SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 21
0
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC LỮ HÀNH
Đề tài: Thiết kế tour du lịch quốc tế
Giảng viên hướng dẫn: ThS. CAO PHƯƠNG THỦY
Sinh viên thực hiện:
ĐỖ THỊ THANH LOAN 20810000490;
PHẠM KHÁNH LINH 20810000504;
BÙI XUÂN THÁI 2081000049;
NGUYỄN ĐỨC MẠNH 20810000521;
VƯƠNG THỊ THÚY QUỲNH 2081000048;
ĐỖ NGUYÊN PHƯƠNG 20810000439;
NGUYỄN THÙY LINH 20810000367
Ngành: QTDVDL&LH
Chuyên ngành: QTDVDL&LH
Lớp: D15QTDVDL&LH1-2; Khóa: 2020;
Doanh nghiệp thực tập: AMZ TOUZ
Hà Nội, tháng 01 năm 2022
1
2
LỜI CẢM ƠN
Sáu buổi thực tập nhận thức trực tuyến ngắn ngủi là cơ hội cho chúng em hệ thống
hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời lĩnh hội thêm nhiều kiến thức chuyên môn. Tuy
khoảng thời gian ít ỏi nhưng chúng em đã nhận lại được vô vàn kiến thức quý giá từ những
bài giảng của thầy cô.
Chúng em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể quý thầy cô trong BGH
trường ĐH Điện Lực, các thầy cô Khoa Kinh tế & Quản lý và đặc biệt là Th. S Cao Phương
Thủy đã hướng dẫn báo cáo thực tập nhận thức cho chúng em, để chúng em có thể hoàn
thành xuất sắc bài báo cáo này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn đến quý Công ty TNHH dịch vụ du lịch quốc tế
AMZ đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho chúng em tiếp thu kiến thức chuyên môn. Xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến “thầy giáo dễ thương” Mai Chánh Cường – một người thầy tận tâm và
nhiệt huyết, luôn hết mình truyền lửa đam mê cho lứa học trò chúng em.
Trong thời gian thực tập vừa qua không thể tránh khỏi những sai sót, mong nhận được
sự góp ý từ thầy cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….. 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH
1.1. Trình bày tổng quan về kinh doanh du lịch lữ hành …………………………. 5
1.1.1. Khái niệm …………………………………………………………………….. 5
1.1.2. Đặc điểm ……………………………………………………………………... 5
1.1.3. Vai trò …………………………………………………………………………6
1.1.4. Chức năng ……………………………………………………………………. 6
1.2. Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành …………………………………. 7
1.3. Phân tích thị trường khách hàng của kinh doanh lữ hành Việt Nam. ………... 8
1.4. Xu hướng trong tiêu dùng du lịch và các giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành
chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam hiện nay…………………… 10
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TOUR
2.1. Thiết kế tour du lịch Nhật Bản – AOMORI – FUKUSHIMA – IWATE…….. 13
2.1.1. Giới thiệu du lịch Nhật Bản – AOMORI – FUKUSHIMA – IWATE……….. 13
2.1.2. Lịch trình chi tiết……………………………………………………………… 16
2.2. Bán tour……………………………………………………………………… 17
2.3. Thực hiện tour………………………………………………………………… 17
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện………………………………………………….... 18
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP NHẬN THỨC – ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ … 18
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………. 20
4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển như ngày nay, thu nhập của
người dân ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao,
dẫn đến nhu cầu du lịch cũng không ngừng tăng lên. Những năm gần đây du lịch đã trở
thành một ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là
đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành nghề khác nhau và tạo ra tích lũy ngày càng
tăng cho nền kinh tế quốc dân. Không chỉ thế, du lịch còn là phương tiện để th ực hiện
chính sách đối ngoại, cầu nối giữa các nước trên thế giới. Du lịch phát triển tạo ra sự tiến
bộ xã hội, tình hữu nghị hòa bình và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Vì vậy, nhiều
nước đã rất coi trọng việc phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy những ngành kinh tế khác
phát triển. Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành Du lịch Việt Nam cũng đang
phát triển mạnh mẽ và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam.
Trong hai năm vừa qua, đại dịch Covid đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình phát
triển du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành Việt Nam nói riêng và nền
kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung, làm cho các ngành kinh tế, du lịch bị hạn
chế rất là lớn đại dịch ảnh hưởng đến du lịch một cách nặng nề thậm chí là đóng băng.
Điều này sẽ nổ ra một cuộc tranh chấp rất lớn đến các cơ cấu của ngành dịch vụ. Nhưng
ngành lịch Việt Nam không dừng lại ở đó và đã có sự phục hồi rõ rệt với các con số tăng
trưởng ấn tượng và nhiều sự kiện đáng nhớ. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
lữ hành, trong đó phải kể đến Công ty TNHH dịch vụ du lịch quốc tế AMZ, góp phần quan
trọng trong tạo mối liên kết ngoại giao, bạn bè hữu nghị với các quốc gia trên thế giới và
trong khu vực.
Để hiểu rõ hơn về kinh doanh du lịch cũng như xây dựng các tuyến tour quốc tế,
chúng em xin trình bày những kiến thức cơ bản cũng như nghiệp vụ thực tế qua bài báo
cáo dưới đây. Cấu trúc bài như sau:
Chương 1: Tổng quan về kinh doanh du lịch lữ hành
Chương 2: Thiết kế và xây dựng kế hoạch thực hiện tour du lịch
Chương 3: Đánh giá kết quả thực tập nhận thức – Đề xuất các kiến nghị
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
5
Chương 1. Tổng quan về kinh doanh du lịch lữ hành.
1.1. Tổng quan về kinh doanh du lịch lữ hành.
1.1.1. Khái niệm
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc
toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây
dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du
lịch nước ngoài đến Việt Nam hoặc đưa khách du lịch ra nước ngoài.
1.1.2. Đặc điểm
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc
toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Với định nghĩa này, có thể thấy hoạt động
kinh doanh lữ hành có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh lữ hành cần số vốn tương đối lớn.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Theo
đó, doanh nghiệp muốn kinh doanh lữ hành phải tiến hành ký quỹ tại ngân hàng. Mức ký
quỹ kinh doanh lữ hành tương đối cao. Mặt khác, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải
có sự liên kết với các nhà cung ứng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Do đó,
khi thực hiện các chương trình du lịch cần phải đặt trước một khoản tiền cho nhà cung cấp
dịch vụ.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ. Kinh doanh lữ hành
mang tính thời vụ rõ nét.
Hoạt động du lịch không kéo dài thường xuyên, nó phụ thuộc và thời tiết, cảnh sắc,
nhu cầu của khách du lịch. Ví dụ: hoạt động lữ hành phát triển mạnh vào mùa hè hay các
ngày nghỉ lễ tết. Khi mà điều kiện tự nhiên thuận lợi, khách du lịch lại có thời gian nhàn
rỗi…
Thứ ba, hoạt động kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Khác với các ngành nghề kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh lữ hành phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố, điểnhình như: tài nguyên du lịch, cảnh sắc thiên nhiên, thời gian, nhà
cung cấp dịch vụ… chính những yếu tố này quyết định đến sự đa dạng, phong phú của
chuyến đi.
Thứ tư, hoạt động kinh doanh lữ hành cần một lượng lao động trực tiếp.
Bản chất của lữ hành là cung ứng dịch vụ, sản phẩm lữ hành mang tính chất phục vụ
trực tiếp nhiều. Do đó, lượng lao động đòi hỏi sự khéo léo, lịch sự mà không một loại máy
móc nào thay thế được. Thời gian lao động không cố định, nó phụ thuộc vào thời gian
khách tham gia chương trình. Đồng thời do chịu áp lực tâm lý lớn từ phía khách hàng nên
cường độ lao động không đồng đều và rất căng thẳng. Như vậy công tác nhân lực trong
kinh doanh lữ hành đòi hỏi rất cao và phải tuyển chọn kỹ lượng. Điều này giúp kinh doanh
đạt hiệu quả cao hơn.
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
6
1.1.3. Vai trò
➢ Vai trò đối với cầu du lịch
Tiết kiệm được thời gian lẫn chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp, bố
trí các tuyến du lịch cho khách du lịch khi mua chương trình du lich.
Khách du lịch sẽ thừa hưởng được những kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên
gia tổ chức du lịch của các công ty lữ hành, đem lại những chuyến du lịch thú vị và bổ ích.
Hưởng được một mức giá hấp dẫn cho khách du lịch khi mua các chương trình du lịch trọn
gói. Du khách chỉ phải trả một khoản chi phí thấp hơn nhiều so với chi phí mà họ bỏ ra để
tự lo liệu.
Doanh nghiệp lữ hành giúp du khách phần nào cảm nhận được sản phẩm trước khi đi
đến quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó. Khách du lịch sẽ phần nào cảm thấy yên tâm
và hài lòng khi ra quyết định.
➢ Vai trò đối với cung du lịch hoặc các đơn vị cung ứng du lịch.
Cung cấp những nguồn khách lớn ổn định và có kế hoạch. Các nhà cung cấp thu được
nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo, khuếch trương cũng như thăm dò nhu cầu du
khách của các hãng lữ hành. Các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy
ra với các công ty lữ hành thông qua các bản hợp đồng đã được kí.
1.1.4. Chức năng
Ngày nay, với sự phát triển kinh tế, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia, các vùng
miền không còn là vấn đề, nhu cầu đi lại tìm hiểu bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên
của người dân tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ
hành mọc lên ngày càng nhiều và hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành chiếm vai trò quan
trọng trong hoạt động du lịch.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc
toàn bộ chương trình cho khách du lịch. Với khái niệm này, có thể thấy hoạt động kinh
doanh dịch vụ lữ hành có các chức năng sau:
➢ Chức năng cung cấp thông tin cho khách du lịch
Đối với khách du lịch, thông tin của một chuyến đi chiếm vai trò quan trọng, quyết
định việc lựa chọn của khách du lịch. Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ cung cấp
được các thông tin về toàn bộ chuyến đi như thông tin liên quan đến điểm đến du lịch (tài
nguyên du lịch, thể chế chính trị, an toàn xã hội, văn hóa chung); thông tin về dịch vụ
chuyến đi (dịch vụ ăn uống, lưu trú, thể thao…); thông tin về nhà cung ứng sản phẩm lữ
hành.
➢ Chức năng cung cấp dịch vụ và tổ chức
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch. Các nhà kinh doanh lữ hành sẽ liên kết các sản phẩm, dịch vụ đơn lẻ của các
nhà sản xuất độc lập thành sản phẩm hoàn chỉnh. Cụ thể như nhà kinh doanh lữ hành sẽ
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
7
liên kết với nhà cung ứng dịch vụ ăn uống, lưu trú, đi lại… để tạo thành một gói sản phẩm
hoàn chỉnh phục vụ du khách.
1.2. Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành.
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch
để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa
làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu
cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
văn hóa.
Vậy sản phẩm lữ hành có nghĩa là một chương trình du lịch mà trong đó nhà sản xuất
cung ứng các dịch vụ tham quan, ăn uống, giải trí… cho du khách.
Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp, là sự kết hợp nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận
chuyển; dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, …của các nhà sản sản xuất riêng lẻ thành một
sản phẩm mới hoàn chỉnh. Ví dụ: công ty du lịch A thiết kế một tour du lịch tham quan
Động Phong Nha Kẻ Bàng, trong chuyến du lịchđó công ty A kết hợp các dịch vụ ăn uống,
vui chơi giải trí, lưu trú của các nhà sản xuất khác nhau nhằm phục vụ cho du khách.
Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lượng dịch vụ cấu
thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của chuyến đi. Sản phẩm lữ hành bao gồm:
dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ mua sắm; dịch vụ thể thao;
dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụ chăm sóc sức khỏe…Tổ chức, cá nhân có quyền sáng tạo,
phát triển, kinh doanh các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và
phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm du lịch có nguy
cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch, pháp luật yêu cầu các đơn vị
kinh doanh cần có các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch. Cụ thể, các biện pháp
như sau:
✔ Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố
liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính
mạng, sức khỏe của khách du lịch.
✔ Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can
thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm
thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.
✔ Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn
phù hợp.
✔ Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các
thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
✔ Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ
hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
8
1.3. Phân tíchthị trường khách hàng của kinh doanh lữ hành Việt Nam.
Từ khi thành lập vào năm 1960, ngành Du lịch Việt Nam đã trải qua quá trình xây
dựng và trưởng thành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể trong mỗi thời kỳ khác nhau. Trong
thời kỳ chiến tranh, ngành du lịch chủ yếu phục vụ công tác đối ngoại đón các đoàn khách
của Đảng, Nhà nước. Sau khi hòa bình lập lại, ngành du lịch tiếp quản các cơ sở du lịch ở
các tỉnh, thành phố và dần mở rộng hoạt động, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn trong cơ
chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sau khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa, chuyển dần sang
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành trở
nên sôi động hơn với sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp, người lao động trong ngành.
Và thị trường khách của kinh doanh lữ hành được chia làm 2 gồm: khách quốc tế, khách
nội địa.
➢ Khách quốc tế:
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh qua từng năm, đặc biệt giai
đoạn từ 2015-2019 vừa qua, đạt trung bình 22,7% mỗi năm, được Tổ chức Du lịch thế giới
xếp vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế nhanh nhất trênthế giới. Riêng
2019, Việt Nam đã đón hơn 18 triệu du khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), tốc
độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch quốc tế trong 4 năm từ 2016-2019 đạt khoảng
22%.
Với lượng du khách quốc tế ngày càng tăng nhanh chủ yếu là đến từ những nước
trong khu vực Châu Á trong đó từ số liệu thống kê của Tổng cục du lịch năm 2019, Trung
Quốc chiếm 32% và Hàn Quốc chiếm 22,5%, Nhật Bản chiếm 5,3% đã cho thấy được tiềm
năng thu hút khách rất lớn của các thị trường đông dân, các nước phát triển đem đến cho
Việt Nam một nguồn doanh thu lớn để phát triển.
Ngay từ những ngày đầu năm 2020, Việt Nam đón chào khách du lịch quốc tế với
sự tự tin và quyết tâm tạo nên những dấu mốc ấn tượng trong năm cuối cùng thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020. Ngành Du lịch kỳ vọng sẽ đón tiếp
khoảng 20 triệu lượt khách quốc tế trong năm. Lần đầu tiên Việt Nam đón lượng khách
quốc tế kỷ lục trong tháng 1/2020 với hai triệu lượt khách. Tuy nhiên đến cuối tháng Hai,
dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới đã ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động
du lịch. Từ tháng Ba đến hết năm 2020, Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế, ngành
Du lịch đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó. Số lượt khách quốc tế đến
Việt Nam cả năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 78,7% so với năm trước, trong
đó hơn 96% là khách quốc tế đến trong quý I/2020; từ quý II đến nay chủ yếu là các chuyên
gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam. Ở trong nước, mặc
dù dịch Covid-19 nhanh chóng được kiểm soát tốt, du lịch nội địa vẫn hoạt động nhưng
liên tục bị gián đoạn bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát.
Đến đầu năm 2021:
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
9
Hình 1. Lượt khách Quốc tế đến VIệt Nam giai đoạn 2016-2020
➢ Khách nội địa:
Du lịch nội địa có vị trí, vai trò rất lớn đối với phát triển du lịch Việt Nam thời gian
qua. Nếu như năm 2011 khách nội địa mới chỉ đạt 30 triệu lượt thì đến năm 2019 con số
này đã tăng lên 85 triệu lượt (gấp hơn 2,8 lần), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng
15%/năm. Mốc tăng trưởng mạnh nhất của khách nội địa là năm 2015, với 57 triệu lượt
khách, tăng 50% so với năm 2014 và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong các năm
tiếp theo, đóng góp đáng kể vào tổng thu của ngành du lịch.
(Đơn vị: triệu lượt)
Hình 2. Tăng trưởng lượt khách nội địa giai đoạn 2011-2020
Cho đến năm 2020, khi dịch Covid-19 xảy ra làm cho tình hình thị trường du lịch
nước ngoài và khách quốc tế gần như không thể khai thác được, thì thị trường du lịch nội
địa cũng giảm xuống khá đáng kể nhưng vẫn có thể khai thác và đang trở thành chủ lực
trong phục hồi của ngành du lịch Việt Nam. Những khó khăn chồng chất đã buộc ngành
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
10
Du lịch phải chuyển hướng tập trung khai thác và phát triển du lịch nội địa, nhờ đó trở
thành giải pháp cứu cánh cho doanh nghiệp lữ hành tồn tại trong giai đoạn dịch bệnh.
Ngành Du lịch đã 2 lần phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa; lần thứ nhất
vào tháng 5/2020 với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam và lần thứ hai vào
tháng 9/2020 với chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”. Chương trình kích cầu du
lịch nhận được sự hưởng ứng tích cực của các địa phương, doanh nghiệp và người dân.
Việc kích cầu du lịch nội địa đã tạo ra xu hướng chuyển dịch mới, lan tỏa cảm hứng khám
phá Việt Nam an toàn và hấp dẫn, đem lại những đóng góp thiết thực cho quá trình khôi
phục kinh tế : Nhiều khách du lịch trong nước lần đầu tiên được trải nghiệm, khám phá các
điểm du lịch hàng đầu và nhiều địa điểm chưa được biết đến của Việt Nam chỉ với mức chi
phí trung bình khá; các cơ sở vui chơi giải trí, các hoạt động mua sắm đều được kích hoạt;
các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoạt động trở lại, từ đó giải quyết công ăn việc làm
cho một lượng nhất định người lao động… Mặc dù sự hồi sinh của du lịch trong nước có
thể chưa đủ để thúc đẩy hoạt động của toàn bộ ngành du lịch nhưng nó có thể giữ chân các
doanh nghiệp nhỏ hoạt động và kích thích nền kinh tế địa phương, làm giảm tác động tiêu
cực của dịch bệnh tới nền kinh tế nói chung cho đến khi du lịch quốc tế hoạt động trở lại.
1.4. Xu hướng trong tiêu dùng du lịchvà các giải pháp phát triển kinh doanh lữ
hành chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam hiện nay.
➢ Xu hướng trong tiêudùng du lịch
Đặc điểm
Trước Covid 19:
● Giao lưu, hội họp
● Du lịch wellness, xu hướng mới
● Du lịch nước ngoài
● Kinh doanh khách sạn chịu ảnh hưởng của yếu tố thời vụ (mùa cao điểm, thấp
điểm).
Trong Covid 19:
● Giãn cách xã hội
● Ưu tiên các loại hình du lịch hướng đến cân bằng sức khỏe
● Du lịch trong nước
● Ngoài yếu tố mùa vụ, kinh doanh khách sạn còn chịu thêm ảnh hưởng từ các sự
kiện như khủng hoảng, dịch bệnh.
Xu hướng hiện nay: COVID-19 làm thay đổi toàn bộ hành vi tiêu dùng cũng như
nhu cầu của khách du lịch. Việc tập trung khắc phục các thiệt hại về vật chất cũng như
nâng cao về chất lượng chuyên môn người làm du lịch rất được quan tâm, cùng với đó là
định hình lại chính sách phát triển du lịch, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
11
mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh du lịch
trong thời gian tới.
1) Du lịch wellness, sinh thái: đặt yếu tố sức khỏe lên hàng đầu.
2) Xu hướng du lịch dịch chuyển từ nhu cầu du lịch quốc tế sang nhu cầu du lịch nội
địa. Xuất phát từ lệnh hạn chế đi lại quốc tế và ở tại Việt Nam, cùng với sự hoài
nghi về tính an toàn và chi phí y tế của điểm đến ngoài nước cộng với tâm lý muốn
được đi lại, giao lưu của con người khi bị hạn chế di chuyển, sự kìm nén về sự
khám phá và sự hạn hẹp về tài chính, du lịch nội địa sẽ là lựa chọn của rất nhiều
du khách Việt Nam và các nước trên thế giới.
3) Xu hướng staycation: sử dụng sản phẩm du lịch trọngói, các gói (combo) thiết kế
sẵn dành cho các nhóm nhỏ hoặc du lịch gia đình cũng sẽ là một trong những lựa
chọn tối ưu của du khách. Hay nói cách khác, loại hình đi du lịch tự do dùng
những sản phẩm combo đến những điểm gần sẽ phát triển.
4) Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, internet để tìm hiểu kỹ
hơn trước chuyến đi. Với diễn biến khó lường của dịch bệnh, khách du lịch thông
qua các sản phẩm từ công nghệ tiên tiến hiện nay được các nhà mạng cũng như
các nhà làm công nghệ cung cấp để đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc tìm hiểu
thông tin trước khi quyết định chuyến đi hay đặt dịch vụ cho kỳ nghỉ, cũng như
thanh toán trực tuyến qua các phần mềm tài chính. Họ thu thập nhiều hơn thông
tin về điểm đến, dịch vụ, các biện pháp đảm bảo an toàn… Để ra quyết định, thanh
toán sản phẩm du lịch đã lựa chọn. Bên cạnh đó, một số du khách cũng thông qua
các ứng dụng trực tuyến để khám phá trước điểm đến bằng cách thông qua bạn
bè, người thân, các công ty, nhà cung cấp dịch vụ du lịch phát trực tiếp để thoả
mãn trí tò mò cũng như muốn xem thực tại hình ảnh của điểm đến khi mà chưa
thể đi du lịch đc…
5) Xu hướng du lịch được linh hoạt trong sử dụng dịch vụ. Vào thời điểm hiện tại,
việc doanh nghiệp có các lựa chọn đa dạng, có chính sách linh hoạt sẽ nhận được
nhiều quan tâm của khách du lịch. Những chính sách này sẽ đóng vai trò quan
trọng trong quyết định đặt chỗ nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong
chuyến du lịch.
6) Xu hướng du lịch gần, ngắn ngày, theo nhóm nhỏ hoặc gia đình, tới những vùng
nông thôn, miền núi, hải đảo, khu vực ít người. Đây là xu hướng phổ biến xuất
hiện trong thời gian gần đây để bảo đảm an toàn cho du khách và người thân trong
quá trình du lịch. Vì vậy, đây là cơ hội cho các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo
có cơ hội thúc đẩy thu hút khách du lịch và đẩy nhanh hoạt động du lịchphát triển.
➢ Giải pháp phát triểnkinh doanh lữ hành tại Việt Nam hiện nay
Một là, hỗ trợ về tài chính và áp dụng cơ chế miễn, giảm, giãn nộp thuế và hạ lãi suất,
giãn nợ, khoanh nợ cho doanh nghiệp, cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch. Các doanh
nghiệp lữ hành rất cần Chính phủ hỗ trợ tài chính thông qua việc nới lỏng điều kiện cho
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
12
vay trong gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được tiếp cận
và vay gói hỗ trợ trả lương cho người lao động. Doanh nghiệp lữ hành rất khó khăn trong
việc tiếp cận vốn vay của Nhà nước do đặc thù không có tài sản cố định có giá trị lớn để
thế chấp tại các ngân hàng, ngay cả khi có tài sản thế chấp cũng khó vay vốn. Vì vậy, cần
tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Đây là giải pháp mang tính
tích cực, tạo ra tiền đề để doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ có thể ổn định lâu dài trong
thời đại của dịch Covid-19. Chính quyền địa phương cần xem xét hỗ trợ cắt giảm chi phí
đối với tiền vé, phí, lệ phí cho các hoạt động du lịchnhư miễn vé vào các điểm tham quan...
nhằm tạo điều kiện thu hút khách du lịch. Miễn giảm các khoản đóng góp bảo hiểm y tế và
xã hội cho doanh nghiệp du lịch.
Hai là, triển khai thí điểm đón khách du lịch nội địa ở một số vùng, địa phương. Các
doanh nghiệp lữ hành cần chủ động sáng tạo các chương trình du lịch mới, đa dạng để thúc
đẩy thu hút khách du lịch nội địa. Thị trường khách nội địa cần được xác định là giải pháp
ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới. Để tạo nên sự hấp dẫn du lịch nội địa, cần có giải pháp
đồng bộ từ việc tổ chức các hoạt động quảng bá, thúc đẩy du lịch nội địa, tổ chức liên kết
các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành những chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi
cho khách du lịch Việt Nam. Sớm mở lại và tăng cường các chuyến bay nội địa cũng như
các phương tiện vận tải khác đến các điểm du lịch chính đảm bảo các điều kiện an toàn cho
khách du lịch và người dân tại các điểm đến, khu, điểm du lịch. Việc này vừa giúp lưu
thông ngành giao thông - mạch máu của nền kinh tế vừa tạo điều kiện thúc đẩy ngành du
lịch nội địa khôi phục.
Nguyên tắc cơ bản của chương trình quảng cáo là bảo đảm an toàn cho du khách,
giảm giá các dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả du khách có điều kiện đi du
lịch, giảm giá nhưng không giảm chất lượng dịch vụ; tăng thêm dịch vụ bổ sung nhưng
không tăng giá để bảo đảm hấp dẫn cho du khách. Ngoài chuyện giảm giá, làm phong phú
chương trình du lịch, các dịch vụ ẩm thực cũng cần được làm mới bởi tâm lý người Việt
rất thích được thưởng thức ẩm thực đặc trưng, khác biệt ở các vùng miền. Khi khôi phục
được du lịch nội địa, các hoạt động sẽ liên tục tạo việc làm, thu nhập, tạo sự lan tỏa cho
nền kinh tế.
Ba là, đẩy mạnh quảng cáo du lịch bằng công nghệ số, giảm dần việc tham gia các
hội chợ du lịch, roadshow. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số là một trong những giải pháp
quan trọng, nhất là khi đại dịch COVID-19 diễn ra đã khiến việc sử dụng thiết bị di động
và công cụ số càng trở nên thiết yếu. Thời gian tới, cần đầu tư nhiều hơn vào giải pháp
truyền thông số cho các phương án truyền thông xúc tiến du lịch, thay cho các kênh quan
hệ công chúng truyền thống, như: roadshow, hội chợ… cho phù hợp với xu hướng thị
trường du lịch trong tình hình mới. Các công ty đại lý lữ hành trực tuyến cần đẩy mạnh
cung cấp dịch vụ đặt vé qua tin nhắn hoặc các nền tảng mạng xã hội để tăng khả năng thâm
nhập thị trường. Những giải pháp và chính sách cho phép khách hàng có sự lựa chọn và
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
13
kiểm soát lịch trình của mình sẽ giúp xây dựng niềm tin và sự tin tưởng về lâu dài – vốn là
điều kiện cần thiết để sớm kéo du khách trở lại.
Bốn là, triển khai quản lý quan hệ khách hàng - CRM (Customer Relation
Management) trên nền tảng công nghệ số. Để thiết lập mối quan hệ bền vững với khách
hàng và khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp lữ hành cần triểnkhai CRM với mục tiêu
như sau:
● Nắm chắc hành trình của khách du lịch;
● Đưa ra ưu đãi tốt nhất theo thời kỳ cụ thể và nhu cầu của khách du lịch;
● Tạo ra các chiến dịch tiếp thị có lợi nhuận và có mục tiêu;
● Quản lý các khiếu nại của khách du lịch;
● Hiểu được trải nghiệm của khách du lịch;
Năm là, các doanh nghiệp lữ hành cần đầu tư đa dạng sản phẩm du lịch, phát triển
các loại hình du lịch mới. Ưu tiên các giải pháp sáng tạo trong phát triển sản phẩm du lịch
bền vững, thân thiện với môi trường, đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất để cạnh tranh
với các địa phương khác trong khu vực.
Cuối cùng, cần đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc
tế. Ngành du lịch cần tiếp tục mở rộng sự kết nối với các doanh nghiệp lữ hành trong cả
nước, nhất là các đơn vị đầu mối ở trung tâm Thủ đô, các thành phố lớn để thu hút khách
du lịch đến các vùng, địa phương trên cơ sở tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn cho
khách du lịch và người dân tại điểm đến trong thời điểm dịch covid hiện nay.
Chương 2. Thiết kế và xây dựng kế hoạch thực hiện tour du lịch
2.1. Thiết kế tour du lịch Nhật Bản – AOMORI – FUKUSHIMA – IWATE.
2.1.1. Giới thiệu du lịch
Nhật Bản – đất nước “Mặt trời mọc” luôn hấp dẫn du khách bởi sự hài hòa giữa
văn hóa đậm chất phương Đông với phồn hoa của văn minh hiện đại. Còn gì tuyệt vời hơn
một lần trong đời được ngắm nhìn những cánh hoa anh đào, băng qua con đường đầy màu
sắc của mùa lá đỏ, thưởng thức nét truyền thống văn hóa cũng như tinh hoa ẩm thực của
đất nước Nhật Bản. Đến với tour du lịch Nhật Bản – Aomori – Fukushima - Iwate, ta có
thể kể đến các địa điểm nổi tiếng:
Bảo tàng Nebuta warasse là một bảo tàng độc đáo của thành phố Aomori đặc
trưng bởi những thanh kim loại màu đỏ bao bọc tòa nhà. Bảo tàng còn là nơi tổ chức lễ hội
Nebuta và triển lãm các đồ vật liên quan. Lễ hội Aomori Nebuta có lịch sử hơn 300 năm
và đã được công nhận là tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng của Nhật Bản. Rất nhiều
người từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu về đây để tham dự lễ hội diễn ra từ ngày 2 đến
ngày 7 tháng 8 hàng năm, và vào ngày cuối cùng (ngày 7 tháng 8), những chiếc đèn lồng
lớn sẽ được đặt trên những con thuyền và diễu hành trên mặt biển trong khi pháo hoa thắp
sáng bầu trời đêm. Là một địa điểm du lịch yêu thích, Bảo tàng Nebuta WARASSE là nơi
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
14
du khách có thể trải nghiệm nét quyến rũ độc đáo của Lễ hội Nebuta ở Aomori trong suốt
cả năm.
(Nguồn: AMZ tour)
Fukushima là địa điểm du lịch Nhật Bản mới và nổi bật tại xứ sở hoa anh đào. Sở
hữu vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, du lịch Fukushima chào đón du khách nồng nhiệt với hàng
loạt những khung cảnh thơ mộng. Cùng với đó là những trải nghiệm hết sức đặc biệt mang
đậm nét văn hóa Nhật Bản truyền thống.
Hồ ngũ sắc Goshiki-numa: có rất nhiều cái tên được đặt cho hồ nước này như hồ
nước xanh, hồ xanh ngọc bích, hồ ngọc lục bảo … Dù là bất cứ tên gọi nào, hồ nước
Goshiki-numa vẫn mang một dáng vẻ thơ mộng nhưng không kém phần thanh thoát và đặc
sắc.
(Nguồn: fukushima.travel)
Lí giải vì sao hồ nước xanh Goshiki-numa lại có tên gọi là hồ ngũ sắc. Vì khi đến
đây bạn sẽ nhận thấy được đa sắc thái của trời đất, cây cối, màu nước và các cảnh vật hòa
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
15
chung. Do dung nham của núi lửa chảy xuống và tích tụ qua thời gian khiến cho màu nước
của hồ chuyển sang màu xanh ngọc đặc sắc.
Làng cổ Ouchijuku: Tản bộ xung quanh vùng Ouchi-juku, Tỉnh Fukushima sẽ cho
bạn cảm giác như đang đi lội ngược dòng về quá khứ, đưa chúng ta trở về những năm tháng
huy hoàng của thời Edo. Ngôi làng biệt lập này tự hào với những ngôi nhà mái tranh và
những con đường mòn tự nhiên khiến bạn cảm thấy bản thân đang sống cùng thời với
những con người của hàng trăm năm về trước. Ẩn mình trong những ngọn núi phía tây
nam của Fukushima, Ouchi-juku là một địa điểm tuyệt vời để ghé thăm nhờ vào nét quyến
rũ và lịch sử độc đáo của nó. Bên cạnh không gian truyền thống thì còn có cả những lễ hội
đặc sắc chỉ có vào mùa tuyết rơi như: lễ hội đèn lồng tuyết, múa yosakoi…
(Nguồn: fukushima.travel)
Đền Takayama Inari jinja được ông Ando (trong một gia đình có quyền lực thời
Kamakura - Muromachi) xây dựng ở ngay giữa núi Byobu yama và sau đó đã được tu chỉnh
lại vào thời Edo. Từ đây ta có thể nhìn thấy núi Iwaki, hồ Jusando và biển Nhật Bản. Đền
Takayama thờ thần Inari – vị thần tượng trưng cho sự phì nhiêu của gạo, trà và sake, sự
thịnh vượng và thành công chung của thế gian. Con đường dẫn đến nơi thần cư ngụ ở đền
Takayama bao gồm 202 cánh cổng torii màu đỏ son nối đuôi nhau (tính đến thời điểm
tháng 5/2018). Ngoài ra, theo như trong truyền thuyết thì Thần Inari còn là vị thần của loài
cáo. Khi hiện thân, đi kèm bên cạnh thần thường là một con hồ ly màu trắng. Có lẽ vì lý
do này mà ở tất cả các đền thờ Thần Inari đều có biểu tượng của hồ ly cột khăn đỏ đứng
canh gác.
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
16
(Nguồn: AMZ tour)
Thành Hirosaki – được xây dựng vào năm 1611. Còn lại được gọi là thành
Takaoka. Tổng diện tích khoảng 492.000 m2. Ngoài các công trình và đài quan sát được
xây dựng vào thời Edo (1603-1868) đangđược công nhận là di sản văn hóa quan trọng, thì
tàn tích của thành trì cũng được công nhận là di chuyển lịch sử quốc gia. Bên trong công
viên Hirosaki có trồng 2600 cây hoa anh đào, có rất nhiều người biết đến, nơi đây được
bình chọn trong danh sách "100 công viên đô thị của Nhật Bản" và "100 địa chỉ nổi tiếng
về hoa anh đào”. Ở công viên Hirosaki, hàng năm đều có tổ chức rất nhiều lễ hội như "Lễ
hội hoa anh đào" vào mùa xuân, "Lễ hội lá đỏ và hoa cúc" vào mùa thu, "Lễ hội Yuki toro"
vào mùa đông.
2.1.2. Lịch trình chi tiết
Thời gian Sự kiện
Ngày 1:
TP.Hà Nội -
AOMORI
21:00 Đoàn tập chung tại sân bay quốc tế Nội Bài. HDV đón khách
và làm thủ tục cho chuyến bay HAN/AOJ 02:00/09:30 đi Aomori –
Nhật Bản của nhãn hàng không Vietjet air.
Ngày 2:
AOMORI -
IWATE
09:30 Máy bay hạ cánh tại sân bay Aomori, đoàn làm thủ tục nhập
cảnh Nhật Bản. Xe và HDV đưa đoàn di chuyển đi tham quan:
1) Bảo tàng Nebuta Warasse
2) Khu trượt tuyết IWATE KOGEN (bao gồm vé vào cổng,
không bao gồm dụng cụ chơi trượt tuyết)
3) Ăn tối tại nhà hàng địa phương hoặc trong khách sạn. Nhận
phòng khách sạn nghỉ ngơi. Thư giãn tắm Onsen.
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
17
Ngày 3:
Iwate –
Fushikuma
Sau khi ăn sáng, đoàn di chuyển đi Fukushima, tham quan:
1) Hồ ngũ sắc Goshikinuma
2) Tham quan nông trại dâu, thưởng thức trái cây ngay tại vườn
3) Đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng. Sau đó di chuyển về khách
sạn. Quý khách ăn tối tại nhà hàng địa phương, di chuyển về
khách sạn nhận phòng và nghỉ ngơi.
Ngày 4:
Fukushima –
Iwate
Sau khi ăn sáng, đoàn di chuyển đi tham quan:
1) Làng cổ Ouchijuku
2) Đền thờ Takakura-jinja
3) Đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng. Nghỉ đêm tại khách sạn
Ngày 5:
Fukushima –
Aomori
Sau khi ăn sáng, đoàn di chuyển đi tham quan:
1) Mua sắm tại Aeon Mall Morioka tự do ăn trưa tại Aeon Mall
2) Tham quan đền Takayama Inari jinja
3) Ngắm hoa tuyết tại khuôn viên thành Hirosaki
Ngày 6:
Aomori – Hà
Nội
Sau khi ăn sáng, đoàn di chuyển đi tham quan:
1) Chinh phục núi Hakkoda bằng cáp treo
2) Ăn trưa tại nhà hàng địa phương. Đưa quý khách ra sân bay
Aomori làm thủ tục về lại VN AOJ/HAN 17:50/22:40. Kết
thúc chuyến tham quan.
2.2. Bán tour.
✔ Giá tour du lịch được tính bằng VNĐ (Đồng VIệt Nam)
✔ Giá tour chỉ bao gồm những khoản được liệt kê trong phần “Bao gồm” trong
chương trình tour. Công ty không có nghĩa vụ thanh toán bất cứ chi phí nào không
nằm trong phần “Bao gồm”.
✔ Giá trọn gói/khách (áp dụng cho Đoàn từ 30 khách trở lên)
Đối tượng:
● Người lớn (từ 12 tuổi trở lên): 22.490.000 đ
● Trẻ em (từ 6 đến 11 tuổi, ngủ ghép cùng với bố mẹ): 20.990.000 đ
● Trẻ em (từ 0 đến 2 tuổi, ngủ ghép cùng với bố mẹ): 18.990.000 đ
Phí phòng đơn/đêm: 1.500.000 đ/đêm.
2.3. Thực hiện tour
Trong quá trình thực hiện tour du lịch bên công ty phải cung cấp đầy đủ dữ liệu, giấy
tờ cần thiết cho hướng dẫn viên tour du lịch từ tên và số lượng hành khách mình sẽ phải
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
18
dẫn tour. Bắt đầu chuyến đi sẽ khi tiếp nhận hành khách rồi khởi hành từ Sân bay quốc tế
Nội Bài đến sân bay Nhật Bản trong suốt quá trình bay luôn bảo đảm yêu cầu hành khách
đã đầy đủ hết giấy tờ cần thiết khi xuất nhập cảnh để đến Nhật Bản một cách trọn vẹn. Để
bắt đầu hành trình khám phá Nhật Bản- Đất nước “Mặt Trời Mọc” di chuyển trên xe du
khách sẽ đến AOMORI đầu tiên.
Đặt vấn đề và hướng giải quyết:
➢ Ngày đầu tiên: Chuyến đi bị ảnh hưởng bởi thời tiết khi du khách đếnđịa điểm
tham quan trong quá trình đó hướng dẫn viên đã phải đổi địa điểm hoạt động
cho du khách. Và hướng dẫn viên báo về khách sạn đoàn sẽ đến nhận phòng
muộn hơn dự kiến.
➢ Ngày 3 khách hàng dùng bữa ăn tại khách sạn và bị dị ứng với thực phẩm. Bên
khách sạn phải xin lỗi khách và trong quá trình khách bị dị ứng người hướng
dẫn viên sẽ thực hiện kiểm tra và sơ cứu tạm thời cho hành khác đó, bên khách
sạn điều xe đưa người bị dị ứng đến bệnh viện gần nhất trong địa điểm đó.
Trong quá trình hành khách di chuyển đến khu tham quan hướng dẫn viên sẽ phải
giới thiệu qua địa điểm đó có đặc sắc để du khách có thể tìm hiểu và biết đến. Khi dừng
chân tại địa điểm đầu tiên hướng dẫn viên sẽ đưa khách thăm quan qua các khu nổi tiếng
và khung cảnh đẹp ở nơi đó để họ có những tấm hình đẹp. Kết thúc tham quan các khu di
tích, danh lam thắng cảnh. Đối với du lịch tại AOMORI – IWATE hướng dẫn viên có thể
đưa thêm thông tin cho du khách trải nghiệm khu trượt tuyết. Đến với các ngày tiếp theo
du khách sẽ được tự do trải nghiệm với các khu di tích làng cổ Ouchijuku, Đền thờ
Takakura-jinja.v. v và các địa điểm khác.
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện:
Ưu điểm: Cung cấp các sản phẩm tour chất lượng đến với khách hàng. Giải quyết
các vấn đề tình huống khéo léo nhanh gọn và kịp thời. Chuyến đi tạo cho khách được sự
thoải mái căng tràn sức sống và sự khám phá trải nghiệm tuyệt vời. Dịch vụ vận chuyển:
an toàn, tin cậy với chất lượng các phương tiện được bảo đảm kiểm tra và bảo dưỡng
thường xuyên. Dịch vụ lưu trú: khách sạn, resort, homestay… có phòng nghỉ sạch sẽ, đầy
đủ trang thiết bị, chất lượng dịch vụ và phục vụ tốt. Dịch vụ ăn uống: có sức chứa đủ cho
đoàn khách, đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm, thực đơn hấp dẫn, có những món ăn đặc
trưng vùng miền.
Nhược điểm: Còn hạn chế thông tin về khách hàng.
Chương 3 Đánh giá nhận thức thực tập lữ hành
Quá trình thực tập nhận thức lữ hành giúp sinh viên học được rất nhiều điều không
chỉ vậy còn nhận ra được khó khăn của ngành những thiếu sót của bản thân và cần làm gì
để hoàn thiện bản thân giúp cho ngành nghề của mình ngày càng phát triển. Đồng thời giúp
sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào công việc học hỏi được kinh nghiệm của
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
19
giảng viên, của những người giảng dạy truyền đạt những kiến thức và kĩ năng. Ngoài việc
vận dụng lý thuyết đã học vào trong thực tế thì chúng em đã học hỏi và rút ra nhiều kinh
nghiệm về nghiệp vụ cho bản thân mình. Những hiểu biết về các công việc mà trước đây
chúng em chưa được học ở trường. Như việc đưa đón khách tại sân bay. Nhân viên phải ở
vị trí nào là đón hay tiễn, máy bay hạ cánh chậm, không tìm thấy khách, kẹt xe trên đường
đón khách… Cùng với việc thiết kế tour.
Chúng em mong lần thực tập tới sẽ được trải nghiệm thực tế và không phải học online.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung của báo cáo thực tập tốt nghiệp vừa qua và một vài ý
kiến cá nhân từ phía chúng em. Chúng em rất mong được sự tham gia đóng góp và chỉ bảo
của các thầy cô cho những điều còn thiếu sót, cần sửa chữa. Chúng em xin chân thành cảm
ơn các thầy cô của Khoa Kinh tế & Quản lý đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em có
điều kiện giao lưu và học tập với thầy cô bên doanh nghiệp lữ hành. Qua cơ hội được học
tập và học hỏi với doanh nghiệp lữ hành. Chúng em đã tích lũy cho mình được những kinh
nghiệm quý báu, làm hành trang kiến thức cho mình để chuẩn bị bước vào nghề.
Qua khoảng thời gian thực tập nhận thức trực tuyến với công ty AMZ tour, chúng em
đã rút ra được rất nhiều bài học cho bản thân. Bình tĩnh, kiên nhẫn, lắng nghe và thấu hiểu
luôn là tiêu chí hàng đầu trong ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Để thành công
trong công việc thì ngoài việc học lý thuyết chuyên môn thôi chưa đủ mà vẫn còn phải biết
vận dụng những kiến thức đã học đó vào thực tế và áp dụng chúng tùy theo từng hoàn cảnh
không cứng nhắc, thực dụng.
Sau sáu buổi thực tập nhận thức vừa qua, chúng em đã biết thêm về cách tạo ra các
sản phẩm tour du lịch và cách vận hành hướng dẫn tour khi thực hiện công việc của hướng
dẫn viên du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo trình tổng quan du lịch
2/ Bài giảng công ty AMZ tour
3/ Theo Tổng Cục Du Lịch - Viện nghiên cứu phát triển Du Lịch (ITRD)
Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9
20
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM
Số thứ tự Nội dung Tỷ trọng
1 Của doanh nghiệp
2 Của nhà trường

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...
Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...
Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khác...
Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khác...Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khác...
Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khác...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại nhà thờ Cô...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại nhà thờ Cô...Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại nhà thờ Cô...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại nhà thờ Cô...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn Thạc sĩ một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực tại c...
Luận văn Thạc sĩ một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực tại c...Luận văn Thạc sĩ một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực tại c...
Luận văn Thạc sĩ một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực tại c...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộiCác giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Was ist angesagt? (18)

Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
 
luan van thac si thuat toan p&0 mat troi
luan van thac si thuat toan p&0 mat troi luan van thac si thuat toan p&0 mat troi
luan van thac si thuat toan p&0 mat troi
 
luan van thac si kinh doanh du lich nang cao chat luong he thong khach san
luan van thac si kinh doanh du lich nang cao chat luong he thong khach sanluan van thac si kinh doanh du lich nang cao chat luong he thong khach san
luan van thac si kinh doanh du lich nang cao chat luong he thong khach san
 
Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...
Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...
Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...
 
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
 
28935
2893528935
28935
 
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên TửĐề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
 
Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khác...
Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khác...Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khác...
Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khác...
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Luận án: Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
Luận án: Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh BìnhLuận án: Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
Luận án: Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
 
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại nhà thờ Cô...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại nhà thờ Cô...Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại nhà thờ Cô...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại nhà thờ Cô...
 
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
 
luan van thac si giai phap thu hut khach du lich
luan van thac si giai phap thu hut khach du lichluan van thac si giai phap thu hut khach du lich
luan van thac si giai phap thu hut khach du lich
 
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
 
Luận văn Thạc sĩ một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực tại c...
Luận văn Thạc sĩ một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực tại c...Luận văn Thạc sĩ một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực tại c...
Luận văn Thạc sĩ một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực tại c...
 
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộiCác giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
 

Ähnlich wie BÁO CÁO THỰC HÀNH_N9_THỰC TẬP NHẬN THỨC LỮ HÀNH_D15QTDVDL&LH1-2.docx

Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLnbthoai
 
[123doc] - moi-quan-he-giua-cong-ty-lu-hanh-voi-cac-nha-cung-cap-dich-vu-du-l...
[123doc] - moi-quan-he-giua-cong-ty-lu-hanh-voi-cac-nha-cung-cap-dich-vu-du-l...[123doc] - moi-quan-he-giua-cong-ty-lu-hanh-voi-cac-nha-cung-cap-dich-vu-du-l...
[123doc] - moi-quan-he-giua-cong-ty-lu-hanh-voi-cac-nha-cung-cap-dich-vu-du-l...Kim Poss
 
Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours
Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday ToursHoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours
Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Toursluanvantrust
 
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...NuioKila
 
Nâng cao chất lượng các tour outbound Đông Nam Á tại Công ty du lịch va thể t...
Nâng cao chất lượng các tour outbound Đông Nam Á tại Công ty du lịch va thể t...Nâng cao chất lượng các tour outbound Đông Nam Á tại Công ty du lịch va thể t...
Nâng cao chất lượng các tour outbound Đông Nam Á tại Công ty du lịch va thể t...NuioKila
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Tại Công Ty Tnhh Du Lịch ...
Một Số Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Tại Công Ty Tnhh Du Lịch ...Một Số Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Tại Công Ty Tnhh Du Lịch ...
Một Số Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Tại Công Ty Tnhh Du Lịch ...mokoboo56
 
Co so ly thuyet xay dung diem du lich moi
Co so ly thuyet xay dung diem du lich moiCo so ly thuyet xay dung diem du lich moi
Co so ly thuyet xay dung diem du lich moiGiuse Lê Duy
 
Những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty ...
Những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty ...Những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty ...
Những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty ...luanvantrust
 

Ähnlich wie BÁO CÁO THỰC HÀNH_N9_THỰC TẬP NHẬN THỨC LỮ HÀNH_D15QTDVDL&LH1-2.docx (20)

Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCL
 
Xu hướng phát triển du lich sau dịch Covid 19 và giải pháp, 9.5đ
Xu hướng phát triển du lich sau dịch Covid 19 và giải pháp, 9.5đXu hướng phát triển du lich sau dịch Covid 19 và giải pháp, 9.5đ
Xu hướng phát triển du lich sau dịch Covid 19 và giải pháp, 9.5đ
 
[123doc] - moi-quan-he-giua-cong-ty-lu-hanh-voi-cac-nha-cung-cap-dich-vu-du-l...
[123doc] - moi-quan-he-giua-cong-ty-lu-hanh-voi-cac-nha-cung-cap-dich-vu-du-l...[123doc] - moi-quan-he-giua-cong-ty-lu-hanh-voi-cac-nha-cung-cap-dich-vu-du-l...
[123doc] - moi-quan-he-giua-cong-ty-lu-hanh-voi-cac-nha-cung-cap-dich-vu-du-l...
 
Cơ Sở Lý Luận Đặc Điểm Của Du Lịch
Cơ Sở Lý Luận Đặc Điểm Của Du LịchCơ Sở Lý Luận Đặc Điểm Của Du Lịch
Cơ Sở Lý Luận Đặc Điểm Của Du Lịch
 
Vai trò marketing trong kinh doanh du lịch sài gòn
Vai trò marketing trong kinh doanh du lịch sài gònVai trò marketing trong kinh doanh du lịch sài gòn
Vai trò marketing trong kinh doanh du lịch sài gòn
 
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đBáo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
 
Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours
Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday ToursHoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours
Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours
 
Kinh doanh lữ hành là gì? Đặc điểm, nội dung kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành là gì? Đặc điểm, nội dung kinh doanh lữ hànhKinh doanh lữ hành là gì? Đặc điểm, nội dung kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành là gì? Đặc điểm, nội dung kinh doanh lữ hành
 
Thực Trạng Du Lịch Bằng Đường Hàng Không Tuyến Sài Gòn – Phú Quốc.
Thực Trạng Du Lịch Bằng Đường Hàng Không Tuyến Sài Gòn – Phú Quốc.Thực Trạng Du Lịch Bằng Đường Hàng Không Tuyến Sài Gòn – Phú Quốc.
Thực Trạng Du Lịch Bằng Đường Hàng Không Tuyến Sài Gòn – Phú Quốc.
 
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
 
Nâng cao chất lượng các tour outbound Đông Nam Á tại Công ty du lịch va thể t...
Nâng cao chất lượng các tour outbound Đông Nam Á tại Công ty du lịch va thể t...Nâng cao chất lượng các tour outbound Đông Nam Á tại Công ty du lịch va thể t...
Nâng cao chất lượng các tour outbound Đông Nam Á tại Công ty du lịch va thể t...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động chăm sóc khách hàng hay nhất
Cơ sở lý luận về hoạt động chăm sóc khách hàng hay nhấtCơ sở lý luận về hoạt động chăm sóc khách hàng hay nhất
Cơ sở lý luận về hoạt động chăm sóc khách hàng hay nhất
 
Báo cáo Thực Tập Công tác Marketing công ty du lịch, 9đ
Báo cáo Thực Tập Công tác Marketing công ty du lịch, 9đBáo cáo Thực Tập Công tác Marketing công ty du lịch, 9đ
Báo cáo Thực Tập Công tác Marketing công ty du lịch, 9đ
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Tại Công Ty Tnhh Du Lịch ...
Một Số Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Tại Công Ty Tnhh Du Lịch ...Một Số Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Tại Công Ty Tnhh Du Lịch ...
Một Số Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Tại Công Ty Tnhh Du Lịch ...
 
Co so ly thuyet xay dung diem du lich moi
Co so ly thuyet xay dung diem du lich moiCo so ly thuyet xay dung diem du lich moi
Co so ly thuyet xay dung diem du lich moi
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Tổng Kết Phân Tích Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du L...
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Tổng Kết Phân Tích Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du L...Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Tổng Kết Phân Tích Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du L...
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Tổng Kết Phân Tích Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du L...
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Tổng Kết Phân Tích Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du L...
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Tổng Kết Phân Tích Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du L...Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Tổng Kết Phân Tích Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du L...
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Tổng Kết Phân Tích Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du L...
 
Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành.docx
Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành.docxCơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành.docx
Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành.docx
 
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Makerting- Mix tại Công ty du lịch VietHoliday T...
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Makerting- Mix tại Công ty du lịch VietHoliday T...Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Makerting- Mix tại Công ty du lịch VietHoliday T...
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Makerting- Mix tại Công ty du lịch VietHoliday T...
 
Những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty ...
Những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty ...Những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty ...
Những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty ...
 

BÁO CÁO THỰC HÀNH_N9_THỰC TẬP NHẬN THỨC LỮ HÀNH_D15QTDVDL&LH1-2.docx

  • 1. 0 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC LỮ HÀNH Đề tài: Thiết kế tour du lịch quốc tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. CAO PHƯƠNG THỦY Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ THANH LOAN 20810000490; PHẠM KHÁNH LINH 20810000504; BÙI XUÂN THÁI 2081000049; NGUYỄN ĐỨC MẠNH 20810000521; VƯƠNG THỊ THÚY QUỲNH 2081000048; ĐỖ NGUYÊN PHƯƠNG 20810000439; NGUYỄN THÙY LINH 20810000367 Ngành: QTDVDL&LH Chuyên ngành: QTDVDL&LH Lớp: D15QTDVDL&LH1-2; Khóa: 2020; Doanh nghiệp thực tập: AMZ TOUZ Hà Nội, tháng 01 năm 2022
  • 2. 1
  • 3. 2 LỜI CẢM ƠN Sáu buổi thực tập nhận thức trực tuyến ngắn ngủi là cơ hội cho chúng em hệ thống hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời lĩnh hội thêm nhiều kiến thức chuyên môn. Tuy khoảng thời gian ít ỏi nhưng chúng em đã nhận lại được vô vàn kiến thức quý giá từ những bài giảng của thầy cô. Chúng em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể quý thầy cô trong BGH trường ĐH Điện Lực, các thầy cô Khoa Kinh tế & Quản lý và đặc biệt là Th. S Cao Phương Thủy đã hướng dẫn báo cáo thực tập nhận thức cho chúng em, để chúng em có thể hoàn thành xuất sắc bài báo cáo này. Chúng em xin chân thành cảm ơn đến quý Công ty TNHH dịch vụ du lịch quốc tế AMZ đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho chúng em tiếp thu kiến thức chuyên môn. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến “thầy giáo dễ thương” Mai Chánh Cường – một người thầy tận tâm và nhiệt huyết, luôn hết mình truyền lửa đam mê cho lứa học trò chúng em. Trong thời gian thực tập vừa qua không thể tránh khỏi những sai sót, mong nhận được sự góp ý từ thầy cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
  • 4. 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH 1.1. Trình bày tổng quan về kinh doanh du lịch lữ hành …………………………. 5 1.1.1. Khái niệm …………………………………………………………………….. 5 1.1.2. Đặc điểm ……………………………………………………………………... 5 1.1.3. Vai trò …………………………………………………………………………6 1.1.4. Chức năng ……………………………………………………………………. 6 1.2. Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành …………………………………. 7 1.3. Phân tích thị trường khách hàng của kinh doanh lữ hành Việt Nam. ………... 8 1.4. Xu hướng trong tiêu dùng du lịch và các giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam hiện nay…………………… 10 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TOUR 2.1. Thiết kế tour du lịch Nhật Bản – AOMORI – FUKUSHIMA – IWATE…….. 13 2.1.1. Giới thiệu du lịch Nhật Bản – AOMORI – FUKUSHIMA – IWATE……….. 13 2.1.2. Lịch trình chi tiết……………………………………………………………… 16 2.2. Bán tour……………………………………………………………………… 17 2.3. Thực hiện tour………………………………………………………………… 17 2.4. Đánh giá kết quả thực hiện………………………………………………….... 18 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP NHẬN THỨC – ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ … 18 KẾT LUẬN………………………………………………………………………….. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………. 20
  • 5. 4 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển như ngày nay, thu nhập của người dân ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao, dẫn đến nhu cầu du lịch cũng không ngừng tăng lên. Những năm gần đây du lịch đã trở thành một ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành nghề khác nhau và tạo ra tích lũy ngày càng tăng cho nền kinh tế quốc dân. Không chỉ thế, du lịch còn là phương tiện để th ực hiện chính sách đối ngoại, cầu nối giữa các nước trên thế giới. Du lịch phát triển tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị hòa bình và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Vì vậy, nhiều nước đã rất coi trọng việc phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy những ngành kinh tế khác phát triển. Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành Du lịch Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam. Trong hai năm vừa qua, đại dịch Covid đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình phát triển du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành Việt Nam nói riêng và nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung, làm cho các ngành kinh tế, du lịch bị hạn chế rất là lớn đại dịch ảnh hưởng đến du lịch một cách nặng nề thậm chí là đóng băng. Điều này sẽ nổ ra một cuộc tranh chấp rất lớn đến các cơ cấu của ngành dịch vụ. Nhưng ngành lịch Việt Nam không dừng lại ở đó và đã có sự phục hồi rõ rệt với các con số tăng trưởng ấn tượng và nhiều sự kiện đáng nhớ. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, trong đó phải kể đến Công ty TNHH dịch vụ du lịch quốc tế AMZ, góp phần quan trọng trong tạo mối liên kết ngoại giao, bạn bè hữu nghị với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Để hiểu rõ hơn về kinh doanh du lịch cũng như xây dựng các tuyến tour quốc tế, chúng em xin trình bày những kiến thức cơ bản cũng như nghiệp vụ thực tế qua bài báo cáo dưới đây. Cấu trúc bài như sau: Chương 1: Tổng quan về kinh doanh du lịch lữ hành Chương 2: Thiết kế và xây dựng kế hoạch thực hiện tour du lịch Chương 3: Đánh giá kết quả thực tập nhận thức – Đề xuất các kiến nghị
  • 6. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 5 Chương 1. Tổng quan về kinh doanh du lịch lữ hành. 1.1. Tổng quan về kinh doanh du lịch lữ hành. 1.1.1. Khái niệm Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam hoặc đưa khách du lịch ra nước ngoài. 1.1.2. Đặc điểm Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Với định nghĩa này, có thể thấy hoạt động kinh doanh lữ hành có các đặc điểm sau: Thứ nhất, hoạt động kinh doanh lữ hành cần số vốn tương đối lớn. Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Theo đó, doanh nghiệp muốn kinh doanh lữ hành phải tiến hành ký quỹ tại ngân hàng. Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành tương đối cao. Mặt khác, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có sự liên kết với các nhà cung ứng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Do đó, khi thực hiện các chương trình du lịch cần phải đặt trước một khoản tiền cho nhà cung cấp dịch vụ. Thứ hai, hoạt động kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ. Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét. Hoạt động du lịch không kéo dài thường xuyên, nó phụ thuộc và thời tiết, cảnh sắc, nhu cầu của khách du lịch. Ví dụ: hoạt động lữ hành phát triển mạnh vào mùa hè hay các ngày nghỉ lễ tết. Khi mà điều kiện tự nhiên thuận lợi, khách du lịch lại có thời gian nhàn rỗi… Thứ ba, hoạt động kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khác với các ngành nghề kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, điểnhình như: tài nguyên du lịch, cảnh sắc thiên nhiên, thời gian, nhà cung cấp dịch vụ… chính những yếu tố này quyết định đến sự đa dạng, phong phú của chuyến đi. Thứ tư, hoạt động kinh doanh lữ hành cần một lượng lao động trực tiếp. Bản chất của lữ hành là cung ứng dịch vụ, sản phẩm lữ hành mang tính chất phục vụ trực tiếp nhiều. Do đó, lượng lao động đòi hỏi sự khéo léo, lịch sự mà không một loại máy móc nào thay thế được. Thời gian lao động không cố định, nó phụ thuộc vào thời gian khách tham gia chương trình. Đồng thời do chịu áp lực tâm lý lớn từ phía khách hàng nên cường độ lao động không đồng đều và rất căng thẳng. Như vậy công tác nhân lực trong kinh doanh lữ hành đòi hỏi rất cao và phải tuyển chọn kỹ lượng. Điều này giúp kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
  • 7. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 6 1.1.3. Vai trò ➢ Vai trò đối với cầu du lịch Tiết kiệm được thời gian lẫn chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp, bố trí các tuyến du lịch cho khách du lịch khi mua chương trình du lich. Khách du lịch sẽ thừa hưởng được những kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia tổ chức du lịch của các công ty lữ hành, đem lại những chuyến du lịch thú vị và bổ ích. Hưởng được một mức giá hấp dẫn cho khách du lịch khi mua các chương trình du lịch trọn gói. Du khách chỉ phải trả một khoản chi phí thấp hơn nhiều so với chi phí mà họ bỏ ra để tự lo liệu. Doanh nghiệp lữ hành giúp du khách phần nào cảm nhận được sản phẩm trước khi đi đến quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó. Khách du lịch sẽ phần nào cảm thấy yên tâm và hài lòng khi ra quyết định. ➢ Vai trò đối với cung du lịch hoặc các đơn vị cung ứng du lịch. Cung cấp những nguồn khách lớn ổn định và có kế hoạch. Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo, khuếch trương cũng như thăm dò nhu cầu du khách của các hãng lữ hành. Các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra với các công ty lữ hành thông qua các bản hợp đồng đã được kí. 1.1.4. Chức năng Ngày nay, với sự phát triển kinh tế, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia, các vùng miền không còn là vấn đề, nhu cầu đi lại tìm hiểu bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên của người dân tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành mọc lên ngày càng nhiều và hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch. Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình cho khách du lịch. Với khái niệm này, có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành có các chức năng sau: ➢ Chức năng cung cấp thông tin cho khách du lịch Đối với khách du lịch, thông tin của một chuyến đi chiếm vai trò quan trọng, quyết định việc lựa chọn của khách du lịch. Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ cung cấp được các thông tin về toàn bộ chuyến đi như thông tin liên quan đến điểm đến du lịch (tài nguyên du lịch, thể chế chính trị, an toàn xã hội, văn hóa chung); thông tin về dịch vụ chuyến đi (dịch vụ ăn uống, lưu trú, thể thao…); thông tin về nhà cung ứng sản phẩm lữ hành. ➢ Chức năng cung cấp dịch vụ và tổ chức Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Các nhà kinh doanh lữ hành sẽ liên kết các sản phẩm, dịch vụ đơn lẻ của các nhà sản xuất độc lập thành sản phẩm hoàn chỉnh. Cụ thể như nhà kinh doanh lữ hành sẽ
  • 8. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 7 liên kết với nhà cung ứng dịch vụ ăn uống, lưu trú, đi lại… để tạo thành một gói sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ du khách. 1.2. Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Vậy sản phẩm lữ hành có nghĩa là một chương trình du lịch mà trong đó nhà sản xuất cung ứng các dịch vụ tham quan, ăn uống, giải trí… cho du khách. Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp, là sự kết hợp nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, …của các nhà sản sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Ví dụ: công ty du lịch A thiết kế một tour du lịch tham quan Động Phong Nha Kẻ Bàng, trong chuyến du lịchđó công ty A kết hợp các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, lưu trú của các nhà sản xuất khác nhau nhằm phục vụ cho du khách. Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lượng dịch vụ cấu thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của chuyến đi. Sản phẩm lữ hành bao gồm: dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ mua sắm; dịch vụ thể thao; dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụ chăm sóc sức khỏe…Tổ chức, cá nhân có quyền sáng tạo, phát triển, kinh doanh các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch, pháp luật yêu cầu các đơn vị kinh doanh cần có các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch. Cụ thể, các biện pháp như sau: ✔ Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch. ✔ Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm. ✔ Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp. ✔ Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch. ✔ Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
  • 9. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 8 1.3. Phân tíchthị trường khách hàng của kinh doanh lữ hành Việt Nam. Từ khi thành lập vào năm 1960, ngành Du lịch Việt Nam đã trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể trong mỗi thời kỳ khác nhau. Trong thời kỳ chiến tranh, ngành du lịch chủ yếu phục vụ công tác đối ngoại đón các đoàn khách của Đảng, Nhà nước. Sau khi hòa bình lập lại, ngành du lịch tiếp quản các cơ sở du lịch ở các tỉnh, thành phố và dần mở rộng hoạt động, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sau khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa, chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành trở nên sôi động hơn với sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp, người lao động trong ngành. Và thị trường khách của kinh doanh lữ hành được chia làm 2 gồm: khách quốc tế, khách nội địa. ➢ Khách quốc tế: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh qua từng năm, đặc biệt giai đoạn từ 2015-2019 vừa qua, đạt trung bình 22,7% mỗi năm, được Tổ chức Du lịch thế giới xếp vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế nhanh nhất trênthế giới. Riêng 2019, Việt Nam đã đón hơn 18 triệu du khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch quốc tế trong 4 năm từ 2016-2019 đạt khoảng 22%. Với lượng du khách quốc tế ngày càng tăng nhanh chủ yếu là đến từ những nước trong khu vực Châu Á trong đó từ số liệu thống kê của Tổng cục du lịch năm 2019, Trung Quốc chiếm 32% và Hàn Quốc chiếm 22,5%, Nhật Bản chiếm 5,3% đã cho thấy được tiềm năng thu hút khách rất lớn của các thị trường đông dân, các nước phát triển đem đến cho Việt Nam một nguồn doanh thu lớn để phát triển. Ngay từ những ngày đầu năm 2020, Việt Nam đón chào khách du lịch quốc tế với sự tự tin và quyết tâm tạo nên những dấu mốc ấn tượng trong năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020. Ngành Du lịch kỳ vọng sẽ đón tiếp khoảng 20 triệu lượt khách quốc tế trong năm. Lần đầu tiên Việt Nam đón lượng khách quốc tế kỷ lục trong tháng 1/2020 với hai triệu lượt khách. Tuy nhiên đến cuối tháng Hai, dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới đã ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch. Từ tháng Ba đến hết năm 2020, Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế, ngành Du lịch đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 78,7% so với năm trước, trong đó hơn 96% là khách quốc tế đến trong quý I/2020; từ quý II đến nay chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam. Ở trong nước, mặc dù dịch Covid-19 nhanh chóng được kiểm soát tốt, du lịch nội địa vẫn hoạt động nhưng liên tục bị gián đoạn bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát. Đến đầu năm 2021:
  • 10. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 9 Hình 1. Lượt khách Quốc tế đến VIệt Nam giai đoạn 2016-2020 ➢ Khách nội địa: Du lịch nội địa có vị trí, vai trò rất lớn đối với phát triển du lịch Việt Nam thời gian qua. Nếu như năm 2011 khách nội địa mới chỉ đạt 30 triệu lượt thì đến năm 2019 con số này đã tăng lên 85 triệu lượt (gấp hơn 2,8 lần), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 15%/năm. Mốc tăng trưởng mạnh nhất của khách nội địa là năm 2015, với 57 triệu lượt khách, tăng 50% so với năm 2014 và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong các năm tiếp theo, đóng góp đáng kể vào tổng thu của ngành du lịch. (Đơn vị: triệu lượt) Hình 2. Tăng trưởng lượt khách nội địa giai đoạn 2011-2020 Cho đến năm 2020, khi dịch Covid-19 xảy ra làm cho tình hình thị trường du lịch nước ngoài và khách quốc tế gần như không thể khai thác được, thì thị trường du lịch nội địa cũng giảm xuống khá đáng kể nhưng vẫn có thể khai thác và đang trở thành chủ lực trong phục hồi của ngành du lịch Việt Nam. Những khó khăn chồng chất đã buộc ngành
  • 11. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 10 Du lịch phải chuyển hướng tập trung khai thác và phát triển du lịch nội địa, nhờ đó trở thành giải pháp cứu cánh cho doanh nghiệp lữ hành tồn tại trong giai đoạn dịch bệnh. Ngành Du lịch đã 2 lần phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa; lần thứ nhất vào tháng 5/2020 với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam và lần thứ hai vào tháng 9/2020 với chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”. Chương trình kích cầu du lịch nhận được sự hưởng ứng tích cực của các địa phương, doanh nghiệp và người dân. Việc kích cầu du lịch nội địa đã tạo ra xu hướng chuyển dịch mới, lan tỏa cảm hứng khám phá Việt Nam an toàn và hấp dẫn, đem lại những đóng góp thiết thực cho quá trình khôi phục kinh tế : Nhiều khách du lịch trong nước lần đầu tiên được trải nghiệm, khám phá các điểm du lịch hàng đầu và nhiều địa điểm chưa được biết đến của Việt Nam chỉ với mức chi phí trung bình khá; các cơ sở vui chơi giải trí, các hoạt động mua sắm đều được kích hoạt; các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoạt động trở lại, từ đó giải quyết công ăn việc làm cho một lượng nhất định người lao động… Mặc dù sự hồi sinh của du lịch trong nước có thể chưa đủ để thúc đẩy hoạt động của toàn bộ ngành du lịch nhưng nó có thể giữ chân các doanh nghiệp nhỏ hoạt động và kích thích nền kinh tế địa phương, làm giảm tác động tiêu cực của dịch bệnh tới nền kinh tế nói chung cho đến khi du lịch quốc tế hoạt động trở lại. 1.4. Xu hướng trong tiêu dùng du lịchvà các giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam hiện nay. ➢ Xu hướng trong tiêudùng du lịch Đặc điểm Trước Covid 19: ● Giao lưu, hội họp ● Du lịch wellness, xu hướng mới ● Du lịch nước ngoài ● Kinh doanh khách sạn chịu ảnh hưởng của yếu tố thời vụ (mùa cao điểm, thấp điểm). Trong Covid 19: ● Giãn cách xã hội ● Ưu tiên các loại hình du lịch hướng đến cân bằng sức khỏe ● Du lịch trong nước ● Ngoài yếu tố mùa vụ, kinh doanh khách sạn còn chịu thêm ảnh hưởng từ các sự kiện như khủng hoảng, dịch bệnh. Xu hướng hiện nay: COVID-19 làm thay đổi toàn bộ hành vi tiêu dùng cũng như nhu cầu của khách du lịch. Việc tập trung khắc phục các thiệt hại về vật chất cũng như nâng cao về chất lượng chuyên môn người làm du lịch rất được quan tâm, cùng với đó là định hình lại chính sách phát triển du lịch, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới
  • 12. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 11 mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh du lịch trong thời gian tới. 1) Du lịch wellness, sinh thái: đặt yếu tố sức khỏe lên hàng đầu. 2) Xu hướng du lịch dịch chuyển từ nhu cầu du lịch quốc tế sang nhu cầu du lịch nội địa. Xuất phát từ lệnh hạn chế đi lại quốc tế và ở tại Việt Nam, cùng với sự hoài nghi về tính an toàn và chi phí y tế của điểm đến ngoài nước cộng với tâm lý muốn được đi lại, giao lưu của con người khi bị hạn chế di chuyển, sự kìm nén về sự khám phá và sự hạn hẹp về tài chính, du lịch nội địa sẽ là lựa chọn của rất nhiều du khách Việt Nam và các nước trên thế giới. 3) Xu hướng staycation: sử dụng sản phẩm du lịch trọngói, các gói (combo) thiết kế sẵn dành cho các nhóm nhỏ hoặc du lịch gia đình cũng sẽ là một trong những lựa chọn tối ưu của du khách. Hay nói cách khác, loại hình đi du lịch tự do dùng những sản phẩm combo đến những điểm gần sẽ phát triển. 4) Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, internet để tìm hiểu kỹ hơn trước chuyến đi. Với diễn biến khó lường của dịch bệnh, khách du lịch thông qua các sản phẩm từ công nghệ tiên tiến hiện nay được các nhà mạng cũng như các nhà làm công nghệ cung cấp để đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc tìm hiểu thông tin trước khi quyết định chuyến đi hay đặt dịch vụ cho kỳ nghỉ, cũng như thanh toán trực tuyến qua các phần mềm tài chính. Họ thu thập nhiều hơn thông tin về điểm đến, dịch vụ, các biện pháp đảm bảo an toàn… Để ra quyết định, thanh toán sản phẩm du lịch đã lựa chọn. Bên cạnh đó, một số du khách cũng thông qua các ứng dụng trực tuyến để khám phá trước điểm đến bằng cách thông qua bạn bè, người thân, các công ty, nhà cung cấp dịch vụ du lịch phát trực tiếp để thoả mãn trí tò mò cũng như muốn xem thực tại hình ảnh của điểm đến khi mà chưa thể đi du lịch đc… 5) Xu hướng du lịch được linh hoạt trong sử dụng dịch vụ. Vào thời điểm hiện tại, việc doanh nghiệp có các lựa chọn đa dạng, có chính sách linh hoạt sẽ nhận được nhiều quan tâm của khách du lịch. Những chính sách này sẽ đóng vai trò quan trọng trong quyết định đặt chỗ nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong chuyến du lịch. 6) Xu hướng du lịch gần, ngắn ngày, theo nhóm nhỏ hoặc gia đình, tới những vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, khu vực ít người. Đây là xu hướng phổ biến xuất hiện trong thời gian gần đây để bảo đảm an toàn cho du khách và người thân trong quá trình du lịch. Vì vậy, đây là cơ hội cho các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo có cơ hội thúc đẩy thu hút khách du lịch và đẩy nhanh hoạt động du lịchphát triển. ➢ Giải pháp phát triểnkinh doanh lữ hành tại Việt Nam hiện nay Một là, hỗ trợ về tài chính và áp dụng cơ chế miễn, giảm, giãn nộp thuế và hạ lãi suất, giãn nợ, khoanh nợ cho doanh nghiệp, cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành rất cần Chính phủ hỗ trợ tài chính thông qua việc nới lỏng điều kiện cho
  • 13. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 12 vay trong gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được tiếp cận và vay gói hỗ trợ trả lương cho người lao động. Doanh nghiệp lữ hành rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của Nhà nước do đặc thù không có tài sản cố định có giá trị lớn để thế chấp tại các ngân hàng, ngay cả khi có tài sản thế chấp cũng khó vay vốn. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Đây là giải pháp mang tính tích cực, tạo ra tiền đề để doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ có thể ổn định lâu dài trong thời đại của dịch Covid-19. Chính quyền địa phương cần xem xét hỗ trợ cắt giảm chi phí đối với tiền vé, phí, lệ phí cho các hoạt động du lịchnhư miễn vé vào các điểm tham quan... nhằm tạo điều kiện thu hút khách du lịch. Miễn giảm các khoản đóng góp bảo hiểm y tế và xã hội cho doanh nghiệp du lịch. Hai là, triển khai thí điểm đón khách du lịch nội địa ở một số vùng, địa phương. Các doanh nghiệp lữ hành cần chủ động sáng tạo các chương trình du lịch mới, đa dạng để thúc đẩy thu hút khách du lịch nội địa. Thị trường khách nội địa cần được xác định là giải pháp ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới. Để tạo nên sự hấp dẫn du lịch nội địa, cần có giải pháp đồng bộ từ việc tổ chức các hoạt động quảng bá, thúc đẩy du lịch nội địa, tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành những chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch Việt Nam. Sớm mở lại và tăng cường các chuyến bay nội địa cũng như các phương tiện vận tải khác đến các điểm du lịch chính đảm bảo các điều kiện an toàn cho khách du lịch và người dân tại các điểm đến, khu, điểm du lịch. Việc này vừa giúp lưu thông ngành giao thông - mạch máu của nền kinh tế vừa tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch nội địa khôi phục. Nguyên tắc cơ bản của chương trình quảng cáo là bảo đảm an toàn cho du khách, giảm giá các dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả du khách có điều kiện đi du lịch, giảm giá nhưng không giảm chất lượng dịch vụ; tăng thêm dịch vụ bổ sung nhưng không tăng giá để bảo đảm hấp dẫn cho du khách. Ngoài chuyện giảm giá, làm phong phú chương trình du lịch, các dịch vụ ẩm thực cũng cần được làm mới bởi tâm lý người Việt rất thích được thưởng thức ẩm thực đặc trưng, khác biệt ở các vùng miền. Khi khôi phục được du lịch nội địa, các hoạt động sẽ liên tục tạo việc làm, thu nhập, tạo sự lan tỏa cho nền kinh tế. Ba là, đẩy mạnh quảng cáo du lịch bằng công nghệ số, giảm dần việc tham gia các hội chợ du lịch, roadshow. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số là một trong những giải pháp quan trọng, nhất là khi đại dịch COVID-19 diễn ra đã khiến việc sử dụng thiết bị di động và công cụ số càng trở nên thiết yếu. Thời gian tới, cần đầu tư nhiều hơn vào giải pháp truyền thông số cho các phương án truyền thông xúc tiến du lịch, thay cho các kênh quan hệ công chúng truyền thống, như: roadshow, hội chợ… cho phù hợp với xu hướng thị trường du lịch trong tình hình mới. Các công ty đại lý lữ hành trực tuyến cần đẩy mạnh cung cấp dịch vụ đặt vé qua tin nhắn hoặc các nền tảng mạng xã hội để tăng khả năng thâm nhập thị trường. Những giải pháp và chính sách cho phép khách hàng có sự lựa chọn và
  • 14. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 13 kiểm soát lịch trình của mình sẽ giúp xây dựng niềm tin và sự tin tưởng về lâu dài – vốn là điều kiện cần thiết để sớm kéo du khách trở lại. Bốn là, triển khai quản lý quan hệ khách hàng - CRM (Customer Relation Management) trên nền tảng công nghệ số. Để thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng và khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp lữ hành cần triểnkhai CRM với mục tiêu như sau: ● Nắm chắc hành trình của khách du lịch; ● Đưa ra ưu đãi tốt nhất theo thời kỳ cụ thể và nhu cầu của khách du lịch; ● Tạo ra các chiến dịch tiếp thị có lợi nhuận và có mục tiêu; ● Quản lý các khiếu nại của khách du lịch; ● Hiểu được trải nghiệm của khách du lịch; Năm là, các doanh nghiệp lữ hành cần đầu tư đa dạng sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch mới. Ưu tiên các giải pháp sáng tạo trong phát triển sản phẩm du lịch bền vững, thân thiện với môi trường, đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất để cạnh tranh với các địa phương khác trong khu vực. Cuối cùng, cần đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế. Ngành du lịch cần tiếp tục mở rộng sự kết nối với các doanh nghiệp lữ hành trong cả nước, nhất là các đơn vị đầu mối ở trung tâm Thủ đô, các thành phố lớn để thu hút khách du lịch đến các vùng, địa phương trên cơ sở tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn cho khách du lịch và người dân tại điểm đến trong thời điểm dịch covid hiện nay. Chương 2. Thiết kế và xây dựng kế hoạch thực hiện tour du lịch 2.1. Thiết kế tour du lịch Nhật Bản – AOMORI – FUKUSHIMA – IWATE. 2.1.1. Giới thiệu du lịch Nhật Bản – đất nước “Mặt trời mọc” luôn hấp dẫn du khách bởi sự hài hòa giữa văn hóa đậm chất phương Đông với phồn hoa của văn minh hiện đại. Còn gì tuyệt vời hơn một lần trong đời được ngắm nhìn những cánh hoa anh đào, băng qua con đường đầy màu sắc của mùa lá đỏ, thưởng thức nét truyền thống văn hóa cũng như tinh hoa ẩm thực của đất nước Nhật Bản. Đến với tour du lịch Nhật Bản – Aomori – Fukushima - Iwate, ta có thể kể đến các địa điểm nổi tiếng: Bảo tàng Nebuta warasse là một bảo tàng độc đáo của thành phố Aomori đặc trưng bởi những thanh kim loại màu đỏ bao bọc tòa nhà. Bảo tàng còn là nơi tổ chức lễ hội Nebuta và triển lãm các đồ vật liên quan. Lễ hội Aomori Nebuta có lịch sử hơn 300 năm và đã được công nhận là tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng của Nhật Bản. Rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu về đây để tham dự lễ hội diễn ra từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 8 hàng năm, và vào ngày cuối cùng (ngày 7 tháng 8), những chiếc đèn lồng lớn sẽ được đặt trên những con thuyền và diễu hành trên mặt biển trong khi pháo hoa thắp sáng bầu trời đêm. Là một địa điểm du lịch yêu thích, Bảo tàng Nebuta WARASSE là nơi
  • 15. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 14 du khách có thể trải nghiệm nét quyến rũ độc đáo của Lễ hội Nebuta ở Aomori trong suốt cả năm. (Nguồn: AMZ tour) Fukushima là địa điểm du lịch Nhật Bản mới và nổi bật tại xứ sở hoa anh đào. Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, du lịch Fukushima chào đón du khách nồng nhiệt với hàng loạt những khung cảnh thơ mộng. Cùng với đó là những trải nghiệm hết sức đặc biệt mang đậm nét văn hóa Nhật Bản truyền thống. Hồ ngũ sắc Goshiki-numa: có rất nhiều cái tên được đặt cho hồ nước này như hồ nước xanh, hồ xanh ngọc bích, hồ ngọc lục bảo … Dù là bất cứ tên gọi nào, hồ nước Goshiki-numa vẫn mang một dáng vẻ thơ mộng nhưng không kém phần thanh thoát và đặc sắc. (Nguồn: fukushima.travel) Lí giải vì sao hồ nước xanh Goshiki-numa lại có tên gọi là hồ ngũ sắc. Vì khi đến đây bạn sẽ nhận thấy được đa sắc thái của trời đất, cây cối, màu nước và các cảnh vật hòa
  • 16. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 15 chung. Do dung nham của núi lửa chảy xuống và tích tụ qua thời gian khiến cho màu nước của hồ chuyển sang màu xanh ngọc đặc sắc. Làng cổ Ouchijuku: Tản bộ xung quanh vùng Ouchi-juku, Tỉnh Fukushima sẽ cho bạn cảm giác như đang đi lội ngược dòng về quá khứ, đưa chúng ta trở về những năm tháng huy hoàng của thời Edo. Ngôi làng biệt lập này tự hào với những ngôi nhà mái tranh và những con đường mòn tự nhiên khiến bạn cảm thấy bản thân đang sống cùng thời với những con người của hàng trăm năm về trước. Ẩn mình trong những ngọn núi phía tây nam của Fukushima, Ouchi-juku là một địa điểm tuyệt vời để ghé thăm nhờ vào nét quyến rũ và lịch sử độc đáo của nó. Bên cạnh không gian truyền thống thì còn có cả những lễ hội đặc sắc chỉ có vào mùa tuyết rơi như: lễ hội đèn lồng tuyết, múa yosakoi… (Nguồn: fukushima.travel) Đền Takayama Inari jinja được ông Ando (trong một gia đình có quyền lực thời Kamakura - Muromachi) xây dựng ở ngay giữa núi Byobu yama và sau đó đã được tu chỉnh lại vào thời Edo. Từ đây ta có thể nhìn thấy núi Iwaki, hồ Jusando và biển Nhật Bản. Đền Takayama thờ thần Inari – vị thần tượng trưng cho sự phì nhiêu của gạo, trà và sake, sự thịnh vượng và thành công chung của thế gian. Con đường dẫn đến nơi thần cư ngụ ở đền Takayama bao gồm 202 cánh cổng torii màu đỏ son nối đuôi nhau (tính đến thời điểm tháng 5/2018). Ngoài ra, theo như trong truyền thuyết thì Thần Inari còn là vị thần của loài cáo. Khi hiện thân, đi kèm bên cạnh thần thường là một con hồ ly màu trắng. Có lẽ vì lý do này mà ở tất cả các đền thờ Thần Inari đều có biểu tượng của hồ ly cột khăn đỏ đứng canh gác.
  • 17. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 16 (Nguồn: AMZ tour) Thành Hirosaki – được xây dựng vào năm 1611. Còn lại được gọi là thành Takaoka. Tổng diện tích khoảng 492.000 m2. Ngoài các công trình và đài quan sát được xây dựng vào thời Edo (1603-1868) đangđược công nhận là di sản văn hóa quan trọng, thì tàn tích của thành trì cũng được công nhận là di chuyển lịch sử quốc gia. Bên trong công viên Hirosaki có trồng 2600 cây hoa anh đào, có rất nhiều người biết đến, nơi đây được bình chọn trong danh sách "100 công viên đô thị của Nhật Bản" và "100 địa chỉ nổi tiếng về hoa anh đào”. Ở công viên Hirosaki, hàng năm đều có tổ chức rất nhiều lễ hội như "Lễ hội hoa anh đào" vào mùa xuân, "Lễ hội lá đỏ và hoa cúc" vào mùa thu, "Lễ hội Yuki toro" vào mùa đông. 2.1.2. Lịch trình chi tiết Thời gian Sự kiện Ngày 1: TP.Hà Nội - AOMORI 21:00 Đoàn tập chung tại sân bay quốc tế Nội Bài. HDV đón khách và làm thủ tục cho chuyến bay HAN/AOJ 02:00/09:30 đi Aomori – Nhật Bản của nhãn hàng không Vietjet air. Ngày 2: AOMORI - IWATE 09:30 Máy bay hạ cánh tại sân bay Aomori, đoàn làm thủ tục nhập cảnh Nhật Bản. Xe và HDV đưa đoàn di chuyển đi tham quan: 1) Bảo tàng Nebuta Warasse 2) Khu trượt tuyết IWATE KOGEN (bao gồm vé vào cổng, không bao gồm dụng cụ chơi trượt tuyết) 3) Ăn tối tại nhà hàng địa phương hoặc trong khách sạn. Nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi. Thư giãn tắm Onsen.
  • 18. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 17 Ngày 3: Iwate – Fushikuma Sau khi ăn sáng, đoàn di chuyển đi Fukushima, tham quan: 1) Hồ ngũ sắc Goshikinuma 2) Tham quan nông trại dâu, thưởng thức trái cây ngay tại vườn 3) Đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng. Sau đó di chuyển về khách sạn. Quý khách ăn tối tại nhà hàng địa phương, di chuyển về khách sạn nhận phòng và nghỉ ngơi. Ngày 4: Fukushima – Iwate Sau khi ăn sáng, đoàn di chuyển đi tham quan: 1) Làng cổ Ouchijuku 2) Đền thờ Takakura-jinja 3) Đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng. Nghỉ đêm tại khách sạn Ngày 5: Fukushima – Aomori Sau khi ăn sáng, đoàn di chuyển đi tham quan: 1) Mua sắm tại Aeon Mall Morioka tự do ăn trưa tại Aeon Mall 2) Tham quan đền Takayama Inari jinja 3) Ngắm hoa tuyết tại khuôn viên thành Hirosaki Ngày 6: Aomori – Hà Nội Sau khi ăn sáng, đoàn di chuyển đi tham quan: 1) Chinh phục núi Hakkoda bằng cáp treo 2) Ăn trưa tại nhà hàng địa phương. Đưa quý khách ra sân bay Aomori làm thủ tục về lại VN AOJ/HAN 17:50/22:40. Kết thúc chuyến tham quan. 2.2. Bán tour. ✔ Giá tour du lịch được tính bằng VNĐ (Đồng VIệt Nam) ✔ Giá tour chỉ bao gồm những khoản được liệt kê trong phần “Bao gồm” trong chương trình tour. Công ty không có nghĩa vụ thanh toán bất cứ chi phí nào không nằm trong phần “Bao gồm”. ✔ Giá trọn gói/khách (áp dụng cho Đoàn từ 30 khách trở lên) Đối tượng: ● Người lớn (từ 12 tuổi trở lên): 22.490.000 đ ● Trẻ em (từ 6 đến 11 tuổi, ngủ ghép cùng với bố mẹ): 20.990.000 đ ● Trẻ em (từ 0 đến 2 tuổi, ngủ ghép cùng với bố mẹ): 18.990.000 đ Phí phòng đơn/đêm: 1.500.000 đ/đêm. 2.3. Thực hiện tour Trong quá trình thực hiện tour du lịch bên công ty phải cung cấp đầy đủ dữ liệu, giấy tờ cần thiết cho hướng dẫn viên tour du lịch từ tên và số lượng hành khách mình sẽ phải
  • 19. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 18 dẫn tour. Bắt đầu chuyến đi sẽ khi tiếp nhận hành khách rồi khởi hành từ Sân bay quốc tế Nội Bài đến sân bay Nhật Bản trong suốt quá trình bay luôn bảo đảm yêu cầu hành khách đã đầy đủ hết giấy tờ cần thiết khi xuất nhập cảnh để đến Nhật Bản một cách trọn vẹn. Để bắt đầu hành trình khám phá Nhật Bản- Đất nước “Mặt Trời Mọc” di chuyển trên xe du khách sẽ đến AOMORI đầu tiên. Đặt vấn đề và hướng giải quyết: ➢ Ngày đầu tiên: Chuyến đi bị ảnh hưởng bởi thời tiết khi du khách đếnđịa điểm tham quan trong quá trình đó hướng dẫn viên đã phải đổi địa điểm hoạt động cho du khách. Và hướng dẫn viên báo về khách sạn đoàn sẽ đến nhận phòng muộn hơn dự kiến. ➢ Ngày 3 khách hàng dùng bữa ăn tại khách sạn và bị dị ứng với thực phẩm. Bên khách sạn phải xin lỗi khách và trong quá trình khách bị dị ứng người hướng dẫn viên sẽ thực hiện kiểm tra và sơ cứu tạm thời cho hành khác đó, bên khách sạn điều xe đưa người bị dị ứng đến bệnh viện gần nhất trong địa điểm đó. Trong quá trình hành khách di chuyển đến khu tham quan hướng dẫn viên sẽ phải giới thiệu qua địa điểm đó có đặc sắc để du khách có thể tìm hiểu và biết đến. Khi dừng chân tại địa điểm đầu tiên hướng dẫn viên sẽ đưa khách thăm quan qua các khu nổi tiếng và khung cảnh đẹp ở nơi đó để họ có những tấm hình đẹp. Kết thúc tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh. Đối với du lịch tại AOMORI – IWATE hướng dẫn viên có thể đưa thêm thông tin cho du khách trải nghiệm khu trượt tuyết. Đến với các ngày tiếp theo du khách sẽ được tự do trải nghiệm với các khu di tích làng cổ Ouchijuku, Đền thờ Takakura-jinja.v. v và các địa điểm khác. 2.4. Đánh giá kết quả thực hiện: Ưu điểm: Cung cấp các sản phẩm tour chất lượng đến với khách hàng. Giải quyết các vấn đề tình huống khéo léo nhanh gọn và kịp thời. Chuyến đi tạo cho khách được sự thoải mái căng tràn sức sống và sự khám phá trải nghiệm tuyệt vời. Dịch vụ vận chuyển: an toàn, tin cậy với chất lượng các phương tiện được bảo đảm kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Dịch vụ lưu trú: khách sạn, resort, homestay… có phòng nghỉ sạch sẽ, đầy đủ trang thiết bị, chất lượng dịch vụ và phục vụ tốt. Dịch vụ ăn uống: có sức chứa đủ cho đoàn khách, đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm, thực đơn hấp dẫn, có những món ăn đặc trưng vùng miền. Nhược điểm: Còn hạn chế thông tin về khách hàng. Chương 3 Đánh giá nhận thức thực tập lữ hành Quá trình thực tập nhận thức lữ hành giúp sinh viên học được rất nhiều điều không chỉ vậy còn nhận ra được khó khăn của ngành những thiếu sót của bản thân và cần làm gì để hoàn thiện bản thân giúp cho ngành nghề của mình ngày càng phát triển. Đồng thời giúp sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào công việc học hỏi được kinh nghiệm của
  • 20. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 19 giảng viên, của những người giảng dạy truyền đạt những kiến thức và kĩ năng. Ngoài việc vận dụng lý thuyết đã học vào trong thực tế thì chúng em đã học hỏi và rút ra nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ cho bản thân mình. Những hiểu biết về các công việc mà trước đây chúng em chưa được học ở trường. Như việc đưa đón khách tại sân bay. Nhân viên phải ở vị trí nào là đón hay tiễn, máy bay hạ cánh chậm, không tìm thấy khách, kẹt xe trên đường đón khách… Cùng với việc thiết kế tour. Chúng em mong lần thực tập tới sẽ được trải nghiệm thực tế và không phải học online. KẾT LUẬN Trên đây là toàn bộ nội dung của báo cáo thực tập tốt nghiệp vừa qua và một vài ý kiến cá nhân từ phía chúng em. Chúng em rất mong được sự tham gia đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô cho những điều còn thiếu sót, cần sửa chữa. Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô của Khoa Kinh tế & Quản lý đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em có điều kiện giao lưu và học tập với thầy cô bên doanh nghiệp lữ hành. Qua cơ hội được học tập và học hỏi với doanh nghiệp lữ hành. Chúng em đã tích lũy cho mình được những kinh nghiệm quý báu, làm hành trang kiến thức cho mình để chuẩn bị bước vào nghề. Qua khoảng thời gian thực tập nhận thức trực tuyến với công ty AMZ tour, chúng em đã rút ra được rất nhiều bài học cho bản thân. Bình tĩnh, kiên nhẫn, lắng nghe và thấu hiểu luôn là tiêu chí hàng đầu trong ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Để thành công trong công việc thì ngoài việc học lý thuyết chuyên môn thôi chưa đủ mà vẫn còn phải biết vận dụng những kiến thức đã học đó vào thực tế và áp dụng chúng tùy theo từng hoàn cảnh không cứng nhắc, thực dụng. Sau sáu buổi thực tập nhận thức vừa qua, chúng em đã biết thêm về cách tạo ra các sản phẩm tour du lịch và cách vận hành hướng dẫn tour khi thực hiện công việc của hướng dẫn viên du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Giáo trình tổng quan du lịch 2/ Bài giảng công ty AMZ tour 3/ Theo Tổng Cục Du Lịch - Viện nghiên cứu phát triển Du Lịch (ITRD)
  • 21. Báo cáo thực tập nhận thức lữ hành_D15QTDVDL&LH1-2_ Nhóm 9 20 ĐÁNH GIÁ ĐIỂM Số thứ tự Nội dung Tỷ trọng 1 Của doanh nghiệp 2 Của nhà trường