SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 84
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty cổ phần nhựa Bình Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là chính xác, trung thực và có nguồn trích dẫn rõ
ràng. Nội dung của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào
khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày 15 tháng 09 năm 2015
TÁC GIẢ
Trịnh Thị Phương Lan
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, thu thập các số liệu và dẫn chứng có liên
quan, kết hợp việc vận dụng tổng hợp các kiến thức đã được học tại trường Đại học
Hàng Hải, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp, v.v…, đến nay tôi đã hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này.
Với kết quả đã đạt được, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới tập thể đội
ngũ cán bộ, giảng viên Khoa Đào tạo sau đại học của trường đã trau dồi cho tôi
những kiến thức hiểu biết về mặt lý luận và phương pháp khoa học để viết luận văn
này, hoàn thành tốt khóa học chuyên ngành Quản lý kinh tế 2013 – 2015
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Đỗ Thị Mai Thơm, người đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Công ty cổ phần nhựa
Bình Minh, tới tập thể anh chị em trong Ban tài chính kế toán của đơn vị đã tạo
điều kiện cho tôi trong công tác thu thập chứng từ, số liệu có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAMĐOAN..........................................................................................................................i
LỜI CẢMƠN .............................................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆUQUẢSỬDỤNGVỐNTRONGDOANHNGHIỆP..........3
1.1. Cơ sở lýluận chung về vốn trong doanh nghiệp..............................................................................3
1.1.1. Khái niệm vốn ................................................................................................................... 3
1.1.2. Đặc trưng của vốn trong nền kinh tế thị trường................................................................... 4
1.1.3. Phân loại vốn trong doanh nghiệp...................................................................................... 6
1.1.4. Vai trò của vốn đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp............................................... 8
1.1.5. Các thành phần của cơ cấu vốn trong DN............................................................................ 8
1.1.5.1. Khái niệm và thành phần của cơ cấu vốn...................................................................... 8
1.1.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn................................................................................10
1.1.5.3. Cơ cấu vốn hợp lý và nhữnglợi ích cơ bản của nó........................................................11
1.1.6. Nguồn hình thành vốn trong doanh nghiệp........................................................................12
1.1.6.1. Căn cứ vào quan hệ sở hữu ........................................................................................12
1.1.6.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn ............................................................13
1.1.6.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn...............................................................................13
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp...................................................................................14
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn........................................................................................14
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.............................................................18
1.2.2.1. Các nhân tố khách quan .............................................................................................18
1.2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan.............................................................................................19
1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn..........................................21
1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ...................................................22
1.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản ................................................23
1.2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng hàng tồn kho........................................................24
1.2.4.4. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ..........................................24
1.2.4.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ.................................................26
iv
1.2.4.6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình thanh toán và khả năng thanh toán...........................28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH.29
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Nhựa Bình Minh............................................................................29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................................29
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp..............................................................................31
2.1.2.1. Hình thức sở hữu vốn.................................................................................................31
2.1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh...................................................................................................32
2.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh và địa bàn hoạt động.............................................................32
2.1.3. Thông tin về mô hình quản trị và bộ máy quản lý của công ty..............................................33
2.2. Tình hình hoạt động SXKD của công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2010 – 2014 .................35
2.2.1. Đặc điểm chung của đơn vị...............................................................................................35
2.2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết qủa hoạt động SXKD..............................................................41
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Nhựa Bình Minh.............................................42
2.3.1. Phân tích ảnh hưởng của thành phần cơ cấu vốn tới hiệu quả chung...................................42
2.3.2.Tình hình thực hiện các chỉ tiêuvề hiệu quả sử dụng vốn ....................................................46
2.3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn...............................................................50
2.3.2.1.1. Tiền....................................................................................................................50
2.3.2.1.2. Đầu tư tài chính ngắn hạn....................................................................................50
2.3.2.1.3. Các khoản phải thu ngắn hạn ...............................................................................50
2.3.2.1.4. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho............................................................................51
2.3.2.1.5. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ: ...................................52
2.3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ ....................................................................53
2.3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn .................................................................57
2.3.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động SXKD tại doanh nghiệp.....................................................61
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
.............................................................................................................................................. 66
3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới..............................................................66
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn....................................................67
3.2.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động...........................................................67
3.2.1.1. Vấn đề quản lý tiền mặt .............................................................................................67
3.2.1.2. Giải pháp quản lý nợ phải thu.....................................................................................69
3.2.1.3. Quản lí dự trữ hàng tồn kho .......................................................................................70
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ - VCĐ .....................................71
3.2.3.1.Giải pháp về quảnlý TSCĐ...........................................................................................71
v
3.2.3.2.Giải pháp về cải tiến phương pháp trích khấu hao TSCĐ................................................72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 76
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích
BMP Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
NTP Công ty Cổ phần Nhựa Tiền Phong
TSLĐ Tài sản lưu động
VLĐ Vốn lưu động
TSCĐ Tài sản cố định
VCĐ Vốn cố định
DN Doanh nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
DTT Doanh thu thuần
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
CBCNV Cán bộ công nhân viên
KTTT Kinh tế thị trường
XHCN Xã hội chủ nghĩa
HĐQT Hội đồng quản trị
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
bảng
Tên bảng Trang
1.1 So sánh nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 9
2.1 Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2010-2014 37
2.2 Vị thế của BMP trong ngành nhựa 40
2.3 Một số chỉ tiêu chung của đơn vị 42
2.4 Đánh giá cơ cấu vốn tại công ty cổ phần nhựa Bình Minh 44
2.5 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn 45
2.6 Bảng cân đốikế toán các năm 2010 - 2014 46
2.7
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đối với hàng tồn
kho giai đoạn 2010 – 2014
52
2.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ 53
2.9 Tình hình tăng giảm TSCĐ phân theo loại tài sản 54
2.10 Tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 56
2.11 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ 57
2.12 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 58
2.13 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 60
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số
hình
Tên Hình Trang
2.1 Sơ đồ mô hình quản trị tại công ty 33
2.2 Sơ đồ tổ chức của công ty 34
2.1 Biểu đồ sự biến động nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2010
– 2014
39
2.2 Biểu đồ khả năng thanh toán của BMP 60
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ xây dựng và mở rộng nền KTTT theo định
hướng XHCN, cùng với công cuộc cải cách mậu dịch, tự do hóa trong thương mại
đòi hỏi nhu cầu về vốn cho nền kinh tế và cho từng DN đang là vấn đề lớn. Thực
tiễn cho thấy, các DN của nước ta hiện đang phải cạnh tranh khốc liệt để có thể tồn
tại và có được chỗ đứng vững chắc trên thương trường, Để có thể tồn tại và phát
triển, các DN phải tận dụng những lợi thế của mình, từng bước khắc phục những
điểm yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời, các nhà quản trị phải quản
lý và sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả để phát triển hoạt động
SXKD trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện nay.
Trong quá trình hoạt động SXKD của mỗi DN, vốn đóng một vai trò hết sức
quan trọng, quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của DN. Vốn đảm bảo cho
quá trình SXKD được tiến hành liên tục. Nếu không chú trọng tới quản trị vốn DN
sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng SXKD. Nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn là một vấn đề rất quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững và phát huy hơn
nữa thế mạnh của mình. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài
“Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh”
để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn "Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần
Nhựa Bình Minh" được lựa chọn nhằm giải quyết các mục tiêu cơ bản sau:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn trong
doanh nghiệp;
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh;
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của Công ty trong thời gian tới.
2
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương
pháp thống kê mô tả; phương pháp thống kê so sánh; phương pháp thay thế liên
hoàn, phương pháp số chênh lệch; phương pháp dự báo; phương pháp toán kinh tế
và một số phương pháp khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Nhựa
Bình Minh trong 5 năm 2010-1014.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong giai đoạn
từ năm 2010 đến năm 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
- Về không gian: Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh.
5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
* Về mặt khoa học:
Luận văn khẳng định vai trò quan trọng của việc quản lý vốn trong sự phát
triển của DN nói chung và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần nhựa Bình
Minh nói riêng
* Về mặt thực tiễn:
- Luận văn tập trung phân tích và chỉ ra được ý nghĩa của các chỉ số để đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động SXKD trong DN
- Nêu bật những kết quả đã đạt được trong 5 năm (2010-2014), đồng thời
cũng chỉ rõ những hạn chế cần phải khắc phục trong quá trình quản lý sử
dụng vốn.
- Luận văn cũng mạnh dạn đưa ra các nhóm đề xuất mới, hoàn toàn có tính
khả thi và mang lại hiệu quả tốt hơn cho việc quản lý sử dụng vốn, tạo ra nhiều lợi
ích trong hoạt động SXKD của công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆUQUẢSỬ DỤNG
VỐN TRONG DOANHNGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận chung về vốn trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm vốn
Bất kỳ một doanh nghiệp nào để tiến hành một hoạt động kinh doanh đều
phải có vốn, đó là điều kiện đầu tiên, diễn ra trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất
kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa
quyết định tới bước tiếp theo của quá trình kinh doanh. [93, tr,74]
Vậy vốn là gì? Theo K.Marx dưới góc độ các yếu tố sản xuất, vốn được khái
quát hóa thành phạm trù tư bản. K.Marx cho rằng: Vốn (tư bản) là giá trị đem lại
giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa này có một tầm khái
quát lớn vì bao hàm đầy đủ cả bản chất và vai trò của vốn. Bản chất của vốn là giá
trị cho dù nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tài sản cố định,
nhà cửa, n guyên vật liệu, tiền công… Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư vì nó
tạo ra sự sinh sôi về giá trị thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên, do hạn chế về trình độ phát triển lúc bấy giờ, K.Marx đã bó hẹp khái niệm
về vốn trong khu vực sản xuất vật chất và cho rằng chỉ có quá trình sản xuất mới
tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế.
Theo P.Samuelson: “Vốn là các hàng hóa được sản xuất ra để phục vụ cho
quá trình sản xuất mới, là đầu vào của hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp
(máy móc, trang thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu…).
Còn theo nhà kinh tế học D.Begg, thì: vốn bao gồm vốn hiện vật và vốn tài
chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hóa, sản phẩm đã sản xuất ra để sản
xuất các hàng hóa khác. Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của Doanh
nghiệp.
Từ các khái niệm trên cho thấy tuy có những cách diễn đạt khác nhau song
đều có điểm chung là đồng nhất vốn với tài sản của DN. Thực chất, vốn kinh
doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô
4
hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Đây là một loại quỹ tiền
tệ đặc biệt trong DN, nó không phải dùng để tiêu dùng mà ứng ra, được sử dụng
kinh doanh và sau một chu kỳ hoạt động được thu về ứng trước cho kỳ sau. Vốn
vừa là nhân tố đầu vào, đồng thời là kết quả phân phối thu nhập đầu ra của quá
trình kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp được phản ánh trong bảng cân đối tài sản
của doanh nghiệp. Qua đó ta thấy vốn đưa vào SXKD của DN có nhiều hình thái
vật chất khác nhau để từ đó tao ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trên thị
trường. Lượng tiền mà doanh nghiệp thu về sau quá trình tiêu thụ phải bù đắp được
chi phí bỏ ra ban đầu, đồng thời phải có lãi. Quá trình này phải diễn ra liên tục thì
mới bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của DN. Trong nền kinh tế thị trường, vốn
được coi là một loại hàng hóa. Nó giống các hàng hóa khác ở chỗ có chủ sở hữu
đích thực, song nó có đặc điểm là người sử hữu vốn có thể bán quyền sử dụng vốn
trong một thời gian nhất định. Chí phí của việc sử dụng vốn chính là lãi suất.
Chính nhờ có sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng nên vốn có thể lưu
chuyển trong đầu tư kinh doanh để sinh lợi. Dưới góc độ của doanh nghiệp, vốn là
một trong những điều kiện vật chất cơ bản kết hợp với sức lao động và các yếu tố
khác làm đầu vào cho quá trình SXKD. Sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp
trong quá trình sản xuất vật chất riêng biệt mà trong toàn bộ quá trình sản xuất và
tái sản xuất liên tục suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá
trình sản xuất đầu tiên đến chu kỳ sản xuất cuối cùng.
1.1.2. Đặc trưng của vốn trong nền kinh tế thị trường
Thứ nhất, vốn đại diện cho một lượng tài sản nhất định, nó biểu hiện bằng
giá trị của các tài sản. Nhưng một điều cần chú ý là trong nền kinh tế thị trường thì
giá trị thực của một doanh nghiệp không chỉ là phép cộng giản đơn vủa vốn cố
định và vốn lưu động hiện có, mà điều quan trọng hơn là giá trị của những tài sản
khác như: vị trí địa lý kinh doanh, bí quyết công nghệ, thương hiệu, uy tín của
người lãnh đạo,… Đây là những tài sản vô hình nhưng lại đóng một vai trò rất
quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. [9, tr.75]
5
Thứ hai, vốn phải được vận động và sinh lời. Để hiểu rõ đặc trưng này cần
có sự phân biệt giữa tiền và vốn. Thông thường, muốn có vốn thì phải có tiền, song
có tiền, thậm chí là rất lớn cũng không được gọi là vốn. Tiền được coi là vốn phải
đồng thời thỏa mãn những điều kiện sau:
- Một là: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định, có nghĩa là
phải đảm bảo bằng tài sản có thực.
- Hai là: Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định. Sự tích
tụ này làm cho nó đủ sức để đầu tư vào một phương án kinh doanh. Nếu tiền nằm
rải rác ở khắp nơi mà không thu gom được thành “khoản lớn” thì không làm được
việc gì.
- Ba là: Khi đã đủ số lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh
lời. Cách vận động và phương thức vận động của tiền do phương thức đầu tư kinh
doanh quyết định. Trong quá trình vận động, vốn có thể thay đổi hình thái biểu
hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng phải là tiền (T –T’) với giá trị lớn
hơn (T > T’). Đây cũng là nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn trong doanh
nghiệp. [9, tr.74]
Thứ ba, vốn phải được tích lũy, tập trung đến một lượng nhất định mới phát
huy được hiệu quả. Sự tích tụ này là bao nhiêu còn phụ thuộc vào ngành nghề,
phương án kinh doanh cụ thể,… nhưng thực tế không phải lúc nào doanh nghiệp
cũng có đủ một lượng vốn lớn để thực hiện đầu tư cho các dự án của mình nên cần
có biện pháp huy động từ nhiều nguồn khác nhau như vốn tự có, vốn vay, liên
doanh, liên kết, phát hành qua kênh chứng khoán,… Mỗi nguồn huy động đều có
những ưu, nhược điểm riêng, chẳng hạn nếu vay nợ thì liên quan đến lãi suất, các
cam kết bất lợi nếu doanh nghiệp không thanh toán nợ đúng hạn, còn với phát hành
cổ phiếu thì không phải trả lãi suất song lại chịu sức ép lớn về cổ tức từ các cổ
đông… Vì vậy, các DN phải tự xem xét, quyết định cho phù hợp với chiến lược
kinh doanh của mình, nhưng phải lấy hiệu quả cuối cùng làm thước đo chuẩn mực
để đánh giá.
6
Thứ tư, Vốn có giá tị về mặt thời gian, nó cho thấy sự so sánh giá trị giữa số
vốn của ngày hôm nay với số vốn trong tương lai. Nguyên lý này có tầm quan
trọng rất lớn đến quyết định đầu tư nói chung, quyết định tài chính nói riêng. Trong
nền kinh tế thị trường hiện nay, cần xem xét, đánh giá sự tác động của các nhân tố
ảnh hưởng như giá cả, lạm phát, tiến bộ công nghệ, chính sách của Nhà nước, tác
động của nền kinh tế thế giới… Thậm chí ngay cả khi không có sự tác động của
các nhân tố trên thì tiền tệ vẫn có giá trị theo thời gian bởi một điều rất đơn giản là
các quyết định đầu tư đều đặt trong mối quan hệ với lợi nhuận.
Thứ năm, vốn được gắn với chủ sở hữu. Trong nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp, theo cơ chế “xin – cho”, vốn được cấp từ ngân sách Nhà nước nên sự
ràng buộc trách nhiệm kém dẫn đến sử dụng vốn không hiệu quả hoặc hiệu quả
thấp. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế, các quan hệ
sở hữu cũng thay đổi theo. Trong nền kinh tế hiện nay, người sở hữu có thể không
đồng thời là người sử dụng nhưng thực tế cho thấy ở đâu có mối quan hệ khăng
khít giữa người sử dụng và người sở hữu thì ở đó vốn được sử dụng hiệu quả hơn.
1.1.3. Phân loại vốn trong doanh nghiệp
Vốn luôn tồn tại theo cả 3 giai đoạn trong quá trình SXKD, bắt đầu từ mua
các yếu tố đầu vào, tiến hành sản xuất và bán sản phẩm tiền – Hàng – Hàng’ –
Tiền’, do đó tùy theo mục đích của người sử dụng và cách thức quản lý vốn mà có
khá nhiều căn cứ khác nhau để phân loại, cụ thể là:
* Căn cứ theo góc độ pháp luật:
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp
trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty;
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để
thành lập DN;
- Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở
hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội
đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông [13].
* Căn cứ vào thời hạn luân chuyển:
7
- Vốn ngắn hạn: là loại vốn có thời hạn luan chuyển dưới một năm;
- Vốn trung hạn: là loại vốn có thời gian luân chuyển từ 5 năm trở lên;
- Vốn dài hạn: là loại vốn có thời gian luân chuyển từ 5 năm trở lên.
* Căn cứ vào nội dung vật chất:
- Vốn thực: là toàn bộ hàng hóa phục vụ cho quá trình SXKD như: máy móc
thiết bị, nhà xưởng, các công trình phụ trợ,… phần vốn này phản ánh hình thái vật
thể của vốn.
- Vốn tài chính: biểu hiện dưới hình thái tiền tê, chứng khoán, các giấy tờ có
giá khác dùng cho việc mua sắm tài sản, máy móc thiết bị,… phần vốn này tham
gia gián tiếp vào quá trình hoạt động SXKD.
* Căn cứ vào nguồn hình thành:
- Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn phải có khi thành lập DN, nó cần thiết để
đăng ký kinh doanh, do sự đóng góp ban đầu của các thành viên trong công ty
TNHH, công ty cổ phần, công ty tư nhân hoặc do Nhà nước giao.
- Vốn tự bổ sung: là số vốn tăng thêm do trích từ lợi nhuận sau thuế, do ngân
sách Nhà nước cấp thêm hoặc sự đóng góp thêm của các thành viên, huy động vốn
bằng cách bán trái phiếu,… để bổ sung thêm vào vốn kinh doanh.
- Vốn liên doanh: là vốn do sự đóng góp của các bên khi tiến hành cam kết
liên doanh, liên kết với nhau trong hoạt đọng thương mại, dịch vụ, v.v…
- Vốn đi vay: là vốn do DN đi vay từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, các tỏ
chức kinh tế chính trị xã hội hoặc từ các cá thể khác.
* Căn cứ vào hình thái biểu hiện;
- Vốn hữu hình: bao gồm tiền, các loại giấ tờ có giá và những loại tài sản
biểu hiện bằng hình thái hiện vật khác như đất đai, nhà cửa, máy móc,…
- Vốn vô hình: là giá trị những tài sản vô hình như vị trí địa lý kinh doanh
của DN, bí quyết công nghệ, uy tín của thương hiệu,…
*Căn cứ vào phương thức luân chuyển giá trị:
8
- Vốn cố đinh (VCĐ): là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, bao gồm toàn bộ
các tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời
gian sử dụng theo quy định hiện hành để có thể xếp vào TSCĐ.
- Vốn lưu động (VLĐ): là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ, gồm tư liệu lao
động không đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng để xếp vào TSCĐ.
1.1.4. Vai trò của vốn đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp
Vốn có vai trò rất quan trọng đối với DN, là yếu tố không thể thiếu của mọi
quá trình kinh doanh. Vai trò quan trọng của vốn đã được Các Mác khẳng định: Tư
bản đứng ở vị trí hàng đầu, vì tư bản tạo ra giá trị thặng dư.
Trong nền kinh tế thị trường muốn tiến hành hoạt động kinh doanh, DN phải
có vốn. Vốn là điều kiện để thực hiện các hoạt động tạo nguồn vì thế các chiến
lược hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ trở thành hiện thực nếu được đảm bảo
bằng vốn.
Như vậy, có thể nói vốn có vai trò quyết định quy mô của DN, quyết định
năng lực sản xuất của DN. Vốn càng lớn thì quy mô DN càng lớn, nâng cao khả
năng tài chính của DN, tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ, nâng cao trình độ của
người lao động, nâng cao năng lực sản xuất của DN.
Vốn có vai trò nâng cao vị thế, uy tín của DN, tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình hợp tác phát triển của DN. Quy mô của DN càng lớn sẽ tạo điều kiện để
thực hiện mở rộng thị trường trong và ngoài mước, tạo lợi thế trong cạnh tranh, là
điều kiện tồn tại và phát triển của DN.
Vốn còn tạo điều kiện cho DN tham gia tốt các chính sách xã hội, các đóng
góp với chính phủ, góp phần vào phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, công tác quản
lý và sử dụng vốn sao cho hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản
lý của DN.
1.1.5. Các thành phần của cơ cấu vốn trong DN
1.1.5.1. Khái niệm và thành phần của cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn hay cơ cấu nguồn vốn (Capital structure): là một thuật ngữ đề
cập đến quan hệ giữa tỷ lệ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của DN.
9
- Nợ phải trả là nguồn vốn hình thành do vay mượn; mua chịu hàng hóa,
dịch vụ cảu nhà cung cấp; các khoản nợ tích lũy (gồm thuế và các khoản phải nộp
cho Nhà nước; lương và bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động; thuế thu
nhập hoãn lại phải trả cho đơn vị thuế,…) mà đơn vị có trách nhiệm phải trả tại
thời điểm báo cáo [8]. Trong đó, nợ ngắn hạn là tổng giá trị các khoản nợ mà đơn
vị phải trả có thời hạn trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh tại thời
điểm báo cáo. Nợ dài hạn là các khoản nợ dài hơn một năm hoặc phải trả sau một
chu kỳ kinh doanh, không phân biệt đối tượng cho vay, cho nợ và mục đích DN
phải vay nợ. Ngoài ra còn bao gồm cả các khoản chi phí phải trả, nhận ký cược ký
quỹ hoặc giá trị tài sản thừa chờ xử lý, v.v… được gọi chung là nợ khác.
- Vốn chủ sở hữu là toàn bộ nguồn vốn được hình thành từ sự đóng góp của
các chủ sở hữu, các nhà đầu tư hoặc được tích lũy trong quá trình SXKD dưới
dạng các quỹ (như: quỹ đầu tư phát triển; quỹ dự phòng tài chính; quỹ khen thưởng
phúc lợi…) và nguồn kinh phí [8].
Sự khác biệt giữa nợ và vốn chủ sở hữu trên nhiều khía cạnh như thời hạn
thanh toán, trách nhiệm thanh toán, chi phí sử dụng vốn và ảnh hưởng đến thuế
TNDN, v.v… được so sánh trong bảng dưới đây:
Bảng 1.1. So sánh nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Tiêu chí Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Thời hạn
Có thời hạn hoàn trả (trong ngắn
hạn hoặc dài hạn)
Không có thời hạn hoàn trả vì vốn
là của chính phủ
Tính ổn
định
Thấp vì phụ thuộc vào thị trường
vốn và yếu tố cung cầu
Cao vì có sự chủ động góp vốn
kinh doanh của các chủ sở hữu.
Trách
nhiệm
thanh
toán
- Phải trả lãi vay (trừ các khoản nợ
chiếm dụng);
- Nếu mất khả năng hoàn trả nợ gốc
và lãi, DN sẽ phải tuyên bố phá sản
- Không phải trả lãi mà phân phối
lợi nhuận theo kết quả SXKD;
- DN không bị phá sản nếu không
chia lãi cho chủ sở hữu.
Ảnh Lãi vay được tính vào chi phí khi Lợi nhuận chia cho chủ sở hữu
10
hưởng
đến thuế
TNDN
xác định lợi nhuận chịu thuế
TNDN, do đó lãi vay sẽ giảm thuế
TNDN.
không làm giảm thuế TNDN.
Chi phí
sử dụng
vốn
Thấp hơn so với chi phí sử dụng
vốn chủ sở hữu vì:
- Rủi ro đối với chủ nợ thấp;
- Nợ vay tạo ra “lá chắn” thuế nên
gánh nặng lãi vay thực tế DN phải
chịu thấp hơn.
Cao hơn chi phí sử dụng nợ phải
trả vì:
- Chủ sở hữu được chia lợi nhuận
sau mỗi chu kỳ SXKD;
- Khi bị phá sản hoặc giải thể thì
được ưu tiên xếp cuối cùng.
1.1.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn
Trong hệ thống báo cáo tài chính của DN, giá trị nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu của DN đều được trình bày rõ ràng ở nửa bên phải của Bảng cân đối kế toán
cuối niên độ. Dựa vào đó có thể xác định cơ cấu vốn thông qua các chỉ tiêu như: tỷ
số nợ, tỷ số tự tài trợ, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, hệ số đòn bẩy tài
chính, với công thức:
Tổng vốn (hay tổng tài sản) = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu (1.1)
- Tỷ số nợ: Cứ 100 đơn vị vốn tổng thì DN sử dụng bao nhiêu đơn vị nợ. Chỉ
số này lớn hơn 50% cho biết cơ cấu vốn nghiêng về phía nợ
Tỷ số nợ =
Nợ phải trả
(1.2)
Tổng vốn
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Cứ 1 đơn vị vốn chủ sở hữu thì phải gánh
bao nhiêu đơn vị nợ. Khi hệ số lớn hơn 1, tức là cơ cấu vốn nghiêng về nợ, khả
năng đảm bảo thanh toán nợ thấp và ngược lại
Hệ số nợ =
Nợ phải trả
(1.3)
Vốn chủ sở hữu
- Tỷ số tự tài trợ: Cứ 100 đơn vị vốn tổng thì có bao nhiêu đơn vị vốn chủ sở
hữu. Chỉ số này lớn hơn 50% cho biết cơ cấu vốn được đảm bảo bằng nhiều vốn
chủ sở hữu hơn là số nợ hiện có.
11
Tỷ số tự tài trợ =
Vốn chủ sở hữu * 100
(1.4)
Tổng vốn
- Hệ số đòn bẩy tài chính: Tổng vốn của DN gấp mấy lần so với vốn chủ.
Nếu hệ số lớn hơn 2, tức là trong cơ cáu vốn, nợ sử dụng nhiều hơn so với vốn chủ,
cơ cấu vốn nghiêng về phía nợ
Hệ số đòn bẩy
tài chính
=
Tổng vốn
(1.5)
Vốn chủ sở hữu
Ta có thể rút ra mối quan hệ của các chỉ tiêu như sau:
Hệ số đòn
bẩy tài chính
=
Tổng vốn
=
1
(1.6)
Vốn chủ sở hữu Tỷ số tự tài trợ
=
1
= 1+Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
1 - Tỷ số nợ
Thông qua các chỉ tiêu nói trên có thể đo lường sự đóng góp của chủ sở hữu
trong tổng số vốn mà DN đang sử dụng. Nếu chủ sở hữu đóng góp nhiều vào tổng
nguồn vốn thì tỷ số tự tài trọ cao, tỷ số nợ thấp, hệ số đòn bẩy tài chính thấp và hệ
số nợ trên vốn chủ cũng thấp và ngược lại.
1.1.5.3. Cơ cấu vốn hợp lý và những lợi ích cơ bản của nó
Từ sự khác biệt giữa phương thức tài trợ bằng nợ và phương thức tài trợ
bằng vốn chủ sở hữu kết hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của DN cũng như
rủi ro trong quyết định của nhà đầu tư, các nhà quản trị tài chính sẽ cân nhắc đến
sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu sao cho hợp lý nhằm góp phần gia tăng giá
trị tài sản cho chủ sở hữu mà vẫn đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Như vậy, cơ
cấu vốn hợp lý được coi là một thuật ngữ đề cập đến sự kết hợp hài hòa giữa nợ và
vốn chủ sở hữu tùy theo ngành nghề mỗi DN trong từng giai đoạn cụ thể nhằm
đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. Khi xây dựng được cơ cấu vốn hợp
lý thì DN sẽ đạt được những lợi ích sau:
- Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn;
- Tối thiểu hóa chi phí làm kiệt quệ tài chính, hạn chế rủi ro phá sản.
- Cơ cấu tài chính đảm bảo tính ổn định và linh hoạt;
12
- Tạo giá trị DN ở mức cao nhất, gia tăng được giá trị của cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán, tạo dựng niềm tin đối với nhà đầu tư và thuận lợi hơn cho DN
khi huy động vốn lúc cần thiết;
- Thiết lập được một lá chắn thuế hợp lý cho DN;
- Tận dụng tích cực đòn bẩy tài chính, đảm bảo được mối quan hệ hài hóa
giữa khả năng sinh lời và rủi ro cho chủ sở hữu DN.
1.1.6. Nguồn hình thành vốn trong doanh nghiệp
Nền kinh tế thị trường trong điều kiện hiện nay, các DN được tự do huy
động vốn, tự do kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề mà luật pháp cho phép,
phải luôn nắm bắt thông tin để chủ động hội nhập với nền kinh tế quốc tế nên vốn
kinh doanh của DN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Để lựa chọn và tổ
chức hình thức huy động vốn thích hợp và có hiệu quả thì cân fphair có sự phân
loại nguồn vốn. Việc phân loại nguồn vốn đối ứng được dựa vào tiêu thức khác
nhau, dưới đây là 3 cách phân loại chủ yếu:
1.1.6.1. Căn cứ vào quan hệ sở hữu
* Nguồn vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ DN, DN
có quyền sử dụng và định đoạt, nó bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung, vốn do
Nhà nước tài trợ (nếu có). Đây là nguồn vốn quan trọng và có tính ổn định cao, thể
hiện quyền tự chủ về tài chính của DN. Tỷ trọng của nó trong cơ cấu nguồn vốn
càng lớn thì sự độc lập về tài chính và khả năng thanh toán của DN càng cao và
ngược lại.
Vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn – Nợ phải trả
* Nợ phải trả: Là tất cả các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinhdoanh mà
DN có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế, bao gồm: các khoản
nợ vay và các khoản chiếm dụng.
- Các khoản nợ vay gồm tổng số vốn DN đi vay trong ngắn, trung và dài hạn
từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, các khoản nợ trái phiếu và nợ khác.
+ Vay ngắn, trung và dài hạ từ các tổ chức tín dụng ngân hàng đòi hỏi DN
phải trả chi phí sử dụng vốn dưới dạng thanh toán lãi vay và phải đáp ứng được các
13
điều kiện ràng buộc như tài sản thế chấp hoặc tín chấp, phương án đầu tư phải có
tính khả thi, v.v…
+ Phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn đặc trưng của các DN
trong nền kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển như nước ta hiện nay, khi
đó các DN được gọi là các công ty cổ phần, trái phiếu sau khi được phát hành sẽ
niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán và được gọi là cổ phiếu;
- Nguồn vốn chiếm dụng chỉ mang tính chất tạm thời, DN chỉ có thể sử dụng
trong thời gian ngắn nhưng với ưu điểm DN koong phải trả chi phí sử dụng vốn
này trong giới hạn cho phép nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo
kỳ hạn thanh toán. Các nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp như:
+ Các khoản nợ khách hàng chưa đến hạn trả;
+ Các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước chưa đến hạn nộp;
+ Các khoản phải thanh toán với cán bộ CNV chưa đến kỳ thanh toán.
1.1.6.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo tiêu thức này thì nguồn vốn đối ứng của DN được chia thành nguồn
vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
*Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mang đặc điểm ổn định, lâu dài
đảm bảo cho quá trình tồn tại và phát triển của DN. Nó bao gồm nguồn vốn chủ sở
hữu và các khoản nợ dài hạn;
* Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn dưới thời hạn
một năm, Dn có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn vào những thời điểm nhất
định hoặc bất thường phát sinh trong hoạt động SXKD.
1.1.6.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
* Nguồn vốn từ bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân
DN gồm tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại, các khoản quỹ dự phòng, các
khoản thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ hoặc thu nhập bất thường;
* Nguồn vốn từ bên ngoài: Là nguồn vốn huy động từ bên ngoài như vay
ngân hàng hoặc các tổ chức, cá nhân khác; từ vốn góp liên doanh liên kết; hoặc từ
phát sinh trái phiếu, nợ người cung cấp và các khoản nợ khác.
14
Như vậy, từ việc nghiên cứu các phương pháp phân loại nguồn vốn kinh
doanh trong DN, có thể thấy vấn đề đặt ra đó là đi đôi với việc tăng cường quản lý
và sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, DN cũng cần sớm chủ động tạo lập và khai
thác vốn từ các nguồn bên ngoài bằng nhiều hình thức trong phạm vi cho phép, kết
hợp các nguồn vốn đó sao cho cân đối, hài hóa giữa lợi ích của các bên liên quan
và đảm bảo cho quá trình SXKD của DN luôn phát triển ổn định và bền vững
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn
Có vốn mới chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để đạt mục đích kinh doanh.
Vấn đề đặt ra có ý nghĩa tiếp theo là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy
động. Sử dụng vốn có hiệu quả trước hết là điều kiện để DN bảo đảm đạt được lợi
ích của các nhà đầu tư, người lao động, của nhà nước về mặt thu nhập và đảm bảo
sự tồn tại phát triển của bản thân. Mặt khác đó cũng chính là cơ sở để DN có thể
huy động vốn được dễ dàng trên thị truờng tài chính để mở rộng sản xuất, phát
triển kinh doanh.
Xét về bản chất hiệu quả sử dụng vốn, trong các quan điểm trước đây, về lý
luận cũng như thực tiễn đều coi giá trị thặng dư là do kết quả của lao động sống
sáng tạo ra; yếu tố đất đai, tài nguyên không tính đến, yếu tố vốn bị xem nhẹ. Vì
vậy khi xét các yếu tố tác động đến kết quả sản xuất, người ta chỉ đánh giá phân
tích theo ba yếu tố cơ bản: Lao động, thiết bị, nguyên vật liệu, trong đó yếu tố lao
động là cơ bản nhất. Từ đó đòi hỏi, bản chất về hiệu quả sử dụng vốn được đề cập
một cách đầy đủ hơn. Trước hết các DN sản xuất kinh doanh tuân thủ theo quy tắc:
"đầu vào" và "đầu ra" được quy định bởi thị trường. Sản xuất cái gì ? Sản xuất như
thế nào? Sản xuất cho ai ? không xuất phát từ chủ quan DN hay từ mệnh lệnh cấp
trên, mà xuất phát từ nhu cầu thị trường, từ quan hệ cung - cầu và lợi ích DN.
Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau. Hay nói một cách khác mọi
yếu tố sản xuất cùng các quan hệ sản xuất của DN đều dựa vào thị trường. Thị
trường không chỉ là thị trường hàng hoá, dịch vụ mà còn bao gồm cả thị trường sức
lao động, thị trường vốn. Như vậy, bản chất hiệu quả sử dụng vốn là một mặt của
15
hiệu quả kinh doanh, nó là một đại lượng so sánh giữa một bên là kết quả đạt được
với bên kia là số vốn bỏ ra; trong đó chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận ròng với số
vốn chủ sở hữu được coi là chỉ tiêu tổng hợp có ý nghĩa quan trọng về hiệu quả sử
dụng vốn DN.
Tuy nhiên, khi đi vào nghiên cứu các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn
DN trong cơ chế thị trường lại có nhiều quan điểm khác nhau.
Thứ nhất, quan điểm của các nhà đầu tư, tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng
vốn như sau:
Với các nhà đầu tư trực tiếp (những người mua cổ phiếu, góp vốn) tiêu
chuẩn hiệu quả vốn đầu tư là tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn cổ đông và chỉ số
tăng giá cổ phiếu mà họ nắm giữ.
Với các nhà đầu tư gián tiếp (những cá nhân, tổ chức cho vay vốn) ngoài tỷ
suất lợi tức vốn vay, họ rất quan tâm đến sự bảo toàn giá trị thực tế của đồng vốn
cho vay qua thời gian.
Đối với Nhà nước là chủ sở hữu về cơ sở hạ tầng, đất đai, tài nguyên môi
trường,... tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn DN đồng nghĩa với hiệu quả kinh
doanh, đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nghĩa là tiêu chuẩn về hiệu
quả được xác định thông qua tỷ trọng về thu nhập mới sáng tạo ra, tỷ trọng các
khoản thu về ngân sách, số chỗ làm việc mới tăng thêm,... so với số vốn DN đầu tư
sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, dựa vào điểm hoà vốn trong kinh doanh có một số quan điểm cho
rằng: tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn khác với tiêu chuẩn kinh doanh ở chỗ,
tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên cơ sở điểm hoà vốn xác định. Tức là
kết quả hữu íchthực sự được xác định khi mà thu nhập bù đắp hoàn toàn số vốn bỏ
ra. Phần vượt trên điểm hoà vốn mới là thu nhập để làm cơ sở xác định hiệu quả sử
dụng vốn.
Thứ ba, dựa trên lợi nhuận kinh tế một số nhà nghiên cứu lại đưa ra quan
điểm: Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, DN đã bỏ ra những chi phí được
phản ánh vào giá thành sản phẩm nhưng còn một số chi phí khác như: tiền lương
16
của chủ DN, đất đai, nhà cửa, lợi thế cửa hàng, uy tín,... của anh ta không được
hoạch toán vào giá thành sản phẩm. Tất cả các khoản này gọi là chi phí ngầm. Mặt
khác còn một khoản chi phí được xét đến nếu giả thiết số vốn đang sử dụng vào
sản xuất kinh doanh được đầu tư vào một phương án khác có hiệu quả hơn, gọi là
chi phí thời cơ hay chi phí cơ hội. Theo quan điểm này tiêu chuẩn hiệu quả sử
dụng vốn của DN được xác định trên cơ sở lợi nhuận kinh tế.
Hay
Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí kinh tế (1.8)
Đây là quan điểm xác định tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn mang tính chất
toàndiện, nhưng nó chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu hoặc quản lý, còn về mặt hạch
toán cụ thể thì không thể xác định được chi phí ngầm và chi phí thời cơ.
Thứ tư, dựa trên thu nhập thực tế, một số quan điểm lại đưa ra tiêu chuẩn
hiệu quả như sau: Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, cái mà nhà đầu tư quan
tâm là lợi nhuận ròng thực tế chứ không phải lợi nhuận ròng danh nghĩa. Lợi
nhuận ròng thực tế được đo bằng khối lượng giá trị hàng hoá có thể mua được từ
lợi nhuận ròng để thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của các nhà đầu tư. Do đó, tiêu
chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn của quan điểm này là tỷ suất lợi nhuận thực tế được
xác định bằng cách loại trừ tỷ lệ lạm phát trong tỷ suất lợi nhuận ròng. Với quan
điểm này đã phản ánh được tiêu chuẩn đích thực cuối cùng về kết quả lợi ích tạo ra
của đồng vốn.
Qua nghiên cứu các quan điểm trên, theo chúng tôi để đi đến thống nhất về
bản chất và tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn của DN hiện nay, cần giải quyết các
vấn đề sau:
Hiệu quả sử dụng vốn chỉ là một mặt của hiệu quả kinh doanh mà không phải
là toàn bộ hiệu quả kinh doanh, do vốn chỉ là một yếu tố của quá trình kinh doanh.
Ngược lại, nói đến hiệu quả kinh doanhcó thể có một trong các yếu tố của nó không
đạt hiệu quả. Còn nói đến hiệu quả sử dụng vốn, không thể nói sử dụng có kết quả
Lợi nhuận
kinh tế
=
Tổng doanh
thu kế toán
-
Tổng
chi phí
-
Chi phí ngầm và
chi phí thời cơ (1.7)
17
nhưng lại bị lỗ vốn. Tức là, tính hiệu quả sử dụng vốn thể hiện trên hai mặt: Bảo
toàn được vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc
biệt là kết quả về sức sinh lời của đồng vốn.
Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụng vốn phải thoả mãn hai yêu cầu: Đáp ứng
được lợi ích của DN, lợi ích của các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất,
đồng thời nâng cao được lợi ích của nền kinh tế xã hội. Hai yêu cầu này cùng tồn
tại đồng thời phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện
đại, bất kỳ một DN nào hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho mình,
nhưng làm tổn hại đến lợi ích chung của nền kinh tế xã hội sẽ không được phép tồn
tại. Ngược lại, nếu DN đó hoạt động đem lại lợi ích cho nền kinh tế, còn bản thân
nó bị thua thiệt lỗ vốn sẽ làm cho DN bị phá sản. Như vậy kết quả tạo ra do việc sử
dụng vốn phải là kết quả phù hợp với lợi ích DN và lợi ích của nền kinh tế xã hội.
Trong các quan điểm trước đây, khi xét "đầu vào" của chỉ tiêu hiệu quả sử
dụng vốn chủ yếu đề cập đến khả năng tối thiểu hoá về số lượng vốn, còn vấn đề
thời gian sử dụng dài hay ngắn, ít hoặc không đề cập đến. Thực tế cho thấy, cùng
với một kết quả như nhau mà sử dụng một lượng vốn ít hơn nhưng kéo dài thời
gian sử dụng thì việc sử dụng số vốn đó chưa hẳn là đã có kết quả. Theo chúng tôi
yếu tố đầu vào cần đề cập trên cả hai mặt là: tối thiểu hoá số vốn và thời gian sử
dụng.
Từ sự phân tích trên, theo chúng tôi bản chất và tiêu chuẩn về hiệu quả sử
dụng vốn DN được hiểu như sau:
Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh,
phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn DN trong việc tối đa hoá kết quả lợi ích
hoặc tối thiểu hoá số vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác
định phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Khái niệm này chỉ rõ: Hiệu quả sử dụng vốn là gì? Tiêu chuẩn của nó như
thế nào và điều kiện xác định ra sao? cả ba yêu cầu đó là cơ sở để thống nhất nhận
thức về hiệu quả sử dụng vốn DN.
18
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp được chia theo các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ q;uan. Các nhân
tố khách quan là các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp,
nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ quan là các nhân tố
nằm trong nội bộ của bản thân doanh nghiệp. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu từn
nhóm nhân tố:
1.2.2.1. Các nhân tố khách quan
- Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước:
Nhà nước có vai trò lớn trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế bằng các
chính sách của mình. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tự do
lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Nhà nước
chỉ tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển
sản xuất kinh doanh và định hướng cho các hoạt động thông qua chính sách kinh tế
vĩ mô. Sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của
các doanh nghiêp và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, tới nhu cầu thị trường
như việc thay đổi chính sách thuế, chính sách đầu tư… Do vậy, Nhà nước phải tạo
môi trường thuận lợi để doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả vốn của mình.
- Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế:
Sự ổn định và phát triển về kinh tế với một tỷ lệ lạm phát vừa phải, giá cả ổn
định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, có điều
kiện sử dụng vật tư, phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào quá trình sản
xuất kinh doanh. Ngược lại một nền kinh tế biến động và nhiều rủi ro như rủi ro tỷ
giá, lãi suất, lạm phát cao sẽ làm cản trở đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh.
Khi có lạm phát cao các doanh nghiệp cần phải tính tới việc gia tăng tỉ lệ
vốn kinh doanh tương ứng để đảm bảo một cách tương đối nhu cầu về vốn. Trong
môi trường có lạm phát c;ao giá cả đầu vào có nhiều biến động theo các chiều
19
hướng phức tạp, chính vì vậy doanh nghiệp cũng cần giành một khoản vốn nhất
định đối phó với trường hợp này.
Trong trường hợp có biến động về tỉ giá hối đoái thì tác động lớn nhất lại
xảy ra đối với các doanh nghiệp có tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hay
các đầu vào sản xuất khác và mức độ tác động theo những hướng hoàn toàn khác
nhau đối với hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu. Khi tỉ giá hối đoái giữa
đồng nội tệ và đồng ngoại tệ giảm thì xuất khẩu có lợi và nhập khẩu lại bất lợi.
Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu cần tăng lượng vốn nội
tệ để đối phó với sự biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái.
- Những rủi ro trong sản xuất kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, đôi khi các doanh nghiệp
phải chấp nhận rủi ro để đứng vũng trên thị trường. Tuy nhiên có những rủi ro
không lường trước được như nợ khó đòi, sự làm ăn không thuận lợi của các doanh
nghiệp có quan hệ kinh tế. Ngoài ra còn có những rủi ro từ môi trường như lũ lụt
hỏa hoạn, và một số rủi ro khác. Những rủi ro này xuất hiện bất ngờ và đôi khi gây
tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong quá trình hoạt động sản xuất doanh
nghiệp cần phải tiến hành đánh giá mức độ rủi ro cho mỗi dự án, khách hàng, cũng
như lập các quỹ dự phòng để đảm bảo vốn kinh doanh được bảo toàn tiến tới nâng
cao hiệu quả sử dụng.
1.2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan
- Nhân tố con người: Con người là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh. Con người được đề cập đến ở đây là bộ máy quản lí và
lực lượng lao động trong DN, mà trước hết là giám đốc DN. Giám đốc là người
toàn quyền quản lí và sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn của DN, là người chịu trách
nhiệm quyết định mọi vấn đề về tài chính của DN. Quyết định sử dụng đồng vốn
kinh doanh của giám đốc mà đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của DN
thì DN kinh doanh có lãi, đồng vốn được sinh sôi nảy nở, được sử dụng một cách
tiết kiệm sẽ mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu quyết định đó là sai lầm, không
phù hợp với xu hướng phát triển của DN thì sẽ dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh,
20
vốn kinh doanh sử dụng không có hiệu quả, thậm chí mất vốn. Đội ngũ cán bộ
quản lí của DN, đội ngũ tham mưu chính cho DN trong việc ra các quyết định kinh
doanh cũng có tác động to lớn. Một đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ chuyên môn
cao, vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, năng động sáng tạo, phản ánh trung thực,
đầy đủ chính xác kịp thời sẽ giúp nhà quản trị DN có những quyết định đúng đắn
với tình hình sản xuất kinh doanh của DN.
- Nhân tố chi phí vốn: Chi phí vốn là những chi phí mà DN phải trả cho việc
huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế chi phí vốn cao hay
thấp sẽ có tác động làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.
Chi phí vốn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh. Chẳng hạn, chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao sẽ làm tăng giá thành
sản phẩm, giá cả hàng hoá vì thế sẽ cao hơn, dẫn đến hàng hoá khó tiêu thụ hoặc
thậm chí không tiêu thụ được, vốn bị ứ đọng chậm thu hồi, từ đó ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của DN. Chi phí quản lí tài
chính cao hay thấp, hợp lí hay không hợp lí sẽ cho thấy việc sử dụng vốn của DN
là tiết kiệm hay lãng phí, có hiệu quả hay kém hiệu quả. Do vậy, các DN phải luôn
phấn đấu để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức mạnh cạnh tranh của
hàng hoá trên thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá, thu hồi vốn nhanh, từ
đó tăng vòng quay của vốn kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của
DN.
- Nhân tố phương pháp tổ chức huy động vốn: Đây cũng là một nhân tố có
ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi
vì, nếu có phương pháp tổ chức huy động vốn kinh doanh hợp lí, luôn đảm bảo đáp
ứng các nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, không xảy ra tình trạng thừa
hoặc thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, và với mức chi phí huy động
hợp lí không những có tác dụng ổn định sản xuất, tránh tình trạng sản xuất bị đình
trệ do thiếu vốn kinh doanh mà còn có tác dụng tiết kiệm vốn , hạn chế sự lãng phí
trong sử dụng vốn, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh của DN.
21
- Nhân tố cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn là thuật ngữ dùng để chỉ một DN sử dụng
các nguồnvốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn tài trợ cho tổng tài sản
của nó. Nóicáchkhác đó là tỷ trọng giữa các khoản nợ với tổng vốn kinh doanh của
DN.
Do chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau nên cơ cấu vốn trong các DN
khác nhau sẽ khác nhau. Cơ cấu vốn kinh doanh có vai trò quan trọng đối với DN,
nó ảnh hưởng đến chi phí vốn, đến khả năng đầu tư kinh doanh và do đó đến khả
năng sinh lời của đồng vốn. Chính vì vậy, cơ cấu vốn kinh doanh là nhân tố tuy
chủ yếu tác động gián tiếp song rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của DN. Do đó, việc xác định một cơ cấu vốn tối ưu - một cơ cấu vốn
hướng tới sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất sẽ giúp cho DN tiết kiệm chi phí vốn
kinh doanh, tăng lợi nhuận, nâng cao được hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình.
- Nhân tố quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Một
quy trình sản xuất kinh doanh hợp lí, có hiệu quả sẽ hạn chế được sự chồng chéo
các chức năng, nhiệm vụ giữa các khâu, tăng năng suất lao động, tiết kiệm được
các nguồn lực sản xuất, đẩy nhanh tiến độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng
quay vốn, từ đó hạn chế các chi phí bất hợp lí, các chi phí phát sinh không cần
thiết, giảm thiểu sự lãng phí trong sử dụng vốn kinh doanh, giảm giá thành sản
phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, từ đó mới làm tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Mỗi DN đều có một xuất phát điểm khi tiến hành SXKD là từ chỗ có một
lượng vốn nhất định với nguồn tài trợ tương ứng. Nhưng việc “dầy vốn” và
“trường vốn” mới chỉ là điều kiện cần cho sản xuất, việc sử dụng số vốn đó như
thế nào cho đạt hiệu quả cao mới là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát
triển của mỗi DN. Mục tiêu cần phải đạt tới của việc sử dụng vốn nằm ở các khía
cạnh:
- Với số vốn hiện có, DN có thể sản xuất thêm được một số lượng sản phẩm
với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận;
22
- Quyết định đầu tư thêm vốn nhằm mở rộng qui mô để tăng doanh số tiêu
thụ với yếu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng vốn.
1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Để có một cái nhìn tổng thể về hiệu quả sử dụng vốn trong DN, người ta
thường xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. Đây là một trong
những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng và cổ đông đặc
biệt quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của họ ở hiện tại và tương lai.
Hệ số “Doanh lợi vốn chủ sở hữu” (ROE: Return on Equitys): là chỉ tiêu
phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn
vị vốn kinh doanh sẽ đem lại mấy đơn vị lợi nhuận.
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
(1.9)
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay so với các DN khác, chứng tỏ
khả năng sinh lợi của DN càng cao, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng lớn, và
ngược lại.
- Hệ số “Doanh lợi DTT” hay “Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm” (ROS: Return
on Sale): là chỉ tiêu đo mức hiệu quả hoạt động hay khả năng sinh lời của DN, nó
cho biết một đơn vị DTT có thể đem lại mấy đơn vị lợi nhuận.
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
(1.10)
DTT
Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn
càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn.
- Hệ số “Doanh lợi tài sản” hay “Khả năng sinh lời của tài sản” (ROA:
Return on Assets): là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đơn vị
vốn đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
(1.11)
Tổng tài sản
- Hệ số “Suất hao phí của vốn”: là chỉ tiêu phản ánh để có một đơn vị lợi
nhuận hay DTT thì DN phải hao phí (đầu tư) mấy đơn vị vốn. Chỉ tiêu này tính ra
23
càng nhỏ chứng tỏ khả năng sinh lợi cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn, và ngược
lại.
Suất hao phí
của vốn
=
Vốn chủ sở hữu
(1.12)
Lợi nhuận (hoặc DTT)
Trong các công thức trên, tùy theo mục đích phân tích và sử dụng thông tin
mà nội dung của các chỉ tiêu như lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, doanh thu có thể thay
đổi theo các số liệu trên Bảng cân đối hoặc báo cáo kết quả SXKD.
1.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ
biến là ác chỉ tiêu sau:
- Hệ số “Sức sản xuất của tổng tài sản”: phản ánh một đơn vị tài sản bình
quân đem lại mấy đơn vị DTT. Hệ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài
sản càng tăng, và ngược lại.
Sức sản xuất của
tổng tài sản
=
DTT
(1.13)
Tổng tài sản bình quân
Trong đó:
Tổng tài sản bình quân = (Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ)/2 (1.14)
- Hệ số “Sức sinh lợi của tổng tài sản”: Phản ánh một đơn vị tài sản bình
quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận (trước thuế hoặc sau thuế). Hệ số này càng cao
thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng lớn, và ngược lại.
Sức sinh lợi của
tổng tài sản
=
Lợi nhuận
(1.15)
Tổng tài sản bình quân
- Hệ số “Suất hao phí của tổng tài sản”: là chỉ tiêu cho thấy để có 1 đơn vị
doanh thu hay lợi nhuận, DN cần phải đầu tư bao nhiêu đơn vị tổng tài sản bình
quân. Hệ số càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp, và ngược lại.
Suất hao phí của
tổng tài sản
=
Tổng tài sản bình quân
(1.16)
Doanh thu (Lợi nhuận)
24
- Hệ số nợ (hay còn gọi là đòn bẩy tài chính): hệ số này cung cấp thông tin
về mức độ đảm bảo của các chủ nợ khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán của
doanh nghiệp trong việc huy động tài chính bổ sung cho các cơ hội đầu tư
Hệ số nợ =
Tổng nợ
(1.17)
Tổng tài sản
- Tỷ số tự tài trợ: Cứ 100 đơn vị vốn tổng thì có bao nhiêu đơn vị vốn chủ sở
hữu. Chỉ số này lớn hơn 50% cho biết cơ cấu vốn được đảm bảo bằng nhiều vốn
chủ sở hữu hơn là số nợ hiện có.
1.2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
- Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho cho biết: hàng tồn kho
luân chuyển trong kỳ nhanh hay chậm. Tỷ số này lớn đồng nghĩa với hiệu quả
quản lý hàng tồn kho càng cao
Vòng quay Giá vốn hàng bán
(1.18)
hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân
.- Kỳ thu tiền bình quân: cho biết phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một
khoản phải thu.
Kỳ thu tiền Các khoản phải thu bình quân
(1.19)
bình quân Doanh thu bình quân 1 ngày
- Kỳ trả tiền bình quân cho biết: số ngày chiếm dụng một khoản phải trả
Kỳ trả tiền Các khoản phải trả bình quân
(1.20)
bình quân GVHB bình quân 1 ngày
1.2.4.4. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ gồm các chỉ tiêu tổng
hợp và các chỉ tiêu phân tích. Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh về mặt chất trong
việc sử dụng VCĐ hay TSCĐ của DN. Thông qua các chỉ tiêu này, người quản lý
có thể so sánh kết quả quản lý giữa kỳ này với kỳ trước, giữa DN mình với các DN
có cùng quy mô sản xuất trong ngành để rút ra những trọng điểm cần quản lý.
=
=
=
25
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ hay Sức sản xuất của TSCĐ: là chỉ tiêu biết mỗi
đơn vị nguyên giá TSCĐ bìnhquân trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh
thu.
Hiệu suất sử dụng
TSCĐ trong kỳ
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
(1.21)
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao. Trong đó,
nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ = (TSCĐĐK + TSCĐCK)/2.
- Sức sinh lợi của TSCĐ: là chỉ tiêu cho biết một đơn vị nguyên giá TSCĐ
bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng
TSCĐ càng cao và ngược lại.
Sức sinh lợi của
TSCĐ
=
Lợi Nhuận
(1.22)
Nguyên giá TSCĐ bình quân
- Suất hao phí của TSCĐ: cho biết để có một đơn vị DTT hay lơi nhuận
thuần, DN cần phải có bao nhiêu đơn vị nguyên giá TSCĐ bình quân. Suất hao phí
càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng thấp, và ngược lại.
Suất hao phí
của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ bình quân
(1.23)
Doanh thu (hoặc Lợi nhuận)
- Hiệu suất sử dụng VCĐ: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị VCĐ được đầu
tư và SXKD đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.
Hiệu suất sử
dụng VCĐ
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
(1.24)
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao.
- Hệ số hàm lượng VCĐ: là nghịch đảo của hiệu suất sử dụng VCĐ, chỉ tiêu
này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đơn vị doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu
này càng nhỏ thì hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao.
Hàm lượng VCĐ =
VCĐ sử dụng bình quân
(1.25)
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
- Hệ số suất lợi nhuận VCĐ: là tỷ số giữa lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau
thuế) trong kỳ so với số dư bình quân của VCĐ
26
Suất lợi nhuận VCĐ =
Lợi nhuận ròng
(1.26)
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
1.2.4.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ
Các DN dùng VLĐ để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Lợi nhuận kinh doanh
đòi hỏi DN phải sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn từng đồng VLĐ để cho mỗi đồng
vốn bỏ ra thu về được nhiều lơi nhuận hơn.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ:
- Sức sinh lợi của TSLĐ: là chỉ tiêu cho biết một đơn vị TSLĐ bình quân
đem lại mấy đồng lơi nhuận (trước hoặc sau thuế). Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu
quả sử dụng TSLĐ càng cao, và ngược lại
Sức sinh lợi của
TSLĐ
=
TSLĐ bình quân
(1.27)
Lợi nhuận
- Suất hao phí sủa TSLĐ: là chỉ tiêu cho thấy để có được một đơn vị lợi
nhuận thuần (trước hoặc sau thuế) thì DN cần phải đầu tư bao nhiêu đơn vị TSLĐ
bình quân. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSLĐ càng thấp, và ngược
lại.
Suất hao phí của
TSLĐ
=
Lợi nhuận
(1.28)
TSLĐ bình quân
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển của VLĐ: Việc sử dụng VLĐ
biểu hiện ở chỗ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, tốc độ đó nhanh hay chậm phản ánh
hiệu suất sử dụng VLĐ cao hay thấp. Để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn ta dùng
các chỉ tiêu sau:
- Số lần luân chuyển vốn VLĐ (hay số vòng quay VLĐ) trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm), công thức tính như sau:
Số lần luân chuyển của
VLĐ trong kỳ
=
Tổng mức luân chuyển
trong kỳ bằng DTT (1.29)
VLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của VLĐ trong kỳ phân tích, hay cứ một
đơn vị VLĐ bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Số vòng quay càng
27
tăng chứng tỏ VLĐ luân chuyển càng nhanh và cho thấy tình hình tài chính của
DN đang rất thuận lợi. Tuy nhiên chỉ số này chịu ảnh hưởng bởi tổng mức luân
chuyển và số VLĐ sử dụng bình quân, trong đó tổng mức luân chuyển được tính
cộng dồn cả kỳ phân tích nên số vòng quay vốn vẫn chịu ảnh hưởng bởi độ dài của
kỳ phân tích. Vì vậy để loại trừ ảnh hưởng của thời kỳ phân tích, ta nên sử dụng
chỉ tiêu số ngày của một vòng quay.
- Số ngày của một vòng quay của vốn cũng là một chỉ số quan trọng để đánh
giá hiệu quả sử dụng VLĐ, thời gian hoạt động có thể tính trong tháng, quý, năm.
Số ngày của một
vòng quay của vốn
=
Thời gian kỳ hoạt động
(1.30)
Số vòng quay trong kỳ
Việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn là tăng vòng quay của vốn trong kỳ,
hoặc giảm số ngày của một vòng quay vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽ
tiết kiệm được vốn. Tiết kiệm tuyệt đối là rút bớt một số vốn ra khỏi quá trình luân
chuyển, sử dụng vào mục đích khác nhưng vẫn thực hiện tổng mức luân chuyển
như cũ hoặc có tăng lên. Tiết kiệm tương đối là cách giữ nguyên số VLĐ hoặc có
tăng lên nhưng DN thực hiện được tổng mức luân chuyển tăng so với tốc độ tăng
của VLĐ.
Để đảy nhanh tốc độ luân chuyển vốn cần phải tăng khối lượng sản phẩm
tiêu thụ và tiết kiệm vốn. Cần thực hiện nhiều biện pháp như: giảm lượng vốn và
thời gian vốn nằm ở các khâu, các giai đoạn của quá trình sản xuất, lựa chọn đơn vị
cung cấp tối ưu, rút ngắn chu kỳ SXKD, hạ giá thành, tăng cường công tác tiêu thụ,
nâng cao chất lượng sản phẩm,…
- Mức độ đảm nhiệm VLĐ: là số VLĐ cần có để có thể đạt được một đồng
doạnh thu:
Mức độ đảm
nhiệm của VLĐ
=
Số VLĐ bình quân trong kỳ
(1.31)
Tổng doanh thu bán hàng (trừ thuế)
trong kỳ
28
- Mức độ doanh lợi VLĐ (hay tỷ suất lợi nhuận VLĐ): là chỉ tiêu phản ánh
một đồng VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
(trước thuế hoặc sau thuế).
Doanh lợi VLĐ =
Lợi nhuận (trước hoặc sau thuế)
(1.32)
VLĐ bình quân trong kỳ
1.2.4.6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện hành: đó là thước đo khả năng thanh toán ngắn
hạn của DN, chỉ tiêu này cho biết các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn. Nếu chỉ
tiêu > 1 thì tốt cho DN.
Hệ số thanh toán
hiện hành
=
TSLĐ
(1.33)
Nợ ngắn hạn
- Khả năng thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các khoản quay vòng nhanh và
nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh =
TSLĐ – hàng tồn kho
(1.34)
Nợ ngắn hạn
Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi
thành tiền như: chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ là các tài
sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng TSLĐ và dễ bị lỗ nhất.
Khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ – Dự trữ)/ Nợ ngắn hạn (1.35)
- Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời =
Tiền mặt
(1.36)
Nợ ngắn hạn
- Khả năng thanh toán lãi vay (Số lần có thể trả lãi vay): cho biết mức độ lợi
nhuận đảm bảo khả năng trả lãi vay hàng năm như thế nào. Việc không trả được
các khoản nợ này có thể làm cho DN bị phá sản.
Khả năng thanh
toán lãi vay
=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT) (1.37)
Lãi vay
29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
Công ty CP Nhựa Bình Minh có tên giao dịch quốc tế là: Binh Minh Plastics
Joint-stock company.
Tên viết tắt là : BMPLASCO
Vốn điều lệ: 454.784.800.000 đồng
Trụ sở chính tại : 240 Hậu Giang, Phường 9, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại : (84-8) 3969.0973 Số fax: (84-8) 3960.6814
Email: binhminhplas2hcm.fpt.vn
Website: www.binhminhplastic.com
Mã cổ phiếu: BMP
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1977, Công ty Ống nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty nhựa
Kiều Tinh được sáp nhập lấy tên là Nhà máy Công tư hợp doanh Nhựa Bình Minh
trực thuộc Tổng công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ. Sản phẩm chủ
yếu trong giai đoạn này là các sản phẩm gia dụng kế thừa từ đơn vị cũ.
Đầu thập niên 80, trong bối cảnh kinh tế đất nước bị cấm vận, Nhà máy sản
xuất cầm chừng từ nguồn nguyên liệu tồn kho từ trước ngày giải phóng, Ban Lãnh
đạo đã xác định tập trung sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật đáp ứng cho nhu cầu
thiết yếu của xã hội với chi phí nguyên liệu thấp nhất. Các sản phẩm như dây
truyền dịch, bộ điều kinh Karman cho y tế, phụ tùng nhựa cho ngành dệt, bình xịt
phục vụ nông nghiệp, nón bảo hộ lao động cho công nhân hầm mỏ đã ra đời trong
giai đoạn này.
Năm 1986 đánh dấu bước chuyển mình lịch sử của Xí nghiệp khoa học sản
xuất Nhựa Bình Minh. Bằng hợp đồng gia công ống nhựa cho Unicef phục vụ
chương trình nước sạch nông thôn, lần đầu tiên ống nhựa sản xuất tại Việt Nam
thay thế ống nhập khẩu ra đời, chi phí gia công được khách hàng trả bằng nguyên
liệu đã tạo tiền đề cho ngành ống nhựaViệt Nam phát triển.
30
Giai đoạn 1990 -1999: Công ty Nhựa Bình Minh đã chuyển đổi hoàn toàn từ
một nhà máy chuyên sản xuất hàng gia dụng sang sản xuất nhựa công nghiệp, chủ
yếu là ống nhựa theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty tập trung đầu tư máy móc thiết bị
hiện đại trở thành đơn vị đầu tiên ứng dụng công nghệ Dry-Blend sản xuất ống
nhựa đường kính đến 400mm - lớn nhất Việt Nam.
Đầu tư mở rộng mặt bằng Nhà máy tại TP.HCM, đầu tư mới Nhà máy 2 với
tổng diện tích 20.000m2 tại khu Công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương, trang
bị hoàn toàn máy móc hiện đại của các nước Châu Âu.
Thương hiệu Nhựa Bình Minh được đăng ký bảo hộ độc quyền, khởi đầu
cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Từ năm 2000 đến nay: Xác định tầm quan trọng của công tác quản lý chất
lượng, năm 2000 Công ty đã đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9002-1994, đến nay đã được chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001-
2008.
Ngày 02/01/2004, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh chính thức hoạt động
với tên giao dịch là Bình Minh Plastics Joint-Stock Company, viết tắt là
BMPLASCO.
Ngày 11/7/2006 đã trở thành ngày có ý nghĩa quan trọng khi cổ phiếu của
Công ty chính thức giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng
khoán BMP.
Với chủ trương “Đổi mới để phát triển”, Công ty đã liên tục đầu tư máy
móc thiết bị hiện đại bằng nguồn vốn tự có để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa
sản phẩm. Những sản phẩm ống có đường kính lớn nhất Việt Nam hiện nay như
ống uPVC 630mm, ống HDPE 1200mm đã được Công ty liên tục đưa ra thị trường
bên cạnh ống gân PE thành đôi, ống PP-R, tạo thêm nhiều lựa chọn cho khách
hàng và đưa sản phẩm đạt chất lượng quốc tế đến với người tiêu dùng Việt Nam,
góp phần phát triển kinh tế nước nhà.
Công ty mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển
của thị trường: Mở rộng Nhà máy 2 lên 50.000m2, năm 2007 Công ty TNHH
31
MTV Nhựa Bình Minh miền Bắc với diện tích 40.000m2 chính thức đi vào hoạt
động, đưa sản phẩm của Nhựa Bình Minh đến với người tiêu dùng phía Bắc, dự án
Nhà máy 4 với diện tích trên 150.000m2. đang trong giai đoạn phê duyệt thiết kế
hoàn chỉnh, khi đưa vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất toàn Công ty lên gấp 3
lần hiện nay.
Năm 2008 đánh dấu bước phát triển của Công ty khi doanh thu vượt qua
ngưỡng 1.000 tỷ đồng.
Hướng tới sự phát triển bền vững, thực hiện cam kết trách nhiệm với cộng
đồng và xã hội, năm 2011 Công ty được cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý môi
trường ISO 14001: 2004.
Việc xây dựng và phát triển hệ thống phân phối một lần nữa khẳng định
hướng đi đúng đắn của Công ty trong việc phát triển thị phần. Từ 3 cửa hàng đầu
tiên của những năm 90, đến nay hệ thống phân phối của Công ty đã có hơn 600 cửa
hàng, đưa sản phẩm mang thương hiệu Nhựa Bình Minh có mặt khắp mọi miền đất
nước và xuất khẩu sang các nước láng giềng.
Hoạt động marketing được đẩy mạnh. Hiện nay thương hiệu Nhựa Bình
Minh được đánh giá là thương hiệu dẫn đầu ngành nhựa Việt Nam.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
2.1.2.1. Hình thức sở hữu vốn
Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh được thành lập theo quyết định số
209/2003/QĐ-BCN ngày 04 tháng 12 năm 2003 của Bộ công nghiệp về việc
chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103002023 ngày 02 tháng 01 năm
2004. Giấy chứng nhận kinh doanh thay đổi lần 3 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06 tháng 02 năm 2010.
Công ty con được hợp nhất trong báo cáo tài chính hợp nhất:
Công ty TNHH một thành viên Nhựa Bình Minh miền bắc (NBM)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0504000211 ngày 18 tháng 09 năm
2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp
32
2.1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất và thương mại
2.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh và địa bàn hoạt động
Nhựa Bình Minh được người tiêu dùng đánh giá là doanh nghiệp hàng đầu
có uy tín trong ngành nhựa Việt Nam nói chung và ngành nhựa công nghiệp nói
riêng, chuyên cung cấp các loại ống, phụ kiện ống nhựa, các sản phẩm nhựa kỹ
thuật cao cho các ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng
và dân dụng, các loại bình xịt sử dụng trong nông nghiệp… Có thể liệt kê 5 dòng
sản phẩm chủ yếu hiện nay của Công ty như sau:
- Ống và phụ tùng uPVC đường kính từ 21mm đến 630mm, dùng trong các
ngành cấp thoát nước, điện lực, bưu chính viễn thông, xây dựng và dân dụng.
- Ống và phụ tùng HDPE đường kính từ 16mm đến 1.200mm, dùng trong
các ngành cấp thoát nước, điện lực, xây dựng và dân dụng, đặc biệt cho các vùng
nước phèn và nước mặn.
- Ống gân HDPE thành đôi và phụ tùng đường kính từ 110mm đến 500mm,
đặc biệt dùng trong ngành thoát nước hạ tầng, điện lực
- Ống và phụ tùng PP-R đường kính từ 20mm đến 160mm, dùng cho nước
nóng và nước lạnh, chịu áp lực cao.
- Bình xịt sử dụng trong nông nghiệp các loại 1 lít, 5 lít, 10 lít.
Các dòng sản phẩm chủ yếu mang thương hiệu Nhựa Bình Minh trên đều đạt
được tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, các sản phẩm cũng được chứng
nhận phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16-4:2011/BXD.
Với hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ thuộc thế hệ tiên tiến nhất từ
các nước Ý, Đức, Áo, Canada… được trang bị đồng bộ tại ba nhà máy ở TP.HCM,
Bình Dương, Hưng Yên; hàng năm, Nhựa Bình Minh có khả năng cung cấp cho thị
trường 80.000 tấn sản phẩm.
Bên cạnh đó, với đội ngũ CBCNV được đào tạo chuyên nghiệp cùng hệ
thống Quản lý chất lượng ISO 9001, hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001.
Nhựa Bình Minh tự hào là đơn vị cung cấp sản phẩm ống nhựa cho nhiều công
33
trình trọng điểm cấp quốc gia, công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, các
công trình cấp thoát nước, điện lực, hạ tầng…
Thương hiệu Nhựa Bình Minh được người tiêu dùng trong nước biết đến với
mạng lưới phân phối rộng khắn cả nước – gần 1.200 cửa hàng thuộc hệ thống phân
phối của Công ty và hơn 80% cửa hàng kinh doanh ống nhựa trên toàn quốc có
kinh doanh sản phẩm Nhựa Bình Minh
2.1.3. Thông tin về mô hình quản trị và bộ máy quản lý của công ty
Hình 2.1. Sơ đồ mô hình quản trị tại công ty
a. Mô hình quản trị:
Công ty thực hiện đúng mô hình quản trị áp dụng cho doanh nghiệp cổ phần
hóa theo quy định của luật doanh nghiệp. Đó là ĐHĐCĐ; HĐQT; BKS; Ban điều
hành cấp cao gồm Tổng giám đốc, hai phó tổng giám đốc và kế toán trưởng
Tháng 4/2003, ĐHĐCĐ thường niên đã bầu ra HĐQT gồm 5 thành viên và
BKS gồm 3 thành viên nhiệm kỳ 2013-2018. Năm 2014 đã là năm thứ 2 mà HĐQT
có thành viên người nước ngoài đại diện cho cổ đông lớn tham gia; hai chức danh
Chủ tịch HĐQT và ban điều hành đã có sự chuyên biệt trong phạm vi trách nhiệm
mỗi chức danh.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM
SOÁT
BAN ĐIỀU HÀNH CTY MẸ
CÔNG TY CON
CÁC TIỂU BAN TRỰC
THUỘC
34
Năm 2014 cũng là năm thứ 2 đi vào hoạt động của hai tiểu ban giúp việc
trực thuộc HĐQT là Tiểu ban nhân sự - Chính sách – Lương thưởng và tiểu ban
quan hệ cổ đông, đo đó vai trò hỗ trợ của hai tiểu ban này cũng từng bước được thể
hiện rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, Tiểu ban Chiến lược – phát triển và Tiểu ban Quản
trị rủi ro đã được thành lập và đi vào hoạt động theo yêu cầu của HĐQT.
b. Cơ cấu bộ máy quản lý:
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty
Tại công ty mẹ - BMP – HĐQT bổ nhiệm cán bộ quản lý cấp cao (Ban điều
hành) bao gồm Ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. Tổng giám đốc bổ nhiệm
các cán bộ cấp trung bao gồm các Trưởng, Phó phòng ban chức năng và Ban giám
đốc hai nhà máy.
Tại công ty con – NBM – HĐQT bổ nhiệm HĐTV. Chủ tịch HĐTV bổ
nhiệm Ban Giám đốc.
Hàng năm, HĐQT căn cứ vào nghị quyết của ĐHĐCĐ, giao chỉ tiêu kế
hoạch cho Công ty mẹ và Công ty con. Ban điều hành và HĐTV cụ thể hóa nhiệm
35
vụ bằng các mục tiêu của Công ty.
Đại diện Lãnh đạo hệ thống quản lý chất lượng ISI9001 và Hệ thống quản lý
môi trường ISO 14001 thay mặt Ban điều hành kiểm soát quy trình thực hiện công
việc của Công ty và các bộ phận.
c. Các công ty con và công ty liên kết
Loại
hình
Tên công ty Địa chỉ
Lĩnh vực sản xuất
kinh doanh chính
Vốn
góp
Công
ty con
Công ty TNHH
một thành viên
Nhựa Bình Minh
miền bắc
(NBM)
Đường D1, khu D,
khu công nghiệp
Phố Nối A, Huyện
văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên
sản xuất kinh doanh
xuất nhập khẩu các sản
phẩm dân dụng kỹ thuật
và công nghiệp từ chất
dẻo, cao su
100%
Công
ty liên
kết
Công ty cổ phần
đầu tư kinh
doanh bất động
sản Bình Minh
Việt (BMV)
Số 240 Hậu
Giang, Phường 9,
Quận 6, TP.HCM
kinh doanh bất động
sản
26%
Công ty cổ phần
nhựa Đà Nẵng
371 Trần Cao
Vân, Quận Thanh
Khê, TP. Đà nẵng
sản xuất kinh doanh
xuất nhập khẩu các sản
phẩm, nguyên liệu,
thiết bị ngành nhựa
29%
2.2. Tình hình hoạt động SXKD của công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai
đoạn 2010 – 2014
2.2.1. Đặc điểm chung của đơn vị
Trong giai đoạn 2010 – 2014 với sự bất ổn của nền kinh tế công ty đã phải
chịu nhiều những khó khăn riêng:
* Khó khăn:
36
- Rủi ro do môi trường kinh tế: khủng hoảng kinh tế, lạm phát… trên thế
giới ảnh hưởng đến kinh tế trong nước làm cho sức mua giảm đặc biệt là ngành vật
liệu xây dựng
- Rủi ro do chính sách kinh tế vĩ mô: Những thay đổi của pháp luật, chính
sách thuế, quy định hạch toán, báo cáo, chính sách nhân sự, môi trường… của các
cơ quan quản lý Nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín và kết quả sản xuất
kinh doanh của công ty
- Rủi ro từ trong nội bộ công ty: Sai lầm trong chiến lược kinh doanh; đầu tư
không hiệu quả; thiếu đoàn kết nội bộ; quản trị không hiệu quả; nguồn nhân lực
không đáp ứng nhu cầu… ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, thương hiệu và sự
phát triển bền vững của công ty.
* Thuận lợi:
- Lợi thế về sản phẩm: Không mang tính thời vụ cao, sản phẩm Nhựa Bình
Minh được sử dụng gần như đồng đều trong cả năm. Sức sống của sản phẩm còn
dài với tình trạng hạ tầng cơ sở Việt Nam hiện nay. Chưa có sản phẩm nào thay thế
được ống nhựa trong việt dẫn, thoát nước và luồn cáp trên thế giới
- Lợi thế về thương hiệu: Đã trở thành sự lựa chọn đầu tiên và cuối cùng của
đông đảo khách hàng khi xây dựng dân dụng, tưới tiêu và trong những công trình
trọng điểm quốc gia
- Lợi thế cạnh tranh: Tên tuổi của nhựa Bình Minh hết sức quen thuộc với
người tiêu dùng và là thước đo về chất lượng ngành ống. Dịch vụ chu đáo, chăm
sóc tận tâm, giá cả hợp lý.
2.2.1.1. Đặc điểm về lao động
37
Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2010-2014
Nội dung chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
2012/2011 2013/2012 2014/2013
+/- (%) +/- (%) +/- (%)
Tổng số lao động 676 100 680 100 700 100 739 100 4 0.6 20 2.9 39 5.6
Giới tính
- LĐ nữ 93 13.8 94 13.8 108 15.4 107 14.5 1 1.1 14 14.9 -1 -0.9
- LĐ nam 583 86.2 586 86.2 592 84.6 632 85.5 3 0.5 6 1.0 40 6.8
Độ tuổi
Trên 50 51 7.5 66 9.7 66 9.4 68 9.2 15 29.4 0 0.0 2 3.0
Từ 41 - 50 108 16.0 124 18.2 124 17.7 117 15.8 16 14.8 0 0.0 -7 -5.6
Từ 31 - 40 223 33.0 238 35.0 239 34.1 262 35.5 15 6.7 1 0.4 23 9.6
Tuổi 30 trở xuống 294 43.5 252 37.1 271 38.7 292 39.5 -42 -14.3 19 7.5 21 7.7
Trình độ
- Cao học 5 0.7 7 1.0 9 1.3 9 1.2 2 40.0 2 28.6 0 0.0
- Đại học 105 15.5 112 16.5 123 17.6 135 18.3 7 6.7 11 9.8 12 9.8
- Trung cấp cao đẳng 146 21.6 147 21.6 123 17.6 190 25.7 1 0.7 -24 -16.3 67 54.5
- Phổ thông trung học 420 62.1 414 60.9 445 63.6 405 54.8 -6 -1.4 31 7.5 -40 -9.0
Phổ
thông lao
động
CB quản lý cấp cao 4 0.6 4 0.6 4 0.6 4 0.5 0 0.0 0 0.0 0 0.0
CB quản lý cấp trung 30 4.4 34 5.0 34 4.9 33 4.5 4 13.3 0 0.0 -1 -2.9
CB quản lý cấp cơ sở 67 9.9 74 10.9 68 9.7 67 9.1 7 10.4 -6 -8.1 -1 -1.5
CB công nhân viên 575 85.1 568 83.5 594 84.9 635 85.9 -7 -1.2 26 4.6 41 6.9
Nguồn:phòng tổ chức hành chính
38
Hoạt động trong những năm qua của Công ty tương đối ổn định, nhiều sản
phẩm được khách hàng biết đến và thừa nhận về chất lượng, về giá bán. Tổng số
lao động có 739 người.
Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh, nên lực lượng lao động của DN đã
có những biến động nhất định. Tuy nhiên, so với quy mô của DN thì sự biến động
là không lớn. Tình hình sử dụng lao động của Công ty qua 5 năm 2010 - 2014
được thể hiện ở Bảng 2.1.
Qua bảng 2.1 ta thấy, lực lượng lao động có sự biến động qua các năm, cùng
với số lượng lao động tăng lên thì số lượng cán bộ trình độ cao học, đại học và lực
lượng lao động trẻ cũng tăng lên; Đặc biệt năm 2014 công ty đã tăng cường đào
tạo cho lực lượng cán bộ quản lý bằng nhiều hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo bên
ngoài (trong nước, ngoài nước) cùng với những chính sách tuyển dụng phù hợp,
công ty đã thu hút được nhiều nhân viên có trình độ đáp ứng dự án mới, cụ thể như
trung cấp cao đẳng tăng 54,5%, đại học tăng 9,8%. Trong khi đó lượng phổ thông
trung học thì giảm
Như vậy, Côngty đã chăm lo côngtác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho
công nhân nhằm nâng cao năng suất lao động, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp
cận kỹ thuật tiên tiến trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ.
Tổng số lao động bình quân đến cuối năm 2014 là 739 người, trong đó đội
ngũ cán bộ quản lý có 104 người; đa số là lao động nam (85,5%). Công ty cũng đã
chú trọng công tác đào tạo lực lượng lao động, nếu như năm 2011 số công nhân có
trình độ trung cấp (chủ yếu là trung cấp kỹ thuật) chiếm 21,6% thì đến cuối năm
2014 con số này đã tăng lên 25,7%. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo phần lớn được đào
tạo cơ bản, thích ứng với cơ chế thị trường nên nắm bắt tình hình kinh doanh tương
đối nhanh nhạy. Tuy nhiên, Công ty cũng có một số khó khăn: số lượng và chất
lượng của cán bộ quản lý cấp chung chưa đảm bảo cho sự phát triển của công ty,
đặc biệt trong việc chuẩn bị nguồn lực cho dự án nhà máy mới ở Long An.
2.2.1.2. Đặc điểm về vốn
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (20)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdcNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
 
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thép, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty thép, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty thép, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thép, HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
 
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng TháiNâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điệnĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
 
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án senaNâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 

Ähnlich wie Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701

Ähnlich wie Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701 (20)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Hyundai, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Hyundai, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Hyundai, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Hyundai, ĐIỂM CAO
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Đề tài phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chín...
Đề tài phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chín...Đề tài phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chín...
Đề tài phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chín...
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh DN Phúc Lâm, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh DN Phúc Lâm, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh DN Phúc Lâm, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh DN Phúc Lâm, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...
 

Mehr von Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ

Mehr von Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ (20)

Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
 
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
 
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701
 
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
 
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáoBÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
 
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
 
Báo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 Điểm
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểmBài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
 
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECHBài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
 
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty  đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty  đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
 
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in -  sdt/ ZALO 093 189 2701Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in -  sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện - sdt/ ZALO 093 ...
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện -  sdt/ ZALO 093 ...Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện -  sdt/ ZALO 093 ...
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện - sdt/ ZALO 093 ...
 
Bài mẫu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
Bài mẫu  Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...Bài mẫu  Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
Bài mẫu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
 
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
 
Thuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà Nội
Thuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà NộiThuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà Nội
Thuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà Nội
 

Kürzlich hochgeladen

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Kürzlich hochgeladen (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701

  • 1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần nhựa Bình Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là chính xác, trung thực và có nguồn trích dẫn rõ ràng. Nội dung của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Ngày 15 tháng 09 năm 2015 TÁC GIẢ Trịnh Thị Phương Lan
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, thu thập các số liệu và dẫn chứng có liên quan, kết hợp việc vận dụng tổng hợp các kiến thức đã được học tại trường Đại học Hàng Hải, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, v.v…, đến nay tôi đã hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này. Với kết quả đã đạt được, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới tập thể đội ngũ cán bộ, giảng viên Khoa Đào tạo sau đại học của trường đã trau dồi cho tôi những kiến thức hiểu biết về mặt lý luận và phương pháp khoa học để viết luận văn này, hoàn thành tốt khóa học chuyên ngành Quản lý kinh tế 2013 – 2015 Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Đỗ Thị Mai Thơm, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Công ty cổ phần nhựa Bình Minh, tới tập thể anh chị em trong Ban tài chính kế toán của đơn vị đã tạo điều kiện cho tôi trong công tác thu thập chứng từ, số liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn!
  • 3. iii MỤC LỤC LỜI CAMĐOAN..........................................................................................................................i LỜI CẢMƠN .............................................................................................................................ii MỤC LỤC.................................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆUQUẢSỬDỤNGVỐNTRONGDOANHNGHIỆP..........3 1.1. Cơ sở lýluận chung về vốn trong doanh nghiệp..............................................................................3 1.1.1. Khái niệm vốn ................................................................................................................... 3 1.1.2. Đặc trưng của vốn trong nền kinh tế thị trường................................................................... 4 1.1.3. Phân loại vốn trong doanh nghiệp...................................................................................... 6 1.1.4. Vai trò của vốn đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp............................................... 8 1.1.5. Các thành phần của cơ cấu vốn trong DN............................................................................ 8 1.1.5.1. Khái niệm và thành phần của cơ cấu vốn...................................................................... 8 1.1.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn................................................................................10 1.1.5.3. Cơ cấu vốn hợp lý và nhữnglợi ích cơ bản của nó........................................................11 1.1.6. Nguồn hình thành vốn trong doanh nghiệp........................................................................12 1.1.6.1. Căn cứ vào quan hệ sở hữu ........................................................................................12 1.1.6.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn ............................................................13 1.1.6.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn...............................................................................13 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp...................................................................................14 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn........................................................................................14 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.............................................................18 1.2.2.1. Các nhân tố khách quan .............................................................................................18 1.2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan.............................................................................................19 1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn..........................................21 1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ...................................................22 1.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản ................................................23 1.2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng hàng tồn kho........................................................24 1.2.4.4. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ..........................................24 1.2.4.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ.................................................26
  • 4. iv 1.2.4.6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình thanh toán và khả năng thanh toán...........................28 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH.29 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Nhựa Bình Minh............................................................................29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................................29 2.1.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp..............................................................................31 2.1.2.1. Hình thức sở hữu vốn.................................................................................................31 2.1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh...................................................................................................32 2.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh và địa bàn hoạt động.............................................................32 2.1.3. Thông tin về mô hình quản trị và bộ máy quản lý của công ty..............................................33 2.2. Tình hình hoạt động SXKD của công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2010 – 2014 .................35 2.2.1. Đặc điểm chung của đơn vị...............................................................................................35 2.2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết qủa hoạt động SXKD..............................................................41 2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Nhựa Bình Minh.............................................42 2.3.1. Phân tích ảnh hưởng của thành phần cơ cấu vốn tới hiệu quả chung...................................42 2.3.2.Tình hình thực hiện các chỉ tiêuvề hiệu quả sử dụng vốn ....................................................46 2.3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn...............................................................50 2.3.2.1.1. Tiền....................................................................................................................50 2.3.2.1.2. Đầu tư tài chính ngắn hạn....................................................................................50 2.3.2.1.3. Các khoản phải thu ngắn hạn ...............................................................................50 2.3.2.1.4. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho............................................................................51 2.3.2.1.5. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ: ...................................52 2.3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ ....................................................................53 2.3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn .................................................................57 2.3.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động SXKD tại doanh nghiệp.....................................................61 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH .............................................................................................................................................. 66 3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới..............................................................66 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn....................................................67 3.2.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động...........................................................67 3.2.1.1. Vấn đề quản lý tiền mặt .............................................................................................67 3.2.1.2. Giải pháp quản lý nợ phải thu.....................................................................................69 3.2.1.3. Quản lí dự trữ hàng tồn kho .......................................................................................70 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ - VCĐ .....................................71 3.2.3.1.Giải pháp về quảnlý TSCĐ...........................................................................................71
  • 5. v 3.2.3.2.Giải pháp về cải tiến phương pháp trích khấu hao TSCĐ................................................72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 76 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích BMP Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh NTP Công ty Cổ phần Nhựa Tiền Phong TSLĐ Tài sản lưu động VLĐ Vốn lưu động TSCĐ Tài sản cố định VCĐ Vốn cố định DN Doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh DTT Doanh thu thuần TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên CBCNV Cán bộ công nhân viên KTTT Kinh tế thị trường XHCN Xã hội chủ nghĩa HĐQT Hội đồng quản trị
  • 6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 1.1 So sánh nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 9 2.1 Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2010-2014 37 2.2 Vị thế của BMP trong ngành nhựa 40 2.3 Một số chỉ tiêu chung của đơn vị 42 2.4 Đánh giá cơ cấu vốn tại công ty cổ phần nhựa Bình Minh 44 2.5 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn 45 2.6 Bảng cân đốikế toán các năm 2010 - 2014 46 2.7 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đối với hàng tồn kho giai đoạn 2010 – 2014 52 2.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ 53 2.9 Tình hình tăng giảm TSCĐ phân theo loại tài sản 54 2.10 Tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 56 2.11 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ 57 2.12 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 58 2.13 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 60
  • 7. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Số hình Tên Hình Trang 2.1 Sơ đồ mô hình quản trị tại công ty 33 2.2 Sơ đồ tổ chức của công ty 34 2.1 Biểu đồ sự biến động nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2010 – 2014 39 2.2 Biểu đồ khả năng thanh toán của BMP 60
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong thời kỳ xây dựng và mở rộng nền KTTT theo định hướng XHCN, cùng với công cuộc cải cách mậu dịch, tự do hóa trong thương mại đòi hỏi nhu cầu về vốn cho nền kinh tế và cho từng DN đang là vấn đề lớn. Thực tiễn cho thấy, các DN của nước ta hiện đang phải cạnh tranh khốc liệt để có thể tồn tại và có được chỗ đứng vững chắc trên thương trường, Để có thể tồn tại và phát triển, các DN phải tận dụng những lợi thế của mình, từng bước khắc phục những điểm yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời, các nhà quản trị phải quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả để phát triển hoạt động SXKD trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện nay. Trong quá trình hoạt động SXKD của mỗi DN, vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của DN. Vốn đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành liên tục. Nếu không chú trọng tới quản trị vốn DN sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng SXKD. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề rất quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững và phát huy hơn nữa thế mạnh của mình. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn "Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh" được lựa chọn nhằm giải quyết các mục tiêu cơ bản sau: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp; - Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh; - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong thời gian tới.
  • 9. 2 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp thống kê so sánh; phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch; phương pháp dự báo; phương pháp toán kinh tế và một số phương pháp khác. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh trong 5 năm 2010-1014. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020. - Về không gian: Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. 5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài * Về mặt khoa học: Luận văn khẳng định vai trò quan trọng của việc quản lý vốn trong sự phát triển của DN nói chung và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần nhựa Bình Minh nói riêng * Về mặt thực tiễn: - Luận văn tập trung phân tích và chỉ ra được ý nghĩa của các chỉ số để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động SXKD trong DN - Nêu bật những kết quả đã đạt được trong 5 năm (2010-2014), đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế cần phải khắc phục trong quá trình quản lý sử dụng vốn. - Luận văn cũng mạnh dạn đưa ra các nhóm đề xuất mới, hoàn toàn có tính khả thi và mang lại hiệu quả tốt hơn cho việc quản lý sử dụng vốn, tạo ra nhiều lợi ích trong hoạt động SXKD của công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
  • 10. 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆUQUẢSỬ DỤNG VỐN TRONG DOANHNGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận chung về vốn trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm vốn Bất kỳ một doanh nghiệp nào để tiến hành một hoạt động kinh doanh đều phải có vốn, đó là điều kiện đầu tiên, diễn ra trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới bước tiếp theo của quá trình kinh doanh. [93, tr,74] Vậy vốn là gì? Theo K.Marx dưới góc độ các yếu tố sản xuất, vốn được khái quát hóa thành phạm trù tư bản. K.Marx cho rằng: Vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa này có một tầm khái quát lớn vì bao hàm đầy đủ cả bản chất và vai trò của vốn. Bản chất của vốn là giá trị cho dù nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tài sản cố định, nhà cửa, n guyên vật liệu, tiền công… Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư vì nó tạo ra sự sinh sôi về giá trị thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ phát triển lúc bấy giờ, K.Marx đã bó hẹp khái niệm về vốn trong khu vực sản xuất vật chất và cho rằng chỉ có quá trình sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Theo P.Samuelson: “Vốn là các hàng hóa được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới, là đầu vào của hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp (máy móc, trang thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu…). Còn theo nhà kinh tế học D.Begg, thì: vốn bao gồm vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hóa, sản phẩm đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hóa khác. Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của Doanh nghiệp. Từ các khái niệm trên cho thấy tuy có những cách diễn đạt khác nhau song đều có điểm chung là đồng nhất vốn với tài sản của DN. Thực chất, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô
  • 11. 4 hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Đây là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt trong DN, nó không phải dùng để tiêu dùng mà ứng ra, được sử dụng kinh doanh và sau một chu kỳ hoạt động được thu về ứng trước cho kỳ sau. Vốn vừa là nhân tố đầu vào, đồng thời là kết quả phân phối thu nhập đầu ra của quá trình kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp được phản ánh trong bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Qua đó ta thấy vốn đưa vào SXKD của DN có nhiều hình thái vật chất khác nhau để từ đó tao ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trên thị trường. Lượng tiền mà doanh nghiệp thu về sau quá trình tiêu thụ phải bù đắp được chi phí bỏ ra ban đầu, đồng thời phải có lãi. Quá trình này phải diễn ra liên tục thì mới bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của DN. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hóa. Nó giống các hàng hóa khác ở chỗ có chủ sở hữu đích thực, song nó có đặc điểm là người sử hữu vốn có thể bán quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Chí phí của việc sử dụng vốn chính là lãi suất. Chính nhờ có sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng nên vốn có thể lưu chuyển trong đầu tư kinh doanh để sinh lợi. Dưới góc độ của doanh nghiệp, vốn là một trong những điều kiện vật chất cơ bản kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá trình SXKD. Sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong quá trình sản xuất vật chất riêng biệt mà trong toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá trình sản xuất đầu tiên đến chu kỳ sản xuất cuối cùng. 1.1.2. Đặc trưng của vốn trong nền kinh tế thị trường Thứ nhất, vốn đại diện cho một lượng tài sản nhất định, nó biểu hiện bằng giá trị của các tài sản. Nhưng một điều cần chú ý là trong nền kinh tế thị trường thì giá trị thực của một doanh nghiệp không chỉ là phép cộng giản đơn vủa vốn cố định và vốn lưu động hiện có, mà điều quan trọng hơn là giá trị của những tài sản khác như: vị trí địa lý kinh doanh, bí quyết công nghệ, thương hiệu, uy tín của người lãnh đạo,… Đây là những tài sản vô hình nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. [9, tr.75]
  • 12. 5 Thứ hai, vốn phải được vận động và sinh lời. Để hiểu rõ đặc trưng này cần có sự phân biệt giữa tiền và vốn. Thông thường, muốn có vốn thì phải có tiền, song có tiền, thậm chí là rất lớn cũng không được gọi là vốn. Tiền được coi là vốn phải đồng thời thỏa mãn những điều kiện sau: - Một là: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định, có nghĩa là phải đảm bảo bằng tài sản có thực. - Hai là: Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định. Sự tích tụ này làm cho nó đủ sức để đầu tư vào một phương án kinh doanh. Nếu tiền nằm rải rác ở khắp nơi mà không thu gom được thành “khoản lớn” thì không làm được việc gì. - Ba là: Khi đã đủ số lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Cách vận động và phương thức vận động của tiền do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định. Trong quá trình vận động, vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng phải là tiền (T –T’) với giá trị lớn hơn (T > T’). Đây cũng là nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn trong doanh nghiệp. [9, tr.74] Thứ ba, vốn phải được tích lũy, tập trung đến một lượng nhất định mới phát huy được hiệu quả. Sự tích tụ này là bao nhiêu còn phụ thuộc vào ngành nghề, phương án kinh doanh cụ thể,… nhưng thực tế không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ một lượng vốn lớn để thực hiện đầu tư cho các dự án của mình nên cần có biện pháp huy động từ nhiều nguồn khác nhau như vốn tự có, vốn vay, liên doanh, liên kết, phát hành qua kênh chứng khoán,… Mỗi nguồn huy động đều có những ưu, nhược điểm riêng, chẳng hạn nếu vay nợ thì liên quan đến lãi suất, các cam kết bất lợi nếu doanh nghiệp không thanh toán nợ đúng hạn, còn với phát hành cổ phiếu thì không phải trả lãi suất song lại chịu sức ép lớn về cổ tức từ các cổ đông… Vì vậy, các DN phải tự xem xét, quyết định cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình, nhưng phải lấy hiệu quả cuối cùng làm thước đo chuẩn mực để đánh giá.
  • 13. 6 Thứ tư, Vốn có giá tị về mặt thời gian, nó cho thấy sự so sánh giá trị giữa số vốn của ngày hôm nay với số vốn trong tương lai. Nguyên lý này có tầm quan trọng rất lớn đến quyết định đầu tư nói chung, quyết định tài chính nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cần xem xét, đánh giá sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng như giá cả, lạm phát, tiến bộ công nghệ, chính sách của Nhà nước, tác động của nền kinh tế thế giới… Thậm chí ngay cả khi không có sự tác động của các nhân tố trên thì tiền tệ vẫn có giá trị theo thời gian bởi một điều rất đơn giản là các quyết định đầu tư đều đặt trong mối quan hệ với lợi nhuận. Thứ năm, vốn được gắn với chủ sở hữu. Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, theo cơ chế “xin – cho”, vốn được cấp từ ngân sách Nhà nước nên sự ràng buộc trách nhiệm kém dẫn đến sử dụng vốn không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế, các quan hệ sở hữu cũng thay đổi theo. Trong nền kinh tế hiện nay, người sở hữu có thể không đồng thời là người sử dụng nhưng thực tế cho thấy ở đâu có mối quan hệ khăng khít giữa người sử dụng và người sở hữu thì ở đó vốn được sử dụng hiệu quả hơn. 1.1.3. Phân loại vốn trong doanh nghiệp Vốn luôn tồn tại theo cả 3 giai đoạn trong quá trình SXKD, bắt đầu từ mua các yếu tố đầu vào, tiến hành sản xuất và bán sản phẩm tiền – Hàng – Hàng’ – Tiền’, do đó tùy theo mục đích của người sử dụng và cách thức quản lý vốn mà có khá nhiều căn cứ khác nhau để phân loại, cụ thể là: * Căn cứ theo góc độ pháp luật: - Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty; - Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập DN; - Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông [13]. * Căn cứ vào thời hạn luân chuyển:
  • 14. 7 - Vốn ngắn hạn: là loại vốn có thời hạn luan chuyển dưới một năm; - Vốn trung hạn: là loại vốn có thời gian luân chuyển từ 5 năm trở lên; - Vốn dài hạn: là loại vốn có thời gian luân chuyển từ 5 năm trở lên. * Căn cứ vào nội dung vật chất: - Vốn thực: là toàn bộ hàng hóa phục vụ cho quá trình SXKD như: máy móc thiết bị, nhà xưởng, các công trình phụ trợ,… phần vốn này phản ánh hình thái vật thể của vốn. - Vốn tài chính: biểu hiện dưới hình thái tiền tê, chứng khoán, các giấy tờ có giá khác dùng cho việc mua sắm tài sản, máy móc thiết bị,… phần vốn này tham gia gián tiếp vào quá trình hoạt động SXKD. * Căn cứ vào nguồn hình thành: - Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn phải có khi thành lập DN, nó cần thiết để đăng ký kinh doanh, do sự đóng góp ban đầu của các thành viên trong công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty tư nhân hoặc do Nhà nước giao. - Vốn tự bổ sung: là số vốn tăng thêm do trích từ lợi nhuận sau thuế, do ngân sách Nhà nước cấp thêm hoặc sự đóng góp thêm của các thành viên, huy động vốn bằng cách bán trái phiếu,… để bổ sung thêm vào vốn kinh doanh. - Vốn liên doanh: là vốn do sự đóng góp của các bên khi tiến hành cam kết liên doanh, liên kết với nhau trong hoạt đọng thương mại, dịch vụ, v.v… - Vốn đi vay: là vốn do DN đi vay từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, các tỏ chức kinh tế chính trị xã hội hoặc từ các cá thể khác. * Căn cứ vào hình thái biểu hiện; - Vốn hữu hình: bao gồm tiền, các loại giấ tờ có giá và những loại tài sản biểu hiện bằng hình thái hiện vật khác như đất đai, nhà cửa, máy móc,… - Vốn vô hình: là giá trị những tài sản vô hình như vị trí địa lý kinh doanh của DN, bí quyết công nghệ, uy tín của thương hiệu,… *Căn cứ vào phương thức luân chuyển giá trị:
  • 15. 8 - Vốn cố đinh (VCĐ): là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, bao gồm toàn bộ các tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo quy định hiện hành để có thể xếp vào TSCĐ. - Vốn lưu động (VLĐ): là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ, gồm tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng để xếp vào TSCĐ. 1.1.4. Vai trò của vốn đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp Vốn có vai trò rất quan trọng đối với DN, là yếu tố không thể thiếu của mọi quá trình kinh doanh. Vai trò quan trọng của vốn đã được Các Mác khẳng định: Tư bản đứng ở vị trí hàng đầu, vì tư bản tạo ra giá trị thặng dư. Trong nền kinh tế thị trường muốn tiến hành hoạt động kinh doanh, DN phải có vốn. Vốn là điều kiện để thực hiện các hoạt động tạo nguồn vì thế các chiến lược hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ trở thành hiện thực nếu được đảm bảo bằng vốn. Như vậy, có thể nói vốn có vai trò quyết định quy mô của DN, quyết định năng lực sản xuất của DN. Vốn càng lớn thì quy mô DN càng lớn, nâng cao khả năng tài chính của DN, tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ, nâng cao trình độ của người lao động, nâng cao năng lực sản xuất của DN. Vốn có vai trò nâng cao vị thế, uy tín của DN, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hợp tác phát triển của DN. Quy mô của DN càng lớn sẽ tạo điều kiện để thực hiện mở rộng thị trường trong và ngoài mước, tạo lợi thế trong cạnh tranh, là điều kiện tồn tại và phát triển của DN. Vốn còn tạo điều kiện cho DN tham gia tốt các chính sách xã hội, các đóng góp với chính phủ, góp phần vào phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, công tác quản lý và sử dụng vốn sao cho hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý của DN. 1.1.5. Các thành phần của cơ cấu vốn trong DN 1.1.5.1. Khái niệm và thành phần của cơ cấu vốn Cơ cấu vốn hay cơ cấu nguồn vốn (Capital structure): là một thuật ngữ đề cập đến quan hệ giữa tỷ lệ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của DN.
  • 16. 9 - Nợ phải trả là nguồn vốn hình thành do vay mượn; mua chịu hàng hóa, dịch vụ cảu nhà cung cấp; các khoản nợ tích lũy (gồm thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước; lương và bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động; thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho đơn vị thuế,…) mà đơn vị có trách nhiệm phải trả tại thời điểm báo cáo [8]. Trong đó, nợ ngắn hạn là tổng giá trị các khoản nợ mà đơn vị phải trả có thời hạn trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Nợ dài hạn là các khoản nợ dài hơn một năm hoặc phải trả sau một chu kỳ kinh doanh, không phân biệt đối tượng cho vay, cho nợ và mục đích DN phải vay nợ. Ngoài ra còn bao gồm cả các khoản chi phí phải trả, nhận ký cược ký quỹ hoặc giá trị tài sản thừa chờ xử lý, v.v… được gọi chung là nợ khác. - Vốn chủ sở hữu là toàn bộ nguồn vốn được hình thành từ sự đóng góp của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư hoặc được tích lũy trong quá trình SXKD dưới dạng các quỹ (như: quỹ đầu tư phát triển; quỹ dự phòng tài chính; quỹ khen thưởng phúc lợi…) và nguồn kinh phí [8]. Sự khác biệt giữa nợ và vốn chủ sở hữu trên nhiều khía cạnh như thời hạn thanh toán, trách nhiệm thanh toán, chi phí sử dụng vốn và ảnh hưởng đến thuế TNDN, v.v… được so sánh trong bảng dưới đây: Bảng 1.1. So sánh nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Tiêu chí Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Thời hạn Có thời hạn hoàn trả (trong ngắn hạn hoặc dài hạn) Không có thời hạn hoàn trả vì vốn là của chính phủ Tính ổn định Thấp vì phụ thuộc vào thị trường vốn và yếu tố cung cầu Cao vì có sự chủ động góp vốn kinh doanh của các chủ sở hữu. Trách nhiệm thanh toán - Phải trả lãi vay (trừ các khoản nợ chiếm dụng); - Nếu mất khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi, DN sẽ phải tuyên bố phá sản - Không phải trả lãi mà phân phối lợi nhuận theo kết quả SXKD; - DN không bị phá sản nếu không chia lãi cho chủ sở hữu. Ảnh Lãi vay được tính vào chi phí khi Lợi nhuận chia cho chủ sở hữu
  • 17. 10 hưởng đến thuế TNDN xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN, do đó lãi vay sẽ giảm thuế TNDN. không làm giảm thuế TNDN. Chi phí sử dụng vốn Thấp hơn so với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu vì: - Rủi ro đối với chủ nợ thấp; - Nợ vay tạo ra “lá chắn” thuế nên gánh nặng lãi vay thực tế DN phải chịu thấp hơn. Cao hơn chi phí sử dụng nợ phải trả vì: - Chủ sở hữu được chia lợi nhuận sau mỗi chu kỳ SXKD; - Khi bị phá sản hoặc giải thể thì được ưu tiên xếp cuối cùng. 1.1.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn Trong hệ thống báo cáo tài chính của DN, giá trị nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của DN đều được trình bày rõ ràng ở nửa bên phải của Bảng cân đối kế toán cuối niên độ. Dựa vào đó có thể xác định cơ cấu vốn thông qua các chỉ tiêu như: tỷ số nợ, tỷ số tự tài trợ, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, hệ số đòn bẩy tài chính, với công thức: Tổng vốn (hay tổng tài sản) = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu (1.1) - Tỷ số nợ: Cứ 100 đơn vị vốn tổng thì DN sử dụng bao nhiêu đơn vị nợ. Chỉ số này lớn hơn 50% cho biết cơ cấu vốn nghiêng về phía nợ Tỷ số nợ = Nợ phải trả (1.2) Tổng vốn - Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Cứ 1 đơn vị vốn chủ sở hữu thì phải gánh bao nhiêu đơn vị nợ. Khi hệ số lớn hơn 1, tức là cơ cấu vốn nghiêng về nợ, khả năng đảm bảo thanh toán nợ thấp và ngược lại Hệ số nợ = Nợ phải trả (1.3) Vốn chủ sở hữu - Tỷ số tự tài trợ: Cứ 100 đơn vị vốn tổng thì có bao nhiêu đơn vị vốn chủ sở hữu. Chỉ số này lớn hơn 50% cho biết cơ cấu vốn được đảm bảo bằng nhiều vốn chủ sở hữu hơn là số nợ hiện có.
  • 18. 11 Tỷ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu * 100 (1.4) Tổng vốn - Hệ số đòn bẩy tài chính: Tổng vốn của DN gấp mấy lần so với vốn chủ. Nếu hệ số lớn hơn 2, tức là trong cơ cáu vốn, nợ sử dụng nhiều hơn so với vốn chủ, cơ cấu vốn nghiêng về phía nợ Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng vốn (1.5) Vốn chủ sở hữu Ta có thể rút ra mối quan hệ của các chỉ tiêu như sau: Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng vốn = 1 (1.6) Vốn chủ sở hữu Tỷ số tự tài trợ = 1 = 1+Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1 - Tỷ số nợ Thông qua các chỉ tiêu nói trên có thể đo lường sự đóng góp của chủ sở hữu trong tổng số vốn mà DN đang sử dụng. Nếu chủ sở hữu đóng góp nhiều vào tổng nguồn vốn thì tỷ số tự tài trọ cao, tỷ số nợ thấp, hệ số đòn bẩy tài chính thấp và hệ số nợ trên vốn chủ cũng thấp và ngược lại. 1.1.5.3. Cơ cấu vốn hợp lý và những lợi ích cơ bản của nó Từ sự khác biệt giữa phương thức tài trợ bằng nợ và phương thức tài trợ bằng vốn chủ sở hữu kết hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của DN cũng như rủi ro trong quyết định của nhà đầu tư, các nhà quản trị tài chính sẽ cân nhắc đến sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu sao cho hợp lý nhằm góp phần gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu mà vẫn đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Như vậy, cơ cấu vốn hợp lý được coi là một thuật ngữ đề cập đến sự kết hợp hài hòa giữa nợ và vốn chủ sở hữu tùy theo ngành nghề mỗi DN trong từng giai đoạn cụ thể nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. Khi xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý thì DN sẽ đạt được những lợi ích sau: - Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn; - Tối thiểu hóa chi phí làm kiệt quệ tài chính, hạn chế rủi ro phá sản. - Cơ cấu tài chính đảm bảo tính ổn định và linh hoạt;
  • 19. 12 - Tạo giá trị DN ở mức cao nhất, gia tăng được giá trị của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tạo dựng niềm tin đối với nhà đầu tư và thuận lợi hơn cho DN khi huy động vốn lúc cần thiết; - Thiết lập được một lá chắn thuế hợp lý cho DN; - Tận dụng tích cực đòn bẩy tài chính, đảm bảo được mối quan hệ hài hóa giữa khả năng sinh lời và rủi ro cho chủ sở hữu DN. 1.1.6. Nguồn hình thành vốn trong doanh nghiệp Nền kinh tế thị trường trong điều kiện hiện nay, các DN được tự do huy động vốn, tự do kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề mà luật pháp cho phép, phải luôn nắm bắt thông tin để chủ động hội nhập với nền kinh tế quốc tế nên vốn kinh doanh của DN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Để lựa chọn và tổ chức hình thức huy động vốn thích hợp và có hiệu quả thì cân fphair có sự phân loại nguồn vốn. Việc phân loại nguồn vốn đối ứng được dựa vào tiêu thức khác nhau, dưới đây là 3 cách phân loại chủ yếu: 1.1.6.1. Căn cứ vào quan hệ sở hữu * Nguồn vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ DN, DN có quyền sử dụng và định đoạt, nó bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung, vốn do Nhà nước tài trợ (nếu có). Đây là nguồn vốn quan trọng và có tính ổn định cao, thể hiện quyền tự chủ về tài chính của DN. Tỷ trọng của nó trong cơ cấu nguồn vốn càng lớn thì sự độc lập về tài chính và khả năng thanh toán của DN càng cao và ngược lại. Vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn – Nợ phải trả * Nợ phải trả: Là tất cả các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinhdoanh mà DN có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế, bao gồm: các khoản nợ vay và các khoản chiếm dụng. - Các khoản nợ vay gồm tổng số vốn DN đi vay trong ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, các khoản nợ trái phiếu và nợ khác. + Vay ngắn, trung và dài hạ từ các tổ chức tín dụng ngân hàng đòi hỏi DN phải trả chi phí sử dụng vốn dưới dạng thanh toán lãi vay và phải đáp ứng được các
  • 20. 13 điều kiện ràng buộc như tài sản thế chấp hoặc tín chấp, phương án đầu tư phải có tính khả thi, v.v… + Phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn đặc trưng của các DN trong nền kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển như nước ta hiện nay, khi đó các DN được gọi là các công ty cổ phần, trái phiếu sau khi được phát hành sẽ niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán và được gọi là cổ phiếu; - Nguồn vốn chiếm dụng chỉ mang tính chất tạm thời, DN chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn nhưng với ưu điểm DN koong phải trả chi phí sử dụng vốn này trong giới hạn cho phép nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo kỳ hạn thanh toán. Các nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp như: + Các khoản nợ khách hàng chưa đến hạn trả; + Các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước chưa đến hạn nộp; + Các khoản phải thanh toán với cán bộ CNV chưa đến kỳ thanh toán. 1.1.6.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn Theo tiêu thức này thì nguồn vốn đối ứng của DN được chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. *Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mang đặc điểm ổn định, lâu dài đảm bảo cho quá trình tồn tại và phát triển của DN. Nó bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn; * Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn dưới thời hạn một năm, Dn có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn vào những thời điểm nhất định hoặc bất thường phát sinh trong hoạt động SXKD. 1.1.6.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn * Nguồn vốn từ bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân DN gồm tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại, các khoản quỹ dự phòng, các khoản thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ hoặc thu nhập bất thường; * Nguồn vốn từ bên ngoài: Là nguồn vốn huy động từ bên ngoài như vay ngân hàng hoặc các tổ chức, cá nhân khác; từ vốn góp liên doanh liên kết; hoặc từ phát sinh trái phiếu, nợ người cung cấp và các khoản nợ khác.
  • 21. 14 Như vậy, từ việc nghiên cứu các phương pháp phân loại nguồn vốn kinh doanh trong DN, có thể thấy vấn đề đặt ra đó là đi đôi với việc tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, DN cũng cần sớm chủ động tạo lập và khai thác vốn từ các nguồn bên ngoài bằng nhiều hình thức trong phạm vi cho phép, kết hợp các nguồn vốn đó sao cho cân đối, hài hóa giữa lợi ích của các bên liên quan và đảm bảo cho quá trình SXKD của DN luôn phát triển ổn định và bền vững 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn Có vốn mới chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để đạt mục đích kinh doanh. Vấn đề đặt ra có ý nghĩa tiếp theo là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động. Sử dụng vốn có hiệu quả trước hết là điều kiện để DN bảo đảm đạt được lợi ích của các nhà đầu tư, người lao động, của nhà nước về mặt thu nhập và đảm bảo sự tồn tại phát triển của bản thân. Mặt khác đó cũng chính là cơ sở để DN có thể huy động vốn được dễ dàng trên thị truờng tài chính để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh. Xét về bản chất hiệu quả sử dụng vốn, trong các quan điểm trước đây, về lý luận cũng như thực tiễn đều coi giá trị thặng dư là do kết quả của lao động sống sáng tạo ra; yếu tố đất đai, tài nguyên không tính đến, yếu tố vốn bị xem nhẹ. Vì vậy khi xét các yếu tố tác động đến kết quả sản xuất, người ta chỉ đánh giá phân tích theo ba yếu tố cơ bản: Lao động, thiết bị, nguyên vật liệu, trong đó yếu tố lao động là cơ bản nhất. Từ đó đòi hỏi, bản chất về hiệu quả sử dụng vốn được đề cập một cách đầy đủ hơn. Trước hết các DN sản xuất kinh doanh tuân thủ theo quy tắc: "đầu vào" và "đầu ra" được quy định bởi thị trường. Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai ? không xuất phát từ chủ quan DN hay từ mệnh lệnh cấp trên, mà xuất phát từ nhu cầu thị trường, từ quan hệ cung - cầu và lợi ích DN. Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau. Hay nói một cách khác mọi yếu tố sản xuất cùng các quan hệ sản xuất của DN đều dựa vào thị trường. Thị trường không chỉ là thị trường hàng hoá, dịch vụ mà còn bao gồm cả thị trường sức lao động, thị trường vốn. Như vậy, bản chất hiệu quả sử dụng vốn là một mặt của
  • 22. 15 hiệu quả kinh doanh, nó là một đại lượng so sánh giữa một bên là kết quả đạt được với bên kia là số vốn bỏ ra; trong đó chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận ròng với số vốn chủ sở hữu được coi là chỉ tiêu tổng hợp có ý nghĩa quan trọng về hiệu quả sử dụng vốn DN. Tuy nhiên, khi đi vào nghiên cứu các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn DN trong cơ chế thị trường lại có nhiều quan điểm khác nhau. Thứ nhất, quan điểm của các nhà đầu tư, tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn như sau: Với các nhà đầu tư trực tiếp (những người mua cổ phiếu, góp vốn) tiêu chuẩn hiệu quả vốn đầu tư là tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn cổ đông và chỉ số tăng giá cổ phiếu mà họ nắm giữ. Với các nhà đầu tư gián tiếp (những cá nhân, tổ chức cho vay vốn) ngoài tỷ suất lợi tức vốn vay, họ rất quan tâm đến sự bảo toàn giá trị thực tế của đồng vốn cho vay qua thời gian. Đối với Nhà nước là chủ sở hữu về cơ sở hạ tầng, đất đai, tài nguyên môi trường,... tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn DN đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh, đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nghĩa là tiêu chuẩn về hiệu quả được xác định thông qua tỷ trọng về thu nhập mới sáng tạo ra, tỷ trọng các khoản thu về ngân sách, số chỗ làm việc mới tăng thêm,... so với số vốn DN đầu tư sản xuất kinh doanh. Thứ hai, dựa vào điểm hoà vốn trong kinh doanh có một số quan điểm cho rằng: tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn khác với tiêu chuẩn kinh doanh ở chỗ, tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên cơ sở điểm hoà vốn xác định. Tức là kết quả hữu íchthực sự được xác định khi mà thu nhập bù đắp hoàn toàn số vốn bỏ ra. Phần vượt trên điểm hoà vốn mới là thu nhập để làm cơ sở xác định hiệu quả sử dụng vốn. Thứ ba, dựa trên lợi nhuận kinh tế một số nhà nghiên cứu lại đưa ra quan điểm: Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, DN đã bỏ ra những chi phí được phản ánh vào giá thành sản phẩm nhưng còn một số chi phí khác như: tiền lương
  • 23. 16 của chủ DN, đất đai, nhà cửa, lợi thế cửa hàng, uy tín,... của anh ta không được hoạch toán vào giá thành sản phẩm. Tất cả các khoản này gọi là chi phí ngầm. Mặt khác còn một khoản chi phí được xét đến nếu giả thiết số vốn đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh được đầu tư vào một phương án khác có hiệu quả hơn, gọi là chi phí thời cơ hay chi phí cơ hội. Theo quan điểm này tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn của DN được xác định trên cơ sở lợi nhuận kinh tế. Hay Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí kinh tế (1.8) Đây là quan điểm xác định tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn mang tính chất toàndiện, nhưng nó chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu hoặc quản lý, còn về mặt hạch toán cụ thể thì không thể xác định được chi phí ngầm và chi phí thời cơ. Thứ tư, dựa trên thu nhập thực tế, một số quan điểm lại đưa ra tiêu chuẩn hiệu quả như sau: Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, cái mà nhà đầu tư quan tâm là lợi nhuận ròng thực tế chứ không phải lợi nhuận ròng danh nghĩa. Lợi nhuận ròng thực tế được đo bằng khối lượng giá trị hàng hoá có thể mua được từ lợi nhuận ròng để thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của các nhà đầu tư. Do đó, tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn của quan điểm này là tỷ suất lợi nhuận thực tế được xác định bằng cách loại trừ tỷ lệ lạm phát trong tỷ suất lợi nhuận ròng. Với quan điểm này đã phản ánh được tiêu chuẩn đích thực cuối cùng về kết quả lợi ích tạo ra của đồng vốn. Qua nghiên cứu các quan điểm trên, theo chúng tôi để đi đến thống nhất về bản chất và tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn của DN hiện nay, cần giải quyết các vấn đề sau: Hiệu quả sử dụng vốn chỉ là một mặt của hiệu quả kinh doanh mà không phải là toàn bộ hiệu quả kinh doanh, do vốn chỉ là một yếu tố của quá trình kinh doanh. Ngược lại, nói đến hiệu quả kinh doanhcó thể có một trong các yếu tố của nó không đạt hiệu quả. Còn nói đến hiệu quả sử dụng vốn, không thể nói sử dụng có kết quả Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu kế toán - Tổng chi phí - Chi phí ngầm và chi phí thời cơ (1.7)
  • 24. 17 nhưng lại bị lỗ vốn. Tức là, tính hiệu quả sử dụng vốn thể hiện trên hai mặt: Bảo toàn được vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt là kết quả về sức sinh lời của đồng vốn. Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụng vốn phải thoả mãn hai yêu cầu: Đáp ứng được lợi ích của DN, lợi ích của các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất, đồng thời nâng cao được lợi ích của nền kinh tế xã hội. Hai yêu cầu này cùng tồn tại đồng thời phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, bất kỳ một DN nào hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho mình, nhưng làm tổn hại đến lợi ích chung của nền kinh tế xã hội sẽ không được phép tồn tại. Ngược lại, nếu DN đó hoạt động đem lại lợi ích cho nền kinh tế, còn bản thân nó bị thua thiệt lỗ vốn sẽ làm cho DN bị phá sản. Như vậy kết quả tạo ra do việc sử dụng vốn phải là kết quả phù hợp với lợi ích DN và lợi ích của nền kinh tế xã hội. Trong các quan điểm trước đây, khi xét "đầu vào" của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ yếu đề cập đến khả năng tối thiểu hoá về số lượng vốn, còn vấn đề thời gian sử dụng dài hay ngắn, ít hoặc không đề cập đến. Thực tế cho thấy, cùng với một kết quả như nhau mà sử dụng một lượng vốn ít hơn nhưng kéo dài thời gian sử dụng thì việc sử dụng số vốn đó chưa hẳn là đã có kết quả. Theo chúng tôi yếu tố đầu vào cần đề cập trên cả hai mặt là: tối thiểu hoá số vốn và thời gian sử dụng. Từ sự phân tích trên, theo chúng tôi bản chất và tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn DN được hiểu như sau: Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn DN trong việc tối đa hoá kết quả lợi ích hoặc tối thiểu hoá số vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khái niệm này chỉ rõ: Hiệu quả sử dụng vốn là gì? Tiêu chuẩn của nó như thế nào và điều kiện xác định ra sao? cả ba yêu cầu đó là cơ sở để thống nhất nhận thức về hiệu quả sử dụng vốn DN.
  • 25. 18 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia theo các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ q;uan. Các nhân tố khách quan là các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ quan là các nhân tố nằm trong nội bộ của bản thân doanh nghiệp. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu từn nhóm nhân tố: 1.2.2.1. Các nhân tố khách quan - Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước: Nhà nước có vai trò lớn trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách của mình. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Nhà nước chỉ tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và định hướng cho các hoạt động thông qua chính sách kinh tế vĩ mô. Sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiêp và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, tới nhu cầu thị trường như việc thay đổi chính sách thuế, chính sách đầu tư… Do vậy, Nhà nước phải tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả vốn của mình. - Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế: Sự ổn định và phát triển về kinh tế với một tỷ lệ lạm phát vừa phải, giá cả ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, có điều kiện sử dụng vật tư, phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại một nền kinh tế biến động và nhiều rủi ro như rủi ro tỷ giá, lãi suất, lạm phát cao sẽ làm cản trở đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Khi có lạm phát cao các doanh nghiệp cần phải tính tới việc gia tăng tỉ lệ vốn kinh doanh tương ứng để đảm bảo một cách tương đối nhu cầu về vốn. Trong môi trường có lạm phát c;ao giá cả đầu vào có nhiều biến động theo các chiều
  • 26. 19 hướng phức tạp, chính vì vậy doanh nghiệp cũng cần giành một khoản vốn nhất định đối phó với trường hợp này. Trong trường hợp có biến động về tỉ giá hối đoái thì tác động lớn nhất lại xảy ra đối với các doanh nghiệp có tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hay các đầu vào sản xuất khác và mức độ tác động theo những hướng hoàn toàn khác nhau đối với hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu. Khi tỉ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ giảm thì xuất khẩu có lợi và nhập khẩu lại bất lợi. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu cần tăng lượng vốn nội tệ để đối phó với sự biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái. - Những rủi ro trong sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, đôi khi các doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro để đứng vũng trên thị trường. Tuy nhiên có những rủi ro không lường trước được như nợ khó đòi, sự làm ăn không thuận lợi của các doanh nghiệp có quan hệ kinh tế. Ngoài ra còn có những rủi ro từ môi trường như lũ lụt hỏa hoạn, và một số rủi ro khác. Những rủi ro này xuất hiện bất ngờ và đôi khi gây tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong quá trình hoạt động sản xuất doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá mức độ rủi ro cho mỗi dự án, khách hàng, cũng như lập các quỹ dự phòng để đảm bảo vốn kinh doanh được bảo toàn tiến tới nâng cao hiệu quả sử dụng. 1.2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan - Nhân tố con người: Con người là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Con người được đề cập đến ở đây là bộ máy quản lí và lực lượng lao động trong DN, mà trước hết là giám đốc DN. Giám đốc là người toàn quyền quản lí và sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn của DN, là người chịu trách nhiệm quyết định mọi vấn đề về tài chính của DN. Quyết định sử dụng đồng vốn kinh doanh của giám đốc mà đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của DN thì DN kinh doanh có lãi, đồng vốn được sinh sôi nảy nở, được sử dụng một cách tiết kiệm sẽ mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu quyết định đó là sai lầm, không phù hợp với xu hướng phát triển của DN thì sẽ dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh,
  • 27. 20 vốn kinh doanh sử dụng không có hiệu quả, thậm chí mất vốn. Đội ngũ cán bộ quản lí của DN, đội ngũ tham mưu chính cho DN trong việc ra các quyết định kinh doanh cũng có tác động to lớn. Một đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ chuyên môn cao, vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, năng động sáng tạo, phản ánh trung thực, đầy đủ chính xác kịp thời sẽ giúp nhà quản trị DN có những quyết định đúng đắn với tình hình sản xuất kinh doanh của DN. - Nhân tố chi phí vốn: Chi phí vốn là những chi phí mà DN phải trả cho việc huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế chi phí vốn cao hay thấp sẽ có tác động làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN. Chi phí vốn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Chẳng hạn, chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, giá cả hàng hoá vì thế sẽ cao hơn, dẫn đến hàng hoá khó tiêu thụ hoặc thậm chí không tiêu thụ được, vốn bị ứ đọng chậm thu hồi, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của DN. Chi phí quản lí tài chính cao hay thấp, hợp lí hay không hợp lí sẽ cho thấy việc sử dụng vốn của DN là tiết kiệm hay lãng phí, có hiệu quả hay kém hiệu quả. Do vậy, các DN phải luôn phấn đấu để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá, thu hồi vốn nhanh, từ đó tăng vòng quay của vốn kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. - Nhân tố phương pháp tổ chức huy động vốn: Đây cũng là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, nếu có phương pháp tổ chức huy động vốn kinh doanh hợp lí, luôn đảm bảo đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, và với mức chi phí huy động hợp lí không những có tác dụng ổn định sản xuất, tránh tình trạng sản xuất bị đình trệ do thiếu vốn kinh doanh mà còn có tác dụng tiết kiệm vốn , hạn chế sự lãng phí trong sử dụng vốn, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN.
  • 28. 21 - Nhân tố cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn là thuật ngữ dùng để chỉ một DN sử dụng các nguồnvốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn tài trợ cho tổng tài sản của nó. Nóicáchkhác đó là tỷ trọng giữa các khoản nợ với tổng vốn kinh doanh của DN. Do chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau nên cơ cấu vốn trong các DN khác nhau sẽ khác nhau. Cơ cấu vốn kinh doanh có vai trò quan trọng đối với DN, nó ảnh hưởng đến chi phí vốn, đến khả năng đầu tư kinh doanh và do đó đến khả năng sinh lời của đồng vốn. Chính vì vậy, cơ cấu vốn kinh doanh là nhân tố tuy chủ yếu tác động gián tiếp song rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN. Do đó, việc xác định một cơ cấu vốn tối ưu - một cơ cấu vốn hướng tới sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất sẽ giúp cho DN tiết kiệm chi phí vốn kinh doanh, tăng lợi nhuận, nâng cao được hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình. - Nhân tố quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Một quy trình sản xuất kinh doanh hợp lí, có hiệu quả sẽ hạn chế được sự chồng chéo các chức năng, nhiệm vụ giữa các khâu, tăng năng suất lao động, tiết kiệm được các nguồn lực sản xuất, đẩy nhanh tiến độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay vốn, từ đó hạn chế các chi phí bất hợp lí, các chi phí phát sinh không cần thiết, giảm thiểu sự lãng phí trong sử dụng vốn kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, từ đó mới làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Mỗi DN đều có một xuất phát điểm khi tiến hành SXKD là từ chỗ có một lượng vốn nhất định với nguồn tài trợ tương ứng. Nhưng việc “dầy vốn” và “trường vốn” mới chỉ là điều kiện cần cho sản xuất, việc sử dụng số vốn đó như thế nào cho đạt hiệu quả cao mới là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi DN. Mục tiêu cần phải đạt tới của việc sử dụng vốn nằm ở các khía cạnh: - Với số vốn hiện có, DN có thể sản xuất thêm được một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận;
  • 29. 22 - Quyết định đầu tư thêm vốn nhằm mở rộng qui mô để tăng doanh số tiêu thụ với yếu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng vốn. 1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Để có một cái nhìn tổng thể về hiệu quả sử dụng vốn trong DN, người ta thường xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng và cổ đông đặc biệt quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của họ ở hiện tại và tương lai. Hệ số “Doanh lợi vốn chủ sở hữu” (ROE: Return on Equitys): là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị vốn kinh doanh sẽ đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. ROE = Lợi nhuận sau thuế (1.9) Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay so với các DN khác, chứng tỏ khả năng sinh lợi của DN càng cao, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng lớn, và ngược lại. - Hệ số “Doanh lợi DTT” hay “Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm” (ROS: Return on Sale): là chỉ tiêu đo mức hiệu quả hoạt động hay khả năng sinh lời của DN, nó cho biết một đơn vị DTT có thể đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. ROS = Lợi nhuận sau thuế (1.10) DTT Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. - Hệ số “Doanh lợi tài sản” hay “Khả năng sinh lời của tài sản” (ROA: Return on Assets): là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đơn vị vốn đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. ROA = Lợi nhuận sau thuế (1.11) Tổng tài sản - Hệ số “Suất hao phí của vốn”: là chỉ tiêu phản ánh để có một đơn vị lợi nhuận hay DTT thì DN phải hao phí (đầu tư) mấy đơn vị vốn. Chỉ tiêu này tính ra
  • 30. 23 càng nhỏ chứng tỏ khả năng sinh lợi cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn, và ngược lại. Suất hao phí của vốn = Vốn chủ sở hữu (1.12) Lợi nhuận (hoặc DTT) Trong các công thức trên, tùy theo mục đích phân tích và sử dụng thông tin mà nội dung của các chỉ tiêu như lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, doanh thu có thể thay đổi theo các số liệu trên Bảng cân đối hoặc báo cáo kết quả SXKD. 1.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản Hiệu quả sử dụng tổng tài sản được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là ác chỉ tiêu sau: - Hệ số “Sức sản xuất của tổng tài sản”: phản ánh một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị DTT. Hệ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng, và ngược lại. Sức sản xuất của tổng tài sản = DTT (1.13) Tổng tài sản bình quân Trong đó: Tổng tài sản bình quân = (Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ)/2 (1.14) - Hệ số “Sức sinh lợi của tổng tài sản”: Phản ánh một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận (trước thuế hoặc sau thuế). Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng lớn, và ngược lại. Sức sinh lợi của tổng tài sản = Lợi nhuận (1.15) Tổng tài sản bình quân - Hệ số “Suất hao phí của tổng tài sản”: là chỉ tiêu cho thấy để có 1 đơn vị doanh thu hay lợi nhuận, DN cần phải đầu tư bao nhiêu đơn vị tổng tài sản bình quân. Hệ số càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp, và ngược lại. Suất hao phí của tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân (1.16) Doanh thu (Lợi nhuận)
  • 31. 24 - Hệ số nợ (hay còn gọi là đòn bẩy tài chính): hệ số này cung cấp thông tin về mức độ đảm bảo của các chủ nợ khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong việc huy động tài chính bổ sung cho các cơ hội đầu tư Hệ số nợ = Tổng nợ (1.17) Tổng tài sản - Tỷ số tự tài trợ: Cứ 100 đơn vị vốn tổng thì có bao nhiêu đơn vị vốn chủ sở hữu. Chỉ số này lớn hơn 50% cho biết cơ cấu vốn được đảm bảo bằng nhiều vốn chủ sở hữu hơn là số nợ hiện có. 1.2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng hàng tồn kho - Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho cho biết: hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ nhanh hay chậm. Tỷ số này lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao Vòng quay Giá vốn hàng bán (1.18) hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân .- Kỳ thu tiền bình quân: cho biết phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Kỳ thu tiền Các khoản phải thu bình quân (1.19) bình quân Doanh thu bình quân 1 ngày - Kỳ trả tiền bình quân cho biết: số ngày chiếm dụng một khoản phải trả Kỳ trả tiền Các khoản phải trả bình quân (1.20) bình quân GVHB bình quân 1 ngày 1.2.4.4. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu phân tích. Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh về mặt chất trong việc sử dụng VCĐ hay TSCĐ của DN. Thông qua các chỉ tiêu này, người quản lý có thể so sánh kết quả quản lý giữa kỳ này với kỳ trước, giữa DN mình với các DN có cùng quy mô sản xuất trong ngành để rút ra những trọng điểm cần quản lý. = = =
  • 32. 25 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ hay Sức sản xuất của TSCĐ: là chỉ tiêu biết mỗi đơn vị nguyên giá TSCĐ bìnhquân trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm (1.21) Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao. Trong đó, nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ = (TSCĐĐK + TSCĐCK)/2. - Sức sinh lợi của TSCĐ: là chỉ tiêu cho biết một đơn vị nguyên giá TSCĐ bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao và ngược lại. Sức sinh lợi của TSCĐ = Lợi Nhuận (1.22) Nguyên giá TSCĐ bình quân - Suất hao phí của TSCĐ: cho biết để có một đơn vị DTT hay lơi nhuận thuần, DN cần phải có bao nhiêu đơn vị nguyên giá TSCĐ bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng thấp, và ngược lại. Suất hao phí của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân (1.23) Doanh thu (hoặc Lợi nhuận) - Hiệu suất sử dụng VCĐ: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị VCĐ được đầu tư và SXKD đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu. Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm (1.24) VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao. - Hệ số hàm lượng VCĐ: là nghịch đảo của hiệu suất sử dụng VCĐ, chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đơn vị doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao. Hàm lượng VCĐ = VCĐ sử dụng bình quân (1.25) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm - Hệ số suất lợi nhuận VCĐ: là tỷ số giữa lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) trong kỳ so với số dư bình quân của VCĐ
  • 33. 26 Suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận ròng (1.26) VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ 1.2.4.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ Các DN dùng VLĐ để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Lợi nhuận kinh doanh đòi hỏi DN phải sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn từng đồng VLĐ để cho mỗi đồng vốn bỏ ra thu về được nhiều lơi nhuận hơn. * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ: - Sức sinh lợi của TSLĐ: là chỉ tiêu cho biết một đơn vị TSLĐ bình quân đem lại mấy đồng lơi nhuận (trước hoặc sau thuế). Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao, và ngược lại Sức sinh lợi của TSLĐ = TSLĐ bình quân (1.27) Lợi nhuận - Suất hao phí sủa TSLĐ: là chỉ tiêu cho thấy để có được một đơn vị lợi nhuận thuần (trước hoặc sau thuế) thì DN cần phải đầu tư bao nhiêu đơn vị TSLĐ bình quân. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSLĐ càng thấp, và ngược lại. Suất hao phí của TSLĐ = Lợi nhuận (1.28) TSLĐ bình quân * Nhóm chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển của VLĐ: Việc sử dụng VLĐ biểu hiện ở chỗ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, tốc độ đó nhanh hay chậm phản ánh hiệu suất sử dụng VLĐ cao hay thấp. Để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn ta dùng các chỉ tiêu sau: - Số lần luân chuyển vốn VLĐ (hay số vòng quay VLĐ) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), công thức tính như sau: Số lần luân chuyển của VLĐ trong kỳ = Tổng mức luân chuyển trong kỳ bằng DTT (1.29) VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của VLĐ trong kỳ phân tích, hay cứ một đơn vị VLĐ bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Số vòng quay càng
  • 34. 27 tăng chứng tỏ VLĐ luân chuyển càng nhanh và cho thấy tình hình tài chính của DN đang rất thuận lợi. Tuy nhiên chỉ số này chịu ảnh hưởng bởi tổng mức luân chuyển và số VLĐ sử dụng bình quân, trong đó tổng mức luân chuyển được tính cộng dồn cả kỳ phân tích nên số vòng quay vốn vẫn chịu ảnh hưởng bởi độ dài của kỳ phân tích. Vì vậy để loại trừ ảnh hưởng của thời kỳ phân tích, ta nên sử dụng chỉ tiêu số ngày của một vòng quay. - Số ngày của một vòng quay của vốn cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, thời gian hoạt động có thể tính trong tháng, quý, năm. Số ngày của một vòng quay của vốn = Thời gian kỳ hoạt động (1.30) Số vòng quay trong kỳ Việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn là tăng vòng quay của vốn trong kỳ, hoặc giảm số ngày của một vòng quay vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽ tiết kiệm được vốn. Tiết kiệm tuyệt đối là rút bớt một số vốn ra khỏi quá trình luân chuyển, sử dụng vào mục đích khác nhưng vẫn thực hiện tổng mức luân chuyển như cũ hoặc có tăng lên. Tiết kiệm tương đối là cách giữ nguyên số VLĐ hoặc có tăng lên nhưng DN thực hiện được tổng mức luân chuyển tăng so với tốc độ tăng của VLĐ. Để đảy nhanh tốc độ luân chuyển vốn cần phải tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ và tiết kiệm vốn. Cần thực hiện nhiều biện pháp như: giảm lượng vốn và thời gian vốn nằm ở các khâu, các giai đoạn của quá trình sản xuất, lựa chọn đơn vị cung cấp tối ưu, rút ngắn chu kỳ SXKD, hạ giá thành, tăng cường công tác tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm,… - Mức độ đảm nhiệm VLĐ: là số VLĐ cần có để có thể đạt được một đồng doạnh thu: Mức độ đảm nhiệm của VLĐ = Số VLĐ bình quân trong kỳ (1.31) Tổng doanh thu bán hàng (trừ thuế) trong kỳ
  • 35. 28 - Mức độ doanh lợi VLĐ (hay tỷ suất lợi nhuận VLĐ): là chỉ tiêu phản ánh một đồng VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước thuế hoặc sau thuế). Doanh lợi VLĐ = Lợi nhuận (trước hoặc sau thuế) (1.32) VLĐ bình quân trong kỳ 1.2.4.6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình thanh toán và khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán hiện hành: đó là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của DN, chỉ tiêu này cho biết các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu > 1 thì tốt cho DN. Hệ số thanh toán hiện hành = TSLĐ (1.33) Nợ ngắn hạn - Khả năng thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các khoản quay vòng nhanh và nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh = TSLĐ – hàng tồn kho (1.34) Nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền như: chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng TSLĐ và dễ bị lỗ nhất. Khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ – Dự trữ)/ Nợ ngắn hạn (1.35) - Hệ số thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời = Tiền mặt (1.36) Nợ ngắn hạn - Khả năng thanh toán lãi vay (Số lần có thể trả lãi vay): cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi vay hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này có thể làm cho DN bị phá sản. Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) (1.37) Lãi vay
  • 36. 29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Nhựa Bình Minh Công ty CP Nhựa Bình Minh có tên giao dịch quốc tế là: Binh Minh Plastics Joint-stock company. Tên viết tắt là : BMPLASCO Vốn điều lệ: 454.784.800.000 đồng Trụ sở chính tại : 240 Hậu Giang, Phường 9, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh Số điện thoại : (84-8) 3969.0973 Số fax: (84-8) 3960.6814 Email: binhminhplas2hcm.fpt.vn Website: www.binhminhplastic.com Mã cổ phiếu: BMP 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1977, Công ty Ống nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty nhựa Kiều Tinh được sáp nhập lấy tên là Nhà máy Công tư hợp doanh Nhựa Bình Minh trực thuộc Tổng công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ. Sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn này là các sản phẩm gia dụng kế thừa từ đơn vị cũ. Đầu thập niên 80, trong bối cảnh kinh tế đất nước bị cấm vận, Nhà máy sản xuất cầm chừng từ nguồn nguyên liệu tồn kho từ trước ngày giải phóng, Ban Lãnh đạo đã xác định tập trung sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của xã hội với chi phí nguyên liệu thấp nhất. Các sản phẩm như dây truyền dịch, bộ điều kinh Karman cho y tế, phụ tùng nhựa cho ngành dệt, bình xịt phục vụ nông nghiệp, nón bảo hộ lao động cho công nhân hầm mỏ đã ra đời trong giai đoạn này. Năm 1986 đánh dấu bước chuyển mình lịch sử của Xí nghiệp khoa học sản xuất Nhựa Bình Minh. Bằng hợp đồng gia công ống nhựa cho Unicef phục vụ chương trình nước sạch nông thôn, lần đầu tiên ống nhựa sản xuất tại Việt Nam thay thế ống nhập khẩu ra đời, chi phí gia công được khách hàng trả bằng nguyên liệu đã tạo tiền đề cho ngành ống nhựaViệt Nam phát triển.
  • 37. 30 Giai đoạn 1990 -1999: Công ty Nhựa Bình Minh đã chuyển đổi hoàn toàn từ một nhà máy chuyên sản xuất hàng gia dụng sang sản xuất nhựa công nghiệp, chủ yếu là ống nhựa theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty tập trung đầu tư máy móc thiết bị hiện đại trở thành đơn vị đầu tiên ứng dụng công nghệ Dry-Blend sản xuất ống nhựa đường kính đến 400mm - lớn nhất Việt Nam. Đầu tư mở rộng mặt bằng Nhà máy tại TP.HCM, đầu tư mới Nhà máy 2 với tổng diện tích 20.000m2 tại khu Công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương, trang bị hoàn toàn máy móc hiện đại của các nước Châu Âu. Thương hiệu Nhựa Bình Minh được đăng ký bảo hộ độc quyền, khởi đầu cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Từ năm 2000 đến nay: Xác định tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng, năm 2000 Công ty đã đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002-1994, đến nay đã được chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001- 2008. Ngày 02/01/2004, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh chính thức hoạt động với tên giao dịch là Bình Minh Plastics Joint-Stock Company, viết tắt là BMPLASCO. Ngày 11/7/2006 đã trở thành ngày có ý nghĩa quan trọng khi cổ phiếu của Công ty chính thức giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán BMP. Với chủ trương “Đổi mới để phát triển”, Công ty đã liên tục đầu tư máy móc thiết bị hiện đại bằng nguồn vốn tự có để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Những sản phẩm ống có đường kính lớn nhất Việt Nam hiện nay như ống uPVC 630mm, ống HDPE 1200mm đã được Công ty liên tục đưa ra thị trường bên cạnh ống gân PE thành đôi, ống PP-R, tạo thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng và đưa sản phẩm đạt chất lượng quốc tế đến với người tiêu dùng Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế nước nhà. Công ty mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường: Mở rộng Nhà máy 2 lên 50.000m2, năm 2007 Công ty TNHH
  • 38. 31 MTV Nhựa Bình Minh miền Bắc với diện tích 40.000m2 chính thức đi vào hoạt động, đưa sản phẩm của Nhựa Bình Minh đến với người tiêu dùng phía Bắc, dự án Nhà máy 4 với diện tích trên 150.000m2. đang trong giai đoạn phê duyệt thiết kế hoàn chỉnh, khi đưa vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất toàn Công ty lên gấp 3 lần hiện nay. Năm 2008 đánh dấu bước phát triển của Công ty khi doanh thu vượt qua ngưỡng 1.000 tỷ đồng. Hướng tới sự phát triển bền vững, thực hiện cam kết trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, năm 2011 Công ty được cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001: 2004. Việc xây dựng và phát triển hệ thống phân phối một lần nữa khẳng định hướng đi đúng đắn của Công ty trong việc phát triển thị phần. Từ 3 cửa hàng đầu tiên của những năm 90, đến nay hệ thống phân phối của Công ty đã có hơn 600 cửa hàng, đưa sản phẩm mang thương hiệu Nhựa Bình Minh có mặt khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu sang các nước láng giềng. Hoạt động marketing được đẩy mạnh. Hiện nay thương hiệu Nhựa Bình Minh được đánh giá là thương hiệu dẫn đầu ngành nhựa Việt Nam. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 2.1.2.1. Hình thức sở hữu vốn Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh được thành lập theo quyết định số 209/2003/QĐ-BCN ngày 04 tháng 12 năm 2003 của Bộ công nghiệp về việc chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103002023 ngày 02 tháng 01 năm 2004. Giấy chứng nhận kinh doanh thay đổi lần 3 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06 tháng 02 năm 2010. Công ty con được hợp nhất trong báo cáo tài chính hợp nhất: Công ty TNHH một thành viên Nhựa Bình Minh miền bắc (NBM) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0504000211 ngày 18 tháng 09 năm 2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp
  • 39. 32 2.1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất và thương mại 2.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh và địa bàn hoạt động Nhựa Bình Minh được người tiêu dùng đánh giá là doanh nghiệp hàng đầu có uy tín trong ngành nhựa Việt Nam nói chung và ngành nhựa công nghiệp nói riêng, chuyên cung cấp các loại ống, phụ kiện ống nhựa, các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao cho các ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng và dân dụng, các loại bình xịt sử dụng trong nông nghiệp… Có thể liệt kê 5 dòng sản phẩm chủ yếu hiện nay của Công ty như sau: - Ống và phụ tùng uPVC đường kính từ 21mm đến 630mm, dùng trong các ngành cấp thoát nước, điện lực, bưu chính viễn thông, xây dựng và dân dụng. - Ống và phụ tùng HDPE đường kính từ 16mm đến 1.200mm, dùng trong các ngành cấp thoát nước, điện lực, xây dựng và dân dụng, đặc biệt cho các vùng nước phèn và nước mặn. - Ống gân HDPE thành đôi và phụ tùng đường kính từ 110mm đến 500mm, đặc biệt dùng trong ngành thoát nước hạ tầng, điện lực - Ống và phụ tùng PP-R đường kính từ 20mm đến 160mm, dùng cho nước nóng và nước lạnh, chịu áp lực cao. - Bình xịt sử dụng trong nông nghiệp các loại 1 lít, 5 lít, 10 lít. Các dòng sản phẩm chủ yếu mang thương hiệu Nhựa Bình Minh trên đều đạt được tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, các sản phẩm cũng được chứng nhận phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16-4:2011/BXD. Với hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ thuộc thế hệ tiên tiến nhất từ các nước Ý, Đức, Áo, Canada… được trang bị đồng bộ tại ba nhà máy ở TP.HCM, Bình Dương, Hưng Yên; hàng năm, Nhựa Bình Minh có khả năng cung cấp cho thị trường 80.000 tấn sản phẩm. Bên cạnh đó, với đội ngũ CBCNV được đào tạo chuyên nghiệp cùng hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001, hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001. Nhựa Bình Minh tự hào là đơn vị cung cấp sản phẩm ống nhựa cho nhiều công
  • 40. 33 trình trọng điểm cấp quốc gia, công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, các công trình cấp thoát nước, điện lực, hạ tầng… Thương hiệu Nhựa Bình Minh được người tiêu dùng trong nước biết đến với mạng lưới phân phối rộng khắn cả nước – gần 1.200 cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của Công ty và hơn 80% cửa hàng kinh doanh ống nhựa trên toàn quốc có kinh doanh sản phẩm Nhựa Bình Minh 2.1.3. Thông tin về mô hình quản trị và bộ máy quản lý của công ty Hình 2.1. Sơ đồ mô hình quản trị tại công ty a. Mô hình quản trị: Công ty thực hiện đúng mô hình quản trị áp dụng cho doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định của luật doanh nghiệp. Đó là ĐHĐCĐ; HĐQT; BKS; Ban điều hành cấp cao gồm Tổng giám đốc, hai phó tổng giám đốc và kế toán trưởng Tháng 4/2003, ĐHĐCĐ thường niên đã bầu ra HĐQT gồm 5 thành viên và BKS gồm 3 thành viên nhiệm kỳ 2013-2018. Năm 2014 đã là năm thứ 2 mà HĐQT có thành viên người nước ngoài đại diện cho cổ đông lớn tham gia; hai chức danh Chủ tịch HĐQT và ban điều hành đã có sự chuyên biệt trong phạm vi trách nhiệm mỗi chức danh. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN ĐIỀU HÀNH CTY MẸ CÔNG TY CON CÁC TIỂU BAN TRỰC THUỘC
  • 41. 34 Năm 2014 cũng là năm thứ 2 đi vào hoạt động của hai tiểu ban giúp việc trực thuộc HĐQT là Tiểu ban nhân sự - Chính sách – Lương thưởng và tiểu ban quan hệ cổ đông, đo đó vai trò hỗ trợ của hai tiểu ban này cũng từng bước được thể hiện rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, Tiểu ban Chiến lược – phát triển và Tiểu ban Quản trị rủi ro đã được thành lập và đi vào hoạt động theo yêu cầu của HĐQT. b. Cơ cấu bộ máy quản lý: Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty Tại công ty mẹ - BMP – HĐQT bổ nhiệm cán bộ quản lý cấp cao (Ban điều hành) bao gồm Ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. Tổng giám đốc bổ nhiệm các cán bộ cấp trung bao gồm các Trưởng, Phó phòng ban chức năng và Ban giám đốc hai nhà máy. Tại công ty con – NBM – HĐQT bổ nhiệm HĐTV. Chủ tịch HĐTV bổ nhiệm Ban Giám đốc. Hàng năm, HĐQT căn cứ vào nghị quyết của ĐHĐCĐ, giao chỉ tiêu kế hoạch cho Công ty mẹ và Công ty con. Ban điều hành và HĐTV cụ thể hóa nhiệm
  • 42. 35 vụ bằng các mục tiêu của Công ty. Đại diện Lãnh đạo hệ thống quản lý chất lượng ISI9001 và Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 thay mặt Ban điều hành kiểm soát quy trình thực hiện công việc của Công ty và các bộ phận. c. Các công ty con và công ty liên kết Loại hình Tên công ty Địa chỉ Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính Vốn góp Công ty con Công ty TNHH một thành viên Nhựa Bình Minh miền bắc (NBM) Đường D1, khu D, khu công nghiệp Phố Nối A, Huyện văn Lâm, tỉnh Hưng Yên sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm dân dụng kỹ thuật và công nghiệp từ chất dẻo, cao su 100% Công ty liên kết Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh bất động sản Bình Minh Việt (BMV) Số 240 Hậu Giang, Phường 9, Quận 6, TP.HCM kinh doanh bất động sản 26% Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng 371 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê, TP. Đà nẵng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm, nguyên liệu, thiết bị ngành nhựa 29% 2.2. Tình hình hoạt động SXKD của công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2010 – 2014 2.2.1. Đặc điểm chung của đơn vị Trong giai đoạn 2010 – 2014 với sự bất ổn của nền kinh tế công ty đã phải chịu nhiều những khó khăn riêng: * Khó khăn:
  • 43. 36 - Rủi ro do môi trường kinh tế: khủng hoảng kinh tế, lạm phát… trên thế giới ảnh hưởng đến kinh tế trong nước làm cho sức mua giảm đặc biệt là ngành vật liệu xây dựng - Rủi ro do chính sách kinh tế vĩ mô: Những thay đổi của pháp luật, chính sách thuế, quy định hạch toán, báo cáo, chính sách nhân sự, môi trường… của các cơ quan quản lý Nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty - Rủi ro từ trong nội bộ công ty: Sai lầm trong chiến lược kinh doanh; đầu tư không hiệu quả; thiếu đoàn kết nội bộ; quản trị không hiệu quả; nguồn nhân lực không đáp ứng nhu cầu… ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, thương hiệu và sự phát triển bền vững của công ty. * Thuận lợi: - Lợi thế về sản phẩm: Không mang tính thời vụ cao, sản phẩm Nhựa Bình Minh được sử dụng gần như đồng đều trong cả năm. Sức sống của sản phẩm còn dài với tình trạng hạ tầng cơ sở Việt Nam hiện nay. Chưa có sản phẩm nào thay thế được ống nhựa trong việt dẫn, thoát nước và luồn cáp trên thế giới - Lợi thế về thương hiệu: Đã trở thành sự lựa chọn đầu tiên và cuối cùng của đông đảo khách hàng khi xây dựng dân dụng, tưới tiêu và trong những công trình trọng điểm quốc gia - Lợi thế cạnh tranh: Tên tuổi của nhựa Bình Minh hết sức quen thuộc với người tiêu dùng và là thước đo về chất lượng ngành ống. Dịch vụ chu đáo, chăm sóc tận tâm, giá cả hợp lý. 2.2.1.1. Đặc điểm về lao động
  • 44. 37 Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2010-2014 Nội dung chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2012/2011 2013/2012 2014/2013 +/- (%) +/- (%) +/- (%) Tổng số lao động 676 100 680 100 700 100 739 100 4 0.6 20 2.9 39 5.6 Giới tính - LĐ nữ 93 13.8 94 13.8 108 15.4 107 14.5 1 1.1 14 14.9 -1 -0.9 - LĐ nam 583 86.2 586 86.2 592 84.6 632 85.5 3 0.5 6 1.0 40 6.8 Độ tuổi Trên 50 51 7.5 66 9.7 66 9.4 68 9.2 15 29.4 0 0.0 2 3.0 Từ 41 - 50 108 16.0 124 18.2 124 17.7 117 15.8 16 14.8 0 0.0 -7 -5.6 Từ 31 - 40 223 33.0 238 35.0 239 34.1 262 35.5 15 6.7 1 0.4 23 9.6 Tuổi 30 trở xuống 294 43.5 252 37.1 271 38.7 292 39.5 -42 -14.3 19 7.5 21 7.7 Trình độ - Cao học 5 0.7 7 1.0 9 1.3 9 1.2 2 40.0 2 28.6 0 0.0 - Đại học 105 15.5 112 16.5 123 17.6 135 18.3 7 6.7 11 9.8 12 9.8 - Trung cấp cao đẳng 146 21.6 147 21.6 123 17.6 190 25.7 1 0.7 -24 -16.3 67 54.5 - Phổ thông trung học 420 62.1 414 60.9 445 63.6 405 54.8 -6 -1.4 31 7.5 -40 -9.0 Phổ thông lao động CB quản lý cấp cao 4 0.6 4 0.6 4 0.6 4 0.5 0 0.0 0 0.0 0 0.0 CB quản lý cấp trung 30 4.4 34 5.0 34 4.9 33 4.5 4 13.3 0 0.0 -1 -2.9 CB quản lý cấp cơ sở 67 9.9 74 10.9 68 9.7 67 9.1 7 10.4 -6 -8.1 -1 -1.5 CB công nhân viên 575 85.1 568 83.5 594 84.9 635 85.9 -7 -1.2 26 4.6 41 6.9 Nguồn:phòng tổ chức hành chính
  • 45. 38 Hoạt động trong những năm qua của Công ty tương đối ổn định, nhiều sản phẩm được khách hàng biết đến và thừa nhận về chất lượng, về giá bán. Tổng số lao động có 739 người. Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh, nên lực lượng lao động của DN đã có những biến động nhất định. Tuy nhiên, so với quy mô của DN thì sự biến động là không lớn. Tình hình sử dụng lao động của Công ty qua 5 năm 2010 - 2014 được thể hiện ở Bảng 2.1. Qua bảng 2.1 ta thấy, lực lượng lao động có sự biến động qua các năm, cùng với số lượng lao động tăng lên thì số lượng cán bộ trình độ cao học, đại học và lực lượng lao động trẻ cũng tăng lên; Đặc biệt năm 2014 công ty đã tăng cường đào tạo cho lực lượng cán bộ quản lý bằng nhiều hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo bên ngoài (trong nước, ngoài nước) cùng với những chính sách tuyển dụng phù hợp, công ty đã thu hút được nhiều nhân viên có trình độ đáp ứng dự án mới, cụ thể như trung cấp cao đẳng tăng 54,5%, đại học tăng 9,8%. Trong khi đó lượng phổ thông trung học thì giảm Như vậy, Côngty đã chăm lo côngtác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân nhằm nâng cao năng suất lao động, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp cận kỹ thuật tiên tiến trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ. Tổng số lao động bình quân đến cuối năm 2014 là 739 người, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý có 104 người; đa số là lao động nam (85,5%). Công ty cũng đã chú trọng công tác đào tạo lực lượng lao động, nếu như năm 2011 số công nhân có trình độ trung cấp (chủ yếu là trung cấp kỹ thuật) chiếm 21,6% thì đến cuối năm 2014 con số này đã tăng lên 25,7%. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo phần lớn được đào tạo cơ bản, thích ứng với cơ chế thị trường nên nắm bắt tình hình kinh doanh tương đối nhanh nhạy. Tuy nhiên, Công ty cũng có một số khó khăn: số lượng và chất lượng của cán bộ quản lý cấp chung chưa đảm bảo cho sự phát triển của công ty, đặc biệt trong việc chuẩn bị nguồn lực cho dự án nhà máy mới ở Long An. 2.2.1.2. Đặc điểm về vốn