SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 88
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 15 tháng 09 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Mạnh Hùng
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Bùi Bá Khiêm
đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giảng dạy tại Viện Đào tạo sau Đại
học, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt
quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cám ơn Viện Đào tạo sau Đại học, xin chân thành cám ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tạo những điều kiện thuận
lợi nhất về mọi mặt để tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 15 tháng 09 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Mạnh Hùng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................................ix
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.........................................................................4
1.1 Lý luận cơ bản về vốn lưu động....................................................................................4
1.1.1 Khái niệm về vốn, vốn lưu động..............................................................................4
1.1.1.1 Vốn kinh doanh...................................................................................................4
* Đặc điểm của vốn kinh doanh.........................................................................................5
* Phân loại vốn.....................................................................................................................5
1.1.1.2 Khái niệm vốn lưu động.....................................................................................6
1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động ......................................................................................8
1.1.3 Phân loại vốn lưu động..............................................................................................8
1.1.3.1 Theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh ..9
1.1.3.2 Theo hình thái biểu hiện ....................................................................................9
1.1.3.3 Theo quan hệ sở hữu về vốn............................................................................10
1.1.3.4 Theo nguồn hình thành.....................................................................................10
1.1.4 Vai trò của vốn lưu động.........................................................................................11
1.1.5 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động ...........................................................12
1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.........13
1.1.6.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ..................................................................13
a. Vòng quay vốn lưu động......................................................................................13
b. Kỳ luân chuyển vốn lưu động..............................................................................14
1.1.6.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động............................................................................14
1.1.6.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động .....................................................................14
iv
1.1.6.4 Hàm lượng vốn lưu động.................................................................................15
1.1.6.5 Mức doanh lợi vốn lưu động...........................................................................15
1.1.7 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động................................16
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp18
1.2.1 Các nhân tố chủ quan...............................................................................................18
1.2.2 Các nhân tố khách quan...........................................................................................19
1.3 Các biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp......................................................................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 5 ...............................................................................25
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5..........................................................25
2.1.1 Các thông tin cơ bản về Công ty ............................................................................25
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty .......................................................25
2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Công ty........................................................................26
2.1.3.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh...................................................................26
2.1.3.2 Đặc điểm sản phẩm kinh doanh ......................................................................26
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty. ...................................................................................27
2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.............................................................31
2.3 Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty..........................................................35
2.3.1 Thực trạng cơ cấu vốn lưu động tại Công ty ........................................................35
2.3.2 Phân tích thực trạng sử dụng vốn lưu động của Công ty qua một số chỉ tiêu ..44
2.3.2.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ..................................................................44
a. Vòng quay vốn lưu động......................................................................................44
b. Kỳ luân chuyển vốn lưu động..............................................................................45
2.3.2.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động............................................................................47
2.3.2.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động .....................................................................47
2.3.2.4 Hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhận VLĐ) .........................................48
2.3.2.5 Mức doanh lợi vốn lưu động (Tỷ suất lợi nhuận VLĐ)...............................49
2.4 Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 ..51
2.4.1 Ưu điểm .....................................................................................................................51
2.4.2 Nhược điểm...............................................................................................................53
v
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 5...................................55
3.1 Phương hướng của công ty trong thời gian tới .......................................................55
3.1.1 Phương hướng của công ty trong sản xuất kinh doanh .......................................55
3.1.2 Phương hướng về sử dụng vốn lưu động. .............................................................55
3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty ..........56
3.2.1 Tăng cường công tác quản trị vốn lưu động.........................................................57
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính ...............................................57
3.2.3 Kế hoạch hoá nguồn vốn.........................................................................................58
3.2.3.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động ......................................................................59
3.2.3.2 Tìm kiếm, lựa chọn các nguồn tài trợ cho vốn lưu động.............................62
3.2.3.3 Theo dõi, đánh giá, điều chỉnh kịp thời .........................................................63
3.2.4 Quản lý và sử dụng các khoản mục của vốn lưu động hữu hiệu hơn ................63
3.2.4.1 Quản lý và sử dụng vốn bằng tiền ..................................................................63
3.2.4.2 Quản lý vốn trong thanh toán..........................................................................65
a. Tìm hiểu rõ thực trạng nguồn vốn của các công trình mà công ty thi công và
khả năng tài chính của khách hàng..........................................................................65
b. Thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán .........................................66
c. Nhất quán chính sách thu hồi công nợ................................................................67
3.2.4.3 Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hàng lưu kho ..............................67
3.2.5 Quản lý chi phí phát sinh và thiệt hại trong sản xuất...........................................69
3.2.6 Hoàn thiện công tác giao khoán .............................................................................69
3.2.7 Một số biện pháp khác .............................................................................................72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................74
1.Kết luận....................................................................................................................................74
Thứ nhất: Kiến nghị với nhà nước...................................................................................75
Thứ hai: Kiến nghị với Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng ......................................76
Thứ ba: Kiến nghị với các ngân hàng thương mại.........................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................78
vi
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt Giải thích
BCTC Báo cáo tài chính
LN Lợi nhuận
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
NSNN Ngân sách nhà nước
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSLĐ Tài sản lưu động
VLĐ Vốn lưu động
XNXD Xí nghiệp xây dựng
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang
2-1 Quy mô của công ty giai đoạn 2010 - 2014 31
2-2 Cơ cấu vốn lưu động của công ty giai đoạn 2010 - 2014 36
2-3 Vốn lưu động bình quân của công ty giai đoạn 2010- 2014 44
2-4 Số vòng quay vốn lưu động giai đoạn 2010 - 2014 44
2-5 Kỳ luân chuyển vốn lưu động giai đoạn 2010 - 2014 46
2-6 Mức tiết kiệm vốn lưu động giai đoạn 2010 - 2014 47
2-7 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2010 - 2014 48
2-8 Hàm lượng vốn lưu động giai đoạn 2010 - 2014 48
2-9 Mức doanh lợi vốn lưu động giai đoạn 2010 - 2014 50
2-10
Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai
đoạn 2010 - 2014
51
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình Tên hình Trang
2-1 Doanh thu thuần của công ty giai đoạn 2010-2014 32
2-2 Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2010-2014 34
2-3 Cơ cấu vốn lưu động của công ty giai đoạn 2010-2014 37
2-4 Kỳ luân chuyển vốn lưu động giai đoạn 2010-2014 46
2-5 Hàm lượng vốn lưu động giai đoạn 2010-2014 49
2-6 Mức doanh lợi vốn lưu động giai đoạn 2010-2014 50
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
năm 1986, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội cũng như thách thức
mới. Khi mà Việt Nam hội nhập cùng bạn bè thế giới thì các doanh nghiệp không
những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn có các doanh
nghiệp nước ngoài. Trong hoàn cảnh đó thì các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu
quả đồng vốn của mình. Trong đó, sử dụng vốn lưu động đang là một trong những
yếu tố tiền đề để giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Trải qua gần 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành Công ty cổ phần
Bạch Đằng 5 là một doanh nghiệp mạnh của ngành Xây dựng, trên thành phố Hải
Phòng và khu vực. Công ty có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và công nhân kỹ thuật
lành nghề giàu kinh nghiệm, có lượng xe, thiết bị, phương tiện kỹ thuật đa dạng về
chủng loại, hiện đại tiên tiến về công nghệ đủ để đáp ứng yêu cầu thi công xây lắp
các loại hình công trình có quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, có tính chất và điều
kiện thi công phức tạp. Rất nhiều công trình Công ty thi công đã được cấp huy
chương vàng chất lượng cao của Ngành Xây dựng Việt Nam. Để phát triển công ty
không chỉ quan tâm đến quá trình huy động vốn mà còn quan tâm đến hiệu quả sử
dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về
các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên đặc điểm
vốn lưu động ở các lĩnh vực khác nhau thì khác nhau. Trong Công ty Cổ phần
Bạch Đằng 5 cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tình hình tài chính nhưng
chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về tình hình vốn lưu động.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, vận dụng lý luận khoa học đã được trang
bị tại trường. Em xin lựa chọn đề tài: “Biện pháp nâng caohiệu quả sử dụng vốn
lưu động tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5” làm luận văn tốt nghiệp. Qua đó cho
ta thấy được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của việc sử dụng vốn lưu
2
động tại Công ty để đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm phát huy những
điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu đó để đưa công ty phát triển.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty trong các năm gần đây
để rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như những biện pháp hoạt động sản xuất
kinh doanh những năm tiếp theo.
Tìm hiểu được những điểm mạnh cũng như những mặt còn hạn chế trong
công tác sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Sau đó đưa ra các biện pháp nhằm phát
huy điểm mạnh và hoàn thiện, khắc phục những mặt hạn chế đó.
Làm tài liệu tham khảo cho Công ty.
3.Đốitượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Luận văn phân tích số liệu của Công ty trong 05 năm gần đây từ
2010 - 2014.
- Không gian: Tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5.
- Nội dung: Vốn lưu động.
4. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Phương pháp nghiên cứu:
Với những mục tiêu ở trên để nghiên cứu và phát triển đề tài cần thực hiện
những phương pháp sau:
Phương pháp thống kê - phân tích mô tả số liệu: Dùng công cụ thống kê thu
thập số liệu tại Công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh đối chiếu rút ra kết
luận bản chất và nguyên nhân của vấn đề.
Phương pháp phân tích tài chính: Dùng các công cụ là tỷ số tài chính để tính
toán, xác định kết quả sau đó rút ra nhận xét về tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh.
3
Phương pháp phân tích chi tiết: Chi tiết hóa các chỉ tiêu phân tích để qua đó
thấy được kết cấu của chỉ tiêu cũng như mức độ ảnh hưởng đến các nhân tố cấu
thành.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Từ việc phân tích đánh giá nhưng điểm mạnh, điểm yếu của việc sử dụng
vốn lưu động của Công ty để đưa ra các biện pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
việc sử dụng vốn lưu động cũng như nâng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công
ty.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được chia ra làm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần
Bạch Đằng 5.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại công ty Cổ phần Bạch Đằng 5.
4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Lý luận cơ bản về vốn lưu động
1.1.1 Khái niệm vềvốn, vốn lưu động
1.1.1.1 Vốn kinh doanh
Đã có rất nhiều khái niệm về vốn. Theo K. Marx thì vốn là tư bản mà tư
bản được hiểu là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
Theo cuốn “Từ điển Longman rút gọn về tiếng Anh kinh doanh” Vốn
(Capital) được định nghĩa như sau: “Vốn là tài sản tích luỹ được sử dụng vào sản
xuất nhằm tạo ra lợi ích lớn hơn; đó là một trong các yếu tố của quá trình sản
xuất (các yếu tố còn lại là: đất đai và lao động). Trong đó vốn kinh doanh được
coi là giá trị của tài sản hữu hình được tính bằng tiền như nhà xưởng, máy móc
thiết bị, dự trữ nguyên vật liệu”.
Hiểu theo định nghĩa chung, nôm na nhất vốn là toàn bộ giá trị của cải vật
chất được đầu tư để tiến hành hoạt động kinh doanh. Vốn có thể là toàn bộ vật chất
do con người tạo ra hay là những nguồn của cải tự nhiên như đất đai, khoáng
sản… Trong nền kinh tế thị trường bên cạnh vốn tồn tại dưới dạng vật chất còn
có các loại vốn dưới dạng tài sản vô hình nhưng có giá trị như bằng phát minh,
sáng chế, nhãn hiệu, lợi thế thương mại… Với một quan niệm rộng hơn người ta
cũng có thể coi lao động là vốn.
Theo chu trình vận động tư bản của K. Marx, T – H – SX - ... -H’ – T’ thì
vốn có mặt ở tất cả trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, từ nguyên liệu
đầu vào đến các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp để tạo ra lợi
nhuận.
Vốn là điều kiện để duy trì sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng sản
xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh [7].
5
* Đặc điểm của vốn kinh doanh
Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản, có nghĩa là vốn là biểu hiện
bằng tiền của tài sản hữu hình cũng như vô hình như: nhà xưởng, đất đai, máy
móc, thương hiệu, bằng phát minh, sáng chế.
Vốn luôn vận động để sinh lời, vốn là biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là
dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành vốn thì tiền đó phải đưa vào hoạt động
kinh doanh để kiếm lời.
Vốn không tách rời chủ sở hữu trong quá trình vận động, mỗi đồng vốn phải
được gắn với một chủ sở hữu nhất định. Trong nền kinh tế thị trường thì chỉ có xác
định được chủ sở hữu thì đồng vốn mới được sử dụng hợp lý không gây lãng phí
và đạt được hiệu quả cao.
Vốn có giá trị về mặt thời gian và phải được tích tụ tới một lượng nhất
định thì mới có thể phát huy tác dụng. Doanh nghiệp không chỉ khai thác hết
tiềm năng vốn của mình mà còn phải tìm cách thu hút nguồn vốn từ bên ngoài như
vay trong nước, vay nước ngoài, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh,
liên kết với các doanh nghiệp khác. Nhờ vậy vốn của doanh nghiệp tăng lên.
Vốn được quan niệm là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường. Những người có vốn có thể cho vay và những người cần vốn có thể đi vay,
có nghĩa là mua quyền sử dụng vốn của người có quyền sở hữu [7].
* Phân loại vốn
Người ta đứng trên các góc độ khác nhau để xem xét vốn kinh doanh của
một doanh nghiệp
- Trên góc độ pháp luật vốn kinh doanh bao gồm.
+ Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu cần phải có để thành lập doanh
nghiệp do pháp luật quy định với từng ngành, nghề và từng loại hình sở hữu
doanh nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không thể thành lập doanh nghiệp;
+ Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều
lệ của công ty (doanh nghiệp). Tuỳ theo từng loại hình sở hữu, theo từng
ngành, nghề, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.
6
- Đứng trên góc độ hình thành vốn:
+ Vốn đầu tư ban đầu: là vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp, tức là
vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh hoặc vốn đóng góp của Công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn của Nhà nước
giao;
+ Vốn bổ sung: là vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp,
do Nhà nước bổ sung bằng phân phối, phân phối lại nguồn vốn, do sựđóng góp
của các thành viên, do bán trái phiếu;
+ Vốn liên doanh: là vốn do các bên cùng cam kết liên doanh với nhau để
hoạt động;
+ Vốn đi vay: trong hoạt động kinh doanh ngoài vốn tự có, doanh nghiệp
còn sử dụng một số vốn đi vay khá lớn của các ngân hàng. Ngoài ra còn có các
khoản chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn
hàng.
- Đứng trên góc độ chu chuyển vốn:
+ Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu
thông. Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và giá trị của nó lại trở về trạng thái ban đầu sau mỗi vòng chu
chuyển;
+ Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định
dùng trong sản xuất, kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh,
nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi sau nhiều chu kỳ kinh doanh [7].
1.1.1.2 Kháiniệm vốn lưu động
Vốn lưu động là giá trị những tài sản lưu động mà doanh nghiệp đã đầu tư vào
quá trình sản xuất kinh doanh, đó là số vốn bằng tiền ứng ra để mua sắm các tài
sản lưu động sản xuất và các tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục [7].
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động các
doanh nghiệp còncó các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối
7
tượng lao động (như nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm…) chỉ tham gia vào
một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó
được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động
nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình
thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận
động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu
động. Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại:
tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất
bao gồm các loại nguyên, nhiên, vật liệu; phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản
phẩm dở dang... đang trong quá trình dự trữ sản xuất, chế biến. Còn tài sản lưu
động lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng
tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả
trước... Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài
sản lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo
cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và thuận lợi.
Vốn lưu động được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu là tiền
tệ sang hình thái vật tư, hàng hoá dự trữ. Khi vật tư dự trữ được đưa vào sản xuất,
chúng ta chế tạo thành các bán thành phẩm. Sau khi sản phẩm sản xuất ra được tiêu
thụ, vốn lưu động quay về hình thái tiền tệ ban đầu của nó. Quá trình sản xuất kinh
doanh diễn ra liên tục, không ngừng, cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không
ngừng có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động. Do có sự chu
chuyển không ngừng nên vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng
một lúc dưới các hình thái khác nhau trong sản xuất và lưu thông.
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản
xuất, là một bộ phận trực tiếp hình thành nên thực thể của sản phẩm. Trong cùng
một lúc, vốn lưu động của doanh nghiệp được phổ biến khắp các giai đoạn luân
chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất
được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ lượng vốn lưu động đầu tư vào các hình
8
thái khác nhau đó, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ
với nhau. Như vậy, sẽ khiến cho chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân
chuyển được thuận lợi.
Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật
tư, cũng tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ
của doanh nghiệp. Nhưng mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm
còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu
sản xuất và lưu thông sản phẩm có hợp lý không?
Bởi vậy, thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động còn có thể đánh giá
một cách kịp thời đối với các mặt như mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ của
doanh nghiệp.
1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Phù hợp với các đặc điểm trên của tài sản lưu động, vốn lưu động của các
doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh
doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục
và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển
của vốn lưu động. Vốn lưu động có hai đặc điểm [7].
- Thứ nhất, vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị
hao mòn hoàn toàn trong quá trình sản xuất đó. Giá trị của nó chuyển hết một lần
vào giá trị sản phẩm để cấu thành nên giá trị sản phẩm;
- Thứ hai, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động thường
xuyên thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang
vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn
tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển
1.1.3 Phân loại vốn lưu động
Như đã phân tích ở trên, vốn lưu động có vai trò quan trọng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để quản lý và sử dụng hiệu quả vốn
lưu động cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động theo những hình thức nhất
định. Thông thường có các cách phân loại sau:
9
1.1.3.1 Theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành ba
loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ;
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển;
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm,
vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý...); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư
chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn...) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ
ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm
ứng...) [7].
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong
từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu
vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
1.1.3.2 Theo hình thái biểu hiện
Theo cách phân loại này vốn lưu động có thể chia thành bốn loại:
- Vốn vật tư, hàng hoá: Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện vật
cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành
phẩm...;
- Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi
ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản vốn đầu tư chứng khoán
ngắn hạn...;
- Các khoản phải thu, phải trả trong đó:
+ Các khoản phải thu: bao gồm các khoản mà doanh nghiệp phải thu của
khách hàng và các khoản phải thu khác;
+ Các khoản phải trả: là các khoản vốn mà doanh nghiệp phải thanh toán cho
khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà
nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động.
10
- Vốn lưu động khác: bao gồm các khoản dự tạm ứng, chi phí trả trước, cầm
cố, ký quỹ, ký cược,...
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho
dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp [7].
1.1.3.3 Theo quan hệsở hữu về vốn
Tài sản lưu động sẽ được tài trợ bởi hai nguồn vốn đó là vốn chủ sở hữu và
các khoản nợ. Trong đó, các khoản nợ tài trợ cơ bản cho nguồn vốn lưu động của
doanh nghiệp. Còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ một phần cho nguồn vốn lưu
động của doanh nghiệp mà thôi, bởi vì nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ cơ bản cho tài
sản cố định.
- Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh
nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo
loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu
có nội dung cụ thể riêng như: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; vốn do chủ
doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ
các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh
nghiệp...;
- Các khoản nợ: Là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng
thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái
phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử
dụng các khoản nợ này trong một thời hạn nhất định.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được
hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các
quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo
an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp [7].
1.1.3.4 Theo nguồn hình thành
Nếu xét theo nguồnhìnhthànhthì vốnlưu độngsẽđượctàitrợ bởicác nguồn vốn
sau:
11
- Nguồn vốn điều lệ: Là số vốn được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu
khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau;
- Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá
trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư;
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là số vốn được hình thành từ vốn góp liên
doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể
bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá theo thoả thuận của các bên
liên doanh;
- Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các ngân hành thương mại hoặc tổ chức tín
dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác;
- Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái
phiếu.
Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp
thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của
mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó.
Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí
sử dụng vốn của mình [7].
1.1.4 Vai trò của vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất, ngoài Tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà
xưởng... doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa,
nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều
kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là
điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh
nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản
ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
12
Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử
dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô doanh nghiệp phải huy động một lượng
vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn
giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do
đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa
bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một
phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả
hàng hóa bán ra [11].
1.1.5 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc
độ luân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ này
càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn
lưu động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất. Quan niệm này thiên về chiều
hướng càng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân chuyển thì
càng tốt. Nhưng nếu hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được thì hiệu quả sử dụng
đồng vốn cũng không cao.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động quay
được một vòng. Quan niệm này có thể nói là hệ quả của quan niệm trên.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh tổng TSLĐ so với tổng
nợ lưu động là cao nhất.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu được
khi bỏ ra một đồng vốn lưu động.
13
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn
lưu động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu
thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu
động.
Nói tóm lại, cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn
lưu động, song khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phải có một
quan niệm toàn diện hơn và không thể tách rời nó với một chu kỳ sản xuất kinh
doanh hợp lý ( chu kỳ sản xuất kinh doanh càng ngắn hiệu quả sử dụng vốn càng
cao ), một định mức sử dụng đầu vào hợp lý, công tác tổ chức quản lý sản xuất,
tiêu thụ và thu hồi công nợ chặt chẽ. Do vậy cần thiết phải đề cập tới các chỉ tiêu
về hiệu quả sử dụng vốn lưu động [6].
1.1.6 Các chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp có thể sử
dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây [7].
1.1.6.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là vòng quay
vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
a. Vòng quayvốn lưu động
- Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà vốn lưu động quay
được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
- Công thức tính toán như sau:
L =
M
(1.1)
VLĐBQ
Trong đó: L : Vòng quay của vốn lưu động
M : Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ
VLĐBQ : Vốn lưu động bình quân
Vòng quay vốn lưu động càng cao thì trình độ sử dụng vốn lưu động càng tốt và
ngược lại.
LD
V
M
L 
14
b. Kỳ luân chuyển vốn lưu động
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số ngày để thực hiện một
vòng quay của vốn lưu động.
- Công thức tính toán như sau:
K =
L
360
(1.2)
Trong đó: K : Kỳ luân chuyển vốn lưu động
L : Vòng quay của vốn lưu động
Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại.
Giữa kỳ luân chuyển và vòng quay của vốn lưu động có quan hệ mật thiết với
nhau và thực chất là một bởi vì vòng quay càng lớn thì kỳ luân chuyển càng ngắn
và ngược lại.
1.1.6.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn lưu độnglà số vốnlưu động mà doanh nghiệp tiết kiệm được
trong kỳ kinh doanh. Mức tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện bằng chỉ tiêu:
Vtk =
360
M1
. (K1- K0) (1.3)
Trong đó: Vtk : Mức tiết kiệm Vốn lưu động
K0 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo
K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
M1 : Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch
Mức tiết kiệm là số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển
vốn nên doanh nghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cần tăng thêm vốn lưu
động hoặc tăng với quy mô không đáng kể.
1.1.6.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
HSVLĐ =
DT
(1.4)
VLĐBQ
15
Trong đó:
HSVLĐ : Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
DT : Doanh thu thuần
VLĐBQ : Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu được tạo ra trên vốn lưu động bình quân
là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và
ngược lại.
1.1.6.4 Hàm lượng vốn lưu động
HLVLĐ =
VLĐBQ
(1.5)
DT
Trong đó:
HLVLĐ : Hàm lượng vốn lưu động
VLĐBQ : Vốn lưu động bình quân
DT : Doanh thu thuần
Là chỉ tiêu phản ánh mức đảm nhận về vốn lưu động trên doanh thu. Chỉ tiêu
này cao hay thấp cũng được đánh giá ở các nghành khác nhau. Đối với nghành
công nghiệp nhẹ thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh thu rất cao. Còn
đối với nghành công nghiệp nặng thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh
thu thấp.
1.1.6.5 Mức doanh lợi vốn lưu động
DLVLĐ =
LNST
(1.6)
VLĐBQ
Trong đó:
DLVLĐ : Mức doanh lợi vốn lưu động
LNST : Tổng lợi nhuận sau thuế
VLĐBQ : Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập). Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu
động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
16
1.1.7 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyên
suốt là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp
thường xuyên phải đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính dài hạn và
ngắn hạn. Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động là một nội dung trọng tâm
trong các quyết định tài chính ngắn hạn và là nội dung có ảnh hưởng to lớn đến
mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Với bản chất và định hướng mục tiêu như trên, doanh nghiệp luôn luôn tìm
mọi biện pháp để tồn tại và phát triển. Xuất phát từ vai trò to lớn của vốn lưu động
và hiệu quả sử dụng vốn lưu động đối với mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp
khiến cho yêu cầu doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và
vốn lưu động nói riêng là một yêu cầu khách quan, gắn liền với bản chất của doanh
nghiệp.
Xuấtpháttừ vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường
Như đã trình bày, một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường muốn hoạt
động kinh doanh thì cần phải có vốn. Vốn lưu động là một thành phần quan trọng
cấu tạo nên vốn của doanh nghiệp, nó xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong
tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong khâu dự trữ và sản xuất, vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất
của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn
sản xuất. Trong lưu thông, vốn lưu động đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thời
gian luân chuyển vốn lưu động ngắn, số vòng luân chuyển vốn lưu động lớn khiến
cho công việc quản lý và sử dụng vốn lưu động luôn luôn diễn ra thường xuyên,
hàng ngày. Với vai trò to lớn như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất
yếu.
17
Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tức là có thể tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động, rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ, sản
xuất và lưu thông, từ đó giảm bớt số lượng vốn lưu động chiếm dùng, tiết kiệm
vốn lưu động trong luân chuyển. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động, doanh nghiệp có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dùng mà vẫn đảm bảo
được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ hoặc với quy mô vốn lưu động không
đổi doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng được quy mô sản xuất.
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn có ảnh hưởng tích cực đối với việc
hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thoả mãn
nhu cầu sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản thuế cho ngân sách nhà
nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước.
Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến một doanh nghiệp làm ăn thiếu
hiệu quả thậm chí thất bại trên thương trường. Có thể có các nguyên nhân chủ
quan, nguyên nhân khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là
việc sử dụng vốn không hiệu quả trong việc mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí vốn lưu động, tốc độ luân
chuyển vốn lưu động thấp, mức sinh lợi kém và thậm chí có doanh nghiệp còn gây
thất thoát, không kiểm soát được vốn lưu động dẫn đến mất khả năng tổ chức sản
xuất kinh doanh, khả năng thanh toán. Trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam,
các doanh nghiệp Nhà nước, do đặc thù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế bao
cấp trước đây, có kết quả sản xuất kinh doanh yếu kém mà một nguyên nhân chủ
yếu là do sự yếu kém trong quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn lưu động
nói riêng gây lãng phí, thất thoát vốn.
Ở nước ta, để hoàn thành đường lối xây dựng một nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa với thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ
đạo, yêu cầu phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và
18
của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Xét từ góc độ quản lý tài chính, yêu cầu
cần phải nâng cao năng lực quản lý tài chính trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động là một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi ích cho
riêng doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa chung đối với nền kinh tế quốc dân [6].
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp
1.2.1 Các nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể thay đổi các nhân tố này để đạt được kết quả kinh doanh tốt
nhất. Nhân tố chủ quan cơ bản gồm [11].
- Cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp: Việc xác định cơ cấu vốn lưu động
của doanh nghiệp hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp càng được tối ưu hóa bấy nhiêu. Nếu bố trí cơ cấu vốn lưu động không hợp
lý, làm mất sự cân đối giữa vốn lưu động và vốn cố định dẫn đến làm thiếu hoặc
thừa một loại tài sản nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động;
- Vấn đề xác định nhu cầu vốn lưu động: Việc xác định nhu cầu vốn lưu động
thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh.
Nếu thừa thì sẽ gây lãng phí còn nếu thiếu sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động kinh
doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp;
- Việc lựa chọn phương án đầu tư: Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản
xuất ra những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng, đồng thời giá hành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình
tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động và ngược lại;
- Trình độ quản lý của doanh nghiệp: Trình độ quản lý của doanh nghiệp mà
yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư, hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
19
1.2.2 Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan thuộc môi trường vĩ mô của doanh nghiệp nên có
phạm vi rất rộng, bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế và tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan bao gồm
[11].
- Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp
như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Nhân tố này ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyết
định quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, cụ thể là mức dự trữ. Sở dĩ như vậy
là do tính mùa vụ của thị trường cung ứng lẫn thị trường tiêu thụ. Hơn nữa khi điều
kiện tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp phải tốn chi phí nhiều hơn cho
công tác dự trữ (chi phí vận chuyển, bảo quản) từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp;
- Môi trường kinh doanh
+ Biến động cung cầu hàng hóa: tác động vào khả năng cung ứng của thị
trường đối với nhu cầu nguyên vật liệu hay khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp
trên thị trường, từ đó làm tăng hay giảm mức dự trữ của doanh nghiệp, và ảnh
hưởng tới khả năng quay vòng của vốn lưu động, đến mức sinh lợi;
+ Tốc độ phát triển của nền kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, sức
mua bị giảm sút làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp,
sản lượng tiêu thụ bị suy giảm, doanh thu ít đi, lợi nhuận giảm sút và tất yếu làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng;
+ Mức độ cạnh tranh trên thị trường: để đạt được hiệu quả cao nhất trong nền
kinh tế thị trường thì mỗi doanh nghiệp phải có những biện pháp, chính sách hấp
dẫn so với đối thủ cạnh tranh như chấp nhận bán chịu, cung ứng đầu vào ổn định,
chi phí thấp,…Như vậy doanh nghiệp sẽ phải đề ra các biện pháp và các chiến lược
thích hợp để tăng vòng quay vốn lưu động, giảm chi phí, tăng lợi nhuận;
+ Sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô: bằng luật pháp kinh tế và các
chính sách kinh tế, Nhà Nước thực hiện việc điều tiết và quản lý nguồn lực trong
20
nền kinh tế tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất
kinh doanh theo hướng nhất định. Chỉ một sự thay đổi nhỏ trong chế độ, chính
sách hiện hành cũng ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh và ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động nói riêng;
- Môi trường khoa học công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ không những làm thay đổi chất lượng,
số lượng sản phẩm mà còn làm phát sinh những nhu cầu mới, khách hàng trở nên
khó tính hơn. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển tiền, các khoản dự
trữ, tồn kho nhờ tăng năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất. Do vậy các doanh
nghiệp phải nắm bắt được điều này để có biện pháp đầu tư, đổi mới công nghệ phù
hợp.
1.3 Các biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn cố định và
nguồn vốn lưu động, các nguồn này được hình thành từ các chủ sở hữu, các nhà
đầu tư và các cổ đông, ngoài ra còn được hình thành từ các nguồn lợi tức của
doanh nghiệp được sử dụng để bổ sung cho nguồn vốn.Vốn cố định được sử dụng
để trang trải cho các tài sản cố định như mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng
cơ bản… nguồn vốn lưu động chủ yếu để đảm bảo cho tài sản lưu động như
nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá…
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng đều phải hướng đến hiệu quả kinh
doanh. Hiệu quả kinh doanh có liên quan chặt chẽ với hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một yêu cầu và đòi
hỏi luôn luôn đặt ra cho mỗi doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh nói
chung, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng, chúng ta phải phân
tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu
phản ánh nó. Từ đó mới có thể đưa ra được các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng
21
vốn lưu động từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì doanh
nghiệp phải thực hiện các biện pháp sau đây [11].
Thứ nhất: Thực hiện kế hoạch hoá vốn lưu động
Trong mọi lĩnh vực, để đạt được hiệu quả trong hoạt động một yêu cầu không
thể thiếu đối với người thực hiện đó là làm việc có kế hoạch, khoa học. Cũng như
vậy, kế hoạch hoá vốn lưu động là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
và rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Nội dung của kế hoạch hoá vốn lưu động
trong các doanh nghiệp thường bao gồm các bộ phận: Kế hoạch nhu cầu vốn lưu
động, kế hoạch nguồn vốn lưu động, kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian.
Thứ hai: Thực hiện kế hoạch nhu cầu vốn lưu động
Để xây dựng một kế hoạch vốn lưu động đầy đủ, chính xác thì khâu đầu tiên
doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đây là bộ phận kế hoạch phản ánh kết quả tính toán tổng nhu cầu vốn
lưu động cho năm kế hoạch, nhu cầu vốn cho từng khâu: dự trữ sản xuất, sản suất
và khâu lưu thông. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh chính
xác, hợp lý một mặt bảo đảm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp được tiến hành liên tục, mặt khác sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vật
tư và sử dụng lãng phí vốn.
Thứ ba: Thực hiện kế hoạch nguồn vốn lưu động
Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm
bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, đều đặn thì doanh nghiệp phải có kế
hoạch đáp ứng nhu cầu vốn đó bằng các nguồn vốn ổn định, vững chắc. Vì vậy
một mặt doanh nghiệp phải có kế hoạch dài hạn để huy động các nguồn vốn một
cách tích cực và chủ động. Mặt khác hàng năm căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động
cho năm kế hoạch, doanh nghiệp phải xác định được quy mô vốn lưu động thiếu
hoặc thừa so với nhu cầu vốn lưu động cần phải có trong năm.
Trong trường hợp số vốn lưu động thừa so với nhu cầu, doanh nghiệp cần có
biện pháp tích cực để tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, chiếm dụng.
Trường hợp vốn lưu động thiếu so với nhu cầu, doanh nghiệp cần phải có
biện pháp tìm những nguồn tài trợ như:
22
- Nguồn vốn lưu động từ nội bộ doanh nghiệp (bổ sung từ lợi nhuận để lại);
- Huy động từ nguồn bên ngoài: Nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ
phiếu, liên doanh liên kết.
Để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, doanh nghiệp phải có sự xem xét và
lựa chọn kỹ các nguồn tài trợ sao cho phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Thứ tư: Thực hiện kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian
Trong thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp, việc sử dụng vốn giữa các thời kỳ
trong năm thường khác nhau. Vì trong từng thời kỳ ngắn như quý, tháng ngoài nhu
cầu cụ thể về vốn lưu động cần thiết còn có những nhu cầu có tính chất tạm thời
phát sinh do nhiều nguyên nhân.
Do đó, việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh
theo thời gian trong năm là vấn đề rất quan trọng.
Thực hiện kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian, doanh nghiệp cần
xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động từng quý, tháng trên cơ sở cân đối với
vốn lưu động hiện có và khả năng bổ sung trong quý, tháng từ đó có biện pháp xử
lý hiệu quả, tạo sự liên tục, liền mạch trong sử dụng vốn lưu động cả năm. Thêm
vào đó, một nội dung quan trọng của kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian
là phải đảm bảo cân đối khả năng thanh toán của doanh nghiệp với nhu cầu vốn
bằng tiền trong từng thời gian ngắn tháng, quỹ.
Bên cạnhviệc thực hiện kế hoạch hoá vốn lưu động, doanh nghiệp cần phải biết
chú trọng và kết hợp giữa kế hoạch hoá vốn lưu động với quản lý vốn lưu động.
Thứ năm: Thực hiện tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học
Như ta đã phân tích, quản lý vốn lưu động gắn liền với quản lý tài sản lưu
động bao gồm: quản lý tiền mặt; quản lý dự trữ, tồn kho; quản lý các khoản phải
thu và quản lý tài sản lưu động khác.
Quản lý vốn lưu động có thể được thực hiện theo nhiều mô hình khác nhau,
vấn đề đặt ra là các nhà quản lý phải lựa chọn mô hình nào để vận dụng vào doanh
nghiệp cho phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
23
Trong khi vận dụng các mô hình quản lý vốn lưu động khoa học, doanh
nghiệp cần phải biết kết hợp các mô hình tạo sự thống nhất trong quản lý tổng thể
vốn lưu động của doanh nghiệp. Quản lý tốt vốn lưu động sẽ tạo điều kiện cho
doanh nghiệp chủ động, kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề phát
sinh đảm bảo việc thực hiện kế hoạch vốn lưu động, tránh thất thoát, lãng phí từ đó
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Thứ sáu:Thực hiện Rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản
xuất thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Ta biết chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ dài thời gian
của các khâu: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Khi doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm có chất
lượng cao, năng suất cao, giá thành hạ. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian của
khâu sản xuất sẽ trực tiếp được rút ngắn. Mặt khác, với hiệu quả nâng cao trong
sản xuất sẽ ảnh hưởng tích cực đến khâu dự trữ và lưu thông: chất lượng sản phẩm
cao, giá thành hạ sẽ góp phần đảm bảo cho doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá
nhanh hơn, giảm thời gian khâu lưu thông, từ đó doanh nghiệp sẽ chủ động hơn
trong dự trữ, tạo sự luân chuyển vốn lưu động nhanh hơn.
Thứ bảy: Thực hiện Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính trên cơ sở không
ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính
Nguồn nhân lực luôn được thừa nhận là yếu tố quan trọng quyết định sự thành
bại của mỗi doanh doanh nghiệp. Sử dụng vốn lưu động là một phần trong công tác
quản lý tài chính của doanh nghiệp, được thực hiện bởi các cán bộ tài chính do đó
năng lực, trình độ của những cán bộ này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản
lý tài chính nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.
Doanh nghiệp phải có chính sách tuyển dụng chặt chẽ, hàng năm tổ chức các
đợt học bổ sung và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ tài chính cho các cán bộ nhân
viên nhằm đảm bảo và duy trì chất lượng cao của đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý
tài chính.
24
Tổ chức quản lý tài chính khoa học, tuân thủ nghiêm pháp lệnh kế toán, thống
kê, những thông tư hướng dẫn chế độ tài chính của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ,
kết hợp với phân công nhiệm vụ cụ thể trong quản lý tài chính, cũng như trong
từng khâu luân chuyển của vốn lưu động nhằm đảm bảo sự chủ động và hiệu quả
trong công việc cho mỗi nhân viên cũng như hiệu quả tổng hợp của toàn doanh
nghiệp.
Tóm lại, qua quá trình phân tích, chúng ta đã thấy được vai trò của vốn lưu
động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh
nghiệp. Có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tuy nhiên phần lớn đều mang tính định hướng, việc áp dụng biện pháp nào,
áp dụng biện pháp đó như thế nào còn tuỳ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của
mỗi doanh nghiệp.
25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 5
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần BạchĐằng 5
2.1.1 Các thông tin cơ bản về Công ty
- Quyết định thành lập: Công ty cổ phần Bạch Đằng 5 được thành lập theo
quyết định số 1797/QĐ - BXD ngày 19/11/2004 và được Đại hội đồng cổ đông
thành lập thông qua ngày 27/12/2004.
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5.
- Tên Tiếng Anh: Bach Dang 5 Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: BĐ5JSC.
- Địa chỉ: Khu công nghiệp Đình Vũ - Phường Đông Hải - Quận Hải An - Hải
Phòng.
- Điện thoại: 031.3769788 - 3769050.
- Fax: 031.3769091.
- Email: ctycpbachdang5hp@gmail.com
- Website: http://bachdang5.com.vn/
- Mã số thuế: 0200157336.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
- Năm 1958: Thành lập Xí nghiệp Xây dựng 202 thuộc Công ty Xây dựng số
16 - Bộ Kiến Trúc.
- Tháng 7/1961: Thành lập Nhà máy bê tông đúc sẵn Hải Phòng thuộc Bộ
Kiến Trúc.
- Tháng 3/1996: Thành lập Công ty Bê tông và Xây dựng trên cơ sở sáp nhập
Xí nghiệp Xây dựng 202 và nhà máy bê tông đúc sẵn Hải Phòng (Quyết định số
282/BXD - TCLD ngày 16 tháng 3 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).
- Tháng 11/2004: Chuyển đổi Công ty Bê tông và Xây dựng thành Công ty Cổ
phần Bạch Đằng 5 (Quyết định số 1797/QĐ - BXD ngày 19 tháng 11 năm 2004
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).
26
- Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 là thành viên của Tổng Công ty Xây dựng
Bạch Đằng. Hiện nay, công ty có các đơn vị trực thuộc như Xí nghiệp Xây dựng
Bạch Đằng 501, 502, Nhà máy Bê tông và các chi nhánh của công ty tại một số
tỉnh, thành phố bạn (Lào Cai, Hà Nội...).
2.1.3 Hoạt động kinhdoanh của Công ty
2.1.3.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Với bề dày hoạt động hơn 50 năm Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 có chức
năng và nhiệm vụ chính là :
- Sản xuất bê tông cấu kiện và bê tông thương phẩm;
- Sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng;
- Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, công cộng, giao
thông, thủy lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp và dân cư;
- Thi công xây lắp các công trình đường dây, trạm biến thế điện cao thế,cấp
thoát nước, vệ sinh môi trường;
- Thi công xây lắp các công trình thủy điện, nhiệt điện, bưu chính, viễn thông;
- Kinh doanh và đầu tư khu đô thị, khu công nghiệp;
- Tư vấn xây dựng và thí nghiệm vật liệu xây dựng;
- Sản xuất kết cấu thép, nhà khung thép;
- Dịch vụ vận tải và cho thuê bến bãi.
Công ty đã áp dụng các công nghệ và lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đại có
quy mô lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức…đạt những chỉ tiêu chất lượng hoàn hảo.
Côngty vẫn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn với môi trường.
2.1.3.2 Đặc điểm sản phẩm kinh doanh
Hoạt động của công ty chủ yếu về lĩnh vực xây dựng và quản lý các công
trình, nên các sản phẩm của công ty có những đặc điểm sau:
- Có nơi tiêu thụ cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, chất
lượng, giá cả, chi phí xây dựng, sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện địa
chất, thủy văn, khí hậu. Khi thay đổi nơi sản xuất thì lực lượng sản xuất (lao động,
thiết bị thi công, phục vụ thi công, vật tư kỹ thuật...) cũng phải di động theo. Do đó
27
để dự toán vốn xây dựng chính xác, Công ty luôn phải chú trọng công tác đánh giá,
chuẩn bị đầu tư và xây dựng cho từng công trình cụ thể;
- Sản phẩm thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Các công trình xây dựng
hay xây lắp đều có thời gian xây dựng dài, dễ gây ứ đọng vốn lưu động, mặt khác
nếu dự toán thiếu vốn sẽ làm công tác thi công bị gián đoạn, kéo dài thời gian thi
công, gây lãng phí các nguồn lực. Đây là một lý do vô cùng quan trọng để Công ty
phải làm tốt công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư nói chung và vốn lưu động nói riêng;
- Sản phẩm của Công ty có tính đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi công trình đều có
thiết kế riêng, có yêu cầu riêng về công nghệ, tiện nghi, mỹ quan, về an toàn...
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy ở công ty
được sắp xếp tinh giảm hợp lý, phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh ở công
ty.Cấu trúc bộ máy ở công ty được thực hiện theo dạng cơ cấu chức năng đứng đầu
là Giám đốc.
- Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của
công ty theo luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ
quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty,
quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh
của công ty.
- Hội đồng quản trị
Có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục
đíchvà quyền lợi của công ty. Như vậy bộ máy tổ chức của công ty tương đối cồng
kềnh do đó không hạn chế được những thủ tục rườm rà, tuy nhiên việc ra quyết
định kinh doanh và thực hiện các quyết định vẫn được tiến hành nhanh chóng và
kịp thời.
- Ban Giám đốc
+ Giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm điều hành chung theo điều lệ tổ chức
và hoạt động của công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng Công ty
28
xây dựng Bạch Đằng và trước pháp luật về hoạt động của công ty. Điều hành, sử
dụng vốn được giao và bảo toàn vốn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả;
+ Phó giám đốc phụ trách khối sản xuất công nghiệp: chịu trách nhiệm trước
Giám đốc công ty trong việc điều hành mảng sản xuất công nghiệp;
+ Phó giám đốc phụ trách khối xây lắp: chịu trách nhiệm trước giám đốc
công ty trong việc điều hành mảng xây lắp công trình.
- Kế toán trưởng
+ Tham mưu cho Giám đốc xây dựng và kiện toàn hệ thống quản lý tài chính
kế toán phù hợp với quy định của pháp luật và đặc điểm của công ty;
+ Chủ trì việc lập và thực thi kế hoạch tài chính của công ty;
+ Tổ chức triển khai và chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng quản lý chi phí, tài
sản, nguồn vốn của công ty;
+ Tổ chức thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán;
+ Tham gia thẩm định các dự án, kế hoạch đầu tư sản xuất, tài chính tiền tệ;
+ Quản lý, điều hành công việc của cán bộ nhân viên trong phòng.
- Phòng kế hoạch đầu tư
+ Phụ trách đầu tư sản phẩm mới, quản lý tổ chức sản phẩm mới, cải tiến
mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty về quy mô sản phẩm, cải tiến
hệ thống, đầu tư thiết bị máy móc phù hợp với công nghệ phát triển của công ty;
+ Tham mưu cho Giám đốc và Phó giám đốc công ty hoạt động lập kế hoạch
các chỉ tiêu khai thác kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật thi công
+ Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý kỹ thuật sản xuất công nghiệp,
thi công lắp ráp, giám sát quản lý chất lượng công trình, sản phẩm, an toàn lao
động và các hoạt động về kỹ thuật trong sản xuất.
29
Sơ đồ 2-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
CÁC PHÓ
GIÁM ĐỐC
- RỬA
-
- RỬA
-
G
ỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÂN
XƯỞNG BÊ
TÔNG ỨNG
DỤNG LỰC
XNXD
BẠCH
ĐẰNG 502
CÁC BAN
QUẢN LÝ
DỰ ÁN
CHI
NHÁNH
HÀ NỘI
CHI
NHÁNH
LÀO CAI
XNXD
BẠCH
ĐẰNG 501
CÁC
TRẠM BÊ
TÔNG
THƯƠNG
PHẨM
PHÂN
XƯỞNG
SẢN XUẤT
GIA CÔNG
CƠ KHÍ
CÁC ĐỘI
XÂY
DỰNG
CÁC ĐỘI
XÂY
DỰNG
CÁC ĐỘI
XÂY
DỰNG
CÁC ĐỘI
XÂY
DỰNG
BAN KIỂM SOÁT
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÒNG KẾ
HOẠCH
ĐẦU TƯ
PHÒNG KỸ
THUẬT THI
CÔNG
PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
NHÀ MÁY
BÊ TÔNG
HẢI
PHÒNG
PHÒNG
KINH TẾ
THỊ
TRƯỜNG
PHÂN
XƯỞNG BÊ
TÔNG CẤU
KIỆN
30
- Phòng tài chính kế toán
+ Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công
tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo đúng điều lệ tổ
chức kế toán, pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước.
- Phòng kinh tế thị trường
+ Lập kế hoạch, tham mưu, đề xuất cho giám đốc hỗ trợ cho các bộ phận
khác về kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch, tiến hành các hoạt động kinh
doanh;
+ Tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược
công ty.
- Phòng tổ chức hành chính
+ Có chức năng tiếp nhận thông tin, truyền tin, truyền mệnh lệnh giúp giám
đốc công ty trong việc quản lý điều hành đơn vị và trong quan hệ công tác với cấp
trên, cấp dưới, khách hàng, bố trí phân công lao động, giải quyết các vấn đề phát
sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị;
+ Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ
chức cán bộ gồm: tuyển dụng lao động, phân công điều hành công tác, bổ nhiệm
cán bộ, khen thưởng kỷ luật;
+ Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chính sách cho người lao
động như: chế độ tiền lương, nâng lương, nâng bậc, chế độc bảo hiểm...;
+ Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ;
+ Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, bảo
vệ an ninh trong cơ quan;
+ Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và điều hành công tác công
văn giấy tờ, in ấn tài liệu, quản lý phương tiện trang thiết bị, văn phòng, xe ôtô, trụ
sở làm việc và công tác lễ tân của công ty theo đúng quy định của công ty và nhà
nước;
+ Thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, ngăn chặn và kiểm tra tài
liệu trước khi lưu trữ.
31
2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2-1: Quy mô của Công ty giai đoạn 2010 - 2014
ĐVT:Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Kết quả kinh doanh hàng năm So sánh (%)
2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013
1 Vốn 23.034 34.837 35.076 36.147 37.444 151,2 100,7 103,05 103,59
2 Doanh thu 203.002 217.979 273.781 276.977 284.769 107,4 125,6 101,17 102,81
3 Chi phí 198.847 213.255 268.726 271.534 278.945 107,2 126 101,04 102,73
4 LNTT 4.152 4.724 5.055 5.443 5.823 113,8 107 107,67 106,98
5 LNST 3.393 3.543 3.791 4.082 4.542 104,4 107 107,68 111,27
6
Thu nhập bình
quân
3,531 3,727 4,479 4,748 5,223 105,55 120,17 106 110
7
Nộp NSNN (Thuế
TNDN)
759 1.181 1.264 1.360 1.281 155,6 107,02 107,59 94,19
(Nguồn:Phòng Tàichính kế toán)
32
Nhận xét:
- Về vốn: vốn chủ sở hữu của công ty tăng qua các năm từ năm 2010 đến năm
2014 đặc biệt từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 51,2% , từ năm 2012 đến 2013 tăng
3,05% và từ năm 2013 đến năm 2014 tăng 3,59%. Điều này cho thấy tính độc lập,
tự chủ trong nguồn vốn kinh doanh của công ty ngày càng tăng.
- Tổng doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, doanh thu năm 2011 đạt
217.979 triệu tăng 7,4 % so với năm 2010, năm 2012 đạt 273.781 triệu đồng tăng
25,6 % so với 2011 doanh thu năm 2013 đạt 276.977 triệu đồng tăng 1,17 % so với
năm 2012, năm 2014 đạt 284.769 triệu đồng tăng 2,81 % so với 2013. Sở dĩ có sự
tăng mạnh doanh thu vào giai đoạn 2012-2014 là do trong giai đoạn này Công ty
đã hoàn thành việc thi công và thanh quyết toán tại các công trình dự án lớn như:
dự án thư viện tổng hợp tỉnh Hải Dương, dự án kho bạc nhà nước Thành phố Hải
Phòng, dự án trụ sở làm việc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Sóc Sơn - Hà Nội đem lại doanh thu và lợi nhuận cao cho công ty. Chất
lượng xây lắp các công trình được đảm bảo, đáp ứng các yêu cầu về thiết kế và
các tiêu chuẩn của chủ đầu tư. Kết quả này phần nào ghi nhận những nỗ lực của
tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, phản ánh hiệu quả quản lý cũng như
phản ánh hướng đi đúng đắn mà công ty đã và đang lựa chọn.
Hình 2-1: Doanh thu thuần của công ty giai đoạn 2010 - 2014
- Về Tổng chi phí năm sau đều cao hơn năm trước cụ thể chi phí năm 2011 là
213.255 triệu tăng 7,2% so với năm 2010, đặc biệt chi phí năm 2012 là 268.726
33
triệu đồng tăng 26% so với năm 2011 (trong khi doanh thu năm 2012 chỉ tăng 25,6
% so với năm 2011), chi phí năm 2013 là 271.534 triệu đồng tăng 1,04% so với
năm 2012, chi phí năm 2014 là 278.945 triệu đồng tăng 2,73% so với năm 2013.
Thực tế thị trường nguyên vật liệu xây dựng trong nước đã phát triển, nhưng do
sự phát triển quá sôi động của thị trường xây dựng nên đã đẩy giá nguyên vật
liệu lên cao, có nhiều mặt hàng nguyên vật liệu giá đã tăng tới 20% năm 2012
so với năm 2011. Để khắc phục vấn đề này, công ty nên mở rộng quan hệ với
nhiều bạn hàng để tìm được nguồn cung ứng đầu vào ổn định, giá cả hợp lý giúp
tiến độ thi công các công trình xây dựng được duy trì ổn định, không gián đoạn
và hạ được giá thành công trình.
- Về lợi nhuận:
+ Năm 2010: Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 3.393 triệu đồng.
+ Năm 2011: Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 3.543 triệu đồng, tăng 4,4%
so với năm 2010. Điều này là do tỉ lệ tăng của doanh thu của năm 2011 (tăng 7,4 %
so với năm 2010) cao hơn không nhiều so với tỉ lệ tăng chi phí của năm 2011
(tăng 7,2 % so với năm 2010).
+ Năm 2012 : Lợi nhuận sau thuế đạt 3.791 triệu đồng tăng 7% so với năm
2011.
+ Năm 2013: Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 4.082 triệu đồng, tăng 7,68
% so với năm 2012. Điều này là do tỉ lệ tăng của doanh thu của năm 2013 (tăng
1,17 % so với năm 2012) cao hơn không nhiều so với tỉ lệ tăng chi phí của năm
2013 (tăng 1,04 % so với năm 2012).
+ Năm 2014: Lợi nhuận sau thuế đạt 4.542 triệu đồng tăng 11,27% so với
năm 2013. Lợi nhuận năm 2014 tăng không nhiều so với năm 2013 là do mặc dù
doanh thu năm 2014 tăng cao so với năm 2013 nhưng song song với nó là tỉ lệ tăng
chi phí cũng khá cao.
Lợi nhuận ngày càng tăng là do công ty đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất
lượng ISO 9001 vào trong khâu quản lý thi công, thống nhất một phương thức
quản lý từ trên xuống dưới, đồng thời phòng kỹ thuật thi công đã áp dụng nhiều
34
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong xây lắp, góp phần hoàn thành các công trình
đúng tiến độ, giảm được các chi phí phát sinh ngoài định mức, vượt định mức.
Đặc biệt công ty đã giảm được các khoản chi phí bất thường (do phá đi làm lại,
sai thiết kế…). Đây là kết quả của khâu quản lý tốt trong xây lắp góp phần đưa
lợi nhuận của công ty tăng ngày càng tăng cao đặc biệt trong giai đoạn 2012 -
2014.
Hình 2-2: Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2010 - 2014
- Về thu nhập bình quân người lao động: Tăng đều qua các năm, năm 2011
đạt 3,727 triệu đồng/người/tháng, tăng 5,55 % so với năm 2010, năm 2012 đạt
4,479 triệu đồng/người/tháng, tăng 20,17 % so với năm 2011 năm 2013 đạt 4,748
triệu đồng/người/tháng, tăng 6 % so với năm 2012 và năm 2014 đạt 5,223 triệu
đồng/người/tháng, tăng 10% so với năm 2013. Điều này cho thấy đời sống của
người lao động trong Công ty đang ngày càng được cải thiện, công ty luôn lấy yếu
tố con người làm nền tảng cho sự phát triển.
Về nộp Ngân sách Nhà nước: Công ty luôn hoàn thành hoạt động sản xuất
kinh doanh theo chỉ tiêu đề ra và tuân thủ việc nộp Ngân sách Nhà nước theo quy
định của pháp luật: năm 2011 nộp ngân sách nhà nước của công ty là 1.181 triệu
đồng tăng 55,6% so với năm 2010, năm 2012 nộp ngân sách nhà nước đạt 1.264
triệu đồng tăng 7,02% so với năm 2011, năm 2013 là 1.360 triệu đồng tăng 7,59%
so với năm 2012 và năm 2014 là 1.281 triệu đồng giảm 5,81% so với năm 2013.
Nhìn chung qua bảng kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2010 đến năm
2014 các chỉ tiêu của Công ty về: vốn, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân
35
người lao động đều có xu hướng tăng. Điều này cho thấy, trong thời kỳ đất nước
hội nhập với nền kinh tế Thế giới, công ty đang có triển vọng để phát triển trên thị
trường.
2.3 Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty
2.3.1 Thực trạng cơ cấu vốn lưu động tại Công ty
Để quản lý và sử dụng Vốn lưu động đạt hiệu quả tốt nhất, các doanh nghiệp
cần xây dựng cơ cấu vốn lưu động sao cho thật phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh
doanh của mình. Cơ cấu vốn lưu động giúp ta thấy được mối quan hệ tỷ lệ giữa các
thành phần trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Hiểu được điều đó công ty
cổ phần Bạch Đằng 5 đã cố gắng tổ chức nguồn vốn lưu động của mình thật khoa
học, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất. Để thấy rõ hơn cơ cấu
vốn lưu động của công ty, ta xem xét bảng số liệu:
36
Bảng 2-2: Cơ cấu vốn lưu động của công ty giai đoạn 2010 - 2014
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
So sánh
2011 - 2010
So sánh
2012 - 2011
So sánh
2013 - 2012
So sánh
2014 - 2013
Quy
mô
%
Quy
mô
%
Quy
mô
%
Quy
mô
%
Quy
mô
% (+,-) % (+,-) % (+,-) % (+,-) %
I. Tiền 23.402 19,45 13.150 10,14 14.089 10,97 12.508 10,42 9.385 7,81 -10.252 -43,81 939 7,14 -1.581 -11,22 -3.123 -24,97
1.Tiền mặt 3.777 3,14 3.284 2,53 2.789 2,17 2.180 1,82 264 0,22 -493 -13,04 -495 -15,10 -609 -21,83 -1.916 -87,90
2.Tiền gửi
ngân hàng
19.625 16,31 9.865 7,61 11.301 8,80 10.329 8,61 9.122 7,59 -9.759 -49,73 1.435 14,55 -972 -8,60 -1.207 -11,69
3.Tiền đang
chuyển
0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00
II. Các
khoản phải
thu
73.769 61,30 81.938 63,16 75.885 59,09 88.407 73,68 86.444 71,96 8.170 11,07 -6.053 -7,39 12.522 16,50 -1.963 -2,22
1.Phải thu
khách hàng
52.222 43,40 54.140 41,73 57.653 44,89 69.438 57,87 71.180 59,25 1.917 3,67 3.513 6,49 11.785 20,44 1.742 2,51
2.Ứng trước
người bán
6.018 5,00 8.886 6,85 6.985 5,44 7.284 6,07 5.104 4,25 2.867 47,65 -1.901 -21,39 299 4,29 -2.180 -29,93
3.Thuế
GTGT được
khấu trừ
0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00
4.Phải thu
khác
15.528 12,90 18.913 14,58 11.247 8,76 11.685 9,74 10.160 8,46 3.385 21,80 -7.666 -40,53 438 3,89 -1.525 -13,05
5.Dự phòng
khoản phải
thu khó đòi
0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00
III.Hàng
tồn kho
7.716 6,41 20.990 16,18 26.096 20,32 13.444 11,20 13.727 11,43 13.274 172,03 5.106 24,32 -12.652 -48,48 283 2,10
IV.Tài sản
ngắn hạn
khác
15.448 12,84 13.645 10,52 12.361 9,62 5.636 4,70 10.577 8,80 -1.803 -11,67 -1.284 -9,41 -6.725 -54,40 4.941 87,66
Tổng cộng 120.334 100 129.723 100 128.431 100 119.996 100 120.134 100 9.389 7,80 -1.292 -1,00 -8.435 -6,57 138 0,11
(Trích Bảng cân đối kế toán giaiđoạn 2010 – 2014)
(Nguồn:Phòng Tàichính kế toán)
37
Hình 2-3: Cơ cấu vốn lưu động của công ty giai đoạn 2010 – 2014
Tính đến tháng 12 năm 2011 tổng vốn lưu động của công ty là 129.723 triệu
đồng so với cùng kỳ năm 2010 thì tổng vốn lưu động đã tăng 9.389 triệu đồng
tương ứng tốc độ tăng 7,8%. Tuy nhiên, đến tháng 12 năm 2012, tổng vốn lưu động
của công ty chỉ đạt 128.431triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011 thì vốn lưu động đã
giảm 1.292 triệu đồng tương ứng với việc giảm 1%. Năm 2013 tổng vốn lưu động
của công ty là 119.996 triệu đồng so với năm 2012 thì tổng vốn lưu động đã giảm
8.435 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 6,57 %. Đến tháng 12 năm 2014, tổng vốn
lưu động của công ty đạt 120.134.triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013 thì vốn lưu
động đã tăng 138 triệu đồng tương ứng với việc tăng 0,11%.
Giai đoạn 2010 - 2014 tỷ trọng vốn bằng tiền trong cơ cấu vốn lưu động của
công ty có xu hướng giảm qua các năm. Vốn bằng tiền giảm sẽ làm giảm khả năng
thanh toán tức thời của công ty. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả thì đây là một
dấu hiệu tốt bởi vì tỷ lệ sinh lời trực tiếp của vốn lưu động bằng tiền là rất thấp.
Do vậy, công ty không nên để tỷ trọng vốn bằng tiền tăng, vì điều này sẽ gây nên
tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kinh
doanh. Trong cơ cấu vốn bằng tiền thì tiền gửi ngân hàng luôn có tỷ trọng cao
hơn. Đây là một tính toán hợp lý, vừa đảm bảo ổn định hoạt động ngân quỹ vừa
đem lại cho công ty một khoản thu nhập tài chính tương đối do được hưởng lãi
suất tiền gửi. Đồng thời do đặc điểm kinh doanh của công ty, các khoản thanh
38
toán hầu hết đều có giá trị lớn nên tài khoản ngân hàng được sử dụng làm phương
tiện thanh toán là hữu hiệu nhất. Ngoài ra trong cơ cấu vốn bằng tiền thì không
có tiền đang chuyển điều này là rất tốt, công ty không bị ứ đọng vốn trong khâu
luân chuyển.
Ta cũng có thể thấy từ năm 2010 - 2012 Công ty có sự giảm về lượng tiền gửi
ngân hàng. Năm 2010 vốn bằng tiền chiếm 19,45% tương ứng với số tiền là 23.402
triệu đồng. Năm 2011 vốn bằng tiền đã giảm mạnh, chỉ còn chiếm chiếm 10,14%
tương ứng với số tiền là 13.150 triệu đồng. Như vậy, lượng tiền của công ty năm
2011 đã giảm 10.252 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010 tương ứng với mức giảm
43,81%. Sự sụt giảm này là do lượng tiền gửi ngân hàng của công ty giảm mạnh:
Năm 2010 lượng tiền gửi ngân hàng của công ty là 19.625 triệu đồng, đến năm 2011
là 9.865 triệu đồng giảm 9.759 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 49,73%. Nguyên
nhân lượng tiền gửi ngân hàng giảm mạnh vào năm 2011 là do cuối năm 2010 công
ty chưa kịp thực hiện việc thanh quyết toán các khoản nợ, tuy nhiên sang đến năm
2011 thì các khoản nợ này đã được công ty thanh toán chuyển khoản cho phía các
nhà cung ứng làm cho lượng tiền gửi ngân hàng bị giảm đáng kể. Bên cạnh đó,
lượng tiền mặt cũng có xu hướng giảm nhưng tỉ lệ giảm không đáng kể: lượng tiền
mặt giảm đi 493 triệu đồng tương ứng giảm 13,04% từ 3.777 triệu đồng năm 2010
xuống còn 3.284 triệu đồng năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2012, lượng tiền của
công ty đã có xu hướng tăng nhưng lượng tăng không đáng kể với việc tăng 7,14%
từ mức 13.150 triệu đồng năm 2011 lên mức 14.089 triệu đồng năm 2012. Có sự
tăng trưởng này là do lượng tiền gửi ngân hàng có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể,
năm 2011 lượng tiền gửi ngân hàng của công ty là 9.865 triệu đồng đến năm 2012 là
11.301 triệu đồng tăng 1.435 triệu đồng tương ứng với mức tăng 14,55%. Bên cạnh
đó thì lượng tiền mặt tiếp tục có xu hướng giảm, với việc giảm 15,1% từ 3.284 triệu
đồng năm 2011 xuống còn 2.789 triệu đồng năm 2012. Trong khi đó từ năm 2012 -
2014 Công ty có sự giảm mạnh về lượng tiền mặt. Năm 2012 vốn bằng tiền chiếm
10,97 % tương ứng với số tiền là 14.089 triệu đồng. Năm 2013 vốn bằng tiền đã
giảm, chỉ còn chiếm 10,42% tương ứng với số tiền là 12.508 triệu đồng. Như vậy,
39
lượng tiền của công ty năm 2013 đã giảm 1.581 triệu đồng so với năm 2012 tương
ứng với mức giảm 11,22%. Năm 2012 lượng tiền mặt của công ty là 2.789 triệu
đồng đến năm 2013 là 2.180 triệu đồng giảm 609 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
giảm 21,83%. Bên cạnh đó, lượng tiền gửi ngân hàng cũng có xu hướng giảm nhưng
tỉ lệ giảm không đáng kể: lượng tiền gửi ngân hàng giảm đi 972 triệu đồng tương
ứng giảm 8,6% từ 11.301 triệu đồng năm 2012 xuống còn 10.329 triệu đồng năm
2013. Năm 2014 vốn bằng tiền của công ty đã có xu hướng giảm mạnh với việc
giảm 24,97% từ mức 12.508 triệu đồng năm 2013 xuống mức 9.385 triệu đồng năm
2014. Có sự giảm sút này là do lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đều có xu
hướng giảm. Cụ thể, năm 2013 lượng tiền gửi ngân hàng của công ty là 10.329 triệu
đồng đến năm 2014 là 9.122 triệu đồng giảm 1.207 triệu đồng tương ứng với mức
giảm 11,69%. Đặc biệt, lượng tiền mặt tiếp tục giảm mạnh, với việc giảm 87,9% từ
2.180 triệu đồng năm 2013 xuống còn 264 triệu đồng năm 2014. Lượng tiền mặt có
xu hướng giảm dần như đã giải thích ở trên là do hiện nay việc thanh toán các khoản
nợ, thanh toán lương cho công nhân viên được công ty thực hiện chủ yếu qua ngân
hàng, lượng tiền mặt của công ty chủ yếu để chi tiêu cho các khoản văn phòng
phẩm, các khoản sửa chữa nhỏ ở cơ quan do đó số dư tiền mặt hiện nay của công ty
là rất thấp.
Các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu
động của công ty và trong cơ cấu nguồn vốn trong thanh toán thì khoản phải thu
khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong các khoản phải thu, khoản phải thu
khách hàng chiếm tỷ trọng cao là vì trong lĩnh vực xây lắp hiện nay, sau khi
thắng thầu (bên B) phải ứng trước một lượng vốn lớn để tiến hành thi công, còn
việc thanh toán sẽ được chủ đầu tư (bên A) thực hiện thành nhiều lần trong và
sau quá trình thi công, bàn giao thậm chí cá biệt còn có thể kéo dài hàng năm sau
khi đã nghiệm thu và bàn giao. Bên cạnh khoản phải thu khách hàng thì khoản
phải thu khác trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của các đội xây dựng cũng
chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Bởi lẽ hiện nay công ty áp dụng phương thức
quản lý giao khoán công trình hoặc hạng mục công trình cho các đội thi công.
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701
Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
Phi Phi
 

Was ist angesagt? (19)

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựngLuận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
 
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng TháiNâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdcNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốc
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốcĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốc
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốc
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điệnĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
 
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đĐề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đ
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 

Ähnlich wie Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701

Ähnlich wie Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701 (20)

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
 
Đề tài: Phân tích Tình hình kinh doanh xuất khẩu Nông sản của CTY Vạn Long
Đề tài: Phân tích Tình hình kinh doanh xuất khẩu Nông sản của CTY Vạn LongĐề tài: Phân tích Tình hình kinh doanh xuất khẩu Nông sản của CTY Vạn Long
Đề tài: Phân tích Tình hình kinh doanh xuất khẩu Nông sản của CTY Vạn Long
 
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
 
Nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất...
Nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất...Nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất...
Nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựngĐề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt đông marketing mix máy in tại công ty IN.
Giải pháp hoàn thiện hoạt đông marketing mix máy in tại công ty IN.Giải pháp hoàn thiện hoạt đông marketing mix máy in tại công ty IN.
Giải pháp hoàn thiện hoạt đông marketing mix máy in tại công ty IN.
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
 
Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và ...
Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và ...Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và ...
Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và ...
 
Đề tài kế toán tài sản cố định hữu hình, ĐIỂM 8
Đề tài  kế toán tài sản cố định hữu hình, ĐIỂM 8Đề tài  kế toán tài sản cố định hữu hình, ĐIỂM 8
Đề tài kế toán tài sản cố định hữu hình, ĐIỂM 8
 
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ...
 Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ... Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ...
 
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
 
Các giải pháp tăng lợi nhuận của công ty cổ phần may xuất khẩu sông đà
Các giải pháp tăng lợi nhuận của công ty cổ phần may xuất khẩu sông đàCác giải pháp tăng lợi nhuận của công ty cổ phần may xuất khẩu sông đà
Các giải pháp tăng lợi nhuận của công ty cổ phần may xuất khẩu sông đà
 
Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
 
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đường Biên HòaĐề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công Ty Vận Tải
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công Ty Vận TảiHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công Ty Vận Tải
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công Ty Vận Tải
 

Mehr von Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ

Mehr von Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ (20)

Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
 
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
 
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701
 
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
 
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáoBÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
 
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
 
Báo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 Điểm
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểmBài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
 
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECHBài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
 
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty  đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty  đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
 
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in -  sdt/ ZALO 093 189 2701Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in -  sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện - sdt/ ZALO 093 ...
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện -  sdt/ ZALO 093 ...Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện -  sdt/ ZALO 093 ...
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện - sdt/ ZALO 093 ...
 
Bài mẫu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
Bài mẫu  Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...Bài mẫu  Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
Bài mẫu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
 
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
 
Thuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà Nội
Thuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà NộiThuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà Nội
Thuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà Nội
 

Kürzlich hochgeladen

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Kürzlich hochgeladen (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điểm cao Hay - sdt/ ZALO 093 189 2701

  • 1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hải Phòng, ngày 15 tháng 09 năm 2015 Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Bùi Bá Khiêm đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giảng dạy tại Viện Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cám ơn Viện Đào tạo sau Đại học, xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt để tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 15 tháng 09 năm 2015 Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng
  • 3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................................ix LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.........................................................................4 1.1 Lý luận cơ bản về vốn lưu động....................................................................................4 1.1.1 Khái niệm về vốn, vốn lưu động..............................................................................4 1.1.1.1 Vốn kinh doanh...................................................................................................4 * Đặc điểm của vốn kinh doanh.........................................................................................5 * Phân loại vốn.....................................................................................................................5 1.1.1.2 Khái niệm vốn lưu động.....................................................................................6 1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động ......................................................................................8 1.1.3 Phân loại vốn lưu động..............................................................................................8 1.1.3.1 Theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh ..9 1.1.3.2 Theo hình thái biểu hiện ....................................................................................9 1.1.3.3 Theo quan hệ sở hữu về vốn............................................................................10 1.1.3.4 Theo nguồn hình thành.....................................................................................10 1.1.4 Vai trò của vốn lưu động.........................................................................................11 1.1.5 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động ...........................................................12 1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.........13 1.1.6.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ..................................................................13 a. Vòng quay vốn lưu động......................................................................................13 b. Kỳ luân chuyển vốn lưu động..............................................................................14 1.1.6.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động............................................................................14 1.1.6.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động .....................................................................14
  • 4. iv 1.1.6.4 Hàm lượng vốn lưu động.................................................................................15 1.1.6.5 Mức doanh lợi vốn lưu động...........................................................................15 1.1.7 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động................................16 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp18 1.2.1 Các nhân tố chủ quan...............................................................................................18 1.2.2 Các nhân tố khách quan...........................................................................................19 1.3 Các biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp......................................................................................................................................20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 5 ...............................................................................25 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5..........................................................25 2.1.1 Các thông tin cơ bản về Công ty ............................................................................25 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty .......................................................25 2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Công ty........................................................................26 2.1.3.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh...................................................................26 2.1.3.2 Đặc điểm sản phẩm kinh doanh ......................................................................26 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty. ...................................................................................27 2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.............................................................31 2.3 Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty..........................................................35 2.3.1 Thực trạng cơ cấu vốn lưu động tại Công ty ........................................................35 2.3.2 Phân tích thực trạng sử dụng vốn lưu động của Công ty qua một số chỉ tiêu ..44 2.3.2.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ..................................................................44 a. Vòng quay vốn lưu động......................................................................................44 b. Kỳ luân chuyển vốn lưu động..............................................................................45 2.3.2.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động............................................................................47 2.3.2.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động .....................................................................47 2.3.2.4 Hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhận VLĐ) .........................................48 2.3.2.5 Mức doanh lợi vốn lưu động (Tỷ suất lợi nhuận VLĐ)...............................49 2.4 Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 ..51 2.4.1 Ưu điểm .....................................................................................................................51 2.4.2 Nhược điểm...............................................................................................................53
  • 5. v CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 5...................................55 3.1 Phương hướng của công ty trong thời gian tới .......................................................55 3.1.1 Phương hướng của công ty trong sản xuất kinh doanh .......................................55 3.1.2 Phương hướng về sử dụng vốn lưu động. .............................................................55 3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty ..........56 3.2.1 Tăng cường công tác quản trị vốn lưu động.........................................................57 3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính ...............................................57 3.2.3 Kế hoạch hoá nguồn vốn.........................................................................................58 3.2.3.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động ......................................................................59 3.2.3.2 Tìm kiếm, lựa chọn các nguồn tài trợ cho vốn lưu động.............................62 3.2.3.3 Theo dõi, đánh giá, điều chỉnh kịp thời .........................................................63 3.2.4 Quản lý và sử dụng các khoản mục của vốn lưu động hữu hiệu hơn ................63 3.2.4.1 Quản lý và sử dụng vốn bằng tiền ..................................................................63 3.2.4.2 Quản lý vốn trong thanh toán..........................................................................65 a. Tìm hiểu rõ thực trạng nguồn vốn của các công trình mà công ty thi công và khả năng tài chính của khách hàng..........................................................................65 b. Thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán .........................................66 c. Nhất quán chính sách thu hồi công nợ................................................................67 3.2.4.3 Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hàng lưu kho ..............................67 3.2.5 Quản lý chi phí phát sinh và thiệt hại trong sản xuất...........................................69 3.2.6 Hoàn thiện công tác giao khoán .............................................................................69 3.2.7 Một số biện pháp khác .............................................................................................72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................74 1.Kết luận....................................................................................................................................74 Thứ nhất: Kiến nghị với nhà nước...................................................................................75 Thứ hai: Kiến nghị với Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng ......................................76 Thứ ba: Kiến nghị với các ngân hàng thương mại.........................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................78
  • 6. vi
  • 7. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Giải thích BCTC Báo cáo tài chính LN Lợi nhuận LNST Lợi nhuận sau thuế LNTT Lợi nhuận trước thuế NSNN Ngân sách nhà nước TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSLĐ Tài sản lưu động VLĐ Vốn lưu động XNXD Xí nghiệp xây dựng
  • 8. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2-1 Quy mô của công ty giai đoạn 2010 - 2014 31 2-2 Cơ cấu vốn lưu động của công ty giai đoạn 2010 - 2014 36 2-3 Vốn lưu động bình quân của công ty giai đoạn 2010- 2014 44 2-4 Số vòng quay vốn lưu động giai đoạn 2010 - 2014 44 2-5 Kỳ luân chuyển vốn lưu động giai đoạn 2010 - 2014 46 2-6 Mức tiết kiệm vốn lưu động giai đoạn 2010 - 2014 47 2-7 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2010 - 2014 48 2-8 Hàm lượng vốn lưu động giai đoạn 2010 - 2014 48 2-9 Mức doanh lợi vốn lưu động giai đoạn 2010 - 2014 50 2-10 Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2010 - 2014 51
  • 9. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Số hình Tên hình Trang 2-1 Doanh thu thuần của công ty giai đoạn 2010-2014 32 2-2 Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2010-2014 34 2-3 Cơ cấu vốn lưu động của công ty giai đoạn 2010-2014 37 2-4 Kỳ luân chuyển vốn lưu động giai đoạn 2010-2014 46 2-5 Hàm lượng vốn lưu động giai đoạn 2010-2014 49 2-6 Mức doanh lợi vốn lưu động giai đoạn 2010-2014 50
  • 10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa năm 1986, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Khi mà Việt Nam hội nhập cùng bạn bè thế giới thì các doanh nghiệp không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn có các doanh nghiệp nước ngoài. Trong hoàn cảnh đó thì các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình. Trong đó, sử dụng vốn lưu động đang là một trong những yếu tố tiền đề để giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tối ưu hóa lợi nhuận của mình. Trải qua gần 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành Công ty cổ phần Bạch Đằng 5 là một doanh nghiệp mạnh của ngành Xây dựng, trên thành phố Hải Phòng và khu vực. Công ty có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề giàu kinh nghiệm, có lượng xe, thiết bị, phương tiện kỹ thuật đa dạng về chủng loại, hiện đại tiên tiến về công nghệ đủ để đáp ứng yêu cầu thi công xây lắp các loại hình công trình có quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, có tính chất và điều kiện thi công phức tạp. Rất nhiều công trình Công ty thi công đã được cấp huy chương vàng chất lượng cao của Ngành Xây dựng Việt Nam. Để phát triển công ty không chỉ quan tâm đến quá trình huy động vốn mà còn quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên đặc điểm vốn lưu động ở các lĩnh vực khác nhau thì khác nhau. Trong Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tình hình tài chính nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về tình hình vốn lưu động. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, vận dụng lý luận khoa học đã được trang bị tại trường. Em xin lựa chọn đề tài: “Biện pháp nâng caohiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5” làm luận văn tốt nghiệp. Qua đó cho ta thấy được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của việc sử dụng vốn lưu
  • 11. 2 động tại Công ty để đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu đó để đưa công ty phát triển. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty trong các năm gần đây để rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như những biện pháp hoạt động sản xuất kinh doanh những năm tiếp theo. Tìm hiểu được những điểm mạnh cũng như những mặt còn hạn chế trong công tác sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Sau đó đưa ra các biện pháp nhằm phát huy điểm mạnh và hoàn thiện, khắc phục những mặt hạn chế đó. Làm tài liệu tham khảo cho Công ty. 3.Đốitượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: Luận văn phân tích số liệu của Công ty trong 05 năm gần đây từ 2010 - 2014. - Không gian: Tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5. - Nội dung: Vốn lưu động. 4. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài Phương pháp nghiên cứu: Với những mục tiêu ở trên để nghiên cứu và phát triển đề tài cần thực hiện những phương pháp sau: Phương pháp thống kê - phân tích mô tả số liệu: Dùng công cụ thống kê thu thập số liệu tại Công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh đối chiếu rút ra kết luận bản chất và nguyên nhân của vấn đề. Phương pháp phân tích tài chính: Dùng các công cụ là tỷ số tài chính để tính toán, xác định kết quả sau đó rút ra nhận xét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • 12. 3 Phương pháp phân tích chi tiết: Chi tiết hóa các chỉ tiêu phân tích để qua đó thấy được kết cấu của chỉ tiêu cũng như mức độ ảnh hưởng đến các nhân tố cấu thành. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Từ việc phân tích đánh giá nhưng điểm mạnh, điểm yếu của việc sử dụng vốn lưu động của Công ty để đưa ra các biện pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn lưu động cũng như nâng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được chia ra làm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Bạch Đằng 5. Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Bạch Đằng 5.
  • 13. 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Lý luận cơ bản về vốn lưu động 1.1.1 Khái niệm vềvốn, vốn lưu động 1.1.1.1 Vốn kinh doanh Đã có rất nhiều khái niệm về vốn. Theo K. Marx thì vốn là tư bản mà tư bản được hiểu là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Theo cuốn “Từ điển Longman rút gọn về tiếng Anh kinh doanh” Vốn (Capital) được định nghĩa như sau: “Vốn là tài sản tích luỹ được sử dụng vào sản xuất nhằm tạo ra lợi ích lớn hơn; đó là một trong các yếu tố của quá trình sản xuất (các yếu tố còn lại là: đất đai và lao động). Trong đó vốn kinh doanh được coi là giá trị của tài sản hữu hình được tính bằng tiền như nhà xưởng, máy móc thiết bị, dự trữ nguyên vật liệu”. Hiểu theo định nghĩa chung, nôm na nhất vốn là toàn bộ giá trị của cải vật chất được đầu tư để tiến hành hoạt động kinh doanh. Vốn có thể là toàn bộ vật chất do con người tạo ra hay là những nguồn của cải tự nhiên như đất đai, khoáng sản… Trong nền kinh tế thị trường bên cạnh vốn tồn tại dưới dạng vật chất còn có các loại vốn dưới dạng tài sản vô hình nhưng có giá trị như bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, lợi thế thương mại… Với một quan niệm rộng hơn người ta cũng có thể coi lao động là vốn. Theo chu trình vận động tư bản của K. Marx, T – H – SX - ... -H’ – T’ thì vốn có mặt ở tất cả trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, từ nguyên liệu đầu vào đến các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Vốn là điều kiện để duy trì sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh [7].
  • 14. 5 * Đặc điểm của vốn kinh doanh Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản, có nghĩa là vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản hữu hình cũng như vô hình như: nhà xưởng, đất đai, máy móc, thương hiệu, bằng phát minh, sáng chế. Vốn luôn vận động để sinh lời, vốn là biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành vốn thì tiền đó phải đưa vào hoạt động kinh doanh để kiếm lời. Vốn không tách rời chủ sở hữu trong quá trình vận động, mỗi đồng vốn phải được gắn với một chủ sở hữu nhất định. Trong nền kinh tế thị trường thì chỉ có xác định được chủ sở hữu thì đồng vốn mới được sử dụng hợp lý không gây lãng phí và đạt được hiệu quả cao. Vốn có giá trị về mặt thời gian và phải được tích tụ tới một lượng nhất định thì mới có thể phát huy tác dụng. Doanh nghiệp không chỉ khai thác hết tiềm năng vốn của mình mà còn phải tìm cách thu hút nguồn vốn từ bên ngoài như vay trong nước, vay nước ngoài, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác. Nhờ vậy vốn của doanh nghiệp tăng lên. Vốn được quan niệm là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Những người có vốn có thể cho vay và những người cần vốn có thể đi vay, có nghĩa là mua quyền sử dụng vốn của người có quyền sở hữu [7]. * Phân loại vốn Người ta đứng trên các góc độ khác nhau để xem xét vốn kinh doanh của một doanh nghiệp - Trên góc độ pháp luật vốn kinh doanh bao gồm. + Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu cần phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định với từng ngành, nghề và từng loại hình sở hữu doanh nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không thể thành lập doanh nghiệp; + Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ của công ty (doanh nghiệp). Tuỳ theo từng loại hình sở hữu, theo từng ngành, nghề, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.
  • 15. 6 - Đứng trên góc độ hình thành vốn: + Vốn đầu tư ban đầu: là vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp, tức là vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh hoặc vốn đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn của Nhà nước giao; + Vốn bổ sung: là vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp, do Nhà nước bổ sung bằng phân phối, phân phối lại nguồn vốn, do sựđóng góp của các thành viên, do bán trái phiếu; + Vốn liên doanh: là vốn do các bên cùng cam kết liên doanh với nhau để hoạt động; + Vốn đi vay: trong hoạt động kinh doanh ngoài vốn tự có, doanh nghiệp còn sử dụng một số vốn đi vay khá lớn của các ngân hàng. Ngoài ra còn có các khoản chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng. - Đứng trên góc độ chu chuyển vốn: + Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giá trị của nó lại trở về trạng thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển; + Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh, nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi sau nhiều chu kỳ kinh doanh [7]. 1.1.1.2 Kháiniệm vốn lưu động Vốn lưu động là giá trị những tài sản lưu động mà doanh nghiệp đã đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh, đó là số vốn bằng tiền ứng ra để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và các tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục [7]. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động các doanh nghiệp còncó các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối
  • 16. 7 tượng lao động (như nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm…) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại nguyên, nhiên, vật liệu; phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang... đang trong quá trình dự trữ sản xuất, chế biến. Còn tài sản lưu động lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước... Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và thuận lợi. Vốn lưu động được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu là tiền tệ sang hình thái vật tư, hàng hoá dự trữ. Khi vật tư dự trữ được đưa vào sản xuất, chúng ta chế tạo thành các bán thành phẩm. Sau khi sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, vốn lưu động quay về hình thái tiền tệ ban đầu của nó. Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không ngừng, cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động. Do có sự chu chuyển không ngừng nên vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới các hình thái khác nhau trong sản xuất và lưu thông. Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất, là một bộ phận trực tiếp hình thành nên thực thể của sản phẩm. Trong cùng một lúc, vốn lưu động của doanh nghiệp được phổ biến khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ lượng vốn lưu động đầu tư vào các hình
  • 17. 8 thái khác nhau đó, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy, sẽ khiến cho chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư, cũng tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhưng mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm có hợp lý không? Bởi vậy, thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động còn có thể đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt như mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. 1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động Phù hợp với các đặc điểm trên của tài sản lưu động, vốn lưu động của các doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Vốn lưu động có hai đặc điểm [7]. - Thứ nhất, vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị hao mòn hoàn toàn trong quá trình sản xuất đó. Giá trị của nó chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm để cấu thành nên giá trị sản phẩm; - Thứ hai, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động thường xuyên thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển 1.1.3 Phân loại vốn lưu động Như đã phân tích ở trên, vốn lưu động có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động theo những hình thức nhất định. Thông thường có các cách phân loại sau:
  • 18. 9 1.1.3.1 Theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành ba loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ; - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển; - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý...); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn...) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng...) [7]. Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. 1.1.3.2 Theo hình thái biểu hiện Theo cách phân loại này vốn lưu động có thể chia thành bốn loại: - Vốn vật tư, hàng hoá: Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm...; - Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản vốn đầu tư chứng khoán ngắn hạn...; - Các khoản phải thu, phải trả trong đó: + Các khoản phải thu: bao gồm các khoản mà doanh nghiệp phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác; + Các khoản phải trả: là các khoản vốn mà doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động.
  • 19. 10 - Vốn lưu động khác: bao gồm các khoản dự tạm ứng, chi phí trả trước, cầm cố, ký quỹ, ký cược,... Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp [7]. 1.1.3.3 Theo quan hệsở hữu về vốn Tài sản lưu động sẽ được tài trợ bởi hai nguồn vốn đó là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Trong đó, các khoản nợ tài trợ cơ bản cho nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ một phần cho nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp mà thôi, bởi vì nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ cơ bản cho tài sản cố định. - Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp...; - Các khoản nợ: Là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng các khoản nợ này trong một thời hạn nhất định. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp [7]. 1.1.3.4 Theo nguồn hình thành Nếu xét theo nguồnhìnhthànhthì vốnlưu độngsẽđượctàitrợ bởicác nguồn vốn sau:
  • 20. 11 - Nguồn vốn điều lệ: Là số vốn được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; - Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư; - Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là số vốn được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá theo thoả thuận của các bên liên doanh; - Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các ngân hành thương mại hoặc tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác; - Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình [7]. 1.1.4 Vai trò của vốn lưu động Để tiến hành sản xuất, ngoài Tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
  • 21. 12 Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra [11]. 1.1.5 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn lưu động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất. Quan niệm này thiên về chiều hướng càng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân chuyển thì càng tốt. Nhưng nếu hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được thì hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng không cao. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động quay được một vòng. Quan niệm này có thể nói là hệ quả của quan niệm trên. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh tổng TSLĐ so với tổng nợ lưu động là cao nhất. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu được khi bỏ ra một đồng vốn lưu động.
  • 22. 13 - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn lưu động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động. Nói tóm lại, cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, song khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phải có một quan niệm toàn diện hơn và không thể tách rời nó với một chu kỳ sản xuất kinh doanh hợp lý ( chu kỳ sản xuất kinh doanh càng ngắn hiệu quả sử dụng vốn càng cao ), một định mức sử dụng đầu vào hợp lý, công tác tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ và thu hồi công nợ chặt chẽ. Do vậy cần thiết phải đề cập tới các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động [6]. 1.1.6 Các chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây [7]. 1.1.6.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động. a. Vòng quayvốn lưu động - Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà vốn lưu động quay được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. - Công thức tính toán như sau: L = M (1.1) VLĐBQ Trong đó: L : Vòng quay của vốn lưu động M : Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ VLĐBQ : Vốn lưu động bình quân Vòng quay vốn lưu động càng cao thì trình độ sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại. LD V M L 
  • 23. 14 b. Kỳ luân chuyển vốn lưu động - Kỳ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay của vốn lưu động. - Công thức tính toán như sau: K = L 360 (1.2) Trong đó: K : Kỳ luân chuyển vốn lưu động L : Vòng quay của vốn lưu động Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại. Giữa kỳ luân chuyển và vòng quay của vốn lưu động có quan hệ mật thiết với nhau và thực chất là một bởi vì vòng quay càng lớn thì kỳ luân chuyển càng ngắn và ngược lại. 1.1.6.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động Mức tiết kiệm vốn lưu độnglà số vốnlưu động mà doanh nghiệp tiết kiệm được trong kỳ kinh doanh. Mức tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện bằng chỉ tiêu: Vtk = 360 M1 . (K1- K0) (1.3) Trong đó: Vtk : Mức tiết kiệm Vốn lưu động K0 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch M1 : Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch Mức tiết kiệm là số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cần tăng thêm vốn lưu động hoặc tăng với quy mô không đáng kể. 1.1.6.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động HSVLĐ = DT (1.4) VLĐBQ
  • 24. 15 Trong đó: HSVLĐ : Hiệu suất sử dụng vốn lưu động DT : Doanh thu thuần VLĐBQ : Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu được tạo ra trên vốn lưu động bình quân là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. 1.1.6.4 Hàm lượng vốn lưu động HLVLĐ = VLĐBQ (1.5) DT Trong đó: HLVLĐ : Hàm lượng vốn lưu động VLĐBQ : Vốn lưu động bình quân DT : Doanh thu thuần Là chỉ tiêu phản ánh mức đảm nhận về vốn lưu động trên doanh thu. Chỉ tiêu này cao hay thấp cũng được đánh giá ở các nghành khác nhau. Đối với nghành công nghiệp nhẹ thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh thu rất cao. Còn đối với nghành công nghiệp nặng thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh thu thấp. 1.1.6.5 Mức doanh lợi vốn lưu động DLVLĐ = LNST (1.6) VLĐBQ Trong đó: DLVLĐ : Mức doanh lợi vốn lưu động LNST : Tổng lợi nhuận sau thuế VLĐBQ : Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập). Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
  • 25. 16 1.1.7 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyên suốt là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp thường xuyên phải đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính dài hạn và ngắn hạn. Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động là một nội dung trọng tâm trong các quyết định tài chính ngắn hạn và là nội dung có ảnh hưởng to lớn đến mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Với bản chất và định hướng mục tiêu như trên, doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi biện pháp để tồn tại và phát triển. Xuất phát từ vai trò to lớn của vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động đối với mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp khiến cho yêu cầu doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là một yêu cầu khách quan, gắn liền với bản chất của doanh nghiệp. Xuấtpháttừ vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Như đã trình bày, một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường muốn hoạt động kinh doanh thì cần phải có vốn. Vốn lưu động là một thành phần quan trọng cấu tạo nên vốn của doanh nghiệp, nó xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khâu dự trữ và sản xuất, vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong lưu thông, vốn lưu động đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thời gian luân chuyển vốn lưu động ngắn, số vòng luân chuyển vốn lưu động lớn khiến cho công việc quản lý và sử dụng vốn lưu động luôn luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày. Với vai trò to lớn như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
  • 26. 17 Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tức là có thể tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông, từ đó giảm bớt số lượng vốn lưu động chiếm dùng, tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, doanh nghiệp có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dùng mà vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ hoặc với quy mô vốn lưu động không đổi doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng được quy mô sản xuất. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn có ảnh hưởng tích cực đối với việc hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thoả mãn nhu cầu sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản thuế cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến một doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả thậm chí thất bại trên thương trường. Có thể có các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là việc sử dụng vốn không hiệu quả trong việc mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động thấp, mức sinh lợi kém và thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoát, không kiểm soát được vốn lưu động dẫn đến mất khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán. Trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước, do đặc thù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế bao cấp trước đây, có kết quả sản xuất kinh doanh yếu kém mà một nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn lưu động nói riêng gây lãng phí, thất thoát vốn. Ở nước ta, để hoàn thành đường lối xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, yêu cầu phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và
  • 27. 18 của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Xét từ góc độ quản lý tài chính, yêu cầu cần phải nâng cao năng lực quản lý tài chính trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi ích cho riêng doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa chung đối với nền kinh tế quốc dân [6]. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1 Các nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thay đổi các nhân tố này để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất. Nhân tố chủ quan cơ bản gồm [11]. - Cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp: Việc xác định cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng được tối ưu hóa bấy nhiêu. Nếu bố trí cơ cấu vốn lưu động không hợp lý, làm mất sự cân đối giữa vốn lưu động và vốn cố định dẫn đến làm thiếu hoặc thừa một loại tài sản nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động; - Vấn đề xác định nhu cầu vốn lưu động: Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Nếu thừa thì sẽ gây lãng phí còn nếu thiếu sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp; - Việc lựa chọn phương án đầu tư: Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá hành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ngược lại; - Trình độ quản lý của doanh nghiệp: Trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư, hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
  • 28. 19 1.2.2 Các nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan thuộc môi trường vĩ mô của doanh nghiệp nên có phạm vi rất rộng, bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan bao gồm [11]. - Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Nhân tố này ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyết định quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, cụ thể là mức dự trữ. Sở dĩ như vậy là do tính mùa vụ của thị trường cung ứng lẫn thị trường tiêu thụ. Hơn nữa khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp phải tốn chi phí nhiều hơn cho công tác dự trữ (chi phí vận chuyển, bảo quản) từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp; - Môi trường kinh doanh + Biến động cung cầu hàng hóa: tác động vào khả năng cung ứng của thị trường đối với nhu cầu nguyên vật liệu hay khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó làm tăng hay giảm mức dự trữ của doanh nghiệp, và ảnh hưởng tới khả năng quay vòng của vốn lưu động, đến mức sinh lợi; + Tốc độ phát triển của nền kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, sức mua bị giảm sút làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, sản lượng tiêu thụ bị suy giảm, doanh thu ít đi, lợi nhuận giảm sút và tất yếu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng; + Mức độ cạnh tranh trên thị trường: để đạt được hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế thị trường thì mỗi doanh nghiệp phải có những biện pháp, chính sách hấp dẫn so với đối thủ cạnh tranh như chấp nhận bán chịu, cung ứng đầu vào ổn định, chi phí thấp,…Như vậy doanh nghiệp sẽ phải đề ra các biện pháp và các chiến lược thích hợp để tăng vòng quay vốn lưu động, giảm chi phí, tăng lợi nhuận; + Sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô: bằng luật pháp kinh tế và các chính sách kinh tế, Nhà Nước thực hiện việc điều tiết và quản lý nguồn lực trong
  • 29. 20 nền kinh tế tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng nhất định. Chỉ một sự thay đổi nhỏ trong chế độ, chính sách hiện hành cũng ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng; - Môi trường khoa học công nghệ Sự phát triển của khoa học công nghệ không những làm thay đổi chất lượng, số lượng sản phẩm mà còn làm phát sinh những nhu cầu mới, khách hàng trở nên khó tính hơn. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển tiền, các khoản dự trữ, tồn kho nhờ tăng năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất. Do vậy các doanh nghiệp phải nắm bắt được điều này để có biện pháp đầu tư, đổi mới công nghệ phù hợp. 1.3 Các biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động, các nguồn này được hình thành từ các chủ sở hữu, các nhà đầu tư và các cổ đông, ngoài ra còn được hình thành từ các nguồn lợi tức của doanh nghiệp được sử dụng để bổ sung cho nguồn vốn.Vốn cố định được sử dụng để trang trải cho các tài sản cố định như mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản… nguồn vốn lưu động chủ yếu để đảm bảo cho tài sản lưu động như nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá… Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng đều phải hướng đến hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh có liên quan chặt chẽ với hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một yêu cầu và đòi hỏi luôn luôn đặt ra cho mỗi doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng, chúng ta phải phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu phản ánh nó. Từ đó mới có thể đưa ra được các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng
  • 30. 21 vốn lưu động từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp sau đây [11]. Thứ nhất: Thực hiện kế hoạch hoá vốn lưu động Trong mọi lĩnh vực, để đạt được hiệu quả trong hoạt động một yêu cầu không thể thiếu đối với người thực hiện đó là làm việc có kế hoạch, khoa học. Cũng như vậy, kế hoạch hoá vốn lưu động là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Nội dung của kế hoạch hoá vốn lưu động trong các doanh nghiệp thường bao gồm các bộ phận: Kế hoạch nhu cầu vốn lưu động, kế hoạch nguồn vốn lưu động, kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian. Thứ hai: Thực hiện kế hoạch nhu cầu vốn lưu động Để xây dựng một kế hoạch vốn lưu động đầy đủ, chính xác thì khâu đầu tiên doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là bộ phận kế hoạch phản ánh kết quả tính toán tổng nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch, nhu cầu vốn cho từng khâu: dự trữ sản xuất, sản suất và khâu lưu thông. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh chính xác, hợp lý một mặt bảo đảm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, mặt khác sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vật tư và sử dụng lãng phí vốn. Thứ ba: Thực hiện kế hoạch nguồn vốn lưu động Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, đều đặn thì doanh nghiệp phải có kế hoạch đáp ứng nhu cầu vốn đó bằng các nguồn vốn ổn định, vững chắc. Vì vậy một mặt doanh nghiệp phải có kế hoạch dài hạn để huy động các nguồn vốn một cách tích cực và chủ động. Mặt khác hàng năm căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch, doanh nghiệp phải xác định được quy mô vốn lưu động thiếu hoặc thừa so với nhu cầu vốn lưu động cần phải có trong năm. Trong trường hợp số vốn lưu động thừa so với nhu cầu, doanh nghiệp cần có biện pháp tích cực để tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, chiếm dụng. Trường hợp vốn lưu động thiếu so với nhu cầu, doanh nghiệp cần phải có biện pháp tìm những nguồn tài trợ như:
  • 31. 22 - Nguồn vốn lưu động từ nội bộ doanh nghiệp (bổ sung từ lợi nhuận để lại); - Huy động từ nguồn bên ngoài: Nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, liên doanh liên kết. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, doanh nghiệp phải có sự xem xét và lựa chọn kỹ các nguồn tài trợ sao cho phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể. Thứ tư: Thực hiện kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian Trong thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp, việc sử dụng vốn giữa các thời kỳ trong năm thường khác nhau. Vì trong từng thời kỳ ngắn như quý, tháng ngoài nhu cầu cụ thể về vốn lưu động cần thiết còn có những nhu cầu có tính chất tạm thời phát sinh do nhiều nguyên nhân. Do đó, việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh theo thời gian trong năm là vấn đề rất quan trọng. Thực hiện kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian, doanh nghiệp cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động từng quý, tháng trên cơ sở cân đối với vốn lưu động hiện có và khả năng bổ sung trong quý, tháng từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, tạo sự liên tục, liền mạch trong sử dụng vốn lưu động cả năm. Thêm vào đó, một nội dung quan trọng của kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian là phải đảm bảo cân đối khả năng thanh toán của doanh nghiệp với nhu cầu vốn bằng tiền trong từng thời gian ngắn tháng, quỹ. Bên cạnhviệc thực hiện kế hoạch hoá vốn lưu động, doanh nghiệp cần phải biết chú trọng và kết hợp giữa kế hoạch hoá vốn lưu động với quản lý vốn lưu động. Thứ năm: Thực hiện tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học Như ta đã phân tích, quản lý vốn lưu động gắn liền với quản lý tài sản lưu động bao gồm: quản lý tiền mặt; quản lý dự trữ, tồn kho; quản lý các khoản phải thu và quản lý tài sản lưu động khác. Quản lý vốn lưu động có thể được thực hiện theo nhiều mô hình khác nhau, vấn đề đặt ra là các nhà quản lý phải lựa chọn mô hình nào để vận dụng vào doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 32. 23 Trong khi vận dụng các mô hình quản lý vốn lưu động khoa học, doanh nghiệp cần phải biết kết hợp các mô hình tạo sự thống nhất trong quản lý tổng thể vốn lưu động của doanh nghiệp. Quản lý tốt vốn lưu động sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động, kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh đảm bảo việc thực hiện kế hoạch vốn lưu động, tránh thất thoát, lãng phí từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Thứ sáu:Thực hiện Rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuất thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Ta biết chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ dài thời gian của các khâu: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Khi doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, năng suất cao, giá thành hạ. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian của khâu sản xuất sẽ trực tiếp được rút ngắn. Mặt khác, với hiệu quả nâng cao trong sản xuất sẽ ảnh hưởng tích cực đến khâu dự trữ và lưu thông: chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ sẽ góp phần đảm bảo cho doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá nhanh hơn, giảm thời gian khâu lưu thông, từ đó doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong dự trữ, tạo sự luân chuyển vốn lưu động nhanh hơn. Thứ bảy: Thực hiện Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính trên cơ sở không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính Nguồn nhân lực luôn được thừa nhận là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi doanh doanh nghiệp. Sử dụng vốn lưu động là một phần trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, được thực hiện bởi các cán bộ tài chính do đó năng lực, trình độ của những cán bộ này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Doanh nghiệp phải có chính sách tuyển dụng chặt chẽ, hàng năm tổ chức các đợt học bổ sung và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ tài chính cho các cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo và duy trì chất lượng cao của đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý tài chính.
  • 33. 24 Tổ chức quản lý tài chính khoa học, tuân thủ nghiêm pháp lệnh kế toán, thống kê, những thông tư hướng dẫn chế độ tài chính của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ, kết hợp với phân công nhiệm vụ cụ thể trong quản lý tài chính, cũng như trong từng khâu luân chuyển của vốn lưu động nhằm đảm bảo sự chủ động và hiệu quả trong công việc cho mỗi nhân viên cũng như hiệu quả tổng hợp của toàn doanh nghiệp. Tóm lại, qua quá trình phân tích, chúng ta đã thấy được vai trò của vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tuy nhiên phần lớn đều mang tính định hướng, việc áp dụng biện pháp nào, áp dụng biện pháp đó như thế nào còn tuỳ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
  • 34. 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 5 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần BạchĐằng 5 2.1.1 Các thông tin cơ bản về Công ty - Quyết định thành lập: Công ty cổ phần Bạch Đằng 5 được thành lập theo quyết định số 1797/QĐ - BXD ngày 19/11/2004 và được Đại hội đồng cổ đông thành lập thông qua ngày 27/12/2004. - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5. - Tên Tiếng Anh: Bach Dang 5 Joint Stock Company. - Tên viết tắt: BĐ5JSC. - Địa chỉ: Khu công nghiệp Đình Vũ - Phường Đông Hải - Quận Hải An - Hải Phòng. - Điện thoại: 031.3769788 - 3769050. - Fax: 031.3769091. - Email: ctycpbachdang5hp@gmail.com - Website: http://bachdang5.com.vn/ - Mã số thuế: 0200157336. 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty - Năm 1958: Thành lập Xí nghiệp Xây dựng 202 thuộc Công ty Xây dựng số 16 - Bộ Kiến Trúc. - Tháng 7/1961: Thành lập Nhà máy bê tông đúc sẵn Hải Phòng thuộc Bộ Kiến Trúc. - Tháng 3/1996: Thành lập Công ty Bê tông và Xây dựng trên cơ sở sáp nhập Xí nghiệp Xây dựng 202 và nhà máy bê tông đúc sẵn Hải Phòng (Quyết định số 282/BXD - TCLD ngày 16 tháng 3 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng). - Tháng 11/2004: Chuyển đổi Công ty Bê tông và Xây dựng thành Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 (Quyết định số 1797/QĐ - BXD ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).
  • 35. 26 - Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 là thành viên của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng. Hiện nay, công ty có các đơn vị trực thuộc như Xí nghiệp Xây dựng Bạch Đằng 501, 502, Nhà máy Bê tông và các chi nhánh của công ty tại một số tỉnh, thành phố bạn (Lào Cai, Hà Nội...). 2.1.3 Hoạt động kinhdoanh của Công ty 2.1.3.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Với bề dày hoạt động hơn 50 năm Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 có chức năng và nhiệm vụ chính là : - Sản xuất bê tông cấu kiện và bê tông thương phẩm; - Sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; - Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, công cộng, giao thông, thủy lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp và dân cư; - Thi công xây lắp các công trình đường dây, trạm biến thế điện cao thế,cấp thoát nước, vệ sinh môi trường; - Thi công xây lắp các công trình thủy điện, nhiệt điện, bưu chính, viễn thông; - Kinh doanh và đầu tư khu đô thị, khu công nghiệp; - Tư vấn xây dựng và thí nghiệm vật liệu xây dựng; - Sản xuất kết cấu thép, nhà khung thép; - Dịch vụ vận tải và cho thuê bến bãi. Công ty đã áp dụng các công nghệ và lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đại có quy mô lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức…đạt những chỉ tiêu chất lượng hoàn hảo. Côngty vẫn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn với môi trường. 2.1.3.2 Đặc điểm sản phẩm kinh doanh Hoạt động của công ty chủ yếu về lĩnh vực xây dựng và quản lý các công trình, nên các sản phẩm của công ty có những đặc điểm sau: - Có nơi tiêu thụ cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, chất lượng, giá cả, chi phí xây dựng, sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện địa chất, thủy văn, khí hậu. Khi thay đổi nơi sản xuất thì lực lượng sản xuất (lao động, thiết bị thi công, phục vụ thi công, vật tư kỹ thuật...) cũng phải di động theo. Do đó
  • 36. 27 để dự toán vốn xây dựng chính xác, Công ty luôn phải chú trọng công tác đánh giá, chuẩn bị đầu tư và xây dựng cho từng công trình cụ thể; - Sản phẩm thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Các công trình xây dựng hay xây lắp đều có thời gian xây dựng dài, dễ gây ứ đọng vốn lưu động, mặt khác nếu dự toán thiếu vốn sẽ làm công tác thi công bị gián đoạn, kéo dài thời gian thi công, gây lãng phí các nguồn lực. Đây là một lý do vô cùng quan trọng để Công ty phải làm tốt công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư nói chung và vốn lưu động nói riêng; - Sản phẩm của Công ty có tính đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi công trình đều có thiết kế riêng, có yêu cầu riêng về công nghệ, tiện nghi, mỹ quan, về an toàn... 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy ở công ty được sắp xếp tinh giảm hợp lý, phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh ở công ty.Cấu trúc bộ máy ở công ty được thực hiện theo dạng cơ cấu chức năng đứng đầu là Giám đốc. - Đại hội đồng cổ đông Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. - Hội đồng quản trị Có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đíchvà quyền lợi của công ty. Như vậy bộ máy tổ chức của công ty tương đối cồng kềnh do đó không hạn chế được những thủ tục rườm rà, tuy nhiên việc ra quyết định kinh doanh và thực hiện các quyết định vẫn được tiến hành nhanh chóng và kịp thời. - Ban Giám đốc + Giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm điều hành chung theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng Công ty
  • 37. 28 xây dựng Bạch Đằng và trước pháp luật về hoạt động của công ty. Điều hành, sử dụng vốn được giao và bảo toàn vốn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả; + Phó giám đốc phụ trách khối sản xuất công nghiệp: chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty trong việc điều hành mảng sản xuất công nghiệp; + Phó giám đốc phụ trách khối xây lắp: chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty trong việc điều hành mảng xây lắp công trình. - Kế toán trưởng + Tham mưu cho Giám đốc xây dựng và kiện toàn hệ thống quản lý tài chính kế toán phù hợp với quy định của pháp luật và đặc điểm của công ty; + Chủ trì việc lập và thực thi kế hoạch tài chính của công ty; + Tổ chức triển khai và chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng quản lý chi phí, tài sản, nguồn vốn của công ty; + Tổ chức thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán; + Tham gia thẩm định các dự án, kế hoạch đầu tư sản xuất, tài chính tiền tệ; + Quản lý, điều hành công việc của cán bộ nhân viên trong phòng. - Phòng kế hoạch đầu tư + Phụ trách đầu tư sản phẩm mới, quản lý tổ chức sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty về quy mô sản phẩm, cải tiến hệ thống, đầu tư thiết bị máy móc phù hợp với công nghệ phát triển của công ty; + Tham mưu cho Giám đốc và Phó giám đốc công ty hoạt động lập kế hoạch các chỉ tiêu khai thác kinh doanh. - Phòng kỹ thuật thi công + Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý kỹ thuật sản xuất công nghiệp, thi công lắp ráp, giám sát quản lý chất lượng công trình, sản phẩm, an toàn lao động và các hoạt động về kỹ thuật trong sản xuất.
  • 38. 29 Sơ đồ 2-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC - RỬA - - RỬA - G ỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÂN XƯỞNG BÊ TÔNG ỨNG DỤNG LỰC XNXD BẠCH ĐẰNG 502 CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHI NHÁNH HÀ NỘI CHI NHÁNH LÀO CAI XNXD BẠCH ĐẰNG 501 CÁC TRẠM BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT GIA CÔNG CƠ KHÍ CÁC ĐỘI XÂY DỰNG CÁC ĐỘI XÂY DỰNG CÁC ĐỘI XÂY DỰNG CÁC ĐỘI XÂY DỰNG BAN KIỂM SOÁT KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÒNG KỸ THUẬT THI CÔNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG NHÀ MÁY BÊ TÔNG HẢI PHÒNG PHÒNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG PHÂN XƯỞNG BÊ TÔNG CẤU KIỆN
  • 39. 30 - Phòng tài chính kế toán + Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo đúng điều lệ tổ chức kế toán, pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước. - Phòng kinh tế thị trường + Lập kế hoạch, tham mưu, đề xuất cho giám đốc hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch, tiến hành các hoạt động kinh doanh; + Tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược công ty. - Phòng tổ chức hành chính + Có chức năng tiếp nhận thông tin, truyền tin, truyền mệnh lệnh giúp giám đốc công ty trong việc quản lý điều hành đơn vị và trong quan hệ công tác với cấp trên, cấp dưới, khách hàng, bố trí phân công lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị; + Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ gồm: tuyển dụng lao động, phân công điều hành công tác, bổ nhiệm cán bộ, khen thưởng kỷ luật; + Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chính sách cho người lao động như: chế độ tiền lương, nâng lương, nâng bậc, chế độc bảo hiểm...; + Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ; + Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh trong cơ quan; + Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và điều hành công tác công văn giấy tờ, in ấn tài liệu, quản lý phương tiện trang thiết bị, văn phòng, xe ôtô, trụ sở làm việc và công tác lễ tân của công ty theo đúng quy định của công ty và nhà nước; + Thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, ngăn chặn và kiểm tra tài liệu trước khi lưu trữ.
  • 40. 31 2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Bảng 2-1: Quy mô của Công ty giai đoạn 2010 - 2014 ĐVT:Triệu đồng TT Chỉ tiêu Kết quả kinh doanh hàng năm So sánh (%) 2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 1 Vốn 23.034 34.837 35.076 36.147 37.444 151,2 100,7 103,05 103,59 2 Doanh thu 203.002 217.979 273.781 276.977 284.769 107,4 125,6 101,17 102,81 3 Chi phí 198.847 213.255 268.726 271.534 278.945 107,2 126 101,04 102,73 4 LNTT 4.152 4.724 5.055 5.443 5.823 113,8 107 107,67 106,98 5 LNST 3.393 3.543 3.791 4.082 4.542 104,4 107 107,68 111,27 6 Thu nhập bình quân 3,531 3,727 4,479 4,748 5,223 105,55 120,17 106 110 7 Nộp NSNN (Thuế TNDN) 759 1.181 1.264 1.360 1.281 155,6 107,02 107,59 94,19 (Nguồn:Phòng Tàichính kế toán)
  • 41. 32 Nhận xét: - Về vốn: vốn chủ sở hữu của công ty tăng qua các năm từ năm 2010 đến năm 2014 đặc biệt từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 51,2% , từ năm 2012 đến 2013 tăng 3,05% và từ năm 2013 đến năm 2014 tăng 3,59%. Điều này cho thấy tính độc lập, tự chủ trong nguồn vốn kinh doanh của công ty ngày càng tăng. - Tổng doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, doanh thu năm 2011 đạt 217.979 triệu tăng 7,4 % so với năm 2010, năm 2012 đạt 273.781 triệu đồng tăng 25,6 % so với 2011 doanh thu năm 2013 đạt 276.977 triệu đồng tăng 1,17 % so với năm 2012, năm 2014 đạt 284.769 triệu đồng tăng 2,81 % so với 2013. Sở dĩ có sự tăng mạnh doanh thu vào giai đoạn 2012-2014 là do trong giai đoạn này Công ty đã hoàn thành việc thi công và thanh quyết toán tại các công trình dự án lớn như: dự án thư viện tổng hợp tỉnh Hải Dương, dự án kho bạc nhà nước Thành phố Hải Phòng, dự án trụ sở làm việc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Sóc Sơn - Hà Nội đem lại doanh thu và lợi nhuận cao cho công ty. Chất lượng xây lắp các công trình được đảm bảo, đáp ứng các yêu cầu về thiết kế và các tiêu chuẩn của chủ đầu tư. Kết quả này phần nào ghi nhận những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, phản ánh hiệu quả quản lý cũng như phản ánh hướng đi đúng đắn mà công ty đã và đang lựa chọn. Hình 2-1: Doanh thu thuần của công ty giai đoạn 2010 - 2014 - Về Tổng chi phí năm sau đều cao hơn năm trước cụ thể chi phí năm 2011 là 213.255 triệu tăng 7,2% so với năm 2010, đặc biệt chi phí năm 2012 là 268.726
  • 42. 33 triệu đồng tăng 26% so với năm 2011 (trong khi doanh thu năm 2012 chỉ tăng 25,6 % so với năm 2011), chi phí năm 2013 là 271.534 triệu đồng tăng 1,04% so với năm 2012, chi phí năm 2014 là 278.945 triệu đồng tăng 2,73% so với năm 2013. Thực tế thị trường nguyên vật liệu xây dựng trong nước đã phát triển, nhưng do sự phát triển quá sôi động của thị trường xây dựng nên đã đẩy giá nguyên vật liệu lên cao, có nhiều mặt hàng nguyên vật liệu giá đã tăng tới 20% năm 2012 so với năm 2011. Để khắc phục vấn đề này, công ty nên mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng để tìm được nguồn cung ứng đầu vào ổn định, giá cả hợp lý giúp tiến độ thi công các công trình xây dựng được duy trì ổn định, không gián đoạn và hạ được giá thành công trình. - Về lợi nhuận: + Năm 2010: Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 3.393 triệu đồng. + Năm 2011: Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 3.543 triệu đồng, tăng 4,4% so với năm 2010. Điều này là do tỉ lệ tăng của doanh thu của năm 2011 (tăng 7,4 % so với năm 2010) cao hơn không nhiều so với tỉ lệ tăng chi phí của năm 2011 (tăng 7,2 % so với năm 2010). + Năm 2012 : Lợi nhuận sau thuế đạt 3.791 triệu đồng tăng 7% so với năm 2011. + Năm 2013: Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 4.082 triệu đồng, tăng 7,68 % so với năm 2012. Điều này là do tỉ lệ tăng của doanh thu của năm 2013 (tăng 1,17 % so với năm 2012) cao hơn không nhiều so với tỉ lệ tăng chi phí của năm 2013 (tăng 1,04 % so với năm 2012). + Năm 2014: Lợi nhuận sau thuế đạt 4.542 triệu đồng tăng 11,27% so với năm 2013. Lợi nhuận năm 2014 tăng không nhiều so với năm 2013 là do mặc dù doanh thu năm 2014 tăng cao so với năm 2013 nhưng song song với nó là tỉ lệ tăng chi phí cũng khá cao. Lợi nhuận ngày càng tăng là do công ty đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 vào trong khâu quản lý thi công, thống nhất một phương thức quản lý từ trên xuống dưới, đồng thời phòng kỹ thuật thi công đã áp dụng nhiều
  • 43. 34 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong xây lắp, góp phần hoàn thành các công trình đúng tiến độ, giảm được các chi phí phát sinh ngoài định mức, vượt định mức. Đặc biệt công ty đã giảm được các khoản chi phí bất thường (do phá đi làm lại, sai thiết kế…). Đây là kết quả của khâu quản lý tốt trong xây lắp góp phần đưa lợi nhuận của công ty tăng ngày càng tăng cao đặc biệt trong giai đoạn 2012 - 2014. Hình 2-2: Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2010 - 2014 - Về thu nhập bình quân người lao động: Tăng đều qua các năm, năm 2011 đạt 3,727 triệu đồng/người/tháng, tăng 5,55 % so với năm 2010, năm 2012 đạt 4,479 triệu đồng/người/tháng, tăng 20,17 % so với năm 2011 năm 2013 đạt 4,748 triệu đồng/người/tháng, tăng 6 % so với năm 2012 và năm 2014 đạt 5,223 triệu đồng/người/tháng, tăng 10% so với năm 2013. Điều này cho thấy đời sống của người lao động trong Công ty đang ngày càng được cải thiện, công ty luôn lấy yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển. Về nộp Ngân sách Nhà nước: Công ty luôn hoàn thành hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu đề ra và tuân thủ việc nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật: năm 2011 nộp ngân sách nhà nước của công ty là 1.181 triệu đồng tăng 55,6% so với năm 2010, năm 2012 nộp ngân sách nhà nước đạt 1.264 triệu đồng tăng 7,02% so với năm 2011, năm 2013 là 1.360 triệu đồng tăng 7,59% so với năm 2012 và năm 2014 là 1.281 triệu đồng giảm 5,81% so với năm 2013. Nhìn chung qua bảng kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2010 đến năm 2014 các chỉ tiêu của Công ty về: vốn, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân
  • 44. 35 người lao động đều có xu hướng tăng. Điều này cho thấy, trong thời kỳ đất nước hội nhập với nền kinh tế Thế giới, công ty đang có triển vọng để phát triển trên thị trường. 2.3 Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty 2.3.1 Thực trạng cơ cấu vốn lưu động tại Công ty Để quản lý và sử dụng Vốn lưu động đạt hiệu quả tốt nhất, các doanh nghiệp cần xây dựng cơ cấu vốn lưu động sao cho thật phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Cơ cấu vốn lưu động giúp ta thấy được mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Hiểu được điều đó công ty cổ phần Bạch Đằng 5 đã cố gắng tổ chức nguồn vốn lưu động của mình thật khoa học, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất. Để thấy rõ hơn cơ cấu vốn lưu động của công ty, ta xem xét bảng số liệu:
  • 45. 36 Bảng 2-2: Cơ cấu vốn lưu động của công ty giai đoạn 2010 - 2014 ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2011 - 2010 So sánh 2012 - 2011 So sánh 2013 - 2012 So sánh 2014 - 2013 Quy mô % Quy mô % Quy mô % Quy mô % Quy mô % (+,-) % (+,-) % (+,-) % (+,-) % I. Tiền 23.402 19,45 13.150 10,14 14.089 10,97 12.508 10,42 9.385 7,81 -10.252 -43,81 939 7,14 -1.581 -11,22 -3.123 -24,97 1.Tiền mặt 3.777 3,14 3.284 2,53 2.789 2,17 2.180 1,82 264 0,22 -493 -13,04 -495 -15,10 -609 -21,83 -1.916 -87,90 2.Tiền gửi ngân hàng 19.625 16,31 9.865 7,61 11.301 8,80 10.329 8,61 9.122 7,59 -9.759 -49,73 1.435 14,55 -972 -8,60 -1.207 -11,69 3.Tiền đang chuyển 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 II. Các khoản phải thu 73.769 61,30 81.938 63,16 75.885 59,09 88.407 73,68 86.444 71,96 8.170 11,07 -6.053 -7,39 12.522 16,50 -1.963 -2,22 1.Phải thu khách hàng 52.222 43,40 54.140 41,73 57.653 44,89 69.438 57,87 71.180 59,25 1.917 3,67 3.513 6,49 11.785 20,44 1.742 2,51 2.Ứng trước người bán 6.018 5,00 8.886 6,85 6.985 5,44 7.284 6,07 5.104 4,25 2.867 47,65 -1.901 -21,39 299 4,29 -2.180 -29,93 3.Thuế GTGT được khấu trừ 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4.Phải thu khác 15.528 12,90 18.913 14,58 11.247 8,76 11.685 9,74 10.160 8,46 3.385 21,80 -7.666 -40,53 438 3,89 -1.525 -13,05 5.Dự phòng khoản phải thu khó đòi 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 III.Hàng tồn kho 7.716 6,41 20.990 16,18 26.096 20,32 13.444 11,20 13.727 11,43 13.274 172,03 5.106 24,32 -12.652 -48,48 283 2,10 IV.Tài sản ngắn hạn khác 15.448 12,84 13.645 10,52 12.361 9,62 5.636 4,70 10.577 8,80 -1.803 -11,67 -1.284 -9,41 -6.725 -54,40 4.941 87,66 Tổng cộng 120.334 100 129.723 100 128.431 100 119.996 100 120.134 100 9.389 7,80 -1.292 -1,00 -8.435 -6,57 138 0,11 (Trích Bảng cân đối kế toán giaiđoạn 2010 – 2014) (Nguồn:Phòng Tàichính kế toán)
  • 46. 37 Hình 2-3: Cơ cấu vốn lưu động của công ty giai đoạn 2010 – 2014 Tính đến tháng 12 năm 2011 tổng vốn lưu động của công ty là 129.723 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010 thì tổng vốn lưu động đã tăng 9.389 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 7,8%. Tuy nhiên, đến tháng 12 năm 2012, tổng vốn lưu động của công ty chỉ đạt 128.431triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011 thì vốn lưu động đã giảm 1.292 triệu đồng tương ứng với việc giảm 1%. Năm 2013 tổng vốn lưu động của công ty là 119.996 triệu đồng so với năm 2012 thì tổng vốn lưu động đã giảm 8.435 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 6,57 %. Đến tháng 12 năm 2014, tổng vốn lưu động của công ty đạt 120.134.triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013 thì vốn lưu động đã tăng 138 triệu đồng tương ứng với việc tăng 0,11%. Giai đoạn 2010 - 2014 tỷ trọng vốn bằng tiền trong cơ cấu vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm qua các năm. Vốn bằng tiền giảm sẽ làm giảm khả năng thanh toán tức thời của công ty. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả thì đây là một dấu hiệu tốt bởi vì tỷ lệ sinh lời trực tiếp của vốn lưu động bằng tiền là rất thấp. Do vậy, công ty không nên để tỷ trọng vốn bằng tiền tăng, vì điều này sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kinh doanh. Trong cơ cấu vốn bằng tiền thì tiền gửi ngân hàng luôn có tỷ trọng cao hơn. Đây là một tính toán hợp lý, vừa đảm bảo ổn định hoạt động ngân quỹ vừa đem lại cho công ty một khoản thu nhập tài chính tương đối do được hưởng lãi suất tiền gửi. Đồng thời do đặc điểm kinh doanh của công ty, các khoản thanh
  • 47. 38 toán hầu hết đều có giá trị lớn nên tài khoản ngân hàng được sử dụng làm phương tiện thanh toán là hữu hiệu nhất. Ngoài ra trong cơ cấu vốn bằng tiền thì không có tiền đang chuyển điều này là rất tốt, công ty không bị ứ đọng vốn trong khâu luân chuyển. Ta cũng có thể thấy từ năm 2010 - 2012 Công ty có sự giảm về lượng tiền gửi ngân hàng. Năm 2010 vốn bằng tiền chiếm 19,45% tương ứng với số tiền là 23.402 triệu đồng. Năm 2011 vốn bằng tiền đã giảm mạnh, chỉ còn chiếm chiếm 10,14% tương ứng với số tiền là 13.150 triệu đồng. Như vậy, lượng tiền của công ty năm 2011 đã giảm 10.252 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010 tương ứng với mức giảm 43,81%. Sự sụt giảm này là do lượng tiền gửi ngân hàng của công ty giảm mạnh: Năm 2010 lượng tiền gửi ngân hàng của công ty là 19.625 triệu đồng, đến năm 2011 là 9.865 triệu đồng giảm 9.759 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 49,73%. Nguyên nhân lượng tiền gửi ngân hàng giảm mạnh vào năm 2011 là do cuối năm 2010 công ty chưa kịp thực hiện việc thanh quyết toán các khoản nợ, tuy nhiên sang đến năm 2011 thì các khoản nợ này đã được công ty thanh toán chuyển khoản cho phía các nhà cung ứng làm cho lượng tiền gửi ngân hàng bị giảm đáng kể. Bên cạnh đó, lượng tiền mặt cũng có xu hướng giảm nhưng tỉ lệ giảm không đáng kể: lượng tiền mặt giảm đi 493 triệu đồng tương ứng giảm 13,04% từ 3.777 triệu đồng năm 2010 xuống còn 3.284 triệu đồng năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2012, lượng tiền của công ty đã có xu hướng tăng nhưng lượng tăng không đáng kể với việc tăng 7,14% từ mức 13.150 triệu đồng năm 2011 lên mức 14.089 triệu đồng năm 2012. Có sự tăng trưởng này là do lượng tiền gửi ngân hàng có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể, năm 2011 lượng tiền gửi ngân hàng của công ty là 9.865 triệu đồng đến năm 2012 là 11.301 triệu đồng tăng 1.435 triệu đồng tương ứng với mức tăng 14,55%. Bên cạnh đó thì lượng tiền mặt tiếp tục có xu hướng giảm, với việc giảm 15,1% từ 3.284 triệu đồng năm 2011 xuống còn 2.789 triệu đồng năm 2012. Trong khi đó từ năm 2012 - 2014 Công ty có sự giảm mạnh về lượng tiền mặt. Năm 2012 vốn bằng tiền chiếm 10,97 % tương ứng với số tiền là 14.089 triệu đồng. Năm 2013 vốn bằng tiền đã giảm, chỉ còn chiếm 10,42% tương ứng với số tiền là 12.508 triệu đồng. Như vậy,
  • 48. 39 lượng tiền của công ty năm 2013 đã giảm 1.581 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với mức giảm 11,22%. Năm 2012 lượng tiền mặt của công ty là 2.789 triệu đồng đến năm 2013 là 2.180 triệu đồng giảm 609 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 21,83%. Bên cạnh đó, lượng tiền gửi ngân hàng cũng có xu hướng giảm nhưng tỉ lệ giảm không đáng kể: lượng tiền gửi ngân hàng giảm đi 972 triệu đồng tương ứng giảm 8,6% từ 11.301 triệu đồng năm 2012 xuống còn 10.329 triệu đồng năm 2013. Năm 2014 vốn bằng tiền của công ty đã có xu hướng giảm mạnh với việc giảm 24,97% từ mức 12.508 triệu đồng năm 2013 xuống mức 9.385 triệu đồng năm 2014. Có sự giảm sút này là do lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đều có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2013 lượng tiền gửi ngân hàng của công ty là 10.329 triệu đồng đến năm 2014 là 9.122 triệu đồng giảm 1.207 triệu đồng tương ứng với mức giảm 11,69%. Đặc biệt, lượng tiền mặt tiếp tục giảm mạnh, với việc giảm 87,9% từ 2.180 triệu đồng năm 2013 xuống còn 264 triệu đồng năm 2014. Lượng tiền mặt có xu hướng giảm dần như đã giải thích ở trên là do hiện nay việc thanh toán các khoản nợ, thanh toán lương cho công nhân viên được công ty thực hiện chủ yếu qua ngân hàng, lượng tiền mặt của công ty chủ yếu để chi tiêu cho các khoản văn phòng phẩm, các khoản sửa chữa nhỏ ở cơ quan do đó số dư tiền mặt hiện nay của công ty là rất thấp. Các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động của công ty và trong cơ cấu nguồn vốn trong thanh toán thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong các khoản phải thu, khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao là vì trong lĩnh vực xây lắp hiện nay, sau khi thắng thầu (bên B) phải ứng trước một lượng vốn lớn để tiến hành thi công, còn việc thanh toán sẽ được chủ đầu tư (bên A) thực hiện thành nhiều lần trong và sau quá trình thi công, bàn giao thậm chí cá biệt còn có thể kéo dài hàng năm sau khi đã nghiệm thu và bàn giao. Bên cạnh khoản phải thu khách hàng thì khoản phải thu khác trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của các đội xây dựng cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Bởi lẽ hiện nay công ty áp dụng phương thức quản lý giao khoán công trình hoặc hạng mục công trình cho các đội thi công.