SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 19
ĐỀ CƯƠNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ
Câu 1: Mục tiêuđiều trị viêm loét dạ dày tá tràng, kể tên các nhóm thuốc sử dụng
để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng?
 Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:
- Giảm triệu chứng (đau vùng thượng vị có chu kỳ, biến chứng: chảy máu ổ loét, nôn ra
máu, đi ngoài phân đen, thủng ổ loét gây viêm phúc mạc)
- Làm liền sẹo
- Tránh tái phát
 Các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:
Có 4 nhóm thuốc điều trị chính:
- Kháng acid (antacid): Maalox, Phosphalugel, Gastropulgit
- Chống tăng tiết acid
+ Kháng H2: Cimetidin, Ranitidin
+ Ức chế bơm proton: Omeprazol, Lansoprazol
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucrafat, Misoprostol, Bismuth
- Diệt HP: Kháng sinh Clarithromycin, Metronidazol
Câu 2+3+4: Trình bày một số lưu ý khi sử dụng thuốc antacid, ức chế bơm proton,
kháng histamin H2 trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng?
Nhóm
thuốc
Tác dụng Thuốc Lưu ý
Antacid Làm giảm
nồng độ HCl
có sẵn trong
dịch vị xuống
đến mức
Thuốc hay dùng là
muối hydroxyd
của nhôm hay
magnesi:
Phosphalugel,
1. Dạng viên nén, cốm, cần nhai kĩ 
tăng diện tiếp xúc
2. Nên uống 4 lần/ngày: 1-3h sau bữa
chính + 1 lần trc khi ngủ hoặc khi đau
không còn gây
hại. Trung hòa
acid dư thừa
Maalox (Al + Mg
hydroxyd),
Gastropulgite
(uống sau ăn dễ trung hòa acid dư
thừa)
3. Uống xa các loại thuốc khác ít nhất
2 giờ  tránh tương tác làm giảm hấp
thu thuốc khác
4. Tránh dùng các thuốc chứa Al lâu
dài do làm giảm lượng phosphat trong
máu dễ gây nhuyễn xương. Muối Al
dễ gây táo bón, muối Mg dễ gây tiêu
chảy
K nên dùng các thuốc trung hòa quá
mạnh (NaHCO3) và kéo dài có thể
gây ra hiệu ứng bật lại và hấp thu
nhiều Na+ (do giải phóng CO2 gây tức
bụng)
Ức chế
bơm
proton
Bơm proton
chi phối việc
trao đổi ion ở
màng tiết dịch
của tb viền
vùng đáy dạ
dày  ức chế
tiết H+
Omeprazol,
Lansoprazol,
Esomeprazol
(Nexium)
1. Bị phân hủy ở mt acid  bào chế
dạng bao tan trong ruột
2. Liều duy nhất 30ph trướcc ăn sáng,
không nhai viên thuốc, Cmax trùng
với đỉnh bài tiết acid (bơm ở dạng
hoạt động)
3. Dùng diệt HP: 2 lần/ngày cùng với
KS
4. t1/2 ngắn nhưng thời gian tác động
dài (24h) do ức chế bơm không
thuận nghịch, sau 3-4 ngày mới đạt
td tối đa.
K cần giảm liều trong suy thận.
Kháng
histamin
H2
Không cho
histamin gắn
vào thụ thể H2
ở tb viền  ức
chế tb viền tiết
HCl
Cimetidin,
Ranitidin,
Famotidin,
Nizatidin
1. Nên uống vào buổi tối (TD giảm
tiết H+ mạnh vào ban đêm). Có thể
dùng 2 lần/ngày hoặc tổng liều trước
khi ngủ
2. Cimetidin ức chế mạnh Cyt 450
(tương tác có thể làm tăng hoạt tính
một số thuốc: Nifedipin, Theophylin,
…) và kháng androgen  gây liệt
dương nếu dùng kéo dài
3. Các thuốc trong nhóm ít tương tác
này hơn (ranitidin) hoặc không
(famotidin, nizatidin)
Thận trọng người suy gan, thận,
PNCT, PN cho con bú
Câu 5: Cho biết các kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
do HP? Cho ví dụ về một phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do HP
 Các kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm HP:
Tetracyclin, Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol
Do HP kháng nhiều loại kháng sinh nên cần thiết phải dùng từ 2 kháng sinh kết hợp
với nhóm thuốc PPI hỗ trợ tiêu diệt HP và theo đúng phác đồ điều trị
 Ví dụ về phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm HP:
Amoxicillin (2 viên/ngày)
PPI (2 lần/ngày)
Clarithromycin (2 viên/ngày)
Dùng đều đặn trong vòng 7 – 14 ngày
Câu 6: Trình bày nguyên tắc điều trị hen phế quản: Cắt cơn và điều trị dự phòng
- Chống co thắt phế quản
- Chống viêm, giảm viêm
- Thở oxy nếu cần
- Việc sử dụng thuốc cắt cơn là giải pháp tình thế còn việc sử dụng thuốc dự phòng
hàng ngày sẽ giúp kiểm soát hen. Lập kế hoạch kiểm soát hen lâu dài để duy trì chức
năng hô hấp bình thường hoặc tối ưu và đảm bảo bệnh nhân có sinh hoạt bình thường
về tinh thần và thể chất
Câu 7: Mục tiêuđiều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
- Làm chậm sự suy giảm chức năng phổi
- Làm giảm các triệu chứng (khó thở, ho,…)
- Cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân
Bước quan trọng nhất trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là phải
ngừng hút thuốc vì hút thuốc làm gia tăng sự suy giảm chức năng phổi. Ngừng hút
thuốc sẽ giúp đưa được chức năng phổi trở về bình thường nếu bệnh nhân còn trẻ và
mắc bệnh ở mức độ nhẹ và vừa. Tuy nhiên, ở bất kỳ lứa tuổi nào thì sự chấm dứt hút
thuốc cũng giúp bệnh nhân COPD hưởng lợi vì giảm tần suất mắc bệnh và tỉ lệ tử
vong
Câu 8: Trình bày các nhóm thuốc dùng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
 Thuốc giãn phế quản
- Thuốc kháng cholinergic (anticholinergic):
o Tác dụng: Phong bế thụ thể cholinergic => giãn tổ chức cơ hô hấp và mở rộng
thông khí
o Là thuốc điều trị quan trọng với bệnh nhân COPD, dùng để điều trị duy trì, giảm
đợt cấp tính
o Tác dụng 4 – 6 giờ, sử dụng 4 lần/ngày
o Tác dụng phụ: gây ho và bồn chồn
o Được ưu tiên dùng ở dạng aerosol, bình xịt định liều
o Thuốc thường dùng:
+ ATROVENT (Ipratropium Bromide đơn độc)
+ COMBIVENT (Ipratropium Bromide kết hợp Albuterol Sulfate)
- Các chất đồng vận 𝜷𝟐 (𝜷𝟐-agonist)
o Kích thích thụ thể 𝛽2-adrenergic => giãn đường dẫn khí
+ Loại tác dụng ngắn: Thuốc cắt cơn khi bệnh nhân có đợt khó thở cấp. Phổ biến
nhất là Albuterol với tác dụng phụ là run, hồi hộp, căng thẳng, tim đập nhanh
+ Loại tác dụng dài: Dùng cho bệnh nhân có cơn hen về đêm do có tác dụng 12 giờ.
Tác dụng phụ là ho, viêm hầu họng, đau đầu.
o Dạng xịt (aerosol) được ưu tiên
o Có thể phối hợp các thuốc cùng nhóm hoặc phối hợp cùng nhóm cholinergic nếu sử
dụng thuốc đơn đọc không cho hiệu quả
- Theophylin
o Dẫn chất xanthin, trên cơ trơn hô hấp có tác dụng làm giãn cơ, giảm mỏi cơ và tăng
hoạt động của cơ.
o Thường dùng đường uống, có tác dụng tốt, đặc biệt là ở BN bị co thắt phế quản
nặng
o Phạm vi điều trị hẹp, nhiều TDKMM lên các bộ phận của cơ thể như TKTW và cơ
tim
 Corticosteroid
- Corticosteroidtrong điều trị COPD chỉ có vai trò thứ yếu và dành cho những BN
không thể kiểm soát bằng thuốc giãn phế quản.
- Khi sử dụng corticosteroiddạng uống đạt hiệu quả phải giảm ngay liều và duy trì ở
mức liều thấp nhất có tác dụng, sau đó chuyển sang dạng xịt
- Các TDKMM thường gặp: nhiễm trùng đường hô hấp trên, đau đầu, viêm họng
 Kháng sinh
Đường dùng trong cơn cấp do nhiễm VK đường hô hấp với các dấu hiệu như sốt, ho
nhiều và có đờm đặc
Câu 9: Kể tên các nhóm thuốc thường dùng trong điều trị hen FQ? Cho ví dụ? Các
lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc này?
 Thuốc cắt cơn hen:
- Có 2 nhóm thuốc hay dùng là:
o Theophylin và dẫn chất: gây giãn cơ trơn PQ trực tiếp do ức chế enzym
phosphodiesterase, ngoài ra còn có cả td giảm viêm
o Các chất kích thích thụ thể β2- adrenergic (salbutamol và dẫn chất): gây giãn cơ
trơn PQ gián tiếp thông qua k/thích thụ thể β2-adrenergic.
- Lựa chọn đường dùng thuốc trong đtrị cắt cơn hen:
Dạng dùng Ưu điểm Lưu ý khi sd Một số chế phẩm
Khí dung:
đưa thẳng
vào đường
hô hấp qua
miệng
- Phát huy hiệu quả
nhanh
- Giảm ADR so với
uống và tiêm: loét
đường tiêu hóa, chảy
máu, suy thượng thận,
Cushing,...
- Tùy loại thuốc: có td
từ 3-5h
Có nhiều cách phun:
- Dạng bình xịt định liều
(MDI) cần hướng dẫn BN
tuân thủ từng bước
- Chú ý liều lượng xịt/ lần
và 24h
- Dạng bột xịt (DPI) dễ
gây ho
- Liều kê cho máy phun
mù cao hơn MDI
- Td nhanh và ngắn
(SABA): salbutamol
dạng viên hoặc bình
xịt định liều,
terbutalin, fenoterol
dạng MDI
- Td kéo dài:
salmeterol,
formeterol dạng bột
xịt td kéo dài 121h
Uống (chú
ý
Theophylin)
- Sử dụng đơn giản
- Td chậm hơn nhưng
kéo dài hơn dạng khí
dung
-CP dạng td kéo dài
hạn chế td phụ
- Theophylin là thuốc có
phạm vi đtrị hẹp (liều đtrị
15-18 mg/ml, liều độc ≥
20mg/ml) nên dễ gây quá
liều cả đường uống và
tiêm (chú ý tương tác với
các thuốc ức chế men gan:
ery, cime,...)
- Theophylin viên
nén kinh điển
- Theostat,
Theolair...viên
TDKD
- Salbutamol viên
nén
Tiêm - Phù hợp với cơn co
thắt PQ nặng
- TD nhanh
- Tính toán để tránh quá
liều
- Sau khi cắt cơn nên
chuyển sang dạng uống
- Diaphylin
(Theophylin): tiêm
TM
- Salbutamol,
terbutalin: Tiêm TM
hoặc dưới da
 Thuốc dự phòng:
- Các corticosteroid:
o Giúp làm giảm viêm, giảm tính kích thích của khí quản và giảm các tổn thương
viêm do hen gây ra  giảm số cơn hen
o Dạng uống và tiêm TM: CĐ đtrị cơn hen nặng cấp tính
 Lưu ý khi sd: dẫn chất corticoidcó nhiều td phụ, dạng khí dung có td trực tiếp
lên cơ trơn phế nang nên ít ảnh hưởng hơn dạng uống và tiêm
o Dạng khí dung (aerosol): td trực tiếp nên cơ trơn phế nang  giảm viêm đường
dẫn khí, giảm đc td toàn thân ngăn ngừa tổn thương đường dẫn khí khi bị HPQ lâu
ngày.
 Một số thuốc thường dùng: beclomethason, budesonid, Fluticason propionat +
salmeterol xinafoat
- Thuốc bảo vệ tế bào Mast:
o Là thuốc có td làm ổn định màng tbao Mast và các tế bào viêm khác để dự phòng
hen thay thế corticoid, đặc biệt có hiệu quả trong phòng cơn hen do gắng sức
o Td chống viêm nhẹ, giãn PQ yếu
o Một số chế phẩm: cromolyn (Cromoglycat natri), Tilode (Nedocromil Natri) dạng
khí dung
 Ngoài ra còn có phương pháp bổ trợ: thuốc ho, thở oxy, bù nước khi cần
Câu 10: Trình bày nguyên tắc điều trị bệnh tăng huyết áp
- Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày,
điều trị lâu dài
- Cần đưa HA về mức “HA mục tiêu” và giảm tối đa nguy cơ tim mạch
- “HA mục tiêu” cần đạt là <140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh có thể dung
nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì HA mục tiêu cần đạt là
130/80mmHg. Khi điều trị đã đạt HA mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị
lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.
- Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích nhưng không
nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình
huống cấp cứu.
Câu 11: Trình bày nguyên tắc sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp?
- Lợi ích cơ bản của liệu pháp điều trị tăng HA là do bản thân sự hạ HA đem lại
- 5 nhóm thuốc điều trị tăng HA cơ bản là: Lợi tiểu Thiazid, Chẹn kênh Calci, Ức chế
men chuyển dạng Angiotensin, Đối kháng thụ thể Angiotensin và Chẹn beta giao
cảm; đều có thể lựa chọn để điều trị khởi đầu hoặc điều trị duy trì, đơn độc hoặc phối
hợp trên bệnh nhân. Các thuốc chẹn beta giao cảm, đặc biệt khi phối hợp với lợi tiểu
Thiazid, không nên lựa chọn cho các bệnh nhân có hội chứng chuyển hoá hoặc bệnh
nhân có nguy cơ cao đái tháo đường.
- Việc nhấn mạnh đến loại thuốc nào được chọn đầu tay không có nhiều ý nghĩa do
phần lớn bệnh nhân phải phối hợp thuốc. Tuy nhiên, cần lưu ý đến tình trạng lâm sàng
của từng bệnh nhân vì hiện nay có nhiều chứng cứ ủng hộ cho việc ưu tiên lựa chọn
nhóm thuốc này hơn là nhóm thuốc khác trong từng điều kiện cụ thể.
- Trong phạm vi của các thuốc hiện có, việc chọn thuốc nào/phối hợp nào và tránh
thuốc nào sẽ chịu ảnh huởng của nhiều yếu tố, bao gồm:
+ Kinh nghiệm sử dụng nhóm thuốc đó trên bệnh nhân cho thấy phù hợp hay không
phù hợp
+ Tác dụng đặc hiệu của nhóm thuốc trên nguy cơ tim mạch của bệnh nhân.
+ Sự có mặt của tổn thương cơ quan đích, bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc đái tháo
đường cũng sẽ giúp chọn hay tránh dùng một số nhóm thuốc
+ Một số bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân có thể làm hạn chế sử dụng một số nhóm
thuốc nhất định
+ Tương tác với các thuốc bệnh nhân đang dùng
+ Giá thành của thuốc
- Cần rất lưu ý đến các TDKMM của thuốc vì đây là yếu tố cơ bản dẫn đến BN không
tuân thủ điều trị
- Cần duy trì tác dụng hạ HA suốt 24 giờ. Hiệu quả này có thể được kiểm tra bằng cách
theo dõi HA tại thời điểm đáy (trước khi dùng thuốc liều tiếp theo) hoặc theo dõi HA
liên tục suốt 24 giờ.
- Các thuốc có tác dụng 24 giờ với liều duy nhất trong ngày có ưu thế hơn vì lịch dùng
thuốc đơn giản, làm tăng tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Câu 12: Kể tên các biện pháp điều trị tăng HA không dùng thuốc?
Các biện pháp điều trị không dùng thuốc là điều trị thay đổi lối sống, được áp dụng cho
mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển bệnh, hạ HA, giảm số lượng thuốc cần dùng.
Các biện pháp thay đổi lối sống trong điều trị tăng HA bao gồm:
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng
- Giảm ăn mặn (<6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi người)
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi
- Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no
- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể
BMI từ 18,5 đến 22,9kg/m2
- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ
- Hạn chế uống rượu, bia; số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc
chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần
(nữ) – 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương 330ml bia / 120ml rượu vang /
30ml rượu mạnh
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào do Nicotin kích thích tuyến thượng
thận tiết cortisol  THA)
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp, tập thể dục, đi bộ, hoặc vận động ở
mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý do
Stress làm tăng tiết adrenalin gây co mạch => THA).
- Tránh bị lạnh đột ngột (do mạch co lại tăng áp lực máu lên thành mạch => THA)
Câu 13: Kể tên 5 loại thuốc cơ bản điều trị tăng huyết áp? Các cách phối hợp 2
nhóm thuốc, 3 nhóm thuốc
- Có 5 nhóm thuốc đtrị THA cơ bản: lợi tiểu thiazid, chẹn kênh calci, ức chế men
chuyển, đối kháng thụ thể angiotensin và chẹn beta giao cảm
- Khuyến cáo về phương thức ưu tiên phối hợp thuốc để đtrị THA theo hiệp hội tim
mạch học và hiệp hội THA Châu Âu (ESH/ESC) năm 2013.
- Khuyến cáo của hội TM học VN 2015: Lựa chọn thuốc đtrị THA
Nhóm
BN
Thuốc đầu tiên nhưng
xem xét ưu tiên
Thêm thuốc t2 nếu cần đạt
HA < 140/90 mmHg
Thêm thuốc t3 nếu cần
đạt HA < 140/90mmHg
< 60t ƯCTTA/ ƯCMC CKCa hoặc Thiazid CKCa +ƯCTTA/ ƯCMC
+ Thiazid
> 60t CKCa hoặc Thiazid (
mặc dù ƯCTTA/
ƯCMC cũng thường
hiệu quả)
ƯCTTA/ ƯCMC ( hoặc
CKCa hoặc Thiazid nếu
ƯCTTA/ UWCMC đã sd
đầu tiên)
CKCa +ƯCTTA/ ƯCMC
+ Thiazid
Ví dụ: Kết hợp 2-3 thuốc trên thị trường
- Kết hợp 2 thuốc:
o CO-DIOVAN: Valsartan + Hypothiazid
o COVERSYL PLUS: Perindopril + Indapamid
o COVERAM: Perindopril arginin + Amlodipin
- Kết hợp 3 thuốc:
o EXFORGE HTC: Valsartan + Hypothiazid + Amlodipin
o TRIPLIXAM: Petrindopril + Indapamid + Amlodipin
Câu 14+15+16+17: Trình bày chỉ định ưu tiên của nhóm thuốc lợi tiểuThiazid, ức
chế men chuyển Angiotensin, ức chế thụ thể AT1, chẹn kênh Calci?
Nhóm thuốc Chỉ định ưu tiên
Lợi tiểu Thiazid - Tăng huyết áp tâm thu đơn độc (tăng HA ở người già)
- Suy tim
- Người da đen
Ức chế men chuyển
dạng Angiotensin
- Suy tim
- Rối loạn chức năng thất trái
- Sau nhồi máu cơ tim
- Bệnh thận do đái tháo đường
- Bệnh thận không do đái tháo đường
- Phì đại thất trái
- Xơ vữa động mạch cảnh
- Proteinniệu / vi albumin niệu
- Rung nhĩ
- Hội chứng chuyển hoá
Đối kháng thụ thể
Angiotensin AT1
- Suy tim
- Sau nhồi máu cơ tim
- Bệnh thận do đái tháo đường
- Proteinniệu / vi albumin niệu
- Phì đại thất trái
- Rung nhĩ
- Hội chứng chuyển hoá
- Ho do sử dụng chất ức chế men chuyển
Chẹn kênh Calci
(Dihydropyridin)
- Tăng HA tâm thu đơn độc (người già)
- Đau thắt ngực
- Phì đại thất trái
- Xơ vữa động mạch cảnh/động mạch vành
- Có thai
- Người da đen
Chẹn kênh Calci
(Verapamil/Diltiazem)
- Đau thắt ngực
- Xơ vữa động mạch cảnh
- Nhịp nhanh trên thất
Câu 18: Cho biết lợi íchvà hạn chế của việc kết hợp nhiều loại thuốc trong cùng 1
viên để điều trị tăng huyết áp?
 Lợi ích:
- Phát huy được tác dụng hiệp đồng của nhiều cơ chế
- Nhanh chóng đạt được HA mục tiêu hơn so với đơn trị liệuđiều này đặc biệt quan trọng
đối với những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao.
- Hạ áp mạnh hơn. Tỉ lệ kiểm soát HA cao hơn so với đơn trị liệu
- Giảm tác dụng phụ thông qua tác dụng hiệp đồng giữa các thuốc
- Kết hợp thuốc trong 1 viên duy nhất giúp giảm số viên thuốc uống hàng ngày, cải thiện
tuân thủ điều trị và có thể giảm được chi phí điều trị
 Hạn chế:
- Liều cố định, khó hiệu chỉnh trên một số bệnh nhân cụ thể
Câu 19: Tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường theo WHO 1998?
- Glucose huyết tương trong ngày ≥200mg/dl (≥11,1 mmol/l) kèm ba triệu chứng lâm
sàng gồm tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân không giải thích được.
- Glucose huyết tương lúc đói ≥126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) (đói có nghĩa là trong vòng 8
giờ không được cung cấp đường)
- Glucose huyết tương hai giờ sau uống 75g glucose ≥200mg/dl (11,1 mmol/l) khi làm
nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống (OGTT)
Mức glucose có thể được đo từ huyết tương (với máu tĩnh mạch, đo tại các phòng xét
nghiệm) hoặc máu toàn phần (khi lấy máu mao mạch, đo bằng máy đo tự động). WHO
cho phép sử dụng glucose mao mạch để chẩn đoán ĐTĐ (tuy nhiên cần lưu ý đến tính
chính xác của máy đo đường huyết mao mạch).
Câu 20: Trình bày khái niệm tải lượng đường huyết và chỉ số đường huyết? Ứng
dụng trong lựa chọn thực phẩm với bệnh nhân tiểuđường. Cho ví dụ?
 Tải lượng đường huyết (Glycemic Load, GL): Chỉ số thể hiện về lượng: lượng
carbonhydrat (biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm % trong một dạng thực phẩm)
 Chỉ số đường huyết (Glycemic Index, GI): Chỉ số thể hiện về chất như tốc độ tiêu
hoá và hấp thụ các chất đường bột của cơ thể, biểu thị bằng lượng calo do 1g thực
phầm cung cấp (calo/g)
 Ứng dụng: Bằng cách lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp có thể hạn chế
đáng kể việc tăng đường huyết
Thực
phẩm
Lời khuyên
Bột-
đường
Chọn loại có nhiều thành phần xơ và có chỉ số đường huyết thấp. Hạn
chế đường và thực phẩm nhiều đường( bánh kẹo, đồ uống có đường..)
Eg: Gạo nếp : GI= 94, GL= 31
Chất béo
Hạn ché chất béo bão hòa( mỡ động vật, bơ,..) thay bằng chất béo
không bão hòa( dầu olive, dầu đậu nành..)
Đạm
Lượng protein cho người ĐTĐ không bị bệnh thận nên< 1g/kg thể
trọng. Với người có bệnh thận, hạn chế đưa protein và phải theo hướng
dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
Rau quả
Tăng tỷ lệ rau quả để đảm bảo chất xơ và vitamin..chất xơ có trong hoa
quả và các loại ngũ cốc chế biến thô( còn vỏ hạt).
Táo : GI= 39, GL= 6
Muối
Lượng muối < 6g mỗi ngày. Hạn chế muối không chỉ hạn chế tăng
đường huyết mà có lợi cho việc giảm áp
Rượu bia
Nên uống vừa phải. không uống khi đói gây tăng đường huyết trầm
trọng. Gây hạ đường huyết muộn( sau khi sử dụng khoảng 16h) và
không có dấu hiệu báo trước.
 Ví dụ:
Một củ khoai tây và một quả táo cùng nặng 50 gram, khoai tây có GI là 80, táo có GI
là 40.
Như vậy tải lượng đường huyết của quả táo sẽ là 6 gram trong khi khoai tây là 12
gram. Vậy ăn một củ khoai tây chắc chắn đường huyết sẽ tăng gấp đôi so với một quả
táo cùng trọng lượng.
Câu 21: Trình bày vai trò của một số xét nghiệm lâm sàng như HbA1C,
Fructosamin, C-peptid trong điều trị ĐTĐ typ2?
 Hemoglobin A1 (Glycosylated hemoglobin): Hemoglobin A1 là kết quả của việc gắn
glucose hoặc chất chuyển hoá của glucose vào hemoglobulin (HbA0). Hàm lượng
HbA1C phản ánh tổng chỉ số đường huyết ở một giai đoạn khoảng 8 – 12 tuần, vì vậy
phản ánh được quá trình tăng đường huyết từ trước ở thời điểm xét nghiệm và có tính
ổn định cao, rất có ý nghĩa trong đánh giá kết quả điều trị. Ở người ĐTĐ typ2, chỉ tiêu
điều trị là HbA1C < 6,5% (đối với Hướng dẫn Châu Á – Thái Bình Dương 2005)
hoặc HbA1C < 7,0% (đối với Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2009).
 Fructosamin: Fructosamin được tạo thành do sự kết hợp của glucose với protein huyết
thanh, phản ứng không cần enzym. Nồng độ fructosamin ở người bình thường dưới
285umol/l. Nồng độ fructosamin tương đương với nồng độ glucose trong máu, nó
phản ánh nồng độ glucose máu trong thời gian 2 – 3 tuần trước đó. Đối với người
ĐTĐ typ2, Frustosamin là chỉ số giúp theo dõi lượng glucose máu để từ đó người
bệnh có kế hoạch kiểm soát lượng đường trong máu hợp lý và kịp thời. Fructosamin
giúp đánh giá kết quả điều trị ĐTĐ sớm hơn chỉ số HbA1C
 C-peptid: C-peptid được bài tiết cùng với tiền Insulin (Proinsulin) từ tế bào beta của
đảo tuỵ. Đây là yếu tố liên kết giữa nhánh A và B của Proinsulin. C-peptid được bài
tiết qua thận ở trạng thái nguyện vẹn, không bị biến đổi. Định lượng C-peptid sẽ đánh
giá chính xác khả năng bài tiết Insulin của tuỵ. Đối với bệnh nhân ĐTĐ typ2, C-
peptid là chỉ số phản ánh tình trạng giảm bài tiết insulin và kháng insulin của thụ thể.
Câu 22+23+24: Trình bày tác dụng, ưu điểm, nhược điểm của Biguanide,
Sulfonylurea, Thiazolindinediones (TZD)?
Thuốc Biguanide
(Metformin)
Sulfonylurea
(Glibenclamid)
Thiazolidinediones
(Pioglitazole)
Chi
phí
Thấp Thấp Cao
Tác
dụng
- Giảm sự tạo insulin tại
gan
- Cải thiện sự nhạy cảm
của receptor với insulin
- Kích thích tế bào β đảo
tụy tiết insulin
- Tăng nhạy cảm với
insulin của mô đích, giảm
sx glucose ở gan (giảm
glucose máu đói)
- Tăng hoạt tính của
insulin trên cơ quan
đích
- Giảm glucose máu
cả lúc đói và sau ăn,
kèm theo giảm nồng
độ acid béo và insulin
Ưu
điểm
- Nhiều kinh nghiệm sử
dụng
- Giảm HbA1c (1-1,5%)
- Không gây tăng cân
- Không hạ đường huyết
quá mức
- Giảm triglycerid
- Nhiều kinh nghiệm sử
dụng
- Giảm nguy cơ biến
chứng mạch máu nhỏ
- Giảm HbA1c (1-1,5%)
- Không hạ đường
huyết quá mức
- Tăng HDLC
- Giảm HbA1c (0,5-
1,4%)
- Pioglitazole +
Insulin, liều Insulin có
thể giảm 30-50%
Nhược
điểm
- Rối loạn tiêu hóa (buồn
nôn, đau bụng, tiêu
chảy...)
+ Bắt đầu từ liều thấp
sau đó tăng dần liều
+ Uống trong/sau bữa ăn
- Tăng cân
- Hạ đường huyết trầm
trọng và kéo dài (đặc biệt:
người cao tuổi, suy gan
thận, suy dinh dưỡng)
- Tăng cân
- Tăng men gan
- Phù, suy tim
- Tăng nguy cơ nhồi
máu cơ tim (CCĐ: suy
tim độ 3-4)
+ Uống dạng giải phóng
kéo dài
- Nhiễm toan lactic
(hiếm gặp nhưng
nghiêm trọng)
- Giảm hấp thu vitamin
B12 nhưng ít gây thiếu
máu
- Không dùng cho BN
có suy gan, thận, tim
- Thận trọng: nghiện
rượu, phẫu thuật
- Hiệu quả thuốc chức
năng tb β đảo tụy  giảm
hiệu lực theo thời gian
- Tăng nguy cơ gãy
xương, thiếu máu
- Pioglitazole tăng
nguy cơ ung thư bàng
quang  dùng liều
thấp, không dùng kéo
dài
Câu 25: Trình bày tác dụng, ưu nhược điểm của Insulin?
 Tác dụng:
- Tăng sự thu nạp và chuyển hoá glucose ở các mô cơ và mỡ
- Tăng sự chuyển đổi glucose thành glycogen ở gan
- Giảm sự tân sinh đường
- Ức chế sự li giải mô mỡ và phóng thích các acid béo từ mô mỡ
- Kích thích sự tổng hợp protein và ngăn chặn sự li giải protein ở cơ
 Ưu điểm:
Tác dụng nhanh
 Nhược điểm:
- Dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ và ánh sáng trực tiếp
- Có thể gây hạ đường huyết quá mức
- Dày và cứng hoặc u mỡ chỗ da tiêm nếu tiêm lặp lại nhiều lần ở cùng một vị trí
- Dị ứng
- Kháng thể kháng Insulin
Câu 26: Kể tên một số nhóm thuốc mới dùng trong điều trị ĐTĐ?
- Thuốc cô lập acid mật (BAS): Colesevelam giảm tân tạo glucose tại gan
- Chất chủ vận với thụ thể dopamin: Bromocriptin tăng GLP1 và GIP (là các incretin)
 tăng tiết insulin, giảm tiết glucagon  giảm glucose trong máu sau ăn
- Nhóm Gliptin (ức chế DPP- 4): Sitagliptin ức chế DPP IV tăng GLP1, GIP nội sinh
- Chất chủ vận GLP1: Exenatide kích thích tiết insulin, giảm tiết glucagon, giảm rỗng
dạ dày, tăng cảm giác no
- Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Na – glucose 2: Canagliflozin ức chế tái hấp thu
glucose ở ống thận, tăng glucose niệu
Câu 27: Nguyên tắc điều trị thoái hoá khớp?
- Kiểm soát thoái hóa khớp khởi đầu là biện pháp ko dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi
bước không dùng thất bại hoặc bệnh nặng
- Điều trị kết hợp với glucosamin và chondroitin sulfat cho hiệu quả giảm đau mức độ
vừa phải ít nhất 2- 3 năm
- Điều trị không dùng thuốc:
o Cần giảm cân khi BMI > 27
o Tập thể dục thường xuyên, bơi lội, đi xe đạp, đi bộ, thái cực quyền... giúp giảm
nhanh tình trạng cứng khớp, tăng sự dẻo dai cho khớp
o Vật lý trị liệu
o Hđ đúng tư thế, tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế
o Điều trị bằng nấm cựa (Ergos) và bảo vệ khớp.
o Can thiệp liệu pháp tâm lý và chấp nhận đau.
- Điều trị dùng thuốc:
o Thuốc đtrị triệu chứng: NSAIDs: kháng viêm, giảm đau (paracetamol), Corticoid:
ko chỉ định dùng toàn thân. Tiêm vào ổ khớp hydrocortisol hoặc methyl
prednisolon
o Thuốc theo cơ chế bệnh sinh: Glucosamin, Chondroitin
o Bổ sung chất nhầy dịch khớp: Acid hyaluronic, tiêm vào khớp
- Phẫu thuật: với BN thất bại khi đtrị bằng thuốc
Câu 28: Nguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp?
- Chẩn đoán sớm là cẩn thiết để chặn đứng bệnh hoặc ngăn ngừa sựa thoái hoá khớp
- Kết hợp nhiều nhóm thuốc: thuốc điều trị triệu chứng (kháng viêm, giảm đau) và
DMARD (thuốc điều trị cơ bản, thuốc chống thấp khớp có thể cải thiện được bệnh
hay còn gọi là thuốc đặt trị viêm khớp dạng thấp). Các thuốc có thể phải dùng lâu dài,
riêng corticoidchỉ sử dụng trong các đợt tiến triển.
- Khởi đầu trị liệu sớm với DMARD trong 12 – 16 tuần sau khi bệnh khởi phát là cẩn
thiết để ngăn chặn bệnh hoặc ít nhất là để ngừng sự tiến triển của bệnh. DMARD
được lựa chọn đầu tiên (thuốc điển hình) là Methotrexat (MTX)
Câu 29: Các biện pháp không dùng thuốc trong viêm khớp dạng thấp?
- Giảm áp lực ở khớp: để khớp bị viêm đc nghỉ ngơi
- Giảm chịu lực cho khớp: cố định khớp bằng nẹp, dùng nạng chống hoặc các dụng cụ
hỗ trợ đi bộ
- Tránh những hđ mạnh trong đợt viêm cấp kể cả vật lý trị liệu và tập luyện đều ko quá
mức, tuy nhiên cũng cần duy trì hđ nhẹ nhàng để tránh teo cơ
- Chế độ dinh dưỡng: tăng cường đạm, vitamin và khoáng chất
- Giảm cân và phẫu thuật

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Đề-cương-SD-thuốc-trong-điều-trị.docx

Phân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấpPhân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấpHA VO THI
 
10 khang acid chong loet tieu hoa
10 khang acid   chong loet tieu hoa10 khang acid   chong loet tieu hoa
10 khang acid chong loet tieu hoaOPEXL
 
Thuoc ho long_dam
Thuoc ho long_damThuoc ho long_dam
Thuoc ho long_damLê Dũng
 
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdQuản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Nhung dieu can biet ve thuoc xit hen Seretide| ThuocLP
Nhung dieu can biet ve thuoc xit hen Seretide| ThuocLPNhung dieu can biet ve thuoc xit hen Seretide| ThuocLP
Nhung dieu can biet ve thuoc xit hen Seretide| ThuocLPBác sĩ Trần Ngọc Anh
 
Ap dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.ppt
Ap dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.pptAp dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.ppt
Ap dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.pptMinhHoaHo
 
Ap dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.ppt
Ap dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.pptAp dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.ppt
Ap dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.pptMinhHoaHo
 
Thuốc chữa viêm loét dạ dày
Thuốc chữa viêm loét dạ dàyThuốc chữa viêm loét dạ dày
Thuốc chữa viêm loét dạ dàyPhong Phu Nguyen
 
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfbai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfChinSiro
 
Gây mê và hen phế quản
Gây mê và hen phế quảnGây mê và hen phế quản
Gây mê và hen phế quảnNGUYEN TOAN THANG
 
NGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptxNGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptxTrngTr18
 
NGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptxNGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptxTrngTr18
 
Bài giảng thuốc giảm đau loại Morphin
Bài giảng thuốc giảm đau loại MorphinBài giảng thuốc giảm đau loại Morphin
Bài giảng thuốc giảm đau loại MorphinNghia Nguyen Trong
 
[Duoc ly] thuoc giam dau loai morphin th s duong
[Duoc ly] thuoc giam dau loai morphin   th s duong[Duoc ly] thuoc giam dau loai morphin   th s duong
[Duoc ly] thuoc giam dau loai morphin th s duongk1351010236
 
Thuoc giam dau loai morphin th.s.duong
Thuoc giam dau loai morphin   th.s.duongThuoc giam dau loai morphin   th.s.duong
Thuoc giam dau loai morphin th.s.duongHtc Chỉ
 
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhChẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊ
TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊTAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊ
TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊSoM
 
CÁC TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
CÁC TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ HỒI SỨCCÁC TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
CÁC TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ HỒI SỨCSoM
 

Ähnlich wie Đề-cương-SD-thuốc-trong-điều-trị.docx (20)

Phân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấpPhân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấp
 
10 khang acid chong loet tieu hoa
10 khang acid   chong loet tieu hoa10 khang acid   chong loet tieu hoa
10 khang acid chong loet tieu hoa
 
Thuốc mê
Thuốc mêThuốc mê
Thuốc mê
 
LP morphin_edit.pptx
LP morphin_edit.pptxLP morphin_edit.pptx
LP morphin_edit.pptx
 
Thuoc ho long_dam
Thuoc ho long_damThuoc ho long_dam
Thuoc ho long_dam
 
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdQuản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
 
Nhung dieu can biet ve thuoc xit hen Seretide| ThuocLP
Nhung dieu can biet ve thuoc xit hen Seretide| ThuocLPNhung dieu can biet ve thuoc xit hen Seretide| ThuocLP
Nhung dieu can biet ve thuoc xit hen Seretide| ThuocLP
 
Ap dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.ppt
Ap dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.pptAp dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.ppt
Ap dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.ppt
 
Ap dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.ppt
Ap dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.pptAp dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.ppt
Ap dung GINA vao thuc te dieu tri HPQ.ppt
 
Thuốc chữa viêm loét dạ dày
Thuốc chữa viêm loét dạ dàyThuốc chữa viêm loét dạ dày
Thuốc chữa viêm loét dạ dày
 
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfbai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
 
Gây mê và hen phế quản
Gây mê và hen phế quảnGây mê và hen phế quản
Gây mê và hen phế quản
 
NGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptxNGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptx
 
NGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptxNGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptx
 
Bài giảng thuốc giảm đau loại Morphin
Bài giảng thuốc giảm đau loại MorphinBài giảng thuốc giảm đau loại Morphin
Bài giảng thuốc giảm đau loại Morphin
 
[Duoc ly] thuoc giam dau loai morphin th s duong
[Duoc ly] thuoc giam dau loai morphin   th s duong[Duoc ly] thuoc giam dau loai morphin   th s duong
[Duoc ly] thuoc giam dau loai morphin th s duong
 
Thuoc giam dau loai morphin th.s.duong
Thuoc giam dau loai morphin   th.s.duongThuoc giam dau loai morphin   th.s.duong
Thuoc giam dau loai morphin th.s.duong
 
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhChẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
 
TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊ
TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊTAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊ
TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ VÀ GÂY TÊ
 
CÁC TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
CÁC TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ HỒI SỨCCÁC TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
CÁC TAI BIẾN TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
 

Kürzlich hochgeladen

23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ 19BiPhng
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broHongBiThi1
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfPhngKhmaKhoaTnBnh495
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptxHongBiThi1
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfHongBiThi1
 

Kürzlich hochgeladen (20)

23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 

Đề-cương-SD-thuốc-trong-điều-trị.docx

  • 1. ĐỀ CƯƠNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ Câu 1: Mục tiêuđiều trị viêm loét dạ dày tá tràng, kể tên các nhóm thuốc sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng?  Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: - Giảm triệu chứng (đau vùng thượng vị có chu kỳ, biến chứng: chảy máu ổ loét, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, thủng ổ loét gây viêm phúc mạc) - Làm liền sẹo - Tránh tái phát  Các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: Có 4 nhóm thuốc điều trị chính: - Kháng acid (antacid): Maalox, Phosphalugel, Gastropulgit - Chống tăng tiết acid + Kháng H2: Cimetidin, Ranitidin + Ức chế bơm proton: Omeprazol, Lansoprazol - Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucrafat, Misoprostol, Bismuth - Diệt HP: Kháng sinh Clarithromycin, Metronidazol Câu 2+3+4: Trình bày một số lưu ý khi sử dụng thuốc antacid, ức chế bơm proton, kháng histamin H2 trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng? Nhóm thuốc Tác dụng Thuốc Lưu ý Antacid Làm giảm nồng độ HCl có sẵn trong dịch vị xuống đến mức Thuốc hay dùng là muối hydroxyd của nhôm hay magnesi: Phosphalugel, 1. Dạng viên nén, cốm, cần nhai kĩ  tăng diện tiếp xúc 2. Nên uống 4 lần/ngày: 1-3h sau bữa chính + 1 lần trc khi ngủ hoặc khi đau
  • 2. không còn gây hại. Trung hòa acid dư thừa Maalox (Al + Mg hydroxyd), Gastropulgite (uống sau ăn dễ trung hòa acid dư thừa) 3. Uống xa các loại thuốc khác ít nhất 2 giờ  tránh tương tác làm giảm hấp thu thuốc khác 4. Tránh dùng các thuốc chứa Al lâu dài do làm giảm lượng phosphat trong máu dễ gây nhuyễn xương. Muối Al dễ gây táo bón, muối Mg dễ gây tiêu chảy K nên dùng các thuốc trung hòa quá mạnh (NaHCO3) và kéo dài có thể gây ra hiệu ứng bật lại và hấp thu nhiều Na+ (do giải phóng CO2 gây tức bụng) Ức chế bơm proton Bơm proton chi phối việc trao đổi ion ở màng tiết dịch của tb viền vùng đáy dạ dày  ức chế tiết H+ Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazol (Nexium) 1. Bị phân hủy ở mt acid  bào chế dạng bao tan trong ruột 2. Liều duy nhất 30ph trướcc ăn sáng, không nhai viên thuốc, Cmax trùng với đỉnh bài tiết acid (bơm ở dạng hoạt động) 3. Dùng diệt HP: 2 lần/ngày cùng với KS 4. t1/2 ngắn nhưng thời gian tác động dài (24h) do ức chế bơm không thuận nghịch, sau 3-4 ngày mới đạt td tối đa. K cần giảm liều trong suy thận.
  • 3. Kháng histamin H2 Không cho histamin gắn vào thụ thể H2 ở tb viền  ức chế tb viền tiết HCl Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin 1. Nên uống vào buổi tối (TD giảm tiết H+ mạnh vào ban đêm). Có thể dùng 2 lần/ngày hoặc tổng liều trước khi ngủ 2. Cimetidin ức chế mạnh Cyt 450 (tương tác có thể làm tăng hoạt tính một số thuốc: Nifedipin, Theophylin, …) và kháng androgen  gây liệt dương nếu dùng kéo dài 3. Các thuốc trong nhóm ít tương tác này hơn (ranitidin) hoặc không (famotidin, nizatidin) Thận trọng người suy gan, thận, PNCT, PN cho con bú Câu 5: Cho biết các kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do HP? Cho ví dụ về một phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do HP  Các kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm HP: Tetracyclin, Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol Do HP kháng nhiều loại kháng sinh nên cần thiết phải dùng từ 2 kháng sinh kết hợp với nhóm thuốc PPI hỗ trợ tiêu diệt HP và theo đúng phác đồ điều trị  Ví dụ về phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm HP: Amoxicillin (2 viên/ngày) PPI (2 lần/ngày) Clarithromycin (2 viên/ngày) Dùng đều đặn trong vòng 7 – 14 ngày
  • 4. Câu 6: Trình bày nguyên tắc điều trị hen phế quản: Cắt cơn và điều trị dự phòng - Chống co thắt phế quản - Chống viêm, giảm viêm - Thở oxy nếu cần - Việc sử dụng thuốc cắt cơn là giải pháp tình thế còn việc sử dụng thuốc dự phòng hàng ngày sẽ giúp kiểm soát hen. Lập kế hoạch kiểm soát hen lâu dài để duy trì chức năng hô hấp bình thường hoặc tối ưu và đảm bảo bệnh nhân có sinh hoạt bình thường về tinh thần và thể chất Câu 7: Mục tiêuđiều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính? - Làm chậm sự suy giảm chức năng phổi - Làm giảm các triệu chứng (khó thở, ho,…) - Cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân Bước quan trọng nhất trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là phải ngừng hút thuốc vì hút thuốc làm gia tăng sự suy giảm chức năng phổi. Ngừng hút thuốc sẽ giúp đưa được chức năng phổi trở về bình thường nếu bệnh nhân còn trẻ và mắc bệnh ở mức độ nhẹ và vừa. Tuy nhiên, ở bất kỳ lứa tuổi nào thì sự chấm dứt hút thuốc cũng giúp bệnh nhân COPD hưởng lợi vì giảm tần suất mắc bệnh và tỉ lệ tử vong Câu 8: Trình bày các nhóm thuốc dùng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?  Thuốc giãn phế quản - Thuốc kháng cholinergic (anticholinergic): o Tác dụng: Phong bế thụ thể cholinergic => giãn tổ chức cơ hô hấp và mở rộng thông khí o Là thuốc điều trị quan trọng với bệnh nhân COPD, dùng để điều trị duy trì, giảm đợt cấp tính o Tác dụng 4 – 6 giờ, sử dụng 4 lần/ngày o Tác dụng phụ: gây ho và bồn chồn o Được ưu tiên dùng ở dạng aerosol, bình xịt định liều
  • 5. o Thuốc thường dùng: + ATROVENT (Ipratropium Bromide đơn độc) + COMBIVENT (Ipratropium Bromide kết hợp Albuterol Sulfate) - Các chất đồng vận 𝜷𝟐 (𝜷𝟐-agonist) o Kích thích thụ thể 𝛽2-adrenergic => giãn đường dẫn khí + Loại tác dụng ngắn: Thuốc cắt cơn khi bệnh nhân có đợt khó thở cấp. Phổ biến nhất là Albuterol với tác dụng phụ là run, hồi hộp, căng thẳng, tim đập nhanh + Loại tác dụng dài: Dùng cho bệnh nhân có cơn hen về đêm do có tác dụng 12 giờ. Tác dụng phụ là ho, viêm hầu họng, đau đầu. o Dạng xịt (aerosol) được ưu tiên o Có thể phối hợp các thuốc cùng nhóm hoặc phối hợp cùng nhóm cholinergic nếu sử dụng thuốc đơn đọc không cho hiệu quả - Theophylin o Dẫn chất xanthin, trên cơ trơn hô hấp có tác dụng làm giãn cơ, giảm mỏi cơ và tăng hoạt động của cơ. o Thường dùng đường uống, có tác dụng tốt, đặc biệt là ở BN bị co thắt phế quản nặng o Phạm vi điều trị hẹp, nhiều TDKMM lên các bộ phận của cơ thể như TKTW và cơ tim  Corticosteroid - Corticosteroidtrong điều trị COPD chỉ có vai trò thứ yếu và dành cho những BN không thể kiểm soát bằng thuốc giãn phế quản. - Khi sử dụng corticosteroiddạng uống đạt hiệu quả phải giảm ngay liều và duy trì ở mức liều thấp nhất có tác dụng, sau đó chuyển sang dạng xịt - Các TDKMM thường gặp: nhiễm trùng đường hô hấp trên, đau đầu, viêm họng  Kháng sinh Đường dùng trong cơn cấp do nhiễm VK đường hô hấp với các dấu hiệu như sốt, ho nhiều và có đờm đặc
  • 6. Câu 9: Kể tên các nhóm thuốc thường dùng trong điều trị hen FQ? Cho ví dụ? Các lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc này?  Thuốc cắt cơn hen: - Có 2 nhóm thuốc hay dùng là: o Theophylin và dẫn chất: gây giãn cơ trơn PQ trực tiếp do ức chế enzym phosphodiesterase, ngoài ra còn có cả td giảm viêm o Các chất kích thích thụ thể β2- adrenergic (salbutamol và dẫn chất): gây giãn cơ trơn PQ gián tiếp thông qua k/thích thụ thể β2-adrenergic. - Lựa chọn đường dùng thuốc trong đtrị cắt cơn hen: Dạng dùng Ưu điểm Lưu ý khi sd Một số chế phẩm Khí dung: đưa thẳng vào đường hô hấp qua miệng - Phát huy hiệu quả nhanh - Giảm ADR so với uống và tiêm: loét đường tiêu hóa, chảy máu, suy thượng thận, Cushing,... - Tùy loại thuốc: có td từ 3-5h Có nhiều cách phun: - Dạng bình xịt định liều (MDI) cần hướng dẫn BN tuân thủ từng bước - Chú ý liều lượng xịt/ lần và 24h - Dạng bột xịt (DPI) dễ gây ho - Liều kê cho máy phun mù cao hơn MDI - Td nhanh và ngắn (SABA): salbutamol dạng viên hoặc bình xịt định liều, terbutalin, fenoterol dạng MDI - Td kéo dài: salmeterol, formeterol dạng bột xịt td kéo dài 121h Uống (chú ý Theophylin) - Sử dụng đơn giản - Td chậm hơn nhưng kéo dài hơn dạng khí dung -CP dạng td kéo dài hạn chế td phụ - Theophylin là thuốc có phạm vi đtrị hẹp (liều đtrị 15-18 mg/ml, liều độc ≥ 20mg/ml) nên dễ gây quá liều cả đường uống và tiêm (chú ý tương tác với các thuốc ức chế men gan: ery, cime,...) - Theophylin viên nén kinh điển - Theostat, Theolair...viên TDKD - Salbutamol viên nén
  • 7. Tiêm - Phù hợp với cơn co thắt PQ nặng - TD nhanh - Tính toán để tránh quá liều - Sau khi cắt cơn nên chuyển sang dạng uống - Diaphylin (Theophylin): tiêm TM - Salbutamol, terbutalin: Tiêm TM hoặc dưới da  Thuốc dự phòng: - Các corticosteroid: o Giúp làm giảm viêm, giảm tính kích thích của khí quản và giảm các tổn thương viêm do hen gây ra  giảm số cơn hen o Dạng uống và tiêm TM: CĐ đtrị cơn hen nặng cấp tính  Lưu ý khi sd: dẫn chất corticoidcó nhiều td phụ, dạng khí dung có td trực tiếp lên cơ trơn phế nang nên ít ảnh hưởng hơn dạng uống và tiêm o Dạng khí dung (aerosol): td trực tiếp nên cơ trơn phế nang  giảm viêm đường dẫn khí, giảm đc td toàn thân ngăn ngừa tổn thương đường dẫn khí khi bị HPQ lâu ngày.  Một số thuốc thường dùng: beclomethason, budesonid, Fluticason propionat + salmeterol xinafoat - Thuốc bảo vệ tế bào Mast: o Là thuốc có td làm ổn định màng tbao Mast và các tế bào viêm khác để dự phòng hen thay thế corticoid, đặc biệt có hiệu quả trong phòng cơn hen do gắng sức o Td chống viêm nhẹ, giãn PQ yếu o Một số chế phẩm: cromolyn (Cromoglycat natri), Tilode (Nedocromil Natri) dạng khí dung  Ngoài ra còn có phương pháp bổ trợ: thuốc ho, thở oxy, bù nước khi cần
  • 8. Câu 10: Trình bày nguyên tắc điều trị bệnh tăng huyết áp - Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài - Cần đưa HA về mức “HA mục tiêu” và giảm tối đa nguy cơ tim mạch - “HA mục tiêu” cần đạt là <140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh có thể dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì HA mục tiêu cần đạt là 130/80mmHg. Khi điều trị đã đạt HA mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời. - Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích nhưng không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu. Câu 11: Trình bày nguyên tắc sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp? - Lợi ích cơ bản của liệu pháp điều trị tăng HA là do bản thân sự hạ HA đem lại - 5 nhóm thuốc điều trị tăng HA cơ bản là: Lợi tiểu Thiazid, Chẹn kênh Calci, Ức chế men chuyển dạng Angiotensin, Đối kháng thụ thể Angiotensin và Chẹn beta giao cảm; đều có thể lựa chọn để điều trị khởi đầu hoặc điều trị duy trì, đơn độc hoặc phối hợp trên bệnh nhân. Các thuốc chẹn beta giao cảm, đặc biệt khi phối hợp với lợi tiểu Thiazid, không nên lựa chọn cho các bệnh nhân có hội chứng chuyển hoá hoặc bệnh nhân có nguy cơ cao đái tháo đường. - Việc nhấn mạnh đến loại thuốc nào được chọn đầu tay không có nhiều ý nghĩa do phần lớn bệnh nhân phải phối hợp thuốc. Tuy nhiên, cần lưu ý đến tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân vì hiện nay có nhiều chứng cứ ủng hộ cho việc ưu tiên lựa chọn nhóm thuốc này hơn là nhóm thuốc khác trong từng điều kiện cụ thể. - Trong phạm vi của các thuốc hiện có, việc chọn thuốc nào/phối hợp nào và tránh thuốc nào sẽ chịu ảnh huởng của nhiều yếu tố, bao gồm: + Kinh nghiệm sử dụng nhóm thuốc đó trên bệnh nhân cho thấy phù hợp hay không phù hợp + Tác dụng đặc hiệu của nhóm thuốc trên nguy cơ tim mạch của bệnh nhân.
  • 9. + Sự có mặt của tổn thương cơ quan đích, bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc đái tháo đường cũng sẽ giúp chọn hay tránh dùng một số nhóm thuốc + Một số bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân có thể làm hạn chế sử dụng một số nhóm thuốc nhất định + Tương tác với các thuốc bệnh nhân đang dùng + Giá thành của thuốc - Cần rất lưu ý đến các TDKMM của thuốc vì đây là yếu tố cơ bản dẫn đến BN không tuân thủ điều trị - Cần duy trì tác dụng hạ HA suốt 24 giờ. Hiệu quả này có thể được kiểm tra bằng cách theo dõi HA tại thời điểm đáy (trước khi dùng thuốc liều tiếp theo) hoặc theo dõi HA liên tục suốt 24 giờ. - Các thuốc có tác dụng 24 giờ với liều duy nhất trong ngày có ưu thế hơn vì lịch dùng thuốc đơn giản, làm tăng tuân thủ điều trị của bệnh nhân Câu 12: Kể tên các biện pháp điều trị tăng HA không dùng thuốc? Các biện pháp điều trị không dùng thuốc là điều trị thay đổi lối sống, được áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển bệnh, hạ HA, giảm số lượng thuốc cần dùng. Các biện pháp thay đổi lối sống trong điều trị tăng HA bao gồm: - Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng - Giảm ăn mặn (<6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi người) - Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi - Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no - Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 đến 22,9kg/m2 - Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ - Hạn chế uống rượu, bia; số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ) – 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương 330ml bia / 120ml rượu vang / 30ml rượu mạnh
  • 10. - Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào do Nicotin kích thích tuyến thượng thận tiết cortisol  THA) - Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp, tập thể dục, đi bộ, hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày - Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý do Stress làm tăng tiết adrenalin gây co mạch => THA). - Tránh bị lạnh đột ngột (do mạch co lại tăng áp lực máu lên thành mạch => THA) Câu 13: Kể tên 5 loại thuốc cơ bản điều trị tăng huyết áp? Các cách phối hợp 2 nhóm thuốc, 3 nhóm thuốc - Có 5 nhóm thuốc đtrị THA cơ bản: lợi tiểu thiazid, chẹn kênh calci, ức chế men chuyển, đối kháng thụ thể angiotensin và chẹn beta giao cảm - Khuyến cáo về phương thức ưu tiên phối hợp thuốc để đtrị THA theo hiệp hội tim mạch học và hiệp hội THA Châu Âu (ESH/ESC) năm 2013. - Khuyến cáo của hội TM học VN 2015: Lựa chọn thuốc đtrị THA Nhóm BN Thuốc đầu tiên nhưng xem xét ưu tiên Thêm thuốc t2 nếu cần đạt HA < 140/90 mmHg Thêm thuốc t3 nếu cần đạt HA < 140/90mmHg < 60t ƯCTTA/ ƯCMC CKCa hoặc Thiazid CKCa +ƯCTTA/ ƯCMC + Thiazid
  • 11. > 60t CKCa hoặc Thiazid ( mặc dù ƯCTTA/ ƯCMC cũng thường hiệu quả) ƯCTTA/ ƯCMC ( hoặc CKCa hoặc Thiazid nếu ƯCTTA/ UWCMC đã sd đầu tiên) CKCa +ƯCTTA/ ƯCMC + Thiazid Ví dụ: Kết hợp 2-3 thuốc trên thị trường - Kết hợp 2 thuốc: o CO-DIOVAN: Valsartan + Hypothiazid o COVERSYL PLUS: Perindopril + Indapamid o COVERAM: Perindopril arginin + Amlodipin - Kết hợp 3 thuốc: o EXFORGE HTC: Valsartan + Hypothiazid + Amlodipin o TRIPLIXAM: Petrindopril + Indapamid + Amlodipin Câu 14+15+16+17: Trình bày chỉ định ưu tiên của nhóm thuốc lợi tiểuThiazid, ức chế men chuyển Angiotensin, ức chế thụ thể AT1, chẹn kênh Calci? Nhóm thuốc Chỉ định ưu tiên Lợi tiểu Thiazid - Tăng huyết áp tâm thu đơn độc (tăng HA ở người già) - Suy tim - Người da đen Ức chế men chuyển dạng Angiotensin - Suy tim - Rối loạn chức năng thất trái - Sau nhồi máu cơ tim - Bệnh thận do đái tháo đường - Bệnh thận không do đái tháo đường - Phì đại thất trái - Xơ vữa động mạch cảnh - Proteinniệu / vi albumin niệu
  • 12. - Rung nhĩ - Hội chứng chuyển hoá Đối kháng thụ thể Angiotensin AT1 - Suy tim - Sau nhồi máu cơ tim - Bệnh thận do đái tháo đường - Proteinniệu / vi albumin niệu - Phì đại thất trái - Rung nhĩ - Hội chứng chuyển hoá - Ho do sử dụng chất ức chế men chuyển Chẹn kênh Calci (Dihydropyridin) - Tăng HA tâm thu đơn độc (người già) - Đau thắt ngực - Phì đại thất trái - Xơ vữa động mạch cảnh/động mạch vành - Có thai - Người da đen Chẹn kênh Calci (Verapamil/Diltiazem) - Đau thắt ngực - Xơ vữa động mạch cảnh - Nhịp nhanh trên thất Câu 18: Cho biết lợi íchvà hạn chế của việc kết hợp nhiều loại thuốc trong cùng 1 viên để điều trị tăng huyết áp?  Lợi ích: - Phát huy được tác dụng hiệp đồng của nhiều cơ chế - Nhanh chóng đạt được HA mục tiêu hơn so với đơn trị liệuđiều này đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao. - Hạ áp mạnh hơn. Tỉ lệ kiểm soát HA cao hơn so với đơn trị liệu - Giảm tác dụng phụ thông qua tác dụng hiệp đồng giữa các thuốc
  • 13. - Kết hợp thuốc trong 1 viên duy nhất giúp giảm số viên thuốc uống hàng ngày, cải thiện tuân thủ điều trị và có thể giảm được chi phí điều trị  Hạn chế: - Liều cố định, khó hiệu chỉnh trên một số bệnh nhân cụ thể Câu 19: Tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường theo WHO 1998? - Glucose huyết tương trong ngày ≥200mg/dl (≥11,1 mmol/l) kèm ba triệu chứng lâm sàng gồm tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân không giải thích được. - Glucose huyết tương lúc đói ≥126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) (đói có nghĩa là trong vòng 8 giờ không được cung cấp đường) - Glucose huyết tương hai giờ sau uống 75g glucose ≥200mg/dl (11,1 mmol/l) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống (OGTT) Mức glucose có thể được đo từ huyết tương (với máu tĩnh mạch, đo tại các phòng xét nghiệm) hoặc máu toàn phần (khi lấy máu mao mạch, đo bằng máy đo tự động). WHO cho phép sử dụng glucose mao mạch để chẩn đoán ĐTĐ (tuy nhiên cần lưu ý đến tính chính xác của máy đo đường huyết mao mạch). Câu 20: Trình bày khái niệm tải lượng đường huyết và chỉ số đường huyết? Ứng dụng trong lựa chọn thực phẩm với bệnh nhân tiểuđường. Cho ví dụ?  Tải lượng đường huyết (Glycemic Load, GL): Chỉ số thể hiện về lượng: lượng carbonhydrat (biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm % trong một dạng thực phẩm)  Chỉ số đường huyết (Glycemic Index, GI): Chỉ số thể hiện về chất như tốc độ tiêu hoá và hấp thụ các chất đường bột của cơ thể, biểu thị bằng lượng calo do 1g thực phầm cung cấp (calo/g)  Ứng dụng: Bằng cách lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp có thể hạn chế đáng kể việc tăng đường huyết Thực phẩm Lời khuyên
  • 14. Bột- đường Chọn loại có nhiều thành phần xơ và có chỉ số đường huyết thấp. Hạn chế đường và thực phẩm nhiều đường( bánh kẹo, đồ uống có đường..) Eg: Gạo nếp : GI= 94, GL= 31 Chất béo Hạn ché chất béo bão hòa( mỡ động vật, bơ,..) thay bằng chất béo không bão hòa( dầu olive, dầu đậu nành..) Đạm Lượng protein cho người ĐTĐ không bị bệnh thận nên< 1g/kg thể trọng. Với người có bệnh thận, hạn chế đưa protein và phải theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Rau quả Tăng tỷ lệ rau quả để đảm bảo chất xơ và vitamin..chất xơ có trong hoa quả và các loại ngũ cốc chế biến thô( còn vỏ hạt). Táo : GI= 39, GL= 6 Muối Lượng muối < 6g mỗi ngày. Hạn chế muối không chỉ hạn chế tăng đường huyết mà có lợi cho việc giảm áp Rượu bia Nên uống vừa phải. không uống khi đói gây tăng đường huyết trầm trọng. Gây hạ đường huyết muộn( sau khi sử dụng khoảng 16h) và không có dấu hiệu báo trước.  Ví dụ: Một củ khoai tây và một quả táo cùng nặng 50 gram, khoai tây có GI là 80, táo có GI là 40. Như vậy tải lượng đường huyết của quả táo sẽ là 6 gram trong khi khoai tây là 12 gram. Vậy ăn một củ khoai tây chắc chắn đường huyết sẽ tăng gấp đôi so với một quả táo cùng trọng lượng.
  • 15. Câu 21: Trình bày vai trò của một số xét nghiệm lâm sàng như HbA1C, Fructosamin, C-peptid trong điều trị ĐTĐ typ2?  Hemoglobin A1 (Glycosylated hemoglobin): Hemoglobin A1 là kết quả của việc gắn glucose hoặc chất chuyển hoá của glucose vào hemoglobulin (HbA0). Hàm lượng HbA1C phản ánh tổng chỉ số đường huyết ở một giai đoạn khoảng 8 – 12 tuần, vì vậy phản ánh được quá trình tăng đường huyết từ trước ở thời điểm xét nghiệm và có tính ổn định cao, rất có ý nghĩa trong đánh giá kết quả điều trị. Ở người ĐTĐ typ2, chỉ tiêu điều trị là HbA1C < 6,5% (đối với Hướng dẫn Châu Á – Thái Bình Dương 2005) hoặc HbA1C < 7,0% (đối với Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2009).  Fructosamin: Fructosamin được tạo thành do sự kết hợp của glucose với protein huyết thanh, phản ứng không cần enzym. Nồng độ fructosamin ở người bình thường dưới 285umol/l. Nồng độ fructosamin tương đương với nồng độ glucose trong máu, nó phản ánh nồng độ glucose máu trong thời gian 2 – 3 tuần trước đó. Đối với người ĐTĐ typ2, Frustosamin là chỉ số giúp theo dõi lượng glucose máu để từ đó người bệnh có kế hoạch kiểm soát lượng đường trong máu hợp lý và kịp thời. Fructosamin giúp đánh giá kết quả điều trị ĐTĐ sớm hơn chỉ số HbA1C  C-peptid: C-peptid được bài tiết cùng với tiền Insulin (Proinsulin) từ tế bào beta của đảo tuỵ. Đây là yếu tố liên kết giữa nhánh A và B của Proinsulin. C-peptid được bài tiết qua thận ở trạng thái nguyện vẹn, không bị biến đổi. Định lượng C-peptid sẽ đánh giá chính xác khả năng bài tiết Insulin của tuỵ. Đối với bệnh nhân ĐTĐ typ2, C- peptid là chỉ số phản ánh tình trạng giảm bài tiết insulin và kháng insulin của thụ thể.
  • 16. Câu 22+23+24: Trình bày tác dụng, ưu điểm, nhược điểm của Biguanide, Sulfonylurea, Thiazolindinediones (TZD)? Thuốc Biguanide (Metformin) Sulfonylurea (Glibenclamid) Thiazolidinediones (Pioglitazole) Chi phí Thấp Thấp Cao Tác dụng - Giảm sự tạo insulin tại gan - Cải thiện sự nhạy cảm của receptor với insulin - Kích thích tế bào β đảo tụy tiết insulin - Tăng nhạy cảm với insulin của mô đích, giảm sx glucose ở gan (giảm glucose máu đói) - Tăng hoạt tính của insulin trên cơ quan đích - Giảm glucose máu cả lúc đói và sau ăn, kèm theo giảm nồng độ acid béo và insulin Ưu điểm - Nhiều kinh nghiệm sử dụng - Giảm HbA1c (1-1,5%) - Không gây tăng cân - Không hạ đường huyết quá mức - Giảm triglycerid - Nhiều kinh nghiệm sử dụng - Giảm nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ - Giảm HbA1c (1-1,5%) - Không hạ đường huyết quá mức - Tăng HDLC - Giảm HbA1c (0,5- 1,4%) - Pioglitazole + Insulin, liều Insulin có thể giảm 30-50% Nhược điểm - Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy...) + Bắt đầu từ liều thấp sau đó tăng dần liều + Uống trong/sau bữa ăn - Tăng cân - Hạ đường huyết trầm trọng và kéo dài (đặc biệt: người cao tuổi, suy gan thận, suy dinh dưỡng) - Tăng cân - Tăng men gan - Phù, suy tim - Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim (CCĐ: suy tim độ 3-4)
  • 17. + Uống dạng giải phóng kéo dài - Nhiễm toan lactic (hiếm gặp nhưng nghiêm trọng) - Giảm hấp thu vitamin B12 nhưng ít gây thiếu máu - Không dùng cho BN có suy gan, thận, tim - Thận trọng: nghiện rượu, phẫu thuật - Hiệu quả thuốc chức năng tb β đảo tụy  giảm hiệu lực theo thời gian - Tăng nguy cơ gãy xương, thiếu máu - Pioglitazole tăng nguy cơ ung thư bàng quang  dùng liều thấp, không dùng kéo dài Câu 25: Trình bày tác dụng, ưu nhược điểm của Insulin?  Tác dụng: - Tăng sự thu nạp và chuyển hoá glucose ở các mô cơ và mỡ - Tăng sự chuyển đổi glucose thành glycogen ở gan - Giảm sự tân sinh đường - Ức chế sự li giải mô mỡ và phóng thích các acid béo từ mô mỡ - Kích thích sự tổng hợp protein và ngăn chặn sự li giải protein ở cơ  Ưu điểm: Tác dụng nhanh  Nhược điểm: - Dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ và ánh sáng trực tiếp - Có thể gây hạ đường huyết quá mức - Dày và cứng hoặc u mỡ chỗ da tiêm nếu tiêm lặp lại nhiều lần ở cùng một vị trí - Dị ứng - Kháng thể kháng Insulin
  • 18. Câu 26: Kể tên một số nhóm thuốc mới dùng trong điều trị ĐTĐ? - Thuốc cô lập acid mật (BAS): Colesevelam giảm tân tạo glucose tại gan - Chất chủ vận với thụ thể dopamin: Bromocriptin tăng GLP1 và GIP (là các incretin)  tăng tiết insulin, giảm tiết glucagon  giảm glucose trong máu sau ăn - Nhóm Gliptin (ức chế DPP- 4): Sitagliptin ức chế DPP IV tăng GLP1, GIP nội sinh - Chất chủ vận GLP1: Exenatide kích thích tiết insulin, giảm tiết glucagon, giảm rỗng dạ dày, tăng cảm giác no - Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Na – glucose 2: Canagliflozin ức chế tái hấp thu glucose ở ống thận, tăng glucose niệu Câu 27: Nguyên tắc điều trị thoái hoá khớp? - Kiểm soát thoái hóa khớp khởi đầu là biện pháp ko dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi bước không dùng thất bại hoặc bệnh nặng - Điều trị kết hợp với glucosamin và chondroitin sulfat cho hiệu quả giảm đau mức độ vừa phải ít nhất 2- 3 năm - Điều trị không dùng thuốc: o Cần giảm cân khi BMI > 27 o Tập thể dục thường xuyên, bơi lội, đi xe đạp, đi bộ, thái cực quyền... giúp giảm nhanh tình trạng cứng khớp, tăng sự dẻo dai cho khớp o Vật lý trị liệu o Hđ đúng tư thế, tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế o Điều trị bằng nấm cựa (Ergos) và bảo vệ khớp. o Can thiệp liệu pháp tâm lý và chấp nhận đau. - Điều trị dùng thuốc: o Thuốc đtrị triệu chứng: NSAIDs: kháng viêm, giảm đau (paracetamol), Corticoid: ko chỉ định dùng toàn thân. Tiêm vào ổ khớp hydrocortisol hoặc methyl prednisolon o Thuốc theo cơ chế bệnh sinh: Glucosamin, Chondroitin o Bổ sung chất nhầy dịch khớp: Acid hyaluronic, tiêm vào khớp
  • 19. - Phẫu thuật: với BN thất bại khi đtrị bằng thuốc Câu 28: Nguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp? - Chẩn đoán sớm là cẩn thiết để chặn đứng bệnh hoặc ngăn ngừa sựa thoái hoá khớp - Kết hợp nhiều nhóm thuốc: thuốc điều trị triệu chứng (kháng viêm, giảm đau) và DMARD (thuốc điều trị cơ bản, thuốc chống thấp khớp có thể cải thiện được bệnh hay còn gọi là thuốc đặt trị viêm khớp dạng thấp). Các thuốc có thể phải dùng lâu dài, riêng corticoidchỉ sử dụng trong các đợt tiến triển. - Khởi đầu trị liệu sớm với DMARD trong 12 – 16 tuần sau khi bệnh khởi phát là cẩn thiết để ngăn chặn bệnh hoặc ít nhất là để ngừng sự tiến triển của bệnh. DMARD được lựa chọn đầu tiên (thuốc điển hình) là Methotrexat (MTX) Câu 29: Các biện pháp không dùng thuốc trong viêm khớp dạng thấp? - Giảm áp lực ở khớp: để khớp bị viêm đc nghỉ ngơi - Giảm chịu lực cho khớp: cố định khớp bằng nẹp, dùng nạng chống hoặc các dụng cụ hỗ trợ đi bộ - Tránh những hđ mạnh trong đợt viêm cấp kể cả vật lý trị liệu và tập luyện đều ko quá mức, tuy nhiên cũng cần duy trì hđ nhẹ nhàng để tránh teo cơ - Chế độ dinh dưỡng: tăng cường đạm, vitamin và khoáng chất - Giảm cân và phẫu thuật