SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 56
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 1
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI
KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HÓC MÔN
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN
I. Lịch sử hình thành
Ngày 15 tháng 12 năm 1992, Phòng Y tế Hóc Môn đã xây dựng đề án mô
hình Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn và đã được Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn
thông qua trên chứng từ số 845-UB ngày 25 -12-1992.
Căn cứ vào đề án trên, ngày 14 tháng 3 năm 1994, Ủy ban Nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 724/QĐ-UB-NC về việc thành lập
Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn.
Ngày 28 tháng 6 năm 1994, Trung tâm y tế huyện Hóc Môn đã chính thức ra
mắt và chọn đó là ngày kỷ niệm thành lập.
Đến năm 1997 tách 1 phần Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn ra hình thành
Trung tâm Y tế Quận 12.
Đến ngày 26 tháng 07 năm 2007, theo Quyết định số 98/2007/QĐ-UBND
của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hóc Môn được thành lập trên cơ sở
sắp xếp lại Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn. Bệnh viện chịu sự quản lý, chỉ đạo trực
tiếp của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn chính thức được thành lập theo Quyết
định số 5524/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn chịu sự quản lý, chỉ đạo
trực tiếp và hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn được xếp hạng II trực thuộc Sở Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ :65/2B Đường Bà Triệu, Thị trấn Hóc Môn,Tp. Hồ Chí Minh
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 3
II. Lĩnh vực hoạt động
2.1. Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh
Sẵn sàng tiếp nhận 24/24 giờ tất cả nhân dân có nhu cầu được chăm sóc sức
khỏe hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh.
Tuyệt đối không phân biệt nhân dân trong khu vực với ngoài khu vực hoặc ngoài
tỉnh. Có đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng đến cấp cứu hoặc đến rước bệnh khẩn cấp
khi có yêu cầu của nhân dân. Sẵn sàng chuyển người bệnh lên tuyến trên bằng xe ô
tô chuyên dụng khi vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện, đồng thời có đội xe
chuyên dụng sẵn sàng đưa rước bệnh theo yêu cầu.
Tiếp nhận tất cả các trường hợp có nhu cầu khám sức khỏe và chứng nhận
trình trạng sức khỏe của nhân dân theo qui định của pháp luật; Đồng thời có đủ tư
cách pháp nhân ký hợp đồng với các tổ chức, công ty để khám sức khỏe định kỳ cho
công nhân, người lao động khi có yêu cầu.
2.2. Đào tạo cán bộ y tế
Bệnh viện là cơ sở thực hành, thực tập của học sinh, sinh viên đại học,
caođẳng, trung học của các trường và các cơ sở y tế trong khu vực.
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để
nâng cao trình độ chuyên môn.
2.3. Nghiên cứu khoa học về y học
Thường xuyên tổ chức nghiên cứu các đề tài y học cấp cơ sở, hợp tác với tổ
chức, cá nhân nghiên cứu hỗ trợ, viết luận văn tốt nghiệp sau đại học. Mở rộng,
nghiên cứu điều trị bằng thuốc y học cổ truyền và các phương pháp điều trị không
dùng thuốc như: tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, châm cứu, xoa bóp …
Kết hợp với các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện
Bình Dân, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Chấn
Thương Chỉnh hình, Bệnh viện Tai Mũi Họng, . . . phát triển kỹ thuật mới, tiên tiến
như mổ nội soi, nội soi dạ dày, đại tràng, chụp X quang kỹ thuật số, chụp CT
Scaner, mổ trĩ bằng phương pháp Longo, nội soi chẩn đoán thuộc chuyên khoaxét
nghiệm huyết học, Tai – Mũi – Họng, sinh hóa nhiều thông số.
2.4. Phòng bệnh
Kết hợp với Trung tâm Y tế dự phòng trên địa bàn thực hiện các giải pháp
đồng bộ để phòng, chống, ngăn chặn các bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm theo mùa.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 4
Thường xuyên cung cấp thông tin để người bệnh và thân nhân người bệnh
hiểu biết kiến thức y học để phòng, chống bệnh có hiệu quả cao nhất.
2.5. Hợp tác Quốc tế
Sẳn sàng hợp tác với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có liên quan đến chăm sóc
sức khỏe nhân dân theo quy định của Nhà nước.
2.6. Quản lý kinh tế y tế
Là đơn vị sự nghiệp được nhà nước giao tự chủ một phần kinh phí, chỉ được
thu viện phí đúng theo quy định của Nhà nước.
2.7. Hoạt động xã hội
Ngoài 7 chức năng - nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, Bệnh viện Đa khoa khu vực
Hóc Môn còn luôn quan tâm đến hoạt động xã hội, song hành với các tổ chức,
doanh nhân, doanh nghiệp và các cá nhân có tấm lòng thiện nguyện trong và ngoài
tỉnh hướng đến người nghèo, người tàn tật, neo đơn chẳngmay bị bệnh bằng những
việc làm cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ một phần khó khăn trong quá trình nằm điều
trị tại bệnh viện.
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy bệnh viện
3.1. Bộ máy lãnh đạo
Giám đốc:BS.CKII. Đỗ Kim Hoàng
Phó giám đốc:
- BS.CKII. Lê văn Thạnh
- THS.BS. Nguyễn Mạnh Bảo
3.2. Các phòng chức năng
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp
- Phòng Tổ chức Cán bộ
- Phòng Hành chính Quản trị
- Phòng Tài chính Kế toán
- Phòng Điều dưỡng
- Phòng Công tác xã hội
- Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 5
3.3. Các khoa lâm sàn
- Khoa Khám bệnh
-Khoa Cấp cứu tổng hợp
- Khoa HSTC và CĐ
- Khoa Nội tổng hợp
- Khoa Nội tim mạch lão học
- Khoa Nội tiết
- Khoa Nhi
- Khoa Sản
- Khoa phẩu thuật GMHS
- Khoa Ngoại chỉnh hình bỏng
- Khoa Ngoại tổng quát
- Khoa Liên chuyên khoa
- Khoa Y học cổ truyền
- Khoa Vật lý trị liệu PHCN
- Tổ Dinh dưỡng, Tiết chế
- Khoa Xét nghiệm
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Khoa Dược
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ KHOA NỘI TIM MẠCH
I. Chức năng và nhiệm vụ
Khoa Nội tim mạch lão học đảm nhiệm chức năng điều trị nội trú các bệnhNội
Khoa tim mạch như: Bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,suy tim,
bệnh mạch máu ngoại biên.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 6
II. Sơ đồ tổ chức khoa Nội B
TỒ CHỨC KHOA NỘI BTRƯỞNG KHOA
BS. CK1 Nguyễn Quỳnh Giao
BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ
Bùi Anh Tú Phan Trương Tâm Huỳnh Thái
Hưng Đặng Đồng Quốc Trí
Nguyễn Thanh Hoàng
ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG
Đặng Thùy Dương
ĐIỀU DƯỠNG
Đặng Thị Cẩm Hồng Hồ Thị Hải Phúc
Nguyễn Thị Trang Thi Trần Thị Tuyết Lan
Nguyễn Thị Thúy Bích Trương Thị Diệu Sâm
Đoàn Bá Trường Mai Thị Thanh Tuyền
Phan Thị Kiều Tiên Nguyễn Thanh Hòa
Phạm Trường Giang Nguyễn Phương Diệp
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 7
* Sơ đồ khoa
III. Một số hình ảnh tại khoa Nội:
Tủ tài liệu
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 8
Bảng phân công
Tủ dụng cụ y tế
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 9
IV. Một số thuốc có trong khoa Nội
* ASPIRIN 81
Thành phần: Cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất: 1 viên
- Acid acetyl salicylic………………….81 mg
- Tá dược vừa đủ………………………1 viên
(Tá dược gồm: Tinh bột sắn, lactose, talc, magnesi stearat, propylen glycol,
eudragit, màu quinolein yellow lake)
Chỉ định:
- Giảm các cơn đau: đau cơ, đau răng, đau bụng kinh và hạ sốt...
- Phòng huyết khối
Cách dùng & Liều dùng:
* Điều trị giảm đau, hạ sốt.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 4 - 6 viên / lần, ngày 4 - 6 lần.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: 50 - 75 mg/ kg thể trọng/ ngày, chia 4 - 6 lần.
* Phòng huyết khối: 2 - 4 viên/ ngày, dùng mỗi ngày hay cách ngày.
* Uống nguyên viên thuốc, không được nhai hay nghiền ra.
Chống chỉ định: Dị ứng với dẫn xuất salicylat. Loét dạ dày- tá tràng. Bệnh chảy
máu do thể tạng.
Thận trọng lúc dùng: Khi điều trị đồng thời với thuốc chống đông máu. Không
kết hợp với thuốc kháng viêm không steroid và glucocorticoid.
Tác dụng không mong muốn:Buồn nôn, khó tiêu, loét dạ dày- ruột, nổi mày đay.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 10
* DIAZEPAM 5MG
Thành phần: Cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất: 1 viên
- Diazepam…………………………………5mg
- Tá dược
Chỉ định:
- Diazepam được sử dụng trong những trạng thái lo âu, kích động, mất ngủ. Trong
trường hợp trầm cảm có các triệu chứng giống như trên, có thể chỉ định dùng
diazepam cùng với các thuốc chống trầm cảm.
- Sảng rượu cấp, các bệnh tiền sảng và các triệu chứng cấp cai rượu. Cơ co cứng do
não hoặc thần kinh ngoại biên, co giật.
Cách dùng & Liều dùng:
- Khi điều trị liên tục và đạt được tác dụng mong muốn thì nên dùng liều thấp nhất.
Ðể tránh nghiện thuốc (không nên dùng quá 15 - 20 ngày).
- Người lớn: Ðiều trị lo âu, bắt đầu từ liều thấp 2 - 5 mg/lần, 2 - 3 lần/ngày. Trường
hợp có kèm theo mất ngủ: 2 - 10 mg/ngày, uống trước khi đi ngủ.
- Người già và người bệnh yếu ít khi dùng quá 2 mg .
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với benzodiazepin và các thành phần khác của thuốc. Nhược cơ, suy hô
hấp nặng.
- Không nên sử dụng trong trạng thái ám ảnh hoặc sợ hãi. Không sử dụng đơn độ để
điều trị trầm cảm hoặc lo âu kết hợp với trầm cảm vì có nguy cơ thúc đẩy tự sát ở
nhóm người bệnh này.
- Không dùng diazepam điều trị bệnh loạn thần mạn.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 11
- Kết hợp sử dụng diazepam và 1 benzodiazepin khác có thể gây chứng quên ở
người bệnh, và không nên dùng diazepam trong trường hợp có người thân chết vì có
thể bị ức chế điều chỉnh tâm lý.
Thận trọng khi dùng:
- Thận trọng với người bệnh giảm chức năng gan, thận, bệnh phổi mạn tính, bệnh
glôcôm góc đóng hoặc tổn thương thực thể não, xơ cứng động mạch.
- Nghiện thuốc ít xảy ra khi sử dụng diazepam trong thời gian ngắn. Triệu chứng cai
thuốc cũng có thể xảy ra với người bệnh dùng liều điều trị thông thường và trong
thời gian ngắn, có thể có di chứng về tâm sinh lý bao gồm cả trầm cảm.Với người
bệnh điều trị dài ngày các triệu chứng trên hay xảy ra hơn và cần chú ý.
- Cũng như các benzodiazepin khác cần rất thận trọng khi dùng diazepam điều trị
cho người bệnh bị rối loạn nhân cách.
- Diazepam tăng tác dụng của rượu, ảnh hưởng đến khả năng tập trung lái xe và
điều khiển máy móc.
Tác dụng không mong muốn:
- Chóng mặt, đau đầu, yếu cơ, khó tập trung tư tưởng
- Dùng diazepam kéo dài dẫn đến nghiện thuốc, không nên dùng quá 15 - 20 ngày.
Triệu chứng cai thuốc (co giật, run, co cứng cơ bụng, nôn, toát mồ hôi) xảy ra khi
ngừng thuốc đột ngột. Các triệu chứng cai thuốc nặng hơn, thường giới hạn ở người
dùng thuốc liều quá cao và trong thời gian dài. Thông thường các triệu chứng nhẹ
hơn (khó ở, mất ngủ) có thể thấy khi ngừng thuốc đột ngột sau vài tháng dùng liều
điều trị. Vì vậy thông thường sau khi điều trị tránh dừng thuốc đột ngột mà phải
giảm liều dần.
Quá liềuvà xử trí
Biểu hiện: Ngủ gà, lú lẫn, hôn mê và giảm phản xạ.
Xử trí: Theo dõi hô hấp, mạch và huyết áp như trong tất cả trường hợp dùng thuốc
quá liều. Rửa dạ dày ngay lập tức. Truyền dịch tĩnh mạch và thông khí đường hô
hấp. Có thể chống hạ huyết áp bằngNoradrenalin hoặc Metaraminol. Có thể dùng
Flumazenil để hủy bỏ một phần hay toàn bộ tác dụng an thần của Benzodiazepine .
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 12
* TANATRIL 5MG TAB
Thành phần: Imidapril HCl………………5mg
Chỉ định: Cao huyết áp. Cao huyết áp nhu mô thận
Liều dùng:
- Uống 1 lần/ngày. Người lớn Tăng huyết áp 5-10 mg/ngày. Tăng huyết áp kèm
bệnh thận, tăng huyết áp nặng, tăng huyết áp nhu mô thận khởi đầu 2.5 mg/ngày.
Có thể dùng lúc đói hoặc no.
Chống chỉ định:
- Tiền sử hạ huyết áp thái quá & thoáng qua khi dùng Tanatril (cần khởi đầu liều
thấp & tăng dần), suy thận nặng, hẹp động mạch thận 2 bên, người già. Lái xe/vận
hành máy.Không dùng 24 giờ trước khi phẫu thuật. Cho con bú. Trẻ em.
Thận trọng:
- Tiền sử hạ huyết áp thái quá & thoáng qua khi dùng Tanatril (cần khởi đầu liều
thấp & tăng dần), suy thận nặng, hẹp động mạch thận 2 bên, người già. Lái xe/vận
hành máy. Không dùng 24 giờ trước khi phẫu thuật. Cho con bú. Trẻ em.
Tác dụng không mong muốn:
- Giảm hồng cầu, Hb, Hct & tiểu cầu, tăng bạch cầu đa nhân ái toan, Albumin niệu
& tăng BUN, Creatinin. Hiếm: nhức đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, buồn nôn,
nôn, đau bụng.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 13
* CONCOR 5MG
Thành phần:
- Bisoprolol fumarate ..................5mg.
- Tá dược: Viên nhân: Silica colloidal khan,Magnesi stearat, Crospovidon, Cellulos
vi tinh thể, tinh bột ngô, hydrophosphat khan.
- Lớp phim bao: Oxyt sắt vàng (E172), Dimethicon, Macrogol 400, Titan dioxid
(E17), Hypromellos.
Chỉ định:
- Điều trị tăng huyết áp
- Điều trị bệnh mạch vành
- Điều trị bệnh suy tim mãn tính ổn định kèm suy giảm chức năng tâm thu thất trái
kết hợp với thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu và các glycoside tim.
Liều dùng:
• Cao huyết áp động mạch:
- Liều lượng thường dùng là 01 viên 5 mg mỗi ngày vào buổi sáng.
- Tuy nhiên trong trường hợp nặng, liều cần thiết có thể là 10 mg.
Ngoài ra, một tác dụng cộng hưởng có thể đạt được khi kết hợp với các thuốc lợi
tiểu.
•Liều lượng trong trường hợp suy thận:
- Trường hợp suy thận nhẹ hay vừa (độ thanh thải Creatinine cao hơn 20 ml/phút):
không cần thiết phải điều chỉnh liều lượng.
- Trường hợp suy thận nặng (độ thanh thải Creatinine thấp hơn 20 ml/phút), thời
gian bán hủy đào thải chỉ hơi kéo dài: trong những trường hợp như vậy, cần khuyến
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 14
cáo không nên vượt quá liều thường ngày là 5 mg Bisoprolol và đương nhiên chia
liều ra làm hai.
•Trường hợp suy gan: không cần thiết phải thay đổi liều lượng.
Thức ăn không ảnh hưởng đến độ khả dụng sinh học của Bisoprolol.
• Phòng ngừa những cơn đau thắt ngực: liều lượng dùng là 1 viên 5 mg. Mỗi
ngày uống 1 lần duy nhất, có thể dùng 2 viên mỗi ngày nếu cần thiết.
Thận trọng:
- Trong điều trị cơn đau thắt ngực không nên ngưng thuốc đột ngột, vì ngưng thuốc
đột ngột có thể đưa đến những rối loạn nhịp trầm trọng, nhồi máu cơ tim, chết thình
lình.
- Các vận động viên cần lưu ý rằng biệt dược này chứa hoạt chất có thể đưa đến
phản ứng dương tính ở những test được thực hiện khi kiểm tra chống doping.
Chống chỉ định:
- Block nhĩ thất độ cao.
- Nhịp tim chậm, dưới 45-50 lần / phút.
- Suy tim ứ huyết không kiểm soát.
Quá liều
* Trong trường hợp tim đập chậm hay hạ huyết áp quá mức, người ta có thể dùng:
- Atropine 1 mg đến 2 mg tiêm tĩnh mạch.
- Tiếp theo, nếu cần thiết, dùng isoprenaline hay orciprénaline.
* Trong trường hợp tim mất bù ở sơ sinh có mẹ được điều trị bằng thuốc chẹn β:
- Glucagon với liều lượng 0,3 mg/kg (liều lượng dùng cho trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh
tiểu đường).
- Nhập viện ở khoa săn sóc đặc biệt.
- Isoprenaline: liều lượng thông thường cao và thời gian điều trị kéo dài đòi hỏi sự
theo dõi của chuyên khoa.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 15
* AMLODIPIN 5MG
Thành phần:
- Amlodipin ……………………………5mg.
- Tá dược.
Chỉ định:
- Tăng huyết áp và thiếu máu cơ tim kèm đau thắt ngực ổn định .
Chống chỉ định:
- Qúa mẫn với Dihydropyridine .
Tác dụng không mong muốn:
- Phù và đỏ bừng do dãn mạch. Thỉnh thoảng bị chuột rút, tiểu lắt nhắt, tiểu đêm,
ho, bất lực, suyễn, chảy máu cam, lo lắng và viêm kết mạc.
Thận trọng:
- Phụ nũ có thai và cho con bú, người xơ gan, trẻ em không được dùng.
Liều lượng:
- Người lớn: 5mg x 1 lần/ ngày, có thể tang liều 10mg/ ngày nếu không đáp ứng
điều trị sau 02 tuần.
- Người già và bệnh nhân xơ gan: cần chỉnh liều.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 16
PHẦN 3: Giới thiệuvề khoa dược bệnh viện
I. Mô hình tổ chức của khoa Dược
TRƯỞNG KHOA DƯỢC
THS. Nguyễn Thị Tuyết Nga
THỐNG KÊ
DSTH. Lê Thanh
Hoàng
DSTH. Lê Duy
Phong
DƯỢC LÂM SÀNG
THÔNG TIN THUỐC
DS. Trương Ngọc
Hương
NGHIỆP VỤ
DƯỢC
DS. Trần Anh
Tài
TƯ VẤN NHÀ
THUỐC
DS. Đinh Thị Thanh
Thủy
KHO CHẲN
DSTH. Lý Minh Lân
DSTH. Hồ Nguyễn Thanh
Phương
KHO VTYT
DSTH. Mai Thị Thùy Linh
NHÂN VIÊN NHÀ THUỐC
DSTH. Lê Minh Mẫn
DSTH. Hoàng Lê Ngọc
DSTH. Tô Minh Ngọc
KHO LẺ NỘI TRÚ
DSTH. Lâm Mộng Phượng
KHO LẺ NGOẠI TRÚ
DSTH. Nguyễn Thị Minh Phương
DSTH. Võ Thị Hiếu
NHÂN VIÊN KHO LẺ
DSTH.Hoàng Trung Kiên DSTH. Lương Võ Phương Tâm
DSTH.Nguyễn Minh Hòa DSTH. Đào Trần Thị Chế Khanh
DSTH. Ngô HồngViệt Thy DSTH. Nguyễn Thị Lệ Hằng
DSTH.Phan Ngọc Hằng DSTH. Nguyễn Thị Thanh Nhã
DSTH.Phan Thị Cẩm Uyên DSTH. Phan Thị Thùy Dương
DSTH.Trần Ngọc Giàu DSTH. Phan Thị Cẩm Hà
DSTH.Hoàng Kim Phượng DSTH. Nguyễn Thị Thanh Mai
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 17
II. Chức năng nhiệm vụ khoa Dược bệnh viện
•Chức năng:
- Khoa Dược là khoa chuyên môn đảm nhiệm mọi công việc về dược.
- Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về dược nghiên cứu khoa học, kinh tế về
dược, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ.
- Quản lý thuốc, hóa chất, y dụng cụ và các chế phẩm chuyên môn về dược trong
bệnh viện.
- Tổng hợp nghiên cứu và đề xuất các mặt công tác vềDược trong bệnh viện, đảm
bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn
hợp lý trong toàn bệnh viện.
- Giúp giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác dược theo
phương hướng của ngành và yêu cầu điều trị.
•Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch cung ứng và đảm bảo đầy đủ số lượng, chất lượng thuốc thông
thường và thuốc chuyên khoa, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao cho điều trị nội trú và
ngoại trú.
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và và các
nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “thực hành tốt bảo quản thuốc–GSP”
- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc
từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không
mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa
trong bệnh viện.
- Phối hợp với các khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám
sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt là kháng sinh và theo dõi tình hình
kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong toàn bệnh
viện.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 18
- Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm có hiệu quả cao trong công
tác phục vụ người bệnh.
- Tổng hợp đề xuất các vấn đề công tác dược trong bệnh viện, thực hiện nghiêm túc
quy chếthông tin quảng cáo, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, kịp thời,
chính xác.
- Thường xuyên hướng dẫn, thông báo các loại thuốc mới để y bác sĩ tham khảo.
- Mối liên hệ giữa khoa Dược và các phòng điều trị:
•Các khoa lâm sàng gửi phiếu lĩnh đến cho khoa Dược và khoa Dược cấp phát
thuốc và vật tư y tế tiêu hao từ kho rồi chuyễn đến cho các khoa lâm sàng.
•Dựa vào số phiếu lĩnh và số lượng thuốc lĩnh mà khoa Dược lập bảng báo cáo
tổng hợp sử dụng thuốc để tiến hành lập bảng dự trù thuốc, hóa chất và vật tư y tế
tiêu hao hợp lý.
III. Hoạt động của khoa Dược
3.1.Kho thuốc
Khái niệm kho thuốc:
- Kho thuốclà nơi tiếp nhận, xuất nhập, bảo quản các loại thuốc, hóa chất, dụng cụ,
phân phối theo kế hoạch.
- Kho thuốc là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ, đồng thời cũng là nơi tồn
trữ, xử lý, đóng gói các loại hàng, hóa chất kém chất lượng, hàng thu hồi…
- Có 03 kho: Kho chẵn, kho lẻ, và kho dụng cụ y tế.
3.1.1. Quy trình nhận thuốc từ công ty dược
•Bước 1: Nhận theo dự trù.
•Bước 2: Nhân viên tiếp liệu gọi đặt hàng theo công ty dược.
•Bước 3: Thủ kho chẵn nhận hàng theo dự trù.
•Bước 4: Khi nhận hàng kiểm tra số lượng,chất lượng thuốc, lô sản xuất và hạn
dùng.Nếu hạn dùng dưới 01 năm phải xin ý kiến của trưởng khoa.
•Bước 5: Hàng nhập vào kho sắp xếp gọn gàng và phải bảo quản đúng nhiệt độ cho
mỗi loại thuốc. Đặt biệt Vaccine phải bảo quản tủ riêng.
* Nội dung kiểm nhập:
- Đối chiếu phiếu theo dõi xuất – nhập với chứng từ
- Đối chiếu sổ sách với thực tế về số lượng và chất lượng.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 19
- Xác định lại số lượng,chất lượng thuốc hóa chất ( pha chế, sát khuẩn) tìm nguyên
nhân thừa, thiếu, hư hao.
- Lập biên bản kiểm kê thuốc,hóa chất,vật tư y tế tiêu hao.
- Nếu chất lượng không đạt yêu cầu,hội đồng kiểm kê làm biên bản xác nhận và đề
nghị cho xử lí.
3.1.2. Bảo quản thuốc
* Kho chẵn:
- Định nghĩa: Kho chẵn là nơi tiếp nhận thuốc từ các công ty giao và bán cho bệnh
viện, từ đó cấp phát thuốc cho kho lẻ.
- Chức năng: Bảo quản, xuất nhập thuốc theo đúng quy định; cấp phát - xuất nhập
hàng.
- Nhiệm vụ:
• Kiểm tra nhập hàng đúng số lượng, chất lượng theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ,
kiểm tra số đăng ký, nơi sản xuất, số kiểm soát, hạn dùng của từng loại thuốc, chú ý
các loại hàng lạ hoặc có hạn dùng 1 năm.
• Phân loại, sắp xếp thuốc trong kho theo quy chế Dược chính, chế độ bảo quản và
theo hướng dẫn của Dược sĩ. Kho phải gọn gàng, trật tự, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra,
dễ cấp phát nhanh chóng, chính xác, chú ý phòng chống cháy nổ, lụt bão, mối mọt,
chuột.
• Thường xuyên kiểm tra, nắm vững chất lượng của thuốc có trong kho, đặc biệt các
loại thuốc có hạn dùng, kháng sinh, những thuốc ít dùng, ứ đọng để báo cáo với
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 20
Dược sĩ phụ trách.
• Cấp phát thuốc cho kho lẻ, điều trị nội trú theo phiếu lĩnh thuốc đúng quy định.
• Có trách nhiệm phòng gian bảo mật, khi phát hiện có vấn đè gì nghi vấn trong
xuất nhập phải báo cáo ngay với Dược sĩ.
• Tham gia cải tiến kỹ thuật và trực khoa Dược.
* Sơ đồ kho chẵn
* Kho lẻ:
- Định nghĩa:Cấp phát thuốc cho các phòng điều trị ngoại trú và các phòng trực
dược.
- Chức năng: Bảo quản,xuất nhập thuốc theo đúng quy định, cấp phát - xuất nhập
chính xác.
- Nhiệm vụ:
•Thực hiện đúng nội quy kho.
•Chịu trách nhiệm xuất nhập thuốc trong phạm vi được phân công.
•Thường xuyên nắm vững số lượng, chất lượng, hạn dùng của thuốc. Chú ý thuốc ít
dùng, ứ đọng, báo dược sĩ phụ trách. Thuốc cận hạn dùng phải báo cáo 03 tháng
trước khi thuốc hết hạn sử dụng.
•Cấp phát thuốc cho khoa phòng theo sổ lãnh thuốc hợp lệ, đảm bảo đầy đủ chế độ,
nội quy đã quy định.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 21
•Cập nhật sổ sách xuất nhập kho, thẻ kho phải có chữ ký của Dược sĩ Tổ trưởng tổ
cấp phát. Thực hiện định kỳ kiểm tra đối chiếu hàng hóa trong kho.
•Làm ký hiệu các thuốc quý hiếm, đắt tiền.
•Sắp xếp theo thứ tự gọn gàng, trật tự, dễ thấy, dễ lấy, dễ cấp phát một cách nhanh
chóng và chính xác.
•Định kỳ báo cáo tình hình tồn kho, hao hụt để kịp thời xử lý.
•Hằng ngày kiểm tra thuốc men trong phạm vi được phân công và tiến hành công
tác bảo quản tốt. Chú ý phòng chống cháy nổ, lụt bão, chống mốc, mối mọt, chuột.
•Có trách nhiệm phòng gian bảo mật. Khi phát hiện có vấn đề nghi vấn phải báo cáo
với Dược sĩ phụ trách và Dược sĩ Trưởng khoa.
•Tham gia cải tiến kỹ thuật và trực dược.
* Sơ đồ kho lẻ
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 22
* Sơ đồ kho ngoại trú
3.1.3. Quy định về bảo quản
* Yêu cầu về vị trí, thiết kế, diện tích:
- Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo an toàn, thuận tiện cho việc nhập xuất vận
chuyển, bảo vệ.
- Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn.
- Diện tích kho đủ rộng để đảm bảo việc bảo quản thuốc đáp ứng với yêu cầu của
từng mặt hàng.
- Khoa hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí khu vực riêng.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 23
Thuốc được sắp xếp trên các palet nhựa , không tiếp xúc trục tiếp nền đất
Các thuốc được sắp xếp theo thứ tự và tác dụng dược lý
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 24
* Yêu cầu trang thiết bị:
- Trang thiết bị tủ lạnh để bảo quản thuốc yêu cầu nhiệt độ thấp.
- Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, độ ẩm, máy hút ẩm.
- Có đủ giá, kệ,tủ để xếp thuốc, khoảng cách giữa các kệ tủ đủ rộng để vệ sinh.
- Đủtrang thiết bị phòng cháy chữa cháy (bình cứu hỏa, nước và thùng cát).
Nhiệt kế tại kho dược
Tủ mát và tủ chứa thuốc gây nghiện hướng thần
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 25
3.1.4. Cách sắp xếp hàng trong kho chẵn
* Hàng nhập về được sắp xếp trên pallet, kệ, tủ theo phân loại:
- Thuốc độcA - B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần xếp theo cách A - B - C
trong tủ riêng có khóa.
- Xếp theo dạng bào chế: Viên, thuốc tiêm, bột, mỡ, dịch truyền, thuốc dùng
ngoài,…
- Theo tác dụng dược lý, theo mẫu tự A - B - C. Tên thuốc quay ra ngoài, thuốc có
hạn dùng xa để vào trong.
- Tất cả được sắp xếp theo nguyên tắc: 3 dễ và 5 chống.
3.1.5. Các nguyên tắc bảo quản thuốc
• 3 dễ:
- Dễ thấy
- Dễ lấy
- Dễ kiểm tra
• Thực hiện 5 chống cho tất cả các kho:
- Chống nhầm lẫn
- Chống mối mọt , chuột , bọ , gián , kiến
- Chống cháy nổ.
- Chống quá hạn dùng.
- Chống mất mát, hư hao
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 26
• 3 đối chiếu:
- Đối chiếu số khoản ghi trên đơn với số thuốc chuẩn bị giao.
- Đối chiếu tên thuốc ở nhãn chai với tên thuốc ở trong đơn toa.
- Đối chiếu đơn vị, nồng độ, hàm lượng của đơn và nhãn.
• 3 kiểm tra:
- Kiểm tra toa thuốc, phiếu lãnh có hợp lệ không.
- Kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, số lượng thuốc trên toa phiếu lãnh.
- Kiểm tra bằng cảm quan chất lượng thuốc.
- Không để hỏng vỡ, thừa thiếu, mất mát vượt quá mức quy định, hạn chế xảy ra
đến mức tối thiểu.
- Kho phải đảm bảo thông thoáng, được trang bị hệ thống làm lạnh, máy điều hòa
nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế và quạt thông gió đảm bảo nhiệt độ bảo quản:
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 27
- Kho mát: Nhiệt độ phòng <30 °C
- Kho lạnh: Từ 2 °C – 8 °C (có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ) cho những thuốc và
hóa chất có yêu cầu ghi trên bao bì sản phẩm (danh mục đính kèm).
- Ngăn đông lạnh:-10 °C cho những thuốc và hóa chất có yêu cầu bảo quản ở
ngăn đông lạnh theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm (danh mục đính kèm).
- Độ ẩm: < 70 %.
- Các chất dễ cháy nổ, vật tư y tế, hóa chất cháy nổ bảo quản ở kho riêng theo
quy định (danh mục đính kèm).
- Theo dõi hạn dùng thuốc, vật tư y tế, hóa chất, thuốc thử (bảng theo dõi hạn
dùng thuốc đính kèm).
- Thuốc nhập có hạn dùng phải từ một năm trở lên. Trường hợp thuốc nhập về có
hạn dùng dưới 01 năm, thủ kho có trách nhiệm báo cáo và có ý kiến phê duyệt
của Trưởng Khoa khi đưa vào sử dụng.
- Thuốc hết hạn sử dụng, hư hao, bể vỡ, thủ kho làm báo cáo theo mẫu, Trưởng
khoa Dược ký, trình Ban Giám Đốc xin hủy dưới sự giám sát của Hội đồng
thanh lý thuốc, lập biên bản thanh lý thuốc theo đúng mẫu qui định.
3.1.6. Các biểu mẫu dung trong kho thuốc
* Phiếu xuất kho
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 28
* Phiếu nhập kho
* Bảng dự trù
BỘ Y TẾ TP.HCM MS:060/BV-01
Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn Số:
Khoa Dược
DỰ TRÙ THUỐC
Ngày … tháng… năm 2017
Kính gửi:………………………………………..
STT Tên thuốc, nồng
độ, hàm lượng
ĐVT Nhà
sản xuất
Số
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Ghi
chú
1
2
3
….
Ngày … tháng … năm 2017
Người lập bảng Trưởng khoa DượcGiám đốc
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 29
(Ký tên và đóng dấu)
3.2.Cấp phát thuốc
3.2.1. Quy trình cấp phát thuốc từ kho chẵn ra kho lẻ
- Theo nguyên tắc 3 tra, 3 đối.
- Thời gian: thứ hai và thứ năm hàng tuần.
- Các thủ kho:
•Ghi phiếu lĩnh thuốc phù hợp với loại thuốc cần lĩnh, căn cứ trên số lượng tồn
kho và số lượng cấp phát trong 15 ngày ghi 2 phiếu giống nhau.
•Ký và ghi nhận họ tên ở vị trí người nhận trên phiếu lãnh.
•Trình dược sĩ phụ trách kho lẻ hoặc điều trị ngoại trú duyệt.
3.2.2. Quy trình cấp phát thuốc từ kho lẻ lên các khoa lâm sàng
* Theo nguyên tắc 3 tra, 3 đối.
- Các khoa nộp:
•Mỗi ngày: Phiếu lãnh thuốc kèm theo sổ tổng hợp thuốc hằng ngày hoặc sổ sử
dụng thuốc trực.
- Dược sĩ phụ trách tỏ chức cấp phát sẽ ký duyệt các loại sổ hội đủ các điều kiện
sau:
Đúng (phiếu).
Ghi nhận đày đử các cột, mục.
Có chữ ký của bác sỹ Trưởng khoa hoặc bác sỹ được ủy quyền ký sổ.
Đối chiếu: Đúng số lượng giữa phiếu lãnh và sổ tổng hợp thuốc hàng ngày
hoặc sổ trực.
Dược sỹ phụ trách tổ cấp phát có thể cấp thay mặt hàng khác cùng loại hoặc
thêm bớt cho phù hợp với tình hình tồn kho của Khoa Dược.
Mỗi phiếu lãnh phải có hai bản giống nhau để Khoa Dược xét lưu một bản,
còn một bản lưu lại trong sổ của khoa.
3.2.3. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân
* Nhận đơn thuốc:
- Bệnh nhân nộp: sổ khám bệnh và một đơn thuốc rời đã đóng dấu "đã thu tiền"
hoặc "miễn phí" (chỉ nhận đơn được khám trong ngày). Sau đó ngồi chờ đến số thứ
tự để nhận thuốc.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 30
- Nhân viên: có trách nhiệm nhận đơn và kiểm tra đơn sau đó phân loại đối tượng để
cấp phát số thứ tự (một số giao cho bệnh nhân giữ còn một số được bấm lên sổ của
bệnh nhân).
- Bệnh nhân ưu tiên: là những bệnh nhân trên 80 tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em
dưới 6 tuổi, bệnh nhân khám dịch vụ,...Số được phát bắt đầu từ số 1 đến 1000.
- Bệnh nhân thường: là những bệnh nhân không thuộc dạng ưu tiên. Số được phát
bắt đầu từ 1001.
* Xác nhận lưu đơn:
- Xem lại tên thuốc, hàm lượng, số lượng.
- Xuất trên máy tính, ghi lại số chứng từ xuất lên đơn thuốc của bệnh nhân.
- Nếu có vấn đề phát sinh thì báo cáo với Dược sĩ phụ trách để giảiquyết.
- Chuyển đơn thuốc theo thứ tự lên rổ (Sổ khám bệnh của bệnh nhân ưu tiên được
cho vào rổ có màu khác với bệnh nhân thường để dễ phân biệt), đưa vào khu vực
soạn thuốc. Giải quyết trước cho đối tượng bệnh nhân ưu tiên.
* Soạn thuốc:
- Chuẩn bị thuốc đúng theo đơn: chú ý tên thuốc, hàm lượng, số lượng (kiểm tra
bằng cảm quan chất lượng thuốc), nếu có gì không rõ phải hỏi lại dược sĩ phụ trách.
Ký tên người phát thuốc lên đơn.
- Giao thuốc, đơn và sổ khám bệnh cho nhân viên kiểm soát.
* Kiểm soát: (Hậu kiểm)
- Nhân viên kiểm soát: đối chiếu tên thuốc, hàm lượng, số lượng giữa số thuốc được
chuẩn bị và đơn thuốc. Ký tên vào một đơn và giữ lại một đơn thuốc.
* Giao thuốc:
- Chuyển rổ thuốc đã được chuẩn bị hoàn chỉnh theo thứ tự để chuẩn bị giao cho
bệnh nhân (trên rổ thuốc chỉ còn sổ khám bệnh).
- Nhân viên giao thuốc gọi bệnh nhân theo số thứ tự trên sổ khám bệnh - thu lại sổ
thứ tự; giao rổ thuốc và sổ khám bệnh cho bệnh nhân kiểm tra lại thuốc.
3.2.4. Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
- Đơn thuốc là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc theo
đơn và sử dụng thuốc.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 31
- Quy định cho người kê đơn, người kê đơn phải chịu trách nhiệm về đơn thuốc do
mình kê cho bệnh nhân và thực hiện các quy định sau:
•Chỉ được kê thuốc điều trị các bệnh được phân công khám, chữa bệnh hoặc các
bệnh trong phạm vi hành nghề ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hành
nghề do cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cấp.
• Chỉ được kê đơn thuốc khi trực tiếp khám bệnh.
• Không kê đơn thuốc các trường hợp sau:
- Không nhằm mục đích phòng,chữa bệnh.
- Theo yêu cầu không hợp lí của người bệnh.
- Thực phẩm chức năng.
- Kê đơn thuốc điều trị mạn tính cần chỉ định dùng thuốc đặc trị dài ngày thì kê đơn
vào sổ điều trị bệnh mạn tính, số lượng thuốc đủ dùng trong 01 tháng hoặc theo
hướng dẫn điều trị của mỗi bệnh.
- Thời gian đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc: trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày kê
đơn và được mua ở tất cả các cơ sở bán thuốc hợp pháp trong cả nước
- Định nghĩa thống kê :
 Thống kê là tổng kết số đơn phiếu cấp phát thuốc, số lượng thuốc, y cụ đã
dụng, số lương nhập–xuất–tồn hàng tháng, hàng quý, thống kê báo cáo lên
giám đốc về số lượng xuất–nhập–tồn thuốc trong định mức của bệnh viện.
3.2.5. Quy trình kiểm kê
- Hàng ngày: Sáng lấy phiếu lĩnh từ kho lẻ, xếp theo thứ tự phiếu lĩnh thuốc: ống,
viên, nghiện-hướng tâm thần riêng.
- Dựa vào bảng kê chứng từ nội trú (trong hệ thống báo cáo) đưa qua excel để check
phiếu lĩnh thừa thiếu trong ngày.
- Trừ bảng kiểm hàng, đối chiếu thừa thiếu, kiểm hàng thực tế.
- Giao ban sáng: Báo cáo tổng số lượng phiếu lĩnh trong ngày: ống, viên, nghiện-
hướng tâm thần. Báo cáo thừa thiếu thuốc trong ngày sau khi kiểm hàng không ra.
- Thứ 3 hàng tuần: Nhập trại trả từ phiếu tay của các trại (nếu có).
- Làm list danh sách thẻ ngang (nếu thủ kho cần) để thống kê dễ đối chiếu và kiểm
hàng.
- Cuối tháng :
 In tồn kho, đối chiếu tháng, kiểm hàng, báo cáo thừa thiếu cuối tháng
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 32
 Riêng thuốc nghiện-hướng tâm thần phải đối chiếu kỹ, xuất sổ nghiện-hướng
tâm thần theo quy định, không chấp nhận tình trạng bôi xóa trên sổ nghiện-
hướng tâm thần, ký xác nhận của thống kê tại từng mặt hàng thuốc đã xuất.
 Bảng tồn kho cuối tháng: được xác nhận của từng thủ kho giữ thuốc, tổ trưởng
từng tổ, xác nhận của thống kê, trình ký dược sĩ trưởng khoa và lưu giữ tại
thống kê tổng hợp.
 Tất cả phiếu lĩnh bằng sổ tay nếu chưa có hàng hoặc chưa xuất được trong
tháng phải báo cáo lại và kiểm xoát chung với thủ kho giữ thuốc
 Lưu giữ các toa bảo hiểm y tế cấp về cho bệnh nhân theo như quy định
 Tất cả các báo cáo xuất thuốc nội trú in ra đều được lưu giữ làm chứng từ lưu
 Hết tháng cột phiếu và lưu giữ tại kho lưu giữ hồ sơ.
3.3. Danh mục thuốc tại khoa Dược bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn
DANH MỤC THUỐC VÀ BIỆT DƯỢC CÓ TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN ĐA
KHOA KHU VỰC HÓC MÔN
STT TÊN HOẠT CHẤT BIỆT DƯỢC
DẠNG
BÀO CHẾ
A NHÓM KHÁNG SINH
NHÓM BETA - LACTAM
1 Amoxicilin Amoxicilin 250mg Gói
2 Amoxicilin Codamox 500mg Viên
3
Amoxicilin + Acid
clavunanic
Aumakin ( Augbactam)
312.5mg
Gói
4 Ampicilin Ampicilin Gói
5 Cefaclo Mekocefaclo 125mg Gói
6 Cefixime Cefixime 100mg Gói
7 Cefuroxime Cefuromid 500mg Viên
8 Cefuroxime Cefuromid 125mg Viên
9 Cefadroxil Cefadroxil 500mg Viên
10
Penicillin
(Phenoxymethyl
penicillin)
Penicillin V 400.000 IU Viên
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 33
11 Cephalexin Marapan Viên
NHÓM MACROLID
12 Erythromycin Erymekofar 250mg Gói
13 Roxithromycin Roxithromycin 150mg Viên
14 Clarythromycin Kalecin 250mg Viên
NHÓM TETRACYCLIN
15 Tobramycin 0,3% collyre Tobrex 3% - 5ml Lọ
16
Tobramycin -
Dexamethasone
Tobrex 0.3 + 0.1% Lọ
17 Doxycycline Doxycycline 100mg Viên
18 Tetracyclin Tetracyclin 1% Tuýp
19 Tetracyclin Tetracyclin 0.5% Lọ
20 Vancomycin Vanmycos - cp Gói
21 Gentamycin Gentamycin 80mg Ống
NHÓM QUINOLON
22 Ciprofloxacin Ciprofloxacin 500mg Viên
23 Acid nalidixic Acid nalidixic 500mg Viên
24 Ofloxacin Oflotab 200mg Viên
25 Ofloxacin Phitelabit 0.3% Lọ
26 Pefloxacin Peflacine Ống
27 Levofloxacin Getzlox 750mg Viên
B NHÓM KHÁNG VIÊM
NHÓM STEROID
28 Hydrocortison Hydrocortison Lọ
29 Prednisolon acetat Prednisolone 5mg Viên
30 Methylprednisolon Mesone 4mg Viên
31 Prednisolon aceta 1% Predforte Lọ
32
Dexamethasone sodium
phosphate +
Chloramphenicol
Spersadex comp Lọ
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 34
33 Beclomethason Beclate Lọ
NHÓM NON - STEROID
34 Celecoxib Dolumixib 100mg Viên
35 Loxoprofen Lobafen 60mg Viên
36 Ibuprofen Ibuprofen Viên
37 Meloxicam Mobic Ống
38 Meloxicam Axocam 7.5mg Viên
NHÓM KHÁNG VIÊM DẠNG MEN
39 Alphachymotrypsin Amfaneo 21 Viên
40 Seratiopeptidaze Datazent Viên
NHÓM THUỐC TRỊ BỆNH GUST
41 Allopurinol Allopurinol 100mg Viên
42 Colchicine Colchicin 1mg Viên
C NHÓM HO – HEN PHẾ QUẢN
43 Salbutamol Salbufar 2mg Viên
44 Codein – terpin hydrate Terpin - Codein Viên
45 Acetylcystein Mekomucosol 200mg Lọ
46 Salbutamol sulfate Ventolin Inhaler complete Ống
47 Bromhexin HCL Disolvan Viên
48 Theophyline Theo1star LP Viên
D NHÓM THUỐC TIM MẠCH – HUYẾT ÁP – LỢI TIỂU –CẦM MÁU
49 Perindopril Zentoeril 4mg Viên
50 Spironolactone Verospiron 50mg Viên
51 Atrovastatin Tarden 10mg Viên
52 Fenofibrate Statilip 200mg Viên
53 Isosorbide Imdur 30mg Viên
54 Clopidogerl Bisulfate Realdiron 75mg Viên
55 Trimetazidine Metazydyna 20mg Viên
56 Telmisartan Lowlip 40mg Viên
57 Atrorvastatin Lipivastin 10mg Viên
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 35
58 Candesartan Atasart 16mg Viên
59 Candesartan Cilexetil Atasart 8mg Viên
60 Atenolol Atenolol Stada 50mg Viên
61 Carvedilol Carca 12.5mg Viên
62 Gingko biloba Cebrex 80mg Viên
63 Gingko biloba Cebrex 40mg Viên
64 Indapamid Dapa tab 2,5mg Viên
65 Enalapril Enahexal 5mg Viên
66 Furosemid Furosemide 40mg Viên
67 Digoxin Digoxin 0,25mg Viên
68 Oxytocine Oxytoxin Lọ
E NHÓM THUỐC CHỐNG CO THẮT – DẠ DÀY – RUỘT
69 Alverine Alverine 40mg Viên
70 Papaverin Paparin Viên
71 Domperidone Mutecium – M 10mg Viên
72 Aluminum Phosphate Phospholugel Gói
73 Omeprazole Oralme 20mg Viên
74 Rapeprazole Rabidus 20mg Viên
75 Lactobaccillus
Acidophilus
L – Bio 75mg Gói
76 Oresol Oresol 27,9g Gói
F NHÓM THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG
77 Clorpheniramin Clorpheniramin Meleat
4mg
Viên
78 Levocetirizine Levotrin 5mg Viên
79 Cetirizine Mekozitex 10mg Viên
80 Cinarizine Stugon 25mg Viên
G NHÓM THUỐC AN THẦN – GÂY NGỦ
81 Amitryptyline Amitryptyline 25mg Viên
82 Mecobalamine Golvaska 500mcg Viên
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 36
3.4. Một số thuốc có trong khoa Dược bệnh viện:
* Amoxicilin 250mg:
Công thức:
Amoxicilin trihydrat .........................250 mg amoxicilin khan.
Tá dược vừa đủ .................................1gói
83 Diazepam Seduxen 5mg Viên
H
NHÓM THUỐC HOOC MÔN ( TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ) – NỘI TIẾT
TỐ
TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
84 Gliclazide Amdiazid 80mg Viên
85 Insulin
Diamisu – N 10mg,
100IU/ml
Lọ
NỘI TIẾT TỐ
86 Noredrenaline Levonor Ống
J NHÓM THUỐC VITAMIN
90 Vitamin E AmphaE 400mg Viên
91 Vitamin B1 + B6 + B12 Neukovit Viên
92 Vitamin B1 Vitamin B1 50mg Viên
93 Rutin – Ascorbic acid Rutin vitamin C Viên
94
Vitamin A and D In
Combination
Vitamin AD 5000IU Viên
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 37
(Đường aspartam, bột hương dâu, sorbitol).
Dạng bào chế: Thuốc bột.
Quy cách đóng gói: Hộp 24 gói x 1,5 g.
Dược lực học:
- Hagimox 250 chức amoxicillin là aminopenicilin, kháng sinh nhóm penicillin.
Amoxicilin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của
thành tế bào vi khuẩn. Amoxicilin có hoạt tính với phần lớn các loại vi khuẩn
Gram âm và Gram dương: liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tạo Penicilinase,
H.influenzae, Diplococcus pneumoniae, N. gonorrheae, E.coli và Proteus
mirabilis. Cũng như ampicillin, amoxicillin không có hoạt tính với những vi
khuẩn tiết Penicilinase, đặc biệt tụ cầu kháng Methicillin, tất cả các chủng
Pseudomonas và phần lớn các chủng Klebsiella và Enterobacter. Amoxicilin có
tác dụng in vitro mạnh hơn ampicillin đối với Enterococcus faecalis và
Salmonella spp, nhưng kém tác dụng hơn đối với Shigella spp. Phồ tác dụng của
Amoxxicilin có thể rộng hơn khi dùng đồng thời với Sulbactam và Acid
Clavulanic.
Dược động học:
- Amoxicilin bền vững trong môi trường acid dịch vị. Amoxicilin được hấp thu
nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức
ăn. Amoxicilin phân bố nhanh vào hầu hết các mô và dịch trong cơ thể, trừ mô
não và dịch não tủy, nhưng khi màng não bị viêm thì Amoxicilin lại khuếch tán
vào dễ dàng. Thời gian bán thải khoảng 61,3 phút, dài hơn ở trẻ sơ sinh và
người cao tuổi. Ở người suy thận, thời gian bán thải của thuốc khoảng 7 - 20
giờ. Khoảng 60% liều uống Amoxicilin thải nguyên dạng ra nước tiểu trong
vòng 6 - 8 giờ. Probenecid kéo dài thời gian thải của Amoxicilin qua thận.
Chỉ định:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu
khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết Penicilinase và H.influenzae.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Bệnh lậu. Nhiễm khuẩn đường
mật. Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E.coli nhạy cảm với
Amoxicilin.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 38
Chống chỉ định:Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại Penicilin nào.
Thận trọng:
- Phải định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị dài
ngày.Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng ở người bệnh có tiền sử dị
ứng với Penicilin hoặc các dị ứng nguyên khác, cần kiểm tra tiền sử dị ứng
trước khi dùng thuốc.
- Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng
Stevens - Johnson, phải ngừng thuốc, điều trị cấp cứu và không bao giờ được
điều trị bằng Penicilin hoặc Cephalosporin nữa.
Phụ nữ có thai và cho con bú:
- Sử dụng an toàn Amoxicilin trong thời kỳ mang thai chưa được xác định rõ
ràng, chỉ sử dụng khi thật cần thiết. Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào về tác
dụng có hại cho thai nhi.
- Amoxicilin bài tiết vào sữa mẹ, nên phải thận trọng khi dùng thuốc trong thời
kỳ cho con bú.
Lái xe và vận hành máy móc:
- Chưa tìm thấy tài liệu thông tin sử dụng Amoxicilin cho người đang lái xe và
vận hành máy móc.
Tương tác thuốc:
- Nifedipin làm tăng hấp thu Amoxicilin.
- Khi dùng Alopurinol cùng với Amoxicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của
Amoxicilin.
- Probenecid làm giảm sự bài tiết Amoxicilin ở ống thận, có thể làm gia tăng
nồng độ của Amoxicilin trong máu gây độc tính.
- Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn Amoxicilin và các chất kìm khuẩn
như Cloramphenicol, Tetracyclin.
Tác dụng không mong muốn:
- Thường gặp: phát ban. Ít gặp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ban đỏ, mày đay, hội
chứng Stevens - Johnson. Hiếm gặp: tăng nhẹ SGOT, kích động, lo lắng, mất ngủ,
chóng mặt; thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu,
mất bạch cầu hạt.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 39
- Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng
thuốc.
Quá liều và cách xử lý:
- Chưa tìm thấy tài liệu.
Liều dùng và cách dùng:
- Hòa thuốc với lượng nước vừa đủ (khoảng 5 - 10 ml nước cho 1 gói), khuấy đều
trước khi uống. Trẻ em đến 10 tuổi có thể dùng liều 125 - 250 mg, cách 8 giờ một
lần. Trẻ dưới 20 kg thường dùng liều 20 - 40 mg/ kg thể trọng/ ngày. Cụ thể
như sau:
+ Trẻ em dưới 1 tuổi: ½ gói x 2 lần/ ngày.
+ Trẻ em từ 1 - 5 tuổi: 1 gói x 2 lần/ ngày.
+ Trẻ em từ 5 - 10 tuổi: 1 gói x 3 lần/ ngày.
- Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dùng liều cao hơn theo chỉ
định của bác sĩ.
- Có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn.Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
* Prednisolon 5mg:
Thành phần: Mỗi viên chứa
Dexamethason acetat tương ứng Dexamethason base...........0,5 mg
Tá dược vừa đủ....................................................................1 viên
Dạng bào chế: Viên nén
Quy cách đóng gói: Lọ 500 viên nén.
Chỉ định:
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 40
- Liệu pháp không đặc hiệu bằng Steroid, khi cần điều trị tích cực, như điều trị
trạng thái hen, bệnh dị ứng nặng, phản ứng sau truyền máu, viêm thanh quản
rít.
- Dùng phối hợp với các điều trị khác trong phù não, sốc do nhiều nguyên nhân
khác nhau.
- Phòng ngừa bằng steroid trong phẫu thuật khi dự trữ Glucocorticoid được coi
là không đủ, trừ suy vỏ tuyến thượng thận tiên phát (bệnh Addison).
- Dùng dexamethason trước khi sinh trong chuyển dạ trước kỳ hạn (giữa 24 và
34 tuần) để thúc đẩy quá trình trưởng thành thai (ví dụ phổi, mạch máu não).
- Liệu pháp bổ trợ bằng Dexamethason trong điều trị viêm màng não phế cầu.
Liều dung và cách dùng:
- Uống vào các bữa ăn.
-Liều ban đầu người lớn: Uống 0,75 - 9 mg/ngày, tuỳ theo bệnh và thường, chia
ra 2 - 4 lần/ ngày.
- Trẻ em: Uống 0,024 - 0,34 mg/kg/ngày, hoặc 0,66 - 10 mg/m2/ngày, chia ra 2
- 4 lần/ ngày.
Nguyên tắc chung:
- Liều dùng cần thay đổi tùy theo từng người bệnh, dựa trên bệnh tật và đáp
ứng của người bệnh. Để giảm thiểu các tác dụng phụ, nên dùng liều nhỏ nhất,
có hiệu quả điều trị.
- Chứng suy thượng thận thứ cấp vì thuốc, có thể do ngừng thuốc quá nhanh, và
có thể được hạn chế bằng cách giảm liều từ từ sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng
tùy thuộc vào liều dùng, thời gian điều trị, nhưng vẫn có thể còn tồn tại nhiều
tháng sau khi đã ngừng dừng thuốc.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với Dexamethason hoặc các hợp phần khác của thuốc.Nhiễm nấm
toàn thân.Nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được
bằng thuốc kháng khuẩn. Khớp bị huỷ hoại nặng.
Thận trọng:
- Ở người bệnh nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn, phải đặc biệt chú ý
và điều trị bằng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu là cần thiết trước tiên, do tác
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 41
dụng ức chế miễn dịch nên Dexamethason có thể gây nên những cơn kịch phát
và lan rộng nhiễm khuẩn.
- Ở người loãng xương, hoặc mới phẫu thuật ruột, loạn tâm thần, loét dạ dày tá
tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, lao phải theo dõi chặt
chẽ.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
- Thời kỳ mang thai: Thuốc có thể làm giảm trọng lượng nhau thai và trọng
lượng thai nhi. Thuốc cũng có thể gây ức chế tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh
nếu người mẹ dùng thuốc kéo dài. Dùng Glucocorticoid trước khi đẻ non đã
chứng minh có khả năng bảo vệ chống nguy cơ hội chứng suy hô hấp sơ sinh và
bệnh loạn sản phổi - phế quản do đẻ non.
- Thời kỳ cho con bú: Dexamethason vào sữa mẹ và có nguy cơ đối với trẻ bú
mẹ.
- Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy: Thuốc có tác dụng phụ gây
mất ngủ vì vậy cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy.
Tác dụng không mong muốn:
- Thường gặp: Hạ Kali huyết, giữ Natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề.
Hội chứng dạng Cushing, giảm bài tiết ACTH, teo tuyến thượng thận, giảm dung
nạp Glucid, rối loạn kinh nguyệt.Teo cơ hồi phục, loãng xương, gãy xương bệnh
lý, nứt đốt sống, hoại tử xương vô khuẩn.Loét dạ dày - tá tràng, loét chảy máu,
loét thủng, viêm tụy cấp.Teo da, ban đỏ, bầm máu, rậm lông.Mất ngủ, sảng
khoái.
- Ít gặp: Quá mẫn, đôi khi gây choáng phản vệ, tăng bạch cầu, huyết khối tắc
mạch, tăng cân, ngon miệng, buồn nôn, khó ở, nấc, áp xe vô khuẩn.
- Triệu chứng và các dấu hiệu ngừng thuốc: Giảm quá nhanh liều thuốc sau khi
điều trị kéo dài có thể dẫn tới suy thượng thận cấp, hạ huyết áp và chết. Ngừng
thuốc đôi khi giống như tái phát bệnh.
- Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng
thuốc.
*Salbutamol sulfat 2mg:
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 42
Thành phần:
Salbutamol sulfat tương ứng...........................Salbutamol 2 mg
Tá dược vừa đủ...............................................1 viên
Dạng bào chế: Viên nén.
Quy cách đóng gói: Lọ 500 viên.
Chỉ định:
* Trong nội khoa hô hấp:
- Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp.
- Điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức.
- Điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được.
- Điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính.
- Viêm phế quản mãn tính, giãn phế nang.
* Trong sản khoa:
- Thuốc được chỉ định một thời gian ngắn trong chuyển dạ sớm khi không có
biến chứng và xảy ra từ tuần thứ 24 – 33 của thai kỳ, mục đích làm chậm thời
gian sinh để có thời gian cho liệu pháp Corticosteroid có tác dụng đối với phát
triển của phổi thai nhi hoặc để có thể chuyển người mẹ đến một đơn vị có chăm
sóc tăng cường trẻ sơ sinh.
Chống chỉ định:
- Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.
- Điều trị dọa sẩy thai trong 3 – 6 tháng đầu mang thai.
- Nhiễm khuẩn nước ối. Chảy máu nhiều ở tử cung.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 43
- Bệnh tim nặng. Mang thai nhiều lần.
Cách dùng và liều dùng:
* Trong nội khoa hô hấp:
- Người lớn: 2 - 4 mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày. Một vài người bệnh có thể tăng liều
đến 8 mg/ lần. Người cao tuổi hoặc người rất nhạy cảm với các thuốc kích thích
Beta 2 thì nên bắt đầu với liều 2 mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày.
- Trẻ em 2 – 6 tuổi: 1 – 2 mg/ lần x 3 – 4 lần / ngày
- Trẻ em trên 6 tuổi: 2 mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày
- Để đề phòng cơn hen do gắng sức: Người lớn uống 4 mg trước khi vận động 2
giờ.Trẻ em lớn uống 2 mg trước khi vận động 2 giờ.
* Trong sản khoa:
- Đối với chuyển dạ sớm: Liều thông thường 16 mg / ngày chia làm 4 lần. Trong
quá trình điều trị có thể điều chỉnh liều uống tùy theo tiến triển lâm sàng. Tần
số tim của người bệnh không được quá 120 - 130 nhịp/ phút.
- Đối với cơn đau co hồi tử cung hậu sản: 8 mg/ ngày chia làm 4 lần.
Thận trọng:
- Khi dùng liều thông thường mà kém tác dụng thì thường do đợt hen nặng lên,
người bệnh không được tự ý tăng liều mà phải đi khám lại.
- Thuốc có thể gây kết quả dương tính đối với các xét nghiệm tìm chất doping ở
các vận động viên thể thao.
- Người cường giáp, rối loạn nhịp thất, bệnh cơ tim tắc nghẽn, rối loạn tuần
hoàn động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, đang dùng IMAO hay
thuốc ức chế beta.
- Khi dùng cho người mang thai điều trị co thắt phế quản vì thuốc tác động đến
cơn co tử cung nhất là trong 03 tháng đầu mang thai.
- Khi điều trị chuyển dạ sớm, có nhiều nguy cơ phù phổi nên phải giám sát tình
trạng giữ nước và chức năng tim phổi của người bệnh.
- Liều dùng trong sản khoa tương đối cao nên dễ gây ra tác dụng không mong
muốn cho người mẹ. Thuốc phải được dùng tại bệnh viện, dưới sự giám sát
theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 44
Bảo quản: Kín, tránh ánh sáng, không quá 30˚C.
*Apitim 5mg:
Thành phần:
Amlodipin besylat, tính theo Amlodipin............................................. 5mg
Tá dược vừa đủ ............................................................................ 1 viên
(Avicel, Dicalcium phosphat, PVP, Sodium lauryl sulfat, Sodium starch glycolat,
Aerosil, Magnesi stearat).
Dạng bào chế:
Viên nang.
Quy cách đóng gói:
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Dược lực học:
- Apitim với thành phần hoạt chất Amlodipin là một chất đối kháng Calci thuộc
nhóm Dihydropyridin. Thuốc ức chế dòng calci đi qua màng vào tế bào cơ tim
và cơ trơn của thành mạch máu bằng cách ngăn chặn những kênh calci chậm
của màng tế bào. Nhờ tác dụng của thuốc mà trương lực cơ trơn của các mạch
máu giảm, qua đó làm giảm sức kháng ngoại biên kéo theo hạ huyết áp.
- Apitim chống đau thắt ngực chủ yếu là do giãn các tiểu động mạch ngoại biên
và giảm hậu tải tim. Sự tiêu thụ năng lượng và nhu cầu Oxygen của cơ tim giảm
vì thuốc không gây phản xạ nhịp tim nhanh. Amlodipin làm giãn mạch vành
(động mạch và tiểu mạch) ở vùng bình thường lẫn vùng thiếu máu dẫn đến làm
tăng cung cấp Oxygen cho cơ tim.
Dược động học:
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 45
- Sinh khả dụng của Amlodipin khi uống khoảng 60 - 80% và không bị ảnh
hưởng bởi thức ăn. Thời gian bán thải từ 30 - 40 giờ.Nồng độ ổn định trong
huyết tương đạt được 7 - 8 ngày sau khi uống thuốc mỗi ngày 1 lần.Thuốc
chuyển hóa chủ yếu qua gan.Các chất chuyển hóa mất hoạt tính và bài tiết qua
nước tiểu.Ở người suy gan cần giảm liều hoặc kéo dài thời gian giữa các liều
dùng.
Chỉ định:
- Điều trị tăng huyết áp, đặc biệt ở người bệnh có những biến chứng chuyển
hóa như đái tháo đường.
- Điều trị đau thắt ngực ổn định mãn tính, đau thắt ngực do co thắt mạch vành.
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với dẫn xuất dihydropyridin.
- Không dùng cho những người suy tim chưa được điều trị ổn định.
Thận trọng:
Suy giảm chức năng gan, hẹp động mạch chủ, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp.
Thời kỳ mang thai:
- Các thuốc chẹn kênh calci có thể ức chế cơn co tử cung sớm. Tuy nhiên, thuốc
không có tác dụng bất lợi trong quá trình sinh đẻ. Phải tính đến nguy cơ thiếu
oxy cho thai nhi nếu gây hạ huyết áp cho người mẹ. Ở động vật thực nghiệm,
thuốc chẹn kênh calci có thể gây quái thai ở dạng dị tật xương. Vì vậy, tránh
dùng Amlodipin cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Thời kỳ cho con bú:
- Chưa có thông báo nào đánh giá sự tích lũy của Amlodipin trong sữa mẹ.
Tác dụng không mong muốn:
- Thường gặp: phù cổ chân (liên quan đến liều dùng), nhức đầu, chóng mặt, đỏ
bừng mặt và có cảm giác nóng, mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực, chuột rút,
buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, khó thở.
- Ít gặp: Hạ huyết áp quá mức, nhịp tim nhanh, đau ngực, ngoại ban, ngứa, đau
cơ, đau khớp, rối loạn giấc ngủ.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 46
- Hiếm gặp: Ngoại tâm thu, tăng sản lợi, nổi mày đay, tăng Enzym gan, tăng
glucose huyết, lú lẫn, hồng ban đa dạng.
-Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng
thuốc.
Quá liều và cách xử lý:
- Nhiễm độc Amlodipin rất hiếm.
- Cách xử trí: theo dõi tim mạch bằng điện tâm đồ và điều trị triệu chứng các tác
dụng lên tim mạch cùng với rửa dạ dày và cho uống than hoạt. Nếu cần phải
điều chỉnh các chất điện giải. Trường hợp nhịp tim chậm và blốc tim phải tiêm
tĩnh mạch Atropin, tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch Calci gluconat, Isoprenalin hoặc
Adrenalin hoặc Dopamin. Với người bệnh giảm thể tích tuần hoàn cần truyền
dung dịch Natri clorid 0,9%. Khi cần phải đặt máy tạo nhịp tim. Trong trường
hợp bị hạ huyết áp nghiêm trọng, phải tiêm tĩnh mạch dung dịch Natri clorid
0,9%, Adrenalin. Nếu không tác dụng thì dùng Isoprenalin phối hợp với
Amrinon.
Liều dung và cách dùng:
- Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
- Liều khởi đầu: uống 5 mg x 1 lần/ ngày, sau đó tăng dần. Có thể tăng liều đến
10 mg x 1 lần/ ngày.
*Dextromethorphan 15mg:
Thành phần:
Dextromethorphan hydrobromid ……………………..15mg
Tá dược...………………………………………………..vừa đủ 1 viên nang.
Dạng bào chế:Viên nang.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 47
Quy cách đóng gói :
- Chai 200 viên.
Chỉ định:
- Điều trị triệu chứng ho do họng và phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông
thường hoặc khi hít phải chất kích thích.
- Ho không có đờm, mạn tính.
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với Dextromethorphan và các thành phần khác của thuốc.
- Người đang điều trị các thuốc ức chế Monoamin oxydase (MAO).
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
Liều dùng:
- Trẻ em 2 – 6 tuổi: 7,5mg/lần cách 6 – 8 giờ, tối đa 30mg/24giờ.
- Trẻ em 6 – 12 tuổi: 15mg/lần cách 6 – 8 giờ, tối đa 60mg/24 giờ.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 30mg/lần cách 6 – 8 giờ, tối đa 120mg/24
giờ.
3.5. Các toa thuốc của bệnh nhân :
 Toa thuốc 1:
SỞ Y TẾ TP . HỒ CHÍ MINHMã toa thuốc : 170317/0945
Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn Mã BN : 13064042
ĐƠN THUỐC
Họ tên người bệnh : ĐỖ THỊ H Tuổi : 74 Giới tính : Nữ
Địa chỉ :Ấp Bắc Lân , Bà Điểm , Hm-Ls
Số thẻ BHYT : TS279000210004979041
Chẩn đoán : Đục thủy tinh thể người già ( H25) , Viêm phế quản cấp ( J20)
1 Indomethacin 0,1 % 5ml ( INDOCOLLYRE ) 01 Chai
Ngày nhỏ 6 lần .Lần 1 giọt.
2 Ofloxacin 5ml ( Colly OFLOVID 0,3 %) 01 Lọ
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 48
Ngày nhỏ 6 lần . Lần 1 giọt .
3 Cefixim 200mg ( UPHAXIME ) 20 Viên
Ngày uống 3 lần . Lần 1 viên .
4 Vitamin A 5000 UI 20 Viên
Ngày uống 3 lần . Lần 1 viên
5 Paracetamol 500mg ( PANALGANEFFER ) 20 Viên Sủi
Ngày uống 3 lần .Lần 1 viên sủi
6 Alimemazin 5mg ( THELIZIN ) 20 Viên
Ngày uống 3 lần .Lần 1 viên
 Tư vấn thuốc trên toa :
1) Indomethacin 0,1 %:Ức chế co đồng tử trong phẫu thuật, phòng ngừa viêm do
đục thủy tinh thể và tiêm phòng, giảm đâu sau phẫu thuật trị khúc xạ.
2) Ofloxacin 5ml : Viêm bờ mi, lẹo, viêm túi lệ, viêm kết mạc, viên sụn mi, viêm giác
mạc, loét giác mạc, bệnh mắt hột nhiễm khuẩn sau mổ gây ra bởi các chủng vi
khuẩn nhậy cảm với ofloxacin.
3) Cefixim 200mg : Viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm
phổi cấp & mãn tính và nhiễm trùng tiết niệu - sinh dục có thể nhiễm trùng trong
phẩu thuật, bệnh lậu, da & mô mêm, thương hàn.
4) Vitamin A 5000 UI : Đều trị bệnh khô mắt và dự phòng tình trạng thiếu vitamin A,
đặc biệt là đối với các biểu hiện của mắt: quáng gà.... Trường hợp viêm da: dùng
theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
5) Paracetamol 500mg: điều trị làm giảm các triệu chứng sốt, đau nhức như: nhức
đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ
răng, đau do hành kinh, đau do vận động. Paracetamol là thuốc thay thế salicylat để
giảm đau nhẹ và hạ sốt.
6) Alimemazin 5mg : Mất ngủ ở trẻ em & người lớn, nôn thường xuyên ở trẻ em, dị
ứng hô hấp (viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi) & ngoài da (mày đay, ngứa), sảng rượu cấp,
ho khan nhiều về đêm.
 Toa thuốc 2:
SỞ Y TẾ TP . HỒ CHÍ MINH Mã toa thuốc : 170405/0295
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 49
Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn Mã BN : 13072479
ĐƠN THUỐC
Họ tên người bệnh : HUỲNH MINH Đ Tuổi : 67Giới tính : Nam
Địa chỉ : 57/4B Ấp 3, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn
Số thẻ BHYT : GD479210110860379041
Chẩn đoán : Cao huyết áp vô căn ( nguyên phát) (I10), Di chứng bệnh mạch máu
não (I69), Viêm dạ dày và tá tràng (K29), Rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tình
trạng tăng lipid máu khác (E78).
1 Atorvastatin 10mg (ATORVASTATIN) 14 Viên
Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. ( Uống chiều)
2 Acetylsalicylicacid 81mg (ASPIRIN 81mg)14 Viên
Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. (Uống sau khi ăn)
3 Esomeprazol 40mg (PRAZOPRO)14Viên
Ngày uống 1 lần . Lần 1 viên .( Uống sáng)
4 Losartan 50mg ( LOSARTAN)28Viên
Ngày uống 2lần .Lần 1 viên. ( Uống sáng, chiều)
5 Amlodipin 5mg (KAVASDIN) 28 Viên
Ngày uống 2lần .Lần 1 viên.(Uống sáng, chiều)
 Tư vấn thuốc trên toa :
1) Atorvastatin 10mg: Dùng cho các trường hợp tăng Cholesterol máu & rối loạn
Lipid máu hỗn hợp. Tăng Triglyceride máu. Rối loạn Beta - Lipoprotein. Tăng
Cholesterol máu có yếu tố gia đình đồng hợp tử.
2) Acetylsalicylic acid81mg :Co tac dung phong ngưa thư phat nhưng trương
hơp: tai bien mach mau nao ơ nhưng benh nhan bi cơn thieu mau nao thoang
qua (TIA) hoac bi đot qui nhe; tai nhoi mau ơ nhưng benh nhan đa tưng bi nhoi
mau cơ tim; tai hep mo ghep bac cau đong mach vanh, huyet khoi ơ ong thong
đong - tĩnh mach ơ nhưng benh nhan tham phan mau.
3) Esomeprazol 40mg :dung đe đieu tri mot so benh da day va cuong hong
( như trao ngươc axit, viem loet). Thuoc hoat đong bang cach lam giam lương
axit da day tao ra. Thuoc lam giam cac trieu chưng như ơ nong, kho nuot, va ho
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 50
keo dai. Thuoc giup chưa lanh cac ton thương trong da day va cuong hong do
axit gay ra, giup phong ngưa viem loet, va co the giup ngan ngưa ung thư vom
hong.
4) Losartan 50mg : Đieu tri tang huyet ap, co the dung đơn đoc hay ket hơp
vơi cac thuoc chong tang huyet ap khac .
5) Amlodipin 5mg : Amlodipine thường được sử dụng chung hoặc riêng biệt với
các loại thuốc khác để điều trị chứng cao huyết áp. Việc làm giảm chứng cao huyết
áp nhằm giúp ngăn ngừa đột quỵ, đau tim, các bệnh về thận.Amlodipine cũng có thể
được sử dụng để ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực. Nó có thể giúp tăng cường khả
năng hoạt động và làm giảm tần suất của các cơn đau ngực. Không nên sử dụng
Amlodipine để điều trị các cơn đau ngực khi các cơn đau này xuất hiện.
 Toa thuốc 3
SỞ Y TẾ TP . HỒ CHÍ MINH Mã toa thuốc : 170405/0295
Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn Mã BN : 13072479
ĐƠN THUỐC
Họ tên người bệnh : HUỲNH MINH Đ Tuổi : 67 Giới tính : Nam
Địa chỉ : 57/4B Ấp 3, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn
Số thẻ BHYT : GD479210110860379041
Chẩn đoán : Cao huyết áp vô căn ( nguyên phát) (I10), Di chứng bệnh mạch máu
não (I69), Viêm dạ dày và tá tràng (K29), Rối loạn chuyển hóa Lipoprotein và tình
trạng tăng Lipid máu khác (E78).
1 Atorvastatin 10mg (ATORVASTATIN) 14 Viên
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 51
Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. ( Uống chiều)
2 Acetylsalicylicacid 81mg (ASPIRIN 81mg)14 Viên
Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. (Uống sau khi ăn)
3 Esomeprazol 40mg (PRAZOPRO) 14 Viên
Ngày uống 1 lần . Lần 1 viên .( Uống sáng)
4 Losartan 50mg ( LOSARTAN) 28 Viên
Ngày uống 2 lần . Lần 1 viên. ( Uống sáng, chiều)
5 Amlodipin 5mg (KAVASDIN) 28 Viên
Ngày uống 2 lần . Lần 1 viên.( Uống sáng, chiều)
 Tư vấn thuốc trên toa:
1) Atorvastatin 10mg:dung trong trường hợptăng cholesterol máu & rối loạn
lipid máu hỗn hợp. Tăng triglyceride máu. Rối loạn beta - lipoprotein. Tăng
cholesterol máu có yếu tố gia đình đồng hợp tử.
2) Acetylsalicylic acid81mg:dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim& đột quỵ. Điều
trị các cơn đau nhẹ & vừa, hạ sốt, viêm xương khớp.
3) Esomeprazol 40mg:dùng chohội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.Bệnh loét
dạ dày - tá tràng.Diệt Helicobacter pylori trong bệnh loét tá tràng và ngăn ngừa
nguy cơ tái phát ở bệnh nhân loét tá tràng nhiễm Helicobacter pylori.Phòng ngừa và
điều trị loét dạ dày - tá tràng gây ra do thuốc kháng viêm không steroid.
4) Losartan 50mg: điều trị tăng huyết áp, đặc biệt ở bệnh nhân bị ho khi dùng
thuốc ức chế men chuyển Angiotensin và làm giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân có
phì đại tâm thất trái.Bệnh thận ở những bệnh nhân bị tiểu đường (Creatinin huyết
thanh trong khoảng 1,3 - 3,0 mg/dl ở bệnh nhân≤ 60 kg và 1,5 - 3,0 mg/dl ở nam
giới > 60 kg và Proteinniệu).Thuốc cũng được dùng trong trường hợp suy tim và
nhồi máu cơ tim.
5) Amlodipin 5mg:Điều trị tăng huyết áp (ở người bệnh có những biến chứng
chuyển hóa như đái tháo đường) và điều trị dự phòng ở người bệnh đau thắt ngực
ổn định.
 Toa thuốc 4
SỞ Y TẾ TP . HỒ CHÍ MINH Mã toa thuốc : 170322/1609
Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn Mã BN : 151203518
ĐƠN THUỐC
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 52
Họ tên người bệnh : PHẠM THỊ N Tuổi : 58 Giới tính : Nữ
Địa chỉ : 116 Thông Tây Hội, P10
Số thẻ BHYT : GD479050210237979041
Chẩn đoán : Cao huyết áp vô căn ( nguyên phát) (I10), thiếu máu cơ tim.
1 Atorvastatin 10mg (ATORVASTATIN) 14 Viên
Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. ( Uống sáng)
2 Amlodipin 5mg ( KAVASDIN) 14 Viên
Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. (Uống sáng)
3 Isosorbid mononitrat 60mg (IMIDU) 14 Viên
Ngày uống 2 lần . Lần 1/2 viên .( Uống sang, chiều)
4 Vitamin B6 + Magnesi lactat dihydrat (Magnesi B6) 28 Viên
Ngày uống 2 lần . Lần 1 viên. ( Uống sáng, chiều)
 Tư vấn toa thuốc trên toa :
1) Atorvastatin 10mg : Tăng Cholesterol máu & rối loạn lipid máu hỗn hợp.
Tăng Triglyceride máu. Rối loạn Beta - Lipoprotein. Tăng Cholesterol máu có
yếu tố gia đình đồng hợp tử.
2) Amlodipin 5mg : Điều trị tăng huyết áp (ở người bệnh có những biến
chứng chuyển hóa như đái tháo đường) và điều trị dự phòng ở người bệnh đau
thắt ngực ổn định.
3) Isosorbid mononitrat 60mg : Phòng và điều trị cơn đau thắt ngực.Ðiều trị
suy tim sung huyết (phối hợp với các thuốc khác).
4) Vitamin B6 + Magnesi lactat dihydrat : Điều trị các trường hợp thiếu
Magnesi nặng, riêng biệt hay kết hợp. Khi có thiếu calci đi kèm thì trong đa số
trường hợp phải bù Magnesium trước khi bù Calci. Điều trị các rối loạn chức
năng của những cơn lo âu đi kèm với tăng thông khí (còn gọi là tạng co giật) khi
chưa có điều trị đặc hiệu.
 Toa thuốc 5
SỞ Y TẾ TP . HỒ CHÍ MINH Mã toa thuốc : 170310/1033
Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn Mã BN : 14040872
ĐƠN THUỐC
Họ tên người bệnh : NGUYỄN PHONG HTuổi : 60Giới tính : Nam
Địa chỉ : 4/ 73B Lê Đức Thọ P.15 Gò Vấp
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 53
Số thẻ BHYT : GD479050010799579041
Chẩn đoán : Cao huyết áp vô căn ( nguyên phát) (I10), Táo bón (K59.0), tăng men
gan, xơ gan.
1 Imidapril 5mg (TANATRIL) 21 Viên
Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. ( Uống sáng)
2 DL- Methionin 250mg (METHIONIN) 42 Viên
Ngày uống 2 lần. Lần 1 viên. (Uống sang, chiều)
3 Sorbitol 5g (SORBITOL) 21 Gói
Ngày uống 1 lần . Lần 1 gói .( Uống sáng)
 Tư vấn thuốc trên toa :
1)Imidapril 5mg : Đieu tri cao huyet ap. Dung đương uong. Uong trươc bưa
an.Do co the xay ra ha huyet ap the đưng ngay luc đau đieu tri vơi thuoc thuoc
nhom ưc che men chuyen. Vĩ vay,nen uong lieu đau tien Imidapril vao buoi toi
trươc khi đi ngu.Lieu đươc đieu chĩnh tuy theo tĩnh trang benh va tuoi cua benh
nhan.
2)DL- Methionin 250mg : Chu yeu dung đieu tri qua lieu Paracetamol khi
khong co Acetylcystein.Ngoai ra con dung đe toan hoa nươc tieu. Nen uong
trong bưa an hoac khi đang no.
3) Sorbitol 5g : Đieu tri trieu chưng tao bon, roi loan tieu hoa, kho tieu.Không
nên sử dụng thuốc nhuận tràng lâu dài. Điều trị táo bón bằng thuốc chỉ để hỗ
trợ trong điều trị bằng chế độ ăn uống.Đoi vơi ngươi bi benh ket trang, tranh
dung luc đoi va can giam lieu.
PHẦN 4: KẾT LUẬN
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải
SVTT: 54
PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO
- http://www.thuocbietduoc.com.vn/home/
- http://tudien-thuoc.rhcloud.com/duocdien.html
- http://tailieu.vn/doc/duoc-thu-quoc-gia-viet-nam-1813624.html
- https://yduoc.lhu.edu.vn/
- http://www.thuoc.vn/
- http://www.benhhoc.net/
- Sách Hóa dược – Dược lý III ( Dược lâm sàng )
( Chủ biên PGS.TS Hoàng Thị Kim Huyền )
MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ..............................................................................1
I. Lịch sử hình thành .......................................................................................................2
II. Lĩnh vực hoạt động.....................................................................................................3
2.1. Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh......................................................................3
2.2. Đào tạo cán bộ y tế...............................................................................................3
2.3. Nghiên cứu khoa học về y học............................................................................3
2.4. Phòng bệnh............................................................................................................3
2.5. Hợp tác Quốc tế....................................................................................................4
2.6. Quản lý kinh tế y tế ..............................................................................................4
2.7. Hoạt động xã hội...................................................................................................4
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy bệnh viện...........................................................................4
3.1. Bộ máy lãnh đạo...................................................................................................4
3.2. Các phòng chức năng...........................................................................................4
3.3. Các khoa lâm sàn..................................................................................................5
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ KHOA NỘI TIM MẠCH ..................................................5
I. Chức năng và nhiệm vụ...............................................................................................5
II. Sơ đồ tổ chức khoa Nội B .........................................................................................6
III. Một số hình ảnh tại khoa Nội:.................................................................................7
IV. Một số thuốc có trong khoa Nội .............................................................................9
PHẦN 3: Giới thiệu về khoa Dược bệnh viện...............................................................16
I. Mô hình tổ chức của khoa Dược..............................................................................16
II. Chức năng nhiệm vụ khoa Dược bệnh viện ..........................................................17
III. Hoạt động của khoa Dược......................................................................................18
3.1. Kho thuốc ............................................................................................................18
3.2. Cấp phát thuốc ....................................................................................................29
3.3. Danh mục thuốc tại khoa Dược bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn......32
3.4. Một số thuốc có trong khoa Dược bệnh viện:.................................................36
3.5. Các toa thuốc của bệnh nhân : ..........................................................................47
PHẦN 4: KẾT LUẬN ......................................................................................................53
PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................54
Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện Hóc Môn, 9 điểm, HAY!

Weitere ähnliche Inhalte

Mehr von Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Mehr von Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 
Tổng hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu Dễ Làm Nhất
Tổng hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu Dễ Làm NhấtTổng hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu Dễ Làm Nhất
Tổng hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu Dễ Làm Nhất
 
Tổng Hợp Hơn 203 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Ngành Kế Toán Mới Nhất
Tổng Hợp Hơn 203 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Ngành Kế Toán Mới NhấtTổng Hợp Hơn 203 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Ngành Kế Toán Mới Nhất
Tổng Hợp Hơn 203 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Ngành Kế Toán Mới Nhất
 
Tổng Hợp Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Bản Tiếng Việt, 9 Điểm
Tổng Hợp Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Bản Tiếng Việt, 9 ĐiểmTổng Hợp Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Bản Tiếng Việt, 9 Điểm
Tổng Hợp Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Bản Tiếng Việt, 9 Điểm
 
Tổng Hợp Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Dễ Làm 9 Điểm
Tổng Hợp Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Dễ Làm 9 ĐiểmTổng Hợp Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Dễ Làm 9 Điểm
Tổng Hợp Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Dễ Làm 9 Điểm
 
Tổng Hợp 240 Đề Tài Tiểu Luận Môn Công Dân Số, MỚI NHẤT
Tổng Hợp 240 Đề Tài Tiểu Luận Môn Công Dân Số, MỚI NHẤTTổng Hợp 240 Đề Tài Tiểu Luận Môn Công Dân Số, MỚI NHẤT
Tổng Hợp 240 Đề Tài Tiểu Luận Môn Công Dân Số, MỚI NHẤT
 
Tổng Hợp 201 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Xây Dựng Kế Hoạch, 9 Điểm
Tổng Hợp 201 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Xây Dựng Kế Hoạch, 9 ĐiểmTổng Hợp 201 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Xây Dựng Kế Hoạch, 9 Điểm
Tổng Hợp 201 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Xây Dựng Kế Hoạch, 9 Điểm
 
Tổng Hợp 201 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đàm Phán Trong Kinh Doanh, Điểm Cao
Tổng Hợp 201 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đàm Phán Trong Kinh Doanh, Điểm CaoTổng Hợp 201 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đàm Phán Trong Kinh Doanh, Điểm Cao
Tổng Hợp 201 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đàm Phán Trong Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Lí Học Trẻ Em Từ Sinh Viên Giỏi
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Lí Học Trẻ Em Từ Sinh Viên GiỏiTổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Lí Học Trẻ Em Từ Sinh Viên Giỏi
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Lí Học Trẻ Em Từ Sinh Viên Giỏi
 

Kürzlich hochgeladen

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 

Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện Hóc Môn, 9 điểm, HAY!

  • 1. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 1 BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÓC MÔN
  • 2. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 2 PHẦN 1: GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN I. Lịch sử hình thành Ngày 15 tháng 12 năm 1992, Phòng Y tế Hóc Môn đã xây dựng đề án mô hình Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn và đã được Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn thông qua trên chứng từ số 845-UB ngày 25 -12-1992. Căn cứ vào đề án trên, ngày 14 tháng 3 năm 1994, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 724/QĐ-UB-NC về việc thành lập Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn. Ngày 28 tháng 6 năm 1994, Trung tâm y tế huyện Hóc Môn đã chính thức ra mắt và chọn đó là ngày kỷ niệm thành lập. Đến năm 1997 tách 1 phần Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn ra hình thành Trung tâm Y tế Quận 12. Đến ngày 26 tháng 07 năm 2007, theo Quyết định số 98/2007/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hóc Môn được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn. Bệnh viện chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn chính thức được thành lập theo Quyết định số 5524/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế. Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn được xếp hạng II trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ :65/2B Đường Bà Triệu, Thị trấn Hóc Môn,Tp. Hồ Chí Minh
  • 3. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 3 II. Lĩnh vực hoạt động 2.1. Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh Sẵn sàng tiếp nhận 24/24 giờ tất cả nhân dân có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh. Tuyệt đối không phân biệt nhân dân trong khu vực với ngoài khu vực hoặc ngoài tỉnh. Có đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng đến cấp cứu hoặc đến rước bệnh khẩn cấp khi có yêu cầu của nhân dân. Sẵn sàng chuyển người bệnh lên tuyến trên bằng xe ô tô chuyên dụng khi vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện, đồng thời có đội xe chuyên dụng sẵn sàng đưa rước bệnh theo yêu cầu. Tiếp nhận tất cả các trường hợp có nhu cầu khám sức khỏe và chứng nhận trình trạng sức khỏe của nhân dân theo qui định của pháp luật; Đồng thời có đủ tư cách pháp nhân ký hợp đồng với các tổ chức, công ty để khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, người lao động khi có yêu cầu. 2.2. Đào tạo cán bộ y tế Bệnh viện là cơ sở thực hành, thực tập của học sinh, sinh viên đại học, caođẳng, trung học của các trường và các cơ sở y tế trong khu vực. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn. 2.3. Nghiên cứu khoa học về y học Thường xuyên tổ chức nghiên cứu các đề tài y học cấp cơ sở, hợp tác với tổ chức, cá nhân nghiên cứu hỗ trợ, viết luận văn tốt nghiệp sau đại học. Mở rộng, nghiên cứu điều trị bằng thuốc y học cổ truyền và các phương pháp điều trị không dùng thuốc như: tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, châm cứu, xoa bóp … Kết hợp với các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh hình, Bệnh viện Tai Mũi Họng, . . . phát triển kỹ thuật mới, tiên tiến như mổ nội soi, nội soi dạ dày, đại tràng, chụp X quang kỹ thuật số, chụp CT Scaner, mổ trĩ bằng phương pháp Longo, nội soi chẩn đoán thuộc chuyên khoaxét nghiệm huyết học, Tai – Mũi – Họng, sinh hóa nhiều thông số. 2.4. Phòng bệnh Kết hợp với Trung tâm Y tế dự phòng trên địa bàn thực hiện các giải pháp đồng bộ để phòng, chống, ngăn chặn các bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm theo mùa.
  • 4. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 4 Thường xuyên cung cấp thông tin để người bệnh và thân nhân người bệnh hiểu biết kiến thức y học để phòng, chống bệnh có hiệu quả cao nhất. 2.5. Hợp tác Quốc tế Sẳn sàng hợp tác với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có liên quan đến chăm sóc sức khỏe nhân dân theo quy định của Nhà nước. 2.6. Quản lý kinh tế y tế Là đơn vị sự nghiệp được nhà nước giao tự chủ một phần kinh phí, chỉ được thu viện phí đúng theo quy định của Nhà nước. 2.7. Hoạt động xã hội Ngoài 7 chức năng - nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn còn luôn quan tâm đến hoạt động xã hội, song hành với các tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp và các cá nhân có tấm lòng thiện nguyện trong và ngoài tỉnh hướng đến người nghèo, người tàn tật, neo đơn chẳngmay bị bệnh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ một phần khó khăn trong quá trình nằm điều trị tại bệnh viện. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy bệnh viện 3.1. Bộ máy lãnh đạo Giám đốc:BS.CKII. Đỗ Kim Hoàng Phó giám đốc: - BS.CKII. Lê văn Thạnh - THS.BS. Nguyễn Mạnh Bảo 3.2. Các phòng chức năng - Phòng Kế hoạch Tổng hợp - Phòng Tổ chức Cán bộ - Phòng Hành chính Quản trị - Phòng Tài chính Kế toán - Phòng Điều dưỡng - Phòng Công tác xã hội - Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện
  • 5. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 5 3.3. Các khoa lâm sàn - Khoa Khám bệnh -Khoa Cấp cứu tổng hợp - Khoa HSTC và CĐ - Khoa Nội tổng hợp - Khoa Nội tim mạch lão học - Khoa Nội tiết - Khoa Nhi - Khoa Sản - Khoa phẩu thuật GMHS - Khoa Ngoại chỉnh hình bỏng - Khoa Ngoại tổng quát - Khoa Liên chuyên khoa - Khoa Y học cổ truyền - Khoa Vật lý trị liệu PHCN - Tổ Dinh dưỡng, Tiết chế - Khoa Xét nghiệm - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Khoa Dược PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ KHOA NỘI TIM MẠCH I. Chức năng và nhiệm vụ Khoa Nội tim mạch lão học đảm nhiệm chức năng điều trị nội trú các bệnhNội Khoa tim mạch như: Bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,suy tim, bệnh mạch máu ngoại biên.
  • 6. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 6 II. Sơ đồ tổ chức khoa Nội B TỒ CHỨC KHOA NỘI BTRƯỞNG KHOA BS. CK1 Nguyễn Quỳnh Giao BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ Bùi Anh Tú Phan Trương Tâm Huỳnh Thái Hưng Đặng Đồng Quốc Trí Nguyễn Thanh Hoàng ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG Đặng Thùy Dương ĐIỀU DƯỠNG Đặng Thị Cẩm Hồng Hồ Thị Hải Phúc Nguyễn Thị Trang Thi Trần Thị Tuyết Lan Nguyễn Thị Thúy Bích Trương Thị Diệu Sâm Đoàn Bá Trường Mai Thị Thanh Tuyền Phan Thị Kiều Tiên Nguyễn Thanh Hòa Phạm Trường Giang Nguyễn Phương Diệp Nguyễn Thị Ngọc Mai
  • 7. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 7 * Sơ đồ khoa III. Một số hình ảnh tại khoa Nội: Tủ tài liệu
  • 8. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 8 Bảng phân công Tủ dụng cụ y tế
  • 9. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 9 IV. Một số thuốc có trong khoa Nội * ASPIRIN 81 Thành phần: Cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất: 1 viên - Acid acetyl salicylic………………….81 mg - Tá dược vừa đủ………………………1 viên (Tá dược gồm: Tinh bột sắn, lactose, talc, magnesi stearat, propylen glycol, eudragit, màu quinolein yellow lake) Chỉ định: - Giảm các cơn đau: đau cơ, đau răng, đau bụng kinh và hạ sốt... - Phòng huyết khối Cách dùng & Liều dùng: * Điều trị giảm đau, hạ sốt. - Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 4 - 6 viên / lần, ngày 4 - 6 lần. - Trẻ em dưới 12 tuổi: 50 - 75 mg/ kg thể trọng/ ngày, chia 4 - 6 lần. * Phòng huyết khối: 2 - 4 viên/ ngày, dùng mỗi ngày hay cách ngày. * Uống nguyên viên thuốc, không được nhai hay nghiền ra. Chống chỉ định: Dị ứng với dẫn xuất salicylat. Loét dạ dày- tá tràng. Bệnh chảy máu do thể tạng. Thận trọng lúc dùng: Khi điều trị đồng thời với thuốc chống đông máu. Không kết hợp với thuốc kháng viêm không steroid và glucocorticoid. Tác dụng không mong muốn:Buồn nôn, khó tiêu, loét dạ dày- ruột, nổi mày đay.
  • 10. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 10 * DIAZEPAM 5MG Thành phần: Cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất: 1 viên - Diazepam…………………………………5mg - Tá dược Chỉ định: - Diazepam được sử dụng trong những trạng thái lo âu, kích động, mất ngủ. Trong trường hợp trầm cảm có các triệu chứng giống như trên, có thể chỉ định dùng diazepam cùng với các thuốc chống trầm cảm. - Sảng rượu cấp, các bệnh tiền sảng và các triệu chứng cấp cai rượu. Cơ co cứng do não hoặc thần kinh ngoại biên, co giật. Cách dùng & Liều dùng: - Khi điều trị liên tục và đạt được tác dụng mong muốn thì nên dùng liều thấp nhất. Ðể tránh nghiện thuốc (không nên dùng quá 15 - 20 ngày). - Người lớn: Ðiều trị lo âu, bắt đầu từ liều thấp 2 - 5 mg/lần, 2 - 3 lần/ngày. Trường hợp có kèm theo mất ngủ: 2 - 10 mg/ngày, uống trước khi đi ngủ. - Người già và người bệnh yếu ít khi dùng quá 2 mg . Chống chỉ định: - Mẫn cảm với benzodiazepin và các thành phần khác của thuốc. Nhược cơ, suy hô hấp nặng. - Không nên sử dụng trong trạng thái ám ảnh hoặc sợ hãi. Không sử dụng đơn độ để điều trị trầm cảm hoặc lo âu kết hợp với trầm cảm vì có nguy cơ thúc đẩy tự sát ở nhóm người bệnh này. - Không dùng diazepam điều trị bệnh loạn thần mạn.
  • 11. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 11 - Kết hợp sử dụng diazepam và 1 benzodiazepin khác có thể gây chứng quên ở người bệnh, và không nên dùng diazepam trong trường hợp có người thân chết vì có thể bị ức chế điều chỉnh tâm lý. Thận trọng khi dùng: - Thận trọng với người bệnh giảm chức năng gan, thận, bệnh phổi mạn tính, bệnh glôcôm góc đóng hoặc tổn thương thực thể não, xơ cứng động mạch. - Nghiện thuốc ít xảy ra khi sử dụng diazepam trong thời gian ngắn. Triệu chứng cai thuốc cũng có thể xảy ra với người bệnh dùng liều điều trị thông thường và trong thời gian ngắn, có thể có di chứng về tâm sinh lý bao gồm cả trầm cảm.Với người bệnh điều trị dài ngày các triệu chứng trên hay xảy ra hơn và cần chú ý. - Cũng như các benzodiazepin khác cần rất thận trọng khi dùng diazepam điều trị cho người bệnh bị rối loạn nhân cách. - Diazepam tăng tác dụng của rượu, ảnh hưởng đến khả năng tập trung lái xe và điều khiển máy móc. Tác dụng không mong muốn: - Chóng mặt, đau đầu, yếu cơ, khó tập trung tư tưởng - Dùng diazepam kéo dài dẫn đến nghiện thuốc, không nên dùng quá 15 - 20 ngày. Triệu chứng cai thuốc (co giật, run, co cứng cơ bụng, nôn, toát mồ hôi) xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột. Các triệu chứng cai thuốc nặng hơn, thường giới hạn ở người dùng thuốc liều quá cao và trong thời gian dài. Thông thường các triệu chứng nhẹ hơn (khó ở, mất ngủ) có thể thấy khi ngừng thuốc đột ngột sau vài tháng dùng liều điều trị. Vì vậy thông thường sau khi điều trị tránh dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều dần. Quá liềuvà xử trí Biểu hiện: Ngủ gà, lú lẫn, hôn mê và giảm phản xạ. Xử trí: Theo dõi hô hấp, mạch và huyết áp như trong tất cả trường hợp dùng thuốc quá liều. Rửa dạ dày ngay lập tức. Truyền dịch tĩnh mạch và thông khí đường hô hấp. Có thể chống hạ huyết áp bằngNoradrenalin hoặc Metaraminol. Có thể dùng Flumazenil để hủy bỏ một phần hay toàn bộ tác dụng an thần của Benzodiazepine .
  • 12. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 12 * TANATRIL 5MG TAB Thành phần: Imidapril HCl………………5mg Chỉ định: Cao huyết áp. Cao huyết áp nhu mô thận Liều dùng: - Uống 1 lần/ngày. Người lớn Tăng huyết áp 5-10 mg/ngày. Tăng huyết áp kèm bệnh thận, tăng huyết áp nặng, tăng huyết áp nhu mô thận khởi đầu 2.5 mg/ngày. Có thể dùng lúc đói hoặc no. Chống chỉ định: - Tiền sử hạ huyết áp thái quá & thoáng qua khi dùng Tanatril (cần khởi đầu liều thấp & tăng dần), suy thận nặng, hẹp động mạch thận 2 bên, người già. Lái xe/vận hành máy.Không dùng 24 giờ trước khi phẫu thuật. Cho con bú. Trẻ em. Thận trọng: - Tiền sử hạ huyết áp thái quá & thoáng qua khi dùng Tanatril (cần khởi đầu liều thấp & tăng dần), suy thận nặng, hẹp động mạch thận 2 bên, người già. Lái xe/vận hành máy. Không dùng 24 giờ trước khi phẫu thuật. Cho con bú. Trẻ em. Tác dụng không mong muốn: - Giảm hồng cầu, Hb, Hct & tiểu cầu, tăng bạch cầu đa nhân ái toan, Albumin niệu & tăng BUN, Creatinin. Hiếm: nhức đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • 13. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 13 * CONCOR 5MG Thành phần: - Bisoprolol fumarate ..................5mg. - Tá dược: Viên nhân: Silica colloidal khan,Magnesi stearat, Crospovidon, Cellulos vi tinh thể, tinh bột ngô, hydrophosphat khan. - Lớp phim bao: Oxyt sắt vàng (E172), Dimethicon, Macrogol 400, Titan dioxid (E17), Hypromellos. Chỉ định: - Điều trị tăng huyết áp - Điều trị bệnh mạch vành - Điều trị bệnh suy tim mãn tính ổn định kèm suy giảm chức năng tâm thu thất trái kết hợp với thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu và các glycoside tim. Liều dùng: • Cao huyết áp động mạch: - Liều lượng thường dùng là 01 viên 5 mg mỗi ngày vào buổi sáng. - Tuy nhiên trong trường hợp nặng, liều cần thiết có thể là 10 mg. Ngoài ra, một tác dụng cộng hưởng có thể đạt được khi kết hợp với các thuốc lợi tiểu. •Liều lượng trong trường hợp suy thận: - Trường hợp suy thận nhẹ hay vừa (độ thanh thải Creatinine cao hơn 20 ml/phút): không cần thiết phải điều chỉnh liều lượng. - Trường hợp suy thận nặng (độ thanh thải Creatinine thấp hơn 20 ml/phút), thời gian bán hủy đào thải chỉ hơi kéo dài: trong những trường hợp như vậy, cần khuyến
  • 14. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 14 cáo không nên vượt quá liều thường ngày là 5 mg Bisoprolol và đương nhiên chia liều ra làm hai. •Trường hợp suy gan: không cần thiết phải thay đổi liều lượng. Thức ăn không ảnh hưởng đến độ khả dụng sinh học của Bisoprolol. • Phòng ngừa những cơn đau thắt ngực: liều lượng dùng là 1 viên 5 mg. Mỗi ngày uống 1 lần duy nhất, có thể dùng 2 viên mỗi ngày nếu cần thiết. Thận trọng: - Trong điều trị cơn đau thắt ngực không nên ngưng thuốc đột ngột, vì ngưng thuốc đột ngột có thể đưa đến những rối loạn nhịp trầm trọng, nhồi máu cơ tim, chết thình lình. - Các vận động viên cần lưu ý rằng biệt dược này chứa hoạt chất có thể đưa đến phản ứng dương tính ở những test được thực hiện khi kiểm tra chống doping. Chống chỉ định: - Block nhĩ thất độ cao. - Nhịp tim chậm, dưới 45-50 lần / phút. - Suy tim ứ huyết không kiểm soát. Quá liều * Trong trường hợp tim đập chậm hay hạ huyết áp quá mức, người ta có thể dùng: - Atropine 1 mg đến 2 mg tiêm tĩnh mạch. - Tiếp theo, nếu cần thiết, dùng isoprenaline hay orciprénaline. * Trong trường hợp tim mất bù ở sơ sinh có mẹ được điều trị bằng thuốc chẹn β: - Glucagon với liều lượng 0,3 mg/kg (liều lượng dùng cho trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh tiểu đường). - Nhập viện ở khoa săn sóc đặc biệt. - Isoprenaline: liều lượng thông thường cao và thời gian điều trị kéo dài đòi hỏi sự theo dõi của chuyên khoa.
  • 15. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 15 * AMLODIPIN 5MG Thành phần: - Amlodipin ……………………………5mg. - Tá dược. Chỉ định: - Tăng huyết áp và thiếu máu cơ tim kèm đau thắt ngực ổn định . Chống chỉ định: - Qúa mẫn với Dihydropyridine . Tác dụng không mong muốn: - Phù và đỏ bừng do dãn mạch. Thỉnh thoảng bị chuột rút, tiểu lắt nhắt, tiểu đêm, ho, bất lực, suyễn, chảy máu cam, lo lắng và viêm kết mạc. Thận trọng: - Phụ nũ có thai và cho con bú, người xơ gan, trẻ em không được dùng. Liều lượng: - Người lớn: 5mg x 1 lần/ ngày, có thể tang liều 10mg/ ngày nếu không đáp ứng điều trị sau 02 tuần. - Người già và bệnh nhân xơ gan: cần chỉnh liều.
  • 16. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 16 PHẦN 3: Giới thiệuvề khoa dược bệnh viện I. Mô hình tổ chức của khoa Dược TRƯỞNG KHOA DƯỢC THS. Nguyễn Thị Tuyết Nga THỐNG KÊ DSTH. Lê Thanh Hoàng DSTH. Lê Duy Phong DƯỢC LÂM SÀNG THÔNG TIN THUỐC DS. Trương Ngọc Hương NGHIỆP VỤ DƯỢC DS. Trần Anh Tài TƯ VẤN NHÀ THUỐC DS. Đinh Thị Thanh Thủy KHO CHẲN DSTH. Lý Minh Lân DSTH. Hồ Nguyễn Thanh Phương KHO VTYT DSTH. Mai Thị Thùy Linh NHÂN VIÊN NHÀ THUỐC DSTH. Lê Minh Mẫn DSTH. Hoàng Lê Ngọc DSTH. Tô Minh Ngọc KHO LẺ NỘI TRÚ DSTH. Lâm Mộng Phượng KHO LẺ NGOẠI TRÚ DSTH. Nguyễn Thị Minh Phương DSTH. Võ Thị Hiếu NHÂN VIÊN KHO LẺ DSTH.Hoàng Trung Kiên DSTH. Lương Võ Phương Tâm DSTH.Nguyễn Minh Hòa DSTH. Đào Trần Thị Chế Khanh DSTH. Ngô HồngViệt Thy DSTH. Nguyễn Thị Lệ Hằng DSTH.Phan Ngọc Hằng DSTH. Nguyễn Thị Thanh Nhã DSTH.Phan Thị Cẩm Uyên DSTH. Phan Thị Thùy Dương DSTH.Trần Ngọc Giàu DSTH. Phan Thị Cẩm Hà DSTH.Hoàng Kim Phượng DSTH. Nguyễn Thị Thanh Mai
  • 17. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 17 II. Chức năng nhiệm vụ khoa Dược bệnh viện •Chức năng: - Khoa Dược là khoa chuyên môn đảm nhiệm mọi công việc về dược. - Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về dược nghiên cứu khoa học, kinh tế về dược, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ. - Quản lý thuốc, hóa chất, y dụng cụ và các chế phẩm chuyên môn về dược trong bệnh viện. - Tổng hợp nghiên cứu và đề xuất các mặt công tác vềDược trong bệnh viện, đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý trong toàn bệnh viện. - Giúp giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu điều trị. •Nhiệm vụ: - Lập kế hoạch cung ứng và đảm bảo đầy đủ số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao cho điều trị nội trú và ngoại trú. - Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu. - Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị. - Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “thực hành tốt bảo quản thuốc–GSP” - Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện. - Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc. - Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện. - Phối hợp với các khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt là kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện. - Kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong toàn bệnh viện.
  • 18. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 18 - Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm có hiệu quả cao trong công tác phục vụ người bệnh. - Tổng hợp đề xuất các vấn đề công tác dược trong bệnh viện, thực hiện nghiêm túc quy chếthông tin quảng cáo, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, kịp thời, chính xác. - Thường xuyên hướng dẫn, thông báo các loại thuốc mới để y bác sĩ tham khảo. - Mối liên hệ giữa khoa Dược và các phòng điều trị: •Các khoa lâm sàng gửi phiếu lĩnh đến cho khoa Dược và khoa Dược cấp phát thuốc và vật tư y tế tiêu hao từ kho rồi chuyễn đến cho các khoa lâm sàng. •Dựa vào số phiếu lĩnh và số lượng thuốc lĩnh mà khoa Dược lập bảng báo cáo tổng hợp sử dụng thuốc để tiến hành lập bảng dự trù thuốc, hóa chất và vật tư y tế tiêu hao hợp lý. III. Hoạt động của khoa Dược 3.1.Kho thuốc Khái niệm kho thuốc: - Kho thuốclà nơi tiếp nhận, xuất nhập, bảo quản các loại thuốc, hóa chất, dụng cụ, phân phối theo kế hoạch. - Kho thuốc là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ, đồng thời cũng là nơi tồn trữ, xử lý, đóng gói các loại hàng, hóa chất kém chất lượng, hàng thu hồi… - Có 03 kho: Kho chẵn, kho lẻ, và kho dụng cụ y tế. 3.1.1. Quy trình nhận thuốc từ công ty dược •Bước 1: Nhận theo dự trù. •Bước 2: Nhân viên tiếp liệu gọi đặt hàng theo công ty dược. •Bước 3: Thủ kho chẵn nhận hàng theo dự trù. •Bước 4: Khi nhận hàng kiểm tra số lượng,chất lượng thuốc, lô sản xuất và hạn dùng.Nếu hạn dùng dưới 01 năm phải xin ý kiến của trưởng khoa. •Bước 5: Hàng nhập vào kho sắp xếp gọn gàng và phải bảo quản đúng nhiệt độ cho mỗi loại thuốc. Đặt biệt Vaccine phải bảo quản tủ riêng. * Nội dung kiểm nhập: - Đối chiếu phiếu theo dõi xuất – nhập với chứng từ - Đối chiếu sổ sách với thực tế về số lượng và chất lượng.
  • 19. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 19 - Xác định lại số lượng,chất lượng thuốc hóa chất ( pha chế, sát khuẩn) tìm nguyên nhân thừa, thiếu, hư hao. - Lập biên bản kiểm kê thuốc,hóa chất,vật tư y tế tiêu hao. - Nếu chất lượng không đạt yêu cầu,hội đồng kiểm kê làm biên bản xác nhận và đề nghị cho xử lí. 3.1.2. Bảo quản thuốc * Kho chẵn: - Định nghĩa: Kho chẵn là nơi tiếp nhận thuốc từ các công ty giao và bán cho bệnh viện, từ đó cấp phát thuốc cho kho lẻ. - Chức năng: Bảo quản, xuất nhập thuốc theo đúng quy định; cấp phát - xuất nhập hàng. - Nhiệm vụ: • Kiểm tra nhập hàng đúng số lượng, chất lượng theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ, kiểm tra số đăng ký, nơi sản xuất, số kiểm soát, hạn dùng của từng loại thuốc, chú ý các loại hàng lạ hoặc có hạn dùng 1 năm. • Phân loại, sắp xếp thuốc trong kho theo quy chế Dược chính, chế độ bảo quản và theo hướng dẫn của Dược sĩ. Kho phải gọn gàng, trật tự, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, dễ cấp phát nhanh chóng, chính xác, chú ý phòng chống cháy nổ, lụt bão, mối mọt, chuột. • Thường xuyên kiểm tra, nắm vững chất lượng của thuốc có trong kho, đặc biệt các loại thuốc có hạn dùng, kháng sinh, những thuốc ít dùng, ứ đọng để báo cáo với
  • 20. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 20 Dược sĩ phụ trách. • Cấp phát thuốc cho kho lẻ, điều trị nội trú theo phiếu lĩnh thuốc đúng quy định. • Có trách nhiệm phòng gian bảo mật, khi phát hiện có vấn đè gì nghi vấn trong xuất nhập phải báo cáo ngay với Dược sĩ. • Tham gia cải tiến kỹ thuật và trực khoa Dược. * Sơ đồ kho chẵn * Kho lẻ: - Định nghĩa:Cấp phát thuốc cho các phòng điều trị ngoại trú và các phòng trực dược. - Chức năng: Bảo quản,xuất nhập thuốc theo đúng quy định, cấp phát - xuất nhập chính xác. - Nhiệm vụ: •Thực hiện đúng nội quy kho. •Chịu trách nhiệm xuất nhập thuốc trong phạm vi được phân công. •Thường xuyên nắm vững số lượng, chất lượng, hạn dùng của thuốc. Chú ý thuốc ít dùng, ứ đọng, báo dược sĩ phụ trách. Thuốc cận hạn dùng phải báo cáo 03 tháng trước khi thuốc hết hạn sử dụng. •Cấp phát thuốc cho khoa phòng theo sổ lãnh thuốc hợp lệ, đảm bảo đầy đủ chế độ, nội quy đã quy định.
  • 21. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 21 •Cập nhật sổ sách xuất nhập kho, thẻ kho phải có chữ ký của Dược sĩ Tổ trưởng tổ cấp phát. Thực hiện định kỳ kiểm tra đối chiếu hàng hóa trong kho. •Làm ký hiệu các thuốc quý hiếm, đắt tiền. •Sắp xếp theo thứ tự gọn gàng, trật tự, dễ thấy, dễ lấy, dễ cấp phát một cách nhanh chóng và chính xác. •Định kỳ báo cáo tình hình tồn kho, hao hụt để kịp thời xử lý. •Hằng ngày kiểm tra thuốc men trong phạm vi được phân công và tiến hành công tác bảo quản tốt. Chú ý phòng chống cháy nổ, lụt bão, chống mốc, mối mọt, chuột. •Có trách nhiệm phòng gian bảo mật. Khi phát hiện có vấn đề nghi vấn phải báo cáo với Dược sĩ phụ trách và Dược sĩ Trưởng khoa. •Tham gia cải tiến kỹ thuật và trực dược. * Sơ đồ kho lẻ
  • 22. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 22 * Sơ đồ kho ngoại trú 3.1.3. Quy định về bảo quản * Yêu cầu về vị trí, thiết kế, diện tích: - Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo an toàn, thuận tiện cho việc nhập xuất vận chuyển, bảo vệ. - Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn. - Diện tích kho đủ rộng để đảm bảo việc bảo quản thuốc đáp ứng với yêu cầu của từng mặt hàng. - Khoa hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí khu vực riêng.
  • 23. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 23 Thuốc được sắp xếp trên các palet nhựa , không tiếp xúc trục tiếp nền đất Các thuốc được sắp xếp theo thứ tự và tác dụng dược lý
  • 24. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 24 * Yêu cầu trang thiết bị: - Trang thiết bị tủ lạnh để bảo quản thuốc yêu cầu nhiệt độ thấp. - Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, độ ẩm, máy hút ẩm. - Có đủ giá, kệ,tủ để xếp thuốc, khoảng cách giữa các kệ tủ đủ rộng để vệ sinh. - Đủtrang thiết bị phòng cháy chữa cháy (bình cứu hỏa, nước và thùng cát). Nhiệt kế tại kho dược Tủ mát và tủ chứa thuốc gây nghiện hướng thần
  • 25. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 25 3.1.4. Cách sắp xếp hàng trong kho chẵn * Hàng nhập về được sắp xếp trên pallet, kệ, tủ theo phân loại: - Thuốc độcA - B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần xếp theo cách A - B - C trong tủ riêng có khóa. - Xếp theo dạng bào chế: Viên, thuốc tiêm, bột, mỡ, dịch truyền, thuốc dùng ngoài,… - Theo tác dụng dược lý, theo mẫu tự A - B - C. Tên thuốc quay ra ngoài, thuốc có hạn dùng xa để vào trong. - Tất cả được sắp xếp theo nguyên tắc: 3 dễ và 5 chống. 3.1.5. Các nguyên tắc bảo quản thuốc • 3 dễ: - Dễ thấy - Dễ lấy - Dễ kiểm tra • Thực hiện 5 chống cho tất cả các kho: - Chống nhầm lẫn - Chống mối mọt , chuột , bọ , gián , kiến - Chống cháy nổ. - Chống quá hạn dùng. - Chống mất mát, hư hao
  • 26. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 26 • 3 đối chiếu: - Đối chiếu số khoản ghi trên đơn với số thuốc chuẩn bị giao. - Đối chiếu tên thuốc ở nhãn chai với tên thuốc ở trong đơn toa. - Đối chiếu đơn vị, nồng độ, hàm lượng của đơn và nhãn. • 3 kiểm tra: - Kiểm tra toa thuốc, phiếu lãnh có hợp lệ không. - Kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, số lượng thuốc trên toa phiếu lãnh. - Kiểm tra bằng cảm quan chất lượng thuốc. - Không để hỏng vỡ, thừa thiếu, mất mát vượt quá mức quy định, hạn chế xảy ra đến mức tối thiểu. - Kho phải đảm bảo thông thoáng, được trang bị hệ thống làm lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế và quạt thông gió đảm bảo nhiệt độ bảo quản:
  • 27. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 27 - Kho mát: Nhiệt độ phòng <30 °C - Kho lạnh: Từ 2 °C – 8 °C (có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ) cho những thuốc và hóa chất có yêu cầu ghi trên bao bì sản phẩm (danh mục đính kèm). - Ngăn đông lạnh:-10 °C cho những thuốc và hóa chất có yêu cầu bảo quản ở ngăn đông lạnh theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm (danh mục đính kèm). - Độ ẩm: < 70 %. - Các chất dễ cháy nổ, vật tư y tế, hóa chất cháy nổ bảo quản ở kho riêng theo quy định (danh mục đính kèm). - Theo dõi hạn dùng thuốc, vật tư y tế, hóa chất, thuốc thử (bảng theo dõi hạn dùng thuốc đính kèm). - Thuốc nhập có hạn dùng phải từ một năm trở lên. Trường hợp thuốc nhập về có hạn dùng dưới 01 năm, thủ kho có trách nhiệm báo cáo và có ý kiến phê duyệt của Trưởng Khoa khi đưa vào sử dụng. - Thuốc hết hạn sử dụng, hư hao, bể vỡ, thủ kho làm báo cáo theo mẫu, Trưởng khoa Dược ký, trình Ban Giám Đốc xin hủy dưới sự giám sát của Hội đồng thanh lý thuốc, lập biên bản thanh lý thuốc theo đúng mẫu qui định. 3.1.6. Các biểu mẫu dung trong kho thuốc * Phiếu xuất kho
  • 28. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 28 * Phiếu nhập kho * Bảng dự trù BỘ Y TẾ TP.HCM MS:060/BV-01 Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn Số: Khoa Dược DỰ TRÙ THUỐC Ngày … tháng… năm 2017 Kính gửi:……………………………………….. STT Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng ĐVT Nhà sản xuất Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 2 3 …. Ngày … tháng … năm 2017 Người lập bảng Trưởng khoa DượcGiám đốc
  • 29. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 29 (Ký tên và đóng dấu) 3.2.Cấp phát thuốc 3.2.1. Quy trình cấp phát thuốc từ kho chẵn ra kho lẻ - Theo nguyên tắc 3 tra, 3 đối. - Thời gian: thứ hai và thứ năm hàng tuần. - Các thủ kho: •Ghi phiếu lĩnh thuốc phù hợp với loại thuốc cần lĩnh, căn cứ trên số lượng tồn kho và số lượng cấp phát trong 15 ngày ghi 2 phiếu giống nhau. •Ký và ghi nhận họ tên ở vị trí người nhận trên phiếu lãnh. •Trình dược sĩ phụ trách kho lẻ hoặc điều trị ngoại trú duyệt. 3.2.2. Quy trình cấp phát thuốc từ kho lẻ lên các khoa lâm sàng * Theo nguyên tắc 3 tra, 3 đối. - Các khoa nộp: •Mỗi ngày: Phiếu lãnh thuốc kèm theo sổ tổng hợp thuốc hằng ngày hoặc sổ sử dụng thuốc trực. - Dược sĩ phụ trách tỏ chức cấp phát sẽ ký duyệt các loại sổ hội đủ các điều kiện sau: Đúng (phiếu). Ghi nhận đày đử các cột, mục. Có chữ ký của bác sỹ Trưởng khoa hoặc bác sỹ được ủy quyền ký sổ. Đối chiếu: Đúng số lượng giữa phiếu lãnh và sổ tổng hợp thuốc hàng ngày hoặc sổ trực. Dược sỹ phụ trách tổ cấp phát có thể cấp thay mặt hàng khác cùng loại hoặc thêm bớt cho phù hợp với tình hình tồn kho của Khoa Dược. Mỗi phiếu lãnh phải có hai bản giống nhau để Khoa Dược xét lưu một bản, còn một bản lưu lại trong sổ của khoa. 3.2.3. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân * Nhận đơn thuốc: - Bệnh nhân nộp: sổ khám bệnh và một đơn thuốc rời đã đóng dấu "đã thu tiền" hoặc "miễn phí" (chỉ nhận đơn được khám trong ngày). Sau đó ngồi chờ đến số thứ tự để nhận thuốc.
  • 30. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 30 - Nhân viên: có trách nhiệm nhận đơn và kiểm tra đơn sau đó phân loại đối tượng để cấp phát số thứ tự (một số giao cho bệnh nhân giữ còn một số được bấm lên sổ của bệnh nhân). - Bệnh nhân ưu tiên: là những bệnh nhân trên 80 tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh nhân khám dịch vụ,...Số được phát bắt đầu từ số 1 đến 1000. - Bệnh nhân thường: là những bệnh nhân không thuộc dạng ưu tiên. Số được phát bắt đầu từ 1001. * Xác nhận lưu đơn: - Xem lại tên thuốc, hàm lượng, số lượng. - Xuất trên máy tính, ghi lại số chứng từ xuất lên đơn thuốc của bệnh nhân. - Nếu có vấn đề phát sinh thì báo cáo với Dược sĩ phụ trách để giảiquyết. - Chuyển đơn thuốc theo thứ tự lên rổ (Sổ khám bệnh của bệnh nhân ưu tiên được cho vào rổ có màu khác với bệnh nhân thường để dễ phân biệt), đưa vào khu vực soạn thuốc. Giải quyết trước cho đối tượng bệnh nhân ưu tiên. * Soạn thuốc: - Chuẩn bị thuốc đúng theo đơn: chú ý tên thuốc, hàm lượng, số lượng (kiểm tra bằng cảm quan chất lượng thuốc), nếu có gì không rõ phải hỏi lại dược sĩ phụ trách. Ký tên người phát thuốc lên đơn. - Giao thuốc, đơn và sổ khám bệnh cho nhân viên kiểm soát. * Kiểm soát: (Hậu kiểm) - Nhân viên kiểm soát: đối chiếu tên thuốc, hàm lượng, số lượng giữa số thuốc được chuẩn bị và đơn thuốc. Ký tên vào một đơn và giữ lại một đơn thuốc. * Giao thuốc: - Chuyển rổ thuốc đã được chuẩn bị hoàn chỉnh theo thứ tự để chuẩn bị giao cho bệnh nhân (trên rổ thuốc chỉ còn sổ khám bệnh). - Nhân viên giao thuốc gọi bệnh nhân theo số thứ tự trên sổ khám bệnh - thu lại sổ thứ tự; giao rổ thuốc và sổ khám bệnh cho bệnh nhân kiểm tra lại thuốc. 3.2.4. Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú - Đơn thuốc là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc theo đơn và sử dụng thuốc.
  • 31. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 31 - Quy định cho người kê đơn, người kê đơn phải chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho bệnh nhân và thực hiện các quy định sau: •Chỉ được kê thuốc điều trị các bệnh được phân công khám, chữa bệnh hoặc các bệnh trong phạm vi hành nghề ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cấp. • Chỉ được kê đơn thuốc khi trực tiếp khám bệnh. • Không kê đơn thuốc các trường hợp sau: - Không nhằm mục đích phòng,chữa bệnh. - Theo yêu cầu không hợp lí của người bệnh. - Thực phẩm chức năng. - Kê đơn thuốc điều trị mạn tính cần chỉ định dùng thuốc đặc trị dài ngày thì kê đơn vào sổ điều trị bệnh mạn tính, số lượng thuốc đủ dùng trong 01 tháng hoặc theo hướng dẫn điều trị của mỗi bệnh. - Thời gian đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc: trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày kê đơn và được mua ở tất cả các cơ sở bán thuốc hợp pháp trong cả nước - Định nghĩa thống kê :  Thống kê là tổng kết số đơn phiếu cấp phát thuốc, số lượng thuốc, y cụ đã dụng, số lương nhập–xuất–tồn hàng tháng, hàng quý, thống kê báo cáo lên giám đốc về số lượng xuất–nhập–tồn thuốc trong định mức của bệnh viện. 3.2.5. Quy trình kiểm kê - Hàng ngày: Sáng lấy phiếu lĩnh từ kho lẻ, xếp theo thứ tự phiếu lĩnh thuốc: ống, viên, nghiện-hướng tâm thần riêng. - Dựa vào bảng kê chứng từ nội trú (trong hệ thống báo cáo) đưa qua excel để check phiếu lĩnh thừa thiếu trong ngày. - Trừ bảng kiểm hàng, đối chiếu thừa thiếu, kiểm hàng thực tế. - Giao ban sáng: Báo cáo tổng số lượng phiếu lĩnh trong ngày: ống, viên, nghiện- hướng tâm thần. Báo cáo thừa thiếu thuốc trong ngày sau khi kiểm hàng không ra. - Thứ 3 hàng tuần: Nhập trại trả từ phiếu tay của các trại (nếu có). - Làm list danh sách thẻ ngang (nếu thủ kho cần) để thống kê dễ đối chiếu và kiểm hàng. - Cuối tháng :  In tồn kho, đối chiếu tháng, kiểm hàng, báo cáo thừa thiếu cuối tháng
  • 32. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 32  Riêng thuốc nghiện-hướng tâm thần phải đối chiếu kỹ, xuất sổ nghiện-hướng tâm thần theo quy định, không chấp nhận tình trạng bôi xóa trên sổ nghiện- hướng tâm thần, ký xác nhận của thống kê tại từng mặt hàng thuốc đã xuất.  Bảng tồn kho cuối tháng: được xác nhận của từng thủ kho giữ thuốc, tổ trưởng từng tổ, xác nhận của thống kê, trình ký dược sĩ trưởng khoa và lưu giữ tại thống kê tổng hợp.  Tất cả phiếu lĩnh bằng sổ tay nếu chưa có hàng hoặc chưa xuất được trong tháng phải báo cáo lại và kiểm xoát chung với thủ kho giữ thuốc  Lưu giữ các toa bảo hiểm y tế cấp về cho bệnh nhân theo như quy định  Tất cả các báo cáo xuất thuốc nội trú in ra đều được lưu giữ làm chứng từ lưu  Hết tháng cột phiếu và lưu giữ tại kho lưu giữ hồ sơ. 3.3. Danh mục thuốc tại khoa Dược bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn DANH MỤC THUỐC VÀ BIỆT DƯỢC CÓ TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN STT TÊN HOẠT CHẤT BIỆT DƯỢC DẠNG BÀO CHẾ A NHÓM KHÁNG SINH NHÓM BETA - LACTAM 1 Amoxicilin Amoxicilin 250mg Gói 2 Amoxicilin Codamox 500mg Viên 3 Amoxicilin + Acid clavunanic Aumakin ( Augbactam) 312.5mg Gói 4 Ampicilin Ampicilin Gói 5 Cefaclo Mekocefaclo 125mg Gói 6 Cefixime Cefixime 100mg Gói 7 Cefuroxime Cefuromid 500mg Viên 8 Cefuroxime Cefuromid 125mg Viên 9 Cefadroxil Cefadroxil 500mg Viên 10 Penicillin (Phenoxymethyl penicillin) Penicillin V 400.000 IU Viên
  • 33. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 33 11 Cephalexin Marapan Viên NHÓM MACROLID 12 Erythromycin Erymekofar 250mg Gói 13 Roxithromycin Roxithromycin 150mg Viên 14 Clarythromycin Kalecin 250mg Viên NHÓM TETRACYCLIN 15 Tobramycin 0,3% collyre Tobrex 3% - 5ml Lọ 16 Tobramycin - Dexamethasone Tobrex 0.3 + 0.1% Lọ 17 Doxycycline Doxycycline 100mg Viên 18 Tetracyclin Tetracyclin 1% Tuýp 19 Tetracyclin Tetracyclin 0.5% Lọ 20 Vancomycin Vanmycos - cp Gói 21 Gentamycin Gentamycin 80mg Ống NHÓM QUINOLON 22 Ciprofloxacin Ciprofloxacin 500mg Viên 23 Acid nalidixic Acid nalidixic 500mg Viên 24 Ofloxacin Oflotab 200mg Viên 25 Ofloxacin Phitelabit 0.3% Lọ 26 Pefloxacin Peflacine Ống 27 Levofloxacin Getzlox 750mg Viên B NHÓM KHÁNG VIÊM NHÓM STEROID 28 Hydrocortison Hydrocortison Lọ 29 Prednisolon acetat Prednisolone 5mg Viên 30 Methylprednisolon Mesone 4mg Viên 31 Prednisolon aceta 1% Predforte Lọ 32 Dexamethasone sodium phosphate + Chloramphenicol Spersadex comp Lọ
  • 34. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 34 33 Beclomethason Beclate Lọ NHÓM NON - STEROID 34 Celecoxib Dolumixib 100mg Viên 35 Loxoprofen Lobafen 60mg Viên 36 Ibuprofen Ibuprofen Viên 37 Meloxicam Mobic Ống 38 Meloxicam Axocam 7.5mg Viên NHÓM KHÁNG VIÊM DẠNG MEN 39 Alphachymotrypsin Amfaneo 21 Viên 40 Seratiopeptidaze Datazent Viên NHÓM THUỐC TRỊ BỆNH GUST 41 Allopurinol Allopurinol 100mg Viên 42 Colchicine Colchicin 1mg Viên C NHÓM HO – HEN PHẾ QUẢN 43 Salbutamol Salbufar 2mg Viên 44 Codein – terpin hydrate Terpin - Codein Viên 45 Acetylcystein Mekomucosol 200mg Lọ 46 Salbutamol sulfate Ventolin Inhaler complete Ống 47 Bromhexin HCL Disolvan Viên 48 Theophyline Theo1star LP Viên D NHÓM THUỐC TIM MẠCH – HUYẾT ÁP – LỢI TIỂU –CẦM MÁU 49 Perindopril Zentoeril 4mg Viên 50 Spironolactone Verospiron 50mg Viên 51 Atrovastatin Tarden 10mg Viên 52 Fenofibrate Statilip 200mg Viên 53 Isosorbide Imdur 30mg Viên 54 Clopidogerl Bisulfate Realdiron 75mg Viên 55 Trimetazidine Metazydyna 20mg Viên 56 Telmisartan Lowlip 40mg Viên 57 Atrorvastatin Lipivastin 10mg Viên
  • 35. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 35 58 Candesartan Atasart 16mg Viên 59 Candesartan Cilexetil Atasart 8mg Viên 60 Atenolol Atenolol Stada 50mg Viên 61 Carvedilol Carca 12.5mg Viên 62 Gingko biloba Cebrex 80mg Viên 63 Gingko biloba Cebrex 40mg Viên 64 Indapamid Dapa tab 2,5mg Viên 65 Enalapril Enahexal 5mg Viên 66 Furosemid Furosemide 40mg Viên 67 Digoxin Digoxin 0,25mg Viên 68 Oxytocine Oxytoxin Lọ E NHÓM THUỐC CHỐNG CO THẮT – DẠ DÀY – RUỘT 69 Alverine Alverine 40mg Viên 70 Papaverin Paparin Viên 71 Domperidone Mutecium – M 10mg Viên 72 Aluminum Phosphate Phospholugel Gói 73 Omeprazole Oralme 20mg Viên 74 Rapeprazole Rabidus 20mg Viên 75 Lactobaccillus Acidophilus L – Bio 75mg Gói 76 Oresol Oresol 27,9g Gói F NHÓM THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG 77 Clorpheniramin Clorpheniramin Meleat 4mg Viên 78 Levocetirizine Levotrin 5mg Viên 79 Cetirizine Mekozitex 10mg Viên 80 Cinarizine Stugon 25mg Viên G NHÓM THUỐC AN THẦN – GÂY NGỦ 81 Amitryptyline Amitryptyline 25mg Viên 82 Mecobalamine Golvaska 500mcg Viên
  • 36. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 36 3.4. Một số thuốc có trong khoa Dược bệnh viện: * Amoxicilin 250mg: Công thức: Amoxicilin trihydrat .........................250 mg amoxicilin khan. Tá dược vừa đủ .................................1gói 83 Diazepam Seduxen 5mg Viên H NHÓM THUỐC HOOC MÔN ( TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ) – NỘI TIẾT TỐ TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 84 Gliclazide Amdiazid 80mg Viên 85 Insulin Diamisu – N 10mg, 100IU/ml Lọ NỘI TIẾT TỐ 86 Noredrenaline Levonor Ống J NHÓM THUỐC VITAMIN 90 Vitamin E AmphaE 400mg Viên 91 Vitamin B1 + B6 + B12 Neukovit Viên 92 Vitamin B1 Vitamin B1 50mg Viên 93 Rutin – Ascorbic acid Rutin vitamin C Viên 94 Vitamin A and D In Combination Vitamin AD 5000IU Viên
  • 37. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 37 (Đường aspartam, bột hương dâu, sorbitol). Dạng bào chế: Thuốc bột. Quy cách đóng gói: Hộp 24 gói x 1,5 g. Dược lực học: - Hagimox 250 chức amoxicillin là aminopenicilin, kháng sinh nhóm penicillin. Amoxicilin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. Amoxicilin có hoạt tính với phần lớn các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương: liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tạo Penicilinase, H.influenzae, Diplococcus pneumoniae, N. gonorrheae, E.coli và Proteus mirabilis. Cũng như ampicillin, amoxicillin không có hoạt tính với những vi khuẩn tiết Penicilinase, đặc biệt tụ cầu kháng Methicillin, tất cả các chủng Pseudomonas và phần lớn các chủng Klebsiella và Enterobacter. Amoxicilin có tác dụng in vitro mạnh hơn ampicillin đối với Enterococcus faecalis và Salmonella spp, nhưng kém tác dụng hơn đối với Shigella spp. Phồ tác dụng của Amoxxicilin có thể rộng hơn khi dùng đồng thời với Sulbactam và Acid Clavulanic. Dược động học: - Amoxicilin bền vững trong môi trường acid dịch vị. Amoxicilin được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Amoxicilin phân bố nhanh vào hầu hết các mô và dịch trong cơ thể, trừ mô não và dịch não tủy, nhưng khi màng não bị viêm thì Amoxicilin lại khuếch tán vào dễ dàng. Thời gian bán thải khoảng 61,3 phút, dài hơn ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Ở người suy thận, thời gian bán thải của thuốc khoảng 7 - 20 giờ. Khoảng 60% liều uống Amoxicilin thải nguyên dạng ra nước tiểu trong vòng 6 - 8 giờ. Probenecid kéo dài thời gian thải của Amoxicilin qua thận. Chỉ định: - Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết Penicilinase và H.influenzae. - Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Bệnh lậu. Nhiễm khuẩn đường mật. Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E.coli nhạy cảm với Amoxicilin.
  • 38. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 38 Chống chỉ định:Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại Penicilin nào. Thận trọng: - Phải định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày.Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng ở người bệnh có tiền sử dị ứng với Penicilin hoặc các dị ứng nguyên khác, cần kiểm tra tiền sử dị ứng trước khi dùng thuốc. - Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens - Johnson, phải ngừng thuốc, điều trị cấp cứu và không bao giờ được điều trị bằng Penicilin hoặc Cephalosporin nữa. Phụ nữ có thai và cho con bú: - Sử dụng an toàn Amoxicilin trong thời kỳ mang thai chưa được xác định rõ ràng, chỉ sử dụng khi thật cần thiết. Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào về tác dụng có hại cho thai nhi. - Amoxicilin bài tiết vào sữa mẹ, nên phải thận trọng khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Lái xe và vận hành máy móc: - Chưa tìm thấy tài liệu thông tin sử dụng Amoxicilin cho người đang lái xe và vận hành máy móc. Tương tác thuốc: - Nifedipin làm tăng hấp thu Amoxicilin. - Khi dùng Alopurinol cùng với Amoxicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của Amoxicilin. - Probenecid làm giảm sự bài tiết Amoxicilin ở ống thận, có thể làm gia tăng nồng độ của Amoxicilin trong máu gây độc tính. - Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn Amoxicilin và các chất kìm khuẩn như Cloramphenicol, Tetracyclin. Tác dụng không mong muốn: - Thường gặp: phát ban. Ít gặp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ban đỏ, mày đay, hội chứng Stevens - Johnson. Hiếm gặp: tăng nhẹ SGOT, kích động, lo lắng, mất ngủ, chóng mặt; thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.
  • 39. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 39 - Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Quá liều và cách xử lý: - Chưa tìm thấy tài liệu. Liều dùng và cách dùng: - Hòa thuốc với lượng nước vừa đủ (khoảng 5 - 10 ml nước cho 1 gói), khuấy đều trước khi uống. Trẻ em đến 10 tuổi có thể dùng liều 125 - 250 mg, cách 8 giờ một lần. Trẻ dưới 20 kg thường dùng liều 20 - 40 mg/ kg thể trọng/ ngày. Cụ thể như sau: + Trẻ em dưới 1 tuổi: ½ gói x 2 lần/ ngày. + Trẻ em từ 1 - 5 tuổi: 1 gói x 2 lần/ ngày. + Trẻ em từ 5 - 10 tuổi: 1 gói x 3 lần/ ngày. - Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dùng liều cao hơn theo chỉ định của bác sĩ. - Có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn.Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc. * Prednisolon 5mg: Thành phần: Mỗi viên chứa Dexamethason acetat tương ứng Dexamethason base...........0,5 mg Tá dược vừa đủ....................................................................1 viên Dạng bào chế: Viên nén Quy cách đóng gói: Lọ 500 viên nén. Chỉ định:
  • 40. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 40 - Liệu pháp không đặc hiệu bằng Steroid, khi cần điều trị tích cực, như điều trị trạng thái hen, bệnh dị ứng nặng, phản ứng sau truyền máu, viêm thanh quản rít. - Dùng phối hợp với các điều trị khác trong phù não, sốc do nhiều nguyên nhân khác nhau. - Phòng ngừa bằng steroid trong phẫu thuật khi dự trữ Glucocorticoid được coi là không đủ, trừ suy vỏ tuyến thượng thận tiên phát (bệnh Addison). - Dùng dexamethason trước khi sinh trong chuyển dạ trước kỳ hạn (giữa 24 và 34 tuần) để thúc đẩy quá trình trưởng thành thai (ví dụ phổi, mạch máu não). - Liệu pháp bổ trợ bằng Dexamethason trong điều trị viêm màng não phế cầu. Liều dung và cách dùng: - Uống vào các bữa ăn. -Liều ban đầu người lớn: Uống 0,75 - 9 mg/ngày, tuỳ theo bệnh và thường, chia ra 2 - 4 lần/ ngày. - Trẻ em: Uống 0,024 - 0,34 mg/kg/ngày, hoặc 0,66 - 10 mg/m2/ngày, chia ra 2 - 4 lần/ ngày. Nguyên tắc chung: - Liều dùng cần thay đổi tùy theo từng người bệnh, dựa trên bệnh tật và đáp ứng của người bệnh. Để giảm thiểu các tác dụng phụ, nên dùng liều nhỏ nhất, có hiệu quả điều trị. - Chứng suy thượng thận thứ cấp vì thuốc, có thể do ngừng thuốc quá nhanh, và có thể được hạn chế bằng cách giảm liều từ từ sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng tùy thuộc vào liều dùng, thời gian điều trị, nhưng vẫn có thể còn tồn tại nhiều tháng sau khi đã ngừng dừng thuốc. Chống chỉ định: - Quá mẫn với Dexamethason hoặc các hợp phần khác của thuốc.Nhiễm nấm toàn thân.Nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn. Khớp bị huỷ hoại nặng. Thận trọng: - Ở người bệnh nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn, phải đặc biệt chú ý và điều trị bằng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu là cần thiết trước tiên, do tác
  • 41. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 41 dụng ức chế miễn dịch nên Dexamethason có thể gây nên những cơn kịch phát và lan rộng nhiễm khuẩn. - Ở người loãng xương, hoặc mới phẫu thuật ruột, loạn tâm thần, loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, lao phải theo dõi chặt chẽ. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: - Thời kỳ mang thai: Thuốc có thể làm giảm trọng lượng nhau thai và trọng lượng thai nhi. Thuốc cũng có thể gây ức chế tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh nếu người mẹ dùng thuốc kéo dài. Dùng Glucocorticoid trước khi đẻ non đã chứng minh có khả năng bảo vệ chống nguy cơ hội chứng suy hô hấp sơ sinh và bệnh loạn sản phổi - phế quản do đẻ non. - Thời kỳ cho con bú: Dexamethason vào sữa mẹ và có nguy cơ đối với trẻ bú mẹ. - Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy: Thuốc có tác dụng phụ gây mất ngủ vì vậy cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy. Tác dụng không mong muốn: - Thường gặp: Hạ Kali huyết, giữ Natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề. Hội chứng dạng Cushing, giảm bài tiết ACTH, teo tuyến thượng thận, giảm dung nạp Glucid, rối loạn kinh nguyệt.Teo cơ hồi phục, loãng xương, gãy xương bệnh lý, nứt đốt sống, hoại tử xương vô khuẩn.Loét dạ dày - tá tràng, loét chảy máu, loét thủng, viêm tụy cấp.Teo da, ban đỏ, bầm máu, rậm lông.Mất ngủ, sảng khoái. - Ít gặp: Quá mẫn, đôi khi gây choáng phản vệ, tăng bạch cầu, huyết khối tắc mạch, tăng cân, ngon miệng, buồn nôn, khó ở, nấc, áp xe vô khuẩn. - Triệu chứng và các dấu hiệu ngừng thuốc: Giảm quá nhanh liều thuốc sau khi điều trị kéo dài có thể dẫn tới suy thượng thận cấp, hạ huyết áp và chết. Ngừng thuốc đôi khi giống như tái phát bệnh. - Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. *Salbutamol sulfat 2mg:
  • 42. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 42 Thành phần: Salbutamol sulfat tương ứng...........................Salbutamol 2 mg Tá dược vừa đủ...............................................1 viên Dạng bào chế: Viên nén. Quy cách đóng gói: Lọ 500 viên. Chỉ định: * Trong nội khoa hô hấp: - Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp. - Điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức. - Điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được. - Điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính. - Viêm phế quản mãn tính, giãn phế nang. * Trong sản khoa: - Thuốc được chỉ định một thời gian ngắn trong chuyển dạ sớm khi không có biến chứng và xảy ra từ tuần thứ 24 – 33 của thai kỳ, mục đích làm chậm thời gian sinh để có thời gian cho liệu pháp Corticosteroid có tác dụng đối với phát triển của phổi thai nhi hoặc để có thể chuyển người mẹ đến một đơn vị có chăm sóc tăng cường trẻ sơ sinh. Chống chỉ định: - Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc. - Điều trị dọa sẩy thai trong 3 – 6 tháng đầu mang thai. - Nhiễm khuẩn nước ối. Chảy máu nhiều ở tử cung.
  • 43. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 43 - Bệnh tim nặng. Mang thai nhiều lần. Cách dùng và liều dùng: * Trong nội khoa hô hấp: - Người lớn: 2 - 4 mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày. Một vài người bệnh có thể tăng liều đến 8 mg/ lần. Người cao tuổi hoặc người rất nhạy cảm với các thuốc kích thích Beta 2 thì nên bắt đầu với liều 2 mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày. - Trẻ em 2 – 6 tuổi: 1 – 2 mg/ lần x 3 – 4 lần / ngày - Trẻ em trên 6 tuổi: 2 mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày - Để đề phòng cơn hen do gắng sức: Người lớn uống 4 mg trước khi vận động 2 giờ.Trẻ em lớn uống 2 mg trước khi vận động 2 giờ. * Trong sản khoa: - Đối với chuyển dạ sớm: Liều thông thường 16 mg / ngày chia làm 4 lần. Trong quá trình điều trị có thể điều chỉnh liều uống tùy theo tiến triển lâm sàng. Tần số tim của người bệnh không được quá 120 - 130 nhịp/ phút. - Đối với cơn đau co hồi tử cung hậu sản: 8 mg/ ngày chia làm 4 lần. Thận trọng: - Khi dùng liều thông thường mà kém tác dụng thì thường do đợt hen nặng lên, người bệnh không được tự ý tăng liều mà phải đi khám lại. - Thuốc có thể gây kết quả dương tính đối với các xét nghiệm tìm chất doping ở các vận động viên thể thao. - Người cường giáp, rối loạn nhịp thất, bệnh cơ tim tắc nghẽn, rối loạn tuần hoàn động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, đang dùng IMAO hay thuốc ức chế beta. - Khi dùng cho người mang thai điều trị co thắt phế quản vì thuốc tác động đến cơn co tử cung nhất là trong 03 tháng đầu mang thai. - Khi điều trị chuyển dạ sớm, có nhiều nguy cơ phù phổi nên phải giám sát tình trạng giữ nước và chức năng tim phổi của người bệnh. - Liều dùng trong sản khoa tương đối cao nên dễ gây ra tác dụng không mong muốn cho người mẹ. Thuốc phải được dùng tại bệnh viện, dưới sự giám sát theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc. Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • 44. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 44 Bảo quản: Kín, tránh ánh sáng, không quá 30˚C. *Apitim 5mg: Thành phần: Amlodipin besylat, tính theo Amlodipin............................................. 5mg Tá dược vừa đủ ............................................................................ 1 viên (Avicel, Dicalcium phosphat, PVP, Sodium lauryl sulfat, Sodium starch glycolat, Aerosil, Magnesi stearat). Dạng bào chế: Viên nang. Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên. Dược lực học: - Apitim với thành phần hoạt chất Amlodipin là một chất đối kháng Calci thuộc nhóm Dihydropyridin. Thuốc ức chế dòng calci đi qua màng vào tế bào cơ tim và cơ trơn của thành mạch máu bằng cách ngăn chặn những kênh calci chậm của màng tế bào. Nhờ tác dụng của thuốc mà trương lực cơ trơn của các mạch máu giảm, qua đó làm giảm sức kháng ngoại biên kéo theo hạ huyết áp. - Apitim chống đau thắt ngực chủ yếu là do giãn các tiểu động mạch ngoại biên và giảm hậu tải tim. Sự tiêu thụ năng lượng và nhu cầu Oxygen của cơ tim giảm vì thuốc không gây phản xạ nhịp tim nhanh. Amlodipin làm giãn mạch vành (động mạch và tiểu mạch) ở vùng bình thường lẫn vùng thiếu máu dẫn đến làm tăng cung cấp Oxygen cho cơ tim. Dược động học:
  • 45. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 45 - Sinh khả dụng của Amlodipin khi uống khoảng 60 - 80% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Thời gian bán thải từ 30 - 40 giờ.Nồng độ ổn định trong huyết tương đạt được 7 - 8 ngày sau khi uống thuốc mỗi ngày 1 lần.Thuốc chuyển hóa chủ yếu qua gan.Các chất chuyển hóa mất hoạt tính và bài tiết qua nước tiểu.Ở người suy gan cần giảm liều hoặc kéo dài thời gian giữa các liều dùng. Chỉ định: - Điều trị tăng huyết áp, đặc biệt ở người bệnh có những biến chứng chuyển hóa như đái tháo đường. - Điều trị đau thắt ngực ổn định mãn tính, đau thắt ngực do co thắt mạch vành. Chống chỉ định: - Mẫn cảm với dẫn xuất dihydropyridin. - Không dùng cho những người suy tim chưa được điều trị ổn định. Thận trọng: Suy giảm chức năng gan, hẹp động mạch chủ, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp. Thời kỳ mang thai: - Các thuốc chẹn kênh calci có thể ức chế cơn co tử cung sớm. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng bất lợi trong quá trình sinh đẻ. Phải tính đến nguy cơ thiếu oxy cho thai nhi nếu gây hạ huyết áp cho người mẹ. Ở động vật thực nghiệm, thuốc chẹn kênh calci có thể gây quái thai ở dạng dị tật xương. Vì vậy, tránh dùng Amlodipin cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Thời kỳ cho con bú: - Chưa có thông báo nào đánh giá sự tích lũy của Amlodipin trong sữa mẹ. Tác dụng không mong muốn: - Thường gặp: phù cổ chân (liên quan đến liều dùng), nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt và có cảm giác nóng, mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực, chuột rút, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, khó thở. - Ít gặp: Hạ huyết áp quá mức, nhịp tim nhanh, đau ngực, ngoại ban, ngứa, đau cơ, đau khớp, rối loạn giấc ngủ.
  • 46. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 46 - Hiếm gặp: Ngoại tâm thu, tăng sản lợi, nổi mày đay, tăng Enzym gan, tăng glucose huyết, lú lẫn, hồng ban đa dạng. -Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Quá liều và cách xử lý: - Nhiễm độc Amlodipin rất hiếm. - Cách xử trí: theo dõi tim mạch bằng điện tâm đồ và điều trị triệu chứng các tác dụng lên tim mạch cùng với rửa dạ dày và cho uống than hoạt. Nếu cần phải điều chỉnh các chất điện giải. Trường hợp nhịp tim chậm và blốc tim phải tiêm tĩnh mạch Atropin, tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch Calci gluconat, Isoprenalin hoặc Adrenalin hoặc Dopamin. Với người bệnh giảm thể tích tuần hoàn cần truyền dung dịch Natri clorid 0,9%. Khi cần phải đặt máy tạo nhịp tim. Trong trường hợp bị hạ huyết áp nghiêm trọng, phải tiêm tĩnh mạch dung dịch Natri clorid 0,9%, Adrenalin. Nếu không tác dụng thì dùng Isoprenalin phối hợp với Amrinon. Liều dung và cách dùng: - Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân. - Liều khởi đầu: uống 5 mg x 1 lần/ ngày, sau đó tăng dần. Có thể tăng liều đến 10 mg x 1 lần/ ngày. *Dextromethorphan 15mg: Thành phần: Dextromethorphan hydrobromid ……………………..15mg Tá dược...………………………………………………..vừa đủ 1 viên nang. Dạng bào chế:Viên nang.
  • 47. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 47 Quy cách đóng gói : - Chai 200 viên. Chỉ định: - Điều trị triệu chứng ho do họng và phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải chất kích thích. - Ho không có đờm, mạn tính. Chống chỉ định: - Mẫn cảm với Dextromethorphan và các thành phần khác của thuốc. - Người đang điều trị các thuốc ức chế Monoamin oxydase (MAO). - Trẻ em dưới 2 tuổi. Liều dùng: - Trẻ em 2 – 6 tuổi: 7,5mg/lần cách 6 – 8 giờ, tối đa 30mg/24giờ. - Trẻ em 6 – 12 tuổi: 15mg/lần cách 6 – 8 giờ, tối đa 60mg/24 giờ. - Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 30mg/lần cách 6 – 8 giờ, tối đa 120mg/24 giờ. 3.5. Các toa thuốc của bệnh nhân :  Toa thuốc 1: SỞ Y TẾ TP . HỒ CHÍ MINHMã toa thuốc : 170317/0945 Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn Mã BN : 13064042 ĐƠN THUỐC Họ tên người bệnh : ĐỖ THỊ H Tuổi : 74 Giới tính : Nữ Địa chỉ :Ấp Bắc Lân , Bà Điểm , Hm-Ls Số thẻ BHYT : TS279000210004979041 Chẩn đoán : Đục thủy tinh thể người già ( H25) , Viêm phế quản cấp ( J20) 1 Indomethacin 0,1 % 5ml ( INDOCOLLYRE ) 01 Chai Ngày nhỏ 6 lần .Lần 1 giọt. 2 Ofloxacin 5ml ( Colly OFLOVID 0,3 %) 01 Lọ
  • 48. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 48 Ngày nhỏ 6 lần . Lần 1 giọt . 3 Cefixim 200mg ( UPHAXIME ) 20 Viên Ngày uống 3 lần . Lần 1 viên . 4 Vitamin A 5000 UI 20 Viên Ngày uống 3 lần . Lần 1 viên 5 Paracetamol 500mg ( PANALGANEFFER ) 20 Viên Sủi Ngày uống 3 lần .Lần 1 viên sủi 6 Alimemazin 5mg ( THELIZIN ) 20 Viên Ngày uống 3 lần .Lần 1 viên  Tư vấn thuốc trên toa : 1) Indomethacin 0,1 %:Ức chế co đồng tử trong phẫu thuật, phòng ngừa viêm do đục thủy tinh thể và tiêm phòng, giảm đâu sau phẫu thuật trị khúc xạ. 2) Ofloxacin 5ml : Viêm bờ mi, lẹo, viêm túi lệ, viêm kết mạc, viên sụn mi, viêm giác mạc, loét giác mạc, bệnh mắt hột nhiễm khuẩn sau mổ gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhậy cảm với ofloxacin. 3) Cefixim 200mg : Viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi cấp & mãn tính và nhiễm trùng tiết niệu - sinh dục có thể nhiễm trùng trong phẩu thuật, bệnh lậu, da & mô mêm, thương hàn. 4) Vitamin A 5000 UI : Đều trị bệnh khô mắt và dự phòng tình trạng thiếu vitamin A, đặc biệt là đối với các biểu hiện của mắt: quáng gà.... Trường hợp viêm da: dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc. 5) Paracetamol 500mg: điều trị làm giảm các triệu chứng sốt, đau nhức như: nhức đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng, đau do hành kinh, đau do vận động. Paracetamol là thuốc thay thế salicylat để giảm đau nhẹ và hạ sốt. 6) Alimemazin 5mg : Mất ngủ ở trẻ em & người lớn, nôn thường xuyên ở trẻ em, dị ứng hô hấp (viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi) & ngoài da (mày đay, ngứa), sảng rượu cấp, ho khan nhiều về đêm.  Toa thuốc 2: SỞ Y TẾ TP . HỒ CHÍ MINH Mã toa thuốc : 170405/0295
  • 49. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 49 Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn Mã BN : 13072479 ĐƠN THUỐC Họ tên người bệnh : HUỲNH MINH Đ Tuổi : 67Giới tính : Nam Địa chỉ : 57/4B Ấp 3, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn Số thẻ BHYT : GD479210110860379041 Chẩn đoán : Cao huyết áp vô căn ( nguyên phát) (I10), Di chứng bệnh mạch máu não (I69), Viêm dạ dày và tá tràng (K29), Rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tình trạng tăng lipid máu khác (E78). 1 Atorvastatin 10mg (ATORVASTATIN) 14 Viên Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. ( Uống chiều) 2 Acetylsalicylicacid 81mg (ASPIRIN 81mg)14 Viên Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. (Uống sau khi ăn) 3 Esomeprazol 40mg (PRAZOPRO)14Viên Ngày uống 1 lần . Lần 1 viên .( Uống sáng) 4 Losartan 50mg ( LOSARTAN)28Viên Ngày uống 2lần .Lần 1 viên. ( Uống sáng, chiều) 5 Amlodipin 5mg (KAVASDIN) 28 Viên Ngày uống 2lần .Lần 1 viên.(Uống sáng, chiều)  Tư vấn thuốc trên toa : 1) Atorvastatin 10mg: Dùng cho các trường hợp tăng Cholesterol máu & rối loạn Lipid máu hỗn hợp. Tăng Triglyceride máu. Rối loạn Beta - Lipoprotein. Tăng Cholesterol máu có yếu tố gia đình đồng hợp tử. 2) Acetylsalicylic acid81mg :Co tac dung phong ngưa thư phat nhưng trương hơp: tai bien mach mau nao ơ nhưng benh nhan bi cơn thieu mau nao thoang qua (TIA) hoac bi đot qui nhe; tai nhoi mau ơ nhưng benh nhan đa tưng bi nhoi mau cơ tim; tai hep mo ghep bac cau đong mach vanh, huyet khoi ơ ong thong đong - tĩnh mach ơ nhưng benh nhan tham phan mau. 3) Esomeprazol 40mg :dung đe đieu tri mot so benh da day va cuong hong ( như trao ngươc axit, viem loet). Thuoc hoat đong bang cach lam giam lương axit da day tao ra. Thuoc lam giam cac trieu chưng như ơ nong, kho nuot, va ho
  • 50. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 50 keo dai. Thuoc giup chưa lanh cac ton thương trong da day va cuong hong do axit gay ra, giup phong ngưa viem loet, va co the giup ngan ngưa ung thư vom hong. 4) Losartan 50mg : Đieu tri tang huyet ap, co the dung đơn đoc hay ket hơp vơi cac thuoc chong tang huyet ap khac . 5) Amlodipin 5mg : Amlodipine thường được sử dụng chung hoặc riêng biệt với các loại thuốc khác để điều trị chứng cao huyết áp. Việc làm giảm chứng cao huyết áp nhằm giúp ngăn ngừa đột quỵ, đau tim, các bệnh về thận.Amlodipine cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực. Nó có thể giúp tăng cường khả năng hoạt động và làm giảm tần suất của các cơn đau ngực. Không nên sử dụng Amlodipine để điều trị các cơn đau ngực khi các cơn đau này xuất hiện.  Toa thuốc 3 SỞ Y TẾ TP . HỒ CHÍ MINH Mã toa thuốc : 170405/0295 Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn Mã BN : 13072479 ĐƠN THUỐC Họ tên người bệnh : HUỲNH MINH Đ Tuổi : 67 Giới tính : Nam Địa chỉ : 57/4B Ấp 3, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn Số thẻ BHYT : GD479210110860379041 Chẩn đoán : Cao huyết áp vô căn ( nguyên phát) (I10), Di chứng bệnh mạch máu não (I69), Viêm dạ dày và tá tràng (K29), Rối loạn chuyển hóa Lipoprotein và tình trạng tăng Lipid máu khác (E78). 1 Atorvastatin 10mg (ATORVASTATIN) 14 Viên
  • 51. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 51 Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. ( Uống chiều) 2 Acetylsalicylicacid 81mg (ASPIRIN 81mg)14 Viên Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. (Uống sau khi ăn) 3 Esomeprazol 40mg (PRAZOPRO) 14 Viên Ngày uống 1 lần . Lần 1 viên .( Uống sáng) 4 Losartan 50mg ( LOSARTAN) 28 Viên Ngày uống 2 lần . Lần 1 viên. ( Uống sáng, chiều) 5 Amlodipin 5mg (KAVASDIN) 28 Viên Ngày uống 2 lần . Lần 1 viên.( Uống sáng, chiều)  Tư vấn thuốc trên toa: 1) Atorvastatin 10mg:dung trong trường hợptăng cholesterol máu & rối loạn lipid máu hỗn hợp. Tăng triglyceride máu. Rối loạn beta - lipoprotein. Tăng cholesterol máu có yếu tố gia đình đồng hợp tử. 2) Acetylsalicylic acid81mg:dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim& đột quỵ. Điều trị các cơn đau nhẹ & vừa, hạ sốt, viêm xương khớp. 3) Esomeprazol 40mg:dùng chohội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.Bệnh loét dạ dày - tá tràng.Diệt Helicobacter pylori trong bệnh loét tá tràng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát ở bệnh nhân loét tá tràng nhiễm Helicobacter pylori.Phòng ngừa và điều trị loét dạ dày - tá tràng gây ra do thuốc kháng viêm không steroid. 4) Losartan 50mg: điều trị tăng huyết áp, đặc biệt ở bệnh nhân bị ho khi dùng thuốc ức chế men chuyển Angiotensin và làm giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân có phì đại tâm thất trái.Bệnh thận ở những bệnh nhân bị tiểu đường (Creatinin huyết thanh trong khoảng 1,3 - 3,0 mg/dl ở bệnh nhân≤ 60 kg và 1,5 - 3,0 mg/dl ở nam giới > 60 kg và Proteinniệu).Thuốc cũng được dùng trong trường hợp suy tim và nhồi máu cơ tim. 5) Amlodipin 5mg:Điều trị tăng huyết áp (ở người bệnh có những biến chứng chuyển hóa như đái tháo đường) và điều trị dự phòng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định.  Toa thuốc 4 SỞ Y TẾ TP . HỒ CHÍ MINH Mã toa thuốc : 170322/1609 Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn Mã BN : 151203518 ĐƠN THUỐC
  • 52. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 52 Họ tên người bệnh : PHẠM THỊ N Tuổi : 58 Giới tính : Nữ Địa chỉ : 116 Thông Tây Hội, P10 Số thẻ BHYT : GD479050210237979041 Chẩn đoán : Cao huyết áp vô căn ( nguyên phát) (I10), thiếu máu cơ tim. 1 Atorvastatin 10mg (ATORVASTATIN) 14 Viên Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. ( Uống sáng) 2 Amlodipin 5mg ( KAVASDIN) 14 Viên Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. (Uống sáng) 3 Isosorbid mononitrat 60mg (IMIDU) 14 Viên Ngày uống 2 lần . Lần 1/2 viên .( Uống sang, chiều) 4 Vitamin B6 + Magnesi lactat dihydrat (Magnesi B6) 28 Viên Ngày uống 2 lần . Lần 1 viên. ( Uống sáng, chiều)  Tư vấn toa thuốc trên toa : 1) Atorvastatin 10mg : Tăng Cholesterol máu & rối loạn lipid máu hỗn hợp. Tăng Triglyceride máu. Rối loạn Beta - Lipoprotein. Tăng Cholesterol máu có yếu tố gia đình đồng hợp tử. 2) Amlodipin 5mg : Điều trị tăng huyết áp (ở người bệnh có những biến chứng chuyển hóa như đái tháo đường) và điều trị dự phòng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định. 3) Isosorbid mononitrat 60mg : Phòng và điều trị cơn đau thắt ngực.Ðiều trị suy tim sung huyết (phối hợp với các thuốc khác). 4) Vitamin B6 + Magnesi lactat dihydrat : Điều trị các trường hợp thiếu Magnesi nặng, riêng biệt hay kết hợp. Khi có thiếu calci đi kèm thì trong đa số trường hợp phải bù Magnesium trước khi bù Calci. Điều trị các rối loạn chức năng của những cơn lo âu đi kèm với tăng thông khí (còn gọi là tạng co giật) khi chưa có điều trị đặc hiệu.  Toa thuốc 5 SỞ Y TẾ TP . HỒ CHÍ MINH Mã toa thuốc : 170310/1033 Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn Mã BN : 14040872 ĐƠN THUỐC Họ tên người bệnh : NGUYỄN PHONG HTuổi : 60Giới tính : Nam Địa chỉ : 4/ 73B Lê Đức Thọ P.15 Gò Vấp
  • 53. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 53 Số thẻ BHYT : GD479050010799579041 Chẩn đoán : Cao huyết áp vô căn ( nguyên phát) (I10), Táo bón (K59.0), tăng men gan, xơ gan. 1 Imidapril 5mg (TANATRIL) 21 Viên Ngày uống 1 lần. Lần 1 viên. ( Uống sáng) 2 DL- Methionin 250mg (METHIONIN) 42 Viên Ngày uống 2 lần. Lần 1 viên. (Uống sang, chiều) 3 Sorbitol 5g (SORBITOL) 21 Gói Ngày uống 1 lần . Lần 1 gói .( Uống sáng)  Tư vấn thuốc trên toa : 1)Imidapril 5mg : Đieu tri cao huyet ap. Dung đương uong. Uong trươc bưa an.Do co the xay ra ha huyet ap the đưng ngay luc đau đieu tri vơi thuoc thuoc nhom ưc che men chuyen. Vĩ vay,nen uong lieu đau tien Imidapril vao buoi toi trươc khi đi ngu.Lieu đươc đieu chĩnh tuy theo tĩnh trang benh va tuoi cua benh nhan. 2)DL- Methionin 250mg : Chu yeu dung đieu tri qua lieu Paracetamol khi khong co Acetylcystein.Ngoai ra con dung đe toan hoa nươc tieu. Nen uong trong bưa an hoac khi đang no. 3) Sorbitol 5g : Đieu tri trieu chưng tao bon, roi loan tieu hoa, kho tieu.Không nên sử dụng thuốc nhuận tràng lâu dài. Điều trị táo bón bằng thuốc chỉ để hỗ trợ trong điều trị bằng chế độ ăn uống.Đoi vơi ngươi bi benh ket trang, tranh dung luc đoi va can giam lieu. PHẦN 4: KẾT LUẬN
  • 54. Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Lê Văn Hải SVTT: 54 PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO - http://www.thuocbietduoc.com.vn/home/ - http://tudien-thuoc.rhcloud.com/duocdien.html - http://tailieu.vn/doc/duoc-thu-quoc-gia-viet-nam-1813624.html - https://yduoc.lhu.edu.vn/ - http://www.thuoc.vn/ - http://www.benhhoc.net/ - Sách Hóa dược – Dược lý III ( Dược lâm sàng ) ( Chủ biên PGS.TS Hoàng Thị Kim Huyền )
  • 55. MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ..............................................................................1 I. Lịch sử hình thành .......................................................................................................2 II. Lĩnh vực hoạt động.....................................................................................................3 2.1. Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh......................................................................3 2.2. Đào tạo cán bộ y tế...............................................................................................3 2.3. Nghiên cứu khoa học về y học............................................................................3 2.4. Phòng bệnh............................................................................................................3 2.5. Hợp tác Quốc tế....................................................................................................4 2.6. Quản lý kinh tế y tế ..............................................................................................4 2.7. Hoạt động xã hội...................................................................................................4 III. Cơ cấu tổ chức bộ máy bệnh viện...........................................................................4 3.1. Bộ máy lãnh đạo...................................................................................................4 3.2. Các phòng chức năng...........................................................................................4 3.3. Các khoa lâm sàn..................................................................................................5 PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ KHOA NỘI TIM MẠCH ..................................................5 I. Chức năng và nhiệm vụ...............................................................................................5 II. Sơ đồ tổ chức khoa Nội B .........................................................................................6 III. Một số hình ảnh tại khoa Nội:.................................................................................7 IV. Một số thuốc có trong khoa Nội .............................................................................9 PHẦN 3: Giới thiệu về khoa Dược bệnh viện...............................................................16 I. Mô hình tổ chức của khoa Dược..............................................................................16 II. Chức năng nhiệm vụ khoa Dược bệnh viện ..........................................................17 III. Hoạt động của khoa Dược......................................................................................18 3.1. Kho thuốc ............................................................................................................18 3.2. Cấp phát thuốc ....................................................................................................29 3.3. Danh mục thuốc tại khoa Dược bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn......32 3.4. Một số thuốc có trong khoa Dược bệnh viện:.................................................36 3.5. Các toa thuốc của bệnh nhân : ..........................................................................47 PHẦN 4: KẾT LUẬN ......................................................................................................53 PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................54