SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 105
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI
LÊ THU HƯƠNG
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ KHU VỰC
NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
Lào Cai
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI
LÊ THU HƯƠNG
LỚP: K3.TC28 – TCNH LÀO CAI
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ KHU VỰC
NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ:
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG MINH TUỆ
Lào Cai
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu
vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai”là kết quả học tập và
nghiên cứu của chính tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn
gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Những tài liệu tham khảo đuợc trích dẫn nguồn
đầy đủ trong luận văn theo đứng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Hà Nội, ngày.......tháng……năm 2020
HỌC VIÊN
Lê Thu Hương
4
LỜI CẢM ƠN
Việc viết nên Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà
trường, với sự giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của thầy, cô
Trường Đại Học Tài chính Ngân hàng Hà Nội, kết hợp với kinh nghiệm trong
quá trình thực tiễn công tác và sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới giảng
viênTS. Dương Minh Tuệ đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ dạy
cho tôi về kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu trong thời gian thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo Trường Đại Học Tài chính
Ngân hàng Hà Nội, bạn bèđồng môn, đồng nghiệp tại SởTài chính tỉnh Lào
Cai đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn
thành luận văn này.
Mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy
cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Học viên
Lê Thu Hương
5
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................... 4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 6
1.3.1. Mục tiêu tổng thể .................................................................................... 6
1.3.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 6
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................... 6
1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 7
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................7
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................7
1.6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 7
CHƯƠNG 2.............................................................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TỪ KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH..................................................................9
2.1. Tổng quan về quản lý thu ngân sách nhà nước.................................................. 9
2.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của ngân sách nhà nước.....................................9
2.1.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước............................................................................16
2.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.......... 33
2.2.1. Khu vực ngoài quốc doanh.......................................................................................33
2.2.2. Một số nguồn thu ngân sách nhà nước đối với khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh.................................................................................................................................35
6
2.2.3. Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc
doanh........................................................................................................................................................36
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ
khu vực ngoài quốc doanh ...................................................................................... 38
2.3.1. Nhân tố chủ quan..........................................................................................................38
2.3.2. Nhân tố khách quan.....................................................................................................40
CHƯƠNG 3...........................................................................................................................................43
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TỪ KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ........43
3.1. Khái quát khu vực kinh tế ngoài quốc doanh................................................... 43
3.2. CƠ cấu tổ chức Sở tài chính Lào Cai............................................................... 45
3.2.1. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................45
3.2.2.. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.........................................................................45
3.2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy.................................................................................................58
3.2. Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài
quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..................................................................... 58
CHƯƠNG 4...........................................................................................................................................73
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ KHU VỰC NGOÀI QUỐC
DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................73
4.1. Phân tích số liệu ............................................................................................... 66
4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực
ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai ........................................................... 73
7
4.3. Một số giải pháp đề xuất nâng cao công tác quản lý thu ngân sách nhà
nước từ khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai................................ 81
CHƯƠNG 5...........................................................................................................................................81
TÓM TẮT, ĐỊNH HƯỢNG THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................89
5.1. Tóm tắt luận văn............................................................................................... 89
5.2. Định hướng thực hiện....................................................................................... 89
5.3. Kiến nghị.......................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................94
8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
HĐND Hội đồng nhân dân
KVNQD Khu vực ngoài quốc doanh
KBNN Kho bạc nhà nước
NSTW Ngân sách Trung ương
NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách nhà nước
TNSNN Thu ngân sách nhà nước
UBND Ủy ban nhân dân
XLVP Xử lý vi phạm
NN Nhà nước
1
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay thì công tác quản lý NSNN nói chung đã và
hoạt động thu ngân sách của các đơn vị sự nghiệp nói riêng đã đạt được nhiều
kết quả quan trọng. Quá trình xây dựng và phát triển đất nước cần thiết đặt
vấn đề về quản lý hoạt động thu ngân sách nhà nước trong vị trí trung tâm, có
vai trò quan trọng đảm bảo cho hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội. Đối với hoạt động phát triển kinh tế hiện nay đòi hỏi
phải có những nguồn tài chính nhất định1
. Những nguồn tài chính này được
hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế. Do đó, để đảm
bảo lợi ích cũng như đảm bảo cho hoạt động thu ngân sách nhà nước cho các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Ngày 18/11/2016, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 07 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng về “Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản
lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”2
đã khẳng
định những kết quả quan trọng của NSNN đối với phát triển nền kinh tế - xã
hội nước ta trong giai đoạn hiện nay, cụ thể: Công tác tài chính - ngân sách
nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng đối với sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh,
bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh
tế quốc tế. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về tài chính - ngân sách
nhà nước và quản lý nợ công từng bước được hoàn thiện theo hướng công
khai, minh bạch, tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu
1
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các năm 2016, 2017, 2018 của Tổng cục Thống kê;
2
Nghị quyết số 07 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại
ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”
2
chỉ đạo, điều hành vĩ mô của đất nước trong từng giai đoạn3
. Một vài thập kỉ
gần đây, nhiều nước trên thế giới đã và đang ngày càng chú trọng đối với
công tác quản lý NSNN, tăng cường công tác trong việc thu chi ngân sách và
xem đây là một chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ trung
ương xuống địa phương4
. Đồng thời, pháp luật của mỗi một quốc gia về hoạt
động quản lý NSNN nói chung đã đạt được nhiều kết quả quan trọng cả ở góc
độ nghiên cứu và hiệu quả áp dụng trong hoạt động kinh tế - xã hội. Đặc biệt
ở nước ta, trong các năm gần đây, hoạt động về quản lý NSNN đã có nhiều
thay về chính sách cũng như hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy, nghiên
cứu về vấn đề quản lý NSNN giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng
và phát triển hệ thống NSNN trên thực tế đạt hiệu quả cao.5
Quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện này, để
định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì hiện nay công tác thực hiện
các quy định pháp lý về thu NSNN nói chung và thu ngân sách của các đơn vị
ngoài quốc doanh nói riêng về cơ bản đã gần như hoàn thiện quy định pháp lý
nhằm hoàn thiện hệ thống trong công tác thu NSNN. 6
ThuNSNN khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một phần quan trọng của
hoạt động thu NSNN nhằm đáp ứng với với nhu cầu nhằm duy trì hoạt động
bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương xuống địa phương cũng như các
thành phần kinh tế. Những năm gần đây, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối mạnh về số lượng, đa dạng về loại hình,
ngành nghề kinh doanh, đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng
kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cả
3
Nghị quyết số 07 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại
ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”
4
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các năm 2016, 2017, 2018 của Tổng cục Thống kê;
5
Bộ Tài chính - Quyết toán và dự toán ngân sách nhà nước (nhiều năm), Hà Nội
6
Vũ Sỹ Cường (2013), “Bền vững và kỷ luật tài khóa” – Chương 4 sách “Thách thức còn ở phía trước – Báo
cáo Kinh tế vĩ mô 2013 – Nhóm tư vấn Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
3
nước7
. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì dòng vốn đầu tư nước ngoài
vào VIệt Nam trong những năm vừa qua tăng cao với chính sách thu hút đầu
tư trên thực tế. Tỉnh Lào Cai đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều dự án phát
triển sản xuất, kinh doanh trong nước, trong đó chiểm tỷ trọng lớn là các
doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Sau khi được cấp phép đầu
tư, các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhanh chóng đưa dự
án đi vào sản xuất, kinh doanh, hoạt động hiệu quả và từng bước phát triển8
.
Hiện nay, số thu NSNN khu vực kinh tế ngoài quốc doanh dẫn đầu trong các
khu vực kinh tế. Trong khu vực kinh tế này, phần lớn doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, quy mô sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ. Bên cạnh việc tăng trưởng kinh doanh,
hầu hết doanh nghiệp thực hiện tương đối nghiêm túc nghĩa vụ thuế với Nhà
nước. Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề quản lý thu trong trong thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát
triển hệ thống NSNN trên thực tế đạt hiệu quả cao.9
Bên cạnh những thành quả của công tác quản lý quản lý thu NSNN đối
vớikhu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay phải
có những thay đổi, phù hợp với thuến lược phát triển của địa phương trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những tính chất ưu việt
và tầm quan trọng nêu trên, công tác quản lý thu đối vớikhu vực kinh tế ngoài
quốc doanh tại tỉnh Lào Cai trở thành một hoạt động không thể thiếu được
trong đời sống xã hội - nhất là trong nền kinh tế hàng hoá với cơ chế mở cửa
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay. Thế nhưng, thực tiễn của
quá trình áp dụng pháp luật quản lý thu trong khu vực kinh tế ngoài quốc
7
http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/mot-so-trao-doi-ve-thu-ngan-sach-nha-nuoc-o-viet-nam-giai-doan-
2009-2017-318230.html
8
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-va-mot-
so-van-de-dat-ra-301758.html
9
http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/mot-so-trao-doi-ve-thu-ngan-sach-nha-nuoc-o-viet-nam-giai-doan-
2009-2017-318230.html
4
doanh còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý
luận và thực tiễn, giữa văn bản và thực tế. Vì vậy, nghiên cứu về đề tài “Quản
lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh
Lào Cai” là một việc làm cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những hạn
chế của pháp luật về quản lý thu từ khu vực ngoài quốc doanh. Từ đó xem xét
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi trong thực tiễn, từ đó
hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thu của ngân sách đối với các khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế nói
chung đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản lý thu trong
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hiện nay.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc áp dụng hệ thống thu NSNN từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý kinh tế - xã hội ở nức ta trong
giai đoạn hiện nay, do đó đây cũng là đối tượng nghiên cứu của các công trình
khoa học, nghiên cứu ở nước ta Nghiên cứu chế định án treo được đề cập
trong một số cuốn sách, như giáo trình Quản lý ngân sách nhà nước của Sở
giáo dục – đào tạo Hà Nội do Th.s Trương Thị Hồng Hà làm chủ biên, Giáo
trình luật ngân sách nhà nước của Trường Đại học Luật Hà Nội. …
Một số luận văn đã nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước như:
“Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh” của tác giả
Nguyễn Quốc Anh;
- “Phân tích thu chi ngân sách nhà nước của huyện Vấp lò – tỉnh Đồng
Tháp” của tác giả Nguyễn Thúy Diễm năm 2009;
- “Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ” của tác giả
Huỳnh Thị Cẩm Liên năm 2011 cũng phân tích sâu về việc quản lý ngân sách
nhà nước….
- Công trình “Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ”
của tác giả Huỳnh Thị Cẩm Liên năm 2011 đã nêu bất được những vấn đề khó
5
khăn trong quản lý vốn để đề xuất nhiều giải pháp góp phần hoàn thiện việc
quản lý ngân sách tại địa phương
- Bài viết “Ngân sách xã trong quản lý ngân sách nhà nước nghiên cứu
tại xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” Tạp chí Khoa học và
phát triển tập 12, số 06 năm 2014, của tác giả Nguyễn Hữu Khánh nêu lên
một số vấn đề về ngân sách xã và quản lý ngân sách
Một số bài viết được đăng trên trang website hoặc tạp chí như:
- Ngân sách xã trong quản lý ngân sách nhà nước: nghiên cứu tại xã
Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Tạp chí Khoa học và phát triển,
tập 12, số 06 năm 2014, của tác giả Nguyễn Hữu Khánh.
- Thu ngân sách khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của tác giả Minh
Nghĩa đăng trên website: http://baohungyen.vn/kinh-te/201908/thu-ngan-
sach-khu-vuc-kinh-te-ngoai-quoc-doanh-b3b76ad/
- Hoàn thiện quản lý thu ngân sách xã: Nhìn từ thực tế địa phương, Tạp
chí Tài chính, của tác giả Hồ Quang Hải.
- Cần phải tiếp tục hoàn thiện công tác triển khai phân cấp quản lý ngân
sách địa phương ở nước ta hiện nay, Tạp chí Kiểm toán nhà nước của Ts.
Đặng Văn Du.
Các cuốn giáo trình, các công trình nghiên cứu và các bài viết nêu trên
đã phần nào làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu NSNN từ khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Một số công
trình nghiên cứu đã phân tích rõ những kết quả đạt được và hạn chế trong quá
trình vận hành pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước tại một số địa
phương. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào dưới góc độ
chuyên sâu lý giải những kết quả đạt được và nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng thực hiện pháp luật đối với hoạt động thu ngân sách nhà nước từ
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại tỉnh Lào Cai.
6
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng thể: Thông qua việc lựa chọn đề tài quản lý thu
ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai
làm luận văn thạc sỹ, tác giả tiến hành nghiên cứu các quy định hiện hành liên
quan trong hoạt động thu NSNN từ khu vực ngoài quốc doanh. Đồng thời,
đánh giá tình hình thực hiện trong hoạt động thu NSNN từ khu vực ngoài
quốc doanh tại đơn vị khảo sát. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và
biện pháp nhằm tăng cường hoạt động công tác quản lý thu NSNN từ khu vực
ngoài quốc doanh tại Cơ quan tài chính (Sở Tài Chính tỉnh Lào Cai) đáp ứng
với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở đưa ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát, tác giả tập trung đi sâu
nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu ngân sách nhà nước từ khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh.
Hai là, phân tích thực trạng thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai bao gồm những vấn đề như sau:
kết quả hoạt động thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh; Thực trạng thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh; thực trạng chất lượng và hiệu quả; Đánh giá những kết quả đạt được
cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động thu ngân sách nhà nước
từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm thu ngân sách nhà nước từ khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhằm đảm bảo việc thực
hiện đạt hiệu quả cao.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến công tác thu ngân sách nhà nước từ
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh .
7
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thu ngân sách nhà nước từ khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh từ tỉnh Lào Cai
- Làm rõ những khó khăn hạn chế trong công tác thu ngân sách nhà nước
từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh từ tỉnh Lào Cai và đề xuất một số định
hướng, giải pháp.
1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau:Những vấn đề lý
luận chung nhất về thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh như: một số khái niệm, sự cần thiết của hoạt động quản lý nhà nước và
vai trò của pháp luật trong thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Thực tế áp dụng về các
quy định của pháp luật Việt Nam về thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh
tế ngoài quốc doanhtại tỉnh Lào Cai nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu những
hạn chế và khó khăn trong quá trình áp dụng các quy định trên. Đề xuất một
số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề ngày
trong hệ thống quản lý NSNN ở nước ta hiện nay.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Về thời gian: Từ năm 2015 đến đến 2019.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương
pháp định tính được thực hiện trong quá trình nghiên cứu đề tài, ngoài ra còn
một số phương pháp như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,
phương pháp dự báo.
- Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu từ các báo cáo tổng kết của Sở
tài chỉnh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2019 để có những so sánh, đánh giá
khách quan, trung thực.
8
- Phương pháp so sánh: Phân tích số liệu để đưa ra các đánh giá về tình
hình thực tế và tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và những kết quả đạt được cũng
như những khó khăn, tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thu ngân sách
nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
- Phương pháp dự báo: trên cơ sở số liệu thống kê, hoạt động phân tích
và định hướng phát triển của hoạt động thu NSNN nói chung và thu ngân sách
nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói
riêng, luận văn sử dụng phương pháp dự báo để đưa ra các giải pháp, chiến
lược thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh một cách
hiệu quả nhất.
Ngoài ra luận văn tham khảo các quy định, văn bản của Nhà nước có liên
quan và các giáo trình, tài liệu, tạp chí từ các cơ quan, ban ngành, các đề tài
nghiên cứu liên quan để phục vụ thêm cho nội dung nghiên cứu. Đồng thời sử
dụng các bảng, biểu và sơ đồ minh họa nhằm tăng tính thuyết phục cho nội
dung nhận xét, đánh giá cho luận văn.
1.7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 05 chương, cụ thể:
- Chương 1: Những vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận chung về quản lý thu ngân sách nhà nước từ
khu vực ngoài quốc doanh
- Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu
vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Chương 4: Đánh giá thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản
lý thu Ngân sách nhà nước trên đị bàn tỉnh Lào Cai
- Chương 5: Tóm tắt, Kết luận và kiến nghị
9
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TỪ KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH
2.1. Tổng quan về quản lý thu ngân sách nhà nước
2.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của ngân sách nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Đối với khái niệm này hiện này được nghiên cứu dưới nhiều góc độ.
"Ngân sách" được lấy từ thuật ngữ "budjet" một từ tiếng Anh thời Trung cổ,
dùng để mô tả chiếc túi của nhà vua trong đó có chứa những khoản tiền cần
thiết cho những khoản chi tiêu công cộng. Dưới chế độ phong kiến, chi tiêu
của nhà vua cho những mục đích công cộng như: đắp đê phòng chống lũ lụt,
xây dựng đường xá và chi tiêu cho bản thân hoàng gia không có sự tách biệt
nhau. Đến khi giai cấp tư sản lớn mạnh từng bước khống chế nghị viện và đòi
hỏi tách bạch hai khoản chi tiêu này, từ đó nảy sinh khái niệm ngân sách Nhà
nước10
.
Trong thực tiễn, khái niệm ngân sách thường để chỉ tổng số thu và chi
của một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí
để thực hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất
định củamột chủ thể nào đó. Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là ngân
sách Nhà nước. Từ điển Tiếng Việt thông dụng định nghĩa: "Ngân sách: tổng
số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định"11
. Thuật ngữ
"NSNN " có từ lâu và ngày nay được dùng phổ biến trong đời sống kinh tế -
xã hội và được diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau. Song quan niệm NSNN
10
Trần Văn Vạn Luận văn thạc sĩ: “Quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc
doanh tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương”, bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội năm 2014
11
Đại học Luật Hà nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước – Đại học Luật Hà Nội
10
được bao quát nhất cả về lý luận và thực tiễn của nước ta hiện nay là Luật
ngân sách Nhà nước được Quốc hội khoá XIII nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam thông qua, năm 2015 ghi rõ: "Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian
nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước"12
. Có thể thấy rằng, NSNN là
hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước được thực hiện mang tính chất đa
dạng, phong phú, được tiến hành hầu hết trên các lĩnh vực, tác động đến mọi
chủ thể kinh tế - xã hội. Tuy đa dạng, phong phú như vậy, nhưng chúng có
những đặc điểm cụ thể như sau:
Một là, hoạt động NSNN là những hoạt động thu chi gắn luôn luôn gắn
liền và mang tính chất quyền lực nhà nước, được tiến hành theo những cơ sở
luật định. Thông qua hoạt động có liên quan đến hoạt động thu chi về ngân
sách nhà nước nhằm thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu nào đó. Hoạt động có
liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước được thực hiện và đặt mối quan hệ
về lợi ích quốc gia lên hàng đầu.13
Hai là, thông qua quá trình thực hiện hoạt động có liên quan đến NSNN
thì hoạt động thu chi của NSNN nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của
Nhà nước và là quá trình phân phối và phối lại giá trị tổng sản phẩm xã hội
phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên các lĩnh
vực của đời sống kinh tế - xã hội trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất
nước.14
12
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật ngân sách nhà nước, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
13
Trần Văn Vạn Luận văn thạc sĩ: “Quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc
doanh tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương”, bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội năm 2014
14
Trần Thị Thúy, Luận văn thạc sĩ: “Quản lý thu NSNN ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành
phố Hà Nội” bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015
11
Thông qua việc tìm hiểu và đưa ra được định nghĩa về ngân sách nhà
nước trong giai đoạn hiện nay đã cho thấy rằng hoạt động của NSNN góp
phần quan trọng trong việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính, nó
phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã
hội, phát sinh do Nhà nước tạo lập thông qua NSNN. Đó là mối quan hệ kinh
tế giữa phần nộp vào NSNN và phần để lại cho các chủ thể kinh tế trong xã
hội. Phần nộp vào ngân sách sẽ tiếp tục được phân phối lại nhằm thực hiện
các chức năng của Nhà nước và phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội.
2.1.1.2. Bản chất của ngân sách nhà nước
Bản chất ngân sách Nhà nước có thể được hiểu trên 3 khía cạnh: Pháp lý,
kinh tế và xã hội.
Một là, trên phương diện pháp lý thì bản chất pháp lý của NSNN là
khoản mục dự trù các khoản thu, chi của nhà nước trong một năm trên từng
địa phương đối với các thành phần kinh tế trong thực tế. NSNN ra đời cùng
với sự xuất hiện của Nhà nước, đồng thời được Nhà nước bằng quyền lực
chính trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình đã đặt ra những khoản thu, chi của Ngân sách Nhà nước.
Điều này cho thấy chính sự tồn tại của Nhà nước, vai trò của Nhà nước đối
với đời sống kinh tế xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và
tính chất hoạt động của Ngân sách Nhà nước.
Hai là, về mặt kinh tế: Bản chất NSNN là hoạt động phân phối các
nguồn tài chính quốc gia.Hoạt động của NSNNbiểu hiện đa dạng dưới hình
thức các khoản thu và các khoản chi tài chính của Nhà nước ở các lĩnh vực
hoạt động kinh tế xã hội. Các khoản thu chi này được tổng hợp trong một
bảng dự toán thu chi tài chính được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định. Các khoản thu mang tính chất bắt buộc của NSNNlà một bộ phận các
12
nguồn tài chính chủ yếu được tạo ra thông qua việc phân phối thu nhập quốc
dân được sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ
yếu của Ngân sách mang tính chất cấp phát phục vụ cho đầu tư phát triển và
tiêu dùng của xã hội. Đồng thời, NSNN có vai trò và mối quan hệ mật thiết
trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế. Do đó, việc kiện toàn các
quan hệ pháp luật có liên quan đến hoạt động xây dựng và thực hiện về thu
chi ngân sách để thực hiện hoạt động trên thực tế15
.
Ba là, về tính chất xã hội: bản chất của NSNNlà công cụ kinh tế của Nhà
nước.Trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội đã làm nảy
sinh các quan hệ tài chính giữa một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể
trong xã hội. Những quan hệ tài chính này bao gồm:Quan hệ kinh tế giữa
NSNN với các doanh nghiệp, Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các đơn vị hành
chính sự nghiệp, Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư, Quan
hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính16
.
2.1.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước
Đối với hoạt động xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, việc tăng
cường vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quản
lý ngân sách nhà nước trong thực tế được đặt ra như một tất yếu khách quan.
Điều đó không chỉ nhằm mục đích góp phần quan trọng trong việc xây dựng
một xã hội giàu mạnh, phát triển và đáp ứng với quá trình hội nhập của đất
nước trong tình hình mới17
.
15
Trần Ngọc Đường (2004), “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật – nhiệm vụ trung tâm xây
dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật
16
Trần Ngọc Đường (2004), “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật – nhiệm vụ trung tâm xây
dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật
17
Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp
chính quyền địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.
13
Vấn đề quản lý nhà nước về ngân sách xã hội thông qua sự điều chỉnh
của pháp uật sẽ được duy trì ổn định để đảm bảo sự phát triển của xã hội.
NSNNđược hình thành từ việc đóng góp, thực hiện nghĩa vụ nói chung cũng
như đầu tư với mục đích đã được đề ra. Cùng với quá trình phát triển thì việc
đầu tư ngân sách trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa giữ vai trò thiết thực. Do đó, cần thiết ban hành một hành lang pháp lý
hoàn thiện để thực hiện quản lý vấn đề này một cách hiệu quả hơn. Đứng
trước những yêu cầu và thách thức đó, để cho đất nước phát triển một cách
bền vững, đòi hỏi phải có những chính sách, quy định phù hợp nhằm đảm bảo
cho việc phân cấp sử dụng ngân sách một cách hiệu quả trong thực tiễn nói
chung. Bên cạnh đó, đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện
nay thì vấn đề quản lý nguồn NSNNmột cách có hiệu quả giữ vai trò tiên
quyết đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam trong tình hình
mới. Bên cạnh những tác động kinh tế vô cùng quan trọng mà NSNN mang
lại thì đối với cộng đồng – xã hội từ đó đã khẳng định vai trò của NSNN. Việc
sử dụng NSNNsao cho hiệu quả đã có những tác động đến quá trình vận động
của kinh tế18
. Cần thiết ban hành những quy phạm pháp luật để điều chỉnh vấn
đề này. Xét về bản chất thì vai trò của NSNNvới sự phát triển kinh tế - xã hội
có mối quan hệ tương hỗ, mật thiết với nhau. Nhằm đảm bảo quyền lợi của tất
cả các chủ thể nói chung thì pháp luật luôn có định hướng và dưới sự quản lý
của các cơ quan NN có thẩm quyền được thực hiện một cách cụ thể. Việc
thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các quyền
của các chủ thể khi áp dụng các quy định về NSNN được đảm bảo. Do đó,
pháp luật cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý NN vềngân
sách nói chung.
18
Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp
chính quyền địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.
14
Hiện nay, vấn đề về sử dụng hợp lý nguồn NSNNbên cạnh những thành
quả đạt được thì còn những tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà
nước và cộng đồng. Những hành vi vi phạm trên thực tế đã mang lại nhiều
hậu quả trước mắt và lâu dài đối với đất nước ta. Do đó, việc tăng cường vai
trò của pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển
trong hoạt động của NSNN trở thành những yêu cầu cấp thiết. Quá trình xây
dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa đòi hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống,
hình thành và phát triển ý thức pháp luật trong công tác quản lý về NN đối với
nguồn NSNNmột cách nghiêm minh19
.
Những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã ban hành các quy định
pháp luật nhằm quản lý vấn đề NSNNđã đạt hiệu quả lớn, việc kiên quyết xử
lý những hành vi vi phạm cũng như hình thành hành lang pháp lý cơ bản
vềquản lý NN về ngân sách. Việc làm đó đã khẳng định vai trò vô cùng quan
trọng của luật pháp trong việc bảo vệ sử dụng các quy định về NSNN của các
cơ quan chủ quản. Có thể nói, trong tiến trình đổi mới đất nước, pháp luật về
quản lý nhà nước về NSNNđã góp phần quan trọng trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngăn chặn và đẩy lùi một phần hành vi vi
phạm trong lĩnh vực này, góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, duy
trì và tạo được một số chuyển biến khả quan về mặt xã hội, góp phần không
nhỏ trong việc củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội, tạo thế và lực đưa nước ta từng bước hội nhập với thế giới.
Chúng ta cũng đang từng bước xây dựng. sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ
thống luật pháp về quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước sao cho phù hợp
với tình hình và nhiệm vụ mới. Nhiều văn bản pháp luật và dưới luật về vấn
19
Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp
chính quyền địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.
15
đề này đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành và áp dụng có hiệu quả
vào cuộc sông.
Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề thực thi pháp luật về quản lý nhà nước
đối với vấn đề NSNNtrên thực tế chưa đạt những hiệu quả cao. Công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành luật hình sự vê xử lý các hành vi vi
phạm của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập những kinh nghiệm xây
đựng hệ thống pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật trong hoạt động
quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao vai trò, hiệu quả của
pháp luật về quản lý ngân sách trong giai đoạn hiện nay chưa phát huy vai trò,
cơ sở vốn có của nó.
Thực tế những năm vừa qua ở nước ta cho thấy, hệ thống pháp luật về
quản lý nhà nước trong công tác NSNNđã có những tác động rõ rệt đến đời
sống xã hội. Việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật về quản lý nhà
nước trong lĩnh vực NSNNđã tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành và
phát triển đất nước trong tình hình mới. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải
tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp quan trọng. Quá trình tổ chức tốt
việc đưa pháp luật về vấn đề này thực sự là điều vô cùng quan trọng. Nó
không chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, mà còn tạo ra khả
năng nhằm nâng cao ý thức trong quá trình bảo vệ và phát triển đất nước
trong giai đoạn đất nước cùng hội nhập và phát triển, đẩy mạnh hơn nữa các
chương trình kinh tế – xã hội, hoàn thiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà
nước về NSNNphù hợp với yêu cầu của đất nước và bối cảnh quốc tế. Mặt
khác, cũng cần phải tăng cường lực lượng, phương tiện, kinh phí cho các cơ
quan bảo vệ pháp luật, xây dựng các cơ quan này thực sự trong sạch, vững
mạnh đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra
trong giai đoạn hiện nay.
16
2.1.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước
2.1.2.1. Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước
Trong hoạt động quản lý NSNN thì hoạt động thu, chi ngân sách nhà
nước là hoạt động quan trọng, đóng góp vị trí to lớn trong hoạt động quản lý
nhà nước về NSNN. Hoạt động thu NSNNlà một loại hoạt động nhà nước,
hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước. Có thể hiểu rằng: thu ngân
sách Nhà nước là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm
tập trung một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo những hình
thức và biện pháp phù hợp để hình thành nên quỹ ngân sách Nhà nước.
NSNN cũng là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát
sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành
nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu
của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào
ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối
tượng nộp. Thu ngân sách nhà nước là một trong yếu tố quan trọng của ngân
sách nhà nước nói chung. Trong đó theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật
Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định:
“Điều 5. Phạm vi ngân sách nhà nước:
1. Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà
nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ;
các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và
doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của
pháp luật;
17
c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa
phương;
d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật20
.
Xét về bản chất thì hoạt động thu NSNNphản ánh những quan hệ về
phân phối kinh tế giữa NN với các chủ thể trong các mối quan hệ xã hội nói
chung, Thông qua đó, NN thông qua những quy định của pháp luật đã được
quy định nhằm thu lại một phần của cải trong xã hội, phục vụ cho quá trình
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Thu NSNNlà hoạt động có
vai trò quan trọng của nhà nước, góp phần tạo ra thu nhập tài chính để đáp
ứng nhu cầu công cộng và nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước trong quá
trình vận hành và phát triển. Thông qua hoạt động thu NSNNthì Nhà nước
quy định các hình thức và biện pháp phù hợp nhằm tập trung một phần của
cải xã hội vào quỹ ngân sách Nhà nước. Ở nước ta hiện nay thì hoạt động thu
NSNNđa phần được thực hiện dưới hình thức là các chính sách về Thuế thông
qua các quy định rõ về vấn đề này một cách cụ thể.
2.1.2.2. Các nguồn thu ngân sách nhà nước
Trong hoạt động về quản lý NSNNnội dung kinh tế là căn cứ phổ biến để
phân loại các khoản thu ngân sách Nhà nước. Điều này được ghi nhận rõ tại
Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành thì các khoản thu
ngân sách Nhà nước quy định:
“Điều 5. Phạm vi ngân sách nhà nước
1. Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
20
Điều 5 – Luật ngân sách nhà nước 2015
18
b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà
nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ;
các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và
doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của
pháp luật;
c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa
phương;
d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.”21
Trên cơ sở đó thì - Thu thường xuyên là các khoản thu phát sinh tương
đối đều đặn, ổn định về mặt thời gian và số lượng gồm thuế, phí, lệ phí. Trong
đó:
“Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho
Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định, không mang tính
chất hoàn trả trực tiếp, nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
+ Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức,
cá nhân khác cung cấp dịch vụ (được qui định trong danh mục phí ban hành
kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí).
+ Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan
Nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lí Nhà nước
(được qui định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và
lệ phí).
- Thu không thường xuyên là những khoản thu không ổn định về mặt thời
gian phát sinh cũng như số lượng tiền thu được, bao gồm:
+ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
21
Điều 5 Luật NSNN năm 2015
19
+ Thu từ hoạt động sự nghiệp
+ Thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
+ Thu từ viện trợ nước ngoài, từ vay trong nước và ngoài nước và các
khoản thu khác”22
.
2.1.2.3. Nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước
Trên cơ sở thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về NSNNthì cần thiết
Đảng và NN đã xây dựng nên một số nguyên tắc nhằm thực hiện chức năng
quản lý ngân sách nhà nước để đạt hiệu quả cao nhất được quy định tại Điều 8
Luật ngân sách nhà nước, có thể kể đến một số nguyên tắc sau đây:
Một là, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ: nguyên tắc này được
thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở một số khía cạnh
cơ bản như sau: Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ là một trong những
nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay. Nguyên tắc tập trung dân chủ xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa
Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và
Nhà nước xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ thực tiến việc tổ chức và vận hành
quyền lực Nhà nước. Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những
nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước ta và
điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hoạt động quản lý nhà nước về
NSNNthì đảm bảo sự thống nhất ý chí và lợi ích của NN nói chung thông qua
hoạt động và phạm vi của NSNN nói chung. Ngoài ra, thông qua hoạt động
quản lý NSNN nói chung thì nguồn ngân sách được huy động và phân bổ
ngân sách một cách hợp lý và cụ thể. Trong hoạt động quản lý NSNN ở nước
ta hiện nay cần đảm bảo phát huy tính chủ động và sáng tạo của các địa
phương, các tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết các vấn đề cụ thể có
22
https://vietnambiz.vn/thu-ngan-sach-nha-nuoc-la-gi-ban-chat-va-phan-loai-thu-ngan-sach-
20190913153909849.htm
20
liên quan đến NSNN của các cơ quan có thẩm quyền. Nguyên tắc tập trung
không có nghĩa là độc đoán mà kèm với nó chính là hoạt động phát huy hơn
nữa tinh thần dân chủ trong tổ chức hoạt động ngân sách của các cấp chính
quyền, các ngành, các đơn vị từ trung ương xuống địa phương thông qua sự
phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan NN cũng như các cấp chính
quyền trong quá trình quản lý NSNN một cách có hiệu quả23
.
Nguyên tắc công khai, minh bạch: Trong công tác quản lý nhà nước về
NSNN thì nguyên tắc công khai, minh bạch là một trong những nguyên tắc
quan trọng và cụ thể và rất được quan tâm. Công khai theo từ điển Tiếng Việt
có nghĩa là không giữ kín, không giấu diếm mà để cho mọi người đều có thể
biết. Minh bạch là rõ ràng, rành mạch, không thể nhằm lẫn được. Trong hoạt
động QLNS cần thiết phải công khai, minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính
đáng của cá nhân, tổ chức với tư cách là chủ thể trong hoạt động nộp thuế của
NN nói chung. Việc Nhà nước có đảm bảo trách nhiệm trước dân về huy động
và sử dụng các nguồn thu hay không phụ thuộc nhiều vào tính minh bạch của
ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Điều này cũng rất quan trọng
đối với nhà đầu tư nước ngoài, những tổ chức phi chính phủ, những người
hiển nhiên sẽ không hài lòng nếu sau khi hỗ trợ tài chính cho một quốc gia lại
không có đủ thông tin về việc sử dụng nó vào đâu, như thế nào? Vấn đề về
công khai, minh bạch các về NSNN phải trình Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp, qua đó tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức xã hội giám
sát công tác quản lý ngân sách từ khâu lập dự toán, bố trí ngân sách cho các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời với việc công
khai dự toán ngân sách từ khâu trình Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
giúp cho công tác công khai minh bạch ngân sách phù hợp với thông lệ Quốc
23
Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền
địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.
21
tế. Vấn đề về công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách, cùng với báo
cáo thuyết minh, giải trình ngân sách24
.
Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm: Trong quá trình sử dụng NSNN thì
việc cần thiết là nâng cao tinh thần trách nhiệm của các các cơ quan NN có
thẩm quyền là điều hoàn toàn cần thiết. Thông qua vai trò, nhiệm vụ được
nhân dân "uỷ thác" trong việc sử dụng nguồn lực, Nhà nước cần thiết phải
đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân về toàn bộ quá trình quản lý ngân sách
của đất nước và phải thông báo cho nhân dân biết về những kết quả thu, chi
ngân sách. Tính chịu trách nhiệm bao gồm chịu trách nhiệm có tính chất nội
bộ và chịu trách nhiệm ra bên ngoài. Chịu trách nhiệm nội bộ của nhà quản lý
ngân sách bao gồm chịu trách nhiệm của cấp dưới với cấp trên, với người
giám sát; kiểm tra ngân sách trong nội bộ Nhà nước. Chịu trách nhiệm ra bên
ngoài muốn nói tới ở đây là tính chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành
trong công tác quản lý NN về NSNN nói chung. Bên cạnh việc nâng cao trách
nhiệm thì NN cần thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tăng tính chất tự chủ
trong quản lý ngân sách cho các địa phương, bộ, ngành, đơn vị đối với vấn đề
thực hiện quản lý NSNN nói chung. Điều này đã được quy định cụ thể trong
pháp luật về NSNN ở nước ta. Thông qua hoạt động của Quốc hội, Hội đồng
nhân dân phải chịu trách nhiệm giải trình trước toàn bộ cử tri về ngân sách.
Cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan lập pháp25
.
Nguyên tắc đảm bảo cân đối NSNN: Trong hoạt động quản lý NSNN nói
chung thì việc cần thiết đảm bảo việc cân đối ngân sách nhà nước. Việc cân
đối nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện bằng hoạt động cân bằng về
thu, chi còn là sự hài hoà, hợp lý trong cơ cấu thu, chi giữa các khoản thu, chi
nói chung. Bên cạnh đó thì tại các lĩnh vực; các ngành; các cấp chính quyền
24
Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền
địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.
25
Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền
địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.
22
thậm chí ngay cả giữa các thế hệ. Thông qua hoạt động đảm bảo việc cân đối
nguồn ngân sách nhà nước góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn
định của NSNN, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền
kinh tế trong nước phù hợp với quá trình phát triển của nước ngoài nói chung.
Từ đó, thực hiện việc sử dụng nguồn ngân sách được đảm bảo một cách công
bằng nói chung. Thông thường, khi thực hiện ngân sách các khoản thu dự
kiến sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Vì vậy, tính toán
nhu cầu chi sát với khả năng thu trong khi lập ngân sách là rất quan trọng.
Các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp26
.
2.1.2.4. Phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước
Khái niệm: Hoạt động QLNSNN là một hoạt động của cơ quan NN có
thẩm quyền thông qua các quy định của pháp luật nhằm thực hiện công tác
quản lý nguồn ngân sách của quốc gia, phục vụ cho các mục đích trong xây
dựng và phát triển đất nước nói chung. Trong hoạt động về quản lý NSNN thì
vấn đề về phân cấp quản lý ngân sách là quá trình Nhà nước trung ương phân
cấp và tiến hành việc giao những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất
định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý ngân sách nhà
nước nói chung. Trong khoa học nghiên cứu thì có rất nhiều định nghĩa về
phân cấp quản lý NN. Đa phần thì các nhà nghiên cứu nói chung thường hiểu
đơn giản đó là việc phân và giao nhiệm vụ cho các chính quyền từ trung ương
xuống địa phương trong hoạt động về quản lý nhân sách nhà nước. Song xét
trong quá trình thực hiện thì quá trình phân cấp quản lý NN về ngân sách
thường rộng hơn rất nhiều. Đồng thời có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng của
hoạt động QLNSNN nói chung. Nó giải quyết những mối quan hệ giữa chính
quyền Nhà nước Trung ương và các cấp chính quyền nhà nước Địa phương.
Tại Luật ngân sách nhà nước 2015 quy định: “Phân cấp quản lý ngân sách là
26
Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền
địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.
23
việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp,
các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp
với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội đã phần nào khái quát được nội dung
cũng như bản chất việc phân cấp quản lý NSNN nói chung ở nước ta hiện
nay”27
.
* Nguyên tắc: Trong hoạt động phân cấp quản lý NSNN thì cần thiết ban
hành những nguyên tắc đảm bảo cho việc phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Việc phân cấp quản lý NSNN nói chung cần thiết phải phù
hợp với hoạt động phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của
nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Thông qua đó, khẳng
định mối quan hệ mật thiết giữa việc phân cấp quản lý NN về ngân sách và
phân cấp trong quản lý kinh tế - xã hội nói chung. Tạo nên vai trò quan trọng
của hoạt động quản lý ngân sách nhà nước trong thực tiễn28
.
Thứ hai: Quá trình thực hiện phân cấp ngân sách nhà nức cần đảm bảo
vai trò chủ đạo của NSTW và vị trí độc lập của ngân sách địa phương trong
hệ thống NSNN thống nhất. Trong việc phân cấp cần phân định rõ vị trí của
NS trung ương và địa phương từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược phát
triển quan trọng và cụ thể nói chung. Đảm bảo việc phân cấp quản lý NSNN
được thực hiện một cách thống nhất và đạt hiệu quả cao29
.
Thứ ba: Hoạt động phân cấp quản lý NSNN cần đảm bảo nguyên tắc
công bằng. Quá trình phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo nguyên tắc
này nhằm mục đích đó là giảm bớt khoảng cách giàu, nghèo giữa các vùng,
27
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật ngân sách nhà nước, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
28
http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phan-cap-quan-ly-ngan-sach-nha-nuoc-thuc-trang-va-khuyen-
nghi-305950.html
29
http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phan-cap-quan-ly-ngan-sach-nha-nuoc-thuc-trang-va-khuyen-
nghi-305950.html
24
các địa phương, trong quá trình phân cấp cần đảm bảo cơ chế điều hoà, trợ
cấp giữa trung ương với địa phương, giữa ngân sách cấp trên với ngân sách
cấp dưới30
.
Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:
Hoạt động phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trong thực tế được xem
là việc xử lý các mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước từ trung
ương đến địa phương trong hoạt động của ngân sách nhà nước, từ đó cho
phép hình thành một cơ chế phân chia ranh giới quyền lực về quản lý ngân
sách nhà nước giữa các cấp chính quyền. Trong hoạt động phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước về cơ bản bao gồm 3 nội dung, cụ thể là:
Thứ nhất, về quyền lực: hoạt động phân cấp quản lý NN về ngân sách
ban hành chế độ, chính sách, tiêu chuẩn cụ thể cũng như định mức nói chung.
Hoạt động phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữ vị trí, vai trò hết sức
quan trọng. Thông qua việc phân cấp nhằm làm rõ vấn đề cơ quan nhà nước
nào có thẩm quyền ban hành ra các chế độ, chính sách có liên quan đến quản
lý NSNN nói chung. Thông qua các quy định cụ thể được ghi nhận trong Luật
ngân sách nhà nước đã tạo nên hành lang pháp lý quan trong trong việc quyết
định phân sách nhà nước cũng như việc định mức, tiêu chuẩn, phạm vi, mức
độ của mỗi cấp chính quyền. Cơ sở pháp lý này được xây dựng dựa trên hiến
pháp hoặc các đạo luật tổ chức hành chính, từ đó định ra hành lang pháp lý
cho việc chuyển giao các thẩm quyền gắn với các trách nhiệm tương ứng với
quyền lực đã được phân cấp, đảm bảo tính ổn định, tính pháp lý, không gây
sự rối loạn trong quản lý ngân sách nhà nước. Thông qua hoạt động phân cấp
quản lý ngân sách nhà nước sẽ tạo nên hệ thống từ Trung ương xuống địa
phương thực hiện chức năng quản lý NN về ngân sách được thống nhất và
thực hiện các quy định về vấn đề này được đạt hiệu quả cao. Tùy từng địa
30
http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phan-cap-quan-ly-ngan-sach-nha-nuoc-thuc-trang-va-khuyen-
nghi-305950.html
25
phương sẽ quyết định về chế độ quản lý ngân sách sao cho phù hợp để việc sử
dụng ngân sách giữ vai trò quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển
đất nước trong giai đoạn hiện nay.31
Thứ hai, Phân cấp quản lý nhà nước là phân cấp về nguồn thu và chi
ngân sách nhà nước: Thực tế trong công tác QLNN về ngân sách thì vấn đề
thu – chi là một trong những vấn đề phức tạp, khó khăn và tiềm ẩn nhiều bất
đồng trong quá trình xây dựng và thực hiện việc phân cấp quản lý NN về
ngân sách nói chung. Xuất phát từ sự chênh lệch trong thực tế nên bản thân
các địa phương cũng như sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
thì công tác quản lý ngân sách tạo nên sự mâu thuẫn trong vấn đề này. Việc
phân chi rạch ròi nhiệm vụ về thu – chi ngân sách nhà nước cần thiết thực
hiện bởi cơ quan NN có thẩm quyền, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ chi cho các
hoạt động có tính chất đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng
của quốc gia. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu để đảm bảo
chủ động thực hiện những nhiệm vụ được giao, gắn trực tiếp với công tác
quản lý tại địa phương và nhiệm vụ chi ngân sách địa phương gắn liền với
nhiệm vụ quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh do địa phương trực
tiếp quản lý. Trong việc phân cấp quản lý NN nói chung thì các cơ quan NN
có thẩm quyền cần xác định các yếu tố và mục tiêu liên quan trong hoạt động
về điều kiện để từ đó có sự phân cấp sao cho hiệu quả. Ngân sách cấp trên
thực hiện nhiệm vụ bổ sung ngân sách cho ngân sách cấp dưới dưới hai hình
thức: Bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu32
.
Thứ ba, phân cấp về quản lý chu trình ngân sách, tức là phân công, phân
định trách nhiệm, quyền hạn trong lập, chấp hành và quyết toán NSNN: Hoạt
động phân cấp quản lý ngân sách nhà nước thể hiện mối quan hệ giữa các cấp
chính quyền nhà nước trong một chu trình ngân sách nhà nước thành một
31
TS.Vũ Sỹ Cường – Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam và định hướng đổi mới.
32
TS.Vũ Sỹ Cường – Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam và định hướng đổi mới.
26
khâu khép kín từ trung ương xuống địa phương. Yêu cầu của nội dung này đặt
ra là giải quyết mối quan hệ về mức độ tham gia, điều hành và kiểm soát của
các cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan chuyên môn
trong từng khâu quản lý chu trình ngân sách. Trong hoạt động này đòi hỏi các
cơ quan NN có thẩm quyền có sự phối hợp mang tính chất đồng bộ từ các cơ
quan Trung ương và địa phương, các cơ quan Trung ương với nhau, các cơ
quan địa phương. Từ đó tạo nên một thể thống nhất, đảm bảo cho việc phân
cấp quản lý NN về ngân sách được thực hiện có hiệu quả33
.
2.1.2.5. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước
Quản lý thu NSNNnhằm bảo đảm tập trung nguồn lực tài chính của quốc
gia để thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu, điều tiết một cách hiệu quả các hoạt
động sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế. Trong quá trình cải cách hành
chính hiện nay, quản lý thu NSNNở các cấp chính quyền địa phương đã từng
bước thay đổi để thực hiện tốt nhiệm vụ tập trung nguồn thu cho ngân sách
nhà nước.
* Lập dự toán ngân sách
Sau khi nhận được thông tin hướng dẫn từ cấp trên xuống, quá trình lập
dự toán được tiến hành từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên. Các cơ quan, đơn vị
có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập dự toán thu, chi
ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao và báo cáo cơ quan tài chính
cùng cấp. Cơ quan tài chính cấp địa phương xem xét dự toán của các cơ quan,
đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của chính quyền cấp dưới tổng hợp, lập
dự toán và phương án phân bổngân sách địa phương để trình Ủy ban nhân dân
cùng cấp. Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm lập dự toán và phương án
phân bổ ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định
và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên. Sở Tài
33
TS.Vũ Sỹ Cường – Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam và định hướng đổi mới.
27
chính xem xét dự toán ngân sách các cơ quan tỉnh, dự toán ngân sách địa
phương, tổng hợp và lập dự toán ngân sách Nhà nước trình Ủy ban nhân dân.
Lập dự toán ngân sáchđược chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm
tra.
- Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán ngân sách.
- Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ, giao dựtoán ngân sách Nhà nước.
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ
ban nhân dân cấp trên, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân
sách cấp mình, đảm bảo dự toán ngân sách cấp xã được quyết định trước ngày
31 tháng 12 năm trước.
Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được quy định Điều
41 Luật ngân sách nhà nước 2015, cụ thể như sau:
“- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh,
đối ngoại, bình đẳng giới.
- Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa
phương.
- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà
nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân
sách nhà nước.
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%)
phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách
của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
28
- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách
nhà nước năm sau.
- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước
03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước”34
.
- Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.
- Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ
quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự
toán ngân sách của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan thuế, cơ
quan hải quan lập (nếu có), dự toán thu, chi ngân sách của các huyện; lập dự
toán thu NSNNtrên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán
ngân sách huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh), dự toán chi chương trình
mục tiêu quốc gia, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Thường trực Hội
đồng nhân dân tỉnh xem xét trước khi báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, bộ quản lý lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ (đối với
dự toán chi giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ), các cơ quan Trung ương
quản lý chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi chương trình mục
tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25 tháng 7 năm trước. Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương
phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
* Chấp hành dự toán thu ngân sách
Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát
sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu
34
Điều 41 Luật ngân sách nhà nước 2015
29
vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu gửi cơ quan tài chính vào cuối
quý trước.
Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo Luật (các luật thuế, pháp
lệnh phí và lệ phí,...). Tất cả các nguồn thu đều được thực hiện thông qua hệ
thống kho bạc nhà nước. Cơ quan thu bao gồm: cơ quan Thuế, Hải quan, Tài
chính và các cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách. Các
khoản thu có tính chất nội địa như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan Thuế
thực hiện. Cơ quan Hải quan tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu. Cơ quan Tài chính và các cơ quan khác
được ủy quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN
* Công tác quyết toán thu ngân sách
Hiện nay việc quyết toán thu – chi ngân sách được thể hiện rõ dàng hơn
qua các văn bản như Luật Ngân sách nhà nước 2015; Luật Kiểm toán nhà
nước ngày 24 tháng 6 năm 2015;Quyết định số 08/2016/QĐ-KTNN ngày
23/12/2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy trình kiểm toán của
Kiểm toán nhà nước;Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Kho bạc nhà nước (KBNN) trực thuộc Bộ Tài chính.
Theo quy định của Luật NSNN, quy trình quyết toán NSNN được khái
quát gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Đơn vị lập và gửi Báo cáo quyết toán NSNN
Kết thúc năm ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện khoá
sổ kế toán ngân sách, xử lý ngân sách cuối năm và đối chiếu với KBNN nơi
đơn vị mở tài khoản giao dịch để xác nhận số liệu, từ đó lập Báo cáo quyết
toán NSNN.Báo cáo quyết toán NSNN của đơn vị sử dụng ngân sách được
gửi đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt, sau đó tổng hợp và gửi đơn vị dự toán
30
cấp I. Sau khi xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc, đơn vị dự toán
cấp I tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN gửi cơ quan tài chính cùng cấp
để cơ quan tài chính thẩm định quyết toán NSNN theo quy định.
Về thời hạn đơn vị dự toán cấp I gửi Báo cáo quyết toán NSNN:
Đối với ngân sách trung ương: Đơn vị dự toán cấp I (các Bộ, cơ quan
trung ương) gửi Báo cáo quyết toán NSNN cho Bộ Tài chính chậm nhất trước
ngày 01/10 năm sau.
Đối với ngân sách địa phương: Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể
thời hạn đơn vị dự toán cấp I gửi Báo cáo quyết toán NSNN cho cơ quan tài
chính cùng cấp, tuy nhiên cần đảm bảo thời hạn để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
gửi Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương cho Bộ Tài chính trước ngày
01/10 năm sau.
Bước 2: Cơ quan tài chính, KBNN thẩm định Báo cáo quyết toán NSNN
* Đối với ngân sách địa phương:
Cơ quan tài chính: Thẩm định quyết toán của đơn vị dự toán cấp I cùng
cấp và quyết toán NSNN của ngân sách cấp dưới. Sau đó, cơ quan tài chính
tổng hợp quyết toán ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dưới để gửi cơ
quan tài chính cấp trên thẩm định.
Theo quy định tại Điều 67 Luật NSNN năm 2015, Bộ Tài chính không
thực hiện thẩm định đối với quyết toán ngân sách năm của các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, trong quá trình tổng hợp quyết toán NSNN,
trường hợp phát hiện có sai sót, Bộ Tài chính yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh lại số liệu. Trường hợp phát
hiện sai phạm, Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có
thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
31
Kết thúc quá trình thẩm định quyết toán NSNN, cơ quan tài chính trình
Ủy ban nhân dân để trình Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết phê chuẩn
quyết toán ngân sách địa phương. Tiếp theo, cơ quan tài chính gửi Bộ Tài
chính Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương để làm căn cứ
tổng hợp quyết toán NSNN.
Đối với ngân sách trung ương:
Các đơn vị quản lý chuyên ngành của Bộ Tài chính (các Vụ, Cục, Tổng
cục) chủ trì thẩm định đối với các khoản chi NSNN như: Chi thường xuyên,
chi đầu tư, chi vay nợ, chi viện trợ, chi dự trữ quốc gia...Các đơn vị quản lý
chuyên ngành của Bộ Tài chính sẽ gửi xin ý kiến KBNN thẩm định quyết
toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương. Căn cứ số liệu trên hệ thống
TABMIS và căn cứ tài liệu quyết toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung
ương, KBNN tham gia ý kiến gửi các Vụ, Cục, Tổng cục chuyên ngành. Các
Vụ, Cục, Tổng cục chuyên ngành tổng hợp và trình Lãnh đạo Bộ Tài chính
ban hành Thông báo thẩm định quyết toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung
ương, kèm nhận xét, kiến nghị hoặc yêu cầu điều chỉnh lại số liệu.
Bước 3: KBNN (trung ương) tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN
Theo quy định tại Quyết định 26, nhiệm vụ tổng hợp, lập Báo cáo quyết
toán NSNN hằng năm được giao cho KBNN thực hiện.
KBNN căn cứ số liệu thu, chi NSNN, căn cứ Thông báo thẩm định quyết
toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương (đối với ngân sách trung ương)
và số liệu ngân sách địa phương do Vụ NSNN tổng hợp trên cơ sở Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố phê chuẩn quyết toán ngân sách
địa phương để tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN trình Bộ Tài chính
báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội theo quy định.
Bước 4: Kiểm toán Nhà nước kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN
32
Để đảm bảo tính đúng đắn, trung thực của số liệu quyết toán NSNN,
Luật NSNN quy định:
Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN
trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn.
Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách
địa phương trước khi gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn.
Chậm nhất ngày 01/10 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương, địa
phương phải gửi Kiểm toán Nhà nước Báo cáo quyết toán NSNN để thực hiện
kiểm toán.
Đối với Báo cáo quyết toán NSNN được tổng hợp từ Báo cáo quyết toán
của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Chậm nhất ngày 28/02 năm
sau nữa của năm quyết toán, Bộ Tài chính (KBNN) gửi Kiểm toán Nhà nước
để thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN trước khi trình Quốc hội
xem xét, phê chuẩn. Sau khi gửi Kiểm toán Nhà nước Báo cáo quyết toán
NSNN, KBNN phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục giải trình với Kiểm toán
Nhà nước theo yêu cầu.
Bước 5: Quốc hội phê chuẩn Báo cáo quyết toán NSNN
Trước khi Chính phủ trình Quốc hội, Báo cáo quyết toán NSNN phải
được Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội thẩm tra với chức năng là
cơ quan chuyên môn giúp việc cho Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân
sách.
Việc thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội được thực
hiện căn cứ vào Báo cáo quyết toán NSNN của Chính phủ, các thông tin do
cơ quan kiểm toán báo cáo và kết quả hoạt động giám sát của các Uỷ ban và
các đại biểu Quốc hội. Quá trình thẩm tra có thể thực hiện qua nhiều bước (và
có thể phải điều chỉnh lại báo cáo quyết toán theo yêu cầu); khi kết thúc, Ủy
33
ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội sẽ có Báo cáo thẩm tra về Báo cáo
quyết toán NSNN để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến và trình
Quốc hội.
Căn cứ vào các tài liệu: Báo cáo quyết toán NSNN do Chính phủ trình;
Báo cáo của cơ quan Kiểm toán Nhà nước và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban
Tài chính - Ngân sách, Quốc hội sẽ thảo luận, xem xét, phê chuẩn quyết toán
NSNN. Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN chậm nhất là 18
tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.
Sau khi Báo cáo quyết toán NSNN được Quốc hội phê chuẩn, Chính phủ
có nghĩa vụ công khai quyết toán NSNN (kèm theo Báo cáo kết quả kiểm
toán quyết toán NSNN) để xã hội và công chúng có thể tiếp cận với số liệu,
tài liệu quyết toán NSNN.
2.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh
2.2.1. Khu vực ngoài quốc doanh
Kinh tế ngoài quốc doanh là loại hình kinh tế khá phong phú, bao gồm
mọi loại hình kinh doanh cá thể, tổ hợp, hợp tác xã , công ty TNHH, công ty
Cổ phần… hoạt động trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ. Với lĩnh vực tham gia rộng rãi như vậy, kinh tế
ngoài quốc doanh đã tạo một phần không nhỏ tổng sản phẩm nội địa, thúc đẩy
tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước, thu hút lao động xã hội, tận dụng, khai
thác tiềm năng của đất nước… Nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực kinh
tế này, Đại hội Đảng lần thứ IV đã nhận định: Trong xã hội ta còn nhiều
người có sức lao động, chưa có việc làm, chưa sử dụng hết thời gian lao động.
khả năng thu hút sức kao động của khu vực Nhà nước là có hạn trong khi
nguồn vốn của Nhà nước eo hẹp thì nguồn dự trữ vốn trong nhân dân hầu như
chỉ để đưa vào tiêu dùng, cất giữ. Phải có chính sách mở đường cho người lao
34
động tự tạo việc làm, kích thích mọi người đưa vốn vào sản xuất kinh doanh,
mở rộng tái sản xuất trên quy mô toàn xã hội. Xuất phát từ sự đánh giá những
tềm năng tuy phân tán, nhưng rất quan trọng trong nhân dân, cả về sức lao
động, kỹ thuật, tiền vốn, khả năng tạo việc làm, từ đó khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh được chính thức thừa nhận. Đến năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định đường lối phát triển kinh tế theo
hướng: “kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường,
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN”. Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (tháng 6-2017), đưa
ra mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân nhanh,
bền vững với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ
trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP).
Sự khẳng định này khiến cho kinh tế quốc doanh không còn vị trí độc
tôn như trước nữa, thay vào đó là chủ sở hữu tư nhân được thừa nhận, kinh tế
ngoài quốc doanh được tồn tại và phát triển bình đẳng với kinh tế Nhà
nước.Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các đơn vị kinh doanh có tính
chất tư hữu (không kể các đơn vị đầu tư nước ngoài). Xét về loại hình doanh
nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và
các đơn vị theo hình thức hợp tác xã.
Trong những năm gần đây quan điểm phát triển kinh tế nước ta bằng con
đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân đòi hỏi sự
khác nhau của các thành phần kinh tế. Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh đã tăng lên nhanh chóng và tham gia ngày càng tích cực vào thị trường,
làm tăng sự sôi động trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường mọi
thành phần kinh tế đều tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Chính sách kinh tế mở đã tạo cơ hội cho kinh tế ngoài quốc doanh phát huy
35
hết khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường mọi
thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng, chính điều này đã tạo nên sức
mạnh và những thế mạnh riêng cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
2.2.2. Một số nguồn thu ngân sách nhà nước đối với khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh
Quá trình thực hiện hoạt động thu ngân sách nhà nước đối với khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh được tuân thủ theo quy định được ghi nhận tại Điều
5 của Luật ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành về
nguồn thi ngân sách nhà nước trong thực tế. Nguồn thu ngân sách nhà nước
đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được thực hiện qua các khoản thu
đa phần là thuế.
Một làthuế môn bài. Thuế môn bài thu một năm một lần nhằm mục đích
hoàn thiện việc kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước đối với các cơ sở kinh
doanh qua đó có căn cứ phân loại cơ sở kinh doanh theo quy mô lớn, vừa hay
nhỏ để có biện pháp quản lý thích hợp với từng đơn vị và động viên một phần
đóng góp của cơ sở kinh doanh ngay từ đầu mỗi năm để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu cho ngân sách Nhà nước trong khi nhiều khoản thuế chưa phát sinh
nguồn thu.
Hai là thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế GTGT thay thế luật doanh thu
được áp dụng thống nhất kể từ 1/1/1999. Thuế GTGT tính từ trên khoản
GTGT thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản
xuất, lưu thông, tiêu dùng nên khắc phục được nhược điểm đánh thuế trùng
lặp của thuế doanh thu. Thuế được hoàn đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ phát
huy hết tác dụng khi xuất khẩu, tạo điều kiện cho xuất khẩu có thể cạnh tranh
trên thị truờng quốc tế;
Ba là thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế TNDN thay thế Luật thuế lợi
tức được thi hành từ 1/1/1999 nhằm bao quát và điều tiết tất cả các khoản thu
36
nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh trong cơ chế thị trường,
khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các tổ chức, cá
nhân trong nước tiết kiệm vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh qua các chế
độ miễn giảm thuế từng bước thu hẹp sự khác biệt về chính sách thuế để đảm
bảo sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, hệ
thống hoá những quy định ưu đãi về thuế;
Bốn là Thuế Tiêu thụ đặc biệt.Như các luật thuế khác, luật thuế TTĐB
quy định mọi tổ chức cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế có sản xuất
kinh doanh hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
là đối tượng nộp thuế TTĐB. Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.
Năm là các sắc thuế khác: Ngoài các sắc thuế nói trên, các cơ sở sản xuất
kinh doanh còn phải nộp các khoản thuế khác như thuế nhà đất, thuế tài
nguyên...Tuy nhiên vì các khoản này không phát sinh thường xuyên hay rất
nhỏ nên không trình bày kỹ mục đích ý nghĩa, nội dung
2.2.3. Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài
quốc doanh
Thông qua các công cụ pháp luật có sức mạnh quyền uy thì hoạt động
quản lý nhà nước về thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh
được tiến hành một cách nghiêm túc và NN thông qua các quy phạm bắt buộc
các chủ thể thực hiện thông qua sức mạnh quyền uy là các chế tài trong hoạt
động quản lý nhà nước. Việc tuân thủ pháp luật, hành động theo yêu cầu của
pháp luật là yêu cầu đương nhiên của bản thân thân pháp luật chứ không phải
vì sự cưỡng chế của Nhà nước. Sự cưỡng chế của Nhà nước mang tính quyền
uy chỉ xuất phát từ yêu cầu bảo vệ pháp luật dưới dạng răn đe, do vậy có tác
dụng nâng cao hiệu lực của công cụ pháp luật kinh tế.
37
Công tác QLNN về thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc
doanh cần phù hợp và đặc thù cho hệ thống quản lý, giám sát hoạt động thu
ngân sách nhà nước cầm theo hướng kết hợp hài hòa nguồn thu phí, lệ phí
đóng góp vào nguồn tài chính từ ngân sách quốc gia.
Cơ quan QLNN điều hành các họat động kiểm soát bằng việc xây dựng
kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát thu ngân sách nhà
nước từ khu vực ngoài quốc doanh, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát
và xử lý các hành vi vi phạm.
Hoạt động QLNN về thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc
doanh tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng,
tổ chức trên địa bàn. Ngoài chính sách của Nhà nước, tỉnh, các địa phương
cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi để khuyến khích tư nhân trong việc đầu tư
xây dựng, phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào
Cai.
Trên cơ sở thực hiện trên cơ sở hỗ trợ khu vực ngoài quốc doanhchuyển
đổi ngành nghề. Vì vậy, bên cạnh các chính sách xã hội hóa công tác bảo đảm
an toàn thực phẩm Nhà nước còn ban hành chính sách hỗ trợ khu vực ngoài
quốc doanh. QLNN hoạt động thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc
doanh được thực hiện bằng pháp luật đảm bảo tính phổ biến và công bằng.
Pháp luật về thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh điều chỉnh
các mối quan hệ trong lĩnh vực này, nhưng không phải tất cả mà chỉ những
quan hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất và khái quát nhất. Trước pháp luật, mọi
người đều bình đẳng và có cơ hội ngang nhau để phát triển các hoạt động
trong công tác thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh nói riêng
và hoạt động thu ngân sách nhà nước nói chung.
38
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
từ khu vực ngoài quốc doanh
2.3.1. Nhân tố chủ quan
* Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý
Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN trên địa bàn địa phương và việc vận
dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý
thu NSNN được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất
lớn vào tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó
đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý,
quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ
phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán thu
NSNN có tác động rất lớn đến quản lý thu NSNN. Đó là sự ảnh hưởng của
những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối hoạt động
của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý chi ngân sách. Cụ thể là các
văn bản quy định phạm vi, đối tượng chi ngân sách của các cấp chính quyền;
quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của
các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết
toán ngân sách; quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà
nước trong quá trình quản lý chi ngân sách và sử dụng quỹ ngân sách; quy
định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu... Các văn này có
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý quản lý thu NSNN khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh trên một địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi Nhà nước phải
ban hành những văn bản đúng đắn, phù hợp với điều thực tế thì công tác quản
lý chi NSNN mới đạt được hiệu quả.
Để tổ chức quản lý thu NSNN khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói
chung và chi thường xuyên ngân sách tỉnh nói riêng, UBND tỉnh phải xây
dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc, phù hợp với thẩm quyền,
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx

Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng NgãiQuản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng NgãiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ P...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG  NÔNG NGHIỆP VÀ P...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG  NÔNG NGHIỆP VÀ P...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ P...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Luận án: Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh đồng bằng sông HồngLuận án: Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Luận án: Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh đồng bằng sông HồngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Ähnlich wie Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx (20)

Luận Văn PHÂN CẤP TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM
Luận Văn PHÂN CẤP TÀI KHÓA Ở VIỆT NAMLuận Văn PHÂN CẤP TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM
Luận Văn PHÂN CẤP TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc...
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại Huế, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại Huế, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại Huế, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại Huế, HAY
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, HuếLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
 
BÀI MẪU khóa luận kế toán thu chi ngân sách, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận kế toán thu chi ngân sách, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận kế toán thu chi ngân sách, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận kế toán thu chi ngân sách, HAY, 9 ĐIỂM
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
 
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng NgãiQuản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
 
Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
 
Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.doc
Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.docHuy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.doc
Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.doc
 
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ P...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG  NÔNG NGHIỆP VÀ P...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG  NÔNG NGHIỆP VÀ P...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ P...
 
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOTĐề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
 
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đoàn Bình...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đoàn Bình...Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đoàn Bình...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đoàn Bình...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
 
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
 
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.docChính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Luận án: Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh đồng bằng sông HồngLuận án: Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Luận án: Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh đồng bằng sông Hồng
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 

Mehr von Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Mehr von Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thiết Bị Hàn Laser Cho Công Ty L Tech .doc
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thiết Bị Hàn Laser Cho Công Ty L Tech .docXây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thiết Bị Hàn Laser Cho Công Ty L Tech .doc
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thiết Bị Hàn Laser Cho Công Ty L Tech .doc
 

Kürzlich hochgeladen

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI LÊ THU HƯƠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT Lào Cai
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI LÊ THU HƯƠNG LỚP: K3.TC28 – TCNH LÀO CAI QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG MINH TUỆ Lào Cai
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai”là kết quả học tập và nghiên cứu của chính tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Những tài liệu tham khảo đuợc trích dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn theo đứng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Hà Nội, ngày.......tháng……năm 2020 HỌC VIÊN Lê Thu Hương
  • 4. 4 LỜI CẢM ƠN Việc viết nên Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, với sự giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của thầy, cô Trường Đại Học Tài chính Ngân hàng Hà Nội, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác và sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới giảng viênTS. Dương Minh Tuệ đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ dạy cho tôi về kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo Trường Đại Học Tài chính Ngân hàng Hà Nội, bạn bèđồng môn, đồng nghiệp tại SởTài chính tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Học viên Lê Thu Hương
  • 5. 5 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1 1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................... 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 6 1.3.1. Mục tiêu tổng thể .................................................................................... 6 1.3.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 6 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................... 6 1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 7 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................7 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................7 1.6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 7 CHƯƠNG 2.............................................................................................................................................9 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH..................................................................9 2.1. Tổng quan về quản lý thu ngân sách nhà nước.................................................. 9 2.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của ngân sách nhà nước.....................................9 2.1.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước............................................................................16 2.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.......... 33 2.2.1. Khu vực ngoài quốc doanh.......................................................................................33 2.2.2. Một số nguồn thu ngân sách nhà nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.................................................................................................................................35
  • 6. 6 2.2.3. Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh........................................................................................................................................................36 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh ...................................................................................... 38 2.3.1. Nhân tố chủ quan..........................................................................................................38 2.3.2. Nhân tố khách quan.....................................................................................................40 CHƯƠNG 3...........................................................................................................................................43 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ........43 3.1. Khái quát khu vực kinh tế ngoài quốc doanh................................................... 43 3.2. CƠ cấu tổ chức Sở tài chính Lào Cai............................................................... 45 3.2.1. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................45 3.2.2.. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.........................................................................45 3.2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy.................................................................................................58 3.2. Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..................................................................... 58 CHƯƠNG 4...........................................................................................................................................73 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................73 4.1. Phân tích số liệu ............................................................................................... 66 4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai ........................................................... 73
  • 7. 7 4.3. Một số giải pháp đề xuất nâng cao công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai................................ 81 CHƯƠNG 5...........................................................................................................................................81 TÓM TẮT, ĐỊNH HƯỢNG THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................89 5.1. Tóm tắt luận văn............................................................................................... 89 5.2. Định hướng thực hiện....................................................................................... 89 5.3. Kiến nghị.......................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................94
  • 8. 8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt HĐND Hội đồng nhân dân KVNQD Khu vực ngoài quốc doanh KBNN Kho bạc nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước TNSNN Thu ngân sách nhà nước UBND Ủy ban nhân dân XLVP Xử lý vi phạm NN Nhà nước
  • 9. 1 CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay thì công tác quản lý NSNN nói chung đã và hoạt động thu ngân sách của các đơn vị sự nghiệp nói riêng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Quá trình xây dựng và phát triển đất nước cần thiết đặt vấn đề về quản lý hoạt động thu ngân sách nhà nước trong vị trí trung tâm, có vai trò quan trọng đảm bảo cho hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Đối với hoạt động phát triển kinh tế hiện nay đòi hỏi phải có những nguồn tài chính nhất định1 . Những nguồn tài chính này được hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế. Do đó, để đảm bảo lợi ích cũng như đảm bảo cho hoạt động thu ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Ngày 18/11/2016, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 07 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”2 đã khẳng định những kết quả quan trọng của NSNN đối với phát triển nền kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay, cụ thể: Công tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công từng bước được hoàn thiện theo hướng công khai, minh bạch, tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu 1 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các năm 2016, 2017, 2018 của Tổng cục Thống kê; 2 Nghị quyết số 07 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”
  • 10. 2 chỉ đạo, điều hành vĩ mô của đất nước trong từng giai đoạn3 . Một vài thập kỉ gần đây, nhiều nước trên thế giới đã và đang ngày càng chú trọng đối với công tác quản lý NSNN, tăng cường công tác trong việc thu chi ngân sách và xem đây là một chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ trung ương xuống địa phương4 . Đồng thời, pháp luật của mỗi một quốc gia về hoạt động quản lý NSNN nói chung đã đạt được nhiều kết quả quan trọng cả ở góc độ nghiên cứu và hiệu quả áp dụng trong hoạt động kinh tế - xã hội. Đặc biệt ở nước ta, trong các năm gần đây, hoạt động về quản lý NSNN đã có nhiều thay về chính sách cũng như hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề quản lý NSNN giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống NSNN trên thực tế đạt hiệu quả cao.5 Quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện này, để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì hiện nay công tác thực hiện các quy định pháp lý về thu NSNN nói chung và thu ngân sách của các đơn vị ngoài quốc doanh nói riêng về cơ bản đã gần như hoàn thiện quy định pháp lý nhằm hoàn thiện hệ thống trong công tác thu NSNN. 6 ThuNSNN khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một phần quan trọng của hoạt động thu NSNN nhằm đáp ứng với với nhu cầu nhằm duy trì hoạt động bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương xuống địa phương cũng như các thành phần kinh tế. Những năm gần đây, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối mạnh về số lượng, đa dạng về loại hình, ngành nghề kinh doanh, đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cả 3 Nghị quyết số 07 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững” 4 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các năm 2016, 2017, 2018 của Tổng cục Thống kê; 5 Bộ Tài chính - Quyết toán và dự toán ngân sách nhà nước (nhiều năm), Hà Nội 6 Vũ Sỹ Cường (2013), “Bền vững và kỷ luật tài khóa” – Chương 4 sách “Thách thức còn ở phía trước – Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2013 – Nhóm tư vấn Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
  • 11. 3 nước7 . Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì dòng vốn đầu tư nước ngoài vào VIệt Nam trong những năm vừa qua tăng cao với chính sách thu hút đầu tư trên thực tế. Tỉnh Lào Cai đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều dự án phát triển sản xuất, kinh doanh trong nước, trong đó chiểm tỷ trọng lớn là các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Sau khi được cấp phép đầu tư, các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhanh chóng đưa dự án đi vào sản xuất, kinh doanh, hoạt động hiệu quả và từng bước phát triển8 . Hiện nay, số thu NSNN khu vực kinh tế ngoài quốc doanh dẫn đầu trong các khu vực kinh tế. Trong khu vực kinh tế này, phần lớn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, quy mô sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ. Bên cạnh việc tăng trưởng kinh doanh, hầu hết doanh nghiệp thực hiện tương đối nghiêm túc nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề quản lý thu trong trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống NSNN trên thực tế đạt hiệu quả cao.9 Bên cạnh những thành quả của công tác quản lý quản lý thu NSNN đối vớikhu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay phải có những thay đổi, phù hợp với thuến lược phát triển của địa phương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những tính chất ưu việt và tầm quan trọng nêu trên, công tác quản lý thu đối vớikhu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại tỉnh Lào Cai trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống xã hội - nhất là trong nền kinh tế hàng hoá với cơ chế mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay. Thế nhưng, thực tiễn của quá trình áp dụng pháp luật quản lý thu trong khu vực kinh tế ngoài quốc 7 http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/mot-so-trao-doi-ve-thu-ngan-sach-nha-nuoc-o-viet-nam-giai-doan- 2009-2017-318230.html 8 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-va-mot- so-van-de-dat-ra-301758.html 9 http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/mot-so-trao-doi-ve-thu-ngan-sach-nha-nuoc-o-viet-nam-giai-doan- 2009-2017-318230.html
  • 12. 4 doanh còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, giữa văn bản và thực tế. Vì vậy, nghiên cứu về đề tài “Quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai” là một việc làm cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về quản lý thu từ khu vực ngoài quốc doanh. Từ đó xem xét những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi trong thực tiễn, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thu của ngân sách đối với các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế nói chung đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản lý thu trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hiện nay. 1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc áp dụng hệ thống thu NSNN từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý kinh tế - xã hội ở nức ta trong giai đoạn hiện nay, do đó đây cũng là đối tượng nghiên cứu của các công trình khoa học, nghiên cứu ở nước ta Nghiên cứu chế định án treo được đề cập trong một số cuốn sách, như giáo trình Quản lý ngân sách nhà nước của Sở giáo dục – đào tạo Hà Nội do Th.s Trương Thị Hồng Hà làm chủ biên, Giáo trình luật ngân sách nhà nước của Trường Đại học Luật Hà Nội. … Một số luận văn đã nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước như: “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh” của tác giả Nguyễn Quốc Anh; - “Phân tích thu chi ngân sách nhà nước của huyện Vấp lò – tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Nguyễn Thúy Diễm năm 2009; - “Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ” của tác giả Huỳnh Thị Cẩm Liên năm 2011 cũng phân tích sâu về việc quản lý ngân sách nhà nước…. - Công trình “Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ” của tác giả Huỳnh Thị Cẩm Liên năm 2011 đã nêu bất được những vấn đề khó
  • 13. 5 khăn trong quản lý vốn để đề xuất nhiều giải pháp góp phần hoàn thiện việc quản lý ngân sách tại địa phương - Bài viết “Ngân sách xã trong quản lý ngân sách nhà nước nghiên cứu tại xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” Tạp chí Khoa học và phát triển tập 12, số 06 năm 2014, của tác giả Nguyễn Hữu Khánh nêu lên một số vấn đề về ngân sách xã và quản lý ngân sách Một số bài viết được đăng trên trang website hoặc tạp chí như: - Ngân sách xã trong quản lý ngân sách nhà nước: nghiên cứu tại xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Tạp chí Khoa học và phát triển, tập 12, số 06 năm 2014, của tác giả Nguyễn Hữu Khánh. - Thu ngân sách khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của tác giả Minh Nghĩa đăng trên website: http://baohungyen.vn/kinh-te/201908/thu-ngan- sach-khu-vuc-kinh-te-ngoai-quoc-doanh-b3b76ad/ - Hoàn thiện quản lý thu ngân sách xã: Nhìn từ thực tế địa phương, Tạp chí Tài chính, của tác giả Hồ Quang Hải. - Cần phải tiếp tục hoàn thiện công tác triển khai phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở nước ta hiện nay, Tạp chí Kiểm toán nhà nước của Ts. Đặng Văn Du. Các cuốn giáo trình, các công trình nghiên cứu và các bài viết nêu trên đã phần nào làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu NSNN từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Một số công trình nghiên cứu đã phân tích rõ những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình vận hành pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước tại một số địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào dưới góc độ chuyên sâu lý giải những kết quả đạt được và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện pháp luật đối với hoạt động thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại tỉnh Lào Cai.
  • 14. 6 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu tổng thể: Thông qua việc lựa chọn đề tài quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai làm luận văn thạc sỹ, tác giả tiến hành nghiên cứu các quy định hiện hành liên quan trong hoạt động thu NSNN từ khu vực ngoài quốc doanh. Đồng thời, đánh giá tình hình thực hiện trong hoạt động thu NSNN từ khu vực ngoài quốc doanh tại đơn vị khảo sát. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và biện pháp nhằm tăng cường hoạt động công tác quản lý thu NSNN từ khu vực ngoài quốc doanh tại Cơ quan tài chính (Sở Tài Chính tỉnh Lào Cai) đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở đưa ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau: Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Hai là, phân tích thực trạng thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai bao gồm những vấn đề như sau: kết quả hoạt động thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; Thực trạng thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; thực trạng chất lượng và hiệu quả; Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhằm đảm bảo việc thực hiện đạt hiệu quả cao. 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến công tác thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh .
  • 15. 7 - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh từ tỉnh Lào Cai - Làm rõ những khó khăn hạn chế trong công tác thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh từ tỉnh Lào Cai và đề xuất một số định hướng, giải pháp. 1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau:Những vấn đề lý luận chung nhất về thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh như: một số khái niệm, sự cần thiết của hoạt động quản lý nhà nước và vai trò của pháp luật trong thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Thực tế áp dụng về các quy định của pháp luật Việt Nam về thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanhtại tỉnh Lào Cai nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu những hạn chế và khó khăn trong quá trình áp dụng các quy định trên. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề ngày trong hệ thống quản lý NSNN ở nước ta hiện nay. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lào Cai Về thời gian: Từ năm 2015 đến đến 2019. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp định tính được thực hiện trong quá trình nghiên cứu đề tài, ngoài ra còn một số phương pháp như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo. - Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu từ các báo cáo tổng kết của Sở tài chỉnh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2019 để có những so sánh, đánh giá khách quan, trung thực.
  • 16. 8 - Phương pháp so sánh: Phân tích số liệu để đưa ra các đánh giá về tình hình thực tế và tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. - Phương pháp dự báo: trên cơ sở số liệu thống kê, hoạt động phân tích và định hướng phát triển của hoạt động thu NSNN nói chung và thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng, luận văn sử dụng phương pháp dự báo để đưa ra các giải pháp, chiến lược thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra luận văn tham khảo các quy định, văn bản của Nhà nước có liên quan và các giáo trình, tài liệu, tạp chí từ các cơ quan, ban ngành, các đề tài nghiên cứu liên quan để phục vụ thêm cho nội dung nghiên cứu. Đồng thời sử dụng các bảng, biểu và sơ đồ minh họa nhằm tăng tính thuyết phục cho nội dung nhận xét, đánh giá cho luận văn. 1.7. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 05 chương, cụ thể: - Chương 1: Những vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý luận chung về quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh - Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai - Chương 4: Đánh giá thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước trên đị bàn tỉnh Lào Cai - Chương 5: Tóm tắt, Kết luận và kiến nghị
  • 17. 9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH 2.1. Tổng quan về quản lý thu ngân sách nhà nước 2.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của ngân sách nhà nước 2.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước Đối với khái niệm này hiện này được nghiên cứu dưới nhiều góc độ. "Ngân sách" được lấy từ thuật ngữ "budjet" một từ tiếng Anh thời Trung cổ, dùng để mô tả chiếc túi của nhà vua trong đó có chứa những khoản tiền cần thiết cho những khoản chi tiêu công cộng. Dưới chế độ phong kiến, chi tiêu của nhà vua cho những mục đích công cộng như: đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng đường xá và chi tiêu cho bản thân hoàng gia không có sự tách biệt nhau. Đến khi giai cấp tư sản lớn mạnh từng bước khống chế nghị viện và đòi hỏi tách bạch hai khoản chi tiêu này, từ đó nảy sinh khái niệm ngân sách Nhà nước10 . Trong thực tiễn, khái niệm ngân sách thường để chỉ tổng số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí để thực hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định củamột chủ thể nào đó. Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là ngân sách Nhà nước. Từ điển Tiếng Việt thông dụng định nghĩa: "Ngân sách: tổng số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định"11 . Thuật ngữ "NSNN " có từ lâu và ngày nay được dùng phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội và được diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau. Song quan niệm NSNN 10 Trần Văn Vạn Luận văn thạc sĩ: “Quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương”, bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014 11 Đại học Luật Hà nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước – Đại học Luật Hà Nội
  • 18. 10 được bao quát nhất cả về lý luận và thực tiễn của nước ta hiện nay là Luật ngân sách Nhà nước được Quốc hội khoá XIII nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua, năm 2015 ghi rõ: "Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước"12 . Có thể thấy rằng, NSNN là hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước được thực hiện mang tính chất đa dạng, phong phú, được tiến hành hầu hết trên các lĩnh vực, tác động đến mọi chủ thể kinh tế - xã hội. Tuy đa dạng, phong phú như vậy, nhưng chúng có những đặc điểm cụ thể như sau: Một là, hoạt động NSNN là những hoạt động thu chi gắn luôn luôn gắn liền và mang tính chất quyền lực nhà nước, được tiến hành theo những cơ sở luật định. Thông qua hoạt động có liên quan đến hoạt động thu chi về ngân sách nhà nước nhằm thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu nào đó. Hoạt động có liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước được thực hiện và đặt mối quan hệ về lợi ích quốc gia lên hàng đầu.13 Hai là, thông qua quá trình thực hiện hoạt động có liên quan đến NSNN thì hoạt động thu chi của NSNN nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước và là quá trình phân phối và phối lại giá trị tổng sản phẩm xã hội phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước.14 12 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật ngân sách nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 13 Trần Văn Vạn Luận văn thạc sĩ: “Quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương”, bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014 14 Trần Thị Thúy, Luận văn thạc sĩ: “Quản lý thu NSNN ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015
  • 19. 11 Thông qua việc tìm hiểu và đưa ra được định nghĩa về ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay đã cho thấy rằng hoạt động của NSNN góp phần quan trọng trong việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh do Nhà nước tạo lập thông qua NSNN. Đó là mối quan hệ kinh tế giữa phần nộp vào NSNN và phần để lại cho các chủ thể kinh tế trong xã hội. Phần nộp vào ngân sách sẽ tiếp tục được phân phối lại nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước và phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 2.1.1.2. Bản chất của ngân sách nhà nước Bản chất ngân sách Nhà nước có thể được hiểu trên 3 khía cạnh: Pháp lý, kinh tế và xã hội. Một là, trên phương diện pháp lý thì bản chất pháp lý của NSNN là khoản mục dự trù các khoản thu, chi của nhà nước trong một năm trên từng địa phương đối với các thành phần kinh tế trong thực tế. NSNN ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, đồng thời được Nhà nước bằng quyền lực chính trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã đặt ra những khoản thu, chi của Ngân sách Nhà nước. Điều này cho thấy chính sự tồn tại của Nhà nước, vai trò của Nhà nước đối với đời sống kinh tế xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và tính chất hoạt động của Ngân sách Nhà nước. Hai là, về mặt kinh tế: Bản chất NSNN là hoạt động phân phối các nguồn tài chính quốc gia.Hoạt động của NSNNbiểu hiện đa dạng dưới hình thức các khoản thu và các khoản chi tài chính của Nhà nước ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội. Các khoản thu chi này được tổng hợp trong một bảng dự toán thu chi tài chính được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Các khoản thu mang tính chất bắt buộc của NSNNlà một bộ phận các
  • 20. 12 nguồn tài chính chủ yếu được tạo ra thông qua việc phân phối thu nhập quốc dân được sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của Ngân sách mang tính chất cấp phát phục vụ cho đầu tư phát triển và tiêu dùng của xã hội. Đồng thời, NSNN có vai trò và mối quan hệ mật thiết trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế. Do đó, việc kiện toàn các quan hệ pháp luật có liên quan đến hoạt động xây dựng và thực hiện về thu chi ngân sách để thực hiện hoạt động trên thực tế15 . Ba là, về tính chất xã hội: bản chất của NSNNlà công cụ kinh tế của Nhà nước.Trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội đã làm nảy sinh các quan hệ tài chính giữa một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể trong xã hội. Những quan hệ tài chính này bao gồm:Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp, Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các đơn vị hành chính sự nghiệp, Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư, Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính16 . 2.1.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước Đối với hoạt động xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quản lý ngân sách nhà nước trong thực tế được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích góp phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội giàu mạnh, phát triển và đáp ứng với quá trình hội nhập của đất nước trong tình hình mới17 . 15 Trần Ngọc Đường (2004), “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật – nhiệm vụ trung tâm xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật 16 Trần Ngọc Đường (2004), “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật – nhiệm vụ trung tâm xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật 17 Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.
  • 21. 13 Vấn đề quản lý nhà nước về ngân sách xã hội thông qua sự điều chỉnh của pháp uật sẽ được duy trì ổn định để đảm bảo sự phát triển của xã hội. NSNNđược hình thành từ việc đóng góp, thực hiện nghĩa vụ nói chung cũng như đầu tư với mục đích đã được đề ra. Cùng với quá trình phát triển thì việc đầu tư ngân sách trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa giữ vai trò thiết thực. Do đó, cần thiết ban hành một hành lang pháp lý hoàn thiện để thực hiện quản lý vấn đề này một cách hiệu quả hơn. Đứng trước những yêu cầu và thách thức đó, để cho đất nước phát triển một cách bền vững, đòi hỏi phải có những chính sách, quy định phù hợp nhằm đảm bảo cho việc phân cấp sử dụng ngân sách một cách hiệu quả trong thực tiễn nói chung. Bên cạnh đó, đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề quản lý nguồn NSNNmột cách có hiệu quả giữ vai trò tiên quyết đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam trong tình hình mới. Bên cạnh những tác động kinh tế vô cùng quan trọng mà NSNN mang lại thì đối với cộng đồng – xã hội từ đó đã khẳng định vai trò của NSNN. Việc sử dụng NSNNsao cho hiệu quả đã có những tác động đến quá trình vận động của kinh tế18 . Cần thiết ban hành những quy phạm pháp luật để điều chỉnh vấn đề này. Xét về bản chất thì vai trò của NSNNvới sự phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ tương hỗ, mật thiết với nhau. Nhằm đảm bảo quyền lợi của tất cả các chủ thể nói chung thì pháp luật luôn có định hướng và dưới sự quản lý của các cơ quan NN có thẩm quyền được thực hiện một cách cụ thể. Việc thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các quyền của các chủ thể khi áp dụng các quy định về NSNN được đảm bảo. Do đó, pháp luật cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý NN vềngân sách nói chung. 18 Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.
  • 22. 14 Hiện nay, vấn đề về sử dụng hợp lý nguồn NSNNbên cạnh những thành quả đạt được thì còn những tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước và cộng đồng. Những hành vi vi phạm trên thực tế đã mang lại nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài đối với đất nước ta. Do đó, việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển trong hoạt động của NSNN trở thành những yêu cầu cấp thiết. Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật trong công tác quản lý về NN đối với nguồn NSNNmột cách nghiêm minh19 . Những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã ban hành các quy định pháp luật nhằm quản lý vấn đề NSNNđã đạt hiệu quả lớn, việc kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm cũng như hình thành hành lang pháp lý cơ bản vềquản lý NN về ngân sách. Việc làm đó đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của luật pháp trong việc bảo vệ sử dụng các quy định về NSNN của các cơ quan chủ quản. Có thể nói, trong tiến trình đổi mới đất nước, pháp luật về quản lý nhà nước về NSNNđã góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngăn chặn và đẩy lùi một phần hành vi vi phạm trong lĩnh vực này, góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, duy trì và tạo được một số chuyển biến khả quan về mặt xã hội, góp phần không nhỏ trong việc củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo thế và lực đưa nước ta từng bước hội nhập với thế giới. Chúng ta cũng đang từng bước xây dựng. sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước sao cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Nhiều văn bản pháp luật và dưới luật về vấn 19 Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.
  • 23. 15 đề này đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành và áp dụng có hiệu quả vào cuộc sông. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề thực thi pháp luật về quản lý nhà nước đối với vấn đề NSNNtrên thực tế chưa đạt những hiệu quả cao. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành luật hình sự vê xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập những kinh nghiệm xây đựng hệ thống pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật trong hoạt động quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật về quản lý ngân sách trong giai đoạn hiện nay chưa phát huy vai trò, cơ sở vốn có của nó. Thực tế những năm vừa qua ở nước ta cho thấy, hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác NSNNđã có những tác động rõ rệt đến đời sống xã hội. Việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực NSNNđã tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành và phát triển đất nước trong tình hình mới. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp quan trọng. Quá trình tổ chức tốt việc đưa pháp luật về vấn đề này thực sự là điều vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, mà còn tạo ra khả năng nhằm nâng cao ý thức trong quá trình bảo vệ và phát triển đất nước trong giai đoạn đất nước cùng hội nhập và phát triển, đẩy mạnh hơn nữa các chương trình kinh tế – xã hội, hoàn thiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước về NSNNphù hợp với yêu cầu của đất nước và bối cảnh quốc tế. Mặt khác, cũng cần phải tăng cường lực lượng, phương tiện, kinh phí cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, xây dựng các cơ quan này thực sự trong sạch, vững mạnh đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra trong giai đoạn hiện nay.
  • 24. 16 2.1.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước 2.1.2.1. Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước Trong hoạt động quản lý NSNN thì hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước là hoạt động quan trọng, đóng góp vị trí to lớn trong hoạt động quản lý nhà nước về NSNN. Hoạt động thu NSNNlà một loại hoạt động nhà nước, hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước. Có thể hiểu rằng: thu ngân sách Nhà nước là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tập trung một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo những hình thức và biện pháp phù hợp để hình thành nên quỹ ngân sách Nhà nước. NSNN cũng là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Thu ngân sách nhà nước là một trong yếu tố quan trọng của ngân sách nhà nước nói chung. Trong đó theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định: “Điều 5. Phạm vi ngân sách nhà nước: 1. Thu ngân sách nhà nước bao gồm: a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • 25. 17 c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật20 . Xét về bản chất thì hoạt động thu NSNNphản ánh những quan hệ về phân phối kinh tế giữa NN với các chủ thể trong các mối quan hệ xã hội nói chung, Thông qua đó, NN thông qua những quy định của pháp luật đã được quy định nhằm thu lại một phần của cải trong xã hội, phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Thu NSNNlà hoạt động có vai trò quan trọng của nhà nước, góp phần tạo ra thu nhập tài chính để đáp ứng nhu cầu công cộng và nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước trong quá trình vận hành và phát triển. Thông qua hoạt động thu NSNNthì Nhà nước quy định các hình thức và biện pháp phù hợp nhằm tập trung một phần của cải xã hội vào quỹ ngân sách Nhà nước. Ở nước ta hiện nay thì hoạt động thu NSNNđa phần được thực hiện dưới hình thức là các chính sách về Thuế thông qua các quy định rõ về vấn đề này một cách cụ thể. 2.1.2.2. Các nguồn thu ngân sách nhà nước Trong hoạt động về quản lý NSNNnội dung kinh tế là căn cứ phổ biến để phân loại các khoản thu ngân sách Nhà nước. Điều này được ghi nhận rõ tại Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành thì các khoản thu ngân sách Nhà nước quy định: “Điều 5. Phạm vi ngân sách nhà nước 1. Thu ngân sách nhà nước bao gồm: a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; 20 Điều 5 – Luật ngân sách nhà nước 2015
  • 26. 18 b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.”21 Trên cơ sở đó thì - Thu thường xuyên là các khoản thu phát sinh tương đối đều đặn, ổn định về mặt thời gian và số lượng gồm thuế, phí, lệ phí. Trong đó: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. + Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ (được qui định trong danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí). + Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lí Nhà nước (được qui định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí). - Thu không thường xuyên là những khoản thu không ổn định về mặt thời gian phát sinh cũng như số lượng tiền thu được, bao gồm: + Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước 21 Điều 5 Luật NSNN năm 2015
  • 27. 19 + Thu từ hoạt động sự nghiệp + Thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước + Thu từ viện trợ nước ngoài, từ vay trong nước và ngoài nước và các khoản thu khác”22 . 2.1.2.3. Nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước Trên cơ sở thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về NSNNthì cần thiết Đảng và NN đã xây dựng nên một số nguyên tắc nhằm thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước để đạt hiệu quả cao nhất được quy định tại Điều 8 Luật ngân sách nhà nước, có thể kể đến một số nguyên tắc sau đây: Một là, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ: nguyên tắc này được thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở một số khía cạnh cơ bản như sau: Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nguyên tắc tập trung dân chủ xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ thực tiến việc tổ chức và vận hành quyền lực Nhà nước. Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước ta và điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hoạt động quản lý nhà nước về NSNNthì đảm bảo sự thống nhất ý chí và lợi ích của NN nói chung thông qua hoạt động và phạm vi của NSNN nói chung. Ngoài ra, thông qua hoạt động quản lý NSNN nói chung thì nguồn ngân sách được huy động và phân bổ ngân sách một cách hợp lý và cụ thể. Trong hoạt động quản lý NSNN ở nước ta hiện nay cần đảm bảo phát huy tính chủ động và sáng tạo của các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết các vấn đề cụ thể có 22 https://vietnambiz.vn/thu-ngan-sach-nha-nuoc-la-gi-ban-chat-va-phan-loai-thu-ngan-sach- 20190913153909849.htm
  • 28. 20 liên quan đến NSNN của các cơ quan có thẩm quyền. Nguyên tắc tập trung không có nghĩa là độc đoán mà kèm với nó chính là hoạt động phát huy hơn nữa tinh thần dân chủ trong tổ chức hoạt động ngân sách của các cấp chính quyền, các ngành, các đơn vị từ trung ương xuống địa phương thông qua sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan NN cũng như các cấp chính quyền trong quá trình quản lý NSNN một cách có hiệu quả23 . Nguyên tắc công khai, minh bạch: Trong công tác quản lý nhà nước về NSNN thì nguyên tắc công khai, minh bạch là một trong những nguyên tắc quan trọng và cụ thể và rất được quan tâm. Công khai theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là không giữ kín, không giấu diếm mà để cho mọi người đều có thể biết. Minh bạch là rõ ràng, rành mạch, không thể nhằm lẫn được. Trong hoạt động QLNS cần thiết phải công khai, minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của cá nhân, tổ chức với tư cách là chủ thể trong hoạt động nộp thuế của NN nói chung. Việc Nhà nước có đảm bảo trách nhiệm trước dân về huy động và sử dụng các nguồn thu hay không phụ thuộc nhiều vào tính minh bạch của ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Điều này cũng rất quan trọng đối với nhà đầu tư nước ngoài, những tổ chức phi chính phủ, những người hiển nhiên sẽ không hài lòng nếu sau khi hỗ trợ tài chính cho một quốc gia lại không có đủ thông tin về việc sử dụng nó vào đâu, như thế nào? Vấn đề về công khai, minh bạch các về NSNN phải trình Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, qua đó tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức xã hội giám sát công tác quản lý ngân sách từ khâu lập dự toán, bố trí ngân sách cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời với việc công khai dự toán ngân sách từ khâu trình Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp giúp cho công tác công khai minh bạch ngân sách phù hợp với thông lệ Quốc 23 Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.
  • 29. 21 tế. Vấn đề về công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách, cùng với báo cáo thuyết minh, giải trình ngân sách24 . Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm: Trong quá trình sử dụng NSNN thì việc cần thiết là nâng cao tinh thần trách nhiệm của các các cơ quan NN có thẩm quyền là điều hoàn toàn cần thiết. Thông qua vai trò, nhiệm vụ được nhân dân "uỷ thác" trong việc sử dụng nguồn lực, Nhà nước cần thiết phải đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân về toàn bộ quá trình quản lý ngân sách của đất nước và phải thông báo cho nhân dân biết về những kết quả thu, chi ngân sách. Tính chịu trách nhiệm bao gồm chịu trách nhiệm có tính chất nội bộ và chịu trách nhiệm ra bên ngoài. Chịu trách nhiệm nội bộ của nhà quản lý ngân sách bao gồm chịu trách nhiệm của cấp dưới với cấp trên, với người giám sát; kiểm tra ngân sách trong nội bộ Nhà nước. Chịu trách nhiệm ra bên ngoài muốn nói tới ở đây là tính chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác quản lý NN về NSNN nói chung. Bên cạnh việc nâng cao trách nhiệm thì NN cần thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tăng tính chất tự chủ trong quản lý ngân sách cho các địa phương, bộ, ngành, đơn vị đối với vấn đề thực hiện quản lý NSNN nói chung. Điều này đã được quy định cụ thể trong pháp luật về NSNN ở nước ta. Thông qua hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải chịu trách nhiệm giải trình trước toàn bộ cử tri về ngân sách. Cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan lập pháp25 . Nguyên tắc đảm bảo cân đối NSNN: Trong hoạt động quản lý NSNN nói chung thì việc cần thiết đảm bảo việc cân đối ngân sách nhà nước. Việc cân đối nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện bằng hoạt động cân bằng về thu, chi còn là sự hài hoà, hợp lý trong cơ cấu thu, chi giữa các khoản thu, chi nói chung. Bên cạnh đó thì tại các lĩnh vực; các ngành; các cấp chính quyền 24 Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002. 25 Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.
  • 30. 22 thậm chí ngay cả giữa các thế hệ. Thông qua hoạt động đảm bảo việc cân đối nguồn ngân sách nhà nước góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định của NSNN, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế trong nước phù hợp với quá trình phát triển của nước ngoài nói chung. Từ đó, thực hiện việc sử dụng nguồn ngân sách được đảm bảo một cách công bằng nói chung. Thông thường, khi thực hiện ngân sách các khoản thu dự kiến sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Vì vậy, tính toán nhu cầu chi sát với khả năng thu trong khi lập ngân sách là rất quan trọng. Các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp26 . 2.1.2.4. Phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước Khái niệm: Hoạt động QLNSNN là một hoạt động của cơ quan NN có thẩm quyền thông qua các quy định của pháp luật nhằm thực hiện công tác quản lý nguồn ngân sách của quốc gia, phục vụ cho các mục đích trong xây dựng và phát triển đất nước nói chung. Trong hoạt động về quản lý NSNN thì vấn đề về phân cấp quản lý ngân sách là quá trình Nhà nước trung ương phân cấp và tiến hành việc giao những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước nói chung. Trong khoa học nghiên cứu thì có rất nhiều định nghĩa về phân cấp quản lý NN. Đa phần thì các nhà nghiên cứu nói chung thường hiểu đơn giản đó là việc phân và giao nhiệm vụ cho các chính quyền từ trung ương xuống địa phương trong hoạt động về quản lý nhân sách nhà nước. Song xét trong quá trình thực hiện thì quá trình phân cấp quản lý NN về ngân sách thường rộng hơn rất nhiều. Đồng thời có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng của hoạt động QLNSNN nói chung. Nó giải quyết những mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước Trung ương và các cấp chính quyền nhà nước Địa phương. Tại Luật ngân sách nhà nước 2015 quy định: “Phân cấp quản lý ngân sách là 26 Phạm Đức Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.
  • 31. 23 việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội đã phần nào khái quát được nội dung cũng như bản chất việc phân cấp quản lý NSNN nói chung ở nước ta hiện nay”27 . * Nguyên tắc: Trong hoạt động phân cấp quản lý NSNN thì cần thiết ban hành những nguyên tắc đảm bảo cho việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau: Thứ nhất: Việc phân cấp quản lý NSNN nói chung cần thiết phải phù hợp với hoạt động phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Thông qua đó, khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa việc phân cấp quản lý NN về ngân sách và phân cấp trong quản lý kinh tế - xã hội nói chung. Tạo nên vai trò quan trọng của hoạt động quản lý ngân sách nhà nước trong thực tiễn28 . Thứ hai: Quá trình thực hiện phân cấp ngân sách nhà nức cần đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và vị trí độc lập của ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất. Trong việc phân cấp cần phân định rõ vị trí của NS trung ương và địa phương từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược phát triển quan trọng và cụ thể nói chung. Đảm bảo việc phân cấp quản lý NSNN được thực hiện một cách thống nhất và đạt hiệu quả cao29 . Thứ ba: Hoạt động phân cấp quản lý NSNN cần đảm bảo nguyên tắc công bằng. Quá trình phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo nguyên tắc này nhằm mục đích đó là giảm bớt khoảng cách giàu, nghèo giữa các vùng, 27 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật ngân sách nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 28 http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phan-cap-quan-ly-ngan-sach-nha-nuoc-thuc-trang-va-khuyen- nghi-305950.html 29 http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phan-cap-quan-ly-ngan-sach-nha-nuoc-thuc-trang-va-khuyen- nghi-305950.html
  • 32. 24 các địa phương, trong quá trình phân cấp cần đảm bảo cơ chế điều hoà, trợ cấp giữa trung ương với địa phương, giữa ngân sách cấp trên với ngân sách cấp dưới30 . Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: Hoạt động phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trong thực tế được xem là việc xử lý các mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương trong hoạt động của ngân sách nhà nước, từ đó cho phép hình thành một cơ chế phân chia ranh giới quyền lực về quản lý ngân sách nhà nước giữa các cấp chính quyền. Trong hoạt động phân cấp quản lý ngân sách nhà nước về cơ bản bao gồm 3 nội dung, cụ thể là: Thứ nhất, về quyền lực: hoạt động phân cấp quản lý NN về ngân sách ban hành chế độ, chính sách, tiêu chuẩn cụ thể cũng như định mức nói chung. Hoạt động phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữ vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Thông qua việc phân cấp nhằm làm rõ vấn đề cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành ra các chế độ, chính sách có liên quan đến quản lý NSNN nói chung. Thông qua các quy định cụ thể được ghi nhận trong Luật ngân sách nhà nước đã tạo nên hành lang pháp lý quan trong trong việc quyết định phân sách nhà nước cũng như việc định mức, tiêu chuẩn, phạm vi, mức độ của mỗi cấp chính quyền. Cơ sở pháp lý này được xây dựng dựa trên hiến pháp hoặc các đạo luật tổ chức hành chính, từ đó định ra hành lang pháp lý cho việc chuyển giao các thẩm quyền gắn với các trách nhiệm tương ứng với quyền lực đã được phân cấp, đảm bảo tính ổn định, tính pháp lý, không gây sự rối loạn trong quản lý ngân sách nhà nước. Thông qua hoạt động phân cấp quản lý ngân sách nhà nước sẽ tạo nên hệ thống từ Trung ương xuống địa phương thực hiện chức năng quản lý NN về ngân sách được thống nhất và thực hiện các quy định về vấn đề này được đạt hiệu quả cao. Tùy từng địa 30 http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phan-cap-quan-ly-ngan-sach-nha-nuoc-thuc-trang-va-khuyen- nghi-305950.html
  • 33. 25 phương sẽ quyết định về chế độ quản lý ngân sách sao cho phù hợp để việc sử dụng ngân sách giữ vai trò quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.31 Thứ hai, Phân cấp quản lý nhà nước là phân cấp về nguồn thu và chi ngân sách nhà nước: Thực tế trong công tác QLNN về ngân sách thì vấn đề thu – chi là một trong những vấn đề phức tạp, khó khăn và tiềm ẩn nhiều bất đồng trong quá trình xây dựng và thực hiện việc phân cấp quản lý NN về ngân sách nói chung. Xuất phát từ sự chênh lệch trong thực tế nên bản thân các địa phương cũng như sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thì công tác quản lý ngân sách tạo nên sự mâu thuẫn trong vấn đề này. Việc phân chi rạch ròi nhiệm vụ về thu – chi ngân sách nhà nước cần thiết thực hiện bởi cơ quan NN có thẩm quyền, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ chi cho các hoạt động có tính chất đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu để đảm bảo chủ động thực hiện những nhiệm vụ được giao, gắn trực tiếp với công tác quản lý tại địa phương và nhiệm vụ chi ngân sách địa phương gắn liền với nhiệm vụ quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh do địa phương trực tiếp quản lý. Trong việc phân cấp quản lý NN nói chung thì các cơ quan NN có thẩm quyền cần xác định các yếu tố và mục tiêu liên quan trong hoạt động về điều kiện để từ đó có sự phân cấp sao cho hiệu quả. Ngân sách cấp trên thực hiện nhiệm vụ bổ sung ngân sách cho ngân sách cấp dưới dưới hai hình thức: Bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu32 . Thứ ba, phân cấp về quản lý chu trình ngân sách, tức là phân công, phân định trách nhiệm, quyền hạn trong lập, chấp hành và quyết toán NSNN: Hoạt động phân cấp quản lý ngân sách nhà nước thể hiện mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước trong một chu trình ngân sách nhà nước thành một 31 TS.Vũ Sỹ Cường – Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam và định hướng đổi mới. 32 TS.Vũ Sỹ Cường – Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam và định hướng đổi mới.
  • 34. 26 khâu khép kín từ trung ương xuống địa phương. Yêu cầu của nội dung này đặt ra là giải quyết mối quan hệ về mức độ tham gia, điều hành và kiểm soát của các cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan chuyên môn trong từng khâu quản lý chu trình ngân sách. Trong hoạt động này đòi hỏi các cơ quan NN có thẩm quyền có sự phối hợp mang tính chất đồng bộ từ các cơ quan Trung ương và địa phương, các cơ quan Trung ương với nhau, các cơ quan địa phương. Từ đó tạo nên một thể thống nhất, đảm bảo cho việc phân cấp quản lý NN về ngân sách được thực hiện có hiệu quả33 . 2.1.2.5. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước Quản lý thu NSNNnhằm bảo đảm tập trung nguồn lực tài chính của quốc gia để thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu, điều tiết một cách hiệu quả các hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế. Trong quá trình cải cách hành chính hiện nay, quản lý thu NSNNở các cấp chính quyền địa phương đã từng bước thay đổi để thực hiện tốt nhiệm vụ tập trung nguồn thu cho ngân sách nhà nước. * Lập dự toán ngân sách Sau khi nhận được thông tin hướng dẫn từ cấp trên xuống, quá trình lập dự toán được tiến hành từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao và báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính cấp địa phương xem xét dự toán của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của chính quyền cấp dưới tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổngân sách địa phương để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên. Sở Tài 33 TS.Vũ Sỹ Cường – Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam và định hướng đổi mới.
  • 35. 27 chính xem xét dự toán ngân sách các cơ quan tỉnh, dự toán ngân sách địa phương, tổng hợp và lập dự toán ngân sách Nhà nước trình Ủy ban nhân dân. Lập dự toán ngân sáchđược chia thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra. - Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán ngân sách. - Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ, giao dựtoán ngân sách Nhà nước. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp trên, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, đảm bảo dự toán ngân sách cấp xã được quyết định trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được quy định Điều 41 Luật ngân sách nhà nước 2015, cụ thể như sau: “- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới. - Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương. - Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước. - Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
  • 36. 28 - Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau. - Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước”34 . - Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước. - Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan thuế, cơ quan hải quan lập (nếu có), dự toán thu, chi ngân sách của các huyện; lập dự toán thu NSNNtrên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân sách huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh), dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét trước khi báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ quản lý lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ (đối với dự toán chi giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ), các cơ quan Trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25 tháng 7 năm trước. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. * Chấp hành dự toán thu ngân sách Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu 34 Điều 41 Luật ngân sách nhà nước 2015
  • 37. 29 vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu gửi cơ quan tài chính vào cuối quý trước. Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo Luật (các luật thuế, pháp lệnh phí và lệ phí,...). Tất cả các nguồn thu đều được thực hiện thông qua hệ thống kho bạc nhà nước. Cơ quan thu bao gồm: cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách. Các khoản thu có tính chất nội địa như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan Thuế thực hiện. Cơ quan Hải quan tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu. Cơ quan Tài chính và các cơ quan khác được ủy quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN * Công tác quyết toán thu ngân sách Hiện nay việc quyết toán thu – chi ngân sách được thể hiện rõ dàng hơn qua các văn bản như Luật Ngân sách nhà nước 2015; Luật Kiểm toán nhà nước ngày 24 tháng 6 năm 2015;Quyết định số 08/2016/QĐ-KTNN ngày 23/12/2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc nhà nước (KBNN) trực thuộc Bộ Tài chính. Theo quy định của Luật NSNN, quy trình quyết toán NSNN được khái quát gồm các bước cơ bản sau đây: Bước 1: Đơn vị lập và gửi Báo cáo quyết toán NSNN Kết thúc năm ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện khoá sổ kế toán ngân sách, xử lý ngân sách cuối năm và đối chiếu với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để xác nhận số liệu, từ đó lập Báo cáo quyết toán NSNN.Báo cáo quyết toán NSNN của đơn vị sử dụng ngân sách được gửi đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt, sau đó tổng hợp và gửi đơn vị dự toán
  • 38. 30 cấp I. Sau khi xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc, đơn vị dự toán cấp I tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN gửi cơ quan tài chính cùng cấp để cơ quan tài chính thẩm định quyết toán NSNN theo quy định. Về thời hạn đơn vị dự toán cấp I gửi Báo cáo quyết toán NSNN: Đối với ngân sách trung ương: Đơn vị dự toán cấp I (các Bộ, cơ quan trung ương) gửi Báo cáo quyết toán NSNN cho Bộ Tài chính chậm nhất trước ngày 01/10 năm sau. Đối với ngân sách địa phương: Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể thời hạn đơn vị dự toán cấp I gửi Báo cáo quyết toán NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp, tuy nhiên cần đảm bảo thời hạn để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương cho Bộ Tài chính trước ngày 01/10 năm sau. Bước 2: Cơ quan tài chính, KBNN thẩm định Báo cáo quyết toán NSNN * Đối với ngân sách địa phương: Cơ quan tài chính: Thẩm định quyết toán của đơn vị dự toán cấp I cùng cấp và quyết toán NSNN của ngân sách cấp dưới. Sau đó, cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dưới để gửi cơ quan tài chính cấp trên thẩm định. Theo quy định tại Điều 67 Luật NSNN năm 2015, Bộ Tài chính không thực hiện thẩm định đối với quyết toán ngân sách năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, trong quá trình tổng hợp quyết toán NSNN, trường hợp phát hiện có sai sót, Bộ Tài chính yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh lại số liệu. Trường hợp phát hiện sai phạm, Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
  • 39. 31 Kết thúc quá trình thẩm định quyết toán NSNN, cơ quan tài chính trình Ủy ban nhân dân để trình Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Tiếp theo, cơ quan tài chính gửi Bộ Tài chính Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương để làm căn cứ tổng hợp quyết toán NSNN. Đối với ngân sách trung ương: Các đơn vị quản lý chuyên ngành của Bộ Tài chính (các Vụ, Cục, Tổng cục) chủ trì thẩm định đối với các khoản chi NSNN như: Chi thường xuyên, chi đầu tư, chi vay nợ, chi viện trợ, chi dự trữ quốc gia...Các đơn vị quản lý chuyên ngành của Bộ Tài chính sẽ gửi xin ý kiến KBNN thẩm định quyết toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương. Căn cứ số liệu trên hệ thống TABMIS và căn cứ tài liệu quyết toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương, KBNN tham gia ý kiến gửi các Vụ, Cục, Tổng cục chuyên ngành. Các Vụ, Cục, Tổng cục chuyên ngành tổng hợp và trình Lãnh đạo Bộ Tài chính ban hành Thông báo thẩm định quyết toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương, kèm nhận xét, kiến nghị hoặc yêu cầu điều chỉnh lại số liệu. Bước 3: KBNN (trung ương) tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN Theo quy định tại Quyết định 26, nhiệm vụ tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN hằng năm được giao cho KBNN thực hiện. KBNN căn cứ số liệu thu, chi NSNN, căn cứ Thông báo thẩm định quyết toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương (đối với ngân sách trung ương) và số liệu ngân sách địa phương do Vụ NSNN tổng hợp trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương để tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN trình Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội theo quy định. Bước 4: Kiểm toán Nhà nước kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN
  • 40. 32 Để đảm bảo tính đúng đắn, trung thực của số liệu quyết toán NSNN, Luật NSNN quy định: Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn. Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương trước khi gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn. Chậm nhất ngày 01/10 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương phải gửi Kiểm toán Nhà nước Báo cáo quyết toán NSNN để thực hiện kiểm toán. Đối với Báo cáo quyết toán NSNN được tổng hợp từ Báo cáo quyết toán của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Chậm nhất ngày 28/02 năm sau nữa của năm quyết toán, Bộ Tài chính (KBNN) gửi Kiểm toán Nhà nước để thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn. Sau khi gửi Kiểm toán Nhà nước Báo cáo quyết toán NSNN, KBNN phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục giải trình với Kiểm toán Nhà nước theo yêu cầu. Bước 5: Quốc hội phê chuẩn Báo cáo quyết toán NSNN Trước khi Chính phủ trình Quốc hội, Báo cáo quyết toán NSNN phải được Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội thẩm tra với chức năng là cơ quan chuyên môn giúp việc cho Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách. Việc thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội được thực hiện căn cứ vào Báo cáo quyết toán NSNN của Chính phủ, các thông tin do cơ quan kiểm toán báo cáo và kết quả hoạt động giám sát của các Uỷ ban và các đại biểu Quốc hội. Quá trình thẩm tra có thể thực hiện qua nhiều bước (và có thể phải điều chỉnh lại báo cáo quyết toán theo yêu cầu); khi kết thúc, Ủy
  • 41. 33 ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội sẽ có Báo cáo thẩm tra về Báo cáo quyết toán NSNN để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến và trình Quốc hội. Căn cứ vào các tài liệu: Báo cáo quyết toán NSNN do Chính phủ trình; Báo cáo của cơ quan Kiểm toán Nhà nước và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Quốc hội sẽ thảo luận, xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN. Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN chậm nhất là 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách. Sau khi Báo cáo quyết toán NSNN được Quốc hội phê chuẩn, Chính phủ có nghĩa vụ công khai quyết toán NSNN (kèm theo Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán NSNN) để xã hội và công chúng có thể tiếp cận với số liệu, tài liệu quyết toán NSNN. 2.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 2.2.1. Khu vực ngoài quốc doanh Kinh tế ngoài quốc doanh là loại hình kinh tế khá phong phú, bao gồm mọi loại hình kinh doanh cá thể, tổ hợp, hợp tác xã , công ty TNHH, công ty Cổ phần… hoạt động trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Với lĩnh vực tham gia rộng rãi như vậy, kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo một phần không nhỏ tổng sản phẩm nội địa, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước, thu hút lao động xã hội, tận dụng, khai thác tiềm năng của đất nước… Nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực kinh tế này, Đại hội Đảng lần thứ IV đã nhận định: Trong xã hội ta còn nhiều người có sức lao động, chưa có việc làm, chưa sử dụng hết thời gian lao động. khả năng thu hút sức kao động của khu vực Nhà nước là có hạn trong khi nguồn vốn của Nhà nước eo hẹp thì nguồn dự trữ vốn trong nhân dân hầu như chỉ để đưa vào tiêu dùng, cất giữ. Phải có chính sách mở đường cho người lao
  • 42. 34 động tự tạo việc làm, kích thích mọi người đưa vốn vào sản xuất kinh doanh, mở rộng tái sản xuất trên quy mô toàn xã hội. Xuất phát từ sự đánh giá những tềm năng tuy phân tán, nhưng rất quan trọng trong nhân dân, cả về sức lao động, kỹ thuật, tiền vốn, khả năng tạo việc làm, từ đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được chính thức thừa nhận. Đến năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định đường lối phát triển kinh tế theo hướng: “kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (tháng 6-2017), đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Sự khẳng định này khiến cho kinh tế quốc doanh không còn vị trí độc tôn như trước nữa, thay vào đó là chủ sở hữu tư nhân được thừa nhận, kinh tế ngoài quốc doanh được tồn tại và phát triển bình đẳng với kinh tế Nhà nước.Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các đơn vị kinh doanh có tính chất tư hữu (không kể các đơn vị đầu tư nước ngoài). Xét về loại hình doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và các đơn vị theo hình thức hợp tác xã. Trong những năm gần đây quan điểm phát triển kinh tế nước ta bằng con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân đòi hỏi sự khác nhau của các thành phần kinh tế. Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng lên nhanh chóng và tham gia ngày càng tích cực vào thị trường, làm tăng sự sôi động trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chính sách kinh tế mở đã tạo cơ hội cho kinh tế ngoài quốc doanh phát huy
  • 43. 35 hết khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng, chính điều này đã tạo nên sức mạnh và những thế mạnh riêng cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. 2.2.2. Một số nguồn thu ngân sách nhà nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Quá trình thực hiện hoạt động thu ngân sách nhà nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được tuân thủ theo quy định được ghi nhận tại Điều 5 của Luật ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành về nguồn thi ngân sách nhà nước trong thực tế. Nguồn thu ngân sách nhà nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được thực hiện qua các khoản thu đa phần là thuế. Một làthuế môn bài. Thuế môn bài thu một năm một lần nhằm mục đích hoàn thiện việc kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh qua đó có căn cứ phân loại cơ sở kinh doanh theo quy mô lớn, vừa hay nhỏ để có biện pháp quản lý thích hợp với từng đơn vị và động viên một phần đóng góp của cơ sở kinh doanh ngay từ đầu mỗi năm để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho ngân sách Nhà nước trong khi nhiều khoản thuế chưa phát sinh nguồn thu. Hai là thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế GTGT thay thế luật doanh thu được áp dụng thống nhất kể từ 1/1/1999. Thuế GTGT tính từ trên khoản GTGT thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng nên khắc phục được nhược điểm đánh thuế trùng lặp của thuế doanh thu. Thuế được hoàn đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ phát huy hết tác dụng khi xuất khẩu, tạo điều kiện cho xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị truờng quốc tế; Ba là thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế TNDN thay thế Luật thuế lợi tức được thi hành từ 1/1/1999 nhằm bao quát và điều tiết tất cả các khoản thu
  • 44. 36 nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh trong cơ chế thị trường, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước tiết kiệm vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh qua các chế độ miễn giảm thuế từng bước thu hẹp sự khác biệt về chính sách thuế để đảm bảo sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, hệ thống hoá những quy định ưu đãi về thuế; Bốn là Thuế Tiêu thụ đặc biệt.Như các luật thuế khác, luật thuế TTĐB quy định mọi tổ chức cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế có sản xuất kinh doanh hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB là đối tượng nộp thuế TTĐB. Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Năm là các sắc thuế khác: Ngoài các sắc thuế nói trên, các cơ sở sản xuất kinh doanh còn phải nộp các khoản thuế khác như thuế nhà đất, thuế tài nguyên...Tuy nhiên vì các khoản này không phát sinh thường xuyên hay rất nhỏ nên không trình bày kỹ mục đích ý nghĩa, nội dung 2.2.3. Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh Thông qua các công cụ pháp luật có sức mạnh quyền uy thì hoạt động quản lý nhà nước về thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh được tiến hành một cách nghiêm túc và NN thông qua các quy phạm bắt buộc các chủ thể thực hiện thông qua sức mạnh quyền uy là các chế tài trong hoạt động quản lý nhà nước. Việc tuân thủ pháp luật, hành động theo yêu cầu của pháp luật là yêu cầu đương nhiên của bản thân thân pháp luật chứ không phải vì sự cưỡng chế của Nhà nước. Sự cưỡng chế của Nhà nước mang tính quyền uy chỉ xuất phát từ yêu cầu bảo vệ pháp luật dưới dạng răn đe, do vậy có tác dụng nâng cao hiệu lực của công cụ pháp luật kinh tế.
  • 45. 37 Công tác QLNN về thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh cần phù hợp và đặc thù cho hệ thống quản lý, giám sát hoạt động thu ngân sách nhà nước cầm theo hướng kết hợp hài hòa nguồn thu phí, lệ phí đóng góp vào nguồn tài chính từ ngân sách quốc gia. Cơ quan QLNN điều hành các họat động kiểm soát bằng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm. Hoạt động QLNN về thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, tổ chức trên địa bàn. Ngoài chính sách của Nhà nước, tỉnh, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi để khuyến khích tư nhân trong việc đầu tư xây dựng, phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở thực hiện trên cơ sở hỗ trợ khu vực ngoài quốc doanhchuyển đổi ngành nghề. Vì vậy, bên cạnh các chính sách xã hội hóa công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Nhà nước còn ban hành chính sách hỗ trợ khu vực ngoài quốc doanh. QLNN hoạt động thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh được thực hiện bằng pháp luật đảm bảo tính phổ biến và công bằng. Pháp luật về thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực này, nhưng không phải tất cả mà chỉ những quan hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất và khái quát nhất. Trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng và có cơ hội ngang nhau để phát triển các hoạt động trong công tác thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh nói riêng và hoạt động thu ngân sách nhà nước nói chung.
  • 46. 38 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh 2.3.1. Nhân tố chủ quan * Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN trên địa bàn địa phương và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý thu NSNN được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán thu NSNN có tác động rất lớn đến quản lý thu NSNN. Đó là sự ảnh hưởng của những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý chi ngân sách. Cụ thể là các văn bản quy định phạm vi, đối tượng chi ngân sách của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý chi ngân sách và sử dụng quỹ ngân sách; quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu... Các văn này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý quản lý thu NSNN khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên một địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi Nhà nước phải ban hành những văn bản đúng đắn, phù hợp với điều thực tế thì công tác quản lý chi NSNN mới đạt được hiệu quả. Để tổ chức quản lý thu NSNN khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và chi thường xuyên ngân sách tỉnh nói riêng, UBND tỉnh phải xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc, phù hợp với thẩm quyền,