SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 36
Downloaden Sie, um offline zu lesen
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KỸ THUẬT
VIỄN THÔNG & TRUYỀN HÌNH
CÔNG TY CỔ PHẦN TRÍ TUỆ ĐẤT VIỆT
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN TECOTEC
----o0o----
BÁO CÁO TỔNG KẾT
Gói thầu số 24
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC HỆ THỐNG
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Dự án Quản lý rủi ro thiên tai (NDRMP)
Hà Nội tháng 5/2012
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu.............................................................................................................. 2
Chương I. Giới thiệu chung về dự án............................................................... 4
1.1 Cơ sở pháp lý....................................................................... 4
1.2 Mục tiêu................................................................................ 4
1.3 Nội dung công việc................................................................ 4
1.4 Khu vực dự án........................................................................ 5
1.5 Cấu trúc báo cáo..................................................................... 5
Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị ...................... 6
2.1 Điều kiện tự nhiên................................................................... 6
2.2 Điều kiện kinh xã hội ............................................................. 9
Chương 3. Khảo sát, thu thập số liệu và tham vấn............................................. 11
3.1 Khảo sát, thu thập số liệu lần 1............................................... 11
3.2 Khảo sát, thu thập số liệu lần 2............................................... 12
3.3 Tổng hợp chỉnh lý, đồng bộ hóa các nguồn số liệu................. 15
3.4. Tham vấn cơ quan quản lý trung ương .................................. 22
Chương 4. Xây dựng khung cơ sở dữ liệu và thiết kế phần mềm....................... 26
4.1. Giải pháp kỹ thuật.................................................................. 26
4.2. Phương thức hoạt động của hệ thống.................................... 27
4.3 Xây dựng phần khung cơ sở dữ liệu....................................... 34
4.4. Xây dựng phần mềm……………………………………….. 35
4.5 Bảo đảm vận hành ổn định hệ thống....................................... 43
Chương 5. Đào tạo tại địa phương, họp lấy ý kiến và chuyển giao............ 47
5.1. Hội thảo lấy ý kiến................................................................... 47
5.2. Đào tạo và bàn giao, nghiệm thu.............................................. 49
Chương 6 Kiến nghị, đề xuất.................................................................... 51
Phụ lục 1 ......................................................................................................... 52
Phụ lục 2 ........................................................................................................... 53
Phụ lục 3 ........................................................................................................... 54
Phụ lục 4 ........................................................................................................... 75
MỞ ĐẦU
Thiên tai và các hiện tượng bất thường của thời tiết đã và đang gây ra nhiều ảnh
hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội mà trong đó đặc biệt quan trọng là các tác
động đến tính mạng, tài sản của nhân dân và các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong đó
đáng kể là các hiện tượng mưa lớn, lũ và hạn hán. Những bất thường nói trên đang có xu
hướng gia tăng và theo các nhà khoa học dự báo, do tác động của biến đổi khí hậu và
nước biển dâng thì cường độ cũng như tần suất xuất hiện các hiện tượng cực đoan đó sẽ
tiếp tục gia tăng trong các thập kỷ tới ở Việt Nam.
Các công trình thủy lợi đã và đang phát huy vai trò của mình trong các công tác
phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai, đặc biệt là vai trò của hệ thống các hồ
chứa. Các hệ thống hồ chứa lớn, có nhiệm vụ phòng lũ, sẽ sử dụng phần dung tích trống
để cắt lũ, đảm bảo an toàn hạ du trong khi các hệ thống hồ chứa phục vụ tưới tiêu nông
nghiệp sẽ đảm bảo giữ nước trong mùa mưa và cung cấp trong mùa kiệt. Vai trò này lại
càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh cso các hiện tượng cực đoan như hạn hán, lũ
lụt, khi nó như là biện pháp công trình (gần như duy nhất) khả thi nhằm hạn chế các rủi
ro và thiệt hại.
Nhằm mục đích vận hành tối ưu các công trình thủy lợi, ngoài việc cần tăng cường
chất lượng các công nghệ dự báo và cảnh báo, tăng thời gian dự báo,... thì việc cần nắm
bắt ngay tức thì và có hệ thống các thông tin về hiện trạng các công trình cũng đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong quá trình ra quyết định điều hành Phòng chống lụt bão cũng
như vận hành công trình tưới chống hạn. Tuy nhiên, ở các cơ quan quản lý nhà nước hiện
nay về công trình thủy lợi (Tổng cục thủy lợi, Các chi cục thủy lợi thuộc sở NN&PTNT
các tỉnh) đều chưa có hệ thống dữ liệu được số hóa và kết nối mà chủ yếu là các thông tin
trong các bản báo cáo,... gây khó khăn trực tiếp cho công tác điều hành. Do vậy, một cơ
sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật về các công trình thủy lợi là bước đi vô cùng quan trọng và
nhằm hướng tới mục tiêu giảm thiểu thiệt hại và rủi ro do thiên tai gây ra.
Công trình thủy lợi bao gồm rất nhiều các hạng mục công trình như hồ chứa, đập
dâng, kè, đê, mỏ hàn, trạm bơm, kênh mương, van điều tiết, cống tưới/tiêu, âu thuyền,...
Mỗi một hạng mục công trình lại gồm rất nhiều các dữ liệu liên quan và có mối liên quan
chặt chẽ giữa các hạng mục công trình, do vậy việc xây dựng một Cơ sở dữ liệu toàn
quốc về tất cả các công trình thủy lợi là một việc làm tốn nhiều thời gian và công sức.
Tuy nhiên, nhằm tiến tới mục tiêu nói trên, cần có những bước đi tiên phong nhằm xây
dựng các khung cơ sở dữ liệu cơ bản cho một loại hạng mục công trình như là một thí
điểm ban đầu, trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện và nhân rộng với các hạng mục công trình khác
và mở rộng thêm về quy mô không gian.
Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của Ngân hàng Thế giới (WB) đã phê duyệt
khoản vay (Cr.4114-VN) để hỗ trợ chính phủ Việt Nam thực hiện Dự án Quản lý Rủi ro
Thiên tai (NDRMP). Khoản vay được đồng tài trợ bởi: (i) Chính phủ Nhật Bản thông qua
Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản (JSDF) và Phát triển Nguồn Nhân lực chính sách
(PHRD) và (ii) Đại Sứ quán Hà Lan (RNE). NDRMP hỗ trợ các hợp phần sau: (1) đầu tư
phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; (2) quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng; (3) hỗ trợ tái
thiết sau thiên tai; và (4) tăng cường năng lực thể chế và quản lý dự án.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), cơ quan thực hiện của NDRMP
đã phân công cho Ban Quản lý dự án Trung ương (CPO) là cơ quan thuộc Bộ quản lý
thực hiện dự án. Văn phòng Quản lý dự án Trung ương (CPMO) đã được thành lập là một
bộ phận thuộc CPO để thực hiện và điều phối NDRMP.
Theo các ý kiến của Cục quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão (DDMFSC) và
Trung tâm Quản lý Thiên tai (DMC) và dàn xếp giữa WB, CPO, CPMO và DDMFSC,
một trong những hoạt động chính trong giai đoạn kéo dài của khoản vay là xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu các hệ thống công trình thủy lợi. Theo đó, trong khuôn khổ thời gian
và kinh phí cho phép, một cơ sở dữ liệu thí điểm với hệ thống các hồ chứa phục vụ tưới
và phòng lũ (không tính đến các hồ chứa thủy điện) sẽ được xây dựng và nhập liệu với hệ
thống hồ chứa tỉnh Quảng Trị. Đây sẽ là một ví dụ hoàn chỉnh cho một cơ sở dữ liệu đối
với 1 khu vực dự án (tỉnh Quảng Trị) với 1 loại hình công trình thủy lợi, và nó sẽ là tiền
đề để mở rộng và bổ sung thành cơ sở dữ liệu cho tất cả các loại hình công trình khác trên
phạm vi cả nước
Hệ thống cơ sở dữ liệu này sẽ:
• Có thể tích hợp được với cơ sở dữ liệu đã có về đê sông và cơ sở dữ liệu tương lai
của đê và các công trình thủy lợi cũng như cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý thiên tai.
• Một công cụ phần mềm quản lý các hồ chứa để hiển thị các thông tin và quản lý
hoạt động của hồ chứa như chức năng tưới và phòng lũ (từ đó nâng cao năng lực
của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định, đánh giá và đưa ra quyết định
ứng phó với các rủi ro thiên tai như lũ lụt và hạn hán).
• Áp dụng cài đặt kiểm thử phần mềm quản lý hồ chứa cho hệ thống các hồ chứa tại
tỉnh Quảng Trị.
Do vậy, phần cơ sở dữ liệu sẽ giúp cho công tác quản lý thông tin dữ liệu các công trình
thủy lợi một cách có hệ thống, đảm bảo sự tin cậy và đồng nhất về thông tin, hiệu quả và
nhanh chóng, nhiều cấp quản lý đều khai thác được đồng thời.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1 Cơ sở pháp lý
Báo cáo tổng kết này được thực hiện nhằm trình bày các kết quả đã thu được từ dự
án “Xây dựng cơ sở dữ liệu các công trình thủy lợi” – gói thầu 24, trong đó Ban quản lý
trung ương các Dự án thủy lợi (CPO) là đơn vị quản lý trực tiếp thông qua Ban quản lý
dự án WB4 (CPMO) và đơn vị thực hiện dự án là liên danh tư vấn giữa 3 đơn vị: Công ty
TNHH dịch vụ kỹ thuật viễn thông & truyền hình, công ty cổ phần Trí tuệ Đất Việt và
Công ty cổ phần tư vấn TECOTEC. Nội dung thực hiện dựa trên Điều khoản tham chiếu
(TOR) và hợp đồng giữa các bên ký ngày 3/4/2012.
1.2 Mục tiêu
Xây dựng 1 cơ sở dữ liệu hệ thống các công trình thủy lợi như hồ chứa, đập
dâng… như là một modun trong cơ sở dữ liệu chung phục vụ quản lý công trình thủy lợi
và quản lý thiên tai cùng với cơ chế chia sẻ dữ liệu giữa các bên liên quan theo cơ chế
phân tầng cấp độ quản lý. Cơ sở dữ liệu này cho phép người sử dụng khai thác các thông
tin về thông số, các loại công trình, hiện trạng… gắn với thông tin địa lý, đơn vị hành
chính và truy xuất dưới dạng báo cáo. Đồng thời cơ sở dữ liệu này cũng cho phép cơ
quan được phân quyền quản lý, chỉnh sửa, cập nhật dữ liệu thường xuyên và theo thời
gian thực, truy vấn thông tin một cách thuận tiện nhất đối với tất cả cấp độ của người
dùng: cán bộ huyện, cán bộ nhân viên các tỉnh (những người làm việc tại Sở NN&PTNT
các tỉnh) và các cơ quan trung ương (làm việc tại văn phòng Bộ NN&PTNT).
1.3 Nội dung công việc
Nhằm đáp ứng được mục tiêu trong khuôn khổ dự án, liên danh tư vấn đã thực hiện các
hoạt động sau:
Hoạt động 1:
- Thu thập, điều tra, khảo sát bổ sung số liệu về các công trình thủy lợi, các dữ
liệu nền GIS, chuẩn hóa số liệu
Hoạt động 2:
- Thực hiện tham vấn các bên liên quan về cấu trúc, cơ chế chia sẻ dữ liệu và các
yêu cầu báo cáo về các công trình hồ chứa
Hoạt động 3:
- Thiết kế khung và xây dựng cơ sở dữ liệu. Thiết kế mẫu biểu và nhập số liệu
về các công trình hồ chứa
- Thiết kế và viết các phần mềm quản lý, truy xuất, hiển thị trên nền GIS, kết
nối, thử nghiệm và đóng gói
Hoạt động 4:
- Cung cấp khóa đào tạo ngắn ngày cho những người sử dụng ở cấp địa phương
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan;
- Đào tạo, cài đặt và chuyển giao cho cơ quan quản lý cấp trung ương.
1.4 Khu vực dự án:
Cơ sở dữ liệu được xây dựng và triển khai với hệ thống hồ chứa phục vụ tưới và
phòng lũ tỉnh Quảng Trị, sau đó chuyển giao cho Tổng cục Thủy lợi và sẽ được cập nhập
các thông tin từ Chi cục thủy lợi và PCLB thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị và các
chủ đập (nếu có).
1.5 Cấu trúc báo cáo:
Chương 1: giới thiệu chung
Chương 2: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Thu thập, điều tra khảo sát và xử lý số liệu
Chương 4: Thiết kế khung, xây dựng cơ sở dữ liệu và thiết kế phần mềm
Chương 5: Đào tạo, họp lấy ý kiến và chuyển giao
Chương 6: Đề xuất và kiến nghị
CHƯƠNG 2: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
2.1 Các điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Quảng Trị là một tỉnh ở Bắc Trung Bộ nằm trong khoảng từ 1060
32'-1070
24' kinh độ
đông, 160
18'-170
10' vĩ độ bắc, cách Hà Nội 582 km về phớa Nam và cách thành phố Hồ
Chí Minh 1121 km về phía Bắc. Phía bắc tỉnh Quảng Trị giáp Quảng Bình, phía nam giáp
Thừa Thiên Huế, phía tây giáp tỉnh Savanakhet (Lào) và phía đông giáp Biển Đông.
Địa hình, địa mạo:Vùng nghiên cứu có thế dốc chung từ đỉnh Trường Sơn đổ ra
biển. Do sự phát triển của các bình nguyên đồi thấp nên địa hình ở vùng này rất phức tạp.
Theo chiều Bắc Nam, phần đồng bằng địa hình có dạng đèo thấp, thung lũng sông - đèo
thấp. Theo chiều Tây - Đông, địa hình ở đây có dạng núi cao, đồi thấp, nhiều khu theo
dạng bình nguyên - đồi, đồng bằng, đồi thấp ven biển. Có thể phân chia địa hình ở đây
theo các dạng đặc trưng sau:
- Vùng cát ven biển: dải cát này chạy dọc từ cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thuỷ theo
dạng cồn cát. Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3-4 km, dài đến 35 km. Dốc về 2 phía:
đồng bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ +6 ÷ +4 m. Vùng cát có lớp phủ
thực vật nghèo nàn. Cát ở đây di chuyển theo các dạng cát chảy theo dòng nước mưa, cát
bay theo gió lốc, cát di chuyển theo dạng nhảy do mưa đào bới và gió chuyển đi; dạng
cồn cát này có nguy cơ di chuyển chiếm chỗ của đồng bằng. Tuy nhiên dạng địa hình này
có khả năng cải tạo thành vùng trồng cây trồng cạn nếu như có nước để cải tạo.
- Vùng đồng bằng: dạng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải
đồi thấp và cồn cát hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, có nguồn
gốc mài mòn và bồi tụ. Ở đây có các vùng đồng bằng rộng lớn như:
+ Đồng bằng hạ du sông Bến Hải, cao độ biến đổi từ +1,0 ÷ 2,5 m; địa hình bằng
phẳng, đã được khai thác từ lâu đời để sản xuất lúa nước. Xuôi theo chiều dài dòng chảy
của sông Sa Lung, dạng đồng bằng này có tới gần 8.000 ha.
+ Đồng bằng dọc sông Cánh Hòm: là dải đồng bằng hẹp chạy từ phía Nam
cầuHiền Lương tới bờ Bắc sông Thạch Hãn, thế dốc của dải đồng bằng này là từ 2 phía
Tây và Đông dồn vào sông Cánh Hòm. Cao độ bình quân dạng địa hình này từ +0,5 ÷
1,5m. Dạng địa hình này cũng đã cải tạo để gieo trồng lúa nước.
+ Đồng bằng hạ du sông Vĩnh Phước và đồng bằng Cam Lộ: dạng địa hình bằng
phẳng, tập trung ở Triệu Ái, Triệu Thượng (Vĩnh Phước). Cao độ bình quân dạng địa hình
này từ +3,0 ÷ 1,0m. Đây là cánh đồng rộng lớn của Triệu Phong và thị xã Đông Hà. Địa
hình đồng bằng có cao độ bình quân từ +2,0 ÷ 4,0m, dải đồng bằng này hẹp chạy theo
hướng Tây - Đông, kẹp 2 bên là các dãy đồi thấp.
+ Địa hình đồng bằng phù sa phân bố ven sông nằm kẹp giữa vùng gò đồi phía
Tây và vùng cát ven biển, các cánh đồng nhỏ hẹp, có độ cao không đều là thành tạo của
các quá trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông và các dải đất dốc tụ được khai phá từ
lâu phân bố dọc theo quốc lộ 1A từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng.
+ Một dạng địa hình nữa trong vùng nghiên cứu là các thung lũng hẹp độc lập diện
tích khoảng 5 - 50 ha cũng đã được khai thác để trồng lúa nước.
- Vùng núi thấp và đồi: Địa hình vùng đồi ở đây có dạng đồi bát úp liên tục, có
những khu nhỏ dạng bình nguyên như khu đồi Hồ Xá (Vĩnh Linh) và khu Cùa (Cam Lộ).
Độ dốc vùng núi bình quân từ 15 ÷ 180
. Địa hình này rất thuận lợi cho việc phát triển cây
trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả; cao độ của dạng địa hình này là 200 – 1000 m,
có nhiều thung lũng lớn.
- Vùng núi cao: Do chiều ngang tỉnh Quảng Trị hẹp, từ dải Trường Sơn ra đến biển
khoảng 100km, núi cao nên địa hình này dốc, hiểm trở; các triền núi cao có xen kẽ các
cụm đá vôi được hình thành do quá trình tạo sơn xảy ra vừo đầu đại mêzôzôi tạo nên dãy
Trường Sơn. Dạng này phân bố phía Tây, giáp theo biên giới Việt – Lào theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam với bậc địa hình từ 1000 – 1700 m với bề mặt bị xâm thực và chia cắt
mạnh.
Địa chất, thổ nhưỡng: Địa tầng phát triển không liên tục, các trầm tích từ
Paleozoi hạ tới Kainozoi trong đó trầm tích Paleozoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa
tầng, còn lại 6 phân vị thuộc Meôzoi và Kainozoi. Địa chất trong vùng có những đứt gãy
chạy theo hướng từ đỉnh Trường Sơn ra biển tạo thành các rạch sông chính cắt theo
phương Tây Đông. Tầng đá gốc ở đây nằm sâu, tầng phủ dày, trong vùng có rất nhiều
quặng nhưng phân bố rất phân tán, không thành khu tập trung.
Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá bazan (Hướng Hóa) vùng trầm tích
biển và phù sa sông; vùng gò đồi có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng sông
thuộc địa phận huyện Gio Linh, Cam Lộ nằm trên vỏ phong hoá Mazma và vùng đồi, núi
dãy Trường Sơn
Thảm thực vật: Trong thời gian chiến tranh, tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng
bịhuỷ diệt khốc liệt, lớp phủ thực vật bị tàn phá. Rừng trồng theo chương trình hỗ trợ của
PAM dọc các quốc lộ hoặc tỉnh lộ phát triển nhanh và có hiệu quả môi trường rõ rệt. Từ
các Chương trình Quốc gia 327, 264 và kế hoạch trồng rừng, trồng cây nhân dân của cấp
tỉnh, phát động và đầu tư, đã nâng cao tỷ lệ che phủ rừng khá nhanh, độ che phủ rừng đã
tăng bình quân 1%/năm.
Khí hậu: Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm mang
đầy đủ sắc thái khí hậu các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa
khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng XII tới tháng VIII năm sau, mùa mưa từ tháng IX tới
tháng XI. Từ tháng III đến tháng VIII chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và nóng. Từ
tháng IX đến tháng II năm sau chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc đi liền với mưa phùn và
rét đậm.
1. Mưa: Mưa trong vùng phụ thuộc vào yếu tố địa hình trên từng lưu vực. Lượng mưa
hàng năm nằm trong khoảng 2.000 - 2.800 mm. Lượng mưa 3 tháng mùa mưa chiếm tới
68 ÷ 70% lượng mưa năm.
2. Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trong vùng thấp nhất vào mùa đông (tháng XI
tới tháng III), cao nhất vào mùa hè (tháng V tới tháng VIII). Nhiệt độ bình quân nhiều
năm vào khoảng 24,3O
C. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7 tới 10O
C.
3. Độ ẩm tương đối: Độ ẩm tương đối bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 85 tới
89%.
4. Bốc hơi: Bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 1200-1300mm. Ở vùng
đồng bằng bốc hơi bình quân nhiều năm cao hơn vùng núi.
5. Số giờ nắng: Bình quân số giờ nắng trong năm khoảng 1840 giờ.
6. Gió và bão: Lưu vực sông Thạch Hãn chịu chế độ khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Một
năm có 2 chế độ gió mùa chính: Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hè từ tháng
IV đến tháng XI, tốc độ gió bình quân 2,0 ÷ 2,2m/s. Gió mùa này mang độ ẩm và gây
mưa cho vùng. Gió mùa Tây Bắc hoạt động mạnh từ tháng XII đến tháng III năm sau, tốc
độ gió bình quân từ 1,7 ÷ 1,9m/s. Thời gian chuyển tiếp các hướng gió Tây Nam và Tây
Bắc là thời gian giao thời và gió Tây khô nóng hoạt động vào tháng IV, tháng V (nhân
dân địa phương gọi là gió Lào). Thời kỳ có gió Lào là thời kỳ nóng nhất trong tỉnh Quảng
Trị. Bão và xoáy thuận nhiệt đới là những biến động thời tiết trong mùa hạ, hoạt động rất
mạnh mẽ và thất thường. Bão theo hướng chính Tây chiếm khoảng 30%. Bình quân 1
năm có 1,2 ÷ 1,3 cơn bão đổ bộ vào Quảng Trị. Vùng ven biển Quảng Trị bão và áp thấp
nhiệt đới thường gặp nhau tới 78%, do vậy khi có bão thường gặp mưa lớn sinh lũ trên
các triền sông. Trong thời gian có bão thường đi kèm mưa lớn và có thể gây ra hiện tượng
lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản Đây cũng là một trong các yếu tố tự nhiên
cản trở tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị.
Thuỷ văn: (1) Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con
sông gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán vàCam
Lộ, 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III. Diện tích toàn lưu vực là 2660 km2
, độ
dài sông chính là 156 km, độ cao bình quân lưu vực 301 m, độ dốc bình quân lưu vực là
20,1%, độ rộng trung bình lưu vực là 36,8 km, mật độ lưới sông là 0,92; hệ số uốn khúc
là 3,5.
(2) Hệ thống sông Bến Hải có diện tích lưu vực là 809 km2
, dài 64,5 km, độ cao
bình quân lưu vực 115 m, độ dốc bình quân lưu vực là 15,7%, mật độ lưới sông là 1,15;
hệ số uốn khúc là 1,43.
(3) Hệ thống sông Ô Lâu thuộc lưu vực sông Mỹ Chánh chảy qua phá Tam Gaing
về cửa Thuận An bao quát một diện tích lưu vực là 855 km2
, dài 65 km. Đầu nguồn lưu
vực nằm ở địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ngoài ra còn có một số sông suối lưu vực sông Xê Pôn và Sê Păng Hiêng thuộc
Tây Trường Sơn và một số suối nhỏ vùng cồn cát đổ thẳng ra biển
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số: Theo Niên giám thống kê năm 2010 của Cục thống kê Quảng Trị, dân số
của tỉnh là: 625838 người, số dân sống ở thành thị là 153643 người còn lại hầu hết dân số
sống ở nông thôn và vùng núi. Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn
giữa đồng bằng và miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh: 133người/km2
trong đó
thị xã Đông Hà 1125 người/km2
, thị xã Quảng Trị 2712 người/km2
, huyện miền núi
Đakrông 30 người/km2
, Hướng Hoá có mật độ dân là 58 người/km2
.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 36 %, dịch vụ
38,4%, công nghiệp và xây dựng 25,6% tổng sản lượng của tỉnh (năm 2010).
Cơ sở hạ tầng:Y tế : Mạng lưới y tế ở vùng đồng bằng phát triển rộng khắp ở các
cộng đồng dân cư nhất là y tế cộng đồng, phòng ngừa quản lý và phát hiện các dịch bệnh.
Mỗi huyện có một bệnh viện với quy mô 80 giường bệnh, công tác y tế đã đóng vai trò
tích cực trongviệc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát huy thắng lợi chương trình sinh đẻ
có kế hoạch. Tuy nhiên, ở các xã miền núi, hệ thống y tế còn chưa được phát triển, nhìn
chung mỗi xã có 1 trạm y tế, song do khoảng cách từ các cụm dân cư tới trạm xá còn xa
và do mê tín, nên tệ nạn chữa bệnh bằng cúng vái vẫn còn tồn tại ở một số địa phương.
Giáo dục: Các xã trong vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ. Lực lượng
lao động vùng nông thôn có tới 60% đã qua trình độ văn hoá cấp cơ sở và 20% số lao
động có trình độ văn hoá phổ thông trung học. Ở vùng núi, tình trạng bỏ học còn phổ
biến. Tỷ lệ mù hoặc tái mù chữ còn cao. Giao thông: Hệ thống giao thông ở đây tương
đối phát triển, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi.
Có 3 tuyến quốc lộ chính đi qua: tuyến đường 1A từ ranh giới Quảng Bình - Quảng Trị
đến Thừa Thiên Huế, tuyến đường 9 từ thị xã Đông Hà đi Lào và cửa Việt (đường 9 đến
cửa khẩu Lao Bảo dài 82 km). Tuyến đường 14 từ cầu Đakrông đi sang thượng nguồn
sông Hương. Tuyến đường này cùng với đường mòn Hồ Chí Minh trở thành tuyến đường
Trường Sơncông nghiệp. Đường thuỷ có trục đường theo sông Bến Hải, Sông Hiếu, sông
Thạch Hãn từ biển vào sâu đất liền, tuy nhiên tuyến đường thuỷ này cũng chỉ cho phép
thuyền trọng tải 10 tấn đi lại. Tuyến đường sắt chạy theo hướng Bắc Nam có ga chính
Đông Hà là nơi trung chuyển hàng hoá ra Bắc và vào Nam. Ngành dịch vụ thương mại,
du lịch: Ngành dịch vụ ở đây phát triển đã lâu. Dịch vụ chủ yếu là buôn bán hàng hoá qua
Lào, Thái Lan theo trục đường 9 và phục vụ sản xuất nông nghiệp như sửa chữa công cụ
lao động, cung cấp vật tư và bao tiêu sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp. Khu thương
mại quốc tế Lao Bảo được hình thành và đóng vai trò lớn trong hành lang kinh tế Đông –
Tây. Dịch vụ của tư nhân hiện tại phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
nhưng chỉ tập trung ở vùng đồng bằng nơi dân cư đông đúc.. Về du lịch, trong vùng có
bãi tắm cửa Tùng, bãi biển Cửa Việt, Mỹ Thuỷ khá đẹp, nhưng chủ yếu mới chỉ thu hút
được khách địa phương đến trong mùa hè. Các cơ sở vui chơi giải trí, ăn nghỉ chưa được
xây dựng nên cũng chưa thu hút được nhiều khách.
CHƯƠNG 3: Khảo sát, thu thập số liệu và tham vấn
3.1 Khảo sát, thu thập số liệu lần 1
Để thu thập và phân tích số liệu sẵn có, nhóm tư vấn đã tiến hành đi công tác và làm việc
với các cơ quan quản lý các hệ thống hồ chứa thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị.
Chuyến đi đầu tiên tiến hành từ ngày 10-16/4/2012, có 4 tư vấn và 2 cán bộ hỗ trợ tham
gia. Thành phần đoàn đi thực địa lần 1:
1. Trịnh Tuấn Long – Chuyên gia khảo sát, thu thập số liệu
2. Th.S Hoàng Thái Bình, chuyên gia thiết kế khung cơ sở dữ liệu
3. Th.S Nguyễn Hoàng Nam, chuyên gia thiết kế khung cơ sở dữ liệu
4. Trịnh Ngọc Tuyến - chuyên gia tham vấn
5. ThS Đặng Đình Khá, cán bộ hỗ trợ
6. Nguyễn Ngọc Anh, cán bộ hỗ trợ
Số liệu thu thập được như sau:
• Số liệu phục vụ xây dựng bản đồ nền phục vụ hiển thị thông tin trực quan trên nền
GIS :
- Bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000
• Thu thập các báo cáo về hiện trạng, rà soát và quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Trị;
• Thu thập các dữ liệu hiện có về hồ chứa tại các huyện: Cam Lộ, ĐắKrông, Đông
Hà, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, thị xã Quảng Trị, Hải Lăng, Vĩnh Linh;
• Số lượng hồ chứa tổng cộng là 226 hồ, số lượng phân loại theo dung tích sơ bộ tổng
kết như sau (do có 94 hồ chứa không có số liệu về dung tích):
Bảng 1. Số liệu hồ chứa sơ bộ
Hồ chứa Tổng số Đã có tọa độ
Hồ chứa trên 10 triệu m3
6
51
Hồ chứa 5 - 10 triệu m3
1
Hồ chứa 1 - 5 triệu m3
24
Hồ chứa 200.000 – 1.000.000 m3
45
Hồ chứa 100.000 -200.000 m3
27
Hồ chứa nhỏ hơn 100.000 m3
29
Hồ không có số liệu dung tích 94
Tổng cộng 226
Phân tích và nhận xét về số liệu thu thập được trong lần đi thực địa đầu tiên:
a. Số liệu tổng kết ở trên bao gồm từ 3 nguồn: từ chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT
Quảng Trị), Cục Thủy lợi (MARD) và một số huyện. Số liệu trên cho thấy số
lượng hồ chứa ở Quảng Trị tương đối nhiều, trong đó không có hồ chứa nào có
đầy đủ số liệu theo danh mục đưa ra trong Điều khoản tham chiếu, thậm chí một
số danh mục quan trọng như dung tích hồ, vị trí của công trình, ... cũng không có.
b. Số liệu thu thập được từ các nguồn cho thấy: so với số liệu ban đầu (212 hồ) số
lượng hồ có được cập nhật hơn (226 hồ). Tuy nhiên đây là số lượng hồ theo thống
kê của địa phương, trên thực tế một số hồ có tên gọi là hồ nhưng thực ra chỉ là đập
dâng lấy nước phục vụ trạm bơm,... nên nằm ngoài khuôn khổ xây dựng cơ sở dữ
liệu cho dự án.
c. Đi thực địa bổ sung số liệu đợt 2 là rất cần thiết với cách thức là đi đến từng công
trình còn thiếu số liệu, tập trung vào trước hết xác định tọa độ công trình, cơ quan
quản lý, một số kích thước chính công trình .. và cũng hiệu chỉnh, thống nhất tính
chính xác của số liệu với địa phương. Tiến hành khảo sát thực địa các công trình
hồ chứa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với các nội dung sau;
• Lập kế hoạch, phương án, lộ trình cho dhuyến khảo sát thực địa (chuẩn bị thiết bị
máy móc, cơ sở dữ liệu, thủ tục giấy tờ liên quan….)
• Tiến hành khảo sát thực địa (thu thập các thông tin, dữ liệu về các hồ chứa, hiện
trạng các công trình)
• Tổng hợp, chỉnh lý, đồng bộ hóa các nguồn số liệu
• Viết báo cáo khảo sát thực địa
3.2 Khảo sát, thu thập số liệu lần 2
Đội tư vấn đã tổ chức đi thực địa lần 2 trong vòng 2 tuần trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị
Công tác chuẩn bị
 Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra thực địa. Tập chung chủ yếu vào
các hồ chứa có dung tích ≥ 100.000m3
.
 Xác định tuyến điều tra khảo sát trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000
 Lập kế hoạch, phương án, lộ trình cho từng nhóm tham gia khảo sát
 Chuẩn bị thiết bị máy móc gồm có:
Bảng 2. Thiết bị chuẩn bị cho đi điều tra
Thiết bị Số lượng Ghi chú
Máy GPS cầm tay 5
Chuẩn bị đầy đủ pin và sạc
Máy tính cái nhân 5
Thước dây 5
Sổ ghi chép 5
 Liên hệ với địa phương và các công tác chuẩn bị khác
Tiến hành khảo sát thực địa
- Tiến hành thu thập các thông tin về số liệu hồ chứa tại các cơ quan địa phương;
 Chi cục thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Trị
 Chi cục thủy lợi và Phòng chống lụt bão các huyện; Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh
Linh, Hướng Hóa, Dakrong, Cam Lộ, Triệu Phong, Thành phố Đông Hà, Thị xã
Quảng Trị.
 Cơ quan trực tiếp quản lý hồ chứa (hợp tác xã, UBND xã, Công ty thủy nông...)
- Đi thực địa tại các công trình hồ chứa
 Chính xác lại các tên của công trình
 Xác định chính xác vị trí các công trình trên bản đồ bằng máy GPS
 Kiểm tra lại các thông số của hồ chứa, đập chính, đập phụ, công lấy nước, kênh
dẫn…
 Đánh giá hiện trạng các công trình
Một số hình ảnh khảo sát thực địa được thể hiện từ hình 1 – 3.
Hình 1. Khảo sát tại Hồ Trằm – xã Vĩnh Chấp – Vĩnh Linh
Hình 2. Khảo sát tại hồ Khe Muồng – Xã Hải Chánh – Hải Lăng
Hình 3. Khảo sát tại hồ Trần Văn Lý – Xã Hải Chánh – Hải Lăng
3.3 Tổng hợp chỉnh lý, đồng bộ hóa các nguồn số liệu
Các nguồn số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau do đó cần phải tiến hành
tổng hợp và chỉnh lý các nguồn số liệu qua công tác khảo sát thực địa và đo đạc tại
công trình. Công tác tổng hợp và chỉnh lý số liệu đựơc tiến hành song song với công
tác khảo sát thực địa.
Các kết quả đã đạt được
Thông qua việc khảo sát thực địa và thu thập các thông tin số liệu tại các cơ quan
quản lý hồ chứa nhóm khảo sát đã xác định được trên địa bản tỉnh quản trị hiện có 94
hồ chứa thủy lợi có dung tích ≥ 100.000 m3
. Trong các hồ đó chủ yếu là hồ chứa thủy
lợi nhằm mục đích cung cấp nước cho nông nghiệp và công nghiệp phía hạ lưu của
đập. Trong đó Hồ chứa nước Bàu Nhum nằm tại Sen Thuỷ - Quảng Bình nhưng lại
cung cấp nước tười cho các xã vùng ven biển huyện Vĩnh Linh – Quảng Trị cũng
được nhóm khảo sát thu thập số liệu và đưa vào cơ sở dữ liệu hồ chứa tỉnh Quảng Trị.
Các hồ chứa đã thu thập, xử lý dữ liệu được trình bày trong các bảng sau.
Bảng 3. Phân loại hồ chứa theo dung tích hồ (đi khảo sát lần 2)
Phân loại hồ theo thể tích Số lượng
Hồ chứa trên 10 triệu khối 6
Hồ chứa từ 5 - 10 triệu khối 5
Hồ chứa từ 1 - 5 triệu khối 17
Hồ chứa 100.000 khối đến 1 triệu khối 66
Bảng 4. Thống kê số lượng hồ chứa theo cấp huyện/ thị xã (đi khảo sát lần 2)
TT Huyện/Thị xã Số lượng
1 Cam Lộ 20
2 Đông Hà 3
3 Gio Linh 12
4 Hải Lăng 23
5 Hướng Hóa 8
6 Thị xã Quảng Trị 1
7 Triệu Phong 4
8 Vĩnh Linh 22
9 Sen Thủy - Quảng Bình 1
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều hồ chứa đang trong giai đoạn xây dựng
và nâng cấp như hồ Đá Mài, hồ Tân Kim II…(hình 4 - 5). Trong khi đó có nhiều hồ
chứa lại trong tình trạng xuống cấp bị sạt lở, bồi lấp lòng hồ,... mà chưa được nâng
cấp sửa chữa ảnh hường đến việc tích nước và điều tiết để phục nhu cầu tưới cho hạ
lưu. Các hồ này chủ yếu là các hồ chữa nhỏ do nguồn kinh phí đầu từ cho việc nâng
cấp sửa chữa còn hạn chế như hồ Bản Của, hồ Miếu Bà….(hình 6 – 7).
Hình 4. Hồ Đá Mài đang trong giai đoạn sửa chữa, nâng cấp
Hình 5. Hồ Tân Kim II đang được xây dựng
Hình 6. Sự xuống cấp tại hồ Bản Của
Hình 7. Tình trạng bồi lấp lòng hồ tại hồ Miếu Bà
Bảng 5. Danh sách các hồ chứa đã khảo sát, thu thập (sau đi khảo sát lần 2)
TT Huyện Xã Hồ chứa Kinh độ Vĩ độ
1 Cam Lộ Cam Chính
Hồ Đội 4 (Khe Râm
2) 106o
58’18.4’’ 16o
43’
26.4’’
2 Cam Lộ Cam Chính
Hồ Giếng Làng (Khe
Đá 4) 106o
58’36.6’’ 16o
43’
48.5’’
3 Cam Lộ Cam Chính Hồ Nà 106o
57’55’’ 16o
43’
50.5’’
4 Cam Lộ Cam Hiếu Hồ Hiếu Nam 107o
2’27’’ 16o
47’
48.6’’
5 Cam Lộ Cam An Hồ Trúc Kinh 107o
3’38’’ 16o
52’
19.1’’
6 Cam Lộ Cam Nghĩa Hồ Đập Khe Măng 106o
55’20.2’’ 16o
44’
19.8’’
7 Cam Lộ Cam Nghĩa
Hồ Định Sơn
(Động Lòi) 106o
56’45.8’’ 16o
45’
6.3’’
8 Cam Lộ Cam Nghĩa Hồ Khe Đá 2 106o
55’14.4’’ 16o
45’
5.6’’
9 Cam Lộ Cam Nghĩa Hồ Khe Đá 3 106o
55’52.5’’ 16o
44’
58.5’’
10 Cam Lộ Cam Nghĩa Hồ Khe Sến 106o
55’17.1’’ 16o
46’
15’’
11 Cam Lộ Cam Nghĩa Khe Đá 1 106o
54’16.5’’ 16o
44’
57.1’’
12 Cam Lộ Cam Thành Hồ Phan Xá 106o
58’49.4’’ 16o
47’
3.6’’
13 Cam Lộ Cam Thñy Hồ Trọt Đen 107o
1’9’’ 16o
50’
9.9’’
14 Cam Lộ Cam Thủy Hồ Đá Lả 107o
1’20.8’’ 16o
50’
23.4’’
15 Cam Lộ Cam Tuyền Hồ Đá Cựa 106o
58’42.3’’ 16o
49’
15.9’’
16 Cam Lộ Cam Tuyền Hồ Đá Mài 106o
55’9.9’’ 16o
49’
18.9’’
17 Cam Lộ Cam Tuyền Hồ Tân Kim 106o
58’10.2’’ 16o
49’
46.2’’
18 Cam Lộ Cam Tuyền Hồ Tân Kim II 106o
57’57.8’’ 16o
49’
50.5’’
19 Cam Lộ Cam Tuyền Hồ Trọt Đâu 107o
0’37.2’’ 16o
49’
51.2’’
20 Cam Lộ TT Cam Lộ Hồ Nghĩa Hy 107o
0’19’’ 16o
47’
23.5’’
21 Đông Hà Đông Lương Hồ Trung Chỉ 107o
6’8.1’’ 16o
47’
51.8’’
22 Đông Hà Phường 3 Hồ Khe Mây 107o
4’43.2’’ 16o
48’
53.7’’
23 Đông Hà Phường 4 Hồ Km6 107o
3’5.8’’ 16o
48’
11.4’’
24 Gio Linh Gio Hòa Hồ Hà Thượng 107o
3’6.4’’ 16o
54’
36’’
25 Gio Linh Gio Mỹ Hồ Hoi 107o
6’32.6’’ 16o
58’
16.9’’
26 Gio Linh Gio Sơn Hồ Phù Dụng 107o
0’11.4’’ 16o
53’
37’’
27 Gio Linh Gio Việt Hồ An Trung 107o
9’34.3’’ 16o
54’
59.7’’
28 Gio Linh Hải Thái Hồ 5B 106o
57’42’’ 16o
51’
36.6’’
29 Gio Linh Lĩnh Hải Hồ Hải Tân 107o
2’34.2’’ 16o
53’
31.5’’
TT Huyện Xã Hồ chứa Kinh độ Vĩ độ
30 Gio Linh Lĩnh Hải Hồ Xuân Tây 107o
1’5.6’’ 16o
53’
59.2’’
31 Gio Linh Linh Thượng Hồ Khe Me 106o
56’3.2’’ 16o
54’
0.9’’
32 Gio Linh Trung Sơn Hồ Hói Cụ 107o
1’6.4’’ 16o
57’
31.5’’
33 Gio Linh Trung Sơn Hồ Kinh Môn 107° 1' 5.88" 16° 57' 33.34"
34 Gio Linh Vĩnh Trường Hồ Động Dôn 106o
56’42.1’’ 16o
56’
39.1’’
35 Gio Linh Vĩnh Trường Hồ Gia Voòng 106o
56’28.6’’ 16o
57’
18.9’’
36 Hải Lăng Hải Chánh Hồ Khe Muồng 107o
17’5.7’’ 16o
36’
50.6’’
37 Hải Lăng Hải Chánh Hồ Trần Văn Lý 107o
17’49’’ 16o
37’
19.1’’
38 Hải Lăng Hải Chánh Hồ Hóp 107o
17’45.5’’ 16o
36’
46.7’’
39 Hải Lăng Hải Chánh Hồ Khe Chanh 107o
17’47.3’’ 16o
35’
15.6’’
40 Hải Lăng Hải Lâm Hồ Choại 107o
12’13.9’’ 16o
40’
17’’
41 Hải Lăng Hải Lâm Hồ Ruộng Kiện 107o
13'27" 16o
41'23"
42 Hải Lăng Hải Lâm Hồ Thanh 107o
14’33’’ 16o
42’
17.9’’
43 Hải Lăng Hải Lâm
Hồ Khe Rò I
(Khe rũ 1) 107o
12’35.5’’ 16o
40’
33.6’’
44 Hải Lăng Hải Lâm Hồ Khe Rò II 107o
12’49.7’’ 16o
40’
30.3’’
45 Hải Lăng Hải Lâm Hồ Thác Kheo I 107o
12’41.9’’ 16o
39’
59.6’’
46 Hải Lăng Hải Lâm Hồ Thác Kheo II 107o
13’1.3’’ 16o
40’
3.9’’
47 Hải Lăng Hải Phú Hồ Chòi Pheo 107o
11’11.3’’ 16o
42’
10.8’’
48 Hải Lăng Hải Phú Hồ Chòi Yên 107o
11’23.1’’ 16o
42’
42.8’’
49 Hải Lăng Hải Phú Hồ Miệu Duệ 107o
12’43.9’’ 16o
42’
2.3’’
50 Hải Lăng Hải Phú
Hồ Phú Long (Khe
Khế) 107o
11’25.3’’ 16o
40’
58.3’’
51 Hải Lăng Hải Sơn Hồ Dốc Trúc 107o
17’27’’ 16o
38’
2’’
52 Hải Lăng Hải Sơn Hồ Khe Mương 107o
15’34.5’’ 16o
36’
56.7’’
53 Hải Lăng Hải Sơn Hồ Khe Sim 107o
16’53.3’’ 16o
37’
33’’
54 Hải Lăng Hải Sơn Hồ Tân Sơn 107o
16’48’’ 16o
37’
22’’
55 Hải Lăng Hải Sơn Hồ Miếu Bà 107o
17’17.9’’ 16o
38’
17’’
56 Hải Lăng Hải Thiện Hồ Trằm Lớn 107o
15’35.2’’ 16o
42’
47.3’’
57 Hải Lăng Hải Xuân Trằm Trà Lộc 107o
14’47.8’’ 16o
44’
45.7’’
58 Hải Lăng
Thị Trấn Hải
Lăng Hồ Khe Chè 107o
14’58’’ 16o
41’
28.2’’
59 Hướng Hóa A Túc Hồ Lìa 106o
42’52.8’’ 16o
27’
56.1’’
60 Hướng Hóa Hướng Tân Hồ Bản Của 106o
42’32.1’’ 16o
39’
38.3’’
TT Huyện Xã Hồ chứa Kinh độ Vĩ độ
61 Hướng Hóa Tân Hợp Hồ Lương Lễ 106o
45’14.2’’ 16o
38’
5.2’’
62 Hướng Hóa Tân Lập Hồ Tân Tài 106o
41’50.4’’ 16o
37’
4.5’’
63 Hướng Hóa Tân Liên Hồ Thanh niên 106o
42’17.5’’ 16o
37’
48.2’’
64 Hướng Hóa Tân Vĩnh Hồ Tân Vĩnh 106o
42’38.2’’ 16o
39’
32.4’’
65 Hướng Hóa TT Khe Sanh Hồ Khe Sanh 106o
43’38.2’’ 16o
37’
26.4’’
66 Hướng Hóa TT Khe Sanh Hồ Tân Độ 106o
43’45.1’’ 16o
38’
26.9’’
67
TX. Quảng
Trị Hải Lệ Hồ Phước Môn 107o
9’47.6’’ 16o
40’
55’’
68 Triệu Phong Triệu Ái Hồ Ái Tử 107o
7’36.1’’ 16o
46’
1.5’’
69 Triệu Phong Triệu Ái Hồ Bà Huyện 107o
5’51’’ 16o
43’
46.1’’
70 Triệu Phong Triệu Thượng Hồ Triệu Thượng I 107o
9’9.7’’ 16o
43’
35.1’’
71 Triệu Phong Triệu Thượng Hồ Triệu Thượng II 107o
9’20.9’’ 16o
44’
34.6’’
72 Vĩnh Linh
Sen Thủy,
Quảng Bình Hồ Bàu Nhum 106o
57’9.9’’ 17o
9’
34.9’’
73 Vĩnh Linh TT Bến Quan Hồ Quyết Thắng I 106o
53’50.6’’ 17o
1’
27.1’’
74 Vĩnh Linh TT Bến Quan Hồ Quyết Thắng II 106o
54’40.3’’ 17o
0’
55.1’’
75 Vĩnh Linh Vĩnh Chấp Hồ Tai Voi 106o
56’46.4’’ 17o
6’
12.6’’
76 Vĩnh Linh Vĩnh Chấp Hồ Hà 106o
55’47’’ 17o
5’
8’’
77 Vĩnh Linh Vĩnh Chấp Hồ Trằm 106o
57’20’’ 17o
6’
42’’
78 Vĩnh Linh Vĩnh Chấp Hồ Trằm Trưỡi 106o
56’58’’ 17o
4’
51.9’’
79 Vĩnh Linh Vĩnh Hiền Hồ Rú Lịnh 107o
2’29.6’’ 17o
5’
5.3’’
80 Vĩnh Linh Vĩnh Hòa Hồ Khe Ná 107o
2’21.7’’ 17o
2’
31.3’’
81 Vĩnh Linh Vĩnh Khê Hồ Cổ Kiềng II 106o
53’7.9’’ 17o
4’
27.4’’
82 Vĩnh Linh Vĩnh Kim Hồ Khe Tăm 107o
5’2.6’’ 17o
5’
12.4’’
83 Vĩnh Linh Vĩnh Kim Hồ Làng 107o
6’15.2’’ 17o
5’
8’’
84 Vĩnh Linh Vĩnh Long Hồ Bảo Đài 106o
55’34.9’’ 17o
3’
33.9’’
85 Vĩnh Linh Vĩnh Nam Hồ Khe Đá 107o
1’48.3’’ 17o
3’
30.9’’
86 Vĩnh Linh Vĩnh Sơn Hồ Dục Đức 106o
59’34.6’’ 16o
58’
55.9’’
87 Vĩnh Linh Vĩnh Thái Hồ Thử Luật 107o
1’6.9’’ 17o
7’
6.7’’
88 Vĩnh Linh Vĩnh Thủy Hồ 26/3 106o
58’26.9’’ 17o
1’
7.7’’
89 Vĩnh Linh Vĩnh Thủy Hồ Khe Vọng 106o
59’41.1’’ 17o
0’
17.5’’
90 Vĩnh Linh Vĩnh Thủy Hồ Là Ngà 106o
57’1.4’’ 17o
1’
42.9’’
91 Vĩnh Linh Vĩnh Trung Hồ Nhà Trọn 107o
3’19.7’’ 17o
5’
42.6’’
TT Huyện Xã Hồ chứa Kinh độ Vĩ độ
92 Vĩnh Linh Vĩnh Trung Hồ Tràm 107o
2’20.4’’ 17o
5’
31.2’’
93 Vĩnh Linh Vĩnh Tú Hồ Bàu Trạng 107o
0’45.4’’ 17o
7’
50.9’’
94 Vĩnh Linh Vĩnh Tú Hồ Tú Hạp 107o
0’35.1’’ 17o
5’
31.3’’
3.4 Tham vấn cơ quan quản lý trung ương
Trước khi đi thực địa lần 2, nhóm tư vấn đã tiến hành tham vấn với Tổng cục Thủy
lợi (Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão và Vụ Quản lý công trình, Tổng cục
thủy lợi) về:
• Trình bày những kết quả ban đầu mà nhóm tư vấn đã thực hiện;
• Tìm hiểu, trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp/yêu cầu của cơ quan quản lý
liên quan đến quản lý cơ sở dữ liệu;
• Thống nhất được các nhu cầu của cấp quản lý trung ương đặt ra đối với cơ sở dữ
liệu;
Sau khi tham vấn các thông số của hồ chứa sẽ đưa vào cơ sở dữ liệu bao gồm các thông
số tổng thể, trong đó một số thông số hiện chưa có dữ liệu thì để trống nhằm có được
khung cơ sở dữ liệu tổng quát, và trong tương lai sẽ có khả năng phát triển và cập nhật:
 Các thông số của hồ chứa
o Hồ chứa:
 Cấp công trình
 Mực nước dâng bình thường
 Mực nước chết
 Mực nước phòng lũ
 Dung tích thiết kế
 Diện tích mặt hồ
 Các vấn đề hiện trạng
o Đập
 Cấp công trình
 Loại công trình
 Loại đập
 Chất liệu xây dựng đập
 Cao trình đỉnh đập
 Chiều dài đỉnh đập
 Bề mặt của đập
 Độ dốc thượng lưu
 Độ dốc hạ lưu
 Hệ thống thoát nước
 Thiết bị đo đạc, quan trắc trên đập
 Năm xây dựng
 Năm hoàn thành
 Công ty thiết kế
 Công ty xây dựng
 Công ty vận hành
 Tình trạng hiện tại
o Các đập phụ
 Cấp công trình
 Loại công trình
 Loại đập
 Chất liệu xây dựng đập
 Cao trình đỉnh đập
 Chiều dài đỉnh đập
 Bề mặt của đập
 Độ dốc thượng lưu
 Độ dốc hạ lưu
 Hệ thống thoát nước
 Thiết bị đo đạc, quan trắc trên đập
 Năm xây dựng
 Năm hoàn thành
 Công ty thiết kế
 Công ty xây dựng
 Công ty vận hành
 Tình trạng hiện tại
o Công trìnhphòng lũ
 Cấp công trình
 Loại công trình
 Loại tràn
 Vật liệu
 Cao trình đỉnh tràn
 Chiều rộng của đập tràn
 Kích thước cống
 Năm xây dựng
 Năm hoàn thành
 Thiết bị quan trắc, đo đạc
 Lượng xả tối đa
 Công trình tiêu năng
 Kênh hạ lưu
o Cống lấy nước
 Loại cống
 Kích thước cống
 Cao trình miệng lấy nước
 Lưu lượng
 Kênh hạ lưu
 Cửa cổng
 Thiết bị quan trắc, đo đạc
 Thiết bị nâng cửa cống
 Vùng tưới
 Chiều dài của kênh chính
 Năm xây dựng
 Năm hoàn thành
 Bảo trì và sửa chữa, nâng cấp
 Tình trạng hiện tại
o Âu thuyền
 Loại công trình
 Công suất thiết kế (Công suất lưu thông)
 Chiều rộng
 Chiều dài
 Chiều cao cột nước
 Cửa cống
 Thiết bị bị nâng
 Năm xây dựng
 Năm hoàn thành
 Bảo trì và sửa chữa, nâng cấp
 Tình trạng hiện tại
 Do số lượng công trình lớn, thời gian thực hiện không nhiều, việc điều tra số liệu
tất cả các công trình gặp nhiều khó khăn và với góc độ quản lý công trình thủy lợi,
tạm thời thống nhất chỉ cập nhật số liệu chi tiết hơn cho các công trình có dung
tích từ 100.000 m3
trở lên.
 Số lượng và danh mục hồ chứa có thể được thay đổi tùy theo thực tế điều tra thực
địa tại từng công trình và đảm bảo thông tin thu thập được là tối đa. Những dữ liệu
thông tin không thể thu thập được sẽ để trống nhưng cho phép có thể thay đổi và
cập nhật tiếp sau.
 Giao diện của cơ sở dữ liệu cũng đã được thống nhất để người dùng dễ sử dụng,
lựa chọn và tìm kiếm thông tin dễ dàng.
 Mẫu báo cáo trích xuất trực tiếp từ cơ sở dữ liệu được thống nhất theo yêu cầu của
cơ quan quản lý.
 Cho phép quản lý, chỉnh sửa, cập nhật dữ liệu thường xuyên và theo thời gian
thực, truy vấn thông tin một cách thuận tiện nhất đối với tất cả cấp độ của người
dùng: cán bộ nhân viên các tỉnh (những người làm việc tại Sở NN&PTNT các
tỉnh), các cơ quan trung ương (làm việc tại văn phòng MARD). Chỉnh sửa, cập
nhật, sửa chữa số liệu chia thành 3 cấp:
- Cấp 1 chỉ được xem, không được phép truy cập;
- Cấp 2 được xem cập nhật, chỉnh sửa và sửa chữa một số
thông tin;
- Cấp 3 được toàn quyền xem, chỉnh sửa, hiệu chỉnh, cập
nhật dữ liệu;
CHƯƠNG 4: Xây dựng khung cơ sở dữ liệu và thiết kế phần mềm
4.1 Giải pháp kỹ thuật
Dựa trên yêu cầu của hệ thống, ta sẽ có mô hình tối thiểu của hệ thống như sau:
Trong đó:
Tầng hệ thống server:
- CSDL đối tượng: đây là nơi lưu trữ dữ liệu của các hồ chứa, trạm thủy văn,
tài liệu hướng dẫn, … về mặt thông tin (mực nước, quy trình vận hành,
lượng mưa,…)
- CSDL Bản đồ: đây là nơi lưu trữ dữ liệu không gian của các đối tượng trong
phần mềm về mặt địa lý (hồ chứa, sông, đập chính, …)
- Modul kết nối: Dữ liệu về không gian và dữ liệu về đối tượng tồn tại độc lập
với nhau. Việc kết nối giữa 2 loại dữ liệu này được gọi là đồng bộ hóa dữ
liệu đối tượng. Công việc này được tiến hành bằng các modul được thiết kế
riêng cho hệ thống.
- Hệ thống sao lưu dữ liệu và dự phòng sự cố: hệ thống này hoạt động như
một server thay thế trong khi hệ thống chính tạm ngưng hoạt động (vì hỏng
hóc, sự cố, nâng cấp, …). Ngoài ra, theo định kỳ, hệ thống này sẽ tiến hành
sao lưu dữ liệu của hệ thống chính – dùng để khắc phục khi có sự cố sảy ra.
Tầng người dùng:
- Phần mềm hiển thị và thu thập dữ liệu: đây là phần mềm để người dùng tiến
hành công việc, nó sẽ được cài đặt trên các máy tính mà người dùng làm
việc, công việc cụ thể như sau:
o Khai thác thông tin: dữ liệu của các hồ chứa, tài liệu quy trình vận
hành, xem mực nước hồ, xem lượng mưa các trạm thủy văn, tiền hành
in ấn các tài liệu về các đối tượng vận hành trong hệ thống … theo
yêu cầu của dự án
o Nhập thông tin: người dùng thuộc đối tượng nhập liệu, sẽ dùng chức
năng này để cung cấp thông tin cho toàn bộ hệ thống (thông tin về
mức nước hồ theo thời đoạn giờ hoặc ngày, lượng mưa lũy tổng, mưa
thời đoạn ….)
Môi trường truyền thông:
- Yêu cầu bắt buộc của hệ thống là người dùng phải cài đặt phần mềm dự án
và có kết nối với mạng internet
4.2 Phương thức hoạt động của hệ thống
Hệ thống thiết kế theo mô hình client-server, bao gồm 2 đối tượng chính:
- Phần mềm khai thác và hiển thị dữ liệu
- Hệ thống server
Phần mềm khai thác và hiển thị dữ liệu
Đây là phương tiện để người dùng kết nối với hệ thống. Mỗi người dùng, tùy
theo nhiệm vụ sẽ có được quyền thao tác khác nhau với hệ thống.
Phần mềm có 2 chức năng chính:
- Hiển thị dữ liệu: được thiết kế dạng GIS, người dùng sẽ tương tác với phần
mềm tương tự tương tác với một bản đồ số. Vì vậy, phần mềm sẽ có các
chức năng chính như : zoom(thu phóng), pan(dịch chuyển), search(tìm
kiếm), information(lấy thông tin của đối tượng)
- Cập nhật dữ liệu: các loại dữ liệu được cập tại đây do người dùng thu thập
dữ liệu từ thực tế, dựa trên quyền của người dùng, phần mềm sẽ cho phép
người dùng được nhập loại dữ liệu nào hệ thống. Những dữ liệu này sẽ phục
vụ cho quá trình hiển thị và tổng hợp số liệu. Những dữ liệu này sẽ được lưu
trữ trong CSDL đối tượng ( nằm ở hệ thống server )
Hệ thống server:
Đây là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu của hệ thống:
- Cơ sở dữ liệu bản đồ: là nơi chứa dữ liệu về mặt không gian của các đối
tượng trong hệ thống. Do dữ liệu về các đối tượng này khá lớn, nên sẽ có
những hệ quản trị và phương thức quản lý riêng khác nhau – phần này sẽ đề
cập trong mục 1.3.1-Yêu cầu phi chức năng
- Cơ sở dữ liệu đối tượng: khi người dùng thao tác truy xuất CSDL (nhập dữ
liệu hoặc lấy dữ liệu), thì thành phần này sẽ được truy xuất. Thành phần này
sẽ làm việc với rất nhiều đối tượng một lúc (có thể lên tới hàng trăm, hàng
nghìn người), do vậy, đối tượng này cũng phải được thiết kế và quản lý riêng
- phần này sẽ đề cập trong mục 1.3.1-Yêu cầu phi chức năng
- Hệ thống sao lưu dữ liệu và dự phòng sự cố: trong điều kiện bình thường,
thành phần này chỉ tương tác với 2 server trên theo lịch trình đặt sẵn. Trong
các điều kiện đặc biệt (2 server kia bị hỏng, cần nâng cấp, sảy ra sự cố, ….)
đối tượng này sẽ tạm thời thay thế cho 1 trong đối tượng kia, hoặc thay thế
cho cả 2, chờ đến khi các đối tượng kia họat động bình thường trở lại.
- Do hệ thống họat động trong môi trường mạng, do vậy, việc bảo mật thông
tin cần đặc biệt quan trọng. Ở mức tối thiểu, hệ thống cần một tường lửa để
quản lý toàn bộ việc truy xuất dữ liệu. Tùy theo yêu cầu bên trong mà sẽ có
yêu cầu về tường lửa sao cho phù hợp với hệ thống. Nội dung này sẽ được
phân tích trong mục 1.3.1-Yêu cầu phi chức năng
Yêu cầu hệ thống
Yêu cầu chức năng:
Dựa trên mục 1.1 – giới thiệu về hệ thống và mục 1.2 – phương thức hoạt
động của hệ thống; dự án đưa ra yêu cầu về hệ thống như sau:
TT CHỨC NĂNG MÔ TẢ
I
Nhóm chức năng quản lý hệ
thống
1 Quản lý nhóm người sử dụng
Quản lý và phân quyền nhóm sử dụng (bao gồm
các giao diện : danh sách dữ liệu, thêm / sửa dữ
liệu, tìm kiếm dữ liệu)
2 Quản lý người sử dụng
Quản lý và phân quyền người sử dụng. Người
thuộc nhóm sẽ có quyền của nhóm hoặc phân
quyền sử dụng từng chức năng cho người dùng.
Mỗi người sử dụng có mật khẩu truy nhập, mật
khẩu được mã hóa và lưu trong cơ sở dữ liệu.
3 Quản lý đơn vị trong hệ thống
Quản lý các đơn vị (3 cấp Quốc gia, Tỉnh, đơn vị
vân hành). Mục đích việc quản lý này để đồng bộ
và chia sẻ dữ liệu của các đơn vị tham gia hệ
thống
4
Quản lý hoạt động cập nhật dữ
liệu của người sử dụng
Cho phép người quản trị hệ thống quản lý hoạt
động khai thác và cập nhật dữ liệu của người sử
dụng.
5 Đồng bộ export dữ liệu Cho phép tự động phát hiện và Export dữ liệu
biến động trên từng đơn vị tham gia trong hệ
thống. Dữ liệu đồng bộ được chuyển sang khuôn
dạng XML, mã hóa và nén trước khi được gửi.
TT CHỨC NĂNG MÔ TẢ
Cho mục đích đồng bộ và chia sẻ dữ liệu.
6 Đồng bộ import dữ liệu
Cho phép import dữ liệu của các đơn vị khác
trong hệ thống. Cho mục đích đồng bộ và chia sẻ
dữ liệu.
7 Thay đổi mật khẩu người sử dụng
II Quản lý dữ liệu bản đồ cập nhật
8
Hiển thị giao diện khai thác bản
đồ
Giao diện gồm các chức năng khai thác trên bản
đồ : Zoom, Pan, Select, Unselect, Information, Đo
khoảng cách ….
9
Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Hồ
chứa
Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ
Hồ chứa (thêm, sửa, xóa, thay đổi thuộc tính hình
học)
10
Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Đập
chính
Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ
Đập chính
11
Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Đập
phụ
Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ
Đập phụ
12
Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Đập
tràn thoát lũ
Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ
Đập tràn thoát lũ
13
Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Tua
bin
Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ
tua bin
14
Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Điểm
lấy nước vào
Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ
Điểm lấy nước vào
15
Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Khóa
thuyền
Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ
Khóa thuyền
16 Quản lý dữ liệu lưu vực của hồ
Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu lưu vực
ảnh hưởng của hồ chứa
17 Quản lý dữ liệu trạm khí tượng
Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu trạm khí
tượng
18 Quản lý dữ liệu trạm thủy văn
Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu trạm
thủy văn
III
Quản lý dữ liệu quan trắc, vận
hành và nghiệp vụ
19
Quản lý quy tắc vận hành của hồ
chứa
Cho phép cập nhật các quy tắc vận hành của từng
hồ chứa
TT CHỨC NĂNG MÔ TẢ
20
Quản lý nhu cầu nước cho nông
nghiệp của các huyện xã trong lưu
vực (trong tỉnh)
Cho phép cập nhật nhu cầu sử dụng nước nông
nghiệp
21
Quản lý các tiêu chí kiểm soát lũ
lụt
22
Quản lý dữ liệu quan trắc mực
nước trên hồ chứa
Cho phép quản lý dữ liệu quan trắc mực nước. Hỗ
trợ chức năng đồ thị dữ liệu để người sử dụng có
thể dễ dàng theo dõi mức độ biến động dữ liệu.
Hỗ trợ khả năng import dữ liệu theo định dạng
text file của dữ liệu đo từ hệ thống scada
23
Quản lý dữ liệu quan trắc mực
nước trạm thủy văn
Cho phép quản lý dữ liệu quan trắc mực nước. Hỗ
trợ chức năng đồ thị dữ liệu để người sử dụng có
thể dễ dàng theo dõi mức độ biến động dữ liệu.
Hỗ trợ khả năng import dữ liệu theo định dạng
text file của dữ liệu đo từ hệ thống scada
24 Quản lý dữ liệu vận hành hồ chứa Cho phép quản lý dữ liệu vận hành hồ chứa.
IV
Nhóm chức năng khai thác hệ
thống
25
Báo cáo số lượng hồ và dung tích
hồ chứa theo địa danh hành chính
26
Báo cáo thống kê về dữ liệu quan
trắc mực nước hồ
27
Báo cáo thống kê về dữ liệu quan
trắc mực nước trạm thủy văn
28
Báo cáo tác động của vận hành hồ
tới mực nước trong lưu vực
Yêu cầu phi chức năng:
Đây là yêu cầu tối thiểu người dùng phải đáp ứng cho hệ thống, đảm bảo cho
hệ thống có thể hoạt động ổn định:
Người dùng: chỉ dùng kết nối lên server trung tâm, mà không phải chứa dữ liệu.
- Để có thể kết nối vào hệ thống, máy tính của người dùng cần được kết nối
mạng internet
- Để có thể chạy được phần mềm, yêu cầu phần cứng tối thiểu (áp dụng cho
dòng chip của Microsoft hoặc các dòng máy tương đương)như sau :
o Về phần cứng:
 Chip Pen IV
 Ram 512Mb
 Ổ cứng trống tối thiểu 500Mb
 Nền tảng dotNET FrameWork 4.0
o Về phần mềm: cài đặt phần mềm của dự án
o Về hệ điều hành: ưu tiên dùng hệ điều hành Windows
Nếu không, sử dụng các thiết bị tương đương hoặc cao hơn
Hệ thống server:
Dựa vào các phân tích ở trên, hệ thống sẽ bao gồm 02 CSDL lớn chứa thông
tin đặt trong 01 server; một server khác sẽ chứa hệ thống sao lưu dữ liệu.
Phân tích yêu cầu để chọn hệ quản trị CSDL cho phù hợp:
Hiện tại, trên thị trường có 3 hệ thống quản trị CSDL chính, sau đây, ta sẽ
đưa ra phân tích để lựa chọn CSDL nào cho phù hợp. (x: có hỗ trợ)
Yêu cầu MySQL Oracle SQL
server
1 Dữ liệu đồng bộ được chuyển sang khuôn dạng
XML
Không Có Có
2 Khả năng bảo mật cao Kém Tốt Tốt
3 Khả năng nhân bản (Replication) Khá Tốt Tốt
4 Khả năng phục hồi (Recovery) Kém Rất tốt Tốt
Trên đây là những phân tích đối với CSDL phù hợp cho dự án, ngoài ra còn rất
nhiều các phân tích khác nhưng không cần thiết với dự án này nên có thể bỏ qua.
Có thể nhận thấy rằng, 2 hệ quản trị CSDL đáp ứng được nhu cầu dự án là
Oracle và SQL server. Để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của dự án nên sử dụng Oracle.
Với yêu cầu và thời gian còn lại hạn hẹp của dự án có thể sử dụng SQL server.
Bảng 6. PHẦN CỨNG HỆ THỐNG LẮP ĐẶT TẠI BỘ NN&PTNT DỰ KIẾN CẦN
THIẾT CHO DỰ ÁN SAU NÀY:
TT Mô tả Số lượng
1.1 Máy chủ Cơ sở dữ liệu 2
Tải bản FULL (77 trang): https://bit.ly/3E77yKk
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
1.2 Máy chủ ArcGIS 2
1.3 Máy chủ Trang web ứng dụng 2
1.4 External Tape DAT/HDD 320 GB SAS 5
1.5 Rack Cabinet 1
1.6 KVM (bàn phím, màn hình, chuột, switch) KVM Console
Intl Kit
1
1.7 Switch 24 ports Gigabit 2
1.8 Cluster 1
1.9 Máy trạm quản trị 1
Bảng 7. PHẦN MỀM HỆ THỐNG CÀI ĐẶT TẠI BỘ NN&PTNT DỰ KIẾN CẦN
THIẾT CHO DỰ ÁN SAU NÀY:
TT Mô tả SL
1 Cơ sở dữ liệu 1
1.1 Microsoft SQL server SQLSvrEnt 2008R2 2
2 Hệ điều hành và Cluster 4
2.1 WinSvrEnt 2008R2 SNGL OLP NL 4
2.2 WinSvrCAL 2008 SNGL OLP NL DvcCAL 4
2.3 WinSvrEnt 2003R2 32bitx64 ENG DiskKit MVL DVD 4
2.4 Các phần mềm hệ thống hỗ trợ Cluster 1
3 ArcGIS 1
3.1 ArcGIS Server 10SP1 1
Phần mềm ứng dụng chạy thử nghiệm đề xuất cài đặt trên hệ thống như sau (hoặc
tương đương):
Phần cứng:
Nhà sản xuất: HP
Dòng server: ProLiant DL380 G7 CTO X5690 1P
Bộ nhớ đệm: Level 3 cache/ 4 GB (1 x 4 GB) PC3-10600R (DDR3-1333)
Tải bản FULL (77 trang): https://bit.ly/3E77yKk
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Thông số kĩ thuật: 6GB-R P410i/256 8 SFF 460W PS Server Intel® Xeon®
X5690 (3.46GHz/6-core/12MB/130W), DDR3-1333, HT, Turbo 1/1/1/1/2/2)
Processor /12MB (1 x 12MB) Registered DIMMs/ Two HP NC382i Dual Port
Multifunction Gigabit Server Adapters/ HP Smart Array P410i/256MB Controlle
Phần mềm:
Hệ điều hành: Windows Svr Std 2008 R2 64Bit hoặcWin Small Bus Svr Std 2008
w/SP2.
Hệ quản trị CSDL: SQLSvrEnt 2008R2 hoặc SQLSvrStd 2008R2.
4.3 Xây dựng phần khung cơ sở dữ liệu
CSDL trong hệ thống tồn tại dưới 2 dạng:
- CSDL không gian: thành phần này đã được xây dựng dưới dạng chuẩn
Microstaion. Nó sẽ được tùy biến để có thể thích ứng với các chuẩn mà hệ
thống có thể sử dụng dễ dàng hơn (map file)
- CSDL đối tượng: thành phần này được xây dựng bởi MSSQL, với các thuộc
tính được trích xuất ra từ yêu cầu của hệ thống.
- Xây dựng modul kết nối giữa 2 CSDL:
Dữ liệu về không gian và dữ liệu về đối tượng tồn tại độc lập với nhau. Việc
kết nối giữa 2 loại dữ liệu này được gọi là đồng bộ hóa dữ liệu đối tượng. Công
việc này được tiến hành bằng các modul được thiết kế riêng cho hệ thống.
5316435

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie BÁO CÁO TỔNG KẾT XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Dự án Quản lý rủi ro thiên tai (NDRMP).pdf

ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...nataliej4
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
bai-giang-gis-d hgiaothong
 bai-giang-gis-d hgiaothong bai-giang-gis-d hgiaothong
bai-giang-gis-d hgiaothonghieucaored
 
Luận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.doc
Luận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.docLuận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.doc
Luận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.doctcoco3199
 
654.huong dan su dung ms project
654.huong dan su dung ms project654.huong dan su dung ms project
654.huong dan su dung ms projectChat Chit
 
Điều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh pid và logic mờ
Điều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh pid và logic mờĐiều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh pid và logic mờ
Điều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh pid và logic mờMan_Ebook
 
Điều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh PID và Logic mờ.pdf
Điều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh PID và Logic mờ.pdfĐiều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh PID và Logic mờ.pdf
Điều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh PID và Logic mờ.pdfMan_Ebook
 
So_tay_Ky_thuat_thi_cong_Cong_trinh_Cap.pdf
So_tay_Ky_thuat_thi_cong_Cong_trinh_Cap.pdfSo_tay_Ky_thuat_thi_cong_Cong_trinh_Cap.pdf
So_tay_Ky_thuat_thi_cong_Cong_trinh_Cap.pdfshjnbe18
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý của hệ thống kho bạc Nhà n...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý của hệ thống kho bạc Nhà n...Luận văn: Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý của hệ thống kho bạc Nhà n...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý của hệ thống kho bạc Nhà n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...nataliej4
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...NuioKila
 
Đồ án Quản lý học sinh trường THPT
Đồ án Quản lý học sinh trường THPTĐồ án Quản lý học sinh trường THPT
Đồ án Quản lý học sinh trường THPTAliza Rogahn
 
Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...
Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...
Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầ...
Luận văn Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầ...Luận văn Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầ...
Luận văn Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầ...Morton Greenholt
 
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Web gi strongqlndt_stttt_ct2015s
Web gi strongqlndt_stttt_ct2015sWeb gi strongqlndt_stttt_ct2015s
Web gi strongqlndt_stttt_ct2015sHieu Trung Nguyen
 
Nghiên Cứu Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án Tại Khu Đô Thị Mới Ngã Năm-Sân B...
Nghiên Cứu Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án Tại Khu Đô Thị Mới Ngã Năm-Sân B...Nghiên Cứu Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án Tại Khu Đô Thị Mới Ngã Năm-Sân B...
Nghiên Cứu Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án Tại Khu Đô Thị Mới Ngã Năm-Sân B...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconshipTm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconshipNguyen Thanh Luan
 

Ähnlich wie BÁO CÁO TỔNG KẾT XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Dự án Quản lý rủi ro thiên tai (NDRMP).pdf (20)

ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
 
bai-giang-gis-d hgiaothong
 bai-giang-gis-d hgiaothong bai-giang-gis-d hgiaothong
bai-giang-gis-d hgiaothong
 
Luận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.doc
Luận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.docLuận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.doc
Luận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.doc
 
654.huong dan su dung ms project
654.huong dan su dung ms project654.huong dan su dung ms project
654.huong dan su dung ms project
 
Điều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh pid và logic mờ
Điều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh pid và logic mờĐiều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh pid và logic mờ
Điều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh pid và logic mờ
 
Điều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh PID và Logic mờ.pdf
Điều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh PID và Logic mờ.pdfĐiều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh PID và Logic mờ.pdf
Điều khiển và ổn định mức nước ứng dụng bộ điều chỉnh PID và Logic mờ.pdf
 
So_tay_Ky_thuat_thi_cong_Cong_trinh_Cap.pdf
So_tay_Ky_thuat_thi_cong_Cong_trinh_Cap.pdfSo_tay_Ky_thuat_thi_cong_Cong_trinh_Cap.pdf
So_tay_Ky_thuat_thi_cong_Cong_trinh_Cap.pdf
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý của hệ thống kho bạc Nhà n...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý của hệ thống kho bạc Nhà n...Luận văn: Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý của hệ thống kho bạc Nhà n...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý của hệ thống kho bạc Nhà n...
 
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...
 
Đề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất nhà máy Thủy Điện Huội Quảng
Đề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất nhà máy Thủy Điện Huội QuảngĐề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất nhà máy Thủy Điện Huội Quảng
Đề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất nhà máy Thủy Điện Huội Quảng
 
Đồ án Quản lý học sinh trường THPT
Đồ án Quản lý học sinh trường THPTĐồ án Quản lý học sinh trường THPT
Đồ án Quản lý học sinh trường THPT
 
Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...
Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...
Hệ thống kiểm soát làn đường (lks), hệ thống hỗ trợ đổ đèo (dac) và hệ thống ...
 
Luận văn Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầ...
Luận văn Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầ...Luận văn Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầ...
Luận văn Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầ...
 
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
 
Web gi strongqlndt_stttt_ct2015s
Web gi strongqlndt_stttt_ct2015sWeb gi strongqlndt_stttt_ct2015s
Web gi strongqlndt_stttt_ct2015s
 
Nghiên Cứu Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án Tại Khu Đô Thị Mới Ngã Năm-Sân B...
Nghiên Cứu Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án Tại Khu Đô Thị Mới Ngã Năm-Sân B...Nghiên Cứu Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án Tại Khu Đô Thị Mới Ngã Năm-Sân B...
Nghiên Cứu Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án Tại Khu Đô Thị Mới Ngã Năm-Sân B...
 
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconshipTm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
 

Mehr von HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

Mehr von HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Kürzlich hochgeladen

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Kürzlich hochgeladen (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

BÁO CÁO TỔNG KẾT XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Dự án Quản lý rủi ro thiên tai (NDRMP).pdf

  • 1. CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KỸ THUẬT VIỄN THÔNG & TRUYỀN HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN TRÍ TUỆ ĐẤT VIỆT CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN TECOTEC ----o0o---- BÁO CÁO TỔNG KẾT Gói thầu số 24 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Dự án Quản lý rủi ro thiên tai (NDRMP) Hà Nội tháng 5/2012
  • 2. MỤC LỤC Trang Mở đầu.............................................................................................................. 2 Chương I. Giới thiệu chung về dự án............................................................... 4 1.1 Cơ sở pháp lý....................................................................... 4 1.2 Mục tiêu................................................................................ 4 1.3 Nội dung công việc................................................................ 4 1.4 Khu vực dự án........................................................................ 5 1.5 Cấu trúc báo cáo..................................................................... 5 Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị ...................... 6 2.1 Điều kiện tự nhiên................................................................... 6 2.2 Điều kiện kinh xã hội ............................................................. 9 Chương 3. Khảo sát, thu thập số liệu và tham vấn............................................. 11 3.1 Khảo sát, thu thập số liệu lần 1............................................... 11 3.2 Khảo sát, thu thập số liệu lần 2............................................... 12 3.3 Tổng hợp chỉnh lý, đồng bộ hóa các nguồn số liệu................. 15 3.4. Tham vấn cơ quan quản lý trung ương .................................. 22 Chương 4. Xây dựng khung cơ sở dữ liệu và thiết kế phần mềm....................... 26 4.1. Giải pháp kỹ thuật.................................................................. 26 4.2. Phương thức hoạt động của hệ thống.................................... 27
  • 3. 4.3 Xây dựng phần khung cơ sở dữ liệu....................................... 34 4.4. Xây dựng phần mềm……………………………………….. 35 4.5 Bảo đảm vận hành ổn định hệ thống....................................... 43 Chương 5. Đào tạo tại địa phương, họp lấy ý kiến và chuyển giao............ 47 5.1. Hội thảo lấy ý kiến................................................................... 47 5.2. Đào tạo và bàn giao, nghiệm thu.............................................. 49 Chương 6 Kiến nghị, đề xuất.................................................................... 51 Phụ lục 1 ......................................................................................................... 52 Phụ lục 2 ........................................................................................................... 53 Phụ lục 3 ........................................................................................................... 54 Phụ lục 4 ........................................................................................................... 75
  • 4. MỞ ĐẦU Thiên tai và các hiện tượng bất thường của thời tiết đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội mà trong đó đặc biệt quan trọng là các tác động đến tính mạng, tài sản của nhân dân và các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong đó đáng kể là các hiện tượng mưa lớn, lũ và hạn hán. Những bất thường nói trên đang có xu hướng gia tăng và theo các nhà khoa học dự báo, do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì cường độ cũng như tần suất xuất hiện các hiện tượng cực đoan đó sẽ tiếp tục gia tăng trong các thập kỷ tới ở Việt Nam. Các công trình thủy lợi đã và đang phát huy vai trò của mình trong các công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai, đặc biệt là vai trò của hệ thống các hồ chứa. Các hệ thống hồ chứa lớn, có nhiệm vụ phòng lũ, sẽ sử dụng phần dung tích trống để cắt lũ, đảm bảo an toàn hạ du trong khi các hệ thống hồ chứa phục vụ tưới tiêu nông nghiệp sẽ đảm bảo giữ nước trong mùa mưa và cung cấp trong mùa kiệt. Vai trò này lại càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh cso các hiện tượng cực đoan như hạn hán, lũ lụt, khi nó như là biện pháp công trình (gần như duy nhất) khả thi nhằm hạn chế các rủi ro và thiệt hại. Nhằm mục đích vận hành tối ưu các công trình thủy lợi, ngoài việc cần tăng cường chất lượng các công nghệ dự báo và cảnh báo, tăng thời gian dự báo,... thì việc cần nắm bắt ngay tức thì và có hệ thống các thông tin về hiện trạng các công trình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình ra quyết định điều hành Phòng chống lụt bão cũng như vận hành công trình tưới chống hạn. Tuy nhiên, ở các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay về công trình thủy lợi (Tổng cục thủy lợi, Các chi cục thủy lợi thuộc sở NN&PTNT các tỉnh) đều chưa có hệ thống dữ liệu được số hóa và kết nối mà chủ yếu là các thông tin trong các bản báo cáo,... gây khó khăn trực tiếp cho công tác điều hành. Do vậy, một cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật về các công trình thủy lợi là bước đi vô cùng quan trọng và nhằm hướng tới mục tiêu giảm thiểu thiệt hại và rủi ro do thiên tai gây ra. Công trình thủy lợi bao gồm rất nhiều các hạng mục công trình như hồ chứa, đập dâng, kè, đê, mỏ hàn, trạm bơm, kênh mương, van điều tiết, cống tưới/tiêu, âu thuyền,... Mỗi một hạng mục công trình lại gồm rất nhiều các dữ liệu liên quan và có mối liên quan chặt chẽ giữa các hạng mục công trình, do vậy việc xây dựng một Cơ sở dữ liệu toàn quốc về tất cả các công trình thủy lợi là một việc làm tốn nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, nhằm tiến tới mục tiêu nói trên, cần có những bước đi tiên phong nhằm xây dựng các khung cơ sở dữ liệu cơ bản cho một loại hạng mục công trình như là một thí
  • 5. điểm ban đầu, trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện và nhân rộng với các hạng mục công trình khác và mở rộng thêm về quy mô không gian. Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của Ngân hàng Thế giới (WB) đã phê duyệt khoản vay (Cr.4114-VN) để hỗ trợ chính phủ Việt Nam thực hiện Dự án Quản lý Rủi ro Thiên tai (NDRMP). Khoản vay được đồng tài trợ bởi: (i) Chính phủ Nhật Bản thông qua Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản (JSDF) và Phát triển Nguồn Nhân lực chính sách (PHRD) và (ii) Đại Sứ quán Hà Lan (RNE). NDRMP hỗ trợ các hợp phần sau: (1) đầu tư phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; (2) quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng; (3) hỗ trợ tái thiết sau thiên tai; và (4) tăng cường năng lực thể chế và quản lý dự án. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), cơ quan thực hiện của NDRMP đã phân công cho Ban Quản lý dự án Trung ương (CPO) là cơ quan thuộc Bộ quản lý thực hiện dự án. Văn phòng Quản lý dự án Trung ương (CPMO) đã được thành lập là một bộ phận thuộc CPO để thực hiện và điều phối NDRMP. Theo các ý kiến của Cục quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão (DDMFSC) và Trung tâm Quản lý Thiên tai (DMC) và dàn xếp giữa WB, CPO, CPMO và DDMFSC, một trong những hoạt động chính trong giai đoạn kéo dài của khoản vay là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các hệ thống công trình thủy lợi. Theo đó, trong khuôn khổ thời gian và kinh phí cho phép, một cơ sở dữ liệu thí điểm với hệ thống các hồ chứa phục vụ tưới và phòng lũ (không tính đến các hồ chứa thủy điện) sẽ được xây dựng và nhập liệu với hệ thống hồ chứa tỉnh Quảng Trị. Đây sẽ là một ví dụ hoàn chỉnh cho một cơ sở dữ liệu đối với 1 khu vực dự án (tỉnh Quảng Trị) với 1 loại hình công trình thủy lợi, và nó sẽ là tiền đề để mở rộng và bổ sung thành cơ sở dữ liệu cho tất cả các loại hình công trình khác trên phạm vi cả nước Hệ thống cơ sở dữ liệu này sẽ: • Có thể tích hợp được với cơ sở dữ liệu đã có về đê sông và cơ sở dữ liệu tương lai của đê và các công trình thủy lợi cũng như cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý thiên tai. • Một công cụ phần mềm quản lý các hồ chứa để hiển thị các thông tin và quản lý hoạt động của hồ chứa như chức năng tưới và phòng lũ (từ đó nâng cao năng lực của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định, đánh giá và đưa ra quyết định ứng phó với các rủi ro thiên tai như lũ lụt và hạn hán). • Áp dụng cài đặt kiểm thử phần mềm quản lý hồ chứa cho hệ thống các hồ chứa tại tỉnh Quảng Trị. Do vậy, phần cơ sở dữ liệu sẽ giúp cho công tác quản lý thông tin dữ liệu các công trình thủy lợi một cách có hệ thống, đảm bảo sự tin cậy và đồng nhất về thông tin, hiệu quả và nhanh chóng, nhiều cấp quản lý đều khai thác được đồng thời.
  • 6. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN 1.1 Cơ sở pháp lý Báo cáo tổng kết này được thực hiện nhằm trình bày các kết quả đã thu được từ dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu các công trình thủy lợi” – gói thầu 24, trong đó Ban quản lý trung ương các Dự án thủy lợi (CPO) là đơn vị quản lý trực tiếp thông qua Ban quản lý dự án WB4 (CPMO) và đơn vị thực hiện dự án là liên danh tư vấn giữa 3 đơn vị: Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật viễn thông & truyền hình, công ty cổ phần Trí tuệ Đất Việt và Công ty cổ phần tư vấn TECOTEC. Nội dung thực hiện dựa trên Điều khoản tham chiếu (TOR) và hợp đồng giữa các bên ký ngày 3/4/2012. 1.2 Mục tiêu Xây dựng 1 cơ sở dữ liệu hệ thống các công trình thủy lợi như hồ chứa, đập dâng… như là một modun trong cơ sở dữ liệu chung phục vụ quản lý công trình thủy lợi và quản lý thiên tai cùng với cơ chế chia sẻ dữ liệu giữa các bên liên quan theo cơ chế phân tầng cấp độ quản lý. Cơ sở dữ liệu này cho phép người sử dụng khai thác các thông tin về thông số, các loại công trình, hiện trạng… gắn với thông tin địa lý, đơn vị hành chính và truy xuất dưới dạng báo cáo. Đồng thời cơ sở dữ liệu này cũng cho phép cơ quan được phân quyền quản lý, chỉnh sửa, cập nhật dữ liệu thường xuyên và theo thời gian thực, truy vấn thông tin một cách thuận tiện nhất đối với tất cả cấp độ của người dùng: cán bộ huyện, cán bộ nhân viên các tỉnh (những người làm việc tại Sở NN&PTNT các tỉnh) và các cơ quan trung ương (làm việc tại văn phòng Bộ NN&PTNT). 1.3 Nội dung công việc Nhằm đáp ứng được mục tiêu trong khuôn khổ dự án, liên danh tư vấn đã thực hiện các hoạt động sau: Hoạt động 1: - Thu thập, điều tra, khảo sát bổ sung số liệu về các công trình thủy lợi, các dữ liệu nền GIS, chuẩn hóa số liệu Hoạt động 2: - Thực hiện tham vấn các bên liên quan về cấu trúc, cơ chế chia sẻ dữ liệu và các yêu cầu báo cáo về các công trình hồ chứa Hoạt động 3: - Thiết kế khung và xây dựng cơ sở dữ liệu. Thiết kế mẫu biểu và nhập số liệu về các công trình hồ chứa
  • 7. - Thiết kế và viết các phần mềm quản lý, truy xuất, hiển thị trên nền GIS, kết nối, thử nghiệm và đóng gói Hoạt động 4: - Cung cấp khóa đào tạo ngắn ngày cho những người sử dụng ở cấp địa phương - Tổ chức hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan; - Đào tạo, cài đặt và chuyển giao cho cơ quan quản lý cấp trung ương. 1.4 Khu vực dự án: Cơ sở dữ liệu được xây dựng và triển khai với hệ thống hồ chứa phục vụ tưới và phòng lũ tỉnh Quảng Trị, sau đó chuyển giao cho Tổng cục Thủy lợi và sẽ được cập nhập các thông tin từ Chi cục thủy lợi và PCLB thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị và các chủ đập (nếu có). 1.5 Cấu trúc báo cáo: Chương 1: giới thiệu chung Chương 2: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị Chương 3: Thu thập, điều tra khảo sát và xử lý số liệu Chương 4: Thiết kế khung, xây dựng cơ sở dữ liệu và thiết kế phần mềm Chương 5: Đào tạo, họp lấy ý kiến và chuyển giao Chương 6: Đề xuất và kiến nghị
  • 8. CHƯƠNG 2: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị 2.1 Các điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Quảng Trị là một tỉnh ở Bắc Trung Bộ nằm trong khoảng từ 1060 32'-1070 24' kinh độ đông, 160 18'-170 10' vĩ độ bắc, cách Hà Nội 582 km về phớa Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1121 km về phía Bắc. Phía bắc tỉnh Quảng Trị giáp Quảng Bình, phía nam giáp Thừa Thiên Huế, phía tây giáp tỉnh Savanakhet (Lào) và phía đông giáp Biển Đông. Địa hình, địa mạo:Vùng nghiên cứu có thế dốc chung từ đỉnh Trường Sơn đổ ra biển. Do sự phát triển của các bình nguyên đồi thấp nên địa hình ở vùng này rất phức tạp. Theo chiều Bắc Nam, phần đồng bằng địa hình có dạng đèo thấp, thung lũng sông - đèo thấp. Theo chiều Tây - Đông, địa hình ở đây có dạng núi cao, đồi thấp, nhiều khu theo dạng bình nguyên - đồi, đồng bằng, đồi thấp ven biển. Có thể phân chia địa hình ở đây theo các dạng đặc trưng sau: - Vùng cát ven biển: dải cát này chạy dọc từ cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thuỷ theo dạng cồn cát. Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3-4 km, dài đến 35 km. Dốc về 2 phía: đồng bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ +6 ÷ +4 m. Vùng cát có lớp phủ thực vật nghèo nàn. Cát ở đây di chuyển theo các dạng cát chảy theo dòng nước mưa, cát bay theo gió lốc, cát di chuyển theo dạng nhảy do mưa đào bới và gió chuyển đi; dạng cồn cát này có nguy cơ di chuyển chiếm chỗ của đồng bằng. Tuy nhiên dạng địa hình này có khả năng cải tạo thành vùng trồng cây trồng cạn nếu như có nước để cải tạo. - Vùng đồng bằng: dạng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải đồi thấp và cồn cát hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, có nguồn gốc mài mòn và bồi tụ. Ở đây có các vùng đồng bằng rộng lớn như: + Đồng bằng hạ du sông Bến Hải, cao độ biến đổi từ +1,0 ÷ 2,5 m; địa hình bằng phẳng, đã được khai thác từ lâu đời để sản xuất lúa nước. Xuôi theo chiều dài dòng chảy của sông Sa Lung, dạng đồng bằng này có tới gần 8.000 ha. + Đồng bằng dọc sông Cánh Hòm: là dải đồng bằng hẹp chạy từ phía Nam cầuHiền Lương tới bờ Bắc sông Thạch Hãn, thế dốc của dải đồng bằng này là từ 2 phía Tây và Đông dồn vào sông Cánh Hòm. Cao độ bình quân dạng địa hình này từ +0,5 ÷ 1,5m. Dạng địa hình này cũng đã cải tạo để gieo trồng lúa nước. + Đồng bằng hạ du sông Vĩnh Phước và đồng bằng Cam Lộ: dạng địa hình bằng phẳng, tập trung ở Triệu Ái, Triệu Thượng (Vĩnh Phước). Cao độ bình quân dạng địa hình
  • 9. này từ +3,0 ÷ 1,0m. Đây là cánh đồng rộng lớn của Triệu Phong và thị xã Đông Hà. Địa hình đồng bằng có cao độ bình quân từ +2,0 ÷ 4,0m, dải đồng bằng này hẹp chạy theo hướng Tây - Đông, kẹp 2 bên là các dãy đồi thấp. + Địa hình đồng bằng phù sa phân bố ven sông nằm kẹp giữa vùng gò đồi phía Tây và vùng cát ven biển, các cánh đồng nhỏ hẹp, có độ cao không đều là thành tạo của các quá trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông và các dải đất dốc tụ được khai phá từ lâu phân bố dọc theo quốc lộ 1A từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng. + Một dạng địa hình nữa trong vùng nghiên cứu là các thung lũng hẹp độc lập diện tích khoảng 5 - 50 ha cũng đã được khai thác để trồng lúa nước. - Vùng núi thấp và đồi: Địa hình vùng đồi ở đây có dạng đồi bát úp liên tục, có những khu nhỏ dạng bình nguyên như khu đồi Hồ Xá (Vĩnh Linh) và khu Cùa (Cam Lộ). Độ dốc vùng núi bình quân từ 15 ÷ 180 . Địa hình này rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả; cao độ của dạng địa hình này là 200 – 1000 m, có nhiều thung lũng lớn. - Vùng núi cao: Do chiều ngang tỉnh Quảng Trị hẹp, từ dải Trường Sơn ra đến biển khoảng 100km, núi cao nên địa hình này dốc, hiểm trở; các triền núi cao có xen kẽ các cụm đá vôi được hình thành do quá trình tạo sơn xảy ra vừo đầu đại mêzôzôi tạo nên dãy Trường Sơn. Dạng này phân bố phía Tây, giáp theo biên giới Việt – Lào theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với bậc địa hình từ 1000 – 1700 m với bề mặt bị xâm thực và chia cắt mạnh. Địa chất, thổ nhưỡng: Địa tầng phát triển không liên tục, các trầm tích từ Paleozoi hạ tới Kainozoi trong đó trầm tích Paleozoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa tầng, còn lại 6 phân vị thuộc Meôzoi và Kainozoi. Địa chất trong vùng có những đứt gãy chạy theo hướng từ đỉnh Trường Sơn ra biển tạo thành các rạch sông chính cắt theo phương Tây Đông. Tầng đá gốc ở đây nằm sâu, tầng phủ dày, trong vùng có rất nhiều quặng nhưng phân bố rất phân tán, không thành khu tập trung. Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá bazan (Hướng Hóa) vùng trầm tích biển và phù sa sông; vùng gò đồi có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng sông thuộc địa phận huyện Gio Linh, Cam Lộ nằm trên vỏ phong hoá Mazma và vùng đồi, núi dãy Trường Sơn Thảm thực vật: Trong thời gian chiến tranh, tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng bịhuỷ diệt khốc liệt, lớp phủ thực vật bị tàn phá. Rừng trồng theo chương trình hỗ trợ của PAM dọc các quốc lộ hoặc tỉnh lộ phát triển nhanh và có hiệu quả môi trường rõ rệt. Từ
  • 10. các Chương trình Quốc gia 327, 264 và kế hoạch trồng rừng, trồng cây nhân dân của cấp tỉnh, phát động và đầu tư, đã nâng cao tỷ lệ che phủ rừng khá nhanh, độ che phủ rừng đã tăng bình quân 1%/năm. Khí hậu: Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm mang đầy đủ sắc thái khí hậu các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng XII tới tháng VIII năm sau, mùa mưa từ tháng IX tới tháng XI. Từ tháng III đến tháng VIII chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và nóng. Từ tháng IX đến tháng II năm sau chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc đi liền với mưa phùn và rét đậm. 1. Mưa: Mưa trong vùng phụ thuộc vào yếu tố địa hình trên từng lưu vực. Lượng mưa hàng năm nằm trong khoảng 2.000 - 2.800 mm. Lượng mưa 3 tháng mùa mưa chiếm tới 68 ÷ 70% lượng mưa năm. 2. Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trong vùng thấp nhất vào mùa đông (tháng XI tới tháng III), cao nhất vào mùa hè (tháng V tới tháng VIII). Nhiệt độ bình quân nhiều năm vào khoảng 24,3O C. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7 tới 10O C. 3. Độ ẩm tương đối: Độ ẩm tương đối bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 85 tới 89%. 4. Bốc hơi: Bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 1200-1300mm. Ở vùng đồng bằng bốc hơi bình quân nhiều năm cao hơn vùng núi. 5. Số giờ nắng: Bình quân số giờ nắng trong năm khoảng 1840 giờ. 6. Gió và bão: Lưu vực sông Thạch Hãn chịu chế độ khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Một năm có 2 chế độ gió mùa chính: Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hè từ tháng IV đến tháng XI, tốc độ gió bình quân 2,0 ÷ 2,2m/s. Gió mùa này mang độ ẩm và gây mưa cho vùng. Gió mùa Tây Bắc hoạt động mạnh từ tháng XII đến tháng III năm sau, tốc độ gió bình quân từ 1,7 ÷ 1,9m/s. Thời gian chuyển tiếp các hướng gió Tây Nam và Tây Bắc là thời gian giao thời và gió Tây khô nóng hoạt động vào tháng IV, tháng V (nhân dân địa phương gọi là gió Lào). Thời kỳ có gió Lào là thời kỳ nóng nhất trong tỉnh Quảng Trị. Bão và xoáy thuận nhiệt đới là những biến động thời tiết trong mùa hạ, hoạt động rất mạnh mẽ và thất thường. Bão theo hướng chính Tây chiếm khoảng 30%. Bình quân 1 năm có 1,2 ÷ 1,3 cơn bão đổ bộ vào Quảng Trị. Vùng ven biển Quảng Trị bão và áp thấp nhiệt đới thường gặp nhau tới 78%, do vậy khi có bão thường gặp mưa lớn sinh lũ trên các triền sông. Trong thời gian có bão thường đi kèm mưa lớn và có thể gây ra hiện tượng lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản Đây cũng là một trong các yếu tố tự nhiên cản trở tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị. Thuỷ văn: (1) Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con
  • 11. sông gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán vàCam Lộ, 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III. Diện tích toàn lưu vực là 2660 km2 , độ dài sông chính là 156 km, độ cao bình quân lưu vực 301 m, độ dốc bình quân lưu vực là 20,1%, độ rộng trung bình lưu vực là 36,8 km, mật độ lưới sông là 0,92; hệ số uốn khúc là 3,5. (2) Hệ thống sông Bến Hải có diện tích lưu vực là 809 km2 , dài 64,5 km, độ cao bình quân lưu vực 115 m, độ dốc bình quân lưu vực là 15,7%, mật độ lưới sông là 1,15; hệ số uốn khúc là 1,43. (3) Hệ thống sông Ô Lâu thuộc lưu vực sông Mỹ Chánh chảy qua phá Tam Gaing về cửa Thuận An bao quát một diện tích lưu vực là 855 km2 , dài 65 km. Đầu nguồn lưu vực nằm ở địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngoài ra còn có một số sông suối lưu vực sông Xê Pôn và Sê Păng Hiêng thuộc Tây Trường Sơn và một số suối nhỏ vùng cồn cát đổ thẳng ra biển 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội Dân số: Theo Niên giám thống kê năm 2010 của Cục thống kê Quảng Trị, dân số của tỉnh là: 625838 người, số dân sống ở thành thị là 153643 người còn lại hầu hết dân số sống ở nông thôn và vùng núi. Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn giữa đồng bằng và miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh: 133người/km2 trong đó thị xã Đông Hà 1125 người/km2 , thị xã Quảng Trị 2712 người/km2 , huyện miền núi Đakrông 30 người/km2 , Hướng Hoá có mật độ dân là 58 người/km2 . Cơ cấu kinh tế của tỉnh: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 36 %, dịch vụ 38,4%, công nghiệp và xây dựng 25,6% tổng sản lượng của tỉnh (năm 2010). Cơ sở hạ tầng:Y tế : Mạng lưới y tế ở vùng đồng bằng phát triển rộng khắp ở các cộng đồng dân cư nhất là y tế cộng đồng, phòng ngừa quản lý và phát hiện các dịch bệnh. Mỗi huyện có một bệnh viện với quy mô 80 giường bệnh, công tác y tế đã đóng vai trò tích cực trongviệc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát huy thắng lợi chương trình sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, ở các xã miền núi, hệ thống y tế còn chưa được phát triển, nhìn chung mỗi xã có 1 trạm y tế, song do khoảng cách từ các cụm dân cư tới trạm xá còn xa và do mê tín, nên tệ nạn chữa bệnh bằng cúng vái vẫn còn tồn tại ở một số địa phương. Giáo dục: Các xã trong vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ. Lực lượng lao động vùng nông thôn có tới 60% đã qua trình độ văn hoá cấp cơ sở và 20% số lao động có trình độ văn hoá phổ thông trung học. Ở vùng núi, tình trạng bỏ học còn phổ biến. Tỷ lệ mù hoặc tái mù chữ còn cao. Giao thông: Hệ thống giao thông ở đây tương đối phát triển, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Có 3 tuyến quốc lộ chính đi qua: tuyến đường 1A từ ranh giới Quảng Bình - Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế, tuyến đường 9 từ thị xã Đông Hà đi Lào và cửa Việt (đường 9 đến cửa khẩu Lao Bảo dài 82 km). Tuyến đường 14 từ cầu Đakrông đi sang thượng nguồn
  • 12. sông Hương. Tuyến đường này cùng với đường mòn Hồ Chí Minh trở thành tuyến đường Trường Sơncông nghiệp. Đường thuỷ có trục đường theo sông Bến Hải, Sông Hiếu, sông Thạch Hãn từ biển vào sâu đất liền, tuy nhiên tuyến đường thuỷ này cũng chỉ cho phép thuyền trọng tải 10 tấn đi lại. Tuyến đường sắt chạy theo hướng Bắc Nam có ga chính Đông Hà là nơi trung chuyển hàng hoá ra Bắc và vào Nam. Ngành dịch vụ thương mại, du lịch: Ngành dịch vụ ở đây phát triển đã lâu. Dịch vụ chủ yếu là buôn bán hàng hoá qua Lào, Thái Lan theo trục đường 9 và phục vụ sản xuất nông nghiệp như sửa chữa công cụ lao động, cung cấp vật tư và bao tiêu sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp. Khu thương mại quốc tế Lao Bảo được hình thành và đóng vai trò lớn trong hành lang kinh tế Đông – Tây. Dịch vụ của tư nhân hiện tại phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nhưng chỉ tập trung ở vùng đồng bằng nơi dân cư đông đúc.. Về du lịch, trong vùng có bãi tắm cửa Tùng, bãi biển Cửa Việt, Mỹ Thuỷ khá đẹp, nhưng chủ yếu mới chỉ thu hút được khách địa phương đến trong mùa hè. Các cơ sở vui chơi giải trí, ăn nghỉ chưa được xây dựng nên cũng chưa thu hút được nhiều khách.
  • 13. CHƯƠNG 3: Khảo sát, thu thập số liệu và tham vấn 3.1 Khảo sát, thu thập số liệu lần 1 Để thu thập và phân tích số liệu sẵn có, nhóm tư vấn đã tiến hành đi công tác và làm việc với các cơ quan quản lý các hệ thống hồ chứa thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị. Chuyến đi đầu tiên tiến hành từ ngày 10-16/4/2012, có 4 tư vấn và 2 cán bộ hỗ trợ tham gia. Thành phần đoàn đi thực địa lần 1: 1. Trịnh Tuấn Long – Chuyên gia khảo sát, thu thập số liệu 2. Th.S Hoàng Thái Bình, chuyên gia thiết kế khung cơ sở dữ liệu 3. Th.S Nguyễn Hoàng Nam, chuyên gia thiết kế khung cơ sở dữ liệu 4. Trịnh Ngọc Tuyến - chuyên gia tham vấn 5. ThS Đặng Đình Khá, cán bộ hỗ trợ 6. Nguyễn Ngọc Anh, cán bộ hỗ trợ Số liệu thu thập được như sau: • Số liệu phục vụ xây dựng bản đồ nền phục vụ hiển thị thông tin trực quan trên nền GIS : - Bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000 • Thu thập các báo cáo về hiện trạng, rà soát và quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Trị; • Thu thập các dữ liệu hiện có về hồ chứa tại các huyện: Cam Lộ, ĐắKrông, Đông Hà, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, thị xã Quảng Trị, Hải Lăng, Vĩnh Linh; • Số lượng hồ chứa tổng cộng là 226 hồ, số lượng phân loại theo dung tích sơ bộ tổng kết như sau (do có 94 hồ chứa không có số liệu về dung tích): Bảng 1. Số liệu hồ chứa sơ bộ Hồ chứa Tổng số Đã có tọa độ Hồ chứa trên 10 triệu m3 6 51 Hồ chứa 5 - 10 triệu m3 1 Hồ chứa 1 - 5 triệu m3 24 Hồ chứa 200.000 – 1.000.000 m3 45 Hồ chứa 100.000 -200.000 m3 27 Hồ chứa nhỏ hơn 100.000 m3 29 Hồ không có số liệu dung tích 94
  • 14. Tổng cộng 226 Phân tích và nhận xét về số liệu thu thập được trong lần đi thực địa đầu tiên: a. Số liệu tổng kết ở trên bao gồm từ 3 nguồn: từ chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT Quảng Trị), Cục Thủy lợi (MARD) và một số huyện. Số liệu trên cho thấy số lượng hồ chứa ở Quảng Trị tương đối nhiều, trong đó không có hồ chứa nào có đầy đủ số liệu theo danh mục đưa ra trong Điều khoản tham chiếu, thậm chí một số danh mục quan trọng như dung tích hồ, vị trí của công trình, ... cũng không có. b. Số liệu thu thập được từ các nguồn cho thấy: so với số liệu ban đầu (212 hồ) số lượng hồ có được cập nhật hơn (226 hồ). Tuy nhiên đây là số lượng hồ theo thống kê của địa phương, trên thực tế một số hồ có tên gọi là hồ nhưng thực ra chỉ là đập dâng lấy nước phục vụ trạm bơm,... nên nằm ngoài khuôn khổ xây dựng cơ sở dữ liệu cho dự án. c. Đi thực địa bổ sung số liệu đợt 2 là rất cần thiết với cách thức là đi đến từng công trình còn thiếu số liệu, tập trung vào trước hết xác định tọa độ công trình, cơ quan quản lý, một số kích thước chính công trình .. và cũng hiệu chỉnh, thống nhất tính chính xác của số liệu với địa phương. Tiến hành khảo sát thực địa các công trình hồ chứa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với các nội dung sau; • Lập kế hoạch, phương án, lộ trình cho dhuyến khảo sát thực địa (chuẩn bị thiết bị máy móc, cơ sở dữ liệu, thủ tục giấy tờ liên quan….) • Tiến hành khảo sát thực địa (thu thập các thông tin, dữ liệu về các hồ chứa, hiện trạng các công trình) • Tổng hợp, chỉnh lý, đồng bộ hóa các nguồn số liệu • Viết báo cáo khảo sát thực địa 3.2 Khảo sát, thu thập số liệu lần 2 Đội tư vấn đã tổ chức đi thực địa lần 2 trong vòng 2 tuần trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị Công tác chuẩn bị  Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra thực địa. Tập chung chủ yếu vào các hồ chứa có dung tích ≥ 100.000m3 .  Xác định tuyến điều tra khảo sát trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000  Lập kế hoạch, phương án, lộ trình cho từng nhóm tham gia khảo sát  Chuẩn bị thiết bị máy móc gồm có:
  • 15. Bảng 2. Thiết bị chuẩn bị cho đi điều tra Thiết bị Số lượng Ghi chú Máy GPS cầm tay 5 Chuẩn bị đầy đủ pin và sạc Máy tính cái nhân 5 Thước dây 5 Sổ ghi chép 5  Liên hệ với địa phương và các công tác chuẩn bị khác Tiến hành khảo sát thực địa - Tiến hành thu thập các thông tin về số liệu hồ chứa tại các cơ quan địa phương;  Chi cục thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Trị  Chi cục thủy lợi và Phòng chống lụt bão các huyện; Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh Linh, Hướng Hóa, Dakrong, Cam Lộ, Triệu Phong, Thành phố Đông Hà, Thị xã Quảng Trị.  Cơ quan trực tiếp quản lý hồ chứa (hợp tác xã, UBND xã, Công ty thủy nông...) - Đi thực địa tại các công trình hồ chứa  Chính xác lại các tên của công trình  Xác định chính xác vị trí các công trình trên bản đồ bằng máy GPS  Kiểm tra lại các thông số của hồ chứa, đập chính, đập phụ, công lấy nước, kênh dẫn…  Đánh giá hiện trạng các công trình Một số hình ảnh khảo sát thực địa được thể hiện từ hình 1 – 3.
  • 16. Hình 1. Khảo sát tại Hồ Trằm – xã Vĩnh Chấp – Vĩnh Linh Hình 2. Khảo sát tại hồ Khe Muồng – Xã Hải Chánh – Hải Lăng
  • 17. Hình 3. Khảo sát tại hồ Trần Văn Lý – Xã Hải Chánh – Hải Lăng 3.3 Tổng hợp chỉnh lý, đồng bộ hóa các nguồn số liệu Các nguồn số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau do đó cần phải tiến hành tổng hợp và chỉnh lý các nguồn số liệu qua công tác khảo sát thực địa và đo đạc tại công trình. Công tác tổng hợp và chỉnh lý số liệu đựơc tiến hành song song với công tác khảo sát thực địa. Các kết quả đã đạt được Thông qua việc khảo sát thực địa và thu thập các thông tin số liệu tại các cơ quan quản lý hồ chứa nhóm khảo sát đã xác định được trên địa bản tỉnh quản trị hiện có 94 hồ chứa thủy lợi có dung tích ≥ 100.000 m3 . Trong các hồ đó chủ yếu là hồ chứa thủy lợi nhằm mục đích cung cấp nước cho nông nghiệp và công nghiệp phía hạ lưu của đập. Trong đó Hồ chứa nước Bàu Nhum nằm tại Sen Thuỷ - Quảng Bình nhưng lại cung cấp nước tười cho các xã vùng ven biển huyện Vĩnh Linh – Quảng Trị cũng được nhóm khảo sát thu thập số liệu và đưa vào cơ sở dữ liệu hồ chứa tỉnh Quảng Trị. Các hồ chứa đã thu thập, xử lý dữ liệu được trình bày trong các bảng sau.
  • 18. Bảng 3. Phân loại hồ chứa theo dung tích hồ (đi khảo sát lần 2) Phân loại hồ theo thể tích Số lượng Hồ chứa trên 10 triệu khối 6 Hồ chứa từ 5 - 10 triệu khối 5 Hồ chứa từ 1 - 5 triệu khối 17 Hồ chứa 100.000 khối đến 1 triệu khối 66 Bảng 4. Thống kê số lượng hồ chứa theo cấp huyện/ thị xã (đi khảo sát lần 2) TT Huyện/Thị xã Số lượng 1 Cam Lộ 20 2 Đông Hà 3 3 Gio Linh 12 4 Hải Lăng 23 5 Hướng Hóa 8 6 Thị xã Quảng Trị 1 7 Triệu Phong 4 8 Vĩnh Linh 22 9 Sen Thủy - Quảng Bình 1 Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều hồ chứa đang trong giai đoạn xây dựng và nâng cấp như hồ Đá Mài, hồ Tân Kim II…(hình 4 - 5). Trong khi đó có nhiều hồ chứa lại trong tình trạng xuống cấp bị sạt lở, bồi lấp lòng hồ,... mà chưa được nâng cấp sửa chữa ảnh hường đến việc tích nước và điều tiết để phục nhu cầu tưới cho hạ lưu. Các hồ này chủ yếu là các hồ chữa nhỏ do nguồn kinh phí đầu từ cho việc nâng cấp sửa chữa còn hạn chế như hồ Bản Của, hồ Miếu Bà….(hình 6 – 7).
  • 19. Hình 4. Hồ Đá Mài đang trong giai đoạn sửa chữa, nâng cấp Hình 5. Hồ Tân Kim II đang được xây dựng
  • 20. Hình 6. Sự xuống cấp tại hồ Bản Của Hình 7. Tình trạng bồi lấp lòng hồ tại hồ Miếu Bà
  • 21. Bảng 5. Danh sách các hồ chứa đã khảo sát, thu thập (sau đi khảo sát lần 2) TT Huyện Xã Hồ chứa Kinh độ Vĩ độ 1 Cam Lộ Cam Chính Hồ Đội 4 (Khe Râm 2) 106o 58’18.4’’ 16o 43’ 26.4’’ 2 Cam Lộ Cam Chính Hồ Giếng Làng (Khe Đá 4) 106o 58’36.6’’ 16o 43’ 48.5’’ 3 Cam Lộ Cam Chính Hồ Nà 106o 57’55’’ 16o 43’ 50.5’’ 4 Cam Lộ Cam Hiếu Hồ Hiếu Nam 107o 2’27’’ 16o 47’ 48.6’’ 5 Cam Lộ Cam An Hồ Trúc Kinh 107o 3’38’’ 16o 52’ 19.1’’ 6 Cam Lộ Cam Nghĩa Hồ Đập Khe Măng 106o 55’20.2’’ 16o 44’ 19.8’’ 7 Cam Lộ Cam Nghĩa Hồ Định Sơn (Động Lòi) 106o 56’45.8’’ 16o 45’ 6.3’’ 8 Cam Lộ Cam Nghĩa Hồ Khe Đá 2 106o 55’14.4’’ 16o 45’ 5.6’’ 9 Cam Lộ Cam Nghĩa Hồ Khe Đá 3 106o 55’52.5’’ 16o 44’ 58.5’’ 10 Cam Lộ Cam Nghĩa Hồ Khe Sến 106o 55’17.1’’ 16o 46’ 15’’ 11 Cam Lộ Cam Nghĩa Khe Đá 1 106o 54’16.5’’ 16o 44’ 57.1’’ 12 Cam Lộ Cam Thành Hồ Phan Xá 106o 58’49.4’’ 16o 47’ 3.6’’ 13 Cam Lộ Cam Thñy Hồ Trọt Đen 107o 1’9’’ 16o 50’ 9.9’’ 14 Cam Lộ Cam Thủy Hồ Đá Lả 107o 1’20.8’’ 16o 50’ 23.4’’ 15 Cam Lộ Cam Tuyền Hồ Đá Cựa 106o 58’42.3’’ 16o 49’ 15.9’’ 16 Cam Lộ Cam Tuyền Hồ Đá Mài 106o 55’9.9’’ 16o 49’ 18.9’’ 17 Cam Lộ Cam Tuyền Hồ Tân Kim 106o 58’10.2’’ 16o 49’ 46.2’’ 18 Cam Lộ Cam Tuyền Hồ Tân Kim II 106o 57’57.8’’ 16o 49’ 50.5’’ 19 Cam Lộ Cam Tuyền Hồ Trọt Đâu 107o 0’37.2’’ 16o 49’ 51.2’’ 20 Cam Lộ TT Cam Lộ Hồ Nghĩa Hy 107o 0’19’’ 16o 47’ 23.5’’ 21 Đông Hà Đông Lương Hồ Trung Chỉ 107o 6’8.1’’ 16o 47’ 51.8’’ 22 Đông Hà Phường 3 Hồ Khe Mây 107o 4’43.2’’ 16o 48’ 53.7’’ 23 Đông Hà Phường 4 Hồ Km6 107o 3’5.8’’ 16o 48’ 11.4’’ 24 Gio Linh Gio Hòa Hồ Hà Thượng 107o 3’6.4’’ 16o 54’ 36’’ 25 Gio Linh Gio Mỹ Hồ Hoi 107o 6’32.6’’ 16o 58’ 16.9’’ 26 Gio Linh Gio Sơn Hồ Phù Dụng 107o 0’11.4’’ 16o 53’ 37’’ 27 Gio Linh Gio Việt Hồ An Trung 107o 9’34.3’’ 16o 54’ 59.7’’ 28 Gio Linh Hải Thái Hồ 5B 106o 57’42’’ 16o 51’ 36.6’’ 29 Gio Linh Lĩnh Hải Hồ Hải Tân 107o 2’34.2’’ 16o 53’ 31.5’’
  • 22. TT Huyện Xã Hồ chứa Kinh độ Vĩ độ 30 Gio Linh Lĩnh Hải Hồ Xuân Tây 107o 1’5.6’’ 16o 53’ 59.2’’ 31 Gio Linh Linh Thượng Hồ Khe Me 106o 56’3.2’’ 16o 54’ 0.9’’ 32 Gio Linh Trung Sơn Hồ Hói Cụ 107o 1’6.4’’ 16o 57’ 31.5’’ 33 Gio Linh Trung Sơn Hồ Kinh Môn 107° 1' 5.88" 16° 57' 33.34" 34 Gio Linh Vĩnh Trường Hồ Động Dôn 106o 56’42.1’’ 16o 56’ 39.1’’ 35 Gio Linh Vĩnh Trường Hồ Gia Voòng 106o 56’28.6’’ 16o 57’ 18.9’’ 36 Hải Lăng Hải Chánh Hồ Khe Muồng 107o 17’5.7’’ 16o 36’ 50.6’’ 37 Hải Lăng Hải Chánh Hồ Trần Văn Lý 107o 17’49’’ 16o 37’ 19.1’’ 38 Hải Lăng Hải Chánh Hồ Hóp 107o 17’45.5’’ 16o 36’ 46.7’’ 39 Hải Lăng Hải Chánh Hồ Khe Chanh 107o 17’47.3’’ 16o 35’ 15.6’’ 40 Hải Lăng Hải Lâm Hồ Choại 107o 12’13.9’’ 16o 40’ 17’’ 41 Hải Lăng Hải Lâm Hồ Ruộng Kiện 107o 13'27" 16o 41'23" 42 Hải Lăng Hải Lâm Hồ Thanh 107o 14’33’’ 16o 42’ 17.9’’ 43 Hải Lăng Hải Lâm Hồ Khe Rò I (Khe rũ 1) 107o 12’35.5’’ 16o 40’ 33.6’’ 44 Hải Lăng Hải Lâm Hồ Khe Rò II 107o 12’49.7’’ 16o 40’ 30.3’’ 45 Hải Lăng Hải Lâm Hồ Thác Kheo I 107o 12’41.9’’ 16o 39’ 59.6’’ 46 Hải Lăng Hải Lâm Hồ Thác Kheo II 107o 13’1.3’’ 16o 40’ 3.9’’ 47 Hải Lăng Hải Phú Hồ Chòi Pheo 107o 11’11.3’’ 16o 42’ 10.8’’ 48 Hải Lăng Hải Phú Hồ Chòi Yên 107o 11’23.1’’ 16o 42’ 42.8’’ 49 Hải Lăng Hải Phú Hồ Miệu Duệ 107o 12’43.9’’ 16o 42’ 2.3’’ 50 Hải Lăng Hải Phú Hồ Phú Long (Khe Khế) 107o 11’25.3’’ 16o 40’ 58.3’’ 51 Hải Lăng Hải Sơn Hồ Dốc Trúc 107o 17’27’’ 16o 38’ 2’’ 52 Hải Lăng Hải Sơn Hồ Khe Mương 107o 15’34.5’’ 16o 36’ 56.7’’ 53 Hải Lăng Hải Sơn Hồ Khe Sim 107o 16’53.3’’ 16o 37’ 33’’ 54 Hải Lăng Hải Sơn Hồ Tân Sơn 107o 16’48’’ 16o 37’ 22’’ 55 Hải Lăng Hải Sơn Hồ Miếu Bà 107o 17’17.9’’ 16o 38’ 17’’ 56 Hải Lăng Hải Thiện Hồ Trằm Lớn 107o 15’35.2’’ 16o 42’ 47.3’’ 57 Hải Lăng Hải Xuân Trằm Trà Lộc 107o 14’47.8’’ 16o 44’ 45.7’’ 58 Hải Lăng Thị Trấn Hải Lăng Hồ Khe Chè 107o 14’58’’ 16o 41’ 28.2’’ 59 Hướng Hóa A Túc Hồ Lìa 106o 42’52.8’’ 16o 27’ 56.1’’ 60 Hướng Hóa Hướng Tân Hồ Bản Của 106o 42’32.1’’ 16o 39’ 38.3’’
  • 23. TT Huyện Xã Hồ chứa Kinh độ Vĩ độ 61 Hướng Hóa Tân Hợp Hồ Lương Lễ 106o 45’14.2’’ 16o 38’ 5.2’’ 62 Hướng Hóa Tân Lập Hồ Tân Tài 106o 41’50.4’’ 16o 37’ 4.5’’ 63 Hướng Hóa Tân Liên Hồ Thanh niên 106o 42’17.5’’ 16o 37’ 48.2’’ 64 Hướng Hóa Tân Vĩnh Hồ Tân Vĩnh 106o 42’38.2’’ 16o 39’ 32.4’’ 65 Hướng Hóa TT Khe Sanh Hồ Khe Sanh 106o 43’38.2’’ 16o 37’ 26.4’’ 66 Hướng Hóa TT Khe Sanh Hồ Tân Độ 106o 43’45.1’’ 16o 38’ 26.9’’ 67 TX. Quảng Trị Hải Lệ Hồ Phước Môn 107o 9’47.6’’ 16o 40’ 55’’ 68 Triệu Phong Triệu Ái Hồ Ái Tử 107o 7’36.1’’ 16o 46’ 1.5’’ 69 Triệu Phong Triệu Ái Hồ Bà Huyện 107o 5’51’’ 16o 43’ 46.1’’ 70 Triệu Phong Triệu Thượng Hồ Triệu Thượng I 107o 9’9.7’’ 16o 43’ 35.1’’ 71 Triệu Phong Triệu Thượng Hồ Triệu Thượng II 107o 9’20.9’’ 16o 44’ 34.6’’ 72 Vĩnh Linh Sen Thủy, Quảng Bình Hồ Bàu Nhum 106o 57’9.9’’ 17o 9’ 34.9’’ 73 Vĩnh Linh TT Bến Quan Hồ Quyết Thắng I 106o 53’50.6’’ 17o 1’ 27.1’’ 74 Vĩnh Linh TT Bến Quan Hồ Quyết Thắng II 106o 54’40.3’’ 17o 0’ 55.1’’ 75 Vĩnh Linh Vĩnh Chấp Hồ Tai Voi 106o 56’46.4’’ 17o 6’ 12.6’’ 76 Vĩnh Linh Vĩnh Chấp Hồ Hà 106o 55’47’’ 17o 5’ 8’’ 77 Vĩnh Linh Vĩnh Chấp Hồ Trằm 106o 57’20’’ 17o 6’ 42’’ 78 Vĩnh Linh Vĩnh Chấp Hồ Trằm Trưỡi 106o 56’58’’ 17o 4’ 51.9’’ 79 Vĩnh Linh Vĩnh Hiền Hồ Rú Lịnh 107o 2’29.6’’ 17o 5’ 5.3’’ 80 Vĩnh Linh Vĩnh Hòa Hồ Khe Ná 107o 2’21.7’’ 17o 2’ 31.3’’ 81 Vĩnh Linh Vĩnh Khê Hồ Cổ Kiềng II 106o 53’7.9’’ 17o 4’ 27.4’’ 82 Vĩnh Linh Vĩnh Kim Hồ Khe Tăm 107o 5’2.6’’ 17o 5’ 12.4’’ 83 Vĩnh Linh Vĩnh Kim Hồ Làng 107o 6’15.2’’ 17o 5’ 8’’ 84 Vĩnh Linh Vĩnh Long Hồ Bảo Đài 106o 55’34.9’’ 17o 3’ 33.9’’ 85 Vĩnh Linh Vĩnh Nam Hồ Khe Đá 107o 1’48.3’’ 17o 3’ 30.9’’ 86 Vĩnh Linh Vĩnh Sơn Hồ Dục Đức 106o 59’34.6’’ 16o 58’ 55.9’’ 87 Vĩnh Linh Vĩnh Thái Hồ Thử Luật 107o 1’6.9’’ 17o 7’ 6.7’’ 88 Vĩnh Linh Vĩnh Thủy Hồ 26/3 106o 58’26.9’’ 17o 1’ 7.7’’ 89 Vĩnh Linh Vĩnh Thủy Hồ Khe Vọng 106o 59’41.1’’ 17o 0’ 17.5’’ 90 Vĩnh Linh Vĩnh Thủy Hồ Là Ngà 106o 57’1.4’’ 17o 1’ 42.9’’ 91 Vĩnh Linh Vĩnh Trung Hồ Nhà Trọn 107o 3’19.7’’ 17o 5’ 42.6’’
  • 24. TT Huyện Xã Hồ chứa Kinh độ Vĩ độ 92 Vĩnh Linh Vĩnh Trung Hồ Tràm 107o 2’20.4’’ 17o 5’ 31.2’’ 93 Vĩnh Linh Vĩnh Tú Hồ Bàu Trạng 107o 0’45.4’’ 17o 7’ 50.9’’ 94 Vĩnh Linh Vĩnh Tú Hồ Tú Hạp 107o 0’35.1’’ 17o 5’ 31.3’’ 3.4 Tham vấn cơ quan quản lý trung ương Trước khi đi thực địa lần 2, nhóm tư vấn đã tiến hành tham vấn với Tổng cục Thủy lợi (Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão và Vụ Quản lý công trình, Tổng cục thủy lợi) về: • Trình bày những kết quả ban đầu mà nhóm tư vấn đã thực hiện; • Tìm hiểu, trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp/yêu cầu của cơ quan quản lý liên quan đến quản lý cơ sở dữ liệu; • Thống nhất được các nhu cầu của cấp quản lý trung ương đặt ra đối với cơ sở dữ liệu; Sau khi tham vấn các thông số của hồ chứa sẽ đưa vào cơ sở dữ liệu bao gồm các thông số tổng thể, trong đó một số thông số hiện chưa có dữ liệu thì để trống nhằm có được khung cơ sở dữ liệu tổng quát, và trong tương lai sẽ có khả năng phát triển và cập nhật:  Các thông số của hồ chứa o Hồ chứa:  Cấp công trình  Mực nước dâng bình thường  Mực nước chết  Mực nước phòng lũ  Dung tích thiết kế  Diện tích mặt hồ  Các vấn đề hiện trạng o Đập  Cấp công trình  Loại công trình  Loại đập  Chất liệu xây dựng đập
  • 25.  Cao trình đỉnh đập  Chiều dài đỉnh đập  Bề mặt của đập  Độ dốc thượng lưu  Độ dốc hạ lưu  Hệ thống thoát nước  Thiết bị đo đạc, quan trắc trên đập  Năm xây dựng  Năm hoàn thành  Công ty thiết kế  Công ty xây dựng  Công ty vận hành  Tình trạng hiện tại o Các đập phụ  Cấp công trình  Loại công trình  Loại đập  Chất liệu xây dựng đập  Cao trình đỉnh đập  Chiều dài đỉnh đập  Bề mặt của đập  Độ dốc thượng lưu  Độ dốc hạ lưu  Hệ thống thoát nước  Thiết bị đo đạc, quan trắc trên đập  Năm xây dựng  Năm hoàn thành  Công ty thiết kế  Công ty xây dựng
  • 26.  Công ty vận hành  Tình trạng hiện tại o Công trìnhphòng lũ  Cấp công trình  Loại công trình  Loại tràn  Vật liệu  Cao trình đỉnh tràn  Chiều rộng của đập tràn  Kích thước cống  Năm xây dựng  Năm hoàn thành  Thiết bị quan trắc, đo đạc  Lượng xả tối đa  Công trình tiêu năng  Kênh hạ lưu o Cống lấy nước  Loại cống  Kích thước cống  Cao trình miệng lấy nước  Lưu lượng  Kênh hạ lưu  Cửa cổng  Thiết bị quan trắc, đo đạc  Thiết bị nâng cửa cống  Vùng tưới  Chiều dài của kênh chính  Năm xây dựng  Năm hoàn thành
  • 27.  Bảo trì và sửa chữa, nâng cấp  Tình trạng hiện tại o Âu thuyền  Loại công trình  Công suất thiết kế (Công suất lưu thông)  Chiều rộng  Chiều dài  Chiều cao cột nước  Cửa cống  Thiết bị bị nâng  Năm xây dựng  Năm hoàn thành  Bảo trì và sửa chữa, nâng cấp  Tình trạng hiện tại  Do số lượng công trình lớn, thời gian thực hiện không nhiều, việc điều tra số liệu tất cả các công trình gặp nhiều khó khăn và với góc độ quản lý công trình thủy lợi, tạm thời thống nhất chỉ cập nhật số liệu chi tiết hơn cho các công trình có dung tích từ 100.000 m3 trở lên.  Số lượng và danh mục hồ chứa có thể được thay đổi tùy theo thực tế điều tra thực địa tại từng công trình và đảm bảo thông tin thu thập được là tối đa. Những dữ liệu thông tin không thể thu thập được sẽ để trống nhưng cho phép có thể thay đổi và cập nhật tiếp sau.  Giao diện của cơ sở dữ liệu cũng đã được thống nhất để người dùng dễ sử dụng, lựa chọn và tìm kiếm thông tin dễ dàng.  Mẫu báo cáo trích xuất trực tiếp từ cơ sở dữ liệu được thống nhất theo yêu cầu của cơ quan quản lý.  Cho phép quản lý, chỉnh sửa, cập nhật dữ liệu thường xuyên và theo thời gian thực, truy vấn thông tin một cách thuận tiện nhất đối với tất cả cấp độ của người dùng: cán bộ nhân viên các tỉnh (những người làm việc tại Sở NN&PTNT các tỉnh), các cơ quan trung ương (làm việc tại văn phòng MARD). Chỉnh sửa, cập nhật, sửa chữa số liệu chia thành 3 cấp: - Cấp 1 chỉ được xem, không được phép truy cập;
  • 28. - Cấp 2 được xem cập nhật, chỉnh sửa và sửa chữa một số thông tin; - Cấp 3 được toàn quyền xem, chỉnh sửa, hiệu chỉnh, cập nhật dữ liệu; CHƯƠNG 4: Xây dựng khung cơ sở dữ liệu và thiết kế phần mềm 4.1 Giải pháp kỹ thuật Dựa trên yêu cầu của hệ thống, ta sẽ có mô hình tối thiểu của hệ thống như sau: Trong đó: Tầng hệ thống server:
  • 29. - CSDL đối tượng: đây là nơi lưu trữ dữ liệu của các hồ chứa, trạm thủy văn, tài liệu hướng dẫn, … về mặt thông tin (mực nước, quy trình vận hành, lượng mưa,…) - CSDL Bản đồ: đây là nơi lưu trữ dữ liệu không gian của các đối tượng trong phần mềm về mặt địa lý (hồ chứa, sông, đập chính, …) - Modul kết nối: Dữ liệu về không gian và dữ liệu về đối tượng tồn tại độc lập với nhau. Việc kết nối giữa 2 loại dữ liệu này được gọi là đồng bộ hóa dữ liệu đối tượng. Công việc này được tiến hành bằng các modul được thiết kế riêng cho hệ thống. - Hệ thống sao lưu dữ liệu và dự phòng sự cố: hệ thống này hoạt động như một server thay thế trong khi hệ thống chính tạm ngưng hoạt động (vì hỏng hóc, sự cố, nâng cấp, …). Ngoài ra, theo định kỳ, hệ thống này sẽ tiến hành sao lưu dữ liệu của hệ thống chính – dùng để khắc phục khi có sự cố sảy ra. Tầng người dùng: - Phần mềm hiển thị và thu thập dữ liệu: đây là phần mềm để người dùng tiến hành công việc, nó sẽ được cài đặt trên các máy tính mà người dùng làm việc, công việc cụ thể như sau: o Khai thác thông tin: dữ liệu của các hồ chứa, tài liệu quy trình vận hành, xem mực nước hồ, xem lượng mưa các trạm thủy văn, tiền hành in ấn các tài liệu về các đối tượng vận hành trong hệ thống … theo yêu cầu của dự án o Nhập thông tin: người dùng thuộc đối tượng nhập liệu, sẽ dùng chức năng này để cung cấp thông tin cho toàn bộ hệ thống (thông tin về mức nước hồ theo thời đoạn giờ hoặc ngày, lượng mưa lũy tổng, mưa thời đoạn ….) Môi trường truyền thông: - Yêu cầu bắt buộc của hệ thống là người dùng phải cài đặt phần mềm dự án và có kết nối với mạng internet 4.2 Phương thức hoạt động của hệ thống Hệ thống thiết kế theo mô hình client-server, bao gồm 2 đối tượng chính:
  • 30. - Phần mềm khai thác và hiển thị dữ liệu - Hệ thống server Phần mềm khai thác và hiển thị dữ liệu Đây là phương tiện để người dùng kết nối với hệ thống. Mỗi người dùng, tùy theo nhiệm vụ sẽ có được quyền thao tác khác nhau với hệ thống. Phần mềm có 2 chức năng chính: - Hiển thị dữ liệu: được thiết kế dạng GIS, người dùng sẽ tương tác với phần mềm tương tự tương tác với một bản đồ số. Vì vậy, phần mềm sẽ có các chức năng chính như : zoom(thu phóng), pan(dịch chuyển), search(tìm kiếm), information(lấy thông tin của đối tượng) - Cập nhật dữ liệu: các loại dữ liệu được cập tại đây do người dùng thu thập dữ liệu từ thực tế, dựa trên quyền của người dùng, phần mềm sẽ cho phép người dùng được nhập loại dữ liệu nào hệ thống. Những dữ liệu này sẽ phục vụ cho quá trình hiển thị và tổng hợp số liệu. Những dữ liệu này sẽ được lưu trữ trong CSDL đối tượng ( nằm ở hệ thống server ) Hệ thống server: Đây là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu của hệ thống: - Cơ sở dữ liệu bản đồ: là nơi chứa dữ liệu về mặt không gian của các đối tượng trong hệ thống. Do dữ liệu về các đối tượng này khá lớn, nên sẽ có những hệ quản trị và phương thức quản lý riêng khác nhau – phần này sẽ đề cập trong mục 1.3.1-Yêu cầu phi chức năng - Cơ sở dữ liệu đối tượng: khi người dùng thao tác truy xuất CSDL (nhập dữ liệu hoặc lấy dữ liệu), thì thành phần này sẽ được truy xuất. Thành phần này sẽ làm việc với rất nhiều đối tượng một lúc (có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn người), do vậy, đối tượng này cũng phải được thiết kế và quản lý riêng - phần này sẽ đề cập trong mục 1.3.1-Yêu cầu phi chức năng - Hệ thống sao lưu dữ liệu và dự phòng sự cố: trong điều kiện bình thường, thành phần này chỉ tương tác với 2 server trên theo lịch trình đặt sẵn. Trong các điều kiện đặc biệt (2 server kia bị hỏng, cần nâng cấp, sảy ra sự cố, ….) đối tượng này sẽ tạm thời thay thế cho 1 trong đối tượng kia, hoặc thay thế cho cả 2, chờ đến khi các đối tượng kia họat động bình thường trở lại.
  • 31. - Do hệ thống họat động trong môi trường mạng, do vậy, việc bảo mật thông tin cần đặc biệt quan trọng. Ở mức tối thiểu, hệ thống cần một tường lửa để quản lý toàn bộ việc truy xuất dữ liệu. Tùy theo yêu cầu bên trong mà sẽ có yêu cầu về tường lửa sao cho phù hợp với hệ thống. Nội dung này sẽ được phân tích trong mục 1.3.1-Yêu cầu phi chức năng Yêu cầu hệ thống Yêu cầu chức năng: Dựa trên mục 1.1 – giới thiệu về hệ thống và mục 1.2 – phương thức hoạt động của hệ thống; dự án đưa ra yêu cầu về hệ thống như sau: TT CHỨC NĂNG MÔ TẢ I Nhóm chức năng quản lý hệ thống 1 Quản lý nhóm người sử dụng Quản lý và phân quyền nhóm sử dụng (bao gồm các giao diện : danh sách dữ liệu, thêm / sửa dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu) 2 Quản lý người sử dụng Quản lý và phân quyền người sử dụng. Người thuộc nhóm sẽ có quyền của nhóm hoặc phân quyền sử dụng từng chức năng cho người dùng. Mỗi người sử dụng có mật khẩu truy nhập, mật khẩu được mã hóa và lưu trong cơ sở dữ liệu. 3 Quản lý đơn vị trong hệ thống Quản lý các đơn vị (3 cấp Quốc gia, Tỉnh, đơn vị vân hành). Mục đích việc quản lý này để đồng bộ và chia sẻ dữ liệu của các đơn vị tham gia hệ thống 4 Quản lý hoạt động cập nhật dữ liệu của người sử dụng Cho phép người quản trị hệ thống quản lý hoạt động khai thác và cập nhật dữ liệu của người sử dụng. 5 Đồng bộ export dữ liệu Cho phép tự động phát hiện và Export dữ liệu biến động trên từng đơn vị tham gia trong hệ thống. Dữ liệu đồng bộ được chuyển sang khuôn dạng XML, mã hóa và nén trước khi được gửi.
  • 32. TT CHỨC NĂNG MÔ TẢ Cho mục đích đồng bộ và chia sẻ dữ liệu. 6 Đồng bộ import dữ liệu Cho phép import dữ liệu của các đơn vị khác trong hệ thống. Cho mục đích đồng bộ và chia sẻ dữ liệu. 7 Thay đổi mật khẩu người sử dụng II Quản lý dữ liệu bản đồ cập nhật 8 Hiển thị giao diện khai thác bản đồ Giao diện gồm các chức năng khai thác trên bản đồ : Zoom, Pan, Select, Unselect, Information, Đo khoảng cách …. 9 Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Hồ chứa Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ Hồ chứa (thêm, sửa, xóa, thay đổi thuộc tính hình học) 10 Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Đập chính Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ Đập chính 11 Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Đập phụ Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ Đập phụ 12 Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Đập tràn thoát lũ Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ Đập tràn thoát lũ 13 Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Tua bin Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ tua bin 14 Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Điểm lấy nước vào Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ Điểm lấy nước vào 15 Quản lý dữ liệu lớp bản đồ Khóa thuyền Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu bản đồ Khóa thuyền 16 Quản lý dữ liệu lưu vực của hồ Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu lưu vực ảnh hưởng của hồ chứa 17 Quản lý dữ liệu trạm khí tượng Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu trạm khí tượng 18 Quản lý dữ liệu trạm thủy văn Cho phép quản lý và cập nhật lớp dữ liệu trạm thủy văn III Quản lý dữ liệu quan trắc, vận hành và nghiệp vụ 19 Quản lý quy tắc vận hành của hồ chứa Cho phép cập nhật các quy tắc vận hành của từng hồ chứa
  • 33. TT CHỨC NĂNG MÔ TẢ 20 Quản lý nhu cầu nước cho nông nghiệp của các huyện xã trong lưu vực (trong tỉnh) Cho phép cập nhật nhu cầu sử dụng nước nông nghiệp 21 Quản lý các tiêu chí kiểm soát lũ lụt 22 Quản lý dữ liệu quan trắc mực nước trên hồ chứa Cho phép quản lý dữ liệu quan trắc mực nước. Hỗ trợ chức năng đồ thị dữ liệu để người sử dụng có thể dễ dàng theo dõi mức độ biến động dữ liệu. Hỗ trợ khả năng import dữ liệu theo định dạng text file của dữ liệu đo từ hệ thống scada 23 Quản lý dữ liệu quan trắc mực nước trạm thủy văn Cho phép quản lý dữ liệu quan trắc mực nước. Hỗ trợ chức năng đồ thị dữ liệu để người sử dụng có thể dễ dàng theo dõi mức độ biến động dữ liệu. Hỗ trợ khả năng import dữ liệu theo định dạng text file của dữ liệu đo từ hệ thống scada 24 Quản lý dữ liệu vận hành hồ chứa Cho phép quản lý dữ liệu vận hành hồ chứa. IV Nhóm chức năng khai thác hệ thống 25 Báo cáo số lượng hồ và dung tích hồ chứa theo địa danh hành chính 26 Báo cáo thống kê về dữ liệu quan trắc mực nước hồ 27 Báo cáo thống kê về dữ liệu quan trắc mực nước trạm thủy văn 28 Báo cáo tác động của vận hành hồ tới mực nước trong lưu vực Yêu cầu phi chức năng: Đây là yêu cầu tối thiểu người dùng phải đáp ứng cho hệ thống, đảm bảo cho hệ thống có thể hoạt động ổn định: Người dùng: chỉ dùng kết nối lên server trung tâm, mà không phải chứa dữ liệu. - Để có thể kết nối vào hệ thống, máy tính của người dùng cần được kết nối mạng internet
  • 34. - Để có thể chạy được phần mềm, yêu cầu phần cứng tối thiểu (áp dụng cho dòng chip của Microsoft hoặc các dòng máy tương đương)như sau : o Về phần cứng:  Chip Pen IV  Ram 512Mb  Ổ cứng trống tối thiểu 500Mb  Nền tảng dotNET FrameWork 4.0 o Về phần mềm: cài đặt phần mềm của dự án o Về hệ điều hành: ưu tiên dùng hệ điều hành Windows Nếu không, sử dụng các thiết bị tương đương hoặc cao hơn Hệ thống server: Dựa vào các phân tích ở trên, hệ thống sẽ bao gồm 02 CSDL lớn chứa thông tin đặt trong 01 server; một server khác sẽ chứa hệ thống sao lưu dữ liệu. Phân tích yêu cầu để chọn hệ quản trị CSDL cho phù hợp: Hiện tại, trên thị trường có 3 hệ thống quản trị CSDL chính, sau đây, ta sẽ đưa ra phân tích để lựa chọn CSDL nào cho phù hợp. (x: có hỗ trợ) Yêu cầu MySQL Oracle SQL server 1 Dữ liệu đồng bộ được chuyển sang khuôn dạng XML Không Có Có 2 Khả năng bảo mật cao Kém Tốt Tốt 3 Khả năng nhân bản (Replication) Khá Tốt Tốt 4 Khả năng phục hồi (Recovery) Kém Rất tốt Tốt Trên đây là những phân tích đối với CSDL phù hợp cho dự án, ngoài ra còn rất nhiều các phân tích khác nhưng không cần thiết với dự án này nên có thể bỏ qua. Có thể nhận thấy rằng, 2 hệ quản trị CSDL đáp ứng được nhu cầu dự án là Oracle và SQL server. Để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của dự án nên sử dụng Oracle. Với yêu cầu và thời gian còn lại hạn hẹp của dự án có thể sử dụng SQL server. Bảng 6. PHẦN CỨNG HỆ THỐNG LẮP ĐẶT TẠI BỘ NN&PTNT DỰ KIẾN CẦN THIẾT CHO DỰ ÁN SAU NÀY: TT Mô tả Số lượng 1.1 Máy chủ Cơ sở dữ liệu 2 Tải bản FULL (77 trang): https://bit.ly/3E77yKk Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 35. 1.2 Máy chủ ArcGIS 2 1.3 Máy chủ Trang web ứng dụng 2 1.4 External Tape DAT/HDD 320 GB SAS 5 1.5 Rack Cabinet 1 1.6 KVM (bàn phím, màn hình, chuột, switch) KVM Console Intl Kit 1 1.7 Switch 24 ports Gigabit 2 1.8 Cluster 1 1.9 Máy trạm quản trị 1 Bảng 7. PHẦN MỀM HỆ THỐNG CÀI ĐẶT TẠI BỘ NN&PTNT DỰ KIẾN CẦN THIẾT CHO DỰ ÁN SAU NÀY: TT Mô tả SL 1 Cơ sở dữ liệu 1 1.1 Microsoft SQL server SQLSvrEnt 2008R2 2 2 Hệ điều hành và Cluster 4 2.1 WinSvrEnt 2008R2 SNGL OLP NL 4 2.2 WinSvrCAL 2008 SNGL OLP NL DvcCAL 4 2.3 WinSvrEnt 2003R2 32bitx64 ENG DiskKit MVL DVD 4 2.4 Các phần mềm hệ thống hỗ trợ Cluster 1 3 ArcGIS 1 3.1 ArcGIS Server 10SP1 1 Phần mềm ứng dụng chạy thử nghiệm đề xuất cài đặt trên hệ thống như sau (hoặc tương đương): Phần cứng: Nhà sản xuất: HP Dòng server: ProLiant DL380 G7 CTO X5690 1P Bộ nhớ đệm: Level 3 cache/ 4 GB (1 x 4 GB) PC3-10600R (DDR3-1333) Tải bản FULL (77 trang): https://bit.ly/3E77yKk Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 36. Thông số kĩ thuật: 6GB-R P410i/256 8 SFF 460W PS Server Intel® Xeon® X5690 (3.46GHz/6-core/12MB/130W), DDR3-1333, HT, Turbo 1/1/1/1/2/2) Processor /12MB (1 x 12MB) Registered DIMMs/ Two HP NC382i Dual Port Multifunction Gigabit Server Adapters/ HP Smart Array P410i/256MB Controlle Phần mềm: Hệ điều hành: Windows Svr Std 2008 R2 64Bit hoặcWin Small Bus Svr Std 2008 w/SP2. Hệ quản trị CSDL: SQLSvrEnt 2008R2 hoặc SQLSvrStd 2008R2. 4.3 Xây dựng phần khung cơ sở dữ liệu CSDL trong hệ thống tồn tại dưới 2 dạng: - CSDL không gian: thành phần này đã được xây dựng dưới dạng chuẩn Microstaion. Nó sẽ được tùy biến để có thể thích ứng với các chuẩn mà hệ thống có thể sử dụng dễ dàng hơn (map file) - CSDL đối tượng: thành phần này được xây dựng bởi MSSQL, với các thuộc tính được trích xuất ra từ yêu cầu của hệ thống. - Xây dựng modul kết nối giữa 2 CSDL: Dữ liệu về không gian và dữ liệu về đối tượng tồn tại độc lập với nhau. Việc kết nối giữa 2 loại dữ liệu này được gọi là đồng bộ hóa dữ liệu đối tượng. Công việc này được tiến hành bằng các modul được thiết kế riêng cho hệ thống. 5316435