SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 18
Lao động sư phạm
Lao động sư phạm là gì :
- Là sự sáng tạo ra con người về mặt nhân cách
1. Đặc điểm của lao động sư phạm
Lao động sư phạm là một dạng lao động nghề nghiệp đặc biệt, là một dạng lao động sáng tạo, đó là sự sáng tạo ra
con người về mặt nhân cách, thể hiện ở mục đích sư phạm, đối tượng và công cụ sư phạm và các yếu tố khác.
1.1. Mục đích của lao động sư phạm
là nhằm giáo dục cho học sinh phấn đấu học tập và rèn luyện để hình thành và phát triển nhân cách phù hợp, giúp
cho học sinh có khả năng học lên bậc học cao hơn.
góp phần sáng tạo ra con người, tái sản xuất sức lao động và phát triển mọi khả năng cho học sinh, là sự chuẩn bị
cho tương lai.
1.2. Tính chất của lao động sư phạm
- Lao động sư phạm là lao động trí óc chuyên nghiệp:
+ Lao động sư phạm có thời kỳ khởi động.
Là thời gian mà người giáo viên chuẩn bị để tạo ra bài giảng, có khi thời gian này khá dài mà không tạo ra sản phẩm
ngay.
Trên lý luận hay thực tiễn đều thấy tác dụng lớn lao của sự chuẩn bị này đối với hiệu quả giáo dục hay dạy học.
- Lao động sư phạm là lao động trí óc chuyên nghiệp:
+ Lao động sư phạm có thời kỳ khởi động.
Ví dụ:
- Để có một tiết dạy tốt, giáo viên cần bỏ ra công sức, thời gian để chuẩn bị một bài giảng, các đồ dùng dạy học, . . .
- Sự chuẩn bị không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tiết dạy (tiết dạy lý thuyết hay thực hành).
Lao động sư phạm là lao động trí óc chuyên nghiệp:
+ Lao động SP có quán tính của hoạt động trí tuệ
Hoạt động dạy học của giáo viên không chấm dứt sau khi ra khỏi lớp, khỏi giờ học mà còn kéo dài tiếp diễn trong
suy nghĩ về những việc, những sự kiện, những tình huống sư phạm cần giải quyết hoặc cải tiến, phát triển.
Lao động sư phạm là lao động trí óc chuyên nghiệp:
+ Lao động SP có quán tính của hoạt động trí tuệ
Đặc điểm này đòi hỏi phải :
Có sự tự giác và tinh thần trách nhiệm cao của người GV.
Có cách nhìn đúng đắn, khoa học và trân trọng của mọi người.
Có các chế độ chính sách thỏa đáng.
- Lao động sư phạm vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và sáng tạo:
+ Tính khoa học:
Tính khoa học thể hiện ở :
Nội dung giáo dục đào tạo.
Hoạt động của lao động sư phạm.
- Lao động sư phạm vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và sáng tạo:
+ Tính nghệ thuật:
Quá trình vận dụng linh hoạt, sáng tạo có hiệu quả những quy tắc chung trong những trường hợp, đối tượng, hoàn
cảnh cụ thể.
Khả năng diễn đạt các kiến thức, các tư tưởng của giáo viên một cách thoải mái, nhẹ nhàng.
- Lao động sư phạm vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và sáng tạo:
+ Tính nghệ thuật:
Sự khéo léo đối xử sư phạm ở một trình độ văn minh cao trong giao tiếp, tài năng truyền đạt.
Khả năng của nhà giáo dựa trên dấu hiệu bên ngoài của hành vi (bằng mắt, ngôn ngữ, dáng điệu,…).
Gắn liền với tính sáng tạo trong giáo dục, đào tạo.
- Lao động sư phạm vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và sáng tạo:
+ Tính sáng tạo:
Khả năng biết tìm ra cách giải quyết có hiệu quả, độc đáo trong những hoàn cảnh thay đổi.
Khả năng phát hiện những yếu tố mới làm cho công việc có hiệu quả hơn.
- Lao động sư phạm vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và sáng tạo:
+ Tính sáng tạo:
Thực chất công việc của giáo viên không chỉ là truyền thụ tri thức mà chủ yếu phải biết cách tổ chức, điều khiển, chỉ
đạo học sinh tái sản xuất những bộ phận của nền văn hóa xã hội trong bản thân họ, giúp cho họ biết đi đến chân lý,
nắm được phương pháp nhận thức và vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã tiếp thu được vào thực tế cuộc sống,
đồng thời phát triển trí tuệ cho họ.
1.3. Đối tượng của lao động sư phạm
Lao động sư phạm có đối tượng là thế hệ trẻ có ý thức; là những trẻ em có đời sống đa dạng với nhiều mối quan hệ không đơn
giản.. Đối tượng của lao động sư phạm có những đặc điểm cụ thể sau :
— Học sinh không chỉ chịu sự tác động của các giáo viên, của các lực lượng giáo dục ở nhà trường mà còn chịu ảnh hưởng của
các nhân tố khác như : gia đình, bạn bè, các lực lượng xã hội, các phương tiện thông tin và các phương tiện giao tiếp khác.. Vì
vậy, chủ thể lao động sư phạm cần có khả năng phối hợp, thống nhất các ảnh hưởng và tác động theo hướng tích cực; chuẩn bị
cho học sinh có khả năng tự giáo dục.
— Học sinh − đối tượng của lao động sư phạm phát triển nhân cách vừa theo quy luật của tự nhiên vừa theo quy luật của sự phát
triển xã hội chứ không phải theo ý muốn chủ quan của nhà giáo dục
− Trong quá trình sư phạm, học sinh không phải chỉ là đối tượng tác động của giáo viên mà còn là chủ thể của các hoạt động sư
phạm. Kết quả của lao động sư phạm phụ thuộc vào nhân cách của giáo viên; vào mối quan hệ của giáo viên với học sinh và với
những người khác.
1.4. Công cụ của lao động sư phạm
là các phương tiện, đồ dùng dạy học và giáo dục mà còn bằng cả trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, nhân cách của người
thầy giáo.
Lao động sư phạm là một loại lao động đòi hỏi rất cao không chỉ về năng lực sư phạm mà còn cả những phẩm chất
nghề nghiệp đặc biệt như đạo đức, lí tưởng tích cực.
1.5 Sản phẩm của lao động sư phạm
Sản phẩm lao động sư phạm là nhân cách của học sinh; không phải làm ra để trao đổi, mua bán mà là sự gởi gắm
vào đó những hi vọng cao cả, là ước mơ vươn tới của dân tộc, của con người.
Sản phẩm của lao động sư phạm phản ánh chất lượng giáo dục, chính là chất lượng nhân cách của học sinh.
1.6. Môi trường sư phạm
Môi trường là điều kiện tự nhiên − xã hội cần cho hoạt động sống của con người; có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động
và giao tiếp của con người, là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Môi trường sư phạm là điều kiện, hoàn cảnh sư phạm cần cho hoạt động của giáo viên và học sinh. Những phương
tiện, điều kiện, hoàn cảnh đó phải đáp ứng được những yêu cầu chuẩn mực sư phạm đồng thời không xa rời thực tế
cuộc sống.
Thầy và trò sống thực trong môi trường thực nhưng có sự định hướng tới tương lai; những yêu cầu của cuộc đời
tương lai phản ảnh trong điều kiện và hoàn cảnh hiện tại.
Các yếu tố tự nhiên và xã hội được thầy và trò tiếp cận tích cực cho sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Sự tương tác giữa học sinh với môi trường là sự tương tác biện chứng của những yếu tố bên trong cơ thể, tâm hồn
của học sinh với những yếu tố bên ngoài đang diễn ra sôi động xung quanh trẻ.
Môi trường sư phạm là một loại môi trường được chọn lựa, được xây dựng có mục đích sư phạm nhưng không
giả tạo.
Môi trường sư phạm không chỉ được xây dựng ở trường mà còn được thể hiện ở gia đình, ở cộng đồng với
nhiều phương tiện, điều kiện, hoàn cảnh đa dạng phong phú, được sử dụng tích cực vào quá trình hình thành và
phát triển nhân cách cho học sinh.
Các điều kiện tự nhiên − xã hội được thầy và trò sử dụng hướng tới mục đích sư phạm tốt đẹp; trong đó chứa đựng
những ảnh hưởng tự giác với những hoạt động và giao tiếp được tổ chức có kế hoạch, với vai trò chủ đạo của thầy
và vai trò chủ động của học sinh.
Tóm lại, lao động sư phạm là một loại lao động đặc biệt khác với các loại lao động khác thể hiện ở mục đích, đối
tượng, công cụ và sản phẩm lao động là con người, là nhân cách. Sinh viên sư phạm nên nghiêm túc suy ngẫm về
đặc điểm của lao động sư phạm để rút ra được những bài học cần thiết cho sự hình thành và phát triển nhân cách
người giáo viên phù hợp với yêu cầu của thời đại, của đất nước và hi vọng, niềm tin của học sinh, của nhân dân.a
Vị trí , vai trò , chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên
1 . Vị trí của người giáo viên
Là người làm nghề dạy học ở tiểu học , mỗi gv phụ trách một lớp
2. Vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Là nhận vật trung tâm trọng nhiệm vụ nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài
— Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
— Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
— Vai trò người thiết kế
— Vai trò người tổ chức
— Vai trò người lãnh đạo, chỉ huy, động viên, cổ vũ
— Vai trò người đánh giá
3 . Các chức năng của người giáo viên
— Chức năng giảng dạy và giáo dục , đào tạo học sinh
+ Trong giảng dạy, người giáo viên không những truyền đạt thông tin, kiến thức cho học sinh mà còn tổ
chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh.
+ Tổ chức cho học sinh các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện để học sinh có thể hình thành và phát triển
những phẩm chất, năng lực cần thiết cho việc lao động và sinh hoạt trong một xã hội đang không ngừng
biến đổi.
— Chức năng nghiên cứu – phát triển : Nghiên cứu khoa học và tham gia nhiều hoạt động xã hội khác
phục vụ cho việc giảng dạy và giáo dục học sinh.
=> Trong nền giáo dục hiện đại , chức năng của người giáo viên đã có những thay đổi theo nhiều
phương hướng
4 . Nhiệm vụ của người giáo viên :
— Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lí, chương trình giáo dục.
— Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường.
— Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương.
— Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo.
— Tôn trọng nhân cách , bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người học, đối xử công bằng với người
học .
— Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp, tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thần thiện, hợp tác
an toàn và lành mạnh
— Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ;
vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện
phương pháp tự học của học sinh
— Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh
— Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG
1. Thế nào là giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường nhà trường
- Giáo dục gia đình là một dạng giáo dục đặc biệt của xã hội loài người.
- Giáo dục gia đình được thực hiện thông qua cách thức tổ chức đời sống gia đình, quá trình tổ
chức các hoạt động của trẻ và cơ bản là dựa trên nền tảng căn bản là sự gương mẫu, sự nêu
gương của các bậc cha, mẹ.
- Giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực
hiện chương trình giáo dục
 Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là cần thiết vì phối hợp với nhà trường giúp
gia đình nắm được nội dung giáo dục và việc học tập của con em mình .
2. Nhiệm vụ của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình trong quá trình giáo dục học
sinh.
- Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là cần thiết vì phối hợp với nhà trường giúp gia đình
nắm được nội dung giáo dục và việc học tập của con em mình .
Nhà trường là cơ quan chuyên môn của Nhà nước, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, có đội
ngũ giáo viên những người có trình độ chuyên môn.
- Nhà trường phải thực hiện tốt việc giảng dạy và giáo dục học sinh theo đúng đường lối,
quan điểm giáo dục; xác định cho phụ huynh hiểu rõ nhiệm vụ, chức năng của gia đình trong
việc giáo dục học sinh.
- Cha mẹ học sinh có trách nhiệm cộng tác với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động
giáo dục con em.
- Gia đình nên chủ động liên hệ với nhà trường, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm
được nội dung giáo dục, học tập của con em; tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
 Bản chất của việc phối hợp này nhằm đạt được sự thống nhất về các yêu cầu giáo dục,
giúp cho nhân cách của trẻ được phát triển đúng đắn và toàn diện.
3. Nội dung cơ bản của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình học sinh
tiểu học :
− Nhà trường phải thể hiện được vai trò và tính chất của một đơn vị giáo dục, là lực lượng nòng
cốt của sự nghiệp giáo dục.
− Nhà trường phải công bố rõ nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục để gia đình được biết và
thống nhất về mục tiêu, phương pháp giáo dục.
− Thường xuyên theo dõi tiến trình kết hợp giáo dục và tổng kết, đánh giá, đề xuất kế hoạch phù
hợp, dành thời gian chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời nắm bắt những
biến đổi ở trẻ.
− Các bậc cha mẹ học sinh phải có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm phối hợp với nhà trường
trong việc giáo dục con em.
− Tôn trọng và giữ uy tín cho các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trẻ, chưa có nhiều
kinh nghiệm.
 Việc phối hợp với cha mẹ học sinh là nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên chủ nhiệm và giáo
viên giảng dạy các môn học.
Ý nghĩa của việc phối hợp các lực lượng lao động
Là làm cho quá trình giáo dục thống nhất, toàn vẹn và việc giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội được tốt hơn.
Bác Hồ đã nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là 1 phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để
giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo
dục trong gia đình và xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục HS tiểu học
họp Phụ Huynh theo định kì
phối hợp với gia đình thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh
thông qua sổ liên kết giáo dục
thu hút cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường
xây dựng mạng lưới cộng tác viên theo nội dung giáo dục
gặp gỡ và trao đổi trực tiếp gia đình học sinh
liên hệ qua thư từ và điện thoại
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP :
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức
và tạo dựng phong cách nhà giáo.
1. Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
a) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;
b) Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức
nhà giáo.
2. Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo
a) Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
b) Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách
nhà giáo.
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
1. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
a) Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy
định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân;
b) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù
hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa
phương;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
3. Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi
mới, phù hợp với điều kiện thực tế;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và
giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
4. Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự
tiến bộ của học sinh.
5. Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh
a) Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép
hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy
học và giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt
động dạy học và giáo dục.
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường
1. Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; có giải
pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm vi phụ
trách (nếu có);
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà
trường.
2. Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhà trường, tổ chức học sinh thực hiện quyền dân chủ
trong nhà trường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ
và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ
của học sinh (nếu có);
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha
mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp.
3. Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phát hiện, phản ánh, ngăn
chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (nếu có);
c) Mức tốt: Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; chia sẻ
kinh nghiệm xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo
dục đạo đức, lối sống cho học sinh
1. Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên
quan;
b) Mức khá: Tạo dựng mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên
quan;
c) Mức tốt: Đề xuất với nhà trường các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ của
học sinh và các bên liên quan.
2. Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
a) Mức đạt: Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh ở trên lớp; thông tin về chương
trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên
quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan về tình hình học tập, rèn
luyện của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong việc
thực hiện các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ và động viên học sinh học tập, thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn
học và hoạt động giáo dục;
c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về
quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục của học sinh.
3. Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
a) Mức đạt: Tham gia tổ chức, cung cấp thông tin về nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường cho cha mẹ hoặc
người giám hộ của học sinh và các bên liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các
bên liên quan về đạo đức, lối sống của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong thực
hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;
c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị
công nghệ trong dạy học, giáo dục
Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ
trong dạy học, giáo dục.
1. Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
a) Mức đạt: Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai
(đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
b) Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc
liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ)
hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Mức tốt: Có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên
tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu
sử dụng tiếng dân tộc.
2. Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
a) Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục và quản lý học sinh
theo quy định; hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị công
nghệ trong dạy học, giáo dục theo quy định;
b) Mức khá: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong hoạt động dạy học, giáo dục; cập nhật và sử dụng hiệu quả
các phần mềm; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng thiết bị
công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục tộc;
LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Có đạo đức và phong cách nhà giáo
Trau dồi tri thức cá nhân
Hiểu hs , tư vấn , hỗ trợ và giúp hs phát triển phẩm chất , năng lực
Thực hiện nội quy trường học
Quyền dân chủ hs
Trường học an toàn , chống bạo lực
Phồi hợp với : nhà trường , phụ huynh trong dạy, giáo dục
Bằng tiếng anh
Dạy học bằng các phần mềm ,pp
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Mã số
1.Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29.
2. Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số V.07.03.28.
3. Giáo viên tiểu học hạng I - Mã số V.07.03.27.
Tiêu chuẩn
Giáo viên hạng I là hạng cao nhất , hạng III thấp nhất
Giáo viên hạng III Giáo viên hạng II Giáo viên hạng I
1. Nhiệm vụ
a) Xây dựng kế hoạch giảng dạy,
giáo dục học sinh; tham gia xây
dựng kế hoạch giảng dạy, giáo
dục học sinh của tổ chuyên môn
theo mục tiêu, chương trình giáo
dục cấp tiểu học;
b) Thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông cấp tiểu học và kế
hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Thực hiện các phương pháp
dạy học và giáo dục theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh; tham gia phát hiện, bồi
dưỡng học sinh năng khiếu; tham
gia nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng và làm đồ dùng, thiết bị
dạy học cấp tiểu học;
d) Hoàn thành đầy đủ các khóa
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ theo quy định; tự học
tập, rèn luyện để nâng cao trình
độ chính trị, chuyên môn, nghiệp
vụ; tham gia các hoạt động
chuyên môn theo yêu cầu; tham
gia phổ cập giáo dục, giáo dục bắt
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo
viên tiểu học hạng III, giáo viên
tiểu học hạng II phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
a) Là báo cáo viên hoặc dạy minh
họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên
tiểu học hoặc dạy thử nghiệm các
mô hình, phương pháp mới từ cấp
trường trở lên;
b) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng
và sinh hoạt chuyên môn/chuyên
đề ở tổ, khối chuyên môn; tham
gia đánh giá, xét duyệt đề tài
nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp
trường trở lên;
c) Tham gia ban giám khảo hội thi
giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ
nhiệm lớp giỏi, giáo viên làm Tổng
phụ trách Đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp
trường trở lên; thực hiện các
nhiệm vụ của giáo viên cốt cán
trường tiểu học;
d) Tham gia các hoạt động chuyên
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo
viên tiểu học hạng II, giáo viên tiểu
học hạng I phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
a) Tham gia biên tập, biên soạn,
phát triển chương trình, tài liệu bồi
dưỡng giáo viên, học sinh tiểu học
hoặc tham gia Hội đồng lựa chọn
sách giáo khoa khi được lựa chọn;
b) Chủ trì các hoạt động bồi
dưỡng và sinh hoạt chuyên môn,
chuyên đề của nhà trường hoặc
tham gia đánh giá, xét duyệt đề tài
nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp
huyện trở lên;
c) Tham gia đoàn đánh giá ngoài
hoặc tham gia các đoàn công tác
thanh tra, kiểm tra chuyên môn,
nghiệp vụ giáo viên tiểu học từ
cấp huyện trở lên;
d) Tham gia ban giám khảo hội thi
giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên
chủ nhiệm lớp giỏi hoặc giáo viên
làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên
buộc và xóa mù chữ, giáo dục hòa
nhập;
đ) Phối hợp với cha mẹ học sinh
và các lực lượng xã hội trong giáo
dục học sinh, thực hiện công tác
tư vấn học sinh tiểu học;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác
do hiệu trưởng phân công.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề
nghiệp
a) Chấp hành các chủ trương,
đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, các quy
định của ngành và địa phương về
giáo dục tiểu học;
b) Thường xuyên trau dồi đạo
đức, nêu cao tinh thần trách
nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh
dự, uy tín của nhà giáo; gương
mẫu trước học sinh;
c) Thương yêu, đối xử công bằng
và tôn trọng nhân cách của học
sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của học sinh; đoàn
kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
d) Thực hiện nghiêm túc các quy
định về đạo đức nhà giáo; quy
định về hành vi, ứng xử và trang
phục.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào
tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc
ngành đào tạo giáo viên đối với
giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ
giáo viên có bằng cử nhân thuộc
ngành đào tạo giáo viên thì phải
có bằng cử nhân chuyên ngành
phù hợp và có chứng chỉ bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành
cho giáo viên tiểu học theo
chương trình do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
giáo viên tiểu học hạng III (đối với
giáo viên tiểu học mới được tuyển
dụng vào giáo viên tiểu học hạng
III thì phải có chứng chỉ trong thời
gian 36 tháng kể từ ngày được
tuyển dụng).
4. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được chủ trương, đường
lối, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước, quy định và yêu
cầu của ngành, địa phương về
giáo dục tiểu học và triển khai
thực hiện vào các nhiệm vụ được
giao
b) Thực hiện giảng dạy, giáo dục
bảo đảm chất lượng theo chương
trình giáo dục, kế hoạch giáo dục
của nhà trường;
môn khác như kiểm định chất
lượng giáo dục, thanh tra, kiểm tra
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
từ cấp trường trở lên; tham gia
hướng dẫn, đánh giá thực tập sư
phạm của sinh viên (nếu có).
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề
nghiệp
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức
nghề nghiệp của giáo viên tiểu
học hạng III, giáo viên tiểu học
hạng II phải luôn luôn gương mẫu
thực hiện các quy định về đạo đức
nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào
tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc
ngành đào tạo giáo viên đối với
giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ
giáo viên có bằng cử nhân thuộc
ngành đào tạo giáo viên thì phải
có bằng cử nhân chuyên ngành
phù hợp và có chứng chỉ bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành
cho giáo viên tiểu học theo
chương trình do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
giáo viên tiểu học hạng II.
4. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường
lối, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước, quy định và yêu
cầu của ngành, địa phương về
giáo dục tiểu học và triển khai
thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ
được giao
b) Triển khai thực hiện có hiệu
quả kế hoạch, chương trình giáo
dục; chủ động, linh hoạt điều
chỉnh kế hoạch dạy học và giáo
dục phù hợp với điều kiện thực tế
tiền phong Hồ Chí Minh giỏi cấp
huyện trở lên.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề
nghiệp
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức
nghề nghiệp của giáo viên tiểu
học hạng II, giáo viên tiểu học
hạng I phải là tấm gương mẫu
mực về đạo đức nhà giáo và vận
động, hỗ trợ đồng nghiệp thực
hiện tốt các quy định về đạo đức
nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào
tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc
ngành đào tạo giáo viên đối với
giáo viên tiểu học hoặc có bằng
thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù
hợp với môn học giảng dạy hoặc
có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục
trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
giáo viên tiểu học hạng I.
4. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Tích cực, chủ động thực hiện
và tuyên truyền vận động, hướng
dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách,
pháp luật của Đảng, Nhà nước,
quy định và yêu cầu của ngành,
địa phương về giáo dục tiểu học
vào các nhiệm vụ được giao
b) Chủ động, linh hoạt, sáng tạo
trong việc thực hiện kế hoạch giáo
dục để phù hợp với học sinh, nhà
trường, địa phương; hỗ trợ đồng
nghiệp thực hiện tốt kế hoạch
c) Vận dụng được kiến thức về
giáo dục học và tâm sinh lý lứa
tuổi vào thực tiễn giáo dục học
sinh;
đ) Có khả năng phối hợp với đồng
nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng
đồng để nâng cao hiệu quả giáo
dục cho học sinh;
d) Có khả năng áp dụng được các
phương pháp dạy học và giáo dục
phát triển phẩm chất, năng lực
cho học sinh;
e) Thường xuyên tự học, tự bồi
dưỡng để phát triển năng lực
chuyên môn bản thân; biết áp
dụng các kết quả nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng vào thực
tế giảng dạy, giáo dục; hướng dẫn
học sinh tự làm được đồ dùng dạy
học;
g) Có khả năng ứng dụng công
nghệ thông tin trong thực hiện các
nhiệm vụ của giáo viên tiểu học
hạng III và có khả năng sử dụng
ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu
số trong một số nhiệm vụ cụ thể
được giao.
của nhà trường và địa phương;
c) Có khả năng vận dụng linh hoạt
và hướng dẫn đồng nghiệp vận
dụng, cập nhật kịp thời yêu cầu
đối mới những kiến thức về giáo
dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào
thực tiễn giáo dục học sinh; tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội
dung, phương pháp giáo dục,
kiểm tra đánh giá học sinh) và
chất lượng, hiệu quả giáo dục
từng học sinh của lớp mình phụ
trách;
d) Tích cực, chủ động phối hợp
với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh
và cộng đồng để nâng cao hiệu
quả giáo dục học sinh;
e) Có khả năng thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn: tham gia ban
giám khảo, thanh tra, kiểm tra; xây
dựng và thực hiện được các
chuyên đề dạy học;
đ) Vận dụng được các kết quả
nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng vào thực tế giảng dạy,
giáo dục; có khả năng đánh giá
hoặc hướng dẫn đồng nghiệp làm
các sản phẩm nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng từ cấp
trường trở lên
g) Có khả năng ứng dụng công
nghệ thông tin trong thực hiện các
nhiệm vụ của giáo viên tiểu học
hạng II và có khả năng sử dụng
ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu
số trong một số nhiệm vụ cụ thể
được giao;
h) Được công nhận là chiến sĩ thi
đua cấp cơ sở; hoặc được nhận
bằng khen, giấy khen từ cấp
huyện trở lên; hoặc được công
nhận đạt một trong các danh hiệu:
giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ
nhiệm lớp giỏi từ cấp trường trở
lên, giáo viên làm Tổng phụ trách
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh giỏi từ cấp huyện trở lên;
i) Viên chức dự thi hoặc xét thăng
hạng chức danh nghề nghiệp giáo
viên tiểu học hạng II (mã số
V.07.03.28) phải có thời gian giữ
chức danh nghề nghiệp giáo viên
tiểu học hạng III (mã số
V.07.03.29) hoặc tương đương từ
đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể
thời gian tập sự), tính đến thời hạn
nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét
giảng dạy, giáo dục;
c) Tích cực, chủ động chia sẻ kinh
nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng
nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng
đồng để nâng cao hiệu quả giáo
dục học sinh;
d) Có khả năng đánh giá hoặc
hướng dẫn đồng nghiệp làm các
sản phẩm nghiên cứu khoa học
sư phạm ứng dụng từ cấp huyện
trở lên;
đ) Có khả năng ứng dụng công
nghệ thông tin trong thực hiện các
nhiệm vụ của giáo viên tiểu học
hạng I và có khả năng sử dụng
ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu
số trong một số nhiệm vụ cụ thể
được giao;
e) Được công nhận là chiến sĩ thi
đua cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên;
hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở
lên; hoặc được công nhận đạt một
trong các danh hiệu: giáo viên dạy
giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi,
giáo viên làm tổng phụ trách Đội
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh giỏi từ cấp huyện trở lên;
g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng
hạng chức nghề nghiệp giáo viên
tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27)
phải có thời gian giữ chức danh
nghề nghiệp giáo viên tiểu học
hạng II (mã số V.07.03.28) hoặc
tương đương từ đủ 06 (sáu) năm
trở lên, tính đến thời hạn nộp hồ
sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng
hạng.
thăng hạng.
Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm
đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy
định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Khi bổ nhiệm giáo viên từ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại thông tư 21/2015/TTLT-BGDĐT-
BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã sổ, tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp giáo viên tiểu học công lập (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) vào chức danh
nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT thì không được kết hợp thăng hạng chức
danh nghề nghiệp.
3. Không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề
nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng.
Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư liên tịch
số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nếu đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư
02/2021/TT-BGDĐT thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học như sau:
a) Giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III
(mã số V.07.03.29); ( tức là HẠNG IV thông tư 2015 vào HẠNG III thông tư 2021)
b) Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III
(mã số V.07.03.29); ( tức là HẠNG III thông tư 2015 vào HẠNG III thông tư 2021)
c) Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II
(mã số V.07.03.28). ( tức là HẠNG II thông tư 2015 vào HẠNG II thông tư 2021)
2. Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I
(mã số V.07.03.27) khi được xác định là người trúng tuyển trong kì thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu
học. ( tức là HẠNG II thông tư 2021 vào HẠNG III thông tư 2021)
3. Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4
Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29). ( tức là HẠNG
II thông tư 2015 chưa đạt tiêu chuẩn theo thông tư 2021 thì vào HẠNG III thông tư 2021)
4. Giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học đã trúng
tuyển.
Điều 8. Cách xếp lương : Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng +
mức phụ cấp hiện hưởng
HỆ SỐ:
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này được áp dụng
bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến
hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số
lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số
lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số
02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển
loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang
lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
MỨC PHỤ CẤP
GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI
· PHẦN LAN
Tuyển sinh ,đào tạo và bằng cấp ngành sư phạm tại Phần Lan
Năm 1979 việc đổi mới giáo dục đại học được thực hiện, bằng cấp giáo dục có giá
trị ngang như các bộ môn khác, đồng thời từ năm này giáo viên tốt nghiệp được
cấp bằng thạc sĩ, trong đó các giáo viên dạy từ lớp 1-6 dạy chung các môn, còn
giáo viên dạy từ lớp 7-12 dạy các môn riêng biệt.
Từ năm 1995 giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo cũng được đào tạo ở trường đại học.
Điểm đặc biệt của việc đào tạo giáo viên ở Phần Lan là từ giáo viên tiểu học đến
giáo viên trung học đều phải học có bằng thạc sĩ. Còn giáo viên nhà trẻ và mẫu
giáo cần có bằng cử nhân.
Mục đích của chương trình đào tạo giáo viên là nhằm đào tạo những công dân hiện
đại, có năng lực giảng dạy và đào tạo người dân Phần Lan và nâng cao bản sắc của
quốc gia non trẻ.
Những người muốn vào học các trường đào tạo giáo viên ở Phần Lan phải tham gia
một kì thi đầu vào kéo dài vài ngày. Chỉ có những ứng cử viên xuất sắc nhất mới
được chọn làm giáo viên tương lai. Kì thi bao gồm khám sức khoẻ, phỏng vấn và
các bài kiểm tra về giảng dạy. Các phương pháp tuyển chọn của các trường đào tạo
giáo viên được đổi mới liên tục nhằm tìm ra những ứng viên xuất sắc nhất.
Sau khi được nhận vào trường cao đẳng sư phạm, sinh viên chỉ được tiếp tục theo
học nếu họ có kết quả học tập tốt và không có các vấn đề liên quan đến hành vi
ứng xử. Hành vi của sinh viên được theo dõi cẩn thận, không chỉ ở trường mà cả
trong thời gian rảnh. Ví dụ như, đi đến câu lạc bộ khiêu vũ hoặc hút thuốc đã bị
cấm tuyệt đối đối với những giáo viên tiềm năng này. Tương tự, sinh viên phải ăn
mặc kín đáo và tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt. Bất cứ ai không đáp ứng các
yêu cầu đó đều bị loại khỏi trường.
Mặc dù ngày nay, bộ quy tắc ứng xử không còn quá nghiêm ngặt, chỉ có 1/10 trong
số tất cả các ứng viên được tuyển chọn để đào tạo giáo viên. Sự đào tạo của họ là
dựa trên nghiên cứu thực tế và họ đòi hỏi tài năng, sự tham gia cũng như các kỹ
năng của sinh viên cần được kiểm chứng bởi cả giảng viên và giáo viên. Các giáo
viên đều phải tốt nghiệp bằng Thạc sĩ Giáo dục.
Một phần do sự kì vọng cao, nghề dạy học vẫn còn rất được tôn trọng ở Phần Lan
và là một nghề hấp dẫn. Bởi vì phải công nhận một điều: giáo viên là thành phần
giác ngộ cho cả dân tộc.
Thật vậy, như những sự so sánh trên phạm vi quốc tế gần đây đã cho thấy: học sinh
Phần Lan đạt được kết quả tốt. Niềm vinh dự này chủ yếu là nhờ giáo viên giỏi và
hệ thống đào tạo giáo viên. Chúng tôi cũng tin rằng hệ thống giáo dục Phần Lan đã
hỗ trợ để học sinh có quyền học tập, bất kể vùng miền, hoàn cảnh kinh tế, xã hội,
giới tính, tuổi tác hay năng lực.
1. Quy trình xét tuyển:
Giáo viên là nghề được đề cao và tôn trọng trong xã hội Phần Lan.
Vì thế hàng năm số lượng thí sinh đăng ký vào ngành sư phạm ở các trường đại
học rất lớn và chỉ khoảng một phần mười trong số đăng ký được chọn lựa (Pasi
Sahlberg, 2016).
Việc tuyển chọn thí sinh do các trường đào tạo phụ trách và được tiến hành một
cách kỹ lưỡng qua hai giai đoạn:
– Trước hết ban tuyển sinh sẽ lựa chọn trong danh sách đăng ký một số lượng
nhiều gấp 4 hoặc 5 lần số chỉ tiêu đào tạo dựa trên kết quả kỳ thi trung học phổ
thông quốc gia và điểm số các môn trong các năm học cuối cấp của các thí sinh.
Những thí sinh có kinh nghiệm làm việc với trẻ em có thể được cộng thêm điểm.
– Giai đoạn hai gồm ba bước, bắt đầu bằng một bài thi viết dựa trên một cuốn sách
được chọn.
Tiếp theo là một bài thi tương tác xã hội và kỹ năng giao tiếp.
Cuối cùng là một bài phỏng vấn trực tiếp với ban giám khảo xung quanh lý do
muốn trở thành giáo viên của thí sinh.
Việc tuyển chọn còn bao gồm cả những kiểm tra về sức khỏe.
Vấn đề đạo đức, lối sống cũng rất được coi trọng trong suốt quá trình đào tạo.
Các sinh viên được tiếp tục việc học nếu duy trì những thói quen ứng xử và lối
sống hàng ngày không chỉ trong phạm vi trường học mà cả ngoài giờ học và ở
ngoài trường học.
Chẳng hạn việc đi quán bar, sàn nhảy hay hút thuốc trước đây bị cấm và nếu vi
phạm sẽ bị đuổi.
2. Chương trình đào tạo:
Hiện nay Phần Lan có 8 trường đại học đào tạo giáo viên nhằm đạo tạo các nhóm
giáo viên:
– Giáo viên dạy lớp: dạy tất cả các môn của các lớp từ 1-6
– Giáo viên dạy môn: dạy một hoặc hai ba môn của các lớp từ 7-9 hoặc ở trung học
phổ thông (10-12), ở các trường trung cấp và dạy nghề, và ở các lớp thuộc trung
tâm giáo dục dành cho người lớn.
– Giáo viên đặc biệt: gồm giáo viên đặc biệt ở nhà trẻ, mẫu giáo và giáo viên ở tiểu
học để dạy các học sinh cần có thêm sự giúp đỡ.
– Giáo viên tư vấn và hướng nghiệp: Nhằm hướng dẫn và tư vấn cho học sinh ở
trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Các trường tự quyết định việc tuyển sinh cũng như chương trình đào tạo của mình.
Điểm đáng chú ý của chương trình đào tạo giáo viên ở Phần Lan là đào tạo theo
hướng nghiên cứu nhằm đào tạo ra những giáo viên không chỉ có khả năng giảng
dạy và còn có khả năng nghiên cứu độc lập.
Các trường đào tạo các giáo viên sau:
Chương trình đào tạo giáo viên dạy lớp gồm: giáo dục học với 75 chứng chỉ, còn
lại là các môn mà giáo viên sẽ dạy ở trường với 30-35 chứng chỉ và nghiệp vụ sư
phạm với 35 chứng chỉ.
Chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn riêng lẻ kéo dài 4-5 năm với môn
chính và 1 đến 2 môn phụ. Từ năm thứ ba sinh viên bắt đầu học giáo dục học.
Tất cả các giáo viên dạy các lớp từ tiểu học đến trung học đều phải có bằng thạc sĩ
với 160-180 chứng chỉ, tức 4-6 năm học (mỗi chứng chỉ tương đương 40 giờ học).
Giáo viên tiểu học cần có bằng thạc sĩ về giáo dục. Còn giáo viên trung học cần có
bằng thạc sĩ về môn học mình dạy với một môn chính có ít nhất 55 chứng chỉ và
một môn phụ với ít nhất 35 chứng chỉ.
Tất cả các sinh viên ngành sư phạm (trừ các sinh viên nhà trẻ mẫu giáo) đều phải
học chương trình nghiên cứu sư phạm với 35 chứng chỉ.
Cùng với việc học lý thuyết, chương trình còn kết hợp với thực tập giảng dạy tại
các cơ sở riêng của các trường sư phạm hoặc liên kết nhằm phát triển kỹ năng của
các giáo viên tương lai.
Việc thực hành giảng dạy giữ một vai trò rất quan trọng, được thực hiện với nhiều
lớp, nhiều lứa tuổi học sinh ở các giai đoạn khác nhau.
Với chương trình này các giáo viên dạy từng môn và giáo viên dạy nhiều môn có
thể hoán chuyển công việc bằng cách chỉ bổ sung thêm các chứng chỉ mà họ còn
thiếu chứ không cần học lại.
Giáo viên các trường dạy nghề: được đào tạo ở năm trường đào tạo giáo viên liên
kết với các đại học thực hành.
Việc đào tạo giáo viên dạy nghề có thể được thực hiện dưới hai hình thức: toàn bộ
thời gian và bán thời gian (kết hợp học với làm).
Trình độ của giáo viên dạy nghề được đánh giá dựa trên bằng cấp và kinh nghiệm
công việc.
Theo kết quả điều tra “The 2013 Teaching and Learning International Survey
(TALIS)” của OECD, lương trung bình của giáo viên Phần Lan là 39.500 USD (15
năm kinh nghiệm), không cao hơn so với mức trung bình: 42.700USD/tháng của
các nước thuộc OECD.
Tuy nhiên số giờ dạy ít hơn: 673 giờ ở tiểu học, 589 giờ ở trung học cơ sở và 547
giờ ở trung học phổ thông, ít hơn khoảng 100 giờ so với trung bình của các nước
OECD).
Mặc dù vậy giáo viên vẫn là nghề được yêu thích hơn nhiều nghề khác ở Phần Lan
và tỉ lệ sinh viên đăng kí được học làm giáo viên hàng năm vẫn cao so với nhiều
ngành khác.
“Điều quan trọng là xã hội Phần Lan coi trọng và đánh giá cao nghề giáo”
Trình độ chuyên môn cao của ngành sư phạm ngoài việc đảm bảo cho những người
học không chỉ có trình độ chuyên môn tốt, làm chủ công việc giảng dạy trong
ngành giáo dục mà còn giúp họ dễ dàng tìm được việc làm khác.
Một bằng chứng rõ nhất là một số người vốn được đào tạo từ các trường sư
phạm đã trở thành Bộ trưởng tài chính trong một số chính phủ của Phần Lan và
làm việc rất tốt, như Jutta Urpillainen, Antti Kalliomäki.
Mức lương : Trung bình của 1 giáo viên hàng tháng là khoảng 3.500 euro tương đương gần 100
triệu đồng, chính vì vậy tỷ lệ cạnh tranh vào vị trí giáo viên rất cao. Tất cả giáo viên, kể cả ở bậc
Mầm non đều phải có trình độ Thạc sĩ. Các giáo viên được tự quyết định giáo trình và cách giảng
dạy của mình và các tiết học thường có 1 trợ lý để theo dõi và hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm
vụ.
Đãi ngộ : Bắt đầu từ những năm 70 thế kỷ XX, Phần Lan đã tiến hành đổi mới việc tuyển chọn
và đào tạo những giáo viên tương lai của đất nước. Đây là một bước căn bản trong quá trình cải
cách giáo dục. Việc đào tạo giáo viên của Phần Lan rất nghiêm ngặt và chọn lọc. Chỉ có khoảng
10% sinh viên đăng ký được chọn học ngành sư phạm. Tất cả giáo viên đều phải có bằng thạc sỹ
và tất cả phải được đào tạo trong cùng một chương trình đào tạo chất lượng cao. Để trở thành
giáo viên, họ phải trải qua hai vòng tuyển gắt gao.
Các giáo sinh Phần Lan được đào tạo không những để trở thành giáo viên (một nghề được tôn
trọng nhất trong xã hội) mà còn trở thành những nhà giáo dục. Điều này được thể hiện ngay
trong nội dung vòng thi đầu tiên vào các trường. Các thí sinh phải làm bài dựa trên nghiên cứu
các tài liệu khoa học và nghề nghiệp được cung cấp trước. Trong chương trình đào tạo của các
khoa sư phạm, các môn học thuộc về nghiên cứu là 70 tín chỉ (1 tín chỉ của Phần Lan (ECTS)
tương đương từ 25 – 30 giờ làm việc) gồm các môn như: nhập môn nghiên cứu giáo dục; phương
pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu định tính…
Tất cả các giáo viên đều tốt nghiệp thạc sỹ và càng ngày càng có nhiều hiệu trưởng và giáo viên
có bằng tiến sỹ ở các trường phổ thông. Lương trung bình hằng tháng của giáo viên là 3.500 euro.
Tiền lương và danh tiếng của giáo viên cũng không phụ thuộc vào thành tích của học sinh5
.
Chính vì thế, giáo viên sẽ không bị đánh giá qua điểm số của những học sinh mà họ dạy.
Cơ hội nghề nghiệp: Hệ thống giáo dục Phần Lan nổi tiếng thế giới với thành tích ấn tượng khi
đánh giá chất lượng học sinh trên quy mô quốc tế. Do đó, du học Phần Lan ngành giáo dục là
hướng đi hợp lý cho bạn được lĩnh hội tinh hoa và phương pháp giáo dục hiệu quả của quốc gia
này. Giáo viên là nghề có yêu cầu cao và đãi ngộ tốt tại Phần Lan nên sẽ đem đến nhiều cơ hội
hấp dẫn cho bạn.
Chương trình giáo viên liên văn hóa của Đại học Oulu giúp sinh viên phát triển các kỹ năng,
năng lực và kiến thức cho những nhiệm vụ giáo dục chuyên nghiệp trong môi trường giáo dục
Phần Lan và quốc tế. Nếu thành thạo tiếng Phần Lan, sau khi tốt nghiệp, sinh viên đủ điều kiện
để giảng dạy trong các trường tiểu học nói tiếng Phần Lan. Hoặc có thể lựa chọn giảng dạy ở các
trường quốc tế sử dụng tiếng Anh.
Ngoài trường học, sinh viên có thể làm việc cho cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức phi chính
phủ ở Phần Lan và quốc tế. Một số lựa chọn nghề nghiệp phổ biến gồm: giáo viên tiểu học, lãnh
đạo dự án, nhà nghiên cứu, nhà lập kế hoạch giáo dục, chuyên gia giáo dục…
Singapore
Tuyển sinh ,đào tạo và bằng cấp ngành sư phạm tại Singapore :
-Singapore là quốc gia nổi tiếng với cách tiếp cận toàn diện trong việc xác định và
nuôi dưỡng những mầm non cho nghề dạy học. Họ phát triển cả một hệ thống toàn
diện từ lựa chọn, đào tạo, đãi ngộ và phát triển giáo viên, hiệu trưởng, bởi vậy họ
đã tạo ra nguồn lao động dồi dào cho nghề dạy học. Ở Singapore, những nhân tài
về dạy học sẽ được xác định và nuôi dưỡng từ sớm.
- Mỗi năm, đất nước này tính toán số lượng giáo viên cần thiết và đặt chỉ tiêu thích
hợp cho chương trình đào tạo sư phạm. Trung bình, chỉ có một trên tám ứng viên
được chấp nhận sau quá trình tuyển chọn gắt gao.Những người trúng tuyển phải
đạt số điểm ít nhất là ở giữa thang điểm của kỳ thi A-level - kỳ thi khó nhất đối với
học sinh Singapore. Ngoài ra, họ phải trải qua những buổi phỏng vấn nghiêm ngặt,
tập trung vào phẩm chất cá nhân của một giáo viên giỏi, đánh giá sâu về thành tích
học tập, những đóng góp cho trường và cộng đồng
-Tại Singapore, 1/3 số học sinh tốt nghiệp loại xuất sắc mới có thể đăng kí theo học
nghề giáo. Sau khi đăng kí, những thí sinh này vẫn phải qua vòng sàng lọc của
Viện Giáo dục Quốc gia Singapore. Tất cả giáo viên đều được đào tạo tại Viện
Giáo dục Quốc gia Singapore thuộc Đại học Kĩ thuật Nanyang. Sinh viên có thể
học để lấy bằng cao đẳng hoặc cử nhân phụ thuộc vào điểm đầu vào của họ. Viện
Giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ với các trường học, nơi mà giáo viên mới được
hướng dẫn trong vài năm đầu tiên. Trường học có các chương trình tuyển dụng linh
hoạt dành cho giáo viên có nhu cầu học thêm.
-Bộ Giáo dục Singapore đã rất thận trọng trong tuyển chọn những giáo viên tiềm
năng từ số học sinh thuộc nhóm dẫn đầu về thành tích học tập sau khi tốt nghiệp
THPT. Ngoài thành tích học tập, người được tuyển chọn phải có sự yêu thích, cam
kết gắn bó với công việc giảng dạy.
-Các giáo viên tiềm năng này trong thời gian đào tạo sẽ được hưởng mức trợ cấp
tương đương 60% lương của giáo viên chính thức. Tuy nhiên, vì được hưởng
quyền lợi này nên họ cũng phải cam kết sẽ tham gia giảng dạy trong ít nhất 3 năm
sau khi chính thức vào nghề.Mọi giáo viên đều phải được đào tạo theo chương
trình giảng dạy của Viện Giáo dục Quốc gia. Viện Giáo dục Quốc gia cũng có mối
liên hệ mật thiết với các trường bởi chính tại các trường phổ thông, những giáo
viên cao cấp (master teacher) sẽ đóng vai trò dẫn dắt, chỉ bảo thêm cho mọi giáo
viên mới ra trường trong nhiều nămNIE sẽ chịu trách nhiệm cung ứng nhân sự giáo
viên cho hệ thống các lớp từ 1-12. Còn một chương trình đào tạo hai năm tại các
trường CĐ công nghệ sẽ tạo nguồn giáo viên cho các cấp học nhỏ hơn như mẫu
giáo, mầm non.Nhân tố quan trọng đem lại thành công cho các chương trình đào
tạo giáo viên của NIE chính là sự hợp tác chặt chẽ “ba bên” giữa NIE, Bộ Giáo dục
Singapore và các trường trong nước. Bộ ba này cùng đồng thuận quan điểm trong
sứ mệnh cũng như tầm nhìn về việc đào tạo thế hệ giáo viên có tư duy sáng tạo.
Điều này đảm bảo sự đồng thuận quan điểm về sứ mệnh, tầm nhìn, hệ thống giá trị
của nhà trường cũng như quá trình thực thi nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên sau
đào tạo.
-Với cách làm này, Singapore tuyển sinh vào sư phạm được sinh viên trong tốp 30%
học sinh giỏi nhất. Đào tạo có qui hoạch cân đối cung-cầu là giải pháp để đầu tư
kinh phí cao cho đào tạo mỗi sinh viên sư phạm.
· Mức Lương:
Giáo viên được hưởng mức lương hậu hĩnh tương ứng với những người có cùng trình độ ở lĩnh
vực tư nhân, các ngành nghề như công nghệ, ngân hàng, hàng năm, xem xét điều chỉnh để đảm
bảo sự hấp dẫn của nghề dạy học. Điều này giúp họ yên tâm tập trung vào phát triển chuyên môn,
công việc giảng dạy.
· Đãi ngộ: Chế độ đãi ngộ giáo viên xứng đáng
Mặc dù mức lương cơ bản của nghề giáo ở Singapore không cao nổi bật so với nhiều quốc gia có
thành tích tốt nhưng đủ để học sinh cân nhắc khi lựa chọn nghề nghiệp.
Bộ Giáo dục theo dõi mức lương của giáo viên so với các ngành nghề khác, điều chỉnh phù hợp
để đảm bảo tính cạnh tranh. Theo dữ liệu mới nhất của website khảo sát lương Payscale (Mỹ),
một giáo viên trung học cơ sở ở Singapore kiếm trung bình khoảng 42.000 USD mỗi năm, mức
cao nhất khoảng 72.000 USD.
Mức trung bình của giáo viên trung học phổ thông là 45.000 USD, tối đa 65.000 USD. Trong 5 -
10 năm đầu tiên ở vị trí này, tiền lương tăng khá nhanh chóng.
Với mức thưởng dao động từ 2.200 - 15.000 USD đối với giáo viên trung học cơ sở và 890 -
33.000 USD đối với giáo viên trung học phổ thông, thu nhập của giáo viên tại Singapore khá hấp
dẫn.
Những khoản thưởng này được xác định thông qua hệ thống đánh giá nghiêm ngặt mỗi năm trên
toàn quốc ở 16 lĩnh vực, bao gồm những đóng góp của giáo viên cho trường và cộng đồng.
Giáo viên xuất sắc có cơ hội kiếm tiền thưởng lưu dụng (khoản khích lệ nhằm giữ chân người
giỏi), dao động 10.000 - 36.000 USD mỗi 3 - 5 năm một lần và tiền thưởng năng suất có thể lên
đến 30% tiền lương cơ bản. Sau những năm đầu tiên, việc tăng lương phụ thuộc vào quá trình
thăng tiến.
Hệ thống quản lý hiệu quả giáo dục (EPMS) quyết định một giáo viên có đủ điều kiện để thăng
chức hay không. Giáo viên được kỳ vọng thiết lập và đạt được các mục tiêu cá nhân trong công
việc, thể hiện trình độ cải thiện bằng các phiếu đánh giá năng lực qua quan sát kỹ năng giảng dạy.
· Cơ hội : Nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp
Sau ba năm tham gia giảng dạy, các giáo viên sẽ được đánh giá thường niên để xem họ có tiềm
năng phát triển theo hướng nào trong số 3 lộ trình liên quan tới lĩnh vực của họ: trở thành giáo
viên cao cấp (tức là có thể chỉ dẫn cho những nhà giáo non kinh nghiệm hơn), các chuyên gia về
chương trình giảng dạy hay nghiên cứu, hoặc trở thành nhà lãnh đạo trường học.
Những giáo viên có tiềm năng phát triển thành các nhà lãnh đạo trường sẽ được chuyển tới nhóm
quản lý cấp trung và được đào tạo để có thể đảm nhiệm công việc trong vai trò mới.
Người ta sẽ đánh giá hiệu quả của các nhà quản lý cấp trung này để xem họ có tiềm năng trở
thành các hiệu phó, và sau này là hiệu trưởng hay không. Ở mỗi giai đoạn, NIE đều có một loạt
những kinh nghiệm và chương trình đào tạo cần phải trang bị cho những người này để phục vụ
cho công việc quản lý và thích ứng với sự chuyển đổi chuyên môn.
Người Singapore hiểu rất rõ, để có một nền giáo dục chất lượng cao và học sinh học tập xuất sắc,
chắc chắn họ phải có được các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả.

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie tổng-hợp-nội-dung.docx

bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...Lại Thế Luyện
 
TLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptx
TLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptxTLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptx
TLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptxbichbich123
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Kiệt Huỳnh
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...OnTimeVitThu
 
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van vietDac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van vietLuan Van Viet
 
Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...
Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...
Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...nataliej4
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcSang Nguyen
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Minh Nguyen A
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcSang Nguyen
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcVõ Tâm Long
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức ThắngLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức ThắngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 nataliej4
 

Ähnlich wie tổng-hợp-nội-dung.docx (20)

Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
 
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
 
TLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptx
TLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptxTLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptx
TLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptx
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
 
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van vietDac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
 
Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...
Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...
Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
 
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức ThắngLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập sinh viên ĐH Tôn Đức ThắngLuận văn: Quản lý hoạt động học tập sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 
79858892767173
7985889276717379858892767173
79858892767173
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
 

tổng-hợp-nội-dung.docx

  • 1. Lao động sư phạm Lao động sư phạm là gì : - Là sự sáng tạo ra con người về mặt nhân cách 1. Đặc điểm của lao động sư phạm Lao động sư phạm là một dạng lao động nghề nghiệp đặc biệt, là một dạng lao động sáng tạo, đó là sự sáng tạo ra con người về mặt nhân cách, thể hiện ở mục đích sư phạm, đối tượng và công cụ sư phạm và các yếu tố khác. 1.1. Mục đích của lao động sư phạm là nhằm giáo dục cho học sinh phấn đấu học tập và rèn luyện để hình thành và phát triển nhân cách phù hợp, giúp cho học sinh có khả năng học lên bậc học cao hơn. góp phần sáng tạo ra con người, tái sản xuất sức lao động và phát triển mọi khả năng cho học sinh, là sự chuẩn bị cho tương lai. 1.2. Tính chất của lao động sư phạm - Lao động sư phạm là lao động trí óc chuyên nghiệp: + Lao động sư phạm có thời kỳ khởi động. Là thời gian mà người giáo viên chuẩn bị để tạo ra bài giảng, có khi thời gian này khá dài mà không tạo ra sản phẩm ngay. Trên lý luận hay thực tiễn đều thấy tác dụng lớn lao của sự chuẩn bị này đối với hiệu quả giáo dục hay dạy học. - Lao động sư phạm là lao động trí óc chuyên nghiệp: + Lao động sư phạm có thời kỳ khởi động. Ví dụ: - Để có một tiết dạy tốt, giáo viên cần bỏ ra công sức, thời gian để chuẩn bị một bài giảng, các đồ dùng dạy học, . . . - Sự chuẩn bị không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tiết dạy (tiết dạy lý thuyết hay thực hành). Lao động sư phạm là lao động trí óc chuyên nghiệp: + Lao động SP có quán tính của hoạt động trí tuệ Hoạt động dạy học của giáo viên không chấm dứt sau khi ra khỏi lớp, khỏi giờ học mà còn kéo dài tiếp diễn trong suy nghĩ về những việc, những sự kiện, những tình huống sư phạm cần giải quyết hoặc cải tiến, phát triển. Lao động sư phạm là lao động trí óc chuyên nghiệp: + Lao động SP có quán tính của hoạt động trí tuệ Đặc điểm này đòi hỏi phải : Có sự tự giác và tinh thần trách nhiệm cao của người GV. Có cách nhìn đúng đắn, khoa học và trân trọng của mọi người. Có các chế độ chính sách thỏa đáng. - Lao động sư phạm vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và sáng tạo: + Tính khoa học: Tính khoa học thể hiện ở : Nội dung giáo dục đào tạo. Hoạt động của lao động sư phạm. - Lao động sư phạm vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và sáng tạo: + Tính nghệ thuật: Quá trình vận dụng linh hoạt, sáng tạo có hiệu quả những quy tắc chung trong những trường hợp, đối tượng, hoàn cảnh cụ thể. Khả năng diễn đạt các kiến thức, các tư tưởng của giáo viên một cách thoải mái, nhẹ nhàng. - Lao động sư phạm vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và sáng tạo: + Tính nghệ thuật: Sự khéo léo đối xử sư phạm ở một trình độ văn minh cao trong giao tiếp, tài năng truyền đạt. Khả năng của nhà giáo dựa trên dấu hiệu bên ngoài của hành vi (bằng mắt, ngôn ngữ, dáng điệu,…). Gắn liền với tính sáng tạo trong giáo dục, đào tạo. - Lao động sư phạm vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và sáng tạo:
  • 2. + Tính sáng tạo: Khả năng biết tìm ra cách giải quyết có hiệu quả, độc đáo trong những hoàn cảnh thay đổi. Khả năng phát hiện những yếu tố mới làm cho công việc có hiệu quả hơn. - Lao động sư phạm vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và sáng tạo: + Tính sáng tạo: Thực chất công việc của giáo viên không chỉ là truyền thụ tri thức mà chủ yếu phải biết cách tổ chức, điều khiển, chỉ đạo học sinh tái sản xuất những bộ phận của nền văn hóa xã hội trong bản thân họ, giúp cho họ biết đi đến chân lý, nắm được phương pháp nhận thức và vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã tiếp thu được vào thực tế cuộc sống, đồng thời phát triển trí tuệ cho họ. 1.3. Đối tượng của lao động sư phạm Lao động sư phạm có đối tượng là thế hệ trẻ có ý thức; là những trẻ em có đời sống đa dạng với nhiều mối quan hệ không đơn giản.. Đối tượng của lao động sư phạm có những đặc điểm cụ thể sau : — Học sinh không chỉ chịu sự tác động của các giáo viên, của các lực lượng giáo dục ở nhà trường mà còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như : gia đình, bạn bè, các lực lượng xã hội, các phương tiện thông tin và các phương tiện giao tiếp khác.. Vì vậy, chủ thể lao động sư phạm cần có khả năng phối hợp, thống nhất các ảnh hưởng và tác động theo hướng tích cực; chuẩn bị cho học sinh có khả năng tự giáo dục. — Học sinh − đối tượng của lao động sư phạm phát triển nhân cách vừa theo quy luật của tự nhiên vừa theo quy luật của sự phát triển xã hội chứ không phải theo ý muốn chủ quan của nhà giáo dục − Trong quá trình sư phạm, học sinh không phải chỉ là đối tượng tác động của giáo viên mà còn là chủ thể của các hoạt động sư phạm. Kết quả của lao động sư phạm phụ thuộc vào nhân cách của giáo viên; vào mối quan hệ của giáo viên với học sinh và với những người khác. 1.4. Công cụ của lao động sư phạm là các phương tiện, đồ dùng dạy học và giáo dục mà còn bằng cả trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, nhân cách của người thầy giáo. Lao động sư phạm là một loại lao động đòi hỏi rất cao không chỉ về năng lực sư phạm mà còn cả những phẩm chất nghề nghiệp đặc biệt như đạo đức, lí tưởng tích cực. 1.5 Sản phẩm của lao động sư phạm Sản phẩm lao động sư phạm là nhân cách của học sinh; không phải làm ra để trao đổi, mua bán mà là sự gởi gắm vào đó những hi vọng cao cả, là ước mơ vươn tới của dân tộc, của con người. Sản phẩm của lao động sư phạm phản ánh chất lượng giáo dục, chính là chất lượng nhân cách của học sinh. 1.6. Môi trường sư phạm Môi trường là điều kiện tự nhiên − xã hội cần cho hoạt động sống của con người; có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động và giao tiếp của con người, là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Môi trường sư phạm là điều kiện, hoàn cảnh sư phạm cần cho hoạt động của giáo viên và học sinh. Những phương tiện, điều kiện, hoàn cảnh đó phải đáp ứng được những yêu cầu chuẩn mực sư phạm đồng thời không xa rời thực tế cuộc sống. Thầy và trò sống thực trong môi trường thực nhưng có sự định hướng tới tương lai; những yêu cầu của cuộc đời tương lai phản ảnh trong điều kiện và hoàn cảnh hiện tại. Các yếu tố tự nhiên và xã hội được thầy và trò tiếp cận tích cực cho sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Sự tương tác giữa học sinh với môi trường là sự tương tác biện chứng của những yếu tố bên trong cơ thể, tâm hồn của học sinh với những yếu tố bên ngoài đang diễn ra sôi động xung quanh trẻ. Môi trường sư phạm là một loại môi trường được chọn lựa, được xây dựng có mục đích sư phạm nhưng không giả tạo. Môi trường sư phạm không chỉ được xây dựng ở trường mà còn được thể hiện ở gia đình, ở cộng đồng với nhiều phương tiện, điều kiện, hoàn cảnh đa dạng phong phú, được sử dụng tích cực vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Các điều kiện tự nhiên − xã hội được thầy và trò sử dụng hướng tới mục đích sư phạm tốt đẹp; trong đó chứa đựng những ảnh hưởng tự giác với những hoạt động và giao tiếp được tổ chức có kế hoạch, với vai trò chủ đạo của thầy và vai trò chủ động của học sinh.
  • 3. Tóm lại, lao động sư phạm là một loại lao động đặc biệt khác với các loại lao động khác thể hiện ở mục đích, đối tượng, công cụ và sản phẩm lao động là con người, là nhân cách. Sinh viên sư phạm nên nghiêm túc suy ngẫm về đặc điểm của lao động sư phạm để rút ra được những bài học cần thiết cho sự hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên phù hợp với yêu cầu của thời đại, của đất nước và hi vọng, niềm tin của học sinh, của nhân dân.a Vị trí , vai trò , chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên 1 . Vị trí của người giáo viên Là người làm nghề dạy học ở tiểu học , mỗi gv phụ trách một lớp 2. Vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Là nhận vật trung tâm trọng nhiệm vụ nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài — Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. — Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. — Vai trò người thiết kế — Vai trò người tổ chức — Vai trò người lãnh đạo, chỉ huy, động viên, cổ vũ — Vai trò người đánh giá 3 . Các chức năng của người giáo viên — Chức năng giảng dạy và giáo dục , đào tạo học sinh + Trong giảng dạy, người giáo viên không những truyền đạt thông tin, kiến thức cho học sinh mà còn tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. + Tổ chức cho học sinh các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện để học sinh có thể hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết cho việc lao động và sinh hoạt trong một xã hội đang không ngừng biến đổi. — Chức năng nghiên cứu – phát triển : Nghiên cứu khoa học và tham gia nhiều hoạt động xã hội khác phục vụ cho việc giảng dạy và giáo dục học sinh. => Trong nền giáo dục hiện đại , chức năng của người giáo viên đã có những thay đổi theo nhiều phương hướng 4 . Nhiệm vụ của người giáo viên : — Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lí, chương trình giáo dục. — Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường. — Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương. — Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo. — Tôn trọng nhân cách , bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người học, đối xử công bằng với người học . — Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp, tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thần thiện, hợp tác an toàn và lành mạnh — Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh — Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh — Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG 1. Thế nào là giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường nhà trường - Giáo dục gia đình là một dạng giáo dục đặc biệt của xã hội loài người.
  • 4. - Giáo dục gia đình được thực hiện thông qua cách thức tổ chức đời sống gia đình, quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ và cơ bản là dựa trên nền tảng căn bản là sự gương mẫu, sự nêu gương của các bậc cha, mẹ. - Giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục  Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là cần thiết vì phối hợp với nhà trường giúp gia đình nắm được nội dung giáo dục và việc học tập của con em mình . 2. Nhiệm vụ của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình trong quá trình giáo dục học sinh. - Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là cần thiết vì phối hợp với nhà trường giúp gia đình nắm được nội dung giáo dục và việc học tập của con em mình . Nhà trường là cơ quan chuyên môn của Nhà nước, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, có đội ngũ giáo viên những người có trình độ chuyên môn. - Nhà trường phải thực hiện tốt việc giảng dạy và giáo dục học sinh theo đúng đường lối, quan điểm giáo dục; xác định cho phụ huynh hiểu rõ nhiệm vụ, chức năng của gia đình trong việc giáo dục học sinh. - Cha mẹ học sinh có trách nhiệm cộng tác với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động giáo dục con em. - Gia đình nên chủ động liên hệ với nhà trường, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm được nội dung giáo dục, học tập của con em; tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.  Bản chất của việc phối hợp này nhằm đạt được sự thống nhất về các yêu cầu giáo dục, giúp cho nhân cách của trẻ được phát triển đúng đắn và toàn diện. 3. Nội dung cơ bản của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình học sinh tiểu học : − Nhà trường phải thể hiện được vai trò và tính chất của một đơn vị giáo dục, là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục. − Nhà trường phải công bố rõ nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục để gia đình được biết và thống nhất về mục tiêu, phương pháp giáo dục. − Thường xuyên theo dõi tiến trình kết hợp giáo dục và tổng kết, đánh giá, đề xuất kế hoạch phù hợp, dành thời gian chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời nắm bắt những biến đổi ở trẻ. − Các bậc cha mẹ học sinh phải có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em. − Tôn trọng và giữ uy tín cho các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm.  Việc phối hợp với cha mẹ học sinh là nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy các môn học. Ý nghĩa của việc phối hợp các lực lượng lao động Là làm cho quá trình giáo dục thống nhất, toàn vẹn và việc giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội được tốt hơn.
  • 5. Bác Hồ đã nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là 1 phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục HS tiểu học họp Phụ Huynh theo định kì phối hợp với gia đình thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh thông qua sổ liên kết giáo dục thu hút cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường xây dựng mạng lưới cộng tác viên theo nội dung giáo dục gặp gỡ và trao đổi trực tiếp gia đình học sinh liên hệ qua thư từ và điện thoại CHUẨN NGHỀ NGHIỆP : Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo. 1. Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo a) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; b) Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo; c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo. 2. Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo a) Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; b) Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh; c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo. Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 1. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân a) Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân; b) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân; c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 2. Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh a) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục; b) Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương; c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
  • 6. 3. Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh a) Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh; b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế; c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 4. Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh a) Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh; b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh. 5. Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh a) Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục; b) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục; c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục. Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường 1. Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; b) Mức khá: Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm vi phụ trách (nếu có); c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường. 2. Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhà trường, tổ chức học sinh thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường; b) Mức khá: Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có); c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp. 3. Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; b) Mức khá: Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (nếu có);
  • 7. c) Mức tốt: Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường. Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 1. Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan; b) Mức khá: Tạo dựng mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan; c) Mức tốt: Đề xuất với nhà trường các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan. 2. Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh a) Mức đạt: Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh ở trên lớp; thông tin về chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh; b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong việc thực hiện các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ và động viên học sinh học tập, thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục; c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục của học sinh. 3. Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh a) Mức đạt: Tham gia tổ chức, cung cấp thông tin về nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về đạo đức, lối sống của học sinh; b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. 1. Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc a) Mức đạt: Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; b) Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Mức tốt: Có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc. 2. Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
  • 8. a) Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục và quản lý học sinh theo quy định; hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo quy định; b) Mức khá: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong hoạt động dạy học, giáo dục; cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục; c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục tộc; LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Có đạo đức và phong cách nhà giáo Trau dồi tri thức cá nhân Hiểu hs , tư vấn , hỗ trợ và giúp hs phát triển phẩm chất , năng lực Thực hiện nội quy trường học Quyền dân chủ hs Trường học an toàn , chống bạo lực Phồi hợp với : nhà trường , phụ huynh trong dạy, giáo dục Bằng tiếng anh Dạy học bằng các phần mềm ,pp CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Mã số 1.Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29. 2. Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số V.07.03.28. 3. Giáo viên tiểu học hạng I - Mã số V.07.03.27. Tiêu chuẩn Giáo viên hạng I là hạng cao nhất , hạng III thấp nhất Giáo viên hạng III Giáo viên hạng II Giáo viên hạng I 1. Nhiệm vụ a) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh; tham gia xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh của tổ chuyên môn theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp tiểu học; b) Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường; c) Thực hiện các phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp tiểu học; d) Hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn theo yêu cầu; tham gia phổ cập giáo dục, giáo dục bắt 1. Nhiệm vụ Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III, giáo viên tiểu học hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Là báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên tiểu học hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp mới từ cấp trường trở lên; b) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn/chuyên đề ở tổ, khối chuyên môn; tham gia đánh giá, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp trường trở lên; c) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp trường trở lên; thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên cốt cán trường tiểu học; d) Tham gia các hoạt động chuyên 1. Nhiệm vụ Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng II, giáo viên tiểu học hạng I phải thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Tham gia biên tập, biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, học sinh tiểu học hoặc tham gia Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa khi được lựa chọn; b) Chủ trì các hoạt động bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của nhà trường hoặc tham gia đánh giá, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp huyện trở lên; c) Tham gia đoàn đánh giá ngoài hoặc tham gia các đoàn công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học từ cấp huyện trở lên; d) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi hoặc giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên
  • 9. buộc và xóa mù chữ, giáo dục hòa nhập; đ) Phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong giáo dục học sinh, thực hiện công tác tư vấn học sinh tiểu học; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công. 2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp a) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học; b) Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; c) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; d) Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục. 3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng). 4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao b) Thực hiện giảng dạy, giáo dục bảo đảm chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường; môn khác như kiểm định chất lượng giáo dục, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có). 2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học hạng III, giáo viên tiểu học hạng II phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo. 3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II. 4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao b) Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình giáo dục; chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tiền phong Hồ Chí Minh giỏi cấp huyện trở lên. 2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học hạng II, giáo viên tiểu học hạng I phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo. 3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I. 4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học vào các nhiệm vụ được giao b) Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục để phù hợp với học sinh, nhà trường, địa phương; hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt kế hoạch
  • 10. c) Vận dụng được kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh; đ) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh; d) Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh; e) Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn bản thân; biết áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục; hướng dẫn học sinh tự làm được đồ dùng dạy học; g) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao. của nhà trường và địa phương; c) Có khả năng vận dụng linh hoạt và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng, cập nhật kịp thời yêu cầu đối mới những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách; d) Tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh; e) Có khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: tham gia ban giám khảo, thanh tra, kiểm tra; xây dựng và thực hiện được các chuyên đề dạy học; đ) Vận dụng được các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục; có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp làm các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp trường trở lên g) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng II và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao; h) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; hoặc được nhận bằng khen, giấy khen từ cấp huyện trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi từ cấp trường trở lên, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp huyện trở lên; i) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét giảng dạy, giáo dục; c) Tích cực, chủ động chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh; d) Có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp làm các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp huyện trở lên; đ) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng I và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao; e) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên; hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp huyện trở lên; g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
  • 11. thăng hạng. Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học 1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 Thông tư này. 2. Khi bổ nhiệm giáo viên từ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại thông tư 21/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã sổ, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp. 3. Không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học 1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nếu đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học như sau: a) Giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29); ( tức là HẠNG IV thông tư 2015 vào HẠNG III thông tư 2021) b) Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29); ( tức là HẠNG III thông tư 2015 vào HẠNG III thông tư 2021) c) Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28). ( tức là HẠNG II thông tư 2015 vào HẠNG II thông tư 2021) 2. Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) khi được xác định là người trúng tuyển trong kì thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học. ( tức là HẠNG II thông tư 2021 vào HẠNG III thông tư 2021) 3. Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29). ( tức là HẠNG II thông tư 2015 chưa đạt tiêu chuẩn theo thông tư 2021 thì vào HẠNG III thông tư 2021) 4. Giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học đã trúng tuyển. Điều 8. Cách xếp lương : Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng + mức phụ cấp hiện hưởng HỆ SỐ: 1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau: a) Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; b) Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38; c) Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. 2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ. MỨC PHỤ CẤP
  • 12. GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI · PHẦN LAN Tuyển sinh ,đào tạo và bằng cấp ngành sư phạm tại Phần Lan Năm 1979 việc đổi mới giáo dục đại học được thực hiện, bằng cấp giáo dục có giá trị ngang như các bộ môn khác, đồng thời từ năm này giáo viên tốt nghiệp được cấp bằng thạc sĩ, trong đó các giáo viên dạy từ lớp 1-6 dạy chung các môn, còn giáo viên dạy từ lớp 7-12 dạy các môn riêng biệt. Từ năm 1995 giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo cũng được đào tạo ở trường đại học. Điểm đặc biệt của việc đào tạo giáo viên ở Phần Lan là từ giáo viên tiểu học đến giáo viên trung học đều phải học có bằng thạc sĩ. Còn giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo cần có bằng cử nhân. Mục đích của chương trình đào tạo giáo viên là nhằm đào tạo những công dân hiện đại, có năng lực giảng dạy và đào tạo người dân Phần Lan và nâng cao bản sắc của quốc gia non trẻ. Những người muốn vào học các trường đào tạo giáo viên ở Phần Lan phải tham gia một kì thi đầu vào kéo dài vài ngày. Chỉ có những ứng cử viên xuất sắc nhất mới được chọn làm giáo viên tương lai. Kì thi bao gồm khám sức khoẻ, phỏng vấn và các bài kiểm tra về giảng dạy. Các phương pháp tuyển chọn của các trường đào tạo giáo viên được đổi mới liên tục nhằm tìm ra những ứng viên xuất sắc nhất. Sau khi được nhận vào trường cao đẳng sư phạm, sinh viên chỉ được tiếp tục theo học nếu họ có kết quả học tập tốt và không có các vấn đề liên quan đến hành vi ứng xử. Hành vi của sinh viên được theo dõi cẩn thận, không chỉ ở trường mà cả trong thời gian rảnh. Ví dụ như, đi đến câu lạc bộ khiêu vũ hoặc hút thuốc đã bị cấm tuyệt đối đối với những giáo viên tiềm năng này. Tương tự, sinh viên phải ăn mặc kín đáo và tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt. Bất cứ ai không đáp ứng các yêu cầu đó đều bị loại khỏi trường. Mặc dù ngày nay, bộ quy tắc ứng xử không còn quá nghiêm ngặt, chỉ có 1/10 trong số tất cả các ứng viên được tuyển chọn để đào tạo giáo viên. Sự đào tạo của họ là dựa trên nghiên cứu thực tế và họ đòi hỏi tài năng, sự tham gia cũng như các kỹ năng của sinh viên cần được kiểm chứng bởi cả giảng viên và giáo viên. Các giáo viên đều phải tốt nghiệp bằng Thạc sĩ Giáo dục.
  • 13. Một phần do sự kì vọng cao, nghề dạy học vẫn còn rất được tôn trọng ở Phần Lan và là một nghề hấp dẫn. Bởi vì phải công nhận một điều: giáo viên là thành phần giác ngộ cho cả dân tộc. Thật vậy, như những sự so sánh trên phạm vi quốc tế gần đây đã cho thấy: học sinh Phần Lan đạt được kết quả tốt. Niềm vinh dự này chủ yếu là nhờ giáo viên giỏi và hệ thống đào tạo giáo viên. Chúng tôi cũng tin rằng hệ thống giáo dục Phần Lan đã hỗ trợ để học sinh có quyền học tập, bất kể vùng miền, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, giới tính, tuổi tác hay năng lực. 1. Quy trình xét tuyển: Giáo viên là nghề được đề cao và tôn trọng trong xã hội Phần Lan. Vì thế hàng năm số lượng thí sinh đăng ký vào ngành sư phạm ở các trường đại học rất lớn và chỉ khoảng một phần mười trong số đăng ký được chọn lựa (Pasi Sahlberg, 2016). Việc tuyển chọn thí sinh do các trường đào tạo phụ trách và được tiến hành một cách kỹ lưỡng qua hai giai đoạn: – Trước hết ban tuyển sinh sẽ lựa chọn trong danh sách đăng ký một số lượng nhiều gấp 4 hoặc 5 lần số chỉ tiêu đào tạo dựa trên kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và điểm số các môn trong các năm học cuối cấp của các thí sinh. Những thí sinh có kinh nghiệm làm việc với trẻ em có thể được cộng thêm điểm. – Giai đoạn hai gồm ba bước, bắt đầu bằng một bài thi viết dựa trên một cuốn sách được chọn. Tiếp theo là một bài thi tương tác xã hội và kỹ năng giao tiếp. Cuối cùng là một bài phỏng vấn trực tiếp với ban giám khảo xung quanh lý do muốn trở thành giáo viên của thí sinh. Việc tuyển chọn còn bao gồm cả những kiểm tra về sức khỏe. Vấn đề đạo đức, lối sống cũng rất được coi trọng trong suốt quá trình đào tạo. Các sinh viên được tiếp tục việc học nếu duy trì những thói quen ứng xử và lối sống hàng ngày không chỉ trong phạm vi trường học mà cả ngoài giờ học và ở ngoài trường học. Chẳng hạn việc đi quán bar, sàn nhảy hay hút thuốc trước đây bị cấm và nếu vi phạm sẽ bị đuổi. 2. Chương trình đào tạo: Hiện nay Phần Lan có 8 trường đại học đào tạo giáo viên nhằm đạo tạo các nhóm giáo viên: – Giáo viên dạy lớp: dạy tất cả các môn của các lớp từ 1-6 – Giáo viên dạy môn: dạy một hoặc hai ba môn của các lớp từ 7-9 hoặc ở trung học phổ thông (10-12), ở các trường trung cấp và dạy nghề, và ở các lớp thuộc trung tâm giáo dục dành cho người lớn. – Giáo viên đặc biệt: gồm giáo viên đặc biệt ở nhà trẻ, mẫu giáo và giáo viên ở tiểu học để dạy các học sinh cần có thêm sự giúp đỡ.
  • 14. – Giáo viên tư vấn và hướng nghiệp: Nhằm hướng dẫn và tư vấn cho học sinh ở trung học cơ sở và trung học phổ thông. Các trường tự quyết định việc tuyển sinh cũng như chương trình đào tạo của mình. Điểm đáng chú ý của chương trình đào tạo giáo viên ở Phần Lan là đào tạo theo hướng nghiên cứu nhằm đào tạo ra những giáo viên không chỉ có khả năng giảng dạy và còn có khả năng nghiên cứu độc lập. Các trường đào tạo các giáo viên sau: Chương trình đào tạo giáo viên dạy lớp gồm: giáo dục học với 75 chứng chỉ, còn lại là các môn mà giáo viên sẽ dạy ở trường với 30-35 chứng chỉ và nghiệp vụ sư phạm với 35 chứng chỉ. Chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn riêng lẻ kéo dài 4-5 năm với môn chính và 1 đến 2 môn phụ. Từ năm thứ ba sinh viên bắt đầu học giáo dục học. Tất cả các giáo viên dạy các lớp từ tiểu học đến trung học đều phải có bằng thạc sĩ với 160-180 chứng chỉ, tức 4-6 năm học (mỗi chứng chỉ tương đương 40 giờ học). Giáo viên tiểu học cần có bằng thạc sĩ về giáo dục. Còn giáo viên trung học cần có bằng thạc sĩ về môn học mình dạy với một môn chính có ít nhất 55 chứng chỉ và một môn phụ với ít nhất 35 chứng chỉ. Tất cả các sinh viên ngành sư phạm (trừ các sinh viên nhà trẻ mẫu giáo) đều phải học chương trình nghiên cứu sư phạm với 35 chứng chỉ. Cùng với việc học lý thuyết, chương trình còn kết hợp với thực tập giảng dạy tại các cơ sở riêng của các trường sư phạm hoặc liên kết nhằm phát triển kỹ năng của các giáo viên tương lai. Việc thực hành giảng dạy giữ một vai trò rất quan trọng, được thực hiện với nhiều lớp, nhiều lứa tuổi học sinh ở các giai đoạn khác nhau. Với chương trình này các giáo viên dạy từng môn và giáo viên dạy nhiều môn có thể hoán chuyển công việc bằng cách chỉ bổ sung thêm các chứng chỉ mà họ còn thiếu chứ không cần học lại. Giáo viên các trường dạy nghề: được đào tạo ở năm trường đào tạo giáo viên liên kết với các đại học thực hành. Việc đào tạo giáo viên dạy nghề có thể được thực hiện dưới hai hình thức: toàn bộ thời gian và bán thời gian (kết hợp học với làm). Trình độ của giáo viên dạy nghề được đánh giá dựa trên bằng cấp và kinh nghiệm công việc. Theo kết quả điều tra “The 2013 Teaching and Learning International Survey (TALIS)” của OECD, lương trung bình của giáo viên Phần Lan là 39.500 USD (15 năm kinh nghiệm), không cao hơn so với mức trung bình: 42.700USD/tháng của các nước thuộc OECD. Tuy nhiên số giờ dạy ít hơn: 673 giờ ở tiểu học, 589 giờ ở trung học cơ sở và 547 giờ ở trung học phổ thông, ít hơn khoảng 100 giờ so với trung bình của các nước OECD).
  • 15. Mặc dù vậy giáo viên vẫn là nghề được yêu thích hơn nhiều nghề khác ở Phần Lan và tỉ lệ sinh viên đăng kí được học làm giáo viên hàng năm vẫn cao so với nhiều ngành khác. “Điều quan trọng là xã hội Phần Lan coi trọng và đánh giá cao nghề giáo” Trình độ chuyên môn cao của ngành sư phạm ngoài việc đảm bảo cho những người học không chỉ có trình độ chuyên môn tốt, làm chủ công việc giảng dạy trong ngành giáo dục mà còn giúp họ dễ dàng tìm được việc làm khác. Một bằng chứng rõ nhất là một số người vốn được đào tạo từ các trường sư phạm đã trở thành Bộ trưởng tài chính trong một số chính phủ của Phần Lan và làm việc rất tốt, như Jutta Urpillainen, Antti Kalliomäki. Mức lương : Trung bình của 1 giáo viên hàng tháng là khoảng 3.500 euro tương đương gần 100 triệu đồng, chính vì vậy tỷ lệ cạnh tranh vào vị trí giáo viên rất cao. Tất cả giáo viên, kể cả ở bậc Mầm non đều phải có trình độ Thạc sĩ. Các giáo viên được tự quyết định giáo trình và cách giảng dạy của mình và các tiết học thường có 1 trợ lý để theo dõi và hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ. Đãi ngộ : Bắt đầu từ những năm 70 thế kỷ XX, Phần Lan đã tiến hành đổi mới việc tuyển chọn và đào tạo những giáo viên tương lai của đất nước. Đây là một bước căn bản trong quá trình cải cách giáo dục. Việc đào tạo giáo viên của Phần Lan rất nghiêm ngặt và chọn lọc. Chỉ có khoảng 10% sinh viên đăng ký được chọn học ngành sư phạm. Tất cả giáo viên đều phải có bằng thạc sỹ và tất cả phải được đào tạo trong cùng một chương trình đào tạo chất lượng cao. Để trở thành giáo viên, họ phải trải qua hai vòng tuyển gắt gao. Các giáo sinh Phần Lan được đào tạo không những để trở thành giáo viên (một nghề được tôn trọng nhất trong xã hội) mà còn trở thành những nhà giáo dục. Điều này được thể hiện ngay trong nội dung vòng thi đầu tiên vào các trường. Các thí sinh phải làm bài dựa trên nghiên cứu các tài liệu khoa học và nghề nghiệp được cung cấp trước. Trong chương trình đào tạo của các khoa sư phạm, các môn học thuộc về nghiên cứu là 70 tín chỉ (1 tín chỉ của Phần Lan (ECTS) tương đương từ 25 – 30 giờ làm việc) gồm các môn như: nhập môn nghiên cứu giáo dục; phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu định tính… Tất cả các giáo viên đều tốt nghiệp thạc sỹ và càng ngày càng có nhiều hiệu trưởng và giáo viên có bằng tiến sỹ ở các trường phổ thông. Lương trung bình hằng tháng của giáo viên là 3.500 euro. Tiền lương và danh tiếng của giáo viên cũng không phụ thuộc vào thành tích của học sinh5 . Chính vì thế, giáo viên sẽ không bị đánh giá qua điểm số của những học sinh mà họ dạy. Cơ hội nghề nghiệp: Hệ thống giáo dục Phần Lan nổi tiếng thế giới với thành tích ấn tượng khi đánh giá chất lượng học sinh trên quy mô quốc tế. Do đó, du học Phần Lan ngành giáo dục là hướng đi hợp lý cho bạn được lĩnh hội tinh hoa và phương pháp giáo dục hiệu quả của quốc gia này. Giáo viên là nghề có yêu cầu cao và đãi ngộ tốt tại Phần Lan nên sẽ đem đến nhiều cơ hội hấp dẫn cho bạn. Chương trình giáo viên liên văn hóa của Đại học Oulu giúp sinh viên phát triển các kỹ năng, năng lực và kiến thức cho những nhiệm vụ giáo dục chuyên nghiệp trong môi trường giáo dục Phần Lan và quốc tế. Nếu thành thạo tiếng Phần Lan, sau khi tốt nghiệp, sinh viên đủ điều kiện để giảng dạy trong các trường tiểu học nói tiếng Phần Lan. Hoặc có thể lựa chọn giảng dạy ở các trường quốc tế sử dụng tiếng Anh.
  • 16. Ngoài trường học, sinh viên có thể làm việc cho cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ ở Phần Lan và quốc tế. Một số lựa chọn nghề nghiệp phổ biến gồm: giáo viên tiểu học, lãnh đạo dự án, nhà nghiên cứu, nhà lập kế hoạch giáo dục, chuyên gia giáo dục… Singapore Tuyển sinh ,đào tạo và bằng cấp ngành sư phạm tại Singapore : -Singapore là quốc gia nổi tiếng với cách tiếp cận toàn diện trong việc xác định và nuôi dưỡng những mầm non cho nghề dạy học. Họ phát triển cả một hệ thống toàn diện từ lựa chọn, đào tạo, đãi ngộ và phát triển giáo viên, hiệu trưởng, bởi vậy họ đã tạo ra nguồn lao động dồi dào cho nghề dạy học. Ở Singapore, những nhân tài về dạy học sẽ được xác định và nuôi dưỡng từ sớm. - Mỗi năm, đất nước này tính toán số lượng giáo viên cần thiết và đặt chỉ tiêu thích hợp cho chương trình đào tạo sư phạm. Trung bình, chỉ có một trên tám ứng viên được chấp nhận sau quá trình tuyển chọn gắt gao.Những người trúng tuyển phải đạt số điểm ít nhất là ở giữa thang điểm của kỳ thi A-level - kỳ thi khó nhất đối với học sinh Singapore. Ngoài ra, họ phải trải qua những buổi phỏng vấn nghiêm ngặt, tập trung vào phẩm chất cá nhân của một giáo viên giỏi, đánh giá sâu về thành tích học tập, những đóng góp cho trường và cộng đồng -Tại Singapore, 1/3 số học sinh tốt nghiệp loại xuất sắc mới có thể đăng kí theo học nghề giáo. Sau khi đăng kí, những thí sinh này vẫn phải qua vòng sàng lọc của Viện Giáo dục Quốc gia Singapore. Tất cả giáo viên đều được đào tạo tại Viện Giáo dục Quốc gia Singapore thuộc Đại học Kĩ thuật Nanyang. Sinh viên có thể học để lấy bằng cao đẳng hoặc cử nhân phụ thuộc vào điểm đầu vào của họ. Viện Giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ với các trường học, nơi mà giáo viên mới được hướng dẫn trong vài năm đầu tiên. Trường học có các chương trình tuyển dụng linh hoạt dành cho giáo viên có nhu cầu học thêm. -Bộ Giáo dục Singapore đã rất thận trọng trong tuyển chọn những giáo viên tiềm năng từ số học sinh thuộc nhóm dẫn đầu về thành tích học tập sau khi tốt nghiệp THPT. Ngoài thành tích học tập, người được tuyển chọn phải có sự yêu thích, cam kết gắn bó với công việc giảng dạy. -Các giáo viên tiềm năng này trong thời gian đào tạo sẽ được hưởng mức trợ cấp tương đương 60% lương của giáo viên chính thức. Tuy nhiên, vì được hưởng quyền lợi này nên họ cũng phải cam kết sẽ tham gia giảng dạy trong ít nhất 3 năm sau khi chính thức vào nghề.Mọi giáo viên đều phải được đào tạo theo chương trình giảng dạy của Viện Giáo dục Quốc gia. Viện Giáo dục Quốc gia cũng có mối liên hệ mật thiết với các trường bởi chính tại các trường phổ thông, những giáo viên cao cấp (master teacher) sẽ đóng vai trò dẫn dắt, chỉ bảo thêm cho mọi giáo viên mới ra trường trong nhiều nămNIE sẽ chịu trách nhiệm cung ứng nhân sự giáo viên cho hệ thống các lớp từ 1-12. Còn một chương trình đào tạo hai năm tại các trường CĐ công nghệ sẽ tạo nguồn giáo viên cho các cấp học nhỏ hơn như mẫu giáo, mầm non.Nhân tố quan trọng đem lại thành công cho các chương trình đào
  • 17. tạo giáo viên của NIE chính là sự hợp tác chặt chẽ “ba bên” giữa NIE, Bộ Giáo dục Singapore và các trường trong nước. Bộ ba này cùng đồng thuận quan điểm trong sứ mệnh cũng như tầm nhìn về việc đào tạo thế hệ giáo viên có tư duy sáng tạo. Điều này đảm bảo sự đồng thuận quan điểm về sứ mệnh, tầm nhìn, hệ thống giá trị của nhà trường cũng như quá trình thực thi nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên sau đào tạo. -Với cách làm này, Singapore tuyển sinh vào sư phạm được sinh viên trong tốp 30% học sinh giỏi nhất. Đào tạo có qui hoạch cân đối cung-cầu là giải pháp để đầu tư kinh phí cao cho đào tạo mỗi sinh viên sư phạm. · Mức Lương: Giáo viên được hưởng mức lương hậu hĩnh tương ứng với những người có cùng trình độ ở lĩnh vực tư nhân, các ngành nghề như công nghệ, ngân hàng, hàng năm, xem xét điều chỉnh để đảm bảo sự hấp dẫn của nghề dạy học. Điều này giúp họ yên tâm tập trung vào phát triển chuyên môn, công việc giảng dạy. · Đãi ngộ: Chế độ đãi ngộ giáo viên xứng đáng Mặc dù mức lương cơ bản của nghề giáo ở Singapore không cao nổi bật so với nhiều quốc gia có thành tích tốt nhưng đủ để học sinh cân nhắc khi lựa chọn nghề nghiệp. Bộ Giáo dục theo dõi mức lương của giáo viên so với các ngành nghề khác, điều chỉnh phù hợp để đảm bảo tính cạnh tranh. Theo dữ liệu mới nhất của website khảo sát lương Payscale (Mỹ), một giáo viên trung học cơ sở ở Singapore kiếm trung bình khoảng 42.000 USD mỗi năm, mức cao nhất khoảng 72.000 USD. Mức trung bình của giáo viên trung học phổ thông là 45.000 USD, tối đa 65.000 USD. Trong 5 - 10 năm đầu tiên ở vị trí này, tiền lương tăng khá nhanh chóng. Với mức thưởng dao động từ 2.200 - 15.000 USD đối với giáo viên trung học cơ sở và 890 - 33.000 USD đối với giáo viên trung học phổ thông, thu nhập của giáo viên tại Singapore khá hấp dẫn. Những khoản thưởng này được xác định thông qua hệ thống đánh giá nghiêm ngặt mỗi năm trên toàn quốc ở 16 lĩnh vực, bao gồm những đóng góp của giáo viên cho trường và cộng đồng. Giáo viên xuất sắc có cơ hội kiếm tiền thưởng lưu dụng (khoản khích lệ nhằm giữ chân người giỏi), dao động 10.000 - 36.000 USD mỗi 3 - 5 năm một lần và tiền thưởng năng suất có thể lên đến 30% tiền lương cơ bản. Sau những năm đầu tiên, việc tăng lương phụ thuộc vào quá trình thăng tiến. Hệ thống quản lý hiệu quả giáo dục (EPMS) quyết định một giáo viên có đủ điều kiện để thăng chức hay không. Giáo viên được kỳ vọng thiết lập và đạt được các mục tiêu cá nhân trong công việc, thể hiện trình độ cải thiện bằng các phiếu đánh giá năng lực qua quan sát kỹ năng giảng dạy. · Cơ hội : Nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp Sau ba năm tham gia giảng dạy, các giáo viên sẽ được đánh giá thường niên để xem họ có tiềm năng phát triển theo hướng nào trong số 3 lộ trình liên quan tới lĩnh vực của họ: trở thành giáo viên cao cấp (tức là có thể chỉ dẫn cho những nhà giáo non kinh nghiệm hơn), các chuyên gia về chương trình giảng dạy hay nghiên cứu, hoặc trở thành nhà lãnh đạo trường học. Những giáo viên có tiềm năng phát triển thành các nhà lãnh đạo trường sẽ được chuyển tới nhóm quản lý cấp trung và được đào tạo để có thể đảm nhiệm công việc trong vai trò mới. Người ta sẽ đánh giá hiệu quả của các nhà quản lý cấp trung này để xem họ có tiềm năng trở thành các hiệu phó, và sau này là hiệu trưởng hay không. Ở mỗi giai đoạn, NIE đều có một loạt
  • 18. những kinh nghiệm và chương trình đào tạo cần phải trang bị cho những người này để phục vụ cho công việc quản lý và thích ứng với sự chuyển đổi chuyên môn. Người Singapore hiểu rất rõ, để có một nền giáo dục chất lượng cao và học sinh học tập xuất sắc, chắc chắn họ phải có được các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả.