SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 4
Downloaden Sie, um offline zu lesen
TẠP CHÍ HTTP://WWW.VATLYVIETNAM.ORG
TẬP 1, SỐ 1, NĂM 2007
11
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
Nguyễn Anh Tuấn *
(Opendoor2507)
Bài viết được dịch từ bài giảng Math 55: Differential Equations của Gabriel Peterson, College of the Redwoods
(Có thể tham khảo bản gốc tại http://online.redwoods.edu/depts/science/chem/storage/Schrod/index.htm)
Mục đích của bài này là giới thiệu một cách sơ lược về phương trình sóng Schrodinger, một trong những trụ cột của cơ học
lượng tử. Để đảm bảo tính khúc triết và đơn giản, tác giả chỉ nhắc đến các phương trình sóng một chiều độc lập thời gian bằng
cách hướng tới tiến trình lịch sử phát sinh ra phương trình này - một phần không thể thiếu của cơ học lượng tử.
*
E-mail: anhtuanb1@yahoo.co.uk
1. MỞ ĐẦU
Khi buổi bình minh của thế kỷ mới tới gần, các nhà vật lý
đang say sưa với cái mà các nhà thông thái Hilạp gọi là hubris
– một sự kiêu căng tiêu cực, tự phụ, và sai trái. Quả thực là,
Max Planck một chàng thanh niên đang hăm hở theo đuổi vật
lý, đã được chủ nhiệm Khoa Vật lý, Đại học Munich khuyên
rằng: “Các khám phá quan trọng trong vật lý đều đã được
thực hiện. Đừng mất công vào vật lý làm gì (Kotz và Treichel,
320).” May thay, anh chàng đã không để ý tới lời khuyên này.
Vật lý cổ điển – nghĩa là, cơ học Newton và lý thuyết điện từ
Maxwell – dường như đã giải thích cho mọi hiện tượng tự
nhiên quan sát được. Đó là một vũ trụ tất định. Các hành tinh,
không ngừng quay với sự chính xác khó hiểu của chúng; sự
lên xuống của thuỷ triều; sự dao động của con lắc; cách thức
các vật trao đổi năng lượng và momentum; các sóng ánh sáng
lan truyền trong không gian – lẽ nào tất cả chúng không tuân
theo mô hình xác định luận? Chỉ cần đưa ra một vài điều kiện
ban đầu của vũ trụ, tất cả các hành vi tương lai của nó sẽ được
tính toán.
Than ôi, như thường thấy trong khoa học, một cơn khủng
hoảng đã xảy đến với vật lý cổ điển: nó sai lầm khi giải thích
một hiện tượng quan trọng. Đó là tai biến tử ngoại, và đứng ở
trung tâm của tai biến này chính là chàng trai đã nản với việc
theo đuổi vật lý vì lý do: người ta đã khám phá gần hết ngoại
trừ một vài chi tiết phụ, chàng thanh niên đó là Max Planck.
Một vật hấp thụ tất cả các bức xạ chiếu tới gọi là vật đen
tuyệt đối. Một vật đen gần như tuyệt đối có thể tạo ra bằng
cách dùng một hốc có khe hở rất nhỏ. Chỉ một phần không
đáng kể bức xạ đi vào hốc thoát được ra ngoài. Sự bức xạ
năng lượng đặc trưng của vật đen – đúng như tên gọi của nó –
là không thấy được, mà nó nằm trong vùng hồng ngoại của
phổ điện từ. Trong vật lý cổ điển, hàm phân bố phổ được cho
bởi định luật Raleigh-Jeans,
4
8
( , )
kT
P T
π
λ
λ
= (1.1)
Trong đó lambda là bước sóng, T là nhiệt độ, và k là hằng
số Boltzmann. Giá trị rút ra từ định luật phù hợp rất tốt với
thực nghiệm trong vùng bước sóng dài. Tuy nhiên, khi
lambda xấp xỉ không, công thức trên cho thấy vật sẽ bức xạ
một lượng vô cùng lớn năng lượng tại các bước sóng cực
ngắn, ở vùng tử ngoại.
Ý tưởng của mô hình này là các bức xạ lan truyền trong
không gian và trao đổi năng lượng giống như một sóng. Nghĩa
là, nó liên tục, không định xứ, và lan toả. Newton đã từng có ý
kiến đối lập cho rằng nó truyền đi như các hạt rời rạc gọi là
corpuscles. Tuy vậy, các thí nghiệm sau đó về giao thoa và
nhiễu xạ đã cho thấy ánh sáng là sóng. Phương pháp của
Planck là phải thay đổi mô hình. Vì mụch tiêu phát triển một
mô hình chính xác, giả thiết rằng năng lượng bức xạ hay hấp
thụ bởi vật đen theo các phần gián đoạn gọi là quanta, giống
như các hạt. Ông đã xác định được hệ thức năng lượng như
sau:
. .E n h f= (1.2)
Năng lượng được cho bởi một số nguyên n nhân với hằng
số Panck h và tần số bức xạ f. Tuy nhiên ông nhấn mạnh đây
không phải là cách thức thực tế của tự nhiên, nó chỉ đơn thuần
là mô hình. Quả thực, vài năm sau đó khi Einstein sử dụng
nguyên lý này để giải thích hiệu ứng quang điện, Planck đã
nghi ngờ tính đúng đắn của luận cứ này.
Mặc dù ban đầu ông không đánh giá đúng về nó, nhưng
Planck đã mở cánh cửa cho một mô hình mới mà hầu như
không một lĩnh vực khoa học nào không động tới nói: cơ học
lượng tử. Cụ thể, ông đã vấp phải một vấn đề gai góc đó là
lưỡng tính sóng hạt. Ánh sáng có vẻ lan truyền giống như
sóng và trao đổi năng lượng như là hạt. Einstein đã bình luận
về tính phản trực giác của sự lưỡng phân này như sau:"50
năm nghiền ngẫm cũng không đưa tôi đến giải đáp cho câu
hỏi, “lượng tử sáng là cái gì?” Tất nhiên ngày nay mọi người
đều nghĩ rằng ông ấy biết câu trả lời, ông ấy chỉ tự dối mình
(Knight, 442)".
Một chàng trai trẻ tới từ Pháp, một sinh viên Vật Lý mới
ra trường, Louis-Victor de Broglie. Cho rằng khái niệm lượng
tử ánh sáng của Planck và Einstein được mở rộng. Là gì nếu
không chỉ ánh sáng thể hiện lưỡng tính sóng hạt? Là gì nếu
một điện tử hay một proton hoặc một quả bóng chầy hay một
hành tinh thể hiện tính chất lưỡng tính này? Và điều này chỉ
TẠP CHÍ HTTP://WWW.VATLYVIETNAM.ORG
TẬP 1, SỐ 1, NĂM 2007
12
cho chúng ta biết điều gì về bản chất của vật chất? Câu trả lời
của de Broglie là lưỡng tính sóng hạt không chỉ giới hạn trong
trường hợp của ánh sáng. Tất cả các vật từ vi mô đến vĩ mô
đều có tính chất này. Ông cho rằng bước sóng của chúng - gọi
là sóng vật chất - được cho bởi:
h
p
λ = (1.3)
Trong đó h là hằng số Planck, p là xung lượng cho bởi p =
m.v, với m là khối lượng, và v là vận tốc.
Hình 1. Hiện tượng nhiễu xạ của điện tử trên các tấm kim loại mỏng
thể hiện tính sóng của chùm hạt điện tử1
.
Nguyên lý này nhanh chóng được xác nhận bằng cách
dùng tinh thể học x-ray để kiểm tra hành vi của các điện tử.
Như thấy trong hình, các điện tử thể hiện một dạng nhiễu xạ
đặc trưng của sóng. Có nghĩa là, khi chúng truyền đi, chúng
giao thoa với các sóng khác. Sự giao thoa chỉ có thể xuất hiện
nếu chúng có tính sóng. Do vậy, vật chất – không chỉ ánh
sáng – truyền đi như sóng và trao đổi năng lượng giống như
hạt. Vấn đề lưỡng phân sóng hạt của lượng tử sáng là không
thể tránh khỏi. Nó có mặt ở khắp nơi trong tự nhiên: một
lượng các lượng tử sáng, các photon; trong hạt hạ nguyên tử
như electron và proton; trong cú bay của quả bóng chày; trong
quỹ đạo của một hành tinh. Tuy nhiên bước sóng của các vật
thể vĩ mô, ví như bóng bầu dục và hành tinh, nó quá nhỏ để có
thể đo được.
2. PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
Ấn tượng mạnh bởi sóng vật chất của DeBroglie, Erwin
Schrodinger muốn có thời gian để suy nghĩ, để cân nhắc về tất
cả sự dính líu này. Schrodinger, một nhà vật lý Áo được biết
đến qua các công trình của ông về vật lý của các dây, đã bắt
chuyến bay tới biệt thự tại Thuỵ sĩ vào năm 1925, bỏ lại người
vợ để sống với một cô nàng gốc Viennese. Điều đem lại của
thời kì êm ả trong tư duy này sẽ thay đổi mãi mãi quang cảnh
của nền vật lý. Quả vậy, nó đã làm thay đổi cách chúng ta
quan niệm về vũ trụ mà chúng ta đang sống.
Mô hình nguyên tử Bohr khi đó được phát triển từ một mô
hình hệ mặt trời vi mô trong đó các điện tử quay quanh hạt
nhân giống như các hành tinh và ngôi sao. Trong trường hợp
của nguyên tử Hydro sự phù hợp giữa tiên đoán lý thuyết và
các quan sát thực nghiệm là khá tốt. Tuy nhiên với các nguyên
tử nhiều điện tử hơn, thậm chí với Helium chỉ với 2 electron,
tiên đoán và thực nghiệm chẳng ăn khớp gì với nhau cả.
Schrodinger mong muốn phát triển một mô hnhf phù hợp với
các bằng chứng thực nghiệm. Kết quả của kỳ nghỉ lén lút tại
Swiss Alps là một mô hình không bắt nguồn từ các mô hình
trước đó, một mô hình có thể gọi là một cảm nhận trực giác,
một bước nhẩy trong tưởng tượng, một mô hình chính xác đến
kinh ngạc.
Trong khuôn khổ bài này vì mục đích đơn giản xúc tích,
chúng tôi sẽ chỉ nhắc tới phương trình sóng Schrodinger một
chiều, không phụ thuộc thời gian. Chúng tôi không nói tới
phương trình đầy đủ trong sự chói lọi huy hoàng của nó.
Phương trình sóng Schrodinger không phụ thuộc thời gian, lẽ
ra nên gọi cho đúng là định luật Schrodinger, được cho bởi
phương trình vi phân.
[ ]
2
2 2
( ) 2
( ) . ( )
d x m
E U x x
dx
ϕ
ϕ= − − (2.1)
với là hàm sóng, là hằng số Planck rút gọn, E là năng
lượng, U(x) là hàm thế năng của hạt. Để tìm nghiệm tổng quát
của phương trình này, các điều kiện biên phải được thiết lập.
Các điều kiện nguyên tắc cần phải được tuân thủ là:
1. ϕ(x) → 0 khi x → ∞
2. ϕ(x) = 0 nếu ở vị trí bất khả về mặt vật lý (hay nói
cách khác là không có tính vật lý).
3. ϕ(x) là hàm liên tục và chuẩn hóa (xác suất tìm thấy
hạt trong toàn không gian bằng 1).
Trong bài này, lại một lần nữa để đơn giản và xúc tích,
chúng ta xem xét trường hợp hạt nằm trong hộp một chiều,
với tường thế cao vô hạn. Cho họp có độ dài L. Như thấy
trong hình, hàm thế năng là:
1. U(x) = 0 khi hạt trong hộp (0 ≤ x ≤ L)
2. U(x) = ∞ khi x < 0 hoặc x > L
Đây là bài toán hạt trong giếng thế cao vô hạn (xem hình
vẽ).
Hình 2. Hạt trong giếng thế cao vô hạn.
TẠP CHÍ HTTP://WWW.VATLYVIETNAM.ORG
TẬP 1, SỐ 1, NĂM 2007
13
Điều kiện 1 có nghĩa là hạt không thể vượt ra ngoài hộp
(do có rào thế năng). Điều này làm đơn giản hoá đáng kể hàm
sóng, với sự thu gọn của biểu thức U(x). Do đó, hàm sóng
tương ứng với hạt trong hộp được cho bởi:
2
2 2
2
( )
d m
E x
dx
ϕ
ϕ= − (2.2)
Để đơn giản ta đặt:
2
2
2mE
B = (2.3)
Khi đó phương trình sóng trở thành
2
2
2
( )
d
B E x
dx
ϕ
ϕ= − (2.4)
Cái này giống như phương trình dao động điều hoà, vì vậy
nghiệm phi(x) sẽ có dạng một hàm sine hoặc hàm cosine. Do
vậy:
( ) sinx Bxϕ = (2.5)
Theo điều kiện biên 1, ta có:
( ) sin 0x L BLϕ = = =
Do đó:
n
BL n B
L
π
π= ⇒ = (2.6)
Trong đó n = 1,2,3 .... Chính xác hơn chúng ta phải đưa
vào biên độ A:
n .x
( ) Asin
L
x
π
ϕ =
Trong đó A là biên độ của hàm. Để xác định biên độ, ta
dùng điều kiện biên cơ sở thứ 3, ϕ(x) là hàm chuẩn hoá. Biểu
diễn toán học dưới dạng:
2
0
( ) 1
L
xϕ =∫ (2.7)
Nó được phát biểu là: xác suất tìm thấy hạt trên trục x
bằng 1. Lắp vào chúng ta nhanh chóng thu được:
2
A
L
= (2.8)
Như vậy sau một hồi biến đổi chúng ta đã mò ra được
nghiệm của phương trình sóng của trạng thái lượng tử thứ n
trong hộp kín:
2 n .x
( ) .sin
L
x
L
π
ϕ = (2.9)
với 0 ≤ x ≤ L
và ϕ(x) = 0 khi x < 0 hoặc x > L.
Ý nghĩa của nghiệm này ở chỗ là xác suất tìm thấy hạt tại
vị trí x được cho bởi bình phương của ϕ(x).
2 22 .
( ) ( ) sinn
n x
P x x
L L
π
ϕ= = (2.10)
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua biểu diễn bằng đồ thị.
Xét một hạt trong trạng thái lượng tử thứ ba.
Ta có thể thấy thằng có những nơi mà xác suất tìm thấy
hạt bằng không – nên gọi là các nút. Cái này không chỉ là một
mô hình đơn giản hoá hạt ở trong một hộp kín. Nó được quan
sát trong các hệ phức tạp hơn ví dụ như mô hình về một điện
tử quay quanh hạt nhân.
Hình 3. Hàm sóng và xác suất tìm thấy hạt khi ở trạng thái có số
lượng tử n = 3.
Từ phương trình sóng của Schrodinger, hàm xác suất cho
các quỹ đạo electrons xung quanh hạt nhân có thể được phát
triển. Có các vỏ điện tử gọi là mật độ xác suất hoặc orbitals,
các đám mây xác suất để chỉ nơi nào có thể có mặt điện tử,
nơi nào bị cấm. Điều này được minh chứng trong hình minh
hoạ trên, nó cho thấy orbital 2Px và một sóng xác suất tương
tứng khả năng điện tử nằm ở toạ độ x. Tuy vậy, đấy không
phải là cái vỏ cứng, mà là vỏ mềm nơi có xác suất tìm thấy
điện tử là 80 đến 90 phần trăm. Vì là xác suất cho nên một vài
điện tử quanh một hạt nhân nào đó có thể nằm ở khoảng cách
cực lớn: mặt bên kia của hành tinh, biên của hệ mặt trời, hay ở
một vài nhánh nào đó trên dải Ngân Hà...
Hình 4. Đám mây orbitan của vỏ điện tử 2Px2
.
TẠP CHÍ HTTP://WWW.VATLYVIETNAM.ORG
TẬP 1, SỐ 1, NĂM 2007
14
Một thể loại mới của thế giới vi mô. Một loại mới của các
xác suất. Một dạng mới mà vị trí của một điện tử so với hạt
nhân được cho bởi đám mây xác suất mờ ảo, thiếu vắng sự
xác định rõ ràng, gọi là mật độ xác suất. Một dạng mới được
gọi là vật lý lượng tử.
3. KẾT LUẬN
Tay của Schrodinger và vô số các vĩ nhân khác theo thời
gian đã động chạm hầu hết mọi lĩnh vực khoa học: Vật lý, hoá
học, sinh học, ... Quả thực, nó đã âm thầm thẩm thấu vào văn
hoá đại chúng. Thế giới lượng tử đã truyền cảm hứng tôn
sùng huyền bí từ nó. Tất nhiên không một nghị luận tốt nào có
thể hoàn thành mà thiếu một vài trích dẫn huyền bí, một số nỗ
lực liên hệ tính lưỡng tính của thế giới hạ nguyên tử với thế
giới hằng ngày quanh ta. Nhưng giống cũng như Einstein
hoang mang về lượng tử sáng trong nhiều năm liền mà không
thu được gì, chúng ta chỉ còn lại lòng biết ơn với thế giới
lượng tử vốn trái ngược với trực giác thông thường. Theo
cách nói của Richard Feynman: "Các vật nhỏ bé không cư xử
như những kinh nghiệm trực quan của bạn. Chúng không như
sóng. Chúng cũng không như hạt. Chúng cũng không cư xử
như các đám mây hay như các quả bóng bida hoặc quả nặng
treo trên lò xo hay như bất cứ cái gì bạn từng biết".
Lời cảm ơn (của tác giả bài giảng)
Trong việc viết bài báo này, cả tiến sĩ David Mills và TS.
David Arnold đều là vô giá. TS. Mills đã chỉ tôi các nguồn tài
liệu thích hợp liên quan tới phương trình sóng Schrodinger và
kiên nhẫn giải đáp những câu hỏi của tôi về vật lý lượng tử.
Còn Dave Arnold đã cho phép tôi tự do thay đổi chủ đề một
chút của lớp học phương trình vi phân. Tôi nghĩ, kết quả này
có giá trị đấy. Thêm vào đó, các ảnh động GIF được sử dụng
để minh hoạ vài điểm then chốt lấy từ Saunders Interactive
Chemistry CD-ROM. Tuy vậy, chúng là dạng quicktime
movies và tôi đã chuyển chúng thành GIF động cho bài báo
này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Feynman, Richard P. Six Easy Peices: The Feynman Lectures
on Physics, New York, New York: Addison-Wesley, 1994.
[2] Knight, Randall D. Physics: A Contemporary Perspective.
Preliminary Edition, New York, New York: Addison-Wesley,
1997.
[3] Kotz, John C. and Vininng, William J. Saunders Interactive
Chemistry CD-ROM, Harcourt Brace & Co., 1996.
[4] Kotz, John C. and Treichel, Paul, Chemistry and Chemical
Reactivity, Third Edition. Harcourt Brace & Co., 1996.
[5] Tipler, Paul. Physics for Scientists and Engineers, Volume II.
Third Edition. New York, New York: Worth Publishing, 1991.
1
Hình ảnh minh họa là ảnh động có thể xem tại http://online.redwoods.edu/depts/science/chem/storage/Schrod/elecwave.gif
2
Xin vui lòng xem ảnh minh hoạt tại http://online.redwoods.edu/depts/science/chem/storage/Schrod/swave.gif

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Giáo trình Điện động lực học
Giáo trình Điện động lực họcGiáo trình Điện động lực học
Giáo trình Điện động lực họcVuTienLam
 
Giáo trình điện động lực học
Giáo trình điện động lực họcGiáo trình điện động lực học
Giáo trình điện động lực họcwww. mientayvn.com
 
Nhiệt động học . Trịnh Văn Quang
Nhiệt động học . Trịnh Văn QuangNhiệt động học . Trịnh Văn Quang
Nhiệt động học . Trịnh Văn QuangTrinh Van Quang
 
Hóa phân tích và môi trường
Hóa phân tích và môi trườngHóa phân tích và môi trường
Hóa phân tích và môi trườngĐỗ Quang
 
Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử
 Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử
Liên kết hoá học và cấu tạo phân tửwww. mientayvn.com
 
Phuong phap phan tich dien the
Phuong phap phan tich dien thePhuong phap phan tich dien the
Phuong phap phan tich dien theNam Phan
 
Tuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-te
Tuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-teTuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-te
Tuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-teNguyễn Hải
 
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm ) Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm ) Thai Nguyen Hoang
 
cơ sở hóa lập thể
cơ sở hóa lập thểcơ sở hóa lập thể
cơ sở hóa lập thểCorn Quỳnh
 
Chuong 5.1 mang 4 cuc
Chuong 5.1 mang 4 cucChuong 5.1 mang 4 cuc
Chuong 5.1 mang 4 cucthanhyu
 
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNGHóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNGThành Lý Phạm
 
Bảng công thức tích phân + mũ lôga
Bảng công thức tích phân + mũ lôgaBảng công thức tích phân + mũ lôga
Bảng công thức tích phân + mũ lôgaPhương Thảo Nguyễn
 
Tai lieu on_thi_hsg
Tai lieu on_thi_hsgTai lieu on_thi_hsg
Tai lieu on_thi_hsgKhắc Quỹ
 

Was ist angesagt? (20)

Giáo trình Điện động lực học
Giáo trình Điện động lực họcGiáo trình Điện động lực học
Giáo trình Điện động lực học
 
Giáo trình điện động lực học
Giáo trình điện động lực họcGiáo trình điện động lực học
Giáo trình điện động lực học
 
Nhiệt động học . Trịnh Văn Quang
Nhiệt động học . Trịnh Văn QuangNhiệt động học . Trịnh Văn Quang
Nhiệt động học . Trịnh Văn Quang
 
Ly thuyet gian do pha
Ly thuyet gian do phaLy thuyet gian do pha
Ly thuyet gian do pha
 
Hóa phân tích và môi trường
Hóa phân tích và môi trườngHóa phân tích và môi trường
Hóa phân tích và môi trường
 
Chuong 4
Chuong 4Chuong 4
Chuong 4
 
On thi hoc_sinh_gioi_hoa_4272
On thi hoc_sinh_gioi_hoa_4272On thi hoc_sinh_gioi_hoa_4272
On thi hoc_sinh_gioi_hoa_4272
 
Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử
 Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử
Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử
 
Đề tài: Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ Fraunhofer qua khe hẹp, 9đ
Đề tài: Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ Fraunhofer qua khe hẹp, 9đĐề tài: Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ Fraunhofer qua khe hẹp, 9đ
Đề tài: Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ Fraunhofer qua khe hẹp, 9đ
 
Quang phổ FT-IR
Quang phổ FT-IRQuang phổ FT-IR
Quang phổ FT-IR
 
Phuong phap phan tich dien the
Phuong phap phan tich dien thePhuong phap phan tich dien the
Phuong phap phan tich dien the
 
Tuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-te
Tuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-teTuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-te
Tuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-te
 
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm ) Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
 
Hoa hoc phuc chat
Hoa hoc phuc chatHoa hoc phuc chat
Hoa hoc phuc chat
 
cơ sở hóa lập thể
cơ sở hóa lập thểcơ sở hóa lập thể
cơ sở hóa lập thể
 
Chuong 5.1 mang 4 cuc
Chuong 5.1 mang 4 cucChuong 5.1 mang 4 cuc
Chuong 5.1 mang 4 cuc
 
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNGHóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
 
Bảng công thức tích phân + mũ lôga
Bảng công thức tích phân + mũ lôgaBảng công thức tích phân + mũ lôga
Bảng công thức tích phân + mũ lôga
 
Tai lieu on_thi_hsg
Tai lieu on_thi_hsgTai lieu on_thi_hsg
Tai lieu on_thi_hsg
 
Quang pho hong ngoai
Quang pho hong ngoaiQuang pho hong ngoai
Quang pho hong ngoai
 

Andere mochten auch

Tính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tínhTính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tínhChien Dang
 
Giải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảo
Giải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảoGiải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảo
Giải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổng quan về quang phi tuyến
Tổng quan về quang phi tuyếnTổng quan về quang phi tuyến
Tổng quan về quang phi tuyếnwww. mientayvn.com
 
76209115 baigiang-truyensong
76209115 baigiang-truyensong76209115 baigiang-truyensong
76209115 baigiang-truyensongpnahuy
 
Dịch tiếng anh chuyên ngành vật lý
Dịch tiếng anh chuyên ngành vật lýDịch tiếng anh chuyên ngành vật lý
Dịch tiếng anh chuyên ngành vật lýwww. mientayvn.com
 
Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)
Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)
Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)Lee Ein
 
Hiệu ứng tán xạ tổ hợp Raman
Hiệu ứng tán xạ tổ hợp RamanHiệu ứng tán xạ tổ hợp Raman
Hiệu ứng tán xạ tổ hợp Ramanwww. mientayvn.com
 
Nguyen lý laser
Nguyen lý laserNguyen lý laser
Nguyen lý laserCam Ba Thuc
 
Bài tập điện trường
Bài tập điện trườngBài tập điện trường
Bài tập điện trườngHajunior9x
 
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùngTính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùngwww. mientayvn.com
 

Andere mochten auch (20)

Cơ học lý thuyết.
Cơ học lý thuyết. Cơ học lý thuyết.
Cơ học lý thuyết.
 
Vật lý lượng tử
Vật lý lượng tử Vật lý lượng tử
Vật lý lượng tử
 
Trường điện từ
Trường điện từTrường điện từ
Trường điện từ
 
Vật lý đại cương
Vật lý đại cươngVật lý đại cương
Vật lý đại cương
 
Cơ học lượng tử
Cơ học lượng tửCơ học lượng tử
Cơ học lượng tử
 
Tính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tínhTính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tính
 
Giải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảo
Giải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảoGiải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảo
Giải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảo
 
Tieu luan phuong phap toan ly(cao hoc)
Tieu luan phuong phap toan ly(cao hoc)Tieu luan phuong phap toan ly(cao hoc)
Tieu luan phuong phap toan ly(cao hoc)
 
Tổng quan về quang phi tuyến
Tổng quan về quang phi tuyếnTổng quan về quang phi tuyến
Tổng quan về quang phi tuyến
 
76209115 baigiang-truyensong
76209115 baigiang-truyensong76209115 baigiang-truyensong
76209115 baigiang-truyensong
 
Quang phi tuyến
Quang phi tuyếnQuang phi tuyến
Quang phi tuyến
 
Dịch tiếng anh chuyên ngành vật lý
Dịch tiếng anh chuyên ngành vật lýDịch tiếng anh chuyên ngành vật lý
Dịch tiếng anh chuyên ngành vật lý
 
Cơ học lí thuyết
Cơ học lí thuyếtCơ học lí thuyết
Cơ học lí thuyết
 
Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)
Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)
Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)
 
Hiệu ứng tán xạ tổ hợp Raman
Hiệu ứng tán xạ tổ hợp RamanHiệu ứng tán xạ tổ hợp Raman
Hiệu ứng tán xạ tổ hợp Raman
 
Vat ly 1
Vat ly 1Vat ly 1
Vat ly 1
 
Hoá học đại cương
Hoá học đại cươngHoá học đại cương
Hoá học đại cương
 
Nguyen lý laser
Nguyen lý laserNguyen lý laser
Nguyen lý laser
 
Bài tập điện trường
Bài tập điện trườngBài tập điện trường
Bài tập điện trường
 
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùngTính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
 

Ähnlich wie PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER

Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tuHang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tuLê Đại-Nam
 
on the de broglie's hypothesis of wave particle duality
on the de broglie's hypothesis of wave particle dualityon the de broglie's hypothesis of wave particle duality
on the de broglie's hypothesis of wave particle dualityLê Đại-Nam
 
Vũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
Vũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng MớiVũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
Vũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng MớiNhóm Năng lượng Mới Việt Nam
 
chapter2-2-Ly-thuyet-dai-nang-luong.pdf
chapter2-2-Ly-thuyet-dai-nang-luong.pdfchapter2-2-Ly-thuyet-dai-nang-luong.pdf
chapter2-2-Ly-thuyet-dai-nang-luong.pdfLINHTRANHOANG2
 
Giới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyếnGiới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyếnwww. mientayvn.com
 
Năng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phức
Năng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phứcNăng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phức
Năng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phứcnguyenthamhn
 
Lượng tử ánh sáng lý thuyết và bài tập áp dụng
Lượng tử ánh sáng lý thuyết và bài tập áp dụngLượng tử ánh sáng lý thuyết và bài tập áp dụng
Lượng tử ánh sáng lý thuyết và bài tập áp dụngtuituhoc
 
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sángTóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sángtuituhoc
 
Thamluan hoithao sg_2010
Thamluan hoithao sg_2010Thamluan hoithao sg_2010
Thamluan hoithao sg_2010Le Vui
 
Thamluan hoithao sg_2010
Thamluan hoithao sg_2010Thamluan hoithao sg_2010
Thamluan hoithao sg_2010mahaxilin
 
Dao động mạng tinh thể
Dao động mạng tinh thểDao động mạng tinh thể
Dao động mạng tinh thểHeo Con
 
Chuong 1-1920-CLC_P2.pptx
Chuong 1-1920-CLC_P2.pptxChuong 1-1920-CLC_P2.pptx
Chuong 1-1920-CLC_P2.pptxDanh Bich Do
 
VLHN lý thuyết + bài tập có hướng dẫn
VLHN lý thuyết + bài tập có hướng dẫnVLHN lý thuyết + bài tập có hướng dẫn
VLHN lý thuyết + bài tập có hướng dẫntuituhoc
 
Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)
Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)
Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)thayhoang
 
V ch o-2021
V ch o-2021V ch o-2021
V ch o-2021DoAnh42
 

Ähnlich wie PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER (20)

Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tuHang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
 
on the de broglie's hypothesis of wave particle duality
on the de broglie's hypothesis of wave particle dualityon the de broglie's hypothesis of wave particle duality
on the de broglie's hypothesis of wave particle duality
 
Vũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
Vũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng MớiVũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
Vũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
 
Vũ trụ học với khoa học Năng lượng Mới
Vũ trụ học với khoa học Năng lượng MớiVũ trụ học với khoa học Năng lượng Mới
Vũ trụ học với khoa học Năng lượng Mới
 
Phan tich cong_cu_th_vung_
Phan tich cong_cu_th_vung_Phan tich cong_cu_th_vung_
Phan tich cong_cu_th_vung_
 
chapter2-2-Ly-thuyet-dai-nang-luong.pdf
chapter2-2-Ly-thuyet-dai-nang-luong.pdfchapter2-2-Ly-thuyet-dai-nang-luong.pdf
chapter2-2-Ly-thuyet-dai-nang-luong.pdf
 
Giới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyếnGiới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyến
 
Năng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phức
Năng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phứcNăng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phức
Năng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phức
 
Đề tài: Sự phân cực của sóng điện từ và ứng dụng, HAY
Đề tài: Sự phân cực của sóng điện từ và ứng dụng, HAYĐề tài: Sự phân cực của sóng điện từ và ứng dụng, HAY
Đề tài: Sự phân cực của sóng điện từ và ứng dụng, HAY
 
Các lực cơ bản trong thiên nhiên
Các lực cơ bản trong thiên nhiênCác lực cơ bản trong thiên nhiên
Các lực cơ bản trong thiên nhiên
 
Lượng tử ánh sáng lý thuyết và bài tập áp dụng
Lượng tử ánh sáng lý thuyết và bài tập áp dụngLượng tử ánh sáng lý thuyết và bài tập áp dụng
Lượng tử ánh sáng lý thuyết và bài tập áp dụng
 
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sángTóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
 
Thamluan hoithao sg_2010
Thamluan hoithao sg_2010Thamluan hoithao sg_2010
Thamluan hoithao sg_2010
 
Thamluan hoithao sg_2010
Thamluan hoithao sg_2010Thamluan hoithao sg_2010
Thamluan hoithao sg_2010
 
Lecture1F1020
Lecture1F1020Lecture1F1020
Lecture1F1020
 
Dao động mạng tinh thể
Dao động mạng tinh thểDao động mạng tinh thể
Dao động mạng tinh thể
 
Chuong 1-1920-CLC_P2.pptx
Chuong 1-1920-CLC_P2.pptxChuong 1-1920-CLC_P2.pptx
Chuong 1-1920-CLC_P2.pptx
 
VLHN lý thuyết + bài tập có hướng dẫn
VLHN lý thuyết + bài tập có hướng dẫnVLHN lý thuyết + bài tập có hướng dẫn
VLHN lý thuyết + bài tập có hướng dẫn
 
Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)
Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)
Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)
 
V ch o-2021
V ch o-2021V ch o-2021
V ch o-2021
 

Mehr von www. mientayvn.com

Bài tập ánh sáng phân cực
Bài tập ánh sáng phân cựcBài tập ánh sáng phân cực
Bài tập ánh sáng phân cựcwww. mientayvn.com
 
Giáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.com
Giáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.comGiáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.com
Giáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.comwww. mientayvn.com
 
Cơ học giải tích, cơ học lí thuyết
Cơ học giải tích, cơ học lí thuyếtCơ học giải tích, cơ học lí thuyết
Cơ học giải tích, cơ học lí thuyếtwww. mientayvn.com
 
Chuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_ma
Chuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_maChuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_ma
Chuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_mawww. mientayvn.com
 
Chuong v -_khi_dien_tu_tu_do_trong_kim_loai
Chuong v -_khi_dien_tu_tu_do_trong_kim_loaiChuong v -_khi_dien_tu_tu_do_trong_kim_loai
Chuong v -_khi_dien_tu_tu_do_trong_kim_loaiwww. mientayvn.com
 
Chuong iv -__tinh_chat_nhiet_cua_chat_ran_ma
Chuong iv -__tinh_chat_nhiet_cua_chat_ran_maChuong iv -__tinh_chat_nhiet_cua_chat_ran_ma
Chuong iv -__tinh_chat_nhiet_cua_chat_ran_mawww. mientayvn.com
 
Chuong ii -_lien_ket_trong_tinh_the_chat_ran_ma
Chuong ii -_lien_ket_trong_tinh_the_chat_ran_maChuong ii -_lien_ket_trong_tinh_the_chat_ran_ma
Chuong ii -_lien_ket_trong_tinh_the_chat_ran_mawww. mientayvn.com
 
Chuong i tinh_the_cran_phantichctruc_ ma part 4
Chuong i tinh_the_cran_phantichctruc_ ma part 4Chuong i tinh_the_cran_phantichctruc_ ma part 4
Chuong i tinh_the_cran_phantichctruc_ ma part 4www. mientayvn.com
 
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 3
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 3Chuong i phan i tinhthechatran ma part 3
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 3www. mientayvn.com
 
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 1
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 1Chuong i phan i tinhthechatran ma part 1
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 1www. mientayvn.com
 
Chuong i phan i tinhthechatran ma
Chuong i phan i tinhthechatran maChuong i phan i tinhthechatran ma
Chuong i phan i tinhthechatran mawww. mientayvn.com
 
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 2 ve hinh
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 2 ve hinhChuong i phan i tinhthechatran ma part 2 ve hinh
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 2 ve hinhwww. mientayvn.com
 
Chuong 0 gioi thieu mon hoc ma
Chuong 0   gioi thieu mon hoc maChuong 0   gioi thieu mon hoc ma
Chuong 0 gioi thieu mon hoc mawww. mientayvn.com
 

Mehr von www. mientayvn.com (19)

Giáo trình cơ học
Giáo trình cơ họcGiáo trình cơ học
Giáo trình cơ học
 
Bài tập ánh sáng phân cực
Bài tập ánh sáng phân cựcBài tập ánh sáng phân cực
Bài tập ánh sáng phân cực
 
Giáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.com
Giáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.comGiáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.com
Giáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.com
 
Vật lý thống kê
Vật lý thống kêVật lý thống kê
Vật lý thống kê
 
Cơ học giải tích, cơ học lí thuyết
Cơ học giải tích, cơ học lí thuyếtCơ học giải tích, cơ học lí thuyết
Cơ học giải tích, cơ học lí thuyết
 
Element structure
Element   structureElement   structure
Element structure
 
Chuong vii -_chat_ban_dan_ma
Chuong vii -_chat_ban_dan_maChuong vii -_chat_ban_dan_ma
Chuong vii -_chat_ban_dan_ma
 
Chuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_ma
Chuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_maChuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_ma
Chuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_ma
 
Chuong v -_khi_dien_tu_tu_do_trong_kim_loai
Chuong v -_khi_dien_tu_tu_do_trong_kim_loaiChuong v -_khi_dien_tu_tu_do_trong_kim_loai
Chuong v -_khi_dien_tu_tu_do_trong_kim_loai
 
Chuong iv -__tinh_chat_nhiet_cua_chat_ran_ma
Chuong iv -__tinh_chat_nhiet_cua_chat_ran_maChuong iv -__tinh_chat_nhiet_cua_chat_ran_ma
Chuong iv -__tinh_chat_nhiet_cua_chat_ran_ma
 
Chuong iii -dao dong2_ma
Chuong iii -dao dong2_maChuong iii -dao dong2_ma
Chuong iii -dao dong2_ma
 
Chuong iii -dao dong1_ma
Chuong iii -dao dong1_maChuong iii -dao dong1_ma
Chuong iii -dao dong1_ma
 
Chuong ii -_lien_ket_trong_tinh_the_chat_ran_ma
Chuong ii -_lien_ket_trong_tinh_the_chat_ran_maChuong ii -_lien_ket_trong_tinh_the_chat_ran_ma
Chuong ii -_lien_ket_trong_tinh_the_chat_ran_ma
 
Chuong i tinh_the_cran_phantichctruc_ ma part 4
Chuong i tinh_the_cran_phantichctruc_ ma part 4Chuong i tinh_the_cran_phantichctruc_ ma part 4
Chuong i tinh_the_cran_phantichctruc_ ma part 4
 
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 3
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 3Chuong i phan i tinhthechatran ma part 3
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 3
 
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 1
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 1Chuong i phan i tinhthechatran ma part 1
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 1
 
Chuong i phan i tinhthechatran ma
Chuong i phan i tinhthechatran maChuong i phan i tinhthechatran ma
Chuong i phan i tinhthechatran ma
 
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 2 ve hinh
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 2 ve hinhChuong i phan i tinhthechatran ma part 2 ve hinh
Chuong i phan i tinhthechatran ma part 2 ve hinh
 
Chuong 0 gioi thieu mon hoc ma
Chuong 0   gioi thieu mon hoc maChuong 0   gioi thieu mon hoc ma
Chuong 0 gioi thieu mon hoc ma
 

PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER

  • 1. TẠP CHÍ HTTP://WWW.VATLYVIETNAM.ORG TẬP 1, SỐ 1, NĂM 2007 11 PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER Nguyễn Anh Tuấn * (Opendoor2507) Bài viết được dịch từ bài giảng Math 55: Differential Equations của Gabriel Peterson, College of the Redwoods (Có thể tham khảo bản gốc tại http://online.redwoods.edu/depts/science/chem/storage/Schrod/index.htm) Mục đích của bài này là giới thiệu một cách sơ lược về phương trình sóng Schrodinger, một trong những trụ cột của cơ học lượng tử. Để đảm bảo tính khúc triết và đơn giản, tác giả chỉ nhắc đến các phương trình sóng một chiều độc lập thời gian bằng cách hướng tới tiến trình lịch sử phát sinh ra phương trình này - một phần không thể thiếu của cơ học lượng tử. * E-mail: anhtuanb1@yahoo.co.uk 1. MỞ ĐẦU Khi buổi bình minh của thế kỷ mới tới gần, các nhà vật lý đang say sưa với cái mà các nhà thông thái Hilạp gọi là hubris – một sự kiêu căng tiêu cực, tự phụ, và sai trái. Quả thực là, Max Planck một chàng thanh niên đang hăm hở theo đuổi vật lý, đã được chủ nhiệm Khoa Vật lý, Đại học Munich khuyên rằng: “Các khám phá quan trọng trong vật lý đều đã được thực hiện. Đừng mất công vào vật lý làm gì (Kotz và Treichel, 320).” May thay, anh chàng đã không để ý tới lời khuyên này. Vật lý cổ điển – nghĩa là, cơ học Newton và lý thuyết điện từ Maxwell – dường như đã giải thích cho mọi hiện tượng tự nhiên quan sát được. Đó là một vũ trụ tất định. Các hành tinh, không ngừng quay với sự chính xác khó hiểu của chúng; sự lên xuống của thuỷ triều; sự dao động của con lắc; cách thức các vật trao đổi năng lượng và momentum; các sóng ánh sáng lan truyền trong không gian – lẽ nào tất cả chúng không tuân theo mô hình xác định luận? Chỉ cần đưa ra một vài điều kiện ban đầu của vũ trụ, tất cả các hành vi tương lai của nó sẽ được tính toán. Than ôi, như thường thấy trong khoa học, một cơn khủng hoảng đã xảy đến với vật lý cổ điển: nó sai lầm khi giải thích một hiện tượng quan trọng. Đó là tai biến tử ngoại, và đứng ở trung tâm của tai biến này chính là chàng trai đã nản với việc theo đuổi vật lý vì lý do: người ta đã khám phá gần hết ngoại trừ một vài chi tiết phụ, chàng thanh niên đó là Max Planck. Một vật hấp thụ tất cả các bức xạ chiếu tới gọi là vật đen tuyệt đối. Một vật đen gần như tuyệt đối có thể tạo ra bằng cách dùng một hốc có khe hở rất nhỏ. Chỉ một phần không đáng kể bức xạ đi vào hốc thoát được ra ngoài. Sự bức xạ năng lượng đặc trưng của vật đen – đúng như tên gọi của nó – là không thấy được, mà nó nằm trong vùng hồng ngoại của phổ điện từ. Trong vật lý cổ điển, hàm phân bố phổ được cho bởi định luật Raleigh-Jeans, 4 8 ( , ) kT P T π λ λ = (1.1) Trong đó lambda là bước sóng, T là nhiệt độ, và k là hằng số Boltzmann. Giá trị rút ra từ định luật phù hợp rất tốt với thực nghiệm trong vùng bước sóng dài. Tuy nhiên, khi lambda xấp xỉ không, công thức trên cho thấy vật sẽ bức xạ một lượng vô cùng lớn năng lượng tại các bước sóng cực ngắn, ở vùng tử ngoại. Ý tưởng của mô hình này là các bức xạ lan truyền trong không gian và trao đổi năng lượng giống như một sóng. Nghĩa là, nó liên tục, không định xứ, và lan toả. Newton đã từng có ý kiến đối lập cho rằng nó truyền đi như các hạt rời rạc gọi là corpuscles. Tuy vậy, các thí nghiệm sau đó về giao thoa và nhiễu xạ đã cho thấy ánh sáng là sóng. Phương pháp của Planck là phải thay đổi mô hình. Vì mụch tiêu phát triển một mô hình chính xác, giả thiết rằng năng lượng bức xạ hay hấp thụ bởi vật đen theo các phần gián đoạn gọi là quanta, giống như các hạt. Ông đã xác định được hệ thức năng lượng như sau: . .E n h f= (1.2) Năng lượng được cho bởi một số nguyên n nhân với hằng số Panck h và tần số bức xạ f. Tuy nhiên ông nhấn mạnh đây không phải là cách thức thực tế của tự nhiên, nó chỉ đơn thuần là mô hình. Quả thực, vài năm sau đó khi Einstein sử dụng nguyên lý này để giải thích hiệu ứng quang điện, Planck đã nghi ngờ tính đúng đắn của luận cứ này. Mặc dù ban đầu ông không đánh giá đúng về nó, nhưng Planck đã mở cánh cửa cho một mô hình mới mà hầu như không một lĩnh vực khoa học nào không động tới nói: cơ học lượng tử. Cụ thể, ông đã vấp phải một vấn đề gai góc đó là lưỡng tính sóng hạt. Ánh sáng có vẻ lan truyền giống như sóng và trao đổi năng lượng như là hạt. Einstein đã bình luận về tính phản trực giác của sự lưỡng phân này như sau:"50 năm nghiền ngẫm cũng không đưa tôi đến giải đáp cho câu hỏi, “lượng tử sáng là cái gì?” Tất nhiên ngày nay mọi người đều nghĩ rằng ông ấy biết câu trả lời, ông ấy chỉ tự dối mình (Knight, 442)". Một chàng trai trẻ tới từ Pháp, một sinh viên Vật Lý mới ra trường, Louis-Victor de Broglie. Cho rằng khái niệm lượng tử ánh sáng của Planck và Einstein được mở rộng. Là gì nếu không chỉ ánh sáng thể hiện lưỡng tính sóng hạt? Là gì nếu một điện tử hay một proton hoặc một quả bóng chầy hay một hành tinh thể hiện tính chất lưỡng tính này? Và điều này chỉ
  • 2. TẠP CHÍ HTTP://WWW.VATLYVIETNAM.ORG TẬP 1, SỐ 1, NĂM 2007 12 cho chúng ta biết điều gì về bản chất của vật chất? Câu trả lời của de Broglie là lưỡng tính sóng hạt không chỉ giới hạn trong trường hợp của ánh sáng. Tất cả các vật từ vi mô đến vĩ mô đều có tính chất này. Ông cho rằng bước sóng của chúng - gọi là sóng vật chất - được cho bởi: h p λ = (1.3) Trong đó h là hằng số Planck, p là xung lượng cho bởi p = m.v, với m là khối lượng, và v là vận tốc. Hình 1. Hiện tượng nhiễu xạ của điện tử trên các tấm kim loại mỏng thể hiện tính sóng của chùm hạt điện tử1 . Nguyên lý này nhanh chóng được xác nhận bằng cách dùng tinh thể học x-ray để kiểm tra hành vi của các điện tử. Như thấy trong hình, các điện tử thể hiện một dạng nhiễu xạ đặc trưng của sóng. Có nghĩa là, khi chúng truyền đi, chúng giao thoa với các sóng khác. Sự giao thoa chỉ có thể xuất hiện nếu chúng có tính sóng. Do vậy, vật chất – không chỉ ánh sáng – truyền đi như sóng và trao đổi năng lượng giống như hạt. Vấn đề lưỡng phân sóng hạt của lượng tử sáng là không thể tránh khỏi. Nó có mặt ở khắp nơi trong tự nhiên: một lượng các lượng tử sáng, các photon; trong hạt hạ nguyên tử như electron và proton; trong cú bay của quả bóng chày; trong quỹ đạo của một hành tinh. Tuy nhiên bước sóng của các vật thể vĩ mô, ví như bóng bầu dục và hành tinh, nó quá nhỏ để có thể đo được. 2. PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER Ấn tượng mạnh bởi sóng vật chất của DeBroglie, Erwin Schrodinger muốn có thời gian để suy nghĩ, để cân nhắc về tất cả sự dính líu này. Schrodinger, một nhà vật lý Áo được biết đến qua các công trình của ông về vật lý của các dây, đã bắt chuyến bay tới biệt thự tại Thuỵ sĩ vào năm 1925, bỏ lại người vợ để sống với một cô nàng gốc Viennese. Điều đem lại của thời kì êm ả trong tư duy này sẽ thay đổi mãi mãi quang cảnh của nền vật lý. Quả vậy, nó đã làm thay đổi cách chúng ta quan niệm về vũ trụ mà chúng ta đang sống. Mô hình nguyên tử Bohr khi đó được phát triển từ một mô hình hệ mặt trời vi mô trong đó các điện tử quay quanh hạt nhân giống như các hành tinh và ngôi sao. Trong trường hợp của nguyên tử Hydro sự phù hợp giữa tiên đoán lý thuyết và các quan sát thực nghiệm là khá tốt. Tuy nhiên với các nguyên tử nhiều điện tử hơn, thậm chí với Helium chỉ với 2 electron, tiên đoán và thực nghiệm chẳng ăn khớp gì với nhau cả. Schrodinger mong muốn phát triển một mô hnhf phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm. Kết quả của kỳ nghỉ lén lút tại Swiss Alps là một mô hình không bắt nguồn từ các mô hình trước đó, một mô hình có thể gọi là một cảm nhận trực giác, một bước nhẩy trong tưởng tượng, một mô hình chính xác đến kinh ngạc. Trong khuôn khổ bài này vì mục đích đơn giản xúc tích, chúng tôi sẽ chỉ nhắc tới phương trình sóng Schrodinger một chiều, không phụ thuộc thời gian. Chúng tôi không nói tới phương trình đầy đủ trong sự chói lọi huy hoàng của nó. Phương trình sóng Schrodinger không phụ thuộc thời gian, lẽ ra nên gọi cho đúng là định luật Schrodinger, được cho bởi phương trình vi phân. [ ] 2 2 2 ( ) 2 ( ) . ( ) d x m E U x x dx ϕ ϕ= − − (2.1) với là hàm sóng, là hằng số Planck rút gọn, E là năng lượng, U(x) là hàm thế năng của hạt. Để tìm nghiệm tổng quát của phương trình này, các điều kiện biên phải được thiết lập. Các điều kiện nguyên tắc cần phải được tuân thủ là: 1. ϕ(x) → 0 khi x → ∞ 2. ϕ(x) = 0 nếu ở vị trí bất khả về mặt vật lý (hay nói cách khác là không có tính vật lý). 3. ϕ(x) là hàm liên tục và chuẩn hóa (xác suất tìm thấy hạt trong toàn không gian bằng 1). Trong bài này, lại một lần nữa để đơn giản và xúc tích, chúng ta xem xét trường hợp hạt nằm trong hộp một chiều, với tường thế cao vô hạn. Cho họp có độ dài L. Như thấy trong hình, hàm thế năng là: 1. U(x) = 0 khi hạt trong hộp (0 ≤ x ≤ L) 2. U(x) = ∞ khi x < 0 hoặc x > L Đây là bài toán hạt trong giếng thế cao vô hạn (xem hình vẽ). Hình 2. Hạt trong giếng thế cao vô hạn.
  • 3. TẠP CHÍ HTTP://WWW.VATLYVIETNAM.ORG TẬP 1, SỐ 1, NĂM 2007 13 Điều kiện 1 có nghĩa là hạt không thể vượt ra ngoài hộp (do có rào thế năng). Điều này làm đơn giản hoá đáng kể hàm sóng, với sự thu gọn của biểu thức U(x). Do đó, hàm sóng tương ứng với hạt trong hộp được cho bởi: 2 2 2 2 ( ) d m E x dx ϕ ϕ= − (2.2) Để đơn giản ta đặt: 2 2 2mE B = (2.3) Khi đó phương trình sóng trở thành 2 2 2 ( ) d B E x dx ϕ ϕ= − (2.4) Cái này giống như phương trình dao động điều hoà, vì vậy nghiệm phi(x) sẽ có dạng một hàm sine hoặc hàm cosine. Do vậy: ( ) sinx Bxϕ = (2.5) Theo điều kiện biên 1, ta có: ( ) sin 0x L BLϕ = = = Do đó: n BL n B L π π= ⇒ = (2.6) Trong đó n = 1,2,3 .... Chính xác hơn chúng ta phải đưa vào biên độ A: n .x ( ) Asin L x π ϕ = Trong đó A là biên độ của hàm. Để xác định biên độ, ta dùng điều kiện biên cơ sở thứ 3, ϕ(x) là hàm chuẩn hoá. Biểu diễn toán học dưới dạng: 2 0 ( ) 1 L xϕ =∫ (2.7) Nó được phát biểu là: xác suất tìm thấy hạt trên trục x bằng 1. Lắp vào chúng ta nhanh chóng thu được: 2 A L = (2.8) Như vậy sau một hồi biến đổi chúng ta đã mò ra được nghiệm của phương trình sóng của trạng thái lượng tử thứ n trong hộp kín: 2 n .x ( ) .sin L x L π ϕ = (2.9) với 0 ≤ x ≤ L và ϕ(x) = 0 khi x < 0 hoặc x > L. Ý nghĩa của nghiệm này ở chỗ là xác suất tìm thấy hạt tại vị trí x được cho bởi bình phương của ϕ(x). 2 22 . ( ) ( ) sinn n x P x x L L π ϕ= = (2.10) Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua biểu diễn bằng đồ thị. Xét một hạt trong trạng thái lượng tử thứ ba. Ta có thể thấy thằng có những nơi mà xác suất tìm thấy hạt bằng không – nên gọi là các nút. Cái này không chỉ là một mô hình đơn giản hoá hạt ở trong một hộp kín. Nó được quan sát trong các hệ phức tạp hơn ví dụ như mô hình về một điện tử quay quanh hạt nhân. Hình 3. Hàm sóng và xác suất tìm thấy hạt khi ở trạng thái có số lượng tử n = 3. Từ phương trình sóng của Schrodinger, hàm xác suất cho các quỹ đạo electrons xung quanh hạt nhân có thể được phát triển. Có các vỏ điện tử gọi là mật độ xác suất hoặc orbitals, các đám mây xác suất để chỉ nơi nào có thể có mặt điện tử, nơi nào bị cấm. Điều này được minh chứng trong hình minh hoạ trên, nó cho thấy orbital 2Px và một sóng xác suất tương tứng khả năng điện tử nằm ở toạ độ x. Tuy vậy, đấy không phải là cái vỏ cứng, mà là vỏ mềm nơi có xác suất tìm thấy điện tử là 80 đến 90 phần trăm. Vì là xác suất cho nên một vài điện tử quanh một hạt nhân nào đó có thể nằm ở khoảng cách cực lớn: mặt bên kia của hành tinh, biên của hệ mặt trời, hay ở một vài nhánh nào đó trên dải Ngân Hà... Hình 4. Đám mây orbitan của vỏ điện tử 2Px2 .
  • 4. TẠP CHÍ HTTP://WWW.VATLYVIETNAM.ORG TẬP 1, SỐ 1, NĂM 2007 14 Một thể loại mới của thế giới vi mô. Một loại mới của các xác suất. Một dạng mới mà vị trí của một điện tử so với hạt nhân được cho bởi đám mây xác suất mờ ảo, thiếu vắng sự xác định rõ ràng, gọi là mật độ xác suất. Một dạng mới được gọi là vật lý lượng tử. 3. KẾT LUẬN Tay của Schrodinger và vô số các vĩ nhân khác theo thời gian đã động chạm hầu hết mọi lĩnh vực khoa học: Vật lý, hoá học, sinh học, ... Quả thực, nó đã âm thầm thẩm thấu vào văn hoá đại chúng. Thế giới lượng tử đã truyền cảm hứng tôn sùng huyền bí từ nó. Tất nhiên không một nghị luận tốt nào có thể hoàn thành mà thiếu một vài trích dẫn huyền bí, một số nỗ lực liên hệ tính lưỡng tính của thế giới hạ nguyên tử với thế giới hằng ngày quanh ta. Nhưng giống cũng như Einstein hoang mang về lượng tử sáng trong nhiều năm liền mà không thu được gì, chúng ta chỉ còn lại lòng biết ơn với thế giới lượng tử vốn trái ngược với trực giác thông thường. Theo cách nói của Richard Feynman: "Các vật nhỏ bé không cư xử như những kinh nghiệm trực quan của bạn. Chúng không như sóng. Chúng cũng không như hạt. Chúng cũng không cư xử như các đám mây hay như các quả bóng bida hoặc quả nặng treo trên lò xo hay như bất cứ cái gì bạn từng biết". Lời cảm ơn (của tác giả bài giảng) Trong việc viết bài báo này, cả tiến sĩ David Mills và TS. David Arnold đều là vô giá. TS. Mills đã chỉ tôi các nguồn tài liệu thích hợp liên quan tới phương trình sóng Schrodinger và kiên nhẫn giải đáp những câu hỏi của tôi về vật lý lượng tử. Còn Dave Arnold đã cho phép tôi tự do thay đổi chủ đề một chút của lớp học phương trình vi phân. Tôi nghĩ, kết quả này có giá trị đấy. Thêm vào đó, các ảnh động GIF được sử dụng để minh hoạ vài điểm then chốt lấy từ Saunders Interactive Chemistry CD-ROM. Tuy vậy, chúng là dạng quicktime movies và tôi đã chuyển chúng thành GIF động cho bài báo này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Feynman, Richard P. Six Easy Peices: The Feynman Lectures on Physics, New York, New York: Addison-Wesley, 1994. [2] Knight, Randall D. Physics: A Contemporary Perspective. Preliminary Edition, New York, New York: Addison-Wesley, 1997. [3] Kotz, John C. and Vininng, William J. Saunders Interactive Chemistry CD-ROM, Harcourt Brace & Co., 1996. [4] Kotz, John C. and Treichel, Paul, Chemistry and Chemical Reactivity, Third Edition. Harcourt Brace & Co., 1996. [5] Tipler, Paul. Physics for Scientists and Engineers, Volume II. Third Edition. New York, New York: Worth Publishing, 1991. 1 Hình ảnh minh họa là ảnh động có thể xem tại http://online.redwoods.edu/depts/science/chem/storage/Schrod/elecwave.gif 2 Xin vui lòng xem ảnh minh hoạt tại http://online.redwoods.edu/depts/science/chem/storage/Schrod/swave.gif