SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 103
1
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

VŨ ĐÌNH THẮNG
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
2
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

VŨ ĐÌNH THẮNG
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Chuyên ngành:
Mã số:
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN PHƯƠNG ĐÔNG
HÀ NỘI - 2013
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Viết tắt Viết đầy đủ
1. BCH Ban chấp hành
2. CNH Công nghiệp hóa
3. CNKT Công nhân kỹ thuật
4. CSDN Cơ sở dạy nghề
5. ĐH Đại học
6. GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
7. HĐH Hiện đại hóa
8. ILO Tổ chức Lao động quốc tế
9. LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội
10. TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
11. T.W Trung ương
12. UNESCO Tổchức vănhóakhoahọcvàgiáo dụccủaLiênHiệpQuốc
13. UBND Ủy ban nhân dân
14. WTO Tổ chức thương mại thế giới
15. XHCN Xã hội chủ nghĩa
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐÀO TẠO NGHỀ 10
1.1 Những khái niệm cơ bản 10
1.2 Hệ thống tổ chức, nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề 20
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO
TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH 30
2.1 Thực trạng hoạt động đào tạo nghề tại thành phố Hồ Chí Minh 30
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh 43
Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH 57
3.1 Định hướng và dự báo 57
3.2 Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh 68
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 96
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, cùng
với quá trình đổi mới trong lĩnh vực GD&ĐT, dạy nghề đã được phục hồi,
5
từng bước được đổi mới và phát triển: Quy mô dạy nghề được mở rộng, chất
lượng dạy nghề được nâng cao, đa dạng hoá các loại hình, hình thức đào tạo,
bước đầu điều chỉnh cơ cấu cấp độ đào tạo, đổi mới nội dung chương trình,
phương pháp đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề được chú
trọng, đa dạng hoá và tăng cường nguồn lực dành cho dạy nghề, chất lượng
dạy nghề đã chuyển biến tích cực; đội ngũ lao động qua đào tạo nghề từng
bước đáp ứng được yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và xuất khẩu
lao động.
Tuy nhiên, trong dạy nghề, quản lý nhà nước về đào tạo nghề còn một
số yếu kém trong quy hoạch phát triển, cụ thể là: Số lượng, chất lượng, cơ cấu
ngành nghề, cơ cấu cấp trình độ đào tạo còn chưa đáp ứng được yêu cầu của
lao động trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chương trình và phương pháp
đào tạo còn chậm đổi mới; đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và còn yếu
về chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu về số lượng và
lạc hậu về công nghệ; xã hội hoá dạy nghề còn chậm, thiếu đồng bộ; cơ chế;
chính sách về dạy nghề chậm được đổi mới; nguồn lực đầu tư còn hạn chế;
đặc biệt là bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề chưa thật sự ổn định và
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.
Chính vì vậy, Kết luận số 242 - TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của
Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.W 2 (khoá VIII) về
phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020: “Đẩy mạnh công tác đào
tạo nghề, kể cả những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Mở rộng mạng
lưới CSDN, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện,… Chú trọng xây
dựng một số trường dạy nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Tăng nhanh quy
mô công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề ở những lĩnh vực công nghệ cao,
tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới”.
Luật Dạy nghề năm 2006, quy định dạy nghề có ba trình độ, sơ cấp
nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, đồng thời xác định chính sách đầu tư
của Nhà nước về phát triển dạy nghề: “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để
đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ
6
giáo viên, HĐH thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất
lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số CSDN tiếp cận với trình độ tiên
tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị
trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hóa…”
Giai đọan từ nay đến 2020, trên phạm vi cả nước cũng như tại TP.HCM
sẽ xây dựng và phát triển nhanh các khu công nghệ cao, các khu kinh tế và
nhiều KCN, cùng với việc đẩy mạnh tốc độ phát triển các ngành dịch vụ giá
trị gia tăng cao mang tính cạnh tranh. Kinh tế TP.HCM chuyển dịch theo
hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ có
giá trị gia tăng cao thì nhu cầu nhân lực được đào tạo căn bản, chất lượng cao
sẽ rất lớn. Thực trạng kinh tế - xã hội đòi hỏi nhu cầu rất lớn về chất lượng
lao động nghề để đáp ứng yêu cầu việc làm tại Thành phố. Nhưng trên thực
tế, công tác đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đặc biệt là cơ
cấu bộ máy quản lý, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội và yêu cầu của
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân cận. Hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề
chưa đầy đủ, còn rời rạc, ít nhiều cũng gây trở ngại trong hoạt động đào tạo
nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
Do đó, chất lượng nguồn nhân lực Thành phố là yêu cầu khách quan
trong quá trình phát triển, đồng thời cũng là thách thức đối với Thành phố và
hệ thống giáo dục – đào tạo, trong đó có quản lý về đào tạo nghề, trong quá
trình CNH - HĐH.
Từ những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề “Giải pháp quản lý nhà
nước về đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” để
nghiên cứu là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Quán triệt và cụ thể các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về phát triển giáo dục - đào tạo; trong những năm qua đã có rất
nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết về đào tạo nghề, phát triển nguồn
7
nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiêu
biểu như:
Hội thảo khoa học (2001): “Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo
dục kỹ thuật và dạy nghề ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010” do Tổng cục
Dạy nghề - Bộ LĐ- TB&XH chủ trì.
Đề tài khoa học (1998): “Các giải pháp tăng cường công tác đào tạo đội
ngũ CNKT công nghiệp của TP.HCM giai đoạn 2000 và 2005”. Đây là công
trình nghiên cứu của tập thể các giáo sư, chuyên viên, nhà quản lý, cán bộ
giảng dạy,… do tác giả Tạ Văn Doanh làm chủ nhiệm.
Đề tài (2002): “Nghiên cứu phát triển hệ thống dạy nghề và đào tạo
CNKT TP.HCM giai đoạn 2001 - 2005” do Sở Khoa học - Công nghệ và Sở
LĐ-TB&XH và Xã hội TP.HCM phối hợp tổ chức.
Kỷ yếu Hội nghị “Tổng kết hoạt động dạy nghề, giải quyết việc làm và
xuất khẩu lao động 2003” do Sở LĐ-TB&XH chủ trì.
Ngoài ra, cũng có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học
liên quan đến vấn đề nghiên cứu như:
Tác giả Nguyễn Duy Bắc (2002) quan tâm đến “Đào tạo nghề phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn" (Tạp chí
Giáo dục, số 22/2002). Trong đó, tác giả đã nêu lên một số vấn đề lý luận và
thực trạng chỉ ra những khó khăn của dạy nghề ở nông thôn và đề xuất một số
biện pháp bảo đảm chất lượng dạy nghề phù hợp với đặc thù nông thôn.
Tác giả Phạm Minh Hạc (2008) với nghiên cứu về “Đào tạo nghề góp
phần phát triển nguồn nhân lực của đất nước thế kỷ XXI (Tạp chí Khoa học
Giáo dục, số 5/2008). Từ sự phân tích nhu cầu đào tạo nghề để phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, tác giả đã tập trung làm rõ những hạn chế,
khuyết điểm trong đào tạo nghề ở nước ta hiện nay như: Đào tạo nghề chưa
gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, sự phân bố các trường dạy nghề
không hợp lý, nội dung chương trình, phương pháp dạy nghề lạc hậu, bộ máy
quản lý nhà nước về dạy nghề không ổn định, trang thiết bị cho dạy nghề cần
chi phí lớn. Đây là công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều nội dung, trong đó
có vấn đề quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
8
Tác giả Nguyễn Đức Trí (2008) đi sâu nghiên cứu về “Giáo dục nghề
nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số
5/2008). Trên cơ sở luận chứng nhu cầu của thị trường lao động, thực trạng
giáo dục nghề nghiệp; tác giả đề xuất một số giải pháp về xác định nhu cầu số
lượng, cơ cấu lao động, qui hoạch lại mạng lưới hệ thống các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, xây dựng một số loại tiêu chuẩn cần thiết cho giáo dục nghề
nghiệp, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo nghề, đa dạng hóa và
gắn kết giữa đào tạo và sử dụng.
Cũng đề cập đến quản lý nhà nước về dạy nghề, tác giả Nguyễn Minh
Đường (2008) đã nghiên cứu, đề xuất “Hoàn thiện cơ cấu giáo dục quốc dân
và tổ chức quản lý giáo dục nghề (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 38/2008).
Chỉ ra một số bất cập về quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện nay,
kiến nghị một số giải pháp như tổ chức lại hệ thống dạy nghề, hoàn thiện hệ
thống quản lý dạy nghề.
Tác giả Phan Văn Nhân (2008) đã nghiên cứu về “Nhu cầu đổi mới và
quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ việc xây dựng, qui hoạch phát triển
giáo dục và nguồn nhân lực cấp tỉnh thành phố, (Tạp chí Khoa học Giáo dục,
số 38/2008). Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt
Nam, vướng mắc trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục và
nguồn nhân lực cấp tỉnh, thành phố, đề xuất giải pháp về hợp nhất cơ quan
quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, hoàn thiện tổ chức bộ máy phòng
quản lý giáo dục nghề nghiệp, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của cơ sở dạy nghề, thành lập hội đồng đào tạo nhân lực cấp quốc gia, các
trung tâm đánh giá và cấp chứng chỉ nghề quốc gia, qui hoạch và thống nhất
mạng lưới CSDN.
Tập trung nghiên cứu, tìm kiếm "Giải pháp nâng cao khả năng đáp
ứng nhu cầu xã hội của đào tạo nghề" (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số
39/2008), tác giả Phan Minh Hiển (2008) đã luận giải chủ thể của nhu cầu xã
hội trong đào tạo nghề, của cơ sở sử dụng lao động, của người học, đề xuất
giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của đào tạo nghề như:
Đổi mới quản lý dạy nghề, tiếp tục phát triển các CSDN, phát triển chương
9
trình dạy nghề theo nhu cầu lao động, nâng cao năng lực giáo viên dạy nghề,
thiết lập hệ thống thông tin dạy nghề, xây dựng hoàn thiện các chính sách
nâng cao chất lượng dạy nghề, công tác người học nghề, nâng cao khả năng
đáp ứng nhu cầu xã hội của đào tạo nghề.
Đi từ nghiên cứu “Thực trạng quản lý đào tạo nghề các trường dạy
nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội” (Tạp chí Giáo dục, số 297/2012);
tác giả Nguyễn Thị Hằng đã chỉ ra thực trạng đào tạo nghề hiện nay như: Mức
độ phù hợp của chương trình đào tạo, thông tin về đào tạo và tư vấn cho học
sinh, quan hệ hợp tác giữa trường nghề và doanh nghiệp, đào tạo bồi dưỡng
cán bộ,... từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ thực trạng đã khảo sát.
Từ sự khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây, chúng tôi
nhận thấy:
Các công trình trên đã nghiên cứu các hướng, nội dung chính sau:
Nêu thực trạng công tác quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề
hiện nay còn những bất cập chồng chéo khi lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có
hai bộ ngành cùng song trùng quản lý là Bộ GD&ĐT (quản lý hệ TCCN, cao
đẳng, ĐH) và Bộ LĐ-TB&XH (quản lý trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề
và cao đẳng nghề).
Đề xuất các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo nghề: Tăng quyền
tự chủ cho các cơ sở đào tạo nghề; cải tiến chương trình và phương pháp đào
tạo, nâng cao năng lực giáo viên dạy nghề; tăng cường đầu tư thiết bị dạy
nghề; quy hoạch lại mạng lưới các CSDN; tăng cường sự liên kết giữa các
CSDN và doanh nghiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu thị trường lao động.
Những công trình nghiên cứu và đề tài trên khá phong phú và đa dạng,
đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến công tác đào tạo nguồn
nhân lực. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đề cập nội dung rộng và còn
nhiều ý kiến khác nhau. Các giải pháp tổ chức và thực hiện đào tạo nguồn
nhân lực còn tản mạn. Đặc biệt chưa có công trình nào đề cập đến giải pháp
quản lý đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của xã hội và mục tiêu
đến năm 2020 của TP.HCM.
10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo
nghề, đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn
TP.HCM góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, các cơ chế chính
sách và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm cung ứng nguồn nhân lực
chất lượng cao cho Thành phố và các tỉnh lân cận từ đây đến năm 2020.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên
địa bàn TP.HCM và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm.
Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn
TP.HCM hiện nay.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn
TP.HCM.
Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề
trên địa bàn TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu.
Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý
nhà nước về đào tạo nghề của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM - cơ quan tham mưu
giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước trong đào tạo nghề.
Giới hạn về khách thể khảo sát: Các CSDN thuộc Sở LĐ-TB&XH
TP.HCM quản lý.
Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà
nước về đào tạo nghề từ khi có chủ trương đổi mới đến nay; trong đó trọng tâm
là khảo sát, phân tích, thống kê số liệu đào tạo nghề giai đoạn 2008 - 2012.
5. Giả thuyết khoa học
Nâng cao chất lượng và phát triển số lượng các cơ sở đào tạo nghề phụ
thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong công tác quản lý nhà
nước về vấn đề này, nếu thường xuyên coi trọng công tác tuyên truyền giáo
11
dục kết hợp với đổi mới tư duy, phương pháp quản lý; xây dựng, bổ sung hoàn
thiện cơ chế chính sách, các văn bản pháp quy và quy hoạch mạng lưới CSDN
phù hợp với nhu cầu của địa phương, coi trọng đúng mức quản lý chất lượng
đạo tạo nghề của các CSDN thì công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên
địa bàn Thành phố sẽ được nâng cao, góp phần thiết thực vào việc nâng cao
chất lượng đào tạo nghề theo quan điểm của Đảng.
6. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin; quán triệt và cụ thể hoá tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào
tạo, quản lý giáo dục; trực tiếp là đào tạo và quản lý đào tạo nghề.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc;
quan điểm lịch sử - lôgíc và quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tích những
vấn đề liên quan.
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới lĩnh vực quản lý nhà nước về đào
tạo nghề, nguồn nhân lực, lao động, việc làm.
Nghiên cứu các văn kiện, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về giáo dục chuyên nghiệp. Nghiên cứu hệ thống quy trình, nội dung
quản lý nhà nước về đào tạo nghề: Các chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy
hoạch mạng lưới sơ sở dạy nghề; tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo đội ngũ
giáo viên; phương pháp và chương trình đào tạo các cấp độ; đầu tư cơ sở vật
chất; thanh tra, kiểm định, hợp tác quốc tế về đào tạo nghề.
Nghiên cứu các báo cáo hàng năm của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Dạy
nghề, Sở LĐ-TB&XH, Ban Quản lý các KCN và KCX TP.HCM, Sở Công
thương TP.HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM về lao động, việc làm.
12
Nghiên cứu sách, báo, tạp chí về dạy nghề; internet và các tài liệu khác
có liên quan.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Điều tra các đối tượng là sinh
viên, học viên và cựu học viên; giáo viên dạy nghề; lãnh đạo một số CSDN;
lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề tại TP.HCM.
Phương pháp quan sát: Trực tiếp quan sát hoạt động quản lý đào tạo
nghề tại các CSDN và hoạt động quản lý tại các cơ quan quản lý về dạy nghề
của Thành phố.
Phương pháp tọa đàm: Trao đổi với một số cán bộ quản lý của các cơ
quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề các cấp (Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục
Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH,…); lãnh đạo, giáo viên của một số CSDN về
những vấn đề quản lý nhà nước đào tạo nghề.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến một số nhà khoa học, giáo viên,
cán bộ quản lý CSDN về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới
việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu báo cáo tổng kết tình hình
đào tạo nghề hàng năm của Sở LĐ-TB&XH, Tổng cục dạy nghề,… từ những
vấn đề đã và đang diễn ra nhằm đúc kết thành những kinh nghiệm về quản lý
nhà nước về đào tạo nghề tại TP.HCM hiện nay.
Phương pháp toán học
Sử dụng phương pháp toán học để thống kê, phân tích số liệu: Sử dụng
các phần mềm, toán thống kê để thống kê số liệu kết hợp phần mềm để phân
tích kết quả điều tra khảo sát và các số liệu có liên quan.
7. Ý nghĩa của đề tài
Vận dụng lý luận quản lý giáo dục nói chung vào quản lý nhà nước về
đào tạo nghề vào địa bàn TP.HCM.
Xây dựng khái niệm của đề tài.
Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
đào tạo nghề tại TP.HCM nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển đào tạo nghề
13
phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH giai đoạn 2015 – 2020 và những năm sau đó
theo Nghị quyết Hội nghị BCH Đảng bộ TP.HCM lần IX đã xác định.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn có cấu trúc bao gồm: Phần mở đầu; 3 chương (07 tiết); kết
luận và kiến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
14
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Đào tạo nghề (dạy nghề)
Theo từ điển Tiếng Việt, năm 2007 (Nxb Đà Nẵng): Đào tạo là “làm
cho trở thành người có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn
nhất định.”
Đào tạo là khái niệm có nội hàm rộng, đó chính là huấn luyện, bồi
dưỡng, rèn luyện cho một người từ chưa hiểu biết thành hiểu biết, từ chưa có
năng lực làm việc thành có năng lực, từ người năng lực chưa hoàn chỉnh
thành người phát triển đầy đủ năng lực, phẩm chất để làm việc. Khái niệm
“đào tạo” nghiên cứu trong luận án này được hiểu theo phạm vi hẹp hơn, đó
là “đào tạo nghề” hay còn gọi là “dạy nghề” và được quy định tại Luật Giáo
dục và Luật Dạy nghề.
Theo Luật Giáo dục: Đào tạo nghề là “một bậc học trong hệ thống giáo
dục quốc dân, đào tạo nghề là một khái niệm mà phạm trù của nó nằm trong
khái niệm đào tạo; đào tạo nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp
trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ
đào tạo”.
Theo Luật Dạy nghề: Đào tạo nghề - dạy nghề là “hoạt động dạy và học
nhằm trang bị, kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người
học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn tất
khóa học”.
Theo Benjamin S.Bloom (Taxonomy of Educational Objectives) mọi
công việc đều đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng và thái độ nhất định để có thể
thực hiện được. Do đó, đào tạo nghề phải là quá trình truyền đạt cho người
học những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết của nghề sẽ được người học
nghề thực hiện trong tương lai.
15
Về lĩnh vực nhận thức, B.S.Bloom chia thành 6 cấp độ phát triển của
kiến thức, nhận thức từ đơn giản nhất đến phức tạp.
Sáng tạo Sự sáng tạo trong thực tế
Các cấp độ phát triển Những đặc trưng
(Hình 1: Sơ đồ Các cấp độ phát triển của kiến thức – Bloom, 1956)
Theo Romiszowski, đào tạo nghề là phải rèn luyện cho người học cả 3
lĩnh vực: kiến thức, thái độ và kỹ năng làm việc, trong đó:
Kiến thức cần thiết có liên quan đến một công việc là những thông tin
có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc. Kiến thức là những thông tin chứa
trong não. Kiến thức có thể là: sự kiện, khái niệm, nguyên tắc, quy trình, quy
định, quy luật, nguyên tắc, quá trình, cấu trúc…
Thái độ là những giá trị bên trong, những cảm xúc, niềm tin, động cơ.
Thái độ có các thành phần chủ yếu: kiến thức về chủ đề, cảm xúc về chủ đề,
hành động nhằm biểu hiện cảm nhận cá nhân. Thái độ có thể quan sát được,
bao gồm hành vi cá nhân (vẻ bề ngòai, thói quen, sự tôn trọng, sự nhất quán,
sự tham gia…), hành vi cư xử (lịch sự, cởi mở, hợp tác, trung thực, hòa đồng,
hợp tác…) và không quan sát được, bao gồm tình cảm, niềm tin, giá trị, …
Kỹ năng là khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ một công việc.
Người hành nghề cần có những kỹ năng về đối tượng lao động, bao gồm kỹ
năng nhận thức (sáng tạo, giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp, ra quyết
Phân
tích
Phân
tích
h
Tổng
hợp
Đánh
giá
Áp dụng
Hiểu
Nhớ Chỉ nhớ, nhắc lại các sự kiện, khái
niệm, những vấn đề cụ thể
Nắm được ý nghĩa, bản chất, quy luật,
đặc tính …
Thể hiện sự hiểu biết qua các tình
huống tự nhiên, cụ thể
- Vận dụng vào thực tế, làm chủ tri thức
- Khả năng tổng hợp, khái quát hóa
- Khả năng phân tích, suy luận
16
định) và kỹ năng tâm vận nghề nghiệp; kỹ năng về sử dụng công cụ lao động,
bao gồm kỹ năng sử dụng, kiểm tra, bảo quản; kỹ năng về mối quan hệ trong
lao động, bao gồm kỹ năng đàm phán, thuyết phục, giao tiếp, làm việc nhóm,
lắng nghe, đàm phán…
Theo Tổ chức Lao động thế giới (ILO): Đào tạo nghề là nhằm cung cấp
cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên
quan tới công việc, nghề nghiệp được giao.
Trong quá trình đào tạo cần chú ý đào tạo cả ba lĩnh vực: Kiến thức, kỹ
năng, thái độ; đồng thời phải hướng dẫn cho người học khả năng tự tìm việc,
tự tạo việc làm và tự trao dồi chuyên môn để có thể thích ứng với sự tiến bộ
nhanh của khoa học công nghệ.
Các doanh nghiệp muốn có những công nhân biết thực hiện các kỹ năng
cần thiết trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Người công nhân phải có khả
năng giải quyết các vấn đề, điều chỉnh được các quy trình và hợp tác với đồng
nghiệp để tìm ra những giải pháp thích hợp. Người công nhân phải thấy được
mối tương quan giữa mọi kỹ năng với nhiệm vụ, công việc được giao. Một
công nhân như vậy là phải vừa thành thạo vừa rất tự tin trong công việc.
Theo tác giả Phan Chính Thức, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy
nghề (Bộ LĐ-TB&XH) thì đào tạo nghề là quá trình phát triển có hệ thống
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp và khả năng tìm được việc
làm, tự tạo việc làm [33, tr.23].
Từ các cách tiếp cận trên đây cho thấy, đào tạo nghề là quá trình cung
cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết của một nghề
cụ thể và những kỹ năng hội nhập trong môi trường doanh nghiệp để có thể
thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến công việc được giao hoặc tự tạo
việc làm trong phạm vi nghề nghiệp đó.
Theo các quy định hiện hành, đào tạo nghề hiện nay có ba trình độ là sơ
cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề:
Mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp là nhằm trang bị cho người học năng
lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc
của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong
17
công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt
nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình
độ cao hơn.
Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm
đối với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học (trích
Điều 10 - 11, Luật Dạy nghề).
Mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề
kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có
khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có
đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có
sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng
tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ
theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba
đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp
trung học cơ sở (trích Điều 17 - 18, Luật Dạy nghề).
Mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề
kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có
khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng
tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình
huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ
luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề
sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học
lên trình độ cao hơn.
Dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ
theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ
một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp
trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo (trích Điều 24 - 25, Luật Dạy nghề).
Về loại hình đào tạo nghề được thực hiện bằng 2 loại hình: Dạy nghề
chính quy và dạy nghề thường xuyên.
18
Dạy nghề chính quy: Được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề,
trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các CSDN theo các khóa học tập trung và
liên tục.
Dạy nghề thường xuyên: Được thực hiện với các chương trình dạy nghề
theo quy định của Luật Dạy nghề. Dạy nghề thường xuyên được thực hiện
linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu
của người học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời,
nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị trường lao
động, tạo cơ hội việc làm, tự tạo việc làm.
Giữa giáo dục hàn lâm và đào tạo nghề có nhiều điểm chung nhưng
cũng có những điểm khác biệt. Giáo dục hàn lâm nhằm mục tiêu phát triển
toàn diện nhân cách, những năng lực rộng; còn đào tạo nghề nhằm mục tiêu
hình thành năng lực thực hiện cụ thể và những công việc định hướng.
C.Ia.Batusep đã viết: “Giáo dục và giáo dục học nghề nghiệp có những khác
biệt. Dạy thực hành (dạy sản xuất) trong các trường dạy nghề là một đặc
điểm, chính việc dạy thực hành là một bộ phận quan trọng nhất của giáo dục
kỹ thuật nghề nghiệp. Giáo dục nghề nghiệp vừa phát triển, song vừa phụ
thuộc vào giáo dục hàn lâm trong một mức độ nào đó” [2, tr.27]. Đào tạo
nghề khác với giáo dục hàn lâm ở những điểm chủ yếu sau:
Đào tạo nghề gắn chặt với sản xuất, với doanh nghiệp, với việc làm, đặc
biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường;
Là hoạt động đào tạo nghề nghiệp mang tính thực hành kỹ thuật cao,
chiếm từ 70% thời gian học trở lên, có những nghề chiếm tới 90 - 100%.
Đối tượng học nghề: Những người trưởng thành, thậm chí đã lớn tuổi.
1.1.2. Cơ sở dạy nghề
Theo Luật Dạy nghề hiện hành, CSDN bao gồm: Trung tâm dạy nghề;
trường trung cấp nghề; trường cao đẳng nghề; trường TCCN, trường cao
đẳng, trường ĐH có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề,
cao đẳng nghề.
19
Luật Giáo dục chỉ rõ, cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trường
TCCN; trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, lớp
dạy nghề và được gọi chung là CSDN.
Như vậy, CSDN là các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề,
trường cao đẳng nghề; trường TCCN, trường cao đẳng và các doanh nghiệp
có đăng ký dạy nghề.
Về hình thức sở hữu, có CSDN công lập và tư thục, CSDN có vốn đầu
tư nước ngoài.
Mô hình tổ chức hoạt động của CSDN có ba loại hình cơ bản là:
Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề.
CSDN trình độ sơ cấp gồm có: Trung tâm dạy nghề; trường trung cấp
nghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp; doanh
nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác, trường TCCN,
trường cao đẳng, trường ĐH, cơ sở giáo dục khác có đăng ký dạy nghề trình
độ sơ cấp.
CSDN trình độ trung cấp gồm có: Trường trung cấp nghề; trường cao
đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp; trường TCCN, trường cao
đẳng, trường ĐH có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp.
CSDN trình độ cao đẳng gồm có: Trường cao đẳng nghề; trường cao
đẳng, trường ĐH có đăng ký dạy nghề trình độ cao đẳng.
CSDN là tế bào cơ sở của nền giáo dục quốc dân, nơi trực tiếp thực
hiện mọi chủ trương, chính sách của nhà nước về dạy nghề, nơi trực tiếp
quyết định chất lượng dạy nghề. Vì vậy, việc quản lý hệ thống này nhằm tạo
điều kiện cho nó phát triển, đồng thời hướng hoạt động của nó theo đúng chủ
trương chiến lược, mục tiêu dạy nghề và chính sách, pháp luật là một nội
dung quan trọng trong quản lý nhà nước về dạy nghề.
1.1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề
Một số nhà nghiên cứu hành chính, luật pháp cho rằng: Quản lý nhà
nước về dạy nghề là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của Nhà nước
bằng quyền lực nhà nước đối với toàn bộ hoạt động dạy nghề của một quốc
20
gia nhằm định hướng, thiết lập trật tự kỷ cương của hoạt động dạy nghề,
hướng đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là
sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực nhà nước đối với các
hoạt động dạy nghề, do các cơ quan quản lý dạy nghề của Nhà nước từ T.W
đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước ủy quyền
nhằm phát triển sự nghiệp dạy nghề, duy trì trật tự, kỷ cương, thỏa mãn nhu
cầu đựơc đào tạo nghề của lao động xã hội và thực hiện mục tiêu phát triển
sự nghiệp dạy nghề của Nhà nước.
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là việc các cơ quan nhà nước thực
hiện quyền lực công để điều hành, điểu chỉnh toàn bộ các hoạt động đào tạo
nghề trong phạm vi toàn xã hội để thực hiện mục tiêu dạy nghề của Nhà nước.
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là sự quản lý hệ thống dạy nghề về
mục tiêu chương trình, nội dung, kế hoạch dạy nghề, tiêu chuẩn giáo viên,
quy chế kiểm tra, thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ.
Có thể chia quản lý đào tạo nghề trên hai phương diện: Quản lý nhà
nước về đào tạo nghề và quản lý sự nghiệp trong các CSDN. Trong quản lý
đào tạo nghề cần có sự phân định rõ hai phương diện quản lý và kết hợp chặt
chẽ cả hai phương diện để phát triển sự nghiệp dạy nghề.
Vai trò của quản lý nhà nước về dạy nghề được thể hiện ở vị trí quan
trọng trong việc tạo lập và phát triển được nguồn lực quyết định nhất cho sự
phát triển, đó là nguồn lực con người được đào tạo nghề đáp ứng cho yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, quản lý nhà nước về dạy nghề có vai
trò to lớn và việc thường xuyên hoàn thiện quản lý nhà nước về dạy nghề là
một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục -
đào tạo và dạy nghề của quốc gia.
Quản lý sự nghiệp dạy nghề (quản lý đào tạo nghề) là sự tác động, điều
khiển của người đứng đầu CSDN và bộ máy quản lý vào các hoạt động dạy
nghề của đơn vị trên cơ sở chính sách, pháp luật về dạy nghề của Nhà nước và
hệ thống quy chế, nội quy hoạt động của tổ chức nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo nghề, thực hiện tốt kế hoạch dạy nghề được đặt ra.
21
Quản lý tại các CSDN là quản lý tất cả các nhân tố, các hoạt động và
quá trình diễn ra tại CSDN nhằm đạt được các mục tiêu cũng như nhiệm vụ
đặt ra đối với CSDN. Quản lý tại các CSDN là hoạt động quản lý tác nghiệp
trong phạm vi nội bộ CSDN với các đối tác...
Chủ thể của quản lý nhà nước về dạy nghề là Nhà nước với hệ thống
các cơ quan quyền lực, mà trực tiếp là Chính phủ và hệ thống bộ máy quản lý
nhà nước về dạy nghề từ T.W đến địa phương (Ở T.W là Bộ LĐ-TB&XH, ở
cấp tỉnh/thành phố trực thuộc T.W là Sở LĐ-TB&XH).
Khách thể của quản lý nhà nước về dạy nghề là hệ thống các CSDN và
những người tham gia vào quá trình dạy nghề.
Mục đích quản lý nhà nước về đào tạo nghề là đảm bảo trật tự, kỷ
cương trong các hoạt động đào tạo nghề nhằm làm cho sự nghiệp đào tạo
nghề không ngừng phát triển đáp ứng yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục đích quản lý nhà nước về đào tạo nghề nhằm tạo ra những tiền đề,
điều kiện cho sự phát triển sự nghiệp đào tạo nghề: Làm cho sự phát triển đào
tạo nghề đúng hướng, đáp ứng các mục tiêu chiến lược đào tạo nghề trong
từng giai đoạn phát triển; làm cho tất cả các hoạt động đào tạo nghề đi vào kỷ
cương, trật tự; đảm bảo sự công bằng trong đào tạo nghề thông qua hệ thống
chính sách về dạy nghề, tạo cơ hội cho mọi người có điều kiện tham gia vào
quá trình đào tạo nghề; đảm bảo những điều kiện vật chất cho sự nghiệp đào
tạo nghề phát triển.
Nhà nước là người đầu tư và đồng thời là người đặt hàng lớn nhất cho
đào tạo nghề.
Nguyên tắc quản lý nhà nước về đào tạo nghề là tổng thể những tư
tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính
nhà nước. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đào tạo nghề là tư tưởng xuất phát
làm cơ sở cho tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước về
đào tạo nghề.
Quản lý nhà nước về dạy nghề được thực hiện theo hai nguyên tắc cơ bản:
Một là, nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.
22
Quản lý theo ngành là quản lý của một cơ quan hành chính nhà nước,
T.W (Bộ, Tổng cục…) đối với toàn ngành trên phạm vi cả nước trên những
mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, tài chính,… nhằm bảo đảm
sự thống nhất của ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân và trong toàn xã
hội để khai thác hợp lý nhất mọi tiềm năng và đạt được năng suất và hiệu quả
tối ưu.
Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế,
văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích
giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển
một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu cầu của Nhà nước và
nhu cầu của xã hội.
Quản lý theo ngành là liên hiệp hoặc hợp nhất các đơn vị kinh tế, văn
hóa, xã hội cùng một cơ cấu kinh tế kỹ thuật như sản xuất ra cùng một sản
phẩm hoặc hoạt động cùng một mục đích giống nhau.
Theo đó, CSDN thực hiện chức năng, nhiệm vụ đào tạo nghề theo sự
chỉ đạo của ngành dọc, nhưng các CSDN đều đóng trên một địa bàn cụ thể
nào đó, vì vậy cũng phải tuân thủ sự quản lý hành chính của địa phương theo
quy định phân cấp của Nhà nước.
Mọi hoạt động quản lý không thể tách rời sự chỉ đạo theo ngành dọc và
theo lãnh thổ; đây được coi là nguyên tắc quan trọng trong quản lý nhà nước
nói chung và quản lý về dạy nghề nói riêng.
Hai là, nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý dạy nghề.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động chính trị - xã
hội ở nước ta, đồng thời cũng là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước.
Quản lý nhà nước về dạy nghề cũng tuân thủ nguyên tắc này. Nguyên
tắc tập trung dân chủ yêu cầu Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục
quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, quy chế thi cử, hệ thống văn
bằng… Bên cạnh đó phân cấp rõ ràng về quản lý dạy nghề, trong đó có dạy
nghề ở địa phương và tạo điều kiện để cơ sở phát huy chủ động và sáng tạo.
23
Nguyên tắc tập trung dân chủ cũng đòi hỏi trong quá trình triển khai
quản lý, chỉ đạo cần tuân thủ những quy định chung của cấp trên về chủ
trương, đường lối, phát triển sự nghiệp dạy nghề; đòi hỏi cơ sở phải tuân thủ
hành lang pháp lý đã quy định nhưng tuyệt đối không được áp đặt, cần tạo
điều kiện cho cơ sở phát huy quyền chủ động, sáng tạo của họ.
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước về dạy
nghề là Nhà nước thống nhất, tập trung quản lý về chế độ, chính sách dạy
nghề, về mục tiêu, nội dung, quy chế văn bằng... Tuy nhiên, tạo điều kiện cho
cơ sở chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các hoạt động đào tạo nghề và
quản lý dạy nghề cụ thể, tránh việc ôm đồm hoặc buông lỏng trên cơ sở phân
cấp, phân quyền về quản lý dạy nghề rõ ràng bằng một hành lang pháp lý hợp
lý, đồng bộ. Đối với cơ sở, phát huy quyền làm chủ của tập thể sư phạm, đồng
thời đề cao trách nhiệm cá nhân theo chế độ thủ trưởng đối với việc quản lý
nhà nước. Dân chủ hóa giáo dục là tư tưởng lớn, tuy nhiên việc dựa vào các
văn bản pháp luật, pháp quy để đảm bảo quyền và nghĩa vụ đối với mọi đối
tượng tham gia hoạt động dạy nghề là điều cần nắm chắc khi triển khai
nguyên tắc tập trung dân chủ ở cơ sở.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ là phát huy quyền
chủ động của CSDN dựa trên hành lang pháp lý được quy định bởi Luật Giáo
dục, Luật Dạy nghề và những văn bản pháp quy trong hoạt động quản lý dạy
nghề, đồng thời nâng cao tinh thần cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo và phát
huy dân chủ của tập thể theo quy chế dân chủ cơ sở.
1.1.4. Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề
Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề là những ý tưởng của các
cấp quản lý giải quyết các vấn đề trong toàn bộ quá trình đào tạo nghề (về mô
hình quản lý, mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, thiết bị - cơ sở vật
chất, …), xây dựng quy chế, quy định tạo hành lang pháp lý, trao quyền tự
chủ cho các CSDN, nhằm tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề cao (kỹ năng
nghề, tư duy sáng tạo,…) và có phẩm chất đạo đức tốt (thái độ, tác phong lao
động, kỹ năng mềm,…) đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và
phát triển xã hội.
24
Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề gồm các giải pháp nhằm
thực hiện tốt chức năng quản lý quá trình đào tạo nghề, quản lý các nhân tố
trong quá trình đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo nghề.
Tùy vào các trình độ đào tạo, mục tiêu, đối tượng đào tạo mà có những
giải pháp khác nhau nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
1.2. Hệ thống tổ chức, nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề
1.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đào tạo nghề
Đào tạo nghề là quá trình phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo và thái độ nghề nghiệp; đào tạo nghề phải nhằm hướng vào hoạt động
nghề nghiệp và hoạt động xã hội. Đào tạo nghề là một ngành học trong hệ
thống giáo dục quốc dân.
Năm 1998, để tạo sự gắn kết giữa dạy nghề và giải quyết việc làm nên
Chính phủ đã có Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/05/1998 thành lập
Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH. Theo đó, chức năng quản lý
nhà nước về đào tạo nghề được chuyển giao từ ngành GD&ĐT sang ngành
LĐ-TB&XH quản lý (ở cấp TW là Bộ LĐ-TB&XH, ở cấp tỉnh/thành phố trực
thuộc T.W là Sở LĐ-TB&XH).
(Hình 2: Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam)
25
Hiện nay, mạng lưới CSDN được phát triển rộng khắp ở 63 tỉnh, thành
phố, trên 600 huyện, quận, thị xã, các KCN, KCX, làng nghề. Cả nước hiện
có 140 trường cao đẳng nghề, 306 trường trung cấp nghề, 853 trung tâm dạy
nghề và hàng ngàn CSDN khác tại các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đào
tạo (theo số liệu của Tổng cục Dạy nghề – tháng 03/2012).
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dạy nghề. Chính phủ trình
Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền
và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương
về cải cách nội dung, chương trình của bậc đào tạo, cấp đào tạo; hàng năm
báo cáo với Quốc hội về hoạt động giáo dục - đào tạo trong đó có dạy nghề và
về việc thực hiện ngân sách giáo dục.
(Hình 3: Mô hình hóa tổ chức bộ máy dạy nghề)
Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở T.W chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề. Bộ LĐ-TB&XH chịu
trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề. Theo
Quyết định số 43/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ v/v quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc
Chính phủ
Bộ LĐ-TB&XH UBND tỉnh,
thành phố
Sở LĐ-TB&XH
Cơ sở đào tạo
thuộc Bộ
UBND huyện,
quận
Phòng LĐ-
TB&XHCác CSDN
thuộc huyện,
quận
Các CSDN
thuộc tỉnh, thành
phố
26
Bộ LĐ-TB&XH thì Tổng cục Dạy nghề là tổ chức thuộc Bộ LĐ-TB&XH,
thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà
nước về dạy nghề, bao gồm: Chương trình, giáo trình, nội dung, kế hoạch,
chất lượng dạy nghề, khung trình độ nghề quốc gia, khung trình độ kỹ năng
nghề quốc gia, tiêu chuẩn giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, quy
chế thi, tuyển sinh, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, danh mục nghề đào tạo, cơ
sở vật chất và thiết bị dạy nghề; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
về lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật. Tổng cục Dạy nghề có tư
cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, là đơn vị dự toán ngân sách cấp II
thuộc Bộ LĐ-TB&XH, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về dạy
nghề ở T.W thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề ở địa
phương theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tư phát triển dạy
nghề đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương.
Cấp tỉnh, thành phố thuộc T.W có Sở LĐ-TB&XH; Giám đốc Sở LĐ-
TB&XH chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện
quản lý nhà nước về dạy nghề trong phạm vi tỉnh, thành phố. Đối với trường
cao đẳng nghề, Sở LĐ-TB&XH được ủy nhiệm quản lý một vài mặt của quá
trình đào tạo hoặc quản lý cả bốn mặt: Chuyên môn, nhân sự, tài chính, cơ sở
vật chất.
Cấp huyện, quận có Phòng LĐ-TB&XH huyện, quận; Trưởng Phòng
LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân huyện, quận thực hiện
quản lý nhà nước về dạy nghề trong phạm vi huyện, quận theo phân cấp.
Tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề: Năm 1998, trước nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội và nhu cầu nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển giao nhiệm vụ quản
lý nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐ-TB&XH.
Ở nước ta hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề được chia
làm ba cấp tương ứng với các cấp hành chính.
- Ở T.W là Bộ LĐ-TB&XH (Tổng cục Dạy nghề);
27
- Ở địa phương:
Cấp tỉnh/thành phố trực thuộc T.W: Là Sở LĐ-TB&XH (Phòng Dạy
nghề) thuộc UBND tỉnh/thành phố trực thuộc T.W.
Theo Nghị định 70/2009/NĐ-CP ngày 21/08/2009 của Chính phủ quy
định Sở LĐ-TBXH tỉnh/thành phố trực thuộc T.W có nhiệm vụ quản lý Nhà
nước về lĩnh vực dạy nghề như sau:
(1). Xây dựng và trình UBND cấp tỉnh/thành phố chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình, dự
án phát triển dạy nghề ở địa phương; tổ chức thực hiện sau khi được phê
duyệt.
(2). Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn,
nghiệp vụ đối với Phòng LĐ-TB&XH và các CSDN trên địa bàn.
(3). Trình UBND cấp tỉnh ban hành những quy định cụ thể về quản lý
dạy nghề, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề,
học sinh, sinh viên học nghề phù hợp với các quy định của pháp luật. Thực
hiện đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề theo
quy định của Bộ LĐ-TB&XH.
(4). Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị tự làm, hội
thi học sinh giỏi nghề cấp tỉnh.
(5). Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh các giải pháp
thực hiện xã hội hóa dạy nghề; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện.
(6). Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình
lập dự toán thu, chi ngân sách; phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán ngân
sách dạy nghề hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân
cấp quản lý ngân sách của địa phương.
(7). Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; xử lý vi
phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
(8). Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về dạy nghề theo quy định.
Cấp quận/huyện: Là Phòng LĐ-TB&XH thuộc UBND quận/huyện.
28
Để thực hiện tốt, sâu sát và có hiệu quả sự quản lý của mình đối với các
CSDN, Nhà nước phân cấp quản lý chúng cho các cơ quan quản lý nhà nước
về dạy nghề từ T.W đến địa phương.
Mỗi CSDN đều chịu sự tác động của hai luồng quản lý là quản lý nhà
nước và quản lý sự nghiệp trong nội bộ cơ sở. Nhà nước thông qua các cơ
quan quản lý của mình không can thiệp vào hoạt động quản lý sự nghiệp của
các CSDN mà chỉ thực hiện các nội dung quản lý nhà nước như:
Quản lý sự tồn tại và phát triển của các CSDN (lý do tồn tại, thu hẹp
hay mở rộng quy mô…);
Quản lý các điều kiện hoạt động của CSDN theo tiêu chuẩn của Nhà
nước và yêu cầu chất lượng (cơ sở trường, lớp, điều kiện giảng dạy, học tập,
đội ngũ giáo viên, hệ thống giáo trình…);
Quản lý việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước
của CSDN.
1.2.2. Nội dung của quản lý nhà nước về đào tạo nghề
Xuất phát từ vai trò của dạy nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội, từ quan điểm phát triển sự nghiệp dạy nghề, quản lý dạy nghề là một
nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động điều hành của Nhà nước ta. Nghị quyết
Đại hội XI chỉ rõ: “Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng
nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các KCN, các
vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ
sơ dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện” và “Tạo chuyển
biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu
vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức
dạy nghề đa dạng, linh hoạt: Dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại
làng nghề”. Nội dung chủ yếu trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề bao
gồm:
Một là, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch, quy
hoạch phát triển dạy nghề.
Hoạch định chiến lược phát triển dạy nghề là quá trình nghiên cứu một
cách có hệ thống, đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên không chỉ trong
29
ngành dạy nghề mà còn có sự tham gia của các chuyên gia ngành khác. Các
chiến lược là những hoạt động cần phải thực hiện đảm bảo đạt được mục tiêu
của chiến lược cũng như vượt qua thách thức, rào cản.
Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ;
được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào
đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất
của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,... Muốn định ra
chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng
giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong
đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều
kiện cụ thể.
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển dạy nghề là hướng vào mục
tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp dạy nghề, đồng thời hoạch định các chính
sách và cơ chế quản lý nhằm hướng vào các chương trình, kế hoạch đó.
Kế hoạch thực hiện là những nhiệm vụ rất cụ thể đảm bảo các mục tiêu
hoạt động được hoàn thành. Nó chỉ rõ phải làm gì? Ai làm? Khi nào? Chi phí
bao nhiêu?
Kế hoạch là dự án tổng thể các mục tiêu kinh tế - xã hội ở tầm kinh tế
vĩ mô hay kinh tế vi mô được thể hiện thành các chỉ tiêu chung của nền kinh
tế quốc dân hay của các ngành, các đơn vị lãnh thổ, hay đơn vị cơ sở, cùng
các chính sách, các biện pháp chủ yếu tương ứng bảo đảm việc thực hiện kế
hoạch là việc cần làm trong tất cả các việc bởi nó quyết định hiệu quả các
việc còn lại.
Quy hoạch là sự phân bố và sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản
xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh,
huyện...) cho một thời kì trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể
hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ, theo thời gian và là cơ
sở để lập các kế hoạch phát triển.
Hai là, xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
đào tạo nghề.
30
Để quản lý và điều tiết thống nhất toàn bộ hoạt động đào tạo nghề trên
phạm vi cả nước, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động dạy nghề của các
CSDN, những nội dung quan trọng mà pháp luật Nhà nước điều chỉnh trong
hoạt động dạy nghề là:
Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề đã
ban hành tập trung hướng dẫn cụ thể ở một số nội dung sau: Mạng lưới các cơ
sở đào tạo nghề và danh mục ngành nghề đào tạo, mục tiêu, chương trình
khung, nội dung, phương pháp dạy nghề; vấn đề tuyển sinh, chiêu sinh, quản
lý học sinh, học viên học trong nước và được cử đi đào tạo ở nước ngoài; tiêu
chuẩn chức danh của đội ngũ làm công tác giảng dạy trong hệ thống đào tạo
nghề; thời gian, khung chương trình của các cấp trình độ đào tạo nghề và quy
chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng – chứng chỉ nghề;
tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, cơ sở vật chất của các CSDN; quy định
trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề; về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực dạy nghề; ban hành quy định về quy trình kiểm định chất
lượng, hướng dẫn xếp hạng CSDN công lập; xét duyệt và cho phép phát hành
các loại sách giáo khoa, ấn phẩm phục vụ cho dạy nghề.
Ba là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dạy nghề.
Nhận thức đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động thực tiễn của
con người. Thực tế chứng minh rằng, một trong những nguyên nhân thành
công hay thất bại trong việc tổ chức hoạt động dạy nghề chính là vấn đề nhận
thức. Vì vậy, phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp
thông tin một cách đầy đủ về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước,
những thuận lợi, khó khăn, nhằm làm chuyển biến nhận thức của các ngành,
các cấp, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trí
của đào tạo nghề trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về vai trò và vị trí của đội ngũ CNKT
trong sự phát triển kinh tế xã hội trên các phương tiện thông tuyên truyền đại
chúng. Giới thiệu những CSDN có chất lượng cao, những cá nhân điển hình
về lập thân, lập nghiệp và thành đạt từ việc tạo nghiệp đến rèn luyện kỹ năng
nghề nghiệp và sáng tạo trong nghề của mình. Qua đó tác động và làm chuyển
31
biến mạnh mẽ nhận thức về nghề nghiệp trong từng cá nhân, gia đình và toàn
xã hội.
Các cán bộ quản lý và giáo viên các trường dạy nghề đóng vai trò nòng
cốt trong việc tổ chức thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi
người về công tác đào tạo nghề.
Đối tượng tiếp theo cần tác động là các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương. Cần có sự chuyển biến nhận thức của cấp ủy Đảng và chính quyền
địa phương về công tác dạy nghề, để từ đó có sự quan tâm đầy đủ cho công
tác này.
Đối với các lực lượng xã hội và nhân dân, cần phải làm cho họ hiểu
rằng, chỉ có thể làm tốt công tác dạy nghề mới tạo điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bốn là, thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm trong lĩnh vực dạy nghề.
Thanh tra, kiểm tra là một giai đoạn quan trọng trong chu trình quản lý
nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường kỷ
luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thanh tra trách nhiệm
giải quyết khiếu nại, tố cáo là một mắt xích, có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo. Thanh tra, kiểm tra sẽ nắm bắt
được tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết ở các cơ quan, đơn vị
thuộc thẩm quyền, qua đó thấy được những thiếu sót cũng như những vướng
mắc trong việc thực hiện các chính sách pháp luật để kịp thời chỉ đạo, hướng
dẫn hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật. Thực hiện
theo Luật Khiếu nại, tố cáo.
Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm được giao cho
người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Trường hợp cần thiết thì người đứng đầu cơ
quan, tổ chức này có thể giao cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan khác có
thẩm quyền tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị các biện pháp
xử lý.
Năm là, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm phát triển
hoạt động dạy nghề (cả về số lượng và cả chất lượng).
32
Chăm lo, phát triển sự nghiệp đào tạo nghề là trách nhiệm của toàn xã
hội. Từng địa phương, từng doanh nghiệp có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp
đào tạo nghề đảm bảo nguồn nhân lực cho địa phương mình, cho doanh
nghiệp mình.
Nhân lực là nguồn lực quý giá nhất vì con người vừa là động lực, vừa
là mục tiêu của sự phát triển. Nhân lực trong việc thực hiện phát triển dạy
nghề là bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề, cán bộ quản lý tại các CSDN
và các giảng viên, giáo viên dạy nghề.
Nguồn lực thứ hai cần huy động là vật lực. Đó là cơ sở vật chất (đất
đai, phòng học lý thuyết, nhà xưởng thực hành, máy móc thiết bị dạy nghề,
mô hình – dụng cụ trực quan, nguyên vật liệu, …). Đào tạo nghề sẽ khó khăn
nếu không có các phương tiện và những điều kiện vật chất nhất định. Nếu chỉ
trông chờ vào Nhà nước thì không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự
nghiệp đào tạo nghề. Song tiềm lực đáng kể đó trong nhân dân rất lớn.
Tài lực là nguồn lực quan trọng và cần thiết. Thiếu nguồn tài lực là
thiếu tiền đề vật chất cho sự phát triển đào tạo nghề. Nhưng chúng ta đang
đứng trước một mâu thuẫn lớn giữa phát triển quy mô và chất lượng đào tạo
với khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước.
Trên quan điểm đầu tư cho sự nghiệp dạy nghề là một loại đầu tư phát
triển, Nhà nước ta ngày càng tăng cường đầu tư, tăng tỷ trọng chi trong ngân
sách cho dạy nghề, đồng thời ban hành các chính sách thích hợp nhằm huy
động các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả
vay vốn nước ngoài để phát triển dạy nghề.
*
* *
Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về đào tạo
nghề, luận văn đã khái quát và luận giải những khái niệm liên quan đến quản
lý nhà nước về đào tạo nghề. Thông qua những vấn đề trên cho thấy hệ thống
33
đào tạo nghề ở nước ta còn bất cập là đang tồn tại song song hai hệ thống
quản lý nhà nước về đào tạo nghề:
Một là, Bộ GD&ĐT đang quản lý hệ thống trường ĐH, Cao đẳng,
TCCN và các cơ sở giáo dục thường xuyên.
Hai là, Bộ LĐ-TB&XH đang quản lý hệ thống trường Cao đẳng nghề,
Trung cấp nghề, Trung tâm Dạy nghề, các CSDN dưới 10 học viên và các
doanh nghiệp có đăng ký dạy nghề.
Vì vậy chủ thể quản lý trực tiếp đào tạo nghề chưa thống nhất, mà bị
chia cắt dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy tự quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo
của mình và ra văn bản quản lý, cấp giấy phép theo quy định riêng. Vừa thiếu
sự thống nhất, vừa chồng chéo trong quản lý. Nhiều cơ sở đào tạo công lập
chịu sự quản lý hành chính của rất nhiều cơ quan quản lý như: Bộ chủ quản
chuyên ngành (quản lý về tài chính, con người), Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-
TB&XH (quản lý về chuyên môn).
Hệ thống quản lý nhà nước về đào tạo nghề đã trở nên quá tải, bất cập.
Để đạt được mục tiêu Nghị quyết Hội nghị BCH T.W khóa XI và Nghị quyết
Hội nghị BCH Đảng bộ TP.HCM lần IX đã đề ra đến năm 2015 và đến năm
2020, ngay từ bây giờ phải đổi mới hệ thống quản lý nhà nước về đào tạo
nghề từ T.W đến địa phương, nhất là với các thành phố lớn như TP.HCM, Hà
Nội, Đà Nẵng,...
34
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Thực trạng mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố
Theo số liệu báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, TP.HCM là địa bàn có số
lượng CSDN phát triển mạnh và đông nhất nước so với các tỉnh thành khác,
đó là chưa kể những trường ĐH, Cao đẳng thuộc Bộ GD&ĐT cũng có tham
gia đào tạo ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề.
Số lượng CSDN tăng nhanh qua các năm, từ khoảng dưới 200 CSDN
vào năm 2001 thì đến năm 2005, TP.HCM có 271 CSDN và tính đến tháng
12/2012 là 422 cơ sở phân bổ khắp 24 quận-huyện, trong đó các CSDN ngoài
công lập chiếm tỷ lệ nhiều hơn và tăng nhanh hơn các CSDN công lập, cho
thấy đào tạo nghề đang được xã hội hóa cao và đang là một bộ phận quan
trọng trong hệ thống đào tạo của TP.HCM và cả nước (xem phụ lục 2).
Tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
Đơn
vị tính
2011 2012
Dự kiến
2013
Tổng số: Cơ sở 410 422 442
1
Trường Cao đẳng nghề “ 11 12 14
Trong đó trường ngoài công lập “ 5 5 6
2
Trường Trung cấp nghề “ 29 28 29
Trong đó trường ngoài công lập “ 10 10 11
3
Trung tâm dạy nghề “ 67 82 84
Trong đó TTDN ngoài công lập “ 55 70 73
4
Các CSDN thuộc các tổ chức chính
trị xã hội, các công ty xí nghiệp có
tham gia dạy sơ cấp nghề
“ 303 300 315
(Bảng 1: Số liệu về hệ thống các CSDN tại TP.HCM năm 2011, 2012
- Nguồn: Báo cáo của Phòng Dạy nghề - Sở LĐ-TBXH, tính đến 12/2012)
Theo số liệu báo cáo của Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học 2012- 2013,
có 66 cơ sở đào tạo thuộc ngành GD&ĐT Thành phố quản lý, gồm có:
+ 15 trường ĐH (3 trường công lập, 12 trường ngoài công lập);
35
+ 15 trường cao đẳng (7 trường công lập, 8 trường ngoài công lập);
+ 36 trường TCCN (28 trường ngoài công lập).
Bên cạnh hệ thống các CSDN và các cơ sở đào tạo do Thành phố quản
lý, trên địa bàn TP.HCM còn có các trường ĐH, cao đẳng, TCCN, các CSDN
thuộc các Bộ, ngành T.W quản lý, gồm có: 40 trường ĐH, 28 trường cao
đẳng, 8 trường TCCN.
Dạy nghề ở TP.HCM có thể nói đa dạng, phong phú bởi không chỉ có
hệ thống CSDN chính quy tăng nhanh mà các CSDN không chính quy cũng
tăng lên với các hình thức đào tạo truyền nghề tại nhà, tại các cơ sở kinh
doanh nhỏ như: Nghề sửa chữa xe gắn máy, sửa chữa điện tử, chế tác nữ
trang, cắt-uốn tóc, may,…
Những cơ sở này số người học nghề không nhiều thường từ khoảng 1-3
người, vừa học vừa thực hành cho tới khi thạo việc. Hình thức này tuy không
quy mô nhưng lại thực tế và hiệu quả nên đang được nhiều người lựa chọn.
Chính những cơ sở này góp phần giải quyết lao động tự do làm giảm tỷ lệ
người thất nghiệp, đặc biệt là số lao động nông thôn do bị thu hồi đất nông
nghiệp ở các huyện ngoại thành.
TP.HCM là một trung tâm lớn nhất nước về kinh tế, văn hóa, khoa học
kỹ thuật và công nghệ; là cửa ngõ quan trọng trong việc đón nhận những
luồng đầu tư mới từ các nước phát triển. Do đó, các CSDN trên địa bàn
TP.HCM có ưu thế là luôn được tiếp cận nhanh với những tiến bộ về khoa
học - công nghệ trên thế giới và những máy móc thiết bị hiện đại nên rất nhạy
bén với những nhu cầu luôn biến động của thị trường lao động.
2.1.2. Quy mô dạy nghề trên địa bàn Thành phố
Song song với sự phát triển của hệ thống các CSDN, lượng tuyển sinh
cũng tăng nhanh qua từng năm. Năm 2006, tổng số học sinh - sinh viên của
các CSDN đạt 316.605 học sinh. Đến năm 2010, số học sinh - sinh viên đã
tăng lên 380.345 người. Trong giai đoạn 2007-2011, Thành phố đã tuyển sinh
hơn 1.500.000 sinh viên, học sinh, học viên các trình độ đào tạo nghề. Đối
36
với 4 nhóm ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên của Thành phố riêng
trong năm 2011 đã tuyển sinh được 51.662 sinh viên, học sinh (bao gồm
4.446 sinh viên cao đẳng nghề, 3.756 học sinh trung cấp nghề, 43.460 học
sinh sơ cấp nghề); Ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ đã tuyển sinh được 21.729
sinh viên, học sinh (bao gồm 4.767 sinh viên cao đẳng nghề, 1.962 học sinh
trung cấp nghề, 15.000 học sinh sơ cấp nghề).
Quy mô đào tạo của hệ thống các cơ sở đào tạo thuộc Thành phố quản
lý là rất lớn. Trong năm 2012, các cơ sở đào tạo thuộc Sở GD&ĐT quản lý có
168.991 học sinh, sinh viên đang theo học (trong đó: Cao đẳng: 47.803,
TCCN: 72.224); các CSDN thuộc Sở LĐ-TB&XH quản lý có 320.882 học
viên, học sinh sinh viên đang theo học (cao đẳng nghề:14.985, trung cấp
nghề: 6.451, sơ cấp nghề: 299.446).
Số tuyển sinh đào tạo nghề tăng bình quân năm 2001-2010: 9,1 %,
trong đó tuyển sinh đào tạo nghề hệ dài hạn tăng nhanh hơn hệ ngắn hạn. Đây
là một xu thế phát triển tốt, đó là công tác dạy nghề đã tăng năng lực đào tạo
và đào tạo trình độ cao hơn nhưng hiện nay, xu thế học nghề của người dân
vẫn chuộng học ngắn hạn.
- Dài hạn là học sinh, sinh viên đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao
đẳng nghề tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 11,25%.
- Ngắn hạn là học viên đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3
tháng (còn gọi là dạy nghề thường xuyên) tăng bình quân giai đoạn 2006-010
đạt 8,81%.
Số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng nhưng còn
chậm; hiệu suất đào tạo chưa cao (trung bình 55- 60 % đối với hệ dài hạn, gần
90% đối với hệ ngắn hạn).
Trên 70% học sinh, sinh viên tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc
làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số trường nghề tỷ lệ này
đạt trên 90%. Riêng các sinh viên tốt nghiệp các khóa cao đẳng nghề năm
2010, 2011 và 2012 được doanh nghiệp tuyển dụng trên 80% ngay tại lễ trao
37
bằng tốt nghiệp với mức lương khởi điểm bình quân là 3,3 triệu đồng/tháng.
Nhiều trường có uy tín và các nghề có nhu cầu lao động lớn, tỉ lệ này lên đến
100%, thậm chí học sinh còn được các doanh nghiệp nhận trước khi tốt
nghiệp như các nghề: Cơ khí chính xác, tiện-phay-bào, mộc mỹ nghệ, ...
Đối tượng đào tạo nghề được mở rộng, nhiều mô hình dạy nghề mới
được áp dụng có hiệu quả như dạy nghề cho nông dân, cho lao động ở những
vùng bị thu hồi đất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; dạy nghề cho người
tàn tật, cho bộ đội xuất ngũ; dạy nghề cho lao động các KCN, KCX; dạy nghề
cho phục vụ xuất khẩu lao động,… Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp
năm 2012: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, TCCN, Sơ cấp nghề đạt 64%.
2.1.3. Chất lượng đào tạo nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh
Về giáo viên dạy nghề
Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề (sau đây gọi là giáo viên dạy
nghề) có vai trò quyết định đến chất lượng dạy nghề. Vì vậy, đây là một trong
những vấn đề được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm ban hành
nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, ví dụ như: Nghị định 43/2008/NĐ-CP
ngày 08/04/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều
62 và Điều 72 Luật Dạy nghề về chính sách cho giáo viên dạy nghề; Bộ LĐ-
TB&XH đã ban hành nhiều văn bản như: Thông tư số 09/2008/TT-
BLĐTBXH ngày 27/06/2008 hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy
nghề; Quyết định 57/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 26/05/2008 về sử dụng, đào
tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày
29/09/2010 quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề .v.v….
Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề được quan
tâm nhiều trong thời gian gần đây, nhất là nhằm mục tiêu đổi mới và phát
triển dạy nghề, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đáp ứng được
các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế theo Quyết định số 826/QĐ-
LĐTBXH ngày 07/07/2011 của Bộ LĐ-TB&XH.
38
Trong thời gian qua, Bộ đã xây dựng 138 chương trình, tài liệu bồi
dưỡng kỹ năng giảng dạy theo chương trình khung cho giáo viên dạy trình độ
cao đẳng nghề, trung cấp nghề; 51 chương trình, tài liệu bồi dưỡng công nghệ
mới; 28 chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên dạy trình
độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; 06 chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm tiếp cận trình độ quốc tế của City&Guilds .v.v…
Thực hiện các chương trình trên, Bộ đã tổ chức hàng trăm lớp bồi
dưỡng ở các cấp độ cho giáo viên dạy nghề về kỹ năng giảng dạy theo
chương trình khung; kỹ năng giảng dạy theo năng lực thực hiện (chương trình
hợp tác với ILO); công nghệ mới cho giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề,
trung cấp nghề và giáo viên các trung tâm dạy nghề; nâng cao kỹ năng nghề
cho giáo viên dạy nghề; đánh giá dựa trên năng lực thực hiện cho giáo viên
dạy nghề (chương trình hợp tác với Singapore); nghiệp vụ sư phạm tiếp cận
trình độ quốc tế của City&Guilds; công nghệ CNC cho giáo viên dạy nghề
(chương trình hợp tác với EBG - Cộng hòa liên bang Đức) .v.v… và 04 khóa
đào tạo nâng cao kỹ năng nghề tại Malaysia cho giáo viên dạy 04 nghề trọng
điểm khu vực; 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề quốc tế theo chuẩn
của Malaysia tại Việt Nam cho giáo viên dạy các nghề trọng điểm khu vực.
Hiện nay, Bộ đang thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các
nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm
nghề; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực
và quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong
khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới, phấn đấu 100% số giáo
viên này phải đạt chuẩn của các nước tương ứng vào năm 2014.
Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Dạy nghề, tính đến thời điểm cuối
năm 2011, hiện nay cả nước có 33.270 giáo viên, giảng viên dạy nghề tại các
trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề, (trong đó có:
12.444 giảng viên tại các trường cao đẳng nghề, 11.514 giáo viên tại các
trường trung cấp nghề và 9.312 giáo viên tại các trung tâm dạy nghề) và có
39
gần 16.000 giáo viên thuộc các cơ sở khác có tham gia dạy nghề, tăng 1,6 lần
so với năm 2006.
Không chỉ có đội ngũ giáo viên dạy nghề trong các CSDN, cơ sở giáo
dục và cơ sở khác có dạy nghề còn hàng ngàn người dạy nghề ở các lớp dạy
nghề thuộc doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ trong các chương trình, đề án về dạy nghề như Đề án Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020 v.v….
Riêng tại TP.HCM, theo báo cáo của Phòng Dạy nghề - Sở LĐ-
TB&XH, tổng số giáo viên tham gia dạy nghề tính đến cuối năm 2011 là
9.337 người (trong đó có 4.211 giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề, 1.171
giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, 5.125 giáo viên dạy sơ cấp nghề và
dạy nghề thường xuyên chương trình không chính quy); phân theo trình độ
chuyên môn có 260 tiến sỹ, 1.839 thạc sỹ, 4.255 ĐH, 471 cao đẳng, 868 trung
cấp; có 8.217 giáo viên có nghiệp vụ sư phạm theo quy định.
Về trình độ đào tạo: Giáo viên cơ hữu, chính quy đảm bảo trình độ,
kiến thức khoa học, đảm nhận tốt phần dạy lý thuyết. Nhưng tay nghề hướng
dẫn thực hành chưa đồng đều; một số do chưa rèn luyện nhiều nên chưa thật
thuần thục trong thao tác mẫu, trong tổ chức hướng dẫn thực hành cho học
sinh. Đối với một số nghề trong trường sư phạm kỹ thuật chưa đào tạo giáo
viên, các CSDN phải mời những chuyên gia kỹ thuật, người có tay nghề cao
đến hướng dẫn, giảng dạy; tuy có kỹ năng thực hành nhưng lại thiếu nghiệp
vụ sư phạm nên gặp khó khăn trong giảng dạy.
Về phương pháp giảng dạy: Thông qua hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp
quản lý cùng với nỗ lực của các trường và mối liên kết với các dự án, nhiều
phương pháp giảng dạy mới được áp dụng trong các CSDN, phát huy được
tính tích cực của người học. Song việc cải tiến phương pháp giảng dạy nhất là
giảng dạy gắn với thực tế kỹ thuật – công nghệ đang phát triển không ngừng
còn phải được kiên trì chỉ đạo, vận động, hướng dẫn.
Thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, đổi mới
phương pháp giảng dạy, trong 5 năm qua Thành phố đã chỉ đạo Sở LĐ-
40
TB&XH phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng tin học, các lớp chuyên đề về kỹ
thuật mới; hợp tác với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM để chuẩn hóa
nghiệp vụ sư phạm cho 864 giáo viên. Đến cuối năm 2011, tỷ lệ giáo viên đạt
chuẩn chiếm tỷ lệ 88%.
Về chương trình đào tạo nghề
Để triển khai thực hiện Luật Dạy nghề, cùng với việc xây dựng quy
hoạch mạng lưới CSDN làm căn cứ cho việc thành lập các trung tâm dạy
nghề, trường trung cấp nghề và trường cao đẳng nghề thì việc phát triển các
chương trình dạy nghề cũng là nhiệm vụ then chốt cho việc vận hành hệ thống
dạy nghề 3 cấp trình độ đào tạo.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển chương trình dạy
nghề, nên trong 5 năm qua Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành 03 văn bản quy
phạm pháp luật về danh mục nghề đào tạo (Quyết định 37/2008/QĐ-
BLĐTBXH ngày 16/04/2008, Thông tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH ngày
04/06/2010 thay thế Quyết định 37/2008/QĐ-BLĐTBXH, Thông tư số
11/2012/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2012) và 01 văn bản quy định chương
trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng
nghề (Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/05/2008) làm cơ sở để
các CSDN phát triển các chương trình dạy nghề.
Từ khi Luật Dạy nghề có hiệu lực (tháng 6/2007) đến tháng 12/2012,
Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức biên
soạn, phê duyệt, ban hành được 205 dựa vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề với sự
tham gia của các doanh nghiệp. Kết cấu chương trình được chuyển từ chương
trình theo môn học (tách rời giữa lý thuyết và thực hành) sang chương trình
theo mô đun (tích hợp giữa lý thuyết và thực hành).
Ngoài ra, theo Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 07/07/2011, Bộ
LĐ-TB&XH đã tiến hành thí điểm xây dựng, ban hành 14 chương trình, giáo
trình cho các nghề trọng điểm quốc gia; thực hiện chuyển giao, sử dụng 8
chương trình, giáo trình ở cấp độ khu vực và quốc tế. Bộ cũng đã tiến hành
41
xây dựng chương trình tiếng Anh theo chuẩn TOEIC và tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng cho giáo viên các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tổ chức
triển khai giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC từ năm 2009; xây dựng
được 96 chương trình sơ cấp nghề để dạy nghề cho lao động nông thôn.
Dựa trên nguyên tắc xây dựng chương trình dạy nghề, các CSDN tại
TP.HCM đã tự xây dựng và biên soạn trên 300 chương trình và giáo trình dạy
nghề ở các trình độ và yêu cầu đào tạo (trong đó đa số là ngắn hạn; nhiều
chương trình mang tính chuyên nghiệp cao).
Quá trình biên soạn chương trình và giáo trình dạy nghề vừa kế thừa
các chương trình và giáo trình đã có, vừa gắn với thực tế yêu cầu sản xuất
kinh doanh, yêu cầu xã hội. Đặc biệt trong 3 - 5 năm năm gần đây, các cơ sở
đã tham khảo và đưa nhiều nội dung chương trình nước ngoài vào giảng dạy,
giúp người học tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
Các CSDN đã chú trọng hơn đến tính thích ứng thực tế của chương
trình đào tạo, bám sát yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh để đào tạo: Từ việc
khảo sát, nghiên cứu các dây chuyền sản xuất kinh doanh, nghiên cứu các
công nghệ mới của các doanh nghiệp, nhiều trường đã điều chỉnh, bổ sung
chương trình đào tạo; tổ chức cho học viên thực tập tại các cơ sở sản xuất
kinh doanh; sau một thời gian giảng dạy, giáo viên, nhà trường đều cùng lắng
nghe ý kiến của học viên, nhận xét của người sử dụng lao động cũng như đối
chiếu với tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp, để điều chỉnh, sửa đổi,
bổ sung hoặc cập nhật nội dung mới.
Bước đầu nghiên cứu xây dựng chương trình liên thông trong nội bộ
chương trình dạy nghề để tạo cơ hội hoàn thiện và cập nhật kết quả, hiệu quả
đào tạo. Tổng cục Dạy nghề cũng chấp thuận cho TP.HCM đào tạo bổ sung
kỹ năng thực hành cho học sinh có trình độ trung cấp để hoàn thiện tay nghề
và cấp Bằng nghề. Bên cạnh đó, Dự án “Tăng cường các Trung tâm dạy
nghề” (viết tắt là Dự án SVTC) đã cấp 14 bộ chương trình nghề theo môđun
để các CSDN tham khảo, ứng dụng. Hiện nay chương trình dạy nghề ngắn
hạn đang được một số trung tâm từng bước xây dựng theo phương pháp học
42
phần (môđun). Học viên có thể chọn bất cứ học phần nào để có thể đáp ứng
được nội dung tuyển dụng lao động của các công ty, xí nghiệp đang cần hoặc
tự bản thân người lao động có thể hoạt động kinh tế gia đình.
Để đáp ứng yêu cầu chất lượng cao trong đào tạo, ngoài việc cập nhật
những nội dung chuyên môn mới, kỹ năng thực hành của học viên cũng được
chú trọng bằng cách tăng cường thiết bị phục vụ cho việc huấn luyện những
công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề cho học viên khi ra trường.
Tuy nhiên, việc biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo dạy nghề mặc
dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vẫn
còn một số nghề hiện đang đào tạo trong các CSDN nhưng không có giáo
trình giảng dạy.
Về cơ sở vật chất - thiết bị và huy động nguồn lực cho dạy nghề
Từ năm 2007 đến nay, sau khi Luật Dạy nghề có hiệu lực thi hành, các
CSDN ngày càng được quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất thiết bị dạy
nghề từ nhiều nguồn: Nguồn ngân sách nhà nước, Chương trình mục tiêu, vốn
ODA, đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn khác.
Các CSDN thường xuyên rà soát, bổ sung điều kiện về cơ sở vật chất,
thiết bị, đảm bảo được diện tích tối thiểu cho hoạt động dạy nghề bao gồm
khu dạy học lý thuyết, khu nhà xưởng dạy thực hành, khu ký túc xá cho sinh
viên, học sinh.
Một số trường, trung tâm đã được trang bị đồng bộ, hiện đại ở một số
nghề, nhất là những trường, trung tâm dạy nghề được thụ hưởng các dự án
ODA và chương trình mục tiêu quốc gia. Ngoài việc đầu tư, mua sắm, phong
trào tự làm thiết bị dạy nghề của các CSDN đã bổ sung nhiều thiết bị cho
giảng dạy và thực hành.
Công tác chuẩn hóa, hiện đại hóa trang thiết bị dạy nghề đã được Bộ
LĐ-TB&XH quan tâm bằng việc ban hành các quy định về danh mục thiết bị
tối thiểu cho các nghề đào tạo. Từ 2010 đến nay, đã ban hành được 41 bộ
danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu cho 41 nghề, bước đầu đã được các
CSDN tiếp nhận và áp dụng vào xây dựng dự án cũng như xây dựng kế hoạch
mua sắm thiết bị, nhìn chung được đánh giá đạt hiệu quả.
43
Các nguồn đầu tư tài chính cho dạy nghề bao gồm: Ngân sách nhà nước
(không bao gồm vốn ODA), người học nghề, các CSDN, doanh nghiệp và đầu
tư nước ngoài. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề được đa dạng hóa, trong đó
ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo chiếm khoảng 63% (xem phụ lục 3).
Ngân sách nhà nước chi cho dạy nghề trong tổng chi ngân sách cho
GD&ĐT những năm qua được tăng dần: Từ 4,3% năm 1998 lên 6,7% năm
2006 và 9% năm 2010. Ngân sách nhà nước chi cho dạy nghề giai đoạn 2006-
2010 trong tổng chi ngân sách cho giáo dục- đào tạo bình quân 7,56% (xem
phụ lục 4).
Đối với TP.HCM: Nét nổi bật trong phát triển dạy nghề Thành phố là
xã hội hóa đầu tư phát triển dạy nghề. Tổng nguồn lực tài chính cho dạy nghề
năm 2011 là 1.481,70 tỉ đồng, trong đó ngoài ngân sách nhà nước khoảng
1.238 tỉ đồng, chiếm khoảng 83% (xem phụ lục 5).
Ngoài ra, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 156/2006/QĐ-
UBND ngày 27/10/2006 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết
việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa
bàn Thành phố với nguồn quỹ ban đầu là 50 tỉ đồng.
Trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách đã ban hành, vấn
đề đất đai được Thành phố quan tâm đúng mức. Tuy quỹ đất có hạn, nhưng
Thành phố đã chấp thuận giao đất cho nhiều dự án mở rộng và xây dựng mới
CSDN. Với tính nhạy bén và năng động của Thành phố, hệ thống chủ trương,
chính sách của Nhà nước đã thúc đẩy mạnh mẽ các lực lượng xã hội tham gia
hoạt động dạy nghề
Trước yêu cầu phát triển của xã hội, các cấp, các ngành đã dần chuyển
biến về nhận thức đối với sự cần thiết phát triển dạy nghề. Thể hiện qua sự
đầu tư của ngân sách thành phố để phát triển CSDN dạy nghề trong 6 năm
qua khoảng hơn 150 tỷ đồng (Không kể phần đầu tư cho các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp khác không do Sở LĐ-TB&XH quản lý).
Ngày càng có nhiều tổ chức xã hội, đoàn thể tham gia vào lĩnh vực dạy
nghề (Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, .v.v…). Về mặt xã
44
hội, cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (trong và ngoài
nước), các hội nghề nghiệp cũng tham gia phát triển CSDN.
Tuy nhiên, sự chuyển biến nói trên, chưa theo kịp yêu cầu phát triển,
chưa thực sự thường xuyên, sâu sắc. Công tác đầu tư (tài chính và nhân lực)
chưa ngang tầm với nhiệm vụ dạy nghề, nhất là quy mô đầu tư; ngân sách bảo
đảm chi thường xuyên còn tuỳ thuộc vào khả năng kinh phí và nhận thức của
cơ quan cấp phát.
Cơ sở vật chất cho công tác quản lý nhà nước về dạy nghề chỉ mới đáp
ứng được một phần nào đó, chưa có đầu tư về chiều sâu, phục vụ công tác
quản lý lâu dài. Dữ liệu về dạy nghề còn lưu giữ theo kiểu thủ công nên chưa
kịp thời, đầy đủ và chính xác để khi cần có ngay số liệu để xử lý phục vụ cho
công tác chỉ đạo, điều hành, lập kế hoạch thực hiện.
Các phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ thông tin và các
công trình khoa học nhà nước để áp dụng cho công tác quản lý nhà nước về
dạy nghề chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
Nguồn lực đầu tư từ ngân sách cho dạy nghề mặc dù có tăng nhưng
còn thấp, chưa tương xứng với tốc độ tăng chỉ tiêu đào tạo, gây ảnh hưởng
không tốt đến chất lượng đào tạo, định mức 4,5 triệu đồng/học sinh nhưng
thực tế chỉ được cấp phát khoảng 60% so định mức chi phí đào tạo.
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 71/2006/TT-BTC
ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày
25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập là cơ sở pháp lý để thực thi nội dung quản lý này.
Ngành nghề và phương thức đào tạo
Nhiều ngành nghề và hình thức đào tạo được bổ sung, đáp ứng nhu cầu
đa dạng phong phú của người lao động cũng như thực tế sản xuất kinh doanh.
Ngoài hình thức đào tạo tập trung, đào tạo tại trường theo chương trình chính
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệpcơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệpLuanvantot.com 0934.573.149
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...PinkHandmade
 
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...The Anh Duong
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAYLuận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
 
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệpcơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cơ khí 25, 9đ
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cơ khí 25, 9đLuận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cơ khí 25, 9đ
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cơ khí 25, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
 
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao độngĐề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cao su, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cao su, HAYLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cao su, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cao su, HAY
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, HOT, HAY
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOTLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOT
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOTĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOT
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOT
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOTLuận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
 
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà BồngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
 

Ähnlich wie Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!

Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Ähnlich wie Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT! (20)

Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAYLuận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
 
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà NộiNguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
 
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAYLuận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOTLuận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOT
 
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
 
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOTChất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấpLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
 
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuậtQuản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóaLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
 
Đề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAY
Đề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAYĐề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAY
Đề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAY
 
00050003151
0005000315100050003151
00050003151
 
00050003151
0005000315100050003151
00050003151
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
 
Đề tài: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở trường dạy nghề
Đề tài: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở trường dạy nghềĐề tài: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở trường dạy nghề
Đề tài: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở trường dạy nghề
 
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đ
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đLuận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đ
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đ
 

Mehr von Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Mehr von Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Kürzlich hochgeladen

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 

Kürzlich hochgeladen (20)

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 

Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!

  • 1. 1 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  VŨ ĐÌNH THẮNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. 2 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  VŨ ĐÌNH THẮNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chuyên ngành: Mã số: QUẢN LÝ GIÁO DỤC 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN PHƯƠNG ĐÔNG HÀ NỘI - 2013
  • 3. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1. BCH Ban chấp hành 2. CNH Công nghiệp hóa 3. CNKT Công nhân kỹ thuật 4. CSDN Cơ sở dạy nghề 5. ĐH Đại học 6. GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 7. HĐH Hiện đại hóa 8. ILO Tổ chức Lao động quốc tế 9. LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội 10. TCCN Trung cấp chuyên nghiệp 11. T.W Trung ương 12. UNESCO Tổchức vănhóakhoahọcvàgiáo dụccủaLiênHiệpQuốc 13. UBND Ủy ban nhân dân 14. WTO Tổ chức thương mại thế giới 15. XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 10 1.1 Những khái niệm cơ bản 10 1.2 Hệ thống tổ chức, nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề 20 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 30 2.1 Thực trạng hoạt động đào tạo nghề tại thành phố Hồ Chí Minh 30 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 43 Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 57 3.1 Định hướng và dự báo 57 3.2 Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 68 3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 96 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, cùng với quá trình đổi mới trong lĩnh vực GD&ĐT, dạy nghề đã được phục hồi,
  • 5. 5 từng bước được đổi mới và phát triển: Quy mô dạy nghề được mở rộng, chất lượng dạy nghề được nâng cao, đa dạng hoá các loại hình, hình thức đào tạo, bước đầu điều chỉnh cơ cấu cấp độ đào tạo, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề được chú trọng, đa dạng hoá và tăng cường nguồn lực dành cho dạy nghề, chất lượng dạy nghề đã chuyển biến tích cực; đội ngũ lao động qua đào tạo nghề từng bước đáp ứng được yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, trong dạy nghề, quản lý nhà nước về đào tạo nghề còn một số yếu kém trong quy hoạch phát triển, cụ thể là: Số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu cấp trình độ đào tạo còn chưa đáp ứng được yêu cầu của lao động trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chương trình và phương pháp đào tạo còn chậm đổi mới; đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và còn yếu về chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu về số lượng và lạc hậu về công nghệ; xã hội hoá dạy nghề còn chậm, thiếu đồng bộ; cơ chế; chính sách về dạy nghề chậm được đổi mới; nguồn lực đầu tư còn hạn chế; đặc biệt là bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề chưa thật sự ổn định và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Chính vì vậy, Kết luận số 242 - TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.W 2 (khoá VIII) về phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020: “Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, kể cả những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Mở rộng mạng lưới CSDN, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện,… Chú trọng xây dựng một số trường dạy nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Tăng nhanh quy mô công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề ở những lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới”. Luật Dạy nghề năm 2006, quy định dạy nghề có ba trình độ, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, đồng thời xác định chính sách đầu tư của Nhà nước về phát triển dạy nghề: “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ
  • 6. 6 giáo viên, HĐH thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số CSDN tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hóa…” Giai đọan từ nay đến 2020, trên phạm vi cả nước cũng như tại TP.HCM sẽ xây dựng và phát triển nhanh các khu công nghệ cao, các khu kinh tế và nhiều KCN, cùng với việc đẩy mạnh tốc độ phát triển các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao mang tính cạnh tranh. Kinh tế TP.HCM chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ có giá trị gia tăng cao thì nhu cầu nhân lực được đào tạo căn bản, chất lượng cao sẽ rất lớn. Thực trạng kinh tế - xã hội đòi hỏi nhu cầu rất lớn về chất lượng lao động nghề để đáp ứng yêu cầu việc làm tại Thành phố. Nhưng trên thực tế, công tác đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đặc biệt là cơ cấu bộ máy quản lý, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội và yêu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân cận. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề chưa đầy đủ, còn rời rạc, ít nhiều cũng gây trở ngại trong hoạt động đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực Thành phố là yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển, đồng thời cũng là thách thức đối với Thành phố và hệ thống giáo dục – đào tạo, trong đó có quản lý về đào tạo nghề, trong quá trình CNH - HĐH. Từ những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề “Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” để nghiên cứu là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Quán triệt và cụ thể các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục - đào tạo; trong những năm qua đã có rất nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết về đào tạo nghề, phát triển nguồn
  • 7. 7 nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiêu biểu như: Hội thảo khoa học (2001): “Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010” do Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐ- TB&XH chủ trì. Đề tài khoa học (1998): “Các giải pháp tăng cường công tác đào tạo đội ngũ CNKT công nghiệp của TP.HCM giai đoạn 2000 và 2005”. Đây là công trình nghiên cứu của tập thể các giáo sư, chuyên viên, nhà quản lý, cán bộ giảng dạy,… do tác giả Tạ Văn Doanh làm chủ nhiệm. Đề tài (2002): “Nghiên cứu phát triển hệ thống dạy nghề và đào tạo CNKT TP.HCM giai đoạn 2001 - 2005” do Sở Khoa học - Công nghệ và Sở LĐ-TB&XH và Xã hội TP.HCM phối hợp tổ chức. Kỷ yếu Hội nghị “Tổng kết hoạt động dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động 2003” do Sở LĐ-TB&XH chủ trì. Ngoài ra, cũng có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Tác giả Nguyễn Duy Bắc (2002) quan tâm đến “Đào tạo nghề phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn" (Tạp chí Giáo dục, số 22/2002). Trong đó, tác giả đã nêu lên một số vấn đề lý luận và thực trạng chỉ ra những khó khăn của dạy nghề ở nông thôn và đề xuất một số biện pháp bảo đảm chất lượng dạy nghề phù hợp với đặc thù nông thôn. Tác giả Phạm Minh Hạc (2008) với nghiên cứu về “Đào tạo nghề góp phần phát triển nguồn nhân lực của đất nước thế kỷ XXI (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 5/2008). Từ sự phân tích nhu cầu đào tạo nghề để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tác giả đã tập trung làm rõ những hạn chế, khuyết điểm trong đào tạo nghề ở nước ta hiện nay như: Đào tạo nghề chưa gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, sự phân bố các trường dạy nghề không hợp lý, nội dung chương trình, phương pháp dạy nghề lạc hậu, bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề không ổn định, trang thiết bị cho dạy nghề cần chi phí lớn. Đây là công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có vấn đề quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
  • 8. 8 Tác giả Nguyễn Đức Trí (2008) đi sâu nghiên cứu về “Giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 5/2008). Trên cơ sở luận chứng nhu cầu của thị trường lao động, thực trạng giáo dục nghề nghiệp; tác giả đề xuất một số giải pháp về xác định nhu cầu số lượng, cơ cấu lao động, qui hoạch lại mạng lưới hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, xây dựng một số loại tiêu chuẩn cần thiết cho giáo dục nghề nghiệp, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo nghề, đa dạng hóa và gắn kết giữa đào tạo và sử dụng. Cũng đề cập đến quản lý nhà nước về dạy nghề, tác giả Nguyễn Minh Đường (2008) đã nghiên cứu, đề xuất “Hoàn thiện cơ cấu giáo dục quốc dân và tổ chức quản lý giáo dục nghề (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 38/2008). Chỉ ra một số bất cập về quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện nay, kiến nghị một số giải pháp như tổ chức lại hệ thống dạy nghề, hoàn thiện hệ thống quản lý dạy nghề. Tác giả Phan Văn Nhân (2008) đã nghiên cứu về “Nhu cầu đổi mới và quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ việc xây dựng, qui hoạch phát triển giáo dục và nguồn nhân lực cấp tỉnh thành phố, (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 38/2008). Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, vướng mắc trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục và nguồn nhân lực cấp tỉnh, thành phố, đề xuất giải pháp về hợp nhất cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, hoàn thiện tổ chức bộ máy phòng quản lý giáo dục nghề nghiệp, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở dạy nghề, thành lập hội đồng đào tạo nhân lực cấp quốc gia, các trung tâm đánh giá và cấp chứng chỉ nghề quốc gia, qui hoạch và thống nhất mạng lưới CSDN. Tập trung nghiên cứu, tìm kiếm "Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của đào tạo nghề" (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 39/2008), tác giả Phan Minh Hiển (2008) đã luận giải chủ thể của nhu cầu xã hội trong đào tạo nghề, của cơ sở sử dụng lao động, của người học, đề xuất giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của đào tạo nghề như: Đổi mới quản lý dạy nghề, tiếp tục phát triển các CSDN, phát triển chương
  • 9. 9 trình dạy nghề theo nhu cầu lao động, nâng cao năng lực giáo viên dạy nghề, thiết lập hệ thống thông tin dạy nghề, xây dựng hoàn thiện các chính sách nâng cao chất lượng dạy nghề, công tác người học nghề, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của đào tạo nghề. Đi từ nghiên cứu “Thực trạng quản lý đào tạo nghề các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội” (Tạp chí Giáo dục, số 297/2012); tác giả Nguyễn Thị Hằng đã chỉ ra thực trạng đào tạo nghề hiện nay như: Mức độ phù hợp của chương trình đào tạo, thông tin về đào tạo và tư vấn cho học sinh, quan hệ hợp tác giữa trường nghề và doanh nghiệp, đào tạo bồi dưỡng cán bộ,... từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ thực trạng đã khảo sát. Từ sự khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây, chúng tôi nhận thấy: Các công trình trên đã nghiên cứu các hướng, nội dung chính sau: Nêu thực trạng công tác quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề hiện nay còn những bất cập chồng chéo khi lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có hai bộ ngành cùng song trùng quản lý là Bộ GD&ĐT (quản lý hệ TCCN, cao đẳng, ĐH) và Bộ LĐ-TB&XH (quản lý trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Đề xuất các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo nghề: Tăng quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo nghề; cải tiến chương trình và phương pháp đào tạo, nâng cao năng lực giáo viên dạy nghề; tăng cường đầu tư thiết bị dạy nghề; quy hoạch lại mạng lưới các CSDN; tăng cường sự liên kết giữa các CSDN và doanh nghiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Những công trình nghiên cứu và đề tài trên khá phong phú và đa dạng, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đề cập nội dung rộng và còn nhiều ý kiến khác nhau. Các giải pháp tổ chức và thực hiện đào tạo nguồn nhân lực còn tản mạn. Đặc biệt chưa có công trình nào đề cập đến giải pháp quản lý đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của xã hội và mục tiêu đến năm 2020 của TP.HCM.
  • 10. 10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn TP.HCM góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, các cơ chế chính sách và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố và các tỉnh lân cận từ đây đến năm 2020. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn TP.HCM và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm. Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn TP.HCM hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn TP.HCM. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn TP.HCM. Phạm vi nghiên cứu. Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM - cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước trong đào tạo nghề. Giới hạn về khách thể khảo sát: Các CSDN thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM quản lý. Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ khi có chủ trương đổi mới đến nay; trong đó trọng tâm là khảo sát, phân tích, thống kê số liệu đào tạo nghề giai đoạn 2008 - 2012. 5. Giả thuyết khoa học Nâng cao chất lượng và phát triển số lượng các cơ sở đào tạo nghề phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong công tác quản lý nhà nước về vấn đề này, nếu thường xuyên coi trọng công tác tuyên truyền giáo
  • 11. 11 dục kết hợp với đổi mới tư duy, phương pháp quản lý; xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, các văn bản pháp quy và quy hoạch mạng lưới CSDN phù hợp với nhu cầu của địa phương, coi trọng đúng mức quản lý chất lượng đạo tạo nghề của các CSDN thì công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố sẽ được nâng cao, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo quan điểm của Đảng. 6. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin; quán triệt và cụ thể hoá tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo, quản lý giáo dục; trực tiếp là đào tạo và quản lý đào tạo nghề. Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc; quan điểm lịch sử - lôgíc và quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tích những vấn đề liên quan. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới lĩnh vực quản lý nhà nước về đào tạo nghề, nguồn nhân lực, lao động, việc làm. Nghiên cứu các văn kiện, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục chuyên nghiệp. Nghiên cứu hệ thống quy trình, nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề: Các chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch mạng lưới sơ sở dạy nghề; tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo đội ngũ giáo viên; phương pháp và chương trình đào tạo các cấp độ; đầu tư cơ sở vật chất; thanh tra, kiểm định, hợp tác quốc tế về đào tạo nghề. Nghiên cứu các báo cáo hàng năm của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH, Ban Quản lý các KCN và KCX TP.HCM, Sở Công thương TP.HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM về lao động, việc làm.
  • 12. 12 Nghiên cứu sách, báo, tạp chí về dạy nghề; internet và các tài liệu khác có liên quan. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Điều tra các đối tượng là sinh viên, học viên và cựu học viên; giáo viên dạy nghề; lãnh đạo một số CSDN; lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề tại TP.HCM. Phương pháp quan sát: Trực tiếp quan sát hoạt động quản lý đào tạo nghề tại các CSDN và hoạt động quản lý tại các cơ quan quản lý về dạy nghề của Thành phố. Phương pháp tọa đàm: Trao đổi với một số cán bộ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề các cấp (Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH,…); lãnh đạo, giáo viên của một số CSDN về những vấn đề quản lý nhà nước đào tạo nghề. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến một số nhà khoa học, giáo viên, cán bộ quản lý CSDN về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu báo cáo tổng kết tình hình đào tạo nghề hàng năm của Sở LĐ-TB&XH, Tổng cục dạy nghề,… từ những vấn đề đã và đang diễn ra nhằm đúc kết thành những kinh nghiệm về quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại TP.HCM hiện nay. Phương pháp toán học Sử dụng phương pháp toán học để thống kê, phân tích số liệu: Sử dụng các phần mềm, toán thống kê để thống kê số liệu kết hợp phần mềm để phân tích kết quả điều tra khảo sát và các số liệu có liên quan. 7. Ý nghĩa của đề tài Vận dụng lý luận quản lý giáo dục nói chung vào quản lý nhà nước về đào tạo nghề vào địa bàn TP.HCM. Xây dựng khái niệm của đề tài. Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại TP.HCM nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển đào tạo nghề
  • 13. 13 phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH giai đoạn 2015 – 2020 và những năm sau đó theo Nghị quyết Hội nghị BCH Đảng bộ TP.HCM lần IX đã xác định. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn có cấu trúc bao gồm: Phần mở đầu; 3 chương (07 tiết); kết luận và kiến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 14. 14 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Đào tạo nghề (dạy nghề) Theo từ điển Tiếng Việt, năm 2007 (Nxb Đà Nẵng): Đào tạo là “làm cho trở thành người có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn nhất định.” Đào tạo là khái niệm có nội hàm rộng, đó chính là huấn luyện, bồi dưỡng, rèn luyện cho một người từ chưa hiểu biết thành hiểu biết, từ chưa có năng lực làm việc thành có năng lực, từ người năng lực chưa hoàn chỉnh thành người phát triển đầy đủ năng lực, phẩm chất để làm việc. Khái niệm “đào tạo” nghiên cứu trong luận án này được hiểu theo phạm vi hẹp hơn, đó là “đào tạo nghề” hay còn gọi là “dạy nghề” và được quy định tại Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề. Theo Luật Giáo dục: Đào tạo nghề là “một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo nghề là một khái niệm mà phạm trù của nó nằm trong khái niệm đào tạo; đào tạo nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo”. Theo Luật Dạy nghề: Đào tạo nghề - dạy nghề là “hoạt động dạy và học nhằm trang bị, kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn tất khóa học”. Theo Benjamin S.Bloom (Taxonomy of Educational Objectives) mọi công việc đều đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng và thái độ nhất định để có thể thực hiện được. Do đó, đào tạo nghề phải là quá trình truyền đạt cho người học những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết của nghề sẽ được người học nghề thực hiện trong tương lai.
  • 15. 15 Về lĩnh vực nhận thức, B.S.Bloom chia thành 6 cấp độ phát triển của kiến thức, nhận thức từ đơn giản nhất đến phức tạp. Sáng tạo Sự sáng tạo trong thực tế Các cấp độ phát triển Những đặc trưng (Hình 1: Sơ đồ Các cấp độ phát triển của kiến thức – Bloom, 1956) Theo Romiszowski, đào tạo nghề là phải rèn luyện cho người học cả 3 lĩnh vực: kiến thức, thái độ và kỹ năng làm việc, trong đó: Kiến thức cần thiết có liên quan đến một công việc là những thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc. Kiến thức là những thông tin chứa trong não. Kiến thức có thể là: sự kiện, khái niệm, nguyên tắc, quy trình, quy định, quy luật, nguyên tắc, quá trình, cấu trúc… Thái độ là những giá trị bên trong, những cảm xúc, niềm tin, động cơ. Thái độ có các thành phần chủ yếu: kiến thức về chủ đề, cảm xúc về chủ đề, hành động nhằm biểu hiện cảm nhận cá nhân. Thái độ có thể quan sát được, bao gồm hành vi cá nhân (vẻ bề ngòai, thói quen, sự tôn trọng, sự nhất quán, sự tham gia…), hành vi cư xử (lịch sự, cởi mở, hợp tác, trung thực, hòa đồng, hợp tác…) và không quan sát được, bao gồm tình cảm, niềm tin, giá trị, … Kỹ năng là khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ một công việc. Người hành nghề cần có những kỹ năng về đối tượng lao động, bao gồm kỹ năng nhận thức (sáng tạo, giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp, ra quyết Phân tích Phân tích h Tổng hợp Đánh giá Áp dụng Hiểu Nhớ Chỉ nhớ, nhắc lại các sự kiện, khái niệm, những vấn đề cụ thể Nắm được ý nghĩa, bản chất, quy luật, đặc tính … Thể hiện sự hiểu biết qua các tình huống tự nhiên, cụ thể - Vận dụng vào thực tế, làm chủ tri thức - Khả năng tổng hợp, khái quát hóa - Khả năng phân tích, suy luận
  • 16. 16 định) và kỹ năng tâm vận nghề nghiệp; kỹ năng về sử dụng công cụ lao động, bao gồm kỹ năng sử dụng, kiểm tra, bảo quản; kỹ năng về mối quan hệ trong lao động, bao gồm kỹ năng đàm phán, thuyết phục, giao tiếp, làm việc nhóm, lắng nghe, đàm phán… Theo Tổ chức Lao động thế giới (ILO): Đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới công việc, nghề nghiệp được giao. Trong quá trình đào tạo cần chú ý đào tạo cả ba lĩnh vực: Kiến thức, kỹ năng, thái độ; đồng thời phải hướng dẫn cho người học khả năng tự tìm việc, tự tạo việc làm và tự trao dồi chuyên môn để có thể thích ứng với sự tiến bộ nhanh của khoa học công nghệ. Các doanh nghiệp muốn có những công nhân biết thực hiện các kỹ năng cần thiết trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Người công nhân phải có khả năng giải quyết các vấn đề, điều chỉnh được các quy trình và hợp tác với đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp thích hợp. Người công nhân phải thấy được mối tương quan giữa mọi kỹ năng với nhiệm vụ, công việc được giao. Một công nhân như vậy là phải vừa thành thạo vừa rất tự tin trong công việc. Theo tác giả Phan Chính Thức, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) thì đào tạo nghề là quá trình phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp và khả năng tìm được việc làm, tự tạo việc làm [33, tr.23]. Từ các cách tiếp cận trên đây cho thấy, đào tạo nghề là quá trình cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết của một nghề cụ thể và những kỹ năng hội nhập trong môi trường doanh nghiệp để có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến công việc được giao hoặc tự tạo việc làm trong phạm vi nghề nghiệp đó. Theo các quy định hiện hành, đào tạo nghề hiện nay có ba trình độ là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề: Mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp là nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong
  • 17. 17 công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm đối với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học (trích Điều 10 - 11, Luật Dạy nghề). Mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (trích Điều 17 - 18, Luật Dạy nghề). Mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo (trích Điều 24 - 25, Luật Dạy nghề). Về loại hình đào tạo nghề được thực hiện bằng 2 loại hình: Dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.
  • 18. 18 Dạy nghề chính quy: Được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các CSDN theo các khóa học tập trung và liên tục. Dạy nghề thường xuyên: Được thực hiện với các chương trình dạy nghề theo quy định của Luật Dạy nghề. Dạy nghề thường xuyên được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội việc làm, tự tạo việc làm. Giữa giáo dục hàn lâm và đào tạo nghề có nhiều điểm chung nhưng cũng có những điểm khác biệt. Giáo dục hàn lâm nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách, những năng lực rộng; còn đào tạo nghề nhằm mục tiêu hình thành năng lực thực hiện cụ thể và những công việc định hướng. C.Ia.Batusep đã viết: “Giáo dục và giáo dục học nghề nghiệp có những khác biệt. Dạy thực hành (dạy sản xuất) trong các trường dạy nghề là một đặc điểm, chính việc dạy thực hành là một bộ phận quan trọng nhất của giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp. Giáo dục nghề nghiệp vừa phát triển, song vừa phụ thuộc vào giáo dục hàn lâm trong một mức độ nào đó” [2, tr.27]. Đào tạo nghề khác với giáo dục hàn lâm ở những điểm chủ yếu sau: Đào tạo nghề gắn chặt với sản xuất, với doanh nghiệp, với việc làm, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường; Là hoạt động đào tạo nghề nghiệp mang tính thực hành kỹ thuật cao, chiếm từ 70% thời gian học trở lên, có những nghề chiếm tới 90 - 100%. Đối tượng học nghề: Những người trưởng thành, thậm chí đã lớn tuổi. 1.1.2. Cơ sở dạy nghề Theo Luật Dạy nghề hiện hành, CSDN bao gồm: Trung tâm dạy nghề; trường trung cấp nghề; trường cao đẳng nghề; trường TCCN, trường cao đẳng, trường ĐH có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.
  • 19. 19 Luật Giáo dục chỉ rõ, cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trường TCCN; trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề và được gọi chung là CSDN. Như vậy, CSDN là các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề; trường TCCN, trường cao đẳng và các doanh nghiệp có đăng ký dạy nghề. Về hình thức sở hữu, có CSDN công lập và tư thục, CSDN có vốn đầu tư nước ngoài. Mô hình tổ chức hoạt động của CSDN có ba loại hình cơ bản là: Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề. CSDN trình độ sơ cấp gồm có: Trung tâm dạy nghề; trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp; doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác, trường TCCN, trường cao đẳng, trường ĐH, cơ sở giáo dục khác có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp. CSDN trình độ trung cấp gồm có: Trường trung cấp nghề; trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp; trường TCCN, trường cao đẳng, trường ĐH có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp. CSDN trình độ cao đẳng gồm có: Trường cao đẳng nghề; trường cao đẳng, trường ĐH có đăng ký dạy nghề trình độ cao đẳng. CSDN là tế bào cơ sở của nền giáo dục quốc dân, nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của nhà nước về dạy nghề, nơi trực tiếp quyết định chất lượng dạy nghề. Vì vậy, việc quản lý hệ thống này nhằm tạo điều kiện cho nó phát triển, đồng thời hướng hoạt động của nó theo đúng chủ trương chiến lược, mục tiêu dạy nghề và chính sách, pháp luật là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về dạy nghề. 1.1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề Một số nhà nghiên cứu hành chính, luật pháp cho rằng: Quản lý nhà nước về dạy nghề là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của Nhà nước bằng quyền lực nhà nước đối với toàn bộ hoạt động dạy nghề của một quốc
  • 20. 20 gia nhằm định hướng, thiết lập trật tự kỷ cương của hoạt động dạy nghề, hướng đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Từ sự phân tích trên có thể hiểu: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động dạy nghề, do các cơ quan quản lý dạy nghề của Nhà nước từ T.W đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp dạy nghề, duy trì trật tự, kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu đựơc đào tạo nghề của lao động xã hội và thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp dạy nghề của Nhà nước. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là việc các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điểu chỉnh toàn bộ các hoạt động đào tạo nghề trong phạm vi toàn xã hội để thực hiện mục tiêu dạy nghề của Nhà nước. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là sự quản lý hệ thống dạy nghề về mục tiêu chương trình, nội dung, kế hoạch dạy nghề, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế kiểm tra, thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ. Có thể chia quản lý đào tạo nghề trên hai phương diện: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề và quản lý sự nghiệp trong các CSDN. Trong quản lý đào tạo nghề cần có sự phân định rõ hai phương diện quản lý và kết hợp chặt chẽ cả hai phương diện để phát triển sự nghiệp dạy nghề. Vai trò của quản lý nhà nước về dạy nghề được thể hiện ở vị trí quan trọng trong việc tạo lập và phát triển được nguồn lực quyết định nhất cho sự phát triển, đó là nguồn lực con người được đào tạo nghề đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, quản lý nhà nước về dạy nghề có vai trò to lớn và việc thường xuyên hoàn thiện quản lý nhà nước về dạy nghề là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề của quốc gia. Quản lý sự nghiệp dạy nghề (quản lý đào tạo nghề) là sự tác động, điều khiển của người đứng đầu CSDN và bộ máy quản lý vào các hoạt động dạy nghề của đơn vị trên cơ sở chính sách, pháp luật về dạy nghề của Nhà nước và hệ thống quy chế, nội quy hoạt động của tổ chức nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, thực hiện tốt kế hoạch dạy nghề được đặt ra.
  • 21. 21 Quản lý tại các CSDN là quản lý tất cả các nhân tố, các hoạt động và quá trình diễn ra tại CSDN nhằm đạt được các mục tiêu cũng như nhiệm vụ đặt ra đối với CSDN. Quản lý tại các CSDN là hoạt động quản lý tác nghiệp trong phạm vi nội bộ CSDN với các đối tác... Chủ thể của quản lý nhà nước về dạy nghề là Nhà nước với hệ thống các cơ quan quyền lực, mà trực tiếp là Chính phủ và hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề từ T.W đến địa phương (Ở T.W là Bộ LĐ-TB&XH, ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc T.W là Sở LĐ-TB&XH). Khách thể của quản lý nhà nước về dạy nghề là hệ thống các CSDN và những người tham gia vào quá trình dạy nghề. Mục đích quản lý nhà nước về đào tạo nghề là đảm bảo trật tự, kỷ cương trong các hoạt động đào tạo nghề nhằm làm cho sự nghiệp đào tạo nghề không ngừng phát triển đáp ứng yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục đích quản lý nhà nước về đào tạo nghề nhằm tạo ra những tiền đề, điều kiện cho sự phát triển sự nghiệp đào tạo nghề: Làm cho sự phát triển đào tạo nghề đúng hướng, đáp ứng các mục tiêu chiến lược đào tạo nghề trong từng giai đoạn phát triển; làm cho tất cả các hoạt động đào tạo nghề đi vào kỷ cương, trật tự; đảm bảo sự công bằng trong đào tạo nghề thông qua hệ thống chính sách về dạy nghề, tạo cơ hội cho mọi người có điều kiện tham gia vào quá trình đào tạo nghề; đảm bảo những điều kiện vật chất cho sự nghiệp đào tạo nghề phát triển. Nhà nước là người đầu tư và đồng thời là người đặt hàng lớn nhất cho đào tạo nghề. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đào tạo nghề là tổng thể những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đào tạo nghề là tư tưởng xuất phát làm cơ sở cho tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước về đào tạo nghề. Quản lý nhà nước về dạy nghề được thực hiện theo hai nguyên tắc cơ bản: Một là, nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.
  • 22. 22 Quản lý theo ngành là quản lý của một cơ quan hành chính nhà nước, T.W (Bộ, Tổng cục…) đối với toàn ngành trên phạm vi cả nước trên những mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, tài chính,… nhằm bảo đảm sự thống nhất của ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân và trong toàn xã hội để khai thác hợp lý nhất mọi tiềm năng và đạt được năng suất và hiệu quả tối ưu. Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu cầu của Nhà nước và nhu cầu của xã hội. Quản lý theo ngành là liên hiệp hoặc hợp nhất các đơn vị kinh tế, văn hóa, xã hội cùng một cơ cấu kinh tế kỹ thuật như sản xuất ra cùng một sản phẩm hoặc hoạt động cùng một mục đích giống nhau. Theo đó, CSDN thực hiện chức năng, nhiệm vụ đào tạo nghề theo sự chỉ đạo của ngành dọc, nhưng các CSDN đều đóng trên một địa bàn cụ thể nào đó, vì vậy cũng phải tuân thủ sự quản lý hành chính của địa phương theo quy định phân cấp của Nhà nước. Mọi hoạt động quản lý không thể tách rời sự chỉ đạo theo ngành dọc và theo lãnh thổ; đây được coi là nguyên tắc quan trọng trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý về dạy nghề nói riêng. Hai là, nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý dạy nghề. Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động chính trị - xã hội ở nước ta, đồng thời cũng là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Quản lý nhà nước về dạy nghề cũng tuân thủ nguyên tắc này. Nguyên tắc tập trung dân chủ yêu cầu Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng… Bên cạnh đó phân cấp rõ ràng về quản lý dạy nghề, trong đó có dạy nghề ở địa phương và tạo điều kiện để cơ sở phát huy chủ động và sáng tạo.
  • 23. 23 Nguyên tắc tập trung dân chủ cũng đòi hỏi trong quá trình triển khai quản lý, chỉ đạo cần tuân thủ những quy định chung của cấp trên về chủ trương, đường lối, phát triển sự nghiệp dạy nghề; đòi hỏi cơ sở phải tuân thủ hành lang pháp lý đã quy định nhưng tuyệt đối không được áp đặt, cần tạo điều kiện cho cơ sở phát huy quyền chủ động, sáng tạo của họ. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước về dạy nghề là Nhà nước thống nhất, tập trung quản lý về chế độ, chính sách dạy nghề, về mục tiêu, nội dung, quy chế văn bằng... Tuy nhiên, tạo điều kiện cho cơ sở chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các hoạt động đào tạo nghề và quản lý dạy nghề cụ thể, tránh việc ôm đồm hoặc buông lỏng trên cơ sở phân cấp, phân quyền về quản lý dạy nghề rõ ràng bằng một hành lang pháp lý hợp lý, đồng bộ. Đối với cơ sở, phát huy quyền làm chủ của tập thể sư phạm, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân theo chế độ thủ trưởng đối với việc quản lý nhà nước. Dân chủ hóa giáo dục là tư tưởng lớn, tuy nhiên việc dựa vào các văn bản pháp luật, pháp quy để đảm bảo quyền và nghĩa vụ đối với mọi đối tượng tham gia hoạt động dạy nghề là điều cần nắm chắc khi triển khai nguyên tắc tập trung dân chủ ở cơ sở. Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ là phát huy quyền chủ động của CSDN dựa trên hành lang pháp lý được quy định bởi Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề và những văn bản pháp quy trong hoạt động quản lý dạy nghề, đồng thời nâng cao tinh thần cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo và phát huy dân chủ của tập thể theo quy chế dân chủ cơ sở. 1.1.4. Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề là những ý tưởng của các cấp quản lý giải quyết các vấn đề trong toàn bộ quá trình đào tạo nghề (về mô hình quản lý, mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, thiết bị - cơ sở vật chất, …), xây dựng quy chế, quy định tạo hành lang pháp lý, trao quyền tự chủ cho các CSDN, nhằm tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề cao (kỹ năng nghề, tư duy sáng tạo,…) và có phẩm chất đạo đức tốt (thái độ, tác phong lao động, kỹ năng mềm,…) đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển xã hội.
  • 24. 24 Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề gồm các giải pháp nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý quá trình đào tạo nghề, quản lý các nhân tố trong quá trình đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo nghề. Tùy vào các trình độ đào tạo, mục tiêu, đối tượng đào tạo mà có những giải pháp khác nhau nhằm đạt được mục đích đã đề ra. 1.2. Hệ thống tổ chức, nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề 1.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đào tạo nghề Đào tạo nghề là quá trình phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp; đào tạo nghề phải nhằm hướng vào hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội. Đào tạo nghề là một ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Năm 1998, để tạo sự gắn kết giữa dạy nghề và giải quyết việc làm nên Chính phủ đã có Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/05/1998 thành lập Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH. Theo đó, chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề được chuyển giao từ ngành GD&ĐT sang ngành LĐ-TB&XH quản lý (ở cấp TW là Bộ LĐ-TB&XH, ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc T.W là Sở LĐ-TB&XH). (Hình 2: Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam)
  • 25. 25 Hiện nay, mạng lưới CSDN được phát triển rộng khắp ở 63 tỉnh, thành phố, trên 600 huyện, quận, thị xã, các KCN, KCX, làng nghề. Cả nước hiện có 140 trường cao đẳng nghề, 306 trường trung cấp nghề, 853 trung tâm dạy nghề và hàng ngàn CSDN khác tại các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đào tạo (theo số liệu của Tổng cục Dạy nghề – tháng 03/2012). Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dạy nghề. Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung, chương trình của bậc đào tạo, cấp đào tạo; hàng năm báo cáo với Quốc hội về hoạt động giáo dục - đào tạo trong đó có dạy nghề và về việc thực hiện ngân sách giáo dục. (Hình 3: Mô hình hóa tổ chức bộ máy dạy nghề) Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở T.W chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề. Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề. Theo Quyết định số 43/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ v/v quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Chính phủ Bộ LĐ-TB&XH UBND tỉnh, thành phố Sở LĐ-TB&XH Cơ sở đào tạo thuộc Bộ UBND huyện, quận Phòng LĐ- TB&XHCác CSDN thuộc huyện, quận Các CSDN thuộc tỉnh, thành phố
  • 26. 26 Bộ LĐ-TB&XH thì Tổng cục Dạy nghề là tổ chức thuộc Bộ LĐ-TB&XH, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về dạy nghề, bao gồm: Chương trình, giáo trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng dạy nghề, khung trình độ nghề quốc gia, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, tiêu chuẩn giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, quy chế thi, tuyển sinh, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, danh mục nghề đào tạo, cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật. Tổng cục Dạy nghề có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, là đơn vị dự toán ngân sách cấp II thuộc Bộ LĐ-TB&XH, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở T.W thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tư phát triển dạy nghề đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương. Cấp tỉnh, thành phố thuộc T.W có Sở LĐ-TB&XH; Giám đốc Sở LĐ- TB&XH chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề trong phạm vi tỉnh, thành phố. Đối với trường cao đẳng nghề, Sở LĐ-TB&XH được ủy nhiệm quản lý một vài mặt của quá trình đào tạo hoặc quản lý cả bốn mặt: Chuyên môn, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất. Cấp huyện, quận có Phòng LĐ-TB&XH huyện, quận; Trưởng Phòng LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân huyện, quận thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề trong phạm vi huyện, quận theo phân cấp. Tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề: Năm 1998, trước nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐ-TB&XH. Ở nước ta hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề được chia làm ba cấp tương ứng với các cấp hành chính. - Ở T.W là Bộ LĐ-TB&XH (Tổng cục Dạy nghề);
  • 27. 27 - Ở địa phương: Cấp tỉnh/thành phố trực thuộc T.W: Là Sở LĐ-TB&XH (Phòng Dạy nghề) thuộc UBND tỉnh/thành phố trực thuộc T.W. Theo Nghị định 70/2009/NĐ-CP ngày 21/08/2009 của Chính phủ quy định Sở LĐ-TBXH tỉnh/thành phố trực thuộc T.W có nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề như sau: (1). Xây dựng và trình UBND cấp tỉnh/thành phố chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. (2). Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng LĐ-TB&XH và các CSDN trên địa bàn. (3). Trình UBND cấp tỉnh ban hành những quy định cụ thể về quản lý dạy nghề, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, học sinh, sinh viên học nghề phù hợp với các quy định của pháp luật. Thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH. (4). Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị tự làm, hội thi học sinh giỏi nghề cấp tỉnh. (5). Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh các giải pháp thực hiện xã hội hóa dạy nghề; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện. (6). Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình lập dự toán thu, chi ngân sách; phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán ngân sách dạy nghề hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách của địa phương. (7). Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. (8). Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về dạy nghề theo quy định. Cấp quận/huyện: Là Phòng LĐ-TB&XH thuộc UBND quận/huyện.
  • 28. 28 Để thực hiện tốt, sâu sát và có hiệu quả sự quản lý của mình đối với các CSDN, Nhà nước phân cấp quản lý chúng cho các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề từ T.W đến địa phương. Mỗi CSDN đều chịu sự tác động của hai luồng quản lý là quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp trong nội bộ cơ sở. Nhà nước thông qua các cơ quan quản lý của mình không can thiệp vào hoạt động quản lý sự nghiệp của các CSDN mà chỉ thực hiện các nội dung quản lý nhà nước như: Quản lý sự tồn tại và phát triển của các CSDN (lý do tồn tại, thu hẹp hay mở rộng quy mô…); Quản lý các điều kiện hoạt động của CSDN theo tiêu chuẩn của Nhà nước và yêu cầu chất lượng (cơ sở trường, lớp, điều kiện giảng dạy, học tập, đội ngũ giáo viên, hệ thống giáo trình…); Quản lý việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước của CSDN. 1.2.2. Nội dung của quản lý nhà nước về đào tạo nghề Xuất phát từ vai trò của dạy nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, từ quan điểm phát triển sự nghiệp dạy nghề, quản lý dạy nghề là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động điều hành của Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội XI chỉ rõ: “Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các KCN, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sơ dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện” và “Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: Dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề”. Nội dung chủ yếu trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề bao gồm: Một là, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển dạy nghề. Hoạch định chiến lược phát triển dạy nghề là quá trình nghiên cứu một cách có hệ thống, đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên không chỉ trong
  • 29. 29 ngành dạy nghề mà còn có sự tham gia của các chuyên gia ngành khác. Các chiến lược là những hoạt động cần phải thực hiện đảm bảo đạt được mục tiêu của chiến lược cũng như vượt qua thách thức, rào cản. Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,... Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển dạy nghề là hướng vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp dạy nghề, đồng thời hoạch định các chính sách và cơ chế quản lý nhằm hướng vào các chương trình, kế hoạch đó. Kế hoạch thực hiện là những nhiệm vụ rất cụ thể đảm bảo các mục tiêu hoạt động được hoàn thành. Nó chỉ rõ phải làm gì? Ai làm? Khi nào? Chi phí bao nhiêu? Kế hoạch là dự án tổng thể các mục tiêu kinh tế - xã hội ở tầm kinh tế vĩ mô hay kinh tế vi mô được thể hiện thành các chỉ tiêu chung của nền kinh tế quốc dân hay của các ngành, các đơn vị lãnh thổ, hay đơn vị cơ sở, cùng các chính sách, các biện pháp chủ yếu tương ứng bảo đảm việc thực hiện kế hoạch là việc cần làm trong tất cả các việc bởi nó quyết định hiệu quả các việc còn lại. Quy hoạch là sự phân bố và sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện...) cho một thời kì trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ, theo thời gian và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển. Hai là, xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề.
  • 30. 30 Để quản lý và điều tiết thống nhất toàn bộ hoạt động đào tạo nghề trên phạm vi cả nước, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động dạy nghề của các CSDN, những nội dung quan trọng mà pháp luật Nhà nước điều chỉnh trong hoạt động dạy nghề là: Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề đã ban hành tập trung hướng dẫn cụ thể ở một số nội dung sau: Mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề và danh mục ngành nghề đào tạo, mục tiêu, chương trình khung, nội dung, phương pháp dạy nghề; vấn đề tuyển sinh, chiêu sinh, quản lý học sinh, học viên học trong nước và được cử đi đào tạo ở nước ngoài; tiêu chuẩn chức danh của đội ngũ làm công tác giảng dạy trong hệ thống đào tạo nghề; thời gian, khung chương trình của các cấp trình độ đào tạo nghề và quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng – chứng chỉ nghề; tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, cơ sở vật chất của các CSDN; quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề; ban hành quy định về quy trình kiểm định chất lượng, hướng dẫn xếp hạng CSDN công lập; xét duyệt và cho phép phát hành các loại sách giáo khoa, ấn phẩm phục vụ cho dạy nghề. Ba là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dạy nghề. Nhận thức đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động thực tiễn của con người. Thực tế chứng minh rằng, một trong những nguyên nhân thành công hay thất bại trong việc tổ chức hoạt động dạy nghề chính là vấn đề nhận thức. Vì vậy, phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, những thuận lợi, khó khăn, nhằm làm chuyển biến nhận thức của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trí của đào tạo nghề trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về vai trò và vị trí của đội ngũ CNKT trong sự phát triển kinh tế xã hội trên các phương tiện thông tuyên truyền đại chúng. Giới thiệu những CSDN có chất lượng cao, những cá nhân điển hình về lập thân, lập nghiệp và thành đạt từ việc tạo nghiệp đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và sáng tạo trong nghề của mình. Qua đó tác động và làm chuyển
  • 31. 31 biến mạnh mẽ nhận thức về nghề nghiệp trong từng cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Các cán bộ quản lý và giáo viên các trường dạy nghề đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người về công tác đào tạo nghề. Đối tượng tiếp theo cần tác động là các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Cần có sự chuyển biến nhận thức của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về công tác dạy nghề, để từ đó có sự quan tâm đầy đủ cho công tác này. Đối với các lực lượng xã hội và nhân dân, cần phải làm cho họ hiểu rằng, chỉ có thể làm tốt công tác dạy nghề mới tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bốn là, thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực dạy nghề. Thanh tra, kiểm tra là một giai đoạn quan trọng trong chu trình quản lý nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường kỷ luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo là một mắt xích, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo. Thanh tra, kiểm tra sẽ nắm bắt được tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết ở các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền, qua đó thấy được những thiếu sót cũng như những vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách pháp luật để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật. Thực hiện theo Luật Khiếu nại, tố cáo. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm được giao cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Trường hợp cần thiết thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức này có thể giao cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan khác có thẩm quyền tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị các biện pháp xử lý. Năm là, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm phát triển hoạt động dạy nghề (cả về số lượng và cả chất lượng).
  • 32. 32 Chăm lo, phát triển sự nghiệp đào tạo nghề là trách nhiệm của toàn xã hội. Từng địa phương, từng doanh nghiệp có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp đào tạo nghề đảm bảo nguồn nhân lực cho địa phương mình, cho doanh nghiệp mình. Nhân lực là nguồn lực quý giá nhất vì con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Nhân lực trong việc thực hiện phát triển dạy nghề là bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề, cán bộ quản lý tại các CSDN và các giảng viên, giáo viên dạy nghề. Nguồn lực thứ hai cần huy động là vật lực. Đó là cơ sở vật chất (đất đai, phòng học lý thuyết, nhà xưởng thực hành, máy móc thiết bị dạy nghề, mô hình – dụng cụ trực quan, nguyên vật liệu, …). Đào tạo nghề sẽ khó khăn nếu không có các phương tiện và những điều kiện vật chất nhất định. Nếu chỉ trông chờ vào Nhà nước thì không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp đào tạo nghề. Song tiềm lực đáng kể đó trong nhân dân rất lớn. Tài lực là nguồn lực quan trọng và cần thiết. Thiếu nguồn tài lực là thiếu tiền đề vật chất cho sự phát triển đào tạo nghề. Nhưng chúng ta đang đứng trước một mâu thuẫn lớn giữa phát triển quy mô và chất lượng đào tạo với khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước. Trên quan điểm đầu tư cho sự nghiệp dạy nghề là một loại đầu tư phát triển, Nhà nước ta ngày càng tăng cường đầu tư, tăng tỷ trọng chi trong ngân sách cho dạy nghề, đồng thời ban hành các chính sách thích hợp nhằm huy động các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả vay vốn nước ngoài để phát triển dạy nghề. * * * Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề, luận văn đã khái quát và luận giải những khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Thông qua những vấn đề trên cho thấy hệ thống
  • 33. 33 đào tạo nghề ở nước ta còn bất cập là đang tồn tại song song hai hệ thống quản lý nhà nước về đào tạo nghề: Một là, Bộ GD&ĐT đang quản lý hệ thống trường ĐH, Cao đẳng, TCCN và các cơ sở giáo dục thường xuyên. Hai là, Bộ LĐ-TB&XH đang quản lý hệ thống trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung tâm Dạy nghề, các CSDN dưới 10 học viên và các doanh nghiệp có đăng ký dạy nghề. Vì vậy chủ thể quản lý trực tiếp đào tạo nghề chưa thống nhất, mà bị chia cắt dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy tự quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo của mình và ra văn bản quản lý, cấp giấy phép theo quy định riêng. Vừa thiếu sự thống nhất, vừa chồng chéo trong quản lý. Nhiều cơ sở đào tạo công lập chịu sự quản lý hành chính của rất nhiều cơ quan quản lý như: Bộ chủ quản chuyên ngành (quản lý về tài chính, con người), Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ- TB&XH (quản lý về chuyên môn). Hệ thống quản lý nhà nước về đào tạo nghề đã trở nên quá tải, bất cập. Để đạt được mục tiêu Nghị quyết Hội nghị BCH T.W khóa XI và Nghị quyết Hội nghị BCH Đảng bộ TP.HCM lần IX đã đề ra đến năm 2015 và đến năm 2020, ngay từ bây giờ phải đổi mới hệ thống quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ T.W đến địa phương, nhất là với các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,...
  • 34. 34 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề tại thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Thực trạng mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố Theo số liệu báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, TP.HCM là địa bàn có số lượng CSDN phát triển mạnh và đông nhất nước so với các tỉnh thành khác, đó là chưa kể những trường ĐH, Cao đẳng thuộc Bộ GD&ĐT cũng có tham gia đào tạo ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Số lượng CSDN tăng nhanh qua các năm, từ khoảng dưới 200 CSDN vào năm 2001 thì đến năm 2005, TP.HCM có 271 CSDN và tính đến tháng 12/2012 là 422 cơ sở phân bổ khắp 24 quận-huyện, trong đó các CSDN ngoài công lập chiếm tỷ lệ nhiều hơn và tăng nhanh hơn các CSDN công lập, cho thấy đào tạo nghề đang được xã hội hóa cao và đang là một bộ phận quan trọng trong hệ thống đào tạo của TP.HCM và cả nước (xem phụ lục 2). Tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị tính 2011 2012 Dự kiến 2013 Tổng số: Cơ sở 410 422 442 1 Trường Cao đẳng nghề “ 11 12 14 Trong đó trường ngoài công lập “ 5 5 6 2 Trường Trung cấp nghề “ 29 28 29 Trong đó trường ngoài công lập “ 10 10 11 3 Trung tâm dạy nghề “ 67 82 84 Trong đó TTDN ngoài công lập “ 55 70 73 4 Các CSDN thuộc các tổ chức chính trị xã hội, các công ty xí nghiệp có tham gia dạy sơ cấp nghề “ 303 300 315 (Bảng 1: Số liệu về hệ thống các CSDN tại TP.HCM năm 2011, 2012 - Nguồn: Báo cáo của Phòng Dạy nghề - Sở LĐ-TBXH, tính đến 12/2012) Theo số liệu báo cáo của Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học 2012- 2013, có 66 cơ sở đào tạo thuộc ngành GD&ĐT Thành phố quản lý, gồm có: + 15 trường ĐH (3 trường công lập, 12 trường ngoài công lập);
  • 35. 35 + 15 trường cao đẳng (7 trường công lập, 8 trường ngoài công lập); + 36 trường TCCN (28 trường ngoài công lập). Bên cạnh hệ thống các CSDN và các cơ sở đào tạo do Thành phố quản lý, trên địa bàn TP.HCM còn có các trường ĐH, cao đẳng, TCCN, các CSDN thuộc các Bộ, ngành T.W quản lý, gồm có: 40 trường ĐH, 28 trường cao đẳng, 8 trường TCCN. Dạy nghề ở TP.HCM có thể nói đa dạng, phong phú bởi không chỉ có hệ thống CSDN chính quy tăng nhanh mà các CSDN không chính quy cũng tăng lên với các hình thức đào tạo truyền nghề tại nhà, tại các cơ sở kinh doanh nhỏ như: Nghề sửa chữa xe gắn máy, sửa chữa điện tử, chế tác nữ trang, cắt-uốn tóc, may,… Những cơ sở này số người học nghề không nhiều thường từ khoảng 1-3 người, vừa học vừa thực hành cho tới khi thạo việc. Hình thức này tuy không quy mô nhưng lại thực tế và hiệu quả nên đang được nhiều người lựa chọn. Chính những cơ sở này góp phần giải quyết lao động tự do làm giảm tỷ lệ người thất nghiệp, đặc biệt là số lao động nông thôn do bị thu hồi đất nông nghiệp ở các huyện ngoại thành. TP.HCM là một trung tâm lớn nhất nước về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và công nghệ; là cửa ngõ quan trọng trong việc đón nhận những luồng đầu tư mới từ các nước phát triển. Do đó, các CSDN trên địa bàn TP.HCM có ưu thế là luôn được tiếp cận nhanh với những tiến bộ về khoa học - công nghệ trên thế giới và những máy móc thiết bị hiện đại nên rất nhạy bén với những nhu cầu luôn biến động của thị trường lao động. 2.1.2. Quy mô dạy nghề trên địa bàn Thành phố Song song với sự phát triển của hệ thống các CSDN, lượng tuyển sinh cũng tăng nhanh qua từng năm. Năm 2006, tổng số học sinh - sinh viên của các CSDN đạt 316.605 học sinh. Đến năm 2010, số học sinh - sinh viên đã tăng lên 380.345 người. Trong giai đoạn 2007-2011, Thành phố đã tuyển sinh hơn 1.500.000 sinh viên, học sinh, học viên các trình độ đào tạo nghề. Đối
  • 36. 36 với 4 nhóm ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên của Thành phố riêng trong năm 2011 đã tuyển sinh được 51.662 sinh viên, học sinh (bao gồm 4.446 sinh viên cao đẳng nghề, 3.756 học sinh trung cấp nghề, 43.460 học sinh sơ cấp nghề); Ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ đã tuyển sinh được 21.729 sinh viên, học sinh (bao gồm 4.767 sinh viên cao đẳng nghề, 1.962 học sinh trung cấp nghề, 15.000 học sinh sơ cấp nghề). Quy mô đào tạo của hệ thống các cơ sở đào tạo thuộc Thành phố quản lý là rất lớn. Trong năm 2012, các cơ sở đào tạo thuộc Sở GD&ĐT quản lý có 168.991 học sinh, sinh viên đang theo học (trong đó: Cao đẳng: 47.803, TCCN: 72.224); các CSDN thuộc Sở LĐ-TB&XH quản lý có 320.882 học viên, học sinh sinh viên đang theo học (cao đẳng nghề:14.985, trung cấp nghề: 6.451, sơ cấp nghề: 299.446). Số tuyển sinh đào tạo nghề tăng bình quân năm 2001-2010: 9,1 %, trong đó tuyển sinh đào tạo nghề hệ dài hạn tăng nhanh hơn hệ ngắn hạn. Đây là một xu thế phát triển tốt, đó là công tác dạy nghề đã tăng năng lực đào tạo và đào tạo trình độ cao hơn nhưng hiện nay, xu thế học nghề của người dân vẫn chuộng học ngắn hạn. - Dài hạn là học sinh, sinh viên đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 11,25%. - Ngắn hạn là học viên đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (còn gọi là dạy nghề thường xuyên) tăng bình quân giai đoạn 2006-010 đạt 8,81%. Số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng nhưng còn chậm; hiệu suất đào tạo chưa cao (trung bình 55- 60 % đối với hệ dài hạn, gần 90% đối với hệ ngắn hạn). Trên 70% học sinh, sinh viên tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số trường nghề tỷ lệ này đạt trên 90%. Riêng các sinh viên tốt nghiệp các khóa cao đẳng nghề năm 2010, 2011 và 2012 được doanh nghiệp tuyển dụng trên 80% ngay tại lễ trao
  • 37. 37 bằng tốt nghiệp với mức lương khởi điểm bình quân là 3,3 triệu đồng/tháng. Nhiều trường có uy tín và các nghề có nhu cầu lao động lớn, tỉ lệ này lên đến 100%, thậm chí học sinh còn được các doanh nghiệp nhận trước khi tốt nghiệp như các nghề: Cơ khí chính xác, tiện-phay-bào, mộc mỹ nghệ, ... Đối tượng đào tạo nghề được mở rộng, nhiều mô hình dạy nghề mới được áp dụng có hiệu quả như dạy nghề cho nông dân, cho lao động ở những vùng bị thu hồi đất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; dạy nghề cho người tàn tật, cho bộ đội xuất ngũ; dạy nghề cho lao động các KCN, KCX; dạy nghề cho phục vụ xuất khẩu lao động,… Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp năm 2012: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, TCCN, Sơ cấp nghề đạt 64%. 2.1.3. Chất lượng đào tạo nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh Về giáo viên dạy nghề Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề (sau đây gọi là giáo viên dạy nghề) có vai trò quyết định đến chất lượng dạy nghề. Vì vậy, đây là một trong những vấn đề được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, ví dụ như: Nghị định 43/2008/NĐ-CP ngày 08/04/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 62 và Điều 72 Luật Dạy nghề về chính sách cho giáo viên dạy nghề; Bộ LĐ- TB&XH đã ban hành nhiều văn bản như: Thông tư số 09/2008/TT- BLĐTBXH ngày 27/06/2008 hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề; Quyết định 57/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 26/05/2008 về sử dụng, đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/09/2010 quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề .v.v…. Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây, nhất là nhằm mục tiêu đổi mới và phát triển dạy nghề, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đáp ứng được các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế theo Quyết định số 826/QĐ- LĐTBXH ngày 07/07/2011 của Bộ LĐ-TB&XH.
  • 38. 38 Trong thời gian qua, Bộ đã xây dựng 138 chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy theo chương trình khung cho giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; 51 chương trình, tài liệu bồi dưỡng công nghệ mới; 28 chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; 06 chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiếp cận trình độ quốc tế của City&Guilds .v.v… Thực hiện các chương trình trên, Bộ đã tổ chức hàng trăm lớp bồi dưỡng ở các cấp độ cho giáo viên dạy nghề về kỹ năng giảng dạy theo chương trình khung; kỹ năng giảng dạy theo năng lực thực hiện (chương trình hợp tác với ILO); công nghệ mới cho giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và giáo viên các trung tâm dạy nghề; nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề; đánh giá dựa trên năng lực thực hiện cho giáo viên dạy nghề (chương trình hợp tác với Singapore); nghiệp vụ sư phạm tiếp cận trình độ quốc tế của City&Guilds; công nghệ CNC cho giáo viên dạy nghề (chương trình hợp tác với EBG - Cộng hòa liên bang Đức) .v.v… và 04 khóa đào tạo nâng cao kỹ năng nghề tại Malaysia cho giáo viên dạy 04 nghề trọng điểm khu vực; 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề quốc tế theo chuẩn của Malaysia tại Việt Nam cho giáo viên dạy các nghề trọng điểm khu vực. Hiện nay, Bộ đang thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới, phấn đấu 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn của các nước tương ứng vào năm 2014. Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Dạy nghề, tính đến thời điểm cuối năm 2011, hiện nay cả nước có 33.270 giáo viên, giảng viên dạy nghề tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề, (trong đó có: 12.444 giảng viên tại các trường cao đẳng nghề, 11.514 giáo viên tại các trường trung cấp nghề và 9.312 giáo viên tại các trung tâm dạy nghề) và có
  • 39. 39 gần 16.000 giáo viên thuộc các cơ sở khác có tham gia dạy nghề, tăng 1,6 lần so với năm 2006. Không chỉ có đội ngũ giáo viên dạy nghề trong các CSDN, cơ sở giáo dục và cơ sở khác có dạy nghề còn hàng ngàn người dạy nghề ở các lớp dạy nghề thuộc doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các chương trình, đề án về dạy nghề như Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 v.v…. Riêng tại TP.HCM, theo báo cáo của Phòng Dạy nghề - Sở LĐ- TB&XH, tổng số giáo viên tham gia dạy nghề tính đến cuối năm 2011 là 9.337 người (trong đó có 4.211 giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề, 1.171 giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, 5.125 giáo viên dạy sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên chương trình không chính quy); phân theo trình độ chuyên môn có 260 tiến sỹ, 1.839 thạc sỹ, 4.255 ĐH, 471 cao đẳng, 868 trung cấp; có 8.217 giáo viên có nghiệp vụ sư phạm theo quy định. Về trình độ đào tạo: Giáo viên cơ hữu, chính quy đảm bảo trình độ, kiến thức khoa học, đảm nhận tốt phần dạy lý thuyết. Nhưng tay nghề hướng dẫn thực hành chưa đồng đều; một số do chưa rèn luyện nhiều nên chưa thật thuần thục trong thao tác mẫu, trong tổ chức hướng dẫn thực hành cho học sinh. Đối với một số nghề trong trường sư phạm kỹ thuật chưa đào tạo giáo viên, các CSDN phải mời những chuyên gia kỹ thuật, người có tay nghề cao đến hướng dẫn, giảng dạy; tuy có kỹ năng thực hành nhưng lại thiếu nghiệp vụ sư phạm nên gặp khó khăn trong giảng dạy. Về phương pháp giảng dạy: Thông qua hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp quản lý cùng với nỗ lực của các trường và mối liên kết với các dự án, nhiều phương pháp giảng dạy mới được áp dụng trong các CSDN, phát huy được tính tích cực của người học. Song việc cải tiến phương pháp giảng dạy nhất là giảng dạy gắn với thực tế kỹ thuật – công nghệ đang phát triển không ngừng còn phải được kiên trì chỉ đạo, vận động, hướng dẫn. Thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy, trong 5 năm qua Thành phố đã chỉ đạo Sở LĐ-
  • 40. 40 TB&XH phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng tin học, các lớp chuyên đề về kỹ thuật mới; hợp tác với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM để chuẩn hóa nghiệp vụ sư phạm cho 864 giáo viên. Đến cuối năm 2011, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 88%. Về chương trình đào tạo nghề Để triển khai thực hiện Luật Dạy nghề, cùng với việc xây dựng quy hoạch mạng lưới CSDN làm căn cứ cho việc thành lập các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và trường cao đẳng nghề thì việc phát triển các chương trình dạy nghề cũng là nhiệm vụ then chốt cho việc vận hành hệ thống dạy nghề 3 cấp trình độ đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển chương trình dạy nghề, nên trong 5 năm qua Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành 03 văn bản quy phạm pháp luật về danh mục nghề đào tạo (Quyết định 37/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 16/04/2008, Thông tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH ngày 04/06/2010 thay thế Quyết định 37/2008/QĐ-BLĐTBXH, Thông tư số 11/2012/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2012) và 01 văn bản quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề (Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/05/2008) làm cơ sở để các CSDN phát triển các chương trình dạy nghề. Từ khi Luật Dạy nghề có hiệu lực (tháng 6/2007) đến tháng 12/2012, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức biên soạn, phê duyệt, ban hành được 205 dựa vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề với sự tham gia của các doanh nghiệp. Kết cấu chương trình được chuyển từ chương trình theo môn học (tách rời giữa lý thuyết và thực hành) sang chương trình theo mô đun (tích hợp giữa lý thuyết và thực hành). Ngoài ra, theo Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 07/07/2011, Bộ LĐ-TB&XH đã tiến hành thí điểm xây dựng, ban hành 14 chương trình, giáo trình cho các nghề trọng điểm quốc gia; thực hiện chuyển giao, sử dụng 8 chương trình, giáo trình ở cấp độ khu vực và quốc tế. Bộ cũng đã tiến hành
  • 41. 41 xây dựng chương trình tiếng Anh theo chuẩn TOEIC và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tổ chức triển khai giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC từ năm 2009; xây dựng được 96 chương trình sơ cấp nghề để dạy nghề cho lao động nông thôn. Dựa trên nguyên tắc xây dựng chương trình dạy nghề, các CSDN tại TP.HCM đã tự xây dựng và biên soạn trên 300 chương trình và giáo trình dạy nghề ở các trình độ và yêu cầu đào tạo (trong đó đa số là ngắn hạn; nhiều chương trình mang tính chuyên nghiệp cao). Quá trình biên soạn chương trình và giáo trình dạy nghề vừa kế thừa các chương trình và giáo trình đã có, vừa gắn với thực tế yêu cầu sản xuất kinh doanh, yêu cầu xã hội. Đặc biệt trong 3 - 5 năm năm gần đây, các cơ sở đã tham khảo và đưa nhiều nội dung chương trình nước ngoài vào giảng dạy, giúp người học tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Các CSDN đã chú trọng hơn đến tính thích ứng thực tế của chương trình đào tạo, bám sát yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh để đào tạo: Từ việc khảo sát, nghiên cứu các dây chuyền sản xuất kinh doanh, nghiên cứu các công nghệ mới của các doanh nghiệp, nhiều trường đã điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo; tổ chức cho học viên thực tập tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; sau một thời gian giảng dạy, giáo viên, nhà trường đều cùng lắng nghe ý kiến của học viên, nhận xét của người sử dụng lao động cũng như đối chiếu với tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp, để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc cập nhật nội dung mới. Bước đầu nghiên cứu xây dựng chương trình liên thông trong nội bộ chương trình dạy nghề để tạo cơ hội hoàn thiện và cập nhật kết quả, hiệu quả đào tạo. Tổng cục Dạy nghề cũng chấp thuận cho TP.HCM đào tạo bổ sung kỹ năng thực hành cho học sinh có trình độ trung cấp để hoàn thiện tay nghề và cấp Bằng nghề. Bên cạnh đó, Dự án “Tăng cường các Trung tâm dạy nghề” (viết tắt là Dự án SVTC) đã cấp 14 bộ chương trình nghề theo môđun để các CSDN tham khảo, ứng dụng. Hiện nay chương trình dạy nghề ngắn hạn đang được một số trung tâm từng bước xây dựng theo phương pháp học
  • 42. 42 phần (môđun). Học viên có thể chọn bất cứ học phần nào để có thể đáp ứng được nội dung tuyển dụng lao động của các công ty, xí nghiệp đang cần hoặc tự bản thân người lao động có thể hoạt động kinh tế gia đình. Để đáp ứng yêu cầu chất lượng cao trong đào tạo, ngoài việc cập nhật những nội dung chuyên môn mới, kỹ năng thực hành của học viên cũng được chú trọng bằng cách tăng cường thiết bị phục vụ cho việc huấn luyện những công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề cho học viên khi ra trường. Tuy nhiên, việc biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo dạy nghề mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vẫn còn một số nghề hiện đang đào tạo trong các CSDN nhưng không có giáo trình giảng dạy. Về cơ sở vật chất - thiết bị và huy động nguồn lực cho dạy nghề Từ năm 2007 đến nay, sau khi Luật Dạy nghề có hiệu lực thi hành, các CSDN ngày càng được quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề từ nhiều nguồn: Nguồn ngân sách nhà nước, Chương trình mục tiêu, vốn ODA, đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn khác. Các CSDN thường xuyên rà soát, bổ sung điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đảm bảo được diện tích tối thiểu cho hoạt động dạy nghề bao gồm khu dạy học lý thuyết, khu nhà xưởng dạy thực hành, khu ký túc xá cho sinh viên, học sinh. Một số trường, trung tâm đã được trang bị đồng bộ, hiện đại ở một số nghề, nhất là những trường, trung tâm dạy nghề được thụ hưởng các dự án ODA và chương trình mục tiêu quốc gia. Ngoài việc đầu tư, mua sắm, phong trào tự làm thiết bị dạy nghề của các CSDN đã bổ sung nhiều thiết bị cho giảng dạy và thực hành. Công tác chuẩn hóa, hiện đại hóa trang thiết bị dạy nghề đã được Bộ LĐ-TB&XH quan tâm bằng việc ban hành các quy định về danh mục thiết bị tối thiểu cho các nghề đào tạo. Từ 2010 đến nay, đã ban hành được 41 bộ danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu cho 41 nghề, bước đầu đã được các CSDN tiếp nhận và áp dụng vào xây dựng dự án cũng như xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị, nhìn chung được đánh giá đạt hiệu quả.
  • 43. 43 Các nguồn đầu tư tài chính cho dạy nghề bao gồm: Ngân sách nhà nước (không bao gồm vốn ODA), người học nghề, các CSDN, doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề được đa dạng hóa, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo chiếm khoảng 63% (xem phụ lục 3). Ngân sách nhà nước chi cho dạy nghề trong tổng chi ngân sách cho GD&ĐT những năm qua được tăng dần: Từ 4,3% năm 1998 lên 6,7% năm 2006 và 9% năm 2010. Ngân sách nhà nước chi cho dạy nghề giai đoạn 2006- 2010 trong tổng chi ngân sách cho giáo dục- đào tạo bình quân 7,56% (xem phụ lục 4). Đối với TP.HCM: Nét nổi bật trong phát triển dạy nghề Thành phố là xã hội hóa đầu tư phát triển dạy nghề. Tổng nguồn lực tài chính cho dạy nghề năm 2011 là 1.481,70 tỉ đồng, trong đó ngoài ngân sách nhà nước khoảng 1.238 tỉ đồng, chiếm khoảng 83% (xem phụ lục 5). Ngoài ra, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 156/2006/QĐ- UBND ngày 27/10/2006 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố với nguồn quỹ ban đầu là 50 tỉ đồng. Trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách đã ban hành, vấn đề đất đai được Thành phố quan tâm đúng mức. Tuy quỹ đất có hạn, nhưng Thành phố đã chấp thuận giao đất cho nhiều dự án mở rộng và xây dựng mới CSDN. Với tính nhạy bén và năng động của Thành phố, hệ thống chủ trương, chính sách của Nhà nước đã thúc đẩy mạnh mẽ các lực lượng xã hội tham gia hoạt động dạy nghề Trước yêu cầu phát triển của xã hội, các cấp, các ngành đã dần chuyển biến về nhận thức đối với sự cần thiết phát triển dạy nghề. Thể hiện qua sự đầu tư của ngân sách thành phố để phát triển CSDN dạy nghề trong 6 năm qua khoảng hơn 150 tỷ đồng (Không kể phần đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác không do Sở LĐ-TB&XH quản lý). Ngày càng có nhiều tổ chức xã hội, đoàn thể tham gia vào lĩnh vực dạy nghề (Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, .v.v…). Về mặt xã
  • 44. 44 hội, cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (trong và ngoài nước), các hội nghề nghiệp cũng tham gia phát triển CSDN. Tuy nhiên, sự chuyển biến nói trên, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, chưa thực sự thường xuyên, sâu sắc. Công tác đầu tư (tài chính và nhân lực) chưa ngang tầm với nhiệm vụ dạy nghề, nhất là quy mô đầu tư; ngân sách bảo đảm chi thường xuyên còn tuỳ thuộc vào khả năng kinh phí và nhận thức của cơ quan cấp phát. Cơ sở vật chất cho công tác quản lý nhà nước về dạy nghề chỉ mới đáp ứng được một phần nào đó, chưa có đầu tư về chiều sâu, phục vụ công tác quản lý lâu dài. Dữ liệu về dạy nghề còn lưu giữ theo kiểu thủ công nên chưa kịp thời, đầy đủ và chính xác để khi cần có ngay số liệu để xử lý phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, lập kế hoạch thực hiện. Các phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ thông tin và các công trình khoa học nhà nước để áp dụng cho công tác quản lý nhà nước về dạy nghề chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nguồn lực đầu tư từ ngân sách cho dạy nghề mặc dù có tăng nhưng còn thấp, chưa tương xứng với tốc độ tăng chỉ tiêu đào tạo, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào tạo, định mức 4,5 triệu đồng/học sinh nhưng thực tế chỉ được cấp phát khoảng 60% so định mức chi phí đào tạo. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập là cơ sở pháp lý để thực thi nội dung quản lý này. Ngành nghề và phương thức đào tạo Nhiều ngành nghề và hình thức đào tạo được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của người lao động cũng như thực tế sản xuất kinh doanh. Ngoài hình thức đào tạo tập trung, đào tạo tại trường theo chương trình chính