SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 41
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy
Vi phạm pháp luật là hiện tượng xã hội, là những hành vi phản ứng tiêu cực
của một số cá nhân hay tổ chức đi ngược lại với ý chí nhà nước được quy định
trong pháp luật. Những hành vi có tính chất tiêu cực đó luôn gây hại cho nhà nước,
xã hội và nhân dân, do vậy chúng luôn bị nhà nước, xã hội và nhân dân lên án,
đấu tranh đòi hỏi phải loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Vi phạm pháp luật là hành
vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm
hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ [44, tr.211].
Hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng và được chia theo
từng loại quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ bị xâm hại. Trong đó, VPHC là một
loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Nhà nước đã ban hành rất
nhiều văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý
đối với loại vi phạm này, trong đó phải kể đến: Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành
chính ngày 30/11/1989; Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày 06/7/1995; Pháp
lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007
và năm 2008) và văn bản đang có hiệu lực thi hành là Luật Xử lý Vi phạm hành
chính năm 2012. Cùng với đó, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các Nghị
định quy định cụ thể về việc xử lí VPHC trên các lĩnh vực khác nhau của quản lí
hành chính nhà nước.
Định nghĩa VPHC lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh XP VPHC ngày
30/11/1989. Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh này quy định: “Vi phạm hành chính là
hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Định nghĩa này cho chúng ta thấy được các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi
phạm hành chính là: hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, có lỗi và bị xử phạt
hành chính. Ngoài mặt khách quan và mặt chủ quan thể hiện qua các dấu hiệu
trên, định nghĩa này cũng đề cập yếu tố chủ thể cấu thành pháp lý của vi phạm
hành chính.
Tuy nhiên định nghĩa trên vẫn chưa chính xác hóa một số khía cạnh như
yếu tố khách thể của vi phạm hành chính (những quan hệ xã hội bị vi phạm hành
chính xâm hại), chưa có căn cứ xác định “mà không phải là tội phạm hình sự”.
Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 1995 không trực tiếp đưa ra định
nghĩa về vi phạm hành chính nhưng Khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh này đã định
nghĩa VPHC một cách gián tiếp: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối
với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lí nhà
nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt hành chính”.
Tại Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (được
sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008), VPHC cũng được quy định một cách
gián tiếp thông qua việc xử phạt VPHC được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có
hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành
chính.
Có thể thấy, định nghĩa vi phạm hành chính đã từng được nêu trong Pháp
lệnh XPVPHC năm 1989 nhưng sau này Pháp lệnh XLVPHC 1995 và Pháp lệnh
XLVPHC 2002 không nêu định nghĩa về VPHC mà chỉ định nghĩa về xử phạt
hành chính, do đó chỉ có thể xác định một cách gián tiếp khái niệm VPHC thông
qua khái niệm xử phạt VPHC- cách quy định như vậy không thật sự khoa học.
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Luật XL VPHC 2012 đã trở lại kỹ thuật lập pháp của Pháp lệnh XP VPHC
năm 1989, đưa ra định nghĩa về vi phạm hành chính bằng cách giải thích thuật
ngữ này tại Khoản 1 Điều 2, theo đó VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức
thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước, không phải là
tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC.
Nhờ có định nghĩa của Luật mà xác định được các dấu hiệu chung của
VPHC, phân biệt VPHC với tội phạm, là căn cứ để Chính phủ quy định các vi
phạm hành chính cụ thể trong các lĩnh vực như người có thẩm quyền tiến hành xử
phạt VPHC. Từ định nghĩa của Luật, có thể hiểu VPHC về PCCC là các hành
vi trái với các quy định của các quy phạm pháp luật về PCCC và các quy chuẩn,
tiêu chuẩn về PCCC; khi sự vi phạm có các dấu hiệu pháp lý do pháp luật về
PCCC quy định và sẽ bị nhà nước truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân
hoặc tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm đó.
Vi phạm hành chính về PCCC bao gồm các dấu hiệu pháp lý cơ bản sau:
- Hành vi của các chủ thể được thực hiện bằng hành động hoặc không
hành động xâm hại đến trật tự QLNN trong lĩnh vực PCCC;
- Hành vi vi phạm phải là hành vi trái với quy định pháp luật về PCCC của
nhà nước, tức là hành vi đó được quy định trong các văn bản pháp luật về
xử lý VPHC;
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là hành vi vi phạm pháp luật về
PCCC chỉ khi nào xác định được chủ thể thực hiện hành vi đó có lỗi;
- Hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về PCCC gây ra (đây
không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với mọi hành vi vi phạm);
- Giữa hành vi vi phạm về PCCC và hậu quả xảy ra phải có mối quan hệ
nhân quả.
Từ định nghĩa vi phạm hành chính và những phân tích nêu trên, có thể
đưa ra khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC như sau:
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là hành vi có
lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà
nước về phòng cháy và chữa cháy mà không phải là tội phạm và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
1.1.2. Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC cũng mang đầy đủ các đặc điểm
của vi phạm hành chính nói chung. Đồng thời, nó có những đặc trưng riêng để
phân biệt với các vi phạm hành chính khác. Vì vậy, có thể chỉ ra vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy có những đặc điểm sau:
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là hành vi
trái với các quy định pháp luật về PCCC
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trước hết phải là hành vi của con
người hoặc là hoạt động của các cơ quan, tổ chức có tính nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi đó có thể biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động của các chủ
thể pháp luật PCCC. Pháp luật PCCC không điều chỉnh những suy nghĩ, quan
niệm, tư tưởng khi chưa biểu hiện thành các hành vi cụ thể thì dù tệ hại thế nào
cũng chưa phải là các hành vi vi phạm pháp luật về PCCC.
Hành vi trái pháp luật PCCC là hành vi được thực hiện không đúng với
những quy định của pháp luật PCCC như không làm những việc mà pháp luật
PCCC yêu cầu, làm những việc mà pháp luật PCCC cấm hoặc tiến hành những
hoạt động vượt quá giới hạn, phạm vi cho phép của pháp luật PCCC,…
Như vậy, muốn xem xét hành vi nào đó xâm hại đến các quan hệ xã hội do
cá nhân hoặc tổ chức thực hiện có phải là vi phạm hành chính trong PCCC hay
không thì điều cần thiết là phải căn cứ vào các quy định, yêu cầu được
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nêu ra trong các quy phạm pháp luật PCCC để xem xét. Điều này được khẳng
định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật XL VPHC năm 2012 về nguyên tắc xử lý
VPHC như sau: “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành
chính do pháp luật quy định”.
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là hành vi có lỗi của chủ thể
Mỗi hành vi đều được hình thành trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của
chủ thể, nghĩa là chủ thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Lỗi là
yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật PCCC
của mình. Đối với hành vi trái pháp luật PCCC mang tính khách quan, không có
lỗi của chủ thể thì không bị coi là vi phạm hành chính về PCCC.
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC xâm phạm trật tự quản lý
nhà nước về PCCC
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là hành vi phạm xâm hại hoặc
có nguy cơ xâm hại đến các quan hệ xã hội trong QLNN về PCCC. Những quan
hệ đó được Nhà nước tác động, điều chỉnh bằng Luật PCCC, bằng hệ thống các
nguyên tắc PCCC, bằng các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể về PCCC, để các
chủ thể tham gia các hoạt động PCCC, lựa chọn, điều khiển hành vi của mình cho
phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong các quy phạm pháp luật về PCCC.
- Tính chịu xử phạt hành chính
Một hành vi dù có tính xâm hại đến các quy định QLNN về PCCC, trái
pháp luật PCCC nhưng không được pháp luật quy định phải bị xử phạt hành chính
thì không thể gọi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC.
Từ các đặc điểm trên cho thấy, VPHC là hành vi nguy hiểm cho xã hội
nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Sẽ không đầy đủ nếu
không xem xét vấn đề so sánh vi phạm hành chính và tội phạm, tức là xem xét
các điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng, vì vấn đề này có ý nghĩa lý
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
luận rất quan trọng và nhất là trên thực tiễn trong nhiều trường hợp rất dễ lẫn lộn,
khó xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm. Vì vậy, nếu không
giải quyết đúng đắn vấn đề này rất dễ xảy ra tình trạng để lọt tội phạm hoặc xử lý
oan người vi phạm chưa đến mức phạm tội.
Thứ nhất, giống nhau:
- Vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực PCCC đều là hành vi
nguy hiểm cho xã hội. Đã có quan điểm cho rằng chỉ có tội phạm mới là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, còn vi phạm hành chính thì không có tính chất đó. Quan
điểm này không chính xác vì đã là hành vi trái pháp luật đều nguy hiểm cho xã
hội. Một hành vi phạm hành chính có thể không gây hậu quả nghiêm trọng, không
gây nguy hiểm lắm cho xã hội nhưng nhiều hành vi phạm hành chính cộng lại sẽ
rất nguy hiểm, mà vi phạm hành chính lại xảy ra thường xuyên và phổ biến.
- Vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực PCCC là có chung khách
thể bị xâm hại, ví dụ như là quan hệ xã hội trong lĩnh vực PCCC, bảo vệ tính
mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tổ chức trong xã hội. VPHC và tội phạm
đều là hành vi vi phạm, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tập thể, công dân, gây
ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, là biểu hiện tiêu cực cần phải loại trừ. Trong
nhiều trường hợp giữa vi phạm hành chính và tội phạm chỉ là ranh giới mong
manh mà vượt qua nó thì vi phạm hành chính sẽ trở thành tội phạm trong điều
kiện nhất định.
Thứ hai, khác nhau:
- Tuy vi phạm hành chính và tội phạm thường có chung khách thể, nhưng
có khi chúng không có chung khách thể. Do đó, tính chất của khách thể và loại
khách thể bị xâm hại lại là tiêu chí đầu tiên mà nhà làm luật thường sử dụng để
đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật tức là để phân
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
biệt tội phạm với vi phạm hành chính và với các vi phạm pháp luật khác. [38, tr.
394].
- Điểm khác biệt chủ yếu giữa VPHC và tội phạm là mức độ nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm cao hơn vi phạm hành chính. Do đó các hình thức xử
phạt hành chính cũng ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt áp dụng với tội phạm.
Đặc điểm này vô cùng quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Nghĩa là chúng
đều là hành vi trái với quy định của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, chứ
không có nghĩa chúng chỉ trái với quy phạm pháp luật hành chính hay quy phạm
pháp luật hình sự, chỉ có do điều tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cụ thể
mà chúng bị xử lý bằng chế tài hành chính hay chế tài hình sự. Bên cạnh đó, đây
cũng là dấu hiệu cơ bản để phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm. Mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được thông qua những dấu hiệu nhất
định như: mức độ gây thiệt hại cho xã hội, mức độ tái phạm, vi phạm nhiều lần,…
- Tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự do Quốc hội ban hành. Trong
Bộ luật Hình sự có 06 tội phạm liên quan đến lĩnh vực PCCC là Điều
307 - Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Điều
308 - Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây
hậu quả nghiêm trọng; Điều 311 – Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng
hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc; Điều 312 - Tội vi phạm quy định về
quản lý chất cháy, chất độc; Điều 313 - Tội vi phạm quy định về phòng cháy,
chữa cháy và Điều 314 – Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình
điện.
- Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thì được quy
định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử người bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, còn việc xử lý đối tượng vi phạm hành chính được giao cho nhiều
cơ quan và người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
- Thủ tục xử lý vi phạm hành chính và tội phạm là hoàn toàn khác nhau.
Tòa án xét xử vụ án hình sự theo thủ tục tố tụng hình sự, có sự tham gia của người
bào chữa. Còn thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền
lực đơn phương từ phía cơ quan nhà nước, dù pháp luật có quy
định quyền khiếu nại, tố cáo của đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính.
- Mức độ của chế tài vi phạm hành chính và chế tài hình sự là khác nhau.
Chế tài hành chính chủ yếu tác động vào yếu tố vật chất, tinh thần của người
vi phạm, chế tài hình sự có mức độ nặng hơn chủ yếu là tước đoạt quyền tự
do của người phạm tội.
1.1.3. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy
1.1.3.1. Mặt khách quan
Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là những
biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm hành chính bao gồm: hành vi trái pháp luật
PCCC, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật PCCC với hậu
quả mà nó gây ra cho xã hội và các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện, thời
gian, địa điểm vi phạm.
- Hành vi trái pháp luật PCCC:
Hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC là hành vi có tính chất trái pháp luật
PCCC, vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực PCCC dưới hình thức
hành động hoặc không hành động. Hành động là trường hợp chủ thể làm một việc
mà các quy định của nhà nước về PCCC cấm làm, cấm xâm phạm trật tự quản lý
nhà nước trong lĩnh vực PCCC. Không hành động là trường hợp chủ thể khi có
điều kiện và có trách nhiệm thực hiện nhưng không thực hiện
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
theo những yêu cầu mà các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực PCCC buộc
phải làm.
Hành vi vi phạm những quy định về PCCC biểu hiện dưới dạng hành động
như: Không bố trí; Không cử người có trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an
toàn phòng cháy và chữa cháy; Không thực hiện việc báo cáo về công tác phòng
cháy và chữa cháy; Không có biện pháp, phương tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện
theo quy định…
Hành vi vi phạm những quy định về PCCC biểu hiện dưới dạng không
hành động như: cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện phòng cháy và
chữa cháy; lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại đến sức khỏe, tài sản hợp pháp
của công dân; ngăn cản, cản trở việc báo cháy;...
- Hậu quả và mối quan hệ nhân quả:
Hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC không nhất thiết là
thiệt hại cụ thể. Mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm hành chính về PCCC
được xác định phụ thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ
gây hại cho xã hội do hành vi đó gây ra.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính về PCCC và hậu
quả mà nó gây ra. Sự thiệt hại phải do chính hành vi VPHC về PCCC trực tiếp
gây ra và sự thiệt hại và hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hành vi của cá nhân, tổ chức bị coi là
vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC chỉ khi hành vi đó đã gây ra những thiệt
hại cụ thể trên thực tế. Trong các trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại cụ thể là cần thiết để đảm bảo nguyên tắc
cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do chính hành vi
của mình gây ra.
- Dấu hiệu khác:
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đối với một số loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC cụ thể, dấu
hiệu trong mặt khách quan có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu
hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn có thể có sự kết hợp với những
yếu tố khác. Thông thường, những yếu tố này có thể là:
+ Thời gian thực hiện hành vi vi phạm
Ví dụ hành vi: “K hông duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn phòng cháy
và chữa cháy khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng
nguy hiểm về cháy, nổ” chỉ được coi là vi phạm quy định trong vận chuyển chất,
hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 167/2013/NĐ-
CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 khi thực hiện “trong thời gian vận chuyển”.
+ Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm
Ví dụ hành vi: “Sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động” chỉ được coi là
vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn
nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt theo quy định tại Điều 33 Nghị định số
167/2013/NĐ-CP khi thực hiện “ở những nơi có quy định cấm”.
+ Công cụ, phương tiện vi phạm
Ví dụ hành vi: “Phương tiện vi phạm hành chính gồm đồ vật, công cụ,
phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính như phương
tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; phương tiện phòng cháy và
chữa cháy; phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy; phương tiện chữa cháy thông
dụng;…
1.1.3.2. Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là những biểu
hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm. Bao gồm:
- Lỗi của chủ thể vi phạm:
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và
hậu quả do hành vi đó gây ra.
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của hành vi VPHC trong lĩnh vực
PCCC là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC
phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Lỗi cố ý trực tiếp trong
trường hợp chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm hoặc đe
dọa gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình
gây ra và mong muốn điều đó xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp chủ thể vi
phạm nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho
xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình gây ra tuy không mong
muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi vô ý vì quá tự tin trong
trường hợp chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng hi
vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Lỗi vô ý vì
cẩu thả trong trường hợp chủ thể vi phạm không nhận thức trước được hậu quả nguy
hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra mặc dù có điều kiện và có trách nhiệm
thấy trước hậu quả đó.
Các hình thức lỗi cụ thể đều có ý nghĩa quan trọng nhất định. Chỉ có thể
coi là VPHC khi chủ thể nhận thức được hành vi của mình và thực hiện hành vi
một cách cố ý hay vô ý. Nếu chủ thể không nhận thức được do mắc bệnh tâm
thần hay bệnh khác mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình (mất
năng lực chịu trách nhiệm hành chính) thì hành vi họ được coi là không có lỗi và
chủ thể không bị coi là đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính, do đó không bị
xử phạt.
Vấn đề lỗi của tổ chức, có ý kiến cho rằng lỗi chỉ là trạng thái tâm lý của
cá nhân trong khi thực hiện hành vi nên đặt ra vấn đề lỗi của tổ chức vi phạm
hành chính trong lĩnh vực PCCC. Khi XP VPHC trong lĩnh vực PCCC, chỉ
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cần xác định tổ chức đó có VPHC trong lĩnh vực PCCC và hành vi đó theo quy
định của pháp luật bị xử phạt bằng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực PCCC là đủ. Quan điểm khác lại cho rằng cần xác định lỗi của tổ chức
thì mới có đầy đủ cơ sở để xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC. Trong trường
hợp này, lỗi của tổ chức được xác định thông qua lỗi của các thành viên trong tổ
chức đó khi thực hiện công việc được giao. Pháp luật về XP VPHC trong lĩnh
vực PCCC hiện hành quy định tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi do
chính mình gây ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực PCCC. Đồng thời, phải có trách nhiệm xác định lỗi của người
thuộc tổ chức mình trực tiếp gây ra
vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ
được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và bồi thường thiệt hại theo quy định
của pháp luật.
- Động cơ vi phạm:
Động cơ vi phạm được hiểu là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Thông thường khi thực hiện hành
vi vi phạm hành chính chủ thể được thúc đẩy bởi động cơ nhất định nào đó.
Động cơ đó có thể như vụ lợi, trả thù, đê hèn...
- Mục đích vi phạm:
Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể mong
muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Mục đích vi phạm của
chủ thể cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi.
Ở một số trường hợp cụ thể, pháp luật PCCC xác định dấu hiệu mục đích
là dấu hiệu bắt buộc của một số loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC.
Chính vì thế, khi xử phạt cá nhân, tổ chức về loại vi phạm hành chính này cần
phải xác định rõ ràng hành vi của họ có thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu mục đích hay
không ngoài việc xem xét các dấu hiệu khác. Ví dụ: Hành vi
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
“sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy” được coi là
vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và
chữa cháy theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 41 Nghị định số
167/2013/NĐ-CP khi “dùng vào mục đích khác”.
1.1.3.3. Chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC
Chủ thể của vi phạm hành chính về PCCC có thể là cá nhân hoặc tổ chức
có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý, theo quy định của pháp luật họ phải chịu
trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hành chính của mình.
Chủ thể là cá nhân: Theo quy định của pháp luật, cá nhân là chủ thể của
vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC khi họ đảm bảo các điều kiện đủ độ
tuổi và có khả năng nhận thức, xác lập, kiểm soát được hành vi, hoạt động của
bản thân. Độ tuổi của chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC tùy
thuộc vào mức độ vi phạm. Chủ thể phải là người không mắc bệnh tâm thần hoặc
mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành
vi, cụ thể là:
+ Khi xác định người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm
hành chính trong lĩnh vực PCCC hay không cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ
quan của họ. Thông thường người thực hiện hành vi phạm với lỗi cố ý là người
nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm
nhưng vẫn thực hiện.
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể vi phạm hành chính trong
lĩnh vực PCCC trong mọi trường hợp.
Chủ thể là tổ chức: Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC bao gồm: các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn
vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có
tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh
vực PCCC theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc
tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định
khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.
1.1.3.4. Khách thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC
Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Những quan hệ xã hội khác nhau
thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau, do vậy, tính chất và tầm quan trọng
của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi
vi phạm pháp luật [44, tr. 214].
VPHC trong lĩnh vực PCCC cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều
xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu khách thể của
vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh
vực PCCC được các văn bản quy phạm pháp luật quy định và bảo vệ nhưng bị
hành vi hành chính xâm hại.
Tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác
định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm hành chính về PCCC.
Tóm lại, để xác định một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC
và có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hành chính hay không, phải nghiên cứu
khách quan đầy đủ các dấu hiệu, các yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm, làm
rõ tính chất, mức độ của vi phạm về PCCC làm cơ sở cho việc lựa chọn hình thức,
mức xử phạt phù hợp với các quy định pháp luật về PCCC và với tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó, góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với
hành vi vi phạm hành chính đó.
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.4. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy
và chữa cháy
Để đảm bảo thực hiện đồng bộ và thống nhất các quy định của pháp luật về
xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt VPHC về PCCC nói riêng theo
quy định của Luật XLVPHC năm 2012, ngày 12/11/2013 Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và thay thế Nghị định số 52/2012/NĐ-CP, ngày
14/6/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC.
Theo đó, các hành vi vi phạm về PCCC được quy định tại Nghị định số
167/2013/NĐ-CP được chia thành 22 nhóm sau:
- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và tổ chức
thực hiện quy định, nội quy về PCCC gồm có 09 hành vi, như: Chấp hành không
đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền; làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển
chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn PCCC gồm có 07
hành vi, như: Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng
cháy và chữa cháy; thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu
về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu
cầu bằng văn bản;…
- Nhóm hành vi vi phạm về hồ sơ quản lý công tác an toàn PCCC gồm có
04 hành vi, như: Không thực hiện việc báo cáo về công tác phòng cháy và chữa
cháy; không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và
chữa cháy;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong quản lý, bảo quản và sử
dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ gồm có 07 hành vi, như: Không có sổ
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; bảo quản, bố trí,
sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng theo quy
định;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sản xuất, kinh doanh
chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ gồm có 08 hành vi, như: Không có biện pháp,
phương tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định; không có biện pháp thông
gió tự nhiên hoặc không có thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong vận chuyển chất, hàng nguy hiểm
về cháy, nổ gồm có 17 hành vi, như: Làm hư hỏng giấy phép vận chuyển
chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; không mang theo giấy phép vận chuyển khi
vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sử dụng nguồn lửa, nguồn
nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt gồm có 04 hành vi, như: Sử
dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm; sử dụng
nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo
khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong thiết kế, lắp đặt, quản lý,
sử dụng điện gồm có 10 hành vi, như: Không có quy định về an toàn phòng cháy
và chữa cháy trong sử dụng điện tại cơ sở; sử dụng thiết bị điện không theo đúng
chỉ dẫn của nhà chế tạo;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về an toàn PCCC trong thiết kế, thi công,
kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét gồm có 04 hành vi, như: không có hồ
sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định; không kiểm tra định kỳ hệ thống
chống sét theo quy định;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư, xây dựng gồm có
08 hành vi, như: Thi công, lắp đặt không đúng theo thiết kế về phòng cháy và
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt; không trình hồ sơ để thẩm
duyệt lại khi cải tạo, mở rộng, thay đổi tính chất sử dụng nhà, công trình trong quá
trình thi công, sử dụng theo quy định;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về khoảng cách an toàn PCCC và ngăn
cháy gồm có 09 hành vi, như: Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không
đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy theo quy
định; không tổ chức vệ sinh công nghiệp dẫn đến khả năng tạo thành môi trường
có nguy hiểm về cháy, nổ;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thoát nạn trong PCCC gồm có 10 hành
vi, như: Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật
dụng khác cản trở lối thoát nạn; tháo, gỡ hoặc làm hỏng các thiết bị chiếu sáng sự
cố, biển báo, biển chỉ dẫn trên lối thoát nạn;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về phương án chữa cháy của cơ sở gồm
có 09 hành vi, như: Xây dựng phương án chữa cháy không đảm bảo yêu cầu;
không phổ biến phương án chữa cháy;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thông tin báo cháy gồm có 06 hành vi,
như: Không có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định; báo cháy
chậm, không kịp thời; báo cháy không đầy đủ;…
- Nhóm các hành vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng
phương tiện PCCC gồm có 13 hành vi, như: Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ
thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ; trang bị phương tiện
phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về công tác chữa cháy gồm có 11 hành
vi, như: Không kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy;
không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến
thức, học tập, bồi dưỡng và huấn luyện về PCCC gồm có 04 hành vi,
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
như: Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy và
chữa cháy theo quy định; không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng
cháy và chữa cháy theo quy định;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thành lập, tổ chức, quản lý lực lượng
PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành gồm có 07 hành vi, như: Không đảm
bảo số lượng về con người, thời gian trong một ca trực, kíp trực về an toàn phòng
cháy và chữa cháy; lực lượng chữa cháy cơ sở không sử
dụng thành thạo phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị tại cơ sở;…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
phương tiện, thiết bị PCCC và thiết kế về PCCC gồm có 04 hành vi, như: Hành
vi của đơn vị thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mà không đủ tư cách pháp
nhân, năng lực chuyên môn kỹ thuật theo quy định; hoán cải xe ô tô chữa cháy,
tàu, thuyền chữa cháy chuyên dùng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm
quyền;…
- Nhóm các hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
gồm có 05 hành vi, như: Cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
mà không mua theo quy định; mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng quy
tắc, biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành;…
- Nhóm các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia
đình gồm có 03 hành vi, như: vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa
cháy để xảy ra cháy, nổ mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại dưới 25.000.000
đồng;…
- Nhóm các hành vi hành vi vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ gồm có
06 hành vi, như: Hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy
để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại dưới 2.000.000 đồng.
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa
cháy
1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy và chữa cháy
Tất cả các hành vi VPHC do các chủ thể có đủ năng lực chịu trách nhiệm
pháp lý thực hiện đều phải chịu hình thức xử lý mà pháp luật hành chính quy
định. Theo nghĩa khái quát, xử lý vi phạm hành chính được hiểu là việc áp dụng
biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC.
Cụ thể hơn, xử lý vi phạm hành chính được hiểu là hoạt động áp dụng pháp luật
của các chức danh có thẩm quyền để xử lý hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính khác tương xứng với hành vi vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân
có hành vi vi phạm. Xử lý vi phạm hành chính là công cụ quan trọng trong hoạt
động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính
nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của
nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh được Đảng, Nhà nước và xã
hội hết sức quan tâm [36, tr.214].
Khái niệm “xử lý vi phạm hành chính” là được chính thức quy định lần đầu
tiên trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Trước đây, trong một
số văn bản pháp luật có sử dụng cụm từ “xử lý hành chính” hàm nghĩa chỉ các
biện pháp phi hình sự như xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính. Tại Pháp lệnh
XP VPHC năm 1989 có sử dụng khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính” chỉ
các biện pháp xử phạt thông dụng như cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm;…Ngày 6/7/1995, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
Pháp lệnh XL VPHC thay thế Pháp lệnh XL VPHC năm 1989. Pháp lệnh XL
VPHC năm 1995 không chỉ quy định về XP VPHC mà còn quy định về các biện
pháp xử lý hành chính khác áp dụng đối với cá nhân có hành vi
vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
truy cứu trách nhiệm hình sự, đó là các biện pháp: giáo dục tại xã, phường, thị
trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa
bệnh; quản chế hành chính. Việc xuất hiện khái niệm “xử lý vi phạm hành chính”
trong Pháp lệnh XL VPHC năm 1995 là nhằm đưa ra một khái niệm chung bao
hàm cả các chế tài xử phạt hành chính theo Pháp lệnh Xử phạt VPHC năm 1989
và các biện pháp xử lý hành chính khác mới được đưa vào Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính năm 1995 trên cơ sở các quy định trước đây như Nghị quyết số
49/NQ-TVQH ngày 20/6/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tập trung giáo
dục cải tạo, Thông tư số 68/TTg-VG của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/7/1964
về việc thành lập các trường giáo dục thiếu niên hư, Quyết định số 217/TTG/CN
ngày 18/12/1967 về việc tổ chức lại các trường giáo dục thiếu niên hư,… [28].
Khái niệm xử lý vi phạm hành chính được duy trì và tiếp tục sử dụng trong Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Luật XL VPHC năm 2012 với hai
nội dung cơ bản là XP VPHC và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
Bản chất của hoạt động XL VPHC là áp dụng một số loại biện pháp cưỡng
chế hành chính do pháp luật quy định. Cưỡng chế hành chính được xác định là
biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định
áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với
một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa, vì lý
do an ninh quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia.
Xử phạt vi phạm hành chính: Khái niệm này được sử dụng khá phổ biến
trong các văn bản pháp luật cũng như trong cuộc sống. Từ điển Luật học: “ Xử
phạt vi phạm hành chính là họat động cưỡng chế cụ thể mang tính quyền lực Nhà
nước phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài
hành chính do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật”
[42, tr.875]. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật XL VPHC năm
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2012 thì: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp
dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính”.
Biện pháp xử lý hành chính: tại Khoản 3 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012, biện pháp xử lý hành chính bao gồm biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Phân biệt xử lý vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính:
Nhìn chung, xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đều thuộc phạm trù xử lý vi phạm hành
chính, có thể hiểu chung là việc áp dụng các biện pháp/chế tài mang tính cưỡng
chế hành chính của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính. Tuy
nhiên, xử lý vi phạm hành chính là khái niệm rộng, bao trùm, trong đó xử phạt vi
phạm hành chính và áp dụng các biện pháp hành chính khác là hai “nhánh” chế
tài cưỡng chế hành chính trong xử lý vi phạm hành chính có sự khác biệt nhất
định. Trong đó:
- Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các chế tài hành chính thông
thường, áp dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành
chính, bao gồm hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất), hình thức
phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất khi không áp dụng là hình phạt
chính) và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính gây ra nhằm lập
lại trật tự quản lý bị xâm hại.
- Các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp hành chính có
tính đặc thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chính thông
thường, chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
và quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng. Các biện pháp xử lý hành chính
khác bao gồm giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa
vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
Trên thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng xử lý vi phạm hành chính và xử phạt
vi phạm hành chính là một. Cách hiểu như trên là chưa đầy đủ, bởi trên thực tế
xử phạt vi phạm hành chính không phải là biện pháp duy nhất nhằm xác lập trật
tự quản lý nhà nước bị phá vỡ. Nếu đồng nhất việc xử phạt vi phạm hành chính
với xử lý vi phạm hành chính thì dẫn đến việc coi nhẹ các biện pháp cưỡng chế
hành chính khác mà chỉ chú trọng biện pháp xử phạt hành chính của chủ thể có
thẩm quyền khi áp dụng pháp luật hành chính, dẫn đến hậu quả không đảm bảo
mục đích xử phạt vi phạm hành chính.
Trong phạm vi luận văn, thuật ngữ “xử lý vi phạm hành chính” được
nghiên cứu với nghĩa hẹp bao gồm việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm
hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Do đó, có thể hiểu một cách khái quát: Xử lý vi phạm hành chính là hoạt
động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước nhằm áp dụng các chế tài hành
chính, do các chủ thể được Nhà nước giao quyền, thực hiện đối với cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm hành chính theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.
Trật tự quản lý nhà nước về PCCC là một trong những lĩnh vực được các
quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ. Vì vậy, cũng có thể hiểu:
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là hoạt
động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước nhằm áp dụng các chế tài hành
chính, do các chủ thể được Nhà nước giao quyền, thực hiện đối với cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy theo
trình tự thủ tục do pháp luật quy định.
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2.2. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy và chữa cháy
Ngoài các đặc điểm chung của xử lý vi phạm hành chính, XL VPHC
trong lĩnh vực PCCC còn có một số đặc điểm riêng sau:
- Xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC là hoạt động áp dụng pháp luật về xử
lý vi phạm an toàn. Việc tiến hành xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC đòi hỏi phải
đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật về xử phạt hành chính và pháp luật
về phòng cháy và chữa cháy. Kết quả XL VPHC trong lĩnh vực PCCC
được thể hiện bằng quyết định XL VPHC có hiệu lực pháp luật;
- Xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC là hoạt động cưỡng chế mang tính
quyền lực nhà nước do các chủ thể (chức danh) có thẩm quyền XL VPHC đối với
đối tượng có hành vi vi phạm các quy định về PCCC;
- Xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC nhằm truy cứu trách nhiệm của chủ
thể vi phạm hành chính, qua đó buộc chủ thể VPHC phải chịu biện pháp cưỡng
chế hành chính tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi
phạm;
- Đối tượng tác động của XL VPHC trong lĩnh vực PCCC là cá nhân, tổ
chức, hộ gia đình hoặc phương tiện giao thông cơ giới có hành vi vi phạm hành
chính liên quan đến quy định về PCCC;
- Xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC được tiến hành bằng hình thức cụ thể
khác nhau tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi VPHC
liên quan đến quy định về PCCC. Tùy hành vi vi phạm mà đối tượng sẽ chịu
hình thức xử phạt tương ứng theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là những quan
điểm pháp lý chủ đạo, có tính chất nền tảng, làm cơ sở cho việc quy định và XL
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
VPHC bảo đảm đảm mọi VPHC phải được xử lý kịp thời, triệt để, nghiêm minh,
đúng pháp luật.
Khi tiến hành hoạt động XL VPHC trong lĩnh vực PCCC, người có thẩm
quyền XL VPHC phải tuân thủ những nguyên tắc XL VPHC đã được quy định
trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 167/2013/NĐ-
CP. Theo đó, hoạt động XL VPHC trong lĩnh vực PCCC phải tuân thủ các nguyên
tắc sau đây:
Thứ nhất: Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời
Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải được phát hiện, ngăn
chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính
gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được tiến hành nhanh chóng, công khai,
khách quan, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai: Nguyên tắc phân định thẩm quyền
Sự đa dạng của các chủ thể có thẩm quyền xử lý VPHC đòi hỏi sự phân
định rạch ròi thẩm quyền xử lý của mỗi chủ thể, định rõ người chịu trách nhiệm
xử lý VPHC trong các trường hợp cụ thể để tránh chồng chéo, bảo đảm kỷ luật
nhà nước và pháp chế. Để thực hiện nguyên tắc phân định mức phạt tiền tối thiểu
và tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính giữa cá nhân và tổ chức quy định tại
Điều 24, Luật quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính về PCCC cũng tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 52 Luật Xử lý
vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
- Thẩm quyền xử phạt VPHC về PCCC quy định trong Luật XL VPHC
năm 2012 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ là thẩm
quyền áp dụng đối với một hành VPHC của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền,
thẩm quyền xử phạt của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân;
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung
tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm về PCCC cụ thể;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;
- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của
nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực
hiện.
- Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành
chính về PCCC thì thẩm quyền xử phạt vi phạm được xác định theo nguyên tắc
sau đây:
+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành
vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền
xử phạt vẫn thuộc người đó.
+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành
vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải
chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
Thứ ba: Nguyên tắc công minh
Mọi hoạt động XP VPHC trong lĩnh vực PCCC phải đảm bảo công minh.
Muốn có công minh thì việc xử phạt VPHC phải đúng đối tượng, đúng tính chất,
mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ,
tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành
chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại
diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đối với các trường
hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, sự kiện bất
khả kháng hoặc người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực
trách nhiệm hành chính, chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định
của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Thứ tư: Chỉ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC khi có hành
vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định
Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm
hành chính được quy định cụ thể trong Nghị định của Chính phủ. Các văn bản do
Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng
nhân dân, UBND ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý vi
phạm hành chính theo thẩm quyền không được quy định hành vi
vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu
quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
Thứ năm: Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC chỉ bị
xử phạt một lần
Theo nguyên tắc này thì trong thời gian tiến hành xử phạt và thi hành quyết
định xử phạt đối với một VPHC cụ thể, người có thẩm quyền xử phạt không được
xử phạt lần thứ hai đối với vi phạm đó.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi
người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm
hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Nguyên tắc này nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng trong việc xử phạt, tránh tình
trạng xử phạt nhiều lần đối với một vi phạm, xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, tổ chức; đồng thời, đảm bảo hiệu lực của quyết định xử
phạt đối với từng vi phạm hành chính cụ thể.
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thứ sáu: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá
nhân.
1.2.4. Ý nghĩa xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là biện pháp quan
trọng giữ vững trật tự kỷ luật trong quản lý Nhà nước về PCCC.
Nhà nước xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn
Việt Nam trong lĩnh vực PCCC nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an
toàn PCCC. Kỷ luật Nhà nước là một trật tự do Nhà nước quy định, theo đó các
cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có chức vụ và mọi công dân phải nghiêm chỉnh
thực hiện nhiệm vụ được giao. Điều 5, Luật PCCC năm 2001 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2013) về trách nhiệm PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân. Trong đó, lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm hướng
dẫn, kiểm tra hoạt động PCCC của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm
nhiệm vụ chữa cháy.
Việc tuân thủ pháp luật về PCCC là việc mỗi tổ chức, mỗi công dân đều
phải thực hiện các quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn PCCC. Những chủ
thể làm trái với những quy định về trật tự quản lý nhà nước về PCCC là họ đã vi
phạm kỷ luật Nhà nước và sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước về PCCC xử lý bằng
các biện pháp cưỡng chế cụ thể.
Tính chất kỷ luật của Nhà nước trong công tác PCCC thể hiện ở việc thực
hiện trên thực tế những quy định, quy tắc cụ thể của pháp luật, của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, của cán bộ nhà nước có chức vụ.
Việc tuân thủ kỷ luật Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trước yêu cầu tăng
cường hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước hiện nay, nó đòi hỏi mỗi người phải thực hiện các quy
35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
định của pháp luật về PCCC một cách tự giác cao. Nếu chủ thể nào vi phạm thì
Nhà nước buộc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế để giữ vững trật tự kỷ luật
trong quản lý nhà nước về PCCC [44, tr.12].
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là bảo đảm công tác
quản lý nhà nước về PCCC đúng mục đích, đúng nội dung.
Mục đích hoạt động quản lý nhà nước về PCCC là bảo vệ tính mạng, sức
khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi
trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nhà nước xác định để thực hiện
được mục đích trên cần phải tích cực phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời những đám
cháy xảy ra, tạo ra những điều kiện và môi trường an toàn về PCCC cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như sự an toàn cho đời sống sinh
hoạt của người dân.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC xâm hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, và làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước.
Những hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC đã tác động xấu vào mục đích
quản lý cũng như nội dung quản lý về PCCC của Nhà nước. Vì vậy việc xử lý
các hành vi vi phạm phải kịp thời, buộc người có hành vi trái pháp luật phải thực
hiện các chế tài của nhà nước đã quy định trong các quy phạm pháp luật bằng sự
cưỡng chế của Nhà nước. Việc xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC là một trong
những biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho mục đích quản lý nhà nước về PCCC
được đúng hướng, nội dung quản lý được thực hiện đầy đủ.
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là phản ánh bản chất dân
chủ của Nhà nước ta
Chức năng của Nhà nước là thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng
thành pháp luật và tổ chức hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước
phải bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
trong đó có lĩnh vực PCCC; đồng thời bằng sức mạnh quyền lực của
36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
mình, Nhà nước cũng kiên quyết trừng trị những đối tượng có hành vi vi phạm
đến quyền làm chủ của nhân dân.
Trong lĩnh vực PCCC, Nhà nước đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân. Nhà nước xác định tổ chức, cá nhân cần được tiến hành tuyên truyền,
phổ biến giáo dục về kiến thức PCCC. Trong quá trình xử lý VPHC trong lĩnh
vực PCCC, Nhà nước ta tuân theo tư tưởng chỉ đạo là lấy thuyết phục là chính,
còn biện pháp cưỡng chế chỉ được áp dụng khi cần thiết.
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là một biện pháp cưỡng
chế của Nhà nước, được Nhà nước sử dụng là công cụ có hiệu quả để thể hiện sự
công bằng trong xã hội.
Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình
đẳng trước pháp luật”. Điều đó không có nghĩa là Nhà nước xét xử người có
hành vi vi phạm pháp luật mà là làm sao cho tất cả các hiện tượng vi phạm pháp
luật đều được xử lý nghiêm minh [44, tr. 13]. Khoản 1 Điều 63 Luật PCCC năm
2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định tuỳ theo tính chất, mức độ của
người có hành vi vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Các
biện pháp XL VPHC trong lĩnh vực PCCC luôn hướng đến việc giúp người vi
phạm nhận thức rõ hành vi vi phạm của mình để có những thay đổi, sửa chữa kịp
thời, tránh những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe con người trong công
tác PCCC. Giúp các chủ thể, người đứng đầu cơ sở, người quản lý trong cơ sở có
điều kiện nhìn nhận, đánh giá lại việc tổ chức công tác đảm bảo an toàn PCCC
của mình trong hoạt động của cơ sở, tránh vi phạm tương tự xảy ra.
Tóm lại, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC có vị trí quan
trọng và ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động quản lý nhà nước về PCCC. Nó là công
cụ để bảo vệ và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững trật tự
37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
kỷ luật Nhà nước; là biện pháp quan trọng để bảo đảm cho hoạt động quản lý Nhà
nước đối với công tác PCCC đúng mục đích, đúng nội dung. Xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực PCCC bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực
PCCC, ngăn chặn kịp thời có hiệu quả các hành vi vi phạm quy định của Nhà
nước trong lĩnh vực PCCC, từ đó giảm thiểu các vụ cháy xảy ra, bảo đảm nguyên
tắc phòng cháy hơn chữa cháy.
1.2.5. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy
và chữa cháy
So với Pháp lệnh XLVPHC, thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định
của Luật XL VPHC năm 2012 đã có nhiều điểm mới cơ bản như: tăng thẩm quyền
xử phạt cho cấp cơ sở để bảo đảm hiệu quả của công tác xử phạt hành chính; sửa
đổi, bổ sung một số cơ quan, chức danh khác có thẩm quyền xử phạt VPHC cho
phù hợp với các quy định của pháp luật khác có liên quan như Cục trưởng Cục
Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC các quận,
huyện thuộc Sở Cảnh sát PCCC…;
Căn cứ Điều 38, 39 và Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Khoản 2 Điều 70 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt
VPHC của các lực lượng Công an nhân dân thực hiện theo Điều 39 của Luật XL
VPHC và Điều 66 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực, địa
bàn mình quản lý. Theo đó, các chủ thể có thẩm quyền XP VPHC trong lĩnh vực
PCCC là: Chủ tịch UBND các cấp; Công an nhân dân và một số cơ quan thực thi
pháp luật khác theo quy định của pháp luật như: Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm,
Cảnh sát biển,...
Thẩm quyền XP VPHC của Công an nhân dân được quy định chi tiết tại
Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC
cụ thể như sau:
38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ (là Cảnh sát kiểm tra
an toàn về PCCC, cán bộ tiểu đội, trung đội đang chỉ huy chữa cháy, cán bộ
tham mưu tác chiến, cán bộ làm công tác PCCC tại Công an cấp huyện, Thanh
tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Cảnh sát khu vực) có quyền: Phạt cảnh
cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân (là Đội trưởng
đội cảnh sát PCCC, đội cảnh sát PCCC khu vực) đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực
PCCC.
- Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công
an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 2.500.000 đồng
đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC; Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC
có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 2.500.000 đồng; buộc khôi phục lại tình
trạng ban đầu.
- Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn,
cứu hộ, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn trên sông; Trưởng phòng
Cảnh sát PCCC các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát PCCC có quyền: Phạt cảnh
cáo; Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC;
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt
quá mức tiền phạt 10.000.000 đồng; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo
quy định tại điểm a, k khoản 1 Điều 28 Luật XL VPHC và các điểm a, b, c , d , e
khoản 3 Điều 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
- Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC có quyền: Phạt
cảnh cáo; Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực
PCCC; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng; Giám đốc
Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, k khoản 1 Điều 28 Luật XL
VPHC và các điểm a, b, c , d , e khoản 3 Điều 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
- Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt
tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, k
khoản 1 Điều 28 Luật XLVPHC và các điểm a, b, c , d , e khoản 3 Điều 3 Nghị
định 167/2013/NĐ-CP.
- Nếu vi phạm hành chính về PCCC mà phải dùng hình thức trục xuất thì
do Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh quyết định.
Ngoài ra, căn cứ Điều 42 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các cấp cũng có thẩm quyền XP VPHC về PCCC gồm:
- Chủ tịch UBND có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng
đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC; Tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 5.000.000 đồng; Áp
dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, b khoản 1
Điều 28 Luật XLVPHC.
- Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến
25.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị
không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng; Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết
định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
theo quy định tại điểm a, b, k khoản 1 Điều 28 Luật XLVPHC và các điểm a, b, c
, d , e khoản 3 Điều 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
40
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến
50.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC; Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy
định tại điểm a, b, k khoản 1 Điều 28 Luật XL VPHC và các điểm a, b, c , d
, e khoản 3 Điều 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Điều 66 quy định trách nhiệm của UBND các cấp: “Chỉ đạo, kiểm tra và
tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC ở địa phương; xử lý các
hành vi vi phạm về PCCC theo thẩm quyền”.
Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định: “Người
có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính...”.
Đây chính là cơ sở để có thể khẳng định rằng pháp luật về xử phạt VPHC có được
thực thi một cách nghiêm túc, triệt để hay không còn là do trách nhiệm của người
có thẩm quyền, chỉ khi trách nhiệm của những người có thẩm quyền được nâng
cao thì việc thực thi công vụ mới đảm bảo một cách tốt nhất. Một hành vi vi phạm
có bị buộc chấm dứt và xử phạt kịp thời hay không, điều đó còn phụ thuộc vào
trách nhiệm về tinh thần, về nghĩa vụ chứng minh có hay không có hành vi VPHC,
hành vi đó theo quy định thì sẽ bị xử phạt theo hình thức nào,... của người có
thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm đó.
1.2.6. Hình thức xử lý vi phạm hành chính
1.2.6.1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Hình thức xử phạt đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC thể hiện sự
răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm các
nguyên tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC, buộc người vi phạm phải gánh
chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về vật chất và tinh thần. Ngoài ra, các quy định
này còn mang tính giáo dục đối với các cá nhân, tổ
41
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành
pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC.
Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực PCCC thì hình thức xử phạt VPHC bao gồm:
- Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức VPHC không nghiêm
trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt
cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Mục đích của hình thức xử phạt cảnh cáo nhằm phòng ngừa, ngăn chặn kịp
thời, xử lý các cá nhân, tổ chức đã có hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC từ đó
giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về PCCC.
Cũng cần phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo với hình thức kỉ luật cảnh
cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức xử phạt cảnh cáo
được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC theo quy định của pháp
luật; hình thức kỉ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có
hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Hình thức xử phạt cảnh cáo do người
có thẩm quyền XP VPHC quyết định áp dụng; hình thức kỉ luật cảnh cáo do thủ
trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức áp dụng.
- Phạt tiền
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính có tính chất nghiêm khắc hơn hình
thức xử phạt cảnh cáo bởi nó là sự tác động đến lợi ích vật chất của người vi
phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản, buộc tổ chức, cá nhân vi phạm phải
nộp phạt bằng một khoản tiền mặt. Do đó, hình thức xử phạt này có hiệu
42
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quả rất lớn trong việc phòng, chống VPHC cũng như răn đe, giáo dục ý thức chấp
hành pháp luật về PCCC trong xã hội.
Mức phạt tiền trong lĩnh vực PCCC theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP
được quy định mức tối thiểu là 100.000 đồng và mức tối đa là 50.000.000 đồng.
Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi
VPHC là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi
phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không
được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng
nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa
của khung tiền phạt.
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC là việc sung vào ngân sách nhà
nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến VPHC, được áp
dụng đối với VPHC nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Trong lĩnh vực PCCC, hình thức xử phạt VPHC này được áp dụng trong
các trường hợp như: Tàng trữ trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; Sử
dụng trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; Sản xuất, kinh doanh, san, chiết,
nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép…
- Trục xuất
Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm
hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Trong lĩnh vực PCCC, trục xuất là hình thức xử phạt bổ sung và được
áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính trong các trường hợp như: Sản xuất,
kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh;
Vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng,
chủng loại quy định trong giấy phép; Vận chuyển chất,
43
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép vận chuyển chất, hàng
nguy hiểm về cháy, nổ;…
1.2.6.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
Về mặt bản chất, biện pháp cưỡng chế hành chính này không có tính
trừng phạt người vi phạm hành chính mà chỉ nhằm mục đích khắc phục những
hậu quả do vi phạm hành chính đã để lại trên thực tế.
Trong lĩnh vực PCCC, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính
còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng, khối lượng, chủng loại
chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;
- Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây
ra đến kho, địa điểm theo quy định;
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
- Buộc khắc phục các điều kiện để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy;
- Buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy
và chữa cháy;
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
theo quy định;
- Buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
- Buộc thu hồi giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
1.2.7. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy
Việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành chủ yếu bằng con đường
hành chính theo quy định của quy phạm thủ tục hành chính, nên thủ tục xử lý vi
phạm là một loại thủ tục hành chính. Có thể định nghĩa thủ tục xử lý vi phạm hành
chính là trình tự và cách thức thực hiện các hành động trong việc xử lý vi phạm
hành chính [44, tr.415].
44
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thủ tục xử phạt VPHC được quy định tại Mục 1 Chương III Luật XL VPHC
năm 2012. Theo đó, việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC được thực hiện theo
thủ tục sau: Phát hiện hành vi VPHC, đình chỉ, ngăn chặn hành vi VPHC; xử phạt
VPHC theo thủ tục đơn giản hoặc theo thủ tục thông thường; quyết định XP
VPHC; thi hành quyết định XP VPHC; giải quyết khiếu nại và lưu giữ hồ sơ xử
phạt VPHC. Đó là trình tự thực hiện các bước cũng như các thủ tục giấy tờ,
phương tiện thực hiện các hành động đó trong việc xử phạt VPHC.
Khi phát hiện VPHC về PCCC đang diễn ra, hoạt động đầu tiên của người có
thẩm quyền đang thi hành công vụ là buộc chấm dứt ngay hành vi VPHC đang diễn
ra. Luật XLVPHC có điểm mới là việc thay thủ tục đình chỉ hành vi VPHC bằng việc
buộc chấm dứt hành vi VPHC về PCCC bảo đảm phù hợp với thực tiễn. Quy định rõ
hình thức buộc chấm dứt hành vi VPHC được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh,
văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1.2.7.1. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong
trường hợp không lập biên bản
Căn cứ Điều 56 Luật XLVPHC, xử phạt VPHC không lập biên bản được
áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối
với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải
ra quyết định XP VPHC tại chỗ. Tuy nhiên theo quy định tại Nghị định số
167/2013/NĐ-CP thì thủ tục xử phạt này trong lĩnh vực PCCC chỉ được áp dụng
đối với hình thức xử phạt cảnh cáo vì các hình thức phạt tiền của mức phạt tiền
tối thiểu đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC đều có khung tiền phạt là:
“từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân”. Thủ tục này được áp dụng
đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm quy định về PCCC, có tính chất đơn giản, rõ
ràng, ít nghiêm trọng, vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ được quy định tại
Khoản 1 các Điều 27 đến Điều 35, Điều 37 đến Điều 44 Nghị định số
167/2013/NĐ-CP mà người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại
45
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chỗ bằng hình thức cảnh cáo thì không cần lập biên bản VPHC trong lĩnh vực
PCCC.
1.2.7.2. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong
trường hợp có lập biên bản
Biên bản là văn bản hành chính dùng để ghi chép lại những sự việc đã xảy
ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị do những người có
mặt thực hiện. Vì có ý nghĩa quan trọng như vậy nên biên bản phải lập đúng quy
cách về thể thức và nội dung theo đúng quy định.
Bước 1: Phát hiện và đình chỉ hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy
và chữa cháy
Khi phát hiện hành vi VPHC thuộc lĩnh vực quản lý của mình, Cảnh sát
PCCC đang thi hành công vụ phải đình chỉ hành vi vi phạm, kịp thời lập biên bản,
trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản (thủ tục xử phạt vi phạm không lập
biên bản). Các hành vi VPHC về PCCC thuộc các trường hợp quy định tại Mục
3, từ Điều 27 đến Điều 48 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Bước 2: Lập biên bản vi phạm
Biên bản vi phạm quy định về PCCC được lập theo mẫu số 29/VB-BB-
VPHC ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BCA.
Trong trường hợp VPHC không thuộc thẩm quyền của người lập biên bản
thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến
hành xử phạt.
Lập biên bản lấy lời khai và cho đối tượng vi phạm viết bản tường trình vụ
việc xảy ra; xác định mức độ thiệt hại đối với vụ cháy xảy ra.
Xác định cơ sở pháp lý quy định hành vi VPHC được quy định tại các văn
bản pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC. Ví dụ: Khi kiểm tra an
toàn về phòng cháy và chữa cháy xác định cơ sở có hành vi vi phạm hành chính
là “ không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng
46
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cháy và chữa cháy”, cán bộ Cảnh sát PCCC thực hiện nhiệm vụ kiểm tra ghi nhận
cơ sở pháp lý này tại điểm c khoản 3 Điều 10 của Thông tư số 66/2014/TT-BCA
ngày 16/12/201 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị
định số 79/2014/NĐ-CP.
Bước 3: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về PCCC
Trên cơ sở báo cáo đề xuất của người thi hành công vụ, hồ sơ vi phạm hành
chính về PCCC, trước khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt
phải nghiên cứu, xem xét hồ sơ, xác minh tình tiết của vụ việc VPHC về PCC
như: Có hay không VPHC; cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC, lỗi, nhân
thân của cá nhân VPHC, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; tính chất, mức độ thiệt hại
do VPHC gây ra; trường hợp không ra quyết định xử phạt VPHC; tình tiết khác
có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, sau đó đánh giá một cách
khách quan, toàn diện, cụ thể, chính xác VPHC về PCCC để xác định hành vi vi
phạm đó là hành vi vi phạm quy định về PCCC hay không và có các yếu tố loại
trừ việc xử phạt hay không.
Điều 61 Luật XL VPHC quy định áp dụng thủ tục giải trình đối với những
vi phạm có tính chất nghiêm trọng theo quy định bị áp dụng hình thức xử phạt
tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn hoặc VPHC quy định áp dụng mức tiền phải tối đa của
khung phạt tiền đối với hành vi vi phạm lớn, từ 15.000.000 đồng đối với cá nhân,
từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức, được thực hiện theo hai hình thức, giải
trình trực tiếp hoặc giải trình bằng văn bản. Chỉ khi có yêu cầu của của cá nhân,
tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt mới có trách nhiệm tổ chức
phiên giải trình và thông báo cho người bị xử phạt VPHC tham gia.
Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm thì người có thẩm quyền tịch thu mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp
xem xét, định giá tài sản để ra quyết định tịch thu.
47
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khi tiến hành xem xét vụ vi phạm để ra quyết định XP VPHC, nếu xét thấy
hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền XP VPHC phải
chuyển ngay hồ sơ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để xử lý hình
sự theo quy định của pháp luật; cũng theo nguyên tắc trên khi vụ vi phạm không
có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển hồ sơ vụ
vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt hành chính để xử phạt vi phạm hành
chính theo đúng quy định tại Điều 62 và Điều 63 Luật XL VPHC.
Ngoài ra, pháp luật về XL VPHC cũng quy định cụ thể những trường hợp
không ra quyết định xử phạt gồm các VPHC đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi
phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm mà thời hạn ra quyết định đã quá 07 ngày,
kể từ ngày lập biên bản VPHC; các trường hợp thời hạn đã quá 30 ngày, kể từ
ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với nhiều biên bản có nhiều tình tiết
phức tạp mà không xin gia hạn hoặc đã xin gia hạn nhưng không được cấp có
thẩm quyền cho phép gia hạn; hoặc hết thời hạn được cấp có thẩm quyền gia hạn;
các trường hợp VPHC trong lĩnh vực PCCC trong tình thế cấp thiết; do phòng vệ
chính đáng; do sự kiện bất ngờ; do sự kiện bất khả kháng và trong các trường hợp
được quy định tại Điều 65 Luật XL VPHC năm 2012.
Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục và các bước theo trình tự nêu trên,
người có thẩm quyền XP VPHC trong lĩnh vực PCCC tiến hành ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính.
48
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tiểu kết Chương 1
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là nhằm đảm bảo an toàn
PCCC và hoạt động quản lý nhà nước đúng mục đích, đúng nội dung, là biện pháp
đảm bảo công tác quản lý nhà nước vê PCCC đạt hệu quả cao; là công cụ để bảo
vệ và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, giữ vững trật tự kỷ luật nhà nước,
đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về PCCC. Để giải quyết vấn đề này, Chương
1 đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và cơ sở pháp luật về vi phạm hành
chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC như khái niệm, đặc điểm,
các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính; khái niệm, ý nghĩa, thẩm quyền, thủ tục,
hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Những nội dung trên là
cơ sở lý luận và pháp luật quan trọng cho hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực
PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được trình bày tại Chương 2.

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Cơ sở lý luận về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.docx

Cơ Sở Lý Luận Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Cơ Sở Lý Luận Về Phạt  Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiCơ Sở Lý Luận Về Phạt  Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Cơ Sở Lý Luận Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
luat hanh chinh
luat hanh chinhluat hanh chinh
luat hanh chinhKhiVVn
 
THPT CHUYÊN ĐỀ 1 VI PHẠM PHÁP LUẬT 2023 - 2024
THPT CHUYÊN ĐỀ 1 VI PHẠM PHÁP LUẬT 2023 - 2024THPT CHUYÊN ĐỀ 1 VI PHẠM PHÁP LUẬT 2023 - 2024
THPT CHUYÊN ĐỀ 1 VI PHẠM PHÁP LUẬT 2023 - 2024NgcAnhNguynHu1
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chínhN3 Q
 
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chinDoko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chinNhut Yen Dang
 
Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...
Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...
Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tai lieu vi pham phap luat sinh vien dai hoc
Tai lieu vi pham phap luat sinh vien dai hocTai lieu vi pham phap luat sinh vien dai hoc
Tai lieu vi pham phap luat sinh vien dai hocchaunguyen09082018
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhBee Bee
 
LUẬT HÌNH SỰ.pptx
LUẬT HÌNH SỰ.pptxLUẬT HÌNH SỰ.pptx
LUẬT HÌNH SỰ.pptxKhnhNgc216160
 
pldctwith many slide very good it make you happy.pptx
pldctwith many slide very good it make you happy.pptxpldctwith many slide very good it make you happy.pptx
pldctwith many slide very good it make you happy.pptxdangthiqueanhb1c3hn2
 
Binh luan an lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khac
Binh luan an   lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khacBinh luan an   lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khac
Binh luan an lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khacHung Nguyen
 
Bài VI PHẠM PHÁP LUẬT - THỰC HÀNH PHÁP LUẬT - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝx
Bài VI PHẠM PHÁP LUẬT - THỰC HÀNH PHÁP LUẬT - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝxBài VI PHẠM PHÁP LUẬT - THỰC HÀNH PHÁP LUẬT - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝx
Bài VI PHẠM PHÁP LUẬT - THỰC HÀNH PHÁP LUẬT - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝxngquangnguyn13
 

Ähnlich wie Cơ sở lý luận về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.docx (20)

Cơ Sở Lý Luận Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Cơ Sở Lý Luận Về Phạt  Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiCơ Sở Lý Luận Về Phạt  Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Cơ Sở Lý Luận Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
luat hanh chinh
luat hanh chinhluat hanh chinh
luat hanh chinh
 
THPT CHUYÊN ĐỀ 1 VI PHẠM PHÁP LUẬT 2023 - 2024
THPT CHUYÊN ĐỀ 1 VI PHẠM PHÁP LUẬT 2023 - 2024THPT CHUYÊN ĐỀ 1 VI PHẠM PHÁP LUẬT 2023 - 2024
THPT CHUYÊN ĐỀ 1 VI PHẠM PHÁP LUẬT 2023 - 2024
 
LHC ÔN THI.docx
LHC ÔN THI.docxLHC ÔN THI.docx
LHC ÔN THI.docx
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chính
 
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chinDoko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
 
Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Hoàn Thiện Hệ Thống Quy Phạm Pháp Luật Xung Đột...
Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Hoàn Thiện Hệ Thống Quy Phạm Pháp Luật Xung Đột...Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Hoàn Thiện Hệ Thống Quy Phạm Pháp Luật Xung Đột...
Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Hoàn Thiện Hệ Thống Quy Phạm Pháp Luật Xung Đột...
 
Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Hoàn Thiện Hệ Thống Quy Phạm Pháp Luật Xung Đột...
Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Hoàn Thiện Hệ Thống Quy Phạm Pháp Luật Xung Đột...Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Hoàn Thiện Hệ Thống Quy Phạm Pháp Luật Xung Đột...
Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Hoàn Thiện Hệ Thống Quy Phạm Pháp Luật Xung Đột...
 
Luận Văn Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.
Luận Văn Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.Luận Văn Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.
Luận Văn Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.
 
Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...
Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...
Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...
 
Tai lieu vi pham phap luat sinh vien dai hoc
Tai lieu vi pham phap luat sinh vien dai hocTai lieu vi pham phap luat sinh vien dai hoc
Tai lieu vi pham phap luat sinh vien dai hoc
 
Cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố c...
Cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố c...Cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố c...
Cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố c...
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
 
LUẬT HÌNH SỰ.pptx
LUẬT HÌNH SỰ.pptxLUẬT HÌNH SỰ.pptx
LUẬT HÌNH SỰ.pptx
 
pldctwith many slide very good it make you happy.pptx
pldctwith many slide very good it make you happy.pptxpldctwith many slide very good it make you happy.pptx
pldctwith many slide very good it make you happy.pptx
 
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trướcThuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Binh luan an lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khac
Binh luan an   lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khacBinh luan an   lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khac
Binh luan an lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khac
 
Cơ sở lý luận và pháp lý về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng c...
Cơ sở lý luận và pháp lý về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng c...Cơ sở lý luận và pháp lý về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng c...
Cơ sở lý luận và pháp lý về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng c...
 
Bài VI PHẠM PHÁP LUẬT - THỰC HÀNH PHÁP LUẬT - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝx
Bài VI PHẠM PHÁP LUẬT - THỰC HÀNH PHÁP LUẬT - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝxBài VI PHẠM PHÁP LUẬT - THỰC HÀNH PHÁP LUẬT - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝx
Bài VI PHẠM PHÁP LUẬT - THỰC HÀNH PHÁP LUẬT - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝx
 

Mehr von Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Mehr von Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Kürzlich hochgeladen

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 

Kürzlich hochgeladen (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

Cơ sở lý luận về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Vi phạm pháp luật là hiện tượng xã hội, là những hành vi phản ứng tiêu cực của một số cá nhân hay tổ chức đi ngược lại với ý chí nhà nước được quy định trong pháp luật. Những hành vi có tính chất tiêu cực đó luôn gây hại cho nhà nước, xã hội và nhân dân, do vậy chúng luôn bị nhà nước, xã hội và nhân dân lên án, đấu tranh đòi hỏi phải loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ [44, tr.211]. Hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng và được chia theo từng loại quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ bị xâm hại. Trong đó, VPHC là một loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý đối với loại vi phạm này, trong đó phải kể đến: Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989; Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày 06/7/1995; Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008) và văn bản đang có hiệu lực thi hành là Luật Xử lý Vi phạm hành chính năm 2012. Cùng với đó, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các Nghị định quy định cụ thể về việc xử lí VPHC trên các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành chính nhà nước. Định nghĩa VPHC lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh XP VPHC ngày 30/11/1989. Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh này quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm 9
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Định nghĩa này cho chúng ta thấy được các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính là: hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, có lỗi và bị xử phạt hành chính. Ngoài mặt khách quan và mặt chủ quan thể hiện qua các dấu hiệu trên, định nghĩa này cũng đề cập yếu tố chủ thể cấu thành pháp lý của vi phạm hành chính. Tuy nhiên định nghĩa trên vẫn chưa chính xác hóa một số khía cạnh như yếu tố khách thể của vi phạm hành chính (những quan hệ xã hội bị vi phạm hành chính xâm hại), chưa có căn cứ xác định “mà không phải là tội phạm hình sự”. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 1995 không trực tiếp đưa ra định nghĩa về vi phạm hành chính nhưng Khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh này đã định nghĩa VPHC một cách gián tiếp: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Tại Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008), VPHC cũng được quy định một cách gián tiếp thông qua việc xử phạt VPHC được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Có thể thấy, định nghĩa vi phạm hành chính đã từng được nêu trong Pháp lệnh XPVPHC năm 1989 nhưng sau này Pháp lệnh XLVPHC 1995 và Pháp lệnh XLVPHC 2002 không nêu định nghĩa về VPHC mà chỉ định nghĩa về xử phạt hành chính, do đó chỉ có thể xác định một cách gián tiếp khái niệm VPHC thông qua khái niệm xử phạt VPHC- cách quy định như vậy không thật sự khoa học. 10
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Luật XL VPHC 2012 đã trở lại kỹ thuật lập pháp của Pháp lệnh XP VPHC năm 1989, đưa ra định nghĩa về vi phạm hành chính bằng cách giải thích thuật ngữ này tại Khoản 1 Điều 2, theo đó VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước, không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC. Nhờ có định nghĩa của Luật mà xác định được các dấu hiệu chung của VPHC, phân biệt VPHC với tội phạm, là căn cứ để Chính phủ quy định các vi phạm hành chính cụ thể trong các lĩnh vực như người có thẩm quyền tiến hành xử phạt VPHC. Từ định nghĩa của Luật, có thể hiểu VPHC về PCCC là các hành vi trái với các quy định của các quy phạm pháp luật về PCCC và các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC; khi sự vi phạm có các dấu hiệu pháp lý do pháp luật về PCCC quy định và sẽ bị nhà nước truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân hoặc tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm đó. Vi phạm hành chính về PCCC bao gồm các dấu hiệu pháp lý cơ bản sau: - Hành vi của các chủ thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động xâm hại đến trật tự QLNN trong lĩnh vực PCCC; - Hành vi vi phạm phải là hành vi trái với quy định pháp luật về PCCC của nhà nước, tức là hành vi đó được quy định trong các văn bản pháp luật về xử lý VPHC; - Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là hành vi vi phạm pháp luật về PCCC chỉ khi nào xác định được chủ thể thực hiện hành vi đó có lỗi; - Hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về PCCC gây ra (đây không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với mọi hành vi vi phạm); - Giữa hành vi vi phạm về PCCC và hậu quả xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả. Từ định nghĩa vi phạm hành chính và những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC như sau: 11
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 1.1.2. Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC cũng mang đầy đủ các đặc điểm của vi phạm hành chính nói chung. Đồng thời, nó có những đặc trưng riêng để phân biệt với các vi phạm hành chính khác. Vì vậy, có thể chỉ ra vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy có những đặc điểm sau: - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là hành vi trái với các quy định pháp luật về PCCC Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trước hết phải là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các cơ quan, tổ chức có tính nguy hiểm cho xã hội. Hành vi đó có thể biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật PCCC. Pháp luật PCCC không điều chỉnh những suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng khi chưa biểu hiện thành các hành vi cụ thể thì dù tệ hại thế nào cũng chưa phải là các hành vi vi phạm pháp luật về PCCC. Hành vi trái pháp luật PCCC là hành vi được thực hiện không đúng với những quy định của pháp luật PCCC như không làm những việc mà pháp luật PCCC yêu cầu, làm những việc mà pháp luật PCCC cấm hoặc tiến hành những hoạt động vượt quá giới hạn, phạm vi cho phép của pháp luật PCCC,… Như vậy, muốn xem xét hành vi nào đó xâm hại đến các quan hệ xã hội do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện có phải là vi phạm hành chính trong PCCC hay không thì điều cần thiết là phải căn cứ vào các quy định, yêu cầu được 12
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nêu ra trong các quy phạm pháp luật PCCC để xem xét. Điều này được khẳng định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật XL VPHC năm 2012 về nguyên tắc xử lý VPHC như sau: “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định”. - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là hành vi có lỗi của chủ thể Mỗi hành vi đều được hình thành trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể, nghĩa là chủ thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật PCCC của mình. Đối với hành vi trái pháp luật PCCC mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thì không bị coi là vi phạm hành chính về PCCC. - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về PCCC Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là hành vi phạm xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại đến các quan hệ xã hội trong QLNN về PCCC. Những quan hệ đó được Nhà nước tác động, điều chỉnh bằng Luật PCCC, bằng hệ thống các nguyên tắc PCCC, bằng các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể về PCCC, để các chủ thể tham gia các hoạt động PCCC, lựa chọn, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong các quy phạm pháp luật về PCCC. - Tính chịu xử phạt hành chính Một hành vi dù có tính xâm hại đến các quy định QLNN về PCCC, trái pháp luật PCCC nhưng không được pháp luật quy định phải bị xử phạt hành chính thì không thể gọi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Từ các đặc điểm trên cho thấy, VPHC là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Sẽ không đầy đủ nếu không xem xét vấn đề so sánh vi phạm hành chính và tội phạm, tức là xem xét các điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng, vì vấn đề này có ý nghĩa lý 13
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 luận rất quan trọng và nhất là trên thực tiễn trong nhiều trường hợp rất dễ lẫn lộn, khó xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm. Vì vậy, nếu không giải quyết đúng đắn vấn đề này rất dễ xảy ra tình trạng để lọt tội phạm hoặc xử lý oan người vi phạm chưa đến mức phạm tội. Thứ nhất, giống nhau: - Vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực PCCC đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đã có quan điểm cho rằng chỉ có tội phạm mới là hành vi nguy hiểm cho xã hội, còn vi phạm hành chính thì không có tính chất đó. Quan điểm này không chính xác vì đã là hành vi trái pháp luật đều nguy hiểm cho xã hội. Một hành vi phạm hành chính có thể không gây hậu quả nghiêm trọng, không gây nguy hiểm lắm cho xã hội nhưng nhiều hành vi phạm hành chính cộng lại sẽ rất nguy hiểm, mà vi phạm hành chính lại xảy ra thường xuyên và phổ biến. - Vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực PCCC là có chung khách thể bị xâm hại, ví dụ như là quan hệ xã hội trong lĩnh vực PCCC, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tổ chức trong xã hội. VPHC và tội phạm đều là hành vi vi phạm, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tập thể, công dân, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, là biểu hiện tiêu cực cần phải loại trừ. Trong nhiều trường hợp giữa vi phạm hành chính và tội phạm chỉ là ranh giới mong manh mà vượt qua nó thì vi phạm hành chính sẽ trở thành tội phạm trong điều kiện nhất định. Thứ hai, khác nhau: - Tuy vi phạm hành chính và tội phạm thường có chung khách thể, nhưng có khi chúng không có chung khách thể. Do đó, tính chất của khách thể và loại khách thể bị xâm hại lại là tiêu chí đầu tiên mà nhà làm luật thường sử dụng để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật tức là để phân 14
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 biệt tội phạm với vi phạm hành chính và với các vi phạm pháp luật khác. [38, tr. 394]. - Điểm khác biệt chủ yếu giữa VPHC và tội phạm là mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cao hơn vi phạm hành chính. Do đó các hình thức xử phạt hành chính cũng ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt áp dụng với tội phạm. Đặc điểm này vô cùng quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Nghĩa là chúng đều là hành vi trái với quy định của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, chứ không có nghĩa chúng chỉ trái với quy phạm pháp luật hành chính hay quy phạm pháp luật hình sự, chỉ có do điều tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cụ thể mà chúng bị xử lý bằng chế tài hành chính hay chế tài hình sự. Bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu cơ bản để phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được thông qua những dấu hiệu nhất định như: mức độ gây thiệt hại cho xã hội, mức độ tái phạm, vi phạm nhiều lần,… - Tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự do Quốc hội ban hành. Trong Bộ luật Hình sự có 06 tội phạm liên quan đến lĩnh vực PCCC là Điều 307 - Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Điều 308 - Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 311 – Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc; Điều 312 - Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc; Điều 313 - Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và Điều 314 – Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện. - Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thì được quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. 15
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn việc xử lý đối tượng vi phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan và người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. - Thủ tục xử lý vi phạm hành chính và tội phạm là hoàn toàn khác nhau. Tòa án xét xử vụ án hình sự theo thủ tục tố tụng hình sự, có sự tham gia của người bào chữa. Còn thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương từ phía cơ quan nhà nước, dù pháp luật có quy định quyền khiếu nại, tố cáo của đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính. - Mức độ của chế tài vi phạm hành chính và chế tài hình sự là khác nhau. Chế tài hành chính chủ yếu tác động vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm, chế tài hình sự có mức độ nặng hơn chủ yếu là tước đoạt quyền tự do của người phạm tội. 1.1.3. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 1.1.3.1. Mặt khách quan Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm hành chính bao gồm: hành vi trái pháp luật PCCC, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật PCCC với hậu quả mà nó gây ra cho xã hội và các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm vi phạm. - Hành vi trái pháp luật PCCC: Hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC là hành vi có tính chất trái pháp luật PCCC, vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực PCCC dưới hình thức hành động hoặc không hành động. Hành động là trường hợp chủ thể làm một việc mà các quy định của nhà nước về PCCC cấm làm, cấm xâm phạm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC. Không hành động là trường hợp chủ thể khi có điều kiện và có trách nhiệm thực hiện nhưng không thực hiện 16
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 theo những yêu cầu mà các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực PCCC buộc phải làm. Hành vi vi phạm những quy định về PCCC biểu hiện dưới dạng hành động như: Không bố trí; Không cử người có trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy; Không thực hiện việc báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy; Không có biện pháp, phương tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định… Hành vi vi phạm những quy định về PCCC biểu hiện dưới dạng không hành động như: cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện phòng cháy và chữa cháy; lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại đến sức khỏe, tài sản hợp pháp của công dân; ngăn cản, cản trở việc báo cháy;... - Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC không nhất thiết là thiệt hại cụ thể. Mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm hành chính về PCCC được xác định phụ thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây hại cho xã hội do hành vi đó gây ra. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính về PCCC và hậu quả mà nó gây ra. Sự thiệt hại phải do chính hành vi VPHC về PCCC trực tiếp gây ra và sự thiệt hại và hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hành vi của cá nhân, tổ chức bị coi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC chỉ khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại cụ thể trên thực tế. Trong các trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại cụ thể là cần thiết để đảm bảo nguyên tắc cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra. - Dấu hiệu khác: 17
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đối với một số loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác. Thông thường, những yếu tố này có thể là: + Thời gian thực hiện hành vi vi phạm Ví dụ hành vi: “K hông duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ” chỉ được coi là vi phạm quy định trong vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 167/2013/NĐ- CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 khi thực hiện “trong thời gian vận chuyển”. + Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm Ví dụ hành vi: “Sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động” chỉ được coi là vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP khi thực hiện “ở những nơi có quy định cấm”. + Công cụ, phương tiện vi phạm Ví dụ hành vi: “Phương tiện vi phạm hành chính gồm đồ vật, công cụ, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính như phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy; phương tiện chữa cháy thông dụng;… 1.1.3.2. Mặt chủ quan Mặt chủ quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm. Bao gồm: - Lỗi của chủ thể vi phạm: 18
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Lỗi cố ý trực tiếp trong trường hợp chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình gây ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi vô ý vì quá tự tin trong trường hợp chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng hi vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Lỗi vô ý vì cẩu thả trong trường hợp chủ thể vi phạm không nhận thức trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra mặc dù có điều kiện và có trách nhiệm thấy trước hậu quả đó. Các hình thức lỗi cụ thể đều có ý nghĩa quan trọng nhất định. Chỉ có thể coi là VPHC khi chủ thể nhận thức được hành vi của mình và thực hiện hành vi một cách cố ý hay vô ý. Nếu chủ thể không nhận thức được do mắc bệnh tâm thần hay bệnh khác mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình (mất năng lực chịu trách nhiệm hành chính) thì hành vi họ được coi là không có lỗi và chủ thể không bị coi là đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính, do đó không bị xử phạt. Vấn đề lỗi của tổ chức, có ý kiến cho rằng lỗi chỉ là trạng thái tâm lý của cá nhân trong khi thực hiện hành vi nên đặt ra vấn đề lỗi của tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Khi XP VPHC trong lĩnh vực PCCC, chỉ 19
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cần xác định tổ chức đó có VPHC trong lĩnh vực PCCC và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt bằng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là đủ. Quan điểm khác lại cho rằng cần xác định lỗi của tổ chức thì mới có đầy đủ cơ sở để xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC. Trong trường hợp này, lỗi của tổ chức được xác định thông qua lỗi của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện công việc được giao. Pháp luật về XP VPHC trong lĩnh vực PCCC hiện hành quy định tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi do chính mình gây ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Đồng thời, phải có trách nhiệm xác định lỗi của người thuộc tổ chức mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. - Động cơ vi phạm: Động cơ vi phạm được hiểu là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Thông thường khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính chủ thể được thúc đẩy bởi động cơ nhất định nào đó. Động cơ đó có thể như vụ lợi, trả thù, đê hèn... - Mục đích vi phạm: Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Mục đích vi phạm của chủ thể cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi. Ở một số trường hợp cụ thể, pháp luật PCCC xác định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc của một số loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Chính vì thế, khi xử phạt cá nhân, tổ chức về loại vi phạm hành chính này cần phải xác định rõ ràng hành vi của họ có thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu mục đích hay không ngoài việc xem xét các dấu hiệu khác. Ví dụ: Hành vi 20
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 “sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy” được coi là vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 41 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP khi “dùng vào mục đích khác”. 1.1.3.3. Chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC Chủ thể của vi phạm hành chính về PCCC có thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý, theo quy định của pháp luật họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hành chính của mình. Chủ thể là cá nhân: Theo quy định của pháp luật, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC khi họ đảm bảo các điều kiện đủ độ tuổi và có khả năng nhận thức, xác lập, kiểm soát được hành vi, hoạt động của bản thân. Độ tuổi của chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Chủ thể phải là người không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, cụ thể là: + Khi xác định người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC hay không cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của họ. Thông thường người thực hiện hành vi phạm với lỗi cố ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm nhưng vẫn thực hiện. + Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong mọi trường hợp. Chủ thể là tổ chức: Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC bao gồm: các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. 21
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó. 1.1.3.4. Khách thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau, do vậy, tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật [44, tr. 214]. VPHC trong lĩnh vực PCCC cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC được các văn bản quy phạm pháp luật quy định và bảo vệ nhưng bị hành vi hành chính xâm hại. Tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm hành chính về PCCC. Tóm lại, để xác định một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hành chính hay không, phải nghiên cứu khách quan đầy đủ các dấu hiệu, các yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm, làm rõ tính chất, mức độ của vi phạm về PCCC làm cơ sở cho việc lựa chọn hình thức, mức xử phạt phù hợp với các quy định pháp luật về PCCC và với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó, góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với hành vi vi phạm hành chính đó. 22
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.4. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Để đảm bảo thực hiện đồng bộ và thống nhất các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt VPHC về PCCC nói riêng theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, ngày 12/11/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và thay thế Nghị định số 52/2012/NĐ-CP, ngày 14/6/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Theo đó, các hành vi vi phạm về PCCC được quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP được chia thành 22 nhóm sau: - Nhóm hành vi vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện quy định, nội quy về PCCC gồm có 09 hành vi, như: Chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn PCCC gồm có 07 hành vi, như: Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy; thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;… - Nhóm hành vi vi phạm về hồ sơ quản lý công tác an toàn PCCC gồm có 04 hành vi, như: Không thực hiện việc báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy; không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ gồm có 07 hành vi, như: Không có sổ 23
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng theo quy định;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ gồm có 08 hành vi, như: Không có biện pháp, phương tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định; không có biện pháp thông gió tự nhiên hoặc không có thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định trong vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ gồm có 17 hành vi, như: Làm hư hỏng giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; không mang theo giấy phép vận chuyển khi vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt gồm có 04 hành vi, như: Sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm; sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong thiết kế, lắp đặt, quản lý, sử dụng điện gồm có 10 hành vi, như: Không có quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng điện tại cơ sở; sử dụng thiết bị điện không theo đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về an toàn PCCC trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét gồm có 04 hành vi, như: không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định; không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư, xây dựng gồm có 08 hành vi, như: Thi công, lắp đặt không đúng theo thiết kế về phòng cháy và 24
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt; không trình hồ sơ để thẩm duyệt lại khi cải tạo, mở rộng, thay đổi tính chất sử dụng nhà, công trình trong quá trình thi công, sử dụng theo quy định;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về khoảng cách an toàn PCCC và ngăn cháy gồm có 09 hành vi, như: Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy theo quy định; không tổ chức vệ sinh công nghiệp dẫn đến khả năng tạo thành môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về thoát nạn trong PCCC gồm có 10 hành vi, như: Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn; tháo, gỡ hoặc làm hỏng các thiết bị chiếu sáng sự cố, biển báo, biển chỉ dẫn trên lối thoát nạn;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về phương án chữa cháy của cơ sở gồm có 09 hành vi, như: Xây dựng phương án chữa cháy không đảm bảo yêu cầu; không phổ biến phương án chữa cháy;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về thông tin báo cháy gồm có 06 hành vi, như: Không có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định; báo cháy chậm, không kịp thời; báo cháy không đầy đủ;… - Nhóm các hành vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện PCCC gồm có 13 hành vi, như: Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về công tác chữa cháy gồm có 11 hành vi, như: Không kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy; không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, học tập, bồi dưỡng và huấn luyện về PCCC gồm có 04 hành vi, 25
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 như: Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy theo quy định; không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định về thành lập, tổ chức, quản lý lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành gồm có 07 hành vi, như: Không đảm bảo số lượng về con người, thời gian trong một ca trực, kíp trực về an toàn phòng cháy và chữa cháy; lực lượng chữa cháy cơ sở không sử dụng thành thạo phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị tại cơ sở;… - Nhóm hành vi vi phạm quy định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện, thiết bị PCCC và thiết kế về PCCC gồm có 04 hành vi, như: Hành vi của đơn vị thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mà không đủ tư cách pháp nhân, năng lực chuyên môn kỹ thuật theo quy định; hoán cải xe ô tô chữa cháy, tàu, thuyền chữa cháy chuyên dùng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;… - Nhóm các hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm có 05 hành vi, như: Cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định; mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng quy tắc, biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành;… - Nhóm các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình gồm có 03 hành vi, như: vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại dưới 25.000.000 đồng;… - Nhóm các hành vi hành vi vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ gồm có 06 hành vi, như: Hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại dưới 2.000.000 đồng. 26
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Tất cả các hành vi VPHC do các chủ thể có đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện đều phải chịu hình thức xử lý mà pháp luật hành chính quy định. Theo nghĩa khái quát, xử lý vi phạm hành chính được hiểu là việc áp dụng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC. Cụ thể hơn, xử lý vi phạm hành chính được hiểu là hoạt động áp dụng pháp luật của các chức danh có thẩm quyền để xử lý hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác tương xứng với hành vi vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Xử lý vi phạm hành chính là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh được Đảng, Nhà nước và xã hội hết sức quan tâm [36, tr.214]. Khái niệm “xử lý vi phạm hành chính” là được chính thức quy định lần đầu tiên trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Trước đây, trong một số văn bản pháp luật có sử dụng cụm từ “xử lý hành chính” hàm nghĩa chỉ các biện pháp phi hình sự như xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính. Tại Pháp lệnh XP VPHC năm 1989 có sử dụng khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính” chỉ các biện pháp xử phạt thông dụng như cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;…Ngày 6/7/1995, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh XL VPHC thay thế Pháp lệnh XL VPHC năm 1989. Pháp lệnh XL VPHC năm 1995 không chỉ quy định về XP VPHC mà còn quy định về các biện pháp xử lý hành chính khác áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải 27
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 truy cứu trách nhiệm hình sự, đó là các biện pháp: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính. Việc xuất hiện khái niệm “xử lý vi phạm hành chính” trong Pháp lệnh XL VPHC năm 1995 là nhằm đưa ra một khái niệm chung bao hàm cả các chế tài xử phạt hành chính theo Pháp lệnh Xử phạt VPHC năm 1989 và các biện pháp xử lý hành chính khác mới được đưa vào Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 trên cơ sở các quy định trước đây như Nghị quyết số 49/NQ-TVQH ngày 20/6/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tập trung giáo dục cải tạo, Thông tư số 68/TTg-VG của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/7/1964 về việc thành lập các trường giáo dục thiếu niên hư, Quyết định số 217/TTG/CN ngày 18/12/1967 về việc tổ chức lại các trường giáo dục thiếu niên hư,… [28]. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính được duy trì và tiếp tục sử dụng trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Luật XL VPHC năm 2012 với hai nội dung cơ bản là XP VPHC và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Bản chất của hoạt động XL VPHC là áp dụng một số loại biện pháp cưỡng chế hành chính do pháp luật quy định. Cưỡng chế hành chính được xác định là biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa, vì lý do an ninh quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia. Xử phạt vi phạm hành chính: Khái niệm này được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp luật cũng như trong cuộc sống. Từ điển Luật học: “ Xử phạt vi phạm hành chính là họat động cưỡng chế cụ thể mang tính quyền lực Nhà nước phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật” [42, tr.875]. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật XL VPHC năm 28
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2012 thì: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”. Biện pháp xử lý hành chính: tại Khoản 3 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, biện pháp xử lý hành chính bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Phân biệt xử lý vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính: Nhìn chung, xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đều thuộc phạm trù xử lý vi phạm hành chính, có thể hiểu chung là việc áp dụng các biện pháp/chế tài mang tính cưỡng chế hành chính của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, xử lý vi phạm hành chính là khái niệm rộng, bao trùm, trong đó xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp hành chính khác là hai “nhánh” chế tài cưỡng chế hành chính trong xử lý vi phạm hành chính có sự khác biệt nhất định. Trong đó: - Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các chế tài hành chính thông thường, áp dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, bao gồm hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất), hình thức phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính) và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính gây ra nhằm lập lại trật tự quản lý bị xâm hại. - Các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp hành chính có tính đặc thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chính thông thường, chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân 29
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 và quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng. Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. Trên thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng xử lý vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính là một. Cách hiểu như trên là chưa đầy đủ, bởi trên thực tế xử phạt vi phạm hành chính không phải là biện pháp duy nhất nhằm xác lập trật tự quản lý nhà nước bị phá vỡ. Nếu đồng nhất việc xử phạt vi phạm hành chính với xử lý vi phạm hành chính thì dẫn đến việc coi nhẹ các biện pháp cưỡng chế hành chính khác mà chỉ chú trọng biện pháp xử phạt hành chính của chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật hành chính, dẫn đến hậu quả không đảm bảo mục đích xử phạt vi phạm hành chính. Trong phạm vi luận văn, thuật ngữ “xử lý vi phạm hành chính” được nghiên cứu với nghĩa hẹp bao gồm việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. Do đó, có thể hiểu một cách khái quát: Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước nhằm áp dụng các chế tài hành chính, do các chủ thể được Nhà nước giao quyền, thực hiện đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Trật tự quản lý nhà nước về PCCC là một trong những lĩnh vực được các quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ. Vì vậy, cũng có thể hiểu: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước nhằm áp dụng các chế tài hành chính, do các chủ thể được Nhà nước giao quyền, thực hiện đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. 30
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2.2. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Ngoài các đặc điểm chung của xử lý vi phạm hành chính, XL VPHC trong lĩnh vực PCCC còn có một số đặc điểm riêng sau: - Xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC là hoạt động áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm an toàn. Việc tiến hành xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC đòi hỏi phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật về xử phạt hành chính và pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Kết quả XL VPHC trong lĩnh vực PCCC được thể hiện bằng quyết định XL VPHC có hiệu lực pháp luật; - Xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước do các chủ thể (chức danh) có thẩm quyền XL VPHC đối với đối tượng có hành vi vi phạm các quy định về PCCC; - Xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC nhằm truy cứu trách nhiệm của chủ thể vi phạm hành chính, qua đó buộc chủ thể VPHC phải chịu biện pháp cưỡng chế hành chính tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm; - Đối tượng tác động của XL VPHC trong lĩnh vực PCCC là cá nhân, tổ chức, hộ gia đình hoặc phương tiện giao thông cơ giới có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quy định về PCCC; - Xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC được tiến hành bằng hình thức cụ thể khác nhau tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi VPHC liên quan đến quy định về PCCC. Tùy hành vi vi phạm mà đối tượng sẽ chịu hình thức xử phạt tương ứng theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là những quan điểm pháp lý chủ đạo, có tính chất nền tảng, làm cơ sở cho việc quy định và XL 31
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 VPHC bảo đảm đảm mọi VPHC phải được xử lý kịp thời, triệt để, nghiêm minh, đúng pháp luật. Khi tiến hành hoạt động XL VPHC trong lĩnh vực PCCC, người có thẩm quyền XL VPHC phải tuân thủ những nguyên tắc XL VPHC đã được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 167/2013/NĐ- CP. Theo đó, hoạt động XL VPHC trong lĩnh vực PCCC phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Thứ nhất: Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Thứ hai: Nguyên tắc phân định thẩm quyền Sự đa dạng của các chủ thể có thẩm quyền xử lý VPHC đòi hỏi sự phân định rạch ròi thẩm quyền xử lý của mỗi chủ thể, định rõ người chịu trách nhiệm xử lý VPHC trong các trường hợp cụ thể để tránh chồng chéo, bảo đảm kỷ luật nhà nước và pháp chế. Để thực hiện nguyên tắc phân định mức phạt tiền tối thiểu và tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính giữa cá nhân và tổ chức quy định tại Điều 24, Luật quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về PCCC cũng tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau: - Thẩm quyền xử phạt VPHC về PCCC quy định trong Luật XL VPHC năm 2012 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ là thẩm quyền áp dụng đối với một hành VPHC của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân; 32
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm về PCCC cụ thể; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương; - Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện. - Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về PCCC thì thẩm quyền xử phạt vi phạm được xác định theo nguyên tắc sau đây: + Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó. + Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt. Thứ ba: Nguyên tắc công minh Mọi hoạt động XP VPHC trong lĩnh vực PCCC phải đảm bảo công minh. Muốn có công minh thì việc xử phạt VPHC phải đúng đối tượng, đúng tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. 33
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đối với các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng hoặc người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính, chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Thứ tư: Chỉ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể trong Nghị định của Chính phủ. Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, UBND ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền không được quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính. Thứ năm: Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC chỉ bị xử phạt một lần Theo nguyên tắc này thì trong thời gian tiến hành xử phạt và thi hành quyết định xử phạt đối với một VPHC cụ thể, người có thẩm quyền xử phạt không được xử phạt lần thứ hai đối với vi phạm đó. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nguyên tắc này nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng trong việc xử phạt, tránh tình trạng xử phạt nhiều lần đối với một vi phạm, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; đồng thời, đảm bảo hiệu lực của quyết định xử phạt đối với từng vi phạm hành chính cụ thể. 34
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ sáu: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 1.2.4. Ý nghĩa xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy - Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là biện pháp quan trọng giữ vững trật tự kỷ luật trong quản lý Nhà nước về PCCC. Nhà nước xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam trong lĩnh vực PCCC nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn PCCC. Kỷ luật Nhà nước là một trật tự do Nhà nước quy định, theo đó các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có chức vụ và mọi công dân phải nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao. Điều 5, Luật PCCC năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) về trách nhiệm PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Trong đó, lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động PCCC của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy. Việc tuân thủ pháp luật về PCCC là việc mỗi tổ chức, mỗi công dân đều phải thực hiện các quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn PCCC. Những chủ thể làm trái với những quy định về trật tự quản lý nhà nước về PCCC là họ đã vi phạm kỷ luật Nhà nước và sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước về PCCC xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế cụ thể. Tính chất kỷ luật của Nhà nước trong công tác PCCC thể hiện ở việc thực hiện trên thực tế những quy định, quy tắc cụ thể của pháp luật, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của cán bộ nhà nước có chức vụ. Việc tuân thủ kỷ luật Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trước yêu cầu tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, nó đòi hỏi mỗi người phải thực hiện các quy 35
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 định của pháp luật về PCCC một cách tự giác cao. Nếu chủ thể nào vi phạm thì Nhà nước buộc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế để giữ vững trật tự kỷ luật trong quản lý nhà nước về PCCC [44, tr.12]. - Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là bảo đảm công tác quản lý nhà nước về PCCC đúng mục đích, đúng nội dung. Mục đích hoạt động quản lý nhà nước về PCCC là bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nhà nước xác định để thực hiện được mục đích trên cần phải tích cực phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời những đám cháy xảy ra, tạo ra những điều kiện và môi trường an toàn về PCCC cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như sự an toàn cho đời sống sinh hoạt của người dân. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, và làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước. Những hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC đã tác động xấu vào mục đích quản lý cũng như nội dung quản lý về PCCC của Nhà nước. Vì vậy việc xử lý các hành vi vi phạm phải kịp thời, buộc người có hành vi trái pháp luật phải thực hiện các chế tài của nhà nước đã quy định trong các quy phạm pháp luật bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Việc xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC là một trong những biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho mục đích quản lý nhà nước về PCCC được đúng hướng, nội dung quản lý được thực hiện đầy đủ. - Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là phản ánh bản chất dân chủ của Nhà nước ta Chức năng của Nhà nước là thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật và tổ chức hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước phải bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực PCCC; đồng thời bằng sức mạnh quyền lực của 36
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 mình, Nhà nước cũng kiên quyết trừng trị những đối tượng có hành vi vi phạm đến quyền làm chủ của nhân dân. Trong lĩnh vực PCCC, Nhà nước đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước xác định tổ chức, cá nhân cần được tiến hành tuyên truyền, phổ biến giáo dục về kiến thức PCCC. Trong quá trình xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC, Nhà nước ta tuân theo tư tưởng chỉ đạo là lấy thuyết phục là chính, còn biện pháp cưỡng chế chỉ được áp dụng khi cần thiết. - Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, được Nhà nước sử dụng là công cụ có hiệu quả để thể hiện sự công bằng trong xã hội. Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Điều đó không có nghĩa là Nhà nước xét xử người có hành vi vi phạm pháp luật mà là làm sao cho tất cả các hiện tượng vi phạm pháp luật đều được xử lý nghiêm minh [44, tr. 13]. Khoản 1 Điều 63 Luật PCCC năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định tuỳ theo tính chất, mức độ của người có hành vi vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Các biện pháp XL VPHC trong lĩnh vực PCCC luôn hướng đến việc giúp người vi phạm nhận thức rõ hành vi vi phạm của mình để có những thay đổi, sửa chữa kịp thời, tránh những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe con người trong công tác PCCC. Giúp các chủ thể, người đứng đầu cơ sở, người quản lý trong cơ sở có điều kiện nhìn nhận, đánh giá lại việc tổ chức công tác đảm bảo an toàn PCCC của mình trong hoạt động của cơ sở, tránh vi phạm tương tự xảy ra. Tóm lại, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC có vị trí quan trọng và ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động quản lý nhà nước về PCCC. Nó là công cụ để bảo vệ và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững trật tự 37
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 kỷ luật Nhà nước; là biện pháp quan trọng để bảo đảm cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC đúng mục đích, đúng nội dung. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực PCCC, ngăn chặn kịp thời có hiệu quả các hành vi vi phạm quy định của Nhà nước trong lĩnh vực PCCC, từ đó giảm thiểu các vụ cháy xảy ra, bảo đảm nguyên tắc phòng cháy hơn chữa cháy. 1.2.5. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy So với Pháp lệnh XLVPHC, thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định của Luật XL VPHC năm 2012 đã có nhiều điểm mới cơ bản như: tăng thẩm quyền xử phạt cho cấp cơ sở để bảo đảm hiệu quả của công tác xử phạt hành chính; sửa đổi, bổ sung một số cơ quan, chức danh khác có thẩm quyền xử phạt VPHC cho phù hợp với các quy định của pháp luật khác có liên quan như Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát PCCC…; Căn cứ Điều 38, 39 và Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Khoản 2 Điều 70 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt VPHC của các lực lượng Công an nhân dân thực hiện theo Điều 39 của Luật XL VPHC và Điều 66 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý. Theo đó, các chủ thể có thẩm quyền XP VPHC trong lĩnh vực PCCC là: Chủ tịch UBND các cấp; Công an nhân dân và một số cơ quan thực thi pháp luật khác theo quy định của pháp luật như: Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Cảnh sát biển,... Thẩm quyền XP VPHC của Công an nhân dân được quy định chi tiết tại Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC cụ thể như sau: 38
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ (là Cảnh sát kiểm tra an toàn về PCCC, cán bộ tiểu đội, trung đội đang chỉ huy chữa cháy, cán bộ tham mưu tác chiến, cán bộ làm công tác PCCC tại Công an cấp huyện, Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Cảnh sát khu vực) có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng. - Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân (là Đội trưởng đội cảnh sát PCCC, đội cảnh sát PCCC khu vực) đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC. - Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC; Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 2.500.000 đồng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. - Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn trên sông; Trưởng phòng Cảnh sát PCCC các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát PCCC có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 10.000.000 đồng; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, k khoản 1 Điều 28 Luật XL VPHC và các điểm a, b, c , d , e khoản 3 Điều 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. - Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm 39
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng; Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, k khoản 1 Điều 28 Luật XL VPHC và các điểm a, b, c , d , e khoản 3 Điều 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. - Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, k khoản 1 Điều 28 Luật XLVPHC và các điểm a, b, c , d , e khoản 3 Điều 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. - Nếu vi phạm hành chính về PCCC mà phải dùng hình thức trục xuất thì do Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh quyết định. Ngoài ra, căn cứ Điều 42 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp cũng có thẩm quyền XP VPHC về PCCC gồm: - Chủ tịch UBND có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 5.000.000 đồng; Áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 28 Luật XLVPHC. - Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng; Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, b, k khoản 1 Điều 28 Luật XLVPHC và các điểm a, b, c , d , e khoản 3 Điều 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. 40
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, b, k khoản 1 Điều 28 Luật XL VPHC và các điểm a, b, c , d , e khoản 3 Điều 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Điều 66 quy định trách nhiệm của UBND các cấp: “Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC ở địa phương; xử lý các hành vi vi phạm về PCCC theo thẩm quyền”. Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính...”. Đây chính là cơ sở để có thể khẳng định rằng pháp luật về xử phạt VPHC có được thực thi một cách nghiêm túc, triệt để hay không còn là do trách nhiệm của người có thẩm quyền, chỉ khi trách nhiệm của những người có thẩm quyền được nâng cao thì việc thực thi công vụ mới đảm bảo một cách tốt nhất. Một hành vi vi phạm có bị buộc chấm dứt và xử phạt kịp thời hay không, điều đó còn phụ thuộc vào trách nhiệm về tinh thần, về nghĩa vụ chứng minh có hay không có hành vi VPHC, hành vi đó theo quy định thì sẽ bị xử phạt theo hình thức nào,... của người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm đó. 1.2.6. Hình thức xử lý vi phạm hành chính 1.2.6.1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính Hình thức xử phạt đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm các nguyên tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC, buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về vật chất và tinh thần. Ngoài ra, các quy định này còn mang tính giáo dục đối với các cá nhân, tổ 41
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC. Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thì hình thức xử phạt VPHC bao gồm: - Cảnh cáo Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức VPHC không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. Mục đích của hình thức xử phạt cảnh cáo nhằm phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, xử lý các cá nhân, tổ chức đã có hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC từ đó giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về PCCC. Cũng cần phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo với hình thức kỉ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC theo quy định của pháp luật; hình thức kỉ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Hình thức xử phạt cảnh cáo do người có thẩm quyền XP VPHC quyết định áp dụng; hình thức kỉ luật cảnh cáo do thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức áp dụng. - Phạt tiền Phạt tiền là hình thức xử phạt chính có tính chất nghiêm khắc hơn hình thức xử phạt cảnh cáo bởi nó là sự tác động đến lợi ích vật chất của người vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản, buộc tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp phạt bằng một khoản tiền mặt. Do đó, hình thức xử phạt này có hiệu 42
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quả rất lớn trong việc phòng, chống VPHC cũng như răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về PCCC trong xã hội. Mức phạt tiền trong lĩnh vực PCCC theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP được quy định mức tối thiểu là 100.000 đồng và mức tối đa là 50.000.000 đồng. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi VPHC là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. - Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến VPHC, được áp dụng đối với VPHC nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Trong lĩnh vực PCCC, hình thức xử phạt VPHC này được áp dụng trong các trường hợp như: Tàng trữ trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; Sử dụng trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; Sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép… - Trục xuất Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong lĩnh vực PCCC, trục xuất là hình thức xử phạt bổ sung và được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính trong các trường hợp như: Sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh; Vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng, chủng loại quy định trong giấy phép; Vận chuyển chất, 43
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;… 1.2.6.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra Về mặt bản chất, biện pháp cưỡng chế hành chính này không có tính trừng phạt người vi phạm hành chính mà chỉ nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính đã để lại trên thực tế. Trong lĩnh vực PCCC, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: - Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng, khối lượng, chủng loại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định; - Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định; - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; - Buộc khắc phục các điều kiện để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy; - Buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; - Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định; - Buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; - Buộc thu hồi giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ. 1.2.7. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành chủ yếu bằng con đường hành chính theo quy định của quy phạm thủ tục hành chính, nên thủ tục xử lý vi phạm là một loại thủ tục hành chính. Có thể định nghĩa thủ tục xử lý vi phạm hành chính là trình tự và cách thức thực hiện các hành động trong việc xử lý vi phạm hành chính [44, tr.415]. 44
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thủ tục xử phạt VPHC được quy định tại Mục 1 Chương III Luật XL VPHC năm 2012. Theo đó, việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC được thực hiện theo thủ tục sau: Phát hiện hành vi VPHC, đình chỉ, ngăn chặn hành vi VPHC; xử phạt VPHC theo thủ tục đơn giản hoặc theo thủ tục thông thường; quyết định XP VPHC; thi hành quyết định XP VPHC; giải quyết khiếu nại và lưu giữ hồ sơ xử phạt VPHC. Đó là trình tự thực hiện các bước cũng như các thủ tục giấy tờ, phương tiện thực hiện các hành động đó trong việc xử phạt VPHC. Khi phát hiện VPHC về PCCC đang diễn ra, hoạt động đầu tiên của người có thẩm quyền đang thi hành công vụ là buộc chấm dứt ngay hành vi VPHC đang diễn ra. Luật XLVPHC có điểm mới là việc thay thủ tục đình chỉ hành vi VPHC bằng việc buộc chấm dứt hành vi VPHC về PCCC bảo đảm phù hợp với thực tiễn. Quy định rõ hình thức buộc chấm dứt hành vi VPHC được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật. 1.2.7.1. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong trường hợp không lập biên bản Căn cứ Điều 56 Luật XLVPHC, xử phạt VPHC không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định XP VPHC tại chỗ. Tuy nhiên theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì thủ tục xử phạt này trong lĩnh vực PCCC chỉ được áp dụng đối với hình thức xử phạt cảnh cáo vì các hình thức phạt tiền của mức phạt tiền tối thiểu đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC đều có khung tiền phạt là: “từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân”. Thủ tục này được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm quy định về PCCC, có tính chất đơn giản, rõ ràng, ít nghiêm trọng, vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Khoản 1 các Điều 27 đến Điều 35, Điều 37 đến Điều 44 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP mà người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại 45
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chỗ bằng hình thức cảnh cáo thì không cần lập biên bản VPHC trong lĩnh vực PCCC. 1.2.7.2. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong trường hợp có lập biên bản Biên bản là văn bản hành chính dùng để ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị do những người có mặt thực hiện. Vì có ý nghĩa quan trọng như vậy nên biên bản phải lập đúng quy cách về thể thức và nội dung theo đúng quy định. Bước 1: Phát hiện và đình chỉ hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy Khi phát hiện hành vi VPHC thuộc lĩnh vực quản lý của mình, Cảnh sát PCCC đang thi hành công vụ phải đình chỉ hành vi vi phạm, kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản (thủ tục xử phạt vi phạm không lập biên bản). Các hành vi VPHC về PCCC thuộc các trường hợp quy định tại Mục 3, từ Điều 27 đến Điều 48 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Bước 2: Lập biên bản vi phạm Biên bản vi phạm quy định về PCCC được lập theo mẫu số 29/VB-BB- VPHC ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BCA. Trong trường hợp VPHC không thuộc thẩm quyền của người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt. Lập biên bản lấy lời khai và cho đối tượng vi phạm viết bản tường trình vụ việc xảy ra; xác định mức độ thiệt hại đối với vụ cháy xảy ra. Xác định cơ sở pháp lý quy định hành vi VPHC được quy định tại các văn bản pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC. Ví dụ: Khi kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy xác định cơ sở có hành vi vi phạm hành chính là “ không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng 46
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cháy và chữa cháy”, cán bộ Cảnh sát PCCC thực hiện nhiệm vụ kiểm tra ghi nhận cơ sở pháp lý này tại điểm c khoản 3 Điều 10 của Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/201 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Bước 3: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về PCCC Trên cơ sở báo cáo đề xuất của người thi hành công vụ, hồ sơ vi phạm hành chính về PCCC, trước khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải nghiên cứu, xem xét hồ sơ, xác minh tình tiết của vụ việc VPHC về PCC như: Có hay không VPHC; cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC, lỗi, nhân thân của cá nhân VPHC, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; tính chất, mức độ thiệt hại do VPHC gây ra; trường hợp không ra quyết định xử phạt VPHC; tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, sau đó đánh giá một cách khách quan, toàn diện, cụ thể, chính xác VPHC về PCCC để xác định hành vi vi phạm đó là hành vi vi phạm quy định về PCCC hay không và có các yếu tố loại trừ việc xử phạt hay không. Điều 61 Luật XL VPHC quy định áp dụng thủ tục giải trình đối với những vi phạm có tính chất nghiêm trọng theo quy định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc VPHC quy định áp dụng mức tiền phải tối đa của khung phạt tiền đối với hành vi vi phạm lớn, từ 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức, được thực hiện theo hai hình thức, giải trình trực tiếp hoặc giải trình bằng văn bản. Chỉ khi có yêu cầu của của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt mới có trách nhiệm tổ chức phiên giải trình và thông báo cho người bị xử phạt VPHC tham gia. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm thì người có thẩm quyền tịch thu mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, định giá tài sản để ra quyết định tịch thu. 47
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khi tiến hành xem xét vụ vi phạm để ra quyết định XP VPHC, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền XP VPHC phải chuyển ngay hồ sơ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để xử lý hình sự theo quy định của pháp luật; cũng theo nguyên tắc trên khi vụ vi phạm không có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Điều 62 và Điều 63 Luật XL VPHC. Ngoài ra, pháp luật về XL VPHC cũng quy định cụ thể những trường hợp không ra quyết định xử phạt gồm các VPHC đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm mà thời hạn ra quyết định đã quá 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản VPHC; các trường hợp thời hạn đã quá 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với nhiều biên bản có nhiều tình tiết phức tạp mà không xin gia hạn hoặc đã xin gia hạn nhưng không được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn; hoặc hết thời hạn được cấp có thẩm quyền gia hạn; các trường hợp VPHC trong lĩnh vực PCCC trong tình thế cấp thiết; do phòng vệ chính đáng; do sự kiện bất ngờ; do sự kiện bất khả kháng và trong các trường hợp được quy định tại Điều 65 Luật XL VPHC năm 2012. Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục và các bước theo trình tự nêu trên, người có thẩm quyền XP VPHC trong lĩnh vực PCCC tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 48
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tiểu kết Chương 1 Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là nhằm đảm bảo an toàn PCCC và hoạt động quản lý nhà nước đúng mục đích, đúng nội dung, là biện pháp đảm bảo công tác quản lý nhà nước vê PCCC đạt hệu quả cao; là công cụ để bảo vệ và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, giữ vững trật tự kỷ luật nhà nước, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về PCCC. Để giải quyết vấn đề này, Chương 1 đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và cơ sở pháp luật về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC như khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính; khái niệm, ý nghĩa, thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Những nội dung trên là cơ sở lý luận và pháp luật quan trọng cho hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được trình bày tại Chương 2.