SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 117
Downloaden Sie, um offline zu lesen
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
---------------
TẠ LINH GIANG
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ACC-244
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Hà Nội – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
---------------
TẠ LINH GIANG
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ACC-244
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã ngành: 8340301
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ DỰ
Hà Nội – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty cổ
phần ACC-244” là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hƣớng dẫn khoa học
của TS. Trần Thị Dự.
Các số liệu trong luận văn sử dụng đƣợc xác thực. Số liệu đều có nguồn
trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong
các công trình nghiên cứu khoa học.
Tác giả luận văn
Tạ Linh Giang
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế, tôi đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ kế toán với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần
ACC-244”
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Trần Thị Dự, ngƣời đã tận tình,
chu đáo hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành
đề tài.
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Khoa Sau đại học – Khoa Kế
toán Trƣờng Đại học Lao Động Xã Hội, các thầy cô giáo đã giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong suốt khóa học. Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị Ban lãnh đạo,
Phòng Kế toán Công ty cổ phần ACC-244 đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong học tập, nghiên cứu nhƣng luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận đƣợc
những góp ý từ những nhà khoa học để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hơn nữa
đề tài của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Tạ Linh Giang
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................I
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................II
DANH MỤC SƠ ĐỒ.........................................................................................III
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................................... 2
3.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 5
6. Những đóng góp mới của luận văn................................................................... 5
7. Kết cấu nội dung chi tiết của luận văn.............................................................. 6
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÁO CÁO TÀI
CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH
NGHIỆP…………………………………………………………………...……7
1.1.Một số vấn đề lý luận cơ bản về Báo cáo tài chính .................................... 7
1.1.1.Một số khái niệm liên quan.......................................................................... 7
1.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp............................ 8
1.1.3. Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính................................................... 9
1.1.4. Các phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính .......................................... 14
1.2. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp.............................. 19
1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp......................... 19
1.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn...................................................... 23
1.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ................................ 28
1.2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh................................... 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................. 39
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ACC-244................................................................................................. 40
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần ACC-244 ................................................ 40
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần ACC-244 ................ 40
2.1.2. Cơ cấu tổ chức........................................................................................... 41
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty cổ phần
ACC-244 ............................................................................................................. 49
2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hƣởng đến báo cáo tài
chính của Công ty cổ phần ACC-244. ................................................................ 52
2.2. Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244 .................. 55
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp tại Công ty cổ
phần ACC-244..................................................................................................... 55
2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại Công ty cổ phần ACC-244..... 60
2.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần
ACC-244 ............................................................................................................. 70
2.2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
ACC-244 ............................................................................................................. 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................. 93
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACC-244 ............................................. 94
3.1. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty cổ phần ACC-244 ................ 94
2.3.1. Ƣu điểm..................................................................................................... 94
2.3.2. Nhƣợc điểm............................................................................................... 96
3.2. Định hƣớng phát triển của Công ty cổ phần ACC-244.......................... 94
3.3. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
của Công ty cổ phần ACC-244......................................................................... 94
3.1.1. Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn................................................................. 98
3.1.2. Cải thiện khả năng thanh toán................................................................... 99
3.1.3. Nâng cao khả năng sinh lời..................................................................... 100
3.4. Một số kiến nghị ....................................................................................... 102
3.2.1. Về phía nhà nƣớc .................................................................................... 102
3.2.2. Đối với những đối tƣợng khác ................................................................ 103
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 104
KẾT LUẬN...................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 106
I
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa
BCTC Báo cáo tài chính
BCLCTT Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐĐT Hoạt động đầu tƣ
HĐTC Hoạt động tài chính
DT Doanh thu
DTT Doanh thu thuần
EBIT Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay
HTK Hàng tồn kho
LN Lợi nhuận
LNST Lợi nhuận sau thuế
SXKD Sản xuất kinh doanh
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
II
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Tên bảng biểu Trang
Bảng 2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài sản 56
Bảng 2.2 Đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn 57
Bảng 2.3 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán 58
Bảng 2.4 Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi 60
Bảng 2.5 Phân tích cơ cấu tài sản 61
Bảng 2.6 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 65
Bảng 2.7 Phân tích cân bằng tài chính của Công ty 67
Bảng 2.8 Mức độ độc lập tài chính của Công ty 68
Bảng 2.9 So sánh mức độ độc lập tài chính 69
Bảng 2.10 Tình hình các khoản phải thu của Công ty 71
Bảng 2.11 Phân tích tính thanh khoản các khoản phải thu 72
Bảng 2.12 So sánh tính thanh khoản các khoản phải thu 73
Bảng 2.13 Phân tích tình hình công nợ phải trả 74
Bảng 2.14 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 76
Bảng 2.15 So sánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 78
Bảng 2.16 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn 79
Bảng 2.17 Phân tích khả năng thanh toán qua BCLCTT 81
Bảng 2.18 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 84
Bảng 2.19 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 86
Bảng 2.20 Phân tích khả năng sinh lợi của công ty 87
Bảng 2.21 So sánh chỉ số khả năng sinh lời 91
III
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ mô hình phân tích tài chính Dupont 18
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 42
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 50
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khi kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu với kinh tế khu vực và quốc tế,
các doanh nghiệp trong nƣớc nói chung và các doanh nghiệp Nhà nƣớc nói riêng
sẽ không còn đƣợc “bảo hộ” bởi Nhà nƣớc mà sẽ vấp phải sự cạnh tranh khốc
liệt của các doanh nghiệp, tập đoàn nƣớc ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp không
những phải năng động trong kinh doanh, nhạy bén nắm bắt cơ hội mà còn phải
đánh giá đúng năng lực tài chính của bản thân để tồn tại và vƣơn lên tự khẳng
định mình ở thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Đặc biệt khi các Công ty cổ
phần niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch thì hệ thống báo cáo tài chính hay
còn gọi là các bản cáo bạch trở thành thông tin tổng hợp mang đầy đủ tính chất
pháp lý cho các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp cần quan tâm phân tích. Báo
cáo tài chính không chỉ cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn là sự
quan tâm của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, cơ quan quản lý nhà nƣớc,
ngƣời lao động hay các đối thủ cạnh tranh.
Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ
đƣợc thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt
yếu của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ
rủi ro trong tƣơng lai để ra các quyết định kinh tế. Đó chính là những tài liệu
chứng nhận thành công hay thất bại trong quản lý và đƣa ra những dấu hiệu báo
trƣớc sự thuận lợi và những khó khăn trong tƣơng lai của một doanh nghiệp.
Mặc dù việc phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính
có vai trò quan trọng nhƣ vậy nhƣng nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong đó có
Công ty cổ phần ACC-244 chƣa chú trọng và quan tâm đúng mức, việc phân
tích báo cáo tài chính cũng chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và đầy đủ nên
chƣa thể hiện đƣợc vai trò là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong
quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng.
2
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo
tài chính trong doanh nghiệp, tác giả đã lựa chọn đề tài“Phân tích Báo cáo tài
chính của Công ty cổ phần ACC-244” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời đại ngày nay, phân tích báo cáo tài chính có vai trò vô cùng
quan trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trƣờng. Đó là công cụ
hữu ích đƣợc dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu tài
chính của một doanh nghiệp. Do vậy, phân tích báo cáo tài chính là công cụ đắc
lực cho các nhà quản trị kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả cao nhất. Đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, đề tài về nội dung này. Một số công trình
nghiên cứu về phân tích tài chính nhƣ sau:
Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần tƣ vấn
và xây dựng công trình Mai Linh” (2019) của tác giả Nguyễn Thị Huyền Nga,
tác giả làm rõ bản chất, mục tiêu và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính. Tác
giả đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của công ty và chỉ
ra đƣợc điểm mạnh, điểm yếu để từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp và kiến nghị
phù hợp. Luận văn đã có sự so sánh với một doanh nghiệp cùng ngành.
Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Dƣợc
phẩm Hà Tây” (2017) của tác giả Chu Thị Hồng Lan, tác giả tập trung hệ thống
hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính, đề cập đến
phƣơng pháp cũng nhƣ nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Song
luận văn mới chỉ phân tích tình hình tài chính đang diễn ra tại Công ty, nhằm
xây dựng nên hệ thống chỉ tiêu để phân tích tại Công ty mà chƣa hƣớng tới phân
tích những biến động trong hoạt động của Công ty, tìm ra nguyên nhân từ đó đề
ra biện pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
3
Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH Tập
đoàn EVD” (2017) của tác giả Phùng Thị Thìn, tác giả đã tiến hành phân tích và
đề ra giải pháp cụ thể trong phân tích báo cáo tài chính nhằm nâng cao hiệu quả
tình hình quản lý tài chính tại Công ty, song luận văn vẫn bị giới hạn bởi những
hạn chế đƣa ra vẫn chƣa hƣớng tới phục vụ những đối tƣợng liên quan khác.
Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần đầu tƣ
phát triển công nghệ điện tử viễn thông” (2017) của tác giả Đỗ Thị Thƣ, luận
văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận chung về phân tích tài chính
trong Công ty cổ phần, luận văn cũng chỉ ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu
của Công ty và đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính Công
ty, song bài luận văn chƣa có sự so sánh với báo cáo tài chính của Công ty khác
cùng ngành để đề xuất những chỉ tiêu phát triển chung phù hợp với điều kiện
trong nƣớc và quốc tế.
Kế thừa và phát huy những giá trị của những công trình nghiên cứu trƣớc
đã làm đƣợc, trong quá trình nghiên cứu luận văn này, tác giả tiếp tục hoàn thiện
hệ thống hóa các cơ sở lý luận vè báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài
chính, cố gắng khắc phục những điểm mà các công trình trƣớc chƣa đề cập đến.
Với mỗi một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng đều có những đặc
thù riêng về ngành nghề kinh doanh, về quy mô hoạt động, về tổ chức nhân
sự…Chính vì vậy, đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-
244” của tác giả vừa là công trình nghiên cứu đầu tiên về phân tích báo cáo tài
chính của Công ty cổ phần ACC-244 vừa rút kinh nghiệm và khắc phục những
hạn chế từ các đề tài nghiên cứu trƣớc.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của việc phân tích báo cáo tài chính tại
Công ty cổ phần ACC-244, đề tài nghiên cứu hƣớng tới các mục tiêu sau:
4
- Nghiên cứu và hệ thống những vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài
chính doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh thông
qua báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244, liên hệ so sánh với một
doanh nghiệp cùng ngành.
- Từ kết quả phân tích đƣợc, làm rõ điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài
chính của Công ty và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại
Công ty cổ phần ACC-244.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn tiến hành nghiên cứu,
tìm hiểu để trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau:
- Những chỉ tiêu nào đƣợc sử dụng để đo lƣờng tình hình tài chính của
doanh nghiệp?
- Thực trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ACC-
244 nhƣ thế nào? So sánh các chỉ tiêu tài chính của Công ty với một số Công ty
cùng ngành khác cho thấy điều gì?
- Qua phân tích báo cáo tài chính, tình hình tài chính của Công ty cổ phần
ACC-244 có những mặt mạnh, yếu nào? Những giải pháp nào cần đƣợc đƣa ra
để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận cơ bản của báo cáo tài chính và đi sâu phân tích báo cáo tài chính của Công
ty cổ phần ACC-244.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: tại Công ty cổ phần ACC-244.
+ Về thời gian: giai đoạn từ năm 2017-2019.
5
+ Nội dung nghiên cứu: phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần
ACC-244.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng kết hợp các phƣơng
pháp sau:
-Phương pháp tiếp cận: Tìm hiểu những kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác (trong các tạp chí, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học…) có
liên quan đến vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chủ trƣơng
chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu chủ yếu là các văn bản pháp luật
Nhà nƣớc liên quan đến báo cáo tài chính doanh nghiệp.
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu về cơ sở lý luận phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đƣợc
lấy từ các giáo trình, bài giảng, sách báo uy tín.
Tài liệu giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần
ACC-244; Thu thập số liệu thống kê qua báo cáo tài chính các năm 2017, 2018,
2019 đƣợc lấy từ website của Công ty cổ phần ACC-244.
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần
ACC-244 sẽ đƣợc tính toán dựa trên hệ thống báo cáo tài chính qua các năm
2017, 2018, 2019.
-Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Trong quá trình làm đề tài, tác
giả sẽ sử dụng nhiều phƣơng pháp phân tích khác nhau nhƣ phƣơng pháp so
sánh, tỷ số..các phƣơng pháp đƣợc sử dụng linh hoạt phù hợp với từng nội dung.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài
chính trong doanh nghiệp; là cơ sở nền tảng cho việc phân tích báo cáo tài chính
6
doanh nghiệp; làm tài liệu nghiên cứu khoa học giúp các nhà phân tích đƣa ra
đƣợc những nhận định, đánh giá và kết luận chính xác toàn diện tình hình tài
chính của doanh nghiệp cần phân tích.
Từ việc nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần
ACC-244, đề tài nghiên cứu này giúp những ngƣời quan tâm có cái nhìn tổng
quan về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng
thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty.
Mặt khác, những phân tích này sẽ có giá trị thực tiễn đối với các doanh nghiệp
cùng ngành khác.
7. Kết cấu nội dung chi tiết của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về báo cáo tài chính và phân tích
báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244.
Chƣơng 3: Giải pháp để cải thiện nâng cao tình hình tài chính của Công
ty cổ phần ACC-244.
7
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÁO
CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về Báo cáo tài chính
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
Báo cáo tài chính:
Là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và
dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, Báo cáo tài chính là
phƣơng tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp
cho những ngƣời quan tâm. Thông qua Báo cáo tài chính, những ngƣời dử dụng
thông tin có thể đánh giá, phân tích và chẩn đoán đƣợc thực trạng và an ninh tài
chính, nắm bắt đƣợc kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình và khả
năng thanh toán, xác định giá trị doanh nghiệp, định rõ tiềm năng cũng nhƣ dự
báo đƣợc nhu cầu tài chính và những rủi ro trong tƣơng lai mà doanh nghiệp có
thể phải đƣơng đầu [7,tr.7].
Báo cáo tài chính là một bức tranh tổng hợp phản ánh tình hình tài sản,
nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của
doanh nghiệp tại một thời điểm hay một thời kỳ [11,tr.49].
Từ những khái niệm trên, tác giả nhận định Báo cáo tài chính là những
báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn và công nợ cũng nhƣ tình
hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác,
báo cáo tài chính là phƣơng diện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài
chính của doanh nghiệp cho những ngƣời quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu
tƣ, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…).
Phân tích báo cáo tài chính:
8
Phân tích báo cáo tài chính là một kỹ năng cần thiết trong nhiều công tác
khác nhau, bao gồm quản lý đầu tƣ, tài chính doanh nghiệp, cho vay thƣơng mại
và mở rộng tín dụng. Đối với những cá nhân liên quan đến những hoạt động trên
hoặc là những đối tƣợng cần phân tích dữ liệu tài chính phục vụ cho mục đích ra
quyết định đầu tƣ của mình [10, tr.17].
Phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính
trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống
báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin
cho mọi đối tƣợng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau [11,tr.12].
Từ những nhận định trên, tác giả định nghĩa phân tích báo cáo tài chính là
quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong kỳ
hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Thông qua việc phân tích báo cáo tài
chính sẽ cung cấp cho ngƣời sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu
quả kinh doanh cũng nhƣ những rủi ro về tài chính trong tƣơng lai của doanh
nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin hữu ích không chỉ
cho quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu
cho các đối tƣợng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích
báo cáo tài chính không chỉ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định, mà còn cung cấp những thông tin về kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt đƣợc trong một khoảng thời gian.
1.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính là một hệ thống các phƣơng pháp nhằm đánh
giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời
gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp
đƣa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh.
9
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng, có nhiều đối
tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp nhƣ: các nhà đầu tƣ, các
nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng. Mỗi đối tƣợng này đều quan tâm đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp dƣới các góc độ khác nhau. Các đối tƣợng
này có thể đƣợc chia làm hai nhóm: nhóm có quyền lơi trực tiếp và nhóm có
quyền lợi gián tiếp.
Nhóm có quyền lợi trực tiếp: bao gồm các cổ đông, nhà đầu tƣ tƣơng lai,
chủ ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản lý trong nội bộ doanh
nghiệp. Mỗi đối tƣợng trên sử dụng thông tin về tình hình tài chính của doanh
nghiệp cho một mục đích khác nhau.
Nhóm có quyền lợi gián tiếp: bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nƣớc
khác ngoài cơ quan thuế, ngƣời lao động, ngoài ra các thông tin từ phân tích báo
cáo tài chính của doanh nghiệp còn đƣợc các nhà nghiên cứu, sinh viên, học
viên kinh tế quan tâm để phục vụ cho nghiên cứu và học tập.
Các đối thủ cạnh tranh cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi, doanh thu và
các chỉ tiêu tài chính khác trong điều kiện có thể để tìm biện pháp cạnh tranh với
doanh nghiệp.
1.1.3. Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính
1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình
hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm theo giá trị ghi sổ của tài sản
và nguồn vốn. BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp
theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành tải sản và đƣợc phân
loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu bộ phận cụ thể. Đồng thời,
các chỉ tiêu cũng đƣợc mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng
nhƣ việc xử lý trên máy vi tính và đƣợc phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm
[7,tr.100].
10
Bảng cân đối kế toán phải đƣợc lập đúng theo mẫu quy định, phản ánh
trung thực tình hình tài sản của doanh nghiệp và phải nộp cho các đối tƣợng có
liên quan đúng thời hạn quy định.
Tính chất cơ bản của BCĐKT là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn,
biểu hiện qua cân đối kế toán:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Nhƣ vậy, nhìn vào BCĐKT, sự biến động các khoản mục trên BCĐKT sẽ
phác họa một cách đầy đủ tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn hình
thành nên tài sản của Công ty, cho biết quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Để
thấy đƣợc thực trạng tài chính của doanh nghiệp, phân tích tài chính cần đi sâu
xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nhiệm vụ cũng nhƣ sự biến động của
từng khoản mục để đánh giá sự phân bổ tài sản và nhiệm vụ có hợp lý hay
không và xu hƣớng biến động của nó.
Tùy theo từng loại hình kinh doanh, từng loại hình doanh nghiệp mà sự
phân bổ tài sản và nhiệm vụ trong tổng tài sản cao hay thấp.
Nếu là Công ty chuyên sản xuất thì tài sản dài hạn sẽ chiếm tỷ trọng cao,
chủ yếu là TSCĐ trong tổng tài sản của Công ty.
Nếu là Công ty kinh doanh thƣơng mại thì tài sản ngắn hạn sẽ chiếm tỷ
trọng cao, chủ yếu là tài sản lƣu động trong tổng tài sản.
Nếu là Công ty xây lắp thì tài sản ngắn hạn cũng sẽ chiếm tỷ trọng cao
trong tổng tài sản.
Xem xét mối quan hệ trong sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản
dài hạn kết hợp với việc phân tích nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả để đánh giá
tính hợp lý trong xu hƣớng biến động.
1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Báo cáo tài chính phản ánh tình
hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. BCKQHĐKD
11
phản ánh tổng hợp các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí và kết quả theo
từng hoạt động (HĐKD, HĐTC và hoạt động khác)[7,tr.100].
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có tác dụng nhƣ sau:
+ Thông qua các chỉ tiêu trong báo cáo, các đối tƣợng sử dụng thông tin
kiểm tra, phân tích và đánh giá một cách khái quát doanh thu, thu nhập, chi phí,
lợi nhuận của từng hoạt động. Qua đó đánh giá một cách khái quát kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
+ Thông qua số liệu trên báo cáo mà đánh giá đƣợc xu hƣớng phát triển
của doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp khai thác khả năng tiềm tang của doanh
nghiệp cũng nhƣ hạn chế, khắc phục những tồn tại trong tƣơng lai.
- Thông tin cung cấp của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: trình bày
những thông tin về doanh thu, chi phí, lãi (hoặc lỗ) phát sinh từ hoạt động kinh
doanh thông thƣờng; về thu nhập, chi phí và lợi nhuận khác phát sinh từ những
hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp trong
một kỳ kinh doanh. Đồng thời báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn phản
ánh chi phí thuế TNDN (bao gồm chi phí thuế TNDN phải nộp trong kỳ và chi
phí thuế TNDN hoãn lại) và lợi nhuận trƣớc thuế, lợi nhuận sau thuế trong kỳ
kinh doanh đó.
- Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Căn cứ vào các quy định của Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo
cáo tài chính” và TT200/2014 ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính [12] thì Báo
cáo kết hoạt động kinh doanh gồm tối thiểu các khoản mục chủ yếu và đƣợc sắp
xếp theo kết cấu quy định tại Mẫu số B02-DN
Báo cáo gồm có 5 cột:
Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;
Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tƣơng ứng;
12
Cột số 3: Số hiệu tƣơng ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này đƣợc thể
hiện chỉ tiêu trên bản thuyết minh báo cáo tài chính;
Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;
Cột số 5: Số liệu của năm trƣớc (để so sánh).
1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh việc hình thành và sử dụng lƣợng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh
nghiệp. Thông tin về lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho ngƣời sử
dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử
dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của
doanh nghiệp [7,tr101].
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 “Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ”
[2], tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển, các khoản tiền gửi không kỳ
hạn, các khoản tƣơng đƣơng tiền là các khoản đầu tƣ ngắn hạn (kỳ phiếu ngân
hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi…) có khả năng chuyển đổi thành
tiền dễ rang và không có nhiều rủi ro. Doanh nghiệp đƣợc trình bày các luồng
tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tƣ và hoạt động tài chính theo cách thức phù
hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan
đến hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin
cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh
doanh để trả các khoản nợ, duy trì hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt
động đầu tƣ mới mà không cần nguồn tài chính từ bên ngoài.
Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua
sắm, nhƣợng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tƣ khác không thuộc
các khoản tƣơng đƣơng tiền.
13
Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay
đổi quy mô và kết cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp nhƣ nhận
vốn góp, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…
1.1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là là báo cáo nhằm thuyết minh và giải
trình bằng lời hay dùng để mô tả mang tính tƣờng thuật hoặc phân tích chi tiết
các thông tin số liệu đã đƣợc trình bày trong các BCTC khác (BCĐKT,
BCKQHĐKD, BCLCTT) cũng nhƣ các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu
của các chuẩn mực kế toán cụ thể. TMBCTC cũng có thể trình bày những thông
tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp
lý BCTC [7,tr.101].
Bản thuyết minh báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cần phải đáp
ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất, đƣa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và
các chính sách kế toán cụ thể đã áp dụng, thuyết minh về cơ sở đánh giá ghi sổ
các đối tƣợng kế toán (nhƣ nguyên giá, giá hiện hành, giá trị thuần có thể thực
hiện đƣợc, giá trị hợp lý…) Khi doanh nghiệp sử dụng nhiều cơ sở đánh giá
khác nhau để lập báo cáo tài chính, nhƣ trƣờng hợp một số tài sản đƣợc đánh giá
lại theo quy định của Nhà nƣớc, thì phải nêu rõ các tài sản và nợ phải trả đã áp
dụng cơ sở đánh giá đó. Khi tuyên bố chính sách kế toán áp dụng tại doanh
nghiệp, Giám đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) doanh nghiệp phải xem xét xem việc
diễn giải các phƣơng pháp kế toán cụ thể có giúp cho ngƣời sử dụng hiểu đƣợc
cách thức phản ánh các nghiệp vụ giao dịch và các sự kiện trong báo cáo tài
chính của doanh nghiệp hay không.
Thứ hai, cung cấp thông tin bổ sung chƣa đƣợc trình bày trong các báo
cáo tài chính khác, nhƣng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
Các thông tin bổ sung phải đƣợc trình bày một cách có hệ thống, mỗi khoản mục
14
cần thuyết minh trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đƣợc đánh số theo thứ tự để chỉ dẫn tới các
thông tin thuyết minh nhằm giúp cho ngƣời sử dụng hiểu đƣợc báo cáo tài chính
của doanh nghiệp và có thể so sánh với các chỉ tiêu tƣơng ứng trên báo cáo tài
chính của doanh nghiệp khác.
Thứ ba, các thông tin khác cần đƣợc cung cấp: Doanh nghiệp cần cung
cấp các thông tin sau đây, trừ khi các thông tin này đã đƣợc cung cấp trong các
tài liệu khác đính kèm báo cáo tài chính đƣợc công bố:
- Trụ sở và loại hình pháp lý của doanh nghiệp, quốc gia đã chứng nhận tƣ
cách pháp nhân của doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở doanh nghiệp (hoặc của cơ sở
kinh doanh chính, nếu khác với trụ sở);
- Phần mô tả về tính chất của các nghiệp vụ và các hoạt động chính của
doanh nghiệp.
- Tên của Công ty mẹ và Công ty mẹ của cả tập đoàn;
- Số lƣợng công nhân viên tại thời điểm cuối niên độ hoặc số lƣợng công
nhân viên bình quân trong niên độ.
1.1.4. Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính
1.1.4.1. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến và quan
trọng trong phân tích kinh doanh nói chung và báo cáo tài chính nói riêng. Khi
sử dụng phƣơng pháp này cần phải quán triệt các nội dung sau:
- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ
tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm căn cứ để so sánh, đƣợc gọi là gốc so sánh.
Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, các gốc so
sánh có thể là: Tài liệu của năm trƣớc (kỳ trƣớc), nhằm đánh giá xu hƣớng phát
triển của các chỉ tiêu kinh tế; Các tài liệu dự kiến nhƣ kế hoạch, định mức dùng
15
làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện so với mục tiêu dự kiến đã đề ra; Tài
liệu của các doanh nghiệp khác hoặc các tiêu chuẩn của ngành.
- Điều kiện so sánh đƣợc: Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu
đƣợc sử dụng so sánh phải thống nhất các mặt sau: Phải cùng phản ánh nội dung
kinh tế; Phải cùng phƣơng pháp tính toán; Phải cùng đơn vị đo lƣờng; Phải cùng
thời gian hạch toán.
- Phƣơng pháp so sánh: Để đáp ứng cho các mục tiêu nhà phân tích
thƣờng sử dụng các kỹ thuật so sánh tuyệt đối và tƣơng đối.
Tuy nhiên, việc phân tích dựa vào các tỷ số tài chính nhƣ khả năng thanh
toán, khả năng sinh lợi, cấu trúc tài chính và một số tỷ số khác cũng có hạn chế
nhất định.
Thứ nhất, phân tích tỷ số chỉ giải quyết với những số liệu định lƣợng.
Những số liệu định tính nhƣ năng lực quản trị, nguồn nhân lực có chất lƣợng cao
sẽ không thể hiện đƣợc trong quá trình phân tích.
Thứ hai, phân tích kết quả kế toán đƣợc tính toán theo nguyên tắc giá gốc.
Nhƣ vậy, khi nền kinh tế lạm phát ở mức cao có thể làm sai lệch số liệu so sánh
của một chỉ tiêu vì chúng đƣợc tính toán ở thời điểm khác nhau. Chẳng hạn nhƣ
khi có lạm phát cao sẽ khiến các tỷ số so sánh doanh thu và thu nhập ròng với tài
sản và vốn chủ sở hữu có thể bị tăng lên.
1.1.4.2. Phương pháp tỷ lệ
Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ là một công cụ thƣờng đƣợc sử dụng trong
phân tích báo cáo tài chính. Việc phân tích các tỷ lệ giúp đƣa ra một tập hợp các
con số thống kê để chỉ rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ
chức đang đƣợc xem xét. Trong phần lớn các trƣờng hợp, các tỷ lệ đƣợc sử dụng
theo hai phƣơng pháp chính:
Thứ nhất, các tỷ lệ của tổ chức đang đƣợc xem xét sẽ đƣợc so sánh với
các tiêu chuẩn của ngành. Có thể có những tiêu chuẩn ngành có sẵn hoặc trong
16
trƣờng hợp không có sẵn, các nhà phân tích có thể đƣa ra một tiêu chuẩn riêng
của họ bằng cách tính toán các tỷ lệ trung bình cho các Công ty chủ đạo trong
cùng ngành. Cho dù nguồn gốc của các tỷ lệ là nhƣ thế nào cũng đều cần phải
thận trọng trong việc so sánh Công ty đang phân tích với các tiêu chuẩn đƣợc
đƣa ra cho các Công ty cùng ngành và có quy mô tài sản xấp xỉ.
Thứ hai, trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đƣợc
phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trƣng phản ánh các nội dung cơ bản theo mục
tiêu phân tích của doanh nghiệp. Đó thƣờng là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh
toán, tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, tỷ lệ về năng lực kinh doanh, về khả
năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ
phận của hoạt động tài chính trong mỗi trƣờng hợp khác nhau, tùy theo góc độ
phân tích, ngƣời phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ
mục tiêu phân tích của mình.
1.1.4.3. Phương pháp đồ thị
Phƣơng pháp đồ thị dùng để minh họa các kết quả tài chính trong quá
trình phân tích bằng biểu đồ , sơ đồ…qua đó mô tả xu hƣớng, mức độ biến động
của chỉ tiêu nghiên cứu hay thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong
một tổng thể. Phƣơng pháp đồ thị gồm nhiều dạng nhƣ đồ thị hình cột, hình
tròn….Sử dụng phƣơng pháp đồ thị trong phân tích tài chính có một số ƣu điểm,
nó thể hiện rõ ràng, trực giác sự diễn biến của các đối tƣợng nghiên cứu, nhanh
chóng phân tích định hƣớng các chỉ tiêu tài chính từ đó đƣa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ví dụ, khi phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, thông qua
đồ thị cho thấy có thể nhận diện nhanh khả năng thanh toán của doanh nghiệp
thông qua việc quan sát biểu đồ trực quan.
17
1.1.4.4. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích
Theo phƣơng pháp này, chỉ tiêu phân tích thƣờng đƣợc chi tiết theo thời
gian, không gian và yếu tố cấu thành.
- Phân tích chỉ tiêu kinh tế chi tiết theo thời gian: cho biết nhịp độ phát
triển, tính thời vụ, khả năng mất cân đối trong quá trình kinh doanh của các chỉ
tiêu.
- Phân tích chỉ tiêu kinh tế theo không gian: có ý nghĩa đánh giá kết quả
thực hiện của các đơn vị, bộ phận theo địa điểm phát sinh công việc.
- Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu: để đánh giá đƣợc vai trò của
từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu tổng hợp, phƣơng pháp này nhằm xác định mức
biến động của chỉ tiêu do ảnh hƣởng của các nhân tố, qua đó xác định đƣợc biện
pháp tác động đến từng nhân tố để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
1.1.4.5. Phương pháp phân tích theo mô hình Dupont
Mô hình Dupont dùng để phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh
hƣởng tới chỉ tiêu tài chính cần phân tích. Chính nhờ sự phân tích mối liên hệ
giữa các nhân tố mà ngƣời ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hƣởng
đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ và xu hƣớng khác nhau.
Phƣơng pháp mô hình tài chính Dupont xây dựng một chỉ tiêu tổng hợp
ban đầu thành một phƣơng trình hay mô hình gồm nhiều chỉ tiêu có quan hệ mật
thiết với nhau dƣới dạng tích số. Mặt khác, phƣơng pháp này phân tích một chỉ
tiêu chịu ảnh hƣởng nhƣ thế nào khi có các chỉ tiêu tài chính trong mô hình thay
đổi.
Mô hình Dupont đƣợc vận dụng để phân tích tỷ suất sinh lời của tài sản
(ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Nếu phân tích tỷ suất sinh lời
của tài sản thì có dạng sau:
18
Tỷ suất LNST LNST Doanh thu thuần
sinh lời của = = x
tài sản Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản
Phƣơng pháp này đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của phƣơng pháp phân
tích so sánh vì đã kết nối đƣợc các chỉ tiêu tài chính khác nhau nhƣ tài sản, chi
phí trong doanh nghiệp. Cụ thể nhƣ, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay trong
việc tạo ra doanh thu cũng nhƣ lợi nhuận. Qua đó, có thể thấy đƣợc nguồn lực
của doanh nghiệp đã vận động nhƣ thế nào trong việc tạo ra doanh thu và lợi
nhuận sau một kỳ hoạt động.
Tuy nhiên, phƣơng pháp mô hình tài chính Dupont cũng có nhƣợc điểm
nhất định vì không thể hiện đƣợc yếu tố chi phí vốn, nguồn hình thành cơ bản
của tài sản trong doanh nghiệp. Do đó, các nhà phân tích đã khắc phục hạn chế
này bằng cách phát triển mô hình ROE (Return On Equity) hay mô hình Sức
sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mô hình phân tích tài chính Dupont
Tỷ suất sinh lời
của tài sản
tỷ suất sinh lời
doanh thu
Lợi nhuận sau
thuế
Doanh thu
thuần
Tổng chi phí
Chi phí ngoài
sản xuất
Chi phí sản
xuất
Doanh thu
thuần
Vòng quay tài
sản
Doanh thu
thuần
Tổng tài sản
Tổng tài sản
ngắn hạn
Vốn vật tư,
hàng hóa
Vốn bằng tiền,
phải thu
Tổng tài sản
dài hạn
19
1.2. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Bản chất của phân tích tình hình tài chính là vận dụng tổng thể các công
cụ và kỹ thuật phân tích các dữ liệu đƣợc cung cấp trong báo cáo tài chính để
đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích
đƣa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài
chính của doanh nghiệp. Qua đó, giúp những ngƣời sử dụng thông tin có cái
nhìn tổng quát về tình hình tài chính cùng những thuận lợi và khó khăn mà
doanh nghiệp sẽ gặp phải, từ đó đƣa ra những quyết định phù hợp với tình hình
hiện tại và cả định hƣớng phát triển trong tƣơng lai của doanh nghiệp.
Trong phạm vi bài luận văn này, tác giả trình bày một số nội dung trên
góc độ phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính doanh
nghiệp gồm những vấn đề sau:
(1) Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
(2) Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
(3) Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
(4) Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
Phân tích tổng quan tình hình tài chính thƣờng xem xét các chỉ tiêu tài
chính đại diện trên các phƣơng diện khác nhau về tổng thể tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Những thông tin tổng quan cung cấp cho những ngƣời sử
dụng thông tin có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, những thông tin này chỉ phù hợp với tình huống đòi hỏi thông tin
nhanh, chƣa xác định đƣợc nguyên nhân và bản chất biến động của các chỉ tiêu.
1.2.1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài sản
20
Bảng 1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài sản của Công ty
Chỉ tiêu
Kỳ gốc Kỳ phân
tích
Chênh lệch
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
1. Tài sản ngắn hạn
2. Tài sản dài hạn
3. Tổng tài sản (3)=(1)+(2)
Nhìn vào bảng khái quát tình hình tài sản ở trên, chúng ta có thể thấy
đƣợc sự biến động tăng giảm cả về số truyệt đối và số tƣơng đối của tài sản ngắn
hạn và tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Mặt khác, chúng ta
có thể thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng chỉ tiêu tài sản trên tổng tài sản để
từ đó có thể đánh giá đƣợc khái quát mức độ ảnh hƣởng và đƣa ra những chính
sách hợp lý để đảm bảo cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp.
1.2.1.2. Đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn
Bảng 1.2. Đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn của Công ty
Chỉ tiêu
Kỳ gốc Kỳ phân
tích
Chênh lệch
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
1. Nợ phải trả
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
3. Tổng nguồn vốn (3)=(1)+(2)
Nhìn vào bảng khái quát tình hình nguồn vốn ở trên, chúng ta có thể thấy
đƣợc sự biến động tăng giảm cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối của chỉ tiêu nợ
21
phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu
phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ doanh nghiệp
có mức độ độc lập tài chính cao, tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ và ngƣời cho
vay. Tuy nhiên không phải tỷ lệ của vốn chủ sở hữu cao bao giờ cũng tốt, bởi
doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng đƣợc đòn bẩy tài chính từ các khoản nợ
chiếm dụng nên mất cơ hội đầu tƣ sinh lời.
1.2.1.3. Đánh giá khái quát tình hình công nợ
Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện rõ nét qua khả năng thanh
toán. Thông qua khả năng thanh toán có thể đo lƣờng đƣợc khả năng của doanh
nghiệp trong việc sử dụng các tài sản nhanh chuyển hóa thành tiền để đối phó
với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.
Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có thể sử
dụng các chỉ tiêu sau:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: là chỉ tiêu phản ánh khả năng
thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết, với
tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng để trang trải các khoản nợ
phải trả hay không. Nếu trị số này >=1 thì doanh nghiệp có khả năng và ngƣợc
lại.
Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát
=
Tổng số tài sản
Tổng số nợ phải trả
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: cho biết với lƣợng tiền và tƣơng
đƣơng tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn
hạn (nợ ngắn hạn đến hạn) không.
Hệ số khả năng
thanh toán tức thời
=
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
Tổng số nợ ngắn hạn
22
Nếu trị số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán
công nợ. Ngƣợc lại, nếu hệ số này quá lớn thì lƣợng tiền của doanh nghiệp khá
nhiều và khả năng sử dụng vốn chƣa cao dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.
1.2.1.4. Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh
Khi đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, cần phải nghiên cứu một
cách toàn diện về thời gian, không gian, môi trƣờng kinh doanh và đồng thời đặt
nó trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn xã hội.
Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): đây là chỉ tiêu cho thấy khả
năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt
động kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu(ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
x 100
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp tốt, giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động
kinh doanh.
- Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS): đánh giá khả năng tạo ra lợi
nhuận của doanh nghiệp, chỉ tiêu này thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của nhà
quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trƣờng.
Tỷ suất sinh lời của
doanh thu (ROS)
=
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Doanh thu thuần
x 100
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt, giúp
nhà quản trị mở rộng thị trƣờng, tăng doanh thu. Nếu chỉ tiêu này thấp thì nhà
quản trị cần tăng cƣờng kiểm soát chi phí của các bộ phận.
- Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA): dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng
các tài sản đã đầu tƣ.
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
x100
23
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, giúp nhà quản
trị đầu tƣ theo chiều rộng nhƣ xây nhà xƣởng, mua thêm máy móc.
1.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
1.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản là một phần trong phân tích phân tích cấu trúc tài
chính doanh nghiệp, việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản cho thấy
mức độ biến động của từng loại tài sản trong tổng tài sản. Trên cơ sở đó, nhận ra
khoản mục nào có sự biến động lớn để tập trung phân tích và tìm nguyên nhân.
Khi xem xét cơ cấu tài sản, ta sử dụng phƣơng pháp so sánh dọc với tổng
tài sản giữa các kỳ phân tích và kỳ gốc, và xu hƣớng biến động của chúng để
thấy mức độ hợp lý của việc phân bổ. Tùy theo loại hình hoạt động kinh doanh
để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản là cao hay thấp. Nếu là doanh nghiệp sản
xuất thì cần phải có lƣợng dự trữ nguyên vật liệu đủ nhằm đáp ứng nhu cầu sản
xuất sản phẩm. Nếu là doanh nghiệp thƣơng mại thì cần lƣợng hàng hóa dự trữ
đủ để cung cấp nhu cầu bán ra.
Việc tính tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản đƣợc xác định
bằng công thức sau:
Tỷ trọng của từng Giá trị của từng tài sản
loại tài sản chiếm = ______________________ x 100
trong tổng tài sản Tổng tài sản
Nhƣ vậy, khi phân tích cơ cấu tài sản, ta có thể thấy đƣợc sự biến động
tăng, giảm cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối của các chỉ tiêu trong phần tài sản
của doanh nghiệp. Mặc khác, ta có thể thấy mức độ ảnh hƣởng của các chỉ tiêu
tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp để từ đó có thể đánh giá đƣợc mức
độ ảnh hƣởng và đƣa ra những chính sách hợp lý để đảm bảo cơ cấu tài sản
trong doanh nghiệp.
24
1.2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp
sẽ tìm kiếm và huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong báo cáo tài chính
đƣợc thể hiện ở hai nguồn là: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu đƣợc đóng góp ban đầu
hoặc bổ sung trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra còn một số nguồn khác nhƣ:
chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận sau thuế
chƣa phân phối, các quỹ của doanh nghiệp.
Nợ phải trả phản ánh số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng trong quá
trình hoạt động kinh doanh. Nợ phải trả bao gồm nhiều loại khác nhau.
Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho biết đƣợc cơ cấu vốn huy
động và mức độ độc lập về tài chính cũng nhƣ xu hƣớng biến động của nguồn
vốn huy động của doanh nghiệp. Khi phân tích cơ cấu vốn, các nhà phân tích sẽ
tính ra và so sánh tình hình biến động nguồn vốn giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn
đƣợc xác định nhƣ sau:
Tỷ trọng của từng bộ Giá trị của từng bộ phận NV
phận nguồn vốn chiếm = _________________________ x 100%
trong tổng số nguồn vốn Tổng số nguồn vốn
Để xác định đƣợc chính xác tình hình huy động vốn, nắm bắt đƣợc các
nhân tố ảnh hƣởng, các nhà phân tích sẽ kết hợp so sánh sự biến động giữa kỳ
phân tích với kỳ gốc về cả số tuyệt đối và số tƣơng đối trên tổng số nguồn vốn.
Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp các nhà phân tích nắm đƣợc trị số và
sự biến động của các chỉ tiêu nhƣ: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu; Hệ số nợ so
với tổng nguồn vốn và các chỉ tiêu này đều cho thấy đƣợc mức độ độc lập về tài
chính của doanh nghiệp.
25
1.2.2.3. Phân tích cân bằng tài chính và mức độ độc lập tài chính
* Phân tích cân bằng tài chính hay nói cách khác là phân tích cấu trúc tài
chính cho biết cơ cấu tài sản đã phù hợp với đặc điểm kinh doanh hay chƣa. Cơ
cấu nguồn vốn đã phù hợp với khả năng huy động tài chính của nhà quản trị hay
chƣa.
Khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, ngƣời phân
tích cũng cần chú trọng đến vốn lƣu động ròng là số vốn mà doanh nghiệp
không cần phải vay mƣợn hay đi chiếm dụng, đƣợc sử dụng để duy trì những
hoạt động bình thƣờng, diễn ra thƣờng xuyên tại doanh nghiệp, là khái niệm
phản ánh khoản chênh lệch giữa các nguồn vốn và tài sản cùng tính chất và thời
gian sử dụng.
Nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính là doanh nghiệp phải dùng nguồn
vốn dài hạn để hình hành tài sản dài hạn, dùng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài
sản ngắn hạn. Điều đó đảm bảo rằng các tài sản dài hạn sẽ đƣợc sử dụng trong
thời gian dài mà không phải chịu áp lực về thanh toán cho nguồn hình thành.
Cách tài trợ này giúp doanh nghiệp có đƣợc sự ổn định, an toàn về mặt tài
chính.
Vốn lƣu động ròng có thể tính theo một trong hai cách sau:
Công thức này thể hiện cách thức sử dụng nguồn vốn lƣu động ròng của
doanh nghiệp để tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn nhƣ khoản phải thu, hàng tồn
kho hay các khoản có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp
Hoặc
Vốn lƣu
động ròng
=
Tài sản ngắn
hạn
- Nợ ngắn hạn
Vốn lƣu
động ròng
=
Nguồn tài trợ
thƣờng xuyên
-
Tài sản dài
hạn
26
Trong đó:
Nguồn tài trợ thƣờng xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu.
Theo công thức này, vốn lƣu động ròng thể hiện cân bằng giữa nguồn vốn
ổn định với những tài sản có thời gian chu chuyển trên một chu kỳ kinh doanh
hoặc trên 1 năm. Nó phản ánh nguồn gốc vốn lƣu động ròng, có nghĩa là sau khi
tài trợ đủ cho tài sản dài hạn thì phần dôi ra đó chính là vốn lƣu động ròng. Cách
tính này thể hiện phƣơng thức tự tài trợ tài sản dài hạn và đồng thời phản ánh tác
động của việc đầu tƣ lên cân bằng tài chính tổng thể.
Nếu vốn lƣu động ròng > 0 thì đây là dấu hiệu tài chính bình thƣờng hay
khả quan, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn hoặc
cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn. Cân bằng tài chính trong
trƣờng hợp này gọi là cân bằng tốt.
Ngƣợc lại < 0 sẽ thể hiện một sự mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn và mất cân đối giữa nguồn tài trợ thƣờng xuyên với tài sản dài hạn.
Điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ tạm thời cho cả tài sản dài
hạn và nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính của
doanh nghiệp có thể mất dần và đi đến bờ vực phá sản. Và tất nhiên, cân bằng
tài chính trong trƣờng hợp này là cân bằng xấu.
Vốn lƣu động ròng = 0, trong trƣờng hợp này, toàn bộ tài sản ngắn hạn
đƣợc thanh toán bằng nợ ngắn hạn. Khi đó, nguồn tài trợ thƣờng xuyên của
doanh nghiệp vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên doanh nghiệp không phải
sử dụng nợ ngắn hạn để bù đắp. Vì thế, cân bằng tài chính trong trƣờng hợp này
tƣơng đối bền vững; tuy nhiên, tính ổn định vẫn chƣa cao, nguy cơ xảy ra “cân
bằng xấu” vẫn tiềm tàng.
* Mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp phản ánh
quyền của doanh nghiệp trong việc đƣa ra các quyết định về chính sách tài chính
và hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ quyền kiểm soát các chính sách đó. Để
27
đánh giá khái quát mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp, nhà phân tích
thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính
và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, tổng số
nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của
chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao và
ngƣợc lại.
Hệ số tài trợ
=
Vốn chủ sở hữu
Tổng số nguồn vốn
- Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
giúp nhà đầu tƣ có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài
chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt
động. Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở
hữu.
Hệ số NPT so với VCSH =
Nợ phải trả
Giá trị VCSH
Thông thƣờng, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh
nghiệp đƣợc tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngƣợc lại thì tài sản của
doanh nghiệp đƣợc tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ
số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay
tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này
càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh
nghiệp càng lớn.
- Hệ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn: là chỉ tiêu cho biết, tổng số
nguồn vốn của doanh nghiệp thì tổng số nợ phải trả chiếm mấy phần.
28
Hệ số NPT so với tổng NV =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài
chính của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.
1.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản phải trả là một vấn đề
phức tạp nhƣng rất quan trọng vì nó tồn tại trong suốt quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Sự tăng hay giảm các khoản nợ phải thu hay phải trả
có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh cũng nhƣ tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy đƣợc sức mạnh tài chính của
doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, doanh ngiệp hoạt động tài chính tốt, lành mạnh
sẽ không phát sinh tình trạng nợ nần kéo dài và ngƣợc lại, một doanh nghiệp lâm
vào tình trạng nợ kéo dài thì chắc chắn chất lƣợng hoạt động kinh doanh, trong
đó có hoạt động quản lý nợ không cao. Vấn đề thanh toán trở nên đặc biệt quan
trọng đối với những doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn với tỷ lệ cao. Do vậy,
phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân của sự ngƣng
trệ, khê đọng của các khoản công nợ có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
1.2.3.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả.
* Phân tích tình hình công nợ phải thu
Các khoản phải thu thực chất là vốn mà doanh nghiệp đang bị khách hàng
hoặc nhà cung cấp chiếm dụng, vì thế về nguyên tắc quy mô các khoản phải thu
càng nhỏ thì càng tốt.
Quy mô tính chất các khoản phải thu phụ thuộc vào mỗi loại hình kinh
doanh khác nhau (ví dụ kinh doanh bán lẻ thì phải thu sẽ thấp, bán buôn thì phải
thu sẽ cao hơn..). Thông thƣờng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng
29
mở rộng, quy mô các khoản phải thu càng tăng và ngƣợc lại. Để xem xét tƣơng
quan giữa 2 chỉ tiêu này, chúng ta dùng tỷ số vòng quay các khoản phải thu. Nếu
quy mô các khoản phải thu tăng lên nhƣng vòng quay các khoản phải thu vẫn
nhƣ cũ hoặc tăng lên thì số ngày phải thu sẽ giảm xuống chứng tỏ tình hình quản
lý công nợ tốt. Ngƣợc lại nếu doanh nghiệp có quy mô các khoản phải thu tăng
trong khi doanh thu, quy mô kinh doanh không tăng thì điều đó có nghĩa là tình
hình kinh doanh của khách hàng có nhiều biến đổi.
- Số vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh
doanh các khoản phải thu quay đƣợc bao nhiêu vòng.
Số vòng quay các
khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Bình quân các khoản phải thu
Trong đó:
Bình quân các khoản
phải thu
=
Tổng số nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ
2
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dƣ của các khoản phải thu,
hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu các khoản phải thu đƣợc thu hồi nhanh thì số
vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và Công ty ít bị chiếm dụng vốn.
Tuy nhiên, nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì
có thể ảnh hƣởng đến khối lƣợng hàng tiêu thụ do phƣơng thức thanh toán quá
chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay hoặc thanh toán trong thời gian ngắn).
- Thời gian thu tiền (Thời gian quay vòng các khoản phải thu)
Thời gian một vòng quay
các khoản phải thu
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho thấy, để thu đƣợc các khoản phải thu cần một khoảng
thời gian là bao nhiêu. Nếu số thời gian này lớn hơn số thời gian quy định bán
chịu cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngƣợc lại.
30
* Phân tích tình hình công nợ phải trả.
Các khoản phải trả của doanh nghiệp bao gồm phải trả ngƣời bán, phải trả
ngƣời lao động, các khoản phải nộp Nhà Nƣớc, phải trả tiền vay... Vì vậy, doanh
nghiệp thƣờng cố gắng kéo dài kỳ trả nợ càng lớn càng tốt mà vẫn duy trì uy tín
đối với nhà cung cấp. Việc gia tăng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp hoặc bên
mua ứng trƣớc sẽ giảm bớt áp lực chi phí và đi vay từ ngân hàng. Tuy nhiên việc
tăng quá mức các khoản phải trả và kéo dài kỳ hạn của các khoản phải trả cũng
là dấu hiệu xấu về khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Số vòng quay các khoản phải trả: chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh
doanh, các khoản phải trả đƣợc quay bao nhiêu vòng
Số vòng quay các
khoản phải trả
=
Giá vốn hàng bán
Nợ phải trả ngƣời bán bình quân
Trong đó:
Nợ phải trả ngƣời
bán bình quân
=
Tỏng số nợ phải trả đầu kỳ và cuối kỳ
2
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp
thời, ít chiếm dụng vốn của đối tƣợng. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng
không tốt bởi vì có thể doanh nghiệp đang thừa tiền thanh toán trƣớc hạn, ảnh
hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
- Thời gian quay vòng các khoản phải trả: Chỉ tiêu này càng ngắn
chứng tỏ khả năng thanh toán tiền càng nhanh, ngƣợc lại chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ khả năng thanh toán chậm, số vốn chiếm dụng nhiều có thể ảnh hƣởng
đến uy tín của doanh nghiệp. Thời gian của kỳ phân tích là 365 ngày. Khi phân
tích ta có thể thấy đƣợc tình hình thanh toán công nợ của doanh nghiệp để từ đó
có các biện pháp huy động vốn, góp phần ổn định tình hình tài chính.
Thời gian quay vòng
các khoản phải trả
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải trả
31
1.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ
Tỷ số thanh toán đo lƣờng đánh giá khả năng trả nợ của Công ty. Đây là
nhóm tỷ số có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của Công ty, nhằm
phân tích khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán để đƣa ra những biện phá đối
phó thích hợp. Đồng thời cũng là nhóm tỷ số đƣợc các chủ nợ quan tâm nhất.
* Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
- Khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy khả năng chi trả các khoản nợ
ngắn hạn khi đến hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ
= 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và
ngƣợc lại trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn của càng thấp. Nhƣng nếu hệ số này quá cao thì không tốt, nó cho thấy sự
dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhƣng lại giảm hiệu quả sử dụng
vốn do doanh nghiệp đã đầu tƣ quá nhiều vào tài sản ngắn hạn và có thể dẫn đến
tình hình tài chính xấu. Trên thực tế, trị số này có giá trị tốt nhất là =2.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =
Tổng giá trị tài sản ngắn hạn
Tổng số nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: chỉ tiêu này cho biết khả năng
trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn ứng với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau
khi loại bỏ giá trị hàng tồn kho)
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Tổng số nợ ngắn hạn
Trị số này càng >1 thì doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán nhanh
các khoản nợ ngắn hạn.
- Hệ số chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn
Hệ số chuyển đổi
thành tiền của TSNH
=
Tiền
Tài sản ngắn hạn
32
Chỉ tiêu cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn
doanh nghiệp thành tiền tại thời điểm phân tích. Chỉ tiêu này cao quá, chứng tỏ
khả năng chuyển đổi thành tiền lớn dẫn đến tình hình thanh toán dồi dào. Chỉ
tiêu này nhỏ khả năng chuyển đổi kém, sẽ gây áp lực tài chính trong quá trình đi
tìm kiếm nguồn thanh toán. Chỉ tiêu này thƣờng phụ thuộc vào điều lệ thanh
toán của doanh nghiệp đối với các khách hàng trong hợp đồng kinh tế.
* Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
Khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp gắn với khả năng sống còn
của doanh nghiệp qua nhiều năm. Mục đích của phân tích khả năng thanh toán
dài hạn là để chỉ ra sớm hơn nếu doanh nghiệp đang trên đƣờng phá sản.
Hai tỷ số đƣợc xem là tín hiệu của khả năng thanh toán dài hạn là tỷ số nợ
phải trả trên vốn CSH và hệ số thanh toán lãi vay.
- Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu
Các nhà phân tích báo cáo tài chính luôn quan tâm đến phần tài sản của
doanh nghiệp mà do các thành viên Công ty đóng góp hoặc có đƣợc do đi vay.
Nợ phải trả trên nguồn vốn CSH =
Tổng số nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu
Qua việc tính toán tỷ số nợ ta thấy đƣợc mức độ độc lập hay phụ thuộc
của doanh nghiệp đối với chủ nợ. Trị số này của doanh nghiệp càng cao càng
tốt, vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự do, có tính độc lập cao
không bị ràng buộc hoặc sức ép của các khoản vay.
- Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay đƣợc đƣợc sử dụng
nhƣ thế nào để đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp tiền lãi
vay hay không.
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trƣớc thuế và chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay
33
Trong đó “lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay” còn gọi là EBIT phản ánh số
tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay trong năm.
Trị số này càng cao, khả năng thanh toán nợ dài hạn càng lớn, tuy nhiên
nếu trị số quá lớn thì doanh nghiệp dễ mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn do
một số bộ phận dài hạn đƣợc hình thành từ nợ ngắn hạn.
* Phân tích khả năng thanh toán nợ thông qua BCLCTT
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ phản ánh các dòng tiền lƣu chuyển trong một
kỳ hoạt động của doanh nghiệp.Việc phân tích khả năng thanh toán thông qua
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ trong một kỳ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp
xây dựng dự toán tiền khoa học để thu hút đầu tƣ và nắm bắt những cơ hội đầu
tƣ mới, nâng cao độ tin cậy của các quyết định kinh doanh.
Việc phân tích đƣợc thực hiện trên cơ sở xác định tỷ trọng dòng tiền thu,
chi của từng hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính. Khi
phân tích dòng tiền này, các đối tƣợng quan tâm có cái nhìn sâu hơn về dòng
tiền thuần lƣu chuyển trong doanh nghiệp, từ đó xác định nguyên nhân, tác động
đến tình hình tăng, giảm tỷ trọng trong kỳ của doanh nghiệp để xây dựng biện
pháp huy động và sử dụng tiền có hiệu quả.
Các nhà phân tích sử dụng các chỉ số sau để phân tích dòng tiền từ hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Tỷ trọng tiền tạo ra từ
hoạt động tài chính so với
tổng lƣợng tiền lƣu chuyển
trong kỳ
=
Dòng tiền thuần từ HĐTC
Tiền thuần lƣu chuyển trong kỳ
Tỷ trọng tiền tạo ra từ
hoạt động đầu tƣ so với
tổng lƣợng tiền lƣu chuyển
trong kỳ
=
Dòng tiền thuần từ HĐĐT
Tổng số tiền thuẩn lƣu chuyển trong kỳ
34
Tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt
động kinh doanh so với
tổng lƣợng tiền lƣu chuyển
trong kỳ
=
Dòng tiền thuần từ HĐKD
Tiền thuần lƣu chuyển trong kỳ
Phân tích các chỉ tiêu trên sẽ cho biết khả năng tạo ra tiền từ mỗi hoạt
động là đóng góp bao nhiêu phần trăm vào tổng số tiền thuần lƣu chuyển trong
kỳ, tiền đƣợc tạo ra từ hoạt động nào là chủ yếu.
1.2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả kinh doanh cao.
1.2.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA): hay còn gọi là tỷ số lợi nhuận trên
tài sản (Return on assets). Đây là một chỉ số thể hiện tƣơng quan giữa mức sinh
lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của
công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Nhà đầu tƣ sẽ thấy đƣợc bình
quân cứ một đồng tài sản đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì
tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này đo lƣờng hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp; thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài
chính.
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
x100
Nếu tỷ số này >0 thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số này càng
cao cho thấy khả năng doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu quả. Còn nếu
tỷ số <0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
35
- Số vòng quay của tài sản: Chỉ số này đo lƣờng khả năng doanh nghiệp
tạo ra doanh thu từ việc đầu tƣ vào tổng tài sản. Giả dụ chỉ số này bằng 3 có
nghĩa là : với mỗi đồng đƣợc đầu tƣ vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra
đƣợc 3 đồng doanh thu.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh
thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp
chứng tỏ các tài sản vận động chậm, có thể là hàng tồn kho, sản phẩn dở dang
nhiều làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ
thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong
doanh nghiệp.
- Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần: đây là chỉ tiêu cho
thấy khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản. Để tạo ra 1 đồng doanh thu
thuần (lãi thuần) thì trong kỳ cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tƣ.
Suất hao phí của tài sản
so với doanh thu thuần
=
Tài sản bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết
kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp.
- Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế: Chỉ tiêu này phản
ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử
dụng cho hoạt động kinh doanh.
Suất hao phí của tài sản so
với lợi nhuận sau thuế
=
Tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng các tài sản càng cao, hấp dẫn
các cổ đông đầu tƣ và ngƣợc lại.
Số vòng quay
của tài sản
=
Tổng doanh thu thuần
Tài sản bình quân
36
1.2.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thƣờng phụ thuộc vào đặc điểm hoạt
động kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, cơ chế quản lý và phân cấp tài chính
trong các doanh nghiệp. Cơ cấu vốn tác động đến nội dung phân tích hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tƣ thì tạo ra đƣợc
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế hay nói cách khác là phản ánh năng lực sử
dụng đồng vốn của doanh nghiệp để sinh lợi nhƣ thế nào. Tuy nhiên, chỉ tiêu
này cao không phải lúc nào cũng thuận lợi bởi doanh nghiệp không tận dụng
đƣợc đòn bảy kinh doanh từ nguồn vốn vay bên ngoài.
Tỷ suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu(ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
x 100
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, giúp theo dõi xem một
đồng vốn bỏ ra đã đẻ đƣợc bao nhiêu đồng lời. Nhƣ vậy ta hoàn toàn có thể hiểu
rằng tỷ lệ ROE sẽ càng cao càng tốt. Nó chứng tỏ rằng Công ty sử dụng hiệu quả
đồng vốn của cổ đông.
Chỉ tiêu này càng cao biểu hiện xu hƣớng tích cực. Chỉ tiêu này cao
thƣờng giúp các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trƣờng tài
chính để tài trợ cho sự tăng trƣởng của doanh nghiệp và ngƣợc lạ, nếu chỉ tiêu
này nhỏ và vốn chủ sở hữu dƣới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp,
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn.
- Số vòng quay của vốn chủ sở hữu: chỉ số này phản ánh hiệu năng sử
dụng vốn chủ sở hữu trong một kỳ (hay một đơn vị vốn chủ sở hữu tạo ra đƣợc
mấy đơn vị doanh thu thuần khoạt động kinh doanh trong kỳ).
Số vòng quay của
vốn chủ sở hữu
=
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
37
Trị số của chỉ tiêu này càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng lớn.
Ngƣợc lại, trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ sẽ phản ánh hiệu năng sử dụng vốn
chủ sở hữu càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thấp.
- Thời gian một vòng quay của vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này cho biết
thời gian quay vòng của vốn chủ sở hữu
Thời gian một vòng quay
của vốn chủ sở hữu
=
Thời gian kỳ nghiên cứu
Số vòng quay của vốn chủ sở hữu
1.2.4.3. Phân tích khả năng sinh lời
Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến
khả năng sử dụng một cách có hiệu quả tài sản để mang lại nhiều lợi nhuận nhất
cho doanh nghiệp.
Các tỷ suất sinh lời luôn đƣợc các nhà quản trị, các nhà đầu tƣ, các chủ nợ
và các nhà phân tích tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá
kết quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức
lãi của doanh nghiệp.
Để xem xét khả năng sinh lời của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng các tỷ
số sau: Lợi nhuận trên doanh thu; Lợi nhuận trên tài sản; Lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu.
 Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS):
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt
động kinh doanh, chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần đem lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Trị số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn
càng cao.
Tỷ suất sinh lời của
doanh thu (ROS)
=
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Doanh thu thuần
x 100
 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA):
38
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế. Trị số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp
lý và hiệu quả.
Tỷ suất sinh lời
của tài sản (ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
x
Doanh thu thuần
Tổng Tài sản bình quân
x100
 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu đem lại bao nhiêu đơn
vị lợi nhuận sau thuế. Trị số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn
chủ sở hữu càng cao và ngƣợc lại.
Tỷ suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu(ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
x 100
39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, tác giả đã đề cập đến các vấn đề cơ bản đƣợc sử dụng
trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm bản chất, mục tiêu, ý
nghĩa và nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Có nhiều phƣơng pháp đƣợc sử dụng để tiến hành phân tích báo cáo tài
chính doanh nghiệp tuy nhiên trong đó phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng phổ
biến và rộng rãi nhất.
Nội dung phân tích tài chính đƣợc xem xét dựa trên nhiều góc độ khác
nhau, một là phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính và hai là phân tích
mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Trong nội dung chƣơng
này, tác giả đã trình bày một số nội dung liên quan đến báo cáo tài chính, đó là:
Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp; Phân tích cấu trúc tài chính
và tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp; Phân tích khả năng thanh
toán của doanh nghiệp; Phân tích hiệu quả kinh doanh.
Các thông tin kế toán là cực kì cần thiết trong việc đƣa ra quyết định của
nhà quản trị, các nhà đầu tƣ. Việc đƣa ra những thông tin chính xác, phản ánh
tình hình tài chính của Công ty là một vấn đề quyết định thành bại của doanh
nghiệp.
40
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ACC-244
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần ACC-244
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần ACC-244
Lịch sử hình thành và phát triển
Số năm kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng: 48 năm
Tên chính thức: CÔNG TY CỔ PHẦN ACC-244
Tên tiếng anh: ACC-244 Joint stock company
Mã số thuế: 0104598666
Trụ sở chính: 164 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
VP phía Nam: 19A Cộng Hòa, phƣờng 12, Q. Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: (024)35651528 – Fax: (024)38522622
Công ty cổ phần ACC-244 tiền thân là Xí nghiệp xây dựng 244 trực thuộc
Cục hậu cần Không quân đƣợc thành lập ngày 10/7/1972, sau đó đƣợc chuyển
đổi thành Công ty cổ phần ACC-244 trực thuộc Công ty TNHH MTV Xây dựng
công trình hàng không ACC (nay là Tổng Công ty Xây dựng công trình hàng
không ACC) theo quyết định cổ phần hóa số 3643/QĐ-BQP ngày 04/11/2018
của Bộ trƣởng bộ quốc phòng và hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh số
1014598666 ngày 16/4/2010 và đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 02/01/2018 do
Sở Kế hoạch và đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần ACC-244 đã có
những định hƣớng và bƣớc phát triển đúng đắnvới đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản
lý kỹ thuật có kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên, công nhân giỏi nghiệp vụ, thành
thạo tay nghề. Những năm qua Công ty đã thi công hàng trăm công trình trên
phạm vi cả nƣớc, khẳng định vị thế là doanh nghiệp xây dựng công trình dân
dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi có hiệu quả, chất lƣợng cao.
41
Đánh giá cao những thành tích của Công ty cổ phần ACC-244 đã đạt đƣợc
trong những năm vửa qua, năm 2011 Công ty đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ tặng
bằng khen, Bộ xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt Nam trao tặng 9 Huy
chương và bằng chất lượng cao cho 9 công trình. Đặc biệt công trình: “Trụ sở
làm việc khối 2/ Khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đƣờng” là một trong số 65 công
trình tiêu biểu nhận Cúp vàng chất lƣợng xây dựng Việt Nam năm 2010 do Bộ
xây dựng trao tặng và đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tặng bằng khen vì đã
có thành tích xuất sắc trong thi công công công trình này.Công ty vinh dự đƣợc
Thủ tƣớng Chính phủ tặng bằng khen (năm 2011), Chủ tịch nƣớc trao
tặng: Huân chương lao động hạng Nhì (năm 2012) và Huân chương Bảo vệ tổ
quốc hạng Ba (năm 2016). Năm 2015 Công ty đƣợc Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng
tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2013 đến năm
2014. Đó là những phần thƣởng cao quý thể hiện sự nỗ lực rất lớn để khẳng định
năng lực, chất lƣợng của Công ty.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
42
-
c¸c
phã
tæng
gi¸m
®èc
S¬
®å
c¬
cÊu
tæ
chøc
C«ng
ty
cæ
phÇn
acc
-
244
Ghi
chó:
Chỉ
đạo
trực
tuyến
---------
Chế
độ
phối
hợp
chức
năng
XÝ
nghiÖp
XD
41
Đội
XD
411,
412,
413
XÝ
nghiÖp
XD
45
Đội
XD
451,
452,
453
XÝ
nghiÖp
XD
43
Đội
XD
431,
432,
433
XÝ
nghiÖp
XD
42
Đội
XD
421,
422,
423
Phßng
KÕ
ho¹ch
-
Kinhdoanh
Phßng
Tµi
chÝnh
-
kÕ
to¸n
Phßng
Tæ
chøc
-
HµnhChÝnh
Tæng
gi¸m
®èc
Ban
kiÓm
so¸t
Héi
®ång
qu¶n
trÞ
®¹i
héi
®ång
cæ
®«ng
43
Hội đồng quản trị
Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự giám
sát và chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ
quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm
quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị phải lựa chọn trong số các thành viên Hội đồng quản trị
để bầu ra một Chủ tịch HĐQT. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm chức
Tổng Giám đốc Công ty khi việc kiêm nhiệm này đƣợc phê chuẩn hàng năm tại
Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên.
Phó chủ tịch HĐQT
1. Hội đồng quản trị phải lựa chọn trong số các thành viên Hội đồng quản
trị để bầu ra một Phó Chủ tịch HĐQT.
2. Phó chủ tịch HĐQT là ngƣời giúp Chủ tịch giải quyết công việc trên
một số mặt công tác cụ thể theo sự phân công của Chủ tịch HĐQT. Khi Chủ tịch
HĐQT vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch HĐQT thực hiện
các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT.
Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty; chịu trách
nhiệm chính và chỉ đạo trực tiếp toàn bộ hoạt động của Công ty.
Phó Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc là ngƣời giúp Tổng Giám đốc trên từng mặt công tác
theo sự phân công của TGĐ, việc phân công đƣợc thể hiện thành văn bản.
Kế toán trƣởng
1. Kế toán trƣởng là ngƣời giúp TGĐ giám sát tài chính tại Công ty.
2. Kế toán trƣởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong
Công ty theo quy định tại điều 4 của Luật Kế toán.
44
3. Trách nhiệm và quyền của kế toán trƣởng thực hiện theo điều 55 của
Luật Kế toán.
4. Kế toán trƣởng chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của TGĐ Công ty;
đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trƣởng Tổng công ty về
chuyên môn, nghiệp vụ.
Phòng tài chính - kế toán
1. Tham mƣu, đề xuất cho HĐQT, TGĐ về chính sách tài chính của Công
ty. Chủ trì xây dựng quy chế tài chính, kế hoạch thu chi tài chính, tham gia xây
dựng kế hoạch SXKD hàng năm và các quy chế, quy định, kế hoạch khác theo
phân công.
2. Thực hiện các hoạt động tài chính, kế toán, kiểm toán nội bộ theo quy
định, gồm:
a) Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung
công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
b) Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp,
thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài
sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
c) Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mƣu, đề xuất các giải pháp
phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Công ty.
d) Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật phục vụ
công tác công bố thông tin, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... của các cơ quan
chức năng.
3. Đảm bảo vốn cho các hoạt động SXKD, quản lý vốn tài sản Công ty,
chấp hành chế độ nộp ngân sách và cấp trên;
4. Hƣớng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra các bộ phận thực hiện các quy
chế của Công ty trong lĩnh vực đƣợc phân công; các quy định về quản lý tài
chính, hạch toán kế toán theo đúng quy định pháp luật;
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÌNH...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO  CÁO TÌNH...KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO  CÁO TÌNH...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÌNH...OnTimeVitThu
 
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Ähnlich wie LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN (20)

Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty thương mại Chi Lăng, HOT
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty thương mại Chi Lăng, HOTĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty thương mại Chi Lăng, HOT
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty thương mại Chi Lăng, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty...
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Hiển Hoà, HAY
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Hiển Hoà, HAYĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Hiển Hoà, HAY
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Hiển Hoà, HAY
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty kinh doanh máy tính
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty kinh doanh máy tínhĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty kinh doanh máy tính
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty kinh doanh máy tính
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty sản phẩm bao bì carton
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty sản phẩm bao bì cartonĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty sản phẩm bao bì carton
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty sản phẩm bao bì carton
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...
 
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Ojitex Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Ojitex Hải Phòng, 9đLuận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Ojitex Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Ojitex Hải Phòng, 9đ
 
Đề tài: Lập phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Sivico, HAY
Đề tài: Lập phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Sivico, HAYĐề tài: Lập phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Sivico, HAY
Đề tài: Lập phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Sivico, HAY
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÌNH...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO  CÁO TÌNH...KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO  CÁO TÌNH...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÌNH...
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Sivico, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Sivico, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Sivico, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Sivico, HAY
 
Quản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn tại công ty vật liệu trải đường
Quản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn tại công ty vật liệu trải đườngQuản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn tại công ty vật liệu trải đường
Quản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn tại công ty vật liệu trải đường
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
 
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Việt Trường, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Việt Trường, HAYĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Việt Trường, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Việt Trường, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty chế biến thủy sản, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty chế biến thủy sản, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty chế biến thủy sản, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty chế biến thủy sản, 9đ
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế biến thủy sản
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế biến thủy sảnĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế biến thủy sản
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế biến thủy sản
 
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty vật tư vận tải, HAY
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty vật tư vận tải, HAYLuận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty vật tư vận tải, HAY
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty vật tư vận tải, HAY
 
Đề tài: Công tác lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty Bia Tây Âu
Đề tài: Công tác lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty Bia Tây ÂuĐề tài: Công tác lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty Bia Tây Âu
Đề tài: Công tác lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty Bia Tây Âu
 

Mehr von OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

Mehr von OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Kürzlich hochgeladen

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI --------------- TẠ LINH GIANG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACC-244 LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Hà Nội – 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI --------------- TẠ LINH GIANG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACC-244 Chuyên ngành: Kế Toán Mã ngành: 8340301 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ DỰ Hà Nội – 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244” là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Dự. Các số liệu trong luận văn sử dụng đƣợc xác thực. Số liệu đều có nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học. Tác giả luận văn Tạ Linh Giang
  • 4. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ kế toán với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244” Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Trần Thị Dự, ngƣời đã tận tình, chu đáo hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành đề tài. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Khoa Sau đại học – Khoa Kế toán Trƣờng Đại học Lao Động Xã Hội, các thầy cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị Ban lãnh đạo, Phòng Kế toán Công ty cổ phần ACC-244 đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong học tập, nghiên cứu nhƣng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận đƣợc những góp ý từ những nhà khoa học để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hơn nữa đề tài của mình. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Tạ Linh Giang
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................I DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................II DANH MỤC SƠ ĐỒ.........................................................................................III PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................................... 2 3.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 5 6. Những đóng góp mới của luận văn................................................................... 5 7. Kết cấu nội dung chi tiết của luận văn.............................................................. 6 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP…………………………………………………………………...……7 1.1.Một số vấn đề lý luận cơ bản về Báo cáo tài chính .................................... 7 1.1.1.Một số khái niệm liên quan.......................................................................... 7 1.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp............................ 8 1.1.3. Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính................................................... 9 1.1.4. Các phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính .......................................... 14 1.2. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp.............................. 19 1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp......................... 19 1.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn...................................................... 23 1.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ................................ 28 1.2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh................................... 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................. 39
  • 6. CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACC-244................................................................................................. 40 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần ACC-244 ................................................ 40 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần ACC-244 ................ 40 2.1.2. Cơ cấu tổ chức........................................................................................... 41 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty cổ phần ACC-244 ............................................................................................................. 49 2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hƣởng đến báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244. ................................................................ 52 2.2. Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244 .................. 55 2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp tại Công ty cổ phần ACC-244..................................................................................................... 55 2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại Công ty cổ phần ACC-244..... 60 2.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần ACC-244 ............................................................................................................. 70 2.2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần ACC-244 ............................................................................................................. 84 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................. 93 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACC-244 ............................................. 94 3.1. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty cổ phần ACC-244 ................ 94 2.3.1. Ƣu điểm..................................................................................................... 94 2.3.2. Nhƣợc điểm............................................................................................... 96 3.2. Định hƣớng phát triển của Công ty cổ phần ACC-244.......................... 94 3.3. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần ACC-244......................................................................... 94 3.1.1. Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn................................................................. 98
  • 7. 3.1.2. Cải thiện khả năng thanh toán................................................................... 99 3.1.3. Nâng cao khả năng sinh lời..................................................................... 100 3.4. Một số kiến nghị ....................................................................................... 102 3.2.1. Về phía nhà nƣớc .................................................................................... 102 3.2.2. Đối với những đối tƣợng khác ................................................................ 103 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 104 KẾT LUẬN...................................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 106
  • 8. I DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa BCTC Báo cáo tài chính BCLCTT Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCĐKT Bảng cân đối kế toán HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐĐT Hoạt động đầu tƣ HĐTC Hoạt động tài chính DT Doanh thu DTT Doanh thu thuần EBIT Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay HTK Hàng tồn kho LN Lợi nhuận LNST Lợi nhuận sau thuế SXKD Sản xuất kinh doanh TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu TNDN Thu nhập doanh nghiệp
  • 9. II DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng biểu Trang Bảng 2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài sản 56 Bảng 2.2 Đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn 57 Bảng 2.3 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán 58 Bảng 2.4 Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi 60 Bảng 2.5 Phân tích cơ cấu tài sản 61 Bảng 2.6 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 65 Bảng 2.7 Phân tích cân bằng tài chính của Công ty 67 Bảng 2.8 Mức độ độc lập tài chính của Công ty 68 Bảng 2.9 So sánh mức độ độc lập tài chính 69 Bảng 2.10 Tình hình các khoản phải thu của Công ty 71 Bảng 2.11 Phân tích tính thanh khoản các khoản phải thu 72 Bảng 2.12 So sánh tính thanh khoản các khoản phải thu 73 Bảng 2.13 Phân tích tình hình công nợ phải trả 74 Bảng 2.14 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 76 Bảng 2.15 So sánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 78 Bảng 2.16 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn 79 Bảng 2.17 Phân tích khả năng thanh toán qua BCLCTT 81 Bảng 2.18 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 84 Bảng 2.19 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 86 Bảng 2.20 Phân tích khả năng sinh lợi của công ty 87 Bảng 2.21 So sánh chỉ số khả năng sinh lời 91
  • 10. III DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Sơ đồ mô hình phân tích tài chính Dupont 18 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 42 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 50
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khi kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu với kinh tế khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp trong nƣớc nói chung và các doanh nghiệp Nhà nƣớc nói riêng sẽ không còn đƣợc “bảo hộ” bởi Nhà nƣớc mà sẽ vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp, tập đoàn nƣớc ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp không những phải năng động trong kinh doanh, nhạy bén nắm bắt cơ hội mà còn phải đánh giá đúng năng lực tài chính của bản thân để tồn tại và vƣơn lên tự khẳng định mình ở thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Đặc biệt khi các Công ty cổ phần niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch thì hệ thống báo cáo tài chính hay còn gọi là các bản cáo bạch trở thành thông tin tổng hợp mang đầy đủ tính chất pháp lý cho các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp cần quan tâm phân tích. Báo cáo tài chính không chỉ cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, cơ quan quản lý nhà nƣớc, ngƣời lao động hay các đối thủ cạnh tranh. Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ đƣợc thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ rủi ro trong tƣơng lai để ra các quyết định kinh tế. Đó chính là những tài liệu chứng nhận thành công hay thất bại trong quản lý và đƣa ra những dấu hiệu báo trƣớc sự thuận lợi và những khó khăn trong tƣơng lai của một doanh nghiệp. Mặc dù việc phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính có vai trò quan trọng nhƣ vậy nhƣng nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty cổ phần ACC-244 chƣa chú trọng và quan tâm đúng mức, việc phân tích báo cáo tài chính cũng chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và đầy đủ nên chƣa thể hiện đƣợc vai trò là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng.
  • 12. 2 Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp, tác giả đã lựa chọn đề tài“Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời đại ngày nay, phân tích báo cáo tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trƣờng. Đó là công cụ hữu ích đƣợc dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu tài chính của một doanh nghiệp. Do vậy, phân tích báo cáo tài chính là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả cao nhất. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, đề tài về nội dung này. Một số công trình nghiên cứu về phân tích tài chính nhƣ sau: Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần tƣ vấn và xây dựng công trình Mai Linh” (2019) của tác giả Nguyễn Thị Huyền Nga, tác giả làm rõ bản chất, mục tiêu và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính. Tác giả đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của công ty và chỉ ra đƣợc điểm mạnh, điểm yếu để từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp và kiến nghị phù hợp. Luận văn đã có sự so sánh với một doanh nghiệp cùng ngành. Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Dƣợc phẩm Hà Tây” (2017) của tác giả Chu Thị Hồng Lan, tác giả tập trung hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính, đề cập đến phƣơng pháp cũng nhƣ nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Song luận văn mới chỉ phân tích tình hình tài chính đang diễn ra tại Công ty, nhằm xây dựng nên hệ thống chỉ tiêu để phân tích tại Công ty mà chƣa hƣớng tới phân tích những biến động trong hoạt động của Công ty, tìm ra nguyên nhân từ đó đề ra biện pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
  • 13. 3 Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH Tập đoàn EVD” (2017) của tác giả Phùng Thị Thìn, tác giả đã tiến hành phân tích và đề ra giải pháp cụ thể trong phân tích báo cáo tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tình hình quản lý tài chính tại Công ty, song luận văn vẫn bị giới hạn bởi những hạn chế đƣa ra vẫn chƣa hƣớng tới phục vụ những đối tƣợng liên quan khác. Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần đầu tƣ phát triển công nghệ điện tử viễn thông” (2017) của tác giả Đỗ Thị Thƣ, luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận chung về phân tích tài chính trong Công ty cổ phần, luận văn cũng chỉ ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty và đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính Công ty, song bài luận văn chƣa có sự so sánh với báo cáo tài chính của Công ty khác cùng ngành để đề xuất những chỉ tiêu phát triển chung phù hợp với điều kiện trong nƣớc và quốc tế. Kế thừa và phát huy những giá trị của những công trình nghiên cứu trƣớc đã làm đƣợc, trong quá trình nghiên cứu luận văn này, tác giả tiếp tục hoàn thiện hệ thống hóa các cơ sở lý luận vè báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính, cố gắng khắc phục những điểm mà các công trình trƣớc chƣa đề cập đến. Với mỗi một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng đều có những đặc thù riêng về ngành nghề kinh doanh, về quy mô hoạt động, về tổ chức nhân sự…Chính vì vậy, đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC- 244” của tác giả vừa là công trình nghiên cứu đầu tiên về phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244 vừa rút kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế từ các đề tài nghiên cứu trƣớc. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của việc phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần ACC-244, đề tài nghiên cứu hƣớng tới các mục tiêu sau:
  • 14. 4 - Nghiên cứu và hệ thống những vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244, liên hệ so sánh với một doanh nghiệp cùng ngành. - Từ kết quả phân tích đƣợc, làm rõ điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính của Công ty và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty cổ phần ACC-244. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu để trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau: - Những chỉ tiêu nào đƣợc sử dụng để đo lƣờng tình hình tài chính của doanh nghiệp? - Thực trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ACC- 244 nhƣ thế nào? So sánh các chỉ tiêu tài chính của Công ty với một số Công ty cùng ngành khác cho thấy điều gì? - Qua phân tích báo cáo tài chính, tình hình tài chính của Công ty cổ phần ACC-244 có những mặt mạnh, yếu nào? Những giải pháp nào cần đƣợc đƣa ra để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của báo cáo tài chính và đi sâu phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: tại Công ty cổ phần ACC-244. + Về thời gian: giai đoạn từ năm 2017-2019.
  • 15. 5 + Nội dung nghiên cứu: phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp sau: -Phương pháp tiếp cận: Tìm hiểu những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (trong các tạp chí, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học…) có liên quan đến vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chủ trƣơng chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu chủ yếu là các văn bản pháp luật Nhà nƣớc liên quan đến báo cáo tài chính doanh nghiệp. - Phương pháp thu thập dữ liệu: + Thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu về cơ sở lý luận phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đƣợc lấy từ các giáo trình, bài giảng, sách báo uy tín. Tài liệu giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần ACC-244; Thu thập số liệu thống kê qua báo cáo tài chính các năm 2017, 2018, 2019 đƣợc lấy từ website của Công ty cổ phần ACC-244. + Thu thập dữ liệu sơ cấp: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần ACC-244 sẽ đƣợc tính toán dựa trên hệ thống báo cáo tài chính qua các năm 2017, 2018, 2019. -Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Trong quá trình làm đề tài, tác giả sẽ sử dụng nhiều phƣơng pháp phân tích khác nhau nhƣ phƣơng pháp so sánh, tỷ số..các phƣơng pháp đƣợc sử dụng linh hoạt phù hợp với từng nội dung. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp; là cơ sở nền tảng cho việc phân tích báo cáo tài chính
  • 16. 6 doanh nghiệp; làm tài liệu nghiên cứu khoa học giúp các nhà phân tích đƣa ra đƣợc những nhận định, đánh giá và kết luận chính xác toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phân tích. Từ việc nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244, đề tài nghiên cứu này giúp những ngƣời quan tâm có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty. Mặt khác, những phân tích này sẽ có giá trị thực tiễn đối với các doanh nghiệp cùng ngành khác. 7. Kết cấu nội dung chi tiết của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ACC-244. Chƣơng 3: Giải pháp để cải thiện nâng cao tình hình tài chính của Công ty cổ phần ACC-244.
  • 17. 7 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về Báo cáo tài chính 1.1.1. Một số khái niệm liên quan Báo cáo tài chính: Là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, Báo cáo tài chính là phƣơng tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những ngƣời quan tâm. Thông qua Báo cáo tài chính, những ngƣời dử dụng thông tin có thể đánh giá, phân tích và chẩn đoán đƣợc thực trạng và an ninh tài chính, nắm bắt đƣợc kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán, xác định giá trị doanh nghiệp, định rõ tiềm năng cũng nhƣ dự báo đƣợc nhu cầu tài chính và những rủi ro trong tƣơng lai mà doanh nghiệp có thể phải đƣơng đầu [7,tr.7]. Báo cáo tài chính là một bức tranh tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm hay một thời kỳ [11,tr.49]. Từ những khái niệm trên, tác giả nhận định Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn và công nợ cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là phƣơng diện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những ngƣời quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…). Phân tích báo cáo tài chính:
  • 18. 8 Phân tích báo cáo tài chính là một kỹ năng cần thiết trong nhiều công tác khác nhau, bao gồm quản lý đầu tƣ, tài chính doanh nghiệp, cho vay thƣơng mại và mở rộng tín dụng. Đối với những cá nhân liên quan đến những hoạt động trên hoặc là những đối tƣợng cần phân tích dữ liệu tài chính phục vụ cho mục đích ra quyết định đầu tƣ của mình [10, tr.17]. Phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tƣợng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau [11,tr.12]. Từ những nhận định trên, tác giả định nghĩa phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho ngƣời sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ những rủi ro về tài chính trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin hữu ích không chỉ cho quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho các đối tƣợng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính không chỉ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, mà còn cung cấp những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt đƣợc trong một khoảng thời gian. 1.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính là một hệ thống các phƣơng pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đƣa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh.
  • 19. 9 Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng, có nhiều đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp nhƣ: các nhà đầu tƣ, các nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng. Mỗi đối tƣợng này đều quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dƣới các góc độ khác nhau. Các đối tƣợng này có thể đƣợc chia làm hai nhóm: nhóm có quyền lơi trực tiếp và nhóm có quyền lợi gián tiếp. Nhóm có quyền lợi trực tiếp: bao gồm các cổ đông, nhà đầu tƣ tƣơng lai, chủ ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. Mỗi đối tƣợng trên sử dụng thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho một mục đích khác nhau. Nhóm có quyền lợi gián tiếp: bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nƣớc khác ngoài cơ quan thuế, ngƣời lao động, ngoài ra các thông tin từ phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp còn đƣợc các nhà nghiên cứu, sinh viên, học viên kinh tế quan tâm để phục vụ cho nghiên cứu và học tập. Các đối thủ cạnh tranh cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi, doanh thu và các chỉ tiêu tài chính khác trong điều kiện có thể để tìm biện pháp cạnh tranh với doanh nghiệp. 1.1.3. Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính 1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm theo giá trị ghi sổ của tài sản và nguồn vốn. BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành tải sản và đƣợc phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu bộ phận cụ thể. Đồng thời, các chỉ tiêu cũng đƣợc mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng nhƣ việc xử lý trên máy vi tính và đƣợc phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm [7,tr.100].
  • 20. 10 Bảng cân đối kế toán phải đƣợc lập đúng theo mẫu quy định, phản ánh trung thực tình hình tài sản của doanh nghiệp và phải nộp cho các đối tƣợng có liên quan đúng thời hạn quy định. Tính chất cơ bản của BCĐKT là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, biểu hiện qua cân đối kế toán: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Nhƣ vậy, nhìn vào BCĐKT, sự biến động các khoản mục trên BCĐKT sẽ phác họa một cách đầy đủ tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn hình thành nên tài sản của Công ty, cho biết quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Để thấy đƣợc thực trạng tài chính của doanh nghiệp, phân tích tài chính cần đi sâu xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nhiệm vụ cũng nhƣ sự biến động của từng khoản mục để đánh giá sự phân bổ tài sản và nhiệm vụ có hợp lý hay không và xu hƣớng biến động của nó. Tùy theo từng loại hình kinh doanh, từng loại hình doanh nghiệp mà sự phân bổ tài sản và nhiệm vụ trong tổng tài sản cao hay thấp. Nếu là Công ty chuyên sản xuất thì tài sản dài hạn sẽ chiếm tỷ trọng cao, chủ yếu là TSCĐ trong tổng tài sản của Công ty. Nếu là Công ty kinh doanh thƣơng mại thì tài sản ngắn hạn sẽ chiếm tỷ trọng cao, chủ yếu là tài sản lƣu động trong tổng tài sản. Nếu là Công ty xây lắp thì tài sản ngắn hạn cũng sẽ chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Xem xét mối quan hệ trong sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn kết hợp với việc phân tích nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả để đánh giá tính hợp lý trong xu hƣớng biến động. 1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Báo cáo tài chính phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. BCKQHĐKD
  • 21. 11 phản ánh tổng hợp các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí và kết quả theo từng hoạt động (HĐKD, HĐTC và hoạt động khác)[7,tr.100]. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có tác dụng nhƣ sau: + Thông qua các chỉ tiêu trong báo cáo, các đối tƣợng sử dụng thông tin kiểm tra, phân tích và đánh giá một cách khái quát doanh thu, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của từng hoạt động. Qua đó đánh giá một cách khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Thông qua số liệu trên báo cáo mà đánh giá đƣợc xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp khai thác khả năng tiềm tang của doanh nghiệp cũng nhƣ hạn chế, khắc phục những tồn tại trong tƣơng lai. - Thông tin cung cấp của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: trình bày những thông tin về doanh thu, chi phí, lãi (hoặc lỗ) phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thƣờng; về thu nhập, chi phí và lợi nhuận khác phát sinh từ những hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh. Đồng thời báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn phản ánh chi phí thuế TNDN (bao gồm chi phí thuế TNDN phải nộp trong kỳ và chi phí thuế TNDN hoãn lại) và lợi nhuận trƣớc thuế, lợi nhuận sau thuế trong kỳ kinh doanh đó. - Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Căn cứ vào các quy định của Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và TT200/2014 ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính [12] thì Báo cáo kết hoạt động kinh doanh gồm tối thiểu các khoản mục chủ yếu và đƣợc sắp xếp theo kết cấu quy định tại Mẫu số B02-DN Báo cáo gồm có 5 cột: Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo; Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tƣơng ứng;
  • 22. 12 Cột số 3: Số hiệu tƣơng ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này đƣợc thể hiện chỉ tiêu trên bản thuyết minh báo cáo tài chính; Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm; Cột số 5: Số liệu của năm trƣớc (để so sánh). 1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lƣợng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho ngƣời sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp [7,tr101]. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 “Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ” [2], tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển, các khoản tiền gửi không kỳ hạn, các khoản tƣơng đƣơng tiền là các khoản đầu tƣ ngắn hạn (kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi…) có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ rang và không có nhiều rủi ro. Doanh nghiệp đƣợc trình bày các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tƣ và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trả các khoản nợ, duy trì hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tƣ mới mà không cần nguồn tài chính từ bên ngoài. Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, nhƣợng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tƣ khác không thuộc các khoản tƣơng đƣơng tiền.
  • 23. 13 Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi quy mô và kết cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp nhƣ nhận vốn góp, phát hành cổ phiếu, trái phiếu… 1.1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính Bản thuyết minh báo cáo tài chính là là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời hay dùng để mô tả mang tính tƣờng thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã đƣợc trình bày trong các BCTC khác (BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT) cũng nhƣ các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. TMBCTC cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý BCTC [7,tr.101]. Bản thuyết minh báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: Thứ nhất, đƣa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể đã áp dụng, thuyết minh về cơ sở đánh giá ghi sổ các đối tƣợng kế toán (nhƣ nguyên giá, giá hiện hành, giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc, giá trị hợp lý…) Khi doanh nghiệp sử dụng nhiều cơ sở đánh giá khác nhau để lập báo cáo tài chính, nhƣ trƣờng hợp một số tài sản đƣợc đánh giá lại theo quy định của Nhà nƣớc, thì phải nêu rõ các tài sản và nợ phải trả đã áp dụng cơ sở đánh giá đó. Khi tuyên bố chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) doanh nghiệp phải xem xét xem việc diễn giải các phƣơng pháp kế toán cụ thể có giúp cho ngƣời sử dụng hiểu đƣợc cách thức phản ánh các nghiệp vụ giao dịch và các sự kiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay không. Thứ hai, cung cấp thông tin bổ sung chƣa đƣợc trình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhƣng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý. Các thông tin bổ sung phải đƣợc trình bày một cách có hệ thống, mỗi khoản mục
  • 24. 14 cần thuyết minh trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đƣợc đánh số theo thứ tự để chỉ dẫn tới các thông tin thuyết minh nhằm giúp cho ngƣời sử dụng hiểu đƣợc báo cáo tài chính của doanh nghiệp và có thể so sánh với các chỉ tiêu tƣơng ứng trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp khác. Thứ ba, các thông tin khác cần đƣợc cung cấp: Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin sau đây, trừ khi các thông tin này đã đƣợc cung cấp trong các tài liệu khác đính kèm báo cáo tài chính đƣợc công bố: - Trụ sở và loại hình pháp lý của doanh nghiệp, quốc gia đã chứng nhận tƣ cách pháp nhân của doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở doanh nghiệp (hoặc của cơ sở kinh doanh chính, nếu khác với trụ sở); - Phần mô tả về tính chất của các nghiệp vụ và các hoạt động chính của doanh nghiệp. - Tên của Công ty mẹ và Công ty mẹ của cả tập đoàn; - Số lƣợng công nhân viên tại thời điểm cuối niên độ hoặc số lƣợng công nhân viên bình quân trong niên độ. 1.1.4. Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính 1.1.4.1. Phương pháp so sánh Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích kinh doanh nói chung và báo cáo tài chính nói riêng. Khi sử dụng phƣơng pháp này cần phải quán triệt các nội dung sau: - Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm căn cứ để so sánh, đƣợc gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, các gốc so sánh có thể là: Tài liệu của năm trƣớc (kỳ trƣớc), nhằm đánh giá xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế; Các tài liệu dự kiến nhƣ kế hoạch, định mức dùng
  • 25. 15 làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện so với mục tiêu dự kiến đã đề ra; Tài liệu của các doanh nghiệp khác hoặc các tiêu chuẩn của ngành. - Điều kiện so sánh đƣợc: Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu đƣợc sử dụng so sánh phải thống nhất các mặt sau: Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế; Phải cùng phƣơng pháp tính toán; Phải cùng đơn vị đo lƣờng; Phải cùng thời gian hạch toán. - Phƣơng pháp so sánh: Để đáp ứng cho các mục tiêu nhà phân tích thƣờng sử dụng các kỹ thuật so sánh tuyệt đối và tƣơng đối. Tuy nhiên, việc phân tích dựa vào các tỷ số tài chính nhƣ khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi, cấu trúc tài chính và một số tỷ số khác cũng có hạn chế nhất định. Thứ nhất, phân tích tỷ số chỉ giải quyết với những số liệu định lƣợng. Những số liệu định tính nhƣ năng lực quản trị, nguồn nhân lực có chất lƣợng cao sẽ không thể hiện đƣợc trong quá trình phân tích. Thứ hai, phân tích kết quả kế toán đƣợc tính toán theo nguyên tắc giá gốc. Nhƣ vậy, khi nền kinh tế lạm phát ở mức cao có thể làm sai lệch số liệu so sánh của một chỉ tiêu vì chúng đƣợc tính toán ở thời điểm khác nhau. Chẳng hạn nhƣ khi có lạm phát cao sẽ khiến các tỷ số so sánh doanh thu và thu nhập ròng với tài sản và vốn chủ sở hữu có thể bị tăng lên. 1.1.4.2. Phương pháp tỷ lệ Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ là một công cụ thƣờng đƣợc sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Việc phân tích các tỷ lệ giúp đƣa ra một tập hợp các con số thống kê để chỉ rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang đƣợc xem xét. Trong phần lớn các trƣờng hợp, các tỷ lệ đƣợc sử dụng theo hai phƣơng pháp chính: Thứ nhất, các tỷ lệ của tổ chức đang đƣợc xem xét sẽ đƣợc so sánh với các tiêu chuẩn của ngành. Có thể có những tiêu chuẩn ngành có sẵn hoặc trong
  • 26. 16 trƣờng hợp không có sẵn, các nhà phân tích có thể đƣa ra một tiêu chuẩn riêng của họ bằng cách tính toán các tỷ lệ trung bình cho các Công ty chủ đạo trong cùng ngành. Cho dù nguồn gốc của các tỷ lệ là nhƣ thế nào cũng đều cần phải thận trọng trong việc so sánh Công ty đang phân tích với các tiêu chuẩn đƣợc đƣa ra cho các Công ty cùng ngành và có quy mô tài sản xấp xỉ. Thứ hai, trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trƣng phản ánh các nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Đó thƣờng là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, tỷ lệ về năng lực kinh doanh, về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trƣờng hợp khác nhau, tùy theo góc độ phân tích, ngƣời phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình. 1.1.4.3. Phương pháp đồ thị Phƣơng pháp đồ thị dùng để minh họa các kết quả tài chính trong quá trình phân tích bằng biểu đồ , sơ đồ…qua đó mô tả xu hƣớng, mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu hay thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể. Phƣơng pháp đồ thị gồm nhiều dạng nhƣ đồ thị hình cột, hình tròn….Sử dụng phƣơng pháp đồ thị trong phân tích tài chính có một số ƣu điểm, nó thể hiện rõ ràng, trực giác sự diễn biến của các đối tƣợng nghiên cứu, nhanh chóng phân tích định hƣớng các chỉ tiêu tài chính từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ, khi phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, thông qua đồ thị cho thấy có thể nhận diện nhanh khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua việc quan sát biểu đồ trực quan.
  • 27. 17 1.1.4.4. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích Theo phƣơng pháp này, chỉ tiêu phân tích thƣờng đƣợc chi tiết theo thời gian, không gian và yếu tố cấu thành. - Phân tích chỉ tiêu kinh tế chi tiết theo thời gian: cho biết nhịp độ phát triển, tính thời vụ, khả năng mất cân đối trong quá trình kinh doanh của các chỉ tiêu. - Phân tích chỉ tiêu kinh tế theo không gian: có ý nghĩa đánh giá kết quả thực hiện của các đơn vị, bộ phận theo địa điểm phát sinh công việc. - Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu: để đánh giá đƣợc vai trò của từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu tổng hợp, phƣơng pháp này nhằm xác định mức biến động của chỉ tiêu do ảnh hƣởng của các nhân tố, qua đó xác định đƣợc biện pháp tác động đến từng nhân tố để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. 1.1.4.5. Phương pháp phân tích theo mô hình Dupont Mô hình Dupont dùng để phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hƣởng tới chỉ tiêu tài chính cần phân tích. Chính nhờ sự phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố mà ngƣời ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ và xu hƣớng khác nhau. Phƣơng pháp mô hình tài chính Dupont xây dựng một chỉ tiêu tổng hợp ban đầu thành một phƣơng trình hay mô hình gồm nhiều chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau dƣới dạng tích số. Mặt khác, phƣơng pháp này phân tích một chỉ tiêu chịu ảnh hƣởng nhƣ thế nào khi có các chỉ tiêu tài chính trong mô hình thay đổi. Mô hình Dupont đƣợc vận dụng để phân tích tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Nếu phân tích tỷ suất sinh lời của tài sản thì có dạng sau:
  • 28. 18 Tỷ suất LNST LNST Doanh thu thuần sinh lời của = = x tài sản Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản Phƣơng pháp này đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của phƣơng pháp phân tích so sánh vì đã kết nối đƣợc các chỉ tiêu tài chính khác nhau nhƣ tài sản, chi phí trong doanh nghiệp. Cụ thể nhƣ, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay trong việc tạo ra doanh thu cũng nhƣ lợi nhuận. Qua đó, có thể thấy đƣợc nguồn lực của doanh nghiệp đã vận động nhƣ thế nào trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận sau một kỳ hoạt động. Tuy nhiên, phƣơng pháp mô hình tài chính Dupont cũng có nhƣợc điểm nhất định vì không thể hiện đƣợc yếu tố chi phí vốn, nguồn hình thành cơ bản của tài sản trong doanh nghiệp. Do đó, các nhà phân tích đã khắc phục hạn chế này bằng cách phát triển mô hình ROE (Return On Equity) hay mô hình Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mô hình phân tích tài chính Dupont Tỷ suất sinh lời của tài sản tỷ suất sinh lời doanh thu Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng chi phí Chi phí ngoài sản xuất Chi phí sản xuất Doanh thu thuần Vòng quay tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản Tổng tài sản ngắn hạn Vốn vật tư, hàng hóa Vốn bằng tiền, phải thu Tổng tài sản dài hạn
  • 29. 19 1.2. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp Bản chất của phân tích tình hình tài chính là vận dụng tổng thể các công cụ và kỹ thuật phân tích các dữ liệu đƣợc cung cấp trong báo cáo tài chính để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đƣa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, giúp những ngƣời sử dụng thông tin có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính cùng những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải, từ đó đƣa ra những quyết định phù hợp với tình hình hiện tại và cả định hƣớng phát triển trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Trong phạm vi bài luận văn này, tác giả trình bày một số nội dung trên góc độ phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm những vấn đề sau: (1) Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp (2) Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn (3) Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán (4) Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân tích tổng quan tình hình tài chính thƣờng xem xét các chỉ tiêu tài chính đại diện trên các phƣơng diện khác nhau về tổng thể tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin tổng quan cung cấp cho những ngƣời sử dụng thông tin có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ phù hợp với tình huống đòi hỏi thông tin nhanh, chƣa xác định đƣợc nguyên nhân và bản chất biến động của các chỉ tiêu. 1.2.1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài sản
  • 30. 20 Bảng 1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài sản của Công ty Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ phân tích Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tài sản ngắn hạn 2. Tài sản dài hạn 3. Tổng tài sản (3)=(1)+(2) Nhìn vào bảng khái quát tình hình tài sản ở trên, chúng ta có thể thấy đƣợc sự biến động tăng giảm cả về số truyệt đối và số tƣơng đối của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Mặt khác, chúng ta có thể thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng chỉ tiêu tài sản trên tổng tài sản để từ đó có thể đánh giá đƣợc khái quát mức độ ảnh hƣởng và đƣa ra những chính sách hợp lý để đảm bảo cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp. 1.2.1.2. Đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn Bảng 1.2. Đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn của Công ty Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ phân tích Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Nợ phải trả 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 3. Tổng nguồn vốn (3)=(1)+(2) Nhìn vào bảng khái quát tình hình nguồn vốn ở trên, chúng ta có thể thấy đƣợc sự biến động tăng giảm cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối của chỉ tiêu nợ
  • 31. 21 phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ doanh nghiệp có mức độ độc lập tài chính cao, tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ và ngƣời cho vay. Tuy nhiên không phải tỷ lệ của vốn chủ sở hữu cao bao giờ cũng tốt, bởi doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng đƣợc đòn bẩy tài chính từ các khoản nợ chiếm dụng nên mất cơ hội đầu tƣ sinh lời. 1.2.1.3. Đánh giá khái quát tình hình công nợ Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Thông qua khả năng thanh toán có thể đo lƣờng đƣợc khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản nhanh chuyển hóa thành tiền để đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết, với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng để trang trải các khoản nợ phải trả hay không. Nếu trị số này >=1 thì doanh nghiệp có khả năng và ngƣợc lại. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả - Hệ số khả năng thanh toán tức thời: cho biết với lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn đến hạn) không. Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Tổng số nợ ngắn hạn
  • 32. 22 Nếu trị số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán công nợ. Ngƣợc lại, nếu hệ số này quá lớn thì lƣợng tiền của doanh nghiệp khá nhiều và khả năng sử dụng vốn chƣa cao dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. 1.2.1.4. Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh Khi đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện về thời gian, không gian, môi trƣờng kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn xã hội. Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau: - Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): đây là chỉ tiêu cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân x 100 Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tốt, giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. - Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS): đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp, chỉ tiêu này thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trƣờng. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế TNDN Doanh thu thuần x 100 Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt, giúp nhà quản trị mở rộng thị trƣờng, tăng doanh thu. Nếu chỉ tiêu này thấp thì nhà quản trị cần tăng cƣờng kiểm soát chi phí của các bộ phận. - Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA): dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tƣ. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân x100
  • 33. 23 Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, giúp nhà quản trị đầu tƣ theo chiều rộng nhƣ xây nhà xƣởng, mua thêm máy móc. 1.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 1.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản Phân tích cơ cấu tài sản là một phần trong phân tích phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp, việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản cho thấy mức độ biến động của từng loại tài sản trong tổng tài sản. Trên cơ sở đó, nhận ra khoản mục nào có sự biến động lớn để tập trung phân tích và tìm nguyên nhân. Khi xem xét cơ cấu tài sản, ta sử dụng phƣơng pháp so sánh dọc với tổng tài sản giữa các kỳ phân tích và kỳ gốc, và xu hƣớng biến động của chúng để thấy mức độ hợp lý của việc phân bổ. Tùy theo loại hình hoạt động kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản là cao hay thấp. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì cần phải có lƣợng dự trữ nguyên vật liệu đủ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm. Nếu là doanh nghiệp thƣơng mại thì cần lƣợng hàng hóa dự trữ đủ để cung cấp nhu cầu bán ra. Việc tính tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản đƣợc xác định bằng công thức sau: Tỷ trọng của từng Giá trị của từng tài sản loại tài sản chiếm = ______________________ x 100 trong tổng tài sản Tổng tài sản Nhƣ vậy, khi phân tích cơ cấu tài sản, ta có thể thấy đƣợc sự biến động tăng, giảm cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối của các chỉ tiêu trong phần tài sản của doanh nghiệp. Mặc khác, ta có thể thấy mức độ ảnh hƣởng của các chỉ tiêu tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp để từ đó có thể đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng và đƣa ra những chính sách hợp lý để đảm bảo cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp.
  • 34. 24 1.2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp sẽ tìm kiếm và huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong báo cáo tài chính đƣợc thể hiện ở hai nguồn là: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu đƣợc đóng góp ban đầu hoặc bổ sung trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra còn một số nguồn khác nhƣ: chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối, các quỹ của doanh nghiệp. Nợ phải trả phản ánh số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nợ phải trả bao gồm nhiều loại khác nhau. Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho biết đƣợc cơ cấu vốn huy động và mức độ độc lập về tài chính cũng nhƣ xu hƣớng biến động của nguồn vốn huy động của doanh nghiệp. Khi phân tích cơ cấu vốn, các nhà phân tích sẽ tính ra và so sánh tình hình biến động nguồn vốn giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn đƣợc xác định nhƣ sau: Tỷ trọng của từng bộ Giá trị của từng bộ phận NV phận nguồn vốn chiếm = _________________________ x 100% trong tổng số nguồn vốn Tổng số nguồn vốn Để xác định đƣợc chính xác tình hình huy động vốn, nắm bắt đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng, các nhà phân tích sẽ kết hợp so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về cả số tuyệt đối và số tƣơng đối trên tổng số nguồn vốn. Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp các nhà phân tích nắm đƣợc trị số và sự biến động của các chỉ tiêu nhƣ: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu; Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn và các chỉ tiêu này đều cho thấy đƣợc mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp.
  • 35. 25 1.2.2.3. Phân tích cân bằng tài chính và mức độ độc lập tài chính * Phân tích cân bằng tài chính hay nói cách khác là phân tích cấu trúc tài chính cho biết cơ cấu tài sản đã phù hợp với đặc điểm kinh doanh hay chƣa. Cơ cấu nguồn vốn đã phù hợp với khả năng huy động tài chính của nhà quản trị hay chƣa. Khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, ngƣời phân tích cũng cần chú trọng đến vốn lƣu động ròng là số vốn mà doanh nghiệp không cần phải vay mƣợn hay đi chiếm dụng, đƣợc sử dụng để duy trì những hoạt động bình thƣờng, diễn ra thƣờng xuyên tại doanh nghiệp, là khái niệm phản ánh khoản chênh lệch giữa các nguồn vốn và tài sản cùng tính chất và thời gian sử dụng. Nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính là doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để hình hành tài sản dài hạn, dùng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Điều đó đảm bảo rằng các tài sản dài hạn sẽ đƣợc sử dụng trong thời gian dài mà không phải chịu áp lực về thanh toán cho nguồn hình thành. Cách tài trợ này giúp doanh nghiệp có đƣợc sự ổn định, an toàn về mặt tài chính. Vốn lƣu động ròng có thể tính theo một trong hai cách sau: Công thức này thể hiện cách thức sử dụng nguồn vốn lƣu động ròng của doanh nghiệp để tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn nhƣ khoản phải thu, hàng tồn kho hay các khoản có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp Hoặc Vốn lƣu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Vốn lƣu động ròng = Nguồn tài trợ thƣờng xuyên - Tài sản dài hạn
  • 36. 26 Trong đó: Nguồn tài trợ thƣờng xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu. Theo công thức này, vốn lƣu động ròng thể hiện cân bằng giữa nguồn vốn ổn định với những tài sản có thời gian chu chuyển trên một chu kỳ kinh doanh hoặc trên 1 năm. Nó phản ánh nguồn gốc vốn lƣu động ròng, có nghĩa là sau khi tài trợ đủ cho tài sản dài hạn thì phần dôi ra đó chính là vốn lƣu động ròng. Cách tính này thể hiện phƣơng thức tự tài trợ tài sản dài hạn và đồng thời phản ánh tác động của việc đầu tƣ lên cân bằng tài chính tổng thể. Nếu vốn lƣu động ròng > 0 thì đây là dấu hiệu tài chính bình thƣờng hay khả quan, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn hoặc cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn. Cân bằng tài chính trong trƣờng hợp này gọi là cân bằng tốt. Ngƣợc lại < 0 sẽ thể hiện một sự mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và mất cân đối giữa nguồn tài trợ thƣờng xuyên với tài sản dài hạn. Điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ tạm thời cho cả tài sản dài hạn và nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp có thể mất dần và đi đến bờ vực phá sản. Và tất nhiên, cân bằng tài chính trong trƣờng hợp này là cân bằng xấu. Vốn lƣu động ròng = 0, trong trƣờng hợp này, toàn bộ tài sản ngắn hạn đƣợc thanh toán bằng nợ ngắn hạn. Khi đó, nguồn tài trợ thƣờng xuyên của doanh nghiệp vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên doanh nghiệp không phải sử dụng nợ ngắn hạn để bù đắp. Vì thế, cân bằng tài chính trong trƣờng hợp này tƣơng đối bền vững; tuy nhiên, tính ổn định vẫn chƣa cao, nguy cơ xảy ra “cân bằng xấu” vẫn tiềm tàng. * Mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp phản ánh quyền của doanh nghiệp trong việc đƣa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ quyền kiểm soát các chính sách đó. Để
  • 37. 27 đánh giá khái quát mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp, nhà phân tích thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau: - Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao và ngƣợc lại. Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn - Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tƣ có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Hệ số NPT so với VCSH = Nợ phải trả Giá trị VCSH Thông thƣờng, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngƣợc lại thì tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn. - Hệ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn: là chỉ tiêu cho biết, tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp thì tổng số nợ phải trả chiếm mấy phần.
  • 38. 28 Hệ số NPT so với tổng NV = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại. 1.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản phải trả là một vấn đề phức tạp nhƣng rất quan trọng vì nó tồn tại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tăng hay giảm các khoản nợ phải thu hay phải trả có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh cũng nhƣ tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy đƣợc sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, doanh ngiệp hoạt động tài chính tốt, lành mạnh sẽ không phát sinh tình trạng nợ nần kéo dài và ngƣợc lại, một doanh nghiệp lâm vào tình trạng nợ kéo dài thì chắc chắn chất lƣợng hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động quản lý nợ không cao. Vấn đề thanh toán trở nên đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn với tỷ lệ cao. Do vậy, phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân của sự ngƣng trệ, khê đọng của các khoản công nợ có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.2.3.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả. * Phân tích tình hình công nợ phải thu Các khoản phải thu thực chất là vốn mà doanh nghiệp đang bị khách hàng hoặc nhà cung cấp chiếm dụng, vì thế về nguyên tắc quy mô các khoản phải thu càng nhỏ thì càng tốt. Quy mô tính chất các khoản phải thu phụ thuộc vào mỗi loại hình kinh doanh khác nhau (ví dụ kinh doanh bán lẻ thì phải thu sẽ thấp, bán buôn thì phải thu sẽ cao hơn..). Thông thƣờng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng
  • 39. 29 mở rộng, quy mô các khoản phải thu càng tăng và ngƣợc lại. Để xem xét tƣơng quan giữa 2 chỉ tiêu này, chúng ta dùng tỷ số vòng quay các khoản phải thu. Nếu quy mô các khoản phải thu tăng lên nhƣng vòng quay các khoản phải thu vẫn nhƣ cũ hoặc tăng lên thì số ngày phải thu sẽ giảm xuống chứng tỏ tình hình quản lý công nợ tốt. Ngƣợc lại nếu doanh nghiệp có quy mô các khoản phải thu tăng trong khi doanh thu, quy mô kinh doanh không tăng thì điều đó có nghĩa là tình hình kinh doanh của khách hàng có nhiều biến đổi. - Số vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh các khoản phải thu quay đƣợc bao nhiêu vòng. Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Bình quân các khoản phải thu Trong đó: Bình quân các khoản phải thu = Tổng số nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ 2 Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dƣ của các khoản phải thu, hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu các khoản phải thu đƣợc thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và Công ty ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hƣởng đến khối lƣợng hàng tiêu thụ do phƣơng thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay hoặc thanh toán trong thời gian ngắn). - Thời gian thu tiền (Thời gian quay vòng các khoản phải thu) Thời gian một vòng quay các khoản phải thu = Thời gian kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho thấy, để thu đƣợc các khoản phải thu cần một khoảng thời gian là bao nhiêu. Nếu số thời gian này lớn hơn số thời gian quy định bán chịu cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngƣợc lại.
  • 40. 30 * Phân tích tình hình công nợ phải trả. Các khoản phải trả của doanh nghiệp bao gồm phải trả ngƣời bán, phải trả ngƣời lao động, các khoản phải nộp Nhà Nƣớc, phải trả tiền vay... Vì vậy, doanh nghiệp thƣờng cố gắng kéo dài kỳ trả nợ càng lớn càng tốt mà vẫn duy trì uy tín đối với nhà cung cấp. Việc gia tăng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp hoặc bên mua ứng trƣớc sẽ giảm bớt áp lực chi phí và đi vay từ ngân hàng. Tuy nhiên việc tăng quá mức các khoản phải trả và kéo dài kỳ hạn của các khoản phải trả cũng là dấu hiệu xấu về khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. - Số vòng quay các khoản phải trả: chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải trả đƣợc quay bao nhiêu vòng Số vòng quay các khoản phải trả = Giá vốn hàng bán Nợ phải trả ngƣời bán bình quân Trong đó: Nợ phải trả ngƣời bán bình quân = Tỏng số nợ phải trả đầu kỳ và cuối kỳ 2 Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít chiếm dụng vốn của đối tƣợng. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt bởi vì có thể doanh nghiệp đang thừa tiền thanh toán trƣớc hạn, ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn. - Thời gian quay vòng các khoản phải trả: Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán tiền càng nhanh, ngƣợc lại chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán chậm, số vốn chiếm dụng nhiều có thể ảnh hƣởng đến uy tín của doanh nghiệp. Thời gian của kỳ phân tích là 365 ngày. Khi phân tích ta có thể thấy đƣợc tình hình thanh toán công nợ của doanh nghiệp để từ đó có các biện pháp huy động vốn, góp phần ổn định tình hình tài chính. Thời gian quay vòng các khoản phải trả = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải trả
  • 41. 31 1.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ Tỷ số thanh toán đo lƣờng đánh giá khả năng trả nợ của Công ty. Đây là nhóm tỷ số có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của Công ty, nhằm phân tích khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán để đƣa ra những biện phá đối phó thích hợp. Đồng thời cũng là nhóm tỷ số đƣợc các chủ nợ quan tâm nhất. * Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn - Khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ = 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và ngƣợc lại trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của càng thấp. Nhƣng nếu hệ số này quá cao thì không tốt, nó cho thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhƣng lại giảm hiệu quả sử dụng vốn do doanh nghiệp đã đầu tƣ quá nhiều vào tài sản ngắn hạn và có thể dẫn đến tình hình tài chính xấu. Trên thực tế, trị số này có giá trị tốt nhất là =2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng giá trị tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn - Hệ số khả năng thanh toán nhanh: chỉ tiêu này cho biết khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn ứng với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi loại bỏ giá trị hàng tồn kho) Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn Trị số này càng >1 thì doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. - Hệ số chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn Hệ số chuyển đổi thành tiền của TSNH = Tiền Tài sản ngắn hạn
  • 42. 32 Chỉ tiêu cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn doanh nghiệp thành tiền tại thời điểm phân tích. Chỉ tiêu này cao quá, chứng tỏ khả năng chuyển đổi thành tiền lớn dẫn đến tình hình thanh toán dồi dào. Chỉ tiêu này nhỏ khả năng chuyển đổi kém, sẽ gây áp lực tài chính trong quá trình đi tìm kiếm nguồn thanh toán. Chỉ tiêu này thƣờng phụ thuộc vào điều lệ thanh toán của doanh nghiệp đối với các khách hàng trong hợp đồng kinh tế. * Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn Khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp gắn với khả năng sống còn của doanh nghiệp qua nhiều năm. Mục đích của phân tích khả năng thanh toán dài hạn là để chỉ ra sớm hơn nếu doanh nghiệp đang trên đƣờng phá sản. Hai tỷ số đƣợc xem là tín hiệu của khả năng thanh toán dài hạn là tỷ số nợ phải trả trên vốn CSH và hệ số thanh toán lãi vay. - Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu Các nhà phân tích báo cáo tài chính luôn quan tâm đến phần tài sản của doanh nghiệp mà do các thành viên Công ty đóng góp hoặc có đƣợc do đi vay. Nợ phải trả trên nguồn vốn CSH = Tổng số nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Qua việc tính toán tỷ số nợ ta thấy đƣợc mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ. Trị số này của doanh nghiệp càng cao càng tốt, vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự do, có tính độc lập cao không bị ràng buộc hoặc sức ép của các khoản vay. - Hệ số thanh toán lãi vay Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay đƣợc đƣợc sử dụng nhƣ thế nào để đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp tiền lãi vay hay không. Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trƣớc thuế và chi phí lãi vay Chi phí lãi vay
  • 43. 33 Trong đó “lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay” còn gọi là EBIT phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay trong năm. Trị số này càng cao, khả năng thanh toán nợ dài hạn càng lớn, tuy nhiên nếu trị số quá lớn thì doanh nghiệp dễ mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn do một số bộ phận dài hạn đƣợc hình thành từ nợ ngắn hạn. * Phân tích khả năng thanh toán nợ thông qua BCLCTT Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ phản ánh các dòng tiền lƣu chuyển trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp.Việc phân tích khả năng thanh toán thông qua Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ trong một kỳ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp xây dựng dự toán tiền khoa học để thu hút đầu tƣ và nắm bắt những cơ hội đầu tƣ mới, nâng cao độ tin cậy của các quyết định kinh doanh. Việc phân tích đƣợc thực hiện trên cơ sở xác định tỷ trọng dòng tiền thu, chi của từng hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính. Khi phân tích dòng tiền này, các đối tƣợng quan tâm có cái nhìn sâu hơn về dòng tiền thuần lƣu chuyển trong doanh nghiệp, từ đó xác định nguyên nhân, tác động đến tình hình tăng, giảm tỷ trọng trong kỳ của doanh nghiệp để xây dựng biện pháp huy động và sử dụng tiền có hiệu quả. Các nhà phân tích sử dụng các chỉ số sau để phân tích dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt động tài chính so với tổng lƣợng tiền lƣu chuyển trong kỳ = Dòng tiền thuần từ HĐTC Tiền thuần lƣu chuyển trong kỳ Tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt động đầu tƣ so với tổng lƣợng tiền lƣu chuyển trong kỳ = Dòng tiền thuần từ HĐĐT Tổng số tiền thuẩn lƣu chuyển trong kỳ
  • 44. 34 Tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh so với tổng lƣợng tiền lƣu chuyển trong kỳ = Dòng tiền thuần từ HĐKD Tiền thuần lƣu chuyển trong kỳ Phân tích các chỉ tiêu trên sẽ cho biết khả năng tạo ra tiền từ mỗi hoạt động là đóng góp bao nhiêu phần trăm vào tổng số tiền thuần lƣu chuyển trong kỳ, tiền đƣợc tạo ra từ hoạt động nào là chủ yếu. 1.2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả kinh doanh cao. 1.2.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA): hay còn gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on assets). Đây là một chỉ số thể hiện tƣơng quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Nhà đầu tƣ sẽ thấy đƣợc bình quân cứ một đồng tài sản đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này đo lƣờng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân x100 Nếu tỷ số này >0 thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số này càng cao cho thấy khả năng doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu quả. Còn nếu tỷ số <0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
  • 45. 35 - Số vòng quay của tài sản: Chỉ số này đo lƣờng khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tƣ vào tổng tài sản. Giả dụ chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đồng đƣợc đầu tƣ vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra đƣợc 3 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các tài sản vận động chậm, có thể là hàng tồn kho, sản phẩn dở dang nhiều làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong doanh nghiệp. - Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần: đây là chỉ tiêu cho thấy khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản. Để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần (lãi thuần) thì trong kỳ cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tƣ. Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần = Tài sản bình quân Doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. - Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế = Tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế TNDN Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng các tài sản càng cao, hấp dẫn các cổ đông đầu tƣ và ngƣợc lại. Số vòng quay của tài sản = Tổng doanh thu thuần Tài sản bình quân
  • 46. 36 1.2.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thƣờng phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, cơ chế quản lý và phân cấp tài chính trong các doanh nghiệp. Cơ cấu vốn tác động đến nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tƣ thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế hay nói cách khác là phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp để sinh lợi nhƣ thế nào. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao không phải lúc nào cũng thuận lợi bởi doanh nghiệp không tận dụng đƣợc đòn bảy kinh doanh từ nguồn vốn vay bên ngoài. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân x 100 ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, giúp theo dõi xem một đồng vốn bỏ ra đã đẻ đƣợc bao nhiêu đồng lời. Nhƣ vậy ta hoàn toàn có thể hiểu rằng tỷ lệ ROE sẽ càng cao càng tốt. Nó chứng tỏ rằng Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Chỉ tiêu này càng cao biểu hiện xu hƣớng tích cực. Chỉ tiêu này cao thƣờng giúp các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trƣờng tài chính để tài trợ cho sự tăng trƣởng của doanh nghiệp và ngƣợc lạ, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dƣới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. - Số vòng quay của vốn chủ sở hữu: chỉ số này phản ánh hiệu năng sử dụng vốn chủ sở hữu trong một kỳ (hay một đơn vị vốn chủ sở hữu tạo ra đƣợc mấy đơn vị doanh thu thuần khoạt động kinh doanh trong kỳ). Số vòng quay của vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu bình quân
  • 47. 37 Trị số của chỉ tiêu này càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng lớn. Ngƣợc lại, trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ sẽ phản ánh hiệu năng sử dụng vốn chủ sở hữu càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thấp. - Thời gian một vòng quay của vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này cho biết thời gian quay vòng của vốn chủ sở hữu Thời gian một vòng quay của vốn chủ sở hữu = Thời gian kỳ nghiên cứu Số vòng quay của vốn chủ sở hữu 1.2.4.3. Phân tích khả năng sinh lời Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến khả năng sử dụng một cách có hiệu quả tài sản để mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp. Các tỷ suất sinh lời luôn đƣợc các nhà quản trị, các nhà đầu tƣ, các chủ nợ và các nhà phân tích tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức lãi của doanh nghiệp. Để xem xét khả năng sinh lời của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng các tỷ số sau: Lợi nhuận trên doanh thu; Lợi nhuận trên tài sản; Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.  Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS): Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trị số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng cao. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế TNDN Doanh thu thuần x 100  Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA):
  • 48. 38 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Tổng Tài sản bình quân x100  Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao và ngƣợc lại. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân x 100
  • 49. 39 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chƣơng 1, tác giả đã đề cập đến các vấn đề cơ bản đƣợc sử dụng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm bản chất, mục tiêu, ý nghĩa và nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Có nhiều phƣơng pháp đƣợc sử dụng để tiến hành phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tuy nhiên trong đó phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất. Nội dung phân tích tài chính đƣợc xem xét dựa trên nhiều góc độ khác nhau, một là phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính và hai là phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Trong nội dung chƣơng này, tác giả đã trình bày một số nội dung liên quan đến báo cáo tài chính, đó là: Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp; Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp; Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp; Phân tích hiệu quả kinh doanh. Các thông tin kế toán là cực kì cần thiết trong việc đƣa ra quyết định của nhà quản trị, các nhà đầu tƣ. Việc đƣa ra những thông tin chính xác, phản ánh tình hình tài chính của Công ty là một vấn đề quyết định thành bại của doanh nghiệp.
  • 50. 40 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACC-244 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần ACC-244 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần ACC-244 Lịch sử hình thành và phát triển Số năm kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng: 48 năm Tên chính thức: CÔNG TY CỔ PHẦN ACC-244 Tên tiếng anh: ACC-244 Joint stock company Mã số thuế: 0104598666 Trụ sở chính: 164 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội VP phía Nam: 19A Cộng Hòa, phƣờng 12, Q. Tân Bình, TP.HCM Điện thoại: (024)35651528 – Fax: (024)38522622 Công ty cổ phần ACC-244 tiền thân là Xí nghiệp xây dựng 244 trực thuộc Cục hậu cần Không quân đƣợc thành lập ngày 10/7/1972, sau đó đƣợc chuyển đổi thành Công ty cổ phần ACC-244 trực thuộc Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình hàng không ACC (nay là Tổng Công ty Xây dựng công trình hàng không ACC) theo quyết định cổ phần hóa số 3643/QĐ-BQP ngày 04/11/2018 của Bộ trƣởng bộ quốc phòng và hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh số 1014598666 ngày 16/4/2010 và đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 02/01/2018 do Sở Kế hoạch và đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần ACC-244 đã có những định hƣớng và bƣớc phát triển đúng đắnvới đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản lý kỹ thuật có kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên, công nhân giỏi nghiệp vụ, thành thạo tay nghề. Những năm qua Công ty đã thi công hàng trăm công trình trên phạm vi cả nƣớc, khẳng định vị thế là doanh nghiệp xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi có hiệu quả, chất lƣợng cao.
  • 51. 41 Đánh giá cao những thành tích của Công ty cổ phần ACC-244 đã đạt đƣợc trong những năm vửa qua, năm 2011 Công ty đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ tặng bằng khen, Bộ xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt Nam trao tặng 9 Huy chương và bằng chất lượng cao cho 9 công trình. Đặc biệt công trình: “Trụ sở làm việc khối 2/ Khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đƣờng” là một trong số 65 công trình tiêu biểu nhận Cúp vàng chất lƣợng xây dựng Việt Nam năm 2010 do Bộ xây dựng trao tặng và đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thi công công công trình này.Công ty vinh dự đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ tặng bằng khen (năm 2011), Chủ tịch nƣớc trao tặng: Huân chương lao động hạng Nhì (năm 2012) và Huân chương Bảo vệ tổ quốc hạng Ba (năm 2016). Năm 2015 Công ty đƣợc Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2013 đến năm 2014. Đó là những phần thƣởng cao quý thể hiện sự nỗ lực rất lớn để khẳng định năng lực, chất lƣợng của Công ty. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức
  • 53. 43 Hội đồng quản trị Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự giám sát và chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Chủ tịch Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị phải lựa chọn trong số các thành viên Hội đồng quản trị để bầu ra một Chủ tịch HĐQT. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm chức Tổng Giám đốc Công ty khi việc kiêm nhiệm này đƣợc phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên. Phó chủ tịch HĐQT 1. Hội đồng quản trị phải lựa chọn trong số các thành viên Hội đồng quản trị để bầu ra một Phó Chủ tịch HĐQT. 2. Phó chủ tịch HĐQT là ngƣời giúp Chủ tịch giải quyết công việc trên một số mặt công tác cụ thể theo sự phân công của Chủ tịch HĐQT. Khi Chủ tịch HĐQT vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch HĐQT thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT. Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty; chịu trách nhiệm chính và chỉ đạo trực tiếp toàn bộ hoạt động của Công ty. Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc là ngƣời giúp Tổng Giám đốc trên từng mặt công tác theo sự phân công của TGĐ, việc phân công đƣợc thể hiện thành văn bản. Kế toán trƣởng 1. Kế toán trƣởng là ngƣời giúp TGĐ giám sát tài chính tại Công ty. 2. Kế toán trƣởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong Công ty theo quy định tại điều 4 của Luật Kế toán.
  • 54. 44 3. Trách nhiệm và quyền của kế toán trƣởng thực hiện theo điều 55 của Luật Kế toán. 4. Kế toán trƣởng chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của TGĐ Công ty; đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trƣởng Tổng công ty về chuyên môn, nghiệp vụ. Phòng tài chính - kế toán 1. Tham mƣu, đề xuất cho HĐQT, TGĐ về chính sách tài chính của Công ty. Chủ trì xây dựng quy chế tài chính, kế hoạch thu chi tài chính, tham gia xây dựng kế hoạch SXKD hàng năm và các quy chế, quy định, kế hoạch khác theo phân công. 2. Thực hiện các hoạt động tài chính, kế toán, kiểm toán nội bộ theo quy định, gồm: a) Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. b) Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. c) Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mƣu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Công ty. d) Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật phục vụ công tác công bố thông tin, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... của các cơ quan chức năng. 3. Đảm bảo vốn cho các hoạt động SXKD, quản lý vốn tài sản Công ty, chấp hành chế độ nộp ngân sách và cấp trên; 4. Hƣớng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra các bộ phận thực hiện các quy chế của Công ty trong lĩnh vực đƣợc phân công; các quy định về quản lý tài chính, hạch toán kế toán theo đúng quy định pháp luật;