SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 55
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..........................................................................................................1
Lý do ch n đ tàiọ ề ...............................................................................................................................5
M c tiêu nghiên c u:ụ ứ .........................................................................................................................5
Đ i t ng ngiên c u:ố ượ ứ ........................................................................................................................5
Ph m vi nghiên c u: Công Ty C Ph n Long Hi p.ạ ứ ổ ầ ệ ............................................................................6
S đ 1: M t s tiêu chu n ISO 9000 ph bi nơ ồ ộ ố ẩ ổ ế ...............................................................................11
CHƯƠNG 2:......................................................................................................13
TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP...............................13
2.1 T NG QUAN V CÔNG TY C PH N LONG HI PỔ Ề Ổ Ầ Ệ .....................................................................13
2.1.1 Gi i thi u chung v Công Ty C Ph n Long Hi pớ ệ ề ổ ầ ệ ................................................................13
2.1.9 Thu n l i, khó khăn, ph ng h ng phát tri n c a Công Tyậ ợ ươ ướ ể ủ .............................................23
CHƯƠNG 3:......................................................................................................25
HOÀN THIỆN HỆ THỒNG CHẤT LƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH CHẤT
LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP.......................................25
3.1 Th c tr ng áp d ng tiêu chu n iso 9001:2008 t i công ty c ph n Long Hi pự ạ ụ ẩ ạ ổ ầ ệ ........................26
3.2 Các yêu c u v ki m soát tài li u và ki m soát h sầ ề ể ệ ể ồ ơ ...............................................................26
3.3 Trách nhi m c a lãnh đ oệ ủ ạ .........................................................................................................31
3.4 T o s n ph mạ ả ẩ ............................................................................................................................37
3.5 Ki m soát mua hàngể ..................................................................................................................40
3.6 Ki m soát s n xu t và cung c p d ch vể ả ấ ấ ị ụ....................................................................................41
3.7 Ki m soát thi t b đo l ngể ế ị ườ .......................................................................................................43
3.8 Đo l ng và phân tích c i ti nườ ả ế ..................................................................................................44
3.9. Kết luận chung ..........................................................................................50
3.9.1. Tích c cự ..................................................................................................................................50
3.9.2. H n chạ ế .................................................................................................................................52
3.10. Một số giải pháp ......................................................................................52
TÓM TẮT CHƯƠNG 3:..................................................................................54
Page 1
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1: Một số tiêu chuẩn ISO 9000 phổ biến……………………
12
Bảng 1: Một số đối tác trong và ngoài
nước……………………….21
Page 2
Bảng 2: Bảo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty trong 3 năm…………………………………………………
23
Biểu đồ 1: Biểu đồ hình cột thể hiện lợi nhuận sau thuế của Công
ty qua 3
năm……………………………………………………………..2
Page 3
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STCL
TT
HD
BM
GĐ
SX
KH
QC & TL
KS
KT
CĐ
CƯHH
HĐQT
VN
CBCNV
CNĐKKD
Sổ tay chất lượng
Thủ tục
Tài liệu hổ trợ
Biểu mẫu
Giám đốc
Sản xuất
Kế Hoạch
Kiểm tra chất lượng và thử
nghiệm
Kế toán
Cơ điện
Cung ứng hàng hóa
Hội đồng quản trị
Việt Nam
Cán bộ công nhân viên
Chứng nhận đăng ký kinh
doanh
Page 4
PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra như là một xu thế phát
triển tất yếu của của nhân loại. Việt Nam ta là một quốc gia có nền kinh tế đang phát
triển tại khu vực Đông Nam Á cũng đã hòa mình vào xu thế mang tính toàn cầu này
bằng cách tham gia vào các tổ chức kinh tế mang tầm cỡ thế giới như: WTO,
ASEAN, APEC, ASEM,… điều này đã mang lại nhiều cơ hội cũng như không ít thách
thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc gia nhập vào các tổ chức này sẽ giúp các
doanh nghiệp tìm kiếm nhiều thị trường mới và tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ của
mình. Tuy nhiên, để có thể thâm nhập vào thị trường đó thì các doanh nghiệp Việt
Nam không những phải cạnh tranh về giá cả mà còn phải cạnh tranh về chất lượng. Vì
vậy, nếu muốn thâm nhập, tồn tại và đứng vững trên thị trường thì các doanh nghiệp
phải khẳng định được chất lượng và không ngừng cải tiến chất lượng các loại sản
phẩm và dịch vụ của mình để có thể đáp ứng nhu cầu về chất lượng sản phẩm ngày
càng cao của thị trường.
Để có thể khẳng định chất lượng của mình với thị trường, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải xây dựng được một hệ thống chất lượng thật vững chắc với những chính
sách chất lượng tốt và thể hiện được năng lực của Công Ty mình.
Xuất phát từ lý do đó, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công
Ty Cổ Phần Long Hiệp, em đã chọn đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
theo ISO 9001:2008 tại Công ty cổ phần Long Hiệp” để làm đề tài thực tập tốt
nghiệp cho mình.
Mục tiêu nghiên cứu:
Hệ thống hóa lại một số kiến thức về hệ thống quản trị chất lượng, chính sách chất
lượng và tìm hiểu thực tế về thực trạng áp dụng hệ thống chất lượng, chính sách chất
lượng tại Công Ty để từ đó dề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chất
lượng .
Đối tượng ngiên cứu:
Hệ thống chất lượng và chính sách chất lượng của Công Ty Cổ Phần Long Hiệp.
Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, quan sát thực tiễn và phân
tích số liệu để đánh giá hiệu quả quản lý chất lượng tại công ty cổ phần Xích líp Đông
Anh, từ đó đề xuất một số giải giáp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Phạm vi nghiên cứu: Công Ty Cổ Phần Long Hiệp.
Đề tài nghiên cứu tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công Ty Cổ
Phần Long Hiệp nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống chất lượng và chính
sách chất lượng của Công Ty. Nội dung đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ
CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG
CHƯƠNG 2: TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỒNG CHẤT LƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH
CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
VÀ CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG
- ”.
- Theo chuyên gia Philip Crosby: “ ”.
-
- Theo ISO 8402:1994 : “ ”.
- ”.
1.2 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT
LƯỢNG
1.2.1 Khái niệm hệ thống quản trị chất lượng
- Theo ISO 8402:1994 : “ ” .
- Theo ISO 900:2005 : “ ”.
- Theo TCVN ISO 9000:2007 : “ Hệ thống quản trị chất lượng là tập
hợp các yếu tố có liên quan và tương tác để định hướng và kiểm soát
một tổ chức về chất lượng”. Hiểu một cách đơn giản nhất, hệ thống
quản trị chất lượng là hệ thống quản trị trong đó có sự phân rõ trách
nhiệm, quyền hạn của từng thành viên trong doanh nghiệp, tất cả các
công việc được quy định thực hiện theo cách thức nhất định nhằm duy
trì hiệu quả và sự ổn định của các hoạt động. Hệ thống quản trị chất
lượng chính là phương tiện để thực hiện mục tiêu và các chức năng
của quản trị chất lượng.
 Các yếu tố hợp thành hệ thống quản trị chất lượng:
- Cơ cấu tổ chức
- Các quy định mà tổ chức tuân thủ
- Các quá trình
1.2.2 Vai trò và chức năng của hệ thống quản trị chất lượng
 Đối với khách hàng:
- Hệ thống quản trị chất lượng mang lại sự thõa mãn cho khách hàng
thông qua việc các sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được những yêu cầu
mà doanh nghiệp đưa ra, trong đó ngoài những yêu cầu về tiêu chuẩn
qui cách kỹ thuật và yêu cầu đáp ứng nhu cầu của cộng đồng là những
yêu cầu mà khách hàng đưa ra;
- Hệ thống quản trị chất lượng, đặc biệt là những hệt thống có tiêu
chuẩn và có chứng chỉ là một cơ sở quan trọng để khách hàng đánh giá
về chất lượng sản phẩm bởi đó chính là bằng chứng tốt nhất choc sự
đảm bảo về chất lượng của doanh nghiệp.
 Đối với doanh nghiệp
Hệ thống quản trị chất lượng là một bộ phận quan trong của hệ thống
quản trị chung của doanh nghiệp bởi về bản chất hệ thống quản trị chất
lượng chính là chất lượng của quản trị. Hệ thống quản trị chất lượng
đặt ra những yêu cầu cho hệ thống quản trị chung đồng thời hỗ trợ hệ
thống quản trị chung phát huy tối đa hiệu quả những hoạt động của
mình;
- Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa chính sách chất lượng và chính sách của
doanh nghiệp cũng như của các bộ phận khác;
- Hệ thống quản trị chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất của doanh
nghiệp giúp mọi hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, kiểm soát
từng quá trình, hoạt động, loại bỏ sự phức tạp, giảm thời gian xử lý,
kiểm soát tốt chi phí, lãng phí, giao hàng đúng hẹn,…cuối cùng là tạo
kết quả tốt hơn với mức chi phí tối ưu.
1.3 KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG, MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG
 Khái niệm chính sách chất lượng:
- Theo tiêu chuẩn ISO 8402:1994 : “ Chính sách chất lượng là những ý
đồ và những định hướng chung về chất lượng của một tổ chức, do cấp
lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra ”.
- Theo ISO 9000:2005 : “ Chính sách chất lượng là những ý đồ và
những định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến chất lượng
được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức ”.
 Khái niệm mục tiêu chất lượng:
- Theo ISO 9000:2005 : “ Mục tiêu chất lượng là điều định tìm kiếm
hay nhắm tới có liên quan về chất lượng ”.
1.4 KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN ISO
1.4.1 Khái niệm ISO
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá có tên tiếng Anh là
International Organization for Standardization. Đây là một tổ chức phi chính phủ
đựợc thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, đặt trụ sở
chính tại Geneva của Thụy Sỹ.
ISO là một mạng lưới của các viện tiêu chuẩn quốc gia của 160 nước trên thế
giới tính đến năm 2012( mỗi viện đại diện cho một nước) và hiện có khoảng 180 Ủy
ban kỹ thuật (technical committee) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực.
ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ
thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của
đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu
chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công
bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của
tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình.
Việt Nam gia nhập ISO năm 1977 và là thành viên thứ 72 của ISO . Tại Việt
Nam, tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thuộc bộ Khoa học – Công nghệ là
thành viện của ISO. Các tiêu chuẩn của ISO sau khi được quốc tế hóa sẽ được Việt
Nam xem xét và soạn thảo phiên bản riêng trên cơ sở tuân thủ tiêu chuẩn này.
1.4.2 Mục đích của ISO
Mục đích của ISO là thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn hóa và những công việc
có liên quan đến quá trình này, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi
hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thông qua việc xây dựng
và ban hành những bô tiêu chuẩn về sản xuất thưong mại và thông tin. Tất cả các tiêu
chuẩn ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện
1.4.3 Những bộ tiêu chuẩn hiện hành của ISO
 ISO hiện nay gồm những bộ tiêu chuẩn :
- ISO 9000 : Quản lý chất lượng
- ISO 14000 : Quản lý môi trường
- ISO 3166 : Mã số nước
- ISO 26000 : Trách nhiệm xã hội
- ISO 50001 : Quản lý năng lượng
- ISO 31000 : Quản lý rủi ro
- ISO 22000 : Quản lý an toàn thực phẩm
- ISO 27001 : Quản lý an ninh thông tin
- ISO 20121 : Sự kiện bền vững
1.4.3.1 Một số tiêu chuẩn ISO 9000 phổ biến
- ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng -- Cơ sở và từ vựng
- ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng -- Các yêu cầu
- ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững
- ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý
Sơ đồ 1: Một số tiêu chuẩn ISO 9000 phổ biến
1.4.3.2 Giới thiệu Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2008
ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và
chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức/doanh nghiệp. Tiêu chuẩn
này quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức, doanh
nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu sau:
- Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ
- Trách nhiệm của lãnh đạo
- Quản lý nguồn lực
- Tạo sản phẩm
- Đo lường, phân tích và cải tiến
Tổ chức này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một
tổ chức/ Doanh nghiệp :
- Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn đinh sản phẩm đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định và chế
định thích hợp.
- Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng
có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến liên tục hệ
thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu
luật định và chế định được áp dụng.
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ giúp các tổ chức/
doanh nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các hoạt động, đồng thời
phân định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều hành công việc. Hệ thống quản lý chất
lượng sẽ giúp cán bộ, công nhân viên thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường
xuyên cải tiến công việc thông qua các hoạt động theo dõi và giám sát. Một hệ thống
quản lý chất lượng tốt không những giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và
sự thỏa mãn của khách hàng và còn giúp đào tạo cho nhân viên mới tiếp cận công việc
nhanh chóng hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Để chuẩn bị cho việc phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống quản lý chất lượng tại
công ty cổ phần Long Hiệp, chương 1 đã giới thiệu sơ lược về quá trình phát triển của
quản lý chất lượng, các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO
9001:2008, giúp chúng ta hiểu rõ về hệ thống chất lượng, chính sách chất lượng, tổ
chức ISO và hệ thống Quản lý chất lựơng ISO 9001:2008, cũng như kinh nghiệm từ
việc áp dụng ISO 9001:2008 đồng thời định hương lựa chọn cơ sở và mô hình để đánh
giá hệ thống quản lý chất lượng tại doanh nghiệp. Chúng ta có thể dễ dàng hiểu được
thực trạng về hệ thống chất lượng và chính sách chất lượng tại Công Ty Cổ Phần Long
Hiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày đặc thù hoạt động quản lý chất lượng trong
ngành nông nghiệp.
CHƯƠNG 2:
TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP
2.1.1 Giới thiệu chung về Công Ty Cổ Phần Long Hiệp
 Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP
 Trụ sử chính : Km 1929 Quốc lộ 1A, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức,
tỉnh Long An.
 Điện thoại: 0723641299
 Fax : 0723890499
 Giấy CNĐKKD và ĐK thuế : Số 1100411735 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư
tỉnh Long An cấp ngày 03/08/2001, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày
17/12/2003.
 Vốn điều lệ : 22.000.000.000 đồng
 Số cổ phần : 220.000 cổ phần.
 Mệnh giá : 100.000 đồng/ cổ phần.
2.1.2 Lịch sử hình thành phát triển của Công Ty:
Công Ty cổ phần Long Hiệp được thành lập từ việc tách một nhà máy chuyên
gia công sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của Công Ty Vật Tư Bảo Vệ Thực Vật II (Nay
là Công Ty Cổ Phần Nông Dược HAI) cổ phần hóa vào tháng 10 năm 1999 trực thuộc
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Quyết định thành lập doanh nghiệp số
95/1999/QĐ/BNN-TCCB ngày 07/06/1999 do Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông
Thôn ký.
Phần vốn Nhà nước còn nắm giữ hiện nay trong Công Ty là 20%. Từ khi hình
thành vào cuối năm 1999, sản lượng sản xuất gia công tại Công Ty Phần Long Hiệp
không ngừng nâng cao, từ lúc ban đầu chỉ chuyên gia công cho Công Ty Vật tư Bảo
Vệ Thực Vật II với sản lượng dưới 10 triệu sản phẩm /năm cho đến nay Công Ty đã có
trên 10 khách hàng chiến lược với sản lượng đạt trên 50 triệu sản phẩm/năm với sản
lượng này hầu như đã đạt được năng lực sản xuất tối đa của Công Ty.
Nhận thấy nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao việc gia công sản xuất
cũng như sức chứa của các kho bãi trong tương lai sẽ bị bảo hòa nên từ năm 2003 đến
nay Công Ty đã đầu tư mở rộng thêm diện tích nhà xưởng sản xuất, kho bãi và đầu tư
trang thiết bị mới để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó, nhận thức được mình là đơn vị gia công kinh doanh trong ngành
hóa chất độc hại, Công Ty luôn ý thức được trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi
trường nên song song với việc đầu tư phát triển sản xuất đơn vị luôn nâng cao năng lực
cải thiện môi trường bằng việc đầu tư mua sắm các hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng
theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo tốt trách nhiệm bảo vệ môi trường.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ:
2.1.3.1 Chức năng:
Công Ty Cổ Phần Long Hiệp có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có
con dấu riêng và tài khoản riêng để giao dịch sản xuất kinh doanh. Công Ty thực hiện
chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật.
2.1.3.2 Nhiệm vụ:
- Công Ty Cổ phần Long Hiệp là một tổ chức sản xuất, gia công pha
chế các loại thuốc thực vật. Công Ty phải chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định về bảo vệ môi trường của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước
Tổng Công Ty về kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty, chịu
trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm do Công Ty sản xuất.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của
mình để tạo sự uy tín với khách hàng.
- Áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất phù hợp với
chiến lượt và kế hoạch chung của Tổng Công Ty và nhu cầu thị
trường.
- Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý, thu nhập từ
chuyển nhượng tài sản phải được tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công
nghệ của Công Ty theo sự phê duyệt của Tổng Công Ty.
- Làm tròn nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, phấn đấu thực hiện các chỉ
tiêu kế hoạch, chấp hành tốt nghiêm túc các chế độ chính sách về quản
lý kinh tế tài chính của Công Ty, chế độ hạch toán kinh kế.
- Sử dụng hợp lý lao động, nguyên liệu - vật tư, tiền vốn, trang thiết bị
của Công Ty trong sản xuất để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu
quả.
- Thực hiện tốt chính sách, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động
tiền lương, bảo hiểm xã hội, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ nghiệp vụ tay nghề CBCNV của Công Ty.
- Giáo dục chính trị tư tưởng, chăm lo điều kiện đời sống vật chất tinh
thần cho toàn thể CBCNV trong đơn vị.
Theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059381 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Long An cấp cho Công Ty cổ phần Long Hiệp kinh doanh các ngành nghề sau:
- Sản xuất, gia công pha chế các loại thuốc thực vật, phân bón lá;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư bảo vệ thực vật, phân lá và các loại
vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp;
- Sản xuất, gia công hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng
trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
- Cho thuê kho bãi, văn phòng.
2.1.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công Ty:
2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức Công Ty
2.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận:
 Đại hội đồng cổ đông:
- Thông qua định hướng phát triển của Công Ty.
H I Đ NG QU N TRỘ Ồ Ả Ị
Đ I H I Đ NG C ĐÔNGẠ Ộ Ồ Ổ
BAN KI M SOÁTỂ
GIÁM Đ CỐ
PHÓ GIÁM Đ CỐ
PHÒNG
QC & TL
PHÒNG K HO CHẾ Ạ
T NG H PỔ Ợ
PHÒNG K TOÁNẾ
B PH N C ĐI NỘ Ậ Ơ Ệ
B PH NỘ Ậ
CUNG NG HÀNG HÓAỨ
B PH N S N XU TỘ Ậ Ả Ấ
- Quyết định những loại cổ phần và tổng số từng loại cổ phần được
quyền chào bán.
- Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
- Xem xét, xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây
thiệt hại cho Công Ty và cổ đông của Công Ty.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và thành viên Ban
kiểm soát.
 Ban kiểm soát:
- Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế
của Công Ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức
độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ
chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định
báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của
Công Ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên
Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
 Hội đồng quản trị:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung và dài hạn và kế
hoạch kinh doanh hàng năm của Công Ty.
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư hàng năm của Công Ty.
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công Ty.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành
công việc kinh doanh hàng ngày của Công Ty.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ
đông.
 Giám đốc:
- Quyết định các vấn đề kinh doanh hàng ngày của Công Ty mà không
cần quyết định của HĐQT.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công
Ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của Công
Ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT.
 Phó Giám đốc:
- Giúp Giám đốc điều hành Công Ty theo sự phân công ủy quyền của
Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những nhiệm vụ
được Giám đốc phân công và ủy quyền, thay thế Giám đốc khi vắng
mặt.

-
-
- Định hướng phát triển các loại sản phẩm mới.
 Phòng kế hoạch tổng hợp:
- Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ cấu công thức phối chế sử dụng
nguyên vật liệu phù hợp, qui trình công nghệ ổn định và cải tiến chất
lượng sản phẩm. Nghiên cứu sửa đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật đã lạc
hậu không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh được Ban
Giám đốc duyệt. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sáng
kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm
vật tư, hợp lý hóa sản xuất.
- Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc Công Ty trong
việc quản lý, điều hành công việc thuộc các lĩnh vực kế hoạch, kinh
doanh.
- Lập kế hoạch cung ứng nguyện liệu, phụ liệu, vật tư, dự thảo các hợp
đồng mua bán, tổ chức mua sắm nguyên liệu kịp thời cung ứng cho
sản xuất. Tìm nguồn vật tư nguyên liệu đảm bảo chất lượng, giá cả
hợp lý, thực hiện báo cáo thống kê theo chế độ nhà nước quy định.
Trưởng phòng kế hoạch có trách nhiệm quản lý các bộ phận sau:
- Bộ phận cung cấp hàng hóa:
 Kiểm soát, cân đong đo đếm đủ và đúng về số lượng qui cách tất
cả các loại hàng hóa khi xuất nhập kho.
 Thực hiện việc đặt hàng theo kế hoạch và theo chỉ số tồn kho,
theo yêu cầu của lãnh đạo.
- Bộ phận sản xuất:
 Kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm sang chai đúng theo tiêu chuẩn
của phòng QC & TL.
 Nhận các hàng hóa, vật tư sang chai trong ngày, chịu trách nhiệm
với các vật tư, hàng hóa đó.
- Bộ phận cơ điện:
 Quản lý toàn bộ các trang thiết bị máy móc, viết hướng dẫn sử
dụng máy, các trang thiết bị về điện trong Công Ty.
 Đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho sản xuất luôn ở trạng thái hoạt
động tốt.
 Phòng kế toán:
- Là nơi thực hiện công tác hạch toán nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ
dữ liệu về chi phí sản xuất kinh doanh, tình hình hiện có và sự biến
động các tài sản.
- Định kỳ ( Tháng, Quý, Năm) lập các báo cáo theo đúng chế độ, gửi lên
các cơ quan quản lý, ban kiểm soát.
- Xác định nhu cầu về vốn và xây dựng các kế hoạch tài chính của Công
Ty.
- Theo dõi sổ sách và hạch toán các công trình cho từng đội sản xuất.
- Theo dõi quá trình vay vốn cung ứng vốn cho các đơn vị có trách
nhiệm tham mưu cho Giám đốc điều hành để có những quyết định
chính xác kịp thời.
2.1.7 Một số đối tác trong và ngoài nước của Công Ty
Bảng 1: một số đối tác trong và ngoài nước
Năm
2010 2011 2013
ACPC CÔNG TY TNHH TM ACP VN
BVSG VN
CONN VN
CPDX VN
CPHA VN
CPHIM VN
CTAA VN
CTBC CÔNG TY TNHH BACONCO
CTHA VN
CTLA CÔNG TY TNHH WONDERFUL AGRICUTLE VN
ENAS VN
HAI VN
HML CÔNG TY TNHH HAI MINH LONG VN
MAKH ISRAEL
MLCO CÔNG TY TNHH MINH LONG VN
NISA NISSAN CHEMICAL INDUSTRIES Ltd VN
PPYC CAMPUCHIA
SHMK VN
SUMI
THAI VN
81.343.244.055 125.830.622.089 154.197.630.648
- - -
81.343.244.055 125.830.622.089 154.197.630.648
66.418.704.913 108.046.696.883 139.198.613.416
14.924.539.142 17.783.925.206 14.999.017.232
1.570.790.921 2.474.671.950 1.504.510.465
6.067.005.551 8.891.341.236 3.189.164.007
2.665.717.226 4.073.581.299 3.337.424.016
2.359.234.773 3.490.898.013 2.936.481.455
4.396.520.475 4.313.775.154 5.961.666.739
3.672.569.264 3.562.582.753 4.416.215.496
51.278.983 1.666.584 61.281.749
45.077 22.000 73.049
51.233.906 1.644.584 61.208.700
3.723.803.170 3.564.227.337 4.477.424.196
- - -
3.723.803.170 3.564.227.337 4.477.424.196
Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty qua 3 năm
Biểu đồ 1:
-
-
- Cùng với việc tăng doanh thu bán hàng thì Giá vốn hàng bán trong 3
năm của Công Ty cũng tăng theo: giai đoạn 2010-2011 tăng 41,627 tỷ
đồng (tương đương 62,68% ), giai đoạn 2011-2012 tăng 31.152 tỷ
đồng (tương đương tăng 28,83%). Tuy nhiên, tốc độ tỷ lệ tăng giá vốn
hàng bán lại cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu, điều này là một biểu hiện
không tốt vì vậy Công Ty có thể xem xét lại tình hình sử dụng nguồn
nguyên vật liệu cho thích hợp.
- Vì giá vốn hàng bán có tỷ lệ tăng nhanh hơn doanh thu nên phần lợi
nhuận gộp của Công Ty tăng trong giai đoạn 2010-2011, nhưng lại
giảm vào giai đoạn 2011-2012.Cụ thể, giai đoạn 2010-2011 tăng 2,859
tỷ đồng (tương đương tăng19,16% ), giai đoạn 2011-2012 giảm 2,785
tỷ đồng(tương đương giảm 18,57%).
- Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công Ty trong giai đoạn 2010-
2011 tăng 903,88 triệu đồng (tương đương 57,54% ), giai đoạn 2011-
2012 giảm 970,16 triệu đồng (tương đương giảm 64,48%). Có sự biến
động này là do trong giai đoạn 2011-2012 Công Ty chú trọng đầu tư
vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nên không đầu tư nhiều vào hoạt
động tài chính. Điều này ta có thể thấy được thông qua Chi phí tài
chính (chi phí tài chính cũng tăng 2,824 tỷ đồng trong giai đoạn 2010-
2011 nhưng giảm 5,702 tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2012).
- Chi phí bán hàng giai đoạn 2010-2011 tăng 1,132 tỷ đồng (tương
đương 47,97% ), giai đoạn 2011-2012 giảm 554,42 triệu (tương
đương giảm 18,89%). Đây là một biểu hiện tích cực, vì Công Ty đẩy
mạnh sản xuất trong giai đoạn 2011-2012 nhưng chi phí bán hàng lại
được giảm.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công Ty giai đoạn 2010-2011 giảm
82,745 triệu đồng (tương đương giảm 1,92% ), điều này cho thấy
Công Ty quản lý chi phí có hiệu quả. Nhưng trong giai đoạn 2011-
2012 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1,648 tỷ đồng (tương đương
tăng 38,2%), vì giai đoạn này Công Ty tập trung vào sản xuất nên chi
phí tăng theo doanh thu.
- Các loại chi phí trên thay đổi khác nhau trong từng giai đoạn nên làm
cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công Ty giai đoạn 2010-
2011 giảm 109,987 triệu đồng (tương đương giảm 3,09% ), giai đoạn
2011-2012 tăng 853,63 triệu đồng (tương đương tăng 23,96%).
- Về Phần thuế thu nhập doanh nghiệp của Công Ty: vì năm 2010 Công
Ty kết chuyển lợi nhuận bị lỗ nên thuế thu nhập sẽ được Nhà nước
miễn cho đến khi Công Ty kết chuyễn hết phần lợi nhuận bị lỗ qua các
năm. Sau đó Công Ty sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp.
2.1.9 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển của Công Ty
2.1.9.1 Thuận lợi:
Tổ chức bộ máy, nhân sự lãnh đạo Công Ty ổn định, tinh thần đoàn kết, cán bộ,
người lao động, cổ đông tin tưởng vào định hướng phát triển của Công Ty; Công Ty
luôn chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công Ty, tham gia tốt các
công tác xã hội;
Phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất kinh doanh được duy trì và phát huy tốt,
các tổ chức chính trị: Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên hoạt động rất tích cực, thiết
thực phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Công Ty, nâng cao hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh;
Công Ty được cổ phần hóa năm 1999 từ Xưởng Nông dược Long Hiệp thuộc
Công Ty Vật tư bảo vệ thực vật 2 nay là Công Ty Cổ phần Nông dược HAI. Do vậy,
Công Ty có mối quan hệ tốt với Công Ty Cổ phần Nông dược HAI.
2.19.2 Khó khăn:
Trong các khách hàng gia công, Công Ty Cổ phần Nông dược HAI có yêu cầu
cao hơn các Công Ty khác, nên Công Ty cần phải đầu tư nhiều hơn mới có thể đạt yêu
cầu. Đảm bảo 2 an toàn: an toàn cho công nhân và môi trường, 2 chống: chống cháy
nổ và chống lẫn nhiễm theo tiêu chuẩn Cropfile. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của Công
Ty cổ phần Nông dược HAI thì Công Ty phải có kế hoạch đầu tư mới.
2.1.9.3 Phương hướng phát triển:
-
- Tích cực cân đối kế hoạch nhập vật tư phù hợp với tiến độ sản xuất.
-
TÓM TẮT CHƯƠNG 2:
Là phần giới thiệu tổng quan về Công Ty Cổ Phần Long Hiệp gồm: lĩnh vực hoạt động
hay cơ cấu tổ chức của Công Ty cùng với các dữ liệu doanh thu trong các năm 2010,
2011, 2013. Nhìn chung, công ty đã tận dụng tốt ưu thế của mình để triển khai nhiều
sản phẩm huy động mới. Hoạt động công ty cũng đã có những bước phát triển mang
tính đột phá, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc đánh giá
được chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty đã cho ta đúc kết được những mặt
đạt được và chưa đạt của công ty làm tiền đề đưa ra được giải pháp ở chương sau
CHƯƠNG 3:
HOÀN THIỆN HỆ THỒNG CHẤT LƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH
CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP
3.1 Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn iso 9001:2008 tại công ty cổ phần Long Hiệp
Trong thời gian Qua Công Ty Cổ Phần Long Hiệp đã không ngừng nổ lực để
xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn và kết quả là Công Ty đã được
Trung tâm chứng nhận phù hợp (QUACERT) chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng
đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.
QUACERT là một tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc tổng cục Tiêu
chuẩn đo lường chất lượng do Bộ Khoa Học Và Công Nghệ thành lập, thực hiện chức
năng phục vụ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng. QUARCERT còn
là một tổ chức chứng nhận chất lượng hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Chứng chỉ của trung tâm QUACERT có giá trị trong thời hạn 5 năm. Trong 5
năm, trung tâm sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá định kỳ mỗi năm 1 lần đối với Công
Ty. Sau 5 năm trung tâm sẽ tiến hành kiểm tra lại và cấp chứng chỉ mới cho Công Ty
nếu đạt chất lượng, nếu không đạt thì Công Ty phải khắc phục lại và trung tâm sẽ kiểm
tra vào lần tiếp theo.
Để đạt được chứng nhận của trung tâm QUARCERT, Công Ty đã từng bước
xây dựng các yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 cụ thể như sau:
3.2 Các yêu cầu về kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ
-
-
-
-
-
-
-


-
Bao gồm tất cả các quy định về:
 Quy định về ký hiệu:
-




-








-
-
-
-
Ví dụ: Biểu mẫu số 1 của thủ tục kiểm soát tài liệu:
BM_01/TT_KS_KSTL

-





Trang




-







Định nghĩa (nếu có).




-
-
-
-
- Xem

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
3.3 Trách nhiệm của lãnh đạo
3.3.1 Cam kết của lãnh đạo
Giám đốc Công Ty đảm bảo việc xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống tích hợp,
cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống thông qua các biện pháp như sau:
- Truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp ứng khách
hàng cũng như những yêu cầu luật định qua việc trao đổi thông tin với
mọi người bằng hình thức thông báo , họp, bản tin, huấn luyện,..
- Xây dựng và phổ biến chính sách về chất lượng, môi trường, sức khỏe
an toàn lao động.
- Mục tiêu chất lượng, môi trường hằng năm được thiết lập, thấu hiểu và
thực hiện.
- Lãnh đạo thực hiện việc xem xét hiệu quả của hệ thống cũng như việc
bổ sung nâng cao năng lực của nhân viên.
3.3.2 Hướng vào khách hàng
Giám đốc Công Ty đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được xác định và
đáp ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Để đảm bảo khách hàng luôn là
đối tượng được quan tâm hàng đầu Công Ty đã xác định rõ “các quá trình liên quan
đến khách hàng” và luôn theo dõi, đo lường sự thõa mãn của khách hàng nhằm giữ
chân các khách hàng hiện tại vè thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
3.3.3 Thiết lập Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng cho các
phòng ban
3.3.3.1 Chính sách chất lượng, môi trường
- Chính sách chất lượng, môi trường Công Ty được Giám đốc xây dựng,
ban hành phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công Ty.
Trong từng giai đoạn phát triển chính sách này có thể điều chỉnh và
thay đổi tùy thuộc vào quyết định của Đại Hội Đồng Cổ Đông của
Công Ty.
- Trưởng bộ phận các phòng ban có trách nhiệm thông hiểu và truyền
đạt cho các cán bộ công nhân viên phòng ban mình thấu hiểu, tổ chức
và duy trì việc thực hiện chính sách chất lượng trong mọi lĩnh vực hoạt
động của bộ phận mình.
- Mục tiêu chất lượng, môi trường được xây dựng và lập thành văn bản
nhằm cụ thể hóa chính sách chất lượng, môi trường trong từng giai
đoạn sản xuất kinh doanh của Công Ty. Trên cơ sở đó, xây dựng và
thực hiện các kế hoạch, thực hiện các mục tiêu của các bộ phận liên
quan nhằm đạt được các mục tiêu Công Ty đề ra.
- Việc thực hiện các kế hoạch mục tiêu được đại diện lãnh đạo các
trưởng bộ phận, trưởng phòng ban theo dõi giám sát và có phương án
điều chỉnh kịp thời khi trong thời gian thực hiện chưa đáp ứng được
các yêu cầu đề ra trong kế hoạch.
- Trưởng các bộ phận, các phòng ban trong Công Ty chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện với sự hỗ trợ của đại diện lãnh đạo cùng sự chỉ đạo
của Giám đốc Công Ty.
3.3.3.2 Mục tiêu chất lượng - môi trường
- Thực hiện duy trì hệ thống chất lượng ISO 9001:2008. Đánh giá
chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000:2004.
- Phòng QC & TL duy trì những yêu cầu chung về năng lực thử nghiệm
ISO 17025:2005 đảm bảo 100% khách hàng thõa mãn dịch vụ thử
nghiệm, kiểm tra 100% các lô nguyên liệu nhập, thực hiện 100% kế
hoạch giám sát và đo lường chất lượng môi trường.
- Phòng kế hoạch tổng hợp phấn đấu đạt 100% đơn hàng sản xuất, đảm
bảo 100% thõa mản khách hàng không để xảy ra tình trạng khiếu nại
khách hàng, phấn đấu tăng 5% công suất máy thuốc bột (MTB 10-13),
cố gắng giảm 2% điện năng tiêu thụ, nước sử dụng toàn Công Ty.
- Phòng kế toán tổng hợp kiểm soát chặc chẽ chi phí giá thành, chi phí
quản lý, quản lý sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
- Duy trì hiệu quả hệ thống phòng cháy chữa cháy, vận hành an toàn
máy móc thiết bị, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn lao động, ngăn
ngừa nhiễm lẫn thuốc Bảo Vệ Thực Vật, thực hiện đúng, linh hoạt,
hiệu quả các chuẩn mực Corplife bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe
người lao động.
- Các mục tiêu chất lượng, môi trường bao gồm cả những điều cần thiết
để đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm được thiết lập hàng năm: mục
tiêu đo được và nhất quán với chính sách. Việc theo dõi và đo lường
các mục tiêu này phải được thực hiện bởi các bộ phận trong Công Ty.
3.3.4 Xác định quyền hạn chức vụ cho các chức danh lãnh đạo trong Công Ty
Giám đốc Công Ty đảm bảo rằng trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ giữa
các phòng ban đã được xác nhận và thông báo.
3.3.4.1 Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc
• Trách nhiệm
- Tổ chức thực hiện các hoạt động của hội đồng quản trị
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công
Ty.
- Lãnh đạo các phòng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên trong
Công Ty
- Chịu trách nhiệm chính về công tác đối nội, đối ngoại, tổ chức nhân sự
trong công tác đoàn thể, Đảng, Đoàn, công đoàn trong Công Ty.
- Ký kết toàn bộ các hợp đồng kinh tế, gia công sản xuất của Công Ty.
- Lập chương trình khuyến khích, khuyến mãi đối với khách hàng cũng
như phát triển Công Ty.
- Chịu trách nhiệm pháp lý về các báo cáo tài chính, sản xuất kinh
doanh với hội đồng quản trị, các cổ đông của Công Ty và các cơ quan
pháp quyền của nhà nước.
- Định kỳ xem xét tính hiệu quả và phù hợp của hệ thống quản lý chất
lượng, môi trường của Công Ty.
- Là đại diện lãnh đạo về chất lượng và môi trường.
- Ký kết hợp đồng lao động với tất cả các cán bộ công nhân viên trong
Công Ty
 Quyền hạn
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của
Công Ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công
Ty trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức.
- Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công Ty kể
cả các cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác có liên quan đến hay bắt nguồn
từ các nhiệm vụ trên.
3.3.4.2 Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Giám đốc
 Trách nhiệm
- Theo dõi và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các vấn đề kỹ thuật
trong sản xuất, gia công của Công Ty.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
- Phó đại diện lãnh đạo xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý
chất lượng, môi trường theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001, ISO
14000.
- Phụ trách môi trường trong ban QHSE.
- Theo dõi, giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng, môi trường.
- Báo cáo các hoạt động của hệ thống tích hợp trong các cuộc xem xét
của lãnh đạo để làm cơ sở cải tiến hệ thống chất lượng, môi trường.
- Liên hệ với các cơ quan bên ngoài về các vấn đề liên quan đến hệ
thống chất lượng, môi trường.
- Phụ tá cho Giám đốc trong việc sản xuất kinh doanh của Công Ty.
 Quyền hạn
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc mình phụ trách.
- Phó đại diện lãnh đạo được trao đầy đủ quyền để đảm bảo thực hiện và
duy trì hệ thống chất lượng, môi trường của Công Ty phù hợp với yêu
cầu tiêu chuẩn ISO và chính sách do Giám đốc đề ra.
- Chỉ đạo, theo dõi các phòng ban mình quản lý.
- Thay thế điều hành Công Ty khi Giám đốc đi vắng.
3.3.5 Quy trình trao đổi thông tin
Thông tin trong Công Ty được chia thành 2 phần: thông tin nội bộ và thông tin
bên ngoài.
3.3.5.1 Thông tin nội bộ
Ban ISO đảm bảo các thông tin liên quan đến hoạt động của hệ thống đều được
phổ biến, trao đổi đến mọi cấp cần thiết, đúng lúc, chính xác, bằng các phương tiện,
hình thức như công văn, thông báo, hội họp, báo cáo, thư từ, email, điện thoại,… Nội
dung thông tin gồm có:
- Các chính sách, mục tiêu của Công Ty
- Các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của luật định, yêu cầu nội bộ
- Các kết quả đánh giá nội bộ, kết quả đánh giá bên ngoài
- Các khiếu nại, phản hồi, ý kiến của khách hàng
- Các vấn đề về môi trường do cơ quan nhà nước thông báo
- Các kết quả hoạt động của hệ thống
- Các thông tin khác liên quan đến chất lượng hay môi trường
Ban ISO nhận thông tin, giải quyết và trả lời bằng các phương tiện thích hợp
sau khi được lãnh đạo phê duyệt.
3.3.5.2 Thông tin bên ngoài
- Ban ISO tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, trình lãnh đạo xem xét, góp
ý kiến giải quyết và trả lời sau khi được lãnh đạo phê duyệt.
- Trách nhiệm trao đổi thông tin với các đơn vị bên ngoài do Giám đốc
quyết định.
- Giám đốc sẽ quyết định các loại thông tin nào được phép truyền ra bên
ngoài.
- Các vấn đề liên quan đến môi trường khi được yêu cầu bởi cơ quan
bên ngoài, người được phân công có trách nhiệm chuẩn bị thông tin và
trình cho Giám đốc quyết định.
- Trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến môi trường ban lãnh
đạo cần xem xét giải quyết theo luật định.
3.3.6 Xem xét của lãnh đạo
Để đảm bảo duy trì liên tục tính phù hợp, đầy đủ và hiệu quả, lãnh đạo cấp cao
nhất của Công Ty phải tiến hành xem xét lại hệ thống quản lý tích hợp tối thiểu 1 lần
trong năm. Việc xem xét này có thể tiến hành với toàn bộ hoặc một phần của hệ thống.
Thủ tục xem xét của lãnh đạo được xem xét nhằm mục đích này.
Việc xem xét của lãnh đạo bao gồm xem xét các vấn đề sau:
- Các kết quả đánh giá:
 Đánh giá nội bộ hệ thống chất lượng, môi trường.
 Kết quả đánh giá hệ thống của bên thứ ba.
 Đánh giá của khách hàng.
 Đánh giá của cơ quan chức năng.
- Các thu thập ý kiến của khách hàng, các khiếu nại của khách hàng.
- Báo cáo tình hình thực hiện các hành động khắc phục/ phòng ngừa,
việc thực hiện các hành động của lần xem xét trước đó.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả của các quá trình, sự phù hợp của sản
phẩm thông qua các kết quả phân tích dữ liệu.
- Trao đổi thông tin với các cơ quan hữu quan bên ngoài, kể cả các
khiếu nại.
- Kết quả hoạt động môi trường của tổ chức.
- Mức độ các chỉ tiêu và mục tiêu đã đạt được.
- Các thay đổi về luật pháp có ảnh hưởng đến hoạt đông cũng như ảnh
hưỡng đến hệ thống quản lý tại Công Ty.
- Tổng kết, phân tích các mặt mạnh/ yếu, những nguy cơ, rủi ro hay
những cơ hội phát triển của Công Ty, các khuyến nghị cải tiến.
- Các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét trước.
Đầu ra của việc xem xét của lãnh đạo là các quyết định cần thiết để thay đổi,
phát hiện các cơ hội để cải tiến hệ thống quản lý chất lượng bao gồm cả việc chỉnh sửa
chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng. Hồ sơ xem xét của lãnh đạo phải
được lưu giữ theo quy định trong thủ tục kiểm soát hồ sơ.
3.4 Tạo sản phẩm
Quy trình tạo sản phẩm của công bao gồm các công việc:
3.4.1 Hoạch định cho việc tạo sản phẩm
Công Ty đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm do Công Ty sản xuất ra đều được
lập kế hoạch và triển khai các quá trình cần thiết phục vụ cho việc sản xuất ra sản
phẩm đó. Hoạch định việc tạo sản phẩm luôn nhất quán với các yêu cầu của các quá
trình khác của hệ thống quản lý chất lượng mà Công Ty đang áp dụng trong quá trình
hoạch định Công Ty luôn xác định rõ các yếu tố sau:
- Các mục tiêu chất lượng và các yêu cầu đối với sản phẩm.
- Nhu cầu xác lập các quá trình, tài liệu và việc cung cấp các nguồn lực
cụ thể đối với sản phẩm đó.
- Các hoạt động kiểm tra xác nhận, giám sát.
- Các hồ sơ cần thiết để chứng minh rằng các quá trình hình thành sản
phẩm và sản phẩm được sản xuất ra luôn thõa mãn các yêu cầu đã đề
ra.
3.4.2 Các quá trình liên quan đến khách hàng
Các quá trình liên quan đến khách hàng đều được Công Ty xác định rõ như: xác
định các yêu cầu có liên quan đến sản phẩm, xem xét các yêu cầu có liên quan đến sản
phẩm, xác định việc áp dụng các biện pháp cần thiết để thông tin đến khách hàng.
- Xác định các yêu cầu có liên quan đến sản phẩm gồm:
 Hiểu rõ các yêu cầu về sản phẩm do khách hàng đề ra.
 Hình thức giao hàng, phương thức thanh toán.
 Các yêu cầu pháp lý liên quan đến sản phẩm.
 Các yêu cầu khách hàng không đề cập nhưng cần thiết cho việc sử
dụng.
- Việc xem xét các yêu cầu có liên quan đến sản phẩm được Công Ty
tiến hành trước khi cam kết cung cấp sản phẩm cho khách hàng luôn
được đảm bảo và bao gồm:
 Các yêu cầu về sản phẩm đã được xác định rõ.
 Tất cả các yêu cầu trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng khác biệt so
với ban đầu đều được giải quyết.
 Xác định khả năng của Công Ty trong việc đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng.
- Thông tin với khách hàng: Công Ty xác định việc áp dụng các biện
pháp cần thiết, có hiệu quả để thông tin với khách hàng bao gồm:
 Các thông tin có liên quan đến sản phẩm.
 Các yêu cầu, hợp đồng hoặc đơn đặt hàng kể cả thay đổi của
chúng.
 Các ý kiến phản hồi của khách hàng.
3.4.3 Kiểm soát thiết kế và phát triển
3.4.3.1 Hoạch định thiết kế và phát triển
Công Ty áp dụng cho việc triển khai các kế hoạch mới, tiến hành lập kế hoạch,
kiểm soát và đánh giá khả năng thực hiện của quy trình. Cần phải xác định:
- Các giai đoạn của quy trình.
- Xem xét, kiểm tra xác nhận cho mỗi giai đoạn.
- Trách nhiệm và quyền hạn đối với các hoạn động của quy trình
- Phân công người chịu trách nhiệm thực hiện từng giai đoạn
3.4.3.2 Đầu vào của thiết kế và phát triển
Căn cứ vào các yêu cầu của Công Ty hay yêu cầu của khách hàng, Trưởng
phòng kế hoạch sẽ lên kế hoạch, phân công xem xét đánh giá. Bao gồm:
- Yêu cầu về chưc năng và công dụng.
- Yêu cầu về chế định và pháp luật thích hợp.
- Thông tin có thể áp dụng từ thiết kế tương tự trước đó.
- Các yêu cầu khác của thiết kế và phát triển như xem xét các sự thay
đổi về kỹ thuật hay tổ chức có ảnh hưởng đến Công Ty.
3.4.3.3 Đầu ra của thiết kế và phát triển
Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cần phải có sự
phê duyệt của Giám đốc để ban hành triển khai. Đầu ra của quy trình phải:
- Đáp ứng yêu cầu đầu vào của thiết kế và phát triển.
- Cung cấp các thông tin thích hợp cho việc mua hàng, sản xuất và cung
cấp dịch vụ.
- Bao gồm hoặc viện dẫn đến các chuẩn mực chấp nhận của sản phẩm.
- Xác định các đặc tính cốt yếu cho an toàn và sử dụng đúng của sản
phẩm.
3.4.3.4 Xem xét thiết kế và phát triển
Trong quá trình tiến hành thử nghiệm, cần phải xem xét và theo dõi ghi nhận lại
các kết quả để:
- Đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu của việc thử nghiệm.
- Nhận biết mọi vấn đề trục trặc và đề xuất các hành động cần thiết.
Những người tham dự vào việc xem xét bao gồm đại diện của tất cả các bộ
phận liên quan tới các giai đoạn thử nghiệm đang được xem xét.
3.4.3.5 Kiểm tra xác nhận thiết kế và phát triển
- Theo dõi kiểm tra xác nhận theo như đã phân công để đảm bảo đầu ra
sản phẩm đáp ứng yêu cầu của đầu vào.
- Duy trì hồ sơ các kết quả theo dõi và xác nhận.
3.4.3.6 Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế và phát triển:
Xác nhận các bước của quy trình và đánh giá kết quả thu được trong quá trình
thử nghiệm để đảm bảo rằng sản phẩm tạo ra có khà năng đáp ứng theo các yêu cầu dự
kiến hay các quy định đã biết. Nếu sản phẩm hoàn toàn mới phải cho tiến hành sản
xuất thử hay đánh giá trước khi chuyển giao để sản xuất đại trà. Cần có chữ ký xác
nhận của đại diện các bộ phận liên quan đến việc tạo sản phẩm.
3.4.3.7 Kiểm soát thay đổi thiế kế và phát triển
Những thay đổi trong quá trình thử nghiệm phải được nhận biết và duy trì hồ
sơ. Những thay đổi này phải được xem xét, kiểm tra xác định, đánh giá sự phù hợp và
phải được phê duyệt trước khi thực hiện.
Toàn bộ hồ sơ liên quan đến quy trình được lưu giữ theo thủ tục kiểm soát hồ
sơ.
3.5 Kiểm soát mua hàng
Các loại Hàng hóa Công Ty thường mua vào là: vật tư, bao bì, nguyên phụ liệu,
phụ gia, dung môi, bán thành phẩm, thành phẩm,…
Công Ty đảm bảo rằng các sản phẩm Công Ty mua vào luôn phù hợp với yêu
cầu mua hàng đã quy định. Các nhà cung cấp sản phẩm được Công Ty lựa chọn và
đánh giá đúng khả năng cung cấp sản phẩm phù hợp với yêu cầu của Công Ty. Hồ sơ
mua hàng được Công Ty lưu trữ đúng quy định.
Quy trình nhận hàngvà xuất hàng được Công Ty xây dựng gồm các bước:
- Bước 1: Nhập hàng ( người chịu trách nhiệm: nhân viên kho vật tư,
công nhân kho vật tư, tài xế xe nâng, nhân viên KS)
 Bước 1.1: chuẩn bị mặt bằng kho tiếp nhận hàng
 Bước 1.2: kiểm tra chất lượng hàng nhập: nếu đạt thì thực hiện
bước 1.3, nếu không đạt thì thực hiện bước 3
 Bước 1.3: Bốc xếp hàng hóa lên pallet, vận chuyển đến vị trí lưu
kho.
 Bước 1.4: Kiểm tra số lượng theo chứng từ, hóa đơn nhập
 Bước 1.5: Cập nhật vào phụ lục nhập hàng, sơ đồ kho, lập và dán
thẻ nhận dạng sản phẩm
 Bước 1.6: Lập và hoàn tất phiếu nhập hàng
- Bước 2: Xuất vật tư (người chịu trách nhiệm: nhân viên kế toán, công
nhân kho vật tư, tài xế xe nâng, nhân viên kho vật tư, quản lý sản xuất
hoặc khách hàng).
 Bước 2.1: Lập và hoàn tất phiếu xuất vật tư khi có nhu cầu xuất
 Bước 2.2: Thực hiện xuất hàng theo phiếu xuất vật tư, cập nhật lại
sơ đồ kho, thẻ nhân dạng sản phẩm.
 Bước 2.3: Vận chuyển và bốc xếp hàng hóa xuất đến nơi người
nhận yêu cầu.
 Bước 2.4: Kiểm tra và xác định tên, quy cách, số lượng theo phiếu
xuất (hoặc hóa đơn), giao hàng và ký nhận.
- Bước 3: (người chịu trách nhiệm: nhân viên KS, công nhân kho vật
tư):
 Bước 3.1: Thông báo cho nhân viên quản lý nhà cung ứng hoặc
khách hàng biết tình trạng hàng hóa
 Bước 3.2 : Lập thẻ nhận dạng sản phẩm không phù hợp, cô lập và
chờ xử lý theo thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp
Việc mua hàng được thực hiện đúng trình tự và thực hiện kiểm tra thử nghiệm
để các sản phẩm mua vào luôn đáp ứng được các yêu cầu mua hàng cùng với thông tin
mua hàng được mô tả đầy đủ đối với tất cả các loại hàng hóa mua vào.
3.6 Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ
Công Ty đảm bảo việc lập kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất theo các điều
kiện được kiểm soát. Các điều kiện bao gồm:
- Thông tin mô tả đặc tính của sản phẩm.
- Các hướng dẫn công việc.
- Việc sử dụng các thiết bị thích hợp cho quá trình sản xuất.
- Việc sử dụng các phương tiện theo dõi và đo lường đúng tiêu chuẩn.
- Thực hiện việc kiểm trta giám sát chặt chẽ.
- Không áp dụng (chỉ thực hiện giao hàng tại Công Ty).
Nhằm kiểm soát việc sản xuất và cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả. Công
Ty đã xây dựng một quy trình hoạch định sản xuất và thống kê sản xuất gồm:
3.6.1 Lập kế hoạch sản xuất tuần
Lúc cao điểm trong mùa vụ nhân viên dịch vụ khách hàng căn cứ yêu cầu đặt
hàng của khách hàng có kế hoạch sản xuất tuần. Sau đó, nhân viên phòng kế hoạch
tiến hành lập kế hoạch sản xuất tuần sau khi đã cân đối về máy móc, thiết bị cũng như
nhân công thực tế sản xuất từng thời điểm để tránh trường hợp Công Ty có thể bị động
về máy móc và nhân sự dẫn đến tình trạng không đáp ứng được hợp đồng có thể gây
mất uy tín với khách hàng.
3.6.2 Lập lệnh sản xuất hằng ngày
Nhân viên phòng kế hoạch dựa trên phiếu đăng ký để lập lệnh sản xuất ngày
chậm nhất là trước 10h00 ngày hôm trước. (lập trên máy tính)
3.6.3 Phát hành lệnh sản xuất
- Sau khi lập xong lệnh sản xuất, nhân viên phòng kế hoạch phát hành
lệnh sản xuất chậm nhất là 11h30’.
- Trường hợp khi có sự thay đổi đột xuất do yêu cầu của Ban Giám đốc
(hoặc nhân viên dịch vụ khách hàng có sự đồng ý của Ban Giám đốc)
về việc điều chỉnh lệnh sản xuất và có sự thỏa thuận với nhân viên
dịch vụ khách hàng để thông tin cho khách hàng. Nhân viên phòng kế
hoạch sẽ ra thông báo sản xuất bằng văn bản (có ký tên) và chuyển
đến các bộ phận khác có liên quan triển khai.
3.6.4 Triển khai lệnh sản xuất
Sau khi lệnh sản xuất được phát hành, trưởng bộ phận sản xuất và các bộ phận
có liên quan tiến hành để triển khai lệnh sản xuất.
3.6.5 Thống kê sản lượng hàng ngày và các phát sinh trong ngày
- Hằng ngày vào 8h30’ nhân viên phòng kế hoạch phải thống kê sản
lượng sản xuất thực tế của ngày hôm trước từ phiếu theo dõi tiến độ
sản xuất.
- Giải trình cho Ban Giám đốc hoặc dịch vụ khách hàng khi có sản
phẩm sản xuất không đạt yêu cầu theo lệnh sản xuất. Báo cáo những
sự cố phát sinh trong ngày hoặc ngày hôm trước (nếu có).
- Nhân viên kế hoạch cập nhật số liệu sản xuất hàng ngày, hàng tuần,
hàng tháng và thống kê báo cáo sản lượng đặt hàng và sản lượng sản
xuất theo chủng loại, khách hàng cho Ban Giám đốc khi có yêu cầu.
3.6.6 Tồng hợp số liệu và dự báo sản lượng cho năm sau
Dựa vào số liệu sản xuất và đặc hàng trong năm kế hoạch, nhân vuên kế hoạch
dự báo sản lượng cho năm sau.
3.7 Kiểm soát thiết bị đo lường
Công Ty luôn xác định việc theo dõi, đo lường cần thực hiện và các phương
tiện theo dõi, đo lường cần thiết để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm
Công Ty so với các yêu cầu mà Công Ty đã xác định. Công Ty thiết lập các quá trình
để đảm bảo việc theo dõi và đo lường được tiến hành một cách nhất quán với các yêu
cầu theo dõi và đo lường.
Các thiết bị đo lường của Công Ty được:
- Hiệu chỉnh hoặc kiểm ta định kỳ hoặc kiểm tra trước khi sử dụng, dựa
trên các tiêu chuẩn đo lường Nhà nước.
- Các thiết bị đo lường được hiệu chỉnh hoặc hiệu chỉnh lại khi cần
thiết.
- Thiết bị đo lường được nhận biết để giúp cho việc xác định trạng thái
hiệu chuẩn.
- Các thiết bị đo lường được giữ gìn đúng quy định để tránh bị hiệu
chỉnh lại làm sai lệch các kết quả đo lường.
- Thiết bị đo lường được bảo vệ trong điều kiện tốt nhất để tránh bị hư
hỏng hoặc suy giảm chất lượng.
Công Ty sẽ đánh giá và ghi nhận lại các giá trị hiệu lực của các kết quả đo
lường trước đó khi thiết bị được phát hiện không phù hợp so với yêu cầu. Công Ty sẽ
tiến hành các hành động thích hợp đối với thiết bị đo lường không phù hợp và những
sản phẩm nào có liên quan đến kết quả đo lường đó. Các hồ sơ của kết quả hiệu chuẩn
và kiểm tra xác nhận luôn được lưu giữ và bảo quản theo đúng quy định.
3.8 Đo lường và phân tích cải tiến
3.8.1 Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng
Để giữ chân những khách hàng của mình, Công Ty luôn luôn thực hiện việc
theo dõi cũng như đo lường sự hài lòng của khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ
mà Công Ty cung cấp. Đây cũng là một thước đo để Công Ty thực hiện việc quản lý
hệ thống chất lượng.
Việc đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng được Công Ty thực hiện qua các
bước:
- Bước 1: Thực hiện thống kê: ý kiến của khách hàng và khiếu nại của
khách hàng (nhân viên KH-KD thực hiện.).
- Bước 2: Tổng hợp, phân tích, đánh giá.( nhân viên thống kê thực hiện)
- Bước 3: Lập báo cáo (nhân viên KH-KD thực hiện.)
- Bước 4: Xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp cải tiến (nhân
viên KH-KD thực hiện).
- Bước 5: Lên phương án cải tiến (nhân viên KH-KD thực hiện).
- Bước 6: Phê duyệt (Giám đốc / Phó Giám đốc thực hiện).
- Bước 7: Thông tin đến khách hàng (nhân viên KH-KD thực hiện.)
- Bước 8: Tổ chức thự hiện (Giám đốc / Phó Giám đốc thực hiện)
3.8.2 Đánh giá nội bộ
Việc thực hiện đánh giá nội bộ luôn được Công Ty thực hiện theo đúng kế
hoạch nhằm xác định xem hệ thống quản lý tích hợp có:
- Phù hợp với các bố trí sắp xếp được hoạch định đối với các yêu cầu
của tiêu chuẩn quốc tế đang áp dụng và với các yêu cầu của hệ thống
quản lý tích hợp được Công Ty thiết lập.
- Được áp dụng một cách có hiệu lực và duy trì.
- Luôn tiến hành hoạch định các chương trình đánh giá, chú ý đến tình
trạng và tầm quan trọng của các quá trình và các khu vực được đánh
giá cũng như kết quả của cuộc đánh giá trước. Chuẩn mực, phạm vi,
tần suất và phương pháp đánh giá luôn được Công Ty xác định rõ
ràng.
- Việc lựa chọn các chuyên gia đánh giá và tiến hành đánh giá luôn
được đảm bảo bởi tính khách quan và vô tư của quá trình đánh giá.
Các chuyên gia sẽ không được giao đánh giá công việc của mình.
- Trách nhiệm và các yêu cầu về việc hoạch định và tiến hành đánh giá,
về việc báo cáo kết quả và duy trì hồ sơ được xác định trong một thủ
tục dạng văn bản.
- Các trưởng bộ phận chịu trách nhiệm về các khu vực được đánh giá
luôn tiến hành không chậm trễ các hành động để khắc phục sự phù
hợp được phát hiện trong quá trình đánh giá. Các hành động tiếp theo
là kiểm tra xác nhận các hành động đã được tiến hành và báo cáo kết
quả kiểm tra xác nhận.
Nội dung của việc đánh giá gồm:
- Tất cả các yếu tố của hệ thống chất lượng và hệ thống quản lý môi
trường được đánh giá định kỳ 12 tháng/ 1 lần. Đánh giá viên thực hiện
đánh giá nội bộ phải độc lập (không liên quan đến công việc của
mình).
- Dựa vào tình trạng và mức độ quan trọng của hoạt động/ phòng ban
được đánh giá hoặc kết quả đánh giá lần trước mà Đại diện lãnh đạo/
Phó đại diện lãnh đạo lập chương trình đánh giá nội bộ theo biểu mẫu
riêng.
- Giám đốc/ Phó Giám đốc phê duyệt chương trình đánh giá và có thể
thực hiện đánh giá nội bộ khi cần thiết.
- Đại diện lãnh đạo/ Phó đại diện lãnh đạo gửi chương trình đánh giá
nội bộ đã được phê duyệt đến Đánh giá viên và phòng ban được đánh
giá ít nhất một tuần trước khi tiến hành đánh giá.
- Căn cứ vào chương trình đánh giá, Đánh giá viên xem lại chuẩn mực
sẽ đánh giá, đề nghị cung cấp tài liệu hoặc xây dựng chesklist (nếu cần
thiết).
- Trước khi tiến hành đánh giá, Trưởng đoàn chủ trì họp khai mạc
nhanh, giới thiệu thành viên đánh giá (nếu có), xác định mục tiêu và ý
nghĩa cuộc đánh giá, xác nhận lại chương trình và phạm vi đánh giá,
…
- Thực hiện việc đánh giá và ghi chép các quan sát, bằng chứng vào
biểu mẫu đánh giá nội bộ.
- Đánh giá viên hoặc trưởng nhóm ghi nhận các điểm không phù hợp
vào biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ, sao đó đưa cho bên được đánh
giá xem và ký nhận.
- Bên được đánh giá xem xét báo cáo, làm rõ các điểm không phù hợp,
sau đó đưa ra ngày hoàn thành khắc phục, ký nhận vào bảng báo cáo
đánh giá nội bộ. Tiến hành khắc phục.
- Trưởng phòng hay Trưởng bộ phận được đánh giá phối hợp với nhân
viên trong phòng lập phiếu khắc phục/ phòng ngừa, phân tích nguyên
nhân và tìm biện pháp xử lý, thực hiện theo thời gian đã ghi trong bản
báo cáo. Sau khi hòn thành sẽ thông báo cho bên đánh giá xem xét.
- Bên đánh giá sau khi xác nhận bằng chúng đã khắc phục, ghi nhận ý
kiến vào báo cáo và trình Đại diện lãnh đạo.
- Đại diện lãnh đạo/ Phó đại diện lãnh đạo ghi tóm tắt báo cáo đánh giá
nội bộ theo biểu mẫu riêng rồi đưa ra xem xét trong cuộc họp xem xét
lãnh đạo.
- Đại diện lãnh đạo/ Phó đại diện lãnh đạo lưu giữ các hồ sơ đánh giá
chất lượng nội bộ để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá quy trình,
đưa ra hành động cải tiến, và lập chương trình đánh giá nội bộ kế tiếp.
3.8.3 Theo dõi và đo lường các quá trình:
Công Ty đảm bảo việc thực hiện áp dụng các phương pháp thích hợp cho việc
theo dõi và khi cần đo lường các quá trình của hệ thống quản lý. Các phương pháp này
sẽ chứng minh khả năng của các quá trình để đạt được kết quả theo hoạch định, Công
Ty sẽ tiến hành khắc phục, hành động khắc phục này nhằm đảm bảo cho sự phù hợp
của sản phẩm.
3.8.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm
Để xác nhận rằng các yêu cầu về sản phẩm luôn được đáp ứng, Công Ty cũng
đã thực hiện việc theo dõi và đo lường các đặc tính của sản phẩm. Việc này luôn được
tiến hành tại những giai đoạn thích hợp của quá trình tạo sản phẩm theo các quy trình
hoạch định của Công Ty.
Việc thông qua sản phẩm, chuyển giao dịch vụ chỉ được thực hiện khi hoàn tất
các hoạt động theo quy định, nếu không phải được sự phê duyệt của Giám đốc hoặc sự
đồng ý của khách hàng.
Công Ty cũng thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục để theo dõi giám sát các
hoạt động của nhà thầu, nhà cung cấp, quản lý môi trường và định kỳ giám sát đo
lường chất lượng môi trường sự đáp ứng với các yêu cầu luật định cũng như các mục
tiêu, chỉ tiêu về môi trường và sức khỏe an toàn lao động.
Nhờ vào việc thực hiện theo dõi và đo lường sản phẩm ở nhiều giai đoạn của
quá trình sản xuất, Công Ty đã đảm bảo được chất lượng đầu ra của sản phẩm.
3.8.5 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
Trong quá trình sản xuất sẽ không tránh khỏi việc các sản phẩm sản xuất ra bị
lỗi kỹ thuật hay không phù hợp với yêu cầu, nếu không kiểm soát tốt các sản phẩm
không đạt yêu cầu này có thể bị đưa vào sử dụng hay vô tình bị chuyển giao cho khách
hàng. Vì vậy, để kiểm soát và phòng ngừa việc này Công Ty đã đưa ra quy trình kiểm
soát sản phẩm không phù hợp gồm:
- Bước 1: Khi phát hiện các sản phẩm không phù hợp, người phát hiện
và nhân viên QC&TL sẽ tiến hành cô lập, đánh dấu lô sản phẩm không
phù hợp bằng thẻ nhận dạng sản phẩm không phù hợp.
- Bước 2: Nếu các điểm không phù hợp bị lỗi nhẹ, trưởng bộ phận phát
hiện sẽ cử người sử lý theo hướng dẫn xử lý sản phẩm không phù hợp
và ghi nhận vào sổ nhật ký sản xuất. Nếu các sản phẩm không phù hợp
bị lỗi nặng hoặc không giải quyết được ngay, nhân viên QC&TL sẽ
tham khảo ý kiến với các bộ phận có liên quan và phát hành phiếu yêu
cầu xử lý sản phẩm không phù hợp có kèm theo biện pháp xử lý trình
đại diện lãnh đạo xem xét phê duyệt và thông báo đến nơi có trách
nhiệm xử lý thực hiện.
- Bước 3: Bộ phận được giao xử lý sẽ tiến hành xử lý sản phẩm không
phù hợp theo đúng biện pháp đã duyệt và ghi nhận nội dung xử lí vào
biểu mẫu.
- Bước 4: Thông báo cho nhân viên QC&TL sau khi đã xử lý xong.
Nhân viên QC&TL tiến hành kiểm tra xác nhận tình trạng đã được xử
lý vào biểu mẫu. Trường hợp không đạt thì tiếp tục xử lý lại.
- Bước 5: Sau khi hoàn tất việc kiểm tra xác nhận, nhân viên QC&TL
tiến hành ghi nhận vào sổ theo dõi xử lý sản phẩm không phù hợp.
- Bước 6: Các bộ phận có liên quan xem xét mức độ không phù hợp của
sản phẩm và quyết định việc hành động khắc phục phòng ngừa theo
thủ tục.
- Và Các sản phẩm không phù hợp được tiến hành xử lý bằng cách:
- Tiến hành loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện.
- Cho phép sử dụng nếu thông qua và được sự chấp nhận của Giám đốc
hay đôi khi là khách hàng.
- Tiến hành loại bỏ việc sử dụng hoặc áp dụng như lúc đầu như dự kiến
ban đầu.
- Công Ty luôn duy trì hồ sơ về các trường hợp không phù hợp và bất
kỳ hành động tiếp theo nào.
Khi sản phẩm không phù hợp được khắc phục, Công Ty đảm bảo chúng đã
được kiểm tra xác nhận lại để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu.
Trường hợp sản phẩm không phù hợp được phát hiện khi đã chuyển giao hoặc bắt đầu
sử dụng, Công Ty sẽ có các biện pháp thích hợp đối với các tác động hoặc hậu quả
tiềm ẩn của sự không phù hợp.
Công Ty cũng nhận diện và lập kế hoạch sẵn sàng ứng Phó với các tình huống
khẩn cấp tiềm ẩn nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu về thiệt hại do nó gây nên. Các kế
hoạch này sẽ được xem xét lại khi có xảy ra sự cố tai nạn hay tình huống khẩn cấp.
3.8.6 Phân tích dữ liệu
Việc xác định và phân tích dữ liệu được Công Ty áp dụng để chứng minh sự
thích hợp và tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến thường xuyên
của hệ thống. Việc phân tích dữ liệu này nhằm biết được:
- Sự thỏa mãn của khách hàng.
- Sự phù hợp với các yêu cầu về sản phẩm, môi trường.
- Các đặc tính, các xu hướng của các quá trình và sản phẩm, kể cả các
cơ hội cho hành động khắc phục phòng ngừa.
- Khả năng cung cấp của các nhà cung ứng.
3.8.7 Cải tiến
Công Ty thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng
thông qua việc sử dụng các chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, các kết quả
của các cuộc đánh giá, phân tích dữ liệu, hành động khắc phục,hành động phòng ngừa
và xem xét của lãnh đạo. Trên cơ sở đó, Công Ty sẽ đưa ra những phương pháp cải
tiến thích hợp cho từng quá trình cũng như cải tiến những chính sách hay mục tiêu nếu
cần thiết.
3.8.8 Hành động khắc phục
Công Ty sẽ đưa ra những hành động khắc phục nhằm loại bỏ các nhuyên nhân
của sự không phù hợp và ngăn ngừa sự tái diễn. Hành động khắc phục luôn ứng với
các tác động của sự không phù hợp khi gặp phải.
Công Ty đã thiết lập thủ tục hành động khắc phục để xác định các yêu cầu về:
- Việc xem xét sự không phù hợp (kể cả các khiếu nại của khách hàng).
- Việc xác định nguyên nhân không phù hợp.
- Việc đánh giá cần có đối với những hành động để đảm bảo sự không
phù hợp không tái diễn.
- Việc xác định và thực hiện các hành động cần thiết.
- Việc lưu hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện.
- Việc xem xét các hành động khắc phục đã được thực hiện.
3.8.9 Hành động phòng ngừa
Các hành động phòng ngừa được Công Ty tiến hành nhằm loại bỏ những
nguyên nhân tiềm ẩn của sự không phù hợp để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Các
hành động phòng ngừa được tiến hành tương ứng với tác động của các vấn đề tiềm ẩn
của sự không phù hợp.
Tương tự như hành động khắc phục, hành động phòng ngừa cũng được thiết lập
thủ tục để xác định các yêu cầu về:
- Xác định sự không phù hợp và nguyên nhân của chúng.
- Xác định các hành động phòng ngừa cần thiết.
- Thực hiện các hành động phòng ngừa cần thiết.
- Lưu hồ sơ và các kết quả của hành động phòng đã thực hiện.
- Xem xét hiệu quả của hành động phòng ngừa đã thực hiện.
Ngoài ra, Công Ty cũng thiết lập và duy trì thủ tục để xác định trách nhiệm và
quyền hạn trong việc khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố môi trường, thực hiện
các hành động nhằm giảm thiểu thiệt hại gây nên bởi tai nạn/ sự cố và thực hiện các
hành động khắc phục/ phòng ngừa theo thủ tục trên.
3.9. Kết luận chung
3.9.1. Tích cực
- Việc xây dựng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 không
những giúp Công Ty tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng mà còn
giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của nhiều hoạt động trong Công Ty.
- Việc xây dựng các quy trình về kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ
giúp Công Ty quản lý có hiệu quả các loại tài liệu, lưu trữ đúng nơi
quy định, dễ dàng tìm kiếm khi cần và tránh được tình trạng thất lạc,
hay hư hỏng hồ sơ, tài liệu.
- Cam kết của lãnh đạo, chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng mà
lãnh đạo Công Ty đưa ra rất thực tế, tạo nên uy tín cho cộng ty, giúp
cán bộ và công nhân viên trong Công Ty làm việc một cách chuyên
nghiệp để đạt được mục tiêu mà ban lãnh đạo đã đề ra.
- Hệ thống trao đổi thông tin nội bộ của Công Ty được cải thiện nhờ
vào việc xem xét thông tin, phân loại thông tin và từ đó sẽ có hướng
xử lí thích hợp.
- Quá trình xem xét của lãnh đạo được tiến hành nghiêm túc, khách
quan trên cơ sở xem xét các báo cáo của toàn bộ các hoạt động của các
phòng ban trong Công Ty. Qua đó đưa ra những quyết định cần thiết
để thay đổi, phát hiện các cơ hội để cải tiến hệ thống quản lý chất
lượng bao gồm cả việc chỉnh sửa chính sách chất lượng và các mục
tiêu chất lượng, tìm ra những phương hướng hay kế hoạch phát triển
trong tương lai.
- Các hoạt động về cung cấp nguồn lực cũng như các quy trình tuyển
dụng, đào tạo đã giúp Công Ty huy động được nguồn nhân lực có chất
lượng, cũng như đào tạo được những lao đông có tay nghề để có thể
đáp ứng những hợp đồng sản xuất.
- Các yêu cầu liên quan đến khách hàng được Công Ty xác định rõ ràng,
cụ thể trước khi ký kết hợp đồng giúp quá trình sản xuất được tiến
hành nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, thỏa mãn
khách hàng và nâng cao uy tín Công Ty trước khách hàng.
- Các quá trình kiểm soát thiết kế, kiểm soát mua hàng được thực hiện
một cách có hệ thống, vì vậy mà Công Ty có thể quản lý được chất
lượng của nguồn nguyên vật liệu đầu vào, không để thất thoát nguyên
vật liệu cũng như đảm bảo được chất lượng của các sản phẩm đầu ra
sao cho thõa mãn yêu cầu của khách hàng.
- Quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ được Công Ty hoạch định theo
tuần và theo ngày nên có thể dễ dàng ứng phó với các tình huống thay
đổi đột xuất trong sản xuất .Ngoài ra, việc kiểm soát tốt các thiết bị đo
lường trong Công Ty cũng góp phần giảm thiểu lãng phí nguyên vật
liệu trong sản xuất.
- Nhờ vào việc theo dõi và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng mà
Công Ty có thể giữ chân được những khách hàng và thông qua những
ý kiến phản hồi từ khách hàng, Công Ty có thể ngày càng nâng cao
được chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp.
3.9.2. Hạn chế
- Các cán bộ công nhân viên mới vào làm tại Công Ty còn chưa nắm bắt
đầy đủ chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Công Ty.
- Các khách hàng ký hợp đồng với Công Ty ngày càng nhiều, đòi hỏi
Công Ty phải mở rộng thêm quy mô sản xuất, và đầu tư thêm cơ sở
vật chất.
- Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng của Nhà Nước ngày càng đổi
mới đòi hỏi Công Ty phải cập nhật đầy đủ và kịp thời.
- Yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của các khách hàng, đặc biệt là
Công Ty Cổ Phần Nông Dược II – khách hàng lớn nhất của Công Ty.
- Công Ty đầu tư máy móc sản xuất hiện đại, đòi hỏi các công nhân
trong Công Ty phải có trình độ và tay nghề cao để sử dụng.
3.10. Một số giải pháp
- Đổi mới nhận thức của các cán bộ công nhân viên về chất lượng bằng
cách tổ chức các lớp đào tạo về chất lượng tại Công Ty, giúp các nhân
viên trong Công Ty hiểu rõ tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm.
- Phân công trách nhiệm cho một bộ phận hay nhân viên trong Công Ty
tìm hiểu, cập nhật kịp thời những quy định mới của Nhà nước về chất
lượng sản phẩm, môi trường hay những thay đổi trong hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001:2008 của Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường
Chất Lượng.
- Tổ chức các phong trào thi đua có thưởng toàn Công Ty tìm hiểu về
tiêu chuẩn chất lượng và các kinh nghiệm về thực hiện chính sách chất
lượng để tất cả các cán bộ công nhân viên trong Công Ty có thể dễ
dàng nắm bắt được hệ thống quản lý chất lượng mà Công Ty đang áp
dụng cũng như chính sách chất lượng của Công Ty. Mặt khác, những
phong trào hay cuộc thi này cũng mang lại không khí thoãi mái, vui vẽ
cho nhân viên sau những giờ lao động mệt mỏi.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên trong
Công Ty bằng cách mở những đợt tập huấn hay kiểm tra nghiệp vụ
riệng của nhân viên trong Công Ty để đảm bảo tất cả nhân viên đều có
nghiệp vụ tốt.
- Ban lãnh đạo có thể thực hiện những cuộc kiểm tra đột xuất đến các
phòng ban nhằm đảm bảo tình hình thực hiện những quy trình trong hệ
thống quản trị chất lượng luôn ổn định. Hoặc có thể thực hiện đánh giá
tình hình thực hiện chính sách chất lượng qua lại giữa các phòng ban,
để đảm bảo sự khách quan trong khâu đánh giá.
- Trang bị các tủ đựng hồ sơ tại các phòng để đảm bảo hồ sơ, tài liệu tại
các phòng ban được bảo quản trong điều kiện tốt nhất.
- Đầu tư thêm những dây chuyền sản xuất với công nghệ mới để nâng
cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm được nguyên vật liệu. bảo trì
định kỳ tất cả máy móc thiết bị đang sử dụng để nâng cao tuổi thọ của
máy móc thiết bị trong sản xuất.
- Xây dựng hay sữa chữa lại những nhà kho trong Công Ty để đảm bảo
vật tư và thành phẩm của Công Ty được bảo quản trong điều kiện tốt
nhất.
- Tiếp thu ý kiến phản hồi của những những hộ dân sống gần Công Ty
theo định kỳ để đảm bảo hoạt động sản xuất của Công Ty không gây
tác động đến đời sống của người dân hay không ảnh hưởng đến môi
trường tự nhiên.
- Công Ty có thể nghiên cứu phát triển và sản xuất thêm một số loại sản
phẩm thuốc bảo vệ thực vật trên cơ sở máy móc thiết bị sẵn có và uy
tín từ những chứng nhận chất lượng mà cộng ty đã đạt được.
- Hợp tác cùng với một số trường Đại Học, Cao Đẳng, hay Trung Tâm
dạy nghề để có thể có được nguồn nhân lực có trình độ và có tay nghề.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3:
Nội dung của chương này cũng giúp chúng ta đi sâu vào tìm hiểu chính sách
chất lượng, mục tiêu chất lượng và cụ thể các quy trình được Công Ty xây dựng nhằm
đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008. Trên cơ sở đó đưa ra
những nhận xét về hệ thống chất lượng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống chất lượng của Công Ty. Trong chương này, tác giả tiến hành thu thập và xử lý
các dữ liệu gồm:
- Hệ thống tài liệu nội bộ của công ty
- Hồ sơ chất lượng của công ty trong suốt quá trình áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng theo TCVN ISO 9001 3 năm gần đây
Nhằm xác định những tồn tại trong hệ thống quản lý chất lượng của công ty và những
nguyên nhân của chúng. Từ đó, xây dựng được cơ sở cho các giải pháp hoàn thiện hệ
thông quản lý chất lượng của công ty cổ phần Long Hiệp
KẾT LUẬN
Trong một môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp
như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững đòi hỏi công ty phải
chuẩn hóa toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra đến
tay khách hàng. Việc xây dựng hệ thống ISO 9001:2008 trong công ty cổ phần Long
Hiệp chính là những bước đi cần thiết giúp công ty phát triền và duy trì một hệ thống
quản lý chất lượng toàn diên tốt nhất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty.
Với việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, công ty đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể thể hiện ở việc công ty đã có một quy trình chuẩn hóa
chất lượng ở mọi công đoạn và quy trình sản xuất để cho ra những sản phẩm chất
lượng. Doanh số và lợi nhuận của công ty liên tục tăng, quy mô không ngừng được mở
rộng kể từ khi thành lập cho đến nay. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và lợi ích
mà hệ thống tiêu chuẩn ISO mang lại thì vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục,
thông qua phân tích giải pháp và thực trạng chúng ta có thể thấy việc áp dụng tiêu
chuẩn này vẫn còn nhiều vấn đề như là quy trình thủ tục chưa chuyên nghiệp, hồ sơ và
giấy tờ liên quan còn rườm rà nặng nề, đôi lúc quy trình còn chồng chéo lên nhau,…
Do đó để việc áp dụng tiêu chuẩn này cho kết quả một cách hoàn hảo hơn công ty nên
thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNphihungwww
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ma trận EFE,CPM và IFE
Ma trận EFE,CPM và IFEMa trận EFE,CPM và IFE
Ma trận EFE,CPM và IFEBchDng36
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Võ Thùy Linh
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmLập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmVu Huy
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOTLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
 
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAY
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAYTạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAY
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAY
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty mayĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAYBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
 
Đề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAY
Đề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAYĐề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAY
Đề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAY
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
 
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
 
Ma trận EFE,CPM và IFE
Ma trận EFE,CPM và IFEMa trận EFE,CPM và IFE
Ma trận EFE,CPM và IFE
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh ĐàoKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
 
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
 
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmLập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
 
BÀI MẪU khóa luận chăm sóc khách hàng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận chăm sóc khách hàng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận chăm sóc khách hàng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận chăm sóc khách hàng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực...
 
Luận văn: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
 

Ähnlich wie Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 tại Công ty!

Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...
Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...
Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượng
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượngChương 4: hệ thống quản lý chất lượng
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)
Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)
Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)AnhKiet2705
 
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu Luong NguyenThanh
 
Quan ly chat luong bai giang
Quan ly chat luong  bai giangQuan ly chat luong  bai giang
Quan ly chat luong bai gianghoanglamhn2012
 
Nhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợp
Nhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợpNhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợp
Nhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợphoasengroup
 
CQO - Giám đốc chất lượng chuyên nghiệp
CQO - Giám đốc chất lượng chuyên nghiệpCQO - Giám đốc chất lượng chuyên nghiệp
CQO - Giám đốc chất lượng chuyên nghiệpManh Hiep
 
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_hoat_dong_cua_doanh_nghiep_sau_khi_dat_c...
Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_hoat_dong_cua_doanh_nghiep_sau_khi_dat_c...Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_hoat_dong_cua_doanh_nghiep_sau_khi_dat_c...
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_hoat_dong_cua_doanh_nghiep_sau_khi_dat_c...Trần Đức Anh
 
Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...
Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...
Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty nước tinh khiết - sdt/ ZALO...
Nâng cao quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty nước tinh khiết - sdt/ ZALO...Nâng cao quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty nước tinh khiết - sdt/ ZALO...
Nâng cao quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty nước tinh khiết - sdt/ ZALO...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Quản trị chất lượng 5.2
Quản trị chất lượng   5.2 Quản trị chất lượng   5.2
Quản trị chất lượng 5.2 BestCarings
 
Quản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng sản phẩmQuản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng sản phẩmLV=
 
Tiêu chuẩn TCVN - ISO 9001-2015
Tiêu chuẩn TCVN - ISO 9001-2015Tiêu chuẩn TCVN - ISO 9001-2015
Tiêu chuẩn TCVN - ISO 9001-2015style tshirt
 

Ähnlich wie Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 tại Công ty! (20)

Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...
Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...
Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...
 
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượng
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượngChương 4: hệ thống quản lý chất lượng
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượng
 
Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)
Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)
Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)
 
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
 
Quan ly chat luong bai giang
Quan ly chat luong  bai giangQuan ly chat luong  bai giang
Quan ly chat luong bai giang
 
Nhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợp
Nhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợpNhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợp
Nhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợp
 
BÀI MẪU Khóa luận quản trị chuỗi cung ứng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị chuỗi cung ứng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản trị chuỗi cung ứng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị chuỗi cung ứng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả hệ thống chất lượng ISO tại Hải Phòng
Đề tài: Đánh giá hiệu quả hệ thống chất lượng ISO tại Hải PhòngĐề tài: Đánh giá hiệu quả hệ thống chất lượng ISO tại Hải Phòng
Đề tài: Đánh giá hiệu quả hệ thống chất lượng ISO tại Hải Phòng
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO, HOT
Đề tài: Đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO, HOTĐề tài: Đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO, HOT
Đề tài: Đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO, HOT
 
CQO - Giám đốc chất lượng chuyên nghiệp
CQO - Giám đốc chất lượng chuyên nghiệpCQO - Giám đốc chất lượng chuyên nghiệp
CQO - Giám đốc chất lượng chuyên nghiệp
 
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_hoat_dong_cua_doanh_nghiep_sau_khi_dat_c...
Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_hoat_dong_cua_doanh_nghiep_sau_khi_dat_c...Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_hoat_dong_cua_doanh_nghiep_sau_khi_dat_c...
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_hoat_dong_cua_doanh_nghiep_sau_khi_dat_c...
 
Đề tài: Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong Doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong Doanh nghiệpĐề tài: Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong Doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong Doanh nghiệp
 
Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...
Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...
Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...
 
Nâng cao quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty nước tinh khiết - sdt/ ZALO...
Nâng cao quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty nước tinh khiết - sdt/ ZALO...Nâng cao quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty nước tinh khiết - sdt/ ZALO...
Nâng cao quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty nước tinh khiết - sdt/ ZALO...
 
Quản trị chất lượng 5.2
Quản trị chất lượng   5.2 Quản trị chất lượng   5.2
Quản trị chất lượng 5.2
 
Đề tài: Quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại cục Hải Quan
Đề tài: Quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại cục Hải QuanĐề tài: Quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại cục Hải Quan
Đề tài: Quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại cục Hải Quan
 
Iso9000
Iso9000Iso9000
Iso9000
 
Iso9000
Iso9000Iso9000
Iso9000
 
Quản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng sản phẩmQuản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng sản phẩm
 
Tiêu chuẩn TCVN - ISO 9001-2015
Tiêu chuẩn TCVN - ISO 9001-2015Tiêu chuẩn TCVN - ISO 9001-2015
Tiêu chuẩn TCVN - ISO 9001-2015
 

Mehr von Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Mehr von Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Kürzlich hochgeladen

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Kürzlich hochgeladen (20)

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 tại Công ty!

  • 1. MỤC LỤC MỤC LỤC ..........................................................................................................1 Lý do ch n đ tàiọ ề ...............................................................................................................................5 M c tiêu nghiên c u:ụ ứ .........................................................................................................................5 Đ i t ng ngiên c u:ố ượ ứ ........................................................................................................................5 Ph m vi nghiên c u: Công Ty C Ph n Long Hi p.ạ ứ ổ ầ ệ ............................................................................6 S đ 1: M t s tiêu chu n ISO 9000 ph bi nơ ồ ộ ố ẩ ổ ế ...............................................................................11 CHƯƠNG 2:......................................................................................................13 TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP...............................13 2.1 T NG QUAN V CÔNG TY C PH N LONG HI PỔ Ề Ổ Ầ Ệ .....................................................................13 2.1.1 Gi i thi u chung v Công Ty C Ph n Long Hi pớ ệ ề ổ ầ ệ ................................................................13 2.1.9 Thu n l i, khó khăn, ph ng h ng phát tri n c a Công Tyậ ợ ươ ướ ể ủ .............................................23 CHƯƠNG 3:......................................................................................................25 HOÀN THIỆN HỆ THỒNG CHẤT LƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP.......................................25 3.1 Th c tr ng áp d ng tiêu chu n iso 9001:2008 t i công ty c ph n Long Hi pự ạ ụ ẩ ạ ổ ầ ệ ........................26 3.2 Các yêu c u v ki m soát tài li u và ki m soát h sầ ề ể ệ ể ồ ơ ...............................................................26 3.3 Trách nhi m c a lãnh đ oệ ủ ạ .........................................................................................................31 3.4 T o s n ph mạ ả ẩ ............................................................................................................................37 3.5 Ki m soát mua hàngể ..................................................................................................................40 3.6 Ki m soát s n xu t và cung c p d ch vể ả ấ ấ ị ụ....................................................................................41 3.7 Ki m soát thi t b đo l ngể ế ị ườ .......................................................................................................43 3.8 Đo l ng và phân tích c i ti nườ ả ế ..................................................................................................44 3.9. Kết luận chung ..........................................................................................50 3.9.1. Tích c cự ..................................................................................................................................50 3.9.2. H n chạ ế .................................................................................................................................52 3.10. Một số giải pháp ......................................................................................52 TÓM TẮT CHƯƠNG 3:..................................................................................54 Page 1
  • 2. DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 1: Một số tiêu chuẩn ISO 9000 phổ biến…………………… 12 Bảng 1: Một số đối tác trong và ngoài nước……………………….21 Page 2
  • 3. Bảng 2: Bảo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm………………………………………………… 23 Biểu đồ 1: Biểu đồ hình cột thể hiện lợi nhuận sau thuế của Công ty qua 3 năm……………………………………………………………..2 Page 3
  • 4. KÝ HIỆU VIẾT TẮT STCL TT HD BM GĐ SX KH QC & TL KS KT CĐ CƯHH HĐQT VN CBCNV CNĐKKD Sổ tay chất lượng Thủ tục Tài liệu hổ trợ Biểu mẫu Giám đốc Sản xuất Kế Hoạch Kiểm tra chất lượng và thử nghiệm Kế toán Cơ điện Cung ứng hàng hóa Hội đồng quản trị Việt Nam Cán bộ công nhân viên Chứng nhận đăng ký kinh doanh Page 4
  • 5. PHẦN MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Hiện nay, trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra như là một xu thế phát triển tất yếu của của nhân loại. Việt Nam ta là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển tại khu vực Đông Nam Á cũng đã hòa mình vào xu thế mang tính toàn cầu này bằng cách tham gia vào các tổ chức kinh tế mang tầm cỡ thế giới như: WTO, ASEAN, APEC, ASEM,… điều này đã mang lại nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc gia nhập vào các tổ chức này sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm nhiều thị trường mới và tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, để có thể thâm nhập vào thị trường đó thì các doanh nghiệp Việt Nam không những phải cạnh tranh về giá cả mà còn phải cạnh tranh về chất lượng. Vì vậy, nếu muốn thâm nhập, tồn tại và đứng vững trên thị trường thì các doanh nghiệp phải khẳng định được chất lượng và không ngừng cải tiến chất lượng các loại sản phẩm và dịch vụ của mình để có thể đáp ứng nhu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao của thị trường. Để có thể khẳng định chất lượng của mình với thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống chất lượng thật vững chắc với những chính sách chất lượng tốt và thể hiện được năng lực của Công Ty mình. Xuất phát từ lý do đó, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công Ty Cổ Phần Long Hiệp, em đã chọn đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 tại Công ty cổ phần Long Hiệp” để làm đề tài thực tập tốt nghiệp cho mình. Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa lại một số kiến thức về hệ thống quản trị chất lượng, chính sách chất lượng và tìm hiểu thực tế về thực trạng áp dụng hệ thống chất lượng, chính sách chất lượng tại Công Ty để từ đó dề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chất lượng . Đối tượng ngiên cứu: Hệ thống chất lượng và chính sách chất lượng của Công Ty Cổ Phần Long Hiệp.
  • 6. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, quan sát thực tiễn và phân tích số liệu để đánh giá hiệu quả quản lý chất lượng tại công ty cổ phần Xích líp Đông Anh, từ đó đề xuất một số giải giáp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Phạm vi nghiên cứu: Công Ty Cổ Phần Long Hiệp. Đề tài nghiên cứu tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công Ty Cổ Phần Long Hiệp nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống chất lượng và chính sách chất lượng của Công Ty. Nội dung đề tài gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG 2: TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỒNG CHẤT LƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP
  • 7. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG - ”. - Theo chuyên gia Philip Crosby: “ ”. - - Theo ISO 8402:1994 : “ ”. - ”. 1.2 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 1.2.1 Khái niệm hệ thống quản trị chất lượng - Theo ISO 8402:1994 : “ ” . - Theo ISO 900:2005 : “ ”. - Theo TCVN ISO 9000:2007 : “ Hệ thống quản trị chất lượng là tập hợp các yếu tố có liên quan và tương tác để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”. Hiểu một cách đơn giản nhất, hệ thống quản trị chất lượng là hệ thống quản trị trong đó có sự phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên trong doanh nghiệp, tất cả các công việc được quy định thực hiện theo cách thức nhất định nhằm duy trì hiệu quả và sự ổn định của các hoạt động. Hệ thống quản trị chất lượng chính là phương tiện để thực hiện mục tiêu và các chức năng của quản trị chất lượng.  Các yếu tố hợp thành hệ thống quản trị chất lượng:
  • 8. - Cơ cấu tổ chức - Các quy định mà tổ chức tuân thủ - Các quá trình 1.2.2 Vai trò và chức năng của hệ thống quản trị chất lượng  Đối với khách hàng: - Hệ thống quản trị chất lượng mang lại sự thõa mãn cho khách hàng thông qua việc các sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được những yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra, trong đó ngoài những yêu cầu về tiêu chuẩn qui cách kỹ thuật và yêu cầu đáp ứng nhu cầu của cộng đồng là những yêu cầu mà khách hàng đưa ra; - Hệ thống quản trị chất lượng, đặc biệt là những hệt thống có tiêu chuẩn và có chứng chỉ là một cơ sở quan trọng để khách hàng đánh giá về chất lượng sản phẩm bởi đó chính là bằng chứng tốt nhất choc sự đảm bảo về chất lượng của doanh nghiệp.  Đối với doanh nghiệp Hệ thống quản trị chất lượng là một bộ phận quan trong của hệ thống quản trị chung của doanh nghiệp bởi về bản chất hệ thống quản trị chất lượng chính là chất lượng của quản trị. Hệ thống quản trị chất lượng đặt ra những yêu cầu cho hệ thống quản trị chung đồng thời hỗ trợ hệ thống quản trị chung phát huy tối đa hiệu quả những hoạt động của mình; - Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa chính sách chất lượng và chính sách của doanh nghiệp cũng như của các bộ phận khác; - Hệ thống quản trị chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất của doanh nghiệp giúp mọi hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, kiểm soát từng quá trình, hoạt động, loại bỏ sự phức tạp, giảm thời gian xử lý, kiểm soát tốt chi phí, lãng phí, giao hàng đúng hẹn,…cuối cùng là tạo kết quả tốt hơn với mức chi phí tối ưu. 1.3 KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG, MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG
  • 9.  Khái niệm chính sách chất lượng: - Theo tiêu chuẩn ISO 8402:1994 : “ Chính sách chất lượng là những ý đồ và những định hướng chung về chất lượng của một tổ chức, do cấp lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra ”. - Theo ISO 9000:2005 : “ Chính sách chất lượng là những ý đồ và những định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức ”.  Khái niệm mục tiêu chất lượng: - Theo ISO 9000:2005 : “ Mục tiêu chất lượng là điều định tìm kiếm hay nhắm tới có liên quan về chất lượng ”. 1.4 KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN ISO 1.4.1 Khái niệm ISO ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá có tên tiếng Anh là International Organization for Standardization. Đây là một tổ chức phi chính phủ đựợc thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, đặt trụ sở chính tại Geneva của Thụy Sỹ. ISO là một mạng lưới của các viện tiêu chuẩn quốc gia của 160 nước trên thế giới tính đến năm 2012( mỗi viện đại diện cho một nước) và hiện có khoảng 180 Ủy ban kỹ thuật (technical committee) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình. Việt Nam gia nhập ISO năm 1977 và là thành viên thứ 72 của ISO . Tại Việt Nam, tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thuộc bộ Khoa học – Công nghệ là thành viện của ISO. Các tiêu chuẩn của ISO sau khi được quốc tế hóa sẽ được Việt Nam xem xét và soạn thảo phiên bản riêng trên cơ sở tuân thủ tiêu chuẩn này. 1.4.2 Mục đích của ISO
  • 10. Mục đích của ISO là thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn hóa và những công việc có liên quan đến quá trình này, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thông qua việc xây dựng và ban hành những bô tiêu chuẩn về sản xuất thưong mại và thông tin. Tất cả các tiêu chuẩn ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện 1.4.3 Những bộ tiêu chuẩn hiện hành của ISO  ISO hiện nay gồm những bộ tiêu chuẩn : - ISO 9000 : Quản lý chất lượng - ISO 14000 : Quản lý môi trường - ISO 3166 : Mã số nước - ISO 26000 : Trách nhiệm xã hội - ISO 50001 : Quản lý năng lượng - ISO 31000 : Quản lý rủi ro - ISO 22000 : Quản lý an toàn thực phẩm - ISO 27001 : Quản lý an ninh thông tin - ISO 20121 : Sự kiện bền vững 1.4.3.1 Một số tiêu chuẩn ISO 9000 phổ biến - ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng -- Cơ sở và từ vựng - ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng -- Các yêu cầu - ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững - ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý
  • 11. Sơ đồ 1: Một số tiêu chuẩn ISO 9000 phổ biến 1.4.3.2 Giới thiệu Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2008 ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức/doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu sau: - Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ - Trách nhiệm của lãnh đạo - Quản lý nguồn lực - Tạo sản phẩm - Đo lường, phân tích và cải tiến Tổ chức này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức/ Doanh nghiệp : - Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn đinh sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định và chế định thích hợp. - Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến liên tục hệ
  • 12. thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định được áp dụng. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ giúp các tổ chức/ doanh nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các hoạt động, đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều hành công việc. Hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp cán bộ, công nhân viên thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến công việc thông qua các hoạt động theo dõi và giám sát. Một hệ thống quản lý chất lượng tốt không những giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự thỏa mãn của khách hàng và còn giúp đào tạo cho nhân viên mới tiếp cận công việc nhanh chóng hơn. TÓM TẮT CHƯƠNG 1: Để chuẩn bị cho việc phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần Long Hiệp, chương 1 đã giới thiệu sơ lược về quá trình phát triển của quản lý chất lượng, các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008, giúp chúng ta hiểu rõ về hệ thống chất lượng, chính sách chất lượng, tổ chức ISO và hệ thống Quản lý chất lựơng ISO 9001:2008, cũng như kinh nghiệm từ việc áp dụng ISO 9001:2008 đồng thời định hương lựa chọn cơ sở và mô hình để đánh giá hệ thống quản lý chất lượng tại doanh nghiệp. Chúng ta có thể dễ dàng hiểu được thực trạng về hệ thống chất lượng và chính sách chất lượng tại Công Ty Cổ Phần Long Hiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày đặc thù hoạt động quản lý chất lượng trong ngành nông nghiệp.
  • 13. CHƯƠNG 2: TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP 2.1.1 Giới thiệu chung về Công Ty Cổ Phần Long Hiệp  Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP  Trụ sử chính : Km 1929 Quốc lộ 1A, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.  Điện thoại: 0723641299  Fax : 0723890499  Giấy CNĐKKD và ĐK thuế : Số 1100411735 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cấp ngày 03/08/2001, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 17/12/2003.  Vốn điều lệ : 22.000.000.000 đồng  Số cổ phần : 220.000 cổ phần.  Mệnh giá : 100.000 đồng/ cổ phần. 2.1.2 Lịch sử hình thành phát triển của Công Ty: Công Ty cổ phần Long Hiệp được thành lập từ việc tách một nhà máy chuyên gia công sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của Công Ty Vật Tư Bảo Vệ Thực Vật II (Nay là Công Ty Cổ Phần Nông Dược HAI) cổ phần hóa vào tháng 10 năm 1999 trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Quyết định thành lập doanh nghiệp số 95/1999/QĐ/BNN-TCCB ngày 07/06/1999 do Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn ký. Phần vốn Nhà nước còn nắm giữ hiện nay trong Công Ty là 20%. Từ khi hình thành vào cuối năm 1999, sản lượng sản xuất gia công tại Công Ty Phần Long Hiệp
  • 14. không ngừng nâng cao, từ lúc ban đầu chỉ chuyên gia công cho Công Ty Vật tư Bảo Vệ Thực Vật II với sản lượng dưới 10 triệu sản phẩm /năm cho đến nay Công Ty đã có trên 10 khách hàng chiến lược với sản lượng đạt trên 50 triệu sản phẩm/năm với sản lượng này hầu như đã đạt được năng lực sản xuất tối đa của Công Ty. Nhận thấy nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao việc gia công sản xuất cũng như sức chứa của các kho bãi trong tương lai sẽ bị bảo hòa nên từ năm 2003 đến nay Công Ty đã đầu tư mở rộng thêm diện tích nhà xưởng sản xuất, kho bãi và đầu tư trang thiết bị mới để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, nhận thức được mình là đơn vị gia công kinh doanh trong ngành hóa chất độc hại, Công Ty luôn ý thức được trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi trường nên song song với việc đầu tư phát triển sản xuất đơn vị luôn nâng cao năng lực cải thiện môi trường bằng việc đầu tư mua sắm các hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo tốt trách nhiệm bảo vệ môi trường. 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ: 2.1.3.1 Chức năng: Công Ty Cổ Phần Long Hiệp có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu riêng và tài khoản riêng để giao dịch sản xuất kinh doanh. Công Ty thực hiện chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật. 2.1.3.2 Nhiệm vụ: - Công Ty Cổ phần Long Hiệp là một tổ chức sản xuất, gia công pha chế các loại thuốc thực vật. Công Ty phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Tổng Công Ty về kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty, chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm do Công Ty sản xuất. - Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình để tạo sự uy tín với khách hàng. - Áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất phù hợp với chiến lượt và kế hoạch chung của Tổng Công Ty và nhu cầu thị trường.
  • 15. - Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý, thu nhập từ chuyển nhượng tài sản phải được tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của Công Ty theo sự phê duyệt của Tổng Công Ty. - Làm tròn nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, chấp hành tốt nghiêm túc các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính của Công Ty, chế độ hạch toán kinh kế. - Sử dụng hợp lý lao động, nguyên liệu - vật tư, tiền vốn, trang thiết bị của Công Ty trong sản xuất để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. - Thực hiện tốt chính sách, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề CBCNV của Công Ty. - Giáo dục chính trị tư tưởng, chăm lo điều kiện đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể CBCNV trong đơn vị. Theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059381 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cấp cho Công Ty cổ phần Long Hiệp kinh doanh các ngành nghề sau: - Sản xuất, gia công pha chế các loại thuốc thực vật, phân bón lá; - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư bảo vệ thực vật, phân lá và các loại vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp; - Sản xuất, gia công hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. - Cho thuê kho bãi, văn phòng. 2.1.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công Ty: 2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
  • 16. Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức Công Ty 2.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận:  Đại hội đồng cổ đông: - Thông qua định hướng phát triển của Công Ty. H I Đ NG QU N TRỘ Ồ Ả Ị Đ I H I Đ NG C ĐÔNGẠ Ộ Ồ Ổ BAN KI M SOÁTỂ GIÁM Đ CỐ PHÓ GIÁM Đ CỐ PHÒNG QC & TL PHÒNG K HO CHẾ Ạ T NG H PỔ Ợ PHÒNG K TOÁNẾ B PH N C ĐI NỘ Ậ Ơ Ệ B PH NỘ Ậ CUNG NG HÀNG HÓAỨ B PH N S N XU TỘ Ậ Ả Ấ
  • 17. - Quyết định những loại cổ phần và tổng số từng loại cổ phần được quyền chào bán. - Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần. - Thông qua báo cáo tài chính hàng năm. - Xem xét, xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công Ty và cổ đông của Công Ty. - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và thành viên Ban kiểm soát.  Ban kiểm soát: - Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của Công Ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của Công Ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.  Hội đồng quản trị: - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung và dài hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công Ty. - Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư hàng năm của Công Ty. - Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công Ty. - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. - Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công Ty. - Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.  Giám đốc:
  • 18. - Quyết định các vấn đề kinh doanh hàng ngày của Công Ty mà không cần quyết định của HĐQT. - Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT. - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công Ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của Công Ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT.  Phó Giám đốc: - Giúp Giám đốc điều hành Công Ty theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những nhiệm vụ được Giám đốc phân công và ủy quyền, thay thế Giám đốc khi vắng mặt.  - - - Định hướng phát triển các loại sản phẩm mới.  Phòng kế hoạch tổng hợp: - Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ cấu công thức phối chế sử dụng nguyên vật liệu phù hợp, qui trình công nghệ ổn định và cải tiến chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu sửa đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật đã lạc hậu không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh được Ban Giám đốc duyệt. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, hợp lý hóa sản xuất. - Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc Công Ty trong việc quản lý, điều hành công việc thuộc các lĩnh vực kế hoạch, kinh doanh.
  • 19. - Lập kế hoạch cung ứng nguyện liệu, phụ liệu, vật tư, dự thảo các hợp đồng mua bán, tổ chức mua sắm nguyên liệu kịp thời cung ứng cho sản xuất. Tìm nguồn vật tư nguyên liệu đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, thực hiện báo cáo thống kê theo chế độ nhà nước quy định. Trưởng phòng kế hoạch có trách nhiệm quản lý các bộ phận sau: - Bộ phận cung cấp hàng hóa:  Kiểm soát, cân đong đo đếm đủ và đúng về số lượng qui cách tất cả các loại hàng hóa khi xuất nhập kho.  Thực hiện việc đặt hàng theo kế hoạch và theo chỉ số tồn kho, theo yêu cầu của lãnh đạo. - Bộ phận sản xuất:  Kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm sang chai đúng theo tiêu chuẩn của phòng QC & TL.  Nhận các hàng hóa, vật tư sang chai trong ngày, chịu trách nhiệm với các vật tư, hàng hóa đó. - Bộ phận cơ điện:  Quản lý toàn bộ các trang thiết bị máy móc, viết hướng dẫn sử dụng máy, các trang thiết bị về điện trong Công Ty.  Đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho sản xuất luôn ở trạng thái hoạt động tốt.  Phòng kế toán: - Là nơi thực hiện công tác hạch toán nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ dữ liệu về chi phí sản xuất kinh doanh, tình hình hiện có và sự biến động các tài sản. - Định kỳ ( Tháng, Quý, Năm) lập các báo cáo theo đúng chế độ, gửi lên các cơ quan quản lý, ban kiểm soát. - Xác định nhu cầu về vốn và xây dựng các kế hoạch tài chính của Công Ty. - Theo dõi sổ sách và hạch toán các công trình cho từng đội sản xuất.
  • 20. - Theo dõi quá trình vay vốn cung ứng vốn cho các đơn vị có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc điều hành để có những quyết định chính xác kịp thời. 2.1.7 Một số đối tác trong và ngoài nước của Công Ty Bảng 1: một số đối tác trong và ngoài nước Năm 2010 2011 2013 ACPC CÔNG TY TNHH TM ACP VN BVSG VN CONN VN CPDX VN CPHA VN CPHIM VN CTAA VN CTBC CÔNG TY TNHH BACONCO CTHA VN CTLA CÔNG TY TNHH WONDERFUL AGRICUTLE VN ENAS VN HAI VN HML CÔNG TY TNHH HAI MINH LONG VN MAKH ISRAEL MLCO CÔNG TY TNHH MINH LONG VN NISA NISSAN CHEMICAL INDUSTRIES Ltd VN PPYC CAMPUCHIA SHMK VN SUMI THAI VN
  • 21. 81.343.244.055 125.830.622.089 154.197.630.648 - - - 81.343.244.055 125.830.622.089 154.197.630.648 66.418.704.913 108.046.696.883 139.198.613.416 14.924.539.142 17.783.925.206 14.999.017.232 1.570.790.921 2.474.671.950 1.504.510.465 6.067.005.551 8.891.341.236 3.189.164.007 2.665.717.226 4.073.581.299 3.337.424.016 2.359.234.773 3.490.898.013 2.936.481.455 4.396.520.475 4.313.775.154 5.961.666.739 3.672.569.264 3.562.582.753 4.416.215.496 51.278.983 1.666.584 61.281.749 45.077 22.000 73.049 51.233.906 1.644.584 61.208.700 3.723.803.170 3.564.227.337 4.477.424.196 - - - 3.723.803.170 3.564.227.337 4.477.424.196 Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty qua 3 năm
  • 22. Biểu đồ 1: - - - Cùng với việc tăng doanh thu bán hàng thì Giá vốn hàng bán trong 3 năm của Công Ty cũng tăng theo: giai đoạn 2010-2011 tăng 41,627 tỷ đồng (tương đương 62,68% ), giai đoạn 2011-2012 tăng 31.152 tỷ đồng (tương đương tăng 28,83%). Tuy nhiên, tốc độ tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán lại cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu, điều này là một biểu hiện không tốt vì vậy Công Ty có thể xem xét lại tình hình sử dụng nguồn nguyên vật liệu cho thích hợp. - Vì giá vốn hàng bán có tỷ lệ tăng nhanh hơn doanh thu nên phần lợi nhuận gộp của Công Ty tăng trong giai đoạn 2010-2011, nhưng lại giảm vào giai đoạn 2011-2012.Cụ thể, giai đoạn 2010-2011 tăng 2,859 tỷ đồng (tương đương tăng19,16% ), giai đoạn 2011-2012 giảm 2,785 tỷ đồng(tương đương giảm 18,57%).
  • 23. - Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công Ty trong giai đoạn 2010- 2011 tăng 903,88 triệu đồng (tương đương 57,54% ), giai đoạn 2011- 2012 giảm 970,16 triệu đồng (tương đương giảm 64,48%). Có sự biến động này là do trong giai đoạn 2011-2012 Công Ty chú trọng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nên không đầu tư nhiều vào hoạt động tài chính. Điều này ta có thể thấy được thông qua Chi phí tài chính (chi phí tài chính cũng tăng 2,824 tỷ đồng trong giai đoạn 2010- 2011 nhưng giảm 5,702 tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2012). - Chi phí bán hàng giai đoạn 2010-2011 tăng 1,132 tỷ đồng (tương đương 47,97% ), giai đoạn 2011-2012 giảm 554,42 triệu (tương đương giảm 18,89%). Đây là một biểu hiện tích cực, vì Công Ty đẩy mạnh sản xuất trong giai đoạn 2011-2012 nhưng chi phí bán hàng lại được giảm. - Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công Ty giai đoạn 2010-2011 giảm 82,745 triệu đồng (tương đương giảm 1,92% ), điều này cho thấy Công Ty quản lý chi phí có hiệu quả. Nhưng trong giai đoạn 2011- 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1,648 tỷ đồng (tương đương tăng 38,2%), vì giai đoạn này Công Ty tập trung vào sản xuất nên chi phí tăng theo doanh thu. - Các loại chi phí trên thay đổi khác nhau trong từng giai đoạn nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công Ty giai đoạn 2010- 2011 giảm 109,987 triệu đồng (tương đương giảm 3,09% ), giai đoạn 2011-2012 tăng 853,63 triệu đồng (tương đương tăng 23,96%). - Về Phần thuế thu nhập doanh nghiệp của Công Ty: vì năm 2010 Công Ty kết chuyển lợi nhuận bị lỗ nên thuế thu nhập sẽ được Nhà nước miễn cho đến khi Công Ty kết chuyễn hết phần lợi nhuận bị lỗ qua các năm. Sau đó Công Ty sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.1.9 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển của Công Ty 2.1.9.1 Thuận lợi:
  • 24. Tổ chức bộ máy, nhân sự lãnh đạo Công Ty ổn định, tinh thần đoàn kết, cán bộ, người lao động, cổ đông tin tưởng vào định hướng phát triển của Công Ty; Công Ty luôn chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công Ty, tham gia tốt các công tác xã hội; Phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất kinh doanh được duy trì và phát huy tốt, các tổ chức chính trị: Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên hoạt động rất tích cực, thiết thực phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Công Ty, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh; Công Ty được cổ phần hóa năm 1999 từ Xưởng Nông dược Long Hiệp thuộc Công Ty Vật tư bảo vệ thực vật 2 nay là Công Ty Cổ phần Nông dược HAI. Do vậy, Công Ty có mối quan hệ tốt với Công Ty Cổ phần Nông dược HAI. 2.19.2 Khó khăn: Trong các khách hàng gia công, Công Ty Cổ phần Nông dược HAI có yêu cầu cao hơn các Công Ty khác, nên Công Ty cần phải đầu tư nhiều hơn mới có thể đạt yêu cầu. Đảm bảo 2 an toàn: an toàn cho công nhân và môi trường, 2 chống: chống cháy nổ và chống lẫn nhiễm theo tiêu chuẩn Cropfile. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của Công Ty cổ phần Nông dược HAI thì Công Ty phải có kế hoạch đầu tư mới. 2.1.9.3 Phương hướng phát triển: - - Tích cực cân đối kế hoạch nhập vật tư phù hợp với tiến độ sản xuất. - TÓM TẮT CHƯƠNG 2: Là phần giới thiệu tổng quan về Công Ty Cổ Phần Long Hiệp gồm: lĩnh vực hoạt động hay cơ cấu tổ chức của Công Ty cùng với các dữ liệu doanh thu trong các năm 2010, 2011, 2013. Nhìn chung, công ty đã tận dụng tốt ưu thế của mình để triển khai nhiều sản phẩm huy động mới. Hoạt động công ty cũng đã có những bước phát triển mang tính đột phá, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc đánh giá được chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty đã cho ta đúc kết được những mặt đạt được và chưa đạt của công ty làm tiền đề đưa ra được giải pháp ở chương sau
  • 25. CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỒNG CHẤT LƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HIỆP
  • 26. 3.1 Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn iso 9001:2008 tại công ty cổ phần Long Hiệp Trong thời gian Qua Công Ty Cổ Phần Long Hiệp đã không ngừng nổ lực để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn và kết quả là Công Ty đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp (QUACERT) chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. QUACERT là một tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng do Bộ Khoa Học Và Công Nghệ thành lập, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng. QUARCERT còn là một tổ chức chứng nhận chất lượng hàng đầu Việt Nam hiện nay. Chứng chỉ của trung tâm QUACERT có giá trị trong thời hạn 5 năm. Trong 5 năm, trung tâm sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá định kỳ mỗi năm 1 lần đối với Công Ty. Sau 5 năm trung tâm sẽ tiến hành kiểm tra lại và cấp chứng chỉ mới cho Công Ty nếu đạt chất lượng, nếu không đạt thì Công Ty phải khắc phục lại và trung tâm sẽ kiểm tra vào lần tiếp theo. Để đạt được chứng nhận của trung tâm QUARCERT, Công Ty đã từng bước xây dựng các yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 cụ thể như sau: 3.2 Các yêu cầu về kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ - - - - - - -  
  • 27. - Bao gồm tất cả các quy định về:  Quy định về ký hiệu: -     -         - -
  • 28. - - Ví dụ: Biểu mẫu số 1 của thủ tục kiểm soát tài liệu: BM_01/TT_KS_KSTL  -      Trang     -    
  • 29.    Định nghĩa (nếu có).     - - - - - Xem  - - - - - - - -
  • 31. 3.3 Trách nhiệm của lãnh đạo 3.3.1 Cam kết của lãnh đạo Giám đốc Công Ty đảm bảo việc xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống tích hợp, cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống thông qua các biện pháp như sau: - Truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp ứng khách hàng cũng như những yêu cầu luật định qua việc trao đổi thông tin với mọi người bằng hình thức thông báo , họp, bản tin, huấn luyện,.. - Xây dựng và phổ biến chính sách về chất lượng, môi trường, sức khỏe an toàn lao động. - Mục tiêu chất lượng, môi trường hằng năm được thiết lập, thấu hiểu và thực hiện. - Lãnh đạo thực hiện việc xem xét hiệu quả của hệ thống cũng như việc bổ sung nâng cao năng lực của nhân viên. 3.3.2 Hướng vào khách hàng Giám đốc Công Ty đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Để đảm bảo khách hàng luôn là đối tượng được quan tâm hàng đầu Công Ty đã xác định rõ “các quá trình liên quan đến khách hàng” và luôn theo dõi, đo lường sự thõa mãn của khách hàng nhằm giữ chân các khách hàng hiện tại vè thu hút thêm nhiều khách hàng mới. 3.3.3 Thiết lập Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng cho các phòng ban 3.3.3.1 Chính sách chất lượng, môi trường - Chính sách chất lượng, môi trường Công Ty được Giám đốc xây dựng, ban hành phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công Ty. Trong từng giai đoạn phát triển chính sách này có thể điều chỉnh và thay đổi tùy thuộc vào quyết định của Đại Hội Đồng Cổ Đông của Công Ty. - Trưởng bộ phận các phòng ban có trách nhiệm thông hiểu và truyền đạt cho các cán bộ công nhân viên phòng ban mình thấu hiểu, tổ chức
  • 32. và duy trì việc thực hiện chính sách chất lượng trong mọi lĩnh vực hoạt động của bộ phận mình. - Mục tiêu chất lượng, môi trường được xây dựng và lập thành văn bản nhằm cụ thể hóa chính sách chất lượng, môi trường trong từng giai đoạn sản xuất kinh doanh của Công Ty. Trên cơ sở đó, xây dựng và thực hiện các kế hoạch, thực hiện các mục tiêu của các bộ phận liên quan nhằm đạt được các mục tiêu Công Ty đề ra. - Việc thực hiện các kế hoạch mục tiêu được đại diện lãnh đạo các trưởng bộ phận, trưởng phòng ban theo dõi giám sát và có phương án điều chỉnh kịp thời khi trong thời gian thực hiện chưa đáp ứng được các yêu cầu đề ra trong kế hoạch. - Trưởng các bộ phận, các phòng ban trong Công Ty chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện với sự hỗ trợ của đại diện lãnh đạo cùng sự chỉ đạo của Giám đốc Công Ty. 3.3.3.2 Mục tiêu chất lượng - môi trường - Thực hiện duy trì hệ thống chất lượng ISO 9001:2008. Đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000:2004. - Phòng QC & TL duy trì những yêu cầu chung về năng lực thử nghiệm ISO 17025:2005 đảm bảo 100% khách hàng thõa mãn dịch vụ thử nghiệm, kiểm tra 100% các lô nguyên liệu nhập, thực hiện 100% kế hoạch giám sát và đo lường chất lượng môi trường. - Phòng kế hoạch tổng hợp phấn đấu đạt 100% đơn hàng sản xuất, đảm bảo 100% thõa mản khách hàng không để xảy ra tình trạng khiếu nại khách hàng, phấn đấu tăng 5% công suất máy thuốc bột (MTB 10-13), cố gắng giảm 2% điện năng tiêu thụ, nước sử dụng toàn Công Ty. - Phòng kế toán tổng hợp kiểm soát chặc chẽ chi phí giá thành, chi phí quản lý, quản lý sử dụng nguồn vốn hiệu quả. - Duy trì hiệu quả hệ thống phòng cháy chữa cháy, vận hành an toàn máy móc thiết bị, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn lao động, ngăn ngừa nhiễm lẫn thuốc Bảo Vệ Thực Vật, thực hiện đúng, linh hoạt,
  • 33. hiệu quả các chuẩn mực Corplife bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe người lao động. - Các mục tiêu chất lượng, môi trường bao gồm cả những điều cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm được thiết lập hàng năm: mục tiêu đo được và nhất quán với chính sách. Việc theo dõi và đo lường các mục tiêu này phải được thực hiện bởi các bộ phận trong Công Ty. 3.3.4 Xác định quyền hạn chức vụ cho các chức danh lãnh đạo trong Công Ty Giám đốc Công Ty đảm bảo rằng trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ giữa các phòng ban đã được xác nhận và thông báo. 3.3.4.1 Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc • Trách nhiệm - Tổ chức thực hiện các hoạt động của hội đồng quản trị - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công Ty. - Lãnh đạo các phòng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công Ty - Chịu trách nhiệm chính về công tác đối nội, đối ngoại, tổ chức nhân sự trong công tác đoàn thể, Đảng, Đoàn, công đoàn trong Công Ty. - Ký kết toàn bộ các hợp đồng kinh tế, gia công sản xuất của Công Ty. - Lập chương trình khuyến khích, khuyến mãi đối với khách hàng cũng như phát triển Công Ty. - Chịu trách nhiệm pháp lý về các báo cáo tài chính, sản xuất kinh doanh với hội đồng quản trị, các cổ đông của Công Ty và các cơ quan pháp quyền của nhà nước. - Định kỳ xem xét tính hiệu quả và phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng, môi trường của Công Ty. - Là đại diện lãnh đạo về chất lượng và môi trường.
  • 34. - Ký kết hợp đồng lao động với tất cả các cán bộ công nhân viên trong Công Ty  Quyền hạn - Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của Công Ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công Ty trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. - Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công Ty kể cả các cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc. - Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác có liên quan đến hay bắt nguồn từ các nhiệm vụ trên. 3.3.4.2 Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Giám đốc  Trách nhiệm - Theo dõi và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất, gia công của Công Ty. - Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. - Phó đại diện lãnh đạo xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng, môi trường theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14000. - Phụ trách môi trường trong ban QHSE. - Theo dõi, giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng, môi trường. - Báo cáo các hoạt động của hệ thống tích hợp trong các cuộc xem xét của lãnh đạo để làm cơ sở cải tiến hệ thống chất lượng, môi trường. - Liên hệ với các cơ quan bên ngoài về các vấn đề liên quan đến hệ thống chất lượng, môi trường. - Phụ tá cho Giám đốc trong việc sản xuất kinh doanh của Công Ty.
  • 35.  Quyền hạn - Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc mình phụ trách. - Phó đại diện lãnh đạo được trao đầy đủ quyền để đảm bảo thực hiện và duy trì hệ thống chất lượng, môi trường của Công Ty phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn ISO và chính sách do Giám đốc đề ra. - Chỉ đạo, theo dõi các phòng ban mình quản lý. - Thay thế điều hành Công Ty khi Giám đốc đi vắng. 3.3.5 Quy trình trao đổi thông tin Thông tin trong Công Ty được chia thành 2 phần: thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài. 3.3.5.1 Thông tin nội bộ Ban ISO đảm bảo các thông tin liên quan đến hoạt động của hệ thống đều được phổ biến, trao đổi đến mọi cấp cần thiết, đúng lúc, chính xác, bằng các phương tiện, hình thức như công văn, thông báo, hội họp, báo cáo, thư từ, email, điện thoại,… Nội dung thông tin gồm có: - Các chính sách, mục tiêu của Công Ty - Các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của luật định, yêu cầu nội bộ - Các kết quả đánh giá nội bộ, kết quả đánh giá bên ngoài - Các khiếu nại, phản hồi, ý kiến của khách hàng - Các vấn đề về môi trường do cơ quan nhà nước thông báo - Các kết quả hoạt động của hệ thống - Các thông tin khác liên quan đến chất lượng hay môi trường Ban ISO nhận thông tin, giải quyết và trả lời bằng các phương tiện thích hợp sau khi được lãnh đạo phê duyệt. 3.3.5.2 Thông tin bên ngoài
  • 36. - Ban ISO tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, trình lãnh đạo xem xét, góp ý kiến giải quyết và trả lời sau khi được lãnh đạo phê duyệt. - Trách nhiệm trao đổi thông tin với các đơn vị bên ngoài do Giám đốc quyết định. - Giám đốc sẽ quyết định các loại thông tin nào được phép truyền ra bên ngoài. - Các vấn đề liên quan đến môi trường khi được yêu cầu bởi cơ quan bên ngoài, người được phân công có trách nhiệm chuẩn bị thông tin và trình cho Giám đốc quyết định. - Trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến môi trường ban lãnh đạo cần xem xét giải quyết theo luật định. 3.3.6 Xem xét của lãnh đạo Để đảm bảo duy trì liên tục tính phù hợp, đầy đủ và hiệu quả, lãnh đạo cấp cao nhất của Công Ty phải tiến hành xem xét lại hệ thống quản lý tích hợp tối thiểu 1 lần trong năm. Việc xem xét này có thể tiến hành với toàn bộ hoặc một phần của hệ thống. Thủ tục xem xét của lãnh đạo được xem xét nhằm mục đích này. Việc xem xét của lãnh đạo bao gồm xem xét các vấn đề sau: - Các kết quả đánh giá:  Đánh giá nội bộ hệ thống chất lượng, môi trường.  Kết quả đánh giá hệ thống của bên thứ ba.  Đánh giá của khách hàng.  Đánh giá của cơ quan chức năng. - Các thu thập ý kiến của khách hàng, các khiếu nại của khách hàng. - Báo cáo tình hình thực hiện các hành động khắc phục/ phòng ngừa, việc thực hiện các hành động của lần xem xét trước đó. - Phân tích, đánh giá hiệu quả của các quá trình, sự phù hợp của sản phẩm thông qua các kết quả phân tích dữ liệu.
  • 37. - Trao đổi thông tin với các cơ quan hữu quan bên ngoài, kể cả các khiếu nại. - Kết quả hoạt động môi trường của tổ chức. - Mức độ các chỉ tiêu và mục tiêu đã đạt được. - Các thay đổi về luật pháp có ảnh hưởng đến hoạt đông cũng như ảnh hưỡng đến hệ thống quản lý tại Công Ty. - Tổng kết, phân tích các mặt mạnh/ yếu, những nguy cơ, rủi ro hay những cơ hội phát triển của Công Ty, các khuyến nghị cải tiến. - Các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét trước. Đầu ra của việc xem xét của lãnh đạo là các quyết định cần thiết để thay đổi, phát hiện các cơ hội để cải tiến hệ thống quản lý chất lượng bao gồm cả việc chỉnh sửa chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng. Hồ sơ xem xét của lãnh đạo phải được lưu giữ theo quy định trong thủ tục kiểm soát hồ sơ. 3.4 Tạo sản phẩm Quy trình tạo sản phẩm của công bao gồm các công việc: 3.4.1 Hoạch định cho việc tạo sản phẩm Công Ty đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm do Công Ty sản xuất ra đều được lập kế hoạch và triển khai các quá trình cần thiết phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm đó. Hoạch định việc tạo sản phẩm luôn nhất quán với các yêu cầu của các quá trình khác của hệ thống quản lý chất lượng mà Công Ty đang áp dụng trong quá trình hoạch định Công Ty luôn xác định rõ các yếu tố sau: - Các mục tiêu chất lượng và các yêu cầu đối với sản phẩm. - Nhu cầu xác lập các quá trình, tài liệu và việc cung cấp các nguồn lực cụ thể đối với sản phẩm đó. - Các hoạt động kiểm tra xác nhận, giám sát. - Các hồ sơ cần thiết để chứng minh rằng các quá trình hình thành sản phẩm và sản phẩm được sản xuất ra luôn thõa mãn các yêu cầu đã đề ra.
  • 38. 3.4.2 Các quá trình liên quan đến khách hàng Các quá trình liên quan đến khách hàng đều được Công Ty xác định rõ như: xác định các yêu cầu có liên quan đến sản phẩm, xem xét các yêu cầu có liên quan đến sản phẩm, xác định việc áp dụng các biện pháp cần thiết để thông tin đến khách hàng. - Xác định các yêu cầu có liên quan đến sản phẩm gồm:  Hiểu rõ các yêu cầu về sản phẩm do khách hàng đề ra.  Hình thức giao hàng, phương thức thanh toán.  Các yêu cầu pháp lý liên quan đến sản phẩm.  Các yêu cầu khách hàng không đề cập nhưng cần thiết cho việc sử dụng. - Việc xem xét các yêu cầu có liên quan đến sản phẩm được Công Ty tiến hành trước khi cam kết cung cấp sản phẩm cho khách hàng luôn được đảm bảo và bao gồm:  Các yêu cầu về sản phẩm đã được xác định rõ.  Tất cả các yêu cầu trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng khác biệt so với ban đầu đều được giải quyết.  Xác định khả năng của Công Ty trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. - Thông tin với khách hàng: Công Ty xác định việc áp dụng các biện pháp cần thiết, có hiệu quả để thông tin với khách hàng bao gồm:  Các thông tin có liên quan đến sản phẩm.  Các yêu cầu, hợp đồng hoặc đơn đặt hàng kể cả thay đổi của chúng.  Các ý kiến phản hồi của khách hàng. 3.4.3 Kiểm soát thiết kế và phát triển 3.4.3.1 Hoạch định thiết kế và phát triển Công Ty áp dụng cho việc triển khai các kế hoạch mới, tiến hành lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá khả năng thực hiện của quy trình. Cần phải xác định: - Các giai đoạn của quy trình. - Xem xét, kiểm tra xác nhận cho mỗi giai đoạn.
  • 39. - Trách nhiệm và quyền hạn đối với các hoạn động của quy trình - Phân công người chịu trách nhiệm thực hiện từng giai đoạn 3.4.3.2 Đầu vào của thiết kế và phát triển Căn cứ vào các yêu cầu của Công Ty hay yêu cầu của khách hàng, Trưởng phòng kế hoạch sẽ lên kế hoạch, phân công xem xét đánh giá. Bao gồm: - Yêu cầu về chưc năng và công dụng. - Yêu cầu về chế định và pháp luật thích hợp. - Thông tin có thể áp dụng từ thiết kế tương tự trước đó. - Các yêu cầu khác của thiết kế và phát triển như xem xét các sự thay đổi về kỹ thuật hay tổ chức có ảnh hưởng đến Công Ty. 3.4.3.3 Đầu ra của thiết kế và phát triển Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cần phải có sự phê duyệt của Giám đốc để ban hành triển khai. Đầu ra của quy trình phải: - Đáp ứng yêu cầu đầu vào của thiết kế và phát triển. - Cung cấp các thông tin thích hợp cho việc mua hàng, sản xuất và cung cấp dịch vụ. - Bao gồm hoặc viện dẫn đến các chuẩn mực chấp nhận của sản phẩm. - Xác định các đặc tính cốt yếu cho an toàn và sử dụng đúng của sản phẩm. 3.4.3.4 Xem xét thiết kế và phát triển Trong quá trình tiến hành thử nghiệm, cần phải xem xét và theo dõi ghi nhận lại các kết quả để: - Đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu của việc thử nghiệm. - Nhận biết mọi vấn đề trục trặc và đề xuất các hành động cần thiết. Những người tham dự vào việc xem xét bao gồm đại diện của tất cả các bộ phận liên quan tới các giai đoạn thử nghiệm đang được xem xét. 3.4.3.5 Kiểm tra xác nhận thiết kế và phát triển
  • 40. - Theo dõi kiểm tra xác nhận theo như đã phân công để đảm bảo đầu ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của đầu vào. - Duy trì hồ sơ các kết quả theo dõi và xác nhận. 3.4.3.6 Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế và phát triển: Xác nhận các bước của quy trình và đánh giá kết quả thu được trong quá trình thử nghiệm để đảm bảo rằng sản phẩm tạo ra có khà năng đáp ứng theo các yêu cầu dự kiến hay các quy định đã biết. Nếu sản phẩm hoàn toàn mới phải cho tiến hành sản xuất thử hay đánh giá trước khi chuyển giao để sản xuất đại trà. Cần có chữ ký xác nhận của đại diện các bộ phận liên quan đến việc tạo sản phẩm. 3.4.3.7 Kiểm soát thay đổi thiế kế và phát triển Những thay đổi trong quá trình thử nghiệm phải được nhận biết và duy trì hồ sơ. Những thay đổi này phải được xem xét, kiểm tra xác định, đánh giá sự phù hợp và phải được phê duyệt trước khi thực hiện. Toàn bộ hồ sơ liên quan đến quy trình được lưu giữ theo thủ tục kiểm soát hồ sơ. 3.5 Kiểm soát mua hàng Các loại Hàng hóa Công Ty thường mua vào là: vật tư, bao bì, nguyên phụ liệu, phụ gia, dung môi, bán thành phẩm, thành phẩm,… Công Ty đảm bảo rằng các sản phẩm Công Ty mua vào luôn phù hợp với yêu cầu mua hàng đã quy định. Các nhà cung cấp sản phẩm được Công Ty lựa chọn và đánh giá đúng khả năng cung cấp sản phẩm phù hợp với yêu cầu của Công Ty. Hồ sơ mua hàng được Công Ty lưu trữ đúng quy định. Quy trình nhận hàngvà xuất hàng được Công Ty xây dựng gồm các bước: - Bước 1: Nhập hàng ( người chịu trách nhiệm: nhân viên kho vật tư, công nhân kho vật tư, tài xế xe nâng, nhân viên KS)  Bước 1.1: chuẩn bị mặt bằng kho tiếp nhận hàng  Bước 1.2: kiểm tra chất lượng hàng nhập: nếu đạt thì thực hiện bước 1.3, nếu không đạt thì thực hiện bước 3  Bước 1.3: Bốc xếp hàng hóa lên pallet, vận chuyển đến vị trí lưu kho.  Bước 1.4: Kiểm tra số lượng theo chứng từ, hóa đơn nhập
  • 41.  Bước 1.5: Cập nhật vào phụ lục nhập hàng, sơ đồ kho, lập và dán thẻ nhận dạng sản phẩm  Bước 1.6: Lập và hoàn tất phiếu nhập hàng - Bước 2: Xuất vật tư (người chịu trách nhiệm: nhân viên kế toán, công nhân kho vật tư, tài xế xe nâng, nhân viên kho vật tư, quản lý sản xuất hoặc khách hàng).  Bước 2.1: Lập và hoàn tất phiếu xuất vật tư khi có nhu cầu xuất  Bước 2.2: Thực hiện xuất hàng theo phiếu xuất vật tư, cập nhật lại sơ đồ kho, thẻ nhân dạng sản phẩm.  Bước 2.3: Vận chuyển và bốc xếp hàng hóa xuất đến nơi người nhận yêu cầu.  Bước 2.4: Kiểm tra và xác định tên, quy cách, số lượng theo phiếu xuất (hoặc hóa đơn), giao hàng và ký nhận. - Bước 3: (người chịu trách nhiệm: nhân viên KS, công nhân kho vật tư):  Bước 3.1: Thông báo cho nhân viên quản lý nhà cung ứng hoặc khách hàng biết tình trạng hàng hóa  Bước 3.2 : Lập thẻ nhận dạng sản phẩm không phù hợp, cô lập và chờ xử lý theo thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp Việc mua hàng được thực hiện đúng trình tự và thực hiện kiểm tra thử nghiệm để các sản phẩm mua vào luôn đáp ứng được các yêu cầu mua hàng cùng với thông tin mua hàng được mô tả đầy đủ đối với tất cả các loại hàng hóa mua vào. 3.6 Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ Công Ty đảm bảo việc lập kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất theo các điều kiện được kiểm soát. Các điều kiện bao gồm: - Thông tin mô tả đặc tính của sản phẩm. - Các hướng dẫn công việc. - Việc sử dụng các thiết bị thích hợp cho quá trình sản xuất. - Việc sử dụng các phương tiện theo dõi và đo lường đúng tiêu chuẩn.
  • 42. - Thực hiện việc kiểm trta giám sát chặt chẽ. - Không áp dụng (chỉ thực hiện giao hàng tại Công Ty). Nhằm kiểm soát việc sản xuất và cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả. Công Ty đã xây dựng một quy trình hoạch định sản xuất và thống kê sản xuất gồm: 3.6.1 Lập kế hoạch sản xuất tuần Lúc cao điểm trong mùa vụ nhân viên dịch vụ khách hàng căn cứ yêu cầu đặt hàng của khách hàng có kế hoạch sản xuất tuần. Sau đó, nhân viên phòng kế hoạch tiến hành lập kế hoạch sản xuất tuần sau khi đã cân đối về máy móc, thiết bị cũng như nhân công thực tế sản xuất từng thời điểm để tránh trường hợp Công Ty có thể bị động về máy móc và nhân sự dẫn đến tình trạng không đáp ứng được hợp đồng có thể gây mất uy tín với khách hàng. 3.6.2 Lập lệnh sản xuất hằng ngày Nhân viên phòng kế hoạch dựa trên phiếu đăng ký để lập lệnh sản xuất ngày chậm nhất là trước 10h00 ngày hôm trước. (lập trên máy tính) 3.6.3 Phát hành lệnh sản xuất - Sau khi lập xong lệnh sản xuất, nhân viên phòng kế hoạch phát hành lệnh sản xuất chậm nhất là 11h30’. - Trường hợp khi có sự thay đổi đột xuất do yêu cầu của Ban Giám đốc (hoặc nhân viên dịch vụ khách hàng có sự đồng ý của Ban Giám đốc) về việc điều chỉnh lệnh sản xuất và có sự thỏa thuận với nhân viên dịch vụ khách hàng để thông tin cho khách hàng. Nhân viên phòng kế hoạch sẽ ra thông báo sản xuất bằng văn bản (có ký tên) và chuyển đến các bộ phận khác có liên quan triển khai. 3.6.4 Triển khai lệnh sản xuất Sau khi lệnh sản xuất được phát hành, trưởng bộ phận sản xuất và các bộ phận có liên quan tiến hành để triển khai lệnh sản xuất. 3.6.5 Thống kê sản lượng hàng ngày và các phát sinh trong ngày - Hằng ngày vào 8h30’ nhân viên phòng kế hoạch phải thống kê sản lượng sản xuất thực tế của ngày hôm trước từ phiếu theo dõi tiến độ sản xuất.
  • 43. - Giải trình cho Ban Giám đốc hoặc dịch vụ khách hàng khi có sản phẩm sản xuất không đạt yêu cầu theo lệnh sản xuất. Báo cáo những sự cố phát sinh trong ngày hoặc ngày hôm trước (nếu có). - Nhân viên kế hoạch cập nhật số liệu sản xuất hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và thống kê báo cáo sản lượng đặt hàng và sản lượng sản xuất theo chủng loại, khách hàng cho Ban Giám đốc khi có yêu cầu. 3.6.6 Tồng hợp số liệu và dự báo sản lượng cho năm sau Dựa vào số liệu sản xuất và đặc hàng trong năm kế hoạch, nhân vuên kế hoạch dự báo sản lượng cho năm sau. 3.7 Kiểm soát thiết bị đo lường Công Ty luôn xác định việc theo dõi, đo lường cần thực hiện và các phương tiện theo dõi, đo lường cần thiết để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm Công Ty so với các yêu cầu mà Công Ty đã xác định. Công Ty thiết lập các quá trình để đảm bảo việc theo dõi và đo lường được tiến hành một cách nhất quán với các yêu cầu theo dõi và đo lường. Các thiết bị đo lường của Công Ty được: - Hiệu chỉnh hoặc kiểm ta định kỳ hoặc kiểm tra trước khi sử dụng, dựa trên các tiêu chuẩn đo lường Nhà nước. - Các thiết bị đo lường được hiệu chỉnh hoặc hiệu chỉnh lại khi cần thiết. - Thiết bị đo lường được nhận biết để giúp cho việc xác định trạng thái hiệu chuẩn. - Các thiết bị đo lường được giữ gìn đúng quy định để tránh bị hiệu chỉnh lại làm sai lệch các kết quả đo lường. - Thiết bị đo lường được bảo vệ trong điều kiện tốt nhất để tránh bị hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng. Công Ty sẽ đánh giá và ghi nhận lại các giá trị hiệu lực của các kết quả đo lường trước đó khi thiết bị được phát hiện không phù hợp so với yêu cầu. Công Ty sẽ tiến hành các hành động thích hợp đối với thiết bị đo lường không phù hợp và những
  • 44. sản phẩm nào có liên quan đến kết quả đo lường đó. Các hồ sơ của kết quả hiệu chuẩn và kiểm tra xác nhận luôn được lưu giữ và bảo quản theo đúng quy định. 3.8 Đo lường và phân tích cải tiến 3.8.1 Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng Để giữ chân những khách hàng của mình, Công Ty luôn luôn thực hiện việc theo dõi cũng như đo lường sự hài lòng của khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ mà Công Ty cung cấp. Đây cũng là một thước đo để Công Ty thực hiện việc quản lý hệ thống chất lượng. Việc đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng được Công Ty thực hiện qua các bước: - Bước 1: Thực hiện thống kê: ý kiến của khách hàng và khiếu nại của khách hàng (nhân viên KH-KD thực hiện.). - Bước 2: Tổng hợp, phân tích, đánh giá.( nhân viên thống kê thực hiện) - Bước 3: Lập báo cáo (nhân viên KH-KD thực hiện.) - Bước 4: Xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp cải tiến (nhân viên KH-KD thực hiện). - Bước 5: Lên phương án cải tiến (nhân viên KH-KD thực hiện). - Bước 6: Phê duyệt (Giám đốc / Phó Giám đốc thực hiện). - Bước 7: Thông tin đến khách hàng (nhân viên KH-KD thực hiện.) - Bước 8: Tổ chức thự hiện (Giám đốc / Phó Giám đốc thực hiện) 3.8.2 Đánh giá nội bộ Việc thực hiện đánh giá nội bộ luôn được Công Ty thực hiện theo đúng kế hoạch nhằm xác định xem hệ thống quản lý tích hợp có: - Phù hợp với các bố trí sắp xếp được hoạch định đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế đang áp dụng và với các yêu cầu của hệ thống quản lý tích hợp được Công Ty thiết lập. - Được áp dụng một cách có hiệu lực và duy trì.
  • 45. - Luôn tiến hành hoạch định các chương trình đánh giá, chú ý đến tình trạng và tầm quan trọng của các quá trình và các khu vực được đánh giá cũng như kết quả của cuộc đánh giá trước. Chuẩn mực, phạm vi, tần suất và phương pháp đánh giá luôn được Công Ty xác định rõ ràng. - Việc lựa chọn các chuyên gia đánh giá và tiến hành đánh giá luôn được đảm bảo bởi tính khách quan và vô tư của quá trình đánh giá. Các chuyên gia sẽ không được giao đánh giá công việc của mình. - Trách nhiệm và các yêu cầu về việc hoạch định và tiến hành đánh giá, về việc báo cáo kết quả và duy trì hồ sơ được xác định trong một thủ tục dạng văn bản. - Các trưởng bộ phận chịu trách nhiệm về các khu vực được đánh giá luôn tiến hành không chậm trễ các hành động để khắc phục sự phù hợp được phát hiện trong quá trình đánh giá. Các hành động tiếp theo là kiểm tra xác nhận các hành động đã được tiến hành và báo cáo kết quả kiểm tra xác nhận. Nội dung của việc đánh giá gồm: - Tất cả các yếu tố của hệ thống chất lượng và hệ thống quản lý môi trường được đánh giá định kỳ 12 tháng/ 1 lần. Đánh giá viên thực hiện đánh giá nội bộ phải độc lập (không liên quan đến công việc của mình). - Dựa vào tình trạng và mức độ quan trọng của hoạt động/ phòng ban được đánh giá hoặc kết quả đánh giá lần trước mà Đại diện lãnh đạo/ Phó đại diện lãnh đạo lập chương trình đánh giá nội bộ theo biểu mẫu riêng. - Giám đốc/ Phó Giám đốc phê duyệt chương trình đánh giá và có thể thực hiện đánh giá nội bộ khi cần thiết. - Đại diện lãnh đạo/ Phó đại diện lãnh đạo gửi chương trình đánh giá nội bộ đã được phê duyệt đến Đánh giá viên và phòng ban được đánh giá ít nhất một tuần trước khi tiến hành đánh giá.
  • 46. - Căn cứ vào chương trình đánh giá, Đánh giá viên xem lại chuẩn mực sẽ đánh giá, đề nghị cung cấp tài liệu hoặc xây dựng chesklist (nếu cần thiết). - Trước khi tiến hành đánh giá, Trưởng đoàn chủ trì họp khai mạc nhanh, giới thiệu thành viên đánh giá (nếu có), xác định mục tiêu và ý nghĩa cuộc đánh giá, xác nhận lại chương trình và phạm vi đánh giá, … - Thực hiện việc đánh giá và ghi chép các quan sát, bằng chứng vào biểu mẫu đánh giá nội bộ. - Đánh giá viên hoặc trưởng nhóm ghi nhận các điểm không phù hợp vào biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ, sao đó đưa cho bên được đánh giá xem và ký nhận. - Bên được đánh giá xem xét báo cáo, làm rõ các điểm không phù hợp, sau đó đưa ra ngày hoàn thành khắc phục, ký nhận vào bảng báo cáo đánh giá nội bộ. Tiến hành khắc phục. - Trưởng phòng hay Trưởng bộ phận được đánh giá phối hợp với nhân viên trong phòng lập phiếu khắc phục/ phòng ngừa, phân tích nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý, thực hiện theo thời gian đã ghi trong bản báo cáo. Sau khi hòn thành sẽ thông báo cho bên đánh giá xem xét. - Bên đánh giá sau khi xác nhận bằng chúng đã khắc phục, ghi nhận ý kiến vào báo cáo và trình Đại diện lãnh đạo. - Đại diện lãnh đạo/ Phó đại diện lãnh đạo ghi tóm tắt báo cáo đánh giá nội bộ theo biểu mẫu riêng rồi đưa ra xem xét trong cuộc họp xem xét lãnh đạo. - Đại diện lãnh đạo/ Phó đại diện lãnh đạo lưu giữ các hồ sơ đánh giá chất lượng nội bộ để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá quy trình, đưa ra hành động cải tiến, và lập chương trình đánh giá nội bộ kế tiếp. 3.8.3 Theo dõi và đo lường các quá trình:
  • 47. Công Ty đảm bảo việc thực hiện áp dụng các phương pháp thích hợp cho việc theo dõi và khi cần đo lường các quá trình của hệ thống quản lý. Các phương pháp này sẽ chứng minh khả năng của các quá trình để đạt được kết quả theo hoạch định, Công Ty sẽ tiến hành khắc phục, hành động khắc phục này nhằm đảm bảo cho sự phù hợp của sản phẩm. 3.8.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm Để xác nhận rằng các yêu cầu về sản phẩm luôn được đáp ứng, Công Ty cũng đã thực hiện việc theo dõi và đo lường các đặc tính của sản phẩm. Việc này luôn được tiến hành tại những giai đoạn thích hợp của quá trình tạo sản phẩm theo các quy trình hoạch định của Công Ty. Việc thông qua sản phẩm, chuyển giao dịch vụ chỉ được thực hiện khi hoàn tất các hoạt động theo quy định, nếu không phải được sự phê duyệt của Giám đốc hoặc sự đồng ý của khách hàng. Công Ty cũng thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục để theo dõi giám sát các hoạt động của nhà thầu, nhà cung cấp, quản lý môi trường và định kỳ giám sát đo lường chất lượng môi trường sự đáp ứng với các yêu cầu luật định cũng như các mục tiêu, chỉ tiêu về môi trường và sức khỏe an toàn lao động. Nhờ vào việc thực hiện theo dõi và đo lường sản phẩm ở nhiều giai đoạn của quá trình sản xuất, Công Ty đã đảm bảo được chất lượng đầu ra của sản phẩm. 3.8.5 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp Trong quá trình sản xuất sẽ không tránh khỏi việc các sản phẩm sản xuất ra bị lỗi kỹ thuật hay không phù hợp với yêu cầu, nếu không kiểm soát tốt các sản phẩm không đạt yêu cầu này có thể bị đưa vào sử dụng hay vô tình bị chuyển giao cho khách hàng. Vì vậy, để kiểm soát và phòng ngừa việc này Công Ty đã đưa ra quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp gồm: - Bước 1: Khi phát hiện các sản phẩm không phù hợp, người phát hiện và nhân viên QC&TL sẽ tiến hành cô lập, đánh dấu lô sản phẩm không phù hợp bằng thẻ nhận dạng sản phẩm không phù hợp. - Bước 2: Nếu các điểm không phù hợp bị lỗi nhẹ, trưởng bộ phận phát hiện sẽ cử người sử lý theo hướng dẫn xử lý sản phẩm không phù hợp và ghi nhận vào sổ nhật ký sản xuất. Nếu các sản phẩm không phù hợp bị lỗi nặng hoặc không giải quyết được ngay, nhân viên QC&TL sẽ
  • 48. tham khảo ý kiến với các bộ phận có liên quan và phát hành phiếu yêu cầu xử lý sản phẩm không phù hợp có kèm theo biện pháp xử lý trình đại diện lãnh đạo xem xét phê duyệt và thông báo đến nơi có trách nhiệm xử lý thực hiện. - Bước 3: Bộ phận được giao xử lý sẽ tiến hành xử lý sản phẩm không phù hợp theo đúng biện pháp đã duyệt và ghi nhận nội dung xử lí vào biểu mẫu. - Bước 4: Thông báo cho nhân viên QC&TL sau khi đã xử lý xong. Nhân viên QC&TL tiến hành kiểm tra xác nhận tình trạng đã được xử lý vào biểu mẫu. Trường hợp không đạt thì tiếp tục xử lý lại. - Bước 5: Sau khi hoàn tất việc kiểm tra xác nhận, nhân viên QC&TL tiến hành ghi nhận vào sổ theo dõi xử lý sản phẩm không phù hợp. - Bước 6: Các bộ phận có liên quan xem xét mức độ không phù hợp của sản phẩm và quyết định việc hành động khắc phục phòng ngừa theo thủ tục. - Và Các sản phẩm không phù hợp được tiến hành xử lý bằng cách: - Tiến hành loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện. - Cho phép sử dụng nếu thông qua và được sự chấp nhận của Giám đốc hay đôi khi là khách hàng. - Tiến hành loại bỏ việc sử dụng hoặc áp dụng như lúc đầu như dự kiến ban đầu. - Công Ty luôn duy trì hồ sơ về các trường hợp không phù hợp và bất kỳ hành động tiếp theo nào. Khi sản phẩm không phù hợp được khắc phục, Công Ty đảm bảo chúng đã được kiểm tra xác nhận lại để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu. Trường hợp sản phẩm không phù hợp được phát hiện khi đã chuyển giao hoặc bắt đầu sử dụng, Công Ty sẽ có các biện pháp thích hợp đối với các tác động hoặc hậu quả tiềm ẩn của sự không phù hợp.
  • 49. Công Ty cũng nhận diện và lập kế hoạch sẵn sàng ứng Phó với các tình huống khẩn cấp tiềm ẩn nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu về thiệt hại do nó gây nên. Các kế hoạch này sẽ được xem xét lại khi có xảy ra sự cố tai nạn hay tình huống khẩn cấp. 3.8.6 Phân tích dữ liệu Việc xác định và phân tích dữ liệu được Công Ty áp dụng để chứng minh sự thích hợp và tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến thường xuyên của hệ thống. Việc phân tích dữ liệu này nhằm biết được: - Sự thỏa mãn của khách hàng. - Sự phù hợp với các yêu cầu về sản phẩm, môi trường. - Các đặc tính, các xu hướng của các quá trình và sản phẩm, kể cả các cơ hội cho hành động khắc phục phòng ngừa. - Khả năng cung cấp của các nhà cung ứng. 3.8.7 Cải tiến Công Ty thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng thông qua việc sử dụng các chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, các kết quả của các cuộc đánh giá, phân tích dữ liệu, hành động khắc phục,hành động phòng ngừa và xem xét của lãnh đạo. Trên cơ sở đó, Công Ty sẽ đưa ra những phương pháp cải tiến thích hợp cho từng quá trình cũng như cải tiến những chính sách hay mục tiêu nếu cần thiết. 3.8.8 Hành động khắc phục Công Ty sẽ đưa ra những hành động khắc phục nhằm loại bỏ các nhuyên nhân của sự không phù hợp và ngăn ngừa sự tái diễn. Hành động khắc phục luôn ứng với các tác động của sự không phù hợp khi gặp phải. Công Ty đã thiết lập thủ tục hành động khắc phục để xác định các yêu cầu về: - Việc xem xét sự không phù hợp (kể cả các khiếu nại của khách hàng). - Việc xác định nguyên nhân không phù hợp. - Việc đánh giá cần có đối với những hành động để đảm bảo sự không phù hợp không tái diễn. - Việc xác định và thực hiện các hành động cần thiết.
  • 50. - Việc lưu hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện. - Việc xem xét các hành động khắc phục đã được thực hiện. 3.8.9 Hành động phòng ngừa Các hành động phòng ngừa được Công Ty tiến hành nhằm loại bỏ những nguyên nhân tiềm ẩn của sự không phù hợp để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Các hành động phòng ngừa được tiến hành tương ứng với tác động của các vấn đề tiềm ẩn của sự không phù hợp. Tương tự như hành động khắc phục, hành động phòng ngừa cũng được thiết lập thủ tục để xác định các yêu cầu về: - Xác định sự không phù hợp và nguyên nhân của chúng. - Xác định các hành động phòng ngừa cần thiết. - Thực hiện các hành động phòng ngừa cần thiết. - Lưu hồ sơ và các kết quả của hành động phòng đã thực hiện. - Xem xét hiệu quả của hành động phòng ngừa đã thực hiện. Ngoài ra, Công Ty cũng thiết lập và duy trì thủ tục để xác định trách nhiệm và quyền hạn trong việc khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố môi trường, thực hiện các hành động nhằm giảm thiểu thiệt hại gây nên bởi tai nạn/ sự cố và thực hiện các hành động khắc phục/ phòng ngừa theo thủ tục trên. 3.9. Kết luận chung 3.9.1. Tích cực - Việc xây dựng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 không những giúp Công Ty tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng mà còn giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của nhiều hoạt động trong Công Ty. - Việc xây dựng các quy trình về kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ giúp Công Ty quản lý có hiệu quả các loại tài liệu, lưu trữ đúng nơi quy định, dễ dàng tìm kiếm khi cần và tránh được tình trạng thất lạc, hay hư hỏng hồ sơ, tài liệu.
  • 51. - Cam kết của lãnh đạo, chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng mà lãnh đạo Công Ty đưa ra rất thực tế, tạo nên uy tín cho cộng ty, giúp cán bộ và công nhân viên trong Công Ty làm việc một cách chuyên nghiệp để đạt được mục tiêu mà ban lãnh đạo đã đề ra. - Hệ thống trao đổi thông tin nội bộ của Công Ty được cải thiện nhờ vào việc xem xét thông tin, phân loại thông tin và từ đó sẽ có hướng xử lí thích hợp. - Quá trình xem xét của lãnh đạo được tiến hành nghiêm túc, khách quan trên cơ sở xem xét các báo cáo của toàn bộ các hoạt động của các phòng ban trong Công Ty. Qua đó đưa ra những quyết định cần thiết để thay đổi, phát hiện các cơ hội để cải tiến hệ thống quản lý chất lượng bao gồm cả việc chỉnh sửa chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng, tìm ra những phương hướng hay kế hoạch phát triển trong tương lai. - Các hoạt động về cung cấp nguồn lực cũng như các quy trình tuyển dụng, đào tạo đã giúp Công Ty huy động được nguồn nhân lực có chất lượng, cũng như đào tạo được những lao đông có tay nghề để có thể đáp ứng những hợp đồng sản xuất. - Các yêu cầu liên quan đến khách hàng được Công Ty xác định rõ ràng, cụ thể trước khi ký kết hợp đồng giúp quá trình sản xuất được tiến hành nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, thỏa mãn khách hàng và nâng cao uy tín Công Ty trước khách hàng. - Các quá trình kiểm soát thiết kế, kiểm soát mua hàng được thực hiện một cách có hệ thống, vì vậy mà Công Ty có thể quản lý được chất lượng của nguồn nguyên vật liệu đầu vào, không để thất thoát nguyên vật liệu cũng như đảm bảo được chất lượng của các sản phẩm đầu ra sao cho thõa mãn yêu cầu của khách hàng. - Quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ được Công Ty hoạch định theo tuần và theo ngày nên có thể dễ dàng ứng phó với các tình huống thay đổi đột xuất trong sản xuất .Ngoài ra, việc kiểm soát tốt các thiết bị đo
  • 52. lường trong Công Ty cũng góp phần giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất. - Nhờ vào việc theo dõi và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng mà Công Ty có thể giữ chân được những khách hàng và thông qua những ý kiến phản hồi từ khách hàng, Công Ty có thể ngày càng nâng cao được chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp. 3.9.2. Hạn chế - Các cán bộ công nhân viên mới vào làm tại Công Ty còn chưa nắm bắt đầy đủ chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Công Ty. - Các khách hàng ký hợp đồng với Công Ty ngày càng nhiều, đòi hỏi Công Ty phải mở rộng thêm quy mô sản xuất, và đầu tư thêm cơ sở vật chất. - Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng của Nhà Nước ngày càng đổi mới đòi hỏi Công Ty phải cập nhật đầy đủ và kịp thời. - Yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của các khách hàng, đặc biệt là Công Ty Cổ Phần Nông Dược II – khách hàng lớn nhất của Công Ty. - Công Ty đầu tư máy móc sản xuất hiện đại, đòi hỏi các công nhân trong Công Ty phải có trình độ và tay nghề cao để sử dụng. 3.10. Một số giải pháp - Đổi mới nhận thức của các cán bộ công nhân viên về chất lượng bằng cách tổ chức các lớp đào tạo về chất lượng tại Công Ty, giúp các nhân viên trong Công Ty hiểu rõ tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. - Phân công trách nhiệm cho một bộ phận hay nhân viên trong Công Ty tìm hiểu, cập nhật kịp thời những quy định mới của Nhà nước về chất lượng sản phẩm, môi trường hay những thay đổi trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 của Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng. - Tổ chức các phong trào thi đua có thưởng toàn Công Ty tìm hiểu về tiêu chuẩn chất lượng và các kinh nghiệm về thực hiện chính sách chất
  • 53. lượng để tất cả các cán bộ công nhân viên trong Công Ty có thể dễ dàng nắm bắt được hệ thống quản lý chất lượng mà Công Ty đang áp dụng cũng như chính sách chất lượng của Công Ty. Mặt khác, những phong trào hay cuộc thi này cũng mang lại không khí thoãi mái, vui vẽ cho nhân viên sau những giờ lao động mệt mỏi. - Nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên trong Công Ty bằng cách mở những đợt tập huấn hay kiểm tra nghiệp vụ riệng của nhân viên trong Công Ty để đảm bảo tất cả nhân viên đều có nghiệp vụ tốt. - Ban lãnh đạo có thể thực hiện những cuộc kiểm tra đột xuất đến các phòng ban nhằm đảm bảo tình hình thực hiện những quy trình trong hệ thống quản trị chất lượng luôn ổn định. Hoặc có thể thực hiện đánh giá tình hình thực hiện chính sách chất lượng qua lại giữa các phòng ban, để đảm bảo sự khách quan trong khâu đánh giá. - Trang bị các tủ đựng hồ sơ tại các phòng để đảm bảo hồ sơ, tài liệu tại các phòng ban được bảo quản trong điều kiện tốt nhất. - Đầu tư thêm những dây chuyền sản xuất với công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm được nguyên vật liệu. bảo trì định kỳ tất cả máy móc thiết bị đang sử dụng để nâng cao tuổi thọ của máy móc thiết bị trong sản xuất. - Xây dựng hay sữa chữa lại những nhà kho trong Công Ty để đảm bảo vật tư và thành phẩm của Công Ty được bảo quản trong điều kiện tốt nhất. - Tiếp thu ý kiến phản hồi của những những hộ dân sống gần Công Ty theo định kỳ để đảm bảo hoạt động sản xuất của Công Ty không gây tác động đến đời sống của người dân hay không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. - Công Ty có thể nghiên cứu phát triển và sản xuất thêm một số loại sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật trên cơ sở máy móc thiết bị sẵn có và uy tín từ những chứng nhận chất lượng mà cộng ty đã đạt được.
  • 54. - Hợp tác cùng với một số trường Đại Học, Cao Đẳng, hay Trung Tâm dạy nghề để có thể có được nguồn nhân lực có trình độ và có tay nghề. TÓM TẮT CHƯƠNG 3: Nội dung của chương này cũng giúp chúng ta đi sâu vào tìm hiểu chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và cụ thể các quy trình được Công Ty xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét về hệ thống chất lượng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chất lượng của Công Ty. Trong chương này, tác giả tiến hành thu thập và xử lý các dữ liệu gồm: - Hệ thống tài liệu nội bộ của công ty - Hồ sơ chất lượng của công ty trong suốt quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 3 năm gần đây Nhằm xác định những tồn tại trong hệ thống quản lý chất lượng của công ty và những nguyên nhân của chúng. Từ đó, xây dựng được cơ sở cho các giải pháp hoàn thiện hệ thông quản lý chất lượng của công ty cổ phần Long Hiệp KẾT LUẬN Trong một môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững đòi hỏi công ty phải chuẩn hóa toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra đến
  • 55. tay khách hàng. Việc xây dựng hệ thống ISO 9001:2008 trong công ty cổ phần Long Hiệp chính là những bước đi cần thiết giúp công ty phát triền và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng toàn diên tốt nhất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Với việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể thể hiện ở việc công ty đã có một quy trình chuẩn hóa chất lượng ở mọi công đoạn và quy trình sản xuất để cho ra những sản phẩm chất lượng. Doanh số và lợi nhuận của công ty liên tục tăng, quy mô không ngừng được mở rộng kể từ khi thành lập cho đến nay. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và lợi ích mà hệ thống tiêu chuẩn ISO mang lại thì vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, thông qua phân tích giải pháp và thực trạng chúng ta có thể thấy việc áp dụng tiêu chuẩn này vẫn còn nhiều vấn đề như là quy trình thủ tục chưa chuyên nghiệp, hồ sơ và giấy tờ liên quan còn rườm rà nặng nề, đôi lúc quy trình còn chồng chéo lên nhau,… Do đó để việc áp dụng tiêu chuẩn này cho kết quả một cách hoàn hảo hơn công ty nên thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống.