SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 28
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Bứt phá điểm thi
môn Khoa học xã hội
(Chinh phục kì thi THPTQG và Đại học, Cao đẳng)
Phần
Lịch sử
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM 2019
(Chinh phục kì thi THPTQG và Đại học, Cao đẳng)
giả ThS. Hồ Như Hiển - Hà Thái Sơn
PHẦN LỊCH SỬ
ThS. Hồ Như Hiển - Hà Thái Sơn
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
Phần
Lịch sử
Bứt phá điểm thi
môn Khoa học xã hội
(Chinh phục kì thi THPTQG và Đại học, Cao đẳng)
7
PHẦN I.
ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
VỀ PHƯƠNG PHÁP
HỌC VÀ ÔN THI MÔN
LỊCH SỬ
8
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
Bắt đầu từ kì thi THPT Quốc gia năm 2017 và 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực
hiện hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với môn Lịch sử, việc thay đổi hình thức
thi đã tác động lớn đến sự thay đổi về phương pháp học và kết quả môn học.
Sự thay đổi phương pháp thi theo hướng mới khiến không ít học sinh, nhất là
các em học sinh lớp 12 băn khoăn, thắc mắc về phương pháp học, phương pháp
ôn thi, phương pháp làm bài thi như thế nào để có kết quả tốt nhất.
Sự thay đổi này cũng gây không ít khó khăn cho giáo viên trong việc ôn tập,
hệ thống hóa kiến thức cho học sinh.
Từ thực tế nhiều năm hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia môn Lịch
sử và thực tế từ kết quả hai kì thi THPT các năm trước cho thấy, rất nhiều em yêu
thích môn Lịch sử và lựa chọn môn này làm môn thi THPT quốc gia nhưng lại khó
khăn trong việc tìm ra phương pháp học tập, ôn luyện. Không ít học sinh rất tự tin
vào kiến thức của mình, kể cả một số em từng ôn thi HSG nhưng vẫn lúng túng khi
xác định và trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm, chính vì vậy kết quả thi thường
không tương xứng với kiến thức mà các em đang có. Học sinh cần phải điều chỉnh
những gì để khắc phục những hạn chế trên?
Lịch sử là môn học đòi hỏi độ tư duy cao, không chỉ học thuộc hay chăm chỉ
giải đề trắc nghiệm. Môn sử yêu cầu các em có cách học và ôn thi đúng đắn.
Muốn có một kì thi tốt các em cần nắm vững những định hướng sau đây:
1. Phương pháp học
Một trong những vấn đề mà đa số Thầy/Cô và các em học sinh quan tâm chính
là phương pháp học môn Lịch sử như thế nào hiệu quả nhất. Từ thực tế quá
trình giảng dạy và nhiều năm ôn luyện thi THPT quốc gia, chúng tôi nhận thấy
tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện học tập, khả năng nhận thức, quỹ thời gian
mà mỗi em học sinh lại có cho mình những phương pháp học khác nhau. Mỗi
phương pháp lại đều có những ưu - nhược điểm khác nhau mà không phải trong
trường hợp nào cũng có thể vận dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, trong
I PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ ÔN THI MÔN LỊCH SỬ
9
phương pháp học môn lịch sử, các em có thể tham khảo những cách học sau đây
và chọn ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân và quỹ thời gian của mình.
-	 Xác định đúng mục tiêu, quyết tâm học tập.
-	 Nắm chắc kiến thức cơ bản theo SGK.
-	 Phân chia kiến thức thành các mốc, các giai đoạn cụ thể, “chia để học”.
-	 Phân bổ thời gian học hợp lý, phương pháp cà chua (Pomodoro Technique).
-	 Phương pháp học 5W
-	 Học theo phương pháp cuốn chiếu.
-	 Sử dụng sơ đồ tư duy.
-	 Nắm vững các khái niệm, thuật ngữ.
-	 Xem phim tư liệu, sử dụng kênh hình, đồ dùng trực quan.
-	 Nguyên tắc: Nghe - Nói - Đọc - Viết.
-	 Học nhóm.
-	 Sử dụng điện thoại thông minh.
-	 Giải trí
 Việc nắm vững các phương pháp trên và chọn cho mình các phương pháp
phù hợp nhất là đúng với tiêu chí khi ôn thi THPT Quốc gia của chúng tôi.
Học tự luận để thi trắc nghiệm.
Bước đầu tiên, cần xác định đúng mục tiêu, quyết tâm học tập, có kế hoạch cụ thể
cho việc học.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, có đến trên 90% các em học sinh chọn
môn Lịch sử với quan điểm “học để thi”, số còn lại chọn môn sử vì đam mê. Vì vậy
trước khi bắt đầu quá trình ôn tập, các em cần xác định rõ mục tiêu, quyết tâm học
tập của mình.
Để chọn môn Lịch sử làm môn thi THPT Quốc gia và là môn trong tổ hợp
xét tuyển, cần xác định rõ đây là môn học khó, cần được đầu tư nhiều thời gian
và nhất thiết phải có người hướng dẫn trong suốt quá trình học. Các em nên đặt
ra điểm số cần đạt cho bản thân để lấy đó làm động lực phấn đấu. Mỗi giai đoạn
trong quá trình học đều nên kiểm tra lại khả năng của bản thân để xác định mục
tiêu ở giai đoạn kế tiếp, nhất là ở giai đoạn nước rút. Việc kiểm tra có thể căn cứ
vào làm các đề thi thử trên mạng, nhất là của các trường chuyên hoặc đề minh họa
của Bộ Giáo Dục.
52
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
PHẦN II.
NỘI DUNG
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
53
CHỦ ĐỀ
1
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI 1945 - 1991.
Mục tiêu:
* Kiến thức cần nắm vững
- Khái niệm trật tự thế giới.
- Hội nghị Ianta: Bối cảnh, diễn biến, nội dung của Hội nghị.
-Sự hình thành trật tự thế giới mới từ những quyết định của Hội nghị Ianta.
- Những nét khác biệt của trật tự Ianta so với trật tự Vecxai- Oasinhton.
- Ảnh hưởng của những quyết định trong hội nghị đến Việt Nam.
(Trật tự thế giới là trật tự trong quan hệ quốc tế được xác lập bởi tương quan so
sánh lực lượng giữa các cường quốc thông qua sức mạnh tổng thể của mỗi quốc
gia, nổi bật là sức mạnh kinh tế, quân sự. Nó có tính bền vững tạm thời trong
một giai đoạn lịch sử nhất định và được biểu hiện bằng các quan hệ ràng buộc.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay chúng ta đã và đang chứng kiến sự
ra đời và tồn tại của 3 trật tự thế giới. Trật tự Vecxai-Oasinhton, trật tự hai cực
Ianta và trật tự thế giới đa cực đang hình thành).
1. Hội nghị Ianta
a. Bối cảnh diễn ra Hội nghị:
- Đầu 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, phe phát xít chắc
chắn sẽ thất bại, tình hình khi đó đặt ra cho các nước Đồng Minh nhiều vấn đề cần
giải quyết, trong đó nổi bật là:
+ Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình
Dương. Đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
A. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI.
54
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
+ Việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh đòi hỏi sự hợp tác, thống nhất giữa
các nước chiến thắng.
+ Việc phân chia khu vực ảnh hưởng và khu vực đóng quân theo chế độ
quân quản của các nước tham gia chống phát xít. (Đây là vấn đề trọng tâm, quan
trọng nhất của các nước Đồng Minh vào giai đoạn cuối của chiến tranh)
Trong bối cảnh đó, ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh đã tổ chức Hội nghị
cấp cao ở Ianta (Bán đảo Crưm, Liên Xô), diễn ra từ 4 đến 11/2/1945.
b. Diễn biến:
Hội nghị diễn ra gay go, căng thẳng, phản ánh tham vọng và thực lực của
các cường quốc. Vì thực chất của Hội nghị là cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt,
để phân chia phạm vi thế lực, phạm vi ảnh hưởng, phân chia thành quả chiến
thắng của các lực lượng mạnh, giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh (Mĩ, Liên
Xô). Sự phân chia đó có liên quan mật thiết đến hòa bình, an ninh và sự hình thành
của trật tự thế giới sau này.
c. Những quyết định của Hội nghị: (Nội dung trọng tâm của Hội nghị)
- Về việc kết thúc chiến tranh: Mặc dù có những bất đồng về số phận nước
Đức, ba nước thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa
quân phiệt Nhật; Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu
Âu.
- Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hòa
bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh thay cho Hội Quốc liên đã tan vỡ.
- Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít,
phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á (nội dung quan trọng nhất)
Tất cả những quyết định trên đều diễn ra trong không khí căng thẳng, phức
tạp bởi vì nó phản ánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc thắng trận, cụ thể
ở đây là Mĩ và Liên Xô.
- Những quyết định của Hội nghị Ianta và thỏa thuận sau đó của 3 cường
quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong
những năm 1945 - 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là "trật tự
hai cực Ianta" (trật tự hai cực Xô - Mĩ).
55
d. Đánh giá những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó
của 3 cường quốc:
	 - Những quyết định trong hội nghị phản ánh đúng tương quan lực lượng giữa
Mĩ và Liên Xô, các nước chiến thắng đều cố gắng thiết lập phạm vi ảnh hưởng của
mình trên nhiều khu vực quan trọng. Liên Xô thu hồi được nhiều quyền lợi của đế
quốc Nga trước đây, Mĩ mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra khắp thế giới, cả hai đều
cố gắng áp đặt quyền lợi đối với Trung Quốc. Anh - Pháp tìm cách thiết lập lại sự
thống trị ở các thuộc địa Á, Phi.
- Hội nghị do các cường quốc thắng trận tổ chức, nên lợi ích chủ yếu trong
hội nghị thuộc về các nước đó.
- Những quyết định của hội nghị và nội dung các bản hòa ước sau chiến
tranh là tương đối thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích của các nước chiến thắng và
không quá khắt khe, nặng nề đối với nhân dân các nước chiến bại.
- Một số quyết định của hội nghị đã gây khó khăn cho phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở châu Á, ví dụ Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng
truyền thống của phương Tây gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam...
- Những quyết định của Hội nghị và những thỏa thuận sau đó của ba cường
quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ
hai. Trật tự hai cực Ianta (hai cực Xô - Mĩ)
e. Điểm khác biệt của Trật tự hai cực Ianta so với trật tự Vecxai-Oasinhton
- Cả hai trật tự thế giới này đều được hình thành sau các cuộc chiến tranh
thế giới đẫm máu, qua các Hội nghị tranh luận sâu sắc, đều do các cường quốc
thắng trận thiết lập nên lợi ích chủ yếu thuộc về các nước đó.
- Nhưng so với hệ thống Vecxai-Oasinhton trước đây “trật tự 2 cực Ianta” có
những nét khác biệt:
+ Ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất phân chia những thành quả của
chiến tranh trước khi chiến tranh kết thúc. Trong hệ thống trước, các nước đế quốc
thắng trận tranh cãi quyền lợi sau khi đã chiến thắng. Điều này phản ánh sự căng
thẳng, gay gắt trong quan hệ giữa các nước Đồng Minh ngay khi chiến tranh thế
giới thứ hai còn chưa chấm dứt.
+ Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh của trật tự này là Liên hợp quốc, tiến
bộ hơn so với Hội Quốc liên trước kia (chỉ phục vụ cho quyền lợi các nước đế quốc
thắng trận).
56
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
+ “Cực” Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng xã hội chủ
nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ
và tiến bộ xã hội trên thế giới.
+ Việc giải quyết các vấn đề về chế độ chính trị, quân sự, lãnh thổ và bồi
thường chiến tranh đối với các nước bại trận được thỏa đáng. Trong hệ thống
Vecxai-Oasinhton các nước bại trận bị giày xéo một cách bất bình đẳng sau chiến
tranh. (Đây cũng là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai).
+ Chiến tranh đã nổ ra sau khi trật tự Vecxai-Oasinhton được hình thành.
Còn sau 1945 trật tự hai cực Ianta được thiết lập với một cực là Liên Xô luôn đấu
tranh vì nền hòa bình thế giới.
2. Sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta
a. Sau hơn 40 năm, trật tự hai cực Ianta đã từng bước bị xói mòn:
- Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949) phá vỡ một khâu quan trọng
trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đã đập tan âm mưu của Mĩ khống
chế Trung Quốc và Liên Xô buộc phải bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung
Quốc. Đồng thời làm tăng cường lực lượng cho phe xã hội chủ nghĩa. Đây là bước
xói mòn đầu tiên của trật tự Ianta.
- Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là sự ra
đời của khối thị trường chung châu Âu (EEC - 1957) làm suy giảm nghiêm trọng
phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu.
- Sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản, cùng với Tây Âu đã dẫn đến
sự hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Các nước Tây Âu, Nhật Bản
trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mĩ. Nhật Bản từng bước thoát khỏi sự
lệ thuộc về kinh tế, chính trị, quân sự với Mĩ.
- Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ
Latinh đã làm thay đổi bộ mặt của khu vực này và làm mất phạm vi ảnh hưởng
của Mĩ và các nước Tây Âu. Đặc biệt là thời kỳ “phi thực dân hóa” làm sụp đổ chủ
nghĩa thực dân kiểu cũ. Dẫn đến sự hình thành của hơn 100 quốc gia độc lập, làm
suy yếu nghiêm trọng chủ nghĩa đế quốc và tăng cường sức mạnh cho các lực lượng
dân chủ, hòa bình.
- Cuộc chay đua vũ trang kéo dài giữa hai siêu cường đã khiến nền kinh tế
bị suy giảm nghiêm trọng, vị thế của Liên Xô và Mĩ bị các nước khác đe dọa, nhiều
cực mới bắt đầu nổi lên trong các vấn đề quốc tế quan trọng. Liên Xô và Mĩ buộc
phải hòa hoãn, đối thoại để tăng cường tiềm lực của mình.
57
b. Từ 1988 - 1991, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, “trật tự hai
cực Ianta” bị phá vỡ.
- Khối Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị phá vỡ, kéo theo
sự chấm dứt hoạt động của liên minh chính trị - quân sự (khối Hiệp ước Vácsava)
và liên minh kinh tế (khối SEV).
- Thế hai cực giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp
đổ, tan vỡ từ góc độ nhà nước; sức mạnh kinh tế, quân sự của Mĩ bị suy giảm so với
Tây Âu và Nhật Bản.
- Liên Xô và Mĩ rút dần sự "có mặt" của mình ở nhiều khu vực quan trọng
trên thế giới (phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng
của Mĩ bị thu hẹp khắp nơi).
- Sự vươn lên của Đức và Nhật Bản về kinh tế, chính trị đang là mối lo ngại
cho các nước thắng trận trước đây (Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp...).
=> Tóm lại: Sau hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bước bị xói
mòn và đã hoàn toàn sụp đổ từ sau sự tan vỡ của khối Đông Âu và Liên Xô. Một trật
tự thế giới mới - “đa cực” đang dần dần hình thành.
Sự lớn mạnhvề kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản.
Sự suy giảm vị thếdo chạy đuacủa Mĩ, Liên Xô.
Sự phát triển, thắng lợi của phong trào giải phóng
dân tộc,dân chủ hòa bình thếgiới.
Năm 1991, Liên Xô và Đông Âu tan rã khiến
trật tự 2 cực Ianta hoàn toàn sụp đổ.
Quan hệ quốctế bước sang một chương mới,
mộttrật tự thếgiới đangdần hình thành.
SỰ SỤP ĐỔ CỦA TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA
58
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
3. Những ảnh hưởng của quyết định tại Hội nghị Ianta đến Việt Nam.
Theo nội dung Hội nghị Ianta, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam vẫn chịu
ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Đông Dương, nhân dân Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám năm
1945 vĩ đại. Tuy nhiên, ngay sau đó các nước Đồng Minh đã lần lượt kéo vào dưới
danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, mục đích chính là xác lập lại sự thống trị của
chủ nghĩa thực dân đối với nước ta. Điều này đã gây nên những khó khăn vô cùng
to lớn đối với vận mệnh dân tộc, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp để nhân dân
Việt Nam tiến hành 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc
1945 - 1975.
- Với ảnh hưởng của trật tự 2 cực và chiến tranh lạnh, Việt Nam trở thành
nơi đụng đầu lịch sử giữa hai phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ cầm đầu và xã hội chủ
nghĩa do Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam, âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành con đê cuối cùng ngăn làn
sóng cộng sản tràn xuống châu Á - Thái Bình Dương. Liên Xô, Trung Quốc viện
trợ cho miền Bắc tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước
trường kỳ thắng lợi.
- Khi trật tự 2 cực Ianta bị phá vỡ, hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Việt
Nam đạt những thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, Mĩ bắt đầu bình
thường hóa quan hệ với Việt Nam, vai trò và vị trí của Việt Nam ngày càng được
nâng cao trong trật tự thế giới mới: Trật tự thế giới đa cực.
4. Tổ chức Liên hợp quốc (UN)
a. Quá trình thành lập:
- Tiền thân của Liên hợp quốc là Hội Quốc liên, thành lập sau chiến tranh
thế giới thứ nhất. Tuy nhiên do có nhiều hạn chế trong tổ chức và hoạt động, ngay
sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Hội Quốc liên đã tan vỡ.
- Đầu 1945, thế chiến thứ hai sắp kết thúc, phe phát xít sắp thất bại hoàn
toàn. Các nước Đồng Minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa bình
thế giới lâu dài, ngăn chặn các nguy cơ chiến tranh mới.
- Sau chiến tranh, cần một tổ chức quốc tế có vai trò đủ mạnh để giữ gìn trật
tự thế giới mới, xác lập quyền thống trị của các nước chiến thắng trong chiến tranh.
59
- Tại Hội nghị Ianta (2/1945), những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô,
Anh, Mĩ đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình, an ninh
thế giới.
- Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) để
thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, sau khi được Quốc hội
các nước thành viên phê chuẩn, Hiến chương Liên hợp quốc bắt đầu có hiệu lực,
được coi là ngày chính thức thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Lúc mới thành lập, Liên hợp quốc có 50 nước thành viên, đến 2002
có 189 nước thành viên. Năm 2011 có 193 thành viên. Việt Nam gia nhập vào
tháng 9/1977, là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Đây là tổ chức lớn nhất
hành tinh.
b. Mục đích:
- Duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới. (mục đích cơ bản nhất)
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc
- Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng bình đẳng và
nguyên tắc dân tộc tự quyết.
c. Nguyên tắc hoạt động:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và nhất trí cao giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh,
Pháp, Trung Quốc.
Trong các nguyên tắc hoạt động trên, nguyên tắc cơ bản nhất chi phối hoạt
động của Liên hợp quốc là nguyên tắc nhất trí cao giữa 5 cường quốc. Theo đó mọi
quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí tuyệt đối của 5 nước Ủy viên
thường trực. Điều này khiến mọi quyết định của Hội đồng Bảo an trở nên “thận
trọng” hơn. Trực tiếp tạo ra sự cân bằng quyền lực giữa phe Xã hội chủ nghĩa với Tư
bản chủ nghĩa trong Hội đồng bảo an. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, Mĩ gần như
chi phối các hoạt động của Hội đồng Bảo an, thông qua nhiều quyết định sai trái
như tham chiến ở Triều Tiên, Trung Đông, Campuchia...
60
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
d. Các cơ quan chính:
- Đại hội đồng: Là cơ quan cao nhất của Liên hợp quốc gồm tất cả các nước
thành viên. Mỗi năm họp một lần. Các vấn đề quan trọng phải được 2/3 số phiếu
chấp nhận, các vấn đề khác phải được quá bán (hơn một nửa số phiếu đồng ý) mới
có giá trị.
- Hội đồng bảo an: Là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường
xuyên, chịu trách nhiệm chính về hòa bình, an ninh quốc tế. Mọi hoạt động của
Hội đồng bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí tuyệt đối của 5 ủy viên thường
trực Hội đồng là Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
- Ban thư ký: Là cơ quan hành chính của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng
thư ký do Đại hội đồng bầu ra, có nhiệm kỳ 5 năm, theo sự giới thiệu của Hội đồng
bảo an.
- Ngoài các cơ quan chính, Liên hợp quốc còn nhiều tổ chức chuyên môn
khác. (Hội đồng kinh tế và xã hội, Tòa án quốc tế, chương trình lương thực - PAM,
Quỹ nhi đồng quốc tế - UNICEF, tổ chức giáo dục-khoa học-văn hóa - UNESCO, tổ
chức y tế thế giới - WHO…).
- Trụ sở Liên hợp quốc đặt tại NIU OÓC (Mĩ).
e. Vai trò của Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế
- Là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc giữ gìn
hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết tranh chấp, xung đột khu vực. Như vấn đề
Palextin, vấn đề Irắc, vấn đề Triều Tiên, vấn đề Đông ti mo, vấn đề Campuchia vào
cuối những năm 1980 - đầu 1990 của thế kỷ XX…
- Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa giữa các quốc gia thành viên.
- Giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như đấu tranh giải trừ vũ khí hạt
nhân, chống biến đổi khí hậu, chống ô nhiễm môi trường...
- Viện trợ giải quyết nạn đói, bệnh tật ở châu Phi và các nước chậm phát
triển...
f. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc
- Ngày 20/09/1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc là thành viên thứ 149.
61
- Ngày 16/10/2007, Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng
bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009 (1/1/2008 có hiệu lực).
- Ngay sau khi tham gia Liên hợp quốc, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng
tình và ủng hộ của các nước thành viên để Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 32
(1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ,
giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh.
Mặt khác, chúng ta cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, khoa học-
kỹ thuật của Liên hợp quốc phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước. Liên hợp quốc trở thành một diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu
của chính sách đối ngoại. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc ngày
càng được nâng cao.
Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không liên
kết và đang phát triển để đấu tranh và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến
chương Liên hợp quốc như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp
công việc nội bộ các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực... đồng thời
bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nhất là trong
vấn đề chủ quyền tại Biển Đông hiện nay.
- Các tổ chức Liên hợp quốc hoạt động tại Việt Nam:
1. UNDP (chương trình phát triển Liên hợp quốc)
2. UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc).
3. UNFPA (Qũy dân số Liên hợp quốc).
4. UNESCO (Tổ chức văn hóa - khoa học - giáo dục Liên hợp quốc).
5. WHO (Tổ chức y tế thế giới).
6. FAO (Tổ chức Nông Lương thế giới).
7. IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế).
8. ILO (Tổ chức lao động quốc tế).
9. ICAO (Tổ chức hàng không quốc tế)
10. IMO (Tổ chức hàng hải quốc tế).
...
62
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
g. Những hạn chế của Liên hợp quốc
Là tổ chức quan trọng đóng vai trò giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới, Liên
hợp quốc đã tập hợp số lượng thành viên đông đảo, xây dựng một thế giới có khuôn
khổ và có nhiều đóng góp cho các vấn đề mang tính sống còn của nhân loại, tuy
nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã bộc lộ nhiều hạn chế.
- Liên hợp quốc chưa thể hiện rõ vai trò trong nhiều vấn đề quốc tế quan
trọng, nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, như vấn đề giải trừ vũ khí hạt
nhân, vấn đề Trung Đông, Biến đổi khí hậu, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa khủng
bố...
- Bị các nước lớn, đặc biệt là Mĩ chi phối trong nhiều vấn đề quốc tế, như
vấn đề Triều Tiên, chiến tranh vùng Vịnh. Có cái nhìn và cách xử lý một chiều
trong nhiều vấn đề quốc tế.
- Bộ máy cồng kềnh và quan liêu quá mức, quyền lực của Hội đồng bảo an
quá lớn.
- Vai trò của các quốc gia thành viên khác bị xem nhẹ, nhiều lĩnh vực hoạt
động còn thiếu hiệu quả...
- Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại
biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixco,
thông qua Hiến chương thành lập
Liên hợp quốc.
- Ngày 24/10/1945, Hiến chương có
hiệu lực.
Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa
đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an
ninh thế giới, giữ vai trò quan trọng
trong việc giải quyết các tranh chấp và
xung đột khu vực. Thúc đẩy mối quan
hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh
tế, văn hóa, giáo dục, y tế... giữa các
quốc gia thành viên.
Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban
thư kí, Hội động KT - XH, Hội đồng
quản thác, Tòa án quốc tế...
Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp
tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng
nguyên tắc bình đẳng và quyền tự
quyết của các dân tộc.
Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự
quyết của các dân tộc.
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị
của các nước.
Không can thiệp vào nội bộ các nước.
Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện
pháp hòa bình.
Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường
quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
63
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động, vai trò và các cơ
quan chính của tổ chức Liên hợp quốc. Những cơ quan chuyên môn của Liên hợp
quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam? Mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ
chức Liên hợp quốc?
2. Tại sao có thể khẳng định sự ra đời của Liên hợp quốc là một thành công to lớn
trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?
3. Trình bày những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.Tại sao Liên
hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh
chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình? Từ nguyên tắc này, hãy liên hệ với việc
bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay.
4. Tại sao trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai mang tên
"Trật tự hai cực Ianta"? Phân tích hệ quả của những quyết định quan trọng tại Hội
nghị cấp cao Ianta.
5. Căn cứ vào quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay thì lịch sử
thế giới được phân chia làm mấy thời kỳ? Hãy cho biết đặc điểm nổi bật của từng
thời kỳ.
Câu hỏi củng cố
311
IV
BẢNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1802 - 2000
LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ 1945 - 2000
Đối với nội dung Lịch sử Việt Nam, các sự kiện trên được sắp xếp theo nguyên tắc
thông sử, thứ tự thời gian các sự kiện, cuối mỗi sự kiện trọng điểm có thêm phần
giải thích in nghiêng trong ngoặc đơn cho sự kiện đó để các có thể hiểu rõ hơn.
Đối với nội dung lịch sử thế giới, các sự kiện được sắp xếp theo từng chuyên đề
riêng theo chương để các em dễ hệ thống hóa kiến thức. Cuối mỗi sự kiện trọng
điểm cũng đều có giải thích về sự kiện trong ngoặc đơn.
Thời gian SỰ KIỆN TRỌNG ĐIỂM
GIAI ĐOẠN NHÀ NGUYỄN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
1802
Nguyễn Ánh lên ngôi đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra vương triều Nguyễn,
vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc. (Nhà Nguyễn có 13
vua, vua cuối cùng là Bảo Đại thoái vị 1945).
1804 Quốc hiệu Việt Nam xuất hiện, sau đó nhà Thanh ép đổi thành Đại Nam.
1/9/1858
Thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, mở đầu cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam. (Năm 1965, Mĩ cũng chọn Đà Nẵng làm
nơi đổ bộ tiến hành chính thức cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng
quân viễn chinh Mĩ).
17/2/1859
Quân Pháp bỏ Đà Nẵng tấn công thành Gia Định, nhân dân ta đánh bại
chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
23/3/1860 Quân Pháp rút toàn bộ quân từ Đà Nẵng vào Gia Định.
23/2/1861
Quân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. (Đồn Chí Hòa là biểu hiện cho tư thế
phòng thủ bị động của nhà Nguyễn, kể từ sau trận này, nhà Nguyễn dần mất
tinh thần và đầu hàng từng bước trước sức mạnh của Pháp).
10/12/1861
Quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Ét - Pê - Răng của Pháp
trên sông Nhật Tảo. (câu nói nổi tiếng của ông, bao giờ người Tây nhổ hết
cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây).
5/6/1862
Nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất cắt ba tỉnh miền Tây cho Pháp (Bước
đầu đầu hàng thực dân Pháp).
1862 - 1864
Cuộc khởi nghĩa lớn nhất của phong trào chống Pháp ở Nam Bộ (Đông Nam
Kì, sau Hiệp ước 1862), khởi nghĩa Trương Định. (Với lá cờ “Bình Tây Đại
Nguyên Soái”, thêu dòng chữ “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” =>
“Phan Lâm bán nước, triều đình bỏ dân”).
312
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
20/6 - 24/6/1867
Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ mà không tốn một viên đạn
(Phan Thanh Giản nhận thấy không thể giữ thành nên viết thư khuyên 3
tỉnh nên đầu hàng, giao thành cho Pháp để tránh đổ máu, đó là chủ trương
chung của nhà Nguyễn chứ không riêng Phan Thanh Giản).
11/1872
Vụ lái buôn Đuy-puy gây rối ở miền Bắc (nằm trong âm mưu của thực dân
Pháp).
5/11/1873
Gác ni ê đem quân ra Hà Nội (lấy cớ giải quyết vụ Đuy Puy mà thực chất
là xâm lược Hà Nội).
20/11/1873
Quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, sau đó đưa quân đi
chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ (Tổng đốc Nguyễn Tri Phương hi sinh
trong chiến đấu, thành HN bị chiếm, sau đó Pháp phá thành).
21/12/1873
Trận Cầu Giấy lần thứ nhất, Gácniê bị đội quân Cờ Đen tiêu diệt (Lưu Vĩnh
Phúc là tướng của Hồng Tú Toàn trong khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc ở
Trung Quốc, ông là người Trung Quốc).
1874
Hiệp ước 1874, bước đầu hàng thứ hai, nhà Nguyễn chính thức thừa nhận
6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Pháp đổi lại Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc.
3/4/1882 Quân Pháp do Rivie chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội lần thứ hai.
25/4/1882
Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, nhanh chóng chiếm được thành.
(Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn, tuy là hành động anh hùng những đã thể hiện
sự bạc nhược và bất lực của triều đình).
19/5/1883
Trận Cầu Giấy lần thứ hai, tướng Rivie nhận kết cục giống Gácniê 10 năm
trước đó.
18/8/1883
Quân Pháp tấn công thẳng vào kinh thành Huế, nhằm buộc nhà Nguyễn
phải đầu hàng (trước đó 1 ngày vua Tự Đức qua đời, nhà Nguyễn rất bối rối)
25/8/1883 Nhà Nguyễn ký hiệp ước Hácmăng.
6/6/1884
Nhà Nguyễn ký hiệp ước Patơnốt, (chính thức đầu hàng thực dân Pháp qua
hơn 26 năm tổ chức kháng chiến không thành công).
5/7/1885
Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết thuộc
phái chủ chiến chỉ huy (nhưng nhanh chóng thất bại).
13/7/1885
Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương tại Tân Sở, Quảng Trị, thổi bùng lên
phong trào Cần Vương, giúp vua kháng chiến.
1885 - 1888 Giai đoạn Cần Vương có vua, lãnh đạo là Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.
1888 Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt.
1888 - 1896
Giai đoạn Cần Vương không có vua, lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu
nước.
1883 - 1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo.
1886 - 1887
Khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo (cuộc khởi
nghĩa có căn cứ vững chắc nhất phong trào Cần Vương).
313
1885 - 1896
Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo (cuộc khởi nghĩa lớn
nhất, kéo dài nhất phong trào Cần Vương).
1884 - 1913
Khởi nghĩa Yên Thế do Đề Nắm, Đề Thám lãnh đạo (cuộc khởi nghĩa không
nằm trong phong trào Cần Vương).
GIAI ĐOẠN VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN I ĐẾN HẾT CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1897
Pôn Đume sang làm toàn quyền Đông Dương, tiến hành cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất. (Pôn Đume là toàn quyền đầu tiên thiên về kinh tế).
1897 - 1914
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tiến hành ở Việt
Nam, tập trung vào cướp đoạt ruộng đất, khai mỏ và giao thông vận tải.
(Những thành quả của cuộc khai thác đã làm cho phương thức sản cuất Tư
bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam nhưng Pháp vẫn duy trì
phương thức bóc lột phong kiến.
Cuộc khai thác đã tạo ra những chuyển biến bước đầu về mặt xã hội, những
giai cấp, tầng lớp mới bắt đầu được hình thành bên cạnh sự phân hóa của
các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội, tạo nên tính chất cơ bản của xã hội
Việt Nam là thuộc địa nửa phong kiến).
1904 Phan Bội Châu thành lập hội Duy Tân và tổ chức phong trào Đông Du.
1908
Phong trào Đông Du tan rã.
Phong trào chống thuế ở Trung kỳ.
1906 Phan Châu Trinh mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung kỳ.
2/1913 Đề Thám bị sát hại, cuộc khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt.
GIAI ĐOẠN TÌM CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC MỚI
5/6/1911
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (trên con tàu Đô đốc La tu sơ
Tề rê vin bằng lòng yêu nước nhiệt thành).
1897 - 1913 Cuộc khai thác thuộc địa lần I của Pháp ở Đông Dương. (Pôn Đume).
1913
Nguyễn Tất Thành đến Mĩ (có đến chân tượng nữ thần tự do => Nhân dân
lao động ở đâu cũng là bạn, CNĐQ ở đâu cũng là thù).
1917
Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và bắt đầu nghiên cứu về Cách mạng Tháng
Mười Nga
 1917
Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến
chỉ huy. (Lương Ngọc Quyến là con trai cụ Lương Văn Can, thủ lĩnh Đông
Kinh nghĩa thục cùng Phan Châu Trinh…).
1919 - 1929
Cuộc khai thác thuộc địa lần II của Pháp ở Đông Dương. (Cuộc khai thác tập
trung vào 3 nghành lớn là nông nghiệp, khai mỏ và giao thông vận tải. Cuộc
khai thác đã tạo những chuyển biến về mặt kinh tế và sự phân hóa sâu sắc
về xã hội, các giai cấp cũ phân hóa, các giai cấp, tầng lớp mới hình thành,
điều đó tạo nên cơ sở xã hội bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân
tộc theo khuynh hướng mới đầu thế kỷ XX).
330
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
PHẦN III.
PHẦN ĐỀ
331
MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM.
1. Về đề thi và cấu trúc đề thi.
Từ các đề thi của năm 2017 và 2018, có thể thấy kiến thức trong đề thi trắc nghiệm
rải đều các phần, các chương của chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 và 12
hiện hành. Số lượng kiến thức của phần lịch sử thế giới là 30% và lịch sử Việt Nam
là 70%. Chính vì vậy không thể có chuyện học tủ, học lệnh trong ôn thi.
Từ năm 2018, đề thi bao gồm cả chương trình lớp 11 và 12 với cấu trúc 20% kiến
thức lớp 11 và 80% kiến thức lớp 12.
Các câu hỏi trong đề thi chia thành 4 cấp độ tư duy.
Cấp độ tư duy Mô tả
Nhận biết
Học sinh nhớ được (bản chất) những khái niệm, thuật ngữ cơ bản, và có thể
nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu.
Đây là bậc thấp nhất của nhận thức, khi học sinh kể tên, nêu lại, nhớ lại
một sự kiện, hiện tượng.
Ví dụ: Học sinh nhớ được địa điểm, ngày, tháng, nội dung chính của một
sự kiện lịch sử, tên một nhân vật lịch sử cụ thể.
Thông hiểu
Học sinh hiểu các khái niệm, thuật ngữ cơ bản và có thể sử dụng khi câu hỏi
được đặt ra gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp.
Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể giải thích được một sự kiện, hiện
tượng lịch sử, tóm tắt được diễn biến một sự kiện, nghe và trả lời được câu
hỏi có liên quan.
Ví dụ: Học sinh có thể giải thích được sự kiện lịch sử diễn ra như thế nào.
Vận dụng thấp
Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các khái niệm của
chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình
huống đã gặp trên lớp.
Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể sử dụng được kiến thức để giải quyết
1 tình huống cụ thể.
Ví dụ: áp dụng một sự kiện lịch sử này để lý giải một sự kiện khác
332
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
Vận dụng cao
Học sinh có khả năng vận dụng, kiến thức, khái niệm cơ bản để giải quyết
một vấn đề mới hoặc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng
có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương
đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp
ngoài môi trường lớp học.
Ở bậc này học sinh phải xác định được những thành tố trong 1 tổng thể và
mối quan hệ qua lại giữa chúng; phát biểu ý kiến cá nhân và bảo vệ được ý
kiến đó về 1 sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử nào đó.
Ví dụ: tìm hiểu một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, học sinh phải
so sánh, đánh giá, phân biệt, phân tích được các sự kiện, hiện tượng, nhân
vật lịch sử khác nhau, v.v.
Hoặc học sinh đánh giá được một sự kiện, nhân vật lịch sử, liên hệ với
thực tiễn.
Từ 4 cấp độ tư duy trên, có các dạng câu hỏi trong thi trắc nghiệm như sau:
Dạng câu hỏi yêu cầu chọn đáp án đúng. (Dạng nhiều nhất)
Ví dụ: Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Tây Âu trở thành
A. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
C. liên minh kinh tế - tài chính - quân sự lớn nhất thế giới.
D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
Đáp án. D
Dạng câu hỏi chọn đáp án phủ định
Ví dụ: Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) ở miền Nam Việt
Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.
B. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét.
C. Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”.
D. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”
Đáp án. C
Dạng câu hỏi chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất.
Ví dụ: Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khi vừa ra
đời là:
333
A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát
triển mạnh mẽ.
B. Các nước đế quốc bị suy yếu nghiêm trọng.
C. Có sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ tịch.
D. Nhân dân đã giành được quyền làm chủ nên phấn khởi, tin tưởng, gắn bó và
quyết tâm bảo vệ chế độ.
Đáp án. D
Dạng câu hỏi điền khuyết.
Ví dụ: Hãy chọn phương án đúng sao cho phù hợp với đoạn trích sau: “Chính sách
vơ vét của... đã đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực. Hậu quả là cuối năm 1944 đầu
năm 1945, có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói”.
A. Pháp - Nhật. 		
B. phát xít Nhật. 		
C. thực dân Pháp và bọn tay sai	
D. phát xít Nhật và bọn phản động thân Nhật.
Đáp án. A
Dạng câu hỏi sắp xếp, nối nội dung và sự kiện.
Ví dụ: Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian.
1. Ban bố quân lệnh số 1
2. Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện.
3 Nhật đảo chính Pháp.
4. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị
A. 1-2-3-4		 B. 3-1-2-4		 C. 4-3-2-1. 		 D. 2-3-4-1.
Đáp án. B
Dạng câu hỏi yêu cầu đọc hiểu văn bản và tìm nội dung chính.
Ví dụ: Đoạn trích “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân
chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh
thực dân Pháp để cứu tổ quốc” thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến
chống Pháp của Đảng ta?
338
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Mục tiêu chính của phong trào Cần Vương chống Pháp từ 1885 - 1896 là
A. đánh đuổi Pháp, thiết lập chế độ dân chủ tư sản.
B. lật đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, xây dựng nhà nước phong kiến mới.
C. lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. đánh đuổi Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến.
Câu 2. Mục tiêu thành lập của tổ chức ASEAN là	
A. 	xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực thịnh vượng chung và hạn chế sự ảnh hưởng
của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
B. hợp tác có hiệu quả trong tất các các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại...
C. xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực năng động, đoàn kết cùng phát triển.
D. phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên
tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Câu 3. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt
Nam đều
A.	 đánh dấu chấm dứt các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực đế quốc.
B.	 quy định về khu vực tập kết, thời gian chuyển quân, phạm vi chiếm đóng.
C.	 là những văn bản pháp lý công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam
D.	phản ánh đầy đủ những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường.
Câu 4. Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam đề ra tại Hội nghị lần thứ
24 Ban chấp hành trung ương Đảng (9/1975) là
A.	 hàn gắn vết thương chiến tranh.
B.	 thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C.	 đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
D.	 ổn định tình hình hai miền Nam - Bắc.
Câu 5. Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian.
(1) Đảng đề ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam.
(2) Trung đội Cứu Quốc Quân II ra đời.
(3) Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
A. (1), (3), (2). B. (1), (2), (3). C. (2), (1), (3). D. (3), (1), (2).
Câu 6. Hành động nào của thực dân Pháp sau ngày 6/3/1946 tác động trực tiếp đến quyết
định phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng và Chính phủ cách
mạng vào ngày 19/12/1946?
A.	 Khiêu khích ta ở Hải phòng và Lạng Sơn.
B.	 Gây ra vụ thảm sáy ở phố Hàng Bún, Yên Ninh (Hà Nội).
339
C.	 Mở các cuộc tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
D.	 Gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu.
Câu 7. Trước những thách thức gay go do xu thế toàn cầu hóa gây ra, nước ta sẽ tụt hậu,
nếu như
A.	 không đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
B.	 không kịp thời thích ứng, hòa nhập với nền kinh tế thế giới và tiếp thu tiến bộ cách.
mạng khoa học - công nghệ.
C.	 không giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
D.	 không phát minh cải tiến khoa học - kĩ thuật, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và
xuất khẩu.
Câu 8. Ý nghĩa nào thể hiện điểm giống nhau cơ bản trong chủ trương của Đảng Cộng
sản Đông Dương qua 2 giai đoạn cách mạng 1936 - 1939 và giai đoạn 1939 - 1945?
A.	 Tạm gác những hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp.
B.	 Tạm gác các khẩu hiệu đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
C.	 Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
D.	 Tập hợp lực lượng cách mạng trong các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 9. Định ước Henxinki khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc
gia nhằm
A.	 đẩy mạnh sự hợp tác kinh tế giữa các nước châu Âu.
B.	 giữ gìn hòa bình an ninh thế giới.
C.	 đảm bảo an ninh châu Âu.
D.	 cải thiện quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
Câu 10. Nhận xét nào sau đây là đúng về nhà vai trò của Nguyễn trong giai đoạn kháng
chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 - 1884?
A.	 Triều đình nhà Nguyễn đã làm hết sức có thể để bảo vệ độc lập dân tộc, việc mất nước
ở thế kỉ XIX là tất yếu.
B.	 Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc nước ta
rơi vào tay thực dân Pháp.
C.	 Nhà Nguyễn đã tích cực tiến hành chống Pháp nhưng do thực dân Pháp còn mạnh, trong
khi chế độ phong kiến Việt Nam có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
D.	 Nhà Nguyễn đã không kiên quyết chống Pháp ngay từ đầu, nhanh chóng đầu hàng thực
dân Pháp.
Câu 11. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX)
diễn ra theo trình tự nào?
A. Kĩ thuật - khoa học - sản xuất.
B. Sản xuất - kĩ thuật - khoa học.
C. Khoa học - kĩ thuật - sản xuất.
D. Sản xuất - khoa học - kĩ thuật.
340
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
Câu 12. Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
A. Các tệ nạn xã hội cũ, có hơn 90% dân ta mù chữ.
B. Ngoại xâm và nội phản đe dọa.
C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ.
D. Nạn đói tiếp tục đe dọa đời sống của nhân dân.
Câu 13. Nhiệm vụ nào dưới đây không được đặt ra cho cuộc cách mạng tháng Hai năm
1917 ở Nga?
A. Đem lại quyền lợi cho nhân dân.
B. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu.
D. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga.
Câu 14. Những quyết định quan trọng của hội nghị IANTA (2/1945) ra đời trên sự thỏa
thuận giữa những cường quốc
A. Mĩ, Anh, Pháp.
B. Liên Xô, Mĩ, Anh.
C. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
D. Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc.
Câu 15. Yếu tố quyết định đến sự thành công của Chính sách mới, giúp nước Mĩ thoát khỏi
cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là?
A.	 Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.
B.	 Nhanh chóng phục hưng công nghiệp và ngân hàng.
C. Thực hiện chính sách láng giềng thân thiện.
D. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra ngoài nước Mĩ.
Câu 16. Nội dung nào dưới đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?
A. Lực lượng quân đội để tiến hành các chiến lược chiến tranh.
B. Vũ khí, phương tiện tiến hành chiến tranh.
C. Quy mô tiến hành chiến tranh.
D. Mục tiêu chiến tranh.
Câu 17. Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã xác định: Đổi mới không phải là thay đổi mục
tiêu chủ nghĩa xã hội mà là
A. làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước..
B. làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả…
C. làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện...
D. làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn...
Câu 18. Biểu hiện nào sau đây không phải của xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển và những tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
B. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Kiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốcKiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốcThit Tau
 
Nghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốt
Nghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốtNghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốt
Nghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốtsphoahoc
 
Trs 961 (2011) phụ lục 6 - who gmp cho dược phẩm vô trùng
Trs 961 (2011)   phụ lục 6 - who gmp cho dược phẩm vô trùngTrs 961 (2011)   phụ lục 6 - who gmp cho dược phẩm vô trùng
Trs 961 (2011) phụ lục 6 - who gmp cho dược phẩm vô trùngQC at MinhDan Pharmaceutical
 
Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp tại khoa ...
Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp tại khoa ...Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp tại khoa ...
Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp tại khoa ...nataliej4
 
Mypaperheroes avengers hulk
Mypaperheroes avengers hulkMypaperheroes avengers hulk
Mypaperheroes avengers hulkOzianeBrito
 

Was ist angesagt? (20)

Thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
Thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đThực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
Thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
 
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốcKiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
 
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
 
Nghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốt
Nghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốtNghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốt
Nghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốt
 
Kn bang sac ky long hieu nang cao hplc
Kn bang sac ky long hieu nang cao hplcKn bang sac ky long hieu nang cao hplc
Kn bang sac ky long hieu nang cao hplc
 
Trs 961 (2011) phụ lục 6 - who gmp cho dược phẩm vô trùng
Trs 961 (2011)   phụ lục 6 - who gmp cho dược phẩm vô trùngTrs 961 (2011)   phụ lục 6 - who gmp cho dược phẩm vô trùng
Trs 961 (2011) phụ lục 6 - who gmp cho dược phẩm vô trùng
 
Đề tài: Phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện Bạch MaiĐề tài: Phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện Bạch Mai
 
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khácquyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
 
Đề tài: Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức, HAY
Đề tài: Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức, HAYĐề tài: Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức, HAY
Đề tài: Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức, HAY
 
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đLuận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp, 9đLuận văn: Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo các chức danh tư pháp, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo các chức danh tư pháp, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo các chức danh tư pháp, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo các chức danh tư pháp, HOT
 
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận án: Thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh, HAY
Luận án: Thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh, HAYLuận án: Thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh, HAY
Luận án: Thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh, HAY
 
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
 
Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp tại khoa ...
Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp tại khoa ...Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp tại khoa ...
Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp tại khoa ...
 
Mypaperheroes avengers hulk
Mypaperheroes avengers hulkMypaperheroes avengers hulk
Mypaperheroes avengers hulk
 
Luận Văn Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận Văn Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt NamLuận Văn Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận Văn Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.docKhóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
 

Ähnlich wie File đọc thử bứt phá điểm thi môn Lịch sử 2019

Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019Nguyễn Hồng
 
đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013adminseo
 
De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013adminseo
 
đề Thi thử đại học môn sử
đề Thi thử đại học môn sửđề Thi thử đại học môn sử
đề Thi thử đại học môn sửadminseo
 
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...hieu anh
 
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Hoa Phượng
 
Tcdb014 duong loi cm cua dang csvn
Tcdb014 duong loi cm cua dang csvnTcdb014 duong loi cm cua dang csvn
Tcdb014 duong loi cm cua dang csvnVũ Phạm Quang
 
Cd dchp dlcmdcsvn19300003
Cd dchp dlcmdcsvn19300003Cd dchp dlcmdcsvn19300003
Cd dchp dlcmdcsvn19300003vhtrung82
 
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh mon su khoi c - nam 2010
Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh mon su khoi c - nam 2010Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh mon su khoi c - nam 2010
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh mon su khoi c - nam 2010Trungtâmluyệnthi Qsc
 
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Hương Lan Hoàng
 
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]Gia sư Đức Trí
 
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Hương Lan Hoàng
 
địNh huong 2 minh
địNh huong 2 minhđịNh huong 2 minh
địNh huong 2 minhThuthu Cao
 
De thi thu mon su khoi c 2013
De thi thu mon su khoi c 2013De thi thu mon su khoi c 2013
De thi thu mon su khoi c 2013adminseo
 
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12Hoa Phượng
 

Ähnlich wie File đọc thử bứt phá điểm thi môn Lịch sử 2019 (20)

Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019
 
đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013
 
Lich su the gioi 12
Lich su the gioi 12Lich su the gioi 12
Lich su the gioi 12
 
De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013
 
đề Thi thử đại học môn sử
đề Thi thử đại học môn sửđề Thi thử đại học môn sử
đề Thi thử đại học môn sử
 
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
 
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
 
Tcdb014 duong loi cm cua dang csvn
Tcdb014 duong loi cm cua dang csvnTcdb014 duong loi cm cua dang csvn
Tcdb014 duong loi cm cua dang csvn
 
Tl
TlTl
Tl
 
Cd dchp dlcmdcsvn19300003
Cd dchp dlcmdcsvn19300003Cd dchp dlcmdcsvn19300003
Cd dchp dlcmdcsvn19300003
 
Ki i
Ki iKi i
Ki i
 
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh mon su khoi c - nam 2010
Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh mon su khoi c - nam 2010Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh mon su khoi c - nam 2010
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh mon su khoi c - nam 2010
 
dlcmcdcsvn
dlcmcdcsvndlcmcdcsvn
dlcmcdcsvn
 
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
 
Desu1
Desu1Desu1
Desu1
 
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
 
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
 
địNh huong 2 minh
địNh huong 2 minhđịNh huong 2 minh
địNh huong 2 minh
 
De thi thu mon su khoi c 2013
De thi thu mon su khoi c 2013De thi thu mon su khoi c 2013
De thi thu mon su khoi c 2013
 
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
 

Mehr von Nguyễn Hồng

File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019
File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019
File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019Nguyễn Hồng
 
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019Nguyễn Hồng
 
File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý
File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý
File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý Nguyễn Hồng
 
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019Nguyễn Hồng
 
Toán tư duy trẻ em pomath 6
Toán tư duy trẻ em pomath 6Toán tư duy trẻ em pomath 6
Toán tư duy trẻ em pomath 6Nguyễn Hồng
 
Toán tư duy trẻ em pomath 5
Toán tư duy trẻ em pomath 5Toán tư duy trẻ em pomath 5
Toán tư duy trẻ em pomath 5Nguyễn Hồng
 
Toán tư duy trẻ em pomath 4
Toán tư duy trẻ em pomath 4Toán tư duy trẻ em pomath 4
Toán tư duy trẻ em pomath 4Nguyễn Hồng
 
POMath Toán tư duy trẻ em 3
POMath Toán tư duy trẻ em 3POMath Toán tư duy trẻ em 3
POMath Toán tư duy trẻ em 3Nguyễn Hồng
 
POMath Toán tư duy trẻ em 2
POMath Toán tư duy trẻ em 2POMath Toán tư duy trẻ em 2
POMath Toán tư duy trẻ em 2Nguyễn Hồng
 
Toán tư duy trẻ em POMath 1
Toán tư duy trẻ em POMath 1Toán tư duy trẻ em POMath 1
Toán tư duy trẻ em POMath 1Nguyễn Hồng
 

Mehr von Nguyễn Hồng (10)

File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019
File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019
File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019
 
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019
 
File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý
File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý
File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý
 
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019
 
Toán tư duy trẻ em pomath 6
Toán tư duy trẻ em pomath 6Toán tư duy trẻ em pomath 6
Toán tư duy trẻ em pomath 6
 
Toán tư duy trẻ em pomath 5
Toán tư duy trẻ em pomath 5Toán tư duy trẻ em pomath 5
Toán tư duy trẻ em pomath 5
 
Toán tư duy trẻ em pomath 4
Toán tư duy trẻ em pomath 4Toán tư duy trẻ em pomath 4
Toán tư duy trẻ em pomath 4
 
POMath Toán tư duy trẻ em 3
POMath Toán tư duy trẻ em 3POMath Toán tư duy trẻ em 3
POMath Toán tư duy trẻ em 3
 
POMath Toán tư duy trẻ em 2
POMath Toán tư duy trẻ em 2POMath Toán tư duy trẻ em 2
POMath Toán tư duy trẻ em 2
 
Toán tư duy trẻ em POMath 1
Toán tư duy trẻ em POMath 1Toán tư duy trẻ em POMath 1
Toán tư duy trẻ em POMath 1
 

Kürzlich hochgeladen

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

File đọc thử bứt phá điểm thi môn Lịch sử 2019

  • 1. Bứt phá điểm thi môn Khoa học xã hội (Chinh phục kì thi THPTQG và Đại học, Cao đẳng) Phần Lịch sử
  • 2. BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM 2019 (Chinh phục kì thi THPTQG và Đại học, Cao đẳng) giả ThS. Hồ Như Hiển - Hà Thái Sơn PHẦN LỊCH SỬ
  • 3. ThS. Hồ Như Hiển - Hà Thái Sơn NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Phần Lịch sử Bứt phá điểm thi môn Khoa học xã hội (Chinh phục kì thi THPTQG và Đại học, Cao đẳng)
  • 4. 7 PHẦN I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ ÔN THI MÔN LỊCH SỬ
  • 5. 8 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) Bắt đầu từ kì thi THPT Quốc gia năm 2017 và 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với môn Lịch sử, việc thay đổi hình thức thi đã tác động lớn đến sự thay đổi về phương pháp học và kết quả môn học. Sự thay đổi phương pháp thi theo hướng mới khiến không ít học sinh, nhất là các em học sinh lớp 12 băn khoăn, thắc mắc về phương pháp học, phương pháp ôn thi, phương pháp làm bài thi như thế nào để có kết quả tốt nhất. Sự thay đổi này cũng gây không ít khó khăn cho giáo viên trong việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh. Từ thực tế nhiều năm hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử và thực tế từ kết quả hai kì thi THPT các năm trước cho thấy, rất nhiều em yêu thích môn Lịch sử và lựa chọn môn này làm môn thi THPT quốc gia nhưng lại khó khăn trong việc tìm ra phương pháp học tập, ôn luyện. Không ít học sinh rất tự tin vào kiến thức của mình, kể cả một số em từng ôn thi HSG nhưng vẫn lúng túng khi xác định và trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm, chính vì vậy kết quả thi thường không tương xứng với kiến thức mà các em đang có. Học sinh cần phải điều chỉnh những gì để khắc phục những hạn chế trên? Lịch sử là môn học đòi hỏi độ tư duy cao, không chỉ học thuộc hay chăm chỉ giải đề trắc nghiệm. Môn sử yêu cầu các em có cách học và ôn thi đúng đắn. Muốn có một kì thi tốt các em cần nắm vững những định hướng sau đây: 1. Phương pháp học Một trong những vấn đề mà đa số Thầy/Cô và các em học sinh quan tâm chính là phương pháp học môn Lịch sử như thế nào hiệu quả nhất. Từ thực tế quá trình giảng dạy và nhiều năm ôn luyện thi THPT quốc gia, chúng tôi nhận thấy tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện học tập, khả năng nhận thức, quỹ thời gian mà mỗi em học sinh lại có cho mình những phương pháp học khác nhau. Mỗi phương pháp lại đều có những ưu - nhược điểm khác nhau mà không phải trong trường hợp nào cũng có thể vận dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, trong I PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ ÔN THI MÔN LỊCH SỬ
  • 6. 9 phương pháp học môn lịch sử, các em có thể tham khảo những cách học sau đây và chọn ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân và quỹ thời gian của mình. - Xác định đúng mục tiêu, quyết tâm học tập. - Nắm chắc kiến thức cơ bản theo SGK. - Phân chia kiến thức thành các mốc, các giai đoạn cụ thể, “chia để học”. - Phân bổ thời gian học hợp lý, phương pháp cà chua (Pomodoro Technique). - Phương pháp học 5W - Học theo phương pháp cuốn chiếu. - Sử dụng sơ đồ tư duy. - Nắm vững các khái niệm, thuật ngữ. - Xem phim tư liệu, sử dụng kênh hình, đồ dùng trực quan. - Nguyên tắc: Nghe - Nói - Đọc - Viết. - Học nhóm. - Sử dụng điện thoại thông minh. - Giải trí  Việc nắm vững các phương pháp trên và chọn cho mình các phương pháp phù hợp nhất là đúng với tiêu chí khi ôn thi THPT Quốc gia của chúng tôi. Học tự luận để thi trắc nghiệm. Bước đầu tiên, cần xác định đúng mục tiêu, quyết tâm học tập, có kế hoạch cụ thể cho việc học. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, có đến trên 90% các em học sinh chọn môn Lịch sử với quan điểm “học để thi”, số còn lại chọn môn sử vì đam mê. Vì vậy trước khi bắt đầu quá trình ôn tập, các em cần xác định rõ mục tiêu, quyết tâm học tập của mình. Để chọn môn Lịch sử làm môn thi THPT Quốc gia và là môn trong tổ hợp xét tuyển, cần xác định rõ đây là môn học khó, cần được đầu tư nhiều thời gian và nhất thiết phải có người hướng dẫn trong suốt quá trình học. Các em nên đặt ra điểm số cần đạt cho bản thân để lấy đó làm động lực phấn đấu. Mỗi giai đoạn trong quá trình học đều nên kiểm tra lại khả năng của bản thân để xác định mục tiêu ở giai đoạn kế tiếp, nhất là ở giai đoạn nước rút. Việc kiểm tra có thể căn cứ vào làm các đề thi thử trên mạng, nhất là của các trường chuyên hoặc đề minh họa của Bộ Giáo Dục.
  • 7. 52 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) PHẦN II. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
  • 8. 53 CHỦ ĐỀ 1 TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1945 - 1991. Mục tiêu: * Kiến thức cần nắm vững - Khái niệm trật tự thế giới. - Hội nghị Ianta: Bối cảnh, diễn biến, nội dung của Hội nghị. -Sự hình thành trật tự thế giới mới từ những quyết định của Hội nghị Ianta. - Những nét khác biệt của trật tự Ianta so với trật tự Vecxai- Oasinhton. - Ảnh hưởng của những quyết định trong hội nghị đến Việt Nam. (Trật tự thế giới là trật tự trong quan hệ quốc tế được xác lập bởi tương quan so sánh lực lượng giữa các cường quốc thông qua sức mạnh tổng thể của mỗi quốc gia, nổi bật là sức mạnh kinh tế, quân sự. Nó có tính bền vững tạm thời trong một giai đoạn lịch sử nhất định và được biểu hiện bằng các quan hệ ràng buộc. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay chúng ta đã và đang chứng kiến sự ra đời và tồn tại của 3 trật tự thế giới. Trật tự Vecxai-Oasinhton, trật tự hai cực Ianta và trật tự thế giới đa cực đang hình thành). 1. Hội nghị Ianta a. Bối cảnh diễn ra Hội nghị: - Đầu 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, phe phát xít chắc chắn sẽ thất bại, tình hình khi đó đặt ra cho các nước Đồng Minh nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó nổi bật là: + Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương. Đánh bại hoàn toàn các nước phát xít A. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI.
  • 9. 54 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) + Việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh đòi hỏi sự hợp tác, thống nhất giữa các nước chiến thắng. + Việc phân chia khu vực ảnh hưởng và khu vực đóng quân theo chế độ quân quản của các nước tham gia chống phát xít. (Đây là vấn đề trọng tâm, quan trọng nhất của các nước Đồng Minh vào giai đoạn cuối của chiến tranh) Trong bối cảnh đó, ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh đã tổ chức Hội nghị cấp cao ở Ianta (Bán đảo Crưm, Liên Xô), diễn ra từ 4 đến 11/2/1945. b. Diễn biến: Hội nghị diễn ra gay go, căng thẳng, phản ánh tham vọng và thực lực của các cường quốc. Vì thực chất của Hội nghị là cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt, để phân chia phạm vi thế lực, phạm vi ảnh hưởng, phân chia thành quả chiến thắng của các lực lượng mạnh, giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh (Mĩ, Liên Xô). Sự phân chia đó có liên quan mật thiết đến hòa bình, an ninh và sự hình thành của trật tự thế giới sau này. c. Những quyết định của Hội nghị: (Nội dung trọng tâm của Hội nghị) - Về việc kết thúc chiến tranh: Mặc dù có những bất đồng về số phận nước Đức, ba nước thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu. - Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh thay cho Hội Quốc liên đã tan vỡ. - Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á (nội dung quan trọng nhất) Tất cả những quyết định trên đều diễn ra trong không khí căng thẳng, phức tạp bởi vì nó phản ánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc thắng trận, cụ thể ở đây là Mĩ và Liên Xô. - Những quyết định của Hội nghị Ianta và thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là "trật tự hai cực Ianta" (trật tự hai cực Xô - Mĩ).
  • 10. 55 d. Đánh giá những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc: - Những quyết định trong hội nghị phản ánh đúng tương quan lực lượng giữa Mĩ và Liên Xô, các nước chiến thắng đều cố gắng thiết lập phạm vi ảnh hưởng của mình trên nhiều khu vực quan trọng. Liên Xô thu hồi được nhiều quyền lợi của đế quốc Nga trước đây, Mĩ mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra khắp thế giới, cả hai đều cố gắng áp đặt quyền lợi đối với Trung Quốc. Anh - Pháp tìm cách thiết lập lại sự thống trị ở các thuộc địa Á, Phi. - Hội nghị do các cường quốc thắng trận tổ chức, nên lợi ích chủ yếu trong hội nghị thuộc về các nước đó. - Những quyết định của hội nghị và nội dung các bản hòa ước sau chiến tranh là tương đối thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích của các nước chiến thắng và không quá khắt khe, nặng nề đối với nhân dân các nước chiến bại. - Một số quyết định của hội nghị đã gây khó khăn cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, ví dụ Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của phương Tây gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam... - Những quyết định của Hội nghị và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trật tự hai cực Ianta (hai cực Xô - Mĩ) e. Điểm khác biệt của Trật tự hai cực Ianta so với trật tự Vecxai-Oasinhton - Cả hai trật tự thế giới này đều được hình thành sau các cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu, qua các Hội nghị tranh luận sâu sắc, đều do các cường quốc thắng trận thiết lập nên lợi ích chủ yếu thuộc về các nước đó. - Nhưng so với hệ thống Vecxai-Oasinhton trước đây “trật tự 2 cực Ianta” có những nét khác biệt: + Ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất phân chia những thành quả của chiến tranh trước khi chiến tranh kết thúc. Trong hệ thống trước, các nước đế quốc thắng trận tranh cãi quyền lợi sau khi đã chiến thắng. Điều này phản ánh sự căng thẳng, gay gắt trong quan hệ giữa các nước Đồng Minh ngay khi chiến tranh thế giới thứ hai còn chưa chấm dứt. + Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh của trật tự này là Liên hợp quốc, tiến bộ hơn so với Hội Quốc liên trước kia (chỉ phục vụ cho quyền lợi các nước đế quốc thắng trận).
  • 11. 56 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) + “Cực” Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. + Việc giải quyết các vấn đề về chế độ chính trị, quân sự, lãnh thổ và bồi thường chiến tranh đối với các nước bại trận được thỏa đáng. Trong hệ thống Vecxai-Oasinhton các nước bại trận bị giày xéo một cách bất bình đẳng sau chiến tranh. (Đây cũng là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai). + Chiến tranh đã nổ ra sau khi trật tự Vecxai-Oasinhton được hình thành. Còn sau 1945 trật tự hai cực Ianta được thiết lập với một cực là Liên Xô luôn đấu tranh vì nền hòa bình thế giới. 2. Sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta a. Sau hơn 40 năm, trật tự hai cực Ianta đã từng bước bị xói mòn: - Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949) phá vỡ một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đã đập tan âm mưu của Mĩ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buộc phải bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Đồng thời làm tăng cường lực lượng cho phe xã hội chủ nghĩa. Đây là bước xói mòn đầu tiên của trật tự Ianta. - Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là sự ra đời của khối thị trường chung châu Âu (EEC - 1957) làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu. - Sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản, cùng với Tây Âu đã dẫn đến sự hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mĩ. Nhật Bản từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc về kinh tế, chính trị, quân sự với Mĩ. - Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh đã làm thay đổi bộ mặt của khu vực này và làm mất phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và các nước Tây Âu. Đặc biệt là thời kỳ “phi thực dân hóa” làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Dẫn đến sự hình thành của hơn 100 quốc gia độc lập, làm suy yếu nghiêm trọng chủ nghĩa đế quốc và tăng cường sức mạnh cho các lực lượng dân chủ, hòa bình. - Cuộc chay đua vũ trang kéo dài giữa hai siêu cường đã khiến nền kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng, vị thế của Liên Xô và Mĩ bị các nước khác đe dọa, nhiều cực mới bắt đầu nổi lên trong các vấn đề quốc tế quan trọng. Liên Xô và Mĩ buộc phải hòa hoãn, đối thoại để tăng cường tiềm lực của mình.
  • 12. 57 b. Từ 1988 - 1991, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, “trật tự hai cực Ianta” bị phá vỡ. - Khối Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị phá vỡ, kéo theo sự chấm dứt hoạt động của liên minh chính trị - quân sự (khối Hiệp ước Vácsava) và liên minh kinh tế (khối SEV). - Thế hai cực giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp đổ, tan vỡ từ góc độ nhà nước; sức mạnh kinh tế, quân sự của Mĩ bị suy giảm so với Tây Âu và Nhật Bản. - Liên Xô và Mĩ rút dần sự "có mặt" của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới (phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mĩ bị thu hẹp khắp nơi). - Sự vươn lên của Đức và Nhật Bản về kinh tế, chính trị đang là mối lo ngại cho các nước thắng trận trước đây (Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp...). => Tóm lại: Sau hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bước bị xói mòn và đã hoàn toàn sụp đổ từ sau sự tan vỡ của khối Đông Âu và Liên Xô. Một trật tự thế giới mới - “đa cực” đang dần dần hình thành. Sự lớn mạnhvề kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản. Sự suy giảm vị thếdo chạy đuacủa Mĩ, Liên Xô. Sự phát triển, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc,dân chủ hòa bình thếgiới. Năm 1991, Liên Xô và Đông Âu tan rã khiến trật tự 2 cực Ianta hoàn toàn sụp đổ. Quan hệ quốctế bước sang một chương mới, mộttrật tự thếgiới đangdần hình thành. SỰ SỤP ĐỔ CỦA TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA
  • 13. 58 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) 3. Những ảnh hưởng của quyết định tại Hội nghị Ianta đến Việt Nam. Theo nội dung Hội nghị Ianta, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại. Tuy nhiên, ngay sau đó các nước Đồng Minh đã lần lượt kéo vào dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, mục đích chính là xác lập lại sự thống trị của chủ nghĩa thực dân đối với nước ta. Điều này đã gây nên những khó khăn vô cùng to lớn đối với vận mệnh dân tộc, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp để nhân dân Việt Nam tiến hành 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc 1945 - 1975. - Với ảnh hưởng của trật tự 2 cực và chiến tranh lạnh, Việt Nam trở thành nơi đụng đầu lịch sử giữa hai phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ cầm đầu và xã hội chủ nghĩa do Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành con đê cuối cùng ngăn làn sóng cộng sản tràn xuống châu Á - Thái Bình Dương. Liên Xô, Trung Quốc viện trợ cho miền Bắc tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước trường kỳ thắng lợi. - Khi trật tự 2 cực Ianta bị phá vỡ, hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Việt Nam đạt những thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, Mĩ bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, vai trò và vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong trật tự thế giới mới: Trật tự thế giới đa cực. 4. Tổ chức Liên hợp quốc (UN) a. Quá trình thành lập: - Tiền thân của Liên hợp quốc là Hội Quốc liên, thành lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên do có nhiều hạn chế trong tổ chức và hoạt động, ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Hội Quốc liên đã tan vỡ. - Đầu 1945, thế chiến thứ hai sắp kết thúc, phe phát xít sắp thất bại hoàn toàn. Các nước Đồng Minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa bình thế giới lâu dài, ngăn chặn các nguy cơ chiến tranh mới. - Sau chiến tranh, cần một tổ chức quốc tế có vai trò đủ mạnh để giữ gìn trật tự thế giới mới, xác lập quyền thống trị của các nước chiến thắng trong chiến tranh.
  • 14. 59 - Tại Hội nghị Ianta (2/1945), những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới. - Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, Hiến chương Liên hợp quốc bắt đầu có hiệu lực, được coi là ngày chính thức thành lập tổ chức Liên hợp quốc. - Lúc mới thành lập, Liên hợp quốc có 50 nước thành viên, đến 2002 có 189 nước thành viên. Năm 2011 có 193 thành viên. Việt Nam gia nhập vào tháng 9/1977, là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Đây là tổ chức lớn nhất hành tinh. b. Mục đích: - Duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới. (mục đích cơ bản nhất) - Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc - Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng bình đẳng và nguyên tắc dân tộc tự quyết. c. Nguyên tắc hoạt động: - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. - Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. - Chung sống hòa bình và nhất trí cao giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Trong các nguyên tắc hoạt động trên, nguyên tắc cơ bản nhất chi phối hoạt động của Liên hợp quốc là nguyên tắc nhất trí cao giữa 5 cường quốc. Theo đó mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí tuyệt đối của 5 nước Ủy viên thường trực. Điều này khiến mọi quyết định của Hội đồng Bảo an trở nên “thận trọng” hơn. Trực tiếp tạo ra sự cân bằng quyền lực giữa phe Xã hội chủ nghĩa với Tư bản chủ nghĩa trong Hội đồng bảo an. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, Mĩ gần như chi phối các hoạt động của Hội đồng Bảo an, thông qua nhiều quyết định sai trái như tham chiến ở Triều Tiên, Trung Đông, Campuchia...
  • 15. 60 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) d. Các cơ quan chính: - Đại hội đồng: Là cơ quan cao nhất của Liên hợp quốc gồm tất cả các nước thành viên. Mỗi năm họp một lần. Các vấn đề quan trọng phải được 2/3 số phiếu chấp nhận, các vấn đề khác phải được quá bán (hơn một nửa số phiếu đồng ý) mới có giá trị. - Hội đồng bảo an: Là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên, chịu trách nhiệm chính về hòa bình, an ninh quốc tế. Mọi hoạt động của Hội đồng bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí tuyệt đối của 5 ủy viên thường trực Hội đồng là Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. - Ban thư ký: Là cơ quan hành chính của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký do Đại hội đồng bầu ra, có nhiệm kỳ 5 năm, theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an. - Ngoài các cơ quan chính, Liên hợp quốc còn nhiều tổ chức chuyên môn khác. (Hội đồng kinh tế và xã hội, Tòa án quốc tế, chương trình lương thực - PAM, Quỹ nhi đồng quốc tế - UNICEF, tổ chức giáo dục-khoa học-văn hóa - UNESCO, tổ chức y tế thế giới - WHO…). - Trụ sở Liên hợp quốc đặt tại NIU OÓC (Mĩ). e. Vai trò của Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế - Là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết tranh chấp, xung đột khu vực. Như vấn đề Palextin, vấn đề Irắc, vấn đề Triều Tiên, vấn đề Đông ti mo, vấn đề Campuchia vào cuối những năm 1980 - đầu 1990 của thế kỷ XX… - Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giữa các quốc gia thành viên. - Giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như đấu tranh giải trừ vũ khí hạt nhân, chống biến đổi khí hậu, chống ô nhiễm môi trường... - Viện trợ giải quyết nạn đói, bệnh tật ở châu Phi và các nước chậm phát triển... f. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc - Ngày 20/09/1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc là thành viên thứ 149.
  • 16. 61 - Ngày 16/10/2007, Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009 (1/1/2008 có hiệu lực). - Ngay sau khi tham gia Liên hợp quốc, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên để Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 32 (1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh. Mặt khác, chúng ta cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, khoa học- kỹ thuật của Liên hợp quốc phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Liên hợp quốc trở thành một diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu của chính sách đối ngoại. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc ngày càng được nâng cao. Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không liên kết và đang phát triển để đấu tranh và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực... đồng thời bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nhất là trong vấn đề chủ quyền tại Biển Đông hiện nay. - Các tổ chức Liên hợp quốc hoạt động tại Việt Nam: 1. UNDP (chương trình phát triển Liên hợp quốc) 2. UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc). 3. UNFPA (Qũy dân số Liên hợp quốc). 4. UNESCO (Tổ chức văn hóa - khoa học - giáo dục Liên hợp quốc). 5. WHO (Tổ chức y tế thế giới). 6. FAO (Tổ chức Nông Lương thế giới). 7. IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế). 8. ILO (Tổ chức lao động quốc tế). 9. ICAO (Tổ chức hàng không quốc tế) 10. IMO (Tổ chức hàng hải quốc tế). ...
  • 17. 62 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) g. Những hạn chế của Liên hợp quốc Là tổ chức quan trọng đóng vai trò giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới, Liên hợp quốc đã tập hợp số lượng thành viên đông đảo, xây dựng một thế giới có khuôn khổ và có nhiều đóng góp cho các vấn đề mang tính sống còn của nhân loại, tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã bộc lộ nhiều hạn chế. - Liên hợp quốc chưa thể hiện rõ vai trò trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, như vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, vấn đề Trung Đông, Biến đổi khí hậu, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa khủng bố... - Bị các nước lớn, đặc biệt là Mĩ chi phối trong nhiều vấn đề quốc tế, như vấn đề Triều Tiên, chiến tranh vùng Vịnh. Có cái nhìn và cách xử lý một chiều trong nhiều vấn đề quốc tế. - Bộ máy cồng kềnh và quan liêu quá mức, quyền lực của Hội đồng bảo an quá lớn. - Vai trò của các quốc gia thành viên khác bị xem nhẹ, nhiều lĩnh vực hoạt động còn thiếu hiệu quả... - Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixco, thông qua Hiến chương thành lập Liên hợp quốc. - Ngày 24/10/1945, Hiến chương có hiệu lực. Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... giữa các quốc gia thành viên. Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư kí, Hội động KT - XH, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế... Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. Không can thiệp vào nội bộ các nước. Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
  • 18. 63 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động, vai trò và các cơ quan chính của tổ chức Liên hợp quốc. Những cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam? Mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức Liên hợp quốc? 2. Tại sao có thể khẳng định sự ra đời của Liên hợp quốc là một thành công to lớn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai? 3. Trình bày những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.Tại sao Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình? Từ nguyên tắc này, hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay. 4. Tại sao trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai mang tên "Trật tự hai cực Ianta"? Phân tích hệ quả của những quyết định quan trọng tại Hội nghị cấp cao Ianta. 5. Căn cứ vào quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay thì lịch sử thế giới được phân chia làm mấy thời kỳ? Hãy cho biết đặc điểm nổi bật của từng thời kỳ. Câu hỏi củng cố
  • 19. 311 IV BẢNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1802 - 2000 LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ 1945 - 2000 Đối với nội dung Lịch sử Việt Nam, các sự kiện trên được sắp xếp theo nguyên tắc thông sử, thứ tự thời gian các sự kiện, cuối mỗi sự kiện trọng điểm có thêm phần giải thích in nghiêng trong ngoặc đơn cho sự kiện đó để các có thể hiểu rõ hơn. Đối với nội dung lịch sử thế giới, các sự kiện được sắp xếp theo từng chuyên đề riêng theo chương để các em dễ hệ thống hóa kiến thức. Cuối mỗi sự kiện trọng điểm cũng đều có giải thích về sự kiện trong ngoặc đơn. Thời gian SỰ KIỆN TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN NHÀ NGUYỄN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra vương triều Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc. (Nhà Nguyễn có 13 vua, vua cuối cùng là Bảo Đại thoái vị 1945). 1804 Quốc hiệu Việt Nam xuất hiện, sau đó nhà Thanh ép đổi thành Đại Nam. 1/9/1858 Thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. (Năm 1965, Mĩ cũng chọn Đà Nẵng làm nơi đổ bộ tiến hành chính thức cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng quân viễn chinh Mĩ). 17/2/1859 Quân Pháp bỏ Đà Nẵng tấn công thành Gia Định, nhân dân ta đánh bại chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. 23/3/1860 Quân Pháp rút toàn bộ quân từ Đà Nẵng vào Gia Định. 23/2/1861 Quân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. (Đồn Chí Hòa là biểu hiện cho tư thế phòng thủ bị động của nhà Nguyễn, kể từ sau trận này, nhà Nguyễn dần mất tinh thần và đầu hàng từng bước trước sức mạnh của Pháp). 10/12/1861 Quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Ét - Pê - Răng của Pháp trên sông Nhật Tảo. (câu nói nổi tiếng của ông, bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây). 5/6/1862 Nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất cắt ba tỉnh miền Tây cho Pháp (Bước đầu đầu hàng thực dân Pháp). 1862 - 1864 Cuộc khởi nghĩa lớn nhất của phong trào chống Pháp ở Nam Bộ (Đông Nam Kì, sau Hiệp ước 1862), khởi nghĩa Trương Định. (Với lá cờ “Bình Tây Đại Nguyên Soái”, thêu dòng chữ “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” => “Phan Lâm bán nước, triều đình bỏ dân”).
  • 20. 312 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) 20/6 - 24/6/1867 Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ mà không tốn một viên đạn (Phan Thanh Giản nhận thấy không thể giữ thành nên viết thư khuyên 3 tỉnh nên đầu hàng, giao thành cho Pháp để tránh đổ máu, đó là chủ trương chung của nhà Nguyễn chứ không riêng Phan Thanh Giản). 11/1872 Vụ lái buôn Đuy-puy gây rối ở miền Bắc (nằm trong âm mưu của thực dân Pháp). 5/11/1873 Gác ni ê đem quân ra Hà Nội (lấy cớ giải quyết vụ Đuy Puy mà thực chất là xâm lược Hà Nội). 20/11/1873 Quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, sau đó đưa quân đi chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ (Tổng đốc Nguyễn Tri Phương hi sinh trong chiến đấu, thành HN bị chiếm, sau đó Pháp phá thành). 21/12/1873 Trận Cầu Giấy lần thứ nhất, Gácniê bị đội quân Cờ Đen tiêu diệt (Lưu Vĩnh Phúc là tướng của Hồng Tú Toàn trong khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc ở Trung Quốc, ông là người Trung Quốc). 1874 Hiệp ước 1874, bước đầu hàng thứ hai, nhà Nguyễn chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Pháp đổi lại Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc. 3/4/1882 Quân Pháp do Rivie chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội lần thứ hai. 25/4/1882 Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, nhanh chóng chiếm được thành. (Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn, tuy là hành động anh hùng những đã thể hiện sự bạc nhược và bất lực của triều đình). 19/5/1883 Trận Cầu Giấy lần thứ hai, tướng Rivie nhận kết cục giống Gácniê 10 năm trước đó. 18/8/1883 Quân Pháp tấn công thẳng vào kinh thành Huế, nhằm buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng (trước đó 1 ngày vua Tự Đức qua đời, nhà Nguyễn rất bối rối) 25/8/1883 Nhà Nguyễn ký hiệp ước Hácmăng. 6/6/1884 Nhà Nguyễn ký hiệp ước Patơnốt, (chính thức đầu hàng thực dân Pháp qua hơn 26 năm tổ chức kháng chiến không thành công). 5/7/1885 Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết thuộc phái chủ chiến chỉ huy (nhưng nhanh chóng thất bại). 13/7/1885 Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương tại Tân Sở, Quảng Trị, thổi bùng lên phong trào Cần Vương, giúp vua kháng chiến. 1885 - 1888 Giai đoạn Cần Vương có vua, lãnh đạo là Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết. 1888 Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt. 1888 - 1896 Giai đoạn Cần Vương không có vua, lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước. 1883 - 1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. 1886 - 1887 Khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo (cuộc khởi nghĩa có căn cứ vững chắc nhất phong trào Cần Vương).
  • 21. 313 1885 - 1896 Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo (cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài nhất phong trào Cần Vương). 1884 - 1913 Khởi nghĩa Yên Thế do Đề Nắm, Đề Thám lãnh đạo (cuộc khởi nghĩa không nằm trong phong trào Cần Vương). GIAI ĐOẠN VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN I ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1897 Pôn Đume sang làm toàn quyền Đông Dương, tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. (Pôn Đume là toàn quyền đầu tiên thiên về kinh tế). 1897 - 1914 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam, tập trung vào cướp đoạt ruộng đất, khai mỏ và giao thông vận tải. (Những thành quả của cuộc khai thác đã làm cho phương thức sản cuất Tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam nhưng Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến. Cuộc khai thác đã tạo ra những chuyển biến bước đầu về mặt xã hội, những giai cấp, tầng lớp mới bắt đầu được hình thành bên cạnh sự phân hóa của các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội, tạo nên tính chất cơ bản của xã hội Việt Nam là thuộc địa nửa phong kiến). 1904 Phan Bội Châu thành lập hội Duy Tân và tổ chức phong trào Đông Du. 1908 Phong trào Đông Du tan rã. Phong trào chống thuế ở Trung kỳ. 1906 Phan Châu Trinh mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung kỳ. 2/1913 Đề Thám bị sát hại, cuộc khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt. GIAI ĐOẠN TÌM CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC MỚI 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (trên con tàu Đô đốc La tu sơ Tề rê vin bằng lòng yêu nước nhiệt thành). 1897 - 1913 Cuộc khai thác thuộc địa lần I của Pháp ở Đông Dương. (Pôn Đume). 1913 Nguyễn Tất Thành đến Mĩ (có đến chân tượng nữ thần tự do => Nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn, CNĐQ ở đâu cũng là thù). 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và bắt đầu nghiên cứu về Cách mạng Tháng Mười Nga  1917 Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến chỉ huy. (Lương Ngọc Quyến là con trai cụ Lương Văn Can, thủ lĩnh Đông Kinh nghĩa thục cùng Phan Châu Trinh…). 1919 - 1929 Cuộc khai thác thuộc địa lần II của Pháp ở Đông Dương. (Cuộc khai thác tập trung vào 3 nghành lớn là nông nghiệp, khai mỏ và giao thông vận tải. Cuộc khai thác đã tạo những chuyển biến về mặt kinh tế và sự phân hóa sâu sắc về xã hội, các giai cấp cũ phân hóa, các giai cấp, tầng lớp mới hình thành, điều đó tạo nên cơ sở xã hội bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới đầu thế kỷ XX).
  • 22. 330 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) PHẦN III. PHẦN ĐỀ
  • 23. 331 MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM. 1. Về đề thi và cấu trúc đề thi. Từ các đề thi của năm 2017 và 2018, có thể thấy kiến thức trong đề thi trắc nghiệm rải đều các phần, các chương của chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 và 12 hiện hành. Số lượng kiến thức của phần lịch sử thế giới là 30% và lịch sử Việt Nam là 70%. Chính vì vậy không thể có chuyện học tủ, học lệnh trong ôn thi. Từ năm 2018, đề thi bao gồm cả chương trình lớp 11 và 12 với cấu trúc 20% kiến thức lớp 11 và 80% kiến thức lớp 12. Các câu hỏi trong đề thi chia thành 4 cấp độ tư duy. Cấp độ tư duy Mô tả Nhận biết Học sinh nhớ được (bản chất) những khái niệm, thuật ngữ cơ bản, và có thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu. Đây là bậc thấp nhất của nhận thức, khi học sinh kể tên, nêu lại, nhớ lại một sự kiện, hiện tượng. Ví dụ: Học sinh nhớ được địa điểm, ngày, tháng, nội dung chính của một sự kiện lịch sử, tên một nhân vật lịch sử cụ thể. Thông hiểu Học sinh hiểu các khái niệm, thuật ngữ cơ bản và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp. Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể giải thích được một sự kiện, hiện tượng lịch sử, tóm tắt được diễn biến một sự kiện, nghe và trả lời được câu hỏi có liên quan. Ví dụ: Học sinh có thể giải thích được sự kiện lịch sử diễn ra như thế nào. Vận dụng thấp Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp. Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể sử dụng được kiến thức để giải quyết 1 tình huống cụ thể. Ví dụ: áp dụng một sự kiện lịch sử này để lý giải một sự kiện khác
  • 24. 332 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) Vận dụng cao Học sinh có khả năng vận dụng, kiến thức, khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học. Ở bậc này học sinh phải xác định được những thành tố trong 1 tổng thể và mối quan hệ qua lại giữa chúng; phát biểu ý kiến cá nhân và bảo vệ được ý kiến đó về 1 sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử nào đó. Ví dụ: tìm hiểu một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, học sinh phải so sánh, đánh giá, phân biệt, phân tích được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử khác nhau, v.v. Hoặc học sinh đánh giá được một sự kiện, nhân vật lịch sử, liên hệ với thực tiễn. Từ 4 cấp độ tư duy trên, có các dạng câu hỏi trong thi trắc nghiệm như sau: Dạng câu hỏi yêu cầu chọn đáp án đúng. (Dạng nhiều nhất) Ví dụ: Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Tây Âu trở thành A. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới. B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. C. liên minh kinh tế - tài chính - quân sự lớn nhất thế giới. D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Đáp án. D Dạng câu hỏi chọn đáp án phủ định Ví dụ: Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây? A. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc. B. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét. C. Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”. D. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược” Đáp án. C Dạng câu hỏi chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất. Ví dụ: Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khi vừa ra đời là:
  • 25. 333 A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ. B. Các nước đế quốc bị suy yếu nghiêm trọng. C. Có sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ tịch. D. Nhân dân đã giành được quyền làm chủ nên phấn khởi, tin tưởng, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chế độ. Đáp án. D Dạng câu hỏi điền khuyết. Ví dụ: Hãy chọn phương án đúng sao cho phù hợp với đoạn trích sau: “Chính sách vơ vét của... đã đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực. Hậu quả là cuối năm 1944 đầu năm 1945, có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói”. A. Pháp - Nhật. B. phát xít Nhật. C. thực dân Pháp và bọn tay sai D. phát xít Nhật và bọn phản động thân Nhật. Đáp án. A Dạng câu hỏi sắp xếp, nối nội dung và sự kiện. Ví dụ: Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian. 1. Ban bố quân lệnh số 1 2. Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. 3 Nhật đảo chính Pháp. 4. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị A. 1-2-3-4 B. 3-1-2-4 C. 4-3-2-1. D. 2-3-4-1. Đáp án. B Dạng câu hỏi yêu cầu đọc hiểu văn bản và tìm nội dung chính. Ví dụ: Đoạn trích “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc” thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta?
  • 26. 338 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) ĐỀ SỐ 1 Câu 1. Mục tiêu chính của phong trào Cần Vương chống Pháp từ 1885 - 1896 là A. đánh đuổi Pháp, thiết lập chế độ dân chủ tư sản. B. lật đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, xây dựng nhà nước phong kiến mới. C. lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. đánh đuổi Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến. Câu 2. Mục tiêu thành lập của tổ chức ASEAN là A. xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực thịnh vượng chung và hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. B. hợp tác có hiệu quả trong tất các các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại... C. xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực năng động, đoàn kết cùng phát triển. D. phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Câu 3. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đều A. đánh dấu chấm dứt các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực đế quốc. B. quy định về khu vực tập kết, thời gian chuyển quân, phạm vi chiếm đóng. C. là những văn bản pháp lý công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam D. phản ánh đầy đủ những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường. Câu 4. Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam đề ra tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành trung ương Đảng (9/1975) là A. hàn gắn vết thương chiến tranh. B. thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. D. ổn định tình hình hai miền Nam - Bắc. Câu 5. Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian. (1) Đảng đề ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam. (2) Trung đội Cứu Quốc Quân II ra đời. (3) Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. A. (1), (3), (2). B. (1), (2), (3). C. (2), (1), (3). D. (3), (1), (2). Câu 6. Hành động nào của thực dân Pháp sau ngày 6/3/1946 tác động trực tiếp đến quyết định phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng và Chính phủ cách mạng vào ngày 19/12/1946? A. Khiêu khích ta ở Hải phòng và Lạng Sơn. B. Gây ra vụ thảm sáy ở phố Hàng Bún, Yên Ninh (Hà Nội).
  • 27. 339 C. Mở các cuộc tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. D. Gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu. Câu 7. Trước những thách thức gay go do xu thế toàn cầu hóa gây ra, nước ta sẽ tụt hậu, nếu như A. không đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. B. không kịp thời thích ứng, hòa nhập với nền kinh tế thế giới và tiếp thu tiến bộ cách. mạng khoa học - công nghệ. C. không giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. D. không phát minh cải tiến khoa học - kĩ thuật, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Câu 8. Ý nghĩa nào thể hiện điểm giống nhau cơ bản trong chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương qua 2 giai đoạn cách mạng 1936 - 1939 và giai đoạn 1939 - 1945? A. Tạm gác những hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp. B. Tạm gác các khẩu hiệu đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. C. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. D. Tập hợp lực lượng cách mạng trong các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất. Câu 9. Định ước Henxinki khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia nhằm A. đẩy mạnh sự hợp tác kinh tế giữa các nước châu Âu. B. giữ gìn hòa bình an ninh thế giới. C. đảm bảo an ninh châu Âu. D. cải thiện quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. Câu 10. Nhận xét nào sau đây là đúng về nhà vai trò của Nguyễn trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 - 1884? A. Triều đình nhà Nguyễn đã làm hết sức có thể để bảo vệ độc lập dân tộc, việc mất nước ở thế kỉ XIX là tất yếu. B. Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. C. Nhà Nguyễn đã tích cực tiến hành chống Pháp nhưng do thực dân Pháp còn mạnh, trong khi chế độ phong kiến Việt Nam có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. D. Nhà Nguyễn đã không kiên quyết chống Pháp ngay từ đầu, nhanh chóng đầu hàng thực dân Pháp. Câu 11. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX) diễn ra theo trình tự nào? A. Kĩ thuật - khoa học - sản xuất. B. Sản xuất - kĩ thuật - khoa học. C. Khoa học - kĩ thuật - sản xuất. D. Sản xuất - khoa học - kĩ thuật.
  • 28. 340 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) Câu 12. Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì? A. Các tệ nạn xã hội cũ, có hơn 90% dân ta mù chữ. B. Ngoại xâm và nội phản đe dọa. C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ. D. Nạn đói tiếp tục đe dọa đời sống của nhân dân. Câu 13. Nhiệm vụ nào dưới đây không được đặt ra cho cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga? A. Đem lại quyền lợi cho nhân dân. B. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu. D. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga. Câu 14. Những quyết định quan trọng của hội nghị IANTA (2/1945) ra đời trên sự thỏa thuận giữa những cường quốc A. Mĩ, Anh, Pháp. B. Liên Xô, Mĩ, Anh. C. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. D. Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc. Câu 15. Yếu tố quyết định đến sự thành công của Chính sách mới, giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là? A. Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế. B. Nhanh chóng phục hưng công nghiệp và ngân hàng. C. Thực hiện chính sách láng giềng thân thiện. D. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra ngoài nước Mĩ. Câu 16. Nội dung nào dưới đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ”? A. Lực lượng quân đội để tiến hành các chiến lược chiến tranh. B. Vũ khí, phương tiện tiến hành chiến tranh. C. Quy mô tiến hành chiến tranh. D. Mục tiêu chiến tranh. Câu 17. Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã xác định: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là A. làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.. B. làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả… C. làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện... D. làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn... Câu 18. Biểu hiện nào sau đây không phải của xu thế toàn cầu hóa? A. Sự phát triển và những tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. B. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ.