SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 51
Downloaden Sie, um offline zu lesen
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LẠI TIẾN DĨNH
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận
văn là trung thực và được trích dẫn đầy đủ nguồn tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Người viết
Nguyễn Thị Kim Ngân
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
Mở đầu.....................................................................................................................1
Chương 1: Tổng quan về phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương
mại............................................................................................................................ 5
1.1. Tổng quan về tín dụng tiêu dùng ................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm tín dụng tiêu dùng...................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng................................................................. 5
1.1.3. Các hình thức của tín dụng tiêu dùng.......................................................... 7
1.1.4. Vai trò của tín dụng tiêu dùng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội.... 10
1.1.4.1. Đối với người tiêu dùng......................................................................... 10
1.1.4.2. Đối với ngân hàng thương mại............................................................... 10
1.1.4.3. Đối với nền kinh tế ................................................................................ 10
1.2. Phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại ........................ 11
1.2.1. Khái niệm về phát triển tín dụng tiêu dùng................................................ 11
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tín dụng tiêu dùng .............................. 12
1.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tín dụng tiêu dùng theo chiều rộng .. 12
1.2.2.2 . Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tín dụng tiêu dùng theo chiều sâu ... 13
1.2.3. Ý nghĩa của việc phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại.. 14
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân
hàng thương mại................................................................................................. 14
1.2.4.1. Những nhân tố từ phía ngân hàng thương mại....................................... 14
1.2.4.2. Những nhân tố từ phía khách hàng........................................................ 17
1.2.4.3. Những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội ............................. 18
Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thương Tín (VietBank)................................................................................ 21
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín......................... 21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển VietBank............................................. 21
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VietBank giai đoạn 2009-2012 ........ 23
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn........................................................................ 23
2.1.2.2. Tình hình huy cho vay .......................................................................... 25
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh............................................................... 28
2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay............. 29
2.2.1. Sự cần thiết mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng .................................. 29
2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại...... 32
2.3. Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank............................ 34
2.3.1. Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của VietBank ........................................ 34
2.3.2. Quy trình tính dụng tiêu dùng tại VietBank............................................... 36
2.3.3. Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank ............................. 38
2.3.3.1. Qui mô tín dụng tiêu dùng...................................................................... 38
2.3.3.1. Cơ cầu dư nợ tín dụng tiêu dùng ............................................................ 41
2.3.3.3. Doanh số cho vay – thư nợ tín dụng tiêu dùng ....................................... 46
2.3.3.4. Nợ xấu tín dụng tiêu dùng...................................................................... 48
2.3.3.5. Lợi nhuận tín dụng tiêu dùng ................................................................. 49
2.3.3.6. So sánh dư nợ tín dụng tiêu dùng của VietBank và một số NHTM......... 51
2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank ............ 52
2.4.1. Kết quả đạt được....................................................................................... 52
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 54
2.4.2.1. Những hạn chế...................................................................................... 54
2.4.2.2. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế .......................................... 55
2.5. Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển tín dụng tiêu dùng
tại các ngân hàng thương mại.......................................................................... 59
Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thương Tín .......................................................................................... 64
3.1. Định hướng phát triển tín dụng tiêu dùng tại VietBank........................ 64
3.2. Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại VietBank........................... 65
3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách tín dụng tiêu dùng ..................................... 65
3.2.2. Nhóm giải pháp về quy trình đối với tín dụng tiêu dùng............................ 69
3.2.3. Chú trọng nâng cao chất lượng và đạo đức đội ngũ nhân viên................... 71
3.2.4. Hoàn thiện và phát triển các dịch vụ và sản phẩm tín dụng ....................... 73
3.2.5. Công tác quản lý nợ và xếp hạng tín dụng khách hàng vay tiêu dùng........ 75
3.2.6. Các giải pháp về mạng lưới kênh phân phối và công nghệ ngân hàng ....... 76
3.2.7. Nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm và quảng bá thương hiệu của
VietBank ............................................................................................................ 78
3.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 80
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ Ngành có liên quan ........................... 80
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước..................................................... 82
Kết luận.................................................................................................................. 86
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KH: khách hàng
NH: Ngân hàng
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
TCTD: Tổ chức tín dụng
TDTD: Tín dụng tiêu dùng
TSĐB: Tài sản đảm bảo
VIETBANK: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn VietBank giai đoạn 2009-2012................. .......23
Bảng 2.2: Tình hình cho vay của VietBank giai đoạn 2009-2012...........................25
Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn VietBank giai đoạn 2009-2013............................27
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh VietBank giai đoạn 2009 – 2012............28
Bảng 2.5: Dư nợ TDTD tại VietBank giai đoạn 2009-2012 ...................................38
Bảng 2.6: Số lượng KH vay tiêu dùng tại VietBank giai đoạn 2009-2012..............39
Bảng 2.7: Dư nợ TDTD trên tổng dư nợ VietBank giai đoạn 2009-2012 ...............40
Bảng 2.8: Dư nợ TDTD VietBank theo kỳ hạn vay giai đoạn 2009-2012 ..............41
Bảng 2.9: Dư nợ TDTD VietBank theo sản phẩm giai đoạn 2009-2012.................42
Bảng 2.10: Dư nợ TDTD VietBank theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2009-2012 .....44
Bảng 2.11: Doanh số TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012 .................................46
Bảng 2.12: Doanh số thu nợ gốc TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012................47
Bảng 2.13: Nợ xấu TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012.....................................48
Bảng 2.14: Lợi nhuận từ TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012............................50
Bảng 2.15: Dư nợ TDTD tại một số NHTM năm 2012..........................................51
Bảng 2.16: Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển TDTD tại các
NHTM...................................................................................................................60
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.2: Mô hình cơ cấu tổ chức của VietBank ..................................................22
Biểu đồ 2.1: Vốn huy động VietBank giai đoạn 2009-2012...................................24
Biểu đồ 2.2: Vốn huy động VietBank theo loại KH giai đoạn 2009-2012..............25
Biểu đồ 2.3: Dư nợ VietBank giai đoạn 2009-2012 ...............................................26
Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn VietBank giai đoạn 2009-2012 .......................................27
Biểu đồ 2.5: GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2005-2012..........29
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dân số Viêt Nam giai đoạn 2009-2012...................................30
Biểu đồ 2.7: Thu nhập và chi tiêu cho đời sống bình quân/tháng của một cư dân
thành thị giai đoạn 2002-2010 ...............................................................................30
Biểu đồ 2.8: Dư nợ TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012 ................................40
Biểu đồ 2.9: Dư nợ TDTD VietBank theo kỳ hạn vay giai đoạn 2009-2012 ..........41
Biểu đồ 2.10: Dư nợ TDTD VietBank theo sản phẩm giai đoạn 2009-2012...........44
Biểu đồ 2.11: Dư nợ TDTD VietBank theo TSĐB giai đoạn 2009-2012................45
Biểu đồ 2.12: Doanh số TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012 .............................46
Biểu đồ 2.13: Doanh số thu nợ gốc TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012............48
Biểu đồ 2.14: Nợ xấu TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012.................................49
Biểu đồ 2.15: Lợi nhuận từ TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012........................50
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Đa dạng hoá là một xu hướng tất yếu của sự phát triển trong hoạt động kinh
doanh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Đặc biệt trước những yêu cầu
mới của cạnh tranh và hội nhập kinh tế, các ngân hàng phải không ngừng phát triển
và tìm kiếm những hướng đi mới phù hợp để vừa có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng vừa tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Các NHTM Việt Nam hiện nay đã và đang phát triển nhiều hình thức huy
động cũng như cho vay. Tuy nhiên hoạt động cho vay vẫn chủ yếu ở các lĩnh vực
truyền thống mà chưa chú ý nhiều đến mảng tín dụng tiêu dùng, trong khi trên thế
giới tín dụng tiêu dùng đã rất phát triển và trở thành một nguồn thu lớn cho các
ngân hàng. Việt Nam với gần 90 triệu dân, tỷ trọng dân cư thành thị ngày càng gia
tăng, kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến thu nhập của người dân được nâng cao đã
làm cho nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng tăng và vượt ra ngoài khả
năng tự có của họ dẫn đến nhu cầu vay mượn để tiêu dùng cũng tăng lên, điều này
đã tạo ra cho các NHTM một thị trường tín dụng tiêu dùng đầy tiềm năng.
Nắm bắt được nhu cầu đó của khách hàng cũng như nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín cũng đã triển khai mảng tín
dụng tiêu dùng từ năm 2009 với việc từng bước hoàn thiện quy trình, quy chế cho
vay nhằm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình thực hiện VietBank
đã cho thấy được những kết quả tích cực song vẫn còn tồn đọng nhiều khó khăn,
hạn chế làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của tín dụng tiêu dùng. Với những
lý do và thực tế như trên, việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục những khó
khăn nhằm phát triển tín dụng tiêu dùng tại VietBank một cách phù hợp và khoa
học là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu
“Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín”
với hy vọng sẽ mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển tín dụng tiêu dùng tại
VietBank.
2
2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
Hiện đã có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng tiêu dùng tại các
NHTM như:
- Tác giả Nguyễn Thị Xuân Thảo với đề tài “Giải pháp mở rộng tín dụng
tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tp.Hồ Chí
Minh” – Luận văn Thạc sĩ kinh tế năm 2007, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí
Minh.
- Tác giả Lê Minh Sơn với đề tài “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TPCP Ngoại Thương Việt Nam” – Luận văn Thạc sĩ kinh tế năm 2009,
Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
- Tuy nhiên hiện vẫn chưa có đề tài, công trình nào nghiên cứu về: “Phát
triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín”. Do đó việc
nghiên cứu đề tài này sẽ có ý nghĩa thực tiễn cho việc phát triển hoạt động tín dụng
tiêu dùng tại VietBank trong thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm ra những nguyên nhân gây ra những hạn
chế và từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín. Các mục tiêu cụ thể là:
- Tìm hiểu những lý luận về tín dụng tiêu dùng tại NHTM và vai trò của nó
đối với sự phát triển của nền nền kinh tế-xã hội.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại
VietBank.
- Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín
dụng tiêu dùng tại VietBank.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động tín dụng tiêu dùng đang được triển khai
tại VietBank.
- Phạm vi nghiên cứu: toàn hệ thống VietBank trong giai đoạn từ năm 2009
đến năm 2012.
3
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp định tính: tác giả tổng hợp số liệu thứ cấp từ VietBank, sử
dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh bằng số tuyệt đối và tương đối để
thấy được sự biến động trong hoạt động tín dụng tiêu dùng, so sánh với các số liệu
thứ cấp của các NHTM khác từ đó đưa ra những nhận định về tình hình và thị phần
tín dụng tiêu dùng của VietBank nhằm đề xuất những giải pháp và kiến nghị. Bên
cạnh đó, tác giả còn sử dụng các thông tin dữ liệu từ sách báo, tạp chí, tài liệu từ
mạng Internet, các giáo trình kinh tế, các văn bản pháp luật từ NHNN, Chính phủ,
Tổng cục Thống kê, … có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp định lượng: Bảng câu hỏi khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng
đến việc phát triển tín dụng tiêu dùng tại NHTM bằng cách thức gửi mail, fax bảng
câu hỏi khảo sát đến các đối tượng là nhân viên, chuyên viên đang công tác tại các
vị trí liên quan đến thẩm định và xét duyệt tín dụng tại VietBank và các NHTM trên
địa bàn TP.HCM. Sau đó, tác giả sử dụng công cụ Excel để tổng hợp và đánh giá.
6. Ý nghĩa của đề tài:
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận
cũng như thực tiễn.
- Về lý luận, đề tài tóm tắt và củng cố lại những kiến thức nền tảng về hoạt
động tín dụng tiêu dùng của NHTM và vai trò của nó trong tổng thể hoạt động kinh
doanh của NHTM, người tiều dùng và sự phát triển của kinh tế xã hội.
- Về thực tiễn, đề tài này giúp VietBank rút ra những bài học kinh nghiệm
thực tế từ quá trình hoạt động, từ đó xác định được cơ sở để xây dựng những chiến
lược phát triển tín dụng tiêu dùng một cách phù hợp với tiềm lực sẵn có của
VietBank và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là một xu hướng tất
yếu mà các ngân hàng phải thực hiện để có thể tồn tại và đứng vững trong thị
trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Mặt khác, tác giả cũng rất
mong muốn đề tài nghiên cứu này sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để
đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn.
4
7. Kết cấu luận văn:
A. Phần mở đầu – Giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm
vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của đề tài.
B. Phần nội dung – Bao gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về tín dụng tiêu dùng, phát triển tín dụng tiêu dùng tại
ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng phát triển tín tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thương Tín.
Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thương Tín.
C. Phần kết luận – Một số vấn đề rút ra sau quá trình nghiên cứu.
5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về tín dụng tiêu dùng
1.1.1. Khái niệm tín dụng tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng là các khoản tín dụng nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu
của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính
quan trọng giúp những người tiêu dùng trang trải nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia
đình, xe cộ... Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch...
cũng có thể được tài trợ bởi TDTD.
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng là một hoạt động tài trợ của các NH, ngoài những đặc
điểm của hoạt động cho vay nói chung thì còn có những đặc điểm đặc thù như sau:
- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình: Trong TDTD thì đối
tượng cho vay chính là các cá nhân và hộ gia đình, những người có đầy đủ năng lực
pháp lý, thuộc nhiều thành phần khác nhau và phải đáp ứng được điều kiện vay vốn
của NH.
- Các khoản vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản
vay nhiều nên số hồ sơ giao dịch thường lớn nhưng doanh số lại thấp. Với số lượng
KH lớn và phân tán rộng khắp nên để giao dịch thuận tiện và đẩy nhanh thời gian
giải quyết hồ sơ thì các NH cần thiết phải mở nhiều chi nhánh, phòng giao dịch và
đầu tư công nghệ thông tin.
- Tín dụng tiêu dùng có chi phí và mức lãi suất cao: Do quy mô mỗi khoản
vay thường nhỏ, các thông tin thường không đầy đủ và thiếu chính xác nên NH phải
mất nhiều chi phí và thời gian trong khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định KH. Ngoài ra
NH phải mất thêm chi phí để quản lý các khoản vay, theo dõi và kiểm tra KH
thường xuyên,… chính những điều này đã làm cho một khoản cho vay tiêu dùng
thường có chi phí lớn hơn nên các NH cũng sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay cao
hơn để bù đắp các chi phí này.
6
- Nhu cầu đối với các khoản vay tiêu dùng của KH hầu như ít co giãn với lãi
suất: Khi vay tiêu dùng người đi vay thường quan tâm đến khoản tiền mà họ phải
trả hàng kỳ hơn là lãi suất mà họ phải chịu mặc dù chính lãi suất cho vay mới ảnh
hưởng đến số tiền phải trả, ngoài ra do số tiền vay thường không quá cao nên mức
chênh lệch lãi suất làm cho số tiền lãi phải trả trong kỳ chênh lệch không đáng kể,
KH thường chú ý đến việc được NH cho vay bao nhiêu trên số TSĐB hay trên mức
thu nhập của họ.
- Nhu cầu cho vay tiêu dùng của KH phụ thuộc vào mức thu nhập và chu kỳ
kinh tế:
+ Những người có thu nhập cao thường có xu hướng vay nhiều hơn so với
thu nhập của mình. Do đó đối với các đối tượng này thì vay tiêu dùng nhằm tăng
thêm khả năng thanh toán và coi nó như một khoản vay linh hoạt để chi tiêu khi mà
tiền vốn tích luỹ của mình đã đầu tư trung hoặc dài hạn. Những người có thu nhập
thấp hơn thì có nhu cầu vay tiêu dùng không cao, việc vay vốn của họ thường có sự
cân nhắc rất kỹ và có sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.
+ Nhu cầu vay tiêu dùng còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế ở những giai
đoạn cụ thể. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, người dân cảm thấy lạc quan vào
tương lai, đặc biệt họ kỳ vọng vào thu nhập được nâng cao, khi đó họ gia tăng nhu
cầu chi tiêu và vì thế các khoản vay tiêu dùng cũng có xu hướng tăng lên. Ngược lại
khi nền kinh tế rơi vào suy thoái hay khủng hoảng đồng nghĩa với tình trạng thất
nghiệp gia tăng, các cá nhân, hộ gia đình sẽ tăng cường tiết kiệm, chi tiêu ít hơn và
hạn chế việc vay mượn từ NH.
- Tư cách của KH vay là yếu tố rất quan trọng quyết định sự hoàn trả của
khoản vay: Một khoản vay chỉ có thể được chấp nhận khi KH được đánh giá là có
khả năng tài chính tốt, mục đích vay đúng đắn và phù hợp với chính sách của NH
và phải có tư cách tốt. Tuy nhiên tư cách của KH là yếu tố định tính khó có thể
được đánh giá một cách chính xác mà chỉ có thể được xác minh và dự đoán trên cơ
sở các thông tin thu thập được về KH. Nếu KH có tư cách đạo đức tốt thì họ sẽ có ý
thức và trách nhiệm hơn trong việc trả nợ, ngược lại nếu họ chỉ quan tâm đến việc
7
làm thế nào có thể vay tiền từ NH mà không cần biết có trả nợ được hay không thì
NH sẽ phải đối mặt với rủi ro mất vốn là rất lớn.
- Cho vay tiêu dùng thường có rủi ro cao hơn các khoản cho vay trong lĩnh
vực sản xuất kinh doanh:
+ Rủi ro khách quan: Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng là từ thu
nhập ổn định của KH, khả năng trả nợ của KH sẽ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế gặp
khó khăn hoặc xảy ra những biến động như thiên tai, mất mùa, thất nghiệp, …
+ Rủi ro chủ quan: Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thường
không đầy đủ và rõ ràng như thông tin của doanh nghiệp dẫn đến rủi ro thông tin
bất cân xứng. Việc KH thiếu thiện chí trả nợ hay việc cung cấp thông tin không đầy
đủ và thiếu trung thực nhằm đạt được mục đích vay vốn cũng gấy rủi ro cho NH.
1.1.3. Các hình thức của tín dụng tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng có thể phân loại theo một số tiêu thức như sau:
 Căn cứ vào mục đích vay:
- Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản vay nhằm phục vụ nhu cầu mua, xây
dựng, sửa chữa nhà ở của cá nhân, hộ gia đình.
- Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản vay phục vụ cho mục đích mua
đồ dùng sinh hoạt gia đình, phương tiện vận tải, chi phí học hành, du lịch, hoặc giải
trí khác,…
 Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay:
- Tín dụng không có đảm bảo: Là loại tín dụng mà người vay không buộc
phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay
chỉ dựa vào uy tín của bản thân KH.
- Tín dụng có đảm bảo: Là loại tín dụng mà người cho vay đòi hỏi người vay
vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
 Căn cứ vào hình thức cho vay:
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó NH mua lại các
khoản nợ từ các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng và
thu lại từ chính người tiêu dùng.
8
 Ưu điểm của hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp:
+ Ngân hàng dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay.
+ Ngân hàng sẽ cắt giảm được chi phí và tiết kiệm thời gian cho vay như
giảm chi phí tiếp thị, quảng bá thương hiệu, tiết kiệm thời gian tìm kiếm KH,…
+ Là điều kiện để các NH mở rộng quan hệ tốt với các doanh nghiệp và phát
triển các sản phẩm khác của NH.
 Nhược điểm của hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp:
Khi cho vay các NH không tiếp xúc trực tiếp với KH mà thông qua doanh
nghiệp đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ nên các khoản vay này có mức rủi ro cao hơn
so với các khoản vay trực tiếp. Do đó để hạn chế rủi ro của hình thức cho vay này,
các NH thường mua lại các khoản nợ với hình thức truy đòi toàn bộ hoặc một phần
từ các doanh nghiệp trong trường hợp KH không trả nợ cho NH.
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Ngân hàng và KH sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến
hành đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng, KH sẽ nhận tiền vay từ NH hoặc chuyển
vào tài khoản của các doanh nghiệp mà họ sẽ mua hàng hóa, dịch vụ. Hình thức cho
vay tiêu dùng trực tiếp có những ưu điểm sau:
+ Chất lượng của những khoản vay trực tiếp thường cao hơn so với hình thức
cho vay gián tiếp do NH có thể trực tiếp thẩm định đối với KH vay vốn.
+ Hình thức cho vay trực tiếp linh hoạt hơn cho vay gián tiếp vì khi NH quan
hệ trực tiếp với KH sẽ dễ xử lý các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả
NH và KH.
+ Ngân hàng có điều kiện giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, tiện ích mới đến
với KH.
 Căn cứ vào phương thức hoàn trả:
- Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức cho vay mà người đi vay trả nợ gốc
hoặc nợ gốc và lãi cho NH một số tiền bằng nhau trên mỗi phân kỳ trả nợ (hàng
tháng, quý hoặc 6 tháng), riêng những khoản vay ngắn hạn (dưới 1 năm) thì người
vay thường trả nợ gốc vào cuối kỳ. Phương thức này thường áp dụng cho những
khoản vay có giá trị lớn hoặc người có thu nhập định kỳ là không cao và ổn định.
9
 Trả nợ gốc: NH có thể áp dụng phương thức thu nợ gốc đều hoặc thu nợ
gốc theo cách thức kỳ sau trả cao hơn kỳ trước với số tiền gốc và lãi của mỗi kỳ đều
bằng nhau.
+ Đối với phương thức trả nợ gốc đều thì số nợ gốc trả từng phân kỳ bằng
tổng số nợ chia cho tổng phân kỳ trả nợ. Lãi suất cho vay nếu tính theo dư nợ giảm
dần thì số tiền lãi phải trả ở phân kỳ đầu tiên sẽ là cao nhất và giảm dần theo dư nợ.
+ Đối với phương thức thu nợ gốc mà số tiền phải trả của mọi phân kỳ đều
bằng nhau và bao gồm cả nợ gốc phải trả cộng lãi phát sinh theo dư nợ giảm dần
được tính theo công thức sau:
Số tiền trả nợ từng kỳ (A):
Phần nợ gốc trong số tiền trả nợ từng kỳ là:
P1 = A – (G x r)
Pi = P1 x (1 + r)(i-1)
Vối A: Số tiền trả nợ từng kỳ
G: Số tiền vay
r: Lãi suất tính theo kỳ trả nợ
n: Tổng số kỳ trả nợ
P1 : Phần tiền gốc phải trả trong phân kỳ thứ 1
Pi : Phần tiền gốc phải trả trong phân kỳ thứ i (i = 1, 2, 3,…,n).
 Cách tính lãi: có nhiều cách tính lãi được áp dụng nhưng nói chung có
hai cách tính cơ bản là tính lãi theo dư nợ ban đầu và tính lãi trên dư nợ thực tế
giảm dần.
- Cho vay tiêu dùng phi trả góp: tiền vay được KH thanh toán cho NH một
lần khi đến hạn. Thường khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các
khoản vay giá trị nhỏ, thời hạn vay không dài (thường dưới 1 năm) và đối tượng
KH có thu nhập khá cao.
A =
G x r (1+r)n
(1+r)n
-1
10
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là hình thức mà NH sẽ cấp cho KH một hạn
mức tín dụng được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, KH có thể vay và
trả nhiều lần mà không vượt quá hạn mức tín dụng của mình. Loại hình này thường
được áp dụng cho KH vay thấu chi hay cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng và
là hình thức cho vay tạo sự thuận tiện cho KH trong việc sử dụng tiền vay.
1.1.4. Vai trò của tín dụng tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
1.1.4.1. Đối với người tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng sẽ đáp ứng cho KH những nhu cầu chi tiêu cần thiết
nhằm nâng cao đời sống và đặc biệt là mang lại cho KH các tiện ích mà hiện tại họ
chưa có đủ tài chính để thực hiện. Chính hoạt động TDTD đã giúp cho người dân có
cuộc sống đầy đủ hơn và góp phần nâng cao đời sống của xã hội. Cho vay tiêu dùng
thông qua NH cũng sẽ làm giảm đi các hiện tượng tín dụng tiêu cực như cho vay
nặng lãi, giúp những người dân giảm bớt gánh nặng trong việc phải trả chi phí lãi
vay quá cao dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Tuy nhiên nếu quá lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì có thể dẫn tới việc
người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chi
tiêu trong tương lai, nghiêm trọng hơn nữa nếu người đi vay có thể lâm vào tình
trạng khó khăn, mất khả năng chi trả làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.
1.1.4.2. Đối với ngân hàng thương mại
Các khoản TDTD mang đến một nguồn thu nhập đáng kể cho NH. Mặc
khác, trong điều kiện thị trường tín dụng doanh nghiệp đang cạnh tranh mạnh mẽ,
hoạt động TDTD giúp NH khơi thông nguồn vốn, mở rộng thị trường và đa dạng
hóa hoạt động tín dụng giúp giảm thiểu rủi ro. Mục tiêu hoạt động của NH là tối đa
hoá lợi nhuận và phân tán rủi ro nên TDTD với đặc điểm là giá trị của khoản vay
nhỏ và số lượng món vay lớn sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro.
1.1.4.3. Đối với nền kinh tế
Kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện thúc đẩy hoạt động TDTD và TDTD
phát triển cũng có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh tế xã hội. TDTD
đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền
11
mặt trong dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ.
Mặt khác việc cung ứng vốn tín dụng hỗ trợ cho tiêu dùng đã kích cầu cho nền kinh
tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh …
làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá dịch vụ làm ra ngày càng
nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Khi năng suất, sản lượng
gia tăng thì các doanh nghiệp sẽ gia tăng nhu cầu về lao động, nâng cao tiền lương
làm tăng thu nhập cho người lao động để họ có thể nâng cao nhu cầu chi tiêu của
mình tạo ra nhu cầu về TDTD cho các NH.
Tóm lại, tín dụng ngân hàng nói chung và TDTD nói riêng không chỉ là hoạt
động quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi NH mà còn có vai
trò to lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của cả kinh tế - xã hội.
1.2. Phát triển tín dụng tiêu dùng tại NHTM
1.2.1. Khái niệm về phát triển tín dụng tiêu dùng
Phát triển tín dụng tiêu dùng là việc các NH tăng cường hoạt động TDTD
trên nhiều phương diện nhằm tăng quy mô TDTD nhưng phải gắn liền với mục tiêu
nâng cao chất lượng tín dụng.
Tăng quy mô tín dụng tiêu dùng được hiểu là tăng dư nợ TDTD với mục tiêu
gia tăng thu nhập nhập từ hoạt động TDTD cho NH. Chính vì vậy các NHTM luôn
cố gắng áp dụng các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng dư nợ TDTD thông qua việc
nghiên cứu, triển khai các sản phẩm cho vay mới, nâng cao chất lượng dịch vụ cùng
với việc đẩy nhanh tốc độ xử lý các hồ sơ vay vốn, tăng cường tiếp thị, giới thiệu
các sản phẩm tín dụng đến KH nhằm đáp ứng đa dạng các nhu cầu vay vốn của KH.
Nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng
đến hoạt động TDTD nói riêng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM nói
chung. Đối với NH thì một khoản tín dụng có khả năng sinh lời cao khi khoản tín
dụng đó đến hạn thanh toán sẽ được hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi. Vì thế theo
quan điểm của NH thì chất lượng tín dụng với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là
mức độ an toàn của tín dụng và khả năng sinh lời do hoạt động tín dụng mang lại.
12
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tín dụng tiêu dùng
1.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển TDTD theo chiều rộng
 Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số TDTD:
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số TDTD tuyệt đối:
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số TDTD tương đối
- Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng doanh số TDTD trong tổng doanh số cho vay:
 Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ TDTD:
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối:
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối:
- Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng dư nợ TDTD trong tổng dư nợ cho vay:
 Chỉ tiêu phản ánh sự đa dạng của sản phẩm TDTD:
Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng về sản phẩm TDTD mà NH cung cấp cho
KH bao gồm: cho vay mua nhà, cho vay xây dựng sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô,
Mức tăng/giảm
doanh số TDTD
Tổng doanh số
TDTD năm t
Tổng doanh số
TDTD năm (t-1)
= -
Mức tăng/giảm dư
nợ TDTD tuyệt đối
Tổng dư nợ
TDTD năm t
Tổng dư nợ
TDTD năm (t-1)
= -
Mức tăng/giảm doanh
số TDTD tương đối(%)
Tỷ trọng dư nợ
TDTD (%)
=
Tổng dư nợ TDTD
Tổng dư nợ cho vay
x 100
Mức tăng/giảm dư nợ
TDTD tương đối (%)
=
Mức tăng/giảm dư nợ TDTD tuyệt đối
Tổng dư nợ TDTD năm (t-1)
x 100
Tỷ trọng doanh
số TDTD (%)
=
Doanh số TDTD
Tổng doanh số cho vay
x 100
Tổng doanh số TDTD năm (t-1)
=
Mức tăng/giảm doanh số TDTD tuyệt đối
x 100
13
cho vay CBNV, cho vay mua xe ô tô,…Sự phát triển TDTD bằng cách đa dạng hoá
sản phẩm sẽ tạo uy tín và thu hút được KH làm gia tăng lợi nhuận cho NH.
Tỷ trọng dư nợ của các sản phẩm TDTD được tính theo công thức:
 Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số lượng khách hàng:
Sự gia tăng về quy mô KH được xác định qua sự tăng trưởng về giá trị tuyệt
đối theo công thức sau:
1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển TDTD theo chiều sâu
 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn TDTD trong tổng dư nợ TDTD:
Như đã đề cập ở trên, tăng quy mô TDTD phải đi đôi với việc nâng cao chất
lượng tín dụng. Các NHTM không thể chỉ mở rộng cho vay mà không quan tâm đến
tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ TDTD.
 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu TDTD trong tổng dư nợ TDTD:
 Chỉ tiêu lợi nhuận từ tín dụng tiêu dùng:
Lợi nhuận từ TDTD là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh sự phát triển
TDTD trong NHTM. Ngoài việc xem xét sự tăng trưởng theo thời gian của chỉ
tiêu lợi nhuận thì còn phải đánh giá sự đóng góp của chỉ tiêu này vào lợi nhuận
chung của hoạt động tín dụng cả NH. Phát triển TDTD có thể trong ngắn hạn
không vì mục đích lợi nhuận như giữ thị trường, tăng khả năng cạnh tranh
nhưng trong dài hạn nó phải mang lại lợi nhuận cho NH, lợi nhuận cao là minh
chứng rõ ràng nhất để đánh giá sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng
của hoạt động TDTD tại các NH.
Mức tăng/giảm
số lượng KH
Số lượng
KH năm t
Số lượng
KH năm (t-1)
-
=
Tỷ lệ nợ quá
hạn TDTD (%)
=
Dư nợ quá hạn TDTD
Tổng dư nợ TDTD
x 100%
Tỷ lệ nợ xấu
TDTD (%)
=
Dư nợ xấu TDTD
Tổng dư nợ TDTD
x 100%
Tỷ trọng (%) =
Dư nợ TDTD theo sản phẩm i
Tổng dư nợ của TDTD
x 100
14
Lợi nhuận TDTD = Doanh thu từ TDTD – Chi phí TDTD
Trong đó doanh thu từ TDTD bao gồm lãi cho vay và các khoản phí thu
được, chi phí từ hoạt động TDTD bao gồm chi phí huy động vốn như chi phí trả lãi
tiền gửi, tiền vay, chi phí marketing và các chi phí khác.
1.2.3. Ý nghĩa của việc phát triển tín dụng tiêu dùng tại NHTM
Các NHTM hiện nay cạnh tranh rất gay gắt bằng việc liên tục mở rộng qui
mô hoạt động, gia tăng vốn điều lệ mở rộng thị phần. Trong tình hình cho vay sản
xuất kinh doanh gần như bão hòa do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn thì
TDTD sẽ là giải pháp giúp các NHTM khơi thông nguồn vốn và gia tăng dư nợ.
Tuy dư nợ TDTD còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng đây là một
lĩnh vực đầy tiềm năng và hứa hẹn sẽ là loại hình tín dụng đóng vai trò quan trọng
trong tương lai. Do đó các NHTM cần quan tâm đến việc phát triển TDTD một cách
toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm giúp NH phân tán được rủi ro góp
phần nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận cho NH.
Ngoài ra phát triển TDTD cũng góp phần hạn chế các hoạt động cho vay
không lành mạnh như cho vay thị trường chợ đen vốn tồn tại trong các nền kinh tế
có thị trường tài chính chưa phát triển.
Như vậy việc phát triển TDTD tại các NHTM có ý nghĩa rất quan trọng,
không những đem lại lợi nhuận cho chính NH mà còn góp phần xây dựng và phát
triển kinh tế xã hội.
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển TDTD của NHTM
1.2.4.1. Những nhân tố từ phía NHTM
- Định hướng phát triển của ngân hàng:
Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động TDTD tại các NH, nếu
trong kế hoạch phát triển các NH không quan tâm đến hoạt động này thì các KH có
nhu cầu về TDTD cũng sẽ không có điều kiện tiếp cận được vốn vay từ phía NH và
ngược lại, nếu có định hướng phát triển TDTD thì các NH sẽ đưa ra các chiến lược
cụ thể để đầu tư phát triển.
15
- Quy mô và cơ cấu vốn của ngân hàng:
Với lượng vốn dồi dào NH sẽ dễ dàng hơn trong việc mở rộng cho vay tiêu
dùng, ngược lại nếu hoạt động huy động vốn của NH gặp khó khăn thì sẽ không đáp
ứng đủ nhu cầu của KH, việc thiếu hụt vốn khiến NH tăng lãi suất huy động dẫn
đến gia tăng chi phí đầu vào, do đó lãi suất đầu ra cho vay cũng tăng lên đã làm
giảm khả năng cạnh tranh của NH. Bên cạnh đó thì NH cũng cần phải có sự cân đối
về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động
tín dụng.
- Chính sách về tín dụng tiêu dùng:
Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương liên quan đến việc
mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Thông thường chính sách tín dụng bao gồm hạn mức
tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và phí, quy định về TSĐB, tỷ
lệ cho vay, phương thức trả nợ, .... Chính sách tín dụng cũng nên linh động thay đổi
theo từng đối tượng KH, với các KH có uy tín và khả năng tài chính tốt thì NH có
thể cho vay không cần TSĐB, hạn mức cho vay cao hơn và lãi suất ưu đãi hơn.
Như vậy, một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều KH, đảm bảo
khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, ngược lại nếu
chính sách cứng nhắc, không hợp lý, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng về vốn
vay của KH thì sẽ khó thu hút được KH và làm giảm khả năng canh trạnh của NH.
- Quy trình tín dụng tiêu dùng:
Nguyễn Minh Kiều (2007, trang 27): “Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp
mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến
khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Hầu
hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể, bao gồm
nhiều bước đi khác nhau với kết quả cụ thể của từng bước đi”.
Như vậy việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện qui trình TDTD có ý nghĩa
rất quan trọng đối với hoạt động TDTD của NH. Quy trình TDTD đơn giản, chính
xác, nhanh gọn, thuận tiện sẽ thu hút được nhiều KH. Ngược lại, nếu thủ tục quá
rườm rà, phức tạp, mất nhiều thời gian thì NH sẽ khó giữ chân KH. Quy trình
16
TDTD không nên mang tính cứng nhắc, có thể chủ động, linh hoạt thay đổi tùy từng
trường hợp cụ thể.
- Vấn đề về kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng:
Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng phải đi đôi với việc kiểm soát rủi ro để
phát hiện kịp thời các sai phạm nhằm mang lại sự phát triển toàn diện trong hoạt
động tín dụng nói chung và TDTD nói riêng. Không chỉ thực hiện việc kiểm tra đối
với KH như kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay mà cần phải kiểm soát với bản
thân NH chẳng hạn như kiểm tra quá trình thẩm định KH để đảm bảo đúng quy
trình tín dụng, phát hiện kịp thời những sai phạm, loại trừ những cá nhân cố tình
làm sai gây thiệt hại, rủi ro cho NH. Vì vậy việc bố trí những nhân viên có năng lực,
trình độ và trách nhiệm cao, phẩm chất tốt, trung thực, khách quan thực hiện công
tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là vấn đề mà các NH cần phải quan tâm.
- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng:
Ngân hàng có mạng lưới rộng khắp cũng đồng nghĩa với việc NH có được
thị trường lớn và sẽ đáp ứng được nhu cầu của KH như tạo sự thuận tiện để KH
thực hiện các giao dịch tiền vay, tiền gửi hay các giao dịch thanh toán khác nhằm
tiết kiệm chi phí, thời gian cho KH.
- Sự đa dạng và tiện ích của các dịch vụ, sản phẩm TDTD:
Việc NH cung cấp một danh mục sản phẩm vay tiêu dùng đa dạng sẽ đáp
ứng được các nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng KH góp phần thúc đẩy phát
triển hoạt động TDTD và cũng là điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng cạnh
tranh của các NH góp phần củng cố và mở rộng thị phần.
- Trình độ và đạo đức của nhân viên tín dụng:
Chất lượng đội ngũ nhân viên là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong
hoạt động kinh doanh của NH nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Đặc
điểm của KH vay tiêu dùng là thông tin nhiều lúc không được rõ ràng như KH
doanh nghiệp vì vậy nhân viên phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng và
nhạy bén thì sẽ thẩm định chính xác KH làm cơ sở để đưa ra các quyết định cấp tín
dụng một cách đúng đắn. Ngoài các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ thì khả năng
17
giao tiếp tốt, sự nhiệt tình trong công việc cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với KH
nhằm giới thiệu nhiều KH tiềm năng cho NH trong tương lại.
Do số lượng các món vay tiêu dùng là rất lớn nên NH cần phải có số lượng
nhân viên tín dụng hợp lý và có sự phân công công việc cụ thể để không xảy ra
trường hợp một nhân viên cùng một lúc phải quản lý quá nhiều khoản vay hay tình
trạng nhân viên dư thừa sẽ làm tăng chi phí của NH. Ngoài ra nhân viên tín dụng
cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp để đánh giá KH một cách trung thực, không
vì tư lợi cá nhân mà gây rủi ro cho NH.
- Hoạt động marketing, tiếp thị của ngân hàng:
Hoạt động marketing, tiếp thị đã trở thành một phần không thể thiếu trong
hoạt động của NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Hoạt động này giữ
một vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu và sản phẩm dịch
vụ của NH đến với KH. Các chương trình quảng cáo về các sản phẩm mới và những
chương trình ưu đãi đến với KH thông qua các phương tiện truyền thông như báo
đài, tạp chí hay email sẽ giúp nhận được sự quan tâm chú ý của KH và thu hút họ
đến với NH nhiều hơn.
- Công nghệ thông tin của ngân hàng:
Công nghệ thông tin là một phương tiện giúp nâng cao khả năng cạnh tranh
của các NH hiện đại. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ cho phép thu thập,
xử lý và phân tích thông tin nhanh chóng, giúp đơn giản hoá quy trình làm việc,
giảm số lượng nhân sự, cắt giảm chi phí, giúp lưu trữ được một số lượng lớn thông
tin của KH để dễ dàng truy cập và khai thác sau này cũng như giúp ích cho việc
chấm điểm tín dụng KH. Nếu một NH được trang bị các công nghệ hiện đại sẽ có
thể tăng tiện ích cho KH nhờ bán chéo sản phẩm và dịch vụ, ví dụ như nếu NH phát
triển mạnh dịch vụ thẻ thanh toán, hệ thống máy ATM, dịch vụ chi trả lương qua tài
khoản... thì có thể kết hợp tiếp thị sản phẩm cho vay như cho vay thấu chi, thẻ tín
dụng hay cho vay tín chấp nhân viên.
1.2.4.2. Những nhân tố từ phía khách hàng
- Năng lực tài chính của khách hàng:
18
Khả năng tài chính của KH sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho NH, phần
lớn các khoản vay tiêu dùng có nguồn trả nợ là thu nhập từ lương hay từ hoạt động
kinh doanh. Nếu KH có thu nhập cao và ổn định thì việc trả nợ NH sẽ ít ảnh hưởng
đến các chi tiêu khác, đặc biệt là các chi tiêu thông thường hay thiết yếu... Ngoài ra
đặc điểm nghề nghiệp của KH cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tài chính và
nhu cầu vay vốn, những KH có nghề nghiệp ổn định với mức thu nhập cao thường
có nhu cầu tiêu dùng và vốn vay cũng cao hơn.
- Tư cách của khách hàng:
Đây là yếu tố quyết định đến hành vi trả nợ của KH, tư cách của KH được
đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm. Nếu KH có thu nhập cao và ổn
định, thậm chí đưa ra các điều kiện đảm bảo tốt nhưng mục đích sử vốn không rõ
ràng hay nghiêm trọng hơn là cố tình lừa đảo thì sẽ gây rủi ro cho NH. Ngoài ra tư
cách của KH còn được thể bằng sự trung thực trong việc cung cấp thông, sự sẵn
lòng trả nợ và thiện chí của KH trong việc thực hiện các cam kết với NH.
- Tài sản đảm bảo của khách hàng:
Tài sản đảm bảo là cơ sở pháp lý để NH có thêm nguồn thu nợ thứ hai mang
tính dự phòng rủi ro cho khoản tín dụng. Tuy nhiên dù có nắm giữ TSĐB nhưng
nếu KH không có thiện chí trả nợ thì NH sẽ phải đối mặt với rủi ro mất vốn vì muốn
phát mại tài sản phải có thời gian và mất nhiều chi phí khác liên quan. Vì vậy TSĐB
là một trong những tiêu chuẩn để xét duyệt cho vay nhưng không phải là tiêu chuẩn
quan trọng nhất giữ vai trò quyết định trong việc cho vay của NH.
1.2.4.3. Những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội
- Môi trường kinh tế, chính trị:
Sự ổn định của môi trường chính trị có tác động đối với hoạt động của các
NH bởi một quốc gia có một nền chính trị ổn định sẽ thu hút các nguồn đầu tư từ
nhiều hướng khác nhau giúp kinh tế phát triển bền vững, chất lượng cuộc sống của
người dân sẽ được nâng cao.
Môi trường kinh tế thể hiện thông qua những biến số kinh tế như thu nhập
quốc dân, lạm phát, thất nghiệp... Khi kinh tế tăng trưởng và ổn định, nhu cầu chi
19
tiêu có xu hướng tăng lên do thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện, từ
đó sẽ khuyến khích hoạt động TDTD của NH và ngược lại.
- Môi trường cạnh tranh của ngân hàng:
Sự canh tranh ngày càng gay gắt của các NH dẫn đến thị trường TDTD bị
chia nhỏ, do đó các NH phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và tạo được đặc điểm riêng
của mình để không những giữ được KH cũ mà còn thu hút thêm được những KH
mới và giúp NH có các chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể đứng vững và ngày
càng phát triển cạnh tranh với các NH khác trên thị trường.
20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày những lý luân về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt
động tín dụng tiêu dùng của NHTM nói riêng như khái niệm, đặc điểm, các hình
thức của tín dụng tiêu dùng từ đó cho thấy được vai trò của nó đối với NHTM,
người tiêu dùng cũng như đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Ngoài ra chương 1 đã nêu lên khái niệm và những chỉ tiêu phản ánh sự phát
triển tín dụng tiêu dùng cũng như những nhân tố ảnh hưởng sự phát triển tín dụng
tiêu dùng tại các NHTM như chính sách tín dụng, tài sản đảm bảo, sảm phẩm dịch
vụ, môi trường kinh tế xã hội, các nhân tố từ phía khách hàng,.... Những lý luận này
sẽ làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong những chương
tiếp theo.
21
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN (VIETBANK)
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển VietBank
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín được thành lập theo Quyết định số
2399/QĐ/NHNN của NHNN ngày 15/12/2006 với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ
đồng và được tăng lên 3.000 tỷ đồng vào ngày 21/9/2010. Hội sở chính đặt tại số 35
Trần Hưng Đạo, TP. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
Tham gia thành lập Vietbank gồm có 39 cổ đông, trong đó có nhiều cổ đông
là doanh nghiệp, cá nhân có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm về quản trị, điều hành
trong lĩnh vực NH, đóng vai trò quan trọng đó là Ngân Hàng TMCP Á Châu và
Công ty Cổ Phần Ô Tô Xe Máy Hoa Lâm.
VietBank ra đời trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính
Việt Nam. Việc ra đời sau so với các NH bạn vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội
cho VietBank trong việc đi tắt đón đầu xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin
hiện đại, hệ thống quản trị hiệu quả và các sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng
các nhu cầu đa dạng của KH. Với sự hỗ trợ toàn diện của Ngân hàng Á Châu cùng
với chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút nhân sự, VietBank tin tưởng sẽ hoạt
động an toàn, hiệu quả và vững bước hội nhập trên thị trường tài chính.
 Mạng lưới hoạt động:
VietBank được chấp thuận mở rộng nội dung và địa bàn hoạt động từ ngày
28 tháng 10 năm 2008 theo Quyết định số 2441/QĐ-NHNN của NHNN.
Đến cuối năm 2009 VietBank đã có 5 chi nhánh và 28 phòng giao dịch tại
các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Năm 2010 VietBank đã mở rộng mạng lưới đến các địa bàn như Khánh Hòa,
Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Nghệ An và đến cuối năm 2010 đã có 9 chi nhánh và
74 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm.
Năm 2011 việc phát triển mạng lưới có phần chậm lại với 9 phòng giao dịch
22
và quỹ tiết kiệm được mở thêm. Tính đến nay VietBank đã có 95 điểm giao dịch
trên toàn quốc. Đây là minh chứng cho sự phát triển nhanh, an toàn và bền vững của
VietBank trong bối cảnh hiện nay.
 Cơ cấu tổ chức của VietBank
Cơ cấu tổ chức của Vietbank được mô tả như sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của VietBank
(Nguồn: Tài liệu hội nhập môt trường làm việc tại VietBank)
 Tình hình nhân sự:
Do sự cạnh tranh giữa các NH ngày càng cao cũng như yêu cầu nâng cao
chất lượng nghiệp vụ nên VietBank luôn xem nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng
và có tính quyết định đến sự phát triển của NH. Trong thời gian qua nguồn nhân
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM
SOÁT
BAN KIỂM
TOÁN NỘI BỘ
CÁC HỘI ĐỒNG:
- Hội đồng quản lý
tài sản nợ
- Hội đồng xử lý rủi
ro
- Hội đồng lương
thưởng – nhân sự
PHÒNG NHÂN
SỰ
Sở giao dịch, chi nhánh, PGD
BAN TỔNG
GIAM ĐỐC
VĂN PHÒNG
HĐQT
PHÒNG KẾ
TOÁN
BAN PHÁP CHẾ
PHÒNG NGUỒN
VỐN
PHÒNG PTKD
PHÒNG PT 
QLTD
PHÒNG TTQT
PHÒNG CNTT
PHÒNG
MARKETING
PHÒNG HÀNH
CHÍNH
PHÒNG QLCL
23
lực của VietBank đã không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, năng lực và
trình độ nghiệp vụ của nhân viên cũng ngày càng được nâng cao.
Năm 2010 VietBank bắt đầu mở rộng hoạt động nên số lượng nhân sự toàn
hệ thống cũng tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2009 có 674 người sau đó tăng lên
1.380 người vào năm 2010; 1.415 người vào năm 2011 và 1.580 người vào năm
2012. Đội ngũ nhân sự đã góp phần mang lại hiệu quả hoạt động cho cả hệ thống,
khẳng định tầm quan trọng việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của VietBank.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VietBank giai đoạn 2009-2012
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn VietBank giai đoạn 2009-2012
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Triệu
đồng
Triệu
đồng
+/- so
với 2009
Triệu
đồng
+/- so
với 2010
Triệu
đồng
+/- so
với 2011
Tổng vốn huy đông 4.750.866 5.566.012 17,16% 5.258.474 -5,53% 7.981.931 51,79%
1. Theo loại tiền gửi
Tiền gửi không kỳ hạn 195.539 190.421 -2,62% 1.044.433 448,49% 182.712 -82,51%
Tiền gửi có kỳ hạn 4.542.599 5.353.437 17,85% 4.206.521 -21,42% 7.796.089 85,33%
Tiền ký quỹ 12.728 22.154 74,06% 7.520 -66,06% 3.130 -58,38%
2. Theo loại ngoại tệ
VND 4.564.794 5.255.018 15,12% 4.939.467 -6,00% 7.801.226 57,94%
Ngoại tệ 186.072 310.994 67,14% 319.007 2,58% 180.705 -43,35%
3. Theo loại hình KH
Tổ chức kinh tế 3.367.008 2.522.412 -25,08% 660.950 -73,80% 238.089 -63,98%
Dân cư 1.383.858 3.043.600 119,94% 4.597.524 51,06% 7.743.842 68,44%
Tỷ trọng tiền gửi từ dân
cư/Tổng vốn huy động
29,13% 54,68% 87,43% 97.02%
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012)
Trong những năm vừa qua VietBank đã tập trung nguồn lực cho công tác
huy động với nhiều hình thức, hoạt động tiếp thị nhằm hướng đến các đối tượng KH
cá nhân lẫn doanh nghiệp và đạt được kết quả rất tích cực, vốn huy động của
VietBank có xu hướng gia tăng kể từ năm 2009 đến năm 2012.
Vốn huy động năm 2010 đạt 5.556.012 triệu đồng tăng 17,16% so với năm
2009. Năm 2011 do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay tăng cao
24
nên một số doanh nghiệp đã sử dụng vốn để kinh doanh nhằm giảm chi phí lãi vay
nên tiền gửi từ các tổ chức kinh tế năm 2011 giảm 73,8% đã làm cho tổng vốn huy
động giảm xuống 5,53% so với năm 2010, đạt 5.258.474 triệu đồng. Ngoài ra do lãi
suất huy động năm 2011 thường xuyên biến động dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa
các NHTM và tâm lý e ngại của người dân khi gửi tiền tại các NH nhỏ đã làm ảnh
hưởng đến tình hình huy động của VietBank trong những tháng cuối năm 2011.
Năm 2012 vốn huy động tăng mạnh, đạt 7.981.931 triệu đồng, tăng 51,79%
so với năm 2011, đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng về vốn huy động cao nhất.
Nguyên nhân là do năm 2012 VietBank cho ra đời hai sản phẩm tiết kiệm “ 2 in 1”
và “3 in 1” với lãi suất hấp dẫn đã thu hút một số lượng lớn KH, tiền gửi tiết kiệm
có kỳ hạn tăng đến 85,53% và vốn huy động từ dân cư cũng tăng lên đến 68,44% so
với năm 2011.
4,750,866
5,566,012 5,258,474
7,981,931
0
1,000,000
2,000,000
3,000,000
4,000,000
5,000,000
6,000,000
7,000,000
8,000,000
2009 2010 2011 2012
Triệu đồng
Biểu đồ 2.1: Vốn huy động VietBank giai đoạn 2009-2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012)
Cơ cấu nguồn vốn huy động của VietBank chuyển dịch theo hướng tăng dần
tiền gửi từ dân cư cả về mặt số lượng, tốc độ lẫn tỷ trọng. Tỷ trọng tiền gửi dân cư
trên tổng huy động năm 2009 là 29,13% thì đến năm 2012 tăng lên 97,02%, tốc độ
gia tăng tiền gửi từ dân cư năm 2012/2011 là 68,44%, cao hơn so với tốc độ tăng
trưởng tiền gửi từ dân cư của toàn ngành NH là 34,10% (Nguồn Ngân hàng Nhà
nước, 2012). Điều này đã giúp cho VietBank có nguồn vốn huy động với kỳ hạn
dài, ổn định và là cơ sở tốt cho việc mở rộng hoạt động tín dụng tại VietBank.
25
3,367,008
1,383,858
2,522,412
3,043,600
660,950
4,597,524
238,089
7,743,842
0
1,000,000
2,000,000
3,000,000
4,000,000
5,000,000
6,000,000
7,000,000
8,000,000
Triệu đồng
2009 2010 2011 2012
Huy động từ tổ chức kinh tế Huy động từ dân cư
Biểu đồ 2.2: Vốn huy động VietBank theo loại KH giai đoạn 2009-2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012)
2.1.2.2. Tình hình cho vay
 Tình hình dư nợ cho vay
Bảng 2.2: Tình hình cho vay của VietBank giai đoạn 2009-2012
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Triệu
đồng
Triệu
đồng
+/- so
với 2009
Triệu
đồng
+/- so với
2010
Triệu
đồng
+/- so
với 2011
Tổng dư nợ 3.782.645 7.196.835 90,26% 8,219,432 14,21% 7.040.348 -14,35%
1. Theo kỳ hạn
Ngắn hạn 2.543.454 3.913.086 53,85% 4.578.704 17,01% 4.829.436 5,48%
Trung dài hạn 1.239.191 3.283.749 164,99% 3.640.728 10,87% 2.210.912 -39,27%
2. Theo loại ngoại tệ
VND 3.629.739 6.770.785 86,54% 7.971.948 17,74% 6.899.864 -13,45%
Ngoại tệ 152.906 426.050 178,64% 247.484 -41,91% 140.484 -43,24%
3. Theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp Nhà nước 22.407 25.789 15,09% 22.780 -11,67% 19.747 -13,31%
Công ty cổ phần, công ty
TNHH, DNTN 2.254.020 4.798.920 112,90% 5.042.041 5,07% 4.080.949 -19,06%
Cá nhân, khác 1.506.218 2.372.126 57,49% 3.154.611 32,99% 2.939.652 -6,81%
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012)
Năm 2010 do VietBank mở rộng thêm 46 điểm giao dịch mới và đẩy mạnh
hoạt động cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế nên dư nợ tăng đáng kể từ
3.782.645 triệu đồng năm 2009 lên 7.196.835 triệu đồng vào năm 2010, tương ứng
26
tăng 90,26%. Năm 2011 và năm 2012 với chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế cho
vay tiêu dùng và kinh doanh bất động sản nên VietBank chỉ tập trung đẩy mạnh cho
vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh, cùng với lãi suất cho vay năm 2011
cũng rất cao nên các doanh nghiệp và cá nhân đã giảm nhu cầu vay vốn dẫn đến dư
nợ năm 2011 chỉ tăng 14,21% so với năm 2010 và giảm xuống 14,35% vào năm
2012.
90.26%
-14.35%
14.21%
0
1,000,000
2,000,000
3,000,000
4,000,000
5,000,000
6,000,000
7,000,000
8,000,000
9,000,000
2009 2010 2011 2012
Triệu đồng
-20%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Tổng dư nợ Tốc độ tăng trưởng
Biểu đồ 2.3: Dư nợ VietBank giai đoạn 2009-2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012)
Về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn: do VietBank tập trung đẩy mạnh cho vay sản
xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp và cá nhân nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn
chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 54% vào năm 2010;
56% vào năm 2011 và 69% vào năm 2012.
Về cơ cấu dư nợ theo loại tiền: chủ yếu là các khoản vay bằng Việt Nam
đồng, các khoản vay ngoại tệ chủ yếu là Dollar Mỹ (USD) dùng để thanh toán hàng
nhập khẩu. Năm 2010 do chất lượng dịch vụ của VieBank ngày càng được nâng cao
cùng với nhiều sản phẩm hỗ trợ cho đối tượng KH xuất nhập khẩu nên dư nợ cho
vay bằng USD tăng lên đáng kể, đạt 426.050 triệu đồng, tăng 178,64% so với năm
2009. Năm 2011 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu đã thu hẹp sản xuất nên dư nợ USD đã giảm xuống, năm 2012 dư
nợ chỉ đạt 140.484 triệu đồng.
27
Về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Dư nợ cho vay KH doanh nghiệp
luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và có xu hướng gia tăng qua các năm,
năm 2010 tăng 111,94% so với năm 2009, năm 2011 tăng 50% và giảm xuống 19%
vào năm 2012, tỷ trọng dư nợ trong giai đoạn 2009 - 2012 là vào khoảng 60%.
 Tính hình nợ quá hạn:
Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn VietBank giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 3.782.645 7.196.835 8.219.432 7.040.348
Nợ quá hạn 3.767 77.567 568.289 391.052
Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 0,10% 1,08% 6,91% 5,55%
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012)
Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,10% sau đó tăng lên 1,08% vào năm 2010 và
6,91% vào năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2010 - 2011 nền kinh tế khó khăn đã
ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh và trả nợ của KH.
0
1,000,000
2,000,000
3,000,000
4,000,000
5,000,000
6,000,000
7,000,000
8,000,000
9,000,000
2009 2010 2011 2012
Triệu đồng
Nợ quá hạn Tổng dư nợ
Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn VietBank giai đoạn 2009-2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012)
Năm 2012 VietBank đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu và thực hiện cơ
cấu nợ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của NHNN, theo đó
VietBank sẽ thực hiện cơ cấu nợ cho những KH được đánh giá là có khả năng trả
nợ và được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi cơ cấu nhằm hỗ trợ KH
28
vượt qua khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho KH
có thể thanh toán nợ vay, tăng khả năng thu hồi nợ cho VietBank nên đã làm cho tỷ
lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 5,55% vào năm 2012.
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh VietBank giai đoạn 2009 – 2012
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Triệu
đồng
Triệu
đồng
+/- so
với 2009
Triệu
đồng
+/- so
với 2010
Triệu
đồng
+/- so với
2011
Thu nhập lãi thuần 99.762 279.716 180,38% 778.348 178,26% 643.824 -17.,8%
Thu nhập thuần từ
hoạt động dịch vụ
7.700 12.378 60,75% 9.056 -26,84% 4.786 -47,15%
Thu nhập thuần từ
hoạt động khác
30.565 19.243 75.409 -221.116
Thu nhập từ hoạt động
kinh doanh
138.027 311.337 125,56% 862.813 177,13% 427.494 -50,45%
Lợi nhuận trước thuế 45.010 66.670 48,12% 395.062 492,56% 17.234 -95,64%
Lợi nhuận sau thuế 41.859 60.003 43,35% 364.210 506,99% 16.755 -95,40%
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012)
Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của VietBank có xu hướng gia tăng, năm
2010 lợi nhuận trước thuế tăng 48,12% so với năm 2009, đạt 66.670 triệu đồng.
Năm 2011 do khoản thu nhập lãi thuần tăng lên 178,26% nên lợi nhuận trước thuế
cũng tăng đến 492,56% so với năm 2010. Năm 2012 tình hình kinh doanh gặp nhiều
khó khăn, thu nhập từ lãi và hoạt động dịch vụ giảm xuống cộng với khoản lỗ từ
mua bán chứng khoán lên đến 238.709 triệu đồng đã làm cho thu nhập từ hoạt động
kinh doanh giảm xuống 50,54% dẫn đến lợi nhuận trước thuế cũng giảm 95,64% so
với năm 2011.
Trong cơ cấu thu nhập thì thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao mặc dù tốc
độ gia tăng có bị giảm lại vào năm 2012 do dư nợ giảm. Thu nhập từ hoạt động dịch
vụ có xu hướng giảm dần vào năm 2011-2012, điều này cho thấy VietBank cần phải
gia tăng sản phẩm dịch vụ cả về số lượng lẫn chất lượng như bảo lãnh, thanh toán,
29
ngân quỹ, môi giới, …vì đây là mảng hoạt động ít rủi ro hơn các hoạt động đầu tư
và tín dụng, hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu lớn cho VietBank trong tương lai.
2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay
2.2.1. Sự cần thiết mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng
Mặc dù vẫn còn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008
nhưng các số liệu của Tổng cục thống kê (2012) cho thấy thu nhập quốc gia (GDP)
của Việt Nam vẫn khá khả quan. Trong ba năm gần đây, GDP tăng từ 110.7 tỷ USD
vào năm 2010 lên 133.1 tỷ USD vào năm 2011 và đạt mức 155.3 tỷ USD trong năm
2012. Theo dự đoán, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 nước ta là 5,4%.
1,160
1,145
1,273
1,517
1,749
700
796
919
0
200
400
600
800
1,000
1,200
1,400
1,600
1,800
2,000
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
USD/người
Biểu đồ 2.5: GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2005-2012
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2012)
Việt Nam có dân số đông, lực lượng lao động trẻ, thu nhập của người dân
đang ngày càng cải thiện, cơ cấu dân số thành thị chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng
tăng nhanh, thêm vào đó tốc độ tăng trưởng chi tiêu của cư dân thành thị cũng liên
tục tăng lên tạo ra một thị trường TDTD cực kỳ rộng lớn và đầy tiềm năng.
30
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dân số Viêt Nam giai đoạn 2009-2012
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2010)
662
461
816
595
1,059
738
1,605
1,115
2,130
1,726
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
Nghìn đồng
2002 2004 2006 2008 2010
Thu nhập/tháng
Chi tiêu cho đồi sống/tháng
Biểu 2.7: Thu nhập và chi tiêu cho đời sống bình quân/tháng của
một cư dân thành thị giai đoạn 2002-2010
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2010)
Nếu như trước đây các sản phẩm TDTD như trả góp mua nhà, mua xe máy, ô
tô hầu hết chỉ có mặt ở các công ty tài chính thì nay đã trở thành sản phẩm cạnh
tranh giữa các NH với NH, NH với các công ty tài chính. Mặc khác TDTD hiện nay
ở thị trường chợ đen rất phức tạp như cho vay với thủ tục nhanh gọn, kín đáo, cầm
cố nhà đất với lãi suất cao, người vay thì bị mất tiền, mất nhà rất phổ biến. Tín dụng
31
chợ đen phức tạp là cơ hội để các NHTM mở rộng thị phần nhằm hỗ trợ KH sử
dụng vốn một cách an toàn, hiệu quả và hạn chế rủi ro.
Theo khảo sát của Ngân hàng TMCP Hàng Hải cho thấy thói quen tiêu dùng
của người Việt Nam đã thay đổi: khi cần đến một lượng tiền tương đối lớn cho tiêu
dùng, gần 58% người chọn phương án vay NH, chỉ có 25,85% người được hỏi chọn
phương án vay bạn bè, người thân; 12,24% đợi khi đủ tiền mới thực hiện và 4,08%
chọn phương án vay lãi nóng bên ngoài. Điều này đã chứng tỏ sự chuyển biến quan
trọng trong thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân hiện nay, họ có khuynh
hướng vay tiền tại NH nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu của mình, điều này cũng
đồng nghĩa với việc NH sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để mở rộng hoạt động TDTD.
Nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn khó khăn, sức cầu trong
nước suy yếu, hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn còn ở mức cao, đặc biệt tình
trạng tồn kho bất động sản của doanh nghiệp khiến nợ xấu bất động sản của NH
tăng cao. Việc các NH tập trung cho vay tiêu dùng, trong đó đẩy mạnh việc cho vay
mua và xây dựng sửa chữa nhà hay cho vay mua xe ôtô đã giúp các doanh nghiệp
bất động sản, doanh nghiệp vật liệu xây dựng hay các doanh nghiệp sản xuất, lắp
ráp và kinh doanh xe ôtô nâng cao thu nhập và là cơ hội để NH tránh được nợ xấu.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê (2013) đã thể hiện được kết quả kích cầu tiêu
dùng. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng
7/2013 tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2012. Tính
chung bảy tháng năm 2013, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng ước tính đạt 1.487,9 ngàn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2012 - mức
tăng cao nhất tính từ đầu năm khi người dân tăng hoạt động mua bán và thanh toán
qua thẻ tín dụng và các khoản vay mua ô tô.
Như vậy, từ các phân tích trên cho thấy việc phát triển các sản phẩm và dịch
vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là việc phát triển TDTD tại các NHTM là xu thế tất
yếu, phù hợp với xu hướng chung của các NH trong khu vực và thế giới nhằm cung
ứng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, tiện ích cho KH, góp phần gia tăng lợi
nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM.
32
2.2.2. Tình hình hoạt động TDTD tại các NHTM
Từ đầu năm 2011 hầu hết các NHTM đã hạn chế cho vay tiêu dùng để tập
trung nguồn vốn cho vay sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của NHNN. Đến quý II
năm 2012 nguồn vốn khả dụng của các NHTM tăng đáng kể, tình hình thanh khoản
được cải thiện nên hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM được khơi thông trở
lại và đã thu hút nhiều KH tham gia vay vốn.
Theo số liệu của NHNN (2013) thì đến tháng 07/2013, tổng nguồn vốn huy
động cả nước đạt 3.415.423 tỷ đồng, tăng 12,46% so với cuối năm 2012, trong khi
tổng dư nợ cho vay đạt 3.256.543 tỷ đồng, chỉ tăng 5.36% so với năm 2012. Ðiều
này cho thấy các NHTM đang gặp khó khăn trong việc bơm vốn ra thị trường và dự
đoán sẽ rất khó để có thể đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 12%. Nguồn vốn huy
động tăng trưởng tốt trong khi tín dụng dành cho KH doanh nghiệp ngày càng khó
khăn, với thanh khoản dư thừa nên các NH đều hướng đến mảng TDTD.
Nếu như một vài năm trước phân khúc TDTD là ưu thế của các NH nước
ngoài và công ty tài chính bởi thủ tục linh hoạt thì trong vài năm trở lại đây các
NHTM trong nước cũng đã tích cực tham gia, đặc biệt là từ đầu năm 2013 khi lãi
suất cho vay tiêu dùng đã được các NH hạ xuống thấp để cạnh tranh thu hút KH.
Một vài thông tin về hoạt động TDTD đang diễn ra sôi nổi trên thị trường như sau:
- Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) thời gian qua đã tung ra nhiều gói
cho vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi, ngoài việc ưu đãi lãi suất cho KH mua nhà,
mua xe với các đơn vị liên kết thì OCB còn đưa ra gói tín dụng 700 tỷ đồng với
mức lãi suất ưu đãi và cố định trong một năm đầu đối với KH vay tiêu dùng, mua ô
tô, ... Kết quả OCB thu được rất khả quan, dư nợ TDTD tăng cao và theo kế hoạch
thì OCB kỳ vọng sẽ đạt 70% trong tổng dư nợ.
- Ngân hàng TMCP Á Châu thì KH chỉ cần có thu nhập từ 6 triệu đồng/tháng
trở lên là có thể được vay tín chấp, KH có thể được vay gấp 15 lần thu nhập và lên
đến 500 triệu đồng với thời gian vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng với phương
thức trả nợ linh hoạt theo dư nợ giảm dần hoặc theo dư nợ ban đầu.
33
- Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank) cũng dành ra
1.000 tỷ đồng dành cho các KH vay cá nhân với lãi suất 0% trong tháng đầu và cố
định ở mức 11,86%/năm trong 11 tháng tiếp theo. Ngoài ra nếu mua căn hộ thuộc
dự án Dragon Hill Residence and Suites tại xã Phước Kiển - Nhà Bè, Tp.HCM thì
lãi suất cho vay là 0% trong năm đầu, thời hạn vay vốn kéo dài đến 20 năm, giá trị
khoản vay lên tới 70% giá trị hợp đồng mua căn hộ cùng với việc đơn giản hóa các
thủ tục vay vốn và miễn phí nhiều dịch vụ tiện ích liên quan.
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng tận dụng mạng
lưới điểm giao dịch đông đảo để mở rộng cho vay tiêu dùng với hạn mức lớn và
nhiều ưu đãi như gói 1.600 tỷ đồng dành cho KH vay mua nhà ở, KH có thể vay tối
đa 100% giá trị mua, chuyển nhượng, xây dựng, sửa chữa nhà, số tiền vay đến 10 tỷ
đồng trong 10 năm đối với xây dựng, sửa chữa và 15 năm đối với mua bất động sản
với mức lãi suất là 9%/năm trong hai tháng đầu, sau đó lãi suất vay sẽ điều chỉnh
theo biên độ 2%/năm trong 10 tháng tiếp theo và 4%/năm trong các năm còn lại.
Ngoài ra Sacombank cũng dành ra 1.000 tỷ đồng dành cho các cán bộ, nhân viên
các cơ quan, tổ chức vay tiêu dùng với lãi suất góp đều 9%/năm.
- Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng cho vay lãi
suất 9%/năm trong 3 tháng đầu, 12% đến 14%/năm trong chín tháng tiếp theo, thời
gian vay lên đến 15 năm và mức cho vay có thể tới 70% giá trị TSĐB đối với KH
vay tiêu dùng. Riêng mục đích vay xây dựng, sửa chữa hoặc mua nhà thì Eximbank
áp dụng lãi suất 12%/năm trong hai năm đầu và hạn mức vay lên tới 70% giá trị bất
động sản mua hoặc chi phí xây dựng, sửa chữa.
- Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng áp dụng chương trình cho vay
đến hết năm 2013 để hỗ trợ thanh toán tối đa đến 90% giá trị căn hộ với lãi suất
thấp hơn 3% so với thông thường khi KH mua căn hộ tại chung cư TDH - Trường
Thọ (TP Hồ Chí Minh) do Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Ðức (Thuduc House) đầu
tư. Ngoài ra, khi vay vốn tại ABBank các KH của Thuduc House sẽ được giảm 3%
lãi suất vay trong ba tháng đầu kể từ thời điểm giải ngân so với KH thông thường và
nhận ngay chiết khấu tối đa đến 15% nếu thanh toán ngay toàn bộ giá trị căn hộ.
34
Như vậy so với hoạt động TDTD tại các NHTM trên thị trường hiện nay thì
khả năng cạnh tranh của VietBank về hoạt động này còn thấp, các sản phẩm cho
vay chưa thật hấp dẫn về lãi suất, hạn mức và thời hạn vay để thu hút KH, các
chương trình cho vay thì không có nhiều đổi mới, vẫn là những chương trình cho
vay ưu đãi đã triển khai từ năm 2010 và được tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện,
các hình thức như cho vay qua phát hành thẻ tín dụng hay cho vay thấu chi KH cá
nhân vẫn chưa được triển khai. Điều này đã gây khó khăn cho VietBank trong việc
duy trì KH cũ và tiếp thị KH mới.
Qua tình hình trên cũng cho thấy được việc các NH đua nhau đẩy mạnh cho
vay tiêu dùng trong điều kiện thừa vốn hiện nay là tất yếu, tuy nhiên các NH cũng
không nên quá dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho KH vì có thể phải đối diện với
nhiều rủi ro khiến nợ xấu có nguy cơ tăng cao. Do đó để nhằm kiểm soát hoạt động
TDTD thì NHNN đã ban hành văn bản số 5461/NHNN-TTGSNH ngày 30/07/2013
gửi NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố về việc kiểm tra, giám sát hoạt động tại
các TCTD có hoạt động TDTD trên địa bàn nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định
và bảo vệ quyền lợi của KH như niêm yết công khai, chi tiết biểu lãi suất áp dụng
cho từng nhóm sản phẩm cho vay, phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát NH để
xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, tránh trường hợp vì biến động lãi suất làm
ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của KH dẫn đến phát sinh nợ xấu gây rủi ro cho
toàn hệ thống NH.
2.3. TÌnh hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank
2.3.1. Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của VietBank
 Cho vay sinh hoạt tiêu dùng
Nhằm đáp ứng nhu cầu cho KH vay sinh hoạt tiêu dùng với thời hạn vay
vốn đến 60 tháng, hạn mức cho vay lên đến 500 triệu đồng. Phương thức trả nợ linh
hoạt, lãi trả hàng tháng theo dư nợ thực tế, gốc trả hàng tháng/hàng quý hoặc trả gốc
vào cuối kỳ đối với khoản vay ngắn hạn và trả đều định kỳ hàng tháng/quý hoặc
tăng dần hàng tháng/quý đối với khoản vay trung dài hạn.
35
 Cho vay mua nhà đất
Khách hàng sử dụng sản phẩm này để mua nhà đất có TSĐB, hạn mức cho
vay lên đến 100% giá trị nhà đất mua. Thời hạn vay vốn tối đa 15 năm và nguồn thu
nhập trả nợ tối thiểu là 5 triệu đồng, phương thức trả nợ linh hoạt, lãi trả hàng tháng
theo dư nợ thực tế, gốc trả đều hàng tháng/hàng quý hoặc tăng dần hàng tháng/quý.
 Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà
Với mục đích hỗ trợ cho KH xây dựng, sữa chữa nhà, có TSĐB thuộc sở hữu
của chính người vay hoặc được nhân thân có tài sản thế chấp bảo lãnh. Thời hạn
vay vốn lên đến 15 năm, hạn mức cho vay lên đến 100% tổng chi phí dự toán công
trình xây dựng, sữa chữa nhà. Phương thức trả nợ linh hoạt, lãi trả hàng tháng theo
dư nợ thực tế, gốc trả đều hàng tháng/quý hoặc tăng dần hàng tháng/hàng quý.
 Cho vay du học
Nhằm phục vụ nhu cầu chứng minh tài chính, thanh toán các chi phí phát
sinh trong quá trình học tập tại nước ngoài với ba hình thức: cho vay ký quỹ du học,
cấp hạn mức tín dụng du học và cho vay thanh toán chi phí du học, TSĐB là sổ tiết
kiệm hoặc chứng từ có giá, bất động sản thuộc sở hữu của người đi vay.
 Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua
Khách hàng có thể vay mua ô tô mới 100% có nguồn gốc hợp pháp, giấy tờ
hợp lệ và được mua tại các đại lý chính thức của các doanh nghiệp sản xuất, nhập
khẩu xe tại Việt Nam. Hạn mức cho vay là 70% giá trị chiếc xe và 90% nếu KH sở
hữu ít nhất một bất động sản và tổng chi phí mua xe từ 1 tỷ đồng trở xuống. Thời
gian vay vốn tối đa 5 năm, phương thức trả nợ linh hoạt, gốc trả hàng tháng hoặc
hàng quý, lãi trả hàng tháng tính theo dư nợ thực tế.
 Cho vay tiêu dùng tín chấp cán bộ, nhân viên
Nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng nhanh chóng, thuận tiện thông qua khoản
vay do VietBank cung cấp mà không cần có TSĐB:
- Đối với nhân viên VietBank thì hạn mức cho vay tối đa là 10 lần lương,
thời hạn vay vốn tối đa là 36 tháng nếu nhân viên làm việc tối thiểu 12 tháng và 60
tháng nếu nhân viên làm việc tối thiểu 24 tháng.
36
- Đối với nhân viên ngoài VietBank: thời hạn vay tối đa là 36 tháng, hạn mức
vay tối thiểu 20 triệu đồng, tối đa 12 tháng lương và không quá 300 triệu đồng.
 Cho vay tiêu dùng khác
Hạn mức cho vay xác định trên cơ sở nguồn trả nợ chứng minh được và
không vượt quá giá trị TSĐB. Thời hạn vay và phương thức trả nợ tùy thuộc vào
nguồn trả nợ của NH.
 So sánh các sản phẩm TDTD của VietBank với các NHTM khác:
Các sản phẩm TDTD của VietBank hiện nay vẫn là các sản phẩm khá phổ
biến giống như các NH khác trên thị trường, các sản phẩm cũng không có nhiều cải
tiến và chưa có sự đột phá để thu hút KH, hình thức cho vay thấu chi KH cá nhân
vẫn chưa áp dụng trong khi sản phẩm này đã được các NH triển khai từ rất sớm.
Đặc biệt là với nhu cầu về thẻ tín dụng ngày càng tăng lên trong những năm gần đây
thì việc chưa có sản phẩm cho vay phát hành thẻ tín dụng là vấn đề mà VietBank
cần phải quan tâm phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Tiêu biểu về thẻ tín dụng
hiện nay thì có thẻ tín dụng của Ngân hàng TNHH MTV HSBC với hạn mức rất
lớn: thẻ Premier MasterCard và thẻ Visa Bạch Kim hạn mức lên đến 1 tỷ đồng, KH
khi sử dụng thẻ của HSBC thường được ưu đãi chiết khấu thanh toán khi mua hàng
ở những điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ này, ngoài ra thì tại hầu hết các NH
khác trên thị trường cũng đều có sản phẩm thẻ tín dụng.
Như vậy có thể thấy rằng các NH đang chạy đua nhau trong việc tung ra các
sản phẩm TDTD phù hợp với nhiều đối tượng KH. Vì vậy việc nghiên cứu cải tiến
sản phẩm hiện có cũng như cho ra đời các sản phẩm mới là hết sức cần thiết góp
phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho VietBank trong giai đoạn hiện nay.
2.3.2. Quy trình tín dụng tiêu dùng tại VietBank
 Bước 1: Hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ KH
Nhân viên tín dụng (A/O) và/hoặc Nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR)
có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ, chi tiết các thủ tục, điều kiện và giấy tờ cần thiết
về việc vay vốn cho KH.
37
 Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình. Ngay sau khi nhận được hồ
sơ vay vốn từ KH, A/O sẽ tiến hành:
- Gửi hồ sơ TSĐB cho bộ phận thẩm định tài sản để định giá.
- Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc (đối với khoản vay ngắn hạn)
hoặc 10 ngày (đối với khoản vay trung dài hạn) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
A/O phải lập tờ trình thẩm định KH để trình cấp thẩm quyền xét duyệt.
- Trên cơ sở kết quả thẩm định tín dụng và tài sản đảm bảo, A/O sẽ đề xuất
cho vay/từ chối cho vay đối với KH và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 Bước 3: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho KH
- A/O trình các cấp để xét duyệt hồ sơ vay. Hiện tại, các cấp xét duyệt tín
dụng tại VietBank bao gồm:
+ Hội đồng tín dụng và Ban Tín Dụng Hội sở.
+ Ban Tín Dụng chi nhánh/SGD và các cá nhân được giao hạn mức phê
duyệt là các giám đốc tại một số phòng giao dịch.
- Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định đồng ý hay không
đồng ý cho vay, A/O phải thông báo kết quả cho KH.
 Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB nợ vay
Nhân viên Loan CSR soạn thảo hợp đồng tín dụng và các văn bản cam kết
liên quan đến khoản vay theo phê duyệt, đồng thời chuyển hồ sơ cho nhân viên
pháp lý chứng từ để thực hiện thủ tục thế chấp/cầm cố theo quy định.
 Bước 5: Lưu trữ hồ sơ, giải ngân, kiểm tra, theo dõi khoản vay, thu nợ và
xử lý các vấn đề phát sinh
- Loan SCR lưu trữ hồ sơ vay vốn, khi KH có nhu cầu giải ngân thì A/O sẽ
lập tờ trình giải ngân và chuyển cho nhân viên giao dịch giải ngân cho KH.
- Sau khi giải ngân, A/O phải thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của
KH, thường xuyên nhắc nhở KH thanh toán khi đến hạn, tiến hành kiểm tra, giám
sát vốn vay theo định kỳ hoặc theo phê duyệt của các cấp thẩm quyền và phải định
giá lại TSĐB cho nợ vay định kỳ 12 tháng/lần đối với bất động sản và 06 tháng/lần
đối với động sản.
38
 Bước 6: Thanh lý/tất toán khoản vay
Khi KH tất toán nợ vay, Loan CSR tiến hành kiểm tra, xác nhận dư nợ của
KH, nghĩa vụ đảm bảo của tài sản thế chấp, cầm cố, tiến hành thủ tục giải chấp tài
sản và bàn giao lại cho KH đồng thời lưu lại hồ sơ thanh lý để giải quyết khiếu nại
của KH nếu có.
Nhận xét: Quy trình tín dụng của VietBank tương đối chặt chẽ, có sự phân
công rõ ràng, mỗi bộ phận sẽ đảm nhận một công việc chuyên môn nên một nhân
viên không phải cùng một lúc thực hiệu nhiều công việc như soạn thảo hợp đồng tín
dụng hay các thủ tục pháp lý về TSĐB và điều này đã góp phần hạn chế rủi ro trong
quá trình cho vay. Tuy nhiên hạn mức phê duyệt tín dụng của Ban tín dụng chi
nhánh hay các cá nhân được giao hạn mức phê duyệt còn thấp, các khoản vay có số
tiền không quá lớn hay khoản vay thuộc quyền phê duyệt của các cấp này có
phương thức trả nợ linh hoạt như trả theo tỷ lệ tăng dần hay hàng tháng, hàng
quý,… cũng phải trình lên Ban tín dụng hay Hội đồng tín dụng Hội sở đã làm mất
nhiều thời gian xử lý hồ sơ cho KH, các khoản vay bắt buộc qua tái thẩm định cũng
mất nhiều thời gian hơn do phải phối hợp làm việc với Bộ phận Tái thẩm định, nếu
thiếu sự phối hợp từ phía nào cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình xử lý hồ sơ vay vốn
của KH.
2.3.3. Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank
2.3.3.1. Qui mô tín dụng tiêu dùng
Bảng 2.5: Dư nợ TDTD tại VietBank giai đoạn 2009-2012
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Triệu
đồng
Triệu
đồng
+/- so với
2009
Triệu
đồng
+/- so
với 2010
Triệu
đồng
+/- so
với 2011
Dư nợ TDTD 156.159 600.775 284,72% 458.425 -23,69% 325.055 -29,09%
Tổng dư nợ KHCN 1.356.038 2.310.289 70,37% 2.156.102 -6,67% 2.928.130 35,8%
Dư nợ TDTD/Dư nợ
KHCN
11,52% 26,0% 21,26% 11,10%
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ TDTD năm 2009 chỉ đạt 156.159 triệu
đồng, nguyên nhân là do năm 2009 VietBank mới bắt đầu mở rộng hoạt nên cũng
39
chưa được KH biết đến nhiều. Năm năm 2010 VietBank đã triển khai nhiều hình
thức tiếp thị sản phẩm cho vay, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển nhiều sản
phẩm mới đáp ứng nhu cầu cho nhiều đối tượng KH, đặc biệt là vào quý II/2010
VietBank đã triển khai hai chương trình cho vay ưu đãi là “Cho vay ưu đãi nhà
giáo” và “Cho vay thầy thuốc tận tâm” dành cho hai đối tượng KH là những người
đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và y tế với nhiều ưu đãi về lãi suất, số tiền
vay cùng với việc đơn giản các thủ tục vay vốn và ưu tiên phê duyệt, giải ngân hay
cho vay không cần TSĐB đã thu hút được đông đảo KH tham gia, số lượng KH từ
hai chương trình này tính đến tháng 10/2010 là hơn 3.000 hồ sơ với tổng số tiền giải
ngân là hơn 200.000 triệu đồng. Điều này đã dẫn đến dư nợ TDTD năm 2010 tăng
mạnh, đạt 600.775 triệu đồng, tăng 284,72% so với năm 2009, cùng với đó là số
lượng KH cũng tăng lên 4.830 người, tương ứng tăng 503,75% so với năm 2009.
Bảng 2.6: Số lượng KH vay tiêu dùng tại VietBank giai đoạn 2009-2012
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng KH vay tiêu dùng (người) 800 4.830 4.800 4.400
Tốc độ tăng trưởng KH tiêu dùng 503,75% -0,62% -8,33%
Số lượng KH cá nhân (người) 1.930 8.300 12.740 15.600
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012)
Năm 2011 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và mục đích ổn định
vĩ mô, kiềm chế lạm phát của Chính phủ, NHNN đã giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín
dụng xuống mức 20%, kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay đối với lĩnh vực phi
sản xuất chỉ còn 16% nên cũng đã ảnh hưởng đến hoat động TDTD của VietBank,
dư nợ TDTD chỉ đạt 458.425 triệu đồng, giảm 23,69% so với năm 2010, cùng với
đó là số lượng KH cũng giảm xuống nhưng không đáng kể là 0,62%.
Năm 2012 NHNN tiếp tục kiểm soát chặt lĩnh vực cho vay phi sản xuất cùng
với chính sách cho vay thận trọng của VietBank đối với các khoản vay tiêu dùng
mới, tập trung thu hồi các khoản nợ xấu và ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh nên
dư nợ TDTD năm 2012 tiếp tục giảm xuống, đạt 325.055 triệu đồng, giảm 29,09%
so với năm 2011, số lượng KH vay tiêu dùng cũng giảm xuống 8,33%.
40
Tỷ trọng dư nợ TDTD trên tổng dư nợ KH cá nhân còn thấp, tỷ trọng này
tăng từ 11,52% năm 2009 lên 26% năm 2010, sau đó giảm còn 21,26% vào năm
2011 và 11,10% vào năm 2012. Điều này cho thấy TDTD còn chiếm vai trò thấp
trong hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng và tín dụng của VietBank nói chung.
Bảng 2.7: Dư nợ TDTD trên tổng dư nợ VietBank giai đoạn 2009-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ tiêu dùng 156.159 600.775 458.425 325.055
Tổng dư nợ 3.782.645 7.196.835 8.219.432 7.040.448
Dư nợ TDTD/Tổng dư nợ 4,13% 8,35% 5,58% 4,62%
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012)
Tổng dư nợ của VietBank tăng vào năm 2009- 2011 sau đó giảm xuống vào
năm 2012, trong khi đó dư nợ TDTD và tỷ trọng dư nợ TDTD/Tổng dư nợ có xu
hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2012. Điều này cho thấy hoạt động TDTD ngày
càng bị thu hẹp lại về mặt giá trị và có đóng góp rất thấp vào hoạt động tín dụng của
VietBank. Tuy nhiên sự sụt giảm này cũng cho thấy rằng VietBank ngày càng thận
trọng hơn trong cho vay KH mới, tập trung vào công tác xử lý nợ, góp phần nâng
cao chất lượng cho các khoản vay mới và thu hồi được các khoản nợ đã quá hạn.
3,782,645
7,196,835
8,219,432
7,040,348
156,159 600,775 458,425 325,055
-
1,000,000
2,000,000
3,000,000
4,000,000
5,000,000
6,000,000
7,000,000
8,000,000
9,000,000
Triệu đồng
2009 2010 2011 2012
Dư nợ TDTD Tổng dư nợ
Biểu đồ 2.8: Dư nợ TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012)
Tải bản FULL (102 trang): https://bit.ly/3Zhvfs3
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín.pdf
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín.pdf

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín.pdf

Ähnlich wie Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín.pdf (20)

Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdfPhát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdf
 
Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngâ...
Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngâ...Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngâ...
Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngâ...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Đề tài cho vay tiêu dùng tại ngân hàng công thương, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cho vay tiêu dùng tại ngân hàng công thương, ĐIỂM 8, HAYĐề tài cho vay tiêu dùng tại ngân hàng công thương, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cho vay tiêu dùng tại ngân hàng công thương, ĐIỂM 8, HAY
 
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thư...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thư...Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thư...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thư...
 
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ng...
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ng...Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ng...
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ng...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
 
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
 
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauCac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việ...
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việ...Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việ...
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việ...
 
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.pdfPhát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.pdf
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
 

Mehr von HanaTiti

Mehr von HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Kürzlich hochgeladen

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Kürzlich hochgeladen (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 

Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- NGUYỄN THỊ KIM NGÂN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- NGUYỄN THỊ KIM NGÂN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và được trích dẫn đầy đủ nguồn tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Người viết Nguyễn Thị Kim Ngân
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ, biểu đồ Mở đầu.....................................................................................................................1 Chương 1: Tổng quan về phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại............................................................................................................................ 5 1.1. Tổng quan về tín dụng tiêu dùng ................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm tín dụng tiêu dùng...................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng................................................................. 5 1.1.3. Các hình thức của tín dụng tiêu dùng.......................................................... 7 1.1.4. Vai trò của tín dụng tiêu dùng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội.... 10 1.1.4.1. Đối với người tiêu dùng......................................................................... 10 1.1.4.2. Đối với ngân hàng thương mại............................................................... 10 1.1.4.3. Đối với nền kinh tế ................................................................................ 10 1.2. Phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại ........................ 11 1.2.1. Khái niệm về phát triển tín dụng tiêu dùng................................................ 11 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tín dụng tiêu dùng .............................. 12 1.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tín dụng tiêu dùng theo chiều rộng .. 12 1.2.2.2 . Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tín dụng tiêu dùng theo chiều sâu ... 13 1.2.3. Ý nghĩa của việc phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại.. 14 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại................................................................................................. 14 1.2.4.1. Những nhân tố từ phía ngân hàng thương mại....................................... 14
  • 5. 1.2.4.2. Những nhân tố từ phía khách hàng........................................................ 17 1.2.4.3. Những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội ............................. 18 Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank)................................................................................ 21 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín......................... 21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển VietBank............................................. 21 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VietBank giai đoạn 2009-2012 ........ 23 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn........................................................................ 23 2.1.2.2. Tình hình huy cho vay .......................................................................... 25 2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh............................................................... 28 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay............. 29 2.2.1. Sự cần thiết mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng .................................. 29 2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại...... 32 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank............................ 34 2.3.1. Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của VietBank ........................................ 34 2.3.2. Quy trình tính dụng tiêu dùng tại VietBank............................................... 36 2.3.3. Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank ............................. 38 2.3.3.1. Qui mô tín dụng tiêu dùng...................................................................... 38 2.3.3.1. Cơ cầu dư nợ tín dụng tiêu dùng ............................................................ 41 2.3.3.3. Doanh số cho vay – thư nợ tín dụng tiêu dùng ....................................... 46 2.3.3.4. Nợ xấu tín dụng tiêu dùng...................................................................... 48 2.3.3.5. Lợi nhuận tín dụng tiêu dùng ................................................................. 49 2.3.3.6. So sánh dư nợ tín dụng tiêu dùng của VietBank và một số NHTM......... 51 2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank ............ 52 2.4.1. Kết quả đạt được....................................................................................... 52 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 54 2.4.2.1. Những hạn chế...................................................................................... 54 2.4.2.2. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế .......................................... 55
  • 6. 2.5. Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển tín dụng tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại.......................................................................... 59 Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín .......................................................................................... 64 3.1. Định hướng phát triển tín dụng tiêu dùng tại VietBank........................ 64 3.2. Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại VietBank........................... 65 3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách tín dụng tiêu dùng ..................................... 65 3.2.2. Nhóm giải pháp về quy trình đối với tín dụng tiêu dùng............................ 69 3.2.3. Chú trọng nâng cao chất lượng và đạo đức đội ngũ nhân viên................... 71 3.2.4. Hoàn thiện và phát triển các dịch vụ và sản phẩm tín dụng ....................... 73 3.2.5. Công tác quản lý nợ và xếp hạng tín dụng khách hàng vay tiêu dùng........ 75 3.2.6. Các giải pháp về mạng lưới kênh phân phối và công nghệ ngân hàng ....... 76 3.2.7. Nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm và quảng bá thương hiệu của VietBank ............................................................................................................ 78 3.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 80 3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ Ngành có liên quan ........................... 80 3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước..................................................... 82 Kết luận.................................................................................................................. 86 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KH: khách hàng NH: Ngân hàng NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại TCTD: Tổ chức tín dụng TDTD: Tín dụng tiêu dùng TSĐB: Tài sản đảm bảo VIETBANK: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn VietBank giai đoạn 2009-2012................. .......23 Bảng 2.2: Tình hình cho vay của VietBank giai đoạn 2009-2012...........................25 Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn VietBank giai đoạn 2009-2013............................27 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh VietBank giai đoạn 2009 – 2012............28 Bảng 2.5: Dư nợ TDTD tại VietBank giai đoạn 2009-2012 ...................................38 Bảng 2.6: Số lượng KH vay tiêu dùng tại VietBank giai đoạn 2009-2012..............39 Bảng 2.7: Dư nợ TDTD trên tổng dư nợ VietBank giai đoạn 2009-2012 ...............40 Bảng 2.8: Dư nợ TDTD VietBank theo kỳ hạn vay giai đoạn 2009-2012 ..............41 Bảng 2.9: Dư nợ TDTD VietBank theo sản phẩm giai đoạn 2009-2012.................42 Bảng 2.10: Dư nợ TDTD VietBank theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2009-2012 .....44 Bảng 2.11: Doanh số TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012 .................................46 Bảng 2.12: Doanh số thu nợ gốc TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012................47 Bảng 2.13: Nợ xấu TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012.....................................48 Bảng 2.14: Lợi nhuận từ TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012............................50 Bảng 2.15: Dư nợ TDTD tại một số NHTM năm 2012..........................................51 Bảng 2.16: Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển TDTD tại các NHTM...................................................................................................................60
  • 9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 1.2: Mô hình cơ cấu tổ chức của VietBank ..................................................22 Biểu đồ 2.1: Vốn huy động VietBank giai đoạn 2009-2012...................................24 Biểu đồ 2.2: Vốn huy động VietBank theo loại KH giai đoạn 2009-2012..............25 Biểu đồ 2.3: Dư nợ VietBank giai đoạn 2009-2012 ...............................................26 Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn VietBank giai đoạn 2009-2012 .......................................27 Biểu đồ 2.5: GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2005-2012..........29 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dân số Viêt Nam giai đoạn 2009-2012...................................30 Biểu đồ 2.7: Thu nhập và chi tiêu cho đời sống bình quân/tháng của một cư dân thành thị giai đoạn 2002-2010 ...............................................................................30 Biểu đồ 2.8: Dư nợ TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012 ................................40 Biểu đồ 2.9: Dư nợ TDTD VietBank theo kỳ hạn vay giai đoạn 2009-2012 ..........41 Biểu đồ 2.10: Dư nợ TDTD VietBank theo sản phẩm giai đoạn 2009-2012...........44 Biểu đồ 2.11: Dư nợ TDTD VietBank theo TSĐB giai đoạn 2009-2012................45 Biểu đồ 2.12: Doanh số TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012 .............................46 Biểu đồ 2.13: Doanh số thu nợ gốc TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012............48 Biểu đồ 2.14: Nợ xấu TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012.................................49 Biểu đồ 2.15: Lợi nhuận từ TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012........................50
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Đa dạng hoá là một xu hướng tất yếu của sự phát triển trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Đặc biệt trước những yêu cầu mới của cạnh tranh và hội nhập kinh tế, các ngân hàng phải không ngừng phát triển và tìm kiếm những hướng đi mới phù hợp để vừa có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng vừa tăng khả năng cạnh tranh của mình. Các NHTM Việt Nam hiện nay đã và đang phát triển nhiều hình thức huy động cũng như cho vay. Tuy nhiên hoạt động cho vay vẫn chủ yếu ở các lĩnh vực truyền thống mà chưa chú ý nhiều đến mảng tín dụng tiêu dùng, trong khi trên thế giới tín dụng tiêu dùng đã rất phát triển và trở thành một nguồn thu lớn cho các ngân hàng. Việt Nam với gần 90 triệu dân, tỷ trọng dân cư thành thị ngày càng gia tăng, kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến thu nhập của người dân được nâng cao đã làm cho nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng tăng và vượt ra ngoài khả năng tự có của họ dẫn đến nhu cầu vay mượn để tiêu dùng cũng tăng lên, điều này đã tạo ra cho các NHTM một thị trường tín dụng tiêu dùng đầy tiềm năng. Nắm bắt được nhu cầu đó của khách hàng cũng như nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín cũng đã triển khai mảng tín dụng tiêu dùng từ năm 2009 với việc từng bước hoàn thiện quy trình, quy chế cho vay nhằm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình thực hiện VietBank đã cho thấy được những kết quả tích cực song vẫn còn tồn đọng nhiều khó khăn, hạn chế làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của tín dụng tiêu dùng. Với những lý do và thực tế như trên, việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn nhằm phát triển tín dụng tiêu dùng tại VietBank một cách phù hợp và khoa học là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín” với hy vọng sẽ mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển tín dụng tiêu dùng tại VietBank.
  • 11. 2 2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan Hiện đã có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng tiêu dùng tại các NHTM như: - Tác giả Nguyễn Thị Xuân Thảo với đề tài “Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh” – Luận văn Thạc sĩ kinh tế năm 2007, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. - Tác giả Lê Minh Sơn với đề tài “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TPCP Ngoại Thương Việt Nam” – Luận văn Thạc sĩ kinh tế năm 2009, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. - Tuy nhiên hiện vẫn chưa có đề tài, công trình nào nghiên cứu về: “Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín”. Do đó việc nghiên cứu đề tài này sẽ có ý nghĩa thực tiễn cho việc phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank trong thời gian tới. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm ra những nguyên nhân gây ra những hạn chế và từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín. Các mục tiêu cụ thể là: - Tìm hiểu những lý luận về tín dụng tiêu dùng tại NHTM và vai trò của nó đối với sự phát triển của nền nền kinh tế-xã hội. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank. - Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động tín dụng tiêu dùng đang được triển khai tại VietBank. - Phạm vi nghiên cứu: toàn hệ thống VietBank trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012.
  • 12. 3 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp định tính: tác giả tổng hợp số liệu thứ cấp từ VietBank, sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh bằng số tuyệt đối và tương đối để thấy được sự biến động trong hoạt động tín dụng tiêu dùng, so sánh với các số liệu thứ cấp của các NHTM khác từ đó đưa ra những nhận định về tình hình và thị phần tín dụng tiêu dùng của VietBank nhằm đề xuất những giải pháp và kiến nghị. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các thông tin dữ liệu từ sách báo, tạp chí, tài liệu từ mạng Internet, các giáo trình kinh tế, các văn bản pháp luật từ NHNN, Chính phủ, Tổng cục Thống kê, … có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp định lượng: Bảng câu hỏi khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển tín dụng tiêu dùng tại NHTM bằng cách thức gửi mail, fax bảng câu hỏi khảo sát đến các đối tượng là nhân viên, chuyên viên đang công tác tại các vị trí liên quan đến thẩm định và xét duyệt tín dụng tại VietBank và các NHTM trên địa bàn TP.HCM. Sau đó, tác giả sử dụng công cụ Excel để tổng hợp và đánh giá. 6. Ý nghĩa của đề tài: Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn. - Về lý luận, đề tài tóm tắt và củng cố lại những kiến thức nền tảng về hoạt động tín dụng tiêu dùng của NHTM và vai trò của nó trong tổng thể hoạt động kinh doanh của NHTM, người tiều dùng và sự phát triển của kinh tế xã hội. - Về thực tiễn, đề tài này giúp VietBank rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế từ quá trình hoạt động, từ đó xác định được cơ sở để xây dựng những chiến lược phát triển tín dụng tiêu dùng một cách phù hợp với tiềm lực sẵn có của VietBank và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là một xu hướng tất yếu mà các ngân hàng phải thực hiện để có thể tồn tại và đứng vững trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Mặt khác, tác giả cũng rất mong muốn đề tài nghiên cứu này sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn.
  • 13. 4 7. Kết cấu luận văn: A. Phần mở đầu – Giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của đề tài. B. Phần nội dung – Bao gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về tín dụng tiêu dùng, phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển tín tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín. Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín. C. Phần kết luận – Một số vấn đề rút ra sau quá trình nghiên cứu.
  • 14. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về tín dụng tiêu dùng 1.1.1. Khái niệm tín dụng tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng là các khoản tín dụng nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người tiêu dùng trang trải nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ... Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch... cũng có thể được tài trợ bởi TDTD. 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng là một hoạt động tài trợ của các NH, ngoài những đặc điểm của hoạt động cho vay nói chung thì còn có những đặc điểm đặc thù như sau: - Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình: Trong TDTD thì đối tượng cho vay chính là các cá nhân và hộ gia đình, những người có đầy đủ năng lực pháp lý, thuộc nhiều thành phần khác nhau và phải đáp ứng được điều kiện vay vốn của NH. - Các khoản vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay nhiều nên số hồ sơ giao dịch thường lớn nhưng doanh số lại thấp. Với số lượng KH lớn và phân tán rộng khắp nên để giao dịch thuận tiện và đẩy nhanh thời gian giải quyết hồ sơ thì các NH cần thiết phải mở nhiều chi nhánh, phòng giao dịch và đầu tư công nghệ thông tin. - Tín dụng tiêu dùng có chi phí và mức lãi suất cao: Do quy mô mỗi khoản vay thường nhỏ, các thông tin thường không đầy đủ và thiếu chính xác nên NH phải mất nhiều chi phí và thời gian trong khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định KH. Ngoài ra NH phải mất thêm chi phí để quản lý các khoản vay, theo dõi và kiểm tra KH thường xuyên,… chính những điều này đã làm cho một khoản cho vay tiêu dùng thường có chi phí lớn hơn nên các NH cũng sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay cao hơn để bù đắp các chi phí này.
  • 15. 6 - Nhu cầu đối với các khoản vay tiêu dùng của KH hầu như ít co giãn với lãi suất: Khi vay tiêu dùng người đi vay thường quan tâm đến khoản tiền mà họ phải trả hàng kỳ hơn là lãi suất mà họ phải chịu mặc dù chính lãi suất cho vay mới ảnh hưởng đến số tiền phải trả, ngoài ra do số tiền vay thường không quá cao nên mức chênh lệch lãi suất làm cho số tiền lãi phải trả trong kỳ chênh lệch không đáng kể, KH thường chú ý đến việc được NH cho vay bao nhiêu trên số TSĐB hay trên mức thu nhập của họ. - Nhu cầu cho vay tiêu dùng của KH phụ thuộc vào mức thu nhập và chu kỳ kinh tế: + Những người có thu nhập cao thường có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập của mình. Do đó đối với các đối tượng này thì vay tiêu dùng nhằm tăng thêm khả năng thanh toán và coi nó như một khoản vay linh hoạt để chi tiêu khi mà tiền vốn tích luỹ của mình đã đầu tư trung hoặc dài hạn. Những người có thu nhập thấp hơn thì có nhu cầu vay tiêu dùng không cao, việc vay vốn của họ thường có sự cân nhắc rất kỹ và có sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu. + Nhu cầu vay tiêu dùng còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế ở những giai đoạn cụ thể. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, người dân cảm thấy lạc quan vào tương lai, đặc biệt họ kỳ vọng vào thu nhập được nâng cao, khi đó họ gia tăng nhu cầu chi tiêu và vì thế các khoản vay tiêu dùng cũng có xu hướng tăng lên. Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái hay khủng hoảng đồng nghĩa với tình trạng thất nghiệp gia tăng, các cá nhân, hộ gia đình sẽ tăng cường tiết kiệm, chi tiêu ít hơn và hạn chế việc vay mượn từ NH. - Tư cách của KH vay là yếu tố rất quan trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay: Một khoản vay chỉ có thể được chấp nhận khi KH được đánh giá là có khả năng tài chính tốt, mục đích vay đúng đắn và phù hợp với chính sách của NH và phải có tư cách tốt. Tuy nhiên tư cách của KH là yếu tố định tính khó có thể được đánh giá một cách chính xác mà chỉ có thể được xác minh và dự đoán trên cơ sở các thông tin thu thập được về KH. Nếu KH có tư cách đạo đức tốt thì họ sẽ có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc trả nợ, ngược lại nếu họ chỉ quan tâm đến việc
  • 16. 7 làm thế nào có thể vay tiền từ NH mà không cần biết có trả nợ được hay không thì NH sẽ phải đối mặt với rủi ro mất vốn là rất lớn. - Cho vay tiêu dùng thường có rủi ro cao hơn các khoản cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: + Rủi ro khách quan: Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng là từ thu nhập ổn định của KH, khả năng trả nợ của KH sẽ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế gặp khó khăn hoặc xảy ra những biến động như thiên tai, mất mùa, thất nghiệp, … + Rủi ro chủ quan: Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thường không đầy đủ và rõ ràng như thông tin của doanh nghiệp dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng. Việc KH thiếu thiện chí trả nợ hay việc cung cấp thông tin không đầy đủ và thiếu trung thực nhằm đạt được mục đích vay vốn cũng gấy rủi ro cho NH. 1.1.3. Các hình thức của tín dụng tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng có thể phân loại theo một số tiêu thức như sau: Căn cứ vào mục đích vay: - Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản vay nhằm phục vụ nhu cầu mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. - Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản vay phục vụ cho mục đích mua đồ dùng sinh hoạt gia đình, phương tiện vận tải, chi phí học hành, du lịch, hoặc giải trí khác,… Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay: - Tín dụng không có đảm bảo: Là loại tín dụng mà người vay không buộc phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân KH. - Tín dụng có đảm bảo: Là loại tín dụng mà người cho vay đòi hỏi người vay vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Căn cứ vào hình thức cho vay: - Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó NH mua lại các khoản nợ từ các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng và thu lại từ chính người tiêu dùng.
  • 17. 8 Ưu điểm của hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp: + Ngân hàng dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay. + Ngân hàng sẽ cắt giảm được chi phí và tiết kiệm thời gian cho vay như giảm chi phí tiếp thị, quảng bá thương hiệu, tiết kiệm thời gian tìm kiếm KH,… + Là điều kiện để các NH mở rộng quan hệ tốt với các doanh nghiệp và phát triển các sản phẩm khác của NH. Nhược điểm của hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp: Khi cho vay các NH không tiếp xúc trực tiếp với KH mà thông qua doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ nên các khoản vay này có mức rủi ro cao hơn so với các khoản vay trực tiếp. Do đó để hạn chế rủi ro của hình thức cho vay này, các NH thường mua lại các khoản nợ với hình thức truy đòi toàn bộ hoặc một phần từ các doanh nghiệp trong trường hợp KH không trả nợ cho NH. - Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Ngân hàng và KH sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng, KH sẽ nhận tiền vay từ NH hoặc chuyển vào tài khoản của các doanh nghiệp mà họ sẽ mua hàng hóa, dịch vụ. Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp có những ưu điểm sau: + Chất lượng của những khoản vay trực tiếp thường cao hơn so với hình thức cho vay gián tiếp do NH có thể trực tiếp thẩm định đối với KH vay vốn. + Hình thức cho vay trực tiếp linh hoạt hơn cho vay gián tiếp vì khi NH quan hệ trực tiếp với KH sẽ dễ xử lý các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả NH và KH. + Ngân hàng có điều kiện giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, tiện ích mới đến với KH. Căn cứ vào phương thức hoàn trả: - Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức cho vay mà người đi vay trả nợ gốc hoặc nợ gốc và lãi cho NH một số tiền bằng nhau trên mỗi phân kỳ trả nợ (hàng tháng, quý hoặc 6 tháng), riêng những khoản vay ngắn hạn (dưới 1 năm) thì người vay thường trả nợ gốc vào cuối kỳ. Phương thức này thường áp dụng cho những khoản vay có giá trị lớn hoặc người có thu nhập định kỳ là không cao và ổn định.
  • 18. 9 Trả nợ gốc: NH có thể áp dụng phương thức thu nợ gốc đều hoặc thu nợ gốc theo cách thức kỳ sau trả cao hơn kỳ trước với số tiền gốc và lãi của mỗi kỳ đều bằng nhau. + Đối với phương thức trả nợ gốc đều thì số nợ gốc trả từng phân kỳ bằng tổng số nợ chia cho tổng phân kỳ trả nợ. Lãi suất cho vay nếu tính theo dư nợ giảm dần thì số tiền lãi phải trả ở phân kỳ đầu tiên sẽ là cao nhất và giảm dần theo dư nợ. + Đối với phương thức thu nợ gốc mà số tiền phải trả của mọi phân kỳ đều bằng nhau và bao gồm cả nợ gốc phải trả cộng lãi phát sinh theo dư nợ giảm dần được tính theo công thức sau: Số tiền trả nợ từng kỳ (A): Phần nợ gốc trong số tiền trả nợ từng kỳ là: P1 = A – (G x r) Pi = P1 x (1 + r)(i-1) Vối A: Số tiền trả nợ từng kỳ G: Số tiền vay r: Lãi suất tính theo kỳ trả nợ n: Tổng số kỳ trả nợ P1 : Phần tiền gốc phải trả trong phân kỳ thứ 1 Pi : Phần tiền gốc phải trả trong phân kỳ thứ i (i = 1, 2, 3,…,n). Cách tính lãi: có nhiều cách tính lãi được áp dụng nhưng nói chung có hai cách tính cơ bản là tính lãi theo dư nợ ban đầu và tính lãi trên dư nợ thực tế giảm dần. - Cho vay tiêu dùng phi trả góp: tiền vay được KH thanh toán cho NH một lần khi đến hạn. Thường khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay giá trị nhỏ, thời hạn vay không dài (thường dưới 1 năm) và đối tượng KH có thu nhập khá cao. A = G x r (1+r)n (1+r)n -1
  • 19. 10 - Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là hình thức mà NH sẽ cấp cho KH một hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, KH có thể vay và trả nhiều lần mà không vượt quá hạn mức tín dụng của mình. Loại hình này thường được áp dụng cho KH vay thấu chi hay cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng và là hình thức cho vay tạo sự thuận tiện cho KH trong việc sử dụng tiền vay. 1.1.4. Vai trò của tín dụng tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội 1.1.4.1. Đối với người tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng sẽ đáp ứng cho KH những nhu cầu chi tiêu cần thiết nhằm nâng cao đời sống và đặc biệt là mang lại cho KH các tiện ích mà hiện tại họ chưa có đủ tài chính để thực hiện. Chính hoạt động TDTD đã giúp cho người dân có cuộc sống đầy đủ hơn và góp phần nâng cao đời sống của xã hội. Cho vay tiêu dùng thông qua NH cũng sẽ làm giảm đi các hiện tượng tín dụng tiêu cực như cho vay nặng lãi, giúp những người dân giảm bớt gánh nặng trong việc phải trả chi phí lãi vay quá cao dẫn đến mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì có thể dẫn tới việc người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai, nghiêm trọng hơn nữa nếu người đi vay có thể lâm vào tình trạng khó khăn, mất khả năng chi trả làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. 1.1.4.2. Đối với ngân hàng thương mại Các khoản TDTD mang đến một nguồn thu nhập đáng kể cho NH. Mặc khác, trong điều kiện thị trường tín dụng doanh nghiệp đang cạnh tranh mạnh mẽ, hoạt động TDTD giúp NH khơi thông nguồn vốn, mở rộng thị trường và đa dạng hóa hoạt động tín dụng giúp giảm thiểu rủi ro. Mục tiêu hoạt động của NH là tối đa hoá lợi nhuận và phân tán rủi ro nên TDTD với đặc điểm là giá trị của khoản vay nhỏ và số lượng món vay lớn sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro. 1.1.4.3. Đối với nền kinh tế Kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện thúc đẩy hoạt động TDTD và TDTD phát triển cũng có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh tế xã hội. TDTD đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền
  • 20. 11 mặt trong dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác việc cung ứng vốn tín dụng hỗ trợ cho tiêu dùng đã kích cầu cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh … làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Khi năng suất, sản lượng gia tăng thì các doanh nghiệp sẽ gia tăng nhu cầu về lao động, nâng cao tiền lương làm tăng thu nhập cho người lao động để họ có thể nâng cao nhu cầu chi tiêu của mình tạo ra nhu cầu về TDTD cho các NH. Tóm lại, tín dụng ngân hàng nói chung và TDTD nói riêng không chỉ là hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi NH mà còn có vai trò to lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của cả kinh tế - xã hội. 1.2. Phát triển tín dụng tiêu dùng tại NHTM 1.2.1. Khái niệm về phát triển tín dụng tiêu dùng Phát triển tín dụng tiêu dùng là việc các NH tăng cường hoạt động TDTD trên nhiều phương diện nhằm tăng quy mô TDTD nhưng phải gắn liền với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng. Tăng quy mô tín dụng tiêu dùng được hiểu là tăng dư nợ TDTD với mục tiêu gia tăng thu nhập nhập từ hoạt động TDTD cho NH. Chính vì vậy các NHTM luôn cố gắng áp dụng các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng dư nợ TDTD thông qua việc nghiên cứu, triển khai các sản phẩm cho vay mới, nâng cao chất lượng dịch vụ cùng với việc đẩy nhanh tốc độ xử lý các hồ sơ vay vốn, tăng cường tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm tín dụng đến KH nhằm đáp ứng đa dạng các nhu cầu vay vốn của KH. Nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động TDTD nói riêng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM nói chung. Đối với NH thì một khoản tín dụng có khả năng sinh lời cao khi khoản tín dụng đó đến hạn thanh toán sẽ được hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi. Vì thế theo quan điểm của NH thì chất lượng tín dụng với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là mức độ an toàn của tín dụng và khả năng sinh lời do hoạt động tín dụng mang lại.
  • 21. 12 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tín dụng tiêu dùng 1.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển TDTD theo chiều rộng Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số TDTD: - Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số TDTD tuyệt đối: - Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số TDTD tương đối - Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng doanh số TDTD trong tổng doanh số cho vay: Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ TDTD: - Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối: - Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối: - Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng dư nợ TDTD trong tổng dư nợ cho vay: Chỉ tiêu phản ánh sự đa dạng của sản phẩm TDTD: Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng về sản phẩm TDTD mà NH cung cấp cho KH bao gồm: cho vay mua nhà, cho vay xây dựng sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô, Mức tăng/giảm doanh số TDTD Tổng doanh số TDTD năm t Tổng doanh số TDTD năm (t-1) = - Mức tăng/giảm dư nợ TDTD tuyệt đối Tổng dư nợ TDTD năm t Tổng dư nợ TDTD năm (t-1) = - Mức tăng/giảm doanh số TDTD tương đối(%) Tỷ trọng dư nợ TDTD (%) = Tổng dư nợ TDTD Tổng dư nợ cho vay x 100 Mức tăng/giảm dư nợ TDTD tương đối (%) = Mức tăng/giảm dư nợ TDTD tuyệt đối Tổng dư nợ TDTD năm (t-1) x 100 Tỷ trọng doanh số TDTD (%) = Doanh số TDTD Tổng doanh số cho vay x 100 Tổng doanh số TDTD năm (t-1) = Mức tăng/giảm doanh số TDTD tuyệt đối x 100
  • 22. 13 cho vay CBNV, cho vay mua xe ô tô,…Sự phát triển TDTD bằng cách đa dạng hoá sản phẩm sẽ tạo uy tín và thu hút được KH làm gia tăng lợi nhuận cho NH. Tỷ trọng dư nợ của các sản phẩm TDTD được tính theo công thức: Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số lượng khách hàng: Sự gia tăng về quy mô KH được xác định qua sự tăng trưởng về giá trị tuyệt đối theo công thức sau: 1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển TDTD theo chiều sâu Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn TDTD trong tổng dư nợ TDTD: Như đã đề cập ở trên, tăng quy mô TDTD phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Các NHTM không thể chỉ mở rộng cho vay mà không quan tâm đến tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ TDTD. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu TDTD trong tổng dư nợ TDTD: Chỉ tiêu lợi nhuận từ tín dụng tiêu dùng: Lợi nhuận từ TDTD là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh sự phát triển TDTD trong NHTM. Ngoài việc xem xét sự tăng trưởng theo thời gian của chỉ tiêu lợi nhuận thì còn phải đánh giá sự đóng góp của chỉ tiêu này vào lợi nhuận chung của hoạt động tín dụng cả NH. Phát triển TDTD có thể trong ngắn hạn không vì mục đích lợi nhuận như giữ thị trường, tăng khả năng cạnh tranh nhưng trong dài hạn nó phải mang lại lợi nhuận cho NH, lợi nhuận cao là minh chứng rõ ràng nhất để đánh giá sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng của hoạt động TDTD tại các NH. Mức tăng/giảm số lượng KH Số lượng KH năm t Số lượng KH năm (t-1) - = Tỷ lệ nợ quá hạn TDTD (%) = Dư nợ quá hạn TDTD Tổng dư nợ TDTD x 100% Tỷ lệ nợ xấu TDTD (%) = Dư nợ xấu TDTD Tổng dư nợ TDTD x 100% Tỷ trọng (%) = Dư nợ TDTD theo sản phẩm i Tổng dư nợ của TDTD x 100
  • 23. 14 Lợi nhuận TDTD = Doanh thu từ TDTD – Chi phí TDTD Trong đó doanh thu từ TDTD bao gồm lãi cho vay và các khoản phí thu được, chi phí từ hoạt động TDTD bao gồm chi phí huy động vốn như chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay, chi phí marketing và các chi phí khác. 1.2.3. Ý nghĩa của việc phát triển tín dụng tiêu dùng tại NHTM Các NHTM hiện nay cạnh tranh rất gay gắt bằng việc liên tục mở rộng qui mô hoạt động, gia tăng vốn điều lệ mở rộng thị phần. Trong tình hình cho vay sản xuất kinh doanh gần như bão hòa do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn thì TDTD sẽ là giải pháp giúp các NHTM khơi thông nguồn vốn và gia tăng dư nợ. Tuy dư nợ TDTD còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng và hứa hẹn sẽ là loại hình tín dụng đóng vai trò quan trọng trong tương lai. Do đó các NHTM cần quan tâm đến việc phát triển TDTD một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm giúp NH phân tán được rủi ro góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận cho NH. Ngoài ra phát triển TDTD cũng góp phần hạn chế các hoạt động cho vay không lành mạnh như cho vay thị trường chợ đen vốn tồn tại trong các nền kinh tế có thị trường tài chính chưa phát triển. Như vậy việc phát triển TDTD tại các NHTM có ý nghĩa rất quan trọng, không những đem lại lợi nhuận cho chính NH mà còn góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển TDTD của NHTM 1.2.4.1. Những nhân tố từ phía NHTM - Định hướng phát triển của ngân hàng: Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động TDTD tại các NH, nếu trong kế hoạch phát triển các NH không quan tâm đến hoạt động này thì các KH có nhu cầu về TDTD cũng sẽ không có điều kiện tiếp cận được vốn vay từ phía NH và ngược lại, nếu có định hướng phát triển TDTD thì các NH sẽ đưa ra các chiến lược cụ thể để đầu tư phát triển.
  • 24. 15 - Quy mô và cơ cấu vốn của ngân hàng: Với lượng vốn dồi dào NH sẽ dễ dàng hơn trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng, ngược lại nếu hoạt động huy động vốn của NH gặp khó khăn thì sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của KH, việc thiếu hụt vốn khiến NH tăng lãi suất huy động dẫn đến gia tăng chi phí đầu vào, do đó lãi suất đầu ra cho vay cũng tăng lên đã làm giảm khả năng cạnh tranh của NH. Bên cạnh đó thì NH cũng cần phải có sự cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động tín dụng. - Chính sách về tín dụng tiêu dùng: Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Thông thường chính sách tín dụng bao gồm hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và phí, quy định về TSĐB, tỷ lệ cho vay, phương thức trả nợ, .... Chính sách tín dụng cũng nên linh động thay đổi theo từng đối tượng KH, với các KH có uy tín và khả năng tài chính tốt thì NH có thể cho vay không cần TSĐB, hạn mức cho vay cao hơn và lãi suất ưu đãi hơn. Như vậy, một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều KH, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, ngược lại nếu chính sách cứng nhắc, không hợp lý, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng về vốn vay của KH thì sẽ khó thu hút được KH và làm giảm khả năng canh trạnh của NH. - Quy trình tín dụng tiêu dùng: Nguyễn Minh Kiều (2007, trang 27): “Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể, bao gồm nhiều bước đi khác nhau với kết quả cụ thể của từng bước đi”. Như vậy việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện qui trình TDTD có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động TDTD của NH. Quy trình TDTD đơn giản, chính xác, nhanh gọn, thuận tiện sẽ thu hút được nhiều KH. Ngược lại, nếu thủ tục quá rườm rà, phức tạp, mất nhiều thời gian thì NH sẽ khó giữ chân KH. Quy trình
  • 25. 16 TDTD không nên mang tính cứng nhắc, có thể chủ động, linh hoạt thay đổi tùy từng trường hợp cụ thể. - Vấn đề về kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng: Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng phải đi đôi với việc kiểm soát rủi ro để phát hiện kịp thời các sai phạm nhằm mang lại sự phát triển toàn diện trong hoạt động tín dụng nói chung và TDTD nói riêng. Không chỉ thực hiện việc kiểm tra đối với KH như kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay mà cần phải kiểm soát với bản thân NH chẳng hạn như kiểm tra quá trình thẩm định KH để đảm bảo đúng quy trình tín dụng, phát hiện kịp thời những sai phạm, loại trừ những cá nhân cố tình làm sai gây thiệt hại, rủi ro cho NH. Vì vậy việc bố trí những nhân viên có năng lực, trình độ và trách nhiệm cao, phẩm chất tốt, trung thực, khách quan thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là vấn đề mà các NH cần phải quan tâm. - Mạng lưới hoạt động của ngân hàng: Ngân hàng có mạng lưới rộng khắp cũng đồng nghĩa với việc NH có được thị trường lớn và sẽ đáp ứng được nhu cầu của KH như tạo sự thuận tiện để KH thực hiện các giao dịch tiền vay, tiền gửi hay các giao dịch thanh toán khác nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian cho KH. - Sự đa dạng và tiện ích của các dịch vụ, sản phẩm TDTD: Việc NH cung cấp một danh mục sản phẩm vay tiêu dùng đa dạng sẽ đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng KH góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động TDTD và cũng là điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của các NH góp phần củng cố và mở rộng thị phần. - Trình độ và đạo đức của nhân viên tín dụng: Chất lượng đội ngũ nhân viên là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của NH nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Đặc điểm của KH vay tiêu dùng là thông tin nhiều lúc không được rõ ràng như KH doanh nghiệp vì vậy nhân viên phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng và nhạy bén thì sẽ thẩm định chính xác KH làm cơ sở để đưa ra các quyết định cấp tín dụng một cách đúng đắn. Ngoài các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ thì khả năng
  • 26. 17 giao tiếp tốt, sự nhiệt tình trong công việc cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với KH nhằm giới thiệu nhiều KH tiềm năng cho NH trong tương lại. Do số lượng các món vay tiêu dùng là rất lớn nên NH cần phải có số lượng nhân viên tín dụng hợp lý và có sự phân công công việc cụ thể để không xảy ra trường hợp một nhân viên cùng một lúc phải quản lý quá nhiều khoản vay hay tình trạng nhân viên dư thừa sẽ làm tăng chi phí của NH. Ngoài ra nhân viên tín dụng cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp để đánh giá KH một cách trung thực, không vì tư lợi cá nhân mà gây rủi ro cho NH. - Hoạt động marketing, tiếp thị của ngân hàng: Hoạt động marketing, tiếp thị đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động của NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Hoạt động này giữ một vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của NH đến với KH. Các chương trình quảng cáo về các sản phẩm mới và những chương trình ưu đãi đến với KH thông qua các phương tiện truyền thông như báo đài, tạp chí hay email sẽ giúp nhận được sự quan tâm chú ý của KH và thu hút họ đến với NH nhiều hơn. - Công nghệ thông tin của ngân hàng: Công nghệ thông tin là một phương tiện giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các NH hiện đại. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ cho phép thu thập, xử lý và phân tích thông tin nhanh chóng, giúp đơn giản hoá quy trình làm việc, giảm số lượng nhân sự, cắt giảm chi phí, giúp lưu trữ được một số lượng lớn thông tin của KH để dễ dàng truy cập và khai thác sau này cũng như giúp ích cho việc chấm điểm tín dụng KH. Nếu một NH được trang bị các công nghệ hiện đại sẽ có thể tăng tiện ích cho KH nhờ bán chéo sản phẩm và dịch vụ, ví dụ như nếu NH phát triển mạnh dịch vụ thẻ thanh toán, hệ thống máy ATM, dịch vụ chi trả lương qua tài khoản... thì có thể kết hợp tiếp thị sản phẩm cho vay như cho vay thấu chi, thẻ tín dụng hay cho vay tín chấp nhân viên. 1.2.4.2. Những nhân tố từ phía khách hàng - Năng lực tài chính của khách hàng:
  • 27. 18 Khả năng tài chính của KH sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho NH, phần lớn các khoản vay tiêu dùng có nguồn trả nợ là thu nhập từ lương hay từ hoạt động kinh doanh. Nếu KH có thu nhập cao và ổn định thì việc trả nợ NH sẽ ít ảnh hưởng đến các chi tiêu khác, đặc biệt là các chi tiêu thông thường hay thiết yếu... Ngoài ra đặc điểm nghề nghiệp của KH cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tài chính và nhu cầu vay vốn, những KH có nghề nghiệp ổn định với mức thu nhập cao thường có nhu cầu tiêu dùng và vốn vay cũng cao hơn. - Tư cách của khách hàng: Đây là yếu tố quyết định đến hành vi trả nợ của KH, tư cách của KH được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm. Nếu KH có thu nhập cao và ổn định, thậm chí đưa ra các điều kiện đảm bảo tốt nhưng mục đích sử vốn không rõ ràng hay nghiêm trọng hơn là cố tình lừa đảo thì sẽ gây rủi ro cho NH. Ngoài ra tư cách của KH còn được thể bằng sự trung thực trong việc cung cấp thông, sự sẵn lòng trả nợ và thiện chí của KH trong việc thực hiện các cam kết với NH. - Tài sản đảm bảo của khách hàng: Tài sản đảm bảo là cơ sở pháp lý để NH có thêm nguồn thu nợ thứ hai mang tính dự phòng rủi ro cho khoản tín dụng. Tuy nhiên dù có nắm giữ TSĐB nhưng nếu KH không có thiện chí trả nợ thì NH sẽ phải đối mặt với rủi ro mất vốn vì muốn phát mại tài sản phải có thời gian và mất nhiều chi phí khác liên quan. Vì vậy TSĐB là một trong những tiêu chuẩn để xét duyệt cho vay nhưng không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất giữ vai trò quyết định trong việc cho vay của NH. 1.2.4.3. Những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội - Môi trường kinh tế, chính trị: Sự ổn định của môi trường chính trị có tác động đối với hoạt động của các NH bởi một quốc gia có một nền chính trị ổn định sẽ thu hút các nguồn đầu tư từ nhiều hướng khác nhau giúp kinh tế phát triển bền vững, chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được nâng cao. Môi trường kinh tế thể hiện thông qua những biến số kinh tế như thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp... Khi kinh tế tăng trưởng và ổn định, nhu cầu chi
  • 28. 19 tiêu có xu hướng tăng lên do thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện, từ đó sẽ khuyến khích hoạt động TDTD của NH và ngược lại. - Môi trường cạnh tranh của ngân hàng: Sự canh tranh ngày càng gay gắt của các NH dẫn đến thị trường TDTD bị chia nhỏ, do đó các NH phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và tạo được đặc điểm riêng của mình để không những giữ được KH cũ mà còn thu hút thêm được những KH mới và giúp NH có các chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể đứng vững và ngày càng phát triển cạnh tranh với các NH khác trên thị trường.
  • 29. 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 trình bày những lý luân về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng của NHTM nói riêng như khái niệm, đặc điểm, các hình thức của tín dụng tiêu dùng từ đó cho thấy được vai trò của nó đối với NHTM, người tiêu dùng cũng như đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Ngoài ra chương 1 đã nêu lên khái niệm và những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tín dụng tiêu dùng cũng như những nhân tố ảnh hưởng sự phát triển tín dụng tiêu dùng tại các NHTM như chính sách tín dụng, tài sản đảm bảo, sảm phẩm dịch vụ, môi trường kinh tế xã hội, các nhân tố từ phía khách hàng,.... Những lý luận này sẽ làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong những chương tiếp theo.
  • 30. 21 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN (VIETBANK) 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển VietBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín được thành lập theo Quyết định số 2399/QĐ/NHNN của NHNN ngày 15/12/2006 với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng và được tăng lên 3.000 tỷ đồng vào ngày 21/9/2010. Hội sở chính đặt tại số 35 Trần Hưng Đạo, TP. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng. Tham gia thành lập Vietbank gồm có 39 cổ đông, trong đó có nhiều cổ đông là doanh nghiệp, cá nhân có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm về quản trị, điều hành trong lĩnh vực NH, đóng vai trò quan trọng đó là Ngân Hàng TMCP Á Châu và Công ty Cổ Phần Ô Tô Xe Máy Hoa Lâm. VietBank ra đời trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính Việt Nam. Việc ra đời sau so với các NH bạn vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội cho VietBank trong việc đi tắt đón đầu xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hệ thống quản trị hiệu quả và các sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của KH. Với sự hỗ trợ toàn diện của Ngân hàng Á Châu cùng với chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút nhân sự, VietBank tin tưởng sẽ hoạt động an toàn, hiệu quả và vững bước hội nhập trên thị trường tài chính. Mạng lưới hoạt động: VietBank được chấp thuận mở rộng nội dung và địa bàn hoạt động từ ngày 28 tháng 10 năm 2008 theo Quyết định số 2441/QĐ-NHNN của NHNN. Đến cuối năm 2009 VietBank đã có 5 chi nhánh và 28 phòng giao dịch tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Năm 2010 VietBank đã mở rộng mạng lưới đến các địa bàn như Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Nghệ An và đến cuối năm 2010 đã có 9 chi nhánh và 74 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Năm 2011 việc phát triển mạng lưới có phần chậm lại với 9 phòng giao dịch
  • 31. 22 và quỹ tiết kiệm được mở thêm. Tính đến nay VietBank đã có 95 điểm giao dịch trên toàn quốc. Đây là minh chứng cho sự phát triển nhanh, an toàn và bền vững của VietBank trong bối cảnh hiện nay. Cơ cấu tổ chức của VietBank Cơ cấu tổ chức của Vietbank được mô tả như sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của VietBank (Nguồn: Tài liệu hội nhập môt trường làm việc tại VietBank) Tình hình nhân sự: Do sự cạnh tranh giữa các NH ngày càng cao cũng như yêu cầu nâng cao chất lượng nghiệp vụ nên VietBank luôn xem nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự phát triển của NH. Trong thời gian qua nguồn nhân ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÁC HỘI ĐỒNG: - Hội đồng quản lý tài sản nợ - Hội đồng xử lý rủi ro - Hội đồng lương thưởng – nhân sự PHÒNG NHÂN SỰ Sở giao dịch, chi nhánh, PGD BAN TỔNG GIAM ĐỐC VĂN PHÒNG HĐQT PHÒNG KẾ TOÁN BAN PHÁP CHẾ PHÒNG NGUỒN VỐN PHÒNG PTKD PHÒNG PT QLTD PHÒNG TTQT PHÒNG CNTT PHÒNG MARKETING PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG QLCL
  • 32. 23 lực của VietBank đã không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, năng lực và trình độ nghiệp vụ của nhân viên cũng ngày càng được nâng cao. Năm 2010 VietBank bắt đầu mở rộng hoạt động nên số lượng nhân sự toàn hệ thống cũng tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2009 có 674 người sau đó tăng lên 1.380 người vào năm 2010; 1.415 người vào năm 2011 và 1.580 người vào năm 2012. Đội ngũ nhân sự đã góp phần mang lại hiệu quả hoạt động cho cả hệ thống, khẳng định tầm quan trọng việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của VietBank. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VietBank giai đoạn 2009-2012 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn VietBank giai đoạn 2009-2012 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Triệu đồng Triệu đồng +/- so với 2009 Triệu đồng +/- so với 2010 Triệu đồng +/- so với 2011 Tổng vốn huy đông 4.750.866 5.566.012 17,16% 5.258.474 -5,53% 7.981.931 51,79% 1. Theo loại tiền gửi Tiền gửi không kỳ hạn 195.539 190.421 -2,62% 1.044.433 448,49% 182.712 -82,51% Tiền gửi có kỳ hạn 4.542.599 5.353.437 17,85% 4.206.521 -21,42% 7.796.089 85,33% Tiền ký quỹ 12.728 22.154 74,06% 7.520 -66,06% 3.130 -58,38% 2. Theo loại ngoại tệ VND 4.564.794 5.255.018 15,12% 4.939.467 -6,00% 7.801.226 57,94% Ngoại tệ 186.072 310.994 67,14% 319.007 2,58% 180.705 -43,35% 3. Theo loại hình KH Tổ chức kinh tế 3.367.008 2.522.412 -25,08% 660.950 -73,80% 238.089 -63,98% Dân cư 1.383.858 3.043.600 119,94% 4.597.524 51,06% 7.743.842 68,44% Tỷ trọng tiền gửi từ dân cư/Tổng vốn huy động 29,13% 54,68% 87,43% 97.02% (Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012) Trong những năm vừa qua VietBank đã tập trung nguồn lực cho công tác huy động với nhiều hình thức, hoạt động tiếp thị nhằm hướng đến các đối tượng KH cá nhân lẫn doanh nghiệp và đạt được kết quả rất tích cực, vốn huy động của VietBank có xu hướng gia tăng kể từ năm 2009 đến năm 2012. Vốn huy động năm 2010 đạt 5.556.012 triệu đồng tăng 17,16% so với năm 2009. Năm 2011 do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay tăng cao
  • 33. 24 nên một số doanh nghiệp đã sử dụng vốn để kinh doanh nhằm giảm chi phí lãi vay nên tiền gửi từ các tổ chức kinh tế năm 2011 giảm 73,8% đã làm cho tổng vốn huy động giảm xuống 5,53% so với năm 2010, đạt 5.258.474 triệu đồng. Ngoài ra do lãi suất huy động năm 2011 thường xuyên biến động dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và tâm lý e ngại của người dân khi gửi tiền tại các NH nhỏ đã làm ảnh hưởng đến tình hình huy động của VietBank trong những tháng cuối năm 2011. Năm 2012 vốn huy động tăng mạnh, đạt 7.981.931 triệu đồng, tăng 51,79% so với năm 2011, đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng về vốn huy động cao nhất. Nguyên nhân là do năm 2012 VietBank cho ra đời hai sản phẩm tiết kiệm “ 2 in 1” và “3 in 1” với lãi suất hấp dẫn đã thu hút một số lượng lớn KH, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng đến 85,53% và vốn huy động từ dân cư cũng tăng lên đến 68,44% so với năm 2011. 4,750,866 5,566,012 5,258,474 7,981,931 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 2009 2010 2011 2012 Triệu đồng Biểu đồ 2.1: Vốn huy động VietBank giai đoạn 2009-2012 (Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012) Cơ cấu nguồn vốn huy động của VietBank chuyển dịch theo hướng tăng dần tiền gửi từ dân cư cả về mặt số lượng, tốc độ lẫn tỷ trọng. Tỷ trọng tiền gửi dân cư trên tổng huy động năm 2009 là 29,13% thì đến năm 2012 tăng lên 97,02%, tốc độ gia tăng tiền gửi từ dân cư năm 2012/2011 là 68,44%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư của toàn ngành NH là 34,10% (Nguồn Ngân hàng Nhà nước, 2012). Điều này đã giúp cho VietBank có nguồn vốn huy động với kỳ hạn dài, ổn định và là cơ sở tốt cho việc mở rộng hoạt động tín dụng tại VietBank.
  • 34. 25 3,367,008 1,383,858 2,522,412 3,043,600 660,950 4,597,524 238,089 7,743,842 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 Triệu đồng 2009 2010 2011 2012 Huy động từ tổ chức kinh tế Huy động từ dân cư Biểu đồ 2.2: Vốn huy động VietBank theo loại KH giai đoạn 2009-2012 (Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012) 2.1.2.2. Tình hình cho vay Tình hình dư nợ cho vay Bảng 2.2: Tình hình cho vay của VietBank giai đoạn 2009-2012 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Triệu đồng Triệu đồng +/- so với 2009 Triệu đồng +/- so với 2010 Triệu đồng +/- so với 2011 Tổng dư nợ 3.782.645 7.196.835 90,26% 8,219,432 14,21% 7.040.348 -14,35% 1. Theo kỳ hạn Ngắn hạn 2.543.454 3.913.086 53,85% 4.578.704 17,01% 4.829.436 5,48% Trung dài hạn 1.239.191 3.283.749 164,99% 3.640.728 10,87% 2.210.912 -39,27% 2. Theo loại ngoại tệ VND 3.629.739 6.770.785 86,54% 7.971.948 17,74% 6.899.864 -13,45% Ngoại tệ 152.906 426.050 178,64% 247.484 -41,91% 140.484 -43,24% 3. Theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp Nhà nước 22.407 25.789 15,09% 22.780 -11,67% 19.747 -13,31% Công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN 2.254.020 4.798.920 112,90% 5.042.041 5,07% 4.080.949 -19,06% Cá nhân, khác 1.506.218 2.372.126 57,49% 3.154.611 32,99% 2.939.652 -6,81% (Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012) Năm 2010 do VietBank mở rộng thêm 46 điểm giao dịch mới và đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế nên dư nợ tăng đáng kể từ 3.782.645 triệu đồng năm 2009 lên 7.196.835 triệu đồng vào năm 2010, tương ứng
  • 35. 26 tăng 90,26%. Năm 2011 và năm 2012 với chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế cho vay tiêu dùng và kinh doanh bất động sản nên VietBank chỉ tập trung đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh, cùng với lãi suất cho vay năm 2011 cũng rất cao nên các doanh nghiệp và cá nhân đã giảm nhu cầu vay vốn dẫn đến dư nợ năm 2011 chỉ tăng 14,21% so với năm 2010 và giảm xuống 14,35% vào năm 2012. 90.26% -14.35% 14.21% 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 2009 2010 2011 2012 Triệu đồng -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tổng dư nợ Tốc độ tăng trưởng Biểu đồ 2.3: Dư nợ VietBank giai đoạn 2009-2012 (Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012) Về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn: do VietBank tập trung đẩy mạnh cho vay sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp và cá nhân nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 54% vào năm 2010; 56% vào năm 2011 và 69% vào năm 2012. Về cơ cấu dư nợ theo loại tiền: chủ yếu là các khoản vay bằng Việt Nam đồng, các khoản vay ngoại tệ chủ yếu là Dollar Mỹ (USD) dùng để thanh toán hàng nhập khẩu. Năm 2010 do chất lượng dịch vụ của VieBank ngày càng được nâng cao cùng với nhiều sản phẩm hỗ trợ cho đối tượng KH xuất nhập khẩu nên dư nợ cho vay bằng USD tăng lên đáng kể, đạt 426.050 triệu đồng, tăng 178,64% so với năm 2009. Năm 2011 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã thu hẹp sản xuất nên dư nợ USD đã giảm xuống, năm 2012 dư nợ chỉ đạt 140.484 triệu đồng.
  • 36. 27 Về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Dư nợ cho vay KH doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và có xu hướng gia tăng qua các năm, năm 2010 tăng 111,94% so với năm 2009, năm 2011 tăng 50% và giảm xuống 19% vào năm 2012, tỷ trọng dư nợ trong giai đoạn 2009 - 2012 là vào khoảng 60%. Tính hình nợ quá hạn: Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn VietBank giai đoạn 2009-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng dư nợ 3.782.645 7.196.835 8.219.432 7.040.348 Nợ quá hạn 3.767 77.567 568.289 391.052 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 0,10% 1,08% 6,91% 5,55% (Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012) Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,10% sau đó tăng lên 1,08% vào năm 2010 và 6,91% vào năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2010 - 2011 nền kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh và trả nợ của KH. 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 2009 2010 2011 2012 Triệu đồng Nợ quá hạn Tổng dư nợ Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn VietBank giai đoạn 2009-2012 (Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012) Năm 2012 VietBank đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu và thực hiện cơ cấu nợ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của NHNN, theo đó VietBank sẽ thực hiện cơ cấu nợ cho những KH được đánh giá là có khả năng trả nợ và được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi cơ cấu nhằm hỗ trợ KH
  • 37. 28 vượt qua khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho KH có thể thanh toán nợ vay, tăng khả năng thu hồi nợ cho VietBank nên đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 5,55% vào năm 2012. 2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh VietBank giai đoạn 2009 – 2012 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Triệu đồng Triệu đồng +/- so với 2009 Triệu đồng +/- so với 2010 Triệu đồng +/- so với 2011 Thu nhập lãi thuần 99.762 279.716 180,38% 778.348 178,26% 643.824 -17.,8% Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ 7.700 12.378 60,75% 9.056 -26,84% 4.786 -47,15% Thu nhập thuần từ hoạt động khác 30.565 19.243 75.409 -221.116 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 138.027 311.337 125,56% 862.813 177,13% 427.494 -50,45% Lợi nhuận trước thuế 45.010 66.670 48,12% 395.062 492,56% 17.234 -95,64% Lợi nhuận sau thuế 41.859 60.003 43,35% 364.210 506,99% 16.755 -95,40% (Nguồn: Báo cáo thường niên VietBank các năm 2009-2012) Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của VietBank có xu hướng gia tăng, năm 2010 lợi nhuận trước thuế tăng 48,12% so với năm 2009, đạt 66.670 triệu đồng. Năm 2011 do khoản thu nhập lãi thuần tăng lên 178,26% nên lợi nhuận trước thuế cũng tăng đến 492,56% so với năm 2010. Năm 2012 tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ lãi và hoạt động dịch vụ giảm xuống cộng với khoản lỗ từ mua bán chứng khoán lên đến 238.709 triệu đồng đã làm cho thu nhập từ hoạt động kinh doanh giảm xuống 50,54% dẫn đến lợi nhuận trước thuế cũng giảm 95,64% so với năm 2011. Trong cơ cấu thu nhập thì thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao mặc dù tốc độ gia tăng có bị giảm lại vào năm 2012 do dư nợ giảm. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ có xu hướng giảm dần vào năm 2011-2012, điều này cho thấy VietBank cần phải gia tăng sản phẩm dịch vụ cả về số lượng lẫn chất lượng như bảo lãnh, thanh toán,
  • 38. 29 ngân quỹ, môi giới, …vì đây là mảng hoạt động ít rủi ro hơn các hoạt động đầu tư và tín dụng, hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu lớn cho VietBank trong tương lai. 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay 2.2.1. Sự cần thiết mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng Mặc dù vẫn còn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nhưng các số liệu của Tổng cục thống kê (2012) cho thấy thu nhập quốc gia (GDP) của Việt Nam vẫn khá khả quan. Trong ba năm gần đây, GDP tăng từ 110.7 tỷ USD vào năm 2010 lên 133.1 tỷ USD vào năm 2011 và đạt mức 155.3 tỷ USD trong năm 2012. Theo dự đoán, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 nước ta là 5,4%. 1,160 1,145 1,273 1,517 1,749 700 796 919 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 USD/người Biểu đồ 2.5: GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2005-2012 (Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2012) Việt Nam có dân số đông, lực lượng lao động trẻ, thu nhập của người dân đang ngày càng cải thiện, cơ cấu dân số thành thị chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng nhanh, thêm vào đó tốc độ tăng trưởng chi tiêu của cư dân thành thị cũng liên tục tăng lên tạo ra một thị trường TDTD cực kỳ rộng lớn và đầy tiềm năng.
  • 39. 30 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dân số Viêt Nam giai đoạn 2009-2012 (Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2010) 662 461 816 595 1,059 738 1,605 1,115 2,130 1,726 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 Nghìn đồng 2002 2004 2006 2008 2010 Thu nhập/tháng Chi tiêu cho đồi sống/tháng Biểu 2.7: Thu nhập và chi tiêu cho đời sống bình quân/tháng của một cư dân thành thị giai đoạn 2002-2010 (Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2010) Nếu như trước đây các sản phẩm TDTD như trả góp mua nhà, mua xe máy, ô tô hầu hết chỉ có mặt ở các công ty tài chính thì nay đã trở thành sản phẩm cạnh tranh giữa các NH với NH, NH với các công ty tài chính. Mặc khác TDTD hiện nay ở thị trường chợ đen rất phức tạp như cho vay với thủ tục nhanh gọn, kín đáo, cầm cố nhà đất với lãi suất cao, người vay thì bị mất tiền, mất nhà rất phổ biến. Tín dụng
  • 40. 31 chợ đen phức tạp là cơ hội để các NHTM mở rộng thị phần nhằm hỗ trợ KH sử dụng vốn một cách an toàn, hiệu quả và hạn chế rủi ro. Theo khảo sát của Ngân hàng TMCP Hàng Hải cho thấy thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đã thay đổi: khi cần đến một lượng tiền tương đối lớn cho tiêu dùng, gần 58% người chọn phương án vay NH, chỉ có 25,85% người được hỏi chọn phương án vay bạn bè, người thân; 12,24% đợi khi đủ tiền mới thực hiện và 4,08% chọn phương án vay lãi nóng bên ngoài. Điều này đã chứng tỏ sự chuyển biến quan trọng trong thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân hiện nay, họ có khuynh hướng vay tiền tại NH nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu của mình, điều này cũng đồng nghĩa với việc NH sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để mở rộng hoạt động TDTD. Nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn khó khăn, sức cầu trong nước suy yếu, hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn còn ở mức cao, đặc biệt tình trạng tồn kho bất động sản của doanh nghiệp khiến nợ xấu bất động sản của NH tăng cao. Việc các NH tập trung cho vay tiêu dùng, trong đó đẩy mạnh việc cho vay mua và xây dựng sửa chữa nhà hay cho vay mua xe ôtô đã giúp các doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp vật liệu xây dựng hay các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và kinh doanh xe ôtô nâng cao thu nhập và là cơ hội để NH tránh được nợ xấu. Số liệu từ Tổng cục Thống kê (2013) đã thể hiện được kết quả kích cầu tiêu dùng. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2013 tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung bảy tháng năm 2013, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.487,9 ngàn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2012 - mức tăng cao nhất tính từ đầu năm khi người dân tăng hoạt động mua bán và thanh toán qua thẻ tín dụng và các khoản vay mua ô tô. Như vậy, từ các phân tích trên cho thấy việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là việc phát triển TDTD tại các NHTM là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các NH trong khu vực và thế giới nhằm cung ứng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, tiện ích cho KH, góp phần gia tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM.
  • 41. 32 2.2.2. Tình hình hoạt động TDTD tại các NHTM Từ đầu năm 2011 hầu hết các NHTM đã hạn chế cho vay tiêu dùng để tập trung nguồn vốn cho vay sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của NHNN. Đến quý II năm 2012 nguồn vốn khả dụng của các NHTM tăng đáng kể, tình hình thanh khoản được cải thiện nên hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM được khơi thông trở lại và đã thu hút nhiều KH tham gia vay vốn. Theo số liệu của NHNN (2013) thì đến tháng 07/2013, tổng nguồn vốn huy động cả nước đạt 3.415.423 tỷ đồng, tăng 12,46% so với cuối năm 2012, trong khi tổng dư nợ cho vay đạt 3.256.543 tỷ đồng, chỉ tăng 5.36% so với năm 2012. Ðiều này cho thấy các NHTM đang gặp khó khăn trong việc bơm vốn ra thị trường và dự đoán sẽ rất khó để có thể đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 12%. Nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt trong khi tín dụng dành cho KH doanh nghiệp ngày càng khó khăn, với thanh khoản dư thừa nên các NH đều hướng đến mảng TDTD. Nếu như một vài năm trước phân khúc TDTD là ưu thế của các NH nước ngoài và công ty tài chính bởi thủ tục linh hoạt thì trong vài năm trở lại đây các NHTM trong nước cũng đã tích cực tham gia, đặc biệt là từ đầu năm 2013 khi lãi suất cho vay tiêu dùng đã được các NH hạ xuống thấp để cạnh tranh thu hút KH. Một vài thông tin về hoạt động TDTD đang diễn ra sôi nổi trên thị trường như sau: - Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) thời gian qua đã tung ra nhiều gói cho vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi, ngoài việc ưu đãi lãi suất cho KH mua nhà, mua xe với các đơn vị liên kết thì OCB còn đưa ra gói tín dụng 700 tỷ đồng với mức lãi suất ưu đãi và cố định trong một năm đầu đối với KH vay tiêu dùng, mua ô tô, ... Kết quả OCB thu được rất khả quan, dư nợ TDTD tăng cao và theo kế hoạch thì OCB kỳ vọng sẽ đạt 70% trong tổng dư nợ. - Ngân hàng TMCP Á Châu thì KH chỉ cần có thu nhập từ 6 triệu đồng/tháng trở lên là có thể được vay tín chấp, KH có thể được vay gấp 15 lần thu nhập và lên đến 500 triệu đồng với thời gian vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng với phương thức trả nợ linh hoạt theo dư nợ giảm dần hoặc theo dư nợ ban đầu.
  • 42. 33 - Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank) cũng dành ra 1.000 tỷ đồng dành cho các KH vay cá nhân với lãi suất 0% trong tháng đầu và cố định ở mức 11,86%/năm trong 11 tháng tiếp theo. Ngoài ra nếu mua căn hộ thuộc dự án Dragon Hill Residence and Suites tại xã Phước Kiển - Nhà Bè, Tp.HCM thì lãi suất cho vay là 0% trong năm đầu, thời hạn vay vốn kéo dài đến 20 năm, giá trị khoản vay lên tới 70% giá trị hợp đồng mua căn hộ cùng với việc đơn giản hóa các thủ tục vay vốn và miễn phí nhiều dịch vụ tiện ích liên quan. - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng tận dụng mạng lưới điểm giao dịch đông đảo để mở rộng cho vay tiêu dùng với hạn mức lớn và nhiều ưu đãi như gói 1.600 tỷ đồng dành cho KH vay mua nhà ở, KH có thể vay tối đa 100% giá trị mua, chuyển nhượng, xây dựng, sửa chữa nhà, số tiền vay đến 10 tỷ đồng trong 10 năm đối với xây dựng, sửa chữa và 15 năm đối với mua bất động sản với mức lãi suất là 9%/năm trong hai tháng đầu, sau đó lãi suất vay sẽ điều chỉnh theo biên độ 2%/năm trong 10 tháng tiếp theo và 4%/năm trong các năm còn lại. Ngoài ra Sacombank cũng dành ra 1.000 tỷ đồng dành cho các cán bộ, nhân viên các cơ quan, tổ chức vay tiêu dùng với lãi suất góp đều 9%/năm. - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng cho vay lãi suất 9%/năm trong 3 tháng đầu, 12% đến 14%/năm trong chín tháng tiếp theo, thời gian vay lên đến 15 năm và mức cho vay có thể tới 70% giá trị TSĐB đối với KH vay tiêu dùng. Riêng mục đích vay xây dựng, sửa chữa hoặc mua nhà thì Eximbank áp dụng lãi suất 12%/năm trong hai năm đầu và hạn mức vay lên tới 70% giá trị bất động sản mua hoặc chi phí xây dựng, sửa chữa. - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng áp dụng chương trình cho vay đến hết năm 2013 để hỗ trợ thanh toán tối đa đến 90% giá trị căn hộ với lãi suất thấp hơn 3% so với thông thường khi KH mua căn hộ tại chung cư TDH - Trường Thọ (TP Hồ Chí Minh) do Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Ðức (Thuduc House) đầu tư. Ngoài ra, khi vay vốn tại ABBank các KH của Thuduc House sẽ được giảm 3% lãi suất vay trong ba tháng đầu kể từ thời điểm giải ngân so với KH thông thường và nhận ngay chiết khấu tối đa đến 15% nếu thanh toán ngay toàn bộ giá trị căn hộ.
  • 43. 34 Như vậy so với hoạt động TDTD tại các NHTM trên thị trường hiện nay thì khả năng cạnh tranh của VietBank về hoạt động này còn thấp, các sản phẩm cho vay chưa thật hấp dẫn về lãi suất, hạn mức và thời hạn vay để thu hút KH, các chương trình cho vay thì không có nhiều đổi mới, vẫn là những chương trình cho vay ưu đãi đã triển khai từ năm 2010 và được tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện, các hình thức như cho vay qua phát hành thẻ tín dụng hay cho vay thấu chi KH cá nhân vẫn chưa được triển khai. Điều này đã gây khó khăn cho VietBank trong việc duy trì KH cũ và tiếp thị KH mới. Qua tình hình trên cũng cho thấy được việc các NH đua nhau đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trong điều kiện thừa vốn hiện nay là tất yếu, tuy nhiên các NH cũng không nên quá dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho KH vì có thể phải đối diện với nhiều rủi ro khiến nợ xấu có nguy cơ tăng cao. Do đó để nhằm kiểm soát hoạt động TDTD thì NHNN đã ban hành văn bản số 5461/NHNN-TTGSNH ngày 30/07/2013 gửi NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố về việc kiểm tra, giám sát hoạt động tại các TCTD có hoạt động TDTD trên địa bàn nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định và bảo vệ quyền lợi của KH như niêm yết công khai, chi tiết biểu lãi suất áp dụng cho từng nhóm sản phẩm cho vay, phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát NH để xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, tránh trường hợp vì biến động lãi suất làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của KH dẫn đến phát sinh nợ xấu gây rủi ro cho toàn hệ thống NH. 2.3. TÌnh hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank 2.3.1. Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của VietBank Cho vay sinh hoạt tiêu dùng Nhằm đáp ứng nhu cầu cho KH vay sinh hoạt tiêu dùng với thời hạn vay vốn đến 60 tháng, hạn mức cho vay lên đến 500 triệu đồng. Phương thức trả nợ linh hoạt, lãi trả hàng tháng theo dư nợ thực tế, gốc trả hàng tháng/hàng quý hoặc trả gốc vào cuối kỳ đối với khoản vay ngắn hạn và trả đều định kỳ hàng tháng/quý hoặc tăng dần hàng tháng/quý đối với khoản vay trung dài hạn.
  • 44. 35 Cho vay mua nhà đất Khách hàng sử dụng sản phẩm này để mua nhà đất có TSĐB, hạn mức cho vay lên đến 100% giá trị nhà đất mua. Thời hạn vay vốn tối đa 15 năm và nguồn thu nhập trả nợ tối thiểu là 5 triệu đồng, phương thức trả nợ linh hoạt, lãi trả hàng tháng theo dư nợ thực tế, gốc trả đều hàng tháng/hàng quý hoặc tăng dần hàng tháng/quý. Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà Với mục đích hỗ trợ cho KH xây dựng, sữa chữa nhà, có TSĐB thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được nhân thân có tài sản thế chấp bảo lãnh. Thời hạn vay vốn lên đến 15 năm, hạn mức cho vay lên đến 100% tổng chi phí dự toán công trình xây dựng, sữa chữa nhà. Phương thức trả nợ linh hoạt, lãi trả hàng tháng theo dư nợ thực tế, gốc trả đều hàng tháng/quý hoặc tăng dần hàng tháng/hàng quý. Cho vay du học Nhằm phục vụ nhu cầu chứng minh tài chính, thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình học tập tại nước ngoài với ba hình thức: cho vay ký quỹ du học, cấp hạn mức tín dụng du học và cho vay thanh toán chi phí du học, TSĐB là sổ tiết kiệm hoặc chứng từ có giá, bất động sản thuộc sở hữu của người đi vay. Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua Khách hàng có thể vay mua ô tô mới 100% có nguồn gốc hợp pháp, giấy tờ hợp lệ và được mua tại các đại lý chính thức của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu xe tại Việt Nam. Hạn mức cho vay là 70% giá trị chiếc xe và 90% nếu KH sở hữu ít nhất một bất động sản và tổng chi phí mua xe từ 1 tỷ đồng trở xuống. Thời gian vay vốn tối đa 5 năm, phương thức trả nợ linh hoạt, gốc trả hàng tháng hoặc hàng quý, lãi trả hàng tháng tính theo dư nợ thực tế. Cho vay tiêu dùng tín chấp cán bộ, nhân viên Nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng nhanh chóng, thuận tiện thông qua khoản vay do VietBank cung cấp mà không cần có TSĐB: - Đối với nhân viên VietBank thì hạn mức cho vay tối đa là 10 lần lương, thời hạn vay vốn tối đa là 36 tháng nếu nhân viên làm việc tối thiểu 12 tháng và 60 tháng nếu nhân viên làm việc tối thiểu 24 tháng.
  • 45. 36 - Đối với nhân viên ngoài VietBank: thời hạn vay tối đa là 36 tháng, hạn mức vay tối thiểu 20 triệu đồng, tối đa 12 tháng lương và không quá 300 triệu đồng. Cho vay tiêu dùng khác Hạn mức cho vay xác định trên cơ sở nguồn trả nợ chứng minh được và không vượt quá giá trị TSĐB. Thời hạn vay và phương thức trả nợ tùy thuộc vào nguồn trả nợ của NH. So sánh các sản phẩm TDTD của VietBank với các NHTM khác: Các sản phẩm TDTD của VietBank hiện nay vẫn là các sản phẩm khá phổ biến giống như các NH khác trên thị trường, các sản phẩm cũng không có nhiều cải tiến và chưa có sự đột phá để thu hút KH, hình thức cho vay thấu chi KH cá nhân vẫn chưa áp dụng trong khi sản phẩm này đã được các NH triển khai từ rất sớm. Đặc biệt là với nhu cầu về thẻ tín dụng ngày càng tăng lên trong những năm gần đây thì việc chưa có sản phẩm cho vay phát hành thẻ tín dụng là vấn đề mà VietBank cần phải quan tâm phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Tiêu biểu về thẻ tín dụng hiện nay thì có thẻ tín dụng của Ngân hàng TNHH MTV HSBC với hạn mức rất lớn: thẻ Premier MasterCard và thẻ Visa Bạch Kim hạn mức lên đến 1 tỷ đồng, KH khi sử dụng thẻ của HSBC thường được ưu đãi chiết khấu thanh toán khi mua hàng ở những điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ này, ngoài ra thì tại hầu hết các NH khác trên thị trường cũng đều có sản phẩm thẻ tín dụng. Như vậy có thể thấy rằng các NH đang chạy đua nhau trong việc tung ra các sản phẩm TDTD phù hợp với nhiều đối tượng KH. Vì vậy việc nghiên cứu cải tiến sản phẩm hiện có cũng như cho ra đời các sản phẩm mới là hết sức cần thiết góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho VietBank trong giai đoạn hiện nay. 2.3.2. Quy trình tín dụng tiêu dùng tại VietBank Bước 1: Hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ KH Nhân viên tín dụng (A/O) và/hoặc Nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR) có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ, chi tiết các thủ tục, điều kiện và giấy tờ cần thiết về việc vay vốn cho KH.
  • 46. 37 Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vay vốn từ KH, A/O sẽ tiến hành: - Gửi hồ sơ TSĐB cho bộ phận thẩm định tài sản để định giá. - Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc (đối với khoản vay ngắn hạn) hoặc 10 ngày (đối với khoản vay trung dài hạn) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, A/O phải lập tờ trình thẩm định KH để trình cấp thẩm quyền xét duyệt. - Trên cơ sở kết quả thẩm định tín dụng và tài sản đảm bảo, A/O sẽ đề xuất cho vay/từ chối cho vay đối với KH và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bước 3: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho KH - A/O trình các cấp để xét duyệt hồ sơ vay. Hiện tại, các cấp xét duyệt tín dụng tại VietBank bao gồm: + Hội đồng tín dụng và Ban Tín Dụng Hội sở. + Ban Tín Dụng chi nhánh/SGD và các cá nhân được giao hạn mức phê duyệt là các giám đốc tại một số phòng giao dịch. - Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định đồng ý hay không đồng ý cho vay, A/O phải thông báo kết quả cho KH. Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB nợ vay Nhân viên Loan CSR soạn thảo hợp đồng tín dụng và các văn bản cam kết liên quan đến khoản vay theo phê duyệt, đồng thời chuyển hồ sơ cho nhân viên pháp lý chứng từ để thực hiện thủ tục thế chấp/cầm cố theo quy định. Bước 5: Lưu trữ hồ sơ, giải ngân, kiểm tra, theo dõi khoản vay, thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh - Loan SCR lưu trữ hồ sơ vay vốn, khi KH có nhu cầu giải ngân thì A/O sẽ lập tờ trình giải ngân và chuyển cho nhân viên giao dịch giải ngân cho KH. - Sau khi giải ngân, A/O phải thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của KH, thường xuyên nhắc nhở KH thanh toán khi đến hạn, tiến hành kiểm tra, giám sát vốn vay theo định kỳ hoặc theo phê duyệt của các cấp thẩm quyền và phải định giá lại TSĐB cho nợ vay định kỳ 12 tháng/lần đối với bất động sản và 06 tháng/lần đối với động sản.
  • 47. 38 Bước 6: Thanh lý/tất toán khoản vay Khi KH tất toán nợ vay, Loan CSR tiến hành kiểm tra, xác nhận dư nợ của KH, nghĩa vụ đảm bảo của tài sản thế chấp, cầm cố, tiến hành thủ tục giải chấp tài sản và bàn giao lại cho KH đồng thời lưu lại hồ sơ thanh lý để giải quyết khiếu nại của KH nếu có. Nhận xét: Quy trình tín dụng của VietBank tương đối chặt chẽ, có sự phân công rõ ràng, mỗi bộ phận sẽ đảm nhận một công việc chuyên môn nên một nhân viên không phải cùng một lúc thực hiệu nhiều công việc như soạn thảo hợp đồng tín dụng hay các thủ tục pháp lý về TSĐB và điều này đã góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay. Tuy nhiên hạn mức phê duyệt tín dụng của Ban tín dụng chi nhánh hay các cá nhân được giao hạn mức phê duyệt còn thấp, các khoản vay có số tiền không quá lớn hay khoản vay thuộc quyền phê duyệt của các cấp này có phương thức trả nợ linh hoạt như trả theo tỷ lệ tăng dần hay hàng tháng, hàng quý,… cũng phải trình lên Ban tín dụng hay Hội đồng tín dụng Hội sở đã làm mất nhiều thời gian xử lý hồ sơ cho KH, các khoản vay bắt buộc qua tái thẩm định cũng mất nhiều thời gian hơn do phải phối hợp làm việc với Bộ phận Tái thẩm định, nếu thiếu sự phối hợp từ phía nào cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình xử lý hồ sơ vay vốn của KH. 2.3.3. Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank 2.3.3.1. Qui mô tín dụng tiêu dùng Bảng 2.5: Dư nợ TDTD tại VietBank giai đoạn 2009-2012 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Triệu đồng Triệu đồng +/- so với 2009 Triệu đồng +/- so với 2010 Triệu đồng +/- so với 2011 Dư nợ TDTD 156.159 600.775 284,72% 458.425 -23,69% 325.055 -29,09% Tổng dư nợ KHCN 1.356.038 2.310.289 70,37% 2.156.102 -6,67% 2.928.130 35,8% Dư nợ TDTD/Dư nợ KHCN 11,52% 26,0% 21,26% 11,10% (Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012) Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ TDTD năm 2009 chỉ đạt 156.159 triệu đồng, nguyên nhân là do năm 2009 VietBank mới bắt đầu mở rộng hoạt nên cũng
  • 48. 39 chưa được KH biết đến nhiều. Năm năm 2010 VietBank đã triển khai nhiều hình thức tiếp thị sản phẩm cho vay, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu cho nhiều đối tượng KH, đặc biệt là vào quý II/2010 VietBank đã triển khai hai chương trình cho vay ưu đãi là “Cho vay ưu đãi nhà giáo” và “Cho vay thầy thuốc tận tâm” dành cho hai đối tượng KH là những người đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và y tế với nhiều ưu đãi về lãi suất, số tiền vay cùng với việc đơn giản các thủ tục vay vốn và ưu tiên phê duyệt, giải ngân hay cho vay không cần TSĐB đã thu hút được đông đảo KH tham gia, số lượng KH từ hai chương trình này tính đến tháng 10/2010 là hơn 3.000 hồ sơ với tổng số tiền giải ngân là hơn 200.000 triệu đồng. Điều này đã dẫn đến dư nợ TDTD năm 2010 tăng mạnh, đạt 600.775 triệu đồng, tăng 284,72% so với năm 2009, cùng với đó là số lượng KH cũng tăng lên 4.830 người, tương ứng tăng 503,75% so với năm 2009. Bảng 2.6: Số lượng KH vay tiêu dùng tại VietBank giai đoạn 2009-2012 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lượng KH vay tiêu dùng (người) 800 4.830 4.800 4.400 Tốc độ tăng trưởng KH tiêu dùng 503,75% -0,62% -8,33% Số lượng KH cá nhân (người) 1.930 8.300 12.740 15.600 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012) Năm 2011 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và mục đích ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát của Chính phủ, NHNN đã giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng xuống mức 20%, kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất chỉ còn 16% nên cũng đã ảnh hưởng đến hoat động TDTD của VietBank, dư nợ TDTD chỉ đạt 458.425 triệu đồng, giảm 23,69% so với năm 2010, cùng với đó là số lượng KH cũng giảm xuống nhưng không đáng kể là 0,62%. Năm 2012 NHNN tiếp tục kiểm soát chặt lĩnh vực cho vay phi sản xuất cùng với chính sách cho vay thận trọng của VietBank đối với các khoản vay tiêu dùng mới, tập trung thu hồi các khoản nợ xấu và ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh nên dư nợ TDTD năm 2012 tiếp tục giảm xuống, đạt 325.055 triệu đồng, giảm 29,09% so với năm 2011, số lượng KH vay tiêu dùng cũng giảm xuống 8,33%.
  • 49. 40 Tỷ trọng dư nợ TDTD trên tổng dư nợ KH cá nhân còn thấp, tỷ trọng này tăng từ 11,52% năm 2009 lên 26% năm 2010, sau đó giảm còn 21,26% vào năm 2011 và 11,10% vào năm 2012. Điều này cho thấy TDTD còn chiếm vai trò thấp trong hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng và tín dụng của VietBank nói chung. Bảng 2.7: Dư nợ TDTD trên tổng dư nợ VietBank giai đoạn 2009-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ tiêu dùng 156.159 600.775 458.425 325.055 Tổng dư nợ 3.782.645 7.196.835 8.219.432 7.040.448 Dư nợ TDTD/Tổng dư nợ 4,13% 8,35% 5,58% 4,62% (Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012) Tổng dư nợ của VietBank tăng vào năm 2009- 2011 sau đó giảm xuống vào năm 2012, trong khi đó dư nợ TDTD và tỷ trọng dư nợ TDTD/Tổng dư nợ có xu hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2012. Điều này cho thấy hoạt động TDTD ngày càng bị thu hẹp lại về mặt giá trị và có đóng góp rất thấp vào hoạt động tín dụng của VietBank. Tuy nhiên sự sụt giảm này cũng cho thấy rằng VietBank ngày càng thận trọng hơn trong cho vay KH mới, tập trung vào công tác xử lý nợ, góp phần nâng cao chất lượng cho các khoản vay mới và thu hồi được các khoản nợ đã quá hạn. 3,782,645 7,196,835 8,219,432 7,040,348 156,159 600,775 458,425 325,055 - 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 Triệu đồng 2009 2010 2011 2012 Dư nợ TDTD Tổng dư nợ Biểu đồ 2.8: Dư nợ TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012) Tải bản FULL (102 trang): https://bit.ly/3Zhvfs3 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net