SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 53
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐÀO VĂN MẪU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐÀO VĂN MẪU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN BÁ CHIẾN
THỪA THIÊN HUẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Bá Chiến -
Học viện Hành chính Quốc gia.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu
trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thừa Thiên Huế, ngày thángnăm 2017
Học viên
Đào Văn Mẫu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, lời đầu tiên tôi xin
bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, người đã
tận tình, đầy trách nhiệm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cám ơn các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo
ở Học viện Hành chính đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý
báu cũng như tạo mọi điều kiện quan tâm, giúp đỡ để tôi hoàn thành
tốt khóa học và nghiên cứu để hoàn thiện đề tài luận văn của mình.
Xin chân thành cám ơn lãnh đạo, các cơ quan, cá nhân cùng các bạn học
viên đã tạo mọi điều kiện quan tâm giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng những chắc chắn, luận văn không tránh khỏi
những hạn chế thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp chân
thành của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn học viên.
Xin chân thành cám ơn!
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI Ở CẤP HUYỆN..................................................................................................................7
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, NGUYÊN TẮC VÀ SỰ CẦN
THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở CẤP HUYỆN..................... 7
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai.................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện..................10
1.1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện
............................................................................................................................................................. 11
1.1.4. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện.........................13
1.1.5.Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện ..............15
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI....................................17
1.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó.................................................................................18
1.2.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........................................18
1.2.3.Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng
đất đối với hộ gia đình, cá nhân. ..............................................................................20
1.2.4. Quản lý việc bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất.21
1.2.5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho
hộ gia đình, cá nhân ...........................................................................................................22
1.2.6. Thống kê, kiểm kê đất đai................................................................................23
1.2.7. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất...................................................24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.8.Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai..........................................................24
1.2.9.Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.................................................25
1.2.10.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai26
1.3. CHỦ THỂ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở CẤP HUYỆN.28
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI Ở CẤP HUYỆN...............................................................................................................29
1.4.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế.........................29
1.4.2. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đất đai.......................................30
1.4.3.Các công cụ để quản lý nhà nước về đất đai....................................31
1.4.4.Nhận thức của nhân dân....................................................................................31
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ÐẤT ÐAI Ở
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH..................................................................35
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LỆ THỦY
ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI.............................35
2.1.1.Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................35
2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội....................................................................................42
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội............45
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI CỦA
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH..................................................................47
2.2.1.Tình hình sử dụng đất..........................................................................................47
2.2.2. Biến động đất đai giai đoạn 2014 - 2016...............................................50
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA KẾT QUẢ ĐẠT
ĐƯỢC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN LỆ
THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH..............................................................................................52
2.3.1. Kết quả đạt được....................................................................................................52
2.3.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được ........................................................63
2.4. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN DỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH
QUẢNG BÌNH............................................................................................................................64
2.4.1. Hạn chế........................................................................................................................... 64
2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai ở huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình............................................................................................... 67
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................69
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH......................................70
3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai của
huyện Lệ Thủy.........................................................................................................................70
3.1.1. Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......................70
3.1.2. Hoàn thiện công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính,
cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất........................................................... 72
3.1.3. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất.74
3.1.4. Bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất................................ 77
3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về
đất đai của chính quyền huyện Lệ Thủy.............................................................78
3.2.1. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai....78
3.2.2.Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai
............................................................................................................................................................. 80
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2.3. Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai .........81
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................84
KẾT LUẬN...................................................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt
1. CCC
2. CDG
3. CLN
4. DSN
5. GCNQSD
6. GPMB
7. HĐND
8. LNP
9. MNC
10. NKH
11. NTD
12. NTS
13. ODT
14. ONT
15. OTC
16. QLNN
17. RPH
18. RSX
19. SON
20. SXNN
21. TĐC
22. TTHC
23. TTN
24. UBND
Nguyên nghĩa
Đất có mục đích công
cộng Đất chuyên dùng
Đất trồng cây lâu năm
Đất xây dựng công trình sự
nghiệp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất Giải phóng mặt
bằng Hội đồng nhân dân
Đất lâm nghiệp
Đất có mặt nước chuyên
dùng Đất nông nghiệp khác
Đất nghĩa trang, nghĩa
địa Đất nuôi trồng thủy
sản Đất ở tại đô thị Đất
ở tại nông thôn
Đất ở
Quản lý nhà nước
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng sản xuất
Đất sông, ngòi, kênh, rạch,
suối Sản xuất nông nghiệp
Tái định cư
Thủ tục hành chính Đất
tôn giáo, tín ngưỡng Ủy
ban nhân dân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Số hiệu Nội dung
1 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu khí tượng huyện Lệ Thủy 37
2 Bảng 2.2 Tài nguyên đất huyện Lệ Thủy 39
3 Bảng 2.3 Biến động đất nông nghiệp từ năm 2014-2016 47
4 Bảng 2.4 Biến động đất phi nông nghiệp từ năm 2014-2016 48
5 Bảng 2.5 Nguồn thu ngân sách từ năm 2014-2016 55
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT Số hiệu Nội dung
1 Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy 34
2 Hình 2.2 Diển biến một số chỉ tiêu khí tượng 38
3 Hình 2.3 Cơ cấu đất nông nghiệp 45
4 Hình 2.4 Cơ cấu đất phi nông nghiệp 46
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức,
xương máu mới tạo lập và bảo vệ được vốn đất như ngày hôm nay. Đất đai
là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không
thể thay thế được và di chuyển chủ quan theo ý chí của con người. Chính vì
vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý giá này một cách hợp lý không
những có ý nghĩa quyết định đến sự pháttriển kinh tế của đất nước mà còn
đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển xã hội.
Đất đai là yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ một quốc gia nào.
Ngay từ khi loài người biết đến chăn nuôi, trồng trọt thì vấn đề sử dụng đất
đai không còn đơn giản nữa bởi nó phát triển song song với những tiến bộ
của nền khoa học, kỹ thuật, kinh tế, chính trị......Khi xã hội càng phát triển
thì giá đất(giá quyền sử dụng đất) càng cao và luôn giử được vị trí
quan trọng như Mác đã khẳng định: “Lao động là cha, đất đai là mẹ
sinh ra của cải vật chất”. Do đó, việc quản lý nhà nước về đất đai
luôn là mục tiêu quốc gia của mọi thời đại nhằm nắm chắc và quản lý
chặt chẽ quỹ đất đảm bảo việc sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
Lệ Thủy là một huyện lớn nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Bình, có vị
trí phía Bắc giáp với huyện Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị,
phía Tây giáp nước Lào và phía Đông giáp Biển Đông, huyện có 26 xã và
02 thị trấn. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định góp phần quan
trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị,
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
an ninh, quốc phòng.....
Tuy nhiên quá trình quản lý đất đai chưa theo kịp với tốc độ
phát triển xã hội, hồ sơ địa chính bị lạc hậu chưa được thực hiện lại,
năng lực quản lý đất đai còn hạn chế, tình hình đơn thư khiếu nại tố
cáo liên quan đến đất đai vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, trong quá trình
thực hiện luật Đất đai năm 2013 cũng như các quy định khác vẫn còn
nhiều hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện. Tranh chấp đất đai vẫn
diễn ra dưới nhiều hình thức, việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất cho các hộ gia đình còn chậm so với yêu cầu……
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để đánh giá công tác quản lý
nhà nước về đất đai trong quá trình phát triển kinh - xã hội của huyện Lệ
Thủy giai đoạn từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay, cần
nghiên cứu thực trạng để thấy được những kết quả đạt được, những
mặt còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện, từ
đó đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp nhằm khai thác sử dụng
nguồn lực đất đai có hiệu quả hơn. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những
vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về
đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên thực tế đã có nhiều tác giả
nghiên cứu, thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu các cấp, các bài viết trên
các tạp chí, hội thảo khoa học...Một số công trình, bài viết tiêu biểu như:
Cuốn sách của tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007): “Quản lý nhà
nước về đất đai ”, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội đã cung cấp những
kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của công tác quản lý nhà nước về
đất đai ở Việt Nam; Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trịnh Thành Công
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
(năm 2015): “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh
Hà Giang”; Luận văn thạc sĩ của học viên Phan Huy Cường (năm 2015): " Quản
lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Diễn Châu, tinh Nghệ An”; Luận văn
Thạc sỹ của học viên Trần Đại Nghĩa (2013) “Thực trạng sử dụng đất của các
dự án trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 -
2011”; Luận văn Thạc sỹ của học viên Trần Kim Anh (2013) “Thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai tại tỉnh Quảng
Bình”; Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Quý đăng trên Tạp chí Cộng sản “Nâng
cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai”.
Một số Luận văn Thạc sỹ Quản lý công như: Luận văn Thạc sỹ của học
viên Nguyễn Ngự Tuyên(2015) “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”; Luận văn Thạc sỹ của học viên Huỳnh Tấn
Lịch(2015) “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam”; Luận văn Thạc sỹ của học viên Hồng Ngọc Hà(2015) “Quản lý nhà
nước về đất đai trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về đất đai của
các nhà khoa học đối với quản lý nhà nước về đất đai đã góp phần hoàn thiện
hệ thống lý luận, cũng như thực tiễn quản lý đất đai ở Việt Nam. Các nghiên
cứu đã đánh giá thực trạng và chỉ ra nhiều nguyên nhân tồn tại trong quản lý
nhà nước về đất đai, đồng thời đề xuất nhiều định hướng, giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, chưa có đề tài
nào nghiên cứu về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình. Do đó, việc lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” là rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích: Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước
về đất đai, đánh giá thực tiễn công tác quản lý đất đai tại địa phương, từ đó đề
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Nhiệm vụ:
+ Phân tích cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai,
nội dung và các công cụ quản lý đối với đất đai.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất
đai và tình hình sử dụng đất tại huyện Lệ Thủy, những kết quả
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
+ Đề xuất các giải pháp chủ yếu mang tính khả thi để làm
tốt quản lý nhà nước về đất đất đai tại huyện Lệ Thủy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về đất đai.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: hoạt động quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
+ Thời gian: từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc sử dụng phương phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của triết học Mác – Lê ninh, quá trình nghiên cứu còn sử dụng
các phương pháp như: Phân tích thống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá,
tổng hợp, khái quát, theo nhiều cách riêng rẽ tới kết hợp với nhau. Chúng
được sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá các nghiên cứu lý
luận và thực tiễn thực hiện chính sách đất đai. Trên cơ sở đó, cùng với tình
hình thực tế và đặc điểm của huyện Lệ Thủy, tác giả lựa chọn các nội dung
và chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai ở đây.
Các phương pháp này còn được dùng trong đánh giá tình hình sử dụng
đất đai và thực thi chính sách đất đai ở trên địa bàn huyện Lệ Thủy và chỉ ra
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các vấn đề tồn tại cùng với các nguyên nhân, từ đó hình thành
các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin, được sử
dụng trong nghiên cứu:
- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó.
- Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của
huyện Lệ Thủy, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các xã, thị trấn.
- Kết hợp các phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số
liệu để có dữ liệu nghiên cứu, phân tích đầy đủ.
- Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng như: Báo chí, internet...
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Hệ thống hoá những đặc trưng cơ bản QLNN về
đất đai, làm rõ các quan hệ trong quản lý và sử dụng đất trên địa bàn
huyện Lệ Thủy. Phân tích và luận bàn về mặt lý luận và thực tiễn vai trò
QLNN về đất đai của chính quyền huyện, xây dựng và đánh giá QLNN về
đất đai của chính quyền huyện bằng hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
Về mặt thực tiễn: Ngoài những đề xuất, kiến nghị, biện pháp quản
lý thích hợp nhằm hoàn thiện QLNN về đất đai, góp phần thúc đẩy phát
triển KT- XH trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Luận văn còn đưa ra những lý
luận và kiến nghị, đề xuất có thể sử dụng chung cho QLNN về đất đai
của chính quyền huyện cũng như làm tư liệu tham khảo.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài gồm có ba chương:
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về đất đai
ở cấp huyện
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai ở
huyện Lệ Thủy, tinh Quảng Bình.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đất
đai ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ÐẤT ÐAI
Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện lệ thủy ảnh
hưởng tới quản lý nhà nước về đất đai
2.1.1.Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Lệ Thủy là một huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Bình
có tọa độ địa lý từ 16055' đến 17022' vĩ độ Bắc, và từ 106025'
đến 106059' độ Kinh Đông, có ranh giới tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh;
- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet, nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân
Lào;
Diện tích đất tự nhiên của huyện là 140180.43 ha, bao gồm
26 xã, 02 thị trấn.
Huyện Lệ Thủy là đoạn "khúc ruột" miền Trung, có các đường giao
thông nối với hai đầu đất nước như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh
Đông và nhánh Tây), đường sắt Bắc Nam nên có điều kiện thuận lợi cho
việc mở rộng liên kết, giao thương và hợp tác phát triển với các địa phương
trong tỉnh, vùng Duyên Hải miền Trung và với cả nước.
Huyện Lệ Thủy nằm không xa các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính
trị lớn như các thành phố: Đồng Hới, Đông Hà và Huế; có đường bờ biển
dài (30km) với nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch bền vững cũng như
phát triển thủy sản, là điều kiện thuận lợi để huyện phát huy các thế mạnh,
khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không ngừng nâng cao
đời sống nhân dân.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
* Địa hình, địa mạo:
Huyện Lệ Thuỷ là huyện được hình hành với nhiều dạng địa
hình: vùng miền núi và gò đồi, vùng đồng bằng chiêm trũng và vùng
cồn cát ven biển. Về mặt cấu trúc địa chất, đây là vùng trũng của dãy
Trường Sơn, đồng bằng thấp trũng bị kẹp giữa những cồn cát ven
biển và vùng đồi núi phía Tây và phía Nam, địa hình nghiêng trung
bình 60 theo hướng Tây - Bắc, Đông - Nam. Địa hình đồi núi chiếm
77% diện tích tự nhiên, huyện có các dạng địa hình sau:
- Địa hình núi thấp: Vùng núi thấp chiếm phần nhiều diện tích đất
của huyện, có độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc 20 - 250 được hình
thành sau vận động Hecxini muộn, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp,
tập trung ở phía Tây đường Hồ Chí Minh đến biên giới Việt - Lào, phân
bố chủ yếu ở xã Sơn Thuỷ, Lâm Thủy, Ngân Thủy và Kim Thủy. Đây là
một phần của dãy Trường Sơn gồm nhiều núi đá vôi, địa hình chia cắt
mạnh, nhiều hẻm sâu và phía trên mặt ít gặp dòng chảy. Trong vùng núi
có thung lũng đất đai khá màu mỡ, có điều kiện để phát triển chăn nuôi
gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày.
- Địa hình gò đồi: Vùng gò đồi là vùng chuyển tiếp từ khu vực núi
thấp ở phía Tây với vùng đồng bằng ở phía Đông, có nguồn gốc bóc
mòn tổng hợp, độ cao trung bình từ 30 - 100 m dọc 2 bên đường Hồ Chí
Minh Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam huyện, thuộc thị trấn Nông trường
Lệ Ninh và các xã: Thái Thủy, Sơn Thuỷ, Phú Thuỷ... Diện tích đất đồi
chiếm khoảng 21,5% diện tích đất tự nhiên. Càng về phía Nam, vùng đồi
càng được mở rộng. Địa hình vùng gò đồi thường có dạng úp bát sườn
thoải, nhiều cây bụi, độ dốc bình quân từ 10 -200. Đây là vùng có nhiều
tiềm năng cho phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi gia
súc với quy mô tương đối lớn.
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Địa hình đồng bằng: Bao gồm đồng bằng phù sa nội
đồng và đồng bằng cát ven biển.
+ Đối với vùng đồng phù sa nội đồng: Có địa hình thấp, bằng
phẳng, chiều rộng (Đông - Tây) bình quân 5 - 7 km, độ cao từ (-2,00) đến
(+2,50 m). Giữa đồng bằng có sông Kiến Giang và các phụ lưu gồm: Rào
Sen, Rào An Mã, Rào Ngò, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn....Vùng đồng
bằng có độ cao không lớn, hàng năm thường bị ngập lụt từ 2 đến 3 m và
được phù sa bồi đắp nên đất đai khá màu mỡ, vùng này có nhiều nơi
thấp hơn mực nước biển nên chịu ảnh hưởng của thủy triều vì vậy hay
bị nhiễm mặn, chua phèn. Đây là nơi tập trung sản xuất lương thực,
thực phẩm chính của huyện với các loại cây chủ yếu như lúa, khoai
lang, lạc, rau, củ, quả, nuôi thủy sản, chăn nuôi lợn, gia cầm.
+ Đồng bằng cát ven biển chủ yếu gồm các đồn cát, đụn cát, đồi
cát có độ cao dưới 10m, tuy nhiên cũng có những cồn cát cao đến 30
m. Diện tích vùng cát chiếm khoảng 11,46% diện tích đất tự nhiên
toàn huyện. Thành phần của đất chủ yếu là cát hạt mịn, lượng SiO2
chiếm 97 - 99%, độ liên kết kém nên dễ bị di động do gió, dòng chảy.
Vùng cát ven biển có nước ngầm khá phong phú, ngoài ra có một số
bàu, đầm nước ngọt như Bàu Sen, Bàu Dum...là nguồn cung cấp
nước cho sản xuất và đồi sống của nhân dân trong vùng. Vùng cát
ven biển có tiềm năng về phát triển nghề biển và đặc biệt là phát triển
nuôi trồng thủy sản công nghiệp và du lịch biển.
*Khí hậu:
Nằm trong vùng khí hậu duyên hải miền Trung Việt Nam,
chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa
rõ rệt: Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa.
38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến
tháng 9, nhiệt độ trung bình của năm là 24.60C, tháng nóng nhất là
tháng 6 (34,30C); Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ
bình quân 19,90C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 50C; số giờ nắng trung
bình/năm là 1500-1700 giờ, tổng tích ôn là 35000C - 40000C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.000-
2.300mm/năm, phân bổ cao dần từ Tây sang Đông và chia làm 2
mùa rõ rệt.
- Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ
tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo mưa phùn,
giá lạnh; gió Lào xuất hiện từ tháng tư đến tháng tám gây khô nóng và
hạn hán; huyện Lệ Thủy thường bị ảnh hưởng của bão, lụt hàng năm.
Một số chỉ tiêu về khí tượng và diễn biến khí tượng huyện
Lệ Thủy được thể hiện ở bảng 2.1 và hình 2.2.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu khí tượng huyện Lệ Thủy
Nhiệt độ (0
C) Độ ẩm (%) Lượng Số
Tháng TB Max Min TB Min
mưa ngày
(mm) mưa
1 18,10 26,70 10,50 93 49 103,90 18
2 19,80 26,00 13,10 94 71 84,90 18
3 19,30 31,00 16,50 91 34 79,00 13
4 24,60 32,40 18,10 90 50 83,00 17
5 29,70 36,40 21,60 80 47 44,80 12
6 30,10 37,50 32,20 75 47 34,40 9
7 28,60 35,10 25,10 74 47 200,60 6
8 27,20 37,60 24,00 81 49 101,40 14
9 26,70 33,40 17,00 91 62 889,40 21
39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10 24,40 32,20 17,20 90 62 598,7 20
11 22,70 32,40 16,90 87 57 589 20
12 17,00 28,00 14,00 89 55 157 10
Năm 24,00 32,40 18,10 86 53 2.969 178
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình năm 2016)
(%)
1000 35
30
(0C)
Ẩm
800
25
600
Mưa
(mm)
-
20
Nhiệt
độ
400 15
200
10
5
0 0
I I III V VI I II IX X I XII
I
V I
X
I
I
V V
Mưa (mm) Độ ẩm (%) Nhiệt độ (0C)
Hình 2.2. Diễn biến một số chỉ tiêu khí tượng huyện Lệ Thủy năm 2016 Sông
ngòi Lệ Thuỷ có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước sinh
hoạt, sản xuất, giao thông thuỷ và cung cấp nguồn thuỷ sản cho người dân.
Lệ Thuỷ có con sông chính là sông Kiến Giang và các sông suối nhỏ như:
Rào Con, Rào Ngò, Rào Sen, Phú Hoà, Phú Kỳ, Mỹ Đức. Sông suối ở Lệ
Thuỷ có đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn thường
gây ra lũ lụt trong mùa mưa. Sự phân bố dòng chảy ở Lệ Thuỷ theo mùa rõ
rệt. Mùa mưa lượng nước rất lớn, thường gây lũ lụt. Mùa khô ít mưa, vùng
đất thấp ở hạ lưu sông Kiến Giang bị bốc mặn, bốc phèn ảnh
hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
* Tài nguyên đất
Quá trình tương tác giữa nền tảng vật chất rắn, địa hình, nguồn dinh
dưỡng từ đá mẹ với đặc điểm sinh khí hậu địa phương và các tác nhân xã
40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hội đã tạo nên sự đa dạng cho lớp vỏ thổ nhưỡng. Qua nghiên cứu điều tra
phân loại đất ở huyện Lệ Thuỷ cho thấy toàn huyện có 20 loại đất thuộc 10
nhóm đất với 33 đơn vị đất. Trong đó nhóm đất xám có diện tích lớn nhất
huyện Lệ Thuỷ với khoảng 101.169,38 ha chiếm 72,17% diện tích đất tự
nhiên của toàn huyện, phân bố ở các xã phía Tây và phía Nam của huyện.
Đất được hình thành, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như: đá cát,
đá phiến sa, đá granit. Kế đến là nhóm đất cát có diện tích khá lơn gồm 2
đơn vị đất là: Cồn cát trắng vàng (Cc) và đất cát biển trung tính ít chua (C),
tập trung chủ yếu ở các xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam,
Hồng Thủy, Hưng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy. Chiếm diện tích nhỏ nhất là
nhóm đất mặn với khoảng 545,59 ha, được hình thành từ những sản phẩm
phù sa sông, lắng đọng trong môi trường nước mặn, phân bố ở vùng hạ
lưu sông Kiến Giang (Hồng Thủy, An Thủy...)
Bảng 2.2: Tài nguyên đất huyện Lệ Thủy
STT Các nhóm đất Ký hiệu
Diện tích Tỷ lệ
(ha) (%)
Tổng diện tích 140.180,46 100,00
1 Nhóm đất cát C (Arenosols) 16.168,2 11,53
2 Nhóm đất mặn M (Salic Fluvisols) 545,59 0,39
3 Nhóm đất phèn
S (Thionic
Fluvisols) 2.752,67 1,96
4 Nhóm đất phù sa P (Fluvisols) 6.035,81 4,31
5 Nhóm đất gley GL (Gleysols) 1.327,73 0,95
6 Nhóm đất mới biến đổi CM (Cambisols) 1.008,24 0,72
7 Nhóm đất có tầng loang lỗ L (Plin thosols) 716,64 0,51
8 Nhóm đất xám X (Acrisols) 10.1169,38 72,17
41
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
STT Các nhóm đất Ký hiệu
Diện tích Tỷ lệ
(ha) (%)
9 Nhóm đất đỏ F (Ferralsols) 842,34 0,60
10 Nhóm đất tầng mỏng E (Leptosols) 6327,5 4,51
11 Sông suối và đất khác 3.286,35 2,34
Qua bảng 2.2 ta thấy tài nguyên đất của huyện Lệ Thủy có sự phong
phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa
dạng hóa các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng như cây rừng, cây
ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và đặc điểm khí hậu nên phần lớn đất
nghèo dinh dưỡng, một số nơi bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng...Vì vậy để
góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai, phát triển bền vững và bảo
vệ môi trường đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng, đặc biệt là các công
trình thủy lợi; đồng thời bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ
nhằm tăng cường khả năng giữ nước.
2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội
* Dân số và lao động
Theo kết quả tổng điều tra dân số, tính đến ngày 31/12/2015, tổng
số nhân khẩu của huyện Lệ Thủy là 142.232 người. So với năm 2010,
dân số đã tăng lên là 1.705 người, trung bình mỗi năm tăng 341 người.
Mật độ dân số trung bình toàn huyện năm 2014 là 100,44 người/km2, nơi
có mật độ dân số cao nhất là thị trấn Kiến Giang với 2064,65 người/km2,
nơi có mật độ thấp nhất là xã Lâm Thủy với 5,44 người/km2.
Tổng số lao động trong huyện tính đến ngày 31/12/2015 là 82.470
người, chiếm 58% dân số. Trong đó số lao động trong nông nghiệp là
56.912 người, chiếm 69% tổng số lao động, đây là một thế mạnh và điều
kiện tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, thương mại dịch
42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vụ là 15.301 người chiếm 18,5% tổng số lao động, lao động
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 10.257 người
chiếm 12,5% tổng số lao động trong huyện.
Có thể nói, nguồn lao động của huyện khá dồi dào, người
dân có tính cần cù chịu khó, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ
thông, chưa được đào tạo nghề, làm việc trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp là chủ yếu nên chưa có thu nhập cao.
* Cơ sở hạ
tầng - Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của huyện hiện nay đã được cũng cố, nâng cấp và
đầu tư hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống đê bao tiểu vùng I, vùng II tả Kiến
Giang được đầu tư nâng cấp tương đối đảm bảo. Hiện tại công trình thủy
lợi Thượng Mỹ Trung thuộc dự án Thủy lợi Miền Trung - ADB4 đã được
hoàn thành. Công trình được đầu tư nâng cấp 83 km đê, xây dựng mới
cống Hói Đại và nâng cấp cải tạo 42 trạm bơm, 105 cống tưới tiêu dưới đê,
nhằm ngăn lũ sớm, lũ tiểu mãn, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho 4.188 ha,
ngăn mặn cho 2.188 ha lúa và đổi mới quy trình vận hành cống Mỹ Trung,
trả lại môi trường tự nhiên gần 800ha phá Hạc Hải cho vùng thượng nguồn
Mỹ Trung, đồng bằng Lệ Ninh thuộc 9 xã huyện Lệ Thủy. Toàn huyện có 25
hồ chứa và đập dâng lớn nhỏ, 36 đập dâng với tổng dung tích chứa trên 200
triệu m3
nước, trong đó có một số công trình lớn như Hồ An Mã dung tích
63 triệu m3
, Hồ Cẩm Ly 41 triệu m3
, Hồ Phú Kỳ 12 triệu m3
, và một số hồ
chứa nhỏ như: Hồ Thanh Sơn, Hồ Đập Làng, Hồ Tiền Phong...Ngoài ra, trên
vùng cát có một số Bàu nước ngọt như Bàu Sen, Bàu Dum góp phần đáng
kể trong việc cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản trên địa bàn.
43
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, tuy
nhiên hệ thống thủy lợi vẫn chưa hoàn toàn chủ động để tưới,
tiêu và điều tiết lũ. Hồ đập quy mô chưa đảm bảo với tân suất
của lũ lớn, phân bố không đều, phần lớn tập trung ở các xã phía
trước vùng đường 15 và các xã vùng sâu, vùng xa.
- Giao thông:
Nhờ huy động được nhiều nguốn vốn đầu tư xây dựng,
đến nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã
có bước phát triển tương đối khá, tạo điều kiện thuận lợi cho
sản xuất phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống giao thông đường bộ của huyện Lệ Thủy gồm có các tuyến
sau:
Tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh Đông Tây) có
chiều dài 130 km, mặt đường nhựa, chất lượng tương đối tốt. Nhà
nước đang nâng cấp mở rộng tuyến đường này. Tuyến đường tỉnh lộ
có chiều dài 134 km, tỉnh lộ 560 (tỉnh lộ 10 củ), tỉnh lộ 565 (tỉnh lộ 16
cũ), (đường ven biển 569), trong đó mặt đường nhựa 80 km, mặt
đường đất 56km. Đường liên xã có chiều dài 296,7 km, đường liên
thôn có chiều dài 640 km, đường nội thôn, bản cơ bản đã được bê
tông hóa theo chính sách Nông thôn mới. Các tuyến đường đến đồng
ruộng 156 km, trong đó 42 km đường cấp phối và đất.
Toàn huyện có 39 cầu với chiều dài 2.321m và khoảng 400
cống với chiều dài 600m.
Hệ thống giao thông đường sắt Bắc Nam chạy qua huyện có chiều
dài 31,5 km có 04 ga: Thượng Lâm, Mỹ Trạch, Phú Hòa, Mỹ Đức.
Hệ thống đường thủy bao gồm đường sông Kiến Giang dài 52 km
chia làm 3 đoạn: đoạn Xóm Bang- Trốc Vực 14 km, đoạn Trốc Vực - An
44
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Lạc 18 km, đoạn An Lạc - Nhật Lệ 20 km. Đường biển qua 03 xã Ngư
Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam có chiều dài 33 km.
- Mạng lưới điện
Công tác điện khí hóa nông thôn và cấp điện sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, y tế, văn hóa được chú trọng phát triển
góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay trên
toàn huyện có 200 trạm biến áp đang vận hành với tổng công suất 41.000
KVA, có 1 trạm 110/22/35 KV công suất 25.000 KVA cung cấp cho 69 trạm
15-22/0,4 KV công suất 9.610 KVA, huyện đã xây dựng được 334 km đường
dây cao trung thế, 86,502 km đường dây 0,4 KV ; 600 km đường dây 0,2 KV.
Mạng lưới điện cung cấp với tổng lượng điện tiêu thụ trên 65 triệu
KWh/năm. Công tác quản lý an toàn điện được chú ý.
- Bưu chính, viễn thông:
Mạng lưới bưu chính viễn thông của huyện ngày càng được phát
triển đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, góp phần tích cực trong việc
khai thác thông tin phục vụ cho sản xuất, phòng chống lụt bão, cũng
như giao lưu với các vùng xung quanh. Toàn huyện có 5 tổng đài, 10
bưu cục đảm bảo phục vụ theo nhu cầu của người dân trên địa bàn.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội * Thuận lợi, lợi thế
Huyện Lệ Thuỷ có bờ biển dài hơn 30 km, có quốc lộ 1A chạy qua,
đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây) và tuyến đường sắt Bắc
Nam chạy qua suốt chiều dài huyện. Đây là điều kiện rất quan trọng và
thuận lợi cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất, phát triển quỹ đất, thu
hút đầu tư và dịch vụ du lịch. Tài nugyên đất đai phong phú, phù hợp với
nhiều loại cây trồng, vật nuôi cho phép phát triển một nền sản xuất nông,
45
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lâm ngư nghiệp đa dạng theo hướng công nghệ cao, bền vững
môi trường sinh thái.
Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở
hạ tầng cũng như các công trình phúc lợi công cộng được quan tâm
đầu tư, các chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là công cuộc
xây dựng nông thôn mới đã thực sự đi vào cuộc sống, đóng góp
quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện
trong đó có công tác quản lý nhà nước về đất đai.
* Khó khăn
Những thuận lợi trên cho phát triển kinh tế - xã hội của
huyện, song cũng đặt ra những thách thức lớn cho công tác
quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể là:
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình phức tạp, bị
chia cắt nhiều, độ dốc lớn nên trong quá trình canh tác đất canh
tác thường bị bào mòn và rữa trôi.
- Cơ sở kỹ thuật hạ tầng đang đà phát triển song so với yêu cầu
phát triển hiện nay còn chưa đáp ứng. Do vậy, việc đầu tư nâng cấp
và bố trí lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi phải chi phí lớn và khó
khăn nhất là việc đấu giá quyền sử dụng đất và bố trí tái định cư.
- Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần đến quỹ đất lớn và
tập trung song quỹ đất của huyện nhìn chung chưa đáp ứng
cho các dự án phát triển kinh kế - xã hội lớn
- Số người chưa có việc làm còn nhiều, một bộ phận dân
cư, đặc biệt là ở miền núi, miền biển còn gặp nhiều khó khăn,
thiếu đất để sản xuất nông nghiệp…
Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như
dự báo phát triển trong tương lai thì áp lực đối với đất đai của huyện đã
46
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng
đất hiện nay của huyện. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm
túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở tiết
kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao, bố trí sử dụng phải đáp ứng được
nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển cũng như phục
vụ cho việc đô thị hoá cả hiện tại và trong tương lai.
2.2. Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai của huyện Lệ
Thủy, Tỉnh Quảng Bình.
2.2.1.Tình hình sử dụng đất
2.2.1.1. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng
* Đất nông nghiệp: 127.264,66ha
- Đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) 22.226,63ha, chiếm
17,46%
- Đất lâm nghiệp (LNP) 104.611,91ha, chiếm 82,20%
- Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS) 365,45ha, chiếm 0,29%
- Đất nông nghiệp khác (NKH) 60,67ha, chiếm 0.05%.
47
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 2.3 Cơ cấu đất nông nghiệp
(Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2016 huyện Lệ Thủy)
* Đất phi nông nghiệp: 10.020,04ha
- Đất ở (OTC) 933,76ha, chiếm 9,32%.
- Đất chuyên dùng (CDG) 6.058,81ha, chiếm 60,47%.
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng (TTN) 8,01ha, chiếm 0,08%.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa (NTD) 568,77ha, chiếm 5,67%.
- Đất sông suối và MN chuyên dùng (SMN) 2.450,68 ha, chiếm 24,46%.
48
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 2.4 Cơ cấu đất phi nông nghiệp (Nguồn:
Kiểm kê đất đai năm 2016 huyện Lệ Thủy)
* Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng của huyện vẫn còn 2895,75ha, chiếm 2,07% so
với diện tích đất tự nhiên. Do địa hình huyện có nhiều đồi núi, đồi cát
nên diện tích chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi núi bạc màu và đất đồi cát
ở ven biển. Các đồi núi này phần lớn là đồi núi đã bị xói mòn, hoặc đồi
cát trắng, tầng phủ lớp đất bờ mặt rất ít, hoặc không có. Diện tích đất
bằng chưa sử dụng còn khá lớn 1343,66ha, đây là nguồn tài nguyên quý
giá cần được quy hoạch sử dụng một cách hợp lý, phát huy hiệu quả.
2.2.1.2.Tình hình sử dụng đất theo đối tượng
sử dụng * Hiện trạng sử dụng đất các tổ chức
Hiện nay, trên địa bàn Lệ Thủy có tổng số 412 tổ chức gồm: Tổ chức
kinh tế, cơ quan đơn vị của nhà nước, tổ chức khác sử dụng đất với tổng
diện tích 76.928,88 ha. Nhìn chung các cơ quan, tổ chức sử dụng đất đúng
mục đích, ranh giới được giao. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra một số nơi tình
49
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trạng sử dụng đất không đúng mục đích, kém hiệu quả, do đó cần thanh tra,
kiểm tra thường xuyên để có biện pháp quản lý đất đai chặt chẽ hơn..
* Hiện trạng sử dụng đất các hộ gia đình, cá nhân
Diện tích đất hộ gia đình, cá nhân sử dụng 37.493.94ha chiếm 26,75%
tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó, đất nông nghiệp là
36.558,77ha, đất phi nông nghiệp là 935,17ha. Cho đến nay, việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân đạt tỷ lệ khá cao, tuy nhiên tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản còn thấp. Nguyên nhân là do ranh giới sử
dụng đất chưa rõ ràng, việc kê khai đăng ký chưa đầy đủ thông tin....
2.2.2. Biến động đất đai giai đoạn 2014 - 2016
* Biến động đất nông nghiệp
BẢNG 2.3: Biến động đất nông nghiệp từ năm 2014 - 2016
Diện tích Diện tích
Biến động
Chỉ tiêu Mã 2014-2016
(ha) 2014 (ha) 2016
(tăng, giảm)
Đất trồng lúa LUA 10957,05 10980,99 +23,94
Đất trồng cây hàng năm
khác HNK 5040,99 5011,22 -29,77
Đất trồng cây lâu năm CLN 6233,24 6234,43 +1,19
Đất rừng sản xuất RSX 82388,49 82392,24 +3.75
Đất rừng phòng hộ RPH 22469,99 22219,67 -250.32
Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 365,93 365,45 -0.48
Đất nông nghiệp khác NKH 60,67 60,67 0
(Nguồn: Kiểm kê, thống kê đất đai huyện Lệ Thủy)
Nhìn chung, diện tích các loại đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giảm do
thực hiện một số dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn như rừng phòng
50
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hộ giảm đến 250,32ha, còn lại các loại đất khác có tăng giảm do chuyển đổi
cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, điểu chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của huyện. Trong đó: Đất trồng lúa tăng 23,94ha do
chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang, đất trồng cây lâu năm tăng
1,19 ha, đất rừng sản xuất tăng 3,75ha chủ yếu lấy từ đất chưa sử dụng.
* Biến động đất phi nông nghiệp
BẢNG 2.4:Biến động đất phi nông nghiệp từ năm 2014 - 2016
Diện tích Diện tích
Biến động
Loại đất Mã 2014-2016
(ha) 2014 (ha) 2016
(tăng, giảm)
Đất ở tại nông thôn ONT 855,38 870,20 +14,82
Đất ở đô thị ODT 61,60 62,57 +0,97
Đất xây dựng trụ sở cơ
quan CST 14,84 14.96 +0,12
Đất xây dựng công trình
sự nghiệp DSN 155,13 165,75 +10,62
Đất sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp CSK 231,78 471,91 +240,03
Đất có mục đích công
cộng CCC 5215,65 5223,30 +7,65
Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 8.01 8.01 0
Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 569,22 568,77 -0,45
Đất sông, ngòi, kênh,
rệch, suối SON 1422,07 1422,0 -0,07
Đất có mặt nước chuyên
dùng MNC 1028,73 1028,68 -0,05
(Nguồn: Kiểm kê, thống kê đất đai huyện Lệ Thủy)
51
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Việc giảm diện tích đất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp đã làm gia tăng đáng kể diện tích
đất phi nông nghiệp trên địa bàn. Đây là quá trình tất yếu nhằm
phục vụ cho quá trình đô thị hóa của huyện. Cụ thể: Đất ở tại nông
thôn tăng 14,82 ha, đất ở đô thị tăng 0,97 ha, đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp tăng 240,03ha, đất xây dựng công trình sự
nghiệp tăng 10,62ha, đất có mục đích công công tăng 7,65ha...
* Biến động đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện giảm 13,63ha, chủ yếu do
chuyển sang đất ở nông thôn, chuyển sang đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp. Các diện tích còn lại do chuyển sang đất
có mục đích công cộng và các loại đất phi nông nghiệp khác.
2.2. Kết quả đạt được và nguyên nhân của kết quả đạt được
trong quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng
Bình 2.3.1. Kết quả đạt được
Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong
những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể là:
* Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, UBND huyện
đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình UBND tỉnh phê
duyệt. Từ đầu năm 2014 đến nay, UBND huyện chỉ đạo UBND các
xã, thị trấn, các phòng ban cấp huyện thực hiện công tác quản lý
nhà nước về đất đai theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt, đây
là cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch quản lý, sử dụng đất đai
hàng năm trên địa bàn huyện đúng tiến độ và thời gian quy định.
Kết quả là đã có 23/28 xã, thị trấn thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất
hàng năm, đặc biệt có những xã, thị trấn thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch
52
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đề ra như xã Dương Thủy, Cam Thủy, thị trấn Kiến Giang...
Còn lại 5 xã (gồm Kim Thuỷ, Ngân Thuỷ, Lâm Thuỷ, Thái Thuỷ,
Trường Thuỷ,) không thực hiện đấu giá, xét giao đất vì các xã này
quỹ đất rộng, người dân không có nhu cầu đấu giá, xét giao đất.
* Kết quả thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, kế hoạch sử dụng đất
hàng năm, UBND huyện đã thực hiện việc giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình,
cá nhân sử dụng trên địa bàn. Kết quả đạt được như sau:
- Công tác giao đất
Giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất:
+ Tổng số lô: 556 lô, tổng diện tích 105.640 m2
.
Giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất:
+ Tổng số lô: 317 lô, tổng diện tích 57.964 m2
.
Còn lại 6 xã miền núi (gồm Kim Thuỷ, Ngân Thuỷ, Lâm Thuỷ,
Thái Thuỷ, Văn Thuỷ, Trường Thuỷ) không thực hiện đấu giá, xét giao
đất vì các xã miền núi quỹ đất rộng, không có nhu cầu đấu giá, xét
giao đất, các xã còn lại quỹ đất hạn chế, chủ yếu đất lúa nên chưa thể
thực hiện việc thu hồi đất để chuyển sang đấu giá QSD đất.
Ngoài ra, UBND huyện đã phối hợp với các ban ngành liên quan
tiến hành bốc tách đất sản xuất nông nghiệp của các Nông Lâm
trường để lập phương án giao cho đồng bào dân tộc sản xuất. Dự
kiến giao cho 158 hộ với diện tích khoảng 389,9ha đất rừng sản xuất.
- Công tác thu hồi đất
Thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng
năm để chuyển sang đất ở và thực hiện các dự án, công trình:
53
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất ở: 7,59ha.
+ Thu hồi đất Nông nghiệp thực hiện công trình Mở rộng Quốc lộ
1 đoạn qua địa bàn xã Hưng Thuỷ, xã Sen Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ 06ha
+ Thu hồi đất Nông nghiệp thực hiện công trình nâng cấp
và mở rộng đường Tỉnh lộ 16 18,02ha
+ Công trình tôn tạo và phục dựng di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc
0,55ha
+ Thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng Đồn Công an thị
trấn Kiến Giang 0,19ha
+ Công trình nước sạch tại xã Ngân Thủy 01ha
+ Thu hồi đất thực hiện dự án FLC Quảng Bình(danh mục
đường ngoài hàng rào)2,84ha
+ Thu hồi đất xây dựng cầu Phong Xuân 0,42ha…..
- Công tác thuê đất:
Từ năm 2014 đến nay, UBND huyện đã cho 02 trường hợp thuê đất:
+ Cho thuê đất xây dựng chợ Lâm Thủy 0,48ha
+ Cho thuêt đất xây dựng Khu vui chơi giải trí Thế hệ mới
0,5 ha tại xã Kiên Thủy.
- Công tác chuyển mục đích sử dụng đất
Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho 106 trường hợp với diện
tích 4,15ha đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của nhân dân.
* Kết quả thực hiện việc bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi
đất
Thời gian qua, công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đã
được chính quyền huyện Lệ Thủy quan tâm chỉ đạo nhằm đảm bảo quyền
lợi của người dân, tạo ra quỹ đất sạch phục vụ việc triển khai xây dựng các
54
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
công trình, dự án trên địa bàn huyện, đồng thời tránh phát sinh
các vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai. Kết quả, UBND
huyện đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư Công trình Mở rộng Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Lệ Thủy
với giá trị phê duyệt 115.463.969.000 đồng.
Ngoài ra, UBND huyện còn phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư do GPMB một số công trình khác
với giá trị phê duyệt 5.745.285.000 đồng, bao gồm: Công trình
Tôn tạo và phục dựng di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc, công
trình xây dựng cầu Phong Xuân, dự án FLC Quảng Bình....
* Kết quả thực hiện việc đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ
địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân.
Xác định đây là một nội dung quan trọng trong công tác
quản lý nhà nước về đất đai, là biện pháp để xác định quyền sử
dụng đất, quản lý biến động về đất đai, tạo cơ sở pháp lý để
người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định pháp luật.
- Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính
Đăng lý đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất. Từ năm 2005
đến nay, việc đăng ký đất đai cho hộ gia đình, cá nhân được thực hiện tại
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện và được thực hiện một cách
khoa học chặt chẽ. Các quy định, điều kiện để người sử dụng đất được
thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế
chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đât. Điều này bắt buộc
người sử dụng đất phải đăng ký tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
55
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trên địa bàn huyện đang triển khai dự án đo đạc chỉnh lý, hoàn thiện
cơ sở dữ liệu đất đai của 28/28 xã, thị trấn do 07 đơn vị tu vấn thực hiện.
Đến nay đã có 08/28 xã bàn giao sản phẩm gồm Kim Thủy, Lâm Thủy, Ngân
Thủy, Văn Thủy, Liên Thủy, Phú Thủy, Mai Thủy, Phong Thủy và 02/28 xã
đang làm hồ sơ nghiệm thu bàn giao sản phẩm gồm thị trấn Kiến Giang và
xã Lộc Thủy và 18 xã, thị trấn đang triển khai thực hiện.
Bản đồ địa chính là một bộ phận cơ bản của hồ sơ địa chính được sử
dụng thường xuyên, không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai nhằm phục vụ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng…Ngoài ra, phục vụ
cho việc làm bản đồ nền trong quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển các
ngành khác. Tuy nhiên, với kết quả đo đạc được ở trên là thuận lợi phục vụ
công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện.
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất luôn được chính quyền huyện quan
tâm chỉ đạo nhằm thống nhất quản lý và đảm bảo việc thực hiện các
quyền của người sử dụng đất. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
+ Đất sản xuất nông nghiệp cấp được 66.091giấy với diện
tích 15.176,12ha chiếm 88,52% tổng diện tích cần cấp
+ Đất lâm nghiệp cấp được 4.581giấy với diện tích
12.736,86ha chiếm 68,21% tổng diện tích cần cấp
+ Đất ở tại nông thôn cấp được 32.062giấy với diện tích
808,69ha chiếm 95,72% tổng diện tích cần cấp
+ Đất ở tại đô thị cấp được 2951giấy với diện tích 60,21ha
chiếm 97,24% tổng diện tích cần cấp.
56
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
* Kết quả thực hiện viêc thống kê, kiểm kê đất đai
Được xác định đây là công tác định kỳ và thường xuyên trong
quản lý nhà nước về đất đai. Qua công tác này chính quyền huyện xác
định loại đất được chia theo mục đích, đối tượng sử dụng, đánh giá
được thực trạng và tình hình biến động đất đai qua các thời kỳ, đánh giá
được kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác
thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện
theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn của Bộ
Tài nguyên và Môi trường. Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm:
- Báo cáo thuyết minh thống kê, kiểm kê đất đai
- Hệ thống biểu tổng hợp tình hình sử dụng đất và biến động đất đai
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
* Kết quả quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị
định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ quy định về
khung giá đất; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 quy định
về giá đất. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quy định
về giá đất, bảng giá đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2019. Bảng
giá đất huyện Lệ Thủy được UBND tỉnh ban hành xác định giá đất
theo đường phố, các trục giao thông, các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp và các khu dân cư đã có… đất nông, lâm nghiệp định giá theo
loại, hạng đất. Giá đất được xây dựng dựa trên bảng giá đất trước đó,
có khảo sát và tham khảo giá đất đang diễn ra trên thị trường và tình
hình đầu tư xây dựng các đường phố, hạ tầng kỹ thuật.
Thông qua bảng giá đất hàng năm do Nhà nước ban hành làm cơ sở
cho chính quyền huyện xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các khoản
57
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thuế theo quy định… Ngoài ra, làm cơ sở cho việc bồi thường, giải
phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Bảng giá các loại đất
được chính quyền huyện công bố rộng rãi trên các phương tiện đại
chúng, công khai minh bạch, nên thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như
người dân có kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
Nguồn thu từ đất tăng dần qua các năm và tỉ trọng tiền sử dụng
đất chiếm phần quan trọng trong các khoản thu ngân sách của huyện.
Đơn vị tính:triệu đồng
Năm 2014 2015 2016
Tổng cộng: 30.503 31.279 51.761
1.Tiền sử dụng đất 27.453 28.152 46.586
2.Thuế chuyển quyền SD đất 2.135 2.189 3.623
3.Tiền thuê đất 915 938 1.552
BẢNG 2.5: Nguồn thu từ đất từ năm 2014 - 2016
(Nguồn: Cục Thuế huyện Lệ Thủy)
* Kết quả việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
Với viêc thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung
tâm giao dịch Một cửa liên thông huyện đã góp phần quan trọng việc
đảm bảo việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: Chuyển
nhượng, thừa kế, tặng cho, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp đổi cấp
lại GCNQSD đất, đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, đăng ký
biến động các thông tin trên GCNQSD đất đã cấp.........Cụ thể là:
- Kết quả thực hiện năm 2014
+ Đăng ký biến động thông tin trên GCNQSD đất đã cấp: 458 trường
hợp
58
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất: 628 trường hợp với diện tích
72,10ha
+ Chuyển mục đích sử dụng đất: 23 trường hợp với diện tích 1,0ha
+ Chuyển nhượng, tặng cho QSD đất: 768 trường hợp với
diện tích 158,87ha
+ Tách thửa, hợp thửa đất: 13 trường hợp với diện tích 1,63ha
+ Công nhận QSD đất: 777 trường hợp với diện tích 189,14ha
+ Thừa kế QSD đất: 73 trường hợp với diện tích 4,85ha
+ Đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 2236 trường hợp
+ Xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 1685 trường hợp
- Kết quả thực hiện năm 2015
+ Đăng ký biến động thông tin trên GCQSD đất đã cấp: 741 trường
hợp
+ Cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất: 835 trường hợp với diện
tích 130,86ha
+ Chuyển mục đích sử dụng đất: 31 trường hợp với diện tích 1,48ha
+ Chuyển nhượng, tặng cho QSD đất: 1095 trường hợp với
diện tích 191,90ha
+ Tách thửa, hợp thửa đất: 12 trường hợp với diện tích 4,88ha
+ Công nhận QSD đất: 155 trường hợp với diện tích 137,66ha
+ Thừa kế QSD đất: 196 trường hợp với diện tích 36,94ha
+ Đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 3200 trường hợp
+ Xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 2227 trường hợp
- Kết quả thực hiện năm 2016
+ Đăng ký biến động thông tin trên GCQSD đất đã cấp: 426 trường
hợp
+ Cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất: 1024 trường hợp với diện
tích 59
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
196,91ha
+ Chuyển mục đích sử dụng đất: 52 trường hợp với diện tích 2,71ha
+ Chuyển nhượng, tặng cho QSD đất: 1279 trường hợp với
diện tích 264,59ha
+ Tách thửa, hợp thửa đất: 16 trường hợp với diện tích 3,11ha
+ Công nhận QSD đất: 127 trường hợp với diện tích 211,54ha
+ Thừa kế QSD đất: 246 trường hợp với diện tích 23,67ha
+ Đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 2515 trường hợp
+ Xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 2099 trường hợp
Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện theo cơ chế Một
cửa liên thông cấp huyện nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi
đến giao dịch, mặt khác người dân có thể theo dõi được quá trình xử lý hồ
sơ của mình do các cơ quan thực hiện. Vì vậy trách được tình trạng hồ sơ
xử lý chậm và một số biểu hiện tiêu cực của cán bộ xử lý hồ sơ.
Bên cạnh việc đảm bảo cho người dân thực hiện các quyền thì công
tác quản lý, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất luôn
được chính quyền huyện quan tâm chỉ đạo nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất việc khiếu kiện khiếu nại xảy ra. Một trong những nội dung cụ thể là
giam sát việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, tình hình thực
hiện kê khai đăng ký sử dụng đất theo quy định, việc thục hiện nghĩa vụ tài
chính về đất đai trong quá trình sử dụng và thực hiện các quyền.
* Kết quả thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định
pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
trong quản lý và sử dụng đất
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định
pháp luật về đất đai.
Hàng năm, UBND huyện giao cho Thanh tra huyện tham mưu xây
60
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý nhà nước về
đất đai một số xã, thị trấn trên địa bàn. Kết quả cụ thể như sau:
+ Xã Hưng Thủy trong quản lý đất đai trên địa bàn để người dân
tự ý xây nhà trái phép trên hành lang đường Quốc lộ 1A tuyến BOT
+ Xã Sen Thủy đất đã được thu hồi giải phóng mặt bằng mở
rộng Quốc lộ 1A nhưng để người dân tự ý lấn chiếm trái phép
+ Phát hiện việc sai phạm trong quá trình quy hoạch phân lô
đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Dương Thủy(đấu giá xong không
giao đất được bởi vì vướng quy hoạch đường điện 110kv)
+ Xã Xuân Thủy trong quá trình xây dựng hồ sơ chuyển nhượng
quyền sử dụng đất không tuân thủ quy trình theo quy định pháp
luật(thiếu chử ký bên nhận chuyển nhượng, không lưu trử hồ sơ)
+ Xã Hồng Thủy qua quá trình thanh tra, kiểm tra đã phát
hiện quỹ đất 5% của xã sử dụng không đúng mục đích, quỹ đất
để lại không giao vượt quá quy định....
- Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của
công dân trong quản lý và sử dụng đất.
UBND huyện đã tiếp nhận và thực hiện giải quyết nội dung đơn
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền theo đúng quy
định. Chủ yếu giải quyết đơn thư của các hộ gia đình, cá nhân có đơn
kiến nghị về tranh chấp quyền sử dụng đất, công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy, cụ thể như sau:
+ Giải quyết và trả lời đơn kiến nghị của 09 hộ gia đình tại
xã Sơn Thủy về việc đề nghị cấp GCNQSD đất do bố trí tái định
cư GPMB tuyến đường Hồ Chí Minh từ năm 2000 và báo cáo kết
quả giải quyết cho UBND tỉnh;
61
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Chuyển đơn, yêu cầu UBND xã Mỹ Thủy giải quyết và
báo cáo UBND huyện kết quả giải quyết theo đơn kiến nghị của
ông Trương Quang Tiến, kiến nghị việc UBND xã Mỹ Thủy phân
lô đấu giá trên đất ông được giao theo Nghị định 64/CP;
+ Giải quyết và trả lời đơn kiến nghị của ông Trần Quang
Hài ở tại xã Quảng Lưu về việc ông xin mở đường vào khu
nghĩa địa, UBND xã đã khảo sát nhưng không giải quyết.
Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Trung
tâm phát triển quỹ đất tham mưu giải quyết và trả lời đơn kiến nghị
liên quan đến giải phóng mặt bằng và tái định cư tại các xã:
+ Giải quyết và trả lời đơn kiến nghị của ông Hoàng Kim Quy ở
thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy về việc gia đình ông chưa nhất trí việc
áp giá đền bù do thu hồi đất GPMB xây dựng Chùa Hoằng Phúc;
+ Giải quyết và trả lời đơn kiến nghị của ông Nguyễn Ngọc
Tình, bà Dương Thị Ngân tại thôn Đoàn Kết, xã Hưng Thủy về
việc đề nghị xem xét bồi thường hỗ trợ do GPMB quốc lộ 1A;
UBND huyện thành lập đoàn Thanh tra xác minh việc chậm
xử lý hồ sơ cấp GCNQSD đất của ông Nguyễn Đình Ngoắt –
Nguyên cán bộ ĐC-XD xã Hưng Thủy....
Tóm lại, hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Lệ Thủy
đã có những chuyển biến cơ bản theo từng thời điểm. Bước đầu đầu đã
tạo ra những cơ sở quan trọng giúp Nhà nước quản lý được nguồn tài
nguyên đất đai, đảm bảo phân bổ quỹ đất đai cho sự phát triển toàn diện
của tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích
cực thúc đẩy sự phát triển của huyện theo hướng ổn định, bền vững.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đạt được một số kết quả
nhất định, giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện dần đi
62
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vào ổn định. Là cơ sở để chính quyền huyện xây dựng chính sách, có biện
pháp chỉ đạo phù hợp, tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất trên địa bàn
huyện. Thông qua công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, nguồn tài nguyên đất đai đã và đang được khai thác sử dụng có hiệu quả
hơn, góp phần tích cực vào sự phát triển của huyện trên tất cả các lĩnh vực.
Đã cơ bản thiết lập được hệ thống bản đồ địa chính và từng bước lập
hồ sơ địa chính cơ sở để quản lý đến từng thửa đất và chủ sử dụng như: về
nguồn gốc đất đai, quá trình chuyển dịch mục đích, người sử dụng; đất
được giao hay đất thuê, giấy tờ liên quan đất thửa đất; diện tích đất sử
dụng, vị trí hình thể thửa đất; giá đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với
Nhà nước; các công trình xây dựng trên đất. Đây chính là yếu tố quan trọng
hàng đầu, là kết quả của công tác quản lý của cả hệ thống chính quyền các
cấp từ huyện đến đến xã, thị trấn trong những năm vừa qua.
Các quyền của người sử dụng đất đã được chính quyền huyện
quan tâm giải quyết theo quy định của pháp luật và nhu cầu người sử
dụng đất như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế , chuyển mục đích
sử dụng đất, đăng ký thế chấp bảo lãnh QSD đất... Đây là cơ sở để
người sử dụng đất phát huy được nguồn lực đất đai cho phát triển
kinh tế - xã hội, đồng thời là cơ sở để Nhà nước quản lý được nguồn
tài nguyên đất đai và tạo nguồn thu cho ngân sách.
2.3.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được
Một là, công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn được
Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lệ Thủy đặc biệt quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo và xác định là nguồn lực quan trọng trong việc
phát triển kinh tế - xã hội , ổn định chính trị của địa phương.
Hai là, sự quan tâm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc
hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ, giúp chính quyền huyện
63
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Ba là, Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành và các văn bản
hướng dẫn đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai nói chung và của chính quyền huyện Lệ Thủy nói riêng như: Những
khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được tháo gỡ,
công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng được thực hiện chặt chẽ hơn...
Bốn là, sự nổ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo, chuyên
viên, viên chức phòng Tài nguyên và Môi trường trong việc
tham mưu cho chính quyền huyện chỉ đạo, điều hành công tác
quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.
Năm là, viêc lãnh đạo, điều hành của chính quyền các xã,
thị trấn trong quản lý nhà nước về đất đai đã góp phần quan
trọng cho những kết quả đạt được của chính quyền huyện.
2.4. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà
nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình
2.4.1. Hạn chế
Công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện tuy
đã đạt được một số kết quả nhất định, làm tiền đề cho sự phát triển của
những năm tiếp theo, thể hiện sự cố gắng của cơ quan Tài nguyên và
Môi trường và chính quyền huyện, xã, thị trấn. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đạt được cũng còn một số hạn chế. Cụ thể là:
- Việc lập quy hoạch sử dụng đất chưa bám sát được thực tế nhu cầu
sử dụng đất trong điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của huyện làm ảnh hưởng
rất lớn đến việc phân bổ quỹ đất cho các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quy
hoạch sử dụng đất còn thiếu tính toán về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường,
thiên về tiến hành thống kê, phân bố về số lượng nên tính khả thi
64
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
của các phương án quy hoạch không cao. Sự thiếu cân đối giữa các lợi ích
trong một số quy hoạch sử dụng đất đã gây bất bình trong dư luận, đồng
thời, tính đồng bộ trong quy hoạch, sử dụng đất đai chưa được đảm bảo.
Việc lấy ý kiến tham gia góp ý của người dân, cộng đồng trong việc quy
hoạch sử dụng đất đai còn mang tính hình thức.Quy hoạch chưa có tính
pháp lý cao, còn thường xuyên điều chỉnh. Tính trách nhiệm trong quy
hoạch sử dụng đất chưa được đề cao. Khi xảy ra sai phạm trong quản lý
không có người chịu trách nhiệm chính, mà chủ yếu xử lý sai phạm theo cơ
chế trách nhiệm “tập thể”. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực
hiện quy hoạch chưa được coi trọng. Việc quản lý, kiểm tra, giám sát thực
hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt chưa chặt chẽ, dẫn tới
tình trạng vi phạm quy hoạch vẫn còn diễn ra.
- Hệ thống hồ sơ địa chính chưa được thiết lập đồng bộ,
công nghệ quản lý còn lạc hậu, chưa được đầu tư trang thiết bị
đầy đủ. Việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai chưa được thực
hiện kịp thời, thường xuyên dẫn đến thông tin không đầy đủ, chính
xác khi sử dụng. Đặc biệt là khi có phát sinh tranh chấp, khiếu kiện
về đất đai thì không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết.
- Việc sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công, cấp
đất trái thẩm quyền vẫn còn diễn ra ở một số xã, thị trấn.
- Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất lần đầu trên địa bàn huyện đến nay vẫn chư hoàn thành, một
số chỉ tiêu các loại đất tỷ lệ cấp giấy chứng nhận còn thấp như
đất Lâm nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp làm
ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và sử dụng đất.
- Việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai có nhiều chuyển biến tích
cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của nhân dân, việc thực
65
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hiện cơ chế một cửa ở cấp xã trong lĩnh vực này hầu như không hoạt
động dẫn đến việc xây dựng hồ sơ ban đầu cho nhân dân tại cấp xã
chậm, thậm chí còn có biểu hiện “thích thì làm, không thích để đấy”.
- Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai
trong một số trường hợp còn kéo dài, chưa dứt điểm. Việc thực hiện các quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở nhiều dự án
còn có sai sót làm phát sinh khiếu kiện, khiếu nại trong nhân dân.
- Tổ chức bộ máy và đội ngủ cán bộ ngành Tài nguyên và
Môi trường tuy đã được quan tâm và kiện toàn nhưng trong thời
gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, năng lực chuyên môn của
một số ít cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trong
thời ký mới, đặc biệt là đội ngủ cán bộ địa chính cấp xã. Phẩm
chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, còn
có biểu hiện gây phiền hà ,nhũng nhiễu trong thực thi công vụ.
- Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một bộ phận nhân dân còn
hạn chế, nhận thức về vai trò vị trí của công tác quản lý nhà nước về đất đai
chưa đầy đủ, chưa thống nhất dẫn đến sự phối hợp giữa các phòng, ban,
đơn vị còn thiếu chặt chẽ là rào cản trong quá trình giải phóng mặt bằng,
hạn chế hiệu quả đầu tư nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của huyện nói chung. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật chưa thật
nghiêm minh, chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố công bằng đã tạo “tiền đề”
cho tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, vi phạm quy
hoạch gây nên những bất ổn trong xã hội và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Từ những hạn chế nên trên, có thể tác động trực tiếp đến
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lệ Thủy, trước hết là
tạo ra thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai mà
chính quyền huyện Lệ Thủy cần phải quan tâm hàng đầu.
66
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về đất
đai ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
* Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống chính sách pháp luật đất đai tuy đã được điều
chỉnh, bổ sung thường xuyên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu
giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong thực tế. Một số văn bản
quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền địa phương ban
hành còn chậm, nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn
cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Sự đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về đất đai chưa theo kịp
tốc độ đô thị hóa gắn với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội.
- Một số vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để
lại chưa được tháo gỡ dứt điểm, gây nhiều lúng túng cho công
tác quản lý và giải quyết của chính quyền địa phương.
- Nhu cầu của nhân dân về thực hiện các quyền của người sử dụng
đất ngày một tăng cao, tuy nhiên hệ thống hồ sơ địa chính, trang thiết bị
máy mốc phục vụ giải quyết công việc còn lạc hậu, thiếu đồng bộ.
* Nguyên nhân chủ quan
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của chính quyền huyện trong
quản lý nhà nước về đất đai còn nặng về giải quyết sự vụ, chưa chủ động
xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện trọng tâm, trọng điểm, chưa
xác định được các khâu then chốt để có biện pháp quản lý hiệu quả.
- Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã có nơi còn
lỏng lẻo là nguyên nhân dẫn đến những vi phạm trong quản lý, sử dụng
đất như việc sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công....
- Kinh phí đầu tư cho việc lập quy hoạch sử dụng đất, đo đạc lập bản
đồ địa chính, đăng ký thống kê, chỉnh lý biến động đất đai, lập hồ sơ địa
67
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chính, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai...…chưa được đầu tư bảo đảm
hoạt động.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật,
thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính chưa chặt
chẽ. Thiếu kiểm tra, đánh giá của cơ quan chuyên môn cấp trên.
- Công tác cán bộ còn thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên
- môi trường từ huyện đến xã, thị trấn nhìn chung vẫn còn yếu và thiếu
so với yêu cầu; trình độ quản lý, năng lực chuyên môn còn hạn chế. Một
số bộ phận cán bộ công chức năng lực, đạo đức chưa đáp ứng được
nhu cầu công việc nhưng khó thay thế. Chế độ lương thưởng chưa thực
sự là công cụ khuyến khích công chức nhiệt tình làm việc.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa tốt, pháp
luật về đất đai chưa thật sự đi vào cuộc sống.
68
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tiểu kết chương 2
Thực tế cho thấy, tiềm năng đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy là rất
lớn. Đây là nguồn lực phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bàn huyện Lệ Thủy đạt được một số thành quả nhất định trên các mặt như:
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Công tác giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; Công tác
bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất; Công tác đăng ký đất đai, lập và
quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân; Công tác
thống kê, kiểm kê đất đai; Kết quả quản lý tài chính về đất đai và giá đất; Công
tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất,
quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai; Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành các quy định pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
trong quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn như: việc lập quy hoạch sử
dụng đất chưa bám sát được nhu cầu thực tế xã hội dẫn đến hiệu quả sử dụng
đất thấp; hồ sơ địa chính thiếu đồng bộ, công nghệ quản lý lạc hậu; việc thực
hiện thủ tục hành chính về đất đai còn chưa đáp ứng hết nhu cầu của nhân
dân, vấn đề giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai còn chưa dứt
điểm...... Đây là những vấn đề cần giải quyết để công tác
QLNN về đất đai ở Lệ Thủy đi vào nền nếp, tạo động lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung.
69
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc

Ähnlich wie Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc (13)

Giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện quốc oai, Hà Nội.doc
Giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện quốc oai, Hà Nội.docGiải pháp tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện quốc oai, Hà Nội.doc
Giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện quốc oai, Hà Nội.doc
 
Nghiên cứu khả năng hấp thụ co2 của các trạng thái rừng huyện kbang, tỉnh Gia...
Nghiên cứu khả năng hấp thụ co2 của các trạng thái rừng huyện kbang, tỉnh Gia...Nghiên cứu khả năng hấp thụ co2 của các trạng thái rừng huyện kbang, tỉnh Gia...
Nghiên cứu khả năng hấp thụ co2 của các trạng thái rừng huyện kbang, tỉnh Gia...
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Ở Quận 10 Thành Phố H Ồ Chí Minh.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Ở Quận 10 Thành Phố H Ồ Chí Minh.docQuản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Ở Quận 10 Thành Phố H Ồ Chí Minh.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Ở Quận 10 Thành Phố H Ồ Chí Minh.doc
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Dân Số - Kế Hoạch Hóa Gia Đình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Dân Số - Kế Hoạch Hóa Gia ĐìnhLuận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Dân Số - Kế Hoạch Hóa Gia Đình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Dân Số - Kế Hoạch Hóa Gia Đình
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
Luận Văn Thạc Sĩ  Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....Luận Văn Thạc Sĩ  Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
 
Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.doc
Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.docQuản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.doc
Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.doc
 
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghi...
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghi...Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghi...
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghi...
 
Sự Hài Lòng Của Các Doanh Nghiệp Đối Với Việc Cung Cấp Dịch Vụ Hành Chính Côn...
Sự Hài Lòng Của Các Doanh Nghiệp Đối Với Việc Cung Cấp Dịch Vụ Hành Chính Côn...Sự Hài Lòng Của Các Doanh Nghiệp Đối Với Việc Cung Cấp Dịch Vụ Hành Chính Côn...
Sự Hài Lòng Của Các Doanh Nghiệp Đối Với Việc Cung Cấp Dịch Vụ Hành Chính Côn...
 
Pháp luật đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.doc
Pháp luật đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.docPháp luật đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.doc
Pháp luật đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.doc
 
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên HuếQuản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
 

Mehr von Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Mehr von Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Kürzlich hochgeladen

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO VĂN MẪU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO VĂN MẪU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN BÁ CHIẾN THỪA THIÊN HUẾ
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Bá Chiến - Học viện Hành chính Quốc gia. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, ngày thángnăm 2017 Học viên Đào Văn Mẫu
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, người đã tận tình, đầy trách nhiệm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cám ơn các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo ở Học viện Hành chính đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện quan tâm, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khóa học và nghiên cứu để hoàn thiện đề tài luận văn của mình. Xin chân thành cám ơn lãnh đạo, các cơ quan, cá nhân cùng các bạn học viên đã tạo mọi điều kiện quan tâm giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng những chắc chắn, luận văn không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn học viên. Xin chân thành cám ơn!
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở CẤP HUYỆN..................................................................................................................7 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, NGUYÊN TẮC VÀ SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở CẤP HUYỆN..................... 7 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai.................................................. 7 1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện..................10 1.1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện ............................................................................................................................................................. 11 1.1.4. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện.........................13 1.1.5.Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện ..............15 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI....................................17 1.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.................................................................................18 1.2.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........................................18 1.2.3.Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. ..............................................................................20 1.2.4. Quản lý việc bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất.21 1.2.5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân ...........................................................................................................22 1.2.6. Thống kê, kiểm kê đất đai................................................................................23 1.2.7. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất...................................................24
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.8.Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai..........................................................24 1.2.9.Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.................................................25 1.2.10.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai26 1.3. CHỦ THỂ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở CẤP HUYỆN.28 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở CẤP HUYỆN...............................................................................................................29 1.4.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế.........................29 1.4.2. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đất đai.......................................30 1.4.3.Các công cụ để quản lý nhà nước về đất đai....................................31 1.4.4.Nhận thức của nhân dân....................................................................................31 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ÐẤT ÐAI Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH..................................................................35 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LỆ THỦY ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI.............................35 2.1.1.Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................35 2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội....................................................................................42 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội............45 2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH..................................................................47 2.2.1.Tình hình sử dụng đất..........................................................................................47 2.2.2. Biến động đất đai giai đoạn 2014 - 2016...............................................50
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH..............................................................................................52 2.3.1. Kết quả đạt được....................................................................................................52 2.3.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được ........................................................63 2.4. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN DỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH............................................................................................................................64 2.4.1. Hạn chế........................................................................................................................... 64 2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình............................................................................................... 67 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................69 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH......................................70 3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai của huyện Lệ Thủy.........................................................................................................................70 3.1.1. Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......................70 3.1.2. Hoàn thiện công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất........................................................... 72 3.1.3. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất.74 3.1.4. Bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất................................ 77 3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Lệ Thủy.............................................................78 3.2.1. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai....78 3.2.2.Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai ............................................................................................................................................................. 80
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2.3. Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai .........81 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................84 KẾT LUẬN...................................................................................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt 1. CCC 2. CDG 3. CLN 4. DSN 5. GCNQSD 6. GPMB 7. HĐND 8. LNP 9. MNC 10. NKH 11. NTD 12. NTS 13. ODT 14. ONT 15. OTC 16. QLNN 17. RPH 18. RSX 19. SON 20. SXNN 21. TĐC 22. TTHC 23. TTN 24. UBND Nguyên nghĩa Đất có mục đích công cộng Đất chuyên dùng Đất trồng cây lâu năm Đất xây dựng công trình sự nghiệp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giải phóng mặt bằng Hội đồng nhân dân Đất lâm nghiệp Đất có mặt nước chuyên dùng Đất nông nghiệp khác Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất nuôi trồng thủy sản Đất ở tại đô thị Đất ở tại nông thôn Đất ở Quản lý nhà nước Đất rừng phòng hộ Đất rừng sản xuất Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối Sản xuất nông nghiệp Tái định cư Thủ tục hành chính Đất tôn giáo, tín ngưỡng Ủy ban nhân dân
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG TT Số hiệu Nội dung 1 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu khí tượng huyện Lệ Thủy 37 2 Bảng 2.2 Tài nguyên đất huyện Lệ Thủy 39 3 Bảng 2.3 Biến động đất nông nghiệp từ năm 2014-2016 47 4 Bảng 2.4 Biến động đất phi nông nghiệp từ năm 2014-2016 48 5 Bảng 2.5 Nguồn thu ngân sách từ năm 2014-2016 55
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Số hiệu Nội dung 1 Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy 34 2 Hình 2.2 Diển biến một số chỉ tiêu khí tượng 38 3 Hình 2.3 Cơ cấu đất nông nghiệp 45 4 Hình 2.4 Cơ cấu đất phi nông nghiệp 46
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ được vốn đất như ngày hôm nay. Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế được và di chuyển chủ quan theo ý chí của con người. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự pháttriển kinh tế của đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển xã hội. Đất đai là yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ một quốc gia nào. Ngay từ khi loài người biết đến chăn nuôi, trồng trọt thì vấn đề sử dụng đất đai không còn đơn giản nữa bởi nó phát triển song song với những tiến bộ của nền khoa học, kỹ thuật, kinh tế, chính trị......Khi xã hội càng phát triển thì giá đất(giá quyền sử dụng đất) càng cao và luôn giử được vị trí quan trọng như Mác đã khẳng định: “Lao động là cha, đất đai là mẹ sinh ra của cải vật chất”. Do đó, việc quản lý nhà nước về đất đai luôn là mục tiêu quốc gia của mọi thời đại nhằm nắm chắc và quản lý chặt chẽ quỹ đất đảm bảo việc sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả. Lệ Thủy là một huyện lớn nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Bình, có vị trí phía Bắc giáp với huyện Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp nước Lào và phía Đông giáp Biển Đông, huyện có 26 xã và 02 thị trấn. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, 1
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 an ninh, quốc phòng..... Tuy nhiên quá trình quản lý đất đai chưa theo kịp với tốc độ phát triển xã hội, hồ sơ địa chính bị lạc hậu chưa được thực hiện lại, năng lực quản lý đất đai còn hạn chế, tình hình đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện luật Đất đai năm 2013 cũng như các quy định khác vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện. Tranh chấp đất đai vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức, việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình còn chậm so với yêu cầu…… Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình phát triển kinh - xã hội của huyện Lệ Thủy giai đoạn từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay, cần nghiên cứu thực trạng để thấy được những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp nhằm khai thác sử dụng nguồn lực đất đai có hiệu quả hơn. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu, thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu các cấp, các bài viết trên các tạp chí, hội thảo khoa học...Một số công trình, bài viết tiêu biểu như: Cuốn sách của tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007): “Quản lý nhà nước về đất đai ”, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội đã cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam; Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trịnh Thành Công 2
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 (năm 2015): “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang”; Luận văn thạc sĩ của học viên Phan Huy Cường (năm 2015): " Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Diễn Châu, tinh Nghệ An”; Luận văn Thạc sỹ của học viên Trần Đại Nghĩa (2013) “Thực trạng sử dụng đất của các dự án trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2011”; Luận văn Thạc sỹ của học viên Trần Kim Anh (2013) “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai tại tỉnh Quảng Bình”; Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Quý đăng trên Tạp chí Cộng sản “Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai”. Một số Luận văn Thạc sỹ Quản lý công như: Luận văn Thạc sỹ của học viên Nguyễn Ngự Tuyên(2015) “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”; Luận văn Thạc sỹ của học viên Huỳnh Tấn Lịch(2015) “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”; Luận văn Thạc sỹ của học viên Hồng Ngọc Hà(2015) “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về đất đai của các nhà khoa học đối với quản lý nhà nước về đất đai đã góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận, cũng như thực tiễn quản lý đất đai ở Việt Nam. Các nghiên cứu đã đánh giá thực trạng và chỉ ra nhiều nguyên nhân tồn tại trong quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời đề xuất nhiều định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Do đó, việc lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” là rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài - Mục đích: Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá thực tiễn công tác quản lý đất đai tại địa phương, từ đó đề 3
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Nhiệm vụ: + Phân tích cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, nội dung và các công cụ quản lý đối với đất đai. + Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai và tình hình sử dụng đất tại huyện Lệ Thủy, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. + Đề xuất các giải pháp chủ yếu mang tính khả thi để làm tốt quản lý nhà nước về đất đất đai tại huyện Lệ Thủy. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về đất đai. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy. + Thời gian: từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Ngoài việc sử dụng phương phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác – Lê ninh, quá trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp như: Phân tích thống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, theo nhiều cách riêng rẽ tới kết hợp với nhau. Chúng được sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá các nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách đất đai. Trên cơ sở đó, cùng với tình hình thực tế và đặc điểm của huyện Lệ Thủy, tác giả lựa chọn các nội dung và chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai ở đây. Các phương pháp này còn được dùng trong đánh giá tình hình sử dụng đất đai và thực thi chính sách đất đai ở trên địa bàn huyện Lệ Thủy và chỉ ra 4
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các vấn đề tồn tại cùng với các nguyên nhân, từ đó hình thành các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin, được sử dụng trong nghiên cứu: - Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó. - Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của huyện Lệ Thủy, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các xã, thị trấn. - Kết hợp các phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu để có dữ liệu nghiên cứu, phân tích đầy đủ. - Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, internet... 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Hệ thống hoá những đặc trưng cơ bản QLNN về đất đai, làm rõ các quan hệ trong quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Phân tích và luận bàn về mặt lý luận và thực tiễn vai trò QLNN về đất đai của chính quyền huyện, xây dựng và đánh giá QLNN về đất đai của chính quyền huyện bằng hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Về mặt thực tiễn: Ngoài những đề xuất, kiến nghị, biện pháp quản lý thích hợp nhằm hoàn thiện QLNN về đất đai, góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Luận văn còn đưa ra những lý luận và kiến nghị, đề xuất có thể sử dụng chung cho QLNN về đất đai của chính quyền huyện cũng như làm tư liệu tham khảo. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có ba chương: 5
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Lệ Thủy, tinh Quảng Bình. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 6
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ÐẤT ÐAI Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện lệ thủy ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất đai 2.1.1.Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý: Lệ Thủy là một huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Bình có tọa độ địa lý từ 16055' đến 17022' vĩ độ Bắc, và từ 106025' đến 106059' độ Kinh Đông, có ranh giới tiếp giáp: - Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh; - Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; - Phía Đông giáp Biển Đông; - Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet, nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Diện tích đất tự nhiên của huyện là 140180.43 ha, bao gồm 26 xã, 02 thị trấn. Huyện Lệ Thủy là đoạn "khúc ruột" miền Trung, có các đường giao thông nối với hai đầu đất nước như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), đường sắt Bắc Nam nên có điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng liên kết, giao thương và hợp tác phát triển với các địa phương trong tỉnh, vùng Duyên Hải miền Trung và với cả nước. Huyện Lệ Thủy nằm không xa các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn như các thành phố: Đồng Hới, Đông Hà và Huế; có đường bờ biển dài (30km) với nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch bền vững cũng như phát triển thủy sản, là điều kiện thuận lợi để huyện phát huy các thế mạnh, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo 35
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy 36
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 * Địa hình, địa mạo: Huyện Lệ Thuỷ là huyện được hình hành với nhiều dạng địa hình: vùng miền núi và gò đồi, vùng đồng bằng chiêm trũng và vùng cồn cát ven biển. Về mặt cấu trúc địa chất, đây là vùng trũng của dãy Trường Sơn, đồng bằng thấp trũng bị kẹp giữa những cồn cát ven biển và vùng đồi núi phía Tây và phía Nam, địa hình nghiêng trung bình 60 theo hướng Tây - Bắc, Đông - Nam. Địa hình đồi núi chiếm 77% diện tích tự nhiên, huyện có các dạng địa hình sau: - Địa hình núi thấp: Vùng núi thấp chiếm phần nhiều diện tích đất của huyện, có độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc 20 - 250 được hình thành sau vận động Hecxini muộn, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, tập trung ở phía Tây đường Hồ Chí Minh đến biên giới Việt - Lào, phân bố chủ yếu ở xã Sơn Thuỷ, Lâm Thủy, Ngân Thủy và Kim Thủy. Đây là một phần của dãy Trường Sơn gồm nhiều núi đá vôi, địa hình chia cắt mạnh, nhiều hẻm sâu và phía trên mặt ít gặp dòng chảy. Trong vùng núi có thung lũng đất đai khá màu mỡ, có điều kiện để phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày. - Địa hình gò đồi: Vùng gò đồi là vùng chuyển tiếp từ khu vực núi thấp ở phía Tây với vùng đồng bằng ở phía Đông, có nguồn gốc bóc mòn tổng hợp, độ cao trung bình từ 30 - 100 m dọc 2 bên đường Hồ Chí Minh Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam huyện, thuộc thị trấn Nông trường Lệ Ninh và các xã: Thái Thủy, Sơn Thuỷ, Phú Thuỷ... Diện tích đất đồi chiếm khoảng 21,5% diện tích đất tự nhiên. Càng về phía Nam, vùng đồi càng được mở rộng. Địa hình vùng gò đồi thường có dạng úp bát sườn thoải, nhiều cây bụi, độ dốc bình quân từ 10 -200. Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc với quy mô tương đối lớn. 37
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Địa hình đồng bằng: Bao gồm đồng bằng phù sa nội đồng và đồng bằng cát ven biển. + Đối với vùng đồng phù sa nội đồng: Có địa hình thấp, bằng phẳng, chiều rộng (Đông - Tây) bình quân 5 - 7 km, độ cao từ (-2,00) đến (+2,50 m). Giữa đồng bằng có sông Kiến Giang và các phụ lưu gồm: Rào Sen, Rào An Mã, Rào Ngò, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn....Vùng đồng bằng có độ cao không lớn, hàng năm thường bị ngập lụt từ 2 đến 3 m và được phù sa bồi đắp nên đất đai khá màu mỡ, vùng này có nhiều nơi thấp hơn mực nước biển nên chịu ảnh hưởng của thủy triều vì vậy hay bị nhiễm mặn, chua phèn. Đây là nơi tập trung sản xuất lương thực, thực phẩm chính của huyện với các loại cây chủ yếu như lúa, khoai lang, lạc, rau, củ, quả, nuôi thủy sản, chăn nuôi lợn, gia cầm. + Đồng bằng cát ven biển chủ yếu gồm các đồn cát, đụn cát, đồi cát có độ cao dưới 10m, tuy nhiên cũng có những cồn cát cao đến 30 m. Diện tích vùng cát chiếm khoảng 11,46% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Thành phần của đất chủ yếu là cát hạt mịn, lượng SiO2 chiếm 97 - 99%, độ liên kết kém nên dễ bị di động do gió, dòng chảy. Vùng cát ven biển có nước ngầm khá phong phú, ngoài ra có một số bàu, đầm nước ngọt như Bàu Sen, Bàu Dum...là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và đồi sống của nhân dân trong vùng. Vùng cát ven biển có tiềm năng về phát triển nghề biển và đặc biệt là phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp và du lịch biển. *Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu duyên hải miền Trung Việt Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa. 38
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình của năm là 24.60C, tháng nóng nhất là tháng 6 (34,30C); Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ bình quân 19,90C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 50C; số giờ nắng trung bình/năm là 1500-1700 giờ, tổng tích ôn là 35000C - 40000C. - Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.000- 2.300mm/năm, phân bổ cao dần từ Tây sang Đông và chia làm 2 mùa rõ rệt. - Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo mưa phùn, giá lạnh; gió Lào xuất hiện từ tháng tư đến tháng tám gây khô nóng và hạn hán; huyện Lệ Thủy thường bị ảnh hưởng của bão, lụt hàng năm. Một số chỉ tiêu về khí tượng và diễn biến khí tượng huyện Lệ Thủy được thể hiện ở bảng 2.1 và hình 2.2. Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu khí tượng huyện Lệ Thủy Nhiệt độ (0 C) Độ ẩm (%) Lượng Số Tháng TB Max Min TB Min mưa ngày (mm) mưa 1 18,10 26,70 10,50 93 49 103,90 18 2 19,80 26,00 13,10 94 71 84,90 18 3 19,30 31,00 16,50 91 34 79,00 13 4 24,60 32,40 18,10 90 50 83,00 17 5 29,70 36,40 21,60 80 47 44,80 12 6 30,10 37,50 32,20 75 47 34,40 9 7 28,60 35,10 25,10 74 47 200,60 6 8 27,20 37,60 24,00 81 49 101,40 14 9 26,70 33,40 17,00 91 62 889,40 21 39
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 24,40 32,20 17,20 90 62 598,7 20 11 22,70 32,40 16,90 87 57 589 20 12 17,00 28,00 14,00 89 55 157 10 Năm 24,00 32,40 18,10 86 53 2.969 178 (Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình năm 2016) (%) 1000 35 30 (0C) Ẩm 800 25 600 Mưa (mm) - 20 Nhiệt độ 400 15 200 10 5 0 0 I I III V VI I II IX X I XII I V I X I I V V Mưa (mm) Độ ẩm (%) Nhiệt độ (0C) Hình 2.2. Diễn biến một số chỉ tiêu khí tượng huyện Lệ Thủy năm 2016 Sông ngòi Lệ Thuỷ có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, giao thông thuỷ và cung cấp nguồn thuỷ sản cho người dân. Lệ Thuỷ có con sông chính là sông Kiến Giang và các sông suối nhỏ như: Rào Con, Rào Ngò, Rào Sen, Phú Hoà, Phú Kỳ, Mỹ Đức. Sông suối ở Lệ Thuỷ có đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn thường gây ra lũ lụt trong mùa mưa. Sự phân bố dòng chảy ở Lệ Thuỷ theo mùa rõ rệt. Mùa mưa lượng nước rất lớn, thường gây lũ lụt. Mùa khô ít mưa, vùng đất thấp ở hạ lưu sông Kiến Giang bị bốc mặn, bốc phèn ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. * Tài nguyên đất Quá trình tương tác giữa nền tảng vật chất rắn, địa hình, nguồn dinh dưỡng từ đá mẹ với đặc điểm sinh khí hậu địa phương và các tác nhân xã 40
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hội đã tạo nên sự đa dạng cho lớp vỏ thổ nhưỡng. Qua nghiên cứu điều tra phân loại đất ở huyện Lệ Thuỷ cho thấy toàn huyện có 20 loại đất thuộc 10 nhóm đất với 33 đơn vị đất. Trong đó nhóm đất xám có diện tích lớn nhất huyện Lệ Thuỷ với khoảng 101.169,38 ha chiếm 72,17% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, phân bố ở các xã phía Tây và phía Nam của huyện. Đất được hình thành, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như: đá cát, đá phiến sa, đá granit. Kế đến là nhóm đất cát có diện tích khá lơn gồm 2 đơn vị đất là: Cồn cát trắng vàng (Cc) và đất cát biển trung tính ít chua (C), tập trung chủ yếu ở các xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam, Hồng Thủy, Hưng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy. Chiếm diện tích nhỏ nhất là nhóm đất mặn với khoảng 545,59 ha, được hình thành từ những sản phẩm phù sa sông, lắng đọng trong môi trường nước mặn, phân bố ở vùng hạ lưu sông Kiến Giang (Hồng Thủy, An Thủy...) Bảng 2.2: Tài nguyên đất huyện Lệ Thủy STT Các nhóm đất Ký hiệu Diện tích Tỷ lệ (ha) (%) Tổng diện tích 140.180,46 100,00 1 Nhóm đất cát C (Arenosols) 16.168,2 11,53 2 Nhóm đất mặn M (Salic Fluvisols) 545,59 0,39 3 Nhóm đất phèn S (Thionic Fluvisols) 2.752,67 1,96 4 Nhóm đất phù sa P (Fluvisols) 6.035,81 4,31 5 Nhóm đất gley GL (Gleysols) 1.327,73 0,95 6 Nhóm đất mới biến đổi CM (Cambisols) 1.008,24 0,72 7 Nhóm đất có tầng loang lỗ L (Plin thosols) 716,64 0,51 8 Nhóm đất xám X (Acrisols) 10.1169,38 72,17 41
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 STT Các nhóm đất Ký hiệu Diện tích Tỷ lệ (ha) (%) 9 Nhóm đất đỏ F (Ferralsols) 842,34 0,60 10 Nhóm đất tầng mỏng E (Leptosols) 6327,5 4,51 11 Sông suối và đất khác 3.286,35 2,34 Qua bảng 2.2 ta thấy tài nguyên đất của huyện Lệ Thủy có sự phong phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng như cây rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và đặc điểm khí hậu nên phần lớn đất nghèo dinh dưỡng, một số nơi bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng...Vì vậy để góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng, đặc biệt là các công trình thủy lợi; đồng thời bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm tăng cường khả năng giữ nước. 2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội * Dân số và lao động Theo kết quả tổng điều tra dân số, tính đến ngày 31/12/2015, tổng số nhân khẩu của huyện Lệ Thủy là 142.232 người. So với năm 2010, dân số đã tăng lên là 1.705 người, trung bình mỗi năm tăng 341 người. Mật độ dân số trung bình toàn huyện năm 2014 là 100,44 người/km2, nơi có mật độ dân số cao nhất là thị trấn Kiến Giang với 2064,65 người/km2, nơi có mật độ thấp nhất là xã Lâm Thủy với 5,44 người/km2. Tổng số lao động trong huyện tính đến ngày 31/12/2015 là 82.470 người, chiếm 58% dân số. Trong đó số lao động trong nông nghiệp là 56.912 người, chiếm 69% tổng số lao động, đây là một thế mạnh và điều kiện tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, thương mại dịch 42
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vụ là 15.301 người chiếm 18,5% tổng số lao động, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 10.257 người chiếm 12,5% tổng số lao động trong huyện. Có thể nói, nguồn lao động của huyện khá dồi dào, người dân có tính cần cù chịu khó, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, chưa được đào tạo nghề, làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên chưa có thu nhập cao. * Cơ sở hạ tầng - Thủy lợi Hệ thống thủy lợi của huyện hiện nay đã được cũng cố, nâng cấp và đầu tư hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống đê bao tiểu vùng I, vùng II tả Kiến Giang được đầu tư nâng cấp tương đối đảm bảo. Hiện tại công trình thủy lợi Thượng Mỹ Trung thuộc dự án Thủy lợi Miền Trung - ADB4 đã được hoàn thành. Công trình được đầu tư nâng cấp 83 km đê, xây dựng mới cống Hói Đại và nâng cấp cải tạo 42 trạm bơm, 105 cống tưới tiêu dưới đê, nhằm ngăn lũ sớm, lũ tiểu mãn, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho 4.188 ha, ngăn mặn cho 2.188 ha lúa và đổi mới quy trình vận hành cống Mỹ Trung, trả lại môi trường tự nhiên gần 800ha phá Hạc Hải cho vùng thượng nguồn Mỹ Trung, đồng bằng Lệ Ninh thuộc 9 xã huyện Lệ Thủy. Toàn huyện có 25 hồ chứa và đập dâng lớn nhỏ, 36 đập dâng với tổng dung tích chứa trên 200 triệu m3 nước, trong đó có một số công trình lớn như Hồ An Mã dung tích 63 triệu m3 , Hồ Cẩm Ly 41 triệu m3 , Hồ Phú Kỳ 12 triệu m3 , và một số hồ chứa nhỏ như: Hồ Thanh Sơn, Hồ Đập Làng, Hồ Tiền Phong...Ngoài ra, trên vùng cát có một số Bàu nước ngọt như Bàu Sen, Bàu Dum góp phần đáng kể trong việc cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. 43
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, tuy nhiên hệ thống thủy lợi vẫn chưa hoàn toàn chủ động để tưới, tiêu và điều tiết lũ. Hồ đập quy mô chưa đảm bảo với tân suất của lũ lớn, phân bố không đều, phần lớn tập trung ở các xã phía trước vùng đường 15 và các xã vùng sâu, vùng xa. - Giao thông: Nhờ huy động được nhiều nguốn vốn đầu tư xây dựng, đến nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã có bước phát triển tương đối khá, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Hệ thống giao thông đường bộ của huyện Lệ Thủy gồm có các tuyến sau: Tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh Đông Tây) có chiều dài 130 km, mặt đường nhựa, chất lượng tương đối tốt. Nhà nước đang nâng cấp mở rộng tuyến đường này. Tuyến đường tỉnh lộ có chiều dài 134 km, tỉnh lộ 560 (tỉnh lộ 10 củ), tỉnh lộ 565 (tỉnh lộ 16 cũ), (đường ven biển 569), trong đó mặt đường nhựa 80 km, mặt đường đất 56km. Đường liên xã có chiều dài 296,7 km, đường liên thôn có chiều dài 640 km, đường nội thôn, bản cơ bản đã được bê tông hóa theo chính sách Nông thôn mới. Các tuyến đường đến đồng ruộng 156 km, trong đó 42 km đường cấp phối và đất. Toàn huyện có 39 cầu với chiều dài 2.321m và khoảng 400 cống với chiều dài 600m. Hệ thống giao thông đường sắt Bắc Nam chạy qua huyện có chiều dài 31,5 km có 04 ga: Thượng Lâm, Mỹ Trạch, Phú Hòa, Mỹ Đức. Hệ thống đường thủy bao gồm đường sông Kiến Giang dài 52 km chia làm 3 đoạn: đoạn Xóm Bang- Trốc Vực 14 km, đoạn Trốc Vực - An 44
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Lạc 18 km, đoạn An Lạc - Nhật Lệ 20 km. Đường biển qua 03 xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam có chiều dài 33 km. - Mạng lưới điện Công tác điện khí hóa nông thôn và cấp điện sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, y tế, văn hóa được chú trọng phát triển góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay trên toàn huyện có 200 trạm biến áp đang vận hành với tổng công suất 41.000 KVA, có 1 trạm 110/22/35 KV công suất 25.000 KVA cung cấp cho 69 trạm 15-22/0,4 KV công suất 9.610 KVA, huyện đã xây dựng được 334 km đường dây cao trung thế, 86,502 km đường dây 0,4 KV ; 600 km đường dây 0,2 KV. Mạng lưới điện cung cấp với tổng lượng điện tiêu thụ trên 65 triệu KWh/năm. Công tác quản lý an toàn điện được chú ý. - Bưu chính, viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông của huyện ngày càng được phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, góp phần tích cực trong việc khai thác thông tin phục vụ cho sản xuất, phòng chống lụt bão, cũng như giao lưu với các vùng xung quanh. Toàn huyện có 5 tổng đài, 10 bưu cục đảm bảo phục vụ theo nhu cầu của người dân trên địa bàn. 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội * Thuận lợi, lợi thế Huyện Lệ Thuỷ có bờ biển dài hơn 30 km, có quốc lộ 1A chạy qua, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây) và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua suốt chiều dài huyện. Đây là điều kiện rất quan trọng và thuận lợi cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất, phát triển quỹ đất, thu hút đầu tư và dịch vụ du lịch. Tài nugyên đất đai phong phú, phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi cho phép phát triển một nền sản xuất nông, 45
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lâm ngư nghiệp đa dạng theo hướng công nghệ cao, bền vững môi trường sinh thái. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các công trình phúc lợi công cộng được quan tâm đầu tư, các chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là công cuộc xây dựng nông thôn mới đã thực sự đi vào cuộc sống, đóng góp quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong đó có công tác quản lý nhà nước về đất đai. * Khó khăn Những thuận lợi trên cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện, song cũng đặt ra những thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể là: - Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều, độ dốc lớn nên trong quá trình canh tác đất canh tác thường bị bào mòn và rữa trôi. - Cơ sở kỹ thuật hạ tầng đang đà phát triển song so với yêu cầu phát triển hiện nay còn chưa đáp ứng. Do vậy, việc đầu tư nâng cấp và bố trí lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi phải chi phí lớn và khó khăn nhất là việc đấu giá quyền sử dụng đất và bố trí tái định cư. - Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần đến quỹ đất lớn và tập trung song quỹ đất của huyện nhìn chung chưa đáp ứng cho các dự án phát triển kinh kế - xã hội lớn - Số người chưa có việc làm còn nhiều, một bộ phận dân cư, đặc biệt là ở miền núi, miền biển còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đất để sản xuất nông nghiệp… Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai thì áp lực đối với đất đai của huyện đã 46
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của huyện. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao, bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển cũng như phục vụ cho việc đô thị hoá cả hiện tại và trong tương lai. 2.2. Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai của huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. 2.2.1.Tình hình sử dụng đất 2.2.1.1. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng * Đất nông nghiệp: 127.264,66ha - Đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) 22.226,63ha, chiếm 17,46% - Đất lâm nghiệp (LNP) 104.611,91ha, chiếm 82,20% - Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS) 365,45ha, chiếm 0,29% - Đất nông nghiệp khác (NKH) 60,67ha, chiếm 0.05%. 47
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 2.3 Cơ cấu đất nông nghiệp (Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2016 huyện Lệ Thủy) * Đất phi nông nghiệp: 10.020,04ha - Đất ở (OTC) 933,76ha, chiếm 9,32%. - Đất chuyên dùng (CDG) 6.058,81ha, chiếm 60,47%. - Đất tôn giáo, tín ngưỡng (TTN) 8,01ha, chiếm 0,08%. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa (NTD) 568,77ha, chiếm 5,67%. - Đất sông suối và MN chuyên dùng (SMN) 2.450,68 ha, chiếm 24,46%. 48
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 2.4 Cơ cấu đất phi nông nghiệp (Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2016 huyện Lệ Thủy) * Đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng của huyện vẫn còn 2895,75ha, chiếm 2,07% so với diện tích đất tự nhiên. Do địa hình huyện có nhiều đồi núi, đồi cát nên diện tích chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi núi bạc màu và đất đồi cát ở ven biển. Các đồi núi này phần lớn là đồi núi đã bị xói mòn, hoặc đồi cát trắng, tầng phủ lớp đất bờ mặt rất ít, hoặc không có. Diện tích đất bằng chưa sử dụng còn khá lớn 1343,66ha, đây là nguồn tài nguyên quý giá cần được quy hoạch sử dụng một cách hợp lý, phát huy hiệu quả. 2.2.1.2.Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng * Hiện trạng sử dụng đất các tổ chức Hiện nay, trên địa bàn Lệ Thủy có tổng số 412 tổ chức gồm: Tổ chức kinh tế, cơ quan đơn vị của nhà nước, tổ chức khác sử dụng đất với tổng diện tích 76.928,88 ha. Nhìn chung các cơ quan, tổ chức sử dụng đất đúng mục đích, ranh giới được giao. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra một số nơi tình 49
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trạng sử dụng đất không đúng mục đích, kém hiệu quả, do đó cần thanh tra, kiểm tra thường xuyên để có biện pháp quản lý đất đai chặt chẽ hơn.. * Hiện trạng sử dụng đất các hộ gia đình, cá nhân Diện tích đất hộ gia đình, cá nhân sử dụng 37.493.94ha chiếm 26,75% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó, đất nông nghiệp là 36.558,77ha, đất phi nông nghiệp là 935,17ha. Cho đến nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đạt tỷ lệ khá cao, tuy nhiên tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản còn thấp. Nguyên nhân là do ranh giới sử dụng đất chưa rõ ràng, việc kê khai đăng ký chưa đầy đủ thông tin.... 2.2.2. Biến động đất đai giai đoạn 2014 - 2016 * Biến động đất nông nghiệp BẢNG 2.3: Biến động đất nông nghiệp từ năm 2014 - 2016 Diện tích Diện tích Biến động Chỉ tiêu Mã 2014-2016 (ha) 2014 (ha) 2016 (tăng, giảm) Đất trồng lúa LUA 10957,05 10980,99 +23,94 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 5040,99 5011,22 -29,77 Đất trồng cây lâu năm CLN 6233,24 6234,43 +1,19 Đất rừng sản xuất RSX 82388,49 82392,24 +3.75 Đất rừng phòng hộ RPH 22469,99 22219,67 -250.32 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 365,93 365,45 -0.48 Đất nông nghiệp khác NKH 60,67 60,67 0 (Nguồn: Kiểm kê, thống kê đất đai huyện Lệ Thủy) Nhìn chung, diện tích các loại đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giảm do thực hiện một số dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn như rừng phòng 50
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hộ giảm đến 250,32ha, còn lại các loại đất khác có tăng giảm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, điểu chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện. Trong đó: Đất trồng lúa tăng 23,94ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang, đất trồng cây lâu năm tăng 1,19 ha, đất rừng sản xuất tăng 3,75ha chủ yếu lấy từ đất chưa sử dụng. * Biến động đất phi nông nghiệp BẢNG 2.4:Biến động đất phi nông nghiệp từ năm 2014 - 2016 Diện tích Diện tích Biến động Loại đất Mã 2014-2016 (ha) 2014 (ha) 2016 (tăng, giảm) Đất ở tại nông thôn ONT 855,38 870,20 +14,82 Đất ở đô thị ODT 61,60 62,57 +0,97 Đất xây dựng trụ sở cơ quan CST 14,84 14.96 +0,12 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 155,13 165,75 +10,62 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 231,78 471,91 +240,03 Đất có mục đích công cộng CCC 5215,65 5223,30 +7,65 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 8.01 8.01 0 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 569,22 568,77 -0,45 Đất sông, ngòi, kênh, rệch, suối SON 1422,07 1422,0 -0,07 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 1028,73 1028,68 -0,05 (Nguồn: Kiểm kê, thống kê đất đai huyện Lệ Thủy) 51
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Việc giảm diện tích đất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã làm gia tăng đáng kể diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn. Đây là quá trình tất yếu nhằm phục vụ cho quá trình đô thị hóa của huyện. Cụ thể: Đất ở tại nông thôn tăng 14,82 ha, đất ở đô thị tăng 0,97 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 240,03ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp tăng 10,62ha, đất có mục đích công công tăng 7,65ha... * Biến động đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện giảm 13,63ha, chủ yếu do chuyển sang đất ở nông thôn, chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Các diện tích còn lại do chuyển sang đất có mục đích công cộng và các loại đất phi nông nghiệp khác. 2.2. Kết quả đạt được và nguyên nhân của kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình 2.3.1. Kết quả đạt được Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể là: * Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Căn cứ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt. Từ đầu năm 2014 đến nay, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các phòng ban cấp huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt, đây là cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch quản lý, sử dụng đất đai hàng năm trên địa bàn huyện đúng tiến độ và thời gian quy định. Kết quả là đã có 23/28 xã, thị trấn thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đặc biệt có những xã, thị trấn thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch 52
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đề ra như xã Dương Thủy, Cam Thủy, thị trấn Kiến Giang... Còn lại 5 xã (gồm Kim Thuỷ, Ngân Thuỷ, Lâm Thuỷ, Thái Thuỷ, Trường Thuỷ,) không thực hiện đấu giá, xét giao đất vì các xã này quỹ đất rộng, người dân không có nhu cầu đấu giá, xét giao đất. * Kết quả thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, UBND huyện đã thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn. Kết quả đạt được như sau: - Công tác giao đất Giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất: + Tổng số lô: 556 lô, tổng diện tích 105.640 m2 . Giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất: + Tổng số lô: 317 lô, tổng diện tích 57.964 m2 . Còn lại 6 xã miền núi (gồm Kim Thuỷ, Ngân Thuỷ, Lâm Thuỷ, Thái Thuỷ, Văn Thuỷ, Trường Thuỷ) không thực hiện đấu giá, xét giao đất vì các xã miền núi quỹ đất rộng, không có nhu cầu đấu giá, xét giao đất, các xã còn lại quỹ đất hạn chế, chủ yếu đất lúa nên chưa thể thực hiện việc thu hồi đất để chuyển sang đấu giá QSD đất. Ngoài ra, UBND huyện đã phối hợp với các ban ngành liên quan tiến hành bốc tách đất sản xuất nông nghiệp của các Nông Lâm trường để lập phương án giao cho đồng bào dân tộc sản xuất. Dự kiến giao cho 158 hộ với diện tích khoảng 389,9ha đất rừng sản xuất. - Công tác thu hồi đất Thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm để chuyển sang đất ở và thực hiện các dự án, công trình: 53
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất ở: 7,59ha. + Thu hồi đất Nông nghiệp thực hiện công trình Mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn xã Hưng Thuỷ, xã Sen Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ 06ha + Thu hồi đất Nông nghiệp thực hiện công trình nâng cấp và mở rộng đường Tỉnh lộ 16 18,02ha + Công trình tôn tạo và phục dựng di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc 0,55ha + Thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng Đồn Công an thị trấn Kiến Giang 0,19ha + Công trình nước sạch tại xã Ngân Thủy 01ha + Thu hồi đất thực hiện dự án FLC Quảng Bình(danh mục đường ngoài hàng rào)2,84ha + Thu hồi đất xây dựng cầu Phong Xuân 0,42ha….. - Công tác thuê đất: Từ năm 2014 đến nay, UBND huyện đã cho 02 trường hợp thuê đất: + Cho thuê đất xây dựng chợ Lâm Thủy 0,48ha + Cho thuêt đất xây dựng Khu vui chơi giải trí Thế hệ mới 0,5 ha tại xã Kiên Thủy. - Công tác chuyển mục đích sử dụng đất Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho 106 trường hợp với diện tích 4,15ha đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của nhân dân. * Kết quả thực hiện việc bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất Thời gian qua, công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đã được chính quyền huyện Lệ Thủy quan tâm chỉ đạo nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân, tạo ra quỹ đất sạch phục vụ việc triển khai xây dựng các 54
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 công trình, dự án trên địa bàn huyện, đồng thời tránh phát sinh các vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai. Kết quả, UBND huyện đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Công trình Mở rộng Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Lệ Thủy với giá trị phê duyệt 115.463.969.000 đồng. Ngoài ra, UBND huyện còn phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do GPMB một số công trình khác với giá trị phê duyệt 5.745.285.000 đồng, bao gồm: Công trình Tôn tạo và phục dựng di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc, công trình xây dựng cầu Phong Xuân, dự án FLC Quảng Bình.... * Kết quả thực hiện việc đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân. Xác định đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, là biện pháp để xác định quyền sử dụng đất, quản lý biến động về đất đai, tạo cơ sở pháp lý để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định pháp luật. - Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính Đăng lý đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất. Từ năm 2005 đến nay, việc đăng ký đất đai cho hộ gia đình, cá nhân được thực hiện tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện và được thực hiện một cách khoa học chặt chẽ. Các quy định, điều kiện để người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đât. Điều này bắt buộc người sử dụng đất phải đăng ký tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. 55
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trên địa bàn huyện đang triển khai dự án đo đạc chỉnh lý, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai của 28/28 xã, thị trấn do 07 đơn vị tu vấn thực hiện. Đến nay đã có 08/28 xã bàn giao sản phẩm gồm Kim Thủy, Lâm Thủy, Ngân Thủy, Văn Thủy, Liên Thủy, Phú Thủy, Mai Thủy, Phong Thủy và 02/28 xã đang làm hồ sơ nghiệm thu bàn giao sản phẩm gồm thị trấn Kiến Giang và xã Lộc Thủy và 18 xã, thị trấn đang triển khai thực hiện. Bản đồ địa chính là một bộ phận cơ bản của hồ sơ địa chính được sử dụng thường xuyên, không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nhằm phục vụ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng…Ngoài ra, phục vụ cho việc làm bản đồ nền trong quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển các ngành khác. Tuy nhiên, với kết quả đo đạc được ở trên là thuận lợi phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện. - Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất luôn được chính quyền huyện quan tâm chỉ đạo nhằm thống nhất quản lý và đảm bảo việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Kết quả đạt được cụ thể như sau: + Đất sản xuất nông nghiệp cấp được 66.091giấy với diện tích 15.176,12ha chiếm 88,52% tổng diện tích cần cấp + Đất lâm nghiệp cấp được 4.581giấy với diện tích 12.736,86ha chiếm 68,21% tổng diện tích cần cấp + Đất ở tại nông thôn cấp được 32.062giấy với diện tích 808,69ha chiếm 95,72% tổng diện tích cần cấp + Đất ở tại đô thị cấp được 2951giấy với diện tích 60,21ha chiếm 97,24% tổng diện tích cần cấp. 56
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 * Kết quả thực hiện viêc thống kê, kiểm kê đất đai Được xác định đây là công tác định kỳ và thường xuyên trong quản lý nhà nước về đất đai. Qua công tác này chính quyền huyện xác định loại đất được chia theo mục đích, đối tượng sử dụng, đánh giá được thực trạng và tình hình biến động đất đai qua các thời kỳ, đánh giá được kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm: - Báo cáo thuyết minh thống kê, kiểm kê đất đai - Hệ thống biểu tổng hợp tình hình sử dụng đất và biến động đất đai - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất. * Kết quả quản lý tài chính về đất đai và giá đất Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 quy định về giá đất. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quy định về giá đất, bảng giá đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2019. Bảng giá đất huyện Lệ Thủy được UBND tỉnh ban hành xác định giá đất theo đường phố, các trục giao thông, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu dân cư đã có… đất nông, lâm nghiệp định giá theo loại, hạng đất. Giá đất được xây dựng dựa trên bảng giá đất trước đó, có khảo sát và tham khảo giá đất đang diễn ra trên thị trường và tình hình đầu tư xây dựng các đường phố, hạ tầng kỹ thuật. Thông qua bảng giá đất hàng năm do Nhà nước ban hành làm cơ sở cho chính quyền huyện xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các khoản 57
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thuế theo quy định… Ngoài ra, làm cơ sở cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Bảng giá các loại đất được chính quyền huyện công bố rộng rãi trên các phương tiện đại chúng, công khai minh bạch, nên thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như người dân có kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn thu từ đất tăng dần qua các năm và tỉ trọng tiền sử dụng đất chiếm phần quan trọng trong các khoản thu ngân sách của huyện. Đơn vị tính:triệu đồng Năm 2014 2015 2016 Tổng cộng: 30.503 31.279 51.761 1.Tiền sử dụng đất 27.453 28.152 46.586 2.Thuế chuyển quyền SD đất 2.135 2.189 3.623 3.Tiền thuê đất 915 938 1.552 BẢNG 2.5: Nguồn thu từ đất từ năm 2014 - 2016 (Nguồn: Cục Thuế huyện Lệ Thủy) * Kết quả việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai Với viêc thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm giao dịch Một cửa liên thông huyện đã góp phần quan trọng việc đảm bảo việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: Chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp đổi cấp lại GCNQSD đất, đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, đăng ký biến động các thông tin trên GCNQSD đất đã cấp.........Cụ thể là: - Kết quả thực hiện năm 2014 + Đăng ký biến động thông tin trên GCNQSD đất đã cấp: 458 trường hợp 58
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất: 628 trường hợp với diện tích 72,10ha + Chuyển mục đích sử dụng đất: 23 trường hợp với diện tích 1,0ha + Chuyển nhượng, tặng cho QSD đất: 768 trường hợp với diện tích 158,87ha + Tách thửa, hợp thửa đất: 13 trường hợp với diện tích 1,63ha + Công nhận QSD đất: 777 trường hợp với diện tích 189,14ha + Thừa kế QSD đất: 73 trường hợp với diện tích 4,85ha + Đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 2236 trường hợp + Xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 1685 trường hợp - Kết quả thực hiện năm 2015 + Đăng ký biến động thông tin trên GCQSD đất đã cấp: 741 trường hợp + Cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất: 835 trường hợp với diện tích 130,86ha + Chuyển mục đích sử dụng đất: 31 trường hợp với diện tích 1,48ha + Chuyển nhượng, tặng cho QSD đất: 1095 trường hợp với diện tích 191,90ha + Tách thửa, hợp thửa đất: 12 trường hợp với diện tích 4,88ha + Công nhận QSD đất: 155 trường hợp với diện tích 137,66ha + Thừa kế QSD đất: 196 trường hợp với diện tích 36,94ha + Đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 3200 trường hợp + Xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 2227 trường hợp - Kết quả thực hiện năm 2016 + Đăng ký biến động thông tin trên GCQSD đất đã cấp: 426 trường hợp + Cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất: 1024 trường hợp với diện tích 59
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 196,91ha + Chuyển mục đích sử dụng đất: 52 trường hợp với diện tích 2,71ha + Chuyển nhượng, tặng cho QSD đất: 1279 trường hợp với diện tích 264,59ha + Tách thửa, hợp thửa đất: 16 trường hợp với diện tích 3,11ha + Công nhận QSD đất: 127 trường hợp với diện tích 211,54ha + Thừa kế QSD đất: 246 trường hợp với diện tích 23,67ha + Đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 2515 trường hợp + Xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 2099 trường hợp Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện theo cơ chế Một cửa liên thông cấp huyện nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến giao dịch, mặt khác người dân có thể theo dõi được quá trình xử lý hồ sơ của mình do các cơ quan thực hiện. Vì vậy trách được tình trạng hồ sơ xử lý chậm và một số biểu hiện tiêu cực của cán bộ xử lý hồ sơ. Bên cạnh việc đảm bảo cho người dân thực hiện các quyền thì công tác quản lý, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất luôn được chính quyền huyện quan tâm chỉ đạo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc khiếu kiện khiếu nại xảy ra. Một trong những nội dung cụ thể là giam sát việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, tình hình thực hiện kê khai đăng ký sử dụng đất theo quy định, việc thục hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai trong quá trình sử dụng và thực hiện các quyền. * Kết quả thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất - Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai. Hàng năm, UBND huyện giao cho Thanh tra huyện tham mưu xây 60
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý nhà nước về đất đai một số xã, thị trấn trên địa bàn. Kết quả cụ thể như sau: + Xã Hưng Thủy trong quản lý đất đai trên địa bàn để người dân tự ý xây nhà trái phép trên hành lang đường Quốc lộ 1A tuyến BOT + Xã Sen Thủy đất đã được thu hồi giải phóng mặt bằng mở rộng Quốc lộ 1A nhưng để người dân tự ý lấn chiếm trái phép + Phát hiện việc sai phạm trong quá trình quy hoạch phân lô đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Dương Thủy(đấu giá xong không giao đất được bởi vì vướng quy hoạch đường điện 110kv) + Xã Xuân Thủy trong quá trình xây dựng hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất không tuân thủ quy trình theo quy định pháp luật(thiếu chử ký bên nhận chuyển nhượng, không lưu trử hồ sơ) + Xã Hồng Thủy qua quá trình thanh tra, kiểm tra đã phát hiện quỹ đất 5% của xã sử dụng không đúng mục đích, quỹ đất để lại không giao vượt quá quy định.... - Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân trong quản lý và sử dụng đất. UBND huyện đã tiếp nhận và thực hiện giải quyết nội dung đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền theo đúng quy định. Chủ yếu giải quyết đơn thư của các hộ gia đình, cá nhân có đơn kiến nghị về tranh chấp quyền sử dụng đất, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy, cụ thể như sau: + Giải quyết và trả lời đơn kiến nghị của 09 hộ gia đình tại xã Sơn Thủy về việc đề nghị cấp GCNQSD đất do bố trí tái định cư GPMB tuyến đường Hồ Chí Minh từ năm 2000 và báo cáo kết quả giải quyết cho UBND tỉnh; 61
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Chuyển đơn, yêu cầu UBND xã Mỹ Thủy giải quyết và báo cáo UBND huyện kết quả giải quyết theo đơn kiến nghị của ông Trương Quang Tiến, kiến nghị việc UBND xã Mỹ Thủy phân lô đấu giá trên đất ông được giao theo Nghị định 64/CP; + Giải quyết và trả lời đơn kiến nghị của ông Trần Quang Hài ở tại xã Quảng Lưu về việc ông xin mở đường vào khu nghĩa địa, UBND xã đã khảo sát nhưng không giải quyết. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất tham mưu giải quyết và trả lời đơn kiến nghị liên quan đến giải phóng mặt bằng và tái định cư tại các xã: + Giải quyết và trả lời đơn kiến nghị của ông Hoàng Kim Quy ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy về việc gia đình ông chưa nhất trí việc áp giá đền bù do thu hồi đất GPMB xây dựng Chùa Hoằng Phúc; + Giải quyết và trả lời đơn kiến nghị của ông Nguyễn Ngọc Tình, bà Dương Thị Ngân tại thôn Đoàn Kết, xã Hưng Thủy về việc đề nghị xem xét bồi thường hỗ trợ do GPMB quốc lộ 1A; UBND huyện thành lập đoàn Thanh tra xác minh việc chậm xử lý hồ sơ cấp GCNQSD đất của ông Nguyễn Đình Ngoắt – Nguyên cán bộ ĐC-XD xã Hưng Thủy.... Tóm lại, hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Lệ Thủy đã có những chuyển biến cơ bản theo từng thời điểm. Bước đầu đầu đã tạo ra những cơ sở quan trọng giúp Nhà nước quản lý được nguồn tài nguyên đất đai, đảm bảo phân bổ quỹ đất đai cho sự phát triển toàn diện của tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của huyện theo hướng ổn định, bền vững. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đạt được một số kết quả nhất định, giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện dần đi 62
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vào ổn định. Là cơ sở để chính quyền huyện xây dựng chính sách, có biện pháp chỉ đạo phù hợp, tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện. Thông qua công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nguồn tài nguyên đất đai đã và đang được khai thác sử dụng có hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào sự phát triển của huyện trên tất cả các lĩnh vực. Đã cơ bản thiết lập được hệ thống bản đồ địa chính và từng bước lập hồ sơ địa chính cơ sở để quản lý đến từng thửa đất và chủ sử dụng như: về nguồn gốc đất đai, quá trình chuyển dịch mục đích, người sử dụng; đất được giao hay đất thuê, giấy tờ liên quan đất thửa đất; diện tích đất sử dụng, vị trí hình thể thửa đất; giá đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; các công trình xây dựng trên đất. Đây chính là yếu tố quan trọng hàng đầu, là kết quả của công tác quản lý của cả hệ thống chính quyền các cấp từ huyện đến đến xã, thị trấn trong những năm vừa qua. Các quyền của người sử dụng đất đã được chính quyền huyện quan tâm giải quyết theo quy định của pháp luật và nhu cầu người sử dụng đất như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế , chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký thế chấp bảo lãnh QSD đất... Đây là cơ sở để người sử dụng đất phát huy được nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là cơ sở để Nhà nước quản lý được nguồn tài nguyên đất đai và tạo nguồn thu cho ngân sách. 2.3.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được Một là, công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lệ Thủy đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và xác định là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội , ổn định chính trị của địa phương. Hai là, sự quan tâm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ, giúp chính quyền huyện 63
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Ba là, Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành và các văn bản hướng dẫn đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và của chính quyền huyện Lệ Thủy nói riêng như: Những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được tháo gỡ, công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng được thực hiện chặt chẽ hơn... Bốn là, sự nổ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo, chuyên viên, viên chức phòng Tài nguyên và Môi trường trong việc tham mưu cho chính quyền huyện chỉ đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Năm là, viêc lãnh đạo, điều hành của chính quyền các xã, thị trấn trong quản lý nhà nước về đất đai đã góp phần quan trọng cho những kết quả đạt được của chính quyền huyện. 2.4. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình 2.4.1. Hạn chế Công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, làm tiền đề cho sự phát triển của những năm tiếp theo, thể hiện sự cố gắng của cơ quan Tài nguyên và Môi trường và chính quyền huyện, xã, thị trấn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn một số hạn chế. Cụ thể là: - Việc lập quy hoạch sử dụng đất chưa bám sát được thực tế nhu cầu sử dụng đất trong điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của huyện làm ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bổ quỹ đất cho các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quy hoạch sử dụng đất còn thiếu tính toán về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, thiên về tiến hành thống kê, phân bố về số lượng nên tính khả thi 64
  • 48. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 của các phương án quy hoạch không cao. Sự thiếu cân đối giữa các lợi ích trong một số quy hoạch sử dụng đất đã gây bất bình trong dư luận, đồng thời, tính đồng bộ trong quy hoạch, sử dụng đất đai chưa được đảm bảo. Việc lấy ý kiến tham gia góp ý của người dân, cộng đồng trong việc quy hoạch sử dụng đất đai còn mang tính hình thức.Quy hoạch chưa có tính pháp lý cao, còn thường xuyên điều chỉnh. Tính trách nhiệm trong quy hoạch sử dụng đất chưa được đề cao. Khi xảy ra sai phạm trong quản lý không có người chịu trách nhiệm chính, mà chủ yếu xử lý sai phạm theo cơ chế trách nhiệm “tập thể”. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch chưa được coi trọng. Việc quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt chưa chặt chẽ, dẫn tới tình trạng vi phạm quy hoạch vẫn còn diễn ra. - Hệ thống hồ sơ địa chính chưa được thiết lập đồng bộ, công nghệ quản lý còn lạc hậu, chưa được đầu tư trang thiết bị đầy đủ. Việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai chưa được thực hiện kịp thời, thường xuyên dẫn đến thông tin không đầy đủ, chính xác khi sử dụng. Đặc biệt là khi có phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai thì không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết. - Việc sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công, cấp đất trái thẩm quyền vẫn còn diễn ra ở một số xã, thị trấn. - Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện đến nay vẫn chư hoàn thành, một số chỉ tiêu các loại đất tỷ lệ cấp giấy chứng nhận còn thấp như đất Lâm nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp làm ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và sử dụng đất. - Việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của nhân dân, việc thực 65
  • 49. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hiện cơ chế một cửa ở cấp xã trong lĩnh vực này hầu như không hoạt động dẫn đến việc xây dựng hồ sơ ban đầu cho nhân dân tại cấp xã chậm, thậm chí còn có biểu hiện “thích thì làm, không thích để đấy”. - Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai trong một số trường hợp còn kéo dài, chưa dứt điểm. Việc thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở nhiều dự án còn có sai sót làm phát sinh khiếu kiện, khiếu nại trong nhân dân. - Tổ chức bộ máy và đội ngủ cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường tuy đã được quan tâm và kiện toàn nhưng trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, năng lực chuyên môn của một số ít cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời ký mới, đặc biệt là đội ngủ cán bộ địa chính cấp xã. Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, còn có biểu hiện gây phiền hà ,nhũng nhiễu trong thực thi công vụ. - Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, nhận thức về vai trò vị trí của công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa đầy đủ, chưa thống nhất dẫn đến sự phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị còn thiếu chặt chẽ là rào cản trong quá trình giải phóng mặt bằng, hạn chế hiệu quả đầu tư nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật chưa thật nghiêm minh, chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố công bằng đã tạo “tiền đề” cho tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, vi phạm quy hoạch gây nên những bất ổn trong xã hội và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Từ những hạn chế nên trên, có thể tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lệ Thủy, trước hết là tạo ra thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai mà chính quyền huyện Lệ Thủy cần phải quan tâm hàng đầu. 66
  • 50. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình * Nguyên nhân khách quan - Hệ thống chính sách pháp luật đất đai tuy đã được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong thực tế. Một số văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền địa phương ban hành còn chậm, nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai. - Sự đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về đất đai chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa gắn với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội. - Một số vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo gỡ dứt điểm, gây nhiều lúng túng cho công tác quản lý và giải quyết của chính quyền địa phương. - Nhu cầu của nhân dân về thực hiện các quyền của người sử dụng đất ngày một tăng cao, tuy nhiên hệ thống hồ sơ địa chính, trang thiết bị máy mốc phục vụ giải quyết công việc còn lạc hậu, thiếu đồng bộ. * Nguyên nhân chủ quan - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của chính quyền huyện trong quản lý nhà nước về đất đai còn nặng về giải quyết sự vụ, chưa chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện trọng tâm, trọng điểm, chưa xác định được các khâu then chốt để có biện pháp quản lý hiệu quả. - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã có nơi còn lỏng lẻo là nguyên nhân dẫn đến những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất như việc sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công.... - Kinh phí đầu tư cho việc lập quy hoạch sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký thống kê, chỉnh lý biến động đất đai, lập hồ sơ địa 67
  • 51. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chính, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai...…chưa được đầu tư bảo đảm hoạt động. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính chưa chặt chẽ. Thiếu kiểm tra, đánh giá của cơ quan chuyên môn cấp trên. - Công tác cán bộ còn thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên - môi trường từ huyện đến xã, thị trấn nhìn chung vẫn còn yếu và thiếu so với yêu cầu; trình độ quản lý, năng lực chuyên môn còn hạn chế. Một số bộ phận cán bộ công chức năng lực, đạo đức chưa đáp ứng được nhu cầu công việc nhưng khó thay thế. Chế độ lương thưởng chưa thực sự là công cụ khuyến khích công chức nhiệt tình làm việc. - Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa tốt, pháp luật về đất đai chưa thật sự đi vào cuộc sống. 68
  • 52. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tiểu kết chương 2 Thực tế cho thấy, tiềm năng đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy là rất lớn. Đây là nguồn lực phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy đạt được một số thành quả nhất định trên các mặt như: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; Công tác bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất; Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân; Công tác thống kê, kiểm kê đất đai; Kết quả quản lý tài chính về đất đai và giá đất; Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai; Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn như: việc lập quy hoạch sử dụng đất chưa bám sát được nhu cầu thực tế xã hội dẫn đến hiệu quả sử dụng đất thấp; hồ sơ địa chính thiếu đồng bộ, công nghệ quản lý lạc hậu; việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai còn chưa đáp ứng hết nhu cầu của nhân dân, vấn đề giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai còn chưa dứt điểm...... Đây là những vấn đề cần giải quyết để công tác QLNN về đất đai ở Lệ Thủy đi vào nền nếp, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung. 69
  • 53. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH