SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 113
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ NGỌC MẪN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN TÀI PHÚC
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
***
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn.
Các số liệu và thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Quảng Trị, ngày 01 tháng 8 năm 2017
Tác giả
Trần Thị Ngọc Mẫn
i
LỜI CẢM ƠN
***
Để hoàn thành tốt Luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
đến các tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn - PGS. TS
Nguyễn Tài Phúc, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế đã dành nhiều thời
gian tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các thầy cô giáo trong và ngoài
khoa đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu để Luận văn được hoàn
thành tốt hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn c ân thành đến Cục Thống Kê Quảng Trị, Cục thuế tỉnh
Quảng Trị, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Trị, Sở Công thương tỉnh Quảng Trị,
UBND tỉnh Quảng Trị và các D anh nghiệp trên địa bàn đã tạo điều kiện và cung cấp
số liệu, thông tin cần thiết giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, phân tích đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã động
viên giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian viết Luận văn.
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên : TRẦN THỊ NGỌC MẪN
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 8 34 04 10
Niên khóa : 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC
Tên đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển
kinh tế của Đất nước. Phát triển Doanh nghiệp là tất yếu và chiến lược lâu dài trong
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên sự
phát triển đi lên của loại hình Doanh nghiệp Thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị chưa tương xứng với điều kiện và tiềm năng sẵn có, nhiều Doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh thua lỗ, không có lãi hoặc có lãi nhưng hiệu quả hoạt động vẫn
còn thấp. Chính vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển
Doanh nghiệp Thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”
2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập và đánh giá
một số hoạt động liên quan đến phát triển Doanh ng iệp TMDV. Phương pháp nghiên
cứu tài liệu sơ cấp chủ yếu phục vụ cho phân tích định lượng được sử dụng thông qua
khảo sát bằng bảng hỏi đã được tác giả thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu định tính.
Số liệu được tổng hợp và xử lý thông qua phần mềm hỗ trợ Microsoft Excel 2010.
3. Kết quả nghiên cứu:
Ngoài đánh giá, phân tích các số liệu thứ cấp về số lượng, nguồn vốn, luận nhuận,
doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh và các chính sách hỗ trợ... tác giả còn tiến
hành chọn 30 Doanh nghiệp trên địa bàn để thực hiện khảo sát. Căn cứ kết quả khảo
sát để thực hiện phân tích những khó khăn mà Doanh nghiệp TMDV đang gặp phải,
các hạn chế của các chính sách hỗ trợ từ đó làm căn cứ để tác giả đưa ra những giải
pháp phát triển cụ thể cho các Doanh nghiệp thương mại dịch vụ.
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................................................i
Lời cảm ơn..........................................................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế......................................................................................iii
Mục lục................................................................................................................................................................iv
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ...............................................................................................................................................ix
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Đối tượng và phạm vi ngh ên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu: các D anh nghiệp thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị 3
4. Phương pháp nghiên cứu3
4.1. Phương pháp điều tra, thu nhập dữ liệu 3
4.2.Xử lý và phân tích dữ liệu 4
5. Kết cấu luận văn 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM 6
1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ 6
1.1.1. Khái niệm và bản chất của Doanh nghiệp thương mại dịch vụ 6
1.1.2. Lí luận về phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ 6
1.1.3 Sự cần thiết phát triển Doanh nghiệp TMDV 10
1.2. Các chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV 11
1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV 11
1.2.2 Nội dung phát triển Doanh nghiệp TMDV 13
1.2.3 Đánh giá chung 22
iv
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng23
1.3 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và ở Việt Nam về phát triển Doanh
nghiệp TMDV 25
1.3.1 Nhật Bản 25
1.3.2 Trung Quốc 27
1.3.3 Thành phố Hồ Chí Minh 28
1.3.4 Thành phố Đà Nẵng 29
1.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương 29
1.4.1 Chiến lược phát triển Doanh nghiệp TMDV gắn liền với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 29
1.4.2 Xác định nhóm ngành ưu tiên phát triển 30
1.4.3 Bảo đảm sự bình đẳng cho Doanh nghiệp TMDV 30
1.4.4 Tăng cường năng lực nộ tại Doanh nghiệp TMDV 30
1.4.5 Xây dựng môi trường thuận lợi cho các Doanh nghiệp TMDV phát triển 30
1.4.6 Các hình thức hỗ trợ về tài chính 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TMDV TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2014-2016 32
2.1 Đặc điểm địa bàn 32
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 32
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 33
2.1.3 Về phát triển thương mại dịch vụ tỉnh 37
2.2 Thực trạng phát triển Doanh nghiệp TMDV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 39
2.2.1 Khát quát về Doanh nghiệp TMDV trên địa bàn tỉnh 39
2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp TMDV tr n địa
bàn tỉnh Quảng Trị 47
2.2.3 Đóng góp của các Doanh nghiệp TMDV đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Quảng Trị 51
2.2.4 Đánh giá chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển Doanh nghiệp TMDV
trên địa bàn 52
2.2.5 Đánh giá chung về chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV tỉnh Quảng Trị 63
v
2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng và năng lực thực thi của các cơ quan chức năng.............. 70
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM
2025 ............................................................................................................................... 72
3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2025......................... 72
3.1.1 Mục tiêu tổng quát................................................................................................72
3.1.2 Các chỉ tiêu phân đấu chủ yếu..............................................................................73
3.1.3 Phương hướng phát triển đến năm 2025 ..............................................................74
3.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển Doanh nghiệp TMDV trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị đến năm 2025........................................................................................................... 75
3.2.1 Quan điểm phát triển Doanh nghiệp TMDV........................................................ 75
3.2.2 Định hướng, mục tiêu phát triển Doanh nghiệp TMDV đến năm 2025 .............. 76
3.2.3 Mục tiêu phát triển Doanh nghiệp TMDV đến năm 2025 .................................. 81
3.3 Một số giải pháp nhằm t úc đẩy phát triển Doanh nghiệp TMDV trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. ................................82
3.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô .......................................................................................... 82
3.3.2 Nhóm giải pháp vi mô .......................................................................................... 93
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 96
I. Kết luận ...................................................................................................................... 96
II. Kiến nghị................................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 100
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 102
Quyết định Hội đồng chấm luận văn
Biên bản của Hội đồng chấm luận văn
Bản nhận xét của phản biện 1
Bản nhận xét của phản biện 2
Bản giải trình chỉnh sửa luận văn
Bản xác nhận hoàn thiện luận văn
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CC Cơ cấu
CTCP Công ty cổ phần
CSHT Cơ sở hạ tầng
DN Doanh nghiệp
DV Dịch vụ
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
GTSX Giá trị sản xuất
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
TMDV Thương mại dịch vụ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TMĐT Thương mại điện tử
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
TSLĐ Tài sản lưu động
VĐT Vốn đầu tư
SL Số lượng
XNK Xuất nhập khẩu
XTTM Xúc tiến thương mại
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 ................................................................. 33
Bảng 2.2 Dân số trung bình phân theo giới tính............................................................ 34
và phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2014-2016 ............................................... 34
Bảng 2.3 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng tự nhiên................................. 34
của dân số giai đoạn 2014-2016 .................................................................................... 34
Bảng 2.4 Số lao động và cơ cấu lao động ..................................................................... 34
phân theo ngành kinh tế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016...................................... 34
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Trị .................... 36
Bảng 2.6: Tình hình đầu tư tỉnh Quảng Trị qua các năm .............................................. 38
Bảng 2.7: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ................................... 39
giai đoạn 2014 – 2016 ................................................................................................... 40
Bảng 2.8 Số lượng Do nh nghiệp thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng du lịch, dịch
vụ tỉnh Quảng Trị phân theo ngành hoạt động năm 2016 ............................................. 43
Bảng 2.9: Số lao động làm việc trong các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2014-2016 ...................................................................................................... 44
Bảng 2.10: Số lượng Doanh nghiệp TMDV tỉnh Quảng Trị chia theo quy mô nguồn
vốn đến thời điểm 31/12/2016.......................................................................................45
Bảng 2.11: Khả năng tiếp cận vốn vay tại ác ngân hàng của các Doanh nghiệp
TMDV ........................................................................................................................... 46
Bảng 2.12: Doanh thu các Doanh nghiệp TMDV theo kết quả điều tra Doanh nghiệp
2017 ...............................................................................................................................49
Bảng 2.13: Lợi nhuận các Doanh nghiệp TMDV theo kết quả điều tra Doanh nghiệp
2017 ...............................................................................................................................50
Bảng 2.14: Đóng góp của các Doanh nghiệp TMDV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2014-2016 ............................................................................................................. 51
Bảng 2.15: Thực trạng và nhu cầu mở rộng mặt bằng của DN TMDV năm 2017 ....... 54
Bảng 2.16: Những khó khăn trong việc thuê đất hoặc thay đổi ĐĐKD........................ 55
Bảng 2.17: Cơ cấu DNTMDV có nhu cầu vay vốn và được vay.................................. 56
Bảng 2.18: Một số kết quả thu được trong tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại tại
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 ............................................................................. 60
Bảng 2.19 : Tính cấp thiết và những bất cập còn tồn tại trong công tác hỗ trợ phát
triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Trị....................................................................... 61
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Yếu tố ảnh hưởng đến Doanh nghiệp TMDV 23
ix
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển
kinh tế của Đất nước. Phát triển Doanh nghiệp là tất yếu và chiến lược lâu dài trong
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sự ra đời của
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã tác động tích cực đến quá trình phát triển Doanh
nghiệp Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các
loại hình Doanh nghiệp. Với chính sách này, các Doanh nghiệp trong đó có Doanh
nghiệp thương mại dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng và có đóng góp tích cực
trong công cuộc đổi mới kinh tế.
Tuy nhiên trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã
tạo ra không ít những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của các Doanh nghiệp
TMDV ở nước ta hiện nay. T ực tế cho thấy, để các Doanh nghiệp TMDV phát triển
cần thiết phải có sự thay đổi mạnh mẽ không chỉ từ phía Nhà Nước mà còn đòi hỏi có
sự thay đổi cơ bản từ chính các hoạt động ủa Doanh nghiệp TMDV để nâng cao năng
lực cạnh tranh nhằm mục đích phát triển mạnh mẽ các Doanh nghiệp TMDV trong xu
thế đổi mới kinh tế Đất nước.
Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Tru g Bộ, với diện tích 4.737,4 km2 với
tổng dân số 623.528 người, bao gồm 1 thành phố, 1 t ị xã và 8 huyện, 141 xã phường,
thị trấn. Với kết quả điều tra Doanh nghiệp hàng năm cho hấy tình hình phát triển
doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị tương đối mạnh cả về số lượng và chất lượng hoạt động
sản xuất kinh doanh đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn, giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề
quan tâm cần phải giải quyết đó là tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả chiếm
tỷ lệ không cao, số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể chiếm tỷ lệ cao trong số
các doanh nghiệp đăng ký; số lượng doanh nghiệp, kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp nói chung và theo từng loại hình, theo từng ngành kinh tế đánh giá còn thiếu
thống nhất giữa các cấp, các ngành. Ngoài ra, quá trình vận động, phát triển của nền
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế luôn nảy sinh những vấn đề mới làm cho các
1
chính sách, giải pháp luôn có xu hướng lạc hậu, bất cập, đòi hỏi phải thường xuyên
nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện.
Những năm gần đây tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát, lãi suất,
tỷ giá hối đoái,…đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Doanh nghiệp. Khả năng
chống đỡ của các Doanh nghiệp trước khủng hoảng và suy thoái kinh tế rất yếu ớt, khả
năng tái đầu tư rất khó khăn. Các Doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp thương
mại dịch vụ nói riêng vẫn phát triển kém hiệu quả, quy mô vốn và lao động chưa tương
xứng trong từng lĩnh vực hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp.
Việc yếu kém trong tổ chức quản lý do năng lực, chuyên môn của cán bộ quản lý , do
thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường…nên chưa tạo ra một hướng đi cụ thể để tồn tại và
phát triển bền vững trong tương lai.
Quán triệt và thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Chính
phủ về khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế, trong những năm qua tỉnh
Quảng Trị đã tiến hành nhiều cải cách nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận
lợi để thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc ban hành và
triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều bất
cập, chưa đồng bộ. Ngân sách dành cho ác hương trình hỗ trợ vẫn còn phân tán dàn
trải, một số chương trình hiệu quả còn thấp.
Xuất phát từ mục tiêu phát triển Doanh g iệp nói chung và Doanh nghiệp thương
mại dịch vụ nói riêng, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển là việc làm
cấp thiết và có ý nghĩa to lớn nhằm tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho các Doanh
nghiệp phát triển từ đó đóng góp vào tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế tỉnh
nhà, thông qua số liệu điều tra Doanh nghiệp hàng năm ở Cục Thống Kê và tổ chức
điều tra khảo sát thêm một số doanh nghiệp trong điều tra chọn mẫu tôi đã chọn đề tài
“Giải pháp phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ tr n địa bàn tỉnh Quảng
Trị” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phát triển
Doanh nghiệp TMDV, nghiên cứu thực trạng qua đó đề xuất các giải pháp phát triển
2
Doanh nghiệp TMDV tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 góp phần phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh toàn diện và vững chắc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển Doanh nghiệp
TMDV.
- Phân tích thực trạng phát triển Doanh nghiệp TMDV tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2014-2016.
- Đề xuất các giải pháp phát triển Doanh nghiệp TMDV đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: các Doanh nghiệp thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị.
3.2. Nội dung nghiên cứu: Thực trạng phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ,
các chính sách hỗ trợ phát tr ển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ và giải pháp phát
triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: đề tài này được thực hiện trong phạm vi địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Thời gian: Thực trạng phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ giai đoạn
2014 - 2016, đề xuất giải pháp phát triển Doanh ngh ệp TMDV đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra, thu nhập dữ liệu
4.1.1. Dữ liệu thứ cấp
- Thu thập từ số liệu điều tra doanh nghiệp qua các năm từ 2015 – 2017 của
Cục Thống Kê Quảng Trị
- Thu thập từ các báo cáo của Cục thống kê tỉnh Quảng Trị, Chi cục Thống kê
các tỉnh/thị xã/thành phố, Sở kế hoạch đầu tư, Sở Tài Chính, Cục thuế tỉnh…
- Các văn bản chỉ đạo của Trung Ương và các bộ, ngành liên quan.
- Thu thập thông tin từ internet, báo chí và một số nguồn khác.
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra bảng hỏi
+ Đối tượng phỏng vấn: Các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, cán bộ cơ quan chức
3
năng.
+ Đối tượng điều tra: Doanh nghiệp thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
+ Phương pháp điều tra:
(i) Kích cỡ mẫu: Do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ
được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc
nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, tác giả điều tra 30 doanh nghiệp mẫu.
(ii) Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu tỷ lệ phân tầng, sau đó thực hiện chọn
mẫu ngẫu nhiên hệ thống để đảm bảo tính khách quan.
Ngành xây dựng theo mã ngành VISIC cấp
2: - Hoạt động bán buôn bán lẻ (45 - 47)
- Hoạt động vận tải kho bãi (49 - 53) -
Hoạt động dịch vụ (55 - 96)
Căn cứ vào danh sách điều tra doanh nghiệp hàng năm của Cục Thống Kê
Quảng Trị để lập và cập nhật dàn chọn mẫu. Mẫu chọn theo nguyên tắc đại diện cho
từng ngành cấp 2 theo VSIC 2007. Mẫu điều tra của các doanh nghiệp thương mại
dịch vụ được xếp theo độ dốc doanh thu thuần theo từng ngành cấp 2, tác giả tiến hành
chọn mẫu theo bước nhảy “k”, sao cho đủ 30 doanh nghiệp.
4.2.Xử lý và phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả dữ liệu t eo các tiêu thức cụ thể qua thời
gian.
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh, quy mô
và sự phát triển của các Doanh nghiệp thông qua các chỉ số tương đối và số tuyệt đối.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn qua bảng câu hỏi: là phương pháp tiếp cận và
thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi soạn trước. Phương pháp này được áp dụng
để thu thập thông tin sơ cấp từ các Doanh nghiệp, cán bộ cơ quan chức năng.
Ngoài ra, để thu thập thông tin tương đối đầy đủ và khách quan về các vấn đề
quan trọng liên quan, nhiều kỹ thuật thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu khác nhau
đã được áp dụng và dựa trên nền tảng thu hút sự tham gia rộng rãi của các đối tượng
4
liên quan. Đánh giá đã căn cứ trên nhiều quan điểm, chủ trương đường lối lãnh đạo của
Đảng, cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước, định hướng và chiến lược phát triển
kinh tế của tỉnh, năng lực quản lý và điều hành của cơ quan chủ trì thực hiện, nhu cầu
và mức độ thoả mãn của các đối tượng hưởng lợi.
4.3. Phần mềm xử lý số liệu: Số liệu được tổng hợp và xử lý với sự hỗ trợ của chương
trình Microsofl Excel 2010.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển Doanh nghiệp thương mại
dịch vụ ở Việt Nam
Chương II. Thực trạng phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ tỉnh Quảng
Trị giai đoạn 2014-2016
Chương III. Giải pháp p át triển Doanh nghiệp TMDV tỉnh Quảng Trị đến năm
2025.
5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ
1.1.1. Khái niệm và bản chất của Doanh nghiệp TMDV
1.1.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp TMDV
Doanh nghiệp thương mại dịch vụ ra đời do sự phân công lao động xã hội và
chuyên môn hóa trong sản xuất. Một bộ phận người sản xuất tách ra chuyên đưa hàng
ra thị trường để bán, dần dần công việc đó được cố định vào một số người và phát triển
thành các đơn vị, các tổ chức kinh tế chuyên làm nhiệm vụ mua bán, trao đổi hàng hóa
dịch vụ để thu lợi nhuận. Những người đó được gọi là Thương nhân. Đầu tiên Doanh
nghiệp TMDV được xem như là Doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các công việc mua
bán hàng hóa dịch vụ (T-H-T) sau đó hoạt động mua bán phát triển và trở nên phức
tạp, đa dạng hơn xuất hiện dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại, do đó Doanh
nghiệp TMDV được hiểu là Doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực mua bán
hàng hóa và thực hiện các hoạt động dịch vụ nhằm thảo mãn nhu cầu của khách hàng
nhằm thu lợi nhuận.
Đặc thù của của Doanh nghiệp TMDV là hoạt động trong lĩnh vực phân phối
lưu thông, thực hiện lưu chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng chứ không
sản xuất ra các hàng hóa đó, mua để bán chứ không p ải để i u dùng. Doanh nghiệp
TMDV là một tổ chức, một đơn vị kinh doanh có đủ các điều kiện mà pháp luật quy
định, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật và cho phép kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ mà pháp luật
không cấm. Doanh nghiệp TMDV phải có tổ chức, đảm bảo những điều kiện về vốn,
về tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi kinh doanh và
hàng hóa dịch vụ kinh doanh của mình.
1.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp thương mại dịch vụ
* Căn cứ vào phương thức kinh
doanh - Doanh nghiệp bán buôn
- Doanh nghiệp bán lẻ
6
- Doanh nghiệp kinh doanh hỗn hợp (bán buôn và bán lẻ)
* Căn cứ vào tính chất của mặt hàng kinh doanh
- Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa: đó là các Doanh nghiệp chuyên
kinh doanh một hoặc một số mặt hàng có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất
nhất định.
- Các Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp: là các Doanh nghiệp kinh doanh
nhiều mặt hàng có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau.
- Các Doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hóa (hỗn hợp): các Doanh nghiệp kinh doanh
cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hóa và thực hiện các hoạt động dịch vụ thương mại.
* Theo quy mô của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp thương mại dịch vụ có quy mô nhỏ.
- Doanh nghiệp thương mại dịch vụ có quy mô vừa.
- Doanh nghiệp thương mại dịch vụ có quy mô lớn.
Để xếp loại doanh ng iệp người ta thường căn cứ vào hệ thống các tiêu thức
khác nhau. Đối với Doanh nghiệp TMDV tiêu thức để xếp loại là số vốn kinh doanh,
số lượng lao động, doanh số hàng hóa lưu huyển hàng năm, phạm vi kinh doanh.
* Theo phân cấp quản lý
- Các Doanh nghiệp TMDV do các bộ, các gà h của Trung ương quản lý.
- Các Doanh nghiệp TMDV do địa phươ g quản lý như các Doanh nghiệp
TMDV thuộc tỉnh (thành phố), thuộc tỉnh, quận, thị trấn, hị xã quản lý.
* Theo chế độ sở hữu tư liệu sản xuất
- Doanh nghiệp TMDV nhà nước: là Doanh nghiệp được nhà nước đầu tư hoặc
cấp 100% vốn kinh doanh.
- Doanh nghiệp TMDV tập thể: là Doanh nghiệp mà vốn kinh doanh do tập thể
người lao động tự nguyện góp vào để kinh doanh.
- Các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh.
- DNTN: do các tư nhân trong nước và nước ngoài bỏ vốn kinh doanh.
1.1.1.3 Vai trò của Doanh nghiệp TMDV
* Vài trò là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng
7
Doanh nghiệp TMDV là hợp phần tất yếu, quan trọng đối với nền kinh tế quốc
dân, là nơi thể hiện đầy đủ, tập trung nhất các mối quan hệ lớn trong xã hội: quan hệ giữa
sản xuất với tiêu dùng; giữa cung và cầu; giữa tiền và hàng; giữa xuất khẩu với nhập khẩu;
giữa thu và chi ngân sách, đồng thời cũng là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắt, quyết
liệt giữa cơ chế quản lý cũ chưa bị xóa bỏ hoàn toàn với cơ chế quản lý mới chưa hoàn
chỉnh cùng đan xen tồn tại với nhau. Bởi vậy Doanh nghiệp TMDV phải phát huy vai trò
là cầu nối, là trung gian cần thiết giữa sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Hoạt động của các Doanh nghiệp TMDV góp phần tạo ra các điều kiện vật chất
cần thiết để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân; điều chỉnh tỷ lệ cân
đối trong sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế, phát huy vai trò
chỉ đạo, điều tiết thị trường, xứng đáng là công cụ chủ yếu của Nhà nước trong việc
điều tiết và quản lý vĩ mô.
* Vai trò thúc đẩy sản xuất, cung ứng dịch vụ mở rộng lưu thông
Doanh nghiệp TMDV có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, cung
ứng dịch vụ, mở rộng lưu thông tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các Doanh nghiệp, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội nhằm thực hiện
thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mau chóng vào nền
kinh tế thế giới.
* Vai trò phân phối hàng hóa, dịch vụ nơi thừa đến nơi thiếu
Doanh nghiệp TMDV có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đặc
biệt là thị trường nước ngoài thông qua hoạt động XNK, đưa hàng hóa dịch vụ trong
nước ra nước ngoài và nhập hàng hóa, thiết bị kỹ thuật.
1.1.2. Lí luận về phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ
1.1.2.1 Khái niệm phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ
Phát triển Doanh nghiệp TMDV: là sự mở rộng quy mô Doanh nghiệp cả về số
lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức Doanh nghiệp. Phát triển Doanh nghiệp có 2 mức độ
từ thấp lên cao là tăng trưởng và phát triển.
* Tăng trưởng: là sự lớn mạnh của Doanh nghiệp nhưng ở mức độ thấp, trong
đó cơ cấu Doanh nghiệp chưa có sự thay đổi lớn như:
8
- Mở rộng quy mô kinh doanh (thêm mạng lưới cung ứng và các điểm bán
hàng, tuyển thêm lao động, phát triển thêm một số sản phẩm mới như tính chất công
nghệ sản xuất về cơ bản không đổi).
- Thâm nhập vào một số thị trường mới.
- Có vị trí quan trọng trong số các Doanh nghiệp cùng ngành hàng ở khu vực và
trong nước.
* Phát triển: là sự lớn mạnh của Doanh nghiệp ở mức độ cao, trong đó có sự
biến đổi to lớn về cấu trúc Doanh nghiệp (về quy mô, về trình độ công nghệ, về thị
trường cạnh tranh…).
Các hình thức phát triển Doanh nghiệp TMDV:
- Mở rộng quy mô kinh doanh.
- Mở rộng phạm vi thị trường.
- Tổ chức lại phương thức kinh doanh.
- Mở thêm Doanh nghiệp mới.
- Sáp nhập thêm các Doanh nghiệp TMDV khác để mở rộng quy mô.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.
1.1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của Doanh nghiệp TMDV
Để đánh giá chính xác và có cơ sở hoa học về sự phát triển của Doanh
nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù ợp bao gồm các chỉ tiêu tổng
hợp và các chỉ tiêu chi tiết. Trong quá trình thực iện đề tài, tác giả sử dụng các
chỉ tiêu đánh giá sau:
* Chỉ tiêu số lượng
- Số lượng doanh nghiệp qua thời gian và phân theo ngành hoạt động.
* Các chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh
- Số lao động cuả doanh nghiệp.
- Nguồn vốn: nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn theo quy mô.
- Công nghệ và cơ sở hạ tầng.
* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh
Doanh thu: là tổng thu nhập của Doanh nghiệp do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa,
cung cấp các dịch vụ cho bên ngoài sau khi trừ các khoản thuế tiêu thụ (Thuế TTĐB,
9
thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp) và trừ các khoản
giảm trừ (chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại).
Lợi nhuận: là số lợi nhuận thu được trong năm của các Doanh nghiệp từ hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác phát sinh trong
năm. Đây là tổng lợi nhuận của toàn Doanh nghiệp, tức là đã bù trừ giữa các hoạt động
có lãi và hoạt động bị thua lỗ.
1.1.3 Sự cần thiết về phát triển Doanh nghiệp TMDV
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên Thế giới, các Doanh nghiệp TMDV
đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và trong mạng lưới
sản xuất toàn cầu và chuỗi cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Trong điều kiện nền kinh tế
Việt Nam hiện nay v i trò của các Doanh nghiệp TMDV được thể hiện ở các khía cạnh
khác nhau:
- Thứ nhất: Đóng góp vào kết quả hoạt động của nền kinh tế, góp phần làm tăng
GDP. Cũng như Doanh nghiệp TMDV ở tất cả các nước, Doanh nghiệp TMDV ở Việt
Nam cung cấp ra thị trường nhiều l ại hàng hoá, dịch vụ khác nhau đáp ứng nhu cầu
sản xuất và tiêu dùng trong nước, trang thiết bị và linh kiện cần thiết cho các ngành sản
xuất hàng tiêu dùng và các ngành thủ ông nghiệp cũng như các hàng hoá tiêu dùng
khác.
- Thứ hai: Thu hút vốn của các nguồn lực có sẵn có trong dân cư. VĐT là một
yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh. Vốn là yếu tố cơ bản để khai thác và phối hợp
các yếu tố khác trong kinh doanh như lao động, công nghệ và quản lý…để tạo ra lợi
nhuận. Tuy nhiên một nghịch lý hiện nay là trong khi có nhiều Doanh nghiệp đang
thiếu vốn trầm trọng thì vốn nhàn rỗi trong dân cư còn nhiều nhưng không huy động
được. Khi chính sách tài chính tín dụng của Chính phủ và các ngân hàng chưa thực sự
tạo được niềm tin đối với những người có tiền đứng ra đầu tư kinh doanh, thành lập
Doanh nghiệp. Dưới khía cạnh đó, Doanh nghiệp TMDV có vai trò to lớn trong việc
huy động vốn để phát triển kinh tế.
- Thứ ba: Giúp nền kinh tế phát triển ổn định và hiệu quả hơn. Khi số Doanh
nghiệp TMDV tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng nhanh chóng cung cấp số lượng các sản
phẩm và dịch vụ mới trong nền kinh tế.
10
- Thứ tư: Tạo việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp. Khi
các Doanh nghiệp TMDV phát triển để tạo nhiều cơ hội tăng việc làm, thu hút lao
động và giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề
xã hội mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư kể cả người thất nghiệp, phụ nữ và người
tàn tật. Nâng cao thu nhập của dân cư góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công
bằng xã hội.
- Thứ năm: Tạo điều kiện phát triển các tài năng kinh doanh. Ngoài ra các vai
trò như đã nói ở trên, các Doanh nghiệp TMDV còn có vai trò trong việc phát triển các
tài năng kinh doanh. Trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ kinh doanh đã gắn nhiều
với cơ chế cao cấp, chưa có kinh nghiệm làm việc trong nền kinh tế thị trường. Sự phát
triển của các Doanh nghiệp TMDV có tác dụng đào tạo, chọn lọc và thử thách đội ngũ
doanh nhân. Sự ra đời của các Doanh nghiệp TMDV làm xuất hiện rất nhiều tài năng
kinh doanh, đó là doanh nhân thành đạt biết cách làm giàu cho bản thân mình và xã
hội. Bằng sự tôn vinh những doanh nhân giỏi, kinh nghiệm quản lý của họ sẽ được
nhân ra và truyền bá tới nhiều cá nhân trong xã hội dưới nhiều kênh thông tin khác
nhau, qua đó sẽ tạo ra nhiều tài năng mới ho đất nước. Với khía cạnh như vậy, Doanh
nghiệp TMDV có vai trò không nhỏ trong việc đào tạo lớp doanh nhân mới ở Việt
Nam cũng như các nước trên thế giới.
1.2. Các chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV
1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV
Cho đến nay chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về chính sách, ở mỗi quốc gia,
mỗi lĩnh vực, mỗi giai đoạn lịch sử có những quan niệm khác nhau về chính sách, có
thể liệt kê như sau:
- Theo France ELLis “Chính sách được xác định như là đường lối hoạt động
của Chính phủ chọn đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả mục tiêu mà Chính
phủ tìm kiếm và lựa chon phương pháp để theo đuổi mục tiêu đó”.
- Chính sách là một quá trình hành động có mục đích và một số cá nhân hoặc
một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson
1003).
11
- Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, “chính sách là chủ trương và các biện
pháp của một Đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội; như
chính sách đối ngoại của nhà nước, chính sách dân tộc”.
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thì chính sách được hiểu là “những chuẩn
tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời
gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương
hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
văn hoá…”
Theo TS. Lê Chi Mai (2001) trong “Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy
trình chính sách” định nghĩa “chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo
hay nhà quản lý đề ra giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của họ”.
Tiến sĩ Đinh Thị Nga (2003) trong “chính sách kinh tế và năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp” định nghĩa “hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh ng iệp là các biện pháp, cách thức sử dụng các công cụ
kinh tế tác động vào nền kinh tế n ằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực đầu vào,
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường
để doanh nghiệp phát triển, tồn tại bền vững trên thị trường, đạt mức tăng trưởng về
doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng”
Như vậy, khi đề cập đến phạm trù chính sách t ì nội hàm của nó phải bao gồm
các yếu tố cấu thành sau đây:
- Chủ thể đề ra và triển khai thực hiện chính sách là chủ thể quản lý của hệ
thống quản lý, trong đó chính sách được đề ra và tổ chức thực hiện. Tuỳ theo các hệ
thống quản lý khác nhau có chính sách khác nhau như chính sách của một cơ quan,
doanh nghiêp, ngành, quốc gia, quốc tế…, trong đó bộ máy quản lý tương ứng của cơ
quan, doanh nghiệp, ngành, quốc gia, tổ chức quốc tế… là chủ thể của chính sách.
Không có khái niệm chính sách mà không gắn với một chủ thể nào đó.
- Chính sách luôn gắn với những mục tiêu cụ thể. Mục tiêu của chính sách có
thể được hiểu theo nghĩa rộng, có nghĩa đạt tới trạng thái mong đợi của hệ thống quản
lý, cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là giải quyết một nhu cầu, một vấn đề
mới xuất hiện của hệ thống quản lý. Mục tiêu của chính sách có thể xét trên góc độ
12
tổng thể hệ thống, do đó mang tính toàn diện như mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu phát
triển…, cũng có thể xét trên một mặt nào đó của hệ thống như mục tiêu thu nhập, mục
tiêu mở rộng quy mô, mục tiêu cải cách cơ cấu…Mục tiêu khác nhau quy định chính
sách khác nhau.
- Chính sách còn bao hàm trong nó cả cách thức hành động để đạt tới mục tiêu
mong muốn. Cách thức hành động ở đây bao hàm nhiều nội dung từ hệ quan điểm chỉ đạo
hành động của chủ thể chính sách đến phương hướng, phương án, phương tiện, công cụ và
nguồn lực thực thi chính sách trong thực tiễn, kể cả tiêu chí đánh giá chính sách.
Trên cơ sở quan niệm như vậy, có thể hiểu; chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp
TMDV là tổng thể các quan điểm, chủ trương, đường lối, phương pháp và công cụ mà nhà
nước sử dụng để tác động đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ nhằm thực hiện các mục
tiêu Nhà nước mong muốn ở các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế này.
1.2.2 Nội dung phát triển Doanh nghiệp TMDV
1.2.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển Doanh nghiệp
TMDV
Trong một thời gian dài xây dựng và phát triển đất nước, nền kinh tế Việt Nam
gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Mặt khá , trước năm 1986, chính sách phát triển
kinh tế tập trung kế hoạch hóa bộc lộ nhiều yếu kém cả số lượng lẫn chất lượng. Các
Doanh nghiệp nói chung, Doanh nghiệp TMDV nói riêng không đủ điều kiện và năng
lực để đảm bảo phát triển ổn định của nền kinh tế. Trước ình hình đó, Nhà nước đã chủ
trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
Nhà nước. Từ đó các Doanh nghiệp đã phát triển tương đối năng động. Từ sau khi tiến
hàng hội nhập quốc tế, gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới xiệc xây dựng và phát
triển Doanh nghiệp TMDV là rất cấp bách để góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng
chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
đến năm 2000. Trong đó, khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đánh giá: “Tư bản tư nhận được kinh doanh trong
13
những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do pháp luật quy định. Phát triển kinh tế tư
bản Nhà nước dưới nhiều hình thức…”
Những quy định của Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã đặt những nền móng vững
chắc và đầy đủ cho sự phát triển lâu dài và ổn định của các Doanh nghiệp TMDV.
Hội nghị Trung ương 4 (Khóa VIII) khẳng định: “Hoàn thiện môi trường kinh
doanh hợp pháp, tạo điều kiện và khuyến khích các Doanh nghiệp các thành phần kinh
tế đầu tư phát triển, mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh
tế”.
Trên cơ sở các luật và văn bản dưới luật liên quan đến phát triển doanh nghiệp
tiếp tục được ban hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư.
Luật Doanh nghiệp được Quốc hội ban hành ngày 12/6/1999 và có hiệu lực kể từ ngày
1/12000 thay thế Luật DNTN, Luật Công ty đang hoạt động theo Nghị định 66/HĐBT
ngày 2/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng được chuyển thành Doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh và hoạt động theo luật này. Luật Doanh nghiệp sửa đổi ngày 29/11/2005 và
sửa đổi mới nhất 26/11/2014.
Ngoài Luật Doanh nghiệp, Quốc hội ũng ban hành một số luật liên quan đến các
Doanh nghiệp TMDV như Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng, Luật thuế giá
trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh ngh ệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước…
Đại hội X của Đảng cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân trong ngành nghề, lĩnh
vực sản xuất kinh doanh quan trọng mà pháp luật không cấm đã có tác động khuyến
khích mạnh mẽ phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân được phát
huy đầy đủ tiền năng và thế mạnh, tạo sức bật lớn cho nền kinh tế.
1.2.2.2 Các chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV
Chính Phủ xác định vai trò quan trọng, lâu dài của Doanh nghiệp TMDV trong
nền kinh tế và coi công tác xúc tiến, phát triển Doanh nghiệp TMDV là một nhiệm vụ
quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế quốc gia. Chính Phủ và các Bộ, ngành
địa phương đã thực hiện một số chính sách cụ thể như:
* Hỗ trợ đăng ký kinh doanh
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân có nhu cầu thành lập Doanh
nghiệp, sửa đổi thông tin trên giấy đăng ký kinh doanh có khả năng hoàn thành các thủ
14
tục này một cách nhanh nhất, đơn giản nhất, ít tốn kém nhất mà vẫn đảm bảo các yêu
cầu về mặt pháp lý.
Ngày 26 tháng 11 năm 2014, Luật Doanh nghiệp sửa đổi được ban hành, trong
đó điều 27 quy định rõ trình tự, thủ tục đăng ký Doanh nghiệp. Sau khi Luật Doanh
nghiệp ra đời, các Luật khác cũng được ban hành như Luật đầu tư năm 2014; Luật phá
sản năm 2014; Luật Thương mại năm 2005. Chính Phủ và các Bộ, ngành chức năng đã
có các Nghị định, Thông tư hướng dẫn việc thi hành Luật Doanh nghiệp, trình tự thủ
tục đăng ký doanh nghiệp như:
Nghị định 96/2015/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn
Luật Doanh nghiệp;
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 01/11/2015 của Chính Phủ về đăng ký
Doanh nghiệp;
Thông tư số 04/2016/TT -BKHĐT quy định biểu mẫu văn bản sử dụng trong
đăng ký doanh nghiệp xã hội t eo Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh
nghiệp;
Thông tư 127/2015/TT BTC hướng dẫn cấp mã số Doanh nghiệp thành lập mới
và phân công cơ quan thuế quản lý đối với Doanh nghiệp;
Quyết định 1403/QĐ-TCT ban hành quy trì h phối hợp trao đổi thông tin đăng
ký doanh nghiệp giữa cơ quan thuế và cơ quan đă g ký kinh doanh;
Nghị định 59/2002/NĐ-CP bãi bỏ một số giấy phép và thay thế một số giấy
phép bằng phương thức quản lý khác;
Thông tư liên tịch 32/2007/TTLT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN hướng dẫn tổ chức hoạt
động của hội nghị người lao động trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn;
Thông tư 106/2013/TT-BTC sửa đổi Thông tư 176/2012/TT-BTC quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ
kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp;
Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài (hiệu lực từ 01/01/2017);
Thông tư 41/2011/TT-BTC sửa đổi Thông tư 193/2010/TT-BTC về chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng lế phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.
15
Đây là những văn bản quan trọng làm cơ sở đến thực hiện việc đăng ký kinh
doanh cho các tổ chức, cá nhân trên toàn quốc.
Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành đã thực hiện tiến hành đăng ký kinh
doanh qua mạng cho các Doanh nghiệp, công khai và đơn giản hóa thủ tục trong đăng
ký kinh doanh. Số Doanh nghiệp được cấp phép đúng hạn tăng hơn, các thủ tục đăng
ký kinh doanh đã có những cải tiến đáng kể.
* Chính sách hỗ trợ đất đai
Do hoàn cảnh đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam, chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, đất đai ở những vị trí kinh doanh
thuận lợi thường thuộc về quyền sử dụng của Doanh nghiệp Nhà nước. Để khuyến
khích các Doanh nghiệp TMDV phát triển, pháp luật và chính sách đất đai của Nhà
nước tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp có thể thuê đất một cách lâu dài và
ổn định cũng như quyền sử dụng, quyền thuê đất như một thứ quyền tài sản để thế
chấp vay vốn.
Luật đất đai của nước ta được ban hành đầu tiên vào ngày 29/12/1987, được
thay thế bởi đạo luật mới ban hành năm 1993,2003,2013, Nghị định 01/2017/NĐ-CP
sửa đổi bổ sung Luật đất đai 2013. Bên cạnh Luật đất đai, Ủy ban thường vụ Quốc hội
đã ban hành các pháp lệnh, Chính phủ và các cơ quan hành chính đã ban hành các văn
bản quản lý đất đai bao gồm các Nghị định, Thô g tư, Quyết định, Chỉ thị hướng dẫn
thi hành. Nội dung cơ bản:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân: các Doanh nghiệp không có quyền sở hữu đất
đai, mà chỉ có quyền thuê đất để sử dụng ổn định, lâu dài và mục đích kinh doanh.
- Nhà nước không thừa nhận các yêu cầu đòi lại đã giao cho người khác sử
dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai. Quy định này có ý nghĩa hết sức
quan trọng, đảm bảo tính ổn định trong quan hệ sử dụng đất đai, bảo vệ quyền lợi của
các Doanh nghiệp thuê đất của Nhà nước một cách hợp pháp.
- Tăng cường vị trí pháp lý cho các tổ chức thuê đất kinh doanh, tạo rất nhiều
thuận lợi cho các Doanh nghiệp TMDV trong việc sử dụng đất để phát triển sản xuất
kinh doanh.
- Đơn giản hóa các yêu cầu khi thực hiện các quyền của người sử dụng.
16
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp TMDV thuê đất của Nhà nước
hoặc thuê lại quyền sử dụng đất trong các khu công nghiệp tập trung.
Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật được ban hành là khuôn
khổ pháp lý rất quan trọng, dỡ bỏ nhiều rào cản, vướng mắc cho các Doanh nghiệp.
Các Nghị định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các Doanh nghiệp trong việc tiếp
cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết
vấn đề bức xúc tồn đọng nhiều năm nay.
Trong nhiều năm qua, các chính sách liên quan đến đất đai từng bước được sửa
đổi, bổ sung theo hướng ngày càng thuận lợi hơn cho các Doanh nghiệp trong đó có
Doanh nghiệp TMDV tiếp cận mặt bằng kinh doanh. Để tạo quỹ đất cho các Doanh
nghiệp thuê, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thống
kê và thu hồi đất ho ng hóa, sử dụng không đúng mục đích theo Chỉ thị số 21/CT-TTg
ngày 01/8/2014 của Thủ tướng C ính phủ về việc kiểm kê quỹ đất đang sử dụng của
các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trong đó có kiểm kê các Doanh
nghiệp thuộc đối tượng tổ chức kinh tế đang quản lý, sử dụng mà được Nhà nước giao
hoặc cho thuê đất. Tuy nhiên, hiện nay việc thuê được mặt bằng thuận lợi để kinh
doanh phát triển hệ thống bán hàng, hay mở rộng mặt bằng kinh doanh hiện đang là
một vấn đề nan giải của nhiều Doanh nghiệp thươ g mại dịch vụ.
* Chính sách tín dụng
Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ vốn đối với các Doanh nghiệp như
thành lập một số tổ chức như Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia, Quỹ bảo lãnh tín dụng địa
phương. Quỹ cho vay theo các chương trình hỗ trợ phát triển: Triển khai các chương
trình tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm cho các Doanh nghiệp TMDV, triển khai các
chương trình cho vay tín dụng từ nguồn tài trợ của các nước đối với một số đối tượng
đặc biệt. NHNN và các NHTM cũng đã có các quy định thông thoáng hơn, tạo điều
kiện cho các Doanh nghiệp TMDV. Vì vậy, số lượng các Doanh nghiệp TMDV tiếp
cận được các nguồn vốn tín dụng chính thức đã tăng lên đáng kể.
Sự hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp về tài chính của Nhà nước cho các Doanh nghiệp
TMDV bằng các chính sách tín dụng cụ thể và qua nhiều kênh đa dạng như: Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển,
17
Ngân hàng Công thương, các Ngân hàng thương mại cổ phần, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát
triển qua các chương trình, dự án ưu đãi. Các tổ chức và các kênh tín dụng này đóng
vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các Doanh nghiệp TMDV đổi mới, mở
rộng quy mô sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Trong giai đoạn 2011-2016 vừa qua, Nhà nước đã đẩy mạnh một số giải pháp
hỗ trợ vốn cho Doanh nghiệp như:
- Đẩy mạnh cắt giảm lãi suất cho Doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước từng bước hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có
Doanh nghiệp TMDV tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư, phát triển sản
xuất kinh doanh. NHNN đã thực hiện các giải pháp giảm mặt bằng lãi suất tháo gỡ khó
khăn cho Doanh nghiệp. Năm 2017 NHNN đã ban hành Quyết định quan trọng về điều
chỉnh giảm lãi suất có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2017: Quyết định 1425/QĐ-
NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ưng nhu cầu vốn phục vụ
một số lĩnh vực ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày
30/12/2016. Cụ thể giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng tiền đồng (VNĐ) đối
với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nô g thôn, công nghiệp hỗ trợ, doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 7% xuống còn 6,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn
hạn tối đã bằng VNĐ của quỹ tín dụng nhân dân và tổ c ức ài chính vi mô đối với các
nhu cầu vốn này cũng giảm từ 8% xuống còn 7,5%/năm. Đây là đợt điều chỉnh lãi suất
điều hành của NHNN sau hơn bốn năm không thay đổi kể từ ngày 18/3/2014.
- Thực hiện bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp:
Ngày 10/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Q yết định số
03/2011/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế bảo lãnh cho Doanh nghiệp vay vốn tại
NHTM. Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ
khoản vay của Doanh nghiệp thuộc đối tượng được bảo lãnh vay vốn tại NHTM (tối đa
85% tổng mức vốn đầu tư dự án). Năm 2014 Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư
29/2014/TT-NHNN về việc hướng dẫn các Ngân hàng thương mại phối hợp với
18
Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc thực hiện cơ chế bảo lãnh cho Doanh
nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại.
Qua khoảng 15 năm, hiện có 28 quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập ở các địa
phương. Một số địa phương có nhu cầu thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng như chưa bố
trí nguồn để thành lập Quỹ. Một số địa phương đã thành lập Quỹ nhưng nguồn bốn
nhỏ, không bổ sung thêm vốn điều lệ. Theo chỉ đạo tại Công văn 07/TTg-KTTH ngày
03/01/2013 về bảo lãnh tín dụng đối với Doanh nghiệp. Thủ tướng Chính Phủ đã đồng
ý về nguyên tắc sử dụng nguồn thu cổ phần hóa từ các Doanh nghiệp Nhà nước địa
phương (phần phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp) để tăng
cường nguồn lực tài chính cho Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương.
- Một số chính sách khác
Chương trình cho vay thương nhân vùng khó khăn được thực hiện theo Quyết
định 92/2009/QĐ-TTg và mới đây là Quyết định 307/QĐ-TTg ngày 26/2/2016 của
Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức cho vay đối với chương trình. Theo
Quyết định số 307, từ ngày 15/3/2016, thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ
sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế được nâng hạn mức
vay tối đa từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng. Đặc biệt để hỗ trợ Doanh nghiệp vượt
qua khó khoăn trong giai đoạn suy thoái kinh tế, Chính Phủ cần cơ cấu lại hệ thống
Ngân hàng tạo ra hệ thống tín dụng lớn hơn, cơ động hơn, kiềm chế lạm phát giúp Doa
ng iệp vay vốn với lãi suất thấp, miễn, giảm, giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
* Chính sách hỗ trợ thuế
Pháp luật và chính sách thuế đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây
dựng một nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào
kinh tế khu vực và thế giới. Trong những năm qua, song song với những cải cách kinh
tế và cải cách Doanh nghiệp, các chính sách và pháp luật thuế đã luôn được hoàn thiện
theo xu hướng ngày càng phù hợp hơn đối với yêu cầu của một nền kinh tế và cải cách
Doanh nghiệp theo xu hướng có lợi và bình đẳng cho các loại hình Doanh nghiệp, đó
là số lượng các thuế suất ngày càng giảm. Về cơ bản, chính sách thuế của Nhà nước đã
góp phần khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh doanh của các Doanh nghiệp TMDV.
19
Trong các ưu đãi về thuế, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp có ý nghĩa trực tiếp
nhất đối với các Doanh nghiệp TMDV.
Chính sách thuế và hệ thống thuế đã được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhiều
lần cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, làm cho thuế thực sự là công cụ quản
lý vĩ mô có hiệu quả. Các sắc thuế hiện hành có liên quan đến các Doanh nghiệp
TMDV gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất, thuế
chuyển dịch quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân.
Các quy định về thuế suất, quy định miễn, giảm thuế đã có sự điều chỉnh theo
hướng tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đến nay, hầu hết các chính sách
thuế đã được xây dựng trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế,
bảo đảm bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế. Bất kỳ Doanh nghiệp nào nếu có đủ
điều kiện ưu đãi đến được hưởng các ưu đãi về các khoản thu về đất theo quy định của
Luật khuyến khích đầu tư trong nước chẳng hạn, về tiền sử dụng đất, các Doanh
nghiệp thuế mọi thành phần kinh tế đều được hưởng các ưu đãi về các khoản thu về
đất theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Trong giai đoạn 2011 đến nay, Chính Phủ đã liên tục thực hiện các biện pháp
miễn, giảm, giãn thuế để tháo gỡ khó khăn cho Doa h nghiệp. Đối với thuế thu nhập
doanh nghiệp đã giảm mức thuế suất phổ thông từ mức 25% xuống 22% từ ngày
01/01/2014 và theo mức 20% từ ngày 01/01/2016.
Dù đã được cải tiến đáng kể nhưng những vấn đề tồn tại trong chế độ thuế hiện
hành vẫn bị coi là đối xử bất bình đẳng trong quá trình thi hành và quy định về thuế phức
tạp chồng chéo với quá nhiều loại thuế hoặc quá nhiều trường hợp miễn trừ thuế. Một vấn
đề là các loại thuế suất khác nhau được áp dụng một cách phân biệt giữa các hoạt động
kinh doanh khác nhau điều này gây ảnh hưởng tới các Doanh nghiệp TMDV như:
- Làm ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của các Doanh nghiệp Việt Nam
- Tạo điều kiện cho việc trốn lậu thuế, tham nhũng
- Gây ảnh hưởng tới việc đầu tư phát triển mở rộng quy mô của Doanh nghiệp,
việc chuyển giao công nghệ.
* Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
20
Chất lượng nguồn nhân lực ở các Doanh nghiệp TMDV là yếu tố quan trọng
hàng đầu trong việc bảo đảm hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Trên thực tế,
phần nhiều nhân viên các Doanh nghiệp TMDV còn thiếu kiến thức nghề nghiệp, thiếu
tính sáng tạo mẫu mã, thiếu kiến thức về kinh doanh. Từ khi chuyển sang cơ chế thị
trường, chính sách lao động đã có bước chuyển cơ bản, chuyển từ chế độ lao động theo
biên chế nhà nước sang hợp đồng lao động dựa trên cung, cầu thị trường. Nhà nước tạo
lập khuôn khổ pháp lý cho việc sử dụng lao động nhằm đảm bảo quyền lợi cho người
lao động, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Trước năm
2000, nước ta vẫn chưa có chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho các Doanh nghiệp
TMDV một cách rõ ràng, nhất quán. Từ năm 2000 đến nay đã bước đầu có chính sách
đào tạo nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp.
Việc ban hành luật lao động với những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ
của người lao động cũng như các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động đã tạo động
lực to lớn cho người lao động và sử dụng lao động giúp nâng cao năng suất lao động,
tạo hiệu quả cao và thúc đẩy các D anh nghiệp TMDV mở rộng kinh doanh.
Pháp luật về giáo dục, đào tạo nghề ũng được chú trọng từ những quy định về
hệ thống các trường, nội dung, chương trình…Nhờ đó, nhiều cơ sở đào tạo đã được
hình thành và phát triển, số lượng và chất lượng đào tạo được nâng cao, góp phần đảm
bảo nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ t uật cao.
* Xúc tiến thương mại
Luật Thương mại sửa đổi năm 2005 đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
Doanh nghiệp TMDV, điều chỉnh hành vi thương nhân và các giao dịch thương mại.
Đây là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà Nước.
Từ khi thực hiện đổi mới nền kinh tế đến nay, pháp luật về thương mại được đổi
mới trên nhiều mặt như: thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại bao gồm tự do hóa giá cả,
tự do kinh doanh, đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ việc ngăn
sông, cấm chợ, thúc đẩy hình thành hệ thống thị trường đồng bộ, thống nhất, đảm bảo
bình đẳng và xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong hoạt động thương mại nội địa và thương
mại quốc tế. Với việc bãi bỏ phần lớn thuế nhập khẩu, bãi bỏ các biện pháp
21
hành chính như cấm đoán, hạn ngạch… đã tạo môi trường thông thoáng cho các hoạt
động của Doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất và dành ưu tiên cao nhất
cho sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu, hỗ trợ các Doanh nghiệp TMDV
phát triển thị trường xuất khẩu mới, xuất khẩu được mặt hàng mới, đảm bảo quyền tự
chủ kinh doanh cho các Doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện các cam
kết quốc tế song phương và đa phương, hội nhập thương mại khu vực và thế giới.
Tuy nhiên hiện nay hoạt động xúc tiến thương mại ở một số địa phương còn
hạn chế, nhiều doanh nghiệp không có cơ hội hoặc điều kiện quảng bá sản phẩm, dịch
vụ của mình rộng rãi, hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại chưa cao.
1.2.3 Đánh giá chung
Cùng với sự phát triển liên tục của kinh tế nước ta trong những năm qua, các
Doanh nghiệp TMDV có những bước phát triển khá nhanh về cả số lượng và quy mô,
đồng thời có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: quy mô nhỏ, làm
chưa tốt vai trò hướng dẫn tiêu dùng và tổ chức thông tin thị trường để định hướng cho
sản xuất kinh doanh, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các Doanh nghiệp nước ngoài cũng
như các Doanh nghiệp trong nước…Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ đối
với các Doanh nghiệp TMDV.
Bên cạnh những thành công, thuận lợi đã đạt được các Doanh nghiệp TMDV
hiện nay đang gặp một số khó khăn như:
- Mặt bằng phục vụ kinh doanh còn khó khăn, các thủ tục để thuê đất mở rộng
mặt bằng còn rườm rà, thời gian kéo dài.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm có nơi chưa đáp
ứng được yêu cầu, không thuận tiện cho kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh: trong thời gian qua, lãi suất cho vay liên
tục ở mức cao và trong thời gian dài, nên các Doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn
vay. Ngay cả khi tiếp cận được vốn vay, với lãi suất cao, thời gian vay vốn ngắn khiến
các Doanh nghiệp khó quay vòng vốn để trả lãi ngân hàng, trả lương cho người lao
động. Tình hình khó khăn những năm gần đây cũng khiến quy mô đăng ký bình quân
của một Doanh nghiệp có xu hướng giảm.
22
- Hiệu quả kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn, do ảnh hưởng của suy thoái kinh
tế, sức tiêu thụ của thị trường giảm sút, Doanh nghiệp có xu hướng chủ động hoạt
động cầm chừng.
- Kim ngạch xuất khẩu giảm, thị trường bị thu hẹp. Hầu hết các thị trường
truyền thông của Doanh nghiệp Việt Nam bị thu hẹp, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu
giảm, trong khi đó các thị trường mới chủ yếu phục vụ các hợp đồng ngắn hạn, theo
thời vụ, thiếu tính ổn định.
- Việc tiếp cận thông tin hỗ trợ kinh doanh, định hướng sản phẩm còn chưa
thường xuyên, không kịp thời.
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng
Quan sát sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Doanh nghiệp TMDV, một
số Doanh nghiệp nói chung Doanh nghiệp TMDV nói riêng chịu nhiều yếu tố ảnh
hưởng như: nhóm các yếu tố ảnh hưởng do môi trường kinh doanh; nhóm các yếu tố
do nội tại các Doanh nghiệp. Dưới góc độ nghiên cứu chúng tôi chủ yếu xét đến sự ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh.
Sơ đồ 1.1: Yếu tố ảnh hưởng đến Doanh nghiệp TMDV
1.2.4.1 Điều kiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng
như sự phát triển của các Doanh ngiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông
tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia…ảnh hưởng tới chi
23
phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả
năng giao dịch thanh toán…của các Doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu
quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
1.2.4.2 Năng lực thực thi của cơ quan chức năng
Ở nước ta, trong những năm qua mặc dù Nhà nước, các bộ ngành và các địa
phương đã có nhiều nỗ lực để giúp đẩy nhanh sự phát triển xủa Doanh nghiệp trong đó
có Doanh nghiệp TMDV, tuy nhiên trong quá trình triển khai các chủ trương chính
sách còn những vướng mắc cần khắc phục, trong đó năng lực, phẩm chất của đội ngũ
cán bộ công chức liên quan còn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn tình trạng nhũng
nhiều trong thủ tục hành chính từ khi chuẩn bị thành lập Doanh nghiệp đến trong quá
trình hoạt động của Doanh nghiệp như thủ tục xin thuê mặt bằng, thành lập Doanh
nghiệp, đăng ký kinh doanh, thuế, xuất nhập khẩu, vay vốn…đang là những rào cản
trong phát triển Doanh ngh ệp TMDV.
1.2.4.3 Sự phối hợp thực thi n iệm vụ của cơ quan chức năng
Để giúp các Doanh nghiệp phát triển, hàng loạt các bộ ngành chức năng như Bộ
Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài
nguyên và môi trường, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố, các Hội Doa h nghiệp ở Trung ương và địa phương, các sở ngành
địa phương, các trường đại ọc, viện nghiên cứu…Đây là những cơ quan liên quan trực
tiếp đến thực hiện các cơ chế, chính schs của Trung ương và địa phương đối với các
Doanh nghiệp. Trong những năm qua, sự phối hợp của các cơ quan trong việc tham
mưu cho Chính Phủ, Quốc hội ban hành các điều luật, cơ chế chính sách về thuế, tín
dụng, đất đai, đầu tư cở sở hạ tầng, xúc tiến thương mại là khá tốt, góp phần tạo sự
phát triển cho các Doanh nghiệp trong đó có Doanh nghiệp TMDV. Tuy nhiên, việc
phối hợp thực thi nhiệm vụ có lúc chưa chặt chẽ, các văn bản, quy định của ngành này
còn chống chéo văn bản của ngành khác, có việc chưa thực sự chủ động tham mưu
chính sách đối với Chính Phủ, có việc tham mưu chậm…
24
1.3 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và ở Việt Nam về phát triển Doanh
nghiệp TMDV
Trên thế giới hiện nay, các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và đạt được
nhiều thành công trong công tác phát triển kinh tế có rất nhiều kinh nghiệm trong việc
phát triển Doanh nghiệp TMDV.
Ở Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế theo hướng thị
trường nên nhiều kinh nghiệm còn cần được tiếp tục tổng kết, mặt khác do nhiều
nguyên nhân các Doanh nghiệp TMDV đang gặp nhiều khó khăn, đang rất cần sự hỗ
trợ từ phía Nhà Nước. Vì vậy, đối với Việt Nam nghiên cứu mô hình Doanh nghiệp
TMDV của các nước trên thế giới sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích đối với việc phát
triển các Doanh nghiệp TMDV ở nước ta.
1.3.1 Nhật Bản
Nhật Bản là nước đầu tiên ở Châu Á từ một nước Nông nghiệp lạc hậu thực
hiện quá trình công nghiệp hóa Đất nước, trở thành một cường quốc kinh tế với nền
kinh tế công nghiệp và nông nghiệp hiện đại. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật
Bản đặc biệt quan tấm đến phát triển các Doanh nghiệp TMDV vì đây là khu vực đem
lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nạn thất nghiệp. Các chính sách phát triển
Doanh nghiệp TMDV của Nhật Bản tập trung vào mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng và
phát triển của các Doanh nghiệp TMDV, tăng cườ g lợi ích kinh tế xã hội của các
Doanh nghiệp và người lao động tại Doanh nghiệp TMDV, khắc phục những bất lợi
mà các Doanh nghiệp TMDV gặp phải, hỗ trợ tính tự lực của các Doanh nghiệp
TMDV. Cụ thể:
- Cải cách pháp lý
Việc cải cách môi trường pháp lý được coi là một ưu tiên hàng đầu của Chính
phủ Nhật Bản. Luật cơ bản về Doanh nghiệp TMDV mới được ban hành năm 1999 trợ
giúp cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của Doanh nghiệp TMDV với
những thay đổi của môi trường kinh tế xã hội. Luật trợ giúp Doanh nghiệp TMDV đổi
mới trong kinh doanh khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các Doanh nghiệp mới,
tăng cường cung ứng vốn rủi ro, trợ giúp về công nghệ. Luật xúc tiến các hệ thống
phân phối có hiệu quả ở Doanh nghiệp TMDV trợ giúp cho việc tăng cường sức mạnh
25
cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thông qua công nghệ thông tin và xúc tiến các khu bán
hàng. Một hệ thống chính sách hỗ trợ cũng đã được thiết lập nhằm hạn chế sự phá sản
của Doanh nghiệp TMDV, củng cố cơ sở pháp lý của Doanh nghiệp TMDV để bổ
sung cho các thiếu hụt kinh tế và bố trí các điều kiện môi trường sao cho các Doanh
nghiệp có thể tự phát triển để trở thành các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Trợ giúp về vốn
Trợ giúp về vốn cho các Doanh nghiệp TMDV được thực hiện bằng các khoản cho
vay thông thường với lãi suất cao hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo mục
tiêu chính sách các biện pháp trợ giúp về vốn được thực hiện từ ba định chế tài chính
thuộc Chính Phủ là công ty đầu tư kinh doanh nhỏ, Ngân hàng hợp tác Trung ương về
thương mại dịch vụ và công nghiệp và công ty đầu tư mại hiểm quốc gia cụ thể:
+ Các khoản v y của các Doanh nghiệp TMDV được thực hiện tùy theo điều
kiện của khu vực thông qua một quỹ chung được góp bởi chính quyền Trung ương và
các Chính quyền địa phương và được ký quỹ ở một thể chế tài chính tư nhân.
+ Các khoản vay của các D anh nghiệp TMDV để cải tiến quản lý không phải
có thế chấp hoặc bảo lãnh.
+ Hệ thống bão lãnh tín dụng cho ác Doanh nghiệp TMDV vay vốn tại các thể
chế tài chính tư nhân. Còn hiệp hội bảo lãnh tín dụ g có chức năng mở rộng các khoản
tín dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho các Doa h g iệp.
- Trợ giúp về công nghệ
Luật xúc tiến các hoạt động sáng tạo Doanh nghiệp quy định các khoản trợ cấp,
bảo lãnh vốn vay và đầu tư trực tiếp cho các Doanh nghiệp TMDV.
Các Doanh nghiệp TMDV thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính đổi
mới muốn tăng vốn bằng cách phát hành cổ phần hoặc trái phiếu công ty được trợ giúp
bởi các quỹ rủi ro thuộc các địa phương. Để tăng sức cạnh tranh của Doanh nghiệp
thông qua áp dụng công nghệ thông tin và ứng dụng các phần mềm tin học được chính
quyền các địa phương trợ giúp.
- Trợ giúp về quản lý
Việc quản lý kinh doanh nhỏ và công nghệ thực hiện các chương trình đào tạo
cho các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật của Doanh nghiệp TMDV và đội ngũ
26
nhân sự của các quận, tỉnh. Chính phủ Nhật Bản ưu tiên tăng cường tiếp cận thông tin
của các Doanh nghiệp TMDV.
- Xúc tiến xuất khẩu
Chính phủ Nhật Bản tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh cho các Doanh
nghiệp TMDV bằng cách cung cấp dịch vụ hướng dẫn và thông tin môi giới và tư vấn
kinh doanh tạo cơ hội cho các Doanh nghiệp TMDV ở Nhật Bản có thể đăng ký trực
tiếp vào cơ sở dữ liệu trên mạng internet.
1.3.2 Trung Quốc
Trung Quốc mới chuyển sang kinh tế thị trường từ cuối những năm 70 của thế
kỷ trước. Vào thời gian mới chuyển đổi, khu vực thương mại dịch vụ Trung Quốc có
xuất phát điểm rất thấp nhưng trong vòng gần 30 năm qua khu vực này đạt tốc độ tăng
trưởng khá nhanh và đóng vai trò ngày càng quan trọng.
Kinh nghiệm thực t ễn của Trung Quốc với chính sách mở cửa của nền kinh tế
và đa dạng hoá các hình thức sở hữu đặc biệt là các hình thức liên doanh với nước
ngoài để phát triển kinh tế nói chung, phát triển thương mại dịch vụ nói riêng. Một
trong những chính sách đổi mới Trung Quốc đặc biệt quan tâm là chính sách mở cửa
và cải cách chế độ sở hữu để huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau từ trong nước
và nước ngoài để phát triển, mở rộng lĩnh vực thươ g mại. Một số kinh nghiệm cụ thể
của Trung Quốc như sau:
- Thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài: Khuyến k ích phát triển dịch vụ kiểu hối
để tận dụng tối đa nguồn vốn của Hoa Kiều cho Ngoại thương. Tăng cường các hình
thức liên doanh liên kết, hợp tác giữa hệ thống ngân hàng trong nước với các tổ chức
tài chính và ngân hàng ngoài để bổ sung nguồn vốn cho thị trường tín dụng. Cho phép
ngân hàng nước ngoài xây dựng chi nhánh tại các đặc khu kinh tế.
- Trung Quốc đặc biệt chú trọng dịch vụ xúc tiến thương mại hàng hoá và đẩy
mạnh đào tạo học tập kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ thương mại quốc tế
không những tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc mà còn ở các
xí nghiệp liên doanh của Trung Quốc tại nước ngoài.
- Các loại hình dịch vụ tài chính và tín dụng của hệ thống ngân hàng và tổ chức
tài chính trong nước cũng phát triển mạnh: Hệ thống ngân hàng được đa dạng hoá, tính
27
cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng lên; các hợp tác xã tín dụng ở nông thôn và ở
thành thị được thành lập.
Bên cạnh đó, thông qua việc phát triển dịch vụ thương mại điện tử để hướng
dẫn và nâng cao hiệu quả các chính sách ngoại thương cho các Doanh nghiệp, Trung
Quốc còn tạo điều kiện và hỗ trợ các Doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật của
các nước nhập khẩu, đã cố gắng ký kết các hiệp định thương mại với các nước để được
hưởng những ưu đãi về buôn bán, đồng thời nghiên cứu kỹ biện pháp TBT của các
nước này để tư vấn và hỗ trợ, tìm cách đối phó và vượt qua những khó khăn và rào cản
trong quá trình hội nhập.
1.3.3 Thành phố Hồ Chí Minh
Lãnh đạo thành phố, các ngành, các cấp và các đơn vị tập trung thực hiện các
chính sách miễn giảm, giãn thuế cho Doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh
các hoạt động hỗ trợ doanh ng iệp trong xúc tiến đầu tư thương mại, quảng bá thương
hiệu, mở rộng thị trường.
Thành phố đã thành lập các tổ công tác để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho
Doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa, tác động vào thị trường nhà ở,
tạo việc làm, từng bước xử lý nợ xấu gắn với hỗ trợ phát triển thị trường, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thành phố. Mặt khác, thành phố nỗ lực triển khai các biện pháp tích cực
kết nối các Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ki h doanh với các ngân hàng để tiếp cận
nguồn vốn với lãi suất phù hợp.
Hàng loạt các hoạt động XTTM hỗ trợ doanh nghiệp đã được tổ chức rất hiệu
quả như hội thảo về cơ hội kinh doanh tại thị trường nước ngoài, thu nút hàng trăm
doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tham gia; hội thảo xúc tiến đầu tư vào khu đô
thị mới Thủ Thiêm, giới thiệu đến các nhà đầu tư các dự án mới với nhiều chính sách
ưu đãi, thủ tục hành chính thông thoáng…
Thành phố Hồ Chí Minh cũng tập trung huy động các nguồn thu ngân sách để
đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, đồng thời nổ lực triển khai thực hiện các
giải pháp giảm chi phí vốn kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành
tiêu thụ sản phẩm.
28
1.3.4 Thành phố Đà Nẵng
Là trung tâm kinh tế thương mại hàng đầu của Miền Trung, những năm qua hoạt
động thương mại dịch vụ tại Đà Nẵng khá phát triển. Để có những thành công đó, thành
phố đã tận dụng lợi thế là Trung tâm kinh tế lớn của Miền Trung có cơ sở hạ tầng tương
đối hoàn chỉnh gồm: cảng nước sâu, sân bay quốc tế, điểm cuối của tuyến hành lang kinh
tế Đông Tây… tăng cường phát triển hệ thống mạng lưới bán buôn, Doanh nghiệp TMDV
lớn nhằm phát luồng hàng hóa đến các tỉnh Miền Trung – Tây nguyên.
Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa thương mại truyền thống
với thương mại hiện đại. Có định hướng phát triển hệ thống chợ bán buôn, bán lẻ, siêu
thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố, phát triển trung tâm thương mại, chợ
chuyên phát luồng bán buôn, tổng kho; Phát triển siêu thị, trung tâm thương mại bán lẻ
và chuyên doanh hiện đại.
Thiết lập và xây dựng ệ thống thu mua, hệ thống phân phối phù hợp với đặc
điểm của từng thị trường ngành hàng. Phát triển, đa dạng hóa các loại hình Doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối.
Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung Ương, ưu tiên bố trí quỹ đất cho phát triển
kết cấu hạ tầng thương mại. Hỗ trợ công tác đào tạo cho các Doanh nghiệp TMDV, phân
phối phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường đào tạo gắn hạn, dài hạn, huấn luyện kỹ năng
chuyên sâu cho đội ngũ lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Doanh nghiệp.
1.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương
Qua việc phân tích và tổng hợp kinh nghiệm và chính sách phát triển Doanh
nghiệp TMDV của một số nước trên thế giới và các Thành phố lớn trong nước, có thể
rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chủ trương, biện pháp phát triển
Doanh nghiệp TMDV như:
1.4.1 Chiến lược phát triển Doanh nghiệp TMDV gắn liền với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội
Việc coi chiến lược phát triển Doanh nghiệp TMDV là một bộ phận của chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các mục tiêu mà
còn ở việc cùng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của địa
phương, đất nước.
29
1.4.2 Xác định nhóm ngành ưu tiên phát triển
Kinh nghiệm phát triển Doanh nghiệp TMDV của các nước cho thấy cần xác
định rõ các nhóm ngành cần ưu tiên phát triển, đặc biệt chú trọng đến các ngành có
định hướng xuất khẩu. Hiện nay, chính sách phát triển kinh tế chung của Việt Nam là
khuyến khích xuất khẩu. Các ngành nghề truyền thống của Việt Nam đóng góp không
nhỏ trong việc tăng giá trị hàng xuất khẩu. Chính vì thế, cần khuyến khích các Doanh
nghiệp kinh doanh hàng có có khả năng xuất khẩu để tăng hiệu quả kinh doanh.
1.4.3 Bảo đảm sự bình đẳng cho Doanh nghiệp TMDV
Là một nước nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi, Việt Nam cần tiến hành
cải tổ hệ thống chính sách và hệ thống quản lý hành chính. Đối với tỉnh cần làm tốt
công tác cải cách thủ tục hành chính, không phân biệt Doanh nghiệp TMDV Nhà nước
h y tư nhân. Thực hiện tốt các quy định về điều tiết kinh doanh của Chính phủ đảm
bảo sự bình đẳng của Doanh nghiệp TMDV với các Doanh nghiệp khác trong nền kinh
tế.
1.4.4 Tăng cường năng lực nội tại Doanh nghiệp TMDV
Các chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV ở các nước không chỉ tập trung
vào việc tạo ra các điều kiện và ơ hội thuận lợi cho Doanh nghiệp TMDV mà còn tập
trung vào việc tăng cường năng lực đổi mới trong nội tại của bản thân Doanh nghiệp
TMDV, giúp các Doanh nghiệp p át uy tinh thần Doanh nghiệp bằng cách xây dựng
văn hóa kinh doanh cho các Doanh nghiệp TMDV. Theo các lý thuyết về tăng trưởng
và phát triển thì các động lực nội tại có một vai trò hết sức quan trọng. Do đó, muốn
phát triển Doanh nghiệp TMDV một cách bền vững thì cần giúp các Doanh nghiệp
TMDV xây dựng và phát huy các năng lực nội tại trong hoạt động kinh tế.
1.4.5 Xây dựng môi trường thuận lợi cho các Doanh nghiệp TMDV phát triển
Xây dựng hệ thống pháp luật cởi mở phù hợp với thông lệ quốc tế. Hội nhập
kinh tế quốc tế, trước hết đòi hỏi hệ thống pháp luật và chính sách phát triển kinh tế
của mỗi nước phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Môi trường kinh doanh thuận lợi là
động lực quan trọng giúp Doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi nhất là trong điều kiện
hội nhập quốc tế ngày càng sâu của nền kinh tế.
30
Môi trường bên trong bao gồm toàn bộ các quan hệ kinh tế, tổ chức kỹ thuật
nhằm đảm bảo cho Doanh nghiệp kết hợp các yếu tố nội tại trong một Doanh nghiệp
nhất định, trong thực tế Doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố hoàn cảnh nội bộ của nó.
Môi trường bên ngoài là tổng thể các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội tác động
đến hoạt động của Doanh nghiệp. Nhiều khi môi trường vĩ mô và môi trường tác
nghiệp kết hợp với nhau và được gọi là môi trường bên ngoài.
1.4.6 Các hình thức hỗ trợ về tài chính
Các nước đều có hình thức hỗ trợ về tài chính hết sức kinh hoạt cho các Doanh
nghiệp TMDV. Ngoài các hình thức hỗ trợ trực tiếp đó, còn có các hình thức hỗ trợ tài
chính như: Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền
thống. Ngoài các quỹ hỗ trợ tài chính này, một số nước cũng rất thành công trong việc
hỗ trợ tài chính thông qua các hình thức thuê tài chính. Đây là một hình thức giải quyết
vốn dài hạn và trung hạn cho các Doanh nghiệp TMDV đòi hỏi các cán bộ ngân hàng
phải nắm được nhu cầu của Doanh nghiệp để có thể mua tài sản phù hợp với nhu cầu
Doanh nghiệp cần vay vốn.
31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TMDV
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2014-
2016 2.1 Đặc điểm địa bàn
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên
* Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý 16
o
18’- 17
o
10’ độ vỉ
bắc và 106
o
32’-107
o
24’ độ kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh
Thừa Thiên Huế, phía đông giáp biển đông với chiều dài bờ biển trên 75 km và được án
ngự ngoài khơi bởi đảo Cồn Cỏ có diện tích khoảng 4km
2
cách bờ biển (Mủi Lay) 30km;
phía tây giáp 2 tỉnh Savanakhet và Sanavan của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, có Quốc lộ 9 nằm
trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC) qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, thuận
lợi cho các ngành giao thông, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư với các nước ASEAN.
* Khí hậu
Tỉnh Quảng Trị có điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, do nằm trọn trong
khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và là vùng chuyển tiếp giửa hai miền khí hậu Bắc-Nam,
ngoài ra còn chịu ảnh hưởng lớn của miền khí hậu Tây Trường Sơn. Do đó khí hậu
chia làm hai mùa rỏ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với gió Tây Nam
khô nóng dể gây ra hạn hán, mùa mưa kéo dài từ tháng 11đến tháng 3 hà g năm thường
xuyên có bảo, lũ lụt và gió mùa Đông- Bắc mưa rét kéo dài. Nhiệt độ không khí rung
bình cả năm 2017 là 22,8
0
C, thấp hơn trung bình cả nước; số giờ nắng cả năm 2017 là
1374,9 giờ, giờ nắng cao nhất tập trung vào tháng 5 cho đến tháng 8; lượng mưa cả
năm 2017 là 2805,3mm, lượng mưa cao nhất tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 mà cao
điểm là tháng 10 hàng năm; độ ẩm không khí trung bình năm 2017 là 88%.
* Địa hình
Địa hình tỉnh khá đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển.
Vùng miền núi chiếm 67% tổng diện tích đất tự nhiên, vùng trung du chiếm 22% tổng
diện tích, còn lại vùng đồng bằng chiếm 11% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh.
Điểm cao nhất là Voi Mẹp cao 1.701m, điểm thấp nhất chạy dọc dải đồng bằng có độ
cao tuyệt đối từ 25-50m, độ cao trung bình nằm ở vùng trung du gò đồi có độ cao tuyệt
đối từ 50-100m so với mặt nước biển.
32
Các sông lớn như Sêbănghiên, sepon đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào.
Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình
lại có hướng sông song với các thung lũng sông lớn như Cam Lộ, Thạch Hãn, Bến Hải.
Tính phân bậc của địa hình từ Tây sang Đông thể hiện khá rõ ràng. Nếu ở phía Tây của
đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải mái, bị phân cắt yếu thì ở phía Đông đường
phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Đồng bằng hẹp, cấu tạo bởi
phù sa ở giữa lại thấp là nơi chuyển tiếp giữa hai miền Bắc - Nam.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Về đất đai:
Tỉnh Quảng Trị có diện tích là 4737,44 Km
2
. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng
giảm dần, năm 2016 còn 387.286 ha do thực hiện kế hoạch đưa thành phố Đông Hà lên đô thị
loại 2 nên đất đai được lấy để xây dựng các khu công nghiệp, hệ thống đường giao thông.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2016
Đơn vị: ha
Tổng số Cơ cấu %
TỔNG SỐ - TOTAL 473744 100
- Đất nông nghiệp 387286 81,75
- Đất phi nông nghiệp 40362 8,52
Đất sản xuất, kinh doanh 1168 0,25
- Đất chưa sử dụng 46096 9,73
( Nguồn số liệu: Kết quả kiểm kê đất đai năm 2016)
Thực tế cho thấy tiềm năng đất của tỉnh còn k á lớn, đất chưa sử dụng năm
2016 còn 46.096 ha có thể cho phép khai thác sử dụng để phát triển kinh tế của tỉnh.
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Năm 2016, tổng dân số của tỉnh là 623.528 người, tăng so với năm 2015 là
3.580 người. Tốc độ tăng trưởng dân số cơ học của tỉnh là tương đối nhanh. Trong đó:
- Thành thị là 184.864 người; Nông thôn là 438.664 người;
- Phân theo giới tính: Nam là 306.041 người; Nữ là 317.487 người;
- Tỷ lệ sinh trong năm là 18,15%;
- Tỷ lệ chết trong năm là 7,05%;
- Tỷ lệ tăng tự nhiên trong năm là 11,10%.
33
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAYBài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOTĐào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAYĐề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 ĐiểmLuận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà NẵngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
 
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy TùngĐề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
 
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty sản xuất hàng may mặc, HAY
Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty sản xuất hàng may mặc, HAYPhát triển nguồn nhân lực tại Công ty sản xuất hàng may mặc, HAY
Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty sản xuất hàng may mặc, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đLuận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
 

Ähnlich wie Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Man_Ebook
 

Ähnlich wie Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT! (20)

Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng TrịLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
 
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
 
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
 
Đề tài: Phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hải PhòngĐề tài: Phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hải Phòng
 
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhLuận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệpĐề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
 
Luận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAY
Luận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAYLuận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAY
Luận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAY
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
 
Kế toán thanh tra kiểm tra thuế doanh nghiệp huyện Thanh Trì, 9đ
Kế toán thanh tra kiểm tra thuế doanh nghiệp huyện Thanh Trì, 9đKế toán thanh tra kiểm tra thuế doanh nghiệp huyện Thanh Trì, 9đ
Kế toán thanh tra kiểm tra thuế doanh nghiệp huyện Thanh Trì, 9đ
 
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
 
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
 
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
 
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
 
Luận án: Chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp trong cạnh tranh
Luận án: Chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp trong cạnh tranhLuận án: Chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp trong cạnh tranh
Luận án: Chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp trong cạnh tranh
 
Hoạt động kinh doanh và Marketing tại Cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh
Hoạt động kinh doanh và Marketing tại Cảng Vũng Áng – Hà TĩnhHoạt động kinh doanh và Marketing tại Cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh
Hoạt động kinh doanh và Marketing tại Cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
 

Mehr von Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Mehr von Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Kürzlich hochgeladen

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Kürzlich hochgeladen (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 

Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ NGỌC MẪN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN TÀI PHÚC HUẾ, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN *** Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn. Các số liệu và thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Quảng Trị, ngày 01 tháng 8 năm 2017 Tác giả Trần Thị Ngọc Mẫn i
  • 3. LỜI CẢM ƠN *** Để hoàn thành tốt Luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn - PGS. TS Nguyễn Tài Phúc, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các thầy cô giáo trong và ngoài khoa đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu để Luận văn được hoàn thành tốt hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn c ân thành đến Cục Thống Kê Quảng Trị, Cục thuế tỉnh Quảng Trị, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Trị, Sở Công thương tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị và các D anh nghiệp trên địa bàn đã tạo điều kiện và cung cấp số liệu, thông tin cần thiết giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, phân tích đề tài. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã động viên giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian viết Luận văn. ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên : TRẦN THỊ NGỌC MẪN Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 8 34 04 10 Niên khóa : 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC Tên đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 1. Tính cấp thiết của đề tài: Doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của Đất nước. Phát triển Doanh nghiệp là tất yếu và chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên sự phát triển đi lên của loại hình Doanh nghiệp Thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa tương xứng với điều kiện và tiềm năng sẵn có, nhiều Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ, không có lãi hoặc có lãi nhưng hiệu quả hoạt động vẫn còn thấp. Chính vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển Doanh nghiệp Thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” 2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập và đánh giá một số hoạt động liên quan đến phát triển Doanh ng iệp TMDV. Phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp chủ yếu phục vụ cho phân tích định lượng được sử dụng thông qua khảo sát bằng bảng hỏi đã được tác giả thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu định tính. Số liệu được tổng hợp và xử lý thông qua phần mềm hỗ trợ Microsoft Excel 2010. 3. Kết quả nghiên cứu: Ngoài đánh giá, phân tích các số liệu thứ cấp về số lượng, nguồn vốn, luận nhuận, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh và các chính sách hỗ trợ... tác giả còn tiến hành chọn 30 Doanh nghiệp trên địa bàn để thực hiện khảo sát. Căn cứ kết quả khảo sát để thực hiện phân tích những khó khăn mà Doanh nghiệp TMDV đang gặp phải, các hạn chế của các chính sách hỗ trợ từ đó làm căn cứ để tác giả đưa ra những giải pháp phát triển cụ thể cho các Doanh nghiệp thương mại dịch vụ. iii
  • 5. MỤC LỤC Lời cam đoan......................................................................................................................................................i Lời cảm ơn..........................................................................................................................................................ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế......................................................................................iii Mục lục................................................................................................................................................................iv Danh mục các từ viết tắt............................................................................................................................vii Danh mục sơ đồ...............................................................................................................................................ix PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng và phạm vi ngh ên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu: các D anh nghiệp thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 3 4. Phương pháp nghiên cứu3 4.1. Phương pháp điều tra, thu nhập dữ liệu 3 4.2.Xử lý và phân tích dữ liệu 4 5. Kết cấu luận văn 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM 6 1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ 6 1.1.1. Khái niệm và bản chất của Doanh nghiệp thương mại dịch vụ 6 1.1.2. Lí luận về phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ 6 1.1.3 Sự cần thiết phát triển Doanh nghiệp TMDV 10 1.2. Các chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV 11 1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV 11 1.2.2 Nội dung phát triển Doanh nghiệp TMDV 13 1.2.3 Đánh giá chung 22 iv
  • 6. 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng23 1.3 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và ở Việt Nam về phát triển Doanh nghiệp TMDV 25 1.3.1 Nhật Bản 25 1.3.2 Trung Quốc 27 1.3.3 Thành phố Hồ Chí Minh 28 1.3.4 Thành phố Đà Nẵng 29 1.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương 29 1.4.1 Chiến lược phát triển Doanh nghiệp TMDV gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 29 1.4.2 Xác định nhóm ngành ưu tiên phát triển 30 1.4.3 Bảo đảm sự bình đẳng cho Doanh nghiệp TMDV 30 1.4.4 Tăng cường năng lực nộ tại Doanh nghiệp TMDV 30 1.4.5 Xây dựng môi trường thuận lợi cho các Doanh nghiệp TMDV phát triển 30 1.4.6 Các hình thức hỗ trợ về tài chính 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TMDV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2014-2016 32 2.1 Đặc điểm địa bàn 32 2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 32 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 33 2.1.3 Về phát triển thương mại dịch vụ tỉnh 37 2.2 Thực trạng phát triển Doanh nghiệp TMDV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 39 2.2.1 Khát quát về Doanh nghiệp TMDV trên địa bàn tỉnh 39 2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp TMDV tr n địa bàn tỉnh Quảng Trị 47 2.2.3 Đóng góp của các Doanh nghiệp TMDV đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị 51 2.2.4 Đánh giá chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển Doanh nghiệp TMDV trên địa bàn 52 2.2.5 Đánh giá chung về chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV tỉnh Quảng Trị 63 v
  • 7. 2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng và năng lực thực thi của các cơ quan chức năng.............. 70 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025 ............................................................................................................................... 72 3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2025......................... 72 3.1.1 Mục tiêu tổng quát................................................................................................72 3.1.2 Các chỉ tiêu phân đấu chủ yếu..............................................................................73 3.1.3 Phương hướng phát triển đến năm 2025 ..............................................................74 3.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển Doanh nghiệp TMDV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025........................................................................................................... 75 3.2.1 Quan điểm phát triển Doanh nghiệp TMDV........................................................ 75 3.2.2 Định hướng, mục tiêu phát triển Doanh nghiệp TMDV đến năm 2025 .............. 76 3.2.3 Mục tiêu phát triển Doanh nghiệp TMDV đến năm 2025 .................................. 81 3.3 Một số giải pháp nhằm t úc đẩy phát triển Doanh nghiệp TMDV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. ................................82 3.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô .......................................................................................... 82 3.3.2 Nhóm giải pháp vi mô .......................................................................................... 93 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 96 I. Kết luận ...................................................................................................................... 96 II. Kiến nghị................................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 100 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 102 Quyết định Hội đồng chấm luận văn Biên bản của Hội đồng chấm luận văn Bản nhận xét của phản biện 1 Bản nhận xét của phản biện 2 Bản giải trình chỉnh sửa luận văn Bản xác nhận hoàn thiện luận văn vi
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CC Cơ cấu CTCP Công ty cổ phần CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân GTSX Giá trị sản xuất NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng Thương mại TMDV Thương mại dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TMĐT Thương mại điện tử TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TSLĐ Tài sản lưu động VĐT Vốn đầu tư SL Số lượng XNK Xuất nhập khẩu XTTM Xúc tiến thương mại vii
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 ................................................................. 33 Bảng 2.2 Dân số trung bình phân theo giới tính............................................................ 34 và phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2014-2016 ............................................... 34 Bảng 2.3 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng tự nhiên................................. 34 của dân số giai đoạn 2014-2016 .................................................................................... 34 Bảng 2.4 Số lao động và cơ cấu lao động ..................................................................... 34 phân theo ngành kinh tế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016...................................... 34 Bảng 2.5: Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Trị .................... 36 Bảng 2.6: Tình hình đầu tư tỉnh Quảng Trị qua các năm .............................................. 38 Bảng 2.7: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ................................... 39 giai đoạn 2014 – 2016 ................................................................................................... 40 Bảng 2.8 Số lượng Do nh nghiệp thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng du lịch, dịch vụ tỉnh Quảng Trị phân theo ngành hoạt động năm 2016 ............................................. 43 Bảng 2.9: Số lao động làm việc trong các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 ...................................................................................................... 44 Bảng 2.10: Số lượng Doanh nghiệp TMDV tỉnh Quảng Trị chia theo quy mô nguồn vốn đến thời điểm 31/12/2016.......................................................................................45 Bảng 2.11: Khả năng tiếp cận vốn vay tại ác ngân hàng của các Doanh nghiệp TMDV ........................................................................................................................... 46 Bảng 2.12: Doanh thu các Doanh nghiệp TMDV theo kết quả điều tra Doanh nghiệp 2017 ...............................................................................................................................49 Bảng 2.13: Lợi nhuận các Doanh nghiệp TMDV theo kết quả điều tra Doanh nghiệp 2017 ...............................................................................................................................50 Bảng 2.14: Đóng góp của các Doanh nghiệp TMDV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 ............................................................................................................. 51 Bảng 2.15: Thực trạng và nhu cầu mở rộng mặt bằng của DN TMDV năm 2017 ....... 54 Bảng 2.16: Những khó khăn trong việc thuê đất hoặc thay đổi ĐĐKD........................ 55 Bảng 2.17: Cơ cấu DNTMDV có nhu cầu vay vốn và được vay.................................. 56 Bảng 2.18: Một số kết quả thu được trong tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 ............................................................................. 60 Bảng 2.19 : Tính cấp thiết và những bất cập còn tồn tại trong công tác hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Trị....................................................................... 61 viii
  • 10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Yếu tố ảnh hưởng đến Doanh nghiệp TMDV 23 ix
  • 11. PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của Đất nước. Phát triển Doanh nghiệp là tất yếu và chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã tác động tích cực đến quá trình phát triển Doanh nghiệp Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các loại hình Doanh nghiệp. Với chính sách này, các Doanh nghiệp trong đó có Doanh nghiệp thương mại dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng và có đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới kinh tế. Tuy nhiên trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã tạo ra không ít những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của các Doanh nghiệp TMDV ở nước ta hiện nay. T ực tế cho thấy, để các Doanh nghiệp TMDV phát triển cần thiết phải có sự thay đổi mạnh mẽ không chỉ từ phía Nhà Nước mà còn đòi hỏi có sự thay đổi cơ bản từ chính các hoạt động ủa Doanh nghiệp TMDV để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mục đích phát triển mạnh mẽ các Doanh nghiệp TMDV trong xu thế đổi mới kinh tế Đất nước. Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Tru g Bộ, với diện tích 4.737,4 km2 với tổng dân số 623.528 người, bao gồm 1 thành phố, 1 t ị xã và 8 huyện, 141 xã phường, thị trấn. Với kết quả điều tra Doanh nghiệp hàng năm cho hấy tình hình phát triển doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị tương đối mạnh cả về số lượng và chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề quan tâm cần phải giải quyết đó là tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả chiếm tỷ lệ không cao, số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể chiếm tỷ lệ cao trong số các doanh nghiệp đăng ký; số lượng doanh nghiệp, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và theo từng loại hình, theo từng ngành kinh tế đánh giá còn thiếu thống nhất giữa các cấp, các ngành. Ngoài ra, quá trình vận động, phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế luôn nảy sinh những vấn đề mới làm cho các 1
  • 12. chính sách, giải pháp luôn có xu hướng lạc hậu, bất cập, đòi hỏi phải thường xuyên nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện. Những năm gần đây tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái,…đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Doanh nghiệp. Khả năng chống đỡ của các Doanh nghiệp trước khủng hoảng và suy thoái kinh tế rất yếu ớt, khả năng tái đầu tư rất khó khăn. Các Doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp thương mại dịch vụ nói riêng vẫn phát triển kém hiệu quả, quy mô vốn và lao động chưa tương xứng trong từng lĩnh vực hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp. Việc yếu kém trong tổ chức quản lý do năng lực, chuyên môn của cán bộ quản lý , do thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường…nên chưa tạo ra một hướng đi cụ thể để tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai. Quán triệt và thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ về khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế, trong những năm qua tỉnh Quảng Trị đã tiến hành nhiều cải cách nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Ngân sách dành cho ác hương trình hỗ trợ vẫn còn phân tán dàn trải, một số chương trình hiệu quả còn thấp. Xuất phát từ mục tiêu phát triển Doanh g iệp nói chung và Doanh nghiệp thương mại dịch vụ nói riêng, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển là việc làm cấp thiết và có ý nghĩa to lớn nhằm tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho các Doanh nghiệp phát triển từ đó đóng góp vào tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế tỉnh nhà, thông qua số liệu điều tra Doanh nghiệp hàng năm ở Cục Thống Kê và tổ chức điều tra khảo sát thêm một số doanh nghiệp trong điều tra chọn mẫu tôi đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ tr n địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phát triển Doanh nghiệp TMDV, nghiên cứu thực trạng qua đó đề xuất các giải pháp phát triển 2
  • 13. Doanh nghiệp TMDV tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh toàn diện và vững chắc. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển Doanh nghiệp TMDV. - Phân tích thực trạng phát triển Doanh nghiệp TMDV tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016. - Đề xuất các giải pháp phát triển Doanh nghiệp TMDV đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: các Doanh nghiệp thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 3.2. Nội dung nghiên cứu: Thực trạng phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ, các chính sách hỗ trợ phát tr ển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ và giải pháp phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: đề tài này được thực hiện trong phạm vi địa bàn tỉnh Quảng Trị - Thời gian: Thực trạng phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ giai đoạn 2014 - 2016, đề xuất giải pháp phát triển Doanh ngh ệp TMDV đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp điều tra, thu nhập dữ liệu 4.1.1. Dữ liệu thứ cấp - Thu thập từ số liệu điều tra doanh nghiệp qua các năm từ 2015 – 2017 của Cục Thống Kê Quảng Trị - Thu thập từ các báo cáo của Cục thống kê tỉnh Quảng Trị, Chi cục Thống kê các tỉnh/thị xã/thành phố, Sở kế hoạch đầu tư, Sở Tài Chính, Cục thuế tỉnh… - Các văn bản chỉ đạo của Trung Ương và các bộ, ngành liên quan. - Thu thập thông tin từ internet, báo chí và một số nguồn khác. 4.1.2. Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra bảng hỏi + Đối tượng phỏng vấn: Các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, cán bộ cơ quan chức 3
  • 14. năng. + Đối tượng điều tra: Doanh nghiệp thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. + Phương pháp điều tra: (i) Kích cỡ mẫu: Do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, tác giả điều tra 30 doanh nghiệp mẫu. (ii) Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu tỷ lệ phân tầng, sau đó thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để đảm bảo tính khách quan. Ngành xây dựng theo mã ngành VISIC cấp 2: - Hoạt động bán buôn bán lẻ (45 - 47) - Hoạt động vận tải kho bãi (49 - 53) - Hoạt động dịch vụ (55 - 96) Căn cứ vào danh sách điều tra doanh nghiệp hàng năm của Cục Thống Kê Quảng Trị để lập và cập nhật dàn chọn mẫu. Mẫu chọn theo nguyên tắc đại diện cho từng ngành cấp 2 theo VSIC 2007. Mẫu điều tra của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ được xếp theo độ dốc doanh thu thuần theo từng ngành cấp 2, tác giả tiến hành chọn mẫu theo bước nhảy “k”, sao cho đủ 30 doanh nghiệp. 4.2.Xử lý và phân tích dữ liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả dữ liệu t eo các tiêu thức cụ thể qua thời gian. - Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh, quy mô và sự phát triển của các Doanh nghiệp thông qua các chỉ số tương đối và số tuyệt đối. - Phương pháp điều tra phỏng vấn qua bảng câu hỏi: là phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi soạn trước. Phương pháp này được áp dụng để thu thập thông tin sơ cấp từ các Doanh nghiệp, cán bộ cơ quan chức năng. Ngoài ra, để thu thập thông tin tương đối đầy đủ và khách quan về các vấn đề quan trọng liên quan, nhiều kỹ thuật thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu khác nhau đã được áp dụng và dựa trên nền tảng thu hút sự tham gia rộng rãi của các đối tượng 4
  • 15. liên quan. Đánh giá đã căn cứ trên nhiều quan điểm, chủ trương đường lối lãnh đạo của Đảng, cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước, định hướng và chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, năng lực quản lý và điều hành của cơ quan chủ trì thực hiện, nhu cầu và mức độ thoả mãn của các đối tượng hưởng lợi. 4.3. Phần mềm xử lý số liệu: Số liệu được tổng hợp và xử lý với sự hỗ trợ của chương trình Microsofl Excel 2010. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ ở Việt Nam Chương II. Thực trạng phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 Chương III. Giải pháp p át triển Doanh nghiệp TMDV tỉnh Quảng Trị đến năm 2025. 5
  • 16. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ 1.1.1. Khái niệm và bản chất của Doanh nghiệp TMDV 1.1.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp TMDV Doanh nghiệp thương mại dịch vụ ra đời do sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa trong sản xuất. Một bộ phận người sản xuất tách ra chuyên đưa hàng ra thị trường để bán, dần dần công việc đó được cố định vào một số người và phát triển thành các đơn vị, các tổ chức kinh tế chuyên làm nhiệm vụ mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ để thu lợi nhuận. Những người đó được gọi là Thương nhân. Đầu tiên Doanh nghiệp TMDV được xem như là Doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các công việc mua bán hàng hóa dịch vụ (T-H-T) sau đó hoạt động mua bán phát triển và trở nên phức tạp, đa dạng hơn xuất hiện dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại, do đó Doanh nghiệp TMDV được hiểu là Doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa và thực hiện các hoạt động dịch vụ nhằm thảo mãn nhu cầu của khách hàng nhằm thu lợi nhuận. Đặc thù của của Doanh nghiệp TMDV là hoạt động trong lĩnh vực phân phối lưu thông, thực hiện lưu chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng chứ không sản xuất ra các hàng hóa đó, mua để bán chứ không p ải để i u dùng. Doanh nghiệp TMDV là một tổ chức, một đơn vị kinh doanh có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và cho phép kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ mà pháp luật không cấm. Doanh nghiệp TMDV phải có tổ chức, đảm bảo những điều kiện về vốn, về tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi kinh doanh và hàng hóa dịch vụ kinh doanh của mình. 1.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp thương mại dịch vụ * Căn cứ vào phương thức kinh doanh - Doanh nghiệp bán buôn - Doanh nghiệp bán lẻ 6
  • 17. - Doanh nghiệp kinh doanh hỗn hợp (bán buôn và bán lẻ) * Căn cứ vào tính chất của mặt hàng kinh doanh - Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa: đó là các Doanh nghiệp chuyên kinh doanh một hoặc một số mặt hàng có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định. - Các Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp: là các Doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau. - Các Doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hóa (hỗn hợp): các Doanh nghiệp kinh doanh cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hóa và thực hiện các hoạt động dịch vụ thương mại. * Theo quy mô của doanh nghiệp - Doanh nghiệp thương mại dịch vụ có quy mô nhỏ. - Doanh nghiệp thương mại dịch vụ có quy mô vừa. - Doanh nghiệp thương mại dịch vụ có quy mô lớn. Để xếp loại doanh ng iệp người ta thường căn cứ vào hệ thống các tiêu thức khác nhau. Đối với Doanh nghiệp TMDV tiêu thức để xếp loại là số vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh số hàng hóa lưu huyển hàng năm, phạm vi kinh doanh. * Theo phân cấp quản lý - Các Doanh nghiệp TMDV do các bộ, các gà h của Trung ương quản lý. - Các Doanh nghiệp TMDV do địa phươ g quản lý như các Doanh nghiệp TMDV thuộc tỉnh (thành phố), thuộc tỉnh, quận, thị trấn, hị xã quản lý. * Theo chế độ sở hữu tư liệu sản xuất - Doanh nghiệp TMDV nhà nước: là Doanh nghiệp được nhà nước đầu tư hoặc cấp 100% vốn kinh doanh. - Doanh nghiệp TMDV tập thể: là Doanh nghiệp mà vốn kinh doanh do tập thể người lao động tự nguyện góp vào để kinh doanh. - Các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh. - DNTN: do các tư nhân trong nước và nước ngoài bỏ vốn kinh doanh. 1.1.1.3 Vai trò của Doanh nghiệp TMDV * Vài trò là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng 7
  • 18. Doanh nghiệp TMDV là hợp phần tất yếu, quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, là nơi thể hiện đầy đủ, tập trung nhất các mối quan hệ lớn trong xã hội: quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng; giữa cung và cầu; giữa tiền và hàng; giữa xuất khẩu với nhập khẩu; giữa thu và chi ngân sách, đồng thời cũng là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa cơ chế quản lý cũ chưa bị xóa bỏ hoàn toàn với cơ chế quản lý mới chưa hoàn chỉnh cùng đan xen tồn tại với nhau. Bởi vậy Doanh nghiệp TMDV phải phát huy vai trò là cầu nối, là trung gian cần thiết giữa sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Hoạt động của các Doanh nghiệp TMDV góp phần tạo ra các điều kiện vật chất cần thiết để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân; điều chỉnh tỷ lệ cân đối trong sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế, phát huy vai trò chỉ đạo, điều tiết thị trường, xứng đáng là công cụ chủ yếu của Nhà nước trong việc điều tiết và quản lý vĩ mô. * Vai trò thúc đẩy sản xuất, cung ứng dịch vụ mở rộng lưu thông Doanh nghiệp TMDV có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, cung ứng dịch vụ, mở rộng lưu thông tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Doanh nghiệp, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mau chóng vào nền kinh tế thế giới. * Vai trò phân phối hàng hóa, dịch vụ nơi thừa đến nơi thiếu Doanh nghiệp TMDV có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua hoạt động XNK, đưa hàng hóa dịch vụ trong nước ra nước ngoài và nhập hàng hóa, thiết bị kỹ thuật. 1.1.2. Lí luận về phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ 1.1.2.1 Khái niệm phát triển Doanh nghiệp thương mại dịch vụ Phát triển Doanh nghiệp TMDV: là sự mở rộng quy mô Doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức Doanh nghiệp. Phát triển Doanh nghiệp có 2 mức độ từ thấp lên cao là tăng trưởng và phát triển. * Tăng trưởng: là sự lớn mạnh của Doanh nghiệp nhưng ở mức độ thấp, trong đó cơ cấu Doanh nghiệp chưa có sự thay đổi lớn như: 8
  • 19. - Mở rộng quy mô kinh doanh (thêm mạng lưới cung ứng và các điểm bán hàng, tuyển thêm lao động, phát triển thêm một số sản phẩm mới như tính chất công nghệ sản xuất về cơ bản không đổi). - Thâm nhập vào một số thị trường mới. - Có vị trí quan trọng trong số các Doanh nghiệp cùng ngành hàng ở khu vực và trong nước. * Phát triển: là sự lớn mạnh của Doanh nghiệp ở mức độ cao, trong đó có sự biến đổi to lớn về cấu trúc Doanh nghiệp (về quy mô, về trình độ công nghệ, về thị trường cạnh tranh…). Các hình thức phát triển Doanh nghiệp TMDV: - Mở rộng quy mô kinh doanh. - Mở rộng phạm vi thị trường. - Tổ chức lại phương thức kinh doanh. - Mở thêm Doanh nghiệp mới. - Sáp nhập thêm các Doanh nghiệp TMDV khác để mở rộng quy mô. - Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. 1.1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của Doanh nghiệp TMDV Để đánh giá chính xác và có cơ sở hoa học về sự phát triển của Doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù ợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết. Trong quá trình thực iện đề tài, tác giả sử dụng các chỉ tiêu đánh giá sau: * Chỉ tiêu số lượng - Số lượng doanh nghiệp qua thời gian và phân theo ngành hoạt động. * Các chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh - Số lao động cuả doanh nghiệp. - Nguồn vốn: nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn theo quy mô. - Công nghệ và cơ sở hạ tầng. * Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh Doanh thu: là tổng thu nhập của Doanh nghiệp do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung cấp các dịch vụ cho bên ngoài sau khi trừ các khoản thuế tiêu thụ (Thuế TTĐB, 9
  • 20. thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp) và trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại). Lợi nhuận: là số lợi nhuận thu được trong năm của các Doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác phát sinh trong năm. Đây là tổng lợi nhuận của toàn Doanh nghiệp, tức là đã bù trừ giữa các hoạt động có lãi và hoạt động bị thua lỗ. 1.1.3 Sự cần thiết về phát triển Doanh nghiệp TMDV Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên Thế giới, các Doanh nghiệp TMDV đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và trong mạng lưới sản xuất toàn cầu và chuỗi cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay v i trò của các Doanh nghiệp TMDV được thể hiện ở các khía cạnh khác nhau: - Thứ nhất: Đóng góp vào kết quả hoạt động của nền kinh tế, góp phần làm tăng GDP. Cũng như Doanh nghiệp TMDV ở tất cả các nước, Doanh nghiệp TMDV ở Việt Nam cung cấp ra thị trường nhiều l ại hàng hoá, dịch vụ khác nhau đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, trang thiết bị và linh kiện cần thiết cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành thủ ông nghiệp cũng như các hàng hoá tiêu dùng khác. - Thứ hai: Thu hút vốn của các nguồn lực có sẵn có trong dân cư. VĐT là một yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh. Vốn là yếu tố cơ bản để khai thác và phối hợp các yếu tố khác trong kinh doanh như lao động, công nghệ và quản lý…để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên một nghịch lý hiện nay là trong khi có nhiều Doanh nghiệp đang thiếu vốn trầm trọng thì vốn nhàn rỗi trong dân cư còn nhiều nhưng không huy động được. Khi chính sách tài chính tín dụng của Chính phủ và các ngân hàng chưa thực sự tạo được niềm tin đối với những người có tiền đứng ra đầu tư kinh doanh, thành lập Doanh nghiệp. Dưới khía cạnh đó, Doanh nghiệp TMDV có vai trò to lớn trong việc huy động vốn để phát triển kinh tế. - Thứ ba: Giúp nền kinh tế phát triển ổn định và hiệu quả hơn. Khi số Doanh nghiệp TMDV tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng nhanh chóng cung cấp số lượng các sản phẩm và dịch vụ mới trong nền kinh tế. 10
  • 21. - Thứ tư: Tạo việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp. Khi các Doanh nghiệp TMDV phát triển để tạo nhiều cơ hội tăng việc làm, thu hút lao động và giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư kể cả người thất nghiệp, phụ nữ và người tàn tật. Nâng cao thu nhập của dân cư góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. - Thứ năm: Tạo điều kiện phát triển các tài năng kinh doanh. Ngoài ra các vai trò như đã nói ở trên, các Doanh nghiệp TMDV còn có vai trò trong việc phát triển các tài năng kinh doanh. Trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ kinh doanh đã gắn nhiều với cơ chế cao cấp, chưa có kinh nghiệm làm việc trong nền kinh tế thị trường. Sự phát triển của các Doanh nghiệp TMDV có tác dụng đào tạo, chọn lọc và thử thách đội ngũ doanh nhân. Sự ra đời của các Doanh nghiệp TMDV làm xuất hiện rất nhiều tài năng kinh doanh, đó là doanh nhân thành đạt biết cách làm giàu cho bản thân mình và xã hội. Bằng sự tôn vinh những doanh nhân giỏi, kinh nghiệm quản lý của họ sẽ được nhân ra và truyền bá tới nhiều cá nhân trong xã hội dưới nhiều kênh thông tin khác nhau, qua đó sẽ tạo ra nhiều tài năng mới ho đất nước. Với khía cạnh như vậy, Doanh nghiệp TMDV có vai trò không nhỏ trong việc đào tạo lớp doanh nhân mới ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. 1.2. Các chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV 1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV Cho đến nay chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về chính sách, ở mỗi quốc gia, mỗi lĩnh vực, mỗi giai đoạn lịch sử có những quan niệm khác nhau về chính sách, có thể liệt kê như sau: - Theo France ELLis “Chính sách được xác định như là đường lối hoạt động của Chính phủ chọn đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả mục tiêu mà Chính phủ tìm kiếm và lựa chon phương pháp để theo đuổi mục tiêu đó”. - Chính sách là một quá trình hành động có mục đích và một số cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson 1003). 11
  • 22. - Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, “chính sách là chủ trương và các biện pháp của một Đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội; như chính sách đối ngoại của nhà nước, chính sách dân tộc”. - Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thì chính sách được hiểu là “những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá…” Theo TS. Lê Chi Mai (2001) trong “Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách” định nghĩa “chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của họ”. Tiến sĩ Đinh Thị Nga (2003) trong “chính sách kinh tế và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp” định nghĩa “hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh ng iệp là các biện pháp, cách thức sử dụng các công cụ kinh tế tác động vào nền kinh tế n ằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực đầu vào, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường để doanh nghiệp phát triển, tồn tại bền vững trên thị trường, đạt mức tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng” Như vậy, khi đề cập đến phạm trù chính sách t ì nội hàm của nó phải bao gồm các yếu tố cấu thành sau đây: - Chủ thể đề ra và triển khai thực hiện chính sách là chủ thể quản lý của hệ thống quản lý, trong đó chính sách được đề ra và tổ chức thực hiện. Tuỳ theo các hệ thống quản lý khác nhau có chính sách khác nhau như chính sách của một cơ quan, doanh nghiêp, ngành, quốc gia, quốc tế…, trong đó bộ máy quản lý tương ứng của cơ quan, doanh nghiệp, ngành, quốc gia, tổ chức quốc tế… là chủ thể của chính sách. Không có khái niệm chính sách mà không gắn với một chủ thể nào đó. - Chính sách luôn gắn với những mục tiêu cụ thể. Mục tiêu của chính sách có thể được hiểu theo nghĩa rộng, có nghĩa đạt tới trạng thái mong đợi của hệ thống quản lý, cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là giải quyết một nhu cầu, một vấn đề mới xuất hiện của hệ thống quản lý. Mục tiêu của chính sách có thể xét trên góc độ 12
  • 23. tổng thể hệ thống, do đó mang tính toàn diện như mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu phát triển…, cũng có thể xét trên một mặt nào đó của hệ thống như mục tiêu thu nhập, mục tiêu mở rộng quy mô, mục tiêu cải cách cơ cấu…Mục tiêu khác nhau quy định chính sách khác nhau. - Chính sách còn bao hàm trong nó cả cách thức hành động để đạt tới mục tiêu mong muốn. Cách thức hành động ở đây bao hàm nhiều nội dung từ hệ quan điểm chỉ đạo hành động của chủ thể chính sách đến phương hướng, phương án, phương tiện, công cụ và nguồn lực thực thi chính sách trong thực tiễn, kể cả tiêu chí đánh giá chính sách. Trên cơ sở quan niệm như vậy, có thể hiểu; chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp TMDV là tổng thể các quan điểm, chủ trương, đường lối, phương pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ nhằm thực hiện các mục tiêu Nhà nước mong muốn ở các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế này. 1.2.2 Nội dung phát triển Doanh nghiệp TMDV 1.2.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển Doanh nghiệp TMDV Trong một thời gian dài xây dựng và phát triển đất nước, nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Mặt khá , trước năm 1986, chính sách phát triển kinh tế tập trung kế hoạch hóa bộc lộ nhiều yếu kém cả số lượng lẫn chất lượng. Các Doanh nghiệp nói chung, Doanh nghiệp TMDV nói riêng không đủ điều kiện và năng lực để đảm bảo phát triển ổn định của nền kinh tế. Trước ình hình đó, Nhà nước đã chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Từ đó các Doanh nghiệp đã phát triển tương đối năng động. Từ sau khi tiến hàng hội nhập quốc tế, gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới xiệc xây dựng và phát triển Doanh nghiệp TMDV là rất cấp bách để góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Trong đó, khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đánh giá: “Tư bản tư nhận được kinh doanh trong 13
  • 24. những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do pháp luật quy định. Phát triển kinh tế tư bản Nhà nước dưới nhiều hình thức…” Những quy định của Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã đặt những nền móng vững chắc và đầy đủ cho sự phát triển lâu dài và ổn định của các Doanh nghiệp TMDV. Hội nghị Trung ương 4 (Khóa VIII) khẳng định: “Hoàn thiện môi trường kinh doanh hợp pháp, tạo điều kiện và khuyến khích các Doanh nghiệp các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế”. Trên cơ sở các luật và văn bản dưới luật liên quan đến phát triển doanh nghiệp tiếp tục được ban hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư. Luật Doanh nghiệp được Quốc hội ban hành ngày 12/6/1999 và có hiệu lực kể từ ngày 1/12000 thay thế Luật DNTN, Luật Công ty đang hoạt động theo Nghị định 66/HĐBT ngày 2/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng được chuyển thành Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và hoạt động theo luật này. Luật Doanh nghiệp sửa đổi ngày 29/11/2005 và sửa đổi mới nhất 26/11/2014. Ngoài Luật Doanh nghiệp, Quốc hội ũng ban hành một số luật liên quan đến các Doanh nghiệp TMDV như Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh ngh ệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước… Đại hội X của Đảng cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân trong ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng mà pháp luật không cấm đã có tác động khuyến khích mạnh mẽ phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân được phát huy đầy đủ tiền năng và thế mạnh, tạo sức bật lớn cho nền kinh tế. 1.2.2.2 Các chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV Chính Phủ xác định vai trò quan trọng, lâu dài của Doanh nghiệp TMDV trong nền kinh tế và coi công tác xúc tiến, phát triển Doanh nghiệp TMDV là một nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế quốc gia. Chính Phủ và các Bộ, ngành địa phương đã thực hiện một số chính sách cụ thể như: * Hỗ trợ đăng ký kinh doanh Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân có nhu cầu thành lập Doanh nghiệp, sửa đổi thông tin trên giấy đăng ký kinh doanh có khả năng hoàn thành các thủ 14
  • 25. tục này một cách nhanh nhất, đơn giản nhất, ít tốn kém nhất mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về mặt pháp lý. Ngày 26 tháng 11 năm 2014, Luật Doanh nghiệp sửa đổi được ban hành, trong đó điều 27 quy định rõ trình tự, thủ tục đăng ký Doanh nghiệp. Sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời, các Luật khác cũng được ban hành như Luật đầu tư năm 2014; Luật phá sản năm 2014; Luật Thương mại năm 2005. Chính Phủ và các Bộ, ngành chức năng đã có các Nghị định, Thông tư hướng dẫn việc thi hành Luật Doanh nghiệp, trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp như: Nghị định 96/2015/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn Luật Doanh nghiệp; Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 01/11/2015 của Chính Phủ về đăng ký Doanh nghiệp; Thông tư số 04/2016/TT -BKHĐT quy định biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội t eo Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp; Thông tư 127/2015/TT BTC hướng dẫn cấp mã số Doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với Doanh nghiệp; Quyết định 1403/QĐ-TCT ban hành quy trì h phối hợp trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp giữa cơ quan thuế và cơ quan đă g ký kinh doanh; Nghị định 59/2002/NĐ-CP bãi bỏ một số giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác; Thông tư liên tịch 32/2007/TTLT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN hướng dẫn tổ chức hoạt động của hội nghị người lao động trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; Thông tư 106/2013/TT-BTC sửa đổi Thông tư 176/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp; Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài (hiệu lực từ 01/01/2017); Thông tư 41/2011/TT-BTC sửa đổi Thông tư 193/2010/TT-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lế phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu. 15
  • 26. Đây là những văn bản quan trọng làm cơ sở đến thực hiện việc đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trên toàn quốc. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành đã thực hiện tiến hành đăng ký kinh doanh qua mạng cho các Doanh nghiệp, công khai và đơn giản hóa thủ tục trong đăng ký kinh doanh. Số Doanh nghiệp được cấp phép đúng hạn tăng hơn, các thủ tục đăng ký kinh doanh đã có những cải tiến đáng kể. * Chính sách hỗ trợ đất đai Do hoàn cảnh đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, đất đai ở những vị trí kinh doanh thuận lợi thường thuộc về quyền sử dụng của Doanh nghiệp Nhà nước. Để khuyến khích các Doanh nghiệp TMDV phát triển, pháp luật và chính sách đất đai của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp có thể thuê đất một cách lâu dài và ổn định cũng như quyền sử dụng, quyền thuê đất như một thứ quyền tài sản để thế chấp vay vốn. Luật đất đai của nước ta được ban hành đầu tiên vào ngày 29/12/1987, được thay thế bởi đạo luật mới ban hành năm 1993,2003,2013, Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Luật đất đai 2013. Bên cạnh Luật đất đai, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành các pháp lệnh, Chính phủ và các cơ quan hành chính đã ban hành các văn bản quản lý đất đai bao gồm các Nghị định, Thô g tư, Quyết định, Chỉ thị hướng dẫn thi hành. Nội dung cơ bản: - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân: các Doanh nghiệp không có quyền sở hữu đất đai, mà chỉ có quyền thuê đất để sử dụng ổn định, lâu dài và mục đích kinh doanh. - Nhà nước không thừa nhận các yêu cầu đòi lại đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai. Quy định này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo tính ổn định trong quan hệ sử dụng đất đai, bảo vệ quyền lợi của các Doanh nghiệp thuê đất của Nhà nước một cách hợp pháp. - Tăng cường vị trí pháp lý cho các tổ chức thuê đất kinh doanh, tạo rất nhiều thuận lợi cho các Doanh nghiệp TMDV trong việc sử dụng đất để phát triển sản xuất kinh doanh. - Đơn giản hóa các yêu cầu khi thực hiện các quyền của người sử dụng. 16
  • 27. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp TMDV thuê đất của Nhà nước hoặc thuê lại quyền sử dụng đất trong các khu công nghiệp tập trung. Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật được ban hành là khuôn khổ pháp lý rất quan trọng, dỡ bỏ nhiều rào cản, vướng mắc cho các Doanh nghiệp. Các Nghị định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các Doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết vấn đề bức xúc tồn đọng nhiều năm nay. Trong nhiều năm qua, các chính sách liên quan đến đất đai từng bước được sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng thuận lợi hơn cho các Doanh nghiệp trong đó có Doanh nghiệp TMDV tiếp cận mặt bằng kinh doanh. Để tạo quỹ đất cho các Doanh nghiệp thuê, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thống kê và thu hồi đất ho ng hóa, sử dụng không đúng mục đích theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng C ính phủ về việc kiểm kê quỹ đất đang sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trong đó có kiểm kê các Doanh nghiệp thuộc đối tượng tổ chức kinh tế đang quản lý, sử dụng mà được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất. Tuy nhiên, hiện nay việc thuê được mặt bằng thuận lợi để kinh doanh phát triển hệ thống bán hàng, hay mở rộng mặt bằng kinh doanh hiện đang là một vấn đề nan giải của nhiều Doanh nghiệp thươ g mại dịch vụ. * Chính sách tín dụng Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ vốn đối với các Doanh nghiệp như thành lập một số tổ chức như Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia, Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương. Quỹ cho vay theo các chương trình hỗ trợ phát triển: Triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm cho các Doanh nghiệp TMDV, triển khai các chương trình cho vay tín dụng từ nguồn tài trợ của các nước đối với một số đối tượng đặc biệt. NHNN và các NHTM cũng đã có các quy định thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp TMDV. Vì vậy, số lượng các Doanh nghiệp TMDV tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng chính thức đã tăng lên đáng kể. Sự hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp về tài chính của Nhà nước cho các Doanh nghiệp TMDV bằng các chính sách tín dụng cụ thể và qua nhiều kênh đa dạng như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, 17
  • 28. Ngân hàng Công thương, các Ngân hàng thương mại cổ phần, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển qua các chương trình, dự án ưu đãi. Các tổ chức và các kênh tín dụng này đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các Doanh nghiệp TMDV đổi mới, mở rộng quy mô sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong giai đoạn 2011-2016 vừa qua, Nhà nước đã đẩy mạnh một số giải pháp hỗ trợ vốn cho Doanh nghiệp như: - Đẩy mạnh cắt giảm lãi suất cho Doanh nghiệp Ngân hàng Nhà nước từng bước hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có Doanh nghiệp TMDV tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. NHNN đã thực hiện các giải pháp giảm mặt bằng lãi suất tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp. Năm 2017 NHNN đã ban hành Quyết định quan trọng về điều chỉnh giảm lãi suất có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2017: Quyết định 1425/QĐ- NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ưng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Cụ thể giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng tiền đồng (VNĐ) đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nô g thôn, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 7% xuống còn 6,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đã bằng VNĐ của quỹ tín dụng nhân dân và tổ c ức ài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này cũng giảm từ 8% xuống còn 7,5%/năm. Đây là đợt điều chỉnh lãi suất điều hành của NHNN sau hơn bốn năm không thay đổi kể từ ngày 18/3/2014. - Thực hiện bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp: Ngày 10/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Q yết định số 03/2011/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế bảo lãnh cho Doanh nghiệp vay vốn tại NHTM. Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của Doanh nghiệp thuộc đối tượng được bảo lãnh vay vốn tại NHTM (tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư dự án). Năm 2014 Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 29/2014/TT-NHNN về việc hướng dẫn các Ngân hàng thương mại phối hợp với 18
  • 29. Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc thực hiện cơ chế bảo lãnh cho Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại. Qua khoảng 15 năm, hiện có 28 quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập ở các địa phương. Một số địa phương có nhu cầu thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng như chưa bố trí nguồn để thành lập Quỹ. Một số địa phương đã thành lập Quỹ nhưng nguồn bốn nhỏ, không bổ sung thêm vốn điều lệ. Theo chỉ đạo tại Công văn 07/TTg-KTTH ngày 03/01/2013 về bảo lãnh tín dụng đối với Doanh nghiệp. Thủ tướng Chính Phủ đã đồng ý về nguyên tắc sử dụng nguồn thu cổ phần hóa từ các Doanh nghiệp Nhà nước địa phương (phần phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp) để tăng cường nguồn lực tài chính cho Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương. - Một số chính sách khác Chương trình cho vay thương nhân vùng khó khăn được thực hiện theo Quyết định 92/2009/QĐ-TTg và mới đây là Quyết định 307/QĐ-TTg ngày 26/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức cho vay đối với chương trình. Theo Quyết định số 307, từ ngày 15/3/2016, thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế được nâng hạn mức vay tối đa từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng. Đặc biệt để hỗ trợ Doanh nghiệp vượt qua khó khoăn trong giai đoạn suy thoái kinh tế, Chính Phủ cần cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng tạo ra hệ thống tín dụng lớn hơn, cơ động hơn, kiềm chế lạm phát giúp Doa ng iệp vay vốn với lãi suất thấp, miễn, giảm, giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. * Chính sách hỗ trợ thuế Pháp luật và chính sách thuế đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng một nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế khu vực và thế giới. Trong những năm qua, song song với những cải cách kinh tế và cải cách Doanh nghiệp, các chính sách và pháp luật thuế đã luôn được hoàn thiện theo xu hướng ngày càng phù hợp hơn đối với yêu cầu của một nền kinh tế và cải cách Doanh nghiệp theo xu hướng có lợi và bình đẳng cho các loại hình Doanh nghiệp, đó là số lượng các thuế suất ngày càng giảm. Về cơ bản, chính sách thuế của Nhà nước đã góp phần khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh doanh của các Doanh nghiệp TMDV. 19
  • 30. Trong các ưu đãi về thuế, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp có ý nghĩa trực tiếp nhất đối với các Doanh nghiệp TMDV. Chính sách thuế và hệ thống thuế đã được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, làm cho thuế thực sự là công cụ quản lý vĩ mô có hiệu quả. Các sắc thuế hiện hành có liên quan đến các Doanh nghiệp TMDV gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển dịch quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân. Các quy định về thuế suất, quy định miễn, giảm thuế đã có sự điều chỉnh theo hướng tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đến nay, hầu hết các chính sách thuế đã được xây dựng trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế. Bất kỳ Doanh nghiệp nào nếu có đủ điều kiện ưu đãi đến được hưởng các ưu đãi về các khoản thu về đất theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước chẳng hạn, về tiền sử dụng đất, các Doanh nghiệp thuế mọi thành phần kinh tế đều được hưởng các ưu đãi về các khoản thu về đất theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Trong giai đoạn 2011 đến nay, Chính Phủ đã liên tục thực hiện các biện pháp miễn, giảm, giãn thuế để tháo gỡ khó khăn cho Doa h nghiệp. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm mức thuế suất phổ thông từ mức 25% xuống 22% từ ngày 01/01/2014 và theo mức 20% từ ngày 01/01/2016. Dù đã được cải tiến đáng kể nhưng những vấn đề tồn tại trong chế độ thuế hiện hành vẫn bị coi là đối xử bất bình đẳng trong quá trình thi hành và quy định về thuế phức tạp chồng chéo với quá nhiều loại thuế hoặc quá nhiều trường hợp miễn trừ thuế. Một vấn đề là các loại thuế suất khác nhau được áp dụng một cách phân biệt giữa các hoạt động kinh doanh khác nhau điều này gây ảnh hưởng tới các Doanh nghiệp TMDV như: - Làm ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của các Doanh nghiệp Việt Nam - Tạo điều kiện cho việc trốn lậu thuế, tham nhũng - Gây ảnh hưởng tới việc đầu tư phát triển mở rộng quy mô của Doanh nghiệp, việc chuyển giao công nghệ. * Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực 20
  • 31. Chất lượng nguồn nhân lực ở các Doanh nghiệp TMDV là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Trên thực tế, phần nhiều nhân viên các Doanh nghiệp TMDV còn thiếu kiến thức nghề nghiệp, thiếu tính sáng tạo mẫu mã, thiếu kiến thức về kinh doanh. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, chính sách lao động đã có bước chuyển cơ bản, chuyển từ chế độ lao động theo biên chế nhà nước sang hợp đồng lao động dựa trên cung, cầu thị trường. Nhà nước tạo lập khuôn khổ pháp lý cho việc sử dụng lao động nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Trước năm 2000, nước ta vẫn chưa có chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho các Doanh nghiệp TMDV một cách rõ ràng, nhất quán. Từ năm 2000 đến nay đã bước đầu có chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp. Việc ban hành luật lao động với những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động đã tạo động lực to lớn cho người lao động và sử dụng lao động giúp nâng cao năng suất lao động, tạo hiệu quả cao và thúc đẩy các D anh nghiệp TMDV mở rộng kinh doanh. Pháp luật về giáo dục, đào tạo nghề ũng được chú trọng từ những quy định về hệ thống các trường, nội dung, chương trình…Nhờ đó, nhiều cơ sở đào tạo đã được hình thành và phát triển, số lượng và chất lượng đào tạo được nâng cao, góp phần đảm bảo nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ t uật cao. * Xúc tiến thương mại Luật Thương mại sửa đổi năm 2005 đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Doanh nghiệp TMDV, điều chỉnh hành vi thương nhân và các giao dịch thương mại. Đây là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Từ khi thực hiện đổi mới nền kinh tế đến nay, pháp luật về thương mại được đổi mới trên nhiều mặt như: thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại bao gồm tự do hóa giá cả, tự do kinh doanh, đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ việc ngăn sông, cấm chợ, thúc đẩy hình thành hệ thống thị trường đồng bộ, thống nhất, đảm bảo bình đẳng và xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong hoạt động thương mại nội địa và thương mại quốc tế. Với việc bãi bỏ phần lớn thuế nhập khẩu, bãi bỏ các biện pháp 21
  • 32. hành chính như cấm đoán, hạn ngạch… đã tạo môi trường thông thoáng cho các hoạt động của Doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất và dành ưu tiên cao nhất cho sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu, hỗ trợ các Doanh nghiệp TMDV phát triển thị trường xuất khẩu mới, xuất khẩu được mặt hàng mới, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh cho các Doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa phương, hội nhập thương mại khu vực và thế giới. Tuy nhiên hiện nay hoạt động xúc tiến thương mại ở một số địa phương còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp không có cơ hội hoặc điều kiện quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình rộng rãi, hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại chưa cao. 1.2.3 Đánh giá chung Cùng với sự phát triển liên tục của kinh tế nước ta trong những năm qua, các Doanh nghiệp TMDV có những bước phát triển khá nhanh về cả số lượng và quy mô, đồng thời có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: quy mô nhỏ, làm chưa tốt vai trò hướng dẫn tiêu dùng và tổ chức thông tin thị trường để định hướng cho sản xuất kinh doanh, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các Doanh nghiệp nước ngoài cũng như các Doanh nghiệp trong nước…Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ đối với các Doanh nghiệp TMDV. Bên cạnh những thành công, thuận lợi đã đạt được các Doanh nghiệp TMDV hiện nay đang gặp một số khó khăn như: - Mặt bằng phục vụ kinh doanh còn khó khăn, các thủ tục để thuê đất mở rộng mặt bằng còn rườm rà, thời gian kéo dài. - Cơ sở hạ tầng phục vụ việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, không thuận tiện cho kinh doanh của Doanh nghiệp. - Thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh: trong thời gian qua, lãi suất cho vay liên tục ở mức cao và trong thời gian dài, nên các Doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay. Ngay cả khi tiếp cận được vốn vay, với lãi suất cao, thời gian vay vốn ngắn khiến các Doanh nghiệp khó quay vòng vốn để trả lãi ngân hàng, trả lương cho người lao động. Tình hình khó khăn những năm gần đây cũng khiến quy mô đăng ký bình quân của một Doanh nghiệp có xu hướng giảm. 22
  • 33. - Hiệu quả kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, sức tiêu thụ của thị trường giảm sút, Doanh nghiệp có xu hướng chủ động hoạt động cầm chừng. - Kim ngạch xuất khẩu giảm, thị trường bị thu hẹp. Hầu hết các thị trường truyền thông của Doanh nghiệp Việt Nam bị thu hẹp, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm, trong khi đó các thị trường mới chủ yếu phục vụ các hợp đồng ngắn hạn, theo thời vụ, thiếu tính ổn định. - Việc tiếp cận thông tin hỗ trợ kinh doanh, định hướng sản phẩm còn chưa thường xuyên, không kịp thời. 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng Quan sát sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Doanh nghiệp TMDV, một số Doanh nghiệp nói chung Doanh nghiệp TMDV nói riêng chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng như: nhóm các yếu tố ảnh hưởng do môi trường kinh doanh; nhóm các yếu tố do nội tại các Doanh nghiệp. Dưới góc độ nghiên cứu chúng tôi chủ yếu xét đến sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh. Sơ đồ 1.1: Yếu tố ảnh hưởng đến Doanh nghiệp TMDV 1.2.4.1 Điều kiện cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các Doanh ngiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia…ảnh hưởng tới chi 23
  • 34. phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán…của các Doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. 1.2.4.2 Năng lực thực thi của cơ quan chức năng Ở nước ta, trong những năm qua mặc dù Nhà nước, các bộ ngành và các địa phương đã có nhiều nỗ lực để giúp đẩy nhanh sự phát triển xủa Doanh nghiệp trong đó có Doanh nghiệp TMDV, tuy nhiên trong quá trình triển khai các chủ trương chính sách còn những vướng mắc cần khắc phục, trong đó năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức liên quan còn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn tình trạng nhũng nhiều trong thủ tục hành chính từ khi chuẩn bị thành lập Doanh nghiệp đến trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp như thủ tục xin thuê mặt bằng, thành lập Doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, thuế, xuất nhập khẩu, vay vốn…đang là những rào cản trong phát triển Doanh ngh ệp TMDV. 1.2.4.3 Sự phối hợp thực thi n iệm vụ của cơ quan chức năng Để giúp các Doanh nghiệp phát triển, hàng loạt các bộ ngành chức năng như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài nguyên và môi trường, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Hội Doa h nghiệp ở Trung ương và địa phương, các sở ngành địa phương, các trường đại ọc, viện nghiên cứu…Đây là những cơ quan liên quan trực tiếp đến thực hiện các cơ chế, chính schs của Trung ương và địa phương đối với các Doanh nghiệp. Trong những năm qua, sự phối hợp của các cơ quan trong việc tham mưu cho Chính Phủ, Quốc hội ban hành các điều luật, cơ chế chính sách về thuế, tín dụng, đất đai, đầu tư cở sở hạ tầng, xúc tiến thương mại là khá tốt, góp phần tạo sự phát triển cho các Doanh nghiệp trong đó có Doanh nghiệp TMDV. Tuy nhiên, việc phối hợp thực thi nhiệm vụ có lúc chưa chặt chẽ, các văn bản, quy định của ngành này còn chống chéo văn bản của ngành khác, có việc chưa thực sự chủ động tham mưu chính sách đối với Chính Phủ, có việc tham mưu chậm… 24
  • 35. 1.3 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và ở Việt Nam về phát triển Doanh nghiệp TMDV Trên thế giới hiện nay, các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và đạt được nhiều thành công trong công tác phát triển kinh tế có rất nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển Doanh nghiệp TMDV. Ở Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường nên nhiều kinh nghiệm còn cần được tiếp tục tổng kết, mặt khác do nhiều nguyên nhân các Doanh nghiệp TMDV đang gặp nhiều khó khăn, đang rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước. Vì vậy, đối với Việt Nam nghiên cứu mô hình Doanh nghiệp TMDV của các nước trên thế giới sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích đối với việc phát triển các Doanh nghiệp TMDV ở nước ta. 1.3.1 Nhật Bản Nhật Bản là nước đầu tiên ở Châu Á từ một nước Nông nghiệp lạc hậu thực hiện quá trình công nghiệp hóa Đất nước, trở thành một cường quốc kinh tế với nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp hiện đại. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đặc biệt quan tấm đến phát triển các Doanh nghiệp TMDV vì đây là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nạn thất nghiệp. Các chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV của Nhật Bản tập trung vào mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các Doanh nghiệp TMDV, tăng cườ g lợi ích kinh tế xã hội của các Doanh nghiệp và người lao động tại Doanh nghiệp TMDV, khắc phục những bất lợi mà các Doanh nghiệp TMDV gặp phải, hỗ trợ tính tự lực của các Doanh nghiệp TMDV. Cụ thể: - Cải cách pháp lý Việc cải cách môi trường pháp lý được coi là một ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản. Luật cơ bản về Doanh nghiệp TMDV mới được ban hành năm 1999 trợ giúp cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của Doanh nghiệp TMDV với những thay đổi của môi trường kinh tế xã hội. Luật trợ giúp Doanh nghiệp TMDV đổi mới trong kinh doanh khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các Doanh nghiệp mới, tăng cường cung ứng vốn rủi ro, trợ giúp về công nghệ. Luật xúc tiến các hệ thống phân phối có hiệu quả ở Doanh nghiệp TMDV trợ giúp cho việc tăng cường sức mạnh 25
  • 36. cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thông qua công nghệ thông tin và xúc tiến các khu bán hàng. Một hệ thống chính sách hỗ trợ cũng đã được thiết lập nhằm hạn chế sự phá sản của Doanh nghiệp TMDV, củng cố cơ sở pháp lý của Doanh nghiệp TMDV để bổ sung cho các thiếu hụt kinh tế và bố trí các điều kiện môi trường sao cho các Doanh nghiệp có thể tự phát triển để trở thành các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. - Trợ giúp về vốn Trợ giúp về vốn cho các Doanh nghiệp TMDV được thực hiện bằng các khoản cho vay thông thường với lãi suất cao hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo mục tiêu chính sách các biện pháp trợ giúp về vốn được thực hiện từ ba định chế tài chính thuộc Chính Phủ là công ty đầu tư kinh doanh nhỏ, Ngân hàng hợp tác Trung ương về thương mại dịch vụ và công nghiệp và công ty đầu tư mại hiểm quốc gia cụ thể: + Các khoản v y của các Doanh nghiệp TMDV được thực hiện tùy theo điều kiện của khu vực thông qua một quỹ chung được góp bởi chính quyền Trung ương và các Chính quyền địa phương và được ký quỹ ở một thể chế tài chính tư nhân. + Các khoản vay của các D anh nghiệp TMDV để cải tiến quản lý không phải có thế chấp hoặc bảo lãnh. + Hệ thống bão lãnh tín dụng cho ác Doanh nghiệp TMDV vay vốn tại các thể chế tài chính tư nhân. Còn hiệp hội bảo lãnh tín dụ g có chức năng mở rộng các khoản tín dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho các Doa h g iệp. - Trợ giúp về công nghệ Luật xúc tiến các hoạt động sáng tạo Doanh nghiệp quy định các khoản trợ cấp, bảo lãnh vốn vay và đầu tư trực tiếp cho các Doanh nghiệp TMDV. Các Doanh nghiệp TMDV thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính đổi mới muốn tăng vốn bằng cách phát hành cổ phần hoặc trái phiếu công ty được trợ giúp bởi các quỹ rủi ro thuộc các địa phương. Để tăng sức cạnh tranh của Doanh nghiệp thông qua áp dụng công nghệ thông tin và ứng dụng các phần mềm tin học được chính quyền các địa phương trợ giúp. - Trợ giúp về quản lý Việc quản lý kinh doanh nhỏ và công nghệ thực hiện các chương trình đào tạo cho các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật của Doanh nghiệp TMDV và đội ngũ 26
  • 37. nhân sự của các quận, tỉnh. Chính phủ Nhật Bản ưu tiên tăng cường tiếp cận thông tin của các Doanh nghiệp TMDV. - Xúc tiến xuất khẩu Chính phủ Nhật Bản tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh cho các Doanh nghiệp TMDV bằng cách cung cấp dịch vụ hướng dẫn và thông tin môi giới và tư vấn kinh doanh tạo cơ hội cho các Doanh nghiệp TMDV ở Nhật Bản có thể đăng ký trực tiếp vào cơ sở dữ liệu trên mạng internet. 1.3.2 Trung Quốc Trung Quốc mới chuyển sang kinh tế thị trường từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Vào thời gian mới chuyển đổi, khu vực thương mại dịch vụ Trung Quốc có xuất phát điểm rất thấp nhưng trong vòng gần 30 năm qua khu vực này đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh và đóng vai trò ngày càng quan trọng. Kinh nghiệm thực t ễn của Trung Quốc với chính sách mở cửa của nền kinh tế và đa dạng hoá các hình thức sở hữu đặc biệt là các hình thức liên doanh với nước ngoài để phát triển kinh tế nói chung, phát triển thương mại dịch vụ nói riêng. Một trong những chính sách đổi mới Trung Quốc đặc biệt quan tâm là chính sách mở cửa và cải cách chế độ sở hữu để huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau từ trong nước và nước ngoài để phát triển, mở rộng lĩnh vực thươ g mại. Một số kinh nghiệm cụ thể của Trung Quốc như sau: - Thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài: Khuyến k ích phát triển dịch vụ kiểu hối để tận dụng tối đa nguồn vốn của Hoa Kiều cho Ngoại thương. Tăng cường các hình thức liên doanh liên kết, hợp tác giữa hệ thống ngân hàng trong nước với các tổ chức tài chính và ngân hàng ngoài để bổ sung nguồn vốn cho thị trường tín dụng. Cho phép ngân hàng nước ngoài xây dựng chi nhánh tại các đặc khu kinh tế. - Trung Quốc đặc biệt chú trọng dịch vụ xúc tiến thương mại hàng hoá và đẩy mạnh đào tạo học tập kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ thương mại quốc tế không những tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc mà còn ở các xí nghiệp liên doanh của Trung Quốc tại nước ngoài. - Các loại hình dịch vụ tài chính và tín dụng của hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước cũng phát triển mạnh: Hệ thống ngân hàng được đa dạng hoá, tính 27
  • 38. cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng lên; các hợp tác xã tín dụng ở nông thôn và ở thành thị được thành lập. Bên cạnh đó, thông qua việc phát triển dịch vụ thương mại điện tử để hướng dẫn và nâng cao hiệu quả các chính sách ngoại thương cho các Doanh nghiệp, Trung Quốc còn tạo điều kiện và hỗ trợ các Doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, đã cố gắng ký kết các hiệp định thương mại với các nước để được hưởng những ưu đãi về buôn bán, đồng thời nghiên cứu kỹ biện pháp TBT của các nước này để tư vấn và hỗ trợ, tìm cách đối phó và vượt qua những khó khăn và rào cản trong quá trình hội nhập. 1.3.3 Thành phố Hồ Chí Minh Lãnh đạo thành phố, các ngành, các cấp và các đơn vị tập trung thực hiện các chính sách miễn giảm, giãn thuế cho Doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh ng iệp trong xúc tiến đầu tư thương mại, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường. Thành phố đã thành lập các tổ công tác để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa, tác động vào thị trường nhà ở, tạo việc làm, từng bước xử lý nợ xấu gắn với hỗ trợ phát triển thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố. Mặt khác, thành phố nỗ lực triển khai các biện pháp tích cực kết nối các Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ki h doanh với các ngân hàng để tiếp cận nguồn vốn với lãi suất phù hợp. Hàng loạt các hoạt động XTTM hỗ trợ doanh nghiệp đã được tổ chức rất hiệu quả như hội thảo về cơ hội kinh doanh tại thị trường nước ngoài, thu nút hàng trăm doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tham gia; hội thảo xúc tiến đầu tư vào khu đô thị mới Thủ Thiêm, giới thiệu đến các nhà đầu tư các dự án mới với nhiều chính sách ưu đãi, thủ tục hành chính thông thoáng… Thành phố Hồ Chí Minh cũng tập trung huy động các nguồn thu ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, đồng thời nổ lực triển khai thực hiện các giải pháp giảm chi phí vốn kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành tiêu thụ sản phẩm. 28
  • 39. 1.3.4 Thành phố Đà Nẵng Là trung tâm kinh tế thương mại hàng đầu của Miền Trung, những năm qua hoạt động thương mại dịch vụ tại Đà Nẵng khá phát triển. Để có những thành công đó, thành phố đã tận dụng lợi thế là Trung tâm kinh tế lớn của Miền Trung có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh gồm: cảng nước sâu, sân bay quốc tế, điểm cuối của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây… tăng cường phát triển hệ thống mạng lưới bán buôn, Doanh nghiệp TMDV lớn nhằm phát luồng hàng hóa đến các tỉnh Miền Trung – Tây nguyên. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại. Có định hướng phát triển hệ thống chợ bán buôn, bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố, phát triển trung tâm thương mại, chợ chuyên phát luồng bán buôn, tổng kho; Phát triển siêu thị, trung tâm thương mại bán lẻ và chuyên doanh hiện đại. Thiết lập và xây dựng ệ thống thu mua, hệ thống phân phối phù hợp với đặc điểm của từng thị trường ngành hàng. Phát triển, đa dạng hóa các loại hình Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối. Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung Ương, ưu tiên bố trí quỹ đất cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại. Hỗ trợ công tác đào tạo cho các Doanh nghiệp TMDV, phân phối phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường đào tạo gắn hạn, dài hạn, huấn luyện kỹ năng chuyên sâu cho đội ngũ lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Doanh nghiệp. 1.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương Qua việc phân tích và tổng hợp kinh nghiệm và chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV của một số nước trên thế giới và các Thành phố lớn trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chủ trương, biện pháp phát triển Doanh nghiệp TMDV như: 1.4.1 Chiến lược phát triển Doanh nghiệp TMDV gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việc coi chiến lược phát triển Doanh nghiệp TMDV là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các mục tiêu mà còn ở việc cùng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của địa phương, đất nước. 29
  • 40. 1.4.2 Xác định nhóm ngành ưu tiên phát triển Kinh nghiệm phát triển Doanh nghiệp TMDV của các nước cho thấy cần xác định rõ các nhóm ngành cần ưu tiên phát triển, đặc biệt chú trọng đến các ngành có định hướng xuất khẩu. Hiện nay, chính sách phát triển kinh tế chung của Việt Nam là khuyến khích xuất khẩu. Các ngành nghề truyền thống của Việt Nam đóng góp không nhỏ trong việc tăng giá trị hàng xuất khẩu. Chính vì thế, cần khuyến khích các Doanh nghiệp kinh doanh hàng có có khả năng xuất khẩu để tăng hiệu quả kinh doanh. 1.4.3 Bảo đảm sự bình đẳng cho Doanh nghiệp TMDV Là một nước nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi, Việt Nam cần tiến hành cải tổ hệ thống chính sách và hệ thống quản lý hành chính. Đối với tỉnh cần làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, không phân biệt Doanh nghiệp TMDV Nhà nước h y tư nhân. Thực hiện tốt các quy định về điều tiết kinh doanh của Chính phủ đảm bảo sự bình đẳng của Doanh nghiệp TMDV với các Doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. 1.4.4 Tăng cường năng lực nội tại Doanh nghiệp TMDV Các chính sách phát triển Doanh nghiệp TMDV ở các nước không chỉ tập trung vào việc tạo ra các điều kiện và ơ hội thuận lợi cho Doanh nghiệp TMDV mà còn tập trung vào việc tăng cường năng lực đổi mới trong nội tại của bản thân Doanh nghiệp TMDV, giúp các Doanh nghiệp p át uy tinh thần Doanh nghiệp bằng cách xây dựng văn hóa kinh doanh cho các Doanh nghiệp TMDV. Theo các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển thì các động lực nội tại có một vai trò hết sức quan trọng. Do đó, muốn phát triển Doanh nghiệp TMDV một cách bền vững thì cần giúp các Doanh nghiệp TMDV xây dựng và phát huy các năng lực nội tại trong hoạt động kinh tế. 1.4.5 Xây dựng môi trường thuận lợi cho các Doanh nghiệp TMDV phát triển Xây dựng hệ thống pháp luật cởi mở phù hợp với thông lệ quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết đòi hỏi hệ thống pháp luật và chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Môi trường kinh doanh thuận lợi là động lực quan trọng giúp Doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu của nền kinh tế. 30
  • 41. Môi trường bên trong bao gồm toàn bộ các quan hệ kinh tế, tổ chức kỹ thuật nhằm đảm bảo cho Doanh nghiệp kết hợp các yếu tố nội tại trong một Doanh nghiệp nhất định, trong thực tế Doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố hoàn cảnh nội bộ của nó. Môi trường bên ngoài là tổng thể các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội tác động đến hoạt động của Doanh nghiệp. Nhiều khi môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp kết hợp với nhau và được gọi là môi trường bên ngoài. 1.4.6 Các hình thức hỗ trợ về tài chính Các nước đều có hình thức hỗ trợ về tài chính hết sức kinh hoạt cho các Doanh nghiệp TMDV. Ngoài các hình thức hỗ trợ trực tiếp đó, còn có các hình thức hỗ trợ tài chính như: Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống. Ngoài các quỹ hỗ trợ tài chính này, một số nước cũng rất thành công trong việc hỗ trợ tài chính thông qua các hình thức thuê tài chính. Đây là một hình thức giải quyết vốn dài hạn và trung hạn cho các Doanh nghiệp TMDV đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải nắm được nhu cầu của Doanh nghiệp để có thể mua tài sản phù hợp với nhu cầu Doanh nghiệp cần vay vốn. 31
  • 42. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TMDV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2014- 2016 2.1 Đặc điểm địa bàn 2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên * Vị trí địa lý Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý 16 o 18’- 17 o 10’ độ vỉ bắc và 106 o 32’-107 o 24’ độ kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía đông giáp biển đông với chiều dài bờ biển trên 75 km và được án ngự ngoài khơi bởi đảo Cồn Cỏ có diện tích khoảng 4km 2 cách bờ biển (Mủi Lay) 30km; phía tây giáp 2 tỉnh Savanakhet và Sanavan của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, có Quốc lộ 9 nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC) qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, thuận lợi cho các ngành giao thông, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư với các nước ASEAN. * Khí hậu Tỉnh Quảng Trị có điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, do nằm trọn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và là vùng chuyển tiếp giửa hai miền khí hậu Bắc-Nam, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng lớn của miền khí hậu Tây Trường Sơn. Do đó khí hậu chia làm hai mùa rỏ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với gió Tây Nam khô nóng dể gây ra hạn hán, mùa mưa kéo dài từ tháng 11đến tháng 3 hà g năm thường xuyên có bảo, lũ lụt và gió mùa Đông- Bắc mưa rét kéo dài. Nhiệt độ không khí rung bình cả năm 2017 là 22,8 0 C, thấp hơn trung bình cả nước; số giờ nắng cả năm 2017 là 1374,9 giờ, giờ nắng cao nhất tập trung vào tháng 5 cho đến tháng 8; lượng mưa cả năm 2017 là 2805,3mm, lượng mưa cao nhất tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 mà cao điểm là tháng 10 hàng năm; độ ẩm không khí trung bình năm 2017 là 88%. * Địa hình Địa hình tỉnh khá đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển. Vùng miền núi chiếm 67% tổng diện tích đất tự nhiên, vùng trung du chiếm 22% tổng diện tích, còn lại vùng đồng bằng chiếm 11% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Điểm cao nhất là Voi Mẹp cao 1.701m, điểm thấp nhất chạy dọc dải đồng bằng có độ cao tuyệt đối từ 25-50m, độ cao trung bình nằm ở vùng trung du gò đồi có độ cao tuyệt đối từ 50-100m so với mặt nước biển. 32
  • 43. Các sông lớn như Sêbănghiên, sepon đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào. Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại có hướng sông song với các thung lũng sông lớn như Cam Lộ, Thạch Hãn, Bến Hải. Tính phân bậc của địa hình từ Tây sang Đông thể hiện khá rõ ràng. Nếu ở phía Tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải mái, bị phân cắt yếu thì ở phía Đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Đồng bằng hẹp, cấu tạo bởi phù sa ở giữa lại thấp là nơi chuyển tiếp giữa hai miền Bắc - Nam. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Về đất đai: Tỉnh Quảng Trị có diện tích là 4737,44 Km 2 . Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, năm 2016 còn 387.286 ha do thực hiện kế hoạch đưa thành phố Đông Hà lên đô thị loại 2 nên đất đai được lấy để xây dựng các khu công nghiệp, hệ thống đường giao thông. Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 Đơn vị: ha Tổng số Cơ cấu % TỔNG SỐ - TOTAL 473744 100 - Đất nông nghiệp 387286 81,75 - Đất phi nông nghiệp 40362 8,52 Đất sản xuất, kinh doanh 1168 0,25 - Đất chưa sử dụng 46096 9,73 ( Nguồn số liệu: Kết quả kiểm kê đất đai năm 2016) Thực tế cho thấy tiềm năng đất của tỉnh còn k á lớn, đất chưa sử dụng năm 2016 còn 46.096 ha có thể cho phép khai thác sử dụng để phát triển kinh tế của tỉnh. 2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động Năm 2016, tổng dân số của tỉnh là 623.528 người, tăng so với năm 2015 là 3.580 người. Tốc độ tăng trưởng dân số cơ học của tỉnh là tương đối nhanh. Trong đó: - Thành thị là 184.864 người; Nông thôn là 438.664 người; - Phân theo giới tính: Nam là 306.041 người; Nữ là 317.487 người; - Tỷ lệ sinh trong năm là 18,15%; - Tỷ lệ chết trong năm là 7,05%; - Tỷ lệ tăng tự nhiên trong năm là 11,10%. 33