SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 124
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
SKSS Sức khỏe sinh sản
DS Dân số
BVBMTE Bảo vệ bà mẹ trẻ em
CBYT Cán bộ y tế
CSYT Cơ sở y tế
PN Phụ nữ
TE Trẻ em
NHS Nữ hộ sinh
BPTT Biện pháp tránh thai
DCTC Dụng cụ tử cung
MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC............................................................................................ 5
Chương 1 : DÂN SỐ................................................................................................................. 7
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ DÂN SỐ.......................................................................................... 7
VẤN ĐỀ DÂN SỐ Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 7
Bài 2: CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2030................... 16
Bài 3: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM, KẾ HOẠCH HÓA GIA
ĐÌNH VÀ CÁC CHỈ SỐ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN .......................................... 31
Chương 2. KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ............................................................................. 50
BÀI 4....................................................................................................................................... 50
TƯ VẤN KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH............................................................................... 50
Bài 5. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI............................................................................... 57
BÀI 6....................................................................................................................................... 94
CÁC BIỆN PHÁP ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN ...................................................................... 94
Bài 7. Bài đọc thêm............................................................................................................... 103
ĐẶT VÀ THÁO DỤNG CỤ TỬ CUNG ............................................................................. 103
BÀI 8. Bài đọc thêm ............................................................................................................. 118
MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ DÂN SỐ ................................................. 118
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ............................................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 127
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Mã môn học: MH 37
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ( lý thuyết: 15 giờ, Bài tập thảo luận: 13, Kiểm
tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
1. Vị trí:
Sinh viên được học sau môn: Giải phẫu sinh lý, hóa sinh, chăm sóc sức khỏe
phụ nữ bà mẹ gia đình, chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Môn học được học trước thực tập lâm sàng cộng đồng.
Tính chất: Là môn học lý thuyết chuyên ngành tự chọn.
II. Mục tiêu của môn học:
* Kiến thức:
Trình bày được tình hình phát triển dân số của Việt Nam hiện nay và những biện
pháp làm giảm tỷ lệ phát triển dân số.
Trình bày được ưu điểm, nhược điểm và cách sử dụng các biện pháp tránh
thai. * Kỹ năng:
Thực hiện truyền thông, tư vấn và cung cấp các phương tiện tránh thai cho
khách hàng an toàn hiệu quả.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện thái độ, tác phong biết tôn trọng, cảm thông và chia sẻ với khách hàng.
Chương 1 : DÂN SỐ
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ DÂN SỐ
VẤN ĐỀ DÂN SỐ Ở VIỆT NAM
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được những nét chính về sự phát triển dân số trên Thế giới và Việt Nam.
Trình bày được những ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến các mặt của đời sống,
môi trường.
Kỹ năng
Thực hiện được cơ cấu phân bố dân số cho từng đối tượng.
Năng lực tự chủ
Nội dung
Dân số học là một ngành khoa học nghiên cứu về dân số, theo nghĩa hẹp là ngành
khoa học nghiên cứu về quy mô, phân bố, cơ cấu và biến động dân số.
Các hiện tượng dân số gắn chặt với đời sống của xã hội, có mối liên quan mật thiết
với quá trình phát triển kinh tế, văn hoá và môi trường xung quanh. Vì vậy, khi nói
đến dân số, không thể tách nó ra khỏi các điều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi
trường.
Đại cương về dân số
1. Quy mô dân số
Là tổng số dân của một vùng lãnh thổ tại một thời điểm nhất định.
1.1.1.Quy mô dân số trên thế giới
Trong lịch sử nhân loại, sự phát triển dân số luôn tăng lên không ngừng. Nhưng
tốc độ gia tăng dân số nhanh chưa từng thấy là ở thế kỷ thứ XX. Khoảng thời gian để
dân số tăng thêm 1 tỷ người cứ rút ngắn dần. Dự kiến năm 2050 thế giới sẽ đạt 10 tỷ
người nếu tỷ suất sinh thô là 1,7% (Tài liệu UNFPA – 1992).
Bảng 1. Qui mô dân số thế giới và thời gian tăng thêm 1 tỷ người.
Năm Tổng số dân thế giới Mức tăng dân số
1830 1 tỷ
1930 2 tỷ 100 năm tăng 1 tỷ dân
1960 3 tỷ 30 năm tăng 1 tỷ dân
1975 4 tỷ 15 năm tăng 1 tỷ dân
1987 5 tỷ 12 năm tăng 1 tỷ dân
12/10/1999 6 tỷ 12 năm tăng 1tỷ dân
2011 7 tỷ 12 năm tăng 1tỷ dân
Dự kiến 2025 8,5 tỷ 14 năm tăng 1,5 tỷ dân
- Tổ chức dân số thế giới chọn ngày 11/7 hàng năm là ngày dân số thế giới.
1.1.2. Quy mô dân số ở Việt nam
Đầu thập kỷ 40, dân số Việt nam chỉ có khoảng 25 triệu người, nhưng vụ đói năm
1945 đã làm cho 2 triệu người bị chết, sau đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ kéo dài. Mặc dù chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đã được thực
hiện ngay từ đầu những năm 1960 và có rất nhiều khó khăn nhưng dân số nước ta vẫn
tăng lên rất nhanh. Theo kết quả các cuộc điều tra dân số:
1/10/1979 dân số nước ta là 52,7 triệu người.
1/10/1989 : 64, 4 triệu người, (tăng 11,7 triệu).
1/10/1999 : 76.327.919 người.
1/4/2019: 96.208.984 người.
Do thực hiện tốt các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ tăng DS từ
3,56% từ đầu những năm 60 đã giảm xuống còn 2,1% (1997), số con trung bình cho
một phụ nữ ở tuổi sinh sản từ 6 con (những năm đầu thập kỷ 60) đã giảm xuốg còn
2,7 con (1992-1996), 2,3 con (1999), 2,1 con (2018).
- Theo điều tra về dân số:
Năm Số dân Tỷ lệ phát Mức tăng dân số
(triệu người)
triển dân số/
năm
1921 15,594
1931 17,702 0,69% 10 năm tăng 2,2 triệu
1951 23,061 0.50% 20 năm tăng gần 6 triệu
1961 30,172 3,39% 10 năm tăng 7 triệu
1970 41,063 3,24% 10 năm tăng gần 11 triệu
1979 52,742 2,16% 9 năm tăng gần 12 triệu
1989 64,412 2,10% 10 năm tăng gần 12 triệu
1992 70,000 2,00% 3 năm tăng gần 4,5 triệu
1999 76,327 1,90% 7 năm tăng gần 6 triệu
2011 87,840 1,15% 12 năm tăng hơn 11,5 triệu
2012 Trên 88,000 1,1%
2019 96,208,984
2020 Dự kiến trên
000.000
1.2. Cơ cấu dân số
1.2.1. Cơ cấu dân số theo tuổi
Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự phân chia tổng số dân theo từng độ tuổi hay nhóm
tuổi:
Xếp theo các nhóm tuổi: 0 - 4 tuổi; 5 - 9 tuổi; 10 - 14 tuổi; 15 - 19 tuổi; 20 - 24 tuổi;
25 - 29 tuổi; 30 - 34 tuổi; 35 - 39 tuổi; 40 - 44 tuổi; 45 - 49 tuổi; 50 - 54 tuổi; 55 - 59
tuổi và 60 - 64 tuổi, 65 - 69 tuổi …
Xếp theo độ tuổi: 0 - 14 tuổi; 15 - 59 tuổi và ≥ 60 tuổi.
- Tính tỷ số phụ thuộc:
Trẻ em (0-14 tuổi) + Người già (≥ 60 tuổi)
Tỷ số phụ thuộc = -------------------------------------------------------
Số người trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi)
Nếu nhóm tuổi 0-14 tuổi nhiều, cho thấy dân số trẻ, ngoài việc sống phải phụ≥
thuộc hoàn toàn ra thì vấn đề sức ép về việc làm sẽ ngày càng lớn. Nếu nhóm người
60 tuổi nhiều, cho thấy đất nước đó phát triển, dân số già.
Ngoài ra, các nhà quản lý có thể sử dụng thông tin cơ cấu dân số theo tuổi để có
những hoạch định về y tế, giáo dục, quản lý nhân lực … trong tương lai.
1.2.2. Cơ cấu dân số theo giới tính
Là sự phân chia tổng số dân theo số nam và số nữ.
Số nam ( nữ )
Tỷ lệ nam ( nữ ) trong tổng số dân = ----------------- x 100
Tổng số dân
Số nam
Hoặc tỷ số giới tính = ----------- x 100
Số nữ
Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước có tình trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh.
Dù xuất hiện muộn, nhưng tốc độ mất cân bằng giới tính tại Việt Nam đang tăng rất nhanh,
lan rộng từ thành thị đến nông thôn và ở khắp 6/6 vùng lãnh thổ. Càng người có điều kiện
kinh tế, học vấn cao lại càng chọn giới tính khi sinh nhiều.
Hình 1.1. Mất cân bằng giới tính
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng
Theo cục dân số kế hoạch hóa gia đình, tỷ số chênh lệch giới tính - sinh nam nhiều
hơn nữ, tiếp tục tăng nhanh. Năm 2018, tỷ lệ giới tính khi sinh là 115,1 bé trai/100 bé
gái, tăng 3% so với năm 2017, không đạt được mục tiêu giảm chênh lệch còn 112,8 bé
trai/100 bé gái. Mức chuẩn sinh học bình thường là 105 trẻ nam trên 100 trẻ gái chào
đời.
Sơn La là tỉnh đứng đầu với chênh lệch giới tính khi sinh với 120 trẻ trai/100 trẻ gái.
Bốn tỉnh tiếp theo có tỷ lệ sinh bé trai nhiều hơn gái là Hưng Yên, Bắc Ninh, Thanh
Hóa, Hải Dương.
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với nhiều phong tục,
tập quán, trong đó có tục "trọng nam, khinh nữ". Nhiều người quan niệm chỉ có con
trai mới có thể gánh vác trọng trách thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường. Đây chính
là định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh.
Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, đến 2050, Việt Nam sẽ thiếu 2,3-4,3 triệu phụ
nữ, trong khi hiện tại mới thiếu hụt vài trăm nghìn.
Khi đó cấu trúc gia đình sẽ tan vỡ, phụ nữ kết hôn sớm, tỉ lệ ly hôn, độc thân cao,
bạo hành gia đình, bạo lực giới, mất an ninh trật tự, buôn bán phụ nữ, trẻ em,
HIV/AIDS tăng.
Trong lĩnh vực sinh sản phải có sự tham gia của cả hai giới. Như vậy, để kế hoạch
hoá gia đình (KHHGĐ) đòi hỏi cả nam và nữ cùng thực hiện. Trong khi đó, ở Việt
nam chủ yếu mới có phụ nữ thực hiện các biện pháp tránh thai, sự bất bình đẳng giữa
nam và nữ còn thấy ở nhiều mặt khác của đời sống:
Cha mẹ thường mong sinh con trai.
Chăm sóc sức khoẻ và quan tâm đến việc học hành của con trai hơn.
Cùng trình độ thì con trai xin việc làm dễ hơn.
Do đó, phấn đấu cho sự bình đẳng nam nữ cũng là tạo điều kiện cho thắng lợi của
chương trình DS-KHHGĐ.
1.2.3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi
Tỷ lệ nam nữ theo từng độ tuổi.
Có thể tính tuổi theo số lần sinh nhật. Như vậy sẽ có độ tuổi 0,1,2...Để cho gọn có
thể tính gộp thành các nhóm tuổi như: ( 0-4); (5-9); (10-14)...Để nghiên cứu nguồn
lao động có thể xét theo nhóm tuổi: 0-14 tuổi, 15-19 tuổi và nhóm 60 tuổi trở lên.
1.2.4. Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân
Là phân chia tổng số dân từ một độ tuổi nào đó theo các tình trạng:
Chưa bao giờ kết hôn.
Goá.
Ly thân.
Đang có vợ ( chồng ).
Ly hôn.
Công tác KHHGĐ phải tập trung vào nhóm đang có chồng và trong độ tuổi sinh đẻ.
Nhóm chưa kết hôn từ 13 - 19 tuổi cần được giáo dục về dân số sức khoẻ sinh sản
để tránh tình trạng có thai ngoài ý muốn.
Nhóm độc thân, cao tuổi, ly thân, ly hôn tạo thành một nhóm xã hội có khó khăn về
vật chất và tinh thần.
1.2.5. Sự phân bố dân số
Là sự có mặt của dân cư theo vùng lãnh thổ ( tức là theo địa lý ) như dân cư miền
núi, đồng bằng, vùng trung du...
Số dân trong vùng
- Mật độ dân số = ----------------------
Diện tích vùng ( km2 )
2. Tác động của dân số đến sự phát triển của Việt Nam
2.1. Tác động tích cực
Việt Nam là một nước có qui mô dân số lớn nên lực lượng lao động dồi dào, là động
lực tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động
trẻ chiếm ưu thế, điều này có lợi cho việc chuyển dịch lao động và tạo ra sự năng
động, sáng tạo trong các hoạt động về kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội
nhập; khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… tương đối cao và bền vững. Bên cạnh việc
xây dựng và phát triển kinh tế, qui mô dân số lớn còn là thế mạnh, là tiềm năng vững
chắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị quốc gia.
2.2. Tác động tiêu cực
Sức ép đối với việc làm (thiếu việc làm nghiêm trọng): thông thường, lực lượng lao
động xã hội chiếm khoảng 45-46% trong tổng số dân, tuy nhiên, do qui mô dân số
lớn, tỷ lệ gia tăng dân số cao dẫn đến lực lượng lao động lớn và tăng nhanh. Mặt khác,
lao động nước ta lại tập trung chủ yếu về nông nghiệp.
Trong quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp, lực
lượng lao động nông nghiệp dôi dư nên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.
Sức ép đối với tài nguyên, môi trường: dân số tăng nhanh, lực lượng lao động thiếu
việc làm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả nặng nề về tài nguyên môi trường: diện tích
rừng bị thu hẹp mau chóng do nạn khai thác bừa bãi lâm sản như chặt phá rừng, săn
bắt thú và động vật quí hiếm phục vụ mục đích thương mại, thay vào đó là các vùng
diện tích đất trống đồi trọc đã làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, nạn lũ
lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Tình trạng khai thác
biển cũng xảy ra tương tự, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề do việc khai thác, vứt
rác, chất thải bừa bãi do ý thức hạn chế của dân…
Sức ép đối với y tế, giáo dục: dân số tăng nhanh, trẻ em chiếm tỷ lệ tương đối lớn
trong khi đất nước còn nghèo đã tạo nên sức ép nặng nề đối với các lĩnh vực y tế, giáo
dục: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao (9,8%). Một số vùng nông thôn chưa
phổ cập xong chương trình tiểu học.
Sức ép đối với an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác: dân số gia tăng cùng
với việc di dân do quá trình đô thị hóa đã để lại hệ quả tất yếu khó kiểm soát về các
lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của các
trào lưu văn hóa ngoại do quá trình hội nhập đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh
thiếu niên và lực lượng lao động trẻ thiếu việc làm sa ngã. Các tệ nạn xã hội như ma
túy, mại dâm… ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đây là mối lo ngại lớn đối
với mỗi gia đình và toàn xã hội.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Trình bày được những nét chính về sự phát triển dân số trên Thế giới và Việt Nam.
Trình bày được những ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến các mặt của đời sống,
môi trường.
Bài 2: CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2030
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được mục tiêu phát triển dân số.
Trình bày được nhiệm vụ và giải pháp phát triển dân số.
Kỹ năng
Đưa ra được các giải pháp phát triển dân số
Năng lực tự chủ
Thực hiện được các giải pháp phát triển dân số.
Nội dung
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu tổng quát
Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự
nhiên, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố
dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền
vững.
1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
Mục tiêu 1: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa
các vùng, đối tuợng.
Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có
2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người.
Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng
bằng, 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế.
Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp
tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản.
Giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.
Mục tiêu 2: Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người,
đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi.
Duy trì tỉ lệ tăng dân số của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức
bình quân chung cả nước.
Cơ bản ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân
tộc thiểu số.
Bảo đảm tốc độ tăng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số của các dân tộc thiểu
số dưới 10 nghìn người cao hơn mức tăng bình quân chung cả nước.
Mục tiêu 3: Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì
cơ cấu tuổi ở mức hợp lý.
Tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống.
Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%, tỉ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt
khoảng 11%, tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%.
- Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng dân số
Tỉ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt
90%.
Giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống;
70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất.
90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.
Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68
năm.
Chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm.
Chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông
Nam Á.
Mục tiêu 5: Thúc đẩy phân bố dân số hợp lý và bảo đảm quốc phòng, an
ninh + Thúc đẩy đô thị hóa, đưa tỉ lệ dân số đô thị đạt trên 45%.
Tiếp tục thực hiện bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc
biệt khó khăn.
Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.
Mục tiêu 6: Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy
mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội.
100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
thống nhất, dùng chung trên quy mô toàn quốc;
100% ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây
dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu 7: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự
phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược về giáo dục,
đào tạo, lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài... hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương trình về những
lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu tăng tối đa số lượng việc
làm, nâng cao tỉ lệ lao động được đào tạo, cải thiện chất lượng việc làm.
Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược, chương trình
về chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả chăm sóc sức khỏe sinh sản, an toàn vệ sinh lao
động, an toàn thực phẩm...) hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương
trình về những lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu đảm bảo mọi
người lao động đều được chăm sóc sức khỏe và có sức khỏe tốt.
Mục tiêu 8: Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi.
Ít nhất 50% số xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi.
Khoảng 70% người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm
nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện
sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất.
100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa
bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.
2. Nhiệm vụ và giải pháp
2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp
Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa nội dung Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25
tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XII về công tác dân số trong tình hình mới (Nghị quyết TW 21), bảo đảm thống nhất
nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn
xã hội về chuyển trọng tâm chính sách dân số từ việc giảm sinh sang duy trì mức sinh
thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi
thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng
cao chất lượng dân số. Đưa công tác dân số hành một nội dung trọng tâm trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền.
Ban hành các nghị quyết, chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm để cụ
thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 phù
hợp với từng thời kỳ, giai đoạn, tình hình thực tiễn của bộ, ngành, địa phương. Thực
hiện lồng ghép các yếu tố dân số vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do bộ, ngành, địa phương chủ trì xây dựng và
thực hiện.
Quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai; đầu tư kinh phí, kiện toàn
tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ đủ năng lực để thực hiện thành công các mục tiêu,
nhiệm vụ về công tác dân số của ngành, địa phương đã đề ra.
Trực tiếp chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành; phân công nhiệm vụ, thực hiện cơ
chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện công tác
dân số trên địa bàn. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể
nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia, giám sát thực hiện
công tác dân số.
Đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân số, đặc biệt là
cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, thực hiện nếp sống văn minh, xây
dựng môi trường sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe và đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ, phong trào thi đua về công tác dân số của các địa phương, đơn vị. Lấy kết
quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về dân số là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh
giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp ủy, chính quyền các cấp.
Đề cao tính tiên phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người
đứng đầu trong việc thực hiện chính sách dân số, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến
bộ, ấm no, hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội.
2.2. Đổi mới truyền thông, vận động về dân số
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Nghị quyết TW 21, tạo sự chuyển biến căn bản
về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về
nhiệm vụ, nội dung công tác dân số trong tình hình mới.
Triển khai đầy đủ, toàn diện các nội dung: duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới
tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng,
thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số là
yêu cầu của công tác truyền thông, vận động về dân số và phát triển trong tình hình
mới.
Tập trung đẩy mạnh, tăng cường độ và nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên
truyền giáo dục về dân số và phát triển. Nội dung, phương thức truyền thông, vận
động phải được xây dựng phù hợp với tình hình dân số, điều kiện kinh tế, xã hội, đặc
trưng văn hóa của từng vùng, đối tượng. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ
chồng nên có hai con, bảo đảm quyền, trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy
con tốt. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy
trì kết quả ở nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ hai con ở những nơi có mức sinh
thấp.
Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới, đề cao giá trị của trẻ em gái, vai
trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Xây dựng các chuẩn mực, giá trị xã
hội phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả bình đẳng giới, loại trừ dần nguyên nhân sâu xa
của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi nhận thức, tạo dư luận xã hội phê phán
các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi
sinh. Giáo dục nâng cao y đức, nghiêm cấm lạm dụng khoa học - công nghệ để lựa
chọn giới tính thai nhi. Tập trung nỗ lực, tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ
số giới tính khi sinh cao.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy phong trào mọi người dân
thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng
hợp lý để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực người Việt Nam.
Vận động thanh niên thực hiện tư vấn và khám sức khoẻ trước khi kết hôn, không tảo
hôn, không kết hôn cận huyết; phụ nữ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều
trị một số bệnh, tật trước sinh; trẻ sơ sinh được thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị
một số bệnh bẩm sinh.
Đẩy mạnh truyền thông về cơ hội, thách thức và giải pháp phát huy lợi thế của thời
kỳ dân số vàng, thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú. Nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của mỗi người dân, gia đình và toàn xã hội trong việc phát huy vai trò,
kinh nghiệm của người cao tuổi, thực hiện chăm sóc người cao tuổi, xây dựng môi
trường thân thiện với người cao tuổi, thích ứng già hóa dân số.
Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình công tác dân số cho lãnh đạo cấp ủy,
chính quyền. Vận động, phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng
bản, người uy tín trong cộng đồng, người có ảnh hưởng đến công chúng tham gia
tuyên truyền, giáo dục người dân thực hiện chính sách dân số.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên của các ngành các cấp, nhất là đội ngũ cộng tác viên dân số ở
thôn, bản, tổ dân phố, đơn vị sản xuất. Lồng ghép nội dung dân số vào sinh hoạt
cộng đồng, lễ hội văn hóa, hương ước, quy ước và thiết chế văn hóa của cộng đồng;
tiêu chuẩn thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về dân số trên các phương tiện thông tin đại
chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin ở cơ sở. Tăng số tin, bài, thời lượng; đa dạng
hóa các hình thức thể hiện các nội dung về công tác dân số. Chú trọng lồng ghép các
thông điệp về dân số trong các tác phẩm, sản phẩm văn hóa, văn nghệ, giải trí. Tận
dụng triệt để thế mạnh của công nghệ truyền thông hiện đại, internet, mạng xã hội...
trong truyền thông giáo dục về dân số.
Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khoẻ
sinh sản trong và ngoài nhà trường. Giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản phải phù hợp
với từng cấp học, lứa tuổi và bảo đảm yêu cầu hình thành kiến thức và kỹ năng về
dân số, sức khoẻ sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ.
2.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình
hạnh phúc; bảo đảm hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của người dân trong thực hiện
chính sách dân số; phân định rõ trách nhiệm của nhà nước; cơ quan dân số và các cơ
quan, tổ chức trong quản lý và thực hiện công tác dân số.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật Dân số trình Quốc hội theo hướng điều
chỉnh toàn diện, đồng bộ các nội dung về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân
số, phù hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký két hoặc tham
gia. Tích cực hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các dự án Luật khác, các chiến lược,
chương trình, đề án đã phân công tại Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31 tháng 12
năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết TW 21 (Nghị quyết CP 137).
Một số chính sách cụ thể cần sớm ban hành: Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số
quy định về xử lý vi phạm trong công tác dân số. Nghiên cứu đề xuất các chính sách,
biện pháp điều chỉnh mức sinh phù hợp của từng vùng, đối tượng trong từng thời kỳ.
Đối với những khu vực mức sinh thấp, trước mắt rà soát, bãi bỏ các chính sách,
biện pháp hỗ trợ, khuyến khích sinh ít con; nghiên cứu, thí điểm các chính sách, biện
pháp hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 2 con.
Rà soát, bổ sung, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ
trợ đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, biên giới, hải
đảo, nơi mức sinh cao trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ kế hoạch hóa gia
đình (KHHGĐ).
Rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn, chẩn đoán
giới tính thai nhi, lựa chọn giới tính trước khi sinh theo hướng chi tiết, cụ thể, tăng
nặng mức xử phạt. Nghiêm cấm việc nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, lưu hành các
sản phẩm ứng dụng trong chẩn đoán, lựa chọn giới tính trước khi sinh.
Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế. Có chế tài đủ mạnh để
xử lý hành vi lạm dụng khoa học - công nghệ trong chẩn đoán giới tính thai nhi, can
thiệp lựa chọn giới tính trước khi sinh đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.
Rà soát, hoàn thiện chính sách, chế độ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình, cộng
đồng, cơ sở chăm sóc tập trung. Cụ thể hóa các quy định của nhà nước về xây dựng,
quản lý và vận hành cơ sở chăm sóc người cao tuổi theo phương thức hợp tác công tư.
Quy định chi tiết, cụ thể chính sách khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp đầu tư phát
triển các cơ sở chăm sóc người cao tuổi.
Rà soát, điều chỉnh, nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đô
thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất trên cơ sở xem xét đầy đủ xu hướng
vận động của các yếu tố dân số. Bỏ các quy định cản trở việc tiếp cận đầy đủ, công
bằng với các dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư, lao động nhập cư.Hỗ trợ thỏa
đáng để thu hút, tạo điều kiện cho người dân sinh sống ổn định, lâu dài ở các khu vực
khó khăn, trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo vệ
và phát triển các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người.
Rà soát, hoàn thiện các quy định đưa chính sách dân số vào hương ước, quy ước của
thôn, bản, tổ dân phố phù hợp với các quy định của pháp luật; lồng ghép với công tác
gia đình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch và thiết chế văn hóa
cơ sở.
Có chính sách khuyến khích tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số. Rà
soát, ban hành chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ cộng tác viên dân số ở
thôn, bản, tổ dân phố, đơn vị sản xuất. Bổ sung nội dung, định mức chi công tác dân
số trong phân bổ dự toán chi thường xuyên và vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà
nước.
Nâng cao hiệu lực pháp lý trong quản lý và tổ chức triển khai toàn diện các nội dung
của công tác dân số. Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số, tăng cường
thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm.
2.4. Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số
Củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng bảo đảm các cơ sở y tế
tuyến huyện cung cấp được tất cả các loại dịch vụ KHHGĐ, các cơ sở y tế tuyến xã
cung cấp các dịch vụ KHHGĐ cơ bản. Tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả việc phân
phối các dịch vụ phi lâm sàng qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên
dân số.
Đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng mở rộng, đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Tiếp tục huy động các thành phần kinh tế tham
gia tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp phương tiện và dịch vụ tránh thai.
Mở rộng khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức
khỏe tình dục thân thiện với thanh niên. Tăng cường quản lý nhà nước đối với việc
cung cấp các dịch vụ phá thai, loại trừ phá thai không an toàn.
Thí điểm, từng bước mở rộng chương trình ngăn ngừa, sàng lọc, can thiệp, điều trị
sớm các bệnh, tật là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nhóm dân số trẻ. Hình thành
mạng lưới sàng lọc vô sinh nhiều cấp, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ để mở rộng
mạng lưới hỗ trợ sinh sản. Tập trung đầu tư để có các trung tâm hỗ trợ sinh sản ngang
tầm thế giới.
Nhân rộng các mô hình có hiệu quả, tập trung đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm,
từng bước mở rộng và tiến tới phổ cập việc cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe
trước khi kết hôn, bao gồm giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đặc biệt chú
trọng triển khai cung cấp dịch vụ phát hiện sớm nguy cơ, phòng ngừa di truyền các
bệnh nguy hiểm ở thai nhi và trẻ em.
Tập trung mở rộng mạng lưới, nhanh chóng phổ cập chương trình cung cấp dịch vụ
tầm soát, chẩn đoán, can thiệp, điều trị sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh cho mọi phụ
nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Củng cố, nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ sàng lọc
hiện có, phát triển thêm các cơ sở cung cấp dịch vụ theo phân cấp kỹ thuật. Hình
thành các cơ sở sàng lọc trước sinh, sơ sinh ngang tầm khu vực. Từng bước mở rộng
số lượng bệnh, tật trong chương trình.
Tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các chương trình thể dục thể thao rèn
luyện, nâng cao sức khỏe, các chương trình dinh dưỡng, sữa học đường nhằm nâng
cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam.
Phát triển mạng lưới chăm sóc người cao tuổi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số
lượng và chất lượng theo các cấp độ khác nhau. Phát triển rộng khắp các loại hình câu
lạc bộ rèn luyện sức khỏe, văn hóa, giải trí của người cao tuổi ở cộng đồng theo
hướng xã hội hóa, có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước. Mở rộng việc cung cấp
dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng thông qua mạng lưới tình
nguyện viên, cộng tác viên và nhân viên chăm sóc được đào tạo. Thí điểm xây dựng,
từng bước mở rộng các cơ sở chăm sóc người cao tuổi tập trung.
Củng cố mạng lưới chuyên ngành lão khoa theo nguyên tắc gắn kết dự phòng, nâng
cao sức khỏe, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ. Đưa nội dung lão
khoa vào chương trình đào tạo trong hệ thống các trường y. Xây dựng, ban hành bộ
tiêu chí xã, phường thân thiện với người cao tuổi làm cơ sở cho việc định hướng,
giám sát đánh giá kết quả các hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở cấp cơ sở.
Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo hướng đẩy mạnh xã hội
hóa, tạo lập môi trường thân thiện, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng với xã hội.
Tăng cường huy động nguồn lực xã hội để xây dựng, mở rộng hệ thống này.
Tăng cường kết nối, hợp tác giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ công lập và ngoài công
lập. Hoàn thiện quy trình, quy chuẩn chuyên môn kỹ thuật; xây dựng hệ thống giám
sát chất lượng, hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý các dịch vụ nêu trên. Từng
bước quản lý, điều tiết và phát triển thị trường dịch vụ dân số; thiết lập cơ chế bảo vệ
quyền lợi khách hàng, cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ của cơ sở
cung cấp dịch vụ dân số công lập và ngoài công lập.
2.5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu về dân số và phát triển, đưa nội dung này là
một trong những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ cấp quốc gia. Trong đó,
ưu tiên các vấn đề mới, trọng tâm về cơ cấu, chất lượng, phân bổ và lồng ghép các
yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực. Nhà nước thực hiện
cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với những vấn đề ưu tiên, trọng tâm trong thực
hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ về dân số.
Tập trung nghiên cứu làm rõ mối quan hệ có tính quy luật giữa động thái dân số (sự
thay đổi về quy mô, cơ cấu, phân bố dân số) với phát triển kinh tế - xã hội, môi
trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Chú trọng nghiên cứu tác nghiệp, cung cấp bằng chứng phục vụ hoạch định chính
sách, biện pháp thực hiện các mục tiêu duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính
khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích
ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.
Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, chuyển giao công nghệ y - sinh học tiên
tiến về hỗ trợ sinh sản, tránh thai; tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước
sinh, sơ sinh; dự phòng, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi.
Hình thành mạng lưới liên kết các cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học về dân số và
phát triển. Tăng cường chia sẻ, phổ biến và phối hợp thực hiện các nghiên cứu khoa
học; hình thành cơ sở dữ liệu nghiên cứu khoa học dùng chung về dân số và phát
triển.
Hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số đáp ứng yêu cầu cung cấp đầy đủ, kịp
thời tình hình và dự báo dân số phục vụ hoạch định chính sách, xây dựng, thực hiện
chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý xã hội.
Tổ chức mạng lưới thu thập thông tin, số liệu dân số theo hướng hiện đại, có sự phân
công cụ thể các ngành, các cấp trong lĩnh vực này. Đẩy nhanh triển khai thực hiện
đăng ký dân số và cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thống nhất dùng chung, các cơ sở dữ
liệu chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và quản lý xã hội. Kiện toàn
mạng lưới thu thập, cập nhật thông tin số liệu chuyên ngành dân số gắn với đội ngũ
cán bộ, cộng tác viên dân số các cấp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, phân tích, lưu trữ thông tin số
liệu về dân số bảo đảm tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ và kết nối các dữ
liệu chuyên ngành. Từng bước tiếp cận, tương thích với các hệ thống dữ liệu dân số
thông dụng trên thế giới.
Quy định cụ thể cơ chế cung cấp thông tin, số liệu về tình hình và dự báo dân số cho
các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp. Xây dựng báo cáo tổng quan hàng năm
về dân số phản ánh hiện trạng, phân tích động thái, phát hiện những vấn đề dân số
mới nảy sinh.
2.6. Bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số
Bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số, tập
trung vào việc thực hiện các mục tiêu: duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính
khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng,
thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.
Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ cộng đồng, doanh nghiệp, tư
nhân cho công tác dân số. Ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu thiết yếu
cho triển khai toàn diện công tác dân số và thực hiện chính sách đối với các đối tượng
được nhà nước chi trả.
Bố trí các chương trình, dự án về dân số vào kế hoạch, chương trình đầu tư công.
Thực hiện phân bổ kinh phí công khai, có định mức rõ ràng, tập trung cho cơ sở, phù
hợp với các vùng, miền, địa phương. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng
ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác dân số.
Nguồn lực thực hiện Chiến lược này do Ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp
ngân sách hiện hành, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các
cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện Chiến lược theo quy định của Luật
ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn liên quan.
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho công
tác dân số. Có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và
ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, phân phối, cung cấp các phương tiện,
dịch vụ trong lĩnh vực dân số.
Phát triển thị trường bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm nhà nước, bảo hiểm thương mại
theo hướng đa dạng hóa các gói bảo hiểm, với nhiều mệnh giá tương ứng các gói dịch
vụ khác nhau bảo đảm các nhóm dân số đặc thù được bình đẳng trong việc tham gia
và thụ hưởng các dịch vụ phúc lợi, an sinh xã hội. Nghiên cứu, thí điểm tiến tới hình
thành quỹ dưỡng lão trên cơ sở đóng góp của người dân, bảo đảm mọi người đều
được chăm sóc khi về già.
2.7. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên
nghiệp, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất.
Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ
máy chuyên trách làm công tác dân số từ trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu
cầu triển khai toàn diện công tác dân số trong tình hình mới.
Tiếp tục duy trì đội ngũ cộng tác viên dân số là những người được nhân dân tín
nhiệm, làm việc trên tinh thần tình nguyện vì cộng đồng ở thôn, xóm, bản, làng, tổ
dân phố, cơ sở sản xuất. Xây dựng, ban hành chính sách đãi ngộ phù hợp về vật
chất, tinh thần cho đội ngũ này.
Ở các ngành, cơ quan, đơn vị, căn cứ vào khối lượng công việc thuộc chức năng,
nhiệm vụ được giao về công tác dân số, phân công cán bộ hoặc tổ chức đảm
nhiệm công tác này, bảo đảm không tăng biên chế và hình thành tổ chức mới.
Củng cố, kiện toàn tổ chức phối hợp liên ngành về dân số và phát triển tại trung ương
và địa phương nhằm chỉ đạo, điều phối các hoạt động của các ngành, cơ quan có chức
năng quản lý các lĩnh vực liên quan tới dân số và phát triển, theo nguyên tắc làm việc
theo chế độ kiêm nhiệm, không tăng biên chế.
Xây dựng quy định cụ thể về cơ chế, kế hoạch hoạt động, phân công trách nhiệm bảo
đảm tăng cường vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các thành viên của tổ
chức phối hợp liên ngành các cấp.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm
công tác dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân
số.
Thực hiện chuẩn hóa cán bộ theo nguyên tắc vị trí việc làm và định hướng triển khai
toàn diện công tác dân số. Đổi mới nội dung, nhanh chóng phổ cập kiến thức, kỹ năng
về dân số và phát triển cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ trung ương đến cơ
sở để có đủ năng lực đề xuất chính sách, quản lý, điều phối và tổ chức thực hiện hiệu
quả công tác dân số.
Cập nhập kiến thức mới, tập huấn lại, bảo đảm đội ngũ cộng tác viên dân số thực
hiện đầy đủ, có hiệu quả việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện sinh đủ 2
con, không lựa chọn giới tính thai nhi, không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, phát
huy vai trò và chăm sóc người cao tuổi, nâng cao chất lượng dân số; thu thập thông tin
và tham gia cung cấp một số dịch vụ dân số tới tận hộ gia đình.
Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân số các ngành, đoàn thể, tổ
chức xã hội về dân số và phát triển, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng lồng ghép các nội
dung này vào các hoạt động của ngành, đơn vị.
Đưa nội dung dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp. Chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực dân số thông
qua hệ thống đào tạo trong và ngoài nước.
Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng hiện đại, đơn giản hóa và hiệu quả. Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp các dịch vụ trong lĩnh
vực dân số, tạo thuận lợi cho người dân.
2.8. Tăng cường hợp tác quốc tế
Chủ động, tích cực hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số, thực
hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển; đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ; tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, tài
chính của các chính phủ, tổ chức quốc tế góp phần nâng cao vị thế quốc gia. Củng cố
và phát triển các quan hệ hợp tác hiện có, mở rộng quan hệ mới với các nước, tổ chức
quốc tế, đối tác phát triển.
Tham gia đầy đủ, có trách nhiệm các diễn đàn đa phương, song phương, các tổ chức
quốc tế, khu vực về dân số và phát triển. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm đạt
được sự hiểu biết chung trong lĩnh vực dân số và phát triển. Tăng cường chia sẻ kinh
nghiệm về những vấn đề ưu tiên như mức sinh thấp, mất cân bằng giới tính khi sinh,
cơ cấu dân số vàng, già hóa dân số, di cư...
Tăng cường vận động các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu
đãi, tài trợ nước ngoài để thực hiện nhanh, hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược và
mục tiêu dân số của SDGs 2030, đầu tư sản xuất phương tiện, trang thiết bị và cơ sở
cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dân số.
Đẩy mạnh hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo và hợp tác trao đổi chuyên gia,
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết
với nước ngoài trong phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi tập trung, các cơ sở
ứng dụng kỹ thuật cao về hỗ trợ sinh sản, cơ sở xét nghiệm, phát hiện các bệnh di
truyền, chuyển hóa liên quan phù hợp với những nội dung ưu tiên và pháp luật Việt
Nam.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Trình bày được mục tiêu phát triển dân số.
Trình bày được nhiệm vụ và giải pháp phát triển dân số.
Bài 3: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM, KẾ HOẠCH
HÓA GIA ĐÌNH VÀ CÁC CHỈ SỐ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được tầm quan trọng của công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa
gia đình.
Trình bày được 3 giải pháp chiến lược của công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và
kế hoạch hóa gia đình.
Trình bày được được các chỉ số để đánh giá về sức khỏe bà mẹ trẻ em.
Trình bày được được các chỉ số để đánh giá chất lượng dân số và kế hoạch hóa gia
đình.
Kỹ năng
Viết được 1 mục tiêu trong chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em - dân số kế hoạch
hóa gia đình.
Năng lực tự chủ
Lập kế hoạch giải quyết vấn đề sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia
đình cho một cụm dân cư.
Nội dung
1. Đại cương
Chất lượng cuộc sống của một cộng đồng, một dân tộc phụ thuộc một cách đồng
bộ vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong các yếu tố đó sức khỏe bà mẹ, trẻ em và
thực hiện kế hoạch hóa gia đình đóng vai trò quan trọng.
2. Tầm quan trọng của công tác bảo vệ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình
Công tác bảo vệ bà mẹ - trẻ em và kế hoạch hóa gia đình được chính phủ và ngành
y tế Việt Nam đã và đang quan tâm vì công tác này có tầm quan trọng đặc biệt.
Bảo vệ bà mẹ - trẻ em và kế hoạch hóa gia đình là một trong 6 chương trình quan
trọng của ngành y tế.
Chiến lược của công tác này là giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ
sinh và trẻ đẻ non tháng.
Muốn thực hiện tốt chiến lược trên, phải coi công tác kế hoạch hóa gia đình là trọng
tâm vì nó liên quan mật thiết tới công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
3. Mối liên hệ giữa bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình
Bảo vệ bà mẹ - trẻ em và kế hoạch hóa gia đình là 3 yếu tố liên quan chặt chẽ với
nhau.
Người cán bộ y tế cần nắm vững mối quan hệ chặt chẽ trên.
Các giải pháp chiến lược của công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa
gia đình.
4.1. Giảm tỷ lệ tử vong mẹ
4.1.1. Định nghĩa tử vong mẹ
Tất cả các nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp làm cho mẹ chết trong thời kỳ thai
nghén kể từ ngày đầu mang thai cho đến hết thời kỳ hậu sản (sau đẻ 6 tuần) được xếp
vào tư vong mẹ trừ trường hợp chết vì tai nạn ngẫu nhiên hay cố ý tự tử.
4.1.2. Những nguyên nhân tử vong của người mẹ
Chảy máu: gồm chảy máu trong thời kỳ mang thai, khi chuyển dạ và sau đẻ.
Nhiễm khuẩn: thường gặp hơn trong thời kỳ hậu sản.
Hội chứng rối loạn tăng huyết áp do thai nghén ( tiền sản giật, sản giật).
Vỡ tử cung: thường gặp trong khi chuyển dạ và khi đẻ.
Tai biến nạo phá thai ( nhất là phá thai không an toàn).
- Mẹ mắc bệnh tim, bệnh thận, viêm gan do virut, sốt xuất huyết.....
4.1.3. Có giải pháp chung nhằm giảm bớt nguy cơ
Đăng ký quản lý thai nghén, khám thai định kỳ để phát hiện sớm, xử trí kịp thời
có trường hợp thai nghén có nguy cơ.
Tăng cường chăm sóc bà mẹ khi chuyển dạ và sau đẻ.
Tuyên truyền giáo dục bà mẹ thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
4.1.4. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020
Hạ tỷ số chết mẹ từ 53,3/100000 ca đẻ sống năm 2015 xuống 52/100000 năm 2020
năm 1999 là 110/100000, năm 2010 là 70/100000).
4.2. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh
4.2.1. Định nghĩa tử vong con
Trẻ chết 7 ngày đầu sau đẻ gọi là chết sơ sinh sớm.
Trẻ chết từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 28 sau đẻ gọi là chết sơ sinh muộn.
Trẻ chết từ lúc mới đẻ đến hết tháng thứ 12 gọi là chết dưới 1 tuổi.
4.2.2. Nguyên nhân chết sơ sinh
Nhiễm khuẩn ( chú ý uốn ván rốn).
Suy hô hấp.
Chấn thương trong lúc đẻ (do các thủ thuật : foocxep, giác hút).
Các bệnh tiêu hóa ( ỉa chảy, viêm ruột hoại tử...).
Xuất huyết não - màng não do rối loạn đông máu.
4.2.3. Nguyên nhân trẻ chết dưới 1 tuổi
Bệnh đường hô hấp.
Nhiễm khuẩn.
Suy dinh dưỡng.
Ỉa chảy.
4.2.4. Các giải pháp chung nhằm giảm bớt nguy cơ
Chăm sóc bà mẹ khi mang thai và đỡ đẻ an toàn.
Thực hiện tốt chương trình tiêm chung mở rộng.
Theo dõi sự phát triển của trẻ đặc biệt là cân nặng.
Chú ý trẻ non tháng, trẻ suy dinh dưỡng, đồng thời giúp các bà mẹ tự theo dõi
cho con mình).
Phổ biến phương pháp bù nước cho trẻ bằng Oresol hay nước cháo muối, nước
đường muối.
Giáo dục bà mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ theo phương pháp khoa học, đồng thời
thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.
4.2.5. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020
Giảm tỷ lệ chết sơ sinh từ 25%0 năm 2010 xuống dưới 7%0 năm 2020.
4.3. Công tác kế hoạch hóa gia đình.
4.3.1. Mục đích của công tác kế hoạch hóa gia đình.
Góp phần bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và đảm bảo hạnh phúc gia đình và phòng
bệnh từ khi có thai cho cả mẹ và con.
Góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, cộng đồng.
4.3.2. Phương châm phấn đấu để đạt được 3 mục đích trên
Muốn đạt được 3 mục đích trên, người cán bộ y tế cần có khả năng giải thích
cho mọi người hiểu và thực hiện các phương châm sau :
Không kết hôn sớm trước 20 tuổi, không đẻ sớm trước 22 tuổi.
Không đẻ nhiều.
Không đẻ dày: khoảng cách giữa các lần sinh từ 3 đến 5 năm.
4.3.3. Các giải pháp chung nhằm thực hiện 3 phương châm cơ bản
Vận động, tuyên truyền về lợi ích của kế hoạch hóa gia đình để mọi người tự giác
thực hiện.
Đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình cho từng cặp vợ chồng.
Tích cực điều trị các bệnh phụ khoa thông thường.
Thống kê, báo cáo kịp thời và trung thực số liệu về bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế
hoạch hóa gia đình.
5. Các dạng của chỉ số
5.1. Tỷ số: là một số tương đối, biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai bộ phận trong cùng
một tổng thể nghiên cứu. Chỉ số này tử không nằm trong mẫu.
Công thức:
A
------
B
Ví dụ: tỷ số giới = nữ/nam
5.2. Tỷ lệ: là một số tương đối, biểu hiện sự tương quan giữa một bộ phận của tổng
thể và tổng thể nghiên cứu. Chỉ số lần tử số là một phần của mẫu số và có một đơn vị
đo lường.
Công thức: A
---------
A + B
Trẻ em 0 - 4 tuổi
Ví dụ: tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi = -----------------
Tổng dân số
5.3. Tỷ lệ phần trăm: tương tự công thức tính tỷ lệ nhưng được nhân với một hằng số
K. Hằng số K là 100.
Công thức:
A
------ x K
A + B
Trẻ em 0 - 4 tuổi
Ví dụ: tỷ lệ trẻ em <5 tuổi = ----------------- x 100
Tổng dân số
5.4. Tỷ suất: là một số tương đối, để đo lường tần xuất xuất hiện của hiện tượng
nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất điịnh. Trong đó tử số là các sự kiện mới
phát sinh và mẫu số là số lượng cá thể trung bình có thể phát sinh ra sự kiện đó.
Công thức:
Số là các sự kiện mới phát sinh
trong một khoảng thời gian xác định
Tỷ suất = --------------------------------------------------
Số cá thể trung bình có khả năng pháp sinh
ra sự kiện đó của khu vực đó trong cùng một thời gian
Ví dụ:
Tổng số chết năm 2019 của tỉnh A
Tỷ suất chết thô (CDR) = ------------------------------------------- x 1000
Dân số trung bình của tỉnh A trong năm 2019
6. Chỉ số về sức khỏe sinh sản
6.1. Chỉ số về dân số
6.1.1. Dân số trung bình
Dân số đầu năm (tại 0h 1.1)+ dân số cuối năm (tại
24h 31.12)
Dân số trung bình = ----------------------------------------------------------------
2
Có thể coi dân số tại thời điểm ngày mùng 1 tháng 7 là dân số trung bình của năm đó
6.1.2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (NIR)
Tổng số trẻ đẻ ra sống/ năm - Tổng số người chết/ năm
NIR= ----------------------------------------------------------------- x 100
Dân số trung bình
Hoặc NIR = (Tỷ suất sinh thô - Tỷ suất chết thô) x 100
6.1.3. Tỷ lệ gia tăng dân số
Dân số cuối năm - dân số đầu năm
Tỷ lệ gia tăng dân số = -------------------------------------------- x 100
Dân số trung bình
6.1.4. Tỷ suất sinh thô (CBR)
Số trẻ đẻ ra sống trong năm
CBR = -------------------------------------- x 1000
Dân số trung bình trong năm
6.1.5. Tỷ suất chết thô (CDR)
Số người chết trong năm
CDR = --------------------------------- x 1000
Dân số trung bình trong năm
6.1.6. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
Số trẻ là con thứ 3 trở lên đã sinh trong năm
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên = -------------------------------------------- x 100
Số trẻ sinh ra trong năm
6.1.7. Tổng tỷ suất sinh theo nhóm tuổi (SFRi)
SFR (nhóm tuổi X) =
Số trẻ do các bà mẹ tuổi X sinh ra
-----------------------------------------
Số phụ nữ ở nhóm tuổi X
x 1000
6.1.8. Tỷ lệ dân số phân bố theo tuổi
Tỷ lệ nhóm tuổi =
Dân số của nhóm tuổi
-----------------------------
Tổng dân số
x 1000
6.1.9. Tỷ suất chết đặc trưng theo nhóm tuổi
Số người chết trong nhóm tuổi /năm
CDR = ------------------------------------------------- x 1000
Dân số trung bình thuộc nhóm tuổi/ năm
6.2. Chỉ số về sức khoẻ bà mẹ
6.2.1. Tỷ lệ phụ nữ được tiêm phòng UV từ 2 mũi trở lên
Tỷ lệ PN có thai Tổng số phụ nữ được tiêm phòng UV từ 2 mũi trở lên
được tiêm phòng = ------------------------------------------------- x 100
UV ≥ 2 mũi Tổng số phụ nữ đẻ
6.2.2. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 1 lần
Tỷ lệ PN đẻ Tổng số phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 1 lần
được khám thai = ---------------------------------------------------- x 100
≥ 1 Tổng số phụ nữ đẻ
6.2.3. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần
Tỷ lệ PN đẻ Tổng số phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần
được khám thai = ------------------------------------------------ x 100
≥ 3 lần Tổng số phụ nữ đẻ
6.2.4. Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại các trạm y tế cơ sở
Tỷ lệ PN đẻ Tổng số phụ nữ đẻ tại CSYT
tại CSYT = -------------------------------- x 100
Tổng số phụ nữ đẻ
6.2.5. Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại các trạm y tế cơ sở
Tỷ lệ PN đẻ Tổng số phụ nữ đẻ được CBYT chăm sóc
được CBYT = ------------------------------------------------ x 100
chăm sóc Tổng số phụ nữ đẻ
6.2.6. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được chăm sóc sau sinh
Tỷ lệ PN đẻ Tổng số phụ nữ đẻ được chăm sóc sau sinh
được chăm sóc = ------------------------------------------------ x 100 sau
sinh Tổng số phụ nữ đẻ
6.2.7. Tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận BPTT (CPR)
Tỷ lệ cặp vợ Tổng số vợ/chồng chấp nhận BPTT
chồng chấp = ------------------------------------------- x 100
nhận BPTT Tổng số phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng
6.2.8. Tỷ số nạo, hút phá thai
Tỷ số nạo, hút Tổng số nạo hút thai
phá thai = --------------------------- x 100
Số trẻ đẻ ra sống
6.2.9. Tỷ duất mắc, chết do tai biến sản khoa
Tỷ suất mắc, chết Tổng số mắc, chết từng tai biến sản khoa
Do tai biến SK = ---------------------------------------------- x 100
Số trẻ đẻ ra sống
6.2.10. Tỷ số chết mẹ
Tỷ số chết mẹ
Tổng số mẹ chết do chửa đẻ
= -------------------------------
Số trẻ đẻ ra sống
x 100.000
6.2.11. Tỷ lệ vô sinh
Số phụ nữ vô sinh tuổi 20 - 49 có chồng
Tỷ lệ vô sinh = --------------------------------------------- x 1000
Tổng số phụ nữ tuổi 20 - 49 có chồng
6.2.12. Tỷ lệ chữa phụ khoa
Số phụ nữ chữa bệnh phụ khoa tuổi 15 - 49
Tỷ lệ chữa phụ khoa = ----------------------------------------------- x 100
Tổng số phụ nữ chữa bệnh phụ khoa tuổi 15 - 49
6.3. Chăm sóc sức khoẻ trẻ em:
6.3.1. Tỷ suất chết tử vong chu sinh
Số thai nhi chết từ khi được 22 tuần tuổi +
Tỷ suất tử chết < 7 ngày
vong chu sinh = --------------------------- x 1000
Tổng số trẻ đẻ ra sống
6.3.2. Tỷ suất chết sau sinh: là trẻ chết từ khi đã được 28 ngày hoặc 1 tháng tuổi đến
dưới 1 năm tính trên 1000 trẻ đẻ ra sống
6.3.3. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IRM)
Tỷ suất chết Tổng số TE chết < 1 tuổi
TE < 1 tuổi = ---------------------------------
Tổng số trẻ đẻ ra sống
x 1000
6.3.4. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR)
Tỷ suất chết
TE < 5 tuổi =
Tổng số TE chết < 5 tuổi
---------------------------------
Tổng số trẻ < 5 tuổi
x 1000
6.3.5. Tỷ lệ TE < 1 tuổi được tiêm/uống đầy đủ phòng 6 bệnh :
Tổng số TE < 1 tuổi được tiêm/uống
Tỷ lệ TE < 1tuổi đầy đủ 8 loại vacxin
được tiêm/uống = ----------------------------- x 100
đầy đủ 8 loại vacxin Tổng số trẻ <1 tuổi
6.3.6. Tỷ lệ tiêm chủng để phòng từng bệnh trong 6 bệnh có vácxin của trẻ dưới
1tuổi: công thức tương tự như trên nhưng tử số là số trẻ được tiêm (uống) đầy đủ từng
loại vacxin
6.3.7. Tỷ lệ trẻ đẻ ra thấp cân
Tỷ lệ trẻ đẻ thấp cân = ---------------------------------------------- x 100
Tổng số trẻ đẻ ra được cân
Bài tập thảo luận
Lập kế hoạch giải quyết vấn đề sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia
đình cho một cụm dân cư
Trình bày được cách viết 1 mục tiêu trong chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em - dân số
kế hoạch hóa gia đình.
Nội dung bài tập
Hàng năm mỗi trạm y tế cơ sở cần phải lập kế hoạch thực hiện các chương trình y
tế quốc gia
Xác định được mục tiêu của chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch
hóa gia đình ở tuyến cơ sở
Mục tiêu của chương trình là những điều mà bạn mong muốn đạt được sau khi triển
khai chương trình ở xã trong một thời gian nhất định.
Muốn xác định được các mục tiêu của chương trình phải tiến hành theo 2 bước:
1.1. Xác định những vấn đề ưu tiên trong lĩnh vực BVBMTE -
KHHGĐ (Xem lại bài chẩn đoán cộng đồng)
1.2. Viết mục tiêu cụ thể của chương trình
Cấu trúc của mục tiêu bao gồm:
Bạn mong muốn điều gì?
Điều đó đạt được bao nhiêu?
Điều đó được thực hiện khi nào?
Ví dụ:
Ví dụ 1: Đến ngày 31 - 12 - 2018, 90% phụ nữ có thai trong xã M được
khám thai và ghi phiếu theo dõi thai nghén đủ 4 lần.
Phân tích: trong mục tiêu trên:
Điều mà CBYT xã M mong muốn là phụ nữ có thai trong xã được khám
thai và lập phiếu theo dõi thai nghén đủ 4 lần.
Tỷ lệ phụ nữ được khám thai và lập phiếu theo dõi thai nghén đủ 4 lần
là: 90%.
Điều đó được thực hiện từ đầu năm đến hết ngày 31 - 12 - 2018.
Khi xây dựng mục tiêu cần lưu ý:
Xem lại các chỉ tiêu y tế đã đạt được năm trước để xác định mục tiêu năm
sau cho phù.
Xem xét cụ thể tình hình nhân lực, ngân sách, phương tiện, thuốc men và cơ
sở vật chất của trạm để xây dựng các mục tiêu có thể thực hiện được.
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của y tế tuyến huyện, sở y tế để đề ra các
mục tiêu sát thực.
2. Những hoạt động để thực hiện mục tiêu
Những hoạt động để thực hiện mục tiêu là một việc, một nhóm công việc của trạm y tế
xã, chính quyền, đoàn thể, ban nghành trong xã, của y tế tuyến trên và của nhân dân
trong xã tiến hành trong một thời gian hay suốt cả năm để thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Một mục tiêu thường được thực hiện bằng nhiều hoạt động trong bản kế hoạch quản
lý chương trình BVBMTE - KHHGĐ của xã, nhưng chỉ lựa chọn để ghi vào bản kế
hoạch những hoạt động chính.
Ví dụ: Trong ví dụ trên, để đạt dược mục tiêu xã M cần thực hiện các hoạt động
chính sau:
Phối hợp với hội phụ nữ, ban văn hoá thông tin xã tuyên trền vận động chi
em có thai đến dăng ký thai và khám thai tại trạm.
Lập danh sách và bổ xung danh sách hàng tháng số phụ nữ có thai trong xã.
Tổ chức khám thai thường xuyên hàng ngày tại trạm (theo 09 bước khám
thai mà nữ hộ sinh đã được học và tập huấn).
Dự trù kinh phí với xã, huyện bổ xung đầy đủ dụng cụ khám thai và phiếu
theo dõi thai nghén.
Thu thập số liệu cần thiết
Việc thu thập các số liệu nhằm giúp cho cán bộ y tế xã, phường thường xuyên theo
dõi được tiến độ công việc và quan trọng hơn là để đến khi hết thời hạn có thể đánh
giá đúng kết quả thực hiện các mục tiêu.
Căn cứ vào các chỉ tiêu ghi trong các mục tiêu để xác định các số liệu cần thu thập.
Ví dụ: trong mục tiêu của xã M, những số liệu cần thu thập là:
Số phụ nữ có thai trong xã năm 2018.
Số phụ nữ có thai được khám thai và ghi phiếu theo dõi thai nghén đủ 4 lần.
Khi có các số liệu trên, vào một thời điểm nào đó trong năm hoặc đến cuối năm ta
có thể ước tính được tỷ lệ % phụ nữ có thai được khám thai và ghi phiếu theo dõi thai
nghén đủ 4 lần.
Điều hành các hoạt động thực hiện chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em- kế
hoạch hóa gia đình
4.1. Điều hành thời gian: là phối hợp thời gian một cách hợp lý để các hoạt động được
thực hiện đồng bộ và đúng tiến độ.
Ví dụ: để thực hiện chỉ tiêu quản lý thai nghén đã đặt ra, trạm y tế xã M tổ chức
khám thai vào tất cả các ngày trong tuần.
4.2. Điều hành nhân lực: là phân công công việc giữa các cán bộ của trạm y tế, cán bộ
y tế của các thôn, ấp, cán bộ ngoài trạm y tế dựa vào năng lực chuyên môn, khả năng
của từng người để mỗi hoạt động của chương trình có người phụ trách, người phối
hợp cùng làm.
Ví dụ: để đạt được tiêu trên, trạm y tế xã M đã phân công:
Người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động này là NHS Nguyễn Lan Anh.
Người phối hợp (cùng làm hay làm thay khi NHS Anh đi vắng) là y sỹ trạm
trưởng Lê Thanh.
4.3. Điều hành vật tư, kinh phí
Vật tư, trang thiết bị: trên cơ sở nắm vững số lượng vật tư, trang thiết bị của trạm y
tế, cán bộ y tế xã phải có kế hoạch dự trù, mua sắm, cung cấp các trang thiết bị, dụng
cụ, thuốc men để hoàn thành các dịch vụ y tế.
Kinh phí: nhiều dịch vụ của xã phải được cung cấp đủ ngân sách. Trạm y tế xã cần
xác định những hoạt động nào cần kinh phí, cần bao nhiêu, cần vào thời gian nào và
nguồn ngân sách đố lấy từ đâu để có kế hoạch cung cấp đầy đủ.
Ví dụ: để phục vụ cho dịch vụ khám thai, y tế xã phải ước tính chi phí cho một lần
khám thai, trên cơ sở đó tính được tổng số kinh phí cho cả năm. Số tiền trên lấy từ
nguồn ngân sách của xã, của trạm, của trên cấp.. là tuỳ váo từng địa phương nhưng
phải ghi vào trong kế hoạch và điều phối trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ trên.
4.4. Giám sát thực hiện chương trình
Giám sát là quá trình theo dõi, chỉ đạo kiểm tra và giúp đỡ các cán bộ thực hiện
chương trình cho đúng mục tiêu đã được đề ra.
Người chịu trách nhiệm giám sát là người nắm vững nội dung chương trình
BVBMTE - KHHGĐ của xã, họ thường xuyên theo dõi các hoạt động của chương
trình và để xuất biện pháp để cán bộ thực hiện đúng mục tiêu, khắc phục được những
sai sót về chuyên môn, kỹ thuật và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Người được phân công nhiệm vụ giám sát thường là cán bộ trên một cấp, ytế huyện
giám sát các hoạt động của trạm y tế, trưởng trạm y tế có thể giám sát các cán bộ y tế
của trạm và cán bộ y tế thôn (y tế thôn bản).
5. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình
Hàng năm hoặc vào một thời điểm nào đó trong năm, trạm y tế xã phảI đánh giá kết
quả triển khai chương trình BVBMTE - KHHGĐ của xã.
Phương pháp đánh giá là phải thông qua các số liệu (các chỉ tiêu y tế) để biết mục
tiêu đã được thực hiện ở mức nào.
Cụ thể đánh giá gồm 3 bước:
Tính toán các số liệu đạt được.
So sánh số liệu đạt được với mục tiêu đề ra xem kết quả đạt, không đạt hay
đạt vượt chỉ tiêu đề ra.
Đưa ra những nguyên nhân của sự thành công hay thất bại.
Ví dụ: đánh giá mục tiêu của xã M.
Số liệu của xã thu được vào ngày 31/12/2018 như sau:
Số phụ nữ có thai trong xã M được khám thai và ghi phiếu theo dõi thai
nghén đủ 4 lần đạt 85%.
So sánh với chỉ tiêu đề ra thấy chưa đạt là: 5%.
+ Trạm y tế xã M đã xem xét kỹ và chỉ ra các nguyên nhân chính sau:
Hộ sinh Anh khi khám thai chưa căn dặn kỹ thai phụ cần trở lại khám
thai đủ 4 lần nên có một số thai phụ chỉ đi khám 2 hoặc 3 lần.
Có 10% phụ nữ không đến khám thai đủ là do trạm y tế cách xa nhà.
Vai trò của y tế thôn bản và hội phụ nữ xã trong việc tuyên truyền vận
động thai phụ đi khám thai còn hạn chế.
Từ những nguyên nhân thành công hay thất bại, qua việc đánh giá này đã giúp cho y
tế xã M đề ra mục tiêu và các hoạt động cho năm sau tốt hơn.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Trình bày được tầm quan trọng của công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa
gia đình.
Trình bày được 3 giải pháp chiến lược của công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và
kế hoạch hóa gia đình.
Trình bày được được các chỉ số để đánh giá về sức khỏe bà mẹ trẻ em.
Trình bày được được các chỉ số để đánh giá chất lượng dân số và kế hoạch hóa gia
đình.
Bài tập thảo luận: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân
số kế hoạch hóa gia đình cho một cụm dân cư.
Chương 2. KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
BÀI 4.
TƯ VẤN KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được tầm quan trọng của công tác kế hoạch hoá gia đình.
Trình bày được mục đích, nội dung công tác KHHGĐ.
Kỹ năng
Thực hiện được 6 kỹ năng và 6 bước cơ bản trong tư vấn.
Năng lực tự chủ
- Tư vấn được công tác kế hoạch hóa gia đình
Nội dung
1. Tầm quan trọng của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
Nâng cao sức khoẻ cho bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong do thai sản gây nên: tổ
chức y tế thế giới đã tổng kết kinh nghiệm của nhiều nước và chứng minh được rằng
tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh tật của cả bà mẹ và trẻ em tăng lên khi các bà mẹ đẻ quá
sớm, quá muộn , quá dày và quá nhiều.
Nhờ thực hiện KHHGĐ, các bà mẹ đẻ ít nên có thời gian và điều kiện chăm sóc sức
khoẻ và học tập cũng như công tác tốt hơn, cải thiện được điều kiện kinh tế của gia
đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hạnh phúc gia đình.
Thực hiện KHHGĐ bằng các biện pháp tránh thai, giúp người phụ nữ tránh có thai
ngoài ý muốn, tránh phải chịu những thủ thuật nguy hiểm của nạo, phá thai hoặc các
tai biến sản khoa do đẻ quá sớm, quá muộn, đẻ nhiều, đẻ dày gây nên. Đồng thời, tạo
được tâm lý thoải mái, yên tâm hưởng thụ trọn vẹn hạnh phúc lứa đôi mà không phải
lo lắng về chuyện có thai ngoài kế hoạch.
- Thực hiện KHHGĐ sẽ có điều kiện tốt hơn để chăm sóc và nuôi dạy con cái…
2. Nội dung công tác kế hoạch hóa gia đình
2.1. Mục đích của cuộc vận động KHHGĐ
Tăng cường sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.
Hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên.
Bảo vệ tốt sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em.
2.2. Nội dung cần vận động
Nam nữ không kết hôn sớm.
Nữ không sinh con trước 22 tuổi.
Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 -2 con.
Tuổi các con cách nhau ít nhất là từ 3 - 5 năm.
Không nên đẻ quá muộn, khi mẹ đã trên 35 tuổi.
Thực hiện tốt " ba không": không đẻ sớm, không đẻ dày, không đẻ nhiều.
Để thực hiện được điều đó, cần:
Nâng cao hiểu biết của người dân về KHHGĐ, cách sử dụng BPTT.
Vận động mọi người, mọi cặp vợ chồng sử dụng các BPTT để tránh có
thai ngoài ý muốn.
Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ phương tiện tránh thai an toàn.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết thai ngoài kế hoạch.
3. Tư vấn kế hoach hóa gia đình
Tư vấn KHHGĐ là một quá trình giao tiếp, trao đổi giữa người cán bộ tư vấn với
người cần thực hiện KHHGĐ (thường gọi là khách hàng) nhằm đạt mục đích sao cho
khách hàng thay đổi được nhận thức, từ đó chuyển biến được thái độ và sau cùng là
thay đổi được hành vi, có nghĩa là tự nguyện chấp nhận một biện pháp tránh thai, để
tránh có thai ngoài ý muốn. Điều đó có lợi cho bản thân người phụ nữ, gia đình họ và
cả cộng đồng.
Khách hàng mà chúng ta tư vấn gồm nhiều thành phần. Họ khác nhau về kiến thức,
tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa. Nên nhớ rằng, họ có những
nhận thức và kinh nghiệm mà chúng ta không có, nhưng họ có thể thiếu kiến thức về
KHHGĐ. Vì vậy, nội dung truyền thông phải xuất phát từ các nhu cầu của khách
hàng, xem họ cần gì, thiếu hiểu biết gì, ở mức độ nào của nội dung KHHGĐ và bằng
cách nào để thuyết phục khách hàng thay đổi được hành vi, đó là mục đích cuối cùng
của công tác tư vấn.
Những kiến thức về các biện pháp KHHGĐ cần tư vấn đã có tài liệu riêng cho
từng biện pháp tránh thai (BPTT), người cán bộ tư vấn cần phải nắm thật vững để
truyền đạt cho khách hàng những thông tin chính xác, nêu rõ những lợi ích, ưu điểm,
nhược điểm và các tác dụng phụ của từng biện pháp để khách hàng lựa chọn một biện
pháp tối ưu nhất. Vì vậy, người tư vấn phải có kiến thức về lĩnh vực này hơn hẳn
khách hàng, có như vậy mới giải đáp được những thắc mắc, lo âu và mới thuyết phục
được khách hàng thay đổi được hành vi.
Những kỹ năng tư vấn cần cho các biện pháp KHHGĐ: đây là một nghệ thuật rất
quan trọng, nếu chỉ có đầy đủ kiến thức mà không có kỷ năng thì kết quả cũng rất hạn
chế và ngược lại, có kỹ năng tốt mà không có đủ kiến thức để truyền đạt thì cũng
không thu được kết quả.
3.1. Các kỹ năng cơ bản trong tư vấn
3.1.1. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu
Sử dụng tốt các giao tiếp không lời.
Biểu lộ sự lắng nghe, quan tâm, khích lệ khách hàng.
Hỏi lại những điều chưa hiểu hoặc nhắc lại những điểm chính khách hàng vừa
trao đổi.
Đồng cảm, hiểu những cảm nghĩ của khách hàng.
Tránh dùng từ phán xét.
3.1.2. Kỹ năng đặt câu hỏi
Sử dụng nhiều câu hỏi mở.
Hỏi từng câu hỏi một.
Nhìn vào đối tượng.
Hỏi câu hỏi ngắn gọn và rõ ràng.
Hỏi câu hỏi có mục đích.
Dùng câu hỏi để giúp khách hàng nói về trạng thái tình cảm, hoàn cảnh và hành vi
của họ (xem họ biết gì, tin gì, làm gì).
Không nên hỏi câu hỏi có tính tò mò hoặc không thích hợp.
Không hỏi quá nhiều câu hỏi và dồn dập.
3.1.3. Quan sát có hiệu quả
Cần quan sát nét mặt, cử chỉ, phản ứng, hành vi, hoàn cảnh của khách hàng.
Chọn vị trí hợp lý.
Tế nhị, lịch sự, thái độ động viên và khích lệ.
Khách quan, không đánh giá theo suy nghĩ chủ quan.
Những điều không nên làm khi quan sát.
Thờ ơ, hờ hững, thiếu tập trung cho việc quan sát.
Soi mói với ánh mắt thiếu thiện cảm, không tế nhị.
Các ngôn ngữ không lời tỏ ra thiếu trọng, thiếu lịch sự.
3.1.4. Kỹ năng cung cấp thông tin
Lắng nghe để xác định nhu cầu tư vấn của khách hàng.
Khen ngợi những gì khách hàng làm đúng.
Đưa ra một số lượng thông tin phù hợp.
Đưa ra 1 số gợi ý cho khách hàng.
Kiểm tra xem khách hàng đã hiểu rõ chưa.
Sắp xếp việc tiếp tục theo dõi nếu cần.
Sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.
Nói ngắn gọn, rõ ràng.
Sử dụng tranh tư vấn để hỗ trợ.
3.1.5. Xây dựng niềm tin và cung cấp hỗ trợ
Chấp nhận điều mà khách hàng nghĩ và cảm nhận.
Tỏ ra thông cảm với khách hàng.
Phát hiện và khen ngợi điều khách hàng làm đúng.
Đưa ra sự giúp đỡ thiết thực.
Cung cấp thông tin ngắn gọn, chính xác.
Dùng ngôn ngữ đơn giản, thân thiện, gần gũi.
Sử dụng tốt các ngôn ngữ không lời.
Tạo bầu không khí thân mật tin tưởng.
Đưa ra 1 số gợi ý không có tính mệnh lệnh và thỏa thuận được những việc
khách hàng cần làm.
3.1.6. Cách sử dụng tranh tư vấn
Dùng khi truyền thông cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ.
Chọn 1 vài tranh thích hợp, xem trước.
Khi truyền thông:
Để mặt tranh quay về phía khách hàng.
Để khách hàng xem và nói về tranh theo hiểu biết của
họ. Thảo luận với bà mẹ về nội dung tranh, có liên hệ.
Giải thích, bổ sung thêm thông tin.
Tư vấn viên có thể tham khảo các thông tin ở trang
chữ. Tóm tắt, thống nhất những việc cần làm.
Xếp tranh theo thứ tự, kiểm tra tránh thất lạc.
3.2. Sáu nguyên tắc cơ bản trong quá trình truyền thông trực tiếp
Tìm hiểu những điều mà đối tượng đã biết, tin và làm. Hãy khen ngợi nếu họ đã hiểu
đúng, đã làm tốt.
Bổ sung những thông tin còn thiếu, mô tả chính xác điều đối tượng nên làm và lợi
ích của hành vi mới.
Tìm hiểu các khó khăn mà đối tượng có thể gặp phải khi thực hiện hành vi mới và
thảo luận cách giải quyết.
Kiểm tra xem đối tượng có hiểu những gì bạn vừa trao đổi không.
Động viên, khuyến khích họ làm theo hành vi mới.
Đạt được cam kết về việc họ sẽ làm trong tương lai.
3.3. Những điều cần tránh trong tư vấn
Động viên khách làm theo ý mình, quyết định cho khách áp dụng một biện pháp
tránh thai cụ thể.
Đưa nhiều thông tin không phù hợp với trình độ hiểu biết và nguyện vọng của khách.
Dùng ngôn ngữ chuyên môn xa lạ hoặc lời khuyên quá chung chung.
Phê phán, chỉ trích, gò ép khách phải chấp nhận.
Đồng tình ngay với khách khi biết họ quyết định thiếu thận trọng khi thực hiện
một vấn đề gì, nhất là lĩnh vực triệt sản.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Trình bày được tầm quan trọng của công tác kế hoạch hoá gia đình?
Trình bày được mục đích, nội dung công tác KHHGĐ?
Bài tập thảo luận: Thực hiện được 6 kỹ năng và 6 bước cơ bản trong tư vấn?
Bài 5. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được cơ chế và cách phân loại các biện pháp tránh thai (BPTT).
Trình bày được được ưu, nhược điểm, chỉ định, chống chỉ và cách sử dụng
từng biện pháp tránh thai.
Kỹ năng
Lập kế hoạch quản lý và phân phối các phương tiện tránh thai.
Năng lực tự chủ
Áp dụng được từng loại biện pháp tránh thai phù hợp cho từng đối tượng
khách hàng
Nội dung
1. Cơ chế tránh thai
Ngăn không cho tinh trùng gặp noãn.
Ức chế phóng noãn.
Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung.
2. Phân loại các biện pháp tránh thai
Hình 5.1. Các biện pháp tránh thai tạm thời
Các BPTT tạm thời và các BPTT vĩnh viễn.
Các BPTT hiện đại và các BPTT truyền thống.
- Các BPTT phi lâm sàng và các BPTT lâm sàng.
- Các BPTT dùng cho nam giới và các BPTT dùng cho nữ giới.
3. Các biện pháp tránh thai tạm thời
BPTT tạm thời là các biện pháp có khả năng có thai, khi thôi không áp
dụng nữa. 3.1. Các màng ngăn
3.1.1 Bao cao su (BCS) dùng cho nam giới
- Cách sử dụng:
Dùng túi cao su lắp vào dương vật trước khi giao hợp. Khi phóng tinh, tinh dịch
được chứa trong túi, không vào được âm đạo.
Hình 5.2. Cách sử dụng bao cao su nam
- Ưu điểm:
+Thuận tiện, dễ sử dụng, ít phiền phức.
Kết quả tránh thai cao 80- 95 %.
Tránh được các bệnh lây truyền theo đường tình dục, kể cả HIV/ AIDS.
Không ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý, sinh lý của cả nam và nữ.
Không phải đi khám và không cần chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Không phải kiêng giao hợp.
Nhược điểm:
Phải thường xuyên dự trữ túi để sử dụng mỗi lần giao hợp.
Hạn chế khoái cảm.
Túi thủng hoặc rách sẽ có thai.
Chú ý: BCS chỉ dùng một lần.
Không kéo dài BCS trước khi trùm vào dương vật.
Không dùng BCS cho những người dị ứng với cao su.
3.1.2 Bao cao su dùng cho nữ giới
Kiểm tra hạn sử dụng
Mở gói bọc và tìm phần đáy của bao cao su. Giữ phần đai trong đáy bao rồi bóp lại,
để phần đai tạo thành hình số 8.
Lựa chọn cho mình tư thế thoải mái nhất để đưa chiếc đai vào. Hầu hết phụ nữ đều
chọn tư thế nằm ngửa, ngồi xổm hay đứng thẳng với một chân làm trụ, chân còn lại
kê lên mặt ghế.
Dùng tay nhẹ nhàng mở rộng hai môi phía ngoài của âm hộ.
Giữ chiếc đai và đẩy nó vào trong âm đạo càng sâu càng tốt, đến tận cổ tử cung.
Dùng ngón tay trỏ hoặc tay giữa đưa vào bên trong âm đạo để kiểm tra và chắc
chắn chiếc bao đã đặt đúng vị trí.
Hình 5.3. Cách sử dụng bao cao su nữ
Lưu ý: Đảm bảo rằng phần đai ngoài của bao luôn ở phía ngoài âm hộ để bảo vệ
những phần ngoài của cơ quan sinh dục và dương vật không lách vào khoảng giữa của
bao với thành âm đạo.
3.1.3. Mũ cổ tử cung
3.1.4. Thuốc diệt tinh trùng: đặt trong âm đạo còn gọi là màng ngăn hoá học:
Cách sử dụng: trước mỗi lần giao hợp, đặt sâu vào âm đạo 1 viên thuốc hoặc bơm
vào âm đạo một lượng thuốc dạng kem sữa. Khi phóng tinh, tinh trùng sẽ bị diệt hết.
Hình 5.4. Thuốc diệt tinh trùng
3.2. Thuốc tránh thai nội tiết
3.2.1. Dạng thuốc
- Viên tránh thai kết hợp: thành phần gồm estrogen và progestin.
+ Biệt dược: Microgynon 28 viên Rigevidon 28 viên.
Marvelon 28 viên Newchoicer 21 viên.
- Mỗi vỉ thuốc uống hết sẽ có tác dụng tránh thai trong một tháng.
Hình 5.5. Viên tránh thai kết hợp
Viên tránh thai đơn thuần: thành phần: Progestin liều thấp.
Biệt dược: Exluton (28 viên), Milligynon (28 viên), Microval (28 viên).
Mỗi vỉ thuốc uống hết sẽ có tác dụng tránh thai trong một tháng.
Hình 5.6. Viên tránh thai đơn thuần
Viên tránh thai khẩn cấp: có tác dụng tránh thai cho 1 lần giao hợp không được bảo
vệ.
Viên khẩn cấp chỉ có progestin: Postinor có 0,75 mg levonorgestrel.
Viên kết hợp: sử dụng vỉ thuốc tránh thai kết hợp trong trường hợp khẩn cấp.
3.2.2. Cơ chế tác dụng
Ức chế phóng noãn.
Cản trở sự làm tổ của trứng do giảm sự phát triển nội mạc tử cung.
Làm đặc chất nhầy cổ tử cung.
3.2.3. Ưu điểm
Hiệu quả tránh thai cao trên 99% nếu uống thuốc đủ và đúng giờ.
An toàn, không nguy hiểm cho sức khoẻ của người phụ nữ bình thường.
Có thể có thai sau khi ngừng thuốc.
Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung, viêm tiểu khung.
Giảm nguy cơ u nang cơ năng buồng trứng, u xơ vú lành tính và chửa ngoài tử cung.
Hành kinh đều, ra máu ít, số ngày thấy kinh ít hơn.
Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Giảm triệu chứng trước hành kinh.
Sử dụng thuận tiện, dễ dàng, kín đáo.
Không ảnh hưởng đến tình dục, tính tình.
Viên đơn thuần, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai có thể sử dụng cho người
nuôi con bú vì không ảnh hưởng đến sự tiết sữa, không có tác dụng phụ của estrogen
nên không làm tăng nguy cơ tim mạch và đột quỵ, ít tác dụng phụ của progestin như
mụn trứng cá và tăng cân.
3.2.4. Nhược điểm
Phải có dịch vụ cung cấp thuốc đầy đủ, đều đặn.
Không tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Giá thuốc đắt.
Có một số tác dụng phụ thường gặp trong 3 tháng đầu: buồn nôn, cương vú, đau đầu
nhẹ, ra máu thấm giọt hoặc ra máu giữa kỳ kinh, vô kinh hoặc kinh ít, trầm cảm, thay
đổi tính tình. Ngoài ra có thể có 1 số tác dụng phụ hiếm gặp như: tăng cân nhanh, tăng
huyết áp, sạm da mặt, trứng cá, giảm tình dục.
Với thuốc uống thì phải nhớ uống thuốc hàng ngày.
Viên tránh thai kết hợp làm giảm tiết sữa khi nuôi con bú.
Viên tránh thai đơn thuần hiệu quả tránh thai không cao bằng viên kết hợp và phải
uống rất đúng giờ, uống muộn vài giờ, hiệu quả tránh thai đã giảm.
Thuốc tiêm tránh thai: có thể mất kinh sau 9 - 12 tháng sử dụng, đôi khi kinh nhiều
và kéo dài sau khi sử dụng 1 - 2 tháng, chậm có thai hơn thuốc uống.
Thuốc tránh thai cấy dưới da: người cung cấp dịch vụ phải được đào tạo, khách
hàng phải đến cơ sở y tế để cấy, 3-5 năm sau phải đến để tháo hoặc thay.
3.2.5. Chỉ định
Nội dung Chỉ định dùng thuốc tránh thai
Kết Đơn Khẩn Tiêm Cấy
hợp thuần cấp
Muốn dùng BPTT tạm thời, hiệu quả cao + + +
Muốn sử dụng một BPTT tạm thời, có +
hiệu quả cao trong nhiều năm
Bị thiếu máu vì hành kinh nhiều +
Đau bụng nhiều khi hành kinh + + +
Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn +
Đang cho con bú, sau đẻ 6 tuần + + +
Người bị tiểu đường, béo phì, cao huyết + + +
áp; phụ nữ >35 tuổi hút thuốc lá
Người bị tác dụng phụ của thuốc tránh + + +
thai kết hợp
Sau giao hợp không được bảo vệ +
Bị cưỡng dâm +
Quên thuốc, rách BCS +
3.2.6. Chống chỉ định
Nội dung Chống chỉ định dùng thuốc tránh thai
Kết Đơn Khẩn Tiêm Cấy
hợp thuần cấp
Có thai + + + + +
Tiền sử viêm tắc mạch máu + - - +
Bị bệnh tim + + + +
Hút thuốc trên 10 điếu/ngày + - - -
Đau đầu dữ dội kèm theo nhìn mờ + - - +
Có khối u ở vú + + + +
Bị bệnh gan + + + +
Bị cao huyết áp + - - -
Bị bệnh đái đường + - + +
Ra máu âm đạo bất thường + + + +
Đang dùng thuốc điều trị bệnh lao hoặc + + + +
bệnh nấm, thuốc chống co giật
Đang cho con bú dưới 6 tháng tuổi + - - -
Dưới 16 tuổi + + + +
BẢNG KIỂM SÀNG LỌC KHÁCH HÀNG
SỬ DỤNG VIÊN THUỐC TRÁNH THAI KẾT HỢP
Nội dung Có không
1.Chị nghĩ là mình có thể đang có thai hay chậm kinh không?
2.Chị đã bao giờ được chẩn đoán/ điều trị tắc mạch máu chưa?
3.Chị có bị bệnh tim không?
4.Chị có hút thuốc(10 điếu/ ngày trở lên) không?
5.Chị có đau đầu dữ dội kèm theo nhìn mờ không?
6.Chị có sờ thấy u cục ở vú không?
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN

Sex education in Vietnam
Sex education in VietnamSex education in Vietnam
Sex education in VietnamHang Nguyen
 
Dân số và giáo dục
Dân số và giáo dụcDân số và giáo dục
Dân số và giáo dụcreckka123
 
Dự báo dân số Việt Nam 2016
Dự báo dân số Việt Nam 2016Dự báo dân số Việt Nam 2016
Dự báo dân số Việt Nam 2016Kim Thuan
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI TỪ 15-49 VỀ DỰ PHÒNG DỊ TẬT BẨM SINH ĐẾ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI TỪ 15-49 VỀ DỰ PHÒNG DỊ TẬT BẨM SINH ĐẾ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI TỪ 15-49 VỀ DỰ PHÒNG DỊ TẬT BẨM SINH ĐẾ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI TỪ 15-49 VỀ DỰ PHÒNG DỊ TẬT BẨM SINH ĐẾ...nataliej4
 
Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt nam
Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt namHướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt nam
Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt namjackjohn45
 
10.8 FINAL-PDT -TAO HON 2017-2022.ppt
10.8 FINAL-PDT -TAO HON 2017-2022.ppt10.8 FINAL-PDT -TAO HON 2017-2022.ppt
10.8 FINAL-PDT -TAO HON 2017-2022.pptNguynnhChin6
 
Tổng quan về chính sách dân số Việt Nam
Tổng quan về chính sách dân số Việt NamTổng quan về chính sách dân số Việt Nam
Tổng quan về chính sách dân số Việt Namphongnq
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...luanvantrust
 
Young Marketers 5+1 + Dương Thị Cẩm Sen
Young Marketers 5+1 + Dương Thị Cẩm SenYoung Marketers 5+1 + Dương Thị Cẩm Sen
Young Marketers 5+1 + Dương Thị Cẩm SenSen Dương
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐMan_Ebook
 
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPHQuan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPHEndyTon
 
Già hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thức
Già hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thứcGià hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thức
Già hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thứcTiểu Nữ
 
Một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh
Một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinhMột số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh
Một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinhnataliej4
 
Tac dong cua truyen thong giao duc dinh duong va su dung nguon thuc pham san
Tac dong cua truyen thong giao duc dinh duong va su dung nguon thuc pham sanTac dong cua truyen thong giao duc dinh duong va su dung nguon thuc pham san
Tac dong cua truyen thong giao duc dinh duong va su dung nguon thuc pham sanLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finaltripmhs
 

Ähnlich wie GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN (20)

Sex education in Vietnam
Sex education in VietnamSex education in Vietnam
Sex education in Vietnam
 
Dân số và giáo dục
Dân số và giáo dụcDân số và giáo dục
Dân số và giáo dục
 
Cơ sở lý luận về chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi.docx
Cơ sở lý luận về chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi.docxCơ sở lý luận về chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi.docx
Cơ sở lý luận về chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi.docx
 
Dự báo dân số Việt Nam 2016
Dự báo dân số Việt Nam 2016Dự báo dân số Việt Nam 2016
Dự báo dân số Việt Nam 2016
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI TỪ 15-49 VỀ DỰ PHÒNG DỊ TẬT BẨM SINH ĐẾ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI TỪ 15-49 VỀ DỰ PHÒNG DỊ TẬT BẨM SINH ĐẾ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI TỪ 15-49 VỀ DỰ PHÒNG DỊ TẬT BẨM SINH ĐẾ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI TỪ 15-49 VỀ DỰ PHÒNG DỊ TẬT BẨM SINH ĐẾ...
 
Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt nam
Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt namHướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt nam
Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt nam
 
10.8 FINAL-PDT -TAO HON 2017-2022.ppt
10.8 FINAL-PDT -TAO HON 2017-2022.ppt10.8 FINAL-PDT -TAO HON 2017-2022.ppt
10.8 FINAL-PDT -TAO HON 2017-2022.ppt
 
Tổng quan về chính sách dân số Việt Nam
Tổng quan về chính sách dân số Việt NamTổng quan về chính sách dân số Việt Nam
Tổng quan về chính sách dân số Việt Nam
 
Luận văn: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình, 9 ĐIỂM
Luận văn: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình, 9 ĐIỂMLuận văn: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình, 9 ĐIỂM
Luận văn: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình, 9 ĐIỂM
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 
Young Marketers 5+1 + Dương Thị Cẩm Sen
Young Marketers 5+1 + Dương Thị Cẩm SenYoung Marketers 5+1 + Dương Thị Cẩm Sen
Young Marketers 5+1 + Dương Thị Cẩm Sen
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
 
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPHQuan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
 
Dialykinhte
DialykinhteDialykinhte
Dialykinhte
 
Già hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thức
Già hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thứcGià hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thức
Già hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thức
 
Một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh
Một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinhMột số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh
Một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh
 
Tac dong cua truyen thong giao duc dinh duong va su dung nguon thuc pham san
Tac dong cua truyen thong giao duc dinh duong va su dung nguon thuc pham sanTac dong cua truyen thong giao duc dinh duong va su dung nguon thuc pham san
Tac dong cua truyen thong giao duc dinh duong va su dung nguon thuc pham san
 
QT250.doc
QT250.docQT250.doc
QT250.doc
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
 
Day 4 caroline brassard vn
Day 4 caroline brassard vnDay 4 caroline brassard vn
Day 4 caroline brassard vn
 

Mehr von OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

Mehr von OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Kürzlich hochgeladen

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Kürzlich hochgeladen (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN

  • 1. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình SKSS Sức khỏe sinh sản DS Dân số BVBMTE Bảo vệ bà mẹ trẻ em CBYT Cán bộ y tế CSYT Cơ sở y tế PN Phụ nữ TE Trẻ em NHS Nữ hộ sinh BPTT Biện pháp tránh thai DCTC Dụng cụ tử cung MỤC LỤC
  • 2. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC............................................................................................ 5 Chương 1 : DÂN SỐ................................................................................................................. 7 BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ DÂN SỐ.......................................................................................... 7 VẤN ĐỀ DÂN SỐ Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 7 Bài 2: CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2030................... 16 Bài 3: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM, KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH VÀ CÁC CHỈ SỐ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN .......................................... 31 Chương 2. KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ............................................................................. 50 BÀI 4....................................................................................................................................... 50 TƯ VẤN KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH............................................................................... 50 Bài 5. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI............................................................................... 57 BÀI 6....................................................................................................................................... 94 CÁC BIỆN PHÁP ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN ...................................................................... 94 Bài 7. Bài đọc thêm............................................................................................................... 103 ĐẶT VÀ THÁO DỤNG CỤ TỬ CUNG ............................................................................. 103 BÀI 8. Bài đọc thêm ............................................................................................................. 118 MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ DÂN SỐ ................................................. 118 KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ............................................................................................. 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 127
  • 3. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Mã môn học: MH 37 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ( lý thuyết: 15 giờ, Bài tập thảo luận: 13, Kiểm tra: 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: 1. Vị trí: Sinh viên được học sau môn: Giải phẫu sinh lý, hóa sinh, chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ gia đình, chăm sóc sức khỏe trẻ em. Môn học được học trước thực tập lâm sàng cộng đồng. Tính chất: Là môn học lý thuyết chuyên ngành tự chọn. II. Mục tiêu của môn học: * Kiến thức: Trình bày được tình hình phát triển dân số của Việt Nam hiện nay và những biện pháp làm giảm tỷ lệ phát triển dân số. Trình bày được ưu điểm, nhược điểm và cách sử dụng các biện pháp tránh thai. * Kỹ năng: Thực hiện truyền thông, tư vấn và cung cấp các phương tiện tránh thai cho khách hàng an toàn hiệu quả. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện thái độ, tác phong biết tôn trọng, cảm thông và chia sẻ với khách hàng.
  • 4. Chương 1 : DÂN SỐ BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ DÂN SỐ VẤN ĐỀ DÂN SỐ Ở VIỆT NAM Mục tiêu Kiến thức Trình bày được những nét chính về sự phát triển dân số trên Thế giới và Việt Nam. Trình bày được những ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến các mặt của đời sống, môi trường. Kỹ năng Thực hiện được cơ cấu phân bố dân số cho từng đối tượng. Năng lực tự chủ Nội dung Dân số học là một ngành khoa học nghiên cứu về dân số, theo nghĩa hẹp là ngành khoa học nghiên cứu về quy mô, phân bố, cơ cấu và biến động dân số. Các hiện tượng dân số gắn chặt với đời sống của xã hội, có mối liên quan mật thiết với quá trình phát triển kinh tế, văn hoá và môi trường xung quanh. Vì vậy, khi nói đến dân số, không thể tách nó ra khỏi các điều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường. Đại cương về dân số 1. Quy mô dân số Là tổng số dân của một vùng lãnh thổ tại một thời điểm nhất định. 1.1.1.Quy mô dân số trên thế giới
  • 5. Trong lịch sử nhân loại, sự phát triển dân số luôn tăng lên không ngừng. Nhưng tốc độ gia tăng dân số nhanh chưa từng thấy là ở thế kỷ thứ XX. Khoảng thời gian để dân số tăng thêm 1 tỷ người cứ rút ngắn dần. Dự kiến năm 2050 thế giới sẽ đạt 10 tỷ người nếu tỷ suất sinh thô là 1,7% (Tài liệu UNFPA – 1992). Bảng 1. Qui mô dân số thế giới và thời gian tăng thêm 1 tỷ người. Năm Tổng số dân thế giới Mức tăng dân số 1830 1 tỷ 1930 2 tỷ 100 năm tăng 1 tỷ dân 1960 3 tỷ 30 năm tăng 1 tỷ dân 1975 4 tỷ 15 năm tăng 1 tỷ dân 1987 5 tỷ 12 năm tăng 1 tỷ dân 12/10/1999 6 tỷ 12 năm tăng 1tỷ dân 2011 7 tỷ 12 năm tăng 1tỷ dân Dự kiến 2025 8,5 tỷ 14 năm tăng 1,5 tỷ dân - Tổ chức dân số thế giới chọn ngày 11/7 hàng năm là ngày dân số thế giới. 1.1.2. Quy mô dân số ở Việt nam Đầu thập kỷ 40, dân số Việt nam chỉ có khoảng 25 triệu người, nhưng vụ đói năm 1945 đã làm cho 2 triệu người bị chết, sau đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài. Mặc dù chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đã được thực hiện ngay từ đầu những năm 1960 và có rất nhiều khó khăn nhưng dân số nước ta vẫn tăng lên rất nhanh. Theo kết quả các cuộc điều tra dân số: 1/10/1979 dân số nước ta là 52,7 triệu người. 1/10/1989 : 64, 4 triệu người, (tăng 11,7 triệu).
  • 6. 1/10/1999 : 76.327.919 người. 1/4/2019: 96.208.984 người. Do thực hiện tốt các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ tăng DS từ 3,56% từ đầu những năm 60 đã giảm xuống còn 2,1% (1997), số con trung bình cho một phụ nữ ở tuổi sinh sản từ 6 con (những năm đầu thập kỷ 60) đã giảm xuốg còn 2,7 con (1992-1996), 2,3 con (1999), 2,1 con (2018). - Theo điều tra về dân số: Năm Số dân Tỷ lệ phát Mức tăng dân số (triệu người) triển dân số/ năm 1921 15,594 1931 17,702 0,69% 10 năm tăng 2,2 triệu 1951 23,061 0.50% 20 năm tăng gần 6 triệu 1961 30,172 3,39% 10 năm tăng 7 triệu 1970 41,063 3,24% 10 năm tăng gần 11 triệu 1979 52,742 2,16% 9 năm tăng gần 12 triệu 1989 64,412 2,10% 10 năm tăng gần 12 triệu 1992 70,000 2,00% 3 năm tăng gần 4,5 triệu 1999 76,327 1,90% 7 năm tăng gần 6 triệu 2011 87,840 1,15% 12 năm tăng hơn 11,5 triệu 2012 Trên 88,000 1,1%
  • 7. 2019 96,208,984 2020 Dự kiến trên 000.000 1.2. Cơ cấu dân số 1.2.1. Cơ cấu dân số theo tuổi Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự phân chia tổng số dân theo từng độ tuổi hay nhóm tuổi: Xếp theo các nhóm tuổi: 0 - 4 tuổi; 5 - 9 tuổi; 10 - 14 tuổi; 15 - 19 tuổi; 20 - 24 tuổi; 25 - 29 tuổi; 30 - 34 tuổi; 35 - 39 tuổi; 40 - 44 tuổi; 45 - 49 tuổi; 50 - 54 tuổi; 55 - 59 tuổi và 60 - 64 tuổi, 65 - 69 tuổi … Xếp theo độ tuổi: 0 - 14 tuổi; 15 - 59 tuổi và ≥ 60 tuổi. - Tính tỷ số phụ thuộc: Trẻ em (0-14 tuổi) + Người già (≥ 60 tuổi) Tỷ số phụ thuộc = ------------------------------------------------------- Số người trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) Nếu nhóm tuổi 0-14 tuổi nhiều, cho thấy dân số trẻ, ngoài việc sống phải phụ≥ thuộc hoàn toàn ra thì vấn đề sức ép về việc làm sẽ ngày càng lớn. Nếu nhóm người 60 tuổi nhiều, cho thấy đất nước đó phát triển, dân số già. Ngoài ra, các nhà quản lý có thể sử dụng thông tin cơ cấu dân số theo tuổi để có những hoạch định về y tế, giáo dục, quản lý nhân lực … trong tương lai. 1.2.2. Cơ cấu dân số theo giới tính Là sự phân chia tổng số dân theo số nam và số nữ. Số nam ( nữ ) Tỷ lệ nam ( nữ ) trong tổng số dân = ----------------- x 100 Tổng số dân
  • 8. Số nam Hoặc tỷ số giới tính = ----------- x 100 Số nữ Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Dù xuất hiện muộn, nhưng tốc độ mất cân bằng giới tính tại Việt Nam đang tăng rất nhanh, lan rộng từ thành thị đến nông thôn và ở khắp 6/6 vùng lãnh thổ. Càng người có điều kiện kinh tế, học vấn cao lại càng chọn giới tính khi sinh nhiều. Hình 1.1. Mất cân bằng giới tính Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng Theo cục dân số kế hoạch hóa gia đình, tỷ số chênh lệch giới tính - sinh nam nhiều hơn nữ, tiếp tục tăng nhanh. Năm 2018, tỷ lệ giới tính khi sinh là 115,1 bé trai/100 bé gái, tăng 3% so với năm 2017, không đạt được mục tiêu giảm chênh lệch còn 112,8 bé trai/100 bé gái. Mức chuẩn sinh học bình thường là 105 trẻ nam trên 100 trẻ gái chào đời.
  • 9. Sơn La là tỉnh đứng đầu với chênh lệch giới tính khi sinh với 120 trẻ trai/100 trẻ gái. Bốn tỉnh tiếp theo có tỷ lệ sinh bé trai nhiều hơn gái là Hưng Yên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hải Dương. Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với nhiều phong tục, tập quán, trong đó có tục "trọng nam, khinh nữ". Nhiều người quan niệm chỉ có con trai mới có thể gánh vác trọng trách thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường. Đây chính là định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, đến 2050, Việt Nam sẽ thiếu 2,3-4,3 triệu phụ nữ, trong khi hiện tại mới thiếu hụt vài trăm nghìn. Khi đó cấu trúc gia đình sẽ tan vỡ, phụ nữ kết hôn sớm, tỉ lệ ly hôn, độc thân cao, bạo hành gia đình, bạo lực giới, mất an ninh trật tự, buôn bán phụ nữ, trẻ em, HIV/AIDS tăng. Trong lĩnh vực sinh sản phải có sự tham gia của cả hai giới. Như vậy, để kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) đòi hỏi cả nam và nữ cùng thực hiện. Trong khi đó, ở Việt nam chủ yếu mới có phụ nữ thực hiện các biện pháp tránh thai, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ còn thấy ở nhiều mặt khác của đời sống: Cha mẹ thường mong sinh con trai. Chăm sóc sức khoẻ và quan tâm đến việc học hành của con trai hơn. Cùng trình độ thì con trai xin việc làm dễ hơn. Do đó, phấn đấu cho sự bình đẳng nam nữ cũng là tạo điều kiện cho thắng lợi của chương trình DS-KHHGĐ. 1.2.3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi Tỷ lệ nam nữ theo từng độ tuổi. Có thể tính tuổi theo số lần sinh nhật. Như vậy sẽ có độ tuổi 0,1,2...Để cho gọn có thể tính gộp thành các nhóm tuổi như: ( 0-4); (5-9); (10-14)...Để nghiên cứu nguồn lao động có thể xét theo nhóm tuổi: 0-14 tuổi, 15-19 tuổi và nhóm 60 tuổi trở lên.
  • 10. 1.2.4. Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân Là phân chia tổng số dân từ một độ tuổi nào đó theo các tình trạng: Chưa bao giờ kết hôn. Goá. Ly thân. Đang có vợ ( chồng ). Ly hôn. Công tác KHHGĐ phải tập trung vào nhóm đang có chồng và trong độ tuổi sinh đẻ. Nhóm chưa kết hôn từ 13 - 19 tuổi cần được giáo dục về dân số sức khoẻ sinh sản để tránh tình trạng có thai ngoài ý muốn. Nhóm độc thân, cao tuổi, ly thân, ly hôn tạo thành một nhóm xã hội có khó khăn về vật chất và tinh thần. 1.2.5. Sự phân bố dân số Là sự có mặt của dân cư theo vùng lãnh thổ ( tức là theo địa lý ) như dân cư miền núi, đồng bằng, vùng trung du... Số dân trong vùng - Mật độ dân số = ---------------------- Diện tích vùng ( km2 ) 2. Tác động của dân số đến sự phát triển của Việt Nam 2.1. Tác động tích cực Việt Nam là một nước có qui mô dân số lớn nên lực lượng lao động dồi dào, là động lực tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động trẻ chiếm ưu thế, điều này có lợi cho việc chuyển dịch lao động và tạo ra sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động về kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào
  • 11. hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… tương đối cao và bền vững. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế, qui mô dân số lớn còn là thế mạnh, là tiềm năng vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị quốc gia. 2.2. Tác động tiêu cực Sức ép đối với việc làm (thiếu việc làm nghiêm trọng): thông thường, lực lượng lao động xã hội chiếm khoảng 45-46% trong tổng số dân, tuy nhiên, do qui mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng dân số cao dẫn đến lực lượng lao động lớn và tăng nhanh. Mặt khác, lao động nước ta lại tập trung chủ yếu về nông nghiệp. Trong quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp, lực lượng lao động nông nghiệp dôi dư nên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. Sức ép đối với tài nguyên, môi trường: dân số tăng nhanh, lực lượng lao động thiếu việc làm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả nặng nề về tài nguyên môi trường: diện tích rừng bị thu hẹp mau chóng do nạn khai thác bừa bãi lâm sản như chặt phá rừng, săn bắt thú và động vật quí hiếm phục vụ mục đích thương mại, thay vào đó là các vùng diện tích đất trống đồi trọc đã làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, nạn lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Tình trạng khai thác biển cũng xảy ra tương tự, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề do việc khai thác, vứt rác, chất thải bừa bãi do ý thức hạn chế của dân… Sức ép đối với y tế, giáo dục: dân số tăng nhanh, trẻ em chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong khi đất nước còn nghèo đã tạo nên sức ép nặng nề đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao (9,8%). Một số vùng nông thôn chưa phổ cập xong chương trình tiểu học. Sức ép đối với an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác: dân số gia tăng cùng với việc di dân do quá trình đô thị hóa đã để lại hệ quả tất yếu khó kiểm soát về các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của các trào lưu văn hóa ngoại do quá trình hội nhập đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên và lực lượng lao động trẻ thiếu việc làm sa ngã. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm… ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đây là mối lo ngại lớn đối với mỗi gia đình và toàn xã hội. CÂU HỎI ÔN TẬP
  • 12. Trình bày được những nét chính về sự phát triển dân số trên Thế giới và Việt Nam. Trình bày được những ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến các mặt của đời sống, môi trường.
  • 13. Bài 2: CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2030 Mục tiêu Kiến thức Trình bày được mục tiêu phát triển dân số. Trình bày được nhiệm vụ và giải pháp phát triển dân số. Kỹ năng Đưa ra được các giải pháp phát triển dân số Năng lực tự chủ Thực hiện được các giải pháp phát triển dân số. Nội dung 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu tổng quát Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. 1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 Mục tiêu 1: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tuợng. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người. Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng, 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế.
  • 14. Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản. Giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn. Mục tiêu 2: Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi. Duy trì tỉ lệ tăng dân số của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức bình quân chung cả nước. Cơ bản ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. Bảo đảm tốc độ tăng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức tăng bình quân chung cả nước. Mục tiêu 3: Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý. Tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống. Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%, tỉ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%, tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%. - Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng dân số Tỉ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%. Giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất. 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất. Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm.
  • 15. Chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm. Chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu 5: Thúc đẩy phân bố dân số hợp lý và bảo đảm quốc phòng, an ninh + Thúc đẩy đô thị hóa, đưa tỉ lệ dân số đô thị đạt trên 45%. Tiếp tục thực hiện bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Mục tiêu 6: Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất, dùng chung trên quy mô toàn quốc; 100% ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu 7: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững. Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược về giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài... hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương trình về những lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu tăng tối đa số lượng việc làm, nâng cao tỉ lệ lao động được đào tạo, cải thiện chất lượng việc làm. Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược, chương trình về chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả chăm sóc sức khỏe sinh sản, an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm...) hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương
  • 16. trình về những lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu đảm bảo mọi người lao động đều được chăm sóc sức khỏe và có sức khỏe tốt. Mục tiêu 8: Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Ít nhất 50% số xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi. Khoảng 70% người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất. 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung. 2. Nhiệm vụ và giải pháp 2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa nội dung Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới (Nghị quyết TW 21), bảo đảm thống nhất nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội về chuyển trọng tâm chính sách dân số từ việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. Đưa công tác dân số hành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. Ban hành các nghị quyết, chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm để cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn, tình hình thực tiễn của bộ, ngành, địa phương. Thực hiện lồng ghép các yếu tố dân số vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do bộ, ngành, địa phương chủ trì xây dựng và thực hiện.
  • 17. Quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai; đầu tư kinh phí, kiện toàn tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ đủ năng lực để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân số của ngành, địa phương đã đề ra. Trực tiếp chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành; phân công nhiệm vụ, thực hiện cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện công tác dân số trên địa bàn. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia, giám sát thực hiện công tác dân số. Đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân số, đặc biệt là cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe và đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, phong trào thi đua về công tác dân số của các địa phương, đơn vị. Lấy kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về dân số là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp ủy, chính quyền các cấp. Đề cao tính tiên phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu trong việc thực hiện chính sách dân số, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, ấm no, hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. 2.2. Đổi mới truyền thông, vận động về dân số Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Nghị quyết TW 21, tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ, nội dung công tác dân số trong tình hình mới. Triển khai đầy đủ, toàn diện các nội dung: duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số là yêu cầu của công tác truyền thông, vận động về dân số và phát triển trong tình hình mới. Tập trung đẩy mạnh, tăng cường độ và nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền giáo dục về dân số và phát triển. Nội dung, phương thức truyền thông, vận động phải được xây dựng phù hợp với tình hình dân số, điều kiện kinh tế, xã hội, đặc trưng văn hóa của từng vùng, đối tượng. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, bảo đảm quyền, trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy
  • 18. trì kết quả ở nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ hai con ở những nơi có mức sinh thấp. Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới, đề cao giá trị của trẻ em gái, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Xây dựng các chuẩn mực, giá trị xã hội phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả bình đẳng giới, loại trừ dần nguyên nhân sâu xa của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi nhận thức, tạo dư luận xã hội phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Giáo dục nâng cao y đức, nghiêm cấm lạm dụng khoa học - công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi. Tập trung nỗ lực, tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Vận động thanh niên thực hiện tư vấn và khám sức khoẻ trước khi kết hôn, không tảo hôn, không kết hôn cận huyết; phụ nữ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh; trẻ sơ sinh được thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh bẩm sinh. Đẩy mạnh truyền thông về cơ hội, thách thức và giải pháp phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng, thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân, gia đình và toàn xã hội trong việc phát huy vai trò, kinh nghiệm của người cao tuổi, thực hiện chăm sóc người cao tuổi, xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi, thích ứng già hóa dân số. Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình công tác dân số cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền. Vận động, phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng, người có ảnh hưởng đến công chúng tham gia tuyên truyền, giáo dục người dân thực hiện chính sách dân số. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các ngành các cấp, nhất là đội ngũ cộng tác viên dân số ở thôn, bản, tổ dân phố, đơn vị sản xuất. Lồng ghép nội dung dân số vào sinh hoạt
  • 19. cộng đồng, lễ hội văn hóa, hương ước, quy ước và thiết chế văn hóa của cộng đồng; tiêu chuẩn thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về dân số trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin ở cơ sở. Tăng số tin, bài, thời lượng; đa dạng hóa các hình thức thể hiện các nội dung về công tác dân số. Chú trọng lồng ghép các thông điệp về dân số trong các tác phẩm, sản phẩm văn hóa, văn nghệ, giải trí. Tận dụng triệt để thế mạnh của công nghệ truyền thông hiện đại, internet, mạng xã hội... trong truyền thông giáo dục về dân số. Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản trong và ngoài nhà trường. Giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản phải phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi và bảo đảm yêu cầu hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khoẻ sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ. 2.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc; bảo đảm hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của người dân trong thực hiện chính sách dân số; phân định rõ trách nhiệm của nhà nước; cơ quan dân số và các cơ quan, tổ chức trong quản lý và thực hiện công tác dân số. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật Dân số trình Quốc hội theo hướng điều chỉnh toàn diện, đồng bộ các nội dung về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, phù hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký két hoặc tham gia. Tích cực hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các dự án Luật khác, các chiến lược, chương trình, đề án đã phân công tại Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết TW 21 (Nghị quyết CP 137). Một số chính sách cụ thể cần sớm ban hành: Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về xử lý vi phạm trong công tác dân số. Nghiên cứu đề xuất các chính sách, biện pháp điều chỉnh mức sinh phù hợp của từng vùng, đối tượng trong từng thời kỳ.
  • 20. Đối với những khu vực mức sinh thấp, trước mắt rà soát, bãi bỏ các chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích sinh ít con; nghiên cứu, thí điểm các chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 2 con. Rà soát, bổ sung, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, nơi mức sinh cao trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ). Rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn, chẩn đoán giới tính thai nhi, lựa chọn giới tính trước khi sinh theo hướng chi tiết, cụ thể, tăng nặng mức xử phạt. Nghiêm cấm việc nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, lưu hành các sản phẩm ứng dụng trong chẩn đoán, lựa chọn giới tính trước khi sinh. Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế. Có chế tài đủ mạnh để xử lý hành vi lạm dụng khoa học - công nghệ trong chẩn đoán giới tính thai nhi, can thiệp lựa chọn giới tính trước khi sinh đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Rà soát, hoàn thiện chính sách, chế độ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung. Cụ thể hóa các quy định của nhà nước về xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở chăm sóc người cao tuổi theo phương thức hợp tác công tư. Quy định chi tiết, cụ thể chính sách khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Rà soát, điều chỉnh, nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất trên cơ sở xem xét đầy đủ xu hướng vận động của các yếu tố dân số. Bỏ các quy định cản trở việc tiếp cận đầy đủ, công bằng với các dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư, lao động nhập cư.Hỗ trợ thỏa đáng để thu hút, tạo điều kiện cho người dân sinh sống ổn định, lâu dài ở các khu vực khó khăn, trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người. Rà soát, hoàn thiện các quy định đưa chính sách dân số vào hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố phù hợp với các quy định của pháp luật; lồng ghép với công tác gia đình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch và thiết chế văn hóa cơ sở. Có chính sách khuyến khích tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số. Rà soát, ban hành chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ cộng tác viên dân số ở
  • 21. thôn, bản, tổ dân phố, đơn vị sản xuất. Bổ sung nội dung, định mức chi công tác dân số trong phân bổ dự toán chi thường xuyên và vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước. Nâng cao hiệu lực pháp lý trong quản lý và tổ chức triển khai toàn diện các nội dung của công tác dân số. Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm. 2.4. Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số Củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng bảo đảm các cơ sở y tế tuyến huyện cung cấp được tất cả các loại dịch vụ KHHGĐ, các cơ sở y tế tuyến xã cung cấp các dịch vụ KHHGĐ cơ bản. Tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả việc phân phối các dịch vụ phi lâm sàng qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số. Đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng mở rộng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Tiếp tục huy động các thành phần kinh tế tham gia tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp phương tiện và dịch vụ tránh thai. Mở rộng khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục thân thiện với thanh niên. Tăng cường quản lý nhà nước đối với việc cung cấp các dịch vụ phá thai, loại trừ phá thai không an toàn. Thí điểm, từng bước mở rộng chương trình ngăn ngừa, sàng lọc, can thiệp, điều trị sớm các bệnh, tật là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nhóm dân số trẻ. Hình thành mạng lưới sàng lọc vô sinh nhiều cấp, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ để mở rộng mạng lưới hỗ trợ sinh sản. Tập trung đầu tư để có các trung tâm hỗ trợ sinh sản ngang tầm thế giới. Nhân rộng các mô hình có hiệu quả, tập trung đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm, từng bước mở rộng và tiến tới phổ cập việc cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, bao gồm giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đặc biệt chú trọng triển khai cung cấp dịch vụ phát hiện sớm nguy cơ, phòng ngừa di truyền các bệnh nguy hiểm ở thai nhi và trẻ em. Tập trung mở rộng mạng lưới, nhanh chóng phổ cập chương trình cung cấp dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, can thiệp, điều trị sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh cho mọi phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Củng cố, nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ sàng lọc hiện có, phát triển thêm các cơ sở cung cấp dịch vụ theo phân cấp kỹ thuật. Hình
  • 22. thành các cơ sở sàng lọc trước sinh, sơ sinh ngang tầm khu vực. Từng bước mở rộng số lượng bệnh, tật trong chương trình. Tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các chương trình thể dục thể thao rèn luyện, nâng cao sức khỏe, các chương trình dinh dưỡng, sữa học đường nhằm nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Phát triển mạng lưới chăm sóc người cao tuổi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng theo các cấp độ khác nhau. Phát triển rộng khắp các loại hình câu lạc bộ rèn luyện sức khỏe, văn hóa, giải trí của người cao tuổi ở cộng đồng theo hướng xã hội hóa, có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước. Mở rộng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng thông qua mạng lưới tình nguyện viên, cộng tác viên và nhân viên chăm sóc được đào tạo. Thí điểm xây dựng, từng bước mở rộng các cơ sở chăm sóc người cao tuổi tập trung. Củng cố mạng lưới chuyên ngành lão khoa theo nguyên tắc gắn kết dự phòng, nâng cao sức khỏe, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ. Đưa nội dung lão khoa vào chương trình đào tạo trong hệ thống các trường y. Xây dựng, ban hành bộ tiêu chí xã, phường thân thiện với người cao tuổi làm cơ sở cho việc định hướng, giám sát đánh giá kết quả các hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở cấp cơ sở. Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi trường thân thiện, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng với xã hội. Tăng cường huy động nguồn lực xã hội để xây dựng, mở rộng hệ thống này. Tăng cường kết nối, hợp tác giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ công lập và ngoài công lập. Hoàn thiện quy trình, quy chuẩn chuyên môn kỹ thuật; xây dựng hệ thống giám sát chất lượng, hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý các dịch vụ nêu trên. Từng bước quản lý, điều tiết và phát triển thị trường dịch vụ dân số; thiết lập cơ chế bảo vệ quyền lợi khách hàng, cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ của cơ sở cung cấp dịch vụ dân số công lập và ngoài công lập. 2.5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu về dân số và phát triển, đưa nội dung này là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ cấp quốc gia. Trong đó, ưu tiên các vấn đề mới, trọng tâm về cơ cấu, chất lượng, phân bổ và lồng ghép các yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực. Nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với những vấn đề ưu tiên, trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ về dân số.
  • 23. Tập trung nghiên cứu làm rõ mối quan hệ có tính quy luật giữa động thái dân số (sự thay đổi về quy mô, cơ cấu, phân bố dân số) với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Chú trọng nghiên cứu tác nghiệp, cung cấp bằng chứng phục vụ hoạch định chính sách, biện pháp thực hiện các mục tiêu duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, chuyển giao công nghệ y - sinh học tiên tiến về hỗ trợ sinh sản, tránh thai; tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh, sơ sinh; dự phòng, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Hình thành mạng lưới liên kết các cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học về dân số và phát triển. Tăng cường chia sẻ, phổ biến và phối hợp thực hiện các nghiên cứu khoa học; hình thành cơ sở dữ liệu nghiên cứu khoa học dùng chung về dân số và phát triển. Hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số đáp ứng yêu cầu cung cấp đầy đủ, kịp thời tình hình và dự báo dân số phục vụ hoạch định chính sách, xây dựng, thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý xã hội. Tổ chức mạng lưới thu thập thông tin, số liệu dân số theo hướng hiện đại, có sự phân công cụ thể các ngành, các cấp trong lĩnh vực này. Đẩy nhanh triển khai thực hiện đăng ký dân số và cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thống nhất dùng chung, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và quản lý xã hội. Kiện toàn mạng lưới thu thập, cập nhật thông tin số liệu chuyên ngành dân số gắn với đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số các cấp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, phân tích, lưu trữ thông tin số liệu về dân số bảo đảm tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ và kết nối các dữ liệu chuyên ngành. Từng bước tiếp cận, tương thích với các hệ thống dữ liệu dân số thông dụng trên thế giới. Quy định cụ thể cơ chế cung cấp thông tin, số liệu về tình hình và dự báo dân số cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp. Xây dựng báo cáo tổng quan hàng năm về dân số phản ánh hiện trạng, phân tích động thái, phát hiện những vấn đề dân số mới nảy sinh.
  • 24. 2.6. Bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số Bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số, tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu: duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân cho công tác dân số. Ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho triển khai toàn diện công tác dân số và thực hiện chính sách đối với các đối tượng được nhà nước chi trả. Bố trí các chương trình, dự án về dân số vào kế hoạch, chương trình đầu tư công. Thực hiện phân bổ kinh phí công khai, có định mức rõ ràng, tập trung cho cơ sở, phù hợp với các vùng, miền, địa phương. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác dân số. Nguồn lực thực hiện Chiến lược này do Ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện Chiến lược theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn liên quan. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho công tác dân số. Có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, phân phối, cung cấp các phương tiện, dịch vụ trong lĩnh vực dân số. Phát triển thị trường bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm nhà nước, bảo hiểm thương mại theo hướng đa dạng hóa các gói bảo hiểm, với nhiều mệnh giá tương ứng các gói dịch vụ khác nhau bảo đảm các nhóm dân số đặc thù được bình đẳng trong việc tham gia và thụ hưởng các dịch vụ phúc lợi, an sinh xã hội. Nghiên cứu, thí điểm tiến tới hình thành quỹ dưỡng lão trên cơ sở đóng góp của người dân, bảo đảm mọi người đều được chăm sóc khi về già. 2.7. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất.
  • 25. Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số từ trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số trong tình hình mới. Tiếp tục duy trì đội ngũ cộng tác viên dân số là những người được nhân dân tín nhiệm, làm việc trên tinh thần tình nguyện vì cộng đồng ở thôn, xóm, bản, làng, tổ dân phố, cơ sở sản xuất. Xây dựng, ban hành chính sách đãi ngộ phù hợp về vật chất, tinh thần cho đội ngũ này. Ở các ngành, cơ quan, đơn vị, căn cứ vào khối lượng công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao về công tác dân số, phân công cán bộ hoặc tổ chức đảm nhiệm công tác này, bảo đảm không tăng biên chế và hình thành tổ chức mới. Củng cố, kiện toàn tổ chức phối hợp liên ngành về dân số và phát triển tại trung ương và địa phương nhằm chỉ đạo, điều phối các hoạt động của các ngành, cơ quan có chức năng quản lý các lĩnh vực liên quan tới dân số và phát triển, theo nguyên tắc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không tăng biên chế. Xây dựng quy định cụ thể về cơ chế, kế hoạch hoạt động, phân công trách nhiệm bảo đảm tăng cường vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành các cấp. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số. Thực hiện chuẩn hóa cán bộ theo nguyên tắc vị trí việc làm và định hướng triển khai toàn diện công tác dân số. Đổi mới nội dung, nhanh chóng phổ cập kiến thức, kỹ năng về dân số và phát triển cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở để có đủ năng lực đề xuất chính sách, quản lý, điều phối và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác dân số. Cập nhập kiến thức mới, tập huấn lại, bảo đảm đội ngũ cộng tác viên dân số thực hiện đầy đủ, có hiệu quả việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện sinh đủ 2 con, không lựa chọn giới tính thai nhi, không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, phát huy vai trò và chăm sóc người cao tuổi, nâng cao chất lượng dân số; thu thập thông tin và tham gia cung cấp một số dịch vụ dân số tới tận hộ gia đình. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân số các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội về dân số và phát triển, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng lồng ghép các nội dung này vào các hoạt động của ngành, đơn vị.
  • 26. Đưa nội dung dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực dân số thông qua hệ thống đào tạo trong và ngoài nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng hiện đại, đơn giản hóa và hiệu quả. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực dân số, tạo thuận lợi cho người dân. 2.8. Tăng cường hợp tác quốc tế Chủ động, tích cực hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các chính phủ, tổ chức quốc tế góp phần nâng cao vị thế quốc gia. Củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác hiện có, mở rộng quan hệ mới với các nước, tổ chức quốc tế, đối tác phát triển. Tham gia đầy đủ, có trách nhiệm các diễn đàn đa phương, song phương, các tổ chức quốc tế, khu vực về dân số và phát triển. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm đạt được sự hiểu biết chung trong lĩnh vực dân số và phát triển. Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề ưu tiên như mức sinh thấp, mất cân bằng giới tính khi sinh, cơ cấu dân số vàng, già hóa dân số, di cư... Tăng cường vận động các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi, tài trợ nước ngoài để thực hiện nhanh, hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược và mục tiêu dân số của SDGs 2030, đầu tư sản xuất phương tiện, trang thiết bị và cơ sở cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dân số. Đẩy mạnh hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo và hợp tác trao đổi chuyên gia, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài trong phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi tập trung, các cơ sở ứng dụng kỹ thuật cao về hỗ trợ sinh sản, cơ sở xét nghiệm, phát hiện các bệnh di truyền, chuyển hóa liên quan phù hợp với những nội dung ưu tiên và pháp luật Việt Nam.
  • 27. CÂU HỎI ÔN TẬP Trình bày được mục tiêu phát triển dân số. Trình bày được nhiệm vụ và giải pháp phát triển dân số.
  • 28. Bài 3: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM, KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH VÀ CÁC CHỈ SỐ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN Mục tiêu Kiến thức Trình bày được tầm quan trọng của công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. Trình bày được 3 giải pháp chiến lược của công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. Trình bày được được các chỉ số để đánh giá về sức khỏe bà mẹ trẻ em. Trình bày được được các chỉ số để đánh giá chất lượng dân số và kế hoạch hóa gia đình. Kỹ năng Viết được 1 mục tiêu trong chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em - dân số kế hoạch hóa gia đình. Năng lực tự chủ Lập kế hoạch giải quyết vấn đề sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình cho một cụm dân cư. Nội dung 1. Đại cương Chất lượng cuộc sống của một cộng đồng, một dân tộc phụ thuộc một cách đồng bộ vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong các yếu tố đó sức khỏe bà mẹ, trẻ em và thực hiện kế hoạch hóa gia đình đóng vai trò quan trọng. 2. Tầm quan trọng của công tác bảo vệ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình Công tác bảo vệ bà mẹ - trẻ em và kế hoạch hóa gia đình được chính phủ và ngành y tế Việt Nam đã và đang quan tâm vì công tác này có tầm quan trọng đặc biệt.
  • 29. Bảo vệ bà mẹ - trẻ em và kế hoạch hóa gia đình là một trong 6 chương trình quan trọng của ngành y tế. Chiến lược của công tác này là giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non tháng. Muốn thực hiện tốt chiến lược trên, phải coi công tác kế hoạch hóa gia đình là trọng tâm vì nó liên quan mật thiết tới công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em. 3. Mối liên hệ giữa bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình Bảo vệ bà mẹ - trẻ em và kế hoạch hóa gia đình là 3 yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau. Người cán bộ y tế cần nắm vững mối quan hệ chặt chẽ trên. Các giải pháp chiến lược của công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. 4.1. Giảm tỷ lệ tử vong mẹ 4.1.1. Định nghĩa tử vong mẹ Tất cả các nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp làm cho mẹ chết trong thời kỳ thai nghén kể từ ngày đầu mang thai cho đến hết thời kỳ hậu sản (sau đẻ 6 tuần) được xếp vào tư vong mẹ trừ trường hợp chết vì tai nạn ngẫu nhiên hay cố ý tự tử. 4.1.2. Những nguyên nhân tử vong của người mẹ Chảy máu: gồm chảy máu trong thời kỳ mang thai, khi chuyển dạ và sau đẻ. Nhiễm khuẩn: thường gặp hơn trong thời kỳ hậu sản. Hội chứng rối loạn tăng huyết áp do thai nghén ( tiền sản giật, sản giật). Vỡ tử cung: thường gặp trong khi chuyển dạ và khi đẻ. Tai biến nạo phá thai ( nhất là phá thai không an toàn).
  • 30. - Mẹ mắc bệnh tim, bệnh thận, viêm gan do virut, sốt xuất huyết..... 4.1.3. Có giải pháp chung nhằm giảm bớt nguy cơ Đăng ký quản lý thai nghén, khám thai định kỳ để phát hiện sớm, xử trí kịp thời có trường hợp thai nghén có nguy cơ. Tăng cường chăm sóc bà mẹ khi chuyển dạ và sau đẻ. Tuyên truyền giáo dục bà mẹ thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 4.1.4. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 Hạ tỷ số chết mẹ từ 53,3/100000 ca đẻ sống năm 2015 xuống 52/100000 năm 2020 năm 1999 là 110/100000, năm 2010 là 70/100000). 4.2. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh 4.2.1. Định nghĩa tử vong con Trẻ chết 7 ngày đầu sau đẻ gọi là chết sơ sinh sớm. Trẻ chết từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 28 sau đẻ gọi là chết sơ sinh muộn. Trẻ chết từ lúc mới đẻ đến hết tháng thứ 12 gọi là chết dưới 1 tuổi. 4.2.2. Nguyên nhân chết sơ sinh Nhiễm khuẩn ( chú ý uốn ván rốn). Suy hô hấp. Chấn thương trong lúc đẻ (do các thủ thuật : foocxep, giác hút). Các bệnh tiêu hóa ( ỉa chảy, viêm ruột hoại tử...). Xuất huyết não - màng não do rối loạn đông máu. 4.2.3. Nguyên nhân trẻ chết dưới 1 tuổi
  • 31. Bệnh đường hô hấp. Nhiễm khuẩn. Suy dinh dưỡng. Ỉa chảy. 4.2.4. Các giải pháp chung nhằm giảm bớt nguy cơ Chăm sóc bà mẹ khi mang thai và đỡ đẻ an toàn. Thực hiện tốt chương trình tiêm chung mở rộng. Theo dõi sự phát triển của trẻ đặc biệt là cân nặng. Chú ý trẻ non tháng, trẻ suy dinh dưỡng, đồng thời giúp các bà mẹ tự theo dõi cho con mình). Phổ biến phương pháp bù nước cho trẻ bằng Oresol hay nước cháo muối, nước đường muối. Giáo dục bà mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ theo phương pháp khoa học, đồng thời thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình. 4.2.5. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 Giảm tỷ lệ chết sơ sinh từ 25%0 năm 2010 xuống dưới 7%0 năm 2020. 4.3. Công tác kế hoạch hóa gia đình. 4.3.1. Mục đích của công tác kế hoạch hóa gia đình. Góp phần bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và đảm bảo hạnh phúc gia đình và phòng bệnh từ khi có thai cho cả mẹ và con. Góp phần phát triển kinh tế xã hội. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, cộng đồng.
  • 32. 4.3.2. Phương châm phấn đấu để đạt được 3 mục đích trên Muốn đạt được 3 mục đích trên, người cán bộ y tế cần có khả năng giải thích cho mọi người hiểu và thực hiện các phương châm sau : Không kết hôn sớm trước 20 tuổi, không đẻ sớm trước 22 tuổi. Không đẻ nhiều. Không đẻ dày: khoảng cách giữa các lần sinh từ 3 đến 5 năm. 4.3.3. Các giải pháp chung nhằm thực hiện 3 phương châm cơ bản Vận động, tuyên truyền về lợi ích của kế hoạch hóa gia đình để mọi người tự giác thực hiện. Đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình cho từng cặp vợ chồng. Tích cực điều trị các bệnh phụ khoa thông thường. Thống kê, báo cáo kịp thời và trung thực số liệu về bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. 5. Các dạng của chỉ số 5.1. Tỷ số: là một số tương đối, biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai bộ phận trong cùng một tổng thể nghiên cứu. Chỉ số này tử không nằm trong mẫu. Công thức: A ------ B Ví dụ: tỷ số giới = nữ/nam
  • 33. 5.2. Tỷ lệ: là một số tương đối, biểu hiện sự tương quan giữa một bộ phận của tổng thể và tổng thể nghiên cứu. Chỉ số lần tử số là một phần của mẫu số và có một đơn vị đo lường. Công thức: A --------- A + B Trẻ em 0 - 4 tuổi Ví dụ: tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi = ----------------- Tổng dân số 5.3. Tỷ lệ phần trăm: tương tự công thức tính tỷ lệ nhưng được nhân với một hằng số K. Hằng số K là 100. Công thức: A ------ x K A + B Trẻ em 0 - 4 tuổi Ví dụ: tỷ lệ trẻ em <5 tuổi = ----------------- x 100 Tổng dân số 5.4. Tỷ suất: là một số tương đối, để đo lường tần xuất xuất hiện của hiện tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất điịnh. Trong đó tử số là các sự kiện mới phát sinh và mẫu số là số lượng cá thể trung bình có thể phát sinh ra sự kiện đó.
  • 34. Công thức: Số là các sự kiện mới phát sinh trong một khoảng thời gian xác định Tỷ suất = -------------------------------------------------- Số cá thể trung bình có khả năng pháp sinh ra sự kiện đó của khu vực đó trong cùng một thời gian Ví dụ: Tổng số chết năm 2019 của tỉnh A Tỷ suất chết thô (CDR) = ------------------------------------------- x 1000 Dân số trung bình của tỉnh A trong năm 2019 6. Chỉ số về sức khỏe sinh sản 6.1. Chỉ số về dân số 6.1.1. Dân số trung bình Dân số đầu năm (tại 0h 1.1)+ dân số cuối năm (tại 24h 31.12) Dân số trung bình = ---------------------------------------------------------------- 2 Có thể coi dân số tại thời điểm ngày mùng 1 tháng 7 là dân số trung bình của năm đó 6.1.2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (NIR) Tổng số trẻ đẻ ra sống/ năm - Tổng số người chết/ năm
  • 35. NIR= ----------------------------------------------------------------- x 100 Dân số trung bình Hoặc NIR = (Tỷ suất sinh thô - Tỷ suất chết thô) x 100 6.1.3. Tỷ lệ gia tăng dân số Dân số cuối năm - dân số đầu năm Tỷ lệ gia tăng dân số = -------------------------------------------- x 100 Dân số trung bình 6.1.4. Tỷ suất sinh thô (CBR) Số trẻ đẻ ra sống trong năm CBR = -------------------------------------- x 1000 Dân số trung bình trong năm 6.1.5. Tỷ suất chết thô (CDR) Số người chết trong năm CDR = --------------------------------- x 1000 Dân số trung bình trong năm 6.1.6. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên Số trẻ là con thứ 3 trở lên đã sinh trong năm
  • 36. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên = -------------------------------------------- x 100 Số trẻ sinh ra trong năm 6.1.7. Tổng tỷ suất sinh theo nhóm tuổi (SFRi) SFR (nhóm tuổi X) = Số trẻ do các bà mẹ tuổi X sinh ra ----------------------------------------- Số phụ nữ ở nhóm tuổi X x 1000 6.1.8. Tỷ lệ dân số phân bố theo tuổi Tỷ lệ nhóm tuổi = Dân số của nhóm tuổi ----------------------------- Tổng dân số x 1000 6.1.9. Tỷ suất chết đặc trưng theo nhóm tuổi Số người chết trong nhóm tuổi /năm CDR = ------------------------------------------------- x 1000 Dân số trung bình thuộc nhóm tuổi/ năm 6.2. Chỉ số về sức khoẻ bà mẹ
  • 37. 6.2.1. Tỷ lệ phụ nữ được tiêm phòng UV từ 2 mũi trở lên Tỷ lệ PN có thai Tổng số phụ nữ được tiêm phòng UV từ 2 mũi trở lên được tiêm phòng = ------------------------------------------------- x 100 UV ≥ 2 mũi Tổng số phụ nữ đẻ 6.2.2. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 1 lần Tỷ lệ PN đẻ Tổng số phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 1 lần được khám thai = ---------------------------------------------------- x 100 ≥ 1 Tổng số phụ nữ đẻ 6.2.3. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần Tỷ lệ PN đẻ Tổng số phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần được khám thai = ------------------------------------------------ x 100 ≥ 3 lần Tổng số phụ nữ đẻ 6.2.4. Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại các trạm y tế cơ sở Tỷ lệ PN đẻ Tổng số phụ nữ đẻ tại CSYT tại CSYT = -------------------------------- x 100 Tổng số phụ nữ đẻ 6.2.5. Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại các trạm y tế cơ sở
  • 38. Tỷ lệ PN đẻ Tổng số phụ nữ đẻ được CBYT chăm sóc được CBYT = ------------------------------------------------ x 100 chăm sóc Tổng số phụ nữ đẻ 6.2.6. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được chăm sóc sau sinh Tỷ lệ PN đẻ Tổng số phụ nữ đẻ được chăm sóc sau sinh được chăm sóc = ------------------------------------------------ x 100 sau sinh Tổng số phụ nữ đẻ 6.2.7. Tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận BPTT (CPR) Tỷ lệ cặp vợ Tổng số vợ/chồng chấp nhận BPTT chồng chấp = ------------------------------------------- x 100 nhận BPTT Tổng số phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng 6.2.8. Tỷ số nạo, hút phá thai Tỷ số nạo, hút Tổng số nạo hút thai phá thai = --------------------------- x 100 Số trẻ đẻ ra sống 6.2.9. Tỷ duất mắc, chết do tai biến sản khoa Tỷ suất mắc, chết Tổng số mắc, chết từng tai biến sản khoa Do tai biến SK = ---------------------------------------------- x 100 Số trẻ đẻ ra sống
  • 39. 6.2.10. Tỷ số chết mẹ Tỷ số chết mẹ Tổng số mẹ chết do chửa đẻ = ------------------------------- Số trẻ đẻ ra sống x 100.000 6.2.11. Tỷ lệ vô sinh Số phụ nữ vô sinh tuổi 20 - 49 có chồng Tỷ lệ vô sinh = --------------------------------------------- x 1000 Tổng số phụ nữ tuổi 20 - 49 có chồng 6.2.12. Tỷ lệ chữa phụ khoa Số phụ nữ chữa bệnh phụ khoa tuổi 15 - 49 Tỷ lệ chữa phụ khoa = ----------------------------------------------- x 100 Tổng số phụ nữ chữa bệnh phụ khoa tuổi 15 - 49 6.3. Chăm sóc sức khoẻ trẻ em: 6.3.1. Tỷ suất chết tử vong chu sinh Số thai nhi chết từ khi được 22 tuần tuổi + Tỷ suất tử chết < 7 ngày vong chu sinh = --------------------------- x 1000 Tổng số trẻ đẻ ra sống 6.3.2. Tỷ suất chết sau sinh: là trẻ chết từ khi đã được 28 ngày hoặc 1 tháng tuổi đến dưới 1 năm tính trên 1000 trẻ đẻ ra sống 6.3.3. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IRM)
  • 40. Tỷ suất chết Tổng số TE chết < 1 tuổi TE < 1 tuổi = --------------------------------- Tổng số trẻ đẻ ra sống x 1000 6.3.4. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) Tỷ suất chết TE < 5 tuổi = Tổng số TE chết < 5 tuổi --------------------------------- Tổng số trẻ < 5 tuổi x 1000 6.3.5. Tỷ lệ TE < 1 tuổi được tiêm/uống đầy đủ phòng 6 bệnh : Tổng số TE < 1 tuổi được tiêm/uống Tỷ lệ TE < 1tuổi đầy đủ 8 loại vacxin được tiêm/uống = ----------------------------- x 100 đầy đủ 8 loại vacxin Tổng số trẻ <1 tuổi 6.3.6. Tỷ lệ tiêm chủng để phòng từng bệnh trong 6 bệnh có vácxin của trẻ dưới 1tuổi: công thức tương tự như trên nhưng tử số là số trẻ được tiêm (uống) đầy đủ từng loại vacxin 6.3.7. Tỷ lệ trẻ đẻ ra thấp cân Tỷ lệ trẻ đẻ thấp cân = ---------------------------------------------- x 100 Tổng số trẻ đẻ ra được cân
  • 41. Bài tập thảo luận Lập kế hoạch giải quyết vấn đề sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình cho một cụm dân cư Trình bày được cách viết 1 mục tiêu trong chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em - dân số kế hoạch hóa gia đình. Nội dung bài tập Hàng năm mỗi trạm y tế cơ sở cần phải lập kế hoạch thực hiện các chương trình y tế quốc gia Xác định được mục tiêu của chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình ở tuyến cơ sở Mục tiêu của chương trình là những điều mà bạn mong muốn đạt được sau khi triển khai chương trình ở xã trong một thời gian nhất định. Muốn xác định được các mục tiêu của chương trình phải tiến hành theo 2 bước: 1.1. Xác định những vấn đề ưu tiên trong lĩnh vực BVBMTE - KHHGĐ (Xem lại bài chẩn đoán cộng đồng) 1.2. Viết mục tiêu cụ thể của chương trình Cấu trúc của mục tiêu bao gồm: Bạn mong muốn điều gì? Điều đó đạt được bao nhiêu? Điều đó được thực hiện khi nào? Ví dụ:
  • 42. Ví dụ 1: Đến ngày 31 - 12 - 2018, 90% phụ nữ có thai trong xã M được khám thai và ghi phiếu theo dõi thai nghén đủ 4 lần. Phân tích: trong mục tiêu trên: Điều mà CBYT xã M mong muốn là phụ nữ có thai trong xã được khám thai và lập phiếu theo dõi thai nghén đủ 4 lần. Tỷ lệ phụ nữ được khám thai và lập phiếu theo dõi thai nghén đủ 4 lần là: 90%. Điều đó được thực hiện từ đầu năm đến hết ngày 31 - 12 - 2018. Khi xây dựng mục tiêu cần lưu ý: Xem lại các chỉ tiêu y tế đã đạt được năm trước để xác định mục tiêu năm sau cho phù. Xem xét cụ thể tình hình nhân lực, ngân sách, phương tiện, thuốc men và cơ sở vật chất của trạm để xây dựng các mục tiêu có thể thực hiện được. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của y tế tuyến huyện, sở y tế để đề ra các mục tiêu sát thực. 2. Những hoạt động để thực hiện mục tiêu Những hoạt động để thực hiện mục tiêu là một việc, một nhóm công việc của trạm y tế xã, chính quyền, đoàn thể, ban nghành trong xã, của y tế tuyến trên và của nhân dân trong xã tiến hành trong một thời gian hay suốt cả năm để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Một mục tiêu thường được thực hiện bằng nhiều hoạt động trong bản kế hoạch quản lý chương trình BVBMTE - KHHGĐ của xã, nhưng chỉ lựa chọn để ghi vào bản kế hoạch những hoạt động chính. Ví dụ: Trong ví dụ trên, để đạt dược mục tiêu xã M cần thực hiện các hoạt động chính sau:
  • 43. Phối hợp với hội phụ nữ, ban văn hoá thông tin xã tuyên trền vận động chi em có thai đến dăng ký thai và khám thai tại trạm. Lập danh sách và bổ xung danh sách hàng tháng số phụ nữ có thai trong xã. Tổ chức khám thai thường xuyên hàng ngày tại trạm (theo 09 bước khám thai mà nữ hộ sinh đã được học và tập huấn). Dự trù kinh phí với xã, huyện bổ xung đầy đủ dụng cụ khám thai và phiếu theo dõi thai nghén. Thu thập số liệu cần thiết Việc thu thập các số liệu nhằm giúp cho cán bộ y tế xã, phường thường xuyên theo dõi được tiến độ công việc và quan trọng hơn là để đến khi hết thời hạn có thể đánh giá đúng kết quả thực hiện các mục tiêu. Căn cứ vào các chỉ tiêu ghi trong các mục tiêu để xác định các số liệu cần thu thập. Ví dụ: trong mục tiêu của xã M, những số liệu cần thu thập là: Số phụ nữ có thai trong xã năm 2018. Số phụ nữ có thai được khám thai và ghi phiếu theo dõi thai nghén đủ 4 lần. Khi có các số liệu trên, vào một thời điểm nào đó trong năm hoặc đến cuối năm ta có thể ước tính được tỷ lệ % phụ nữ có thai được khám thai và ghi phiếu theo dõi thai nghén đủ 4 lần. Điều hành các hoạt động thực hiện chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em- kế hoạch hóa gia đình 4.1. Điều hành thời gian: là phối hợp thời gian một cách hợp lý để các hoạt động được thực hiện đồng bộ và đúng tiến độ. Ví dụ: để thực hiện chỉ tiêu quản lý thai nghén đã đặt ra, trạm y tế xã M tổ chức khám thai vào tất cả các ngày trong tuần.
  • 44. 4.2. Điều hành nhân lực: là phân công công việc giữa các cán bộ của trạm y tế, cán bộ y tế của các thôn, ấp, cán bộ ngoài trạm y tế dựa vào năng lực chuyên môn, khả năng của từng người để mỗi hoạt động của chương trình có người phụ trách, người phối hợp cùng làm. Ví dụ: để đạt được tiêu trên, trạm y tế xã M đã phân công: Người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động này là NHS Nguyễn Lan Anh. Người phối hợp (cùng làm hay làm thay khi NHS Anh đi vắng) là y sỹ trạm trưởng Lê Thanh. 4.3. Điều hành vật tư, kinh phí Vật tư, trang thiết bị: trên cơ sở nắm vững số lượng vật tư, trang thiết bị của trạm y tế, cán bộ y tế xã phải có kế hoạch dự trù, mua sắm, cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ, thuốc men để hoàn thành các dịch vụ y tế. Kinh phí: nhiều dịch vụ của xã phải được cung cấp đủ ngân sách. Trạm y tế xã cần xác định những hoạt động nào cần kinh phí, cần bao nhiêu, cần vào thời gian nào và nguồn ngân sách đố lấy từ đâu để có kế hoạch cung cấp đầy đủ. Ví dụ: để phục vụ cho dịch vụ khám thai, y tế xã phải ước tính chi phí cho một lần khám thai, trên cơ sở đó tính được tổng số kinh phí cho cả năm. Số tiền trên lấy từ nguồn ngân sách của xã, của trạm, của trên cấp.. là tuỳ váo từng địa phương nhưng phải ghi vào trong kế hoạch và điều phối trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ trên. 4.4. Giám sát thực hiện chương trình Giám sát là quá trình theo dõi, chỉ đạo kiểm tra và giúp đỡ các cán bộ thực hiện chương trình cho đúng mục tiêu đã được đề ra. Người chịu trách nhiệm giám sát là người nắm vững nội dung chương trình BVBMTE - KHHGĐ của xã, họ thường xuyên theo dõi các hoạt động của chương trình và để xuất biện pháp để cán bộ thực hiện đúng mục tiêu, khắc phục được những sai sót về chuyên môn, kỹ thuật và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • 45. Người được phân công nhiệm vụ giám sát thường là cán bộ trên một cấp, ytế huyện giám sát các hoạt động của trạm y tế, trưởng trạm y tế có thể giám sát các cán bộ y tế của trạm và cán bộ y tế thôn (y tế thôn bản). 5. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình Hàng năm hoặc vào một thời điểm nào đó trong năm, trạm y tế xã phảI đánh giá kết quả triển khai chương trình BVBMTE - KHHGĐ của xã. Phương pháp đánh giá là phải thông qua các số liệu (các chỉ tiêu y tế) để biết mục tiêu đã được thực hiện ở mức nào. Cụ thể đánh giá gồm 3 bước: Tính toán các số liệu đạt được. So sánh số liệu đạt được với mục tiêu đề ra xem kết quả đạt, không đạt hay đạt vượt chỉ tiêu đề ra. Đưa ra những nguyên nhân của sự thành công hay thất bại. Ví dụ: đánh giá mục tiêu của xã M. Số liệu của xã thu được vào ngày 31/12/2018 như sau: Số phụ nữ có thai trong xã M được khám thai và ghi phiếu theo dõi thai nghén đủ 4 lần đạt 85%. So sánh với chỉ tiêu đề ra thấy chưa đạt là: 5%. + Trạm y tế xã M đã xem xét kỹ và chỉ ra các nguyên nhân chính sau: Hộ sinh Anh khi khám thai chưa căn dặn kỹ thai phụ cần trở lại khám thai đủ 4 lần nên có một số thai phụ chỉ đi khám 2 hoặc 3 lần. Có 10% phụ nữ không đến khám thai đủ là do trạm y tế cách xa nhà. Vai trò của y tế thôn bản và hội phụ nữ xã trong việc tuyên truyền vận động thai phụ đi khám thai còn hạn chế.
  • 46. Từ những nguyên nhân thành công hay thất bại, qua việc đánh giá này đã giúp cho y tế xã M đề ra mục tiêu và các hoạt động cho năm sau tốt hơn. CÂU HỎI ÔN TẬP Trình bày được tầm quan trọng của công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. Trình bày được 3 giải pháp chiến lược của công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. Trình bày được được các chỉ số để đánh giá về sức khỏe bà mẹ trẻ em. Trình bày được được các chỉ số để đánh giá chất lượng dân số và kế hoạch hóa gia đình. Bài tập thảo luận: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình cho một cụm dân cư.
  • 47. Chương 2. KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH BÀI 4. TƯ VẤN KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH Mục tiêu Kiến thức Trình bày được tầm quan trọng của công tác kế hoạch hoá gia đình. Trình bày được mục đích, nội dung công tác KHHGĐ. Kỹ năng Thực hiện được 6 kỹ năng và 6 bước cơ bản trong tư vấn. Năng lực tự chủ - Tư vấn được công tác kế hoạch hóa gia đình Nội dung 1. Tầm quan trọng của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình Nâng cao sức khoẻ cho bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong do thai sản gây nên: tổ chức y tế thế giới đã tổng kết kinh nghiệm của nhiều nước và chứng minh được rằng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh tật của cả bà mẹ và trẻ em tăng lên khi các bà mẹ đẻ quá sớm, quá muộn , quá dày và quá nhiều. Nhờ thực hiện KHHGĐ, các bà mẹ đẻ ít nên có thời gian và điều kiện chăm sóc sức khoẻ và học tập cũng như công tác tốt hơn, cải thiện được điều kiện kinh tế của gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hạnh phúc gia đình. Thực hiện KHHGĐ bằng các biện pháp tránh thai, giúp người phụ nữ tránh có thai ngoài ý muốn, tránh phải chịu những thủ thuật nguy hiểm của nạo, phá thai hoặc các tai biến sản khoa do đẻ quá sớm, quá muộn, đẻ nhiều, đẻ dày gây nên. Đồng thời, tạo
  • 48. được tâm lý thoải mái, yên tâm hưởng thụ trọn vẹn hạnh phúc lứa đôi mà không phải lo lắng về chuyện có thai ngoài kế hoạch. - Thực hiện KHHGĐ sẽ có điều kiện tốt hơn để chăm sóc và nuôi dạy con cái… 2. Nội dung công tác kế hoạch hóa gia đình 2.1. Mục đích của cuộc vận động KHHGĐ Tăng cường sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên. Bảo vệ tốt sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em. 2.2. Nội dung cần vận động Nam nữ không kết hôn sớm. Nữ không sinh con trước 22 tuổi. Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 -2 con. Tuổi các con cách nhau ít nhất là từ 3 - 5 năm. Không nên đẻ quá muộn, khi mẹ đã trên 35 tuổi. Thực hiện tốt " ba không": không đẻ sớm, không đẻ dày, không đẻ nhiều. Để thực hiện được điều đó, cần: Nâng cao hiểu biết của người dân về KHHGĐ, cách sử dụng BPTT. Vận động mọi người, mọi cặp vợ chồng sử dụng các BPTT để tránh có thai ngoài ý muốn. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ phương tiện tránh thai an toàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết thai ngoài kế hoạch.
  • 49. 3. Tư vấn kế hoach hóa gia đình Tư vấn KHHGĐ là một quá trình giao tiếp, trao đổi giữa người cán bộ tư vấn với người cần thực hiện KHHGĐ (thường gọi là khách hàng) nhằm đạt mục đích sao cho khách hàng thay đổi được nhận thức, từ đó chuyển biến được thái độ và sau cùng là thay đổi được hành vi, có nghĩa là tự nguyện chấp nhận một biện pháp tránh thai, để tránh có thai ngoài ý muốn. Điều đó có lợi cho bản thân người phụ nữ, gia đình họ và cả cộng đồng. Khách hàng mà chúng ta tư vấn gồm nhiều thành phần. Họ khác nhau về kiến thức, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa. Nên nhớ rằng, họ có những nhận thức và kinh nghiệm mà chúng ta không có, nhưng họ có thể thiếu kiến thức về KHHGĐ. Vì vậy, nội dung truyền thông phải xuất phát từ các nhu cầu của khách hàng, xem họ cần gì, thiếu hiểu biết gì, ở mức độ nào của nội dung KHHGĐ và bằng cách nào để thuyết phục khách hàng thay đổi được hành vi, đó là mục đích cuối cùng của công tác tư vấn. Những kiến thức về các biện pháp KHHGĐ cần tư vấn đã có tài liệu riêng cho từng biện pháp tránh thai (BPTT), người cán bộ tư vấn cần phải nắm thật vững để truyền đạt cho khách hàng những thông tin chính xác, nêu rõ những lợi ích, ưu điểm, nhược điểm và các tác dụng phụ của từng biện pháp để khách hàng lựa chọn một biện pháp tối ưu nhất. Vì vậy, người tư vấn phải có kiến thức về lĩnh vực này hơn hẳn khách hàng, có như vậy mới giải đáp được những thắc mắc, lo âu và mới thuyết phục được khách hàng thay đổi được hành vi. Những kỹ năng tư vấn cần cho các biện pháp KHHGĐ: đây là một nghệ thuật rất quan trọng, nếu chỉ có đầy đủ kiến thức mà không có kỷ năng thì kết quả cũng rất hạn chế và ngược lại, có kỹ năng tốt mà không có đủ kiến thức để truyền đạt thì cũng không thu được kết quả. 3.1. Các kỹ năng cơ bản trong tư vấn 3.1.1. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu
  • 50. Sử dụng tốt các giao tiếp không lời. Biểu lộ sự lắng nghe, quan tâm, khích lệ khách hàng. Hỏi lại những điều chưa hiểu hoặc nhắc lại những điểm chính khách hàng vừa trao đổi. Đồng cảm, hiểu những cảm nghĩ của khách hàng. Tránh dùng từ phán xét. 3.1.2. Kỹ năng đặt câu hỏi Sử dụng nhiều câu hỏi mở. Hỏi từng câu hỏi một. Nhìn vào đối tượng. Hỏi câu hỏi ngắn gọn và rõ ràng. Hỏi câu hỏi có mục đích. Dùng câu hỏi để giúp khách hàng nói về trạng thái tình cảm, hoàn cảnh và hành vi của họ (xem họ biết gì, tin gì, làm gì). Không nên hỏi câu hỏi có tính tò mò hoặc không thích hợp. Không hỏi quá nhiều câu hỏi và dồn dập. 3.1.3. Quan sát có hiệu quả Cần quan sát nét mặt, cử chỉ, phản ứng, hành vi, hoàn cảnh của khách hàng. Chọn vị trí hợp lý. Tế nhị, lịch sự, thái độ động viên và khích lệ. Khách quan, không đánh giá theo suy nghĩ chủ quan.
  • 51. Những điều không nên làm khi quan sát. Thờ ơ, hờ hững, thiếu tập trung cho việc quan sát. Soi mói với ánh mắt thiếu thiện cảm, không tế nhị. Các ngôn ngữ không lời tỏ ra thiếu trọng, thiếu lịch sự. 3.1.4. Kỹ năng cung cấp thông tin Lắng nghe để xác định nhu cầu tư vấn của khách hàng. Khen ngợi những gì khách hàng làm đúng. Đưa ra một số lượng thông tin phù hợp. Đưa ra 1 số gợi ý cho khách hàng. Kiểm tra xem khách hàng đã hiểu rõ chưa. Sắp xếp việc tiếp tục theo dõi nếu cần. Sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Nói ngắn gọn, rõ ràng. Sử dụng tranh tư vấn để hỗ trợ. 3.1.5. Xây dựng niềm tin và cung cấp hỗ trợ Chấp nhận điều mà khách hàng nghĩ và cảm nhận. Tỏ ra thông cảm với khách hàng. Phát hiện và khen ngợi điều khách hàng làm đúng. Đưa ra sự giúp đỡ thiết thực. Cung cấp thông tin ngắn gọn, chính xác. Dùng ngôn ngữ đơn giản, thân thiện, gần gũi.
  • 52. Sử dụng tốt các ngôn ngữ không lời. Tạo bầu không khí thân mật tin tưởng. Đưa ra 1 số gợi ý không có tính mệnh lệnh và thỏa thuận được những việc khách hàng cần làm. 3.1.6. Cách sử dụng tranh tư vấn Dùng khi truyền thông cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Chọn 1 vài tranh thích hợp, xem trước. Khi truyền thông: Để mặt tranh quay về phía khách hàng. Để khách hàng xem và nói về tranh theo hiểu biết của họ. Thảo luận với bà mẹ về nội dung tranh, có liên hệ. Giải thích, bổ sung thêm thông tin. Tư vấn viên có thể tham khảo các thông tin ở trang chữ. Tóm tắt, thống nhất những việc cần làm. Xếp tranh theo thứ tự, kiểm tra tránh thất lạc. 3.2. Sáu nguyên tắc cơ bản trong quá trình truyền thông trực tiếp Tìm hiểu những điều mà đối tượng đã biết, tin và làm. Hãy khen ngợi nếu họ đã hiểu đúng, đã làm tốt. Bổ sung những thông tin còn thiếu, mô tả chính xác điều đối tượng nên làm và lợi ích của hành vi mới. Tìm hiểu các khó khăn mà đối tượng có thể gặp phải khi thực hiện hành vi mới và thảo luận cách giải quyết. Kiểm tra xem đối tượng có hiểu những gì bạn vừa trao đổi không. Động viên, khuyến khích họ làm theo hành vi mới.
  • 53. Đạt được cam kết về việc họ sẽ làm trong tương lai. 3.3. Những điều cần tránh trong tư vấn Động viên khách làm theo ý mình, quyết định cho khách áp dụng một biện pháp tránh thai cụ thể. Đưa nhiều thông tin không phù hợp với trình độ hiểu biết và nguyện vọng của khách. Dùng ngôn ngữ chuyên môn xa lạ hoặc lời khuyên quá chung chung. Phê phán, chỉ trích, gò ép khách phải chấp nhận. Đồng tình ngay với khách khi biết họ quyết định thiếu thận trọng khi thực hiện một vấn đề gì, nhất là lĩnh vực triệt sản. CÂU HỎI ÔN TẬP Trình bày được tầm quan trọng của công tác kế hoạch hoá gia đình? Trình bày được mục đích, nội dung công tác KHHGĐ? Bài tập thảo luận: Thực hiện được 6 kỹ năng và 6 bước cơ bản trong tư vấn?
  • 54. Bài 5. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI Mục tiêu Kiến thức Trình bày được cơ chế và cách phân loại các biện pháp tránh thai (BPTT). Trình bày được được ưu, nhược điểm, chỉ định, chống chỉ và cách sử dụng từng biện pháp tránh thai. Kỹ năng Lập kế hoạch quản lý và phân phối các phương tiện tránh thai. Năng lực tự chủ Áp dụng được từng loại biện pháp tránh thai phù hợp cho từng đối tượng khách hàng Nội dung 1. Cơ chế tránh thai Ngăn không cho tinh trùng gặp noãn. Ức chế phóng noãn. Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung. 2. Phân loại các biện pháp tránh thai
  • 55. Hình 5.1. Các biện pháp tránh thai tạm thời Các BPTT tạm thời và các BPTT vĩnh viễn. Các BPTT hiện đại và các BPTT truyền thống. - Các BPTT phi lâm sàng và các BPTT lâm sàng. - Các BPTT dùng cho nam giới và các BPTT dùng cho nữ giới. 3. Các biện pháp tránh thai tạm thời BPTT tạm thời là các biện pháp có khả năng có thai, khi thôi không áp dụng nữa. 3.1. Các màng ngăn 3.1.1 Bao cao su (BCS) dùng cho nam giới - Cách sử dụng: Dùng túi cao su lắp vào dương vật trước khi giao hợp. Khi phóng tinh, tinh dịch được chứa trong túi, không vào được âm đạo.
  • 56. Hình 5.2. Cách sử dụng bao cao su nam - Ưu điểm: +Thuận tiện, dễ sử dụng, ít phiền phức. Kết quả tránh thai cao 80- 95 %. Tránh được các bệnh lây truyền theo đường tình dục, kể cả HIV/ AIDS. Không ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý, sinh lý của cả nam và nữ. Không phải đi khám và không cần chỉ dẫn của nhân viên y tế. Không phải kiêng giao hợp. Nhược điểm: Phải thường xuyên dự trữ túi để sử dụng mỗi lần giao hợp. Hạn chế khoái cảm. Túi thủng hoặc rách sẽ có thai.
  • 57. Chú ý: BCS chỉ dùng một lần. Không kéo dài BCS trước khi trùm vào dương vật. Không dùng BCS cho những người dị ứng với cao su. 3.1.2 Bao cao su dùng cho nữ giới Kiểm tra hạn sử dụng Mở gói bọc và tìm phần đáy của bao cao su. Giữ phần đai trong đáy bao rồi bóp lại, để phần đai tạo thành hình số 8. Lựa chọn cho mình tư thế thoải mái nhất để đưa chiếc đai vào. Hầu hết phụ nữ đều chọn tư thế nằm ngửa, ngồi xổm hay đứng thẳng với một chân làm trụ, chân còn lại kê lên mặt ghế. Dùng tay nhẹ nhàng mở rộng hai môi phía ngoài của âm hộ. Giữ chiếc đai và đẩy nó vào trong âm đạo càng sâu càng tốt, đến tận cổ tử cung. Dùng ngón tay trỏ hoặc tay giữa đưa vào bên trong âm đạo để kiểm tra và chắc chắn chiếc bao đã đặt đúng vị trí.
  • 58. Hình 5.3. Cách sử dụng bao cao su nữ Lưu ý: Đảm bảo rằng phần đai ngoài của bao luôn ở phía ngoài âm hộ để bảo vệ những phần ngoài của cơ quan sinh dục và dương vật không lách vào khoảng giữa của bao với thành âm đạo. 3.1.3. Mũ cổ tử cung 3.1.4. Thuốc diệt tinh trùng: đặt trong âm đạo còn gọi là màng ngăn hoá học: Cách sử dụng: trước mỗi lần giao hợp, đặt sâu vào âm đạo 1 viên thuốc hoặc bơm vào âm đạo một lượng thuốc dạng kem sữa. Khi phóng tinh, tinh trùng sẽ bị diệt hết. Hình 5.4. Thuốc diệt tinh trùng 3.2. Thuốc tránh thai nội tiết 3.2.1. Dạng thuốc - Viên tránh thai kết hợp: thành phần gồm estrogen và progestin. + Biệt dược: Microgynon 28 viên Rigevidon 28 viên. Marvelon 28 viên Newchoicer 21 viên. - Mỗi vỉ thuốc uống hết sẽ có tác dụng tránh thai trong một tháng.
  • 59. Hình 5.5. Viên tránh thai kết hợp Viên tránh thai đơn thuần: thành phần: Progestin liều thấp. Biệt dược: Exluton (28 viên), Milligynon (28 viên), Microval (28 viên). Mỗi vỉ thuốc uống hết sẽ có tác dụng tránh thai trong một tháng.
  • 60. Hình 5.6. Viên tránh thai đơn thuần Viên tránh thai khẩn cấp: có tác dụng tránh thai cho 1 lần giao hợp không được bảo vệ. Viên khẩn cấp chỉ có progestin: Postinor có 0,75 mg levonorgestrel. Viên kết hợp: sử dụng vỉ thuốc tránh thai kết hợp trong trường hợp khẩn cấp. 3.2.2. Cơ chế tác dụng Ức chế phóng noãn. Cản trở sự làm tổ của trứng do giảm sự phát triển nội mạc tử cung. Làm đặc chất nhầy cổ tử cung. 3.2.3. Ưu điểm Hiệu quả tránh thai cao trên 99% nếu uống thuốc đủ và đúng giờ. An toàn, không nguy hiểm cho sức khoẻ của người phụ nữ bình thường. Có thể có thai sau khi ngừng thuốc. Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung, viêm tiểu khung.
  • 61. Giảm nguy cơ u nang cơ năng buồng trứng, u xơ vú lành tính và chửa ngoài tử cung. Hành kinh đều, ra máu ít, số ngày thấy kinh ít hơn. Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Giảm triệu chứng trước hành kinh. Sử dụng thuận tiện, dễ dàng, kín đáo. Không ảnh hưởng đến tình dục, tính tình. Viên đơn thuần, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai có thể sử dụng cho người nuôi con bú vì không ảnh hưởng đến sự tiết sữa, không có tác dụng phụ của estrogen nên không làm tăng nguy cơ tim mạch và đột quỵ, ít tác dụng phụ của progestin như mụn trứng cá và tăng cân. 3.2.4. Nhược điểm Phải có dịch vụ cung cấp thuốc đầy đủ, đều đặn. Không tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Giá thuốc đắt. Có một số tác dụng phụ thường gặp trong 3 tháng đầu: buồn nôn, cương vú, đau đầu nhẹ, ra máu thấm giọt hoặc ra máu giữa kỳ kinh, vô kinh hoặc kinh ít, trầm cảm, thay đổi tính tình. Ngoài ra có thể có 1 số tác dụng phụ hiếm gặp như: tăng cân nhanh, tăng huyết áp, sạm da mặt, trứng cá, giảm tình dục. Với thuốc uống thì phải nhớ uống thuốc hàng ngày. Viên tránh thai kết hợp làm giảm tiết sữa khi nuôi con bú. Viên tránh thai đơn thuần hiệu quả tránh thai không cao bằng viên kết hợp và phải uống rất đúng giờ, uống muộn vài giờ, hiệu quả tránh thai đã giảm.
  • 62. Thuốc tiêm tránh thai: có thể mất kinh sau 9 - 12 tháng sử dụng, đôi khi kinh nhiều và kéo dài sau khi sử dụng 1 - 2 tháng, chậm có thai hơn thuốc uống. Thuốc tránh thai cấy dưới da: người cung cấp dịch vụ phải được đào tạo, khách hàng phải đến cơ sở y tế để cấy, 3-5 năm sau phải đến để tháo hoặc thay. 3.2.5. Chỉ định Nội dung Chỉ định dùng thuốc tránh thai Kết Đơn Khẩn Tiêm Cấy hợp thuần cấp Muốn dùng BPTT tạm thời, hiệu quả cao + + + Muốn sử dụng một BPTT tạm thời, có + hiệu quả cao trong nhiều năm Bị thiếu máu vì hành kinh nhiều + Đau bụng nhiều khi hành kinh + + + Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn + Đang cho con bú, sau đẻ 6 tuần + + + Người bị tiểu đường, béo phì, cao huyết + + + áp; phụ nữ >35 tuổi hút thuốc lá Người bị tác dụng phụ của thuốc tránh + + + thai kết hợp Sau giao hợp không được bảo vệ + Bị cưỡng dâm + Quên thuốc, rách BCS + 3.2.6. Chống chỉ định Nội dung Chống chỉ định dùng thuốc tránh thai Kết Đơn Khẩn Tiêm Cấy hợp thuần cấp
  • 63. Có thai + + + + + Tiền sử viêm tắc mạch máu + - - + Bị bệnh tim + + + + Hút thuốc trên 10 điếu/ngày + - - - Đau đầu dữ dội kèm theo nhìn mờ + - - + Có khối u ở vú + + + + Bị bệnh gan + + + + Bị cao huyết áp + - - - Bị bệnh đái đường + - + + Ra máu âm đạo bất thường + + + + Đang dùng thuốc điều trị bệnh lao hoặc + + + + bệnh nấm, thuốc chống co giật Đang cho con bú dưới 6 tháng tuổi + - - - Dưới 16 tuổi + + + + BẢNG KIỂM SÀNG LỌC KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG VIÊN THUỐC TRÁNH THAI KẾT HỢP Nội dung Có không 1.Chị nghĩ là mình có thể đang có thai hay chậm kinh không? 2.Chị đã bao giờ được chẩn đoán/ điều trị tắc mạch máu chưa? 3.Chị có bị bệnh tim không? 4.Chị có hút thuốc(10 điếu/ ngày trở lên) không? 5.Chị có đau đầu dữ dội kèm theo nhìn mờ không? 6.Chị có sờ thấy u cục ở vú không?