SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 82
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Lời cảm ơn
Trong kỳ học vừa qua, em là Phạm Mai Phương, sinh viên năm cuối
Khoa Kinh tế Kế hoạch _ trường Đại học Kinh tế quốc dân đã có kỳ thực tập
lý thú, bổ ích và hoàn thiện được báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Để
đạt được kết quả đó, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo _ Thạc sĩ Bùi Đức
Tuân đã tận tình chỉ bảo và sửa chữa bài chuyên đề thực tập, giúp em xây
dựng được chuyên đề tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh nhất. Em xin cảm ơn
bác Đinh Quang Diệu _ cán bộ Vụ Kinh tế Nông nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch
& Đầu tư đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em được tiếp cận các thông
tin, tài liệu chuyên ngành cũng như đã đưa ra các phân tích nhận xét giúp
hoàn thiện báo cáo chuyên đề của em. Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của
các bác, các cô chú, các anh chị trong Vụ Kinh tế Nông nghiệp đã tạo điều
kiện để em có được kỳ thực tập lý thú và bổ ích này.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Lời mở đầu....................................................................................................... 1
Chương 1: Khái quát chung về chiến lược phát triển ngành cao su: ........ 8
I. Khái niệm và nội dung chiến lược phát triển ngành: ................................. 8
1.1.Khái niệm chiến lược phát triển:.......................................................... 8
1.2.Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế xã hội:............................10
1.3.Khái niệm và nội dung của chiến lược phát triển ngành: ..................11
1.3.1.Khái niệm chiến lược phát triển ngành:.......................................11
1.3.2.Các đặc trưng của chiến lược phát triển ngành: ..........................11
1.3.3.Nội dung của chiến lược phát triển ngành:..................................13
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển ngành:........................16
2.1.Tác động của môi trường vĩ mô:........................................................16
2.1.1.Tác động của môi trường quốc tế:...............................................16
2.1.2.Tác động của môi trường trong nước: .........................................17
2.2.Tác động của môi trường ngành: .......................................................19
III. Sự cần thiết phải có chiến lược phát triển ngành: .................................24
3.1.Chiến lược phát triển ngành là căn cứ để hoạch định kế hoạch phát
triển ngành:...............................................................................................25
3.2.Chiến lược phát triển ngành là cương lĩnh hành động của quản lý kinh
tế xã hội riêng từng ngành:.......................................................................25
IV.Khái quát chung về ngành cao su Việt Nam:.........................................25
4.1. Giới thiệu về ngành cao su Việt Nam: ..............................................25
4.1.1. Lịch sử phát triển ngành cao su Việt Nam: ................................25
4.1.2. Vị trí và vai trò của ngành cao su:..............................................27
4.2. Sự cần thiết của chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam: .......28
4.2.1. Cơ sở pháp lý:.............................................................................28
4.2.2. Cơ sở khách quan:.......................................................................28
Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển ngành cao su Việt Nam hiện
nay...................................................................................................................30
I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su Việt Nam: 30
1.1. Tình hình chung về ngành cao su Việt Nam:....................................30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành:...........................................30
1.2.1. Chủng loại sản phẩm: .................................................................32
1.2.2. Sản lượng sản xuất:.....................................................................36
1.2.2.1.Sản lượng sản xuất toàn ngành: ............................................36
1.2.2.2. Sản lượng sản xuất theo vùng: .............................................42
1.2.2.3.Sản lượng sản xuất ngành cao su theo thành phần kinh tế: ..45
1.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm:.....................................................45
1.2.4. Tác động chung đến hiệu quả kinh tế xã hội:.............................47
1.3. Thực trạng kiến trúc hạ tầng, khoa học công nghệ, lao động và tổ
chức quản lý của ngành cao su VIệt Nam:...............................................49
1.3.1.Thực trạng lao động của ngành cao su: .......................................49
1.3.2.Thực trạng về mặt khoa học công nghệ của ngành cao su:........50
1.3.3.Thực trạng về mặt kiến trúc hạ tầng của ngành cao su: ..............52
1.3.4.Thực trạng về mặt tổ chức quản lý:.............................................53
1.4. Thực trạng vốn đầu tư và hiệu quả kinh doanh:................................55
1.4.1.Thực trạng vốn đầu tư:.................................................................55
1.4.2.Thực trạng hiệu quả kinh doanh:.................................................55
II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su ..........56
2.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su:........................................................56
2.1.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su trên Thế giới:............................56
2.1.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước:...............................58
2.2. Dự báo tình hình sản xuất cao su thiên nhiên thế giới:.....................59
2.3. Phân tích sự cạnh tranh trong xuất khẩu của ngành cao su: .............61
2.3.1. Điều kiện về các yếu tố sản xuất: ...............................................62
2.3.1.1.Các yếu tố sản xuất căn bản: .................................................62
2.3.1.2.Các yếu tố sản xuất tiên tiến: ................................................64
2.3.2. Đánh giá về sức cầu nội địa:.......................................................68
2.3.3.Các ngành phụ trợ cho ngành cao su:..........................................69
2.3.4.Thực trạng xây dựng chiến lược, cấu trúc và môi trường cạnh
tranh trong ngành cao su:......................................................................69
2.3.5.Tác động của Nhà nước:..............................................................71
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.4. Một số nhận định chung về sự phát triển của ngành cao su Việt Nam:
..................................................................................................................72
2.4.1. Một số mặt thuận lợi:..................................................................72
2.4.2.Một số mặt khó khăn: ..................................................................78
Chương 3: Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010
– 2020..............................................................................................................81
I. Căn cứ định hướng chiến lược phát triển ngành cao su:Error! Bookmark
not defined.
1.1. Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam: .... Error! Bookmark
not defined.
1.2. Định hướng phát triển ngành cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam:
..................................................................Error! Bookmark not defined.
1.3. Những vấn đề đặt ra đối với ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay: ...................................................Error! Bookmark not defined.
II. Điều kiện thực hiện định hướng phát triển: ...........Error! Bookmark not
defined.
2.1. Điều kiện về mặt quản lý Nhà nước:.Error! Bookmark not defined.
2.2. Điều kiện về mặt cơ sở vật chất: .......Error! Bookmark not defined.
2.3. Điều kiện về mặt đội ngũ lao động : .Error! Bookmark not defined.
2.4. Điều kiện về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ:Error! Bookmark
not defined.
Kết luận..............................................................Error! Bookmark not defined.
Phụ lục................................................................Error! Bookmark not defined.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng biểu
Hình 1.1 -Mô hình kim cương về năng lực cạnh tranh của M.Porter……….15
Bảng 2.1 -Mục tiêu phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2005...........26
Hình 2.2 -Cơ cấu sản phẩm cao su chế biến năm 2005……….…………….28
Hình 2.3 -Cơ cấu sản phẩm mủ cao su năm 2000&2005……..………...…..29
Bảng 2.4 -Chủng loại sản phẩm cao su chế biến của Tập đoàn cao su Việt
Nam………………………………………………………………………….30
Bảng 2.5 -Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam từ năm 1995 đến
năm 2006…………………………………………………………………….31
Hình 2.6 -Cơ cấu nguồn nguyên liệu mủ cao su của Việt Nam năm 2006….32
Hình 2.7 -Cơ cấu tiêu dùng cao su của Việt Nam năm 2006…….……...….33
Hình 2.8 -Giá xuất khẩu cao su Việt Nam bình quân…………….…………34
Hình 2.9 -Giá thành và giá bán mủ cao su sơ chế……………...….………..35
Hình 2.10 -Kết quả sản xuất cao su cả nước theo vùng……………….…….37
Bảng 2.11 -Diện tích, năng suất và sản lượng cao su năm 2005……………38
Hình 2.12 -Kết quả sản xuất kinh doanh cả nước theo thành phần kinh tế....40
Hình 2.13 -Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2006…........41
Bảng 2.14 -Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên và nhân tạo đến năm
2035……….....................................................................................................52
Bảng 2.15 -Ước tính khối lượng sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu lốp xe của
Việt Nam năm 2010…………………………………………………………53
Bảng 2.16 -Dự báo sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới………………...55
Bảng 2.17 -Dự báo sản lượng cao su tự nhiên của các nước sản xuất cao su
hàng đầu trên thế giới………………………………………………………..55
Bảng 2.18 -Tình hình xuất nhập khẩu cao su trên thế giới……………….…57
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 3.1 -Dự kiến sản lượng cao su đạt được của Tập đoàn cao su Việt Nam
đến năm 2015………………………………………………………………..77
Lời mở đầu
Nền kinh tế Thế giới hiện nay đang phát triển một cách vượt bậc để đáp
ứng những nhu cầu ngày càng tăng cao của con người. Theo dự đoán của
nhiều Tổ chức Quốc tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đà tăng
dân số Thế giới cũng như mức sống xã hội sẽ kéo theo sự tăng trưởng mạnh
mẽ của các ngành chế tạo vỏ lốp xe và các ngành công nghiệp khác sử dụng
cao su thiên nhiên. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên Thế giới
sẽ tăng cao trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó, Việt Nam ta là nước có ngành cao su khá phát triển, là
nước có sản lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đứng thứ 4 trên Thế giới.
Ngành cao su đã mang lại những tác động tốt tới sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước ta. Cao su đứng thứ 3 trong tốp các nông sản xuất khẩu đạt kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2007 giúp ngành cao su đóng góp một
khối lượng lớn vào kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp của cả nước.
Ngoài ra, ngành cao su đã đóng góp đáng kể trong công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhất là các vùng cây cao su tập trung
(các tiểu điền, đại điền). Ngành cao su góp phần giải quyết việc làm, xoá đói
giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho hàng vạn dân cư,….
Tuy nhiên hiện nay, ngành cao su của Việt Nam ta vẫn chưa sử dụng
các lợi thế phát triển ngành một cách có hiệu quả nhất (như các vấn đề về sử
dụng đất đai quy hoạch cho phát triển cao su chưa thật hợp lý, vấn đề sử dụng
lao động,….). Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển ngành cao su một cách
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hợp lý và đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất có thể là điều cần thiết,
đóng góp vào sự phát triển chung cho cả nước Việt Nam ta.
Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp là đi sâu nghiên cứu thực
trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đưa ra các
đánh giá và dự báo cho sự phát triển ngành trong giai đoạn 2010 – 2020, qua
đó đưa ra các định hướng phát triển ngành trong giai đoạn 2010 – 2020.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về chiến lược phát triển ngành cao su.
Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển ngành cao su hiện nay.
Chương 3: Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam
giai đoạn 2010 -2020.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 1: Khái quát chung về chiến lược
phát triển ngành cao su:
I. Khái niệm và nội dung chiến lược phát triển ngành:
1.1.Khái niệm chiến lược phát triển:
Trước khi đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển ngành nói riêng,
chúng ta sẽ đi nghiên cứu vê chiến lược phát triển nói chung.
Trên thực tế, khái niệm chiến lược đã có từ rất lâu đời. Từ khoảng thế
kỷ thứ 7 trước Công nguyên tại Trung Quốc, khi vạch ra kế hoạch và chỉ huy
chiến tranh người ta sử dụng các khái niệm “mưu toán” với ý nghĩa là chiến
lược.(1)
Còn ở phương Tây, từ chiến lược được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ
“Strategem” hoặc “Strateges”. Sau này nhiều nước sử dụng từ chiến lược lý
giải về ý nghĩa chung là “nghệ thuật thống soái”, về sau mới có nội dung của
từ chiến lược ngày nay, và nó khác với chiến thuật và chiến dịch.(2)
Trong cuốn “lý luận chung về chiến thuật” do một người Pháp tên là
Gilbert viết năm 1772 có nêu ra hai khái niệm “đại chiến thuật” và “tiểu chiến
thuật”. Khái niệm “đại chiến thuật” có ý nghĩa tương đương với chiến lược
ngày nay, còn “tiểu chiến thuật” có ý nghĩa là chiến thuật như ngày nay.(3)
Như vậy cũng đã tồn tại cách hiểu rằng chiến lược có nghĩa là “nghệ thuật của
tướng lĩnh” để tìm ra con đường đúng đắn nhất giành chiến thắng.
Trong một thời gian dài, từ chiến lược chỉ được dùng như một thuật
ngữ quân sự. Trong cuốn “Vấn đề chiến lược trong chiến tranh cách mạng
Trung Quốc”, Mao Trạch Đông đã khái quát một cách khoa học khái niệm về
chiến lược “Vấn đề chiến lược là vấn đề nghiên cứu quy luật toàn cục của
(1,2,3) trang 5 Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chiến tranh”, “phàm là mang tính chất của các phương diện và các giai đoạn,
tất cả đều là toàn cục của chiến tranh”.(4)
Với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội ở thời kỳ cận đại, từ
chiến lược đã dần được sử dụng vào lĩnh vực chính trị, do vậy các khái niệm
chiến lược cách mạng, chiến lược chính trị lần lượt được ra đời. Với khái
niệm chính trị, chiến lược có ý nghĩa bao quát hơn sách lược. Stalin đã viết:
“chiến lược và sách lược là khoa học chỉ đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản”, “chiến lược chính là quy định hướng tấn công chủ yếu của giai cấp vô
sản trong một giai đoạn nhất định của cách mạng, là vạch kế hoạch bố trí
tương ứng các lực lượng cách mạng (lực lượng hậu bị chủ yếu và thứ yếu), là
đấu tranh thực hiện kế hoạch ấy trong suốt quá trình của giai đoạn cách mạng
đó”. (5)
Về mặt lĩnh vực kinh doanh, lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp
phổ biến vào những năm 1960 đối với các doanh nghiệp lớn khi mà hoạt động
của chúng trở nên phức tạp hơn, cạnh tranh gay gắt, đa dạng hơn trong khi
các tiến bộ về khoa học công nghệ trở nên tăng tốc hơn, đòi hỏi phải có những
kế hoạch dự trù cho việc hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở phương Tây đã lưu hành khái
niệm chiến lược Quốc gia. Chiến lược Quốc gia là chiến lược ở tầm vĩ mô, là
chiến lược cao nhất ở tầm quốc gia. Chiến lược này là đại chiến lược.
Trong giai đoạn hoà bình, chúng ta có khái niệm chiến lược phát triển
kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, “chiến lược là những mưu tính và quyết sách đối với những
vấn đề trọng đại có tính chất toàn cục và lâu dài. Khoa học nghiên cứu những
(4,5) trang 6 Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vấn đề lý luận và phương pháp đưa ra các quyết sách những vấn đề trọng đại
và lâu dài gọi là chiến lược học”.(6)
1.2.Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế xã hội:
Nếu chiến lược được nhìn từ góc độ quản lý thì đó là quyết sách toàn
cục của một phạm vi không gian rộng lớn trong một thời gian dài. Và là sự trù
tính của chủ thể đối với toàn cục phát triển của sự vật.
Ta có, chiến lược phát triển KTXH của mỗi Quốc gia sẽ là sản phẩm
của Nhà nước đó. Nhà nước trên cơ sở nhận thức các quy luật phát triển kinh
tế xã hội khách quan, các mối quan hệ nội tại trong quá trình phát triển, dựa
vào điều kiện hoàn cảnh bên trong của đất nước và điều kiện quốc tế ở mỗi
thời kỳ nhất định để đưa ra những kế sách chung, có tính toàn cục về sự phát
triển kinh tế xã hội trong một thời gian tương đối dài. Thời gian của chiến
lược có thể là 10 , 15, 20 năm hoặc lâu hơn.(7)
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là hệ thống các mục tiêu phát triển
cả lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội, được đặt trong cùng mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau cũng như dựa vào đó để đưa ra giải pháp thực hiện
đồng bộ và có hiệu quả cao nhất những mục tiêu kinh tế và xã hội đã đặt ra.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội về cơ bản được xem là một hệ
thống các phân tích đánh giá và lựa chọn về căn cứ của chiến lược, các quan
điểm cơ bản (tư tưởng chỉ đạo và chủ đạo), các mục tiêu tổng quát và mục
tiêu chủ yếu, các định hướng phát triển chủ yếu trong các lĩnh vực của đời
sống đất nước, các giải pháp cơ bản, chủ yếu là chính sách về cơ cấu và cơ
chế vận hành hệ thống kinh tế xã hội, các chính sách về bồi dưỡng, khai
(6)
Trang 7: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
(7)
Trang 8: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thác,huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, các
biện pháp về tổ chức thực hiện chiến lược(8)
.
1.3.Khái niệm và nội dung của chiến lược phát triển ngành:
1.3.1.Khái niệm chiến lược phát triển ngành:
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồm cả chiến lược phát
triển ngành, do vậy chiến lược phát triển ngành là một bộ phận của chiến lược
phát triển kinh tế xã hội (xét theo cấp độ quản lý). Chiến lược phát triển
ngành phải phục tùng chiến lược Quốc gia.
Chiến lược phát triển ngành là một hệ thống các mục tiêu và các biện
pháp thực hiện của ngành đặt ra.
Như vậy, chiến lược phát triển ngành là hệ thống các phân tích đánh giá
và lựa chọn về căn cứ định hướng của chiến lược phát triển, các quan điểm cơ
bản (ta tưởng chủ đạo và chỉ đạo), các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ
yếu, các định hướng phát triển chủ yếu, các giải pháp cơ bản (chủ yếu thông
qua các chính sách, quy hoạch phát triển, bồi dưỡng, khai thác, huy động và
phân bổ, sử dụng các nguồn lực phát triển, biện pháp về tổ chức thực hiện
chiến lược dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của cả đất
nước).
1.3.2.Các đặc trưng của chiến lược phát triển ngành:
Đặc trưng của chiến lược phát triển ngành cũng giống chiến lược, nó
bao gồm những đặc trưng sau đây:
(8)
Trang 14: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài của chiến lược:
Thời gian của việc thực hiện một chiến lược phát triển ngành là từ 10
năm, 15 năm, 20 năm hoặc lâu hơn.
Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì nó định hướng các mục
tiêu có tính tổng quát cho toàn ngành, nó xác định các mục tiêu cần đạt đến
của ngành trong một khoảng thời gian dài. Những mục tiêu tổng quát đó sẽ
được thực hiện gắn liền với những thay đổi lớn về khoa học và công nghệ,
làm chuyển biến căn bản về lực lượng sản xuất, các mối quan hệ sản xuất.
Hay có thể hiểu mục tiêu tổng quát sẽ được đề ra trên cơ sở các dự báo dài
hạn về sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì nó phải mang tính định
hướng, phản ánh xu thế vận động đi lên của toàn ngành cũng như sự phát
triển của toàn ngành trong sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.
Ngoài ra, chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì cần phải có thời
gian lâu dài mới có được những biến đổi căn bản trong việc hoàn thiện cơ sở
hạ tầng, các quan hệ sản xuất mới, các nguồn lực khác…
- Chiến lược phát triển ngành có tính toàn diện:
Cũng giống như chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển
ngành cũng phải phản ánh mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Muốn đạt được
những mục tiêu tổng quát đã đặt ra thì trước hết phải đạt được các mục tiêu bộ
phận và như vậy cần phải phán ánh được các mục tiêu bộ phận đó.
- Chiến lược phát triển ngành có tính hệ thống: Chiến lược phát triển
phải bao gồm nhiều chiến lược bộ phận tuỳ theo cách tiếp cận. Việc thực
hiện thành công mục tiêu chiến lược phải bao gồm việc thực hiện thành công
các mục tiêu bộ phận. Tính hệ thống được biểu hiện trong tất cả các nội dung
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
của chiến lược.Tính hệ thống thể hiện tính thống nhất, toàn diện, cân đối
trong toàn bộ quá trình phát triển.
- Chiến lược phát triển ngành có tính hiệu quả:
Đây chính là hiệu quả kinh tế xã hội. Cần nâng cao hiệu quả kinh tế xã
hội vì đây là vấn đề có tính quy luật phổ biến, là quy luật mà bất cứ thời kỳ
nào cũng phải đặt ra. Do vậy việc lựa chọn các bước thực hiện hiện chiến
lược, các chính sách, giải pháp huy động nguồn mực nhằm mục tiêu tổng quát
đều phải được thực hiện trên nguyên tắc hiệu quả.
- Chiến lược phát triển ngành có tính chủ thể Nhà nước:
Nhà nước có hai chức năng là chức năng giai cấp và chức năng xã hội.
Vai trò quản lý kinh tế thuộc chức năng xã hội trong đó hoạch định và tổ chức
thực hiện chiến lược phát triển là một nội dung quan trọng.
1.3.3.Nội dung của chiến lược phát triển ngành:
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồm những nội dung sau:
- Các căn cứ của chiến lược phát triển ngành :
Để xây dựng chiến lược phát triển ngành nói riêng cũng như chiến lược
phát triển nói chung, ta đều phải dựa trên kinh nghiệm cũng như lịch sử phát
triển của chính quốc gia và các nước khác, dựa trên các số liệu, tài liệu thu
thập được trong một khoảng thời gian gần nhất (khoảng 10 năm trước thời kỳ
chiến lược).
Cần phải xác định được điểm xuất phát, ta đang ở giai đoạn nào của
quá trình phát triển, cơ sở tiển đề cho sự phát triển đấy là gì,…
Cần thực hiện được các đánh giá, dự báo nguồn lực, các lợi thế so sánh
và môi trường trong nước, quốc tế, các tác động từ bên ngoài đến ngành trong
thời kỳ chiến lược (địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn,…).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Các quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển ngành:
Quan điểm cơ bản của chiến lược là những tư tưởng chủ đạo và chỉ đạo
thể hiện tính định hướng của chiến lược. Nó sẽ quyết định con đường và
phương hướng cho các giải pháp lớn. Việc xác định các quan điểm cơ bản có
ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các bước ngoặt của con đường phát triển,
tạo động lực cơ bản xuyên suốt quá trình phát triển.
Các quan điểm cơ bản tạo nên một hệ quan điểm, nó sẽ là bộ khung cho
việc xác định các mục tiêu phát triển cũng như các giải pháp lớn để đạt được
mục tiêu đó trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy hệ quan điểm chiến lược có ý nghĩa chủ đạo trong việc xây
dựng chiến lược, nó là linh hồn, là tư tưởng của bản chiến lược mà trong từng
phần nội dung của chiến lược phải thực hiện được. Nó sẽ thể hiện những nét
khái quát đặc trưng nhất, có tính nguyên tắc về mô hình và con đường phát
triển nhằm hướng đến mục tiêu dài hạn.
- Các mục tiêu phát triển ngành:
Mục tiêu phát triển là mức phấn đấu cần phải đạt được qua một thời kỳ
nhất định. Mục tiêu bao gồm cả phần định tính và phần định lượng, phản ánh
một cách toàn diện những biến đổi quan trọng của nền kinh tế. Nó phải phản
ánh được sự thay đổi về chất của nền kinh tế xã hội.
Việc xác định muc tiêu phát triển phải xuất phát từ khả năng thực tế,
đòi hỏi của cuộc sống, yêu cầu của thị trường sao cho phù hợp với bối cảnh
trong và ngoài nước, nhằm đạt được sự phát triển bền vững, đạt hiệu quả kinh
tế xã hội và tạo được động lực cho sự phát triển của riêng ngành cũng như tác
động cơ bản tới các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Việc xác định các mục tiêu phải trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ
đạo cơ bản đã đặt ra. Mục tiêu phải được lựa chọn trên nhiều phương án sao
cho đảm bảo tính hiện thực, tích cực, vững chắc nhưng cũng vừa đảm bảo
tính linh hoạt, mềm dẻo. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành phải vừa hàm
chứa cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, vừa có mục tiêu kinh tế, mục
tiêu xã hội, vừa có mục tiêu dài hạn, vừa có mục tiêu tình thế.
- Các biện pháp và chính sách để thực hiện chiến lược phát triển
ngành:
Các biện pháp và chính sách là hướng dẫn cụ thể về cách thức thực
hiện nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Và để đạt
được các mục tiêu đấy, chúng ta cần xác định được các khâu chủ đạo và chính
yếu trong toàn bộ quá trình phát triển nhằm tạo ra động lực đột phá, thực hiện
tốt nhất các nguồn lực phát triển.
Chính sách và biện pháp gồm nhiều loại, cần tuỳ thuộc vào tính chất
cũng như đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực mà chúng ta sẽ tiếp cận theo
từng nội dung khác nhau.
Các chính sách và biện pháp thể hiện sự hướng dẫn về cách thức thực
hiện các mục tiêu đề ra. Nó bao gồm các chính sách và biện pháp về cơ cấu và
cơ chế vận hành hệ thống kinh tế xã hội của toàn ngành, các chính sách về
khai thác, bồi dưỡng, huy động, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực
phát triển.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển ngành:
Chiến lược phát triển cho một ngành cũng giống như chiến lược phát
triển cho một doanh nghiệp, nó phải chịu sự tác động của nhều các nhân tố.
Bao gồm các nhân tố bên trong và ngoài ngành cũng như các nhân tố tác động
trong nước và quốc tế đến sự phát triển ngành.
2.1.Tác động của môi trường vĩ mô:
2.1.1.Tác động của môi trường quốc tế:
Xu thế vận động và phát triển của nền kinh tế Thế giới một cách liên
tục và sôi động luôn là nguồn động lực cho sự phát của nền kinh tế của tất cả
các nước trên thế giới. Ngày nay, xu thế hội nhập và Quốc tế hoá diễn ra trên
toàn thế giới, nó tạo ra sự mở cửa giao thương giữa các nước, tạo sự chuyển
biến liên tục về chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật cũng như hợp tác
phát triển song phương và đa phương.
Việc tìm hiểu và phân tích sự phát triển của các nước cũng như sự phát
triển ngành của các nước sẽ giúp ta rút ra được các bài học kinh nghiệm cho
việc xây dựng chiến lược phát triển ngành. Trong đó, việc nghiên cứu các yếu
tố như khoa học công nghệ, quan hệ thương mại, thị trường, đầu tư, môi
trường văn hóa xã hội, chính trị của các nước cũng là căn cứ quan trọng cho
việc hoạch định chiến lược phát triển ngành. Qua đó giúp tránh được nhưng
sai lầm cũng như tìm ra được hướng phát triển đúng đắn và phù hợp nhất với
khả năng thực tế của ngành trong nước.
Từ việc phân tích bối cảnh Quốc tế cũng như các nước trong khu vực,
ta sẽ nhận ra được các cơ hội và thách thức của việc phát triển trong bối cảnh
quốc tế và khu vực.
Những cơ hội đặt ra trong bối cảnh hiện nay là cần tận dụng lợi thế về
điều kiện phát triển ổn định của khu vực, tình hình chính trị khu vực bình ổn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển so với nhiều khu vực khác trên thế giới.
Vì việc ổn định về chính trị tạo cơ hội thu hút đầu tư trong nước cũng như
quốc tế vào trong nước, tạo cơ hội hội nhập và thu hút chuyển giao tiến bộ
công nghệ. Qua đó nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng trong nước và mở
rộng được thị trường trên thế giới.
Tuy nhiên những khó khăn đặt ra cũng không phải là nhỏ. Việc thu hút
công nghệ và vốn đầu tư nước ngoài tuy tạo điều kiện phát triển trong nước
nhưng bên cạnh đó nó cũng gây ra sự phụ thuộc và chịu những điều kiện ràng
buộc cho nước nhận chuyển giao công nghệ và vốn đầu tư. Việc không tự
phát triển được khoa học công nghệ trong nước sẽ dần dẫn đến tình trạng luôn
tụt hậu so với trình độ phát triển công nghệ trên thế giới, đây là một trong
những khó khăn cần giải quyết. Ngoài ra, việc hội nhập trong xu thế toàn cầu
hoá hiện nay tạo cơ hội phát triển nhưng cũng là thách thức không nhỏ vì hợp
tác quốc tế tạo ra sức ép cạnh tranh thị trường thế giới rất lớn.
2.1.2.Tác động của môi trường trong nước:
Mỗi doanh nghiệp hay mỗi ngành khi phát triển đều phải phụ thuộc vào
tác động của nền kinh tế tại nước mà nó đang phát triển cũng như sự tác động
của tất cả các yếu tố tới nền kinh tế đó. Nó bao gồm tác động của các môi
trường kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật,….
- Môi trường kinh tế:
Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất mạnh đến
sự phát triển của các ngành nghề, lĩnh vự. Nó có thể mang lại cơ hội hoặc
những thách thức tiềm ẩn. Các yếu tố như lãi suất, tốc độ tăng trưởng, các
chính sách tài chính tiền tệ, … là những yếu tố gây ra những tác động đó.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Môi trường kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của ngành, lĩnh vực. Nó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế, mở
rộng thị trường đầu vào và cả thị trường đầu ra cho ngành hay lĩnh vực đó.
- Môi trường chính trị pháp luật:
Nó bao gồm các vấn đề: tình hình chính trị quốc gia, các vấn đề điều
hành của chính phủ, các hệ thống luật pháp, các thông tư chỉ thị và vai trò của
các nhóm xã hội. Do vậy những diễn biến của các yếu tố này ảnh hưởng rất
mạnh và cũng rất trực tiếp đến các quyết định xây dựng chiến lược phát triển
ngành.
Nếu môi trường chính trị pháp luật ổn định, công bằng thì sẽ tạo điều
kiện cho nền kinh tế nói chung phát triển cũng như sự phát triển của từng
ngành nói riêng.
- Môi trường văn hoá:
Con người sống trong bất kì xã hội nào cũng mang bản sắc văn hoá
tương ứng với xã hội đó. Nền văn hóa có thể ảnh hưởng theo rất nhiều chiều
và đa dạng. Văn hoá có thể tạo nên cơ hội hấp dẫn cho cả một ngành nghề
kinh doanh. Văn hoá tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành nghề hay lĩnh
vực này nhưng có thể lại tạo ra sự cản bước phát triển của một ngành nghề
nào đó.
Để có thể tạo được sự phát triển thuận lợi thì việc nghiên cứu kỹ nền
văn hoá của thị trường đang hướng tới là điều rất quan trọng. Nó quyết định
tới sự phát triển thành công hay không của ngành nghề, lĩnh vực đó.
- Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên có tác động quan trọng đến nguồn thị trường đầu
vào cũng như thị trường đầu ra của nhiều ngành nghề lĩnh vực. Môi trường
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tác động đến việc sản xuất các nguyên vật liệu, các nguồn năng lượng cho
nhiều ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề thuộc lĩnh vực sản xuất và chế
biến nông lâm thuỷ sản.
Tính chất của khí hậu thời tiết sẽ tác động nhiều đến việc hình thành
đặc tính sản phẩm của từng ngành, lĩnh vực. Qua đó sẽ tạo cơ hội và những
thách thức cho ngành.
- Môi trường khoa học kỹ thuật:
Khoa học kỹ thuật và khoa học ứng dụng mang đến cho con người
những bước tiến vượt bậc trong cuộc sống, ngày càng tạo ra sự thoải mái
trong nhu cầu ngày càng cao của con người. Do vậy, việc bắt kịp với nhịp độ
phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển ngành, năng suất cao hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn,
sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh nhạy hơn,…Yêu cầu đặt
ra là luôn theo sát trình độ phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới mới có
thể đẩy mạnh được sự phát triển ngành, lĩnh vực so với mặt bằng chung cả
trong nước và quốc tế.
2.2.Tác động của môi trường ngành:
Để đánh giá khả năng phát triển của một ngành, chúng ta có thể đánh
giá thông qua nhiều mặt khác nhau, tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này,
chúng ta sẽ đi vào đánh giá theo các năng lực cạnh tranh của ngành theo mô
hình “Kim cương” của Micheal Porter _ Giáo sư kinh tế học Đại học Harvard.
Mô hình sẽ đánh giá theo các năng lực cạnh tranh như trong hình dưới đây:
Hình 1.1: Mô hình Kim cương về năng lực cạnh tranh
của Micheal Porter
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nguồn: Năng lực cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter
- Các điều kiện về yếu tố sản xuất:
Bao gồm các đầu vào được sử dụng như những yếu tố của quá trình sản
xuất được chia làm 2 loại: căn bản và tiên tiến.
Các yếu tố căn bản bao gồm các nguồn tài nguyên, địa lý, các nguồn
lao động không qua đào tạo.
Các yếu tố tiên tiến là các có được nhờ sáng tạo chứ không phải được
thừa hưởng bao gồm lao động lành nghề, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng, các
phương tiện nghiên cứu, kỹ năng công nghệ.
Các yếu tố này đóng vai trò mang lại lợi thế cạnh tranh vì các nước
khác không thể dễ dàng có hay bắt chước được các yếu tố này. Theo Micheal
Chiến lược, cấu
trúc và sự cạnh
tranh nội địa
Các điều
kiện về yếu
tố sản xuất
Các ngành
hỗ trợ
Điều kiện
về sức cầu
hàng hóa
Chính phủ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Porter, các yếu tố tự nhiên không thuận lợi hay việc thiếu các nguồn lực tự
nhiên có thể giúp một quốc gia trở nên cạnh tranh hơn vì nó bắt buộc phải có
sự sang tạo để vượt qua sự khó khăn và thiếu thốn các nguồn lực này.
Ví dụ như Thuỹ Sĩ là nước đầu tiên bị thiếu hụt lao động, do vậy họ đã
từ bỏ các ngành sử dụng nhiều lao động và tập trung vào sang tạo sản xuất các
sản phẩm đồng hồ chất lượng cao. Còn Thuỵ Điển, do mùa xây dựng ngắn và
chi phí xây dựng cao nên họ sang tạo ra kiểu nhà đúc sẵn.
- Điều kiện về sức cầu:
Theo M.Porter, thị trường nội địa yêu cầu cao về sản phẩm là yếu tố
quan trọng để tạo ra cạnh tranh và thúc đẩy lợi thế cạnh tranh. Các công ty
phải đối mặt với thị trường trong nước khắt khe, yêu cầu các sản phẩm chất
lượng cao thì sẽ buộc các doanh nghiệp này phải bán các sản phẩm cao cấp.
Ngoài ra việc tiếp cận sát với khách hàng trong nước sẽ giúp các doanh
nghiệp này có hiểu biết tốt hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Nếu các giá trị riêng có này được xuất khẩu sang các Quốc gia khác thì các
doanh nghiệp trong nước sẽ có sức cạnh tranh toàn cầu. (Ví dụ như rượu vang
Pháp, nước hoa và thời trang của Italia,…).
Việc quan tâm đến thị trường trong nước không chỉ giúp doanh nghiệp
đa dạng hoá sản phẩm, tăng doanh thu, là chỗ dựa khi thị trường xuất khẩu
gặp khó khăn mà còn giúp cac doanh nghiệp nâng cao, tăng sức cạnh tranh
của mình.
- Các ngành hỗ trợ:
Một ngành công nghiệp nào đó mà có những nhà cung cấp hay những
ngành công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh Quốc tế thì cũng sẽ giúp
cho ngành đó có lợi thế cạnh tranh. Đây là hiệu ứng tiếp nối trong sản xuất.
Khi việc đầu tư các yếu tố tiên tiến vào một ngành và tạo cho nó có sức cạnh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tranh thì các ngành hỗ trợ nó, cung cấp sản phẩm đầu vào hay các ngành tiêu
thụ sản phẩm của nó sẽ được hưởng lợi từ ngành đó. Do vậy, các khu công
nghiệp thường có các nhà máy có mối liên hệ tiêu thụ và cung ứng sản phẩm
cho nhau.
- Chiến lược, cấu trúc và môi trường cạnh tranh trong ngành:
Chiến lược: Các điều kiện trong nước ảnh hưởng tới chiến lược của
công ty. Mỗi Quốc gia có chiến lược riêng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh
có thể thúc đẩy hoặc cản trở các doanh nghiệp của Quốc gia đó tạo dựng lợi
thế cạnh tranh Quốc tế trong một ngành nào đó. Các quốc gia có cách nhìn
triển vọng ngắn hạn sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn trong đầu tư ngắn hạn và
ngược lại, cách nhìn triển vọng dài hạn sẽ cho lợi thế cạnh tranh trong các
ngành đầu tư dài hạn.
Cấu trúc tổ chức: Mỗi ngành sẽ có cấu trúc riêng phù hợp nhất với nó.
Nó có thể là tổ chức quản lý theo thứ bậc, cũng có thể là quản lý theo các
công ty nhỏ điều hành bởi gia đình,… tuỳ theo đặc trưng và khả năng vào sự
phù hợp đối với từng quốc gia.
Đối thủ cạnh tranh: Đứng riêng vào vị thế của từng công ty thì tất
nhiên các doanh nghiệp này không thích có sự cạnh tranh. Tuy nhiên, đứng
trên góc độ một ngành, một quốc gia trong một khoảng thời gian dài thì môi
trường cạnh tranh càng lớn sẽ càng tạo sức ép cho các doanh nghiệp phải cải
tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm. Môi trường cạnh tranh trong
nước càng cao sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước và do đó sẽ giảm được áp lực khi hội nhập quốc tế.
*Các yếu tố trên có sự tác động tới năng lực cạnh tranh của một
ngành và có cả sự tác động qua lại lẫn nhau như một hệ thống:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Điều kiện về các yếu tố sản xuất chịu tác động của sự cạnh tranh và
sức cầu trong nước để tạo ra các yếu tố sản xuất mới, nâng cao lợi nhuận, tăng
sức cạnh tranh và thoả mãn nhu cầu của khách hàng; còn các ngành hỗ trợ và
các ngành có liên quan thúc đẩy việc tạo ra các yếu tố sản xuất có thể di
chuyển được.
Điều kiện về cầu trong nước cũng chịu tác động của môi trường cạnh
tranh. Cạnh tranh giữa các nhu cầu trong nước càng quyết liệt thì tạo cho nhu
cầu trong nước ngày càng lớn và đòi hỏi cao hơn. Các yếu tố sản xuất thuận
lợi, tiên tiến sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cầu sản phẩm trong nước.
Một ngành nào đó có các ngành hỗ trợ hoạt động, có sức cạnh tranh thì
sẽ thu hút hấp dẫn nhu cầu nhu cầu từ nước ngoài cho thị trường sản phẩm đó.
Các ngành hỗ trợ có liên quan cũng sẽ có điều kiện phát triển nếu các
yếu tố sản xuất dễ dàng di chuyển. Nhu cầu trong nước lớn sẽ khuyến khích
các ngành cung ứng phát triển và do vậy tạo sự cạnh tranh dẫn đến hình thành
một ngành cung cấp các sản phẩm trung gian, khuyến khích việc chuyên môn
hoá.
Ngoài ra, môi trường cạnh tranh cũng chịu tác động của các yếu tố sản
xuất, các ngành công nghiệp phụ trợ và điều kiện về cầu. Khi các yếu tố này
thuận lợi sẽ tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển trong
ngành, do vậy sẽ làm sức cạnh tranh ngày càng lớn.
Sự tương tác giữa các yếu tố vừa kể trên chặt chẽ với nhau được ví như
mối liên kết trong cấu tạo của một viên kim cương đã cho thấy mối liên kết đó
chặt chẽ đến mức độ nào.
Theo Micheal Porter, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay
phụ thuộc vào sự sáng tạo và khả năng cạnh tranh năng động trong ngành của
quốc gia đó. Khi nền tảng cạnh tranh chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thức
thì vai trò của quốc gia ngày càng tăng lên. Các quốc gia thành công trong
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trong một số ngành trên toàn cầu vì môi trường của họ năng động, đi tiên
phong và nhiều sức ép nhất.
- Vai trò của Nhà nước:
Ngoài khả năng cạnh tranh của các ngành được quyết định bởi các đối
thủ mạnh trong nước, các nhà cung cấp có khả năng, sự phong phú của nhu
cầu khách hàng trong nước va sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ thì
chúng ta cần phải xét đến vai trò của Nhà nước.
Nhà nước có sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến những
yếu tố trên thông qua hệ thống các chính sách của mình (trợ cấp, tín dụng ưu
đãi, tín dụng,…) thực hiện khuôn khổ nhu cầu trong nước thông qua các quy
định về tiêu chuẩn chất lượng; thông qua các chính sách thuế, chống độc
quyền để định hướng sự phát triển của các ngành;….
Bên cạnh đó, yếu tố tác động khá lớn tới khả năng cạnh tranh của
ngành là chính sách tỉ giá hối đoái. Thông qua đó đã giúp khuyến khích các
ngành hàng xuất khẩu. Đây là chính sách quan trọng trong thời mở cửa hội
nhập _ là công cụ cạnh tranh trong quan hệ quốc tế. Một quốc gia trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa thì việc nâng tỉ giá danh nghĩa (nâng giá
trị đồng nội tệ) sẽ tạo lợi thế cho việc nhập khẩu và hạn chế các khoản nợ
nước ngoài, tuy nhiên lại làm hạn chế việc xuất khẩu. Và ngược lại, tăng tỉ giá
danh nghĩa giúp tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Nhà nước thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả 4 yếu tố trên
để tạo ra sự phát triển tương xứng, hài hoà tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp
trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
III. Sự cần thiết phải có chiến lược phát triển ngành:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.1.Chiến lược phát triển ngành là căn cứ để hoạch định kế hoạch
phát triển ngành:
Hoạt động quản lý ngành được thực hiện theo các kế hoạch trung hạn,
ngắn hạn của Nhà nước, các địa phương và vùng lãnh thổ, nó sẽ có các đối
tượng và nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên các kê hoạch đó đều phải chịu sự chỉ đạo
chung của chiến lược và chiến lược ngành đã quy định những phương châm
và chính sách chung cho toàn ngành trong một thời kỳ nhất định.
Chiến lược phát triển trở thành chỗ dựa và là căn cứ cơ bản để xây
dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển ngành.
Xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển giúp các nhà lãnh đạo
xem xét và xác định đất nước sẽ đi theo hướng nào và khi nào sẽ đạt tới điểm
cụ thể nhất định.
3.2.Chiến lược phát triển ngành là cương lĩnh hành động của quản
lý kinh tế xã hội riêng từng ngành:
Trong điều kiện kinh tế thị trường mở, môi trường cho sự phát triển
kinh tế nói chung cũng như từng ngành nói riêng luôn biến đổi nhanh chóng,
những biến đổi này thường tạo ra các cơ hội cũng như các thách thức cho sự
phát triển ngành. Việc quản lý bằng chiến lược giúp các nhà quản lý nhằm
vào các cơ hội trong tương lai, tận dụng cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên
quan đến điều kiện môi trường. Xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát
triển giúp các nhà lãnh dạo đưa ra được các quyết định tác nghiệp phù hợp.
IV.Khái quát chung về ngành cao su Việt Nam:
4.1. Giới thiệu về ngành cao su Việt Nam:
4.1.1. Lịch sử phát triển ngành cao su Việt Nam:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Cây cao su được ông Alexandre Yersin đưa vào Việt Nam trồng thử ở
Thủ Dầu Một và suối Dầu Nha Trang từ năm 1897.Năm 1906 công ty SIPH
ra đời, sau đó trong vòng 33 năm đã cơ 8 công ty và nhiều đồn điền cao su
được thành lập. Diện tích cao su cũng dần dần được mở rộng: năm 1920 –
20.000 ha, năm 1932 – 103.000 ha và năm 1963 lên đến 142.700 ha Trong
những năm chiến tranh, vườn cao su bị thu hẹp lại do bom đạn và chất độc
hoá học tàn phá, Từ năm 1975 đến nay, ngành cao su đã được phục hồi và
ngày càng mở rộng.
Đầu thế kỉ 20, người Pháp đã bắt đầu kinh doanh cao su ở miền Đông
Nam Bộ, từ năm 1923 – 1929 đã tiến hành trồng thử nghiệm tại Tây Nguyên
và đến năm 1945 đã trồng thăm dò rải rác tại Phủ Quỳ_Nghệ An. Dưới thời
Pháp thuộc, cây cao su được các nhà tư bản đầu tư lớn hơn so với các loại cây
trồng khác. Ngày nay, cao su cũng là một ngành sản xuất được đầu tư lớn và
quan trọng trong nông nghiệp.
Cho đến nay đã hơn 100 năm. Loại cây này được trồng chủ yếu ở các
loại đất đỏ và đất xám bạc màu ở vùng Đông Nam Bộ với diện tích khoảng
97.000 ha (năm 1992), hiện nay đã phát triển mạnh ở địa bàn sinh sống của
nó. Sau Đông Nam Bộ, cây cao su được phát triển ra địa bàn Tây Nguyên, ra
miền Bắc tới ven đường 9, Cồn Tiên, Dốc Miếu ở Quảng Trị tới Hương Khê
(Hà Tĩnh) và Phủ Quỳ (Nghệ An) đạt tới 250.000 ha vào năm 1998.
Cây cao su không chỉ được trồng trong các nông trường mà nông dân
cũng được khuyến khích trồng ở những vườn cao su nhỏ từ 1 đến 2 ha và các
nông trường sẽ bao tiêu cho việc thu mua các sản phẩm mủ cao su tươi.
Giai đoạn năm 1993 – 2000 là giai đoạn phát triển mạnh của diện tích
cây cao su trên cả nước do có sự hợp tác với các nước Đông Âu (Đức, Liên
Xô cũ, Ba Lan) và đã đạt được diện tích trên 100.000 ha.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sau giai đoạn tiếp quản năm 1975, chúng ta đã thành lập nông trường
Quốc doanh dựa trên các đồn điền cao su đã có của Pháp để thành lập các
nông trường cao su mới. Sau đó phát triển lên thành Tổng công ty cao su Việt
Nam tiếp tục phát triển thành Tập đoàn cao su Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cao su Việt Nam
đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Lúc mới thành lập có tên là Ban cao su
Nam Bộ. Tháng 4/1975 chuyển thành Tổng Cục cao su thuộc Chính phủ Cách
mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Tháng 7/1977 chuyển sang Tổng công ty
cao su Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp. Tháng 3/1980 chuyển thành
Tổng Cục cao su trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Đến năm 1989 chuyển
thành Tổng công ty cao su Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm. Theo quyết định số 249/QĐ-TTg vào ngày 30/10/2006 đã
chuyển đổi Tổng công ty cao su Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp cao
su Việt Nam.
4.1.2. Vị trí và vai trò của ngành cao su:
Cao su là một cây có nhiều triển vọng phát triển vì nhu cầu nguyên liệu
công nghiệp trong nước và nhu cầu xuất khẩu.
Chương trình phát triển cây cao su còn gắn với việc giải quyết việc nhu
cầu việc làm cho nhân dân, tham gia các chương trình đinh canh định cư, xây
dựng vùng kinh tế mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao
động nhất là ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Tạo ra được việc làm, thu
nhập cho người lao động và đặc biệt có ý nghĩa đối với đồng bào dân tộc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thiểu số tại những vùng sâu vùng xa, góp phần xoá đói giảm nghèo ở những
vùng đặc biệt khó khăn.
Phát triển cây cao su trên quy mô lớn sẽ phủ xanh được các vùng đất
trống đồi trọc đã và đang bị xói mòn, rửa trôi.
Ngoài ra, dọc theo các tuyến biên giới sẽ tạo ra một tuyến phòng thủ
góp phần giữ vững an ninh, trật tự xã hội cho đất nước.
4.2. Sự cần thiết của chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam:
4.2.1. Cơ sở pháp lý:
Trong những năm gần đây, việc phát triển ngành cao su đã trở nên cần
thiết đối với sự phát triển chung cho nền kinh tế của cả nước. Điều đó được
thể hiện thông qua các quyết định sau:
- Quyết định số 86/QĐ-TTg (ngày 05/02/1996) phê duyệt tổng quan
phát triển ngành Cao su Việt Nam từ năm 1996 đến 2005.
- Quyết định số 966/QĐ-TTg (ngày 17/07/2006) về việc phê duyệt kế
hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng phát triển
đến 2020 của Tổng công ty cao su Việt Nam.
- Quyết định số 249/QĐ-TTg (ngày 30/10/2006) về việc thành lập
Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
4.2.2. Cơ sở khách quan:
Trên Thế giới hiện nay, trình độ khoa học công nghệ phát triển nhanh
chóng, nhu cầu thế giới tăng cao đặc biệt là các ngành sản xuất ô tô, xe máy,
các thiết bị dùng trong cuộc sống hàng ngày ngày càng gia tăng nhu cầu phát
triển. Do vậy, nhu cầu về cao su kỹ thuật, cao su dân dụng ngày càng tăng
cao, đòi hỏi sản lượng lớn để đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong khi đó, Việt Nam lại là nước có nhiều thuận lợi trong phát triển
ngành cao su (về mặt khí hậu thời tiết, đất đai,…)cũng như sản xuất và xuất
khẩu cao su thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thế giới.
Ngoài ra, cây cao su là một trong 3 loại nông sản có giá trị xuất khẩu
lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ta trong những năm gần
đây, đóng góp vai trò quan trọng trong GDP của cả nước.
Do vậy việc xây dựng chiến lược phát triển ngành cao su của Việt Nam
là nhu cầu thiết yếu, đặt ra vấn đề nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
tăng giá trị xuất khẩu mà còn tận dụng và phát huy mọi tiềm năng cho phát
triển ngành cao su sao cho đạt hiệu quả cao nhất đóng góp vào phát triển
chung cho nền kinh tế trong nước.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển
ngành cao su Việt Nam hiện nay
I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su
Việt Nam:
1.1. Tình hình chung về ngành cao su Việt Nam:
Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên thứ 6
trên Thế giới sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc. Thực
tế năm 2006 sản lượng cao su Việt Nam đã đạt 550.000 tấn, vượt lên đứng
thứ 5 với tốc độ phát triển nhanh hơn; theo dự báo, sản lượng cao su Việt
Nam trong 15 năm tới có thể vượt Malaysia, đứng thứ 4 Thế giới.
Ngành cao su Việt Nam đã có quá trình tích luỹ kinh nghiệm, vốn, tiến
bộ kỹ thuật, tạo được những giống cao sản để phát triển những vườn cao su
đạt hiệu quả cao, có lợi thế lớn khi đầu tư phát triển cao su tại các nước láng
giềng như Lào, Campuchia. Từ năm 2005 một số dự án trồng cao su tại Lào
đã được triển khai, sau 2 năm có khoảng 11.700 ha. Việt Nam cũng có kinh
nghiệm phát triển cao su ở những vùng ít thuận lợi, ngoài vùng truyền thống
như vùng cao Tây Nguyên và vùng đất nghèo, dốc ở Miền Trung, Bắc Trung
Bộ.
1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành:
Theo chủ trương phát triển của giai đoạn 2001- 2005, cao su là một
trong những cây công nghiệp quan trọng. Ngày 5/2/1996, Thủ tướng Chính
phủ có Quyết định số 86/ TTg phê duyệt Tổng quan cao su Việt Nam đây là
chủ trương quan trọng nhất vừa thể hiện định hướng chiến lược, vừa xác định
các mục tiêu và giải pháp cụ thể cho từng thời kỳ 5 năm 1996-2000 và 2001-
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2005 cho ngành cao su Việt Nam. Mục tiêu chủ yếu của ngành cao su theo 2
phương án đến năm 2005 như sau:
Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển ngành cao su Việt Nam
đến năm 2005
Đơn vị Cả nước
Đông Nam
Bộ
Tây Nguyên
D. hải Bắc &
Nam Trung Bộ
Phương án I:
Tổng diện tích 1.000 ha 500 270 180 50
DT kinh doanh 1.000 ha 258,7 172,8 65,5 20,4
Sản lượng mủ 1.000 tấn 338 241,94 77,31 18,8
Phương án II:
Tổng diện tích 1.000 ha 700 300 330 710
DT kinh doanh 1.000 ha 321,5 186,7 107,8 27,0
Năng suất tấn/ha 1,20 1,36 1,01 0,87
Sản lượng mủ 1.000 tấn 386 254 108,9 23,55
Nguồn: Vụ Kinh tế nông nghiệp_Bộ Kế hoạch Đầu tư
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2001-2005 trình Đại Hội IX của
Đảng đặt mục tiêu năm 2005 cho ngành cao su: tổng diện tích 450.000 ha, sản
lượng (quy mủ khô ) 440.000 tấn.
So với Quy hoạch phát triển ngành cao su được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Tổng quan cao su Việt Nam (số 86/TTg ngày 17/02/2006), tổng
diện tích cao su năm 2005 của cả nước là 482.700 ha đạt 96,5% của phương
án I (500.000 ha) và mới đạt 69% của phương án II (700.000 ha).
Trong đó Đông Nam Bộ đã vượt trên 40.000 ha so với phương án I
(270.000 ha) và vượt trên 10.000 ha so với phương án II (300.000 ha); Bắc
Trung Bộ vượt trên 9.000 ha so với phương án I (30.000 ha) và chỉ còn 3.000
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ha nữa là đạt phương án II (42.000 ha); Tây Nguyên còn thiếu 70.000 ha đối
với phương án I (180.000 ha) và thiếu mới đạt 33% của phương án II
(330.000 ha); Duyên hải Nam Trung Bộ còn 2.000 ha cho phương án I
(20.000 ha) và thiếu 7.000 ha cho phương án II (25.000 ha)
1.2.1. Chủng loại sản phẩm:
Về xuất khẩu cao su thiên nhiên, nhiều năm qua Việt Nam đứng thứ 4
Thế giới. Việt Nam chủ yếu chế biến cao su định chuẩn kỹ thuật (SRV) từ mủ
nước thu trên các vườn cao su quy mô lớn, chiếm khoảng 80% sản lượng.
SVR 3L hiện nay là sản phẩm chính và chiếm tỉ lệ 50%. Mủ ly tâm gần đây
đã tăng lên.
Sản phẩm từng bước được đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng
được nâng cao, có những sản phẩm vượt trội so với khu vực như SVR 3L, mủ
kem.
Như hình vẽ bên dưới, chúng ta có thể thấy được cơ cấu sản phẩm mủ
cao su năm 2005 khá rõ rệt. Trong đó, SVR L, 3L, 5 chiếm tỉ trọng cao nhất
(đạt 55,3%), SVR 10,20 chiếm tỉ trọng đứng thứ 2 (14,4%), tiếp sau đó là mủ
CV (13,1%) và mủ ly tâm (12,8%) còn lại các sản phẩm khác chiếm tỉ trọng
chỉ khoảng 4,4%.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 2.2: Cơ cấu sản phẩm cao su chế biến
năm 2005
Sản phẩm
khác 4.30%
Li tâm
12.80%
CV 13.10%
SVR 10,20
14.40%
SVR L,3L,5
55.30%
Nguồn: Tập đoàn cao su Việt Nam
Như vậy, đối với sản phẩm mủ có chất lượng cao thì chúng ta đã đạt
được tỉ trọng của chúng là khá lớn trong sản xuất, nhất là đối với loại mủ
SVR 3L. Tuy nhiên cần tăng các mặt hàng mà thị trường có nhu cầu lớn như
mủ kem, mủ SVR10,20 và giảm SVR 3L do mặt hàng này có chất lượng cao
nhưng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới về loại mủ này lại thấp.
Cơ cấu sản phẩm chế biến có sự dịch chuyển và ngày càng phù hợp
hơn với yêu cầu thị trường Thế giới, trong đó sản phẩm mủ kem tăng từ 3-5%
lên 12 – 13%, mủ CV từ 8% lên 18 – 20%, mủ cao cấp SVR 3L giảm từ 70%
xuống còn 40 – 45%, mủ SVR10,20 từ 10% lên 20%.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 2.3: Cơ cấu sản phẩm mủ cao su
năm 2000 & 2005
67.40%
12.90% 12%
5.80%
1.90%
12.80%
55.30%
4.30%
13.10%
14.40%
SVR L, 3L, 5 SVR 10,20 CV Li tâm Sản phẩm
khác
Tỉ
trọng
(%)
Năm 2000
Năm 2005
Nguồn: Tập đoàn cao su Việt Nam.
Như so sánh cơ cấu sản phẩm mủ cao su giai đoạn 2000 – 2005, ta thấy
được cơ cấu sản phẩm mủ đã có sự chuyển hướng tích cực. Sản phẩm mủ
SVR 3L _ sản phẩm mủ có chất lượng cao nhưng nhu cầu thị trường không
lớn thì đã có xu hướng giảm tỉ trọng sản xuất từ 67,4% xuống 5,3%. Còn đối
với các sản phẩm mư cao su khác thì đều có xu hướng tăng tỉ trọng. Đặc biệt
là mủ SVR10,20 và mủ CV đều tăng tỉ trọng, phù hợp với việc đáp ứng nhu
cầu thị trường hiện nay.
Một số ngành và sản phẩm khác như công nghiệp chế biến gỗ cao su
thành phẩm, công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su nguyên liệu
(bóng cao su, giày dép cao su, xăm lốp…), xây dựng, cơ khí ngành, kinh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
doanh hạ tầng khu công nghiệp,dịch vụ xuất nhập khẩu và du lịch khách sạn
được phát triển.
Hình 2.4: Chủng loại sản phẩm cao su chế biến
của Tập đoàn cao su Việt Nam
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Năm 1995 1996 1998 1999 2000 2005
Tổng số 114,6 134,4 167,4 198,4 216,0 322,0
SVR L, 3L, 5 94,1 107,9 125,3 137,3 145,5 178,6
SVR 10,20 8,5 10,7 18,5 21,8 27,9 46,5
CV 5,3 7,6 15,5 21,0 25,9 42,2
Li tâm 2,8 4,0 3,3 7,5 12,6 41,4
Sản phẩm
khác
3,9 4,2 4,7 10,8 4,2 13,9
Nguồn: Tổng công ty cao su Việt Nam
Như ta thấy, sản lượng mủ SVR L, 3L, 5 tăng từ 94.100 tấn lên
178.600 tấn (tăng 190%), sản lượng mủ SVR 10,20 tăng từ 8.500 tấn lên
46.500 tấn (tăng 547%), sản lượng mủ CV tăng 800%, sản lượng mủ li tâm
tăng 14,79 lần, các sản phẩm mủ khác tăng 356%. Như vậy đã có sự tăng
trưởng vượt bậc trong sản lượng chế biến các loại mủ cao su của Tập đoàn
cao su Việt Nam.
Sản lượng mủ cao su chế biến của Tập đoàn cao su Việt Nam ngày
càng tăng qua các năm. Một phần nguyên nhân là việc mở rộng diện tích
trồng cây cao su và năng suất thu hoạch cao su ngày càng gia tăng nên nguồn
nguyên liệu mủ cao su ngày càng tăng, đáp ứng nguồn nguyên liệu phục vụ
cho hoạt động chế biến ra các loại mủ cao su; bên cạnh đó, nguyên nhân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chính yếu là do Tập đoàn cao su Việt Nam đã nắm bắt được nhu cầu thị
trường, do vậy đã đầu tư công nghệ cũng như mọi nguồn lực để đáp ứng phù
hợp nhất với nhu cầu khách quan đó.
1.2.2. Sản lượng sản xuất:
1.2.2.1.Sản lượng sản xuất toàn ngành:
Hình 2.5: Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam
từ năm 1995 – 2006
Năm DT (ha)
DT cạo
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(tấn/ha/
năm)
XK
(1.000
tấn)
Kim ngạch
XK (1.000
USD)
USD/
tấn
NK
1000
tấn
1995 278.400 146.000 124.700 849 138,1 189.831 1.375 -
1996 254.200 161.900 142.500 880 194,5 233.636 1.201 -
1997 347.500 173.100 186.500 1.077 194,2 158.479 816 -
1998 382.000 193.400 193.500 1.001 191,1 121.428 635 -
1999 394.900 202.700 248.700 1.227 265,0 146.268 552 -
2000 412.000 238.000 290.800 1.222 273,4 177.133 648 -
2001 415.000 240.600 312.600 1.299 308,1 165.972 539 24,9
2002 428.800 243.700 298.200 1.175 448,6 267.832 597 140,0
2003 440.800 266.745 363.500 1.363 433,1 377.864 872 80,0
2004 454.100 293.425 419.000 1.428 513,3 596.880 1.163 153,0
2005 480.200 331.400 468.600 1.410 587,0 804.000 1.370 141,5
2006 495.500 378.180 550.000 1.454 696,5 1.272.308 1.827 236,0
Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam
Tổng sản lượng cao su mủ khô sơ chế cả nước năm 2005 là 468.600
tấn, vượt 42% mục tiêu của phương án I (330.000 tấn) và vượt 23,3% mục
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tiêu của phương án II (380.000 tấn) của Tổng quan phát triển cao su Việt
Nam.
Ta thấy diện tích và năng xuất thu hoạch mủ cao su tăng liên tục, do
vậy sản lượng mủ cao su thu được cũng ngày càng tăng. Về diện tích cạo mủ
cao su, năm 2006 so với năm 2001 tăng 157%; trong khi đó năng suất cạo mủ
tăng không cao, chỉ tăng 112%; do đó sản lượng mủ cao su năm 2006 tăng so
với năm 2001 là 176% chủ yếu là do tăng về diện tích trồng cao su còn yếu tố
tăng năng suất là không đáng kể.
Kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 7,67 lần năm 2006 so với năm 2001 bên
cạnh nguyên nhân do sản lượng xuất khẩu tăng cao 2,26 lần mà còn do
nguyên nhân chủ yếu là giá mủ cao su bình quân xuất khẩu tăng nhanh (tăng
339% năm 2006 so với năm 2001). Ngoài ra, do nhu cầu xuất khẩu mủ cao su
tăng cao, Việt Nam ta còn thực hiện việc nhập khẩu cao su thiên nhiên của
nước ngoài để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mủ cao su ra các nước đối tác.
Hình 2.6: Cơ cấu nguồn nguyên liệu mủ cao su
Việt Nam năm 2006 (Đơn vị:1.000 tấn)
236
550
Xuất khẩu Sản xuất trong nước
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 2.7: Cơ cấu tiêu dùng cao su của Việt Nam năm
2006 (Đơn vị:1.000 tấn)
696.5
89.5 Xuất khẩu
Tiêu thụ nội địa
T
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.
Năm 2006, Việt Nam đã nhập khẩu 236.000 tấn mủ cao su để đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên trong sản lượng cao su nhập
khẩu và tự sản xuất trong nước thì Việt Nam ta mới tiêu thụ nội địa khoảng
57.100 tấn so với 708.000 tấn xuất khẩu ra nước ngoài. Điều đó đặt ra vấn đề
là tiêu dùng trong nước về mặt hàng này chưa thực sự được thúc đẩy, chưa
nắm bắt cơ hội tận dụng nguồn nguyên liệu tự sản xuất trong nước.
Nếu thống kê đầy đủ về cao su tiểu điền, cao su trang trại xâm canh vào
đất lâm nghiệp,…. Đưa vào số liệu đầy đủ nhất thì tổng diện tích trồng cao su
năm 2005 của cả nước có thể đạt tới hơn 500.000 ha và tổng sản lượng đạt
được có thể trên 500.000 tấn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1375
1201
816
635 552 648 539 597
872
1163
1370
1827
Năm
1995
Năm
1997
Năm
1999
Năm
2001
Năm
2003
Năm
2005
Hình 2.8: Giá xuất khẩu cao su Việt Nam bình quân
(USD/tấn)
Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam
Giá mủ cao su xuất khẩu qua các năm mặc dù giảm dần từ năm 1995
đến năm 1999, sau đó lại có xu hướng tăng dần từ năm 2001 đến nay. Nguyên
nhân tăng dần giá cao su là do nhu cầu tiêu thụ cao su trên Thế giới hiện nay
đang tăng và xu hướng là cung khồn đủ cầu, do vậy giá cao su thiên nhiên
tăng cao là tất yếu. Nhờ đó đẩy kim ngạch xuất khẩu nguồn nguyên liệu này
của Việt Nam tăng cao trong mấy năm gần đây.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 2.9: Giá thành và giá bán mủ cao su sơ chế
15000
13000
12158.1
10227.4
7699.8
7684.7
27200
22000
19417.1
15511.3
10337.1
8621.7
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Giá
(1.000
đồng/tấn)
Giá thành cao su tiêu thụ bình quân
Giá bán cao su bình quân
Nguồn: Tổng công ty Cao su; Thông tin thương mại-Bộ Thương mại.
Như trên biểu đồ cho ta thấy khoảng cách giữa giá bán và giá thành tiêu
thụ cao su ngày càng gia tăng. Điều đó khẳng định hiệu quả kinh tế của trồng
và sản xuất mủ cao su trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 2001, giá bán gấp
1,12 lần giá thành sản xuất mủ cao su đến năm 2006 thì con số đó đã tăng lên
là giá bán gấp 18,2 lần. Do vậy, khi có Việt Nam ta có điều kiện thuận lợi để
phát triển ngành cao su thì đây là cơ hội của Việt Nam so với nhiều nước khác
để gia tăng GDP của đất nước. Khẳng định khả năng phát triển của đất nước
mình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
*Riêng về Tập đoàn cao su Việt Nam:
Tổng sản lượng cao su khai thác trong vòng 10 năm (1996 - 2005) là
2.165.000 tấn với tốc độ tăng bình quân 7,6%/năm. Năng suất bình quân là
1.02 tấn/ha năm 1996 lên 1,70 tấn/ha vào năm 2005 với tốc độ tăng là
16%/năm; đặc biệt trong năm 2004 có 11 nông trường đã đạt năng suất bình
quân là 2 tấn/ha, 3 công ty đạt 1,9 tấn/ha. Năng suất bình quân trong 5 năm
qua không ngừng tăng lên là do việc thực hiện tốt các chính sách về khoa học
công nghệ, đầu tư thâm canh ngay từ những năm đầu trồng mới, đi đôi với
việc triển khai đồng bộ các biện pháp trong quy trình kỹ thuật và cải tiến
giống phù hợp với từng vùng sinh thái.
Ngoài ra để khắc phục sự cố khó khăn về đất đai, Tập đoàn cũng đã đầu
tư sang Lào trồng 10.000 ha cao su với tổng mức đầu tư 431 tỉ đồng, trong đó
100% vốn điều lệ do Tập đoàn và các đơn vị thành viên đóng góp. Dự kiến
trong các năm tới sẽ tăng vốn đầu tư để phát triển tại Lào 50.000 ha, đồng
thời đầu tư sang Campuchia để phát triển 10.000 ha cao su.
Giá thành cao su tiêu thụ ước tính năm 2005 là 13 triệu đồng, tăng 69%
so với năm 2001 nhưng nếu so với 2005 thì mức tăng chỉ là 39% trong khi đó
tiền lương người lao động tăng gấp 3 lần (từ 660.000 năm 1996 lên 2.600.000
năm 2005) điều này đã thể hiện sự hợp lý hoá trong quá trình sản xuất làm
giảm những chi phí trung gian, giảm giá thành sản xuất một cách tương đối so
với mức tăng lương (là khoản chi phí chính trong giá thành sản xuất cao su
nguyên liệu) của xã hội.
Bên cạnh đó, việc khống chế giá thành, tình hình tiêu thụ cũng được
quan tâm với định hướng phù hợp, mặc dù sản lượng tăng gấp 3 lần nhưng tỉ
lệ xuất khẩu trực tiếp vẫn luôn giữ ở mức xấp xỉ 60%/năm.
Việc nắm vững thị trường cùng với việc tích cực đầu tư cải tạo các dây
truyền chế biến, điều chỉnh hợp lý cơ cấu chủng loại sản phẩm để phù hợp với
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
yêu cầu của thị trường; đồng thời tăng cường quảng bá thương hiệu, mở rộng
thị phần….giúp mức giá bán luôn sát với mức bán bình quân trên Thế giới.
Giá bán bình quân năm 2005 là 22 triệu đồng/tấn, tăng 138% so với
năm 2001 nhưng chỉ tăng 56% so với năm 1996; nhưng tổng doanh thu và lợi
nhuận trước thuế đã tăng rất cao. Doanh thu từ 1.673 tỉ đồng năm 1995 tăng
lên 6.616 tỉ đồng năm 2005, lợi nhuận từ 562 tỉ đồng lên 2.707 tỉ đồng. Trong
vòng 10 năm, tổng lợi nhuận đạt được là 8.520 tỉ đồng đã tạo điều kiện cho
Tập đoàn tăng nhanh tích luỹ để tái sản xuất, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất
1.2.2.2. Sản lượng sản xuất theo vùng:
Hình 2.10: Kết quả sản xuất cao su cả nước theo vùng
327.4
109.5
482.7
45.9
180
270
50
500
330
700
300
70
Toàn quốc Duyên hải miền
Trung
Tây Nguyên Đông Nam Bộ
Diện
tích
(1.000
ha)
Thực hiện 2005
Phương án I
Phương án II
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục hải quan.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nhìn biểu đồ trên ta thấy kết quả thực hiện không đạt yêu cầu so với kế
hoạch đặt ra. Trong đó chỉ có vùng Đông Nam Bộ là vượt chỉ tiêu thực hiện,
còn lại là chạm tiến độ kế hoạch đặt ra (đặc biệt là vùng Tây Nguyên).
Bảng 2.11: Diện tích, năng suất và sản lượng cao su năm 2005
theo vùng
Đơn vị
Tổng
số
Đông
Nam Bộ
Tây
Nguyên
Nam
Trung Bộ
Bắc
Trung Bộ
Tổng diện
tích
1.000 ha 480,00 312,80 110,00 18,30 39,00
Trồng mới 1.000 ha 28,00 17,00 6,40 1,55 3,00
DTKTCB 1.000 ha 121,00 48,30 38,79 11,80 22,00
DT khai
thác
1.000 ha 331,40 247,50 65,00 5,02 14,00
Năng suất tấn/ha 1,42 1,49 1,23 1,02 0,97
Sản lượng 1.000 tấn 470,00 370,00 80,00 5,10 13,60
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.
Ta thấy Đông Nam Bộ vẫn là nơi có diện tích trồng cao su và diện tích
khai thác cao su lớn nhất cả nước (do điều kiện thiên nhiên, môi trường thuận
lợi, bên cạnh đó là lịch sử phát triển từ thời Pháp thuộc đã để lại cơ sở hạ tầng
thuận lợi cho Đông Nam Bộ phát triển hơn các khu vực khác), và năng suất
khai thác cao su tại đây cũng đạt hiệu quả cao hơn hẳn so với các vùng khác
trên cả nước (1,49 tấn/ha). Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ là
những vùng mới phát triển trồng cây cao su, do đó điều kiện phát triển mạnh
như Đông Nam Bộ là chưa thể, cần lâu dài để gia tăng diện tích và năng xuất
khai thác cao su tại những vùng này.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Diện tích tăng thêm ở Đông Nam Bộ là 38.000 ha, Tây Nguyên là
13.000 ha, duyên hải miền Trung là 15.000 ha. So với năm 2000, diện tích
tăng 16%, năng suất tăng 16% (1,6 tạ mủ khô/ha), sản lượng mủ tăng 65.7%.
Trong 4 vùng sản xuất cao su, Đông Nam Bộ là vùng sản xuất tập trung
và chuyên canh cao su lớn nhất cả nước cả về năng suất, diện tích, sản lượng
(theo số liệu thống kê vào năm 2005, diện tích Đông Nam Bộ chiếm 65%
tổng diện tích và 81% tổng sản lượng cả nước). Đây là vùng tập trung cao
nhất cơ sở vật chất kĩ thuật và nguồn nhân lực của ngành cao su Việt Nam với
mô hình cao su đại điền do doanh nghiệp Nhà nước quản lý. Đây cũng là
vùng có diện tích cao su tiểu điền lớn nhất.
Tây Nguyên là vùng sản xuất cao su lớn thứ hai, thứ ba là Bắc Trung
Bộ và thứ tư là duyên hải Nam Trung Bộ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2.3.Sản lượng sản xuất ngành cao su theo thành phần kinh tế:
Đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển ngành cao su theo thành
phần kinh tế, chúng ta có bảng số liệu sau.
Hình 2.12: Kết quả sản xuất cao su cả nước theo thành
phần kinh tế
295.1
1.3
186.4
700
100
350
482.7
150
100
250
500
250
Toàn quốc Quốc doanh Liên doanh Tiểu điền
Diện
tích
(1.000
ha)
Thực hiện 2005
Phương án I
Phương án II
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục hải quan.
Tổng diện tích cao su trồng mới năm 2001 – 2005 ước đạt 66.000 ha,
trong đó khoảng 20% trồng theo các dự án của các Công ty Quốc doanh, 80%
là cao su tiểu điền, trang trại.
Về thành phần kinh tế, khu vực Quốc doanh chiếm khoảng 56 – 60%
tổng diện tích và khoảng 70 – 75% sản lượng cao su cả nước, trong đó Tổng
công ty Cao su Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất, có vai trò quan
trọng trong toàn ngành (chiếm 44% tổng diện tích và 61% tổng sản lượng của
cả nước).
1.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Về cơ cấu thị trường, theo thống kê của Bộ thương mại, hiện nay Việt
Nam đã xuất khẩu cao su thiên nhiên sang 40 thị trường trên thế giới.
Hình 2.13: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam
năm 2006
Các nước khác,
16.36%
Mỹ, 2.45%
Nga, 2.90%
Đài Loan, 3.16%
Đức, 4.23%
Hàn Quốc, 4.52% Trung Quốc, 66.38%
Nguồn: Vụ Kinh tế nông nghiệp_Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của
Việt Nam, chiếm 66,38% tổng lượng xuất khẩu cao su của cả nước, đạt gần
470.000 tấn (năm 2006), tiếp đến là Hàn Quốc 4,52%, Đức 4,23%, Đài Loan
3,16%, Nga 2,9%, Mỹ 2,45%.
Với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức trên 9% trong nhiều năm
liền, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất Thế
giới. Nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc năm 2006 ước đạt 3,8 triệu
tấn/năm, chiếm 20% tổng tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn thế giới.Trung
Quốc sẽ phải tiếp tục tăng cường nhập khẩu cao su thiên nhiên trong những
năm tới do sản xuất trong nước chỉ có thể đáp ứng 50% nhu cầu tiêu thụ nội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
địa. Tiêu thụ cao su thiên nhiên và nhân tạo của Trung Quốc dự báo sẽ vượt
quá 7 triệu tấn vào năm 2010, so với 5 triệu tấn trong năm 2005. Thị trường
Trung Quốc là lợi thế để phát triển cao su thiên nhiên ở các nước láng giềng
như Việt Nam, Lào, Campuchia.
Trong 2 năm đầu kế hoạch 2001 – 2005, do khủng hoảng kinh tế khu
vực và thế giới nên tiêu thụ khó khăn, giá bán rất thấp, tồn kho hàng bán lên
đến gần 100.000 tấn/năm. Nhưng từ 2003 đến nay, sau khi kinh tế Thế giới ra
khỏi khủng hoảng, các nước công nghiệp phát triển có nhu cầu cao su thiên
nhiên tăng và Trung Quốc vươn lên giữ vị trí đứng đầu Thế giới về tiêu thụ
cao su, thị trường xuất khẩu cao su ngày càng mở rộng, giá tăng nhanh nên
tiêu thụ ngày càng thuận lợi.
Thị trường trong nước tuy quy mô còn nhỏ nhưng cũng từng bước tăng
mức tiêu thụ, đạt khoảng 50.000 – 60.000 tấn/năm.
Việt Nam đã phát huy được lợi thế, nâng cao chất lượng và năng lực
cạnh tranh, nhờ đó đã mở rộng được thị trường ra 50 nước mua cao su Việt
Nam và tăng nhanh sản lượng, kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2001 –
2005. Năm 2005, cả nước xuất được gần 590.000 tấn mủ cao su, đạt giá trị
kim ngạch trên 800 triệu USD, giá xuất bình quân đạt gần 1.400 USD/tấn.
1.2.4. Tác động chung đến hiệu quả kinh tế xã hội:
Cùng với kết quả đạt được về phát triển diện tích, sản lượng theo mục
tiêu quy hoạch; chất lượng ngày càng được nâng cao, cơ cấu sản phẩm ngày
càng đa dạng, phù hợp với yêu cầu thị trường; hiệu quả kinh tế xã hội, môi
trường ngày càng được khẳng định; nhu cầu cao su thế giới ngày càng tăng,
xu hướng giá cả diễn biến thuận lợi sẽ là những nhân tố thúc đẩy ngành cao su
phát triển và cạnh tranh được với khu vực và trên thế giới.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Kết quả đạt được trong việc thực hiện mục tiêu chủ yếu của tổng quan
phát triển ngành cao su cũng đã khẳng định tính hiệu quả kinh tế xã hội, môi
trường của ngành cao su, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền
nông nghiệp và kinh tế cả nước trong những năm qua.
- Tác động về mặt xã hội:
Ngành cao su đã đóng góp đáng kể trong việc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhất là các vùng trồng cao su tập trung;
nhiều thị trấn, thị tứ, cụm dân cư kinh tế - xã hội được hình thành và phát
triển với hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh tại cac địa bàn sản xuất cao su
tập trung, kể cả các vùng sâu vùng xa đã góp phần thu hút hàng trăm nghìn
lao động tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và
văn hoá cho hàng vạn các đồng bào dân tộc, tạo ra thế và lực góp phần giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho nhiều khu vực trọng yếu,
nhất là khu vực Tây Nguyên.
Do đặc điểm vườn cây phải gắn liền với với cơ sở hạ tầng nên phát
triển cao su đến đâu thì các công trình điện, đường giao thông, trường học,
trạm xá đi đến đó; qua đó góp phần mở rộng thị trấn, thị tứ ở những vùng kém
phát triển, nhất là ở khu vực Tây Nguyên (thị trấn Chưrông, Chưsê, Ngọc
Hồi,…). Việc phát triển các cơ sở hạ tầng ở các vùng đã góp phần đẩy nhanh
tốc độ phát triển kinh tế xã hội ở các vùng sâu, vùng xa và các vùng giáp biên
giới.
Công tác sản xuất kinh doanh gắn với Quốc phòng cũng được quan tâm
đúng mức. Riêng Tập đoàn cao su Việt Nam đã xây dựng lực lượng tự vệ
tương đối mạnh với quân số khoảng từ 15.000 – 16.000 người (chiếm tỉ lệ
trên 20% tổng số cán bộ công nhân viên của Tập đoàn). Lực lượng này đã góp
phần không nhỏ trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc xây dựng phương
án phòng thủ, chống bạo loạn. Lực lượng tự vệ cao su đã kịp thời huy động
hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ, góp phần chống bạo loạn theo sự điều động của Cơ
quan quân sự địa phương trong 2 lần bạo loạn vừa qua ở Tây Nguyên.
- Tác động về mặt hiệu quả môi trường:
Bản thân ngành cao su là ngành thân thiên với môi trường, qua theo dõi
trong nhiều năm các vùng đất phát triển cao su đã giúp nâng mực nước ngầm,
cải tạo vi khí hậu vùng. Phát triển cao su trong nước đã góp phần phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, tạo nên vùng cao su trên 500.000 ha đang phát triển tốt
ở các vùng của đất nước, những vùng có cao su tập trung đã góp phần đáng kể
vào việc cải tạo đất, giữ nguồn nước, tạo nên vùng có không khí trong lành,
môi trường sinh thái cải thiện, nhiều nơi đã kết hợp viêc phát triển cao su với
du lịch sinh thái.
1.3. Thực trạng kiến trúc hạ tầng, khoa học công nghệ, lao động và
tổ chức quản lý của ngành cao su VIệt Nam:
Về chế biến, toàn ngành hiện có trên 50 nhà máy sơ chế với tổng công
suất khoảng 500.000 tấn mủ khô/năm (tăng trên 150.000 tấn so với năm 2000)
Trình độ thiết bị công nghệ và chất lượng sản phẩm được đánh giá
tương đương với các nước sản xuất cao su lớn trong khu vực.
1.3.1.Thực trạng lao động của ngành cao su:
Lao động đạt khoảng 200.000 người. Tuy hiên trình độ của các cán bộ
quản lý còn rất thấp.
Riêng về Tập đoàn cao su Việt Nam, tổng số lao động bình quân trong
danh sách dao động ở mức trên 83.000 người. Trong mấy năm nay, Tập đoàn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cũng đã quan tâm chỉ đạo tuyển dụng, đào tạo và tạo việc làm cho người dân
tộc nhất là tại các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay tổng số dân tộc trong toàn công
ty là 4.934 người, trong đó tập trung nhiều nhất là tại các công ty cao su đóng
trên địa bàn Tây Nguyên. Công ty có số lao động là dân tộc nhiều nhất là
công ty Chưpăh (761 người, chiếm 46,2% trong tổng số lao động của công
ty), công ty Chưsê (717 người, chiếm tỉ trọng 38,2%), công ty Chưrông (661
người, chiếm tỉ trọng 33,6%).
Bên cạnh đó, tiền lương bình quân cũng không ngừng tăng lên. Trong 5
năm đã tăng 158%. Riêng năm 2005, lương bình quân toàn tổng công ty đạt
2,6 triệu đồng/người/tháng. Tiền lương bình quân tăng nhanh góp phần tạo
điều kiện nâng cao đời sống của người lao động tại các tỉnh vùng sâu, vùng
xa, nhất là các lao động là người dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên.
1.3.2.Thực trạng về mặt khoa học công nghệ của ngành cao su:
Hầu hết các nhà máy chế biến của Việt Nam được trang bị phòng kiểm
nghiệm hiện đại để kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhiều nhà máy đạt tiêu
chuẩn ISO 9000 : 2000. Chất lượng cao su Việt Nam được Thế giới đánh giá
cao.
- Việc trồng mới, tái canh vườn cao su, đất trồng được phân hạng để có
định hướng đầu tư (Quy trình kỹ thuật cao su 1997). Thực tiễn cho thấy, việc
phân hạng đất là đúng đắn và có định hướng cải tạo đầu tư hợp lý; phát triển
cao su trên đất xám có tiềm năng sản xuất không kém mà còn có thể hơn so
với việc phát triển trên đất đỏ.
- Phương pháp trồng: đã xác định phương pháp trồng Stump và dặm
bầu 1 tầng lá là phương pháp hữu hiệu. Hiện nay có chiều hướng thâm canh
sớm, chuyển sang phương pháp trồng bầu có 1 tầng lá và định hình ngay
trong năm đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Riêng duyên hải
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
miền Trung và Bắc Bộ chuyển sang phương pháp Stump bầu có tầng lá thay
cho phương pháp trồng bầu.
- Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã và đang nghiên cứu tạo và nhân
giống nhiều giống cao su mới chi năng suất và chất lượng cao.
- Trong chăm sóc: Glyphosate và bình phun PDA đã giải quyết cơ bản
vấn đề diệt tranh trong những năm 1995 – 1996, làm nền tảng cho việc thâm
canh vườn cây sạu này và giảm chi phí lao động trong chăm sóc; xây dựng
phát triển thảm phủ họ đậu để chống xói mòn và gia tăng độ phì cho đất.
- Khai thác: Hình thành chương trình chủ động thanh lý trước thời hạn
đối với nhưng vườn cây năng lực kém để nhân tạo vườn cây cho năng suất,
chất lượng cao, thực hiện rút ngắn chu kì khai thác, kích thích sớm, cạo sớm
để tăng năng suất bình quân hàng năm, có giải pháp bón phân hữu cơ kết hợp
với vô cơ để nâng cấp vườn cây năng suất thấp. Sử dụng máng chắn mưa.
Thử nghiệm kích thích mủ RRMIFLOW và triển khai rộng năm tiếp theo để
tăng năng suất.
- Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất như ban
hành và áp dụng các bộ tiêu chuẩn ngành TCN 101. TCN 102, TCN 103 –
quy trình công nghệ chuẩn sản xuất cao su SVR 3L, SVR 10,20, SVR
CV50,60 nhằm ổn định và đồng nhất chất lượng cao su sơ chế tất cả các nhà
máy trong toàn ngành. Bộ khoa học và công nghệ, Tổng cục tiêu chuẩn đo
lường chất lượng phê duyệt và áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về cao su cốm
TCVN 3769:2004 thay cho Tiêu chuẩn cũ 3769:1995.
Trong đó đã bổ sung mới nhiều chủng loại cao su cốm theo yêu cầu của
thị trường Thế giới (tương đương với bộ tiêu chuẩn mủ cốm của Thái Lan là
nước có bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh nhất); yêu cầu chất lượng về một số loại mủ
cốm được nâng cao lên hơn so với tiêu chuẩn các nước trong khu vực (vừa
phát huy được ưu thế của sản xuất đại điền, vừa nâng cao tính cạnh tranh của
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc

QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...jackjohn45
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINHNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINHlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân ...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Ähnlich wie Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc (20)

QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
 
Báo cáo Phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật Liệu Xây D...
Báo cáo Phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật Liệu Xây D...Báo cáo Phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật Liệu Xây D...
Báo cáo Phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật Liệu Xây D...
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
 
Đề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nồi hơi, 9đ
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nồi hơi, 9đChi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nồi hơi, 9đ
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nồi hơi, 9đ
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINHNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINH
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh Hưng
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh HưngĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh Hưng
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh Hưng
 
Luận Văn Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Phụ Gia Thức Ăn Chăn Nuôi.doc
Luận Văn Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Phụ Gia Thức Ăn Chăn Nuôi.docLuận Văn Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Phụ Gia Thức Ăn Chăn Nuôi.doc
Luận Văn Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Phụ Gia Thức Ăn Chăn Nuôi.doc
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về kế toán, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về kế toán, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về kế toán, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về kế toán, HAY
 
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty thương mại xây dựng nội ...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty thương mại xây dựng nội ...Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty thương mại xây dựng nội ...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty thương mại xây dựng nội ...
 
Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank, HAYHiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOT
 
Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Xăng Dầu Bến Tre.doc
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Xăng Dầu Bến Tre.docNâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Xăng Dầu Bến Tre.doc
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Xăng Dầu Bến Tre.doc
 

Mehr von Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864

Mehr von Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.docKế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
 
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docxChuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
 
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docxBáo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
 
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.docBáo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
 
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
 
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
 
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
 
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.docDự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
 
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
 
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.docKế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.docDự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
 
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
 
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
 
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.docStudy on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
 
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
 
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docxCurrent status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
 
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
 
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docxINTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
 
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
 
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
 

Kürzlich hochgeladen

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Lời cảm ơn Trong kỳ học vừa qua, em là Phạm Mai Phương, sinh viên năm cuối Khoa Kinh tế Kế hoạch _ trường Đại học Kinh tế quốc dân đã có kỳ thực tập lý thú, bổ ích và hoàn thiện được báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Để đạt được kết quả đó, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo _ Thạc sĩ Bùi Đức Tuân đã tận tình chỉ bảo và sửa chữa bài chuyên đề thực tập, giúp em xây dựng được chuyên đề tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh nhất. Em xin cảm ơn bác Đinh Quang Diệu _ cán bộ Vụ Kinh tế Nông nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em được tiếp cận các thông tin, tài liệu chuyên ngành cũng như đã đưa ra các phân tích nhận xét giúp hoàn thiện báo cáo chuyên đề của em. Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các bác, các cô chú, các anh chị trong Vụ Kinh tế Nông nghiệp đã tạo điều kiện để em có được kỳ thực tập lý thú và bổ ích này.
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Lời mở đầu....................................................................................................... 1 Chương 1: Khái quát chung về chiến lược phát triển ngành cao su: ........ 8 I. Khái niệm và nội dung chiến lược phát triển ngành: ................................. 8 1.1.Khái niệm chiến lược phát triển:.......................................................... 8 1.2.Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế xã hội:............................10 1.3.Khái niệm và nội dung của chiến lược phát triển ngành: ..................11 1.3.1.Khái niệm chiến lược phát triển ngành:.......................................11 1.3.2.Các đặc trưng của chiến lược phát triển ngành: ..........................11 1.3.3.Nội dung của chiến lược phát triển ngành:..................................13 II. Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển ngành:........................16 2.1.Tác động của môi trường vĩ mô:........................................................16 2.1.1.Tác động của môi trường quốc tế:...............................................16 2.1.2.Tác động của môi trường trong nước: .........................................17 2.2.Tác động của môi trường ngành: .......................................................19 III. Sự cần thiết phải có chiến lược phát triển ngành: .................................24 3.1.Chiến lược phát triển ngành là căn cứ để hoạch định kế hoạch phát triển ngành:...............................................................................................25 3.2.Chiến lược phát triển ngành là cương lĩnh hành động của quản lý kinh tế xã hội riêng từng ngành:.......................................................................25 IV.Khái quát chung về ngành cao su Việt Nam:.........................................25 4.1. Giới thiệu về ngành cao su Việt Nam: ..............................................25 4.1.1. Lịch sử phát triển ngành cao su Việt Nam: ................................25 4.1.2. Vị trí và vai trò của ngành cao su:..............................................27 4.2. Sự cần thiết của chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam: .......28 4.2.1. Cơ sở pháp lý:.............................................................................28 4.2.2. Cơ sở khách quan:.......................................................................28 Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển ngành cao su Việt Nam hiện nay...................................................................................................................30 I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su Việt Nam: 30 1.1. Tình hình chung về ngành cao su Việt Nam:....................................30
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành:...........................................30 1.2.1. Chủng loại sản phẩm: .................................................................32 1.2.2. Sản lượng sản xuất:.....................................................................36 1.2.2.1.Sản lượng sản xuất toàn ngành: ............................................36 1.2.2.2. Sản lượng sản xuất theo vùng: .............................................42 1.2.2.3.Sản lượng sản xuất ngành cao su theo thành phần kinh tế: ..45 1.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm:.....................................................45 1.2.4. Tác động chung đến hiệu quả kinh tế xã hội:.............................47 1.3. Thực trạng kiến trúc hạ tầng, khoa học công nghệ, lao động và tổ chức quản lý của ngành cao su VIệt Nam:...............................................49 1.3.1.Thực trạng lao động của ngành cao su: .......................................49 1.3.2.Thực trạng về mặt khoa học công nghệ của ngành cao su:........50 1.3.3.Thực trạng về mặt kiến trúc hạ tầng của ngành cao su: ..............52 1.3.4.Thực trạng về mặt tổ chức quản lý:.............................................53 1.4. Thực trạng vốn đầu tư và hiệu quả kinh doanh:................................55 1.4.1.Thực trạng vốn đầu tư:.................................................................55 1.4.2.Thực trạng hiệu quả kinh doanh:.................................................55 II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su ..........56 2.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su:........................................................56 2.1.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su trên Thế giới:............................56 2.1.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước:...............................58 2.2. Dự báo tình hình sản xuất cao su thiên nhiên thế giới:.....................59 2.3. Phân tích sự cạnh tranh trong xuất khẩu của ngành cao su: .............61 2.3.1. Điều kiện về các yếu tố sản xuất: ...............................................62 2.3.1.1.Các yếu tố sản xuất căn bản: .................................................62 2.3.1.2.Các yếu tố sản xuất tiên tiến: ................................................64 2.3.2. Đánh giá về sức cầu nội địa:.......................................................68 2.3.3.Các ngành phụ trợ cho ngành cao su:..........................................69 2.3.4.Thực trạng xây dựng chiến lược, cấu trúc và môi trường cạnh tranh trong ngành cao su:......................................................................69 2.3.5.Tác động của Nhà nước:..............................................................71
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.4. Một số nhận định chung về sự phát triển của ngành cao su Việt Nam: ..................................................................................................................72 2.4.1. Một số mặt thuận lợi:..................................................................72 2.4.2.Một số mặt khó khăn: ..................................................................78 Chương 3: Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020..............................................................................................................81 I. Căn cứ định hướng chiến lược phát triển ngành cao su:Error! Bookmark not defined. 1.1. Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam: .... Error! Bookmark not defined. 1.2. Định hướng phát triển ngành cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam: ..................................................................Error! Bookmark not defined. 1.3. Những vấn đề đặt ra đối với ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: ...................................................Error! Bookmark not defined. II. Điều kiện thực hiện định hướng phát triển: ...........Error! Bookmark not defined. 2.1. Điều kiện về mặt quản lý Nhà nước:.Error! Bookmark not defined. 2.2. Điều kiện về mặt cơ sở vật chất: .......Error! Bookmark not defined. 2.3. Điều kiện về mặt đội ngũ lao động : .Error! Bookmark not defined. 2.4. Điều kiện về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ:Error! Bookmark not defined. Kết luận..............................................................Error! Bookmark not defined. Phụ lục................................................................Error! Bookmark not defined.
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng biểu Hình 1.1 -Mô hình kim cương về năng lực cạnh tranh của M.Porter……….15 Bảng 2.1 -Mục tiêu phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2005...........26 Hình 2.2 -Cơ cấu sản phẩm cao su chế biến năm 2005……….…………….28 Hình 2.3 -Cơ cấu sản phẩm mủ cao su năm 2000&2005……..………...…..29 Bảng 2.4 -Chủng loại sản phẩm cao su chế biến của Tập đoàn cao su Việt Nam………………………………………………………………………….30 Bảng 2.5 -Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2006…………………………………………………………………….31 Hình 2.6 -Cơ cấu nguồn nguyên liệu mủ cao su của Việt Nam năm 2006….32 Hình 2.7 -Cơ cấu tiêu dùng cao su của Việt Nam năm 2006…….……...….33 Hình 2.8 -Giá xuất khẩu cao su Việt Nam bình quân…………….…………34 Hình 2.9 -Giá thành và giá bán mủ cao su sơ chế……………...….………..35 Hình 2.10 -Kết quả sản xuất cao su cả nước theo vùng……………….…….37 Bảng 2.11 -Diện tích, năng suất và sản lượng cao su năm 2005……………38 Hình 2.12 -Kết quả sản xuất kinh doanh cả nước theo thành phần kinh tế....40 Hình 2.13 -Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2006…........41 Bảng 2.14 -Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên và nhân tạo đến năm 2035……….....................................................................................................52 Bảng 2.15 -Ước tính khối lượng sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu lốp xe của Việt Nam năm 2010…………………………………………………………53 Bảng 2.16 -Dự báo sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới………………...55 Bảng 2.17 -Dự báo sản lượng cao su tự nhiên của các nước sản xuất cao su hàng đầu trên thế giới………………………………………………………..55 Bảng 2.18 -Tình hình xuất nhập khẩu cao su trên thế giới……………….…57
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 3.1 -Dự kiến sản lượng cao su đạt được của Tập đoàn cao su Việt Nam đến năm 2015………………………………………………………………..77 Lời mở đầu Nền kinh tế Thế giới hiện nay đang phát triển một cách vượt bậc để đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng cao của con người. Theo dự đoán của nhiều Tổ chức Quốc tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đà tăng dân số Thế giới cũng như mức sống xã hội sẽ kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành chế tạo vỏ lốp xe và các ngành công nghiệp khác sử dụng cao su thiên nhiên. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên Thế giới sẽ tăng cao trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, Việt Nam ta là nước có ngành cao su khá phát triển, là nước có sản lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đứng thứ 4 trên Thế giới. Ngành cao su đã mang lại những tác động tốt tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta. Cao su đứng thứ 3 trong tốp các nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2007 giúp ngành cao su đóng góp một khối lượng lớn vào kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp của cả nước. Ngoài ra, ngành cao su đã đóng góp đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhất là các vùng cây cao su tập trung (các tiểu điền, đại điền). Ngành cao su góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho hàng vạn dân cư,…. Tuy nhiên hiện nay, ngành cao su của Việt Nam ta vẫn chưa sử dụng các lợi thế phát triển ngành một cách có hiệu quả nhất (như các vấn đề về sử dụng đất đai quy hoạch cho phát triển cao su chưa thật hợp lý, vấn đề sử dụng lao động,….). Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển ngành cao su một cách
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hợp lý và đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất có thể là điều cần thiết, đóng góp vào sự phát triển chung cho cả nước Việt Nam ta. Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp là đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đưa ra các đánh giá và dự báo cho sự phát triển ngành trong giai đoạn 2010 – 2020, qua đó đưa ra các định hướng phát triển ngành trong giai đoạn 2010 – 2020. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về chiến lược phát triển ngành cao su. Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển ngành cao su hiện nay. Chương 3: Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 -2020.
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 1: Khái quát chung về chiến lược phát triển ngành cao su: I. Khái niệm và nội dung chiến lược phát triển ngành: 1.1.Khái niệm chiến lược phát triển: Trước khi đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển ngành nói riêng, chúng ta sẽ đi nghiên cứu vê chiến lược phát triển nói chung. Trên thực tế, khái niệm chiến lược đã có từ rất lâu đời. Từ khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên tại Trung Quốc, khi vạch ra kế hoạch và chỉ huy chiến tranh người ta sử dụng các khái niệm “mưu toán” với ý nghĩa là chiến lược.(1) Còn ở phương Tây, từ chiến lược được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ “Strategem” hoặc “Strateges”. Sau này nhiều nước sử dụng từ chiến lược lý giải về ý nghĩa chung là “nghệ thuật thống soái”, về sau mới có nội dung của từ chiến lược ngày nay, và nó khác với chiến thuật và chiến dịch.(2) Trong cuốn “lý luận chung về chiến thuật” do một người Pháp tên là Gilbert viết năm 1772 có nêu ra hai khái niệm “đại chiến thuật” và “tiểu chiến thuật”. Khái niệm “đại chiến thuật” có ý nghĩa tương đương với chiến lược ngày nay, còn “tiểu chiến thuật” có ý nghĩa là chiến thuật như ngày nay.(3) Như vậy cũng đã tồn tại cách hiểu rằng chiến lược có nghĩa là “nghệ thuật của tướng lĩnh” để tìm ra con đường đúng đắn nhất giành chiến thắng. Trong một thời gian dài, từ chiến lược chỉ được dùng như một thuật ngữ quân sự. Trong cuốn “Vấn đề chiến lược trong chiến tranh cách mạng Trung Quốc”, Mao Trạch Đông đã khái quát một cách khoa học khái niệm về chiến lược “Vấn đề chiến lược là vấn đề nghiên cứu quy luật toàn cục của (1,2,3) trang 5 Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chiến tranh”, “phàm là mang tính chất của các phương diện và các giai đoạn, tất cả đều là toàn cục của chiến tranh”.(4) Với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội ở thời kỳ cận đại, từ chiến lược đã dần được sử dụng vào lĩnh vực chính trị, do vậy các khái niệm chiến lược cách mạng, chiến lược chính trị lần lượt được ra đời. Với khái niệm chính trị, chiến lược có ý nghĩa bao quát hơn sách lược. Stalin đã viết: “chiến lược và sách lược là khoa học chỉ đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản”, “chiến lược chính là quy định hướng tấn công chủ yếu của giai cấp vô sản trong một giai đoạn nhất định của cách mạng, là vạch kế hoạch bố trí tương ứng các lực lượng cách mạng (lực lượng hậu bị chủ yếu và thứ yếu), là đấu tranh thực hiện kế hoạch ấy trong suốt quá trình của giai đoạn cách mạng đó”. (5) Về mặt lĩnh vực kinh doanh, lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp phổ biến vào những năm 1960 đối với các doanh nghiệp lớn khi mà hoạt động của chúng trở nên phức tạp hơn, cạnh tranh gay gắt, đa dạng hơn trong khi các tiến bộ về khoa học công nghệ trở nên tăng tốc hơn, đòi hỏi phải có những kế hoạch dự trù cho việc hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở phương Tây đã lưu hành khái niệm chiến lược Quốc gia. Chiến lược Quốc gia là chiến lược ở tầm vĩ mô, là chiến lược cao nhất ở tầm quốc gia. Chiến lược này là đại chiến lược. Trong giai đoạn hoà bình, chúng ta có khái niệm chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, “chiến lược là những mưu tính và quyết sách đối với những vấn đề trọng đại có tính chất toàn cục và lâu dài. Khoa học nghiên cứu những (4,5) trang 6 Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vấn đề lý luận và phương pháp đưa ra các quyết sách những vấn đề trọng đại và lâu dài gọi là chiến lược học”.(6) 1.2.Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế xã hội: Nếu chiến lược được nhìn từ góc độ quản lý thì đó là quyết sách toàn cục của một phạm vi không gian rộng lớn trong một thời gian dài. Và là sự trù tính của chủ thể đối với toàn cục phát triển của sự vật. Ta có, chiến lược phát triển KTXH của mỗi Quốc gia sẽ là sản phẩm của Nhà nước đó. Nhà nước trên cơ sở nhận thức các quy luật phát triển kinh tế xã hội khách quan, các mối quan hệ nội tại trong quá trình phát triển, dựa vào điều kiện hoàn cảnh bên trong của đất nước và điều kiện quốc tế ở mỗi thời kỳ nhất định để đưa ra những kế sách chung, có tính toàn cục về sự phát triển kinh tế xã hội trong một thời gian tương đối dài. Thời gian của chiến lược có thể là 10 , 15, 20 năm hoặc lâu hơn.(7) Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là hệ thống các mục tiêu phát triển cả lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội, được đặt trong cùng mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau cũng như dựa vào đó để đưa ra giải pháp thực hiện đồng bộ và có hiệu quả cao nhất những mục tiêu kinh tế và xã hội đã đặt ra. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội về cơ bản được xem là một hệ thống các phân tích đánh giá và lựa chọn về căn cứ của chiến lược, các quan điểm cơ bản (tư tưởng chỉ đạo và chủ đạo), các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu, các định hướng phát triển chủ yếu trong các lĩnh vực của đời sống đất nước, các giải pháp cơ bản, chủ yếu là chính sách về cơ cấu và cơ chế vận hành hệ thống kinh tế xã hội, các chính sách về bồi dưỡng, khai (6) Trang 7: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội (7) Trang 8: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thác,huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, các biện pháp về tổ chức thực hiện chiến lược(8) . 1.3.Khái niệm và nội dung của chiến lược phát triển ngành: 1.3.1.Khái niệm chiến lược phát triển ngành: Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồm cả chiến lược phát triển ngành, do vậy chiến lược phát triển ngành là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế xã hội (xét theo cấp độ quản lý). Chiến lược phát triển ngành phải phục tùng chiến lược Quốc gia. Chiến lược phát triển ngành là một hệ thống các mục tiêu và các biện pháp thực hiện của ngành đặt ra. Như vậy, chiến lược phát triển ngành là hệ thống các phân tích đánh giá và lựa chọn về căn cứ định hướng của chiến lược phát triển, các quan điểm cơ bản (ta tưởng chủ đạo và chỉ đạo), các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu, các định hướng phát triển chủ yếu, các giải pháp cơ bản (chủ yếu thông qua các chính sách, quy hoạch phát triển, bồi dưỡng, khai thác, huy động và phân bổ, sử dụng các nguồn lực phát triển, biện pháp về tổ chức thực hiện chiến lược dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của cả đất nước). 1.3.2.Các đặc trưng của chiến lược phát triển ngành: Đặc trưng của chiến lược phát triển ngành cũng giống chiến lược, nó bao gồm những đặc trưng sau đây: (8) Trang 14: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài của chiến lược: Thời gian của việc thực hiện một chiến lược phát triển ngành là từ 10 năm, 15 năm, 20 năm hoặc lâu hơn. Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì nó định hướng các mục tiêu có tính tổng quát cho toàn ngành, nó xác định các mục tiêu cần đạt đến của ngành trong một khoảng thời gian dài. Những mục tiêu tổng quát đó sẽ được thực hiện gắn liền với những thay đổi lớn về khoa học và công nghệ, làm chuyển biến căn bản về lực lượng sản xuất, các mối quan hệ sản xuất. Hay có thể hiểu mục tiêu tổng quát sẽ được đề ra trên cơ sở các dự báo dài hạn về sự phát triển của khoa học và công nghệ. Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì nó phải mang tính định hướng, phản ánh xu thế vận động đi lên của toàn ngành cũng như sự phát triển của toàn ngành trong sự phát triển chung của toàn nền kinh tế. Ngoài ra, chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì cần phải có thời gian lâu dài mới có được những biến đổi căn bản trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các quan hệ sản xuất mới, các nguồn lực khác… - Chiến lược phát triển ngành có tính toàn diện: Cũng giống như chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển ngành cũng phải phản ánh mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Muốn đạt được những mục tiêu tổng quát đã đặt ra thì trước hết phải đạt được các mục tiêu bộ phận và như vậy cần phải phán ánh được các mục tiêu bộ phận đó. - Chiến lược phát triển ngành có tính hệ thống: Chiến lược phát triển phải bao gồm nhiều chiến lược bộ phận tuỳ theo cách tiếp cận. Việc thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phải bao gồm việc thực hiện thành công các mục tiêu bộ phận. Tính hệ thống được biểu hiện trong tất cả các nội dung
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 của chiến lược.Tính hệ thống thể hiện tính thống nhất, toàn diện, cân đối trong toàn bộ quá trình phát triển. - Chiến lược phát triển ngành có tính hiệu quả: Đây chính là hiệu quả kinh tế xã hội. Cần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội vì đây là vấn đề có tính quy luật phổ biến, là quy luật mà bất cứ thời kỳ nào cũng phải đặt ra. Do vậy việc lựa chọn các bước thực hiện hiện chiến lược, các chính sách, giải pháp huy động nguồn mực nhằm mục tiêu tổng quát đều phải được thực hiện trên nguyên tắc hiệu quả. - Chiến lược phát triển ngành có tính chủ thể Nhà nước: Nhà nước có hai chức năng là chức năng giai cấp và chức năng xã hội. Vai trò quản lý kinh tế thuộc chức năng xã hội trong đó hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển là một nội dung quan trọng. 1.3.3.Nội dung của chiến lược phát triển ngành: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồm những nội dung sau: - Các căn cứ của chiến lược phát triển ngành : Để xây dựng chiến lược phát triển ngành nói riêng cũng như chiến lược phát triển nói chung, ta đều phải dựa trên kinh nghiệm cũng như lịch sử phát triển của chính quốc gia và các nước khác, dựa trên các số liệu, tài liệu thu thập được trong một khoảng thời gian gần nhất (khoảng 10 năm trước thời kỳ chiến lược). Cần phải xác định được điểm xuất phát, ta đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, cơ sở tiển đề cho sự phát triển đấy là gì,… Cần thực hiện được các đánh giá, dự báo nguồn lực, các lợi thế so sánh và môi trường trong nước, quốc tế, các tác động từ bên ngoài đến ngành trong thời kỳ chiến lược (địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn,…).
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Các quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển ngành: Quan điểm cơ bản của chiến lược là những tư tưởng chủ đạo và chỉ đạo thể hiện tính định hướng của chiến lược. Nó sẽ quyết định con đường và phương hướng cho các giải pháp lớn. Việc xác định các quan điểm cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các bước ngoặt của con đường phát triển, tạo động lực cơ bản xuyên suốt quá trình phát triển. Các quan điểm cơ bản tạo nên một hệ quan điểm, nó sẽ là bộ khung cho việc xác định các mục tiêu phát triển cũng như các giải pháp lớn để đạt được mục tiêu đó trong một thời kỳ nhất định. Như vậy hệ quan điểm chiến lược có ý nghĩa chủ đạo trong việc xây dựng chiến lược, nó là linh hồn, là tư tưởng của bản chiến lược mà trong từng phần nội dung của chiến lược phải thực hiện được. Nó sẽ thể hiện những nét khái quát đặc trưng nhất, có tính nguyên tắc về mô hình và con đường phát triển nhằm hướng đến mục tiêu dài hạn. - Các mục tiêu phát triển ngành: Mục tiêu phát triển là mức phấn đấu cần phải đạt được qua một thời kỳ nhất định. Mục tiêu bao gồm cả phần định tính và phần định lượng, phản ánh một cách toàn diện những biến đổi quan trọng của nền kinh tế. Nó phải phản ánh được sự thay đổi về chất của nền kinh tế xã hội. Việc xác định muc tiêu phát triển phải xuất phát từ khả năng thực tế, đòi hỏi của cuộc sống, yêu cầu của thị trường sao cho phù hợp với bối cảnh trong và ngoài nước, nhằm đạt được sự phát triển bền vững, đạt hiệu quả kinh tế xã hội và tạo được động lực cho sự phát triển của riêng ngành cũng như tác động cơ bản tới các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Việc xác định các mục tiêu phải trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo cơ bản đã đặt ra. Mục tiêu phải được lựa chọn trên nhiều phương án sao cho đảm bảo tính hiện thực, tích cực, vững chắc nhưng cũng vừa đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành phải vừa hàm chứa cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, vừa có mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, vừa có mục tiêu dài hạn, vừa có mục tiêu tình thế. - Các biện pháp và chính sách để thực hiện chiến lược phát triển ngành: Các biện pháp và chính sách là hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Và để đạt được các mục tiêu đấy, chúng ta cần xác định được các khâu chủ đạo và chính yếu trong toàn bộ quá trình phát triển nhằm tạo ra động lực đột phá, thực hiện tốt nhất các nguồn lực phát triển. Chính sách và biện pháp gồm nhiều loại, cần tuỳ thuộc vào tính chất cũng như đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực mà chúng ta sẽ tiếp cận theo từng nội dung khác nhau. Các chính sách và biện pháp thể hiện sự hướng dẫn về cách thức thực hiện các mục tiêu đề ra. Nó bao gồm các chính sách và biện pháp về cơ cấu và cơ chế vận hành hệ thống kinh tế xã hội của toàn ngành, các chính sách về khai thác, bồi dưỡng, huy động, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực phát triển.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 II. Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển ngành: Chiến lược phát triển cho một ngành cũng giống như chiến lược phát triển cho một doanh nghiệp, nó phải chịu sự tác động của nhều các nhân tố. Bao gồm các nhân tố bên trong và ngoài ngành cũng như các nhân tố tác động trong nước và quốc tế đến sự phát triển ngành. 2.1.Tác động của môi trường vĩ mô: 2.1.1.Tác động của môi trường quốc tế: Xu thế vận động và phát triển của nền kinh tế Thế giới một cách liên tục và sôi động luôn là nguồn động lực cho sự phát của nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Ngày nay, xu thế hội nhập và Quốc tế hoá diễn ra trên toàn thế giới, nó tạo ra sự mở cửa giao thương giữa các nước, tạo sự chuyển biến liên tục về chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật cũng như hợp tác phát triển song phương và đa phương. Việc tìm hiểu và phân tích sự phát triển của các nước cũng như sự phát triển ngành của các nước sẽ giúp ta rút ra được các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chiến lược phát triển ngành. Trong đó, việc nghiên cứu các yếu tố như khoa học công nghệ, quan hệ thương mại, thị trường, đầu tư, môi trường văn hóa xã hội, chính trị của các nước cũng là căn cứ quan trọng cho việc hoạch định chiến lược phát triển ngành. Qua đó giúp tránh được nhưng sai lầm cũng như tìm ra được hướng phát triển đúng đắn và phù hợp nhất với khả năng thực tế của ngành trong nước. Từ việc phân tích bối cảnh Quốc tế cũng như các nước trong khu vực, ta sẽ nhận ra được các cơ hội và thách thức của việc phát triển trong bối cảnh quốc tế và khu vực. Những cơ hội đặt ra trong bối cảnh hiện nay là cần tận dụng lợi thế về điều kiện phát triển ổn định của khu vực, tình hình chính trị khu vực bình ổn
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển so với nhiều khu vực khác trên thế giới. Vì việc ổn định về chính trị tạo cơ hội thu hút đầu tư trong nước cũng như quốc tế vào trong nước, tạo cơ hội hội nhập và thu hút chuyển giao tiến bộ công nghệ. Qua đó nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng trong nước và mở rộng được thị trường trên thế giới. Tuy nhiên những khó khăn đặt ra cũng không phải là nhỏ. Việc thu hút công nghệ và vốn đầu tư nước ngoài tuy tạo điều kiện phát triển trong nước nhưng bên cạnh đó nó cũng gây ra sự phụ thuộc và chịu những điều kiện ràng buộc cho nước nhận chuyển giao công nghệ và vốn đầu tư. Việc không tự phát triển được khoa học công nghệ trong nước sẽ dần dẫn đến tình trạng luôn tụt hậu so với trình độ phát triển công nghệ trên thế giới, đây là một trong những khó khăn cần giải quyết. Ngoài ra, việc hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay tạo cơ hội phát triển nhưng cũng là thách thức không nhỏ vì hợp tác quốc tế tạo ra sức ép cạnh tranh thị trường thế giới rất lớn. 2.1.2.Tác động của môi trường trong nước: Mỗi doanh nghiệp hay mỗi ngành khi phát triển đều phải phụ thuộc vào tác động của nền kinh tế tại nước mà nó đang phát triển cũng như sự tác động của tất cả các yếu tố tới nền kinh tế đó. Nó bao gồm tác động của các môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật,…. - Môi trường kinh tế: Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển của các ngành nghề, lĩnh vự. Nó có thể mang lại cơ hội hoặc những thách thức tiềm ẩn. Các yếu tố như lãi suất, tốc độ tăng trưởng, các chính sách tài chính tiền tệ, … là những yếu tố gây ra những tác động đó.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Môi trường kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành, lĩnh vực. Nó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng thị trường đầu vào và cả thị trường đầu ra cho ngành hay lĩnh vực đó. - Môi trường chính trị pháp luật: Nó bao gồm các vấn đề: tình hình chính trị quốc gia, các vấn đề điều hành của chính phủ, các hệ thống luật pháp, các thông tư chỉ thị và vai trò của các nhóm xã hội. Do vậy những diễn biến của các yếu tố này ảnh hưởng rất mạnh và cũng rất trực tiếp đến các quyết định xây dựng chiến lược phát triển ngành. Nếu môi trường chính trị pháp luật ổn định, công bằng thì sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung phát triển cũng như sự phát triển của từng ngành nói riêng. - Môi trường văn hoá: Con người sống trong bất kì xã hội nào cũng mang bản sắc văn hoá tương ứng với xã hội đó. Nền văn hóa có thể ảnh hưởng theo rất nhiều chiều và đa dạng. Văn hoá có thể tạo nên cơ hội hấp dẫn cho cả một ngành nghề kinh doanh. Văn hoá tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành nghề hay lĩnh vực này nhưng có thể lại tạo ra sự cản bước phát triển của một ngành nghề nào đó. Để có thể tạo được sự phát triển thuận lợi thì việc nghiên cứu kỹ nền văn hoá của thị trường đang hướng tới là điều rất quan trọng. Nó quyết định tới sự phát triển thành công hay không của ngành nghề, lĩnh vực đó. - Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên có tác động quan trọng đến nguồn thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra của nhiều ngành nghề lĩnh vực. Môi trường
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tác động đến việc sản xuất các nguyên vật liệu, các nguồn năng lượng cho nhiều ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề thuộc lĩnh vực sản xuất và chế biến nông lâm thuỷ sản. Tính chất của khí hậu thời tiết sẽ tác động nhiều đến việc hình thành đặc tính sản phẩm của từng ngành, lĩnh vực. Qua đó sẽ tạo cơ hội và những thách thức cho ngành. - Môi trường khoa học kỹ thuật: Khoa học kỹ thuật và khoa học ứng dụng mang đến cho con người những bước tiến vượt bậc trong cuộc sống, ngày càng tạo ra sự thoải mái trong nhu cầu ngày càng cao của con người. Do vậy, việc bắt kịp với nhịp độ phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành, năng suất cao hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh nhạy hơn,…Yêu cầu đặt ra là luôn theo sát trình độ phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới mới có thể đẩy mạnh được sự phát triển ngành, lĩnh vực so với mặt bằng chung cả trong nước và quốc tế. 2.2.Tác động của môi trường ngành: Để đánh giá khả năng phát triển của một ngành, chúng ta có thể đánh giá thông qua nhiều mặt khác nhau, tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này, chúng ta sẽ đi vào đánh giá theo các năng lực cạnh tranh của ngành theo mô hình “Kim cương” của Micheal Porter _ Giáo sư kinh tế học Đại học Harvard. Mô hình sẽ đánh giá theo các năng lực cạnh tranh như trong hình dưới đây: Hình 1.1: Mô hình Kim cương về năng lực cạnh tranh của Micheal Porter
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nguồn: Năng lực cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter - Các điều kiện về yếu tố sản xuất: Bao gồm các đầu vào được sử dụng như những yếu tố của quá trình sản xuất được chia làm 2 loại: căn bản và tiên tiến. Các yếu tố căn bản bao gồm các nguồn tài nguyên, địa lý, các nguồn lao động không qua đào tạo. Các yếu tố tiên tiến là các có được nhờ sáng tạo chứ không phải được thừa hưởng bao gồm lao động lành nghề, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng, các phương tiện nghiên cứu, kỹ năng công nghệ. Các yếu tố này đóng vai trò mang lại lợi thế cạnh tranh vì các nước khác không thể dễ dàng có hay bắt chước được các yếu tố này. Theo Micheal Chiến lược, cấu trúc và sự cạnh tranh nội địa Các điều kiện về yếu tố sản xuất Các ngành hỗ trợ Điều kiện về sức cầu hàng hóa Chính phủ
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Porter, các yếu tố tự nhiên không thuận lợi hay việc thiếu các nguồn lực tự nhiên có thể giúp một quốc gia trở nên cạnh tranh hơn vì nó bắt buộc phải có sự sang tạo để vượt qua sự khó khăn và thiếu thốn các nguồn lực này. Ví dụ như Thuỹ Sĩ là nước đầu tiên bị thiếu hụt lao động, do vậy họ đã từ bỏ các ngành sử dụng nhiều lao động và tập trung vào sang tạo sản xuất các sản phẩm đồng hồ chất lượng cao. Còn Thuỵ Điển, do mùa xây dựng ngắn và chi phí xây dựng cao nên họ sang tạo ra kiểu nhà đúc sẵn. - Điều kiện về sức cầu: Theo M.Porter, thị trường nội địa yêu cầu cao về sản phẩm là yếu tố quan trọng để tạo ra cạnh tranh và thúc đẩy lợi thế cạnh tranh. Các công ty phải đối mặt với thị trường trong nước khắt khe, yêu cầu các sản phẩm chất lượng cao thì sẽ buộc các doanh nghiệp này phải bán các sản phẩm cao cấp. Ngoài ra việc tiếp cận sát với khách hàng trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp này có hiểu biết tốt hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Nếu các giá trị riêng có này được xuất khẩu sang các Quốc gia khác thì các doanh nghiệp trong nước sẽ có sức cạnh tranh toàn cầu. (Ví dụ như rượu vang Pháp, nước hoa và thời trang của Italia,…). Việc quan tâm đến thị trường trong nước không chỉ giúp doanh nghiệp đa dạng hoá sản phẩm, tăng doanh thu, là chỗ dựa khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn mà còn giúp cac doanh nghiệp nâng cao, tăng sức cạnh tranh của mình. - Các ngành hỗ trợ: Một ngành công nghiệp nào đó mà có những nhà cung cấp hay những ngành công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh Quốc tế thì cũng sẽ giúp cho ngành đó có lợi thế cạnh tranh. Đây là hiệu ứng tiếp nối trong sản xuất. Khi việc đầu tư các yếu tố tiên tiến vào một ngành và tạo cho nó có sức cạnh
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tranh thì các ngành hỗ trợ nó, cung cấp sản phẩm đầu vào hay các ngành tiêu thụ sản phẩm của nó sẽ được hưởng lợi từ ngành đó. Do vậy, các khu công nghiệp thường có các nhà máy có mối liên hệ tiêu thụ và cung ứng sản phẩm cho nhau. - Chiến lược, cấu trúc và môi trường cạnh tranh trong ngành: Chiến lược: Các điều kiện trong nước ảnh hưởng tới chiến lược của công ty. Mỗi Quốc gia có chiến lược riêng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh có thể thúc đẩy hoặc cản trở các doanh nghiệp của Quốc gia đó tạo dựng lợi thế cạnh tranh Quốc tế trong một ngành nào đó. Các quốc gia có cách nhìn triển vọng ngắn hạn sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn trong đầu tư ngắn hạn và ngược lại, cách nhìn triển vọng dài hạn sẽ cho lợi thế cạnh tranh trong các ngành đầu tư dài hạn. Cấu trúc tổ chức: Mỗi ngành sẽ có cấu trúc riêng phù hợp nhất với nó. Nó có thể là tổ chức quản lý theo thứ bậc, cũng có thể là quản lý theo các công ty nhỏ điều hành bởi gia đình,… tuỳ theo đặc trưng và khả năng vào sự phù hợp đối với từng quốc gia. Đối thủ cạnh tranh: Đứng riêng vào vị thế của từng công ty thì tất nhiên các doanh nghiệp này không thích có sự cạnh tranh. Tuy nhiên, đứng trên góc độ một ngành, một quốc gia trong một khoảng thời gian dài thì môi trường cạnh tranh càng lớn sẽ càng tạo sức ép cho các doanh nghiệp phải cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm. Môi trường cạnh tranh trong nước càng cao sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và do đó sẽ giảm được áp lực khi hội nhập quốc tế. *Các yếu tố trên có sự tác động tới năng lực cạnh tranh của một ngành và có cả sự tác động qua lại lẫn nhau như một hệ thống:
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Điều kiện về các yếu tố sản xuất chịu tác động của sự cạnh tranh và sức cầu trong nước để tạo ra các yếu tố sản xuất mới, nâng cao lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh và thoả mãn nhu cầu của khách hàng; còn các ngành hỗ trợ và các ngành có liên quan thúc đẩy việc tạo ra các yếu tố sản xuất có thể di chuyển được. Điều kiện về cầu trong nước cũng chịu tác động của môi trường cạnh tranh. Cạnh tranh giữa các nhu cầu trong nước càng quyết liệt thì tạo cho nhu cầu trong nước ngày càng lớn và đòi hỏi cao hơn. Các yếu tố sản xuất thuận lợi, tiên tiến sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cầu sản phẩm trong nước. Một ngành nào đó có các ngành hỗ trợ hoạt động, có sức cạnh tranh thì sẽ thu hút hấp dẫn nhu cầu nhu cầu từ nước ngoài cho thị trường sản phẩm đó. Các ngành hỗ trợ có liên quan cũng sẽ có điều kiện phát triển nếu các yếu tố sản xuất dễ dàng di chuyển. Nhu cầu trong nước lớn sẽ khuyến khích các ngành cung ứng phát triển và do vậy tạo sự cạnh tranh dẫn đến hình thành một ngành cung cấp các sản phẩm trung gian, khuyến khích việc chuyên môn hoá. Ngoài ra, môi trường cạnh tranh cũng chịu tác động của các yếu tố sản xuất, các ngành công nghiệp phụ trợ và điều kiện về cầu. Khi các yếu tố này thuận lợi sẽ tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển trong ngành, do vậy sẽ làm sức cạnh tranh ngày càng lớn. Sự tương tác giữa các yếu tố vừa kể trên chặt chẽ với nhau được ví như mối liên kết trong cấu tạo của một viên kim cương đã cho thấy mối liên kết đó chặt chẽ đến mức độ nào. Theo Micheal Porter, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay phụ thuộc vào sự sáng tạo và khả năng cạnh tranh năng động trong ngành của quốc gia đó. Khi nền tảng cạnh tranh chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thức thì vai trò của quốc gia ngày càng tăng lên. Các quốc gia thành công trong
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trong một số ngành trên toàn cầu vì môi trường của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép nhất. - Vai trò của Nhà nước: Ngoài khả năng cạnh tranh của các ngành được quyết định bởi các đối thủ mạnh trong nước, các nhà cung cấp có khả năng, sự phong phú của nhu cầu khách hàng trong nước va sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ thì chúng ta cần phải xét đến vai trò của Nhà nước. Nhà nước có sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến những yếu tố trên thông qua hệ thống các chính sách của mình (trợ cấp, tín dụng ưu đãi, tín dụng,…) thực hiện khuôn khổ nhu cầu trong nước thông qua các quy định về tiêu chuẩn chất lượng; thông qua các chính sách thuế, chống độc quyền để định hướng sự phát triển của các ngành;…. Bên cạnh đó, yếu tố tác động khá lớn tới khả năng cạnh tranh của ngành là chính sách tỉ giá hối đoái. Thông qua đó đã giúp khuyến khích các ngành hàng xuất khẩu. Đây là chính sách quan trọng trong thời mở cửa hội nhập _ là công cụ cạnh tranh trong quan hệ quốc tế. Một quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa thì việc nâng tỉ giá danh nghĩa (nâng giá trị đồng nội tệ) sẽ tạo lợi thế cho việc nhập khẩu và hạn chế các khoản nợ nước ngoài, tuy nhiên lại làm hạn chế việc xuất khẩu. Và ngược lại, tăng tỉ giá danh nghĩa giúp tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Nhà nước thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả 4 yếu tố trên để tạo ra sự phát triển tương xứng, hài hoà tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế. III. Sự cần thiết phải có chiến lược phát triển ngành:
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.1.Chiến lược phát triển ngành là căn cứ để hoạch định kế hoạch phát triển ngành: Hoạt động quản lý ngành được thực hiện theo các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn của Nhà nước, các địa phương và vùng lãnh thổ, nó sẽ có các đối tượng và nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên các kê hoạch đó đều phải chịu sự chỉ đạo chung của chiến lược và chiến lược ngành đã quy định những phương châm và chính sách chung cho toàn ngành trong một thời kỳ nhất định. Chiến lược phát triển trở thành chỗ dựa và là căn cứ cơ bản để xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển ngành. Xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển giúp các nhà lãnh đạo xem xét và xác định đất nước sẽ đi theo hướng nào và khi nào sẽ đạt tới điểm cụ thể nhất định. 3.2.Chiến lược phát triển ngành là cương lĩnh hành động của quản lý kinh tế xã hội riêng từng ngành: Trong điều kiện kinh tế thị trường mở, môi trường cho sự phát triển kinh tế nói chung cũng như từng ngành nói riêng luôn biến đổi nhanh chóng, những biến đổi này thường tạo ra các cơ hội cũng như các thách thức cho sự phát triển ngành. Việc quản lý bằng chiến lược giúp các nhà quản lý nhằm vào các cơ hội trong tương lai, tận dụng cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường. Xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển giúp các nhà lãnh dạo đưa ra được các quyết định tác nghiệp phù hợp. IV.Khái quát chung về ngành cao su Việt Nam: 4.1. Giới thiệu về ngành cao su Việt Nam: 4.1.1. Lịch sử phát triển ngành cao su Việt Nam:
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Cây cao su được ông Alexandre Yersin đưa vào Việt Nam trồng thử ở Thủ Dầu Một và suối Dầu Nha Trang từ năm 1897.Năm 1906 công ty SIPH ra đời, sau đó trong vòng 33 năm đã cơ 8 công ty và nhiều đồn điền cao su được thành lập. Diện tích cao su cũng dần dần được mở rộng: năm 1920 – 20.000 ha, năm 1932 – 103.000 ha và năm 1963 lên đến 142.700 ha Trong những năm chiến tranh, vườn cao su bị thu hẹp lại do bom đạn và chất độc hoá học tàn phá, Từ năm 1975 đến nay, ngành cao su đã được phục hồi và ngày càng mở rộng. Đầu thế kỉ 20, người Pháp đã bắt đầu kinh doanh cao su ở miền Đông Nam Bộ, từ năm 1923 – 1929 đã tiến hành trồng thử nghiệm tại Tây Nguyên và đến năm 1945 đã trồng thăm dò rải rác tại Phủ Quỳ_Nghệ An. Dưới thời Pháp thuộc, cây cao su được các nhà tư bản đầu tư lớn hơn so với các loại cây trồng khác. Ngày nay, cao su cũng là một ngành sản xuất được đầu tư lớn và quan trọng trong nông nghiệp. Cho đến nay đã hơn 100 năm. Loại cây này được trồng chủ yếu ở các loại đất đỏ và đất xám bạc màu ở vùng Đông Nam Bộ với diện tích khoảng 97.000 ha (năm 1992), hiện nay đã phát triển mạnh ở địa bàn sinh sống của nó. Sau Đông Nam Bộ, cây cao su được phát triển ra địa bàn Tây Nguyên, ra miền Bắc tới ven đường 9, Cồn Tiên, Dốc Miếu ở Quảng Trị tới Hương Khê (Hà Tĩnh) và Phủ Quỳ (Nghệ An) đạt tới 250.000 ha vào năm 1998. Cây cao su không chỉ được trồng trong các nông trường mà nông dân cũng được khuyến khích trồng ở những vườn cao su nhỏ từ 1 đến 2 ha và các nông trường sẽ bao tiêu cho việc thu mua các sản phẩm mủ cao su tươi. Giai đoạn năm 1993 – 2000 là giai đoạn phát triển mạnh của diện tích cây cao su trên cả nước do có sự hợp tác với các nước Đông Âu (Đức, Liên Xô cũ, Ba Lan) và đã đạt được diện tích trên 100.000 ha.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sau giai đoạn tiếp quản năm 1975, chúng ta đã thành lập nông trường Quốc doanh dựa trên các đồn điền cao su đã có của Pháp để thành lập các nông trường cao su mới. Sau đó phát triển lên thành Tổng công ty cao su Việt Nam tiếp tục phát triển thành Tập đoàn cao su Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cao su Việt Nam đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Lúc mới thành lập có tên là Ban cao su Nam Bộ. Tháng 4/1975 chuyển thành Tổng Cục cao su thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Tháng 7/1977 chuyển sang Tổng công ty cao su Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp. Tháng 3/1980 chuyển thành Tổng Cục cao su trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Đến năm 1989 chuyển thành Tổng công ty cao su Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Theo quyết định số 249/QĐ-TTg vào ngày 30/10/2006 đã chuyển đổi Tổng công ty cao su Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. 4.1.2. Vị trí và vai trò của ngành cao su: Cao su là một cây có nhiều triển vọng phát triển vì nhu cầu nguyên liệu công nghiệp trong nước và nhu cầu xuất khẩu. Chương trình phát triển cây cao su còn gắn với việc giải quyết việc nhu cầu việc làm cho nhân dân, tham gia các chương trình đinh canh định cư, xây dựng vùng kinh tế mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động nhất là ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Tạo ra được việc làm, thu nhập cho người lao động và đặc biệt có ý nghĩa đối với đồng bào dân tộc
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thiểu số tại những vùng sâu vùng xa, góp phần xoá đói giảm nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn. Phát triển cây cao su trên quy mô lớn sẽ phủ xanh được các vùng đất trống đồi trọc đã và đang bị xói mòn, rửa trôi. Ngoài ra, dọc theo các tuyến biên giới sẽ tạo ra một tuyến phòng thủ góp phần giữ vững an ninh, trật tự xã hội cho đất nước. 4.2. Sự cần thiết của chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam: 4.2.1. Cơ sở pháp lý: Trong những năm gần đây, việc phát triển ngành cao su đã trở nên cần thiết đối với sự phát triển chung cho nền kinh tế của cả nước. Điều đó được thể hiện thông qua các quyết định sau: - Quyết định số 86/QĐ-TTg (ngày 05/02/1996) phê duyệt tổng quan phát triển ngành Cao su Việt Nam từ năm 1996 đến 2005. - Quyết định số 966/QĐ-TTg (ngày 17/07/2006) về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng phát triển đến 2020 của Tổng công ty cao su Việt Nam. - Quyết định số 249/QĐ-TTg (ngày 30/10/2006) về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. 4.2.2. Cơ sở khách quan: Trên Thế giới hiện nay, trình độ khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, nhu cầu thế giới tăng cao đặc biệt là các ngành sản xuất ô tô, xe máy, các thiết bị dùng trong cuộc sống hàng ngày ngày càng gia tăng nhu cầu phát triển. Do vậy, nhu cầu về cao su kỹ thuật, cao su dân dụng ngày càng tăng cao, đòi hỏi sản lượng lớn để đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong khi đó, Việt Nam lại là nước có nhiều thuận lợi trong phát triển ngành cao su (về mặt khí hậu thời tiết, đất đai,…)cũng như sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thế giới. Ngoài ra, cây cao su là một trong 3 loại nông sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ta trong những năm gần đây, đóng góp vai trò quan trọng trong GDP của cả nước. Do vậy việc xây dựng chiến lược phát triển ngành cao su của Việt Nam là nhu cầu thiết yếu, đặt ra vấn đề nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị xuất khẩu mà còn tận dụng và phát huy mọi tiềm năng cho phát triển ngành cao su sao cho đạt hiệu quả cao nhất đóng góp vào phát triển chung cho nền kinh tế trong nước.
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển ngành cao su Việt Nam hiện nay I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su Việt Nam: 1.1. Tình hình chung về ngành cao su Việt Nam: Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên thứ 6 trên Thế giới sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc. Thực tế năm 2006 sản lượng cao su Việt Nam đã đạt 550.000 tấn, vượt lên đứng thứ 5 với tốc độ phát triển nhanh hơn; theo dự báo, sản lượng cao su Việt Nam trong 15 năm tới có thể vượt Malaysia, đứng thứ 4 Thế giới. Ngành cao su Việt Nam đã có quá trình tích luỹ kinh nghiệm, vốn, tiến bộ kỹ thuật, tạo được những giống cao sản để phát triển những vườn cao su đạt hiệu quả cao, có lợi thế lớn khi đầu tư phát triển cao su tại các nước láng giềng như Lào, Campuchia. Từ năm 2005 một số dự án trồng cao su tại Lào đã được triển khai, sau 2 năm có khoảng 11.700 ha. Việt Nam cũng có kinh nghiệm phát triển cao su ở những vùng ít thuận lợi, ngoài vùng truyền thống như vùng cao Tây Nguyên và vùng đất nghèo, dốc ở Miền Trung, Bắc Trung Bộ. 1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành: Theo chủ trương phát triển của giai đoạn 2001- 2005, cao su là một trong những cây công nghiệp quan trọng. Ngày 5/2/1996, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 86/ TTg phê duyệt Tổng quan cao su Việt Nam đây là chủ trương quan trọng nhất vừa thể hiện định hướng chiến lược, vừa xác định các mục tiêu và giải pháp cụ thể cho từng thời kỳ 5 năm 1996-2000 và 2001-
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2005 cho ngành cao su Việt Nam. Mục tiêu chủ yếu của ngành cao su theo 2 phương án đến năm 2005 như sau: Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2005 Đơn vị Cả nước Đông Nam Bộ Tây Nguyên D. hải Bắc & Nam Trung Bộ Phương án I: Tổng diện tích 1.000 ha 500 270 180 50 DT kinh doanh 1.000 ha 258,7 172,8 65,5 20,4 Sản lượng mủ 1.000 tấn 338 241,94 77,31 18,8 Phương án II: Tổng diện tích 1.000 ha 700 300 330 710 DT kinh doanh 1.000 ha 321,5 186,7 107,8 27,0 Năng suất tấn/ha 1,20 1,36 1,01 0,87 Sản lượng mủ 1.000 tấn 386 254 108,9 23,55 Nguồn: Vụ Kinh tế nông nghiệp_Bộ Kế hoạch Đầu tư Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2001-2005 trình Đại Hội IX của Đảng đặt mục tiêu năm 2005 cho ngành cao su: tổng diện tích 450.000 ha, sản lượng (quy mủ khô ) 440.000 tấn. So với Quy hoạch phát triển ngành cao su được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Tổng quan cao su Việt Nam (số 86/TTg ngày 17/02/2006), tổng diện tích cao su năm 2005 của cả nước là 482.700 ha đạt 96,5% của phương án I (500.000 ha) và mới đạt 69% của phương án II (700.000 ha). Trong đó Đông Nam Bộ đã vượt trên 40.000 ha so với phương án I (270.000 ha) và vượt trên 10.000 ha so với phương án II (300.000 ha); Bắc Trung Bộ vượt trên 9.000 ha so với phương án I (30.000 ha) và chỉ còn 3.000
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ha nữa là đạt phương án II (42.000 ha); Tây Nguyên còn thiếu 70.000 ha đối với phương án I (180.000 ha) và thiếu mới đạt 33% của phương án II (330.000 ha); Duyên hải Nam Trung Bộ còn 2.000 ha cho phương án I (20.000 ha) và thiếu 7.000 ha cho phương án II (25.000 ha) 1.2.1. Chủng loại sản phẩm: Về xuất khẩu cao su thiên nhiên, nhiều năm qua Việt Nam đứng thứ 4 Thế giới. Việt Nam chủ yếu chế biến cao su định chuẩn kỹ thuật (SRV) từ mủ nước thu trên các vườn cao su quy mô lớn, chiếm khoảng 80% sản lượng. SVR 3L hiện nay là sản phẩm chính và chiếm tỉ lệ 50%. Mủ ly tâm gần đây đã tăng lên. Sản phẩm từng bước được đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, có những sản phẩm vượt trội so với khu vực như SVR 3L, mủ kem. Như hình vẽ bên dưới, chúng ta có thể thấy được cơ cấu sản phẩm mủ cao su năm 2005 khá rõ rệt. Trong đó, SVR L, 3L, 5 chiếm tỉ trọng cao nhất (đạt 55,3%), SVR 10,20 chiếm tỉ trọng đứng thứ 2 (14,4%), tiếp sau đó là mủ CV (13,1%) và mủ ly tâm (12,8%) còn lại các sản phẩm khác chiếm tỉ trọng chỉ khoảng 4,4%.
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 2.2: Cơ cấu sản phẩm cao su chế biến năm 2005 Sản phẩm khác 4.30% Li tâm 12.80% CV 13.10% SVR 10,20 14.40% SVR L,3L,5 55.30% Nguồn: Tập đoàn cao su Việt Nam Như vậy, đối với sản phẩm mủ có chất lượng cao thì chúng ta đã đạt được tỉ trọng của chúng là khá lớn trong sản xuất, nhất là đối với loại mủ SVR 3L. Tuy nhiên cần tăng các mặt hàng mà thị trường có nhu cầu lớn như mủ kem, mủ SVR10,20 và giảm SVR 3L do mặt hàng này có chất lượng cao nhưng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới về loại mủ này lại thấp. Cơ cấu sản phẩm chế biến có sự dịch chuyển và ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu thị trường Thế giới, trong đó sản phẩm mủ kem tăng từ 3-5% lên 12 – 13%, mủ CV từ 8% lên 18 – 20%, mủ cao cấp SVR 3L giảm từ 70% xuống còn 40 – 45%, mủ SVR10,20 từ 10% lên 20%.
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 2.3: Cơ cấu sản phẩm mủ cao su năm 2000 & 2005 67.40% 12.90% 12% 5.80% 1.90% 12.80% 55.30% 4.30% 13.10% 14.40% SVR L, 3L, 5 SVR 10,20 CV Li tâm Sản phẩm khác Tỉ trọng (%) Năm 2000 Năm 2005 Nguồn: Tập đoàn cao su Việt Nam. Như so sánh cơ cấu sản phẩm mủ cao su giai đoạn 2000 – 2005, ta thấy được cơ cấu sản phẩm mủ đã có sự chuyển hướng tích cực. Sản phẩm mủ SVR 3L _ sản phẩm mủ có chất lượng cao nhưng nhu cầu thị trường không lớn thì đã có xu hướng giảm tỉ trọng sản xuất từ 67,4% xuống 5,3%. Còn đối với các sản phẩm mư cao su khác thì đều có xu hướng tăng tỉ trọng. Đặc biệt là mủ SVR10,20 và mủ CV đều tăng tỉ trọng, phù hợp với việc đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. Một số ngành và sản phẩm khác như công nghiệp chế biến gỗ cao su thành phẩm, công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su nguyên liệu (bóng cao su, giày dép cao su, xăm lốp…), xây dựng, cơ khí ngành, kinh
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 doanh hạ tầng khu công nghiệp,dịch vụ xuất nhập khẩu và du lịch khách sạn được phát triển. Hình 2.4: Chủng loại sản phẩm cao su chế biến của Tập đoàn cao su Việt Nam Đơn vị tính: 1.000 tấn Năm 1995 1996 1998 1999 2000 2005 Tổng số 114,6 134,4 167,4 198,4 216,0 322,0 SVR L, 3L, 5 94,1 107,9 125,3 137,3 145,5 178,6 SVR 10,20 8,5 10,7 18,5 21,8 27,9 46,5 CV 5,3 7,6 15,5 21,0 25,9 42,2 Li tâm 2,8 4,0 3,3 7,5 12,6 41,4 Sản phẩm khác 3,9 4,2 4,7 10,8 4,2 13,9 Nguồn: Tổng công ty cao su Việt Nam Như ta thấy, sản lượng mủ SVR L, 3L, 5 tăng từ 94.100 tấn lên 178.600 tấn (tăng 190%), sản lượng mủ SVR 10,20 tăng từ 8.500 tấn lên 46.500 tấn (tăng 547%), sản lượng mủ CV tăng 800%, sản lượng mủ li tâm tăng 14,79 lần, các sản phẩm mủ khác tăng 356%. Như vậy đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong sản lượng chế biến các loại mủ cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam. Sản lượng mủ cao su chế biến của Tập đoàn cao su Việt Nam ngày càng tăng qua các năm. Một phần nguyên nhân là việc mở rộng diện tích trồng cây cao su và năng suất thu hoạch cao su ngày càng gia tăng nên nguồn nguyên liệu mủ cao su ngày càng tăng, đáp ứng nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động chế biến ra các loại mủ cao su; bên cạnh đó, nguyên nhân
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chính yếu là do Tập đoàn cao su Việt Nam đã nắm bắt được nhu cầu thị trường, do vậy đã đầu tư công nghệ cũng như mọi nguồn lực để đáp ứng phù hợp nhất với nhu cầu khách quan đó. 1.2.2. Sản lượng sản xuất: 1.2.2.1.Sản lượng sản xuất toàn ngành: Hình 2.5: Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam từ năm 1995 – 2006 Năm DT (ha) DT cạo (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha/ năm) XK (1.000 tấn) Kim ngạch XK (1.000 USD) USD/ tấn NK 1000 tấn 1995 278.400 146.000 124.700 849 138,1 189.831 1.375 - 1996 254.200 161.900 142.500 880 194,5 233.636 1.201 - 1997 347.500 173.100 186.500 1.077 194,2 158.479 816 - 1998 382.000 193.400 193.500 1.001 191,1 121.428 635 - 1999 394.900 202.700 248.700 1.227 265,0 146.268 552 - 2000 412.000 238.000 290.800 1.222 273,4 177.133 648 - 2001 415.000 240.600 312.600 1.299 308,1 165.972 539 24,9 2002 428.800 243.700 298.200 1.175 448,6 267.832 597 140,0 2003 440.800 266.745 363.500 1.363 433,1 377.864 872 80,0 2004 454.100 293.425 419.000 1.428 513,3 596.880 1.163 153,0 2005 480.200 331.400 468.600 1.410 587,0 804.000 1.370 141,5 2006 495.500 378.180 550.000 1.454 696,5 1.272.308 1.827 236,0 Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam Tổng sản lượng cao su mủ khô sơ chế cả nước năm 2005 là 468.600 tấn, vượt 42% mục tiêu của phương án I (330.000 tấn) và vượt 23,3% mục
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tiêu của phương án II (380.000 tấn) của Tổng quan phát triển cao su Việt Nam. Ta thấy diện tích và năng xuất thu hoạch mủ cao su tăng liên tục, do vậy sản lượng mủ cao su thu được cũng ngày càng tăng. Về diện tích cạo mủ cao su, năm 2006 so với năm 2001 tăng 157%; trong khi đó năng suất cạo mủ tăng không cao, chỉ tăng 112%; do đó sản lượng mủ cao su năm 2006 tăng so với năm 2001 là 176% chủ yếu là do tăng về diện tích trồng cao su còn yếu tố tăng năng suất là không đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 7,67 lần năm 2006 so với năm 2001 bên cạnh nguyên nhân do sản lượng xuất khẩu tăng cao 2,26 lần mà còn do nguyên nhân chủ yếu là giá mủ cao su bình quân xuất khẩu tăng nhanh (tăng 339% năm 2006 so với năm 2001). Ngoài ra, do nhu cầu xuất khẩu mủ cao su tăng cao, Việt Nam ta còn thực hiện việc nhập khẩu cao su thiên nhiên của nước ngoài để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mủ cao su ra các nước đối tác. Hình 2.6: Cơ cấu nguồn nguyên liệu mủ cao su Việt Nam năm 2006 (Đơn vị:1.000 tấn) 236 550 Xuất khẩu Sản xuất trong nước Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 2.7: Cơ cấu tiêu dùng cao su của Việt Nam năm 2006 (Đơn vị:1.000 tấn) 696.5 89.5 Xuất khẩu Tiêu thụ nội địa T Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan. Năm 2006, Việt Nam đã nhập khẩu 236.000 tấn mủ cao su để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên trong sản lượng cao su nhập khẩu và tự sản xuất trong nước thì Việt Nam ta mới tiêu thụ nội địa khoảng 57.100 tấn so với 708.000 tấn xuất khẩu ra nước ngoài. Điều đó đặt ra vấn đề là tiêu dùng trong nước về mặt hàng này chưa thực sự được thúc đẩy, chưa nắm bắt cơ hội tận dụng nguồn nguyên liệu tự sản xuất trong nước. Nếu thống kê đầy đủ về cao su tiểu điền, cao su trang trại xâm canh vào đất lâm nghiệp,…. Đưa vào số liệu đầy đủ nhất thì tổng diện tích trồng cao su năm 2005 của cả nước có thể đạt tới hơn 500.000 ha và tổng sản lượng đạt được có thể trên 500.000 tấn.
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1375 1201 816 635 552 648 539 597 872 1163 1370 1827 Năm 1995 Năm 1997 Năm 1999 Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Hình 2.8: Giá xuất khẩu cao su Việt Nam bình quân (USD/tấn) Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam Giá mủ cao su xuất khẩu qua các năm mặc dù giảm dần từ năm 1995 đến năm 1999, sau đó lại có xu hướng tăng dần từ năm 2001 đến nay. Nguyên nhân tăng dần giá cao su là do nhu cầu tiêu thụ cao su trên Thế giới hiện nay đang tăng và xu hướng là cung khồn đủ cầu, do vậy giá cao su thiên nhiên tăng cao là tất yếu. Nhờ đó đẩy kim ngạch xuất khẩu nguồn nguyên liệu này của Việt Nam tăng cao trong mấy năm gần đây.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 2.9: Giá thành và giá bán mủ cao su sơ chế 15000 13000 12158.1 10227.4 7699.8 7684.7 27200 22000 19417.1 15511.3 10337.1 8621.7 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá (1.000 đồng/tấn) Giá thành cao su tiêu thụ bình quân Giá bán cao su bình quân Nguồn: Tổng công ty Cao su; Thông tin thương mại-Bộ Thương mại. Như trên biểu đồ cho ta thấy khoảng cách giữa giá bán và giá thành tiêu thụ cao su ngày càng gia tăng. Điều đó khẳng định hiệu quả kinh tế của trồng và sản xuất mủ cao su trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 2001, giá bán gấp 1,12 lần giá thành sản xuất mủ cao su đến năm 2006 thì con số đó đã tăng lên là giá bán gấp 18,2 lần. Do vậy, khi có Việt Nam ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cao su thì đây là cơ hội của Việt Nam so với nhiều nước khác để gia tăng GDP của đất nước. Khẳng định khả năng phát triển của đất nước mình.
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 *Riêng về Tập đoàn cao su Việt Nam: Tổng sản lượng cao su khai thác trong vòng 10 năm (1996 - 2005) là 2.165.000 tấn với tốc độ tăng bình quân 7,6%/năm. Năng suất bình quân là 1.02 tấn/ha năm 1996 lên 1,70 tấn/ha vào năm 2005 với tốc độ tăng là 16%/năm; đặc biệt trong năm 2004 có 11 nông trường đã đạt năng suất bình quân là 2 tấn/ha, 3 công ty đạt 1,9 tấn/ha. Năng suất bình quân trong 5 năm qua không ngừng tăng lên là do việc thực hiện tốt các chính sách về khoa học công nghệ, đầu tư thâm canh ngay từ những năm đầu trồng mới, đi đôi với việc triển khai đồng bộ các biện pháp trong quy trình kỹ thuật và cải tiến giống phù hợp với từng vùng sinh thái. Ngoài ra để khắc phục sự cố khó khăn về đất đai, Tập đoàn cũng đã đầu tư sang Lào trồng 10.000 ha cao su với tổng mức đầu tư 431 tỉ đồng, trong đó 100% vốn điều lệ do Tập đoàn và các đơn vị thành viên đóng góp. Dự kiến trong các năm tới sẽ tăng vốn đầu tư để phát triển tại Lào 50.000 ha, đồng thời đầu tư sang Campuchia để phát triển 10.000 ha cao su. Giá thành cao su tiêu thụ ước tính năm 2005 là 13 triệu đồng, tăng 69% so với năm 2001 nhưng nếu so với 2005 thì mức tăng chỉ là 39% trong khi đó tiền lương người lao động tăng gấp 3 lần (từ 660.000 năm 1996 lên 2.600.000 năm 2005) điều này đã thể hiện sự hợp lý hoá trong quá trình sản xuất làm giảm những chi phí trung gian, giảm giá thành sản xuất một cách tương đối so với mức tăng lương (là khoản chi phí chính trong giá thành sản xuất cao su nguyên liệu) của xã hội. Bên cạnh đó, việc khống chế giá thành, tình hình tiêu thụ cũng được quan tâm với định hướng phù hợp, mặc dù sản lượng tăng gấp 3 lần nhưng tỉ lệ xuất khẩu trực tiếp vẫn luôn giữ ở mức xấp xỉ 60%/năm. Việc nắm vững thị trường cùng với việc tích cực đầu tư cải tạo các dây truyền chế biến, điều chỉnh hợp lý cơ cấu chủng loại sản phẩm để phù hợp với
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 yêu cầu của thị trường; đồng thời tăng cường quảng bá thương hiệu, mở rộng thị phần….giúp mức giá bán luôn sát với mức bán bình quân trên Thế giới. Giá bán bình quân năm 2005 là 22 triệu đồng/tấn, tăng 138% so với năm 2001 nhưng chỉ tăng 56% so với năm 1996; nhưng tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế đã tăng rất cao. Doanh thu từ 1.673 tỉ đồng năm 1995 tăng lên 6.616 tỉ đồng năm 2005, lợi nhuận từ 562 tỉ đồng lên 2.707 tỉ đồng. Trong vòng 10 năm, tổng lợi nhuận đạt được là 8.520 tỉ đồng đã tạo điều kiện cho Tập đoàn tăng nhanh tích luỹ để tái sản xuất, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất 1.2.2.2. Sản lượng sản xuất theo vùng: Hình 2.10: Kết quả sản xuất cao su cả nước theo vùng 327.4 109.5 482.7 45.9 180 270 50 500 330 700 300 70 Toàn quốc Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Diện tích (1.000 ha) Thực hiện 2005 Phương án I Phương án II Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục hải quan.
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nhìn biểu đồ trên ta thấy kết quả thực hiện không đạt yêu cầu so với kế hoạch đặt ra. Trong đó chỉ có vùng Đông Nam Bộ là vượt chỉ tiêu thực hiện, còn lại là chạm tiến độ kế hoạch đặt ra (đặc biệt là vùng Tây Nguyên). Bảng 2.11: Diện tích, năng suất và sản lượng cao su năm 2005 theo vùng Đơn vị Tổng số Đông Nam Bộ Tây Nguyên Nam Trung Bộ Bắc Trung Bộ Tổng diện tích 1.000 ha 480,00 312,80 110,00 18,30 39,00 Trồng mới 1.000 ha 28,00 17,00 6,40 1,55 3,00 DTKTCB 1.000 ha 121,00 48,30 38,79 11,80 22,00 DT khai thác 1.000 ha 331,40 247,50 65,00 5,02 14,00 Năng suất tấn/ha 1,42 1,49 1,23 1,02 0,97 Sản lượng 1.000 tấn 470,00 370,00 80,00 5,10 13,60 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan. Ta thấy Đông Nam Bộ vẫn là nơi có diện tích trồng cao su và diện tích khai thác cao su lớn nhất cả nước (do điều kiện thiên nhiên, môi trường thuận lợi, bên cạnh đó là lịch sử phát triển từ thời Pháp thuộc đã để lại cơ sở hạ tầng thuận lợi cho Đông Nam Bộ phát triển hơn các khu vực khác), và năng suất khai thác cao su tại đây cũng đạt hiệu quả cao hơn hẳn so với các vùng khác trên cả nước (1,49 tấn/ha). Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ là những vùng mới phát triển trồng cây cao su, do đó điều kiện phát triển mạnh như Đông Nam Bộ là chưa thể, cần lâu dài để gia tăng diện tích và năng xuất khai thác cao su tại những vùng này.
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Diện tích tăng thêm ở Đông Nam Bộ là 38.000 ha, Tây Nguyên là 13.000 ha, duyên hải miền Trung là 15.000 ha. So với năm 2000, diện tích tăng 16%, năng suất tăng 16% (1,6 tạ mủ khô/ha), sản lượng mủ tăng 65.7%. Trong 4 vùng sản xuất cao su, Đông Nam Bộ là vùng sản xuất tập trung và chuyên canh cao su lớn nhất cả nước cả về năng suất, diện tích, sản lượng (theo số liệu thống kê vào năm 2005, diện tích Đông Nam Bộ chiếm 65% tổng diện tích và 81% tổng sản lượng cả nước). Đây là vùng tập trung cao nhất cơ sở vật chất kĩ thuật và nguồn nhân lực của ngành cao su Việt Nam với mô hình cao su đại điền do doanh nghiệp Nhà nước quản lý. Đây cũng là vùng có diện tích cao su tiểu điền lớn nhất. Tây Nguyên là vùng sản xuất cao su lớn thứ hai, thứ ba là Bắc Trung Bộ và thứ tư là duyên hải Nam Trung Bộ.
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2.3.Sản lượng sản xuất ngành cao su theo thành phần kinh tế: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển ngành cao su theo thành phần kinh tế, chúng ta có bảng số liệu sau. Hình 2.12: Kết quả sản xuất cao su cả nước theo thành phần kinh tế 295.1 1.3 186.4 700 100 350 482.7 150 100 250 500 250 Toàn quốc Quốc doanh Liên doanh Tiểu điền Diện tích (1.000 ha) Thực hiện 2005 Phương án I Phương án II Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục hải quan. Tổng diện tích cao su trồng mới năm 2001 – 2005 ước đạt 66.000 ha, trong đó khoảng 20% trồng theo các dự án của các Công ty Quốc doanh, 80% là cao su tiểu điền, trang trại. Về thành phần kinh tế, khu vực Quốc doanh chiếm khoảng 56 – 60% tổng diện tích và khoảng 70 – 75% sản lượng cao su cả nước, trong đó Tổng công ty Cao su Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất, có vai trò quan trọng trong toàn ngành (chiếm 44% tổng diện tích và 61% tổng sản lượng của cả nước). 1.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Về cơ cấu thị trường, theo thống kê của Bộ thương mại, hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu cao su thiên nhiên sang 40 thị trường trên thế giới. Hình 2.13: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2006 Các nước khác, 16.36% Mỹ, 2.45% Nga, 2.90% Đài Loan, 3.16% Đức, 4.23% Hàn Quốc, 4.52% Trung Quốc, 66.38% Nguồn: Vụ Kinh tế nông nghiệp_Bộ Kế hoạch và đầu tư. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 66,38% tổng lượng xuất khẩu cao su của cả nước, đạt gần 470.000 tấn (năm 2006), tiếp đến là Hàn Quốc 4,52%, Đức 4,23%, Đài Loan 3,16%, Nga 2,9%, Mỹ 2,45%. Với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức trên 9% trong nhiều năm liền, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất Thế giới. Nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc năm 2006 ước đạt 3,8 triệu tấn/năm, chiếm 20% tổng tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn thế giới.Trung Quốc sẽ phải tiếp tục tăng cường nhập khẩu cao su thiên nhiên trong những năm tới do sản xuất trong nước chỉ có thể đáp ứng 50% nhu cầu tiêu thụ nội
  • 48. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 địa. Tiêu thụ cao su thiên nhiên và nhân tạo của Trung Quốc dự báo sẽ vượt quá 7 triệu tấn vào năm 2010, so với 5 triệu tấn trong năm 2005. Thị trường Trung Quốc là lợi thế để phát triển cao su thiên nhiên ở các nước láng giềng như Việt Nam, Lào, Campuchia. Trong 2 năm đầu kế hoạch 2001 – 2005, do khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới nên tiêu thụ khó khăn, giá bán rất thấp, tồn kho hàng bán lên đến gần 100.000 tấn/năm. Nhưng từ 2003 đến nay, sau khi kinh tế Thế giới ra khỏi khủng hoảng, các nước công nghiệp phát triển có nhu cầu cao su thiên nhiên tăng và Trung Quốc vươn lên giữ vị trí đứng đầu Thế giới về tiêu thụ cao su, thị trường xuất khẩu cao su ngày càng mở rộng, giá tăng nhanh nên tiêu thụ ngày càng thuận lợi. Thị trường trong nước tuy quy mô còn nhỏ nhưng cũng từng bước tăng mức tiêu thụ, đạt khoảng 50.000 – 60.000 tấn/năm. Việt Nam đã phát huy được lợi thế, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh, nhờ đó đã mở rộng được thị trường ra 50 nước mua cao su Việt Nam và tăng nhanh sản lượng, kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2001 – 2005. Năm 2005, cả nước xuất được gần 590.000 tấn mủ cao su, đạt giá trị kim ngạch trên 800 triệu USD, giá xuất bình quân đạt gần 1.400 USD/tấn. 1.2.4. Tác động chung đến hiệu quả kinh tế xã hội: Cùng với kết quả đạt được về phát triển diện tích, sản lượng theo mục tiêu quy hoạch; chất lượng ngày càng được nâng cao, cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng, phù hợp với yêu cầu thị trường; hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường ngày càng được khẳng định; nhu cầu cao su thế giới ngày càng tăng, xu hướng giá cả diễn biến thuận lợi sẽ là những nhân tố thúc đẩy ngành cao su phát triển và cạnh tranh được với khu vực và trên thế giới.
  • 49. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Kết quả đạt được trong việc thực hiện mục tiêu chủ yếu của tổng quan phát triển ngành cao su cũng đã khẳng định tính hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường của ngành cao su, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền nông nghiệp và kinh tế cả nước trong những năm qua. - Tác động về mặt xã hội: Ngành cao su đã đóng góp đáng kể trong việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhất là các vùng trồng cao su tập trung; nhiều thị trấn, thị tứ, cụm dân cư kinh tế - xã hội được hình thành và phát triển với hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh tại cac địa bàn sản xuất cao su tập trung, kể cả các vùng sâu vùng xa đã góp phần thu hút hàng trăm nghìn lao động tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho hàng vạn các đồng bào dân tộc, tạo ra thế và lực góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho nhiều khu vực trọng yếu, nhất là khu vực Tây Nguyên. Do đặc điểm vườn cây phải gắn liền với với cơ sở hạ tầng nên phát triển cao su đến đâu thì các công trình điện, đường giao thông, trường học, trạm xá đi đến đó; qua đó góp phần mở rộng thị trấn, thị tứ ở những vùng kém phát triển, nhất là ở khu vực Tây Nguyên (thị trấn Chưrông, Chưsê, Ngọc Hồi,…). Việc phát triển các cơ sở hạ tầng ở các vùng đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội ở các vùng sâu, vùng xa và các vùng giáp biên giới. Công tác sản xuất kinh doanh gắn với Quốc phòng cũng được quan tâm đúng mức. Riêng Tập đoàn cao su Việt Nam đã xây dựng lực lượng tự vệ tương đối mạnh với quân số khoảng từ 15.000 – 16.000 người (chiếm tỉ lệ trên 20% tổng số cán bộ công nhân viên của Tập đoàn). Lực lượng này đã góp phần không nhỏ trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
  • 50. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc xây dựng phương án phòng thủ, chống bạo loạn. Lực lượng tự vệ cao su đã kịp thời huy động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ, góp phần chống bạo loạn theo sự điều động của Cơ quan quân sự địa phương trong 2 lần bạo loạn vừa qua ở Tây Nguyên. - Tác động về mặt hiệu quả môi trường: Bản thân ngành cao su là ngành thân thiên với môi trường, qua theo dõi trong nhiều năm các vùng đất phát triển cao su đã giúp nâng mực nước ngầm, cải tạo vi khí hậu vùng. Phát triển cao su trong nước đã góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo nên vùng cao su trên 500.000 ha đang phát triển tốt ở các vùng của đất nước, những vùng có cao su tập trung đã góp phần đáng kể vào việc cải tạo đất, giữ nguồn nước, tạo nên vùng có không khí trong lành, môi trường sinh thái cải thiện, nhiều nơi đã kết hợp viêc phát triển cao su với du lịch sinh thái. 1.3. Thực trạng kiến trúc hạ tầng, khoa học công nghệ, lao động và tổ chức quản lý của ngành cao su VIệt Nam: Về chế biến, toàn ngành hiện có trên 50 nhà máy sơ chế với tổng công suất khoảng 500.000 tấn mủ khô/năm (tăng trên 150.000 tấn so với năm 2000) Trình độ thiết bị công nghệ và chất lượng sản phẩm được đánh giá tương đương với các nước sản xuất cao su lớn trong khu vực. 1.3.1.Thực trạng lao động của ngành cao su: Lao động đạt khoảng 200.000 người. Tuy hiên trình độ của các cán bộ quản lý còn rất thấp. Riêng về Tập đoàn cao su Việt Nam, tổng số lao động bình quân trong danh sách dao động ở mức trên 83.000 người. Trong mấy năm nay, Tập đoàn
  • 51. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cũng đã quan tâm chỉ đạo tuyển dụng, đào tạo và tạo việc làm cho người dân tộc nhất là tại các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay tổng số dân tộc trong toàn công ty là 4.934 người, trong đó tập trung nhiều nhất là tại các công ty cao su đóng trên địa bàn Tây Nguyên. Công ty có số lao động là dân tộc nhiều nhất là công ty Chưpăh (761 người, chiếm 46,2% trong tổng số lao động của công ty), công ty Chưsê (717 người, chiếm tỉ trọng 38,2%), công ty Chưrông (661 người, chiếm tỉ trọng 33,6%). Bên cạnh đó, tiền lương bình quân cũng không ngừng tăng lên. Trong 5 năm đã tăng 158%. Riêng năm 2005, lương bình quân toàn tổng công ty đạt 2,6 triệu đồng/người/tháng. Tiền lương bình quân tăng nhanh góp phần tạo điều kiện nâng cao đời sống của người lao động tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nhất là các lao động là người dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên. 1.3.2.Thực trạng về mặt khoa học công nghệ của ngành cao su: Hầu hết các nhà máy chế biến của Việt Nam được trang bị phòng kiểm nghiệm hiện đại để kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000. Chất lượng cao su Việt Nam được Thế giới đánh giá cao. - Việc trồng mới, tái canh vườn cao su, đất trồng được phân hạng để có định hướng đầu tư (Quy trình kỹ thuật cao su 1997). Thực tiễn cho thấy, việc phân hạng đất là đúng đắn và có định hướng cải tạo đầu tư hợp lý; phát triển cao su trên đất xám có tiềm năng sản xuất không kém mà còn có thể hơn so với việc phát triển trên đất đỏ. - Phương pháp trồng: đã xác định phương pháp trồng Stump và dặm bầu 1 tầng lá là phương pháp hữu hiệu. Hiện nay có chiều hướng thâm canh sớm, chuyển sang phương pháp trồng bầu có 1 tầng lá và định hình ngay trong năm đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Riêng duyên hải
  • 52. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 miền Trung và Bắc Bộ chuyển sang phương pháp Stump bầu có tầng lá thay cho phương pháp trồng bầu. - Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã và đang nghiên cứu tạo và nhân giống nhiều giống cao su mới chi năng suất và chất lượng cao. - Trong chăm sóc: Glyphosate và bình phun PDA đã giải quyết cơ bản vấn đề diệt tranh trong những năm 1995 – 1996, làm nền tảng cho việc thâm canh vườn cây sạu này và giảm chi phí lao động trong chăm sóc; xây dựng phát triển thảm phủ họ đậu để chống xói mòn và gia tăng độ phì cho đất. - Khai thác: Hình thành chương trình chủ động thanh lý trước thời hạn đối với nhưng vườn cây năng lực kém để nhân tạo vườn cây cho năng suất, chất lượng cao, thực hiện rút ngắn chu kì khai thác, kích thích sớm, cạo sớm để tăng năng suất bình quân hàng năm, có giải pháp bón phân hữu cơ kết hợp với vô cơ để nâng cấp vườn cây năng suất thấp. Sử dụng máng chắn mưa. Thử nghiệm kích thích mủ RRMIFLOW và triển khai rộng năm tiếp theo để tăng năng suất. - Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất như ban hành và áp dụng các bộ tiêu chuẩn ngành TCN 101. TCN 102, TCN 103 – quy trình công nghệ chuẩn sản xuất cao su SVR 3L, SVR 10,20, SVR CV50,60 nhằm ổn định và đồng nhất chất lượng cao su sơ chế tất cả các nhà máy trong toàn ngành. Bộ khoa học và công nghệ, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng phê duyệt và áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về cao su cốm TCVN 3769:2004 thay cho Tiêu chuẩn cũ 3769:1995. Trong đó đã bổ sung mới nhiều chủng loại cao su cốm theo yêu cầu của thị trường Thế giới (tương đương với bộ tiêu chuẩn mủ cốm của Thái Lan là nước có bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh nhất); yêu cầu chất lượng về một số loại mủ cốm được nâng cao lên hơn so với tiêu chuẩn các nước trong khu vực (vừa phát huy được ưu thế của sản xuất đại điền, vừa nâng cao tính cạnh tranh của