SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 19
MỤC LỤC
1 Hãy phân tích các điều kiện mà DN phải đáp ứng khi phát hành trái phiếu để huy động
vốn
2. So sánh tín dụng NH với phát hành trái phiếu để huy động nợ
3. So sánh phát hành trái phiếu để huy động vốn với phát hành cổ phiếu thường để huy
động vốn
4. Đánh giá ưu, nhược điểm của từng kênh huy động vốn của DN. Với mỗi kênh huy động
vốn hãy liên hệ với thực tiễn VN, nhận xét
5: So sánh hình thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu
đãi
6. Phân biệt vốn tự có, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, vốn pháp định của doanh nghiệp. Trong
điều kiện nào doanh nghiệp nên huy động nhiều vốn chủ sở hữu?
7 Hãy phân biệt doanh thu, chi phí với thu, chi cuả DN. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thu,
chi trong quản trị tài chính doanh nghiệp
8 Hãy phân biệt báo cáo kết quả kinh doanh và ngân quỹ của DN
9. Hãy luận giải “ Đối với DN, càng hạn chế rủi ro, lợi nhuận càng giảm”. Phân tích những
điều kiện để hạn chế rủi ro của doanh nghiệp ?
10. Phân biệt cổ phiếu với trái phiếu trên giác độ doanh nghiệp. Hãy bình luận ý kiến “Phát
hành cổ phiếu luôn là giải pháp tối ưu để huy động vốn đối với DN”
11. Nguyên tắc quản lý tài chính của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn VN
12. “ Một doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ cao chắc chắn sẽ đảm bảo chi trả tốt”. Bình
luận ý kiến trên và minh chứng cụ thể
Câu 13: Bình luận ý kiến “Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính quan trọng
nhất”
Câu 14 So sánh mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ và dự trữ bằng 0 của TOYOTA
Câu 15 Bình luận ý kiến: “ Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, tỷ trọng nợ càng lớn thì
ROE càng lớn”= Bình luận: “Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp càng dùng
nhiều nợ thì càng tốt”
Câu 16 Đối với DN, RR càng cao, lợi nhuận càng cao”. Bình luận
Câu 17: Mục tiêu cuối cùng của DN là tối đa hóa lợi nhuận
Câu18: Bình luận : VAT vừa là doanh thu vừa là chi phí của DN
Câu 19 Một DN có lợi nhuận cao vẫn có thể bị phá sản
Câu 20 NH cho DN vay khi DN có tình hình tài chính tốt
Câu 21 : Anh (ChÞ) h·y tr×nh bµy c¸c ®iÒu kiÖn mµ mét doanh nghiÖp cÇn ®¸p øng khi
ph¸t hµnh cæ phiÕu ra thÞ trêng chøng kho¸n. Liªn hÖ víi thùc tiÔn ViÖt Nam...
1Hãy phân tích các điều kiện mà DN phải đáp ứng khi phát hành trái phiếu để huy động
vốn
Để phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành cần có những điều kiện sau:
Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi
thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh
nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam;
Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt
động;
Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán;
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi;
Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua (quy
định cụ thể tại Điều 19 - Nghị định 52).
2. So sánh tín dụng NH với phát hành trái phiếu để huy động nợ
Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp (DN) phát hành, xác nhận
nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của DN phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Phát hành TPDN là
phương thức huy động vốn trực tiếp từ thị trường vốn không qua các định chế tài chính trung
gian, nên chi phí thường rẻ hơn vay ngân hàng.
khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cũng phải tuân thủ các điều kiện hoàn trả nợ gốc và
lãi như các khoản vay thông thường. Tuy nhiên, việc phát trái phiếu sẽ mang đến cho các
doanh nghiệp phát hành nhiều lợi ích hơn so với việc vay Ngân hàng để tài trợ cho Dự án
như:
Doanh nghiệp được chủ động sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu mà không cần căn
cứ theo tỷ lệ tham gia của vốn tự có và các nguồn vốn khác (điều kiện mà các ngân hàng
thương mại hay yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ khi giải ngân vốn tín dụng);
Doanh nghiệp có nguồn vốn phát hành trái phiếu trong một thời gian ngắn mà không cần
xem xét đến tiến độ thực hiện dự án (điều kiện mà các ngân hàng thương mại hay yêu cầu
doanh nghiệp phải tuân thủ khi giải ngân vốn tín dụng);
Tiền thu từ phát hành trái phiếu được dùng để đầu tư dự án/cơ cấu các khoản vay trung và
dài hạn/ tăng quy mô vốn hoạt động (phù hợp với phương án phát hành); Doanh nghiệp có
thể mua lại trái phiếu trước hạn; Trái phiếu được dùng để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại
thừa kế, chiết khấu, thế chấp và cầm cố trong các quan hệ dân sự theo quy định của pháp
luật; (linh hoạt, chủ động hơn trong quá trình sử dụng);
Thông qua việc phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành tạo được chuẩn mực và thước
đo cho bản thân doanh nghiệp trên thị trường tài chính;
Tuy nhiên chỉ những DN quy mô lớn, khả năng tài chính tốt, thị trường tiêu thụ ổn định mới phát
hành được TPDN. Nhìn danh sách các DN phát hành thành công trái phiếu trong 6 tháng đầu
năm chủ yếu là các tập đoàn DNNN lớn hoặc các Cty niêm yết có những dự án bất động sản hoặc
dự án đầu tư cho hoạt động xuất khẩu. Các DNNVV chiếm 96% tổng số DN của cả nước không
thể phát hành TPDN vì không đủ uy tín. Vì vậy, vốn NH vẫn là nguồn tài trợ chính của các DN.
3. So sánh phát hành trái phiếu để huy động vốn với phát hành cổ phiếu thường để huy
động vốn
1) Phát hành cổ phiếu:
+) Ưu điểm:
- Minh bạch, công khai, rõ ràng qua các đợt chào bán. DN thường có 1NH đứng ra bảo lãnh và 1
công ty chứng khoán hỗ trợ chào báo cổ phiếu ra công chúng.
- Khối lượng vốn huy động được lớn, đủ cho kế hoạch kinh doanh của DN nếu chào bán thành
công.
+) Nhược điểm:
- Chi phí bảo lãnh, chi phí phát hành lớn mà DN phải trả cho phía các NH và công ty CK tham
gia.
- Thủ tục khá rườm rà và mất nhiều thời gian.(Chính vì những nhược điểm này mà 'Phát hành CP'
thường là bước đi cuối cùng của DN để có vốn cho việc mở rộng SXKD)
2) Phát hành trái phiếu doanh nghiệp
+) Ưu điểm:
- Chi phí huy động vốn thấp.
- Không cần nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà vì ko cần 'lạy lục' thông qua trung gian ngân hàng.
(Theo luật quy định thì chỉ cần đăng báo vài chục ngày, họp báo, chào bán.... )
- DN phát hành TP thường có những lợi thế như không phải chịu sức ép chi phối từ cổ đông mới
như phát hành CP, được hưởng lợi từ chính sách thuế đối với khoản lãi trả TP, trong khi các
khoản trả cổ tức thì không.
+) Nhược điểm:
- Độ đảm bảo thấp, chủ yếu là dựa vào uy tín của DN. Đôi khi DN dùng cả tài sản của mình để
đảm bảo nhưng vẫn khó có khả năng huy động được nhiều vốn như mong muốn.
4. Đánh giá ưu, nhược điểm của từng kênh huy động vốn của DN. Với mỗi kênh huy động
vốn hãy liên hệ với thực tiễn VN, nhận xét
1 Vốn từ lợi nhuận không chia: là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất
kinh doanh của DN
a)ưu điểm:
_ DN ko bị phụ thuộc vào bên ngoài ( NH…)
_Tăng khả năng tự chủ về TC của DN
_Giúp DN dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các NH, tổ chức tín dụng hoặc với các cổ
đông
_Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho các cty thu
dc lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo
b) nhược điểm:
khi DN ko trả cổ tức cho cổ đông mà giữ lại lợi nhuận có thể làm cho giá cổ phiếu trên thị trường
giảm, ảnh hưởng xấu đến DN
VN: việc huy động vốn từ lợi nhuận không chia để lại thì còn khá khiêm tốn. Thực tế ở Vn, do
TTCK dc thành lập rất muộn so với các nước, nên NDT chưa có kinh nghiệm và trình độn cao
trong đàu tư, bên cạnh đó lại chủ yếu là NDT ngắn hạn. Nếu cty cổ phần niêm yết ko thanh toán
cổ tức lập tức sẽ có sự phản ứng tức thời trên thị trường, giá CP sẽ giảm. Vì thế nguồn tài trợ từ
nguồn lợi nhuận giữ lại của các cty cổ phần hiện nay chưa được quan tâm xem xét đúng mức
2. Tín dụng TM
o Ưu nhược điểm của tín dụng thương mại:
- Ưu điểm :
+ Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng thừa thiếu vốn của các nhà doanh nghiệp thường
xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng nhu cầu vốn của những
nhà doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng
hoá của mình.
+ Sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp chủ động khai thác
được nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Tín dụng thương mại được cấp giữa các doanh nghiệp quen biết, uy tín nên có lợi thế là thủ tục
nhanh, gọn, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của
các doanh nghiệp.
+ Tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ chiết khấu
thương phiếu.
- Nhược điểm :
+ Tín dụng thương mại được cấp bằng hàng hoá nên doanh nghiệp cho vay chỉ có thể cung cấp
được cho một số doanh nghiệp nhất ¬¬¬định - những doanh nghiệp cần đúng thứ hàng hoá đó để
phục vụ sản xuất hoặc bán ra.
+ Phạm vi hẹp, chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp, hơn nữa là chỉ thực hiện được giữa các doanh
nghiệp quen biết, tín nhiệm lẫn nhau.
+ Tín dụng thương mại do các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh cung cấp, vì vậy qui
mô tín dụng chỉ được giới hạn trong khả năng vốn hàng hoá mà họ có. Nếu doanh nghiệp vay vốn
có nhu cầu cao hơn thì doanh nghiệp cho vay không thể đáp ứng được.
+ Điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp có thể không phù hợp nhau, do
vậy khi thời gian mà doanh nghiệp cho vay muốn cung cấp không phù hợp với nhu cầu của
doanh nghiệp cần đi vay thì tín dụng thương mại không thể xảy ra.
+ Là loại tín dụng không có đảm bảo nên rủi ro dễ phát sinh.
Thực tiễn: Lâu nay các DN và các NH đều đã sử dụng hối phiếu trong thanh toán xuất nhập khẩu
và vay nợ nước ngoài. Tất cả giao dịch này đều thực hiện theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên trong
thanh toán nội địa các DN chưa sử dụng thương phiếu như là công cụ thanh toán phổ biến.
NHTM cũng chưa đủ đk để cấp tín dụng cho DN dưới các hình thức chiết khấu thương phiếu
hoặc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu. Trong khi đó mua bán chịu giữa các DN,
bán hàng gối đấu giữa nhà sx và đại lý, giữa các tiểu thương ở chợ đầu mối là nu cầu thức tế. Ở
VN hiện nay theo thống kê có tới 80.5% số DN huy động vốn từ các nguồn mua bán chịu, sử
dụng vốn của đối tác. Tuy nhiên, những giao dịch đó chỉ dc ghi lại 1 cách đơn giản trên sổ nợ của
ng bán: ngay cả khi mua bán trả chậm, các bên cũng chỉ lập 1 văn bản thỏa thuận với nội dung
đơn giản về thời gian và số tiền trả chậm. Vì vậy các khoản nợ đã ko dc xác nhận về mặt pháp lý
và chứng minh khi nảy sinh tranh chấp, dẫn đến nguy nợ nần dây dưa, thậm chí mất trắng tiền tỷ
của các tiểu thương chợ đầu mối,...
3 Thuê tài chính
- Ưu điểm :
+ Cho thuê tài chính cho phép bạn sử dụng linh hoạt đồng vốn của mình vào mục đích khác,
nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn thay vì phải đầu tư vốn để mua tài sản cố định, giúp bạn tận
dụng được cơ hội kinh doanh.
+ Sử dụng cho thuê tài chính sẽ không làm ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng của doanh nghiệp khi
doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng.
+ Cho thuê tài chính có phương thức thanh toán tiền thuê linh hoạt phù hợp với chu chuyển vốn
của doanh nghiệp.
+ Phí thuê tài chính được hạch toán vào giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp giảm nghĩa vụ đối
với Ngân sách Nhà nước.
+ Sử dụng tài sản thuê không nhất thiết phải có tài sản thế chấp.
+ Cho thuê tài chính giúp bạn có nhiều cơ hội chủ động trong lựa chọn thiết bị, dễ dàng đổi mới
công nghệ, tiếp cận và sử dụng những máy móc, thiết bị hiện đại nhất.., từ đó nâng cao khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh.
- Nhược điểm :
Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên thế giới và
có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, sau 11 năm có mặt, thị trường cho thuê tài chính Việt Nam
chỉ có 12 công ty được thành lập dưới các hình thức sở hữu khác nhau.
Vốn điều lệ trung bình của một doanh nghiệp cho thuê tài chính là 150 tỉ đồng - rất nhỏ so với
vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại (thường là trên 1.000 tỉ đồng). Và hiện có nhiều doanh
nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không mấy quan tâm đến loại hình dịch vụ này,
nguyên nhân có thể là vì:
+ Doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế; hoạt động
quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu.
Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần
khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm
hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí
có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa
hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích
từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại...
+ Giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...) hiện nay còn cao. Nếu bỏ
qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng
cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi
vay từ các nguồn khác như ngân hàng.
Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi
suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm... của bên cho
thuê phải bỏ ra.
+ Hành lang pháp lý về cho thuê tài chính chưa hoàn thiện đồng bộ, nhiều quy định cần phải
được luật hóa. Các quy định về sở hữu, về tổ chức, hoạt động, vốn điều lệ... trong các văn bản
còn nhiều vấn đề phải bàn.
Ví dụ như quy định về vốn điều lệ là 50 tỉ đồng đối với công ty trong nước và 5 triệu USD đối
với công ty nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp. Luật các tổ chức tín dụng và
các văn bản dưới luật khi quy định về cho thuê tài chính đã không phân định triệt để các khái
niệm liên quan đến sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuê trong các giai đoạn
của quá trình cho thuê tài chính, giá trị cho thuê tối đa... gây cản trở đối với hoạt động cho thuê
tài chính.
4.tín dụng NH
a) ưu điểm
_đối với doanh nghiệp lớn
Tập trung dc nguồn vốn lớn cung 1 lúc do có thể có Ts để thế chấp lớn, có uy tín với
NH,...
Mức độ rủi ro thấp hơn các DN nhỏ: đến kì thanh toán DN ko tră dc nợ sẽ dc Nh gia hạn,
các DNNN sẽ dc nhà nước trả hộ,...
_ đối với DN vừa và nhỏ: Ngày nay DN vừa và nhỏ đang dc sự giúp đỡ rất nhiều từ phái nhà
nước để có thể tiếp cận dc nguồn vốn này
b) nhược điểm:
_ bị động trong quá trình vay ví số lượng vay bao nhiêu còn phụ thuộc vào quyết định từ phía NH
_ DN chịu sử giám sát của Nh trong thời gian sử dụng vốn vay. NH sẽ giám sát DN về việc sử
dụng vốn vay có đúng mục đích ghi trong hợp đồng ko, về việc trả nợ gốc và lãi cos đúng kì hạn
cam kết ko,...
Thực trạng: TDNH là hình thức huy động vốn chủ yếu của các DN nước ta. Tuy nhiên khả năng
tiếp cận với nguồn vốn TDNH của các DNVVN còn nhiều hạn chế. Mặt khác dù có vay dc thì
vấn đề lãi suất cũng là nan giải dùng vốn đó sx kd cũng khó co lãi
5. phát hành trái phiếu( ưu nhược diểm ở phần trên)
NHìn chung thị trương trái phiếu DN nước ta hiện nay chưa phát triển. Tổ chức phát hành chủ
yếu mới chỉ là các NHTM. Số DN phát hành trái phiếu rất ít, tập trung ở những DN nhà nước quy
mô lớn. Thêm vào đó khung pháp lý quản lý việc phát hành trái phiếu còn thiếu toàn diện, chưa
tạo đk thuận lợi cho các DN trong việc huy động vốn
6. phát hành cổ phiếu
Đối với việc huy động vốn trên TTCK - một kênh huy động vốn quan trọng của nhiều DN cũng
đang ngày một khó khăn hơn vì chính sách tài khóa tiền tệ thắt chặt của Chính phủ. Đó là chưa
kể, việc phát hành cổ phiếu ồ ạt khiến cho TTCK bị bội thực nguồn cung vì thế kênh huy động
này đã kông phát huy được hiệu quả trong thời gian gần đây
5: So sánh hình thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu
đãi
Sự khác nhau giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi
Được hưởng cổ tức không cố định có thể cao
hay thấp, tùy theo kết quả kinh doanh
Được hưởng cổ tức cố định bất kể kết quả kinh
doanh cao hay thấp
Được hưởng cổ tức sau cổ phiếu ưu đãi Được hưởng cổ tức trước cổ phiếu phổ thông
Có quyền biểu quyết đối với các quyết dịnh lớn
tại đại hội cổ đông
Chỉ có quyền biểu quyết nhất định đối với các
quyết định lớn của công ty
Được chia tài sản sau cùng trong trường hợp
công ty bị thanh lý
Được chia tài sản trước khi chia cho cổ đông
phổ thông trong trường hợp công ty bị thanh lý
Giá cả thường dao động mạnh hơn cổ phiếu ưu
đãi
Giá cả thường ít dao động hơn cổ phiếu phổ
thông
Lợi nhuận và rủi ro cao hơn cổ phiếu ưu đãi Lợi nhuận và rủi ro thấp hơn cổ phiếu phổ
thông
Từ những đặc điểm khác nhau này ta có thể suy ra những ưu và nhược điểm thông qua 2 hình
thức huy động vốn này
Nguồn vốn cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi đều là vốn chủ sở hữu tuy nhiên cỏ phiếu
ưu đãi còn có tính chất của nợ vì được chia cổ tức và tài sản trước các cổ đông nắm giữ cổ phiếu
thường
Đối với phương thức sử dụng cổ phần ưu đãi có lợi thế là không phải trả vốn gốc, có thể
tùy chọn trả hoặc không trả cổ tức nhưng cổ tức không được khấu trừ thuế và khó huy động được
với khối lượng lớn. Đối với phương thức huy động bằng phát hành cổ phần thường thì tuy không
phải trả vốn gốc, không bị áp lực trả cổ tức nhưng không được khấu trừ thuế đồng thời còn bị
phân chia phiếu bầu và chịu tác động đến quản trị công ty với các cổ đông mới.
Nếu là công ty cổ phần với mục tiêu chính của quản lý tài chính là đem lại lợi ích tối đa
cho cổ động thông qua chỉ tiêu thu nhập trên cổ phần (EPS) thì việc lựa chọn phương thức huy
động vốn còn tùy thuộc vào EBIT (thu nhập trước thuế và lãi suất) kỳ vọng của DN. Nếu EBIT
kỳ vọng vượt qua điểm hòa vốn giữa phương án sử dụng vốn cổ phần thường và cổ phần ưu đãi
thì chọn vốn cổ phần ưu đãi sẽ mang lại EPS cao hơn
6.Phân biệt vốn tự có, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, vốn pháp định của doanh nghiệp. Trong
điều kiện nào doanh nghiệp nên huy động nhiều vốn chủ sở hữu?
Vốn điều lệ: Là số vốn do các thanh viên góp vốn cam kết sẽ góp vào khi thành lập doanh nghiệp
( không được phép thấp hơn vốn pháp định - nếu có ).
Vốn pháp định là mức vốn góp tổi thiểu do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề kinh
doanh.
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn đầu tư huy động từ nội lực doanh nghiệp ( Nguồn vốn kinh doanh,
các quỹ của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối ).Vốn chủ sở hữu là toàn bộ nguồn vốn
thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ
đông trong công ty cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên...
Như vậy vốn điều lệ là vốn ghi trên giấy phép đăng ký kimh doanh còn vốn chủ sở hữu là số vốn
thực của chủ doanh nghiệp
Theo quan điểm tài chính, thì vốn chủ sở hữu còn được gọi là vốn tự có của doanh nghiệp hay gọi
là tự tài trợ
đối với một công ty được kỳ vọng làm ăn tốt thì tài trợ nợ có thể được sử dụng thường xuyên với
mức chi phí thấp hơn so với tài trợ bằng vốn cổ phần. Tuy nhiên, nếu giai đoạn nào công ty
không thể vận hành tốt để tạo ra tiền lượng tiền mặt đủ lớn, thì chi phí lãi vay lúc này có thể là
một gánh nặng. Đây chính là mặt trái của việc tài trợ hoạt động doanh nghiệp bằng nợ.
Dễ thấy, các doanh nghiệp không bao giờ có thể chắc chắn 100% về lượng thu nhập trong tương
lai (mặc dù họ có thể có những dự đoán hợp lý) và khi thu nhập tương lai của các doanh nghiệp
càng không ổn định thì rủi ro càng tăng lên. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành có rủi ro kinh
doanh thấp, có dòng tiền ổn định thường sử dụng nợ nhiều hơn là các doanh nghiệp trong các
ngành nhiều rủi ro hơn. Các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bắt đầu hoạt động, đang trong giai đoạn
khởi nghiệp cũng sử dụng nợ rất ít, nếu không muốn nói là không có sử dụng nợ. Các doanh
nghiệp mới với sự không chắc chắn cao có thể phải trải qua một thời gian đầy khó khăn để tìm
được tài trợ bằng nợ vay, nên thường thì các hoạt động của chúng hầu hết được tài trợ bằng vốn
cổ phần.
7 Hãy phân biệt doanh thu, chi phí với thu, chi cuả DN. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thu,
chi trong quản trị tài chính doanh nghiệp
* Phân biệt doanh thu và thu
- giống nhau: đều là khoản tiền
- khác nhau
+Thời điểm ghi nhận doanh thu: khi khách hàng chấp nhận trả
+ thời điểm ghi nhận thu: khi KH trả, DN nhận được trực tiếp tiền mặt về
+Doanh thu là khoản tiền của DN
+ Thu là khoản tiền chưa chắc của DN
- Khoản là doanh thu nhưng không phải là thu: khoản chênh lệch tỷ giá, lãi suất
- Khoản là thu nhưng không phải doanh thu: thu, khoản tiền đi vay
* Phân biệt chi phí với chi của DN
- Chi phí: tập hợp các hao phí của DN trong thời kỳ nào đó
- Chi; là các khoản tiền chi trực tiếp bằng tiền mặt
Chi phí nhưng không phải chi; khấu hao, chênh lệch lãi suất, tỷ giá, khoản trích dự phòng
Nghiên cứu thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh chưa cho biết được khả năng thanh toán, chi
trả của doanh nghiệp trong từng thời kỳ ngắn hơn. Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu ngân quỹ
DN. Nghiên cứu ngân quỹ DN giúp xác định các luồng tiền vào, ra, các khoản phải thu, phải trả
phát sinh trong kỳ, đồng thời lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dự báo các luồng thu, chi phát sinh
trong các tháng, nhu cầu và khả năng tiến mặt, để chủ động trong đầu tư hoặc huy động vốn tài
trợ
8Hãy phân biệt báo cáo kết quả kinh doanh và ngân quỹ của DN
* Giống
- Đều là các báo cáo TC được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế
toán, theo các chỉ tiêu tc phát sinh tại những thới điểm hoặc thời kỳ nhất định
- Giúp đối tượng sử dụng thông tin của bản báo cáo nhận biết được thực trạng tc, tình hình sx kd
để ra quyết dịnh phù hợp
- Đều là báo cáo thời kỳ
* Khác
Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo ngân quỹ
- Cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính
kq lãi, lỗ trong 1 kì kd
- Sở hữu hàng hóa, dịch vụ đã thực sự chuyển
giao nhưng trong thực tế việc thanh toán tiền
lại lại xảy ra vào 1 thời điểm khác
- K phản ánh được khả năng thanh toán của DN
- Luồng tiền vào, ra trong DN, tình hình tài trợ,
đầu tư bằng tiền của DN trong từng thời kỳ
(khoản thu, chi)
- Chỉ ghi những dòng tiền thực ra và thực vào
trong DN ở thời điểm nhất định
- Phản ánh được khả năng thanh toán của DN ở
tại thời điểm nhất định
- Phụ thuộc vào quan điểm kế toán nên trong
quá trình hạch toán có thể gât ra sai sót
- K dự đoán được dòng tiền trong tương lai và
những biến động liên quan đến tiền
thời điểm nhất định
- Khách quan, k phụ thuộc vào quan điểm chủ
quan của kế toán
- Dự đoán được dòng tiền trong tương lai, khả
năng thanh toán nợ vay, khả năng trả lãi cổ
phần bằng tiền và những biến đọng liên quan
đến dòng tiền trong DN
9.Hãy luận giải “ Đối với DN, càng hạn chế rủi ro, lợi nhuận càng giảm”. Phân tích những
điều kiện để hạn chế rủi ro của doanh nghiệp ?
Rủi ro chỉ phát sinh khi có sự không chắc chắn về mất mát xảy ra. Điều này có nghĩa là nếu xác
suất mất mát là 0 hoặc 1 thì không có rủi ro hay tóm lại rủi ro là nguy cơ xảy ra tổn thất. Vậy việc
doanh nghiệp hạn chế rủi ro không có nghĩa là doanh nghiệp hạn chế lợi nhuận của mình, mà hạn
chế rủi cũng chính là việc doanh nghiệp hạn chế những tổn thất cho doanh nghiệp mình.
Ví dụ: Một ngân hàng cho vay nợ, và khi ngân hàng cho vay một khoản tiền càng lớn với khoảng
thời gian càng dài thì ngân hàng sẽ được hưởng lãi suất càng cao. Tuy nhiên việc ngân hàng cho
vay khoản tiền lớn với thời gian dài cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đang mạo hiểm chấp
nhận rủi ro, đó là khả năng không đòi được nợ. Vậy việc ngân hàng đưa ra các điều kiện tín dụng
như vật bảo đảm, thế chấp hay cân nhắc tình hình tc của đối tượng cho vay cũng nhằm mục đích
hạn chế những khả năng không đòi được nợ. Chúng ta hãy thử hình dung: nếu ngân hàng không
có các biện pháp phòng ngừa rủi ro thì điều gì sẽ xảy ra, nguy cơ tổn thất cho các khoản cho vay
của ngân hàng càng lớn...→” càng hạn chể rủi ro thì lợi nhuận kỳ vọng càng giảm”
Những điều kiện hạn chế RR
• RR kinh doanh: (xuất phát từ tình trạng hoạt động của công ty, có thể sẽ bị sút giảm lợi
nhuận và cổ tức.) xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể, đa dạng hóa danh mục dự
án đầu tư, trích lập các Quỹ dự phòng (Dự phòng giảm giá HTK, Dự phòng Nợ phải thu
khó đòi…)
• RR thanh toán: có kế hoạch xác định cơ cấu vốn tối ưu, sử dụng Nợ + VCSH hợp lý,
cũng như hợp lý hóa các khoản phải thu, đảm bảo dự trự tiền mặt để DN đủ khả năng
thanh toán
• RR thị trường: (xảy ra khi hàng hóa, dịch vụ không đạt được ưa chuộng như dự kiến):
Điều tra thị trường cẩn trọng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
• RR đạo đức: Có chế độ đãi ngộ hợp lý với nhân viên, cán bộ, chế độ chia trả cổ tức hợp
lý, quy định rõ ràng về quyền hạn và nghĩa vụ của cá nhân khi tham gia vào DN
10. Phân biệt cổ phiếu với trái phiếu trên giác độ doanh nghiệp. Hãy bình luận ý kiến “Phát
hành cổ phiếu luôn là giải pháp tối ưu để huy động vốn đối với DN”
 Giống nhau
- Đều là công cụ huy động vốn dài hạn của DN
- Đều có tên chung là chứng khoán (tài sản tài chính)
 Khác nhau
Cổ phiếu Trái phiếu
Cổ phiếu là chứng từ xác nhận quyền sở
hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của
công ty cổ phần
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định
nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền)
phải trả cho người nắm giữ chứng khoán
(người cho vay) một khoản tiền xác định,
thường là trong những khoảng thời gian cụ
thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu
khi nó đáo hạn.
Phát hành cổ phiếu để tạo vốn chủ sở hữu
của DN (vốn tự có)
Phát hành trái phiếu tạo nên vốn nợ của DN
Độ an toàn Cao hơn. Vì công ty ko bị áp
lực trả lãi
Độ an toàn Thấp hơn. Vì đòi hỏi phải có vốn
đối ứng, đồng thời gây áp lực trả lãi cho DN
Chi phí huy động vốn chủ sở hữu của Dn
chính là lãi cổ phần của cổ đông
Chi phí vốn chủ là chi phí sau thuế
Chi phí vốn nợ chính là lãi vay của trái chủ
Chi phí vốn nợ là chi phí trước thuế
Khi phát hành DN có thể bị chia sẻ quyền
điều hành, hay bị thao túng
Khi phát hành Dn tránh được hiệu ứng “pha
loãng”
a. Bình luận “phát hành cổ phiếu luôn là giải pháp tối ưu để huy động vốn”
(trình bày ưu, nhược điểm của phát hành cổ phiếu)
Ngoài những ưu điểm của Cp: Dn có thể huy động vốn mà ko phải bắt buộc trả lãi suất
nhất định, tùy vào tình hình kinh doanh và chính sách của DN mà có phương án chia cổ
tức hợp lý
Thì Nhược điểm của hình thức này là
• nếu huy động vốn qua TTCK liên tục thì EPS (earning per share) sẽ ngày càng bị
chia nhỏ, do đó áp lực trả cổ tức hợp lý trên 1 cổ phiếu là rất lớn. Nếu ko hợp lý cổ
đông sẽ ko tin tưởng vào khả năng của DN và bán tháo CP đó, làm cho mất tính
thanh khoản và các lần sau sẽ rất khó để huy động vốn.
• Một nhược điểm khác khi huy động vốn bẳng cách phát hành cổ phiếu là DN phải
thực hiện những điều kiện nhất định như phải công khai tài chính, làm ảnh hưởng
đến các chiến lược kinh doanh khi đối thủ nắm giữ được điều này.
• Ngoài ra nếu so sánh với các hình thức phát hành trái phiếu, thì chi phí vốn chủ sở
hữu lớn hơn chi phí vốn nợ. Vì chi phí này là chi phí sau thuế, tức là phần lãi cổ
phần trả cho cô đông là khoản lợi nhuận sau thuế. Nếu sử dụng hình thức phát
hành trái phiếu, DN sẽ tiết kiệm được 1 khoản thuế. Do thứ tự ưu tiên thanh toán
nên phần lãi vay trả cho trái chủ sẽ được thực hiện trước khi tính thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Do những nhược điểm trên của việc phát hành cổ phiếu nên cổ phiếu ko phải luôn là giải
pháp tối ưu để huy động vốn. Tùy từng điều kiện KTXH, điều kiện của Dn, chiến lược
phát triển kinh doanh mà DN lựa chọn cho mình giải pháp tối ưu để huy động vốn.
11. Nguyên tắc quản lý tài chính của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn VN
Lý thuyết: tr 18
Thực tiễn:
Công tác quản lý tài chính còn yếu và thiếu minh bạch, cụ thể:
- Đội ngũ nhân sự quản lý còn thiếu các kiến thức, kỹ năng tổ chức công tác tài chính.
- Tập trung nhiều vào công tác kế toán, kê khai và báo cáo thuế.
- Chủ yếu ghi chép các số liệu quá khứ, yếu ở khâu lập, tổ chức và quản lý thực hiện các kế
hoạch kinh doanh, tài chính (bao gồm cả ngân sách hàng năm).
- Chưa có hệ thống báo cáo quản trị tốt.
- Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, chuẩn hóa các quy trình tài chính cho doanh
nghiệp còn hạn chế.
- Thiếu kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lược huy động và sử dụng vốn.
- Duy trì đồng thời nhiều hệ thống kế toán, báo cáo tài chính.
Nguyên nhân:
- Hệ thống đào tạo nghề tài chính, kế toán của Việt Nam vẫn nặng về lý thuyết, thiếu thực tế.
- Nhận thức về vai trò của CFO, Kế toán trưởng tại doanh nghiệp còn hạn chế.
- Mới chỉ có các chuẩn mực về Kế toán, chưa có các chuẩn mực và quy trình tài chính mẫu.
- Lãnh đạo doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về ảnh hưởng từ sự thiếu minh bạch và kém
hiệu quả của công tác tài chính.
Một số biện pháp tránh những rắc rối tài chính:
- Luôn tuân thủ nghĩa vụ thuế
- Ngăn chặn các rắc rối về lưu lượng tiền mặt. Khi nhận ra không có đủ tiền để thanh toán
các hoá đơn đến hạn, cần giảm tỷ lệ tiêu dung tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm
chi phí tới mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay
những nhu cầu cấp thiết.
- Cân nhắc về các khoản vay
- Tránh thanh toán ưu đãi cho các chủ nợ
…
12. “ Một doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ cao chắc chắn sẽ đảm bảo chi trả tốt”. Bình
luận ý kiến trên và minh chứng cụ thể
Một doanh nghiệp có mức lợi nhuận trong kỳ cao thì chưa chắc doanh nghiệp luôn có khả năng
thanh toán tốt trong kì đó vì khả năng thanh toán của một doanh nghiệp phụ thuộc vào dòng tiền
mặt của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận nhiều dưới dạng tài sản cố định hoặc các dạng tài sản
không thể chuyển hóa thành tiền mặt thì khả năng thanh toán sẽ không tốt
Lợi nhuận= Tổng doanh thu- Tổng chi phí
Doanh thu là tổng giá trị bằng tiền của hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Quá trình tiêu thụ
hàng hoá dịch vụ của DN đc coi là hoàn thành khi DN đc chấp nhận trả tiền của bên mua hàng.
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí lao động vật hoá và lao động sống cần thiết
mà DN đã phải bỏ ra để thực hiện sán xuất kinh doanh.
Doanh thu đc xác nhận khi DN đc chấp nhận trả tiền mà chưa biết phương án trả tiền của khách
hàng là tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng hay sẽ trở thành khoản phải thu đối với DN, nó quyết
định đến dòng tiền nhập quỹ của DN, ảnh hưởng khả năng thanh toán của DN. Một khi số tiền
bán hàng của DN bị khách hàng chiếm dụng chưa đến thời đ’ thanh toán mà DN cấn xuất 1
khoản tiền để chi trả chi phí phát sinh ngoài dự tính của DN, làm cho DN mất khả năng thanh
toán, nếu số tiền là lớn hoàn toàn có thể làm DN phá sản. Đặc biệt đvs các ngân hàng, nhu cầu
chi trả hàng ngày là rất lớn, do vậy hệ thống ngân hàng cần đảm bảo đc nhu cầu tiền mặt để dáp
ứng nhu cầu rút tiền của các đối tượng k kì hạn. Ngân hàng hầu hết đều làm ăn có lãi trên số sách
tuy nhiên vẫn có thể phá sản khi k thể đáp ứng nhu cầu rút tiền hàng loạt của khách hàng, nhất là
khi có thông tin k tốt đvs ngân hàng.
Chi phí chỉ phản ánh đc lượng mà DN phải bỏ ra để thực hiện các hđ kd trong thời kì nhất định n
k thể phản ánh cxac dòng tiền mà DN phải chi trả trong kỳ. chi trả trong kì bao gồm chi trả tiền
vật tư trong kỳ, chi trả nợ đã đến hạn, trả trc để có q’ mua hàng hoá dịch vụ kỳ sau… Như vậy
khoản chi lớn hơn rất nhìu chi phí of DN, làm giảm lượng tiền mặt trong DN, làm giảm khả năng
tự chủ của DN
Kết quả của 1 bên là thu thì quá ít và chi thì quá lớn làm thâm hụt ngân quỹ. Có trường hợp DN
có lợi nhuận cao n ngân quỹ lại k thể đáp ứng nhu cầu chi trả of DN.
Câu 13: Bình luận ý kiến “Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính quan trọng
nhất” ( thực chất là phân tích vai trò của các báo cáo tài chính)
Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu và phân tích cho ta biết tình hình tài sản và nguồn
vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có 4 loại: Bảng
cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo
tài chính. Mỗi loại báo cáo tài chính có 1 vai trò riêng hỗ trợ nhau trong quá trình phân tích tài
chính do vậy không thể nói BCKQKD là quan trọng nhất vì
_ BCKQKD cho biết thu nhập, chi phí phát sinh để tính kết quả lãi, lỗ trong 1 kỳ kinh doanh
nhưng lại không phản ánh luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng
tiền của DN trogn từng thời kỳ mà BCLCTT phản ánh cho nên ko dự đoán được dòng tiền trong
tương lai, khả năng thanh toán nợ vay, khả ăng trả lãi cổ phần bằng tiền và những biến động liên
quan tới dòng tiền trong DN và ko phản ánh dc khả năng thanh toán của DN tại thời điểm nhất
định
_ Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là báo cáo tình hình hay báo cáo vị thế tài chính, cho biết tình
trạng tài sản của công ty, nợ và vốn cổ đông vào một thời điểm ấn định, thường là lúc cuối tháng.
Đây là một cách để xem xét một công ty kinh doanh dưới dạng một khối vốn (tài sản) được bố trí
dựa trên nguồn của vốn đó (nợ và vốn cổ đông) cái mà BCKQKD ko thể phản ánh. BCDKT là
một ảnh chụp (tĩnh) chứ không phải là một cuốn phim (động) và phải được phân tích dựa trên sự
so sánh với các bản cân đối kế toán trước đây và các báo cáo hoạt động khác.
Câu 14 So sánh mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ và dự trữ bằng 0 củ TOYOTA
Mô hình sản lượng tồn kho tối ưu (EOQ-Economic Oder Quantity)
Mô hình EOQ là một mô hình quản trị hàng tồn kho mang tính định lượng, được sử dụng để tìm
mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.
Mô hình EOQ nhằm mục đích đạt được tổng chi phí tồn kho là nhỏ nhất trong điều kiện giá mua
hàng là ổn định, tổng chi phí tồn kho chỉ xét đến hai loại:
- Chi phí đặt hàng: được tính bằng cách lấy số lần đặt hàng trong kỳ nhân với chi phí đặt hàng ở
mỗi kỳ.
- Chi phí lưu kho: được xác định bằng cách lấy số lượng hàng tồn kho bình quân trong kỳ nhân
với chi phí tồn trữ bình quân của một đơn vị hàng tồn kho.
Mô hình tồn kho đúng lúc (JIT-Just In Time)
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp Kaban, được hãng TOYOTA (Nhật bản) phát
triển vào những năm 30 của thế kỷ 20.
Về lý thuyết, phương pháp này có số tồn kho bằng 0 vì nguyên vật liệu và các chi tiết sản phẩm
được đặt hàng trước, đúng lúc cần thiết đơn vị cung cấp mới đưa hàng đến và sau khi sản xuất
xong, hàng hoá được chở đi ngay.
Có thể thấy , ứng dụng phương pháp này đòi hỏi tổ chức và kế hoạch sản xuất phải hết sức chính
xác và chặt chẽ. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng trong một số loại dự trữ nào đó của doanh
nghiệp và phải kết hợp chặt chẽ với các phương pháp quản lý khác, đồng thời các yếu tố môi
trường kinh doanh phải ổn định, dự báo được.
Phương pháp JIT áp dụng trong những điều kiện sau:
 Mức độ sản xuất đều và cố định.
 Tồn kho thấp.
 Kích thước lô hàng nhỏ.
 Bố trí mặt bằng hợp lý.
 Sửa chữa và bảo trì định kỳ.
 Sử dụng công nhân đa năng.
 Đảm bảo mức chất lượng cao.
 Lựa chọn người bán hàng tin cậy và nâng cao tinh thần hợp tác của các thành viên trong hệ
thống.
 Nhanh chóng giải quyết các sự cố trong quá trình hoạt động.
 Liên tục cải tiến.
Tóm lại, JIT là hệ thống sản xuất được sử dụng chủ yếu trong sản xuất lặp lại, trong đó sản phẩm
lưu chuyển qua hệ thống được hoàn thành đúng lịch trình và có rất ít tồn kho, do đó giúp doanh
nghiệp giảm thấp chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Câu 15 Bình luận ý kiến: “ Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, tỷ trọng nợ càng lớn thì
ROE càng lớn”
Sai. Xét ví dụ sau:
Chỉ tiêu Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B
Nền kinh tế ổn
định
Nền kinh tế suy
thoái
Nền kinh tế ổn
định
Nền kinh tế suy
thoái
Nợ dài hạn /
VCSH
100tr / 100tr 100tr / 100tr 150tr / 50tr 150tr / 50tr
EBIT 30 tr 20 tr 30 tr 20 tr
Lãi vay (lãi suất
12%)
12 tr 12 tr 18 tr 18 tr
LNTT 18 tr 8 tr 12 tr 2 tr
LNST
(thuế suất thuế
TNDN = 25%)
13,5 tr 6 tr 9 tr 1,5 tr
ROA =
EBIT/TS
15% 10% 15% 10%
ROE =
LNST/VCSH
13,5% 6% 18% 3%
Nhìn vào ví dụ trên, dễ dàng nhận thấy không phải lúc nào dùng nhiều nợ cũng tốt, công ty B là
công ty tích cực sử dụng nợ, trong điều kiện nền kinh tế ổn định, Công ty B có ROE cao hơn,
nhưng trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, công ty B lại có ROE thấp hơn. (Các bạn tự bịa
cho phần phân tích này nó dài hơn một chút nhé ).Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc
dùng nợ thay cho vốn chủ sỡ hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế.
Tong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải bị đánh thuế. Trên
nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn chủ sở hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh
nghiệp phải trả, và vì thế tăng giá trị của doanh nghiệp lên Tuy vậy doanh nghiệp không thể tăng
nợ lên mức quá cao so với chủ sỡ hữu. Khi đó công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chánh không lành
mạnh, và dẫn đến những rủi ro
Đối với một công ty được kỳ vọng làm ăn tốt thì tài trợ nợ có thể được sử dụng thường xuyên với
mức chi phí thấp hơn so với tài trợ bằng vốn cổ phần. Tuy nhiên, nếu giai đoạn nào công ty
không thể vận hành tốt để tạo ra tiền lượng tiền mặt đủ lớn, thì chi phí lãi vay lúc này có thể là
một gánh nặng. Đây chính là mặt trái của việc tài trợ hoạt động doanh nghiệp bằng nợ.
Dễ thấy, các doanh nghiệp không bao giờ có thể chắc chắn 100% về lượng thu nhập trong tương
lai (mặc dù họ có thể có những dự đoán hợp lý) và khi thu nhập tương lai của các doanh nghiệp
càng không ổn định thì rủi ro càng tăng lên. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành có rủi ro kinh
doanh thấp, có dòng tiền ổn định thường sử dụng nợ nhiều hơn là các doanh nghiệp trong các
ngành nhiều rủi ro hơn. Các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bắt đầu hoạt động, đang trong giai đoạn
khởi nghiệp cũng sử dụng nợ rất ít, nếu không muốn nói là không có sử dụng nợ. Các doanh
nghiệp mới với sự không chắc chắn cao có thể phải trải qua một thời gian đầy khó khăn để tìm
được tài trợ bằng nợ vay, nên thường thì các hoạt động của chúng hầu hết được tài trợ bằng vốn
cổ phần.
Câu 16 Đối với DN, RR càng cao, lợi nhuận càng cao”. Bình luận
Trả lời:
Ý kiến “Đối với DN, RR càng cao, lợi nhuận càng cao” là không chính xác bởi
Đối với Dn,Quản lý tài chính phải được dựa trên quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận.
Lợi nhuận thực tế phàn ánh kết quả hoạt động kinh doanh đã thực hiện,trong khi đó,lợi
nhuận kỳ vọng cho biết mong đợi của nhà đầu tư về lợi nhuận trong tương lai.
Rủi ro là một xác suất,một khả năng xảy ra tổn thất đối với nhà đầu tư hay doanh
nghiệp.Khi xảy ra,các tổn thất này sẽ làm cho lợi nhuận thực tế khác xa so với lợi nhuận kỳ vọng
DN có thể lựa chọn những phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh khác nhau tùy thuộc
mức độ rủi ro mà họ chấp nhận và lợi nhuận kỳ vọng mà họ mong muốn.Khi bỏ tiền vào những
dự án có mức độ rủi ro cao,họ hy vọng dự án đó đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao.
Nhưng chấp nhận rủi ro cao hoàn toàn không đảm bảo rằng sẽ có được lợi nhuận thực tế
trong tương lai cao. Chấp nhận rủi ro cao là điều kiện cần, chứ hoàn toàn không phải điều kiện đủ
để có được lợi nhuận thực tế cao. Lợi nhuận thực tế cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nữa.
Do đó phải phát biểu là đối với Dn,rủi ro càng cao thì lợi nhuận kì vọng sẽ cao
Câu 17: Mục tiêu cuối cùng của DN là tối đa hóa lợi nhuận
Mục tiêu cuối cùng của DN phải là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Vì lợi nhuận: Là
khoản tài chính mà doanh nghiệp nhận được sau một chu kỳ hoạt động, được xác định bằng cách
lấy toàn bộ doanh thu trừ cho chi phí. Giá trị công ty là thước đo về quy mô, về nguồn lực, về sự
phát triển của một doanh nghiệp, và được xác định bởi: nguồn lực tài chính, đội ngũ nhân viên,
khả năng phát triển trong tương lai, các phát minh, sáng chế mà họ đang nắm giữ....Vậy tối đa
hóa lợi nhuận là mục tiêu để cho doanh nghiệp thu về một khoản lợi nhuận cao nhất còn tối đa
hóa giá trị công ty là để công ty phát triển theo hướng tốt nhất. Để một doanh nghiệp phát triển
bền vững, nâng cao giá trị của mình thì đương nhiên mục tiêu cao nhất là lợi nhuận nhưng đó
không phải là mục tiêu duy nhất. Và vì lẽ đó, đương nhiên tối đa hóa giá trị công ty là mục tiêu
quan trọng hơn. Kinh doanh, không ai là không muốn lợi nhuận, tuy nhiên, chỉ chăm chăm vào
lợi nhuận sẽ chỉ là lối kinh doanh “mì ăn liền” và không thích hợp với xu hướng thời đại, để có
bước phát triển ổn định thật sự ta phải có chiến lược lâu dài để nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Nếu chỉ thiêng về lợi nhuận, và dựa theo lí thuyết tạo doanh thu cao nhất với mức chi phí nhỏ
nhất. Đúng là ở hiện tại, doanh nghiệp đó sẽ thu về khoản lợi cao nhất đó, nhưng ở tương lai thì
sao?Hãy nhìn vào bài học của Toyota, công ty cũng cố gắng đẩy mạnh doanh thu, và khi doanh
số toàn cầu tăng thì chất lượng đã ko theo kịp, tại thị trường Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, tổng số
xe Toyota bị thu hồi xấp xỉ 8 triệu chiếc vì sự cố kĩ thuật ở ga và phanh. Thương hiệu về chất
lượng của Toyota như đứng trước nguy cơ sụp đổ. Rõ ràng trước đó doanh thu của Toyota đã
tăng rất mạnh đấy thôi, nhưng do sự tăng ồ ạt này đã làm cho công ty không quản lý nỗi chất
lượng và dẫn đến sự khủng hoảng kể trên.Rõ ràng từ những thực tế trên, mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận nếu không được xem xét cẩn thận, đi kèm cùng những mục tiêu khác rất có thể sẽ đẩy tình
hình doanh nghiệp vào tình trạng tồi tệ. Để đem đến sự phát triển, chúng ta cần tối đa hóa giá trị
công ty chứ không phải là lợi nhuận. Nghĩa là phải có những biện pháp phát triển theo hướng lâu
dài, lợi nhuận là quan trọng nhưng không là tất cả. lợi nhuận là quan trong, rất quan trọng, bởi
tình hình tài chính mà không ổn định thi doanh nghiệp không thể vận hành trơn tru guồng máy
của mình nhưng để guồng máy đó hoạt động lâu dài thì lợi nhuận không phải là tất cả. Các hoạt
động vạch ra cần phải đặt sự phát triển dài lâu lên hàng đâu chứ không phải là lợi nhuận.
Câu18: Bình luận : VAT vừa là doanh thu vừa là chi phí của DN
VAT là thuế gián thu. Người đóng thuế và người nộp thuế không cùng là một và đây là loại thuế
chỉ đánh vào người tiêu dùng cuối nên nó là chi phí của doanh nghiệp khi doanh nghiệp là người
tiêu dùng cuối cùng. Còn khi doanh nghiệp không phải là người tiêu dùng cuối cùng thì VATcpn
= VAT thu hộ - VAT nộp hộ. Khi VATcpn > 0 theo luật tthì doanh nghiêp phải nộp vào quý sau
nhưng trong thực tế doanh nghiệp có thể chiếm dụng số VAT đó để đi đầu tư thu lợi nhuận nên
đó là doanh thu của doanh nghiệp. Khi VATcpn < 0 thì đó là chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy
phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mới có thể kết luận chính xác được.
Câu 19 Một DN có lợi nhuận cao vẫn có thể bị phá sản
-DN lâm vào tình trạng phá sản là DN không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến
hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Một doanh nghiệp có mức lợi nhuận trong kỳ cao thì chưa chắc doanh
nghiệp luôn có khả năng thanh toán tốt trong kì đó vì khả năng thanh toán của một doanh nghiệp
phụ thuộc vào dòng tiền mặt của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận nhiều dưới dạng tài sản cố định
hoặc các dạng tài sản không thể chuyển hóa thành tiền mặt thì khả năng thanh toán sẽ không tốt .
Nên dù doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì vẫn có thể bị phá sản do tình hình tài chính ko tốt
Câu 20 NH cho DN vay khi DN có tình hình tài chính tốt
NH sẽ cho DN vay khi
Có mục đích vay vốn hợp pháp
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết Đối với doanh nghiệp ,ngân hàng
sẽ xem xét tiêu chí này thông qua báo cáo tài chính thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong ít nhất 1 năm trở lạ
Có phương án, dự án kinh doanh khả thi và hiệu quả Đây là yêu cầu quan trọng đồi với hồ sơ vay
của khách hàng doanh nghiệp.Vì thông qua phương án kinh doanh ,ngân hàng sẽ thẩm định cụ
thể hơn về khả năng trả nợ của bạn sau khi dự án kết thúc.Đa số ngân hàng sẽ yêu cầu vốn tự có
của doanh nghiệp tham gia vào dự án tối thiểu là 30% nhu cầu vốn của dự án. Nếu phương án
bạn đưa ra không được ngân hàng chấp nhận đồng nghĩa với việc sẽ chẳng có khoản vay nào
được kí kết
Có tài sản đảm bảo. Có lẽ đây là điều kiện tiên quyết khi ngân hàng xét cho khách hàng vay.
Trên thực tế hầu như bất kì một khoản vay nào cũng đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo. Thứ nhất nó
giúp ngân hàng giảm thiểu được ruỉ ro khi KH không trả được nợ bởi lẽ tài sản đảm bảo lúc nào
cũng có giá trị hơn khoản vay rât nhiều. Thứ hai , việc thế chấp TSĐB cho ngân hàng sẽ làm cho
doanh nghiệp có trách nhiệm hơn trong nghĩa vụ trả nợ,doanh nghiệp sẽ không ỷ lại mà phải cố
gắng kinh doanh để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng thời hạn.tuy nhiên để TSĐB được ngân
hàng chấp nhận còn phải qua nhiều bước xem xét khác nhau.
Câu 21 : Anh (ChÞ) h·y tr×nh bµy c¸c ®iÒu kiÖn mµ mét doanh nghiÖp cÇn ®¸p øng khi
ph¸t hµnh cæ phiÕu ra thÞ trêng chøng kho¸n. Liªn hÖ víi thùc tiÔn ViÖt Nam...
1. Điều kiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng
Mỗi nước có những qui định riêng cho việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Tuy
nhiên, để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thường tổ chức phát hành phải đảm bảo
năm điều kiện cơ bản sau:
- Về qui mô vốn: tổ chức phát hành phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu ban đầu,
và sau khi phát hành phải đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất định về vốn cổ phần do công chúng
nắm giữ và số lượng công chúng tham gia.
- Về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: công ty được thành lập và hoạt động trong
vòng một thời gian nhất định (thường khoảng từ 3 đến 5 năm).
- Về đội ngũ quản lý công ty: công ty phải có đội ngũ quản lý tốt, có đủ năng lực và trình độ quản
lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: công ty phải làm ăn có lãi với mức lợi nhuận không thấp hơn
mức qui định và trong một số năm liên tục nhất định (thường từ 2-3 năm).
- Về tính khả thi của dự án: công ty phải có dự án khả thi trong việc sử dụng nguồn vốn huy động
được.
ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng
khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức phát
hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;
- Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất;
- Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh
doanh.
- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu.
- Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư
ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì
tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
- Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ
mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
- Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ
chức bảo lãnh phát hành.
TTCK và NH
.Thị trường chứng khoán: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng
khoán nhằm mục đích kiếm lời.
Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh
những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay, hoặc trực tiếp bằng cách cho vay hoặc gián tiếp
thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách
hàng có thặng dư vốn.
a) TTCK chỉ có thể ra đời và phát triển trên cơ sở hệ thống tiền tệ ổn
định. Đặc biệt là chỉ số lạm phát, tỷ giá và vấn đề lãi suất có ảnh hưởng rất
lớn đến giá cả CK.
b) TTCK có quan hệ chặt chẽ với hệ thống các thị trường vốn ngắn hạn
nh- thị trường vốn tín dụng, thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ. Các
thị trường ngắn hạn này là địa bàn hoạt động và quản lý của các NH. Mối
quan hệ giữa TTCK và thị trường ngắn hạn là mối quan hệ giữa vốn ngắn
hạn và vốn dài hạn. Rõ ràng thị trường ngắn hạn hoạt động ổn định và
không ngừng phát triển sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của
TTCK. Bởi vậy bất kỳ chính sách tiền tệ nào của NHTƯ sẽ tác động đến
thị trường ngắn hạn và có ảnh hưởng đến thi trường vốn dài hạn.
c) Các NHTM là những tổ chức đóng vai trò tích cực trong hoạt động
kinh doanh CK dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp tuỳ theo từng nước.
Bởi vậy hệ thống các NHTM hoạt động lành mạnh và được NHTƯ kiểm
soát và giám sát chặt chẽ sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính lành mạnh của
TTCK.
d) Hoạt động giao dịch mua bán trên thị trường tài chính cuối cùng đi đến việc thanh toán chuyển
giao chứng khoán và tiền tệ. Quá trình thanh
toán chỉ có thể thực hiện được thông qua hệ thống thanh toán của NHTM
và cả NHNN.
thị trường chứng khoán phát triển còn tạo thêm những công cụ
mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể mở rộng khả năng tham gia các nghiệp
vụ thị trường tiền tệ. Điều này thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, đồng thời hỗ trợ NHTW thực
hiện tốt vai trò điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ CSTT, nhất là thông qua nghiệp vụ thị
trường mở. Việc mua, bán chứng khoán của NHNN với các NHTM sẽ có tác dụng mở rộng hay
thu hẹp khối lượng tiền tệ trong lưu thông, qua đó mà khối lượng tiền tệ được điều tiết theo mục
tiêu đã định.
Các TCTD có vai trò then chốt trong việc hình thành và phát triển thị trường chứng
khoán, cả với thị trường sơ cấp và thứ cấp. TCTD cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình cổ
phần hoá các doanh nghịêp Nhà nước và hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự
phát triển của thị trường chứng khoán. Đồng thời, các TCTD tạo hàng hoá cho thị trường chứng
khoán, giúp các công ty phát hành chứng khoán, làm trung gian mua bán chứng khoán, cung cấp
các dịch vụ lưu giữ và quản lý chứng khoán cho khách hàng, thực hiện vịêc thanh toán chứng
khoán...Ngược lại, thị trường chứng khoán phát triển sẽ tạo điều kiện giảm bớt gánh nặng của các
TCTD về đáp ứng vốn dài
hạn cho nền kinh tế, tạo thêm cơ hội mở rộng danh mục đầu tư của các TCTD và là kênh quan
trọng để các NHTM cổ phần bổ sung vốn điều lệ. Trên thực tế, là một trong các thành viên chủ
yếu của thị trường chứng khoán, các TCTD đã có mặt trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động như
các NHTM đã thành lập công ty chứng khoán, tham gia làm ngân hàng chỉ định thanh toán, ngân
hàng lưu ký, tham gia góp vốn thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, thực hiện vai
trò ngân hàng giám sát.... Tuy nhiên, sự tham gia của các TCTD trên thị trường chứng khoán vẫn
còn khả năng mở rộng và phát triển rất nhiều.
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾHọc Huỳnh Bá
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537Hong Chau Phung
 
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Man_Ebook
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)pikachukt04
 
Đòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOLĐòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOLcaoxuanthang
 
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựngTài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựngminhphuongcorp
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếTien Vuong
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiNguyen Minh Chung Neu
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA nataliej4
 
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59Trang Toét
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngJenny Pham
 
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854Nhí Minh
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệXUAN THU LA
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3Tú Titi
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCSophie Lê
 

Was ist angesagt? (20)

BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
 
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
 
Đòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOLĐòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOL
 
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựngTài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
 
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Bt dinh gia
Bt dinh giaBt dinh gia
Bt dinh gia
 
Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
 
đáP án ktvm
đáP án ktvmđáP án ktvm
đáP án ktvm
 

Andere mochten auch

Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...vanhuyqt
 
Quản trị tài chính
Quản trị tài chínhQuản trị tài chính
Quản trị tài chínhnth_22
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 
Tài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốn
Tài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốnTài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốn
Tài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốnShaiya Super
 
Tài chính doanh nghiệp(đáp án)
Tài chính doanh nghiệp(đáp án)Tài chính doanh nghiệp(đáp án)
Tài chính doanh nghiệp(đáp án)Huỳnh Trâm
 

Andere mochten auch (7)

Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
 
Quản trị tài chính
Quản trị tài chínhQuản trị tài chính
Quản trị tài chính
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
Tài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốn
Tài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốnTài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốn
Tài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốn
 
Tài chính doanh nghiệp(đáp án)
Tài chính doanh nghiệp(đáp án)Tài chính doanh nghiệp(đáp án)
Tài chính doanh nghiệp(đáp án)
 
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp án
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp ánBài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp án
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp án
 
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Giáo trình tài chính doanh nghiệpGiáo trình tài chính doanh nghiệp
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
 

Ähnlich wie Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp

Hiểu đúng về Trái phiếu doanh nghiệp
Hiểu đúng về Trái phiếu doanh nghiệpHiểu đúng về Trái phiếu doanh nghiệp
Hiểu đúng về Trái phiếu doanh nghiệpFiinGroup JSC
 
MPP7-553-L07V-Ngan hang thuong mai--Do Thien Anh Tuan-2015-07-29-15540964.pdf
MPP7-553-L07V-Ngan hang thuong mai--Do Thien Anh Tuan-2015-07-29-15540964.pdfMPP7-553-L07V-Ngan hang thuong mai--Do Thien Anh Tuan-2015-07-29-15540964.pdf
MPP7-553-L07V-Ngan hang thuong mai--Do Thien Anh Tuan-2015-07-29-15540964.pdfPhuongTrinh60
 
Phan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiepPhan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiepAnh Bùi
 
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776lananhfriendly
 
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải phápQuản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải phápThanh Hoa
 
Chapter 1. Tong quan TCDN_Ms Linh.pptx
Chapter 1. Tong quan TCDN_Ms Linh.pptxChapter 1. Tong quan TCDN_Ms Linh.pptx
Chapter 1. Tong quan TCDN_Ms Linh.pptxNguynThNgc43
 
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_656714 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
ôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmvantai30
 

Ähnlich wie Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp (20)

Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệpLuận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
 
Hiểu đúng về Trái phiếu doanh nghiệp
Hiểu đúng về Trái phiếu doanh nghiệpHiểu đúng về Trái phiếu doanh nghiệp
Hiểu đúng về Trái phiếu doanh nghiệp
 
Thitruongvon
ThitruongvonThitruongvon
Thitruongvon
 
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_656712890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
 
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_656712890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
 
MPP7-553-L07V-Ngan hang thuong mai--Do Thien Anh Tuan-2015-07-29-15540964.pdf
MPP7-553-L07V-Ngan hang thuong mai--Do Thien Anh Tuan-2015-07-29-15540964.pdfMPP7-553-L07V-Ngan hang thuong mai--Do Thien Anh Tuan-2015-07-29-15540964.pdf
MPP7-553-L07V-Ngan hang thuong mai--Do Thien Anh Tuan-2015-07-29-15540964.pdf
 
Phan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiepPhan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiep
 
Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012
 
Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012
 
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệpTài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
 
Tài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần ITài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần I
 
Tài chính doanh nghiệp học phần i
Tài chính doanh nghiệp học phần iTài chính doanh nghiệp học phần i
Tài chính doanh nghiệp học phần i
 
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Chứng Khoán SSI.docx
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Chứng Khoán SSI.docxPhân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Chứng Khoán SSI.docx
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Chứng Khoán SSI.docx
 
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
 
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải phápQuản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
 
Chapter 1. Tong quan TCDN_Ms Linh.pptx
Chapter 1. Tong quan TCDN_Ms Linh.pptxChapter 1. Tong quan TCDN_Ms Linh.pptx
Chapter 1. Tong quan TCDN_Ms Linh.pptx
 
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt NamNâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
 
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_656714 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
 
ôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtm
 

Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp

  • 1. MỤC LỤC 1 Hãy phân tích các điều kiện mà DN phải đáp ứng khi phát hành trái phiếu để huy động vốn 2. So sánh tín dụng NH với phát hành trái phiếu để huy động nợ 3. So sánh phát hành trái phiếu để huy động vốn với phát hành cổ phiếu thường để huy động vốn 4. Đánh giá ưu, nhược điểm của từng kênh huy động vốn của DN. Với mỗi kênh huy động vốn hãy liên hệ với thực tiễn VN, nhận xét 5: So sánh hình thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi 6. Phân biệt vốn tự có, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, vốn pháp định của doanh nghiệp. Trong điều kiện nào doanh nghiệp nên huy động nhiều vốn chủ sở hữu? 7 Hãy phân biệt doanh thu, chi phí với thu, chi cuả DN. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thu, chi trong quản trị tài chính doanh nghiệp 8 Hãy phân biệt báo cáo kết quả kinh doanh và ngân quỹ của DN 9. Hãy luận giải “ Đối với DN, càng hạn chế rủi ro, lợi nhuận càng giảm”. Phân tích những điều kiện để hạn chế rủi ro của doanh nghiệp ? 10. Phân biệt cổ phiếu với trái phiếu trên giác độ doanh nghiệp. Hãy bình luận ý kiến “Phát hành cổ phiếu luôn là giải pháp tối ưu để huy động vốn đối với DN” 11. Nguyên tắc quản lý tài chính của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn VN 12. “ Một doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ cao chắc chắn sẽ đảm bảo chi trả tốt”. Bình luận ý kiến trên và minh chứng cụ thể Câu 13: Bình luận ý kiến “Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính quan trọng nhất” Câu 14 So sánh mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ và dự trữ bằng 0 của TOYOTA Câu 15 Bình luận ý kiến: “ Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, tỷ trọng nợ càng lớn thì ROE càng lớn”= Bình luận: “Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp càng dùng nhiều nợ thì càng tốt” Câu 16 Đối với DN, RR càng cao, lợi nhuận càng cao”. Bình luận Câu 17: Mục tiêu cuối cùng của DN là tối đa hóa lợi nhuận Câu18: Bình luận : VAT vừa là doanh thu vừa là chi phí của DN Câu 19 Một DN có lợi nhuận cao vẫn có thể bị phá sản Câu 20 NH cho DN vay khi DN có tình hình tài chính tốt Câu 21 : Anh (ChÞ) h·y tr×nh bµy c¸c ®iÒu kiÖn mµ mét doanh nghiÖp cÇn ®¸p øng khi ph¸t hµnh cæ phiÕu ra thÞ trêng chøng kho¸n. Liªn hÖ víi thùc tiÔn ViÖt Nam...
  • 2. 1Hãy phân tích các điều kiện mà DN phải đáp ứng khi phát hành trái phiếu để huy động vốn Để phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành cần có những điều kiện sau: Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi; Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua (quy định cụ thể tại Điều 19 - Nghị định 52). 2. So sánh tín dụng NH với phát hành trái phiếu để huy động nợ Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp (DN) phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của DN phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Phát hành TPDN là phương thức huy động vốn trực tiếp từ thị trường vốn không qua các định chế tài chính trung gian, nên chi phí thường rẻ hơn vay ngân hàng. khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cũng phải tuân thủ các điều kiện hoàn trả nợ gốc và lãi như các khoản vay thông thường. Tuy nhiên, việc phát trái phiếu sẽ mang đến cho các doanh nghiệp phát hành nhiều lợi ích hơn so với việc vay Ngân hàng để tài trợ cho Dự án như: Doanh nghiệp được chủ động sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu mà không cần căn cứ theo tỷ lệ tham gia của vốn tự có và các nguồn vốn khác (điều kiện mà các ngân hàng thương mại hay yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ khi giải ngân vốn tín dụng); Doanh nghiệp có nguồn vốn phát hành trái phiếu trong một thời gian ngắn mà không cần xem xét đến tiến độ thực hiện dự án (điều kiện mà các ngân hàng thương mại hay yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ khi giải ngân vốn tín dụng); Tiền thu từ phát hành trái phiếu được dùng để đầu tư dự án/cơ cấu các khoản vay trung và dài hạn/ tăng quy mô vốn hoạt động (phù hợp với phương án phát hành); Doanh nghiệp có thể mua lại trái phiếu trước hạn; Trái phiếu được dùng để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế, chiết khấu, thế chấp và cầm cố trong các quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật; (linh hoạt, chủ động hơn trong quá trình sử dụng); Thông qua việc phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành tạo được chuẩn mực và thước đo cho bản thân doanh nghiệp trên thị trường tài chính; Tuy nhiên chỉ những DN quy mô lớn, khả năng tài chính tốt, thị trường tiêu thụ ổn định mới phát hành được TPDN. Nhìn danh sách các DN phát hành thành công trái phiếu trong 6 tháng đầu năm chủ yếu là các tập đoàn DNNN lớn hoặc các Cty niêm yết có những dự án bất động sản hoặc dự án đầu tư cho hoạt động xuất khẩu. Các DNNVV chiếm 96% tổng số DN của cả nước không thể phát hành TPDN vì không đủ uy tín. Vì vậy, vốn NH vẫn là nguồn tài trợ chính của các DN. 3. So sánh phát hành trái phiếu để huy động vốn với phát hành cổ phiếu thường để huy động vốn 1) Phát hành cổ phiếu: +) Ưu điểm: - Minh bạch, công khai, rõ ràng qua các đợt chào bán. DN thường có 1NH đứng ra bảo lãnh và 1 công ty chứng khoán hỗ trợ chào báo cổ phiếu ra công chúng. - Khối lượng vốn huy động được lớn, đủ cho kế hoạch kinh doanh của DN nếu chào bán thành công.
  • 3. +) Nhược điểm: - Chi phí bảo lãnh, chi phí phát hành lớn mà DN phải trả cho phía các NH và công ty CK tham gia. - Thủ tục khá rườm rà và mất nhiều thời gian.(Chính vì những nhược điểm này mà 'Phát hành CP' thường là bước đi cuối cùng của DN để có vốn cho việc mở rộng SXKD) 2) Phát hành trái phiếu doanh nghiệp +) Ưu điểm: - Chi phí huy động vốn thấp. - Không cần nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà vì ko cần 'lạy lục' thông qua trung gian ngân hàng. (Theo luật quy định thì chỉ cần đăng báo vài chục ngày, họp báo, chào bán.... ) - DN phát hành TP thường có những lợi thế như không phải chịu sức ép chi phối từ cổ đông mới như phát hành CP, được hưởng lợi từ chính sách thuế đối với khoản lãi trả TP, trong khi các khoản trả cổ tức thì không. +) Nhược điểm: - Độ đảm bảo thấp, chủ yếu là dựa vào uy tín của DN. Đôi khi DN dùng cả tài sản của mình để đảm bảo nhưng vẫn khó có khả năng huy động được nhiều vốn như mong muốn. 4. Đánh giá ưu, nhược điểm của từng kênh huy động vốn của DN. Với mỗi kênh huy động vốn hãy liên hệ với thực tiễn VN, nhận xét 1 Vốn từ lợi nhuận không chia: là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của DN a)ưu điểm: _ DN ko bị phụ thuộc vào bên ngoài ( NH…) _Tăng khả năng tự chủ về TC của DN _Giúp DN dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các NH, tổ chức tín dụng hoặc với các cổ đông _Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho các cty thu dc lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo b) nhược điểm: khi DN ko trả cổ tức cho cổ đông mà giữ lại lợi nhuận có thể làm cho giá cổ phiếu trên thị trường giảm, ảnh hưởng xấu đến DN VN: việc huy động vốn từ lợi nhuận không chia để lại thì còn khá khiêm tốn. Thực tế ở Vn, do TTCK dc thành lập rất muộn so với các nước, nên NDT chưa có kinh nghiệm và trình độn cao trong đàu tư, bên cạnh đó lại chủ yếu là NDT ngắn hạn. Nếu cty cổ phần niêm yết ko thanh toán cổ tức lập tức sẽ có sự phản ứng tức thời trên thị trường, giá CP sẽ giảm. Vì thế nguồn tài trợ từ nguồn lợi nhuận giữ lại của các cty cổ phần hiện nay chưa được quan tâm xem xét đúng mức 2. Tín dụng TM o Ưu nhược điểm của tín dụng thương mại: - Ưu điểm : + Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng thừa thiếu vốn của các nhà doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng nhu cầu vốn của những nhà doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá của mình. + Sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp chủ động khai thác được nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tín dụng thương mại được cấp giữa các doanh nghiệp quen biết, uy tín nên có lợi thế là thủ tục nhanh, gọn, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. + Tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu.
  • 4. - Nhược điểm : + Tín dụng thương mại được cấp bằng hàng hoá nên doanh nghiệp cho vay chỉ có thể cung cấp được cho một số doanh nghiệp nhất ¬¬¬định - những doanh nghiệp cần đúng thứ hàng hoá đó để phục vụ sản xuất hoặc bán ra. + Phạm vi hẹp, chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp, hơn nữa là chỉ thực hiện được giữa các doanh nghiệp quen biết, tín nhiệm lẫn nhau. + Tín dụng thương mại do các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh cung cấp, vì vậy qui mô tín dụng chỉ được giới hạn trong khả năng vốn hàng hoá mà họ có. Nếu doanh nghiệp vay vốn có nhu cầu cao hơn thì doanh nghiệp cho vay không thể đáp ứng được. + Điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp có thể không phù hợp nhau, do vậy khi thời gian mà doanh nghiệp cho vay muốn cung cấp không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cần đi vay thì tín dụng thương mại không thể xảy ra. + Là loại tín dụng không có đảm bảo nên rủi ro dễ phát sinh. Thực tiễn: Lâu nay các DN và các NH đều đã sử dụng hối phiếu trong thanh toán xuất nhập khẩu và vay nợ nước ngoài. Tất cả giao dịch này đều thực hiện theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên trong thanh toán nội địa các DN chưa sử dụng thương phiếu như là công cụ thanh toán phổ biến. NHTM cũng chưa đủ đk để cấp tín dụng cho DN dưới các hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu. Trong khi đó mua bán chịu giữa các DN, bán hàng gối đấu giữa nhà sx và đại lý, giữa các tiểu thương ở chợ đầu mối là nu cầu thức tế. Ở VN hiện nay theo thống kê có tới 80.5% số DN huy động vốn từ các nguồn mua bán chịu, sử dụng vốn của đối tác. Tuy nhiên, những giao dịch đó chỉ dc ghi lại 1 cách đơn giản trên sổ nợ của ng bán: ngay cả khi mua bán trả chậm, các bên cũng chỉ lập 1 văn bản thỏa thuận với nội dung đơn giản về thời gian và số tiền trả chậm. Vì vậy các khoản nợ đã ko dc xác nhận về mặt pháp lý và chứng minh khi nảy sinh tranh chấp, dẫn đến nguy nợ nần dây dưa, thậm chí mất trắng tiền tỷ của các tiểu thương chợ đầu mối,... 3 Thuê tài chính - Ưu điểm : + Cho thuê tài chính cho phép bạn sử dụng linh hoạt đồng vốn của mình vào mục đích khác, nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn thay vì phải đầu tư vốn để mua tài sản cố định, giúp bạn tận dụng được cơ hội kinh doanh. + Sử dụng cho thuê tài chính sẽ không làm ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng. + Cho thuê tài chính có phương thức thanh toán tiền thuê linh hoạt phù hợp với chu chuyển vốn của doanh nghiệp. + Phí thuê tài chính được hạch toán vào giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp giảm nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước. + Sử dụng tài sản thuê không nhất thiết phải có tài sản thế chấp. + Cho thuê tài chính giúp bạn có nhiều cơ hội chủ động trong lựa chọn thiết bị, dễ dàng đổi mới công nghệ, tiếp cận và sử dụng những máy móc, thiết bị hiện đại nhất.., từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh. - Nhược điểm : Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, sau 11 năm có mặt, thị trường cho thuê tài chính Việt Nam chỉ có 12 công ty được thành lập dưới các hình thức sở hữu khác nhau. Vốn điều lệ trung bình của một doanh nghiệp cho thuê tài chính là 150 tỉ đồng - rất nhỏ so với vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại (thường là trên 1.000 tỉ đồng). Và hiện có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không mấy quan tâm đến loại hình dịch vụ này, nguyên nhân có thể là vì:
  • 5. + Doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế; hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại... + Giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng. Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm... của bên cho thuê phải bỏ ra. + Hành lang pháp lý về cho thuê tài chính chưa hoàn thiện đồng bộ, nhiều quy định cần phải được luật hóa. Các quy định về sở hữu, về tổ chức, hoạt động, vốn điều lệ... trong các văn bản còn nhiều vấn đề phải bàn. Ví dụ như quy định về vốn điều lệ là 50 tỉ đồng đối với công ty trong nước và 5 triệu USD đối với công ty nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật khi quy định về cho thuê tài chính đã không phân định triệt để các khái niệm liên quan đến sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuê trong các giai đoạn của quá trình cho thuê tài chính, giá trị cho thuê tối đa... gây cản trở đối với hoạt động cho thuê tài chính. 4.tín dụng NH a) ưu điểm _đối với doanh nghiệp lớn Tập trung dc nguồn vốn lớn cung 1 lúc do có thể có Ts để thế chấp lớn, có uy tín với NH,... Mức độ rủi ro thấp hơn các DN nhỏ: đến kì thanh toán DN ko tră dc nợ sẽ dc Nh gia hạn, các DNNN sẽ dc nhà nước trả hộ,... _ đối với DN vừa và nhỏ: Ngày nay DN vừa và nhỏ đang dc sự giúp đỡ rất nhiều từ phái nhà nước để có thể tiếp cận dc nguồn vốn này b) nhược điểm: _ bị động trong quá trình vay ví số lượng vay bao nhiêu còn phụ thuộc vào quyết định từ phía NH _ DN chịu sử giám sát của Nh trong thời gian sử dụng vốn vay. NH sẽ giám sát DN về việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích ghi trong hợp đồng ko, về việc trả nợ gốc và lãi cos đúng kì hạn cam kết ko,... Thực trạng: TDNH là hình thức huy động vốn chủ yếu của các DN nước ta. Tuy nhiên khả năng tiếp cận với nguồn vốn TDNH của các DNVVN còn nhiều hạn chế. Mặt khác dù có vay dc thì vấn đề lãi suất cũng là nan giải dùng vốn đó sx kd cũng khó co lãi 5. phát hành trái phiếu( ưu nhược diểm ở phần trên) NHìn chung thị trương trái phiếu DN nước ta hiện nay chưa phát triển. Tổ chức phát hành chủ yếu mới chỉ là các NHTM. Số DN phát hành trái phiếu rất ít, tập trung ở những DN nhà nước quy mô lớn. Thêm vào đó khung pháp lý quản lý việc phát hành trái phiếu còn thiếu toàn diện, chưa tạo đk thuận lợi cho các DN trong việc huy động vốn 6. phát hành cổ phiếu Đối với việc huy động vốn trên TTCK - một kênh huy động vốn quan trọng của nhiều DN cũng đang ngày một khó khăn hơn vì chính sách tài khóa tiền tệ thắt chặt của Chính phủ. Đó là chưa
  • 6. kể, việc phát hành cổ phiếu ồ ạt khiến cho TTCK bị bội thực nguồn cung vì thế kênh huy động này đã kông phát huy được hiệu quả trong thời gian gần đây 5: So sánh hình thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Sự khác nhau giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi Được hưởng cổ tức không cố định có thể cao hay thấp, tùy theo kết quả kinh doanh Được hưởng cổ tức cố định bất kể kết quả kinh doanh cao hay thấp Được hưởng cổ tức sau cổ phiếu ưu đãi Được hưởng cổ tức trước cổ phiếu phổ thông Có quyền biểu quyết đối với các quyết dịnh lớn tại đại hội cổ đông Chỉ có quyền biểu quyết nhất định đối với các quyết định lớn của công ty Được chia tài sản sau cùng trong trường hợp công ty bị thanh lý Được chia tài sản trước khi chia cho cổ đông phổ thông trong trường hợp công ty bị thanh lý Giá cả thường dao động mạnh hơn cổ phiếu ưu đãi Giá cả thường ít dao động hơn cổ phiếu phổ thông Lợi nhuận và rủi ro cao hơn cổ phiếu ưu đãi Lợi nhuận và rủi ro thấp hơn cổ phiếu phổ thông Từ những đặc điểm khác nhau này ta có thể suy ra những ưu và nhược điểm thông qua 2 hình thức huy động vốn này Nguồn vốn cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi đều là vốn chủ sở hữu tuy nhiên cỏ phiếu ưu đãi còn có tính chất của nợ vì được chia cổ tức và tài sản trước các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường Đối với phương thức sử dụng cổ phần ưu đãi có lợi thế là không phải trả vốn gốc, có thể tùy chọn trả hoặc không trả cổ tức nhưng cổ tức không được khấu trừ thuế và khó huy động được với khối lượng lớn. Đối với phương thức huy động bằng phát hành cổ phần thường thì tuy không phải trả vốn gốc, không bị áp lực trả cổ tức nhưng không được khấu trừ thuế đồng thời còn bị phân chia phiếu bầu và chịu tác động đến quản trị công ty với các cổ đông mới. Nếu là công ty cổ phần với mục tiêu chính của quản lý tài chính là đem lại lợi ích tối đa cho cổ động thông qua chỉ tiêu thu nhập trên cổ phần (EPS) thì việc lựa chọn phương thức huy động vốn còn tùy thuộc vào EBIT (thu nhập trước thuế và lãi suất) kỳ vọng của DN. Nếu EBIT kỳ vọng vượt qua điểm hòa vốn giữa phương án sử dụng vốn cổ phần thường và cổ phần ưu đãi thì chọn vốn cổ phần ưu đãi sẽ mang lại EPS cao hơn 6.Phân biệt vốn tự có, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, vốn pháp định của doanh nghiệp. Trong điều kiện nào doanh nghiệp nên huy động nhiều vốn chủ sở hữu? Vốn điều lệ: Là số vốn do các thanh viên góp vốn cam kết sẽ góp vào khi thành lập doanh nghiệp ( không được phép thấp hơn vốn pháp định - nếu có ). Vốn pháp định là mức vốn góp tổi thiểu do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề kinh doanh. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn đầu tư huy động từ nội lực doanh nghiệp ( Nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối ).Vốn chủ sở hữu là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên... Như vậy vốn điều lệ là vốn ghi trên giấy phép đăng ký kimh doanh còn vốn chủ sở hữu là số vốn thực của chủ doanh nghiệp Theo quan điểm tài chính, thì vốn chủ sở hữu còn được gọi là vốn tự có của doanh nghiệp hay gọi là tự tài trợ đối với một công ty được kỳ vọng làm ăn tốt thì tài trợ nợ có thể được sử dụng thường xuyên với mức chi phí thấp hơn so với tài trợ bằng vốn cổ phần. Tuy nhiên, nếu giai đoạn nào công ty
  • 7. không thể vận hành tốt để tạo ra tiền lượng tiền mặt đủ lớn, thì chi phí lãi vay lúc này có thể là một gánh nặng. Đây chính là mặt trái của việc tài trợ hoạt động doanh nghiệp bằng nợ. Dễ thấy, các doanh nghiệp không bao giờ có thể chắc chắn 100% về lượng thu nhập trong tương lai (mặc dù họ có thể có những dự đoán hợp lý) và khi thu nhập tương lai của các doanh nghiệp càng không ổn định thì rủi ro càng tăng lên. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành có rủi ro kinh doanh thấp, có dòng tiền ổn định thường sử dụng nợ nhiều hơn là các doanh nghiệp trong các ngành nhiều rủi ro hơn. Các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bắt đầu hoạt động, đang trong giai đoạn khởi nghiệp cũng sử dụng nợ rất ít, nếu không muốn nói là không có sử dụng nợ. Các doanh nghiệp mới với sự không chắc chắn cao có thể phải trải qua một thời gian đầy khó khăn để tìm được tài trợ bằng nợ vay, nên thường thì các hoạt động của chúng hầu hết được tài trợ bằng vốn cổ phần. 7 Hãy phân biệt doanh thu, chi phí với thu, chi cuả DN. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thu, chi trong quản trị tài chính doanh nghiệp * Phân biệt doanh thu và thu - giống nhau: đều là khoản tiền - khác nhau +Thời điểm ghi nhận doanh thu: khi khách hàng chấp nhận trả + thời điểm ghi nhận thu: khi KH trả, DN nhận được trực tiếp tiền mặt về +Doanh thu là khoản tiền của DN + Thu là khoản tiền chưa chắc của DN - Khoản là doanh thu nhưng không phải là thu: khoản chênh lệch tỷ giá, lãi suất - Khoản là thu nhưng không phải doanh thu: thu, khoản tiền đi vay * Phân biệt chi phí với chi của DN - Chi phí: tập hợp các hao phí của DN trong thời kỳ nào đó - Chi; là các khoản tiền chi trực tiếp bằng tiền mặt Chi phí nhưng không phải chi; khấu hao, chênh lệch lãi suất, tỷ giá, khoản trích dự phòng Nghiên cứu thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh chưa cho biết được khả năng thanh toán, chi trả của doanh nghiệp trong từng thời kỳ ngắn hơn. Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu ngân quỹ DN. Nghiên cứu ngân quỹ DN giúp xác định các luồng tiền vào, ra, các khoản phải thu, phải trả phát sinh trong kỳ, đồng thời lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dự báo các luồng thu, chi phát sinh trong các tháng, nhu cầu và khả năng tiến mặt, để chủ động trong đầu tư hoặc huy động vốn tài trợ 8Hãy phân biệt báo cáo kết quả kinh doanh và ngân quỹ của DN * Giống - Đều là các báo cáo TC được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tc phát sinh tại những thới điểm hoặc thời kỳ nhất định - Giúp đối tượng sử dụng thông tin của bản báo cáo nhận biết được thực trạng tc, tình hình sx kd để ra quyết dịnh phù hợp - Đều là báo cáo thời kỳ * Khác Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo ngân quỹ - Cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính kq lãi, lỗ trong 1 kì kd - Sở hữu hàng hóa, dịch vụ đã thực sự chuyển giao nhưng trong thực tế việc thanh toán tiền lại lại xảy ra vào 1 thời điểm khác - K phản ánh được khả năng thanh toán của DN - Luồng tiền vào, ra trong DN, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của DN trong từng thời kỳ (khoản thu, chi) - Chỉ ghi những dòng tiền thực ra và thực vào trong DN ở thời điểm nhất định - Phản ánh được khả năng thanh toán của DN ở
  • 8. tại thời điểm nhất định - Phụ thuộc vào quan điểm kế toán nên trong quá trình hạch toán có thể gât ra sai sót - K dự đoán được dòng tiền trong tương lai và những biến động liên quan đến tiền thời điểm nhất định - Khách quan, k phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của kế toán - Dự đoán được dòng tiền trong tương lai, khả năng thanh toán nợ vay, khả năng trả lãi cổ phần bằng tiền và những biến đọng liên quan đến dòng tiền trong DN 9.Hãy luận giải “ Đối với DN, càng hạn chế rủi ro, lợi nhuận càng giảm”. Phân tích những điều kiện để hạn chế rủi ro của doanh nghiệp ? Rủi ro chỉ phát sinh khi có sự không chắc chắn về mất mát xảy ra. Điều này có nghĩa là nếu xác suất mất mát là 0 hoặc 1 thì không có rủi ro hay tóm lại rủi ro là nguy cơ xảy ra tổn thất. Vậy việc doanh nghiệp hạn chế rủi ro không có nghĩa là doanh nghiệp hạn chế lợi nhuận của mình, mà hạn chế rủi cũng chính là việc doanh nghiệp hạn chế những tổn thất cho doanh nghiệp mình. Ví dụ: Một ngân hàng cho vay nợ, và khi ngân hàng cho vay một khoản tiền càng lớn với khoảng thời gian càng dài thì ngân hàng sẽ được hưởng lãi suất càng cao. Tuy nhiên việc ngân hàng cho vay khoản tiền lớn với thời gian dài cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đang mạo hiểm chấp nhận rủi ro, đó là khả năng không đòi được nợ. Vậy việc ngân hàng đưa ra các điều kiện tín dụng như vật bảo đảm, thế chấp hay cân nhắc tình hình tc của đối tượng cho vay cũng nhằm mục đích hạn chế những khả năng không đòi được nợ. Chúng ta hãy thử hình dung: nếu ngân hàng không có các biện pháp phòng ngừa rủi ro thì điều gì sẽ xảy ra, nguy cơ tổn thất cho các khoản cho vay của ngân hàng càng lớn...→” càng hạn chể rủi ro thì lợi nhuận kỳ vọng càng giảm” Những điều kiện hạn chế RR • RR kinh doanh: (xuất phát từ tình trạng hoạt động của công ty, có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và cổ tức.) xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể, đa dạng hóa danh mục dự án đầu tư, trích lập các Quỹ dự phòng (Dự phòng giảm giá HTK, Dự phòng Nợ phải thu khó đòi…) • RR thanh toán: có kế hoạch xác định cơ cấu vốn tối ưu, sử dụng Nợ + VCSH hợp lý, cũng như hợp lý hóa các khoản phải thu, đảm bảo dự trự tiền mặt để DN đủ khả năng thanh toán • RR thị trường: (xảy ra khi hàng hóa, dịch vụ không đạt được ưa chuộng như dự kiến): Điều tra thị trường cẩn trọng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ • RR đạo đức: Có chế độ đãi ngộ hợp lý với nhân viên, cán bộ, chế độ chia trả cổ tức hợp lý, quy định rõ ràng về quyền hạn và nghĩa vụ của cá nhân khi tham gia vào DN 10. Phân biệt cổ phiếu với trái phiếu trên giác độ doanh nghiệp. Hãy bình luận ý kiến “Phát hành cổ phiếu luôn là giải pháp tối ưu để huy động vốn đối với DN”  Giống nhau - Đều là công cụ huy động vốn dài hạn của DN - Đều có tên chung là chứng khoán (tài sản tài chính)  Khác nhau Cổ phiếu Trái phiếu Cổ phiếu là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu
  • 9. khi nó đáo hạn. Phát hành cổ phiếu để tạo vốn chủ sở hữu của DN (vốn tự có) Phát hành trái phiếu tạo nên vốn nợ của DN Độ an toàn Cao hơn. Vì công ty ko bị áp lực trả lãi Độ an toàn Thấp hơn. Vì đòi hỏi phải có vốn đối ứng, đồng thời gây áp lực trả lãi cho DN Chi phí huy động vốn chủ sở hữu của Dn chính là lãi cổ phần của cổ đông Chi phí vốn chủ là chi phí sau thuế Chi phí vốn nợ chính là lãi vay của trái chủ Chi phí vốn nợ là chi phí trước thuế Khi phát hành DN có thể bị chia sẻ quyền điều hành, hay bị thao túng Khi phát hành Dn tránh được hiệu ứng “pha loãng” a. Bình luận “phát hành cổ phiếu luôn là giải pháp tối ưu để huy động vốn” (trình bày ưu, nhược điểm của phát hành cổ phiếu) Ngoài những ưu điểm của Cp: Dn có thể huy động vốn mà ko phải bắt buộc trả lãi suất nhất định, tùy vào tình hình kinh doanh và chính sách của DN mà có phương án chia cổ tức hợp lý Thì Nhược điểm của hình thức này là • nếu huy động vốn qua TTCK liên tục thì EPS (earning per share) sẽ ngày càng bị chia nhỏ, do đó áp lực trả cổ tức hợp lý trên 1 cổ phiếu là rất lớn. Nếu ko hợp lý cổ đông sẽ ko tin tưởng vào khả năng của DN và bán tháo CP đó, làm cho mất tính thanh khoản và các lần sau sẽ rất khó để huy động vốn. • Một nhược điểm khác khi huy động vốn bẳng cách phát hành cổ phiếu là DN phải thực hiện những điều kiện nhất định như phải công khai tài chính, làm ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh khi đối thủ nắm giữ được điều này. • Ngoài ra nếu so sánh với các hình thức phát hành trái phiếu, thì chi phí vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí vốn nợ. Vì chi phí này là chi phí sau thuế, tức là phần lãi cổ phần trả cho cô đông là khoản lợi nhuận sau thuế. Nếu sử dụng hình thức phát hành trái phiếu, DN sẽ tiết kiệm được 1 khoản thuế. Do thứ tự ưu tiên thanh toán nên phần lãi vay trả cho trái chủ sẽ được thực hiện trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do những nhược điểm trên của việc phát hành cổ phiếu nên cổ phiếu ko phải luôn là giải pháp tối ưu để huy động vốn. Tùy từng điều kiện KTXH, điều kiện của Dn, chiến lược phát triển kinh doanh mà DN lựa chọn cho mình giải pháp tối ưu để huy động vốn. 11. Nguyên tắc quản lý tài chính của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn VN Lý thuyết: tr 18 Thực tiễn: Công tác quản lý tài chính còn yếu và thiếu minh bạch, cụ thể: - Đội ngũ nhân sự quản lý còn thiếu các kiến thức, kỹ năng tổ chức công tác tài chính. - Tập trung nhiều vào công tác kế toán, kê khai và báo cáo thuế. - Chủ yếu ghi chép các số liệu quá khứ, yếu ở khâu lập, tổ chức và quản lý thực hiện các kế hoạch kinh doanh, tài chính (bao gồm cả ngân sách hàng năm). - Chưa có hệ thống báo cáo quản trị tốt. - Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, chuẩn hóa các quy trình tài chính cho doanh nghiệp còn hạn chế. - Thiếu kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lược huy động và sử dụng vốn. - Duy trì đồng thời nhiều hệ thống kế toán, báo cáo tài chính. Nguyên nhân:
  • 10. - Hệ thống đào tạo nghề tài chính, kế toán của Việt Nam vẫn nặng về lý thuyết, thiếu thực tế. - Nhận thức về vai trò của CFO, Kế toán trưởng tại doanh nghiệp còn hạn chế. - Mới chỉ có các chuẩn mực về Kế toán, chưa có các chuẩn mực và quy trình tài chính mẫu. - Lãnh đạo doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về ảnh hưởng từ sự thiếu minh bạch và kém hiệu quả của công tác tài chính. Một số biện pháp tránh những rắc rối tài chính: - Luôn tuân thủ nghĩa vụ thuế - Ngăn chặn các rắc rối về lưu lượng tiền mặt. Khi nhận ra không có đủ tiền để thanh toán các hoá đơn đến hạn, cần giảm tỷ lệ tiêu dung tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi phí tới mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những nhu cầu cấp thiết. - Cân nhắc về các khoản vay - Tránh thanh toán ưu đãi cho các chủ nợ … 12. “ Một doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ cao chắc chắn sẽ đảm bảo chi trả tốt”. Bình luận ý kiến trên và minh chứng cụ thể Một doanh nghiệp có mức lợi nhuận trong kỳ cao thì chưa chắc doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán tốt trong kì đó vì khả năng thanh toán của một doanh nghiệp phụ thuộc vào dòng tiền mặt của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận nhiều dưới dạng tài sản cố định hoặc các dạng tài sản không thể chuyển hóa thành tiền mặt thì khả năng thanh toán sẽ không tốt Lợi nhuận= Tổng doanh thu- Tổng chi phí Doanh thu là tổng giá trị bằng tiền của hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Quá trình tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của DN đc coi là hoàn thành khi DN đc chấp nhận trả tiền của bên mua hàng. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí lao động vật hoá và lao động sống cần thiết mà DN đã phải bỏ ra để thực hiện sán xuất kinh doanh. Doanh thu đc xác nhận khi DN đc chấp nhận trả tiền mà chưa biết phương án trả tiền của khách hàng là tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng hay sẽ trở thành khoản phải thu đối với DN, nó quyết định đến dòng tiền nhập quỹ của DN, ảnh hưởng khả năng thanh toán của DN. Một khi số tiền bán hàng của DN bị khách hàng chiếm dụng chưa đến thời đ’ thanh toán mà DN cấn xuất 1 khoản tiền để chi trả chi phí phát sinh ngoài dự tính của DN, làm cho DN mất khả năng thanh toán, nếu số tiền là lớn hoàn toàn có thể làm DN phá sản. Đặc biệt đvs các ngân hàng, nhu cầu chi trả hàng ngày là rất lớn, do vậy hệ thống ngân hàng cần đảm bảo đc nhu cầu tiền mặt để dáp ứng nhu cầu rút tiền của các đối tượng k kì hạn. Ngân hàng hầu hết đều làm ăn có lãi trên số sách tuy nhiên vẫn có thể phá sản khi k thể đáp ứng nhu cầu rút tiền hàng loạt của khách hàng, nhất là khi có thông tin k tốt đvs ngân hàng. Chi phí chỉ phản ánh đc lượng mà DN phải bỏ ra để thực hiện các hđ kd trong thời kì nhất định n k thể phản ánh cxac dòng tiền mà DN phải chi trả trong kỳ. chi trả trong kì bao gồm chi trả tiền vật tư trong kỳ, chi trả nợ đã đến hạn, trả trc để có q’ mua hàng hoá dịch vụ kỳ sau… Như vậy khoản chi lớn hơn rất nhìu chi phí of DN, làm giảm lượng tiền mặt trong DN, làm giảm khả năng tự chủ của DN Kết quả của 1 bên là thu thì quá ít và chi thì quá lớn làm thâm hụt ngân quỹ. Có trường hợp DN có lợi nhuận cao n ngân quỹ lại k thể đáp ứng nhu cầu chi trả of DN. Câu 13: Bình luận ý kiến “Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính quan trọng nhất” ( thực chất là phân tích vai trò của các báo cáo tài chính) Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu và phân tích cho ta biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo
  • 11. tài chính. Mỗi loại báo cáo tài chính có 1 vai trò riêng hỗ trợ nhau trong quá trình phân tích tài chính do vậy không thể nói BCKQKD là quan trọng nhất vì _ BCKQKD cho biết thu nhập, chi phí phát sinh để tính kết quả lãi, lỗ trong 1 kỳ kinh doanh nhưng lại không phản ánh luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của DN trogn từng thời kỳ mà BCLCTT phản ánh cho nên ko dự đoán được dòng tiền trong tương lai, khả năng thanh toán nợ vay, khả ăng trả lãi cổ phần bằng tiền và những biến động liên quan tới dòng tiền trong DN và ko phản ánh dc khả năng thanh toán của DN tại thời điểm nhất định _ Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là báo cáo tình hình hay báo cáo vị thế tài chính, cho biết tình trạng tài sản của công ty, nợ và vốn cổ đông vào một thời điểm ấn định, thường là lúc cuối tháng. Đây là một cách để xem xét một công ty kinh doanh dưới dạng một khối vốn (tài sản) được bố trí dựa trên nguồn của vốn đó (nợ và vốn cổ đông) cái mà BCKQKD ko thể phản ánh. BCDKT là một ảnh chụp (tĩnh) chứ không phải là một cuốn phim (động) và phải được phân tích dựa trên sự so sánh với các bản cân đối kế toán trước đây và các báo cáo hoạt động khác. Câu 14 So sánh mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ và dự trữ bằng 0 củ TOYOTA Mô hình sản lượng tồn kho tối ưu (EOQ-Economic Oder Quantity) Mô hình EOQ là một mô hình quản trị hàng tồn kho mang tính định lượng, được sử dụng để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp. Mô hình EOQ nhằm mục đích đạt được tổng chi phí tồn kho là nhỏ nhất trong điều kiện giá mua hàng là ổn định, tổng chi phí tồn kho chỉ xét đến hai loại: - Chi phí đặt hàng: được tính bằng cách lấy số lần đặt hàng trong kỳ nhân với chi phí đặt hàng ở mỗi kỳ. - Chi phí lưu kho: được xác định bằng cách lấy số lượng hàng tồn kho bình quân trong kỳ nhân với chi phí tồn trữ bình quân của một đơn vị hàng tồn kho. Mô hình tồn kho đúng lúc (JIT-Just In Time) Phương pháp này còn được gọi là phương pháp Kaban, được hãng TOYOTA (Nhật bản) phát triển vào những năm 30 của thế kỷ 20. Về lý thuyết, phương pháp này có số tồn kho bằng 0 vì nguyên vật liệu và các chi tiết sản phẩm được đặt hàng trước, đúng lúc cần thiết đơn vị cung cấp mới đưa hàng đến và sau khi sản xuất xong, hàng hoá được chở đi ngay. Có thể thấy , ứng dụng phương pháp này đòi hỏi tổ chức và kế hoạch sản xuất phải hết sức chính xác và chặt chẽ. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng trong một số loại dự trữ nào đó của doanh nghiệp và phải kết hợp chặt chẽ với các phương pháp quản lý khác, đồng thời các yếu tố môi trường kinh doanh phải ổn định, dự báo được. Phương pháp JIT áp dụng trong những điều kiện sau:  Mức độ sản xuất đều và cố định.  Tồn kho thấp.  Kích thước lô hàng nhỏ.  Bố trí mặt bằng hợp lý.  Sửa chữa và bảo trì định kỳ.  Sử dụng công nhân đa năng.  Đảm bảo mức chất lượng cao.  Lựa chọn người bán hàng tin cậy và nâng cao tinh thần hợp tác của các thành viên trong hệ thống.  Nhanh chóng giải quyết các sự cố trong quá trình hoạt động.  Liên tục cải tiến.
  • 12. Tóm lại, JIT là hệ thống sản xuất được sử dụng chủ yếu trong sản xuất lặp lại, trong đó sản phẩm lưu chuyển qua hệ thống được hoàn thành đúng lịch trình và có rất ít tồn kho, do đó giúp doanh nghiệp giảm thấp chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh. Câu 15 Bình luận ý kiến: “ Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, tỷ trọng nợ càng lớn thì ROE càng lớn” Sai. Xét ví dụ sau: Chỉ tiêu Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B Nền kinh tế ổn định Nền kinh tế suy thoái Nền kinh tế ổn định Nền kinh tế suy thoái Nợ dài hạn / VCSH 100tr / 100tr 100tr / 100tr 150tr / 50tr 150tr / 50tr EBIT 30 tr 20 tr 30 tr 20 tr Lãi vay (lãi suất 12%) 12 tr 12 tr 18 tr 18 tr LNTT 18 tr 8 tr 12 tr 2 tr LNST (thuế suất thuế TNDN = 25%) 13,5 tr 6 tr 9 tr 1,5 tr ROA = EBIT/TS 15% 10% 15% 10% ROE = LNST/VCSH 13,5% 6% 18% 3% Nhìn vào ví dụ trên, dễ dàng nhận thấy không phải lúc nào dùng nhiều nợ cũng tốt, công ty B là công ty tích cực sử dụng nợ, trong điều kiện nền kinh tế ổn định, Công ty B có ROE cao hơn, nhưng trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, công ty B lại có ROE thấp hơn. (Các bạn tự bịa cho phần phân tích này nó dài hơn một chút nhé ).Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sỡ hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế. Tong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn chủ sở hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thế tăng giá trị của doanh nghiệp lên Tuy vậy doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sỡ hữu. Khi đó công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chánh không lành mạnh, và dẫn đến những rủi ro Đối với một công ty được kỳ vọng làm ăn tốt thì tài trợ nợ có thể được sử dụng thường xuyên với mức chi phí thấp hơn so với tài trợ bằng vốn cổ phần. Tuy nhiên, nếu giai đoạn nào công ty không thể vận hành tốt để tạo ra tiền lượng tiền mặt đủ lớn, thì chi phí lãi vay lúc này có thể là một gánh nặng. Đây chính là mặt trái của việc tài trợ hoạt động doanh nghiệp bằng nợ. Dễ thấy, các doanh nghiệp không bao giờ có thể chắc chắn 100% về lượng thu nhập trong tương lai (mặc dù họ có thể có những dự đoán hợp lý) và khi thu nhập tương lai của các doanh nghiệp càng không ổn định thì rủi ro càng tăng lên. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành có rủi ro kinh doanh thấp, có dòng tiền ổn định thường sử dụng nợ nhiều hơn là các doanh nghiệp trong các ngành nhiều rủi ro hơn. Các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bắt đầu hoạt động, đang trong giai đoạn khởi nghiệp cũng sử dụng nợ rất ít, nếu không muốn nói là không có sử dụng nợ. Các doanh nghiệp mới với sự không chắc chắn cao có thể phải trải qua một thời gian đầy khó khăn để tìm được tài trợ bằng nợ vay, nên thường thì các hoạt động của chúng hầu hết được tài trợ bằng vốn cổ phần. Câu 16 Đối với DN, RR càng cao, lợi nhuận càng cao”. Bình luận Trả lời: Ý kiến “Đối với DN, RR càng cao, lợi nhuận càng cao” là không chính xác bởi
  • 13. Đối với Dn,Quản lý tài chính phải được dựa trên quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Lợi nhuận thực tế phàn ánh kết quả hoạt động kinh doanh đã thực hiện,trong khi đó,lợi nhuận kỳ vọng cho biết mong đợi của nhà đầu tư về lợi nhuận trong tương lai. Rủi ro là một xác suất,một khả năng xảy ra tổn thất đối với nhà đầu tư hay doanh nghiệp.Khi xảy ra,các tổn thất này sẽ làm cho lợi nhuận thực tế khác xa so với lợi nhuận kỳ vọng DN có thể lựa chọn những phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh khác nhau tùy thuộc mức độ rủi ro mà họ chấp nhận và lợi nhuận kỳ vọng mà họ mong muốn.Khi bỏ tiền vào những dự án có mức độ rủi ro cao,họ hy vọng dự án đó đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao. Nhưng chấp nhận rủi ro cao hoàn toàn không đảm bảo rằng sẽ có được lợi nhuận thực tế trong tương lai cao. Chấp nhận rủi ro cao là điều kiện cần, chứ hoàn toàn không phải điều kiện đủ để có được lợi nhuận thực tế cao. Lợi nhuận thực tế cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Do đó phải phát biểu là đối với Dn,rủi ro càng cao thì lợi nhuận kì vọng sẽ cao Câu 17: Mục tiêu cuối cùng của DN là tối đa hóa lợi nhuận Mục tiêu cuối cùng của DN phải là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Vì lợi nhuận: Là khoản tài chính mà doanh nghiệp nhận được sau một chu kỳ hoạt động, được xác định bằng cách lấy toàn bộ doanh thu trừ cho chi phí. Giá trị công ty là thước đo về quy mô, về nguồn lực, về sự phát triển của một doanh nghiệp, và được xác định bởi: nguồn lực tài chính, đội ngũ nhân viên, khả năng phát triển trong tương lai, các phát minh, sáng chế mà họ đang nắm giữ....Vậy tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu để cho doanh nghiệp thu về một khoản lợi nhuận cao nhất còn tối đa hóa giá trị công ty là để công ty phát triển theo hướng tốt nhất. Để một doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị của mình thì đương nhiên mục tiêu cao nhất là lợi nhuận nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất. Và vì lẽ đó, đương nhiên tối đa hóa giá trị công ty là mục tiêu quan trọng hơn. Kinh doanh, không ai là không muốn lợi nhuận, tuy nhiên, chỉ chăm chăm vào lợi nhuận sẽ chỉ là lối kinh doanh “mì ăn liền” và không thích hợp với xu hướng thời đại, để có bước phát triển ổn định thật sự ta phải có chiến lược lâu dài để nâng cao giá trị doanh nghiệp. Nếu chỉ thiêng về lợi nhuận, và dựa theo lí thuyết tạo doanh thu cao nhất với mức chi phí nhỏ nhất. Đúng là ở hiện tại, doanh nghiệp đó sẽ thu về khoản lợi cao nhất đó, nhưng ở tương lai thì sao?Hãy nhìn vào bài học của Toyota, công ty cũng cố gắng đẩy mạnh doanh thu, và khi doanh số toàn cầu tăng thì chất lượng đã ko theo kịp, tại thị trường Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, tổng số xe Toyota bị thu hồi xấp xỉ 8 triệu chiếc vì sự cố kĩ thuật ở ga và phanh. Thương hiệu về chất lượng của Toyota như đứng trước nguy cơ sụp đổ. Rõ ràng trước đó doanh thu của Toyota đã tăng rất mạnh đấy thôi, nhưng do sự tăng ồ ạt này đã làm cho công ty không quản lý nỗi chất lượng và dẫn đến sự khủng hoảng kể trên.Rõ ràng từ những thực tế trên, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nếu không được xem xét cẩn thận, đi kèm cùng những mục tiêu khác rất có thể sẽ đẩy tình hình doanh nghiệp vào tình trạng tồi tệ. Để đem đến sự phát triển, chúng ta cần tối đa hóa giá trị công ty chứ không phải là lợi nhuận. Nghĩa là phải có những biện pháp phát triển theo hướng lâu dài, lợi nhuận là quan trọng nhưng không là tất cả. lợi nhuận là quan trong, rất quan trọng, bởi tình hình tài chính mà không ổn định thi doanh nghiệp không thể vận hành trơn tru guồng máy của mình nhưng để guồng máy đó hoạt động lâu dài thì lợi nhuận không phải là tất cả. Các hoạt động vạch ra cần phải đặt sự phát triển dài lâu lên hàng đâu chứ không phải là lợi nhuận. Câu18: Bình luận : VAT vừa là doanh thu vừa là chi phí của DN VAT là thuế gián thu. Người đóng thuế và người nộp thuế không cùng là một và đây là loại thuế chỉ đánh vào người tiêu dùng cuối nên nó là chi phí của doanh nghiệp khi doanh nghiệp là người tiêu dùng cuối cùng. Còn khi doanh nghiệp không phải là người tiêu dùng cuối cùng thì VATcpn = VAT thu hộ - VAT nộp hộ. Khi VATcpn > 0 theo luật tthì doanh nghiêp phải nộp vào quý sau nhưng trong thực tế doanh nghiệp có thể chiếm dụng số VAT đó để đi đầu tư thu lợi nhuận nên
  • 14. đó là doanh thu của doanh nghiệp. Khi VATcpn < 0 thì đó là chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mới có thể kết luận chính xác được. Câu 19 Một DN có lợi nhuận cao vẫn có thể bị phá sản -DN lâm vào tình trạng phá sản là DN không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Một doanh nghiệp có mức lợi nhuận trong kỳ cao thì chưa chắc doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán tốt trong kì đó vì khả năng thanh toán của một doanh nghiệp phụ thuộc vào dòng tiền mặt của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận nhiều dưới dạng tài sản cố định hoặc các dạng tài sản không thể chuyển hóa thành tiền mặt thì khả năng thanh toán sẽ không tốt . Nên dù doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì vẫn có thể bị phá sản do tình hình tài chính ko tốt Câu 20 NH cho DN vay khi DN có tình hình tài chính tốt NH sẽ cho DN vay khi Có mục đích vay vốn hợp pháp Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết Đối với doanh nghiệp ,ngân hàng sẽ xem xét tiêu chí này thông qua báo cáo tài chính thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ít nhất 1 năm trở lạ Có phương án, dự án kinh doanh khả thi và hiệu quả Đây là yêu cầu quan trọng đồi với hồ sơ vay của khách hàng doanh nghiệp.Vì thông qua phương án kinh doanh ,ngân hàng sẽ thẩm định cụ thể hơn về khả năng trả nợ của bạn sau khi dự án kết thúc.Đa số ngân hàng sẽ yêu cầu vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án tối thiểu là 30% nhu cầu vốn của dự án. Nếu phương án bạn đưa ra không được ngân hàng chấp nhận đồng nghĩa với việc sẽ chẳng có khoản vay nào được kí kết Có tài sản đảm bảo. Có lẽ đây là điều kiện tiên quyết khi ngân hàng xét cho khách hàng vay. Trên thực tế hầu như bất kì một khoản vay nào cũng đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo. Thứ nhất nó giúp ngân hàng giảm thiểu được ruỉ ro khi KH không trả được nợ bởi lẽ tài sản đảm bảo lúc nào cũng có giá trị hơn khoản vay rât nhiều. Thứ hai , việc thế chấp TSĐB cho ngân hàng sẽ làm cho doanh nghiệp có trách nhiệm hơn trong nghĩa vụ trả nợ,doanh nghiệp sẽ không ỷ lại mà phải cố gắng kinh doanh để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng thời hạn.tuy nhiên để TSĐB được ngân hàng chấp nhận còn phải qua nhiều bước xem xét khác nhau. Câu 21 : Anh (ChÞ) h·y tr×nh bµy c¸c ®iÒu kiÖn mµ mét doanh nghiÖp cÇn ®¸p øng khi ph¸t hµnh cæ phiÕu ra thÞ trêng chøng kho¸n. Liªn hÖ víi thùc tiÔn ViÖt Nam... 1. Điều kiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng Mỗi nước có những qui định riêng cho việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Tuy nhiên, để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thường tổ chức phát hành phải đảm bảo năm điều kiện cơ bản sau: - Về qui mô vốn: tổ chức phát hành phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu ban đầu, và sau khi phát hành phải đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất định về vốn cổ phần do công chúng nắm giữ và số lượng công chúng tham gia. - Về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: công ty được thành lập và hoạt động trong vòng một thời gian nhất định (thường khoảng từ 3 đến 5 năm). - Về đội ngũ quản lý công ty: công ty phải có đội ngũ quản lý tốt, có đủ năng lực và trình độ quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. - Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: công ty phải làm ăn có lãi với mức lợi nhuận không thấp hơn mức qui định và trong một số năm liên tục nhất định (thường từ 2-3 năm). - Về tính khả thi của dự án: công ty phải có dự án khả thi trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được. ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau:
  • 15. - Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam; - Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất; - Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh. - Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu. - Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành. - Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. - Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. TTCK và NH .Thị trường chứng khoán: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay, hoặc trực tiếp bằng cách cho vay hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn. a) TTCK chỉ có thể ra đời và phát triển trên cơ sở hệ thống tiền tệ ổn định. Đặc biệt là chỉ số lạm phát, tỷ giá và vấn đề lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả CK. b) TTCK có quan hệ chặt chẽ với hệ thống các thị trường vốn ngắn hạn nh- thị trường vốn tín dụng, thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ. Các thị trường ngắn hạn này là địa bàn hoạt động và quản lý của các NH. Mối quan hệ giữa TTCK và thị trường ngắn hạn là mối quan hệ giữa vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Rõ ràng thị trường ngắn hạn hoạt động ổn định và không ngừng phát triển sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của TTCK. Bởi vậy bất kỳ chính sách tiền tệ nào của NHTƯ sẽ tác động đến thị trường ngắn hạn và có ảnh hưởng đến thi trường vốn dài hạn. c) Các NHTM là những tổ chức đóng vai trò tích cực trong hoạt động kinh doanh CK dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp tuỳ theo từng nước. Bởi vậy hệ thống các NHTM hoạt động lành mạnh và được NHTƯ kiểm soát và giám sát chặt chẽ sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính lành mạnh của TTCK. d) Hoạt động giao dịch mua bán trên thị trường tài chính cuối cùng đi đến việc thanh toán chuyển giao chứng khoán và tiền tệ. Quá trình thanh toán chỉ có thể thực hiện được thông qua hệ thống thanh toán của NHTM và cả NHNN. thị trường chứng khoán phát triển còn tạo thêm những công cụ mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể mở rộng khả năng tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ. Điều này thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, đồng thời hỗ trợ NHTW thực
  • 16. hiện tốt vai trò điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ CSTT, nhất là thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Việc mua, bán chứng khoán của NHNN với các NHTM sẽ có tác dụng mở rộng hay thu hẹp khối lượng tiền tệ trong lưu thông, qua đó mà khối lượng tiền tệ được điều tiết theo mục tiêu đã định. Các TCTD có vai trò then chốt trong việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, cả với thị trường sơ cấp và thứ cấp. TCTD cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghịêp Nhà nước và hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Đồng thời, các TCTD tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán, giúp các công ty phát hành chứng khoán, làm trung gian mua bán chứng khoán, cung cấp các dịch vụ lưu giữ và quản lý chứng khoán cho khách hàng, thực hiện vịêc thanh toán chứng khoán...Ngược lại, thị trường chứng khoán phát triển sẽ tạo điều kiện giảm bớt gánh nặng của các TCTD về đáp ứng vốn dài hạn cho nền kinh tế, tạo thêm cơ hội mở rộng danh mục đầu tư của các TCTD và là kênh quan trọng để các NHTM cổ phần bổ sung vốn điều lệ. Trên thực tế, là một trong các thành viên chủ yếu của thị trường chứng khoán, các TCTD đã có mặt trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động như các NHTM đã thành lập công ty chứng khoán, tham gia làm ngân hàng chỉ định thanh toán, ngân hàng lưu ký, tham gia góp vốn thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, thực hiện vai trò ngân hàng giám sát.... Tuy nhiên, sự tham gia của các TCTD trên thị trường chứng khoán vẫn còn khả năng mở rộng và phát triển rất nhiều.