SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 50
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
******
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG
PGD GÒ VẤP
Người hướng dẫn: TS. ĐOÀN VĂN ĐÍNH
Người thực hiện: TRẦN NGUYỄN THANH TRÂM
Lớp: ĐHTD7A
MSSV : 11029471
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại Học Công Nghiệp
Tp.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng và vô cùng quý báu trong
suốt thời gian học tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô khoa
Tài Chính Ngân Hàng và đặc biệt là Giảng Viên Hướng Dẫn thầy TS. Đoàn Văn
Đính đã tận tình giảng dạy, luôn quan tâm và tạo điều kiện để em thực hiện tốt
chương trình học tập, hoàn thành tốt bài Báo Cáo Thực Tập này.
Để có được những buổi thực tập thực tế và hiệu quả tại Ngân hàng TMCP Kiên
Long – PGD Gò Vấp em xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc và các anh chị công
tác tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp, Giám Đốc đã tạo điều kiện rất
tốt cho trong quá trình thực tập tại đơn vị. Cảm ơn anh Lâm Hoàng Tuyên, anh
Nguyễn Thoại Minh đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em. Những kiến thức thực
tế và kinh nghiệm học hỏi được trong quá trình thực tập sẽ là hành trang vững chắc
cho em bước vào đời.
Do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên trong suốt quá trình
thực tập và viết báo cáo thực tập em không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính
mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cô chú và các
anh chị tại PGD để em có điều kiện bổ sung kiến thức cũng như kinh nghiệm thực
tế cho mình. Lời sau cùng em xin chúc các thầy cô, các cô chú và anh chị nhiều sức
khoẻ và gặt hái được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Ngày….tháng…..năm 2017
NGƯỜI NHẬN XÉT
(Ký và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày........tháng ....... năm 2017
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nội dung
thực tập
Kết quả đạt
được
Đơn vị thực
tập
GV hướng
dẫn
Tuần thứ 1
Ngày
3-4/2/2017
Tìm hiểu nội
quy, quy định
chung của NH
TMCP Kiên
Long
Tuân thủ các
nội quy và quy
định chung
trong NH
Tuần thứ 2
Ngày
6-8/2/2017
Tìm hiểu về tổ
chức hoạt
động của NH
Tuân thủ các
nguyên tắc
được quy định
trong các bộ
Luật và Thông
tư liên quan
Ngày 9-
11/2/2017
Làm quen với
mô hình tổ
chức trong
NH, các
phòng ban, tổ
chức nhân sự
Biết được
cách thức hoạt
động của NH,
làm quen và
phối hợp các
phòng ban liên
quan
Tuần thứ 3
Ngày
13-15/2/2017
Được hướng
dẫn sử dụng
máy scan,
photocopy
Đã biết cách
scan và
photocopy
giấy tờ, hoá
đơn, chứng từ
Ngày
16-18/2/2017
Sắp xếp hồ sơ
khách hàng
vay tiền cá
nhân
Biết cách sắp
xếp hồ sơ một
cách khoa học
Tuần thứ 4
Ngày
20-22/02/2017
Tìm hiểu quy
trình cho vay
tiêu dùng đối
với KHCN
Nắm rõ quy
trình cho vay
tiêu dùng đối
với KHCN
Ngày
23-25/2/2017
Tham khảo
một vài hồ sơ
cho vay tiêu
dùng đối với
KHCN
Biết rõ quy
trình, các
chứng từ cần
thiết trong qúa
trình cho vay
Tuần thứ 5
Ngày
27-28/2/2017
Sắp xếp và lưu
trữ hồ sơ
Biết cách sắp
xếp và lưu trữ
theo hệ thống
NH
Tuần thứ 6
Ngày
6-11/3/2017
Xin các số liệu
có liên quan
đến bài BCTT
và xử lý số
liệu
Tiếp cận hồ
sơ, cách sử
dụng phần
mềm lưu trữ
dữ liệu tại NH
Ngày
31/3/2017
Hoàn thành
bài BCTT
Được anh chị
trong phòng
Tín dụng xem
lại và góp ý
chỉnh sửa
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Kiên Long (Nguồn: Báo cáo thường niên
của Ngân hàng TMCP Kiên Long năm 2016) .........................................................29
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Kiên Long- PGD Gò Vấp...........35
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động của KienLongBank từ năm 2012-2016...............33
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ cho vay của
KienLongBank – PGD Gò Vấp.................................................................................37
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng tại KienLongBank – PGD Gò Vấp
(2014-2016)...............................................................................................................39
Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn tại KienLong Bank – PGD Gò Vấp (2014-2016)
...................................................................................................................................44
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của KienLongBank – PGD Gò Vấp 45
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của KienLongBank (2014-2016) ............................32
Bảng 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ cho vay của
KienLongBank – PGD Gò Vấp.................................................................................37
Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay tiêu dùng của KienLongBank – PGD Gò Vấp (2014 –
2016)..........................................................................................................................38
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ khách hàng phân theo nhóm nợ của KienLongBank – PGD
Gò Vấp (2014-2016) .................................................................................................41
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại KienLong Bank – PGD Gò Vấp (2014-2016) .43
Bảng 2.6: Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của KienLongBank - PGD Gò Vấp .....45
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................10
1.1. Sự xuất hiện và phát triển của cho vay tiêu dùng ..............................................10
1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng ...........................................................................10
1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng............................................................................11
1.2.3.Vai trò của cho vay tiêu dùng ..........................................................................12
1.2.4. Khách hàng của loại hình cho vay tiêu dùng ..................................................14
1.2.5. Phân loại cho vay tiêu dùng ............................................................................14
1.2.6. Nguyên tắc chung trong cho vay tiêu dùng.....................................................16
1.2.6.1. Tiền vay được sử dụng đúng mục đích........................................................16
1.2.6.2. Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi:...................................17
1.2.7. Điều kiện vay vốn tiêu dùng. ..........................................................................17
1.2.8. Quy trình cho vay tiêu dùng............................................................................17
1.2.8.1. Khách hàng lập và nộp hồ sơ vay vốn cho ngân hàng.................................17
1.2.8.2. Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay. ......................18
1.2.8.3. Ngân hàng xác định các chỉ tiêu cho vay và ký hợp đồng tín dụng với khách
hàng...........................................................................................................................18
1.2.8.4. Theo dõi nợ và thu nợ ..................................................................................18
1.3. Các điều kiện để mở rộng cho vay tiêu dùng....................................................19
1.3.1.Các điều kiện thuộc về bản thân ngân hàng.....Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Các điều kiện khách quan. .............................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG – PGD GÒ VẤP .......................22
2.1.Tổng quan về ngân hàng TMCP Kiên Long.......................................................22
2.1.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kiên Long .........................................22
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kiên Long ...........23
2.1.3.Mạng lưới hoạt động và cơ cấu tổ chức...........................................................26
2.1.3.1.Mạng lưới hoạt động.....................................................................................26
2.1.3.2.Cơ cấu tổ chức...............................................................................................29
2.1.3.3.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ........................................................30
2.1.3.4.Sứ mệnh, tầm nhìn của ngân hàng TMCP Kiên Long..................................31
2.1.4.Tình hình hoat động của ngân hàng TMCP Kiên Long trong những năm gần
đây.............................................................................................................................32
2.1.5. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Kiên Long- PGD Gò Vấp ...........34
2.1.5.1.Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kiên Long- PGD Gò Vấp .........................34
2.1.5.2.Cơ cấu tổ chức...............................................................................................35
2.1.5.3.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ........................................................35
2.1.5.4.Tổng quan về tình hình kinh doanh của của NHTMCP Kiên Long – PGD Gò
Vấp Error! Bookmark not defined.
2.1.6. Tình hình cho vay tiêu dùng tại KienLongBank – PGD Gò Vấp...................36
2.1.6.1. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng của KienLongBank – PGD Gò Vấp ........
36
2.1.6.2. Phân loại nợ..................................................................................................41
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ – KẾT LUẬN.................................................................47
3.1 Nhận xét về tổ chức bộ phận...............................Error! Bookmark not defined.
3.2 Nhận xét về qui trình hoạt động của KienlongBankError! Bookmark not
defined.
3.3 Nhận xét biểu mẫu bảng biểu chứng từ ..............Error! Bookmark not defined.
3.4 Mối quan hệ làm việc..........................................Error! Bookmark not defined.
3.5 Học hỏi từ các quy định ......................................Error! Bookmark not defined.
3.6.Kết quả thu được sau đơt thực tập ......................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN...............................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................Error! Bookmark not defined.
9
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước đang có những
chuyển biến tích cực để phù hợp với xu thế phát triển chung. Gia nhập WTO là
cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn đòi hỏi mỗi quốc gia phải nỗ lực một
cách nghiêm túc và toàn diện.
Kinh tế phát triển, nhu cầu của mỗi người về cuộc sống vật chất và tinh thần đòi
hỏi ở mức cao hơn. Tuy nhiên, một số Ngân hàng vẫn chỉ tập trung đến việc cho
vay Doanh nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh, đều đó làm mất cân bằng nền
kinh tế Vi mô, cung vượt cầu dẫn đến thừa hàng hoá trong khi nhu cầu của con
người vẫn chưa được đáp ứng. Mức thu nhập vẫn còn thấp so với mong muốn
được sở hữu những món hàng thiết yếu hay xa xỉ. Nắm bắt được thực tế đó, các
Ngân hàng đã hình thành sản phẩm “cho vay tiêu dùng cá nhân” nhằm tạo điều
kiện cho khách hàng có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình trước khi họ có
đủ khả năng thanh toán nhu cầu đó.
Các NHTM đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho vay tiêu dùng với
nhiều hình thức khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn. Với tính năng cho vay
tiêu dùng không những đem lại hiệu quả đa dạng hoá hoạt động kinh doanh cho
Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng, mà còn góp phần thúc đẩy
nền kinh tế ngày một phát triển.
Cùng với xu thế phát triển đó, Ngân hàng TMCP Kiên Long đã thực hiện nghiên
cứu và triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng. Trải qua nhiều năm nay, hoạt
động này đã đạt được sự tăng trưởng ổn định và càng giữ vị trí quan trọng trong
hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng. Tuy nhiên hiện nay
hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn chưa được mở rộng tương xứng với tiềm năng
của Ngân hàng. Do đó, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Kiên
Long với mong muốn tìm hiểu sâu hơn để phát triển hơn nữa hoạt động cho vay
tiêu dùng em quyết định chọn đề tài “Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp” đưa ra một số đánh giá và nhận xét
nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của Ngân hàng TMCP Kiên Long trên địa bàn và
trên thị trường tài chính.
10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY
TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Sự xuất hiện và phát triển của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãng bán lẻ do yêu cầu đẩy mạnh
tiêu thụ hàng hoá. Hình thức cho vay tiêu dùng của các hãng là bán trả góp. Một
số hãng đã phải vay vốn ngân hàng để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt. Tuy nhiên
nhiều hãng lớn đã tự tài trợ bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu, nhiều
công ty tài chính cạnh tranh với ngân hàng trong cho vay làm cho thị phần cho
vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút, buộc ngân hàng phải mở rộng
cho vay tiêu dùng để gia tăng thu nhập.
Do đó, đến đầu những năm 1980, một số quốc gia đã cho phép các ngân
hàng cung ứng nhiều sản phẩm và dịch vụ mới để nâng cao khả năng cạnh tranh
cho các ngân hàng. Bên cạnh các họat động cho vay thương mại thì ngày nay họ
đã mở rộng thêm nhiều hoạt động cho vay tiêu dùng và ngày càng giữ được vị trí
trong lĩnh vực này. Trong tưong lai, cho vay tiêu dùng sẽ ngày càng
phát triển mạnh theo xu thế chung của nền kinh tế thế giới.
1.2. Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của NHTM
1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Có nhiều quan điểm khác nhau về cho vay tiêu dùng. Nhưng tựu chung lại,
có thể định nghĩa cho vay tiêu dùng như sau:
CVTD là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng thỏa thuận để khách
hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khoản tiền với mục đích tài trợ cho
hoạt động tiêu dùng. Đồng thời cá nhân và hộ gia đình đó phải cam kết hoàn trả
gốc và lãi cho ngân hàng sau một thời gian nhất định.
Đối tượng CVTD là những khoản chi phục vụ cho tiêu dùng của cá nhân,
hộ gia đình. Những khoản chi này được xác định trên cơ sở giá cả hàng hóa, dịch
vụ mà khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán của họ
trong tương lai. Nhu cầu vay tiền của khách hàng là khác nhau và phụ thuộc vào
tình hình tài chính của họ. Họ vay tiền có thể nhằm tài trợ cho một trong những
mục đích sau:
11
- Mua (sửa chữa) nhà cửa/ô tô/đồ nội thất/tiện nghi sinh hoạt
- Nghỉ ngơi, du lịch
- Du học
…
1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng
- Khách hàng vay là những cá nhân và hộ gia đình.
- Mục đích nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình mà
không xuất phát từ mục đích kinh doanh.
- Quy mô mỗi khoản vay thường nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lại lớn
do đó mà chi phí giao dịch lớn (chi phí bố trí cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định,
chi phí thu thập thông tin về khách hàng…). Vì vậy mà chi phí cho vay tín dụng
lớn hơn cho vay thưong mại.
- Độ rủi ro cao hơn cho vay thương mại. Bởi vì, khách hàng của dịch vụ
này là cá nhân và hộ gia đình nên việc xác định được khả năng tài chính của
người đi vay là rất kho khăn. Hơn nữa, nguồn trả nợ phụ thuộc vào thu nhập
trong tương lai người vay dự đoán có thể thu được mà điều này hoàn toàn phụ
thuộc vào sức khỏe, tình trạng việc làm của người đi vay…vốn luôn tiềm ẩn rủi
ro ( mất việc làm, tai nạn…) . Vì vậy, dù nắm tài sản đảm bảo nhưng ngân hàng
vẫn phải đối mặt với rủi ro lớn.
- Lãi CVTD thường cao hơn cho vay thương mại, điều này để bù đắp chi
phí cao và độ rủi ro lớn hơn cho vay thương mại như đã trình bày ở trên.
- Quy mô và số lượng các khoản vay tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào mức
thu nhập và trình độ dân trí. Rõ ràng là những người có thu nhập và trình độ dân
trí càng cao thì nhu cầu tiêu dùng của họ càng lớn, họ càng có mong muốn sử
dụng dịch vụ CVTD như một công cụ để thoả mãn nhu cầu của mình khi tài
chính chưa cho phép hơn là cho tình trạng khẩn cấp. Chính vì đặc điểm này mà
có thể dễ dàng phát triển dịch vụ CVTD tại khu vực thành thị hơn là tại khu vực
nông thôn.
- CVTD rất nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế. Khi nền kinh tế
hưng thịnh, phát triển đi lên thì nhu câu vay tiêu dùng của người dân tăng, do đó
mà qui mô và số lượng CVTD tăng và ngược lại.
12
1.2.3.Vai trò của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là dịch vụ đem lại nhiều lợi ích cho tất cả các đối tượng
tham gia.
Đối với NHTM, CVTD góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng, và góp phần giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hoá, mang lại lợi
nhuận cao cho ngân hàng không thua kém các khoản tài trợ cho thương mại.
Trong các tài sản của NHTM thì khoản mục cho vay bao giờ cũng chiếm tỷ trọng
cao nhất, theo thống kê ở các nước phát triển,khoản mục này thường chiếm tỷ
trọng khoảng 60-70% và trong đó dư nợ CVTD thường chiếm tới 40-45%, đây là
hoạt động mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng. CVTD phát triển góp phần tạo
thói quen cho người dân khi tiếp cận với các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng. Tín
dụng tiêu dùng đáp ứng tốt hơn việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của
khách hàng, từ đó tạo được lòng tin trong dân chúng. mở rộng quan hệ giữa ngân
hàng và khách hàng
Đối với người tiêu dùng: nhờ vay tiêu dùng người tiêu dùng được hưởng
các dịch vụ, tiện ích trước khi có đủ nguồn tài chính, đặc biệt trong các trường
hợp chi tiêu cấp bách như nhu cầu y tế, giáo dục…thì lợi ích mà cho CVTD
mang lại càng to lớn hơn. Bên cạnh đó phương thức vay và trả nợ theo hình thức
trả góp rất thích hợp với những khách hàng có thu nhập thấp.
Đối với nền kinh tế: CVTD góp phần cải thiện và nâng cao mức sống
người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần ổn định và phát triển kinh tế
xã hội. Đồng thời là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế do cho vay tiêu dùng góp phần
làm tăng tổng cầu, thúc đẩy sản xuất hàng hoá tiêu dùng phát triển. Trong điều
kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các nhà sản xuất đều mong muốn chiếm
càng nhiều thị phần càng tốt, tức là phải bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt.
Nhưng làm thế nào khi người tiêu dùng không đủ năng lực tài chính. Bán trả góp
là một giải pháp nhưng như thế nhà sản xuất lại bị thiếu vốn và phải tìm đến các
nhà ngân hàng. CVTD đã giải quyết tình trạng trên, góp phần không nhỏ thúc
đẩy nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, do đặc thù của CVTD là thủ tục đơn giản,
nhanh gọn nên góp phần quan trọng đẩy lùi cho vay nặng lãi góp phần làm lành
mạnh các quan hệ tài chính trong xã hội.
13
14
1.2.4. Khách hàng của loại hình cho vay tiêu dùng
Nói chung, khách hàng của dịch vụ CVTD có nhiều loại, có thể phân loại như
sau:
Khách hàng có thu nhập thấp: nhu cầu vay tiêu dùng của nhóm khách hàng
này không cao. Điều này có thể dễ dàng lí giải bởi chính thu nhập của họ. Đây
không phải là nhóm khách hàng mà các ngân hàng chú ý.
Khách hàng có thu nhập trung bình: Đây là đối tượng khách hàng chiếm số
lượng đông đảo nhất. Hiện nay, tại Việt Nam, cũng có ít loại hình dịch vụ CVTD
phục vụ nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng của họ ngày một
tăng. Đây chính là nhóm khách hàng tiềm năng các ngân hàng cần chú trọng khai
thác trong thời gian tới.
Khách hàng có thu nhập cao: Đây là nhóm khách hàng chiếm số lượng ít
nhưng lại là đối tượng phục vụ của phần lớn các loại hình dịch vụ CVTD tại Việt
Nam hiện nay. Nhu cầu vay tiêu dùng của nhóm khách hàng này cũng lớn nhất.
Các ngân hàng cần mở rộng và nâng cao chất lượng dịch Ngân hàng và doanh
nghiệp bán lẻ kí hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng này, ngân hàng thường
đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối
đa và loại sản phẩm được bán chịu…
Doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng kí hợp đồng mua bán chịu hàng
hoá. Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần nào đó giá trị của
hàng hoá.
Doanh nghiệp bán lẻ chuyển giao sản phẩm cho người tiêu dùng.
Doanh nghiệp bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu cho ngân hàng.
Người tiêu dùng thanh vụ để thu hút hơn nữa đối tượng khách hàng này.
Xuất phát từ nhu cầu của từng nhóm khách hàng mà ta thấy rằng đối tượng
phục vụ của dịch vụ CVTD chủ yếu là các khách hàng có thu nhập từ trung bình
trở lên.
1.2.5. Phân loại cho vay tiêu dùng
Có thể phân loại cho vay tiêu dùng theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Căn cứ vào mục đích mà khoản vay tài trợ:
15
- Cho vay tiêu dùng cư trú: Đây là hình thức mà khoản vay nhằm phục vụ
cho các nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân và hộ gia
đình.
- Cho vay tiêu dùng không cư trú: Là hình thức mà khoản vay nhằm phục
vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng, du
học…
Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ người ta chia thành:
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Đây là hình thức cho vay trong đó ngân hàng
mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiêp đã bán chịu hàng hóa hoặc
cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng.
- Thông thường, CVTD gián tiếp được thực hiện theo các bước sau:
- toán tiền trả góp cho ngân hàng theo thoả thuận.
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Đây là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó
ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau tiến hành hoạt động cho vay hoặc
thu nợ.
- Hình thức này được thực hiện thông qua các bước sau:
- Ngân hàng và người tiêu dùng kí kết hợp đồng vay mượn.
- Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho doanh
nghiệp bán lẻ.
- Ngân hàng thanh toán số tiền mua hàng còn thiếu cho doanh nghiệp bán lẻ
- Doanh nghiệp bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
- Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng
Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay, có thể chia thành:
- Cho vay tiêu dùng có cầm cố tài sản: Đây là hình thức mà khoản vay tiêu
dùng được đảm bảo bằng tài sản cầm cố.
- Cho vay tiêu dùng có thế chấp: Theo hình thức này, tài sản thế chấp có thể
là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản khác. Hình thức này đòi hỏi khách
hàng vay tiền phải chuyển các giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu của
khách hàng với tài sản đem thế chấp cho ngân hàng mà không cần chuyển giao
quyền nắm giữ tài sản cho ngân hàng.
16
- Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo thông qua người đại diện
(CVTD thông qua tín chấp): Thông thường hình thức này áp dụng với người vay
là CBNV có thu nhập ổn định. Theo phương thức này, người đại diện là thủ
trưởng đơn vị, người có uy tín làm thủ tục vay, nhận tiền vay từ ngân hàng cho
người lao động, thu nợ gốc và lãi thay ngân hàng, ngân hàng chỉ làm việc trực
tiếp với người đại diện.
Căn cứ vào phương thức hoàn trả khoản vay,ta có:
- Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức trong đó người đi vay trả nợ
(gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng làm nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất
định trong thời hạn cho vay.
- Cho vay tiêu dùng trả theo định kỳ: theo phương thức này tiền vay được
khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn (có thể tra lãi hàng
tháng).
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là khoản vay trong đó ngân hàng cho phép
khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa
trên tài khoản vãng lai. Trong hình thức này, lãi phải trả mỗi kỳ có thể tính dựa
trên một trong ba cách sau:
 Lãi được tính dựa trên số dư đã được điều chỉnh: Theo cách này, số dư
được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi chu kỳ sau khi khách hàng
đã thanh toán nợ cho ngân hàng.
 Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh: Số dư nợ
dùng để tính lãi là số dư nợ mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán.
 Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân.
Ta thấy rằng, cho vay tiêu dùng có rất nhiều loại hình khác nhau, các ngân hàng
có thể căn cứ vào đó mà đưa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với bản thân
ngân hàng mình và với đối tượng khách hàng của mình.
1.2.6. Nguyên tắc chung trong cho vay tiêu dùng
1.2.6.1. Tiền vay được sử dụng đúng mục đích
Theo nguyên tắc nay, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu hai
bên đã thoả thuận với nhau. Ngân hàng có thể từ chối và huỷ bỏ mọi yêu cầu
vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã định. Việc sử dụng tiền vay sai
17
mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn rủi ro lớn cho khoản vay.
Do đó khi cho vay, ngân hàng buộc bên vay phải tuân thủ nguyên tắc này và
trong suốt thời gian cho vay vốn, ngân hàng thường xuyên giám sát, kiểm tra
hành động của bên vay
1.2.6.2. Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi:
Phưong thức hoàn trả gốc và lãi cũng như thời gian được ghi rõ trong hợp đồng
vay vốn. Bất cứ sự chậm trễ nào trong việc hoàn trả gốc và lãi cũng như sự
không đảm bảo đủ số lượng gốc và lãi đều là vi phạm hợp đồng tín dụng và ngân
hàng có quyền chấm dứt hợp đồng và sử dụng các biện pháp để thu hồi nợ.
1.2.7. Điều kiện vay vốn tiêu dùng.
Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay để làm căn
cứ xem xét, quyết định có cấp vốn hay không? Nói chung, khách hàng muốn
được vay vốn tại ngân hàng phải có điều kiện sau:
- Có đủ về tư cách pháp lý. Cá nhân và người đại diên hộ gia đình phải có đủ
năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có đủ năng lực tài chính, đảm bảo trả nợ gốc và lãi vốn vay.
- Phương án vay vốn thể hiện mục đích tiêu dùng hợp pháp và các nguồn thu
dùng để trả nợ cho ngân hàng.
- Cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định
của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN.
1.2.8. Quy trình cho vay tiêu dùng
Mỗi ngân hàng có những qui định riêng của mình nhưng nhưng nhìn chung đều
tuân theo các bước cụ thể sau:
1.2.8.1. Khách hàng lập và nộp hồ sơ vay vốn cho ngân hàng.
Hồ sơ vay vốn thường gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng).
- Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực dân sự.
- Tờ khai về tình hình tài chính.
- Báo cáo vay nợ và nguồn trả nợ.
18
1.2.8.2. Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay.
Thẩm định hồ sơ vay vốn là quá trình trong đó, ngân hàng tiến hành xem
xét, phân tích các thông tin, số liệu đã thu thập trong hồ sơ khách hàng. Mục đích
để xác định giới hạn an toàn của quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng
vay vốn.
Khi thẩm định một hồ sơ CVTD, thông thường, cán bộ tín dụng sẽ phải
phân tích nhiều yếu tố liên quan đến người đi vay, tuy nhiên, yếu tố mà ngân
hàng quan tâm nhất là đặc điểm của khách hàng và khả năng thanh toán của họ
(mức thu nhập, tài sản đảm bảo, số dư các tài khoản tiền gửi, sự ổn đinh về việc
làm và nơi cư trú…).
1.2.8.3. Ngân hàng xác định các chỉ tiêu cho vay và ký hợp đồng tín
dụng với khách hàng.
Mức cho vay: dựa vào nhu cầu vay vốn, tỷ lệ vay tối đa tính trên giá trị tài
sản thế chấp hay cầm cố; Khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Khả năng trả nợ
của khách hàng; Giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với một khách hàng.
Thời hạn cho vay: Căn cứ vào kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay và
khả năng trả nợ của khách hàng mà thời hạn cho vay tiêu dùng có thể là vài
tháng cũng có thể kéo dài vài năm.
Lãi suất cho vay thường được xác định dựa vào lãi suất cơ bản cộng với
mức lợi nhuận cận biên và phần bù rủi ro. Trong trường hợp không trả đúng hạn,
khách hàng còn phải chịu thêm khoản tiền phạt nợ quá hạn của ngân hàng. Sau
đó ngân hàng ký hợp đồng tín dụng và tiến hành cấp tiền cho khách hàng.
1.2.8.4. Theo dõi nợ và thu nợ
Theo dõi nợ được tiến hành định kỳ (thường là 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần)
hay đột xuất tùy vào biểu hiện từ phía khách vay, ngân hàng có thể dựa vào các
thông tin được cung cấp hoặc trực tiếp kiểm tra.
Thu nợ: Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã được ghi trong hợp
đồng tín dụng. Khách hàng phải chủ động trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn và
cũng có thể trả nợ trước hạn.
19
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá
1.3.2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng
- Doanh số cho vay tiêu dùng: là số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay.
Mức độ tăng trưởng tuyệt đối CVTD = Dư nợ cho vay năm nay – Dư nợ
cho vay năm trước
Doanh số CVTD năm nay
Tốc độ tăng trưởng doanh số =(---------------------------------- - 1) *100
Doanh số CVTD năm trước
Doanh số CVTD phản ánh quy mô tuyệt đối của hoạt động CVTD của ngân
hàng. Tốc độ doanh số phản ánh khả năng mở rộng tín dụng, CVTD của ngân
hàng. Chỉ số này tăng chứng tỏ ngân hàng CVTD năm nay nhiều hơn năm trước,
tức hoạt động tín dụng, CVTD của ngân hàng được mở rộng. Và ngược lại, khi
nó giảm chứng tỏ ngân hàng cho khách hàng vay ít đi.
- Doanh số thu nợ: phản ánh số vốn của khách hàng hoàn trả ngân hàng
trong từng thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ phản ánh :khả năng trả nợ đúng
hạn của khách hàng, phản ánh ngân hàng tăng thu nợ quá hạn, thu hồi sớm do có
dấu hiệu không lành mạnh trong tình hình tài chính của khách hàng.
- Dư nợ CVTD: là tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định
Dư nợ CVTD kỳ này
Tốc độ tăng tăng dư nợ CVTD= (-------------------------------- - 1)*100
Dư nợ CVTD kỳ trước
- Chỉ tiêu quay vòng vốn cho vay tiêu dùng
Doanh số CVTD
Vòng quay của vốn CVTD = -----------------------
Dư nợ CVTD
Doanh số CVTD mà lớn chứng tỏ quy mô cho vay là rộng và nó sẽ ảnh
hưởng tới chất lượng cho vay. Chỉ tiêu vòng quay vốn CVTD được sử dụng
nhằm để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng nhằm mục đích CVTD.
Nó chỉ ra một đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra cho vay có thể thu về bao nhiêu. Chỉ
20
số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có vòng quay vốn nhanh, không bị ứ đọng
vốn. Điều đó một mặt tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp xúc với vốn ngân
hàng một cách nhanh chóng hơn, mặt khác làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của
ngân hàng giúp tạo thêm nhiều lợi nhuận.
1.3.2.2. Các chỉ tiêu nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân
hàng khi đã đến hạn thỏa thuận đã ghi trên hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu nợ
quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng
Nợ quá hạn CVTD
Tỷ lệ nợ quá hạn = --------------------------- * 100
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ quá hạn ngầm chỉ ra rủi ro đối với các khoản vay, cho biết tỷ lệ dư
nợ có nguy cơ mất vốn một phần hoặc toàn bộ trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này thấp
biểu hiện độ an toàn tín dụng của ngân hàng cao và ngược lại, tỷ lệ cao tức ngân
hàng đang có rủi ro và có thể gây mất vốn. Điều này ảnh hưởng tới tình hình
chung của ngân hàng, ảnh hưởng tới chất lượng cho vay tiêu dùng. Bất kỳ ngân
hàng nào cũng có nợ quá hạn, tỷ lệ này ở các ngân hàng khác nhau là khác nhau.
Các ngân hàng luôn tìm cách giảm thiểu tối đa nợ quá hạn của ngân hàng mình.
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay càng thấp. Theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ > 7% là yếu kém, nếu chỉ
số đó dưới mức 5% ngân hàng được đánh giá có nghiệp vụ tín dụng, chất lượng
cho vay cao.
Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn: Khi khách hàng không trả được
nợ khi đến hạn, biện pháp thường làm đó là ngân hàng gia hạn nợ cho khách
hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có thêm thời gian để có thể trả nợ cho ngân
hàng. Thời gian gia hạn nợ của khách hàng hết mà vẫn không trả được nợ thì
khoản nợ đó được xếp vào loại nợ khó đòi. Việc sử dụng tỷ lệ nợ khó đòi trên
tổng dư nợ quá hạn cho biết tỷ lệ phần trăm tổng dư nợ quá hạn có khả năng thu
hồi. Chỉ số này giúp ta có thể đánh giá chi tiết hơn mức độ an toàn tín dụng của
ngân hàng.
21
1.3.2.3. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng.
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng của CVTD.
Việc nâng cao chất lượng CVTD chỉ thực sự thể hiện ý nghĩa của nó khi góp
phần quan trọng vào việc nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng, tăng doanh
thu cho ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay, chất lượng,
hiệu quả của nó sẽ thể hiện ở tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng
trong tổng thu nhập của ngân hàng và ngược lại.
Thu nhập từ hoạt động CVTD
Tỷ trọng thu nhập = ------------------------------------------------- * 100
Tổng thu nhập từ hoạt động CV của NH
Ngoài ra ta còn có thể sử dụng các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng
CVTD của một ngân hàng như: chỉ tiêu cơ cấu tín dụng, chỉ tiêu về tỷ an toàn
vốn tối thiểu…, các chỉ tiêu định tính như: công tác thẩm định cho vay, quy chế
cho vay, thời gian cho vay… Vì vậy khi xem xét, đánh giá chất lượng CVTD
không chỉ nên xem xét một chỉ tiêu nào cả mà phải đánh giá một cách tổng quát
nhất.
22
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG –
PGD GÒ VẤP
2.1.Tổng quan về ngân hàng TMCP Kiên Long.
2.1.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kiên Long
Ngân hàng TMCP Kiên Long, tên quốc tế là Kienlong Commercial Joint
Stock Bank, viết tắt là Kienlong Bank (tiền thân là NHTMCP Nông Thôn Kiên
Long) đi vào hoạt động từ ngày 25/10/1995 tại Kiên Giang, được thành lập theo
giấy phép hoạt động số 0056/NN-GP ngày 18/09/1995 do NHNN Việt Nam cấp
với thời gian hoạt động là 50 năm.
Giấy phép thành lập số 1115/GB-UB ngày 02/10/1995 do UBND tỉnh Kiên
Giang cấp. Quyết định số 2434/QĐ-NHNN ngày 25/10/1995 của Thống đốc
NHNN chấp thuận việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ nông thôn lên đô thị và
đổi tên thành NHTMCP Kiên Long.
Qua 22 năm hoạt động, NHTMCP Kiên Long đã trở thành một ngân hàng
thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin của khách
hàng. Từ một ngân hàng hoạt động tín dụng tại các vùng nông thôn Đồng bằng
sông Cửu Long với số vốn điều lệ ban đầu 1,2 tỷ đồng, đến nay vốn điều lệ của
Ngân hàng đã lên 3.000 tỷ đồng. Hiện tại, NHTMCP Kiên Long đã có mạng
23
lưới hoạt động tại các vùng trọng điểm trong cả nước với 117 Chi nhánh và
Phòng Giao dịch có mặt tại 26 tỉnh thành.
Hoạt động chính: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức
tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác
đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Cho vay ngắn,
trung và dài hạn, đầu tư vào các tổ chức kinh tế, làm dịch vụ thanh toán giữa các
khách hàng kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, đầu tư chứng
khoán, cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ khai thác tài
sản, cung cấp các dịch ngân hàng khác.
- Mã số thuế: 1700197787
- Giới thiệu thương hiệu.
Logo Ngân Hàng Kiên Long.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG
- Địa chỉ: 44 Phạm Hồng Thái, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
- Điện Thoại: 0773.869950 – 3877541
- Fax: 0773.3871171
- Website: www.kienlongbank.com.vn
- Công ty Kiểm Toán: Công ty Kiểm Toán và Dịch vụ Tin học Tp.HCM
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kiên
Long
Ngày 18/09/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy
phép chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Kiên Long hoạt động (số 0056/NH-GP).
Ngày 27/10/1995, Ngân hàng TMCP Kiên Long khai trương và chính thức đi
vào hoạt động.
24
Giai đoạn này đầu tư cho vay chủ yếu ở địa bàn nông thôn từ nguồn tiền
mặt huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Hoạt động Ngân hàng có lãi,
hoàn thành được nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, bảo toàn vốn và chia cổ
tức cho cổ đông. Nâng vốn điều lệ từ 1,2 tỷ đồng lên 4,5 tỷ đồng. Từng bước mở
rộng mạng lưới qua việc thành lập thêm 03 Phòng giao dịch gồm: Số 01, Số 02,
Số 03.
GIAI ĐOẠN 2000 – 2005:
Ngân hàng Kiên Long đã xây dựng Hội sở khang trang đặt tại Thị xã Rạch
Giá là trung tâm quản lý toàn Ngân hàng, các đơn vị trực thuộc gồm 04 Chi
nhánh (2 chi nhánh cấp 1 gồm: Rạch Giá, Phú Quốc; 2 chi nhánh cấp 2 gồm: Phú
Quốc, Tân Hiệp) và 03 phòng giao dịch hoạt động trên tỉnh Kiên Giang.
Từ khởi đầu (1995) thành lập với số vốn điều lệ 1,2 tỷ đồng đến 31/12/2005
vốn điều lệ đạt 28 tỷ 039 triệu đồng, tăng trên 23 lần so với năm 1995
Số dư huy động tiền gửi từ 2,1 tỷ đồng năm 1995 tăng 320 tỷ đồng, tăng
hơn 150 lần so với năm đầu thành lập, với mức tăng bình quân hàng năm đạt trên
50%, trong đó chủ yếu là nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.
Số dư nợ cuối năm 1995 trên 3 tỷ đồng thì đến 31/12/2005 số dư nợ đạt gần
332 tỷ đồng, tăng hơn 107 lần so với năm đầu thành lập. Với tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm trên 42%, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hơn 60.000 khách
hàng
Giai đoạn này, Kiên Long đã hoàn thiện và phát triển các dịch vụ như:
Thanh toán thẻ, séc du lịch, dịch vụ chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước, thu
đổi ngoại tệ và các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác thông qua
tài khoản của khách hàng, với tốc tăng trưởng bình quân hàng năm trên 40%
Nếu như lợi nhuận năm 1996 chỉ đạt 45 triệu đồng thì đến 31/12/2005 đã
nâng lên 14 tỷ đồng tăng hơn 314 lần, nâng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm đạt trên 98%
Khi mới thành lập Ngân hàng chỉ có hơn 10 nhân viên, đến tháng 12/2004
lực lượng nhân sự Kiên Long đã có trên 200 nhân sự.
Trong giai đoạn này, Ngân hàng tạo điều kiện về kinh phí và sắp xếp công
việc phù hợp để đào tạo nguồn nhân lực bằng cách đưa đi đào tạo ngắn hạn
25
nghiệp vụ và quản lý để nâng cao trình độ thực hiện công việc của nhân viên,
gắn liền chuyên môn với công việc. Thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam,
Ngân hàng Kiên Long còn cử nhân sự dự các lớp đào tạo và học tập kinh nghiệm
các ngân hàng nước ngoài tại Thái Lan, Hàn Quốc, Sing-ga-po, Ma-lai- xi- a …
GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY:
Ngân hàng TMCP Kiên Long có những bứt phá ngoạn mục từ việc Ban
Lãnh đạo đã quyết tâm mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa công
nghệ, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm đáp
ứng nhu cầu khả năng thanh toán của nền kinh tế.
Nhân sự và đào tạo:
Trong giai đoạn này, do mạng lưới ngày càng mở rộng, nên nguồn nhân lực
của Kienlong Bank đã tăng lên cả chất lượng và số lượng. Tính đến 31/12/2016,
tổng số nhân sự của Kienlong Bank là 3.842 nhân sự, trong đó nhân sự chính
thức là 2.287 CB, NV và CTV là 1.555 người. Số CBNV có trình Đại học và trên
Đại học chiếm trên 70%, còn lại là đội ngũ CTV.
Công nghệ thông tin:
Để tiến tới mục tiêu Kienlong Bank trở thành Ngân hàng hiện đại,
Kienlong Bank đã thương thảo và ký kết hợp đồng mua và triển khai hệ thống
Core Banking TCBS (sản phẩm của tập đoàn OSI - Hoa Kỳ), đơn vị trực tiếp
triển khai là Công ty Tin học Á Châu (AICT). Hệ thống này chính thức hoạt
động vào ngày 27/06/2014.
-Xây dựng cơ sở vật chất:
Ngân hàng Kiên Long đầu tư mua đất để xây dựng trụ sở mới ở: Cần Thơ,
Đà Nẵng, Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Sóc Trăng, Rạch Giá, Trà
Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre. Hiện đã xây dựng trụ sở làm việc ở Bình Dương, Hậu
Giang và tiến hành xây dựng trụ sở ở các tỉnh còn lại.
Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản đạt trên 18.000 tỷ đồng, vốn điều lệ
3.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay 9.683 tỷ đồng, tổng huy động vốn 14.751 tỷ đồng,
lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 172,88%/năm. Các hoạt động kinh
doanh dịch vụ khác như: doanh số chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại tệ, thanh
toán quốc tế đều tăng trưởng và ngày càng thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch
26
vụ. Cụ thể trong năm 2012, lợi nhuận từ dịch vụ này chiếm 8% lợi nhuận trước
thuế. Ngoài ra, Ngân hàng vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động nhờ việc chú trọng
quản trị rủi ro, duy trì cơ cấu tín dụng an toàn và hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu được
kiểm soát thấp hơn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Kiên Long luôn chấp hành tốt mọi
chủ trương chính sách của Nhà nước. Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tham gia bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật.
2.1.3.Mạng lưới hoạt động và cơ cấu tổ chức
2.1.3.1.Mạng lưới hoạt động
- Đến nay hệ thống Kienlong Bank bao gồm: 01 Hội sở, 117 Chi nhánh và
Phòng giao dịch phủ mạng lưới hoạt động trên toàn quốc. Đây là cơ sở để phát
triển các sản phẩm mới, tiếp cận với những phân khúc thị trường đầy tiềm năng
mà trước đây Ngân hàng Kiên Long chưa vươn tới được.
Phát triển thương hiệu:
Ký hợp đồng xây dựng và phát triển thương hiệu với Công ty MASSO
CONSULTING để tư vấn và xây dựng thương hiệu Ngân hàng Kiên Long.
Quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông, thực hiện các
chương trình quảng cáo, khuyến mãi, hoạt động xã hội và tham gia tài trợ các sự
kiện văn hóa thể dục thể thao …
Xây dựng mới Website Ngân hàng Kiên Long.
Liên kết với các đối tác:
Ngân hàng Kiên Long đã liên kết với Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển –
Đại học Kinh tế TP.HCM đào tạo các lớp: lớp Giám đốc điều hành (CEO), lớp
Văn hoá Doanh nghiệp nhằm trang bị đầy đủ các kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ
nhân viên.
Ký kết hợp tác chiến lược với ba đối tác là Ngân hàng TMCP Á Châu
(ACB), Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), Trường Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh nhằm nâng cao năng lực tài chính, chuyển giao công nghệ và
đào tạo.
Ngày 1/12/2013, Ngân hàng Kiên Long chính thức cung ứng dịch vụ SMS
Banking đến khách hàng.
27
Dịch vụ thẻ nội địa và quốc tế: Đang triển khai, dự tính vào quý II năm
2017 sẽ đưa vào sử dụng thẻ ATM Ngân hàng Kiên Long.
Triển khai hoạt động thanh toán quốc tế như: chuyển tiền bằng điện, nhờ
thu, tín dụng chứng từ … kèm theo dịch vụ tư vấn miễn phí trực tiếp và qua
đường dây nóng nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận cho Ngân hàng
Kiên Long đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Ngày 08/03/2013, mã SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân
hàng Toàn cầu) của Ngân hàng Kiên Long chính thức được hoạt động và niêm
yết trên Website của SWIFT (www.swift.com)
Xây dựng cơ sở vật chất:
Ngân hàng Kiên Long đầu tư mua đất để xây dựng trụ sở mới ở: Cần Thơ,
Đà Nẵng, Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Sóc Trăng, Rạch Giá, Trà
Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre. Hiện đã xây dựng trụ sở làm việc ở Bình Dương, Hậu
Giang và tiến hành xây dựng trụ sở ở các tỉnh còn lại.
Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản đạt trên 18.000 tỷ đồng, vốn điều lệ
3.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay 9.683 tỷ đồng, tổng huy động vốn 14.751 tỷ đồng,
lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 172,88%/năm. Các hoạt động kinh
doanh dịch vụ khác như: doanh số chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại tệ, thanh
toán quốc tế đều tăng trưởng và ngày càng thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch
vụ. Cụ thể trong năm 2012, lợi nhuận từ dịch vụ này chiếm 8% lợi nhuận trước
thuế. Ngoài ra, Ngân hàng vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động nhờ việc chú trọng
quản trị rủi ro, duy trì cơ cấu tín dụng an toàn và hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu được
kiểm soát thấp hơn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Kiên Long luôn chấp hành tốt mọi
chủ trương chính sách của Nhà nước. Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tham gia bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật.
Chấp hành tốt mọi quy định của ngành để thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia, tích cực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để cung ứng vốn cho nền
28
kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế.Từ những thành quả đạt được,
Ngân hàng Kiên Long đã nhận được nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Tổng cục
Thuế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2007 Ngân
hàng Kiên Long được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký Quyết định số
1224/2007/QĐ-CTN (ngày 26/10/2007), về việc tặng Huân chương Lao động
hạng Ba cho Ngân hàng TMCP Kiên Long vì đã có thành tích xuất sắc trong
công tác từ năm 2002 đến năm 2006, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
29
2.1.3.2.Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Kiên Long
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kiên Long năm 2016)
Cũng như các doanh nghiệp cổ phần khác, bộ máy tổ chức cấp cao của NH
TMCP Kiên Long được chia như sau: Đứng đầu toàn hệ thống là ĐHĐCĐ cùng
với Ban kiểm soát trực thuộc, tiếp đến chịu trách nhiệm quản lý hoạt động là
HĐQT.
30
Tổng giám đốc là người có trách nhiệm cao nhất trong mọi hoạt động của
NH TMCP Kiên Long, do HĐQT chỉ định. Hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng
Giám Đốc là các phòng ban.
2.1.3.3.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Cũng như các doanh nghiệp cổ phần khác, bộ máy tổ chức cấp cao của
Ngân hàng TMCP Kiên Long được chia như sau: Đứng đầu toàn hệ thống là
ĐHĐCĐ cùng với Ban kiểm soát trực thuộc, tiếp đến chịu trách nhiệm quản lý
hoạt động là HĐQT
Tổng Giám đốc có trách nhiệm cao nhất trong mọi hoạt động của Ngân
hàng, do HĐQT chỉ định. Hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc là các
phòng ban.
Phòng kinh doanh: Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình
biến động trên thị trường về hoạt động tín dụng, huy động vốn, dịch vụ… Từ đó,
tham mưu kịp thời Ban Tổng Giám đốc đề ra những quyết định đúng đắn nhằm
hạn chế tối đa rủi ro trong kinh doanh, giúp cho hoạt động của ngân hàng ngày
càng an toàn và hiệu quả.
Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức và thực hiện công tác hạch toán kế toán
toàn hệ thống một cách đầy đủ và chính xác đúng theo quy định của Nhà nước và
của Ngân hàng. Phối hợp với các phòng ban tham mưu cho Ban Lãnh đạo thực
hiện chế độ tài chính trong toàn hệ thống một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm
theo đúng quy định.
Phòng tổ chức hành chánh: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác
quy hoạch đào tạo cán bộ của Ngân hàng, đề xuất các vấn đề có liên quan đến
công tác nhân sự, ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền
lương, thi đua khen thưởng và kỷ luật.
Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thời
gian làm việc, thực hiện các chế độ an toàn lao động, quy định phân phối quỹ
tiền lương, xây dựng chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao
động.
31
Phòng tiếp thị: Thực hiện việc phát triển thương hiệu, quảng cáo, quảng bá
sản phẩm, thực hiện các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, các
hoạt động xã hội và tham gia tài trợ cho các sự kiện.
Phòng đầu tư và ngân quỹ: Hoàn thiện xây dựng các quy trình, quy chế
nghiệp vụ hoạt động. Thực hiện công tác kho quỹ theo quy định của Nhà nước
và Ngành Ngân hàng về an toàn kho quỹ.
Phòng công nghệ thông tin: Từng bước triển khai dự án hiện đại hóa công
nghệ Ngân hàng. Lắp đặt và hướng dẫn nhân viên áp dụng các phương tiện kỹ
thuật hiện đại.
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Thường xuyên cập nhật, theo dõi sát
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Ngân
hàng, từ đó tham mưu cho Ban Lãnh đạo về tính pháp lý của nhiều hợp đồng với
đối tác, với khách hàng, cũng như chuyển đến các phòng nghiệp vụ để làm cơ sở
thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Phòng phát triển mạng lưới: Tiến hành khảo sát và đề xuất các địa điểm
chọn làm trụ sở giao dịch, đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ thành lập các đơn vị mới.
Tiến hành theo dõi, giám sát thi công, đồng thời trực tiếp thực hiện rà soát quyết
toán công trình cải tạo, sửa chữa và xây dựng cơ bản các địa điểm giao dịch.
Phòng pháp chế và xử lý nợ: Thường xuyên cập nhật, theo dõi sát các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, từ
đó tham mưu cho Ban lãnh đạo về tính pháp lý của nhiều hợp đồng với đối tác,
với khách hàng, cũng như chuyển đến các phòng nghiệp vụ để làm cơ sở thực
hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
2.1.3.4.Sứ mệnh, tầm nhìn của ngân hàng TMCP Kiên Long
Sứ mệnh: Trở thanh thương hiệu Xanh đầu tien trong ngành ngân hàng tại
Việt Nam và phát triển bền vững trong mô hình tập đoàn tài chính Kien Long.
Tầm nhìn đến năm 2020
Phấn đấu trở thành Top 10 Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, cung cấp
các dịch vụ ngân hàng hiện đại có tập trung.
Mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch phủ khắp toàn bộ 64 tỉnh,
thành phố trong cả nước.
32
Chiến lược phát triển
Thương hiệu Kiên Long được khách hàng ghi nhận bằng 3 chữ “Tâm, Tín,
Kiên”, do vậy chiến lược hoạt động của ngân hàng luôn gắn liền với những giá
trị cốt lõi đó. Kiên Long luôn xác định mũi nhọn chiến lược là nâng cao năng lực
kinh doanh thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và thực hiện tốt
công tác quản trị rủi ro.
Thứ nhất, giữ vững và phát huy lợi thế các sản phẩm dịch vụ và khách hàng
truyền thống, phân khúc thị trường phù hợp, tạo bước đột phá trong việc phát
triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Thứ hai, phát triển hệ thống ngân hàng đa dạng, đa tiện ích trên nền tảng
công nghệ hiện đại.
Thứ ba, củng cố và phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện cấu trúc tổ chức
của ngân hàng.
Thứ tư, phát triển mạng lưới hoạt động, xúc tiến thành lập các chi nhánh ở
vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Bắc bộ.
Thứ năm, tăng cường quảng bá thương hiệu và xây dựng hình ảnh với công
chúng.
2.1.4.Tình hình hoat động của ngân hàng TMCP Kiên Long trong những
năm gần đây
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của KienLongBank (2014-2016)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng
trưởng
bình
quân trên
năm (%)
Tổng tài
sản
7,478 12,628 17,849 18,581 21.372 30.02
Vốn điều lệ 1,000 3,000 3,000 3,000 3,000 31.61
33
Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động của KienLongBank từ năm 2012-2016
Từ bảng số liệu ta thấy năm 2012- 2016 tình hình hoạt động của NH đã có
sự chuyển biến rõ rệt, tổng tài sản năm 2013 tăng 68.9% so với năm 2012 và
năm 2014 tăng 41.3% so với năm 2013. Nhưng đến năm 2016 thì tổng tài sản
của NH có sự tăng trưởng thấp hơn so với năm 2015 chỉ có 15%
Ngân hàng cũng đã hoàn thành mức 3000 tỷ đồng vốn điều lệ theo quy định
của NHNN vào cuối năm 2013 đảm bảo cho ngân hàng có lượng vốn cần thiết để
hoạt động cũng như tăng khả năng huy động vốn từ dân cư. Mặc dù năm 2016
vốn điều lệ của NH không được tăng lên nhưng bên cạnh đó NH đã chú trọng
nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh, kiểm soát vốn nên hoạt động kinh doanh
vẫn phát triển tốt, điều đó được thể hiện thông qua chỉ tiêu huy động, dư nợ cho
vay.
0
5
10
15
20
25
2012 2013 2014 2015 2016
7.478
13
18
19
21.372
5
7
8
10
12
7
9
15 15
18
Tổng tài sản
Vốn điều lệ
Dư nợ cho vay
Vốn huy động
Dư nợ cho
vay
4,874 7,008 8,404 9,683 12,129 25.6
Vốn huy
động
6,826 9,217 14,751 14,751 17,510 29.19
Lợi nhuận
trước thuế
120 259 525 468 393 34.54
34
Năm 2015 tổng vốn huy động của toàn hệ thống đạt được 14,751 tỷ đồng
tăng 5,3% so với năm 2014. Tỷ lệ này tiếp tục được tăng lên ở năm 2016 là
17,510 tỷ đồng, tăng 18.7% so với năm trước. Qua đây cho ta thấy khả năng huy
động vốn từ các cá nhân, tổ chức kinh tế của NH trong những năm qua khá tốt
mặc dù hiện tại nền kinh tế cũng tồn tại những bất ổn như lạm phát tăng cao,
biến động về lãi suất và giá vàng
Song song với tỷ lệ huy động thì dư nợ cho vay qua các năm vẫn
không ngừng tăng trưởng, cụ thể là năm 2015 dư nợ cho vay tăng 15.2% so với
năm 2014 và năm 2016 tăng 25.3% so với năm 2015. Sở dĩ dư nợ năm 2015 tăng
trưởng không cao so với năm 2014 là vì góp phần hạn chế lạm phát, chính phủ
thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ lãi suất cho vay duy trì ở mức cao khoảng
trên dưới 20%/năm và hạn chế tăng trưởng tín dụng không vượt mức 20%.
2.1.5. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Kiên Long- PGD Gò
Vấp
2.1.5.1.Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kiên Long- PGD Gò Vấp
PGD Gò Vấp của ngân hàng Kiên Long có trụ sở tại 308A Quang Trung,
Phường 11, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
 Tên tiếng việt: NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG
 Gọi tắc: NGÂN HÀNG KIÊN LONG
 Tên tiếng anh: KIEN LONG BANK
Lịch sử hình thành và phát triển
Trong suốt thời gian qua, PGD Gò Vấp đã không ngừng phát triển và mở
rộng từ quy mô đến các sản phẩm dich vụ của NHTM như: huy động vốn, cho
vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế…
35
Về vị trí địa lý, PGD Gò Vấp hiện đặt trụ sở tại khu vực trung tâm thành
phố, với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Điều này giúp ngân hàng dễ dàng
thu hút và tạo niềm tin nơi khách hàng. Đồng thời, địa điểm này rất thuận lợi cho
chi nhánh tiếp cận các khách hàng lớn ở khu vực quận Phú Nhuận, Bình Thạnh,
Tân Bình…
Với sự cố gắng của đội ngũ CB - CNV của chi nhánh, Kiên Long đã khẳng
định được vị thế của một ngân hàng hoạt động hiệu quả. Ngân hàng Kiên Long -
PGD Gò Vấp đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng, thu hút được các tầng lớp
dân cư đến với chi nhánh, hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển mạnh
mẽ, mạng lưới được mở rộng. Ngoài ra, ngân hàng đã chuyển tải vốn đến tận tay
người dân có nhu cầu vay vốn, sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng một cách
hiệu quả
2.1.5.2.Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Kiên Long- PGD Gò Vấp
2.1.5.3.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Giám đốc PGD: là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước
tổng giám đốc Ngân Hàng Kiên Long và trước pháp luật về mọi hoạt động của
đơn vị mình. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của đơn vị
theo quy chế và quy định của Ngân hàng đưa ra.
Phòng
KinhDoanh
Phòng khách
hàng cá nhân
Phòng khách
hàng doanh
nghiệp
Phó Giám
Đốc
Phòng Kế Toán,
ngân quỹ
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
36
Phó Giám Đốc PGD: là người dưới quyền Giám đốc chi nhánh, thay mặt
Giám đốc giải quyết công việc của đơn vị khi Giám đốc đi vắng, điều hành đơn
vị theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ như là bộ phận kinh doanh đem về thu
nhập cho chi nhánh. Cán bộ tín dụng được giao nhiệm vụ chủ động tìm kiếm dự
án, phương án khả thi của khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng vay vốn,
hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn, thẩm định các điều kiện vay vốn...
Chịu trách nhiệm về khoản vay do mình thực hiện. Bao gồm 2 phòng nhỏ là:
Phòng khách hàng cá nhân và Phòng khách hàng doanh nghiệp.
Phòng kế toán ngân quỹ: những nhân viên làm việc trong bộ phận này có
trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Hoạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài
chính, quản lý các loại vốn, tài sản của chi nhánh.
- Tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán,chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục và chi trả
tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân; dịch vụ chi trả
kiều hối.
- Tồ chức việc thu, chi tiền mặt; xuất nhập ấn chỉ có giá; bảo quản an toàn tiền
bạc, tài sản của ngân hàng và của khách hàng.
- Thực hiện công tác điện toán; xử lý thông tin.
- Bảo quản tài sản thế chấp, cầm cố … do phòng tín dụng chuyển sang.
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán; giữ bí mật các tài liệu, số liệu…
2.1.6. Tình hình cho vay tiêu dùng tại KienLongBank – PGD Gò Vấp
2.1.6.1. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng của KienLongBank – PGD Gò
Vấp
a) Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ cho vay của
KienLongBank – PGD Gò Vấp:
Dư nợ cho vay tiêu dùng là số tiền mà khách hàng còn dư nợ Ngân hàng tại
một thời điểm nhất định, cho thấy lượng tiền mà Ngân hàng chưa thu hồi được.
Chỉ tiêu này tăng cho thấy mức độ phát triển cho vay tiêu dùng tăng. Ngoài ra để
37
đánh giá được tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng cũng cần xem xét trong mối
tương quan với tổng dư nợ cho vay tại một thời điểm.
Bảng 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ cho vay của
KienLongBank – PGD Gò Vấp
Đơn vị tính :Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
Dư nợ cho vay tiêu dùng 454,514 890,324 2,807,215
Tổng dư nợ 1,344,838 1,650,630 4,635,230
Dư nợ cho vay tiêu
dùng/Tổng dư nợ %
34 55 61
(Nguồn: Phòng kinh doanh KienLongBank – PGD Gò Vấp cung cấp)
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ cho vay của
KienLongBank – PGD Gò Vấp
Qua bảng số liệu ở trên ta thấy được tình hình dư nợ đối với mảng cho vay
tiêu dùng tại NH Kiên Long – PGD Gò Vấp qua các năm tăng trưởng với tốc độ
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000
3,000,000
3,500,000
4,000,000
4,500,000
5,000,000
2014 2015 2016
454,514
890,324
2,807,215
1,344,838
1,650,630
4,635,230
Dư nợ cho vay tiêu dùng
Tổng dư nợ
38
khá ổn định. Năm 2014, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 454,514 triệu đồng, chiếm
34% tỷ trọng. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng nói riêng đã được cải thiện ở
những năm sau đó. Sang năm 2015 dư nợ tín dụng của PGD Gò Vấp đạt
1,650,630 triệu đồng, trong đó cho vay tiêu dùng là 890,324 triệu đồng, chiếm
55%. tăng 21% so với năm 2014. Và trong những năm tiếp theo, tình hình cho
vay tiêu dùng không ngừng được cải thiện về con số tuyệt đối, đến năm 2016 đạt
được 2,807,215 triệu đồng, chiếm tỷ trọng đến 61% tổng dư nợ toàn ngành.
Tỷ trọng dư nợ CVTD/Tổng dư nợ cho vay cũng tăng dần qua các năm do
mức tăng trưởng của dư nợ cho vay thấp hơp mức tăng trưởng của dư nợ CVTD.
Kết quả này có được là do PGD Gò Vấp đã tích cực tìm kiếm khách hàng, chăm
sóc kỹ những khách hàng quen thuộc cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ
CVTD. Đồng thời do nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nên
PGD Gò Vấp cũng đẩy mạnh hơn việc cho vay để mua sắm các trang thiết bị
phục vụ đời sống gia đình, phương tiện đi lại cho những khách hàng có thu nhập
ổn định. Nhìn chung, theo xu thế nâng cao đời sống như hiện nay, dư nợ CVTD
có thể tăng hơn nữa nếu PGD Gò Vấp có những chính sách thu hút khách hàng
phù hợp.
b) Cơ cấu cho vay tiêu dùng:
Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay tiêu dùng của KienLongBank – PGD Gò Vấp
(2014 – 2016)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 60,322 30 424,593 72 1,138,187 85
Trung hạn 97,069 48 121,516 21 159,412 12
Dài hạn 43,018 22 44,393 7 33,767 3
Tổng 200,409 100 590,502 100 1,331,366 100
39
(Nguồn: Phòng kinh doanh KienLongBank – PGD Gò Vấp cung cấp)
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng tại KienLongBank – PGD Gò
Vấp (2014-2016)
- Dư nợ cho vay cả ngắn hạn và trung hạn đều có tăng qua các năm từ năm
2014 đến năm 2016. Đặc biệt, trong năm 2015 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng
mạnh so với năm trước (đạt 424,593 triệu đồng), tăng 42% so với năm 2014.
Như đã biết, kinh tế vĩ mô năm 2015 lâm vào bất ổn, lạm phát tăng cao, đồng
tiền Việt Nam mất giá so với USD, nhập siêu khó được kiềm chế... làm cho lãi
suất biến động liên tục, nên các ngân hàng nhìn chung cũng như Ngân hàng
TMCP Kiên Long nói riêng tỏ ra thận trọng trong các khoản vay trung và dài
hạn, mà tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn. Do đó, dư nợ cho vay trung và
dài hạn giảm so với năm 2014. Cụ thể, dư nợ cho vay trung hạn giảm 27% và dư
nợ cho vay dài hạn giảm 15%.
- Sang năm 2016 thì xu hướng dư nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục gia tăng, trung-
dài hạn thì có sự giảm nhẹ. Cụ thể dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 85% tăng 13%
so với năm trước, trung hạn giảm 9% chỉ còn 12% trọng cơ cấu, dư nợ dài hạn
giảm còn 3%. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên là do năm 2008-2010 xảy ra
khủng hoảng tài chính thế giới, ít nhiều nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng. Đó
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
2014 2015 2016
ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
40
là giai đoạn khó khăn của các doanh nghiệp, thông thường họ sẽ có nhu cầu vay
các khoản ngắn hạn để giải trừ các khoản nợ cấp bách, và cũng để dễ quay vòng
vốn hơn. Cũng như hầu hết các Ngân hàng TMCP khác, Ngân hàng TMCP Kiên
Long luôn duy trì một tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn khá cao, khoản 80% dư nợ
cho vay (tùy từng thời điểm và tùy từng trường hợp). Các khoản vay ngắn hạn
thường vay với khối lượng nhỏ và thời gian thu hồi vốn ngắn, đặc biệt nó đảm
bảo cho lợi nhuận của Ngân hàng tốt hơn trong khi lạm phát thay đổi liên tục.
Nhưng bên cạnh đó Ngân hàng cũng dành một tỷ lệ vốn nhất định để cho vay
trung và dài hạn khoản 23%. Đối với các khoản vay này, tác dụng của nó là
mang lại nguồn thu ổn định cho Ngân hàng trong một thời gian dài đồng thời tạo
quan hệ tốt đối với những khách hàng lớn và tiềm năng.
41
2.1.6.2. Phân loại nợ
a) Theo nhóm nợ
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ khách hàng phân theo nhóm nợ của
KienLongBank – PGD Gò Vấp (2014-2016)
Đơn vị tính :Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
Doanh số % Doanh số % Doanh số %
Nợ nhóm 1 1.301.465 96,77% 1.569.788 95,1% 4,605,061 99.3%
Nợ nhóm 2 20.354 1,51% 25.624 1,55% 16,150 0.3%
Nợ nhóm 3 2.437 0,19% 8.430 0,51% 1,430 0,03%
Nợ nhóm 4 10.319 0,767% 20.378 1,23% 578 0.01%
Nợ nhóm 5 10.263 0,763% 26,410 1,61% 12,011 0.2%
Tổng dư nợ
tín dụng
1,344,838 1.650.630 4.635.230
Nợ xấu/
Tổng dư nợ
(%)
1,7 4,3 0.3
(Nguồn: Phòng kinh doanh KienLongBank – PGD Gò Vấp cung cấp)
Theo cơ cấu nhóm nợ của Kienlongbank, nợ nhóm 1 tăng ổn định qua
các năm, tăng gần 3,303,596 triệu đồng từ 2014 đến 2016. Nguyên nhân chính là
do cơ cấu dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm.
Tuy nhiên nếu xét về mặt tỷ trọng năm 2015 so với 2014 thì chỉ tăng
khoảng 56,9%, nợ nhóm 2 có diễn biến tăng.
Dù diễn biến tỷ trọng các nhóm nợ theo hướng tích cực và tổng cơ cấu
của hai nhóm nợ 1 và 2 trong tổng dư nợ khách hàng vẫn được bảo đảm ở mức
cao trên 75%.Nhưng Kienlongbank phải đối mặt với tỷ trọng nợ nhóm 5, nhóm
42
nợ có khả năng mất vốn trong cơ cấu nợ xấu lại gia tăng,từ tỷ lệ rất thấp 0.763%
năm 2014 đã lên tới 1,61% năm 2015. Đây là một điều đáng lo ngại mà ban giám
đốc Kienlongbank phải sớm tìm ra hướng giải quyết, tránh gây ảnh hưởng xấu
đến hoạt động lâu dài của NH. Nếu tiếp tục để tình trạng này tiếp diễn, khả năng
mất vốn sẽ ngày càng cao, không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động
của Kienlong bank mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng trong mắt
khách hàng, các nhà đầu tư cũng giảm mức độ tín nhiệm trong hệ thống ngân
hàng.
Tuy nhiên đến năm 2016 thì tình hình nợ xấu của Ngân hàng đã có sự
chuyển biến khá tốt giảm xuống chỉ còn 0.2% do ngân hàng đã áp dụng tốt các
quy trình tín dụng, khâu thẩm định tài sản chặt chẽ chính xác đã giúp ngân hàng
cải thiện được tình hình nợ xấu một cách có hiệu quả.
Bài toán nợ xấu không chỉ là vấn đế gây đau đầu các nhà quản trị NH mà
nó còn là một thách thức cho công tác điều hành hoạt động tín dụng, nhất là
trong việc theo dõi, kiểm soát tình hình thu hồi nợ đối với các khoản vay của
khách hàng. Với chủ trương thực hiện tốt công tác thu hồi nợ nhưng không gây
áp lực cho khách hàng như tạo điều kiện thời gian 7 ngày sau ngày đến hạn cho
khách hàng trả nợ trước khi Kienlongbank tiến hành chuyển nhóm nợ, công tác
thu hồi nợ đã đạt được nhiều kết quả khả quan với tỷ lệ thu hồi nợ đạt tới mức
trên70% so với doanh số cho vay.
b) Nợ quá hạn
Đối với khoản vay khi đến hạn mà khách hàng không trả nợ đúng hạn thì
có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách
quan mà không trả nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn nợ nếu được ngân
hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ. Sau thời gian gia
hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ thì nợ đó chuyển sang nợ quá hạn.
Nếu khách hàng mà không gia hạn thì đương nhiên nợ đó trở thành nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là những món nợ thuộc từ nhóm 2 đến nhóm 5 ( có thời gian
quá hạn từ 10 ngày trở lên ). Nợ quá hạn luôn là vấn đề quan tâm , lo lắng của
mọi Ngân hàng bởi nó phản ánh rõ nét nhất chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
43
Nợ quá hạn nợ khó đòi là biểu hiện rõ nét chất lượng tín dụng. Khi
phát sinh nợ quá hạn là đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã có rủi ro. Vì
vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân nợ quá hạn và tìm ra các biện pháp để
giảm thiểu nợ quá hạn, Nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa
với nâng cao hoạt động của ngân hàng.
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại KienLong Bank – PGD Gò Vấp (2014-
2016)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
So sánh
2015/2014
So sánh
2016/2015
+/- % +/- %
Tổng nợ quá
hạn
50,819 19,660 10,678 -31,159 -61.3 -8,982
-
45,7
Nợ quá hạn
CVTD
6,653 3,338 1,252 -3315 -49.8 -2,086 62,4
Tỷ trọng
(%)
13.1 16.9 11.7
(Nguồn: Phòng kinh doanh KienLongBank – PGD Gò Vấp cung cấp)
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
2014 2015 2016
50,819
19,660
10,678
6,653
3,338
1,252
Tổng nợ quá hạn
Nợ quá hạn CVTD
44
Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn tại KienLong Bank – PGD Gò Vấp
(2014-2016)
Năm 2014 tổng nợ quá hạn là 50,819 triệu đồng (chiếm 3.5% so với doanh
số cho vay là 1,451,970 triệu đồng). Năm 2015, tổng nợ quá hạn giảm còn
19.660 triệu đồng, tức là đã giảm 61.3% so với năm 2014 (chiếm 1.05% so với
doanh số cho vay là 1,870,503 triệu đồng)
Năm 2014, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tăng 18.3%, nợ quá hạn 6,653
triệu đồng, chiếm 13.1% trong tỷ trọng tổng nợ quá hạn.
. Năm 2015, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng giảm mạnh tới 49,8%, nợ quá
hạn cho vay tiêu dùng còn 3338,8 triệu đồng, chiếm 16.9% trong tổng nợ quá
hạn.
Đến năm 2016, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng lại tiếp tục giảm mạnh tới
62,4%, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng chỉ còn lại 1,252 triệu đồng, chiếm 11.7%
trong tổng nợ quá hạn
Từ đó ta có thể thấy nhờ sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, nhân viên
trong việc kiểm soát mục đích vay vốn, kiểm soát thu hồi nợ vay trong cho vay
tiêu dùng. Ngân hàng tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay,
từng bước xây dựng và hoàn thiện qui chế hoạt động của quản lý tín dụng các
cấp, thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân
loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Từ đó phản ánh sát thực hơn tình
hình nợ quá hạn của ngân hàng, giúp ngân hàng có cái nhìn toàn diện hơn về
hoạt động cho vay tiêu dùng và đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu
quả hoạt động cho vay
c) Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Xét về bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan
trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được
trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển
sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn bình thường. Trên thực tế, phần lớn nợ quá
hạn là nợ có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì Ngân
hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả
năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chất lượng tín
45
dụng càng thấp. Để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, ta cần xem xét chính
xác về nợ quá hạn, tình hình diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2014 đến năm
2016 của NH TMCP Kiên Long như sau:
Bảng 2.6: Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của KienLongBank - PGD Gò
Vấp
Đơn vị tính: Triệu đồng
Thời điểm 2014 2015 2016
Tổng dư nợ 1.344.838 1.650.630 4.635.230
Nợ quá hạn 30.172 19.660 30.169
Tỷ trọng (%) 2.24 1.19 0.7
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của KienLongBank – PGD
Gò Vấp
Từ các số liệu trên, ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn cho vay tiêu dùng so với tổng dư
nợ của Ngân hàng liên tục giảm qua các năm. Từ năm 2014 là 2,24% qua năm
2015 là 1.19% và tiếp tục giảm vào năm 2016 còn 0.7%. Ta thấy tỷ trọng nợ quá
hạn cho vay tiêu dùng luôn chiếm một mức khá thấp trong toàn bộ tỷ trọng nợ
quá hạn của Ngân hàng, luôn dưới mức cho phép của NHNN là 0.25%. Ngay từ
2.24
1.19
0.7
0
0.5
1
1.5
2
2.5
2014 2015 2016
Tỷ trọng %
tỷ trọng %
46
lúc mới triển khai sản phẩm cho vay tiêu dùng, Ngân hàng đã nhận thức được
mức độ rủi ro của các sản phẩm cho vay tiêu dùng luôn cao hơn rất nhiều so với
các sản phẩm cho vay khác đối với các doanh nghiệp. Do đó, Ngân hàng đã xây
dựng một chính sách kiểm soát đặc biệt đối với các khoản vay tiêu dùng để ngày
càng hạ thấp tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng
47
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ – KẾT LUẬN

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kiên Long.docx

Ähnlich wie Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kiên Long.docx (20)

Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hàn...
Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hàn...Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hàn...
Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hàn...
 
Nâng cao hiệu quả vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng HD.doc
Nâng cao hiệu quả vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng HD.docNâng cao hiệu quả vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng HD.doc
Nâng cao hiệu quả vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng HD.doc
 
Kế toán nợ phải thu tại Công ty cổ phần Tập đoàn muối miền Nam.doc
Kế toán nợ phải thu tại Công ty cổ phần Tập đoàn muối miền Nam.docKế toán nợ phải thu tại Công ty cổ phần Tập đoàn muối miền Nam.doc
Kế toán nợ phải thu tại Công ty cổ phần Tập đoàn muối miền Nam.doc
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng Điện...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng Điện...Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng Điện...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng Điện...
 
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Kiên Long.docxBáo Cáo Thực Tập Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ph...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ph...
 
Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Khách Hàng Cá Nhân.docx
Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Khách Hàng Cá Nhân.docxNâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Khách Hàng Cá Nhân.docx
Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Khách Hàng Cá Nhân.docx
 
Pháp luật về thẩm định giá đối với tài sản gắn liền với đất.docx
Pháp luật về thẩm định giá đối với tài sản gắn liền với đất.docxPháp luật về thẩm định giá đối với tài sản gắn liền với đất.docx
Pháp luật về thẩm định giá đối với tài sản gắn liền với đất.docx
 
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
 
Thực trạng kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm AAA.doc
Thực trạng kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm AAA.docThực trạng kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm AAA.doc
Thực trạng kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm AAA.doc
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo tại ngân hàng Phương...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo tại ngân hàng Phương...Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo tại ngân hàng Phương...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo tại ngân hàng Phương...
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.doc
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.docPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.doc
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.doc
 
Báo cáo thực tập ngành kế toán trường đại học Tôn Đức Thắng.doc
Báo cáo thực tập ngành kế toán trường đại học Tôn Đức Thắng.docBáo cáo thực tập ngành kế toán trường đại học Tôn Đức Thắng.doc
Báo cáo thực tập ngành kế toán trường đại học Tôn Đức Thắng.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Xây Dựng.docx
Báo Cáo Thực Tập Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Xây Dựng.docxBáo Cáo Thực Tập Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Xây Dựng.docx
Báo Cáo Thực Tập Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Xây Dựng.docx
 
Báo cáo thực tập Khoa Bảo hiểm Trường Đại học Thủ Dầu Một.doc
Báo cáo thực tập Khoa Bảo hiểm Trường Đại học Thủ Dầu Một.docBáo cáo thực tập Khoa Bảo hiểm Trường Đại học Thủ Dầu Một.doc
Báo cáo thực tập Khoa Bảo hiểm Trường Đại học Thủ Dầu Một.doc
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HDbank.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HDbank.docNâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HDbank.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HDbank.doc
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Phát Triển Nhà TpHCM.docx
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Phát Triển Nhà TpHCM.docxPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Phát Triển Nhà TpHCM.docx
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Phát Triển Nhà TpHCM.docx
 
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Ngân hàng Agriban...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Ngân hàng Agriban...Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Ngân hàng Agriban...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Ngân hàng Agriban...
 
Nâng Cao Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Tại Hdbank Chi Nhánh Đồng Nai.docx
Nâng Cao Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Tại Hdbank Chi Nhánh Đồng Nai.docxNâng Cao Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Tại Hdbank Chi Nhánh Đồng Nai.docx
Nâng Cao Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Tại Hdbank Chi Nhánh Đồng Nai.docx
 
Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Sacombank.doc
Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Sacombank.docGiải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Sacombank.doc
Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Sacombank.doc
 

Mehr von Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍👍 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

Mehr von Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍👍 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng buffet market 39 (intercontine...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng buffet market 39 (intercontine...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng buffet market 39 (intercontine...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng buffet market 39 (intercontine...
 
Giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.doc
Giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.docGiải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.doc
Giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.doc
 
Tìm hiểu chất lượng dịch vụ của bộ phận lễ tân trong Khách sạn Nhật Hạ 3.docx
Tìm hiểu chất lượng dịch vụ của bộ phận lễ tân trong Khách sạn Nhật Hạ 3.docxTìm hiểu chất lượng dịch vụ của bộ phận lễ tân trong Khách sạn Nhật Hạ 3.docx
Tìm hiểu chất lượng dịch vụ của bộ phận lễ tân trong Khách sạn Nhật Hạ 3.docx
 
Yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sự thỏa mãn, hài lòng trong công việc của cán ...
Yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sự thỏa mãn, hài lòng trong công việc của cán ...Yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sự thỏa mãn, hài lòng trong công việc của cán ...
Yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sự thỏa mãn, hài lòng trong công việc của cán ...
 
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
 
Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa.docx
Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa.docxKiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa.docx
Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa.docx
 
Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh Q...
Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh Q...Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh Q...
Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh Q...
 
Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên tại công ty Nam Thịnh.docx
Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên tại công ty Nam Thịnh.docxGiải pháp thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên tại công ty Nam Thịnh.docx
Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên tại công ty Nam Thịnh.docx
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Long Sơn.docx
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Long Sơn.docxGiải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Long Sơn.docx
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Long Sơn.docx
 
Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàng cá n...
Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàng cá n...Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàng cá n...
Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàng cá n...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Joviale.docx
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Joviale.docxGiải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Joviale.docx
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Joviale.docx
 
Xây dựng dự án kinh doanh “cà phê sạch vân long” của công ty vân long thủy t...
Xây dựng dự án kinh doanh “cà phê sạch vân long” của công ty vân long thủy t...Xây dựng dự án kinh doanh “cà phê sạch vân long” của công ty vân long thủy t...
Xây dựng dự án kinh doanh “cà phê sạch vân long” của công ty vân long thủy t...
 
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Đà Nẵng RiverSid...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Đà Nẵng RiverSid...Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Đà Nẵng RiverSid...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Đà Nẵng RiverSid...
 
Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố H...
Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố H...Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố H...
Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố H...
 
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nông sản tại công ty Thái Gia Sơn.docx
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nông sản tại công ty Thái Gia Sơn.docxHoàn thiện hệ thống kênh phân phối nông sản tại công ty Thái Gia Sơn.docx
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nông sản tại công ty Thái Gia Sơn.docx
 
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn Đệ N...
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn Đệ N...Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn Đệ N...
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn Đệ N...
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Nghiên cứu và Phát triển N...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Nghiên cứu và Phát triển N...Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Nghiên cứu và Phát triển N...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Nghiên cứu và Phát triển N...
 
Chất lượng dịch vụ ăn uống ở nhà hàng khách sạn Millennium Boutique Hotel...
Chất lượng dịch vụ ăn uống ở nhà hàng khách sạn Millennium Boutique Hotel...Chất lượng dịch vụ ăn uống ở nhà hàng khách sạn Millennium Boutique Hotel...
Chất lượng dịch vụ ăn uống ở nhà hàng khách sạn Millennium Boutique Hotel...
 
Thực trạng công tác quản trị bán hàng tại công ty thiết bị Y Sinh.docx
Thực trạng công tác quản trị bán hàng tại công ty thiết bị Y Sinh.docxThực trạng công tác quản trị bán hàng tại công ty thiết bị Y Sinh.docx
Thực trạng công tác quản trị bán hàng tại công ty thiết bị Y Sinh.docx
 
Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng Blue Sky ...
Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng Blue Sky ...Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng Blue Sky ...
Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng Blue Sky ...
 

Kürzlich hochgeladen

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Kürzlich hochgeladen (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kiên Long.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ****** BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG PGD GÒ VẤP Người hướng dẫn: TS. ĐOÀN VĂN ĐÍNH Người thực hiện: TRẦN NGUYỄN THANH TRÂM Lớp: ĐHTD7A MSSV : 11029471 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng và vô cùng quý báu trong suốt thời gian học tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô khoa Tài Chính Ngân Hàng và đặc biệt là Giảng Viên Hướng Dẫn thầy TS. Đoàn Văn Đính đã tận tình giảng dạy, luôn quan tâm và tạo điều kiện để em thực hiện tốt chương trình học tập, hoàn thành tốt bài Báo Cáo Thực Tập này. Để có được những buổi thực tập thực tế và hiệu quả tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp em xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc và các anh chị công tác tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp, Giám Đốc đã tạo điều kiện rất tốt cho trong quá trình thực tập tại đơn vị. Cảm ơn anh Lâm Hoàng Tuyên, anh Nguyễn Thoại Minh đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em. Những kiến thức thực tế và kinh nghiệm học hỏi được trong quá trình thực tập sẽ là hành trang vững chắc cho em bước vào đời. Do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập em không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cô chú và các anh chị tại PGD để em có điều kiện bổ sung kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế cho mình. Lời sau cùng em xin chúc các thầy cô, các cô chú và anh chị nhiều sức khoẻ và gặt hái được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Ngày….tháng…..năm 2017 NGƯỜI NHẬN XÉT (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 4. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Ngày........tháng ....... năm 2017 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 5. NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Nội dung thực tập Kết quả đạt được Đơn vị thực tập GV hướng dẫn Tuần thứ 1 Ngày 3-4/2/2017 Tìm hiểu nội quy, quy định chung của NH TMCP Kiên Long Tuân thủ các nội quy và quy định chung trong NH Tuần thứ 2 Ngày 6-8/2/2017 Tìm hiểu về tổ chức hoạt động của NH Tuân thủ các nguyên tắc được quy định trong các bộ Luật và Thông tư liên quan Ngày 9- 11/2/2017 Làm quen với mô hình tổ chức trong NH, các phòng ban, tổ chức nhân sự Biết được cách thức hoạt động của NH, làm quen và phối hợp các phòng ban liên quan Tuần thứ 3 Ngày 13-15/2/2017 Được hướng dẫn sử dụng máy scan, photocopy Đã biết cách scan và photocopy giấy tờ, hoá đơn, chứng từ Ngày 16-18/2/2017 Sắp xếp hồ sơ khách hàng vay tiền cá nhân Biết cách sắp xếp hồ sơ một cách khoa học
  • 6. Tuần thứ 4 Ngày 20-22/02/2017 Tìm hiểu quy trình cho vay tiêu dùng đối với KHCN Nắm rõ quy trình cho vay tiêu dùng đối với KHCN Ngày 23-25/2/2017 Tham khảo một vài hồ sơ cho vay tiêu dùng đối với KHCN Biết rõ quy trình, các chứng từ cần thiết trong qúa trình cho vay Tuần thứ 5 Ngày 27-28/2/2017 Sắp xếp và lưu trữ hồ sơ Biết cách sắp xếp và lưu trữ theo hệ thống NH Tuần thứ 6 Ngày 6-11/3/2017 Xin các số liệu có liên quan đến bài BCTT và xử lý số liệu Tiếp cận hồ sơ, cách sử dụng phần mềm lưu trữ dữ liệu tại NH Ngày 31/3/2017 Hoàn thành bài BCTT Được anh chị trong phòng Tín dụng xem lại và góp ý chỉnh sửa
  • 7. DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Kiên Long (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kiên Long năm 2016) .........................................................29 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Kiên Long- PGD Gò Vấp...........35 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động của KienLongBank từ năm 2012-2016...............33 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ cho vay của KienLongBank – PGD Gò Vấp.................................................................................37 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng tại KienLongBank – PGD Gò Vấp (2014-2016)...............................................................................................................39 Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn tại KienLong Bank – PGD Gò Vấp (2014-2016) ...................................................................................................................................44 Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của KienLongBank – PGD Gò Vấp 45
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của KienLongBank (2014-2016) ............................32 Bảng 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ cho vay của KienLongBank – PGD Gò Vấp.................................................................................37 Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay tiêu dùng của KienLongBank – PGD Gò Vấp (2014 – 2016)..........................................................................................................................38 Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ khách hàng phân theo nhóm nợ của KienLongBank – PGD Gò Vấp (2014-2016) .................................................................................................41 Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại KienLong Bank – PGD Gò Vấp (2014-2016) .43 Bảng 2.6: Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của KienLongBank - PGD Gò Vấp .....45
  • 9. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................10 1.1. Sự xuất hiện và phát triển của cho vay tiêu dùng ..............................................10 1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng ...........................................................................10 1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng............................................................................11 1.2.3.Vai trò của cho vay tiêu dùng ..........................................................................12 1.2.4. Khách hàng của loại hình cho vay tiêu dùng ..................................................14 1.2.5. Phân loại cho vay tiêu dùng ............................................................................14 1.2.6. Nguyên tắc chung trong cho vay tiêu dùng.....................................................16 1.2.6.1. Tiền vay được sử dụng đúng mục đích........................................................16 1.2.6.2. Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi:...................................17 1.2.7. Điều kiện vay vốn tiêu dùng. ..........................................................................17 1.2.8. Quy trình cho vay tiêu dùng............................................................................17 1.2.8.1. Khách hàng lập và nộp hồ sơ vay vốn cho ngân hàng.................................17 1.2.8.2. Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay. ......................18 1.2.8.3. Ngân hàng xác định các chỉ tiêu cho vay và ký hợp đồng tín dụng với khách hàng...........................................................................................................................18 1.2.8.4. Theo dõi nợ và thu nợ ..................................................................................18 1.3. Các điều kiện để mở rộng cho vay tiêu dùng....................................................19 1.3.1.Các điều kiện thuộc về bản thân ngân hàng.....Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Các điều kiện khách quan. .............................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG – PGD GÒ VẤP .......................22 2.1.Tổng quan về ngân hàng TMCP Kiên Long.......................................................22 2.1.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kiên Long .........................................22 2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kiên Long ...........23 2.1.3.Mạng lưới hoạt động và cơ cấu tổ chức...........................................................26 2.1.3.1.Mạng lưới hoạt động.....................................................................................26 2.1.3.2.Cơ cấu tổ chức...............................................................................................29
  • 10. 2.1.3.3.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ........................................................30 2.1.3.4.Sứ mệnh, tầm nhìn của ngân hàng TMCP Kiên Long..................................31 2.1.4.Tình hình hoat động của ngân hàng TMCP Kiên Long trong những năm gần đây.............................................................................................................................32 2.1.5. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Kiên Long- PGD Gò Vấp ...........34 2.1.5.1.Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kiên Long- PGD Gò Vấp .........................34 2.1.5.2.Cơ cấu tổ chức...............................................................................................35 2.1.5.3.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ........................................................35 2.1.5.4.Tổng quan về tình hình kinh doanh của của NHTMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp Error! Bookmark not defined. 2.1.6. Tình hình cho vay tiêu dùng tại KienLongBank – PGD Gò Vấp...................36 2.1.6.1. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng của KienLongBank – PGD Gò Vấp ........ 36 2.1.6.2. Phân loại nợ..................................................................................................41 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ – KẾT LUẬN.................................................................47 3.1 Nhận xét về tổ chức bộ phận...............................Error! Bookmark not defined. 3.2 Nhận xét về qui trình hoạt động của KienlongBankError! Bookmark not defined. 3.3 Nhận xét biểu mẫu bảng biểu chứng từ ..............Error! Bookmark not defined. 3.4 Mối quan hệ làm việc..........................................Error! Bookmark not defined. 3.5 Học hỏi từ các quy định ......................................Error! Bookmark not defined. 3.6.Kết quả thu được sau đơt thực tập ......................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN...............................................................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................Error! Bookmark not defined.
  • 11.
  • 12. 9 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước đang có những chuyển biến tích cực để phù hợp với xu thế phát triển chung. Gia nhập WTO là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn đòi hỏi mỗi quốc gia phải nỗ lực một cách nghiêm túc và toàn diện. Kinh tế phát triển, nhu cầu của mỗi người về cuộc sống vật chất và tinh thần đòi hỏi ở mức cao hơn. Tuy nhiên, một số Ngân hàng vẫn chỉ tập trung đến việc cho vay Doanh nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh, đều đó làm mất cân bằng nền kinh tế Vi mô, cung vượt cầu dẫn đến thừa hàng hoá trong khi nhu cầu của con người vẫn chưa được đáp ứng. Mức thu nhập vẫn còn thấp so với mong muốn được sở hữu những món hàng thiết yếu hay xa xỉ. Nắm bắt được thực tế đó, các Ngân hàng đã hình thành sản phẩm “cho vay tiêu dùng cá nhân” nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình trước khi họ có đủ khả năng thanh toán nhu cầu đó. Các NHTM đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho vay tiêu dùng với nhiều hình thức khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn. Với tính năng cho vay tiêu dùng không những đem lại hiệu quả đa dạng hoá hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng, mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngày một phát triển. Cùng với xu thế phát triển đó, Ngân hàng TMCP Kiên Long đã thực hiện nghiên cứu và triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng. Trải qua nhiều năm nay, hoạt động này đã đạt được sự tăng trưởng ổn định và càng giữ vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng. Tuy nhiên hiện nay hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn chưa được mở rộng tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng. Do đó, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Kiên Long với mong muốn tìm hiểu sâu hơn để phát triển hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng em quyết định chọn đề tài “Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp” đưa ra một số đánh giá và nhận xét nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của Ngân hàng TMCP Kiên Long trên địa bàn và trên thị trường tài chính.
  • 13. 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Sự xuất hiện và phát triển của cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãng bán lẻ do yêu cầu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Hình thức cho vay tiêu dùng của các hãng là bán trả góp. Một số hãng đã phải vay vốn ngân hàng để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt. Tuy nhiên nhiều hãng lớn đã tự tài trợ bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu, nhiều công ty tài chính cạnh tranh với ngân hàng trong cho vay làm cho thị phần cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút, buộc ngân hàng phải mở rộng cho vay tiêu dùng để gia tăng thu nhập. Do đó, đến đầu những năm 1980, một số quốc gia đã cho phép các ngân hàng cung ứng nhiều sản phẩm và dịch vụ mới để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng. Bên cạnh các họat động cho vay thương mại thì ngày nay họ đã mở rộng thêm nhiều hoạt động cho vay tiêu dùng và ngày càng giữ được vị trí trong lĩnh vực này. Trong tưong lai, cho vay tiêu dùng sẽ ngày càng phát triển mạnh theo xu thế chung của nền kinh tế thế giới. 1.2. Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của NHTM 1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng Có nhiều quan điểm khác nhau về cho vay tiêu dùng. Nhưng tựu chung lại, có thể định nghĩa cho vay tiêu dùng như sau: CVTD là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng thỏa thuận để khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khoản tiền với mục đích tài trợ cho hoạt động tiêu dùng. Đồng thời cá nhân và hộ gia đình đó phải cam kết hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng sau một thời gian nhất định. Đối tượng CVTD là những khoản chi phục vụ cho tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình. Những khoản chi này được xác định trên cơ sở giá cả hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán của họ trong tương lai. Nhu cầu vay tiền của khách hàng là khác nhau và phụ thuộc vào tình hình tài chính của họ. Họ vay tiền có thể nhằm tài trợ cho một trong những mục đích sau:
  • 14. 11 - Mua (sửa chữa) nhà cửa/ô tô/đồ nội thất/tiện nghi sinh hoạt - Nghỉ ngơi, du lịch - Du học … 1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng - Khách hàng vay là những cá nhân và hộ gia đình. - Mục đích nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình mà không xuất phát từ mục đích kinh doanh. - Quy mô mỗi khoản vay thường nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lại lớn do đó mà chi phí giao dịch lớn (chi phí bố trí cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, chi phí thu thập thông tin về khách hàng…). Vì vậy mà chi phí cho vay tín dụng lớn hơn cho vay thưong mại. - Độ rủi ro cao hơn cho vay thương mại. Bởi vì, khách hàng của dịch vụ này là cá nhân và hộ gia đình nên việc xác định được khả năng tài chính của người đi vay là rất kho khăn. Hơn nữa, nguồn trả nợ phụ thuộc vào thu nhập trong tương lai người vay dự đoán có thể thu được mà điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sức khỏe, tình trạng việc làm của người đi vay…vốn luôn tiềm ẩn rủi ro ( mất việc làm, tai nạn…) . Vì vậy, dù nắm tài sản đảm bảo nhưng ngân hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro lớn. - Lãi CVTD thường cao hơn cho vay thương mại, điều này để bù đắp chi phí cao và độ rủi ro lớn hơn cho vay thương mại như đã trình bày ở trên. - Quy mô và số lượng các khoản vay tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập và trình độ dân trí. Rõ ràng là những người có thu nhập và trình độ dân trí càng cao thì nhu cầu tiêu dùng của họ càng lớn, họ càng có mong muốn sử dụng dịch vụ CVTD như một công cụ để thoả mãn nhu cầu của mình khi tài chính chưa cho phép hơn là cho tình trạng khẩn cấp. Chính vì đặc điểm này mà có thể dễ dàng phát triển dịch vụ CVTD tại khu vực thành thị hơn là tại khu vực nông thôn. - CVTD rất nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế. Khi nền kinh tế hưng thịnh, phát triển đi lên thì nhu câu vay tiêu dùng của người dân tăng, do đó mà qui mô và số lượng CVTD tăng và ngược lại.
  • 15. 12 1.2.3.Vai trò của cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là dịch vụ đem lại nhiều lợi ích cho tất cả các đối tượng tham gia. Đối với NHTM, CVTD góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, và góp phần giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hoá, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng không thua kém các khoản tài trợ cho thương mại. Trong các tài sản của NHTM thì khoản mục cho vay bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, theo thống kê ở các nước phát triển,khoản mục này thường chiếm tỷ trọng khoảng 60-70% và trong đó dư nợ CVTD thường chiếm tới 40-45%, đây là hoạt động mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng. CVTD phát triển góp phần tạo thói quen cho người dân khi tiếp cận với các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng. Tín dụng tiêu dùng đáp ứng tốt hơn việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của khách hàng, từ đó tạo được lòng tin trong dân chúng. mở rộng quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng Đối với người tiêu dùng: nhờ vay tiêu dùng người tiêu dùng được hưởng các dịch vụ, tiện ích trước khi có đủ nguồn tài chính, đặc biệt trong các trường hợp chi tiêu cấp bách như nhu cầu y tế, giáo dục…thì lợi ích mà cho CVTD mang lại càng to lớn hơn. Bên cạnh đó phương thức vay và trả nợ theo hình thức trả góp rất thích hợp với những khách hàng có thu nhập thấp. Đối với nền kinh tế: CVTD góp phần cải thiện và nâng cao mức sống người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế do cho vay tiêu dùng góp phần làm tăng tổng cầu, thúc đẩy sản xuất hàng hoá tiêu dùng phát triển. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các nhà sản xuất đều mong muốn chiếm càng nhiều thị phần càng tốt, tức là phải bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Nhưng làm thế nào khi người tiêu dùng không đủ năng lực tài chính. Bán trả góp là một giải pháp nhưng như thế nhà sản xuất lại bị thiếu vốn và phải tìm đến các nhà ngân hàng. CVTD đã giải quyết tình trạng trên, góp phần không nhỏ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, do đặc thù của CVTD là thủ tục đơn giản, nhanh gọn nên góp phần quan trọng đẩy lùi cho vay nặng lãi góp phần làm lành mạnh các quan hệ tài chính trong xã hội.
  • 16. 13
  • 17. 14 1.2.4. Khách hàng của loại hình cho vay tiêu dùng Nói chung, khách hàng của dịch vụ CVTD có nhiều loại, có thể phân loại như sau: Khách hàng có thu nhập thấp: nhu cầu vay tiêu dùng của nhóm khách hàng này không cao. Điều này có thể dễ dàng lí giải bởi chính thu nhập của họ. Đây không phải là nhóm khách hàng mà các ngân hàng chú ý. Khách hàng có thu nhập trung bình: Đây là đối tượng khách hàng chiếm số lượng đông đảo nhất. Hiện nay, tại Việt Nam, cũng có ít loại hình dịch vụ CVTD phục vụ nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng của họ ngày một tăng. Đây chính là nhóm khách hàng tiềm năng các ngân hàng cần chú trọng khai thác trong thời gian tới. Khách hàng có thu nhập cao: Đây là nhóm khách hàng chiếm số lượng ít nhưng lại là đối tượng phục vụ của phần lớn các loại hình dịch vụ CVTD tại Việt Nam hiện nay. Nhu cầu vay tiêu dùng của nhóm khách hàng này cũng lớn nhất. Các ngân hàng cần mở rộng và nâng cao chất lượng dịch Ngân hàng và doanh nghiệp bán lẻ kí hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng này, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại sản phẩm được bán chịu… Doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng kí hợp đồng mua bán chịu hàng hoá. Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần nào đó giá trị của hàng hoá. Doanh nghiệp bán lẻ chuyển giao sản phẩm cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu cho ngân hàng. Người tiêu dùng thanh vụ để thu hút hơn nữa đối tượng khách hàng này. Xuất phát từ nhu cầu của từng nhóm khách hàng mà ta thấy rằng đối tượng phục vụ của dịch vụ CVTD chủ yếu là các khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên. 1.2.5. Phân loại cho vay tiêu dùng Có thể phân loại cho vay tiêu dùng theo nhiều tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào mục đích mà khoản vay tài trợ:
  • 18. 15 - Cho vay tiêu dùng cư trú: Đây là hình thức mà khoản vay nhằm phục vụ cho các nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân và hộ gia đình. - Cho vay tiêu dùng không cư trú: Là hình thức mà khoản vay nhằm phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng, du học… Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ người ta chia thành: - Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Đây là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiêp đã bán chịu hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng. - Thông thường, CVTD gián tiếp được thực hiện theo các bước sau: - toán tiền trả góp cho ngân hàng theo thoả thuận. - Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Đây là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau tiến hành hoạt động cho vay hoặc thu nợ. - Hình thức này được thực hiện thông qua các bước sau: - Ngân hàng và người tiêu dùng kí kết hợp đồng vay mượn. - Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho doanh nghiệp bán lẻ. - Ngân hàng thanh toán số tiền mua hàng còn thiếu cho doanh nghiệp bán lẻ - Doanh nghiệp bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng. - Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay, có thể chia thành: - Cho vay tiêu dùng có cầm cố tài sản: Đây là hình thức mà khoản vay tiêu dùng được đảm bảo bằng tài sản cầm cố. - Cho vay tiêu dùng có thế chấp: Theo hình thức này, tài sản thế chấp có thể là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản khác. Hình thức này đòi hỏi khách hàng vay tiền phải chuyển các giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu của khách hàng với tài sản đem thế chấp cho ngân hàng mà không cần chuyển giao quyền nắm giữ tài sản cho ngân hàng.
  • 19. 16 - Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo thông qua người đại diện (CVTD thông qua tín chấp): Thông thường hình thức này áp dụng với người vay là CBNV có thu nhập ổn định. Theo phương thức này, người đại diện là thủ trưởng đơn vị, người có uy tín làm thủ tục vay, nhận tiền vay từ ngân hàng cho người lao động, thu nợ gốc và lãi thay ngân hàng, ngân hàng chỉ làm việc trực tiếp với người đại diện. Căn cứ vào phương thức hoàn trả khoản vay,ta có: - Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng làm nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. - Cho vay tiêu dùng trả theo định kỳ: theo phương thức này tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn (có thể tra lãi hàng tháng). - Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là khoản vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Trong hình thức này, lãi phải trả mỗi kỳ có thể tính dựa trên một trong ba cách sau:  Lãi được tính dựa trên số dư đã được điều chỉnh: Theo cách này, số dư được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi chu kỳ sau khi khách hàng đã thanh toán nợ cho ngân hàng.  Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh: Số dư nợ dùng để tính lãi là số dư nợ mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán.  Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân. Ta thấy rằng, cho vay tiêu dùng có rất nhiều loại hình khác nhau, các ngân hàng có thể căn cứ vào đó mà đưa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với bản thân ngân hàng mình và với đối tượng khách hàng của mình. 1.2.6. Nguyên tắc chung trong cho vay tiêu dùng 1.2.6.1. Tiền vay được sử dụng đúng mục đích Theo nguyên tắc nay, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu hai bên đã thoả thuận với nhau. Ngân hàng có thể từ chối và huỷ bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã định. Việc sử dụng tiền vay sai
  • 20. 17 mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn rủi ro lớn cho khoản vay. Do đó khi cho vay, ngân hàng buộc bên vay phải tuân thủ nguyên tắc này và trong suốt thời gian cho vay vốn, ngân hàng thường xuyên giám sát, kiểm tra hành động của bên vay 1.2.6.2. Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi: Phưong thức hoàn trả gốc và lãi cũng như thời gian được ghi rõ trong hợp đồng vay vốn. Bất cứ sự chậm trễ nào trong việc hoàn trả gốc và lãi cũng như sự không đảm bảo đủ số lượng gốc và lãi đều là vi phạm hợp đồng tín dụng và ngân hàng có quyền chấm dứt hợp đồng và sử dụng các biện pháp để thu hồi nợ. 1.2.7. Điều kiện vay vốn tiêu dùng. Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay để làm căn cứ xem xét, quyết định có cấp vốn hay không? Nói chung, khách hàng muốn được vay vốn tại ngân hàng phải có điều kiện sau: - Có đủ về tư cách pháp lý. Cá nhân và người đại diên hộ gia đình phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có đủ năng lực tài chính, đảm bảo trả nợ gốc và lãi vốn vay. - Phương án vay vốn thể hiện mục đích tiêu dùng hợp pháp và các nguồn thu dùng để trả nợ cho ngân hàng. - Cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN. 1.2.8. Quy trình cho vay tiêu dùng Mỗi ngân hàng có những qui định riêng của mình nhưng nhưng nhìn chung đều tuân theo các bước cụ thể sau: 1.2.8.1. Khách hàng lập và nộp hồ sơ vay vốn cho ngân hàng. Hồ sơ vay vốn thường gồm các giấy tờ sau: - Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng). - Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực dân sự. - Tờ khai về tình hình tài chính. - Báo cáo vay nợ và nguồn trả nợ.
  • 21. 18 1.2.8.2. Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay. Thẩm định hồ sơ vay vốn là quá trình trong đó, ngân hàng tiến hành xem xét, phân tích các thông tin, số liệu đã thu thập trong hồ sơ khách hàng. Mục đích để xác định giới hạn an toàn của quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn. Khi thẩm định một hồ sơ CVTD, thông thường, cán bộ tín dụng sẽ phải phân tích nhiều yếu tố liên quan đến người đi vay, tuy nhiên, yếu tố mà ngân hàng quan tâm nhất là đặc điểm của khách hàng và khả năng thanh toán của họ (mức thu nhập, tài sản đảm bảo, số dư các tài khoản tiền gửi, sự ổn đinh về việc làm và nơi cư trú…). 1.2.8.3. Ngân hàng xác định các chỉ tiêu cho vay và ký hợp đồng tín dụng với khách hàng. Mức cho vay: dựa vào nhu cầu vay vốn, tỷ lệ vay tối đa tính trên giá trị tài sản thế chấp hay cầm cố; Khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Khả năng trả nợ của khách hàng; Giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với một khách hàng. Thời hạn cho vay: Căn cứ vào kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay và khả năng trả nợ của khách hàng mà thời hạn cho vay tiêu dùng có thể là vài tháng cũng có thể kéo dài vài năm. Lãi suất cho vay thường được xác định dựa vào lãi suất cơ bản cộng với mức lợi nhuận cận biên và phần bù rủi ro. Trong trường hợp không trả đúng hạn, khách hàng còn phải chịu thêm khoản tiền phạt nợ quá hạn của ngân hàng. Sau đó ngân hàng ký hợp đồng tín dụng và tiến hành cấp tiền cho khách hàng. 1.2.8.4. Theo dõi nợ và thu nợ Theo dõi nợ được tiến hành định kỳ (thường là 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần) hay đột xuất tùy vào biểu hiện từ phía khách vay, ngân hàng có thể dựa vào các thông tin được cung cấp hoặc trực tiếp kiểm tra. Thu nợ: Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã được ghi trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng phải chủ động trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn và cũng có thể trả nợ trước hạn.
  • 22. 19 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá 1.3.2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng - Doanh số cho vay tiêu dùng: là số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay. Mức độ tăng trưởng tuyệt đối CVTD = Dư nợ cho vay năm nay – Dư nợ cho vay năm trước Doanh số CVTD năm nay Tốc độ tăng trưởng doanh số =(---------------------------------- - 1) *100 Doanh số CVTD năm trước Doanh số CVTD phản ánh quy mô tuyệt đối của hoạt động CVTD của ngân hàng. Tốc độ doanh số phản ánh khả năng mở rộng tín dụng, CVTD của ngân hàng. Chỉ số này tăng chứng tỏ ngân hàng CVTD năm nay nhiều hơn năm trước, tức hoạt động tín dụng, CVTD của ngân hàng được mở rộng. Và ngược lại, khi nó giảm chứng tỏ ngân hàng cho khách hàng vay ít đi. - Doanh số thu nợ: phản ánh số vốn của khách hàng hoàn trả ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ phản ánh :khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng, phản ánh ngân hàng tăng thu nợ quá hạn, thu hồi sớm do có dấu hiệu không lành mạnh trong tình hình tài chính của khách hàng. - Dư nợ CVTD: là tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định Dư nợ CVTD kỳ này Tốc độ tăng tăng dư nợ CVTD= (-------------------------------- - 1)*100 Dư nợ CVTD kỳ trước - Chỉ tiêu quay vòng vốn cho vay tiêu dùng Doanh số CVTD Vòng quay của vốn CVTD = ----------------------- Dư nợ CVTD Doanh số CVTD mà lớn chứng tỏ quy mô cho vay là rộng và nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cho vay. Chỉ tiêu vòng quay vốn CVTD được sử dụng nhằm để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng nhằm mục đích CVTD. Nó chỉ ra một đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra cho vay có thể thu về bao nhiêu. Chỉ
  • 23. 20 số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có vòng quay vốn nhanh, không bị ứ đọng vốn. Điều đó một mặt tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp xúc với vốn ngân hàng một cách nhanh chóng hơn, mặt khác làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng giúp tạo thêm nhiều lợi nhuận. 1.3.2.2. Các chỉ tiêu nợ quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng khi đã đến hạn thỏa thuận đã ghi trên hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng Nợ quá hạn CVTD Tỷ lệ nợ quá hạn = --------------------------- * 100 Tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ nợ quá hạn ngầm chỉ ra rủi ro đối với các khoản vay, cho biết tỷ lệ dư nợ có nguy cơ mất vốn một phần hoặc toàn bộ trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này thấp biểu hiện độ an toàn tín dụng của ngân hàng cao và ngược lại, tỷ lệ cao tức ngân hàng đang có rủi ro và có thể gây mất vốn. Điều này ảnh hưởng tới tình hình chung của ngân hàng, ảnh hưởng tới chất lượng cho vay tiêu dùng. Bất kỳ ngân hàng nào cũng có nợ quá hạn, tỷ lệ này ở các ngân hàng khác nhau là khác nhau. Các ngân hàng luôn tìm cách giảm thiểu tối đa nợ quá hạn của ngân hàng mình. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay càng thấp. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ > 7% là yếu kém, nếu chỉ số đó dưới mức 5% ngân hàng được đánh giá có nghiệp vụ tín dụng, chất lượng cho vay cao. Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn: Khi khách hàng không trả được nợ khi đến hạn, biện pháp thường làm đó là ngân hàng gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có thêm thời gian để có thể trả nợ cho ngân hàng. Thời gian gia hạn nợ của khách hàng hết mà vẫn không trả được nợ thì khoản nợ đó được xếp vào loại nợ khó đòi. Việc sử dụng tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn cho biết tỷ lệ phần trăm tổng dư nợ quá hạn có khả năng thu hồi. Chỉ số này giúp ta có thể đánh giá chi tiết hơn mức độ an toàn tín dụng của ngân hàng.
  • 24. 21 1.3.2.3. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng của CVTD. Việc nâng cao chất lượng CVTD chỉ thực sự thể hiện ý nghĩa của nó khi góp phần quan trọng vào việc nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng, tăng doanh thu cho ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay, chất lượng, hiệu quả của nó sẽ thể hiện ở tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng thu nhập của ngân hàng và ngược lại. Thu nhập từ hoạt động CVTD Tỷ trọng thu nhập = ------------------------------------------------- * 100 Tổng thu nhập từ hoạt động CV của NH Ngoài ra ta còn có thể sử dụng các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng CVTD của một ngân hàng như: chỉ tiêu cơ cấu tín dụng, chỉ tiêu về tỷ an toàn vốn tối thiểu…, các chỉ tiêu định tính như: công tác thẩm định cho vay, quy chế cho vay, thời gian cho vay… Vì vậy khi xem xét, đánh giá chất lượng CVTD không chỉ nên xem xét một chỉ tiêu nào cả mà phải đánh giá một cách tổng quát nhất.
  • 25. 22 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG – PGD GÒ VẤP 2.1.Tổng quan về ngân hàng TMCP Kiên Long. 2.1.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kiên Long Ngân hàng TMCP Kiên Long, tên quốc tế là Kienlong Commercial Joint Stock Bank, viết tắt là Kienlong Bank (tiền thân là NHTMCP Nông Thôn Kiên Long) đi vào hoạt động từ ngày 25/10/1995 tại Kiên Giang, được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0056/NN-GP ngày 18/09/1995 do NHNN Việt Nam cấp với thời gian hoạt động là 50 năm. Giấy phép thành lập số 1115/GB-UB ngày 02/10/1995 do UBND tỉnh Kiên Giang cấp. Quyết định số 2434/QĐ-NHNN ngày 25/10/1995 của Thống đốc NHNN chấp thuận việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ nông thôn lên đô thị và đổi tên thành NHTMCP Kiên Long. Qua 22 năm hoạt động, NHTMCP Kiên Long đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin của khách hàng. Từ một ngân hàng hoạt động tín dụng tại các vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long với số vốn điều lệ ban đầu 1,2 tỷ đồng, đến nay vốn điều lệ của Ngân hàng đã lên 3.000 tỷ đồng. Hiện tại, NHTMCP Kiên Long đã có mạng
  • 26. 23 lưới hoạt động tại các vùng trọng điểm trong cả nước với 117 Chi nhánh và Phòng Giao dịch có mặt tại 26 tỉnh thành. Hoạt động chính: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Cho vay ngắn, trung và dài hạn, đầu tư vào các tổ chức kinh tế, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ khai thác tài sản, cung cấp các dịch ngân hàng khác. - Mã số thuế: 1700197787 - Giới thiệu thương hiệu. Logo Ngân Hàng Kiên Long. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG - Địa chỉ: 44 Phạm Hồng Thái, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. - Điện Thoại: 0773.869950 – 3877541 - Fax: 0773.3871171 - Website: www.kienlongbank.com.vn - Công ty Kiểm Toán: Công ty Kiểm Toán và Dịch vụ Tin học Tp.HCM 2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kiên Long Ngày 18/09/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Kiên Long hoạt động (số 0056/NH-GP). Ngày 27/10/1995, Ngân hàng TMCP Kiên Long khai trương và chính thức đi vào hoạt động.
  • 27. 24 Giai đoạn này đầu tư cho vay chủ yếu ở địa bàn nông thôn từ nguồn tiền mặt huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Hoạt động Ngân hàng có lãi, hoàn thành được nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, bảo toàn vốn và chia cổ tức cho cổ đông. Nâng vốn điều lệ từ 1,2 tỷ đồng lên 4,5 tỷ đồng. Từng bước mở rộng mạng lưới qua việc thành lập thêm 03 Phòng giao dịch gồm: Số 01, Số 02, Số 03. GIAI ĐOẠN 2000 – 2005: Ngân hàng Kiên Long đã xây dựng Hội sở khang trang đặt tại Thị xã Rạch Giá là trung tâm quản lý toàn Ngân hàng, các đơn vị trực thuộc gồm 04 Chi nhánh (2 chi nhánh cấp 1 gồm: Rạch Giá, Phú Quốc; 2 chi nhánh cấp 2 gồm: Phú Quốc, Tân Hiệp) và 03 phòng giao dịch hoạt động trên tỉnh Kiên Giang. Từ khởi đầu (1995) thành lập với số vốn điều lệ 1,2 tỷ đồng đến 31/12/2005 vốn điều lệ đạt 28 tỷ 039 triệu đồng, tăng trên 23 lần so với năm 1995 Số dư huy động tiền gửi từ 2,1 tỷ đồng năm 1995 tăng 320 tỷ đồng, tăng hơn 150 lần so với năm đầu thành lập, với mức tăng bình quân hàng năm đạt trên 50%, trong đó chủ yếu là nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Số dư nợ cuối năm 1995 trên 3 tỷ đồng thì đến 31/12/2005 số dư nợ đạt gần 332 tỷ đồng, tăng hơn 107 lần so với năm đầu thành lập. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 42%, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hơn 60.000 khách hàng Giai đoạn này, Kiên Long đã hoàn thiện và phát triển các dịch vụ như: Thanh toán thẻ, séc du lịch, dịch vụ chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước, thu đổi ngoại tệ và các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác thông qua tài khoản của khách hàng, với tốc tăng trưởng bình quân hàng năm trên 40% Nếu như lợi nhuận năm 1996 chỉ đạt 45 triệu đồng thì đến 31/12/2005 đã nâng lên 14 tỷ đồng tăng hơn 314 lần, nâng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 98% Khi mới thành lập Ngân hàng chỉ có hơn 10 nhân viên, đến tháng 12/2004 lực lượng nhân sự Kiên Long đã có trên 200 nhân sự. Trong giai đoạn này, Ngân hàng tạo điều kiện về kinh phí và sắp xếp công việc phù hợp để đào tạo nguồn nhân lực bằng cách đưa đi đào tạo ngắn hạn
  • 28. 25 nghiệp vụ và quản lý để nâng cao trình độ thực hiện công việc của nhân viên, gắn liền chuyên môn với công việc. Thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Kiên Long còn cử nhân sự dự các lớp đào tạo và học tập kinh nghiệm các ngân hàng nước ngoài tại Thái Lan, Hàn Quốc, Sing-ga-po, Ma-lai- xi- a … GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY: Ngân hàng TMCP Kiên Long có những bứt phá ngoạn mục từ việc Ban Lãnh đạo đã quyết tâm mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa công nghệ, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu khả năng thanh toán của nền kinh tế. Nhân sự và đào tạo: Trong giai đoạn này, do mạng lưới ngày càng mở rộng, nên nguồn nhân lực của Kienlong Bank đã tăng lên cả chất lượng và số lượng. Tính đến 31/12/2016, tổng số nhân sự của Kienlong Bank là 3.842 nhân sự, trong đó nhân sự chính thức là 2.287 CB, NV và CTV là 1.555 người. Số CBNV có trình Đại học và trên Đại học chiếm trên 70%, còn lại là đội ngũ CTV. Công nghệ thông tin: Để tiến tới mục tiêu Kienlong Bank trở thành Ngân hàng hiện đại, Kienlong Bank đã thương thảo và ký kết hợp đồng mua và triển khai hệ thống Core Banking TCBS (sản phẩm của tập đoàn OSI - Hoa Kỳ), đơn vị trực tiếp triển khai là Công ty Tin học Á Châu (AICT). Hệ thống này chính thức hoạt động vào ngày 27/06/2014. -Xây dựng cơ sở vật chất: Ngân hàng Kiên Long đầu tư mua đất để xây dựng trụ sở mới ở: Cần Thơ, Đà Nẵng, Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Sóc Trăng, Rạch Giá, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre. Hiện đã xây dựng trụ sở làm việc ở Bình Dương, Hậu Giang và tiến hành xây dựng trụ sở ở các tỉnh còn lại. Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản đạt trên 18.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay 9.683 tỷ đồng, tổng huy động vốn 14.751 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 172,88%/năm. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác như: doanh số chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế đều tăng trưởng và ngày càng thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch
  • 29. 26 vụ. Cụ thể trong năm 2012, lợi nhuận từ dịch vụ này chiếm 8% lợi nhuận trước thuế. Ngoài ra, Ngân hàng vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động nhờ việc chú trọng quản trị rủi ro, duy trì cơ cấu tín dụng an toàn và hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát thấp hơn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Kiên Long luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Nhà nước. Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật. 2.1.3.Mạng lưới hoạt động và cơ cấu tổ chức 2.1.3.1.Mạng lưới hoạt động - Đến nay hệ thống Kienlong Bank bao gồm: 01 Hội sở, 117 Chi nhánh và Phòng giao dịch phủ mạng lưới hoạt động trên toàn quốc. Đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm mới, tiếp cận với những phân khúc thị trường đầy tiềm năng mà trước đây Ngân hàng Kiên Long chưa vươn tới được. Phát triển thương hiệu: Ký hợp đồng xây dựng và phát triển thương hiệu với Công ty MASSO CONSULTING để tư vấn và xây dựng thương hiệu Ngân hàng Kiên Long. Quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, hoạt động xã hội và tham gia tài trợ các sự kiện văn hóa thể dục thể thao … Xây dựng mới Website Ngân hàng Kiên Long. Liên kết với các đối tác: Ngân hàng Kiên Long đã liên kết với Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế TP.HCM đào tạo các lớp: lớp Giám đốc điều hành (CEO), lớp Văn hoá Doanh nghiệp nhằm trang bị đầy đủ các kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Ký kết hợp tác chiến lược với ba đối tác là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nhằm nâng cao năng lực tài chính, chuyển giao công nghệ và đào tạo. Ngày 1/12/2013, Ngân hàng Kiên Long chính thức cung ứng dịch vụ SMS Banking đến khách hàng.
  • 30. 27 Dịch vụ thẻ nội địa và quốc tế: Đang triển khai, dự tính vào quý II năm 2017 sẽ đưa vào sử dụng thẻ ATM Ngân hàng Kiên Long. Triển khai hoạt động thanh toán quốc tế như: chuyển tiền bằng điện, nhờ thu, tín dụng chứng từ … kèm theo dịch vụ tư vấn miễn phí trực tiếp và qua đường dây nóng nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận cho Ngân hàng Kiên Long đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối. Ngày 08/03/2013, mã SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu) của Ngân hàng Kiên Long chính thức được hoạt động và niêm yết trên Website của SWIFT (www.swift.com) Xây dựng cơ sở vật chất: Ngân hàng Kiên Long đầu tư mua đất để xây dựng trụ sở mới ở: Cần Thơ, Đà Nẵng, Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Sóc Trăng, Rạch Giá, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre. Hiện đã xây dựng trụ sở làm việc ở Bình Dương, Hậu Giang và tiến hành xây dựng trụ sở ở các tỉnh còn lại. Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản đạt trên 18.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay 9.683 tỷ đồng, tổng huy động vốn 14.751 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 172,88%/năm. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác như: doanh số chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế đều tăng trưởng và ngày càng thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch vụ. Cụ thể trong năm 2012, lợi nhuận từ dịch vụ này chiếm 8% lợi nhuận trước thuế. Ngoài ra, Ngân hàng vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động nhờ việc chú trọng quản trị rủi ro, duy trì cơ cấu tín dụng an toàn và hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát thấp hơn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Kiên Long luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Nhà nước. Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật. Chấp hành tốt mọi quy định của ngành để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, tích cực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để cung ứng vốn cho nền
  • 31. 28 kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế.Từ những thành quả đạt được, Ngân hàng Kiên Long đã nhận được nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2007 Ngân hàng Kiên Long được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký Quyết định số 1224/2007/QĐ-CTN (ngày 26/10/2007), về việc tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Ngân hàng TMCP Kiên Long vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2002 đến năm 2006, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
  • 32. 29 2.1.3.2.Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Kiên Long (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kiên Long năm 2016) Cũng như các doanh nghiệp cổ phần khác, bộ máy tổ chức cấp cao của NH TMCP Kiên Long được chia như sau: Đứng đầu toàn hệ thống là ĐHĐCĐ cùng với Ban kiểm soát trực thuộc, tiếp đến chịu trách nhiệm quản lý hoạt động là HĐQT.
  • 33. 30 Tổng giám đốc là người có trách nhiệm cao nhất trong mọi hoạt động của NH TMCP Kiên Long, do HĐQT chỉ định. Hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc là các phòng ban. 2.1.3.3.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Cũng như các doanh nghiệp cổ phần khác, bộ máy tổ chức cấp cao của Ngân hàng TMCP Kiên Long được chia như sau: Đứng đầu toàn hệ thống là ĐHĐCĐ cùng với Ban kiểm soát trực thuộc, tiếp đến chịu trách nhiệm quản lý hoạt động là HĐQT Tổng Giám đốc có trách nhiệm cao nhất trong mọi hoạt động của Ngân hàng, do HĐQT chỉ định. Hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc là các phòng ban. Phòng kinh doanh: Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình biến động trên thị trường về hoạt động tín dụng, huy động vốn, dịch vụ… Từ đó, tham mưu kịp thời Ban Tổng Giám đốc đề ra những quyết định đúng đắn nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong kinh doanh, giúp cho hoạt động của ngân hàng ngày càng an toàn và hiệu quả. Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức và thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống một cách đầy đủ và chính xác đúng theo quy định của Nhà nước và của Ngân hàng. Phối hợp với các phòng ban tham mưu cho Ban Lãnh đạo thực hiện chế độ tài chính trong toàn hệ thống một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm theo đúng quy định. Phòng tổ chức hành chánh: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quy hoạch đào tạo cán bộ của Ngân hàng, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự, ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng và kỷ luật. Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thời gian làm việc, thực hiện các chế độ an toàn lao động, quy định phân phối quỹ tiền lương, xây dựng chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động.
  • 34. 31 Phòng tiếp thị: Thực hiện việc phát triển thương hiệu, quảng cáo, quảng bá sản phẩm, thực hiện các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, các hoạt động xã hội và tham gia tài trợ cho các sự kiện. Phòng đầu tư và ngân quỹ: Hoàn thiện xây dựng các quy trình, quy chế nghiệp vụ hoạt động. Thực hiện công tác kho quỹ theo quy định của Nhà nước và Ngành Ngân hàng về an toàn kho quỹ. Phòng công nghệ thông tin: Từng bước triển khai dự án hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. Lắp đặt và hướng dẫn nhân viên áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Thường xuyên cập nhật, theo dõi sát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, từ đó tham mưu cho Ban Lãnh đạo về tính pháp lý của nhiều hợp đồng với đối tác, với khách hàng, cũng như chuyển đến các phòng nghiệp vụ để làm cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Phòng phát triển mạng lưới: Tiến hành khảo sát và đề xuất các địa điểm chọn làm trụ sở giao dịch, đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ thành lập các đơn vị mới. Tiến hành theo dõi, giám sát thi công, đồng thời trực tiếp thực hiện rà soát quyết toán công trình cải tạo, sửa chữa và xây dựng cơ bản các địa điểm giao dịch. Phòng pháp chế và xử lý nợ: Thường xuyên cập nhật, theo dõi sát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, từ đó tham mưu cho Ban lãnh đạo về tính pháp lý của nhiều hợp đồng với đối tác, với khách hàng, cũng như chuyển đến các phòng nghiệp vụ để làm cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. 2.1.3.4.Sứ mệnh, tầm nhìn của ngân hàng TMCP Kiên Long Sứ mệnh: Trở thanh thương hiệu Xanh đầu tien trong ngành ngân hàng tại Việt Nam và phát triển bền vững trong mô hình tập đoàn tài chính Kien Long. Tầm nhìn đến năm 2020 Phấn đấu trở thành Top 10 Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại có tập trung. Mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch phủ khắp toàn bộ 64 tỉnh, thành phố trong cả nước.
  • 35. 32 Chiến lược phát triển Thương hiệu Kiên Long được khách hàng ghi nhận bằng 3 chữ “Tâm, Tín, Kiên”, do vậy chiến lược hoạt động của ngân hàng luôn gắn liền với những giá trị cốt lõi đó. Kiên Long luôn xác định mũi nhọn chiến lược là nâng cao năng lực kinh doanh thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Thứ nhất, giữ vững và phát huy lợi thế các sản phẩm dịch vụ và khách hàng truyền thống, phân khúc thị trường phù hợp, tạo bước đột phá trong việc phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thứ hai, phát triển hệ thống ngân hàng đa dạng, đa tiện ích trên nền tảng công nghệ hiện đại. Thứ ba, củng cố và phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện cấu trúc tổ chức của ngân hàng. Thứ tư, phát triển mạng lưới hoạt động, xúc tiến thành lập các chi nhánh ở vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Bắc bộ. Thứ năm, tăng cường quảng bá thương hiệu và xây dựng hình ảnh với công chúng. 2.1.4.Tình hình hoat động của ngân hàng TMCP Kiên Long trong những năm gần đây Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của KienLongBank (2014-2016) Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng trưởng bình quân trên năm (%) Tổng tài sản 7,478 12,628 17,849 18,581 21.372 30.02 Vốn điều lệ 1,000 3,000 3,000 3,000 3,000 31.61
  • 36. 33 Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động của KienLongBank từ năm 2012-2016 Từ bảng số liệu ta thấy năm 2012- 2016 tình hình hoạt động của NH đã có sự chuyển biến rõ rệt, tổng tài sản năm 2013 tăng 68.9% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 41.3% so với năm 2013. Nhưng đến năm 2016 thì tổng tài sản của NH có sự tăng trưởng thấp hơn so với năm 2015 chỉ có 15% Ngân hàng cũng đã hoàn thành mức 3000 tỷ đồng vốn điều lệ theo quy định của NHNN vào cuối năm 2013 đảm bảo cho ngân hàng có lượng vốn cần thiết để hoạt động cũng như tăng khả năng huy động vốn từ dân cư. Mặc dù năm 2016 vốn điều lệ của NH không được tăng lên nhưng bên cạnh đó NH đã chú trọng nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh, kiểm soát vốn nên hoạt động kinh doanh vẫn phát triển tốt, điều đó được thể hiện thông qua chỉ tiêu huy động, dư nợ cho vay. 0 5 10 15 20 25 2012 2013 2014 2015 2016 7.478 13 18 19 21.372 5 7 8 10 12 7 9 15 15 18 Tổng tài sản Vốn điều lệ Dư nợ cho vay Vốn huy động Dư nợ cho vay 4,874 7,008 8,404 9,683 12,129 25.6 Vốn huy động 6,826 9,217 14,751 14,751 17,510 29.19 Lợi nhuận trước thuế 120 259 525 468 393 34.54
  • 37. 34 Năm 2015 tổng vốn huy động của toàn hệ thống đạt được 14,751 tỷ đồng tăng 5,3% so với năm 2014. Tỷ lệ này tiếp tục được tăng lên ở năm 2016 là 17,510 tỷ đồng, tăng 18.7% so với năm trước. Qua đây cho ta thấy khả năng huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức kinh tế của NH trong những năm qua khá tốt mặc dù hiện tại nền kinh tế cũng tồn tại những bất ổn như lạm phát tăng cao, biến động về lãi suất và giá vàng Song song với tỷ lệ huy động thì dư nợ cho vay qua các năm vẫn không ngừng tăng trưởng, cụ thể là năm 2015 dư nợ cho vay tăng 15.2% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 25.3% so với năm 2015. Sở dĩ dư nợ năm 2015 tăng trưởng không cao so với năm 2014 là vì góp phần hạn chế lạm phát, chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ lãi suất cho vay duy trì ở mức cao khoảng trên dưới 20%/năm và hạn chế tăng trưởng tín dụng không vượt mức 20%. 2.1.5. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Kiên Long- PGD Gò Vấp 2.1.5.1.Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kiên Long- PGD Gò Vấp PGD Gò Vấp của ngân hàng Kiên Long có trụ sở tại 308A Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh  Tên tiếng việt: NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG  Gọi tắc: NGÂN HÀNG KIÊN LONG  Tên tiếng anh: KIEN LONG BANK Lịch sử hình thành và phát triển Trong suốt thời gian qua, PGD Gò Vấp đã không ngừng phát triển và mở rộng từ quy mô đến các sản phẩm dich vụ của NHTM như: huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế…
  • 38. 35 Về vị trí địa lý, PGD Gò Vấp hiện đặt trụ sở tại khu vực trung tâm thành phố, với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Điều này giúp ngân hàng dễ dàng thu hút và tạo niềm tin nơi khách hàng. Đồng thời, địa điểm này rất thuận lợi cho chi nhánh tiếp cận các khách hàng lớn ở khu vực quận Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình… Với sự cố gắng của đội ngũ CB - CNV của chi nhánh, Kiên Long đã khẳng định được vị thế của một ngân hàng hoạt động hiệu quả. Ngân hàng Kiên Long - PGD Gò Vấp đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng, thu hút được các tầng lớp dân cư đến với chi nhánh, hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển mạnh mẽ, mạng lưới được mở rộng. Ngoài ra, ngân hàng đã chuyển tải vốn đến tận tay người dân có nhu cầu vay vốn, sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng một cách hiệu quả 2.1.5.2.Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Kiên Long- PGD Gò Vấp 2.1.5.3.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Giám đốc PGD: là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Ngân Hàng Kiên Long và trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị mình. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo quy chế và quy định của Ngân hàng đưa ra. Phòng KinhDoanh Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp Phó Giám Đốc Phòng Kế Toán, ngân quỹ Giám Đốc Phó Giám Đốc
  • 39. 36 Phó Giám Đốc PGD: là người dưới quyền Giám đốc chi nhánh, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc của đơn vị khi Giám đốc đi vắng, điều hành đơn vị theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ như là bộ phận kinh doanh đem về thu nhập cho chi nhánh. Cán bộ tín dụng được giao nhiệm vụ chủ động tìm kiếm dự án, phương án khả thi của khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn, thẩm định các điều kiện vay vốn... Chịu trách nhiệm về khoản vay do mình thực hiện. Bao gồm 2 phòng nhỏ là: Phòng khách hàng cá nhân và Phòng khách hàng doanh nghiệp. Phòng kế toán ngân quỹ: những nhân viên làm việc trong bộ phận này có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: - Hoạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản của chi nhánh. - Tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán,chuyển tiền trong và ngoài nước. - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục và chi trả tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân; dịch vụ chi trả kiều hối. - Tồ chức việc thu, chi tiền mặt; xuất nhập ấn chỉ có giá; bảo quản an toàn tiền bạc, tài sản của ngân hàng và của khách hàng. - Thực hiện công tác điện toán; xử lý thông tin. - Bảo quản tài sản thế chấp, cầm cố … do phòng tín dụng chuyển sang. - Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán; giữ bí mật các tài liệu, số liệu… 2.1.6. Tình hình cho vay tiêu dùng tại KienLongBank – PGD Gò Vấp 2.1.6.1. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng của KienLongBank – PGD Gò Vấp a) Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ cho vay của KienLongBank – PGD Gò Vấp: Dư nợ cho vay tiêu dùng là số tiền mà khách hàng còn dư nợ Ngân hàng tại một thời điểm nhất định, cho thấy lượng tiền mà Ngân hàng chưa thu hồi được. Chỉ tiêu này tăng cho thấy mức độ phát triển cho vay tiêu dùng tăng. Ngoài ra để
  • 40. 37 đánh giá được tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng cũng cần xem xét trong mối tương quan với tổng dư nợ cho vay tại một thời điểm. Bảng 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ cho vay của KienLongBank – PGD Gò Vấp Đơn vị tính :Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Dư nợ cho vay tiêu dùng 454,514 890,324 2,807,215 Tổng dư nợ 1,344,838 1,650,630 4,635,230 Dư nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ % 34 55 61 (Nguồn: Phòng kinh doanh KienLongBank – PGD Gò Vấp cung cấp) Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ cho vay của KienLongBank – PGD Gò Vấp Qua bảng số liệu ở trên ta thấy được tình hình dư nợ đối với mảng cho vay tiêu dùng tại NH Kiên Long – PGD Gò Vấp qua các năm tăng trưởng với tốc độ 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 5,000,000 2014 2015 2016 454,514 890,324 2,807,215 1,344,838 1,650,630 4,635,230 Dư nợ cho vay tiêu dùng Tổng dư nợ
  • 41. 38 khá ổn định. Năm 2014, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 454,514 triệu đồng, chiếm 34% tỷ trọng. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng nói riêng đã được cải thiện ở những năm sau đó. Sang năm 2015 dư nợ tín dụng của PGD Gò Vấp đạt 1,650,630 triệu đồng, trong đó cho vay tiêu dùng là 890,324 triệu đồng, chiếm 55%. tăng 21% so với năm 2014. Và trong những năm tiếp theo, tình hình cho vay tiêu dùng không ngừng được cải thiện về con số tuyệt đối, đến năm 2016 đạt được 2,807,215 triệu đồng, chiếm tỷ trọng đến 61% tổng dư nợ toàn ngành. Tỷ trọng dư nợ CVTD/Tổng dư nợ cho vay cũng tăng dần qua các năm do mức tăng trưởng của dư nợ cho vay thấp hơp mức tăng trưởng của dư nợ CVTD. Kết quả này có được là do PGD Gò Vấp đã tích cực tìm kiếm khách hàng, chăm sóc kỹ những khách hàng quen thuộc cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD. Đồng thời do nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nên PGD Gò Vấp cũng đẩy mạnh hơn việc cho vay để mua sắm các trang thiết bị phục vụ đời sống gia đình, phương tiện đi lại cho những khách hàng có thu nhập ổn định. Nhìn chung, theo xu thế nâng cao đời sống như hiện nay, dư nợ CVTD có thể tăng hơn nữa nếu PGD Gò Vấp có những chính sách thu hút khách hàng phù hợp. b) Cơ cấu cho vay tiêu dùng: Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay tiêu dùng của KienLongBank – PGD Gò Vấp (2014 – 2016) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 60,322 30 424,593 72 1,138,187 85 Trung hạn 97,069 48 121,516 21 159,412 12 Dài hạn 43,018 22 44,393 7 33,767 3 Tổng 200,409 100 590,502 100 1,331,366 100
  • 42. 39 (Nguồn: Phòng kinh doanh KienLongBank – PGD Gò Vấp cung cấp) Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng tại KienLongBank – PGD Gò Vấp (2014-2016) - Dư nợ cho vay cả ngắn hạn và trung hạn đều có tăng qua các năm từ năm 2014 đến năm 2016. Đặc biệt, trong năm 2015 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng mạnh so với năm trước (đạt 424,593 triệu đồng), tăng 42% so với năm 2014. Như đã biết, kinh tế vĩ mô năm 2015 lâm vào bất ổn, lạm phát tăng cao, đồng tiền Việt Nam mất giá so với USD, nhập siêu khó được kiềm chế... làm cho lãi suất biến động liên tục, nên các ngân hàng nhìn chung cũng như Ngân hàng TMCP Kiên Long nói riêng tỏ ra thận trọng trong các khoản vay trung và dài hạn, mà tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn. Do đó, dư nợ cho vay trung và dài hạn giảm so với năm 2014. Cụ thể, dư nợ cho vay trung hạn giảm 27% và dư nợ cho vay dài hạn giảm 15%. - Sang năm 2016 thì xu hướng dư nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục gia tăng, trung- dài hạn thì có sự giảm nhẹ. Cụ thể dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 85% tăng 13% so với năm trước, trung hạn giảm 9% chỉ còn 12% trọng cơ cấu, dư nợ dài hạn giảm còn 3%. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên là do năm 2008-2010 xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới, ít nhiều nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng. Đó 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2014 2015 2016 ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
  • 43. 40 là giai đoạn khó khăn của các doanh nghiệp, thông thường họ sẽ có nhu cầu vay các khoản ngắn hạn để giải trừ các khoản nợ cấp bách, và cũng để dễ quay vòng vốn hơn. Cũng như hầu hết các Ngân hàng TMCP khác, Ngân hàng TMCP Kiên Long luôn duy trì một tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn khá cao, khoản 80% dư nợ cho vay (tùy từng thời điểm và tùy từng trường hợp). Các khoản vay ngắn hạn thường vay với khối lượng nhỏ và thời gian thu hồi vốn ngắn, đặc biệt nó đảm bảo cho lợi nhuận của Ngân hàng tốt hơn trong khi lạm phát thay đổi liên tục. Nhưng bên cạnh đó Ngân hàng cũng dành một tỷ lệ vốn nhất định để cho vay trung và dài hạn khoản 23%. Đối với các khoản vay này, tác dụng của nó là mang lại nguồn thu ổn định cho Ngân hàng trong một thời gian dài đồng thời tạo quan hệ tốt đối với những khách hàng lớn và tiềm năng.
  • 44. 41 2.1.6.2. Phân loại nợ a) Theo nhóm nợ Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ khách hàng phân theo nhóm nợ của KienLongBank – PGD Gò Vấp (2014-2016) Đơn vị tính :Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Nợ nhóm 1 1.301.465 96,77% 1.569.788 95,1% 4,605,061 99.3% Nợ nhóm 2 20.354 1,51% 25.624 1,55% 16,150 0.3% Nợ nhóm 3 2.437 0,19% 8.430 0,51% 1,430 0,03% Nợ nhóm 4 10.319 0,767% 20.378 1,23% 578 0.01% Nợ nhóm 5 10.263 0,763% 26,410 1,61% 12,011 0.2% Tổng dư nợ tín dụng 1,344,838 1.650.630 4.635.230 Nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 1,7 4,3 0.3 (Nguồn: Phòng kinh doanh KienLongBank – PGD Gò Vấp cung cấp) Theo cơ cấu nhóm nợ của Kienlongbank, nợ nhóm 1 tăng ổn định qua các năm, tăng gần 3,303,596 triệu đồng từ 2014 đến 2016. Nguyên nhân chính là do cơ cấu dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm. Tuy nhiên nếu xét về mặt tỷ trọng năm 2015 so với 2014 thì chỉ tăng khoảng 56,9%, nợ nhóm 2 có diễn biến tăng. Dù diễn biến tỷ trọng các nhóm nợ theo hướng tích cực và tổng cơ cấu của hai nhóm nợ 1 và 2 trong tổng dư nợ khách hàng vẫn được bảo đảm ở mức cao trên 75%.Nhưng Kienlongbank phải đối mặt với tỷ trọng nợ nhóm 5, nhóm
  • 45. 42 nợ có khả năng mất vốn trong cơ cấu nợ xấu lại gia tăng,từ tỷ lệ rất thấp 0.763% năm 2014 đã lên tới 1,61% năm 2015. Đây là một điều đáng lo ngại mà ban giám đốc Kienlongbank phải sớm tìm ra hướng giải quyết, tránh gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động lâu dài của NH. Nếu tiếp tục để tình trạng này tiếp diễn, khả năng mất vốn sẽ ngày càng cao, không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Kienlong bank mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng, các nhà đầu tư cũng giảm mức độ tín nhiệm trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2016 thì tình hình nợ xấu của Ngân hàng đã có sự chuyển biến khá tốt giảm xuống chỉ còn 0.2% do ngân hàng đã áp dụng tốt các quy trình tín dụng, khâu thẩm định tài sản chặt chẽ chính xác đã giúp ngân hàng cải thiện được tình hình nợ xấu một cách có hiệu quả. Bài toán nợ xấu không chỉ là vấn đế gây đau đầu các nhà quản trị NH mà nó còn là một thách thức cho công tác điều hành hoạt động tín dụng, nhất là trong việc theo dõi, kiểm soát tình hình thu hồi nợ đối với các khoản vay của khách hàng. Với chủ trương thực hiện tốt công tác thu hồi nợ nhưng không gây áp lực cho khách hàng như tạo điều kiện thời gian 7 ngày sau ngày đến hạn cho khách hàng trả nợ trước khi Kienlongbank tiến hành chuyển nhóm nợ, công tác thu hồi nợ đã đạt được nhiều kết quả khả quan với tỷ lệ thu hồi nợ đạt tới mức trên70% so với doanh số cho vay. b) Nợ quá hạn Đối với khoản vay khi đến hạn mà khách hàng không trả nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan mà không trả nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ. Sau thời gian gia hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ thì nợ đó chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng mà không gia hạn thì đương nhiên nợ đó trở thành nợ quá hạn. Nợ quá hạn là những món nợ thuộc từ nhóm 2 đến nhóm 5 ( có thời gian quá hạn từ 10 ngày trở lên ). Nợ quá hạn luôn là vấn đề quan tâm , lo lắng của mọi Ngân hàng bởi nó phản ánh rõ nét nhất chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
  • 46. 43 Nợ quá hạn nợ khó đòi là biểu hiện rõ nét chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn là đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã có rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân nợ quá hạn và tìm ra các biện pháp để giảm thiểu nợ quá hạn, Nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hoạt động của ngân hàng. Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại KienLong Bank – PGD Gò Vấp (2014- 2016) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 +/- % +/- % Tổng nợ quá hạn 50,819 19,660 10,678 -31,159 -61.3 -8,982 - 45,7 Nợ quá hạn CVTD 6,653 3,338 1,252 -3315 -49.8 -2,086 62,4 Tỷ trọng (%) 13.1 16.9 11.7 (Nguồn: Phòng kinh doanh KienLongBank – PGD Gò Vấp cung cấp) 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 2014 2015 2016 50,819 19,660 10,678 6,653 3,338 1,252 Tổng nợ quá hạn Nợ quá hạn CVTD
  • 47. 44 Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn tại KienLong Bank – PGD Gò Vấp (2014-2016) Năm 2014 tổng nợ quá hạn là 50,819 triệu đồng (chiếm 3.5% so với doanh số cho vay là 1,451,970 triệu đồng). Năm 2015, tổng nợ quá hạn giảm còn 19.660 triệu đồng, tức là đã giảm 61.3% so với năm 2014 (chiếm 1.05% so với doanh số cho vay là 1,870,503 triệu đồng) Năm 2014, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tăng 18.3%, nợ quá hạn 6,653 triệu đồng, chiếm 13.1% trong tỷ trọng tổng nợ quá hạn. . Năm 2015, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng giảm mạnh tới 49,8%, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng còn 3338,8 triệu đồng, chiếm 16.9% trong tổng nợ quá hạn. Đến năm 2016, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng lại tiếp tục giảm mạnh tới 62,4%, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng chỉ còn lại 1,252 triệu đồng, chiếm 11.7% trong tổng nợ quá hạn Từ đó ta có thể thấy nhờ sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong việc kiểm soát mục đích vay vốn, kiểm soát thu hồi nợ vay trong cho vay tiêu dùng. Ngân hàng tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay, từng bước xây dựng và hoàn thiện qui chế hoạt động của quản lý tín dụng các cấp, thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Từ đó phản ánh sát thực hơn tình hình nợ quá hạn của ngân hàng, giúp ngân hàng có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động cho vay tiêu dùng và đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay c) Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Xét về bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn bình thường. Trên thực tế, phần lớn nợ quá hạn là nợ có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì Ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chất lượng tín
  • 48. 45 dụng càng thấp. Để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, ta cần xem xét chính xác về nợ quá hạn, tình hình diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2014 đến năm 2016 của NH TMCP Kiên Long như sau: Bảng 2.6: Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của KienLongBank - PGD Gò Vấp Đơn vị tính: Triệu đồng Thời điểm 2014 2015 2016 Tổng dư nợ 1.344.838 1.650.630 4.635.230 Nợ quá hạn 30.172 19.660 30.169 Tỷ trọng (%) 2.24 1.19 0.7 Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của KienLongBank – PGD Gò Vấp Từ các số liệu trên, ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ của Ngân hàng liên tục giảm qua các năm. Từ năm 2014 là 2,24% qua năm 2015 là 1.19% và tiếp tục giảm vào năm 2016 còn 0.7%. Ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn cho vay tiêu dùng luôn chiếm một mức khá thấp trong toàn bộ tỷ trọng nợ quá hạn của Ngân hàng, luôn dưới mức cho phép của NHNN là 0.25%. Ngay từ 2.24 1.19 0.7 0 0.5 1 1.5 2 2.5 2014 2015 2016 Tỷ trọng % tỷ trọng %
  • 49. 46 lúc mới triển khai sản phẩm cho vay tiêu dùng, Ngân hàng đã nhận thức được mức độ rủi ro của các sản phẩm cho vay tiêu dùng luôn cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm cho vay khác đối với các doanh nghiệp. Do đó, Ngân hàng đã xây dựng một chính sách kiểm soát đặc biệt đối với các khoản vay tiêu dùng để ngày càng hạ thấp tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng
  • 50. 47 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ – KẾT LUẬN