánh giá lại theo giá thị trƣờng nhằm mục đích
giám sát tốt nhất các rủi ro liên quan.
- Thiết lập giới hạn rủi ro đối với mỗi loại khoản vay theo danh mục đầu tƣ,
theo ngành hàng kèm theo đó là các định mức về trạng thái và giới hạn tổn thất liên
quan.
- Xử lý rủi ro tiềm ẩn: sau khi đã xác định và đánh giá rủi ro liên quan, ngân
hàng có thể lựa chọn sử dụng một trong bốn nhóm kỹ thuật quản trị rủi ro nhƣ:
Tránh - hạn chế rủi ro, giảm thiếu - phòng ngừa rủi ro, chuyển đi - mua bảo hiểm và
chấp nhận rủi ro.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tín dụng
Nhân tổ cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản trị rủi ro của ngân hàng :
Thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá
tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học thì công tác quản trị rủi ro tín dụng
sẽ không đƣợc thực hiện hoặc việc thực hiện sẽ không khả thi.
Trình độ cán bộ ngân hàng
Trình độ cán bộ ngân hàng cao thì trong quá trình hoạt động kinh doanh, mọi
thao tác nghiệp vụ đều đƣợc thực hiện nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả, từ
đó ngân hàng có điều kiện mở rộng kinh doanh giảm thấp chi phí hoạt động và thu
hút đƣợc khách hàng
Chiến lược kinh doanh
Mỗi ngân hàng thƣơng mại cần đề ra cho mình những chiến lƣợc kinh doanh
phù hợp với tiềm lực và thế mạnh của mình để không rơi vào thế bị động trong hoạt
đông kinh doanh của mình. Dựa trên chiến lƣợc kinh doanh dài hạn đúng đắn, ngân
hàng thƣơng mại mới có thể có những kế hoạch đúng đắn cho từng thời kỳ để đảm
bảo thực hiện mục tiêu đề ra.
Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của một ngân hàng thƣơng mại là một hệ thống những biện
pháp liên quan đến việc tăng cƣờng khả năng tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt
đƣợc mục tiêu đề ra của ngân hàng thƣơng mại. Chính sách tín dụng đảm bảo cho hoạt
động của ngân hàng đi đúng hƣớng, nó quyết định sự thành công hay thất
24
bại của hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động của ngân hàng thƣơng
mại nói chung.
Con người trong đó có cán bộ NHTM và người đi vay :
Trong mọi vấn đề, nhân tố con ngƣời bao giờ cũng là nhân tố quan trọng có
tính chất quyết định. Do vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng rất cần thiết phải đặt
nhân tố con ngƣời bao gồm: cán bộ ngân hàng và ngƣời đi vay lên hàng đầu. Muốn
vậy, việc tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại ngân hàng phải đòi hỏi công khai và
minh bạch. Cán bộ đƣợc tuyển dụng phải bảo đảm có trình độ và đạo đức.
Việc đánh giá ngƣời đi vay cũng hết sức quan trọng. Ngân hàng có thể sử
dụng biện pháp chấm điểm khách hàng và phân loại tín dụng. Đó là quá trình trong
đó xác định cấp độ rủi ro tín dụng cho một khách hàng, một món vay hoặcmột loại
tài sản đƣợc khách hàng dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nói chung, mọi khách
hàng vay, mọi khoản vay đều phải đƣợc đánh giá phân loại kỳ càng
Nhân tố công nghệ :
Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đều đã trang bị hệ thống thông tin hiện đại
để xây dựng các mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, Online trực tuyên với các
giao dịch. Trong xu thế toàn cầu hóa và sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt, chúng ta càng thấy vai trò của công
nghệ đối với hoạt động kinh doanh cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của trong ngân
hàng. Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản trị, trong
việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng đƣợc cácnhu cầu
khắt khe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép ngân hàng
quản trị rủi ro tốt hơn, tò đó đƣa ra các công cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng đƣa ra
những quyết định đúng đắn.
Môi trường kinh tế :
Một nền kinh tế có mức tăng trƣởng ổn định sẽ làm giá cả luôn giữ ở mức ổn
định, tình hình lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho ngân hang thƣơng mại mở
rộng quy mô hoạt động của mình và tránh đƣợc những thiệt hại cho ngân hàng do
sự mất giá của đồng tiền…
* Quản trị RRTD của NHTM theo Basel II :
Năm 1988, BCBS (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) đã giới thiệu một
khung rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh
doanh của các ngân hàng và tăng cƣờng hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu
của phát triển liên tục trong ngành ngân hàng, các quy định này đã đƣợc sửa đổi và
vào tháng Sáu năm 2004, một hiệp ƣớc về vốn mới (Basel II) đƣợc ban hành.
Để có thể triển khai Basel II hiệu quả, tất cả các ngân hàng sẽ cần phải xác
định lại chiến lƣợc kinh doanh của họ cũng nhƣ các rủi ro tiềm ẩn. Trên thực tế,
25
việc tính toán nhu cầu vốn theo Hiệp Ƣớc Mới đã yêu cầu ngân hàng thực hiện
khung rủi ro toàn diện trên toàn bộ tổ chức.
Basel II cũng khuyến khích trên những cải tiến đang diễn ra trong đánh giá và
giảm nhẹ rủi ro. Nhƣ vậy, qua thời gian, nó cung cấp cho các ngân hàng cơ hội để
đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh bằng cách phân bổ vốn cho các quy trình, phân đoạn và
các thị trƣờng chứng minh một tỷ lệ rủi ro/hiệu quả mạnh mẽ. Phát triển một sự
hiểu biết rõ hơn về mối qua lại rủi ro/hiệu quả về vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp cụ
thể, khách hàng, sản phẩm và quy trình là một trong những lợi ích kinh doanh tiềm
năng quan trọng nhất ngân hàng có thể bắt nguồn từ việc tuân thủ, nhƣ hình dung
của Ủy banBasel.
Basel II đƣợc thiết kế nhƣ một khung tiến hóa, vì vậy theo thời gian các cập
nhật sẽ đƣợc thực hiện để bắt kịp với sự phát triển liên tục trong ngành tài chính.
Trƣớc khi thực hiện các quy định mới, Basel II có thể trải qua một sự điều chỉnh
định lƣợng trên cơ sở các kết quả của nghiên cứu tác động gần đây nhất.Các yêu
cầu về quản lý rủi ro của Basel II có thể mang tới những thay đổi đáng kể trong kinh
doanh căn bản của một ngân hàng riêng lẻ cũng nhƣ trong cơ cấu tổ chức của nó.
Với Basel II, đầu ra của việc quản lý tốt hơn rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành sẽ là
đầu vào của mô hình vốn kinh tế mà sử dụng nó các ngân hàng có thể phân bổ vốn
cho các chức năng và giao dịch khác nhau và phụ thuộc vào rủi ro.
Với Basel II, ủy ban Basel đã từ bỏ phƣơng pháp luận “một kích thƣớc phù
hợp với tất cả” (“one size fits all”) của hiệp ƣớc về vốn năm 1988 về việc tính toán
yêu cầu vốn pháp định nhỏ nhất và giới thiệu khái niệm “3 cột trụ” (three pillar
concept).
Pillar I
Pillar I, cung cấp một cập nhật cơ bản của phƣơng pháp Basel I cho tính toán
tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro, mẫu số của tỷ lệ vốn. Đầu tiên, rủi ro vận
hành đƣợc giới thiệu nhƣ một loại rủi ro mới cho các ngân hàng phải giữ vốn quy
định. Rủi ro này bao gồm các thiệt hại do quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc bị thất
bại, do con ngƣời hay hệ thống, hoặc từ các sự kiện bên ngoài.
Trong lĩnh vực rủi ro tín dụng, có hai phƣơng phƣơng pháp đƣợc tiếp cận, đó
là tiếp cận tiêu chuẩn và tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB). Cách tiếp cận
trƣớc ràng buộc trọng số rủi ro với xếp hạng cung cấp bởi các cơ quan xếp hạng
đƣợc công nhận. Cách tiếp cận sau sử dụng các ƣớc tính của chính ngân hàng về
các yếu tố rủi ro nhất định, dựa trên các yếu tố rủi ro đƣợc phép tính toán, khoảng
cách đƣợc tạo ra giữa cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao. Các quy định
mới về rủi ro tín dụng cũng bao gồm cả đối phó chi tiết với chứng khoán và giảm
thiểu rủi ro tín dụng.
+ Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa RRTD
26
Trong cách tiếp cận đã chuẩn hóa, tài sản đƣợc phân loại thành một tập hợp
các lớp tài sản đƣợc chuẩn hóa và một trọng số rủi ro áp dụng cho mỗi lớp, phản
ánh mức độ tƣơng quan của rủi ro tín dụng. Sự thay đổi so với Basel I liên quan đến
sử dụng xếp hạng tín dụng bên ngoài làm cơ sở quyết định trọng số rủi ro. So với
Basel I, nơi mà tất cả các tài sản đều đƣợc đánh trọng số 100%, thì giờ đây đã có sự
cân nhắc khác nhau cho các trọng số rủi ro. Trọng số cho các doanh nghiệp đầu tƣ
đã giảm đáng kể (ví dụ, tới 20% cho AAA), trong khi ở phân khúc doanh nghiệp
không đầu tƣ, một trọng số rủi ro là 50% áp dụng cho doanh nghiệp đƣợc xếp hạng
dƣới “BB”. Hơn nữa, các doanh nghiệp không đƣợc xếp hạng giờ đây đã đạt đƣợc
một trọng số rủi ro tƣơng tự nhƣ lúc trƣớc thu đƣợc theo Basel I.
+ Phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ IRB
Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng (IRB) là một trong
những yếu tố đổi mới nhất của khung Basel II mới bởi vì nó cho phép chính các
ngân hàng quyết định các yếu tố căn bản khi tính toán các yêu cầu về vốn của họ.
Với cách tiếp cận IRB, vốn yêu cầu tối thiểu dựa trên “phân bố xác suất thua lỗ”
dựa vào rủi ro mặc định trong danh mục các khoản vay hay các công cụ tài chính
khác. Nhận thức về đánh giá rủi ro đƣợc thiết lập trong một năm. Mô hình IRB tiếp
tục giả định một mức độ 99.9% độ tin cậy, (nghĩa là một lần trong một nghìn năm),
các tổn thất thực tế dự kiến sẽ vƣợt quá ƣớc tính của mô hình.
Pillar II
Pillar II định nghĩa quá trình rà soát giám sát của khung quản lý rủi ro của tổ
chức và cuối cùng là an toàn vốn. Nó đặt ra trách nhiệm giám sát cụ thể đối với hội
đồng quản trị và quản lý cấp cao, do đó tăng cƣờng nguyên tắc của kiểm soát nội bộ
và quản trị doanh nghiệp khác do cơ quan quản lý ở các nƣớc khác nhau trên toàn
thế giới thực hiện.
Theo Ủy ban Basel, Hiệp Ƣớc Mới nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý
ngân hàng là phát triển một quy trình đánh giá vốn nội bộ và thiết lập mục tiêu cho
vốn có tƣơng xứng với hồ sơ rủi ro đặc biệt và môi trƣờng kiểm soát của ngân
hàng. Giám sát viên sẽ chịu trách nhiệm đánh giá xem các ngân hàng định giá nhu
câu an toàn vốn của họ liên quan đến rủi ro của ngân hàng tốt đến mức nào. Sau đo
các quy trình nội bộ sẽ là đối tƣợng đƣợc rà soát giám sát và can thiệp khi thích
hợp. Kết quả là giám sát viên có thể yêu cầu, ví dụ, hạn chế về chi trả cổ tức hoặc
nâng cao ngay lập tức vốn bổ sung.
Với quy trình rà soát giám sát, các câu hỏi cũng sẽ đƣợc đề cập là liệu các
ngân hàng có nên giữ vốn bổ sung đối với những rủi ro mà không hoặc không hoàn
toàn, đƣợc nhắc đến trong Pillar I, và điều này có thể liên quan đến hành động giám
sát khi điều này thực sự xảy ra. Vai trò tích cực cho cơ quan giám sát sẽ cung cấp
cho các ngân hàng ƣu đãi để tiếp tục cải thiện mô hình và hệ thống quản lý rủi ro và
27
của các ngân hàng. Đối với tình hình hiện nay, Pillar II đòi hỏi giám sát viên áp
dụng cẩn thận hơn các quyết định trong việc đánh giá về an toàn vốn của các ngân
hàng riêng lẻ.
Pillar III
Pillar III nhằm mục đích tăng cƣờng kỷ luật thị trƣờng thông quatăng cƣờng
công khai thông tin của các ngân hàng. Nó đặt ra yêu cầu và khuyến nghị công
kha thông tin trong một số lĩnh vực, bao gồm cả cách ngân hàng tính toán an toàn
vốn và phƣơng pháp đánh giá rủi ro của ngân hàng. Tăng cƣờng so sánh và minh
bạch giữa các ngân hàng là kết quả mong muốn của Pillar III. Đồng thời, Ủy ban
Basel đã tìm cách để đảm bảo rằng Basel II tƣơng ứng với các chuẩn mực kế toán,
và trên thực tế, không xung đột với các tiêu chuẩn về công khai thông tin kế toán
rộng hơn mà các ngân hàng phải tuân thủ.
Với Pillar III, các ngân hàng sẽ đƣợc yêu cầu công khai thông tin tập trung
vào các thông số quan trọng của hồ sơ kinh doanh của họ, nguy cơ rủi ro và quản lý
rủi ro. Những công khai nhƣ vậy đƣợc xem nhƣ là một điều kiện tiên quyết cho
tính hiệu quả hoạt động của nguyên tắc thị trƣờng ngân hàng. Cả hai thông tin định
tính và định lƣợng phải đƣợc công khai. Do đó cần thiết công khai về cơ cấu và an
toàn vốn, và thông tin công khai phải bao gồm chi tiết về vốn căn bản. Về công khai
rủi ro tín dụng, thông tin về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng và tài khoản chứng
khoán phải đƣợc cung cấp. Các ngân hàng sẽ đƣợc yêu cầu phác thảo một số chi
tiết về việc sử dụng phƣơng pháp tiếp cận IRB, mà đại diện cho một thành phần
chính của Hiệp Ƣớc Mới. Yêu cầu công khai còn bao gồm thêm việc tuân thủ các
yêu cầu về rủi ro vận hành.
1.3. Kinh nghiệm quản trị RRTD ở một số nƣớc trên thế giới và bài học cho
Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng trên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm ở Mỹ ( tập đoàn ngân hàng Citi )
Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh đƣợc đánh giá cao
trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một
nguồn thu lớn cho Citigroup. Đây là một tập đoàn hàng đầu không chỉ về quy mô
mà còn là đối thủ có sức mạnh trên thƣơng trƣờng nhờ chính sách quản lý rủi ro
của tập đoàn. Chủ tịch tập đoàn Citigroup đã từng nói lên vai trò quan trọng của
hoạt động quản lý rủi ro nhƣ sau: toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là
quản trị rủi ro.
Trong môi trƣờng hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung
quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng đƣợc tuyên bố một cách
rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra
quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách
28
nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này đƣợc hội tụ
một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa tín dụng hiệu quả.
Mô hình tín dụng thƣơng mại đƣợc tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn
của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai
đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm hình thành chiến
lƣợc và kế hoạch cho vay, tiến hành cho vay khách hàng, đánh giá và báo cáo thực
thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia đƣợc thể hiện
một cách rất cụ thể, rõ ràng nhƣ sau:
Uỷ ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập
mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tƣ đối với ngân hàng; đặt hạn mức
tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng.
Uỷ ban chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ
sau: Đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Uỷ ban quản lý, xây dựng chính sách tín
dụng, quản lý và đánh giá danh mục đầu tƣ và quản trị rủi ro.
Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt
hiệu quả cao, rủi ro đƣợc giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.
1.3.1.2. Kinh nghiệm ở Hà Lan ( tập đoàn ngân hàng ING )
Hoạt động quản trị tín dụng ở từng ngân hàng có những đặc điểm cơ bản giống
nhau, tuy nhiên không hoàn toàn giống nhau vì nó tùy thuộc vào một loạt các yếu tố
nhƣ trình độ phát triển, tính chất hoạt động, các hình thức sở hữu, quan niệm của
lãnh đạo ngân hàng...Để hƣớng tới một hoạt động chuẩn hóa có hiệu quả ta có thể
nghiên cứu xem xét kinh nghiệm quản trị tín dụng của tập đoàn ING, đây là tập
đoàn lớn hoạt động trên toàn cầu về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, hiện đang đƣợc
coi là đơn vị hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả quản trị rủi ro nói chung, trong đó
có quản trị tín dụng với một số đặc điểm nhƣ sau:
- Bộ máy độc lập, quản lý chung.
- Rạch ròi về thẩm quyền quyết định tín dụng.
- Xây dựng hạn mức tín dụng nội bộ và cho khách hàng.
- Lƣợng hóa rủi ro tín dụng, chủ động đối phó
1.3.1.3. Kinh nghiệm ở Australia ( tập đoàn ngân hàng ANZ )
- Đo lƣờng rủi ro định lƣợng: Do đã xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu tích hợp,
tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo lƣờng tín dụng nội bộ và mô hình
RAROC.
+ Mô hình đo lƣờng tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng mô hình này theo quy trình
chung theo quy định của Basel II. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất không trả
đƣợc nợ nhƣ là một tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của ngƣời vay trong quá
trình xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ đƣợc thiết kế
29
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703
 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703

Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (9)
Luan van tot nghiep ke toan (9)Luan van tot nghiep ke toan (9)
Luan van tot nghiep ke toan (9)
Nguyễn Công Huy
 

Ähnlich wie QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703 (20)

Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đĐề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBankLuận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tình hình tài chính t...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tình hình tài chính t...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tình hình tài chính t...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tình hình tài chính t...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNIĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOT
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOTĐề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOT
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOT
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
 
Luan van tot nghiep ke toan (9)
Luan van tot nghiep ke toan (9)Luan van tot nghiep ke toan (9)
Luan van tot nghiep ke toan (9)
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
 

Mehr von OnTimeVitThu

Mehr von OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Kürzlich hochgeladen

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Kürzlich hochgeladen (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV >>TẢI MIỄN PHÍ TẠI ZALO: 0777.149.703

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Hà Nội – 2020
  • 2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................i DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ iv LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN..........................................5 1.1. Tổng quan nghiên cứu quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tíndụng..............5 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới .....................................................................................5 1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam.....................................................................................6 1.2. Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tíndụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần.......................................................................................................................................7 1.2.2. Tín dụng tại ngân hàng TMCP..............................................................................7 1.2.3. Rủi ro tín dụng của NHTM ................................................................................. 10 1.2.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại ................................. 16 1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ....................................................... 18 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tín dụng................................................ 24 1.3. Kinh nghiệm quản trị RRTD ở một số nƣớc trên thế giới và bài học cho Việt Nam ........................................................................................................................... 28 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngânhàng trênthế giới .. 28 1.3.2. Bài học đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội ...................................................................................... 30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................. 32 CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 33 2.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................................. 33 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 33 2.2.1. Nghiên cứu định tính........................................................................................... 34 2.2.2. Nghiên cứu định lượng........................................................................................ 34 2.3. Hệ thống chỉ tiêuđánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. 37 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI............................................................................................................................. 39 3.1. Giới thiệuchung về Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triểnViệt nam – Chi nhánh Nam Hà Nội ........................................................................................................ 39 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................................... 39 3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ........................................................... 39 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh............................................................................ 42 3.2. Thực trạng công tác quản trị RRTD tại BIDV, chi nhánh Nam Hà Nội ... 54 i
  • 3. 3.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng .................................................................................. 54 3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng ..................................................................................... 56 3.2.3. Phòng ngừa rủi ro tín dụng ................................................................................ 57 3.2.4. Quản lý và xử lý rủi ro tín dụng......................................................................... 58 3.2.5. Công tác kiểm tra kiểm soát rủi ro tín dụng .................................................... 64 3.2.6. Xây dựng quan hệ với khách hàng, đánh giá và phân loại khách hàng .... 66 3.3. Đánh giáchung về quản trị rủi ro tíndụng tại Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triểnViệt nam – Chi nhánh Nam Hà Nội........................................................ 70 3.3.1. Ưu điểm.................................................................................................................. 70 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................................... 71 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................. 76 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI ....................................................................................... 77 4.1. Mục tiêu và định hƣớng chung............................................................................ 77 4.1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng ...................................................... 77 4.1.2. Định hướng tăng cường công tác với QTRR tín dụng ................................... 80 4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QTRR tíndụng tại Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triểnViệt nam – Chi nhánh Nam Hà Nội .................................... 81 4.2.1. Xây dựng chính sách cho vay hợp lý................................................................. 81 4.2.2. Đa dạng hóa danh mục cho vay......................................................................... 82 4.2.3. Giải pháp phòng ngừa rủi ro.............................................................................. 83 4.2.4. Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro tín dụng ...................................................... 87 4.2.5. Giải pháp hạn chế , bù đắp khi có rủi ro xảy ra ............................................. 88 4.2.6. Giải pháp về nhân sự ........................................................................................... 90 4.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc và Chính phủ ............................ 90 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ..................................................................................... 90 4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ................................................................. 91 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4............................................................................................. 95 KẾT LUẬN....................................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 97 ii
  • 4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BIDV Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu Tƣ Và Phát Triển Việt Nam 2 PTDV Phát triển dịch vụ 3 NH Ngân hàng 4 NHBL Ngân hàng bán lẻ 5 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 6 NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 7 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 8 NHTW Ngân hàng trung ƣơng 9 KH Khách hàng 10 KHCN Khách hàng cá nhân 11 PGD Phòng giao dịch 12 TSCĐ Tài sản cố định 13 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh iii
  • 5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 : Tình hình hoạt động đầu tƣ của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội ............................................................................... 44 Bảng 2.2 : Tình hình dƣ nợ cho vay của TMCP Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triểnViệt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội .................................................................. 46 Bảng 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh ......................................................................... 49 Bảng 2.4: Dƣ nợ, nợ xấu phân theo đối tƣợng khách hàng từ............................ 50 Bảng 2.5 : Cơ cấu dƣ nợ theo cho vay có bảo đảm................................................. 51 Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu theo bảo đảm tiềnvay từ........................................... 51 Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay theo lĩnh vực, đối tƣợng ................................................ 52 Bảng 2.8: Thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP BIDV- chi nhánh Nam Hà Nội ........................................................................................................ 53 Bảng 2.9 : Tình hình thu hồi nợ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - chi nhánh...................................................................................................... 60 Bảng 2.10 : Kết quả tríchlập dự phòng RRTD của chi nhánh............................. 63 Bảng 2.11: Các mức xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.......................................................................................................................................................................................68 iv
  • 6. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Xu hƣớng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho các ngân hàng thƣơng mại mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp cho các ngân hàng hạn chế đƣợc những tổn thƣơng do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nƣớc.Tuy nhiên,cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ra một thị trƣờng tài chính rủi ro hơn. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ thống quản trị nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn, mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa và giảm tối đa thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Chính vì vậy công tác quản trị rủi ro nói chung và đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng là một trong những công tác quan trọng để giảm thiểu tổn thất, bảo đảm cho ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội ” - nơi tôi đang công tác cho luận văn Thạc sỹ. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, mang lại 80 - 90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng không nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đứng trƣớc những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc với các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng tăng cao. Việt Nam là một nƣớc có nền kinh tế mở nên không tránh khỏi những ảnh hƣởng của nền kinh tế thế giới. Đứng trƣớc tình hình đó, đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam phải đề cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro. Quá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Xu hƣớng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng không ngoại lệ, toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tạo ra cơ hội cho các ngân hàng mở rộng hoạt rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, giúp cho các ngân hàng gia tăng thu nhập, hạn chế đƣợc những rủi ro tổn thất do những ñiều kiện kinh tế, chính trị trong nƣớc. Tuy nhiên, cùng với cơ hội của hội nhập kinh tế thế giới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì sự canh tranh giữa các tổ chức, tập đoàn 1
  • 7. tài chính ngày càng gây gắt và khốc liệt hơn và cũng tạo ra một thị trƣờng tài chính rủi ro hơn. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nƣớc có nền kinh tế mới nổi nhƣ Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng chƣa cao… 2. Tình hình nghiên cứu Dựa trên tầm quan trọng và thực tiễn của vấn đề quản trị rủi ro tín dụng, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, làm rõ trong các luận văn và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Trong đó có thể kể đến một số những nghiên cứu nổi bật nhƣ sau: Tác giả Nguyễn Anh Đức, 2012. Đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần công th ƣơng Việt Nam”, luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong luận án tác giả đã đề cập đến thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Tác giả Đàm Xuân Yên, 2012. Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Th ƣơng tín (Sacombank Phú Thọ)”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp so sánh, phân tích, thống kê, .... vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Sacombank Phú Thọ. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Phú Thọ. Tác giả Đặng Thị Minh Thúy, 2013. Đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Đại Dƣơng – Chi nhánh Thăng Long”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng. Tác giả đã dựa vào nguồn số liệu quá khứ qua các năm về tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, căn cứ vào các nghị quyết, các chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch của Ngân hàng và vận dụng các phƣơng pháp phân tích khác nhau để làm sáng tỏ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại D ƣơng – Chi Nhánh Thăng Long. Tác giả Lê Thị Minh Hà, 2014. Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ tại ngân hàng TMCP Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp, tổng hợp các số liệu thực tế hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tại Ngân hàng Quốc Tế VN (VIB). Điểm nổi bật trong luận văn này là tác giả đã áp dụng kinh nghiệm quản trị rủi ro từ CBA - Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc để làm rõ vấn đề. Nguyễn Hoàng Bích Trâm , 2014. “Kiểm định rủi ro tín dụng cho các NHTM niêm yết tại Việt Nam”, số 14, Tạp chí phát triển và hội nhập. Tác giả đã ứng dụng phƣơng pháp thử sức căng (Stress Test) để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam. Kết quả cho thấy mối tƣơng quan giữa tỷ lệ nợ xấu 2
  • 8. và tăng trƣởng GDP với độ trễ hai quý. Bài nghiên cứu còn sử dụng Credit Var để tính toán khả năng vỡ nợ của khu vực NHTM và nhận thấy rằng các NHTM không thể hấp thụ đ ƣợc khoản tổn thất tín dụng d ƣới các kịch bản vĩ mô bất lợi. Điều này có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính. Những ƣớc lƣợng này cũng rất hữu ích cho ngân hàng trong việc xác định rủi ro tín dụng và tính toán tỷ số an toàn tối thiểu cần thiết khi tr ƣờng hợp xấu có thể xảy ra. Nguyễn Thị Vân Anh, 2014. “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II – nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”. Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ, Số 20/2014, Tr.36 – 39. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hang TMCP, đồng thời khuyến nghị với các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD tại BIDV chi nhánh Nam Hà Nội, cụ thể: - Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng cổ phần BIDV - chi nhánh nam Hà Nội, từ đó rútra những ƣu điểm và hạn và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP BIDV-chi nhánh Nam Hà Nội. 4. Các câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Những kinh nghiệm phát triển và nâng cao quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng? Các yếu tố nào tác động đến quá trình quản trị rủi ro tín dụng Mức độ tác động của các yếu tố động đến việc quản trị rủi ro tín dụng của BIDV Nam Hà Nội nhƣ thế nào? 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Nam Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu : + Về không gian : Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàngtại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội. + Về thời gian : Đề tài này đƣợc thực hiện với bộ dữ liệu thu thập đƣợc trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2018. 6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 04 chƣơng : Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần 3
  • 9. Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018 Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội 4
  • 10. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Tổng quan nghiêncứuquản trị rủi ro vàquản trị rủi ro tíndụng 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới Pham Huu Hong Thai (2007), với nghiên cứu “Access to bank loans in transition economies ’’. Luận án đã phân tích vốn vay ngân hàng trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam. Sử dụng số liệu ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam thông qua phƣơng pháp phân tích mô hình kinh tế lƣợng. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra rằng các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc) ƣu đãi cho các doanh nghiệp nhà nƣớc (doanh nghiệp nhà nƣớc) vay vốn mặc dù các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. World Bank (2006), với nghiên cứu “World Bank lending for lines of credit: An IEG evaluation , đã đƣa ra đánh giá tình hình cho vay của ngân hàng Thế giới đối với các dòng tín dụng trong các năm tài chính từ 1993-2003, nghiên cứu xu hƣớng trong cho vay, báo cáo và giám sát dòng tín dụng theo chính sách của ngân hàng. Cơ sở của việc đánh giá là nghiên cứu của nhóm đánh giá độc lập (IEG) trên tất cả các dòng tín dụng. Valderama, D ( 2008) ,với nghiên cứu “Credit Situation in Korea and Thailand after the crisis years 1997-1998” Chính phủ Hàn Quốc và Thái Lan đã cố gắng thúc đẩy kinh tế bằng việc mở rộng tín dụng trong nƣớc. Nghiên cứu đã chỉ ra mối lo ngại lớn về việc mở rộng tín dụng một cách nhanh chóng liệu có đảm bảo đồng vốn đƣợc sử dụng và phân phối một cách hiệu quả không, nhất là khi các ngân hàng không thể kiểm soát việc phân phối tín dụng một cách hiệu quả. Glen Bullivant (2010), với nghiên cứu “Credit Management”. Tác giả đã trình bày bao quát các khía cạnh của quản lý tín dụng. Nội dung trọng tâm, xuyên suốt mà tác giả đƣa ra là vấn đề dòng tiền, quản lý dòng tiền, vấn đề về lợi nhuận có thể đƣợc cải thiện, nâng cao bằng nhiều kế hoạch tƣơng thích. Tất cả các vấn đề kiểm soát tín dụng quan trọng đƣợc đề cập một cách chi tiết, bao gồm cả hƣớng dẫn về chính sách tín dụng và quản lý các chức năng tín dụng, điều kiện tín dụng, đánh giá rủi ro, quản lý và mô hình hóa, thu hồi nợ, bảo hiểm tín dụng, tín dụng xuất khẩu, tín dụng tiêu dùng, luật tín dụng thƣơng mại và các dịch vụ tín dụng. Sam N. Basu (2006), với nghiên cứu “Trategic credit management”. Tác giả bắt đầu với một đánh giá chuyên sâu và phân tích chuyên sâu về toàn bộ lĩnh vực quản lý tín dụng dựa trên nhiều thay đổi đã càn quét ngành công nghiệp kể từ khi bãi bỏ quy định bắt đầu vào đầu những năm 1980. Sau đó, họ xác định rõ ràng các vấn đề hệ thống bắt nguồn từ sâu, góp phần vào hầu hết các ngân hàng thƣơng mại thất bại cho vay. Hoạt động từ nguyên tắc đầu tiên là mục tiêu của quy trình quản lý 5
  • 11. tín dụng không phải là tránh các khoản nợ xấu, nhƣng để tạo ra các khoản nợ tốt, tiếp theo họ sẽ đƣa ra một bộ hƣớng dẫn cắt giảm rõ ràng và các bƣớc hành động mà độc giả có thể thực hiện để tái cấu trúc chiến lƣợc của tổ chức của mình quá trình. Các tác giả cung cấp các chiến lƣợc đã đƣợc chứng minh và cắt giảm các kỹ thuật cạnh biên để phân tích tín dụng thành công, quản lý tín dụng, cơ cấu cho vay và tập luyện cho vay. 1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Lê Thị Huyền Diệu (2010),“Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” .Tác giả đã tiếp cận, luận giải vấn đề quản lý RRTD và mô hình quản lý RRTD trên các góc độ riêng lẻ và tổng thể. Đồng thời, luận án đã phân tích thực trạng RRTD và mô hình quản lý RRTD tại hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một mô hình quản lý RRTD cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Lê Đức Thọ (2005),“Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Nhà nước ở nước ta hiện nay” .Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, phân tích rõ vai trò quan trọng hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và các khuyến nghị đƣa ra nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc. Nguyễn Hữu Trung (2007),“Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” đã đề cập đến việc mở rộng quy mô tín dụng vƣợt quá khả năng quản lý, điều hành của ngân hàng thƣơng mại và những nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa RRTD. Nguyễn Đức Tú (2012),“Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam”. Tác giả đã đánh giá những kết quả và tồn tại trong quản lý RRTD của Ngân hàng Công Thƣơng. Từ đó, đƣa ra giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý RRTD tại ngân hàng. Lê Thị Kim Nga (2015),“Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” .Tác giả đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt công trình nghiên cứu đã đề xuất khung quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. 6
  • 12. 1.2. Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tíndụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 1.2.2. Tín dụng tại ngân hàng TMCP 1.2.2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng * Khái niệm Tín dụng là “Phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa ngƣời cho vay và ngƣời vay. Trong quan hệ này ngƣời cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho ngƣời đi vay trong thời gian nhất định, khi tới thời hạn trả nợ ngƣời đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vay, kèm theo một khoản lãi” Tín dụng ngân hàng bao gồm các hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính. Vì vậy, tín dụng là một khái niệm rộng hơn cho vay bởi nó bao hàm cả cho vay, tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì nghiệp vụ cho vay lại là nghiệp vụ quan trọng nhất, cơ bản nhất và chiếm tỷ trọng lớn ở hầu hết các NHTM. Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Cũng nhƣ quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung : + Có sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngƣời sở hữu sang cho ngƣời sử dụng. + Sự chuyển nhƣợng này mang tính tạm thời hoặc có thời hạn. + Sự chuyển nhƣợng này có kèm theo chi phí. * Đặc điểm của tín dụng ngân hàng Mối quan hệ tín dụng phải thỏa mãn 4 đặc trƣng : Lòng tin, tính hoàn trả, tính thời hạn và ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro. Một là, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngƣời ta chỉ cho vay khi ngƣời ta tin tƣởng, ngƣời đi vay có ý muốn trả nợ và có khả năng trả nợ. Đồng thời ngƣời ta tin rằng ngƣời sử dụng lƣợng giá trị đó sẽ thu đƣợc lƣợng giá trị cao hơn, đạt hiệu quả sau một thời gian nhất định, ngƣời cho vay cũng tin tƣởng ngƣời đi vay có ý muốn trả nợ thì quan hệ tín dụng mới xảy ra. Nhƣ vậy có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng. Hai là, tính hoàn trả. Đối với quan hệ tín dụng thì đây là đặc trƣng cơ bản nhất và sự hoàn trả là tiêu chuẩn phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính khác. Trong tính hoàn trả thì lƣợng vốn đƣợc chuyển nhƣợng phải đƣợc hoàn trả đúng hạn về cả thời gian và về giá trị bao gồm hai bộ phận : Gốc và lãi. Phần lãi phải đảm bảo cho lƣợng giá trị hoàn trả lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu. Sự chênh 7
  • 13. lệch này là giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Nói cách khác, nó là giá trị cho sự sinh quyền sử dụng vốn hiện tại của ngƣời sở hữu, vì thế nó phải đủ hấp dẫn để ngƣời sở hữu có thể sẵn sàng hy sinh quyền sử dụng nó. Mặt khác nếu không có sự hoàn trả thì đó là quan hệ tín dụng không hoàn hảo. Ba là, tính thời hạn. Xuất phát từ bản chất của tín dụng là sự tín nhiệm, ngƣời cho vay tin tƣởng ngƣời đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày trong tƣơng lai. Ngƣời đi vay chỉ đƣợc sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời gian sử dụng theo thỏa thuận, ngƣời đi vay hoàn trả cho ngƣời cho vay. Bốn là, tín dụng ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro. Do sự không cân xứng về thông tin và ngƣời cho vay không hiểu rõ hết về ngƣời đi vay. Một mối quan hệ tín dụng đƣợc gọi là hoàn hảo nếu ngƣời đi vay hoàn trả đƣợc đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn. * Phân loại tín dụng Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây : Về mục đích cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: + Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thƣơng nghiệp. Mục đích của hình thức cho vay này thƣờng là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân. + Cho vay tiêu dùng cá nhân: Phục vụ mục đích tiêu dùng của các cá nhân. + Cho vay mua bán bất động sản: Phục vụ nhu cầu vay mua bán bất động sản của các cá nhân. + Cho vay sản xuất nông nghiệp: Phục vụ hoạt động sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. + Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: Mục đích cho các tổ chức vay xuất nhập khẩu các mặt hàng công thƣơng nghiệp. Dựa vào thời hạn cho vay Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: + Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thƣờng là nhằm hỗ trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản lƣu động. + Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định. + Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại vay này thƣờng là nhằm tài trợ đầu tƣ vào các dự án đầu tƣ. 8
  • 14. - Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: + Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của ngƣời khác mà chị dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. + Cho vay có không bảo đảm: abcx là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay nhƣ thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. Dựa vào phương thức cho vay Dựa vào phƣơng thức cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: + Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. + Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trọng một khoảng thời gian nhất định. + Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng. Dựa vào xuất xứ tín dụng Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: + Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho ngƣời có nhu cầu, đồng thời ngƣời đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng. + Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại các khế ƣớc hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán nhƣ là: Chiết khấu thƣơng mại, bao thanh toán. + Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại các khế ƣớc hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán nhƣ là: Chiết khấu thƣơng mại, bao thanh toán. 1.2.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng - Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng thời góp phần đầu tƣ vào phát triển kinh tế. - Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. - Tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và luân chuyển tiền tệ. - Tín dụng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế. - Tín dụng tạo điều kiền hội nhập kinh tế quốc tế. - Tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế trọng điểm. 9
  • 15. 1.2.3. Rủi ro tín dụng của NHTM 1.2.3.1. Khái niệm Thực tế đã có rất nhiều khái niệm về RRTD ngân hàng, cụ thể nhƣ: Anthony Sauders (2007) định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể đƣợc thực hiện cả về số lƣợng và thời hạn”. Theo Timothy W.Koch (2006) thì “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”. Theo khoản 1 điều 3 Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN: “Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Nhƣ vậy, có thể hiểu RRTD là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, do khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụtrả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng nhƣ đã cam kết trong hợp đồng. Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng, dẫn đến tổn thất tài chính nhƣ giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trƣờng của vốn. 1.2.3.2. Hình thức của rủi ro tín dụng Rủi ro do không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn) Chẳng hạn NH huy động nguồn vốn kỳ hạn 12 tháng trị giá 1 triệu USD để tiến hành hoạt động cho vay đảm bảo sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Nếu NH cho khách hàng A vay 9 tháng, để sử dụng tối đa đồng vốn, NH dự định cho khách hàng B vay 3 tháng tiếp. Nhƣng nếu sau 9 tháng, khách hàng A không hoàn trả vốn tín dụng, buộc NH phải huy động trên thị trƣờng để bù đắp vốn cho vay chƣa đƣợc thu hồi của khác hàng A. Có thể là đi vay ngân hàng khác, hoặc đi vay ngân hàng trung ƣơng, hoặc bán giấy tờ có giá, thậm chí có thể bán ngay khoản tín dụng đó. Nhƣng trong trƣờng hợp đó, NH vẫn phải chịu khoản tổn thất do chi phí vay vốn cao hơn, và tốn một khoản thời gian, đấy là chƣa nói đến khả năng không thể huy động đƣợc. Khi đó NH sẽ mất cơ hội đầu tƣ, tức là không cho khách hàng B vay đƣợc, do đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và ảnh hƣởng đến lợi nhuận và uy tín của NH. Gây cản trở và khó khăn cho việc chi trả cho ngƣời gửi tiền.NH là một tổ chức đi vay để cho vay. Chính vì thế, khi NH huy động đƣợc môt khoản tiền thì ngay lập tức, NH dùng số tiền đó để đầu tƣ cho vay. Nếu khi đến hạn mà ngƣời vay không trả nợ, NH sẽ không đủ tiền thanh toán cho khách hàng gửi tiền vào, điều này làm giảm khả năng thanh toán và uy tín của NH. Nếu khoản tiền đó lớn có thê gây nguy hiêm cho NH trong việc hoạch định chi trả tiền gửi cho khách hàng. Rủi ro không có khả năng trả nợ rủi ro bị mất vốn một phần hoặc toàn bộ 10
  • 16. Là rủi ro xảy ra trong trƣờng hợp doanh nghiệp đi vay đã mất khả năng chi trả. Do vậy, NH chỉ còn trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của doanh nghiệp để đỡ một phần nợ gốc. Tuy nhiên, vấn đề này hết sức khó khăn vì: - Giá trị thanh lý bị giảm rất nhiều so với thời điểm thẩm định ban đầu. - Bản thân tài sản thanh lý đó rất khó bán do không ai muốn mua chúng. - Giá trị của tài sản thƣờng bị chia sẻ với các chủ nợ ƣu tiên trƣớc nhƣ: nộp thuế cho nhà nƣớc, trả lƣơng cho cán bộ nhân viên. - Các món nợ này là loại rủi ro khá phức tạp và khó thu hồi vốn đƣợc cho ngân hàng. 1.2.3.3. Phân loại rủi ro tín dụng Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tuỳ theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà ngƣời ta chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro Rủi ro giao dịch làm một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn ( rủi ro có liên quan đến quá trình quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phƣơng án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng ), rủi ro đảm bảo nhƣ mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo…); rủi ro nghiệp vụ ( rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề). Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đƣợc phân thành rủi ro nội tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một lại hình cho vay có rủi ro cao). Phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng đƣợc phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tai, địch hoạ, ngƣời vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi ngƣời vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách. Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan ngƣời vay và ngƣời cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác. 11
  • 17. Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác nhƣ phân loại căn cứ theo những cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tƣợng sử dụng vốn vay… 1.2.3.4. Nguyên nhân phát sinh đến rủi ro tín dụng RRTD do nguyên nhân khách quan - Các yếu tố về môi trƣờng kinh tế : Chu kỳ phát triển kinh tế Khi nền kinh tế tăng trƣởng và ổn định thì hoạt động tín dụng cũng sẽ tăng trƣởng theo và ít rủi ro hơn. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thu hẹp hoặc đình trệ, dẫn tới thua lỗ và bị phá sản. Nếu ngân hàng vẫn mạo hiểm tăng trƣởng tín dụng ở mức cao thì khả năng rủi ro không thu đƣợc nợ sẽ tăng lên. Rủi ro do quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế Xu hƣớng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới có thể làm cho nợ xấu ngày càng gia tăng khi tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, khiến những khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trƣờng. Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng nƣớc ngoài cũng khiến cho các ngân hàng trong nƣớc nếu không quản trị RRTD hiệu quả bị lép vế và mất dần các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn. - Các yếu tố về môi trƣờng pháp lý : Nhiều khe hở trong áp dụng thi hành luật pháp Luật và các văn bản có liên quan của nƣớc ta không đồng bộ, còn nhều khe hở, điển hình là việc quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay khi khách hàng không trả đƣợc nợ. Thực tế, các NHTM không làm đƣợc điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quy ền lực Nhà nƣớc nên không có chức năng cƣỡng chế, do đó phải đƣa ra Toà án xử lý qua con đƣờng tố tụng, dẫn đến thời gian thu hồi đƣợc nợ là khá lâu, phức tạp và tốn không ít chi phí cũng nhƣ nhân lực. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước mang nặng tính hình thức Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập, chƣa phát huy hết khả năng, hoạt động thanh tra giám sát thƣờng chỉ tiến hành tại chỗ là chủ yếu, còn thụ động theo kiểu xử lý “khi sự đã rồi”, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro. Vì thế có những sai phạm của các NHTM không đƣợc thanh tra ngân hàng Nhà nƣớc cảnh báo sớm, để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệpthì đã quá muộn.sdfsdfsd - RRTD do nguyên nhân từ khách hàng vay : Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ 12
  • 18. Đối với các doanh nghiệp, khi hồ sơ vay vốn trình lên các các CBTD thì đều có mục đích rõ ràng, phƣơng án kinh doanh cụ thể và khả thi; còn các cá nhân thì kê khai đầy đủ mục đích và khả năng tài chính có thể trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên không ít khách hàng sau khi vay lại sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ sẽ làm cho các ngân hàng bị tổn thất và rủi ro trong vấn đề thu hồi nợ. Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém Nếu chiến lƣợc kinh doanh không đƣợc quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hƣởng đến nguồn trả nợ. Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh vì đấy là nguồn trả nợ tốt nhất, tuy nhiên nếu sự quản lý hoạch định ấy yếu kém, sẽlàm cho phƣơng án kinh doanh có thể đi vào phá sản, ảnh hƣởng đến khả năng trảnợ của khách hàng. Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch Hiện nay các BCTC của các doanh nghiệp cung cấp vẫn chƣa phải là nguồn thông tin xác thực, bởi chúng đƣợc “phù phép” sao cho đẹp để dễ tiếp cận vốn vay. Mặc dù có những báo cáo tốt, có lợi nhuận nhƣng bên trong lại tiềm ẩn, chứa đựng nhiều vấn đề, rủi ro. Do đó ngân hàng không có căn c ứ chính xác đáng tin cậy dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp mà phải dùng TSTC làm chỗ dựa để phòng chống RRTD. RRTD do nguyên nhân chủ quan - Rủi ro do chính sách tín dụng của ngân hàng : Chính sách tín dụng không rõ ràng làm cho hoạt động tín dụng trở nên lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng sai lầm, tạo ra những kẽ hở cho ngƣời sử dụng vốn lách luật và cuối cùng thì ngân hàng lại phải chịu thiệt thòi. - Do những yếu kém và thiếu sót của CBTD : Các CBTD không nắm vững nghiệp vụ có thể tính toán không chính xác hoặc bỏ lỡ các dự án đầu tƣ hiệu quả. Hoặc các CBTD do bị áp doanh số cho vay, cần hoàn thành chỉ tiêu nên đã bất chấp mà cấp vốn cho các dự án không có hiệu quả, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng. Nhiều vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ ngân hàng đã cho thấy sự xuống cấp đạo đức của họ. Một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, nâng giá TSTC, cầm cố để đƣợc cấp tín dụng nhiều hơn, gây thất thoát không nhỏ cho ngân hàng. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quyết định để hạn chế RRTD. Một cán bộ kém về năng lực thì có thể trau dồi thêm kinh nghiệm, nhƣng một cán bộ “có tài mà không có đức” đƣợc bố trí trong công tác tín dụng thì vô cùng bất lợi đối với ngân hàng. - Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay : 13
  • 19. Việc theo dõi giám sát sau cho vay là nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng đối với CBTD. Thƣờng xuyên thăm hỏi khách hàng sẽ giúp ngân hàng xác nhận khách hàng có tuân thủ của các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng hay không, đồng thời sớm phát hiện ra đƣợc vấn đề khó khăn, nguy cơ tiềm ẩn của khách hàng để có những biện pháp giảm thiểu rủi ro thích hợp. Tuy nhiên do tâm lý sợ gây phiền hà cho khách hàng, CBTD phải di chuyển nhiều đến tận cơ sở khách hàng và thiếu thông tin quản lý nên công tác giám sát sau cho vay chƣa hiệu quả. Chƣa có sự hợp tác giữa các ngân hàng và Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) để thực hiện tốt vai trò của mình. Ngày nay, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, do đó hiếm có sự hợp tác với nhau để nắm bắt kịp thời thông tin về khách hàng vay. Chính vì thiếu sự trao đổi thông tin giữa các ngân hàng mà một khách hàng mất uy tín do không trả đƣợc ở ngân hàng này lại chạy sang các ngân hàng khác vay, dẫn đến rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.Nhiệm vụ của CIC là cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có căn cứ để quyết định cho vay hợp lý. Điều đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chƣa đầy đủ và thông tin còn quá sơ sài, chƣa đƣợc cập nhật và xử lý thƣờng xuyên nên đã lạc hậu. 1.2.3.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong NHTM Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hƣởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu. + Đối với ngân hàng bị rủi ro : do không thu hồi đƣợc nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị sa sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản. + Đối với hệ thống ngân hàng rủi ro tín dụng của một Ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và các nhân trong nền kinh tế. Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hƣởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ ngƣời gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. + Đối với nền kinh tế : ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định 14
  • 20. và ngƣng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn… + Trong quan hệ kinh tế đối ngoại : làm ảnh hƣởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng – tài chính quốc gia nhƣ toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó. Nhƣ vậy, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hƣởng ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi đƣợc lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu hồi đƣợc vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục đƣợc, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. 1.2.3.6. Một số dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng từ phía khách hàng Các chuyến thăm khách hàng thƣờng xuyên là cách tốt nhất để phát hiện nhanh chóng những dấu hiệu này. Những chuyến thăm luôn phải có việc kiểm tra tình hình thực tế và sổ sách của khách hàng. Sau đây là một số dấu hiệu thƣờng thấy từ phía khách hàng cần đƣợc kiểm tra: +Từ báo cáo tài chính: - Ngân hàng không nhận đƣợc báo cáo tài chính từ ngƣời vay một cách kịp thời. - Khả năng thanh khoản giảm - Những thanh đổi nhanh chóng của TSCĐ. - Xuất hiện những khoản nợ mà công ty vay hoặc cho vay cán bộ hoặc cổ đông của công ty. - Doanh số bán hàng giảm hoặc gia tăng một cách nhanh chóng. - Mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và thu nhập ròng. - Doanh thu tăng nhƣng lợi nhuận giảm. - Xuất hiện các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh. - Thay đổi về phạm vi kinh doanh. - Mất những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp. + Từ hoạt động kinh doanh : - Mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc nhà cung ứng chính. - Thay đổi đáng kể về giá trị của đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mà có thể làm mất năng lực sản xuất hiện hành. + Những dấu hiệu liên quan đến công ty: - Báo cáo và quản lý tài chính kém cỏi 15
  • 21. - Các chức năng điều hành và phân công xử lý công việc thể hiện một sự chắp vá. - Mong muốn hoặc khăng khăng đòi „„đánh bạc‟‟ với kinh doanh có những rủi ro quá mức. - Đặt giá bán hàng hóa và dịch vụ một cách không thực tế. - Những thay đổi trong quản lý, quyền sở hữu hoặc những nhân vật chủ chốt. - Chậm trễ trong việc phản ứng lại với sự đi xuống của thị trƣờng hoặc các điều kiện kinh tế. Tuy nhiên khi khách hàng có một trong những dấu hiệu trên thì không đáng kể nhƣng khi một số dấu hiệu xảy ra đồng thời thì cán bộ tín dụng cần xem xét, đánh giá kỹ để có thể hạn chế và giảm thiểu các tác động của rủi ro tín dụng gây nên. 1.2.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại 1.2.3.1. Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng là một khái niệm rộng với nội hàm gồm nhiều nội dung khác nhau trong quản trị điều hành một ngân hàng. Do đó có nhiều cách hiểu nên có nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này. Song theo tác giả thì quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, chính sách, biện pháp có liên quan đến hoạt động tín dụng để nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng (Nguyễn Tuấn Anh, 2012). Theo khái niệm trên thì nội hàm của quản trị rủi ro tín dụng bao gồm một hệ thống: - Chiến lƣợc hoạt động tín dụng - Các chính sách của ngân hàng trong hoạt động tín dụng . - Các biện pháp đƣợc triển khai trong toàn bộ hệ thống NHTM nhằm phòngngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 1.2.3.2. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM Rủi ro tín dụng ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận, tài sản, uy tín của Ngân hàng. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng luôn đƣợc ngân hàng đặc biệt quan tâm. Mục đích của nhà quản trị ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối đa hóa lợi nhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc, phù hợp với quy định, chính sách tín dụng của ngân hàng và phù hợp với quy định của pháp luật. 1.2.3.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng * Nhận biết Rủi ro tín dụng : Đây là quá trình xác định và phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn tồn tại trong hoạt động tín dụng, bao gồm rủi ro đang có, rủi ro chƣa đƣợc phát hiện và rủi ro mới. Ngân hàng bằng cách sử dụng nghiệp vụ và các công cụ để phân tích và nhận biết các dấu hiệu rủi ro hiện hữu trong hoạt động cho vay của mình. Ngân hàng có thể căn cứ trên các nhân tố dẫn đến rủi ro để xem xét. Xác định rủi ro phải là quá 16
  • 22. trình liên tục và đƣợc hiểu ở cả cấp giao dịch và cấp danh mục. Nhận diện rủi ro bao gồm các bƣớc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trƣờng hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo đƣợc những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng. Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập đƣợc bảng kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phƣơng pháp lập bảng nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề. Kết quả phân tích sẽ cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, từ đó tìm ra biện pháp hữu hiệu để quản trị rủi ro hiệu quả. Nhƣng cần phải chú ý là các dấu hiệu này đôi khi nhận ra qua một quá trình chứ không hẳn là một thời điểm, do vậy ngƣời quản lý khoản vay phải biết cách nhận biết chúng một cách có hệ thống. Chúng ta có thể xếp các dấu hiệu xẩy ra rủi ro tín dụng thành các nhóm sau: Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng Các hoạt động cho vay: - Mức độ vay thƣờng xuyên gia tăng. - Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi. - Thƣờng xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn. - Yêu cầu các khoản vay vƣợt quá nhu cầu dự kiến. Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phƣơng pháp quản lý của khách hàng - Thay đổi thƣờng xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành. - Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị, điều hành độc đoán hoặc ngƣợc lại quá phân tán. - Cách thức hoạch định có biểu hiện: + Đƣợc hoạch định bởi Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm. + Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đề thƣờng nhật. + Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông và của chủ nợ. + Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thƣờng xuyên. Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến các ƣu tiên trong kinh doanh. - Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Khách hàng bị ấn tƣợng bởi một khách hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc, ban giám đốc cắt giảm lợi nhuận nhằm đạt đƣợc hợp đồng lớn. - Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: Không đúng lúc hoặc bị ám ảnh bởi một sản phẩm mà không chú ý đến các yếu tố khác. 17
  • 23. - Sự cấp bách không thích hợp nhƣ: Do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung sản phẩm dịch vụ ra quá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đƣa ra không thực tế, tạo mong đợi trên thị trƣờng không đúng lúc. Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thƣơng mại, biểu hiện: - Khó khăn trong phát triển sản phẩm mới. - Thay đổi trên thị trƣờng: Tỷ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu, cập nhật kỷ thuật mới, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh. - Những thay đổi từ chính sách của Nhà nƣớc: Đặc biệt chú ý sự tác động của các chính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động, môi trƣờng. - Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao. Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính, kế toán - Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính. - Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: + Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thƣờng xuyên. + Khả năng tiền mặt giảm. + Tăng doanh số bán hàng nhƣng lãi giảm hoặc không có. + Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp. + Những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán. + Lƣợng hàng hóa tăng nhanh hơn doanh số bán. + Số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của cá con nợ kéo dài. + Hoạt động lỗ. + Lập kế hoạch trả nợ mà nguồn vốn không đủ. + Không hạch toán đúng tài sản cố định. + Làm đẹp bảng cân đối kế toán bằng cách tạo ra các tài sản vô hình. + Thƣờng xuyên không đạt mức kế hoạch về sản xuất và bán hàng. 1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng 1.2.4.1. Đo lường rủi ro tín dụng : Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng Để quản lý và hạn chế RRTD, Ngân hàng cần nắm bắt đƣợc thực trạng rủi ro của hoạt động tín dụng. Xét dƣới giác độ Ngân hàng, RRTD đƣợc phản ánh qua các chỉ tiêu sau đây: - Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ: Tỷ lệ nợ quá hạn là: phản ánh số dƣ nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chƣa thu hồi đƣợc. 18
  • 24. - Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu để đánh giá RRTD của Ngân hàng: Hiện nay tỷ lệ nợ xấu đƣợc xem là một trong những dấu hiệu chính để đánh giá RRTD của tổ chức tín dụng. Tỉ lệ nợ xấu cũng có thể đƣợc tính cho từng loại cho vay theo thành phần kinh tế hoặc theo thời hạn tuỳ theo mục đích và giác độ tiếp cận của ngƣời nghiên cứu. Tỷ lệ này càng lớn Ngân hàng càng gặp nhiều rủi ro, chứng tỏ chất lƣợng tín dụng chƣa cao, công tác quản lý, ngăn ngừa hạn chế rủi ro chƣa hiệu quả, khiến Ngân hàng gặp khó khăn trong quay vòng vốn, giảm doanh thu, giảm uy tín của Ngân hàng. Việc phân tích chỉ tiêu này sẽ giúp các Ngân hàng đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hơn về rủi ro tín dụng cũng nhƣ chất lƣợng của hoạt động tín dụng. Tỷ lệ giữa các khoản xóa nợ so với tổng dƣ nợ cho vay: - Dự phòng rủi ro và tỷ lệ dự phòng rủi ro: Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng dƣ nợ cho vay kỳ báo cáo Dự phòng RRTD là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng, dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu: 19
  • 25. Khi chỉ tiêu (1) và (2) tăng, rủi ro tín dụng của Ngân hàng gia tăng, Ngân hàng có thể gặp rủi ro dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản. Hai chỉ tiêu (3) và (4) nói lên sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó của một Ngân hàng cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm từ thu nhập hiện tại. Các chuyên gia cho rằng một số tài sản của Ngân hàng đặc biệt là các khoản cho vay giảm giá trị hay không thể thu hồi là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Do vốn chủ sở hữu của Ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ có thể đẩy một Ngân hàng tới nguy cơ mất khả năng thanh toán. Bốn chỉ số đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong việc đo lƣờng rủi ro tín dụng của Ngân hàng.  Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn so với tổng dƣ nợ cho vay và cho thuê.  Tỷ số giữa các khoản xóa nợ ròng so với tổng cho vay và cho thuê.   Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng cho vay và cho thuê hay với tổng vốn chủ sở hữu.   Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng cho vay và cho thuê hay với tổng vốn chủ sở hữu..  Các khoản nợ quá hạn là những khoản cho vay quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.  Các khoản cho vay đƣợc xóa nợ là những khoản vay đƣợc Ngân hàng tuyên bố là không còn giá trị và đƣợc xóa trong sổ sách. Nếu một số trong những khoản cho vay này cuối cùng cũng tạo ra thu nhập cho Ngân hàng thì tổng số thu sẽ đƣợc khấu trừ khỏi tổng các khoản xóa nợ.  Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng  Mô hình định tính về rủi ro tín dụng: Mô hình 6C  Đối với mỗi khoản vay, vấn đề quan trọng hàng đầu của Ngân hàng cần đặt ra là: Khách hàng có thiện chí và khả năng trả nợ khi khoản vay đến hạn thanh toán. Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết khía cạnh liên quan đến 6C của khách hàng bao gồm:  Character (Tƣ cách ngƣời vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng ngƣời vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí trả nợ khi đến hạn.  Capacity (Năng lực của ngƣời vay): Ngƣời đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.  Cashflow (Thu nhập của ngƣời vay): Là nguồn trả nợ của ngƣời vay  CollatteralBảo đảm tiền vay): Các tài sản mà khách hàng dùng làm bảo đảm cho món vay.  Conditions (Các điều kiện): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính 20
  • 26. sách tín dụng từng thời kỳ. Control (Kiểm soát): Đánh giá những ảnh hƣởng do sự thay đổicủa pháp luật, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của Ngân hàng. Ƣu điểm: Việc sử dụng mô hình này tƣơng đối đơn giản. Nhƣợc điểm: Hiệu quả sử dụng mô hình này phụ thuộc vào mức độ chính xác nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng nhƣ trình độ phân tích đánh giá của cán bộ tín dụng.  Các mô hình lƣợng hóa rủi ro tín dụng Mô hình điểm Z ( Z – Credit scoringmodel)   Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trƣớc sự phá sản luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp. Có nhiều công cụ đã đƣợc phát triển để làm việc này. Trong đó, chỉ số Z là công cụ đƣợc cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này đƣợc phát minh bởi Giáo Sƣ Edward I. Altman, Trƣờng kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc Trƣờng Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này đƣợc phát minh tại Mỹ, nhƣng hầu hết các nuớc vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao. Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số: X1, X2, X3, X4, X5: X1= Tỷ số Vốn lƣu động /Tổng Tài sản (Working Capitals/Total Assets). X2 =Tỷ số Lợi nhuận giữ lại /Tổng Tài sản (Retain Earnings/Total Assets). X3= Tỷ Số Lợi nhuận Trƣớc lãi vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets). X4 =Giá trị thị trƣờng của Vốn Chủ sỡ hữu trên Giá trị sổ sách của Tổng Nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities). X5= Tỷ số Doanh số trên Tổng Tài sản (Sales/Total Assets). Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sƣ Edward I. Altman đã phát triển ra Z‟ và Z‟‟ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành nhƣ sau: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngànhsảnxuất Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.6 X4 + 0.999 X5  Nếu Z > 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ  phá sản   Nếu 1.8 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản   Nếu Z <1.8:Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản  cao.  Đối với doanh nghiệp chưa cổ phầnhoá, ngành sản xuất Z‟ = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5 21
  • 27.  Nếu Z‟ > 2.9: Doanh nghiệp nằm trongvùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản  Nếu 1.23 <Z‟ < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản   Nếu Z‟ <1.23 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản  cao.  Đối với các doanh nghiệp khác  Chỉ số Z” dƣới đây có thể đƣợc dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã đƣợc đƣa  ra. Công thức tính chỉ số Z‟‟ đƣợc điều chỉnh nhƣ sau Z” = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4   Nếu Z”> 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá  sản.   Nếu 1.2 < Z”< 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.   Nếu Z”<1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản  cao.  Mô hình điểm Z do E.I. Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với công ty sản xuất của Mỹ. Đại lƣợng Z là thƣớc đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng  đối với ngƣời vay và phụ thuộc vào:  Các chỉ số tài chính của ngƣời vay (Xj).   Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của  vay.  Ƣu điểm: Mô hình tính toán đơn giản dựa trên các chỉ tiêu tài chính quen thuộc đánh giá khách hàng và kết quả tính toán rất dễ xử lý, thuận tiện cho Ngân hàng ra quyết định.  Nhƣợc điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân biệt khách hàng thành hai nhóm là “vỡ nợ” và “ không vỡ nợ”. trong thực tế vỡ nợ đƣợc phân thành nhiều loại từ không trả hay chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả gốc và lãi tiền vay. Điều này hàm ý cần có mô hình chính xác hơn, toàn diện hơn theo nhiều thang điểm để phân loại khách hàng thành nhiều nhóm tƣơng ứng với các mức độ vỡ nợ khác nhau.  Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng Ngày nay, nhiều Ngân hàng ngoài áp dụng mô hình điểm Z thì còn sử dụng mô hình cho điểm để xử lý các đơn xin vay của ngƣời tiêu dùng. Mô hình này đƣợc dùng để đánh giá những khoản tín dụng mua sắm xe hơi, nhà cửa, bất động sản, kinh doanh nhỏ… nhiều khách hàng ƣa thích sự thuận tiện và nhanh chóng khi những yêu cầu tín dụng của họ đƣợc xử lý bằng hệ thống cho điểm tự động. 22
  • 28. Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số ngƣời phụ thuộc, sở hữu nhà ở, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Mô hình này thƣờng sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục đƣợc cho điểm từ 1 đến 10. Ƣu điểm: Mô hình này loại bỏ đƣợc sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng. Nhƣợc điểm: Mô hình này không tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình. 1.2.4.2. Kiểm soát Rủi ro tín dụng : Công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro là vô cùng quan trọng góp phần tăng cƣờng thêm cho công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh tức là thu nhập giảm. Thu nhập giảm làm cho việc mở rộng tín dụng sẽ gặp khó khăn. Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán, rủi ro tín dụng khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các khoản cho vay có thể mất hoặc khó đòi trong khi tiền gửi khách hàng vẫn phải trả lãi, làm mất đi những cơ hội kinh doanh tốt của ngân hàng. Do đó phòng ngừa rủi ro tín dụng sẽ làm công việc kinh doanh của ngân hàng thuận lợi và chủ động hơn trong việc thanh toán cũng nhƣ đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Phòng ngừa rủi ro giúp ngân hàng ổn định trên thị trƣờng tiền tệ, chủ động tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tránh ảnh hƣởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Ngân hàng cần vận dụng các công cụ của mình nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng nhƣ: - Sử dụng các công cụ đảm bảo. - Đa dạng hóa tín dụng. - Thực hiện đầy đủ và đúng quy trình tín dụng. - Tăng cƣờng công tác kiểm tra của ngân hàng. - Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả với chất lƣợng cao. -Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý. - Trích lập dự phòng rủi ro. 1.2.4.3. Xử lý rủi ro tín dụng : 23
  • 29. Ngân hàng cần có hệ thống thông tin quản lý hiệu quả để giám sát các mức độ rủi ro đồng thời có thể xem xét lại kịp thời tình trạng rủi ro và các trƣờng hợp ngoại lệ. Báo cáo quản trị cần phải thƣờng xuyên, kịp thời, chính xác, nhiều thông tin và cần cung cấp tới các cá nhân thích hợp để đảm bảo hành động kịp thời khi cần thiết. Việc quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng cũng cần chú ý: - Cần có hệ thống theo dõi và đánh giá mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. - Tất cả các trạng thái giao dịch liên quan đến lãi suất, ngoại tệ, hàng hóa, tài sản bảo đảm... đều cần phải đƣợc đánh giá lại theo giá thị trƣờng nhằm mục đích giám sát tốt nhất các rủi ro liên quan. - Thiết lập giới hạn rủi ro đối với mỗi loại khoản vay theo danh mục đầu tƣ, theo ngành hàng kèm theo đó là các định mức về trạng thái và giới hạn tổn thất liên quan. - Xử lý rủi ro tiềm ẩn: sau khi đã xác định và đánh giá rủi ro liên quan, ngân hàng có thể lựa chọn sử dụng một trong bốn nhóm kỹ thuật quản trị rủi ro nhƣ: Tránh - hạn chế rủi ro, giảm thiếu - phòng ngừa rủi ro, chuyển đi - mua bảo hiểm và chấp nhận rủi ro. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tín dụng Nhân tổ cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản trị rủi ro của ngân hàng : Thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học thì công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ không đƣợc thực hiện hoặc việc thực hiện sẽ không khả thi. Trình độ cán bộ ngân hàng Trình độ cán bộ ngân hàng cao thì trong quá trình hoạt động kinh doanh, mọi thao tác nghiệp vụ đều đƣợc thực hiện nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả, từ đó ngân hàng có điều kiện mở rộng kinh doanh giảm thấp chi phí hoạt động và thu hút đƣợc khách hàng Chiến lược kinh doanh Mỗi ngân hàng thƣơng mại cần đề ra cho mình những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với tiềm lực và thế mạnh của mình để không rơi vào thế bị động trong hoạt đông kinh doanh của mình. Dựa trên chiến lƣợc kinh doanh dài hạn đúng đắn, ngân hàng thƣơng mại mới có thể có những kế hoạch đúng đắn cho từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra. Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng của một ngân hàng thƣơng mại là một hệ thống những biện pháp liên quan đến việc tăng cƣờng khả năng tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt đƣợc mục tiêu đề ra của ngân hàng thƣơng mại. Chính sách tín dụng đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng đi đúng hƣớng, nó quyết định sự thành công hay thất 24
  • 30. bại của hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động của ngân hàng thƣơng mại nói chung. Con người trong đó có cán bộ NHTM và người đi vay : Trong mọi vấn đề, nhân tố con ngƣời bao giờ cũng là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định. Do vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng rất cần thiết phải đặt nhân tố con ngƣời bao gồm: cán bộ ngân hàng và ngƣời đi vay lên hàng đầu. Muốn vậy, việc tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại ngân hàng phải đòi hỏi công khai và minh bạch. Cán bộ đƣợc tuyển dụng phải bảo đảm có trình độ và đạo đức. Việc đánh giá ngƣời đi vay cũng hết sức quan trọng. Ngân hàng có thể sử dụng biện pháp chấm điểm khách hàng và phân loại tín dụng. Đó là quá trình trong đó xác định cấp độ rủi ro tín dụng cho một khách hàng, một món vay hoặcmột loại tài sản đƣợc khách hàng dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nói chung, mọi khách hàng vay, mọi khoản vay đều phải đƣợc đánh giá phân loại kỳ càng Nhân tố công nghệ : Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đều đã trang bị hệ thống thông tin hiện đại để xây dựng các mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, Online trực tuyên với các giao dịch. Trong xu thế toàn cầu hóa và sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt, chúng ta càng thấy vai trò của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của trong ngân hàng. Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản trị, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng đƣợc cácnhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, tò đó đƣa ra các công cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng đƣa ra những quyết định đúng đắn. Môi trường kinh tế : Một nền kinh tế có mức tăng trƣởng ổn định sẽ làm giá cả luôn giữ ở mức ổn định, tình hình lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho ngân hang thƣơng mại mở rộng quy mô hoạt động của mình và tránh đƣợc những thiệt hại cho ngân hàng do sự mất giá của đồng tiền… * Quản trị RRTD của NHTM theo Basel II : Năm 1988, BCBS (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) đã giới thiệu một khung rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cƣờng hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu của phát triển liên tục trong ngành ngân hàng, các quy định này đã đƣợc sửa đổi và vào tháng Sáu năm 2004, một hiệp ƣớc về vốn mới (Basel II) đƣợc ban hành. Để có thể triển khai Basel II hiệu quả, tất cả các ngân hàng sẽ cần phải xác định lại chiến lƣợc kinh doanh của họ cũng nhƣ các rủi ro tiềm ẩn. Trên thực tế, 25
  • 31. việc tính toán nhu cầu vốn theo Hiệp Ƣớc Mới đã yêu cầu ngân hàng thực hiện khung rủi ro toàn diện trên toàn bộ tổ chức. Basel II cũng khuyến khích trên những cải tiến đang diễn ra trong đánh giá và giảm nhẹ rủi ro. Nhƣ vậy, qua thời gian, nó cung cấp cho các ngân hàng cơ hội để đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh bằng cách phân bổ vốn cho các quy trình, phân đoạn và các thị trƣờng chứng minh một tỷ lệ rủi ro/hiệu quả mạnh mẽ. Phát triển một sự hiểu biết rõ hơn về mối qua lại rủi ro/hiệu quả về vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp cụ thể, khách hàng, sản phẩm và quy trình là một trong những lợi ích kinh doanh tiềm năng quan trọng nhất ngân hàng có thể bắt nguồn từ việc tuân thủ, nhƣ hình dung của Ủy banBasel. Basel II đƣợc thiết kế nhƣ một khung tiến hóa, vì vậy theo thời gian các cập nhật sẽ đƣợc thực hiện để bắt kịp với sự phát triển liên tục trong ngành tài chính. Trƣớc khi thực hiện các quy định mới, Basel II có thể trải qua một sự điều chỉnh định lƣợng trên cơ sở các kết quả của nghiên cứu tác động gần đây nhất.Các yêu cầu về quản lý rủi ro của Basel II có thể mang tới những thay đổi đáng kể trong kinh doanh căn bản của một ngân hàng riêng lẻ cũng nhƣ trong cơ cấu tổ chức của nó. Với Basel II, đầu ra của việc quản lý tốt hơn rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành sẽ là đầu vào của mô hình vốn kinh tế mà sử dụng nó các ngân hàng có thể phân bổ vốn cho các chức năng và giao dịch khác nhau và phụ thuộc vào rủi ro. Với Basel II, ủy ban Basel đã từ bỏ phƣơng pháp luận “một kích thƣớc phù hợp với tất cả” (“one size fits all”) của hiệp ƣớc về vốn năm 1988 về việc tính toán yêu cầu vốn pháp định nhỏ nhất và giới thiệu khái niệm “3 cột trụ” (three pillar concept). Pillar I Pillar I, cung cấp một cập nhật cơ bản của phƣơng pháp Basel I cho tính toán tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro, mẫu số của tỷ lệ vốn. Đầu tiên, rủi ro vận hành đƣợc giới thiệu nhƣ một loại rủi ro mới cho các ngân hàng phải giữ vốn quy định. Rủi ro này bao gồm các thiệt hại do quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc bị thất bại, do con ngƣời hay hệ thống, hoặc từ các sự kiện bên ngoài. Trong lĩnh vực rủi ro tín dụng, có hai phƣơng phƣơng pháp đƣợc tiếp cận, đó là tiếp cận tiêu chuẩn và tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB). Cách tiếp cận trƣớc ràng buộc trọng số rủi ro với xếp hạng cung cấp bởi các cơ quan xếp hạng đƣợc công nhận. Cách tiếp cận sau sử dụng các ƣớc tính của chính ngân hàng về các yếu tố rủi ro nhất định, dựa trên các yếu tố rủi ro đƣợc phép tính toán, khoảng cách đƣợc tạo ra giữa cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao. Các quy định mới về rủi ro tín dụng cũng bao gồm cả đối phó chi tiết với chứng khoán và giảm thiểu rủi ro tín dụng. + Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa RRTD 26
  • 32. Trong cách tiếp cận đã chuẩn hóa, tài sản đƣợc phân loại thành một tập hợp các lớp tài sản đƣợc chuẩn hóa và một trọng số rủi ro áp dụng cho mỗi lớp, phản ánh mức độ tƣơng quan của rủi ro tín dụng. Sự thay đổi so với Basel I liên quan đến sử dụng xếp hạng tín dụng bên ngoài làm cơ sở quyết định trọng số rủi ro. So với Basel I, nơi mà tất cả các tài sản đều đƣợc đánh trọng số 100%, thì giờ đây đã có sự cân nhắc khác nhau cho các trọng số rủi ro. Trọng số cho các doanh nghiệp đầu tƣ đã giảm đáng kể (ví dụ, tới 20% cho AAA), trong khi ở phân khúc doanh nghiệp không đầu tƣ, một trọng số rủi ro là 50% áp dụng cho doanh nghiệp đƣợc xếp hạng dƣới “BB”. Hơn nữa, các doanh nghiệp không đƣợc xếp hạng giờ đây đã đạt đƣợc một trọng số rủi ro tƣơng tự nhƣ lúc trƣớc thu đƣợc theo Basel I. + Phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ IRB Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng (IRB) là một trong những yếu tố đổi mới nhất của khung Basel II mới bởi vì nó cho phép chính các ngân hàng quyết định các yếu tố căn bản khi tính toán các yêu cầu về vốn của họ. Với cách tiếp cận IRB, vốn yêu cầu tối thiểu dựa trên “phân bố xác suất thua lỗ” dựa vào rủi ro mặc định trong danh mục các khoản vay hay các công cụ tài chính khác. Nhận thức về đánh giá rủi ro đƣợc thiết lập trong một năm. Mô hình IRB tiếp tục giả định một mức độ 99.9% độ tin cậy, (nghĩa là một lần trong một nghìn năm), các tổn thất thực tế dự kiến sẽ vƣợt quá ƣớc tính của mô hình. Pillar II Pillar II định nghĩa quá trình rà soát giám sát của khung quản lý rủi ro của tổ chức và cuối cùng là an toàn vốn. Nó đặt ra trách nhiệm giám sát cụ thể đối với hội đồng quản trị và quản lý cấp cao, do đó tăng cƣờng nguyên tắc của kiểm soát nội bộ và quản trị doanh nghiệp khác do cơ quan quản lý ở các nƣớc khác nhau trên toàn thế giới thực hiện. Theo Ủy ban Basel, Hiệp Ƣớc Mới nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý ngân hàng là phát triển một quy trình đánh giá vốn nội bộ và thiết lập mục tiêu cho vốn có tƣơng xứng với hồ sơ rủi ro đặc biệt và môi trƣờng kiểm soát của ngân hàng. Giám sát viên sẽ chịu trách nhiệm đánh giá xem các ngân hàng định giá nhu câu an toàn vốn của họ liên quan đến rủi ro của ngân hàng tốt đến mức nào. Sau đo các quy trình nội bộ sẽ là đối tƣợng đƣợc rà soát giám sát và can thiệp khi thích hợp. Kết quả là giám sát viên có thể yêu cầu, ví dụ, hạn chế về chi trả cổ tức hoặc nâng cao ngay lập tức vốn bổ sung. Với quy trình rà soát giám sát, các câu hỏi cũng sẽ đƣợc đề cập là liệu các ngân hàng có nên giữ vốn bổ sung đối với những rủi ro mà không hoặc không hoàn toàn, đƣợc nhắc đến trong Pillar I, và điều này có thể liên quan đến hành động giám sát khi điều này thực sự xảy ra. Vai trò tích cực cho cơ quan giám sát sẽ cung cấp cho các ngân hàng ƣu đãi để tiếp tục cải thiện mô hình và hệ thống quản lý rủi ro và 27
  • 33. của các ngân hàng. Đối với tình hình hiện nay, Pillar II đòi hỏi giám sát viên áp dụng cẩn thận hơn các quyết định trong việc đánh giá về an toàn vốn của các ngân hàng riêng lẻ. Pillar III Pillar III nhằm mục đích tăng cƣờng kỷ luật thị trƣờng thông quatăng cƣờng công khai thông tin của các ngân hàng. Nó đặt ra yêu cầu và khuyến nghị công kha thông tin trong một số lĩnh vực, bao gồm cả cách ngân hàng tính toán an toàn vốn và phƣơng pháp đánh giá rủi ro của ngân hàng. Tăng cƣờng so sánh và minh bạch giữa các ngân hàng là kết quả mong muốn của Pillar III. Đồng thời, Ủy ban Basel đã tìm cách để đảm bảo rằng Basel II tƣơng ứng với các chuẩn mực kế toán, và trên thực tế, không xung đột với các tiêu chuẩn về công khai thông tin kế toán rộng hơn mà các ngân hàng phải tuân thủ. Với Pillar III, các ngân hàng sẽ đƣợc yêu cầu công khai thông tin tập trung vào các thông số quan trọng của hồ sơ kinh doanh của họ, nguy cơ rủi ro và quản lý rủi ro. Những công khai nhƣ vậy đƣợc xem nhƣ là một điều kiện tiên quyết cho tính hiệu quả hoạt động của nguyên tắc thị trƣờng ngân hàng. Cả hai thông tin định tính và định lƣợng phải đƣợc công khai. Do đó cần thiết công khai về cơ cấu và an toàn vốn, và thông tin công khai phải bao gồm chi tiết về vốn căn bản. Về công khai rủi ro tín dụng, thông tin về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng và tài khoản chứng khoán phải đƣợc cung cấp. Các ngân hàng sẽ đƣợc yêu cầu phác thảo một số chi tiết về việc sử dụng phƣơng pháp tiếp cận IRB, mà đại diện cho một thành phần chính của Hiệp Ƣớc Mới. Yêu cầu công khai còn bao gồm thêm việc tuân thủ các yêu cầu về rủi ro vận hành. 1.3. Kinh nghiệm quản trị RRTD ở một số nƣớc trên thế giới và bài học cho Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng trên thế giới 1.3.1.1. Kinh nghiệm ở Mỹ ( tập đoàn ngân hàng Citi ) Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh đƣợc đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Đây là một tập đoàn hàng đầu không chỉ về quy mô mà còn là đối thủ có sức mạnh trên thƣơng trƣờng nhờ chính sách quản lý rủi ro của tập đoàn. Chủ tịch tập đoàn Citigroup đã từng nói lên vai trò quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro nhƣ sau: toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là quản trị rủi ro. Trong môi trƣờng hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng đƣợc tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách 28
  • 34. nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này đƣợc hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa tín dụng hiệu quả. Mô hình tín dụng thƣơng mại đƣợc tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm hình thành chiến lƣợc và kế hoạch cho vay, tiến hành cho vay khách hàng, đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia đƣợc thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng nhƣ sau: Uỷ ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tƣ đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng. Uỷ ban chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau: Đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Uỷ ban quản lý, xây dựng chính sách tín dụng, quản lý và đánh giá danh mục đầu tƣ và quản trị rủi ro. Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro đƣợc giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu. 1.3.1.2. Kinh nghiệm ở Hà Lan ( tập đoàn ngân hàng ING ) Hoạt động quản trị tín dụng ở từng ngân hàng có những đặc điểm cơ bản giống nhau, tuy nhiên không hoàn toàn giống nhau vì nó tùy thuộc vào một loạt các yếu tố nhƣ trình độ phát triển, tính chất hoạt động, các hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân hàng...Để hƣớng tới một hoạt động chuẩn hóa có hiệu quả ta có thể nghiên cứu xem xét kinh nghiệm quản trị tín dụng của tập đoàn ING, đây là tập đoàn lớn hoạt động trên toàn cầu về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, hiện đang đƣợc coi là đơn vị hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả quản trị rủi ro nói chung, trong đó có quản trị tín dụng với một số đặc điểm nhƣ sau: - Bộ máy độc lập, quản lý chung. - Rạch ròi về thẩm quyền quyết định tín dụng. - Xây dựng hạn mức tín dụng nội bộ và cho khách hàng. - Lƣợng hóa rủi ro tín dụng, chủ động đối phó 1.3.1.3. Kinh nghiệm ở Australia ( tập đoàn ngân hàng ANZ ) - Đo lƣờng rủi ro định lƣợng: Do đã xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu tích hợp, tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo lƣờng tín dụng nội bộ và mô hình RAROC. + Mô hình đo lƣờng tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng mô hình này theo quy trình chung theo quy định của Basel II. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất không trả đƣợc nợ nhƣ là một tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của ngƣời vay trong quá trình xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ đƣợc thiết kế 29