SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 67
Downloaden Sie, um offline zu lesen
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI PHÚ MỸ
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội, 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI PHÚ MỸ
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Trần Thị Minh Hòa
Hà Nội, 2015
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 7
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................... 8
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................11
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................12
5.Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................12
6.Những đóng góp của luận văn ..................................................................14
7.Kết cấu luận văn.........................................................................................14
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ DU LỊCH ....................................................................................15
1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về du lịch....................................15
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản......................................................................15
1.1.2.Vai trò quản lý của nhà nƣớc về du lịch ............................................17
1.1.3.Chức năng của quản lý nhà nƣớc về du lịch......................................18
1.1.4.Nội dung của quản lý nhà nƣớc về du lịch.........................................18
1.1.5.Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý nhà nƣớc về du lịch..............19
1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về du lịch................................20
1.2.1.Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế...................................................20
1.2.2.Một số bài học rút ra cho công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại
khu vực phố cổ Hà Nội..................................................................................33
Tiểu kết chƣơng 1..........................................................................................35
2
Chƣơng 2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU
VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI................................................................................36
2.1. Giới thiệu tổng quát về hoạt động du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội
.........................................................................................................................36
2.1.1. Giới thiệu chung..................................................................................36
2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn..............................................................37
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm nói chung...................45
2.1.4. Hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch......................46
2.1.5. Kết quả hoạt động du lịch .................................................................. 50
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ
Hà Nội.............................................................................................................52
2.2.1. Công tác thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch........................................ 52
2.2.2. Công tác thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin du lịch....................................... 56
2.2.3. Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp
luật về du lịch và quản lý đô thị đảm bảo an ninh an toàn cho khách du
lịch ................................................................................................................. 63
2.2.4. Công tác quản lý di tích, điều tra, đánh giá, bảo tồn tài nguyên du
lịch và nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch. ......................................... 68
2.2.5. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch ................................................... 77
2.2.6. Tổ chức bộ máy và công tác phối hợp trong quản lý nhà nƣớc về du
lịch ................................................................................................................. 81
2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố
cổ Hà Nội........................................................................................................83
2.3.1. Ƣu điểm và nguyên nhân.................................................................... 83
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 85
3
Tiểu kết chƣơng 2..........................................................................................88
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH Ở KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI
.........................................................................................................................89
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp……………………………………………...89
3.1.1. Văn kiện của Đảng………………………………………………….89
3.1.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển du lịch của thành phố Hà Nội
nói chung và khu vực quận Hoàn Kiếm nói riêng
..…………………………………………………………………………….91
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả Quản lý Nhà
nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội.................................................92
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác qui hoạch và quản lý thực hiện quy
hoạch............................................................................................................... 93
3.2.2. Tăng cƣờng Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động kinh doanh du
lịch ................................................................................................................. 94
3.2.3. Đẩy mạnh quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn lực du lịch ........ 95
3.2.4. Tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc.... 96
3.2.5. Tăng cƣờng đầu tƣ vào hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch........ 96
3.3. Một số kiến nghị .....................................................................................98
KẾT LUẬN..................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................104
PHỤ LỤC.....................................................................................................107
Phụ lục 1: Các mẫu bảng hỏi đƣợc sử dụng.............................................107
4
Phụ lục 2: Tóm tắt qui chế quản lý qui hoạch – kiến trúc phố cổ Hà
Nội………………………………………………………………………….120
Phụ lục 3: Tiêu chuẩn các tour du lịch trọn gói tại Seoul………………121
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 UBND Ủy ban nhân dân
2 TP Thành phố
3 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hiệp quốc
4 Phòng VHTT Phòng văn hóa thông tin
5 Sở VHTTDL Sở Văn hóa thể thao và du lịch
6 HDV Hướng dẫn viên
7 GTVT Giao thông vận tải
8 Sở LĐTBXH Sở Lao động thương binh và xã hội
9 Sở TNMT Sở Tài nguyên và môi trường
10 TDR Quyền “nhượng quyền phát triển”
11 CSGT Cảnh sát giao thông
12 MBH Mũ bảo hiểm
13 LHQ Liên hiệp quốc
6
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 2.1.Thống kê lượng khách nước ngoài và khách Việt kiều đến quận
Hoàn Kiếm
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1.Tỉ lệ người dân phố cổ biết thông tin về 3 đề án có liên quan đến
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của phố cổ Hà Nội.
Biểu đồ 2.2.Đánh giá của người dân về tính hiệu quả và phù hợp của các hình
thức tuyên truyền, vận động
Biểu đồ 2.3.Nhận thức của người dân về vai trò của họ đối với các lĩnh vực
có liên qua đến phát triển du lịch trên địa bàn
Biểu đồ 2.4.Các vấn đề du khách thường phàn nàn
Biểu đồ 2.5.Ý kiến của người dân về đề xuất cấm hoạt động bán hàng rong
Biểu đồ 2.6.Quan điểm của người dân đối với công tác bảo tồn nhà cổ, phố cổ
Biểu đồ 2.7.Đánh giá của du khách về các hoạt động dành cho khách du lịch
ở khu vực phố cổ Hà Nội
Biểu đồ 2.8.Các kênh thông tin khách du lịch biết về phố cổ Hà Nội
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm với tổng diện tích
khoảng 100 ha, có phạm vi được xác định: Phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía
Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ
và Hàng Thùng; phía Đông là đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật
Duật.
Cùng với sự phát triển của đất nước qua mỗi giai đoạn lịch sử, khu phố
cổ Hà Nội mang dấu ấn văn hóa của nhiều thời kỳ. Vì vậy, khu phố cổ Hà Nội
có nguồn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng.
Du khách đến Hà Nội có thể cảm nhận rõ không gian đô thị của một khu phố
cổ là với các tuyến phố nghề mang tên “Hàng”, hệ thống chợ, các công trình
di tích kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, các nhà ở có giá trị kiến trúc, phương
thức tổ chức không gian sống, sinh hoạt theo dãy nhà ống phù hợp với việc
vừa là nơi sản xuất và là nơi kinh doanh, sinh sống của các hộ dân. Tính đến
cuối năm 2014, khu vực này có 121 công trình, di tích đền, chùa, miếu và hơn
1000 công trình nhà ở có giá trị cáo về mặt văn hóa, kiến trúc nghệ thuật,
trong đó có hơn 200 công trình nhà ở có giá trị đặc biệt.
Với nguồn tài nguyên di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa
dạng đó, từ lâu, khu phố cổ đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhất không thể bỏ
qua của du khách quốc tế khi đến Hà Nội. Theo thống kê, năm 2013, số
lượng khách quốc tế đến với quận Hoàn Kiếm trong đó có khu vực phố cổ đạt
935.000 lượt, năm 2014 đạt 864.000 lượt khách.
Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động du lịch ở
khu vực này vẫn chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Việc phát
triển du lịch chủ yếu mới dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có, các dịch vụ còn
mang tính tự phát, chưa kết nối được với nhau dẫn đến chất lượng sản phẩm
8
dịch vụ du lịch chưa cao, doanh số kinh doanh du lịch còn khiêm tốn, số ngày
lưu trú của khách du lịch ngắn…Đặc biệt các tệ nạn chèo kéo, chặt chém
khách du lịch còn tồn tại rất phổ biến khiến ngày càng nhiều đoàn khách quay
lưng với du lịch phố cổ. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó
chính là công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn chưa được hoàn
thiện, việc thực hiện còn kém hiệu quả ở hầu hết các khâu: hoạt động định
hướng, tổ chức phát triển các sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đầu tư
đúng mức, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn mang nặng
tính hình thức, hoạt động thanh kiểm tra, giám sát, xử lý các sai phạm còn hời
hợt, lỏng lẻo, thiếu triệt để. Thực trạng này đã được phản ánh rất nhiều trên
các bài báo, tạp chí tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể
về công tác quản lý nhà nước về du lịch ở địa bàn này.
Với lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý
nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Du lịch của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch nói chung từ
trước đến nay đã và đang là đề tài được nhiều cơ quan, ban ngành, học giả
quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều đề tài khoa học có giá trị lý luận và thực
tiễn cao góp phần ứng dụng vào việc tăng cường quản lý và phát triển ngành
du lịch trên phạm vi cả nước. Chúng ta có thể điểm qua một số công trình tiêu
biểu dưới đây:
“Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt
Nam hiện nay” – Luận án tiến sỹ Luật học Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh của Trịnh Đăng Thanh năm 2004. Luận án đã nêu được cơ sở lý
luận của sự cần thiết phải quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
du lịch và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nước bằng pháp luật đối với
9
hoạt động du lịch ở Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý đó.
“Đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị du lịch và vấn đề quản lý nhà nước ở Việt
Nam hiện nay” – Sách của Nxb Giao thông vận tải năm 2015, tác giả Hồ Đức
Phớc. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam và đánh giá
thực trạng quản lý nhà nước đồng thời đề xuất các phương hướng và giải pháp
cơ bản nhằm tăng cường quản lý nước trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó cũng đã có một số công trình nghiên cứu về công tác quản
lý nhà nước về du lịch ở các tỉnh, thành phố lớn như:
“Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn
La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” - Luận án tiến sỹ Kinh tế
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của Nguyễn Minh Đức năm 2007.
Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động
thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trước yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa qua đó đề xuất phương hướng, các giải pháp chiến lược phù hợp
có tính khả thi đối với hoạt động quản lý nhà nước về thương mại, du lịch tỉnh
Sơn La từ năm 2007 đến năm 2020.
“Quản lý nhả nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình” – Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội của Nguyễn Thanh Hải năm 2014. Trên cơ sở phân tích
đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Ninh Bình, luận văn đã đề xuất các
phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du
lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát
triển nhanh và bền vững.
“Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
– Luận án tiến sỹ Kinh tế năm 2008 của Nguyễn Tấn Vinh. Luận án đã trình
bày lý luận quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh, thực trạng quản
10
lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001- 2007 và từ
đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng.
“Xúc tiến đầu tư phát triển Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” –
Luận án tiến sỹ Đại học Thương mại năm 2010 của Hoàng Văn Hoàn. Luận
án đã đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư pháp triển du lịch Hà Nội,
phân tích các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp chủ
yếu để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của thủ đô Hà Nội.
“Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên
địa bàn Hà Nội” – Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội của Đỗ Thị Nhài năm 2008
“Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội” - Luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà
Nội của Nguyễn Thị Doan năm 2015
Ngoài ra còn có rất nhiều các bài báo, tạp chí của nhiều tác giả đã đề
cấp đến các khía cạnh của quản lý nhà nước về du lịch, như là:
Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch, tác giả
Trần Xuân Ảnh, tạp chí Quản lý nhà nước số 132 năm 2007.
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch,
tác giả Doãn Văn Phú, tạp chí Du lịch Việt Nam số 5 năm 2004.
Một số suy nghĩ về công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch,
tác giả Trịnh Đăng Thanh, tạp chí Quản lý nhà nước số 98 năm 2004.
Xúc tiến du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, tác giả Vũ
Nam và Phạm Hồng Long, tạp chí Du lịch Việt Nam số 2 năm 2005.
Thực trạng pháp luật du lịch ở Việt Nam, tác giả Trịnh Đăng Thanh,
tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1 năm 2005.
11
Tăng cường quản lý nhà nước ở cấp tỉnh đối với hoạt động thương mại
du lịch trước yêu cầu mới, tác giả Nguyễn Minh Đức, tạp chí Kinh tế và dự
báo số 7 năm 2005.
Tương tác giữa hai đạo luật trong điều chỉnh hoạt động du lịch, tác giả
Trần Dũng Hải, tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 4 năm 2013.
Điểm qua một số công trình nghiên cứu là các luận án tiến sỹ, luận văn
thạc sỹ, các cuốn sách, bài trích trên tạp chí có thể thấy vấn đề công tác quản
lý nhà nước về du lịch đã và đang rất được quan tâm và thu hút nhiều nhà
khoa học ở các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, các công trình hiện nay chủ
yếu tập trung đi sâu nghiên cứu về một khía cạnh nào đó của hoạt động quản
lý nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước hoặc nếu có nghiên cứu toàn diện
về công tác quản lý nước về du lịch thì dừng lại ở mức độ cấp tỉnh. Có thể
thấy vấn đề công tác quản lý nhà nước ở các điểm đến du lịch trực thuộc cấp
quận/huyện vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm và số lượng các công
trình nghiên cứu còn rất khiêm tốn. Do vậy đề tài “Nghiên cứu công tác quản
lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội” là một đề tài mang tính đặc
thù riêng, mới mẻ và không trùng lặp.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại một điểm đến
du lịch thuộc đơn vị hành chính cấp quận/huyện, từ đó đề xuất những phương
hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du
lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội hiện nay.
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
 Tổng hợp có chọn lọc các cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên một địa bàn cụ thể.
12
 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch
tại khu vực phố cổ Hà Nội.
 Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản
lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực
phố cổ Hà Nội.
Phạm vị nghiên cứu:
 Phạm vi về không gian: Toàn bộ khu vực phố cổ Hà Nội được xác
định theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ
Xây dựng
 Phạm vi thời gian: Các tài liệu và số liệu nghiên cứu từ năm 1999
cho đến nay và các giải pháp đến năm 2030.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu,
luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp thu thập, xử lý thông tin sơ cấp và
tham khảo, kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học liên quan lĩnh vực này từ đó đưa ra phân tích, nhận xét, kết luận và
dự báo.
Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp cụ thể như sau: 2 phương
pháp được sử dụng là phỏng vấn chuyên gia và điều tra xã hội học.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:
Mục tiêu: Để xem xét ý kiến đánh giá cán bộ chuyên môn của đơn vị
quản lý nhà nước về thực trạng và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước
về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Đối tượng tham gia: cán bộ chuyên môn của Ban quản lý phố cổ Hà
Nội (02 người)
13
Thu thập và xử lý thông tin: Để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu
thập đầy đủ các nội dung liên quan, nội dung của câu hỏi phỏng vấn cơ bản
được xây dựng trên cơ sở nội dung tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch trên
địa bàn Hà Nội
Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học:
Mục tiêu: Điều tra chọn mẫu để thu thập ý kiến đánh giá của khách du
lịch và người dân địa phương về công tác tổ chức các hoạt động du lịch tại
khu vực phố cổ Hà Nội Xây dựng phiếu điều tra:
Phiếu điều tra được hình thành dựa trên cơ sở lựa chọn nội dung tiêu
chí đánh giá về công tác tổ chức, quản lý hoạt động du lịch của các cơ quan
quản lý nhà nước ở khu vực phố cổ Hà Nội, bằng 2 ngôn ngữ: tiếng Anh và
tiếng Việt (dành cho khách du lịch) và 1 ngôn ngữ: tiếng Việt (dành cho
người dân).
Chọn mẫu và thu thập số liệu: Đối với cuộc điều tra chọn mẫu, nhằm
đảm bảo tính đại diện của mẫu, phiếu điều tra được gửi tới khách du lịch
thông qua đội ngũ HDV ở một số công ty du lịch có chương trình du lịch khai
thác khu vực phố cổ Hà Nội. Đối tượng khách được lựa chọn gửi phiếu đảm
bảo tính đại diện về quốc tịch, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mục đích tham
quan…Tổng cộng có 200 phiếu đã được phát ra, thu về 135 phiếu trong đó
125 phiếu hợp lệ. Đối tượng người dân được lựa chọn bao gồm cả những
người có hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ phục vụ khách du lịch và những không
không kinh doanh. Tổng cộng có 90 phiếu được phát ra, thu về 65 phiếu trong
đó 50 phiếu hợp lệ.
Khảo sát thực tế được tiến hành tại một số tuyến phố như: Hàng Buồm-
Mã Mây - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện - Đào Duy Từ và một
số di tích lịch sử văn hóa trong khu vực như: đền Bạch Mã, nhà cổ 87 Mã
Mây, đình Kim Ngân, chợ Đồng Xuân…
14
6. Những đóng góp của luận văn
Với những nội dung đã được thực hiện, Luận văn mong muốn có
những đóng góp sau:
Luận văn đã hệ thống một cách có chọn lọc về lý luận công tác quản lý
nhà nước về du lịch
Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà
nước về du lịch trên địa bàn phố cổ Hà Nội từ 1999 đến nay trên các mặt sau:
Đánh giá tiềm năng và phân tích các thành tựu cũng như hạn chế trong công
tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn này từ đó đề xuất các giải pháp,
kiến nghị để hoàn thiện công tác đó.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và phụ lục, luận văn được trình
bày làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực
phố cổ Hà Nội
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội.
15
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về du lịch
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Du lịch
Theo Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc, “Du lịch là một
hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế phát sinh do sự di chuyển tới các quốc
gia hay điểm đến ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người với các mục
đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn”. [4,Tr. 5]
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 – 5/9/1963),
các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ hay ngoài nước nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không
phải là nơi làm việc của họ.” [8,Tr.9]
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch (2005) như
sau:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.” [13, Tr.2]
Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du
lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
- Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường
xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của
họ.
16
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng
nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác
của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
- Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó
đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
1.1.1.2. Quản lý nhà nước
Trong bất cứ một hình thái kinh tế - xã hội nào thì nhà nước là một tổ
chức quyền lực chính trị, một bộ máy đặc biệt để cưỡng chế và thực hiện chức
năng quản lý xã hội theo một trật tự pháp lý, do đó, quản lý nhà nước xuất
hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi
phụ thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hóa, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử.
Theo Giáo trình lý luận hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là
một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng
pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện
nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội.” [7, Tr. 3]
1.1.1.3. Quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch,
không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay cho
các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản
lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực du lịch. Quản lý nhà nước về
du lịch nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát
triển của đất nước.
Như vậy, các thành tố trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch gồm
có:
17
Chủ thể quản lý: Là các cơ quan đại diện của nhà nước hoặc được nhà
nước trao quyền, ủy quyền, đây là các chủ thể duy nhất trong quản lý nhà
nước
Khách thể quản lý: Là các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh trong
lĩnh vực du lịch
Công cụ quản lý: Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quản
lý ngành du lịch bằng hệ thống các qui định của pháp luật và các công cụ
quản lý khác như: chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch….
1.1.2. Vai trò quản lý của nhà nƣớc về du lịch
Du lịch là một yếu tố cấu thành của nền kinh tế xã hội. Bên cạnh các
qui luật chung, nó hình thành, vận động, phát triển theo những qui luật phát
triển riêng của mình. Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển
ổn định, phát huy tối đa những lợi ích và hạn chế những mặt tiêu cực thì cần
phải có sự quản lý của Nhà nước để tác động đến chúng nhằm thực hiện các
mục tiêu đã định trước. Sự cần thiết đó được thể hiện ở các mặt sau:
Du lịch đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế của một đất nước, một địa
phương như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng
trưởng kinh tế nhưng đồng thời nó cũng gây nên các tác động tiêu cực đối với
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội của đất nước hay địa phương ấy. Sự
quản lý của Nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển theo
hướng tích cực, hạn chế và xóa bỏ dần các tiêu cực.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có quan hệ chặt chẽ với các
ngành khác như xây dựng, giao thông, thuế, tài chính…Mối quan hệ giữa
chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển của du lịch thúc đẩy các
ngành khác phát triển và ngược lại sự phát triển của các ngành khác góp phần
không nhỏ để phát triển du lịch. Do vậy, phải xác định phát triển du lịch là
nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp có liên quan, đồng thời có sự thống
18
nhất cao và phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách hiệu quả mối quan hệ
giữa du lịch và các ngành khác.
Như vậy, quản lý nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển
du lịch. Nhà nước cần phải quản lý để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với
các ngành khác thông qua các qui định buộc mọi cá nhân, tổ chức khi tham
gia kinh doanh du lịch phải tuân thủ để đưa hoạt động du lịch theo đúng định
hướng của Đảng và Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo quyền tự do kinh doanh,
các quyền và lợi ích của các bên liên quan.
1.1.3. Chức năng của quản lý nhà nƣớc về du lịch
Xét về mặt chức năng, quản lý nhà nước về du lịch bao gồm 3 chức
năng chính:
- Chức năng lập pháp do các cơ quan lập pháp thực hiện
- Chức năng hành pháp (hay chấp hành và điều hành) do hệ thống
hành chính nhà nước đảm nhiệm
- Chức năng tư pháp do các cơ quan tư pháp thực hiện
1.1.4. Nội dung của quản lý nhà nƣớc về du lịch
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển du lịch
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,
tiêu chuẩn định mức kinh tế - xã hội trong hoạt động du lịch
Tuyên truyển, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch
Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch
phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch
19
Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch
ở trong nước và ngoài nước.
Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của
các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về du lịch. [13, Tr. 14]
1.1.5. Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý nhà nƣớc về du lịch
Để thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước về du lịch cần
thiết phải có sự phân cấp quản lý giữa cấp trung ương và cấp địa phương. Sự
khác nhau ở đây chỉ là phạm vi.
Quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp trung ƣơng.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp trung ương bao gồm: Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch cùng các vụ chức năng, các bộ, ủy
ban nhà nước quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội và các bộ phận của nó có
chức năng quản lý ngành như: Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư…, các bộ, ngành hữu quan tạo điều kiện phát triển du lịch
như, Bộ giao thông vận tải, Bộ quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ
thông tin và truyền thông, Bộ tài nguyên và môi trường, ….
Nhà nước trung ương trước hết tập trung quản lý vào các vấn đề có liên
quan đến toàn bộ việc phát triển du lịch của cả nước trên mọi lĩnh vực của
ngành du lịch như:
Lập qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của quốc gia
Ban hành các chính sách chung cho toàn ngành du lịch
Phối kết hợp với các bộ, ngành có liên quan đến phát triển du lịch
chung của cả nước
20
Vấn đề đặt ra cho tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch là một
mặt cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về du lịch phải chịu trách nhiệm chủ
động, trực tiếp quản lý hoạt động du lịch theo chức năng của mình, mặt khác
phải làm nhiệm vụ phối hợp một cách thường xuyên và đồng bộ với các cơ
quan liên quan để thực hiện quản lý nhà nước đối với tất cả các hoạt động du
lịch trên phạm vi lãnh thổ.
Quản lý nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng
Ở địa phương trong cơ cấu bộ máy nhà nước cũng có các cơ quan
tương tự như ở cấp Trung ương. Song, nó chỉ có chức năng quản lý ở địa bàn
và chịu sự chỉ đạo của các cơ quan ngành dọc trong cơ cấu của bô máy nhà
nước Trung ương [5, Tr. 297,298]. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, UBND các cấp địa phương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước
về du lịch tại địa phương, cụ thể hóa chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, cơ chế,
chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế địa phương, có biện pháp
bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch,
điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. [13, Tr. 16]
1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về du lịch
1.2.1. Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế
1.2.1.1. Kinh nghiệm về bảo tồn môi trường và trùng tu di tích tại
phố cổ Hội An
Thành phố Hội An nằm ở khu vực miền Trung – Việt Nam, thuộc tỉnh
Quảng Nam, diện tích 60km2, dân số hơn 92.000 người phân bố trên 9
phường, 4 xã, trong đó có 1 xã đảo.
Tại đây có một khu phố cổ minh chứng cho sự giao thoa giữa các nền
văn hóa trong nhiều thế kỷ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX được bảo tồn
nguyên vẹn và hiện nay vẫn có cư dân sinh sống như một “bảo tàng sống”
được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1999 và vùng đảo
Cù Lao Chàm - Hội An còn gìn giữ một hệ sinh thái trên cạn, dưới nước
21
phong phú, đa dạng đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển
thế giới năm 2009.
Sự thành công của Hội An hôm nay cũng là nhờ vào công tác bảo tồn
môi trường di sản, bao gồm bảo tồn môi trường tự nhiên và môi trường nhân
văn. Một chính sách phát triển dựa vào các giá trị văn hoá và hệ sinh thái hiện
có ở Hội An quan trọng nhất vẫn là vấn đề môi trường, đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay khi mà sự biến đổi khí hậu đang diễn ra với nhiều nguy cơ và
Hội An lại nằm trong khu vực có nhiều cảnh báo về bão, lũ,…; bên cạnh đó,
sự thu hút lượng khách du lịch đến với Hội An ngày càng đông, mật độ dân số
ở Hội An ngày càng tăng cũng là nguy cơ cho vấn đề môi trường. Nếu vấn đề
môi trường không được quan tâm thì nguy cơ đánh mất di sản, đánh mất hệ
sinh thái là điều có thể xảy ra. Chính vì thấy được tầm quan trọng của môi
trường đối với sự phát triển bền vững của di sản Hội An như vậy mà chính
quyền thành phố hướng đến xây dựng thành phố Sinh thái – Văn hoá – Du
lịch. Lấy môi trường sinh thái là vấn đề hàng đầu trong chiến lược phát triển
của thành phố, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn.
Trong những năm qua, bằng nhiều biện pháp, chính quyền Hội An đã
bảo tồn tốt môi trường di sản Hội An, đặc biệt là môi trường nhân văn và từng
bước hoàn thiện để ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của ngành du
lịch đang phát triển mạnh ở Hội An.
a. Kiểm soát tác động của các hoạt động văn hóa- xã hội đối với môi
trường di sản
Trong những năm qua, các phong trào văn hoá– xã hội đã vận động
được đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương tham gia giữ gìn sự nguyên
trạng của môi trường di sản cả về phương diện văn hoá vật thể và văn hóa phi
vật thể.
Việc hợp tác nghiên cứu, bảo tồn giữa Hội An với các cơ quan chuyên
môn, các địa phương, tổ chức trong nước và quốc tế đã mang lại hiệu quả
22
thiết thực, nhất là trên phương diện kinh nghiệm, phương pháp bảo tồn, tu bổ
di tích, giữ gìn cảnh quan – môi trường di sản.
Bên cạnh đó, việc tổ chức tốt các ngày phố cổ không có tiếng động cơ
xe máy và các Đêm phố cổ định kỳ đã làm cho môi trường khu di sản tránh
được đáng kể sự ô nhiễm do khói bụi và tiếng ồn, không gian phố cổ được
trong lành và yên tĩnh, đây là một chương trình mang lại rất nhiều hiệu quả,
được du khách thích thú, nhân dân đồng tình ủng hộ và bảo vệ được môi
trường khu di sản.
Để kiểm soát các hoạt động văn hóa – xã hội, các đội kiểm tra như đội
kiểm tra quy tắc, các đội kiểm tra liên ngành, đội “Văn minh du lịch” cũng
được thành lập và hoạt động gần như 24/24 giờ trong ngày. Nội dung hoạt
động chủ yếu của lực lượng này là quản lý và giữ gìn trật tự, môi trường đô
thị để đảm bảo văn minh, sạch đẹp, giúp đỡ du khách, phát hiện, ngăn chặn
nạn ăn xin, cò mồi bu bám khách du lịch.
Các dự án bảo vệ môi trường cảnh quan khu di sản được ưu tiên đầu tư
và tập trung thực hiện như: dự án cải tạo hạ tầng khu phố cổ, dự án xử lý nước
thải, dự án xẻ kênh Ngọc Thành-An Hội, dự án nạo vét kênh Chùa Cầu, dự án
phòng chống mối,…
Nhờ công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được triển khai thực
hiện thường xuyên nên đa số cư dân trong khu di sản có ý thức cao về việc
bảo vệ môi trường khu di sản, vì đấy cũng chính là bảo vệ môi trường sống và
làm việc của chính họ.
b. Giảm tác động của áp lực dân số lên môi trường di sản
Do sự phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nên có sự
chuyển biến, giao thoa, kết hợp giữa lợi ích người dân phố cổ và thành phần
dân ngụ cư đến làm ăn, lập nghiệp. Với sự tập trung mật độ dân số cao trong
khu phố cổ, làm cho khu phố cổ Hội An đang đứng trước các nguy cơ de dọa
23
về vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên, xâm hại đến di tích và đặc biệt
là ảnh hưởng đến môi trường văn hóa nhân văn.
Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã có những biện pháp
nhằm khắc phục các vấn đề nảy sinh trong sự phát triển của ngành du lịch.
Đặc biệt là biện pháp dãn dân trong khu phố cổ được ưu tiên hàng đầu, với
việc cho xây dựng các khu dân cư cách khu phố cổ từ 4 -5 km; đồng thời hệ
thống nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh sản phẩm du lịch cũng
được bố trí ra xa khu phố cổ. Chính quyền Hội An đã tìm biện pháp và chỉ
đạo trực tiếp các cơ quan có liên quan cùng nhau phối hợp đồng bộ giải quyết
vấn đề này.
c. Kinh nghiệm phát triển các mặt hàng thủ công truyền thống trở
thành sản phẩm lưu niệm cho khách du lịch
Quà lưu niệm không chỉ làm gia tăng giá trị thặng dư cho ngành du lịch
mà còn là giải pháp quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới. Thế nhưng một
thời gian dài Việt Nam vẫn loay hoay đi tìm sản phẩm đặc trưng. Sự thành
công của Hội An có thể là bài học để các địa phương nhìn lại mình và suy
ngẫm. Sản phẩm lưu niệm Hội An bứt phá tuy không nhiều và khá đơn giản
chỉ như đèn lồng, hàng may mặc, quần áo, khăn lụa… nhưng mặt hàng lưu
niệm của Hội An lại đảm bảo tính chất gọn nhẹ, phù hợp với nhiều đối tượng
khách và đặc biệt là mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Nếu như đèn
lồng đã mang đậm dấu ấn trong tâm thức của du khách bởi nét tinh hoa và bản
sắc văn hóa thì nghề may mặc tại chỗ ở Hội An lại đang thu hút sự quan tâm
của nhiều du khách và trở thành bản sắc riêng của Hội An. Hiện Hội An có tới
gần 100 hộ kinh doanh dịch vụ may mặc. Các cửa hàng ở đây đều trưng bán
hàng may sẵn hoặc nhận đặt may. Mấy năm gần đây, nghề này trở thành nghề
có nguồn thu lớn cho người dân ở thành phố di sản. Điều làm nên sự hấp dẫn
tuyệt diệu ấy là chỉ trong khoảng 3 giờ đồng hồ du khách đã có được những
chiếc váy mới với kiểu dáng, màu sắc đúng theo yêu cầu. Giá của những bộ
24
đồ cũng hết sức hợp lý, 500.000 đồng cho một bộ áo dài và lấy ngay trong
ngày, tầm 700 ngàn đến 1 triệu đồng cho một bộ comple. Điều quan trọng còn
là những cô hàng may với nụ cười nhẹ nhàng luôn nở trên môi vừa tư vấn cho
khách vừa nhanh tay đo đạc. Các sản phẩm văn hóa và sản phẩm thủ công
đang được chính quyền địa phương Hội An (Quảng Nam) đặc biệt quan tâm
đầu tư để vừa trở thành các sản phẩm du lịch, vừa bảo tồn được các giá trị văn
hóa. Hiện, Hội An đã và đang triển khai dự án “Tư vấn chính sách về môi
trường: phát triển công nghiệp xanh” của Tổ chức Phát triển công nghiệp
LHQ (UNIDO). Dự án đã tổ chức lớp đào tạo cho các nghệ nhân thiết kế mẫu
mã sản phẩm thủ công và hỗ trợ thành phố triển khai biện pháp xử lý mối mọt
nguyên liệu mây tre trong sản phẩm đèn lồng. Theo lãnh đạo thành phố: Hội
An luôn nhất quán định hướng phát triển du lịch trên nền tảng văn hóa và sinh
thái, song hành với việc tạo điều kiện tối đa cho ngành công nghiệp tiểu thủ
công nghiệp phát triển bằng những chính sách ưu đãi cụ thể. Không phải ngẫu
nhiên mà Hội An trở thành bài học thành công cho cả nước.
1.2.1.2. Kinh nghiệm về công tác quản lý môi trường du lịch, đảm
bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã nhanh chóng vươn
lên trở thành trung tâm du lịch của miền Trung và cả nước. Bên cạnh những
bước phát triển vượt bậc về cả về sản phẩm và cơ sở vật chất chuyên ngành
du lịch theo hướng chất lượng cao phục vụ du khách, Đà Nẵng còn thu hút
khách du lịch trong và ngoài nước bởi một môi trường an ninh trật tự không
có nạn chèo kéo, đeo bám khách du lịch của những người ăn xin ăn mày và
người bán hàng rong. Thành quả đó có được là nhờ các ban ngành có liên
quan đã cùng tham gia phối kết hợp thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm
đảm bảo an toàn an ninh cho du khách, cụ thể như sau:
Sở VHTTDL là cơ quan thường trực theo dõi, tham mưu cho UBND
thành phố chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh trật tự, môi trường du lịch, chống
25
đeo bám, chèo kéo du khách trên địa bàn. Cung cấp kịp thời thông tin về hoạt
động du lịch (lịch đón khách tàu biển, các đoàn du khách đến tham quan...)
cho các đơn vị và địa phương liên quan nhằm đảm bảo phối hợp thực hiện tốt
công tác đảm bảo an ninh trật trự, an toàn cho du khách.
Thông tin du lịch được cung cấp cho khách bằng nhiều hình thức; phối
hợp với các đơn vị liên quan xử lý, giải quyết ý kiến phản hồi của du khách;
tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch nâng
cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm an toàn cho du khách. Đảm bảo công tác cứu
hộ, không để xảy ra tình trạng chết đuối đối với nhân dân và du khách khi
tham quan, vui chơi, giải trí và tắm biển.
Công an thành phố phối hợp với các quận, huyện và các ngành liên
quan chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng có hành
vi xâm hại đến tính mạng, tài sản của khách du lịch. Tổ chức kiểm tra, kiểm
soát các khu vực, tuyến đường trung tâm thành phố, các điểm du lịch, khu vui
chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, khu vực công cộng và các khu vực có nguy
cơ xảy ra mất an toàn cho du khách nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử
phạt các trường hợp bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách du lịch, taxi dù,
xe thồ, xích lô đón khách không đúng quy định.
Cùng với yêu cầu công an thành phố chỉ đạo lực lượng công an, cảnh
sát liên quan đến hoạt động du lịch có thái độ ứng xử văn minh, thân thiện với
du khách, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cũng yêu cầu xử lý nghiêm các
trường hợp người nước ngoài lợi dụng du lịch nhập cảnh vào Việt Nam hoạt
động trái pháp luật, gây mất an ninh trật tự làm ảnh hưởng đến môi trường du
lịch; các trường hợp người nước ngoài điều khiển phương tiện vi phạm luật
giao thông trên địa bàn và cá nhân người Việt Nam cho người nước ngoài
thuê, mượn ô tô, xe gắn máy tham gia giao thông không đảm bảo điều kiện
theo quy định.
26
Đối với Sở GTVT, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu chỉ
đạo lực lượng chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng taxi tranh giành, ép
giá, nâng giá, đi không đúng hành trình; tăng cường thanh kiểm tra xe vận
chuyển khách du lịch tại các sân bay, nhà ga, bến cảng; xử lý nghiêm các
phương tiện vận chuyển khách du lịch không có biển hiệu “Xe vận chuyển
khách du lịch”, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe không có “Giấy chứng
nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch”.
Sở Công Thương được yêu cầu tăng cường quản lý thị trường, xử lý
nghiêm các hành vi gian lận thương mại, không niêm yết giá và không bán
theo giá niêm yết, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo
an toàn thực phẩm. Đồng thời phối hợp với UBND các quận, huyện triển khai
đăng ký cam kết không để xảy ra tình trạng chèo kéo, buôn bán hàng rong kết
hợp ăn xin trá hình xảy ra trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng ăn
uống, cơ sở du lịch và các địa điểm công cộng trên địa bàn.
Sở LĐTBXH chỉ đạo Tổ thường trực xử lý thông tin về người lang
thang xin ăn phối hợp với các đơn vị chức năng ngăn chặn, xử lý đối với
người đánh giày, bán sách, báo, bán vé số dạo, bán hàng rong, ăn xin trá hình
trên một số tuyến đường đã bị cấm theo Quyết định 53/QĐ-UBND
(26/5/2006) của UBND thành phố Đà Nẵng. Có phương án giải quyết dứt
điểm tình trạng ăn xin trá hình, lợi dụng, chèn ép, lừa đảo khách du lịch. Rà
soát, phân loại, hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn
đang kiếm sống bằng nghề bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch, ăn xin trá
hình ... trên địa bàn thành phố.
Sở TNMT có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường trên toàn thành
phố, trong đó chú trọng xử lý rác thải tại các bãi biển du lịch, các khu điểm du
lịch; phát động, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai cuộc vận động toàn
dân hưởng ứng giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp gắn với bảo vệ môi trường
du lịch Đà Nẵng; đồng thời kiểm tra toàn bộ nhà vệ sinh công cộng trên toàn
27
thành phố, có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ
phục vụ người dân và du khách.
Đặc biệt, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo UBND các quận,
huyện phải coi việc giữ gìn môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho
du khách là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng; phải chịu trách nhiệm chính
trong công tác đảm bảo tình hình an ninh trật tự du lịch trên địa bàn quản lý.
Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trước UBND TP Đà Nẵng
nếu để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, đeo bám, chèo kéo khách du lịch
tại địa bàn quản lý, chỉ đạo các tổ chuyên trách trật tự du lịch kiên quyết xử lý
các trường hợp vi phạm theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.
1.2.1.3. Kinh nghiệm bảo tồn và quản lý di sản tại khu phố cổ
Dadacheng – Đài Loan
Dadaocheng là một trong những khu vực đô thị lâu đời nhất thành phố
Đài Bắc. Với hơn 150 năm lịch sử, Dadaocheng tập trung một số lượng lớn
các công trình kiến trúc cổ và đa dạng, gồm nhà phố dạng ống, văn phòng và
các công trình tín ngưỡng.
Tổng diện tích khu đô thị lich sử Dadaocheng là 40.48ha, với 83 công
trình di tích lịch sử. Để thực hiện công tác bảo tồn và tôn tạo các di sản trên,
các chủ sở hữu các công trình trên sẽ được “bồi thường” cho các chi phí thực
hiện bảo tồn và „sự thiệt thòi‟ do không được phát triển ngôi nhà của mình
(nâng tầng hay mở rộng, đập đi xây mới) bằng quyền “nhượng quyền phát
triển”. Cách làm này có nguồn gốc từ từ kinh nghiệm của thành phố New
York: transfer of development right (TDR). TDR là một công cụ điều tiết phát
triển thông qua quy hoạch, nó cho phép hạn chế chỉ tiêu sử dụng đất (cụ thể là
hệ số sử dụng đất) tại một lô đất cụ thể (vì mục tiêu nào đó) bằng cách chuyển
giao một phần hoặc toàn phần quyền phát triển trên lô đất đó sang lô đất khác
(có khả năng tiếp nhận phát triển). TDR đã trở thành một thuật ngữ quen
28
thuộc trong lĩnh vực quy hoạch, tuy nhiên cũng không phải được áp dụng
rộng rãi ở nhiều nước.
Công cụ TDR đã mang đến cho người dân một cơ hội để tham gia vào
quá trình ra quyết định và và hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ công tác bảo
tồn. Cơ chế đặc biệt này, trong hơn mười năm qua, đã làm cho Dadaocheng
đã thay đổi đáng kể. Nhiều chủ nhà đã dọn dẹp mặt tiền, bỏ đi nhưng dây
điện, điện thoại cũ, thừa, khôi phục nguyên trạng mặt đứng bằng những kỹ
thuật bảo tồn tinh tế. Cho tới cuối năm 2012, đã có 340 hồ sơ đăng ký được
nhận quyền TDR, trong số đó 275 trường hợp đã được chấp thuận và được
nhận TDR; từ đó dần dần tiến hành cải tạo và khôi phục mặt đứng công trình
về nguyên mẫu lịch sử. Dadaocheng đã hồi sinh lại khung cảnh một thời vàng
son của nó.
Cùng với công cụ TDR, công tác dân vận phục vụ bảo tồn cũng được
thực hiện hết sức hiệu quả. Với các cuộc họp cộng đồng (community WS) và
những nỗ lực của Quỹ Văn hóa Yaoshan, người dân khu phố cổ Dadaocheng
đã bắt đầu nhận ra rằng bảo tồn chính là một cách phát triển khác. Thông qua
việc bảo tồn cảnh quan đường phố lịch sử, bảo tồn các ngôi nhà cổ, hoạt động
kinh doanh trở nên hiệu quả hơn nhờ môi trường và không khí lịch sử hấp
dẫn, đặc biệt là các hoạt động bản lẻ và những dịch vụ đô thị.
Năm 2005, viện quản lý tài nguyên lịch sử đã tổ chức hàng loạt các
workshop, các buổi trao đổi sâu, các hội nghị, hội thảo, các tua thăm quan có
hướng dẫn và phân tích chuyên sâu cho người dân sống tại khu vực cũng như
ở những khu vực khác, và cả du khách để nâng cao hiểu biết của người dân về
công tác bảo tồn, giới thiệu cho họ các kinh nghiệm bảo tồn ở Penang,
Malaysia, hay Tsugamo, Nhật Bản. Những trao đổi như vậy đã giúp người
dân hình dung được vai trò lớn lao của họ trong phát triển cộng đồng và thúc
đẩy bảo tồn.
29
Kinh nghiệm Đài Loan cho thấy, chính quyền xem „bảo tồn‟ là nỗ lực
và trách nhiệm chung của cả xã hội, đặt người dân vào trung tâm của các
chính sách bảo tồn; lồng ghép một cách thông minh nhiệm vụ bảo tồn vào
công tác phát triển đô thị; dùng cơ chế điều tiết phát triển để bảo tồn mà
không tốn chút ngân sách nào; cũng không bắt người dân phải hy sinh quyền
lợi chính đáng của mình vì sự nghiệp bảo tồn, tạo ra một „cuộc chơi cùng
thắng‟. Nói cách khác, người dân được đền bù xứng đáng về cả vật chất và
tinh thần nếu tham gia công cuộc bảo tồn. Đây có lẽ là khía cạnh mấu chốt
cho sự thành công bền vững của bảo tồn.
Bên cạnh nhà nước, các tổ chức xã hội: phi chính phủ, phi lợi nhuận do
những chuyên gia, những trí thức có tâm và có tầm điều phối đã có vai trò
quyết định đến sự thành công trong bảo tồn ở Dadaocheng nói riêng và toàn
bộ Đài Loan nói chung. Bà Alice Chiu, một nghệ sỹ âm nhạc nhưng có tình
yêu mãnh liệt với di sản và di tích đã cống hiến gần như trọn đời mình cho sự
nghiệp bảo tồn từ khi làm giám đốc Quỹ văn hóa Yaoshan rồi sau đó là giám
đốc Viện Quản lý tài nguyên di sản Đài Loan.
Tóm lại, thành công trong bảo tồn và quản lý di sản ở Đài Loan có
được nhờ hội tụ:
 Thứ nhất, nhận thức đầy đủ và đúng đắn về công tác bảo tồn, ban
đầu nhờ giới trí thức và chuyên gia, sau đó được sự ủng hộ về mặt chính trị
của chính quyền, và được chia sẻ vận động sâu rộng đến xã hội.
 Thứ hai, cơ chế chính sách thúc đẩy hành động hiệu quả. Cụ thể, cơ
chế “nhượng quyền phát triển‟ (TDR) đã có tác dụng thực sự như động cơ và
nhiên liệu của cỗ máy „bảo tồn‟. TDR hoàn toàn có thể xem xét để áp dụng
cho Khu Phố cổ Hà Nội vừa để thúc đẩy những đầu tư phục dựng cải tạo nhà
cổ vừa có thể giúp giãn dân phố cổ một cách tự nguyện, theo đúng cơ chế thị
trường.
30
 Thứ ba, làm bảo tồn với cách tiếp cận rất nhân văn: Thừa nhận, tôn
trọng quyền lợi vật chất tinh thần của người dân; không cưỡng chế mà nâng
cao nhận thức; tham gia và sự tôn trọng người dân là nguyên tắc được thống
nhất áp dụng.
 Thêm nữa, khai thác trí tuệ và tâm huyết của các trí thức, chuyên gia,
tạo điều kiện cho sự đóng góp hiệu quả của các tổ chức dân sự phi lợi nhuận,
phi chính phủ cũng là yếu tố rất nổi bật cho thành công về bảo tồn ở Đài
Loan.
1.2.1.4. Kinh nghiệm về tổ chức quản lý các khu phố đi bộ
Third Street, Mỹ - nơi ban nhạc Linkin Park ra đời trên đƣờng
phố
Nằm ở khu vực Santa Monica, gồm ba khu nhà ở khoảng giữa đại lộ
Broadway và đại lộ Wilshire, gần kinh đô điện ảnh Hollywood, “phố thứ ba”
để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khách du lịch bởi các đặc trưng có một
không hai của mình.
Bên cạnh việc sở hữu những đặc điểm vốn có của một phố đi bộ kiểu
mẫu: sạch sẽ, không khí trong lành… khu phố này là nơi quy tụ nhiều bảo
tàng nhỏ, các nhà hát, nhà hàng cùng một khu chợ nhỏ chuyên bán hàng hóa
phương Đông nên rất hút khách du lịch.
Đặc biệt, hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên đường phố đã tạo nên
thương hiệu cho nơi đây. Không chỉ có các ban nhạc nghiệp dư phục vụ du
khách, ít ai biết rằng, có những ban nhạc nổi tiếng đã từng đi lên từ sân khấu
vỉa hè như thế này: tiêu biểu nhất là ban nhạc rock Linkin Park. Đáng chú ý là
ai muốn trình diễn ở “phố thứ ba” đều phải có giấy biểu diễn do chính quyền
thành phố cấp sau khi đóng 37 USD/năm (khoảng 770.000 VNĐ). Mỗi nhóm
nhạc khi hát cũng phải cách nhau tối thiểu 150m để đảm bảo không gây ra trở
ngại cho người đi bộ.
Phố đi bộ ở Bangkok, Thái Lan
31
Những con phố đi bộ Thái Lan thu hút du khách bởi sự đa dạng nhiều
sắc màu. Không cần đến lễ hội mới đông đúc vì ở đây mỗi ngày đều là hội hè,
nét giống nhau của những phố đi bộ Thái Lan cũng như Lào, Campuchia đề
cập ở trên không phải là những tượng đài hoành tráng, cao ốc sang cả, bồn
hoa sặc sỡ, tiểu cảnh nhiều màu, đài phun nước lóng lánh… mà ở chỗ khách
du có thể hoà chung vào nhịp sống của người bản địa, cũng như có thể tìm
thấy những nét thân quen của miền quê nhà xa lắc lơ.
Điều cuốn hút nhất của phố đi bộ này là các nhà làm du lịch luôn cố giữ
cho dòng chảy cuộc sống ngang đây luôn được “sống”. Ví dụ mới đây nhất là
ở một khu phố Tây balô nổi tiếng Bangkok. Dù trước giờ thường có đến 99%
du khách tham-gia-giao-thông bằng việc cuốc bộ, con phố lừng danh Khao
San chỉ mới chính thức trở thành phố đi bộ vào ngày 28.2.2015 vừa qua – từ 3
giờ chiều đến khuya, cuốn hút khách du bằng nhiều thứ, nhưng đông vui nhất
vẫn là những xe hàng rong đặc trưng Bangkok, đặc trưng Thái Lan. Theo vị
phó chánh văn phòng thị chính Bangkok, Attaporn Suwattanadecha, hơn 300
xe, quầy hàng rong ở con phố dài chỉ mấy trăm mét này sẽ không phải đóng
bất kỳ loại phí thuê chỗ nào và nếu nhận được tín hiệu tốt từ du khách, họ sẽ
được tạo điều kiện hơn nữa. Không chỉ những người làm chính sách nhận
thấy vai trò cuốn hút của nét đặc trưng này, các nhà kinh doanh tiếp thị nhạy
bén cũng không bỏ qua. Những ai đã từng lang bạt Khao San có thể thấy cả
một con phố đỏ rực những panô, áp phích quảng cáo của hãng hàng không giá
rẻ Air Asia dán trên hầu hết các xe đẩy hàng rong của con phố này…
Thiết lập khu phố du lịch phù hợp cũng là một bước gìn giữ bản sắc
nền văn hóa truyền thống, quảng bá du lịch địa phương. Mặt khác, đây cũng
là cách để phát triển, xây dựng đô thị của tương lai, hài hòa vẻ đẹp công
nghiệp với bảo vệ môi trường xanh.
32
1.2.1.5. Kinh nghiệm về quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ du
lịch - Chương trình Chứng nhận chất lượng tour du lịch trọn gói Seoul
(Hàn Quốc)
Chương trình cấp Chứng nhận chất lượng tour du lịch trọn gói Seoul
được thực hiện bởi tổ chức Visit Seoul – cơ quan quản lý du lịch Seoul thuộc
Chính quyền thành phố Seoul và được giới thiệu vào năm 2013.
Mục tiêu của chương trình cấp chứng nhận chất lượng tour du lịch tại
Seoul nhằm nâng cao chất lượng các chương trình tour du lịch tại Seoul, thu
hút khách du lịch cao cấp thông qua việc thay đổi, cải tiến cấu trúc của các
tour du lịch trọn gói do các công ty lữ hành cung cấp và tiến tới việc loại bỏ
hoàn toàn các tour du lịch giá rẻ chất lượng thấp.
Việc áp dụng chương trình cấp chứng chỉ chất lượng tour du lịch với
mục tiêu giảm thiểu các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách
du lịch và hình ảnh của thành phố Seoul trong mắt khách du lịch do các
nguyên nhân như: tour du lịch trọn gói giá thấp (sự cạnh tranh về giá giữa các
hãng lữ hành), ép buộc khách du lịch phải đi mua sắm ở một số cửa hàng định
trước, hướng dẫn viên không đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cắt
giảm chất lượng của các dịch vụ như lưu trú, thăm quan… để giảm giá tour.
Một số kết quả tích cực sẽ mang lại khi áp dụng chương trình này:
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho Chứng chỉ cho tour trọn gói chất
lượng cao đồng nghĩa với việc xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn cho các
dịch vụ trong gói tour bao gồm lưu trú, ăn uống, trải nghiệm văn hóa bản địa,
hướng dẫn viên…
- Nâng cao chất lượng của các tour trọn gói giá thấp, chất lượng thấp
thông qua việc kiên quyết thực hiện chương trình cấp chứng chỉ cho tour trọn
gói chất lượng cao.
33
- Xóa bỏ tình trạng thu phí từ các tour du lịch không bởi sự chi trả của
du khách mà từ tiền hoa hồng thu được của các cửa hàng mua sắm ép buộc
khách phải thăm
- Nâng cao chất lượng tour trọn gói thông qua việc xác định các yêu
cầu tối thiểu cho tour trọn gói, tăng sự hài lòng của khách hàng.
- Bảng hỏi, phiếu điều tra khách du lịch về sự hài lòng khi tham gia
tour trọn gói cũng góp phần hỗ trợ vào việc nâng cao chất lượng tour.
Từ tháng 8-9/2013, cơ quan quản lý du lịch Seoul đã thực hiện cuộc
khảo sát quy mô lớn với đối tượng là khách du lịch đến Seoul về sự hài lòng
của khách hàng đối với chất lượng các tour du lịch tại Seoul và so sánh sự hài
lòng của du khách tham dự tour được chứng nhận chất lượng và tour thông
thường. Cuộc khảo sát được thực hiện đối với 1513 tour trọn gói đã được bán
từ 6 nước châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hong Kong, và
Philippines). Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, khách du lịch tham dự vào
chương trình tour trọn gói được chứng nhận có mức độ hài lòng (4.27/5 điểm)
cao hơn 0.32 điểm so với khách đi du lịch Seoul qua các tour không được
chứng nhận chất lượng (3.95/5 điểm).
Tính đến năm 2013, đã có 15 chương trình tour trọn gói đi Seoul đạt
được chứng nhận này.
1.2.2. Một số bài học rút ra cho công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại
khu vực phố cổ Hà Nội
Từ những kinh nghiệm về quản lý du lịch trong và ngoài nước nêu trên,
chúng ta có thể rút ra một số bài học cho công tác quản lý nhà nước về du lịch
tại khu vực phố cổ Hà Nội như sau:
Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần xác định
phương hướng, mục tiêu phát triển cụ thể, phù hợp cho hoạt động du lịch trên
địa bàn trong từng giai đoạn. Từ đó lập kế hoạch về ngân sách, nguồn lực
34
tương xứng để đầu tư vào từng khía cạnh trong hoạt động du lịch để có thể đạt
được các mục tiêu đó
Thứ hai, người dân địa phương cần phải nhận được các lợi ích thực sự
từ việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cũng như các hoạt động du
lịch trên địa bàn từ đó hoạt động bảo tồn mới được thực hiện hiệu quả và tạo
nên nền tảng vững chắc cho việc phát triển du lịch ở khu vực này
Thứ ba, các sản phẩm, dịch vụ du lịch cần được kiểm soát chặt chẽ về
mặt chất lượng bằng các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, minh bạch nhằm hạn chế các
sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch phố
cổ đồng thời khai thác một cách bền vững các tiềm năng, thế mạnh của địa
phương.
Thứ tư, các tuyến phố đi bộ muốn cuốn hút khách du lịch cần đáp ứng
được các tiêu chuẩn về vệ sinh cảnh quan môi trường, an toàn thực
phẩm…đồng thời phải mang những nét đặc trưng riêng biệt, độc đáo của phố
cổ Hà Nội.
Thứ năm, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, để đạt được các mục
tiêu đặt ra cần có sự chỉ đạo chung, nhất quán từ các cấp quản lý trung ương
đến địa phương, đặc biệt là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban
ngành có liên quan để cùng nhau tạo ra được môi trường du lịch ổn định, văn
minh đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
35
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, đề tài đã tiến hành nghiên cứu và khái quát chung được
cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về du lịch, chức
năng, nhiệm vụ đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Lấy hoạt động
thực tiễn của một số địa phương trong nước và quốc tế làm bài học kinh
nghiệm để vận dụng linh hoạt và đưa ra những cơ chế phù hợp trong việc điều
hành, quản lý hiệu quả, phát triển du lịch hơn trong thời gian tới cho phố cổ
Hà Nội. Đây cũng là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng
quản lý nhà nước về du lịch phố cổ Hà Nội ở chương sau.
36
Chƣơng 2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH Ở
KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu tổng quát về hoạt động du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội
2.1.1. Giới thiệu chung
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có
từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này
tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương,
hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng
biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến
hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu
phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên
trong và bên ngoài cả khu phố cổ.
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ
Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định: phía Bắc là phố
Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông,
Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông là đường Trần Quang
Khải và đường Trần Nhật Duật.
Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích
khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng
Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân,
Cửa Đông, Lý Thái Tổ. Mặc dù các phố cổ của Hà Nội còn nằm cả bên ngoài
khu vực này, nhưng do đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất và còn giữ
được những đặc trưng nên chỉ khu vực theo quy định trên được gìn giữ, bảo
tồn là khu phố cổ.
37
2.1.1.2. Lịch sử hình thành
Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ
thời Lý - Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông
Hồng. Đầu đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến
tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai
huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc
của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài
khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô.
Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực.
Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và
sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn
toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang
Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông.
Thời Lý - Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về
khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời
Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu
phố Tàu.
Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh
trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải
tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ - Thụy Khuê cũng chạy
xuyên qua đây.
Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội.
2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Phố cổ Hà Nội – Hà Nội 36 phố phường đã trở thành trái tim của trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hóa; nơi tập trung cao nhất mọi hoạt động của đô
thị, là hình ảnh đại diện các giá trị văn hoá đô thị của Hà Nội trong gần 1000
năm lịch sử. Phố cổ là dấu ấn sinh động cho lịch sử phát triển đô thị. Những
38
cái tên của từng dãy phố gợi nhớ đến những mặt hàng do những khu dân cư
tiểu thủ công nghiệp sản xuất và buôn bán giao thương, hình thành nên những
phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành
thị, kinh đô mà một số còn được lưu giữ đến ngày nay như phố Hàng Bông,
phố Hàng Bạc, phố Lò Rèn, phố Hàng Đồng, ... Mạng lưới đô thị phản ánh cơ
cấu tổ chức đô thị cổ gồm 36 phường nghề. Kết cấu xã hội và không gian này
được phản ánh trong khía cạnh văn hóa phi vật thể nổi bật, là cái hồn của phố
cổ với những làng nghề cổ và những hoạt động mang tính chất truyền thống
tại các khu phố Bởi vậy, đây là một không gian đô thị vô cùng sinh động và
nhộn nhịp trên từng con phố: những người thợ thủ công làm nghề, những
quán ăn đặc sản, những người bán rong tấp nập và những cửa hiệu bày hàng
hóa ăm ắp vỉa hè. Bên cạnh giá trị lịch sử, văn hóa, Phố cổ Hà Nội là một
quần thể di sản kiến trúc giàu có với những nét và hình thái đặc trưng với rất
nhiều ngôi nhà hình ống san sát trên mặt phố, với các công trình tôn giáo tín
ngưỡng và các không gian cộng đồng. Ngày nay, khu Phố cổ đang tận dụng
cơ hội phát triển kinh tế và đón nhận một lượng khách du lịch rất lớn: các
quán cà phê, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ và các khách sạn
nhỏ đã lần lượt ra đời. Một số nghề như nghề thủ công lụa tơ tằm và buôn bán
kim hoàn đã có những bước phát triển vượt bậc. Phố cổ Hà Nội đã được Bộ
Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích Quốc gia ngày 5 tháng 4 năm 2004.
Nhìn chung, đề cập đến tài nguyên du lịch của phố cổ Hà Nội là đề cập
đến tài nguyên mang giá trị nhân văn bao gồm tài nguyên vật thể và tài
nguyên phi vật thể
2.1.2.1. Tài nguyên vật thể
a) Các phố nghề
Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công
từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng
khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để
39
buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm
được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên
môn buôn bán một loại mặt hàng.
Hàng Bông lấy theo tên đoạn phố chính Hàng Bông Đệm vốn có nhiều
nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm.
Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao
gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy
hình các quan, hình nhà cửa... để cúng và đốt cho người âm (người chết).
Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu,
Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi.
Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc
bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu
Khê (hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây
mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ
được đọc chệch thành chữ đào)
Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có
nhiều nhà buôn bán lược: lược gỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa.
Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập
trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây...
Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố
Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc... Ngoài ra một số phố tuy
không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng
hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã
Mây chuyên dịch vụ du lịch...
b) Nhà cổ
40
Những nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa
hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội
họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ XVIII - XIX,
trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa
kiều mới lợp mái ngói.
Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân
Pháp và lính Lê dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ
nhà này sang nhà khác. Khi cần người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua
những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống đường.
Từ cuối thế kỉ XX, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các
ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên
trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt.
c) Di tích kiến trúc tôn giáo, di tích lịch sử cách mạng
 Đình:
Khu phố cổ Hà Nội là nơi thu hút nhiều thợ thủ công ở các vùng xung
quanh về làm ăn, buôn bán. Một tập hợp dân cư cùng quê, có khi chỉ vài nhà
cũng dựng lên một ngôi đình làm nơi sinh hoạt cộng đồng và thờ phụng vị
thần chung. Do vậy loại hình đình có số lượng nhiều hơn cả.
Các ngôi đình đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng: đình Thanh Hà
(10Ngõ Gạch), đình Yên Thái (8 ngõ Tạm Thương), đình Tú Thị (2Angõ Yên
Thái), đình Thái Cam (44 Hàng Vải), đình Đức Môn (38 B Hàng Đường),
đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào). Một số di tích đang hoàn chỉnh hồ sơ như
đình Lò Rèn, đình Trung Yên, Đình Kim Ngân, đình Trương Thị...
 Đền:
Trong khu phố cổ hiện có trên 20 ngôi đền phân bố rải rác trong khu
vực nhưng tập trung hơn cả vẫn ở các phố, phường phía Đông.
41
Các ngôi đền đã được Bộ Văn hoá thông tin công nhận là đền Hoả
Thần (30 phố Hàng Điếu), đền Bạch Mã (76 phố Hàng Buồm). Một số di tích
đang được nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị công nhận cấp Quốc gia như đền
Hương Nghĩa, đền Hương Tượng,...
 Chùa:
Trong khu phố cổ Hà Nội thống kê được 6 chùa, phân bố chủ yếu ở
phía Tây của Khu phố cổ.
Quy hoạch mặt bằng kiến trúc chùa ở đây có 4 loại: Loại 1: Chùa
chính hình chữ công, bốn phía trước sau là những lớp kiến trúc tam quan, nhà
mẫu, hành lang bao quanh thành kiểu nội công ngoại quốc. Loại mặt bằng này
có quy mô kiến trúc lớn trên khu đất rộng. Đó là chùa Cầu Đông (38b Hàng
Đường). Loại 2: Gồm nhiều nếp nhà kế tiếp nhau theo chiều sâu, đó là chùa
Vĩnh Trù (59 Hàng Lược). Loại 3: Kiến trúc đơn giản chỉ một toà nhỏ thờ
phật tạo mặt chữ "nhất". Loại mặt bằng này có qui mô kiến trúc nhỏ, là chùa
Kim Cổ (73 Đường Thành). Loại 4: mặt bằng chữ đinh, đó là chùa Thái Cam,
chùa Nghĩa Lập và chùa Pháp Bảo Tạng.
 Quán:
Trong phố cổ Hà Nội có 1 quán duy nhất là quán Huyền Thiên, ở 54
phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân. Quán Huyền Thiên (54 Hàng Khoai)
có mặt sớm trên đất Thăng Long . Quán thờ Huyền Thiên Trấn Vũ- một nhân
vật trong thần điện của đạo lão vào nước ta từ sớm. Trong quy hoạch đô thị cổ
thì đây là vị thần trấn ở phía Bắc. Huyền Thiên là một quán nổi tiếng và cổ
nhất kinh thành Thăng Long.)
 Hội Quán:
Trong khu phố cổ Hà Nội hiện còn 2 hội quán: Hội quán Quảng Đông
(22 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm) và Hội quán Phúc Kiến (40 Lãn Ông,
42
phường Hàng Bồ). Hội quán thường gặp trong các khu phố cư trú của người
Hoa, là sản phẩm của sinh hoạt cộng động của những người cùng quê.
 Nhà thờ họ
Trong phố cổ Hà Nội hiện nay, loại hình di tích này không có nhiều.
Nhà thờ họ thường giống kiểu nhà ống với nhiều nếp nhà thấp kế tiếp
nhau qua khoảng sân hẹp. Loại nhà thờ họ này vốn trước là nhà ở, di tích cư
trú chuyển thành nhà thờ chung của dòng họ.
 Miếu:
Miếu là nơi thờ thần và Thành hoàng. Hiện nay trong khu vực Phố cổ
Hà Nội hầu như không còn tồn tại miếu thờ.
 Di tích cách mạng kháng chiến :
Chia làm 3 thời kỳ :
- Thời trước cách mạng (trước 1930) : Bao gồm một số điạ điểm cơ sở
nuôi giấu cán bộ trong thời kỳ hoạt động bí mật.
- Thời kỳ từ 1930 đến 1945 : Bao gồm trụ sở một số báo như Tin Lành,
báo Lao Động, báo Nhân Dân, báo Tin Tức, trong đó trụ sở báo Tin Tức - 105
(Phùng Hưng) đã được xếp hạng; Một số cơ sở nuôi giấu cán bộ và đặc biệt là
ngôi nhà 48 Hàng Ngang - nơi Bác Hồ viết bản Tuyên Ngôn độc lập khai sinh
ra nước Việt Nam (hồ sơ di tích cách mạng kháng chiến 105 Phùng Hưng , 48
Hàng Ngang) ( đã được xếp hạng ).
- Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) : Nhiều địa chỉ
di tích trong giai đoạn này. Khu vực phố cổ cũng là mặt trận chủ yếu của Liên
khu I trong thời kỳ chống Pháp. Đó là ngôi nhà 86 Hàng Bạc - trụ sở của
Trung đoàn Thủ Đô, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da ... và cả những đình, chùa
trong khu vực này cũng được dùng làm trụ sở cho kháng chiến như chùa Cầu
Đông, chùa Vĩnh Trù, quán Huyền Thiên ... Một số phần thuộc liên khu II,
43
với nhiều địa điểm kháng chiến đáng ghi nhớ như trụ sở Bộ quốc phòng, trụ
sở nữ tự vệ chiến đấu Thành Hoàng Diệu.
 Di tích kiến trúc thành luỹ:
Duy nhất có một - đó là Ô Quan Chưởng (đã được xếp hạng).
 Chợ
Bên cạnh các phố nghề, khu phố cổ cũng có một số chợ để tập trung
bán các loại hàng hóa phục vụ đời sống, như chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, chợ
Hàng Da, chợ Hàng Bè.
2.1.2.2. Tài nguyên phi vật thể
Hà Nội là đất Kinh Đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ kết tinh, tinh tuý
của mọi miền quê. Di sản văn hoá phi vật thể Hà Nội khá đậm đặc, nó đã
phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt
văn hoá của người Hà Nội.
Một số loại hình của bộ phận di sản văn hóa phi vật thể (như làng nghề,
phố nghề, sinh hoạt lễ hội, phong cách sống, ẩm thực...) trong những năm qua
đã được sưu tầm, nghiên cứu khẳng định: Văn hoá phi vật thể Hà Nội là tổng
hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để
tạo nên bản sắc Thăng Long-Hà Nội một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội
tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng”.
 Lễ hội văn hóa:
- Lễ hội trấn Đông – đền Bạch Mã: 12/2 âm lịch hàng năm tại phường
Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Lễ hội đền Bạch Mã là một hoạt
động thường niên nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc, khích lệ tinh thần đoàn kết, giáo dục truyền thống yêu
nước, nhớ ơn thần Long Đỗ - Quốc đô Thăng Long Thành hoàng Đại vương.
Đền thờ thần Long Đỗ - trấn phương đông của kinh thành trong Thăng Long
tứ trấn. Trải qua hơn 1000 năm tồn tại, đền Bạch Mã là một trong những
44
chứng tích quan trọng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật cũng như đời
sống tinh thần của người Hà Nội.
- Lệ hội Nguyên Phi Ỷ Lan: 25/7 âm lịch hàng năm – ngày Nguyên Phi
Ỷ Lan viên tịch. Lễ hội diễn ra từ 1-2 ngày tại đình Yên Thái, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức với nhiều hoạt động phong
phú nhằm tôn vinh những đóng góp lớn lao của Hoàng thái hậu Ỷ Lan.
- Một số lễ hội khác: trung thu, lễ hội truyền thống Liên khu 1…
 Nghề truyền thống:
- Nghề tranh phố Hàng Trống: tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân
gian Việt Nam xuất hiện từ khoảng 400 năm trước đây, được làm chủ yếu tại
phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Tranh Hàng Trống sử dụng chất
liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác.
- Nghề bạc phố Hàng Bạc: Hầu hết các nghệ nhân ở phố nghề Hàng Bạc
vẫn giữ những kỹ xảo thủ công độc đáo mà máy móc, thiết bị khó bề thay thế.
Bàn tay khéo léo của người thợ thủ công tạo ra những sản phẩm đơn chiếc
góp phần thu hút khách du lịch tới phố cổ Hà Nội.
 Các loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống:
- Hát ca trù (hay hát ả đào): là bộ môn nghệ thuật thịnh hành từ thế kỷ
15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quí tộc và trí thức yêu
thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm
nhạc, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể từ năm 2009.
Hiện nay, vào các buổi tối thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hằng tuần, tiếng hát
của những ca nương Giáo phường Ca trù Thăng Long lại vang lên trong
không gian cổ kính của đền Quan Đế (Hàng Buồm, Hà Nội).
- Múa rối nước (hay còn gọi là “trò rối nước”) là một loại hình nghệ
thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, một sáng tạo đặc biệt của
người Việt đặc biệt là cư dân vùng châu thổ sông Hồng, được manh nha từ
45
công cụ chế ngự, cải tạo nước. Rối nước thường được diễn vào những ngày
nông nhàn, ngày xuân, trong các lễ hội. Thông qua các câu chuyện được nghệ
sỹ rối nước thể hiện, người xem sẽ cảm nhận được sắc thái của hội làng, gửi
gắm vào đó những mơ ước bình dị cho cuộc sống. Năm 1992, Nhà hát Múa
rối nước Thăng Long (tại địa chỉ 57B Đinh Tiên Hoàng) phục hồi 17 trò rối
nước làm sống dậy trò rối nước trên toàn quốc.
- Múa cổ Thăng Long với 9 điệu múa cổ gồm: Múa Trống Hội, múa
Trống Bồng (Triều Khúc), Tổ khúc múa Giảo Long, Tố khúc múa Phù Đổng,
múa Bài Bông, múa Lục Cúng, múa Giải Oan Thích Kết, múa Lễ Chữ, múa
Chạy Cờ.
 Ẩm thực
- Chả cá Lã Vọng: Đây là món cá tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại
trong chảo mỡ ăn kèm với các loại rau sống, do gia đình họ Đoàn tại số nhà
14 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết
kinh doanh và đặt tên.
- Các loại bún: bún thang, bún chả, bún sườn/chân giò dọc mùng, bún
riêu, bún ốc,
- Phở nước, phở cuốn, phở xào, phở chiên
- Các loại bánh: bánh cốm, bánh trôi bánh chay, bánh đúc…
- Đồ uống: bia hơi, cà phê…
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm nói chung
Khu phố cổ Hà Nội với diện tích khoảng 81ha nằm trên địa bàn 10
phường thuộc quận Hoàn Kiếm, với tổng số dân khoảng 66.600 người tương
ứng với mật độ 823 người/ha. Theo thống kê, toàn khu vực có 570 hộ với
2.152 nhân khẩu sống xen lẫn trong các đình, đền chùa, cơ quan, trường học;
46
1.623 hộ sống trong các nhà xuống cấp nguy hiểm, nhà đông hộ cần được di
dời.
Trong nhiệm kỳ 2010 – 2015, ban Chấp hành Ðảng bộ quận Hoàn
Kiếm đã xây dựng và chỉ đạo triển khai 07 chương trình, 30 đề án và các
chuyên đề công tác trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị,
bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Ðảng, chính quyền và hệ thống
chính trị gắn với thực hiện năm nhiệm vụ chủ yếu, hai khâu đột phá của
Thành ủy Hà Nội. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đạt và vượt mức Nghị
quyết Ðại hội đề ra. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá, hoạt động dịch vụ,
thương mại, du lịch đạt mức tăng bình quân 18,21%/năm, chiếm tỷ trọng 97%
trong cơ cấu kinh tế quận. Thu ngân sách bình quân đạt 3.455 tỷ đồng/năm,
vượt kế hoạch được giao 5%. Công tác quản lý đô thị có chuyển biến tích cực.
An ninh chính trị địa bàn được giữ vững. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội quận Hoàn Kiếm, đến năm 2016, khu phố cổ sẽ trở thành trung tâm du
lịch văn hóa của Hà Nội.
2.1.4. Hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch
2.1.4.1. Hệ thống các cơ sở dịch vụ kinh doanh du lịch, ăn uống, mua sắm:
Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm hiện nay có 382 khách sạn, cơ sở lưu trú
trong đó có 127 khách sạn được xếp hạng, gắn sao; có 133 công ty lữ hành,
cùng hệ thống các nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm, các điểm mua sắm,
vui chơi giải trí...
Mặc dù số lượng các cơ sở lưu trú tập trung dày đặc nhưng ở khu vực
phố cổ chủ yếu là các khách sạn nhỏ 1, 2 sao với cơ sở vật chất kỹ thuật, trang
thiết bị sơ sài, đội ngũ nhân viên kiêm nhiệm nhiều vai trò, nhiệm vụ, công
tác đào tạo ít được chú trọng dẫn đến chất lượng công việc chưa đáp ứng
được nhu cầu của các khách du lịch cao cấp. Một số khách sạn có chất lượng
dịch vụ tốt, song vì nằm trong khu vực có giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt nên
47
việc mở rộng diện tích, nâng số lượng phòng rất khó. Qui mô nhỏ, thiếu các
dịch vụ bổ trợ nên các cơ sở lưu trú ở khu vực này thường gặp khó khăn khi
đón các đoàn khách lớn mà chủ yếu là đón khách lẻ, đoàn nhỏ, khả năng chi
tiêu thấp, thời gian lưu trú ngắn.
Cũng như vậy, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ,
thương mại, du lịch trên địa bàn đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả
năng hội nhập, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm
và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; số lượng và chất
lượng các loại hình dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số doanh nghiệp
thiếu vốn đầu tư, hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại,
quảng cáo, mở rộng liên doanh, liên kết còn hạn chế.
Về các cửa hàng kinh doanh ăn uống, trong những năm gần đây phát
huy thế mạnh về một nền văn hóa ẩm thực phong phú, tinh tế, hấp dẫn, nhiều
cửa hàng mọc lên đã đáp ứng phần nào nhu cầu của khách du lịch, góp phần
vào giới thiệu, quảng bá về phố cổ Hà Nội và xây dựng nên một đặc trưng,
một thương hiệu cho “ẩm thực phố cổ” trong lòng người dân địa phương và
du khách gần xa. Đặc biệt cuối năm 2014, quận Hoàn Kiếm đã cho tổ chức
phố Hàng Buồn thành phố ẩm thực vào 3 ngày cuối tuần với khoảng 40 quầy
hàng bán quà bánh, đồ ăn đồ uống truyền thống và du nhập. Do có cùng lịch
hoạt động với chợ đêm nên con phố này cũng thu hút một lượng lớn khách du
lịch và người dân các vùng lân cận tới thưởng thức, trải nghiệm ẩm thực
đường phố trong không gian phố cổ.
Về dịch vụ mua sắm ở phố cổ, hiện nay trong khu phố cổ chưa có một
trung tâm thương mại, khu mua sắm nào đảm bảo uy tín và đáp ứng được nhu
cầu này của du khách. Ngoài 3 khu chợ truyền thống là chợ Bắc Qua, chợ Cầu
Đông và chợ Đồng Xuân, trên địa bàn có rất nhiều các cơ sở kinh doanh tự
phát nằm rải rác trong các tuyến phố song chất lượng, mẫu mã của các mặt
hàng bày bán tại các cửa hàng này vẫn là một điểm yếu rất cần được khắc
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf

Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...NuioKila
 
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docxnguyenkimthanh6
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...jackjohn45
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...NuioKila
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdfPhát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdfNuioKila
 
Nghiên cứu sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Thái Nguyên
Nghiên cứu sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Thái Nguyên Nghiên cứu sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Thái Nguyên
Nghiên cứu sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Thái Nguyên nataliej4
 

Ähnlich wie NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf (20)

Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
 
Đề tài: Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanh
Đề tài: Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanhĐề tài: Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanh
Đề tài: Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanh
 
Đề tài: Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty quốc tế, HAY
Đề tài: Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty quốc tế, HAYĐề tài: Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty quốc tế, HAY
Đề tài: Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty quốc tế, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
 
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOTLuận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAYLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
 
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
 
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdfPhát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
 
Nghiên cứu sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Thái Nguyên
Nghiên cứu sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Thái Nguyên Nghiên cứu sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Thái Nguyên
Nghiên cứu sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Thái Nguyên
 

Mehr von HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

Mehr von HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Kürzlich hochgeladen

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Kürzlich hochgeladen (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI PHÚ MỸ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI PHÚ MỸ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Trần Thị Minh Hòa Hà Nội, 2015
  • 3. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC........................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 7 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................... 8 3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................11 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................12 5.Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................12 6.Những đóng góp của luận văn ..................................................................14 7.Kết cấu luận văn.........................................................................................14 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH ....................................................................................15 1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về du lịch....................................15 1.1.1.Một số khái niệm cơ bản......................................................................15 1.1.2.Vai trò quản lý của nhà nƣớc về du lịch ............................................17 1.1.3.Chức năng của quản lý nhà nƣớc về du lịch......................................18 1.1.4.Nội dung của quản lý nhà nƣớc về du lịch.........................................18 1.1.5.Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý nhà nƣớc về du lịch..............19 1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về du lịch................................20 1.2.1.Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế...................................................20 1.2.2.Một số bài học rút ra cho công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội..................................................................................33 Tiểu kết chƣơng 1..........................................................................................35
  • 4. 2 Chƣơng 2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI................................................................................36 2.1. Giới thiệu tổng quát về hoạt động du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội .........................................................................................................................36 2.1.1. Giới thiệu chung..................................................................................36 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn..............................................................37 2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm nói chung...................45 2.1.4. Hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch......................46 2.1.5. Kết quả hoạt động du lịch .................................................................. 50 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội.............................................................................................................52 2.2.1. Công tác thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch........................................ 52 2.2.2. Công tác thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin du lịch....................................... 56 2.2.3. Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch và quản lý đô thị đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch ................................................................................................................. 63 2.2.4. Công tác quản lý di tích, điều tra, đánh giá, bảo tồn tài nguyên du lịch và nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch. ......................................... 68 2.2.5. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch ................................................... 77 2.2.6. Tổ chức bộ máy và công tác phối hợp trong quản lý nhà nƣớc về du lịch ................................................................................................................. 81 2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội........................................................................................................83 2.3.1. Ƣu điểm và nguyên nhân.................................................................... 83 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 85
  • 5. 3 Tiểu kết chƣơng 2..........................................................................................88 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH Ở KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI .........................................................................................................................89 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp……………………………………………...89 3.1.1. Văn kiện của Đảng………………………………………………….89 3.1.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển du lịch của thành phố Hà Nội nói chung và khu vực quận Hoàn Kiếm nói riêng ..…………………………………………………………………………….91 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả Quản lý Nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội.................................................92 3.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác qui hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch............................................................................................................... 93 3.2.2. Tăng cƣờng Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động kinh doanh du lịch ................................................................................................................. 94 3.2.3. Đẩy mạnh quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn lực du lịch ........ 95 3.2.4. Tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc.... 96 3.2.5. Tăng cƣờng đầu tƣ vào hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch........ 96 3.3. Một số kiến nghị .....................................................................................98 KẾT LUẬN..................................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................104 PHỤ LỤC.....................................................................................................107 Phụ lục 1: Các mẫu bảng hỏi đƣợc sử dụng.............................................107
  • 6. 4 Phụ lục 2: Tóm tắt qui chế quản lý qui hoạch – kiến trúc phố cổ Hà Nội………………………………………………………………………….120 Phụ lục 3: Tiêu chuẩn các tour du lịch trọn gói tại Seoul………………121
  • 7. 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 TP Thành phố 3 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc 4 Phòng VHTT Phòng văn hóa thông tin 5 Sở VHTTDL Sở Văn hóa thể thao và du lịch 6 HDV Hướng dẫn viên 7 GTVT Giao thông vận tải 8 Sở LĐTBXH Sở Lao động thương binh và xã hội 9 Sở TNMT Sở Tài nguyên và môi trường 10 TDR Quyền “nhượng quyền phát triển” 11 CSGT Cảnh sát giao thông 12 MBH Mũ bảo hiểm 13 LHQ Liên hiệp quốc
  • 8. 6 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Danh mục bảng Bảng 2.1.Thống kê lượng khách nước ngoài và khách Việt kiều đến quận Hoàn Kiếm Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1.Tỉ lệ người dân phố cổ biết thông tin về 3 đề án có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của phố cổ Hà Nội. Biểu đồ 2.2.Đánh giá của người dân về tính hiệu quả và phù hợp của các hình thức tuyên truyền, vận động Biểu đồ 2.3.Nhận thức của người dân về vai trò của họ đối với các lĩnh vực có liên qua đến phát triển du lịch trên địa bàn Biểu đồ 2.4.Các vấn đề du khách thường phàn nàn Biểu đồ 2.5.Ý kiến của người dân về đề xuất cấm hoạt động bán hàng rong Biểu đồ 2.6.Quan điểm của người dân đối với công tác bảo tồn nhà cổ, phố cổ Biểu đồ 2.7.Đánh giá của du khách về các hoạt động dành cho khách du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội Biểu đồ 2.8.Các kênh thông tin khách du lịch biết về phố cổ Hà Nội
  • 9. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm với tổng diện tích khoảng 100 ha, có phạm vi được xác định: Phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông là đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật. Cùng với sự phát triển của đất nước qua mỗi giai đoạn lịch sử, khu phố cổ Hà Nội mang dấu ấn văn hóa của nhiều thời kỳ. Vì vậy, khu phố cổ Hà Nội có nguồn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng. Du khách đến Hà Nội có thể cảm nhận rõ không gian đô thị của một khu phố cổ là với các tuyến phố nghề mang tên “Hàng”, hệ thống chợ, các công trình di tích kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, các nhà ở có giá trị kiến trúc, phương thức tổ chức không gian sống, sinh hoạt theo dãy nhà ống phù hợp với việc vừa là nơi sản xuất và là nơi kinh doanh, sinh sống của các hộ dân. Tính đến cuối năm 2014, khu vực này có 121 công trình, di tích đền, chùa, miếu và hơn 1000 công trình nhà ở có giá trị cáo về mặt văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, trong đó có hơn 200 công trình nhà ở có giá trị đặc biệt. Với nguồn tài nguyên di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng đó, từ lâu, khu phố cổ đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhất không thể bỏ qua của du khách quốc tế khi đến Hà Nội. Theo thống kê, năm 2013, số lượng khách quốc tế đến với quận Hoàn Kiếm trong đó có khu vực phố cổ đạt 935.000 lượt, năm 2014 đạt 864.000 lượt khách. Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động du lịch ở khu vực này vẫn chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Việc phát triển du lịch chủ yếu mới dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có, các dịch vụ còn mang tính tự phát, chưa kết nối được với nhau dẫn đến chất lượng sản phẩm
  • 10. 8 dịch vụ du lịch chưa cao, doanh số kinh doanh du lịch còn khiêm tốn, số ngày lưu trú của khách du lịch ngắn…Đặc biệt các tệ nạn chèo kéo, chặt chém khách du lịch còn tồn tại rất phổ biến khiến ngày càng nhiều đoàn khách quay lưng với du lịch phố cổ. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó chính là công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn chưa được hoàn thiện, việc thực hiện còn kém hiệu quả ở hầu hết các khâu: hoạt động định hướng, tổ chức phát triển các sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn mang nặng tính hình thức, hoạt động thanh kiểm tra, giám sát, xử lý các sai phạm còn hời hợt, lỏng lẻo, thiếu triệt để. Thực trạng này đã được phản ánh rất nhiều trên các bài báo, tạp chí tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về công tác quản lý nhà nước về du lịch ở địa bàn này. Với lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Du lịch của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch nói chung từ trước đến nay đã và đang là đề tài được nhiều cơ quan, ban ngành, học giả quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều đề tài khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao góp phần ứng dụng vào việc tăng cường quản lý và phát triển ngành du lịch trên phạm vi cả nước. Chúng ta có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu dưới đây: “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay” – Luận án tiến sỹ Luật học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của Trịnh Đăng Thanh năm 2004. Luận án đã nêu được cơ sở lý luận của sự cần thiết phải quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nước bằng pháp luật đối với
  • 11. 9 hoạt động du lịch ở Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đó. “Đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị du lịch và vấn đề quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay” – Sách của Nxb Giao thông vận tải năm 2015, tác giả Hồ Đức Phớc. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đồng thời đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý nước trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó cũng đã có một số công trình nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về du lịch ở các tỉnh, thành phố lớn như: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” - Luận án tiến sỹ Kinh tế Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của Nguyễn Minh Đức năm 2007. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trước yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa qua đó đề xuất phương hướng, các giải pháp chiến lược phù hợp có tính khả thi đối với hoạt động quản lý nhà nước về thương mại, du lịch tỉnh Sơn La từ năm 2007 đến năm 2020. “Quản lý nhả nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” – Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội của Nguyễn Thanh Hải năm 2014. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Ninh Bình, luận văn đã đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh và bền vững. “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” – Luận án tiến sỹ Kinh tế năm 2008 của Nguyễn Tấn Vinh. Luận án đã trình bày lý luận quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh, thực trạng quản
  • 12. 10 lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001- 2007 và từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. “Xúc tiến đầu tư phát triển Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” – Luận án tiến sỹ Đại học Thương mại năm 2010 của Hoàng Văn Hoàn. Luận án đã đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư pháp triển du lịch Hà Nội, phân tích các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô Hà Nội. “Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội” – Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội của Đỗ Thị Nhài năm 2008 “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội” - Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội của Nguyễn Thị Doan năm 2015 Ngoài ra còn có rất nhiều các bài báo, tạp chí của nhiều tác giả đã đề cấp đến các khía cạnh của quản lý nhà nước về du lịch, như là: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch, tác giả Trần Xuân Ảnh, tạp chí Quản lý nhà nước số 132 năm 2007. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch, tác giả Doãn Văn Phú, tạp chí Du lịch Việt Nam số 5 năm 2004. Một số suy nghĩ về công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch, tác giả Trịnh Đăng Thanh, tạp chí Quản lý nhà nước số 98 năm 2004. Xúc tiến du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, tác giả Vũ Nam và Phạm Hồng Long, tạp chí Du lịch Việt Nam số 2 năm 2005. Thực trạng pháp luật du lịch ở Việt Nam, tác giả Trịnh Đăng Thanh, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1 năm 2005.
  • 13. 11 Tăng cường quản lý nhà nước ở cấp tỉnh đối với hoạt động thương mại du lịch trước yêu cầu mới, tác giả Nguyễn Minh Đức, tạp chí Kinh tế và dự báo số 7 năm 2005. Tương tác giữa hai đạo luật trong điều chỉnh hoạt động du lịch, tác giả Trần Dũng Hải, tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 4 năm 2013. Điểm qua một số công trình nghiên cứu là các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, các cuốn sách, bài trích trên tạp chí có thể thấy vấn đề công tác quản lý nhà nước về du lịch đã và đang rất được quan tâm và thu hút nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, các công trình hiện nay chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu về một khía cạnh nào đó của hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước hoặc nếu có nghiên cứu toàn diện về công tác quản lý nước về du lịch thì dừng lại ở mức độ cấp tỉnh. Có thể thấy vấn đề công tác quản lý nhà nước ở các điểm đến du lịch trực thuộc cấp quận/huyện vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm và số lượng các công trình nghiên cứu còn rất khiêm tốn. Do vậy đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội” là một đề tài mang tính đặc thù riêng, mới mẻ và không trùng lặp. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại một điểm đến du lịch thuộc đơn vị hành chính cấp quận/huyện, từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội hiện nay. Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:  Tổng hợp có chọn lọc các cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên một địa bàn cụ thể.
  • 14. 12  Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội.  Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội. Phạm vị nghiên cứu:  Phạm vi về không gian: Toàn bộ khu vực phố cổ Hà Nội được xác định theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng  Phạm vi thời gian: Các tài liệu và số liệu nghiên cứu từ năm 1999 cho đến nay và các giải pháp đến năm 2030. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp thu thập, xử lý thông tin sơ cấp và tham khảo, kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan lĩnh vực này từ đó đưa ra phân tích, nhận xét, kết luận và dự báo. Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp cụ thể như sau: 2 phương pháp được sử dụng là phỏng vấn chuyên gia và điều tra xã hội học. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Mục tiêu: Để xem xét ý kiến đánh giá cán bộ chuyên môn của đơn vị quản lý nhà nước về thực trạng và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội. Đối tượng tham gia: cán bộ chuyên môn của Ban quản lý phố cổ Hà Nội (02 người)
  • 15. 13 Thu thập và xử lý thông tin: Để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu thập đầy đủ các nội dung liên quan, nội dung của câu hỏi phỏng vấn cơ bản được xây dựng trên cơ sở nội dung tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học: Mục tiêu: Điều tra chọn mẫu để thu thập ý kiến đánh giá của khách du lịch và người dân địa phương về công tác tổ chức các hoạt động du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được hình thành dựa trên cơ sở lựa chọn nội dung tiêu chí đánh giá về công tác tổ chức, quản lý hoạt động du lịch của các cơ quan quản lý nhà nước ở khu vực phố cổ Hà Nội, bằng 2 ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt (dành cho khách du lịch) và 1 ngôn ngữ: tiếng Việt (dành cho người dân). Chọn mẫu và thu thập số liệu: Đối với cuộc điều tra chọn mẫu, nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu, phiếu điều tra được gửi tới khách du lịch thông qua đội ngũ HDV ở một số công ty du lịch có chương trình du lịch khai thác khu vực phố cổ Hà Nội. Đối tượng khách được lựa chọn gửi phiếu đảm bảo tính đại diện về quốc tịch, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mục đích tham quan…Tổng cộng có 200 phiếu đã được phát ra, thu về 135 phiếu trong đó 125 phiếu hợp lệ. Đối tượng người dân được lựa chọn bao gồm cả những người có hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ phục vụ khách du lịch và những không không kinh doanh. Tổng cộng có 90 phiếu được phát ra, thu về 65 phiếu trong đó 50 phiếu hợp lệ. Khảo sát thực tế được tiến hành tại một số tuyến phố như: Hàng Buồm- Mã Mây - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện - Đào Duy Từ và một số di tích lịch sử văn hóa trong khu vực như: đền Bạch Mã, nhà cổ 87 Mã Mây, đình Kim Ngân, chợ Đồng Xuân…
  • 16. 14 6. Những đóng góp của luận văn Với những nội dung đã được thực hiện, Luận văn mong muốn có những đóng góp sau: Luận văn đã hệ thống một cách có chọn lọc về lý luận công tác quản lý nhà nước về du lịch Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn phố cổ Hà Nội từ 1999 đến nay trên các mặt sau: Đánh giá tiềm năng và phân tích các thành tựu cũng như hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn này từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác đó. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và phụ lục, luận văn được trình bày làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội.
  • 17. 15 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về du lịch 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Du lịch Theo Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc, “Du lịch là một hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế phát sinh do sự di chuyển tới các quốc gia hay điểm đến ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người với các mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn”. [4,Tr. 5] Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.” [8,Tr.9] Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch (2005) như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” [13, Tr.2] Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: - Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội. - Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
  • 18. 16 - Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. - Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình. 1.1.1.2. Quản lý nhà nước Trong bất cứ một hình thái kinh tế - xã hội nào thì nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị, một bộ máy đặc biệt để cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội theo một trật tự pháp lý, do đó, quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hóa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Theo Giáo trình lý luận hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.” [7, Tr. 3] 1.1.1.3. Quản lý nhà nước về du lịch Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay cho các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển của đất nước. Như vậy, các thành tố trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch gồm có:
  • 19. 17 Chủ thể quản lý: Là các cơ quan đại diện của nhà nước hoặc được nhà nước trao quyền, ủy quyền, đây là các chủ thể duy nhất trong quản lý nhà nước Khách thể quản lý: Là các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịch Công cụ quản lý: Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quản lý ngành du lịch bằng hệ thống các qui định của pháp luật và các công cụ quản lý khác như: chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch…. 1.1.2. Vai trò quản lý của nhà nƣớc về du lịch Du lịch là một yếu tố cấu thành của nền kinh tế xã hội. Bên cạnh các qui luật chung, nó hình thành, vận động, phát triển theo những qui luật phát triển riêng của mình. Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển ổn định, phát huy tối đa những lợi ích và hạn chế những mặt tiêu cực thì cần phải có sự quản lý của Nhà nước để tác động đến chúng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước. Sự cần thiết đó được thể hiện ở các mặt sau: Du lịch đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế của một đất nước, một địa phương như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời nó cũng gây nên các tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội của đất nước hay địa phương ấy. Sự quản lý của Nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển theo hướng tích cực, hạn chế và xóa bỏ dần các tiêu cực. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có quan hệ chặt chẽ với các ngành khác như xây dựng, giao thông, thuế, tài chính…Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển của du lịch thúc đẩy các ngành khác phát triển và ngược lại sự phát triển của các ngành khác góp phần không nhỏ để phát triển du lịch. Do vậy, phải xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp có liên quan, đồng thời có sự thống
  • 20. 18 nhất cao và phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách hiệu quả mối quan hệ giữa du lịch và các ngành khác. Như vậy, quản lý nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch. Nhà nước cần phải quản lý để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với các ngành khác thông qua các qui định buộc mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh du lịch phải tuân thủ để đưa hoạt động du lịch theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo quyền tự do kinh doanh, các quyền và lợi ích của các bên liên quan. 1.1.3. Chức năng của quản lý nhà nƣớc về du lịch Xét về mặt chức năng, quản lý nhà nước về du lịch bao gồm 3 chức năng chính: - Chức năng lập pháp do các cơ quan lập pháp thực hiện - Chức năng hành pháp (hay chấp hành và điều hành) do hệ thống hành chính nhà nước đảm nhiệm - Chức năng tư pháp do các cơ quan tư pháp thực hiện 1.1.4. Nội dung của quản lý nhà nƣớc về du lịch Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - xã hội trong hoạt động du lịch Tuyên truyển, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
  • 21. 19 Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và ngoài nước. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch. [13, Tr. 14] 1.1.5. Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý nhà nƣớc về du lịch Để thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước về du lịch cần thiết phải có sự phân cấp quản lý giữa cấp trung ương và cấp địa phương. Sự khác nhau ở đây chỉ là phạm vi. Quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp trung ƣơng. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp trung ương bao gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch cùng các vụ chức năng, các bộ, ủy ban nhà nước quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội và các bộ phận của nó có chức năng quản lý ngành như: Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…, các bộ, ngành hữu quan tạo điều kiện phát triển du lịch như, Bộ giao thông vận tải, Bộ quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ thông tin và truyền thông, Bộ tài nguyên và môi trường, …. Nhà nước trung ương trước hết tập trung quản lý vào các vấn đề có liên quan đến toàn bộ việc phát triển du lịch của cả nước trên mọi lĩnh vực của ngành du lịch như: Lập qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của quốc gia Ban hành các chính sách chung cho toàn ngành du lịch Phối kết hợp với các bộ, ngành có liên quan đến phát triển du lịch chung của cả nước
  • 22. 20 Vấn đề đặt ra cho tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch là một mặt cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về du lịch phải chịu trách nhiệm chủ động, trực tiếp quản lý hoạt động du lịch theo chức năng của mình, mặt khác phải làm nhiệm vụ phối hợp một cách thường xuyên và đồng bộ với các cơ quan liên quan để thực hiện quản lý nhà nước đối với tất cả các hoạt động du lịch trên phạm vi lãnh thổ. Quản lý nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng Ở địa phương trong cơ cấu bộ máy nhà nước cũng có các cơ quan tương tự như ở cấp Trung ương. Song, nó chỉ có chức năng quản lý ở địa bàn và chịu sự chỉ đạo của các cơ quan ngành dọc trong cơ cấu của bô máy nhà nước Trung ương [5, Tr. 297,298]. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, UBND các cấp địa phương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương, cụ thể hóa chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế địa phương, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. [13, Tr. 16] 1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về du lịch 1.2.1. Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế 1.2.1.1. Kinh nghiệm về bảo tồn môi trường và trùng tu di tích tại phố cổ Hội An Thành phố Hội An nằm ở khu vực miền Trung – Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Nam, diện tích 60km2, dân số hơn 92.000 người phân bố trên 9 phường, 4 xã, trong đó có 1 xã đảo. Tại đây có một khu phố cổ minh chứng cho sự giao thoa giữa các nền văn hóa trong nhiều thế kỷ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX được bảo tồn nguyên vẹn và hiện nay vẫn có cư dân sinh sống như một “bảo tàng sống” được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1999 và vùng đảo Cù Lao Chàm - Hội An còn gìn giữ một hệ sinh thái trên cạn, dưới nước
  • 23. 21 phong phú, đa dạng đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2009. Sự thành công của Hội An hôm nay cũng là nhờ vào công tác bảo tồn môi trường di sản, bao gồm bảo tồn môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Một chính sách phát triển dựa vào các giá trị văn hoá và hệ sinh thái hiện có ở Hội An quan trọng nhất vẫn là vấn đề môi trường, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà sự biến đổi khí hậu đang diễn ra với nhiều nguy cơ và Hội An lại nằm trong khu vực có nhiều cảnh báo về bão, lũ,…; bên cạnh đó, sự thu hút lượng khách du lịch đến với Hội An ngày càng đông, mật độ dân số ở Hội An ngày càng tăng cũng là nguy cơ cho vấn đề môi trường. Nếu vấn đề môi trường không được quan tâm thì nguy cơ đánh mất di sản, đánh mất hệ sinh thái là điều có thể xảy ra. Chính vì thấy được tầm quan trọng của môi trường đối với sự phát triển bền vững của di sản Hội An như vậy mà chính quyền thành phố hướng đến xây dựng thành phố Sinh thái – Văn hoá – Du lịch. Lấy môi trường sinh thái là vấn đề hàng đầu trong chiến lược phát triển của thành phố, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Trong những năm qua, bằng nhiều biện pháp, chính quyền Hội An đã bảo tồn tốt môi trường di sản Hội An, đặc biệt là môi trường nhân văn và từng bước hoàn thiện để ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của ngành du lịch đang phát triển mạnh ở Hội An. a. Kiểm soát tác động của các hoạt động văn hóa- xã hội đối với môi trường di sản Trong những năm qua, các phong trào văn hoá– xã hội đã vận động được đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương tham gia giữ gìn sự nguyên trạng của môi trường di sản cả về phương diện văn hoá vật thể và văn hóa phi vật thể. Việc hợp tác nghiên cứu, bảo tồn giữa Hội An với các cơ quan chuyên môn, các địa phương, tổ chức trong nước và quốc tế đã mang lại hiệu quả
  • 24. 22 thiết thực, nhất là trên phương diện kinh nghiệm, phương pháp bảo tồn, tu bổ di tích, giữ gìn cảnh quan – môi trường di sản. Bên cạnh đó, việc tổ chức tốt các ngày phố cổ không có tiếng động cơ xe máy và các Đêm phố cổ định kỳ đã làm cho môi trường khu di sản tránh được đáng kể sự ô nhiễm do khói bụi và tiếng ồn, không gian phố cổ được trong lành và yên tĩnh, đây là một chương trình mang lại rất nhiều hiệu quả, được du khách thích thú, nhân dân đồng tình ủng hộ và bảo vệ được môi trường khu di sản. Để kiểm soát các hoạt động văn hóa – xã hội, các đội kiểm tra như đội kiểm tra quy tắc, các đội kiểm tra liên ngành, đội “Văn minh du lịch” cũng được thành lập và hoạt động gần như 24/24 giờ trong ngày. Nội dung hoạt động chủ yếu của lực lượng này là quản lý và giữ gìn trật tự, môi trường đô thị để đảm bảo văn minh, sạch đẹp, giúp đỡ du khách, phát hiện, ngăn chặn nạn ăn xin, cò mồi bu bám khách du lịch. Các dự án bảo vệ môi trường cảnh quan khu di sản được ưu tiên đầu tư và tập trung thực hiện như: dự án cải tạo hạ tầng khu phố cổ, dự án xử lý nước thải, dự án xẻ kênh Ngọc Thành-An Hội, dự án nạo vét kênh Chùa Cầu, dự án phòng chống mối,… Nhờ công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được triển khai thực hiện thường xuyên nên đa số cư dân trong khu di sản có ý thức cao về việc bảo vệ môi trường khu di sản, vì đấy cũng chính là bảo vệ môi trường sống và làm việc của chính họ. b. Giảm tác động của áp lực dân số lên môi trường di sản Do sự phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nên có sự chuyển biến, giao thoa, kết hợp giữa lợi ích người dân phố cổ và thành phần dân ngụ cư đến làm ăn, lập nghiệp. Với sự tập trung mật độ dân số cao trong khu phố cổ, làm cho khu phố cổ Hội An đang đứng trước các nguy cơ de dọa
  • 25. 23 về vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên, xâm hại đến di tích và đặc biệt là ảnh hưởng đến môi trường văn hóa nhân văn. Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã có những biện pháp nhằm khắc phục các vấn đề nảy sinh trong sự phát triển của ngành du lịch. Đặc biệt là biện pháp dãn dân trong khu phố cổ được ưu tiên hàng đầu, với việc cho xây dựng các khu dân cư cách khu phố cổ từ 4 -5 km; đồng thời hệ thống nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh sản phẩm du lịch cũng được bố trí ra xa khu phố cổ. Chính quyền Hội An đã tìm biện pháp và chỉ đạo trực tiếp các cơ quan có liên quan cùng nhau phối hợp đồng bộ giải quyết vấn đề này. c. Kinh nghiệm phát triển các mặt hàng thủ công truyền thống trở thành sản phẩm lưu niệm cho khách du lịch Quà lưu niệm không chỉ làm gia tăng giá trị thặng dư cho ngành du lịch mà còn là giải pháp quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới. Thế nhưng một thời gian dài Việt Nam vẫn loay hoay đi tìm sản phẩm đặc trưng. Sự thành công của Hội An có thể là bài học để các địa phương nhìn lại mình và suy ngẫm. Sản phẩm lưu niệm Hội An bứt phá tuy không nhiều và khá đơn giản chỉ như đèn lồng, hàng may mặc, quần áo, khăn lụa… nhưng mặt hàng lưu niệm của Hội An lại đảm bảo tính chất gọn nhẹ, phù hợp với nhiều đối tượng khách và đặc biệt là mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Nếu như đèn lồng đã mang đậm dấu ấn trong tâm thức của du khách bởi nét tinh hoa và bản sắc văn hóa thì nghề may mặc tại chỗ ở Hội An lại đang thu hút sự quan tâm của nhiều du khách và trở thành bản sắc riêng của Hội An. Hiện Hội An có tới gần 100 hộ kinh doanh dịch vụ may mặc. Các cửa hàng ở đây đều trưng bán hàng may sẵn hoặc nhận đặt may. Mấy năm gần đây, nghề này trở thành nghề có nguồn thu lớn cho người dân ở thành phố di sản. Điều làm nên sự hấp dẫn tuyệt diệu ấy là chỉ trong khoảng 3 giờ đồng hồ du khách đã có được những chiếc váy mới với kiểu dáng, màu sắc đúng theo yêu cầu. Giá của những bộ
  • 26. 24 đồ cũng hết sức hợp lý, 500.000 đồng cho một bộ áo dài và lấy ngay trong ngày, tầm 700 ngàn đến 1 triệu đồng cho một bộ comple. Điều quan trọng còn là những cô hàng may với nụ cười nhẹ nhàng luôn nở trên môi vừa tư vấn cho khách vừa nhanh tay đo đạc. Các sản phẩm văn hóa và sản phẩm thủ công đang được chính quyền địa phương Hội An (Quảng Nam) đặc biệt quan tâm đầu tư để vừa trở thành các sản phẩm du lịch, vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa. Hiện, Hội An đã và đang triển khai dự án “Tư vấn chính sách về môi trường: phát triển công nghiệp xanh” của Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO). Dự án đã tổ chức lớp đào tạo cho các nghệ nhân thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công và hỗ trợ thành phố triển khai biện pháp xử lý mối mọt nguyên liệu mây tre trong sản phẩm đèn lồng. Theo lãnh đạo thành phố: Hội An luôn nhất quán định hướng phát triển du lịch trên nền tảng văn hóa và sinh thái, song hành với việc tạo điều kiện tối đa cho ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển bằng những chính sách ưu đãi cụ thể. Không phải ngẫu nhiên mà Hội An trở thành bài học thành công cho cả nước. 1.2.1.2. Kinh nghiệm về công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã nhanh chóng vươn lên trở thành trung tâm du lịch của miền Trung và cả nước. Bên cạnh những bước phát triển vượt bậc về cả về sản phẩm và cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch theo hướng chất lượng cao phục vụ du khách, Đà Nẵng còn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi một môi trường an ninh trật tự không có nạn chèo kéo, đeo bám khách du lịch của những người ăn xin ăn mày và người bán hàng rong. Thành quả đó có được là nhờ các ban ngành có liên quan đã cùng tham gia phối kết hợp thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn an ninh cho du khách, cụ thể như sau: Sở VHTTDL là cơ quan thường trực theo dõi, tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh trật tự, môi trường du lịch, chống
  • 27. 25 đeo bám, chèo kéo du khách trên địa bàn. Cung cấp kịp thời thông tin về hoạt động du lịch (lịch đón khách tàu biển, các đoàn du khách đến tham quan...) cho các đơn vị và địa phương liên quan nhằm đảm bảo phối hợp thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật trự, an toàn cho du khách. Thông tin du lịch được cung cấp cho khách bằng nhiều hình thức; phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý, giải quyết ý kiến phản hồi của du khách; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm an toàn cho du khách. Đảm bảo công tác cứu hộ, không để xảy ra tình trạng chết đuối đối với nhân dân và du khách khi tham quan, vui chơi, giải trí và tắm biển. Công an thành phố phối hợp với các quận, huyện và các ngành liên quan chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản của khách du lịch. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các khu vực, tuyến đường trung tâm thành phố, các điểm du lịch, khu vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, khu vực công cộng và các khu vực có nguy cơ xảy ra mất an toàn cho du khách nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử phạt các trường hợp bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách du lịch, taxi dù, xe thồ, xích lô đón khách không đúng quy định. Cùng với yêu cầu công an thành phố chỉ đạo lực lượng công an, cảnh sát liên quan đến hoạt động du lịch có thái độ ứng xử văn minh, thân thiện với du khách, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cũng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp người nước ngoài lợi dụng du lịch nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động trái pháp luật, gây mất an ninh trật tự làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch; các trường hợp người nước ngoài điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông trên địa bàn và cá nhân người Việt Nam cho người nước ngoài thuê, mượn ô tô, xe gắn máy tham gia giao thông không đảm bảo điều kiện theo quy định.
  • 28. 26 Đối với Sở GTVT, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu chỉ đạo lực lượng chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng taxi tranh giành, ép giá, nâng giá, đi không đúng hành trình; tăng cường thanh kiểm tra xe vận chuyển khách du lịch tại các sân bay, nhà ga, bến cảng; xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển khách du lịch không có biển hiệu “Xe vận chuyển khách du lịch”, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe không có “Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch”. Sở Công Thương được yêu cầu tăng cường quản lý thị trường, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, không niêm yết giá và không bán theo giá niêm yết, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời phối hợp với UBND các quận, huyện triển khai đăng ký cam kết không để xảy ra tình trạng chèo kéo, buôn bán hàng rong kết hợp ăn xin trá hình xảy ra trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng ăn uống, cơ sở du lịch và các địa điểm công cộng trên địa bàn. Sở LĐTBXH chỉ đạo Tổ thường trực xử lý thông tin về người lang thang xin ăn phối hợp với các đơn vị chức năng ngăn chặn, xử lý đối với người đánh giày, bán sách, báo, bán vé số dạo, bán hàng rong, ăn xin trá hình trên một số tuyến đường đã bị cấm theo Quyết định 53/QĐ-UBND (26/5/2006) của UBND thành phố Đà Nẵng. Có phương án giải quyết dứt điểm tình trạng ăn xin trá hình, lợi dụng, chèn ép, lừa đảo khách du lịch. Rà soát, phân loại, hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đang kiếm sống bằng nghề bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch, ăn xin trá hình ... trên địa bàn thành phố. Sở TNMT có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường trên toàn thành phố, trong đó chú trọng xử lý rác thải tại các bãi biển du lịch, các khu điểm du lịch; phát động, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai cuộc vận động toàn dân hưởng ứng giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp gắn với bảo vệ môi trường du lịch Đà Nẵng; đồng thời kiểm tra toàn bộ nhà vệ sinh công cộng trên toàn
  • 29. 27 thành phố, có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ phục vụ người dân và du khách. Đặc biệt, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo UBND các quận, huyện phải coi việc giữ gìn môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng; phải chịu trách nhiệm chính trong công tác đảm bảo tình hình an ninh trật tự du lịch trên địa bàn quản lý. Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trước UBND TP Đà Nẵng nếu để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, đeo bám, chèo kéo khách du lịch tại địa bàn quản lý, chỉ đạo các tổ chuyên trách trật tự du lịch kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao. 1.2.1.3. Kinh nghiệm bảo tồn và quản lý di sản tại khu phố cổ Dadacheng – Đài Loan Dadaocheng là một trong những khu vực đô thị lâu đời nhất thành phố Đài Bắc. Với hơn 150 năm lịch sử, Dadaocheng tập trung một số lượng lớn các công trình kiến trúc cổ và đa dạng, gồm nhà phố dạng ống, văn phòng và các công trình tín ngưỡng. Tổng diện tích khu đô thị lich sử Dadaocheng là 40.48ha, với 83 công trình di tích lịch sử. Để thực hiện công tác bảo tồn và tôn tạo các di sản trên, các chủ sở hữu các công trình trên sẽ được “bồi thường” cho các chi phí thực hiện bảo tồn và „sự thiệt thòi‟ do không được phát triển ngôi nhà của mình (nâng tầng hay mở rộng, đập đi xây mới) bằng quyền “nhượng quyền phát triển”. Cách làm này có nguồn gốc từ từ kinh nghiệm của thành phố New York: transfer of development right (TDR). TDR là một công cụ điều tiết phát triển thông qua quy hoạch, nó cho phép hạn chế chỉ tiêu sử dụng đất (cụ thể là hệ số sử dụng đất) tại một lô đất cụ thể (vì mục tiêu nào đó) bằng cách chuyển giao một phần hoặc toàn phần quyền phát triển trên lô đất đó sang lô đất khác (có khả năng tiếp nhận phát triển). TDR đã trở thành một thuật ngữ quen
  • 30. 28 thuộc trong lĩnh vực quy hoạch, tuy nhiên cũng không phải được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước. Công cụ TDR đã mang đến cho người dân một cơ hội để tham gia vào quá trình ra quyết định và và hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ công tác bảo tồn. Cơ chế đặc biệt này, trong hơn mười năm qua, đã làm cho Dadaocheng đã thay đổi đáng kể. Nhiều chủ nhà đã dọn dẹp mặt tiền, bỏ đi nhưng dây điện, điện thoại cũ, thừa, khôi phục nguyên trạng mặt đứng bằng những kỹ thuật bảo tồn tinh tế. Cho tới cuối năm 2012, đã có 340 hồ sơ đăng ký được nhận quyền TDR, trong số đó 275 trường hợp đã được chấp thuận và được nhận TDR; từ đó dần dần tiến hành cải tạo và khôi phục mặt đứng công trình về nguyên mẫu lịch sử. Dadaocheng đã hồi sinh lại khung cảnh một thời vàng son của nó. Cùng với công cụ TDR, công tác dân vận phục vụ bảo tồn cũng được thực hiện hết sức hiệu quả. Với các cuộc họp cộng đồng (community WS) và những nỗ lực của Quỹ Văn hóa Yaoshan, người dân khu phố cổ Dadaocheng đã bắt đầu nhận ra rằng bảo tồn chính là một cách phát triển khác. Thông qua việc bảo tồn cảnh quan đường phố lịch sử, bảo tồn các ngôi nhà cổ, hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả hơn nhờ môi trường và không khí lịch sử hấp dẫn, đặc biệt là các hoạt động bản lẻ và những dịch vụ đô thị. Năm 2005, viện quản lý tài nguyên lịch sử đã tổ chức hàng loạt các workshop, các buổi trao đổi sâu, các hội nghị, hội thảo, các tua thăm quan có hướng dẫn và phân tích chuyên sâu cho người dân sống tại khu vực cũng như ở những khu vực khác, và cả du khách để nâng cao hiểu biết của người dân về công tác bảo tồn, giới thiệu cho họ các kinh nghiệm bảo tồn ở Penang, Malaysia, hay Tsugamo, Nhật Bản. Những trao đổi như vậy đã giúp người dân hình dung được vai trò lớn lao của họ trong phát triển cộng đồng và thúc đẩy bảo tồn.
  • 31. 29 Kinh nghiệm Đài Loan cho thấy, chính quyền xem „bảo tồn‟ là nỗ lực và trách nhiệm chung của cả xã hội, đặt người dân vào trung tâm của các chính sách bảo tồn; lồng ghép một cách thông minh nhiệm vụ bảo tồn vào công tác phát triển đô thị; dùng cơ chế điều tiết phát triển để bảo tồn mà không tốn chút ngân sách nào; cũng không bắt người dân phải hy sinh quyền lợi chính đáng của mình vì sự nghiệp bảo tồn, tạo ra một „cuộc chơi cùng thắng‟. Nói cách khác, người dân được đền bù xứng đáng về cả vật chất và tinh thần nếu tham gia công cuộc bảo tồn. Đây có lẽ là khía cạnh mấu chốt cho sự thành công bền vững của bảo tồn. Bên cạnh nhà nước, các tổ chức xã hội: phi chính phủ, phi lợi nhuận do những chuyên gia, những trí thức có tâm và có tầm điều phối đã có vai trò quyết định đến sự thành công trong bảo tồn ở Dadaocheng nói riêng và toàn bộ Đài Loan nói chung. Bà Alice Chiu, một nghệ sỹ âm nhạc nhưng có tình yêu mãnh liệt với di sản và di tích đã cống hiến gần như trọn đời mình cho sự nghiệp bảo tồn từ khi làm giám đốc Quỹ văn hóa Yaoshan rồi sau đó là giám đốc Viện Quản lý tài nguyên di sản Đài Loan. Tóm lại, thành công trong bảo tồn và quản lý di sản ở Đài Loan có được nhờ hội tụ:  Thứ nhất, nhận thức đầy đủ và đúng đắn về công tác bảo tồn, ban đầu nhờ giới trí thức và chuyên gia, sau đó được sự ủng hộ về mặt chính trị của chính quyền, và được chia sẻ vận động sâu rộng đến xã hội.  Thứ hai, cơ chế chính sách thúc đẩy hành động hiệu quả. Cụ thể, cơ chế “nhượng quyền phát triển‟ (TDR) đã có tác dụng thực sự như động cơ và nhiên liệu của cỗ máy „bảo tồn‟. TDR hoàn toàn có thể xem xét để áp dụng cho Khu Phố cổ Hà Nội vừa để thúc đẩy những đầu tư phục dựng cải tạo nhà cổ vừa có thể giúp giãn dân phố cổ một cách tự nguyện, theo đúng cơ chế thị trường.
  • 32. 30  Thứ ba, làm bảo tồn với cách tiếp cận rất nhân văn: Thừa nhận, tôn trọng quyền lợi vật chất tinh thần của người dân; không cưỡng chế mà nâng cao nhận thức; tham gia và sự tôn trọng người dân là nguyên tắc được thống nhất áp dụng.  Thêm nữa, khai thác trí tuệ và tâm huyết của các trí thức, chuyên gia, tạo điều kiện cho sự đóng góp hiệu quả của các tổ chức dân sự phi lợi nhuận, phi chính phủ cũng là yếu tố rất nổi bật cho thành công về bảo tồn ở Đài Loan. 1.2.1.4. Kinh nghiệm về tổ chức quản lý các khu phố đi bộ Third Street, Mỹ - nơi ban nhạc Linkin Park ra đời trên đƣờng phố Nằm ở khu vực Santa Monica, gồm ba khu nhà ở khoảng giữa đại lộ Broadway và đại lộ Wilshire, gần kinh đô điện ảnh Hollywood, “phố thứ ba” để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khách du lịch bởi các đặc trưng có một không hai của mình. Bên cạnh việc sở hữu những đặc điểm vốn có của một phố đi bộ kiểu mẫu: sạch sẽ, không khí trong lành… khu phố này là nơi quy tụ nhiều bảo tàng nhỏ, các nhà hát, nhà hàng cùng một khu chợ nhỏ chuyên bán hàng hóa phương Đông nên rất hút khách du lịch. Đặc biệt, hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên đường phố đã tạo nên thương hiệu cho nơi đây. Không chỉ có các ban nhạc nghiệp dư phục vụ du khách, ít ai biết rằng, có những ban nhạc nổi tiếng đã từng đi lên từ sân khấu vỉa hè như thế này: tiêu biểu nhất là ban nhạc rock Linkin Park. Đáng chú ý là ai muốn trình diễn ở “phố thứ ba” đều phải có giấy biểu diễn do chính quyền thành phố cấp sau khi đóng 37 USD/năm (khoảng 770.000 VNĐ). Mỗi nhóm nhạc khi hát cũng phải cách nhau tối thiểu 150m để đảm bảo không gây ra trở ngại cho người đi bộ. Phố đi bộ ở Bangkok, Thái Lan
  • 33. 31 Những con phố đi bộ Thái Lan thu hút du khách bởi sự đa dạng nhiều sắc màu. Không cần đến lễ hội mới đông đúc vì ở đây mỗi ngày đều là hội hè, nét giống nhau của những phố đi bộ Thái Lan cũng như Lào, Campuchia đề cập ở trên không phải là những tượng đài hoành tráng, cao ốc sang cả, bồn hoa sặc sỡ, tiểu cảnh nhiều màu, đài phun nước lóng lánh… mà ở chỗ khách du có thể hoà chung vào nhịp sống của người bản địa, cũng như có thể tìm thấy những nét thân quen của miền quê nhà xa lắc lơ. Điều cuốn hút nhất của phố đi bộ này là các nhà làm du lịch luôn cố giữ cho dòng chảy cuộc sống ngang đây luôn được “sống”. Ví dụ mới đây nhất là ở một khu phố Tây balô nổi tiếng Bangkok. Dù trước giờ thường có đến 99% du khách tham-gia-giao-thông bằng việc cuốc bộ, con phố lừng danh Khao San chỉ mới chính thức trở thành phố đi bộ vào ngày 28.2.2015 vừa qua – từ 3 giờ chiều đến khuya, cuốn hút khách du bằng nhiều thứ, nhưng đông vui nhất vẫn là những xe hàng rong đặc trưng Bangkok, đặc trưng Thái Lan. Theo vị phó chánh văn phòng thị chính Bangkok, Attaporn Suwattanadecha, hơn 300 xe, quầy hàng rong ở con phố dài chỉ mấy trăm mét này sẽ không phải đóng bất kỳ loại phí thuê chỗ nào và nếu nhận được tín hiệu tốt từ du khách, họ sẽ được tạo điều kiện hơn nữa. Không chỉ những người làm chính sách nhận thấy vai trò cuốn hút của nét đặc trưng này, các nhà kinh doanh tiếp thị nhạy bén cũng không bỏ qua. Những ai đã từng lang bạt Khao San có thể thấy cả một con phố đỏ rực những panô, áp phích quảng cáo của hãng hàng không giá rẻ Air Asia dán trên hầu hết các xe đẩy hàng rong của con phố này… Thiết lập khu phố du lịch phù hợp cũng là một bước gìn giữ bản sắc nền văn hóa truyền thống, quảng bá du lịch địa phương. Mặt khác, đây cũng là cách để phát triển, xây dựng đô thị của tương lai, hài hòa vẻ đẹp công nghiệp với bảo vệ môi trường xanh.
  • 34. 32 1.2.1.5. Kinh nghiệm về quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch - Chương trình Chứng nhận chất lượng tour du lịch trọn gói Seoul (Hàn Quốc) Chương trình cấp Chứng nhận chất lượng tour du lịch trọn gói Seoul được thực hiện bởi tổ chức Visit Seoul – cơ quan quản lý du lịch Seoul thuộc Chính quyền thành phố Seoul và được giới thiệu vào năm 2013. Mục tiêu của chương trình cấp chứng nhận chất lượng tour du lịch tại Seoul nhằm nâng cao chất lượng các chương trình tour du lịch tại Seoul, thu hút khách du lịch cao cấp thông qua việc thay đổi, cải tiến cấu trúc của các tour du lịch trọn gói do các công ty lữ hành cung cấp và tiến tới việc loại bỏ hoàn toàn các tour du lịch giá rẻ chất lượng thấp. Việc áp dụng chương trình cấp chứng chỉ chất lượng tour du lịch với mục tiêu giảm thiểu các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch và hình ảnh của thành phố Seoul trong mắt khách du lịch do các nguyên nhân như: tour du lịch trọn gói giá thấp (sự cạnh tranh về giá giữa các hãng lữ hành), ép buộc khách du lịch phải đi mua sắm ở một số cửa hàng định trước, hướng dẫn viên không đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cắt giảm chất lượng của các dịch vụ như lưu trú, thăm quan… để giảm giá tour. Một số kết quả tích cực sẽ mang lại khi áp dụng chương trình này: - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho Chứng chỉ cho tour trọn gói chất lượng cao đồng nghĩa với việc xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn cho các dịch vụ trong gói tour bao gồm lưu trú, ăn uống, trải nghiệm văn hóa bản địa, hướng dẫn viên… - Nâng cao chất lượng của các tour trọn gói giá thấp, chất lượng thấp thông qua việc kiên quyết thực hiện chương trình cấp chứng chỉ cho tour trọn gói chất lượng cao.
  • 35. 33 - Xóa bỏ tình trạng thu phí từ các tour du lịch không bởi sự chi trả của du khách mà từ tiền hoa hồng thu được của các cửa hàng mua sắm ép buộc khách phải thăm - Nâng cao chất lượng tour trọn gói thông qua việc xác định các yêu cầu tối thiểu cho tour trọn gói, tăng sự hài lòng của khách hàng. - Bảng hỏi, phiếu điều tra khách du lịch về sự hài lòng khi tham gia tour trọn gói cũng góp phần hỗ trợ vào việc nâng cao chất lượng tour. Từ tháng 8-9/2013, cơ quan quản lý du lịch Seoul đã thực hiện cuộc khảo sát quy mô lớn với đối tượng là khách du lịch đến Seoul về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng các tour du lịch tại Seoul và so sánh sự hài lòng của du khách tham dự tour được chứng nhận chất lượng và tour thông thường. Cuộc khảo sát được thực hiện đối với 1513 tour trọn gói đã được bán từ 6 nước châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hong Kong, và Philippines). Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, khách du lịch tham dự vào chương trình tour trọn gói được chứng nhận có mức độ hài lòng (4.27/5 điểm) cao hơn 0.32 điểm so với khách đi du lịch Seoul qua các tour không được chứng nhận chất lượng (3.95/5 điểm). Tính đến năm 2013, đã có 15 chương trình tour trọn gói đi Seoul đạt được chứng nhận này. 1.2.2. Một số bài học rút ra cho công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội Từ những kinh nghiệm về quản lý du lịch trong và ngoài nước nêu trên, chúng ta có thể rút ra một số bài học cho công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội như sau: Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần xác định phương hướng, mục tiêu phát triển cụ thể, phù hợp cho hoạt động du lịch trên địa bàn trong từng giai đoạn. Từ đó lập kế hoạch về ngân sách, nguồn lực
  • 36. 34 tương xứng để đầu tư vào từng khía cạnh trong hoạt động du lịch để có thể đạt được các mục tiêu đó Thứ hai, người dân địa phương cần phải nhận được các lợi ích thực sự từ việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cũng như các hoạt động du lịch trên địa bàn từ đó hoạt động bảo tồn mới được thực hiện hiệu quả và tạo nên nền tảng vững chắc cho việc phát triển du lịch ở khu vực này Thứ ba, các sản phẩm, dịch vụ du lịch cần được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng bằng các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, minh bạch nhằm hạn chế các sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch phố cổ đồng thời khai thác một cách bền vững các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Thứ tư, các tuyến phố đi bộ muốn cuốn hút khách du lịch cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh cảnh quan môi trường, an toàn thực phẩm…đồng thời phải mang những nét đặc trưng riêng biệt, độc đáo của phố cổ Hà Nội. Thứ năm, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, để đạt được các mục tiêu đặt ra cần có sự chỉ đạo chung, nhất quán từ các cấp quản lý trung ương đến địa phương, đặc biệt là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan để cùng nhau tạo ra được môi trường du lịch ổn định, văn minh đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
  • 37. 35 Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1, đề tài đã tiến hành nghiên cứu và khái quát chung được cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về du lịch, chức năng, nhiệm vụ đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Lấy hoạt động thực tiễn của một số địa phương trong nước và quốc tế làm bài học kinh nghiệm để vận dụng linh hoạt và đưa ra những cơ chế phù hợp trong việc điều hành, quản lý hiệu quả, phát triển du lịch hơn trong thời gian tới cho phố cổ Hà Nội. Đây cũng là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch phố cổ Hà Nội ở chương sau.
  • 38. 36 Chƣơng 2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH Ở KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu tổng quát về hoạt động du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội 2.1.1. Giới thiệu chung Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. 2.1.1.1. Vị trí địa lý Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông là đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật. Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ. Mặc dù các phố cổ của Hà Nội còn nằm cả bên ngoài khu vực này, nhưng do đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất và còn giữ được những đặc trưng nên chỉ khu vực theo quy định trên được gìn giữ, bảo tồn là khu phố cổ.
  • 39. 37 2.1.1.2. Lịch sử hình thành Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý - Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô. Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông. Thời Lý - Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu. Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ - Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây. Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Phố cổ Hà Nội – Hà Nội 36 phố phường đã trở thành trái tim của trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa; nơi tập trung cao nhất mọi hoạt động của đô thị, là hình ảnh đại diện các giá trị văn hoá đô thị của Hà Nội trong gần 1000 năm lịch sử. Phố cổ là dấu ấn sinh động cho lịch sử phát triển đô thị. Những
  • 40. 38 cái tên của từng dãy phố gợi nhớ đến những mặt hàng do những khu dân cư tiểu thủ công nghiệp sản xuất và buôn bán giao thương, hình thành nên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô mà một số còn được lưu giữ đến ngày nay như phố Hàng Bông, phố Hàng Bạc, phố Lò Rèn, phố Hàng Đồng, ... Mạng lưới đô thị phản ánh cơ cấu tổ chức đô thị cổ gồm 36 phường nghề. Kết cấu xã hội và không gian này được phản ánh trong khía cạnh văn hóa phi vật thể nổi bật, là cái hồn của phố cổ với những làng nghề cổ và những hoạt động mang tính chất truyền thống tại các khu phố Bởi vậy, đây là một không gian đô thị vô cùng sinh động và nhộn nhịp trên từng con phố: những người thợ thủ công làm nghề, những quán ăn đặc sản, những người bán rong tấp nập và những cửa hiệu bày hàng hóa ăm ắp vỉa hè. Bên cạnh giá trị lịch sử, văn hóa, Phố cổ Hà Nội là một quần thể di sản kiến trúc giàu có với những nét và hình thái đặc trưng với rất nhiều ngôi nhà hình ống san sát trên mặt phố, với các công trình tôn giáo tín ngưỡng và các không gian cộng đồng. Ngày nay, khu Phố cổ đang tận dụng cơ hội phát triển kinh tế và đón nhận một lượng khách du lịch rất lớn: các quán cà phê, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ và các khách sạn nhỏ đã lần lượt ra đời. Một số nghề như nghề thủ công lụa tơ tằm và buôn bán kim hoàn đã có những bước phát triển vượt bậc. Phố cổ Hà Nội đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích Quốc gia ngày 5 tháng 4 năm 2004. Nhìn chung, đề cập đến tài nguyên du lịch của phố cổ Hà Nội là đề cập đến tài nguyên mang giá trị nhân văn bao gồm tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể 2.1.2.1. Tài nguyên vật thể a) Các phố nghề Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để
  • 41. 39 buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng. Hàng Bông lấy theo tên đoạn phố chính Hàng Bông Đệm vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm. Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa... để cúng và đốt cho người âm (người chết). Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê (hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào) Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lược gỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa. Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây... Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc... Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch... b) Nhà cổ
  • 42. 40 Những nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ XVIII - XIX, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói. Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân Pháp và lính Lê dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ nhà này sang nhà khác. Khi cần người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống đường. Từ cuối thế kỉ XX, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt. c) Di tích kiến trúc tôn giáo, di tích lịch sử cách mạng  Đình: Khu phố cổ Hà Nội là nơi thu hút nhiều thợ thủ công ở các vùng xung quanh về làm ăn, buôn bán. Một tập hợp dân cư cùng quê, có khi chỉ vài nhà cũng dựng lên một ngôi đình làm nơi sinh hoạt cộng đồng và thờ phụng vị thần chung. Do vậy loại hình đình có số lượng nhiều hơn cả. Các ngôi đình đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng: đình Thanh Hà (10Ngõ Gạch), đình Yên Thái (8 ngõ Tạm Thương), đình Tú Thị (2Angõ Yên Thái), đình Thái Cam (44 Hàng Vải), đình Đức Môn (38 B Hàng Đường), đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào). Một số di tích đang hoàn chỉnh hồ sơ như đình Lò Rèn, đình Trung Yên, Đình Kim Ngân, đình Trương Thị...  Đền: Trong khu phố cổ hiện có trên 20 ngôi đền phân bố rải rác trong khu vực nhưng tập trung hơn cả vẫn ở các phố, phường phía Đông.
  • 43. 41 Các ngôi đền đã được Bộ Văn hoá thông tin công nhận là đền Hoả Thần (30 phố Hàng Điếu), đền Bạch Mã (76 phố Hàng Buồm). Một số di tích đang được nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị công nhận cấp Quốc gia như đền Hương Nghĩa, đền Hương Tượng,...  Chùa: Trong khu phố cổ Hà Nội thống kê được 6 chùa, phân bố chủ yếu ở phía Tây của Khu phố cổ. Quy hoạch mặt bằng kiến trúc chùa ở đây có 4 loại: Loại 1: Chùa chính hình chữ công, bốn phía trước sau là những lớp kiến trúc tam quan, nhà mẫu, hành lang bao quanh thành kiểu nội công ngoại quốc. Loại mặt bằng này có quy mô kiến trúc lớn trên khu đất rộng. Đó là chùa Cầu Đông (38b Hàng Đường). Loại 2: Gồm nhiều nếp nhà kế tiếp nhau theo chiều sâu, đó là chùa Vĩnh Trù (59 Hàng Lược). Loại 3: Kiến trúc đơn giản chỉ một toà nhỏ thờ phật tạo mặt chữ "nhất". Loại mặt bằng này có qui mô kiến trúc nhỏ, là chùa Kim Cổ (73 Đường Thành). Loại 4: mặt bằng chữ đinh, đó là chùa Thái Cam, chùa Nghĩa Lập và chùa Pháp Bảo Tạng.  Quán: Trong phố cổ Hà Nội có 1 quán duy nhất là quán Huyền Thiên, ở 54 phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân. Quán Huyền Thiên (54 Hàng Khoai) có mặt sớm trên đất Thăng Long . Quán thờ Huyền Thiên Trấn Vũ- một nhân vật trong thần điện của đạo lão vào nước ta từ sớm. Trong quy hoạch đô thị cổ thì đây là vị thần trấn ở phía Bắc. Huyền Thiên là một quán nổi tiếng và cổ nhất kinh thành Thăng Long.)  Hội Quán: Trong khu phố cổ Hà Nội hiện còn 2 hội quán: Hội quán Quảng Đông (22 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm) và Hội quán Phúc Kiến (40 Lãn Ông,
  • 44. 42 phường Hàng Bồ). Hội quán thường gặp trong các khu phố cư trú của người Hoa, là sản phẩm của sinh hoạt cộng động của những người cùng quê.  Nhà thờ họ Trong phố cổ Hà Nội hiện nay, loại hình di tích này không có nhiều. Nhà thờ họ thường giống kiểu nhà ống với nhiều nếp nhà thấp kế tiếp nhau qua khoảng sân hẹp. Loại nhà thờ họ này vốn trước là nhà ở, di tích cư trú chuyển thành nhà thờ chung của dòng họ.  Miếu: Miếu là nơi thờ thần và Thành hoàng. Hiện nay trong khu vực Phố cổ Hà Nội hầu như không còn tồn tại miếu thờ.  Di tích cách mạng kháng chiến : Chia làm 3 thời kỳ : - Thời trước cách mạng (trước 1930) : Bao gồm một số điạ điểm cơ sở nuôi giấu cán bộ trong thời kỳ hoạt động bí mật. - Thời kỳ từ 1930 đến 1945 : Bao gồm trụ sở một số báo như Tin Lành, báo Lao Động, báo Nhân Dân, báo Tin Tức, trong đó trụ sở báo Tin Tức - 105 (Phùng Hưng) đã được xếp hạng; Một số cơ sở nuôi giấu cán bộ và đặc biệt là ngôi nhà 48 Hàng Ngang - nơi Bác Hồ viết bản Tuyên Ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam (hồ sơ di tích cách mạng kháng chiến 105 Phùng Hưng , 48 Hàng Ngang) ( đã được xếp hạng ). - Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) : Nhiều địa chỉ di tích trong giai đoạn này. Khu vực phố cổ cũng là mặt trận chủ yếu của Liên khu I trong thời kỳ chống Pháp. Đó là ngôi nhà 86 Hàng Bạc - trụ sở của Trung đoàn Thủ Đô, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da ... và cả những đình, chùa trong khu vực này cũng được dùng làm trụ sở cho kháng chiến như chùa Cầu Đông, chùa Vĩnh Trù, quán Huyền Thiên ... Một số phần thuộc liên khu II,
  • 45. 43 với nhiều địa điểm kháng chiến đáng ghi nhớ như trụ sở Bộ quốc phòng, trụ sở nữ tự vệ chiến đấu Thành Hoàng Diệu.  Di tích kiến trúc thành luỹ: Duy nhất có một - đó là Ô Quan Chưởng (đã được xếp hạng).  Chợ Bên cạnh các phố nghề, khu phố cổ cũng có một số chợ để tập trung bán các loại hàng hóa phục vụ đời sống, như chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè. 2.1.2.2. Tài nguyên phi vật thể Hà Nội là đất Kinh Đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ kết tinh, tinh tuý của mọi miền quê. Di sản văn hoá phi vật thể Hà Nội khá đậm đặc, nó đã phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội. Một số loại hình của bộ phận di sản văn hóa phi vật thể (như làng nghề, phố nghề, sinh hoạt lễ hội, phong cách sống, ẩm thực...) trong những năm qua đã được sưu tầm, nghiên cứu khẳng định: Văn hoá phi vật thể Hà Nội là tổng hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long-Hà Nội một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng”.  Lễ hội văn hóa: - Lễ hội trấn Đông – đền Bạch Mã: 12/2 âm lịch hàng năm tại phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Lễ hội đền Bạch Mã là một hoạt động thường niên nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khích lệ tinh thần đoàn kết, giáo dục truyền thống yêu nước, nhớ ơn thần Long Đỗ - Quốc đô Thăng Long Thành hoàng Đại vương. Đền thờ thần Long Đỗ - trấn phương đông của kinh thành trong Thăng Long tứ trấn. Trải qua hơn 1000 năm tồn tại, đền Bạch Mã là một trong những
  • 46. 44 chứng tích quan trọng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật cũng như đời sống tinh thần của người Hà Nội. - Lệ hội Nguyên Phi Ỷ Lan: 25/7 âm lịch hàng năm – ngày Nguyên Phi Ỷ Lan viên tịch. Lễ hội diễn ra từ 1-2 ngày tại đình Yên Thái, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức với nhiều hoạt động phong phú nhằm tôn vinh những đóng góp lớn lao của Hoàng thái hậu Ỷ Lan. - Một số lễ hội khác: trung thu, lễ hội truyền thống Liên khu 1…  Nghề truyền thống: - Nghề tranh phố Hàng Trống: tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gian Việt Nam xuất hiện từ khoảng 400 năm trước đây, được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Tranh Hàng Trống sử dụng chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác. - Nghề bạc phố Hàng Bạc: Hầu hết các nghệ nhân ở phố nghề Hàng Bạc vẫn giữ những kỹ xảo thủ công độc đáo mà máy móc, thiết bị khó bề thay thế. Bàn tay khéo léo của người thợ thủ công tạo ra những sản phẩm đơn chiếc góp phần thu hút khách du lịch tới phố cổ Hà Nội.  Các loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống: - Hát ca trù (hay hát ả đào): là bộ môn nghệ thuật thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quí tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể từ năm 2009. Hiện nay, vào các buổi tối thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hằng tuần, tiếng hát của những ca nương Giáo phường Ca trù Thăng Long lại vang lên trong không gian cổ kính của đền Quan Đế (Hàng Buồm, Hà Nội). - Múa rối nước (hay còn gọi là “trò rối nước”) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, một sáng tạo đặc biệt của người Việt đặc biệt là cư dân vùng châu thổ sông Hồng, được manh nha từ
  • 47. 45 công cụ chế ngự, cải tạo nước. Rối nước thường được diễn vào những ngày nông nhàn, ngày xuân, trong các lễ hội. Thông qua các câu chuyện được nghệ sỹ rối nước thể hiện, người xem sẽ cảm nhận được sắc thái của hội làng, gửi gắm vào đó những mơ ước bình dị cho cuộc sống. Năm 1992, Nhà hát Múa rối nước Thăng Long (tại địa chỉ 57B Đinh Tiên Hoàng) phục hồi 17 trò rối nước làm sống dậy trò rối nước trên toàn quốc. - Múa cổ Thăng Long với 9 điệu múa cổ gồm: Múa Trống Hội, múa Trống Bồng (Triều Khúc), Tổ khúc múa Giảo Long, Tố khúc múa Phù Đổng, múa Bài Bông, múa Lục Cúng, múa Giải Oan Thích Kết, múa Lễ Chữ, múa Chạy Cờ.  Ẩm thực - Chả cá Lã Vọng: Đây là món cá tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ ăn kèm với các loại rau sống, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên. - Các loại bún: bún thang, bún chả, bún sườn/chân giò dọc mùng, bún riêu, bún ốc, - Phở nước, phở cuốn, phở xào, phở chiên - Các loại bánh: bánh cốm, bánh trôi bánh chay, bánh đúc… - Đồ uống: bia hơi, cà phê… 2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm nói chung Khu phố cổ Hà Nội với diện tích khoảng 81ha nằm trên địa bàn 10 phường thuộc quận Hoàn Kiếm, với tổng số dân khoảng 66.600 người tương ứng với mật độ 823 người/ha. Theo thống kê, toàn khu vực có 570 hộ với 2.152 nhân khẩu sống xen lẫn trong các đình, đền chùa, cơ quan, trường học;
  • 48. 46 1.623 hộ sống trong các nhà xuống cấp nguy hiểm, nhà đông hộ cần được di dời. Trong nhiệm kỳ 2010 – 2015, ban Chấp hành Ðảng bộ quận Hoàn Kiếm đã xây dựng và chỉ đạo triển khai 07 chương trình, 30 đề án và các chuyên đề công tác trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Ðảng, chính quyền và hệ thống chính trị gắn với thực hiện năm nhiệm vụ chủ yếu, hai khâu đột phá của Thành ủy Hà Nội. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đạt và vượt mức Nghị quyết Ðại hội đề ra. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá, hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch đạt mức tăng bình quân 18,21%/năm, chiếm tỷ trọng 97% trong cơ cấu kinh tế quận. Thu ngân sách bình quân đạt 3.455 tỷ đồng/năm, vượt kế hoạch được giao 5%. Công tác quản lý đô thị có chuyển biến tích cực. An ninh chính trị địa bàn được giữ vững. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm, đến năm 2016, khu phố cổ sẽ trở thành trung tâm du lịch văn hóa của Hà Nội. 2.1.4. Hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch 2.1.4.1. Hệ thống các cơ sở dịch vụ kinh doanh du lịch, ăn uống, mua sắm: Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm hiện nay có 382 khách sạn, cơ sở lưu trú trong đó có 127 khách sạn được xếp hạng, gắn sao; có 133 công ty lữ hành, cùng hệ thống các nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm, các điểm mua sắm, vui chơi giải trí... Mặc dù số lượng các cơ sở lưu trú tập trung dày đặc nhưng ở khu vực phố cổ chủ yếu là các khách sạn nhỏ 1, 2 sao với cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị sơ sài, đội ngũ nhân viên kiêm nhiệm nhiều vai trò, nhiệm vụ, công tác đào tạo ít được chú trọng dẫn đến chất lượng công việc chưa đáp ứng được nhu cầu của các khách du lịch cao cấp. Một số khách sạn có chất lượng dịch vụ tốt, song vì nằm trong khu vực có giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt nên
  • 49. 47 việc mở rộng diện tích, nâng số lượng phòng rất khó. Qui mô nhỏ, thiếu các dịch vụ bổ trợ nên các cơ sở lưu trú ở khu vực này thường gặp khó khăn khi đón các đoàn khách lớn mà chủ yếu là đón khách lẻ, đoàn nhỏ, khả năng chi tiêu thấp, thời gian lưu trú ngắn. Cũng như vậy, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch trên địa bàn đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng hội nhập, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; số lượng và chất lượng các loại hình dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư, hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng cáo, mở rộng liên doanh, liên kết còn hạn chế. Về các cửa hàng kinh doanh ăn uống, trong những năm gần đây phát huy thế mạnh về một nền văn hóa ẩm thực phong phú, tinh tế, hấp dẫn, nhiều cửa hàng mọc lên đã đáp ứng phần nào nhu cầu của khách du lịch, góp phần vào giới thiệu, quảng bá về phố cổ Hà Nội và xây dựng nên một đặc trưng, một thương hiệu cho “ẩm thực phố cổ” trong lòng người dân địa phương và du khách gần xa. Đặc biệt cuối năm 2014, quận Hoàn Kiếm đã cho tổ chức phố Hàng Buồn thành phố ẩm thực vào 3 ngày cuối tuần với khoảng 40 quầy hàng bán quà bánh, đồ ăn đồ uống truyền thống và du nhập. Do có cùng lịch hoạt động với chợ đêm nên con phố này cũng thu hút một lượng lớn khách du lịch và người dân các vùng lân cận tới thưởng thức, trải nghiệm ẩm thực đường phố trong không gian phố cổ. Về dịch vụ mua sắm ở phố cổ, hiện nay trong khu phố cổ chưa có một trung tâm thương mại, khu mua sắm nào đảm bảo uy tín và đáp ứng được nhu cầu này của du khách. Ngoài 3 khu chợ truyền thống là chợ Bắc Qua, chợ Cầu Đông và chợ Đồng Xuân, trên địa bàn có rất nhiều các cơ sở kinh doanh tự phát nằm rải rác trong các tuyến phố song chất lượng, mẫu mã của các mặt hàng bày bán tại các cửa hàng này vẫn là một điểm yếu rất cần được khắc