SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 20
A. CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ tài chính của DN:
 Kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ về tình hình tài chính của DN của chủ đầu tư gửi đến
có đúng, đủ theo quy định để phục vụ cho công tác thẩm định.
 Kiểm tính đầy đủ, tính pháp lý của các báo cáo tài chính: có đủ số lượng báo cáo? có đủ
chữ ký của người có thẩm quyền? báo cáo có được kiểm toán?
Bước 2: Nắm thông tin về tình hình tài chính DN:
Về số vốn điều lệ thực góp của công ty. Trong đó:
 Vốn bằng tiền
 Vốn bằng tài sản
 Về khả năng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu đểtham gia góp vốn thực hiện dự án/phương
án sản xuất - kinh doanh.
 Về tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính.
Các chỉ số thông dụng thường sử dụng hỗ trợ cho việc phân tích đánh giá tình hình tài
chính của DN
I. Khả năng thanh toán
Nhiều DN bị rơi vào tình trạng phá sản vì thiếu vốn, vì vậy cần phải kiểm tra khả năng
của DN có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay hay không là một trong
những cơ sở đánh giá sự ổn định, vững vàng về tài chính của DN, thông qua các chỉ tiêu:
1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Ktq):
Ktq = Tổng tài sản (MS270 BCĐKT)/Nợ phải trả (MS300 BCĐKT)
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của DN. Hệ số này càng lớn thì
khả năng thanh toán của DN càng tốt. Hệ số thanh toán nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy
sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của DN.
2. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Kng):
Kng = Tài sản ngắn hạn (MS100 BCĐKT)/Nợ ngắn hạn (MS310 BCĐKT)
Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tài sản ngắn
hạn hiện có
Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại Hệ số này nhỏ
hơn giới hạn cho phép sẽ cảnh báo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN gặp
khó khăn, tiềm ẩn không trả được nợ đúng hạn.
3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knh):
Kn = Vốn bằng tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn
(MS110 + 120BCĐKT)/Nợ ngắn hạn (MS310 BCĐKT)
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tiền và
các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Chỉ số này cho biết khả
năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như tức
thời.
Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại, Hệ số này
nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy trong trường hợp rủi ro bất ngờ, khả năng trả nợ ngay
các khoản nợ ngắn hạn thấp.
II. Tính ổn định và khả năng tự tài trợ
2.1. Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ (Ktu)
Ktu = Tài sản dài hạn (MS200 BCĐKT)/Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT) + Nợ dài
hạn (MS330 BCĐKT)
Hệ số này phản ánh việc sử dụng vốn hợp lý của chủ đầu tư, hệ số này không được vượt
quá 100%. Nếu hoạt động kinh doanh của DN vẫn ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn;
nếu hệ số này > 100 cho thấy DN đã đầu tư tài sản dài hạn bằng những nguồn vốn có kỳ hạn
ngắn (Ví dụ: như vay ngắn hạn) dòng tiền sẽ trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định
trong điều hành tài chính của DN. Nên đánh giá hệ số này đồng thời với hệ số tài sản dài hạn
trên vốn chủ sở hữu.
2. Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Kts)
Kts = Tài sản dài hạn (MS 200BCĐKT)/ Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT)
Hệ số này cho thấy mức ổn định của việc đầu tư tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu,
những khoản đầu tư vào TSCĐ có thể được tái tạo như mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì
những khoản đầu tư như vậy thường cần một khoản thời gian dài để tái tạo; hệ số càng nhỏ
càng an toàn, phản ánh sự chủ động định đoạt về tài sản của chủ đầu tư.
3. Hệ số nợ (Ncsh)
Xác định hệ số này để đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu
Ncsh = Nợ phải trả (MS 300BCĐKT)/Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT)
Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu; hệ số này càng
nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn vì nguồn vốn CSH là nguồn vốn không phải hoàn
trả, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của DN càng tốt. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này càng cao
thì có một khả năng lớn là DN đang không thể trả được các khoản nợ theo điều kiện tài chính
thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý, hoặc dòng tiền của DN sẽ kém đi do gánh nặng
từ việc thanh toán các khoản lãi vay. Trong trường hợp giải thể DN, hệ số này cho biết mức
độ được bảo vệ của các chủ nợ.
4. Hệ số vốn chủ sở hữu (Vcsh)
Vcsh = Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)/Tổng Nguồn vốn (MS 440BCĐKT)
Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn dùng để đo lường sự ổn định của việc tăng
vốn. Bổ sung vào vốn góp bởi các cổ đông và các khoản dự trữ vốn thì vốn chủ sở hữu cũng
góp phần tạo ra dự trữ cho vốn điều lệ và phần thặng dư (kể cả thu nhập giữ lại của DN).
Nguồn vốn này không cần được hoàn trả lại, vì vậy hệ số này càng cao, DN càng được
đánh giá cao. Về cơ bản hệ số này có mục đích đánh giá như hệ số nợ.
5. Đối với DN đề nghị bảo lãnh vay vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, cần
lưu ý thêm
5.1. Đánh giásự hợp lý trong việc bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn của DN thông qua các
chỉ số
+ Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ = TSCĐ/ Tổng tài sản (%)
+ Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ = TSLĐ/ Tổng tài sản (%)
Các chỉ số này cho biết tỷ trọng đầu tư vào các loại tài sản của DN, xu hướng biến động
của Tổng tài sản qua các kỳ báo cáo, tính hợp lý trong việc bố trí về cơ cấu tài sản của DN
tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh của DN.
5.2. So sánh đánh giáviệc tăng giảm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn có tương ứng với việc tăng
giảm tài sản lưu động, tài sản cố định không, để đánh giá việc bố trí cơ cấu nguồn vốn
dài hạn và ngắn hạn có hợp lý không.
III. Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời
3.1. Hiệu quả sử dụng tài sản (DTts)
Hệ số này cho thấy kết quả mà DN đạt được trong năm thông qua việc tạo thu nhập trên
tổng tài sản đã đưa vào hoạt động SXKD.
DTts = Doanh thu (MS 10+21+31KQHĐKD)/Tổng tài sản (MS 270BCĐKT)
Hệ số này phản ánh tính năng động của DN , cho biết tổng vốn đầu tư vào tài sản được
chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu. Nếu hệ số này thấp, có nghĩa là vốn đang không
được sử dụng hiệu quả; có khả năng DN đang thừa hàng tồn kho, sản phẩm hàng hoá không
tiêu thụ được hoặc tài sản nhàn rỗi hoặc vay tiền quá nhiều so với nhu cầu vốn thực sự. (Lưu
ý đối với DN có quy mô lớn thì hệ số này có xu hướng nhỏ hơn so với DN có quy mô nhỏ).
3.2. Vòng quay tổng tài sản/Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài
sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là: với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công
ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có
chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình
Tổng doanh thu ròng = doanh thu ròng/thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ + doanh
thu hoạt động tài chính + doanh thu thu nhập khác (thu nhập khác).
Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra) x (Đơn giá sản phẩm) + Các khoản phụ thu
khác.
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của DN – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị
trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu.
Tài sản = tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn
𝑻𝑨𝑻 =
𝑻𝑵𝑺
𝑨
=
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒓ò𝒏𝒈
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏
3.3. Vòng quay hàng tồn kho (V)
Hệ số vòng quay hàng tồn kho đánh giá hiệu quả hoạt động của DN thông qua hiệu quả
sử dụng vốn lưu động.
V = Giá vốn hàng bán (MS 11KQHĐKD)/Hàng tồn kho bình quân (MS 140BCĐKT)
𝑰𝑻 =
𝑪𝒔𝒙
𝑻𝑲
=
𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏
𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏
=
𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖
𝒈𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒃ì𝒏𝒉
𝑩ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒐
=
𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒏ă𝒎 𝒕𝒓ướ𝒄 + 𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒏ă𝒎 𝒏𝒂𝒚
𝟐
Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết DN sử dụng vốn lưu động càng hiệu
quả, góp phần nâng cao tính năng động trong sản xuất kinh doanh của DN. Vòng quay thấp
là do DN lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho, dòng tiền sẽ giảm đi do vốn kém hoạt động và gánh
nặng trả lãi tăng lên, tốn kém chi phí lưu giữ và rủi ro khó tiêu thụ do không phù hợp với nhu
cầu tiêu dùng hoặc thị trường kém đi. Vòng quay hàng tồn kho của các DN có quy mô lớn có
xu hướng cao hơn các DN có quy mô nhỏ. Riêng các DN thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ
thì vòng quay hàng tồn kho có xu hướng càng lớn khi DN có quy mô hoạt động càng nhỏ.
3.4. Kỳ thu tiền bình quân (N)
𝑁 =
Các khoản phải thu bình quân (MS 130BCĐKT) x 360 ngày
Doanh thu thuần (MS 10 + 21 + 31KQHĐKD)
𝐴𝐶𝑃 =
KPT x 360
𝑁𝑆
=
𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 × 360
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑟ò𝑛𝑔/𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ
Hệ số này phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.
Kỳ thu tiền bình quân đánh giá thời giá bình quân thực hiện các khoản phải thu của DN.
Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của DN và đặc thù của từng ngành nghề SXKD.
Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh, cho biết
hiệu quả sử dụng nguồn vốn của DN càng cao.
3.5. Đối với DN đề nghị bảo lãnh vay vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh,
cần phần tích thêm chỉ tiêu
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Tồn kho + Các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho thấy nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên của DN trong năm. Chỉ
tiêu càng lớn cho thấy nhu cầu về vốn lưu động của DN càng lớn và ngược lại.
Vòng quay vốn lưu động (vòng/năm) = Doanh thu thuần/TSLĐ và ĐTNH bình quân
TSLĐ và ĐTNH bình quân = TSLĐ và ĐTNH đầu kỳ + TSLĐ và ĐTNH cuối kỳ/2
Tỷ lệ này cho biết vốn lưu động được chuyển bao nhiêu lần thành doanh thu. Tỷ lệ này
càng cao chứng tỏ đồng vốn được sử dụng càng hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này thấp đi có thể
là DN sử dụng vốn kém hiệu quả (tài sản nhàn rỗi, thừa hàng tồn kho, vay quá nhiều tiền so
với nhu cầu thực sự…)
3.6. Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn sử dụng
LNnv = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)/Tổng nguồn vốn bình quân (MS
440BCĐKT)
3.7. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên Tổng vốn sử dụng
LNkd = Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD)/Tổng nguồn vốn bình quân (MS
440BCĐKT)
3.8. Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu
LNnv = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)/Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)
3.9. Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên Vốn chủ sở hữu
LNkd = Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD)/Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)
3.10. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
LN dt = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)/Doanh thu (MS 10 + 21 +
31KQHĐKD)
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hình tài
chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DN.
Các tỷ suất này càng lớn thì thì DN sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả; ngược lại,
cho thấy DN đang gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro, đòi hỏi DN
phải có biện pháp khắc phục.
IV. CÁC TỶ LỆ TÀI TRỢ - Nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính
4.1. Hệ số Nợ/Tổng tài sản
Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để
tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp
được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.
𝑫/𝑨 =
𝑻𝑫
𝑻𝑨
=
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏
Tổng nợ gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính
(các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn).
Tổng tài sản: Toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo.
Đối với các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải vì tỷ số nợ càng thấp thì khả
năng thanh toán nợ của con nợ khi đáo hạn cao.
Đối với các nhà quản trị, cổ đông thường thích tỷ số nợ cao vì tỷ số nợ càng cao
nghĩa làcông ty chỉ góp một phần vốn nhỏ trên tổng vốn thì sự rủi ro trong kinh doanh
chủ yếu do chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, các nhà quản trị chỉ đưa ra lượng vốn nhỏ nhưng
lại được sử dụng một lượng tài sản lớn. Khi công ty tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều
hơn so với số tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu sẽ tăng rất nhanh.
Hệ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu
đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá thấp cũng có hàm
ý doanh nghiệp chưa tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ, tức chưa khai thác tốt đòn bẩy tài
chính.
Hệ số nợ vay trên tổng tài sản phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp,
quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Vì vậy, muốn biết tỷ số này cao
hay thấp còn phải so sánh với tỷ số trung bình ngành. Tỷ số nợ đối với tài sản thường nằm
trong khoảng từ 50-70%.
Để có thể nhận xét đúng đắn về hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các
tỷ số khác, nhưng nếu hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta có thể kết luận trong tương
lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành sản xuất, kinh doanh.
4.2. Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu
Chỉ số này phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này lớn cho ta biết
doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có. Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong
việc trả nợ và rủi ro khi có biến động về lãi suất vay.
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn
hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở
hữu trong cùng kỳ. Các số liệunày có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Công thức tính như sau:
D/E=
Tổng nợ
Vốn sở hữu
Nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi
các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn
chủ sở hữu.
Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng
tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này
càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng
lớn. Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là
doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong
việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày
một tăng cao.
Chi phí lãi vay là khoản chi hợp lệ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do
vậy chỉ số D/E cao thể hiện doanh nghiệp rất biết cách sử dụng vốn vay để kinh doanh, khai
thác lợi ích hiệu quả và giảm thuế. Nhưng doanh nghiệp có chỉ số D/E cao cũng tiềm ẩn nhiều
rủi ro hơn so với doanh nghiệp có chỉ số thấp hơn.
4.3. Hệ số đòn bẩy tài chính
𝐇ệ 𝐬ố đò𝐧 𝐛ẩ𝐲 𝐭à𝐢 𝐜𝐡í𝐧𝐡 =
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧
𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧
Thể hiện vốn vay và vốn chủ sở hữu bình quân trong cả một thời kỳ. Tỷ số này thấp thể
hiện khả năng tự chủ tài chính nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được nhiều
lợi thế của đòn bẩy tài chính.
4.4. Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả lãi chưa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của công ty, vì ngoài
lãi ra công ty còn phải trả nợ gốc và các khoản khác, chẳng hạn như tiền thuê tài sản. Do đó,
độc giả không chỉ quan tâm đến khả năng trả lãi mà còn quan tâm đến khả năng thanh toán
nợ của công ty nói chung để đo lường khả năng trả nợ độc giả nên sử dụng khả năng trả nợ.
Tỷ số khả năng trả nợ được xác định bằng cách lấy giávốn hàng bán cộng khấu hao
và EBIT chia cho giátrị nợ gốc và lãi phải thanh toán. Công thức chung để tính toán tỷ số
này như sau:
𝐓ỷ 𝐬ố 𝐤𝐡ả 𝐧ă𝐧𝐠 𝐭𝐫ả 𝐧ợ =
𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏 + 𝑲𝒉ấ𝒖 𝒉𝒂𝒐 + 𝑬𝑩𝑰𝑻
𝑵ợ 𝒈ố𝒄 + 𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒍ã𝒊 𝒗𝒂𝒚
𝐓ỷ 𝐬ố 𝐤𝐡ả 𝐧ă𝐧𝐠 𝐭𝐫ả 𝐧ợ =
𝐄𝐁𝐈𝐓 + 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐨á𝐧 𝐭𝐢ề𝐧 𝐭𝐡𝐮ê
𝐈 + 𝐍ợ 𝐠ố𝐜 + 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐨á𝐧 𝐭𝐢ề𝐧 𝐭𝐡𝐮ê
Tuy nhiên, do báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ở Việt Nam không thể
hiện rõ khấu hao mà ẩn chi phí khấu hao vào trong chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp, nên việc tính toán tỷ số này gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên,
độc giả có thể tính chi phí khấu hao trên cơ sở xác định mức khấu hao tăng trong kỳ để suy
ngược lại chi phí khấu hao.
Tỷ số khả năng trả nợ được thiết kế để đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của công
ty từ các nguồn như doanh thu, khấu hao, và lợi nhuận trước thuế. Thông thường nợ gốc sẽ
được trang trải từ doanh thu và khấu hao, trong khi lợi nhuận trước thuế được sử dụng để trả
lãi vay. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để
trả nợ của công ty. Khả năng thanh toán nợ dài hạn thì phải được thực hiện cùng với việc
xem xét năng lực công ty đã khảo sát qua nhiều năm. Mục tiêuchính của việc phân tíchnợ
dài hạn chỉ ra liệumột công ty có phá sản hay không? Khả năng sinh lời và lưu lượng
tiền mặt giảm là dấu hiệu của việc kinh doanh sẽ thất bại. Hai tỷ số khác nhau mà nhà
phân tíchthường coi nó như người chỉ dẫn về khả năng thanh toán nợ dài hạn của công
ty là tỷ số nợ trên vốn cổ phần và khả năng thanh toán lãi vay.
4.5. Hệ số chi trả lãi vay/ Tỷ số Khả năng trả Lãi ICR
Khả năng thanh toán lãi vay:
ICR = Thu nhập trước lãi và thuế / Lãi phải trả
Tỷ lệ hoàn trả cho những khoản lãi phải trả ưu tiên trả trước:
ICR = Thu nhập trước lãi và thuế / Lãi phải trả trước
Tỷ lệ hoàn trả cho những khoản lãi được trả sau:
ICR = (Thu nhập trước lãi và sau thuế – Lãi phải trả trước) / Lãi phải trả sau
Tỷ số khả năng trả lãi hay Tỷ số trang trải lãi vay là một tỷ số tài chính đo lường khả
năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ty đã
vay.
Đồng thời tỷ số khả năng trang trải lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng
trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên
công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty.
Khi áp dụng, chúng ta nên so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, trung bình ngành
khi đánh giá chỉ số này.
Để có thể thanh toán lãi vay cho các nhà cung cấp tín dụng, DN cần sử dụng vốn vay có
hiệu quả, chính vì vậy chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán lãi vay
là hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ lợi nhuận bảo đảm cho khả năng trả lãi vay của DN: mỗi
đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế là lãi
vay (EBIT – Earning before interest and taxes). Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng bù
đắp chi phí lãi vay càng tốt. Nếu DN có khả năng thanh toán lãi vay tốt và ổn định qua các kì,
các nhà cung cấp tín dụng sẽ sẵn sang tiếp tục cung cấp vốn cho DN khi số gốc vay nợ đến
hạn thanh toán.
Tỷ số khả năng trả lãi được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
trên lãi vay:
𝐇ệ 𝐬ố 𝐜𝐡𝐢 𝐭𝐫ả 𝐥ã𝐢 𝐯𝐚𝐲 𝐈𝐂𝐑 =
𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐭𝐫ướ𝐜 𝐭𝐡𝐮ế 𝐯à 𝐥ã𝐢 𝐯𝐚𝐲
𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡í 𝐥ã𝐢 𝐯𝐚𝐲
=
𝐄𝐁𝐈𝐓
𝐈
Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không
cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.
Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo khả năng
trả lãi của một doanh nghiệp.
Hệ số này thể hiện mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng
bù đắp chi phí lãi vay càng tốt.
Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu
nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình,
hoặc doanh nghiệp kinh doanh kém đến mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thu được
không đủ trả lãi vay.
Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản
thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong
hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công
ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn
chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các
doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó
để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý,
bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.
Chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một công ty vì hệ
số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền
thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi.
V. CÁC TỶ LỆ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỢI
5.1. Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ GPM
GPM = Tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất / Doanh thu ròng
GPM = Lợi nhuận gộp
Doanh thu
= GP
NS
GPM =
Doanh thu thuần - GVHH
Doanh thu thuần
Lợi nhuận gộp = Doanh thu – giá vốn hàng bán
5.2. Doanh lợi ròng NPM
NPM =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
NPM = Lợi nhuận ròng sau thuế / Doanh thu ròng
5.3. Sức sinh lợi cơ bản BEP
BEP =
Lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế
Tổng tài sản
5.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA
Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số
này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
Cụ thể là:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
ROA = Sức sinh lợi của doanh thu thuần x Số vòng quay của tài sản.
Để đánh giá KNSL của tổng tài sản, DN tiến hành tính toán chỉ tiêu sức sinh lợi của tài
sản. Sức sinh lợi của tài sản (Return on Total Assets - ROA) là chỉ tiêu cho biết một đơn vị
tài sản bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số này càng
lớn chứng tỏ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tài sản càng cao và ngược lại.
ROA cho biết sau một kỳ hoạt động của DN, đầu tư một đồng tài sản thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng
tốt, DN có khả năng thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư.
ROA được cấu thành bởi hai yếu tố chính:
Thứ nhất, là sức sinh lợi của doanh thu thuần: Chỉ tiêu này là chỉ tiêu quan trọng với các
nhà quản tri dưới góc độ quản lý bới nó phản ánh chiến lược kinh doanh và nó cũng cho biết
hiệu quả kinh doanh của DN trong viêc kiểm soát chi phí hoạt động với mục tiêu tối thiểu hóa
chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Muốn tăng sức sinh lợi của doanh thu thuần, DN cần có những
biện pháp giảm chi phí, tăng doanh thu và giảm các khoản giảm trừ doanh thu.
Thứ hai, là số vòng quay tài sản: Chỉ tiêu này cho biết năng lực sử dụng vốn của DN,
với số vòng quay của tài sản thấp chứng tỏ DN hoạt động không hiệu quả hay doanh thu thu
được từ việc sử dụng tài sản thấp. Số vòng quay của tài sản càng cao chứng tỏ sức sản xuất
của các tài sản càng nhanh, đây là nhân tố làm tăng sức sinh lợi của tài sản.
Qua phân tích cho thấy, để tăng ROA cần quan tâm đến ảnh hưởng của hai nhân tố là
sức sinh lợi của doanh thu thuần và số vòng quay tài sản. Dưới góc độ là nhà quản trị, cần
phải có những chiến lược kinh doanh, biện pháp quản lý để sức sinh lợi của doanh thu cao và
số vòng quay tài sản cao như vậy mơi thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư.
5.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
Phân tíchkhả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cho thấy rõ, một đồng vốn chủ sở
hữu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (DN).
Chỉ tiêu này càng cao, các nhà quản trị càng có lợi thế trong việc đi huy động vốn trên
thị trường tài chính để hỗ trợ đầu tư vào các kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN.
Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu
quả kinh doanh thấp, DN sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, sức sinh
lời của vốn chủsở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi, vì có thể là do ảnh hưởng
của vốn chủ sở hữu nhỏ, mà vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng lớn.
Để đánh giá KNSL của vốn chủ sở hữu (VCSH), DN tiến hành tính toán chỉ tiêu
sức sinh lợi của VCSH (Return on equity - ROE). Sức sinh lợi của VCSH là chỉ tiêu
phản ánh một đơn vị VCSH đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế.
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Trị số của ROE càng cao, chứng tỏ DN sử dụng có hiệu quả VCSH và do vậy càng hấp
dẫn các nhà đầu tư. Hơn nữa, trị số này lớn còn cho thấy năng lực của bộ phận quản lý trong
việc cân đối một cách hài hòa, hợp lý giữa VCSH với nợ phải trả để vừa đảm bảo an ninh tài
chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của DN trong quá trình huy động và sử dụng vốn,
mở rộng quy mô kinh doanh.
ROE được coi là chỉ tiêu phổ biến nhất dùng để đánh giá tình hình hoạt động của các
nhà quản trị và các nhà đầu tư. ROE xem xét tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu được khi đầu tư
VCSH. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ với việc đầu tư VCSH càng nhiều thì lợi nhuận sau
thuế thu được là nhiều.
ROE được cấu thành bởi ba yếu tố chính:
Thứ nhất, là sức sinh lợi của doanh thu thuần: Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý
doanh thu và chi phí của DN.
Thứ hai, là số vòng quay tài sản: Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng
tài sản của DN.
Thứ ba, là đòn bầy tài chính: Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn
cho hoạt động của DN.
Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, DN có ba sự lựa chọn cơ bản là tăng một
trong ba yếu tố trên. Một là, DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh
thu và đồng thời tiết giảm chi phí, nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Hai là, DN có thể nâng
cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng
cao vòng quay tài sản hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh
thu hơn từ những tài sản sẵn có. Ba là, DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách
nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi
nhuận/tổng tài sản của DN cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của DN
là hiệu quả.
Sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích trong việc phân tích các chỉ số phản ánh
KNSL có ý nghĩa lớn đối với các nhà đầu tư và các nhà quản trị DN, thể hiện ở chỗ có thể
đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến KNSL của DN. Tuy nhiên, các nhà
đầu tư và các nhà quản trị DN ngoài việc sử dụng các phương pháp trên cần kết hợp linh hoạt
với những phương pháp phân tích khác nữa để có thể đưa ra các quyết định quản trị và quyết
định đầu tư đúng đắn
VI. Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường
5.1. Tỷ lệ P/E – thị giá thu nhập/Quan trọng
P/E= P/EPS=ME/NI
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang
lưu hành)
P/E = Vốn hóa công ty / Lợi nhuận sau thuế
 P : Giá thị trường tại thời điểm giao dịch/Giá hiện tại mua tương lai của cty đó
== > lợi nhuận lâu dài, định giá trên dòng lợi ích mà công ty đó có được trong tương lai.
(Benefit: Cổ tức chi trả hằng năm, chênh lệch giá cổ phiếu, lợi ích về chứng khoán phái
sinh), P là vốn đầu tư có thể mang lại lợi ích cho tương lai (khi lạc quan về tương lai của
cty).
 EPS : Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu/Quá khứ lợi nhuận trong năm vừa qua.
 ME :
 NI : - Mang tính chủ quan
Chỉ số P/E được hiểu là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho 1 đồng lợi nhuận.
Ý nghĩa của chỉ số P/E thấp:
 Cổ phiếu đang bị định giá thấp
 Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
 Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn
 Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
Ý nghĩa của chỉ số P/E cao:
 Cổ phiếu đang định giá cao.
 Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
 Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
 Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
ME = NI×P/E
5.2. Tỷ lệ P/B
Chỉ số P/B (Price-to-Bookratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh
giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách
lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
P/B = P/B = ME/E
Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ có thể tìm kiếm được các cổ phiếu có
giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá
thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỉ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy
ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giátrị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức
hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.
Nếu như điều đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị
tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật. Còn nếu
điều thứ hai đúng thì có khả năng là lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh
mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng
lợi nhuận cho các cổ đông. Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn
giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản
cao.
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi bạn xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung
vốn cao hoặc các công ty tài chính bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn. Vì
công tác kế toán phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo, giá trị ghi sổ của tài sản
hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng
chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với
các công ty dịch vụ vì họ giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn. Ví dụ: Microsoft là công
ty mà phần lớn tài sản của công ty này là tài sản trí tuệ, các bản quyền phần mềm chứ không
phải là các tài sản hữu hình khác. Cổ phần của công ty này chẳng mấy khi được bán với giá
thấp hơn 10 lần giá trị ghi sổ của chúng.
Gía trị vô hình gồm: thương hiệu; cơ hội trong tương lai; quyền sử dụng đất, quyền
giao đất (không ghi trong sổ sách); nguồn nhân lực tránh được tổn thất cho doanh nghiệp và
đỡ được chi phí đào tạo, …
Hao mòn vô hình: do tiến bộ KHCN dẫnđến thiết bị cũ mất giá, tốc độ thayđổi thị hiếu
của người sử dụng dẫn đến chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn (thời trang, phim ảnh, thiết
bị công nghệ, …); …
Hao mòn hữu hình: hao mòn tài sản – khấu hao tài sản do cơ lý hóa do quá trình sử
dụng
Khi lạm phát giá tăng dẫn đến giá thực tế cao hơn giá lịch sử sổ sách.
Chú ý các nguyên nhân dẫn đến giá sổ sách và giá thực tế chênh lệch nhau.
5.3. Tỷ số giá/dòng tiền P/CF
P/CF (Price/Cashflow) = Giá cổ phiếu/Dòng tiền thuần từ HĐKD của mỗi cổ phần
Trong một số trường hợp, mẫu số có thể là Dòng tiền tự do (Free Cashflow).
Mặc dù không phổ biến, nhưng nhiều chuyên gia tài chính sử dụng chỉ số định giá này
thay vì P/E. Lý do chủ yếu là dòng tiền được tin là khó bị làm sai lệch hơn so với lợi nhuận,
vốn có các khoản chi phí phi tiền mặt.
P/CF được sử dụng kết hợp với P/E để định giá và tính toán xem cổ phiếu giá cổ phiếu
hiện tại là rẻ hay đắt, nhằm thay thế cho EPS truyền thống vốn không còn đáng tin cậy, trong
bối cảnh nhiều công ty khéo léo lách luật để bóp méo EPS.
Tương tự như P/E, chỉ số này cũng tỉ lệ thuận với giá cổ phiếu (Price), vì vậy so với các
công ty cùng ngành, nếu có P/CF thấp nghĩa là giá cổ phiếu đang rẻ hơn, đồng thời hoạt động
kinh doanh của công ty đang ở trạng thái lành mạnh và vẫn còn tiền nhàn rỗi để trả cổ tức
hoặc mua cổ phiếu, nghĩa là thu nhập của cổ đông sẽ tăng lên.
Khác nhau ở chỗ: P/CF ổn định hơn P/E, do dòng tiền thường ổn định qua các năm hơn
EPS.
Tuy nhiên, P/CF thấp chưa hẳn là tốt, vì lúc đó doanh nghiệp bị xem là dự trữ quá nhiều
tiền mặt mà không đầu tư thích đáng để phát triển kinh doanh.
6. Sức tăng trưởng (TT)
Chỉ số sức tăng trưởng giúp cho người phân tích hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở
rộng về quy mô của công ty. Chúng chỉ ra mức độ tăng trưởng hàng năm về doanh thu và lợi
nhuận của DN. Trường hợp lý tưởng là tăng trưởng doanh thu đi liền với tăng trưởng lợi
nhuận.
1. Sức tăng trưởng doanh thu
1.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
TTdt = DThu năm sau (MS 10+21+31KQHĐKD)/Doanh thu năm trước (MS
10+21+31KQHĐKD) -1
1.2 Tỷ lệ tăng tưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính
TTdtc=DThu từ HĐKD chính năm sau (MS 10+21KQHĐKD)/DThu từ HĐKD chính năm
trước (MS 10+21KQHĐKD) - 1
Đây là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng về doanh thu của DN cần ghi
nhận:
 So với chỉ tiêulạm phát: nếu chỉ tiêutăng trưởng doanh thu tăng mà lạm phát giảm hoặc
không tăng thì mức độ tăng trưởng theo chiều hướng tốt, số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu
thụ tăng (và ngược lại)
 So sánh mức độ tăng trưởng của thị trường: nếu nhỏ hơn thì có nghĩa DN đang gặp khó
khăn về khả năng cạnh tranh và thị phần trên thị trường.
2. Sức tăng trưởng lợi nhuận
2.1 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận
TTln = Tổng lợi nhuận năm sau (MS 50KQHĐKD)/Tổng lợi nhuận năm trước (MS
50KQHĐKD) - 1
2.2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính
TTlnt = Tổng lợi nhuận thuần năm sau (MS 30KQHĐKD)/ Tổng lợi nhuận thuần năm trước
(MS 30KQHĐKD)- 1
Đây là chỉ số để xem xét mức độ tăng trưởng về lợi nhuận của DN. Khi sức tăng trưởng
của doanh thu được đánh giá mức tăng trưởng về mặt số lượng thì tỷ lệ này đáng giá mức độ
mở rộng về mặt chất lượng.
7. Định giá trên thị trường (áp dụng đối với DN phát hành cổ phiếu)
Cán bộ nghiệp vụ cũng cần phải phân tích thêm tình hình tài chính DN trên cơ sở giá trị
trên thị trường, các chỉ số đánh giá cơ bản:
1. Chỉ số giá cả trên thu nhập 1 cổ phần
Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên 1 cổ phần.
Công thức tính: Giá cổ phiếu/Thu nhập của một cổ phần
Tỷ lệ càng cao thì DN càng được đánh giá cao. Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời
hiện tại, còn cho thấy triển vọng sinh lời tương lai của DN.
2. Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ
Công thức tính:
Giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ ròng của 1 cổ phần
Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1, cảnh báo khả năng hoạt động công ty yếu.
8. Đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ số tính trong bảng lưu chuyển tiền
tệ
Báo cáo dòng tiền cho thấy dòng tiền ra và vào công ty và nguyên nhân thiếu tiền hoặc
thừa tiền. Báo cáo dòng tiền mặt là một trong những công cụ hữu ích đối với cán bộ nghiệp
vụ phân tích tình hình tài chính DN.
 Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động: Nếu dòng tiền này dương cho thấy DN có thể
tự trang trải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình. Dòng tiền ròng âm cho thấy DN cần
có thêm nguồn tiền từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Dòng
tiền ròng âm cảnh báo tình hình kinh doanh của DN gặp khó khăn.
 Thặng dư (thâm hụt) tài chính: thăng dư tài chính (chỉ tiêu này dương) cho thấy DN
đang thừa tiền không chỉ cho hoạt động kinh doanh mà cho cả hoạt động đầu tư, thâm hụt tài
chính (chỉ tiêu này âm) cảnh báo tình hình kinh doanh của DN gặp khó khăn
 Vốn huy động từ bên ngoài: Dòng tiền này dương cho thấy DN thiếu tiền đang huy
động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, dài hạn hay phát hành cổ phiếu để bù đắp khoản
thâm hụt từ hoạt động kinh doanh và đầu tư. Dòng tiền này âm cho thấy DN thừa tiền đang
tiến hành trả nợ các khoản vay.
 Con số thể hiện thay đổi tăng/giảm tiền tại cuối dòng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho
thấy lượng tiền ròng từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ vốn. Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ là một công cụ cực kỳ giá trị để hiểu các dòng tiền và khả năng trả nợ của DN thông
qua tỷ số thanh toán bằng tiền.
Tỷ số thanh toán bằng tiền = Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động/ Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán bằng tiền cho biết khả năng trả nợ các khoản nợ ngắn hạn từ dòng tiền
DN tạo ra. Tỷ số này càng lớn khả năng thanh toán của DN càng cao và ngược lại.
Bước 3: Tổng hợp tình hình tài chính tài chính của DN
 Tình hình tài chính DN thế nào? (tốt hay xấu);
 Khả năng điều hành hoạt động kinh doanh thế nào?
 DN có khả năng về vốn để thực hiện dự án không?
B. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH
 Chỉ tiêu phân tích;
 Mô hình phân tích.
I. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
ES =
VA
L
=
VA
A
×
A
L
=[
V
A
+
I
A
+
T
A
+
NI
A
] ×
A
L
ES =
V
L
+ [
I
A
+
T
A
+
NI
A
] ×
A
L
ES =
V
L
+
P
L
V : Chi phí nhân công gồm lương và bảo hiểm, …
NI : Lợi nhuận ròng/Lợi nhuận sau thuế
I : Lãi vay
T : Thuế phải nộp
VA : Giá trị gia tăng
A : Tổng tải sản
L : Lao động
V
L
: 𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 đầ𝒖 𝒏𝒈ườ𝒊
II. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
P/E =
P
B
×
E/A
ROA
=
P
B
×
1
ROE
P=(P/E)×B×ROE
ROE=ROA×
1
(1-D/A)
ROA=[1-
Csx
NS
-
Cql
NS
-
Cbh
NS
-
Ctc
NS
-
Ck
NS
-
Ttn
NS
] ×
NS
A

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Lớp kế toán trưởng
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcHong Minh
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaHọc kế toán thực tế
 
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)希夢 坂井
 
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổChứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổNhan Nguyen
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...Tuấn Anh
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty Kihin, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty Kihin, 9 ĐIỂM!Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty Kihin, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty Kihin, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần Vino
Báo cáo tốt nghiệp Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần VinoBáo cáo tốt nghiệp Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần Vino
Báo cáo tốt nghiệp Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần VinoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013Han Nguyen
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnHọc kế toán thực tế
 

Was ist angesagt? (20)

Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
 
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựngĐề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mục
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
 
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
 
bài tập kế toán máy Misa
bài tập kế toán máy Misabài tập kế toán máy Misa
bài tập kế toán máy Misa
 
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổChứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
 
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty Kihin, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty Kihin, 9 ĐIỂM!Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty Kihin, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty Kihin, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần Vino
Báo cáo tốt nghiệp Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần VinoBáo cáo tốt nghiệp Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần Vino
Báo cáo tốt nghiệp Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần Vino
 
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
 
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đĐề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
 
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAYĐề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
 

Ähnlich wie Các bước phân tích Báo Cáo Tài Chính

Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)Alynk Chan
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupSương Tuyết
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
C9 tai chinh
C9  tai chinhC9  tai chinh
C9 tai chinhNgoc Tu
 
Chitieuphantichbaocaotaichinh
ChitieuphantichbaocaotaichinhChitieuphantichbaocaotaichinh
ChitieuphantichbaocaotaichinhDâu Tây Quả
 
CHUONG 14_Phan tich tin dung.pdf
CHUONG 14_Phan tich tin dung.pdfCHUONG 14_Phan tich tin dung.pdf
CHUONG 14_Phan tich tin dung.pdfNguynNgcnh919307
 
Phan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiepPhan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiepAnh Bùi
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 
Công thức phân tích tài chính v1
Công thức phân tích tài chính v1Công thức phân tích tài chính v1
Công thức phân tích tài chính v1Huynh Tâm
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
He thong cong thuc mon quan tri tai chinh
He thong cong thuc mon quan tri tai chinhHe thong cong thuc mon quan tri tai chinh
He thong cong thuc mon quan tri tai chinhTuấn Chương Anh
 
Chương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptx
Chương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptxChương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptx
Chương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptxHuynChiV
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Ähnlich wie Các bước phân tích Báo Cáo Tài Chính (20)

Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
 
C9 tai chinh
C9  tai chinhC9  tai chinh
C9 tai chinh
 
Chitieuphantichbaocaotaichinh
ChitieuphantichbaocaotaichinhChitieuphantichbaocaotaichinh
Chitieuphantichbaocaotaichinh
 
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo MayĐề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
 
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầu
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầuCác tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầu
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầu
 
CHUONG 14_Phan tich tin dung.pdf
CHUONG 14_Phan tich tin dung.pdfCHUONG 14_Phan tich tin dung.pdf
CHUONG 14_Phan tich tin dung.pdf
 
Chuyên Đề Thực Tập Hiệu Quả Kinh Doanh Công Ty.
Chuyên Đề Thực Tập Hiệu Quả Kinh Doanh Công Ty.Chuyên Đề Thực Tập Hiệu Quả Kinh Doanh Công Ty.
Chuyên Đề Thực Tập Hiệu Quả Kinh Doanh Công Ty.
 
Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS).docx
Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS).docxPhân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS).docx
Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS).docx
 
Phan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiepPhan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiep
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
Công thức phân tích tài chính v1
Công thức phân tích tài chính v1Công thức phân tích tài chính v1
Công thức phân tích tài chính v1
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
 
He thong cong thuc mon quan tri tai chinh
He thong cong thuc mon quan tri tai chinhHe thong cong thuc mon quan tri tai chinh
He thong cong thuc mon quan tri tai chinh
 
Phuong phap tai khoan
Phuong phap tai khoanPhuong phap tai khoan
Phuong phap tai khoan
 
Lv (35)
Lv (35)Lv (35)
Lv (35)
 
Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty lĩnh vực xây lắp Minh Hoà...
Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty lĩnh vực xây lắp Minh Hoà...Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty lĩnh vực xây lắp Minh Hoà...
Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty lĩnh vực xây lắp Minh Hoà...
 
Chương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptx
Chương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptxChương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptx
Chương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptx
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
 

Mehr von Tới Nguyễn

Ôn tập vật lý 12
Ôn tập vật lý 12Ôn tập vật lý 12
Ôn tập vật lý 12Tới Nguyễn
 
TÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM
TÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆMTÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM
TÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆMTới Nguyễn
 
Bài tập kinh tế vi mô
Bài tập kinh tế vi môBài tập kinh tế vi mô
Bài tập kinh tế vi môTới Nguyễn
 
Chuyên đề sóng cơ - luyện thi THPTQG
Chuyên đề sóng cơ - luyện thi THPTQGChuyên đề sóng cơ - luyện thi THPTQG
Chuyên đề sóng cơ - luyện thi THPTQGTới Nguyễn
 
Mẫu CV - File Word - Đơn giản - Đầy đủ
Mẫu CV - File Word - Đơn giản - Đầy đủMẫu CV - File Word - Đơn giản - Đầy đủ
Mẫu CV - File Word - Đơn giản - Đầy đủTới Nguyễn
 
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CÔNG Ư...
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ  MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CÔNG Ư...HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ  MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CÔNG Ư...
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CÔNG Ư...Tới Nguyễn
 
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020Tới Nguyễn
 
GIẢI NHANH TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 BẰNG MÁY TÍNH CASIO Fx-570ES_2
GIẢI NHANH TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 BẰNG MÁY TÍNH CASIO Fx-570ES_2GIẢI NHANH TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 BẰNG MÁY TÍNH CASIO Fx-570ES_2
GIẢI NHANH TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 BẰNG MÁY TÍNH CASIO Fx-570ES_2Tới Nguyễn
 
GIÁO TRÌNH MICROSOFT WORD 2016
GIÁO TRÌNH MICROSOFT WORD 2016GIÁO TRÌNH MICROSOFT WORD 2016
GIÁO TRÌNH MICROSOFT WORD 2016Tới Nguyễn
 
Hướng dẫn tạo Zalo Official Account và tìm hiểu các tính năng của OA
Hướng dẫn tạo Zalo Official Account và tìm hiểu các tính năng của OAHướng dẫn tạo Zalo Official Account và tìm hiểu các tính năng của OA
Hướng dẫn tạo Zalo Official Account và tìm hiểu các tính năng của OATới Nguyễn
 
Phân dạng lý thuyết và bài tập vật lý 11 - Full
Phân dạng lý thuyết và bài tập vật lý 11 - FullPhân dạng lý thuyết và bài tập vật lý 11 - Full
Phân dạng lý thuyết và bài tập vật lý 11 - FullTới Nguyễn
 
Tổ chức thực hiện kế hoạch Marketing
Tổ chức thực hiện kế hoạch MarketingTổ chức thực hiện kế hoạch Marketing
Tổ chức thực hiện kế hoạch MarketingTới Nguyễn
 
Hợp đồng mua bán hàng hóa Quôc tế - Nguyễn Văn Tới
Hợp đồng mua bán hàng hóa Quôc tế - Nguyễn Văn TớiHợp đồng mua bán hàng hóa Quôc tế - Nguyễn Văn Tới
Hợp đồng mua bán hàng hóa Quôc tế - Nguyễn Văn TớiTới Nguyễn
 
Collins Vocabulary for IELTS
Collins Vocabulary for IELTSCollins Vocabulary for IELTS
Collins Vocabulary for IELTSTới Nguyễn
 
Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp
Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặpCác dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp
Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặpTới Nguyễn
 
Cac dang-toan-nhi-thuc-newton-va-cac-bai-toan-lien-quan
Cac dang-toan-nhi-thuc-newton-va-cac-bai-toan-lien-quanCac dang-toan-nhi-thuc-newton-va-cac-bai-toan-lien-quan
Cac dang-toan-nhi-thuc-newton-va-cac-bai-toan-lien-quanTới Nguyễn
 
LÝ THUYẾT VÔ CƠ ÔN THI THPT QUỐC GIA
LÝ THUYẾT VÔ CƠ ÔN THI THPT QUỐC GIA LÝ THUYẾT VÔ CƠ ÔN THI THPT QUỐC GIA
LÝ THUYẾT VÔ CƠ ÔN THI THPT QUỐC GIA Tới Nguyễn
 
CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC
CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC    CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC
CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC Tới Nguyễn
 
HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP
HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP
HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP Tới Nguyễn
 
Luyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
Luyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợpLuyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
Luyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợpTới Nguyễn
 

Mehr von Tới Nguyễn (20)

Ôn tập vật lý 12
Ôn tập vật lý 12Ôn tập vật lý 12
Ôn tập vật lý 12
 
TÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM
TÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆMTÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM
TÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM
 
Bài tập kinh tế vi mô
Bài tập kinh tế vi môBài tập kinh tế vi mô
Bài tập kinh tế vi mô
 
Chuyên đề sóng cơ - luyện thi THPTQG
Chuyên đề sóng cơ - luyện thi THPTQGChuyên đề sóng cơ - luyện thi THPTQG
Chuyên đề sóng cơ - luyện thi THPTQG
 
Mẫu CV - File Word - Đơn giản - Đầy đủ
Mẫu CV - File Word - Đơn giản - Đầy đủMẫu CV - File Word - Đơn giản - Đầy đủ
Mẫu CV - File Word - Đơn giản - Đầy đủ
 
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CÔNG Ư...
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ  MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CÔNG Ư...HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ  MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CÔNG Ư...
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CÔNG Ư...
 
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020
 
GIẢI NHANH TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 BẰNG MÁY TÍNH CASIO Fx-570ES_2
GIẢI NHANH TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 BẰNG MÁY TÍNH CASIO Fx-570ES_2GIẢI NHANH TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 BẰNG MÁY TÍNH CASIO Fx-570ES_2
GIẢI NHANH TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 BẰNG MÁY TÍNH CASIO Fx-570ES_2
 
GIÁO TRÌNH MICROSOFT WORD 2016
GIÁO TRÌNH MICROSOFT WORD 2016GIÁO TRÌNH MICROSOFT WORD 2016
GIÁO TRÌNH MICROSOFT WORD 2016
 
Hướng dẫn tạo Zalo Official Account và tìm hiểu các tính năng của OA
Hướng dẫn tạo Zalo Official Account và tìm hiểu các tính năng của OAHướng dẫn tạo Zalo Official Account và tìm hiểu các tính năng của OA
Hướng dẫn tạo Zalo Official Account và tìm hiểu các tính năng của OA
 
Phân dạng lý thuyết và bài tập vật lý 11 - Full
Phân dạng lý thuyết và bài tập vật lý 11 - FullPhân dạng lý thuyết và bài tập vật lý 11 - Full
Phân dạng lý thuyết và bài tập vật lý 11 - Full
 
Tổ chức thực hiện kế hoạch Marketing
Tổ chức thực hiện kế hoạch MarketingTổ chức thực hiện kế hoạch Marketing
Tổ chức thực hiện kế hoạch Marketing
 
Hợp đồng mua bán hàng hóa Quôc tế - Nguyễn Văn Tới
Hợp đồng mua bán hàng hóa Quôc tế - Nguyễn Văn TớiHợp đồng mua bán hàng hóa Quôc tế - Nguyễn Văn Tới
Hợp đồng mua bán hàng hóa Quôc tế - Nguyễn Văn Tới
 
Collins Vocabulary for IELTS
Collins Vocabulary for IELTSCollins Vocabulary for IELTS
Collins Vocabulary for IELTS
 
Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp
Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặpCác dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp
Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp
 
Cac dang-toan-nhi-thuc-newton-va-cac-bai-toan-lien-quan
Cac dang-toan-nhi-thuc-newton-va-cac-bai-toan-lien-quanCac dang-toan-nhi-thuc-newton-va-cac-bai-toan-lien-quan
Cac dang-toan-nhi-thuc-newton-va-cac-bai-toan-lien-quan
 
LÝ THUYẾT VÔ CƠ ÔN THI THPT QUỐC GIA
LÝ THUYẾT VÔ CƠ ÔN THI THPT QUỐC GIA LÝ THUYẾT VÔ CƠ ÔN THI THPT QUỐC GIA
LÝ THUYẾT VÔ CƠ ÔN THI THPT QUỐC GIA
 
CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC
CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC    CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC
CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC
 
HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP
HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP
HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP
 
Luyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
Luyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợpLuyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
Luyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
 

Kürzlich hochgeladen

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 

Kürzlich hochgeladen (20)

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 

Các bước phân tích Báo Cáo Tài Chính

  • 1. A. CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bước 1: Kiểm tra hồ sơ tài chính của DN:  Kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ về tình hình tài chính của DN của chủ đầu tư gửi đến có đúng, đủ theo quy định để phục vụ cho công tác thẩm định.  Kiểm tính đầy đủ, tính pháp lý của các báo cáo tài chính: có đủ số lượng báo cáo? có đủ chữ ký của người có thẩm quyền? báo cáo có được kiểm toán? Bước 2: Nắm thông tin về tình hình tài chính DN: Về số vốn điều lệ thực góp của công ty. Trong đó:  Vốn bằng tiền  Vốn bằng tài sản  Về khả năng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu đểtham gia góp vốn thực hiện dự án/phương án sản xuất - kinh doanh.  Về tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính. Các chỉ số thông dụng thường sử dụng hỗ trợ cho việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của DN I. Khả năng thanh toán Nhiều DN bị rơi vào tình trạng phá sản vì thiếu vốn, vì vậy cần phải kiểm tra khả năng của DN có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay hay không là một trong những cơ sở đánh giá sự ổn định, vững vàng về tài chính của DN, thông qua các chỉ tiêu: 1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Ktq): Ktq = Tổng tài sản (MS270 BCĐKT)/Nợ phải trả (MS300 BCĐKT) Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của DN. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của DN càng tốt. Hệ số thanh toán nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của DN. 2. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Kng): Kng = Tài sản ngắn hạn (MS100 BCĐKT)/Nợ ngắn hạn (MS310 BCĐKT) Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tài sản ngắn hạn hiện có
  • 2. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại Hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép sẽ cảnh báo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN gặp khó khăn, tiềm ẩn không trả được nợ đúng hạn. 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knh): Kn = Vốn bằng tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn (MS110 + 120BCĐKT)/Nợ ngắn hạn (MS310 BCĐKT) Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Chỉ số này cho biết khả năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như tức thời. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại, Hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy trong trường hợp rủi ro bất ngờ, khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn thấp. II. Tính ổn định và khả năng tự tài trợ 2.1. Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ (Ktu) Ktu = Tài sản dài hạn (MS200 BCĐKT)/Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT) + Nợ dài hạn (MS330 BCĐKT) Hệ số này phản ánh việc sử dụng vốn hợp lý của chủ đầu tư, hệ số này không được vượt quá 100%. Nếu hoạt động kinh doanh của DN vẫn ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn; nếu hệ số này > 100 cho thấy DN đã đầu tư tài sản dài hạn bằng những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn (Ví dụ: như vay ngắn hạn) dòng tiền sẽ trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định trong điều hành tài chính của DN. Nên đánh giá hệ số này đồng thời với hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu. 2. Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Kts) Kts = Tài sản dài hạn (MS 200BCĐKT)/ Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT) Hệ số này cho thấy mức ổn định của việc đầu tư tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu, những khoản đầu tư vào TSCĐ có thể được tái tạo như mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì những khoản đầu tư như vậy thường cần một khoản thời gian dài để tái tạo; hệ số càng nhỏ càng an toàn, phản ánh sự chủ động định đoạt về tài sản của chủ đầu tư.
  • 3. 3. Hệ số nợ (Ncsh) Xác định hệ số này để đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu Ncsh = Nợ phải trả (MS 300BCĐKT)/Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT) Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu; hệ số này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn vì nguồn vốn CSH là nguồn vốn không phải hoàn trả, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của DN càng tốt. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là DN đang không thể trả được các khoản nợ theo điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý, hoặc dòng tiền của DN sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay. Trong trường hợp giải thể DN, hệ số này cho biết mức độ được bảo vệ của các chủ nợ. 4. Hệ số vốn chủ sở hữu (Vcsh) Vcsh = Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)/Tổng Nguồn vốn (MS 440BCĐKT) Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn dùng để đo lường sự ổn định của việc tăng vốn. Bổ sung vào vốn góp bởi các cổ đông và các khoản dự trữ vốn thì vốn chủ sở hữu cũng góp phần tạo ra dự trữ cho vốn điều lệ và phần thặng dư (kể cả thu nhập giữ lại của DN). Nguồn vốn này không cần được hoàn trả lại, vì vậy hệ số này càng cao, DN càng được đánh giá cao. Về cơ bản hệ số này có mục đích đánh giá như hệ số nợ. 5. Đối với DN đề nghị bảo lãnh vay vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, cần lưu ý thêm 5.1. Đánh giásự hợp lý trong việc bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn của DN thông qua các chỉ số + Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ = TSCĐ/ Tổng tài sản (%) + Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ = TSLĐ/ Tổng tài sản (%) Các chỉ số này cho biết tỷ trọng đầu tư vào các loại tài sản của DN, xu hướng biến động của Tổng tài sản qua các kỳ báo cáo, tính hợp lý trong việc bố trí về cơ cấu tài sản của DN tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh của DN. 5.2. So sánh đánh giáviệc tăng giảm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn có tương ứng với việc tăng giảm tài sản lưu động, tài sản cố định không, để đánh giá việc bố trí cơ cấu nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn có hợp lý không.
  • 4. III. Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời 3.1. Hiệu quả sử dụng tài sản (DTts) Hệ số này cho thấy kết quả mà DN đạt được trong năm thông qua việc tạo thu nhập trên tổng tài sản đã đưa vào hoạt động SXKD. DTts = Doanh thu (MS 10+21+31KQHĐKD)/Tổng tài sản (MS 270BCĐKT) Hệ số này phản ánh tính năng động của DN , cho biết tổng vốn đầu tư vào tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu. Nếu hệ số này thấp, có nghĩa là vốn đang không được sử dụng hiệu quả; có khả năng DN đang thừa hàng tồn kho, sản phẩm hàng hoá không tiêu thụ được hoặc tài sản nhàn rỗi hoặc vay tiền quá nhiều so với nhu cầu vốn thực sự. (Lưu ý đối với DN có quy mô lớn thì hệ số này có xu hướng nhỏ hơn so với DN có quy mô nhỏ). 3.2. Vòng quay tổng tài sản/Hiệu quả sử dụng tổng tài sản Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là: với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình Tổng doanh thu ròng = doanh thu ròng/thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ + doanh thu hoạt động tài chính + doanh thu thu nhập khác (thu nhập khác). Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra) x (Đơn giá sản phẩm) + Các khoản phụ thu khác. Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu. Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của DN – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu. Tài sản = tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn 𝑻𝑨𝑻 = 𝑻𝑵𝑺 𝑨 = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒓ò𝒏𝒈 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 3.3. Vòng quay hàng tồn kho (V) Hệ số vòng quay hàng tồn kho đánh giá hiệu quả hoạt động của DN thông qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
  • 5. V = Giá vốn hàng bán (MS 11KQHĐKD)/Hàng tồn kho bình quân (MS 140BCĐKT) 𝑰𝑻 = 𝑪𝒔𝒙 𝑻𝑲 = 𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏 𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 = 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒈𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒃ì𝒏𝒉 𝑩ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒐 = 𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒏ă𝒎 𝒕𝒓ướ𝒄 + 𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒏ă𝒎 𝒏𝒂𝒚 𝟐 Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết DN sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả, góp phần nâng cao tính năng động trong sản xuất kinh doanh của DN. Vòng quay thấp là do DN lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho, dòng tiền sẽ giảm đi do vốn kém hoạt động và gánh nặng trả lãi tăng lên, tốn kém chi phí lưu giữ và rủi ro khó tiêu thụ do không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hoặc thị trường kém đi. Vòng quay hàng tồn kho của các DN có quy mô lớn có xu hướng cao hơn các DN có quy mô nhỏ. Riêng các DN thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ thì vòng quay hàng tồn kho có xu hướng càng lớn khi DN có quy mô hoạt động càng nhỏ. 3.4. Kỳ thu tiền bình quân (N) 𝑁 = Các khoản phải thu bình quân (MS 130BCĐKT) x 360 ngày Doanh thu thuần (MS 10 + 21 + 31KQHĐKD) 𝐴𝐶𝑃 = KPT x 360 𝑁𝑆 = 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 × 360 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑟ò𝑛𝑔/𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ Hệ số này phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Kỳ thu tiền bình quân đánh giá thời giá bình quân thực hiện các khoản phải thu của DN. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của DN và đặc thù của từng ngành nghề SXKD. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh, cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn của DN càng cao. 3.5. Đối với DN đề nghị bảo lãnh vay vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, cần phần tích thêm chỉ tiêu Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Tồn kho + Các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho thấy nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên của DN trong năm. Chỉ tiêu càng lớn cho thấy nhu cầu về vốn lưu động của DN càng lớn và ngược lại. Vòng quay vốn lưu động (vòng/năm) = Doanh thu thuần/TSLĐ và ĐTNH bình quân TSLĐ và ĐTNH bình quân = TSLĐ và ĐTNH đầu kỳ + TSLĐ và ĐTNH cuối kỳ/2
  • 6. Tỷ lệ này cho biết vốn lưu động được chuyển bao nhiêu lần thành doanh thu. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ đồng vốn được sử dụng càng hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này thấp đi có thể là DN sử dụng vốn kém hiệu quả (tài sản nhàn rỗi, thừa hàng tồn kho, vay quá nhiều tiền so với nhu cầu thực sự…) 3.6. Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn sử dụng LNnv = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)/Tổng nguồn vốn bình quân (MS 440BCĐKT) 3.7. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên Tổng vốn sử dụng LNkd = Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD)/Tổng nguồn vốn bình quân (MS 440BCĐKT) 3.8. Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu LNnv = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)/Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT) 3.9. Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên Vốn chủ sở hữu LNkd = Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD)/Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT) 3.10. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu LN dt = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)/Doanh thu (MS 10 + 21 + 31KQHĐKD) Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DN. Các tỷ suất này càng lớn thì thì DN sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả; ngược lại, cho thấy DN đang gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro, đòi hỏi DN phải có biện pháp khắc phục. IV. CÁC TỶ LỆ TÀI TRỢ - Nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính 4.1. Hệ số Nợ/Tổng tài sản Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.
  • 7. 𝑫/𝑨 = 𝑻𝑫 𝑻𝑨 = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 Tổng nợ gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính (các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn). Tổng tài sản: Toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo. Đối với các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải vì tỷ số nợ càng thấp thì khả năng thanh toán nợ của con nợ khi đáo hạn cao. Đối với các nhà quản trị, cổ đông thường thích tỷ số nợ cao vì tỷ số nợ càng cao nghĩa làcông ty chỉ góp một phần vốn nhỏ trên tổng vốn thì sự rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, các nhà quản trị chỉ đưa ra lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn. Khi công ty tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với số tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu sẽ tăng rất nhanh. Hệ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá thấp cũng có hàm ý doanh nghiệp chưa tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ, tức chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính. Hệ số nợ vay trên tổng tài sản phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Vì vậy, muốn biết tỷ số này cao hay thấp còn phải so sánh với tỷ số trung bình ngành. Tỷ số nợ đối với tài sản thường nằm trong khoảng từ 50-70%. Để có thể nhận xét đúng đắn về hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các tỷ số khác, nhưng nếu hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta có thể kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành sản xuất, kinh doanh. 4.2. Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu Chỉ số này phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này lớn cho ta biết doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có. Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và rủi ro khi có biến động về lãi suất vay. Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở
  • 8. hữu trong cùng kỳ. Các số liệunày có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công thức tính như sau: D/E= Tổng nợ Vốn sở hữu Nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn. Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Chi phí lãi vay là khoản chi hợp lệ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy chỉ số D/E cao thể hiện doanh nghiệp rất biết cách sử dụng vốn vay để kinh doanh, khai thác lợi ích hiệu quả và giảm thuế. Nhưng doanh nghiệp có chỉ số D/E cao cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với doanh nghiệp có chỉ số thấp hơn. 4.3. Hệ số đòn bẩy tài chính 𝐇ệ 𝐬ố đò𝐧 𝐛ẩ𝐲 𝐭à𝐢 𝐜𝐡í𝐧𝐡 = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 Thể hiện vốn vay và vốn chủ sở hữu bình quân trong cả một thời kỳ. Tỷ số này thấp thể hiện khả năng tự chủ tài chính nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được nhiều lợi thế của đòn bẩy tài chính. 4.4. Tỷ số khả năng trả nợ Tỷ số khả năng trả lãi chưa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của công ty, vì ngoài lãi ra công ty còn phải trả nợ gốc và các khoản khác, chẳng hạn như tiền thuê tài sản. Do đó, độc giả không chỉ quan tâm đến khả năng trả lãi mà còn quan tâm đến khả năng thanh toán nợ của công ty nói chung để đo lường khả năng trả nợ độc giả nên sử dụng khả năng trả nợ.
  • 9. Tỷ số khả năng trả nợ được xác định bằng cách lấy giávốn hàng bán cộng khấu hao và EBIT chia cho giátrị nợ gốc và lãi phải thanh toán. Công thức chung để tính toán tỷ số này như sau: 𝐓ỷ 𝐬ố 𝐤𝐡ả 𝐧ă𝐧𝐠 𝐭𝐫ả 𝐧ợ = 𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏 + 𝑲𝒉ấ𝒖 𝒉𝒂𝒐 + 𝑬𝑩𝑰𝑻 𝑵ợ 𝒈ố𝒄 + 𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒍ã𝒊 𝒗𝒂𝒚 𝐓ỷ 𝐬ố 𝐤𝐡ả 𝐧ă𝐧𝐠 𝐭𝐫ả 𝐧ợ = 𝐄𝐁𝐈𝐓 + 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐨á𝐧 𝐭𝐢ề𝐧 𝐭𝐡𝐮ê 𝐈 + 𝐍ợ 𝐠ố𝐜 + 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐨á𝐧 𝐭𝐢ề𝐧 𝐭𝐡𝐮ê Tuy nhiên, do báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ở Việt Nam không thể hiện rõ khấu hao mà ẩn chi phí khấu hao vào trong chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, nên việc tính toán tỷ số này gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, độc giả có thể tính chi phí khấu hao trên cơ sở xác định mức khấu hao tăng trong kỳ để suy ngược lại chi phí khấu hao. Tỷ số khả năng trả nợ được thiết kế để đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của công ty từ các nguồn như doanh thu, khấu hao, và lợi nhuận trước thuế. Thông thường nợ gốc sẽ được trang trải từ doanh thu và khấu hao, trong khi lợi nhuận trước thuế được sử dụng để trả lãi vay. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ của công ty. Khả năng thanh toán nợ dài hạn thì phải được thực hiện cùng với việc xem xét năng lực công ty đã khảo sát qua nhiều năm. Mục tiêuchính của việc phân tíchnợ dài hạn chỉ ra liệumột công ty có phá sản hay không? Khả năng sinh lời và lưu lượng tiền mặt giảm là dấu hiệu của việc kinh doanh sẽ thất bại. Hai tỷ số khác nhau mà nhà phân tíchthường coi nó như người chỉ dẫn về khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty là tỷ số nợ trên vốn cổ phần và khả năng thanh toán lãi vay. 4.5. Hệ số chi trả lãi vay/ Tỷ số Khả năng trả Lãi ICR Khả năng thanh toán lãi vay: ICR = Thu nhập trước lãi và thuế / Lãi phải trả Tỷ lệ hoàn trả cho những khoản lãi phải trả ưu tiên trả trước: ICR = Thu nhập trước lãi và thuế / Lãi phải trả trước Tỷ lệ hoàn trả cho những khoản lãi được trả sau: ICR = (Thu nhập trước lãi và sau thuế – Lãi phải trả trước) / Lãi phải trả sau
  • 10. Tỷ số khả năng trả lãi hay Tỷ số trang trải lãi vay là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ty đã vay. Đồng thời tỷ số khả năng trang trải lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Khi áp dụng, chúng ta nên so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, trung bình ngành khi đánh giá chỉ số này. Để có thể thanh toán lãi vay cho các nhà cung cấp tín dụng, DN cần sử dụng vốn vay có hiệu quả, chính vì vậy chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán lãi vay là hệ số khả năng thanh toán lãi vay Chỉ tiêu này thể hiện mức độ lợi nhuận bảo đảm cho khả năng trả lãi vay của DN: mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế là lãi vay (EBIT – Earning before interest and taxes). Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt. Nếu DN có khả năng thanh toán lãi vay tốt và ổn định qua các kì, các nhà cung cấp tín dụng sẽ sẵn sang tiếp tục cung cấp vốn cho DN khi số gốc vay nợ đến hạn thanh toán. Tỷ số khả năng trả lãi được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên lãi vay: 𝐇ệ 𝐬ố 𝐜𝐡𝐢 𝐭𝐫ả 𝐥ã𝐢 𝐯𝐚𝐲 𝐈𝐂𝐑 = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐭𝐫ướ𝐜 𝐭𝐡𝐮ế 𝐯à 𝐥ã𝐢 𝐯𝐚𝐲 𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡í 𝐥ã𝐢 𝐯𝐚𝐲 = 𝐄𝐁𝐈𝐓 𝐈 Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao. Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi của một doanh nghiệp. Hệ số này thể hiện mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt.
  • 11. Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc doanh nghiệp kinh doanh kém đến mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thu được không đủ trả lãi vay. Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình. Chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một công ty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi. V. CÁC TỶ LỆ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỢI 5.1. Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ GPM GPM = Tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất / Doanh thu ròng GPM = Lợi nhuận gộp Doanh thu = GP NS GPM = Doanh thu thuần - GVHH Doanh thu thuần Lợi nhuận gộp = Doanh thu – giá vốn hàng bán 5.2. Doanh lợi ròng NPM NPM = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần NPM = Lợi nhuận ròng sau thuế / Doanh thu ròng 5.3. Sức sinh lợi cơ bản BEP BEP = Lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế Tổng tài sản
  • 12. 5.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. Cụ thể là: ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản ROA = Sức sinh lợi của doanh thu thuần x Số vòng quay của tài sản. Để đánh giá KNSL của tổng tài sản, DN tiến hành tính toán chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản. Sức sinh lợi của tài sản (Return on Total Assets - ROA) là chỉ tiêu cho biết một đơn vị tài sản bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tài sản càng cao và ngược lại. ROA cho biết sau một kỳ hoạt động của DN, đầu tư một đồng tài sản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, DN có khả năng thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư. ROA được cấu thành bởi hai yếu tố chính: Thứ nhất, là sức sinh lợi của doanh thu thuần: Chỉ tiêu này là chỉ tiêu quan trọng với các nhà quản tri dưới góc độ quản lý bới nó phản ánh chiến lược kinh doanh và nó cũng cho biết hiệu quả kinh doanh của DN trong viêc kiểm soát chi phí hoạt động với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Muốn tăng sức sinh lợi của doanh thu thuần, DN cần có những biện pháp giảm chi phí, tăng doanh thu và giảm các khoản giảm trừ doanh thu. Thứ hai, là số vòng quay tài sản: Chỉ tiêu này cho biết năng lực sử dụng vốn của DN, với số vòng quay của tài sản thấp chứng tỏ DN hoạt động không hiệu quả hay doanh thu thu được từ việc sử dụng tài sản thấp. Số vòng quay của tài sản càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản càng nhanh, đây là nhân tố làm tăng sức sinh lợi của tài sản. Qua phân tích cho thấy, để tăng ROA cần quan tâm đến ảnh hưởng của hai nhân tố là sức sinh lợi của doanh thu thuần và số vòng quay tài sản. Dưới góc độ là nhà quản trị, cần phải có những chiến lược kinh doanh, biện pháp quản lý để sức sinh lợi của doanh thu cao và số vòng quay tài sản cao như vậy mơi thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư. 5.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE Phân tíchkhả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cho thấy rõ, một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (DN).
  • 13. Chỉ tiêu này càng cao, các nhà quản trị càng có lợi thế trong việc đi huy động vốn trên thị trường tài chính để hỗ trợ đầu tư vào các kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, DN sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, sức sinh lời của vốn chủsở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi, vì có thể là do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu nhỏ, mà vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng lớn. Để đánh giá KNSL của vốn chủ sở hữu (VCSH), DN tiến hành tính toán chỉ tiêu sức sinh lợi của VCSH (Return on equity - ROE). Sức sinh lợi của VCSH là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị VCSH đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Trị số của ROE càng cao, chứng tỏ DN sử dụng có hiệu quả VCSH và do vậy càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Hơn nữa, trị số này lớn còn cho thấy năng lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối một cách hài hòa, hợp lý giữa VCSH với nợ phải trả để vừa đảm bảo an ninh tài chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của DN trong quá trình huy động và sử dụng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh. ROE được coi là chỉ tiêu phổ biến nhất dùng để đánh giá tình hình hoạt động của các nhà quản trị và các nhà đầu tư. ROE xem xét tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu được khi đầu tư VCSH. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ với việc đầu tư VCSH càng nhiều thì lợi nhuận sau thuế thu được là nhiều. ROE được cấu thành bởi ba yếu tố chính:
  • 14. Thứ nhất, là sức sinh lợi của doanh thu thuần: Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của DN. Thứ hai, là số vòng quay tài sản: Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của DN. Thứ ba, là đòn bầy tài chính: Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của DN. Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, DN có ba sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Một là, DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí, nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Hai là, DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Ba là, DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận/tổng tài sản của DN cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của DN là hiệu quả. Sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích trong việc phân tích các chỉ số phản ánh KNSL có ý nghĩa lớn đối với các nhà đầu tư và các nhà quản trị DN, thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến KNSL của DN. Tuy nhiên, các nhà đầu tư và các nhà quản trị DN ngoài việc sử dụng các phương pháp trên cần kết hợp linh hoạt với những phương pháp phân tích khác nữa để có thể đưa ra các quyết định quản trị và quyết định đầu tư đúng đắn VI. Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường 5.1. Tỷ lệ P/E – thị giá thu nhập/Quan trọng P/E= P/EPS=ME/NI EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành) P/E = Vốn hóa công ty / Lợi nhuận sau thuế  P : Giá thị trường tại thời điểm giao dịch/Giá hiện tại mua tương lai của cty đó == > lợi nhuận lâu dài, định giá trên dòng lợi ích mà công ty đó có được trong tương lai. (Benefit: Cổ tức chi trả hằng năm, chênh lệch giá cổ phiếu, lợi ích về chứng khoán phái sinh), P là vốn đầu tư có thể mang lại lợi ích cho tương lai (khi lạc quan về tương lai của cty).
  • 15.  EPS : Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu/Quá khứ lợi nhuận trong năm vừa qua.  ME :  NI : - Mang tính chủ quan Chỉ số P/E được hiểu là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho 1 đồng lợi nhuận. Ý nghĩa của chỉ số P/E thấp:  Cổ phiếu đang bị định giá thấp  Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)  Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn  Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ Ý nghĩa của chỉ số P/E cao:  Cổ phiếu đang định giá cao.  Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.  Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời  Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ ME = NI×P/E 5.2. Tỷ lệ P/B Chỉ số P/B (Price-to-Bookratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. P/B = P/B = ME/E Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ có thể tìm kiếm được các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỉ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giátrị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp. Nếu như điều đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật. Còn nếu điều thứ hai đúng thì có khả năng là lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng
  • 16. lợi nhuận cho các cổ đông. Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao. Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi bạn xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn. Vì công tác kế toán phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo, giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì họ giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn. Ví dụ: Microsoft là công ty mà phần lớn tài sản của công ty này là tài sản trí tuệ, các bản quyền phần mềm chứ không phải là các tài sản hữu hình khác. Cổ phần của công ty này chẳng mấy khi được bán với giá thấp hơn 10 lần giá trị ghi sổ của chúng. Gía trị vô hình gồm: thương hiệu; cơ hội trong tương lai; quyền sử dụng đất, quyền giao đất (không ghi trong sổ sách); nguồn nhân lực tránh được tổn thất cho doanh nghiệp và đỡ được chi phí đào tạo, … Hao mòn vô hình: do tiến bộ KHCN dẫnđến thiết bị cũ mất giá, tốc độ thayđổi thị hiếu của người sử dụng dẫn đến chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn (thời trang, phim ảnh, thiết bị công nghệ, …); … Hao mòn hữu hình: hao mòn tài sản – khấu hao tài sản do cơ lý hóa do quá trình sử dụng Khi lạm phát giá tăng dẫn đến giá thực tế cao hơn giá lịch sử sổ sách. Chú ý các nguyên nhân dẫn đến giá sổ sách và giá thực tế chênh lệch nhau. 5.3. Tỷ số giá/dòng tiền P/CF P/CF (Price/Cashflow) = Giá cổ phiếu/Dòng tiền thuần từ HĐKD của mỗi cổ phần Trong một số trường hợp, mẫu số có thể là Dòng tiền tự do (Free Cashflow). Mặc dù không phổ biến, nhưng nhiều chuyên gia tài chính sử dụng chỉ số định giá này thay vì P/E. Lý do chủ yếu là dòng tiền được tin là khó bị làm sai lệch hơn so với lợi nhuận, vốn có các khoản chi phí phi tiền mặt.
  • 17. P/CF được sử dụng kết hợp với P/E để định giá và tính toán xem cổ phiếu giá cổ phiếu hiện tại là rẻ hay đắt, nhằm thay thế cho EPS truyền thống vốn không còn đáng tin cậy, trong bối cảnh nhiều công ty khéo léo lách luật để bóp méo EPS. Tương tự như P/E, chỉ số này cũng tỉ lệ thuận với giá cổ phiếu (Price), vì vậy so với các công ty cùng ngành, nếu có P/CF thấp nghĩa là giá cổ phiếu đang rẻ hơn, đồng thời hoạt động kinh doanh của công ty đang ở trạng thái lành mạnh và vẫn còn tiền nhàn rỗi để trả cổ tức hoặc mua cổ phiếu, nghĩa là thu nhập của cổ đông sẽ tăng lên. Khác nhau ở chỗ: P/CF ổn định hơn P/E, do dòng tiền thường ổn định qua các năm hơn EPS. Tuy nhiên, P/CF thấp chưa hẳn là tốt, vì lúc đó doanh nghiệp bị xem là dự trữ quá nhiều tiền mặt mà không đầu tư thích đáng để phát triển kinh doanh. 6. Sức tăng trưởng (TT) Chỉ số sức tăng trưởng giúp cho người phân tích hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của công ty. Chúng chỉ ra mức độ tăng trưởng hàng năm về doanh thu và lợi nhuận của DN. Trường hợp lý tưởng là tăng trưởng doanh thu đi liền với tăng trưởng lợi nhuận. 1. Sức tăng trưởng doanh thu 1.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu TTdt = DThu năm sau (MS 10+21+31KQHĐKD)/Doanh thu năm trước (MS 10+21+31KQHĐKD) -1 1.2 Tỷ lệ tăng tưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính TTdtc=DThu từ HĐKD chính năm sau (MS 10+21KQHĐKD)/DThu từ HĐKD chính năm trước (MS 10+21KQHĐKD) - 1 Đây là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng về doanh thu của DN cần ghi nhận:  So với chỉ tiêulạm phát: nếu chỉ tiêutăng trưởng doanh thu tăng mà lạm phát giảm hoặc không tăng thì mức độ tăng trưởng theo chiều hướng tốt, số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ tăng (và ngược lại)
  • 18.  So sánh mức độ tăng trưởng của thị trường: nếu nhỏ hơn thì có nghĩa DN đang gặp khó khăn về khả năng cạnh tranh và thị phần trên thị trường. 2. Sức tăng trưởng lợi nhuận 2.1 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận TTln = Tổng lợi nhuận năm sau (MS 50KQHĐKD)/Tổng lợi nhuận năm trước (MS 50KQHĐKD) - 1 2.2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính TTlnt = Tổng lợi nhuận thuần năm sau (MS 30KQHĐKD)/ Tổng lợi nhuận thuần năm trước (MS 30KQHĐKD)- 1 Đây là chỉ số để xem xét mức độ tăng trưởng về lợi nhuận của DN. Khi sức tăng trưởng của doanh thu được đánh giá mức tăng trưởng về mặt số lượng thì tỷ lệ này đáng giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng. 7. Định giá trên thị trường (áp dụng đối với DN phát hành cổ phiếu) Cán bộ nghiệp vụ cũng cần phải phân tích thêm tình hình tài chính DN trên cơ sở giá trị trên thị trường, các chỉ số đánh giá cơ bản: 1. Chỉ số giá cả trên thu nhập 1 cổ phần Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên 1 cổ phần. Công thức tính: Giá cổ phiếu/Thu nhập của một cổ phần Tỷ lệ càng cao thì DN càng được đánh giá cao. Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời hiện tại, còn cho thấy triển vọng sinh lời tương lai của DN. 2. Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ Công thức tính: Giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ ròng của 1 cổ phần Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1, cảnh báo khả năng hoạt động công ty yếu. 8. Đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ số tính trong bảng lưu chuyển tiền tệ
  • 19. Báo cáo dòng tiền cho thấy dòng tiền ra và vào công ty và nguyên nhân thiếu tiền hoặc thừa tiền. Báo cáo dòng tiền mặt là một trong những công cụ hữu ích đối với cán bộ nghiệp vụ phân tích tình hình tài chính DN.  Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động: Nếu dòng tiền này dương cho thấy DN có thể tự trang trải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình. Dòng tiền ròng âm cho thấy DN cần có thêm nguồn tiền từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Dòng tiền ròng âm cảnh báo tình hình kinh doanh của DN gặp khó khăn.  Thặng dư (thâm hụt) tài chính: thăng dư tài chính (chỉ tiêu này dương) cho thấy DN đang thừa tiền không chỉ cho hoạt động kinh doanh mà cho cả hoạt động đầu tư, thâm hụt tài chính (chỉ tiêu này âm) cảnh báo tình hình kinh doanh của DN gặp khó khăn  Vốn huy động từ bên ngoài: Dòng tiền này dương cho thấy DN thiếu tiền đang huy động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, dài hạn hay phát hành cổ phiếu để bù đắp khoản thâm hụt từ hoạt động kinh doanh và đầu tư. Dòng tiền này âm cho thấy DN thừa tiền đang tiến hành trả nợ các khoản vay.  Con số thể hiện thay đổi tăng/giảm tiền tại cuối dòng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy lượng tiền ròng từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ vốn. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một công cụ cực kỳ giá trị để hiểu các dòng tiền và khả năng trả nợ của DN thông qua tỷ số thanh toán bằng tiền. Tỷ số thanh toán bằng tiền = Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động/ Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán bằng tiền cho biết khả năng trả nợ các khoản nợ ngắn hạn từ dòng tiền DN tạo ra. Tỷ số này càng lớn khả năng thanh toán của DN càng cao và ngược lại. Bước 3: Tổng hợp tình hình tài chính tài chính của DN  Tình hình tài chính DN thế nào? (tốt hay xấu);  Khả năng điều hành hoạt động kinh doanh thế nào?  DN có khả năng về vốn để thực hiện dự án không?
  • 20. B. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH  Chỉ tiêu phân tích;  Mô hình phân tích. I. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI ES = VA L = VA A × A L =[ V A + I A + T A + NI A ] × A L ES = V L + [ I A + T A + NI A ] × A L ES = V L + P L V : Chi phí nhân công gồm lương và bảo hiểm, … NI : Lợi nhuận ròng/Lợi nhuận sau thuế I : Lãi vay T : Thuế phải nộp VA : Giá trị gia tăng A : Tổng tải sản L : Lao động V L : 𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 đầ𝒖 𝒏𝒈ườ𝒊 II. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH P/E = P B × E/A ROA = P B × 1 ROE P=(P/E)×B×ROE ROE=ROA× 1 (1-D/A) ROA=[1- Csx NS - Cql NS - Cbh NS - Ctc NS - Ck NS - Ttn NS ] × NS A