SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
BỘ MÔN LÍ LUẬN DẠY HỌC 1

11/30/2013

NỘI DUNG: PHẦN TỰ NGHIÊN CỨU

Báo Cáo Nhóm 1

GVHD :Ths.Lê Đức Long
HVTH :Phạm Văn Giang
Nguyễn Hữu Có
Huỳnh Thị Thanh Ý
Lớp :NVSP khóa 3
Mục Lục
Chủ đề 0 ........................................................................................................................................................ 2
1.

Các tác nhân trong hệ thống dậy học có những đặc điểm gì?..................................................... 2
1.1
1.2

Thầy .......................................................................................................................................... 3

1.3

Trò ............................................................................................................................................ 3

1.4
2.

Tri thức .................................................................................................................................... 2

Môi trường ............................................................................................................................... 4

Các thành tố cơ bản của dậy học bộ môn là gì? ........................................................................... 4
2.1
2.2

Động cơ: ................................................................................................................................... 5

2.3

Tri thức và phương pháp: ...................................................................................................... 6

2.4
3.

Hoạt động và hoạt động thành phần: .................................................................................... 4

Sự phân bậc hoạt động: .......................................................................................................... 6

Trong các bước tổ chức dậy học trên lớp thì bước nào là quan trọng nhất. ............................. 7
3.1
3.2

4.

Hướng đích và gợi động cơ..................................................................................................... 7
Làm việc với nội dung mới ..................................................................................................... 8

Hồ sơ bài dạy là gì? Bao gồm những gì? ....................................................................................... 9

Chủ đề 1 .................................................................................................................................................... 100
1.

Who, What, và How trong mô hình dậy học mang ý nghĩa gì? .............................................. 100

2.Bạn có suy nghĩ gì về hiện trạng dạy Tin học ở nước ta hiện nay ............................................... 100
3.
? ........................................ 122
4. bạn suy nghĩ như thế nào để vận dụng các bước tổ chức dạy học vào 1 bài dạy được phân
công? Kiểu dạy học và phương pháp dạy họ
ẽ áp dụng là gì? ............................................. 144
Chủ đề 2 .................................................................................................................................................... 177
1.

Thế nào là dạy học dùng lời(Talk Teaching)? .......................................................................... 177

2.

nghệ thuật của sự diễn giải(The art of explaining) là gì? Ý nghĩa của nó trong dạy học. .... 200

3.

nghệ thuật của sự trình bày(The art of showing) là gì? Ý nghĩa của nó trong dạy học........ 200

1
Chủ đề 0
1. Các tác nhân trong hệ thống dậy học có những đặc điểm gì?
Trả lời:
Các tác nhân trong hệ thống dậy học bao gồm: Thầy (giáo viên), Trò (học
sinh), Tri thức và Môi trường.
Thầy

Trò

Môi trường

Tri thức
1.1 Tri thức
Mục tiêu của quá trình dạy học là học sinh làm chủ được tri thức. Tất nhiên
tri thức phải được biến đổi từ tri thức khoa học đến tri thức chương trình rồi đến tri
thức dạy học để học sinh nắm vững. Đây là quá trình chuyển hoá sư phạm.
-Tri thức khoa học: những tri thức cần thiết trang bị cho học sinh ở từng lứa tuổi.
-Tri thức chương trình: những tri thức khoa học được sàng lọc để trở thành những
tri thức phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh
-Tri thức dạy học: là tri thức chương trình được thể hiện trong mỗi lớp học với
những đối tượng cụ thể.

2
1.2 Thầy
- Đảm bảo sự thống nhất hài hoà giữa tính khoa học và tính sư phạm.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hoá.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức và yêu cầu phát triển.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động điều khiển của Thầy và hoạt động
học tập của Trò
1.3 Trò
Riêng đối với trường THPT, cần chú ý đến các đặc điểm phát triển trí tuệ của
học sinh THPT sau:
- Tính chủ động trong quá trình nhận thức đã phát triển.
- Tri giác có mục đích đã đạt mức khá cao.
- Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo.
- Tư duy lí luận trừu tượng, độc lập và phát triển khá.
- Đã có óc phê phán trước các sự kiện.
- Ý thức đối với học tập rõ hơn ở cấp dưới.
- Hứng thú đối với các môn học đã phân hoá.
- Bước đầu hình thành khuynh hướng nghề nghiệp.
- Đối với học sinh Việt Nam: chưa có thói quen làm việc theo nhóm.
3
1.4 Môi trường
Sự hiểu biết hệ thống dạy học và đặc biệt là hiểu biết việc học của học sinh đòi
hỏi phải bổ sung vào yếu tố môi trường. Môi trường là hệ thống đối mặt với người
học, những đối tượng mà học sinh tiếp xúc nhằm đi tới việc làm chủ kiến thức.
Môi trường không chỉ đơn thuần là điều kiện vật chất, môi trường học tập, ảnh
hưởng khách quan bên ngoài, mà còn là các tình huống có vấn đề cần giải quyết
do Thầy đặt ra, các tình huống thực tế liên quan đến công việc, đời sống hàng
ngày mà học sinh phải đối mặt giải quyết, ...
2. Các thành tố cơ bản của dậy học bộ môn là gì?
Trả lời:
Các thành tố cơ bản của bộ môn dậy học là:
 Hoạt động và hoạt động thành phần.
 Động cơ
 Tri thức và tri thức phương pháp
 Sự phân bậc hoạt động
2.1 Hoạt động và hoạt động thành phần:
Xuất phát từ một nội dung dạy học (tri thức chương trình), trước hết cần phát hiện
những hoạt động tương thích với nó, thông qua các ví dụ minh hoạ, dẫn chứng
thực tiễn gắn liền với học sinh. Các hoạt động này sẽ góp phần đem lại kết quả là
giúp học sinh lĩnh hội kiến thức hoặc vận dụng được nội dung muốn truyền đạt.

4
Trong việc phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung, cần xem xét
những dạng hoạt động khác nhau như:
-Nhận dạng và thể hiện: là hai dạng hoạt động theo chiều hướng trái ngược
Nhau
-Nhận dạng một quy trình: là phát hiện xem một dãy tình huống, thao tác
có phù hợp với một quy trình đã biết hay không ?
-Những hoạt động trí tuệ chung: trong học tập bộ môn, học sinh còn phải
tiến hành những hoạt động trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, so sánh, tương
tự hoá, trừu tượng hoá, hệ thống hoá, khái quát hoá, … được gọi là hoạt
động trí tuệ chung.
-Những hoạt động ngôn ngữ: được tiến hành khi học sinh được yêu cầu
phát biểu, giải thích, trình bày phương pháp, quy trình
2.2 Động cơ:
Một điều rất quan trọng trong quá trình dạy học bộ môn là học sinh cần phải học
tập một cách tự giác và hứng thú. Điều này đòi hỏi học sinh phải có ý thức về
những mục đích cần đạt trong việc học và tạo được động lực bên trong để thúc
đẩy bản thân mình tiến hành những hoạt động để đạt được mục đích đó. Để làm
được như vậy sẽ phải thực hiện ngay trong quá trình dạy học thông qua việc gợi
động cơ và hướng đích.
5
2.3 Tri thức và phương pháp:
Các dạng khác nhau của tri thức
Người ta thường phân biệt các dạng khác nhau của tri thức sau đây:
• Tri thức sự vật, thường là một khái niệm, một câu lệnh, …
• Tri thức phương pháp, là tri thức về phương pháp tiến hành giải quyết
một loại nhiệm vụ nào đó (tri thức về phương pháp giải quyết vấn đề).
• Tri thức chuẩn, liên quan với những chuẩn mực nhất định, ví dụ quy cách
trình bày, quy cách lập trình khi viết một chương trình mang tính cấu trúc
như trong NNLT Pascal.
• Tri thức giá trị, đó là những mệnh đề đánh giá
2.4 Sự phân bậc hoạt động:
Giáo viên lợi dụng sự phân bậc để điều khiển quá trình dạy học theo những
hướng sau đây:
• Chính xác hoá mục đích yêu cầu.
• Tuần tự nâng cao yêu cầu đối với học sinh trong quá trình dạy học.
• Tạm thời hạ thấp yêu cầu khi cần thiết.

6
3. Trong các bước tổ chức dậy học trên lớp thì bước nào là quan trọng
nhất.
Trả lời:
Các bước tổ chức dậy học trên lớp gồm:
-Đặt vấn đề
-Phát biểu vấn đề
-Giải quyết vấn đề
-Vận dụng
Bước quan trọng nhất là Giải quyết vấn đề bao gồm: Hướng đích-gợi động cơ và
làm việc với nội dung mới.
3.1 Hướng đích và gợi động cơ
Chức năng này đã được trình bày trong phần những thành tố cơ bản của quá trình
dạy học, cần bổ sung thêm một số điểm sau:
-Thầy cần bao quát cả mục đích toàn bộ (chương trình học) lẫn mục đích bộ phận
(bài học cụ thể), cả mục đích lâu dài (cấp học, giáo dục con người) lẫn mục đích
cụ thể trước mắt (lớp học).
-Thầy cần tránh một số sai lầm của chủ nghĩa hình thức khi hướng đích. Hai
trường hợp sau đây đáng được lưu ý:
-Việc sử dụng từ ngữ, thuật ngữ mà học sinh chưa hiểu, hoặc chưa được biết

7
qua trong khi hướng đích sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn.
-Việc hướng đích cũng sẽ ít hiệu quả nếu như không làm cho học sinh thấy
được mối liên hệ giữa mục đích đặt ra với tri thức mà họ đã có (tri thức đã
biết). Bản chất của việc hướng đích là dẫn dắt người học đi từ giới hạn của
điều đã biết chuyển sang điều chưa biết.
-Thầy cần chú ý không phải chỉ gợi động cơ cho những hoạt động hoặc chủ đề cụ
thể, như tìm giải thuật sắp xếp mảng một chiều theo thứ tự tăng dần, hình thành
thủ tục nhập/xuất, hàm xử lí, … mà còn có cả những hoạt động, những phương
thức làm việc có tác dụng lâu dài như khái quát hoá, hệ thống hoá, quy lạ về quen,
-Đồng thời với việc gợi động cơ xuất phát từ những yêu cầu cụ thể trong hoạt
động học tập còn có những khả năng gợi động cơ xuất phát từ yêu cầu của xã hội,
từ nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ quốc, ... Những khả năng này ngày càng phát
triển theo lứa tuổi và theo cấp học.
3.2 Làm việc với nội dung mới
Chức năng này được gọi là “Làm việc với nội dung mới” chứ không gọi là “Giảng
bài mới” để tránh sự hiểu lầm nguy hiểm là chỉ có “Thầy nói, Trò nghe”.
Việc thực hiện chức năng này nên diễn ra như sau:
-Thầy tạo những tình huống gợi ra những hoạt động tương thích với nội
dung vàmục đích dạy học (mục tiêu bài học).

8
- Trò hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, có sự giao lưu giữa những
thành viên trong tập thể (trò với trò, trò với thầy).
- Thầy có tác động điều chỉnh, chẳng hạn giúp đỡ học sinh vượt qua những
khókhăn bằng cách phân tích một hoạt động thành những thành phần đơn giản hơn,
hoặc cung cấp cho học sinh một số tri thức phương pháp và nói chung là điều
chỉnh mức độ khó khăn của nhiệm vụ dựa vào sự phân bậc hoạt động.
- Thầy giúp Trò xác nhận lại những kiến thức đã đạt được trong quá trình
hoạt động (thể thức hoá), đưa ra những bình luận cần thiết để học trò hiểu kiến
thức đó
một cách sâu sắc, đầy đủ hơn.
4. Hồ sơ bài dạy là gì? Bao gồm những gì?
Trả lời:
Hồ sơ bài dạy là sự chuẩn bị để giảng dạy bao gồm:
-Mục tiêu của bài + chuẩn kiến thức
- Hệ thống hoá kiến thức và kỹ năng cơ bản: đã biết(đã học) và khả
năng biết về chủ đề sắp học
-Điểm khó, điểm quan trọng của bài dạy
-Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ GV và HS

9
Chủ đề 1
1. Who, What, và How trong mô hình dậy học mang ý nghĩa gì?
Trả lời:
-Who: chúng ta phải xác định dược đối tượng tiếp nhận thông tin là ai? Với
trình độ như thế nào? Nếu là một học sinh ở vùng xâu vùng xa, khái niệm Tin học
là một khái niệm mới, hoàn toàn chưa biết gì thì người giáo viên phải có trách
nhiệm dậy cho học sinh tiếp nhận được lượng kiến thức chuẩn đặt ra. Nếu là 1 học
sinh ở thành phố, đã rất quen thuộc với môn Tin thì yêu cầu sẽ cao hơn, dậy kiến
thức cao hơn nhưng trong phạm vi học sinh đó hiểu được. Xác định được điều này
giúp học sinh tránh tình trạng không hứng thú với môn học vì khó quá hay dễ quá.
-What: xác định những điểm cần lưu ý trong bài học,cần nhấn mạnh, những
điểm khó…
-How: Làm thế nào để giờ học hiệu quả? Làm thế nào để giờ dậy hấp dẫn
2. Bạ n có suy nghĩ gì về hiệ n trạng dạ y Tin học ở nước ta hiện nay
Trả lời:
Chúng ta đã và đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách
mạng khoa học công nghệ (KHCN) và cách mạng xã hội. Những cuộc cách
mạng này đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong
lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang
mở ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI.
Công nghệ thông tin (Information Technology – IT) là một thành tựu
lớn của cuộc cách mạng KHCN hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết
10
các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo
dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khỏc… Trong giáo dục – đào
tạo, IT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân
văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và
thực hành.
Tuy nhiên việc dậy Tin học trong các trường học chưa được quan tâm. Đa số
mọi người còn có suy nghĩ: “Tin học là môn không thi tốt nghiệp cũng như không
thi đại học” cho nên môn Tin học không được xem trọng. Bên cạnh đó, môn Tin
học là môn đòi hỏi người học muốn học tốt môn này cần có trang thiết bị là Máy
tính. Với một số tiền lớn để đầu tư phòng máy thì nhiều trường không đáp ứng
được nên việc học chỉ mang tính chất lý thuyết, điều này làm giảm hứng thú học
môn Tin đối với các em học sinh. Bên cạnh đó, nước ta cũng là một nước đang
phát triển, điều kiện kinh tế còn kém, nhất là ở các vùng sâu vùng xa, đời sống dân
trí kém việc triển khai dậy Tin học là một việc rất khó.
Thấy được rõ lợi ích của môn Tin học, nên ở các thành phố lớn như Thành
phố Hồ Chí Minh, Hà nội… nhiều trường THPT đã đầu tư môn Tin học rất nhiều:
mua máy tính cho học sinh thực hành, tăng số tiết học lên, nâng cao thiết bị dậy
học, đầu tư máy chiếu. Và đã đưa Tin học vào dậy học dự án. Dạy học dự án (còn
gọi là đưa dự án vào trong việc dạy học) là một hình thức dạy học mà giáo viên sử
dụng nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tích hợp được nhiều kỹ
năng, nhiều kiến thức liên quan trong một bài học, một chương, thậm chí là cả một
chương trình học. Điều này cho thấy, môn Tin học ngày càng được chú ý hơn
trong chương trình giáo dục.

11
3.

?
Trả lời: Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các
quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục-đào
tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính
tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học
hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy

Mục tiêu

Nội dung

Phương pháp

HS

GV

TBDH

cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện
dạy và học là một thành tố quan trọng.
nếu xét về phương diện nhận thức thì thiết bị dạy và học vừa là “trực quan sinh
động”, vừa là “phương tiện” để nhận thức và đôi khi còn là “đối tượng” chứa nội
dung cần nhận thức.
Nghiên cứu về vai trò của thiết bị dạy và học, người ta còn dựa trên vai trò của
các giác quan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra rằng:
12
- Tỉ lệ kiến thức thu nhận được qua các giác quan theo tỉ lệ: 1% qua nếm, 1,5%
qua sờ; 3,5% qua ngửi, 11% qua nghe, 83% qua nhìn.
- Tỉ lệ kiến thức nhớ được khi học: 20% qua những gì mà ta nghe được; 30% qua
những gì mà ta nhìn được; 50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được; 80% qua
những gì mà ta nói được; 90% qua những gì mà ta nói và làm được.
- Người ta cũng tổng kết: tôi nghe – tôi quên; tôi nhìn – tôi nhớ; tôi làm – tôi
hiểu.
Những số liệu trên cho thấy, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải
thông qua quá trình nghe – nhìn và thực hành. Muốn vậy, phải có phương tiện
(thiết bị, công cụ) để tác động và hỗ trợ.
Vai trò của thiết bị dạy học:
- Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó
hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của HS.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập.
- Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy học.
- Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được.
- Hơn nữa quan điểm học của thế kỉ 21 đó là: Học để biết, Học để làm, Học để
hoàn thiện, Học để chung sống.
 Yêu cầu người giáo viên phải biết cải tiến thường xuyên trong công việc
giảng dạy, người dạy có thể cải tiến và tập trung vào một trong những tiêu
chí sau:
- Vấn đề thực tiễn, thú vị mà học sinh sẽ giải quyết khi học
bài này là gì?
13
- Học sinh sẽ đạt được những tiêu chuẩn gì về kiến thức và
kỹ năng của thế kỷ 21?
- Giáo viên sẽ hướng dẫn những gì và học sinh sẽ trải qua
những bước nào để có thể tự giải quyết được vấn đề đặt ra
trong bài?
- Công nghệ giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động dạy
và học như thế nào và bằng phương thức tiếp cận gì?
- Thành công của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những
tiêu chuẩn nào?
4. bạnsuy nghĩ như thế nào để vận dụng các bước tổ chức dạy học vào 1
bài dạy được phân công? Kiểu dạy học và phương pháp dạy họ

ẽ

áp dụng là gì?
Trả lời:
 để vận dụng các bước tổ chức dạy học vào 1 bài được phân công trước tiên
phải vượt qua các lối mòn cản trở một giờ dạy học thành công:
- Giờ dạy không thành công là do ý thức học tập của học sinh chưa tốt, các em
nói chuyện riêng, không chú ý.
- Nghĩ “Thành công là để hạnh phúc”. Từ đó thụ động, không tìm thấy động
lực để sáng tạo.
- Dẫn dắt vào bài có thể có cũng được, không có cũng được
- Mình luôn đúng, hoàn hảo trước học sinh nên chỉ có mình đúng còn học sinh
có thể đúng hoặc có thể sai. Hoặc luôn coi các em như trẻ con.
- Nội dung kiến thức trình bày phải chính xác. Kết quả dẫn tới những đòi hỏi
cứng nhắc.
- Nội dung kiến thức cần phải cung cấp đầy đủ.
- Lấy kiến thức, hiểu biết của mình làm thước đo đánh giá học sinh.
14
 Để chọn kiểu dạy học và phương pháp dạy học tốt em cần biết một số cơ sở
căn bản để lựa chọn, mỗi bài, mỗi nội dung, mỗi hoàn cảnh…sẽ chọn một
phương pháp khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất:
- Chọn những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy
học
- Lựa chọn các PPDH tương thích với nội dung học tập
- Lựa chọn PPDH cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh
nghiệm sư phạm của giáo viên
+ Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các PPDH.
+ Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gây
hứng thú cho học sinh. Cần thay đổi PPDH sau 15, 20 phút.
+ Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà học sinh, giáo viên đã thành thạo.
- Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học
+ Ở đây đề cập đến PPDH diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật
chất, đặc biệt là thiết bị dạy học (TBDH). Đương nhiên là cần phải lựa chọn
PPDH phù hợp với điều kiện của nhà trường, của phòng thí nghiệm, của tình
trạng đang có.
+ Trong khuôn khổ điều kiện cho phép, cần chọn thứ tự ưu tiên khả năng tốt
nhất.
+ Các TBDH hiện đại không luôn đồng nghĩa với các TBDH đắt tiền. Tính
hiện đại của TBDH thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt yêu cầu
cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tư tưởng sư
phạm hiện đại.
khi tiến hành lựa chọn, lập kế hoạch các PPDH. Điều quan trọng nhất là cần xác
định lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể giúp học sinh:
- Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám phá.
15
- Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, theo
phương pháp khoa học.
- Học trong tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng
nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập.

16
Chủ đề 2
1. Thế nào là dạy học dùng lời(Talk Teaching)?
Trả lời: Phương pháp dạy học dùng lời có 2 phương pháp: phương pháp thuyết
trình và phương pháp vấn đáp (đàm thoại).
Phương pháp thuyết trình: là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của giáo
viên để trình bày một tài liệu mới Hoặc tổng kết những tri thức mà học sinh đã thu
lượm được một cách có hệ thống
 Phương pháp thuyết trình thể hiện dưới hình thức giảng giải, giảng thuật và diễn
giảng phổ thông.
+ Giảng thuật là một trong những phương pháp thuyết trình, trong đó có yếu tố
miêu tả, trần thuật. Giảng thuật không chỉ được sử dụng trong các môn khoa học
xã hội – nhân văn mà còn cả những bộ môn khoa học tự nhiên. Nó được sử dụng
khi miêu tả những thí nghiệm, hiện tượng hoặc trình bày cuộc đời và sự nghiệp của
nhà bác học lỗi lạc, những thành tựu nổi tiếng trong khoa học – công nghệ…
+ Giảng giải là phương pháp dạy học bằng việc dùng những luận cứ, số liệu để
chứng minh một sự kiện, hiện tượng, quy tắc, định lý, định luật, công thức, nguyên
tắc trong các môn học. Giảng giải chứa đựng các yếu tố phán đoán, suy lý nên có
nhiều khả năng phát triển tư duy logic của học sinh. Trong quá trình dạy học, giảng
giải thường kết hợp với giảng thuật.
+ Diễn giảng phổ thông là một trong những phương pháp thuyết trình nhằm trình
bày một vấn đề hoàn chỉnh có tính chất phức tạp, trừu tượng và khái quát trong
một thời gian tương đối dài (30-35 phút và hơn thế), chẳng hạn như trình bày các
17
trào lưu văn học ở một giai đoạn nào đó. Phương pháp này đối với việc dạy học ở
PTCS thường ít dùng so với giảng thuật và giảng giải. Khi dùng, nó thường kết
hợp với hai phương pháp kia.
 Phương pháp vấn đáp (đàm thoại): Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên
khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ
những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu
đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp
học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp
thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự
đánh giá việc lĩnh hội tri thức.
+ Phân loại: Tuỳ theo cơ sở để phân loại , nên có những phương pháp vấn đáp sau:
- Dựa vào mục đích dạy học mà phân ra vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp
tổng kết, vấn đáp kiểm tra.
Vấn đáp gợi mở là phương pháp giáo viên khéo léo đặt câu hỏi hoặc một chuỗi câu
hỏi nhằm dẫn dắt học sinh giải quyết một câu hỏi cơ bản, từ đó rút ra kết luận, nhờ
vậy mà họ lĩnh hội tri thức mới.
Vấn đáp củng cố là phương pháp giáo viên khéo léo đặt ra một câu hỏi hoặc hệ
thống câu hỏi nhằm giúp học sinh củng cố những tri thức cơ bản hoặc giúp họ mở
rộng, đào sâu những tri thức đã thu lượm được.
Vấn đáp tổng kết là phương pháp vấn đáp nhằm giúp học sinh khái quát, hệ thống
hoá những tri thức sau khi đã học một số bài, một chương, một bộ môn nhất định.

18
Vấn đáp kiểm tra là phương pháp vấn đáp nhằm kiểm tra những tri thức đã học, đã
được củng cố, khái quát, hệ thống hoá. Qua câu trả lời của học sinh mà giáo viên
có thể đánh giá và họ tự kiểm tra, tự đánh giá những tri thức đã được lĩnh hội một
cách kịp thời, nhanh gọn.
- Dựa vào tính chất nhận thức của học sinh mà phân ra vấn đáp giải thích, minh
hoạ, vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi – phát hiện.
Vấn đáp giải thích – minh hoạ là phương pháp mà giáo viên dặt ra những câu hỏi
đòi hỏi học sinh giải thích và nêu lên dẫn chứng để minh hoạ, làm sáng tỏ cho sự
giải thích của mình. Trong câu trả lời của học sinh không chỉ đòi hỏi nhớ lại nội
dung tri thức mà phải có sự cấu trúc lại tri thức để có sự suy luận cần thiết.
Vấn đáp tái hiện là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh
phải nhớ lại những tri thức đã học và vận dụng chúng để giải quyết những nhiệm
vụ học tập trong hoàn cảnh đã biết.
Vấn đáp tìm tòi – phát hiện là phương pháp mà giáo viên đặt ra những câu hỏi có
tính chất vấn đề gây cho học sinh gặp phải tình huống có vấn đề và qua đó họ có
nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết vấn đề đó.

19
2. nghệ thuật của sự diễn giải(The art of explaining) là gì? Ý nghĩa của nó
trong dạy học.
Trả lời:
 Làm cho đối tượng dễ hiểu:
- Dựa trên kiến thức đã có(Based on prior knowledge).
- Sử dụng câu hỏi (use questioning)
- Minh họa trực quan (visual representation)
 Làm cho đối tượng dễ ghi nhớ:
- Đơn giản hóa (simplyfy)
- Tập trung vào điểm chính (focus on key points)
- Nêu cấu trúc bài dạy (show the structure)
3. nghệ thuật của sự trình bày(The art of showing) là gì? Ý nghĩa của nó
trong dạy học.
Trả lời:
Có thể hiểu nghệ thuật của sự trình bày là thể hiện một kỹ năng hoặc khả năng về
chất: việc chứng minh ngầm được biểu diễn như thế nào cho người học thực hành,
thể hiện một kỹ năng hoặc khả năng trí tuệ: đưa ra những ví dụ mẫu cho học sinh
tham khảo.
Một cách tự nhiên nhất để học là bằng sự bắt chước, bởi vậy nghệ thuật trình bày
có ý nghĩa rất lớn trong công việc học tập, tiếp thu của học sinh.

20

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Mot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucMot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucLe Hang
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhQuách Đại Dương
 
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcBài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcTài liệu sinh học
 
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfMan_Ebook
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcDiu Diu
 
Giao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa họcGiao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa họcPe Tii
 
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa họcCác nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa họcDieu Dang
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương nataliej4
 
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương nataliej4
 
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáoĐặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáoTrang Le
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm nataliej4
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocDuy96
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Nguyễn Bá Quý
 
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su phamKe hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su phamtranvanat
 

Was ist angesagt? (20)

Mot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucMot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
 
Tieu luan hoa hoc day hoc kien tao
Tieu luan hoa hoc day hoc kien taoTieu luan hoa hoc day hoc kien tao
Tieu luan hoa hoc day hoc kien tao
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
 
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcBài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
 
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lực
 
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOTĐề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
 
Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...
Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...
Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...
 
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
 
Giao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa họcGiao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa học
 
Ly luan day hoc
Ly luan day hocLy luan day hoc
Ly luan day hoc
 
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa họcCác nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
 
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
 
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáoĐặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
 
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAYĐề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
 
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su phamKe hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
 

Andere mochten auch

Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ll pp-tdtt02
Ll pp-tdtt02Ll pp-tdtt02
Ll pp-tdtt02Phi Phi
 
Giáo dục học đại cương HK2 12-13
Giáo dục học đại cương HK2 12-13Giáo dục học đại cương HK2 12-13
Giáo dục học đại cương HK2 12-13tanphat08ly
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Hoa Phượng
 
BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)
BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)
BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)Châu Giang Nguyễn
 
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trìnhPhương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trìnhTruong Ho
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữenglishonecfl
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpToan Pham
 
Bài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảo
Bài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảoBài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảo
Bài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảoCassNấm93
 
[HANU] - Lý thuyết thể dục
[HANU] - Lý thuyết thể dục[HANU] - Lý thuyết thể dục
[HANU] - Lý thuyết thể dụcQuang Huy
 
Circular flowchart 4 stages powerpoint templates 0712
Circular flowchart 4 stages powerpoint templates 0712Circular flowchart 4 stages powerpoint templates 0712
Circular flowchart 4 stages powerpoint templates 0712SlideTeam.net
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiThao Vy
 

Andere mochten auch (16)

Ly luan day hoc
Ly luan day hocLy luan day hoc
Ly luan day hoc
 
Ly luan day hoc
Ly luan day hocLy luan day hoc
Ly luan day hoc
 
bai tap tuan 4
bai tap tuan 4bai tap tuan 4
bai tap tuan 4
 
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
 
Ll pp-tdtt02
Ll pp-tdtt02Ll pp-tdtt02
Ll pp-tdtt02
 
Giáo dục học đại cương HK2 12-13
Giáo dục học đại cương HK2 12-13Giáo dục học đại cương HK2 12-13
Giáo dục học đại cương HK2 12-13
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8
 
BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)
BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)
BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Vận động)
 
Slide báo cáo tốt nghiệp
Slide báo cáo tốt nghiệpSlide báo cáo tốt nghiệp
Slide báo cáo tốt nghiệp
 
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trìnhPhương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trình
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệp
 
Bài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảo
Bài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảoBài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảo
Bài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảo
 
[HANU] - Lý thuyết thể dục
[HANU] - Lý thuyết thể dục[HANU] - Lý thuyết thể dục
[HANU] - Lý thuyết thể dục
 
Circular flowchart 4 stages powerpoint templates 0712
Circular flowchart 4 stages powerpoint templates 0712Circular flowchart 4 stages powerpoint templates 0712
Circular flowchart 4 stages powerpoint templates 0712
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
 

Ähnlich wie Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1

tự nghiên cứu
tự nghiên cứutự nghiên cứu
tự nghiên cứuBe Love
 
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Võ Linh
 
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcNội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcVõ Linh
 
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại hieu anh
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Nguyễn Bá Quý
 
3. n i dung d tài
3. n i dung d  tài3. n i dung d  tài
3. n i dung d tàiVinh Hà
 
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Ha Pc
 
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viênTổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viênjackjohn45
 
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6Tran Dao
 
Kĩ Năng Giải Quyết Các Tình Huống Sư Phạm Trong Công Tác Giáo Dục Học Sinh Củ...
Kĩ Năng Giải Quyết Các Tình Huống Sư Phạm Trong Công Tác Giáo Dục Học Sinh Củ...Kĩ Năng Giải Quyết Các Tình Huống Sư Phạm Trong Công Tác Giáo Dục Học Sinh Củ...
Kĩ Năng Giải Quyết Các Tình Huống Sư Phạm Trong Công Tác Giáo Dục Học Sinh Củ...nataliej4
 
Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuMr K
 
Lyluandayhoc download copy
Lyluandayhoc download copyLyluandayhoc download copy
Lyluandayhoc download copyTuan Tran
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3Kenny Fox
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2transuong
 
Sotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgiaSotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgiaVu Han
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2gaunaunguyen
 

Ähnlich wie Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1 (20)

Nhom09
Nhom09Nhom09
Nhom09
 
tự nghiên cứu
tự nghiên cứutự nghiên cứu
tự nghiên cứu
 
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
 
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcNội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
 
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
 
3. n i dung d tài
3. n i dung d  tài3. n i dung d  tài
3. n i dung d tài
 
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
 
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viênTổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
 
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6
 
Kĩ Năng Giải Quyết Các Tình Huống Sư Phạm Trong Công Tác Giáo Dục Học Sinh Củ...
Kĩ Năng Giải Quyết Các Tình Huống Sư Phạm Trong Công Tác Giáo Dục Học Sinh Củ...Kĩ Năng Giải Quyết Các Tình Huống Sư Phạm Trong Công Tác Giáo Dục Học Sinh Củ...
Kĩ Năng Giải Quyết Các Tình Huống Sư Phạm Trong Công Tác Giáo Dục Học Sinh Củ...
 
Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuu
 
Lyluandayhoc download copy
Lyluandayhoc download copyLyluandayhoc download copy
Lyluandayhoc download copy
 
Pp2 co hien
Pp2 co hienPp2 co hien
Pp2 co hien
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
 
Sotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgiaSotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgia
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
 
Thu Hoạch Học Tập Môn Lý Luận Dạy Học Hiện Đại.docx
Thu Hoạch Học Tập Môn Lý Luận Dạy Học Hiện Đại.docxThu Hoạch Học Tập Môn Lý Luận Dạy Học Hiện Đại.docx
Thu Hoạch Học Tập Môn Lý Luận Dạy Học Hiện Đại.docx
 
Dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon
Dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbonDạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon
Dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon
 

Kürzlich hochgeladen

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 

Kürzlich hochgeladen (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM BỘ MÔN LÍ LUẬN DẠY HỌC 1 11/30/2013 NỘI DUNG: PHẦN TỰ NGHIÊN CỨU Báo Cáo Nhóm 1 GVHD :Ths.Lê Đức Long HVTH :Phạm Văn Giang Nguyễn Hữu Có Huỳnh Thị Thanh Ý Lớp :NVSP khóa 3
  • 2. Mục Lục Chủ đề 0 ........................................................................................................................................................ 2 1. Các tác nhân trong hệ thống dậy học có những đặc điểm gì?..................................................... 2 1.1 1.2 Thầy .......................................................................................................................................... 3 1.3 Trò ............................................................................................................................................ 3 1.4 2. Tri thức .................................................................................................................................... 2 Môi trường ............................................................................................................................... 4 Các thành tố cơ bản của dậy học bộ môn là gì? ........................................................................... 4 2.1 2.2 Động cơ: ................................................................................................................................... 5 2.3 Tri thức và phương pháp: ...................................................................................................... 6 2.4 3. Hoạt động và hoạt động thành phần: .................................................................................... 4 Sự phân bậc hoạt động: .......................................................................................................... 6 Trong các bước tổ chức dậy học trên lớp thì bước nào là quan trọng nhất. ............................. 7 3.1 3.2 4. Hướng đích và gợi động cơ..................................................................................................... 7 Làm việc với nội dung mới ..................................................................................................... 8 Hồ sơ bài dạy là gì? Bao gồm những gì? ....................................................................................... 9 Chủ đề 1 .................................................................................................................................................... 100 1. Who, What, và How trong mô hình dậy học mang ý nghĩa gì? .............................................. 100 2.Bạn có suy nghĩ gì về hiện trạng dạy Tin học ở nước ta hiện nay ............................................... 100 3. ? ........................................ 122 4. bạn suy nghĩ như thế nào để vận dụng các bước tổ chức dạy học vào 1 bài dạy được phân công? Kiểu dạy học và phương pháp dạy họ ẽ áp dụng là gì? ............................................. 144 Chủ đề 2 .................................................................................................................................................... 177 1. Thế nào là dạy học dùng lời(Talk Teaching)? .......................................................................... 177 2. nghệ thuật của sự diễn giải(The art of explaining) là gì? Ý nghĩa của nó trong dạy học. .... 200 3. nghệ thuật của sự trình bày(The art of showing) là gì? Ý nghĩa của nó trong dạy học........ 200 1
  • 3. Chủ đề 0 1. Các tác nhân trong hệ thống dậy học có những đặc điểm gì? Trả lời: Các tác nhân trong hệ thống dậy học bao gồm: Thầy (giáo viên), Trò (học sinh), Tri thức và Môi trường. Thầy Trò Môi trường Tri thức 1.1 Tri thức Mục tiêu của quá trình dạy học là học sinh làm chủ được tri thức. Tất nhiên tri thức phải được biến đổi từ tri thức khoa học đến tri thức chương trình rồi đến tri thức dạy học để học sinh nắm vững. Đây là quá trình chuyển hoá sư phạm. -Tri thức khoa học: những tri thức cần thiết trang bị cho học sinh ở từng lứa tuổi. -Tri thức chương trình: những tri thức khoa học được sàng lọc để trở thành những tri thức phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh -Tri thức dạy học: là tri thức chương trình được thể hiện trong mỗi lớp học với những đối tượng cụ thể. 2
  • 4. 1.2 Thầy - Đảm bảo sự thống nhất hài hoà giữa tính khoa học và tính sư phạm. - Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng. - Đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hoá. - Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức và yêu cầu phát triển. - Đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động điều khiển của Thầy và hoạt động học tập của Trò 1.3 Trò Riêng đối với trường THPT, cần chú ý đến các đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh THPT sau: - Tính chủ động trong quá trình nhận thức đã phát triển. - Tri giác có mục đích đã đạt mức khá cao. - Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo. - Tư duy lí luận trừu tượng, độc lập và phát triển khá. - Đã có óc phê phán trước các sự kiện. - Ý thức đối với học tập rõ hơn ở cấp dưới. - Hứng thú đối với các môn học đã phân hoá. - Bước đầu hình thành khuynh hướng nghề nghiệp. - Đối với học sinh Việt Nam: chưa có thói quen làm việc theo nhóm. 3
  • 5. 1.4 Môi trường Sự hiểu biết hệ thống dạy học và đặc biệt là hiểu biết việc học của học sinh đòi hỏi phải bổ sung vào yếu tố môi trường. Môi trường là hệ thống đối mặt với người học, những đối tượng mà học sinh tiếp xúc nhằm đi tới việc làm chủ kiến thức. Môi trường không chỉ đơn thuần là điều kiện vật chất, môi trường học tập, ảnh hưởng khách quan bên ngoài, mà còn là các tình huống có vấn đề cần giải quyết do Thầy đặt ra, các tình huống thực tế liên quan đến công việc, đời sống hàng ngày mà học sinh phải đối mặt giải quyết, ... 2. Các thành tố cơ bản của dậy học bộ môn là gì? Trả lời: Các thành tố cơ bản của bộ môn dậy học là:  Hoạt động và hoạt động thành phần.  Động cơ  Tri thức và tri thức phương pháp  Sự phân bậc hoạt động 2.1 Hoạt động và hoạt động thành phần: Xuất phát từ một nội dung dạy học (tri thức chương trình), trước hết cần phát hiện những hoạt động tương thích với nó, thông qua các ví dụ minh hoạ, dẫn chứng thực tiễn gắn liền với học sinh. Các hoạt động này sẽ góp phần đem lại kết quả là giúp học sinh lĩnh hội kiến thức hoặc vận dụng được nội dung muốn truyền đạt. 4
  • 6. Trong việc phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung, cần xem xét những dạng hoạt động khác nhau như: -Nhận dạng và thể hiện: là hai dạng hoạt động theo chiều hướng trái ngược Nhau -Nhận dạng một quy trình: là phát hiện xem một dãy tình huống, thao tác có phù hợp với một quy trình đã biết hay không ? -Những hoạt động trí tuệ chung: trong học tập bộ môn, học sinh còn phải tiến hành những hoạt động trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự hoá, trừu tượng hoá, hệ thống hoá, khái quát hoá, … được gọi là hoạt động trí tuệ chung. -Những hoạt động ngôn ngữ: được tiến hành khi học sinh được yêu cầu phát biểu, giải thích, trình bày phương pháp, quy trình 2.2 Động cơ: Một điều rất quan trọng trong quá trình dạy học bộ môn là học sinh cần phải học tập một cách tự giác và hứng thú. Điều này đòi hỏi học sinh phải có ý thức về những mục đích cần đạt trong việc học và tạo được động lực bên trong để thúc đẩy bản thân mình tiến hành những hoạt động để đạt được mục đích đó. Để làm được như vậy sẽ phải thực hiện ngay trong quá trình dạy học thông qua việc gợi động cơ và hướng đích. 5
  • 7. 2.3 Tri thức và phương pháp: Các dạng khác nhau của tri thức Người ta thường phân biệt các dạng khác nhau của tri thức sau đây: • Tri thức sự vật, thường là một khái niệm, một câu lệnh, … • Tri thức phương pháp, là tri thức về phương pháp tiến hành giải quyết một loại nhiệm vụ nào đó (tri thức về phương pháp giải quyết vấn đề). • Tri thức chuẩn, liên quan với những chuẩn mực nhất định, ví dụ quy cách trình bày, quy cách lập trình khi viết một chương trình mang tính cấu trúc như trong NNLT Pascal. • Tri thức giá trị, đó là những mệnh đề đánh giá 2.4 Sự phân bậc hoạt động: Giáo viên lợi dụng sự phân bậc để điều khiển quá trình dạy học theo những hướng sau đây: • Chính xác hoá mục đích yêu cầu. • Tuần tự nâng cao yêu cầu đối với học sinh trong quá trình dạy học. • Tạm thời hạ thấp yêu cầu khi cần thiết. 6
  • 8. 3. Trong các bước tổ chức dậy học trên lớp thì bước nào là quan trọng nhất. Trả lời: Các bước tổ chức dậy học trên lớp gồm: -Đặt vấn đề -Phát biểu vấn đề -Giải quyết vấn đề -Vận dụng Bước quan trọng nhất là Giải quyết vấn đề bao gồm: Hướng đích-gợi động cơ và làm việc với nội dung mới. 3.1 Hướng đích và gợi động cơ Chức năng này đã được trình bày trong phần những thành tố cơ bản của quá trình dạy học, cần bổ sung thêm một số điểm sau: -Thầy cần bao quát cả mục đích toàn bộ (chương trình học) lẫn mục đích bộ phận (bài học cụ thể), cả mục đích lâu dài (cấp học, giáo dục con người) lẫn mục đích cụ thể trước mắt (lớp học). -Thầy cần tránh một số sai lầm của chủ nghĩa hình thức khi hướng đích. Hai trường hợp sau đây đáng được lưu ý: -Việc sử dụng từ ngữ, thuật ngữ mà học sinh chưa hiểu, hoặc chưa được biết 7
  • 9. qua trong khi hướng đích sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. -Việc hướng đích cũng sẽ ít hiệu quả nếu như không làm cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa mục đích đặt ra với tri thức mà họ đã có (tri thức đã biết). Bản chất của việc hướng đích là dẫn dắt người học đi từ giới hạn của điều đã biết chuyển sang điều chưa biết. -Thầy cần chú ý không phải chỉ gợi động cơ cho những hoạt động hoặc chủ đề cụ thể, như tìm giải thuật sắp xếp mảng một chiều theo thứ tự tăng dần, hình thành thủ tục nhập/xuất, hàm xử lí, … mà còn có cả những hoạt động, những phương thức làm việc có tác dụng lâu dài như khái quát hoá, hệ thống hoá, quy lạ về quen, -Đồng thời với việc gợi động cơ xuất phát từ những yêu cầu cụ thể trong hoạt động học tập còn có những khả năng gợi động cơ xuất phát từ yêu cầu của xã hội, từ nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ quốc, ... Những khả năng này ngày càng phát triển theo lứa tuổi và theo cấp học. 3.2 Làm việc với nội dung mới Chức năng này được gọi là “Làm việc với nội dung mới” chứ không gọi là “Giảng bài mới” để tránh sự hiểu lầm nguy hiểm là chỉ có “Thầy nói, Trò nghe”. Việc thực hiện chức năng này nên diễn ra như sau: -Thầy tạo những tình huống gợi ra những hoạt động tương thích với nội dung vàmục đích dạy học (mục tiêu bài học). 8
  • 10. - Trò hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, có sự giao lưu giữa những thành viên trong tập thể (trò với trò, trò với thầy). - Thầy có tác động điều chỉnh, chẳng hạn giúp đỡ học sinh vượt qua những khókhăn bằng cách phân tích một hoạt động thành những thành phần đơn giản hơn, hoặc cung cấp cho học sinh một số tri thức phương pháp và nói chung là điều chỉnh mức độ khó khăn của nhiệm vụ dựa vào sự phân bậc hoạt động. - Thầy giúp Trò xác nhận lại những kiến thức đã đạt được trong quá trình hoạt động (thể thức hoá), đưa ra những bình luận cần thiết để học trò hiểu kiến thức đó một cách sâu sắc, đầy đủ hơn. 4. Hồ sơ bài dạy là gì? Bao gồm những gì? Trả lời: Hồ sơ bài dạy là sự chuẩn bị để giảng dạy bao gồm: -Mục tiêu của bài + chuẩn kiến thức - Hệ thống hoá kiến thức và kỹ năng cơ bản: đã biết(đã học) và khả năng biết về chủ đề sắp học -Điểm khó, điểm quan trọng của bài dạy -Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ GV và HS 9
  • 11. Chủ đề 1 1. Who, What, và How trong mô hình dậy học mang ý nghĩa gì? Trả lời: -Who: chúng ta phải xác định dược đối tượng tiếp nhận thông tin là ai? Với trình độ như thế nào? Nếu là một học sinh ở vùng xâu vùng xa, khái niệm Tin học là một khái niệm mới, hoàn toàn chưa biết gì thì người giáo viên phải có trách nhiệm dậy cho học sinh tiếp nhận được lượng kiến thức chuẩn đặt ra. Nếu là 1 học sinh ở thành phố, đã rất quen thuộc với môn Tin thì yêu cầu sẽ cao hơn, dậy kiến thức cao hơn nhưng trong phạm vi học sinh đó hiểu được. Xác định được điều này giúp học sinh tránh tình trạng không hứng thú với môn học vì khó quá hay dễ quá. -What: xác định những điểm cần lưu ý trong bài học,cần nhấn mạnh, những điểm khó… -How: Làm thế nào để giờ học hiệu quả? Làm thế nào để giờ dậy hấp dẫn 2. Bạ n có suy nghĩ gì về hiệ n trạng dạ y Tin học ở nước ta hiện nay Trả lời: Chúng ta đã và đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách mạng khoa học công nghệ (KHCN) và cách mạng xã hội. Những cuộc cách mạng này đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI. Công nghệ thông tin (Information Technology – IT) là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng KHCN hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết 10
  • 12. các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khỏc… Trong giáo dục – đào tạo, IT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên việc dậy Tin học trong các trường học chưa được quan tâm. Đa số mọi người còn có suy nghĩ: “Tin học là môn không thi tốt nghiệp cũng như không thi đại học” cho nên môn Tin học không được xem trọng. Bên cạnh đó, môn Tin học là môn đòi hỏi người học muốn học tốt môn này cần có trang thiết bị là Máy tính. Với một số tiền lớn để đầu tư phòng máy thì nhiều trường không đáp ứng được nên việc học chỉ mang tính chất lý thuyết, điều này làm giảm hứng thú học môn Tin đối với các em học sinh. Bên cạnh đó, nước ta cũng là một nước đang phát triển, điều kiện kinh tế còn kém, nhất là ở các vùng sâu vùng xa, đời sống dân trí kém việc triển khai dậy Tin học là một việc rất khó. Thấy được rõ lợi ích của môn Tin học, nên ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội… nhiều trường THPT đã đầu tư môn Tin học rất nhiều: mua máy tính cho học sinh thực hành, tăng số tiết học lên, nâng cao thiết bị dậy học, đầu tư máy chiếu. Và đã đưa Tin học vào dậy học dự án. Dạy học dự án (còn gọi là đưa dự án vào trong việc dạy học) là một hình thức dạy học mà giáo viên sử dụng nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tích hợp được nhiều kỹ năng, nhiều kiến thức liên quan trong một bài học, một chương, thậm chí là cả một chương trình học. Điều này cho thấy, môn Tin học ngày càng được chú ý hơn trong chương trình giáo dục. 11
  • 13. 3. ? Trả lời: Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục-đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy Mục tiêu Nội dung Phương pháp HS GV TBDH cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng. nếu xét về phương diện nhận thức thì thiết bị dạy và học vừa là “trực quan sinh động”, vừa là “phương tiện” để nhận thức và đôi khi còn là “đối tượng” chứa nội dung cần nhận thức. Nghiên cứu về vai trò của thiết bị dạy và học, người ta còn dựa trên vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra rằng: 12
  • 14. - Tỉ lệ kiến thức thu nhận được qua các giác quan theo tỉ lệ: 1% qua nếm, 1,5% qua sờ; 3,5% qua ngửi, 11% qua nghe, 83% qua nhìn. - Tỉ lệ kiến thức nhớ được khi học: 20% qua những gì mà ta nghe được; 30% qua những gì mà ta nhìn được; 50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được; 80% qua những gì mà ta nói được; 90% qua những gì mà ta nói và làm được. - Người ta cũng tổng kết: tôi nghe – tôi quên; tôi nhìn – tôi nhớ; tôi làm – tôi hiểu. Những số liệu trên cho thấy, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải thông qua quá trình nghe – nhìn và thực hành. Muốn vậy, phải có phương tiện (thiết bị, công cụ) để tác động và hỗ trợ. Vai trò của thiết bị dạy học: - Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của HS. - Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập. - Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy học. - Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được. - Hơn nữa quan điểm học của thế kỉ 21 đó là: Học để biết, Học để làm, Học để hoàn thiện, Học để chung sống.  Yêu cầu người giáo viên phải biết cải tiến thường xuyên trong công việc giảng dạy, người dạy có thể cải tiến và tập trung vào một trong những tiêu chí sau: - Vấn đề thực tiễn, thú vị mà học sinh sẽ giải quyết khi học bài này là gì? 13
  • 15. - Học sinh sẽ đạt được những tiêu chuẩn gì về kiến thức và kỹ năng của thế kỷ 21? - Giáo viên sẽ hướng dẫn những gì và học sinh sẽ trải qua những bước nào để có thể tự giải quyết được vấn đề đặt ra trong bài? - Công nghệ giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động dạy và học như thế nào và bằng phương thức tiếp cận gì? - Thành công của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn nào? 4. bạnsuy nghĩ như thế nào để vận dụng các bước tổ chức dạy học vào 1 bài dạy được phân công? Kiểu dạy học và phương pháp dạy họ ẽ áp dụng là gì? Trả lời:  để vận dụng các bước tổ chức dạy học vào 1 bài được phân công trước tiên phải vượt qua các lối mòn cản trở một giờ dạy học thành công: - Giờ dạy không thành công là do ý thức học tập của học sinh chưa tốt, các em nói chuyện riêng, không chú ý. - Nghĩ “Thành công là để hạnh phúc”. Từ đó thụ động, không tìm thấy động lực để sáng tạo. - Dẫn dắt vào bài có thể có cũng được, không có cũng được - Mình luôn đúng, hoàn hảo trước học sinh nên chỉ có mình đúng còn học sinh có thể đúng hoặc có thể sai. Hoặc luôn coi các em như trẻ con. - Nội dung kiến thức trình bày phải chính xác. Kết quả dẫn tới những đòi hỏi cứng nhắc. - Nội dung kiến thức cần phải cung cấp đầy đủ. - Lấy kiến thức, hiểu biết của mình làm thước đo đánh giá học sinh. 14
  • 16.  Để chọn kiểu dạy học và phương pháp dạy học tốt em cần biết một số cơ sở căn bản để lựa chọn, mỗi bài, mỗi nội dung, mỗi hoàn cảnh…sẽ chọn một phương pháp khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất: - Chọn những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học - Lựa chọn các PPDH tương thích với nội dung học tập - Lựa chọn PPDH cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên + Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các PPDH. + Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh. Cần thay đổi PPDH sau 15, 20 phút. + Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà học sinh, giáo viên đã thành thạo. - Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học + Ở đây đề cập đến PPDH diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật chất, đặc biệt là thiết bị dạy học (TBDH). Đương nhiên là cần phải lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện của nhà trường, của phòng thí nghiệm, của tình trạng đang có. + Trong khuôn khổ điều kiện cho phép, cần chọn thứ tự ưu tiên khả năng tốt nhất. + Các TBDH hiện đại không luôn đồng nghĩa với các TBDH đắt tiền. Tính hiện đại của TBDH thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tư tưởng sư phạm hiện đại. khi tiến hành lựa chọn, lập kế hoạch các PPDH. Điều quan trọng nhất là cần xác định lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể giúp học sinh: - Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám phá. 15
  • 17. - Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, theo phương pháp khoa học. - Học trong tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập. 16
  • 18. Chủ đề 2 1. Thế nào là dạy học dùng lời(Talk Teaching)? Trả lời: Phương pháp dạy học dùng lời có 2 phương pháp: phương pháp thuyết trình và phương pháp vấn đáp (đàm thoại). Phương pháp thuyết trình: là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của giáo viên để trình bày một tài liệu mới Hoặc tổng kết những tri thức mà học sinh đã thu lượm được một cách có hệ thống  Phương pháp thuyết trình thể hiện dưới hình thức giảng giải, giảng thuật và diễn giảng phổ thông. + Giảng thuật là một trong những phương pháp thuyết trình, trong đó có yếu tố miêu tả, trần thuật. Giảng thuật không chỉ được sử dụng trong các môn khoa học xã hội – nhân văn mà còn cả những bộ môn khoa học tự nhiên. Nó được sử dụng khi miêu tả những thí nghiệm, hiện tượng hoặc trình bày cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học lỗi lạc, những thành tựu nổi tiếng trong khoa học – công nghệ… + Giảng giải là phương pháp dạy học bằng việc dùng những luận cứ, số liệu để chứng minh một sự kiện, hiện tượng, quy tắc, định lý, định luật, công thức, nguyên tắc trong các môn học. Giảng giải chứa đựng các yếu tố phán đoán, suy lý nên có nhiều khả năng phát triển tư duy logic của học sinh. Trong quá trình dạy học, giảng giải thường kết hợp với giảng thuật. + Diễn giảng phổ thông là một trong những phương pháp thuyết trình nhằm trình bày một vấn đề hoàn chỉnh có tính chất phức tạp, trừu tượng và khái quát trong một thời gian tương đối dài (30-35 phút và hơn thế), chẳng hạn như trình bày các 17
  • 19. trào lưu văn học ở một giai đoạn nào đó. Phương pháp này đối với việc dạy học ở PTCS thường ít dùng so với giảng thuật và giảng giải. Khi dùng, nó thường kết hợp với hai phương pháp kia.  Phương pháp vấn đáp (đàm thoại): Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức. + Phân loại: Tuỳ theo cơ sở để phân loại , nên có những phương pháp vấn đáp sau: - Dựa vào mục đích dạy học mà phân ra vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra. Vấn đáp gợi mở là phương pháp giáo viên khéo léo đặt câu hỏi hoặc một chuỗi câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh giải quyết một câu hỏi cơ bản, từ đó rút ra kết luận, nhờ vậy mà họ lĩnh hội tri thức mới. Vấn đáp củng cố là phương pháp giáo viên khéo léo đặt ra một câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh củng cố những tri thức cơ bản hoặc giúp họ mở rộng, đào sâu những tri thức đã thu lượm được. Vấn đáp tổng kết là phương pháp vấn đáp nhằm giúp học sinh khái quát, hệ thống hoá những tri thức sau khi đã học một số bài, một chương, một bộ môn nhất định. 18
  • 20. Vấn đáp kiểm tra là phương pháp vấn đáp nhằm kiểm tra những tri thức đã học, đã được củng cố, khái quát, hệ thống hoá. Qua câu trả lời của học sinh mà giáo viên có thể đánh giá và họ tự kiểm tra, tự đánh giá những tri thức đã được lĩnh hội một cách kịp thời, nhanh gọn. - Dựa vào tính chất nhận thức của học sinh mà phân ra vấn đáp giải thích, minh hoạ, vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi – phát hiện. Vấn đáp giải thích – minh hoạ là phương pháp mà giáo viên dặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh giải thích và nêu lên dẫn chứng để minh hoạ, làm sáng tỏ cho sự giải thích của mình. Trong câu trả lời của học sinh không chỉ đòi hỏi nhớ lại nội dung tri thức mà phải có sự cấu trúc lại tri thức để có sự suy luận cần thiết. Vấn đáp tái hiện là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ lại những tri thức đã học và vận dụng chúng để giải quyết những nhiệm vụ học tập trong hoàn cảnh đã biết. Vấn đáp tìm tòi – phát hiện là phương pháp mà giáo viên đặt ra những câu hỏi có tính chất vấn đề gây cho học sinh gặp phải tình huống có vấn đề và qua đó họ có nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết vấn đề đó. 19
  • 21. 2. nghệ thuật của sự diễn giải(The art of explaining) là gì? Ý nghĩa của nó trong dạy học. Trả lời:  Làm cho đối tượng dễ hiểu: - Dựa trên kiến thức đã có(Based on prior knowledge). - Sử dụng câu hỏi (use questioning) - Minh họa trực quan (visual representation)  Làm cho đối tượng dễ ghi nhớ: - Đơn giản hóa (simplyfy) - Tập trung vào điểm chính (focus on key points) - Nêu cấu trúc bài dạy (show the structure) 3. nghệ thuật của sự trình bày(The art of showing) là gì? Ý nghĩa của nó trong dạy học. Trả lời: Có thể hiểu nghệ thuật của sự trình bày là thể hiện một kỹ năng hoặc khả năng về chất: việc chứng minh ngầm được biểu diễn như thế nào cho người học thực hành, thể hiện một kỹ năng hoặc khả năng trí tuệ: đưa ra những ví dụ mẫu cho học sinh tham khảo. Một cách tự nhiên nhất để học là bằng sự bắt chước, bởi vậy nghệ thuật trình bày có ý nghĩa rất lớn trong công việc học tập, tiếp thu của học sinh. 20