SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 77
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MÁY
NÔNG NGHIỆP VIỆT TRUNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN MẠNH TÙNG
MÃ SINH VIÊN : A16973
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MÁY
NÔNG NGHIỆP VIỆT TRUNG
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Đoàn Thị Hồng Nhung
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mạnh Tùng
Mã sinh viên : A16973
Chuyên ngành : Kế toán
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được
sự giúp đỡ cũng như sự động viên từ rất nhiều phía.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn
khóa luận tốt nghiệp – Thạc sĩ Đoàn Thị Hồng Nhung. Cô không chỉ là người trực tiếp
giảng dạy em một số môn học chuyên ngành tại trường trong thời gian qua, mà còn là
chỉ bảo tận tình, hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua khóa luận này, gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy cô đang giảng dạy tại trường đại học Thăng long, những người luôn
nhiệt tình và tâm huyết để mang lại cho sinh viên những kiến thức để chúng em có thể
có một nền tảng kiến thức về chuyên ngành của mình.
Bên cạnh đó em cũng xin cảm ơn tới các cô, chú, anh, chị đặc biệt là phòng kế
toán công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung đã tận tình giúp đỡ và cung cấp số
liệu để em có thể hoàn thành được khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Mạnh Tùng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Nguyễn Mạnh Tùng
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ................................................1
1.1.Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất........1
1.2.Vai trò của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất...................................1
1.3.Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản
xuất…..............................................................................................................................2
1.3.1.Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất..................................2
1.3.2.Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất................................3
1.4.Phân loại và tính giá nguyên vật liệu.....................................................................4
1.4.1.Phân loại nguyên vật liệu ...............................................................................................4
1.4.1.1. Phân loại theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu.....................................4
1.4.1.2. Phân loại theo nguồn hình thành nguyên vật liệu..............................................5
1.4.1.3. Phân loại theo quyền sở hữu nguyên vật liệu.....................................................5
1.4.1.4. Phân loại theo mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu...................................5
1.4.2.Phương pháp tính giá nguyên vật liệu ..........................................................................5
1.4.2.1. Phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho....................................6
1.4.2.2. Phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho.....................................6
1.5.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất............................8
1.5.1.Chứng từ kế toán.............................................................................................................9
1.5.2.Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất ..........10
1.6.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất ......................13
1.6.1.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên..........13
1.6.1.1. Tài khoản sử dụng ............................................................................................13
1.6.1.2. Phương pháp kế toán........................................................................................14
1.6.2.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ ....................16
1.6.2.1. Tài khoản sử dụng ............................................................................................16
1.6.2.2. Phương pháp kế toán........................................................................................17
1.7.Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ...........................................................18
1.7.1.Tài khoản sử dụng.........................................................................................................19
1.7.2.Phương pháp kế toán ....................................................................................................19
1.8.Kế toán nguyên vật liệu theo các hình thức sổ kế toán......................................19
1.8.1.Hình thức Nhật ký – Sổ cái ..........................................................................................20
1.8.2.Hình thức Chứng từ ghi sổ...........................................................................................21
1.8.3.Hình thức Nhật ký chung .............................................................................................23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT TRUNG.........................................................25
2.1.Tổng quan về công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung ...........................25
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt
Trung……………...................................................................................................................25
2.1.2.Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp
Việt Trung............. ..................................................................................................................26
2.1.3.Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung.........................26
2.1.4.Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung ..........28
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt
Trung .............................................................................................................................28
2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt
Trung .............................................................................................................................30
2.2.Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt
Trung… ........................................................................................................................31
2.2.1.Đặc điểm nguyên vật liệu..............................................................................................31
2.2.2.Phân loại nguyên vật liệu .............................................................................................32
2.2.3.Quản lý nguyên vật liệu tại công ty..............................................................................33
2.2.4.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty..................................................................34
2.2.4.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu.....................................................................34
2.2.4.2. Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu......................................................................42
2.2.4.3. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu ..................................................46
2.2.5.Kiểm kê và lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông
Nghiệp Việt Trung ..................................................................................................................50
2.2.5.1. Kiểm kê nguyên vật liệu....................................................................................50
2.2.5.2. Lập dự phòng nguyên vật liệu ..........................................................................52
2.2.6.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt
Trung.......................................................................................................................................52
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT
TRUNG.........................................................................................................................59
3.1.Đánh giá về thực trạng công tác kế toán tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp
Việt Trung ....................................................................................................................59
3.1.1.Ưu điểm……..................................................................................................................59
3.1.2.Nhược điểm……............................................................................................................61
3.2.Một số kiến nghị hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy
Nông Nghiệp Việt Trung.............................................................................................62
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải
GTGT Giá trị gia tăng
NVL Nguyên vật liệu
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TK Tài khoản
VAT Thuế giá trị gia tăng
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Thẻ Kho.........................................................................................................11
Bảng 1.2. Sổ chi tiết nguyên vật liệu.............................................................................12
Bảng 2.1. Hóa đơn giá trị gia tăng hàng mua trong nước .............................................36
Bảng 2.2. Phiếu nhập kho 02.........................................................................................37
Bảng 2.3. Phiếu nhập kho 01.........................................................................................39
Bảng 2.4. Hóa đơn giá trị gia tăng chi phí vận chuyển .................................................40
Bảng 2.5. Phiếu chi........................................................................................................41
Bảng 2.6. Phiếu sản xuất ...............................................................................................44
Bảng 2.7. Giấy đề nghị xuất kho nguyên vật liệu .........................................................44
Bảng 2.8. Phiếu xuất kho...............................................................................................45
Bảng 2.9. Thẻ kho..........................................................................................................47
Bảng 2.10. Sổ chi tiết nguyên vật liệu...........................................................................48
Bảng 2.11. Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu ......................................49
Bảng 2.12. Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa sản phẩm...............................................51
Bảng 2.13. Chứng từ ghi sổ...........................................................................................53
Bảng 2.14. Chứng từ ghi sổ...........................................................................................54
Bảng 2.15. Chứng từ ghi sổ...........................................................................................55
Bảng 2.16. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.........................................................................56
Bảng 2.17. Sổ cái TK 152 .............................................................................................57
Bảng 3.1. Biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hóa sản phẩm ........................................65
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song ..............12
Sơ đồ 1.2: Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ)...............................................................................15
Sơ đồ 1.3: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ.......17
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký – Sổ cái ...20
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Chứng từ ghi sổ ....22
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký chung.......23
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung......27
Sơ đồ 2.2 :Tổ chức lao động kế toán và phần hành kế toán..........................................29
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại
công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung .............................................................31
Sơ đồ 2.5: Quy trình nhập kho nguyên vật liệu.............................................................34
Sơ đồ 2.5: Quy trình xuất kho nguyên vật liệu..............................................................42
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau là điểu
không thể tránh khỏi. Họ cạnh tranh nhau để đứng vững trên thương trường, đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm cao, giá thành thấp. Vậy
làm thế nào để một doanh nghiệp có thể đáp ứng được cả hai điều này.
Doanh nghiệp cần phải quan sát, tìm hiểu, quản lý các hoạt động kinh doanh, sản
xuất của mình. Tổ chức kế toán có thể nói là một công cụ quan trọng, không thể thiếu
để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, việc sử dụng vật tư, tài sản của doanh
nghiệp nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Một trong các phần
hành kế toán quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất đó là kế toán nguyên vật liệu.
Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tốt không chỉ cung cấp kịp thời nguyên vật liệu
trong quá trình sản xuất mà còn kiểm tra, giám sát được việc tuân thủ mức dự trữ và
tiêu hao nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đề ra, phát hiện kịp thời và ngăn chặn hiện
tượng lãng phí trong sản xuất để từ đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Với những kiến thức đã học được ở trường và qua thời gian thực tập tại công ty
TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung, em đã đi tìm hiểu về thực trạng kế toán nguyên
vật liệu tại công ty. Do đó, với sự giúp đỡ của cán bộ kế toán và sự hướng dẫn của cô
giáo – Th.S Đoàn Thị Hồng Nhung em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán
nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung”
2. Đối tƣợng
Cơ sở lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất
và kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung.
3. Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt
Trung. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công
ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung.
4. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận gồm 3 chương chính
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong
doanh nghiệp sản xuất
Chƣơng 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông
Nghiệp Việt Trung
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH
Máy Nông Nghiệp Việt Trung
1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá như: sợi trong
doanh nghiệp dệt may, rau củ trong doanh nghiệp chế biến thực phẩm, cát sỏi trong
doanh nghiệp xây lắp,… Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh
doanh và bị tiêu hao toàn bộ vào trong quá trình sản xuất, không giữ lại nguyên hình
thái vật chất ban đầu, giá trị của chúng được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản
xuất kinh doanh.
Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu được coi là đối tượng lao động
chủ yếu được tiến hành gia công chế biến ra sản phẩm. Nguyên vật liệu tham gia
thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng của sản phẩm được sản xuất.
Nguyên vật liệu có rất nhiều chủng loại và thường chiếm tỉ trọng lớn trong chi
phí sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế, để đảm bảo yêu cầu sản xuất doanh
nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu mua, dự trữ và quản lý chặt chẽ chúng về mặt
số lượng, chủng loại, chất lượng, giá trị.
1.2. Vai trò của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thuộc
tài sản lưu động. Nó là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm mới, là một trong ba
yếu tố không thể thiếu được khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Vì vậy, việc cung cấp
nguyên vật liệu có kịp thời hay không đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực
hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, chất lượng sản phẩm cao hay thấp
phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguyên vật liệu sử dụng. Qua đó, ta thấy nguyên
vật liệu có vị trí quan trọng như thế nào đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Giá trị nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp, chúng là đối tượng lao động trực tiếp của quá trình sản
xuất tạo ra sản phẩm. Việc thiếu nguyên vật liệu sẽ làm cho sản xuất bị đình trệ, cũng
như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Giá trị sản phẩm của doanh
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tình hình biến động chi phí nguyên vật liệu vì chúng
thường chiếm 60-80% giá thành sản phẩm. Từ đó cho thấy chi phí nguyên vật liệu có
ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp
phải chú trọng tới công tác kế toán nguyên vật liệu, để sử dụng nguyên vật liệu một
cách hiệu quả nhất sao cho với cùng một khối lượng vật liệu nhất định có thể làm ra
được nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn...
Thang Long University Library
2
Hơn nữa, với việc tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, giá cả nguyên vật liệu ngày
một tăng nên muốn tạo ra ưu thế các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ vật liệu ở tất
cả các khâu: thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu nhằm hạn thấp chi phí vật
liệu, giảm mức tiêu hao vật liệu. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp.
1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
sản xuất
1.3.1. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Bắt nhịp cùng với xu thế chung của đất nước bước sang nền kinh tế thị trường,
các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng chịu tác động của
nhiều quy luật kinh tế, trong đó cạnh tranh là yếu tố khách quan, nó gây ra cho doanh
nghiệp không ít những khó khăn, nhưng cũng là động lực để các doanh nghiệp sản
xuất tồn tại và phát triển. Để có thể vươn lên khẳng định vị trí của mình trong điều
kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất phải làm ăn có hiệu quả. Một
trong những giải pháp cho vấn đề này là doanh nghiệp phải quản lý thật tốt các yếu tố
đầu vào mà cụ thể là yếu tố nguyên vật liệu.
Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để
quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục thì phải đảm bảo cung cấp
nguyên vật liệu kịp thời về mặt số lượng, chất lượng cũng như chủng loại vật liệu do
nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển đòi hỏi vật liệu ngày càng nhiều để đáp ứng cho
nhu cầu sản xuất sản phẩm và kinh doanh có lãi là mục tiêu mà các doanh nghiệp
hướng tới. Vì vậy, quản lý tốt ở khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là
điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành,
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Khâu thu mua: lập kế hoạch và tìm nguồn thu mua nguyên vật liệu, đảm bảo
đáp ứng theo yêu cầu của sản xuất cả về số lượng và chất lượng với chi phí tối thiểu,
đáp ứng kịp thời tránh việc thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất.
- Khâu bảo quản: xây dựng và bố trí hệ thống kho tàng, thiết bị kỹ thuật đầy đủ
trên cơ sở phân loại theo tính chất cơ, lý, hoá của từng loại nguyên vật liệu để có biện
pháp bảo quản tốt nhất. Nhìn chung các loại vật liệu thường rất dễ hỏng dưới tác dụng
của môi trường, khí hậu ... và dễ mất mát, hao hụt nên rất khó khăn cho công tác bảo
quản. Chi phí cho việc bảo quản đôi khi rất lớn, do vậy doanh nghiệp nên tính đến hiệu
quả của chi phí này có nghĩa là phải tính được tỷ lệ hợp lý giữa trị giá vật liệu với chi
phí bảo quản chung.
- Khâu dự trữ: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành, không bị ngừng trệ,
gián đoạn, doanh nghiệp phải dự trữ vật liệu đúng định mức tối đa, tối thiểu theo tình
3
hình sản xuất của doanh nghiệp đảm bảo cho sản xuất liên tục bình thường không gây
ứ đọng (do khâu dự trữ quá lớn) tăng nhanh vòng quay vốn.
- Khâu xuất nguyên vật liệu: Sử dụng vật liệu theo đúng định mức tiêu hao, đúng
chủng loại vật liệu, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vật liệu nâng cao chất lượng sản
phẩm, chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm vì vậy đòi hỏi tổ chức tốt việc ghi
chép, theo dõi phản ánh tình hình xuất vật liệu. Tính toán phân bổ chính xác vật liệu
cho từng đối tượng sử dụng theo phương pháp thích hợp, cung cấp số liệu kịp thời
chính xác cho công tác tính giá thành sản phẩm. Đồng thời thường xuyên hoặc định kỳ
phân tích tình hình thu mua, bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu, trên cơ sở đề ra
những biện pháp cần thiết cho việc quản lý ở từng khâu, nhằm giảm mức tiêu hao vật
liệu trong sản xuất sản phẩm, là cơ sở để tăng thêm sản phẩm cho xã hội.
Ngoài ra, để công tác quản lý nguyên vật liệu khoa học và chính xác, các doanh
nghiệp phải xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh diểm cho NVL. Hệ
thống này phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại của NVL.
Doanh nghiệp phải bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ
chuyên môn để quản lý tốt NVL tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ xuất, nhập kho,
tránh bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với kế toán vật tư.
1.3.2. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu cũng như vai trò của kế
toán nguyên vật liệu trong hệ thống quản lý kinh tế, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật
liệu trong doanh nghiệp sản xuất được xác định như sau:
- Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của
nguyên vật liệu về giá cả và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn (hoặc giá thành)
thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính
xác phục vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật về
hạch toán nguyên vật liệu. Đồng thời hướng dẫn các bộ phận, các đơn vị trong doanh
nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về nguyên vật liệu, phải hạch
toán đúng chế độ, đúng phương pháp quy định để đảm bảo sự thống nhất trong công
tác kế toán nguyên vật liệu.
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu từ
đó phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý nguyên vật liệu thừa, ứ
đọng, kém hoặc mất phẩm chất, giúp cho việc hạch toán xác định chính xác số lượng
và giá trị nguyên vật liệu thực tế đưa vào sản xuất sản phẩm. Phân bổ chính xác
nguyên vật liệu đã tiêu hao vào đối tượng sử dụng để từ đó giúp cho việc tính giá
thành được chính xác.
Thang Long University Library
4
- Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp
thông tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển,
bảo quản, đánh giá phân loại tình hình nhập xuất và quản lý nguyên vật liệu. Từ đó
đáp ứng được nhu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước cũng như yêu cầu quản lý của
doanh nghiệp trong việc tính giá thành thực tế của NVL đã thu mua và nhập kho đồng
thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật tư về số lượng, chủng loại, giá
cả, thời hạn cung cấp nguyên vật liệu một cách đầy đủ, kịp thời.
1.4. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu
1.4.1. Phân loại nguyên vật liệu
Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại nhiều thứ
khác nhau. Mỗi loại có vai trò, công dụng, tính chất lý hoá rất khác nhau và biến động
liên tục hàng ngày trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện đó đòi hỏi các
doanh nghiệp phải phân loại nguyên vật liệu thì mới có thể tổ chức tốt việc quản lý và
hạch toán nguyên vật liệu.
Tuỳ theo nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh
doanh mà nguyên vật liệu trong doanh nghiệp có sự phân chia thành các loại khác
nhau để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán.
1.4.1.1. Phân loại theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu
Trong thực tế quản lý và hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp, đặc trưng
thông dụng nhất để phân loại vật liệu là phân loại theo vai trò, tác dụng của nguyên vật
liệu trong sản xuất và yêu cầu quản lý. Theo đặc trưng này, nguyên vật liệu được chia
thành các loại sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia
vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm kể
cả bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra
thành phẩm.
- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không
cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm
thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc
tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục
vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản; phục vụ cho quá trình lao động.
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường.
Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.
- Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết
bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất. . .
5
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử
dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả
thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công
trình xây dựng cơ bản.
- Phế liệu: Là các loại nguyên vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay
thanh lý tài sản, có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài.
-Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu chưa kể đến như bao bì, vật đóng gói,
các loại vật tư đặc trưng.
1.4.1.2. Phân loại theo nguồn hình thành nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu ở trong kho của doanh nghiệp được xem xét nguồn gốc hình
thành và được chia thành 3 loại:
- Nguyên vật liệu mua ngoài
- Nguyên vật liệu sản xuất
- Nguyên vật liệu từ các nguồn khác như: nhận cấp phát, góp vốn liên doanh,
biếu, tặng thưởng…
1.4.1.3. Phân loại theo quyền sở hữu nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu trong kho của doanh nghiệp chưa hẳn đã là tài sản của doanh
nghiệp, mà được chia thành:
- Nguyên vật liệu tự có
- Nguyên vật liệu nhận gia công hoặc giữ hộ
1.4.1.4. Phân loại theo mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu được phân loại theo mục đích và nơi sử dụng như sau:
- Nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác như: quản lý phân xưởng sản xuất,
quản lý doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm…
Trên cơ sở phân loại nguyên vật liệu, các doanh nghiệp phải chi tiết và hình
thành sổ danh điểm nguyên vật liệu. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, ký hiệu, quy
cách, đơn vị tính và giá hạch toán của từng danh điểm nguyên vật liệu.
1.4.2. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu
Tính giá nguyên vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của
nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định.
Về nguyên tắc, nguyên vật liệu phải được đánh giá theo nguyên tắc giá phí, tức
là, phải tính toán đầy đủ chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ ra để có được nguyên vật liệu
đó. Tuy nhiên, tùy điều kiện cụ thể về giá nguyên vật liệu ở doanh nghiệp biến động
hay ổn định mà có thể lựa chọn một trong các cách tính giá nguyên vật liệu sau:
Thang Long University Library
6
1.4.2.1. Phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là toàn bộ chi phí mà các doanh nghiệp
phải bỏ ra để có nguyên vật liệu đó. Tuỳ từng nguồn nhập mà giá thực tế của nguyên
vật liệu được đánh giá khác nhau.
- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:
Nếu nguyên vật liệu mua vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :
Trị giá Trị giá Các loại Chi phí Các khoản
thực tế mua ghi thuế không trực tiếp chiết khấu
nhập = trên hoá + được hoàn + phát sinh - thương mại,
kho đơn (không lại trong giảm giá
có VAT) khâu mua
Nếu nguyên vật liệu mua để dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối
tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Trị giá Trị giá Các loại Chi phí Các khoản
thực tế mua ghi thuế không trực tiếp chiết khấu
nhập = trên hoá + được hoàn + phát sinh - thương mại,
kho đơn lại trong giảm giá
(có VAT) khâu mua
- Đối với nguyên vật liệu xuất gia công, chế biến nhập kho:
Trị giá thực tế Trị giá thực tế Chi phí Chi phí
NVL thuê gia = NVL xuất gia + gia công + vận chuyển,
công, chế biến công, chế biến chế biến bốc dỡ
nhập kho
- Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần thì giá thực tế là giá
trị NVL do hội đồng liên doanh đánh giá trên nguyên tắc tương đương tiền mặt.
- Đối với nguyên vật liệu nhận cấp, biếu tặng ... thì giá thực tế của nguyên vật
liệu nhập kho là giá ghi trong biên bản của đơn vị cấp hoặc được xác định trên cơ sở
giá thị trường của nguyên vật liệu tương đương.
- Đối với nguyên vật liệu nhập kho từ nguồn phế liệu thu hồi:
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được đánh giá theo giá trị thực tế nếu còn sử
dụng hoặc đánh giá theo giá ước tính.
1.4.2.2. Phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
Khi xuất kho nguyên vật liệu để sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, kế toán phải tính toán, xác định chính xác trị giá thực tế của nguyên vật
liệu xuất kho cho các nhu cầu, đối tượng khác nhau nhằm xác định chi phí hoat động
7
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính giá thực tế xuất kho có thể áp dụng
theo một số phương pháp sau:
- Phƣơng pháp giá thực tế đích danh
Theo phương pháp này giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở
số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô hàng
nguyên vật liệu xuất kho đó.
Phương pháp này sẽ nhận diện được từng loại nguyên vật liệu xuất và tồn kho
theo từng hóa đơn mua vào riêng biệt. Do đó trị giá của nguyên vật liệu xuất và tồn
kho được xác định chính xác, phản ánh đúng thực tế phát sinh. Nhưng như vậy thì việc
quản lý tồn kho sẽ rất phức tạp đặc biệt khi doanh nghiệp dự trữ nhiều loại nguyên vật
liệu với giá trị nhỏ. Khi đó, chi phí cho quản lý tồn kho sẽ tốn kém và đôi khi không
thể thực hiện được. Chính vì vậy chỉ nên áp dụng phương pháp tính giá này đối với
những loại vật liệu đặc trưng có giá trị cao.
- Phƣơng pháp nhập trƣớc – xuất trƣớc (giả định)
Với phương pháp này kế toán phải theo dõi được đơn giá thực tế và số lượng của
từng lô NVL nhập kho. Sau đó, khi xuất kho căn cứ vào số lượng xuất tính ra giá thực
tế theo công thức sau:
Trị giá thực tế = Số lượng NVL x Đơn giá thực tế NVL
NVL xuất kho xuất kho của lô NVL nhập trước
Khi nào xuất kho hết số lượng của lô NVL nhập trước mới lấy đơn giá thực tế
của lô NVL tiếp sau để tính giá ra giá thực tế xuất kho. Cách xác định này sẽ đơn giản
hơn cho kế toán so với phương pháp giá đích danh nhưng vì giá thực tế xuất kho lại
được xác định theo đơn giá của lô NVL nhập trước nên không phản ánh sự biến động
của giá một cách kịp thời, xa rời thực tế. Vì thế nó thích hợp cho áp dụng cho các
doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.
- Phƣơng pháp nhập sau – xuất trƣớc (giả định)
Ở phương pháp này, kế toán cũng phải theo dõi được đơn giá thực tế và số lượng
của từng lô NVL nhập kho. Sau đó khi xuất, căn cứ vào số lượng xuất kho để tính giá
thực tế nguyên vật liệu xuất kho bằng cách :
Trị giá thực tế = Số lượng NVL x Đơn giá thực tế NVL của
NVL xuất kho xuất kho lô NVL nhập sau cùng
Khi nào lô NVL nhập sau cùng hết thì sẽ tiếp tục lấy đơn giá thực tế của lô NVL
nhập ngay trước đó nhân với số lượng cần tính rồi cứ tính lần lượt như thế. Như vậy,
giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế của nguyên vật liệu
nhập kho của các lần mua đầu kỳ. Ngược lại với phương pháp nhập trước – xuất trước,
với phương pháp này mọi sự biến động về giá được chuyển ngay vào chi phí sản xuất
Thang Long University Library
8
kinh doanh trong kỳ. Do đó phản ánh đúng điều kiện kinh doanh tại thị trường hiện tại
nhưng chi phí hiện hành của nguyên vật liệu tồn kho lại xa rời thực tế.
- Phƣơng pháp bình quân gia quyền
Đây là phương pháp mà giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ
sở đơn giá thực tế bình quân của nguyên vật liệu:
Giá thực tế NVL = Số lượng NVL x Đơn giá thực tế bình quân
xuất kho xuất kho của NVL
Hiện nay , các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong số các loại đơn giá thực tế
bình quân sau:
Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:
Đơn giá Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
bình quân = –
cả kỳ dự trữ Lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Cách tính này được xác định sau khi kết thúc kỳ hạch toán, dựa trên số liệu đánh
giá nguyên vật liệu cả kỳ dự trữ. Các lần xuất nguyên vật liệu khi phát sinh chỉ phản
ánh về mặt số lượng mà không phản ánh mặt giá trị. Toàn bộ giá trị xuất được phản
ánh vào cuối kỳ khi có đầy đủ số liệu tổng nhập. Điều đó làm cho công việc bị dồn lại,
ảnh hưởng đến tiến độ quyết toán song cách tính này đơn giản, tốn ít công nên được
nhiều doanh nghiệp sử dụng đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, ít loại
nguyên vật liệu, thời gian sử dụng ngắn và số lần nhập, xuất mỗi danh điểm nhiều.
Đơn giá bình quân liên hoàn (hay đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập):
Sau mỗi lần nhập, kế toán xác định đơn giá bình quân cho từng loại nguyên vật
liệu như sau:
Đơn giá Trị giá thực tế NVL tồn sau mỗi lần nhập
bình quân = –
sau mỗi Số lượng thực tế NVL tồn sau mỗi lần nhập
lần nhập
Phương pháp này thường sử dụng ở các doanh nghiệp có ít loại nguyên vật liệu
và số lượng nhập kho không nhiều vì sau mỗi lần nhập một nguyên vật liệu nào đó, kế
toán phải tính đơn giá bình quân cho nguyên vật liệu. Phương pháp này khắc phục
được của phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, vừa chính xác, vừa cập nhật. Tuy
nhiên, phương pháp này tốn nhiều công sức, phải tính toán nhiều lần.
1.5. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán chi tiết NVL là việc ghi chép thường xuyên sự biến động nhập, xuất, tồn
của từng loại, nhóm, thứ NVL, cả về mặt giá trị và số lượng tại từng kho trong doanh
nghiệp. Kế toán chi tiết NVL phải tiến hành đồng thời ở cả kho và phòng kế toán trên
cơ sở các chứng từ nhập, xuất. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tiến hành tổ chức hệ
9
thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết trên cơ sở lựa chọn và sử dụng phương pháp
kế toán chi tiết NVL cho phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp.
1.5.1. Chứng từ kế toán
Một nguyên tắc bắt buộc của kế toán là chỉ khi nào có đầy đủ bằng chứng để
chứng minh nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và thực sự hoàn thành, kế toán mới được
ghi chép và phản ánh. Các bằng chứng đó là các loại hoá đơn, chứng từ có thể do
doanh nghiệp lập hay bên ngoài doanh nghiệp lập, là chứng từ bắt buộc hay hướng dẫn
nhưng phải đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ. Trong kế toán nguyên vật liệu, doanh nghiệp
cần sử dụng các chứng từ chủ yếu sau đây:
- Phiếu nhập kho: Phiếu này do bộ phận cung ứng lập trên cơ sở hoá đơn, giấy
báo nhận hàng và biên bản kiểm nghiệm. Đây là loại chứng từ bắt buộc gồm 2 liên
(nếu NVL mua ngoài) hoặc 3 liên (nếu NVL do gia công chế biến).
Liên 1 : giữ lại ở bộ phận cung ứng
Liên 2 : giao cho thủ kho để ghi thẻ kho rồi chuyển lên cho kế toán ghi sổ
Liên 3(nếu có) : người lập giữ
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư: doanh nghiệp sẽ tuỳ đặc điểm sản xuất kinh
doanh và yêu cầu quản lý để lập theo kết cấu phù hợp nhất. Biên bản được lập vào lúc
hàng về đến doanh nghiệp trên cơ sở giấy báo nhận hàng, doanh nghiệp có trách nhiệm
lập ban kiểm nghiệm vật tư để kiểm nghiệm NVL thu mua cả về số lượng, chất lượng,
quy cách, mẫu mã. Biên bản kiểm nghiệm vật tư gồm 2 bản:
1 bản giao cho phòng ban cung ứng để làm cơ sở ghi phiếu lập kho
1 bản giao cho kế toán
- Phiếu xuất kho: sử dụng khi xuất kho vật tư nhưng chủ yếu là xuất kho NVL
không thường xuyên với số lượng sử dụng ít. Gồm 3 liên do bộ phận sử dụng hoặc bộ
phận cung ứng lập
Liên 1: lưu tại nơi lập
Liên 2: giao thủ kho làm cơ sở ghi thẻ rồi chuyển đến bộ phận kế toán
Liên 3: giao cho người nhận vật tư để ghi sổ kế toán nơi sử dụng
- Phiếu xuất kho theo hạn mức: sử dụng trong trường hợp vật tư xuất thường
xuyên trong tháng và doanh nghiệp đã lập được định mức tiêu hao vật tư cho sản
phẩm. Gồm 2 liên
Liên 1: lưu tại nơi lập
Liên 2: giao cho thủ kho. Sau mỗi lần xuất kho, thủ kho ghi số thực xuất vào thẻ
kho. Cuối tháng, sau khi đã xuất hết hạn mức, thủ kho phải thu lại phiếu của đơn vị
lĩnh, kiểm tra, đối chiếu với thẻ kho, ký và chuyển 1 liên cho bộ phận cung ứng, liên
còn lại chuyển lên phòng kế toán.
Thang Long University Library
10
- Thẻ kho: do kế toán lập giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Thẻ kho được
lập cho từng loại vật tư ở cùng một kho và là căn cứ để kế toán kiểm tra, đối chiếu số
liệu đảm bảo tính chính xác.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: do bộ phận cung ứng lập khi doanh
nghiệp xuất kho vật tư cho gia công, chế biến, di chuyển nội bộ sử dụng.
- Biên bản kiểm kê vật tư: Vào cuối kỳ, ở mỗi kho phải tiến hành kiểm kê, đánh
giá, xác định số thực tế tồn kho cuối kỳ và lập biên bản kiểm kê vật tư làm cơ sở đối
chiếu với số liệu ghi chép, phát hiện ra các trường hợp thừa, thiếu vật tư để có biện
pháp xử lý kịp thời. Biên bản này cần lập thành 2 bản
1 bản giao cho phòng kế toán
1 bản giao cho thủ kho
- Phiếu báo vật tư còn cuối kỳ: trường hợp tại bộ phận sử dụng tiếp mà không
nhập lại kho, bộ phận đó phải lập “ Phiếu báo vật tư còn cuối kỳ ” từ đó xác định số
nguyên vật liệu đã tính vào chi phí kỳ này được chuyển sang kỳ sau. Phiếu gồm 2 bản
1 bản giao cho phòng cung ứng
1 bản giao cho phòng kế toán
Ngoài ra, để hạch toán nguyên vật liệu kế toán của doanh nghiệp còn căn cứ vào
1 số chứng từ khác: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT...Các chứng từ
phản ánh thanh toán : Phiếu chi, Giấy báo nợ...
1.5.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Để quản lý tốt nguyên vật liệu có trong kho thì doanh nghiệp đó phải tìm tòi vận
dụng phương pháp hạch toán chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ của đội
ngũ nhân viên kế toán. Theo quy định hiện hành, phương pháp thẻ song song được sử
dụng để kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Phương pháp này yêu cầu ở kho ghi chép về
mặt số lượng, phòng kế toán ghi chép cụ thể cả về số lượng và giá trị từng NVL.
- Tại kho: Công tác ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu do thủ
kho tiến hành trên thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do kế toán lập theo mẫu quy
định cho từng danh điểm vật liệu của từng kho rồi phát cho thủ kho ghi chép hàng
ngày. Thẻ kho được bảo quản trong hòm thẻ hay tủ nhiều ngăn, trong đó các thẻ kho
được sắp xếp theo loại, nhóm, thứ (mặt hàng) của vật tư, hàng hoá đảm bảo dễ tìm
kiếm khi sử dụng.
11
Bảng 1.1. Thẻ Kho
THẺ KHO
Ngày lập thẻ:..…….……..
Tờ số:……………………
- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư:……………………………………………………..
- Đơn vị tính……………………………………………………………………………
- Mã số…………………………………………………………………………………
Số
TT
Ngày
tháng
Số hiệu
chứng từ
Diễn
giải
Ngày
nhập
xuất
Số lượng
Ký xác
nhận của
kế toánNhập Xuất Nhập Xuất Tồn
A B C D E F 1 2 3 G
Tồn đầu kỳ
…
Cộng phát sinh x x
Tồn cuối kỳ
Hàng ngày sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ nhập, xuất
thủ kho tiến hành ghi chép đầy đủ từ cột A đến cột F và các cột 1, 2. Đến cuối ngày
tính ra số liệu tồn kho và ghi vào cột 3. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số lượng
tồn kho ghi trên thẻ kho với số vật liệu thực tế còn lại trong kho để đảm bảo sổ sách và
số lượng thực tế luôn khớp nhau. Hàng ngày hoặc định kỳ (khoảng 3-5 ngày), sau khi
ghi thẻ kho xong, thủ kho phải chuyển các chứng từ nhập, xuất đã được phân loại về
phòng kế toán.
- Tại phòng kế toán: kế toán NVL sử dụng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết NVL cho
từng danh điểm tương ứng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lượng và
giá trị.
Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho của các thủ kho chuyển lên, kế toán
NVL phải kiểm kê từng chứng từ, ghi đơn giá, số lượng và tính thành tiền rồi ghi vào
sổ chi tiết. Cuối tháng, kế toán cộng sổ chi tiết NVL và đối chiếu với thẻ kho. Số
lượng NVL tồn kho trên sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu phải khớp với số tồn kho
ghi trên thẻ kho.
Đơn vị:………………
Địa chỉ:………………
Thang Long University Library
12
Bảng 1.2. Sổ chi tiết nguyên vật liệu
SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
Năm:..……
Tài khoản:………………………………Tên kho:…………………………………….
Tên, quy cách nguyên vật liệu:……………………………….………………………..
Đơn vị tính…….
Chứng từ
Diễn giải
Tài
khoản
đối ứng
Đơn
giá
Nhập Xuất Tồn
Ghi
chú
Số
hiệu
Ngày
tháng
SL TT SL TT SL TT
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8
Tồn đầu kỳ
…
Cộng phát
sinh
x
Tồn cuối kỳ
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Thẻ kho
Sổ chi tiết NVL
Bảng tổng hợp nhập,
xuất, tồn kho NVL
Kế toán tổng hợp về
NVL (Bảng kê tính giá)
Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho
13
Cách phân công ghi chép giữa kho và phòng kế toán theo phương pháp này làm
cho việc ghi chép đơn giản và thuận lợi cho công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu.
Nhưng số liệu ghi chép bị trùng lặp ở chỉ tiêu số lượng, nếu doanh nghiệp có nhiều
chủng loại vật liệu thì khối lượng các sổ, thẻ sẽ lớn gây khó khăn cho việc lưu trữ, bảo
quản. Việc kiểm tra, đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng, do đó hạn chế chức
năng kiểm tra của kế toán. Vì thế phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp ít
chủng loại vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít và trình độ chuyên môn của
cán bộ kế toán còn hạn chế.
1.6. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
1.6.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên là
phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhập,
xuất kho các loại vật liệu trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các
chứng từ nhập, xuất vật liệu. Với phương pháp hạch toán này, kế toán có thể cung cấp
số liệu về tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu tại bất kỳ thời điểm nào.
1.6.1.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 152 - Nguyên vật liệu : Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có
và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của
doanh nghiệp theo giá thực tế.
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Số dƣ đầu kỳ: Trị giá thực tế của
nguyên vật liệu tồn đầu kỳ.
- Trị giá thực tế của nguyên vật liệu
nhập kho trong kỳ do mua ngoài, tự
chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận
góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn
khác.
- Trị giá nguyên vật liệu phát hiện thừa
khi kiểm kê.
- Kết chuyển trị giá thực tế NVL tồn
cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch
toán nguyên vật liệu theo phương pháp
kiểm kê định kỳ).
Số dƣ cuối kỳ: Trị giá thực tế của NVL
tồn kho cuối kỳ.
- Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất
kho trong kỳ dùng vào sản xuất, bán,
thuê ngoài gia công, chế biến hoặc đưa
đi góp vốn.
- Khoản giảm giá, chiết khấu thương
mại nguyên vật liệu mua vào, trị giá
NVL mua trả lại bên bán.
- Trị giá NVL phát hiện thiếu khi kiểm
kê.
- Kết chuyển trị giá thực tế NVL tồn
đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch
toán theo phương pháp kiểm kê định
kỳ).
Thang Long University Library
14
Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà tài khoản 152 có thể mở
thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 để kế toán chi tiết cho từng nhóm, thứ nguyên vật liệu.
Ngoài ra, kế toán có thể phản ánh chi tiết nguyên vật liệu trên tài khoản 151 – Hàng
mua đi đường. Tài khoản 151 dùng để phản ánh trị giá của nguyên vật liệu mua ngoài
đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường, vận chuyển ở bến cảng,
bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho.
TK 151 – Hàng mua đi đƣờng
Số dƣ đầu kỳ: Trị giá nguyên vật liệu đã
mua nhưng còn đang đi đường (chưa về
nhập kho đơn vị) đầu kỳ.
- Trị giá nguyên vật liệu đã mua đang đi
đường.
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên
vật liệu mua đang đi đường cuối kỳ
(Trường hợp doanh nghiệp hạch toán
hàng hoá tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ)
Số dƣ cuối kỳ: Trị giá nguyên vật liệu
đã mua nhưng còn đang đi đường (Chưa
về nhập kho đơn vị) cuối kỳ
- Trị giá nguyên vật liệu đã mua đang đi
đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển
xuất thẳng cho sản xuất.
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên
vật liệu đã mua đang đi đường đầu kỳ
(Trường hợp doanh nghiệp hạch toán
hàng hoá tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ).
Ngoài ra để kế toán tổng hợp nguyên vật liệu còn sử dụng một số loại tài khoản
khác như: TK 331, TK 621, TK 111, TK 112,...
1.6.1.2. Phương pháp kế toán
- Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
15
Sơ đồ 1.2: Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên
(tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
TK 111, 112,141,… TK 152 TK 621, 627, 641, 642, 241
Giá mua và chi phí mua Giá trị NVL xuất kho
NVL nhập kho sử dụng
TK 151 TK 154
Hàng mua Hàng đi đường NVL xuất
đang đi đường nhập kho thuê ngoài gia công
TK 133 TK 632
Thuế GTGT Xuất bán NVL
đầu vào
TK 411 TK 411
Nhận vốn góp liên doanh Xuất NVL trả lại vốn góp
TK 222 TK 222
Nhận lại Xuất NVL
vốn góp liên doanh để góp vốn liên doanh
TK 711
TK 154 Đánh giá tăng
Nhập kho NVL
Gia công, chế biến TK 811
TK 711 Đánh giá giảm
Nhập kho NVL TK 1381, 632
được biếu, tặng NVL phát hiện thiếu
TK 3381,632 khi kiểm kê
NVL phát hiện thừa TK 111, 112, 331
khi mua về kiểm kê Chiết khấu thương mại
giảm giá, trả lại hàng mua
TK 621, 627,… TK 133
Nhập kho NVL đã xuất nhưng
không dùng hết Thuế GTGT
TK 412 TK 412
Giá đánh giá lại NVL cao hơn Giá đánh giá lại NVL thấp hơn
trị giá đã ghi sổ trị giá đã ghi sổ
Thang Long University Library
16
- Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Về cơ bản việc hạch toán các nghiệp vụ tăng, giảm nguyên vật liệu tại doanh
nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cũng tương tự như doanh nghiệp
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp tính thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp không tách riêng thuế ra mà giá thực tế là giá đã
bao gồm cả thuế GTGT.
Nợ TK 152 (Tổng giá thanh toán NVL mua ngoài)
Có TK liên quan
1.6.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ là phương
pháp theo dõi phản ánh không thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất NVL trên
các tài khoản tương ứng. Giá trị của nguyên vật liệu mua vào nhập kho, xuất kho trong
kỳ được theo dõi, phản ánh ở tài khoản 611 - Mua hàng.
Trị giá NVL = Trị giá NVL + Tổng giá NVL - Trị giá NVL
xuất kho tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ
Độ chính xác của phương pháp này không cao mặc dù tiết kiệm được công sức
ghi chép và nó chỉ thích hợp với các đơn vị kinh doanh những loại hàng hoá, vật tư
khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán.
1.6.2.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 611 - Mua hàng: tài khoản này sử dụng để phản ánh giá trị thực tế của
số vật tư, hàng hoá mua vào trong kỳ. Nó chỉ được áp dụng trong doanh nghiệp hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
TK 611
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu, tồn đầu
kỳ. (Theo kết quả kiểm kê)
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu mua
vào trong kỳ.
Giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho
trong kỳ. (Trong trường hợp hàng bị trả
lại)
- Giá trị nguyên vật liệu mua vào trả lại
cho người bán hoặc được giảm giá.
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất
kho để sản xuất trong kỳ.
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn
cuối kỳ. (Theo kết quả kiểm kê)
17
Tài khoản 611 có 2 tài khoản cấp 2:
- TK 6111: Mua nguyên liệu, vật liệu.
- TK 6112: Mua hàng hoá.
Ngoài ra, khi hạch toán còn sử dụng thêm một số tài khoản khác như: TK 111,
TK 112, TK331, TK 627, TK 642,…
1.6.2.2. Phương pháp kế toán
Sơ đồ 1.3: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê
định kỳ
TK 151, 152 TK 611 TK 151, 152
Kết chuyển giá trị Kết chuyển giá trị
NVL tồn kho đầu kỳ NVL tồn kho cuối kỳ
TK 111, 112, 331 TK 111, 112, 331,…
Trị giá NVL mua vào trong kỳ Chiết khấu thương mại, giảm
giá, trả lại NVL đã mua
TK 133 TK 133
Thuế GTGT Thuế GTGT
TK 621, 641, 642
Trị giá NVL sử dụng
trong kỳ
Thang Long University Library
18
1.7. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, để hạn chế rủi ro trong quá
trình sản xuất kinh doanh và tôn trọng nguyên tắc thận trọng của kế toán, các doanh
nghiệp cần và được phép thực hiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong đó
bao hàm cả nguyên vật liệu.
Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực
chi vào chi phí kinh doanh của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp
những thiệt hại có thể sẽ xảy ra trong niên độ liền sau.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực
tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá; đồng thời cũng để phản
ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi
lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.
Theo thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính, mức trích
lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự Lượng vật tư hàng Giá gốc Giá trị thuần có
phòng giảm = hóa thực tế tồn kho x hàng tồn - thể thực hiện
giá vật tư tại thời điểm lập kho theo được của hàng
hàng hóa báo cáo tài chính sổ kế toán tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết
định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là
giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu
thụ (ước tính).
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so
với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này
không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho
đó.
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị
giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào
giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
19
1.7.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: dùng để phản ánh các khoản
dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm
giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.
TK 159
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho
được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng
bán trong kỳ.
Số dƣ đầu kỳ: Giá trị dự phòng giảm
giá hàng tồn kho đầu kỳ.
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn
kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán
trong kỳ.
Số dƣ cuối kỳ: Giá trị dự phòng giảm
giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.
1.7.2. Phương pháp kế toán
- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế
toán ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Cuối niên độ kế toán tiếp theo:
+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán
năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán
năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, kế toán ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán
năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán
năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, kế toán ghi:
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
1.8. Kế toán nguyên vật liệu theo các hình thức sổ kế toán
Công tác kế toán trong một đơn vị hạch toán, đặc biệt là trong các doanh nghiệp,
thường nhiều và phức tạp không chỉ thể hiện ở số lượng các phần hành, mà còn ở mỗi
phần hành kế toán cần thực hiện. Do vậy, đơn vị hạch toán cần thiết phải sử dụng
nhiều loại sổ sách khác nhau cả về kết cấu, nội dung, phương pháp hạch toán tạo thành
một hệ thống sổ kế toán.
Thang Long University Library
20
Mỗi doanh nghiệp đều có qui mô và cách quản lý khác nhau, vì vậy yêu cầu cung
cấp thông tin về nguyên vật liệu cũng sẽ khác nhau. Ngày nay, việc tổ chức sổ kế toán
tổng hợp nguyên vật liệu đã được Nhà nước ban hành, hướng dẫn ghi chép. Theo
quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp
sản xuất có thể tổ chức hạch toán theo các hình thức sổ kế toán sau đây:
1.8.1. Hình thức Nhật ký – Sổ cái
Hình thức nhật ký – sổ cái trong hạch toán NVL sử dụng duy nhất một quyển sổ
tổng hợp là sổ nhật ký – sổ cái, ngoài ra còn có các sổ thẻ kế toán chi tiết NVL.
Nhật ký – sổ cái là một quyển sổ gồm hai phần: phần nhật ký ghi chép các nghiệp
vụ phát sinh theo trình tự thời gian và tập hợp riêng cho từng đối tượng ở phần sổ cái.
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức
Nhật ký – Sổ cái
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu số liệu
Sổ quỹ
Báo cáo tài chính
Nhật ký – Sổ cái
TK 152 (TK 611)
Bảng tổng hợp
chi tiết NVL
Bảng tổng hợp
chứng từ
Sổ kế toán chi
tiết NVL
Chứng từ gốc
21
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái là các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung
kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất. Do
vậy, kế toán NVL theo hệ thống sổ của hình thức này rất đơn giản, số lượng sổ lại ít
nên khối lượng ghi sổ không nhiều, số liệu kế toán tập trung cho biết cả 2 chỉ tiêu thời
gian và phân loại đối tượng ngay trên một dòng ghi, do vậy dễ theo dõi kiểm tra. Tuy
nhiên do tài khoản được liệt kê ngang sổ nên khuôn sổ sẽ cồng kềnh khó bảo quản
trong niên độ và khó phân công lao động kế toán. Nếu doanh nghiệp có ít tài khoản sử
dụng, ít lao động kế toán, khối lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều, trình độ kế
toán thấp thì áp dụng hình thức này là có hiệu quả, không ảnh hưởng đến tốc độ cung
cấp thông tin cho quản lý cũng như độ chính xác của số liệu đã ghi.
1.8.2. Hình thức Chứng từ ghi sổ
Kế toán NVL theo hình thức chứng từ ghi sổ căn cứ trực tiếp vào các chứng từ
ghi sổ để ghi sổ kế toán tổng hợp. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng
chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung
kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm
(theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm,
phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Để kế toán NVL theo hình thức này cần các loại sổ: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ ,
Sổ cái tài khoản 152,...và các sổ kế toán chi tiết.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cũng là một loại hình sổ Nhật ký để ghi chép nghiệp
vụ phát sinh theo trình tự thời gian nhưng không tiến hành định khoản ngay trên sổ
nay. Nó dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ
đồng thời để kiểm tra, đối chiếu số liệu trên bảng cân đối số phát sinh.
Cách ghi chép theo hình thức sổ này cũng đơn giản, dễ ghi và thống nhất nên tiện
cho công tác đối chiếu, kiểm tra. Mặt khác, sổ được thiết kế theo kiểu tờ rời cho phép
thực hiện chuyên môn hoá lao động kế toán trên cơ sở phân công lao động nhưng cũng
không khắc phục được nhược điểm ghi chép trùng lặp của các hình thức ghi sổ Nhật
ký – Sổ cái. Hình thức này phù hợp với mọi loại quy mô đơn vị sản xuất kinh doanh,
đơn vị quản lý cũng như đơn vị hành chính sự nghiệp. Kết cấu sổ đơn giản nên thích
hợp với cả điều kiện kế toán thủ kho công và lao động kế toán bằng máy.
Thang Long University Library
22
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức
Chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu số liệu
Sổ quỹ
Bảng cân đối
số phát sinh
Sổ cái
TK 152 (TK 611)
Bảng tổng hợp
chi tiết NVL
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ kế toán chi
tiết NVL
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
23
1.8.3. Hình thức Nhật ký chung
Với hình thức Nhật ký chung: tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời
gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó
lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Nhật ký chung là loại sổ kế toán tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ về sự biến
động tăng giảm của từng loại NVL theo trình tự thời gian. Kế toán tiến hành đồng thời
cả việc hạch toán và định khoản ngay trên sổ này.
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức
Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu số liệu
Sổ nhật ký
chuyên dùng
Bảng cân đối
số phát sinh
Bảng tổng hợp
chi tiết NVL
Nhật ký chung Sổ kế toán chi
tiết NVL
Chứng từ gốc
Sổ cái
TK 152 (TK 611)
Báo cáo tài chính
Thang Long University Library
24
Kế toán nguyên vật liệu theo hình thức sổ Nhật ký chung có ưu điểm là ghi chép
đơn giản, sổ cấu tạo đơn giản, rõ ràng nên dễ ghi, dễ kiểm tra đối chiếu nhưng số liệu
ghi chép trùng lặp nhiều. Hình thức này phù hợp với mọi loại hình hoạt động cũng như
quy mô, trình độ và trong điều kiện lao động kế toán bằng máy. Với điều kiện lao
động kế toán thủ công, hình thức này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có loại hình
kinh doanh đơn giản, trình độ quản lý và kế toán còn thấp, bộ máy kế toán được tổ
chức theo mô hình tập trung và có nhu cầu phân công lao động kế toán.
Trên đây bài khóa luận của em đã trình bày về những vấn đề lý luận cơ bản và kế
toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất. Với những vấn đề đã nêu ra ở chương
1 có thể cho thấy được nhiệm vụ cúng như phần hành kế toán của kế toán nguyên vật
liệu trong doanh nghiệp sản xuất sử dụng.
Trên cơ sở đó, em đã tìn hiểu thực trạng kế toán nguyên vật liệu và phản ánh qua
chương 2 để thấy được công việc mà kế toán nguyên vật liệu đang thực hiện tại công
ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung.
25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT TRUNG
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt
Trung
- Tên công ty : Công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung
- Địa chỉ : KM34 QL 5A Hưng Thịnh – Bình Giang – Hải Dương
- Website : http://viettrungcompany.com.vn
- Email : ctyvietrung@yahoo.com
- Mã số thuế : 0800245513
- Số điện thoại : 03203775089
- Fax : 03203776666
- Hình thức sở hữu : Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Vốn đăng kí : 7.000.000.000 đồng (7 tỷ đồng chẵn)
- Lĩnh vực kinh doanh : công ty chuyên sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các sản
phẩm phục vụ nông - ngư – cơ.
Công Ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung được thành lập ngày 17/08/2001
với vốn pháp định là 2.000.000.000 ( hai tỷ đồng chẵn). Tiền thân là một xưởng cơ khí
nhỏ nhưng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất máy nông, ngư nghiệp, công
ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung đã xác định được rõ ngành nghề kinh doanh
chính của mình là nhập khẩu thiết bị từ bên ngoài để lắp ráp, sản xuất và kinh doanh
các động cơ cũng như các loại máy nông, ngư nghiệp trên thị trường trong và ngoài
nước. Cùng với đó công ty cũng đề ra mục tiêu phát triển là một công ty phát triển
vững chắc, lành mạnh, thực hiện tốt các chính sách của nhà nước giao phó để phát
triển nền nông nghiệp của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Những ngày đầu thành lập công ty chỉ có hai bộ phận là phòng kinh doanh và
phân xưởng sản xuất lắp đặt với số lượng lao động ban đầu là 56 người. Thiết bị chủ
yếu được nhập khẩu từ trung quốc và sản xuất, kinh doanh 2 loại sản phẩm chính là
động cơ diesel và máy kéo. Là doanh nghiệp mới thành lập nhưng trước đó công ty
cũng đã có những uy tín, tiếng tăm trên thị trường nên trong những khoảng thời gian
này công ty cũng không gặp quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong những năm đầu việc
kinh doanh của công ty vẫn ở tình trạng thua lỗ.
Tuy vậy với sự nỗ lực của tập thể công ty đã cố gắng đưa công ty lên tầm cao
mới trở thành một công ty có tiếng và sản xuất các loại máy phục vụ nông nghiêp.
Hiện nay công ty đã và đang phát triển mạnh mẽ với bốn phân xưởng với đội ngũ nhân
viên công ty là 316 người, chuyên sản xuất các loại mặt hàng phục vụ sản xuất nông,
ngư nghiệp trên dây chuyền bán tự động công nghệ hàng đầu của Trung Quốc đáp ứng
Thang Long University Library
26
cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong tương lai công ty phát triển việc sản
xuất, lắp ráp máy móc với việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ cao của các nước phát
triển để đưa hàng hóa của mình có thể có lợi thế cạnh tranh lớn hơn với các sản phẩm
trong và ngoài nước cũng như việc chinh phục các thị trường mới và khó tính hơn.
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Máy Nông
Nghiệp Việt Trung
Công ty Máy Nông Nghiệp Việt Trung là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách
pháp nhân, tài khoản được mở tại ngân hàng và có con dấu riêng theo quy định của
nhà nước. Công ty thực hiện một số chức năng: sản xuất gia công, lắp ráp, buôn bán
các linh kiện, máy móc phục vụ nông, ngư nghiệp và ôtô
Công ty hoạt động với nhiệm vụ chính là gia công, lắp ráp các loại máy móc
phục vụ nông nghiệp và ôtô. Ngoài ra công ty có nhiệm vụ tuân thủ các chính sách và
pháp luật của nhà nước, làm tròn nghĩa vụ kê khai và nộp thuế đối với ngân sách nhà
nước, thực hiện tốt các chính sách về lao động, đảm bảo công bằng xã hội, không
ngừng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên trong công ty, thực hiện đúng điều lệ
của công ty và đúng những cam kết trong các hợp đồng với khách hàng, làm tốt công
tác bảo hộ và an toàn lao động, bảo vệ môi trường, tài sản và an ninh chung.
Hiện nay, công ty chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất nông
nghiệp như động cơ diesel, máy kéo...trên dây chuyền bán tự động công nghệ hàng
đầu của trung quốc nhằm đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Bên
cạnh đó, công ty còn sản xuất dòng xe ô tô tải trọng tải từ 980 kilogram đến 8000
kilogram với động cơ diezel đạt tiêu chuẩn Euro III mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu, tuổi
thọ cao.
Công việc sản xuất của công ty được thực hiện ở 3 phân xưởng:
- Phân xưởng động cơ gồm các tổ: dây chuyền, sơn bột và chuyên sản xuất lắp
ráp các loại động cơ diezel.
- Phân xưởng máy kéo gồm các tổ: hoàn thiện dàn máy, hộp số dàn cày, chuyên
sản xuất và lắp ráp các loại máy kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Phân xưởng gia công bánh đà gồm các đội tiện, nguội.
Tại các phân xưởng sản xuất, linh kiện được nhập về được lắp ráp và được xử lý
sạch sẽ rồi đưa vào chạy thử, kiểm tra trước khi tới tay người tiêu dùng.
2.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung
Hiện nay, các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực nhưng lại có các cách
tổ chức bộ máy quản lí riêng tùy theo qui mô tổ chức và quan điểm lãnh đạo của các
công ty khác nhau. Công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung tổ chức bộ máy
quản lý theo mô hình cơ cấu chức năng với sự điều hành của giám đốc và các phó
27
giám đốc nhằm thuận tiện cho việc theo dõi và cung cấp thông tin kịp thời. Đây cũng
là mô hình tổ chức phổ biến tại các công ty hiện nay.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Máy Nông Nghiệp
Việt Trung
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, quyết định chính sách, đề ra mục tiêu, phương hướng và kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm của công ty. Lãnh đạo các cuộc họp và xem xét về tình hình hoạt
động cũng như kết quả kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc phụ trách kinh tế: Trực tiếp chỉ đạo ba phòng: phòng kế toán,
phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh. Lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức kiểm
tra công tác hoạt động hàng tháng, quý, năm trong khu vực mình phụ trách tính toán,
cân đối tình hình kinh doanh đầu vào và đầu ra.
Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Trực tiếp chỉ đạo hai phòng: phòng kế
hoạch, phòng kỹ thuật. Quản lý công tác lập kế hoạch cũng như quản lý chất lượng,
kiểm soát mọi hoạt động thực hiện lập kế hoạch, kỹ thuật, sản xuất toàn công ty. Trực
tiếp điều hành, kiểm soát việc thực hiện triển khai sản xuất của các phân xưởng theo
tiến độ. Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức và nâng cao tay
nghề lao động.
Giám đốc
Phó giám đôc phụ
trách kinh tế
Phó giám đôc phụ
trách kỹ thuật
Phòng tổ
chức – hành
chính
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kế toán
Phòng
kế
hoạch
Phòng
kỹ thuật
Thang Long University Library
28
Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách vấn đề nhân sự, hành chính, lưu giữ
những giấy tờ liên quan đến việc thành lập công ty, giải quyết những vấn đề cho người
lao động.
Phòng kế toán: Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán trong toàn công ty. Tính
toán giá trị sản phẩm xuất, nhập, kê khai các khoản thuế với nhà nước. Đảm bảo nhập
khẩu nguyên vật liệu, linh kiện, vật tư. Tiến hành việc khấu trừ thuế tại cục hải quan,
theo dõi việc áp dụng chính sách thuế mới của chính phủ. Lập báo cáo tài chính, báo
cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của nhà nước phản ánh trung thực
kết quả hoạt động của công ty. Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công
nợ.. trong công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của giám đốc. Chủ trì
xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, các quy
định về quản lý chi tiêu tài chính trình giám đốc ban hành hoặc đề xuất với lãnh đạo
công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phòng kinh doanh: Quản lý việc kinh doanh, xác nhận bán hàng và đơn hàng
của khách hàng gửi tới. Đặt hàng và quản lý số lượng hàng của khách.
Phòng kế hoạch: Lập các kế hoạch đầu tư tiêu thụ sản phẩm, phụ trách công tác
lập kế hoạch xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện, công cụ dụng cụ.
Phòng kỹ thuật: Kiểm soát chất lượng các thiết bị sản xuất, lưu trữ hồ sơ về chất
lượng sản phẩm.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung
Kế toán là một bộ phận quan trọng trong một công ty. Bộ phận này cung cấp số
liệu cũng như giúp doanh nghiệp ghi chép, hạch toán đầy đủ về những hoạt động và
kết quả mà công ty đạt được. Tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm
kinh doanh, sản xuất của công ty là một trong những điều mà công ty TNHH Máy
Nông Nghiệp Việt Trung luôn quan tâm đến. Một bộ máy kế toán tổ chức tốt sẽ giúp
cho công ty có thể nắm bắt được những hiện trạng cũng như kết quả của công ty mình
từ đó đưa ra những quyết định phù hợp để giúp công ty phất triển bền vững, lâu dài
trong tương lai.
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt
Trung
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh, qui mô của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý,
bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung nghĩa là toàn bộ công việc của kế
toán được thực hiện tại phòng kế toán của công ty, các bộ phận ở dưới không có tổ
chức bộ máy riêng mà chỉ có các tổ trưởng ghi chép sổ sách, chứng từ rồi chuyển về
phòng kế toán để xử lý và hạch toán.
Từ những yêu cầu đặt ra mà bộ máy kế toán của công ty TNHH Máy Nông
Nghiệp Việt Trung được tổ chức với các phần hành như sau:
29
Sơ đồ 2.2 :Tổ chức lao động kế toán và phần hành kế toán
(Nguồn: Phòng kế toán)
- Kế toán trƣởng : đồng thời là trưởng phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp có
nhiệm vụ phối hợp các hoạt động của các nhân viên kế toán nhằm đảm bảo sự thống
nhất về số liệu và quy trình kế toán. Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn là kế toán tổng
hợp và tính giá thành sản phẩm, có nhiệm vụ tập hợp các số liệu do các nhân viên kế
toán khác cung cấp, căn cứ để lập các sổ kế toán tổng hợp và lập báo cáo tài chính.
Hàng tháng kế toán trưởng phải thực hiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá sản
phẩm.
- Thủ quỹ : là tay hòm chìa khóa của công ty, có nhiệm vụ cất giữ tiền mặt tại
chỗ của công ty, thu chi tiền khi có chứng từ đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của kế toán đưa
sang. Đảm bảo thu đúng và đủ, chi theo đúng lệnh và kiểm soát tiền mặt, cuối ngày
báo cáo tồn quỹ với kế toán trưởng và đối chiếu thu chi tồn quỹ với kế toán thanh toán.
- Kế toán tài sản cố định và vật tƣ, nguyên vật liệu :
+ Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, tiến
hành tính toán trích khấu hao cơ bản và lên kế hoạch sửa chữa lớn hàng tháng, hàng
kỳ...
+ Kế toán vật tư và nguyên vật liệu : Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho
NVL.
- Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng: tính toán tiền lương và
thanh toán các khoản tiền lương và các khoản khác khấu trừ vào lương cũng như các
loại thưởng khác cho lao động trong công ty.
- Kế toán tiêu thụ sản phẩm, công nợ, thanh toán: Hàng ngày có nhiệm vụ
theo dõi và vào sổ các hóa đơn bán hàng, lập các chứng từ thanh toán tiền mặt, theo
dõi đầy đủ tình hình công nợ với khách hàng và nhà cung cấp. Cuối kỳ cung cấp số
liệu cho kế toán trưởng xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán trưởng
Thủ quỹ Kế toán
xuất
nhập
khẩu
Kế toán
tiền gửi
ngân
hàng
Kế toán tiêu
thụ sản phẩm,
công nợ,
thanh toán
Kế toán
TSCĐ, vật
tư, nguyên
vật liệu
Kế toán tiền
lương và các
khoản trích
theo lương
Thang Long University Library
30
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh với ngân hàng. Hàng ngày theo dõi các hoạt động giao dịch với ngân hàng.
- Kế toán xuất nhập khẩu: làm các thủ tục, hợp đồng nhập khẩu linh kiện, vật
tư từ nước ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt
Trung
Hiện nay, công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung đang áp dụng theo chế
độ kế toán quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của bộ tài chính. Niên độ
kế toán được bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào 31 tháng 12 hàng năm. Đơn
vị tiền tệ được sử dụng để lập chứng từ, ghi sổ kế toán là đồng Việt Nam. Chuyển đổi
các đơn vị tiền tệ khác sang đồng Việt Nam tại thời điểm phát sinh theo tỷ giá ngân
hàng Nhà nước công bố.
Dựa vào đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý và qui mô của công ty, công ty sử
dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và
tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp nhập sau xuất trước, công ty sử
dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế giá trị gia tăng.
Công ty ghi nhận tài sản cố định theo giá gốc, khấu hao tài sản cố định theo
phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao tài sản cố định thực hiện theo hướng
dẫn tại quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài Chính.
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán. Hệ
thống tài khoản được sắp xếp theo nguyên tắc cấn đối giữa giá trị tài sản và nguồn
hình thành tài sản phù hợp với các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Các tài khoản được
mã hóa thuận lợi cho việc hạch toán và xử lý thông tin của công ty.
Để công tác kế toán tại công ty được thực hiện dễ dàng hơn, hiện nay công ty
đang sử dụng các ứng dụng văn phòng thông dụng như Word, Excel. Chỉ là các ứng
dụng thông thường nhưng với trình độ hiểu biết của kế toán viên trong công ty, hai
ứng dụng đó đã mang lại những thông tin cần thiết cho ban lãnh đạo. Kế toán viên sử
dụng word chủ yếu để thảo hợp đồng và lập các chứng từ kế toán nhanh gọn đẹp mắt.
Còn về ứng dụng excel, tại công ty kế toán viên sử dụng để nhập tất cả các số liệu liên
quan tới các nghiệp vụ phát sinh, sử dụng câu lệnh hay hàm trong excel để đưa ra các
thông tin phục vụ cho sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu cầu của lãnh đạo.
31
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Chứng từ ghi
sổ tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp
Việt Trung
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng của một công ty. Chính vì
thế, công ty TNHH máy Nông Nghiệp Việt Trung luôn quan tâm đến việc kế toán
nguyên vật liệu một cách hợp lí và khoa học.
2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu
Công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung là một doanh nghiệp sản xuất và
lắp ráp rất nhiều các loại động cơ, máy móc và ô tô. Do đó, nguyên vật liệu của công
Sổ quỹ
Bảng cân đối
số phát sinh
Sổ cái
TK 152 (611)
Bảng tổng hợp
chi tiết NVL
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ kế toán chi
tiết NVL
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
Thang Long University Library
32
ty lên tới hàng nghìn chiếc linh kiện khác nhau để sản xuất ra những mẫu máy móc và
động cơ khác nhau.
Để tạo ra một sản phẩm động cơ hay máy móc không chỉ đơn thuần là sử dụng
được mà còn phải đáp ứng được nhiều hơn về công nghệ cũng như những cải tiến mới
để đáp ứng thị trường ngày càng khó tính và nhiều đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế,
hầu hết các nguyên vật liệu chính đều được công ty nhập khẩu từ các hãng có tên tuổi
tại Trung Quốc như: hãng Dongfeng "Công ty Thập Yến" Trung Quốc, Cementhai
Quý Cảng, Jangdong, Changfu,...Có thể nói đây là các nhà cung cấp uy tín và có kinh
nghiệm, cũng như có sự linh hoạt trong việc cải tiến các linh kiện theo công nghệ mới
nhằm cung cấp các linh kiện máy móc ngày càng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu về
chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng sản phẩm của người dân. Ngoài ra, nhằm giảm
thiểu chi phí sản xuất, công ty vẫn luôn mua hàng từ các nhà cung cấp trong nước
những nguyên vật liệu có thể tìm thấy trong nước.
Với số lượng nguyên vật liệu lớn, sự ảnh hưởng nhất định về yếu tố thiên nhiên
đối với các linh kiện cũng như sự giảm giá các nguyên vật liệu lỗi thời, công ty TNHH
Máy Nông Nghiệp Việt Trung luôn có sự tính toán, phân loại cẩn thận để thuận lợi cho
việc thu mua, sử dụng, bảo quản nhằm tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và tăng tính
hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Phân loại nguyên vật liệu
Trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu thường gồm nhiều loại, nhóm, thứ khác
nhau với công dụng kinh tế, tính năng lý hóa học và yêu cầu quản lý khác nhau. Để
phục vụ yêu cầu tổ chức kế toán quản trị vật liệu, cần phải tiến hành phân loại vật liệu
một cách chi tiết rõ ràng. Tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung, kế toán
phân loại nguyên vật liệu dựa trên tiêu chí vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu
trong sản xuất kinh doanh và nguyên vật liệu được chia thành như sau:
- Nguyên vật liệu chính: Nguyên vật liệu chính là những thứ sau quá trình gia
công chế biến sẽ trở thành thực thể chủ yếu của sản phẩm, nó chiếm đến 70% trong
tổng giá trị nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm như: cần đỡ động cơ thân máy
kéo, cổ hút S195A, chân máy S195A, linh kiện động cơ S1100AN,...
- Nguyên vật liệu phụ: là những thứ chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được
sử dụng kết hợp với vật liệu chính để nâng cao chất lượng sản phẩm: tem mác các loại,
bông lọc sơn, giấy giáp,...
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất như dầu hỏa, dầu cầu...
- Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải: ốc vít,...
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung

Weitere ähnliche Inhalte

Andere mochten auch

chapman_annexation_15_17_letter2
chapman_annexation_15_17_letter2chapman_annexation_15_17_letter2
chapman_annexation_15_17_letter2Greg Burton
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Barnes & Noble: the social problem
Barnes & Noble: the social problemBarnes & Noble: the social problem
Barnes & Noble: the social problemBrittney Johns
 
일하는여성4
일하는여성4일하는여성4
일하는여성4kwwa
 
C.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SC
C.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SCC.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SC
C.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SCSuperintendencia de Competencia
 
State of Destinations and Social Media
State of Destinations and Social MediaState of Destinations and Social Media
State of Destinations and Social MediaMichael Durwin
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
The Future of Library RFID - a Personal View
The Future of Library RFID - a Personal ViewThe Future of Library RFID - a Personal View
The Future of Library RFID - a Personal ViewMichael Fortune
 

Andere mochten auch (13)

chapman_annexation_15_17_letter2
chapman_annexation_15_17_letter2chapman_annexation_15_17_letter2
chapman_annexation_15_17_letter2
 
Wordprees
WordpreesWordprees
Wordprees
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
деепричастный оборот
деепричастный оборотдеепричастный оборот
деепричастный оборот
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
 
Barnes & Noble: the social problem
Barnes & Noble: the social problemBarnes & Noble: the social problem
Barnes & Noble: the social problem
 
일하는여성4
일하는여성4일하는여성4
일하는여성4
 
причастие
причастиепричастие
причастие
 
C.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SC
C.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SCC.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SC
C.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SC
 
State of Destinations and Social Media
State of Destinations and Social MediaState of Destinations and Social Media
State of Destinations and Social Media
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
 
The Future of Library RFID - a Personal View
The Future of Library RFID - a Personal ViewThe Future of Library RFID - a Personal View
The Future of Library RFID - a Personal View
 
Input output in linux
Input output in linuxInput output in linux
Input output in linux
 

Mehr von NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namNOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 

Mehr von NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 

Kürzlich hochgeladen

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 

Kürzlich hochgeladen (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh máy nông nghiệp việt trung

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT TRUNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN MẠNH TÙNG MÃ SINH VIÊN : A16973 CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT TRUNG Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Đoàn Thị Hồng Nhung Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mạnh Tùng Mã sinh viên : A16973 Chuyên ngành : Kế toán HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ cũng như sự động viên từ rất nhiều phía. Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp – Thạc sĩ Đoàn Thị Hồng Nhung. Cô không chỉ là người trực tiếp giảng dạy em một số môn học chuyên ngành tại trường trong thời gian qua, mà còn là chỉ bảo tận tình, hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua khóa luận này, gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đang giảng dạy tại trường đại học Thăng long, những người luôn nhiệt tình và tâm huyết để mang lại cho sinh viên những kiến thức để chúng em có thể có một nền tảng kiến thức về chuyên ngành của mình. Bên cạnh đó em cũng xin cảm ơn tới các cô, chú, anh, chị đặc biệt là phòng kế toán công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung đã tận tình giúp đỡ và cung cấp số liệu để em có thể hoàn thành được khóa luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Mạnh Tùng
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Mạnh Tùng Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ................................................1 1.1.Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất........1 1.2.Vai trò của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất...................................1 1.3.Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất…..............................................................................................................................2 1.3.1.Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất..................................2 1.3.2.Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất................................3 1.4.Phân loại và tính giá nguyên vật liệu.....................................................................4 1.4.1.Phân loại nguyên vật liệu ...............................................................................................4 1.4.1.1. Phân loại theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu.....................................4 1.4.1.2. Phân loại theo nguồn hình thành nguyên vật liệu..............................................5 1.4.1.3. Phân loại theo quyền sở hữu nguyên vật liệu.....................................................5 1.4.1.4. Phân loại theo mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu...................................5 1.4.2.Phương pháp tính giá nguyên vật liệu ..........................................................................5 1.4.2.1. Phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho....................................6 1.4.2.2. Phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho.....................................6 1.5.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất............................8 1.5.1.Chứng từ kế toán.............................................................................................................9 1.5.2.Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất ..........10 1.6.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất ......................13 1.6.1.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên..........13 1.6.1.1. Tài khoản sử dụng ............................................................................................13 1.6.1.2. Phương pháp kế toán........................................................................................14 1.6.2.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ ....................16 1.6.2.1. Tài khoản sử dụng ............................................................................................16 1.6.2.2. Phương pháp kế toán........................................................................................17 1.7.Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ...........................................................18 1.7.1.Tài khoản sử dụng.........................................................................................................19 1.7.2.Phương pháp kế toán ....................................................................................................19 1.8.Kế toán nguyên vật liệu theo các hình thức sổ kế toán......................................19 1.8.1.Hình thức Nhật ký – Sổ cái ..........................................................................................20 1.8.2.Hình thức Chứng từ ghi sổ...........................................................................................21 1.8.3.Hình thức Nhật ký chung .............................................................................................23
  • 6. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT TRUNG.........................................................25 2.1.Tổng quan về công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung ...........................25 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung……………...................................................................................................................25 2.1.2.Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung............. ..................................................................................................................26 2.1.3.Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung.........................26 2.1.4.Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung ..........28 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung .............................................................................................................................28 2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung .............................................................................................................................30 2.2.Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung… ........................................................................................................................31 2.2.1.Đặc điểm nguyên vật liệu..............................................................................................31 2.2.2.Phân loại nguyên vật liệu .............................................................................................32 2.2.3.Quản lý nguyên vật liệu tại công ty..............................................................................33 2.2.4.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty..................................................................34 2.2.4.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu.....................................................................34 2.2.4.2. Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu......................................................................42 2.2.4.3. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu ..................................................46 2.2.5.Kiểm kê và lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung ..................................................................................................................50 2.2.5.1. Kiểm kê nguyên vật liệu....................................................................................50 2.2.5.2. Lập dự phòng nguyên vật liệu ..........................................................................52 2.2.6.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung.......................................................................................................................................52 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT TRUNG.........................................................................................................................59 3.1.Đánh giá về thực trạng công tác kế toán tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung ....................................................................................................................59 3.1.1.Ưu điểm……..................................................................................................................59 3.1.2.Nhược điểm……............................................................................................................61 3.2.Một số kiến nghị hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung.............................................................................................62 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải GTGT Giá trị gia tăng NVL Nguyên vật liệu TNHH Trách nhiệm hữu hạn TK Tài khoản VAT Thuế giá trị gia tăng
  • 8. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Thẻ Kho.........................................................................................................11 Bảng 1.2. Sổ chi tiết nguyên vật liệu.............................................................................12 Bảng 2.1. Hóa đơn giá trị gia tăng hàng mua trong nước .............................................36 Bảng 2.2. Phiếu nhập kho 02.........................................................................................37 Bảng 2.3. Phiếu nhập kho 01.........................................................................................39 Bảng 2.4. Hóa đơn giá trị gia tăng chi phí vận chuyển .................................................40 Bảng 2.5. Phiếu chi........................................................................................................41 Bảng 2.6. Phiếu sản xuất ...............................................................................................44 Bảng 2.7. Giấy đề nghị xuất kho nguyên vật liệu .........................................................44 Bảng 2.8. Phiếu xuất kho...............................................................................................45 Bảng 2.9. Thẻ kho..........................................................................................................47 Bảng 2.10. Sổ chi tiết nguyên vật liệu...........................................................................48 Bảng 2.11. Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu ......................................49 Bảng 2.12. Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa sản phẩm...............................................51 Bảng 2.13. Chứng từ ghi sổ...........................................................................................53 Bảng 2.14. Chứng từ ghi sổ...........................................................................................54 Bảng 2.15. Chứng từ ghi sổ...........................................................................................55 Bảng 2.16. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.........................................................................56 Bảng 2.17. Sổ cái TK 152 .............................................................................................57 Bảng 3.1. Biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hóa sản phẩm ........................................65 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song ..............12 Sơ đồ 1.2: Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)...............................................................................15 Sơ đồ 1.3: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ.......17 Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký – Sổ cái ...20 Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Chứng từ ghi sổ ....22 Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký chung.......23 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung......27 Sơ đồ 2.2 :Tổ chức lao động kế toán và phần hành kế toán..........................................29 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung .............................................................31 Sơ đồ 2.5: Quy trình nhập kho nguyên vật liệu.............................................................34 Sơ đồ 2.5: Quy trình xuất kho nguyên vật liệu..............................................................42 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau là điểu không thể tránh khỏi. Họ cạnh tranh nhau để đứng vững trên thương trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm cao, giá thành thấp. Vậy làm thế nào để một doanh nghiệp có thể đáp ứng được cả hai điều này. Doanh nghiệp cần phải quan sát, tìm hiểu, quản lý các hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Tổ chức kế toán có thể nói là một công cụ quan trọng, không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, việc sử dụng vật tư, tài sản của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Một trong các phần hành kế toán quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất đó là kế toán nguyên vật liệu. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tốt không chỉ cung cấp kịp thời nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất mà còn kiểm tra, giám sát được việc tuân thủ mức dự trữ và tiêu hao nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đề ra, phát hiện kịp thời và ngăn chặn hiện tượng lãng phí trong sản xuất để từ đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với những kiến thức đã học được ở trường và qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung, em đã đi tìm hiểu về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty. Do đó, với sự giúp đỡ của cán bộ kế toán và sự hướng dẫn của cô giáo – Th.S Đoàn Thị Hồng Nhung em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung” 2. Đối tƣợng Cơ sở lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất và kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung. 3. Phạm vi nghiên cứu Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung. 4. Kết cấu của khóa luận Khóa luận gồm 3 chương chính Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất Chƣơng 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung
  • 10. 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất Nguyên vật liệu là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá như: sợi trong doanh nghiệp dệt may, rau củ trong doanh nghiệp chế biến thực phẩm, cát sỏi trong doanh nghiệp xây lắp,… Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị tiêu hao toàn bộ vào trong quá trình sản xuất, không giữ lại nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của chúng được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu được coi là đối tượng lao động chủ yếu được tiến hành gia công chế biến ra sản phẩm. Nguyên vật liệu tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất. Nguyên vật liệu có rất nhiều chủng loại và thường chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế, để đảm bảo yêu cầu sản xuất doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu mua, dự trữ và quản lý chặt chẽ chúng về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng, giá trị. 1.2. Vai trò của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thuộc tài sản lưu động. Nó là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm mới, là một trong ba yếu tố không thể thiếu được khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Vì vậy, việc cung cấp nguyên vật liệu có kịp thời hay không đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguyên vật liệu sử dụng. Qua đó, ta thấy nguyên vật liệu có vị trí quan trọng như thế nào đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Giá trị nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, chúng là đối tượng lao động trực tiếp của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Việc thiếu nguyên vật liệu sẽ làm cho sản xuất bị đình trệ, cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Giá trị sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tình hình biến động chi phí nguyên vật liệu vì chúng thường chiếm 60-80% giá thành sản phẩm. Từ đó cho thấy chi phí nguyên vật liệu có ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng tới công tác kế toán nguyên vật liệu, để sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả nhất sao cho với cùng một khối lượng vật liệu nhất định có thể làm ra được nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn... Thang Long University Library
  • 11. 2 Hơn nữa, với việc tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, giá cả nguyên vật liệu ngày một tăng nên muốn tạo ra ưu thế các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ vật liệu ở tất cả các khâu: thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu nhằm hạn thấp chi phí vật liệu, giảm mức tiêu hao vật liệu. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. 1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 1.3.1. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất Bắt nhịp cùng với xu thế chung của đất nước bước sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng chịu tác động của nhiều quy luật kinh tế, trong đó cạnh tranh là yếu tố khách quan, nó gây ra cho doanh nghiệp không ít những khó khăn, nhưng cũng là động lực để các doanh nghiệp sản xuất tồn tại và phát triển. Để có thể vươn lên khẳng định vị trí của mình trong điều kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất phải làm ăn có hiệu quả. Một trong những giải pháp cho vấn đề này là doanh nghiệp phải quản lý thật tốt các yếu tố đầu vào mà cụ thể là yếu tố nguyên vật liệu. Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục thì phải đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu kịp thời về mặt số lượng, chất lượng cũng như chủng loại vật liệu do nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển đòi hỏi vật liệu ngày càng nhiều để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm và kinh doanh có lãi là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới. Vì vậy, quản lý tốt ở khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. - Khâu thu mua: lập kế hoạch và tìm nguồn thu mua nguyên vật liệu, đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu của sản xuất cả về số lượng và chất lượng với chi phí tối thiểu, đáp ứng kịp thời tránh việc thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất. - Khâu bảo quản: xây dựng và bố trí hệ thống kho tàng, thiết bị kỹ thuật đầy đủ trên cơ sở phân loại theo tính chất cơ, lý, hoá của từng loại nguyên vật liệu để có biện pháp bảo quản tốt nhất. Nhìn chung các loại vật liệu thường rất dễ hỏng dưới tác dụng của môi trường, khí hậu ... và dễ mất mát, hao hụt nên rất khó khăn cho công tác bảo quản. Chi phí cho việc bảo quản đôi khi rất lớn, do vậy doanh nghiệp nên tính đến hiệu quả của chi phí này có nghĩa là phải tính được tỷ lệ hợp lý giữa trị giá vật liệu với chi phí bảo quản chung. - Khâu dự trữ: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành, không bị ngừng trệ, gián đoạn, doanh nghiệp phải dự trữ vật liệu đúng định mức tối đa, tối thiểu theo tình
  • 12. 3 hình sản xuất của doanh nghiệp đảm bảo cho sản xuất liên tục bình thường không gây ứ đọng (do khâu dự trữ quá lớn) tăng nhanh vòng quay vốn. - Khâu xuất nguyên vật liệu: Sử dụng vật liệu theo đúng định mức tiêu hao, đúng chủng loại vật liệu, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vật liệu nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm vì vậy đòi hỏi tổ chức tốt việc ghi chép, theo dõi phản ánh tình hình xuất vật liệu. Tính toán phân bổ chính xác vật liệu cho từng đối tượng sử dụng theo phương pháp thích hợp, cung cấp số liệu kịp thời chính xác cho công tác tính giá thành sản phẩm. Đồng thời thường xuyên hoặc định kỳ phân tích tình hình thu mua, bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu, trên cơ sở đề ra những biện pháp cần thiết cho việc quản lý ở từng khâu, nhằm giảm mức tiêu hao vật liệu trong sản xuất sản phẩm, là cơ sở để tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Ngoài ra, để công tác quản lý nguyên vật liệu khoa học và chính xác, các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh diểm cho NVL. Hệ thống này phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại của NVL. Doanh nghiệp phải bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý tốt NVL tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ xuất, nhập kho, tránh bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với kế toán vật tư. 1.3.2. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu cũng như vai trò của kế toán nguyên vật liệu trong hệ thống quản lý kinh tế, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất được xác định như sau: - Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên vật liệu về giá cả và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn (hoặc giá thành) thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp. - Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật về hạch toán nguyên vật liệu. Đồng thời hướng dẫn các bộ phận, các đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về nguyên vật liệu, phải hạch toán đúng chế độ, đúng phương pháp quy định để đảm bảo sự thống nhất trong công tác kế toán nguyên vật liệu. - Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu từ đó phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý nguyên vật liệu thừa, ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất, giúp cho việc hạch toán xác định chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu thực tế đưa vào sản xuất sản phẩm. Phân bổ chính xác nguyên vật liệu đã tiêu hao vào đối tượng sử dụng để từ đó giúp cho việc tính giá thành được chính xác. Thang Long University Library
  • 13. 4 - Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh. - Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, đánh giá phân loại tình hình nhập xuất và quản lý nguyên vật liệu. Từ đó đáp ứng được nhu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước cũng như yêu cầu quản lý của doanh nghiệp trong việc tính giá thành thực tế của NVL đã thu mua và nhập kho đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật tư về số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn cung cấp nguyên vật liệu một cách đầy đủ, kịp thời. 1.4. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu 1.4.1. Phân loại nguyên vật liệu Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại nhiều thứ khác nhau. Mỗi loại có vai trò, công dụng, tính chất lý hoá rất khác nhau và biến động liên tục hàng ngày trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại nguyên vật liệu thì mới có thể tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu. Tuỳ theo nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh mà nguyên vật liệu trong doanh nghiệp có sự phân chia thành các loại khác nhau để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán. 1.4.1.1. Phân loại theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu Trong thực tế quản lý và hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp, đặc trưng thông dụng nhất để phân loại vật liệu là phân loại theo vai trò, tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất và yêu cầu quản lý. Theo đặc trưng này, nguyên vật liệu được chia thành các loại sau: - Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm kể cả bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm. - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản; phục vụ cho quá trình lao động. - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. - Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất. . .
  • 14. 5 - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. - Phế liệu: Là các loại nguyên vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài. -Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu chưa kể đến như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc trưng. 1.4.1.2. Phân loại theo nguồn hình thành nguyên vật liệu Nguyên vật liệu ở trong kho của doanh nghiệp được xem xét nguồn gốc hình thành và được chia thành 3 loại: - Nguyên vật liệu mua ngoài - Nguyên vật liệu sản xuất - Nguyên vật liệu từ các nguồn khác như: nhận cấp phát, góp vốn liên doanh, biếu, tặng thưởng… 1.4.1.3. Phân loại theo quyền sở hữu nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trong kho của doanh nghiệp chưa hẳn đã là tài sản của doanh nghiệp, mà được chia thành: - Nguyên vật liệu tự có - Nguyên vật liệu nhận gia công hoặc giữ hộ 1.4.1.4. Phân loại theo mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu Nguyên vật liệu được phân loại theo mục đích và nơi sử dụng như sau: - Nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác như: quản lý phân xưởng sản xuất, quản lý doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm… Trên cơ sở phân loại nguyên vật liệu, các doanh nghiệp phải chi tiết và hình thành sổ danh điểm nguyên vật liệu. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, ký hiệu, quy cách, đơn vị tính và giá hạch toán của từng danh điểm nguyên vật liệu. 1.4.2. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu Tính giá nguyên vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định. Về nguyên tắc, nguyên vật liệu phải được đánh giá theo nguyên tắc giá phí, tức là, phải tính toán đầy đủ chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ ra để có được nguyên vật liệu đó. Tuy nhiên, tùy điều kiện cụ thể về giá nguyên vật liệu ở doanh nghiệp biến động hay ổn định mà có thể lựa chọn một trong các cách tính giá nguyên vật liệu sau: Thang Long University Library
  • 15. 6 1.4.2.1. Phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là toàn bộ chi phí mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để có nguyên vật liệu đó. Tuỳ từng nguồn nhập mà giá thực tế của nguyên vật liệu được đánh giá khác nhau. - Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Nếu nguyên vật liệu mua vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ : Trị giá Trị giá Các loại Chi phí Các khoản thực tế mua ghi thuế không trực tiếp chiết khấu nhập = trên hoá + được hoàn + phát sinh - thương mại, kho đơn (không lại trong giảm giá có VAT) khâu mua Nếu nguyên vật liệu mua để dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Trị giá Trị giá Các loại Chi phí Các khoản thực tế mua ghi thuế không trực tiếp chiết khấu nhập = trên hoá + được hoàn + phát sinh - thương mại, kho đơn lại trong giảm giá (có VAT) khâu mua - Đối với nguyên vật liệu xuất gia công, chế biến nhập kho: Trị giá thực tế Trị giá thực tế Chi phí Chi phí NVL thuê gia = NVL xuất gia + gia công + vận chuyển, công, chế biến công, chế biến chế biến bốc dỡ nhập kho - Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần thì giá thực tế là giá trị NVL do hội đồng liên doanh đánh giá trên nguyên tắc tương đương tiền mặt. - Đối với nguyên vật liệu nhận cấp, biếu tặng ... thì giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là giá ghi trong biên bản của đơn vị cấp hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường của nguyên vật liệu tương đương. - Đối với nguyên vật liệu nhập kho từ nguồn phế liệu thu hồi: Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được đánh giá theo giá trị thực tế nếu còn sử dụng hoặc đánh giá theo giá ước tính. 1.4.2.2. Phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho Khi xuất kho nguyên vật liệu để sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán phải tính toán, xác định chính xác trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho cho các nhu cầu, đối tượng khác nhau nhằm xác định chi phí hoat động
  • 16. 7 sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính giá thực tế xuất kho có thể áp dụng theo một số phương pháp sau: - Phƣơng pháp giá thực tế đích danh Theo phương pháp này giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô hàng nguyên vật liệu xuất kho đó. Phương pháp này sẽ nhận diện được từng loại nguyên vật liệu xuất và tồn kho theo từng hóa đơn mua vào riêng biệt. Do đó trị giá của nguyên vật liệu xuất và tồn kho được xác định chính xác, phản ánh đúng thực tế phát sinh. Nhưng như vậy thì việc quản lý tồn kho sẽ rất phức tạp đặc biệt khi doanh nghiệp dự trữ nhiều loại nguyên vật liệu với giá trị nhỏ. Khi đó, chi phí cho quản lý tồn kho sẽ tốn kém và đôi khi không thể thực hiện được. Chính vì vậy chỉ nên áp dụng phương pháp tính giá này đối với những loại vật liệu đặc trưng có giá trị cao. - Phƣơng pháp nhập trƣớc – xuất trƣớc (giả định) Với phương pháp này kế toán phải theo dõi được đơn giá thực tế và số lượng của từng lô NVL nhập kho. Sau đó, khi xuất kho căn cứ vào số lượng xuất tính ra giá thực tế theo công thức sau: Trị giá thực tế = Số lượng NVL x Đơn giá thực tế NVL NVL xuất kho xuất kho của lô NVL nhập trước Khi nào xuất kho hết số lượng của lô NVL nhập trước mới lấy đơn giá thực tế của lô NVL tiếp sau để tính giá ra giá thực tế xuất kho. Cách xác định này sẽ đơn giản hơn cho kế toán so với phương pháp giá đích danh nhưng vì giá thực tế xuất kho lại được xác định theo đơn giá của lô NVL nhập trước nên không phản ánh sự biến động của giá một cách kịp thời, xa rời thực tế. Vì thế nó thích hợp cho áp dụng cho các doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. - Phƣơng pháp nhập sau – xuất trƣớc (giả định) Ở phương pháp này, kế toán cũng phải theo dõi được đơn giá thực tế và số lượng của từng lô NVL nhập kho. Sau đó khi xuất, căn cứ vào số lượng xuất kho để tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho bằng cách : Trị giá thực tế = Số lượng NVL x Đơn giá thực tế NVL của NVL xuất kho xuất kho lô NVL nhập sau cùng Khi nào lô NVL nhập sau cùng hết thì sẽ tiếp tục lấy đơn giá thực tế của lô NVL nhập ngay trước đó nhân với số lượng cần tính rồi cứ tính lần lượt như thế. Như vậy, giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho của các lần mua đầu kỳ. Ngược lại với phương pháp nhập trước – xuất trước, với phương pháp này mọi sự biến động về giá được chuyển ngay vào chi phí sản xuất Thang Long University Library
  • 17. 8 kinh doanh trong kỳ. Do đó phản ánh đúng điều kiện kinh doanh tại thị trường hiện tại nhưng chi phí hiện hành của nguyên vật liệu tồn kho lại xa rời thực tế. - Phƣơng pháp bình quân gia quyền Đây là phương pháp mà giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở đơn giá thực tế bình quân của nguyên vật liệu: Giá thực tế NVL = Số lượng NVL x Đơn giá thực tế bình quân xuất kho xuất kho của NVL Hiện nay , các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong số các loại đơn giá thực tế bình quân sau: Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ: Đơn giá Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ bình quân = – cả kỳ dự trữ Lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Cách tính này được xác định sau khi kết thúc kỳ hạch toán, dựa trên số liệu đánh giá nguyên vật liệu cả kỳ dự trữ. Các lần xuất nguyên vật liệu khi phát sinh chỉ phản ánh về mặt số lượng mà không phản ánh mặt giá trị. Toàn bộ giá trị xuất được phản ánh vào cuối kỳ khi có đầy đủ số liệu tổng nhập. Điều đó làm cho công việc bị dồn lại, ảnh hưởng đến tiến độ quyết toán song cách tính này đơn giản, tốn ít công nên được nhiều doanh nghiệp sử dụng đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, ít loại nguyên vật liệu, thời gian sử dụng ngắn và số lần nhập, xuất mỗi danh điểm nhiều. Đơn giá bình quân liên hoàn (hay đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập): Sau mỗi lần nhập, kế toán xác định đơn giá bình quân cho từng loại nguyên vật liệu như sau: Đơn giá Trị giá thực tế NVL tồn sau mỗi lần nhập bình quân = – sau mỗi Số lượng thực tế NVL tồn sau mỗi lần nhập lần nhập Phương pháp này thường sử dụng ở các doanh nghiệp có ít loại nguyên vật liệu và số lượng nhập kho không nhiều vì sau mỗi lần nhập một nguyên vật liệu nào đó, kế toán phải tính đơn giá bình quân cho nguyên vật liệu. Phương pháp này khắc phục được của phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, vừa chính xác, vừa cập nhật. Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều công sức, phải tính toán nhiều lần. 1.5. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất Kế toán chi tiết NVL là việc ghi chép thường xuyên sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại, nhóm, thứ NVL, cả về mặt giá trị và số lượng tại từng kho trong doanh nghiệp. Kế toán chi tiết NVL phải tiến hành đồng thời ở cả kho và phòng kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tiến hành tổ chức hệ
  • 18. 9 thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết trên cơ sở lựa chọn và sử dụng phương pháp kế toán chi tiết NVL cho phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp. 1.5.1. Chứng từ kế toán Một nguyên tắc bắt buộc của kế toán là chỉ khi nào có đầy đủ bằng chứng để chứng minh nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và thực sự hoàn thành, kế toán mới được ghi chép và phản ánh. Các bằng chứng đó là các loại hoá đơn, chứng từ có thể do doanh nghiệp lập hay bên ngoài doanh nghiệp lập, là chứng từ bắt buộc hay hướng dẫn nhưng phải đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ. Trong kế toán nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần sử dụng các chứng từ chủ yếu sau đây: - Phiếu nhập kho: Phiếu này do bộ phận cung ứng lập trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nghiệm. Đây là loại chứng từ bắt buộc gồm 2 liên (nếu NVL mua ngoài) hoặc 3 liên (nếu NVL do gia công chế biến). Liên 1 : giữ lại ở bộ phận cung ứng Liên 2 : giao cho thủ kho để ghi thẻ kho rồi chuyển lên cho kế toán ghi sổ Liên 3(nếu có) : người lập giữ - Biên bản kiểm nghiệm vật tư: doanh nghiệp sẽ tuỳ đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý để lập theo kết cấu phù hợp nhất. Biên bản được lập vào lúc hàng về đến doanh nghiệp trên cơ sở giấy báo nhận hàng, doanh nghiệp có trách nhiệm lập ban kiểm nghiệm vật tư để kiểm nghiệm NVL thu mua cả về số lượng, chất lượng, quy cách, mẫu mã. Biên bản kiểm nghiệm vật tư gồm 2 bản: 1 bản giao cho phòng ban cung ứng để làm cơ sở ghi phiếu lập kho 1 bản giao cho kế toán - Phiếu xuất kho: sử dụng khi xuất kho vật tư nhưng chủ yếu là xuất kho NVL không thường xuyên với số lượng sử dụng ít. Gồm 3 liên do bộ phận sử dụng hoặc bộ phận cung ứng lập Liên 1: lưu tại nơi lập Liên 2: giao thủ kho làm cơ sở ghi thẻ rồi chuyển đến bộ phận kế toán Liên 3: giao cho người nhận vật tư để ghi sổ kế toán nơi sử dụng - Phiếu xuất kho theo hạn mức: sử dụng trong trường hợp vật tư xuất thường xuyên trong tháng và doanh nghiệp đã lập được định mức tiêu hao vật tư cho sản phẩm. Gồm 2 liên Liên 1: lưu tại nơi lập Liên 2: giao cho thủ kho. Sau mỗi lần xuất kho, thủ kho ghi số thực xuất vào thẻ kho. Cuối tháng, sau khi đã xuất hết hạn mức, thủ kho phải thu lại phiếu của đơn vị lĩnh, kiểm tra, đối chiếu với thẻ kho, ký và chuyển 1 liên cho bộ phận cung ứng, liên còn lại chuyển lên phòng kế toán. Thang Long University Library
  • 19. 10 - Thẻ kho: do kế toán lập giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Thẻ kho được lập cho từng loại vật tư ở cùng một kho và là căn cứ để kế toán kiểm tra, đối chiếu số liệu đảm bảo tính chính xác. - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: do bộ phận cung ứng lập khi doanh nghiệp xuất kho vật tư cho gia công, chế biến, di chuyển nội bộ sử dụng. - Biên bản kiểm kê vật tư: Vào cuối kỳ, ở mỗi kho phải tiến hành kiểm kê, đánh giá, xác định số thực tế tồn kho cuối kỳ và lập biên bản kiểm kê vật tư làm cơ sở đối chiếu với số liệu ghi chép, phát hiện ra các trường hợp thừa, thiếu vật tư để có biện pháp xử lý kịp thời. Biên bản này cần lập thành 2 bản 1 bản giao cho phòng kế toán 1 bản giao cho thủ kho - Phiếu báo vật tư còn cuối kỳ: trường hợp tại bộ phận sử dụng tiếp mà không nhập lại kho, bộ phận đó phải lập “ Phiếu báo vật tư còn cuối kỳ ” từ đó xác định số nguyên vật liệu đã tính vào chi phí kỳ này được chuyển sang kỳ sau. Phiếu gồm 2 bản 1 bản giao cho phòng cung ứng 1 bản giao cho phòng kế toán Ngoài ra, để hạch toán nguyên vật liệu kế toán của doanh nghiệp còn căn cứ vào 1 số chứng từ khác: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT...Các chứng từ phản ánh thanh toán : Phiếu chi, Giấy báo nợ... 1.5.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất Để quản lý tốt nguyên vật liệu có trong kho thì doanh nghiệp đó phải tìm tòi vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán. Theo quy định hiện hành, phương pháp thẻ song song được sử dụng để kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Phương pháp này yêu cầu ở kho ghi chép về mặt số lượng, phòng kế toán ghi chép cụ thể cả về số lượng và giá trị từng NVL. - Tại kho: Công tác ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu do thủ kho tiến hành trên thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do kế toán lập theo mẫu quy định cho từng danh điểm vật liệu của từng kho rồi phát cho thủ kho ghi chép hàng ngày. Thẻ kho được bảo quản trong hòm thẻ hay tủ nhiều ngăn, trong đó các thẻ kho được sắp xếp theo loại, nhóm, thứ (mặt hàng) của vật tư, hàng hoá đảm bảo dễ tìm kiếm khi sử dụng.
  • 20. 11 Bảng 1.1. Thẻ Kho THẺ KHO Ngày lập thẻ:..…….…….. Tờ số:…………………… - Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư:…………………………………………………….. - Đơn vị tính…………………………………………………………………………… - Mã số………………………………………………………………………………… Số TT Ngày tháng Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Ký xác nhận của kế toánNhập Xuất Nhập Xuất Tồn A B C D E F 1 2 3 G Tồn đầu kỳ … Cộng phát sinh x x Tồn cuối kỳ Hàng ngày sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ nhập, xuất thủ kho tiến hành ghi chép đầy đủ từ cột A đến cột F và các cột 1, 2. Đến cuối ngày tính ra số liệu tồn kho và ghi vào cột 3. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số lượng tồn kho ghi trên thẻ kho với số vật liệu thực tế còn lại trong kho để đảm bảo sổ sách và số lượng thực tế luôn khớp nhau. Hàng ngày hoặc định kỳ (khoảng 3-5 ngày), sau khi ghi thẻ kho xong, thủ kho phải chuyển các chứng từ nhập, xuất đã được phân loại về phòng kế toán. - Tại phòng kế toán: kế toán NVL sử dụng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết NVL cho từng danh điểm tương ứng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho của các thủ kho chuyển lên, kế toán NVL phải kiểm kê từng chứng từ, ghi đơn giá, số lượng và tính thành tiền rồi ghi vào sổ chi tiết. Cuối tháng, kế toán cộng sổ chi tiết NVL và đối chiếu với thẻ kho. Số lượng NVL tồn kho trên sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu phải khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho. Đơn vị:……………… Địa chỉ:……………… Thang Long University Library
  • 21. 12 Bảng 1.2. Sổ chi tiết nguyên vật liệu SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU Năm:..…… Tài khoản:………………………………Tên kho:……………………………………. Tên, quy cách nguyên vật liệu:……………………………….……………………….. Đơn vị tính……. Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chú Số hiệu Ngày tháng SL TT SL TT SL TT A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 Tồn đầu kỳ … Cộng phát sinh x Tồn cuối kỳ Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu Thẻ kho Sổ chi tiết NVL Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho NVL Kế toán tổng hợp về NVL (Bảng kê tính giá) Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho
  • 22. 13 Cách phân công ghi chép giữa kho và phòng kế toán theo phương pháp này làm cho việc ghi chép đơn giản và thuận lợi cho công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu. Nhưng số liệu ghi chép bị trùng lặp ở chỉ tiêu số lượng, nếu doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật liệu thì khối lượng các sổ, thẻ sẽ lớn gây khó khăn cho việc lưu trữ, bảo quản. Việc kiểm tra, đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng, do đó hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán. Vì thế phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp ít chủng loại vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít và trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế. 1.6. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 1.6.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất kho các loại vật liệu trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất vật liệu. Với phương pháp hạch toán này, kế toán có thể cung cấp số liệu về tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu tại bất kỳ thời điểm nào. 1.6.1.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản 152 - Nguyên vật liệu : Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp theo giá thực tế. TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Số dƣ đầu kỳ: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ. - Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn khác. - Trị giá nguyên vật liệu phát hiện thừa khi kiểm kê. - Kết chuyển trị giá thực tế NVL tồn cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dƣ cuối kỳ: Trị giá thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ. - Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ dùng vào sản xuất, bán, thuê ngoài gia công, chế biến hoặc đưa đi góp vốn. - Khoản giảm giá, chiết khấu thương mại nguyên vật liệu mua vào, trị giá NVL mua trả lại bên bán. - Trị giá NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê. - Kết chuyển trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Thang Long University Library
  • 23. 14 Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà tài khoản 152 có thể mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 để kế toán chi tiết cho từng nhóm, thứ nguyên vật liệu. Ngoài ra, kế toán có thể phản ánh chi tiết nguyên vật liệu trên tài khoản 151 – Hàng mua đi đường. Tài khoản 151 dùng để phản ánh trị giá của nguyên vật liệu mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường, vận chuyển ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. TK 151 – Hàng mua đi đƣờng Số dƣ đầu kỳ: Trị giá nguyên vật liệu đã mua nhưng còn đang đi đường (chưa về nhập kho đơn vị) đầu kỳ. - Trị giá nguyên vật liệu đã mua đang đi đường. - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên vật liệu mua đang đi đường cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hoá tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Số dƣ cuối kỳ: Trị giá nguyên vật liệu đã mua nhưng còn đang đi đường (Chưa về nhập kho đơn vị) cuối kỳ - Trị giá nguyên vật liệu đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển xuất thẳng cho sản xuất. - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên vật liệu đã mua đang đi đường đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hoá tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Ngoài ra để kế toán tổng hợp nguyên vật liệu còn sử dụng một số loại tài khoản khác như: TK 331, TK 621, TK 111, TK 112,... 1.6.1.2. Phương pháp kế toán - Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
  • 24. 15 Sơ đồ 1.2: Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) TK 111, 112,141,… TK 152 TK 621, 627, 641, 642, 241 Giá mua và chi phí mua Giá trị NVL xuất kho NVL nhập kho sử dụng TK 151 TK 154 Hàng mua Hàng đi đường NVL xuất đang đi đường nhập kho thuê ngoài gia công TK 133 TK 632 Thuế GTGT Xuất bán NVL đầu vào TK 411 TK 411 Nhận vốn góp liên doanh Xuất NVL trả lại vốn góp TK 222 TK 222 Nhận lại Xuất NVL vốn góp liên doanh để góp vốn liên doanh TK 711 TK 154 Đánh giá tăng Nhập kho NVL Gia công, chế biến TK 811 TK 711 Đánh giá giảm Nhập kho NVL TK 1381, 632 được biếu, tặng NVL phát hiện thiếu TK 3381,632 khi kiểm kê NVL phát hiện thừa TK 111, 112, 331 khi mua về kiểm kê Chiết khấu thương mại giảm giá, trả lại hàng mua TK 621, 627,… TK 133 Nhập kho NVL đã xuất nhưng không dùng hết Thuế GTGT TK 412 TK 412 Giá đánh giá lại NVL cao hơn Giá đánh giá lại NVL thấp hơn trị giá đã ghi sổ trị giá đã ghi sổ Thang Long University Library
  • 25. 16 - Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Về cơ bản việc hạch toán các nghiệp vụ tăng, giảm nguyên vật liệu tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cũng tương tự như doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp không tách riêng thuế ra mà giá thực tế là giá đã bao gồm cả thuế GTGT. Nợ TK 152 (Tổng giá thanh toán NVL mua ngoài) Có TK liên quan 1.6.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp theo dõi phản ánh không thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất NVL trên các tài khoản tương ứng. Giá trị của nguyên vật liệu mua vào nhập kho, xuất kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh ở tài khoản 611 - Mua hàng. Trị giá NVL = Trị giá NVL + Tổng giá NVL - Trị giá NVL xuất kho tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ Độ chính xác của phương pháp này không cao mặc dù tiết kiệm được công sức ghi chép và nó chỉ thích hợp với các đơn vị kinh doanh những loại hàng hoá, vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán. 1.6.2.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản 611 - Mua hàng: tài khoản này sử dụng để phản ánh giá trị thực tế của số vật tư, hàng hoá mua vào trong kỳ. Nó chỉ được áp dụng trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. TK 611 - Giá trị thực tế nguyên vật liệu, tồn đầu kỳ. (Theo kết quả kiểm kê) - Giá trị thực tế nguyên vật liệu mua vào trong kỳ. Giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ. (Trong trường hợp hàng bị trả lại) - Giá trị nguyên vật liệu mua vào trả lại cho người bán hoặc được giảm giá. - Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất trong kỳ. - Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn cuối kỳ. (Theo kết quả kiểm kê)
  • 26. 17 Tài khoản 611 có 2 tài khoản cấp 2: - TK 6111: Mua nguyên liệu, vật liệu. - TK 6112: Mua hàng hoá. Ngoài ra, khi hạch toán còn sử dụng thêm một số tài khoản khác như: TK 111, TK 112, TK331, TK 627, TK 642,… 1.6.2.2. Phương pháp kế toán Sơ đồ 1.3: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 151, 152 TK 611 TK 151, 152 Kết chuyển giá trị Kết chuyển giá trị NVL tồn kho đầu kỳ NVL tồn kho cuối kỳ TK 111, 112, 331 TK 111, 112, 331,… Trị giá NVL mua vào trong kỳ Chiết khấu thương mại, giảm giá, trả lại NVL đã mua TK 133 TK 133 Thuế GTGT Thuế GTGT TK 621, 641, 642 Trị giá NVL sử dụng trong kỳ Thang Long University Library
  • 27. 18 1.7. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, để hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh và tôn trọng nguyên tắc thận trọng của kế toán, các doanh nghiệp cần và được phép thực hiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong đó bao hàm cả nguyên vật liệu. Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực chi vào chi phí kinh doanh của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể sẽ xảy ra trong niên độ liền sau. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá; đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán. Theo thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính, mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức dự Lượng vật tư hàng Giá gốc Giá trị thuần có phòng giảm = hóa thực tế tồn kho x hàng tồn - thể thực hiện giá vật tư tại thời điểm lập kho theo được của hàng hàng hóa báo cáo tài chính sổ kế toán tồn kho Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính). Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó. Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
  • 28. 19 1.7.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. TK 159 Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ. Số dƣ đầu kỳ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đầu kỳ. Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Số dƣ cuối kỳ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ. 1.7.2. Phương pháp kế toán - Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Cuối niên độ kế toán tiếp theo: + Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, kế toán ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. + Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, kế toán ghi: Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 - Giá vốn hàng bán 1.8. Kế toán nguyên vật liệu theo các hình thức sổ kế toán Công tác kế toán trong một đơn vị hạch toán, đặc biệt là trong các doanh nghiệp, thường nhiều và phức tạp không chỉ thể hiện ở số lượng các phần hành, mà còn ở mỗi phần hành kế toán cần thực hiện. Do vậy, đơn vị hạch toán cần thiết phải sử dụng nhiều loại sổ sách khác nhau cả về kết cấu, nội dung, phương pháp hạch toán tạo thành một hệ thống sổ kế toán. Thang Long University Library
  • 29. 20 Mỗi doanh nghiệp đều có qui mô và cách quản lý khác nhau, vì vậy yêu cầu cung cấp thông tin về nguyên vật liệu cũng sẽ khác nhau. Ngày nay, việc tổ chức sổ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu đã được Nhà nước ban hành, hướng dẫn ghi chép. Theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp sản xuất có thể tổ chức hạch toán theo các hình thức sổ kế toán sau đây: 1.8.1. Hình thức Nhật ký – Sổ cái Hình thức nhật ký – sổ cái trong hạch toán NVL sử dụng duy nhất một quyển sổ tổng hợp là sổ nhật ký – sổ cái, ngoài ra còn có các sổ thẻ kế toán chi tiết NVL. Nhật ký – sổ cái là một quyển sổ gồm hai phần: phần nhật ký ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian và tập hợp riêng cho từng đối tượng ở phần sổ cái. Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký – Sổ cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu số liệu Sổ quỹ Báo cáo tài chính Nhật ký – Sổ cái TK 152 (TK 611) Bảng tổng hợp chi tiết NVL Bảng tổng hợp chứng từ Sổ kế toán chi tiết NVL Chứng từ gốc
  • 30. 21 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất. Do vậy, kế toán NVL theo hệ thống sổ của hình thức này rất đơn giản, số lượng sổ lại ít nên khối lượng ghi sổ không nhiều, số liệu kế toán tập trung cho biết cả 2 chỉ tiêu thời gian và phân loại đối tượng ngay trên một dòng ghi, do vậy dễ theo dõi kiểm tra. Tuy nhiên do tài khoản được liệt kê ngang sổ nên khuôn sổ sẽ cồng kềnh khó bảo quản trong niên độ và khó phân công lao động kế toán. Nếu doanh nghiệp có ít tài khoản sử dụng, ít lao động kế toán, khối lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều, trình độ kế toán thấp thì áp dụng hình thức này là có hiệu quả, không ảnh hưởng đến tốc độ cung cấp thông tin cho quản lý cũng như độ chính xác của số liệu đã ghi. 1.8.2. Hình thức Chứng từ ghi sổ Kế toán NVL theo hình thức chứng từ ghi sổ căn cứ trực tiếp vào các chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán tổng hợp. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Để kế toán NVL theo hình thức này cần các loại sổ: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ , Sổ cái tài khoản 152,...và các sổ kế toán chi tiết. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cũng là một loại hình sổ Nhật ký để ghi chép nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian nhưng không tiến hành định khoản ngay trên sổ nay. Nó dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ đồng thời để kiểm tra, đối chiếu số liệu trên bảng cân đối số phát sinh. Cách ghi chép theo hình thức sổ này cũng đơn giản, dễ ghi và thống nhất nên tiện cho công tác đối chiếu, kiểm tra. Mặt khác, sổ được thiết kế theo kiểu tờ rời cho phép thực hiện chuyên môn hoá lao động kế toán trên cơ sở phân công lao động nhưng cũng không khắc phục được nhược điểm ghi chép trùng lặp của các hình thức ghi sổ Nhật ký – Sổ cái. Hình thức này phù hợp với mọi loại quy mô đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị quản lý cũng như đơn vị hành chính sự nghiệp. Kết cấu sổ đơn giản nên thích hợp với cả điều kiện kế toán thủ kho công và lao động kế toán bằng máy. Thang Long University Library
  • 31. 22 Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu số liệu Sổ quỹ Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái TK 152 (TK 611) Bảng tổng hợp chi tiết NVL Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết NVL Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Báo cáo tài chính Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
  • 32. 23 1.8.3. Hình thức Nhật ký chung Với hình thức Nhật ký chung: tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Nhật ký chung là loại sổ kế toán tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ về sự biến động tăng giảm của từng loại NVL theo trình tự thời gian. Kế toán tiến hành đồng thời cả việc hạch toán và định khoản ngay trên sổ này. Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký chung Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu số liệu Sổ nhật ký chuyên dùng Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết NVL Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết NVL Chứng từ gốc Sổ cái TK 152 (TK 611) Báo cáo tài chính Thang Long University Library
  • 33. 24 Kế toán nguyên vật liệu theo hình thức sổ Nhật ký chung có ưu điểm là ghi chép đơn giản, sổ cấu tạo đơn giản, rõ ràng nên dễ ghi, dễ kiểm tra đối chiếu nhưng số liệu ghi chép trùng lặp nhiều. Hình thức này phù hợp với mọi loại hình hoạt động cũng như quy mô, trình độ và trong điều kiện lao động kế toán bằng máy. Với điều kiện lao động kế toán thủ công, hình thức này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có loại hình kinh doanh đơn giản, trình độ quản lý và kế toán còn thấp, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung và có nhu cầu phân công lao động kế toán. Trên đây bài khóa luận của em đã trình bày về những vấn đề lý luận cơ bản và kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất. Với những vấn đề đã nêu ra ở chương 1 có thể cho thấy được nhiệm vụ cúng như phần hành kế toán của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất sử dụng. Trên cơ sở đó, em đã tìn hiểu thực trạng kế toán nguyên vật liệu và phản ánh qua chương 2 để thấy được công việc mà kế toán nguyên vật liệu đang thực hiện tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung.
  • 34. 25 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT TRUNG 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung - Tên công ty : Công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung - Địa chỉ : KM34 QL 5A Hưng Thịnh – Bình Giang – Hải Dương - Website : http://viettrungcompany.com.vn - Email : ctyvietrung@yahoo.com - Mã số thuế : 0800245513 - Số điện thoại : 03203775089 - Fax : 03203776666 - Hình thức sở hữu : Công ty trách nhiệm hữu hạn - Vốn đăng kí : 7.000.000.000 đồng (7 tỷ đồng chẵn) - Lĩnh vực kinh doanh : công ty chuyên sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm phục vụ nông - ngư – cơ. Công Ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung được thành lập ngày 17/08/2001 với vốn pháp định là 2.000.000.000 ( hai tỷ đồng chẵn). Tiền thân là một xưởng cơ khí nhỏ nhưng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất máy nông, ngư nghiệp, công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung đã xác định được rõ ngành nghề kinh doanh chính của mình là nhập khẩu thiết bị từ bên ngoài để lắp ráp, sản xuất và kinh doanh các động cơ cũng như các loại máy nông, ngư nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Cùng với đó công ty cũng đề ra mục tiêu phát triển là một công ty phát triển vững chắc, lành mạnh, thực hiện tốt các chính sách của nhà nước giao phó để phát triển nền nông nghiệp của Việt Nam lên một tầm cao mới. Những ngày đầu thành lập công ty chỉ có hai bộ phận là phòng kinh doanh và phân xưởng sản xuất lắp đặt với số lượng lao động ban đầu là 56 người. Thiết bị chủ yếu được nhập khẩu từ trung quốc và sản xuất, kinh doanh 2 loại sản phẩm chính là động cơ diesel và máy kéo. Là doanh nghiệp mới thành lập nhưng trước đó công ty cũng đã có những uy tín, tiếng tăm trên thị trường nên trong những khoảng thời gian này công ty cũng không gặp quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong những năm đầu việc kinh doanh của công ty vẫn ở tình trạng thua lỗ. Tuy vậy với sự nỗ lực của tập thể công ty đã cố gắng đưa công ty lên tầm cao mới trở thành một công ty có tiếng và sản xuất các loại máy phục vụ nông nghiêp. Hiện nay công ty đã và đang phát triển mạnh mẽ với bốn phân xưởng với đội ngũ nhân viên công ty là 316 người, chuyên sản xuất các loại mặt hàng phục vụ sản xuất nông, ngư nghiệp trên dây chuyền bán tự động công nghệ hàng đầu của Trung Quốc đáp ứng Thang Long University Library
  • 35. 26 cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong tương lai công ty phát triển việc sản xuất, lắp ráp máy móc với việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ cao của các nước phát triển để đưa hàng hóa của mình có thể có lợi thế cạnh tranh lớn hơn với các sản phẩm trong và ngoài nước cũng như việc chinh phục các thị trường mới và khó tính hơn. 2.1.2. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung Công ty Máy Nông Nghiệp Việt Trung là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, tài khoản được mở tại ngân hàng và có con dấu riêng theo quy định của nhà nước. Công ty thực hiện một số chức năng: sản xuất gia công, lắp ráp, buôn bán các linh kiện, máy móc phục vụ nông, ngư nghiệp và ôtô Công ty hoạt động với nhiệm vụ chính là gia công, lắp ráp các loại máy móc phục vụ nông nghiệp và ôtô. Ngoài ra công ty có nhiệm vụ tuân thủ các chính sách và pháp luật của nhà nước, làm tròn nghĩa vụ kê khai và nộp thuế đối với ngân sách nhà nước, thực hiện tốt các chính sách về lao động, đảm bảo công bằng xã hội, không ngừng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên trong công ty, thực hiện đúng điều lệ của công ty và đúng những cam kết trong các hợp đồng với khách hàng, làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động, bảo vệ môi trường, tài sản và an ninh chung. Hiện nay, công ty chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp như động cơ diesel, máy kéo...trên dây chuyền bán tự động công nghệ hàng đầu của trung quốc nhằm đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, công ty còn sản xuất dòng xe ô tô tải trọng tải từ 980 kilogram đến 8000 kilogram với động cơ diezel đạt tiêu chuẩn Euro III mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu, tuổi thọ cao. Công việc sản xuất của công ty được thực hiện ở 3 phân xưởng: - Phân xưởng động cơ gồm các tổ: dây chuyền, sơn bột và chuyên sản xuất lắp ráp các loại động cơ diezel. - Phân xưởng máy kéo gồm các tổ: hoàn thiện dàn máy, hộp số dàn cày, chuyên sản xuất và lắp ráp các loại máy kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Phân xưởng gia công bánh đà gồm các đội tiện, nguội. Tại các phân xưởng sản xuất, linh kiện được nhập về được lắp ráp và được xử lý sạch sẽ rồi đưa vào chạy thử, kiểm tra trước khi tới tay người tiêu dùng. 2.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung Hiện nay, các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực nhưng lại có các cách tổ chức bộ máy quản lí riêng tùy theo qui mô tổ chức và quan điểm lãnh đạo của các công ty khác nhau. Công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình cơ cấu chức năng với sự điều hành của giám đốc và các phó
  • 36. 27 giám đốc nhằm thuận tiện cho việc theo dõi và cung cấp thông tin kịp thời. Đây cũng là mô hình tổ chức phổ biến tại các công ty hiện nay. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quyết định chính sách, đề ra mục tiêu, phương hướng và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty. Lãnh đạo các cuộc họp và xem xét về tình hình hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Phó giám đốc phụ trách kinh tế: Trực tiếp chỉ đạo ba phòng: phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh. Lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức kiểm tra công tác hoạt động hàng tháng, quý, năm trong khu vực mình phụ trách tính toán, cân đối tình hình kinh doanh đầu vào và đầu ra. Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Trực tiếp chỉ đạo hai phòng: phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật. Quản lý công tác lập kế hoạch cũng như quản lý chất lượng, kiểm soát mọi hoạt động thực hiện lập kế hoạch, kỹ thuật, sản xuất toàn công ty. Trực tiếp điều hành, kiểm soát việc thực hiện triển khai sản xuất của các phân xưởng theo tiến độ. Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức và nâng cao tay nghề lao động. Giám đốc Phó giám đôc phụ trách kinh tế Phó giám đôc phụ trách kỹ thuật Phòng tổ chức – hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Thang Long University Library
  • 37. 28 Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách vấn đề nhân sự, hành chính, lưu giữ những giấy tờ liên quan đến việc thành lập công ty, giải quyết những vấn đề cho người lao động. Phòng kế toán: Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán trong toàn công ty. Tính toán giá trị sản phẩm xuất, nhập, kê khai các khoản thuế với nhà nước. Đảm bảo nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện, vật tư. Tiến hành việc khấu trừ thuế tại cục hải quan, theo dõi việc áp dụng chính sách thuế mới của chính phủ. Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của công ty. Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của giám đốc. Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình giám đốc ban hành hoặc đề xuất với lãnh đạo công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phòng kinh doanh: Quản lý việc kinh doanh, xác nhận bán hàng và đơn hàng của khách hàng gửi tới. Đặt hàng và quản lý số lượng hàng của khách. Phòng kế hoạch: Lập các kế hoạch đầu tư tiêu thụ sản phẩm, phụ trách công tác lập kế hoạch xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện, công cụ dụng cụ. Phòng kỹ thuật: Kiểm soát chất lượng các thiết bị sản xuất, lưu trữ hồ sơ về chất lượng sản phẩm. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung Kế toán là một bộ phận quan trọng trong một công ty. Bộ phận này cung cấp số liệu cũng như giúp doanh nghiệp ghi chép, hạch toán đầy đủ về những hoạt động và kết quả mà công ty đạt được. Tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh, sản xuất của công ty là một trong những điều mà công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung luôn quan tâm đến. Một bộ máy kế toán tổ chức tốt sẽ giúp cho công ty có thể nắm bắt được những hiện trạng cũng như kết quả của công ty mình từ đó đưa ra những quyết định phù hợp để giúp công ty phất triển bền vững, lâu dài trong tương lai. 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung Với đặc điểm sản xuất kinh doanh, qui mô của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung nghĩa là toàn bộ công việc của kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của công ty, các bộ phận ở dưới không có tổ chức bộ máy riêng mà chỉ có các tổ trưởng ghi chép sổ sách, chứng từ rồi chuyển về phòng kế toán để xử lý và hạch toán. Từ những yêu cầu đặt ra mà bộ máy kế toán của công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung được tổ chức với các phần hành như sau:
  • 38. 29 Sơ đồ 2.2 :Tổ chức lao động kế toán và phần hành kế toán (Nguồn: Phòng kế toán) - Kế toán trƣởng : đồng thời là trưởng phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp có nhiệm vụ phối hợp các hoạt động của các nhân viên kế toán nhằm đảm bảo sự thống nhất về số liệu và quy trình kế toán. Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn là kế toán tổng hợp và tính giá thành sản phẩm, có nhiệm vụ tập hợp các số liệu do các nhân viên kế toán khác cung cấp, căn cứ để lập các sổ kế toán tổng hợp và lập báo cáo tài chính. Hàng tháng kế toán trưởng phải thực hiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm. - Thủ quỹ : là tay hòm chìa khóa của công ty, có nhiệm vụ cất giữ tiền mặt tại chỗ của công ty, thu chi tiền khi có chứng từ đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của kế toán đưa sang. Đảm bảo thu đúng và đủ, chi theo đúng lệnh và kiểm soát tiền mặt, cuối ngày báo cáo tồn quỹ với kế toán trưởng và đối chiếu thu chi tồn quỹ với kế toán thanh toán. - Kế toán tài sản cố định và vật tƣ, nguyên vật liệu : + Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, tiến hành tính toán trích khấu hao cơ bản và lên kế hoạch sửa chữa lớn hàng tháng, hàng kỳ... + Kế toán vật tư và nguyên vật liệu : Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho NVL. - Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng: tính toán tiền lương và thanh toán các khoản tiền lương và các khoản khác khấu trừ vào lương cũng như các loại thưởng khác cho lao động trong công ty. - Kế toán tiêu thụ sản phẩm, công nợ, thanh toán: Hàng ngày có nhiệm vụ theo dõi và vào sổ các hóa đơn bán hàng, lập các chứng từ thanh toán tiền mặt, theo dõi đầy đủ tình hình công nợ với khách hàng và nhà cung cấp. Cuối kỳ cung cấp số liệu cho kế toán trưởng xác định kết quả kinh doanh. Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán xuất nhập khẩu Kế toán tiền gửi ngân hàng Kế toán tiêu thụ sản phẩm, công nợ, thanh toán Kế toán TSCĐ, vật tư, nguyên vật liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Thang Long University Library
  • 39. 30 - Kế toán tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với ngân hàng. Hàng ngày theo dõi các hoạt động giao dịch với ngân hàng. - Kế toán xuất nhập khẩu: làm các thủ tục, hợp đồng nhập khẩu linh kiện, vật tư từ nước ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung Hiện nay, công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung đang áp dụng theo chế độ kế toán quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của bộ tài chính. Niên độ kế toán được bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập chứng từ, ghi sổ kế toán là đồng Việt Nam. Chuyển đổi các đơn vị tiền tệ khác sang đồng Việt Nam tại thời điểm phát sinh theo tỷ giá ngân hàng Nhà nước công bố. Dựa vào đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý và qui mô của công ty, công ty sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp nhập sau xuất trước, công ty sử dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế giá trị gia tăng. Công ty ghi nhận tài sản cố định theo giá gốc, khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao tài sản cố định thực hiện theo hướng dẫn tại quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài Chính. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán. Hệ thống tài khoản được sắp xếp theo nguyên tắc cấn đối giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản phù hợp với các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Các tài khoản được mã hóa thuận lợi cho việc hạch toán và xử lý thông tin của công ty. Để công tác kế toán tại công ty được thực hiện dễ dàng hơn, hiện nay công ty đang sử dụng các ứng dụng văn phòng thông dụng như Word, Excel. Chỉ là các ứng dụng thông thường nhưng với trình độ hiểu biết của kế toán viên trong công ty, hai ứng dụng đó đã mang lại những thông tin cần thiết cho ban lãnh đạo. Kế toán viên sử dụng word chủ yếu để thảo hợp đồng và lập các chứng từ kế toán nhanh gọn đẹp mắt. Còn về ứng dụng excel, tại công ty kế toán viên sử dụng để nhập tất cả các số liệu liên quan tới các nghiệp vụ phát sinh, sử dụng câu lệnh hay hàm trong excel để đưa ra các thông tin phục vụ cho sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu cầu của lãnh đạo.
  • 40. 31 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu (Nguồn: Phòng kế toán) 2.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng của một công ty. Chính vì thế, công ty TNHH máy Nông Nghiệp Việt Trung luôn quan tâm đến việc kế toán nguyên vật liệu một cách hợp lí và khoa học. 2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu Công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung là một doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp rất nhiều các loại động cơ, máy móc và ô tô. Do đó, nguyên vật liệu của công Sổ quỹ Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái TK 152 (611) Bảng tổng hợp chi tiết NVL Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết NVL Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Báo cáo tài chính Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Thang Long University Library
  • 41. 32 ty lên tới hàng nghìn chiếc linh kiện khác nhau để sản xuất ra những mẫu máy móc và động cơ khác nhau. Để tạo ra một sản phẩm động cơ hay máy móc không chỉ đơn thuần là sử dụng được mà còn phải đáp ứng được nhiều hơn về công nghệ cũng như những cải tiến mới để đáp ứng thị trường ngày càng khó tính và nhiều đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế, hầu hết các nguyên vật liệu chính đều được công ty nhập khẩu từ các hãng có tên tuổi tại Trung Quốc như: hãng Dongfeng "Công ty Thập Yến" Trung Quốc, Cementhai Quý Cảng, Jangdong, Changfu,...Có thể nói đây là các nhà cung cấp uy tín và có kinh nghiệm, cũng như có sự linh hoạt trong việc cải tiến các linh kiện theo công nghệ mới nhằm cung cấp các linh kiện máy móc ngày càng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu về chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng sản phẩm của người dân. Ngoài ra, nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất, công ty vẫn luôn mua hàng từ các nhà cung cấp trong nước những nguyên vật liệu có thể tìm thấy trong nước. Với số lượng nguyên vật liệu lớn, sự ảnh hưởng nhất định về yếu tố thiên nhiên đối với các linh kiện cũng như sự giảm giá các nguyên vật liệu lỗi thời, công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung luôn có sự tính toán, phân loại cẩn thận để thuận lợi cho việc thu mua, sử dụng, bảo quản nhằm tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và tăng tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.2. Phân loại nguyên vật liệu Trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu thường gồm nhiều loại, nhóm, thứ khác nhau với công dụng kinh tế, tính năng lý hóa học và yêu cầu quản lý khác nhau. Để phục vụ yêu cầu tổ chức kế toán quản trị vật liệu, cần phải tiến hành phân loại vật liệu một cách chi tiết rõ ràng. Tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung, kế toán phân loại nguyên vật liệu dựa trên tiêu chí vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh và nguyên vật liệu được chia thành như sau: - Nguyên vật liệu chính: Nguyên vật liệu chính là những thứ sau quá trình gia công chế biến sẽ trở thành thực thể chủ yếu của sản phẩm, nó chiếm đến 70% trong tổng giá trị nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm như: cần đỡ động cơ thân máy kéo, cổ hút S195A, chân máy S195A, linh kiện động cơ S1100AN,... - Nguyên vật liệu phụ: là những thứ chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để nâng cao chất lượng sản phẩm: tem mác các loại, bông lọc sơn, giấy giáp,... - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất như dầu hỏa, dầu cầu... - Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: ốc vít,...