BÀI 9: TƯƠNG TÁC GEN – TƯƠNG TÁC ÁT CHẾ
I. KHÁI NIỆM
Là kiểu tương tác giữa các gen không alen trong đó sự biểu hiện của gen này lấn át sự biểu hiện
của gen kia trong quá trình hình thành nên 1 tính trạng.
II. VÍ DỤ
Ở củ hành gen A hình thành màu, gen lặn aa không hình thành màu (Át chế lặn).
Khi có mặt A thì B_ màu đỏ, bb màu vàng. Các gen nằm trên các NST khác nhau
đem lai giữa hai dòng thuần chủng là P: Hành củ màu đỏ x Hành củ màu trắng.
F1: 100% hành của màu đỏ
F2: 56,25% hành củ màu đỏ : 18,75% hành củ màu vàng : 25% hành
của màu trắng.
Biện luận viết sơ đồ lai từ P => F2.
III. CÁC KIỂU TƯƠNG TÁC ÁT CHẾ
Các kiểu
tương tác
AaBb x AaBb
AaBb x aabb
Aabb x aaBb
AaBb x Aabb
AaBb x aaBb
AaBb x AABb
AaBb x AaBB
12:3:1
9A-B- = 3A-bb ≠
3aaB- ≠ 1aabb
1A-B- = 1A-bb ≠
1aaB- ≠ 1aabb
+3A-B-=3A-bb ≠1aaB- ≠1aabb
+3A-B-=1A-bb≠ 3aaB ≠1aabb
+ 6A-B-=3A-bb
+ 6A-B-≠3aaB-
13:3
9A-B- = 3A-bb=
1aabb ≠ 3aaB-
1A-B-=1A-bb=
1aabb ≠ 1aaB-
+3A-B-=3A-bb = 1aabb ≠1aaB-
+3A-B-=1A-bb= 1aabb ≠3aaB-
+ 6A-B-=3A-bb
+ 6A-B-≠3aaB-
9:3:4
9A-B- ≠ 3A-bb ≠
3aaB- =1aabb
1A-B-≠1A-bb≠
1aaB-=1aabb
+3A-B-≠3A-bb=1aabb ≠1aaB-
+3A-B-≠ 1A-bb=1aabb ≠3aaB-
+ 6A-B-≠3A-bb
+ 6A-B-≠3aaB-
Bài 1:
Tạp giao chuột F1 với 3 chuột khác theo 3 phương thức lai, thu được kết quả sau:
Phép lai 1: Thế hệ lai phân li kiểu hình: 6 lông trắng : 3 lông nâu : 1 lông xám.
Phép lai 2: thế hệ lai phân li kiểu hình: 4 lông trắng : 3 lông nâu : 1 lông xám.
Phép lai 3: thế hệ lai phân li kiểu hình: 75% lông trắng : 18,75% lông nâu : 6,25%
lông xám.
Cho biết gen tồn tại trên NST thường. Biện luận viết sơ đồ lai phù hợp cho mỗi
phép lai.
Bài 2: Ở gà Lơgo, khi lai giữa bố mẹ đều thuần chủng, có kiểu hình lông trắng thu
được đời F1 100% gà lông trắng. F1 tiếp tục giao phốivới nhau, nhận được đời F2
439 gà lông trắng : 101 gà lông nâu. Biết gen quy định màu lông nằm trên nhiễm
sắc thể thường.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai chi phối phép lai trên.
2. Đem F1 lai phân tích sẽ thu được kết quả gì ?
Bài 3:
Ở bí ngô, màu vàng ở quả do gen B quy định, màu xanh do gen b quy định. Màu
sắc quả chỉ được biểu hiện lúc vắng mặt gen trội át chế A. Gen A và gen B nằm
trên 2 NST thường khác nhau. Xác định kiểu gen của P và F1 trong các phép lai sau
đây :
Phép lai 1: Quả vàng x Quả vàng => F1 : 3 vàng : 1 xanh.
Phép lai 2: Quả trắng x Quả xanh => F1 : 1 trắng : 1 xanh.
Phép lai 3: Quả trắng x Quả trắng => F1 : 12 trắng : 3 vàng : 1 xanh.
Phép lai 4: Quả vàng x Quả vàng => F1 : 100% quả vàng.
Phép lai 5: Quả trắng x Quả vàng => F1 : 4 trắng : 3 vàng : 1 xanh.
Phép lai 6: Quả trắng x Quả xanh => F1 : 2 trắng : 1 vàng : 1 xanh.
Bài 4:
Nghiên cứu sự di truyền của 2 tính trạng riêng rẽ ở gà là màu sắc lông và hình dạng
mào người ta thu được kết quả như sau :
* Về tính trạng màu lông :
Phép lai 1: Lông trắng x Lông nâu => F1 : 50% lông nâu : 50% lông trắng.
Phép lai 2: Lông nâu x Lông nâu => F1 : 3 lông nâu : 1 lông trắng.
Phép lai 3: Lông trắng x Lông trắng => F1 : 240 congồm cả gà lông trắng và lông
nâu. Trong đó có 45 lông nâu.
* Về tính trạng hình dạng mào:
Phép lai 4: Mào hoa hồng x Mào hạt đậu => F1 : 1 mào hạt đào : 1 hoa hồng : 1
hạt đậu : 1 hình lá.
Phép lai 5: Gà mào hạt đào x Mào hạt đào => F1 : 271 mào hạt đào : 92 hoa hồng :
91 hạt đậu : 31 hình lá.
a. Xác định sự di truyền chi phối mỗi tính trạng trên. Viết sơ đồ lai cho mỗi trường
hợp.
b. Với cả hai tính trạng đó, loài có thể xuất hiện tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, bao
nhiêu kiểu hình ?
Biết các gen quy định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.
BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN – TƯƠNG TÁC CỘNG GỘP
I. Khái niệm:
Khi các alen trội thuộc 2 hay nhiều locus gen tương tác với nhau theo kiểu
mỗi alen trội (bất kể locus nào) đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một
chút ít).
II. Ví dụ:
Tác động cộng gộp của 3 gen trội quy định tổng hợp sắc tố melanin ở người. KG
càng có nhiều gen trội thì khả năng tổng hợp sắc tố mêlalin càng cao, da càng đen.
Không có gen trội nào da trắng nhất.
* Tính trạng càng do nhiều gen tương tác quy định, thì sự sai khác về KH giữa các
KG càng nhỏ, và càng khó nhận biết được các kiểu hình đặc thù cho từng KG.
* Những tính trạng số lượng thường do nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng nhiều
của môi trường: sản lượng sữa, khối lượng gia súc, gia cầm, số lượng trứng gà.
III. CÁC KIỂU TƯƠNG TÁC CỘNG GỘP
Các kiểu
tương tác
AaBb x AaBb
AaBb x aabb
Aabb x aaBb
AaBb x Aabb
AaBb x aaBb
AaBb x AABb
AaBb x AaBB
15 : 1
9A-B- = 3A-bb
= 3aaB- ≠1aabb
1A-B-=1A-bb =
1aaB-≠1aabb
+3A-B-=3A-bb = 1aaB-
≠1aabb
+3A-B-= 1A-bb = 3aaB-
≠1aabb
+ 6A-B-≠3A-bb
+ 6A-B-≠3aaB-
Khi lai AaBb x AaBb thì đời sau
Thực chất tỷ lệ phân ly kiểu hình là: 1:4:6:4:1
Ví dụ: Ở một loài, chiều cao cây do 2 cặp gen không alen phân li độc lập cùng quy
định: Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen sẽ làm cho chiều giảm đi 2 cm. Cây cao nhất
có chiều cao 90 cm. Khi đem cây cao nhất lai với cây thấp nhất. Xác định tỷ lệ
phân ly kiểu gen và kiểu hình ở đời F2.
Sơ đồ lai
Bài 1:
Ở lúa mỗi gen trội làm cho cây cao hơn 5 cm so với gen lặn. Cây thấp nhất : 100
cm. Cây cao nhất : 120 cm. Trong một phép lai giữa cây cao nhất với cây thấp nhất
có F1 đồng loạt có chiều cao 110 cm. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có kiểu hình phân
li theo tỉ lệ:
1 có chiều cao 120 cm
4 có chiều cao 115 cm
6 có chiều cao 110 cm
4 có chiều cao 105 cm
1 có chiều cao 100 cm
a) Tìm quy luật di truyền chi phối sự hình thành tính trạng nói trên?
b) Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Bài 2: Ở một loài những cây thấp nhất có kiểu gen aabbddeevà cao 150 cm. Khi
cho lai hai dòng thuần chủng cao nhất và thấp nhất được conlai F1 có kiểu gen
AaBbDdEe. Hãy xác định phép lai F1 x F1:
a) Hãy cho biết các loại giao tử của F1. F2 gồm bao nhiêu tổ hợp giao tử của F1.
b) Có bao nhiêu kiểu gen ở F2? Hãy nêu công thức của sự phân li kiểu gen.
c) Hãy nêu cáchtính tỷ lệ xuất hiện một kiểu gen bất kì.
d) Giả sử mỗi gen trội làm cho cây cao thêm 1 cm, tìm chiều cao của các cây F2,
tính trạng đang xét thuộc loại tính trạng gì? So sánh số lượng kiểu hình trong
trường hợp của bài toán và trường hợp tuân theo quy luật Menđen.
Bài 3:
Ở ngô có 3 gen mỗi gen gồm có 2 alen phân li độc lập, tác động qua lại với nhau
để hình thành chiều cao cây. Cho rằng cứ mỗi alen trội làm cây lùn đi 20 cm.
Người ta tiến hành lai cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao 210 cm.
Hãy xác định:
a) Kiểu gen của cây cao nhất và cây thấp nhất.
b) Xác định chiều cao của cây thấp nhất.
c) Kiểu gen và chiều cao của cây F1.
d) Sự phân tính về kiểu gen và chiều cao của các cây F2.
Bài 4:
Khi lai giữa hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu gen nhận được F1
đồng loạt cây quả ngọt. Cho F1 tự thụ, thu được F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 93,75%
cây quả ngọt : 6,25% cây quả chua.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai chi phối phép lai trên.
2. Đem F1 đi giao phối với hai cây I và II chưa biết kiểu gen, thu được kết quả theo
hai trường hợp sau:
a) Trường hợp I: F2-I :xuất hiện 602 cây quả ngọt : 198 cây quả chua.
b) Trường hợp I: F2-II :xuất hiện 489 cây quả ngọt : 69 cây quả chua.
Xác định kiểu gen cây I, II và lập các sơ đồ lai.
BÀI 11: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I. Khái niệm:
Hiện tượng một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
II. Ví dụ:
Alen A quy định quả tròn, vị ngọt, alen a quy định quả bầu dục, vị chua.
Khi lai PT/C: Quả tròn, vị ngọt x Quả bầu dục, vị chua.
F1:
F2:
Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình của tác động đa hiệu của gen
tương tự như quy luật phân li của Menđen.
Các gen trong một tế bào không hoạt động độc lập, các tế bào
trong một cơ thể cũng có tác động qua lại với nhau vì cơ thể là một bộ máy
thống nhất.
III. Luyện tập tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Bài 1:
Ở một loài, khi đem lai hai cơ thể thuần chủng khác biệt nhau về hai cặp tính trạng
cây cao, quả tròn lai với cây thấp quả, bầu dục. Thu được đời F1 toàn cây cao, quả
tròn. Cho các cá thể F1 tự thụ, thu được F2 75% cây cao, quả tròn : 25% cây thấp,
quả bầu dục. Biết những cây cao chỉ có quả tròn. Những cây thấp chỉ có quả bầu
dục.
a. Biện luận, viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Cho các cây cao ở F2 đem giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Xác định tỷ lệ phân ly
kiểu hình ở đời F3.
Bài 2:
Cho cừu F1 có cùng kiểu gen giao phối với các cừu khác cho tỷ lệ kiểu hình ở đời
F2:
Phép lai 1: 7 lông trắng : 1 lông xám.
Phép lai 2: 5 lông trắng : 3 lông xám.
Phép lai 3: 13 lông trắng : 3 lông xám.
Cho biết gen tồn tại trên NST thường.
a. Biện luận viết sơ đồ lai phù hợp cho mỗi phép lai.
b. Đem các cá thể lông xám tạo ra từ phép lai 3 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Xác
định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở đời F3 có thể tạo ra.
Bài 3:
Cho chuột F1 tạp giao với các chuột khác trong ba phép lai sau :
- Phép lai 1: được thế hệ lai F2 phân li theo tỉ lệ 6 chuột có màu lông trắng : 1 chuột
có màu lông nâu : 1 chuột có màu lông xám.
- Phép lai 2: được thế hệ lai F2 phân li theo tỉ lệ 4 chuột có lông trắng : 3 chuột có
màu lông nâu : 1 chuột có màu lông xám.
- Phép lai 3: được thế hệ lai F2 phân li theo tỉ lệ 12 chuột có màu lông trắng : 3
chuột có màu lông nâu : 1 chuột có màu lông xám.
Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.
a. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai các trường hợp trên.
b. Đem các cá thể chuột có lông màu trắng ở F2 được tạo ra từ phép lai 3 giao phối
ngẫu nhiên với nhau. Hãy xác định tỷ lệ xuất hiện chuột lông màu xám được sinh
ra ở đời F3.
Bài 4:
Ở một loài. Khi cho hai cây hoa màu hồng giao phấn với nhau được F1. Cho F1 tiếp
tục giao phấn với nhau thì ở F2 thống kê kết quả của cả quần thể có tỉ lệ 9 Hoa
trắng : 6 hoa hồng : 1 hoa đỏ.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2. Cho các cây hoa màu hồng ở F2 tiếp tục giao phấn với nhau thì kết quả F3 sẽ như
thế nào về kiểu gen và kiểu hình?
BÀI 12. LUYỆN TẬP TƯƠNG TÁC GEN
Câu 1: Lai hai thứ bí quả tròn có tính di truyền ổn định, thu được F1 đồng loạt bí quả dẹt.
Cho giao phấn các cây F1 người ta thu được F2 tỉ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. Cho giao phấn 2 cây
bí quả dẹt ở F2 với nhau.Về mặt lí thuyết thì xác suất để có được quả dài ở F3 :
A. 1/81. B. 3/16. C. 1/16. D. 4/81.
Tỉ lệ dẹt : tròn : dài = 9 : 6 : 1 (dẹt : A-B- ; dài : aabb).
dẹt x dẹt → dài nên KG của 2 cây dẹt AaBb x AaBb (4/9 x 4/9).
phép lai trên cho dài 1/16.
→ XS chung = 4/9.4/9.1/16 = 1/81.
Câu 2: Ở một loài cây, màu hoa do hai cặp gen không alen tương tác tạo ra. Cho hai cây hoa
trắng thuần chủng giao phấn với nhau được F1 toàn ra hoa đỏ. Tạp giao với nhau được F2 có
tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Khi lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ ở F2 cho tự thụ phấn thì xác suất để ở
thế hệ sau không có sự phân li kiểu hình là :
A. 9/7. B. 9/16. C. 1/3. D. 1/9.
9(A-B-) để không có sự phân tính thì KG phải là AABB = 1/9.
Câu 3: Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và
chịu tác động cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm
5cm. Người ta cho giao phấn cây cao nhất có chiều cao 190Cm với cây thấp nhất,được F1 và
sau đó cho F1 tự thụ. Nhóm cây ở F2 có chiều cao 180 cm chiếm tỉ lệ :
A. 28/256. B. 56/256. C. 70/256. D. 35/256.
Cây cao 180cm có 6 alen trội→ tỉ lệ = 6
8C /28 = 28/256.
Câu 4: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng
được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3
cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2. Xác suất để có
được 3 cây hoa đỏ trong 4 cây conlà bao nhiêu ?
A. 0,31146. B. 0,177978. C. 0,07786. D.
0,03664.
BL:
P : AABB x aabb → F1 AaBb (đỏ)
F1 : AaBb x aabb → 1 đỏ : 3 trắng
F1 tự thụ → F2 : 9/16 đỏ : 7/16 trắng
1. Xác suất để có được 3 cây hoa đỏ trong 4 cây con = (9/16)3.(7/16) 1
4C = 0,31146.
Câu 5: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng
được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3
cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2. Cho các cây F2 tự
thụ, xác suất để F3 chắc chắn không có sự phân tính :
A. 3/16. B. 7/16. C. 9/16. D.1/2.
BL:
F2 tự thụ → 9 KG trong đó có 6 KG khi tự thụ chắc chắn không phân tính là :
1AABB ; 1Aabb ; 2Aabb ; 1aaBB ; 2aaBb ; 1aabb tỉ lệ : 8/16 = 1/2.
Câu 6: Ở một loài, màu sắc hoa do ahi cặp gen không alen Aa và Bb quy định.
Cho cây có hoa trắng tự thụ phấn được F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó cây hoa
trắng chiếm tỉ lệ 75%. Trong số những cây hoa trắng ở F1, loại cây không thuần
chủng chiếm tỉ lệ
A. 4/9 B. 1/6 C. 5/6 D. 2/9
Câu 7: Ở một loài thực vật, cho giao phấn cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ
thuần chủng được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có
tỷ lệ: 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa trắng ở F2 giao phối
ngẫu nhiên. Theo lí thuyết cây hoa đỏ ở F3 chiếm tỷ lệ
A. 15/36. B. 18/49. C. 8/49. D. 8/36.
Câu 8: Ở một loài thực vật tính trạng chiều cao của cây do 2 gen không alen A và
B tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen thêm một alen trội thì chiều cao cây tăng
10cm. Khi trưởng thành cây thấp nhất có kích thước 100cm. Cho cây F1 dị hợp 2
cặp gen tự thụ phấn, quá trình giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết, cây có
chiều cao 120cm ở đời F2 chiếm tỷ lệ:
A.37,5%. B. 6,25%. C. 50%. D. 25%.
Câu 9: Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định
màu sắc hạt, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt
đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đều cho hạt
không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:
- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây hạt có
màu;
- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có
màu.
Kiểu gen của cây (P) là
A. AABbRr. B. AaBBRr. C. AaBbRr. D. AaBbRR.
Câu 10:Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B
tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho
kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho
kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d
quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định
thân cao. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aabbDd cho đời con có kiểu hình
thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ
A. 6,25 %. B. 18,75 %. C. 56,25 %. D. 25 %.