SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 101
MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN.7
1. NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN .........................................................................................7
1.2. Dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện ................................................................................8
1.3. Căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện.......................................................................10
1.4. Nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện ...........................................................................13
1.5. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện.............................................................................13
1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện..............................................................14
1.7. Các Nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp.......................................................................14
2. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TRONG PHÒNG CHỐNG NHIỄM
KHUẨN BỆNH VIỆN ................................................................................................. 25
2.1. Vai trò cuả người điều dưỡng trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện ..................25
2.2. Các thao tác người điều dưỡng cần làm trong quá trình chăm sóc người bệnh để phòng
ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện................................................................................................25
3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN.......................................................... 26
3.1. Các biện pháp phòng ngừa chuẩn..................................................................................26
3.2. Các phương pháp phòng ngừa bổ xung (Phòng ngừa dựa trên đường lây truyền)........40
3.3. Các văn bản quy phạm pháp luật về/ liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn ................41
3.4. Chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn và những giả pháp cụ thể ..................................42
4. PHÒNG VÀ XỬ TRÍ TAI NẠN RỦI RO NGHỀ NHGIỆP ................................... 45
4.1. Những cơ chế gây tổn thương qua da thường gặp.........................................................45
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lây truyền theo đường máu ............................................45
4.2.1. Nồng độ virus trong dịch cơ thể phơi nhiễm:.............................................................45
4.3. Phòng ngừa phơi nhiễm.................................................................................................46
4.4. Quản lý các phơi nhiễm nghề nghiệp với một số bệnh lây truyền qua đường máu
thường gặp............................................................................................................................48
4.5. Xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp do phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể......................50
4.5.1. Sơ cứu ngay sau phơi nhiễm.......................................................................................50
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I.................................................................................. 58
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG PHÒNG NGỪA CHUẨN .................. 59
5. KHỬ KHUẨN, TIỆT KHUẨN................................................................................ 60
5.1.Một số khái niệm............................................................................................................60
5.2. Môṭsô yêu tô ảnh hưởng tơi qua trinh khử khuẩn, tiêṭkhuân.........................................61
5.3. Phân loại dụng cụ ..........................................................................................................62
5.4. Nguyên tắc khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ................................................................65
5.5. Các phương pháp tiệt khuẩn..........................................................................................70
5.6. Quy trình khử-tiệt khuẩn cụ thể trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ......................71
5.7. Một số chú ý ..................................................................................................................75
6. XỬ LÝ ĐỒ VẢI....................................................................................................... 81
6.1. Mục đích........................................................................................................................81
6.2. Nguyên tắc phân loại và thu gom đồ vải .......................................................................81
6.2.1. Cần làm:......................................................................................................................81
6.3. Bố trí, sắp xếp nhà giặt và phương tiện thu gom, vận chuyển đồ vải............................81
6.3.1. Bố trí, sắp xếp nhà giặt:..............................................................................................81
6.4. Quy trình xử lý đồ vải tại nhà giặt.................................................................................83
6.4.1. Đồ vải bẩn...................................................................................................................83
6.5. Bảo quản đồ vải sạch.....................................................................................................84
7. VỆ SINH TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ.................................................................... 85
7.1. Vệ sinh bề mặt môi trường buồng bệnh ........................................................................85
7.1.1. Nguyên tắc vệ sinh bề mặt, buồng bệnh, khoa phòng ................................................85
 4
7.2. Phân vùng các khu vực vệ sinh .....................................................................................85
7.2.1. Phân loại theo vùng ....................................................................................................85
7.3. Các quy định áp dụng cho khu vực vệ sinh bề mặt môi trường chăm sóc người bệnh. 86
7.3.1. Quy định chung ..........................................................................................................86
7.4. Quy trình thực hiện........................................................................................................87
7.4.1. Vệ sinh phòng bệnh....................................................................................................87
7.4.1.1. Sàn nhà: 2 lần/ ngày hoặc khi cần ...........................................................................87
7.5. Sử dụng và lưu trữ nước sạch........................................................................................89
7.6. Vệ sinh môi trường không khí.......................................................................................89
8. XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ...................................................................................... 90
8.1. Một số khái niệm cơ bản ...............................................................................................90
8.1.1. Chất thải trong các cơ sở y tế : ...................................................................................90
8.2. Phân nhóm chất thải rắn y tế .........................................................................................91
8.3. Phân loại và nhận dạng các chất thải rắn y tế................................................................92
8.3.1. Phân loại chất thải lây nhiễm......................................................................................92
8.4. Quy định về màu sắc túi và thùng đựng các chất thải ...................................................93
8.5. Nguyên tắc phân loại chất thải ......................................................................................93
8.6. Thu gom và lưu giữ chất thải.........................................................................................94
8.7. Vận chuyển chất thải trong cơ sở y tế ...........................................................................94
8.8. Nơi lưu giữ chất thải rắn trong cơ sở khám chữa bệnh .................................................94
8.9. Các phương pháp tiêu hủy chất thải rắn y tế .................................................................94
8.9.1. Tiêu hủy chất thải lây nhiễm ......................................................................................94
8.10. Tái chế, tái sử dụng chất thải thông thường ................................................................97
8.11. Chất thải lỏng...............................................................................................................97
8.12. Chất thải khí.................................................................................................................98
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II ................................................................................ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 100
5
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
ĐIỀU DƯỠNG VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
Mã môn học: MH 12
Vị trí, tính chất của môn học:
Vị trí: Môn học này phải học sau khi đã hoàn thành các môn học cơ sở. Học
trước môn điều dưỡng cơ sở 1, điều dưỡng cơ sở 2.
Tính chất: Là môn học chuyên môn, thuộc môn học đào tạo nghề bắt buộc, có
tính chất bổ trợ kiến thức cho các môn học, mô đun chuyên môn tiếp theo.
Mục tiêu môn học:
* Kiến thức:
Trình bày được khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện, nguy cơ nhiễm khuẩn đối với
người bệnh, nhân viên y tế, mục đích, chỉ định của các kỹ thuật phòng ngừa chuẩn,
khử khuẩn tiệt khuẩn.
Trình bày được cách xử lý và bảo quản các dụng cụ thường dùng, phân loại và
quản lý chất thải trong y tế.
Trình bày được cách phòng xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
* Kỹ năng
Vận dụng được các kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn trong quá trình học tập và
khi thực tế tại các cơ sở y tế.
Tham gia quản lý buồng bệnh, xử lý và bảo quản các dụng cụ thường dùng
trong chăm sóc người bệnh.
Thực hiện được một số quy trình kỹ thuật phòng ngừa khuẩn, khử khuẩn, tiệt
khuẩn thông thường.
Thực hiện được quy trình phân loại và xử lý chất thải trong y tế. Phòng và xử
trí được các tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sống và môi trường bệnh viện.
Có thái độ đúng đắn trong chấn đoán và xử trí các vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Nội dung môn học:
Số giờ
TT Tên bài học Tổng số Lý Thực Kiểm
thuyết hành tra
1 Nhiễm khuẩn bệnh viện 7 2 4
2 Vai trò của người Điều dưỡng trong phòng 2 2 0
chống nhiễm khuẩn bệnh viện
3 Các biện pháp phòng ngừa chuẩn 6 2 4
4 Khử khuẩn tiệt khuẩn 6 2 4
5 Xử lý đồ vải 5 1 4
6
6 Vệ sinh trong các cơ sở y tế 6 2 4
7 Xử lý chất thải y tế 6 2 4
8 Phòng và xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp 7 2 4
Kiểm tra 02 2
Tổng số 45 15 28 2
7
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KIỂM SOÁT NHIỄM
KHUẨN
Mục tiêu học tập:
Kiến thức:
Trình bày được định nghĩa, các đường lây truyền nguyên nhân, hậu quả, tiêu
chuẩn chẩn đoán, các bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp.
Trình bày được vai trò của người điều dưỡng, các thao tác người điều dưỡng
cần làm trong quá trình chăm sóc người bệnh để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.
Trình bày được định nghĩa, mục đích, nguyên tắc áp dụng, nội dung các
phương pháp phòng ngừa chuẩn, các biện pháp phòng ngừa bổ xung .
Trình bày các văn bản quy phạm pháp luật về liên quan đến kiểm soát nhiễm
khuẩn.
Trình bày được những cơ chế gây tổn thương qua da thường gặp và các yếu tố
ảnh hưởng đến sự lây truyền theo đường máu.
Trình bày được cách xử lý khi phơi nhiễm nghề nghiệp, quản lý các phơi
nhiễm nghề nghiệp với một số bệnh lây truyền qua đường máu thường gặp
Trình bày được xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp do phơi nhiễm với máu và
dịch cơ thể .
*. Kỹ năng:
Nhận biết được các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện.
Áp dụng được các biện pháp phòng ngừa chuẩn để kiểm soát nhiễm khuẩn
bệnh viện.
*. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Thể hiện được thái độ nghiêm túc, tinh thần ý thức trách nhiệm cao, đảm bảo
an toàn trong quá trình học tập.
NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
1.1.Tổng quan
Ngay từ thời Hypocrate đã có nhiều tài liệu mô tả những dịch bệnh và hội
chứng bệnh thường xuất hiện ở những nơi thiếu điều kiện vệ sinh như bệnh viện, cơ
sở chăm sóc người già, bệnh viện tế bần, nhà tù và nơi tập trung đông người mà ít
thấy hơn ở cộng đồng những nơi con người sống tự do hoặc riêng lẻ.
Nhiễm khuẩn mà người bệnh mắc phải trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh
và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế được gọi chung là nhiễm khuẩn bệnh viện. Tất
cả các bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện đều có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh
viện.
Đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao là trẻ em, người già, bệnh
nhân suy giảm hệ miễn dịch, thời gian nằm điều trị kéo dài, không tuân thủ nguyên
tắc vô trùng trong chăm sóc và đều trị, nhất là không tuân thủ rửa tay và sử dụng quá
nhiều kháng sinh.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện được định nghĩa
như sau: “ Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian
người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như
8
không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện
thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện.
Để chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện người ta thường dựa vào định nghĩa và
tiêu chuẩn chẩn đoán cho từng vị trí nhiễm khuẩn bệnh viện (sơ đồ 1), ví dụ như:
Nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn máu có liên quan đến dụng cụ đặt
trong lòng mạch, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,... Hiện nay theo hướng dẫn từ Trung
tâm giám sát và phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các Hội nghị quốc tế đã mở rộng định
nghĩa ca bệnh cho các vị trí nhiễm khuẩn khác nhau và hiện đang được áp dụng để
giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trên toàn cầu. Dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và
sinh học, các nhà khoa học đã xác định có khoảng 50 loại nhiễm khuẩn bệnh viện
khác nhau có thể xảy ra tại bệnh viện.
Nhiễm khuẩn liên quan đến cơ sở y tế không chỉ là chỉ số chất lượng chuyên
môn, mà còn là chỉ số an toàn của người bệnh, chỉ số đánh giá sự tuân thủ về thực
hành của nhân viên y tế chỉ số đánh giá hiệu lực của công tác quản lý và là một chỉ
số rất nhạy cảm đối với người bệnh và xã hội.
Sơ đồ 1.1: Thời gian xuất hiện NKBV
1.2. Dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện.
Nhiễm khuẩn liên quan đến các hoạt động chăm sóc và khám chữa bệnh trong
các cơ sở y tế là một trong những yếu tố hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh
trong các cơ sở y tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự gia tăng số người nhiễm
HIV/AIDS, viêm gan B, viêm gan C và các bệnh dịch nguy hiểm có nguy cơ gây
dịch, người bệnh đứng trước nguy cơ có thể bị mắc thêm bệnh khi nằm viện hoặc khi
nhận các dịch vụ y tế từ nhân viên y tế và những người trực tiếp chăm sóc cũng có
nguy cơ cao mắc bệnh như chính bệnh nhân mà họ chăm sóc.
Các nghiên cứu quy mô vùng, quốc gia và liên quốc gia của các nước và Tổ
chức Y tế Thế giới ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện từ 3,5% đến 10% người
bệnh nhập viện.
Một số điều tra ban đầu về N nhiễm khuẩn bệnh viện ở nước ta cho thấy tỷ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc từ 3 - 7% tùy theo tuyến và hạng bệnh viện. Càng ở
bệnh viện tuyến trên, nơi có nhiều can thiệp thủ thuật, phẫu thuật thì nguy cơ nhiễm
khuẩn càng lớn.
Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam chưa được xác định đầy đủ. Có
ít tài liệu và giám sát về nhiễm khuẩn bệnh viện được công bố. Đến nay đã có ba cuộc
điều tra cắt ngang (point prevalence) mang tính khu vực do Vụ Điều trị Bộ Y tế (nay
là Cục Quản lý khám, chữa bệnh) đã được thực hiện. Điều tra năm 1998 trên 901 bệnh
9
nhân trong 12 bệnh viện toàn quốc cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 11.5%;
trong đó nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 51% trong tổng số các nhiễm khuẩn bệnh viện.
Điều tra năm 2001 xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 6.8% trong 11 bệnh viện và
viêm phổi bệnh viện là nguyên nhân thường gặp nhất (41.8%). Điều tra năm 2005 tỉ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện trong 19 bệnh viện toàn quốc cho thấy là 5.7% và viêm phổi
bệnh viện cũng là nguyên nhân thường gặp nhất (55.4%). Tuy nhiên, những điều tra
trên với cỡ mẫu không lớn, lại điều tra tại một thời điểm nên chưa thế kết luận rằng tỷ
lệ nhiễm khuẩn của các bệnh viện Việt Nam là thấp và công tác kiểm soát nhiễm
khuẩn của Việt Nam đã tốt. Cũng như các nước khác, Chính Phủ Việt Nam rất quan
tâm đến kiểm soát nhiễm khuẩn và tình trạng đa kháng kháng sinh của các vi sinh vật
ngày càng tăng và lan rộng trên toàn cầu. Trong đó, đối tượng có nguy cơ nhiễm
khuẩn cao là bệnh nhân nằm điều trị kéo dài tại bệnh viện, phải trải qua nhiều thủ
thuật xâm lấn, nằm tại các khoa Hồi sức tích cực. Ngoài ra, tình trạng quá tải bệnh
nhân ở các bệnh viện lớn và số bệnh nhân điều trị nội trú gia tăng cũng đóng vai trò
quan trọng để lây lan nhiễm trùng.
Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện đã có nhiều thay đổi trong vài thập kỷ
qua. Các vi khuẩn gây bệnh có thể là các vi khuẩn gram dương và các trực khuẩn
Gram (-), nấm, và ký sinh trùng. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn bệnh viện do trực khuẩn
Gram (-) đa kháng thuốc kháng sinh đã và đang trở thành một tai họa thực sự cho các
bệnh viện. Tốc độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn này với các nhóm kháng sinh
carbapenems và aminoglycoside cũng tăng nhanh và lan rộng khắp các châu lục,
trong đó có Việt Nam.
Có 3 con đường lây nhiễm chính trong bệnh viện: lây qua đường tiếp xúc,
đường giọt bắn, và không khí.
Lây truyền qua đường tiếp xúc
Lây truyền qua đường tiếp xúc là đường lây nhiễm quan trọng và phổ biến nhất
trong NKBV và được chia làm hai loại khác nhau là lây nhiễm qua đường tiếp xúc
trực tiếp (tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh) và lây nhiễm qua tiếp xúc gián
tiếp (tiếp xúc với vật trung gian chứa tác nhân gây bệnh).
Lây truyền qua tiếp xúc xảy ra do sự tiếp xúc giữa da và da và có sự truyền vi
sinh vật từ người bệnh này qua người bệnh khác hay từ nhân viên y tế qua tiếp xúc về
mặt vật lý. Bệnh lây truyền qua đường này thường do cộng sinh hay nhiễm trùng
những vi sinh vật đa kháng, các nhiễm trùng da và đường ruột như MRSA, Herpes
Simplex, chốc, ghẻ, chấy rận, đậu mùa, zona, nhiễm cúm (kể cả H5N1), SARS.
Những trẻ em dưới 6 tuổi thường dễ bị lây truyền virus đường ruột, viêm gan A qua
đường này.
Phòng ngừa lây truyền qua tiếp xúc chú ý các điểm:
Cho bệnh nhân nằm phòng riêng. Nếu không có phòng riêng, xếp bệnh nhân
ở cùng phòng với bệnh nhân nhiễm cùng tác nhân gây bệnh
Mang găng sạch, không vô trùng khi đi vào phòng. Trong quá trình chăm sóc
bệnh nhân cần thay găng sau khi tiếp xúc với vât dụng có khả năng chứa nồng độ vi
khuẩn cao (phân, dịch dẫn lưu).
Mang áo choàng và bao giày sạch không vô trùng khi vào phòng bệnh nhân và
cởi ra trước khi ra khỏi phòng. Sau khi đã cởi áo choàng và bao giầy, phải chú ý không
được để áo quần chạm vào bề mặt môi trường bệnh nhân hay những vật dụng khác
Tháo găng, áo choàng trước khi ra khỏi phòng và rửa tay ngay bằng dung
dịch sát khuẩn. Sau khi đã tháo găng và rửa tay, không được sờ vào bất cứ bề mặt môi
trường hay vật dụng nào trong phòng bệnh nhân;
10
Han chế tối đa việc vận chuyển bệnh nhân, nếu cần phải vận chuyển thì
phải chú ý phòng ngừa sự lây nhiễm do tiếp xúc;
Thiết bị chăm sóc bệnh nhân: Nên sử dụng một lần cho từng bệnh nhân riêng
biệt. Nếu không thể, cần chùi sạch và tiệt khuẩn trước khi sử dụng cho bệnh nhân khác
* Lây truyền qua đường đường giọt bắn.
Lây truyền theo giọt bắn xảy ra do những bệnh nguyên lây truyền qua những
giọt phân tử hô hấp lớn (>5µm) tạo ra trong trong quá trình ho, hắt hơi, nói chuyện
hoặc trong một số thủ thuật như hút rửa, nội soi. Sự lây truyền qua giọt li ti cần sự tiếp
xúc gần giữa người bệnh và người nhận bởi vì những giọt li ti chứa vi sinh vật xuất
phát từ người mang vi sinh vật thường chỉ di chuyển một khoảng ngắn trong không
khí (< 1 mét) và đi vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người kế cận. Các
bệnh nguyên thường gặp lây theo đường này bao gồm viêm phổi, ho gà, bạch hầu,
cúm (kể cả H5N1), SARS, quai bị và viêm màng não.
Phòng ngừa lây truyền qua giọt bắn cần chú ý các điểm sau:
Cho bệnh nhân nằm phòng riêng. Nếu không có phòng riêng, xếp bệnh nhân
ở cùng phòng với bệnh nhân nhiễm cùng tác nhân gây bệnh. Có thể xếp chung với
bệnh nhân khác nhưng phải giữ khoảng cách xa thích hợp tối thiểu trên 1 mét ;
Mang khẩu trang, nhất là với những thao tác cần tiếp xúc gần với bệnh
nhân;
Han chế tối đa vận chuyển bệnh nhân, nếu cần phải vận chuyển thì
phải mang khẩu trang cho bệnh nhân;
Vấn đề thông khí và xử lý không khí đặc biệt không cần đặt ra trong
đường lây truyền này.
* Lây truyền qua đường đường không khí.
Lây truyền bằng đường không khí xảy ra do sự lây lan những giọt nước bốc hơi
trong không khí chứa tác nhân nhiễm khuẩn có kích thước phân tử nhỏ hơn (<5μm)
phát sinh ra khi bệnh nhân ho, hay hắt hơi. Vi sinh vật lan truyền theo cách này có thể
phân tán rộng trong dòng không khí, có thể lơ lửng trong không khí lưu chuyển trong
một thời gian dài. Vì thế chúng có thể bị hít vào hoặc tích tụ lại ở những vật chủ nhạy
cảm trong cùng một căn phòng hoặc có thể phân tán đi đến một khoảng cách xa hơn
tùy thuộc vào các yếu tố môi trường. Những vi sinh vật truyền bằng đường khí như
lao phổi, rubeola, thủy đậu. H5N1 và SARS cũng có thể lây qua đường này khi thực
hiện các thủ thuật có tạo khí dung. Việc xử lý không khí và thông khí là cần thiết để
ngăn ngừa sự truyền bệnh.
Những biện pháp phòng ngừa qua đường khí bao gồm:
Xếp bệnh nhân nằm phòng riêng cách ly áp lực âm mà luồng khí đi vào phải từ
các phòng khác trong bệnh viện và luồng khí ra khỏi phòng phải đi ra môi trường ngoài
bệnh viện qua cửa sổ. Cách đơn giản là đặt một quạt hút và hút khí ra ngoài.
Quạt hút phải đặt ở dưới sàn, không đặt trên cao.
Giữ cửa đóng;
Bất kỳ người nào vào phòng phải mang khẩu trang hô hấp đặc biệt (vd
khẩu trang N95);
Han chế vận chuyển bệnh nhân. Chỉ vận chuyển trong những trường hợp hết
sức cần thiết. Mang khẩu trang cho bệnh nhân khi ra khỏi phòng
1.3. Căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện
1.3.1 Vai trò gây bệnh của vi khuẩn
* Vi khuẩn Gram dương
11
Các vi khuẩn Gram (+) chiếm khoảng 20% trong các nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tụ cầu (Staphylococcus): cầu khuẩn Gram (+) không sinh nha bào, phát triển
được trong môi trường ưa khí và kị khí. Tồn tại trong không khí, nước, có thể tồn tại
cả ở trong môi trường khô.
Trong các chủng tụ cầu gây bệnh thì tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
kháng sinh methicelin và một số kháng sinh khác đóng vai trò quan trọng.
Lây truyền trực tiếp qua đường mũi họng, gián tiếp qua bàn tay, dụng cụ,
nước, không khí, thực phẩm.
Biểu hiện lâm sàng: viêm da, niêm mạc, mụn nhọt, chốc lở, nhiễm khuẩn
huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, hô hấp, tiêu hóa, dễ hình thành các ổ áp xe ở
cơ, ở não, phổi; điều trị khó khăn, tỷ lệ tử vong cao.
Tụ cầu là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện nhiều nhất ở các khoa nhi và
khoa ngoại.
- Liên cầu (Streptococcus):
Liên cầu nhóm A: gây nhiễm khuẩn sản khoa, gây thấp khớp chiếm tỉ lệ cao
trong nhiễm khuẩn bệnh viện.
Liên cầu nhóm B: gây bệnh ở trẻ sơ sinh, gây viêm màng não; thường vào
tuần thứ 3 sau khi nhiễm mầm bệnh.
Liên cầu nhóm D: thường gây nhiễm khuẩn đường ruột, gây bội nhiễm các
vết thương đường tiết niệu.
- Trực khuẩn uốn ván (Clotridium tetani):
Là trực khuẩn kị khí, Gram (+), sinh nha bào, nha bào gặp nhiều ở trong đất,
phân của người và súc vật. Nha bào uốn ván có sức đề kháng mạnh với nhiệt và các
thuốc sát trùng.
Nguồn bệnh: chủ yếu là đất, phân người và súc vật có chứa nha bào uốn ván;
vết thương của các bệnh nhân bị uốn ván.
Đường lây: qua vết thương của da và niêm mạc bị nhiễm nha bào uốn ván.
Những vết thương có thể nhỏ và kín đáo như vết kim tiêm, xỉa răng đến các vết thương to
như sau phẫu thuật, nạo thai, cắt rốn… do những vết thương có tình trạng thiếu oxy do
miệng vết thương bị bịt kín, tổ chức hoại tử có dị vật, có vi khuẩn gây mủ khác.
Biểu hiện lâm sàng: những cơn co giật, giật cứng, cứng hàm, tăng trương lực
cơ, rối loạn thần kinh thực vật; tỷ lệ tử vong cao.
* Vi khuẩn Gram âm
Vi khuẩn đường ruột (Salmonella): thường gây thành dịch bệnh nhiễm khuẩn,
nhiễm độc thức ăn, bệnh thương hàn...
Escherichia Coli: gây bội nhiễm đường tiết niệu và các vết mổ.
Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa): có đặc tính kháng các thuốc
sát khuẩn và kháng sinh; thường gây bệnh ở bệnh nhân có sức đề kháng suy giảm.
Trực khuẩn mủ xanh tồn tại trong nước, đất, rau quả, dung dịch khử khuẩn, mỡ bôi;
thường gây bệnh nhiễm khuẩn huyết, nhất là gây bội nhiễm ở bệnh nhân bỏng, gây
viêm da, viêm phổi, viêm đường tiết niệu.
Klebshiella: là trực khuẩn Gram âm, ưa khí và kị khí, không tạo nha bào; tồn
tại trong nước, đất, rau... có thể tồn tại trong các dung dịch khử khuẩn bảo quản không
tốt như các loại mỡ bôi, xà phòng, bình làm ẩm oxy.
12
Lây trực tiếp qua dịch tiết mũi họng.
Lây gián tiếp qua bàn tay, dụng cụ và các dung dịch nhiễm mầm bệnh.
Trực khuẩn lao: vi khuẩn không có vỏ, không tạo nha bào, khó nuôi cấy và
phần lập.
Nguồn lây nhiễm là không khí, bụi, dụng cụ khử khuẩn không đúng quy
trình. Người mắc bệnh lao là nguồn lây bệnh quan trọng.
Lây truyền qua đường hô hấp, trực tiếp qua các hạt nước bọt, dịch mũi họng
khi tiếp xúc với bệnh nhân nói, ho, khạc đờm, hắt hơi. Những hạt bụi nhỏ chứa vi
khuẩn lao trong không khí có thể xâm nhập vào đường hô hấp rồi gây bệnh. Trường
hợp đặc biệt có thể nhiễm bệnh lao qua đường tiêu hóa.
* Các vi khuẩn khác
Cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycine: Hemophilus sp, Acinetobacter
Baumanni, Legionella, Enterobacter Serratia là các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn trong
bệnh viện.
1.3.2. Vai trò gây bệnh của Virus
* Tác nhân vi rút gây bệnh qua đường máu
Phơi nhiễm và lây truyền các tác nhân gây bệnh qua đường máu có nguy cơ rất
lớn ở nhân viên y tế. Cho đến nay có tới 20 tác nhân gây bệnh khác nhau được lây
truyền qua kim đâm hoặc tổn thương do các vật sắc nhọn gây ra, trong số đó 3 loại vi
rút lây truyền qua đường máu thường gặp nhất là: HBV, HCV và HIV. Sự lan truyền
có thể từ người bệnh sang NVYT và ngược lại. Mức độ nặng của phơi nhiễm và lượng
rút là những yếu tố nguy cơ đối với sự lây truyền sau phơi nhiễm đó bao gồm:
Số lượng vi rút: phơi nhiễm với máu, dịch, dịch lẫn máu hay mô có số lượng
rút cao; trong nước bọt, tinh dịch, dịch âm đạo có số lượng trung bình.
Đường đưa vi rút vào cơ thể: thủ thuật có xâm lấn hay không xâm lấn.
Phơi nhiễm qua da, qua niêm mạc hay qua da bị tổn thương
Người bị phơi nhiễm đã dùng vacxin chưa.
Các dụng cụ liên quan đến phơi nhiễm nghề nghiệp: các vật sắc nhọn như kim
tiêm, dao, kéo, ống thuỷ tinh vỡ. Thời điểm bị tổn thương có thể xảy ra trước và khi
đang sử dụng, thậm chí sau khi sử dụng nhưng trước khi vứt bỏ.
* Tác nhân vi rút gây bệnh qua đường hô hấp
Các vi rút cúm, thuỷ đậu, sởi: lây qua đường hô hấp bằng các giọt bắn, khí
dung có chứa vi rút khi nói, ho, hắt hơi. Có thể lây truyền qua tiếp xúc, qua bàn tay.
Ngoài ra còn gặp các vi rút Adeno, vi rút hô hấp hợp bào, SARS.
* Vi rút gây viêm dạ dày, ruột
Vi rút Rota vào cơ thể theo đường phân miệng, xâm nhập vào các tế bào
nhung mao niêm mạc ruột non, chủ yếu là ở tá tràng. Người bệnh thường ở thể nhẹ,
triệu chứng kéo dài khoảng 3-8 ngày và hồi phục hoàn toàn. Nhiễm khuẩn không triệu
chứng thường gặp ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi
1.3.3. Vai trò gây bệnh của ký sinh trùng và nấm
Một số ký sinh trùng (Giardia lamblia) có thể lây truyền dễ dàng giữa người
trưởng thành và trẻ em. Nhiều loại nấm và ký sinh trùng là các sinh vật cơ hội và là
13
nguyên nhân nhiễm khuẩn trong khi điều trị quá nhiều kháng sinh và trong trường hợp
suy giảm miễn dịch (Candida albicans, Aspergillus spp, Cryptococcus neoformans,...).
Các loài Aspergillus spp thường gây nhiễm bẩn môi trường không khí và các loài này
được bắt nguồn từ bụi và đất, đặc biệt là trong quá trình xây dựng bệnh viện. . Căn
nguyên nhiễm trùng là nấm thường kháng thuốc cao và gặp rất nhiều khó khăn trong
quá trình điều trị.
Tác giả Trương Anh Thư và chăm sóc (2008) cho thấy các tác nhân gây nhiễm
khuẩn bệnh viện tại Bạch Mai, ngoài các vi khuẩn Gram âm thường gặp thì tỷ lệ nhiễm
khuẩn do nấm Candida là khá cao (14,3%).
1.4. Nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện không chỉ gặp ở người bệnh mà còn có thể gặp ở nhân
viên y tế và những người trực tiếp chăm sóc người bệnh. Thực hiện những biện pháp
kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần quan tâm đến
nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện ở cả hai đối tượng này.
1.4.1. Đối với người bệnh
Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân dẫn đến các nhiễm khuẩn bệnh viện ở người
bệnh như:
Các yếu tố nội sinh (do chính bản thân người bệnh): Người bệnh mắc bệnh
mãn tính, mắc các bệnh tật làm suy giảm khả năng phòng vệ của cơ thể, những người
bệnh dùng thuốc kháng sinh kéo dài, trẻ sơ sinh non tháng và người già dễ bị nhiễm
khuẩn bệnh viện. Các vi sinh vật cư trú trên da, các hốc tự nhiên của cơ thể người bệnh
có thể gây nhiễm khuẩn cơ hội, đặc biệt khi cơ thể bị giảm sức đề kháng.
Các yếu tố ngoại sinh như: Vệ sinh môi trường, nước, không khí, chất
thải, quá tải bệnh viện, nằm ghép, dụng cụ y tế, các phẫu thuật, các can thiệp
thủ thuật xâm lấn…
Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ của nhân viên y tế: tuân thủ các nguyên
tắc vô khuẩn, đặc biệt vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế.
1.4.2. Đối với nhân viên y tế
Ba nguyên nhân chính làm cho nhân viên y tế có nguy cơ bị lây nhiễm.
Thường là khi họ bị phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh qua đường
máu do tai nạn nghề nghiệp trong quá trình chăm sóc người bệnh, thường gặp nhất là:
Tai nạn rủi ro từ kim tiêm và vật sắc nhọn nhiễm khuẩn.
Bắn máu và dịch từ người bệnh vào niêm mạc mắt, mũi, miệng khi làm thủ
thuật.
Da tay không lành lặn tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh có
chứa tác nhân gây bệnh.
1.5. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện dẫn đến nhiều hệ lụy cho người bệnh và cho hệ thống
y tế như: tăng biến chứng và tử vong cho người bệnh; kéo dài thời gian nằm viện trung
bình từ 7 đến 15 ngày; tăng sử dụng kháng sinh dẫn đến tăng sự kháng thuốc của vi
sinh vật và tăng chi phí điều trị cho một nhiễm khuẩn bệnh viện thường gấp 2 đến 4
lần so với những trường hợp không nhiễm khuẩn bệnh viện.
Hiện nay nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn gia tăng trong các cơ sở y tế, đang là
mối quan tâm lớn cho nghành y tế và xã hội vì nó gây hậu quả lớn:
Kéo dài thời gian điều trị.
Tốn kém về tài chính và thời gian dài
14
Gây các chủng kháng thuốc.
Gây nhiều biến chứng.
Làm cho người bệnh đau đớn.
Tăng tỉ lệ tử vong.
Tăng nguồn lây nhiễm.
Hầu hết người bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện đều phải điều trị bằng kháng
sinh mạnh, liều cao
1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện là tình trạng bệnh lý toàn thân hay tại chổ do hậu quả
của nhiễm vi sinh vật hay độc tố của nó và không có triệu chứng lâm sàng hay đang ở
giai đoạn ủ bệnh của nhiễm khuẩn ở thời điểm nhập viện. Tiêu chuẩn để xác định và
phân loại một nhiễm khuẩn bệnh viện gồm kết hợp chẩn đoán lâm sàng và các kết quả
xét nghiệm khác. Trên thực tế, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện thường phát hiện được
nhiễm khuẩn bệnh viện nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của
nhiễm khuẩn bệnh viện hay kết quả nuôi cấy có tác nhân gây bệnh dương tính sau hơn
48 giờ nhập viện. Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện của Trung tâm Kiểm soát và
Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ hiện được sử sụng rộng rãi ở nhiều nước để tầm soát
nhiễm khuẩn bệnh viện. Định nghĩa này đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán cho các loại
nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp là nhiễm khuẩn vết mổ, viêm phổi bệnh viện,
nhiễm khuẩn tiểu do đặt sonde, nhiễm khuẩn huyết qua tiêm truyền. Thứ tự thường
gặp của các loại nhiễm khuẩn bệnh viện này khác nhau tùy theo từng nước khác nhau.
Lưu ý chung chẩn đoán ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện:
Mỗi cơ sở y tế lựa chọn những tiêu chuẩn chẩn đoán ca bệnh phù hợp với điều
kiện cụ thể của mình để có chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện phù hợp, chính xác,
đồng nhất.
1.7. Các Nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp
Một vài thập kỷ gần đây hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới
và trong nước đều cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện thường có liên quan đến khoa Hồi
sức tích cực trong đó phổ biến là nhiễm khuẩn phổi, sau đó là nhiễm khuẩn huyết,
nhiễm khuẩn tiết niệu và nhiễm khuẩn vết mổ. Các nhiễm khuẩn này đóng vai trò
chính trong số lượng nhiễm khuẩn tại các bệnh viện và thường chiếm tỷ lệ cao nhất tập
trung tại các bệnh viện lớn.
1.7.1. Viêm phổi bệnh viện
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là loại nhiễm khuân liên quan đến chăm sóc y
tế thường gặp tại khoa Hồi Sức. Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn
giảm thiểu viêm đường hô hấp dưới là rất cần thiết nhất là tuyến huyện. Việc gia tăng
các vi khuẩn kháng đa thuốc kháng sinh đang là thách thức rất lớn cho ngành Y tế hiện
nay về điều trị viêm đường hô hấp dưới
Đường lây truyền: Vi sinh vật xâm nhập vào phổi qua:
Đường không khí và giọt bắn.
Các chất tiết từ vùng hầu họng xâm nhập vào phổi.
Các dụng cụ hỗ trợ hô hấp bị ô nhiễm, hoặc bàn tay nhân viên y tế.
Qua đường máu, bạch mạch.
1.7.1.1.Yếu tố nguy cơ
15
Các yếu tố thuộc về người bệnh
Trẻ sơ sinh, người già trên 65 tuổi, ngươi béo phì, ngươi bệnh phẫu thuật,
ngươi bệnh có bệnh ly nặng kèm theo như có rối loạn chức năng phổi như bệnh phổi
tắc nghẽn mãn tính, bất thường lồng ngực, chức năng phổi bất thường.
Người bệnh hôn mê, khó nuốt do bệnh lý hệ thần kinh hoặc thực quản làm
tăng nguy cơ viêm phổi hít.
Các yếu tố do can thiệp y tế
Được đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.
Đặt ống thông mũi dạ dày: ống thông làm gia tăng vi sinh vật ký sinh ở
vùng mũi, hầu, gây trào ngược dịch dạ dày, vi khuân từ dạ dày theo đường ống đến
đường hô hấp trên.
Các bệnh lý cần thở máy kéo dài: làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các dụng cụ
bị nhiễm khuân, bàn tay của các nhân viên y tế bị nhiêm bân.
Các yếu tố môi trường, dụng cụ
Lây truyền các vi khuẩn gây bệnh qua bàn tay của nhân viên y tế bị nhiễm
bẩn thông qua các thao tác như hút đơm, cầm vào dây máy thở, vào ống nội khí quản.
Lây truyền các vi sinh vật gây bệnh qua dụng cụ không được khử tiệt khuẩn.
Lây truyền các vi sinh vật gây viêm phổi bệnh viện qua môi trường không
khí, qua bề mặt bị nhiễm.
Nhân viên y tế phải được đào tạo, cập nhật về các biện pháp phòng ngừa, kiểm
soát viêm phổi bệnh viện. Ngươi bênh,̣ khach thăm cần được hướng dẫn về các biêṇ
pháp phong ngưa nhiễm khuẩn hô hấp dưới.
1.7.1.2.Các biện pháp phòng ngừa viêm phổi bệnh viện
Những biện pháp chính bao gồm
Vệ sinh tay trước va sau khi tiếp xúc người bệnh và bất kỳ dụng cụ hô
hấp đang sử dụng cho bệnh nhân.
Vệ sinh răng miệng 2-4 giờ /lần.
Rút các ống nội khí quản, ống mở khí quản, ống nuôi ăn, cai máy thở
càng sớm càng tốt.
Nằm đầu cao 30-450 nếu không có chống chỉ định.
Nên sư dung dung cu hô hâp dung môṭlân hoăc ̣tiệt khuẩn/khử khuẩn mức độ
cao/ các dụng cụ sư dung lai.
Đổ nước tồn lưu trong ống dây máy thở, bẫy nước thường xuyên.
Dây máy thở phải để ở vị trí thấp hơn phần trên của ống nội khí quản.
Thường xuyên kiểm tra tinh trang ứ đọng của dạ dày trước khi cho ăn qua
ống.
Giám sát và phản hồi ca viêm phổi bệnh viện.
Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ liên quan đến thở máy và hỗ trợ hô hấp khác
- Tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao tất cả các dụng cu, thiết bị tiếp xúc
trực tiếp hoặc gián tiếp với niêm mạc đường hô hấp dưới theo đúng hướng dẫn.
Thay toàn bộ dây thở oxy, mặt nạ, dây dẫn oxy khi dùng cho người bệnh khác.
16
Khử khuẩn thường quy bên ngoài máy thở bằng dung dịch khư khuẩn mức độ
trung bình. Tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao bình làm ẩm oxy. Khử khuân mức
độ cao bóng giúp thở (ambu) sau khi sử dụng.
Dùng ống hút đơm vô khuân cho mổi lần hút hoăc ̣ ống hút đơm kín nêu co
điêu kiêṇ. Dùng nước cất vô khuân để làm sạch chất tiết của ống hút đơm trong quá
trình hút. Thay dây nối từ ống hút đến máy hút hang ngay hoăc ̣khi dùng cho ngươi
bệnh khác.
* Khử khuẩn dụng cụ liên quan đến thở khí dung
Bộ phận phun khí của máy khí dung phải khử khuân mức độ cao.
Tiệt khuân hoặc khử khuân mức độ cao bộ phận ngậm vào miệng, ống dây,
ống nối theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi dùng cho ngươi bệnh khác.
* Phòng ngừa lây nhiễm do nhân viên y tế
Vệ sinh tay: tuân thủ theo 5 thời điểm vệ sinh tay của WHO.
Sử dụng găng sạch khi tiếp xúc bằng tay với chất tiết đường hô hấp, hoặc
những dụng cụ có dính chất tiết đường hô hấp. Sử dụng găng vô khuẩn khi hút đờm
qua nội khí quản hoặc đường mở khí quản.
Các phương tiện phòng hộ khác: mặc áo choàng khi dự đoán có thể bị dính
chất tiết đường hô hấp của ngươi bệnh, thay áo choàng sau khi tiếp xúc và trước khi
chăm sóc ngươi bệnh khác. Mang khẩu trang, mạng che mặt, mắt kính bảo vệ khi dự
đoán có khả năng bị văng bắn máu hoặc dịch tiết lên mắt mũi miệng.
* Giám sát
Giám sát mức độ tuân thủ của nhân viên y tế đối với hướng dẫn phòng ngừa
viêm phổi bệnh viện theo bảng kiểm đã xây dựng sẵn.
Chỉ thực hiện giám sát thường quy nuôi cấy các bệnh phẩm, các dụng cụ,
thiết bị dùng cho điều trị hô hấp, đánh giá chức năng phổi, gây mê khi có dịch.
1.7.2. Nhiễm khuẩn vết mổ
Tại Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn vết mổ đứng hàng thứ 2 sau nhiễm khuẩn tiết niệu
bệnh viện. Tỷ lệ người bệnh được phẫu thuật mắc nhiễm khuẩn vết mổ thay đổi từ 2%
15% tùy theo loại phẫu thuật. Hàng năm, số người bệnh mắc nhiễm khuẩn vết mổ ước
tính khoảng 2 triệu người. Ở một số bệnh viện khu vực châu Á như Ấn Độ, Thái Lan
cũng như tại một số nước châu Phi, nhiễm khuẩn vết mổ gặp ở 8,8% - 24% người bệnh
sau phẫu thuật.
Tại Việt Nam, nhiễm khuẩn vết mổ xảy ra ở 5% – 10% trong số khoảng 2
triệu người bệnh được phẫu thuật hàng năm. nhiễm khuẩn vết mổ là loại nhiễm khuẩn
thường gặp nhất, với số lượng lớn nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Khoảng
trên 90% nhiễm khuẩn vết mổ thuộc loại nông và sâu.
Nhiễm khuẩn vết mổ để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do kéo dài thời
gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Tại Hoa Kỳ, số ngày nằm
viện gia tăng trung bình do nhiễm khuẩn vết mổ là 7,4 ngày, chi phí phát sinh do nhiễm
khuẩn vết mổ hàng năm khoảng 130 triệu USD. Một vài nghiên cứu ở Việt Nam cho
thấy nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng gấp 2 lần thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực
tiếp. Nhiễm khuẩn vết mổ là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ
khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm
sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu thuật implant).
17
1.7.2.1. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ
Có 4 nhóm yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ gồm:
* Yếu tố người bệnh
Người bệnh phẫu thuật đang mắc nhiễm khuẩn tại vùng phẫu thuật, bệnh tiểu
đường, nghiện thuốc lá; đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch; Người bệnh béo phì
hoặc suy dinh dưỡng…
Yếu tố môi trường
Khử khuẩn tay ngoại khoa không đủ thời gian hoặc không đúng kỹ thuật .
Điều kiện khu phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn: Không khí, nước vệ sinh
tay ngoại khoa và bề mặt thiết bị, môi trường buồng phẫu thuật bị ô nhiễm.
Dụng cụ y tế: Không đảm bảo vô khuẩn do chất lượng tiệt khuẩn, khử khuẩn
hoặc lưu giữ, sử dụng dụng cụ không đúng nguyên tắc vô khuẩn.
Không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong buồng phẫu thuật làm tăng lượng
vi sinh vật ô nhiễm.
Yếu tố phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật càng dài thì nguy cơ nhiễm
khuẩn vết mổ càng cao.
Loại phẫu thuật: Phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật nhiễm và bẩn có nguy
cơ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn các loại phẫu thuật khác.
Yếu tố vi sinh vật
1.7.2.2. Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ
Biện pháp chung
Tắm khử khuẩn cho người bệnh trước phẫu thuật;
Loại bỏ lông và chuẩn bị vùng rạch da đúng quy định;
Khử khuẩn tay ngoại khoa và thường quy bằng dung dịch vệ sinh tay chứa
cồn;
Áp dụng đúng liệu pháp kháng sinh dự phòng .
Tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong buồng phẫu thuật
Kiểm soát đường huyết, ủ ấm người bệnh trong phẫu thuật.
Duy trì tốt các điều kiện vô khuẩn khu phẫu thuật như dụng cụ, đồ vải phẫu
thuật, nước vô khuẩn cho vệ sinh tay ngoại khoa và đảm bảo thông khí sạch trong
buồng phẫu thuật.
Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật
Xét nghiệm đường máu trước mọi phẫu thuật.
Phát hiện và điều trị mọi ổ nhiễm khuẩn ở ngoài vị trí phẫu thuật hoặc ổ
nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trước mổ đối với các phẫu thuật có chuẩn bị.
Người bệnh mổ phiên phải được tắm bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc dung
dịch kháng khuẩn có chứa iodine hoặc chlorhexidine vào tối trước ngày phẫu thuật.
Không loại bỏ lông trước phẫu thuật trừ người bệnh phẫu thuật sọ não hoặc
người bệnh có lông tại vị trí rạch da. Sử dụng kéo cắt hoặc máy cạo râu để loại bỏ
lông, không sử dụng dao cạo.
Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật
18
Sử dụng kháng sinh dự phòng với các phẫu thuật sạch và sạch - nhiễm.
Kháng sinh dự phòng cần dùng liều ngắn ngày ngay trước phẫu thuật nhằm diệt các vi
khuẩn xâm nhập vào vết mổ trong thời gian phẫu thuật. Thường dùng 30 phút trước
lúc rạch da với một liều duy nhất. Nếu phẫu thuật quá 3 giờ hoặc mất máu nhiều thì
lặp lại liều thứ 2.
* Các biện pháp phòng ngừa trong phẫu thuật
Buồng phẫu thuật phải đảm bảo thông khí thích hợp. Phòng mổ nên duy trì ở
áp lực dương đối với vùng kế cận và hành lang. Duy trì tối thiểu 15 luồng khí thay đổi
mỗi giờ, ba trong số những luồng không khí đó phải là không khí sạch. Lọc tất cả
không khí. Không khí tươi và quay vòng lại bằng hệ thống lọc thích hợp. Đưa không
khí vào từ trần nhà và hút ra dưới sàn. Cửa buồng phẫu thuật phải luôn đóng kín trong
suốt thời gian phẫu thuật trừ khi phải vận chuyển thiết bị, dụng cụ hoặc khi ra vào
buồng phẫu thuật.
Hạn chế số lượt nhân viên y tế vào khu vực vô khuẩn của khu phẫu thuật và
buồng phẫu thuật. Những người không có nhiệm vụ không được vào khu vực này. Mọi
nhân viên y tế khi vào khu vực vô khuẩn của khu phẫu thuật phải mang đầy đủ, đúng
quy trình các phương tiện phòng hộ trong phẫu thuật.
Các thành viên không trực tiếp tham gia phẫu thuật phải vệ sinh tay hoặc khử
khuẩn tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn theo quy trình vệ sinh tay thường quy.
Mọi người khi đã vào buồng phẫu thuật cần hạn chế nói chuyện, hạn chế đi lại
hoặc ra ngoài buồng phẫu thuật và hạn chế tiếp xúc tay với bề mặt môi trường trong
buồng phẫu thuật.
Kỹ thuật mổ: Khi phẫu thuật cần thao tác nhẹ nhàng, duy trì cầm máu tốt,
tránh làm đụng dập, thiểu dưỡng mô/tổ chức. Cần loại bỏ hết tổ chức chết, chất ngoại
lai và các khoang chết trước khi đóng vết mổ.
* Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật
Băng vết mổ bằng gạc vô khuẩn liên tục từ 24-48 giờ sau mổ. Chỉ thay băng
khi băng thấm máu/dịch, băng bị nhiễm bẩn hoặc khi mở kiểm tra vết mổ.
Hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh cách theo dõi phát hiện và
thông báo ngay cho nhân viên y tế khi vết mổ có các dấu hiệu/triệu chứng bất thường.
Cần rút dẫn lưu sớm nhất có thể.
Đảm bảo các điều kiện, thiết bị, phương tiện và hóa chất thiết yếu.
Tiệt khuẩn tập trung, theo bộ cho mỗi ca phẫu thuật tại khoa kiểm soát nhiễm
khuẩn.
Tuân thủ đúng quy trình tiệt khuẩn. Ưu tiên phương pháp tiệt khuẩn bằng
nhiệt ướt (hấp ướt bằng nồi hấp ở nhiệt độ tối thiểu là 1210C theo thời gian quy định
tuỳ loại thiết bị. Trường hợp dụng cụ được tiệt khuẩn bằng nhiệt khô (tủ sấy), cần duy
trì ở nhiệt độ 1700C trong thời gian 1 giờ.
Ưu tiên đóng gói bằng vải chéo 2 lớp. Trường hợp đóng gói bằng hộp kền,
hộp cần có nắp kín, có lỗ thông khí đóng mở được ở 2 bên hộp.
Mọi hộp dụng cụ cần được kiểm soát chất lượng bằng chỉ thị nhiệt (dán ở bên
ngoài hộp hấp), chỉ thị hoá học (đặt ở trong mỗi hộp hấp).
Có các phương tiện cho thu gom và khử khuẩn sơ bộ dụng cụ phẫu thuật.
19
1.7.3. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn bệnh viện đường tiết niệu đứng hàng thứ hai hoặc ba tùy theo
nghiên cứu, tỷ lệ mắc cao ở những người già, người có đặt thông tiểu. Có tới 80%
trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến đặt dẫn lưu bàng quang và tỷ lệ
nhiễm khuẩn tiết niệu nặng rất cao trong một số trường hợp như thay thận, nữ giới, đái
đường và suy thận.
Nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện thường do trực khuẩn Gram âm, trong đó hay
gặp nhất là Escherichia coli, Proteus mirabilis, Klebsiella spp và P.aeruginosa; ngoài ra
còn có thể gặp Enterococci và Enterobacter spp. Nấm Candidas cũng được xem là một
trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn tiết tiệu ở khoa hồi sức tích cực.
Mặc dù bệnh này có tỷ lệ tử vong thấp hơn các nhiễm khuẩn khác nhưng là
nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Việc giám sát ngăn ngừa nhiễm khuẩn tiết
niệu bệnh viện là nhiệm vụ rất quan trọng của nhân viên y tế, nhất là đối với người
bệnh phải phẫu thuật.
Có 3 đường dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu:
Tiếp xúc trực tiếp: là con đường chủ yếu nhất trong bệnh viện. Các vi khuẩn
gây ô nhiễm từ dụng cụ y tế (nhất là thông tiểu), bàn tay nhân viên y tế, dung dịch bôi
trơn, hoặc theo ống thông tiểu trong quá trình chăm sóc ống thông, để nước tiểu trào
ngược... đều dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng (asending UTI). Tỷ lệ người
bệnh mắc nhiễm khuẩn tiết niệu theo đường này chiếm tới 90% số ca mắc nhiễm
khuẩn tiết niệu bệnh viện.
Theo đường máu: các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn máu xâm nhập vào đường
tiết niệu gây nhiễm khuẩn tiết niệu. Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu theo đường máu
thường thấp nhưng bệnh cảnh lâm sàng các trường hợp này thường nặng, tỷ lệ tử vong
cao.
Nhiễm khuẩn từ các khu vực xung quanh lan đến nhiễm khuẩn tiết niệu. Các
khuẩn, nhất là từ cơ quan sinh dục, trực tràng có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu
ở người bệnh nằm lâu, chăm sóc dẫn lưu không tốt.
1.7.3.1. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu
Tắc nhgẽn, ứ đọng nước tiểu
Trào ngược nước tiểu khi dẫn lưu.
Dị vật đường tiết niệu (đặt thông tiểu).
Thời gian đặt thông tiểu kéo dài.
Kỹ thuật đặt thông tiểu không vô khuẩn.
Hệ thống dẫn lưu bị hở.
Quy trình chăm sóc không vô khuẩn hoặc túi đựng nước tiểu bị ô nhiễm.
1.7.3.2 .Các biện pháp thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu
Giáo dục nhân viên y tế
Nhận thức tầm quan trọng nhiễm khuẩn tiết niệu
Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm 40% tổng số nhiễm khuẩn bệnh viện.
Các yếu tố nguy cơ.
Biện pháp dự phòng.
20
Giám sát
Giám sát tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở các khoa hậu phẫu, hồi sức cấp cứu
xác định tỷ lệ, nguyên nhân và sự nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn.
Giám sát việc tuân thủ kỹ thuật chăm sóc ống dẫn lưu nước tiểu đảm bảo
nguyên tắc kín, một chiều, không liên tục.
Vô khuẩn trong thực hành đặt, chăm sóc ống dẫn lưu.
Khử khuẩn, tiệt khuẩn các dụng cụ dẫn lưu nước tiểu
Nguyên tắc:
Dụng cụ (sonde, túi chứa nước tiểu) phải đảm bảo vô khuẩn.
Không sử dụng dụng cụ hở bao gói, quá hạn sử dụng.
Dụng cụ tái sử dụng phải khử khuẩn tiệt khuẩn lại.
Không sử dụng máy hút trong dẫn lưu nước tiểu.
Khử khuẩn các dụng cụ y tế bằng nhiệt độ hoá chất hoặc theo hướng dẫn.
1.7.3.3. Kỹ thuật chăm sóc dự phòng nhiễm khuẩn tiết niệu.
Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện đặt sonde dẫn lưu đúng qui định.
Đặt dẫn lưu nước tiểu trước, trong, sau khi mổ: sử dụng ống thông vô khuẩn
đúng tiêu chuẩn, còn hạn sử dụng.
Sử dụng hệ thống dẫn lưu kín.
Mang phương tiện phòng hộ (găng tay, khẩu trang, mũ) đầy đủ khi thực hành
kỹ thuật. Mang găng đúng kỹ thuật.
Sử dụng chất sát khuẩn da, niêm mạc đúng (Betadin 2%), chất bôi trơn tan
trong nước, đảm bảo vô khuẩn với dẫn lưu qua niệu đạo.
Hạn chế chỉ định đặt sonde tiểu, chấm dứt sớm ngay khi tình trạng cho phép.
Cố định sonde dẫn lưu tốt tránh tụt ra tụt vào làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
tiết niệu.
Đặt túi nước tiểu thấp hơn lưng người bệnh tối thiểu 50cm tránh trào ngược
nước tiểu vào bàng quang gây nhiễm khuẩn tiết niệu.
Chăm sóc chân ống dẫn lưu bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (Betadin) ngày 1-
2 lần. Thay băng hàng ngày.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống dẫn lưu đảm bảo kín, một chiều phòng
ngừa nhiễm khuẩn ngược dòng.
Thời gian đặt dẫn lưu: căn cứ tình hình người bệnh. Hầu hết các phẫu thuật
tiêu hoá, phẫu thuật ngực được rút trong 3 ngày. Riêng các dẫn lưu khi mở bể thận 7-
14 ngày.
Xả nước tiểu qua van ở đáy túi khi đầy 2/3 túi hoặc mỗi 24 giờ.
1.7.3.4.Giám sát
Cần thường xuyên giám sát và phát hiện những ca nhiễm khuẩn tiết niệu, qua
đó xác định được tỷ lệ nền. Khi có biểu hiện vượt quá tỷ lệ nền, cần xác định dịch và
có biện pháp can thiệp kịp thời.
Xây dựng những bảng kiểm đối với thực hành của nhân viên y tế khi thực hiện
quy trình đặt thông tiểu.
21
Thường xuyên báo cáo các thống kê trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu, thời
gian, số lượng, giúp đưa ra chính sách kiểm soát nhiẽm khuẩn.
1.7.4. Nhiễm khuẩn huyết
* Phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết do đặt ống thông mạch máu
Nhiễm khuẩn huyết xảy ra trong quá trình điều trị người bệnh có đặt ống thông
mạch máu là nhiễm khuẩn huyết tiên phát ở người bệnh không có và không ở trong
giai đoạn ủ bệnh của nhiễm khuẩn huyết tại thời điểm nhập viện và nguyên nhân có
liên quan đến việc đặt các các ống thông mạch máu.
Tại tuyến huyện, các ống thông mạch máu hay gặp nhất là kim luồn tĩnh mạch
và kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch. Việc phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết này là một
việc làm cần thiết và có thể thực hiện được nếu như chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt quá
trình thực hiện thủ thuật xâm lấn này.
1.7.4.1. Các yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhiễm khuẩn huyết ở người có đặt ống
thông mạch máu
Yếu tố người bệnh
Tình trạng suy giảm miễn dịch của người bệnh làm gia tăng yếu tố nguy cơ
nhiễm khuẩn huyết như người già, trẻ sơ sinh non yếu, trẻ có bệnh nhiễm khuẩn hoặc
tổn thương da hở, suy dinh dưỡng, tiểu đường, HIV…
Yếu tố can thiệp
Vị trí đặt: Loại ống thông mạch máu ngoại biên, trung tâm. Ống thông mạch
máu ngoại biên ít nguy cơ hơn ống thông mạch máu trung tâm.
Thời gian lưu ống thông mạch máu càng dài, nguy cơ nhiễm khuẩn huyết càng
gia tăng.
Yếu tố môi trường
Đặt ống thông mạch máu trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm và tình trạng
cấp cứu nguy cơ cao hơn đặt có chuẩn bị và môi trường có kiểm soát.
Sự không tuân thủ quy trình và kỹ thuật đặt vô khuẩn cũng có thể góp phần
làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết. Khi đặt tuân thủ sử dụng phương tiện vô
khuẩn làm giảm nguy cơ lây nhiễm.
Có 4 đường nhiễm vào máu đã được ghi nhận là:
Vi khuẩn từ trên da người bệnh di chuyển vào vùng da của vị trí đặt ống thông
và tụ tập suốt chiều dài của bề mặt ống thông đến đầu ống thông, đây là con đường
nhiễm khuẩn thông thường nhất của của những ống thông mạch máu ngắn ngày.
Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào nắp cửa bơm thuốc (Hub) do tiếp xúc với
bàn tay hoặc dịch bị nhiễm hoặc thiết bị đặt bị nhiễm.
Do các máu tụ, mảnh tế bào bị nhiễm khuẩn có thể do kỹ thuật đặt, hoặc từ
nơi khác di chuyển đến (ít gặp hơn).
Từ dịch bị nhiễm đưa vào (hiếm gặp).
22
1.7.4.2. Biện pháp ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết do đặt ống thông mạch máu
Giáo dục, đào tạo nhân viên y tế
Nhân viên y tế phải được giáo dục việc tuân thủ chỉ định, quy trình đặt và
chăm sóc ống thông mạch máu đặt trong lòng mạch và những biện pháp kiểm soát
nhiễm khuẩn nhằm làm giảm nhiễm khuẩn huyết liên quan đến việc đặt ống thông
mạch máu.
Cần để những nhân viên đã được đào tạo trực tiếp thực hiện đặt và chăm sóc
ống thông mạch máu
Lựa chọn vị trí và chăm sóc loại ống thông mạch máu
Ở người lớn, nên sử dụng mạch máu ở chi trên. Trong trường hợp phải đặt
đường truyền ở chi dưới nên chuyển vị trí đặt từ chi dưới lên chi trên nếu có thể thay
đổi.
Ở trẻ em, nên ưu tiên chi trên. Trong trường hợp không còn nơi khác, có thể
sử dụng đặt ở chi dưới hoặc vùng da đầu lành lặn.
Cần thăm khám hàng ngày bằng quan sát trực tiếp để phát hiện dấu hiệu sưng
nóng, đỏ của vị trí đặt ống thông khi sử dụng loại băng keo trong.
Rút bỏ ống thông mạch máu trong trường hợp có sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí
đặt hoặc có những dấu hiệu khác có liên quan đến nhiễm khuẩn huyết có liên quan đến
đặt ống thông mạch máu…
Vệ sinh bàn tay và kỹ thuật vô khuẩn
Phải vệ sinh tay với xà phòng và nước hoặc sát khuẩn tay với dung dịch có
chứa cồn trước đụng chạm vào đường truyền,
Cần mang găng sạch khi đặt ống thông mạch máu ngoại biên có nguy cơ phơi
nhiễm với máu. Không được đụng chạm vào vùng da đã sát khuẩn, thân kim, đốc kim,
cửa bơm thuốc của hệ thống tiêm truyền.
Phải mang găng vô khuẩn khi đặt ống thông động mạch, ống thông mạch máu
trung tâm, và ống thông mạch máu trung tâm từ ngoại biên.
Phải vệ sinh tay sau khi tháo găng kết thúc quy trình đặt, nhằm bảo vệ nhân
vien y tế khỏi nguy cơ lây nhiễm tác nhân lây truyền qua đường máu, cũng như lây
cho người bệnh khác.
Phương tiện vô khuẩn khi đặt ống thông mạch máu.
Phải sử dụng tối đa phương tiện vô khuẩn bao gồm mũ, khẩu trang, áo choàng,
găng tay vô khuẩn và tấm phủ vô khuẩn che kín người bệnh chỉ trừ nơi đặt ống thông
mạch máu khi đặt ống thông mạch máu trung tâm, ống thông mạch máu trung tâm từ
ngoại biên hoặc thay đổi đường dẫn.
Cần sử dụng một tấm phủ che vị trí đặt ống thông mạch máu vào động mạch
phổi trong suốt quá trình đặt.
Chuẩn bị vùng da tiêm truyền
Phải Sát khuẩn da với dung dịch cồn 70% hoặc hỗn hợp cồn trong Iốt hoặc
cồn trong chlorhexidine trước đặt đường truyền mạch máu ngoại biên.
Để cho sát khuẩn có hiệu quả sau khi sát khuẩn cần phải để chất sát khuẩn
khô trước khi đặt ống thông mạch máu.
Thay gạc che phủ tại vị trí tiêm truyền
23
Phải sử dụng gạc vô khuẩn (gạc dạng bán thấm, gạc trong suốt) để che phủ vị
trí đặt ống thông mạch máu. Và thay gạc che phủ nếu gạc bị ẩm ướt, hở hoặc nhìn thấy
bẩn.
Cần thay gạc tại vị trí đặt mỗi 2 ngày với gạc thông thường và mỗi 7 ngày với
gạc trong vô trùng khi lưu ống thông mạch máu, ở bệnh nhi phải thay ngay khi gạc che
phủ bị tuột và không còn tác dụng che phủ vô trùng.
Phải giám sát tình trạng vị trí đặt khi thăm khám và thay gạc hàng ngày. Nếu
người bệnh có dấu hiệu sưng nóng ở vị trí đặt, sốt hoặc thấy những biểu hiện nghi ngờ
nhiễm khuẩn tại nơi đặt hoặc có nhiễm khuẩn phải rút bỏ ngay đường truyền.
* Sử dụng kháng sinh dự phòng toàn thân
Không khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng toàn thân cho người bệnh
trước, trong quá trình đặt, và lưu ống thông mạch máu trung tâm chỉ nhằm mục đích
ngăn ngừa sự tụ tập của vi khuẩn và nhiễm khuẩn huyết.
* Thuốc chống đông
Không nên sử dụng thường quy thuốc chống đông nhằm mục đích giảm
nguy cơ nhiễm khuẩn huyết ở mọi người bệnh có đặt đường truyền vào mạch máu.
1.7.4.3. Kỹ thuật đặt và chăm sóc vô khuẩn một số vị trí thường gặp
Phải chọn vị trí an toàn ít nguy cơ nhiễm khuẩn.
Phải vệ sinh tay với xà phòng có tính sát khuẩn.
Mang găng: Găng tay sạch khi có nguy cơ tiếp xúc với máu. Găng tay vô
khuẩn khi đặt đường ống thông mạch máu trung tâm từ mạch máu ngoại biên.
Kỹ thuật sát khuẩn da vùng đặt phải đúng kỹ thuật: sát khuẩn ít nhất 2 lần và
giữa hai lần sát trùng vùng da đặt ống thông mạch máu phải khô.
Cần phải sát khuẩn da với chất sát khuẩn trước khi tiêm, có thể chọn
chlorhexidine 0,5% với người lớn và trẻ lớn hoặc iode 10% trong cồn trước khi đặt,
(có thể dùng cồn 70 độ, povidone-iodine được bảo quản kỹ).
Không được dùng cồn có chứa Iốt cho trẻ sơ sinh, nhưng có thể dùng
povidone-iodine.
1.7.4.4. Kiểm soát dịch truyền
Tất cả các dung dịch nuôi dưỡng đường mạch máu cần phải được pha chế tại
khoa dược hoặc có buồng riêng, hoặc tủ với luồng khí siêu sạch thổi vào khu vực pha,
không được pha ngay buồng bệnh.
Nghiêm cấm sử dụng những loại dung dịch tiêm truyền nếu hết hạn sử dụng,
không đảm bảo chất lượng đóng gói, bao bì, bị nứt, vỡ…
Nên dùng thuốc đơn liều cho người bệnh. Trong trường hợp đa liều, khoa
dược phải chịu trách nhiệm pha thuốc và chia liều.
Không được sử dụng thuốc đã rút trên cùng một bơm tiêm để tiêm cho nhiều
người mặc dù có thay kim.
24
1.7.4.5. Giám sát
Cần thường xuyên giám sát và phát hiện những ca nhiễm khuẩn huyết có đặt
ống thông mạch máu, qua đó xác định được tỷ lệ nền. Khi có biểu hiện vượt quá tỷ lệ
nền, cần xác định yếu tố gây dịch bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cần xây dựng những bảng kiểm đối với thực hành của nhân viên y tế khi thực
hiện quy trình đặt ống thông mạch máu,
Nên thường xuyên báo cáo các thống kê về việc sử dụng tiêm truyền mạch
máu, thời gian, số lượng, giúp đưa ra chính sách kiểm soát nhiễm khuẩn.
1.7.5. Nhiễm khuẩn vết bỏng
Người bệnh bỏng, bề mặt da bị tổn thương, sự kết hợp giữa tình trạng bệnh và
sử dụng dụng cụ xâm lấn trong quá trình điều trị là điều kiện thuận lợi cho nhiễm
khuẩn bệnh viện, tụ cầu vàng và Pseudomonas là vi khuẩn kháng thuốc thường phân
lập được trong tổn thương nhiễm trùng bỏng. Mặt khác, vết bỏng sâu, mô hoại tử là
môi trường thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập, phát triển và dễ gây nhiễm khuẩn
huyết. Các chủng vi khuẩn phân lập được từ bệnh phẩm mủ nhiễm trùng bỏng qua
nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thường gặp là Pseudomonas spp,
Staphylococcusaureus và Klebsiella spp.
1.7.6. Các nhiễm khuẩn khác
Ngoài một số loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nói trên đã được hầu hết
các tác giả đề cập tới trong các nghiên cứu của mình, nhưng còn nhiều loại nhiễm
khuẩn ở các vị trí tiềm ẩn khác trong bệnh viện như: nhiễm khuẩn da và mô mềm,
nhiễm khuẩn dạ dày - ruột, viêm xoang, nhiễm khuẩn mắt và kết mạc, viêm nội mạc tử
cung …
25
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TRONG PHÒNG CHỐNG NHIỄM
KHUẨN BỆNH VIỆN
1. Vai trò cuả người điều dưỡng trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện
Người điều dưỡng có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa và kiểm
soát các bệnh lây nhiễm trong các cơ sở khám chữa bệnh, qua đó góp phần:
+ Giảm tỉ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện
Giảm chi phí điều trị.
Tăng uy tín cho bệnh viện.
2.2. Các thao tác người điều dưỡng cần làm trong quá trình chăm sóc người
bệnh để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện
2.2.1. Rửa tay thường quy trong phòng ngừa chuẩn.
Làm sạch tay người nhân viên y tế giúp các tác nhân lây bệnh có thể tạm trú
hoặc thường trú trên bàn tay người nhân viên y tế không lây sang người bệnh.
Thao tác này không chỉ đơn giản là phòng ngừa lây nhiễm tác nhân gây bệnh
có thể lây truyền từ người bệnh này sang người bệnh khác qua trung gian là bàn tay,
có thể lây truyền nguồn bệnh ra môi trường xung quanh người bệnh mà còn là nguồn
lây nhiễm cho chính người nhân viên y tế và những người thân tiếp xúc với mình sau
đó nếu như họ không rửa tay ngay.
2.2.2. Chăm sóc vệ sinh hàng ngày cho người bệnh trong phòng ngừa chuẩn.
Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cho người bệnh tưởng chừng như một việc
làm đơn giản, tuy nhiên đó lại là một biện pháp giúp ngăn ngừa viêm phổi mắc phải
trong bệnh viện trên những người bệnh nằm lâu, hôn mê, ứ đọng đờm rãi, trẻ nhỏ
không tự vệ sinh cho mình, và đặc biệt là người bệnh có thông khí hỗ trợ. Thao tác này
không chỉ làm sạch miệng, mà còn làm giảm đáng kể một lượng vi khuẩn tụ tập và
tăng sinh ở vùng răng miệng và từ đó khi người bệnh hít, sặc vào đường thở, nó trực
tiếp sẽ xâm nhập vào đường thở, vào phổi gây viêm phổi.
Việc tắm cho người bệnh trước khi phẫu thuật, trước khi làm một số thủ thuật
xấm lấn nhằm chẩn đoán và điều trị, đã góp phần đáng kể trong giảm tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ
Đối với những người bệnh có đặt thông tiểu, việc chăm sóc đường tiết niệu
sau khi đặt theo đúng quy định là một biện pháp làm giảm đáng kể nhiễm khuẩn
đường tiểu ở người già, người nằm lâu và không tự mình chăm sóc được.
2.2.3. Vệ sinh vô khuẩn dụng cụ trong phòng ngừa chuẩn.
Kiểm tra, sử dụng các dụng cụ đạt yêu cầu vô khuẩn.
Xử lý các dụng cụ sau khi dùng theo đúng quy định.
2.2.4. Công tác vệ sinh buồng bệnh trong phòng ngừa chuẩn.
Thực hiện vệ sinh; giám sát việc thực hiện vệ sinh.
Sử dụng đúng các loại hóa chất, dụng cụ vệ sinh riêng cho từng khu vực.
2.2.5. Phân loại và quản lý chất thải bệnh viện trong phòng ngừa chuẩn.
Điều dưỡng phân loại đúng các rác thải y tế, bảo quản đúng theo quy định.
26
Giám sát việc thực hiện quy định phân loại, bảo quản rác thải y tế.
2.2.6. Thực hiện tiêm an toàn trong phòng ngừa chuẩn.
Thực hiện đúng các quy trình tiêm theo hướng dẫn.
Thực hiện các thao tác an toàn sau khi tiêm: không dùng tay đậy lại nắp kim
tiêm, không tháo kim tiêm bằng tay. Nếu cần phải đậy nắp kim : dùng kỹ thuật xúc
một tay để phòng ngừa tổn thương. Không cầm bơm kim tiêm nhiễm khuẩn đi lại ở
nơi làm việc...
Sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần cho mỗi người bệnh.
Và còn rất nhiều, rất nhiều những thao tác chăm sóc quan trọng khác mà người
điều dưỡng làm hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc và điều trị
của người bệnh, và của chính người nhân viên y tế, bệnh viện. Ngày nay với những
quy định nghiêm ngặt trong chăm sóc toàn diện, trong đảm bảo an toàn cho người
bệnh và ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, lồng vào chiến lược chăm sóc sức khỏe.
Và chúng ta ngày càng thấy rõ tầm quan trọng của công tác huấn luyện, tuyên truyền
và tạo mọi điều kiện làm việc tốt nhất cho người điều dưỡng của các nhà quản lý, sẽ
góp phần đưa công tác điều dưỡng lên một tầm cao mới, góp phần làm giảm chi phí,
giảm tỷ lệ sai sót trong Y khoa và quan trọng hơn cả là đảm bảo một môi trường bệnh
viện an toàn, không lây nhiễm và gia tăng uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN
1. Các biện pháp phòng ngừa chuẩn
1.1. Định nghĩa
Phòng ngừa chuẩn được định nghĩa là tập hợp các biện pháp phòng ngừa áp
dụng cho tất cả những người bệnh trong bệnh viện không tùy thuộc vào chẩn đoán và
tình trạng nhiễm trùng của người bệnh. Mục tiêu của phòng ngừa chuẩn là nhằm
phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm chéo qua máu, dịch tiết cơ thể, chất tiết (trừ mồ
hôi) cho dù chúng được nhìn thấy có chứa máu hay không, và da không lành lặn và
niêm mạc. Coi tất cả máu, dịch sinh học, các chất tiết, chất bài tiết (trừ mồ hôi) đều có
nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm. Đây là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất, nhằm
hạn chế cả sự lây truyền từ người sang người cũng như từ người sang môi trường.
Việc tuân thủ các quy định của Phòng ngừa chuẩn đóng góp quan trọng vào
việc làm giảm nhiễm khuẩn liên quan đến cơ sở y tế, phơi nhiễm nghề nghiệp cho
nhân viên y tế và tạo ra môi trường chăm sóc y tế an toàn cho cả người bệnh và nhân
viên y tế.
1.2. Mục đích
Phòng ngừa chuẩn được đưa ra nhằm cắt đứt con đường lây truyền virút, vi
sinh vật, vi khuẩn nguy hiểm tới sức khỏe con người.
1.3. Nguyên tắc áp dụng
Máu dịch cơ thể (trừ mồ hôi) đều là nguy cơ tiềm ẩn các tác nhân lây lan bệnh
truyền nhiễm.
27
Tất cả các biện pháp được thực hành phòng ngừa chuẩn giữa nhân viên y tế và
nghười bệnh với khả năng nhiễm khuẩn từ máu và dịch cơ thể của người bệnh.
Khi xác định được người mắc các bệnh truyền nhiễm thì nhân viên y tế cần
phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn cũng như các biện pháp phòng ngừa
theo các đường lây lan bệnh.
3.1.4. Các phương pháp phòng ngừa chuẩn
Sơ đồ 3.1: Các phương pháp phòng ngừa chuẩn
3.1.4.1. Vệ sinh tay
* Định nghĩa
Bàn tay là phương tiện trung gian làm lan truyền tác nhân gây nhiễm khuẩn
bệnh viện và các tác nhân gây bệnh đề kháng kháng sinh. Bàn tay dễ dàng bị ô nhiễm
khi chăm sóc và điều trị người bệnh vì các vi khuẩn cư trú ở lớp sâu của da và xung
quanh móng tay. Vi khuẩn định cư thường gặp ở nhóm này là các cầu khuẩn gram (+):
S. epidermidis, S. hominis và một số VK gram (-) như: Acinetobacter, Enterobacter,
v.v. vi khuẩn trên da người bệnh như tụ cầuvàng, Klebsiella spp...
Phần lớn các vi khuẩn định cư có độc lực thấp, ít có khả năng gây nhiễm khuẩn
trừ khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước da, các vết thương bao gồm cả
vết mổ hoặc các thủ thuật xâm lấn khác.
Vệ sinh tay được dùng để chỉ ra các phương pháp làm sạch tay, bao gồm rửa
tay bằng nước với xà phòng, chà tay với dung dịch chứa cồn và rửa tay/sát khuẩn tay
phẫu thuật.
Rửa tay: Rửa tay với xà phòng thường (trung tính) và nước
Rửa tay sát khuẩn: Rửa tay với xà phòng chứa chất sát khuẩn
Chà tay bằng dung dịch chứa cồn (Hand rub)
Rửa tay/sát khuẩn tay phẫu thuật: phương pháp mà phẫu thuật viên rửa tay sát
khuẩn hay chà tay bằng dung dịch chứa cồn trước khi phẫu thuật
28
Vệ sinh tay là nội dung cơ bản của Phòng ngừa chuẩn và là biện pháp hiệu quả
nhất trong nỗ lực kiểm soát sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế.
Mục đích vệ sinh tay.
Loại bỏ vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trên bàn tay.
Phòng ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ cộng đồng vào Bệnh viện.
Ngăn ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ Bệnh viện ra cộng đồng.
Ngăn ngừa các nhiễm khuẩn người bệnh có thể mắc phải trong Bệnh viện
Sơ đồ 3.2: 5 thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc người bệnh
Phương tiện và dụng cụ cần trang bị cho mỗi vị trí rửa tay thường quy
Bồn rửa tay: Đủ sâu (50cm) để tránh nước bắn ra bên ngoài và bắn vào người
rửa, không có góc, nhẵn, nghiêng về phía trũng bồn rửa tay. Chiều cao từ mặt đất lên
mặt bồn rửa từ 65-80cm (phù hợp với chiều cao trung bình của người rửa tay).
Vòi nước: Gắn cố định vào trong tường, chiều cao so với bề mặt của bồn
khoảng 25 cm. Nên sử dụng khoá vòi tự động hoặc có cần gạt.
Hệ thống nước: tốt nhất là nước máy.
Giá để xà phòng rửa tay: lắp đặt phù hợp với kích cỡ xà phòng hoặc lọ chứa
dung dịch rửa tay.
Khăn lau tay sử dụng 1 lần. Nếu có điều kiện có thể sử dụng khăn lau tay
giấy, máy sấy tay.
Thùng đựng khăn đã sử dụng: Thiết kế sao cho thao tác bỏ khăn vào thùng
được dễ dàng, không phải đụng chạm tay vào nắp.
Nơi cần trang bị dung dịch sát khuẩn tay nhanh
29
Đầu giường người bệnh nặng, người bệnh cấp cứu .
Trên các xe tiêm, thay băng .
Bàn khám bệnh .
Tường cạnh cửa ra vào mỗi buồng bệnh .
* Quy trình vệ sinh tay.
Có hai phương pháp vệ sinh tay.
Rửa tay bằng nước và xà phòng.
+ Chà tay bằng dung dịch cồn.
- Thực hiện quy trình rửa tay thường quy theo đúng hướng dẫn rửa tay của Bộ
Y tế .
- Rửa tay khi bàn tay nhìn thấy bẩn hoặc có dính dịch cơ thể bằng xà bông và
nước.
Nếu bàn tay không nhìn thấy bẩn hoặc nhiễm khuẩn, có thể dùng cồn sát
khuẩn bàn tay.
Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa cồn theo đúng quy
trình, khi tay không thấy bẩn bằng mắt thường.
Phải đảm bảo bàn tay khô hoàn toàn trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động chăm
sóc nào cho người bệnh.
* Quy trình vệ sinh tay với nước và xà phòng:
Quy trình này được thực hiện khi bắt đầu hoặc kết thúc một ngày làm việc, khi
tay dây bẩn mà mắt nhìn thấy được hoặc cảm giác có dính bẩn, dính máu, dịch cơ thể.
Phải tháo trang sức ở tay trước khi tiến hành các bước sau:
Bước 1: Lấy 3 - 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và
mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch và xà phòng dàn đều.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và
ngược lại.
Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược
lại.
Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian rửa tay tối thiểu là 30 giây.
30
Hình 3.1: Quy trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn
Quy trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn:
Bước 1: Lấy 3ml dung dịch chứa cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau cho dung
dịch dàn đều.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược
lại.
Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Chà sát
tay đến khi tay khô.
Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30 giây, hoặc chà
sát cho đến khi tay khô
Lưu ý
Khi chuyển chăm sóc từ nơi nhiễm sang nơi sạch trên cùng người bệnh cũng
cần vệ sinh tay
31
Sau khi tháo găng phải vệ sinh tay
Không được để móng tay dài, mang móng tay giả khi chăm sóc người bệnh
Trong chăm sóc người bệnh, tránh sờ vào bề mặt các vật dụng, trang thiết bị
khi không cần thiết để phòng lây nhiễm tay từ môi trường hoặc lây nhiễm cho môi
trường do tay bẩn
Tập huấn, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ rửa tay phải được thực hiện định kỳ
và có thông tin phản hồi cho nhân viên y tế
3.1.4.2. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
* Mục đích sử dụng phương tiện phục hồi chức năng
Phương tiện phòng hộ bao gồm: găng tay, khẩu trang, áo choàng, tạp dề,
mũ, mắt kính/ mặt nạ và ủng hoặc bao giày.
Mục đích sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân là để bảo vệ nhân viên y tế,
người bệnh, thân nhân và người thăm bệnh khỏi nguy cơ lây nhiễm và hạn chế phát
tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài.
Nguyên tắc chung về cách sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
Luôn thực hiện vệ sinh tay, mặc dù có sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.
Loại bỏ và thay thế phương tiện phòng hộ cá nhân ngay sau khi phát hiện thấy
bất thường (hư hỏng hoặc rách).
Loại bỏ tất cả các phương tiện phòng cá nhân ngay sau khi hoàn thành việc
chăm sóc và tránh gây nhiễm khuẩn cho: môi trường bên ngoài phòng cách ly; người
bệnh hoặc nhân viên khác; và cho chính bản thân người chăm sóc.
Cẩn thận khi cởi bỏ tất cả các phương tiện phòng hộ cá nhân và thực hiện vệ
sinh tay ngay sau đó.
Lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân
32
Bảng 3.1. Lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân
Bối cảnh Vệ sinh Găng Áo Khẩu Kính
tay tay choàng trang y tế bảo hộ
Luôn sử dụng trước và sau
X
khi tiếp xúc với người bệnh
và sau khi tiếp xúc với môi
trường nhiễm khuẩn
Nếu tiếp xúc trực tiếp với
X X
máu, dịch cơ thể, chất bài
tiết, đờm, dịch mũi, da
không lành lặn
Nếu có nguy cơ bắn dịch lên X X X
cơ thể nhân viên y tế
Nếu có nguy cơ bắn dịch lên X X X X X
cơ thể và mặt nhân viên y tế
Mang găng tay
Chỉ định sử dụng găng tay:
Chỉ định sử dụng găng vô
khuẩn: + Thực hiện phẫu thuật
+ Thực hiện các thủ thuật vô khuẩn
+ Chăm sóc đặc biệt (trẻ non tháng, cấp cứu sơ sinh, bệnh nhân suy giảm miễn
dịch)
- Chỉ định sử dụng găng sạch:
Khi làm các công việc có nguy cơ tiếp xúc với máu/dịch cơ thể của
người bệnh, niêm mạc, da tổn thương
Khi tiếp xúc với đồ dùng, vật dụng ô nhiễm
Da tay nhân viên y tế không nguyên vẹn
Chỉ định sử dụng găng bảo
hộ: + Làm vệ sinh bề mặt
+ Thu gom chất thải
+ Thu gom đồ vải
+ Xử lý dụng cụ, vật dụng chăm sóc, điều trị bệnh nhân
* Nên thay găng:
Sau mỗi thủ thuật và thao tác trên bênh nhân.
Sau khi tiếp xúc với vật dụng chứa mật độ vi sinh vật cao.
Khi nghi ngờ găng thủng hay rách.
33
Giữa các hoạt động chăm sóc trên cùng một người bệnh mà có tiếp xúc các
chất có thể chứa mật độ vi sinh vật cao (ví dụ sau khi đặt sonde tiểu và trước khi
hút đờm qua nội khí quản).
* Lưu ý:
Tháo găng trước khi tiếp xúc với các bề mặt sạch trong môi trường (ví
dụ, đèn, máy đo huyết áp).
Không sát khuẩn bên ngoài găng để sử dụng tiếp.
Rửa tay sau khi tháo bất kì loại găng nào (găng dùng một lần, găng phẫu
thuật hay găng vệ sinh)
Trong trường hợp không đủ găng, có thể thay thế găng bằng khăn giấy
trong trường hợp nguy cơ tiếp xúc với dịch tiết thấp.
Không mang một đôi găng để chăm sóc cho nhiều bệnh nhân
Mang găng là biện pháp hỗ trợ, không thay thế được rửa tay.
Găng dùng một lần không nên đem giặt hay dùng lại vì dịch có thể đi vào
qua các lỗ thủng không nhìn thấy trên găng.
Không cần mang găng trong các chăm sóc thông thường nếu việc tiếp xúc
chỉ giới hạn ở vùng da lành lặn, như vận chuyển người bệnh, đo huyết áp, phát thuốc.
* Quy trình mang găng:
Rửa tay
Chọn găng tay thích hợp với kích cỡ tay
Mở hộp (bao) đựng găng
Dùng một tay chưa mang găng để vào mặt trong của nếp gấp găng ở cổ tay để
mang cho tay kia
Dùng 4 ngón tay của tay mang găng đặt vào nếp gấp mặt ngoài cổ găng còn
lại để mang găng cho tay kia
Sửa lại những ngón tay mang găng cho khít và ngay ngắn
Chú ý: găng tay trùm ra ngoài cổ tay áo choàng khi chăm sóc người bệnh
Quy trình tháo găng:
Tay đang mang găng nắm vào mặt ngoài của găng ở phần cổ tay của tay
kia, kéo găng lật mặt trong ra ngoài
Tay còn mang găng cầm găng đã tháo ra
Tay đã tháo găng nắm vào mặt trong của găng ở phần cổ tay găng của tay
còn lại, kéo găng lật mặt trong ra ngoài sao cho găng này trùm ngoài găng kia
Cho găng bẩn vào túi chất thải lây nhiễm
Rửa tay thường quy ngay sau khi tháo găng
34
Hình 3.2: Cách mang và tháo găng
Mang khẩu trang y tế
* Mục đích
Mang khẩu trang y tế nhằm bảo vệ người bệnh: Phòng ngừa các giọt bắn từ
miệng nhân viên y tế vào vết mổ hoặc vùng da và niêm mạc người bệnh cần được bảo
vệ vô khuẩn, đặc biệt khi nhân viên y tế nghi ngờ mắc các bệnh có thể lây theo đường
hô hấp.
Mang khẩu trang y tế nhằm bảo vệ nhân viên y tế: khi có các dịch bệnh đường
hô hấp; khi làm các thủ thuật có nguy cơ bắn máu từ phía người bệnh; khi cọ rửa dụng
cụ y tế, dụng cụ chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn, khi thu gom đồ vải, chất thải y
tế...
* Chỉ định sử dụng khẩu trang y tế
Khi làm việc trong môi trường đòi hỏi phải bảo đảm vô khuẩn như: Làm việc
trong khu phẫu thuật, khi chăm sóc cho người bệnh có vết thương hở (ví dụ: thay
băng), làm việc trong các phòng chăm sóc đặc biệt đòi hỏi vô khuẩn tuyệt đối.
Khi dư kiên se bi băn mau dich tiêt vao măṭmui trong khi điều trị, chăm soc
người bệnh.
Khi khám, chăm sóc cho người bệnh lây bệnh theo đường hô hấp hoặc đang
co bênḥ đương hô hâp, cân han chê lây nhiêm cho ngươi khac.
Chú ý: Khẩu trang một lần chỉ nên sử dụng một lần, không bo tui đê dùng lại.
Nếu khẩu trang bị ướt, cần thay ngay khẩu trang mới. Khẩu trang y tế thông thuờng có
thể lọc được các vi sinh vật hoặc bụi có kích thước ≥ 5 μm. Khẩu trang y tế thông
thuờng không có khả năng giúp nhân viên y tế phòng ngừa lây bệnh đường hô hấp khi
trực tiếp chăm sóc cho những người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm như: Lao tiến
triển, SARS, H5N1, H1N1, sởi, thủy đậu... vì các tác nhân gây bệnh có kích thước rất
nhỏ (≤ 0,3 μm). Vì vậy, đối với các bệnh nói trên nhân viên y tế cần mang khẩu trang
chuyên dụng có hiệu lực lọc cao như: N95 (95%), N99 (99%), N100 (99,7%).
Mang khẩu trang:
Bước 1: Đặt khẩu trang che kín mũi miệng và cằm; thanh kim loại để ngang
qua sống mũi, nêp gâp khâu trang theo chiêu xuông, dây chun năm phia trong.
Bước 2: Buộc dây trên và dây dưới phía sau đầu hoặc quàng dây qua tai.
Bước 3: Dùng ngón tay của hai bàn tay miết thanh kim loại cho ôm sát sống
mũi hai bên.
Bước 4: Điều chỉnh vành khẩu trang sao cho khít với khuôn mặt.
Bước 5: Kiểm tra độ khít của khẩu trang. Khẩu trang khít khi:
+ Hít vào thì khẩu trang bị ép sát vào miệng.
35
+ Thở ra thì khẩu trang phồng lên.
Nếu khẩu trang không khít cần phải chỉnh lại cho khít.
Kỹ thuật thao khâu trang
Không sơ vào măṭngoài khâu trang.
Tháo dây cột khẩu trang và bo vao thung chất thải lây nhiễm.
Hình 3.3: Cách mang và tháo khẩu trang
Sử dụng các phương tiện che mặt và mắt:
Kính bảo hộ, mạng che mặt khi làm các thủ thuật có nguy cơ bắn toé máu và
dịch vào mắt như: đỡ đẻ, phá thai, đặt nội khí quản, hút dịch, nhổ răng ..
- Cách mang: Đặt kính hoặc mạng che mặt lên mặt và điều chỉnh sao cho vừa
khít
Cách tháo: Mặt ngoài của kính hoặc mạng bị lây nhiễm. Không nên sờ.
Dùng tay nắm vào quai kính hoặc mạng. Bỏ vào thùng rác hoặc vào thùng quy định
để ử lý lại
Hình 3.4: Cách mang và tháo kính/mạng che mặt
Áo choàng, tạp dề:
Mặc áo choàng, tạp dề
Khi làm các thủ thuật dự đoán có máu và dịch cơ thể của người bệnh có thể
bắn lên đồng phục nhân viên y tế, ví dụ:
Khi cọ rửa dụng cụ y tế nhiễm khuẩn
Khi thu gom đồ vải dính máu.
Cách mặc áo choàng: Mặc áo choàng phủ từ cổ đến chân, từ tay đến cổ tay và
phủ ra sau lưng. Cột dây ở cổ và eo.
*Cách tháo áo choàng:
36
Mặt trước và tay áo bị nhiễm. Không sờ vào phần này. Mở dây cổ, dây eo, kéo
áo choàng từ mỗi vai hướng về phía tay cùng bên, cho mặc ngoài vào trong, đưa áo
choàng xa cơ thể, cuộn lại và bỏ vào thùng rác hoặc thùng để xử lý lại.
a. Cách mặc áo choàng b. Cách tháo áo choàng Hình 3.5 : Cách mặc và
tháo áo choàng
Thứ tự mặc và tháo các phương tiện phòng hộ
* Thứ tự mặc các phương tiện phòng hộ
- Bước 1:
Xác định mức độ nguy hiểm và các loại dụng cụ cần thiết
Lên phác thảo mặc và tháo trang phục phòng hộ cá nhân
Bạn có cần người giúp? Gương không?
Bạn có biết bạn sẽ xử lý thế nào với rác thải là trang phục phòng hộ cá nhân?
- Bước 2: Mặc áo choàng
- Bước 3: Đeo khẩu trang
- Bước 4:
Mang kính mắt (kính gọng lồi, kính nhìn, mặt nạ )
Không sử dụng mặt nạ nếu nó không che kín (mặt và cằm)
Chú ý đến kính bị mờ và mắt bị mờ
Mũ tùy ý, không bắt buộc, nếu như người mang mệt mỏi khi sử dụng chúng,
đặt chúng trên kính mắt.
- Bước 5: Mang găng tay trùm cổ tay
* Thứ tự tháo phương tiện phòng
hộ - Bước 1:
37
Tránh gây nhiễm cho chính mình, người khác và môi trường xung quanh,
Tháo những dụng cụ nhiễm nặng trước
Tháo găng và áo choàng : Loại dùng một lần rồi bỏ(Tháo găng và áo
choàng rồi cuộn tròn mặt trái ra ngoài và bỏ thùng rác; Vứt bỏ an toàn). Loại tái sử
dụng (Tháo găng và cuộn tròn mặt trái ra ngoài, vứt bỏ an toàn; Tháo áo choàng và
cuộn tròn mặt trong ra ngoài, bỏ bao, chuyển đi giặt).
Bước 2: Rửa tay
Bước 3:
Tháo bỏ mũ
Tháo bỏ kính mắt từ phía sau
Bỏ kính vào thùng riêng biệt nếu tái sử dụng lại,
Bước 4: Tháo mặt nạ từ phí sau
Bước 5: Rửa tay
Bước 6: Tháo khẩu trang:
Nhấc dây dưới trước
Nhấc dây trên
Tránh sờ vào mặt trước khẩu trang
3.1.4.3. Thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp
Cơ sở y tế cần xây dựng kế hoạch quản lý tất cả các người bệnh có các triệu
chứng về đường hô hấp trong giai đoạn có dịch.
Tại khu vực tiếp nhận bệnh cần có hướng dẫn để đưa người bệnh có các
triệu chứng về đường hô hấp vào khu vực riêng
Mọi người bệnh có các triệu chứng về đường hô hấp đều phải tuân thủ theo
các quy tắc về vệ sinh hô hấp.
Che miệng mũi bằng khăn giấy và bỏ khăn giấy trong thùng rác hoặc dùng
ống tay áo để che nếu không có khăn giấy, không dùng bàn tay
+ Mang khẩu trang y tế
+ Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với chất tiết
+ Đứng hay ngồi cách xa người khác khoảng 1-2 mét
38
Hình 3.6: Hướng dân vệ sinh hô hấp
3.1.2.4. Sắp xếp người bệnh.
Nên sắp xếp người bệnh không có khả năng kiểm soát dịch tiết, chất bài tiết,
dịch dẫn lưu vào phòng riêng (đặc biệt trẻ em có bệnh đường hô hấp, tiêu hóa)
Sắp xếp người bệnh dựa vào các nguyên tắc:
Đường lây truyền của tác nhân gây bệnh
Yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh
Khả năng mắc nhiễm khuẩn bệnh viện
3.1.2.5. Khử khuẩn, tiệt khuẩn
Dụng cụ y tế tái sử dụng đều phải được xử lý trước khi sử dụng cho người
bệnh khác
Dụng cụ sau khi sử dụng có dính máu và dịch tiết phải được khử nhiễm ngay
hoặc bỏ vào thùng kín khi vận chuyển về nơi khử khuẩn
Xử lý dụng cụ theo đúng quy trình (khử nhiễm, làm sạch, khử khuẩn, tiệt
khuẩn và bảo quản đúng cách)
Cần làm sạch mọi chất hữu cơ trên dụng cụ trước quy trình khử, tiệt khuẩn
Dụng cụ tiếp xúc với da lành lặn (còn gọi là dụng cụ không thiết yếu – non -
critical) cần khử khuẩn mức độ thấp hoặc trung bình
Dụng cụ tiếp xúc với niêm mạc (còn gọi là dụng cụ bán thiết yếu – semi-
crirtical) cần phải khử khuẩn mức độ cao
39
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...
Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...
Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...nataliej4
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdfGiao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdfNgaL139233
 
10.quan-tri-san-xuat.pdf
10.quan-tri-san-xuat.pdf10.quan-tri-san-xuat.pdf
10.quan-tri-san-xuat.pdfNT MT
 
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính đề tài value at rist và quản trị rủi ...
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính   đề tài value at rist và quản trị rủi ...Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính   đề tài value at rist và quản trị rủi ...
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính đề tài value at rist và quản trị rủi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9HngXuynHong
 
06 chamsocskss khhgd-cd hadong
06 chamsocskss khhgd-cd hadong06 chamsocskss khhgd-cd hadong
06 chamsocskss khhgd-cd hadongTS DUOC
 
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...KhoTi1
 
luan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfluan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfNguyễn Công Huy
 
Sach kinh te luat ts le net
Sach kinh te luat ts le netSach kinh te luat ts le net
Sach kinh te luat ts le netHung Nguyen
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Uớc lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp n...
Uớc lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp n...Uớc lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp n...
Uớc lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp n...nataliej4
 
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Ähnlich wie GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN (20)

Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...
Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...
Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...
 
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdfGiao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
 
10.quan-tri-san-xuat.pdf
10.quan-tri-san-xuat.pdf10.quan-tri-san-xuat.pdf
10.quan-tri-san-xuat.pdf
 
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính đề tài value at rist và quản trị rủi ...
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính   đề tài value at rist và quản trị rủi ...Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính   đề tài value at rist và quản trị rủi ...
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính đề tài value at rist và quản trị rủi ...
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
 
Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9
 
06 chamsocskss khhgd-cd hadong
06 chamsocskss khhgd-cd hadong06 chamsocskss khhgd-cd hadong
06 chamsocskss khhgd-cd hadong
 
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...
 
luan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfluan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdf
 
Sach kinh te luat ts le net
Sach kinh te luat ts le netSach kinh te luat ts le net
Sach kinh te luat ts le net
 
Khả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâu
Khả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâuKhả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâu
Khả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâu
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
 
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...
 
Luận án: Phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Basedow
Luận án: Phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt BasedowLuận án: Phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Basedow
Luận án: Phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Basedow
 
Uớc lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp n...
Uớc lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp n...Uớc lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp n...
Uớc lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp n...
 
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...
 
Điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay
Điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quayĐiều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay
Điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay
 

Mehr von OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

Mehr von OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Kürzlich hochgeladen

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

  • 1. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .......................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN.7 1. NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN .........................................................................................7 1.2. Dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện ................................................................................8 1.3. Căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện.......................................................................10 1.4. Nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện ...........................................................................13 1.5. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện.............................................................................13 1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện..............................................................14 1.7. Các Nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp.......................................................................14 2. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TRONG PHÒNG CHỐNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN ................................................................................................. 25 2.1. Vai trò cuả người điều dưỡng trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện ..................25 2.2. Các thao tác người điều dưỡng cần làm trong quá trình chăm sóc người bệnh để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện................................................................................................25 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN.......................................................... 26 3.1. Các biện pháp phòng ngừa chuẩn..................................................................................26 3.2. Các phương pháp phòng ngừa bổ xung (Phòng ngừa dựa trên đường lây truyền)........40 3.3. Các văn bản quy phạm pháp luật về/ liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn ................41 3.4. Chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn và những giả pháp cụ thể ..................................42 4. PHÒNG VÀ XỬ TRÍ TAI NẠN RỦI RO NGHỀ NHGIỆP ................................... 45 4.1. Những cơ chế gây tổn thương qua da thường gặp.........................................................45 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lây truyền theo đường máu ............................................45 4.2.1. Nồng độ virus trong dịch cơ thể phơi nhiễm:.............................................................45 4.3. Phòng ngừa phơi nhiễm.................................................................................................46 4.4. Quản lý các phơi nhiễm nghề nghiệp với một số bệnh lây truyền qua đường máu thường gặp............................................................................................................................48 4.5. Xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp do phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể......................50 4.5.1. Sơ cứu ngay sau phơi nhiễm.......................................................................................50 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I.................................................................................. 58 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG PHÒNG NGỪA CHUẨN .................. 59 5. KHỬ KHUẨN, TIỆT KHUẨN................................................................................ 60 5.1.Một số khái niệm............................................................................................................60 5.2. Môṭsô yêu tô ảnh hưởng tơi qua trinh khử khuẩn, tiêṭkhuân.........................................61 5.3. Phân loại dụng cụ ..........................................................................................................62 5.4. Nguyên tắc khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ................................................................65 5.5. Các phương pháp tiệt khuẩn..........................................................................................70 5.6. Quy trình khử-tiệt khuẩn cụ thể trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ......................71 5.7. Một số chú ý ..................................................................................................................75 6. XỬ LÝ ĐỒ VẢI....................................................................................................... 81 6.1. Mục đích........................................................................................................................81 6.2. Nguyên tắc phân loại và thu gom đồ vải .......................................................................81 6.2.1. Cần làm:......................................................................................................................81 6.3. Bố trí, sắp xếp nhà giặt và phương tiện thu gom, vận chuyển đồ vải............................81 6.3.1. Bố trí, sắp xếp nhà giặt:..............................................................................................81 6.4. Quy trình xử lý đồ vải tại nhà giặt.................................................................................83 6.4.1. Đồ vải bẩn...................................................................................................................83 6.5. Bảo quản đồ vải sạch.....................................................................................................84 7. VỆ SINH TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ.................................................................... 85 7.1. Vệ sinh bề mặt môi trường buồng bệnh ........................................................................85 7.1.1. Nguyên tắc vệ sinh bề mặt, buồng bệnh, khoa phòng ................................................85  4
  • 2. 7.2. Phân vùng các khu vực vệ sinh .....................................................................................85 7.2.1. Phân loại theo vùng ....................................................................................................85 7.3. Các quy định áp dụng cho khu vực vệ sinh bề mặt môi trường chăm sóc người bệnh. 86 7.3.1. Quy định chung ..........................................................................................................86 7.4. Quy trình thực hiện........................................................................................................87 7.4.1. Vệ sinh phòng bệnh....................................................................................................87 7.4.1.1. Sàn nhà: 2 lần/ ngày hoặc khi cần ...........................................................................87 7.5. Sử dụng và lưu trữ nước sạch........................................................................................89 7.6. Vệ sinh môi trường không khí.......................................................................................89 8. XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ...................................................................................... 90 8.1. Một số khái niệm cơ bản ...............................................................................................90 8.1.1. Chất thải trong các cơ sở y tế : ...................................................................................90 8.2. Phân nhóm chất thải rắn y tế .........................................................................................91 8.3. Phân loại và nhận dạng các chất thải rắn y tế................................................................92 8.3.1. Phân loại chất thải lây nhiễm......................................................................................92 8.4. Quy định về màu sắc túi và thùng đựng các chất thải ...................................................93 8.5. Nguyên tắc phân loại chất thải ......................................................................................93 8.6. Thu gom và lưu giữ chất thải.........................................................................................94 8.7. Vận chuyển chất thải trong cơ sở y tế ...........................................................................94 8.8. Nơi lưu giữ chất thải rắn trong cơ sở khám chữa bệnh .................................................94 8.9. Các phương pháp tiêu hủy chất thải rắn y tế .................................................................94 8.9.1. Tiêu hủy chất thải lây nhiễm ......................................................................................94 8.10. Tái chế, tái sử dụng chất thải thông thường ................................................................97 8.11. Chất thải lỏng...............................................................................................................97 8.12. Chất thải khí.................................................................................................................98 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II ................................................................................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 100 5
  • 3. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ĐIỀU DƯỠNG VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN Mã môn học: MH 12 Vị trí, tính chất của môn học: Vị trí: Môn học này phải học sau khi đã hoàn thành các môn học cơ sở. Học trước môn điều dưỡng cơ sở 1, điều dưỡng cơ sở 2. Tính chất: Là môn học chuyên môn, thuộc môn học đào tạo nghề bắt buộc, có tính chất bổ trợ kiến thức cho các môn học, mô đun chuyên môn tiếp theo. Mục tiêu môn học: * Kiến thức: Trình bày được khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện, nguy cơ nhiễm khuẩn đối với người bệnh, nhân viên y tế, mục đích, chỉ định của các kỹ thuật phòng ngừa chuẩn, khử khuẩn tiệt khuẩn. Trình bày được cách xử lý và bảo quản các dụng cụ thường dùng, phân loại và quản lý chất thải trong y tế. Trình bày được cách phòng xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp. * Kỹ năng Vận dụng được các kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn trong quá trình học tập và khi thực tế tại các cơ sở y tế. Tham gia quản lý buồng bệnh, xử lý và bảo quản các dụng cụ thường dùng trong chăm sóc người bệnh. Thực hiện được một số quy trình kỹ thuật phòng ngừa khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn thông thường. Thực hiện được quy trình phân loại và xử lý chất thải trong y tế. Phòng và xử trí được các tai nạn rủi ro nghề nghiệp. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sống và môi trường bệnh viện. Có thái độ đúng đắn trong chấn đoán và xử trí các vấn đề sức khỏe cộng đồng. Nội dung môn học: Số giờ TT Tên bài học Tổng số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra 1 Nhiễm khuẩn bệnh viện 7 2 4 2 Vai trò của người Điều dưỡng trong phòng 2 2 0 chống nhiễm khuẩn bệnh viện 3 Các biện pháp phòng ngừa chuẩn 6 2 4 4 Khử khuẩn tiệt khuẩn 6 2 4 5 Xử lý đồ vải 5 1 4 6
  • 4. 6 Vệ sinh trong các cơ sở y tế 6 2 4 7 Xử lý chất thải y tế 6 2 4 8 Phòng và xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp 7 2 4 Kiểm tra 02 2 Tổng số 45 15 28 2 7
  • 5. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN Mục tiêu học tập: Kiến thức: Trình bày được định nghĩa, các đường lây truyền nguyên nhân, hậu quả, tiêu chuẩn chẩn đoán, các bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp. Trình bày được vai trò của người điều dưỡng, các thao tác người điều dưỡng cần làm trong quá trình chăm sóc người bệnh để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện. Trình bày được định nghĩa, mục đích, nguyên tắc áp dụng, nội dung các phương pháp phòng ngừa chuẩn, các biện pháp phòng ngừa bổ xung . Trình bày các văn bản quy phạm pháp luật về liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn. Trình bày được những cơ chế gây tổn thương qua da thường gặp và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lây truyền theo đường máu. Trình bày được cách xử lý khi phơi nhiễm nghề nghiệp, quản lý các phơi nhiễm nghề nghiệp với một số bệnh lây truyền qua đường máu thường gặp Trình bày được xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp do phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể . *. Kỹ năng: Nhận biết được các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện. Áp dụng được các biện pháp phòng ngừa chuẩn để kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. *. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thể hiện được thái độ nghiêm túc, tinh thần ý thức trách nhiệm cao, đảm bảo an toàn trong quá trình học tập. NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN 1.1.Tổng quan Ngay từ thời Hypocrate đã có nhiều tài liệu mô tả những dịch bệnh và hội chứng bệnh thường xuất hiện ở những nơi thiếu điều kiện vệ sinh như bệnh viện, cơ sở chăm sóc người già, bệnh viện tế bần, nhà tù và nơi tập trung đông người mà ít thấy hơn ở cộng đồng những nơi con người sống tự do hoặc riêng lẻ. Nhiễm khuẩn mà người bệnh mắc phải trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế được gọi chung là nhiễm khuẩn bệnh viện. Tất cả các bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện đều có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao là trẻ em, người già, bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, thời gian nằm điều trị kéo dài, không tuân thủ nguyên tắc vô trùng trong chăm sóc và đều trị, nhất là không tuân thủ rửa tay và sử dụng quá nhiều kháng sinh. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện được định nghĩa như sau: “ Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như 8
  • 6. không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện. Để chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện người ta thường dựa vào định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán cho từng vị trí nhiễm khuẩn bệnh viện (sơ đồ 1), ví dụ như: Nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn máu có liên quan đến dụng cụ đặt trong lòng mạch, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,... Hiện nay theo hướng dẫn từ Trung tâm giám sát và phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các Hội nghị quốc tế đã mở rộng định nghĩa ca bệnh cho các vị trí nhiễm khuẩn khác nhau và hiện đang được áp dụng để giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trên toàn cầu. Dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và sinh học, các nhà khoa học đã xác định có khoảng 50 loại nhiễm khuẩn bệnh viện khác nhau có thể xảy ra tại bệnh viện. Nhiễm khuẩn liên quan đến cơ sở y tế không chỉ là chỉ số chất lượng chuyên môn, mà còn là chỉ số an toàn của người bệnh, chỉ số đánh giá sự tuân thủ về thực hành của nhân viên y tế chỉ số đánh giá hiệu lực của công tác quản lý và là một chỉ số rất nhạy cảm đối với người bệnh và xã hội. Sơ đồ 1.1: Thời gian xuất hiện NKBV 1.2. Dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhiễm khuẩn liên quan đến các hoạt động chăm sóc và khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế là một trong những yếu tố hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh trong các cơ sở y tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS, viêm gan B, viêm gan C và các bệnh dịch nguy hiểm có nguy cơ gây dịch, người bệnh đứng trước nguy cơ có thể bị mắc thêm bệnh khi nằm viện hoặc khi nhận các dịch vụ y tế từ nhân viên y tế và những người trực tiếp chăm sóc cũng có nguy cơ cao mắc bệnh như chính bệnh nhân mà họ chăm sóc. Các nghiên cứu quy mô vùng, quốc gia và liên quốc gia của các nước và Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện từ 3,5% đến 10% người bệnh nhập viện. Một số điều tra ban đầu về N nhiễm khuẩn bệnh viện ở nước ta cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc từ 3 - 7% tùy theo tuyến và hạng bệnh viện. Càng ở bệnh viện tuyến trên, nơi có nhiều can thiệp thủ thuật, phẫu thuật thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng lớn. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam chưa được xác định đầy đủ. Có ít tài liệu và giám sát về nhiễm khuẩn bệnh viện được công bố. Đến nay đã có ba cuộc điều tra cắt ngang (point prevalence) mang tính khu vực do Vụ Điều trị Bộ Y tế (nay là Cục Quản lý khám, chữa bệnh) đã được thực hiện. Điều tra năm 1998 trên 901 bệnh 9
  • 7. nhân trong 12 bệnh viện toàn quốc cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 11.5%; trong đó nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 51% trong tổng số các nhiễm khuẩn bệnh viện. Điều tra năm 2001 xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 6.8% trong 11 bệnh viện và viêm phổi bệnh viện là nguyên nhân thường gặp nhất (41.8%). Điều tra năm 2005 tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong 19 bệnh viện toàn quốc cho thấy là 5.7% và viêm phổi bệnh viện cũng là nguyên nhân thường gặp nhất (55.4%). Tuy nhiên, những điều tra trên với cỡ mẫu không lớn, lại điều tra tại một thời điểm nên chưa thế kết luận rằng tỷ lệ nhiễm khuẩn của các bệnh viện Việt Nam là thấp và công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của Việt Nam đã tốt. Cũng như các nước khác, Chính Phủ Việt Nam rất quan tâm đến kiểm soát nhiễm khuẩn và tình trạng đa kháng kháng sinh của các vi sinh vật ngày càng tăng và lan rộng trên toàn cầu. Trong đó, đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao là bệnh nhân nằm điều trị kéo dài tại bệnh viện, phải trải qua nhiều thủ thuật xâm lấn, nằm tại các khoa Hồi sức tích cực. Ngoài ra, tình trạng quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện lớn và số bệnh nhân điều trị nội trú gia tăng cũng đóng vai trò quan trọng để lây lan nhiễm trùng. Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện đã có nhiều thay đổi trong vài thập kỷ qua. Các vi khuẩn gây bệnh có thể là các vi khuẩn gram dương và các trực khuẩn Gram (-), nấm, và ký sinh trùng. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn bệnh viện do trực khuẩn Gram (-) đa kháng thuốc kháng sinh đã và đang trở thành một tai họa thực sự cho các bệnh viện. Tốc độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn này với các nhóm kháng sinh carbapenems và aminoglycoside cũng tăng nhanh và lan rộng khắp các châu lục, trong đó có Việt Nam. Có 3 con đường lây nhiễm chính trong bệnh viện: lây qua đường tiếp xúc, đường giọt bắn, và không khí. Lây truyền qua đường tiếp xúc Lây truyền qua đường tiếp xúc là đường lây nhiễm quan trọng và phổ biến nhất trong NKBV và được chia làm hai loại khác nhau là lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp (tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh) và lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp (tiếp xúc với vật trung gian chứa tác nhân gây bệnh). Lây truyền qua tiếp xúc xảy ra do sự tiếp xúc giữa da và da và có sự truyền vi sinh vật từ người bệnh này qua người bệnh khác hay từ nhân viên y tế qua tiếp xúc về mặt vật lý. Bệnh lây truyền qua đường này thường do cộng sinh hay nhiễm trùng những vi sinh vật đa kháng, các nhiễm trùng da và đường ruột như MRSA, Herpes Simplex, chốc, ghẻ, chấy rận, đậu mùa, zona, nhiễm cúm (kể cả H5N1), SARS. Những trẻ em dưới 6 tuổi thường dễ bị lây truyền virus đường ruột, viêm gan A qua đường này. Phòng ngừa lây truyền qua tiếp xúc chú ý các điểm: Cho bệnh nhân nằm phòng riêng. Nếu không có phòng riêng, xếp bệnh nhân ở cùng phòng với bệnh nhân nhiễm cùng tác nhân gây bệnh Mang găng sạch, không vô trùng khi đi vào phòng. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân cần thay găng sau khi tiếp xúc với vât dụng có khả năng chứa nồng độ vi khuẩn cao (phân, dịch dẫn lưu). Mang áo choàng và bao giày sạch không vô trùng khi vào phòng bệnh nhân và cởi ra trước khi ra khỏi phòng. Sau khi đã cởi áo choàng và bao giầy, phải chú ý không được để áo quần chạm vào bề mặt môi trường bệnh nhân hay những vật dụng khác Tháo găng, áo choàng trước khi ra khỏi phòng và rửa tay ngay bằng dung dịch sát khuẩn. Sau khi đã tháo găng và rửa tay, không được sờ vào bất cứ bề mặt môi trường hay vật dụng nào trong phòng bệnh nhân; 10
  • 8. Han chế tối đa việc vận chuyển bệnh nhân, nếu cần phải vận chuyển thì phải chú ý phòng ngừa sự lây nhiễm do tiếp xúc; Thiết bị chăm sóc bệnh nhân: Nên sử dụng một lần cho từng bệnh nhân riêng biệt. Nếu không thể, cần chùi sạch và tiệt khuẩn trước khi sử dụng cho bệnh nhân khác * Lây truyền qua đường đường giọt bắn. Lây truyền theo giọt bắn xảy ra do những bệnh nguyên lây truyền qua những giọt phân tử hô hấp lớn (>5µm) tạo ra trong trong quá trình ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc trong một số thủ thuật như hút rửa, nội soi. Sự lây truyền qua giọt li ti cần sự tiếp xúc gần giữa người bệnh và người nhận bởi vì những giọt li ti chứa vi sinh vật xuất phát từ người mang vi sinh vật thường chỉ di chuyển một khoảng ngắn trong không khí (< 1 mét) và đi vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người kế cận. Các bệnh nguyên thường gặp lây theo đường này bao gồm viêm phổi, ho gà, bạch hầu, cúm (kể cả H5N1), SARS, quai bị và viêm màng não. Phòng ngừa lây truyền qua giọt bắn cần chú ý các điểm sau: Cho bệnh nhân nằm phòng riêng. Nếu không có phòng riêng, xếp bệnh nhân ở cùng phòng với bệnh nhân nhiễm cùng tác nhân gây bệnh. Có thể xếp chung với bệnh nhân khác nhưng phải giữ khoảng cách xa thích hợp tối thiểu trên 1 mét ; Mang khẩu trang, nhất là với những thao tác cần tiếp xúc gần với bệnh nhân; Han chế tối đa vận chuyển bệnh nhân, nếu cần phải vận chuyển thì phải mang khẩu trang cho bệnh nhân; Vấn đề thông khí và xử lý không khí đặc biệt không cần đặt ra trong đường lây truyền này. * Lây truyền qua đường đường không khí. Lây truyền bằng đường không khí xảy ra do sự lây lan những giọt nước bốc hơi trong không khí chứa tác nhân nhiễm khuẩn có kích thước phân tử nhỏ hơn (<5μm) phát sinh ra khi bệnh nhân ho, hay hắt hơi. Vi sinh vật lan truyền theo cách này có thể phân tán rộng trong dòng không khí, có thể lơ lửng trong không khí lưu chuyển trong một thời gian dài. Vì thế chúng có thể bị hít vào hoặc tích tụ lại ở những vật chủ nhạy cảm trong cùng một căn phòng hoặc có thể phân tán đi đến một khoảng cách xa hơn tùy thuộc vào các yếu tố môi trường. Những vi sinh vật truyền bằng đường khí như lao phổi, rubeola, thủy đậu. H5N1 và SARS cũng có thể lây qua đường này khi thực hiện các thủ thuật có tạo khí dung. Việc xử lý không khí và thông khí là cần thiết để ngăn ngừa sự truyền bệnh. Những biện pháp phòng ngừa qua đường khí bao gồm: Xếp bệnh nhân nằm phòng riêng cách ly áp lực âm mà luồng khí đi vào phải từ các phòng khác trong bệnh viện và luồng khí ra khỏi phòng phải đi ra môi trường ngoài bệnh viện qua cửa sổ. Cách đơn giản là đặt một quạt hút và hút khí ra ngoài. Quạt hút phải đặt ở dưới sàn, không đặt trên cao. Giữ cửa đóng; Bất kỳ người nào vào phòng phải mang khẩu trang hô hấp đặc biệt (vd khẩu trang N95); Han chế vận chuyển bệnh nhân. Chỉ vận chuyển trong những trường hợp hết sức cần thiết. Mang khẩu trang cho bệnh nhân khi ra khỏi phòng 1.3. Căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện 1.3.1 Vai trò gây bệnh của vi khuẩn * Vi khuẩn Gram dương 11
  • 9. Các vi khuẩn Gram (+) chiếm khoảng 20% trong các nhiễm khuẩn bệnh viện. Tụ cầu (Staphylococcus): cầu khuẩn Gram (+) không sinh nha bào, phát triển được trong môi trường ưa khí và kị khí. Tồn tại trong không khí, nước, có thể tồn tại cả ở trong môi trường khô. Trong các chủng tụ cầu gây bệnh thì tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) kháng sinh methicelin và một số kháng sinh khác đóng vai trò quan trọng. Lây truyền trực tiếp qua đường mũi họng, gián tiếp qua bàn tay, dụng cụ, nước, không khí, thực phẩm. Biểu hiện lâm sàng: viêm da, niêm mạc, mụn nhọt, chốc lở, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, hô hấp, tiêu hóa, dễ hình thành các ổ áp xe ở cơ, ở não, phổi; điều trị khó khăn, tỷ lệ tử vong cao. Tụ cầu là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện nhiều nhất ở các khoa nhi và khoa ngoại. - Liên cầu (Streptococcus): Liên cầu nhóm A: gây nhiễm khuẩn sản khoa, gây thấp khớp chiếm tỉ lệ cao trong nhiễm khuẩn bệnh viện. Liên cầu nhóm B: gây bệnh ở trẻ sơ sinh, gây viêm màng não; thường vào tuần thứ 3 sau khi nhiễm mầm bệnh. Liên cầu nhóm D: thường gây nhiễm khuẩn đường ruột, gây bội nhiễm các vết thương đường tiết niệu. - Trực khuẩn uốn ván (Clotridium tetani): Là trực khuẩn kị khí, Gram (+), sinh nha bào, nha bào gặp nhiều ở trong đất, phân của người và súc vật. Nha bào uốn ván có sức đề kháng mạnh với nhiệt và các thuốc sát trùng. Nguồn bệnh: chủ yếu là đất, phân người và súc vật có chứa nha bào uốn ván; vết thương của các bệnh nhân bị uốn ván. Đường lây: qua vết thương của da và niêm mạc bị nhiễm nha bào uốn ván. Những vết thương có thể nhỏ và kín đáo như vết kim tiêm, xỉa răng đến các vết thương to như sau phẫu thuật, nạo thai, cắt rốn… do những vết thương có tình trạng thiếu oxy do miệng vết thương bị bịt kín, tổ chức hoại tử có dị vật, có vi khuẩn gây mủ khác. Biểu hiện lâm sàng: những cơn co giật, giật cứng, cứng hàm, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật; tỷ lệ tử vong cao. * Vi khuẩn Gram âm Vi khuẩn đường ruột (Salmonella): thường gây thành dịch bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn, bệnh thương hàn... Escherichia Coli: gây bội nhiễm đường tiết niệu và các vết mổ. Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa): có đặc tính kháng các thuốc sát khuẩn và kháng sinh; thường gây bệnh ở bệnh nhân có sức đề kháng suy giảm. Trực khuẩn mủ xanh tồn tại trong nước, đất, rau quả, dung dịch khử khuẩn, mỡ bôi; thường gây bệnh nhiễm khuẩn huyết, nhất là gây bội nhiễm ở bệnh nhân bỏng, gây viêm da, viêm phổi, viêm đường tiết niệu. Klebshiella: là trực khuẩn Gram âm, ưa khí và kị khí, không tạo nha bào; tồn tại trong nước, đất, rau... có thể tồn tại trong các dung dịch khử khuẩn bảo quản không tốt như các loại mỡ bôi, xà phòng, bình làm ẩm oxy. 12
  • 10. Lây trực tiếp qua dịch tiết mũi họng. Lây gián tiếp qua bàn tay, dụng cụ và các dung dịch nhiễm mầm bệnh. Trực khuẩn lao: vi khuẩn không có vỏ, không tạo nha bào, khó nuôi cấy và phần lập. Nguồn lây nhiễm là không khí, bụi, dụng cụ khử khuẩn không đúng quy trình. Người mắc bệnh lao là nguồn lây bệnh quan trọng. Lây truyền qua đường hô hấp, trực tiếp qua các hạt nước bọt, dịch mũi họng khi tiếp xúc với bệnh nhân nói, ho, khạc đờm, hắt hơi. Những hạt bụi nhỏ chứa vi khuẩn lao trong không khí có thể xâm nhập vào đường hô hấp rồi gây bệnh. Trường hợp đặc biệt có thể nhiễm bệnh lao qua đường tiêu hóa. * Các vi khuẩn khác Cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycine: Hemophilus sp, Acinetobacter Baumanni, Legionella, Enterobacter Serratia là các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn trong bệnh viện. 1.3.2. Vai trò gây bệnh của Virus * Tác nhân vi rút gây bệnh qua đường máu Phơi nhiễm và lây truyền các tác nhân gây bệnh qua đường máu có nguy cơ rất lớn ở nhân viên y tế. Cho đến nay có tới 20 tác nhân gây bệnh khác nhau được lây truyền qua kim đâm hoặc tổn thương do các vật sắc nhọn gây ra, trong số đó 3 loại vi rút lây truyền qua đường máu thường gặp nhất là: HBV, HCV và HIV. Sự lan truyền có thể từ người bệnh sang NVYT và ngược lại. Mức độ nặng của phơi nhiễm và lượng rút là những yếu tố nguy cơ đối với sự lây truyền sau phơi nhiễm đó bao gồm: Số lượng vi rút: phơi nhiễm với máu, dịch, dịch lẫn máu hay mô có số lượng rút cao; trong nước bọt, tinh dịch, dịch âm đạo có số lượng trung bình. Đường đưa vi rút vào cơ thể: thủ thuật có xâm lấn hay không xâm lấn. Phơi nhiễm qua da, qua niêm mạc hay qua da bị tổn thương Người bị phơi nhiễm đã dùng vacxin chưa. Các dụng cụ liên quan đến phơi nhiễm nghề nghiệp: các vật sắc nhọn như kim tiêm, dao, kéo, ống thuỷ tinh vỡ. Thời điểm bị tổn thương có thể xảy ra trước và khi đang sử dụng, thậm chí sau khi sử dụng nhưng trước khi vứt bỏ. * Tác nhân vi rút gây bệnh qua đường hô hấp Các vi rút cúm, thuỷ đậu, sởi: lây qua đường hô hấp bằng các giọt bắn, khí dung có chứa vi rút khi nói, ho, hắt hơi. Có thể lây truyền qua tiếp xúc, qua bàn tay. Ngoài ra còn gặp các vi rút Adeno, vi rút hô hấp hợp bào, SARS. * Vi rút gây viêm dạ dày, ruột Vi rút Rota vào cơ thể theo đường phân miệng, xâm nhập vào các tế bào nhung mao niêm mạc ruột non, chủ yếu là ở tá tràng. Người bệnh thường ở thể nhẹ, triệu chứng kéo dài khoảng 3-8 ngày và hồi phục hoàn toàn. Nhiễm khuẩn không triệu chứng thường gặp ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi 1.3.3. Vai trò gây bệnh của ký sinh trùng và nấm Một số ký sinh trùng (Giardia lamblia) có thể lây truyền dễ dàng giữa người trưởng thành và trẻ em. Nhiều loại nấm và ký sinh trùng là các sinh vật cơ hội và là 13
  • 11. nguyên nhân nhiễm khuẩn trong khi điều trị quá nhiều kháng sinh và trong trường hợp suy giảm miễn dịch (Candida albicans, Aspergillus spp, Cryptococcus neoformans,...). Các loài Aspergillus spp thường gây nhiễm bẩn môi trường không khí và các loài này được bắt nguồn từ bụi và đất, đặc biệt là trong quá trình xây dựng bệnh viện. . Căn nguyên nhiễm trùng là nấm thường kháng thuốc cao và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Tác giả Trương Anh Thư và chăm sóc (2008) cho thấy các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bạch Mai, ngoài các vi khuẩn Gram âm thường gặp thì tỷ lệ nhiễm khuẩn do nấm Candida là khá cao (14,3%). 1.4. Nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện Nhiễm khuẩn bệnh viện không chỉ gặp ở người bệnh mà còn có thể gặp ở nhân viên y tế và những người trực tiếp chăm sóc người bệnh. Thực hiện những biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần quan tâm đến nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện ở cả hai đối tượng này. 1.4.1. Đối với người bệnh Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân dẫn đến các nhiễm khuẩn bệnh viện ở người bệnh như: Các yếu tố nội sinh (do chính bản thân người bệnh): Người bệnh mắc bệnh mãn tính, mắc các bệnh tật làm suy giảm khả năng phòng vệ của cơ thể, những người bệnh dùng thuốc kháng sinh kéo dài, trẻ sơ sinh non tháng và người già dễ bị nhiễm khuẩn bệnh viện. Các vi sinh vật cư trú trên da, các hốc tự nhiên của cơ thể người bệnh có thể gây nhiễm khuẩn cơ hội, đặc biệt khi cơ thể bị giảm sức đề kháng. Các yếu tố ngoại sinh như: Vệ sinh môi trường, nước, không khí, chất thải, quá tải bệnh viện, nằm ghép, dụng cụ y tế, các phẫu thuật, các can thiệp thủ thuật xâm lấn… Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ của nhân viên y tế: tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn, đặc biệt vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế. 1.4.2. Đối với nhân viên y tế Ba nguyên nhân chính làm cho nhân viên y tế có nguy cơ bị lây nhiễm. Thường là khi họ bị phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh qua đường máu do tai nạn nghề nghiệp trong quá trình chăm sóc người bệnh, thường gặp nhất là: Tai nạn rủi ro từ kim tiêm và vật sắc nhọn nhiễm khuẩn. Bắn máu và dịch từ người bệnh vào niêm mạc mắt, mũi, miệng khi làm thủ thuật. Da tay không lành lặn tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh có chứa tác nhân gây bệnh. 1.5. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện Nhiễm khuẩn bệnh viện dẫn đến nhiều hệ lụy cho người bệnh và cho hệ thống y tế như: tăng biến chứng và tử vong cho người bệnh; kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 7 đến 15 ngày; tăng sử dụng kháng sinh dẫn đến tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật và tăng chi phí điều trị cho một nhiễm khuẩn bệnh viện thường gấp 2 đến 4 lần so với những trường hợp không nhiễm khuẩn bệnh viện. Hiện nay nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn gia tăng trong các cơ sở y tế, đang là mối quan tâm lớn cho nghành y tế và xã hội vì nó gây hậu quả lớn: Kéo dài thời gian điều trị. Tốn kém về tài chính và thời gian dài 14
  • 12. Gây các chủng kháng thuốc. Gây nhiều biến chứng. Làm cho người bệnh đau đớn. Tăng tỉ lệ tử vong. Tăng nguồn lây nhiễm. Hầu hết người bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện đều phải điều trị bằng kháng sinh mạnh, liều cao 1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện Nhiễm khuẩn bệnh viện là tình trạng bệnh lý toàn thân hay tại chổ do hậu quả của nhiễm vi sinh vật hay độc tố của nó và không có triệu chứng lâm sàng hay đang ở giai đoạn ủ bệnh của nhiễm khuẩn ở thời điểm nhập viện. Tiêu chuẩn để xác định và phân loại một nhiễm khuẩn bệnh viện gồm kết hợp chẩn đoán lâm sàng và các kết quả xét nghiệm khác. Trên thực tế, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện thường phát hiện được nhiễm khuẩn bệnh viện nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn bệnh viện hay kết quả nuôi cấy có tác nhân gây bệnh dương tính sau hơn 48 giờ nhập viện. Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ hiện được sử sụng rộng rãi ở nhiều nước để tầm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Định nghĩa này đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán cho các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp là nhiễm khuẩn vết mổ, viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn tiểu do đặt sonde, nhiễm khuẩn huyết qua tiêm truyền. Thứ tự thường gặp của các loại nhiễm khuẩn bệnh viện này khác nhau tùy theo từng nước khác nhau. Lưu ý chung chẩn đoán ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện: Mỗi cơ sở y tế lựa chọn những tiêu chuẩn chẩn đoán ca bệnh phù hợp với điều kiện cụ thể của mình để có chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện phù hợp, chính xác, đồng nhất. 1.7. Các Nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp Một vài thập kỷ gần đây hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và trong nước đều cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện thường có liên quan đến khoa Hồi sức tích cực trong đó phổ biến là nhiễm khuẩn phổi, sau đó là nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu và nhiễm khuẩn vết mổ. Các nhiễm khuẩn này đóng vai trò chính trong số lượng nhiễm khuẩn tại các bệnh viện và thường chiếm tỷ lệ cao nhất tập trung tại các bệnh viện lớn. 1.7.1. Viêm phổi bệnh viện Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là loại nhiễm khuân liên quan đến chăm sóc y tế thường gặp tại khoa Hồi Sức. Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn giảm thiểu viêm đường hô hấp dưới là rất cần thiết nhất là tuyến huyện. Việc gia tăng các vi khuẩn kháng đa thuốc kháng sinh đang là thách thức rất lớn cho ngành Y tế hiện nay về điều trị viêm đường hô hấp dưới Đường lây truyền: Vi sinh vật xâm nhập vào phổi qua: Đường không khí và giọt bắn. Các chất tiết từ vùng hầu họng xâm nhập vào phổi. Các dụng cụ hỗ trợ hô hấp bị ô nhiễm, hoặc bàn tay nhân viên y tế. Qua đường máu, bạch mạch. 1.7.1.1.Yếu tố nguy cơ 15
  • 13. Các yếu tố thuộc về người bệnh Trẻ sơ sinh, người già trên 65 tuổi, ngươi béo phì, ngươi bệnh phẫu thuật, ngươi bệnh có bệnh ly nặng kèm theo như có rối loạn chức năng phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bất thường lồng ngực, chức năng phổi bất thường. Người bệnh hôn mê, khó nuốt do bệnh lý hệ thần kinh hoặc thực quản làm tăng nguy cơ viêm phổi hít. Các yếu tố do can thiệp y tế Được đặt nội khí quản hoặc mở khí quản. Đặt ống thông mũi dạ dày: ống thông làm gia tăng vi sinh vật ký sinh ở vùng mũi, hầu, gây trào ngược dịch dạ dày, vi khuân từ dạ dày theo đường ống đến đường hô hấp trên. Các bệnh lý cần thở máy kéo dài: làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các dụng cụ bị nhiễm khuân, bàn tay của các nhân viên y tế bị nhiêm bân. Các yếu tố môi trường, dụng cụ Lây truyền các vi khuẩn gây bệnh qua bàn tay của nhân viên y tế bị nhiễm bẩn thông qua các thao tác như hút đơm, cầm vào dây máy thở, vào ống nội khí quản. Lây truyền các vi sinh vật gây bệnh qua dụng cụ không được khử tiệt khuẩn. Lây truyền các vi sinh vật gây viêm phổi bệnh viện qua môi trường không khí, qua bề mặt bị nhiễm. Nhân viên y tế phải được đào tạo, cập nhật về các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát viêm phổi bệnh viện. Ngươi bênh,̣ khach thăm cần được hướng dẫn về các biêṇ pháp phong ngưa nhiễm khuẩn hô hấp dưới. 1.7.1.2.Các biện pháp phòng ngừa viêm phổi bệnh viện Những biện pháp chính bao gồm Vệ sinh tay trước va sau khi tiếp xúc người bệnh và bất kỳ dụng cụ hô hấp đang sử dụng cho bệnh nhân. Vệ sinh răng miệng 2-4 giờ /lần. Rút các ống nội khí quản, ống mở khí quản, ống nuôi ăn, cai máy thở càng sớm càng tốt. Nằm đầu cao 30-450 nếu không có chống chỉ định. Nên sư dung dung cu hô hâp dung môṭlân hoăc ̣tiệt khuẩn/khử khuẩn mức độ cao/ các dụng cụ sư dung lai. Đổ nước tồn lưu trong ống dây máy thở, bẫy nước thường xuyên. Dây máy thở phải để ở vị trí thấp hơn phần trên của ống nội khí quản. Thường xuyên kiểm tra tinh trang ứ đọng của dạ dày trước khi cho ăn qua ống. Giám sát và phản hồi ca viêm phổi bệnh viện. Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ liên quan đến thở máy và hỗ trợ hô hấp khác - Tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao tất cả các dụng cu, thiết bị tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với niêm mạc đường hô hấp dưới theo đúng hướng dẫn. Thay toàn bộ dây thở oxy, mặt nạ, dây dẫn oxy khi dùng cho người bệnh khác. 16
  • 14. Khử khuẩn thường quy bên ngoài máy thở bằng dung dịch khư khuẩn mức độ trung bình. Tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao bình làm ẩm oxy. Khử khuân mức độ cao bóng giúp thở (ambu) sau khi sử dụng. Dùng ống hút đơm vô khuân cho mổi lần hút hoăc ̣ ống hút đơm kín nêu co điêu kiêṇ. Dùng nước cất vô khuân để làm sạch chất tiết của ống hút đơm trong quá trình hút. Thay dây nối từ ống hút đến máy hút hang ngay hoăc ̣khi dùng cho ngươi bệnh khác. * Khử khuẩn dụng cụ liên quan đến thở khí dung Bộ phận phun khí của máy khí dung phải khử khuân mức độ cao. Tiệt khuân hoặc khử khuân mức độ cao bộ phận ngậm vào miệng, ống dây, ống nối theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi dùng cho ngươi bệnh khác. * Phòng ngừa lây nhiễm do nhân viên y tế Vệ sinh tay: tuân thủ theo 5 thời điểm vệ sinh tay của WHO. Sử dụng găng sạch khi tiếp xúc bằng tay với chất tiết đường hô hấp, hoặc những dụng cụ có dính chất tiết đường hô hấp. Sử dụng găng vô khuẩn khi hút đờm qua nội khí quản hoặc đường mở khí quản. Các phương tiện phòng hộ khác: mặc áo choàng khi dự đoán có thể bị dính chất tiết đường hô hấp của ngươi bệnh, thay áo choàng sau khi tiếp xúc và trước khi chăm sóc ngươi bệnh khác. Mang khẩu trang, mạng che mặt, mắt kính bảo vệ khi dự đoán có khả năng bị văng bắn máu hoặc dịch tiết lên mắt mũi miệng. * Giám sát Giám sát mức độ tuân thủ của nhân viên y tế đối với hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện theo bảng kiểm đã xây dựng sẵn. Chỉ thực hiện giám sát thường quy nuôi cấy các bệnh phẩm, các dụng cụ, thiết bị dùng cho điều trị hô hấp, đánh giá chức năng phổi, gây mê khi có dịch. 1.7.2. Nhiễm khuẩn vết mổ Tại Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn vết mổ đứng hàng thứ 2 sau nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện. Tỷ lệ người bệnh được phẫu thuật mắc nhiễm khuẩn vết mổ thay đổi từ 2% 15% tùy theo loại phẫu thuật. Hàng năm, số người bệnh mắc nhiễm khuẩn vết mổ ước tính khoảng 2 triệu người. Ở một số bệnh viện khu vực châu Á như Ấn Độ, Thái Lan cũng như tại một số nước châu Phi, nhiễm khuẩn vết mổ gặp ở 8,8% - 24% người bệnh sau phẫu thuật. Tại Việt Nam, nhiễm khuẩn vết mổ xảy ra ở 5% – 10% trong số khoảng 2 triệu người bệnh được phẫu thuật hàng năm. nhiễm khuẩn vết mổ là loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất, với số lượng lớn nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Khoảng trên 90% nhiễm khuẩn vết mổ thuộc loại nông và sâu. Nhiễm khuẩn vết mổ để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Tại Hoa Kỳ, số ngày nằm viện gia tăng trung bình do nhiễm khuẩn vết mổ là 7,4 ngày, chi phí phát sinh do nhiễm khuẩn vết mổ hàng năm khoảng 130 triệu USD. Một vài nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng gấp 2 lần thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực tiếp. Nhiễm khuẩn vết mổ là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu thuật implant). 17
  • 15. 1.7.2.1. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ Có 4 nhóm yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ gồm: * Yếu tố người bệnh Người bệnh phẫu thuật đang mắc nhiễm khuẩn tại vùng phẫu thuật, bệnh tiểu đường, nghiện thuốc lá; đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch; Người bệnh béo phì hoặc suy dinh dưỡng… Yếu tố môi trường Khử khuẩn tay ngoại khoa không đủ thời gian hoặc không đúng kỹ thuật . Điều kiện khu phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn: Không khí, nước vệ sinh tay ngoại khoa và bề mặt thiết bị, môi trường buồng phẫu thuật bị ô nhiễm. Dụng cụ y tế: Không đảm bảo vô khuẩn do chất lượng tiệt khuẩn, khử khuẩn hoặc lưu giữ, sử dụng dụng cụ không đúng nguyên tắc vô khuẩn. Không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong buồng phẫu thuật làm tăng lượng vi sinh vật ô nhiễm. Yếu tố phẫu thuật Thời gian phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật càng dài thì nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ càng cao. Loại phẫu thuật: Phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật nhiễm và bẩn có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn các loại phẫu thuật khác. Yếu tố vi sinh vật 1.7.2.2. Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ Biện pháp chung Tắm khử khuẩn cho người bệnh trước phẫu thuật; Loại bỏ lông và chuẩn bị vùng rạch da đúng quy định; Khử khuẩn tay ngoại khoa và thường quy bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn; Áp dụng đúng liệu pháp kháng sinh dự phòng . Tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong buồng phẫu thuật Kiểm soát đường huyết, ủ ấm người bệnh trong phẫu thuật. Duy trì tốt các điều kiện vô khuẩn khu phẫu thuật như dụng cụ, đồ vải phẫu thuật, nước vô khuẩn cho vệ sinh tay ngoại khoa và đảm bảo thông khí sạch trong buồng phẫu thuật. Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật Xét nghiệm đường máu trước mọi phẫu thuật. Phát hiện và điều trị mọi ổ nhiễm khuẩn ở ngoài vị trí phẫu thuật hoặc ổ nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trước mổ đối với các phẫu thuật có chuẩn bị. Người bệnh mổ phiên phải được tắm bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc dung dịch kháng khuẩn có chứa iodine hoặc chlorhexidine vào tối trước ngày phẫu thuật. Không loại bỏ lông trước phẫu thuật trừ người bệnh phẫu thuật sọ não hoặc người bệnh có lông tại vị trí rạch da. Sử dụng kéo cắt hoặc máy cạo râu để loại bỏ lông, không sử dụng dao cạo. Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật 18
  • 16. Sử dụng kháng sinh dự phòng với các phẫu thuật sạch và sạch - nhiễm. Kháng sinh dự phòng cần dùng liều ngắn ngày ngay trước phẫu thuật nhằm diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ trong thời gian phẫu thuật. Thường dùng 30 phút trước lúc rạch da với một liều duy nhất. Nếu phẫu thuật quá 3 giờ hoặc mất máu nhiều thì lặp lại liều thứ 2. * Các biện pháp phòng ngừa trong phẫu thuật Buồng phẫu thuật phải đảm bảo thông khí thích hợp. Phòng mổ nên duy trì ở áp lực dương đối với vùng kế cận và hành lang. Duy trì tối thiểu 15 luồng khí thay đổi mỗi giờ, ba trong số những luồng không khí đó phải là không khí sạch. Lọc tất cả không khí. Không khí tươi và quay vòng lại bằng hệ thống lọc thích hợp. Đưa không khí vào từ trần nhà và hút ra dưới sàn. Cửa buồng phẫu thuật phải luôn đóng kín trong suốt thời gian phẫu thuật trừ khi phải vận chuyển thiết bị, dụng cụ hoặc khi ra vào buồng phẫu thuật. Hạn chế số lượt nhân viên y tế vào khu vực vô khuẩn của khu phẫu thuật và buồng phẫu thuật. Những người không có nhiệm vụ không được vào khu vực này. Mọi nhân viên y tế khi vào khu vực vô khuẩn của khu phẫu thuật phải mang đầy đủ, đúng quy trình các phương tiện phòng hộ trong phẫu thuật. Các thành viên không trực tiếp tham gia phẫu thuật phải vệ sinh tay hoặc khử khuẩn tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn theo quy trình vệ sinh tay thường quy. Mọi người khi đã vào buồng phẫu thuật cần hạn chế nói chuyện, hạn chế đi lại hoặc ra ngoài buồng phẫu thuật và hạn chế tiếp xúc tay với bề mặt môi trường trong buồng phẫu thuật. Kỹ thuật mổ: Khi phẫu thuật cần thao tác nhẹ nhàng, duy trì cầm máu tốt, tránh làm đụng dập, thiểu dưỡng mô/tổ chức. Cần loại bỏ hết tổ chức chết, chất ngoại lai và các khoang chết trước khi đóng vết mổ. * Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật Băng vết mổ bằng gạc vô khuẩn liên tục từ 24-48 giờ sau mổ. Chỉ thay băng khi băng thấm máu/dịch, băng bị nhiễm bẩn hoặc khi mở kiểm tra vết mổ. Hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh cách theo dõi phát hiện và thông báo ngay cho nhân viên y tế khi vết mổ có các dấu hiệu/triệu chứng bất thường. Cần rút dẫn lưu sớm nhất có thể. Đảm bảo các điều kiện, thiết bị, phương tiện và hóa chất thiết yếu. Tiệt khuẩn tập trung, theo bộ cho mỗi ca phẫu thuật tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn. Tuân thủ đúng quy trình tiệt khuẩn. Ưu tiên phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt (hấp ướt bằng nồi hấp ở nhiệt độ tối thiểu là 1210C theo thời gian quy định tuỳ loại thiết bị. Trường hợp dụng cụ được tiệt khuẩn bằng nhiệt khô (tủ sấy), cần duy trì ở nhiệt độ 1700C trong thời gian 1 giờ. Ưu tiên đóng gói bằng vải chéo 2 lớp. Trường hợp đóng gói bằng hộp kền, hộp cần có nắp kín, có lỗ thông khí đóng mở được ở 2 bên hộp. Mọi hộp dụng cụ cần được kiểm soát chất lượng bằng chỉ thị nhiệt (dán ở bên ngoài hộp hấp), chỉ thị hoá học (đặt ở trong mỗi hộp hấp). Có các phương tiện cho thu gom và khử khuẩn sơ bộ dụng cụ phẫu thuật. 19
  • 17. 1.7.3. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Nhiễm khuẩn bệnh viện đường tiết niệu đứng hàng thứ hai hoặc ba tùy theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc cao ở những người già, người có đặt thông tiểu. Có tới 80% trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến đặt dẫn lưu bàng quang và tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu nặng rất cao trong một số trường hợp như thay thận, nữ giới, đái đường và suy thận. Nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện thường do trực khuẩn Gram âm, trong đó hay gặp nhất là Escherichia coli, Proteus mirabilis, Klebsiella spp và P.aeruginosa; ngoài ra còn có thể gặp Enterococci và Enterobacter spp. Nấm Candidas cũng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn tiết tiệu ở khoa hồi sức tích cực. Mặc dù bệnh này có tỷ lệ tử vong thấp hơn các nhiễm khuẩn khác nhưng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Việc giám sát ngăn ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện là nhiệm vụ rất quan trọng của nhân viên y tế, nhất là đối với người bệnh phải phẫu thuật. Có 3 đường dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu: Tiếp xúc trực tiếp: là con đường chủ yếu nhất trong bệnh viện. Các vi khuẩn gây ô nhiễm từ dụng cụ y tế (nhất là thông tiểu), bàn tay nhân viên y tế, dung dịch bôi trơn, hoặc theo ống thông tiểu trong quá trình chăm sóc ống thông, để nước tiểu trào ngược... đều dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng (asending UTI). Tỷ lệ người bệnh mắc nhiễm khuẩn tiết niệu theo đường này chiếm tới 90% số ca mắc nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện. Theo đường máu: các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn máu xâm nhập vào đường tiết niệu gây nhiễm khuẩn tiết niệu. Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu theo đường máu thường thấp nhưng bệnh cảnh lâm sàng các trường hợp này thường nặng, tỷ lệ tử vong cao. Nhiễm khuẩn từ các khu vực xung quanh lan đến nhiễm khuẩn tiết niệu. Các khuẩn, nhất là từ cơ quan sinh dục, trực tràng có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở người bệnh nằm lâu, chăm sóc dẫn lưu không tốt. 1.7.3.1. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu Tắc nhgẽn, ứ đọng nước tiểu Trào ngược nước tiểu khi dẫn lưu. Dị vật đường tiết niệu (đặt thông tiểu). Thời gian đặt thông tiểu kéo dài. Kỹ thuật đặt thông tiểu không vô khuẩn. Hệ thống dẫn lưu bị hở. Quy trình chăm sóc không vô khuẩn hoặc túi đựng nước tiểu bị ô nhiễm. 1.7.3.2 .Các biện pháp thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu Giáo dục nhân viên y tế Nhận thức tầm quan trọng nhiễm khuẩn tiết niệu Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm 40% tổng số nhiễm khuẩn bệnh viện. Các yếu tố nguy cơ. Biện pháp dự phòng. 20
  • 18. Giám sát Giám sát tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở các khoa hậu phẫu, hồi sức cấp cứu xác định tỷ lệ, nguyên nhân và sự nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn. Giám sát việc tuân thủ kỹ thuật chăm sóc ống dẫn lưu nước tiểu đảm bảo nguyên tắc kín, một chiều, không liên tục. Vô khuẩn trong thực hành đặt, chăm sóc ống dẫn lưu. Khử khuẩn, tiệt khuẩn các dụng cụ dẫn lưu nước tiểu Nguyên tắc: Dụng cụ (sonde, túi chứa nước tiểu) phải đảm bảo vô khuẩn. Không sử dụng dụng cụ hở bao gói, quá hạn sử dụng. Dụng cụ tái sử dụng phải khử khuẩn tiệt khuẩn lại. Không sử dụng máy hút trong dẫn lưu nước tiểu. Khử khuẩn các dụng cụ y tế bằng nhiệt độ hoá chất hoặc theo hướng dẫn. 1.7.3.3. Kỹ thuật chăm sóc dự phòng nhiễm khuẩn tiết niệu. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện đặt sonde dẫn lưu đúng qui định. Đặt dẫn lưu nước tiểu trước, trong, sau khi mổ: sử dụng ống thông vô khuẩn đúng tiêu chuẩn, còn hạn sử dụng. Sử dụng hệ thống dẫn lưu kín. Mang phương tiện phòng hộ (găng tay, khẩu trang, mũ) đầy đủ khi thực hành kỹ thuật. Mang găng đúng kỹ thuật. Sử dụng chất sát khuẩn da, niêm mạc đúng (Betadin 2%), chất bôi trơn tan trong nước, đảm bảo vô khuẩn với dẫn lưu qua niệu đạo. Hạn chế chỉ định đặt sonde tiểu, chấm dứt sớm ngay khi tình trạng cho phép. Cố định sonde dẫn lưu tốt tránh tụt ra tụt vào làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu. Đặt túi nước tiểu thấp hơn lưng người bệnh tối thiểu 50cm tránh trào ngược nước tiểu vào bàng quang gây nhiễm khuẩn tiết niệu. Chăm sóc chân ống dẫn lưu bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (Betadin) ngày 1- 2 lần. Thay băng hàng ngày. Thường xuyên kiểm tra hệ thống dẫn lưu đảm bảo kín, một chiều phòng ngừa nhiễm khuẩn ngược dòng. Thời gian đặt dẫn lưu: căn cứ tình hình người bệnh. Hầu hết các phẫu thuật tiêu hoá, phẫu thuật ngực được rút trong 3 ngày. Riêng các dẫn lưu khi mở bể thận 7- 14 ngày. Xả nước tiểu qua van ở đáy túi khi đầy 2/3 túi hoặc mỗi 24 giờ. 1.7.3.4.Giám sát Cần thường xuyên giám sát và phát hiện những ca nhiễm khuẩn tiết niệu, qua đó xác định được tỷ lệ nền. Khi có biểu hiện vượt quá tỷ lệ nền, cần xác định dịch và có biện pháp can thiệp kịp thời. Xây dựng những bảng kiểm đối với thực hành của nhân viên y tế khi thực hiện quy trình đặt thông tiểu. 21
  • 19. Thường xuyên báo cáo các thống kê trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu, thời gian, số lượng, giúp đưa ra chính sách kiểm soát nhiẽm khuẩn. 1.7.4. Nhiễm khuẩn huyết * Phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết do đặt ống thông mạch máu Nhiễm khuẩn huyết xảy ra trong quá trình điều trị người bệnh có đặt ống thông mạch máu là nhiễm khuẩn huyết tiên phát ở người bệnh không có và không ở trong giai đoạn ủ bệnh của nhiễm khuẩn huyết tại thời điểm nhập viện và nguyên nhân có liên quan đến việc đặt các các ống thông mạch máu. Tại tuyến huyện, các ống thông mạch máu hay gặp nhất là kim luồn tĩnh mạch và kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch. Việc phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết này là một việc làm cần thiết và có thể thực hiện được nếu như chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt quá trình thực hiện thủ thuật xâm lấn này. 1.7.4.1. Các yếu tố nguy cơ Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhiễm khuẩn huyết ở người có đặt ống thông mạch máu Yếu tố người bệnh Tình trạng suy giảm miễn dịch của người bệnh làm gia tăng yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn huyết như người già, trẻ sơ sinh non yếu, trẻ có bệnh nhiễm khuẩn hoặc tổn thương da hở, suy dinh dưỡng, tiểu đường, HIV… Yếu tố can thiệp Vị trí đặt: Loại ống thông mạch máu ngoại biên, trung tâm. Ống thông mạch máu ngoại biên ít nguy cơ hơn ống thông mạch máu trung tâm. Thời gian lưu ống thông mạch máu càng dài, nguy cơ nhiễm khuẩn huyết càng gia tăng. Yếu tố môi trường Đặt ống thông mạch máu trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm và tình trạng cấp cứu nguy cơ cao hơn đặt có chuẩn bị và môi trường có kiểm soát. Sự không tuân thủ quy trình và kỹ thuật đặt vô khuẩn cũng có thể góp phần làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết. Khi đặt tuân thủ sử dụng phương tiện vô khuẩn làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Có 4 đường nhiễm vào máu đã được ghi nhận là: Vi khuẩn từ trên da người bệnh di chuyển vào vùng da của vị trí đặt ống thông và tụ tập suốt chiều dài của bề mặt ống thông đến đầu ống thông, đây là con đường nhiễm khuẩn thông thường nhất của của những ống thông mạch máu ngắn ngày. Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào nắp cửa bơm thuốc (Hub) do tiếp xúc với bàn tay hoặc dịch bị nhiễm hoặc thiết bị đặt bị nhiễm. Do các máu tụ, mảnh tế bào bị nhiễm khuẩn có thể do kỹ thuật đặt, hoặc từ nơi khác di chuyển đến (ít gặp hơn). Từ dịch bị nhiễm đưa vào (hiếm gặp). 22
  • 20. 1.7.4.2. Biện pháp ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết do đặt ống thông mạch máu Giáo dục, đào tạo nhân viên y tế Nhân viên y tế phải được giáo dục việc tuân thủ chỉ định, quy trình đặt và chăm sóc ống thông mạch máu đặt trong lòng mạch và những biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm làm giảm nhiễm khuẩn huyết liên quan đến việc đặt ống thông mạch máu. Cần để những nhân viên đã được đào tạo trực tiếp thực hiện đặt và chăm sóc ống thông mạch máu Lựa chọn vị trí và chăm sóc loại ống thông mạch máu Ở người lớn, nên sử dụng mạch máu ở chi trên. Trong trường hợp phải đặt đường truyền ở chi dưới nên chuyển vị trí đặt từ chi dưới lên chi trên nếu có thể thay đổi. Ở trẻ em, nên ưu tiên chi trên. Trong trường hợp không còn nơi khác, có thể sử dụng đặt ở chi dưới hoặc vùng da đầu lành lặn. Cần thăm khám hàng ngày bằng quan sát trực tiếp để phát hiện dấu hiệu sưng nóng, đỏ của vị trí đặt ống thông khi sử dụng loại băng keo trong. Rút bỏ ống thông mạch máu trong trường hợp có sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí đặt hoặc có những dấu hiệu khác có liên quan đến nhiễm khuẩn huyết có liên quan đến đặt ống thông mạch máu… Vệ sinh bàn tay và kỹ thuật vô khuẩn Phải vệ sinh tay với xà phòng và nước hoặc sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn trước đụng chạm vào đường truyền, Cần mang găng sạch khi đặt ống thông mạch máu ngoại biên có nguy cơ phơi nhiễm với máu. Không được đụng chạm vào vùng da đã sát khuẩn, thân kim, đốc kim, cửa bơm thuốc của hệ thống tiêm truyền. Phải mang găng vô khuẩn khi đặt ống thông động mạch, ống thông mạch máu trung tâm, và ống thông mạch máu trung tâm từ ngoại biên. Phải vệ sinh tay sau khi tháo găng kết thúc quy trình đặt, nhằm bảo vệ nhân vien y tế khỏi nguy cơ lây nhiễm tác nhân lây truyền qua đường máu, cũng như lây cho người bệnh khác. Phương tiện vô khuẩn khi đặt ống thông mạch máu. Phải sử dụng tối đa phương tiện vô khuẩn bao gồm mũ, khẩu trang, áo choàng, găng tay vô khuẩn và tấm phủ vô khuẩn che kín người bệnh chỉ trừ nơi đặt ống thông mạch máu khi đặt ống thông mạch máu trung tâm, ống thông mạch máu trung tâm từ ngoại biên hoặc thay đổi đường dẫn. Cần sử dụng một tấm phủ che vị trí đặt ống thông mạch máu vào động mạch phổi trong suốt quá trình đặt. Chuẩn bị vùng da tiêm truyền Phải Sát khuẩn da với dung dịch cồn 70% hoặc hỗn hợp cồn trong Iốt hoặc cồn trong chlorhexidine trước đặt đường truyền mạch máu ngoại biên. Để cho sát khuẩn có hiệu quả sau khi sát khuẩn cần phải để chất sát khuẩn khô trước khi đặt ống thông mạch máu. Thay gạc che phủ tại vị trí tiêm truyền 23
  • 21. Phải sử dụng gạc vô khuẩn (gạc dạng bán thấm, gạc trong suốt) để che phủ vị trí đặt ống thông mạch máu. Và thay gạc che phủ nếu gạc bị ẩm ướt, hở hoặc nhìn thấy bẩn. Cần thay gạc tại vị trí đặt mỗi 2 ngày với gạc thông thường và mỗi 7 ngày với gạc trong vô trùng khi lưu ống thông mạch máu, ở bệnh nhi phải thay ngay khi gạc che phủ bị tuột và không còn tác dụng che phủ vô trùng. Phải giám sát tình trạng vị trí đặt khi thăm khám và thay gạc hàng ngày. Nếu người bệnh có dấu hiệu sưng nóng ở vị trí đặt, sốt hoặc thấy những biểu hiện nghi ngờ nhiễm khuẩn tại nơi đặt hoặc có nhiễm khuẩn phải rút bỏ ngay đường truyền. * Sử dụng kháng sinh dự phòng toàn thân Không khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng toàn thân cho người bệnh trước, trong quá trình đặt, và lưu ống thông mạch máu trung tâm chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa sự tụ tập của vi khuẩn và nhiễm khuẩn huyết. * Thuốc chống đông Không nên sử dụng thường quy thuốc chống đông nhằm mục đích giảm nguy cơ nhiễm khuẩn huyết ở mọi người bệnh có đặt đường truyền vào mạch máu. 1.7.4.3. Kỹ thuật đặt và chăm sóc vô khuẩn một số vị trí thường gặp Phải chọn vị trí an toàn ít nguy cơ nhiễm khuẩn. Phải vệ sinh tay với xà phòng có tính sát khuẩn. Mang găng: Găng tay sạch khi có nguy cơ tiếp xúc với máu. Găng tay vô khuẩn khi đặt đường ống thông mạch máu trung tâm từ mạch máu ngoại biên. Kỹ thuật sát khuẩn da vùng đặt phải đúng kỹ thuật: sát khuẩn ít nhất 2 lần và giữa hai lần sát trùng vùng da đặt ống thông mạch máu phải khô. Cần phải sát khuẩn da với chất sát khuẩn trước khi tiêm, có thể chọn chlorhexidine 0,5% với người lớn và trẻ lớn hoặc iode 10% trong cồn trước khi đặt, (có thể dùng cồn 70 độ, povidone-iodine được bảo quản kỹ). Không được dùng cồn có chứa Iốt cho trẻ sơ sinh, nhưng có thể dùng povidone-iodine. 1.7.4.4. Kiểm soát dịch truyền Tất cả các dung dịch nuôi dưỡng đường mạch máu cần phải được pha chế tại khoa dược hoặc có buồng riêng, hoặc tủ với luồng khí siêu sạch thổi vào khu vực pha, không được pha ngay buồng bệnh. Nghiêm cấm sử dụng những loại dung dịch tiêm truyền nếu hết hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng đóng gói, bao bì, bị nứt, vỡ… Nên dùng thuốc đơn liều cho người bệnh. Trong trường hợp đa liều, khoa dược phải chịu trách nhiệm pha thuốc và chia liều. Không được sử dụng thuốc đã rút trên cùng một bơm tiêm để tiêm cho nhiều người mặc dù có thay kim. 24
  • 22. 1.7.4.5. Giám sát Cần thường xuyên giám sát và phát hiện những ca nhiễm khuẩn huyết có đặt ống thông mạch máu, qua đó xác định được tỷ lệ nền. Khi có biểu hiện vượt quá tỷ lệ nền, cần xác định yếu tố gây dịch bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời. Cần xây dựng những bảng kiểm đối với thực hành của nhân viên y tế khi thực hiện quy trình đặt ống thông mạch máu, Nên thường xuyên báo cáo các thống kê về việc sử dụng tiêm truyền mạch máu, thời gian, số lượng, giúp đưa ra chính sách kiểm soát nhiễm khuẩn. 1.7.5. Nhiễm khuẩn vết bỏng Người bệnh bỏng, bề mặt da bị tổn thương, sự kết hợp giữa tình trạng bệnh và sử dụng dụng cụ xâm lấn trong quá trình điều trị là điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn bệnh viện, tụ cầu vàng và Pseudomonas là vi khuẩn kháng thuốc thường phân lập được trong tổn thương nhiễm trùng bỏng. Mặt khác, vết bỏng sâu, mô hoại tử là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập, phát triển và dễ gây nhiễm khuẩn huyết. Các chủng vi khuẩn phân lập được từ bệnh phẩm mủ nhiễm trùng bỏng qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thường gặp là Pseudomonas spp, Staphylococcusaureus và Klebsiella spp. 1.7.6. Các nhiễm khuẩn khác Ngoài một số loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nói trên đã được hầu hết các tác giả đề cập tới trong các nghiên cứu của mình, nhưng còn nhiều loại nhiễm khuẩn ở các vị trí tiềm ẩn khác trong bệnh viện như: nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn dạ dày - ruột, viêm xoang, nhiễm khuẩn mắt và kết mạc, viêm nội mạc tử cung … 25
  • 23. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TRONG PHÒNG CHỐNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN 1. Vai trò cuả người điều dưỡng trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện Người điều dưỡng có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa và kiểm soát các bệnh lây nhiễm trong các cơ sở khám chữa bệnh, qua đó góp phần: + Giảm tỉ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện Giảm chi phí điều trị. Tăng uy tín cho bệnh viện. 2.2. Các thao tác người điều dưỡng cần làm trong quá trình chăm sóc người bệnh để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện 2.2.1. Rửa tay thường quy trong phòng ngừa chuẩn. Làm sạch tay người nhân viên y tế giúp các tác nhân lây bệnh có thể tạm trú hoặc thường trú trên bàn tay người nhân viên y tế không lây sang người bệnh. Thao tác này không chỉ đơn giản là phòng ngừa lây nhiễm tác nhân gây bệnh có thể lây truyền từ người bệnh này sang người bệnh khác qua trung gian là bàn tay, có thể lây truyền nguồn bệnh ra môi trường xung quanh người bệnh mà còn là nguồn lây nhiễm cho chính người nhân viên y tế và những người thân tiếp xúc với mình sau đó nếu như họ không rửa tay ngay. 2.2.2. Chăm sóc vệ sinh hàng ngày cho người bệnh trong phòng ngừa chuẩn. Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cho người bệnh tưởng chừng như một việc làm đơn giản, tuy nhiên đó lại là một biện pháp giúp ngăn ngừa viêm phổi mắc phải trong bệnh viện trên những người bệnh nằm lâu, hôn mê, ứ đọng đờm rãi, trẻ nhỏ không tự vệ sinh cho mình, và đặc biệt là người bệnh có thông khí hỗ trợ. Thao tác này không chỉ làm sạch miệng, mà còn làm giảm đáng kể một lượng vi khuẩn tụ tập và tăng sinh ở vùng răng miệng và từ đó khi người bệnh hít, sặc vào đường thở, nó trực tiếp sẽ xâm nhập vào đường thở, vào phổi gây viêm phổi. Việc tắm cho người bệnh trước khi phẫu thuật, trước khi làm một số thủ thuật xấm lấn nhằm chẩn đoán và điều trị, đã góp phần đáng kể trong giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ Đối với những người bệnh có đặt thông tiểu, việc chăm sóc đường tiết niệu sau khi đặt theo đúng quy định là một biện pháp làm giảm đáng kể nhiễm khuẩn đường tiểu ở người già, người nằm lâu và không tự mình chăm sóc được. 2.2.3. Vệ sinh vô khuẩn dụng cụ trong phòng ngừa chuẩn. Kiểm tra, sử dụng các dụng cụ đạt yêu cầu vô khuẩn. Xử lý các dụng cụ sau khi dùng theo đúng quy định. 2.2.4. Công tác vệ sinh buồng bệnh trong phòng ngừa chuẩn. Thực hiện vệ sinh; giám sát việc thực hiện vệ sinh. Sử dụng đúng các loại hóa chất, dụng cụ vệ sinh riêng cho từng khu vực. 2.2.5. Phân loại và quản lý chất thải bệnh viện trong phòng ngừa chuẩn. Điều dưỡng phân loại đúng các rác thải y tế, bảo quản đúng theo quy định. 26
  • 24. Giám sát việc thực hiện quy định phân loại, bảo quản rác thải y tế. 2.2.6. Thực hiện tiêm an toàn trong phòng ngừa chuẩn. Thực hiện đúng các quy trình tiêm theo hướng dẫn. Thực hiện các thao tác an toàn sau khi tiêm: không dùng tay đậy lại nắp kim tiêm, không tháo kim tiêm bằng tay. Nếu cần phải đậy nắp kim : dùng kỹ thuật xúc một tay để phòng ngừa tổn thương. Không cầm bơm kim tiêm nhiễm khuẩn đi lại ở nơi làm việc... Sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần cho mỗi người bệnh. Và còn rất nhiều, rất nhiều những thao tác chăm sóc quan trọng khác mà người điều dưỡng làm hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc và điều trị của người bệnh, và của chính người nhân viên y tế, bệnh viện. Ngày nay với những quy định nghiêm ngặt trong chăm sóc toàn diện, trong đảm bảo an toàn cho người bệnh và ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, lồng vào chiến lược chăm sóc sức khỏe. Và chúng ta ngày càng thấy rõ tầm quan trọng của công tác huấn luyện, tuyên truyền và tạo mọi điều kiện làm việc tốt nhất cho người điều dưỡng của các nhà quản lý, sẽ góp phần đưa công tác điều dưỡng lên một tầm cao mới, góp phần làm giảm chi phí, giảm tỷ lệ sai sót trong Y khoa và quan trọng hơn cả là đảm bảo một môi trường bệnh viện an toàn, không lây nhiễm và gia tăng uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN 1. Các biện pháp phòng ngừa chuẩn 1.1. Định nghĩa Phòng ngừa chuẩn được định nghĩa là tập hợp các biện pháp phòng ngừa áp dụng cho tất cả những người bệnh trong bệnh viện không tùy thuộc vào chẩn đoán và tình trạng nhiễm trùng của người bệnh. Mục tiêu của phòng ngừa chuẩn là nhằm phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm chéo qua máu, dịch tiết cơ thể, chất tiết (trừ mồ hôi) cho dù chúng được nhìn thấy có chứa máu hay không, và da không lành lặn và niêm mạc. Coi tất cả máu, dịch sinh học, các chất tiết, chất bài tiết (trừ mồ hôi) đều có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm. Đây là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất, nhằm hạn chế cả sự lây truyền từ người sang người cũng như từ người sang môi trường. Việc tuân thủ các quy định của Phòng ngừa chuẩn đóng góp quan trọng vào việc làm giảm nhiễm khuẩn liên quan đến cơ sở y tế, phơi nhiễm nghề nghiệp cho nhân viên y tế và tạo ra môi trường chăm sóc y tế an toàn cho cả người bệnh và nhân viên y tế. 1.2. Mục đích Phòng ngừa chuẩn được đưa ra nhằm cắt đứt con đường lây truyền virút, vi sinh vật, vi khuẩn nguy hiểm tới sức khỏe con người. 1.3. Nguyên tắc áp dụng Máu dịch cơ thể (trừ mồ hôi) đều là nguy cơ tiềm ẩn các tác nhân lây lan bệnh truyền nhiễm. 27
  • 25. Tất cả các biện pháp được thực hành phòng ngừa chuẩn giữa nhân viên y tế và nghười bệnh với khả năng nhiễm khuẩn từ máu và dịch cơ thể của người bệnh. Khi xác định được người mắc các bệnh truyền nhiễm thì nhân viên y tế cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn cũng như các biện pháp phòng ngừa theo các đường lây lan bệnh. 3.1.4. Các phương pháp phòng ngừa chuẩn Sơ đồ 3.1: Các phương pháp phòng ngừa chuẩn 3.1.4.1. Vệ sinh tay * Định nghĩa Bàn tay là phương tiện trung gian làm lan truyền tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện và các tác nhân gây bệnh đề kháng kháng sinh. Bàn tay dễ dàng bị ô nhiễm khi chăm sóc và điều trị người bệnh vì các vi khuẩn cư trú ở lớp sâu của da và xung quanh móng tay. Vi khuẩn định cư thường gặp ở nhóm này là các cầu khuẩn gram (+): S. epidermidis, S. hominis và một số VK gram (-) như: Acinetobacter, Enterobacter, v.v. vi khuẩn trên da người bệnh như tụ cầuvàng, Klebsiella spp... Phần lớn các vi khuẩn định cư có độc lực thấp, ít có khả năng gây nhiễm khuẩn trừ khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước da, các vết thương bao gồm cả vết mổ hoặc các thủ thuật xâm lấn khác. Vệ sinh tay được dùng để chỉ ra các phương pháp làm sạch tay, bao gồm rửa tay bằng nước với xà phòng, chà tay với dung dịch chứa cồn và rửa tay/sát khuẩn tay phẫu thuật. Rửa tay: Rửa tay với xà phòng thường (trung tính) và nước Rửa tay sát khuẩn: Rửa tay với xà phòng chứa chất sát khuẩn Chà tay bằng dung dịch chứa cồn (Hand rub) Rửa tay/sát khuẩn tay phẫu thuật: phương pháp mà phẫu thuật viên rửa tay sát khuẩn hay chà tay bằng dung dịch chứa cồn trước khi phẫu thuật 28
  • 26. Vệ sinh tay là nội dung cơ bản của Phòng ngừa chuẩn và là biện pháp hiệu quả nhất trong nỗ lực kiểm soát sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế. Mục đích vệ sinh tay. Loại bỏ vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trên bàn tay. Phòng ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ cộng đồng vào Bệnh viện. Ngăn ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ Bệnh viện ra cộng đồng. Ngăn ngừa các nhiễm khuẩn người bệnh có thể mắc phải trong Bệnh viện Sơ đồ 3.2: 5 thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc người bệnh Phương tiện và dụng cụ cần trang bị cho mỗi vị trí rửa tay thường quy Bồn rửa tay: Đủ sâu (50cm) để tránh nước bắn ra bên ngoài và bắn vào người rửa, không có góc, nhẵn, nghiêng về phía trũng bồn rửa tay. Chiều cao từ mặt đất lên mặt bồn rửa từ 65-80cm (phù hợp với chiều cao trung bình của người rửa tay). Vòi nước: Gắn cố định vào trong tường, chiều cao so với bề mặt của bồn khoảng 25 cm. Nên sử dụng khoá vòi tự động hoặc có cần gạt. Hệ thống nước: tốt nhất là nước máy. Giá để xà phòng rửa tay: lắp đặt phù hợp với kích cỡ xà phòng hoặc lọ chứa dung dịch rửa tay. Khăn lau tay sử dụng 1 lần. Nếu có điều kiện có thể sử dụng khăn lau tay giấy, máy sấy tay. Thùng đựng khăn đã sử dụng: Thiết kế sao cho thao tác bỏ khăn vào thùng được dễ dàng, không phải đụng chạm tay vào nắp. Nơi cần trang bị dung dịch sát khuẩn tay nhanh 29
  • 27. Đầu giường người bệnh nặng, người bệnh cấp cứu . Trên các xe tiêm, thay băng . Bàn khám bệnh . Tường cạnh cửa ra vào mỗi buồng bệnh . * Quy trình vệ sinh tay. Có hai phương pháp vệ sinh tay. Rửa tay bằng nước và xà phòng. + Chà tay bằng dung dịch cồn. - Thực hiện quy trình rửa tay thường quy theo đúng hướng dẫn rửa tay của Bộ Y tế . - Rửa tay khi bàn tay nhìn thấy bẩn hoặc có dính dịch cơ thể bằng xà bông và nước. Nếu bàn tay không nhìn thấy bẩn hoặc nhiễm khuẩn, có thể dùng cồn sát khuẩn bàn tay. Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa cồn theo đúng quy trình, khi tay không thấy bẩn bằng mắt thường. Phải đảm bảo bàn tay khô hoàn toàn trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động chăm sóc nào cho người bệnh. * Quy trình vệ sinh tay với nước và xà phòng: Quy trình này được thực hiện khi bắt đầu hoặc kết thúc một ngày làm việc, khi tay dây bẩn mà mắt nhìn thấy được hoặc cảm giác có dính bẩn, dính máu, dịch cơ thể. Phải tháo trang sức ở tay trước khi tiến hành các bước sau: Bước 1: Lấy 3 - 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch và xà phòng dàn đều. Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay. Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia. Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian rửa tay tối thiểu là 30 giây. 30
  • 28. Hình 3.1: Quy trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn Quy trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn: Bước 1: Lấy 3ml dung dịch chứa cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch dàn đều. Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay. Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia. Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Chà sát tay đến khi tay khô. Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30 giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô Lưu ý Khi chuyển chăm sóc từ nơi nhiễm sang nơi sạch trên cùng người bệnh cũng cần vệ sinh tay 31
  • 29. Sau khi tháo găng phải vệ sinh tay Không được để móng tay dài, mang móng tay giả khi chăm sóc người bệnh Trong chăm sóc người bệnh, tránh sờ vào bề mặt các vật dụng, trang thiết bị khi không cần thiết để phòng lây nhiễm tay từ môi trường hoặc lây nhiễm cho môi trường do tay bẩn Tập huấn, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ rửa tay phải được thực hiện định kỳ và có thông tin phản hồi cho nhân viên y tế 3.1.4.2. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân * Mục đích sử dụng phương tiện phục hồi chức năng Phương tiện phòng hộ bao gồm: găng tay, khẩu trang, áo choàng, tạp dề, mũ, mắt kính/ mặt nạ và ủng hoặc bao giày. Mục đích sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân là để bảo vệ nhân viên y tế, người bệnh, thân nhân và người thăm bệnh khỏi nguy cơ lây nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài. Nguyên tắc chung về cách sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân Luôn thực hiện vệ sinh tay, mặc dù có sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân. Loại bỏ và thay thế phương tiện phòng hộ cá nhân ngay sau khi phát hiện thấy bất thường (hư hỏng hoặc rách). Loại bỏ tất cả các phương tiện phòng cá nhân ngay sau khi hoàn thành việc chăm sóc và tránh gây nhiễm khuẩn cho: môi trường bên ngoài phòng cách ly; người bệnh hoặc nhân viên khác; và cho chính bản thân người chăm sóc. Cẩn thận khi cởi bỏ tất cả các phương tiện phòng hộ cá nhân và thực hiện vệ sinh tay ngay sau đó. Lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân 32
  • 30. Bảng 3.1. Lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân Bối cảnh Vệ sinh Găng Áo Khẩu Kính tay tay choàng trang y tế bảo hộ Luôn sử dụng trước và sau X khi tiếp xúc với người bệnh và sau khi tiếp xúc với môi trường nhiễm khuẩn Nếu tiếp xúc trực tiếp với X X máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, đờm, dịch mũi, da không lành lặn Nếu có nguy cơ bắn dịch lên X X X cơ thể nhân viên y tế Nếu có nguy cơ bắn dịch lên X X X X X cơ thể và mặt nhân viên y tế Mang găng tay Chỉ định sử dụng găng tay: Chỉ định sử dụng găng vô khuẩn: + Thực hiện phẫu thuật + Thực hiện các thủ thuật vô khuẩn + Chăm sóc đặc biệt (trẻ non tháng, cấp cứu sơ sinh, bệnh nhân suy giảm miễn dịch) - Chỉ định sử dụng găng sạch: Khi làm các công việc có nguy cơ tiếp xúc với máu/dịch cơ thể của người bệnh, niêm mạc, da tổn thương Khi tiếp xúc với đồ dùng, vật dụng ô nhiễm Da tay nhân viên y tế không nguyên vẹn Chỉ định sử dụng găng bảo hộ: + Làm vệ sinh bề mặt + Thu gom chất thải + Thu gom đồ vải + Xử lý dụng cụ, vật dụng chăm sóc, điều trị bệnh nhân * Nên thay găng: Sau mỗi thủ thuật và thao tác trên bênh nhân. Sau khi tiếp xúc với vật dụng chứa mật độ vi sinh vật cao. Khi nghi ngờ găng thủng hay rách. 33
  • 31. Giữa các hoạt động chăm sóc trên cùng một người bệnh mà có tiếp xúc các chất có thể chứa mật độ vi sinh vật cao (ví dụ sau khi đặt sonde tiểu và trước khi hút đờm qua nội khí quản). * Lưu ý: Tháo găng trước khi tiếp xúc với các bề mặt sạch trong môi trường (ví dụ, đèn, máy đo huyết áp). Không sát khuẩn bên ngoài găng để sử dụng tiếp. Rửa tay sau khi tháo bất kì loại găng nào (găng dùng một lần, găng phẫu thuật hay găng vệ sinh) Trong trường hợp không đủ găng, có thể thay thế găng bằng khăn giấy trong trường hợp nguy cơ tiếp xúc với dịch tiết thấp. Không mang một đôi găng để chăm sóc cho nhiều bệnh nhân Mang găng là biện pháp hỗ trợ, không thay thế được rửa tay. Găng dùng một lần không nên đem giặt hay dùng lại vì dịch có thể đi vào qua các lỗ thủng không nhìn thấy trên găng. Không cần mang găng trong các chăm sóc thông thường nếu việc tiếp xúc chỉ giới hạn ở vùng da lành lặn, như vận chuyển người bệnh, đo huyết áp, phát thuốc. * Quy trình mang găng: Rửa tay Chọn găng tay thích hợp với kích cỡ tay Mở hộp (bao) đựng găng Dùng một tay chưa mang găng để vào mặt trong của nếp gấp găng ở cổ tay để mang cho tay kia Dùng 4 ngón tay của tay mang găng đặt vào nếp gấp mặt ngoài cổ găng còn lại để mang găng cho tay kia Sửa lại những ngón tay mang găng cho khít và ngay ngắn Chú ý: găng tay trùm ra ngoài cổ tay áo choàng khi chăm sóc người bệnh Quy trình tháo găng: Tay đang mang găng nắm vào mặt ngoài của găng ở phần cổ tay của tay kia, kéo găng lật mặt trong ra ngoài Tay còn mang găng cầm găng đã tháo ra Tay đã tháo găng nắm vào mặt trong của găng ở phần cổ tay găng của tay còn lại, kéo găng lật mặt trong ra ngoài sao cho găng này trùm ngoài găng kia Cho găng bẩn vào túi chất thải lây nhiễm Rửa tay thường quy ngay sau khi tháo găng 34
  • 32. Hình 3.2: Cách mang và tháo găng Mang khẩu trang y tế * Mục đích Mang khẩu trang y tế nhằm bảo vệ người bệnh: Phòng ngừa các giọt bắn từ miệng nhân viên y tế vào vết mổ hoặc vùng da và niêm mạc người bệnh cần được bảo vệ vô khuẩn, đặc biệt khi nhân viên y tế nghi ngờ mắc các bệnh có thể lây theo đường hô hấp. Mang khẩu trang y tế nhằm bảo vệ nhân viên y tế: khi có các dịch bệnh đường hô hấp; khi làm các thủ thuật có nguy cơ bắn máu từ phía người bệnh; khi cọ rửa dụng cụ y tế, dụng cụ chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn, khi thu gom đồ vải, chất thải y tế... * Chỉ định sử dụng khẩu trang y tế Khi làm việc trong môi trường đòi hỏi phải bảo đảm vô khuẩn như: Làm việc trong khu phẫu thuật, khi chăm sóc cho người bệnh có vết thương hở (ví dụ: thay băng), làm việc trong các phòng chăm sóc đặc biệt đòi hỏi vô khuẩn tuyệt đối. Khi dư kiên se bi băn mau dich tiêt vao măṭmui trong khi điều trị, chăm soc người bệnh. Khi khám, chăm sóc cho người bệnh lây bệnh theo đường hô hấp hoặc đang co bênḥ đương hô hâp, cân han chê lây nhiêm cho ngươi khac. Chú ý: Khẩu trang một lần chỉ nên sử dụng một lần, không bo tui đê dùng lại. Nếu khẩu trang bị ướt, cần thay ngay khẩu trang mới. Khẩu trang y tế thông thuờng có thể lọc được các vi sinh vật hoặc bụi có kích thước ≥ 5 μm. Khẩu trang y tế thông thuờng không có khả năng giúp nhân viên y tế phòng ngừa lây bệnh đường hô hấp khi trực tiếp chăm sóc cho những người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm như: Lao tiến triển, SARS, H5N1, H1N1, sởi, thủy đậu... vì các tác nhân gây bệnh có kích thước rất nhỏ (≤ 0,3 μm). Vì vậy, đối với các bệnh nói trên nhân viên y tế cần mang khẩu trang chuyên dụng có hiệu lực lọc cao như: N95 (95%), N99 (99%), N100 (99,7%). Mang khẩu trang: Bước 1: Đặt khẩu trang che kín mũi miệng và cằm; thanh kim loại để ngang qua sống mũi, nêp gâp khâu trang theo chiêu xuông, dây chun năm phia trong. Bước 2: Buộc dây trên và dây dưới phía sau đầu hoặc quàng dây qua tai. Bước 3: Dùng ngón tay của hai bàn tay miết thanh kim loại cho ôm sát sống mũi hai bên. Bước 4: Điều chỉnh vành khẩu trang sao cho khít với khuôn mặt. Bước 5: Kiểm tra độ khít của khẩu trang. Khẩu trang khít khi: + Hít vào thì khẩu trang bị ép sát vào miệng. 35
  • 33. + Thở ra thì khẩu trang phồng lên. Nếu khẩu trang không khít cần phải chỉnh lại cho khít. Kỹ thuật thao khâu trang Không sơ vào măṭngoài khâu trang. Tháo dây cột khẩu trang và bo vao thung chất thải lây nhiễm. Hình 3.3: Cách mang và tháo khẩu trang Sử dụng các phương tiện che mặt và mắt: Kính bảo hộ, mạng che mặt khi làm các thủ thuật có nguy cơ bắn toé máu và dịch vào mắt như: đỡ đẻ, phá thai, đặt nội khí quản, hút dịch, nhổ răng .. - Cách mang: Đặt kính hoặc mạng che mặt lên mặt và điều chỉnh sao cho vừa khít Cách tháo: Mặt ngoài của kính hoặc mạng bị lây nhiễm. Không nên sờ. Dùng tay nắm vào quai kính hoặc mạng. Bỏ vào thùng rác hoặc vào thùng quy định để ử lý lại Hình 3.4: Cách mang và tháo kính/mạng che mặt Áo choàng, tạp dề: Mặc áo choàng, tạp dề Khi làm các thủ thuật dự đoán có máu và dịch cơ thể của người bệnh có thể bắn lên đồng phục nhân viên y tế, ví dụ: Khi cọ rửa dụng cụ y tế nhiễm khuẩn Khi thu gom đồ vải dính máu. Cách mặc áo choàng: Mặc áo choàng phủ từ cổ đến chân, từ tay đến cổ tay và phủ ra sau lưng. Cột dây ở cổ và eo. *Cách tháo áo choàng: 36
  • 34. Mặt trước và tay áo bị nhiễm. Không sờ vào phần này. Mở dây cổ, dây eo, kéo áo choàng từ mỗi vai hướng về phía tay cùng bên, cho mặc ngoài vào trong, đưa áo choàng xa cơ thể, cuộn lại và bỏ vào thùng rác hoặc thùng để xử lý lại. a. Cách mặc áo choàng b. Cách tháo áo choàng Hình 3.5 : Cách mặc và tháo áo choàng Thứ tự mặc và tháo các phương tiện phòng hộ * Thứ tự mặc các phương tiện phòng hộ - Bước 1: Xác định mức độ nguy hiểm và các loại dụng cụ cần thiết Lên phác thảo mặc và tháo trang phục phòng hộ cá nhân Bạn có cần người giúp? Gương không? Bạn có biết bạn sẽ xử lý thế nào với rác thải là trang phục phòng hộ cá nhân? - Bước 2: Mặc áo choàng - Bước 3: Đeo khẩu trang - Bước 4: Mang kính mắt (kính gọng lồi, kính nhìn, mặt nạ ) Không sử dụng mặt nạ nếu nó không che kín (mặt và cằm) Chú ý đến kính bị mờ và mắt bị mờ Mũ tùy ý, không bắt buộc, nếu như người mang mệt mỏi khi sử dụng chúng, đặt chúng trên kính mắt. - Bước 5: Mang găng tay trùm cổ tay * Thứ tự tháo phương tiện phòng hộ - Bước 1: 37
  • 35. Tránh gây nhiễm cho chính mình, người khác và môi trường xung quanh, Tháo những dụng cụ nhiễm nặng trước Tháo găng và áo choàng : Loại dùng một lần rồi bỏ(Tháo găng và áo choàng rồi cuộn tròn mặt trái ra ngoài và bỏ thùng rác; Vứt bỏ an toàn). Loại tái sử dụng (Tháo găng và cuộn tròn mặt trái ra ngoài, vứt bỏ an toàn; Tháo áo choàng và cuộn tròn mặt trong ra ngoài, bỏ bao, chuyển đi giặt). Bước 2: Rửa tay Bước 3: Tháo bỏ mũ Tháo bỏ kính mắt từ phía sau Bỏ kính vào thùng riêng biệt nếu tái sử dụng lại, Bước 4: Tháo mặt nạ từ phí sau Bước 5: Rửa tay Bước 6: Tháo khẩu trang: Nhấc dây dưới trước Nhấc dây trên Tránh sờ vào mặt trước khẩu trang 3.1.4.3. Thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp Cơ sở y tế cần xây dựng kế hoạch quản lý tất cả các người bệnh có các triệu chứng về đường hô hấp trong giai đoạn có dịch. Tại khu vực tiếp nhận bệnh cần có hướng dẫn để đưa người bệnh có các triệu chứng về đường hô hấp vào khu vực riêng Mọi người bệnh có các triệu chứng về đường hô hấp đều phải tuân thủ theo các quy tắc về vệ sinh hô hấp. Che miệng mũi bằng khăn giấy và bỏ khăn giấy trong thùng rác hoặc dùng ống tay áo để che nếu không có khăn giấy, không dùng bàn tay + Mang khẩu trang y tế + Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với chất tiết + Đứng hay ngồi cách xa người khác khoảng 1-2 mét 38
  • 36. Hình 3.6: Hướng dân vệ sinh hô hấp 3.1.2.4. Sắp xếp người bệnh. Nên sắp xếp người bệnh không có khả năng kiểm soát dịch tiết, chất bài tiết, dịch dẫn lưu vào phòng riêng (đặc biệt trẻ em có bệnh đường hô hấp, tiêu hóa) Sắp xếp người bệnh dựa vào các nguyên tắc: Đường lây truyền của tác nhân gây bệnh Yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh Khả năng mắc nhiễm khuẩn bệnh viện 3.1.2.5. Khử khuẩn, tiệt khuẩn Dụng cụ y tế tái sử dụng đều phải được xử lý trước khi sử dụng cho người bệnh khác Dụng cụ sau khi sử dụng có dính máu và dịch tiết phải được khử nhiễm ngay hoặc bỏ vào thùng kín khi vận chuyển về nơi khử khuẩn Xử lý dụng cụ theo đúng quy trình (khử nhiễm, làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn và bảo quản đúng cách) Cần làm sạch mọi chất hữu cơ trên dụng cụ trước quy trình khử, tiệt khuẩn Dụng cụ tiếp xúc với da lành lặn (còn gọi là dụng cụ không thiết yếu – non - critical) cần khử khuẩn mức độ thấp hoặc trung bình Dụng cụ tiếp xúc với niêm mạc (còn gọi là dụng cụ bán thiết yếu – semi- crirtical) cần phải khử khuẩn mức độ cao 39