SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 47
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, người viết xin chân thành gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô giáo của Trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ
Chí Minh ( HUTECH) đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức bổ ích làm
nền tảng cho khóa luận. Người viết cũng xin cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng đã giúp
đỡ trong việc cung cấp tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Đặc biệt, xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong
suốt thời gian qua.
Do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như kiến thức, nên dù đã cố gắng
hết sức, khóa luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và những độc giả quan tâm đến đề tài
này để những giải pháp mà người viết nêu ra mang tính khả thi và hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Đỗ Minh Tuấn
Đỗ Minh Tuấn Page 1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
Chương 1: Lý thuyết về du lịch ? Tổng quan về du lịch ? Tại sao phải nâng tầm
du lịch Lâm Đồng ?
1.1Tổng quan về du lịch.........................................................................................................................7
1.1.1 Các khái niệm cơ bản......................................................................................................7
1.1.1.1. Du lịch………………………………………...................................8
1.1.1.2. Khách du lịch quốc tế…………………………............................... 9
1.1.1.3. Khách du lịch nội địa..................................................................................10
1.1.2. Các đặc điểm của du lịch.............................................................................................11
1.1.3. Các xu hướng du lịch phổ biến hiện nay..............................................................11
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đên khách du lịch...............................................................12
1.2. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng.......................................................... 14
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................... 14
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................... 15
1.2.3. Tài nguyên du lịch..........................................................................................................15
1.3. Sự cần thiết phải phải nâng tầm du lịch Lâm Đồng......................................................18
1.3.1. Vị trí của du lịch Lâm Đồng trong chiến lược phát triển du lịch cả nước
và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương..........................................................18
1.3.2. Vì sao phải nâng tầm du lịch Lâm Đồng..............................................................20
Đỗ Minh Tuấn Page 2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
1.3.3. Kinh nghiệm từ một số địa điểm du lịch nổi tiếng và bài học cho Lâm
Đồng ............................................................................................................................................................... 23
Chương 2: Phân tích thực trạng ngành du lịch Lâm Đồng hiện giai đoạn 2005 -
2011 ? Từ đó rút ra thành quả đạt được, hạn chế còn tồn tại
2.1. Tình hình thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2005 –
2011 .............................................................................................................................. 28
2.1.1 Số lượt khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2013............................. 28
2.1.2 Doanh thu ngành du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2013........................ 33
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đối với hoạt động thu hút khách du lịch đến Lâm
Đồng .............................................................................................................................35
2.2.1.Tình hình xây dựng, mở rộng và nâng cấp dịch vụ du lịch của Lâm Đồng giai
đoạn 2009 – 2013......................................................................................................... 35
2.2.2.Tình hình phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Lâm
Đồng............................................................................................................................. 38
2.2.3.Tuyên truyền quảng bá........................................................................................ 39
2.3. Điều tra cảm nhận khách du lịch……………………………………................ 40
2.4. Nhận xét chung………………………………………………………................ 48
2.4.1. Thành tựu……………………………………………………………................ 45
2.4.2. Hạn chế………………………………………………………………………...47
Chương 3: xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển ngành du lịch Lâm Đồng
đến năm 2020
3.1. Quan điểm, mục tiêu phấn đấu và định hướng nâng tầm du lịch Lâm Đồng đến
năm 2020.......................................................................................................................................................50
3.1.1. Định hướng du lịch Lâm Đồng đến năm 2020.................................................................50
3.1.2. Quan điểm .........................................................................................................................................52
Đỗ Minh Tuấn Page 3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
3.1.3 Mục tiêu phấn đấu.............................................................................................. 52
3.1.4 Cơ hội và thách thức trong việc thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng năm
2020 .............................................................................................................................. 53
3.1.4.1 Cơ hội............................................................................................................... 53
3.1.4.2 Thách thức........................................................................................................ 53
3.2. Các giải pháp nâng tầm du lịch Lâm Đồng đến năm 2020................................ 54
3.3. Một số kiến nghị……………………………………………………………....... 64
Danh sách các bảng sử dụng
Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh
Tài liệu tham khảo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH ? TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH ? VÌ
SAO PHẢI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG ?
1.1Tổng quan về du lịch
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Du lịch
Du lịch từ lâu đã trở thành một đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu. Tuy
nhiên, thật khó để tìm được một khái niệm thống nhất về du lịch, bởi khi tiếp cận
những cách thức và góc độ khác nhau, ta lại có những khái niệm khác nhau về du lịch
- Tiếp cận trên góc độ người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm
thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác
nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị . Nó vừa là cơ hội để du khách tìm kiếm
những kinh nghiệm sống mới vừa là một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau
những ngày tháng làm việc căng thẳng.
- Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các
điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của người đi du
lịch . Du lịch được xem như là một cơ hội kinh doanh để tạo ra lợi nhuận.
- Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các
điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng để phục vụ du khách, thông qua đó tăng các
nguồn thu nhập từ các khoản thuế, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức
sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương .
- Tiếp cận trên góc độ của cộng đồng dân sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế -
xã hội, vừa đem lại cơ hội tìm hiểu văn hóa vừa giúp giải quyết vấn đề việc làm tại
địa phương .
Người viết xin đơn cử hai khái niệm tiêu biểu để có thể có một cái nhìn tổng quát
nhất về du lịch
Đỗ Minh Tuấn Page 8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Thứ nhất, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), một tổ chức quốc tế trực
thuộc Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến du lịch của
toàn thế giới, “Du lịch là đi đến một một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ
dưỡng trong thời gian rỗi. Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du
hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi giải trí thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những
mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài
môi trường sống định cư, nhưng ngoại trừ những mục đích kiếm tiền. Du lịch cũng là
một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường khác hẳn nơi định cư” .
Thứ hai, theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005: “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định” .
1.1.1.2. Khách du lịch quốc tế :
Có khá nhiều khái niệm về khách du lịch quốc tế:
- Khái niệm của Liên hiệp các quốc gia (League of Nations): Năm 1937, Liên
hiệp các quốc gia đưa ra khái niệm về “khách du lịch nước ngoài ”: “khách du lịch
nước ngoài là bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của
mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ” .
- Khái niệm về khách du lịch được chấp thuận tại Hội nghị tại Rôma (Ý) do Liên
hiệp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế năm 1963: “Khách du
lịch quốc tế” là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường
xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ” .
- Khái niệm của Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989: “Khách du
lịch quốc tế” là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan,
nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người
khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó khách
trở về nơi ở thường xuyên của mình” .
Đỗ Minh Tuấn Page 9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
- Tại khoản 3, điều 34, Chương V, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, “khách du
lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam
du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài
du lịch” .
Khách du lịch quốc tế sẽ không bao gồm những người sau:
 Những người qua lại biên giới thường xuyên, bao gồm cả những người khách đi
cùng với họ;
 Những người sống gần biên giới nhưng làm việc ở nước bên kia biên giới;

 Những quan chức ngoại giao, lãnh sự và thành viên các lực lượng vũ trang được
phân công đến một nước khác, bao gồm cả tùy tùng và những người đi cùng;
 Những người tị nạn hoặc sống du mục;

 Những người quá cảnh không chính thức nhập cư vào một nước, chẳng hạn những
hành khách máy bay chỉ ở trong phòng chờ chuyển tiếp trong một thời gian ngắn,
hoặc những hành khách tàu thủy không được phép lên bờ, bao gồm cả những
người được chuyển tải trực tiếp từ sân bay đến các địa điểm khác.
1.1.1.3. Khách du lịch nội địa:
Theo quy chế quản lý lữ hành của tổng cục du lịch Việt Nam.” Khách du lịch nội
địa là công dân Việt Nam ra khỏi nơi ở không quá 12 tháng đi du lịch, thăm người
thân, kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
Theo luật du lịch việt nam điều 34 chương V “ khách du lịch nội địa là công dân
việt nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ
Việt Nam”.
1.1.2. Các đặc điểm của du lịch
 Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp: xuất phát từ nhu cầu tổng hợp về đi lại, ăn ở
, tham quan, giải trí, mua sắm, và các nhu cầu khác trong chuyến đi và tại điểm
đến du lịch. Cho nên đòi hỏi phải có nhiều ngành nghề khác nhau cung ứng các
hàng hóa và dịch vụ cho khách để đáp ứng các nhu cầu nói trên. Do vậy ngành
Đỗ Minh Tuấn Page 10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
du lịch sẽ bao gồm các tổ chức và doanh nghiệp khác nhau như công ty lữ
hành, khách sạn, đơn vị vận chuyển, ngân hàng, bưu điện, y tế.
 Du lịch là ngành dịch vụ: du lịch được xếp váo nhóm ngành sản xuất phi vật
chất mặc dù trong ngành vẫn tồn tại một bộ phận sản xuất ra các sản phẩm hữu
hình ( như sản phẩm ăn uống, đồ lưu niệm,…) nhưng doanh thu từ bộ phận này
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập từ du lịch. Nhận thức được đầy đủ các
đặc điểm của dịch vụ và các ứng xử thích hợp trong kinh doanh dịch vụ là
những vấn đề cơ bản đặt ra trong ngành và các doanh nghiệp du lịch.

 Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh: du lịch thực sự trở thành một ngành
kinh tế lớn đối với một số quốc gia. Đối với một số quốc gia, du lịch thường
chiếm một trong ba vị trí hàng đầu của các ngành kinh tế chủ yếu ở quốc gia

đó. Số lượng người đi du lịch ngày một tăng trong phạm vi toàn thế giới.

 Du lịch là ngành kinh tế có tính chất thời vụ: hoạt động du lịch nói chung vẫn
mang tính chất thời vụ do đặc điểm thời vụ của cung và cầu du lịch. Đặc điểm
này làm cho chính phủ của các quốc gia và các doanh nhân phải cân nhắc một
cách thận trọng việc phát triển ngành du lịch.

 Du lịch là ngành công nghiệp không biên giới: du lịch có tính chất hướng ngoại
vì bản chất của hoạt động du lịch là sự vận chuyển ra khỏi phạm vi ranh giới
hoặc biên giới quốc gia và cả do xu thế toàn cầu hóa về kinh tế là một nhân tố
tác động mạnh mẽ đến tính chất quốc tế hóa của ngành du lịch trên cả phương
diện cung và cầu du lịch.
1.1.3. Các xu hướng du lịch phổ biến hiện nay
Một số xu hướng du lịch phổ biến trên thế giới được khách du lịch ưa thích,
chẳng hạn như:
4S: SEA + SUN+ SAND +SHOP: bao gồm tắm biển, phơi nắng, đi dạo bãi biển
và mua sắm.
3F: FLOWRE +FAUNA + FOLKLORE: bao gồm đi xem các động vật quí hiếm,
thực vật quí hiếm và tìm hiểu văn hóa dân gian đặc sắc.
Đỗ Minh Tuấn Page 11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
3S: SIGHTSEEING + SPORT + SHOPPING: bao gồm đi chiêm ngưỡng và
thưởng thức các cảnh đẹp, tham gia các môn thể thao mạo hiểm, và đi dạo phố kết hợp
mua sắm.
5H: HOSPITALITY + HONESTY + HERITAGE + HISTORY + HEROIC:
khách du lịch thường tìm đến các địa điểm du lịch mà ở đó người hiếu khách, chân
thật, có nhiều di sản, bề dày lịch sử và truyền thống anh hùng để tìm hiểu.
Ngoài ra còn có loại hình du lịch đã phổ biến trên thế giới nhưng chưa phát triển
ở nước ta như:
Du lịch thời trang .
Hình thức điện ảnh đi trước du lịch theo sau: ví dụ như thăm trường quay, rạp
chiếu phim công nghệ cao, gặp gỡ thần tượng điện ảnh…tại Hollywood.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách du lịch
 Thứ nhất là tính thời vụ đến hoạt động du lịch
Đối với du khách, tính thời vụ làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với
thời gian tự chọn theo ý muốn. Vào mùa du lịch chính, du khách tập trung quá đông
tại các điểm du lịch, vùng du lịch làm giảm chất lượng phục vụ cho du khách. Tác
động của tính thời vụ vào hoạt động du lịch là rất lớn, như với mùa hè du lịch , biển
rất phát triển, nhưng đến 3 mùa còn lại thì rất vắng khách. Nhưng ngược lại, với khách
quốc tế đến Việt Nam thì mùa đông lại là mùa đông khách nhất, các điểm đến cho
mùa đông như Sapa, Đà Lạt ...
 Thứ hai là ăn uống nghỉ ngơi
Việc tìm kiếm nơi ăn nghỉ là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người. Vì thế các dịch
vụ ăn uồng và nghỉ ngơi là trọng tâm, là nhu cầu thiết yếu so với các nhu cầu khác của
khách. Trên thế giới, 40% lượng tiền du khách chi tiêu là dành cho chỗ ở. Ở Việt Nam
cũng như các nơi khác, ngành khách sạn rất quan trọng vì nó chiếm một phần lớn
doanh thu của ngành du lịch. Nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam đã đánh giá “Việt
Nam là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc, hương vị thơm ngon không
thể quên ở mỗi điểm đến. Đến Hà Nội không du khách nào có thể quên hương vị của
Đỗ Minh Tuấn Page 12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
phở, bún riêu cua, bún ốc, xôi gà, chả cá Lã Vọng, bánh tôm hồ Tây, bánh cốm, các
món nem cuốn. Ẩm thực miền Trung hấp dẫn du khách bởi các món bánh, món chè
xứ Huế, mỳ Quảng, cao lầu…; còn vùng đất Nam Bộ lại đặc trưng bởi các món lẩu,
nướng từ thủy, hải sản với các loại cây trái sẵn có. Người dân Việt Nam đã không còn
xa lạ với hình ảnh những người nước ngoài ngồi vỉa hè cầm đũa chỉ để thưởng thức
một bát phở sáng hay bát bún ốc nóng khói nơi góc phố quen thuộc. Một số nhà
nghiên cứu ẩm thực Việt Nam và nước ngoài đã nhận xét, các món ăn Việt Nam ngày
càng hấp dẫn du khách bởi nguyên liệu chủ yếu là các loại rau, củ,quả, hạt, thủy, hải
sản, không quá nhiều thịt như món Âu, ít dầu mỡ hơn các món Trung Quốc, ít cay hơn
đồ ăn Thái Lan.
 Thứ ba là quảng cáo xúc tiến
Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì giải pháp chủ yếu là tăng
cường công tác quảng bá, xúc tiến. Ngành du lịch đã chi nhiều tỷ đồng để quảng bá
hình ảnh du lịch Việt Nam trên các phương tiện truyền thông quốc tế như CNN,
Discovery cũng như các đài truyền hình ở các thị trường trọng điểm của du lịch Việt
Nam như kênh KBS - Hàn Quốc, NHK - Nhật Bản; các kênh truyền hình các tỉnh gần
Việt Nam của Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam; trên các báo
Singapore, Malayxia, Thái Lan, Campuchia; mời các đoàn khảo sát du lịch quốc tế
đến viết bài về du lịch Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ với ngành hàng không, ngoại
giao, giao thông vận tải đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến quảng bá cho du lịch Việt
Nam .
 Thứ tư là chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho từng
đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch Việt Nam nói chung. Sự khẳng
định thương hiệu của từng doanh nghiệp du lịch thể hiện ở việc tôn trọng khách hàng,
luôn luôn cho ra đời nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác dịch
vụ du lịch, tiết kiệm chi tiêu và những khâu trung gian không cần thiết khác. Chất lượng
dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho các đơn vị kinh doanh
du lịch nói riêng và của ngành du lịch nói chung. Nhưng chất lượng dịch vụ của ngành du
lịch Việt Nam trong thời gian qua là khâu yếu kém nhất, chưa
Đỗ Minh Tuấn Page 13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Chính vì thế, về lâu dài, giải pháp then
chốt để thu hút khách du lịch vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh
công tác tiêu chuẩn hoá, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp
cho khách hàng. Tăng cường lực lượng lao động lành nghề, chuyên nghiệp; thực hiện
tốt qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, mở chiến dịch làm sạch môi trường tại các
điểm du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch theo hướng văn
minh, lịch sự, hiện đại, đảm bảo tiện nghi...
1.2. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên ở độ cao trung bình từ 800 -
1.500m so với mực nước biển. Phía Bắc, Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk
Nông. Phía và Đông giáp tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Phía Đông, Đông giáp
Ninh Thuận và Khánh Hoà. Phía Tây, Tây giáp Bình Phước và Đồng Nai, với diện
tích tự nhiên 9.773,54 km2
. phía bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749 mét.
Dãy núi phía nam có đỉnh Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Lang Biangcao 2163 mét,
Hòn Giao cao 1948 mét. phía nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó có
thành phố Đà Lạt ở độ cao 1475 mét. phía đông và nam tỉnh có cao nguyên Di Linh
cao 1010 mét, địa hình khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La
Ngà.
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, chính
vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cũng thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ
càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250
C, thời tiết ôn hòa
và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Lượng
mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%.
Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và
nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.
Đỗ Minh Tuấn Page 14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới
suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng.
Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, phần lớn sông suối chảy từ
hướng đông bắc xuống tây nam, hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ
và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Lâm Đồng có diện tích trồng Trà lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên một phần lớn
doanh thu của tỉnh là nhờ vào phát triển du lịch và xuất khẩu cà phê. Trong bảng xếp
hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2012, tỉnh Lâm Đồng
xếp ở vị trí thứ 54/63 tỉnh thành, đến năm 2013 xếp hạng 36/63 tỉnh thành Việt Nam.
Giai đoạn năm 2013, GDP tăng 13,4% so với cùng kỳ 2012. Trong đó Nông lâm
thủy sản tăng 8% - xây dựng tăng 19,6%, dịch vụ tăng 16,5%. Cũng trong giai đoạn
này, GDP theo giá hiện hành đạt 48.001 tỉ đồng tăng 19,2% so với cùng kỳ 2012.
Trong đó Nông lâm thủy sản 20.178 tỉ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 11.152 tỉ
đồng, dịch vụ 16.671 tỉ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 279,6 triệu USD, tổng
mức đầu tư xã hội đạt 15.200 tỉ đồng, Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5000 tỉ
đồng, thu hút du lịch đạt 4,3 triệu lượt đồng thời giải quyết cho 30.000 lao động.
Năm 2013, mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh
nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên
kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an tinh chính
trị, an toàn xã hội.
1.2.3. Tài nguyên du lịch
 Tài nguyên du lịch tự
nhiên Khí hậu :
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 18 – 250
C, thời tiết
ôn hòa và mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm
tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500
Đỗ Minh Tuấn Page 15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật
nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí
hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng
đông dân .
Tài nguyên rừng :
Tài nguyên rừng Lâm Đồng phong phú, đa dạng, với trên 618 ngàn ha rừng với
tổng trữ lượng trên 61 triệu m3
gỗ và gần 662 triệu tấn tre, nứa. Rừng ở Lâm Đồng
nhiều vùng còn nguyên sinh, ban sơ với nhiều thực, động vật, chủng loại đa dạng, đặc
biệt của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ. Nguồn tre, nứa, lồ ô khá dồi dào,
trữ lượng lớn, tập trung ở các huyện phía Nam như Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Do
mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tố độ tái sinh
rất nhanh sau khi khai thác. Diện tích tre, nứa có đủ khả năng đáp ứng cho yêu cầu
chế biến khoảng 50.000 tấn bột giấy hàng năm. Rừng Lâm Đồng rất đa dạng về loại,
có trên 400 loài cây gỗ, trong đó có 1 số loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, giỏ,
sao, thông 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn có nhiều loại lâm sản có giá trị khác.
Rừng Lâm Đồng phân bố ở thượng nguồn các sông, suối lớn của khu vực nên có
vai trò quan trọng trong phòng hộ, du lịch nghiên cứu, tham quan... Diện tích đất có
khả năng trồng rừng nguyên liệu khoảng 50.000-70.000 ha, thuận lợi cho ngành công
nghiệp chế biến bột giấy, giấy. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh có phần đất thuộc khu bảo
tồn thiên nhiên Cát Lộc và rừng quốc gia Cát Tiên, ở đây có trên 544 loại thực vật, 44
loài thú, gần 200 loài chim và có sự xuất hiện những động vật quý hiếm như loài Tê
giác Zava .
Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng, từ lâu du lịch là
nguồn tài nguyên và thế mạnh của Lâm Đồng. Rừng của Lâm Đồng là khu vực lưu
giữ nguồn gien động, thực vật quý hiếm, có chức năng bảo vệ nguồn sinh thủy khu
vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông, suối lớn. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái
này đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt.
Cùng với sông, suối, hồ, đập, thác nước,... rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có
sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như rừng cảnh quan bao quanh Đà Lạt,
khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Đankia – Đà Lạt, khu du lịch Thung lũng
Đỗ Minh Tuấn Page 16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
tình yêu, khu du lịch thác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang
Biang.
Trung tâm du lịch phía bắc bao gồm Thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận. Đà
Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao 1.500 m, khí hậu mát mẻ quanh năm;
cách các đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thông thuận lợi. Đà Lạt có
nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông, bên
cạnh đó là các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, có sức hấp
dẫn đối với du khách. Đà Lạt được coi là trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực.
Trung tâm du lịch phía Nam gồm Thành Phố Bảo Lộc và vùng phụ cận: Bảo Lộc
nằm trên cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh có độ cao 1.000 m, khí hậu ôn hòa, có cảnh
quan thiên nhiên đẹp. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, mỗi dân tộc có
một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo rất thích hợp cho phát triển du lịch văn hóa. Tại
đây còn có các khu di chỉ có giá trị phù hợp cho tham quan, nghiên cứu như khu di chỉ
Phù Mỹ - Cát Tiên...
Các loại hình du lịch của Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng: du lịch tham quan,
du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch
vườn, du lịch văn hóa - thể thao..
 Tài nguyên du lịch nhân văn
-Di sản văn hóa: không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bắt nguồn từ nền văn
minh trống đồng nổi tiếng khoảng 3000 năm trước. Đây là loại hình diễn tấu cồng
chiêng đặc sắc dựa theo phong cách sắp xếp giai điệu phù hợp bối cảnh với các lễ hội
gắn với sinh hoạt tín ngưỡng do cộng đồng cư dân làng bản ở Tây nguyên sáng tạo và
lưu giữ.
Năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận
là kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là sự kiện văn hóa
lớn của Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng.
Hiện nay tại các bản dân tộc Mạ, Chu Ru ở Lâm Đổng còn khoảng 2.700 bộ cồng
chiêng với những nét đặc sắc riêng, đây được coi là tài nguyên du lịch quý giá của
Lâm đồng, là tiền đề để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch
tham quan, tìm hiểu.
Đỗ Minh Tuấn Page 17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
-Công trình tôn giáo kiến trúc, nghệ thuật: một trong những tài nguyên du lịch độc
đáo của lâm đồng nói chung và đà lạt nói riêng là kiến trúc cảnh quan của thành phố.
Thiên nhiên đà lạt vốn đã là một cảnh quan tự nhiên đẹp nhưng khi được kết hợp với
những công trình nghệ thuật sáng tạo bởi bàn tay con người thì nó trở nên hoàn mỹ
hơn và có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch như: hệ thống nhà thờ, chùa chiền,
khu biệt thự cổ, thiền viện, dinh thự,....
-Lễ hội văn hóa dân gian: ngoài các thắng cảnh thiên nhiên và các di tích lịch sử, kiến
trúc. Lâm đồng còn có một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc gắn với tập quán sinh
hoạt và lao động truyền thống của nhân dân các dân tộc ít người và có giá trị đối với
phát triển du lịch.
Do sống trong điều kiện hầu như hoàn toàn hòa nhập vào tự nhiên nên nhân dân các
dân tộc ít người ở Lâm đồng vẫn còn lưu giữ được nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa,
lễ hội truyền thống phản ánh quan niệm về tín ngưỡng của họ. Đây là các lễ nghi với
tập quán canh tác nông nghiệp còn đậm chất sơ khai.
-Nghề thủ công truyền thống: Lâm Đồng cũng là nơi có các nghể thủ công truyền
thống có giá trị phục vụ du lịch cao. Tiêu biểu là các làng nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi
bông của người Mạ, người Lạch, nghề đan len ở Đà Lạt, ngoài ra nghề rèn của người
Mạ cũng rất độc đáo.
Thành phố Đà Lạt là nơi có nhiều nghệ nhân chạm khắc gỗ tinh xảo, nghề trồng hoa
và đặc biệt là nghề thêu với trung tâm XQ sử quán... đã tạo ra hàng trăm loại sản
phẩm lưu niệm có giá trị vật chất lẫn tinh thần mà bất cứ ai lên đà lạt đều muốn mua
để kỉ niệm cho một chuyến đi đáng nhớ.
1.3. Sự cần thiết phải phải nâng tầm du lịch Lâm Đồng
1.3.1. Vị trí của du lịch Lâm Đồng trong chiến lược phát triển du lịch cả
nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ nhất, vị trí của du lịch Lâm Đồng trong chiến lược phát triển du lịch cả nước
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, Lâm Đồng nằm trong không gian
vùng du lịch Tây Nguyên với những tiềm năng và lợi thế hết sức quan
trọng.
Đỗ Minh Tuấn Page 18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Trước hết Lâm Đồng có vị trí địa lý rất thuận lợi. Mặc dù địa hình chủ yếu là
đèo, núi, tuy nhiên hệ thống giao thông đường bộ vẫn phân bố đều khắp các vùng
trong tỉnh. Các tuyến đường Quốc lộ như Quốc lộ 20, Quốc lộ 28, Quốc lộ 55, Quốc
lộ 27. với các tỉnh và các địa phương trong cả nước, là điều kiện quan trọng để phát
triển du lịch.
Bên cạnh sự thuận tiện về hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, Lâm Đồng còn
có tiềm năng du lịch phong phú, đặc biệt là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh
thái và nghỉ dưỡng nổi tiếng trong cả nước và những nguồn tài nguyên nhân văn
phong phú, hấp dẫn, tiêu biểu là các di tích văn hóa, lịch sử như lễ hội cồng chiêng,
làng nghề truyền thống. Ngoài ra bên cạnh Lâm Đồng là những điểm du lịch nổi tiếng
về du lịch biển như Phan Thiết, Nha Trang ở phía Nam và Bắc của Lâm Đồng, Ninh
Thuận với hệ thống Tháp Chàm ở Phía Đông đã đặt Lâm Đồng vào một không gian
du lịch hấp dẫn. Chính vì vậy, Lâm Đồng được coi là một trong những điểm du lịch
quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt của cả nước
Tất cả những điều kiện trên đã cho thấy vị trí quan trọng của Lâm Đồng trong hệ
thống các tuyến điểm du lịch của Tây Nguyên và có tầm quan trọng trong chiến lược
đối với ngành du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập khu vực.
Thứ hai, vị trí của du lịch quốc tế Lâm Đồng trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của Lâm Đồng
Theo số liệu Cục thống kê Lâm Đồng, mặc dù tỷ phần của kinh tế dịch vụ Lâm
Đồng chỉ chiếm khoảng trên dưới 35%, trong đó tỷ lệ này của cả nước là trên 40%
nhưng dịch vụ vẫn là ngành có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh.
Trong thời gian qua du lịch Lâm Đồng cũng đã có những bước phát triển nhất
định. Nếu năm 2005 tổng doanh thu xã hội từ du lịch đạt 1.405 tỷ đồng, thì đến năm
2009 doanh thu đã đạt 3.400 tỷ đồng và năm 2013 đạt trên 7.555 tỷ đồng. Như vậy tỷ
lệ tăng trưởng về doanh thu đạt khoảng 10- 30 %/năm, nộp ngân sách tăng lên hằng
năm. Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao,sự đóng góp của ngành du lịch là rất đáng kể.
Điều đó được thể hiện trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian
qua.
Đỗ Minh Tuấn Page 19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Tuy nhiên trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Lâm Đồng, Ủy
Ban Nhân Dân tỉnh đã quyết định chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng
ngành nông – lâm – thủy sản và tăng tỷ trọng kinh tế dịch vụ và công nghiệp xây
dựng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh phải được xây dựng trên cơ sở lợi thế so sánh của tỉnh.
Đặc biệt trong bối cảnh Lâm Đồng đang trở thành một điểm nóng trong phát
triển kinh tế của đất nước, việc tận dụng cơ hội phát triển du lịch và các ngành dịch vụ
có thể đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách, góp phần giải quyết những vấn đề xã
hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo.
1.3.2. Vì sao phải nâng tầm du lịch Lâm Đồng

Về kinh tế

 Thứ nhất là khai thác tiềm năng du lịch, hỗ trợ phát triển du lịch.
Tiềm năng sẽ vẫn mãi là tiềm năng nếu như nó không được đánh thức, không được
khai thác đúng cách. Những gì ta thấy ở Lâm Đồng chỉ là những cảnh quan thiên
nhiên với phong cảnh hữu tình, những hồ nước, con suối hiền hòa, những biệt thự,
ngôi chùa cổ kính… đó chỉ là viên kim cương thô chưa được gọt giũa một cách cẩn
thận, chưa được biết đến. Thông qua việc chương trình cải thiện dịch vụ du lịch và
tăng cường thu hút khách du lịch, chúng sẽ trở nên những viên kim cương vô giá được
nhiều người biết đến. Nếu có những chương trình hợp lý, trong một tương lai gần,
chúng ta sẽ thấy đằng sau những cảnh quan thiên nhiên phong cảnh hữu tình ấy là
những chuyến du lịch nghĩ dưỡng đầy hấp dẫn, còn đằng sau những hồ nước, con suối
hiền hòa, những biệt thự cổ kính ấy là những chuyến thưởng ngoạn cảnh vật và cơ hội
đắm mình cùng chốn linh thiên và quý tộc,… Đó chính là cách để tăng cường thu hút
khách du lịch và phát triển dịch vụ du lịch giúp đánh thức vẻ đẹp của cảnh vật quê
hương.
 Thứ hai là nâng cao giá trị dịch vụ du lịch, góp phần tăng doanh thu
Những tiềm năng phát triển du lịch ở Lâm Đồng là điều hiển nhiên không ai có thể
bác bỏ được, tuy nhiên những giá trị mang về từ du lịch thật sự chưa tương xứng với
tiềm năng của tỉnh. Một trong những lý do đó là vấn đề trong việc thu hút khách du
lịch, tiếp sau đó là chất lượng dịch vụ cung cấp. Hai vấn đề này có một mối quan hệ
Đỗ Minh Tuấn Page 20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
thân thiết với nhau, một dịch vụ tốt có chất lượng sẽ thu hút được nhiều khách du lịch
nhưng phải có một số lượng khách nhất định để có thể duy trì nó được. Dịch vụ cung
cấp có chất lượng và phong phú hơn thì số tiền chi tiêu của du khách mới cao hơn.
Hiện nay, du khách đến Lâm Đồng sẽ không thể nào tiêu được “nhiều tiền” bởi vì có
quá ít những dịch vụ cung cấp hay nếu có đi chăng nữa thì cũng quá sơ sài và không
đáp ứng yêu cầu của du khách, đặc biệt là khách du lịch có thu nhập cao và khách
quốc tế .
 Thứ ba là góp phần phát triển hoạt động du lịch một cách đồng bộ
Hiện nay, hoạt động thu hút khách du lịch còn quá yếu, thêm vào đó dịch vụ cung cấp
không tốt không đồng nhất, có thể gây những ấn tượng xấu trong lòng du khách. Hệ
thống cơ sở hạ tầng du lịch còn khá yếu kém chưa đáp ứng được ở mức cao của du
khách. Vấn đề được đặt ra đó là làm sao để có thể phát triển tất cả các thành phần dịch
vụ du lịch một cách đồng bộ để mang đến chất lượng hoạt động du lịch một cách toàn
diện nhất. Hơn nữa, việc cung cấp các dịch vụ phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thì sẽ
là một cách để giữ chân khách du lịch.

Về xã hội


 Thứ nhất, mở rộng giáo dục đào tạo, tạo việc làm cho lao động trong
ngành du lịch, góp phần giảm tệ nạn xã hội.
Lâm Đồng là một tỉnh dựa vào nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, với rau hoa và
những sản phẩm nông nghiệp khác. Vì thế, người dân Lâm Đồng chủ yếu sống dựa
vào nông nghiệp, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở các vùng
nông thôn. Thêm vào đó quá trình đô thị hóa đã khiến nhiều lao động trẻ di chuyển từ
nông thôn đến thành thị nhưng vẫn thất nghiệp. Việc phát triển dịch vụ du lịch nhằm
tăng cường thu hút khách du lịch là cơ hội để những người thất nghiệp có cơ hội tìm
được những việc làm . Vì vậy, việc phát triển dịch vụ du lịch giúp tạo nhiều việc làm
cho người dân. Thông qua đó, nó giúp mang đến cho người dân trong địa phương một
nguồn thu nhập đáng kể. Hơn thế nữa, điều này có thể phân bố lại thu nhập giữa các
vùng trong tỉnh, người có thu nhập thấp sẽ có cơ hội cải thiện nguồn thu của mình. Từ
Đỗ Minh Tuấn Page 21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
đó, việc phát triển dịch vụ du lịch giúp tỉnh Lâm Đồng xóa bỏ dần khoảng cách giàu
nghèo giữa các vùng nông thôn và thành thị.
 Thứ hai, tăng mức sống người dân, nâng cao sức khỏe và phúc lợi xã hội.
Nhờ vào việc tăng thu ngành du lịch và các ngành bổ trợ cho du lịch và đóng góp vào
ngân sách Nhà nước, dịch vụ du lịch phát triển không những có thể cải thiện đời sống
người dân mà còn đem đến những kết quả tích cực khác. Du lịch phát triển, đường
giao thông được mở rộng, hệ thống điện và truyền thông được bao phủ, cơ sở hạ tầng
được cải thiện và phát triển. Nhờ đó, đời sống người dân được nâng cao. Hơn nữa, du
lịch phát triển mang đến nguồn thu cho tỉnh nhà có thể triển khai nhanh các công trình
xây dựng cơ bản, giải ngân tốt các nguồn vốn đầu tư, phát triển các mặt văn hóa, xã
hội.
 Thứ ba, cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và hội nhập quốc tế.
Du lịch là một cơ hội học hỏi giao lưu không những đối với du khách quốc tế mà còn
đối với người dân địa phương. Du khách không chỉ mang đến ngoại tệ hay tiền bạc,
những gì họ mang đến còn nhiều hơn thế nhiều, họ mang theo cả kho tàng về lịch sự
văn hóa của quê hương họ, những phong tục tập quán từ các vùng khác nhau trên
khắp thế giới. Chính họ là những vị đại sứ thiện chí, là hình bóng của văn hóa xứ họ.
Lâm Đồng, một mảnh đất của Tây Nguyên nơi họ chỉ chú trọng vào nông nghiệp và
lâm nghiệp. Bởi thế, việc phát triển dịch vụ du lịch mang theo những cơ hội để người
dân địa phương tiếp cận những kiến thức về văn hóa từ các vùng khác nhau trên đất
nước Việt Nam và thế giới… Hoạt động du lịch phát triển cũng đồng nghĩa với những
cơ hội giao lưu của người dân được mở rộng.
1.3.3. Kinh nghiệm từ một số địa điểm du lịch nổi tiếng và bài học cho Lâm
Đồng
 Kinh nghiệm của Singapore
Singapore, được mệnh danh là con rồng và thành phố "sạch sẽ nhất" Châu Á, là
nơi bạn sẽ khám phá thấy được những truyền thống cổ xưa hòa hợp với xu thế phát
triển hiện đại.
Đỗ Minh Tuấn Page 22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Không náo nhiệt, ồn ã như một số thủ đô khác nhưng Singapore - đất nước nhỏ
bé và ngăn nắp, tinh tươm hàng năm luôn thu hút lượng du khách vượt xa dân số của
họ. Ở Singapore, đất đai quý đến mức có những con đường được làm trên nền đất bồi
mua từ các quốc gia láng giềng, vậy mà thành phố có rất nhiều khoảng xanh phủ
ngợp, dịu mát, trong lành. Du khách không bắt gặp cảnh ăn uống, nhậu nhẹt tưng
bừng nơi vỉa hè. Các điểm ăn nhậu bình dân thường được “giấu” vào các con phố nhỏ
hoặc khuất sau lùm cây xanh khiến vẻ ngoại cảnh thêm nét thanh tao.
Một nếp sống văn hóa được hình thành từ cả một quá trình lâu dài, nghiêm ngặt.
Những vi phạm như hút thuốc nơi không được phép, nhả kẹo cao su, xả rác bừa bãi, vi
phạm luật giao thông... bị xử phạt rất nặng. Thật khó thấy bóng dáng cảnh sát trên
đường phố nhưng ở đây không ít lần du khách được chứng kiến hình ảnh người qua
đường, có khi là một người già yếu lượm bỏ vô thùng rác vỏ bao thuốc, túi xốp... mà
ai đó sơ ý để rớt trên đường
Mạng lưới giao thông công cộng thật lý tưởng, ở các bến xe và đường phố tuyệt
đối không có cảnh đậu xe bừa bãi hay taxi giành giật khách, người dân không bị ám
ảnh bởi nạn ô nhiễm môi trường, kẹt xe... Những hình ảnh ấy gợi lên biết bao ước
muốn về một môi trường thiên nhiên, xã hội cần được gìn giữ, gây dựng ở quê nhà.
Thăm Singapore, không thể bỏ qua đảo Sentosa, nơi có nhiều điểm tham quan đặc
sắc, nơi có tượng sư tử biển, biểu tượng của đất nước. Chuyến đi trên xe monorail cho du
khách một cái nhìn toàn cảnh của Sentosa. Ở đây bên cạnh bãi biển đẹp, còn có Vườn
chim Jurong, Thế giới dưới nước và khu Nhạc nước, đặc biệt là Bảo tàng sáp...
Vườn chim Jurong rộng hơn 20ha, là vườn chim lớn nhất ở châu Á - Thái Bình Dương
với kiểu thiết kế đặc biệt rất giống với điều kiện cư trú thiên nhiên của các loài chim.
Ở đây còn có thác nước nhân tạo lớn nhất thế giới. Vườn chim là thiên đường
cho hơn 8.000 con chim của 600 loại. Một số con sống trong những “lồng” lưới khổng
lồ, số khác tự do bay lượn quanh du khách, nhưng chẳng bay đi xa bởi nơi đây con
người đã dành cho chúng một môi trường và sự chăm sóc quá lý tưởng. Show biểu
diễn thực sự độc đáo, hấp dẫn với hơn 100 con chim - những “tài tử” ngôi sao - vô
cùng dễ thương tại một nhà hát ngoài trời, tạo sức lôi cuốn đặc biệt với công chúng.
Đỗ Minh Tuấn Page 23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có những trận cười giòn giã khi xem những màn
diễn, đua tài của các loại chim quý hiếm, có chú chim vừa biết sủa tiếng chó..., biết
hỏi thăm sức khỏe du khách bằng tiếng Anh, tiếng Hoa...
Ở Bảo tàng đại dương, miền nhiệt đới của châu Á, nơi khám phá bí mật của đại
dương quy tụ tới 2.500 sinh vật biển của 250 loài, theo các băng chuyền lướt chầm
chậm qua một đường ngầm phủ kín trong suốt, du khách có dịp ngắm nghía những
chuyển động “bay lượn” của “cư dân” biển cả từ mọi góc độ... Những điểm tham quan
ấy, không chỉ đọng lại cảm xúc đẹp mà còn có cả bài học về bảo tồn và phát triển
thiên nhiên.
Ðêm buông xuống, cả ngàn người đổ về khu nhạc nước thưởng thức sô diễn
hoành tráng, độc đáo của các “vũ công nước”. Nương theo tiếng nhạc, những làn nước
được phun lên, đan kết, nhảy múa biến ảo trong ánh sáng rực rỡ muôn màu, cùng
những hình ảnh sống động tái hiện bằng ánh sáng laser. Ở đây du khách được nghe
những giai điệu đặc sắc của nhiều quốc gia và phần kết thú vị với truyền thuyết sư tử
biển - linh hồn của đảo Sentosa... Ðặt chân vào Bảo tàng sáp, dưới hình thức festival
hấp dẫn, người ta như bước vào chuyến du hành lý thú với nhiều hình ảnh được tái
hiện bằng những bức tượng sáp kích cỡ như người thật và rất sống động, từ gương
mặt, thân hình (đôi khi cử động), tới trang phục, âm thanh, khung cảnh và sự hỗ trợ
của khoa học kỹ thuật hiện đại tạo nên những hiệu ứng đặc biệt.
Phim, audio, video, được trình chiếu liên tục, do đó không có bóng dáng của
người thuyết minh nhưng bảo tàng vẫn hấp dẫn. Nếu cái nhìn toàn cảnh cho thấy một
đất nước văn minh, quy cũ thì ở các cuộc trình diễn, người xem không chỉ được giải
trí mà đọng lại còn là sự cảm phục về nét tinh tế, có tầm vóc và chiều sâu của những
người đã tạo dựng. Phải chăng, đó cũng là một trong những lý giải vì sao hàng năm số
du khách tham quan Singapore thường vượt trội so với cư dân của họ.
Những ngày ở Singapore, có thể cảm nhận được văn hóa nơi đây đã thấm sâu
vào các hoạt động du lịch và du lịch đã được quan tâm như một ngành kinh tế quan
trọng của quốc gia. Nơi đây không khai thác du lịch bằng các hình thức mua vui bằng
mọi giá mà quan tâm đến chất lượng dịch vụ qua những sáng tạo, nét độc đáo gắn với
Đỗ Minh Tuấn Page 24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
tầm vóc văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái. Singapore thật sự là một điểm đến
hết sức tuyệt vời cho những người mê du lịch.

Đất nước Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết
phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để
có những bước phát triển vượt bậc. Họ đã đầu tư cơ sở hạ tầng để biến nơi này
thành trung tâm du lịch lớn của Đông Nam Á như : Trung tâm y tế, hội thảo,
mua sắm,…


 Bài học từ cách làm du lịch của người Thái Lan
Du lịch Thái Lan có cú hích mạnh mẽ và trở thành “thỏi nam châm” thu hút du khách
khắp nơi trên thế giời nhờ chủ trương phát triển du lịch theo công thức “3S”, tức là
sun (mặt trời), sea (biển) và sex (tình dục) từ hơn 10 năm trước. Sự kết hợp này vấp
phải không ít tranh luận nhưng đã giúp nền công nghiệp không khói Thái Lan nhiều
năm liền đứng vào top 10 của thế giới về mức độ tăng trưởng.
Thế nhưng, ngay trong thời điểm thành công đó, ngành du lịch Thái Lan đã chứng
minh sự nhạy bén bằng cách nhanh chóng chuyển công thức “3S” thành “4S”, tức là
thêm scalpels (dao mổ - phát triển ngành phẫu thuật thẩm mỹ). Theo thống kê của
Tổng cục Du lịch Thái Lan, riêng chữ S cuối cùng (du lịch phẫu thuật thẩm mỹ) đã
thu hút mỗi năm gần nửa triệu du khách đến từ hai châu lục phát triển là châu Âu và
châu Mỹ.
Điều đáng nói là dù với công thức phát triển gì đi nữa thì ngành du lịch Thái Lan luôn
chú trọng đến công tác quảng bá qua các phương tiện truyền thông, mà Hội chợ Du
lịch - Thương mại - Truyền thông 2012 là một ví dụ. Khách mời của hội chợ khoảng
1.000 người đến từ 61 quốc gia, trong đó có gần 300 nhà báo. Trong gần một tuần, các
nhà báo được cung cấp đầy đủ thông tin, “sờ tận tay” những sản phẩm du lịch độc đáo
của Thái Lan và hẳn nhiên những thông tin này sẽ đến với du khách khắp nơi trên thế
giới.
năm 2011, khi cơn lũ lịch sử rút khỏi Bangkok thì ngay lập tức, Tổng cục Du lịch tổ
chức họp báo quốc tế để thông báo: “Nước lụt đã rút và Thái Lan sẵn sàng đón du
Đỗ Minh Tuấn Page 25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
khách đến tham quan trở lại”. Còn trước đó, sau cơn bạo loạn của phe áo đỏ tại
Bangkok và một số tỉnh, thành phố, đã có cuộc họp báo tương tự được tổ chức. Ông
Suraphon Svetasreni, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan đã chia sẻ với các
nhà báo: “Báo chí chính là người bạn đồng hành của chúng tôi trong sự nghiệp phát
triển ngành công nghiệp không khói nên chúng tôi không thể thiếu các bạn”.
Tuy nhiên, trước khi nhờ cơ quan truyền thông, có thể thấy ngành du lịch Thái Lan đã
làm rất tốt công tác hậu cần. Trong lúc nền kinh tế thế giới đang rơi vào suy thoái
ngày càng trầm trọng, sức mua của người tiêu dùng giảm sút mạnh, thì trong tháng 5-
2012, riêng tại Bangkok đã khai trương hàng chục đại siêu thị. Và với sự nỗ lực hết
mình của ngành du lịch trong việc thu hút du khách, các đại siêu thị này đều kín khách
trên khắp thế giới đổ về mua hàng hóa. Đại siêu thị Mega Bangna rộng gần
400.000m2 mỗi ngày có hơn 100.000 lượt khách đến mua sắm, hay đại siêu thị
Terimina 21 hoặc khu “chợ trời” AsiaTique vốn được cải tạo lại từ một thương cảng
nổi tiếng trong thế kỷ XV luôn đông kín du khách khắp nơi về tham quan và mua sắm.

Thái Lan đã có những sản phẩm du lịch hợp lý phù hợp với thế mạnh của mình
nhằm thu hút khách du lịch đồng thời công tác quảng bá và xúc tiến du lịch của
họ rất tốt, nên dù có bất ổn chính trị hay thiên tai lượng khách du lịch của họ
vẫn là niềm mơ ước của nền du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói
chung.

Đỗ Minh Tuấn Page 26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Bài học cho tỉnh Lâm Đồng
Thứ nhất: Giữa Chính phủ, địa phương và các doanh nghiệp phải thật sự có một
sự kết hợp đồng bộ để tạo nên một liên kết chặt chẽ nhằm phát triển toàn diện ngành
du lịch.
Thứ hai: Phải coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch cả về trình độ
nghiệp vụ lẫn quan điểm đạo đức. Không chỉ phải có nghiệp vụ chuyên môn cao mà
còn phải biết lắng nghe thấu hiểu khách du lịch, luôn luôn tôn trọng du khách và xem
trọng phương châm “khách hàng là thượng đế” để mang đến cho du khách một dịch
vụ tốt nhất có thể.
Thứ ba: Coi công tác phát triển du lịch là một quốc sách để ưu tiên đầu tư cho du
lịch cả về cơ chế, chính sách lẫn cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch
Thứ tư: Không chỉ phải biết tận dụng tối đa các tiềm năng du lịch nhân văn và tự
nhiên mà cần phải biết kết hợp tiềm năng du lịch với nhau để sáng tạo ra những sản
phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn
Thứ năm: Để thu hút được nhiều du khách và nhiều du khách biết đến thì cần
phải tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch hơn bao giờ hết, trên các ấn
phẩm phát miễn phí tại sân bay, nhà ga, bến xe để du khách có thêm nhiều thông tin
du lịch về nơi họ đến.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã khái quát lý luận chung về du lịch. Đồng thời cũng phân tích sơ bộ
các điều kiện giúp thu hút khách du lịch và đưa ra những bài học kinh nghiệm về thu
hút khách du lịch của các nước trong khu vực, từ đó rút ra bài học cho tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh đó giới thiệu đôi nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những tiềm năng
phát triển và sự cần thiết của việc phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Những lý
luận chung trong Chương 1 chính là nền tảng để phân tích thực trạng phát triển dịch
vụ du lịch ở Chương 2 và đề xuất giải pháp ở Chương 3.
Đỗ Minh Tuấn Page 27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH
LÂM ĐỒNG HIỆN GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 ? TỪ ĐÓ RÚT RA
THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI
2.1. Tình hình thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2013
2.1.1 Số lượt khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2009– 2013
Bảng 2.1 lượng khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2009 -2013
Đơn vị tính : nghìn người
Tổng khách
Khách nội địa (2) Khách quốc tế (3)
du lịch (1)
Năm Tỷ lệ
Số lượt Tốc độ Số lượt Tốc độ Số lượt Tốc độ (3) so
(người) tăng (%) (người) tăng (%) (người) tăng (%) với (1)
(%)
2009 2500 - 2370 - 130 - 5,20
2010 3115 19,74 2951,5 19,70 163,5 20,49 5,24
2011 3527 11,68 3345,8 11,78 181,2 9,76 5,14
2012 3937 10,41 3736,4 10,45 200,6 9,67 5,10
2013 4197 6,19 3968,5 5,85 228,5 12,21 5,44
( Nguồn : Sở văn hóa, thể thao và du lịch Lâm Đồng )
Đỗ Minh Tuấn Page 28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Theo số liệu của Sở văn hóa, thể thao và du lịch Lâm Đồng, lượng khách du lịch đến
tăng đều hơn 10% năm.Tuy nhiên đến năm 2013, lại chỉ tăng có hơn 6 %. Để hiểu rõ
vì sao ? Ta đi phân tích từng năm .
Năm 2009, thế giới vẫn còn đối mặt với tình hình bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh
tế vẫn còn cao và dịch cúm H1N1 trong nước diễn biến phức tạp, vì thế ngành du lịch
cũng trong tình trạng khó khăn chung , lượng khách nội địa đạt 2.370 ngàn lượt khách
, trong khi lượng du khách quốc tế là 130 ngàn lượt, chiếm 5,20% tổng lượng khách.
Sang năm 2010, lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng đã tăng 20,49% so với 2009,
lượng khách nội địa cũng tăng 19,70%. Điều này kéo tỉ lệ tăng trưởng du lịch năm
2010 19,74% đồng thời thu hút hơn 3 triệu lượt du khách đến tham quan. Trong khi
Lâm Đồng đang rơi vào nhiều thế bất lợi cho ngành du lịch như các tuyến đường
chính đến Đà Lạt-Lâm Đồng đều xuống cấp hoặc đang đang được sửa chữa nên ảnh
hưởng xấu đến tour của du khách, hồ Xuân Hương đang tháo khô nước, đời sống của
người dân đang khó khăn do lạm phát cao. Các nhà làm du lịch Lâm Đồng đã có
những chính sách hợp lý, việc tập trung triển khai nhiều giải pháp kích cầu du lịch
như giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhất là dịch vụ lưu trú, tăng cường
các sản phẩm du lịch... và đặc biệt là mở rộng liên kết du lịch với một số tỉnh thành.
Tuy nhiên, năm 2011, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng chỉ tăng 11,68%, lượng
khách quốc tế tăng 9,76% so với 2010, địa phương đã đón được hơn 3 triệu khách du
lịch nội địa. Có lẽ do trong năm 2011, tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, lạm phát
vẫn cao, đồng thời tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề nên tỷ lệ
tăng không cao mặc dù địa phương đã có nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá nhằm
thu hút du khách.
Năm 2012, du lịch Lâm Đồng thu hút 3.937 ngàn lượt khách, trong đó có hơn 200 ngàn
lượt khách quốc tế chiếm 5,1% tổng lượng khách và tăng 9,67% so với 2011. Lượng
khách nội địa tăng 10,48% so với 2011. Lâm Đồng đã đầu tư, nâng cấp và phát triển
nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch mới lạ và độc đáo. Nhờ đó đã góp phần nâng cao chất
lượng và hình ảnh của du lịch Lâm Đồng ,Lâm Đồng đã khai thác đúng thế mạnh du lịch,
kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái. Việc tổ chức các lễ hội văn hóa rất
Đỗ Minh Tuấn Page 29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
tốt nhưng chưa khai thác tốt tiềm năng của du khách và vẫn còn tình trạng “chặt
chém” du khách gây mất hình ảnh thân thiện của du lịch. Đặc biệt, nhiều khu điểm du
lịch chưa đầu tư nên các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, giao thông đi lại còn khó
khăn, giá trị cộng thêm của du lịch còn hạn chế…
Năm 2013, Lâm Đồng thu hút hơn 4 triệu lượt khách, trong đó có 228,5 ngàn lượt
khách quốc tế chiếm 5,44% tổng lượng khách và tăng 12,21% so với 2012. Lượng
khách nội địa chỉ tăng 6,19% so với 2012. Với tình hình kinh tế trong nước cũng như
quốc tế hiện vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, tuy vậy những sự kiện văn hóa
lớn của tỉnh và của quốc gia được tổ chức tại Đà Lạt (và một số tỉnh khác của Tây
Nguyên) lại là một điều kiện hết sức thuận lợi để địa phương thực hiện kích cầu nhằm
thu hút du khách. Đặc biệt, vào cuối năm 2013, trên địa bàn Lâm Đồng diễn ra nhiều
sự kiện văn hóa mang tầm quốc gia và có tính quốc tế là kỷ niệm 120 năm Đà Lạt
hình thành và phát triển, Festival hoa Đà Lạt lần thứ V và Năm Du lịch quốc gia 2014
Tây Nguyên - Đà Lạt. Tuy nhiên, hình ảnh du lịch Lâm Đồng trong thời gian gần đây
ít nhiều bị ảnh hưởng không tốt bởi kiểu kinh doanh chụp giựt như chèo kéo du khách,
lợi dụng lúc cao điểm để kinh doanh mang tính trục lợi bất chính, thậm chí “chủ nhà”
còn hành hung cả du khách…đây là điều cần chú ý.
4500
4000
3500
3000
2500
Tổng lượng khách du
2000 lịch đến Lâm Đồng
1500
1000
500
0
2009 2010 2011 2012 2013
Đỗ Minh Tuấn Page 30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ tăng bình quân hằng năm lượng khách du lịch đến Lâm Đồng
100%
90%
80%
70%
60%
50% Khách nội địa
40%
Khách quốc tế
30%
20%
10%
0%
2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 2.2 Sự so sánh lượng khách quốc tế so với lượng khách nội địa đến Lâm
Đồng giai đoạn 2009 - 2013
Qua biểu đồ 2.2 ta thấy, trong giai đoạn 2009 – 2013,lượng khách quốc tế đến Lâm
Đồng tuy có tăng có giảm trong các năm nhưng chưa vượt ngưỡng 10% tổng lượng
khách du lịch đến địa phương, 2009 chiếm 5,24%, nhưng đến năm 2013 chiếm 5,44%.
Lượng khách nội địa tăng hằng năm đều đặn, 94,76% tổng lượng khách năm 2009,
94,56% trong năm 2013. Nếu xét tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân trong mối
quan hệ so sánh giữa lượng khách du lịch nội địa đến và lượng khách quốc tế, ta thấy
chúng có những mối quan hệ tỷ lệ.
Tuy là mức tăng trưởng ngành du lịch hằng năm khá cao nhưng xét về tỷ trọng thì
lượng khách quốc tế là thấp so với khách nội địa. Đồng thời, những con số trên cũng
cho thấy sự bất ổn của ngành du lịch Lâm Đồng, không những chịu ảnh hưởng bởi
nhân tố bên ngoài, mà còn cho thấy yếu tố bên trong không bền vững. Cụ thể, tình
hình cho thấy một tồn tại rất nghiêm trọng trong ngành du lịch Lâm Đồng, đó là việc
chưa tạo ra được các địa điểm du lịch thật sự hấp dẫn cộng với dịch vụ du lịch còn hạn
chế.
Đỗ Minh Tuấn Page 31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Bảng 2.2: Bảng so sánh lượng khách du lịch đến tỉnh Lâm Đồng và một số trọng
điểm du lịch khác
Đơn vị tính : nghìn người
Địa phương 2009 2010 2011
Khách du lịch quốc tế nội địa quốc tế nội địa quốc tế nội địa
Khánh Hòa 341,01 1.238,25 385,21 1.457,94 440,09 1.739,92
TP Hồ Chí Minh 2.600 3.613 3.100 4.965 3.500 5.548
Đà Nẵng 300 1.050 319 1.770 500 1.850
Bình Thuận 222 1.978 250 2.250 300 2.502
Lâm Đồng 130 2370 163,5 2951,5 181,2 3345,8
Nguồn : Niêm giám thống kê các tỉnh : Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình
Thuận và sở văn hóa thể thao du lịch Lâm Đồng
Qua bảng trên chúng ta thấy, ngoài Thành Phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả
nước về lượng khách quốc tế và nội địa, bởi vì đây là trung tâm kinh tế, đầu mối giao
thông lớn. Khánh Hòa với Bình Thuận là 2 khu vực du lịch nổi tiếng về biển, Đà
Nẵng bao gổm cả du lịch biển và có cả du lịch đồi núi.
Lượng khách quốc tế cũa tỉnh Lâm Đồng có phần hạn chế so với các trọng điểm du
lịch khác, trong khi các trọng điểm khác đã hơn 200 nghìn lượt khách. Còn về lượt
khách du lịch nội địa thì tỉnh Lâm Đồng có thể nói là một trọng điểm du lịch nội địa
với hơn 3 triệu khách vào năm 2010 và gần 4 triệu lượt vào năm 2013.
Qua đó cho thấy Lâm Đồng cần có những chính sách hợp lý nhằm thu hút thêm lượng
khách quốc tế và nội địa , đồng thời nâng cao chất lượng, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch.
Đỗ Minh Tuấn Page 32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
2.1.2 Doanh thu ngành du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2011
Bảng 2.3 Doanh thu xã hội từ du lịch tỉnh Lâm Đồng
Đơn vị tính : tỷ đồng
2009 2010 2011 2012 2013
Doanh thu 3400 4500 6000 6690 7555
Tỉ lệ tăng (%) - 24,44 25 10.31 11,45
Nguồn : Sở văn hóa thể thao du lịch Lâm Đồng
Biểu đồ 2.3 Doanh thu xã hội từ du lịch tỉnh Lâm Đồng
Đơn vị tính : tỷ đồng
Trong giai đoạn 2009– 2013, doanh thu xã hội từ du lịch tăng liên tục qua các năm, từ
3400 tỷ đồng năm 2009 lên tới 7555 tỷ đồng năm 2013, tổng doanh thu năm 2013
tăng 2,22 lần so với 2009. Tốc độ tăng trong 2 năm 2010 và 2011 là rất cao trên 20%
, có thể là do thời kì này lạm phát cao nên doanh thu từ các dịch vụ phục vụ cho du
lịch cũng tăng theo, nhưng đến năm 2012 và 2013, tốc độ tăng doanh thu chỉ hơn 10
Đỗ Minh Tuấn Page 33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
% đó là nhờ vào các chính sách vĩ mô của nhà nước nên tỷ lệ lạm phát đã giảm đáng
kể, giá cả ổn định nên tốc độ tăng trưởng doanh thu có phần ổn định và vững chắc
hơn.
Biểu đồ 2.4 : Doanh thu thuần từ du lịch tỉnh Lâm Đồng so với các trọng điểm du lịch
khác.
Đơn vị tính : triệu đồng
Nguồn : Niêm giám thống kê các tỉnh
Doanh thu thuần ( doanh thu từ dịch vụ lưu trú và công ty du lịch lữ hành ) của tỉnh
Lâm Đồng tăng qua các năm nhưng tăng ở mức rất khiêm tốn so với các trọng điểm
du lịch khác như Khánh Hòa, Bình Thuận.
Bình Thuận được mệnh danh là vùng đất của Resort, Khánh Hòa với hệ thống vui
chơi phục vụ khách du lịch được đầu tư mạnh mẽ như Vinpearl… nên doanh thu
thuần cao còn Lâm Đồng thiếu hẳn dịch vụ vui chơi và resort nên doanh thu thuần khá
thấp cần đầu tư để thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa có thu nhập cao.
Đỗ Minh Tuấn Page 34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đối với hoạt động thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng
2.2.1.Tình hình xây dựng, mở rộng và nâng cấp dịch vụ du lịch của Lâm Đồng
giai đoạn 2005 – 2011
 Nguồn vốn đầu tư và phát triển du lịch
Theo báo cáo của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, tỉnh Lâm Đồng hiện có 34 danh
lam thắng cảnh, khu, điểm du lịch, trong đó có 18 danh lam, thắng cảnh cấp quốc gia
và địa phương. Đến nay, tổng vốn đầu tư các danh lam thắng cảnh và khu, điểm du
lịch đạt khoảng 800 tỷ đồng. Trong năm 2011 và 5 tháng đầu năm 2012, ước tính vốn
đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển sản phẩm du lịch đạt trên 250 tỷ đồng.
Bảng 2.4 Bình quân ngày lưu trú của khách du lịch tại Lâm Đồng
Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng số cơ Cơ sở 673 696 715 749 812
sở lưu trú
Ngày lưu trú Ngày 2,4 2,4 2,4 2,4 2,45
bình quân
Công suất sử % 56 55 59 58 58
dụng phòng
Nguồn : Sở văn hóa thể thao và du lịch Lâm Đồng
Bảng 2.5 Số lượng cơ sở lưu trú và số phòng trên địa bàn Lâm Đồng
ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013
Số cơ sở lưu trú cơ sở 673 696 715 749 812
Khách sạn từ 1-5 sao 85 118 173 202 254
Nhà nghỉ 588 578 542 547 558
Đỗ Minh Tuấn Page 35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Số phòng nghỉ phòng 11000 11416 11356 11975 12823
Nguồn : Sở văn hóa thể thao và du lịch Lâm Đồng
Số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2009 – 2013 tăng 139 cơ sở, trong đó
khách sạn tăng 169 cơ sở, nhà nghỉ giảm 30 cơ sở, tỉ lệ khách sạn chiếm 12,63% năm
2009 tăng lên 31,28% năm 2013.Số phòng nghỉ tăng 1823 phòng, khách sạn tăng gấp
2,98 lần so với năm 2009.
Công suất sử dụng phòng nghỉ trên 50%, một con số trung bình, chỉ gia tăng đột biến
vào các dịp lễ tết,địa phương cần chú trọng làm sao để du khách lưu trú lâu hơn và tỷ
lệ sử dụng phòng cao hơn, nhằm đem lại nguồn thu cho du lịch địa phương.
Lượng khách lưu trú có xu hướng gia tăng hàng năm hơn 20%, số ngày lưu trú bình
quân tăng từ 2,4 ngày năm 2009 lên 2,45 ngày lưu trú trong năm 2013.
Tuy nhiên, số cơ sở lưu trú hiện tại khó có thể đáp ứng được một lượng khách du lịch
tăng đột biến trong các dịp lễ tết nên xảy ra hiện tượng sốt phòng, tăng giá gây tâm lý
không tốt cho khách du lịch khi tham quan du lịch.
Bảng 2.6 Số cơ sở thương mại, du lịch, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng ( cá thể ) địa
bàn Lâm Đồng
2005 2008 2009 2010 2011
STT Tổng số 29.420 40.233 42.067 44.336 46.306
1 TP Đà Lat 7.766 11.062 11.485 12.684 13.372
2 TP Bảo Lộc 4.186 5.251 5.598 5.834 5.900
3 H Đam Rông 431 642 689 871 949
4 H Lạc Dương 180 383 372 500 493
5 H Lâm Hà 3.133 4.061 4.259 4.079 4.273
6 H Đơn Dương 2.384 2.521 2.633 2.844 3.345
7 H Đức Trọng 3.483 5.639 5.778 5.687 5.698
8 H Di Linh 2.635 4.043 4.362 4.677 4.751
Đỗ Minh Tuấn Page 36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
H Bảo Lâm 2.018 2.451 2.619 2.659 2.832
9
10 H Đạ Huoai 949 1.121 1.137 1.307 1.337
11 H Đạ Tẻh 1.322 1.518 1.590 1.592 1.726
12 H. Cát Tiên 1.364 1.541 1.572 1.602 1.630
Nguồn : Niêm giám thống kê tỉnh Lâm Đồng
 Về dịch vụ vận tải, mua sắm, vui chơi giải trí
Các doanh nghiệp vận tải lớn trên địa bàn tỉnh như : Phương Trang, Thành Bưởi đều
hoạt động rất tốt, không có tình trạng tăng giá chèn ép khách, luôn cố gắng nâng cao
chất lượng phục vụ làm cho khách hàng thỏa mãn. Sân bay Liên Khương đã nâng cấp
lên thành sân bay quốc tế, có thể đón các đoàn khách lớn cả trong và ngoài nước
nhưng hiện nay việc sử dụng vẫn chưa đạt hiệu quả. Hệ thống giao thông công cộng
bằng xe buýt được nâng cấp đến các điểm tham quan du lịch giúp giảm đáng kể tình
trạng xe dù, xe ôm chéo kéo khách du lịch .
Các khu, điểm du lịch có mức đầu tư lớn là Làng du lịch rừng Madagui, Trúc Lâm
Viên, thác Đatanla, khu du lịch thác Đam B’ri, Làng Cù Lần… Nhiều khu điểm du
lịch mới đưa vào hoạt động kinh doanh đã góp phần đa dạng các sản phẩm du lịch .
Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình hình quản lý, đầu tư và khai thác danh lam thắng
cảnh, khu điểm du lịch tại Lâm Đồng vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều khu, điểm du lịch
trở nên nhàm chán, đơn điệu và hoạt động kém hiệu quả do chỉ tập trung khai thác mà
không được đầu tư phát triển và tiếp thị, quảng bá. Một số khu, điểm du lịch chưa
thực hiện công tác lập quy hoạch và triển khai quy hoạch chưa đúng quy trình và chưa
đúng luật. Do đó, khi khai thác kinh doanh thì nhiều sản phẩm du lịch không phù hợp
với di tích danh lam thắng cảnh và thị hiếu của du khách. Các sản phẩm du lịch còn
đơn điệu, trùng lắp và không phù hợp. Đặc biệt, các đơn vị được giao quản lý, khai
thác danh thắng chưa chú trọng đến việc tôn tạo, đầu tư mang tính chiến lược, định
hướng lâu dài. Nhiều khu, điểm du lịch lạm dụng việc bán quà lưu niệm, quần áo và
các loại dược liệu không có nguồn gốc rõ ràng. Nhiều di tích bị xuống cấp ảnh hưởng
đến việc khai thác giá trị thương hiệu của danh thắng như hồ Than Thở bị bồi lắng
Đỗ Minh Tuấn Page 37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
nhiều, thác Cam Ly ô nhiễm nghiêm trọng, thác Ponguor, Gougah, thác Voi, thác Bảo
Đại… bị ảnh hưởng nguồn nước do thuỷ điện, khai thác khoáng sản …
Dịch vụ mua sắm là một trong những dịch vụ góp phần vào doanh thu du lịch rất lớn,
dịch vụ này đang được quan tâm lớn trong thời gian gần đây nhằm tránh tình trạng
chặt chém khách du lịch, cụ thể là Trung tâm thương mại Đà Lạt , siêu thị Big C,
…được đầu tư khá tốt nhằm phục vụ du khách một cách tốt nhất.
Thiếu hẳn dịch vụ vui chơi giải trí tại Lâm Đồng, một nơi để tiêu tiền của khách du
lịch nên cần có các khuyến khích đầu tư các dự án vui chơi giải trí có chất lượng cao
như Vinpearl, ….nhằm phục vụ khách du lịch có thu nhập .
2.2.2.Tình hình phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.
Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nguồn nhân lực ngành du lịch Lâm Đồng qua các giai đoạn
2010- 2012
qua đào tạo
chưa qua đào tạo
Đỗ Minh Tuấn Page 38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Trước đây, lao động trong ngành Du lịch ở Lâm Đồng chỉ có khoảng 35- 45% qua đào
tạo. Trong vòng 3 năm nay (2010-2012) tỉ lệ này tăng lên 60%, nhờ sự liên kết với
Đại học Đà Lạt, Đại học Yersin và 4 trường cao đẳng khác.
Ngành du lịch tỉnh đang phấn đấu đến năm 2015, có 85-90% nhân lực được qua đào
tạo và có cấp chứng chỉ nghề. Yêu cầu của đào tạo là phải tạo ra nguồn nhân lực có
năng lực làm việc thực sự, đào tạo nghiêng về thực hành chứ không chỉ trên lý thuyết.
Mặc dù chỉ là đào tạo nghề ở bậc sơ cấp và trung cấp cho các cơ sở có quy mô vừa và
nhỏ, nhưng giảng viên đều đã có sự trải nghiệm thực tế.
Theo thống kê năm 2011, toàn tỉnh có khoảng 8.000 lao động đang làm việc tại các
đơn vị kinh doanh du lịch; trong đó, có 5.500 lao động đang làm việc trong lĩnh vực
lưu trú, 800 lao động trong lĩnh vực lữ hành - vận chuyển và 1.700 lao động trong các
khu, điểm du lịch. Hiện Lâm Đồng có 6 trường đào tạo nhân lực cho ngành du lịch từ
bậc công nhân lành nghề đến đại học, hàng năm cung cấp hơn 500 cử nhân và khoảng
1.500 lao động trung - sơ cấp. Nguồn nhân lực này tuy có kiến thức, có lý thuyết,
nhưng vẫn phải huấn luyện về khả năng thích ứng với môi trường làm việc, quản trị
chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ...
Định hướng trong thời gian tới của ngành Du lịch Lâm Đồng là các đơn vị phải tự đào
tạo kỹ năng cho nhân viên của mình. Vấn đề đào tạo nhân lực được ngành du lịch đặc
biệt quan tâm không phải là đi tắt đón đầu mà là giải quyết lỗ hổng do sự phát triển
quá nhanh về số lượng của các cơ sở du lịch dẫn đến thiếu quy mô, thiếu kỹ năng,
thiếu chiều sâu.
2.2.3.Tuyên truyền quảng bá.
Trong thời gian qua công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch đã được tỉnh chú trọng và
ngày càng đầu tư nhiều kinh phí và cũng đã có những kết quả hết sức khả quan. Tuy
đã có nhiều cố gắng nhưng công tác tuyên truyền quảng bá du lịch vẫn còn nhiều hạn
chế và chưa được như kì vọng.
Đỗ Minh Tuấn Page 39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Lâm Đồng tham gia các kỳ hội chợ trong nước và quốc tế: triển lãm du lịch quốc tế
ITE tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các hội chợ trong nước như Hà Nội, Huế,…đặc
biệt, ngành du lịch tinh đã phối hợp với các phương tiện trung ương và địa phương
như : các cơ quan báo đài của tỉnh, đài truyền hình việt nam, đài truyền hình Thành
Phố Hồ Chí Minh…cùng một số báo điện tử để thường xuyên cập nhật, giới thiệu,
cung cấp nhiều thông tin, hình ảnh về du lịch địa phương.
Xây dựng các cơ sở quảng bá và xúc tiến du lịch tại một số địa điểm trong và ngoài
nước, tổ chức cho các đoàn của tỉnh đi tham quan và khảo sát thị trường du lịch.
Xây dựng, duy trì website về du lịch của địa phương, chủ yếu là tiếng Việt, tiếng Anh.
Xây dựng và phát hành một số ấn phẩm (hướng dẫn du lịch, tập gấp du lịch, bản đồ du
lịch,...). Một số trung tâm xuất bản bản tin du lịch định kỳ theo tháng/quý.
Liên kết với nhiều đối tác để quảng bá du lịch như: các trung tâm XTDL của các địa
phương khác, các hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp lữ hành,...
2.3. Điều tra cảm nhận khách du lịch
Nguồn : Đề tài khoa học cấp bộ: khảo sát ý kiến khách du lịch nước ngoài về những
điểm yếu – điểm mạnh của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. Trường đại học Đà Lạt.
 Đối tượng nghiên cứu
Khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt, cụ thể là khách du lịch quốc tế( tuổi từ 16 trở lên )
ở tại các khách sạn ở các khách sạn trên địa bàn và các điểm du lịch của thành phố Đà
Lạt. Ngoài ra, chúng ta cũng điều tra một số người nước ngoài đang sinh sống và làm
việc tại địa phương, đây là những người có trình độ học vấn cao, có thời gian ở Đà Lạt
tương đối dài nên có cái nhìn sâu hơn về Đà Lạt.
 Phương pháp thu thập mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp gửi bảng câu hỏi để khách tự điền vào. Thời gian
khảo sát trải đều từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2010. Số phiếu được thực hiện là : 162
phiếu, sau khi sàng lọc các phiếu không hợp lệ, số phiếu được chấp nhận và đưa vào
xử lý là: 146 phiếu.
Đỗ Minh Tuấn Page 40
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Bảng 3.1 : Cơ cấu đối tượng khào sát
Số
người %
Giáo sư 18 12,3
Kỹ sư 13 8,9
Khoa học 2 1,4
Kinh doanh 31 21,2
Ngành Nghề
Thất nghiệp 8 5,4
Nghề tự do 7 4,8
Sinh viên 31 20,5
Hưu trí 6 4,1
Công sở 18 12,3
Khác 13 8,9
Khách sạn cao
cấp 10 6,8
Resort-4 sao 12 8,2
Nơi lưu trú ở Đà 3 sao 20 13,7
Lạt
2 sao 28 19,2
Nhà nghỉ 62 42,5
Khác 14 9,6
 Xây dựng mô hình nghiên cứu
Ngoài mục đích thống kê mô tả về động cơ, thái độ và mức độ hài lòng của du khách
nước ngoài, chúng ta cũng đặt vấn đề tìm hiểu sâu hơn một số đặc điểm tiêu dùng của
khách. Việc nghiên cứu dựa trên một số vấn đề quan tâm chính như sau :

Vấn đề 1: Khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt chủ yếu trong một tour dài ngày qua
nhiều điểm ở Việt Nam.

Đỗ Minh Tuấn Page 41
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương

Vấn đề 2: Du khách nước ngoài thích các điểm văn hóa lịch sừ và vùng biển hơn
vùng núi.



Vấn đề 3: Du khách nước ngoài hài lòng với du lịch Đà Lạt



Vấn đề 4: Du khách có thu nhập cao có mức độ hài lòng với du lịch Đà Lạt cao
hơn du khách trẻ tuổi.



Kết quả khảo sát



Đánh giá chung về du lịch Đà Lạt

Trái với suy luận của nhiều người cho rằng du lịc Đà Lạt không thu hút khách du lịch
nước ngoài, có thể thấy rằng du lịch Đà Lạt vẫn có vị trí riêng với những đối tượng du
khách nhất định thể hiện ở kết quả 54,9% du khách bày tỏ sự hài lòng với chuyến đi
và 21,5% cho biết rất hài lòng. Đây là một tín hiệu đáng mừng rằng du lịch Đà Lạt có
nhiều tiềm năng thu hút khách nước ngoài. Kết quả cũng cho thấy du lịch Lâm Đồng
trọng tâm Thành Phố Đà Lạt cũng chưa để lại ấn tượng mạnh, những cảm nhận sâu
sắc hoặc trải nghiệm khác biệt để thôi thúc họ trở lại những lần sau hoặc giới thiệu,
tuyên truyền cho người khác về điểm du lịch này. Do vậy, ngành du lịch địa phương
đang rất cần tìm ra những yếu tố độc đáo riêng của mình và làm nổi bật hơn nữa
những lợi thế vốn có của mình.
Đỗ Minh Tuấn Page 42
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương

Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch Đà Lạt

Nhìn chung, khi đánh giá về chất lượng dịch vụ du lịch Đà Lạt khá đồng đều và ở mức
tương đối hài lòng. Yếu tố được đánh giá cao hơn cả là sự thiện cảm với người dân
địa phương. Yếu tố chất lượng khách sạn, cảnh quan văn hóa và cảnh quan địa
phương cũng được đánh giá làm hài lòng du khách. Những yếu tố như mua sắm, các
hoạt động giải trí và dịch vụ ăn uống được đánh giá thấp hơn.

Loại hình du lịch mong muốn

Đa số du khách lựa chọn loại hình du lịch mà họ mong muốn là du lịch tham quan
ngắm cảnh, du lịch miền núi và du lịch văn hóa. Những hình thức du lịch mạo hiểm và
du lịch sinh thái rất được quan tâm nhưng cũng khá kén đối tượng. Du lịch sức khỏe
và MICE chưa được sự quan tâm của du khách.

Chi phí

Đa số du khách nhận xét mức giá cả các chi phí du lịch như : khách sạn, hàng lưu
niệm, phí tham quan, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí .. nhìn chung là vừa
phải (chiếm khoảng 50-60%) trong các câu trả lời.
Tình trạng dịch vụ hạn chế, không có cơ hội để khách tiêu tiền là tình trạng chung của
du lịch Đà Lạt nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung. Ngoài những chi phí
cơ bản thì không chi trả gì thêm. Các hoạt động giải trí về đêm chủ yếu là đi dạo, tham
quan thành phố nên mỗi quốc gia cần có những hướng riêng để nâng cao thu nhập của
du khách. So với các nơi khác trong nước, giá phòng khách sạn và giá dịch vụ ở Đà
Lạt thuộc loại cao. Việc không thống nhất và niêm yết giá ở nhiều nơi cũng làm cho
du khách bất bình.

Điểm du lịch

Tỷ lệ khách trả lời chưa đến một địa điểm lên tới 65,5%. Có thể lý giải một số nguyên
nhân : Do thời gian lưu trú ngắn nên không có nhiều thời gian tham quan nhiều điểm.
Khách chủ yếu tham quan các khu vực trung tâm thành phố, hoặc là những điểm tham
quan không đủ sức hấp dẫn du khách. Trong các câu trả lời của du khách, nhìn chung
du khách không hài lòng với các điểm du lịch này, tỷ lệ thích và rất thích là thấp.
Đỗ Minh Tuấn Page 43
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương
Du khách cũng phản ánh về tình trạng nghèo nàn về dịch vụ ở một số điểm du lịch.
Cảnh tuy đẹp nhưng dịch vụ không nhiều, có nơi chỉ bổ sung một vài chuồng thú. Một
số đơn vị không linh hoạt trong dịch vụ.

Hình thức giải trí

Những hình thức giải trí phổ biến tại Đà Lạt là tham quan thành phố, uống cà phê,
quán Bar và nhìn chung khách hài lòng với những hoạt động này. Những hình thức
leo núi, thăm làng dân tộc, lễ hội cồng chiêng cũng có tỉ lệ khách hài lòng cao nhưng
chưa nhiều du khách biết đến. hoạt động mua sắm khách quan tâm nhưng tỷ lệ hài
lòng thấp.

Một số ý kiến đóng góp của du khách

Thông tin du lịch: Nhiều người cho biết họ có rất ít thông tin về du lịch Đà Lạt trước
khi đến đây. Nhiều du khách không tìm được các thông tin trên các phương tiện
truyền thông, nhất là internet. Trên các wedsite thông tin du lịch Đà Lạt chỉ mới dừng
lại ở mức giới thiệu chung chung chứ chưa có những thông tin cụ thể về chất lượng,
tiêu chuẩn, giá cả các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng. Và khi đến đây, nhiều du
khách lúng túng trong việc tìm thông tin du lịch địa phương, cần có trung tâm du lịch
địa phương và bản đồ hướng dẫn du lịch miễn phí cho du khách .
Du khách nước ngoài yêu thích cảnh đẹp tự nhiên của Đà Lạt, nhiều người bày tỏ
mong muốn Đà Lạt giữ được những cảnh đẹp tự nhiên và phong cách kiến trúc Pháp,
tránh đô thị hóa.
Đặc biệt du khách nước ngoài rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh. Một số du khách cảm
thấy không hài lòng khi thấy đi giữa những cảnh đẹp thiên nhiên mà thấy nhiều vỏ
chai hoặc rác. Cần tăng cường giáo dục về vấn đề vệ sinh, đặt thêm thùng rác nơi
cong cộng.
Thời gian di chuyển đến Đà Lạt còn dài. Ở Đà Lạt chưa có nhiều các tuyến xe buýt
kết nối các điểm du lịch. Một số trường hợp người lái xe ôm quá lôi kéo khách.
Đỗ Minh Tuấn Page 44
Khóa luận Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng Đến năm 2020.doc
Khóa luận Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng Đến năm 2020.doc
Khóa luận Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng Đến năm 2020.doc
Khóa luận Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng Đến năm 2020.doc
Khóa luận Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng Đến năm 2020.doc
Khóa luận Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng Đến năm 2020.doc

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Khóa luận Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng Đến năm 2020.doc

Ähnlich wie Khóa luận Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng Đến năm 2020.doc (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Tìm Hiểu Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Làng Gốm Chu Đậu - Hải Dương Theo Hư...
Tìm Hiểu Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Làng Gốm Chu Đậu - Hải Dương Theo Hư...Tìm Hiểu Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Làng Gốm Chu Đậu - Hải Dương Theo Hư...
Tìm Hiểu Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Làng Gốm Chu Đậu - Hải Dương Theo Hư...
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Hà Ðạt.docx
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Hà Ðạt.docxGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Hà Ðạt.docx
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Hà Ðạt.docx
 
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Vân Đồn - Qu...
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Vân Đồn - Qu...Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Vân Đồn - Qu...
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Vân Đồn - Qu...
 
luan van thac si giai phap nang cao chat luong dich vu vui choi tai khu du lị...
luan van thac si giai phap nang cao chat luong dich vu vui choi tai khu du lị...luan van thac si giai phap nang cao chat luong dich vu vui choi tai khu du lị...
luan van thac si giai phap nang cao chat luong dich vu vui choi tai khu du lị...
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu luận Phân tích xu hướng toàn cầu hóa và thách thức đối với ngành du lịch...
Tiểu luận Phân tích xu hướng toàn cầu hóa và thách thức đối với ngành du lịch...Tiểu luận Phân tích xu hướng toàn cầu hóa và thách thức đối với ngành du lịch...
Tiểu luận Phân tích xu hướng toàn cầu hóa và thách thức đối với ngành du lịch...
 
Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2...
Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2...Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2...
Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2...
 
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
 
luan van thac si phat trien du lich van hoa tai quang ngai
luan van thac si phat trien du lich van hoa tai quang ngailuan van thac si phat trien du lich van hoa tai quang ngai
luan van thac si phat trien du lich van hoa tai quang ngai
 
Báo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơn
Báo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơnBáo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơn
Báo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơn
 
Đề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAYĐề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAY
 
Đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu- Hải Dương t...
Đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu- Hải Dương t...Đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu- Hải Dương t...
Đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu- Hải Dương t...
 
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Trà Cổ 9 Điểm.doc
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Trà Cổ 9 Điểm.docKhóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Trà Cổ 9 Điểm.doc
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Trà Cổ 9 Điểm.doc
 
Du lịch sinh thái và thực tế phát triển ở Việt Nam
Du lịch sinh thái và thực tế phát triển ở Việt NamDu lịch sinh thái và thực tế phát triển ở Việt Nam
Du lịch sinh thái và thực tế phát triển ở Việt Nam
 
Luận Văn Nghi Lễ Cày Tịch Điền Đọi Sơn Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Với Phát Tr...
Luận Văn Nghi Lễ Cày Tịch Điền Đọi Sơn Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Với Phát Tr...Luận Văn Nghi Lễ Cày Tịch Điền Đọi Sơn Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Với Phát Tr...
Luận Văn Nghi Lễ Cày Tịch Điền Đọi Sơn Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Với Phát Tr...
 
Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại tỉnh phongsaly, cộng ho...
Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại tỉnh phongsaly, cộng ho...Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại tỉnh phongsaly, cộng ho...
Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại tỉnh phongsaly, cộng ho...
 
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...
 

Mehr von Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

Mehr von Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docxPhân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docxMột số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.docGiải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
 
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
 
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
 
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
 
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docxHoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
 
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
 
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
 
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
 
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
 
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
 
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.docHoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
 
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
 
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
 
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docxBáo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
 

Kürzlich hochgeladen

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Kürzlich hochgeladen (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Khóa luận Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng Đến năm 2020.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, người viết xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô giáo của Trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh ( HUTECH) đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức bổ ích làm nền tảng cho khóa luận. Người viết cũng xin cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng đã giúp đỡ trong việc cung cấp tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt thời gian qua. Do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như kiến thức, nên dù đã cố gắng hết sức, khóa luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và những độc giả quan tâm đến đề tài này để những giải pháp mà người viết nêu ra mang tính khả thi và hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Đỗ Minh Tuấn Đỗ Minh Tuấn Page 1
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC Chương 1: Lý thuyết về du lịch ? Tổng quan về du lịch ? Tại sao phải nâng tầm du lịch Lâm Đồng ? 1.1Tổng quan về du lịch.........................................................................................................................7 1.1.1 Các khái niệm cơ bản......................................................................................................7 1.1.1.1. Du lịch………………………………………...................................8 1.1.1.2. Khách du lịch quốc tế…………………………............................... 9 1.1.1.3. Khách du lịch nội địa..................................................................................10 1.1.2. Các đặc điểm của du lịch.............................................................................................11 1.1.3. Các xu hướng du lịch phổ biến hiện nay..............................................................11 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đên khách du lịch...............................................................12 1.2. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng.......................................................... 14 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................... 14 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................... 15 1.2.3. Tài nguyên du lịch..........................................................................................................15 1.3. Sự cần thiết phải phải nâng tầm du lịch Lâm Đồng......................................................18 1.3.1. Vị trí của du lịch Lâm Đồng trong chiến lược phát triển du lịch cả nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương..........................................................18 1.3.2. Vì sao phải nâng tầm du lịch Lâm Đồng..............................................................20 Đỗ Minh Tuấn Page 2
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương 1.3.3. Kinh nghiệm từ một số địa điểm du lịch nổi tiếng và bài học cho Lâm Đồng ............................................................................................................................................................... 23 Chương 2: Phân tích thực trạng ngành du lịch Lâm Đồng hiện giai đoạn 2005 - 2011 ? Từ đó rút ra thành quả đạt được, hạn chế còn tồn tại 2.1. Tình hình thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2011 .............................................................................................................................. 28 2.1.1 Số lượt khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2013............................. 28 2.1.2 Doanh thu ngành du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2013........................ 33 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đối với hoạt động thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng .............................................................................................................................35 2.2.1.Tình hình xây dựng, mở rộng và nâng cấp dịch vụ du lịch của Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2013......................................................................................................... 35 2.2.2.Tình hình phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng............................................................................................................................. 38 2.2.3.Tuyên truyền quảng bá........................................................................................ 39 2.3. Điều tra cảm nhận khách du lịch……………………………………................ 40 2.4. Nhận xét chung………………………………………………………................ 48 2.4.1. Thành tựu……………………………………………………………................ 45 2.4.2. Hạn chế………………………………………………………………………...47 Chương 3: xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 3.1. Quan điểm, mục tiêu phấn đấu và định hướng nâng tầm du lịch Lâm Đồng đến năm 2020.......................................................................................................................................................50 3.1.1. Định hướng du lịch Lâm Đồng đến năm 2020.................................................................50 3.1.2. Quan điểm .........................................................................................................................................52 Đỗ Minh Tuấn Page 3
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương 3.1.3 Mục tiêu phấn đấu.............................................................................................. 52 3.1.4 Cơ hội và thách thức trong việc thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng năm 2020 .............................................................................................................................. 53 3.1.4.1 Cơ hội............................................................................................................... 53 3.1.4.2 Thách thức........................................................................................................ 53 3.2. Các giải pháp nâng tầm du lịch Lâm Đồng đến năm 2020................................ 54 3.3. Một số kiến nghị……………………………………………………………....... 64 Danh sách các bảng sử dụng Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh Tài liệu tham khảo
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH ? TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH ? VÌ SAO PHẢI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG ? 1.1Tổng quan về du lịch 1.1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Du lịch Du lịch từ lâu đã trở thành một đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, thật khó để tìm được một khái niệm thống nhất về du lịch, bởi khi tiếp cận những cách thức và góc độ khác nhau, ta lại có những khái niệm khác nhau về du lịch - Tiếp cận trên góc độ người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị . Nó vừa là cơ hội để du khách tìm kiếm những kinh nghiệm sống mới vừa là một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày tháng làm việc căng thẳng. - Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của người đi du lịch . Du lịch được xem như là một cơ hội kinh doanh để tạo ra lợi nhuận. - Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng để phục vụ du khách, thông qua đó tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương . - Tiếp cận trên góc độ của cộng đồng dân sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội, vừa đem lại cơ hội tìm hiểu văn hóa vừa giúp giải quyết vấn đề việc làm tại địa phương . Người viết xin đơn cử hai khái niệm tiêu biểu để có thể có một cái nhìn tổng quát nhất về du lịch Đỗ Minh Tuấn Page 8
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Thứ nhất, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), một tổ chức quốc tế trực thuộc Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến du lịch của toàn thế giới, “Du lịch là đi đến một một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian rỗi. Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi giải trí thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng ngoại trừ những mục đích kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường khác hẳn nơi định cư” . Thứ hai, theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” . 1.1.1.2. Khách du lịch quốc tế : Có khá nhiều khái niệm về khách du lịch quốc tế: - Khái niệm của Liên hiệp các quốc gia (League of Nations): Năm 1937, Liên hiệp các quốc gia đưa ra khái niệm về “khách du lịch nước ngoài ”: “khách du lịch nước ngoài là bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ” . - Khái niệm về khách du lịch được chấp thuận tại Hội nghị tại Rôma (Ý) do Liên hiệp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế năm 1963: “Khách du lịch quốc tế” là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ” . - Khái niệm của Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989: “Khách du lịch quốc tế” là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó khách trở về nơi ở thường xuyên của mình” . Đỗ Minh Tuấn Page 9
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương - Tại khoản 3, điều 34, Chương V, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, “khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” . Khách du lịch quốc tế sẽ không bao gồm những người sau:  Những người qua lại biên giới thường xuyên, bao gồm cả những người khách đi cùng với họ;  Những người sống gần biên giới nhưng làm việc ở nước bên kia biên giới;   Những quan chức ngoại giao, lãnh sự và thành viên các lực lượng vũ trang được phân công đến một nước khác, bao gồm cả tùy tùng và những người đi cùng;  Những người tị nạn hoặc sống du mục;   Những người quá cảnh không chính thức nhập cư vào một nước, chẳng hạn những hành khách máy bay chỉ ở trong phòng chờ chuyển tiếp trong một thời gian ngắn, hoặc những hành khách tàu thủy không được phép lên bờ, bao gồm cả những người được chuyển tải trực tiếp từ sân bay đến các địa điểm khác. 1.1.1.3. Khách du lịch nội địa: Theo quy chế quản lý lữ hành của tổng cục du lịch Việt Nam.” Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam ra khỏi nơi ở không quá 12 tháng đi du lịch, thăm người thân, kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”. Theo luật du lịch việt nam điều 34 chương V “ khách du lịch nội địa là công dân việt nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”. 1.1.2. Các đặc điểm của du lịch  Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp: xuất phát từ nhu cầu tổng hợp về đi lại, ăn ở , tham quan, giải trí, mua sắm, và các nhu cầu khác trong chuyến đi và tại điểm đến du lịch. Cho nên đòi hỏi phải có nhiều ngành nghề khác nhau cung ứng các hàng hóa và dịch vụ cho khách để đáp ứng các nhu cầu nói trên. Do vậy ngành Đỗ Minh Tuấn Page 10
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương du lịch sẽ bao gồm các tổ chức và doanh nghiệp khác nhau như công ty lữ hành, khách sạn, đơn vị vận chuyển, ngân hàng, bưu điện, y tế.  Du lịch là ngành dịch vụ: du lịch được xếp váo nhóm ngành sản xuất phi vật chất mặc dù trong ngành vẫn tồn tại một bộ phận sản xuất ra các sản phẩm hữu hình ( như sản phẩm ăn uống, đồ lưu niệm,…) nhưng doanh thu từ bộ phận này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập từ du lịch. Nhận thức được đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ và các ứng xử thích hợp trong kinh doanh dịch vụ là những vấn đề cơ bản đặt ra trong ngành và các doanh nghiệp du lịch.   Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh: du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế lớn đối với một số quốc gia. Đối với một số quốc gia, du lịch thường chiếm một trong ba vị trí hàng đầu của các ngành kinh tế chủ yếu ở quốc gia  đó. Số lượng người đi du lịch ngày một tăng trong phạm vi toàn thế giới.   Du lịch là ngành kinh tế có tính chất thời vụ: hoạt động du lịch nói chung vẫn mang tính chất thời vụ do đặc điểm thời vụ của cung và cầu du lịch. Đặc điểm này làm cho chính phủ của các quốc gia và các doanh nhân phải cân nhắc một cách thận trọng việc phát triển ngành du lịch.   Du lịch là ngành công nghiệp không biên giới: du lịch có tính chất hướng ngoại vì bản chất của hoạt động du lịch là sự vận chuyển ra khỏi phạm vi ranh giới hoặc biên giới quốc gia và cả do xu thế toàn cầu hóa về kinh tế là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến tính chất quốc tế hóa của ngành du lịch trên cả phương diện cung và cầu du lịch. 1.1.3. Các xu hướng du lịch phổ biến hiện nay Một số xu hướng du lịch phổ biến trên thế giới được khách du lịch ưa thích, chẳng hạn như: 4S: SEA + SUN+ SAND +SHOP: bao gồm tắm biển, phơi nắng, đi dạo bãi biển và mua sắm. 3F: FLOWRE +FAUNA + FOLKLORE: bao gồm đi xem các động vật quí hiếm, thực vật quí hiếm và tìm hiểu văn hóa dân gian đặc sắc. Đỗ Minh Tuấn Page 11
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương 3S: SIGHTSEEING + SPORT + SHOPPING: bao gồm đi chiêm ngưỡng và thưởng thức các cảnh đẹp, tham gia các môn thể thao mạo hiểm, và đi dạo phố kết hợp mua sắm. 5H: HOSPITALITY + HONESTY + HERITAGE + HISTORY + HEROIC: khách du lịch thường tìm đến các địa điểm du lịch mà ở đó người hiếu khách, chân thật, có nhiều di sản, bề dày lịch sử và truyền thống anh hùng để tìm hiểu. Ngoài ra còn có loại hình du lịch đã phổ biến trên thế giới nhưng chưa phát triển ở nước ta như: Du lịch thời trang . Hình thức điện ảnh đi trước du lịch theo sau: ví dụ như thăm trường quay, rạp chiếu phim công nghệ cao, gặp gỡ thần tượng điện ảnh…tại Hollywood. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách du lịch  Thứ nhất là tính thời vụ đến hoạt động du lịch Đối với du khách, tính thời vụ làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Vào mùa du lịch chính, du khách tập trung quá đông tại các điểm du lịch, vùng du lịch làm giảm chất lượng phục vụ cho du khách. Tác động của tính thời vụ vào hoạt động du lịch là rất lớn, như với mùa hè du lịch , biển rất phát triển, nhưng đến 3 mùa còn lại thì rất vắng khách. Nhưng ngược lại, với khách quốc tế đến Việt Nam thì mùa đông lại là mùa đông khách nhất, các điểm đến cho mùa đông như Sapa, Đà Lạt ...  Thứ hai là ăn uống nghỉ ngơi Việc tìm kiếm nơi ăn nghỉ là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người. Vì thế các dịch vụ ăn uồng và nghỉ ngơi là trọng tâm, là nhu cầu thiết yếu so với các nhu cầu khác của khách. Trên thế giới, 40% lượng tiền du khách chi tiêu là dành cho chỗ ở. Ở Việt Nam cũng như các nơi khác, ngành khách sạn rất quan trọng vì nó chiếm một phần lớn doanh thu của ngành du lịch. Nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam đã đánh giá “Việt Nam là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc, hương vị thơm ngon không thể quên ở mỗi điểm đến. Đến Hà Nội không du khách nào có thể quên hương vị của Đỗ Minh Tuấn Page 12
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương phở, bún riêu cua, bún ốc, xôi gà, chả cá Lã Vọng, bánh tôm hồ Tây, bánh cốm, các món nem cuốn. Ẩm thực miền Trung hấp dẫn du khách bởi các món bánh, món chè xứ Huế, mỳ Quảng, cao lầu…; còn vùng đất Nam Bộ lại đặc trưng bởi các món lẩu, nướng từ thủy, hải sản với các loại cây trái sẵn có. Người dân Việt Nam đã không còn xa lạ với hình ảnh những người nước ngoài ngồi vỉa hè cầm đũa chỉ để thưởng thức một bát phở sáng hay bát bún ốc nóng khói nơi góc phố quen thuộc. Một số nhà nghiên cứu ẩm thực Việt Nam và nước ngoài đã nhận xét, các món ăn Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách bởi nguyên liệu chủ yếu là các loại rau, củ,quả, hạt, thủy, hải sản, không quá nhiều thịt như món Âu, ít dầu mỡ hơn các món Trung Quốc, ít cay hơn đồ ăn Thái Lan.  Thứ ba là quảng cáo xúc tiến Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì giải pháp chủ yếu là tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến. Ngành du lịch đã chi nhiều tỷ đồng để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên các phương tiện truyền thông quốc tế như CNN, Discovery cũng như các đài truyền hình ở các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam như kênh KBS - Hàn Quốc, NHK - Nhật Bản; các kênh truyền hình các tỉnh gần Việt Nam của Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam; trên các báo Singapore, Malayxia, Thái Lan, Campuchia; mời các đoàn khảo sát du lịch quốc tế đến viết bài về du lịch Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ với ngành hàng không, ngoại giao, giao thông vận tải đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến quảng bá cho du lịch Việt Nam .  Thứ tư là chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho từng đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch Việt Nam nói chung. Sự khẳng định thương hiệu của từng doanh nghiệp du lịch thể hiện ở việc tôn trọng khách hàng, luôn luôn cho ra đời nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác dịch vụ du lịch, tiết kiệm chi tiêu và những khâu trung gian không cần thiết khác. Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch nói chung. Nhưng chất lượng dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua là khâu yếu kém nhất, chưa Đỗ Minh Tuấn Page 13
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Chính vì thế, về lâu dài, giải pháp then chốt để thu hút khách du lịch vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hoá, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tăng cường lực lượng lao động lành nghề, chuyên nghiệp; thực hiện tốt qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, mở chiến dịch làm sạch môi trường tại các điểm du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch theo hướng văn minh, lịch sự, hiện đại, đảm bảo tiện nghi... 1.2. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng 1.2.1. Điều kiện tự nhiên Lâm Đồng là một tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên ở độ cao trung bình từ 800 - 1.500m so với mực nước biển. Phía Bắc, Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông. Phía và Đông giáp tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Phía Đông, Đông giáp Ninh Thuận và Khánh Hoà. Phía Tây, Tây giáp Bình Phước và Đồng Nai, với diện tích tự nhiên 9.773,54 km2 . phía bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749 mét. Dãy núi phía nam có đỉnh Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Lang Biangcao 2163 mét, Hòn Giao cao 1948 mét. phía nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1475 mét. phía đông và nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010 mét, địa hình khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà. Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, chính vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cũng thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250 C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân. Đỗ Minh Tuấn Page 14
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam, hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Lâm Đồng có diện tích trồng Trà lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên một phần lớn doanh thu của tỉnh là nhờ vào phát triển du lịch và xuất khẩu cà phê. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2012, tỉnh Lâm Đồng xếp ở vị trí thứ 54/63 tỉnh thành, đến năm 2013 xếp hạng 36/63 tỉnh thành Việt Nam. Giai đoạn năm 2013, GDP tăng 13,4% so với cùng kỳ 2012. Trong đó Nông lâm thủy sản tăng 8% - xây dựng tăng 19,6%, dịch vụ tăng 16,5%. Cũng trong giai đoạn này, GDP theo giá hiện hành đạt 48.001 tỉ đồng tăng 19,2% so với cùng kỳ 2012. Trong đó Nông lâm thủy sản 20.178 tỉ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 11.152 tỉ đồng, dịch vụ 16.671 tỉ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 279,6 triệu USD, tổng mức đầu tư xã hội đạt 15.200 tỉ đồng, Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5000 tỉ đồng, thu hút du lịch đạt 4,3 triệu lượt đồng thời giải quyết cho 30.000 lao động. Năm 2013, mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an tinh chính trị, an toàn xã hội. 1.2.3. Tài nguyên du lịch  Tài nguyên du lịch tự nhiên Khí hậu : Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 18 – 250 C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 Đỗ Minh Tuấn Page 15
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân . Tài nguyên rừng : Tài nguyên rừng Lâm Đồng phong phú, đa dạng, với trên 618 ngàn ha rừng với tổng trữ lượng trên 61 triệu m3 gỗ và gần 662 triệu tấn tre, nứa. Rừng ở Lâm Đồng nhiều vùng còn nguyên sinh, ban sơ với nhiều thực, động vật, chủng loại đa dạng, đặc biệt của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ. Nguồn tre, nứa, lồ ô khá dồi dào, trữ lượng lớn, tập trung ở các huyện phía Nam như Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tố độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Diện tích tre, nứa có đủ khả năng đáp ứng cho yêu cầu chế biến khoảng 50.000 tấn bột giấy hàng năm. Rừng Lâm Đồng rất đa dạng về loại, có trên 400 loài cây gỗ, trong đó có 1 số loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, giỏ, sao, thông 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn có nhiều loại lâm sản có giá trị khác. Rừng Lâm Đồng phân bố ở thượng nguồn các sông, suối lớn của khu vực nên có vai trò quan trọng trong phòng hộ, du lịch nghiên cứu, tham quan... Diện tích đất có khả năng trồng rừng nguyên liệu khoảng 50.000-70.000 ha, thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến bột giấy, giấy. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh có phần đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc và rừng quốc gia Cát Tiên, ở đây có trên 544 loại thực vật, 44 loài thú, gần 200 loài chim và có sự xuất hiện những động vật quý hiếm như loài Tê giác Zava . Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng, từ lâu du lịch là nguồn tài nguyên và thế mạnh của Lâm Đồng. Rừng của Lâm Đồng là khu vực lưu giữ nguồn gien động, thực vật quý hiếm, có chức năng bảo vệ nguồn sinh thủy khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông, suối lớn. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông, suối, hồ, đập, thác nước,... rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như rừng cảnh quan bao quanh Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Đankia – Đà Lạt, khu du lịch Thung lũng Đỗ Minh Tuấn Page 16
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương tình yêu, khu du lịch thác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang. Trung tâm du lịch phía bắc bao gồm Thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận. Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao 1.500 m, khí hậu mát mẻ quanh năm; cách các đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thông thuận lợi. Đà Lạt có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông, bên cạnh đó là các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn đối với du khách. Đà Lạt được coi là trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực. Trung tâm du lịch phía Nam gồm Thành Phố Bảo Lộc và vùng phụ cận: Bảo Lộc nằm trên cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh có độ cao 1.000 m, khí hậu ôn hòa, có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo rất thích hợp cho phát triển du lịch văn hóa. Tại đây còn có các khu di chỉ có giá trị phù hợp cho tham quan, nghiên cứu như khu di chỉ Phù Mỹ - Cát Tiên... Các loại hình du lịch của Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn, du lịch văn hóa - thể thao..  Tài nguyên du lịch nhân văn -Di sản văn hóa: không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bắt nguồn từ nền văn minh trống đồng nổi tiếng khoảng 3000 năm trước. Đây là loại hình diễn tấu cồng chiêng đặc sắc dựa theo phong cách sắp xếp giai điệu phù hợp bối cảnh với các lễ hội gắn với sinh hoạt tín ngưỡng do cộng đồng cư dân làng bản ở Tây nguyên sáng tạo và lưu giữ. Năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là sự kiện văn hóa lớn của Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng. Hiện nay tại các bản dân tộc Mạ, Chu Ru ở Lâm Đổng còn khoảng 2.700 bộ cồng chiêng với những nét đặc sắc riêng, đây được coi là tài nguyên du lịch quý giá của Lâm đồng, là tiền đề để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch tham quan, tìm hiểu. Đỗ Minh Tuấn Page 17
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương -Công trình tôn giáo kiến trúc, nghệ thuật: một trong những tài nguyên du lịch độc đáo của lâm đồng nói chung và đà lạt nói riêng là kiến trúc cảnh quan của thành phố. Thiên nhiên đà lạt vốn đã là một cảnh quan tự nhiên đẹp nhưng khi được kết hợp với những công trình nghệ thuật sáng tạo bởi bàn tay con người thì nó trở nên hoàn mỹ hơn và có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch như: hệ thống nhà thờ, chùa chiền, khu biệt thự cổ, thiền viện, dinh thự,.... -Lễ hội văn hóa dân gian: ngoài các thắng cảnh thiên nhiên và các di tích lịch sử, kiến trúc. Lâm đồng còn có một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc gắn với tập quán sinh hoạt và lao động truyền thống của nhân dân các dân tộc ít người và có giá trị đối với phát triển du lịch. Do sống trong điều kiện hầu như hoàn toàn hòa nhập vào tự nhiên nên nhân dân các dân tộc ít người ở Lâm đồng vẫn còn lưu giữ được nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống phản ánh quan niệm về tín ngưỡng của họ. Đây là các lễ nghi với tập quán canh tác nông nghiệp còn đậm chất sơ khai. -Nghề thủ công truyền thống: Lâm Đồng cũng là nơi có các nghể thủ công truyền thống có giá trị phục vụ du lịch cao. Tiêu biểu là các làng nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi bông của người Mạ, người Lạch, nghề đan len ở Đà Lạt, ngoài ra nghề rèn của người Mạ cũng rất độc đáo. Thành phố Đà Lạt là nơi có nhiều nghệ nhân chạm khắc gỗ tinh xảo, nghề trồng hoa và đặc biệt là nghề thêu với trung tâm XQ sử quán... đã tạo ra hàng trăm loại sản phẩm lưu niệm có giá trị vật chất lẫn tinh thần mà bất cứ ai lên đà lạt đều muốn mua để kỉ niệm cho một chuyến đi đáng nhớ. 1.3. Sự cần thiết phải phải nâng tầm du lịch Lâm Đồng 1.3.1. Vị trí của du lịch Lâm Đồng trong chiến lược phát triển du lịch cả nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thứ nhất, vị trí của du lịch Lâm Đồng trong chiến lược phát triển du lịch cả nước Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, Lâm Đồng nằm trong không gian vùng du lịch Tây Nguyên với những tiềm năng và lợi thế hết sức quan trọng. Đỗ Minh Tuấn Page 18
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Trước hết Lâm Đồng có vị trí địa lý rất thuận lợi. Mặc dù địa hình chủ yếu là đèo, núi, tuy nhiên hệ thống giao thông đường bộ vẫn phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh. Các tuyến đường Quốc lộ như Quốc lộ 20, Quốc lộ 28, Quốc lộ 55, Quốc lộ 27. với các tỉnh và các địa phương trong cả nước, là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch. Bên cạnh sự thuận tiện về hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, Lâm Đồng còn có tiềm năng du lịch phong phú, đặc biệt là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng nổi tiếng trong cả nước và những nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, hấp dẫn, tiêu biểu là các di tích văn hóa, lịch sử như lễ hội cồng chiêng, làng nghề truyền thống. Ngoài ra bên cạnh Lâm Đồng là những điểm du lịch nổi tiếng về du lịch biển như Phan Thiết, Nha Trang ở phía Nam và Bắc của Lâm Đồng, Ninh Thuận với hệ thống Tháp Chàm ở Phía Đông đã đặt Lâm Đồng vào một không gian du lịch hấp dẫn. Chính vì vậy, Lâm Đồng được coi là một trong những điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt của cả nước Tất cả những điều kiện trên đã cho thấy vị trí quan trọng của Lâm Đồng trong hệ thống các tuyến điểm du lịch của Tây Nguyên và có tầm quan trọng trong chiến lược đối với ngành du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập khu vực. Thứ hai, vị trí của du lịch quốc tế Lâm Đồng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Lâm Đồng Theo số liệu Cục thống kê Lâm Đồng, mặc dù tỷ phần của kinh tế dịch vụ Lâm Đồng chỉ chiếm khoảng trên dưới 35%, trong đó tỷ lệ này của cả nước là trên 40% nhưng dịch vụ vẫn là ngành có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh. Trong thời gian qua du lịch Lâm Đồng cũng đã có những bước phát triển nhất định. Nếu năm 2005 tổng doanh thu xã hội từ du lịch đạt 1.405 tỷ đồng, thì đến năm 2009 doanh thu đã đạt 3.400 tỷ đồng và năm 2013 đạt trên 7.555 tỷ đồng. Như vậy tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu đạt khoảng 10- 30 %/năm, nộp ngân sách tăng lên hằng năm. Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao,sự đóng góp của ngành du lịch là rất đáng kể. Điều đó được thể hiện trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian qua. Đỗ Minh Tuấn Page 19
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Tuy nhiên trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Lâm Đồng, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã quyết định chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản và tăng tỷ trọng kinh tế dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh phải được xây dựng trên cơ sở lợi thế so sánh của tỉnh. Đặc biệt trong bối cảnh Lâm Đồng đang trở thành một điểm nóng trong phát triển kinh tế của đất nước, việc tận dụng cơ hội phát triển du lịch và các ngành dịch vụ có thể đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo. 1.3.2. Vì sao phải nâng tầm du lịch Lâm Đồng  Về kinh tế   Thứ nhất là khai thác tiềm năng du lịch, hỗ trợ phát triển du lịch. Tiềm năng sẽ vẫn mãi là tiềm năng nếu như nó không được đánh thức, không được khai thác đúng cách. Những gì ta thấy ở Lâm Đồng chỉ là những cảnh quan thiên nhiên với phong cảnh hữu tình, những hồ nước, con suối hiền hòa, những biệt thự, ngôi chùa cổ kính… đó chỉ là viên kim cương thô chưa được gọt giũa một cách cẩn thận, chưa được biết đến. Thông qua việc chương trình cải thiện dịch vụ du lịch và tăng cường thu hút khách du lịch, chúng sẽ trở nên những viên kim cương vô giá được nhiều người biết đến. Nếu có những chương trình hợp lý, trong một tương lai gần, chúng ta sẽ thấy đằng sau những cảnh quan thiên nhiên phong cảnh hữu tình ấy là những chuyến du lịch nghĩ dưỡng đầy hấp dẫn, còn đằng sau những hồ nước, con suối hiền hòa, những biệt thự cổ kính ấy là những chuyến thưởng ngoạn cảnh vật và cơ hội đắm mình cùng chốn linh thiên và quý tộc,… Đó chính là cách để tăng cường thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ du lịch giúp đánh thức vẻ đẹp của cảnh vật quê hương.  Thứ hai là nâng cao giá trị dịch vụ du lịch, góp phần tăng doanh thu Những tiềm năng phát triển du lịch ở Lâm Đồng là điều hiển nhiên không ai có thể bác bỏ được, tuy nhiên những giá trị mang về từ du lịch thật sự chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Một trong những lý do đó là vấn đề trong việc thu hút khách du lịch, tiếp sau đó là chất lượng dịch vụ cung cấp. Hai vấn đề này có một mối quan hệ Đỗ Minh Tuấn Page 20
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương thân thiết với nhau, một dịch vụ tốt có chất lượng sẽ thu hút được nhiều khách du lịch nhưng phải có một số lượng khách nhất định để có thể duy trì nó được. Dịch vụ cung cấp có chất lượng và phong phú hơn thì số tiền chi tiêu của du khách mới cao hơn. Hiện nay, du khách đến Lâm Đồng sẽ không thể nào tiêu được “nhiều tiền” bởi vì có quá ít những dịch vụ cung cấp hay nếu có đi chăng nữa thì cũng quá sơ sài và không đáp ứng yêu cầu của du khách, đặc biệt là khách du lịch có thu nhập cao và khách quốc tế .  Thứ ba là góp phần phát triển hoạt động du lịch một cách đồng bộ Hiện nay, hoạt động thu hút khách du lịch còn quá yếu, thêm vào đó dịch vụ cung cấp không tốt không đồng nhất, có thể gây những ấn tượng xấu trong lòng du khách. Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch còn khá yếu kém chưa đáp ứng được ở mức cao của du khách. Vấn đề được đặt ra đó là làm sao để có thể phát triển tất cả các thành phần dịch vụ du lịch một cách đồng bộ để mang đến chất lượng hoạt động du lịch một cách toàn diện nhất. Hơn nữa, việc cung cấp các dịch vụ phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thì sẽ là một cách để giữ chân khách du lịch.  Về xã hội    Thứ nhất, mở rộng giáo dục đào tạo, tạo việc làm cho lao động trong ngành du lịch, góp phần giảm tệ nạn xã hội. Lâm Đồng là một tỉnh dựa vào nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, với rau hoa và những sản phẩm nông nghiệp khác. Vì thế, người dân Lâm Đồng chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Thêm vào đó quá trình đô thị hóa đã khiến nhiều lao động trẻ di chuyển từ nông thôn đến thành thị nhưng vẫn thất nghiệp. Việc phát triển dịch vụ du lịch nhằm tăng cường thu hút khách du lịch là cơ hội để những người thất nghiệp có cơ hội tìm được những việc làm . Vì vậy, việc phát triển dịch vụ du lịch giúp tạo nhiều việc làm cho người dân. Thông qua đó, nó giúp mang đến cho người dân trong địa phương một nguồn thu nhập đáng kể. Hơn thế nữa, điều này có thể phân bố lại thu nhập giữa các vùng trong tỉnh, người có thu nhập thấp sẽ có cơ hội cải thiện nguồn thu của mình. Từ Đỗ Minh Tuấn Page 21
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương đó, việc phát triển dịch vụ du lịch giúp tỉnh Lâm Đồng xóa bỏ dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng nông thôn và thành thị.  Thứ hai, tăng mức sống người dân, nâng cao sức khỏe và phúc lợi xã hội. Nhờ vào việc tăng thu ngành du lịch và các ngành bổ trợ cho du lịch và đóng góp vào ngân sách Nhà nước, dịch vụ du lịch phát triển không những có thể cải thiện đời sống người dân mà còn đem đến những kết quả tích cực khác. Du lịch phát triển, đường giao thông được mở rộng, hệ thống điện và truyền thông được bao phủ, cơ sở hạ tầng được cải thiện và phát triển. Nhờ đó, đời sống người dân được nâng cao. Hơn nữa, du lịch phát triển mang đến nguồn thu cho tỉnh nhà có thể triển khai nhanh các công trình xây dựng cơ bản, giải ngân tốt các nguồn vốn đầu tư, phát triển các mặt văn hóa, xã hội.  Thứ ba, cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và hội nhập quốc tế. Du lịch là một cơ hội học hỏi giao lưu không những đối với du khách quốc tế mà còn đối với người dân địa phương. Du khách không chỉ mang đến ngoại tệ hay tiền bạc, những gì họ mang đến còn nhiều hơn thế nhiều, họ mang theo cả kho tàng về lịch sự văn hóa của quê hương họ, những phong tục tập quán từ các vùng khác nhau trên khắp thế giới. Chính họ là những vị đại sứ thiện chí, là hình bóng của văn hóa xứ họ. Lâm Đồng, một mảnh đất của Tây Nguyên nơi họ chỉ chú trọng vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Bởi thế, việc phát triển dịch vụ du lịch mang theo những cơ hội để người dân địa phương tiếp cận những kiến thức về văn hóa từ các vùng khác nhau trên đất nước Việt Nam và thế giới… Hoạt động du lịch phát triển cũng đồng nghĩa với những cơ hội giao lưu của người dân được mở rộng. 1.3.3. Kinh nghiệm từ một số địa điểm du lịch nổi tiếng và bài học cho Lâm Đồng  Kinh nghiệm của Singapore Singapore, được mệnh danh là con rồng và thành phố "sạch sẽ nhất" Châu Á, là nơi bạn sẽ khám phá thấy được những truyền thống cổ xưa hòa hợp với xu thế phát triển hiện đại. Đỗ Minh Tuấn Page 22
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Không náo nhiệt, ồn ã như một số thủ đô khác nhưng Singapore - đất nước nhỏ bé và ngăn nắp, tinh tươm hàng năm luôn thu hút lượng du khách vượt xa dân số của họ. Ở Singapore, đất đai quý đến mức có những con đường được làm trên nền đất bồi mua từ các quốc gia láng giềng, vậy mà thành phố có rất nhiều khoảng xanh phủ ngợp, dịu mát, trong lành. Du khách không bắt gặp cảnh ăn uống, nhậu nhẹt tưng bừng nơi vỉa hè. Các điểm ăn nhậu bình dân thường được “giấu” vào các con phố nhỏ hoặc khuất sau lùm cây xanh khiến vẻ ngoại cảnh thêm nét thanh tao. Một nếp sống văn hóa được hình thành từ cả một quá trình lâu dài, nghiêm ngặt. Những vi phạm như hút thuốc nơi không được phép, nhả kẹo cao su, xả rác bừa bãi, vi phạm luật giao thông... bị xử phạt rất nặng. Thật khó thấy bóng dáng cảnh sát trên đường phố nhưng ở đây không ít lần du khách được chứng kiến hình ảnh người qua đường, có khi là một người già yếu lượm bỏ vô thùng rác vỏ bao thuốc, túi xốp... mà ai đó sơ ý để rớt trên đường Mạng lưới giao thông công cộng thật lý tưởng, ở các bến xe và đường phố tuyệt đối không có cảnh đậu xe bừa bãi hay taxi giành giật khách, người dân không bị ám ảnh bởi nạn ô nhiễm môi trường, kẹt xe... Những hình ảnh ấy gợi lên biết bao ước muốn về một môi trường thiên nhiên, xã hội cần được gìn giữ, gây dựng ở quê nhà. Thăm Singapore, không thể bỏ qua đảo Sentosa, nơi có nhiều điểm tham quan đặc sắc, nơi có tượng sư tử biển, biểu tượng của đất nước. Chuyến đi trên xe monorail cho du khách một cái nhìn toàn cảnh của Sentosa. Ở đây bên cạnh bãi biển đẹp, còn có Vườn chim Jurong, Thế giới dưới nước và khu Nhạc nước, đặc biệt là Bảo tàng sáp... Vườn chim Jurong rộng hơn 20ha, là vườn chim lớn nhất ở châu Á - Thái Bình Dương với kiểu thiết kế đặc biệt rất giống với điều kiện cư trú thiên nhiên của các loài chim. Ở đây còn có thác nước nhân tạo lớn nhất thế giới. Vườn chim là thiên đường cho hơn 8.000 con chim của 600 loại. Một số con sống trong những “lồng” lưới khổng lồ, số khác tự do bay lượn quanh du khách, nhưng chẳng bay đi xa bởi nơi đây con người đã dành cho chúng một môi trường và sự chăm sóc quá lý tưởng. Show biểu diễn thực sự độc đáo, hấp dẫn với hơn 100 con chim - những “tài tử” ngôi sao - vô cùng dễ thương tại một nhà hát ngoài trời, tạo sức lôi cuốn đặc biệt với công chúng. Đỗ Minh Tuấn Page 23
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có những trận cười giòn giã khi xem những màn diễn, đua tài của các loại chim quý hiếm, có chú chim vừa biết sủa tiếng chó..., biết hỏi thăm sức khỏe du khách bằng tiếng Anh, tiếng Hoa... Ở Bảo tàng đại dương, miền nhiệt đới của châu Á, nơi khám phá bí mật của đại dương quy tụ tới 2.500 sinh vật biển của 250 loài, theo các băng chuyền lướt chầm chậm qua một đường ngầm phủ kín trong suốt, du khách có dịp ngắm nghía những chuyển động “bay lượn” của “cư dân” biển cả từ mọi góc độ... Những điểm tham quan ấy, không chỉ đọng lại cảm xúc đẹp mà còn có cả bài học về bảo tồn và phát triển thiên nhiên. Ðêm buông xuống, cả ngàn người đổ về khu nhạc nước thưởng thức sô diễn hoành tráng, độc đáo của các “vũ công nước”. Nương theo tiếng nhạc, những làn nước được phun lên, đan kết, nhảy múa biến ảo trong ánh sáng rực rỡ muôn màu, cùng những hình ảnh sống động tái hiện bằng ánh sáng laser. Ở đây du khách được nghe những giai điệu đặc sắc của nhiều quốc gia và phần kết thú vị với truyền thuyết sư tử biển - linh hồn của đảo Sentosa... Ðặt chân vào Bảo tàng sáp, dưới hình thức festival hấp dẫn, người ta như bước vào chuyến du hành lý thú với nhiều hình ảnh được tái hiện bằng những bức tượng sáp kích cỡ như người thật và rất sống động, từ gương mặt, thân hình (đôi khi cử động), tới trang phục, âm thanh, khung cảnh và sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật hiện đại tạo nên những hiệu ứng đặc biệt. Phim, audio, video, được trình chiếu liên tục, do đó không có bóng dáng của người thuyết minh nhưng bảo tàng vẫn hấp dẫn. Nếu cái nhìn toàn cảnh cho thấy một đất nước văn minh, quy cũ thì ở các cuộc trình diễn, người xem không chỉ được giải trí mà đọng lại còn là sự cảm phục về nét tinh tế, có tầm vóc và chiều sâu của những người đã tạo dựng. Phải chăng, đó cũng là một trong những lý giải vì sao hàng năm số du khách tham quan Singapore thường vượt trội so với cư dân của họ. Những ngày ở Singapore, có thể cảm nhận được văn hóa nơi đây đã thấm sâu vào các hoạt động du lịch và du lịch đã được quan tâm như một ngành kinh tế quan trọng của quốc gia. Nơi đây không khai thác du lịch bằng các hình thức mua vui bằng mọi giá mà quan tâm đến chất lượng dịch vụ qua những sáng tạo, nét độc đáo gắn với Đỗ Minh Tuấn Page 24
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương tầm vóc văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái. Singapore thật sự là một điểm đến hết sức tuyệt vời cho những người mê du lịch.  Đất nước Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc. Họ đã đầu tư cơ sở hạ tầng để biến nơi này thành trung tâm du lịch lớn của Đông Nam Á như : Trung tâm y tế, hội thảo, mua sắm,…    Bài học từ cách làm du lịch của người Thái Lan Du lịch Thái Lan có cú hích mạnh mẽ và trở thành “thỏi nam châm” thu hút du khách khắp nơi trên thế giời nhờ chủ trương phát triển du lịch theo công thức “3S”, tức là sun (mặt trời), sea (biển) và sex (tình dục) từ hơn 10 năm trước. Sự kết hợp này vấp phải không ít tranh luận nhưng đã giúp nền công nghiệp không khói Thái Lan nhiều năm liền đứng vào top 10 của thế giới về mức độ tăng trưởng. Thế nhưng, ngay trong thời điểm thành công đó, ngành du lịch Thái Lan đã chứng minh sự nhạy bén bằng cách nhanh chóng chuyển công thức “3S” thành “4S”, tức là thêm scalpels (dao mổ - phát triển ngành phẫu thuật thẩm mỹ). Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Thái Lan, riêng chữ S cuối cùng (du lịch phẫu thuật thẩm mỹ) đã thu hút mỗi năm gần nửa triệu du khách đến từ hai châu lục phát triển là châu Âu và châu Mỹ. Điều đáng nói là dù với công thức phát triển gì đi nữa thì ngành du lịch Thái Lan luôn chú trọng đến công tác quảng bá qua các phương tiện truyền thông, mà Hội chợ Du lịch - Thương mại - Truyền thông 2012 là một ví dụ. Khách mời của hội chợ khoảng 1.000 người đến từ 61 quốc gia, trong đó có gần 300 nhà báo. Trong gần một tuần, các nhà báo được cung cấp đầy đủ thông tin, “sờ tận tay” những sản phẩm du lịch độc đáo của Thái Lan và hẳn nhiên những thông tin này sẽ đến với du khách khắp nơi trên thế giới. năm 2011, khi cơn lũ lịch sử rút khỏi Bangkok thì ngay lập tức, Tổng cục Du lịch tổ chức họp báo quốc tế để thông báo: “Nước lụt đã rút và Thái Lan sẵn sàng đón du Đỗ Minh Tuấn Page 25
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương khách đến tham quan trở lại”. Còn trước đó, sau cơn bạo loạn của phe áo đỏ tại Bangkok và một số tỉnh, thành phố, đã có cuộc họp báo tương tự được tổ chức. Ông Suraphon Svetasreni, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan đã chia sẻ với các nhà báo: “Báo chí chính là người bạn đồng hành của chúng tôi trong sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp không khói nên chúng tôi không thể thiếu các bạn”. Tuy nhiên, trước khi nhờ cơ quan truyền thông, có thể thấy ngành du lịch Thái Lan đã làm rất tốt công tác hậu cần. Trong lúc nền kinh tế thế giới đang rơi vào suy thoái ngày càng trầm trọng, sức mua của người tiêu dùng giảm sút mạnh, thì trong tháng 5- 2012, riêng tại Bangkok đã khai trương hàng chục đại siêu thị. Và với sự nỗ lực hết mình của ngành du lịch trong việc thu hút du khách, các đại siêu thị này đều kín khách trên khắp thế giới đổ về mua hàng hóa. Đại siêu thị Mega Bangna rộng gần 400.000m2 mỗi ngày có hơn 100.000 lượt khách đến mua sắm, hay đại siêu thị Terimina 21 hoặc khu “chợ trời” AsiaTique vốn được cải tạo lại từ một thương cảng nổi tiếng trong thế kỷ XV luôn đông kín du khách khắp nơi về tham quan và mua sắm.  Thái Lan đã có những sản phẩm du lịch hợp lý phù hợp với thế mạnh của mình nhằm thu hút khách du lịch đồng thời công tác quảng bá và xúc tiến du lịch của họ rất tốt, nên dù có bất ổn chính trị hay thiên tai lượng khách du lịch của họ vẫn là niềm mơ ước của nền du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói chung.  Đỗ Minh Tuấn Page 26
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Bài học cho tỉnh Lâm Đồng Thứ nhất: Giữa Chính phủ, địa phương và các doanh nghiệp phải thật sự có một sự kết hợp đồng bộ để tạo nên một liên kết chặt chẽ nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch. Thứ hai: Phải coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch cả về trình độ nghiệp vụ lẫn quan điểm đạo đức. Không chỉ phải có nghiệp vụ chuyên môn cao mà còn phải biết lắng nghe thấu hiểu khách du lịch, luôn luôn tôn trọng du khách và xem trọng phương châm “khách hàng là thượng đế” để mang đến cho du khách một dịch vụ tốt nhất có thể. Thứ ba: Coi công tác phát triển du lịch là một quốc sách để ưu tiên đầu tư cho du lịch cả về cơ chế, chính sách lẫn cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch Thứ tư: Không chỉ phải biết tận dụng tối đa các tiềm năng du lịch nhân văn và tự nhiên mà cần phải biết kết hợp tiềm năng du lịch với nhau để sáng tạo ra những sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn Thứ năm: Để thu hút được nhiều du khách và nhiều du khách biết đến thì cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch hơn bao giờ hết, trên các ấn phẩm phát miễn phí tại sân bay, nhà ga, bến xe để du khách có thêm nhiều thông tin du lịch về nơi họ đến. Tiểu kết Chương 1 Chương 1 đã khái quát lý luận chung về du lịch. Đồng thời cũng phân tích sơ bộ các điều kiện giúp thu hút khách du lịch và đưa ra những bài học kinh nghiệm về thu hút khách du lịch của các nước trong khu vực, từ đó rút ra bài học cho tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh đó giới thiệu đôi nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những tiềm năng phát triển và sự cần thiết của việc phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Những lý luận chung trong Chương 1 chính là nền tảng để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ du lịch ở Chương 2 và đề xuất giải pháp ở Chương 3. Đỗ Minh Tuấn Page 27
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH LÂM ĐỒNG HIỆN GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 ? TỪ ĐÓ RÚT RA THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI 2.1. Tình hình thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2013 2.1.1 Số lượt khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2009– 2013 Bảng 2.1 lượng khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2009 -2013 Đơn vị tính : nghìn người Tổng khách Khách nội địa (2) Khách quốc tế (3) du lịch (1) Năm Tỷ lệ Số lượt Tốc độ Số lượt Tốc độ Số lượt Tốc độ (3) so (người) tăng (%) (người) tăng (%) (người) tăng (%) với (1) (%) 2009 2500 - 2370 - 130 - 5,20 2010 3115 19,74 2951,5 19,70 163,5 20,49 5,24 2011 3527 11,68 3345,8 11,78 181,2 9,76 5,14 2012 3937 10,41 3736,4 10,45 200,6 9,67 5,10 2013 4197 6,19 3968,5 5,85 228,5 12,21 5,44 ( Nguồn : Sở văn hóa, thể thao và du lịch Lâm Đồng ) Đỗ Minh Tuấn Page 28
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Theo số liệu của Sở văn hóa, thể thao và du lịch Lâm Đồng, lượng khách du lịch đến tăng đều hơn 10% năm.Tuy nhiên đến năm 2013, lại chỉ tăng có hơn 6 %. Để hiểu rõ vì sao ? Ta đi phân tích từng năm . Năm 2009, thế giới vẫn còn đối mặt với tình hình bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế vẫn còn cao và dịch cúm H1N1 trong nước diễn biến phức tạp, vì thế ngành du lịch cũng trong tình trạng khó khăn chung , lượng khách nội địa đạt 2.370 ngàn lượt khách , trong khi lượng du khách quốc tế là 130 ngàn lượt, chiếm 5,20% tổng lượng khách. Sang năm 2010, lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng đã tăng 20,49% so với 2009, lượng khách nội địa cũng tăng 19,70%. Điều này kéo tỉ lệ tăng trưởng du lịch năm 2010 19,74% đồng thời thu hút hơn 3 triệu lượt du khách đến tham quan. Trong khi Lâm Đồng đang rơi vào nhiều thế bất lợi cho ngành du lịch như các tuyến đường chính đến Đà Lạt-Lâm Đồng đều xuống cấp hoặc đang đang được sửa chữa nên ảnh hưởng xấu đến tour của du khách, hồ Xuân Hương đang tháo khô nước, đời sống của người dân đang khó khăn do lạm phát cao. Các nhà làm du lịch Lâm Đồng đã có những chính sách hợp lý, việc tập trung triển khai nhiều giải pháp kích cầu du lịch như giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhất là dịch vụ lưu trú, tăng cường các sản phẩm du lịch... và đặc biệt là mở rộng liên kết du lịch với một số tỉnh thành. Tuy nhiên, năm 2011, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng chỉ tăng 11,68%, lượng khách quốc tế tăng 9,76% so với 2010, địa phương đã đón được hơn 3 triệu khách du lịch nội địa. Có lẽ do trong năm 2011, tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, lạm phát vẫn cao, đồng thời tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề nên tỷ lệ tăng không cao mặc dù địa phương đã có nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá nhằm thu hút du khách. Năm 2012, du lịch Lâm Đồng thu hút 3.937 ngàn lượt khách, trong đó có hơn 200 ngàn lượt khách quốc tế chiếm 5,1% tổng lượng khách và tăng 9,67% so với 2011. Lượng khách nội địa tăng 10,48% so với 2011. Lâm Đồng đã đầu tư, nâng cấp và phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch mới lạ và độc đáo. Nhờ đó đã góp phần nâng cao chất lượng và hình ảnh của du lịch Lâm Đồng ,Lâm Đồng đã khai thác đúng thế mạnh du lịch, kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái. Việc tổ chức các lễ hội văn hóa rất Đỗ Minh Tuấn Page 29
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương tốt nhưng chưa khai thác tốt tiềm năng của du khách và vẫn còn tình trạng “chặt chém” du khách gây mất hình ảnh thân thiện của du lịch. Đặc biệt, nhiều khu điểm du lịch chưa đầu tư nên các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, giao thông đi lại còn khó khăn, giá trị cộng thêm của du lịch còn hạn chế… Năm 2013, Lâm Đồng thu hút hơn 4 triệu lượt khách, trong đó có 228,5 ngàn lượt khách quốc tế chiếm 5,44% tổng lượng khách và tăng 12,21% so với 2012. Lượng khách nội địa chỉ tăng 6,19% so với 2012. Với tình hình kinh tế trong nước cũng như quốc tế hiện vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, tuy vậy những sự kiện văn hóa lớn của tỉnh và của quốc gia được tổ chức tại Đà Lạt (và một số tỉnh khác của Tây Nguyên) lại là một điều kiện hết sức thuận lợi để địa phương thực hiện kích cầu nhằm thu hút du khách. Đặc biệt, vào cuối năm 2013, trên địa bàn Lâm Đồng diễn ra nhiều sự kiện văn hóa mang tầm quốc gia và có tính quốc tế là kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, Festival hoa Đà Lạt lần thứ V và Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt. Tuy nhiên, hình ảnh du lịch Lâm Đồng trong thời gian gần đây ít nhiều bị ảnh hưởng không tốt bởi kiểu kinh doanh chụp giựt như chèo kéo du khách, lợi dụng lúc cao điểm để kinh doanh mang tính trục lợi bất chính, thậm chí “chủ nhà” còn hành hung cả du khách…đây là điều cần chú ý. 4500 4000 3500 3000 2500 Tổng lượng khách du 2000 lịch đến Lâm Đồng 1500 1000 500 0 2009 2010 2011 2012 2013 Đỗ Minh Tuấn Page 30
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ tăng bình quân hằng năm lượng khách du lịch đến Lâm Đồng 100% 90% 80% 70% 60% 50% Khách nội địa 40% Khách quốc tế 30% 20% 10% 0% 2009 2010 2011 2012 2013 Biểu đồ 2.2 Sự so sánh lượng khách quốc tế so với lượng khách nội địa đến Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2013 Qua biểu đồ 2.2 ta thấy, trong giai đoạn 2009 – 2013,lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng tuy có tăng có giảm trong các năm nhưng chưa vượt ngưỡng 10% tổng lượng khách du lịch đến địa phương, 2009 chiếm 5,24%, nhưng đến năm 2013 chiếm 5,44%. Lượng khách nội địa tăng hằng năm đều đặn, 94,76% tổng lượng khách năm 2009, 94,56% trong năm 2013. Nếu xét tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân trong mối quan hệ so sánh giữa lượng khách du lịch nội địa đến và lượng khách quốc tế, ta thấy chúng có những mối quan hệ tỷ lệ. Tuy là mức tăng trưởng ngành du lịch hằng năm khá cao nhưng xét về tỷ trọng thì lượng khách quốc tế là thấp so với khách nội địa. Đồng thời, những con số trên cũng cho thấy sự bất ổn của ngành du lịch Lâm Đồng, không những chịu ảnh hưởng bởi nhân tố bên ngoài, mà còn cho thấy yếu tố bên trong không bền vững. Cụ thể, tình hình cho thấy một tồn tại rất nghiêm trọng trong ngành du lịch Lâm Đồng, đó là việc chưa tạo ra được các địa điểm du lịch thật sự hấp dẫn cộng với dịch vụ du lịch còn hạn chế. Đỗ Minh Tuấn Page 31
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Bảng 2.2: Bảng so sánh lượng khách du lịch đến tỉnh Lâm Đồng và một số trọng điểm du lịch khác Đơn vị tính : nghìn người Địa phương 2009 2010 2011 Khách du lịch quốc tế nội địa quốc tế nội địa quốc tế nội địa Khánh Hòa 341,01 1.238,25 385,21 1.457,94 440,09 1.739,92 TP Hồ Chí Minh 2.600 3.613 3.100 4.965 3.500 5.548 Đà Nẵng 300 1.050 319 1.770 500 1.850 Bình Thuận 222 1.978 250 2.250 300 2.502 Lâm Đồng 130 2370 163,5 2951,5 181,2 3345,8 Nguồn : Niêm giám thống kê các tỉnh : Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Thuận và sở văn hóa thể thao du lịch Lâm Đồng Qua bảng trên chúng ta thấy, ngoài Thành Phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước về lượng khách quốc tế và nội địa, bởi vì đây là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông lớn. Khánh Hòa với Bình Thuận là 2 khu vực du lịch nổi tiếng về biển, Đà Nẵng bao gổm cả du lịch biển và có cả du lịch đồi núi. Lượng khách quốc tế cũa tỉnh Lâm Đồng có phần hạn chế so với các trọng điểm du lịch khác, trong khi các trọng điểm khác đã hơn 200 nghìn lượt khách. Còn về lượt khách du lịch nội địa thì tỉnh Lâm Đồng có thể nói là một trọng điểm du lịch nội địa với hơn 3 triệu khách vào năm 2010 và gần 4 triệu lượt vào năm 2013. Qua đó cho thấy Lâm Đồng cần có những chính sách hợp lý nhằm thu hút thêm lượng khách quốc tế và nội địa , đồng thời nâng cao chất lượng, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đỗ Minh Tuấn Page 32
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương 2.1.2 Doanh thu ngành du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2011 Bảng 2.3 Doanh thu xã hội từ du lịch tỉnh Lâm Đồng Đơn vị tính : tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh thu 3400 4500 6000 6690 7555 Tỉ lệ tăng (%) - 24,44 25 10.31 11,45 Nguồn : Sở văn hóa thể thao du lịch Lâm Đồng Biểu đồ 2.3 Doanh thu xã hội từ du lịch tỉnh Lâm Đồng Đơn vị tính : tỷ đồng Trong giai đoạn 2009– 2013, doanh thu xã hội từ du lịch tăng liên tục qua các năm, từ 3400 tỷ đồng năm 2009 lên tới 7555 tỷ đồng năm 2013, tổng doanh thu năm 2013 tăng 2,22 lần so với 2009. Tốc độ tăng trong 2 năm 2010 và 2011 là rất cao trên 20% , có thể là do thời kì này lạm phát cao nên doanh thu từ các dịch vụ phục vụ cho du lịch cũng tăng theo, nhưng đến năm 2012 và 2013, tốc độ tăng doanh thu chỉ hơn 10 Đỗ Minh Tuấn Page 33
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương % đó là nhờ vào các chính sách vĩ mô của nhà nước nên tỷ lệ lạm phát đã giảm đáng kể, giá cả ổn định nên tốc độ tăng trưởng doanh thu có phần ổn định và vững chắc hơn. Biểu đồ 2.4 : Doanh thu thuần từ du lịch tỉnh Lâm Đồng so với các trọng điểm du lịch khác. Đơn vị tính : triệu đồng Nguồn : Niêm giám thống kê các tỉnh Doanh thu thuần ( doanh thu từ dịch vụ lưu trú và công ty du lịch lữ hành ) của tỉnh Lâm Đồng tăng qua các năm nhưng tăng ở mức rất khiêm tốn so với các trọng điểm du lịch khác như Khánh Hòa, Bình Thuận. Bình Thuận được mệnh danh là vùng đất của Resort, Khánh Hòa với hệ thống vui chơi phục vụ khách du lịch được đầu tư mạnh mẽ như Vinpearl… nên doanh thu thuần cao còn Lâm Đồng thiếu hẳn dịch vụ vui chơi và resort nên doanh thu thuần khá thấp cần đầu tư để thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa có thu nhập cao. Đỗ Minh Tuấn Page 34
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đối với hoạt động thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng 2.2.1.Tình hình xây dựng, mở rộng và nâng cấp dịch vụ du lịch của Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2011  Nguồn vốn đầu tư và phát triển du lịch Theo báo cáo của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, tỉnh Lâm Đồng hiện có 34 danh lam thắng cảnh, khu, điểm du lịch, trong đó có 18 danh lam, thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương. Đến nay, tổng vốn đầu tư các danh lam thắng cảnh và khu, điểm du lịch đạt khoảng 800 tỷ đồng. Trong năm 2011 và 5 tháng đầu năm 2012, ước tính vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển sản phẩm du lịch đạt trên 250 tỷ đồng. Bảng 2.4 Bình quân ngày lưu trú của khách du lịch tại Lâm Đồng Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số cơ Cơ sở 673 696 715 749 812 sở lưu trú Ngày lưu trú Ngày 2,4 2,4 2,4 2,4 2,45 bình quân Công suất sử % 56 55 59 58 58 dụng phòng Nguồn : Sở văn hóa thể thao và du lịch Lâm Đồng Bảng 2.5 Số lượng cơ sở lưu trú và số phòng trên địa bàn Lâm Đồng ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 Số cơ sở lưu trú cơ sở 673 696 715 749 812 Khách sạn từ 1-5 sao 85 118 173 202 254 Nhà nghỉ 588 578 542 547 558 Đỗ Minh Tuấn Page 35
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Số phòng nghỉ phòng 11000 11416 11356 11975 12823 Nguồn : Sở văn hóa thể thao và du lịch Lâm Đồng Số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2009 – 2013 tăng 139 cơ sở, trong đó khách sạn tăng 169 cơ sở, nhà nghỉ giảm 30 cơ sở, tỉ lệ khách sạn chiếm 12,63% năm 2009 tăng lên 31,28% năm 2013.Số phòng nghỉ tăng 1823 phòng, khách sạn tăng gấp 2,98 lần so với năm 2009. Công suất sử dụng phòng nghỉ trên 50%, một con số trung bình, chỉ gia tăng đột biến vào các dịp lễ tết,địa phương cần chú trọng làm sao để du khách lưu trú lâu hơn và tỷ lệ sử dụng phòng cao hơn, nhằm đem lại nguồn thu cho du lịch địa phương. Lượng khách lưu trú có xu hướng gia tăng hàng năm hơn 20%, số ngày lưu trú bình quân tăng từ 2,4 ngày năm 2009 lên 2,45 ngày lưu trú trong năm 2013. Tuy nhiên, số cơ sở lưu trú hiện tại khó có thể đáp ứng được một lượng khách du lịch tăng đột biến trong các dịp lễ tết nên xảy ra hiện tượng sốt phòng, tăng giá gây tâm lý không tốt cho khách du lịch khi tham quan du lịch. Bảng 2.6 Số cơ sở thương mại, du lịch, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng ( cá thể ) địa bàn Lâm Đồng 2005 2008 2009 2010 2011 STT Tổng số 29.420 40.233 42.067 44.336 46.306 1 TP Đà Lat 7.766 11.062 11.485 12.684 13.372 2 TP Bảo Lộc 4.186 5.251 5.598 5.834 5.900 3 H Đam Rông 431 642 689 871 949 4 H Lạc Dương 180 383 372 500 493 5 H Lâm Hà 3.133 4.061 4.259 4.079 4.273 6 H Đơn Dương 2.384 2.521 2.633 2.844 3.345 7 H Đức Trọng 3.483 5.639 5.778 5.687 5.698 8 H Di Linh 2.635 4.043 4.362 4.677 4.751 Đỗ Minh Tuấn Page 36
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương H Bảo Lâm 2.018 2.451 2.619 2.659 2.832 9 10 H Đạ Huoai 949 1.121 1.137 1.307 1.337 11 H Đạ Tẻh 1.322 1.518 1.590 1.592 1.726 12 H. Cát Tiên 1.364 1.541 1.572 1.602 1.630 Nguồn : Niêm giám thống kê tỉnh Lâm Đồng  Về dịch vụ vận tải, mua sắm, vui chơi giải trí Các doanh nghiệp vận tải lớn trên địa bàn tỉnh như : Phương Trang, Thành Bưởi đều hoạt động rất tốt, không có tình trạng tăng giá chèn ép khách, luôn cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ làm cho khách hàng thỏa mãn. Sân bay Liên Khương đã nâng cấp lên thành sân bay quốc tế, có thể đón các đoàn khách lớn cả trong và ngoài nước nhưng hiện nay việc sử dụng vẫn chưa đạt hiệu quả. Hệ thống giao thông công cộng bằng xe buýt được nâng cấp đến các điểm tham quan du lịch giúp giảm đáng kể tình trạng xe dù, xe ôm chéo kéo khách du lịch . Các khu, điểm du lịch có mức đầu tư lớn là Làng du lịch rừng Madagui, Trúc Lâm Viên, thác Đatanla, khu du lịch thác Đam B’ri, Làng Cù Lần… Nhiều khu điểm du lịch mới đưa vào hoạt động kinh doanh đã góp phần đa dạng các sản phẩm du lịch . Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình hình quản lý, đầu tư và khai thác danh lam thắng cảnh, khu điểm du lịch tại Lâm Đồng vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều khu, điểm du lịch trở nên nhàm chán, đơn điệu và hoạt động kém hiệu quả do chỉ tập trung khai thác mà không được đầu tư phát triển và tiếp thị, quảng bá. Một số khu, điểm du lịch chưa thực hiện công tác lập quy hoạch và triển khai quy hoạch chưa đúng quy trình và chưa đúng luật. Do đó, khi khai thác kinh doanh thì nhiều sản phẩm du lịch không phù hợp với di tích danh lam thắng cảnh và thị hiếu của du khách. Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lắp và không phù hợp. Đặc biệt, các đơn vị được giao quản lý, khai thác danh thắng chưa chú trọng đến việc tôn tạo, đầu tư mang tính chiến lược, định hướng lâu dài. Nhiều khu, điểm du lịch lạm dụng việc bán quà lưu niệm, quần áo và các loại dược liệu không có nguồn gốc rõ ràng. Nhiều di tích bị xuống cấp ảnh hưởng đến việc khai thác giá trị thương hiệu của danh thắng như hồ Than Thở bị bồi lắng Đỗ Minh Tuấn Page 37
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương nhiều, thác Cam Ly ô nhiễm nghiêm trọng, thác Ponguor, Gougah, thác Voi, thác Bảo Đại… bị ảnh hưởng nguồn nước do thuỷ điện, khai thác khoáng sản … Dịch vụ mua sắm là một trong những dịch vụ góp phần vào doanh thu du lịch rất lớn, dịch vụ này đang được quan tâm lớn trong thời gian gần đây nhằm tránh tình trạng chặt chém khách du lịch, cụ thể là Trung tâm thương mại Đà Lạt , siêu thị Big C, …được đầu tư khá tốt nhằm phục vụ du khách một cách tốt nhất. Thiếu hẳn dịch vụ vui chơi giải trí tại Lâm Đồng, một nơi để tiêu tiền của khách du lịch nên cần có các khuyến khích đầu tư các dự án vui chơi giải trí có chất lượng cao như Vinpearl, ….nhằm phục vụ khách du lịch có thu nhập . 2.2.2.Tình hình phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nguồn nhân lực ngành du lịch Lâm Đồng qua các giai đoạn 2010- 2012 qua đào tạo chưa qua đào tạo Đỗ Minh Tuấn Page 38
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Trước đây, lao động trong ngành Du lịch ở Lâm Đồng chỉ có khoảng 35- 45% qua đào tạo. Trong vòng 3 năm nay (2010-2012) tỉ lệ này tăng lên 60%, nhờ sự liên kết với Đại học Đà Lạt, Đại học Yersin và 4 trường cao đẳng khác. Ngành du lịch tỉnh đang phấn đấu đến năm 2015, có 85-90% nhân lực được qua đào tạo và có cấp chứng chỉ nghề. Yêu cầu của đào tạo là phải tạo ra nguồn nhân lực có năng lực làm việc thực sự, đào tạo nghiêng về thực hành chứ không chỉ trên lý thuyết. Mặc dù chỉ là đào tạo nghề ở bậc sơ cấp và trung cấp cho các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ, nhưng giảng viên đều đã có sự trải nghiệm thực tế. Theo thống kê năm 2011, toàn tỉnh có khoảng 8.000 lao động đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch; trong đó, có 5.500 lao động đang làm việc trong lĩnh vực lưu trú, 800 lao động trong lĩnh vực lữ hành - vận chuyển và 1.700 lao động trong các khu, điểm du lịch. Hiện Lâm Đồng có 6 trường đào tạo nhân lực cho ngành du lịch từ bậc công nhân lành nghề đến đại học, hàng năm cung cấp hơn 500 cử nhân và khoảng 1.500 lao động trung - sơ cấp. Nguồn nhân lực này tuy có kiến thức, có lý thuyết, nhưng vẫn phải huấn luyện về khả năng thích ứng với môi trường làm việc, quản trị chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ... Định hướng trong thời gian tới của ngành Du lịch Lâm Đồng là các đơn vị phải tự đào tạo kỹ năng cho nhân viên của mình. Vấn đề đào tạo nhân lực được ngành du lịch đặc biệt quan tâm không phải là đi tắt đón đầu mà là giải quyết lỗ hổng do sự phát triển quá nhanh về số lượng của các cơ sở du lịch dẫn đến thiếu quy mô, thiếu kỹ năng, thiếu chiều sâu. 2.2.3.Tuyên truyền quảng bá. Trong thời gian qua công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch đã được tỉnh chú trọng và ngày càng đầu tư nhiều kinh phí và cũng đã có những kết quả hết sức khả quan. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng công tác tuyên truyền quảng bá du lịch vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được như kì vọng. Đỗ Minh Tuấn Page 39
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Lâm Đồng tham gia các kỳ hội chợ trong nước và quốc tế: triển lãm du lịch quốc tế ITE tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các hội chợ trong nước như Hà Nội, Huế,…đặc biệt, ngành du lịch tinh đã phối hợp với các phương tiện trung ương và địa phương như : các cơ quan báo đài của tỉnh, đài truyền hình việt nam, đài truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh…cùng một số báo điện tử để thường xuyên cập nhật, giới thiệu, cung cấp nhiều thông tin, hình ảnh về du lịch địa phương. Xây dựng các cơ sở quảng bá và xúc tiến du lịch tại một số địa điểm trong và ngoài nước, tổ chức cho các đoàn của tỉnh đi tham quan và khảo sát thị trường du lịch. Xây dựng, duy trì website về du lịch của địa phương, chủ yếu là tiếng Việt, tiếng Anh. Xây dựng và phát hành một số ấn phẩm (hướng dẫn du lịch, tập gấp du lịch, bản đồ du lịch,...). Một số trung tâm xuất bản bản tin du lịch định kỳ theo tháng/quý. Liên kết với nhiều đối tác để quảng bá du lịch như: các trung tâm XTDL của các địa phương khác, các hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp lữ hành,... 2.3. Điều tra cảm nhận khách du lịch Nguồn : Đề tài khoa học cấp bộ: khảo sát ý kiến khách du lịch nước ngoài về những điểm yếu – điểm mạnh của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. Trường đại học Đà Lạt.  Đối tượng nghiên cứu Khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt, cụ thể là khách du lịch quốc tế( tuổi từ 16 trở lên ) ở tại các khách sạn ở các khách sạn trên địa bàn và các điểm du lịch của thành phố Đà Lạt. Ngoài ra, chúng ta cũng điều tra một số người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại địa phương, đây là những người có trình độ học vấn cao, có thời gian ở Đà Lạt tương đối dài nên có cái nhìn sâu hơn về Đà Lạt.  Phương pháp thu thập mẫu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp gửi bảng câu hỏi để khách tự điền vào. Thời gian khảo sát trải đều từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2010. Số phiếu được thực hiện là : 162 phiếu, sau khi sàng lọc các phiếu không hợp lệ, số phiếu được chấp nhận và đưa vào xử lý là: 146 phiếu. Đỗ Minh Tuấn Page 40
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Bảng 3.1 : Cơ cấu đối tượng khào sát Số người % Giáo sư 18 12,3 Kỹ sư 13 8,9 Khoa học 2 1,4 Kinh doanh 31 21,2 Ngành Nghề Thất nghiệp 8 5,4 Nghề tự do 7 4,8 Sinh viên 31 20,5 Hưu trí 6 4,1 Công sở 18 12,3 Khác 13 8,9 Khách sạn cao cấp 10 6,8 Resort-4 sao 12 8,2 Nơi lưu trú ở Đà 3 sao 20 13,7 Lạt 2 sao 28 19,2 Nhà nghỉ 62 42,5 Khác 14 9,6  Xây dựng mô hình nghiên cứu Ngoài mục đích thống kê mô tả về động cơ, thái độ và mức độ hài lòng của du khách nước ngoài, chúng ta cũng đặt vấn đề tìm hiểu sâu hơn một số đặc điểm tiêu dùng của khách. Việc nghiên cứu dựa trên một số vấn đề quan tâm chính như sau :  Vấn đề 1: Khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt chủ yếu trong một tour dài ngày qua nhiều điểm ở Việt Nam.  Đỗ Minh Tuấn Page 41
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương  Vấn đề 2: Du khách nước ngoài thích các điểm văn hóa lịch sừ và vùng biển hơn vùng núi.    Vấn đề 3: Du khách nước ngoài hài lòng với du lịch Đà Lạt    Vấn đề 4: Du khách có thu nhập cao có mức độ hài lòng với du lịch Đà Lạt cao hơn du khách trẻ tuổi.    Kết quả khảo sát    Đánh giá chung về du lịch Đà Lạt  Trái với suy luận của nhiều người cho rằng du lịc Đà Lạt không thu hút khách du lịch nước ngoài, có thể thấy rằng du lịch Đà Lạt vẫn có vị trí riêng với những đối tượng du khách nhất định thể hiện ở kết quả 54,9% du khách bày tỏ sự hài lòng với chuyến đi và 21,5% cho biết rất hài lòng. Đây là một tín hiệu đáng mừng rằng du lịch Đà Lạt có nhiều tiềm năng thu hút khách nước ngoài. Kết quả cũng cho thấy du lịch Lâm Đồng trọng tâm Thành Phố Đà Lạt cũng chưa để lại ấn tượng mạnh, những cảm nhận sâu sắc hoặc trải nghiệm khác biệt để thôi thúc họ trở lại những lần sau hoặc giới thiệu, tuyên truyền cho người khác về điểm du lịch này. Do vậy, ngành du lịch địa phương đang rất cần tìm ra những yếu tố độc đáo riêng của mình và làm nổi bật hơn nữa những lợi thế vốn có của mình. Đỗ Minh Tuấn Page 42
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương  Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch Đà Lạt  Nhìn chung, khi đánh giá về chất lượng dịch vụ du lịch Đà Lạt khá đồng đều và ở mức tương đối hài lòng. Yếu tố được đánh giá cao hơn cả là sự thiện cảm với người dân địa phương. Yếu tố chất lượng khách sạn, cảnh quan văn hóa và cảnh quan địa phương cũng được đánh giá làm hài lòng du khách. Những yếu tố như mua sắm, các hoạt động giải trí và dịch vụ ăn uống được đánh giá thấp hơn.  Loại hình du lịch mong muốn  Đa số du khách lựa chọn loại hình du lịch mà họ mong muốn là du lịch tham quan ngắm cảnh, du lịch miền núi và du lịch văn hóa. Những hình thức du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái rất được quan tâm nhưng cũng khá kén đối tượng. Du lịch sức khỏe và MICE chưa được sự quan tâm của du khách.  Chi phí  Đa số du khách nhận xét mức giá cả các chi phí du lịch như : khách sạn, hàng lưu niệm, phí tham quan, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí .. nhìn chung là vừa phải (chiếm khoảng 50-60%) trong các câu trả lời. Tình trạng dịch vụ hạn chế, không có cơ hội để khách tiêu tiền là tình trạng chung của du lịch Đà Lạt nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung. Ngoài những chi phí cơ bản thì không chi trả gì thêm. Các hoạt động giải trí về đêm chủ yếu là đi dạo, tham quan thành phố nên mỗi quốc gia cần có những hướng riêng để nâng cao thu nhập của du khách. So với các nơi khác trong nước, giá phòng khách sạn và giá dịch vụ ở Đà Lạt thuộc loại cao. Việc không thống nhất và niêm yết giá ở nhiều nơi cũng làm cho du khách bất bình.  Điểm du lịch  Tỷ lệ khách trả lời chưa đến một địa điểm lên tới 65,5%. Có thể lý giải một số nguyên nhân : Do thời gian lưu trú ngắn nên không có nhiều thời gian tham quan nhiều điểm. Khách chủ yếu tham quan các khu vực trung tâm thành phố, hoặc là những điểm tham quan không đủ sức hấp dẫn du khách. Trong các câu trả lời của du khách, nhìn chung du khách không hài lòng với các điểm du lịch này, tỷ lệ thích và rất thích là thấp. Đỗ Minh Tuấn Page 43
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khóa luận tốt nghiệp Tiến sĩ : Nguyễn Ngọc Dương Du khách cũng phản ánh về tình trạng nghèo nàn về dịch vụ ở một số điểm du lịch. Cảnh tuy đẹp nhưng dịch vụ không nhiều, có nơi chỉ bổ sung một vài chuồng thú. Một số đơn vị không linh hoạt trong dịch vụ.  Hình thức giải trí  Những hình thức giải trí phổ biến tại Đà Lạt là tham quan thành phố, uống cà phê, quán Bar và nhìn chung khách hài lòng với những hoạt động này. Những hình thức leo núi, thăm làng dân tộc, lễ hội cồng chiêng cũng có tỉ lệ khách hài lòng cao nhưng chưa nhiều du khách biết đến. hoạt động mua sắm khách quan tâm nhưng tỷ lệ hài lòng thấp.  Một số ý kiến đóng góp của du khách  Thông tin du lịch: Nhiều người cho biết họ có rất ít thông tin về du lịch Đà Lạt trước khi đến đây. Nhiều du khách không tìm được các thông tin trên các phương tiện truyền thông, nhất là internet. Trên các wedsite thông tin du lịch Đà Lạt chỉ mới dừng lại ở mức giới thiệu chung chung chứ chưa có những thông tin cụ thể về chất lượng, tiêu chuẩn, giá cả các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng. Và khi đến đây, nhiều du khách lúng túng trong việc tìm thông tin du lịch địa phương, cần có trung tâm du lịch địa phương và bản đồ hướng dẫn du lịch miễn phí cho du khách . Du khách nước ngoài yêu thích cảnh đẹp tự nhiên của Đà Lạt, nhiều người bày tỏ mong muốn Đà Lạt giữ được những cảnh đẹp tự nhiên và phong cách kiến trúc Pháp, tránh đô thị hóa. Đặc biệt du khách nước ngoài rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh. Một số du khách cảm thấy không hài lòng khi thấy đi giữa những cảnh đẹp thiên nhiên mà thấy nhiều vỏ chai hoặc rác. Cần tăng cường giáo dục về vấn đề vệ sinh, đặt thêm thùng rác nơi cong cộng. Thời gian di chuyển đến Đà Lạt còn dài. Ở Đà Lạt chưa có nhiều các tuyến xe buýt kết nối các điểm du lịch. Một số trường hợp người lái xe ôm quá lôi kéo khách. Đỗ Minh Tuấn Page 44