SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 40
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG -
CHI NHÁNH LÊ VĂN SỸ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn : …..
Sinh viên thực hiện : …….
MSSV: ………… Lớp: .………
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG -
CHI NHÁNH LÊ VĂN SỸ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn : …..
Sinh viên thực hiện : …….
MSSV: ………… Lớp: .………
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại học Công
Nghệ TP.HCM đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu. Đặc biệt em rất cảm
ơn thầy cô là người hướng dẫn góp ý để em hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ
công nhân viên của Ngân hàng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em
hoàn thành tốt bài báo cáo này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn các anh chị ở
phòng nhân sự đã tận tình chỉ giúp em tìm hiểu thực tế về công tác nhân sự tại Ngân
hàng cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Qua thời gian học tập tại trường cùng với thời gian tìm hiểu thực tế tại Ngân
hàng em đã từng bước trang bị kiến thức và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân để
làm việc vững vàng hơn trong chuyên môn nghề nghiệp sau này.
Cuối cùng, với lòng quý trọng và biết ơn sâu sắc em xin kính chúc Cô dồi dào
sức khỏe và thành đạt hơn nữa trong sự nghiệp, chúc quý Ngân hàng ngày càng phát
triển lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh.
iii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : … …………………………………………….
MSSV : ……………………………………………………....
Khoá : ………………………………………………
1. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Đơn vị thực tập
iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : … …………………………………………
MSSV : ………………………………………………
Khoá : ………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
Giáo viên hướng dẫn
v
vi
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
CHƯƠNG I ..........................................................................................................................3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH LÊ VĂN SỸ..............................................................3
1.1 lịch sử phát triển............................................................................................................3
Hình 1.1. Logo ngân hàng VPBANK ...............................................................................3
1.2 Chức năng hoạt động....................................................................................................3
1.3 Mạng lưới kinh doanh. ................................................................................................4
1.4. Giới thiệu chung về chi nhánh Lê Văn Sỹ................................................................4
1.4.1. Quá trình hình thành phát triển.:.............................................................................4
1.4.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban................................5
1.5.Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm .......................................6
Tóm tắt chương 1.................................................................................................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - LÊ VĂN SỸ .......................... 10
2.1. Tình hình nguồn nhân lực trong 3 năm (2016-2018)........................................... 10
2.1.1. Theo giới tính ......................................................................................................... 10
2.1.2. Theo độ tuổi............................................................................................................ 11
2.1.3. Tình hình biến động nhân sự trong vài năm gần đây........................................ 12
2.2 Tình hình quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng .................................................. 13
2.2.1 Hoạch định nguồn nhân lực tại Ngân hàng ......................................................... 13
2.2.2.1.Kế hoạch tuyển dụng........................................................................................... 13
2.2.2.2. Nhu cầu tuyển dụng ........................................................................................... 13
2.2.2 Tuyển dụng nguồn nhân lực tại Ngân hàng......................................................... 14
2.2.2.1 Nguồn tuyển dụng ............................................................................................... 14
2.2.3. Hình thức tuyển dụng............................................................................................ 15
2.2.4. Quy trình tuyển dụng............................................................................................. 15
2.2.3.4 Kết quả tuyển dụng.............................................................................................. 19
2.2.5.Hoạt động đào tạo và phát triển............................................................................ 19
2.2.5.1. Xác định nhu cầu đào tạo: ................................................................................. 19
vii
2.2.5.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo:.............................................................................. 20
2.2.5.3 Hình thức đào tạo ................................................................................................ 20
2.2.4.4 Số lượng đào tạo.................................................................................................. 21
2.2.6 Duy trì nguồn nhân lực .......................................................................................... 22
2.2.6.1 Đãi ngộ tinh thần ................................................................................................. 22
2.2.6.2 Đãi ngộ vật chất ................................................................................................... 23
Tóm tắt chương 2: ............................................................................................................ 23
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - LÊ
VĂN SỸ............................................................................................................................. 26
3.1 Phướng hướng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng -
Lê Văn Sỹ trong thời gian tới.......................................................................................... 26
3.1.1 Phương hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng........................................ 26
3.2 Một số kiến nghị......................................................................................................... 26
3.2.1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng........................................................................... 26
3.2.2.Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển........................................................ 27
Tóm tắt chương 3.............................................................................................................. 29
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 31
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng - Lê Văn Sỹ trong 3 năm 2016-2018 ..................................................................7
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo giới tính ...................................................................... 10
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi ........................................................................ 11
Bảng 2.3: Tình hình biến động nhân sự......................................................................... 12
Sơ đồ 2.1: Quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực của Ngân hàng ............................. 16
Bảng 2.4: Kết quả tuyển dụng trong 3 năm (2016 – 2018)......................................... 19
Bảng 2.5 Kết quả du lịch năm......................................................................................... 22
Bảng 2.7 Tình hình đào tạo tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ... 21
1
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước như hiện nay, nền kinh tế
Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Đó là Việt Nam đã chính thức gia
nhập vào nền kinh tế quốc tế. Tất cả các doanh nghiệp trong nước sẽ tìm kiếm được
nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh và bên cạnh phải đối mặt với những khó khăn,
thách thức mới.
Trước tình hình đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ
trong mọi lĩnh vực, doanh nghiệp cần phải có đội ngũ nhân viên giỏi. Điều đó đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp phải đặt công tác quản trị nguồn nhân lực lên hàng
đầu.
Lâu nay, nguồn nhân lực luôn được xem là một trong những yếu tố quan
trọng hàng đầu tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, tổ chức. Một doanh
nghiệp, tổ chức có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng
vững mạnh nhưng nếu thiếu lực lượng lao động giỏi thì doanh nghiệp, tổ chức đó
khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh, bởi lẽ con người
chính là yếu tốt tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, tổ chức.
Chính vì cảm nhận được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có công tác quản trị
nguồn nhân lực trong bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức nào, cho nên em đã lựa
chon đề tài “Một số kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn Sỹ”
1. Mục đích nghiên cứu:
Hiểu rõ thực trạng công tác quản trị nguồn nhân tại Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn Sỹ nhằm tìm ra các ưu điểm và tồn tại trong công
tác này và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển công tác quản trị
nguồn nhân lực của Ngân hàng trong thời gian tới
2. Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn Sỹ
3. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu từ Ngân hàng.
2
Thu thập tài liệu từ sách, báo và các website.
4. Phạm vi đề tài:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn Sỹ trong giai đoạn 2016 – 2018
5. Bố cục đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài có ba chương chính là:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn
Sỹ
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn Sỹ
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn nhân
lực tạo Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn Sỹ
3
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH LÊ VĂN SỸ
1.1 lịchsử phát triển.
Ngân hàng việt nam thịnh vượng ( tiền thân là ngân hàng thương mại cổ
phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam “ VPBANK” ) được thành lập
theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của thống đốc ngân hàng nhà nước việt
nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 113 năm. Với số vốn
điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển
VPBANK đã nhiều lần thực hiện tăng vốn điều lệ từ ngày 1 tháng 10 năm 2008
VPBANK có số vốn điều lệ là 2.117.474.330.000 đồng. trong suốt quá trình hình
thành và phát triển, VPBANK luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường
mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn… bên cạnh việc tăng cường mở rộng
mạng lưới giao dịch, trong năm 2006, VPBANK cũng đã mở thêm 2 Ngân hàng
trực thuộc đó là Ngân hàng quản lý nợ và khai thác tài sản VPBANK và Ngân hàng
chứng khoán VPBANK.
Hình 1.1. Logo ngân hàng VPBANK
1.2 Chức năng hoạt động.
Chức năng hoạt động chủ yếu của VPBANK bao gồm:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân
cư
- Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và
dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng
- Kinh doanh ngoại hối
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác
4
- Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân
hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
1.3 Mạng lưới kinh doanh.
VPBANK đã có tổng số 134 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc:
- Tại TP.HCM: 1 trụ sở chính, 46 chi nhánh và phòng giao dịch
- Các tỉnh thành phố khác thuộc miền Nam ( Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,
Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình, Thái
Bình): 26 chi nhánh và phòng giao dịch.
- Khu vực miền Trung( Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 27 chi nhánh và phòng giao
dịch.
- Khu vực miền Nam( Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng
Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang): 35 chi nhánh và phòng giao dịch.
- 550 đại lý chi trả của trung tâm chuyển tiền nhanh VPBANK – Western
Union.
1.4. Giới thiệuchung về chi nhánh Lê Văn Sỹ
1.4.1. Quá trình hình thành phát triển.:
Chi nhánh Lê Văn Sỹ được khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 18-7-2008
tại địa chỉ 288-290, Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh. Đây là chi nhánh
cấp 1 thứ 5 của VPBANK trên địa bàn TP.HCM đồng thời cũng là điểm giao dịch
thứ 48 của VPBANK trên địa bàn TP.HCM là điểm giao dịch thứ 135 trên toàn hệ
thống. từ khi đi vào hoạt động đến nay với lợi thế nằm trong các quận nội thành tập
trung đông dân cư có nhu cầu về dịch vụ tín dụng cao chi nhánh Lê Văn Sỹ đã hoạt
động rất hiệu quả và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra đóng góp một phần không nhỏ
vào kết quả kinh doanh của toàn ngân hàng.
5
1.4.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng VPBANK chi nhánh Lê Văn Sỹ)
Phòng kế hoạch kinh – Kinh doanh.
- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng, đề xuất
chính sách ưu đãi đối với từng khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn, trung và dài hạn.
- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay (nội, ngoại tệ) để đầu tư vào các thành
phần kinh tế, thu nợ đối với các khoản vay.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế.
- Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ
tín dụng.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra nghiệp vụ theo quy định.
- Đầu mối tiếp nhận và xử lý các nghiệp vụ tín dụng của các bộ phận, phòng
giao dịch trực thuộc.
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Các phòng giao dịchPhòng nghiệp vụ
Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh
Phòng
kế toán
ngân
quỹ
Phòng
kiểm
tra
kiểm
soát
Phòng
hành
chính
nhân sự
6
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao cho.
Phòng kế toán – Ngân quỹ.
- Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, tổ
chức quản lý tài chính kế toán – ngân quỹ trong Chi nhánh.
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kế toán – ngân quỹ như hạch toán kế toán,
hạch toán thống kê, hạch toán ngân quỹ để quản lý và kiểm soát nguồn vốn
và việc sử dụng nguồn vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập, chi phí, xác định
kết quả kinh doanh của Chi nhánh.
- Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo pháp lệnh kế
toán thống kê và qui chế hiện hành của ngân hàng VPBANK.
- Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương của chi nhánh trình
lên hội sở chính phê duyệt
- Quản lý, giám sát và thực hiện chế độ chỉ tiêu tại chi nhánh.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn kho theo quy định.
- Tổ chức thu chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh.
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, báo
cáo kết quả kiểm tra, kiểm soát bằng văn bản cho giám đốc ngân hàng, đưa ra
những kiến nghị cần bổ sung, sửa đổi về quy chế.
Phòng hành chính.
Thực hiện mua sắm công cụ, dụng cụ trang thiết bị dung để trang bị cho các
phòng nghiệp vụ. ký hợp đồng với nhà thầu thực hiện cải tạo, sửa chữa trụ sở của
chi nhánh và giám sát thi công công trình.
Phòng giao dịch.
Trực tiếp giao dịch với khách hàng và báo cáo lên ngân hàng VPBANK chi
nhánh Lê Văn Sỹ thực thi kế hoạch, chiến lược phát triển do chi nhánh đề ra.
1.5.Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm
Trong hai năm trước những thách thức và cơ hội. Ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng - Lê Văn Sỹ với sự nỗ lực không ngừng của mình đã vượt qua khó khăn và đạt
7
được những kết quả khả quan. Điều đó được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm qua như sau:
Bảng 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ trong 3 năm 2016-2018
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Chênh lệch
2017/2016
Chênh lệch
2018/2017
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
I. Thu thập 60.503 65.132 60.395 4.629 7,65 -4.737 -7,27
1.Thu nhập từ hoạt
động tín dụng
59.775 64.323 59.423 4.548 7,61 -4.900 -7,62
2.Thu từ phí dịch vụ 728 809 972 81 11,13 163 20,15
II. Chi phí 50.541 52.537 46.793 1.996 3,95 -5.744 -10,93
1.Chi hoạt động tín
dụng
44.872 45.635 39.437 763 1,70 -6.198 -13,58
2.Chi khác 5.669 6.902 7.356 1.233 21,75 454 6,58
III.Lợi nhuận 9.962 12.595 13.602 2.633 26,43 1.007 8,00
(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ)
Năm 2017/ 2016: Tổng thu nhập của năm 2017 là 65.132 triệu đồng, tăng
4.629 triệu đồng tương ứng với 7,65%, so với năm 2016 có thu nhập là 60.503 triệu
đồng. Trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng từ 59.775 triệu đồng lên 64.323
triệu đồng, và thu khác tăng 81 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,13%.
Nguyên nhân là do năm 2017 Ngân hàng VPBANK giảm lãi suất cho vay và triển
khai các chiến lược mở rộng địa bàn cho vay nâng cao năng lực cạnh tranh; do đó
dẫn đến nguồn vốn cho vay tăng nên thu nhập cũng từ đó mà tăng theo.
Năm 2018/2017: Năm 2018 thu từ lãi cho vay là 59.423 triệu đồng, chiếm
khoảng 98,39% trong tổng thu, và giảm 4.900 triệu đồng tỷ lệ giảm 7,62% so với
cùng kỳ. Tuy nhiên thu khác tăng từ 809 triệu đồng lên 972 triệu đồng ( chiếm
1,61% trong tổng thu), tức tăng 163 triệu đồng ứng với 20,15% - đây là con số
không lớn nhưng phần nào thể hiện được sự nổ lực của chi nhánh trong việc chú
trọng vào lĩnh vực phát triển sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng, do địa phương là một
8
huyện thuần nông, địa bàn lại rộng, mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng
cao, nên việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Tổng thu nhập của năm 2018 đạt 60.595 triệu đồng, tính toán giảm 4.737 triệu đồng
so với năm 2017, với tỷ lệ giảm là 7,27%. Sỡ dĩ, thu nhập bị sụt giảm là do trong
năm 2018 kinh tế Việt Nam nói chung và không riêng Bà Rịa Vũng Tàu đã gặp rất
nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, sức mua giảm, thị
trường têu thụ bị thu hẹp, sản xuất – kinh doanh bị trì trệ, hàng hóa tiêu thụ chậm,
đặc biệt mặt hàng gạo do chịu sức ép cạnh tranh nên giá giảm ảnh hưởng đến đời
sống và thu nhập của người dân, cũng như đến hoạt động của Ngân hàng.
Về chi phí:
Năm 2017/ 2016: Chi phí năm 2017 tăng 1.996 triệu đồng so với năm 2016,
ứng với tăng 3,95%, trong đó chi hoạt động tín dụng tăng 1,70% hay tăng 763 triệu
đồng, chi khác cũng tăng và tăng 1.233 triệu đồng tỷ lệ tăng 21,75%. Ta thấy rằng
tỷ lệ tăng của tổng chi phí không cao, nhưng không vì thế mà phủ nhận những cố
gắng kịp thời của chi nhánh khi tình hình kinh tế – xã hội trong thời ký này khá
phức tạp, lạm phát tăng cao,…
Năm 2018/2017: Năm 2018 chi 39.437 triệu đồng cho hoạt động tín dụng,
chiếm 84,28% trong tổng thu, giả 6.198 triệu đồng, tỷ lệ giảm 13,58% so với cùng
kỳ năm 2017. Trong đó, phí sử dụng vốn giảm 5.128 triệu đồng, trả lãi tiền gửi
giảm 998 triệu đồng.
Về lợi nhuận:
Lợi nhuận tăng liên tục qua 3 năm, vào năm 2017 lợi nhuận đạt 12.595 triệu
đồng tăng 2.633 triệu đồng so với năm 2016, tỷ lệ tăng 26,43%; năm 2018 tăng
1.007 triệu đồng so với cùng kỳ 2017 ứng với khoảng 8%. Tuy trong giai đoạn
2016-2018 nền kinh tế có nhiều diễn biến phứ tạp, gây ra những áp lực lớn, khó
khăn lớn lên tình trạng hoạt động của Ngân hàng, nhưng với chính sách kịp thời của
ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn thể các cán bộ, nhân viên tại chi nhánh thì việc
lợi nhuận vẫn tăng lien tục trong thời gian này là một thành công đáng ghi nhận. Từ
đó cho thấy Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ hoạt động rất tốt
9
Tóm tắt chương 1
Ngân hàng việt nam thịnh vượng ( tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam “ VPBANK” ) được thành lập theo
giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam
cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 113 năm
Chi nhánh Lê Văn Sỹ được khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 18-7-
2008 tại địa chỉ 288-290, Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh. Đây là chi
nhánh cấp 1 thứ 5 của VPBANK trên địa bàn TP.HCM đồng thời cũng là điểm giao
dịch thứ 48 của VPBANK trên địa bàn TP.HCM là điểm giao dịch thứ 135 trên toàn
hệ thống. từ khi đi vào hoạt động đến nay với lợi thế nằm trong các quận nội thành
tập trung đông dân cư có nhu cầu về dịch vụ tín dụng cao chi nhánh Lê Văn Sỹ đã
hoạt động rất hiệu quả và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra đóng góp một phần
không nhỏ vào kết quả kinh doanh của toàn ngân hàng.
10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - LÊ VĂN SỸ
2.1. Tình hình nguồn nhân lực trong 3 năm (2016-2018)
2.1.1. Theo giới tính
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo giới tính
Qua bảng số liệu ta thấy tổng số lao động ở Ngân hàng tăng dần qua các năm
 Lao động nam:
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ lao động nam ít hơn tỷ lệ lao động nữ. Cụ thể:
Năm 2016 số lao động nam là 23, chiếm tỷ lệ 43,3%, đến năm 2017 là 26 người
tăng 3 người so với năm 2016, chiếm tỷ lệ là 38,2%. Đến năm 2018, số lao động
nam là 27 người tăng 1 người so với năm 2017, chiếm tỷ lệ là 38,8%.
 Lao động nữ:
Trong ba năm qua số lao động nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn lao động nam, cho
thấy đội ngũ Ngân hàng cần những nhân viên cần cù, chăm chỉ. Cụ thể: Năm 2016
số lao động nữ là 30 người chiếm tỷ lệ 56,6%, đến năm 2017 là 42 người tăng 12
người so với năm 2016, chiếm tỷ lệ 61,7%. Đến năm 2018 số lao động nữ là 45
người tăng 3 người và chiếm tỷ lệ là 62,5%.
Giới tính
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng
( người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
( người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
( người)
Tỷ lệ
(%)
Nam 23 43,3 26 38,2 27 38,8
Nữ 30 56,6 42 61,7 45 62,3
Tổng cộng 53 100 68 100 72 100
(Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân Sự và tính toán của tác giả)
11
2.1.2. Theo độ tuổi
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
( Đơn vị tính: Người)
Độ tuổi
(tuổi)
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng
( người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
( người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
( người)
Tỷ lệ
(%)
Dưới 30 26 49,1 38 55,9 42 58,3
Từ 30-45 21 39,6 24 35,3 24 33,3
Trên 45 6 11,3 6 8,8 6 8,3
Tổng cộng 53 100 68 100 72 100
(Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân Sự và tính toán của tác giả))
Số lao động dưới 30 tuổi: Chiếm tỷ lệ cao nhất trong Ngân hàng và tăng qua các
năm. Cụ thể: năm 2016 là 26 người chiếm tỷ lệ 49,1%, sang năm 2017 tăng thêm 12
người với tỷ lệ là 55,9%. Đến năm 2018 tổng số LĐ này là 42 người tăng thêm 4
người so với năm 2017 với tỷ lệ là 58,3%.
 Số lao động trong độ tuổi từ 30 đến 45: Có sự biến động qua các năm nhưng có
xu hướng giảm dần. Năm 2016 tổng số LĐ này là 21 người, chiếm tỷ lệ là 39,6%,
năm 2017 là 24 người chiếm 35,3%, giảm 4% so với năm 2016, và giữ nguyên mức
lao động là 24 người ở năm 2018 nhưng tỷ lệ giảm 2% còn 33,3% lao động.
 Số lao động trên 45 tuổi: Chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong các nhóm tuổi và có số
lượng LĐ không đổi qua ba năm, tuy nhiên tỷ lệ có xu hướng giảm dần. Năm 2016
tổng số có 6 người chiếm 11,3%, năm 2017 số lao động là 6 người, tỷ lệ giảm 2,5%
còn 8,8%, đến năm 2018 tỷ lệ lao động vẫn ở mức 6 người và tỷ lệ tiếp tục giảm
0,5% còn 8,3%. Về độ tuổi, nhìn chung Ngân hàng có lực lượng LĐ tương đối trẻ.
Điều này thể hiện Ngân hàng rất coi trọng vấn đề trẻ hóa đội ngũ cán bộ CNV, bởi
vì các nhà quản lý hiểu rằng họ chính là lực lượng nòng cốt trong tương lai.
12
2.1.3. Tình hình biến động nhân sự trong vài năm gần đây
Bảng 2.3: Tình hình biến động nhân sự
(Đơn vị tính: Người)
STT Bộ phận(người) 2016 2017 2018
1 Hành chính – Nhân Sự 12 16 17
2 Tài chính – Kế Toán 13 15 15
3 Kinh Doanh – Tín dụng 15 19 22
4 Giao dịch viên 13 18 18
Tổng số lao động 53 68 72
(Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân Sự)
Nhận xét:
Qua bảng theo dõi tình hình nhân sự của Ngân hàng trong ba năm gần đây ta
thấy có sự biến động rõ rệt và số lượng lao động tăng dần qua từng năm. Cụ thể:
 Bộ phận HC-NS: Năm 2016 là 12 người, đến năm 2017 tăng 4 người so với
năm 2016, đến năm 2018 bộ phận này có 17 người, cho thấy Ngân hàng đã cung cấp
lực lượng quản lý cho bộ phận nhân sự rất kỹ lưỡng để đào tạo nhân tài trong tương
lai.
 Bộ phận TC-KT: Năm 2016 bộ phận này là 13 người, sang năm 2017 tăng 2
người so với năm 2016 và giữ nguyên cho đến năm 2018 với số lượng là 15 người.
Ngân hàng đã duy trì nguồn lực một cách tốt nhất để phát triển và đào tạo nhân viên
có tay nghề, chính xác, cẩn thận trong tính toán.
 Bộ phận Kinh doanh và Bộ phận tín dụng: Bộ phận Kinh Doanh và Bộ phận tín
dụng là hai bộ phận chiếm số đông trong các bộ phận, phù hợp với tố chất công việc
như tìm kiếm khách hàng, tư vấn,v.v.... Nhân sự trong bộ phận Kinh doanh và Tín
dụng tăng dần trong ba năm, cho thấy tình hình kinh doanh của Ngân hàng ngày
càng phát triển và chi nhánh của Ngân hàng đã từng bước mở rộng quy mô thị
trường.
13
2.2 Tình hình quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng
2.2.1 Hoạch định nguồn nhân lực tại Ngân hàng
2.2.2.1.Kế hoạch tuyển dụng
Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhu cầu nhân lực là vô cùng quan trọng và
rất lớn, nhất là nguồn nhân lực có tay nghề để có thể đáp ứng nhu cầu của khách
hàng một cách nhanh chóng mọi lúc mọi nơi. Trong năm 2017 Ngân hàng cần thêm
khoảng 5 kỹ thuật viên để phục vụ khách hàng. Như vậy chẳng những cần bổ sung
thêm nhân lực mà Ngân hàng cần phải giữ chân nguồn nhân lực cũ bằng các chính
sách ưu đãi và chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực và sự đóng góp của họ vào sự
phát triển của Ngân hàng.
Ngân hàng không có kế hoạch tuyển dụng từ đầu năm, mà tuyển dụng chỉ
khi có nhân viên nghỉ việc hoặc tình hình hoạt động kinh doanh phát triển mạnh
khiến cho công việc quá tải. Và kế hoạch tuyển dụng chỉ được lập trong thời gian
ngắn và sử dụng trong nhất thời chứ không phải cho mục đích lâu dài. Trong trường
hợp mở thêm kho bãi hoặc chi nhánh thì lúc đó kế hoạch tuyển dụng sẽ được chuẩn
bị chu đáo hơn, dài hạn hơn.
2.2.2.2. Nhu cầu tuyển dụng
Hằng năm, mỗi bộ phận sẽ xem xét nhu cầu nhân sự của bộ phận mình phụ
trách trong năm vừa qua rồi sau đó lên danh sách nhu cầu tuyển dụng cho phòng
nhân sự để phòng nhân sự lập kế hoạch và thực hiện theo from đã đề ra, sau đó trình
lên BGĐ xem xét.
Nhu cầu tuyển dụng được xem xét dựa trên nhu cầu của từng phòng ban và được
xác định trên cơ sở sau:
 Kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng, phòng, ban, đơn vị.
 Các yêu cầu, đòi hỏi về chuyên môn.
 Thực trạng nguồn nhân lực của Ngân hàng.
 Tìm kiếm nhân viên có năng lực vào các vị trí quan trọng.
 Tạo cơ hội việc làm cho các ứng viên có nhu cầu tìm việc.
 Mở rộng quy mô kinh doanh của Ngân hàng.
 Đẩy nhanh tiến trình hoạt động kinh doanh.
14
2.2.2 Tuyển dụng nguồn nhân lực tại Ngân hàng
2.2.2.1 Nguồn tuyển dụng
Nguồn ứng viên từ nội bộ Ngân hàng
Nguồn bên trong được giới hạn ở những người lao động đang làm việc trong
Ngân hàng nhưng lại có nhu cầu thuyên chuyển đến công việc khác mà Ngân hàng
đang có nhu cầu tuyển dụng. Để nắm được nguồn này các nhà quản trị cần lập các
loại hồ sơ khác nhau như hồ sơ nhân sự, hồ sơ phát triển nhân sự và hồ sơ sắp xếp
lại nhân sự.
Để tìm ra những nhân viên của Ngân hàng có đủ khả năng đảm nhiệm những
chức doanh còn trống, ban lãnh đạo Ngân hàng thường sử dụng phương pháp: niêm
yết chỗ làm hay công việc đang cần tuyển người gọi tắt là niêm yết công việc còn
trống. Bản niêm yết này được dán ngay chỗ công khai để mọi người trong Ngân
hàng đều biết. Đó là thủ tục thông báo cho CNV trong toàn Ngân hàng biết rằng
hiện đang cần tuyển người cho một số công việc nào đó. Trong bảng niêm yết
thường ghi rõ vị trí còn trống, các thủ tục cần thiết phải làm khi đăng ký, các điều
kiện tiêu chuẩn cụ thể, kể cả tuổi tác, sức khỏe, lương bổng và quyền lợi.
Nguồn ứng viên từ bên ngoài Ngân hàng
Nguồn ứng viên từ bên ngoài Ngân hàng là tuyển nhân viên từ thị trường lao
động. Một Ngân hàng thu hút lao động tham gia tuyển dụng từ nguồn bên ngoài cần
quan tâm đến các yếu tố như thị trường sức lao động, công việc cần tuyển người,
chính quyền địa phương nơi Ngân hàng hoạt động, khả năng tài chính của Ngân
hàng.
Xuất phát từ đối tượng tuyển dụng, nguồn tuyển dụng bên ngoài Ngân hàng có
thể được xem xét từ các loại lao động sau: Những lao động đã được đào tạo, những
lao động chưa tham gia đào tạo, những lao động hiện không có việc làm và những
ứng viên tự nộp đơn xin việc. Đối với những lao động này, phương thức tìm kiếm,
tuyển chọn, mục đích tuyển chọn có sự khác nhau. Đồng thời giúp Ngân hàng bổ
sung cả về số lượng và chất lượng lao động.
Người lao động đã được đào tạo
Người lao động đã được đào tạo chuyên môn nhưng làm việc ở Ngân hàng sẽ
được tiếp tục đào tạo tay nghề chuyên sâu. Vì vậy người sử dụng lao động phải
15
hướng dẫn, giúp đỡ để người lao động có điều kiện ứng dụng kiến thức đã học, bổ
sung những điều cần thiết và phát triển trở thành lao động giỏi và các doanh nghiệp
muốn tuyển dụng được nhân tài cần phải bỏ công tìm kiếm, thu hút cũng như sử
dụng và đãi ngộ thỏa đáng những nhân tài hiện có.
Người chưa được đào tạo
2.2.3. Hình thức tuyển dụng
Ban giám đốc sẽ trực tiếp phỏng vấn để kiểm tra trình độ, năng lực nghiệp vụ,
ngoại ngữ, khả năng ứng xử, đối đáp của các ứng viên. Sau quá trình phỏng vấn,
BGĐ sẽ là người trực tiếp chọn lọc và đưa ra quyết định.
Ngân hàng áp dụng hình thức tuyển dụng chung cho tất cả các bộ phận như:
phỏng vấn, thi viết...... Trong đó, hình thức thi viết được áp dụng cho bộ phận văn
phòng và phỏng vấn cho bộ phận kinh doanh. Với hình thức văn phòng sẽ kiểm tra
được độ chính xác và tỉ mỉ về phong cách quản lý và tổ chức công việc. Với hình
thức kinh doanh sẽ kiểm tra về khả năng ứng xử và cách thuyết phục, qua đó nhận
xét được ứng viên có tác phong ứng xử khi đối đáp với khách hàng.
Khi xác định được hình thức phỏng vấn, phòng nhân sự lên danh sách các
bảng câu hỏi và nội dung thi cho buổi phỏng vấn. Khi buổi phỏng vấn kết thúc,
người phỏng vấn có trách nhiệm đánh giá lại phần thi viết, phỏng vấn của ứng viên
và trình lên BGĐ.
2.2.4. Quy trình tuyển dụng
Mọi quy trình tuyển dụng đều thực hiện theo các bước: lập kế hoạch tuyển
dụng, xác định phương pháp và các nguồn tuyển dụng, xác định thời gian và địa
điểm tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên, đánh giá quá trình tuyển dụng, hướng dẫn
nhân viên mới hòa nhập với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
không phải mọi doanh nghiệp đều có quy trình tuyển dụng giống nhau, nhiều khi
trong một doanh nghiệp, tuyển dụng cho các vị trí khác nhau cũng có cách tuyển
dụng khác nhau.Vì vậy, quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực sau đây được các
Ngân hàng áp dụng rất linh hoạt.
16
(Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân Sự)
Sơ đồ 2.1: Quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực của Ngân hàng
Giải thíchlược đồ:
Bước 1: Mục đích của bước này nhằm thu hút được nhiều nhất ứng viên từ các
nguồn khác nhau giúp cho việc lựa chọn thuận lợi và đạt kết quả mong muốn. Nội
dung thông báo cần cung cấp một cách đầy đủ, rõ ràng và chi tiết các thông tin về
17
Ngân hàng, công việc để người xin việc hiểu rõ hơn về uy tín, tính hấp dẫn trong
công việc.
Bước 2:Tất cả mọi hồ sơ xin việc phải ghi vào sổ xin việc, có phân loại để tiện cho
việc sử dụng sau này. Kiểm tra hồ sơ, sự phù hợp về các tiêu chuẩn của các ứng
viên tham gia tuyển dụng đồng thời loại bỏ những ứng viên không đủ hoặc không
phù hợp để giảm bớt chi phí cho Ngân hàng và ứng viên.
Người xin tuyển dụng phải nộp những giấy tờ như: đơn xin tuyển dụng; bản khai lý
lịch có chứng nhận của ủy ban nhân dân xã, phường; giấy khám sức khỏe; các
chứng chỉ hoặc bằng cấp có liên quan.
Bước 3: Phỏng vấn lần 1 chỉ kéo dài từ mười đến mười lăm phút nhằm loại bỏ thêm
những ứng viên không đạt yêu cầu mà trong quá trình lựa chọn hồ sơ chưa phát hiện
ra.
Bước 4: Trải qua quá trình phỏng vấn lần 1, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả
năng và chuyên môn của ứng viên để từ đó có thể lựa chọn ra những ứng viên có
năng lực để vào phỏng vấn lần 2. Nếu ứng viên nào không được lựa chọn, nhà tuyển
dụng sẽ gửi thư cảm ơn ứng viên đã quan tâm đến Ngân hàng.
Bước 5: Những ứng viên nào được lựa chọn sẽ tham gia vào làm bài thi viết và
phỏng vấn lần 2 với Giám đốc nhân sự và Giám đốc chức năng của các phòng ban
để kiểm tra chính xác hơn về phần chuyên môn.
Bước 6: Khi ứng viên tham gia vòng làm bài thi viết và phỏng vấn với Giám đốc
nhân sự và Giám đốc chức năng của các phòng ban, tiếp theo đó sẽ tham gia vòng
phỏng vấn cuối cùng với Ban điều hành cấp cao ở bộ phận BGĐ của Ngân hàng.
Những ứng viên không được lựa chọn, nhà tuyển dụng sẽ gửi thư cảm ơn ứng viên.
Bước 7: Trải qua vòng phỏng vấn này, BGĐ sẽ kiểm tra, tìm hiểu, đánh giá ứng
viên về nhiều phương diện như trình độ, kinh nghiệm, các đặc điểm cá nhân như
tính cách, khí chất, khả năng hòa đồng, cách ứng xử, đối đáp.... sau đó kết quả
phỏng vấn đạt hay không đạt phải được ghi vào phiếu phỏng vấn và trình lên BGĐ
quyết định cuối cùng.
Bước 8:Nếu như các bước trên làm tốt thì việc chọn ra những ứng viên đạt tiêu
chuẩn nên tuyển dụng hay loại bỏ ứng viên sẽ chính xác. Những ứng viên được
18
tuyển sẽ được giữ lại và tham gia vào hoạt động của Ngân hàng, những ứng viên
không được tuyển thì nhà tuyển dụng sẽ gửi thư cảm ơn ứng viên.
Bước 9: Phòng nhân sự sẽ kiểm định lại thông tin dựa trên phiếu phỏng vấn đã
duyệt và gửi thư mời làm việc cho những ứng viên mới vào làm. Dù đã có quyết
định tuyển chọn nhưng ứng viên phải trải qua thời gian thử việc từ 1 tuần đến 2
tháng.
Trong thời gian thử việc, phòng nhân sự có trách nhiệm quan sát, đánh giá vào
phiếu đánh giá quá trình thử việc trước khi có quyết định chính thức. Bên cạnh đó
thông báo về nội quy Ngân hàng, lịch làm việc, mức thưởng phạt cho nhân viên mới
để nhân viên tiếp cận được những thông tin trong Ngân hàng.
Trong quy trình tuyển dụng quy định rõ các bước tiến hành tuyển dụng và bố
trí các bộ phận tuyển dụng phù hợp cho từng vị trí công việc. Ngân hàng triển khai
công tác tuyển dụng một cách công khai, minh bạch và công bố rộng rãi, đưa ra các
chỉ tiêu và yêu cầu công việc rõ ràng cho từng vị trí.
Bên cạnh đó, Ngân hàng còn phân bổ chức vụ trong quá trình tuyển dụng,
những công việc có vị trí quan trọng sẽ bố trí người có chức vụ cao hơn để có quyết
định tuyển chọn cuối cùng. Bảng mô tả công việc trình bày rõ vị trí công việc, mô tả
công việc và các tiêu chuẩn trong công việc.
Phòng nhân sự sẽ hướng dẫn và thông báo tuyển dụng qua bản mô tả công việc
và bản tiêu chuẩn công việc cho nhân viên mới thực hiện theo đúng quy định.
Dưới đây là bản mô tả và tiêu chuẩn công việc cho vị trí Chuyên viên tư vấn
bất động sản ở bộ phận Phòng Kinh doanh của Ngân hàng.
19
2.2.3.4 Kết quả tuyển dụng
Bảng 2.4: Kết quả tuyển dụng trong 3 năm (2016 – 2018)
(Đơn vị tính: Người)
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Qua giới thiệu 4 30,8 5 26,3 8 42,1
Tự nộp đơn 7 53,8 11 57,9 9 47,4
Lao động đang công
tác chuyển đến
2 15,4 3 15,8 2 10,5
Tổng số đơn xin việc 13 100 19 100 19 100
(Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân sự)
Nhận xét: Kết quả tuyển dụng nhân sự tăng dần qua các năm, chủ yếu là nguồn
nhân lực tự nộp đơn xin việc vào Ngân hàng. Cụ thể:
Qua giới thiệu: Năm 2016, nguồn lao động này là 4 người chiếm tỷ lệ 30,8%.
Năm 2017 tăng 1 người chiếm tỷ lệ 26,3% giảm 4,5%so với năm 2016. Năm 2018
tăng 3 người chiếm tỷ lệ là 42,1%, tăng 15,8% so với năm 2017.
Tự nộp đơn: Nguồn lao động chiếm tỷ lệ cao nhất qua các năm. Năm 2016 là 7
người chiếm tỷ lệ là 53,8% năm 2017 là 11 người chiếm tỷ lệ là 57,9% tăng 4,1%.
Năm 2018 giảm 2 người với tỷ lệ là 10,5% xuống còn 47,4% so với năm 2017.
Lao động đang công tác xin chuyển đến: Lượng lao động này chiếm tỷ lệ thấp
nhất trong các chỉ tiêu đánh giá. Năm 2016 là 2 người chiếm tỷ lệ 15,4%, năm 2017
là 3 người chiếm tỷ lệ là 15,8% tăng 0,4% so với năm 2016. Năm 2018 số lao động
là 2 người với tỷ lệ là 10,5% giảm 5,3% so với năm 2017.
2.2.5.Hoạt động đào tạo và phát triển
2.2.5.1. Xác định nhu cầu đào tạo:
Hàng năm, lãnh đạo các phòng ban và đơn vị có trách nhiệm nhận biết nhu cầu đào
tạo gửi về bộ phận tổ chức nhân sự, để đảm bảo nhân viên có đủ khả năng đáp ứng
công việc, nhiệm vụ được giao. Những nhu cầu này dựa trên:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Ngân hàng
20
- Năng lực thực hiện công việc hiện tại của CBCNV
- Nhu cầu công việc mới tạo ra buộc phải đào tạo, hoặc đào tạo lại CBCNV
- Nhu cầu đào tạo để hoàn thiện bản thân của từng cá nhân
2.2.5.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo:
Lãnh đạo các phòng ban có nhiệm vụ xem xét và đề xuất các kế hoạch đào
tạo cho phòng ban mình và gửi về cho bộ phận nhân sự của Ngân hàng xem xét.
Cùng với Ban giám đốc, bộ phận nhân sự sẽ xem xét nhân viên nào sẽ được đào tạo.
Thường thì nhân viên bộ phận kỹ thuật sẽ được học thêm các lớp đào tạo kỹ năng
sửa chữa và bảo trì máy móc. Còn nhân viên kế toán sẽ được học thêm các lớp
nghiệp vụ nâng cao. Bộ phận bán hàng sẽ được đào tạo tại nơi làm việc.
2.2.5.3 Hình thức đào tạo
 Đối với đào tạo trong nước.
Ngân hàng luôn coi đây là cơ sở nền tảng để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ công nhân viên có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng.
+ Đào tạo trong Ngân hàng
- Mở các lớp học quản lý, cho các giảng viên ở các trường kinh tế về giảng dạy
nhằm nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ trong Ngân hàng để phục vụ cho
công việc quản lý một cách dễ dàng.
- Mở các hệ đào tạo dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho đội ngũ nhân viên.
- Mở các lớp học nâng cao trình độ tay nghề cho nhân viên kỹ thuật, nâng cao
trình độ cho cán bộ kỹ thuật.
+ Đào tạo ngoài Ngân hàng
- Gửi nhân viên có năng lực, triển vọng đi học những khóa học về lý luận
nghiệp vụ kinh tế, cử đi học cao học, đại học tại chức nhằng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho những cán bộ đó. Nhờ đó mà Ngân hàng đã
đạt được một số hiệu quả đáng kể trong công tác đào tạo nhân lực để phục vụ
tốt cho nhu cầu sử dụng nhân lực hiện nay.
 Đào tạo ngoài nước
21
Ngân hàng đã cử những nhân viên ưu tú đi tham quan thực tập, tham quan
quy trình quy trình vận hành của doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại tại nước ngoài,
giao lưu để học hỏi kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật
2.2.4.4 Số lượng đào tạo
Bảng 2.5 Tình hình đào tạo tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ
(Đơn vị tính: Người)
Năm
Hình thức đào tạo
2016 2017 2018
I.Đào tạo trong nước
1.Cơ bản – dài hạn 2 3 4
2.Ngắn hạn 2 1 4
3. Bồi dưỡng nghiệp vụ 2 4 6
4.Bổ túc nâng cao 0 1 1
II. Đào tạo ngoài nước
1. Cơ bản – dài hạn 0 0 1
2.Ngắn hạn 0 1 1
3. Bồi dưỡng nghiệp vụ . 3 0 0
4.Bổ túc nâng cao 0 0 0
Tổng số đào tạo trong năm 9 9 17
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Nhìn chung, từ khi có sự đổi mới trong giáo dục – đào tạo, Ngân hàng Việt
Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ có những bước tiến vượt bậc cả về quy mô, số
lượng và chất lượng trong đào tạo.
Kết quả đào tạo chú trọng, trong năm 2017 đào tạo được 9 người, năm 2018
đào tạo được 9 người, không tăng so với năm 2017 Kết quả đào tạo năm 2018 là 17
người, tăng 88.8% so với năm 2018. Phần lớn được đào tạo trong nước. Đào tạo
nước ngoài chiếm tỷ trọng rất thấp khoảng 13.33 % năm 2018
Thực hiện tốt chủ trương, định hướng trong công tác đào tạo cán bộ nhân
viên, trong công tác đào tạo phù hợp với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước
22
2.2.6 Duy trì nguồn nhân lực
2.2.6.1 Đãi ngộ tinh thần
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, là một chính sách trợ cấp, hỗ trợ cho cán bộ
công nhân viên đang công tác tại Ngân hàng là không thể thiếu được trong chế độ
tiền lương lao động, đây là vấn đề mà Ban lãnh đạo của Ngân hàng luôn chú trọng
tới.
Tình hình sử dụng các phúc lợi khác như: Thường xuyên tổ chức cho cán bộ
công nhân viên của Ngân hàng đi nghỉ mát, du lịch vào những kỳ nghỉ lễ trong năm.
Tạo sự đoàn kết và chia sẻ giữa các nhân viên với nhau về công việc.
Cải thiện đời sống, tinh thần cho người lao động
Tổ chức khám sức khoẻ hàng năm cho công nhân viên của Ngân hàng
Có quà tặng cho những dịp lễ, tết, kỷ niệm hàng năm.
Ngân hàng lập ra một quỹ trợ cấp cho những cán bộ công nhân viên khi ốm,
đau, v.v...
Tổ chức thăm hỏi thường xuyên, quan tâm đến đời sống tinh thần của toàn
bộ công nhân viên của Ngân hàng
Khen thưởng, khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia các công tác,
đoàn, Đảng.
Bảng 2.6 Kết quả du lịch năm 2017-2018
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018
Địa điểm du lịch Vũng tàu Nha Trang
Thời gian đi Tháng 07/2017 Tháng 08/2018
Phương tiện đi Xe du lịch Xe du lịch
Số ngày đi 2 ngày 3 đêm 3 ngày 4 đêm
Số lượng nhân viên
tham gia
Toàn bộ nhân viên Ngân
hàng, dẫn theo gia đình
người thân miễn phí vé
xe, tiền phòng.
Toàn bộ nhân viên Ngân
hàng, dẫn theo gia đình
sẽ phụ thu thêm tiền vé
xe, tiền phòng 50%.
Tiền ăn miễn phí
Kinh phí
Ngân hàng chịu toàn bộ
chi phí
Ngân hàng chịu toàn bộ
chi phí
23
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
2.2.6.2 Đãi ngộ vật chất
Tiền lương và vấn đề rất quan trọng trong xã hội, nếu chế độ tiền lương, lao
động mà không phù hợp thì sẽ làm người lao động thất vọng. Bởi vậy mà Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ đã cố gắng để có chế độ lương bổng phù
hợp với quy định của nhà nước, phù hợp với sức lao động của nhân viên, người lao
động để kích thích lòng hăng hái trong công việc của cán bộ nhân viên.
2.3. Đánh giá công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
- Lê Văn Sỹ
2.3.1.Ưu điểm:
Về quy trình tuyển dụng, ngân hàng có hệ thống tuyển dụng phù hợp, những
ứng viên mới đạt tiêu chuẩn và đáp ứng được yêu cầu công việc tại ngân hàng
Phòng nhân sự kịp thời có kế hoạch tuyển dụng đáp ứng được nhu cầu nhân sự
thực tế từng giai đoạn thời kỳ. Ngân hàng đã phát huy nguồn nội lực của mình
thông qua công tác tuyển dụng, đặc biệt có phương pháp tuyển dụng hợp lý là thông
qua cán bộ công nhân viên ngân hàng – là phương pháp được ngân hàng sử dụng
hiệu quả nhất trong thời gian qua.
Ngân hàng cũng đã áp dụng các phương pháp đăng trên internet, trên báo địa
phương, gửi thông báo tuyển đến các cụm dân cư, các tổ chức đoàn thể trên địa
bàn… Nguồn nhân lực địa phương và các tỉnh lân cận dồi dào giúp ngân hàng thuận
lợi trong việc lựa chọn người có đủ khả năng và phù hợp nhất với công việc đề ra.
Các vòng phỏng vấn được thực hiện một cách nghiêm túc để lựa chọn những
ứng viên thích hợp với công việc của ngân hàng yêu cầu.
Trong quá trình tuyển dụng có sự phân bổ hợp lý về bộ phận tuyển dụng, cách
đánh giá, lựa chọn nhân viên mới theo một cách hiệu quả để tìm ra những ứng viên
phù hợp với những phẩm chất của ngân hàng và sử dụng hợp lý chi phí tuyển dụng.
Công tác thu hút tuyển chọn tại ngân hàng được quản lý được quản lý một
cách chặt chẽ, rõ ràng và chi tiết về trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, bộ
phận trong phỏng vấn cũng như nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động trong
ngân hàng.
24
Về xác định nhu cầu tuyển dụng: ngân hàng căn cứ vào bản mô tả công việc,
xác định những công việc thừa người, thiếu người thông qua trưởng các bộ phận để
xác định về số lượng, tiêu chuẩn cần tuyển. Do vậy mà công ty luôn có những quyết
định nhanh chóng, kịp thời đảm bảo cho mọi hoạt động được thông suốt.
Nguồn tuyển dụng: Nguồn tuyển dụng của ngân hàng cũng khá đa dạng, ngoài
nguồn bên trong ngân hàng cũng đã quan tâm đến một số nguồn bên ngoài, đặc biệt
có sự ưu tiên cho những người thân trong công ty. Điều này có nhiều ưu điểm là
nhân viên mới dễ hòa nhập vào môi trường mới, cách làm việc và kinh nghiệm làm
việc cũng có thể dễ dàng học hỏi được từ người thân của họ.
2.3.2.Nhược điểm
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyển dụng nhân sự của ngân hàng
còn có những hạn chế sau:
Trong công tác tuyển dụng công ty chưa áp dụng công tác trắc nghiệm vào
làm cho hiệu quả của việc tuyển chọn chưa được cao. Trường hợp khi nhu cầu công
việc tăng cao, ngân hàng đã tuyển thêm lao động ở nơi làm việc, do thời gian quá
gấp nên ngân hàng có thể phải tuyển những ứng cử viên không đủ tiêu chuẩn và
công ty phải tổ chức đào tạo với một khoản chi phí lớn.
Chính sách ưu tiên tuyển con em trong ngành có nhiều ưu điểm, nhưng cũng
đem lại cho công ty những trường hợp khó khăn trong việc tuyển lao động có trình
độ, chuyên môn nghiệp vụ, đúng ngành, đúng nghề.
Các căn cứ cho tuyển dụng chưa được thực hiện tốt, ngân hàng thường xuyên
lập các kế hoạch tuyển dụng nhân sự, trong nhiều trường hợp khi có công việc phát
sinh thì mới tiến hành tuyển dụng gấp, điều này dẫn đến tình trạng bị động, làm
giảm khả năng thu hút nhân viên giỏi. Nếu kéo dài tình trạng như vậy thì ngân hàng
sẽ mất đi một đội ngũ nhân tài.
Việc kiểm tra sức khỏe của các ứng viên đã trúng tuyển còn chưa được quan
tâm đúng mức. Ngân hàng chỉ mới căn cứ vào giấy khám sức khỏe của ứng viên
trong hồ sơ, mà những thông tin này chưa chắc đã phản ánh đúng tình trạng sức
khỏe hiện tại của ứng cử viên.
Đội ngũ lao động tuyển dụng trong ngân hàng có tuổi đời thấp, họ còn quá trẻ,
tuy đội ngũ lao động này có nhiều ưu điểm nhưng họ lại chưa có nhiều kinh nghiệm
25
trong công việc. Công tác quản trị nhân sự của công ty mang tính chất phát sinh và
giải quyết theo sự việc vì biến động nhân sự quản lý gây ảnh hưởng đến hoạch định
và quản lý nhân lực.
Cấu trúc tổ chức ngân hàng, chế độ quy định trách nhiệm và quyền hạn của
từng cấp bậc/phòng ban chưa rõ ràng, nhân viên có cấp trên trực tiếp nhưng khi có
phát sinh thường làm việc trực tiếp với cấp lãnh đạo cao nhất, làm cho lãnh đạo khó
mà giải quyết thấu đáo do chưa có thông tin.
Tóm tắt chương 2:
Bộ phận Kinh doanh và Bộ phận tín dụng: Bộ phận Kinh Doanh và Bộ phận
tín dụng là hai bộ phận chiếm số đông trong các bộ phận, phù hợp với tố chất công
việc như tìm kiếm khách hàng, tư vấn,v.v.... Nhân sự trong bộ phận Kinh doanh và
Tín dụng tăng dần trong ba năm, cho thấy tình hình kinh doanh của Ngân hàng ngày
càng phát triển và chi nhánh của Ngân hàng đã từng bước mở rộng quy mô thị
trường.
Ngân hàng áp dụng hình thức tuyển dụng chung cho tất cả các bộ phận như:
phỏng vấn, thi viết...... Trong đó, hình thức thi viết được áp dụng cho bộ phận văn
phòng và phỏng vấn cho bộ phận kinh doanh. Với hình thức văn phòng sẽ kiểm tra
được độ chính xác và tỉ mỉ về phong cách quản lý và tổ chức công việc. Với hình
thức kinh doanh sẽ kiểm tra về khả năng ứng xử và cách thuyết phục, qua đó nhận
xét được ứng viên có tác phong ứng xử khi đối đáp với khách hàng
Lãnh đạo các phòng ban có nhiệm vụ xem xét và đề xuất các kế hoạch đào
tạo cho phòng ban mình và gửi về cho bộ phận nhân sự của Ngân hàng xem xét.
Cùng với Ban giám đốc, bộ phận nhân sự sẽ xem xét nhân viên nào sẽ được đào tạo.
Thường thì nhân viên bộ phận kỹ thuật sẽ được học thêm các lớp đào tạo kỹ năng
sửa chữa và bảo trì máy móc. Còn nhân viên kế toán sẽ được học thêm các lớp
nghiệp vụ nâng cao. Bộ phận bán hàng sẽ được đào tạo tại nơi làm việc.
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, là một chính sách trợ cấp, hỗ trợ cho cán bộ
công nhân viên đang công tác tại Ngân hàng là không thể thiếu được trong chế độ
tiền lương lao động, đây là vấn đề mà Ban lãnh đạo của Ngân hàng luôn chú trọng
tới.
26
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG - LÊ VĂN SỸ
3.1 Phướng hướng và mục tiêu phát triểncủa Ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng - Lê Văn Sỹ trong thời gian tới
3.1.1 Phương hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng
Không ngừng phát triển trong hoạt động kinh doanh, huy động và sử dụng vốn
có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận
tối đa, cải thiện điều kiện làm việc, tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu
nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước,
phát triển Ngân hàng ngày càng lớn mạnh, bền vững.
Những thành quả đạt được trong thời gian qua đã thể hiện ý chí và quyết tâm
của tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng, đồng thời khẳng định sự phát triển
vững chắc đi lên cùng hoà chung với các doanh nghiệp trong cả nước. Chính vì vậy,
Ngân hàng luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng, xây dựng và giữ vững được uy tín
thương hiệu trên thị trường, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ, cũng như ổn định
được đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Ngoài ra, Ngân hàng còn là
đơn vị tham gia tốt các phong trào từ thiện mang tính thiết thực như: Xây nhà tình
nghĩa, tình thương, tặng học bổng cho các trẻ em nghèo, gia đình chính sách, đồng
bào bị thiên tai lũ lụt với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng.
Chiến lượt sản xuất kinh doanh của Ngân hàng là: uy tín, chất lượng làm đầu.
Liên tục cải tiến hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và với tôn chỉ
3.2 Một số kiến nghị
3.2.1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng
Qua việc xem xét, đánh giá hồ sơ Ngân hàng Sao Nam Việt sẽ chọn ra được
một số ứng viên thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của vị trí công việc cần tuyển. Từ
đây ứng viên thường phải trải qua một số vòng xét tuyển tiếp, trong đó việc xét
tuyển qua phỏng vấn hiện nay rất được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và người dự
tuyển quan tâm. Việc phỏng vấn xét tuyển có thể được đơn vị thực hiện qua từng
bước như sau:
27
Sau khi có được danh sách rút ngắn các ứng viên, Ngân hàng Sao Nam Việt
mời các ứng viên có đủ tiêu chuẩn để phỏng vấn họ. Ngân hàng Sao Nam Việt nên
thông báo cho các thí sinh này bằng thư mời gửi qua đường bưu điện hoặc qua thư
điện tử, sau đó xác nhận lại bằng điện thoại để khẳng định các ứng viên đã nhận
được thư mời. Trước khi gửi thư mời, Ngân hàng Sao Nam Việt nên quyết định thời
gian, địa điểm phỏng vấn. Địa điểm phỏng vấn thường là tại Ngân hàng hoặc ở một
nơi nào khác bên ngoài tùy thuộc vào đối tượng, số lượng người dự tuyển. Việc tiến
hành phỏng vấn ở ngay văn phòng chính là một cơ hội tốt để Ngân hàng Sao Nam
Việt giới thiệu đến các ứng viên về Ngân hàng của mình. Trong một số trường hợp
đặc biệt, ứng viên đã không thể đến Ngân hàng để tham dự phỏng vấn theo thời
gian được mời và có thông báo với Ngân hàng. Nếu xét thấy lý do chính đáng.
Ngân hàng Sao Nam Việt nên linh động bố trí lại thời gian phỏng vấn cho ứng viên
đó. Thư mời phỏng vấn nên bao giờ có nội dung sau:
- Cám ơn ứng viên vì đã quan tâm đến vị trí công việc đang trống.
- Mục đích của buổi phỏng vấn.
- Thời gian phỏng vấn.
- Địa điểm phỏng vấn.
- Thời hạn và người liên lạc để xác nhận.
Sau thời gian gửi thư mời phỏng vấn vài ngày, phía Ngân hàng Sao Nam Việt
cử đại diện tại phòng Hành chính nhân sự gọi điện cho các ứng viên để xác nhận
xem người dự tuyển đã nhận được thư hay chưa. Cuộc gọi điện này sẽ giúp Ngân
hàng Sao Nam Việt có hình ảnh đầu tiên về ứng viên và kiểm tra ứng xử xã hội của
ứng viên. Đây là kinh nghiệm tốt trước khi Ngân hàng tổ chức tiến hành phỏng vấn
chính thức.
3.2.2.Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển
a) Đề xuất giải pháp về thực hiện chương trình đào tạo:
Việc hoàn thiện chính sách đào tạo tại Ngân hàng Sao Nam Việt nhằm giúp
cán bộ - công nhân viên nâng cao trình độ, bắt kịp sự thay đổi về khoa học – công
nghệ để ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại, góp phần tăng năng
suất lao động. Do đó, chuyên viên phụ trách đào tạo phải liên tục cập nhật những
28
khoa học – công nghệ tiên tiến; và lắng nghe nhu cầu đào tạo từ các phòng ban, đơn
vị; qua đó, nắm bắt được tình hình phát triển khoa học công nghệ, biết được các cán
bộ - công nhân viên đang gặp những khó khăn gì, thiếu những kỹ năng gì, cần trang
bị thêm những kiến thức gì. Từ đó, chuyên viên phụ trách đào tạo sẽ cùng với Ban
lãnh đạo Ngân hàng thiết kế các chương trình thiết thực hơn cho từng đối tượng
trong Ngân hàng.
Tạo nhiều cơ hội hơn nữa cho các nhân viên được đào tạo và tham gia các
lớp học về kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm tại nước ngoài để có thể tiếp
thu được những công nghệ mới, những kinh nghiệm quản lý của các nước phát
triển. Một năm tổ chức khoảng từ 2 – 3 lớp đào tạo tại nước ngoài.
Theo dõi các khoá học để kiểm tra chất lượng và sự tiếp thu của nhân viên.
Có thể tham gia các khoá huấn luyện cùng với nhân viên để đảm bảo rằng chất
lượng của khoá học tốt.
3.2.3 Hoàn thiện chính sách khen thưởng
Phong phú hóa hình thức khen thưởng:
Hiện nay, ở Ngân hàng chỉ có ba hình thức khen thưởng chính sau:
o Thưởng tiền.
o Bằng khen.
o Tăng lương.
Nhiều người quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp quan niệm rằng ghi nhận và
khen thưởng thành tích làm việc của nhân viên đồng nghĩa với việc thưởng tiền và
các điều kiện tài chính. Nhưng đó không phải luôn luôn là phương pháp phù hợp,
nhất là trong thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn, như Ngân hàng hiện nay.
Theo lý thuyết tạo động lực làm việc của Maslow, về mặt cơ bản, mỗi con
người đều có 5 nhu cầu chính. Nếu ban lãnh đạo bưu điện Trung tâm Sài Gòn có thể
vận dụng khéo léo để thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản này thì họ sẽ nhận lại được
sự cống hiến hết mình của đội ngũ nhân viên.
Để xây dựng những hình thức khen thưởng hợp lý, bản thân người quản lý
phải hiểu rõ thế mạnh của chính mình. Và dựa trên thế mạnh ấy để xây dựng cho
mình chính sách và các hình thức khen thưởng hợp lý.
29
Sau đây là một số hình thức có thể áp dụng tại Ngân hàng để hoàn thiện
chính sách khen thưởng của mình:
o Phần thưởng là các chuyến du lịch.
o Thăng chức
o Các hoạt động khích lệ tinh thần
o Đăng tin trên nội san của Ngân hàng.
o Phần thưởng là các khóa huấn luyện, bồi dưỡng.
Việc tổ chức khen thưởng cũng không nhất thiết phải đợi đến dịp định kỳ.
Nhà quản lý có thể tổ chức vào bất cứ thời điểm nào có thể để kịp thời ghi nhận sự
đóng góp của nhân viên.
Tóm tắt chương 3
Từ những nội dung đề xuất và phân tích trên, chương 3 đã cho chúng ta thấy
được những định hướng của Ngân hàng trong thời gian tới cũng như những định
hướng về quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng. Đặc biệt qua chương 3, ta cũng
phần nào đưa ra được những giải pháp nhằm giúp nâng cao hơn hoạt động quản trị
nguồn nhân lực ở Ngân hàng thông qua những chính sách đãi ngộ về vật chất như
tiền lương, đãi ngộ về tinh thần như thời gian nghỉ ngơi, những chính sách phúc lợi,
vui chơi, các hoạt động phong trào. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng đầu vào, ta
đưa ra sơ đồ tuyển dụng hoàn thiện và chi tiết hơn.
30
KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn phải đối mặt
với những khó khăn thách thức khi gặp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Từ
cạnh tranh dẫn đến sự đào thải trong kinh doanh, ai khôn khéo, năng động thì sẽ tận
dụng được cơ hội, phòng tránh được các rủi ro, công việc này không ai khác ngoài
con người có thể làm được. Vậy vai trò của người lao động trong doanh nghiệp là
hết sức quan trọng, và vấn đề “quản trị con người” lại càng trở nên quan trọng hơn,
nó sẽ là nền tảng cho các hoạt động khác.
Đối với tất cả các ngân hàng trong nước nói chung và Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ nói riêng, công tác quản trị nhân sự là yếu tố rất quan
trọng, quyết định nhất, từ sự phát triển hay thất bại của một tổ chức hay doanh
nghiệp, tạo sự đi lên cho doanh nghiệp, ổn định cuộc sống của người lao động, góp
phần lớn trong sự đi lên của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Qua quá trình nghiên cứu tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ
đã tạo điều kiện cho em nắm bắt kiến thức thực tế nhằm củng cố kiến thức đã được
trang bị từ nhà trường. Trên cơ sở phân tích thực tế cho thấy những vấn đề còn tồn
tại trong công tác quản trị nguồn nhân sự. Bằng cách phân tích đánh giá thông qua
các chỉ tiêu cụ thể em đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế hiện
nay để Ngân hàng có thể tham khảo nhằm mục đích góp phần giải quyết những mặt
mà Ngân hàng còn hạn chế.
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo trình:
1. Trần Kim Dung (2010). Quản trị nguồn nhân lực –NXB Giáo dục
2. Nguyễn Hữu Thân (2006) Quản trị nhân sự -– NXB Thống kê
Tài liệutừ Ngân hàng
3. Các báo cáo tài chính của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ
4. Các số liệu sản xuất kinh doanh của phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự.
5. Điều lệ của Ngân hàng.
Một số tài liệukhác
6. Các chuyên đề tốt nghiệp của các khóa trước.
7. Internet

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAYLuận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng Yên
Thực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng YênThực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng Yên
Thực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng YênGà Con Lon Ton
 
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệpcơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệpLuanvantot.com 0934.573.149
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...PinkHandmade
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...NOT
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAYLuận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Khóa luận: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Á Châu ( định lượng, SPSS
Khóa luận: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Á Châu ( định lượng, SPSSKhóa luận: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Á Châu ( định lượng, SPSS
Khóa luận: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Á Châu ( định lượng, SPSS
 
Báo cáo thực tập thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo thực tập thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo thực tập thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo thực tập thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Đề tài: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-chi nhán...
Đề tài: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-chi nhán...Đề tài: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-chi nhán...
Đề tài: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-chi nhán...
 
Hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!Hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOTĐào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 
Thực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng Yên
Thực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng YênThực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng Yên
Thực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng Yên
 
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệpcơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Truyền hình ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Truyền hình ...Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Truyền hình ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Truyền hình ...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cao su, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cao su, HAYLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cao su, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cao su, HAY
 
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOTLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
 
Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt NamHoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
 
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, freeKhóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng AgribankĐề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
 

Ähnlich wie Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...
Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...
Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn Tạo động lực cho người lao động khối cơ quan tập đoàn viễn...
Luận văn Tạo động lực cho người lao động khối cơ quan tập đoàn viễn...Luận văn Tạo động lực cho người lao động khối cơ quan tập đoàn viễn...
Luận văn Tạo động lực cho người lao động khối cơ quan tập đoàn viễn...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Ähnlich wie Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (20)

Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
 
Đề tài: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho n...
Đề tài: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho n...Đề tài: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho n...
Đề tài: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho n...
 
Đề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
 
Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...
Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...
Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...
 
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Công Nghệ
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Công NghệPhân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Công Nghệ
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Công Nghệ
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
 
Luận văn Tạo động lực cho người lao động khối cơ quan tập đoàn viễn...
Luận văn Tạo động lực cho người lao động khối cơ quan tập đoàn viễn...Luận văn Tạo động lực cho người lao động khối cơ quan tập đoàn viễn...
Luận văn Tạo động lực cho người lao động khối cơ quan tập đoàn viễn...
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Luận văn: Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân độiLuận văn: Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Luận văn: Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại tập đoàn Viễn thông Quân đội
Luận văn: Tạo động lực lao động tại tập đoàn Viễn thông Quân độiLuận văn: Tạo động lực lao động tại tập đoàn Viễn thông Quân đội
Luận văn: Tạo động lực lao động tại tập đoàn Viễn thông Quân đội
 
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAY
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAYTạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAY
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAY
 
Đề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư
Đề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cưĐề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư
Đề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbank
Báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbankBáo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbank
Báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbank
 
Đề tài: Đánh giá năng lực viên chức tại Ngân hàng Quảng Bình
Đề tài: Đánh giá năng lực viên chức tại Ngân hàng Quảng BìnhĐề tài: Đánh giá năng lực viên chức tại Ngân hàng Quảng Bình
Đề tài: Đánh giá năng lực viên chức tại Ngân hàng Quảng Bình
 
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAY
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAYĐề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAY
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAY
 
Đề tài: Hoạt động marketing dịch vụ chuyển phát nhanh, vận tải tại Công ty TN...
Đề tài: Hoạt động marketing dịch vụ chuyển phát nhanh, vận tải tại Công ty TN...Đề tài: Hoạt động marketing dịch vụ chuyển phát nhanh, vận tải tại Công ty TN...
Đề tài: Hoạt động marketing dịch vụ chuyển phát nhanh, vận tải tại Công ty TN...
 

Mehr von Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Mehr von Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Kürzlich hochgeladen

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH LÊ VĂN SỸ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Giảng viên hướng dẫn : ….. Sinh viên thực hiện : ……. MSSV: ………… Lớp: .……… Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019
  • 2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH LÊ VĂN SỸ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Giảng viên hướng dẫn : ….. Sinh viên thực hiện : ……. MSSV: ………… Lớp: .……… Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại học Công Nghệ TP.HCM đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu. Đặc biệt em rất cảm ơn thầy cô là người hướng dẫn góp ý để em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn các anh chị ở phòng nhân sự đã tận tình chỉ giúp em tìm hiểu thực tế về công tác nhân sự tại Ngân hàng cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua thời gian học tập tại trường cùng với thời gian tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng em đã từng bước trang bị kiến thức và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân để làm việc vững vàng hơn trong chuyên môn nghề nghiệp sau này. Cuối cùng, với lòng quý trọng và biết ơn sâu sắc em xin kính chúc Cô dồi dào sức khỏe và thành đạt hơn nữa trong sự nghiệp, chúc quý Ngân hàng ngày càng phát triển lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh.
  • 4. iii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : … ……………………………………………. MSSV : …………………………………………………….... Khoá : ……………………………………………… 1. Thời gian thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 2. Bộ phận thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 4. Kết quả thực tập theo đề tài ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 5. Nhận xét chung ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Đơn vị thực tập
  • 5. iv CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : … ………………………………………… MSSV : ……………………………………………… Khoá : ……………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... Giáo viên hướng dẫn
  • 6. v
  • 7. vi MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 CHƯƠNG I ..........................................................................................................................3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH LÊ VĂN SỸ..............................................................3 1.1 lịch sử phát triển............................................................................................................3 Hình 1.1. Logo ngân hàng VPBANK ...............................................................................3 1.2 Chức năng hoạt động....................................................................................................3 1.3 Mạng lưới kinh doanh. ................................................................................................4 1.4. Giới thiệu chung về chi nhánh Lê Văn Sỹ................................................................4 1.4.1. Quá trình hình thành phát triển.:.............................................................................4 1.4.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban................................5 1.5.Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm .......................................6 Tóm tắt chương 1.................................................................................................................9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - LÊ VĂN SỸ .......................... 10 2.1. Tình hình nguồn nhân lực trong 3 năm (2016-2018)........................................... 10 2.1.1. Theo giới tính ......................................................................................................... 10 2.1.2. Theo độ tuổi............................................................................................................ 11 2.1.3. Tình hình biến động nhân sự trong vài năm gần đây........................................ 12 2.2 Tình hình quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng .................................................. 13 2.2.1 Hoạch định nguồn nhân lực tại Ngân hàng ......................................................... 13 2.2.2.1.Kế hoạch tuyển dụng........................................................................................... 13 2.2.2.2. Nhu cầu tuyển dụng ........................................................................................... 13 2.2.2 Tuyển dụng nguồn nhân lực tại Ngân hàng......................................................... 14 2.2.2.1 Nguồn tuyển dụng ............................................................................................... 14 2.2.3. Hình thức tuyển dụng............................................................................................ 15 2.2.4. Quy trình tuyển dụng............................................................................................. 15 2.2.3.4 Kết quả tuyển dụng.............................................................................................. 19 2.2.5.Hoạt động đào tạo và phát triển............................................................................ 19 2.2.5.1. Xác định nhu cầu đào tạo: ................................................................................. 19
  • 8. vii 2.2.5.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo:.............................................................................. 20 2.2.5.3 Hình thức đào tạo ................................................................................................ 20 2.2.4.4 Số lượng đào tạo.................................................................................................. 21 2.2.6 Duy trì nguồn nhân lực .......................................................................................... 22 2.2.6.1 Đãi ngộ tinh thần ................................................................................................. 22 2.2.6.2 Đãi ngộ vật chất ................................................................................................... 23 Tóm tắt chương 2: ............................................................................................................ 23 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - LÊ VĂN SỸ............................................................................................................................. 26 3.1 Phướng hướng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ trong thời gian tới.......................................................................................... 26 3.1.1 Phương hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng........................................ 26 3.2 Một số kiến nghị......................................................................................................... 26 3.2.1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng........................................................................... 26 3.2.2.Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển........................................................ 27 Tóm tắt chương 3.............................................................................................................. 29 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 31
  • 9. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ trong 3 năm 2016-2018 ..................................................................7 Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo giới tính ...................................................................... 10 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi ........................................................................ 11 Bảng 2.3: Tình hình biến động nhân sự......................................................................... 12 Sơ đồ 2.1: Quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực của Ngân hàng ............................. 16 Bảng 2.4: Kết quả tuyển dụng trong 3 năm (2016 – 2018)......................................... 19 Bảng 2.5 Kết quả du lịch năm......................................................................................... 22 Bảng 2.7 Tình hình đào tạo tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ... 21
  • 10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Đó là Việt Nam đã chính thức gia nhập vào nền kinh tế quốc tế. Tất cả các doanh nghiệp trong nước sẽ tìm kiếm được nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh và bên cạnh phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Trước tình hình đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, doanh nghiệp cần phải có đội ngũ nhân viên giỏi. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đặt công tác quản trị nguồn nhân lực lên hàng đầu. Lâu nay, nguồn nhân lực luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, tổ chức. Một doanh nghiệp, tổ chức có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững mạnh nhưng nếu thiếu lực lượng lao động giỏi thì doanh nghiệp, tổ chức đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh, bởi lẽ con người chính là yếu tốt tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, tổ chức. Chính vì cảm nhận được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có công tác quản trị nguồn nhân lực trong bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức nào, cho nên em đã lựa chon đề tài “Một số kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn Sỹ” 1. Mục đích nghiên cứu: Hiểu rõ thực trạng công tác quản trị nguồn nhân tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn Sỹ nhằm tìm ra các ưu điểm và tồn tại trong công tác này và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển công tác quản trị nguồn nhân lực của Ngân hàng trong thời gian tới 2. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn Sỹ 3. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu từ Ngân hàng.
  • 11. 2 Thu thập tài liệu từ sách, báo và các website. 4. Phạm vi đề tài: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn Sỹ trong giai đoạn 2016 – 2018 5. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài có ba chương chính là: Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn Sỹ Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn Sỹ Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực tạo Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Lê Văn Sỹ
  • 12. 3 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH LÊ VĂN SỸ 1.1 lịchsử phát triển. Ngân hàng việt nam thịnh vượng ( tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam “ VPBANK” ) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 113 năm. Với số vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển VPBANK đã nhiều lần thực hiện tăng vốn điều lệ từ ngày 1 tháng 10 năm 2008 VPBANK có số vốn điều lệ là 2.117.474.330.000 đồng. trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBANK luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn… bên cạnh việc tăng cường mở rộng mạng lưới giao dịch, trong năm 2006, VPBANK cũng đã mở thêm 2 Ngân hàng trực thuộc đó là Ngân hàng quản lý nợ và khai thác tài sản VPBANK và Ngân hàng chứng khoán VPBANK. Hình 1.1. Logo ngân hàng VPBANK 1.2 Chức năng hoạt động. Chức năng hoạt động chủ yếu của VPBANK bao gồm: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư - Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng - Kinh doanh ngoại hối - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác
  • 13. 4 - Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. 1.3 Mạng lưới kinh doanh. VPBANK đã có tổng số 134 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc: - Tại TP.HCM: 1 trụ sở chính, 46 chi nhánh và phòng giao dịch - Các tỉnh thành phố khác thuộc miền Nam ( Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình): 26 chi nhánh và phòng giao dịch. - Khu vực miền Trung( Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 27 chi nhánh và phòng giao dịch. - Khu vực miền Nam( Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang): 35 chi nhánh và phòng giao dịch. - 550 đại lý chi trả của trung tâm chuyển tiền nhanh VPBANK – Western Union. 1.4. Giới thiệuchung về chi nhánh Lê Văn Sỹ 1.4.1. Quá trình hình thành phát triển.: Chi nhánh Lê Văn Sỹ được khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 18-7-2008 tại địa chỉ 288-290, Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh. Đây là chi nhánh cấp 1 thứ 5 của VPBANK trên địa bàn TP.HCM đồng thời cũng là điểm giao dịch thứ 48 của VPBANK trên địa bàn TP.HCM là điểm giao dịch thứ 135 trên toàn hệ thống. từ khi đi vào hoạt động đến nay với lợi thế nằm trong các quận nội thành tập trung đông dân cư có nhu cầu về dịch vụ tín dụng cao chi nhánh Lê Văn Sỹ đã hoạt động rất hiệu quả và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của toàn ngân hàng.
  • 14. 5 1.4.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. (Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng VPBANK chi nhánh Lê Văn Sỹ) Phòng kế hoạch kinh – Kinh doanh. - Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng, đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng khách hàng. - Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn, trung và dài hạn. - Thực hiện các nghiệp vụ cho vay (nội, ngoại tệ) để đầu tư vào các thành phần kinh tế, thu nợ đối với các khoản vay. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế. - Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ tín dụng. - Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra nghiệp vụ theo quy định. - Đầu mối tiếp nhận và xử lý các nghiệp vụ tín dụng của các bộ phận, phòng giao dịch trực thuộc. Giám Đốc Phó Giám Đốc Các phòng giao dịchPhòng nghiệp vụ Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán ngân quỹ Phòng kiểm tra kiểm soát Phòng hành chính nhân sự
  • 15. 6 - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao cho. Phòng kế toán – Ngân quỹ. - Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, tổ chức quản lý tài chính kế toán – ngân quỹ trong Chi nhánh. - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kế toán – ngân quỹ như hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán ngân quỹ để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và việc sử dụng nguồn vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập, chi phí, xác định kết quả kinh doanh của Chi nhánh. - Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê và qui chế hiện hành của ngân hàng VPBANK. - Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương của chi nhánh trình lên hội sở chính phê duyệt - Quản lý, giám sát và thực hiện chế độ chỉ tiêu tại chi nhánh. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn kho theo quy định. - Tổ chức thu chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng. - Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm soát bằng văn bản cho giám đốc ngân hàng, đưa ra những kiến nghị cần bổ sung, sửa đổi về quy chế. Phòng hành chính. Thực hiện mua sắm công cụ, dụng cụ trang thiết bị dung để trang bị cho các phòng nghiệp vụ. ký hợp đồng với nhà thầu thực hiện cải tạo, sửa chữa trụ sở của chi nhánh và giám sát thi công công trình. Phòng giao dịch. Trực tiếp giao dịch với khách hàng và báo cáo lên ngân hàng VPBANK chi nhánh Lê Văn Sỹ thực thi kế hoạch, chiến lược phát triển do chi nhánh đề ra. 1.5.Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm Trong hai năm trước những thách thức và cơ hội. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ với sự nỗ lực không ngừng của mình đã vượt qua khó khăn và đạt
  • 16. 7 được những kết quả khả quan. Điều đó được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm qua như sau: Bảng 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ trong 3 năm 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Thu thập 60.503 65.132 60.395 4.629 7,65 -4.737 -7,27 1.Thu nhập từ hoạt động tín dụng 59.775 64.323 59.423 4.548 7,61 -4.900 -7,62 2.Thu từ phí dịch vụ 728 809 972 81 11,13 163 20,15 II. Chi phí 50.541 52.537 46.793 1.996 3,95 -5.744 -10,93 1.Chi hoạt động tín dụng 44.872 45.635 39.437 763 1,70 -6.198 -13,58 2.Chi khác 5.669 6.902 7.356 1.233 21,75 454 6,58 III.Lợi nhuận 9.962 12.595 13.602 2.633 26,43 1.007 8,00 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ) Năm 2017/ 2016: Tổng thu nhập của năm 2017 là 65.132 triệu đồng, tăng 4.629 triệu đồng tương ứng với 7,65%, so với năm 2016 có thu nhập là 60.503 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng từ 59.775 triệu đồng lên 64.323 triệu đồng, và thu khác tăng 81 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,13%. Nguyên nhân là do năm 2017 Ngân hàng VPBANK giảm lãi suất cho vay và triển khai các chiến lược mở rộng địa bàn cho vay nâng cao năng lực cạnh tranh; do đó dẫn đến nguồn vốn cho vay tăng nên thu nhập cũng từ đó mà tăng theo. Năm 2018/2017: Năm 2018 thu từ lãi cho vay là 59.423 triệu đồng, chiếm khoảng 98,39% trong tổng thu, và giảm 4.900 triệu đồng tỷ lệ giảm 7,62% so với cùng kỳ. Tuy nhiên thu khác tăng từ 809 triệu đồng lên 972 triệu đồng ( chiếm 1,61% trong tổng thu), tức tăng 163 triệu đồng ứng với 20,15% - đây là con số không lớn nhưng phần nào thể hiện được sự nổ lực của chi nhánh trong việc chú trọng vào lĩnh vực phát triển sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng, do địa phương là một
  • 17. 8 huyện thuần nông, địa bàn lại rộng, mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng cao, nên việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng gặp nhiều khó khăn. Tổng thu nhập của năm 2018 đạt 60.595 triệu đồng, tính toán giảm 4.737 triệu đồng so với năm 2017, với tỷ lệ giảm là 7,27%. Sỡ dĩ, thu nhập bị sụt giảm là do trong năm 2018 kinh tế Việt Nam nói chung và không riêng Bà Rịa Vũng Tàu đã gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, sức mua giảm, thị trường têu thụ bị thu hẹp, sản xuất – kinh doanh bị trì trệ, hàng hóa tiêu thụ chậm, đặc biệt mặt hàng gạo do chịu sức ép cạnh tranh nên giá giảm ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của người dân, cũng như đến hoạt động của Ngân hàng. Về chi phí: Năm 2017/ 2016: Chi phí năm 2017 tăng 1.996 triệu đồng so với năm 2016, ứng với tăng 3,95%, trong đó chi hoạt động tín dụng tăng 1,70% hay tăng 763 triệu đồng, chi khác cũng tăng và tăng 1.233 triệu đồng tỷ lệ tăng 21,75%. Ta thấy rằng tỷ lệ tăng của tổng chi phí không cao, nhưng không vì thế mà phủ nhận những cố gắng kịp thời của chi nhánh khi tình hình kinh tế – xã hội trong thời ký này khá phức tạp, lạm phát tăng cao,… Năm 2018/2017: Năm 2018 chi 39.437 triệu đồng cho hoạt động tín dụng, chiếm 84,28% trong tổng thu, giả 6.198 triệu đồng, tỷ lệ giảm 13,58% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, phí sử dụng vốn giảm 5.128 triệu đồng, trả lãi tiền gửi giảm 998 triệu đồng. Về lợi nhuận: Lợi nhuận tăng liên tục qua 3 năm, vào năm 2017 lợi nhuận đạt 12.595 triệu đồng tăng 2.633 triệu đồng so với năm 2016, tỷ lệ tăng 26,43%; năm 2018 tăng 1.007 triệu đồng so với cùng kỳ 2017 ứng với khoảng 8%. Tuy trong giai đoạn 2016-2018 nền kinh tế có nhiều diễn biến phứ tạp, gây ra những áp lực lớn, khó khăn lớn lên tình trạng hoạt động của Ngân hàng, nhưng với chính sách kịp thời của ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn thể các cán bộ, nhân viên tại chi nhánh thì việc lợi nhuận vẫn tăng lien tục trong thời gian này là một thành công đáng ghi nhận. Từ đó cho thấy Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ hoạt động rất tốt
  • 18. 9 Tóm tắt chương 1 Ngân hàng việt nam thịnh vượng ( tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam “ VPBANK” ) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 113 năm Chi nhánh Lê Văn Sỹ được khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 18-7- 2008 tại địa chỉ 288-290, Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh. Đây là chi nhánh cấp 1 thứ 5 của VPBANK trên địa bàn TP.HCM đồng thời cũng là điểm giao dịch thứ 48 của VPBANK trên địa bàn TP.HCM là điểm giao dịch thứ 135 trên toàn hệ thống. từ khi đi vào hoạt động đến nay với lợi thế nằm trong các quận nội thành tập trung đông dân cư có nhu cầu về dịch vụ tín dụng cao chi nhánh Lê Văn Sỹ đã hoạt động rất hiệu quả và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của toàn ngân hàng.
  • 19. 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - LÊ VĂN SỸ 2.1. Tình hình nguồn nhân lực trong 3 năm (2016-2018) 2.1.1. Theo giới tính Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo giới tính Qua bảng số liệu ta thấy tổng số lao động ở Ngân hàng tăng dần qua các năm  Lao động nam: Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ lao động nam ít hơn tỷ lệ lao động nữ. Cụ thể: Năm 2016 số lao động nam là 23, chiếm tỷ lệ 43,3%, đến năm 2017 là 26 người tăng 3 người so với năm 2016, chiếm tỷ lệ là 38,2%. Đến năm 2018, số lao động nam là 27 người tăng 1 người so với năm 2017, chiếm tỷ lệ là 38,8%.  Lao động nữ: Trong ba năm qua số lao động nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn lao động nam, cho thấy đội ngũ Ngân hàng cần những nhân viên cần cù, chăm chỉ. Cụ thể: Năm 2016 số lao động nữ là 30 người chiếm tỷ lệ 56,6%, đến năm 2017 là 42 người tăng 12 người so với năm 2016, chiếm tỷ lệ 61,7%. Đến năm 2018 số lao động nữ là 45 người tăng 3 người và chiếm tỷ lệ là 62,5%. Giới tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) Nam 23 43,3 26 38,2 27 38,8 Nữ 30 56,6 42 61,7 45 62,3 Tổng cộng 53 100 68 100 72 100 (Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân Sự và tính toán của tác giả)
  • 20. 11 2.1.2. Theo độ tuổi Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi ( Đơn vị tính: Người) Độ tuổi (tuổi) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) Dưới 30 26 49,1 38 55,9 42 58,3 Từ 30-45 21 39,6 24 35,3 24 33,3 Trên 45 6 11,3 6 8,8 6 8,3 Tổng cộng 53 100 68 100 72 100 (Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân Sự và tính toán của tác giả)) Số lao động dưới 30 tuổi: Chiếm tỷ lệ cao nhất trong Ngân hàng và tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2016 là 26 người chiếm tỷ lệ 49,1%, sang năm 2017 tăng thêm 12 người với tỷ lệ là 55,9%. Đến năm 2018 tổng số LĐ này là 42 người tăng thêm 4 người so với năm 2017 với tỷ lệ là 58,3%.  Số lao động trong độ tuổi từ 30 đến 45: Có sự biến động qua các năm nhưng có xu hướng giảm dần. Năm 2016 tổng số LĐ này là 21 người, chiếm tỷ lệ là 39,6%, năm 2017 là 24 người chiếm 35,3%, giảm 4% so với năm 2016, và giữ nguyên mức lao động là 24 người ở năm 2018 nhưng tỷ lệ giảm 2% còn 33,3% lao động.  Số lao động trên 45 tuổi: Chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong các nhóm tuổi và có số lượng LĐ không đổi qua ba năm, tuy nhiên tỷ lệ có xu hướng giảm dần. Năm 2016 tổng số có 6 người chiếm 11,3%, năm 2017 số lao động là 6 người, tỷ lệ giảm 2,5% còn 8,8%, đến năm 2018 tỷ lệ lao động vẫn ở mức 6 người và tỷ lệ tiếp tục giảm 0,5% còn 8,3%. Về độ tuổi, nhìn chung Ngân hàng có lực lượng LĐ tương đối trẻ. Điều này thể hiện Ngân hàng rất coi trọng vấn đề trẻ hóa đội ngũ cán bộ CNV, bởi vì các nhà quản lý hiểu rằng họ chính là lực lượng nòng cốt trong tương lai.
  • 21. 12 2.1.3. Tình hình biến động nhân sự trong vài năm gần đây Bảng 2.3: Tình hình biến động nhân sự (Đơn vị tính: Người) STT Bộ phận(người) 2016 2017 2018 1 Hành chính – Nhân Sự 12 16 17 2 Tài chính – Kế Toán 13 15 15 3 Kinh Doanh – Tín dụng 15 19 22 4 Giao dịch viên 13 18 18 Tổng số lao động 53 68 72 (Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân Sự) Nhận xét: Qua bảng theo dõi tình hình nhân sự của Ngân hàng trong ba năm gần đây ta thấy có sự biến động rõ rệt và số lượng lao động tăng dần qua từng năm. Cụ thể:  Bộ phận HC-NS: Năm 2016 là 12 người, đến năm 2017 tăng 4 người so với năm 2016, đến năm 2018 bộ phận này có 17 người, cho thấy Ngân hàng đã cung cấp lực lượng quản lý cho bộ phận nhân sự rất kỹ lưỡng để đào tạo nhân tài trong tương lai.  Bộ phận TC-KT: Năm 2016 bộ phận này là 13 người, sang năm 2017 tăng 2 người so với năm 2016 và giữ nguyên cho đến năm 2018 với số lượng là 15 người. Ngân hàng đã duy trì nguồn lực một cách tốt nhất để phát triển và đào tạo nhân viên có tay nghề, chính xác, cẩn thận trong tính toán.  Bộ phận Kinh doanh và Bộ phận tín dụng: Bộ phận Kinh Doanh và Bộ phận tín dụng là hai bộ phận chiếm số đông trong các bộ phận, phù hợp với tố chất công việc như tìm kiếm khách hàng, tư vấn,v.v.... Nhân sự trong bộ phận Kinh doanh và Tín dụng tăng dần trong ba năm, cho thấy tình hình kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển và chi nhánh của Ngân hàng đã từng bước mở rộng quy mô thị trường.
  • 22. 13 2.2 Tình hình quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng 2.2.1 Hoạch định nguồn nhân lực tại Ngân hàng 2.2.2.1.Kế hoạch tuyển dụng Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhu cầu nhân lực là vô cùng quan trọng và rất lớn, nhất là nguồn nhân lực có tay nghề để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng mọi lúc mọi nơi. Trong năm 2017 Ngân hàng cần thêm khoảng 5 kỹ thuật viên để phục vụ khách hàng. Như vậy chẳng những cần bổ sung thêm nhân lực mà Ngân hàng cần phải giữ chân nguồn nhân lực cũ bằng các chính sách ưu đãi và chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực và sự đóng góp của họ vào sự phát triển của Ngân hàng. Ngân hàng không có kế hoạch tuyển dụng từ đầu năm, mà tuyển dụng chỉ khi có nhân viên nghỉ việc hoặc tình hình hoạt động kinh doanh phát triển mạnh khiến cho công việc quá tải. Và kế hoạch tuyển dụng chỉ được lập trong thời gian ngắn và sử dụng trong nhất thời chứ không phải cho mục đích lâu dài. Trong trường hợp mở thêm kho bãi hoặc chi nhánh thì lúc đó kế hoạch tuyển dụng sẽ được chuẩn bị chu đáo hơn, dài hạn hơn. 2.2.2.2. Nhu cầu tuyển dụng Hằng năm, mỗi bộ phận sẽ xem xét nhu cầu nhân sự của bộ phận mình phụ trách trong năm vừa qua rồi sau đó lên danh sách nhu cầu tuyển dụng cho phòng nhân sự để phòng nhân sự lập kế hoạch và thực hiện theo from đã đề ra, sau đó trình lên BGĐ xem xét. Nhu cầu tuyển dụng được xem xét dựa trên nhu cầu của từng phòng ban và được xác định trên cơ sở sau:  Kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng, phòng, ban, đơn vị.  Các yêu cầu, đòi hỏi về chuyên môn.  Thực trạng nguồn nhân lực của Ngân hàng.  Tìm kiếm nhân viên có năng lực vào các vị trí quan trọng.  Tạo cơ hội việc làm cho các ứng viên có nhu cầu tìm việc.  Mở rộng quy mô kinh doanh của Ngân hàng.  Đẩy nhanh tiến trình hoạt động kinh doanh.
  • 23. 14 2.2.2 Tuyển dụng nguồn nhân lực tại Ngân hàng 2.2.2.1 Nguồn tuyển dụng Nguồn ứng viên từ nội bộ Ngân hàng Nguồn bên trong được giới hạn ở những người lao động đang làm việc trong Ngân hàng nhưng lại có nhu cầu thuyên chuyển đến công việc khác mà Ngân hàng đang có nhu cầu tuyển dụng. Để nắm được nguồn này các nhà quản trị cần lập các loại hồ sơ khác nhau như hồ sơ nhân sự, hồ sơ phát triển nhân sự và hồ sơ sắp xếp lại nhân sự. Để tìm ra những nhân viên của Ngân hàng có đủ khả năng đảm nhiệm những chức doanh còn trống, ban lãnh đạo Ngân hàng thường sử dụng phương pháp: niêm yết chỗ làm hay công việc đang cần tuyển người gọi tắt là niêm yết công việc còn trống. Bản niêm yết này được dán ngay chỗ công khai để mọi người trong Ngân hàng đều biết. Đó là thủ tục thông báo cho CNV trong toàn Ngân hàng biết rằng hiện đang cần tuyển người cho một số công việc nào đó. Trong bảng niêm yết thường ghi rõ vị trí còn trống, các thủ tục cần thiết phải làm khi đăng ký, các điều kiện tiêu chuẩn cụ thể, kể cả tuổi tác, sức khỏe, lương bổng và quyền lợi. Nguồn ứng viên từ bên ngoài Ngân hàng Nguồn ứng viên từ bên ngoài Ngân hàng là tuyển nhân viên từ thị trường lao động. Một Ngân hàng thu hút lao động tham gia tuyển dụng từ nguồn bên ngoài cần quan tâm đến các yếu tố như thị trường sức lao động, công việc cần tuyển người, chính quyền địa phương nơi Ngân hàng hoạt động, khả năng tài chính của Ngân hàng. Xuất phát từ đối tượng tuyển dụng, nguồn tuyển dụng bên ngoài Ngân hàng có thể được xem xét từ các loại lao động sau: Những lao động đã được đào tạo, những lao động chưa tham gia đào tạo, những lao động hiện không có việc làm và những ứng viên tự nộp đơn xin việc. Đối với những lao động này, phương thức tìm kiếm, tuyển chọn, mục đích tuyển chọn có sự khác nhau. Đồng thời giúp Ngân hàng bổ sung cả về số lượng và chất lượng lao động. Người lao động đã được đào tạo Người lao động đã được đào tạo chuyên môn nhưng làm việc ở Ngân hàng sẽ được tiếp tục đào tạo tay nghề chuyên sâu. Vì vậy người sử dụng lao động phải
  • 24. 15 hướng dẫn, giúp đỡ để người lao động có điều kiện ứng dụng kiến thức đã học, bổ sung những điều cần thiết và phát triển trở thành lao động giỏi và các doanh nghiệp muốn tuyển dụng được nhân tài cần phải bỏ công tìm kiếm, thu hút cũng như sử dụng và đãi ngộ thỏa đáng những nhân tài hiện có. Người chưa được đào tạo 2.2.3. Hình thức tuyển dụng Ban giám đốc sẽ trực tiếp phỏng vấn để kiểm tra trình độ, năng lực nghiệp vụ, ngoại ngữ, khả năng ứng xử, đối đáp của các ứng viên. Sau quá trình phỏng vấn, BGĐ sẽ là người trực tiếp chọn lọc và đưa ra quyết định. Ngân hàng áp dụng hình thức tuyển dụng chung cho tất cả các bộ phận như: phỏng vấn, thi viết...... Trong đó, hình thức thi viết được áp dụng cho bộ phận văn phòng và phỏng vấn cho bộ phận kinh doanh. Với hình thức văn phòng sẽ kiểm tra được độ chính xác và tỉ mỉ về phong cách quản lý và tổ chức công việc. Với hình thức kinh doanh sẽ kiểm tra về khả năng ứng xử và cách thuyết phục, qua đó nhận xét được ứng viên có tác phong ứng xử khi đối đáp với khách hàng. Khi xác định được hình thức phỏng vấn, phòng nhân sự lên danh sách các bảng câu hỏi và nội dung thi cho buổi phỏng vấn. Khi buổi phỏng vấn kết thúc, người phỏng vấn có trách nhiệm đánh giá lại phần thi viết, phỏng vấn của ứng viên và trình lên BGĐ. 2.2.4. Quy trình tuyển dụng Mọi quy trình tuyển dụng đều thực hiện theo các bước: lập kế hoạch tuyển dụng, xác định phương pháp và các nguồn tuyển dụng, xác định thời gian và địa điểm tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên, đánh giá quá trình tuyển dụng, hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều có quy trình tuyển dụng giống nhau, nhiều khi trong một doanh nghiệp, tuyển dụng cho các vị trí khác nhau cũng có cách tuyển dụng khác nhau.Vì vậy, quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực sau đây được các Ngân hàng áp dụng rất linh hoạt.
  • 25. 16 (Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân Sự) Sơ đồ 2.1: Quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực của Ngân hàng Giải thíchlược đồ: Bước 1: Mục đích của bước này nhằm thu hút được nhiều nhất ứng viên từ các nguồn khác nhau giúp cho việc lựa chọn thuận lợi và đạt kết quả mong muốn. Nội dung thông báo cần cung cấp một cách đầy đủ, rõ ràng và chi tiết các thông tin về
  • 26. 17 Ngân hàng, công việc để người xin việc hiểu rõ hơn về uy tín, tính hấp dẫn trong công việc. Bước 2:Tất cả mọi hồ sơ xin việc phải ghi vào sổ xin việc, có phân loại để tiện cho việc sử dụng sau này. Kiểm tra hồ sơ, sự phù hợp về các tiêu chuẩn của các ứng viên tham gia tuyển dụng đồng thời loại bỏ những ứng viên không đủ hoặc không phù hợp để giảm bớt chi phí cho Ngân hàng và ứng viên. Người xin tuyển dụng phải nộp những giấy tờ như: đơn xin tuyển dụng; bản khai lý lịch có chứng nhận của ủy ban nhân dân xã, phường; giấy khám sức khỏe; các chứng chỉ hoặc bằng cấp có liên quan. Bước 3: Phỏng vấn lần 1 chỉ kéo dài từ mười đến mười lăm phút nhằm loại bỏ thêm những ứng viên không đạt yêu cầu mà trong quá trình lựa chọn hồ sơ chưa phát hiện ra. Bước 4: Trải qua quá trình phỏng vấn lần 1, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng và chuyên môn của ứng viên để từ đó có thể lựa chọn ra những ứng viên có năng lực để vào phỏng vấn lần 2. Nếu ứng viên nào không được lựa chọn, nhà tuyển dụng sẽ gửi thư cảm ơn ứng viên đã quan tâm đến Ngân hàng. Bước 5: Những ứng viên nào được lựa chọn sẽ tham gia vào làm bài thi viết và phỏng vấn lần 2 với Giám đốc nhân sự và Giám đốc chức năng của các phòng ban để kiểm tra chính xác hơn về phần chuyên môn. Bước 6: Khi ứng viên tham gia vòng làm bài thi viết và phỏng vấn với Giám đốc nhân sự và Giám đốc chức năng của các phòng ban, tiếp theo đó sẽ tham gia vòng phỏng vấn cuối cùng với Ban điều hành cấp cao ở bộ phận BGĐ của Ngân hàng. Những ứng viên không được lựa chọn, nhà tuyển dụng sẽ gửi thư cảm ơn ứng viên. Bước 7: Trải qua vòng phỏng vấn này, BGĐ sẽ kiểm tra, tìm hiểu, đánh giá ứng viên về nhiều phương diện như trình độ, kinh nghiệm, các đặc điểm cá nhân như tính cách, khí chất, khả năng hòa đồng, cách ứng xử, đối đáp.... sau đó kết quả phỏng vấn đạt hay không đạt phải được ghi vào phiếu phỏng vấn và trình lên BGĐ quyết định cuối cùng. Bước 8:Nếu như các bước trên làm tốt thì việc chọn ra những ứng viên đạt tiêu chuẩn nên tuyển dụng hay loại bỏ ứng viên sẽ chính xác. Những ứng viên được
  • 27. 18 tuyển sẽ được giữ lại và tham gia vào hoạt động của Ngân hàng, những ứng viên không được tuyển thì nhà tuyển dụng sẽ gửi thư cảm ơn ứng viên. Bước 9: Phòng nhân sự sẽ kiểm định lại thông tin dựa trên phiếu phỏng vấn đã duyệt và gửi thư mời làm việc cho những ứng viên mới vào làm. Dù đã có quyết định tuyển chọn nhưng ứng viên phải trải qua thời gian thử việc từ 1 tuần đến 2 tháng. Trong thời gian thử việc, phòng nhân sự có trách nhiệm quan sát, đánh giá vào phiếu đánh giá quá trình thử việc trước khi có quyết định chính thức. Bên cạnh đó thông báo về nội quy Ngân hàng, lịch làm việc, mức thưởng phạt cho nhân viên mới để nhân viên tiếp cận được những thông tin trong Ngân hàng. Trong quy trình tuyển dụng quy định rõ các bước tiến hành tuyển dụng và bố trí các bộ phận tuyển dụng phù hợp cho từng vị trí công việc. Ngân hàng triển khai công tác tuyển dụng một cách công khai, minh bạch và công bố rộng rãi, đưa ra các chỉ tiêu và yêu cầu công việc rõ ràng cho từng vị trí. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn phân bổ chức vụ trong quá trình tuyển dụng, những công việc có vị trí quan trọng sẽ bố trí người có chức vụ cao hơn để có quyết định tuyển chọn cuối cùng. Bảng mô tả công việc trình bày rõ vị trí công việc, mô tả công việc và các tiêu chuẩn trong công việc. Phòng nhân sự sẽ hướng dẫn và thông báo tuyển dụng qua bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc cho nhân viên mới thực hiện theo đúng quy định. Dưới đây là bản mô tả và tiêu chuẩn công việc cho vị trí Chuyên viên tư vấn bất động sản ở bộ phận Phòng Kinh doanh của Ngân hàng.
  • 28. 19 2.2.3.4 Kết quả tuyển dụng Bảng 2.4: Kết quả tuyển dụng trong 3 năm (2016 – 2018) (Đơn vị tính: Người) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Qua giới thiệu 4 30,8 5 26,3 8 42,1 Tự nộp đơn 7 53,8 11 57,9 9 47,4 Lao động đang công tác chuyển đến 2 15,4 3 15,8 2 10,5 Tổng số đơn xin việc 13 100 19 100 19 100 (Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân sự) Nhận xét: Kết quả tuyển dụng nhân sự tăng dần qua các năm, chủ yếu là nguồn nhân lực tự nộp đơn xin việc vào Ngân hàng. Cụ thể: Qua giới thiệu: Năm 2016, nguồn lao động này là 4 người chiếm tỷ lệ 30,8%. Năm 2017 tăng 1 người chiếm tỷ lệ 26,3% giảm 4,5%so với năm 2016. Năm 2018 tăng 3 người chiếm tỷ lệ là 42,1%, tăng 15,8% so với năm 2017. Tự nộp đơn: Nguồn lao động chiếm tỷ lệ cao nhất qua các năm. Năm 2016 là 7 người chiếm tỷ lệ là 53,8% năm 2017 là 11 người chiếm tỷ lệ là 57,9% tăng 4,1%. Năm 2018 giảm 2 người với tỷ lệ là 10,5% xuống còn 47,4% so với năm 2017. Lao động đang công tác xin chuyển đến: Lượng lao động này chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các chỉ tiêu đánh giá. Năm 2016 là 2 người chiếm tỷ lệ 15,4%, năm 2017 là 3 người chiếm tỷ lệ là 15,8% tăng 0,4% so với năm 2016. Năm 2018 số lao động là 2 người với tỷ lệ là 10,5% giảm 5,3% so với năm 2017. 2.2.5.Hoạt động đào tạo và phát triển 2.2.5.1. Xác định nhu cầu đào tạo: Hàng năm, lãnh đạo các phòng ban và đơn vị có trách nhiệm nhận biết nhu cầu đào tạo gửi về bộ phận tổ chức nhân sự, để đảm bảo nhân viên có đủ khả năng đáp ứng công việc, nhiệm vụ được giao. Những nhu cầu này dựa trên: - Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Ngân hàng
  • 29. 20 - Năng lực thực hiện công việc hiện tại của CBCNV - Nhu cầu công việc mới tạo ra buộc phải đào tạo, hoặc đào tạo lại CBCNV - Nhu cầu đào tạo để hoàn thiện bản thân của từng cá nhân 2.2.5.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo: Lãnh đạo các phòng ban có nhiệm vụ xem xét và đề xuất các kế hoạch đào tạo cho phòng ban mình và gửi về cho bộ phận nhân sự của Ngân hàng xem xét. Cùng với Ban giám đốc, bộ phận nhân sự sẽ xem xét nhân viên nào sẽ được đào tạo. Thường thì nhân viên bộ phận kỹ thuật sẽ được học thêm các lớp đào tạo kỹ năng sửa chữa và bảo trì máy móc. Còn nhân viên kế toán sẽ được học thêm các lớp nghiệp vụ nâng cao. Bộ phận bán hàng sẽ được đào tạo tại nơi làm việc. 2.2.5.3 Hình thức đào tạo  Đối với đào tạo trong nước. Ngân hàng luôn coi đây là cơ sở nền tảng để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng. + Đào tạo trong Ngân hàng - Mở các lớp học quản lý, cho các giảng viên ở các trường kinh tế về giảng dạy nhằm nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ trong Ngân hàng để phục vụ cho công việc quản lý một cách dễ dàng. - Mở các hệ đào tạo dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho đội ngũ nhân viên. - Mở các lớp học nâng cao trình độ tay nghề cho nhân viên kỹ thuật, nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật. + Đào tạo ngoài Ngân hàng - Gửi nhân viên có năng lực, triển vọng đi học những khóa học về lý luận nghiệp vụ kinh tế, cử đi học cao học, đại học tại chức nhằng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những cán bộ đó. Nhờ đó mà Ngân hàng đã đạt được một số hiệu quả đáng kể trong công tác đào tạo nhân lực để phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng nhân lực hiện nay.  Đào tạo ngoài nước
  • 30. 21 Ngân hàng đã cử những nhân viên ưu tú đi tham quan thực tập, tham quan quy trình quy trình vận hành của doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại tại nước ngoài, giao lưu để học hỏi kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật 2.2.4.4 Số lượng đào tạo Bảng 2.5 Tình hình đào tạo tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ (Đơn vị tính: Người) Năm Hình thức đào tạo 2016 2017 2018 I.Đào tạo trong nước 1.Cơ bản – dài hạn 2 3 4 2.Ngắn hạn 2 1 4 3. Bồi dưỡng nghiệp vụ 2 4 6 4.Bổ túc nâng cao 0 1 1 II. Đào tạo ngoài nước 1. Cơ bản – dài hạn 0 0 1 2.Ngắn hạn 0 1 1 3. Bồi dưỡng nghiệp vụ . 3 0 0 4.Bổ túc nâng cao 0 0 0 Tổng số đào tạo trong năm 9 9 17 (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Nhìn chung, từ khi có sự đổi mới trong giáo dục – đào tạo, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ có những bước tiến vượt bậc cả về quy mô, số lượng và chất lượng trong đào tạo. Kết quả đào tạo chú trọng, trong năm 2017 đào tạo được 9 người, năm 2018 đào tạo được 9 người, không tăng so với năm 2017 Kết quả đào tạo năm 2018 là 17 người, tăng 88.8% so với năm 2018. Phần lớn được đào tạo trong nước. Đào tạo nước ngoài chiếm tỷ trọng rất thấp khoảng 13.33 % năm 2018 Thực hiện tốt chủ trương, định hướng trong công tác đào tạo cán bộ nhân viên, trong công tác đào tạo phù hợp với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
  • 31. 22 2.2.6 Duy trì nguồn nhân lực 2.2.6.1 Đãi ngộ tinh thần Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, là một chính sách trợ cấp, hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên đang công tác tại Ngân hàng là không thể thiếu được trong chế độ tiền lương lao động, đây là vấn đề mà Ban lãnh đạo của Ngân hàng luôn chú trọng tới. Tình hình sử dụng các phúc lợi khác như: Thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân viên của Ngân hàng đi nghỉ mát, du lịch vào những kỳ nghỉ lễ trong năm. Tạo sự đoàn kết và chia sẻ giữa các nhân viên với nhau về công việc. Cải thiện đời sống, tinh thần cho người lao động Tổ chức khám sức khoẻ hàng năm cho công nhân viên của Ngân hàng Có quà tặng cho những dịp lễ, tết, kỷ niệm hàng năm. Ngân hàng lập ra một quỹ trợ cấp cho những cán bộ công nhân viên khi ốm, đau, v.v... Tổ chức thăm hỏi thường xuyên, quan tâm đến đời sống tinh thần của toàn bộ công nhân viên của Ngân hàng Khen thưởng, khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia các công tác, đoàn, Đảng. Bảng 2.6 Kết quả du lịch năm 2017-2018 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Địa điểm du lịch Vũng tàu Nha Trang Thời gian đi Tháng 07/2017 Tháng 08/2018 Phương tiện đi Xe du lịch Xe du lịch Số ngày đi 2 ngày 3 đêm 3 ngày 4 đêm Số lượng nhân viên tham gia Toàn bộ nhân viên Ngân hàng, dẫn theo gia đình người thân miễn phí vé xe, tiền phòng. Toàn bộ nhân viên Ngân hàng, dẫn theo gia đình sẽ phụ thu thêm tiền vé xe, tiền phòng 50%. Tiền ăn miễn phí Kinh phí Ngân hàng chịu toàn bộ chi phí Ngân hàng chịu toàn bộ chi phí
  • 32. 23 (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) 2.2.6.2 Đãi ngộ vật chất Tiền lương và vấn đề rất quan trọng trong xã hội, nếu chế độ tiền lương, lao động mà không phù hợp thì sẽ làm người lao động thất vọng. Bởi vậy mà Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ đã cố gắng để có chế độ lương bổng phù hợp với quy định của nhà nước, phù hợp với sức lao động của nhân viên, người lao động để kích thích lòng hăng hái trong công việc của cán bộ nhân viên. 2.3. Đánh giá công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ 2.3.1.Ưu điểm: Về quy trình tuyển dụng, ngân hàng có hệ thống tuyển dụng phù hợp, những ứng viên mới đạt tiêu chuẩn và đáp ứng được yêu cầu công việc tại ngân hàng Phòng nhân sự kịp thời có kế hoạch tuyển dụng đáp ứng được nhu cầu nhân sự thực tế từng giai đoạn thời kỳ. Ngân hàng đã phát huy nguồn nội lực của mình thông qua công tác tuyển dụng, đặc biệt có phương pháp tuyển dụng hợp lý là thông qua cán bộ công nhân viên ngân hàng – là phương pháp được ngân hàng sử dụng hiệu quả nhất trong thời gian qua. Ngân hàng cũng đã áp dụng các phương pháp đăng trên internet, trên báo địa phương, gửi thông báo tuyển đến các cụm dân cư, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn… Nguồn nhân lực địa phương và các tỉnh lân cận dồi dào giúp ngân hàng thuận lợi trong việc lựa chọn người có đủ khả năng và phù hợp nhất với công việc đề ra. Các vòng phỏng vấn được thực hiện một cách nghiêm túc để lựa chọn những ứng viên thích hợp với công việc của ngân hàng yêu cầu. Trong quá trình tuyển dụng có sự phân bổ hợp lý về bộ phận tuyển dụng, cách đánh giá, lựa chọn nhân viên mới theo một cách hiệu quả để tìm ra những ứng viên phù hợp với những phẩm chất của ngân hàng và sử dụng hợp lý chi phí tuyển dụng. Công tác thu hút tuyển chọn tại ngân hàng được quản lý được quản lý một cách chặt chẽ, rõ ràng và chi tiết về trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, bộ phận trong phỏng vấn cũng như nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động trong ngân hàng.
  • 33. 24 Về xác định nhu cầu tuyển dụng: ngân hàng căn cứ vào bản mô tả công việc, xác định những công việc thừa người, thiếu người thông qua trưởng các bộ phận để xác định về số lượng, tiêu chuẩn cần tuyển. Do vậy mà công ty luôn có những quyết định nhanh chóng, kịp thời đảm bảo cho mọi hoạt động được thông suốt. Nguồn tuyển dụng: Nguồn tuyển dụng của ngân hàng cũng khá đa dạng, ngoài nguồn bên trong ngân hàng cũng đã quan tâm đến một số nguồn bên ngoài, đặc biệt có sự ưu tiên cho những người thân trong công ty. Điều này có nhiều ưu điểm là nhân viên mới dễ hòa nhập vào môi trường mới, cách làm việc và kinh nghiệm làm việc cũng có thể dễ dàng học hỏi được từ người thân của họ. 2.3.2.Nhược điểm Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyển dụng nhân sự của ngân hàng còn có những hạn chế sau: Trong công tác tuyển dụng công ty chưa áp dụng công tác trắc nghiệm vào làm cho hiệu quả của việc tuyển chọn chưa được cao. Trường hợp khi nhu cầu công việc tăng cao, ngân hàng đã tuyển thêm lao động ở nơi làm việc, do thời gian quá gấp nên ngân hàng có thể phải tuyển những ứng cử viên không đủ tiêu chuẩn và công ty phải tổ chức đào tạo với một khoản chi phí lớn. Chính sách ưu tiên tuyển con em trong ngành có nhiều ưu điểm, nhưng cũng đem lại cho công ty những trường hợp khó khăn trong việc tuyển lao động có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, đúng ngành, đúng nghề. Các căn cứ cho tuyển dụng chưa được thực hiện tốt, ngân hàng thường xuyên lập các kế hoạch tuyển dụng nhân sự, trong nhiều trường hợp khi có công việc phát sinh thì mới tiến hành tuyển dụng gấp, điều này dẫn đến tình trạng bị động, làm giảm khả năng thu hút nhân viên giỏi. Nếu kéo dài tình trạng như vậy thì ngân hàng sẽ mất đi một đội ngũ nhân tài. Việc kiểm tra sức khỏe của các ứng viên đã trúng tuyển còn chưa được quan tâm đúng mức. Ngân hàng chỉ mới căn cứ vào giấy khám sức khỏe của ứng viên trong hồ sơ, mà những thông tin này chưa chắc đã phản ánh đúng tình trạng sức khỏe hiện tại của ứng cử viên. Đội ngũ lao động tuyển dụng trong ngân hàng có tuổi đời thấp, họ còn quá trẻ, tuy đội ngũ lao động này có nhiều ưu điểm nhưng họ lại chưa có nhiều kinh nghiệm
  • 34. 25 trong công việc. Công tác quản trị nhân sự của công ty mang tính chất phát sinh và giải quyết theo sự việc vì biến động nhân sự quản lý gây ảnh hưởng đến hoạch định và quản lý nhân lực. Cấu trúc tổ chức ngân hàng, chế độ quy định trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp bậc/phòng ban chưa rõ ràng, nhân viên có cấp trên trực tiếp nhưng khi có phát sinh thường làm việc trực tiếp với cấp lãnh đạo cao nhất, làm cho lãnh đạo khó mà giải quyết thấu đáo do chưa có thông tin. Tóm tắt chương 2: Bộ phận Kinh doanh và Bộ phận tín dụng: Bộ phận Kinh Doanh và Bộ phận tín dụng là hai bộ phận chiếm số đông trong các bộ phận, phù hợp với tố chất công việc như tìm kiếm khách hàng, tư vấn,v.v.... Nhân sự trong bộ phận Kinh doanh và Tín dụng tăng dần trong ba năm, cho thấy tình hình kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển và chi nhánh của Ngân hàng đã từng bước mở rộng quy mô thị trường. Ngân hàng áp dụng hình thức tuyển dụng chung cho tất cả các bộ phận như: phỏng vấn, thi viết...... Trong đó, hình thức thi viết được áp dụng cho bộ phận văn phòng và phỏng vấn cho bộ phận kinh doanh. Với hình thức văn phòng sẽ kiểm tra được độ chính xác và tỉ mỉ về phong cách quản lý và tổ chức công việc. Với hình thức kinh doanh sẽ kiểm tra về khả năng ứng xử và cách thuyết phục, qua đó nhận xét được ứng viên có tác phong ứng xử khi đối đáp với khách hàng Lãnh đạo các phòng ban có nhiệm vụ xem xét và đề xuất các kế hoạch đào tạo cho phòng ban mình và gửi về cho bộ phận nhân sự của Ngân hàng xem xét. Cùng với Ban giám đốc, bộ phận nhân sự sẽ xem xét nhân viên nào sẽ được đào tạo. Thường thì nhân viên bộ phận kỹ thuật sẽ được học thêm các lớp đào tạo kỹ năng sửa chữa và bảo trì máy móc. Còn nhân viên kế toán sẽ được học thêm các lớp nghiệp vụ nâng cao. Bộ phận bán hàng sẽ được đào tạo tại nơi làm việc. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, là một chính sách trợ cấp, hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên đang công tác tại Ngân hàng là không thể thiếu được trong chế độ tiền lương lao động, đây là vấn đề mà Ban lãnh đạo của Ngân hàng luôn chú trọng tới.
  • 35. 26 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - LÊ VĂN SỸ 3.1 Phướng hướng và mục tiêu phát triểncủa Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ trong thời gian tới 3.1.1 Phương hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng Không ngừng phát triển trong hoạt động kinh doanh, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, cải thiện điều kiện làm việc, tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phát triển Ngân hàng ngày càng lớn mạnh, bền vững. Những thành quả đạt được trong thời gian qua đã thể hiện ý chí và quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng, đồng thời khẳng định sự phát triển vững chắc đi lên cùng hoà chung với các doanh nghiệp trong cả nước. Chính vì vậy, Ngân hàng luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng, xây dựng và giữ vững được uy tín thương hiệu trên thị trường, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ, cũng như ổn định được đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Ngoài ra, Ngân hàng còn là đơn vị tham gia tốt các phong trào từ thiện mang tính thiết thực như: Xây nhà tình nghĩa, tình thương, tặng học bổng cho các trẻ em nghèo, gia đình chính sách, đồng bào bị thiên tai lũ lụt với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng. Chiến lượt sản xuất kinh doanh của Ngân hàng là: uy tín, chất lượng làm đầu. Liên tục cải tiến hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và với tôn chỉ 3.2 Một số kiến nghị 3.2.1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng Qua việc xem xét, đánh giá hồ sơ Ngân hàng Sao Nam Việt sẽ chọn ra được một số ứng viên thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của vị trí công việc cần tuyển. Từ đây ứng viên thường phải trải qua một số vòng xét tuyển tiếp, trong đó việc xét tuyển qua phỏng vấn hiện nay rất được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và người dự tuyển quan tâm. Việc phỏng vấn xét tuyển có thể được đơn vị thực hiện qua từng bước như sau:
  • 36. 27 Sau khi có được danh sách rút ngắn các ứng viên, Ngân hàng Sao Nam Việt mời các ứng viên có đủ tiêu chuẩn để phỏng vấn họ. Ngân hàng Sao Nam Việt nên thông báo cho các thí sinh này bằng thư mời gửi qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử, sau đó xác nhận lại bằng điện thoại để khẳng định các ứng viên đã nhận được thư mời. Trước khi gửi thư mời, Ngân hàng Sao Nam Việt nên quyết định thời gian, địa điểm phỏng vấn. Địa điểm phỏng vấn thường là tại Ngân hàng hoặc ở một nơi nào khác bên ngoài tùy thuộc vào đối tượng, số lượng người dự tuyển. Việc tiến hành phỏng vấn ở ngay văn phòng chính là một cơ hội tốt để Ngân hàng Sao Nam Việt giới thiệu đến các ứng viên về Ngân hàng của mình. Trong một số trường hợp đặc biệt, ứng viên đã không thể đến Ngân hàng để tham dự phỏng vấn theo thời gian được mời và có thông báo với Ngân hàng. Nếu xét thấy lý do chính đáng. Ngân hàng Sao Nam Việt nên linh động bố trí lại thời gian phỏng vấn cho ứng viên đó. Thư mời phỏng vấn nên bao giờ có nội dung sau: - Cám ơn ứng viên vì đã quan tâm đến vị trí công việc đang trống. - Mục đích của buổi phỏng vấn. - Thời gian phỏng vấn. - Địa điểm phỏng vấn. - Thời hạn và người liên lạc để xác nhận. Sau thời gian gửi thư mời phỏng vấn vài ngày, phía Ngân hàng Sao Nam Việt cử đại diện tại phòng Hành chính nhân sự gọi điện cho các ứng viên để xác nhận xem người dự tuyển đã nhận được thư hay chưa. Cuộc gọi điện này sẽ giúp Ngân hàng Sao Nam Việt có hình ảnh đầu tiên về ứng viên và kiểm tra ứng xử xã hội của ứng viên. Đây là kinh nghiệm tốt trước khi Ngân hàng tổ chức tiến hành phỏng vấn chính thức. 3.2.2.Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển a) Đề xuất giải pháp về thực hiện chương trình đào tạo: Việc hoàn thiện chính sách đào tạo tại Ngân hàng Sao Nam Việt nhằm giúp cán bộ - công nhân viên nâng cao trình độ, bắt kịp sự thay đổi về khoa học – công nghệ để ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại, góp phần tăng năng suất lao động. Do đó, chuyên viên phụ trách đào tạo phải liên tục cập nhật những
  • 37. 28 khoa học – công nghệ tiên tiến; và lắng nghe nhu cầu đào tạo từ các phòng ban, đơn vị; qua đó, nắm bắt được tình hình phát triển khoa học công nghệ, biết được các cán bộ - công nhân viên đang gặp những khó khăn gì, thiếu những kỹ năng gì, cần trang bị thêm những kiến thức gì. Từ đó, chuyên viên phụ trách đào tạo sẽ cùng với Ban lãnh đạo Ngân hàng thiết kế các chương trình thiết thực hơn cho từng đối tượng trong Ngân hàng. Tạo nhiều cơ hội hơn nữa cho các nhân viên được đào tạo và tham gia các lớp học về kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm tại nước ngoài để có thể tiếp thu được những công nghệ mới, những kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển. Một năm tổ chức khoảng từ 2 – 3 lớp đào tạo tại nước ngoài. Theo dõi các khoá học để kiểm tra chất lượng và sự tiếp thu của nhân viên. Có thể tham gia các khoá huấn luyện cùng với nhân viên để đảm bảo rằng chất lượng của khoá học tốt. 3.2.3 Hoàn thiện chính sách khen thưởng Phong phú hóa hình thức khen thưởng: Hiện nay, ở Ngân hàng chỉ có ba hình thức khen thưởng chính sau: o Thưởng tiền. o Bằng khen. o Tăng lương. Nhiều người quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp quan niệm rằng ghi nhận và khen thưởng thành tích làm việc của nhân viên đồng nghĩa với việc thưởng tiền và các điều kiện tài chính. Nhưng đó không phải luôn luôn là phương pháp phù hợp, nhất là trong thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn, như Ngân hàng hiện nay. Theo lý thuyết tạo động lực làm việc của Maslow, về mặt cơ bản, mỗi con người đều có 5 nhu cầu chính. Nếu ban lãnh đạo bưu điện Trung tâm Sài Gòn có thể vận dụng khéo léo để thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản này thì họ sẽ nhận lại được sự cống hiến hết mình của đội ngũ nhân viên. Để xây dựng những hình thức khen thưởng hợp lý, bản thân người quản lý phải hiểu rõ thế mạnh của chính mình. Và dựa trên thế mạnh ấy để xây dựng cho mình chính sách và các hình thức khen thưởng hợp lý.
  • 38. 29 Sau đây là một số hình thức có thể áp dụng tại Ngân hàng để hoàn thiện chính sách khen thưởng của mình: o Phần thưởng là các chuyến du lịch. o Thăng chức o Các hoạt động khích lệ tinh thần o Đăng tin trên nội san của Ngân hàng. o Phần thưởng là các khóa huấn luyện, bồi dưỡng. Việc tổ chức khen thưởng cũng không nhất thiết phải đợi đến dịp định kỳ. Nhà quản lý có thể tổ chức vào bất cứ thời điểm nào có thể để kịp thời ghi nhận sự đóng góp của nhân viên. Tóm tắt chương 3 Từ những nội dung đề xuất và phân tích trên, chương 3 đã cho chúng ta thấy được những định hướng của Ngân hàng trong thời gian tới cũng như những định hướng về quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng. Đặc biệt qua chương 3, ta cũng phần nào đưa ra được những giải pháp nhằm giúp nâng cao hơn hoạt động quản trị nguồn nhân lực ở Ngân hàng thông qua những chính sách đãi ngộ về vật chất như tiền lương, đãi ngộ về tinh thần như thời gian nghỉ ngơi, những chính sách phúc lợi, vui chơi, các hoạt động phong trào. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng đầu vào, ta đưa ra sơ đồ tuyển dụng hoàn thiện và chi tiết hơn.
  • 39. 30 KẾT LUẬN Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn phải đối mặt với những khó khăn thách thức khi gặp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Từ cạnh tranh dẫn đến sự đào thải trong kinh doanh, ai khôn khéo, năng động thì sẽ tận dụng được cơ hội, phòng tránh được các rủi ro, công việc này không ai khác ngoài con người có thể làm được. Vậy vai trò của người lao động trong doanh nghiệp là hết sức quan trọng, và vấn đề “quản trị con người” lại càng trở nên quan trọng hơn, nó sẽ là nền tảng cho các hoạt động khác. Đối với tất cả các ngân hàng trong nước nói chung và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ nói riêng, công tác quản trị nhân sự là yếu tố rất quan trọng, quyết định nhất, từ sự phát triển hay thất bại của một tổ chức hay doanh nghiệp, tạo sự đi lên cho doanh nghiệp, ổn định cuộc sống của người lao động, góp phần lớn trong sự đi lên của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua quá trình nghiên cứu tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ đã tạo điều kiện cho em nắm bắt kiến thức thực tế nhằm củng cố kiến thức đã được trang bị từ nhà trường. Trên cơ sở phân tích thực tế cho thấy những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản trị nguồn nhân sự. Bằng cách phân tích đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụ thể em đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế hiện nay để Ngân hàng có thể tham khảo nhằm mục đích góp phần giải quyết những mặt mà Ngân hàng còn hạn chế.
  • 40. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo trình: 1. Trần Kim Dung (2010). Quản trị nguồn nhân lực –NXB Giáo dục 2. Nguyễn Hữu Thân (2006) Quản trị nhân sự -– NXB Thống kê Tài liệutừ Ngân hàng 3. Các báo cáo tài chính của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Lê Văn Sỹ 4. Các số liệu sản xuất kinh doanh của phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự. 5. Điều lệ của Ngân hàng. Một số tài liệukhác 6. Các chuyên đề tốt nghiệp của các khóa trước. 7. Internet