SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 264
Downloaden Sie, um offline zu lesen
1
HÁN TỰ
VĂN HÓA TRUNG HOA
ThS. Huỳnh Thị Châu Uyên dịch
(giảng viên khoa Ngoại Ngữ, trường đại học
Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM)
TS. Trương Gia Quyền hiệu đính
(Tiến sĩ chuyên ngành văn tự học tại trường ĐH
Ngôn ngữ Bắc Kinh)
(Phó trưởng khoa - khoa Ngữ văn Trung Quốc
Trường ĐHKHXH & NV TP.HCM
2
3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
ÁNH BÌNH MINH CỦA NỀN VĂN MINH 9
Văn Tự Biểu Ý Ở Nền Văn Minh Đại Hà 10
Vận Mệnh Khác Nhau Của Văn Tự Biểu
Ý Ở Nền Văn Minh Đại Hà
17
Tuyển Chọn Chung Của Hình Vẻ Biểu Ý 20
KHỞI NGUỒN CỦA CHỮ HÁN 27
Truyền Thuyết Viễn Cổ 28
Tìm Tòi Khởi Nguồn Của Chữ Hán 33
DIỄN BIẾN HÌNH THỂ CỦA CHỮ HÁN 41
Cổ Văn Tự Giống Hình Vẽ 42
Kim Văn Tự (Chữ Hán Thời Nay) Không
Giống Hình Vẽ
61
Xu Thế Chủ Yếu Của Sự Phát Triển Chữ
Hán
72
CẤU TẠO CỦA CHỮ HÁN 79
Thuyết Cấu Tạo “Lục Thư” Cổ Xưa 80
Phương Pháp Tạo Chữ Của Chữ Hán 84
Kết Cấu Hình Thể Của Chữ Hán Hiện
Đại
105
Nguyên Nhân Hình Thành Hình Thể
Khối Vuông Của Chữ Hán
111
SỰ HUYỀN BÍ CỦA CHỮ HÁN HIỆN ĐẠI 117
Nhân Tố Tượng Hình Của Hình Thể Hán
Tự Hiện Đại
118
4
Lợi Dụng Yếu Tốtượng Hình Hình Thể
Hán Tự
128
HÁN TỰ VÀ HÁN NGỮ 135
Hán Tự Thích Ứng Với Thực Tế Của Hán
Ngữ
136
Hán Tự Là Đơn Vị Kết Cấu Cơ Bản Của
Hán Ngữ
138
Hán Tự Có Năng Lực Tạo Từ Cực Mạnh 139
Tính Siêu Phương Ngôn Và Siêu Thời
Đại Của Hán Tự
141
Vòng Văn Hóa Hán Tự 143
CÂU CHUYỆN TRUNG QUỐC ĐƯỢC KỂ
LẠI BẰNG CHỮ HÁN
151
Đời Sống Xã Hội Thời Xưa 152
Trưng Bày Cảnh Quan Văn Minh Cổ Đại 169
NGHỆ THUẬT CỦA CHỮ HÁN 221
Nghệ Thuật Thư Pháp Chữ Hán 222
Thưởng Thức Những Kiệt Tác Thư Pháp
Trứ Danh
228
Chữ Mỹ Thuật Chữ Hán 236
Nghệ Thuật Con Dấu Chữ Hán 245
BƯỚC VÀO THỜI ĐẠI VI TÍNH HÓA 253
Xử Lý Thông Tin Chữ Hán Trong Máy
Tính
254
Niềm Vui Và Nỗi Lo Về Chữ Hán Trong
Thời Đại Thông Tin
259
5
LỚI NÓI ĐẦU
6
7
8
9
ÁNH BÌNH MINH CỦA NỀN VĂN
MINH
Chữ Hán chính là ký hiệu chữ viếtcủa ngôn ngữ Hán,
là cột mốc quan trọng của nền văn minh nhân loại. Chữ
viết sớm nhất xuất hiện đầu tiên ở một vài quốc gia phương
Đông có nền văn minh lâu đời trên thế giới. Khoảng 5000
năm trước, những cư dân đầu tiên đã nảy sinh mong muốn
giao lưu với nhau và ghi lại những khoảnh khắc đó, không
hẹn mà gặp họ đã dùng những ký hiệu văn tự giống như
những hình vẽ để ghi lại những điều họ nghĩ, ghi lại những
sự kiện xảy ra trong đời sống, dần dần những ký tự đó trở
thành sự lựa chọn chung, sớm nhất của những cư dân thời đó.
10
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
VĂN TỰ BIỂU Ý Ở NỀN VĂN MINH ĐẠI HÀ
Từ không có ngôn ngữ cho đến ngôn ngữ ra đời,
là bước tiến nhảy vọt trong lịch sử tiến hóa của nhân
loại; từ không có chữ viết cho đến chữ viết ra đời, lại là
một lần nhảy vọt nữa của lịch sử tiến hóa nhân loại.
THỜI KHẮC HƯỚNG TỚI VĂN
MINH
Đại để, chữ viết trên thế giới có hai
loại, một là chữ viết biểu ý, hai là chữ
viết biểu âm. Chữ viết xuất hiện sớm
nhất trên thế giới: chữ viết cổ xưa của các
dân tộc ở phương Đông, được phát triển
từ hình vẽ, thuộc về chữ viết biểu ý.
Khoảng 5000 năm trước, người Sumer
ở lưu vực sông Tigris và sông Euphra-
tes (Mesopotamia – vùng đất giữa hai
sông) đã in lên miếng đất sét thành chữ
viết hình nêm; 5000 năm trước, người
Ai Cập ở lưu vực sông Nile đã viết ra
chữ tượng hình trên giấy papyrus; 4500
năm trước, người Ấn Độ ở lưu vực sông
Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết con dấu
tượng hình. Những loại chữ viết cổ này
ban đầu đều là chữ tượng hình. Khoảng
4500 năm đến 3000 năm trước, chữ Hán
Chữ viết hình nêm
thời kỳ đầu là những
ký hiệu tượng hình.
11
Ánh bình minh của nền văn minh
mà những người Trung Quốc sống trong lưu vực sông Hoàng
Hà và Trường Giang khắc trên đồ gốm, xương thú, đồ đồng
thau cũng là chữ tượng hình. Những chữ viết cổ xưa của
những dân tộc khác, đều dùng hình thể biểu ý, tượng hình,
đã thể hiện được những nền văn minh sông Mẹ rực rỡ khác
nhau. Những văn tự từ thời xa xưa tuy không hoàn toàn ghi
lại được như ngôn ngữ, nhưng những thông tin chủ yếu của
ngôn ngữ đó đã được lưu giữ trong những ký hiệu đó.
CHỮ VIẾT HÌNH NÊM CỦA NGƯỜI SUMER CỔ
Chữ viết hình nêm hẳn là loại chữ viết sớm nhất trên
thế giới. 5500 năm trước, người Sumer sinh sống tại Mes-
opotamia đã sáng tạo ra loại chữ viết kỳ lạ này, đó là dùng
một loại bút bằng cỏ lau khắc trên đất sét, nét bút một đầu
to đậm, một đầu nhỏ mảnh, giống như cái đinh hoặc cái
nêm, nên được gọi là “chữ viết hình nêm” hoặc là “chữ viết
đầu đinh”. Tiền thân của chữ viết hình nêm vẫn rất giống
với những bức tranh, thuộc về chữ viết tượng hình dưới
dạng hình vẽ. Chữ viết hình nêm do người Sumer phát
minh, cực kỳ hưng thịnh vào thời kỳ Babylon, tồn tại
khoảng hơn 3000 năm, sau dần dần biến mất. Ngày nay, sau
khi chữ viết hình nêm biến mất hơn 2000 năm, tổng cộng có
75 miếng đất sét có khắc chữ viết hình nêm đã được phát
hiện, ngoài ra, còn có thể thấy rất nhiều chữ viết hình nêm
được khắc trên vách đá, bia đá, cột đá, trong đó nổi tiếng
nhất là cột đá “Luật Hamurabi” nổi tiếng và 贝希斯顿 đã thể
hiện được những đặc trưng của chữ viết hình nêm.
Năm 1851, học giả người Anh Rawlinson đã dịch chữ
viết hình nêm được viết trên một vách đá, đã vén màn bí mật
của chữ viết hình nêm. Minh văn贝希斯顿được khắc trên
vách núi dựng đứng cao 91m ở thôn 贝希斯顿, nó được
khắc bằng 3 thứ tiếng, trên cùng là chữ viết hình nêm Babylon,
ở giữa là chữ Elam, cuối cùng là chữ Ba tư cổ. Bản dịch của
12
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
Cột đá “Luật Hamurabi”. Cột đá
cao 2.25m. Hình điêu khắc phía
trên tượng trưng cho tư tưởng
“Quyền lực của nhà vua là do
thần thánh ban cho”: Thần thái
dương đang ngồi trao quyền
trượng cho quốc vương Hamu-
rabi đang đứng. Phía dưới là
toàn văn bộ luật dùng 8000 chữ
viết hình nêm khắc thành. Cột
đá hiện được lưu giữ trong Bảo
tàng cung Louvere ở nước Pháp
Học giả người Anh
Rawlinson được sự
giúp đỡ của một cậu
bé dũng cảm, đã dập
được bản khắc của bức
khắc chữ viết hình nêm
trên một vách đá cheo
leo. Sau đó, Rawlinson
đã mất hơn mười năm,
phiên dịch thành công
toàn bộ chữ viết hình
nêm trên vách đá đó, từ
đó đã vén màn bí mật
của chữ viết hình nêm.
Rawlinson đã được
mệnh danh là “Cha đẻ
của chữ viết hình nêm”.
13
Ánh bình minh của nền văn minh
Rawlinson được bắt đầu từ văn Ba tư cổ mà ông rất thành
thạo, dịch chữ viết hình nêm đã giúp chúng ta thấy được
diện mạo lịch sử
cổ xưa của lưu vực hai sông (Tigris và sông
Euphrates),nếu không, nền văn minh cổ xưa huy hoàng đó
có thể vĩnhviễnbị chôn kín trong lớp bụi
mờ của lịch sử.
CHỮ VIẾT TƯỢNG HÌNH AI
CẬP CỔ
Khoảng 5000 năm trước,
những cư dân Ai Cập cổ sinh sống
ở lưu vực sông Nile đã sáng tạo ra
chữ viết tượng hình, loại chữ viết
dưới dạng hình vẽ này hiện nay
vẫn có thể nhìn thấy trên trên các
Kim Tự Tháp, miếu thờ. Người Ai
Cập cổ thường dùng bút bằng lau
sậy viết loại chữ này trên loại giấy
papyrus, làm thành những quyển
sách bằng giấy papyrus, đây có lẽ
là những cuốn sách đầu tiên trên thế
giới. Năm 525 trước Công nguyên,
Ai Cập bị Ba Tư chinh phục, chữ
viết tượng hình đã tồn tại 3000
năm ở Ai Cập cổ từ đó dần dần
biến mất, sau khi một vị tăng lữ
hiểu được chữ viết tượng hình Ai
Cập cuối cùng qua đời, thì không
còn ai có thể hiểu loại chữ này nữa.
Đã từ rất lâu chữ tượng hình
Ai Cập luôn bị bao phủ bởi một bức
màn thần bí. Năm 1798, Napoleon
nước Pháp viễn chinh Ai Cập, sang
Chữ tượng hình Ai
Cập cổ
14
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
năm sau trong lúc xây cứ điểm ở một thị trấn nhỏ tên là Roset-
ta gần cửa sông Nile , trong đống đá lộn xộn đó binh sĩ Pháp
đã phát hiện một bia đá khắc đầy ba loại chữ, chữ tượng
hình Ai cập cổ, chữ tượng hình phổ thông và chữ Hy lạp, đó
chính là “Bia đá Rosetta” nổi tiếng. Năm 1824, chữ viết trên “Bia
đá Rossetta” được học giả người Pháp tên là Champollion,
một người tinh thông mười mấy loại cổ ngữ đã dựa vào chữ
tượng hình trên bia đá minh văn của Hy lạp để dịch ra, như
vậy mới phá giải được bí mật về chữ viết tượng hình Ai Cập
cổ, văn minh Ai cập cổ cũng từ đó mà lộ ra chân dung đích
thực của mình, “Ai cập học” từ đó đã xuất hiện trên thế giới.
KÝ HIỆU DẤU ẤN THẦN BÍ
– CHỮ VIẾT ẤN ĐỘ VIỄN
CỔ	
Ấn Độ cổ là một trong những
cái nôi của văn minh nhân loại,
đối với văn minh thế giới, Ấn Độ
cổ đều có những cống hiến mang
tính khai sáng trong các lĩnh vực
như triết học, văn học, khoa học
tự nhiên… Đến đầu thế kỷ thứ
XX, văn minh viễn cổ Ấn Độ mới
được phát hiện, chính là “Văn hóa
Harappa”. Văn hóa Harappa là
văn hóa thời đại đồng thau ở Ấn
Độ cổ, xuất hiện vào khoảng 4500
năm trước, 3700 năm trước đột
nhiên biến mất, thời gian tồn tại
đại thể song song với triều Hạ của
Trung Quốc (năm 2070 trước công
nguyên - năm 1600 trước công
“Chữ viết con dấu” của
Ấn độ cổ. Những ký hiệu
thần bí được khắc trên
dấu ấn vuông vức chính
là chữ tượng hình, đang
im ắng nằm chờ người
dịch.
15
Ánh bình minh của nền văn minh
Di chỉ thành phố Văn hóa Harappa. Người ta phát hiện
mấy di chỉ thành phố của văn hóa Harappa ở lưu vực sông
Ấn Độ, đều có quy mô rất lớn. Chữ viết con dấu tinh xảo
cũng được phát hiện trong những di chỉ của thành phố này.
nguyên). Nhân viên khảo cổ phát hiện ra mấy di chỉ thành
phố Harappa, quy mô rất lớn, được mệnh danh là “Mahattan
của thời đại đồng thau”. Chuyên viên khảo cổ đã phát hiện ra
chữ viết thời kỳ Harappa trong những di chỉ thành phố này.
Những chữ viết này phần lớn được khắc trên con dấu chế tác
từ đá, đồ sứ và ngà voi, cho nên được gọi là “chữ viết con
dấu”. Hiện nay đã phát hiện được hơn 2500 con dấu, hơn 500
ký hiệu chữ viết, những ký hiệu này phần lớn là chữ tượng
hình, trong đó có một số ký hiệu biểu âm. Điều khiến người
ta kinh ngạc là, trên mỗi một con dấu nhỏ cũng đều được
khắc những hình vẽ động vật tinh xảo, trình độ nghệ thuật
tương đối cao, khiến cho người ta khó có thể tin được.
Điểm khác với chữ hình nêm Mesopotamia và chữ Ai
Cập là chữ viết con dấu của Ấn Độ viễn cổ đến nay vẫn chưa
được dịch ra, hơn nữa văn minh Harappachỉ tồn tại mấy trăm
năm đột nhiên biến mất, do đó chữ viết con dấu Ấn Độ và văn
hóa Harappa vẫn vô cùng thần bí đối với các nhà văn tự học
và sử học thế giới, Còn về chữ Phạn cổ của Ấn Độ mà mọi
người đều biết lại là chuyện của sau này, cơ bản là không có
16
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
quanhệtrựctiếpnàovớichữviếtdấuấn.
CHỮ VIẾT TƯỢNG HÌNH CỦA
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
Trung Quốc là một trong những
đất nước có nền văn minh lâu đời của
phương Đông và thế giới, lịch sử chữ
viết ít nhất cũng có 5000 năm. Những
ký hiệu khắc họa chữ tượng hình trên đồ
gốm sứ ở vùng Đại vấn khẩu thuộc tỉnh
Sơn Đông hạ du sông Hoàng Hà đã cho
thấy rằng đây là văn tự sớm nhất của
Trung Quốc. Chữ Giáp cốt được khắc
trên mai rùa, xương thú chính là chữ
viết tương đối thành thục đã tạo thành
hệ thống văn tự của Trung Quốc, chữ
Hán về sau cơ bản đều dựa trên chữ
Giáp cốt mà phát triển thành. Giống như
các loại văn tự cổ của các dân tộc
phương đông có nền văn minh sông mẹ,
ký tự văn tự sớm nhất của người Trung
Quốc cũng đều là hình vẽ, đều dùng
hình thể tượng hình để biểu đạt ý niệm.
Chữ Giáp cốt có
nội dung về việc
cúng tế, săn bắn
17
Ánh bình minh của nền văn minh
VẬN MỆNH KHÁC NHAU CỦA VĂN TỰ BIỂU Ý
Ở NỀN VĂN MINH SÔNG MẸ
Ở đâu không biết xuất hiện một tộc người hàng hải đã
xoay chuyển hướng đi của hai loại văn tự biểu ý của nền
văn minh sông mẹ.
SỰ XUẤT HIỆN CHỮ CÁI
Từ thế kỷ 13 cho đến thế kỷ 11
trước công nguyên, ở bờ đông Địa
trung hải, nay là Syria, vùng Lebanon,
đã xuất hiện 1 tộc người giỏi về hàng
hải và kinh thương, họ thường mặc một
bộ đồ màu tía, người đời gọi họ là
người Phoenicia, “Phoenicia” tiếng Hy
lạp có nghĩa là màu tía. Vì nhu cầu cấp
thiết trong việc giao lưu hàng hải và
kinh thương và để tiện cho việc ghi
chép sổ sách, người Phoenicia đã dựa
vào chữ hình nêm Babylon và chữ
tượng hình đã sáng tạo ra 22 chữ cái
Phoenicia cơ bản, đây chính là văn tự
bình dân thực dụng và nhanh gọn.
Từ đó về sau người Hy Lạp đã
dựa trên cơ sở chữ cái của người Phoe-
nicia để tạo ra chữ cái Hy Lạp, đế quốc
La Mã lại dựa trên cơ sở chữ cái của
Hy Lạp để tạo ra chữ cái Latin. Cùng
vào thời kỳ này chữ viết hình nêm
Sumer và chữ viết tượng hình Ai Cập
cổ dần dần mất đi. Chữ Latin kết hợp với
Người Phoenicia sáng tạo
ra 22 chữ cái
18
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
một loại ngôn ngữ nào đó đều có thể hình thành một loại chữ viết
mới, thế là các sắc tộc càng đông dần lên thì các chữ viết mẫu tự
không giống nhau xuất hiện càng nhiều ở đại lục Châu Âu. Các
sắc tộc khác nhau sử dụng chữ Latin khác nhau là cơ sở hình
thành nên cục diện chính trị của các quốc gia ở Châu Âu. Có thể
nói chữ phiên âm ở Châu Âu hiện nay phần lớn là dựa vào những
biến đổi của chữ Hy lạp và chữ Latin mà thành, cũng có thể nói
chữ Phoenicia chính là thủy tổ của chữ viết Châu Âu ngày nay.
Chữ viết biểu ý của Ai cập cổ, Babylon cổ, Ấn độ cổ cuối cùng
đã bị mất đi hoặc bị chữ mẫu tự thay thế, đây chính là vận mệnh
của lịch sử.
VĂN TỰ CỔ DUY NHẤT
CÒN SỐNG SÓT
Vận mệnh chữ tượng
hình Trung Quốc lại khác.
Năm 1899 chữ Giáp Cốt
được phát hiện, các học giả
văn tự của Trung Quốc nhìn
thấy các chữ này rất giống
các chữ kim văn khắc trên đồ
đồng xanh và hầu như không
mất mấy ngày họ đã dịch ra
được không ít chữ Giáp cốt.
Việc này cho thấy, chữ Hán
có tính kế thừa, đây chính là
một dạng tiếp biến văn hóa,
những chữ viết sau này có thể
kiểm chứng được những chữ
viết trước đây. Chính do mối
quan hệ kế thừa này mà việc
Hoàng Hà và Trường
Giang
Trung Quốc có hai
dòng sông lớn cuồn cuộn
chảy từ Tây sang Đông
chính là Hoàng Hà, và
Trường Giang. Hai dòng
Sông lớn này đã mang
theo phù sa màu mỡ, đất
đai phì nhiêu cho miền
Đông Trung Quốc, các
hoạt động sản xuất nông
nghiệp sớm nhất của
Trung Quốc đều bắt nguồn
từ đây, chữ Hán cũng được
sản sinh ra chính tại nơi
này.Hoàng Hà và Trường
Giang chính là hai con
sông Mẹ của Trung Quốc.
19
Ánh bình minh của nền văn minh
dịch chữ Gíap Cốt không giống như dịch và giải mã chữ hình
nêm và chữ tượng hình Ai Cập cổ, phải mượn văn tự khác.
Tóm lại, cùng với tiến trình lịch sử, chữ viết cổ của các
dân tộc khác nối tiếp nhau biến mất, chỉ có chữ Hán là vẫn
tồn tại một cách thần kỳ. Trong nền văn hóa Trung Quốc
lớn mạnh, chữ Hán được người dân Trung Quốc sử dụng
đời đời, triều đại tuy có thay đổi, nhưng chữ viết vẫn không
biến đổi, cách tư duy cụ thể lẫn trừu tượng kết hợp với quan
niệm tả thực của người Trung Quốc đã hun đúc trong chữ
Hán, khiến cho chữ Hán kiên trì lưu giữ được đặc diểm
dùng kết cấu để biểu đạt ý nghĩa của mình. Trong suốt 5000
năm, lịch sử Trung Quốc chưa từng gián đoạn và sự phát
triển của chữ Hán cũng chưa hề gián đoạn. Ngày nay, chữ
Hán là loại chữ viết cổ duy nhất còn sống sót trên thế giới,
là kỳ tích của nền văn minh nhân loại.
Hoàng Hà, cái nôi của nền văn minh Trung Hoa
20
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
LỰA CHỌN CHUNG CỦA HÌNH VẼ BIỂU Ý
Khi người ta muốn biểu đạt một ý nghĩa đơn giản, thì
không gì trực quan và nhanh chóng bằng vẽ ra một hình vẽ.
Còn hình vẽ đó tiến thêm một bước trừu tượng hóa và ký
hiệu hóa, đồng thời hình thành một ký hiệu chữ viết có cả
phần đọc âm nữa thì đó là một sự việc lâu dài về sau nữa.
GHI CHÉP SỰ VIỆC BẰNG TRANH VẼ TRÊN VÁCH ĐÁ
Dùng hình vẽ để biểu đạt ý nghĩa là phương pháp trực
quan nhất, đơn giản nhất.Trước khi chữ viết ra đời rất lâu,
không hẹn mà gặp những cư dân đầu tiên ở xã hội nguyên thủy
ở phương Đông cũng như ở phương Tây đã dùng phương thức
vẽ hoặc khắc họa hình vẽ lên các vách đá, đây chính là nham
họa. Nham họa là phương pháp ghi chép lâu đời nhất của nhân
loại, cũng là hình thức hội họa cổ xưa nhất, đại diện cho thành
tựu nghệ thuật cao nhất trong thời kỳ xã hội nguyên thủy đồ
đá. Trước mắt, trên thế giới đã có hơn 120 quốc gia và các
vùng đã phát hiện ra nham họa. Những bức họa này đã mở ra
một thế giới nguyên thuỷ thần bí cổ xưa, nổi tiếng nhất là
những bức họa trên nham thạch ở hang động Altamira của Tây
Ban Nha và Lascaux của Pháp, cũng như các bức họa trên
nham thạch ở nhiều vùng tại Trung Quốc. Điều khiến người ta
kinh ngạc, là có một số bức họa cách đây mười ngàn năm
trước đã có trình độ nghệ thuật hội họa cực cao, điều cần nói là
rất nhiều bức nham họa Trung quốc đã mang tính đồ án hóa,
ký hiệu hóa, nhiều hình vẽ còn rất giống các chữ Hán sau này.
Nham họa dùng hình tượng nghệ thuật của mình để
biểu đạt một hàm ý nào đó,không liên quan gì đến ngôn ngữ,
không có cách đọc, nó chỉ xuất hiện trên vách đá hay trên
nham thạch của một hang động nào đó,không phải là ký hiệu
truyền tin, đương nhiên không phải là chữ Hán. Nhưng nham
21
Ánh bình minh của nền văn minh
Các hình ảnh trong các bức nham họa viễn cổ của Trung Quốc. Rất
nhiều các hình vẽ đã được hình ảnh hóa, rất giống các chữ Hán tượng
hình. Một số hình ảnh trong bức họa rất giống hình thức lúc đầu của chữ
Hán, như: “Ngưu (trâu), khuyển (chó), dương (dê), mục (chăn gia súc),
điểu (chim), nhân (người), xạ (bắn cung), diệc (nách), vũ (múa), mỹ (đẹp),
nữ(côgái),diện(mặt),nhật(mặttrời),mộc(cây),xa(xe)…”
Bức họa ở hang động vùng Altamira của Tây Ban Nha (Thời
kỳ cuối thời đại đồ đá cũ). Tạo hình thành thục, chuẩn
xác,bút pháp hào sảng đầy nội lực, màu sắc sậm, rất khó tin
đây lại là một tác phẩm nghệ thuật có từ một vạn năm trước.
22
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
họa đã miêu tả các hoạt động của con người, cũng như sự vật
tự nhiên,dùng hình ảnh để biểu ý, kỳ thực chính là ghi lại sự
việc. Tuy nham họa không phải là chữ Hán, nhưng có thể xác
nhận một điều là, sự biểu ý các hình vẽ trên nham họa và đồ
án hóa rất có ý nghĩa trong sự hình thành chữ viết, ít ra nó có
tác dụng khơi gợi cho việc hình thành chữ viết tượng hình.
Có thể nói các bức họa nham thạch của Trung Quốc cổ xưa
chính là nguồn gốc phong phú cho sự hình thành chữ Hán.
GHI CHÉP SỰ VIỆC BẰNG
TRANH VẼ TRÊN ĐỒ GỐM
Bước vào thời kỳ đồ đá mới,
các quốc gia cổ xưa ở phương
Đông và phương Tây đều đã chế
tạo được đồ gốm, đồng thời trên
các đồ gốm đó đã xuất hiện những
nét vẽ rất mộc mạc. Đồ gốm là
một sản phẩm mới tinh được con
người sáng tạo ra từ sự tận dụng
những sản vật thiên nhiên và ý
chí của bản thân mình. Đồ gốm là
cái mốc của thời đại đồ đá mới.
Vào thời kỳ văn hóa Ngưỡng
Thiều của Trung Quốc cách đây
khoảng sáu ngàn năm, ở lưu vực
sông Hoàng Hà đã xuất hiện một
lượng lớn các hình vẽ trên đồ gốm
sứ, những hình vẽ này chất phác,
ngây thơ, các hoa văn trên hình vẽ
rất sống động thú vị đã thể hiện được
tài năng hội họa của người dân thời
cổ đại lúc bấy giờ. Trên một số đồ
Bình gốm màu(Thời kỳ
văn hóa gốm màu).Đây
là tác phẩm hơn 6000
năm. Các nhà khảo cổ
cho rằng những hình vẽ
này ghi lại cuộc đấu tra-
nh ở xã hội nguyên thủy,
một tộc người thờ thần
chim đãchiến thắng một
tộc người thờ thần cá.
23
Ánh bình minh của nền văn minh
gốm sứ còn có các hình vẽ màu đen, đỏ, trắng nên được gọi
là gốm màu. Các gốm màu xuất hiện vào thời kỳ văn hóa
Ngưỡng Thiều cũng rất đặc sắc, vì vậy mà người ta gọi văn
hóa Ngưỡng Thiều là “văn hóa gốm màu”,
Giống như những hình vẽ trên vách đá, vẽ trên gốm
không phải là ký hiệu ngôn ngữ, không liên quan gì đến
ngôn ngữ, không có âm đọc, cũng không có tác dụng chuyển
tải thông tin, do đó chúng không phải là chữ viết, chúng đơn
thuần chỉ là những tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất vào thời xa
xưa mà thôi.
Những hoa văn trên gốm, trên nham họa chính là những
thành tựu nghệ thuật cổ xưa, tuy không phải là chữ viết,
nhưng tính biểu ý và hình vẽ của chúng lại là sự chuẩn bị
tuyệt vời cho sự xuất hiện của chữ Hán sau này.
Văn hóa Ngưỡng Thiều
Là nền văn hóa ở vùng trung, hạ du sông Hoàng Hà
vào thời kỳ đồ đá mới ,cách đây khoảng 5500 đến 7000 năm.
Lúc đó người dân đã sống định cư, đã biết tạo ra đồ gốm màu,
sống chính bằng nghề nông, còn có các hoạt động khác như
săn bắn , hái lượm, chăn nuôi. Hoa văn trên đồ gốm của Văn
hóa Ngưỡng Thiều được vẽ rất đẹp, những hình vẽ mang tính
biểu ý này chính là manh nha cho chữ Hán hình tượng sau
này, một dạng ký hiệu hình học khác trên đồ gốm lại có mối
quan hệ mật thiết hơn với sự ra đời của chữ Hán về sau.
24
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
Bình gốm màu có họa tiết hình người nhảy múa (Thuộc thời
kỳ văn hóa giai đoạn Mã Giá Diêu). Bên trong miệng bình
gốm có ba nhóm người đang nhảy múa, mỗi nhóm khoảng 5
người, tay nắm tay vui vẻ nhảy múa, hình ảnh sống động tái
hiện lại cảnh nhảy múa tập thể của người dân thời kỳ cổ.
Động tác nhảy múa của họ liên kết nhau tạo thành một
đường diềm mang tính hình tượng.
25
Ánh bình minh của nền văn minh
26
27
KHỞI NGUỒN CỦA CHỮ HÁN
Chữ Hán bắt nguồn từ hình vẽ. Ngay từ buổi ban đầu tạo
chữ, tổ tiên người Trung Quốc đã chọn phương pháp dùng hình
vẽ để biểu đạt ý nghĩa, chữ Hán được tạo từ hình vẽ mà ra.
Chữ Hán là một loại ký hiệu thị giác có khả năng biểu
đạt ý nghĩa, nó bắt nguồn từ phương pháp quan sát độc đáo
của người Trung Quốc cổ. Trong vô số truyền thuyết khởi
nguồn của chữ Hán, có một truyền thuyết lưu truyền rất
rộng rãi trong dân gian đó chính là: Chữ Hán là do Thương
Hiệt một người có bốn con mắt tạo ra….
28
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
TRUYỀN THUYẾT VIỄN CỔ
Thời viễn cổ có rất nhiều truyền thuyết thần kỳ,
chúng luôn phản ảnh một sự thật lịch sử nào đó.
PHỤC HY VẼ BÁT QUÁI	
Lưu vực sông Hoàng Hà vào thời
kỳ viễn cổ trong truyền thuyết, xuất
hiện một nhân vật thần kỳ, ông ta dạy
con người đan lưới bắt cá, chăn nuôi
gia súc, từ đó loài người đã biết sinh
sống bằng nghề đánh bắt, hái lượm,
chăn thả, nhân vật thần kỳ này chính
là Phục Hy, Phục Hy đã vẽ ra bát quái,
từ đó sinh ra chữ Hán. Bát quái là một
hình vẽ có tám nhóm dùng để bói
toán,do ký hiệu “_” và “_ _”tạo thành
. “_” là đại diện cho DƯƠNG , “_ _”
đại diện cho ÂM , ÂM DƯƠNG phối
hợp nhau, 3 vạch tạo thành một nhóm,
tổng cộng 8 nhóm. Mỗi nhóm là một quẻ,
mỗi quẻ đều có một tên riêng đại diện
cho các sự vật thiên nhiên như Thiên (trời),
Địa (đất), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Phong
(gió), Lôi (sấm), Sơn (núi), Trạch (đầm),
rất rõ ràng. Hình vẽ Bát Quái khác xa với
hình thể chữ Hán, các đường nét ngắn, dài
sao có thể tạo được ra chữ Hán với các
nét ngang dọc phong phú và kết cấu
phức tạp chứ? Cho nên nói Bát Quái là
khởi nguồn của chữ Hán thì thật khiến cho
Bát Quái đồ thần
bí.
Bát Quái có nội
dung tư tưởng rất
phong phú, thể
hiện được trí tuệ
cao siêu của người
dân Trung Quốc
thời viễn cổ.
29
Khởi nguồn của chữ Hán
Miếu Phục Hy.
Miếu Phục Hy nằm ở thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc.
Tương truyền tổ tiên người Trung Quốc là Phục Hy và Nữ
Oa đều được sinh ra ở đây.
người ta khó tin. Nếu như nghiên cứu kỹ một chút thì chỉ có
ký hiệu của chữ số và cực ít chữ Hán có liên quan với Bát
Quái. Ví dụ như hình dạng của chữ số 3 thì hơi giống với hình
thù quẻ Càn; hình thù chữ Hán cổ của chữ “Thủy” thì hơi
giống với hình thù quẻ Khảm. Còn rất nhiều hình thù của
những chữ Hán khác thì có tưởng tượng cỡ nào cũng không
thể giống với hình thù của Bát Quái được. Vì vậy, nếu như nói
Chữ Hán bắt nguồn từ Bát Quái là là một thuyết không đáng tin.
30
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
	
Kết dây thừng ghi nhớ sự
việc là một phương pháp ghi
chuyện vô cùng phổ biến trước
khi chữ viết ra đời, là một phương
pháp dùng vật thể để giúp đỡ trí
nhớ, rất có tác dụng trong cuộc
sống của con người vào thời viễn
cổ. Kết dây thừng tức là dùng
dây thừng kết lại, ghi việc lớn
thì kết mối lớn, ghi việc nhỏ thì
kết mối nhỏ, việc nhiều thì kết
nhiều, việc ít thì kết ít. Có
điều, những mối thừng này chỉ
là ký hiệu mà một người nào
đó hoặc một số người nào đó
mới có thể hiểu được, nó chỉ có
thể giúp đỡ trí nhớ, chứ không
Người cổ xưa kết dây
thừng ghi lại sự việc.
Dùng việc kết thừng ghi
lại một buổi săn bắn, chỉ
có người kết dây thừng
mới biết được việc này.
thể ghi chép và truyền bá ngôn ngữ. Ví dụ, để ghi chép lại
việc săn bắn, người dân thời xa xưa đã kết một mối thừng để
chỉ việc họ đã bắn hạ được một con hươu, một con heo rừng
hay là một con sơn dương? Chỉ có người kết dây thừng mới
biết việc này. Cho nên việc kết thừng ghi nhớ sự việc có hiệu
quả rất thấp, phạm vi sử dụng cũng rất nhỏ càng không thể là
biện pháp truyền bá thông tin rộng rãi. Tóm lại, dùng dây
thừng để kết mối thừng, nhưng không thể tạo ra được con
chữ với muôn hình vạn trạng. Sau khi nghiên cứu có người
cho rằng, có khả năng, một số ký hiệu chỉ con số trong chữ
viết cổ là do ký hiệu kết thừng diễn biến mà ra.
Con người kết thừng là để ghi chép sự việc, phát minh
ra chữ Hán cũng có cùng mục đích tương tự, cho nên thời
đại kết thừng đã không cách thời đại chữ viết là bao xa nữa.
31
Khởi nguồn của chữ Hán
THƯƠNG HIỆT TẠO CHỮ
Thương Hiệt tạo chữ là một truyền
thuyết thần kỳ được lưu truyền rất rộng
rãi. Tương truyền hơn 5000 năm trước,
tổ tiên của người Trung Quốc là Hoàng
Đế thống nhất lưu vực sông Hoàng Hà,
hợp thành liên minh các dân tộc Hoa
Hạ. Hoàng Đế có một sử quan, tên là
Thương Hiệt. Thương Hiệt là một người
rất thần kỳ, ông có bốn con mắt, giỏi
quan sát thế gian vạn vật, khi ông ngẩng
đầu lên nhìn thấy hình dạng của muôn
vàn vì sao trên bầu trời, cúi đầu xuống
nhìn thấy dấu chân của chim thú đi trên
mặt đất, ông cảm thấy hình dạng khác
nhau có thể phân biệt được sự vật, việc
này đã gợi ý cho ông sáng tạo ra chữ
Hán tượng hình. Điều thần kỳ hơn nữa
là, công đức của Thương Hiệt sáng tạo
ra chữ viết đã làm Thiên Đế cảm động,
Thiên Đế bèn ban cho trần gian một trận
mưa thóc nhưng quỷ quái lại lo lắng, có
chữ viết thì những bí mật của chúng sẽ
bị lộ ra, thế nên chúng sợ đến mức than
khóc gào thét trong đêm. Trong cổ thư
“Hoài Nam Tử” có ghi “Thương Hiệt
tạo chữ, trời ban cho mưa thóc, ma quỷ
kêu khóc suốt đêm”. Rõ ràng, sự xuất
hiện của chữ viết là một sự kiện lớn kinh
động trời đất, quỷ thần than khóc, trong
con mắt của người cổ đại, chữ Hán
chính là “Thần Tự” (chữ viết thánh
thần) mà họ vô cùng sùng bái.
Chân dung Thương
Hiệt. Truyền thuyết
nói Thương Hiệt có
bốn con mắt
32
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
GỢI Ý VỀ VIỆC TẠO
CHỮ CỦA THƯƠNG
HIỆT
Ngày nay nhìn lại, sự thần
kỳ về việc Thương Hiệt tạo ra
chữ Hán là một điều khó tin.
Một mình Thương Hiệt tạo ra
chữ viết không phù hợp với sự
ra đời của chữ viết, bởi vì chữ
viết phải trải qua quá trình phát
triển tương đối dài. Trên thực tế,
chữ Hán là sáng tạo tập thể trong
cuộc sống lao động trường kỳ
của tổ tiên người Trung Quốc.
Nếu như thời kỳ viễn cổ thật sự
có nhân vật Thương Hiệt này,
thì ông ta đã là người có học
vấn cao có khả năng chỉnh lý
được chữ Hán.
Truyền thuyết Thương
Hiệt tạo chữ Hán rất có giá trị
trong việc tìm tòi sự khởi nguồn
của chữ Hán, Thương Hiệt
dùng bốn con mắt quan sát sự
vật để tạo ra chữ Hán, rõ ràng
đã cho chúng ta thấy chữ Hán
là một ký hiệu thị giác biểu ý,
chữ Hán được tạo ra bắt nguồn
từ vẽ hình vẽ.
Thương Hiệt tạo chữ.
Thương Hiệt tạo ra chữ
viết, kinh động thiên địa,
quỷ thần than khóc.
33
Khởi nguồn của chữ Hán
TÌM TÒI KHỞI NGUỒN CỦA CHỮ HÁN
Làm rõ diện mạo thật sự khởi nguồn của chữ Hán
có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu của sự khởi
nguồn, diễn biến, phát triển và những ứng dụng chữ Hán.
Để bước vào niên đại lâu đời của khởi nguồn chữ Hán,
chúng ta chỉ có thể dựa vào những phát hiện của khảo cổ.
HAI LOẠI KÝ HIỆU VẼ TRÊN ĐỒ GỐM
Vào thời kỳ viễn cổ, người Trung Quốc vẫn còn khắc
vẽ một lượng lớn các ký hiệu lên đồ gốm, trở thành tư liệu
quan trọng cho chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc của chữ
Hán. Những ký hiệu khắc vẽ này chủ yếu có hai loại: ký
hiệu hình học và ký hiệu tượng hình.
KÝ HIỆU HÌNH HỌC DÙNG ĐỂ GHI CHÉP SỰ
VIỆC TRÊN ĐỒ GỐM
Những người làm công tác khảo cổ đã phát hiện rất
nhiều ký hiệu hình học trên các đồ gốm tại một số di chỉ văn
hóa Ngưỡng Thiều thuộc khu vực trung du Hoàng Hà, như
thôn Bán Pha, Khương Trại (Tây An, Thiểm Tây)… Những
ký hiệu đường nét khắc trên đồ gốm từ năm, sáu ngàn năm
Ký hiệu khắc trên đồ gốm Bán
Pha, Tây An
Ký hiệu khắc trên đồ gốm
Nhị Lý Đầu
34
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
trước đó, vì rất đơn giản, lại rất trừu
tượng, cho nên rất khó để nhận biết
được những ý nghĩa mà chúng biểu
thị, rất khó để nói chúng chắc chắn là
chữ Hán. Có điều, những ký hiệu này
lặp đi lặp lại, chúng chỉ rõ đó là
những hình khắc vẽ có mục đích,
chắc chắn là có chức năng ghi chép
sự việc nào đó. Gần đây, ở vùng Nhị
Lý Đầu tỉnh Hà Nam, trên những đồ
gốm có niên đại 4000 năm được khai
quật, người ta phát hiện ra hơn 20 ký
hiệu khắc họa, có hình thể rất giống
với những ký hiệu khắc họa trên đồ
gốm ở Bán Pha, Khương Trại, trong
đó một số ký hiệu đã có hình thể gần
giống với chữ Giáp Cốt của thời
Thương - Chu. Hiện nay, tuy chúng ta
vẫn không thể khẳng định được
những ký hiệu khắc vẽ trên đồ gốm
hình học chắc chắn là chữ viết, nhưng
kết cấu đường nét của loại ký hiệu
này khá đồng nhất với chữ viết sau
này. Ký hiệu hình học khắc vẽ trên đồ
gốm văn hóa Ngưỡng Thiều rất có thể
là khởi nguồn của chữ Hán.
KÝ HIỆU TƯỢNG HÌNH
DÙNG ĐỂ GHI CHÉP SỰ
VIỆC TRÊN ĐỒ GỐM
5000 năm trước, Cư dân
sống ở vùng lân cận của Thái Sơn
Văn hóa Đại Vấn
Khẩu
Văn hóa Đại
Vấn Khẩu là một nền
văn hóa thuộc thời đại
đồ đá mới, khoảng
6000 - 4500 năm
trước, chủ yếu phân bố
tại các khu vực hạ lưu
sông Hoàng Hà như
Sơn Đông và Giang
Tô, khu vực phía bắc
của An Huy. Giai đoạn
đầu là thời kỳ công xã
thị tộc mẫu hệ, giai
đoạn giữa và cuối là
thời kỳ công xã thị tộc
phụ hệ. Khi đó cầy cấy
là hoạt động sinh hoạt
chủ yếu, trình độ chế
tác đồ gốm của nền
văn hóa này đã phát
triển rất cao, có gốm
đen và gốm trắng, còn
có một số đồ gốm khắc
các ký hiệu tượng hình
trên bề mặt. Những ký
hiệu khắc trên đồ gốm
văn hóa ĐạiV
ấn K
hẩu
đó rất có thể là chữ
viết đầu tiên của
Trung Quốc.
35
Khởi nguồn của chữ Hán
Vật tổ hoặc tộc huy (ký hiệu của bộ tộc) trên đồ gốm và
đồ đồng thau. Các ký tự này rất giống với hình thù lúc
đầu của những chữ Hán tượng hình như “Xà” (rắn),
“Tượng” (voi), “Trư” (lợn), “Ngưu” (trâu), “Long”
(rồng), “Hổ” (hổ), “Khuyển” (chó), “Dương” (dê), “Lộc”
(nai), “Điểu” (chim), “Ngư” (cá), “Nguyệt” (mặt trăng),
“Nhật” (mặt trời), “Sơn”(núi), “Hỏa” (lửa), “Mỹ” (đẹp)....
Ký hiệu chữ 旦 “Đán” (buổi sớm) khắc trên mặt đồ gốm
thuộc văn hóa Đại Vấn Khẩu
36
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
(thuộc tỉnh Sơn Đông), đã dùng một số ký hiệu hình vẽ để
ghi chép hoặc dùng ký hiệu hình vẽ đó làm vật tổ (to-tem),
được khắc vẽ trên đồ gốm, đây chính là ký hiệu khắc vẽ trên
đồ gốm văn hóa Đại Vấn Khẩu nổi tiếng. Những ký hiệu
hình vẽ này dùng đường nét để khắc họa sự vật, nhìn thì rõ
ràng không giống với ký hiệu hình học, mà lại giống với
chữ Giáp cốt sau này hơn, cùng một loại ký hiệu nhưng phát
hiện ở rất nhiều nơi, cho thấy loại ký hiệu này không chỉ có
chức năng truyền đạt thông tin, hơn nữa còn được sử dụng
thường xuyên, rất có khả năng nó có âm đọc. Vì thế, rất
nhiều chuyên gia, học giả cho rằng, ký hiệu khắc vẽ trên đồ
gốm của văn hóa Đại Vấn Khẩu có hình, có nghĩa, có âm
đọc, có lẽ là chữ viết sớm nhất của Trung Quốc, tức là loại
chữ viết hình vẽ nguyên thủy.
Chúng ta xem một ký hiệu tượng hình khắc vẽ trên
đồ gốm, chúng rất giống bức tranh vẽ cảnh buổi sớm: Mặt
trời mọc trên núi, xuyên qua tầng mây, dần dần nhô cao. Rất
nhiều nhà văn tự học đã nói đây là chữ “Đán” (旦) “Đán” có
nghĩa là sáng sớm, bộ “Nhật” (日) phía trên là mặt trời, còn
bộ “Nhất” (一) phía dưới là giản lược của núi và mây. Ký
hiệu chữ “Đán” khắc trên đồ gốm này có phải là cảnh tượng
mặt trời mọc trên Thái Sơn mà người ta thường thấy không?
Chữ “Đán” này còn được phát hiện ở Sơn Đông, An Huy,
Giang Tô cho ta thấy trong lúc truyền tin chắc phải có cách
đọc. Ngoài ra, có rất nhiều nhà văn tự học còn nói, ký hiệu
chữ “Đán” này là vật tổ thị tộc, cách nói này cũng đáng tin
cậy, vì tư liệu nghiên cứu chữ Hán cho thấy, rất nhiều vật tổ
của thị tộc hoặc tộc huy mang tính tượng hình, sau này đều
được sử dụng trong khi tạo chữ.
Các nhà văn tự học đã chia việc phát triển chữ Hán thành
ba giai đoạn: Văn tự hình vẽ lúc đầu,văn tự cổ và văn tự ngày
nay. Các nhà văn tự học phát hiện nhiều ký hiệu hình vẽ được
khắc trên đồ gốm vào thời kỳ văn hóa Đại Vấn Khẩu
37
Khởi nguồn của chữ Hán
Bình minh trên đỉnh Thái Sơn. Đây là cảnh tượng bình
minh làm say đắm lòng người mà người Đại Vấn Khẩu thời
thì thuộc về “văn tự hình vẽ lúc đầu”, những chữ viết này
còn là dạng hình vẽ, số lượng rất ít, về cơ bản không thể nói
là hình thành hệ thống chữ viết. Có điều việc này đã dự báo
trước, thời kỳ một số lượng lớn chữ viết xuất hiện và hoàn
chỉnh thì không còn lâu nữa, chữ Hán đã bước vào thời kỳ
“văn tự cổ”
SUY ĐOÁN THỜI GIAN KHỞI NGUỒN CỦA
CHỮ HÁN
Việc ra đời của chữ Hán là một quá trình lâu dài, theo
truyền thuyết cổ xưa Thương Hiệt tạo chữ, những hình vẽ
biểu ý trên nham họa và đồ gốm màu, những ký hiệu biểu ý
trên đồ gốm cùng với các ký hiệu của bộ tộc, totem đã cho
chúng ta biết rằng: Chữ Hán khởi nguồn từ hình vẽ. Trong
viễn cổ thường xuyên nhìn thấy.
38
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
đó kết cấu đường nét của những
ký hiệu hình học được khắc trên
đồ gốm, và hình vẽ biểu ý của
những ký hiệu hình tượng, chính
là đặc trưng quan trọng của chữ
Hán cổ sau này. Nói như vậy mà
nói, thì thời gian khởi nguồn chữ
Hán vào khoảng 6000 năm của
thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều,
một loạt chữ Hán xuất hiện sớm
nhất tức là các ký hiệu tượng hình
của thời văn hóa Đại Vấn Khẩu
được tạo ra tại khu vực núi Thái
Sơn (Sơn Đông), hạ du sông
Hoàng Hà vào khoảng 5000 năm
trước. Đương nhiên, còn cần có
thêm những ký hiệu có khả năng
truyền đạt thông tin hơn nữa được
khai quật để chứng minh điều này.
Tóm lại, việc hình thành chữ Hán
đã khẳng định thêm một lần nữa
quá trình phát triển lâu dài của nó.
Những năm gần đây, theo
phát hiện mới của các nhà khảo cổ
qua các tư liệu quan trọng như các
ký hiệu trên nham họa ở Đại mạch
địa thuộc thành phố Trung Vệ
(Ninh Hạ), các ký hiệu được khắc
ở trên mai rùa Gỉa Hồ ( Hà Nam)
đã dấy lên một sự tưởng tượng về
khởi nguồn của chữ Hán trong
lòng một người.
Ký hiệu hình vẽ trên
các bức nham họa ở
Đại Mạch Địa Gần đây
người ta đã phát hiện
một quần thể các bức
nham họa từ thời xa
xưa tập trung ở Đại
Mạch Địa thuộc thành
phố Trung Vệ (Ninh
Hạ), trong đó những
hình vẽ riêng lẻ được ký
hiệu hóa, hình vẽ hoá
hơn 1500 hình, có một
số ký hiệu hình học rất
giống chữ viết khiến
cho các nhà văn tự học
phải chú ý.
39
Khởi nguồn của chữ Hán
Ký hiệu được khắc vẽ trên mai rùa ở Giả Hồ (Hà Nam)
Năm 1987, các nhà khảo cổ đã khai quật di chỉ Gỉa Hồ ở
thượng du sông Hoài, họ đã phát hiện trên một mai rùa có khắc
ký hiệu hình chữ “Mục”, hình dạng rất giốngvới chữ
“Mục”trong chữ Giáp Cốt thời Ân Thương, kế đó người ta
phát hiện ra 17 ký hiệu được khắc trên mai rùa, đồ đá, đồ gốm,
điều này đã làm chấn động giới học thuật. Di chỉ Giả Hồ thuộc
về thời kỳ đồ đá mới, nếu như những ký hiệu này được xác
nhận là chữ viết, thì khởi nguồn của chữ viết phải truy về 8000
năm trước. Việc này không chỉ có ý thời gian khởi nguồn của
chữ Hán cần phải xem xét lại, màlà lịch sử văn tự cổ trên thế
giới cũng phải viết lại. Cho dù những ký hiệu khắc trên mai
rùa không phải là chữ viết thì cũng là những ký hiệu được
khắc vẽ sớm nhất trên thế giới. Chúng chính là manh mối quan
trọng cho việc tìm tòi nguồn gốc của chữ Hán.
40
41
DIỄN BIẾN HÌNHTHỂ CỦACHỮ HÁN
Diễn biến hình thể của chữ Hán là một quá trình phát
triển lịch sử lâu dài. Từ chữ Giáp Cốt thời Thương cho đến
chữ Khải hiện nay. Hơn 3000 năm qua, hình thể của chữ Hán
chủ yếu trải qua quá trình diễn biến từ Giáp cốt văn, kim văn,
tiểu triện, lệ thư, khải thư, dần dần từ hình vẽ biến thành
đường nét, từ tượng hình biến thành tượng trưng, từ phức tạp
trở nên đơn giản. Giản lược hóa luôn là xu hướng phát triển
chính của chữ Hán.
42
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
CỔ VĂN TỰ GIỐNG HÌNH VẼ
Sau giai đoạn “Văn tự hình vẽ nguyên thủy”, chữ Hán
bước vào giai đoạn “văn tự cổ”. Văn tự giai đoạn này tuy vẫn
là hình vẽ nhưng đã tương đối hoàn thiện. Sự hoàn thiện của
chữ Hán chính là cột mốc đánh dấu lịch sử Trung Quốc từ
thời đại truyền thuyết chuyển sang thời đại lịch sử xác thực.
GIÁP CỐT VĂN, CHỮ VIẾT TỪ
DƯỚI ĐẤT CHUI LÊN
Một trăm năm trước, các nông
dân ở thôn Tiểu Đồn, thành phố An
Dương tỉnh Hà Nam trong lúc làm nông,
từ những luống cày của mình, họ đã
phát hiện những mảnh xương có khắc
những ký hiệu trên đó. Họ cứ ngỡ những
mảnh xương ấy là “long cốt” (xương
rồng) trong thuốc Bắc, cho nên họ đã
bán cho các tiệm thuốc Bắc với giá rất
rẻ. Sự thật thì những miếng “Longcốt”
đó chính là “Gíap cốt”. “Giáp cốt” là
cách gọi vắn tắt của mai rùa và xương
thú (giáp là mai rùa, cốt là xương thú),
những ký hiệu khắc trên đó chính là chữ
Giáp cốt, chúng đã ngủ say trong lòng
đất hơn ba ngàn năm nay rồi.
Giáp cốt văn là chữ viết thời nhà
Thương (1600 – 1046 trước Công nguyên)
và Tây Chu (1046 – 771 trước Công
nguyên). Loại chữ viết này là hợp thể của
hình, âm và nghĩa, có thể ghi lại từng
từ trong khẩu ngữ, hơn nữa có âm đọc,
Một mảnh mai
rùa khắc chữ
(được khai quật ở
khu Ân Khư thời
Thương)
43
Diễn biến hình thể của chữ Hán
Theo nghiên cứu của các học
giả, ngoài Vương Ý Vinh ra, còn
có học giả Vương Tương, Mạnh
Định Sinh ở Thiên Tân cũng
phát hiện chữ Giáp Cốt cùng
thời kỳ đó. Họ là những người
thu thập và nghiên cứu chữ Giáp
Cốt đầu tiên cũng vào năm 1899.
còn xuất hiện từ tổ và câu đơn
giản. Giáp cốt văn đã có những
ký hiệu biểu ý có thể ghi chép sự
việc phức tạp, có thể đọc được,
là loại chữ viết tương đối hoàn
thiện. Đáng tiếc là, trong một thời
gian rất dài, loại chữ viết cổ xưa
quý báu như thế, đã bị bán không
biết bao nhiêu để làm thuốc Đông
y! Kể từ năm 1899 , chữ Gíap cốt
đã nói lời cáo biệt với vận mệnh
tiêu vong lặng lẽ bấy lâu nay, để
trở thành vận may của nền văn
minh lịch sử của nhân dân Trung
Quốc cũng như của cả nhân loại.
“Ân Khư”
Ân Khư (khư là nơi
hoang phế, bỏ hoang) nằm
tại thôn Tiểu Đồn, thành
phố An Dương, tỉnh Hà
Nam, Trung Quốc ngày
nay, trước đây là đô thành
của triều đại nhà Thương,
cũng là đô thành ổn định
đầu tiên trong lịch sử Trung
Quốc. 3300 năm trước, vị
vua đời thứ 20 của triều
Thương là Bàn Canh đã dời
đô về đất “Ân”, cho đến tận
khi triều Thương diệt vong,
Ân luôn là đô thành của
triềuThương.Trênvùngđất
ở Ân Khư, đã khai quật
đượcdichỉcủahơn80cung
điện, tông miếu và 13 lăng
tẩm. Từ những văn vật
phong phú thời Thương
khai quật được như chữ
Giáp cốt, đồ đồng thau,
ngọc khí, đồ gốm, đồ đá, đồ
sơn mài, đồ tơ lụa… chỉ
riêng những mảnh xương
thú mai rùa, yểm rùa Giáp
cốt đã khai quật được mười
lăm vạn mảnh. Năm 2006,
Ân Khư được xếp vào di
sản văn hóa thế giới.
44
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
PHÁT HIỆN LỚN TRONG THUỐC ĐÔNG Y
Mấy ngàn năm nay, người Trung Quốc chưa bao giờ biết
đến trong lịch sử nước nhà có tồn tại cái gọi là chữ Gíap Cốt.
Kể từ năm 1899, vào thời Thanh (1616-1911)Tế Tửu1
Quốc tử
giám triều Thanh là Vương Ý Vinh mắc bệnh phải uống thuốc
Đông y, trong số thuốc mua về, ông đã phát hiện ra trên một số
“Long cốt” có khắc rất nhiều những ký hiệu hình vẽ rất nhỏ.
Vui mừng khôn xiết, không lâu sau ông cho mua về rất nhiều
“Long cốt”. Vốn yêu thích cổ văn tự, lại là một người học cao
hiểu rộng, thông qua sưu tập các mảnh xương và công tác
nghiên cứu chuyên sâu, Vương Ý Vinh nhận định đây là một
loại chữ viết vô cùng cổ xưa: Chữ viết thời Thương. Vì chữ
được khắc trên mai rùa, yểm rùa và xương thú, sau này người
ta gọi đó là “Giáp cốt văn”. Những mảnh xương thú và mai
rùa này đều đến từ thôn Tiểu Đồn, thành phố An Dương, tỉnh
Hà Nam, cả một vùng của thôn Tiểu Đồn chính là đô thành
triều Thương năm xưa, khi đó gọi là đất “Ân”. Sau khi triều
Thương diệt vong, nơi đây dần dần biến thành vùng đất bỏ
hoang (Khư), bị bùn đất chôn vùi, cho nên người ta liền gọi
nơi này là “Ân Khư”. Hàng ngàn hàng vạn mảnh xương thú và
mai rùa đã được đào lên từ “Ân Khư”. Hiện tại, người ta đã
khai quật ở Ân Khư tổng cộng 150 000 mảnh xương thú và
mai rùa, phát hiện được hơn 4500 ký hiệu chữ viết không
trùng lặp lại, dịch ra được hơn 1500 chữ.
PHÉP BÓI THẦN KỲ
Người thời Thương rất mê tín, trong xã hội sùng bái quỷ
thần, vua nhà Thương có rất nhiều việc, như mùa màng có bội thu
hay không, mưa gió to hay nhỏ, chiến tranh có thắng lợi hay
không, đi săn có thuận lợi hay không, người Thương đều dùng
mai rùa bói một quẻ trước tiên, tin rằng những vị thần trên trời và
(1)Tế Tửu: tên một chức quan, tương đương với Hiệu
trưởng trường Đại học Quốc gia ngày nay.
45
Diễn biến hình thể của chữ Hán
các vị tổ tiên sẽ mách bảo, gợi ý
cho họ. Khi bói, trước tiên dùng
mặt dưới của mai khoét mấy lỗ nhỏ,
sau đó quan chiêm bốc (người được
vua nhà Thương giao cho chuyên
trách việc bói toán) cao giọng nêu
những câu hỏi mà vua nhà Thương
muốn bói với vị thần trên trời và tổ
tiên, sau đó dùng than gỗ đã đốt
hồng, nung cháy những lỗ nhỏ trên
miếng yếm rùa, sau khi mai hoặc
xương bị nhiệt tác động, xuất hiện
những vết rạn nứt. Căn cứ vào hình
dạng của vết rạn nứt ở phần mai ở
lưng rùa, quyết định sự việc, vấn đề
cần bói là hung hay cát, nếu như là
cát, thì sẽ làm, nếu là hung thì có
thể không làm. Cuối cùng lại đem
sự việc cần bói toán đó và kết quả
bói khắc trên xương thú, yếm, mai
rùa, những chữ viết này gọi là giáp
cốt bốc từ (lời bói trên xương thú và
mai rùa), cũng chính là chữ Giáp
cốt mà chúng ta thấy ngày nay. Qua
đó cho thấy, chữ Giáp cốt là một
loại chữ viết dùng để bói toán, cũng
là một loại chữ viết dùng để đối thoại
của người thời xưa với thần linh.
Đương nhiên, cũng có một số ít chữ
Giáp cốt chỉ dùng để ghi chép sự việc,
không có liên quan gì tới việc bói toán.
Giáp cốt văn có nét chữ
nhỏ, gầy, cứng, thẳng
(chữ khắc trên xương
trâu, thời Thương)
46
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
Ví dụ về chữ Giáp Cốt thường gặp
“HÌNH VẼ” VỚI NHỮNG ĐƯỜNG NÉT CỨNG CỎI
Giáp cốt văn là loại chữ viết cổ xưa, tương đối giống hình
vẽ, chữ viết tượng hình rất nhiều, những chữ viết tượng hình
này thể hiện được đặc trưng điển hình của sự vật, ví dụ như chữ
(鹿) hươu, chữ (虎) hổ tuy rằng có rất nhiều cách viết, nhưng
đều vẽ sừng hươu và vằn hổ; chữ (马) ngựa chắc chắn phải vẽ
lông bờm trên cổ ngựa. Kết cấu hình thể của Giáp cốt văn cơ
bản là do những nét bút, đường nét cấu thành, vì mai rùa,
xương thú cứng, khó khắc, cho nên nét bút của Giáp cốt văn
phần lớn là dùng dao khắc thành nét thẳng, các nét chữ nhỏ,
gầy, cứng, thẳng, những chỗ nét cong phần lớn khắc thành
vuông góc, toát lên một vẻ đẹp cổ xưa, mộc mạc và mạnh mẽ.
Giáp cốt văn, những “hình vẽ” do đường nét cấu thành
đó, đã là ký hiệu mang tính tượng trưng, có thể đọc hiểu được
ý nghĩa của nó. Một lượng lớn các bản giáp cốt bốc từ mang
tính biểu ý cho chúng ta biết, ngay từ thời nhà Thương hơn
3000 năm trước, chữ Hán đã hình thành hệ thống chữ viết
tương đối hoàn chỉnh, có thể ghi chép lại ngôn ngữ.
47
Diễn biến hình thể của chữ Hán
VĂN HÓA LỊCH SỬ TRÊN XƯƠNG THÚ, MAI RÙA
Chữ Giáp cốt đã ghi chép lại trên xương thú một cuộc
sống xã hội phong phú vào đời Thương như tình hình nông
nghiệp, chăn nuôi, cúng tế,chiến tranh, thiên văn, khí tượng...
trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ lời bói trên xương trâu nổi
tiếng “Chúng nhân hiệp điền” (Mọi người cùng cày ruộng),
đại ý là vua Thương hỏi thần: “Vua lệnh cho mọi người tập
trung canh tác, có thể được bội thu không?”
Lời bói trên xương trâu
“Chúng nhân hiệp điền” (Mọi
người cùng cày ruộng), ghi
chép lại cách thức canh tác
nông nghiệp đời nhà Thương:
Cưỡng chế nô lệ canh tác tập
thể trên đồng ruộng của vua
nhà Thương
Xương trâu “Nhật Nguyệt
hữu thực (Nhật thực) Trên
miếng xương trâu còn sót
lại có khắc hai câu bói từ
Nhật Nguyệt hữu thực. Rất
nhiều học giả cho rằng đây
chính là phần ghi chép việc
quan sát một lần nhật thực
xảy ra vào cuối đời Ân -
Thương, thời gian xảy ra
là khoảng 1200 năm trước
công nguyên.
48
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
Đoạn lời bói này đã phản ánh tình hình lao động nông nghiệp
thời Thương là do tập thể nô lệ canh tác. Lại ví dụ như thời
Thương có chữ viết trên xương trâu “Nguyệt hữu thực” rất có
giá trị khoa học: “Nhâm Dần trinh nguyệt hữu thực”. “Nhâm
Dần” chỉ năm, “trinh” tức là bói. Theo khảo chứng của các
chuyên gia, nó ghi chép lại nguyệt thực toàn phần diễn ra vào
ngày 2 tháng 7 năm 1173 trước Công nguyên. Giáp cốt văn
ghi chép rất nhiều các hiện tượng tự nhiên liên quan đến
nguyệt thực, nhật thực, mưa, gió, cầu vồng, hạn hán, bão cát…
Những sự kiện lịch sử mà chữ giáp cốt ghi lại trong đời
Thương so với những ghi chép của sử gia Tư Mã Thiên (sinh
năm 145 trước công nguyên – mất năm 78 trước công nguyên)
sau này cơ bản rất giống nhau. Điều này chứng tỏ trước đây có
triều đại nhà “Thương” và cũng chứng thực rằng “Sử Ký” là
một sách đáng tin cậy. Điểm này tất quan trọng.
NHỮNG BÍ ẨN VỀ PHỤ HẢO
Năm 1976, tại khu cung điện ở thôn Tiểu Đồn, thành phố
An Dương, các chuyên gia khảo cổ đã khai quật được một
lăng mộ vương thất cỡ vừa thời nhà Thương, đào được 1928
món đồ tùy táng gồm đồ đồng thau, ngọc khí... Chủ nhân của
lăng mộ là một phụ nữ, tên là “Phụ Hảo”. Phụ Hảo là ai?
Trong thư tịch cổ đại không có bất cứ ghi chép nào. Nhưng
giới khảo cổ lại vô cùng hứng thú, họ lập tức tuyên bố:
“Chúng tôi tìm thấy Phụ Hảo rồi! Chúng tôi tìm thấy Phụ Hảo
rồi!”. Hóa ra, danh từ “Phụ Hảo” đã nhiều lần xuất hiện trong
Giáp cốt văn, ước chừng có hơn 200 mảnh xương thú, mai rùa
từng ghi chép những câu chuyện về bà. Bà là vợ của vua
Thương Vũ Đinh, là một nữ tướng anh dũng xinh đẹp, nhiều
lần thống lĩnh ba quân đánh bại quân địch, bà còn nhiều lần
chủ trì những buổi cúng tế và bói toán trọng đại trong cung
đình, bà có địa vị và danh vọng rất cao. Giáp cốt bốc từ
còn tiết lộ một câu chuyện đẹp mà thương tâm: Vũ Đinh vô
49
Diễn biến hình thể của chữ Hán
Hai từ 妇好 Phụ
Hảo xuất hiện
trong giáp cốt văn
ít nhất là 240 lần.
Phụ Hảo một nữ
tướng anh dũng
xinh đẹp đời nhà
Thương
cùng yêu người
vợ văn võ song
toàn của mình,
Vũ Đinh lúc nào
cũng quan tâm
đến Phụ Hảo,
nhất là khi Phụ
Hảo chinh chiến
bên ngoài, nhớ tất
cả mọi điều về
bà, dường như
ngày ngày đều
đích thân bói về
sức khỏe và sự an
toàn của bà: “Gần
đây phía bắc mưa
nhiều, không biết
nàng có biết giữ
gìn sức khỏe
không?”. “Mấy ngày
nay rất lạnh, nàng
có cảm thấy rét
không?”. “Nàng bị
thương, xương cốt
đau nhức, không biết
giờ thế nào? Những lời bói trên xương thú, mai rùa tuy
ngắn ngủi, nhưng tràn ngập sự nhớ nhung da diết và tình
yêu vô tận của Vũ Đinh dành cho Phụ Hảo. Sau này, Phụ
Hảo chết vì lao lực, lúc chết chỉ 33 tuổi. Giáp cốt văn đã
giúp giải mã được “những bí ẩn về Phụ Hảo” trong lịch sử,
đồng thời kể lại một chuyện tình cảm động lòng người vào
3000 năm trước, khiến người ta xúc động mãi không thôi.
50
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
KIM VĂN, KỲ QUAN VĂN HÓA ĐỒNG THAU
CỦA THẾ GIỚI
Khoảng 3500 năm trước Công nguyên, phương
Đông đã bước vào “thời đại đồng thau”, khi đó, Sumer và
Ai Cập đã xuất hiện vật dụng bằng đồng thau rồi. Sự bắt
đầu “thời đại đồng thau” ở Trung Quốc hơi chậm hơn một
chút, thời gian vào 3000 năm trước Công nguyên. Thời kỳ
Thương - Chu là thời kỳ xã hội nô lệ, kỹ thuật đúc đồng
thau Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao, thời kỳ này chính là
“thời kỳ đồng thau” của Trung Quốc. Đồ đồng thau thời
Thương - Chu với tạo hình đẹp, hoa văn trang trí tinh xảo,
công nghệ tiên tiến, cùng với kim văn đẹp đẽ và lạ kỳ, đã
tạo nên kỳ quan trong văn hóa đồng thau trên thế giới.
Đồ đồng thau là những dụng cụ dùng đồng và một
lượng nhỏ thiếc, nung chảy và đúc thành. Do thời đó gọi
đồng là “kim” (kim loại), nên đã gọi những chữ trên đồ đồng
Tôn (vật đựng thức ăn, thức uống) hình voi bằng đồng thau,
có hoa văn tinh xảo, tuyệt đẹp (thời Thương)
51
Diễn biến hình thể của chữ Hán
thau là “kim văn”, và cũng bởi địa vị của đỉnh và chung
trong các đồ tế lễ bằng đồng thau chiếm vai trò cao nhất, nên
chữ trên đó cũng nhiều nhất, vì vậy những chữ Kim văn này
gọi là “Chung Đỉnh văn”. Một số lượng lớn kim văn xuất
hiện trên đồ đồng thau Trung Quốc đã trở thành hiện tượng
vô cùng độc đáo trong văn hóa đồng thau trên thế giới.
LỄ KHÍ BỊ CHÔN VÙI TRONG LÒNG ĐẤT
Đồ đồng thau là những văn vật vô cùng đặc trưng của
thời kỳ Thương - Chu, nó có thể được sử dụng làm vật đựng,
càng quan trọng hơn nữa là những vật đựng đồ tế lễ được các
chủ nô quý tộc dùng để tế thần, địa thần và tổ tiên. Vào thời đó,
đồ đồng thau đã trở thành tượng trưng cho quyền lực, địa vị và
đẳng cấp; địa vị càng cao, sở hữu càng nhiều đồ đồng thau, ví
dụ như đỉnh bằng đồng thau, vật tế lễ quan trọng của quốc
gia, thiên tử (quốc vương) được phép sở hữu nhiều nhất, đến
Đỉnh đồng Tư
Mẫu Mậu và minh
văn trên đó (thời
Thương)
52
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
9 chiếc, các quan lại quý tộc khác chỉ có thể sở hữu 7 chiếc,
5 chiếc, 3 chiếc, 1 chiếc, người dân thường không được sở
hữu lẫn sử dụng đỉnh đồng. Thời đó, vua, chư hầu và quý tộc
thường dùng thể chữ giống như Giáp cốt văn khắc lên trên
đồ đồng thau để ghi chép lại những sự kiện lớn như tế tự, ăn
mừng chiến công, ban thưởng, mua bán nô lệ…, để đời đời
lưu giữ và kỷ niệm, đây chính là kim văn. Sau khi chư hầu
quý tộc chết đi, họ đều đem những đồ đồng thau của mình
làm đồ tùy táng, chôn dướt đất, đồ đồng thau mà chúng ta
thấy ngày nay, cơ bản đều được khai quật từ dưới lòng đất.
KIM VĂN HÙNG TRÁNG THẦN KỲ
Đồ đồng thau đã sớm được khai quật từ thời Hán (206
trước Công nguyên – 220 công nguyên), đến nay các loại
đồ đồng thau khai quật được lên tới con số hàng vạn. Trên
đồ đồng thau tổng cộng phát hiện được hơn 3000 chữ đơn
Kim văn không giống nhau, trong đó có hơn 2000 chữ có
thể đọc và hiểu được. Kim văn vẫn còn khá giống hình vẽ,
nhưng nói chung, thể chữ kim văn cân đối hơn Giáp cốt
văn, nét bút tròn và to hơn, xu hướng đường nét hóa càng
lúc càng rõ rệt hơn, rất nhiều chữ được giản lược hóa hơn.
Điều đặc biệt là, kim văn trước tiên dùng bút lông để viết,
sau đó đúc lại trên đồ đồng thau, hoàn toàn khác với Giáp
cốt văn dùng dao để khắc, kim văn đã thể hiện rõ hiệu quả
của chữ viết được bằng bút lông, đem đến cho người xem
một nét đẹp cổ xưa, mộc mạc, đôn hậu và hùng tráng.
53
Diễn biến hình thể của chữ Hán
Đỉnh Mao Công (Tây Chu). Đỉnh Mao Công là đỉnh đồng
thau có bài minh văn dài nhất ở thời cổ Trung Quốc, tổng
cộng có 497 chữ.
54
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
XUẤT HIỆN NHỮNG BÀI MINH VĂN DÀI	
Số lượng chữ viết trong minh văn trên đồ đồng thau
thời Thương rất ít, có khi chỉ có mấy chữ, ví dụ như đỉnh Tư
Mẫu Mậu được khai quật từ Ân Khư, An Dương, Hà Nam,
nặng 832 kg, là đỉnh đồng thau lớn nhất thời cổ Trung Quốc,
trong đỉnh chỉ khắc ba chữ “Tư Mẫu Mậu”, cho thấy chiếc
đỉnh đồng này được đúc để cúng tế người mẹ tên “Mậu” của
vua Thương. Minh văn thời Thương dài nhất cũng không
quá 42 chữ. Đến thời Tây Chu, minh văn ngày càng dài hơn,
trên đồ đồng thau xuất hiện những bài minh văn dài vài trăm
chữ, ghi chép sự việc một cách tỉ mỉ, chi tiết. Ví như bài
minh văn dài nhất khắc trên Mao Công đỉnh thời Tây Chu,
tổng cộng có 497 chữ, đã trở thành một thiên văn chương
lớn. Kế đến là chiếc mâm Tán Thị thời Tây Chu, đáy mâm
có khắc 357 chữ. Điều này cho thấy rằng áng văn trường thiên
sớm nhất thời cổ Trung Quốc được phát hiện vào ngày nay,
chính là minh văn khắc trên đồ đồng thau thời kỳ Tây Chu.
32 chữ Minh văn trên Lợi quỹ (quỹ: là một vật đựng
thời cổ) (thời Tây Chu) đã giải đáp được những
nghi ngờ về thời gian của “Trận chiến Mục Dã”
55
Diễn biến hình thể của chữ Hán
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA MINH VĂN
Thông qua những bài minh văn khắc trên đồ đồng thau
chúng ta có thể biết được những tình hình lịch sử xã hội
trọng đại thời Thương - Chu. Năm 1976, khai quật được một
chiếc Lợi quỹ bằng đồng thau có niên đại thuộc đầu thời Tây
Chu, bài minh văn gồm 32 chữ trên đó đã giải đáp những
mối nghi ngờ về thời gian của “trận chiến Mục Dã” mà Chu
Võ Vương đánh bại vua Trụ nhà Thương, vương triều
Thương diệt vong, cho chúng ta biết một cách đích xác trận
chiến sinh tử đó quyết định thắng lợi chỉ trong một ngày, từ
đó đã chứng thực cho những ghi chép “Ngày Giáp Tý, đánh
bại quân Trụ” trong “Sử ký” là đúng sự thật. Chiếc đỉnh Đại
Vu trứ danh có đúc bài minh văn gồm 291 chữ, ghi chép một
quý tộc tên là “Vu” ở thời Tây Chu được vua Chu ban
thưởng hậu hĩnh, Chu Vương còn nhắn nhủ với ông ta,
không được giống vua Thương cả ngày uống rượu chơi bời,
mà phải một lòng một dạ vì nước vì dân. Lại ví dụ như, mâm
Sử Tường bằng đồng thau thời Tây Chu, bài minh văn gồm 284
chữ dưới đáy mâm ca ngợi công đức của các đời vua nhà Chu,
kể lại lịch sử gia tộc của chính tác giả chế ra mâm Sử Tường,
Mâm Sử Tường tinh xảo (Tây Chu)
56
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
từ đó có thể hiểu được phần nào tình hình lịch sử thời Tây
Chu và chính sách trọng dụng của vương triều Chu đối với
người dân triều Thương còn sót lại, có giá trị sử liệu rất cao.
Kim văn Thương – Chu, trên kế thừa Giáp cốt văn, dưới
gợi mở phát triển chữ Tiểu Triện, là một mắt xích quan trọng
trong quá trình diễn biến hình thể của chữ Hán. Kim văn tuy
vẫn còn giống với hình vẽ, nhưng đã từ hình vẽ mang tính
biểu ý phát triển lên thành chữ viết đường nét khối vuông.
TIỂU TRIỆN, CHỮ MỸ THUẬT
CỔ ĐẠI
Tiểu Triện là sản vật sản sinh ra từ
chính sách “thư đồng văn”(1). Hình thể
của chữ Tiểu Triện giản lược hơn, hình
thể với những đường nét cũng không còn
giống hình vẽ nữa. Sự xuất hiện của chữ
Tiểu Triện đánh dấu cổ văn tự của Trung
Quốc đã đi đến giai đoạn cuối của nó.
SỰ XUẤT HIỆN CỦA TIỂU
TRIỆN	
Thời kỳ Chiến Quốc (475 – 221
năm trước Công nguyên), hình thể của
chữ Hán không thống nhất, chữ dị thể
rất nhiều, cùng một chữ, sáu nước phía
Đông là Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu mỗi
nước đều có cách viết khác với nước
Tần, âm đọc của một số chữ cũng không
giống nhau. Nhằm thay đổi tình hình
dùng chữ hỗn loạn này, tăng cường hơn
nữa sự thống trị, sau khi thống nhất Trung
Chân dung Tần
Thủy Hoàng
(1) Viết cùng một thể chữ giống nhau
57
Diễn biến hình thể của chữ Hán
Quốc vào năm 221 trước Công nguyên, việc đầu tiên Tần
Thủy Hoàng làm là thống nhất chữ viết, thi hành chính sách
“Thư đồng văn” trên toàn quốc. Tần Thủy Hoàng lệnh cho
Thừa tướng Lý Tư chủ trì công tác thống nhất chữ viết, Lý
Tư lấy chữ viết của nước Tần làm cơ sở, loại bỏ những chữ
có hình thể không thống nhất giữa sáu nước phía đông và
nước Tần, đồng thời tiếp thu ưu điểm của chữ viết các nước,
Chữ “马” (Mã) và chữ “安” (An) của các nước
viết không giống nhau trong thời kỳ Chiến Quốc.
“Tần Thủy Hoàng”
Tần Thủy Hoàng tên là Doanh Chính, là vua của nước
Tần ở phía Tây, sau này đã mất 10 năm để đánh bại sáu
nước phía Đông, xây dựng quốc gia trung ương tập quyền
phong kiến đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là nước Tần
(221 - 206 trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng là hoàng
đế đầu tiên của Trung Quốc. Nhằm bảo vệ sự thống nhất
của quốc gia, Tần Thủy Hoàng đã thi hành nền thống trị tàn
bạo. Đồng thời cũng đã thực hiện một số việc có ý nghĩa
lịch sử. Ngoài thống nhất chữ viết, thống nhất đơn vị đo
lường, thống nhất tư tưởng ra, Tần Thủy Hoàng còn cho tu
bổ Trường thành, tu bổ đường sá, tu bổ kênh đào (thủy lợi),
thiết lập quận huyện (khu vực hành chính). Những chính
sách này đều có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với đời sau.
Tề Sở Yên Hàn Triệu Ngụy Tần
58
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
chế ra loại chữ viết thống nhất, chính là chữ Tiểu Triện.
“Triện” là dùng những đường nét uốn lượn để miêu
tả ý nghĩa. Vì chữ viết trên Giáp cốt văn, kim văn và Chiến
Quốc văn thường được gọi chung là “Đại triện”, loại chữ
viết được Tần Thủy Hoàng thống nhất này có hình thể tương
đối giản lược so với Đại Triện, nên được gọi là “Tiểu Triện”.
Tần Thủy Hoàng thống nhất chữ viết, xác lập
chữ Tiểu Triện, là cuộc giản hóa và chuẩn hóa đầu
tiên đối với chữ Hán của quốc gia, về căn bản là
chỉnh lý những chữ dị thể của thời kỳ Chiến Quốc.
“CHỮ MỸ THUẬT” CỔ ĐẠI
Tiểu Triện là một thể chữ rất đẹp, hình thể hình chữ nhật
vuôngvức,kếtcấuđốixứngngayngắn,nétbúttrònlượntuyệt
đẹp, nét đậm nét nhạt, nhìn vô cùng đẹp mắt. Tiểu Triện là thể
chữ đẹp nhất Trung Quốc cổ đại, xứng với danh hiệu “chữ
mỹ thuật” của Trung Quốc cổ đại. So với chữ Đại Triện, hình
thể của chữ Tiểu Triện được giản hóa hơn, về cơ bản một chữ
chỉ có một cách viết; về nét bút, nó biến tất cả nét vuông góc
của chữ đại Triện thành góc tròn; nét bút nhiều ít, hình thể và
vị trí của bộ thủ cơ bản cũng được cố định, ví dụ như bộ thủ
Hình thể đẹp đẽ của
chữ Tiểu Triện
59
Diễn biến hình thể của chữ Hán
hình bàng (biểu ý) thường đặt bên trái; hơn nữa có nhiều
thanh bằng (biểu âm) hơn, chữ hình thanh cũng tăng lên.
Nhìn kỹ, trong một số hình thể chữ Tiểu Triện còn giữ lại tổ
hợp đường nét tượng hình, nhưng không quá rõ rệt, điều này
chứng minh Tiểu Triện đã không còn quá giống hình vẽ nữa.
THỂ CHỮ CHÍNH THỐNG CỦA THỜI TẦN
Vào thời Tần, Tiểu Triện là thể chữ được nhà nước sử
dụng, công văn quan trọng của triều đình nhà Tần đều dùng
chữ Tiểu Triện để viết, ví dụ như các bản chiếu chỉ bằng
đồng của Tần Thủy Hoàng ban bố đến mọi vùng về việc
thống nhất chiều dài, trọng lượng, thể tích. Những nội dung
này đều được khắc bằng chữ Tiểu Triện. Ngày nay, trên số
lượng lớn công cụ đo trọng lượng và thể tích thời Tần được
khai quật khắp mọi nơi ở Trung Quốc, đều có thể thấy bản
chiếu thư này của hoàng đế được khắc bằng chữ Tiểu Triện.
Trên tiền xu, ngói lợp, vũ khí, bia cổ, hổ phù (là binh phù
của hoàng đế dùng để điều động binh lính) thời Tần được
khai quật lên đều có thể thấy được chữ Tiểu Triện thời Tần.
Hổ phù bằng đồng( thời Tần). Hình thể chữ Tiểu
Triện trên Hổ Phù rất chỉnh tề đối xứng .
60
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
ĐÁ KHẮC THỜI TẦN
Năm 219 trước Công nguyên, sau khi thống nhất toàn
quốc, Tần Thủy Hoàng dẫn đội xe ngựa tuần du bảy địa
phương, ở mỗi nơi lập một tấm bia ca ngợi công đức của
mình, văn bia do Lý Tư dùng chữ Tiểu Triện khắc thành. Chữ
Tiểu Triện trên bia khắc thời Tần, kết cấu vuông vức đày dặn,
nét bút tròn trịa đẹp đẽ, phong cách mộc mạc cổ xưa mà mạnh
mẽ, được tôn là chữ Tiểu Triện. Trong bảy tấm đá khắc thời
Tần, hiện nay chỉ còn “Đá khắc Thái Sơn” và “Đá khắc
Lang Nha đài” là còn nguyên vẹn, chữ viết phần nhiều đã bị
tàn khuyết, năm tấm đá khắc còn lại như “Đá khắc Phong
Sơn” đều được đời sau mô phỏng khắc lại. Đá khắc thời Tần
chính là sử liệu quan trọng của lịch sử phát triển Hán tự.
Bản dập “Thái Sơn khắc
thạch” hiện nay được giữ ở
miếu Thái An Đại, tỉnh Sơn
Đông
61
Diễn biến hình thể của chữ Hán
KIM VĂN TỰ (CHỮ HÁN THỜI NAY) KHÔNG
GIỐNG HÌNH VẼ
Thời Tần, khi những nô lệ dùng bút lông viết chữ
Tiểu Triện với tốc độ nhanh trên những thẻ tre, thẻ gỗ
dài và nhỏ, họ không ngờ rằng, một thể chữ mới đã chào
đời dưới bàn tay của họ, đây chính là “Lệ thư”. Sự ra đời
của Lệ thư là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển của
chữ Hán, chữ Hán từ đây đã giã biệt giai đoạn “Cổ văn
tự”, bắt đầu bước vào một giai đoạn mới “Kim văn tự”.
CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG CỦA HÌNH THỂ
CHỮ HÁN
Sau Tiểu triện, chữ Hán bước vào giai đoạn “kim văn
tự”, thể chữ là Lệ thư và Khải thư. Từ Lệ thư trở đi, hình thể
chữ Hán đã triệt để thoát khỏi hình vẽ, hoàn toàn là nét bút
hóa, ký hiệu hóa, đồng thời số lượng chữ hình thanh vừa biểu
ý vừa biểu âm được gia tăng với số lượng lớn, chữ Hán trở
thành một chữ viết không còn tượng hình nữa. Chữ Hán trong
thời kỳ này là ký hiệu mang tính tượng trưng, hình thể chữ
Hán từ ký hiệu tượng hình phát triển lên thành ký hiệu tượng
trưng, là một chuyển biến trọng đại của hình thể chữ Hán, có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử chữ viết Trung Quốc.
LỆ THƯ LÀ RANH GIỚI GIỮA CỔ VĂN TỰ VÀ
KIM VĂN TỰ
Thời Tần, lưu hành song song với chữ Tiểu Triện,
trong dân gian còn có một thể chữ có thể viết vừa nhanh
vừa tiện lợi, đó là Lệ thư. Đến thời Hán, Lệ thư đã hoàn toàn
hoàn thiện. Lệ thư được kết cấu bởi những nét bút tương
đối bằng, thẳng, hình thể đơn giản hóa hơn, đã hoàn toàn
không giống hình vẽ, mà biến thành một thứ chữ viết thuần
62
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
túy là ký hiệu, chữ Hán đã được định hình từ đây. Lệ thư đã
phá vỡ đặc điểm tượng hình của chữ Hán cổ, đánh dấu giai
đoạn cổ văn tự đã qua đi, giai đoạn kim văn tự đang bắt đầu.
CỐNG HIẾN CỦA NHỮNG
VIÊN CHỨC CẤP THẤP	
Trước thời Hán vẫn chưa có giấy,
giấy được phát minh vào thời Tây Hán
(206 trước Công nguyên – 25 Công
nguyên), những năm cuối thời Đông
Hán (25 – 200) sau khi được cải tiến,
giấy mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi.
Chữ viết thời Tần và thời Chiến Quốc
phần nhiều dùng bút lông viết trên thẻ
tre, thẻ gỗ. Để nâng cao tốc độ viết chữ,
những viên chức cấp thấp phụ trách viết
công văn đã viết theo cách viết trong
Thẻ tre Lệ thư
khai quật từ Vũ
Uy, Cam Túc (đời
Hán)
Di chỉ Hắc Thành, Cư Diên. Từ những
năm 30 thế kỷ XX những thẻ tre đời Hán
không ngừng được khai quật ở nơi đây.
63
Diễn biến hình thể của chữ Hán
dân gian, biến nét tròn chuyển góc của Tiểu Triện thành
đường thẳng, hình thể cũng giản lược đi, như thế, chữ viết
sẽ nhanh hơn rất nhiều. Bởi vì thể chữ giản lược mới do các
thư lại phụ trách viết ra, cho nên người ta gọi thể thữ này
là “Lệ thư”. Hiển nhiên, sử dụng bút lông, viết tháo Triện
thư là nguồn gốc sáng tạo nên thể chữ mới này. Từ thể chữ
Lệ thư do người xưa dùng bút lông viết tháo này, chúng ta
có thể nhìn thấy được trên số lượng lớn thẻ tre, thẻ gỗ được
khai quật, ví dụ như thẻ tre nước Tần ở đất Thùy Hổ (Vân
Mộng, Hồ Bắc), hình thể của Lệ thư viết trên đó đã hoàn
toàn không còn giống Tiểu Triện nữa; có trên ba vạn mảnh
thẻ tre, thẻ gỗ được khai quật, trên đó có một số Lệ thư,
không chỉ thể hiện trình độ thư pháp Lệ thư rất cao của
người đời Hán, hơn nữa còn có thể nhận ra sự phóng
khoáng, an nhàn của người viết chữ. Khảo cổ đã chứng minh,
Lệ thư cũng là một thể chữ thông hành ở thời Tần, chỉ có những
Sách thẻ gỗ đời Hán ở
Cư Diên
Bản dập “Tam thể thạch kinh” So
sánh giữa ba thể chữ Lệ thư, Đại
Triện và Tiểu Triện, có thể nhìn
thấy rõ ràng hình thể của Lệ thư
đã không còn giống hình vẽ nữa.
64
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
công văn quan trọng mới dùng chữ Tiểu Triện, đến đời
Hán, từ triều đình cho đến dân gian đều sử dựng Lệ thư.
LỆ BIẾN, MỘT CUỘC ĐẠI CÁCH MẠNG CHỮ
VIẾT
Lệ thư là một lần giản hóa lớn về mặt nét bút và hình
thể của chữ Tiểu Triện, kết cấu hình thể mang tính nét bút
hóa, ký hiệu hóa của nó đã triệt tiêu những đường nét tượng
hình còn sót lại trong chữ Tiểu Triện, từ đây chữ Hán đã trở
thành ký hiệu biểu ý được cấu tạo từ nét bút. Có thể thấy,
Lệ thư đã trở thành ranh giới phân chia “cổ văn tự” và “kim
văn tự”, có nghĩa là, chữ Hán trước Lệ thư là “cổ văn tự”
giống hình vẽ; từ Lệ thư trở đi bắt đầu là “kim văn tự”
không giống hình vẽ nữa. Chữ Hán từ chữ Triện diễn biến
thành Lệ thư, được gọi là “Lệ biến”. Chữ Hán sau Lệ biến
đã mất đi tính tượng hình, đường nét từ cong biến thành
thẳng, bắt đầu hình thành thể chữ mới đã được nét hóa
hoàn toàn. Chữ Hán từ đây không còn là hình vẽ nữa, nó
mang tính tượng trưng rõ nét hơn và càng được giản hóa,
người ta nhận mặt chữ và viết dễ dàng hơn. Lệ biến là một
cuộc đại cách mạng chữ Hán, mang ý nghĩa phân định thời đại.
SỰ XUẤT HIỆN CỦA HÁN LỆ
Thời Hán đã xuất hiện Lệ thư với hình dáng dẹt được
viết với tốc độ nhanh, đây chính là Hán Lệ.
Để viết chữ trên các thẻ tre được nhanh, người ta biến
những nét uốn tròn của chữ Tiểu Triện thành nét ngang, thẳng,
đem những nét dài ngắt đi hình thành nên các nét chấm,
ngang, sổ, phẩy, mác. Nét ngang như gợn sóng, “nhất ba tam
chiết”, điểm nhấc bút của các nét ngang, phẩy, mác đều chếch
lên trên, nét phẩy và nét mác giãn sang hai bên, nét bút như
sóng, đẹp mà sống động là đặc trưng rõ ràng nhất của Hán Lệ.
(1) "Ba" có nghĩa là nét mác. "chiết" chỉ sự chuyển hướng của ngòi bút. Viết 1 nét mác, chuyển
hướng ngòi bút 3 lần.
65
Diễn biến hình thể của chữ Hán
Có rất nhiều nét bút khác nhau trong
Tiểu Triện, sang Lệ thư đã trở thành
một bộ kiện.
Tiểu triện (trên), Lệ thư (dưới)
Để viết trên các
thẻ tre được nhiều chữ
hơn, người ta viết chữ
Tiểu Triện càng dẹt
hơn, kết cấu hình thể
cũng giản hóa hơn, ví
dụ như bộ thủ “水”
“ 手” “心” trong
Tiểu triện, khi làm bộ
thủ đứng bên trái của
Lệ thư thì biến hình
thành “氵” “扌”
“忄”; rất nhiều nét bút khác nhau trong Tiểu triện, đến Lệ thư
đã trở thành cùng một bộ kiện, ví dụ như phần móng và đuôi
trong chữ “ 鸟” (điểu: chim), phần đuôi trong hai chữ “燕”(yến:
chim én) và “鱼” (ngư: con cá), chân và đuôi trong chữ
“马” (mã: con ngựa) đến Hán Lệ đã biến thành bốn dấu chấm.
Nét tượng hình cuối cùng trong Tiểu Triện cũng đã mất đi.
PHONG THÁI CHỮ HÁN LỆ
Chữ Lệ mà người đời Hán viết sách trên thẻ tre, thẻ gỗ
hoặc khắc trên bia đá hiện còn được lưu trữ rất nhiều, thành
tựu cao nhất của Lệ thư cổ đại thể hiện còn trên những bia đá
thời kỳ Đông Hán. Bia khắc Lệ thư thời Đông Hán phong phú
về mặt số lượng, đa dạng về mặt phong cách, thành tựu đạt
được rất cao, những tấm bia có thể chữ trang trọng, đẹp đẽ
như “Bia Lễ Khí”, cũng có những tấm bia có thể chữ ưu mỹ
trang nhã như “Bia Ất Anh”, hay mộc mạc khỏe khoắn như
“Bia Trương Thiên”, phóng khoáng biến hóa như “Thạch
Môn Tụng”, vuông vức sống động như “Tây Hiệp Tụng”...
xưa nay đều là những kiểu mẫu xuất sắc để cho những người
yêu thư pháp mô phỏng học tập. Năm 175, nhóm nhà bác
học thời Đông Hán như Sái Ung (133-192) đã dùng thể chữ
Lệ thư để viết những kinh điển Nho giáo chủ yếu như “Kinh
66
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
Thi”, “Thượng thư”, “Luận ngữ”, lại cho các thợ khéo tay
nổi tiếng khắc lên 46 tấm bia đá, dựng ở trước cửa nhà Thái
học Lạc Dương (tương đương như trường đại học của quốc
gia thời nay), đây chính là “Thạch kinh Hy Bình” nổi tiếng.
Tương truyền, khi đó có rất nhiều nho sĩ đều đến Lạc
Dương để chiêm ngưỡng và học tập thạch kinh (kinh đá),
trước cửa nhà Thái học “một ngày hàng ngàn cỗ xe lui tới”,
khiến cho đường sá đều tắc nghẽn. “Thạch kinh Hy Bình” là
bản khắc kinh điển Nho giáo sớm nhất của Trung Quốc, Lệ
thư ở trên bia là đại diện cho thành tựu của Hán Lệ, được
người đời ca tụng là tuyệt tác trong Lệ thư. Hiện nay “Thạch
kinh Hy Bình” chỉ còn lại một số tấm bia đã bị tàn khuyết.
“Ất Anh bi” (Bia
Ất Anh) trang
nhã hoa lệ (Đông
Hán)
“Sử Thần bi”
(Bia Sử Thần)
chắc nịch tuyệt
mỹ (Đông Hán)
“Tây hiệp tụng”
vuông vức khỏe
khoắn (Đông
Hán)
67
Diễn biến hình thể của chữ Hán
KHẢI THƯ, THỂ CHỮ CHUẨN
Khải thư, cũng được gọi là “Chân thư” hoặc “Chính
thư”, vì có thể làm “khải mô” (khuôn phép, mẫu mực) để
học tập viết chữ, cho nên có tên gọi là “Khải thư”. Khải
thư xuất hiện vào những năm cuối thời Đông Hán, là do
Lệ thư (Hán Lệ) diễn biến mà thành, đến thời Tùy (581-
618) và Đường (618-907) đã tương đối hoàn chỉnh. Do
Khải thư dễ viết hơn Lệ thư, dễ đọc hơn Thảo thư, cho nên
được dùng cho đến tận ngày nay, đã trở thành thể chữ chuẩn
được sử dụng rộng rãi, thông dụng trong thời gian dài nhất.
So sánh nét bút của Lệ
thư và Khải thư. Nét bút
của Khải thư rõ ràng
mất đi thế như sóng
lượn của Lệ thư; khi
thu bút nét bút hất lên
cũng không còn nữa.
CHỮ HÁN VUÔNG VỨC NHẤT
Tương truyền thời kỳ Tam Quốc (220-280), đại thần
Ngụy quốc là Chung Dao (151-230), là người viết Khải thư
sớm nhất. Chung Dao đã biến nét bút thế như sóng lượn
của Lệ thư thành ngang bằng sổ thẳng, khi thu bút các nét
ngang, phẩy, mác cũng không còn chếch lên trên, xuất hiện
nét móc câu, hình thể cũng vuông vức hơn trước. Những
thay đổi này đã khiến cho việc viết chữ Hán càng tiện lợi
hơn, trên thực tế chính là sự giản hóa về thể chữ. Hình thể
của chữ Khải thư vuông vắn ngay ngắn, kết cấu đối xứng,
đường nét nét bút tròn trịa mỹ quan, chữ Hán có hình khối
vuông đã hoàn toàn định hình. Rất rõ ràng, Khải thư và Lệ
thư cơ bản giống nhau về phương diện kết cấu hình thể, điểm
Lệ thư
Khải thư
68
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
khác nhau là nét bút, nét bút Khải thư bằng thẳng, không
có thế như sóng lượn và thu bút chếch lên như Lệ thư.
VĨNH TỰ BÁT PHÁP	
“Vĩnh tự bát pháp” (Học tám
nét cơ bản của chữ Hán qua chữ
“Vĩnh”) trong việc học viết Khải
thư thời xưa đã chỉ ra rõ ràng tám
nét cơ bản của Khải thư là: Chấm,
Ngang, Sổ, Phẩy, Mác, Gấp khúc,
Hất, Móc câu. Viết đi viết lại chữ
“Vĩnh”, là có thể nắm vững được
nét cơ bản của Khải thư, đây
chính là một phương pháp tốt để
luyện viết Khải thư của người xưa.
Hình vẽ minh họa
“Vĩnh tự bát pháp”
NHAN CÂN LIỄU CỐT
Những đại thư pháp gia thời xưa có rất nhiều người
viết thư pháp thể chữ Khải thư rất đẹp, những phong cách
khác nhau của họ cũng thể hiện trên từng nét bút, từng
đường nét. Ví dụ như nét chữ của Nhan Chân Khanh đời
Đường (709-785)thường mập mạp mạnh mẽ, nét chữ của
Liễu Công Quyền (778-865) thì gầy cứng, mọi người
thường dùng cụm từ “Nhan cân Liễu cốt” (“gân Nhan
xương Liễu”) hoặc là “Nhan phì Liễu sấu” (Nhan béo Liễu
gầy) để hình dung phong cách Khải thư khác nhau của hai
người. Lại ví dụ như, Khải thư của Âu Dương Tuân đời
Đường (557-641)tròn trịa vuông vức, Khải thư của Triệu
Mạnh Phủ (1254-1322) đời Nguyên (1206-1368) tròn đầy
trôi chảy. Người đời tôn Nhan Chân Khanh, Liễu Công
Quyền, Âu Dương Tuân, Triệu Mạnh Phủ là “Khải thư tứ
đại gia” (4. thư pháp gia viết chữ Khải đẹp nhất thời xưa).
Chấm
Ngang
Hất
Móc
câu
Gấp
khúc
Phẩy
Mác
Sổ
69
Diễn biến hình thể của chữ Hán
Khải thư của
Nhan Chân
Khanh
Khải thư của
Liễu Công
Quyền
Khải thư của Âu
Dương Tuân
Khải thư của
Triệu Mạnh Phủ
THỂ CHỮ THƯỜNG THẤY NHẤT
Chữ Hán ngày nay được sử dụng là Khải thư in ấn và
Khải thư viết tay. Từ khi đời Tống (960-1279) phát minh ra
kỹ thuật in ấn đến nay, Khải thư luôn là thể chữ chủ yếu được
sử dụng trong in ấn thư tịch báo chí (chữ Khải và biến thể của
Khải thư, tức Tống thể, Phỏng Tống thể, Hắc thể...). Để đáp
ứng nhu cầu của in ấn, những thể chữ in này căn cứ theo độ
to nhỏ của thể chữ mà phân thành những cỡ chữ khác nhau.
Nét bút của chữ in có kết cấu ngang bằng sổ thẳng, rõ ràng
đẹp mắt, kết cấu chỉnh tề cân đối, được người người ưa thích.
Khải thư là thể chữ ở giai đoạn cuối cùng của diễn biến
chữ Hán. Sau khi Khải thư hình thành, ngoài hình thể tiếp
tục được giản hóa ra, thì về cơ bản không có thay đổi gì lớn.
70
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
THẢO THƯ RỒNG BAY PHƯỢNG MÚA	
Thảo thư là cách viết giản lược và viết liền của Lệ thư,
Thảo thư đã phá vỡ hình khối vuông của chữ Hán, đường
nét múa lượn, nét bút nối liền, sinh động mà khí thế. Rất
khó nhận biết những chữ ở thể
Thảo thư, tuy tính thực dụng thấp,
nhưng tính thưởng thức nghệ thuật
rất cao.
Thảo thư chia ra làm ba loại
Chương thảo, Kim thảo và Cuồng
thảo. Chương thảo là Thảo thư thời
kỳ đầu; Kim thảo là do sự thay đổi
thêm thắt của Chương thảo mà
thành; Cuồng thảo ra đời muộn
nhất, nhưng lại có nét độc đáo
riêng, chữ viết ra như rồng bay
phượng múa, tác phẩm đạt đến
đến cảnh giới nghệ thuật tuyệt mỹ, luôn được yêu thích.
Trung Quốc có rất nhiều cao thủ về Thảo thư, như đại thư
pháp gia đời Đường là Trương Húc (675 - khoảng 750) viết
“Lan Đình thiếp” viết bằng Hành thư của Vương
Hy Chi ( bản chép đời Đường)
71
Diễn biến hình thể của chữ Hán
Cuồng thảo tuyệt đẹp, Cuồng thảo của ông tự do phóng
túng, tràn đầy cảm xúc và đầy nhiệt tình. Người đời yêu
thích Thảo thư của Trương Húc, gọi ông là “Thảo thánh”.
HÀNH THƯ THÔNG SUỐT THỰC DỤNG
Hành thư được hình thành từ cách viết nhanh của Khải
thư, thể chữ này không chỉnh tề như Khải thư, nhưng cũng
không thô lược như Thảo thư, là một thể chữ giữa Khải thư
và Thảo thư, rất dễ đọc. Nếu như nói Khải thư là “ngồi”,
Thảo thư là “bay”, vậy thì Hành thư chính là “đi”. Ý nghĩa
của chữ “Hành” trong Hành thư chính là “đi”. Hành thư có
tính thực dụng rất cao, chữ mà người ta viết hàng ngày
chính là Hành thư. Trung Quốc cổ đại có rất nhiều đại thư
pháp gia viết thể chữ Hành thư tuyệt đẹp, Vương Hy Chi
(303- 361) thời Đông Tấn (317-420) chính là một trong số
đó. Vương Hy Chi là một đại thư pháp gia kiệt xuất của
Trung Quốc cổ đại, viết đẹp các thể Khải thư, Hành thư,
Thảo thư, người đời tôn ông là “Thư thánh”. “Lan Đình thiếp”
do Vương Hy Chi viết bằng Hành thư, thể chữ hoa lệ, chữ
viết thông suốt, được khen là “Thiên hạ đệ nhất hành thư”.
72
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
XU THẾ CHỦ YẾU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
CHỮ HÁN
Một chữ Hán nếu như có hai hình thể trở lên, vậy
thì hình thể có nét chữ nhiều gọi là Phồn thể, hình thể có
nét chữ ít gọi là Giản thể. Theo lịch sử phát triển của chữ
Hán, Phồn thể và Giản thể luôn tồn tại song song nhau
và cũng luôn tiến hành giản lược hóa. Giản lược hóa
chính là xu thế phát triển của chữ Hán
GIẢN HÓA CHỮ HÁN TRONG
LỊCH SỬ
Trăm ngàn năm qua, chữ Hán luôn
tồn tại vấn đề khó đọc, khó viết, khó
nhớ, nhằm thay đổi tình hình này, người
ta luôn nghĩ cách để giản lược nét chữ,
trong lịch sử phát triển chữ Hán, sự giản
hóa này chưa hề ngừng lại. Trung Quốc cổ
đại đã từng diễn ra mấy cuộc giản hóa chữ
Hán có quy mô lớn, ví dụ như từ Đại triện
diễn biến thành Tiểu triện, từ Triện thư
diễn biến thành Lệ thư... Dân gian lại càng
không ngừng sáng tạo chữ giản thể có nét
chữ giản đơn hơn, có lẽ người ta không
ngờ rằng, trong chữ giản thể được sử dụng
ngày nay, thành phần được sử dụng nhiều
nhất chính là những chữ thường được gọi
là “tục thể”. Có một số người cho rằng
chữ giản thể sử dụng hiện nay, là do các
chuyên gia nghiên cứu văn tự ngồi ở nhà
tạo ra, đây thực sự là một hiểu lầm rất lớn.
Giản hóa của chữ
“车” ( 車) – xa
(nghĩa là “xe”).
Chữ trong hình
đều là cổ văn tự
của chữ Xa. Hình
vẽ chính là chính
chiến xa bằng gỗ
thời Thương được
khai quật ở thành
phố An Dương
tỉnh Hà Nam
73
Diễn biến hình thể của chữ Hán
Chữ giản thể thời cổ đại. Những chữ tục thể này được người
xưa sáng tạo và sử dụng trong dân gian, đến ngày nay đã
trở thành chữ giản thể chuẩn được mọi người sử dụng rộng
rãi, thường xuyên
Trên các bức biển ngạch trong trang “Cô Tô phồn hoa
đồ” nổi tiếng thời Thanh có rất nhiều chữ giản hóa.
Trong dân gian cổ đại không ngừng sáng tạo chữ giản
thể có số nét đơn giản hơn, thời đó gọi là “chữ tục thể”
74
HÁN TỰ
Văn hóa Trung Hoa
GIẢN LƯỢC CHỮ HÁN THỜI NAY
Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành
lập vào năm 1949 đến nay, công tác quy phạm hóa chữ
viết của chính phủ Trung Quốc chủ yếu tập trung vào
giản lược chữ Hán, giản lược chữ Hán bao gồm hai nội
dung: một là giảm bớt số nét, hai là giảm bớt số chữ. Chữ
giản thể được sử dụng tại Trung Quốc đại lục hiện nay,
chính là từ năm 1956, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành
4 độc đơn giản hóa chữ Hán. Năm 1964, nhà nước ban bố
“Bảng tổn các chữ giản lược”, năm 1986 công bố một lần
nữa, tổng cộng dùng 2235 chữ Giản thể thay thế cho 2263
chữ Phồn thể, chữ giản thể đã chiếm 1/3 tổng số chữ
thông dụng. Thông qua giản lược chữ, số nét của chữ Hán
đã giảm xuống gần một nửa, viết đã nhanh hơn rất nhiều.
Ngày nay, phàm những chữ không phù hợp với quy
định “Bảng tổng các chữ giản lược” đều quy là chữ không
đúng chuẩn, như chữ phồn thể đã qua giản lược, ví dụ 學
(学) – học,習(习) – tập... Những chữ giản thể không có
Mấy ví dụ về phương pháp giảm nét trong chữ Hán . Giảm
nét là phương pháp chủ yếu nhất trong chữ Hán giản thể.
简化偏旁 貓 —— 猫
龜 —— 龟
穀 —— 谷
漢 —— 汉
書 —— 书
飛 —— 飞
塵 —— 尘
來 —— 来
後 —— 后
艱 —— 艰
長 —— 长
聲 —— 声
雲 —— 云
齒 —— 齿
幾 —— 几
歡 —— 欢
學 —— 学
開 —— 开
從 —— 从
億 —— 亿 蘋 —— 苹
保留轮廓
同音替代
符号替代
草书楷化
使用局部
采用古体
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)
Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

ngữ âm
ngữ âmngữ âm
ngữ âm
atcak11
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ học
Lee Inxu
 
dẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữdẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữ
Huỳnh Nhã
 
dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.pptdan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
atcak11
 
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
QuangLong Dinh
 
Dẫn Luận Ngôn Ngữ nhóm 4 phần 1
Dẫn Luận Ngôn Ngữ nhóm 4 phần 1Dẫn Luận Ngôn Ngữ nhóm 4 phần 1
Dẫn Luận Ngôn Ngữ nhóm 4 phần 1
atcak11
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ học
Bộ Manucian
 
ban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon nguban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon ngu
atcak11
 
dan luan_ngon_ngu
dan luan_ngon_ngudan luan_ngon_ngu
dan luan_ngon_ngu
Trieu Dong
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Hoàng Mai
 
DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2
DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2
DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2
atcak11
 
Bản chất ngữ âm
Bản chất ngữ âmBản chất ngữ âm
Bản chất ngữ âm
Bích Phương
 
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ âm tiết và âm tố trong tiếng việt
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ   âm tiết và âm tố trong tiếng việtTiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ   âm tiết và âm tố trong tiếng việt
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ âm tiết và âm tố trong tiếng việt
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9
thu ha
 

Was ist angesagt? (20)

ngữ âm
ngữ âmngữ âm
ngữ âm
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ học
 
dẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữdẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữ
 
dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.pptdan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
 
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
 
Dẫn Luận Ngôn Ngữ nhóm 4 phần 1
Dẫn Luận Ngôn Ngữ nhóm 4 phần 1Dẫn Luận Ngôn Ngữ nhóm 4 phần 1
Dẫn Luận Ngôn Ngữ nhóm 4 phần 1
 
Van hoa am thuc
Van hoa am thucVan hoa am thuc
Van hoa am thuc
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ học
 
MÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
MÙA XUÂN NHO NHỎ.pptMÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
MÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
 
ban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon nguban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon ngu
 
dan luan_ngon_ngu
dan luan_ngon_ngudan luan_ngon_ngu
dan luan_ngon_ngu
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt nam
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
 
DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2
DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2
DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2
 
Bản chất ngữ âm
Bản chất ngữ âmBản chất ngữ âm
Bản chất ngữ âm
 
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ âm tiết và âm tố trong tiếng việt
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ   âm tiết và âm tố trong tiếng việtTiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ   âm tiết và âm tố trong tiếng việt
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ âm tiết và âm tố trong tiếng việt
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9
 
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
 

Ähnlich wie Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)

Thành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung HoaThành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung Hoa
thaodang312
 
văn minh ai cập thời kỳ trung vương quốc
 văn minh ai cập thời kỳ trung vương quốc văn minh ai cập thời kỳ trung vương quốc
văn minh ai cập thời kỳ trung vương quốc
thaodang312
 
Thành tựa văn minh A-rập
Thành tựa văn minh A-rậpThành tựa văn minh A-rập
Thành tựa văn minh A-rập
thaodang312
 
Thành tựu văn minh ả rập
Thành tựu văn minh ả rậpThành tựu văn minh ả rập
Thành tựu văn minh ả rập
thaodang312
 
ðồ ðồNg cổ ðông sơn
ðồ ðồNg cổ ðông sơnðồ ðồNg cổ ðông sơn
ðồ ðồNg cổ ðông sơn
Kelsi Luist
 

Ähnlich wie Han tu 1 (file đã chỉnh sửa) (20)

Khao co kinh thanh 1
Khao co kinh thanh 1Khao co kinh thanh 1
Khao co kinh thanh 1
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ ĐứcThư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
 
NHẬP MÔN HÁN NGỮ CỔ ĐẠI
NHẬP MÔN HÁN NGỮ CỔ ĐẠI NHẬP MÔN HÁN NGỮ CỔ ĐẠI
NHẬP MÔN HÁN NGỮ CỔ ĐẠI
 
Nhóm 3 - Những thành phố đầu tiên
Nhóm 3 - Những thành phố đầu tiênNhóm 3 - Những thành phố đầu tiên
Nhóm 3 - Những thành phố đầu tiên
 
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công SơnKhảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
 
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docxBài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Thành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung HoaThành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung Hoa
 
Cơ sở lý luận về Quá trình hình thành và phát triển trang sức của người Việt.doc
Cơ sở lý luận về Quá trình hình thành và phát triển trang sức của người Việt.docCơ sở lý luận về Quá trình hình thành và phát triển trang sức của người Việt.doc
Cơ sở lý luận về Quá trình hình thành và phát triển trang sức của người Việt.doc
 
văn minh ai cập thời kỳ trung vương quốc
 văn minh ai cập thời kỳ trung vương quốc văn minh ai cập thời kỳ trung vương quốc
văn minh ai cập thời kỳ trung vương quốc
 
Thành tựa văn minh A-rập
Thành tựa văn minh A-rậpThành tựa văn minh A-rập
Thành tựa văn minh A-rập
 
Thành tựu văn minh ả rập
Thành tựu văn minh ả rậpThành tựu văn minh ả rập
Thành tựu văn minh ả rập
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
 
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XXLuận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
 
Luận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAY
Luận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAYLuận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAY
Luận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAY
 
Mặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhnMặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhn
 
ðồ ðồNg cổ ðông sơn
ðồ ðồNg cổ ðông sơnðồ ðồNg cổ ðông sơn
ðồ ðồNg cổ ðông sơn
 

Kürzlich hochgeladen

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Kürzlich hochgeladen (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Han tu 1 (file đã chỉnh sửa)

  • 1. 1 HÁN TỰ VĂN HÓA TRUNG HOA ThS. Huỳnh Thị Châu Uyên dịch (giảng viên khoa Ngoại Ngữ, trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM) TS. Trương Gia Quyền hiệu đính (Tiến sĩ chuyên ngành văn tự học tại trường ĐH Ngôn ngữ Bắc Kinh) (Phó trưởng khoa - khoa Ngữ văn Trung Quốc Trường ĐHKHXH & NV TP.HCM
  • 2. 2
  • 3. 3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 ÁNH BÌNH MINH CỦA NỀN VĂN MINH 9 Văn Tự Biểu Ý Ở Nền Văn Minh Đại Hà 10 Vận Mệnh Khác Nhau Của Văn Tự Biểu Ý Ở Nền Văn Minh Đại Hà 17 Tuyển Chọn Chung Của Hình Vẻ Biểu Ý 20 KHỞI NGUỒN CỦA CHỮ HÁN 27 Truyền Thuyết Viễn Cổ 28 Tìm Tòi Khởi Nguồn Của Chữ Hán 33 DIỄN BIẾN HÌNH THỂ CỦA CHỮ HÁN 41 Cổ Văn Tự Giống Hình Vẽ 42 Kim Văn Tự (Chữ Hán Thời Nay) Không Giống Hình Vẽ 61 Xu Thế Chủ Yếu Của Sự Phát Triển Chữ Hán 72 CẤU TẠO CỦA CHỮ HÁN 79 Thuyết Cấu Tạo “Lục Thư” Cổ Xưa 80 Phương Pháp Tạo Chữ Của Chữ Hán 84 Kết Cấu Hình Thể Của Chữ Hán Hiện Đại 105 Nguyên Nhân Hình Thành Hình Thể Khối Vuông Của Chữ Hán 111 SỰ HUYỀN BÍ CỦA CHỮ HÁN HIỆN ĐẠI 117 Nhân Tố Tượng Hình Của Hình Thể Hán Tự Hiện Đại 118
  • 4. 4 Lợi Dụng Yếu Tốtượng Hình Hình Thể Hán Tự 128 HÁN TỰ VÀ HÁN NGỮ 135 Hán Tự Thích Ứng Với Thực Tế Của Hán Ngữ 136 Hán Tự Là Đơn Vị Kết Cấu Cơ Bản Của Hán Ngữ 138 Hán Tự Có Năng Lực Tạo Từ Cực Mạnh 139 Tính Siêu Phương Ngôn Và Siêu Thời Đại Của Hán Tự 141 Vòng Văn Hóa Hán Tự 143 CÂU CHUYỆN TRUNG QUỐC ĐƯỢC KỂ LẠI BẰNG CHỮ HÁN 151 Đời Sống Xã Hội Thời Xưa 152 Trưng Bày Cảnh Quan Văn Minh Cổ Đại 169 NGHỆ THUẬT CỦA CHỮ HÁN 221 Nghệ Thuật Thư Pháp Chữ Hán 222 Thưởng Thức Những Kiệt Tác Thư Pháp Trứ Danh 228 Chữ Mỹ Thuật Chữ Hán 236 Nghệ Thuật Con Dấu Chữ Hán 245 BƯỚC VÀO THỜI ĐẠI VI TÍNH HÓA 253 Xử Lý Thông Tin Chữ Hán Trong Máy Tính 254 Niềm Vui Và Nỗi Lo Về Chữ Hán Trong Thời Đại Thông Tin 259
  • 6. 6
  • 7. 7
  • 8. 8
  • 9. 9 ÁNH BÌNH MINH CỦA NỀN VĂN MINH Chữ Hán chính là ký hiệu chữ viếtcủa ngôn ngữ Hán, là cột mốc quan trọng của nền văn minh nhân loại. Chữ viết sớm nhất xuất hiện đầu tiên ở một vài quốc gia phương Đông có nền văn minh lâu đời trên thế giới. Khoảng 5000 năm trước, những cư dân đầu tiên đã nảy sinh mong muốn giao lưu với nhau và ghi lại những khoảnh khắc đó, không hẹn mà gặp họ đã dùng những ký hiệu văn tự giống như những hình vẽ để ghi lại những điều họ nghĩ, ghi lại những sự kiện xảy ra trong đời sống, dần dần những ký tự đó trở thành sự lựa chọn chung, sớm nhất của những cư dân thời đó.
  • 10. 10 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa VĂN TỰ BIỂU Ý Ở NỀN VĂN MINH ĐẠI HÀ Từ không có ngôn ngữ cho đến ngôn ngữ ra đời, là bước tiến nhảy vọt trong lịch sử tiến hóa của nhân loại; từ không có chữ viết cho đến chữ viết ra đời, lại là một lần nhảy vọt nữa của lịch sử tiến hóa nhân loại. THỜI KHẮC HƯỚNG TỚI VĂN MINH Đại để, chữ viết trên thế giới có hai loại, một là chữ viết biểu ý, hai là chữ viết biểu âm. Chữ viết xuất hiện sớm nhất trên thế giới: chữ viết cổ xưa của các dân tộc ở phương Đông, được phát triển từ hình vẽ, thuộc về chữ viết biểu ý. Khoảng 5000 năm trước, người Sumer ở lưu vực sông Tigris và sông Euphra- tes (Mesopotamia – vùng đất giữa hai sông) đã in lên miếng đất sét thành chữ viết hình nêm; 5000 năm trước, người Ai Cập ở lưu vực sông Nile đã viết ra chữ tượng hình trên giấy papyrus; 4500 năm trước, người Ấn Độ ở lưu vực sông Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết con dấu tượng hình. Những loại chữ viết cổ này ban đầu đều là chữ tượng hình. Khoảng 4500 năm đến 3000 năm trước, chữ Hán Chữ viết hình nêm thời kỳ đầu là những ký hiệu tượng hình.
  • 11. 11 Ánh bình minh của nền văn minh mà những người Trung Quốc sống trong lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang khắc trên đồ gốm, xương thú, đồ đồng thau cũng là chữ tượng hình. Những chữ viết cổ xưa của những dân tộc khác, đều dùng hình thể biểu ý, tượng hình, đã thể hiện được những nền văn minh sông Mẹ rực rỡ khác nhau. Những văn tự từ thời xa xưa tuy không hoàn toàn ghi lại được như ngôn ngữ, nhưng những thông tin chủ yếu của ngôn ngữ đó đã được lưu giữ trong những ký hiệu đó. CHỮ VIẾT HÌNH NÊM CỦA NGƯỜI SUMER CỔ Chữ viết hình nêm hẳn là loại chữ viết sớm nhất trên thế giới. 5500 năm trước, người Sumer sinh sống tại Mes- opotamia đã sáng tạo ra loại chữ viết kỳ lạ này, đó là dùng một loại bút bằng cỏ lau khắc trên đất sét, nét bút một đầu to đậm, một đầu nhỏ mảnh, giống như cái đinh hoặc cái nêm, nên được gọi là “chữ viết hình nêm” hoặc là “chữ viết đầu đinh”. Tiền thân của chữ viết hình nêm vẫn rất giống với những bức tranh, thuộc về chữ viết tượng hình dưới dạng hình vẽ. Chữ viết hình nêm do người Sumer phát minh, cực kỳ hưng thịnh vào thời kỳ Babylon, tồn tại khoảng hơn 3000 năm, sau dần dần biến mất. Ngày nay, sau khi chữ viết hình nêm biến mất hơn 2000 năm, tổng cộng có 75 miếng đất sét có khắc chữ viết hình nêm đã được phát hiện, ngoài ra, còn có thể thấy rất nhiều chữ viết hình nêm được khắc trên vách đá, bia đá, cột đá, trong đó nổi tiếng nhất là cột đá “Luật Hamurabi” nổi tiếng và 贝希斯顿 đã thể hiện được những đặc trưng của chữ viết hình nêm. Năm 1851, học giả người Anh Rawlinson đã dịch chữ viết hình nêm được viết trên một vách đá, đã vén màn bí mật của chữ viết hình nêm. Minh văn贝希斯顿được khắc trên vách núi dựng đứng cao 91m ở thôn 贝希斯顿, nó được khắc bằng 3 thứ tiếng, trên cùng là chữ viết hình nêm Babylon, ở giữa là chữ Elam, cuối cùng là chữ Ba tư cổ. Bản dịch của
  • 12. 12 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa Cột đá “Luật Hamurabi”. Cột đá cao 2.25m. Hình điêu khắc phía trên tượng trưng cho tư tưởng “Quyền lực của nhà vua là do thần thánh ban cho”: Thần thái dương đang ngồi trao quyền trượng cho quốc vương Hamu- rabi đang đứng. Phía dưới là toàn văn bộ luật dùng 8000 chữ viết hình nêm khắc thành. Cột đá hiện được lưu giữ trong Bảo tàng cung Louvere ở nước Pháp Học giả người Anh Rawlinson được sự giúp đỡ của một cậu bé dũng cảm, đã dập được bản khắc của bức khắc chữ viết hình nêm trên một vách đá cheo leo. Sau đó, Rawlinson đã mất hơn mười năm, phiên dịch thành công toàn bộ chữ viết hình nêm trên vách đá đó, từ đó đã vén màn bí mật của chữ viết hình nêm. Rawlinson đã được mệnh danh là “Cha đẻ của chữ viết hình nêm”.
  • 13. 13 Ánh bình minh của nền văn minh Rawlinson được bắt đầu từ văn Ba tư cổ mà ông rất thành thạo, dịch chữ viết hình nêm đã giúp chúng ta thấy được diện mạo lịch sử cổ xưa của lưu vực hai sông (Tigris và sông Euphrates),nếu không, nền văn minh cổ xưa huy hoàng đó có thể vĩnhviễnbị chôn kín trong lớp bụi mờ của lịch sử. CHỮ VIẾT TƯỢNG HÌNH AI CẬP CỔ Khoảng 5000 năm trước, những cư dân Ai Cập cổ sinh sống ở lưu vực sông Nile đã sáng tạo ra chữ viết tượng hình, loại chữ viết dưới dạng hình vẽ này hiện nay vẫn có thể nhìn thấy trên trên các Kim Tự Tháp, miếu thờ. Người Ai Cập cổ thường dùng bút bằng lau sậy viết loại chữ này trên loại giấy papyrus, làm thành những quyển sách bằng giấy papyrus, đây có lẽ là những cuốn sách đầu tiên trên thế giới. Năm 525 trước Công nguyên, Ai Cập bị Ba Tư chinh phục, chữ viết tượng hình đã tồn tại 3000 năm ở Ai Cập cổ từ đó dần dần biến mất, sau khi một vị tăng lữ hiểu được chữ viết tượng hình Ai Cập cuối cùng qua đời, thì không còn ai có thể hiểu loại chữ này nữa. Đã từ rất lâu chữ tượng hình Ai Cập luôn bị bao phủ bởi một bức màn thần bí. Năm 1798, Napoleon nước Pháp viễn chinh Ai Cập, sang Chữ tượng hình Ai Cập cổ
  • 14. 14 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa năm sau trong lúc xây cứ điểm ở một thị trấn nhỏ tên là Roset- ta gần cửa sông Nile , trong đống đá lộn xộn đó binh sĩ Pháp đã phát hiện một bia đá khắc đầy ba loại chữ, chữ tượng hình Ai cập cổ, chữ tượng hình phổ thông và chữ Hy lạp, đó chính là “Bia đá Rosetta” nổi tiếng. Năm 1824, chữ viết trên “Bia đá Rossetta” được học giả người Pháp tên là Champollion, một người tinh thông mười mấy loại cổ ngữ đã dựa vào chữ tượng hình trên bia đá minh văn của Hy lạp để dịch ra, như vậy mới phá giải được bí mật về chữ viết tượng hình Ai Cập cổ, văn minh Ai cập cổ cũng từ đó mà lộ ra chân dung đích thực của mình, “Ai cập học” từ đó đã xuất hiện trên thế giới. KÝ HIỆU DẤU ẤN THẦN BÍ – CHỮ VIẾT ẤN ĐỘ VIỄN CỔ Ấn Độ cổ là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, đối với văn minh thế giới, Ấn Độ cổ đều có những cống hiến mang tính khai sáng trong các lĩnh vực như triết học, văn học, khoa học tự nhiên… Đến đầu thế kỷ thứ XX, văn minh viễn cổ Ấn Độ mới được phát hiện, chính là “Văn hóa Harappa”. Văn hóa Harappa là văn hóa thời đại đồng thau ở Ấn Độ cổ, xuất hiện vào khoảng 4500 năm trước, 3700 năm trước đột nhiên biến mất, thời gian tồn tại đại thể song song với triều Hạ của Trung Quốc (năm 2070 trước công nguyên - năm 1600 trước công “Chữ viết con dấu” của Ấn độ cổ. Những ký hiệu thần bí được khắc trên dấu ấn vuông vức chính là chữ tượng hình, đang im ắng nằm chờ người dịch.
  • 15. 15 Ánh bình minh của nền văn minh Di chỉ thành phố Văn hóa Harappa. Người ta phát hiện mấy di chỉ thành phố của văn hóa Harappa ở lưu vực sông Ấn Độ, đều có quy mô rất lớn. Chữ viết con dấu tinh xảo cũng được phát hiện trong những di chỉ của thành phố này. nguyên). Nhân viên khảo cổ phát hiện ra mấy di chỉ thành phố Harappa, quy mô rất lớn, được mệnh danh là “Mahattan của thời đại đồng thau”. Chuyên viên khảo cổ đã phát hiện ra chữ viết thời kỳ Harappa trong những di chỉ thành phố này. Những chữ viết này phần lớn được khắc trên con dấu chế tác từ đá, đồ sứ và ngà voi, cho nên được gọi là “chữ viết con dấu”. Hiện nay đã phát hiện được hơn 2500 con dấu, hơn 500 ký hiệu chữ viết, những ký hiệu này phần lớn là chữ tượng hình, trong đó có một số ký hiệu biểu âm. Điều khiến người ta kinh ngạc là, trên mỗi một con dấu nhỏ cũng đều được khắc những hình vẽ động vật tinh xảo, trình độ nghệ thuật tương đối cao, khiến cho người ta khó có thể tin được. Điểm khác với chữ hình nêm Mesopotamia và chữ Ai Cập là chữ viết con dấu của Ấn Độ viễn cổ đến nay vẫn chưa được dịch ra, hơn nữa văn minh Harappachỉ tồn tại mấy trăm năm đột nhiên biến mất, do đó chữ viết con dấu Ấn Độ và văn hóa Harappa vẫn vô cùng thần bí đối với các nhà văn tự học và sử học thế giới, Còn về chữ Phạn cổ của Ấn Độ mà mọi người đều biết lại là chuyện của sau này, cơ bản là không có
  • 16. 16 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa quanhệtrựctiếpnàovớichữviếtdấuấn. CHỮ VIẾT TƯỢNG HÌNH CỦA TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI Trung Quốc là một trong những đất nước có nền văn minh lâu đời của phương Đông và thế giới, lịch sử chữ viết ít nhất cũng có 5000 năm. Những ký hiệu khắc họa chữ tượng hình trên đồ gốm sứ ở vùng Đại vấn khẩu thuộc tỉnh Sơn Đông hạ du sông Hoàng Hà đã cho thấy rằng đây là văn tự sớm nhất của Trung Quốc. Chữ Giáp cốt được khắc trên mai rùa, xương thú chính là chữ viết tương đối thành thục đã tạo thành hệ thống văn tự của Trung Quốc, chữ Hán về sau cơ bản đều dựa trên chữ Giáp cốt mà phát triển thành. Giống như các loại văn tự cổ của các dân tộc phương đông có nền văn minh sông mẹ, ký tự văn tự sớm nhất của người Trung Quốc cũng đều là hình vẽ, đều dùng hình thể tượng hình để biểu đạt ý niệm. Chữ Giáp cốt có nội dung về việc cúng tế, săn bắn
  • 17. 17 Ánh bình minh của nền văn minh VẬN MỆNH KHÁC NHAU CỦA VĂN TỰ BIỂU Ý Ở NỀN VĂN MINH SÔNG MẸ Ở đâu không biết xuất hiện một tộc người hàng hải đã xoay chuyển hướng đi của hai loại văn tự biểu ý của nền văn minh sông mẹ. SỰ XUẤT HIỆN CHỮ CÁI Từ thế kỷ 13 cho đến thế kỷ 11 trước công nguyên, ở bờ đông Địa trung hải, nay là Syria, vùng Lebanon, đã xuất hiện 1 tộc người giỏi về hàng hải và kinh thương, họ thường mặc một bộ đồ màu tía, người đời gọi họ là người Phoenicia, “Phoenicia” tiếng Hy lạp có nghĩa là màu tía. Vì nhu cầu cấp thiết trong việc giao lưu hàng hải và kinh thương và để tiện cho việc ghi chép sổ sách, người Phoenicia đã dựa vào chữ hình nêm Babylon và chữ tượng hình đã sáng tạo ra 22 chữ cái Phoenicia cơ bản, đây chính là văn tự bình dân thực dụng và nhanh gọn. Từ đó về sau người Hy Lạp đã dựa trên cơ sở chữ cái của người Phoe- nicia để tạo ra chữ cái Hy Lạp, đế quốc La Mã lại dựa trên cơ sở chữ cái của Hy Lạp để tạo ra chữ cái Latin. Cùng vào thời kỳ này chữ viết hình nêm Sumer và chữ viết tượng hình Ai Cập cổ dần dần mất đi. Chữ Latin kết hợp với Người Phoenicia sáng tạo ra 22 chữ cái
  • 18. 18 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa một loại ngôn ngữ nào đó đều có thể hình thành một loại chữ viết mới, thế là các sắc tộc càng đông dần lên thì các chữ viết mẫu tự không giống nhau xuất hiện càng nhiều ở đại lục Châu Âu. Các sắc tộc khác nhau sử dụng chữ Latin khác nhau là cơ sở hình thành nên cục diện chính trị của các quốc gia ở Châu Âu. Có thể nói chữ phiên âm ở Châu Âu hiện nay phần lớn là dựa vào những biến đổi của chữ Hy lạp và chữ Latin mà thành, cũng có thể nói chữ Phoenicia chính là thủy tổ của chữ viết Châu Âu ngày nay. Chữ viết biểu ý của Ai cập cổ, Babylon cổ, Ấn độ cổ cuối cùng đã bị mất đi hoặc bị chữ mẫu tự thay thế, đây chính là vận mệnh của lịch sử. VĂN TỰ CỔ DUY NHẤT CÒN SỐNG SÓT Vận mệnh chữ tượng hình Trung Quốc lại khác. Năm 1899 chữ Giáp Cốt được phát hiện, các học giả văn tự của Trung Quốc nhìn thấy các chữ này rất giống các chữ kim văn khắc trên đồ đồng xanh và hầu như không mất mấy ngày họ đã dịch ra được không ít chữ Giáp cốt. Việc này cho thấy, chữ Hán có tính kế thừa, đây chính là một dạng tiếp biến văn hóa, những chữ viết sau này có thể kiểm chứng được những chữ viết trước đây. Chính do mối quan hệ kế thừa này mà việc Hoàng Hà và Trường Giang Trung Quốc có hai dòng sông lớn cuồn cuộn chảy từ Tây sang Đông chính là Hoàng Hà, và Trường Giang. Hai dòng Sông lớn này đã mang theo phù sa màu mỡ, đất đai phì nhiêu cho miền Đông Trung Quốc, các hoạt động sản xuất nông nghiệp sớm nhất của Trung Quốc đều bắt nguồn từ đây, chữ Hán cũng được sản sinh ra chính tại nơi này.Hoàng Hà và Trường Giang chính là hai con sông Mẹ của Trung Quốc.
  • 19. 19 Ánh bình minh của nền văn minh dịch chữ Gíap Cốt không giống như dịch và giải mã chữ hình nêm và chữ tượng hình Ai Cập cổ, phải mượn văn tự khác. Tóm lại, cùng với tiến trình lịch sử, chữ viết cổ của các dân tộc khác nối tiếp nhau biến mất, chỉ có chữ Hán là vẫn tồn tại một cách thần kỳ. Trong nền văn hóa Trung Quốc lớn mạnh, chữ Hán được người dân Trung Quốc sử dụng đời đời, triều đại tuy có thay đổi, nhưng chữ viết vẫn không biến đổi, cách tư duy cụ thể lẫn trừu tượng kết hợp với quan niệm tả thực của người Trung Quốc đã hun đúc trong chữ Hán, khiến cho chữ Hán kiên trì lưu giữ được đặc diểm dùng kết cấu để biểu đạt ý nghĩa của mình. Trong suốt 5000 năm, lịch sử Trung Quốc chưa từng gián đoạn và sự phát triển của chữ Hán cũng chưa hề gián đoạn. Ngày nay, chữ Hán là loại chữ viết cổ duy nhất còn sống sót trên thế giới, là kỳ tích của nền văn minh nhân loại. Hoàng Hà, cái nôi của nền văn minh Trung Hoa
  • 20. 20 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa LỰA CHỌN CHUNG CỦA HÌNH VẼ BIỂU Ý Khi người ta muốn biểu đạt một ý nghĩa đơn giản, thì không gì trực quan và nhanh chóng bằng vẽ ra một hình vẽ. Còn hình vẽ đó tiến thêm một bước trừu tượng hóa và ký hiệu hóa, đồng thời hình thành một ký hiệu chữ viết có cả phần đọc âm nữa thì đó là một sự việc lâu dài về sau nữa. GHI CHÉP SỰ VIỆC BẰNG TRANH VẼ TRÊN VÁCH ĐÁ Dùng hình vẽ để biểu đạt ý nghĩa là phương pháp trực quan nhất, đơn giản nhất.Trước khi chữ viết ra đời rất lâu, không hẹn mà gặp những cư dân đầu tiên ở xã hội nguyên thủy ở phương Đông cũng như ở phương Tây đã dùng phương thức vẽ hoặc khắc họa hình vẽ lên các vách đá, đây chính là nham họa. Nham họa là phương pháp ghi chép lâu đời nhất của nhân loại, cũng là hình thức hội họa cổ xưa nhất, đại diện cho thành tựu nghệ thuật cao nhất trong thời kỳ xã hội nguyên thủy đồ đá. Trước mắt, trên thế giới đã có hơn 120 quốc gia và các vùng đã phát hiện ra nham họa. Những bức họa này đã mở ra một thế giới nguyên thuỷ thần bí cổ xưa, nổi tiếng nhất là những bức họa trên nham thạch ở hang động Altamira của Tây Ban Nha và Lascaux của Pháp, cũng như các bức họa trên nham thạch ở nhiều vùng tại Trung Quốc. Điều khiến người ta kinh ngạc, là có một số bức họa cách đây mười ngàn năm trước đã có trình độ nghệ thuật hội họa cực cao, điều cần nói là rất nhiều bức nham họa Trung quốc đã mang tính đồ án hóa, ký hiệu hóa, nhiều hình vẽ còn rất giống các chữ Hán sau này. Nham họa dùng hình tượng nghệ thuật của mình để biểu đạt một hàm ý nào đó,không liên quan gì đến ngôn ngữ, không có cách đọc, nó chỉ xuất hiện trên vách đá hay trên nham thạch của một hang động nào đó,không phải là ký hiệu truyền tin, đương nhiên không phải là chữ Hán. Nhưng nham
  • 21. 21 Ánh bình minh của nền văn minh Các hình ảnh trong các bức nham họa viễn cổ của Trung Quốc. Rất nhiều các hình vẽ đã được hình ảnh hóa, rất giống các chữ Hán tượng hình. Một số hình ảnh trong bức họa rất giống hình thức lúc đầu của chữ Hán, như: “Ngưu (trâu), khuyển (chó), dương (dê), mục (chăn gia súc), điểu (chim), nhân (người), xạ (bắn cung), diệc (nách), vũ (múa), mỹ (đẹp), nữ(côgái),diện(mặt),nhật(mặttrời),mộc(cây),xa(xe)…” Bức họa ở hang động vùng Altamira của Tây Ban Nha (Thời kỳ cuối thời đại đồ đá cũ). Tạo hình thành thục, chuẩn xác,bút pháp hào sảng đầy nội lực, màu sắc sậm, rất khó tin đây lại là một tác phẩm nghệ thuật có từ một vạn năm trước.
  • 22. 22 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa họa đã miêu tả các hoạt động của con người, cũng như sự vật tự nhiên,dùng hình ảnh để biểu ý, kỳ thực chính là ghi lại sự việc. Tuy nham họa không phải là chữ Hán, nhưng có thể xác nhận một điều là, sự biểu ý các hình vẽ trên nham họa và đồ án hóa rất có ý nghĩa trong sự hình thành chữ viết, ít ra nó có tác dụng khơi gợi cho việc hình thành chữ viết tượng hình. Có thể nói các bức họa nham thạch của Trung Quốc cổ xưa chính là nguồn gốc phong phú cho sự hình thành chữ Hán. GHI CHÉP SỰ VIỆC BẰNG TRANH VẼ TRÊN ĐỒ GỐM Bước vào thời kỳ đồ đá mới, các quốc gia cổ xưa ở phương Đông và phương Tây đều đã chế tạo được đồ gốm, đồng thời trên các đồ gốm đó đã xuất hiện những nét vẽ rất mộc mạc. Đồ gốm là một sản phẩm mới tinh được con người sáng tạo ra từ sự tận dụng những sản vật thiên nhiên và ý chí của bản thân mình. Đồ gốm là cái mốc của thời đại đồ đá mới. Vào thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều của Trung Quốc cách đây khoảng sáu ngàn năm, ở lưu vực sông Hoàng Hà đã xuất hiện một lượng lớn các hình vẽ trên đồ gốm sứ, những hình vẽ này chất phác, ngây thơ, các hoa văn trên hình vẽ rất sống động thú vị đã thể hiện được tài năng hội họa của người dân thời cổ đại lúc bấy giờ. Trên một số đồ Bình gốm màu(Thời kỳ văn hóa gốm màu).Đây là tác phẩm hơn 6000 năm. Các nhà khảo cổ cho rằng những hình vẽ này ghi lại cuộc đấu tra- nh ở xã hội nguyên thủy, một tộc người thờ thần chim đãchiến thắng một tộc người thờ thần cá.
  • 23. 23 Ánh bình minh của nền văn minh gốm sứ còn có các hình vẽ màu đen, đỏ, trắng nên được gọi là gốm màu. Các gốm màu xuất hiện vào thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều cũng rất đặc sắc, vì vậy mà người ta gọi văn hóa Ngưỡng Thiều là “văn hóa gốm màu”, Giống như những hình vẽ trên vách đá, vẽ trên gốm không phải là ký hiệu ngôn ngữ, không liên quan gì đến ngôn ngữ, không có âm đọc, cũng không có tác dụng chuyển tải thông tin, do đó chúng không phải là chữ viết, chúng đơn thuần chỉ là những tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất vào thời xa xưa mà thôi. Những hoa văn trên gốm, trên nham họa chính là những thành tựu nghệ thuật cổ xưa, tuy không phải là chữ viết, nhưng tính biểu ý và hình vẽ của chúng lại là sự chuẩn bị tuyệt vời cho sự xuất hiện của chữ Hán sau này. Văn hóa Ngưỡng Thiều Là nền văn hóa ở vùng trung, hạ du sông Hoàng Hà vào thời kỳ đồ đá mới ,cách đây khoảng 5500 đến 7000 năm. Lúc đó người dân đã sống định cư, đã biết tạo ra đồ gốm màu, sống chính bằng nghề nông, còn có các hoạt động khác như săn bắn , hái lượm, chăn nuôi. Hoa văn trên đồ gốm của Văn hóa Ngưỡng Thiều được vẽ rất đẹp, những hình vẽ mang tính biểu ý này chính là manh nha cho chữ Hán hình tượng sau này, một dạng ký hiệu hình học khác trên đồ gốm lại có mối quan hệ mật thiết hơn với sự ra đời của chữ Hán về sau.
  • 24. 24 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa Bình gốm màu có họa tiết hình người nhảy múa (Thuộc thời kỳ văn hóa giai đoạn Mã Giá Diêu). Bên trong miệng bình gốm có ba nhóm người đang nhảy múa, mỗi nhóm khoảng 5 người, tay nắm tay vui vẻ nhảy múa, hình ảnh sống động tái hiện lại cảnh nhảy múa tập thể của người dân thời kỳ cổ. Động tác nhảy múa của họ liên kết nhau tạo thành một đường diềm mang tính hình tượng.
  • 25. 25 Ánh bình minh của nền văn minh
  • 26. 26
  • 27. 27 KHỞI NGUỒN CỦA CHỮ HÁN Chữ Hán bắt nguồn từ hình vẽ. Ngay từ buổi ban đầu tạo chữ, tổ tiên người Trung Quốc đã chọn phương pháp dùng hình vẽ để biểu đạt ý nghĩa, chữ Hán được tạo từ hình vẽ mà ra. Chữ Hán là một loại ký hiệu thị giác có khả năng biểu đạt ý nghĩa, nó bắt nguồn từ phương pháp quan sát độc đáo của người Trung Quốc cổ. Trong vô số truyền thuyết khởi nguồn của chữ Hán, có một truyền thuyết lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian đó chính là: Chữ Hán là do Thương Hiệt một người có bốn con mắt tạo ra….
  • 28. 28 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa TRUYỀN THUYẾT VIỄN CỔ Thời viễn cổ có rất nhiều truyền thuyết thần kỳ, chúng luôn phản ảnh một sự thật lịch sử nào đó. PHỤC HY VẼ BÁT QUÁI Lưu vực sông Hoàng Hà vào thời kỳ viễn cổ trong truyền thuyết, xuất hiện một nhân vật thần kỳ, ông ta dạy con người đan lưới bắt cá, chăn nuôi gia súc, từ đó loài người đã biết sinh sống bằng nghề đánh bắt, hái lượm, chăn thả, nhân vật thần kỳ này chính là Phục Hy, Phục Hy đã vẽ ra bát quái, từ đó sinh ra chữ Hán. Bát quái là một hình vẽ có tám nhóm dùng để bói toán,do ký hiệu “_” và “_ _”tạo thành . “_” là đại diện cho DƯƠNG , “_ _” đại diện cho ÂM , ÂM DƯƠNG phối hợp nhau, 3 vạch tạo thành một nhóm, tổng cộng 8 nhóm. Mỗi nhóm là một quẻ, mỗi quẻ đều có một tên riêng đại diện cho các sự vật thiên nhiên như Thiên (trời), Địa (đất), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Phong (gió), Lôi (sấm), Sơn (núi), Trạch (đầm), rất rõ ràng. Hình vẽ Bát Quái khác xa với hình thể chữ Hán, các đường nét ngắn, dài sao có thể tạo được ra chữ Hán với các nét ngang dọc phong phú và kết cấu phức tạp chứ? Cho nên nói Bát Quái là khởi nguồn của chữ Hán thì thật khiến cho Bát Quái đồ thần bí. Bát Quái có nội dung tư tưởng rất phong phú, thể hiện được trí tuệ cao siêu của người dân Trung Quốc thời viễn cổ.
  • 29. 29 Khởi nguồn của chữ Hán Miếu Phục Hy. Miếu Phục Hy nằm ở thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc. Tương truyền tổ tiên người Trung Quốc là Phục Hy và Nữ Oa đều được sinh ra ở đây. người ta khó tin. Nếu như nghiên cứu kỹ một chút thì chỉ có ký hiệu của chữ số và cực ít chữ Hán có liên quan với Bát Quái. Ví dụ như hình dạng của chữ số 3 thì hơi giống với hình thù quẻ Càn; hình thù chữ Hán cổ của chữ “Thủy” thì hơi giống với hình thù quẻ Khảm. Còn rất nhiều hình thù của những chữ Hán khác thì có tưởng tượng cỡ nào cũng không thể giống với hình thù của Bát Quái được. Vì vậy, nếu như nói Chữ Hán bắt nguồn từ Bát Quái là là một thuyết không đáng tin.
  • 30. 30 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa Kết dây thừng ghi nhớ sự việc là một phương pháp ghi chuyện vô cùng phổ biến trước khi chữ viết ra đời, là một phương pháp dùng vật thể để giúp đỡ trí nhớ, rất có tác dụng trong cuộc sống của con người vào thời viễn cổ. Kết dây thừng tức là dùng dây thừng kết lại, ghi việc lớn thì kết mối lớn, ghi việc nhỏ thì kết mối nhỏ, việc nhiều thì kết nhiều, việc ít thì kết ít. Có điều, những mối thừng này chỉ là ký hiệu mà một người nào đó hoặc một số người nào đó mới có thể hiểu được, nó chỉ có thể giúp đỡ trí nhớ, chứ không Người cổ xưa kết dây thừng ghi lại sự việc. Dùng việc kết thừng ghi lại một buổi săn bắn, chỉ có người kết dây thừng mới biết được việc này. thể ghi chép và truyền bá ngôn ngữ. Ví dụ, để ghi chép lại việc săn bắn, người dân thời xa xưa đã kết một mối thừng để chỉ việc họ đã bắn hạ được một con hươu, một con heo rừng hay là một con sơn dương? Chỉ có người kết dây thừng mới biết việc này. Cho nên việc kết thừng ghi nhớ sự việc có hiệu quả rất thấp, phạm vi sử dụng cũng rất nhỏ càng không thể là biện pháp truyền bá thông tin rộng rãi. Tóm lại, dùng dây thừng để kết mối thừng, nhưng không thể tạo ra được con chữ với muôn hình vạn trạng. Sau khi nghiên cứu có người cho rằng, có khả năng, một số ký hiệu chỉ con số trong chữ viết cổ là do ký hiệu kết thừng diễn biến mà ra. Con người kết thừng là để ghi chép sự việc, phát minh ra chữ Hán cũng có cùng mục đích tương tự, cho nên thời đại kết thừng đã không cách thời đại chữ viết là bao xa nữa.
  • 31. 31 Khởi nguồn của chữ Hán THƯƠNG HIỆT TẠO CHỮ Thương Hiệt tạo chữ là một truyền thuyết thần kỳ được lưu truyền rất rộng rãi. Tương truyền hơn 5000 năm trước, tổ tiên của người Trung Quốc là Hoàng Đế thống nhất lưu vực sông Hoàng Hà, hợp thành liên minh các dân tộc Hoa Hạ. Hoàng Đế có một sử quan, tên là Thương Hiệt. Thương Hiệt là một người rất thần kỳ, ông có bốn con mắt, giỏi quan sát thế gian vạn vật, khi ông ngẩng đầu lên nhìn thấy hình dạng của muôn vàn vì sao trên bầu trời, cúi đầu xuống nhìn thấy dấu chân của chim thú đi trên mặt đất, ông cảm thấy hình dạng khác nhau có thể phân biệt được sự vật, việc này đã gợi ý cho ông sáng tạo ra chữ Hán tượng hình. Điều thần kỳ hơn nữa là, công đức của Thương Hiệt sáng tạo ra chữ viết đã làm Thiên Đế cảm động, Thiên Đế bèn ban cho trần gian một trận mưa thóc nhưng quỷ quái lại lo lắng, có chữ viết thì những bí mật của chúng sẽ bị lộ ra, thế nên chúng sợ đến mức than khóc gào thét trong đêm. Trong cổ thư “Hoài Nam Tử” có ghi “Thương Hiệt tạo chữ, trời ban cho mưa thóc, ma quỷ kêu khóc suốt đêm”. Rõ ràng, sự xuất hiện của chữ viết là một sự kiện lớn kinh động trời đất, quỷ thần than khóc, trong con mắt của người cổ đại, chữ Hán chính là “Thần Tự” (chữ viết thánh thần) mà họ vô cùng sùng bái. Chân dung Thương Hiệt. Truyền thuyết nói Thương Hiệt có bốn con mắt
  • 32. 32 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa GỢI Ý VỀ VIỆC TẠO CHỮ CỦA THƯƠNG HIỆT Ngày nay nhìn lại, sự thần kỳ về việc Thương Hiệt tạo ra chữ Hán là một điều khó tin. Một mình Thương Hiệt tạo ra chữ viết không phù hợp với sự ra đời của chữ viết, bởi vì chữ viết phải trải qua quá trình phát triển tương đối dài. Trên thực tế, chữ Hán là sáng tạo tập thể trong cuộc sống lao động trường kỳ của tổ tiên người Trung Quốc. Nếu như thời kỳ viễn cổ thật sự có nhân vật Thương Hiệt này, thì ông ta đã là người có học vấn cao có khả năng chỉnh lý được chữ Hán. Truyền thuyết Thương Hiệt tạo chữ Hán rất có giá trị trong việc tìm tòi sự khởi nguồn của chữ Hán, Thương Hiệt dùng bốn con mắt quan sát sự vật để tạo ra chữ Hán, rõ ràng đã cho chúng ta thấy chữ Hán là một ký hiệu thị giác biểu ý, chữ Hán được tạo ra bắt nguồn từ vẽ hình vẽ. Thương Hiệt tạo chữ. Thương Hiệt tạo ra chữ viết, kinh động thiên địa, quỷ thần than khóc.
  • 33. 33 Khởi nguồn của chữ Hán TÌM TÒI KHỞI NGUỒN CỦA CHỮ HÁN Làm rõ diện mạo thật sự khởi nguồn của chữ Hán có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu của sự khởi nguồn, diễn biến, phát triển và những ứng dụng chữ Hán. Để bước vào niên đại lâu đời của khởi nguồn chữ Hán, chúng ta chỉ có thể dựa vào những phát hiện của khảo cổ. HAI LOẠI KÝ HIỆU VẼ TRÊN ĐỒ GỐM Vào thời kỳ viễn cổ, người Trung Quốc vẫn còn khắc vẽ một lượng lớn các ký hiệu lên đồ gốm, trở thành tư liệu quan trọng cho chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc của chữ Hán. Những ký hiệu khắc vẽ này chủ yếu có hai loại: ký hiệu hình học và ký hiệu tượng hình. KÝ HIỆU HÌNH HỌC DÙNG ĐỂ GHI CHÉP SỰ VIỆC TRÊN ĐỒ GỐM Những người làm công tác khảo cổ đã phát hiện rất nhiều ký hiệu hình học trên các đồ gốm tại một số di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều thuộc khu vực trung du Hoàng Hà, như thôn Bán Pha, Khương Trại (Tây An, Thiểm Tây)… Những ký hiệu đường nét khắc trên đồ gốm từ năm, sáu ngàn năm Ký hiệu khắc trên đồ gốm Bán Pha, Tây An Ký hiệu khắc trên đồ gốm Nhị Lý Đầu
  • 34. 34 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa trước đó, vì rất đơn giản, lại rất trừu tượng, cho nên rất khó để nhận biết được những ý nghĩa mà chúng biểu thị, rất khó để nói chúng chắc chắn là chữ Hán. Có điều, những ký hiệu này lặp đi lặp lại, chúng chỉ rõ đó là những hình khắc vẽ có mục đích, chắc chắn là có chức năng ghi chép sự việc nào đó. Gần đây, ở vùng Nhị Lý Đầu tỉnh Hà Nam, trên những đồ gốm có niên đại 4000 năm được khai quật, người ta phát hiện ra hơn 20 ký hiệu khắc họa, có hình thể rất giống với những ký hiệu khắc họa trên đồ gốm ở Bán Pha, Khương Trại, trong đó một số ký hiệu đã có hình thể gần giống với chữ Giáp Cốt của thời Thương - Chu. Hiện nay, tuy chúng ta vẫn không thể khẳng định được những ký hiệu khắc vẽ trên đồ gốm hình học chắc chắn là chữ viết, nhưng kết cấu đường nét của loại ký hiệu này khá đồng nhất với chữ viết sau này. Ký hiệu hình học khắc vẽ trên đồ gốm văn hóa Ngưỡng Thiều rất có thể là khởi nguồn của chữ Hán. KÝ HIỆU TƯỢNG HÌNH DÙNG ĐỂ GHI CHÉP SỰ VIỆC TRÊN ĐỒ GỐM 5000 năm trước, Cư dân sống ở vùng lân cận của Thái Sơn Văn hóa Đại Vấn Khẩu Văn hóa Đại Vấn Khẩu là một nền văn hóa thuộc thời đại đồ đá mới, khoảng 6000 - 4500 năm trước, chủ yếu phân bố tại các khu vực hạ lưu sông Hoàng Hà như Sơn Đông và Giang Tô, khu vực phía bắc của An Huy. Giai đoạn đầu là thời kỳ công xã thị tộc mẫu hệ, giai đoạn giữa và cuối là thời kỳ công xã thị tộc phụ hệ. Khi đó cầy cấy là hoạt động sinh hoạt chủ yếu, trình độ chế tác đồ gốm của nền văn hóa này đã phát triển rất cao, có gốm đen và gốm trắng, còn có một số đồ gốm khắc các ký hiệu tượng hình trên bề mặt. Những ký hiệu khắc trên đồ gốm văn hóa ĐạiV ấn K hẩu đó rất có thể là chữ viết đầu tiên của Trung Quốc.
  • 35. 35 Khởi nguồn của chữ Hán Vật tổ hoặc tộc huy (ký hiệu của bộ tộc) trên đồ gốm và đồ đồng thau. Các ký tự này rất giống với hình thù lúc đầu của những chữ Hán tượng hình như “Xà” (rắn), “Tượng” (voi), “Trư” (lợn), “Ngưu” (trâu), “Long” (rồng), “Hổ” (hổ), “Khuyển” (chó), “Dương” (dê), “Lộc” (nai), “Điểu” (chim), “Ngư” (cá), “Nguyệt” (mặt trăng), “Nhật” (mặt trời), “Sơn”(núi), “Hỏa” (lửa), “Mỹ” (đẹp).... Ký hiệu chữ 旦 “Đán” (buổi sớm) khắc trên mặt đồ gốm thuộc văn hóa Đại Vấn Khẩu
  • 36. 36 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa (thuộc tỉnh Sơn Đông), đã dùng một số ký hiệu hình vẽ để ghi chép hoặc dùng ký hiệu hình vẽ đó làm vật tổ (to-tem), được khắc vẽ trên đồ gốm, đây chính là ký hiệu khắc vẽ trên đồ gốm văn hóa Đại Vấn Khẩu nổi tiếng. Những ký hiệu hình vẽ này dùng đường nét để khắc họa sự vật, nhìn thì rõ ràng không giống với ký hiệu hình học, mà lại giống với chữ Giáp cốt sau này hơn, cùng một loại ký hiệu nhưng phát hiện ở rất nhiều nơi, cho thấy loại ký hiệu này không chỉ có chức năng truyền đạt thông tin, hơn nữa còn được sử dụng thường xuyên, rất có khả năng nó có âm đọc. Vì thế, rất nhiều chuyên gia, học giả cho rằng, ký hiệu khắc vẽ trên đồ gốm của văn hóa Đại Vấn Khẩu có hình, có nghĩa, có âm đọc, có lẽ là chữ viết sớm nhất của Trung Quốc, tức là loại chữ viết hình vẽ nguyên thủy. Chúng ta xem một ký hiệu tượng hình khắc vẽ trên đồ gốm, chúng rất giống bức tranh vẽ cảnh buổi sớm: Mặt trời mọc trên núi, xuyên qua tầng mây, dần dần nhô cao. Rất nhiều nhà văn tự học đã nói đây là chữ “Đán” (旦) “Đán” có nghĩa là sáng sớm, bộ “Nhật” (日) phía trên là mặt trời, còn bộ “Nhất” (一) phía dưới là giản lược của núi và mây. Ký hiệu chữ “Đán” khắc trên đồ gốm này có phải là cảnh tượng mặt trời mọc trên Thái Sơn mà người ta thường thấy không? Chữ “Đán” này còn được phát hiện ở Sơn Đông, An Huy, Giang Tô cho ta thấy trong lúc truyền tin chắc phải có cách đọc. Ngoài ra, có rất nhiều nhà văn tự học còn nói, ký hiệu chữ “Đán” này là vật tổ thị tộc, cách nói này cũng đáng tin cậy, vì tư liệu nghiên cứu chữ Hán cho thấy, rất nhiều vật tổ của thị tộc hoặc tộc huy mang tính tượng hình, sau này đều được sử dụng trong khi tạo chữ. Các nhà văn tự học đã chia việc phát triển chữ Hán thành ba giai đoạn: Văn tự hình vẽ lúc đầu,văn tự cổ và văn tự ngày nay. Các nhà văn tự học phát hiện nhiều ký hiệu hình vẽ được khắc trên đồ gốm vào thời kỳ văn hóa Đại Vấn Khẩu
  • 37. 37 Khởi nguồn của chữ Hán Bình minh trên đỉnh Thái Sơn. Đây là cảnh tượng bình minh làm say đắm lòng người mà người Đại Vấn Khẩu thời thì thuộc về “văn tự hình vẽ lúc đầu”, những chữ viết này còn là dạng hình vẽ, số lượng rất ít, về cơ bản không thể nói là hình thành hệ thống chữ viết. Có điều việc này đã dự báo trước, thời kỳ một số lượng lớn chữ viết xuất hiện và hoàn chỉnh thì không còn lâu nữa, chữ Hán đã bước vào thời kỳ “văn tự cổ” SUY ĐOÁN THỜI GIAN KHỞI NGUỒN CỦA CHỮ HÁN Việc ra đời của chữ Hán là một quá trình lâu dài, theo truyền thuyết cổ xưa Thương Hiệt tạo chữ, những hình vẽ biểu ý trên nham họa và đồ gốm màu, những ký hiệu biểu ý trên đồ gốm cùng với các ký hiệu của bộ tộc, totem đã cho chúng ta biết rằng: Chữ Hán khởi nguồn từ hình vẽ. Trong viễn cổ thường xuyên nhìn thấy.
  • 38. 38 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa đó kết cấu đường nét của những ký hiệu hình học được khắc trên đồ gốm, và hình vẽ biểu ý của những ký hiệu hình tượng, chính là đặc trưng quan trọng của chữ Hán cổ sau này. Nói như vậy mà nói, thì thời gian khởi nguồn chữ Hán vào khoảng 6000 năm của thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều, một loạt chữ Hán xuất hiện sớm nhất tức là các ký hiệu tượng hình của thời văn hóa Đại Vấn Khẩu được tạo ra tại khu vực núi Thái Sơn (Sơn Đông), hạ du sông Hoàng Hà vào khoảng 5000 năm trước. Đương nhiên, còn cần có thêm những ký hiệu có khả năng truyền đạt thông tin hơn nữa được khai quật để chứng minh điều này. Tóm lại, việc hình thành chữ Hán đã khẳng định thêm một lần nữa quá trình phát triển lâu dài của nó. Những năm gần đây, theo phát hiện mới của các nhà khảo cổ qua các tư liệu quan trọng như các ký hiệu trên nham họa ở Đại mạch địa thuộc thành phố Trung Vệ (Ninh Hạ), các ký hiệu được khắc ở trên mai rùa Gỉa Hồ ( Hà Nam) đã dấy lên một sự tưởng tượng về khởi nguồn của chữ Hán trong lòng một người. Ký hiệu hình vẽ trên các bức nham họa ở Đại Mạch Địa Gần đây người ta đã phát hiện một quần thể các bức nham họa từ thời xa xưa tập trung ở Đại Mạch Địa thuộc thành phố Trung Vệ (Ninh Hạ), trong đó những hình vẽ riêng lẻ được ký hiệu hóa, hình vẽ hoá hơn 1500 hình, có một số ký hiệu hình học rất giống chữ viết khiến cho các nhà văn tự học phải chú ý.
  • 39. 39 Khởi nguồn của chữ Hán Ký hiệu được khắc vẽ trên mai rùa ở Giả Hồ (Hà Nam) Năm 1987, các nhà khảo cổ đã khai quật di chỉ Gỉa Hồ ở thượng du sông Hoài, họ đã phát hiện trên một mai rùa có khắc ký hiệu hình chữ “Mục”, hình dạng rất giốngvới chữ “Mục”trong chữ Giáp Cốt thời Ân Thương, kế đó người ta phát hiện ra 17 ký hiệu được khắc trên mai rùa, đồ đá, đồ gốm, điều này đã làm chấn động giới học thuật. Di chỉ Giả Hồ thuộc về thời kỳ đồ đá mới, nếu như những ký hiệu này được xác nhận là chữ viết, thì khởi nguồn của chữ viết phải truy về 8000 năm trước. Việc này không chỉ có ý thời gian khởi nguồn của chữ Hán cần phải xem xét lại, màlà lịch sử văn tự cổ trên thế giới cũng phải viết lại. Cho dù những ký hiệu khắc trên mai rùa không phải là chữ viết thì cũng là những ký hiệu được khắc vẽ sớm nhất trên thế giới. Chúng chính là manh mối quan trọng cho việc tìm tòi nguồn gốc của chữ Hán.
  • 40. 40
  • 41. 41 DIỄN BIẾN HÌNHTHỂ CỦACHỮ HÁN Diễn biến hình thể của chữ Hán là một quá trình phát triển lịch sử lâu dài. Từ chữ Giáp Cốt thời Thương cho đến chữ Khải hiện nay. Hơn 3000 năm qua, hình thể của chữ Hán chủ yếu trải qua quá trình diễn biến từ Giáp cốt văn, kim văn, tiểu triện, lệ thư, khải thư, dần dần từ hình vẽ biến thành đường nét, từ tượng hình biến thành tượng trưng, từ phức tạp trở nên đơn giản. Giản lược hóa luôn là xu hướng phát triển chính của chữ Hán.
  • 42. 42 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa CỔ VĂN TỰ GIỐNG HÌNH VẼ Sau giai đoạn “Văn tự hình vẽ nguyên thủy”, chữ Hán bước vào giai đoạn “văn tự cổ”. Văn tự giai đoạn này tuy vẫn là hình vẽ nhưng đã tương đối hoàn thiện. Sự hoàn thiện của chữ Hán chính là cột mốc đánh dấu lịch sử Trung Quốc từ thời đại truyền thuyết chuyển sang thời đại lịch sử xác thực. GIÁP CỐT VĂN, CHỮ VIẾT TỪ DƯỚI ĐẤT CHUI LÊN Một trăm năm trước, các nông dân ở thôn Tiểu Đồn, thành phố An Dương tỉnh Hà Nam trong lúc làm nông, từ những luống cày của mình, họ đã phát hiện những mảnh xương có khắc những ký hiệu trên đó. Họ cứ ngỡ những mảnh xương ấy là “long cốt” (xương rồng) trong thuốc Bắc, cho nên họ đã bán cho các tiệm thuốc Bắc với giá rất rẻ. Sự thật thì những miếng “Longcốt” đó chính là “Gíap cốt”. “Giáp cốt” là cách gọi vắn tắt của mai rùa và xương thú (giáp là mai rùa, cốt là xương thú), những ký hiệu khắc trên đó chính là chữ Giáp cốt, chúng đã ngủ say trong lòng đất hơn ba ngàn năm nay rồi. Giáp cốt văn là chữ viết thời nhà Thương (1600 – 1046 trước Công nguyên) và Tây Chu (1046 – 771 trước Công nguyên). Loại chữ viết này là hợp thể của hình, âm và nghĩa, có thể ghi lại từng từ trong khẩu ngữ, hơn nữa có âm đọc, Một mảnh mai rùa khắc chữ (được khai quật ở khu Ân Khư thời Thương)
  • 43. 43 Diễn biến hình thể của chữ Hán Theo nghiên cứu của các học giả, ngoài Vương Ý Vinh ra, còn có học giả Vương Tương, Mạnh Định Sinh ở Thiên Tân cũng phát hiện chữ Giáp Cốt cùng thời kỳ đó. Họ là những người thu thập và nghiên cứu chữ Giáp Cốt đầu tiên cũng vào năm 1899. còn xuất hiện từ tổ và câu đơn giản. Giáp cốt văn đã có những ký hiệu biểu ý có thể ghi chép sự việc phức tạp, có thể đọc được, là loại chữ viết tương đối hoàn thiện. Đáng tiếc là, trong một thời gian rất dài, loại chữ viết cổ xưa quý báu như thế, đã bị bán không biết bao nhiêu để làm thuốc Đông y! Kể từ năm 1899 , chữ Gíap cốt đã nói lời cáo biệt với vận mệnh tiêu vong lặng lẽ bấy lâu nay, để trở thành vận may của nền văn minh lịch sử của nhân dân Trung Quốc cũng như của cả nhân loại. “Ân Khư” Ân Khư (khư là nơi hoang phế, bỏ hoang) nằm tại thôn Tiểu Đồn, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay, trước đây là đô thành của triều đại nhà Thương, cũng là đô thành ổn định đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. 3300 năm trước, vị vua đời thứ 20 của triều Thương là Bàn Canh đã dời đô về đất “Ân”, cho đến tận khi triều Thương diệt vong, Ân luôn là đô thành của triềuThương.Trênvùngđất ở Ân Khư, đã khai quật đượcdichỉcủahơn80cung điện, tông miếu và 13 lăng tẩm. Từ những văn vật phong phú thời Thương khai quật được như chữ Giáp cốt, đồ đồng thau, ngọc khí, đồ gốm, đồ đá, đồ sơn mài, đồ tơ lụa… chỉ riêng những mảnh xương thú mai rùa, yểm rùa Giáp cốt đã khai quật được mười lăm vạn mảnh. Năm 2006, Ân Khư được xếp vào di sản văn hóa thế giới.
  • 44. 44 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa PHÁT HIỆN LỚN TRONG THUỐC ĐÔNG Y Mấy ngàn năm nay, người Trung Quốc chưa bao giờ biết đến trong lịch sử nước nhà có tồn tại cái gọi là chữ Gíap Cốt. Kể từ năm 1899, vào thời Thanh (1616-1911)Tế Tửu1 Quốc tử giám triều Thanh là Vương Ý Vinh mắc bệnh phải uống thuốc Đông y, trong số thuốc mua về, ông đã phát hiện ra trên một số “Long cốt” có khắc rất nhiều những ký hiệu hình vẽ rất nhỏ. Vui mừng khôn xiết, không lâu sau ông cho mua về rất nhiều “Long cốt”. Vốn yêu thích cổ văn tự, lại là một người học cao hiểu rộng, thông qua sưu tập các mảnh xương và công tác nghiên cứu chuyên sâu, Vương Ý Vinh nhận định đây là một loại chữ viết vô cùng cổ xưa: Chữ viết thời Thương. Vì chữ được khắc trên mai rùa, yểm rùa và xương thú, sau này người ta gọi đó là “Giáp cốt văn”. Những mảnh xương thú và mai rùa này đều đến từ thôn Tiểu Đồn, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, cả một vùng của thôn Tiểu Đồn chính là đô thành triều Thương năm xưa, khi đó gọi là đất “Ân”. Sau khi triều Thương diệt vong, nơi đây dần dần biến thành vùng đất bỏ hoang (Khư), bị bùn đất chôn vùi, cho nên người ta liền gọi nơi này là “Ân Khư”. Hàng ngàn hàng vạn mảnh xương thú và mai rùa đã được đào lên từ “Ân Khư”. Hiện tại, người ta đã khai quật ở Ân Khư tổng cộng 150 000 mảnh xương thú và mai rùa, phát hiện được hơn 4500 ký hiệu chữ viết không trùng lặp lại, dịch ra được hơn 1500 chữ. PHÉP BÓI THẦN KỲ Người thời Thương rất mê tín, trong xã hội sùng bái quỷ thần, vua nhà Thương có rất nhiều việc, như mùa màng có bội thu hay không, mưa gió to hay nhỏ, chiến tranh có thắng lợi hay không, đi săn có thuận lợi hay không, người Thương đều dùng mai rùa bói một quẻ trước tiên, tin rằng những vị thần trên trời và (1)Tế Tửu: tên một chức quan, tương đương với Hiệu trưởng trường Đại học Quốc gia ngày nay.
  • 45. 45 Diễn biến hình thể của chữ Hán các vị tổ tiên sẽ mách bảo, gợi ý cho họ. Khi bói, trước tiên dùng mặt dưới của mai khoét mấy lỗ nhỏ, sau đó quan chiêm bốc (người được vua nhà Thương giao cho chuyên trách việc bói toán) cao giọng nêu những câu hỏi mà vua nhà Thương muốn bói với vị thần trên trời và tổ tiên, sau đó dùng than gỗ đã đốt hồng, nung cháy những lỗ nhỏ trên miếng yếm rùa, sau khi mai hoặc xương bị nhiệt tác động, xuất hiện những vết rạn nứt. Căn cứ vào hình dạng của vết rạn nứt ở phần mai ở lưng rùa, quyết định sự việc, vấn đề cần bói là hung hay cát, nếu như là cát, thì sẽ làm, nếu là hung thì có thể không làm. Cuối cùng lại đem sự việc cần bói toán đó và kết quả bói khắc trên xương thú, yếm, mai rùa, những chữ viết này gọi là giáp cốt bốc từ (lời bói trên xương thú và mai rùa), cũng chính là chữ Giáp cốt mà chúng ta thấy ngày nay. Qua đó cho thấy, chữ Giáp cốt là một loại chữ viết dùng để bói toán, cũng là một loại chữ viết dùng để đối thoại của người thời xưa với thần linh. Đương nhiên, cũng có một số ít chữ Giáp cốt chỉ dùng để ghi chép sự việc, không có liên quan gì tới việc bói toán. Giáp cốt văn có nét chữ nhỏ, gầy, cứng, thẳng (chữ khắc trên xương trâu, thời Thương)
  • 46. 46 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa Ví dụ về chữ Giáp Cốt thường gặp “HÌNH VẼ” VỚI NHỮNG ĐƯỜNG NÉT CỨNG CỎI Giáp cốt văn là loại chữ viết cổ xưa, tương đối giống hình vẽ, chữ viết tượng hình rất nhiều, những chữ viết tượng hình này thể hiện được đặc trưng điển hình của sự vật, ví dụ như chữ (鹿) hươu, chữ (虎) hổ tuy rằng có rất nhiều cách viết, nhưng đều vẽ sừng hươu và vằn hổ; chữ (马) ngựa chắc chắn phải vẽ lông bờm trên cổ ngựa. Kết cấu hình thể của Giáp cốt văn cơ bản là do những nét bút, đường nét cấu thành, vì mai rùa, xương thú cứng, khó khắc, cho nên nét bút của Giáp cốt văn phần lớn là dùng dao khắc thành nét thẳng, các nét chữ nhỏ, gầy, cứng, thẳng, những chỗ nét cong phần lớn khắc thành vuông góc, toát lên một vẻ đẹp cổ xưa, mộc mạc và mạnh mẽ. Giáp cốt văn, những “hình vẽ” do đường nét cấu thành đó, đã là ký hiệu mang tính tượng trưng, có thể đọc hiểu được ý nghĩa của nó. Một lượng lớn các bản giáp cốt bốc từ mang tính biểu ý cho chúng ta biết, ngay từ thời nhà Thương hơn 3000 năm trước, chữ Hán đã hình thành hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh, có thể ghi chép lại ngôn ngữ.
  • 47. 47 Diễn biến hình thể của chữ Hán VĂN HÓA LỊCH SỬ TRÊN XƯƠNG THÚ, MAI RÙA Chữ Giáp cốt đã ghi chép lại trên xương thú một cuộc sống xã hội phong phú vào đời Thương như tình hình nông nghiệp, chăn nuôi, cúng tế,chiến tranh, thiên văn, khí tượng... trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ lời bói trên xương trâu nổi tiếng “Chúng nhân hiệp điền” (Mọi người cùng cày ruộng), đại ý là vua Thương hỏi thần: “Vua lệnh cho mọi người tập trung canh tác, có thể được bội thu không?” Lời bói trên xương trâu “Chúng nhân hiệp điền” (Mọi người cùng cày ruộng), ghi chép lại cách thức canh tác nông nghiệp đời nhà Thương: Cưỡng chế nô lệ canh tác tập thể trên đồng ruộng của vua nhà Thương Xương trâu “Nhật Nguyệt hữu thực (Nhật thực) Trên miếng xương trâu còn sót lại có khắc hai câu bói từ Nhật Nguyệt hữu thực. Rất nhiều học giả cho rằng đây chính là phần ghi chép việc quan sát một lần nhật thực xảy ra vào cuối đời Ân - Thương, thời gian xảy ra là khoảng 1200 năm trước công nguyên.
  • 48. 48 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa Đoạn lời bói này đã phản ánh tình hình lao động nông nghiệp thời Thương là do tập thể nô lệ canh tác. Lại ví dụ như thời Thương có chữ viết trên xương trâu “Nguyệt hữu thực” rất có giá trị khoa học: “Nhâm Dần trinh nguyệt hữu thực”. “Nhâm Dần” chỉ năm, “trinh” tức là bói. Theo khảo chứng của các chuyên gia, nó ghi chép lại nguyệt thực toàn phần diễn ra vào ngày 2 tháng 7 năm 1173 trước Công nguyên. Giáp cốt văn ghi chép rất nhiều các hiện tượng tự nhiên liên quan đến nguyệt thực, nhật thực, mưa, gió, cầu vồng, hạn hán, bão cát… Những sự kiện lịch sử mà chữ giáp cốt ghi lại trong đời Thương so với những ghi chép của sử gia Tư Mã Thiên (sinh năm 145 trước công nguyên – mất năm 78 trước công nguyên) sau này cơ bản rất giống nhau. Điều này chứng tỏ trước đây có triều đại nhà “Thương” và cũng chứng thực rằng “Sử Ký” là một sách đáng tin cậy. Điểm này tất quan trọng. NHỮNG BÍ ẨN VỀ PHỤ HẢO Năm 1976, tại khu cung điện ở thôn Tiểu Đồn, thành phố An Dương, các chuyên gia khảo cổ đã khai quật được một lăng mộ vương thất cỡ vừa thời nhà Thương, đào được 1928 món đồ tùy táng gồm đồ đồng thau, ngọc khí... Chủ nhân của lăng mộ là một phụ nữ, tên là “Phụ Hảo”. Phụ Hảo là ai? Trong thư tịch cổ đại không có bất cứ ghi chép nào. Nhưng giới khảo cổ lại vô cùng hứng thú, họ lập tức tuyên bố: “Chúng tôi tìm thấy Phụ Hảo rồi! Chúng tôi tìm thấy Phụ Hảo rồi!”. Hóa ra, danh từ “Phụ Hảo” đã nhiều lần xuất hiện trong Giáp cốt văn, ước chừng có hơn 200 mảnh xương thú, mai rùa từng ghi chép những câu chuyện về bà. Bà là vợ của vua Thương Vũ Đinh, là một nữ tướng anh dũng xinh đẹp, nhiều lần thống lĩnh ba quân đánh bại quân địch, bà còn nhiều lần chủ trì những buổi cúng tế và bói toán trọng đại trong cung đình, bà có địa vị và danh vọng rất cao. Giáp cốt bốc từ còn tiết lộ một câu chuyện đẹp mà thương tâm: Vũ Đinh vô
  • 49. 49 Diễn biến hình thể của chữ Hán Hai từ 妇好 Phụ Hảo xuất hiện trong giáp cốt văn ít nhất là 240 lần. Phụ Hảo một nữ tướng anh dũng xinh đẹp đời nhà Thương cùng yêu người vợ văn võ song toàn của mình, Vũ Đinh lúc nào cũng quan tâm đến Phụ Hảo, nhất là khi Phụ Hảo chinh chiến bên ngoài, nhớ tất cả mọi điều về bà, dường như ngày ngày đều đích thân bói về sức khỏe và sự an toàn của bà: “Gần đây phía bắc mưa nhiều, không biết nàng có biết giữ gìn sức khỏe không?”. “Mấy ngày nay rất lạnh, nàng có cảm thấy rét không?”. “Nàng bị thương, xương cốt đau nhức, không biết giờ thế nào? Những lời bói trên xương thú, mai rùa tuy ngắn ngủi, nhưng tràn ngập sự nhớ nhung da diết và tình yêu vô tận của Vũ Đinh dành cho Phụ Hảo. Sau này, Phụ Hảo chết vì lao lực, lúc chết chỉ 33 tuổi. Giáp cốt văn đã giúp giải mã được “những bí ẩn về Phụ Hảo” trong lịch sử, đồng thời kể lại một chuyện tình cảm động lòng người vào 3000 năm trước, khiến người ta xúc động mãi không thôi.
  • 50. 50 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa KIM VĂN, KỲ QUAN VĂN HÓA ĐỒNG THAU CỦA THẾ GIỚI Khoảng 3500 năm trước Công nguyên, phương Đông đã bước vào “thời đại đồng thau”, khi đó, Sumer và Ai Cập đã xuất hiện vật dụng bằng đồng thau rồi. Sự bắt đầu “thời đại đồng thau” ở Trung Quốc hơi chậm hơn một chút, thời gian vào 3000 năm trước Công nguyên. Thời kỳ Thương - Chu là thời kỳ xã hội nô lệ, kỹ thuật đúc đồng thau Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao, thời kỳ này chính là “thời kỳ đồng thau” của Trung Quốc. Đồ đồng thau thời Thương - Chu với tạo hình đẹp, hoa văn trang trí tinh xảo, công nghệ tiên tiến, cùng với kim văn đẹp đẽ và lạ kỳ, đã tạo nên kỳ quan trong văn hóa đồng thau trên thế giới. Đồ đồng thau là những dụng cụ dùng đồng và một lượng nhỏ thiếc, nung chảy và đúc thành. Do thời đó gọi đồng là “kim” (kim loại), nên đã gọi những chữ trên đồ đồng Tôn (vật đựng thức ăn, thức uống) hình voi bằng đồng thau, có hoa văn tinh xảo, tuyệt đẹp (thời Thương)
  • 51. 51 Diễn biến hình thể của chữ Hán thau là “kim văn”, và cũng bởi địa vị của đỉnh và chung trong các đồ tế lễ bằng đồng thau chiếm vai trò cao nhất, nên chữ trên đó cũng nhiều nhất, vì vậy những chữ Kim văn này gọi là “Chung Đỉnh văn”. Một số lượng lớn kim văn xuất hiện trên đồ đồng thau Trung Quốc đã trở thành hiện tượng vô cùng độc đáo trong văn hóa đồng thau trên thế giới. LỄ KHÍ BỊ CHÔN VÙI TRONG LÒNG ĐẤT Đồ đồng thau là những văn vật vô cùng đặc trưng của thời kỳ Thương - Chu, nó có thể được sử dụng làm vật đựng, càng quan trọng hơn nữa là những vật đựng đồ tế lễ được các chủ nô quý tộc dùng để tế thần, địa thần và tổ tiên. Vào thời đó, đồ đồng thau đã trở thành tượng trưng cho quyền lực, địa vị và đẳng cấp; địa vị càng cao, sở hữu càng nhiều đồ đồng thau, ví dụ như đỉnh bằng đồng thau, vật tế lễ quan trọng của quốc gia, thiên tử (quốc vương) được phép sở hữu nhiều nhất, đến Đỉnh đồng Tư Mẫu Mậu và minh văn trên đó (thời Thương)
  • 52. 52 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa 9 chiếc, các quan lại quý tộc khác chỉ có thể sở hữu 7 chiếc, 5 chiếc, 3 chiếc, 1 chiếc, người dân thường không được sở hữu lẫn sử dụng đỉnh đồng. Thời đó, vua, chư hầu và quý tộc thường dùng thể chữ giống như Giáp cốt văn khắc lên trên đồ đồng thau để ghi chép lại những sự kiện lớn như tế tự, ăn mừng chiến công, ban thưởng, mua bán nô lệ…, để đời đời lưu giữ và kỷ niệm, đây chính là kim văn. Sau khi chư hầu quý tộc chết đi, họ đều đem những đồ đồng thau của mình làm đồ tùy táng, chôn dướt đất, đồ đồng thau mà chúng ta thấy ngày nay, cơ bản đều được khai quật từ dưới lòng đất. KIM VĂN HÙNG TRÁNG THẦN KỲ Đồ đồng thau đã sớm được khai quật từ thời Hán (206 trước Công nguyên – 220 công nguyên), đến nay các loại đồ đồng thau khai quật được lên tới con số hàng vạn. Trên đồ đồng thau tổng cộng phát hiện được hơn 3000 chữ đơn Kim văn không giống nhau, trong đó có hơn 2000 chữ có thể đọc và hiểu được. Kim văn vẫn còn khá giống hình vẽ, nhưng nói chung, thể chữ kim văn cân đối hơn Giáp cốt văn, nét bút tròn và to hơn, xu hướng đường nét hóa càng lúc càng rõ rệt hơn, rất nhiều chữ được giản lược hóa hơn. Điều đặc biệt là, kim văn trước tiên dùng bút lông để viết, sau đó đúc lại trên đồ đồng thau, hoàn toàn khác với Giáp cốt văn dùng dao để khắc, kim văn đã thể hiện rõ hiệu quả của chữ viết được bằng bút lông, đem đến cho người xem một nét đẹp cổ xưa, mộc mạc, đôn hậu và hùng tráng.
  • 53. 53 Diễn biến hình thể của chữ Hán Đỉnh Mao Công (Tây Chu). Đỉnh Mao Công là đỉnh đồng thau có bài minh văn dài nhất ở thời cổ Trung Quốc, tổng cộng có 497 chữ.
  • 54. 54 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa XUẤT HIỆN NHỮNG BÀI MINH VĂN DÀI Số lượng chữ viết trong minh văn trên đồ đồng thau thời Thương rất ít, có khi chỉ có mấy chữ, ví dụ như đỉnh Tư Mẫu Mậu được khai quật từ Ân Khư, An Dương, Hà Nam, nặng 832 kg, là đỉnh đồng thau lớn nhất thời cổ Trung Quốc, trong đỉnh chỉ khắc ba chữ “Tư Mẫu Mậu”, cho thấy chiếc đỉnh đồng này được đúc để cúng tế người mẹ tên “Mậu” của vua Thương. Minh văn thời Thương dài nhất cũng không quá 42 chữ. Đến thời Tây Chu, minh văn ngày càng dài hơn, trên đồ đồng thau xuất hiện những bài minh văn dài vài trăm chữ, ghi chép sự việc một cách tỉ mỉ, chi tiết. Ví như bài minh văn dài nhất khắc trên Mao Công đỉnh thời Tây Chu, tổng cộng có 497 chữ, đã trở thành một thiên văn chương lớn. Kế đến là chiếc mâm Tán Thị thời Tây Chu, đáy mâm có khắc 357 chữ. Điều này cho thấy rằng áng văn trường thiên sớm nhất thời cổ Trung Quốc được phát hiện vào ngày nay, chính là minh văn khắc trên đồ đồng thau thời kỳ Tây Chu. 32 chữ Minh văn trên Lợi quỹ (quỹ: là một vật đựng thời cổ) (thời Tây Chu) đã giải đáp được những nghi ngờ về thời gian của “Trận chiến Mục Dã”
  • 55. 55 Diễn biến hình thể của chữ Hán GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA MINH VĂN Thông qua những bài minh văn khắc trên đồ đồng thau chúng ta có thể biết được những tình hình lịch sử xã hội trọng đại thời Thương - Chu. Năm 1976, khai quật được một chiếc Lợi quỹ bằng đồng thau có niên đại thuộc đầu thời Tây Chu, bài minh văn gồm 32 chữ trên đó đã giải đáp những mối nghi ngờ về thời gian của “trận chiến Mục Dã” mà Chu Võ Vương đánh bại vua Trụ nhà Thương, vương triều Thương diệt vong, cho chúng ta biết một cách đích xác trận chiến sinh tử đó quyết định thắng lợi chỉ trong một ngày, từ đó đã chứng thực cho những ghi chép “Ngày Giáp Tý, đánh bại quân Trụ” trong “Sử ký” là đúng sự thật. Chiếc đỉnh Đại Vu trứ danh có đúc bài minh văn gồm 291 chữ, ghi chép một quý tộc tên là “Vu” ở thời Tây Chu được vua Chu ban thưởng hậu hĩnh, Chu Vương còn nhắn nhủ với ông ta, không được giống vua Thương cả ngày uống rượu chơi bời, mà phải một lòng một dạ vì nước vì dân. Lại ví dụ như, mâm Sử Tường bằng đồng thau thời Tây Chu, bài minh văn gồm 284 chữ dưới đáy mâm ca ngợi công đức của các đời vua nhà Chu, kể lại lịch sử gia tộc của chính tác giả chế ra mâm Sử Tường, Mâm Sử Tường tinh xảo (Tây Chu)
  • 56. 56 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa từ đó có thể hiểu được phần nào tình hình lịch sử thời Tây Chu và chính sách trọng dụng của vương triều Chu đối với người dân triều Thương còn sót lại, có giá trị sử liệu rất cao. Kim văn Thương – Chu, trên kế thừa Giáp cốt văn, dưới gợi mở phát triển chữ Tiểu Triện, là một mắt xích quan trọng trong quá trình diễn biến hình thể của chữ Hán. Kim văn tuy vẫn còn giống với hình vẽ, nhưng đã từ hình vẽ mang tính biểu ý phát triển lên thành chữ viết đường nét khối vuông. TIỂU TRIỆN, CHỮ MỸ THUẬT CỔ ĐẠI Tiểu Triện là sản vật sản sinh ra từ chính sách “thư đồng văn”(1). Hình thể của chữ Tiểu Triện giản lược hơn, hình thể với những đường nét cũng không còn giống hình vẽ nữa. Sự xuất hiện của chữ Tiểu Triện đánh dấu cổ văn tự của Trung Quốc đã đi đến giai đoạn cuối của nó. SỰ XUẤT HIỆN CỦA TIỂU TRIỆN Thời kỳ Chiến Quốc (475 – 221 năm trước Công nguyên), hình thể của chữ Hán không thống nhất, chữ dị thể rất nhiều, cùng một chữ, sáu nước phía Đông là Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu mỗi nước đều có cách viết khác với nước Tần, âm đọc của một số chữ cũng không giống nhau. Nhằm thay đổi tình hình dùng chữ hỗn loạn này, tăng cường hơn nữa sự thống trị, sau khi thống nhất Trung Chân dung Tần Thủy Hoàng (1) Viết cùng một thể chữ giống nhau
  • 57. 57 Diễn biến hình thể của chữ Hán Quốc vào năm 221 trước Công nguyên, việc đầu tiên Tần Thủy Hoàng làm là thống nhất chữ viết, thi hành chính sách “Thư đồng văn” trên toàn quốc. Tần Thủy Hoàng lệnh cho Thừa tướng Lý Tư chủ trì công tác thống nhất chữ viết, Lý Tư lấy chữ viết của nước Tần làm cơ sở, loại bỏ những chữ có hình thể không thống nhất giữa sáu nước phía đông và nước Tần, đồng thời tiếp thu ưu điểm của chữ viết các nước, Chữ “马” (Mã) và chữ “安” (An) của các nước viết không giống nhau trong thời kỳ Chiến Quốc. “Tần Thủy Hoàng” Tần Thủy Hoàng tên là Doanh Chính, là vua của nước Tần ở phía Tây, sau này đã mất 10 năm để đánh bại sáu nước phía Đông, xây dựng quốc gia trung ương tập quyền phong kiến đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là nước Tần (221 - 206 trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. Nhằm bảo vệ sự thống nhất của quốc gia, Tần Thủy Hoàng đã thi hành nền thống trị tàn bạo. Đồng thời cũng đã thực hiện một số việc có ý nghĩa lịch sử. Ngoài thống nhất chữ viết, thống nhất đơn vị đo lường, thống nhất tư tưởng ra, Tần Thủy Hoàng còn cho tu bổ Trường thành, tu bổ đường sá, tu bổ kênh đào (thủy lợi), thiết lập quận huyện (khu vực hành chính). Những chính sách này đều có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với đời sau. Tề Sở Yên Hàn Triệu Ngụy Tần
  • 58. 58 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa chế ra loại chữ viết thống nhất, chính là chữ Tiểu Triện. “Triện” là dùng những đường nét uốn lượn để miêu tả ý nghĩa. Vì chữ viết trên Giáp cốt văn, kim văn và Chiến Quốc văn thường được gọi chung là “Đại triện”, loại chữ viết được Tần Thủy Hoàng thống nhất này có hình thể tương đối giản lược so với Đại Triện, nên được gọi là “Tiểu Triện”. Tần Thủy Hoàng thống nhất chữ viết, xác lập chữ Tiểu Triện, là cuộc giản hóa và chuẩn hóa đầu tiên đối với chữ Hán của quốc gia, về căn bản là chỉnh lý những chữ dị thể của thời kỳ Chiến Quốc. “CHỮ MỸ THUẬT” CỔ ĐẠI Tiểu Triện là một thể chữ rất đẹp, hình thể hình chữ nhật vuôngvức,kếtcấuđốixứngngayngắn,nétbúttrònlượntuyệt đẹp, nét đậm nét nhạt, nhìn vô cùng đẹp mắt. Tiểu Triện là thể chữ đẹp nhất Trung Quốc cổ đại, xứng với danh hiệu “chữ mỹ thuật” của Trung Quốc cổ đại. So với chữ Đại Triện, hình thể của chữ Tiểu Triện được giản hóa hơn, về cơ bản một chữ chỉ có một cách viết; về nét bút, nó biến tất cả nét vuông góc của chữ đại Triện thành góc tròn; nét bút nhiều ít, hình thể và vị trí của bộ thủ cơ bản cũng được cố định, ví dụ như bộ thủ Hình thể đẹp đẽ của chữ Tiểu Triện
  • 59. 59 Diễn biến hình thể của chữ Hán hình bàng (biểu ý) thường đặt bên trái; hơn nữa có nhiều thanh bằng (biểu âm) hơn, chữ hình thanh cũng tăng lên. Nhìn kỹ, trong một số hình thể chữ Tiểu Triện còn giữ lại tổ hợp đường nét tượng hình, nhưng không quá rõ rệt, điều này chứng minh Tiểu Triện đã không còn quá giống hình vẽ nữa. THỂ CHỮ CHÍNH THỐNG CỦA THỜI TẦN Vào thời Tần, Tiểu Triện là thể chữ được nhà nước sử dụng, công văn quan trọng của triều đình nhà Tần đều dùng chữ Tiểu Triện để viết, ví dụ như các bản chiếu chỉ bằng đồng của Tần Thủy Hoàng ban bố đến mọi vùng về việc thống nhất chiều dài, trọng lượng, thể tích. Những nội dung này đều được khắc bằng chữ Tiểu Triện. Ngày nay, trên số lượng lớn công cụ đo trọng lượng và thể tích thời Tần được khai quật khắp mọi nơi ở Trung Quốc, đều có thể thấy bản chiếu thư này của hoàng đế được khắc bằng chữ Tiểu Triện. Trên tiền xu, ngói lợp, vũ khí, bia cổ, hổ phù (là binh phù của hoàng đế dùng để điều động binh lính) thời Tần được khai quật lên đều có thể thấy được chữ Tiểu Triện thời Tần. Hổ phù bằng đồng( thời Tần). Hình thể chữ Tiểu Triện trên Hổ Phù rất chỉnh tề đối xứng .
  • 60. 60 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa ĐÁ KHẮC THỜI TẦN Năm 219 trước Công nguyên, sau khi thống nhất toàn quốc, Tần Thủy Hoàng dẫn đội xe ngựa tuần du bảy địa phương, ở mỗi nơi lập một tấm bia ca ngợi công đức của mình, văn bia do Lý Tư dùng chữ Tiểu Triện khắc thành. Chữ Tiểu Triện trên bia khắc thời Tần, kết cấu vuông vức đày dặn, nét bút tròn trịa đẹp đẽ, phong cách mộc mạc cổ xưa mà mạnh mẽ, được tôn là chữ Tiểu Triện. Trong bảy tấm đá khắc thời Tần, hiện nay chỉ còn “Đá khắc Thái Sơn” và “Đá khắc Lang Nha đài” là còn nguyên vẹn, chữ viết phần nhiều đã bị tàn khuyết, năm tấm đá khắc còn lại như “Đá khắc Phong Sơn” đều được đời sau mô phỏng khắc lại. Đá khắc thời Tần chính là sử liệu quan trọng của lịch sử phát triển Hán tự. Bản dập “Thái Sơn khắc thạch” hiện nay được giữ ở miếu Thái An Đại, tỉnh Sơn Đông
  • 61. 61 Diễn biến hình thể của chữ Hán KIM VĂN TỰ (CHỮ HÁN THỜI NAY) KHÔNG GIỐNG HÌNH VẼ Thời Tần, khi những nô lệ dùng bút lông viết chữ Tiểu Triện với tốc độ nhanh trên những thẻ tre, thẻ gỗ dài và nhỏ, họ không ngờ rằng, một thể chữ mới đã chào đời dưới bàn tay của họ, đây chính là “Lệ thư”. Sự ra đời của Lệ thư là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển của chữ Hán, chữ Hán từ đây đã giã biệt giai đoạn “Cổ văn tự”, bắt đầu bước vào một giai đoạn mới “Kim văn tự”. CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG CỦA HÌNH THỂ CHỮ HÁN Sau Tiểu triện, chữ Hán bước vào giai đoạn “kim văn tự”, thể chữ là Lệ thư và Khải thư. Từ Lệ thư trở đi, hình thể chữ Hán đã triệt để thoát khỏi hình vẽ, hoàn toàn là nét bút hóa, ký hiệu hóa, đồng thời số lượng chữ hình thanh vừa biểu ý vừa biểu âm được gia tăng với số lượng lớn, chữ Hán trở thành một chữ viết không còn tượng hình nữa. Chữ Hán trong thời kỳ này là ký hiệu mang tính tượng trưng, hình thể chữ Hán từ ký hiệu tượng hình phát triển lên thành ký hiệu tượng trưng, là một chuyển biến trọng đại của hình thể chữ Hán, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử chữ viết Trung Quốc. LỆ THƯ LÀ RANH GIỚI GIỮA CỔ VĂN TỰ VÀ KIM VĂN TỰ Thời Tần, lưu hành song song với chữ Tiểu Triện, trong dân gian còn có một thể chữ có thể viết vừa nhanh vừa tiện lợi, đó là Lệ thư. Đến thời Hán, Lệ thư đã hoàn toàn hoàn thiện. Lệ thư được kết cấu bởi những nét bút tương đối bằng, thẳng, hình thể đơn giản hóa hơn, đã hoàn toàn không giống hình vẽ, mà biến thành một thứ chữ viết thuần
  • 62. 62 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa túy là ký hiệu, chữ Hán đã được định hình từ đây. Lệ thư đã phá vỡ đặc điểm tượng hình của chữ Hán cổ, đánh dấu giai đoạn cổ văn tự đã qua đi, giai đoạn kim văn tự đang bắt đầu. CỐNG HIẾN CỦA NHỮNG VIÊN CHỨC CẤP THẤP Trước thời Hán vẫn chưa có giấy, giấy được phát minh vào thời Tây Hán (206 trước Công nguyên – 25 Công nguyên), những năm cuối thời Đông Hán (25 – 200) sau khi được cải tiến, giấy mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Chữ viết thời Tần và thời Chiến Quốc phần nhiều dùng bút lông viết trên thẻ tre, thẻ gỗ. Để nâng cao tốc độ viết chữ, những viên chức cấp thấp phụ trách viết công văn đã viết theo cách viết trong Thẻ tre Lệ thư khai quật từ Vũ Uy, Cam Túc (đời Hán) Di chỉ Hắc Thành, Cư Diên. Từ những năm 30 thế kỷ XX những thẻ tre đời Hán không ngừng được khai quật ở nơi đây.
  • 63. 63 Diễn biến hình thể của chữ Hán dân gian, biến nét tròn chuyển góc của Tiểu Triện thành đường thẳng, hình thể cũng giản lược đi, như thế, chữ viết sẽ nhanh hơn rất nhiều. Bởi vì thể chữ giản lược mới do các thư lại phụ trách viết ra, cho nên người ta gọi thể thữ này là “Lệ thư”. Hiển nhiên, sử dụng bút lông, viết tháo Triện thư là nguồn gốc sáng tạo nên thể chữ mới này. Từ thể chữ Lệ thư do người xưa dùng bút lông viết tháo này, chúng ta có thể nhìn thấy được trên số lượng lớn thẻ tre, thẻ gỗ được khai quật, ví dụ như thẻ tre nước Tần ở đất Thùy Hổ (Vân Mộng, Hồ Bắc), hình thể của Lệ thư viết trên đó đã hoàn toàn không còn giống Tiểu Triện nữa; có trên ba vạn mảnh thẻ tre, thẻ gỗ được khai quật, trên đó có một số Lệ thư, không chỉ thể hiện trình độ thư pháp Lệ thư rất cao của người đời Hán, hơn nữa còn có thể nhận ra sự phóng khoáng, an nhàn của người viết chữ. Khảo cổ đã chứng minh, Lệ thư cũng là một thể chữ thông hành ở thời Tần, chỉ có những Sách thẻ gỗ đời Hán ở Cư Diên Bản dập “Tam thể thạch kinh” So sánh giữa ba thể chữ Lệ thư, Đại Triện và Tiểu Triện, có thể nhìn thấy rõ ràng hình thể của Lệ thư đã không còn giống hình vẽ nữa.
  • 64. 64 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa công văn quan trọng mới dùng chữ Tiểu Triện, đến đời Hán, từ triều đình cho đến dân gian đều sử dựng Lệ thư. LỆ BIẾN, MỘT CUỘC ĐẠI CÁCH MẠNG CHỮ VIẾT Lệ thư là một lần giản hóa lớn về mặt nét bút và hình thể của chữ Tiểu Triện, kết cấu hình thể mang tính nét bút hóa, ký hiệu hóa của nó đã triệt tiêu những đường nét tượng hình còn sót lại trong chữ Tiểu Triện, từ đây chữ Hán đã trở thành ký hiệu biểu ý được cấu tạo từ nét bút. Có thể thấy, Lệ thư đã trở thành ranh giới phân chia “cổ văn tự” và “kim văn tự”, có nghĩa là, chữ Hán trước Lệ thư là “cổ văn tự” giống hình vẽ; từ Lệ thư trở đi bắt đầu là “kim văn tự” không giống hình vẽ nữa. Chữ Hán từ chữ Triện diễn biến thành Lệ thư, được gọi là “Lệ biến”. Chữ Hán sau Lệ biến đã mất đi tính tượng hình, đường nét từ cong biến thành thẳng, bắt đầu hình thành thể chữ mới đã được nét hóa hoàn toàn. Chữ Hán từ đây không còn là hình vẽ nữa, nó mang tính tượng trưng rõ nét hơn và càng được giản hóa, người ta nhận mặt chữ và viết dễ dàng hơn. Lệ biến là một cuộc đại cách mạng chữ Hán, mang ý nghĩa phân định thời đại. SỰ XUẤT HIỆN CỦA HÁN LỆ Thời Hán đã xuất hiện Lệ thư với hình dáng dẹt được viết với tốc độ nhanh, đây chính là Hán Lệ. Để viết chữ trên các thẻ tre được nhanh, người ta biến những nét uốn tròn của chữ Tiểu Triện thành nét ngang, thẳng, đem những nét dài ngắt đi hình thành nên các nét chấm, ngang, sổ, phẩy, mác. Nét ngang như gợn sóng, “nhất ba tam chiết”, điểm nhấc bút của các nét ngang, phẩy, mác đều chếch lên trên, nét phẩy và nét mác giãn sang hai bên, nét bút như sóng, đẹp mà sống động là đặc trưng rõ ràng nhất của Hán Lệ. (1) "Ba" có nghĩa là nét mác. "chiết" chỉ sự chuyển hướng của ngòi bút. Viết 1 nét mác, chuyển hướng ngòi bút 3 lần.
  • 65. 65 Diễn biến hình thể của chữ Hán Có rất nhiều nét bút khác nhau trong Tiểu Triện, sang Lệ thư đã trở thành một bộ kiện. Tiểu triện (trên), Lệ thư (dưới) Để viết trên các thẻ tre được nhiều chữ hơn, người ta viết chữ Tiểu Triện càng dẹt hơn, kết cấu hình thể cũng giản hóa hơn, ví dụ như bộ thủ “水” “ 手” “心” trong Tiểu triện, khi làm bộ thủ đứng bên trái của Lệ thư thì biến hình thành “氵” “扌” “忄”; rất nhiều nét bút khác nhau trong Tiểu triện, đến Lệ thư đã trở thành cùng một bộ kiện, ví dụ như phần móng và đuôi trong chữ “ 鸟” (điểu: chim), phần đuôi trong hai chữ “燕”(yến: chim én) và “鱼” (ngư: con cá), chân và đuôi trong chữ “马” (mã: con ngựa) đến Hán Lệ đã biến thành bốn dấu chấm. Nét tượng hình cuối cùng trong Tiểu Triện cũng đã mất đi. PHONG THÁI CHỮ HÁN LỆ Chữ Lệ mà người đời Hán viết sách trên thẻ tre, thẻ gỗ hoặc khắc trên bia đá hiện còn được lưu trữ rất nhiều, thành tựu cao nhất của Lệ thư cổ đại thể hiện còn trên những bia đá thời kỳ Đông Hán. Bia khắc Lệ thư thời Đông Hán phong phú về mặt số lượng, đa dạng về mặt phong cách, thành tựu đạt được rất cao, những tấm bia có thể chữ trang trọng, đẹp đẽ như “Bia Lễ Khí”, cũng có những tấm bia có thể chữ ưu mỹ trang nhã như “Bia Ất Anh”, hay mộc mạc khỏe khoắn như “Bia Trương Thiên”, phóng khoáng biến hóa như “Thạch Môn Tụng”, vuông vức sống động như “Tây Hiệp Tụng”... xưa nay đều là những kiểu mẫu xuất sắc để cho những người yêu thư pháp mô phỏng học tập. Năm 175, nhóm nhà bác học thời Đông Hán như Sái Ung (133-192) đã dùng thể chữ Lệ thư để viết những kinh điển Nho giáo chủ yếu như “Kinh
  • 66. 66 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa Thi”, “Thượng thư”, “Luận ngữ”, lại cho các thợ khéo tay nổi tiếng khắc lên 46 tấm bia đá, dựng ở trước cửa nhà Thái học Lạc Dương (tương đương như trường đại học của quốc gia thời nay), đây chính là “Thạch kinh Hy Bình” nổi tiếng. Tương truyền, khi đó có rất nhiều nho sĩ đều đến Lạc Dương để chiêm ngưỡng và học tập thạch kinh (kinh đá), trước cửa nhà Thái học “một ngày hàng ngàn cỗ xe lui tới”, khiến cho đường sá đều tắc nghẽn. “Thạch kinh Hy Bình” là bản khắc kinh điển Nho giáo sớm nhất của Trung Quốc, Lệ thư ở trên bia là đại diện cho thành tựu của Hán Lệ, được người đời ca tụng là tuyệt tác trong Lệ thư. Hiện nay “Thạch kinh Hy Bình” chỉ còn lại một số tấm bia đã bị tàn khuyết. “Ất Anh bi” (Bia Ất Anh) trang nhã hoa lệ (Đông Hán) “Sử Thần bi” (Bia Sử Thần) chắc nịch tuyệt mỹ (Đông Hán) “Tây hiệp tụng” vuông vức khỏe khoắn (Đông Hán)
  • 67. 67 Diễn biến hình thể của chữ Hán KHẢI THƯ, THỂ CHỮ CHUẨN Khải thư, cũng được gọi là “Chân thư” hoặc “Chính thư”, vì có thể làm “khải mô” (khuôn phép, mẫu mực) để học tập viết chữ, cho nên có tên gọi là “Khải thư”. Khải thư xuất hiện vào những năm cuối thời Đông Hán, là do Lệ thư (Hán Lệ) diễn biến mà thành, đến thời Tùy (581- 618) và Đường (618-907) đã tương đối hoàn chỉnh. Do Khải thư dễ viết hơn Lệ thư, dễ đọc hơn Thảo thư, cho nên được dùng cho đến tận ngày nay, đã trở thành thể chữ chuẩn được sử dụng rộng rãi, thông dụng trong thời gian dài nhất. So sánh nét bút của Lệ thư và Khải thư. Nét bút của Khải thư rõ ràng mất đi thế như sóng lượn của Lệ thư; khi thu bút nét bút hất lên cũng không còn nữa. CHỮ HÁN VUÔNG VỨC NHẤT Tương truyền thời kỳ Tam Quốc (220-280), đại thần Ngụy quốc là Chung Dao (151-230), là người viết Khải thư sớm nhất. Chung Dao đã biến nét bút thế như sóng lượn của Lệ thư thành ngang bằng sổ thẳng, khi thu bút các nét ngang, phẩy, mác cũng không còn chếch lên trên, xuất hiện nét móc câu, hình thể cũng vuông vức hơn trước. Những thay đổi này đã khiến cho việc viết chữ Hán càng tiện lợi hơn, trên thực tế chính là sự giản hóa về thể chữ. Hình thể của chữ Khải thư vuông vắn ngay ngắn, kết cấu đối xứng, đường nét nét bút tròn trịa mỹ quan, chữ Hán có hình khối vuông đã hoàn toàn định hình. Rất rõ ràng, Khải thư và Lệ thư cơ bản giống nhau về phương diện kết cấu hình thể, điểm Lệ thư Khải thư
  • 68. 68 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa khác nhau là nét bút, nét bút Khải thư bằng thẳng, không có thế như sóng lượn và thu bút chếch lên như Lệ thư. VĨNH TỰ BÁT PHÁP “Vĩnh tự bát pháp” (Học tám nét cơ bản của chữ Hán qua chữ “Vĩnh”) trong việc học viết Khải thư thời xưa đã chỉ ra rõ ràng tám nét cơ bản của Khải thư là: Chấm, Ngang, Sổ, Phẩy, Mác, Gấp khúc, Hất, Móc câu. Viết đi viết lại chữ “Vĩnh”, là có thể nắm vững được nét cơ bản của Khải thư, đây chính là một phương pháp tốt để luyện viết Khải thư của người xưa. Hình vẽ minh họa “Vĩnh tự bát pháp” NHAN CÂN LIỄU CỐT Những đại thư pháp gia thời xưa có rất nhiều người viết thư pháp thể chữ Khải thư rất đẹp, những phong cách khác nhau của họ cũng thể hiện trên từng nét bút, từng đường nét. Ví dụ như nét chữ của Nhan Chân Khanh đời Đường (709-785)thường mập mạp mạnh mẽ, nét chữ của Liễu Công Quyền (778-865) thì gầy cứng, mọi người thường dùng cụm từ “Nhan cân Liễu cốt” (“gân Nhan xương Liễu”) hoặc là “Nhan phì Liễu sấu” (Nhan béo Liễu gầy) để hình dung phong cách Khải thư khác nhau của hai người. Lại ví dụ như, Khải thư của Âu Dương Tuân đời Đường (557-641)tròn trịa vuông vức, Khải thư của Triệu Mạnh Phủ (1254-1322) đời Nguyên (1206-1368) tròn đầy trôi chảy. Người đời tôn Nhan Chân Khanh, Liễu Công Quyền, Âu Dương Tuân, Triệu Mạnh Phủ là “Khải thư tứ đại gia” (4. thư pháp gia viết chữ Khải đẹp nhất thời xưa). Chấm Ngang Hất Móc câu Gấp khúc Phẩy Mác Sổ
  • 69. 69 Diễn biến hình thể của chữ Hán Khải thư của Nhan Chân Khanh Khải thư của Liễu Công Quyền Khải thư của Âu Dương Tuân Khải thư của Triệu Mạnh Phủ THỂ CHỮ THƯỜNG THẤY NHẤT Chữ Hán ngày nay được sử dụng là Khải thư in ấn và Khải thư viết tay. Từ khi đời Tống (960-1279) phát minh ra kỹ thuật in ấn đến nay, Khải thư luôn là thể chữ chủ yếu được sử dụng trong in ấn thư tịch báo chí (chữ Khải và biến thể của Khải thư, tức Tống thể, Phỏng Tống thể, Hắc thể...). Để đáp ứng nhu cầu của in ấn, những thể chữ in này căn cứ theo độ to nhỏ của thể chữ mà phân thành những cỡ chữ khác nhau. Nét bút của chữ in có kết cấu ngang bằng sổ thẳng, rõ ràng đẹp mắt, kết cấu chỉnh tề cân đối, được người người ưa thích. Khải thư là thể chữ ở giai đoạn cuối cùng của diễn biến chữ Hán. Sau khi Khải thư hình thành, ngoài hình thể tiếp tục được giản hóa ra, thì về cơ bản không có thay đổi gì lớn.
  • 70. 70 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa THẢO THƯ RỒNG BAY PHƯỢNG MÚA Thảo thư là cách viết giản lược và viết liền của Lệ thư, Thảo thư đã phá vỡ hình khối vuông của chữ Hán, đường nét múa lượn, nét bút nối liền, sinh động mà khí thế. Rất khó nhận biết những chữ ở thể Thảo thư, tuy tính thực dụng thấp, nhưng tính thưởng thức nghệ thuật rất cao. Thảo thư chia ra làm ba loại Chương thảo, Kim thảo và Cuồng thảo. Chương thảo là Thảo thư thời kỳ đầu; Kim thảo là do sự thay đổi thêm thắt của Chương thảo mà thành; Cuồng thảo ra đời muộn nhất, nhưng lại có nét độc đáo riêng, chữ viết ra như rồng bay phượng múa, tác phẩm đạt đến đến cảnh giới nghệ thuật tuyệt mỹ, luôn được yêu thích. Trung Quốc có rất nhiều cao thủ về Thảo thư, như đại thư pháp gia đời Đường là Trương Húc (675 - khoảng 750) viết “Lan Đình thiếp” viết bằng Hành thư của Vương Hy Chi ( bản chép đời Đường)
  • 71. 71 Diễn biến hình thể của chữ Hán Cuồng thảo tuyệt đẹp, Cuồng thảo của ông tự do phóng túng, tràn đầy cảm xúc và đầy nhiệt tình. Người đời yêu thích Thảo thư của Trương Húc, gọi ông là “Thảo thánh”. HÀNH THƯ THÔNG SUỐT THỰC DỤNG Hành thư được hình thành từ cách viết nhanh của Khải thư, thể chữ này không chỉnh tề như Khải thư, nhưng cũng không thô lược như Thảo thư, là một thể chữ giữa Khải thư và Thảo thư, rất dễ đọc. Nếu như nói Khải thư là “ngồi”, Thảo thư là “bay”, vậy thì Hành thư chính là “đi”. Ý nghĩa của chữ “Hành” trong Hành thư chính là “đi”. Hành thư có tính thực dụng rất cao, chữ mà người ta viết hàng ngày chính là Hành thư. Trung Quốc cổ đại có rất nhiều đại thư pháp gia viết thể chữ Hành thư tuyệt đẹp, Vương Hy Chi (303- 361) thời Đông Tấn (317-420) chính là một trong số đó. Vương Hy Chi là một đại thư pháp gia kiệt xuất của Trung Quốc cổ đại, viết đẹp các thể Khải thư, Hành thư, Thảo thư, người đời tôn ông là “Thư thánh”. “Lan Đình thiếp” do Vương Hy Chi viết bằng Hành thư, thể chữ hoa lệ, chữ viết thông suốt, được khen là “Thiên hạ đệ nhất hành thư”.
  • 72. 72 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa XU THẾ CHỦ YẾU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỮ HÁN Một chữ Hán nếu như có hai hình thể trở lên, vậy thì hình thể có nét chữ nhiều gọi là Phồn thể, hình thể có nét chữ ít gọi là Giản thể. Theo lịch sử phát triển của chữ Hán, Phồn thể và Giản thể luôn tồn tại song song nhau và cũng luôn tiến hành giản lược hóa. Giản lược hóa chính là xu thế phát triển của chữ Hán GIẢN HÓA CHỮ HÁN TRONG LỊCH SỬ Trăm ngàn năm qua, chữ Hán luôn tồn tại vấn đề khó đọc, khó viết, khó nhớ, nhằm thay đổi tình hình này, người ta luôn nghĩ cách để giản lược nét chữ, trong lịch sử phát triển chữ Hán, sự giản hóa này chưa hề ngừng lại. Trung Quốc cổ đại đã từng diễn ra mấy cuộc giản hóa chữ Hán có quy mô lớn, ví dụ như từ Đại triện diễn biến thành Tiểu triện, từ Triện thư diễn biến thành Lệ thư... Dân gian lại càng không ngừng sáng tạo chữ giản thể có nét chữ giản đơn hơn, có lẽ người ta không ngờ rằng, trong chữ giản thể được sử dụng ngày nay, thành phần được sử dụng nhiều nhất chính là những chữ thường được gọi là “tục thể”. Có một số người cho rằng chữ giản thể sử dụng hiện nay, là do các chuyên gia nghiên cứu văn tự ngồi ở nhà tạo ra, đây thực sự là một hiểu lầm rất lớn. Giản hóa của chữ “车” ( 車) – xa (nghĩa là “xe”). Chữ trong hình đều là cổ văn tự của chữ Xa. Hình vẽ chính là chính chiến xa bằng gỗ thời Thương được khai quật ở thành phố An Dương tỉnh Hà Nam
  • 73. 73 Diễn biến hình thể của chữ Hán Chữ giản thể thời cổ đại. Những chữ tục thể này được người xưa sáng tạo và sử dụng trong dân gian, đến ngày nay đã trở thành chữ giản thể chuẩn được mọi người sử dụng rộng rãi, thường xuyên Trên các bức biển ngạch trong trang “Cô Tô phồn hoa đồ” nổi tiếng thời Thanh có rất nhiều chữ giản hóa. Trong dân gian cổ đại không ngừng sáng tạo chữ giản thể có số nét đơn giản hơn, thời đó gọi là “chữ tục thể”
  • 74. 74 HÁN TỰ Văn hóa Trung Hoa GIẢN LƯỢC CHỮ HÁN THỜI NAY Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949 đến nay, công tác quy phạm hóa chữ viết của chính phủ Trung Quốc chủ yếu tập trung vào giản lược chữ Hán, giản lược chữ Hán bao gồm hai nội dung: một là giảm bớt số nét, hai là giảm bớt số chữ. Chữ giản thể được sử dụng tại Trung Quốc đại lục hiện nay, chính là từ năm 1956, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành 4 độc đơn giản hóa chữ Hán. Năm 1964, nhà nước ban bố “Bảng tổn các chữ giản lược”, năm 1986 công bố một lần nữa, tổng cộng dùng 2235 chữ Giản thể thay thế cho 2263 chữ Phồn thể, chữ giản thể đã chiếm 1/3 tổng số chữ thông dụng. Thông qua giản lược chữ, số nét của chữ Hán đã giảm xuống gần một nửa, viết đã nhanh hơn rất nhiều. Ngày nay, phàm những chữ không phù hợp với quy định “Bảng tổng các chữ giản lược” đều quy là chữ không đúng chuẩn, như chữ phồn thể đã qua giản lược, ví dụ 學 (学) – học,習(习) – tập... Những chữ giản thể không có Mấy ví dụ về phương pháp giảm nét trong chữ Hán . Giảm nét là phương pháp chủ yếu nhất trong chữ Hán giản thể. 简化偏旁 貓 —— 猫 龜 —— 龟 穀 —— 谷 漢 —— 汉 書 —— 书 飛 —— 飞 塵 —— 尘 來 —— 来 後 —— 后 艱 —— 艰 長 —— 长 聲 —— 声 雲 —— 云 齒 —— 齿 幾 —— 几 歡 —— 欢 學 —— 学 開 —— 开 從 —— 从 億 —— 亿 蘋 —— 苹 保留轮廓 同音替代 符号替代 草书楷化 使用局部 采用古体