SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 51
Downloaden Sie, um offline zu lesen
2 覺路指南
Giaùc Loä Chæ Nam 3
Lời tựa
Tröôùc ñaây taïi vaên hoùa söï nghieäp Quang Tueä, vò
Ñoång Söï Tröôûng Tieàn Nhaân Traàn Ñaïi Coâ töø bi chæ thò,
muoán haäu hoïc chuù giaûi, phieân dòch (boä Giaùc Loä Chæ
Nam) nhaát thö naøy, trong aán töôïng cuûa haäu hoïc “Giaùc
Loä Chæ Nam” laø moät quyeån saùch sôùm nhaát trong ñaïo
tröôøng, ñaây laø moät boä saùch hay ñeå chæ daãn nhöõng
ngöôøi tu ñaïo coù quan nieäm chính xaùc, laø vaøo thôøi kì
ñaàu tieân khi Ñaïi Ñaïo ñöôïc phoå truyeàn, ñöôïc ghi nhaän
töø trong soá nhöõng ngöôøi chôn tu thöïc luyeän trong ñaïo
tröôøng, ñoù laø nhöõng vò tieàn hieàn ngoä ñaïo moät caùch saâu
saéc, ñöông thôøi voán laø moät quyeån saùch ñaïo lyù ñöôïc
thònh haønh nhaát vaøo thôøi ñoù. Hieän nay haäu hoïc ñöôïc
giao troïng traùch chuù giaûi vaø phieân dòch quyeån saùch
naøy, thaät söï haäu hoïc caûm thaáy voâ cuøng vinh haïnh,
nhöng laïi heát söùc caån thaän vaø traân troïng ñeå tieáp nhaän
coâng taùc naøy.
Quyeån saùch naøy, ngoaøi lôøi töï baïch cuûa taùc giaû ra,
toång coäng coù 16 chöông, trình töï ñöôïc chia laøm nhö
sau:
1. Chöông Trí Tueä
2. Chöông Nhaân Quaû
3. Chöông Quaùi Ngaïi
4. Chöông Oan Nghieät
5. Chöông Nghi Hoaëc
6. Chöông Ma Khaûo
7. Chöông Giôùi Luaät
4 覺路指南
8. Chöông Boá Thí
9. Chöông Ñaïo Thoáng
10. Chöông Toân Sö
11. Chöông Truy Caên
12. Chöông Thaønh Chaùnh
13. Chöông Dung Ñöùc
14. Chöông Ngoaïi Coâng
15. Chöông Noäi Coâng
16. Chöông Quaû Vò
Moãi moät chöông ñeàu chæ daãn roõ raøng cho ngöôøi tu
ñaïo, neân caàn coù moät lyù nieäm tu baøn chính xaùc, khoâng
chæ coù phöông dieän töï tu maø thoâi, maø coøn coù moät taùc
duïng voâ cuøng to lôùn, chính laø phöông dieän ñoä ngöôøi,
ñaây cuõng laø moät phöông phaùp giuùp ñôõ höõu hieäu cho
chuùng ta.
Trong ñoù “Chöông Toân Sö” chính laø noùi tröôùc khi
Thieân Nhieân Sö Toân thaønh ñaïo, nhöõng phöông phaùp
vaø lyù nieäm cuûa Sö Toân, sau khi xem xong chuùng ta
töôûng raèng noù khoâng thích hôïp cho thôøi ñaïi naøy nöõa,
nhöng neáu sau khi chuùng ta tham khaûo vaø suy ngaãm
saâu hôn, thì seõ bieát ñöôïc yù nghóa trong ñoù thaät khoâng
nhoû chuùt naøo, khoâng nhöõng chuùng ta coù theå hieåu roõ
ñöôïc söï toân quyù cuûa Minh Sö nhaát chæ ñieåm, maø coøn
hieåu ñöôïc loøng toân kính, laïi caøng laø ñoäng löïc thuùc ñaåy
Ñaïo tröôøng cuøng vôùi Tieàn Nhaân vaø caùc vò Tieàn hieàn
ñaïi ñöùc. Do ñoù nhöõng chöông trong quyeån saùch naøy
ñeàu thích hôïp vôùi thôøi ñaïi naøy, maø caùi Lyù laïi caøng
Giaùc Loä Chæ Nam 5
roäng lôùn vaø coù theå truyeàn ñeán laâu daøi hôn. Ñaây cuõng
laø moät quyeån kinh thö khoâng theå thieáu ñoái vôùi ngöôøi tu
ñaïo, mong raèng ngöôøi ñoïc haõy xem ñaây nhö laø moät
baûo boái maø tin töôûng vaø phuïng haønh.
Traûi qua nhieàu thaùng ñeå chuù thích, cuoái cuøng haäu
hoïc cuõng ñaõ hoaøn thaønh troïng traùch coâng vieäc chuù giaûi
vaø phieân dòch quyeån “Giaùc Loä Chæ Nam”, trong quaù
trình chuù thích vaø tra cöùu kinh ñieån, môùi thaät söï thaáy
ñöôïc baûn thaân taùc giaû bieân taäp neân quyeån “Giaùc Loä
Chæ Nam” naøy, laø ngöôøi raát tinh thoâng ñaïo lyù cuûa tam
giaùo, beân caïnh ñoù coøn coù söï chæ daãn cuûa moät soá vò ñaïo
thaân coù taøi hoïc uyeân baùc, ñaõ laøm cho moïi ngöôøi thoát
leân lôøi kính phuïc, theâm vaøo ñoù laïi coù theâm söï theå ngoä
ñoái vôùi Ñaïo vaø Taùnh Lyù taâm phaùp, tröïc chæ Thieân taâm,
laøm cho thaâm taâm moïi ngöôøi saûn sinh neân loøng kính
yù. Chæ laø do nhöõng gì maø caù nhaân haäu hoïc ñaõ hoïc
ñöôïc laø coù haïn, do ñoù cuõng ñaõ môøi Só Laâm Tröông
Hoàng Kieát Giaûng Sö hieäp trôï giuùp ñôõ, taän löïc ñeå chuù
giaûi, mong raèng khoâng phuï loøng cuûa taùc giaû, neáu nhö
coøn nhöõng ñieàu giaûi thích khoâng ñöôïc roõ raøng, hi voïng
caùc vò Tieàn Hieàn chæ chính theâm.
Maïnh Xuaân naêm Nhaâm Ngoï
Vaân Chaâu Vaên Nho
Caån töï taïi Trung Hoøa Vieân Thoâng Sôn, Quaûng Cö Thaát
6 覺路指南
Lời tự bạch của tác giả
Những vị trung thần ái quốc, những bậc cha mẹ thường
xuyên làm việc thiện, trãi qua nhiều đời trong lịch sử, đã có
biết bao nhân tài ưu tú cứ thế không ngừng liên tục xuất
hiện, còn những vị quân thần bội ngược lại mệnh lệnh của
Quốc Vương, hay kháng cự lại mệnh lệnh của cha mẹ,
những người bất trung bất hiếu, thì trong mọi thời đại đều
không ít những nhân vật đó, chỉ có Đại Đạo của Thánh
nhân mới có thể chấn chỉnh và cứu vớt được hành vi cực
đoan bạo ngược ấy, và có thể bù đắp lại những thiếu sót mà
họ đã gây ra, căn cứ theo những tình huống theo mọi thời
kì khác nhau, chúng ta mới có thể chọn ra nhiều phương
pháp thích hợp để xử lý, đồng thời làm cho nhân tâm và
những phong tục không tốt xưa kia được quay về chánh
đạo, nhưng một khi Ơn Trên giáng xuống Đại Đạo, thì nhất
thiết phải lập nên sự khảo nghiệm, có Phật giáng thế để
truyền Thánh đạo, thì tất nhiên cũng sẽ có Ma giáng thế để
khảo đạo, đây là định luật từ xưa đến nay đều như thế.
Tục ngữ có câu: “Nếu như không có khảo nghiệm, thì
không tài nào có thể phân biệt ra ai là trung thần, ai là gian
tế, ai là hiền sĩ, ai là kẻ ngu đần, ai thật, ai giả, ai chánh, ai
tà”.
Hàn Du Phu Tử lại nói: “Người có đức cao vọng trọng,
hành sự đều thành, thì rất dễ bị phỉ báng”, câu nói này thật
không hư không giả chút nào. Từ khi chúng ta cầu đạo đến
nay, cũng đã trải qua biết bao khảo nghiệm, những hình
Giaùc Loä Chæ Nam 7
thức ma khảo giáng xuống đâu chỉ có một mà thôi, theo sự
tra xét những người đã bị khảo đảo, đại đa số cũng chính là
tham tâm vọng tưởng, bất minh chân lý, thật là đáng buồn
biết bao!
Nay chúng ta có thể gặp được thời tam kì mạt kiếp, thật
sự đây là thời cơ tốt nhất để chúng ta tu đạo, lại vừa đúng
lúc gặp được cuối hội Ngọ, đầu hội Mùi, may mắn được
Ơn Trên ban đại hồng ân. Vào lúc Thiên Đạo được phổ
truyền, đây có thể nói là Ơn Trên không hề tiếc nuối khi
giáng hạ Đại Đạo chí tôn chí quý, ai cầu thì người nấy đắc,
ai tu nấy thành, mọi người đều có thể ngộ được căn bản
của sinh mệnh, để linh tánh phản hồi căn nguyên, mỗi
người đều có thể siêu thoát trần thế, và đắc Đạo thành
Tiên. Nhưng có một điều chúng ta phải biết rằng, có chơn
Đạo tất có chơn khảo, đây chính là những lời Hoàng Mẫu
trong Huấn Tử Thập Giới đã nói: “Thiết lập nên đủ mọi
phương pháp, để khảo nghiệm các vị hiền sĩ, để xem các
con ai có chí hướng hiền định?”
Lại nói rằng: “Ơn Trên làm như vậy, chính là mượn Ma
để giúp đỡ cho Đạo được triển hiện sự quý báu đó, mượn
người ác để khảo người thiện xem phải chăng thật lòng hay
giả dối”.
Giả dụ như hậu học cùng tu đạo với những vị tu sĩ
khác, không hiểu rõ chân lý, bị những kẻ phản đạo bại đức
liên kết với nhau, dùng đủ mọi phương pháp để khảo đảo,
hay bị lợi ích làm cho mình mê hoặc, như vậy không
những cá nhân mình bị khảo đảo mà thôi, vả lại còn liên
8 覺路指南
lụy đến tổ tiên nhiều đời của chính mình, mà còn liên lụy
đến con cháu đời sau, không những thế còn ảnh hưởng và
lỡ mất đi cơ hội của những người hữu duyên lương thiện,
thật sự đây là một việc hết sức đau lòng!
Cho nên, vô cùng hi vọng những người tu Thiên Đạo,
trước tiên phải hiểu rõ đạo đức, nhân luân và những lý lẽ
luân thường, vả lại còn phải hành được tam cang ngũ
thường, và phải tôn kính những người truyền thụ nghề
nghiệp cho chúng ta, xem trọng những sự tuần hoàn và
hành đúng theo những quy tắc đạo đức, từ lúc bắt đầu cho
đến khi kết thúc, không hề thay đổi. Bởi vì đây vốn là bổn
phận và là công việc chúng ta nên làm, chúng ta hãy quan
sát thử xem, những vị vĩ nhân từ xưa đến nay, công đức
của họ đều lưu lại tại nhân gian, cùng với danh tiếng lưu
truyền đến hậu thế, có ai mà chỉ biết thọ ân huệ của người
mà không biết báo ân, ngược lại không lẽ chúng ta có thể
làm ra những chuyện có lỗi với ân nhân của mình, cùng với
những việc bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa như vậy
hay sao?
Huống hồ chi là những người có tâm tu trì đạo của
Thánh Hiền Tiên Phật, hi vọng những đồng bào đã cùng tôi
đến chung một nguồn cội, tu đạo phải dựa vào ý nghĩa
chơn chánh của Đại Đạo, chớ nên bị người khác dẫn dụ và
làm lỡ mất đi tiền đồ của chính mình, chúng ta nhất định
phải biết một điều là: Tất cả những tà thuyết dị đoan đều
vô căn cứ, đó chỉ là truyền thuyết mà thôi, nhưng đây cũng
là cơ hội cho chúng tạo ra mọi thứ để dẫn dụ và làm mê
Giaùc Loä Chæ Nam 9
hoặc những người tham tâm vọng tưởng, và làm cho họ bị
đọa đấy!
Chúng ta hãy nhìn một cách tỉ mỉ, việc tu đạo thật
không dễ dàng tí nào, mong rằng các vị hãy cố gắng phản
tỉnh và tra xét kĩ càng, nếu chẳng may có người đã lỡ dẫm
phải vết xe đổ, thì mong rằng hãy nhanh chóng quay đầu,
nhận rõ căn bản, quay về chánh đạo, và sám hối tất cả
những tội lỗi, sai lầm, và những ai chưa rơi vào ma trận, thì
cũng nên sớm ngày thức tỉnh một cách rõ ràng minh bạch,
biết cách phân biệt đâu là chánh, đâu là tà, để tránh làm trễ
nãi bản thân. Ngày xưa Khổng Lão Phu Tử đã sáng tác ra
quyển sách “Xuân Thu”, quyển sách này đã làm cho những
ai phản bội với mệnh lệnh của Quốc vương và Phụ mẫu, và
những kẻ bất trung, bất hiếu đều hết sức lo sợ, Mạnh Lão
Phu Tử đã chỉ trích những ngôn luận của Dương Chu và
Mặc Địch, đồng thời cũng đã dập tắt mọi tà thuyết dị đoan,
hi vọng tất cả những huynh đệ, tỉ muội, ai nấy đều có được
đại trí tuệ, phát lên tâm đại từ đại bi, để cứu vớt những sinh
linh tránh được cảnh đọa đày trong biển khổ, và sớm ngày
được đạt đến bến bờ giải thoát, bước lên cảnh giới Niết
Bàn, đây mới thật sự là một đại công đức đấy!
10 覺路指南
Chương 1 : Trí Tuệ
Trí tuệ có chân thật và giả dối, trí tuệ chân thật phát
xuất từ Thiên tánh là Nguyên thần, tuyệt không giả tạo dối
trá, Mạnh Tử nói: “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, là cái mà ta vốn
có. Còn giả trí tuệ phát xuất từ mắt, tai, mũi, miệng, thân,
ý, đây là lục căn sở sinh ra lục thức, những điều này vốn
không phải là bản lai diện mục mà tâm tánh con người đã
có sẵn.
Trong Kim Cang Kinh có nói: “Phàm những gì có hình
tướng trên thế gian, đều là hư ảo không thực”. Sách Đại
Học có nói: “Làm thiện trừ ác, sau đó mới có thể thúc đẩy
được lương tri lương năng của chúng ta, để đạt được cảnh
giới cao thượng nhất, từ việc hành thiện trừ ác, sau đó thúc
đẩy lương tri lương năng bước đến mức cao nhất, đã được
Ơn Trên ban tặng, như vậy mới là người đạt được trí tuệ
thật sự”.
Con người kể từ khi giáng sanh vào thế gian này, mỗi
người ai nấy đều mang một Thiên tánh thuần thiện vô ác,
nhà Nho gọi là “Đức hành linh minh” (sáng tỏ đức tánh),
nhà Phật gọi là “Tự tánh Kim Cang bất hoại”, Đạo gia gọi
là “Đạo Thần Diệu Hư Vô”. Con người sở dĩ được làm
người, là dựa vào Thiên tánh. Con người sở dĩ làm Thánh
Hiền Tiên Phật, cũng chính là nhờ vào điểm Thiên tánh
thuần thiện này. Nói cách khác, muốn nhập thế làm người
hoàn mỹ, tất cần phát huy Thiên tánh. Muốn xuất thế làm
Tiên Phật, cũng cần phát huy Thiên tánh. Thánh Hiền nhập
Giaùc Loä Chæ Nam 11
thế, tức Tiên Phật xuất thế, Thánh Hiền Tiên Phật đều do
chí thành tận tánh - thực hành ngũ luân bát đức, do đó họ
mới có sự thể ngộ như thế, căn bản là không cần thiết phân
biệt phải nhập thế hay xuất thế chi cả.
Nói tóm lại, Thiên tánh điều khiển công việc, phát xuất
từ sự vô ý, thuần do lương tâm phát động. Trong công việc
không do Thiên tánh điều khiển, sẽ phát xuất từ sự có ý,
thuần do Lục trần khuấy động. Phàm việc làm hợp với
Thiên tánh, là trí tuệ chân thật. Không hợp với Thiên tánh,
là trí tuệ giả dối. Có một số người chỉ biết tranh danh đoạt
lợi, chẳng màng đến Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, đầy dẫy tham,
sân, si, ái, chẳng ngộ chánh đẳng chánh giác, suốt ngày
chìm đắm trong tửu, sắc, tài, khí, lại tự nhận mình là kẻ
thông minh lanh lợi. Nào biết danh lợi tại thế gian có
chăng cũng chỉ là hoa mơ cảnh mộng, hưởng thụ vật chất
đều là dục vọng nhất thời. Phàm đánh mất Thiên tánh - tổn
hại Nguyên thần, tạo tội nghiệt - gieo oan khiên, đều không
thể vượt thoát ra khỏi. Bởi lẽ đó, nên nói rằng người thông
minh, chính là kẻ ngu xuẩn.
Trí tuệ chân thật, cần nhìn thấu hồng trần - thấu tỏ sự
chân thật và giả dối, không bị công danh phú quý lôi kéo,
không bị tửu, sắc, tài, khí làm cho mê muội, bảo tồn Thiên
tánh, giữ Nguyên thần, cử chỉ hành động không rời Thiên
lí, ngôn ngữ ý niệm không vượt ra khỏi bổn tâm. Tiến thêm
bước nữa là cầu Chân Đạo - đắc tâm truyền - phát thệ
nguyện - độ chúng sinh - giáo hóa người đời - cứu vãn
phong tục suy đồi, cùng thoát khỏi biển khổ, cùng bước lên
12 覺路指南
con đường giải thoát. Đây chính là những điều Nho gia nói
đến: “Sau khi triển hiện đức tính của bản thân, còn phải
cách xa và loại trừ những thói quen cũ, đồng thời dạy
người dân cùng nhau hướng thiện”. Đây cũng chính là lời
nói của Phật gia rằng: “Bản thân đã giác ngộ, mà còn phải
truyền thụ, dạy bảo Phật pháp để người khác cùng nhau
liễu ngộ, thoát ly khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi.”
Nếu quả thật làm được như vậy, mới là tận Thiên tánh
của con người, làm những điều hợp với Thiên tâm, mới có
thể phản hồi trở về cội nguồn, quay về điểm xuất phát của
Thiên tánh. Nếu có được sự thể ngộ này, thì hãy thực tiễn
hành độn một cách thiết thực, như vậy khi còn tại thế tất sẽ
trở thành Thánh Hiền, sau khi ly thế thành đạo tất thành
Tiên Phật. nếu đem so với những kẻ bội ly chánh đạo, cùng
chảy chung dòng nước ô trược, cứ thể mà trôi nổi, lặn ngụp
trên thế gian, người trên cõi hồng trần cứ mãi trầm luân,
mê muội, thì chúng ta càng hơn họ gấp ngàn, gấp vạn lần,
đó mới là người thật sự thông minh và có trí tuệ.
Giaùc Loä Chæ Nam 13
Chương 2 : Nhân Quả
Thuyết nhân quả là định luận(1)
dựa trên sự thật, có thể
nói xưa nay không thay đổi. Thường nói: “Trồng dưa được
dưa, trồng đậu được đậu”, quan sát thực tế, tự sẽ có sự
chứng minh đầy đủ. Trên từ cõi Trời, dưới đến mặt đất, bất
luận là người hay vật - là quỷ hay thần, đều ở trong nhân
quả. Gieo nhân thiện sẽ kết quả thiện, gieo nhân ác sẽ kết
quả ác, trong vũ trụ tự nhiên biến hóa.
Nhân sinh vũ trụ đã là con người đứng trên vạn vật, sao
có thể điên đảo biến hóa không rõ nhân quả, sao có thể tự
cho rằng thông minh mà không tin nhân quả. Tục ngữ nói:
“Muốn biết nhân đời trước, hãy xem đời này nhận lãnh
những gì, muốn biết quả đời sau, thì xem việc làm của ta
đời này”. Kiếp trước gieo nhân, đời này kết quả, đời này
gieo nhân, kiếp sau kết quả. Nhân, là đầu mối khiến nhân
quả không thể kết thúc, cho nên sinh tử mãi không chấm
dứt, tứ sanh lục đạo(2)
, từ đây luân hồi không dứt. Tuy có
phú quý, thế nhưng khó tránh quả báo oan nghiệt. Rốt cuộc
sống rồi lại chết, khổ đau triền miên vui trong thoáng chốc
(1)
Định luận: Luận lí nhất định.
(2)
Tứ sanh:- Thai sanh: Loài sinh ra từ bào thai, như: bò, ngựa,
la, heo…;- Noãn sanh: Loài sinh ra từ trứng, như: chim khách,
chim ưng, chim yến, chim nhạn…;- Thấp sanh: Loài sinh ra
trong môi trường ẩm ướt, như: cá, ba ba, tôm, cua…;- Hóa
sanh: Loài sinh ra do biến hóa, như: ruồi, muỗi, trùng, kiến…
* Lục đạo: Trời (Khí thiên tiên), Người, A-tu-la, Địa ngục, Ngạ
quỉ (quỉ đói), Súc sanh.
14 覺路指南
rồi vụt tan biến, không có ngày giải thoát.
Người đời không tin nhân quả, bảo rằng người chết
như ngọn đèn đã tắt, do vậy không tin báo ứng, nói chỉ
thấy người sống chịu tội, nào thấy người chết mang gông
cùm. Đâu biết con người do ba bộ phận hợp thành, Hình
thể chỉ một trong số đó. Ngoài Hình thể này ra, còn có
Linh tánh và Khí thể. Người chết là Hình thể bị diệt, song
Linh tánh và Khí thể vẫn chưa diệt. Có thể nói người chết
vốn không thật sự đã chết, thế nhưng lìa dương thế - đi vào
cõi âm, như di chuyển chỗ ở. Con người không thực sự đã
chết, sinh thời tạo tội nghiệt, sau khi chết sao có thể miễn
nhận lãnh? Ví như chuyển nơi cư trú, ngụ tại thôn A nợ
nần chồng chất, chuyển đến thôn B, sao có thể không hoàn
trả? Con người tại dương thế không tin nhân quả, đến khi
trút hơi thở lìa nhân thế, hồn đi vào Âm tào, đứng trước
Nghiệt Kính Đài soi chiếu, liền biết không phải là giả, bấy
giờ dẫu hối hận cũng đã muộn màng.
Hy vọng tất cả chúng sanh trên thế gian, hãy nên nhân
cơ hội này mà sớm ngày giác ngộ đạo lý về nhân quả, nên
trồng nhiều thiện nhân, tích thiện đức, không làm những
hành vi độc ác, mà nên hành cử chỉ lương thiện, mà nhất là
phải thành tâm kính ý để tu thân dưỡng tánh, học đạo tu
đạo, thế Thiên tuyên hóa, giảng nhân nghĩa đạo đức, để có
thể siêu thoát được nghiệp nợ bị tình cảm phàm trần trói
buộc, và tạo thành quả vị thành Tiên thành Phật, vĩnh viễn
thoát khỏi sanh tử luân hồi, nhân cơ hội này để biết thêm
về định luật nhân quả, để có thể siêu thoát được nhân quả
Giaùc Loä Chæ Nam 15
một cách nhanh chóng, đây mới chính là điều thiết yếu, và
phương pháp để thoát khỏi định luật nhân quả này, không
còn cách nào khác cả, toàn bộ là vì có thể siêu thoát khí số,
và là nguyên nhân để khế nhập chân lý mà thôi!
Chương 3 : Chướng Ngại
Ai ai cũng có Phật tánh, thấy Phật tánh, thì thành Tiên
Phật, không thấy Phật tánh, vĩnh viễn là chúng sinh. Ai ai
cũng có sự quái ngại, giải thoát ra khỏi sự quái ngại, thì
thấy Phật tánh, không giải thoát ra khỏi sự quái ngại, sẽ rơi
vào hố sâu vực thẳm. Khi con người rơi vào chốn hồng
trần, bị thói hư tật xấu vây hãm và câu thúc - đắm chìm
trong vật dục, bên trong là gia đình - bên ngoài là bạn bè
thân hữu, tình cảm gắn bó mật thiết, ân ái khuấy động buộc
ràng, tìm kiếm công danh phú quý, sẽ dẫn đến tham sân
vọng tưởng. Vô vàn sự trói buộc, đấy là quái ngại. Nếu con
người không thấu tỏ đạo, nhận biết về lí không rõ ràng,
đắm mê quyến luyến hoa mơ cảnh mộng, không thể chặt
đứt xiềng xích, khác nào đeo gông cùm, nếu thế sẽ không
có ngày thoát khỏi bể khổ. Phải biết rằng gia tộc thân hữu
là do luân lí kết hợp, công danh phú quý là sự hưởng thụ
tạm thời, có được bởi do duyên phận đáng có. Người có trí
cần giác ngộ triệt để, thấu tỏ sự chân thật giả dối, phân biệt
16 覺路指南
hư ảo và chân thực, chớ lấy sự chân thật trộn lẫn vào sự giả
dối, giả dối nhận lầm là chân thật.
Ví như Cha hiền Con hiếu - Chồng bảo Vợ nghe, vốn
là sự đương nhiên của Thiên tánh. Ghi lòng tạc dạ công ơn
cù lao dưỡng dục của cha mẹ - yêu vợ con, cần dựa trên
Thiên tánh phát huy, chớ trộn lẫn trong sự ham muốn phàm
tục của con người. Lấy đạo để hiếu kính cha mẹ, lấy đức để
yêu thương vợ con, sự ân ái chân thật phát xuất từ Thiên
tánh, chẳng thấy có gánh nặng hay áp lực gì. Cho đến công
danh phú quý, khi nó đến, muốn trốn tránh cũng chẳng thể,
không thể có, cưỡng cầu cũng vô ích. Thế nên cần lãnh
đạm trước thế sự biến chuyển khôn lường, khi có được
không đáng để vui mừng, mất đi không đáng để ưu sầu,
tâm không trụ chấp bất kỳ hình tướng nào. Khổng Tử nói:
ta xem phú quý như mây trôi. Nếu được thế, tuy có ân ái,
thế nhưng ân ái thích hợp dùng để phát huy Thiên tánh, tuy
có công danh phú quý, song công danh phú quý thích hợp
dùng để nâng cao đạo nghĩa.
Đã gọi là quái ngại, thì phải tồn tâm gì? “Tâm Kinh”
rằng: “Y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa(3)
, tâm sẽ không quái
ngại”. Sở dĩ có sự quái ngại, đều do lòng ham muốn phàm
tình trói buộc, há chẳng phải là hư hoa giả cảnh sao? Nếu
thấu tỏ đâu là chân thật tà ngụy, chặt đứt lòng ham muốn
phàm tình - nhìn thấu ân ái, chỉ bắt tay từ việc phát huy
(3)
Y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa: nghĩa là người có thể chứng
ngộ được chân lý hư không, thì đó chính là diệu trí tuệ, từ biển
khổ sanh tử luân hồi, đi đến được bến bờ giải thoát.
Giaùc Loä Chæ Nam 17
Thiên tánh, đạt đến công phu nhất định, tự nhiên tâm sẽ
không quái ngại. Nhận biết về đạo không rõ ràng, không
thể chặt đứt lòng ham muốn phàm tình - không nhìn thấu
ân ái, cho đến khi đánh mất Thiên tánh, rơi vào biển khổ,
đây thuộc về sự nhận thức sai lầm. Có một số người tại gia
tu hành bảo rằng vợ chồng là oan gia, con là nợ, nên đoạn
tuyệt ân ái, cách biệt cha mẹ - rời xa vợ con, cũng là hành
vi sai trái tổn thương luân lí - không hợp với thiên lí, không
thể thành chánh quả. Họ đâu biết rằng đối với sự thương
yêu, ân ái phải được phát huy từ Thiên tánh, còn đối với
danh lợi, nên từ trong tâm mà phát huy, không hề có bất cứ
sự chấp chước và những ý đồ bất lương nổi lên trong lòng,
như vậy mới có thể thật sự xứng đáng gọi là giải thoát
được mọi sự lo lắng và ràng buộc, và thật sự thấy được
Phật tánh bổn lai quang minh vô nhiễm của chúng ta.
Chương 4 : Oan Nghiệt
Trên đời có nợ tiền tài - nợ oan nghiệt, nợ tiền tài ắt
phải đòi, nợ oan nghiệt ắt phải báo. Tục ngữ nói: “Thiếu nợ
phải trả nợ, giết người phải đền mạng”, đây là quy luật tự
nhiên. Con người sinh ra trên thế gian, sinh tử luân hồi,
không tránh khỏi tạo vô số tội nghiệt, thiếu vô số nợ oan
nghiệt. Phàm là phạm giới luật, thì mang trên mình nợ oan
18 覺路指南
nghiệt, nợ oan nghiệt tùy thuộc lớn nhỏ, phải xem vi phạm
giới luật nặng hay nhẹ. Nặng nhất là nghiệp sát sinh gây ra
oan nghiệt, nợ sát sinh gây tạo oan nghiệt tuyệt đối không
thể trốn thoát, dẫu cách 3 hay 5 đời - trải qua trăm năm -
cách xa nghìn trùng thiên lí, tất cũng đòi cho kỳ được.
Nay đến tam kỳ mạt kiếp, nợ oan nghiệt trong mấy vạn
năm nhất loạt đòi hết, tuy kiếp trước có thể trốn thoát, thế
nhưng kiếp này quyết không thể trốn. Vì thế hiện nay hỏa
hoạn lũ lụt - chiến tranh - dịch bệnh - đói khát, vô vàn kiếp
nạn ập đến không dứt. Khiến tâm thần hoảng hốt - trông
thấy quỷ yêu và hiện tượng quái dị xuất hiện không ngừng,
đây đều do nợ oan nghiệt siết chặt - đền trả quả báo duyên
oan nghiệt. Đời này, duy chỉ có mau chóng tu hành mới
thoát khỏi hạo kiếp, nếu không quả thực khó tránh khỏi.
Thế nhưng pháp môn tu hành khác nhau, có người tụng
kinh ngồi thiền, có người phóng sinh bố thí tiền của, có
người ăn chay niệm Phật, phương thức tu hành hoàn toàn
khác biệt. Tuy là việc thiện, song không thể siêu sanh liễu
tử, có chăng cũng chỉ tiêu trừ nạn tai, thuộc trung thừa và
hạ thừa, không thể siêu Phàm nhập Thánh, lại chẳng thể
tiêu trừ hết nợ oan nghiệt. Nếu muốn đạt đến cảnh giới tối
cao, phải cầu đạo chân chánh, thụ Minh Sư chỉ điểm, đắc
Nhất Quán tâm truyền. Dũng mãnh tinh tấn - tuyên truyền
giáo hóa sâu rộng - tiếp dẫn nguyên thai Phật tử - lập nhiều
công đức, mới có thể tiêu trừ oan trái - vượt qua kiếp nạn,
một lòng thanh tĩnh không lụy phiền.
Cần biết rằng “Chơn Đạo, oan nghiệt sẽ cấp bách đến
Giaùc Loä Chæ Nam 19
đòi”, không đắc Chân Đạo, oan nghiệt còn có thể trì hoãn,
một khi đắc được Chân đạo, nợ oan nghiệt sẽ tức tốc đến
đòi. Ví như việc phàm tình - sự nghiệp càng tiến triển
thuận lợi, thì chủ nợ sẽ càng khẩn trương. Người tu đạo sau
khi đắc đạo, khó tránh khỏi không phát sinh sự giày vò,
điều thiết yếu là cần thấu tỏ chân lí - thấu tỏ oan nghiệt, bất
luận bị giày vò tàn khốc đến đâu, cũng luôn nêu cao tinh
thần vô uý (không sợ hãi), nỗ lực tu hành tiến về phía
trước, kết quả sẽ đạt được thành tựu.
Chương 5 : Nghi Hoặc
Người cũng có phân biệt là người thật và người giả, Lí
cũng được phân biệt ra hư ngụy và chân thật. Nếu không
biết phân biệt đâu là thật, đâu là giả, đâu là lý hư, đâu là lý
thực, thì được gọi là “hoặc”, mê hoặc mà không thể đưa ra
một chủ ý nhất định, thì được gọi là “nghi”. Hai chữ “nghi
– hoặc” này, chính là sự chướng ngại lớn trong kiếp nhân
sinh.
Trung Dung nói: “Thiên Mệnh chi vị tánh, suất tánh
chi vị đạo”(4)
. Mọi người đều có tự tánh quang minh, tự
4
“Điểm linh quang được Ơn Trên ban tặng và bản chất của con
người, được gọi là Tánh, y thuận theo bản tánh mà hình thành
nên đủ các loại nguyên lý và phép tắc của tư tưởng, hành vi thì
20 覺路指南
tánh quang minh chính là Đại Đạo của nhân sinh. Con
người sở dĩ được làm người, là dựa vào tánh, con người
muốn làm người, phải dựa vào đạo. Tức trời là đại căn
nguyên, phát xuất từ đạo. Thiên lí chân chánh tức là Đại
Đạo chân chánh, Đại Đạo chân chánh tức là bản tánh của
con người. Con người có thể hồi phục bản tánh, tức là chân
nhân (người chân thật), ngược lại chính là giả nhân (người
giả dối).
Thánh Hiền xưa kia lập ngôn tuyên truyền Đại Đạo,
phát huy tường tận, có chứng cứ xác thực, đặc biệt là
Khổng Tử thuật về Nghiêu - Thuấn, hiến chương Văn Võ,
trên quan sát thiên thời, dưới xem xét đất đai sông ngòi,
phàm lời nói đều dựa trên quy luật của trời đất - biến hóa
tự nhiên, quyết không có chút hư ngụy. Luận Ngữ nói:
“Khổng Tử nói, chỉ thuật lại chứ chẳng làm gì cả”, đây có
thể chứng minh. Khổng Tử sở dĩ trở thành Thánh nhân,
chẳng phải ngài có sự nghiệp vĩ đại hay lập được công
huân chói lọi, mà hoàn toàn chỉ dựa vào việc thuật lại chứ
chẳng làm gì cả. Nói cách khác, Khổng Tử lập ngôn, chỉ
miêu tả về sự thật tự nhiên, không đàm luận mông lung xa
vời. Tựa như nhân sinh Đại Đạo, quyết không có sự nghi
ngờ, đã không Nghi, thì không có Hoặc (hoài nghi). Hai
chữ Nghi Hoặc, thoáng chốc đã được giải trừ, bèn phát thệ
nguyện - lòng tin kiên cố, mãi bôn ba trên đường đạo, dũng
mãnh tiến bước trên đường tu, sao có thể không đạt được
thành tựu?
được gọi là Đạ”
Giaùc Loä Chæ Nam 21
Thế nhưng con người luôn cho rằng mình là người
thông minh, lòng tin về đạo không kiên cố - nhận biết về lí
không rõ ràng, từ Nghi sinh ra Hoặc - từ Hoặc sinh ra Mê
muội, tựa như người cao quý rơi vào vùng quê hẻo lánh,
quả thật đáng tiếc. Ví như người đọc sách, chỉ có chút ít
kiến thức, lại tự nhận mình học thức uyên thâm, bất luận
thật giả đúng sai, bèn phê bình đánh giá, đây gọi là gặp
chướng ngại về lí. Người tu đạo, chỉ hiểu đạo một cách
chung chung, lại tự nhận mình thấu tỏ Đại Đạo, không dốc
tâm đào sâu nghiên cứu, nên Nghi Hoặc đủ điều. Hay cho
rằng đạo không chân chánh - chùn bước không tiến về phía
trước, hoặc tin phép thuật kỳ quái - lạc vào con đường sai
trái - lãng phí bao tâm huyết, rốt cuộc không thể đắc thành
chánh quả, đây gọi là Nghiệt chướng.
Trí tuệ chân thật phải chặt đứt mọi Nghi Hoặc, nhận
định về đạo chân chánh lí chân chánh, dốc sức tu hành,
chuyên tâm phụng hành. Bất luận hữu hiệu hay vô hiệu,
đều luôn chí thành, bất luận thành công hay không, đều
kiên trì đến cùng. Nếu làm được như vậy, dựa trên nhân
quả báo ứng, nhất định sẽ đạt được thành quả. Huống hồ
lòng chí thành khiến người cảm động, trời cao tất gia hộ.
“Trung Dung” nói: “Có lòng thành sẽ thấu tỏ”, chẳng hề
nói ngoa.
22 覺路指南
Chương 6 : Ma Khảo
Tục ngữ nói: không trải qua ma nạn sẽ chẳng thành
phật. Đạo chân chánh, tức có khảo thật sự. Khảo là để
nghiệm chân ngụy, ma để sửa lỗi lầm. Không có khảo sẽ
khó phân biệt chân thật và tà ngụy, không có ma thì lỗi lầm
khó có thể sửa chữa. Không những người tu đạo phải như
thế, mà phàm gầy dựng sự nghiệp lớn - hay trở thành người
hữu dụng, cũng phải trải qua ma khảo, gian khổ đắng cay.
Mạnh Tử nói: “Trời đem trọng trách giao cho người, tất
trước tiên làm khổ về tâm chí - gân cốt rã rời - đói khổ xác
xơ - thiếu thốn mọi bề - hành vi loạn động sai trái”. Lại
rằng: “Lúc sống gặp hoạn nạn khốn khó, khi chết sẽ an lạc
sướng vui”, có thể thấy ma khảo là trong kiếp nhân sinh ắt
phải trải qua.
Nếu là người tu đạo, một là phát nguyện trở thành bậc
chân tu, hai là sám hối giải oan trái, đối với ma khảo, cần
tự tu hành giải thoát. Khi ma khảo ập đến bên ta, tự nhiên
sẽ động tâm, khi động tâm phải nhẫn nhịn, được vậy sẽ
thấy được lợi ích từ việc không thể (nhẫn nhịn trước
nghịch cảnh không sao có thể chống đỡ nổi, đến khi vượt
qua sẽ gia tăng trí tuệ). Khảo do trời giáng, ma do người
chiêu vời đến, con người nếu phát nguyện tu hành, ý chí
phải kiên quyết, chịu đựng gian khổ đắng cay, nhẫn nhục
trì giới, lập công chứng quả. Thế nhưng tâm ý phải chăng
kiên cố, tu hành phải chăng chân thành, không có khảo
nghiệm, sao có thể thấy bản thân mình là người chân
chánh? Huống hồ tuyển chọn bậc hiền tài người có năng
Giaùc Loä Chæ Nam 23
lực, tiêu giải oan nghiệt, càng cần trải qua khảo luyện hết
sức nghiêm khắc, ma nạn trùng trùng không ngừng ập đến.
Vì thế Bề trên giáng khảo, vốn hoàn toàn phát xuất từ lòng
từ bi yêu thương bảo hộ, chứ chẳng phải cố ý gây khó dễ.
Nói về khảo thì có Thuận khảo và Nghịch khảo, có lúc
mượn việc để khảo, mượn bệnh hoạn tai nạn để khảo. Đơn
cử như công danh phú quý hanh thông, là Thuận khảo, bần
cùng khốn khó luôn gặp nạn tai, là Nghịch khảo. Nghịch
khảo dễ ngộ, Thuận khảo khó giác (nhận biết). Còn về ma
chướng, là quá trình con người phải trải qua, đặc biệt người
tu hành càng khó tránh khỏi. Khi con người rơi vào hậu
thiên, thông thường ham muốn điên cuồng bất chấp đạo lí,
cử chỉ hành động, vượt ra ngoài quỹ đạo (vượt khỏi khuôn
phép chuẩn mực), hoặc cử chỉ phóng túng vọng động, hoặc
kiêu căng cuồng ngạo, rất nhiều thói xấu, sẽ khó tránh ma
chướng phát sinh trùng trùng. Xem xét nhân quả báo ứng,
đây cũng là lí tự nhiên. Nếu dè dặt cẩn thận, ung dung
Trung đạo, ma chướng tự nhiên sẽ bị tiêu diệt. Nhìn chung
ma chướng đến từ sự vô lễ - nạn tai ập đến khiến con người
có cảm giác sống trong sự vô vọng - phát sinh oan nghiệt
không biết nguyên nhân do đâu, khi nghịch cảnh ập đến
bèn vui vẻ nhận lãnh - cam chịu và tha thứ.
Tóm lại cần thành tâm hướng về đường đạo - quyết chí
tu hành, bản thân cần nhẫn nhục hứng chịu ma khảo, tự
nhiên sẽ giảm thiểu ma khảo. Người tu đạo, không thể
không chú ý những điều này.
24 覺路指南
Chương 7 : Giới Luật
Nhà Nho nói “Biết - Ngừng - Định - Tĩnh - An - Rỗng
lặng - Chứng đắc”, nhà Phật nói “Ngừng - Xem xét Chiếu
soi - Giới - Định - Tuệ”, hai thuyết này tuy khác nhau,
song công phu chẳng có gì khác biệt. Nhân sinh hậu thiên,
bản tánh bị Lục trần ô nhiễm, do vậy không phát hiện trí
tuệ chân thật, tựa như giữa bầu trời trong xanh bỗng mây
mù che khuất, ánh sáng không thể tỏa chiếu. Nếu muốn
trông thấy bầu trời trong xanh, tất cần vén mây mù, nếu
muốn hồi phục bản tánh, tất cần giải thoát.
Công phu nhà Nho gồm 6 giai đoạn, công phu nhà Phật
có 3 giai đoạn, bước đầu chớ nên miễn cưỡng. Ý nghĩa căn
bản của Giới-Định-Tuệ, trước tiên (giữ) Giới sau đó mới
Định (cõi tâm không lay động), từ Định mới sinh ra Tuệ
(trí tuệ). Nhà Phật gọi là Giới (giới luật), lấy Giới để giữ
Lễ, tức nhà Nho gọi là Lễ, lấy Lễ để trì Giới (giữ giới).
Nhà Phật gọi là Tuệ, tức nhà Nho gọi là Chứng đắc. Biết-
Ngừng và Ngừng-Xem xét Chiếu soi, giữ Lễ và trì Giới,
đều cần cưỡng chế, song Chứng đắc và Tuệ là sự tự nhiên.
Nên đức Khổng Tử bảo rằng tâm không chướng ngại
chẳng vượt ra khuôn phép là thế đấy. Giới luật nhà Phật
gồm “Không sát sanh - Không trộm cắp - Không tà dâm -
Không nói dối - Không uống rượu”, Chí thiện địa (đất Chí
thiện) nhà Nho gồm “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Sát sanh
là bất Nhân, Không sát sanh sẽ bồi dưỡng lòng Nhân.
Ngừng ở lòng Nhân, tất Không sát sanh. Trộm cắp là hành
vi bất Nghĩa, Không trộm cắp sẽ tương thích với Nghĩa,
Giaùc Loä Chæ Nam 25
Ngừng ở Nghĩa tất Không trộm cắp. Tà dâm là không hợp
với Lễ, Không tà dâm sẽ có Lễ, Ngừng ở Lễ sẽ Không tà
dâm. Nói dối là thất Tín, Không nói dối sẽ giữ chữ Tín,
Ngừng ở chữ Tín sẽ Không nói dối. Uống rượu là loạn tâm
tính hao tổn Trí, Không uống rượu sẽ nâng cao Trí, Ngừng
ở Trí sẽ Không uống rượu.
Sát sanh có trực tiếp và gián tiếp, phàm ăn thịt ăn thực
phẩm tanh hôi, hay hành vi làm thương tổn người khác, bất
kể sinh mệnh của loài sinh vật nào, đều gọi là Sát Sanh,
đều tổn hại đến lòng Nhân. Trộm cắp không chỉ trộm cướp
tài vật, phàm cướp công đoạt danh hay cưỡng đoạt những
vật lẽ ra không thuộc về mình, đều gọi là Trộm Cắp, đều
gây thương tổn đến Nghĩa. Tà dâm không chỉ đắm mê nữ
sắc, phàm khởi tâm niệm dâm dục làm xằng bậy trêu ghẹo
gái nhà lành, lời nói cử chỉ vượt qua vòng lễ giáo, đều gọi
là Tà dâm, đều trái với Lễ. Nói dối không chỉ lời nói không
thật thà, phàm hư ngụy giả trá và lừa dối, mong muốn quá
mức, đều gọi là Nói dối, đều trái với chữ Tín. Uống rượu
sẽ kích thích tâm tính quá mức, kích thích thần kinh quá
độ, nếu uống rượu bia sẽ khiến thần rối tánh loạn, đặc biệt
là phát sinh thị phi - gây tai họa khó lường, đây là kẻ
không có Trí nhất. Người tu hành cần hàng phục thân tâm,
chớ phạm giới luật, nếu không sẽ đánh mất và chôn vùi
bản tính, vĩnh viễn ngụp lặn trong biển khổ không có ngày
vuợt thoát ra khỏi.
26 覺路指南
Chương 8 : Bố Thí
Bố thí gồm có 3 loại: lấy tài vật cứu tế người, gọi là
Tài thí. Trì giới nhẫn nhục, gọi là Vô uý thí. Thuyết pháp
giáo hóa người, gọi là Pháp thí. Đối với người tu hành,
Tam thí đều hết sức quan trọng, thế nhưng Pháp thí là
Thượng thừa. Bố thí cơm, nước, quần áo - trợ giúp tiền của
cứu độ người đời, tuy công đức vô lượng không kể xiết, xã
hội có sự trợ giúp rất lớn, được người đời khen ngợi, kỳ
thực chỉ cứu về mặt hình thể, so với chân công thực thiện,
vẫn chưa thể sánh bằng.
Nếu hành Pháp thí, dùng lời thiện lành khuyến hóa,
khiến tánh linh trực tiếp siêu thoát, Kim đan rải khắp nơi,
chúng sinh cùng bước lên con đường giác ngộ, khôi phục
thuần phong mỹ tục, con người được siêu Phàm nhập
Thánh, so với Tài thí chỉ cứu thân xác giả sẽ hơn hẳn gấp
trăm lần. Đức Phật Như Lai thuyết pháp, nói rằng lấy bảy
loại châu báu(5)
như cát sông Hằng trong Tam thiên Đại
thiên Thế giới dùng để bố thí, đâu bằng khắc ghi-thực hành
nội dung của 4 câu kệ và nói cho người khác nghe, đây có
(5)
Bảy loại châu báu: trong kinh Phật nói về 7 loại bảo vật,
Thế nhưng thuyết pháp có sự không tương đồng, như “Kinh Bát
Nhã” đức Thích Ca Mâu Ni Phật, nói: Vàng, Bạc, Cẩm thạch,
Xa cừ (tên loài động thực vật, có tên khoa học là:
Tridacnagigus), Ngọc Mã não, Hổ phách, San hô là “Bảy loại
châu báu”. Còn “Kinh A Di Đà” thì lấy Vàng, Bạc, Cẩm thạch,
Xa cừ, Ngọc Mã não, Ngọc Pha lê, Xích châu (Hồng ngọc) làm
“Bảy loại châu báu”.
Giaùc Loä Chæ Nam 27
thể chứng minh.
Vô uý thí, là hàng phục thân tâm - giải thoát khỏi Thức
uẩn(6)
, chỉ tự tu giải thoát, không như thuyết pháp độ người
là có vô lượng công đức. Khổng Tử nói: “Ta đã đứng vững
mới khiến người khác đứng vững”, cũng là sự chứng minh.
Tuy Tài thí chẳng phải là pháp môn Thượng thừa, chỉ
giới hạn dùng trên cơ thể con người, so với Pháp thí sẽ rất
khác biệt. Như in kinh sách thiện - trợ giúp tiền bạc trong
việc bàn đạo, tuy thuộc về Tài thí, song thực chất là bố thí
Tài-Pháp. Khổng Tử nói: “Con người có thể mở mang phát
triển Đại Đạo, thế nhưng không thể lấy đạo để khiến con
người phát triển mở mang”. May thay Thiên đạo giáng thế,
vốn là trời mượn nguồn nhân lực - con người dựa vào trời
mới đạt đến thành công, tuy nói Thiên đạo, thực tế là do
con người làm. Đã do con người thực hiện, đương nhiên
mọi phương thức không thể tách rời cõi trần tục, gọi là
mượn giả tu chân - hòa nhập vào thế tục, mục đích tuy đến
bờ bên kia, song trước khi chưa đến bờ bên kia cũng cần có
bùa hộ mệnh, trong tâm về mọi phương diện không trụ
chấp bất kỳ hình tướng nào. Đức Như Lai thuyết pháp,
dùng phương tiện để cứu độ chúng sinh. Ví như làm việc
đạo, tiếp đãi đạo thân - in kinh sách và Thánh huấn, bày
biện trang hoàng đạo trường - thiết lập Phật đường, bất kể
(6)
Thức uẩn: một trong 5 uẩn, tông Câu Xá, tông Thành Thực
coi là Tâm vương của Lục thức như mắt, tai… Duy Thức Học
coi là Tâm vương của Bát thức. Tâm vương này có nhiều điểm
khác nhau, tập hợp ở một nơi, thành ra Thức uẩn.
28 覺路指南
thứ gì cũng cần có tiền, có tiền mới có thể phát triển,
không tiền một bước cũng khó triển khai.
Con người nếu thấu tỏ nét tinh túy bên trong đó, ý
nghĩa chân thật của Tam thí, sẽ có thể thuyết pháp hành sâu
rộng Pháp thí, có tiền tài thì hành Tài thí, chẳng những có
thể tiêu giải nợ oan nghiệt trong nhiều kiếp, lại có thể đạt
đến chân công thực thiện, không uổng phí một kiếp tu
hành. Thế nhưng người có tiền tài thường không nhìn thấu
tiền bạc, thậm chí xem tiền như tính mệnh, có khi thà hy
sinh tính mệnh, chứ không chịu bố thí một xu, suốt một đời
lăn lộn trong chốn hồng trần, uổng phí biết bao tâm huyết,
một khi vô thường đến, mọi thứ đều là không. Biết chăng
tiền tài là vật hữu dụng, nếu khéo sử dụng, có thể cứu tính
mệnh của con người, không khéo dùng, nó sẽ cướp đi sinh
mệnh của người khác. Huống hồ tiền bạc trao qua tay
nhiều người, song bố thí quyết không rơi mất. Bố thí một
đồng, sẽ được một phần phước đức, người có trí cần suy
ngẫm thấu đáo về vấn đề này.
Hiện đang là tam kỳ mạt kiếp, trời ban ân huệ lớn, đạo
chân chánh phổ truyền khắp nơi, phàm là người có căn
duyên đều có thể đắc được. Tâm pháp huyền cơ chân thật
từ xưa không tùy tiện tiết lộ, thời nay ứng vận phổ truyền,
quả là muôn đời khó được cơ duyên tốt đẹp này.
Giaùc Loä Chæ Nam 29
Chương 9 : Đạo Thống
Đại Đạo không có hai, chân lí duy chỉ có một, từ xưa
đến nay, đều là như thế. Duy chỉ khác nhau về môn phái,
truyền thụ có sự khác biệt, tựa như có vô số sự phân biệt,
thật ra không ngoài việc cùng một nguồn cội song khác
nhau về mạch đập, tuy con đường khác nhau lại cùng một
đích đến. Đại Đạo giáng thế, bắt đầu từ thời đại vua Phục
Hy. Vua Phục Hy một vạch mở trời là căn nguyên của Đại
Đạo. Tiếp đó từ Huỳnh Đế truyền đến Nghiêu - Thuấn - Vũ
- Thành Thang - Văn Vương - Võ Vương - Chu Công -
Khổng Tử, Khổng Tử truyền cho Tăng Tử, Tăng Tử truyền
cho Tử Tư, Tử Tư truyền cho Mạnh Tử. Sau Mạnh Tử, tâm
pháp thất truyền, Nho mạch bị lu mờ, đạo thống trở nên sa
sút. Thế nhưng Thích Ca Mâu Ni vào thời Chu Chiêu
Vương giáng sinh tại Ấn Độ, truyền thụ tâm pháp, khai
sáng Phật giáo. Đồng thời vào đầu niên đại nhà Chu, Lão
Tử ứng vận, truyền Đạo giáo. Lão Tử phía Đông độ Khổng
Tử - phía Tây giáo hóa Hồ Vương (Thích Ca Mâu Ni
Phật), cũng nói rằng: một mạch chia làm 3 tôn giáo.
Thích Ca Mâu Ni Phật đơn truyền đến Đạt Ma Lão Tổ
đời thứ 28. Thời Lương Võ Đế, Đạt Ma đến từ hướng Tây,
chỉ thẳng nhân tâm, không dùng văn tự, truyền cho Thần
Quang, Đạt Ma là sơ Tổ (Tổ thứ nhất), Thần Quang là Tổ
thứ 2, từ đó kế tục đạo thống. Tổ thứ 3 Tăng Xán, Tổ thứ 4
Đạo Tín, Tổ thứ 5 Hoằng Nhẫn - Tổ thứ 6 Huệ Năng. Cho
đến Tổ thứ 7 gồm hai vị Bạch Ngọc Thiềm và Mã Đoan
Dương, Tổ thứ 8 La Viễn Chánh, pháp truyền Hỏa trạch,
30 覺路指南
đạo quy về nhà Nho, là ngoài sáng trong tối. Từ Tổ thứ 8
trở về sau, đến cuối đời nhà Minh đầu đời nhà Thanh, Tổ
thứ 9 Huỳnh Đức Huy phụng mệnh thừa tiếp.
- Tổ thứ 10 Tổ Ngô Tử Tường
- Tổ thứ 11 Tổ Hà Liễu Khổ
- Tổ thứ 12 Tổ Viên Thối An
- Tổ thứ 13 gồm có hai vị Tổ Từ Hoàn Vô và Dương
Hoàn Hư
- Tổ thứ 14 Tổ Diêu Hạc Thiên
- Tổ thứ 15 Tổ Vương Giác Nhất
- Tổ thứ 16 Tổ Lưu Thanh Hư.
Nhiều đời cứ thế mà nối tiếp, ba tôn giáo tham dự cùng
một lúc, hoặc thiên về Nho giáo, hoặc thiên về Phật giáo,
hoặc Lão giáo, đều là ứng vận biến chuyển. Về sau đạo
chuyển đến Đông Lỗ, ba tôn giáo hợp nhất, Tổ thứ 17 Lộ
Trung Nhất ứng vận phổ truyền, phi loan tuyên hóa, Tổ thứ
18 gồm có hai vị Cung Trường (弓 長) Tổ và Tử Hệ (子 系
) Tổ, kế tục làm việc mạt hậu nhất trước (một lần sau cuối),
đây là Đạo thống Chính thức.
Ngoài việc có Đạo thống Chính thức, còn có muôn
nghìn giáo phái, người hiểu biết thì cho rằng Vạn giáo Quy
nhất(7)
, kẻ không hiểu sẽ nghi ngờ về việc phân chia môn
phái, dẫn đến nghị luận không dứt, bất đồng về ý kiến và
quan điểm. Đạo có Mạch chính Nhánh phụ, pháp có
(7)
Vạn giáo Quy nhất: là muôn nghìn giáo đều trở về nơi Minh
Sư nhất chỉ điểm.
Giaùc Loä Chæ Nam 31
thượng trung hạ Tam thừa, phụng mệnh tiếp nối Đạo thống
là Mạch chính, từ Mạch chính phân ra các môn phái, họ tự
truyền thụ trở thành các Nhánh phụ. Mạch chính là phụng
mệnh truyền thụ, pháp là Thượng thừa, các Nhánh phụ là
do tự truyền thụ, pháp đa phần là trung hạ Nhị thừa. Pháp
Thượng thừa, truyền từ Mạch chính, lâu ngày trở nên mất
hiệu lực. Các môn phái khác, hoặc lái thuyền từ bi phổ độ,
tùy duyên tiếp dẫn, hoặc thành lập tông phái riêng - dựa
vào đó mà cứu vớt giáo hóa. Hoặc truyền thụ phép thuật kỳ
dị, chuyên thu các loại tinh quái dị kỳ, tuy ứng vận mà sinh
ra, song đều không có tâm ấn chân pháp, tức khiến người
căn nguyên thâm hậu - ý chí kiên cường thành tâm tu hành,
cũng không tìm được đường tắt. Đại Đạo là thế, người tu
đạo cần nhận thức triệt để, chọn con đường thiện lành mà
theo, mới không uổng phí bao công sức khó nhọc.
Chương 10 : Tôn Sư
“Học Kí” nói: “Thầy có nghiêm, đạo mới trở nên tôn
quý”. Thầy gồm có Nghiệp sư - Pháp sư và Thánh sư. Dạy
học truyền trao kiến thức, hoặc văn hoặc võ, gọi là Nghiệp
sư. Giảng giải và truyền thụ phép thuật, gọi là Pháp sư. Chỉ
rõ tánh lí, được nghe đạo chí Tôn chí Quý, có thể siêu
Phàm nhập Thánh, Cửu huyền Thất tổ nhờ được ân đức,
gọi là Thánh sư, cũng gọi là Minh Sư.
32 覺路指南
Bất luận Nghiệp sư hay Pháp sư, đều truyền dạy tri
thức, để mai này trở thành người có ích cho xã hội, phàm
là thành tựu của đời người, đều nhờ Thầy hết lòng đào tạo.
Sự tôn nghiêm của Thầy, còn hơn cả cha mẹ, ân đức của
Thầy, sâu nặng hơn cha mẹ. Duy chỉ có Thánh sư truyền
cho ta Đại Đạo - chỉ cho ta con đường sáng - truyền cho ta
tâm ấn - cứu tánh linh ta - tiêu trừ nghiệp chướng của ta, ân
đức sâu nặng không bút mực nào có thể tả xiết. Công ơn
cha mẹ sâu rộng như trời biển, vậy công ơn của Thánh sư
lấy gì để so sánh?
Công ơn của Thánh sư đã sâu nặng nhường này, không
thể báo đáp dù chỉ trong muôn một, vì thế tôn kính phải
dốc tận tâm lực. Tôn trọng Thầy cần thực hiện ba điều
trọng yếu như sau:
1. Tâm ý phải thành khẩn, không được xem thường
khinh khi.
2. Phải thận trọng về lời nói, không được mạo phạm.
3. Phải lễ độ chăm lo chu đáo, không được khinh mạn.
Ngoài 3 việc này, phải tuân theo ý Thầy, dốc sức tuyên
hóa, trợ giúp Thầy làm việc đạo, nhiệt thành dũng mãnh
tiến về phía trước. Bản thân nếu có lỗi, nguyện chịu sự
khiển trách của Thầy. Ngày thường nghênh tiếp Thầy đến,
về phương diện ẩm thực phải dâng đồ ăn thức uống thanh
khiết, lúc đau ốm phải chăm sóc cẩn thận, thời khắc nào
trong lòng cũng tồn tâm chí thành. Gặp việc liền xông pha
vào dầu sôi lửa bỏng - chẳng quản gian nan khó nhọc, tận
Giaùc Loä Chæ Nam 33
lực đóng góp tiền của, không viện cớ mà thoái thác, không
được nghi ngờ lung tung, tự tạo tội lỗi. Khi gặp phong
khảo (khảo thị phi), trước tiên cần quan sát tận tường, nhẫn
nhục đảm nhận trọng trách, chịu oan khuất mà lo liệu chu
toàn. Trong trường hợp ngẫu nhiên hoặc không nhìn rõ -
hiểu sai ý Thầy, cần dẹp trừ những ý nghĩ lệch lạc, tránh
phát sinh tin đồn thất thiệt. Khi can gián phải hết lòng can
gián, nói chuyện phải dùng lời trung chánh, không được tự
cho mình thông minh, mà nói lời thị phi.
Thuở xưa Khổng Phu tử là “thì trung chi thánh”(8)
. Thì
trung(9)
, không nơi nào mà không hợp với Trung đạo - ứng
(8)
Thì trung chi thánh: Thì, ứng thời mà ra đời, về các phương
diện khác đều như thế. Ý nói rằng, Khổng Tử trong số các
Thánh nhân là người hợp thời cơ nhất. “Mạnh Tử. Vạn
Chương, quyển Hạ”: “Bá Di, là vị Thánh thanh khiết. Y Doãn,
là vị Thánh dốc cạn lòng thành. Liễu Hạ Huệ, là vị Thánh ôn
hòa. Khổng Tử, là vị Thánh ứng thời. Khổng Tử được gọi là
Tập Đại Thành. Tập Đại Thành, như tiếng vàng khiến ngọc lay
động. Tiếng vàng, biểu thị điều hòa sự lí trước. Ngọc lay động,
biểu thị điều hòa sự lí sau. Điều hòa sự lí trước, là việc của kẻ
trí. Điều hòa sự lí sau, là việc của bậc Thánh. Kẻ trí, ví cho sự
khéo léo. Bậc thánh, ví cho sức lực. Bắn mũi tên ra ngoài trăm
bước, trúng đích, là nhờ vào sức lực. Còn ứng thời kịp lúc, thì
chẳng nhờ vào sức lực”.
(9)
Thì trung: hợp thời cơ không có lỗi và bất cập. “Trung
Dung”: “Đạo Trung dung của đấng quân tử, đấng quân tử là
ứng thời. Đạo Trung dung của kẻ tiểu nhân, kẻ tiểu nhân không
hề sợ hãi (Chính vì kẻ tiểu nhân không hề sợ hãi nên làm xằng
làm bậy, đâu thể bảo rằng đấy là đạo Trung dung, rõ ràng câu
34 覺路指南
xử với người, không người nào mà không hợp với Trung
đạo - không lúc nào mà không hợp với Trung đạo - đối với
vật, không vật gì mà không hợp với Trung đạo, nên gọi là
thì trung. Huống hồ Thánh sư là Phụng thiên Thừa vận, về
lí không thể không hợp với Trung đạo, không nên có ý
nghĩ lệch lạc, do vậy nói: “Các vị Thánh xưa và nay, đều
cùng một tiêu chuẩn đạo lí”. Là đệ tử, chỉ có tôn sư trọng
đạo, son sắt một lòng, không được cướp công đoạt quả -
mưu cầu lợi ích - âm thầm oán trách - không tôn trọng và
phản bội Thầy, cho đến khinh khi Thầy, đều là chuốc họa
vào thân. Người luôn tiến bước trên đường đạo, cần tôn
trọng Thầy, không chỉ ân đức sâu nặng, phải biết rằng có
đạo chân chánh tất có Thầy chân chánh, Thầy chân chánh
tất có cội nguồn chân chánh, không tôn trọng Thầy sẽ
không thể trở về với cội nguồn. Không thể trở về nguồn cội
thì tu đạo có ích gì? Vì thế tôn trọng Thầy là yếu tố thứ
nhất trong việc tu đạo.
này có ý mỉa mai)”.
Giaùc Loä Chæ Nam 35
Chương 11 : Truy Căn
Phàm mọi việc đều có căn bản và nguồn gốc, cây
không có gốc sẽ chẳng thể sinh trưởng, nước không có
nguồn sẽ không tuôn chảy, vạn vật không có căn bản sẽ
không thể trưởng thành và phát triển. Tất cả sinh vật trong
vũ trụ đều có căn bản và nguồn gốc, nhân loại vốn không
thể sống độc lập riêng biệt. Cây muốn sinh trưởng tốt, tất
trước tiên vun bồi gốc rễ, con người muốn trở nên thiện
lương, tất trước tiên truy tìm căn nguyên. Khảo sát về sinh
lí tự nhiên, Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng
nghi, Lưỡng nghi là hai Khí Âm Dương. Khí Dương thăng
lên, tích luỹ dày đặc rồi thành hình, gọi là trời, Âm Khí rơi
xuống, ngưng kết trở thành vật chất, gọi là đất. Không khí
trong trời đất, vạn vật hóa sinh, hai khí giao cảm, người và
vật thành hình. “Kinh Dịch” nói: “Có trời đất sau đó mới
có vạn vật, có vạn vật sau đó mới có nam nữ”, đây là căn
nguyên sinh hóa của trời đất vạn vật.
Nhân loại ai ai cũng có Thiên tánh, khi sinh ra đã có
Thiên tánh, Chu Tử nói: “Chân lí của Vô cực, nhị ngũ chi
tinh(10)
, kết hợp diệu kỳ rồi ngưng tụ, Càn đạo thành nam,
(10)
Nhị ngũ chi tinh: nói về sự kết hợp của 2 khí âm dương trời
đất, tinh cha gồm Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là Nhất ngũ (1-5),
huyết mẹ gồm Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là Nhị ngũ (2-5). “Kinh
Dịch. Hệ Từ Thượng Truyện”: “trờí 1, đất 2, trời 3, đất 4, trời
5, đất 6, trời 7, đất 8, trời 9, đất 10. Số trời là 5, số đất là 5,
cùng được vị trí số 5 sẽ có sự kết hợp”.
36 覺路指南
Khôn đạo thành nữ”. Con người từ tam ngũ(11)
mà thành,
chân ngũ(12)
sinh từ Vô cực, là Thiên tánh. Nhị ngũ sinh từ
cha mẹ, là hình thể. Hội Dần sinh người, con cháu tiếp nối,
di truyền nòi giống, từ cha đến ông bà, từ ông bà đến tằng
tổ (cụ cố) - cao tổ (ông tổ nhiều đời), truy đến nguyên thủy,
Vô cực là thủy tổ. Nếu Thiên tánh sinh từ Vô cực, là có
Thiên Mệnh, Vô cực là Lão Mẫu đóng vai trò chủ chốt.
Vua Phục Hy một vạch mở trời, Đại Đạo bắt đầu giáng thế,
ý nói rằng con người phải tìm con đường sáng - quy căn
nhận tổ - phản bổn hoàn nguyên, để tránh vĩnh viễn rơi vào
hồng trần.
Vô cực vốn không có âm thanh và mùi vị, nhìn nhưng
không nhìn - nghe nhưng không nghe, vốn không nói -
không có tên gọi. Duy chỉ có truy tìm và thuật lại, để cho
con người biết là có căn nguyên, không thể không miễn
cưỡng đặt tên. Vua Phục Hy vẽ một hình tròn, Khổng Tử
đặt tên là Thượng thiên (Bề trên), Da Tô giáo và Hồi giáo
gọi là Thượng đế, hoặc ý nghĩa, hoặc tôn xưng, tên gọi tuy
khác nhau, thực chất là cùng một thể. Nay nói rõ về nguồn
cội, quyết không thể quên, nhất thiết không thể quên, cần
vun bồi căn bản, trở về nguồn cội. Nếu muốn trở về cội
nguồn, tất cần giữ đạo mà phụng hành - lập công đức sâu
rộng, đến khi công quả viên mãn, sẽ tự đạt đến mục đích.
Nếu như muốn vun bồi căn bản, tất cần lễ kính Trời và chư
(11)
Tam ngũ: tinh cha là 5 - huyết mẹ là 5, lại thêm Vô cực
Chân tánh là 5.
(12)
Chân ngũ: nói về tự tánh và linh tánh của con người.
Giaùc Loä Chæ Nam 37
Thần, đâu đâu cũng thừa theo ý Trời - thuận hợp với lòng
Trời. Đặc biệt là tôn sư trọng đạo - phục tùng mệnh Thầy -
tuân thủ lời dạy của Thầy, không nên vi phạm. Kế đến là
Dẫn Bảo sư - tất cả Tiền nhân, đều chỉ đạo dạy bảo chúng
ta nâng cao sự giác ngộ, uống nước nhớ nguồn, chúng ta
phải tôn kính họ. Tiếp đến là các bạn đạo, cần tương thân
tương ái - cùng ngồi trên một chiếc thuyền cùng quan tâm
giúp đỡ lẫn nhau, người thân quen-kẻ xa lạ xa gần, phân
biệt theo thứ tự, mới không đánh mất cội nguồn, mới có
thể đạt căn bản và trở về nguồn cội.
Chương 12 : Thành Chánh
“Đại Học” nói: “Muốn tu thân, trước tiên tâm phải
chân chánh. Muốn tâm chân chánh, trước tiên ý phải chân
thành”. Thành ý tâm chân chánh là cơ sở để làm người, đặc
biệt là yếu tố tu hành. “Đạt Ma Bảo Truyện” nói: “Đạt Ma
Tây đến không một chữ, toàn bằng tâm ý dụng công phu”.
Tâm là chủ của thân, ý là tác dụng của tâm. Ý động, tức
tâm khởi phát. Tâm ý phát động, thân liền đi làm. Phàm tất
cả hành động cử chỉ lời nói, hoàn toàn do tâm ý làm chủ.
Tâm ý hướng thiện, thì làm việc thiện, tâm ý hướng về
điều ác, thì làm việc ác. Nếu như muốn tu hành, tất trước
tiên bắt tay từ tâm ý, luyện định tâm ý, mới có thể không
khuất phục và không loạn động, không bị âm thanh sắc
38 覺路指南
tướng cướp đoạt, không bị tiền tài lợi lộc làm lung lay,
tuân thủ Tam quy - giữ Ngũ giới, thì tự có thể đắc thành
chánh quả.
Tâm có hai loại: “Đạo tâm” và “Dục tâm”. Khi Đạo
tâm điều khiển công việc, sẽ phát xuất từ Thiên tánh. Còn
nếu lấy Dục tâm để hành xử, sẽ bị Lục trần(13)
khuấy động.
Lục trần phát xuất từ Lục căn(14)
, Lục căn chỉ là công cụ,
có thể làm thiện, cũng có thể làm ác. Đạo tâm phát động,
Lục căn tức là Thiện căn. Tâm ham muốn phát động, Lục
căn tức là Ác căn, cũng gọi là Lục tặc. Đạo tâm phát từ
Thiên tánh, từ trong ra ngoài. Lục căn động từ Lục trần, từ
ngoài vào trong. Lục trần lôi kéo Lục căn, nên gọi là Lục
tặc, ví như mắt nhìn nữ sắc sinh tâm háo sắc; tai nghe âm
thanh sinh tâm ưa thích lời khen ngợi; mũi ngửi mùi hương
sinh tâm tham luyến mùi hương; lưỡi nếm mùi vị sinh tâm
tham mùi vị thơm ngon; thân có cảm xúc sẽ sinh tâm ưa
thích; ý sinh ra các pháp sẽ sinh tâm cầu sự thuận lợi. Tâm
ham muốn hưng thịnh, đạo tâm tiêu tan, lâu ngày thành
tánh, sẽ rơi vào con đường sai trái. Điên đảo mộng tưởng,
không việc ác nào mà chẳng làm, Thiên tánh từ đây bị
chôn vùi, linh hồn đi vào biển khổ, muôn kiếp không thể
hồi phục, quả thật đáng tiếc.
Muốn trở thành một người giác hành viên mãn, thì nhất
định phải tu hành, tu hành tất trước tiên cần luyện tâm ý,
(13)
Lục trần : là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.
(14)
Lục căn : là Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý.
Giaùc Loä Chæ Nam 39
Nhà Nho gọi là Thành ý Chánh tâm, nhà Phật gọi là quét
Tam tâm bay Tứ tướng, gọi là tâm không trụ chấp một
hình tướng nào. Thành ý là không vì sự xung động của Lục
trần mà không sinh vọng niệm, chánh tâm là không vì tâm
ham muốn che đậy mà không diệt đạo tâm. Quét Tam tâm,
cần quét sạch tâm quá khứ - tâm vị lai - tâm hiện tại. Bay
Tứ tướng, phải không có ngã tướng (cái tôi) - không có
nhân tướng (lòng dục con người) - không có chúng sinh
tướng (thường xuyên khởi ý niệm) - không thọ giả tướng
(tuổi thọ). Tâm không trụ chấp một hình tướng nào, không
trụ chấp sắc - thanh - hương - vị - xúc - pháp, khiến đạo
tâm tồn tại vĩnh viễn.
Người tu hành cần nhận biết rõ đạo tâm và tâm ham
muốn. Phàm đạo tâm phát khởi, cần phát huy toàn vẹn.
Phàm tâm ham muốn phát động, cần tiêu diệt triệt để. Nhà
Nho gọi là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Nhà Phật gọi là Đại
từ Đại bi, khi đạo tâm khởi phát. Nhà Nho gọi là thanh sắc
hóa tài (âm thanh, nữ sắc, tiền của, lợi ích), nhà Phật gọi là
tham sân si ái, lúc tâm ham muốn phát động nếu thấu tỏ
thông suốt, phân biệt một cách thực tiễn, tức là đắc vậy.
40 覺路指南
Chương 13 : Dung Đức
“Thư” rằng: “Có đức bao dung sẽ trở nên to lớn”, có
thể thấy đức bao dung là yếu tố của nhân sinh. Trời có
năng lực to lớn, nên bao trùm khắp vạn vật. Đất có năng
lực to lớn, nên sinh dưỡng vạn vật. Con người có năng lực
to lớn, nên có cả trời đất bao la. Năng lực to lớn thì phải có
đức sâu rộng, năng lực nhỏ bé thì đức mỏng. Phàm lâm vào
cảnh khốn khổ gian nan bị hủy báng nhục mạ, đều cần có
lòng đại lượng bao dung. Ví như nghèo hèn khuya sớm tảo
tần, chớ phẫn nộ sân hận. Khốn khổ hoạn nạn, chớ phát
sinh phiền não. Đặc biệt bị hủy báng nhục mạ, chớ so đo
tính toán. Nghèo hèn khuya sớm tảo tần là vận mệnh ta, số
phận vốn thế, chẳng thể oán hận. Khốn khổ hoạn nạn là
định số của ta, muốn trốn cũng chẳng thể, phiền não có ích
gì? Còn về bị người hủy báng nhục mạ, nếu ta phạm phải
lỗi lầm, khổ chủ đương nhiên báo thù - không nên tính toán
so đo. Ngược lại nếu đối phương gây tạo tội lỗi, họ sẽ bị
tổn đức, không tổn hại đến ta, ta cũng chẳng so đo tính
toán. Huống hồ sự hưởng thụ trong kiếp này là do kiếp
trước tạo, có sự hủy báng nhục mạ chưa hẳn không có
nhân. Hoặc nợ oan nghiệt kiếp trước đến đòi, quả như thế,
sẽ là cơ hội tốt để chúng ta tiêu giải oan nghiệt, không tổn
hại gì, mà còn có ích là đằng khác. Nếu nhất thiết phải tính
toán so đo, thì oan nghiệt đã chưa giải lại kết sâu thêm, oan
oan tương báo, đến bao giờ mới dứt.
Nhân sinh thế giới, thông thường đau khổ triền miên
sướng vui nào có bao nhiêu, đâu biết rằng đau khổ sướng
Giaùc Loä Chæ Nam 41
vui đều do tự ta gây ra - hoàn toàn tại tâm ta. Bất kể sự đau
khổ nào, tâm ta không cảm thấy đau khổ, tất sẽ không đau
khổ. Bất kỳ niềm vui sướng nào, tâm ta không cho rằng vui
sướng, tức không cảm thấy sướng vui. Cũng như bị người
hủy báng nhục mạ, người khác cho rằng ta bị sỉ nhục thậm
tệ, thế nhưng ta không lưu ý, thì đâu có đau khổ? Đẩy
mạnh hơn nữa, bất kể nỗi đau khổ phiền não nào, nếu dửng
dưng không màng tới, tức có thể chuyển khổ đau thành
niềm vui sướng.
Nếu thế, cần hàm dưỡng tâm tính - khuếch đại đức bao
dung, thực hành Vô uý bố thí, mới có thể thực hiện viên
mãn. Ngược lại, lòng dạ hẹp hòi, không đủ đức bao dung,
gặp việc không suy nghĩ thấu đáo, bất luận xanh đỏ tím
vàng, cứ mãi oán hận phiền não. Hoặc nộ khí xông thiên,
dẫn đến tranh đấu, thoáng chốc ngọn lửa không tên thiêu
rụi rất nhiều công đức, thậm chí gây ra vô số điều phiền
toái, cá nhân bị tổn đức, lại còn tăng thêm đau khổ, quả
thật chẳng đáng. Đây là tình trạng phổ biến của việc không
có đức bao dung.
Thiên tánh không có vô minh. “Tâm Kinh” nói:
“Không có vô minh, không có hết vô minh”. Con người
nếu thấu tỏ Thiên tánh - nhận thức rõ ràng về sự chân thật
và giả dối, phàm hợp với Thiên tánh là chân thật, cần phát
huy. Phàm không hợp với Thiên tánh là giả, cần diệt trừ, tự
sẽ không động tâm, tự không còn vô minh. Sau đó kiên
nhẫn vững vàng, không nghi ngờ bản thân, cần nghiên cứu
thật nhiều đạo lí, dốc sức sửa đổi khí chất. Tục ngữ nói:
42 覺路指南
“Học vấn đủ để sửa đổi khí chất”, sửa đổi khí chất, tâm
tánh sẽ tự phát huy một cách to lớn rực rỡ, giải thoát tất cả
mọi hệ lụy, nếu thế sao lại không đạt được thành tựu?
Chương 14 : Ngoại Công
Nhân sinh Đại Đạo, không ngoài Thiên tánh, trên đây
đã nói qua. Làm người lập thân xử thế không thể tách rời
Thiên tánh, mới có thể tận được lòng người hợp với trời.
Thiên tánh thứ nhất là lòng nhân, lòng nhân không gì lớn
hơn có nhân với cha mẹ, vì thế trong trăm hạnh chữ Hiếu
đứng đầu. Đại Hiếu là đẩy mạnh tới bạn bè thân hữu - đạt
tới xã hội. Tự thân biết hiếu thảo cha mẹ, cũng muốn mọi
người hiếu thảo với cha mẹ. Đại Hiếu tích đức gieo phúc -
rạng rỡ tổ tiên lưu danh muôn thuở. Tự hiển lộ đức tính
hiếu thảo với cha mẹ, đồng thời muốn mọi người cũng hiếu
thảo với cha mẹ. “Đại Học” nói: “Làm rõ cái đức sáng, làm
một con người mới”. “Khổng Tử” rằng: “Người người đều
thân cận với người thân, tôn kính bậc trưởng bối, thiên hạ
sẽ thái bình”. Đều là phát huy Thiên tánh - hồi phục đức
tính tốt đẹp vốn có. Con người hành theo sự căn bản, sao
chẳng phải là Thánh Hiền?
Hiện đang là tam kỳ mạt kiếp, trời ban ân điển lớn, đạo
chân chánh giáng khắp muôn nơi, phàm người có căn tu
đều có thể đắc được. Tâm pháp huyền cơ chân chánh từ
Giaùc Loä Chæ Nam 43
xưa không tùy tiện tiết lộ, nay ứng vận phổ truyền, quả thật
muôn đời khó có được cơ duyên tốt đẹp. Như có thể thành
tâm tu hành, nhà Nho nói về lòng Nhân, nhà Phật là Đại từ
Đại bi. Ôm hoài bão cứu đời, tuyên truyền giáo hóa sâu
rộng - cứu độ chúng sinh, hoặc thiết lập Phật đường - mở
rộng cửa thiện, hoặc khai hoang xa gần - mở rộng con
đường thiện, hoặc xem nhẹ tiền tài coi trọng đạo - xúc tiến
công tác làm việc thiện, đều có vô lượng công đức.
Thế nhưng, tham công chuốc họa cũng là điều tối kỵ
của người tu hành. Ví như khai hoang độ người, bất luận
họ có ưng thuận hay không, cứ tùy tiện lôi kéo. Về mặt
giảng kinh thuyết pháp, bất chấp có phải là chân lí hay
không, cứ đàm luận thao thao bất tuyệt, dùng những
phương thức không có lễ, để tranh công chứng quả. Đâu
biết rằng Thiên đạo vốn tự nhiên, công đức chân thật là
không trụ chấp một hình tướng nào. Phàm có ý làm việc
thiện, đều chẳng phải là việc thiện chân thật, bởi bước đầu
có sự miễn cưỡng, cũng cần hàng phục thân tâm, bất kỳ
phương diện nào cũng hợp lí hóa, chớ để tâm ham muốn
phát động - bởi sẽ xử lí công việc không thỏa đáng, muốn
lập công đức thật sự, song ngược lại sẽ chuốc đại họa, cả
đời lao tâm khổ tứ, kết quả là rơi vào hố sâu, quả thật đáng
tiếc. Tóm lại, tu đạo phải lấy Thiên tánh làm chủ, phát huy
Thiên tánh, lấy Ngoại công làm đầu. Hành Ngoại công, cần
thích ứng với Thiên tánh. Thiên tánh tự nhiên, lập Ngoại
công cũng cần tự nhiên. Thiên tánh không trụ chấp một
hình tướng nào trong tâm, hành Ngoại công tâm cũng
44 覺路指南
không trụ chấp một hình tướng nào cả. “Kinh Kim Cương”
nói: “Bồ tát lấy pháp không trụ chấp một hình tướng nào
để hành bố thí, không trụ chấp vào sắc để bố thí”. “Đạo
Đức Kinh” nói: “Trời đất bất nhân, lấy vạn vật làm sô
cẩu(15)
. Thánh nhân bất nhân, lấy trăm họ làm sô cẩu”, đều
là lời nói chí lí sáng suốt. Người tu hành, cần suy nghĩ chín
chắn.
Chương 15 : Nội Công
Nội công gồm có Khí công và Tánh công. Ngồi thiền
luyện đan gọi là Khí công, tồn tâm dưỡng tánh gọi là Tánh
công. Khí công thuộc Trung thừa, Tánh công là Thượng
thừa, khảo sát “Tham Đồng Khế” của ngài Ngụy Bá
Dương thuộc Lão giáo, phát minh rút Khảm điền Ly, lấy
Tiên thiên Bát quái làm Càn nam Khôn bắc, Hậu thiên Bát
quái làm Ly nam Khảm bắc. Con người rơi vào hậu thiên,
nếu muốn trở về căn bản và nguồn cội, tất cần từ hậu thiên
(15)
Sô cẩu: Thời xưa lấy cỏ bện thành hình con chó, dùng trong
việc tế tự, dùng xong thì vứt đi. Sau này lấy nó ví cho vật phế
phẩm. “Lão Tử Đạo Đức Kinh”: “Trời đất bất nhân, lấy vạn
vật làm sô cẩu. Thánh nhân bất nhân, lấy trăm họ làm sô cẩu”.
Nhân, ý nói có sự thiên lệch riêng tư.
Giaùc Loä Chæ Nam 45
trở về tiên thiên. Thế nên cần An lư Lập đỉnh(16)
- luyện lửa
đun nấu - rút trong Khảm nhất Dương (1 hào dương) điền
vào Ly - hồi phục quẻ trở thành Càn, hạ nhất Âm (1 hào
âm) trong quẻ Ly xuống điền vào Khảm - hồi phục trở
thành Khôn. Do vậy Luyện Tinh Hóa Khí(17)
- Luyện Khí
Hóa Thần(18)
- Luyện Thần Hoàn Hư(19)
, đây gọi là Khí
(16)
An lư Lập đỉnh: Đạo Gia (Lão Giáo) dùng phép tiên tu phục
luyện đan (luyện thuốc viên). Thời xưa lấy nấu luyện “đan
dược” để ví cho luyện Tinh Khí Thần ở bên trong. Luyện đan
tất trước tiên cần có thuốc, Nội đan là lấy “Tinh Khí Thần”
làm thuốc. Luyện thuốc cần có dụng cụ để đựng thật nhiều
thuốc, đấy gọi “đỉnh”. Thân người tuy lớn, phạm vi tụ-tiêu của
tinh thần, chẳng qua là ở đầu, vì thế hội tụ Tinh Khí Thần tại
Quan Khiếu (Huyền Quan Khiếu), đều có thể lấy làm đỉnh. Nấu
luyện tất cần có lửa, khí cụ để sinh lửa - phát lửa gọi là “lò”,
sau lỗ rốn Đan Điền, là nơi then chốt để phát hỏa. Ngoài ra
còn có một lối giải thích khác, thân người là lò, an lư (đặt lò)
tức là chế phục sự giận dữ và lòng ham muốn. Huyền Quan
Khiếu là đỉnh, luyện khí luyện đến âm tận dương thuần (hết âm
chỉ Thuần dương), cũng chính là hồi phục tự tánh quang minh,
còn ta là thể Thuần dương, gọi là Lập đỉnh.
(17)
Luyện Tinh Hóa Khí: trong thuật Nội đan cho rằng, con
người đến tuổi trưởng thành, bởi bị vật dục làm hao tổn, bởi
tinh tiên thiên không đủ, tất cần dùng tiên thiên nguyên khí
chiếu ấm nó, khiến nó đầy đủ trở lại, trở về với tinh khí tiên
thiên, đây là bước đầu trong nội dung và mục đích của việc
Luyện Tinh Hóa Khí.
(18)
Luyện Khí Hóa Thần: khi thần ngưng nhập khí huyệt, nhất
dương sơ (mới hình thành 1 dương) hoạt động vào giờ Tý, hái
tiểu dược (thuốc nhỏ) thông huyệt Nhâm Đốc, Khảm Ly cùng
46 覺路指南
công. Từ xưa người tu hành, đa phần đều dựa vào công
phu này mà đạt được thành tựu. Đến các môn phái khác,
công phu có sự khác biệt, đều không ngoài việc bắt tay từ
Tinh Khí Thần.
Tánh công thì không như thế, bắt tay trực tiếp từ việc
tu tánh, không hái thuốc - không luyện đan, chỉ diệt trừ
lòng ham muốn riêng tư - tồn thiên lí - giữ Ngũ giới -
dưỡng tâm tánh, không cẩu thả - không giận dữ - không
gian xảo - không làm xằng làm bậy. Phàm là những việc
dẫn đến thần mê muội chôn vùi tánh - phản đạo bại đức
đều không làm. Có lúc ngồi tĩnh lặng giữ Huyền Quan
Khiếu, điều hòa hơi thở - dưỡng tâm thần, Tam quan Cửu
khiếu(20)
, không câu thúc bất kỳ tư thế nào, đi đứng nằm
giao nhau, có cảm giác phát sinh trạng thái mơ hồ hoảng hốt
cực kỳ tĩnh lặng, Luyện Khí Hóa Thần, là tiến hành dựa trên cơ
sở Luyện Tinh Hóa Khí. Thông qua Luyện Tinh Hóa Khí tâm
đạt đến cảnh giới thanh tịnh trời người liên thông, khiến Thần
và Khí kết hợp mật thiết, ôm chặt không rời, đạt đến mục đích
Khí hóa làm Thần.
(19)
Luyện Thần Hoàn Hư: trong quá trình rèn luyện 2 giai đoạn
Tinh Hóa Khí - Khí Hóa Thần trước, đều là ý (tức thần) đóng
vai trò tác dụng chủ đạo. Trong giai đoạn thứ 3, thông qua 2
giai đoạn trước khổ luyện trường kỳ, đã hình thành điều kiện
phản xạ, không cần dụng ý, khi ngồi tâm lưu chuyển đạt cảnh
giới thanh tịnh trời người liên thông, gọi là Hoàn Hư (trở về hư
vô). Ngoài ra còn muốn nói rằng, thông qua ý giữ Đan Điền,
tưởng tượng “đứa bé” đang bú sữa, nuôi dưỡng huấn luyện, để
đạt mục đích xuất Thần.
(20)
- Tam quan: 3 cơ quan của cơ thể là, ăn - nhìn - nghe.
Giaùc Loä Chæ Nam 47
ngồi, bất kỳ lúc nào đều có thể tĩnh dưỡng. Không chỉ công
phu tiện lợi, mà còn trực tiếp nuôi dưỡng tâm tánh, đây
thuộc về con đường tắt, nên gọi là Thượng thừa.
Thế nhưng công phu này nếu không đắc chân truyền,
sẽ không dễ thực hiện.
- Ngồi tĩnh lặng giữ Huyền Quan Khiếu, không biết bắt
tay từ đâu.
- Nhận thức về lí không chuẩn xác, sẽ khó diệt trừ lòng
ham muốn vật chất.
Đã đắc được chân truyền của Tam giáo Thánh nhân,
phải bắt tay từ Tánh công. Duy tín đồ hậu thế nếu chưa đắc
tâm pháp, đa phần đều ẩn cư tại núi sâu động cổ, chuyên sử
dụng Khí công.
Hiện đang là tam kỳ mạt kiếp, Đại Đạo phổ truyền
khắp nơi - truyền thụ tâm pháp phổ biến khắp các tỉnh
thành, phàm người có duyên đều có thể đắc được, nay là
thời kỳ tươi đẹp, quả là cơ hội một bước trực tiếp siêu
thoát. Nếu chỉ dùng Nội công, không dùng Ngoại công, sẽ
không dễ dàng tiến tới thành công. Bởi lẽ Nội công là bảo
tồn Thiên tánh, Ngoại công là phát huy Thiên tánh, huống
hồ tam kỳ ứng vận, lấy Ngoại công làm trọng. Nếu dùng
- Cửu khiếu: trong “Kinh Dịch” gọi cửu (số 9) là Dương. Thế
nên “Đạt Ma Bảo Truyện” ngài Đạt Ma Tổ Sư gọi “Cửu
khiếu” là “Khiếu Thuần Dương” (Huyền Quan Khiếu), chứ
chẳng phải như người đời thường gọi “Cửu khiếu” là “9 lỗ” (2
mắt; 2 lỗ mũi; 2 lỗ tai; miệng; lỗ tiêu; lỗ tiểu).
48 覺路指南
Ngoại công, mà không dùng Nội công, khi Ngoại công
viên mãn, Nội công sẽ tự thành. Chính vì vậy Nội công là
đạo, Ngoại công là đức, đạo phải lấy đức vun bồi. Nếu
dùng Nội công, mà không dùng Ngoại công, mầm non sẽ
không tươi tốt, nếu tươi tốt cũng sẽ không thực, vẫn không
thể đạt đến cứu cánh Niết Bàn.
Chương 16 : Quả Vị
Cây kết trái, người có quả vị, việc gì đến ắt sẽ đến, đây
là lí tất nhiên. Thế nhưng cây sinh trưởng đến thời vụ sẽ
kết trái tươi ngon, người tu hành sẽ đắc Chánh vị (quả vị
chân chánh). Sao gọi là kết trái tươi ngon - Chánh vị? Bởi
lẽ cây không mất bản chất, sẽ kết trái tươi ngon. Con người
không mất bản thể, sẽ được chánh vị. Nếu cây không sinh
trưởng, sẽ không tươi tốt, hoặc không ra hoa kết trái. Con
người không tu, vị trí tất không chân chánh, hoặc không
Đắc vị (chứng đắc quả vị). Nhà Nho tu sẽ thành Thánh
Hiền. Đạo giáo tu sẽ thành Thiên Tiên. Nhà Phật tu sẽ
thành Như Lai. Thánh Hiền Tiên Phật tức là Chánh quả vị
của con người, Mạnh Tử gọi là Thiên tước (tước vị trời
ban) là thế đấy.
Nhà Nho nói về pháp Nhập thế, xem trọng người Nhập
thế, sau khi qua đời kết quả ra sao thì chẳng đề cập tới.
Giaùc Loä Chæ Nam 49
“Luận Ngữ” nói: “Chưa biết sống sẽ ra sao, đâu biết sau
khi chết sẽ thế nào?”. Lại nói: “Chưa thể thờ kính người,
sao có thể thờ quỷ?”. Lão Giáo nói về pháp Xuất thế, xem
trọng Xuất thế trở về cội nguồn, vạn sự vạn vật tại thế gian,
đều là hư vô. “Đạo Đức Kinh” rằng: “Mọi vật trên đời, đều
trở về với cội nguồn. Trở về cội nguồn gọi là tĩnh, tĩnh gọi
là Phục mệnh”. Lại nói: “Lúc sinh ra vốn không có gì cả,
làm việc không cậy nhờ ai, đến khi thành công không
chiếm làm của riêng”. Nhà Phật nói về pháp Xuất thế, xem
trọng không thấy Phật tướng (thấy Phật bằng phương thức
không chấp hình tướng), các tướng sinh diệt của thế gian
đều cần diệt độ. “Kinh Kim Cương” nói: “Như Lai đâu cần
dùng 32 tướng tốt để nhìn”(21)
. Lại nói: “Ta cần diệt độ(22)
tất cả chúng sinh”.
Tuy Tam giáo giảng luận khác nhau, truyền thụ khác
biệt, song về kết quả đều quy về một thể. Nhà Nho nói:
“Tận nhân hợp Thiên” (Tận lòng người hợp với Trời), Lão
giáo nói: “Hồi căn phục Mệnh” (Trở về nguồn cội phục
Mệnh), nhà Phật nói: “Kiến Tánh thành Phật” (Thấy Tánh
thành Phật), tên gọi tuy khác nhau, nhưng thực tế Phật
tánh chính là căn bản của con người - căn bản chính là
Thiên - Thiên chính là Lí, Lí chính là Tánh, vốn xuất phát
từ căn nguyên này. Do đó, bất luận là “Hợp với Thiên
21
Như Lai đâu cần dùng 32 tướng tốt để nhìn: ý nói Thích Ca
Mâu Ni Phật không chấp hình chấp tướng
22
Diệt độ: diệt trừ phiền não - thoát khỏi bể khổ; hoặc nói về
chỉ điểm tánh chân (bổn tánh chân thật) - khiến ta tự ngộ.
50 覺路指南
tâm”, hay “Minh tâm kiến Tánh”, hoặc là “Quy phản căn
nguyên”, đều là hồi phục Thiên tánh vốn có. Chỉ khác ở
cách bắt đầu để hạ công phu mà thôi, tuy dùng công phu
khác nhau - phương thức khác biệt, nhưng đi đến điểm
thành tựu thì hoàn toàn giống nhau.
Nếu nói đến quả vị mà Phật gia thường đề cập đến, thì
nếu như có thể thấy được bản tánh của chính mình, thì sẽ
thành tựu Phật đạo, liền đắc được quả vị của “Cửu phẩm
liên đài”, được chia làm 9 phẩm, 9 là đại diện cho Thuần
dương, khảo chứng trong Kinh Dịch : Thiên là cửu (9) Địa
là lục (6), chiếu theo sự giải thích trong đơn thư của Đạo
gia, có nói đến “Cửu chuyển Kim đan” trong sách luyện
đan, quả vị ví như hoa sen, ý nói giữa chốn trần thế mà
không nhiễm bụi trần. Vì tính chất của hoa sen tinh khiết
thanh bạch, thế nhưng không vào bùn nhơ sẽ không thể
sinh trưởng, tuy sinh trưởng trong bùn nhơ, tuyệt đối
không bị bùn nhơ làm ô uế, nên được gọi là Quân tử, Quân
tử chính là người tuy sống trong hồng trần, nhưng không
hề bị hồng trần làm ô nhiễm. Người tu hành có thể mượn
tất cả giả tượng nơi thế tục, để tu luyện bản tánh chân như
của chính mình, thu dọn những tập tánh đã lẫn lộn trên trần
thế, thì kết quả cũng sẽ giống như hoa sen mà thôi.
Do đó quả vị của Phật gia chính là dùng mệnh danh
của hoa sen, nhưng đây chỉ là một phương pháp để đưa ra
sự nhận định và giải thích của cá nhân mà thôi, mà chẳng
hề có một căn cứ thực tế nào cả, những vị Tiền hiền đại
đức, sau khi đọc xong đoạn văn chương này, mong rằng
Giaùc Loä Chæ Nam 51
các vị sẽ chỉ điểm cho nhiều hơn.
Tăng tiến phẩm đức, tu tập Thánh nghiệp, thanh trừ
mọi nhơ nhớp nơi đầu nguồn, thì dòng nước nhất định sẽ
thanh khiết trong xanh, tu đạo phải theo trình tự mà thăng
tiến, thì nhất định sẽ đạt đến cảnh giới cao nhất, lấy tâm ấn
tâm, và chứng đắc được quả vị giác ngộ bồ đề.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (20)

Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
 
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpẤn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
 
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải ĐápHoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
 
15 điều phật quy của tế công hoạt phật
15 điều phật quy của tế công hoạt phật15 điều phật quy của tế công hoạt phật
15 điều phật quy của tế công hoạt phật
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
 
5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng
 
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANHAN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
 
Hoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiHoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioi
 
Tam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm phápTam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm pháp
 
Tu đạo tu tâm thiên
Tu đạo tu tâm thiênTu đạo tu tâm thiên
Tu đạo tu tâm thiên
 
Hoạt phật sư tôn từ huấn mười năm rồi
Hoạt phật sư tôn từ huấn   mười năm rồiHoạt phật sư tôn từ huấn   mười năm rồi
Hoạt phật sư tôn từ huấn mười năm rồi
 
Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
 
Kinh điển trì tụng
Kinh điển trì tụngKinh điển trì tụng
Kinh điển trì tụng
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
 
Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiên
 
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢKINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
 
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữThiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
 
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
 

Ähnlich wie Giác lộ chỉ nam

Chính mình phải làm gương
Chính mình phải làm gươngChính mình phải làm gương
Chính mình phải làm gương
camnanggiaoduc
 
Những chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảNhững chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quả
Hung Duong
 
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Nhân Quả Luân Hồi
 

Ähnlich wie Giác lộ chỉ nam (20)

Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệQuang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
 
Chính mình phải làm gương
Chính mình phải làm gươngChính mình phải làm gương
Chính mình phải làm gương
 
430
430430
430
 
Những chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảNhững chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quả
 
430
430430
430
 
5 điều tu luyện của sinh mệnh
5 điều tu luyện của sinh mệnh5 điều tu luyện của sinh mệnh
5 điều tu luyện của sinh mệnh
 
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
 
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
 
Am luat vo tinh 2
Am luat vo tinh 2Am luat vo tinh 2
Am luat vo tinh 2
 
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜITÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
 
Amluatvotinhtap2
Amluatvotinhtap2Amluatvotinhtap2
Amluatvotinhtap2
 
Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...
Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...
Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...
 
Van
VanVan
Van
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 2
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 2Nguồn suối trong tâm tánh   tập 2
Nguồn suối trong tâm tánh tập 2
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
Phat dang 2016
Phat dang 2016Phat dang 2016
Phat dang 2016
 
di lặc.docx
di lặc.docxdi lặc.docx
di lặc.docx
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
 
Tao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updtTao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updt
 
Luật nhân quả
Luật nhân quả Luật nhân quả
Luật nhân quả
 

Mehr von Hoàng Lý Quốc

Mehr von Hoàng Lý Quốc (20)

天佛院遊記
天佛院遊記天佛院遊記
天佛院遊記
 
Trung dung 中庸
Trung dung    中庸Trung dung    中庸
Trung dung 中庸
 
Tin đến từ lý thiên tình thương của thầy tế công
Tin đến từ lý thiên   tình thương của thầy tế côngTin đến từ lý thiên   tình thương của thầy tế công
Tin đến từ lý thiên tình thương của thầy tế công
 
Tìm hiểu về đạo
Tìm hiểu về đạoTìm hiểu về đạo
Tìm hiểu về đạo
 
Tiếng lòng của khí thiên thần
Tiếng lòng của khí thiên thầnTiếng lòng của khí thiên thần
Tiếng lòng của khí thiên thần
 
Thiên đàng du kí
Thiên đàng du kíThiên đàng du kí
Thiên đàng du kí
 
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
 
Thái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinhThái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinh
 
Thái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênThái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiên
 
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngSúc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
 
Sự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuSự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểu
 
Quần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcQuần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lục
 
Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968
Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968
Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968
 
Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinhQuan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
 
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đếQuá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
 
Nhặt tuệ tập 2
Nhặt tuệ   tập 2Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ tập 2
 
Nhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa họcNhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa học
 
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lụcNhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
 
Nhân gian du ký
Nhân gian du kýNhân gian du ký
Nhân gian du ký
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
 

Kürzlich hochgeladen

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Kürzlich hochgeladen (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Giác lộ chỉ nam

  • 1.
  • 3. Giaùc Loä Chæ Nam 3 Lời tựa Tröôùc ñaây taïi vaên hoùa söï nghieäp Quang Tueä, vò Ñoång Söï Tröôûng Tieàn Nhaân Traàn Ñaïi Coâ töø bi chæ thò, muoán haäu hoïc chuù giaûi, phieân dòch (boä Giaùc Loä Chæ Nam) nhaát thö naøy, trong aán töôïng cuûa haäu hoïc “Giaùc Loä Chæ Nam” laø moät quyeån saùch sôùm nhaát trong ñaïo tröôøng, ñaây laø moät boä saùch hay ñeå chæ daãn nhöõng ngöôøi tu ñaïo coù quan nieäm chính xaùc, laø vaøo thôøi kì ñaàu tieân khi Ñaïi Ñaïo ñöôïc phoå truyeàn, ñöôïc ghi nhaän töø trong soá nhöõng ngöôøi chôn tu thöïc luyeän trong ñaïo tröôøng, ñoù laø nhöõng vò tieàn hieàn ngoä ñaïo moät caùch saâu saéc, ñöông thôøi voán laø moät quyeån saùch ñaïo lyù ñöôïc thònh haønh nhaát vaøo thôøi ñoù. Hieän nay haäu hoïc ñöôïc giao troïng traùch chuù giaûi vaø phieân dòch quyeån saùch naøy, thaät söï haäu hoïc caûm thaáy voâ cuøng vinh haïnh, nhöng laïi heát söùc caån thaän vaø traân troïng ñeå tieáp nhaän coâng taùc naøy. Quyeån saùch naøy, ngoaøi lôøi töï baïch cuûa taùc giaû ra, toång coäng coù 16 chöông, trình töï ñöôïc chia laøm nhö sau: 1. Chöông Trí Tueä 2. Chöông Nhaân Quaû 3. Chöông Quaùi Ngaïi 4. Chöông Oan Nghieät 5. Chöông Nghi Hoaëc 6. Chöông Ma Khaûo 7. Chöông Giôùi Luaät
  • 4. 4 覺路指南 8. Chöông Boá Thí 9. Chöông Ñaïo Thoáng 10. Chöông Toân Sö 11. Chöông Truy Caên 12. Chöông Thaønh Chaùnh 13. Chöông Dung Ñöùc 14. Chöông Ngoaïi Coâng 15. Chöông Noäi Coâng 16. Chöông Quaû Vò Moãi moät chöông ñeàu chæ daãn roõ raøng cho ngöôøi tu ñaïo, neân caàn coù moät lyù nieäm tu baøn chính xaùc, khoâng chæ coù phöông dieän töï tu maø thoâi, maø coøn coù moät taùc duïng voâ cuøng to lôùn, chính laø phöông dieän ñoä ngöôøi, ñaây cuõng laø moät phöông phaùp giuùp ñôõ höõu hieäu cho chuùng ta. Trong ñoù “Chöông Toân Sö” chính laø noùi tröôùc khi Thieân Nhieân Sö Toân thaønh ñaïo, nhöõng phöông phaùp vaø lyù nieäm cuûa Sö Toân, sau khi xem xong chuùng ta töôûng raèng noù khoâng thích hôïp cho thôøi ñaïi naøy nöõa, nhöng neáu sau khi chuùng ta tham khaûo vaø suy ngaãm saâu hôn, thì seõ bieát ñöôïc yù nghóa trong ñoù thaät khoâng nhoû chuùt naøo, khoâng nhöõng chuùng ta coù theå hieåu roõ ñöôïc söï toân quyù cuûa Minh Sö nhaát chæ ñieåm, maø coøn hieåu ñöôïc loøng toân kính, laïi caøng laø ñoäng löïc thuùc ñaåy Ñaïo tröôøng cuøng vôùi Tieàn Nhaân vaø caùc vò Tieàn hieàn ñaïi ñöùc. Do ñoù nhöõng chöông trong quyeån saùch naøy ñeàu thích hôïp vôùi thôøi ñaïi naøy, maø caùi Lyù laïi caøng
  • 5. Giaùc Loä Chæ Nam 5 roäng lôùn vaø coù theå truyeàn ñeán laâu daøi hôn. Ñaây cuõng laø moät quyeån kinh thö khoâng theå thieáu ñoái vôùi ngöôøi tu ñaïo, mong raèng ngöôøi ñoïc haõy xem ñaây nhö laø moät baûo boái maø tin töôûng vaø phuïng haønh. Traûi qua nhieàu thaùng ñeå chuù thích, cuoái cuøng haäu hoïc cuõng ñaõ hoaøn thaønh troïng traùch coâng vieäc chuù giaûi vaø phieân dòch quyeån “Giaùc Loä Chæ Nam”, trong quaù trình chuù thích vaø tra cöùu kinh ñieån, môùi thaät söï thaáy ñöôïc baûn thaân taùc giaû bieân taäp neân quyeån “Giaùc Loä Chæ Nam” naøy, laø ngöôøi raát tinh thoâng ñaïo lyù cuûa tam giaùo, beân caïnh ñoù coøn coù söï chæ daãn cuûa moät soá vò ñaïo thaân coù taøi hoïc uyeân baùc, ñaõ laøm cho moïi ngöôøi thoát leân lôøi kính phuïc, theâm vaøo ñoù laïi coù theâm söï theå ngoä ñoái vôùi Ñaïo vaø Taùnh Lyù taâm phaùp, tröïc chæ Thieân taâm, laøm cho thaâm taâm moïi ngöôøi saûn sinh neân loøng kính yù. Chæ laø do nhöõng gì maø caù nhaân haäu hoïc ñaõ hoïc ñöôïc laø coù haïn, do ñoù cuõng ñaõ môøi Só Laâm Tröông Hoàng Kieát Giaûng Sö hieäp trôï giuùp ñôõ, taän löïc ñeå chuù giaûi, mong raèng khoâng phuï loøng cuûa taùc giaû, neáu nhö coøn nhöõng ñieàu giaûi thích khoâng ñöôïc roõ raøng, hi voïng caùc vò Tieàn Hieàn chæ chính theâm. Maïnh Xuaân naêm Nhaâm Ngoï Vaân Chaâu Vaên Nho Caån töï taïi Trung Hoøa Vieân Thoâng Sôn, Quaûng Cö Thaát
  • 6. 6 覺路指南 Lời tự bạch của tác giả Những vị trung thần ái quốc, những bậc cha mẹ thường xuyên làm việc thiện, trãi qua nhiều đời trong lịch sử, đã có biết bao nhân tài ưu tú cứ thế không ngừng liên tục xuất hiện, còn những vị quân thần bội ngược lại mệnh lệnh của Quốc Vương, hay kháng cự lại mệnh lệnh của cha mẹ, những người bất trung bất hiếu, thì trong mọi thời đại đều không ít những nhân vật đó, chỉ có Đại Đạo của Thánh nhân mới có thể chấn chỉnh và cứu vớt được hành vi cực đoan bạo ngược ấy, và có thể bù đắp lại những thiếu sót mà họ đã gây ra, căn cứ theo những tình huống theo mọi thời kì khác nhau, chúng ta mới có thể chọn ra nhiều phương pháp thích hợp để xử lý, đồng thời làm cho nhân tâm và những phong tục không tốt xưa kia được quay về chánh đạo, nhưng một khi Ơn Trên giáng xuống Đại Đạo, thì nhất thiết phải lập nên sự khảo nghiệm, có Phật giáng thế để truyền Thánh đạo, thì tất nhiên cũng sẽ có Ma giáng thế để khảo đạo, đây là định luật từ xưa đến nay đều như thế. Tục ngữ có câu: “Nếu như không có khảo nghiệm, thì không tài nào có thể phân biệt ra ai là trung thần, ai là gian tế, ai là hiền sĩ, ai là kẻ ngu đần, ai thật, ai giả, ai chánh, ai tà”. Hàn Du Phu Tử lại nói: “Người có đức cao vọng trọng, hành sự đều thành, thì rất dễ bị phỉ báng”, câu nói này thật không hư không giả chút nào. Từ khi chúng ta cầu đạo đến nay, cũng đã trải qua biết bao khảo nghiệm, những hình
  • 7. Giaùc Loä Chæ Nam 7 thức ma khảo giáng xuống đâu chỉ có một mà thôi, theo sự tra xét những người đã bị khảo đảo, đại đa số cũng chính là tham tâm vọng tưởng, bất minh chân lý, thật là đáng buồn biết bao! Nay chúng ta có thể gặp được thời tam kì mạt kiếp, thật sự đây là thời cơ tốt nhất để chúng ta tu đạo, lại vừa đúng lúc gặp được cuối hội Ngọ, đầu hội Mùi, may mắn được Ơn Trên ban đại hồng ân. Vào lúc Thiên Đạo được phổ truyền, đây có thể nói là Ơn Trên không hề tiếc nuối khi giáng hạ Đại Đạo chí tôn chí quý, ai cầu thì người nấy đắc, ai tu nấy thành, mọi người đều có thể ngộ được căn bản của sinh mệnh, để linh tánh phản hồi căn nguyên, mỗi người đều có thể siêu thoát trần thế, và đắc Đạo thành Tiên. Nhưng có một điều chúng ta phải biết rằng, có chơn Đạo tất có chơn khảo, đây chính là những lời Hoàng Mẫu trong Huấn Tử Thập Giới đã nói: “Thiết lập nên đủ mọi phương pháp, để khảo nghiệm các vị hiền sĩ, để xem các con ai có chí hướng hiền định?” Lại nói rằng: “Ơn Trên làm như vậy, chính là mượn Ma để giúp đỡ cho Đạo được triển hiện sự quý báu đó, mượn người ác để khảo người thiện xem phải chăng thật lòng hay giả dối”. Giả dụ như hậu học cùng tu đạo với những vị tu sĩ khác, không hiểu rõ chân lý, bị những kẻ phản đạo bại đức liên kết với nhau, dùng đủ mọi phương pháp để khảo đảo, hay bị lợi ích làm cho mình mê hoặc, như vậy không những cá nhân mình bị khảo đảo mà thôi, vả lại còn liên
  • 8. 8 覺路指南 lụy đến tổ tiên nhiều đời của chính mình, mà còn liên lụy đến con cháu đời sau, không những thế còn ảnh hưởng và lỡ mất đi cơ hội của những người hữu duyên lương thiện, thật sự đây là một việc hết sức đau lòng! Cho nên, vô cùng hi vọng những người tu Thiên Đạo, trước tiên phải hiểu rõ đạo đức, nhân luân và những lý lẽ luân thường, vả lại còn phải hành được tam cang ngũ thường, và phải tôn kính những người truyền thụ nghề nghiệp cho chúng ta, xem trọng những sự tuần hoàn và hành đúng theo những quy tắc đạo đức, từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, không hề thay đổi. Bởi vì đây vốn là bổn phận và là công việc chúng ta nên làm, chúng ta hãy quan sát thử xem, những vị vĩ nhân từ xưa đến nay, công đức của họ đều lưu lại tại nhân gian, cùng với danh tiếng lưu truyền đến hậu thế, có ai mà chỉ biết thọ ân huệ của người mà không biết báo ân, ngược lại không lẽ chúng ta có thể làm ra những chuyện có lỗi với ân nhân của mình, cùng với những việc bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa như vậy hay sao? Huống hồ chi là những người có tâm tu trì đạo của Thánh Hiền Tiên Phật, hi vọng những đồng bào đã cùng tôi đến chung một nguồn cội, tu đạo phải dựa vào ý nghĩa chơn chánh của Đại Đạo, chớ nên bị người khác dẫn dụ và làm lỡ mất đi tiền đồ của chính mình, chúng ta nhất định phải biết một điều là: Tất cả những tà thuyết dị đoan đều vô căn cứ, đó chỉ là truyền thuyết mà thôi, nhưng đây cũng là cơ hội cho chúng tạo ra mọi thứ để dẫn dụ và làm mê
  • 9. Giaùc Loä Chæ Nam 9 hoặc những người tham tâm vọng tưởng, và làm cho họ bị đọa đấy! Chúng ta hãy nhìn một cách tỉ mỉ, việc tu đạo thật không dễ dàng tí nào, mong rằng các vị hãy cố gắng phản tỉnh và tra xét kĩ càng, nếu chẳng may có người đã lỡ dẫm phải vết xe đổ, thì mong rằng hãy nhanh chóng quay đầu, nhận rõ căn bản, quay về chánh đạo, và sám hối tất cả những tội lỗi, sai lầm, và những ai chưa rơi vào ma trận, thì cũng nên sớm ngày thức tỉnh một cách rõ ràng minh bạch, biết cách phân biệt đâu là chánh, đâu là tà, để tránh làm trễ nãi bản thân. Ngày xưa Khổng Lão Phu Tử đã sáng tác ra quyển sách “Xuân Thu”, quyển sách này đã làm cho những ai phản bội với mệnh lệnh của Quốc vương và Phụ mẫu, và những kẻ bất trung, bất hiếu đều hết sức lo sợ, Mạnh Lão Phu Tử đã chỉ trích những ngôn luận của Dương Chu và Mặc Địch, đồng thời cũng đã dập tắt mọi tà thuyết dị đoan, hi vọng tất cả những huynh đệ, tỉ muội, ai nấy đều có được đại trí tuệ, phát lên tâm đại từ đại bi, để cứu vớt những sinh linh tránh được cảnh đọa đày trong biển khổ, và sớm ngày được đạt đến bến bờ giải thoát, bước lên cảnh giới Niết Bàn, đây mới thật sự là một đại công đức đấy!
  • 10. 10 覺路指南 Chương 1 : Trí Tuệ Trí tuệ có chân thật và giả dối, trí tuệ chân thật phát xuất từ Thiên tánh là Nguyên thần, tuyệt không giả tạo dối trá, Mạnh Tử nói: “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, là cái mà ta vốn có. Còn giả trí tuệ phát xuất từ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, đây là lục căn sở sinh ra lục thức, những điều này vốn không phải là bản lai diện mục mà tâm tánh con người đã có sẵn. Trong Kim Cang Kinh có nói: “Phàm những gì có hình tướng trên thế gian, đều là hư ảo không thực”. Sách Đại Học có nói: “Làm thiện trừ ác, sau đó mới có thể thúc đẩy được lương tri lương năng của chúng ta, để đạt được cảnh giới cao thượng nhất, từ việc hành thiện trừ ác, sau đó thúc đẩy lương tri lương năng bước đến mức cao nhất, đã được Ơn Trên ban tặng, như vậy mới là người đạt được trí tuệ thật sự”. Con người kể từ khi giáng sanh vào thế gian này, mỗi người ai nấy đều mang một Thiên tánh thuần thiện vô ác, nhà Nho gọi là “Đức hành linh minh” (sáng tỏ đức tánh), nhà Phật gọi là “Tự tánh Kim Cang bất hoại”, Đạo gia gọi là “Đạo Thần Diệu Hư Vô”. Con người sở dĩ được làm người, là dựa vào Thiên tánh. Con người sở dĩ làm Thánh Hiền Tiên Phật, cũng chính là nhờ vào điểm Thiên tánh thuần thiện này. Nói cách khác, muốn nhập thế làm người hoàn mỹ, tất cần phát huy Thiên tánh. Muốn xuất thế làm Tiên Phật, cũng cần phát huy Thiên tánh. Thánh Hiền nhập
  • 11. Giaùc Loä Chæ Nam 11 thế, tức Tiên Phật xuất thế, Thánh Hiền Tiên Phật đều do chí thành tận tánh - thực hành ngũ luân bát đức, do đó họ mới có sự thể ngộ như thế, căn bản là không cần thiết phân biệt phải nhập thế hay xuất thế chi cả. Nói tóm lại, Thiên tánh điều khiển công việc, phát xuất từ sự vô ý, thuần do lương tâm phát động. Trong công việc không do Thiên tánh điều khiển, sẽ phát xuất từ sự có ý, thuần do Lục trần khuấy động. Phàm việc làm hợp với Thiên tánh, là trí tuệ chân thật. Không hợp với Thiên tánh, là trí tuệ giả dối. Có một số người chỉ biết tranh danh đoạt lợi, chẳng màng đến Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, đầy dẫy tham, sân, si, ái, chẳng ngộ chánh đẳng chánh giác, suốt ngày chìm đắm trong tửu, sắc, tài, khí, lại tự nhận mình là kẻ thông minh lanh lợi. Nào biết danh lợi tại thế gian có chăng cũng chỉ là hoa mơ cảnh mộng, hưởng thụ vật chất đều là dục vọng nhất thời. Phàm đánh mất Thiên tánh - tổn hại Nguyên thần, tạo tội nghiệt - gieo oan khiên, đều không thể vượt thoát ra khỏi. Bởi lẽ đó, nên nói rằng người thông minh, chính là kẻ ngu xuẩn. Trí tuệ chân thật, cần nhìn thấu hồng trần - thấu tỏ sự chân thật và giả dối, không bị công danh phú quý lôi kéo, không bị tửu, sắc, tài, khí làm cho mê muội, bảo tồn Thiên tánh, giữ Nguyên thần, cử chỉ hành động không rời Thiên lí, ngôn ngữ ý niệm không vượt ra khỏi bổn tâm. Tiến thêm bước nữa là cầu Chân Đạo - đắc tâm truyền - phát thệ nguyện - độ chúng sinh - giáo hóa người đời - cứu vãn phong tục suy đồi, cùng thoát khỏi biển khổ, cùng bước lên
  • 12. 12 覺路指南 con đường giải thoát. Đây chính là những điều Nho gia nói đến: “Sau khi triển hiện đức tính của bản thân, còn phải cách xa và loại trừ những thói quen cũ, đồng thời dạy người dân cùng nhau hướng thiện”. Đây cũng chính là lời nói của Phật gia rằng: “Bản thân đã giác ngộ, mà còn phải truyền thụ, dạy bảo Phật pháp để người khác cùng nhau liễu ngộ, thoát ly khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi.” Nếu quả thật làm được như vậy, mới là tận Thiên tánh của con người, làm những điều hợp với Thiên tâm, mới có thể phản hồi trở về cội nguồn, quay về điểm xuất phát của Thiên tánh. Nếu có được sự thể ngộ này, thì hãy thực tiễn hành độn một cách thiết thực, như vậy khi còn tại thế tất sẽ trở thành Thánh Hiền, sau khi ly thế thành đạo tất thành Tiên Phật. nếu đem so với những kẻ bội ly chánh đạo, cùng chảy chung dòng nước ô trược, cứ thể mà trôi nổi, lặn ngụp trên thế gian, người trên cõi hồng trần cứ mãi trầm luân, mê muội, thì chúng ta càng hơn họ gấp ngàn, gấp vạn lần, đó mới là người thật sự thông minh và có trí tuệ.
  • 13. Giaùc Loä Chæ Nam 13 Chương 2 : Nhân Quả Thuyết nhân quả là định luận(1) dựa trên sự thật, có thể nói xưa nay không thay đổi. Thường nói: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”, quan sát thực tế, tự sẽ có sự chứng minh đầy đủ. Trên từ cõi Trời, dưới đến mặt đất, bất luận là người hay vật - là quỷ hay thần, đều ở trong nhân quả. Gieo nhân thiện sẽ kết quả thiện, gieo nhân ác sẽ kết quả ác, trong vũ trụ tự nhiên biến hóa. Nhân sinh vũ trụ đã là con người đứng trên vạn vật, sao có thể điên đảo biến hóa không rõ nhân quả, sao có thể tự cho rằng thông minh mà không tin nhân quả. Tục ngữ nói: “Muốn biết nhân đời trước, hãy xem đời này nhận lãnh những gì, muốn biết quả đời sau, thì xem việc làm của ta đời này”. Kiếp trước gieo nhân, đời này kết quả, đời này gieo nhân, kiếp sau kết quả. Nhân, là đầu mối khiến nhân quả không thể kết thúc, cho nên sinh tử mãi không chấm dứt, tứ sanh lục đạo(2) , từ đây luân hồi không dứt. Tuy có phú quý, thế nhưng khó tránh quả báo oan nghiệt. Rốt cuộc sống rồi lại chết, khổ đau triền miên vui trong thoáng chốc (1) Định luận: Luận lí nhất định. (2) Tứ sanh:- Thai sanh: Loài sinh ra từ bào thai, như: bò, ngựa, la, heo…;- Noãn sanh: Loài sinh ra từ trứng, như: chim khách, chim ưng, chim yến, chim nhạn…;- Thấp sanh: Loài sinh ra trong môi trường ẩm ướt, như: cá, ba ba, tôm, cua…;- Hóa sanh: Loài sinh ra do biến hóa, như: ruồi, muỗi, trùng, kiến… * Lục đạo: Trời (Khí thiên tiên), Người, A-tu-la, Địa ngục, Ngạ quỉ (quỉ đói), Súc sanh.
  • 14. 14 覺路指南 rồi vụt tan biến, không có ngày giải thoát. Người đời không tin nhân quả, bảo rằng người chết như ngọn đèn đã tắt, do vậy không tin báo ứng, nói chỉ thấy người sống chịu tội, nào thấy người chết mang gông cùm. Đâu biết con người do ba bộ phận hợp thành, Hình thể chỉ một trong số đó. Ngoài Hình thể này ra, còn có Linh tánh và Khí thể. Người chết là Hình thể bị diệt, song Linh tánh và Khí thể vẫn chưa diệt. Có thể nói người chết vốn không thật sự đã chết, thế nhưng lìa dương thế - đi vào cõi âm, như di chuyển chỗ ở. Con người không thực sự đã chết, sinh thời tạo tội nghiệt, sau khi chết sao có thể miễn nhận lãnh? Ví như chuyển nơi cư trú, ngụ tại thôn A nợ nần chồng chất, chuyển đến thôn B, sao có thể không hoàn trả? Con người tại dương thế không tin nhân quả, đến khi trút hơi thở lìa nhân thế, hồn đi vào Âm tào, đứng trước Nghiệt Kính Đài soi chiếu, liền biết không phải là giả, bấy giờ dẫu hối hận cũng đã muộn màng. Hy vọng tất cả chúng sanh trên thế gian, hãy nên nhân cơ hội này mà sớm ngày giác ngộ đạo lý về nhân quả, nên trồng nhiều thiện nhân, tích thiện đức, không làm những hành vi độc ác, mà nên hành cử chỉ lương thiện, mà nhất là phải thành tâm kính ý để tu thân dưỡng tánh, học đạo tu đạo, thế Thiên tuyên hóa, giảng nhân nghĩa đạo đức, để có thể siêu thoát được nghiệp nợ bị tình cảm phàm trần trói buộc, và tạo thành quả vị thành Tiên thành Phật, vĩnh viễn thoát khỏi sanh tử luân hồi, nhân cơ hội này để biết thêm về định luật nhân quả, để có thể siêu thoát được nhân quả
  • 15. Giaùc Loä Chæ Nam 15 một cách nhanh chóng, đây mới chính là điều thiết yếu, và phương pháp để thoát khỏi định luật nhân quả này, không còn cách nào khác cả, toàn bộ là vì có thể siêu thoát khí số, và là nguyên nhân để khế nhập chân lý mà thôi! Chương 3 : Chướng Ngại Ai ai cũng có Phật tánh, thấy Phật tánh, thì thành Tiên Phật, không thấy Phật tánh, vĩnh viễn là chúng sinh. Ai ai cũng có sự quái ngại, giải thoát ra khỏi sự quái ngại, thì thấy Phật tánh, không giải thoát ra khỏi sự quái ngại, sẽ rơi vào hố sâu vực thẳm. Khi con người rơi vào chốn hồng trần, bị thói hư tật xấu vây hãm và câu thúc - đắm chìm trong vật dục, bên trong là gia đình - bên ngoài là bạn bè thân hữu, tình cảm gắn bó mật thiết, ân ái khuấy động buộc ràng, tìm kiếm công danh phú quý, sẽ dẫn đến tham sân vọng tưởng. Vô vàn sự trói buộc, đấy là quái ngại. Nếu con người không thấu tỏ đạo, nhận biết về lí không rõ ràng, đắm mê quyến luyến hoa mơ cảnh mộng, không thể chặt đứt xiềng xích, khác nào đeo gông cùm, nếu thế sẽ không có ngày thoát khỏi bể khổ. Phải biết rằng gia tộc thân hữu là do luân lí kết hợp, công danh phú quý là sự hưởng thụ tạm thời, có được bởi do duyên phận đáng có. Người có trí cần giác ngộ triệt để, thấu tỏ sự chân thật giả dối, phân biệt
  • 16. 16 覺路指南 hư ảo và chân thực, chớ lấy sự chân thật trộn lẫn vào sự giả dối, giả dối nhận lầm là chân thật. Ví như Cha hiền Con hiếu - Chồng bảo Vợ nghe, vốn là sự đương nhiên của Thiên tánh. Ghi lòng tạc dạ công ơn cù lao dưỡng dục của cha mẹ - yêu vợ con, cần dựa trên Thiên tánh phát huy, chớ trộn lẫn trong sự ham muốn phàm tục của con người. Lấy đạo để hiếu kính cha mẹ, lấy đức để yêu thương vợ con, sự ân ái chân thật phát xuất từ Thiên tánh, chẳng thấy có gánh nặng hay áp lực gì. Cho đến công danh phú quý, khi nó đến, muốn trốn tránh cũng chẳng thể, không thể có, cưỡng cầu cũng vô ích. Thế nên cần lãnh đạm trước thế sự biến chuyển khôn lường, khi có được không đáng để vui mừng, mất đi không đáng để ưu sầu, tâm không trụ chấp bất kỳ hình tướng nào. Khổng Tử nói: ta xem phú quý như mây trôi. Nếu được thế, tuy có ân ái, thế nhưng ân ái thích hợp dùng để phát huy Thiên tánh, tuy có công danh phú quý, song công danh phú quý thích hợp dùng để nâng cao đạo nghĩa. Đã gọi là quái ngại, thì phải tồn tâm gì? “Tâm Kinh” rằng: “Y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa(3) , tâm sẽ không quái ngại”. Sở dĩ có sự quái ngại, đều do lòng ham muốn phàm tình trói buộc, há chẳng phải là hư hoa giả cảnh sao? Nếu thấu tỏ đâu là chân thật tà ngụy, chặt đứt lòng ham muốn phàm tình - nhìn thấu ân ái, chỉ bắt tay từ việc phát huy (3) Y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa: nghĩa là người có thể chứng ngộ được chân lý hư không, thì đó chính là diệu trí tuệ, từ biển khổ sanh tử luân hồi, đi đến được bến bờ giải thoát.
  • 17. Giaùc Loä Chæ Nam 17 Thiên tánh, đạt đến công phu nhất định, tự nhiên tâm sẽ không quái ngại. Nhận biết về đạo không rõ ràng, không thể chặt đứt lòng ham muốn phàm tình - không nhìn thấu ân ái, cho đến khi đánh mất Thiên tánh, rơi vào biển khổ, đây thuộc về sự nhận thức sai lầm. Có một số người tại gia tu hành bảo rằng vợ chồng là oan gia, con là nợ, nên đoạn tuyệt ân ái, cách biệt cha mẹ - rời xa vợ con, cũng là hành vi sai trái tổn thương luân lí - không hợp với thiên lí, không thể thành chánh quả. Họ đâu biết rằng đối với sự thương yêu, ân ái phải được phát huy từ Thiên tánh, còn đối với danh lợi, nên từ trong tâm mà phát huy, không hề có bất cứ sự chấp chước và những ý đồ bất lương nổi lên trong lòng, như vậy mới có thể thật sự xứng đáng gọi là giải thoát được mọi sự lo lắng và ràng buộc, và thật sự thấy được Phật tánh bổn lai quang minh vô nhiễm của chúng ta. Chương 4 : Oan Nghiệt Trên đời có nợ tiền tài - nợ oan nghiệt, nợ tiền tài ắt phải đòi, nợ oan nghiệt ắt phải báo. Tục ngữ nói: “Thiếu nợ phải trả nợ, giết người phải đền mạng”, đây là quy luật tự nhiên. Con người sinh ra trên thế gian, sinh tử luân hồi, không tránh khỏi tạo vô số tội nghiệt, thiếu vô số nợ oan nghiệt. Phàm là phạm giới luật, thì mang trên mình nợ oan
  • 18. 18 覺路指南 nghiệt, nợ oan nghiệt tùy thuộc lớn nhỏ, phải xem vi phạm giới luật nặng hay nhẹ. Nặng nhất là nghiệp sát sinh gây ra oan nghiệt, nợ sát sinh gây tạo oan nghiệt tuyệt đối không thể trốn thoát, dẫu cách 3 hay 5 đời - trải qua trăm năm - cách xa nghìn trùng thiên lí, tất cũng đòi cho kỳ được. Nay đến tam kỳ mạt kiếp, nợ oan nghiệt trong mấy vạn năm nhất loạt đòi hết, tuy kiếp trước có thể trốn thoát, thế nhưng kiếp này quyết không thể trốn. Vì thế hiện nay hỏa hoạn lũ lụt - chiến tranh - dịch bệnh - đói khát, vô vàn kiếp nạn ập đến không dứt. Khiến tâm thần hoảng hốt - trông thấy quỷ yêu và hiện tượng quái dị xuất hiện không ngừng, đây đều do nợ oan nghiệt siết chặt - đền trả quả báo duyên oan nghiệt. Đời này, duy chỉ có mau chóng tu hành mới thoát khỏi hạo kiếp, nếu không quả thực khó tránh khỏi. Thế nhưng pháp môn tu hành khác nhau, có người tụng kinh ngồi thiền, có người phóng sinh bố thí tiền của, có người ăn chay niệm Phật, phương thức tu hành hoàn toàn khác biệt. Tuy là việc thiện, song không thể siêu sanh liễu tử, có chăng cũng chỉ tiêu trừ nạn tai, thuộc trung thừa và hạ thừa, không thể siêu Phàm nhập Thánh, lại chẳng thể tiêu trừ hết nợ oan nghiệt. Nếu muốn đạt đến cảnh giới tối cao, phải cầu đạo chân chánh, thụ Minh Sư chỉ điểm, đắc Nhất Quán tâm truyền. Dũng mãnh tinh tấn - tuyên truyền giáo hóa sâu rộng - tiếp dẫn nguyên thai Phật tử - lập nhiều công đức, mới có thể tiêu trừ oan trái - vượt qua kiếp nạn, một lòng thanh tĩnh không lụy phiền. Cần biết rằng “Chơn Đạo, oan nghiệt sẽ cấp bách đến
  • 19. Giaùc Loä Chæ Nam 19 đòi”, không đắc Chân Đạo, oan nghiệt còn có thể trì hoãn, một khi đắc được Chân đạo, nợ oan nghiệt sẽ tức tốc đến đòi. Ví như việc phàm tình - sự nghiệp càng tiến triển thuận lợi, thì chủ nợ sẽ càng khẩn trương. Người tu đạo sau khi đắc đạo, khó tránh khỏi không phát sinh sự giày vò, điều thiết yếu là cần thấu tỏ chân lí - thấu tỏ oan nghiệt, bất luận bị giày vò tàn khốc đến đâu, cũng luôn nêu cao tinh thần vô uý (không sợ hãi), nỗ lực tu hành tiến về phía trước, kết quả sẽ đạt được thành tựu. Chương 5 : Nghi Hoặc Người cũng có phân biệt là người thật và người giả, Lí cũng được phân biệt ra hư ngụy và chân thật. Nếu không biết phân biệt đâu là thật, đâu là giả, đâu là lý hư, đâu là lý thực, thì được gọi là “hoặc”, mê hoặc mà không thể đưa ra một chủ ý nhất định, thì được gọi là “nghi”. Hai chữ “nghi – hoặc” này, chính là sự chướng ngại lớn trong kiếp nhân sinh. Trung Dung nói: “Thiên Mệnh chi vị tánh, suất tánh chi vị đạo”(4) . Mọi người đều có tự tánh quang minh, tự 4 “Điểm linh quang được Ơn Trên ban tặng và bản chất của con người, được gọi là Tánh, y thuận theo bản tánh mà hình thành nên đủ các loại nguyên lý và phép tắc của tư tưởng, hành vi thì
  • 20. 20 覺路指南 tánh quang minh chính là Đại Đạo của nhân sinh. Con người sở dĩ được làm người, là dựa vào tánh, con người muốn làm người, phải dựa vào đạo. Tức trời là đại căn nguyên, phát xuất từ đạo. Thiên lí chân chánh tức là Đại Đạo chân chánh, Đại Đạo chân chánh tức là bản tánh của con người. Con người có thể hồi phục bản tánh, tức là chân nhân (người chân thật), ngược lại chính là giả nhân (người giả dối). Thánh Hiền xưa kia lập ngôn tuyên truyền Đại Đạo, phát huy tường tận, có chứng cứ xác thực, đặc biệt là Khổng Tử thuật về Nghiêu - Thuấn, hiến chương Văn Võ, trên quan sát thiên thời, dưới xem xét đất đai sông ngòi, phàm lời nói đều dựa trên quy luật của trời đất - biến hóa tự nhiên, quyết không có chút hư ngụy. Luận Ngữ nói: “Khổng Tử nói, chỉ thuật lại chứ chẳng làm gì cả”, đây có thể chứng minh. Khổng Tử sở dĩ trở thành Thánh nhân, chẳng phải ngài có sự nghiệp vĩ đại hay lập được công huân chói lọi, mà hoàn toàn chỉ dựa vào việc thuật lại chứ chẳng làm gì cả. Nói cách khác, Khổng Tử lập ngôn, chỉ miêu tả về sự thật tự nhiên, không đàm luận mông lung xa vời. Tựa như nhân sinh Đại Đạo, quyết không có sự nghi ngờ, đã không Nghi, thì không có Hoặc (hoài nghi). Hai chữ Nghi Hoặc, thoáng chốc đã được giải trừ, bèn phát thệ nguyện - lòng tin kiên cố, mãi bôn ba trên đường đạo, dũng mãnh tiến bước trên đường tu, sao có thể không đạt được thành tựu? được gọi là Đạ”
  • 21. Giaùc Loä Chæ Nam 21 Thế nhưng con người luôn cho rằng mình là người thông minh, lòng tin về đạo không kiên cố - nhận biết về lí không rõ ràng, từ Nghi sinh ra Hoặc - từ Hoặc sinh ra Mê muội, tựa như người cao quý rơi vào vùng quê hẻo lánh, quả thật đáng tiếc. Ví như người đọc sách, chỉ có chút ít kiến thức, lại tự nhận mình học thức uyên thâm, bất luận thật giả đúng sai, bèn phê bình đánh giá, đây gọi là gặp chướng ngại về lí. Người tu đạo, chỉ hiểu đạo một cách chung chung, lại tự nhận mình thấu tỏ Đại Đạo, không dốc tâm đào sâu nghiên cứu, nên Nghi Hoặc đủ điều. Hay cho rằng đạo không chân chánh - chùn bước không tiến về phía trước, hoặc tin phép thuật kỳ quái - lạc vào con đường sai trái - lãng phí bao tâm huyết, rốt cuộc không thể đắc thành chánh quả, đây gọi là Nghiệt chướng. Trí tuệ chân thật phải chặt đứt mọi Nghi Hoặc, nhận định về đạo chân chánh lí chân chánh, dốc sức tu hành, chuyên tâm phụng hành. Bất luận hữu hiệu hay vô hiệu, đều luôn chí thành, bất luận thành công hay không, đều kiên trì đến cùng. Nếu làm được như vậy, dựa trên nhân quả báo ứng, nhất định sẽ đạt được thành quả. Huống hồ lòng chí thành khiến người cảm động, trời cao tất gia hộ. “Trung Dung” nói: “Có lòng thành sẽ thấu tỏ”, chẳng hề nói ngoa.
  • 22. 22 覺路指南 Chương 6 : Ma Khảo Tục ngữ nói: không trải qua ma nạn sẽ chẳng thành phật. Đạo chân chánh, tức có khảo thật sự. Khảo là để nghiệm chân ngụy, ma để sửa lỗi lầm. Không có khảo sẽ khó phân biệt chân thật và tà ngụy, không có ma thì lỗi lầm khó có thể sửa chữa. Không những người tu đạo phải như thế, mà phàm gầy dựng sự nghiệp lớn - hay trở thành người hữu dụng, cũng phải trải qua ma khảo, gian khổ đắng cay. Mạnh Tử nói: “Trời đem trọng trách giao cho người, tất trước tiên làm khổ về tâm chí - gân cốt rã rời - đói khổ xác xơ - thiếu thốn mọi bề - hành vi loạn động sai trái”. Lại rằng: “Lúc sống gặp hoạn nạn khốn khó, khi chết sẽ an lạc sướng vui”, có thể thấy ma khảo là trong kiếp nhân sinh ắt phải trải qua. Nếu là người tu đạo, một là phát nguyện trở thành bậc chân tu, hai là sám hối giải oan trái, đối với ma khảo, cần tự tu hành giải thoát. Khi ma khảo ập đến bên ta, tự nhiên sẽ động tâm, khi động tâm phải nhẫn nhịn, được vậy sẽ thấy được lợi ích từ việc không thể (nhẫn nhịn trước nghịch cảnh không sao có thể chống đỡ nổi, đến khi vượt qua sẽ gia tăng trí tuệ). Khảo do trời giáng, ma do người chiêu vời đến, con người nếu phát nguyện tu hành, ý chí phải kiên quyết, chịu đựng gian khổ đắng cay, nhẫn nhục trì giới, lập công chứng quả. Thế nhưng tâm ý phải chăng kiên cố, tu hành phải chăng chân thành, không có khảo nghiệm, sao có thể thấy bản thân mình là người chân chánh? Huống hồ tuyển chọn bậc hiền tài người có năng
  • 23. Giaùc Loä Chæ Nam 23 lực, tiêu giải oan nghiệt, càng cần trải qua khảo luyện hết sức nghiêm khắc, ma nạn trùng trùng không ngừng ập đến. Vì thế Bề trên giáng khảo, vốn hoàn toàn phát xuất từ lòng từ bi yêu thương bảo hộ, chứ chẳng phải cố ý gây khó dễ. Nói về khảo thì có Thuận khảo và Nghịch khảo, có lúc mượn việc để khảo, mượn bệnh hoạn tai nạn để khảo. Đơn cử như công danh phú quý hanh thông, là Thuận khảo, bần cùng khốn khó luôn gặp nạn tai, là Nghịch khảo. Nghịch khảo dễ ngộ, Thuận khảo khó giác (nhận biết). Còn về ma chướng, là quá trình con người phải trải qua, đặc biệt người tu hành càng khó tránh khỏi. Khi con người rơi vào hậu thiên, thông thường ham muốn điên cuồng bất chấp đạo lí, cử chỉ hành động, vượt ra ngoài quỹ đạo (vượt khỏi khuôn phép chuẩn mực), hoặc cử chỉ phóng túng vọng động, hoặc kiêu căng cuồng ngạo, rất nhiều thói xấu, sẽ khó tránh ma chướng phát sinh trùng trùng. Xem xét nhân quả báo ứng, đây cũng là lí tự nhiên. Nếu dè dặt cẩn thận, ung dung Trung đạo, ma chướng tự nhiên sẽ bị tiêu diệt. Nhìn chung ma chướng đến từ sự vô lễ - nạn tai ập đến khiến con người có cảm giác sống trong sự vô vọng - phát sinh oan nghiệt không biết nguyên nhân do đâu, khi nghịch cảnh ập đến bèn vui vẻ nhận lãnh - cam chịu và tha thứ. Tóm lại cần thành tâm hướng về đường đạo - quyết chí tu hành, bản thân cần nhẫn nhục hứng chịu ma khảo, tự nhiên sẽ giảm thiểu ma khảo. Người tu đạo, không thể không chú ý những điều này.
  • 24. 24 覺路指南 Chương 7 : Giới Luật Nhà Nho nói “Biết - Ngừng - Định - Tĩnh - An - Rỗng lặng - Chứng đắc”, nhà Phật nói “Ngừng - Xem xét Chiếu soi - Giới - Định - Tuệ”, hai thuyết này tuy khác nhau, song công phu chẳng có gì khác biệt. Nhân sinh hậu thiên, bản tánh bị Lục trần ô nhiễm, do vậy không phát hiện trí tuệ chân thật, tựa như giữa bầu trời trong xanh bỗng mây mù che khuất, ánh sáng không thể tỏa chiếu. Nếu muốn trông thấy bầu trời trong xanh, tất cần vén mây mù, nếu muốn hồi phục bản tánh, tất cần giải thoát. Công phu nhà Nho gồm 6 giai đoạn, công phu nhà Phật có 3 giai đoạn, bước đầu chớ nên miễn cưỡng. Ý nghĩa căn bản của Giới-Định-Tuệ, trước tiên (giữ) Giới sau đó mới Định (cõi tâm không lay động), từ Định mới sinh ra Tuệ (trí tuệ). Nhà Phật gọi là Giới (giới luật), lấy Giới để giữ Lễ, tức nhà Nho gọi là Lễ, lấy Lễ để trì Giới (giữ giới). Nhà Phật gọi là Tuệ, tức nhà Nho gọi là Chứng đắc. Biết- Ngừng và Ngừng-Xem xét Chiếu soi, giữ Lễ và trì Giới, đều cần cưỡng chế, song Chứng đắc và Tuệ là sự tự nhiên. Nên đức Khổng Tử bảo rằng tâm không chướng ngại chẳng vượt ra khuôn phép là thế đấy. Giới luật nhà Phật gồm “Không sát sanh - Không trộm cắp - Không tà dâm - Không nói dối - Không uống rượu”, Chí thiện địa (đất Chí thiện) nhà Nho gồm “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Sát sanh là bất Nhân, Không sát sanh sẽ bồi dưỡng lòng Nhân. Ngừng ở lòng Nhân, tất Không sát sanh. Trộm cắp là hành vi bất Nghĩa, Không trộm cắp sẽ tương thích với Nghĩa,
  • 25. Giaùc Loä Chæ Nam 25 Ngừng ở Nghĩa tất Không trộm cắp. Tà dâm là không hợp với Lễ, Không tà dâm sẽ có Lễ, Ngừng ở Lễ sẽ Không tà dâm. Nói dối là thất Tín, Không nói dối sẽ giữ chữ Tín, Ngừng ở chữ Tín sẽ Không nói dối. Uống rượu là loạn tâm tính hao tổn Trí, Không uống rượu sẽ nâng cao Trí, Ngừng ở Trí sẽ Không uống rượu. Sát sanh có trực tiếp và gián tiếp, phàm ăn thịt ăn thực phẩm tanh hôi, hay hành vi làm thương tổn người khác, bất kể sinh mệnh của loài sinh vật nào, đều gọi là Sát Sanh, đều tổn hại đến lòng Nhân. Trộm cắp không chỉ trộm cướp tài vật, phàm cướp công đoạt danh hay cưỡng đoạt những vật lẽ ra không thuộc về mình, đều gọi là Trộm Cắp, đều gây thương tổn đến Nghĩa. Tà dâm không chỉ đắm mê nữ sắc, phàm khởi tâm niệm dâm dục làm xằng bậy trêu ghẹo gái nhà lành, lời nói cử chỉ vượt qua vòng lễ giáo, đều gọi là Tà dâm, đều trái với Lễ. Nói dối không chỉ lời nói không thật thà, phàm hư ngụy giả trá và lừa dối, mong muốn quá mức, đều gọi là Nói dối, đều trái với chữ Tín. Uống rượu sẽ kích thích tâm tính quá mức, kích thích thần kinh quá độ, nếu uống rượu bia sẽ khiến thần rối tánh loạn, đặc biệt là phát sinh thị phi - gây tai họa khó lường, đây là kẻ không có Trí nhất. Người tu hành cần hàng phục thân tâm, chớ phạm giới luật, nếu không sẽ đánh mất và chôn vùi bản tính, vĩnh viễn ngụp lặn trong biển khổ không có ngày vuợt thoát ra khỏi.
  • 26. 26 覺路指南 Chương 8 : Bố Thí Bố thí gồm có 3 loại: lấy tài vật cứu tế người, gọi là Tài thí. Trì giới nhẫn nhục, gọi là Vô uý thí. Thuyết pháp giáo hóa người, gọi là Pháp thí. Đối với người tu hành, Tam thí đều hết sức quan trọng, thế nhưng Pháp thí là Thượng thừa. Bố thí cơm, nước, quần áo - trợ giúp tiền của cứu độ người đời, tuy công đức vô lượng không kể xiết, xã hội có sự trợ giúp rất lớn, được người đời khen ngợi, kỳ thực chỉ cứu về mặt hình thể, so với chân công thực thiện, vẫn chưa thể sánh bằng. Nếu hành Pháp thí, dùng lời thiện lành khuyến hóa, khiến tánh linh trực tiếp siêu thoát, Kim đan rải khắp nơi, chúng sinh cùng bước lên con đường giác ngộ, khôi phục thuần phong mỹ tục, con người được siêu Phàm nhập Thánh, so với Tài thí chỉ cứu thân xác giả sẽ hơn hẳn gấp trăm lần. Đức Phật Như Lai thuyết pháp, nói rằng lấy bảy loại châu báu(5) như cát sông Hằng trong Tam thiên Đại thiên Thế giới dùng để bố thí, đâu bằng khắc ghi-thực hành nội dung của 4 câu kệ và nói cho người khác nghe, đây có (5) Bảy loại châu báu: trong kinh Phật nói về 7 loại bảo vật, Thế nhưng thuyết pháp có sự không tương đồng, như “Kinh Bát Nhã” đức Thích Ca Mâu Ni Phật, nói: Vàng, Bạc, Cẩm thạch, Xa cừ (tên loài động thực vật, có tên khoa học là: Tridacnagigus), Ngọc Mã não, Hổ phách, San hô là “Bảy loại châu báu”. Còn “Kinh A Di Đà” thì lấy Vàng, Bạc, Cẩm thạch, Xa cừ, Ngọc Mã não, Ngọc Pha lê, Xích châu (Hồng ngọc) làm “Bảy loại châu báu”.
  • 27. Giaùc Loä Chæ Nam 27 thể chứng minh. Vô uý thí, là hàng phục thân tâm - giải thoát khỏi Thức uẩn(6) , chỉ tự tu giải thoát, không như thuyết pháp độ người là có vô lượng công đức. Khổng Tử nói: “Ta đã đứng vững mới khiến người khác đứng vững”, cũng là sự chứng minh. Tuy Tài thí chẳng phải là pháp môn Thượng thừa, chỉ giới hạn dùng trên cơ thể con người, so với Pháp thí sẽ rất khác biệt. Như in kinh sách thiện - trợ giúp tiền bạc trong việc bàn đạo, tuy thuộc về Tài thí, song thực chất là bố thí Tài-Pháp. Khổng Tử nói: “Con người có thể mở mang phát triển Đại Đạo, thế nhưng không thể lấy đạo để khiến con người phát triển mở mang”. May thay Thiên đạo giáng thế, vốn là trời mượn nguồn nhân lực - con người dựa vào trời mới đạt đến thành công, tuy nói Thiên đạo, thực tế là do con người làm. Đã do con người thực hiện, đương nhiên mọi phương thức không thể tách rời cõi trần tục, gọi là mượn giả tu chân - hòa nhập vào thế tục, mục đích tuy đến bờ bên kia, song trước khi chưa đến bờ bên kia cũng cần có bùa hộ mệnh, trong tâm về mọi phương diện không trụ chấp bất kỳ hình tướng nào. Đức Như Lai thuyết pháp, dùng phương tiện để cứu độ chúng sinh. Ví như làm việc đạo, tiếp đãi đạo thân - in kinh sách và Thánh huấn, bày biện trang hoàng đạo trường - thiết lập Phật đường, bất kể (6) Thức uẩn: một trong 5 uẩn, tông Câu Xá, tông Thành Thực coi là Tâm vương của Lục thức như mắt, tai… Duy Thức Học coi là Tâm vương của Bát thức. Tâm vương này có nhiều điểm khác nhau, tập hợp ở một nơi, thành ra Thức uẩn.
  • 28. 28 覺路指南 thứ gì cũng cần có tiền, có tiền mới có thể phát triển, không tiền một bước cũng khó triển khai. Con người nếu thấu tỏ nét tinh túy bên trong đó, ý nghĩa chân thật của Tam thí, sẽ có thể thuyết pháp hành sâu rộng Pháp thí, có tiền tài thì hành Tài thí, chẳng những có thể tiêu giải nợ oan nghiệt trong nhiều kiếp, lại có thể đạt đến chân công thực thiện, không uổng phí một kiếp tu hành. Thế nhưng người có tiền tài thường không nhìn thấu tiền bạc, thậm chí xem tiền như tính mệnh, có khi thà hy sinh tính mệnh, chứ không chịu bố thí một xu, suốt một đời lăn lộn trong chốn hồng trần, uổng phí biết bao tâm huyết, một khi vô thường đến, mọi thứ đều là không. Biết chăng tiền tài là vật hữu dụng, nếu khéo sử dụng, có thể cứu tính mệnh của con người, không khéo dùng, nó sẽ cướp đi sinh mệnh của người khác. Huống hồ tiền bạc trao qua tay nhiều người, song bố thí quyết không rơi mất. Bố thí một đồng, sẽ được một phần phước đức, người có trí cần suy ngẫm thấu đáo về vấn đề này. Hiện đang là tam kỳ mạt kiếp, trời ban ân huệ lớn, đạo chân chánh phổ truyền khắp nơi, phàm là người có căn duyên đều có thể đắc được. Tâm pháp huyền cơ chân thật từ xưa không tùy tiện tiết lộ, thời nay ứng vận phổ truyền, quả là muôn đời khó được cơ duyên tốt đẹp này.
  • 29. Giaùc Loä Chæ Nam 29 Chương 9 : Đạo Thống Đại Đạo không có hai, chân lí duy chỉ có một, từ xưa đến nay, đều là như thế. Duy chỉ khác nhau về môn phái, truyền thụ có sự khác biệt, tựa như có vô số sự phân biệt, thật ra không ngoài việc cùng một nguồn cội song khác nhau về mạch đập, tuy con đường khác nhau lại cùng một đích đến. Đại Đạo giáng thế, bắt đầu từ thời đại vua Phục Hy. Vua Phục Hy một vạch mở trời là căn nguyên của Đại Đạo. Tiếp đó từ Huỳnh Đế truyền đến Nghiêu - Thuấn - Vũ - Thành Thang - Văn Vương - Võ Vương - Chu Công - Khổng Tử, Khổng Tử truyền cho Tăng Tử, Tăng Tử truyền cho Tử Tư, Tử Tư truyền cho Mạnh Tử. Sau Mạnh Tử, tâm pháp thất truyền, Nho mạch bị lu mờ, đạo thống trở nên sa sút. Thế nhưng Thích Ca Mâu Ni vào thời Chu Chiêu Vương giáng sinh tại Ấn Độ, truyền thụ tâm pháp, khai sáng Phật giáo. Đồng thời vào đầu niên đại nhà Chu, Lão Tử ứng vận, truyền Đạo giáo. Lão Tử phía Đông độ Khổng Tử - phía Tây giáo hóa Hồ Vương (Thích Ca Mâu Ni Phật), cũng nói rằng: một mạch chia làm 3 tôn giáo. Thích Ca Mâu Ni Phật đơn truyền đến Đạt Ma Lão Tổ đời thứ 28. Thời Lương Võ Đế, Đạt Ma đến từ hướng Tây, chỉ thẳng nhân tâm, không dùng văn tự, truyền cho Thần Quang, Đạt Ma là sơ Tổ (Tổ thứ nhất), Thần Quang là Tổ thứ 2, từ đó kế tục đạo thống. Tổ thứ 3 Tăng Xán, Tổ thứ 4 Đạo Tín, Tổ thứ 5 Hoằng Nhẫn - Tổ thứ 6 Huệ Năng. Cho đến Tổ thứ 7 gồm hai vị Bạch Ngọc Thiềm và Mã Đoan Dương, Tổ thứ 8 La Viễn Chánh, pháp truyền Hỏa trạch,
  • 30. 30 覺路指南 đạo quy về nhà Nho, là ngoài sáng trong tối. Từ Tổ thứ 8 trở về sau, đến cuối đời nhà Minh đầu đời nhà Thanh, Tổ thứ 9 Huỳnh Đức Huy phụng mệnh thừa tiếp. - Tổ thứ 10 Tổ Ngô Tử Tường - Tổ thứ 11 Tổ Hà Liễu Khổ - Tổ thứ 12 Tổ Viên Thối An - Tổ thứ 13 gồm có hai vị Tổ Từ Hoàn Vô và Dương Hoàn Hư - Tổ thứ 14 Tổ Diêu Hạc Thiên - Tổ thứ 15 Tổ Vương Giác Nhất - Tổ thứ 16 Tổ Lưu Thanh Hư. Nhiều đời cứ thế mà nối tiếp, ba tôn giáo tham dự cùng một lúc, hoặc thiên về Nho giáo, hoặc thiên về Phật giáo, hoặc Lão giáo, đều là ứng vận biến chuyển. Về sau đạo chuyển đến Đông Lỗ, ba tôn giáo hợp nhất, Tổ thứ 17 Lộ Trung Nhất ứng vận phổ truyền, phi loan tuyên hóa, Tổ thứ 18 gồm có hai vị Cung Trường (弓 長) Tổ và Tử Hệ (子 系 ) Tổ, kế tục làm việc mạt hậu nhất trước (một lần sau cuối), đây là Đạo thống Chính thức. Ngoài việc có Đạo thống Chính thức, còn có muôn nghìn giáo phái, người hiểu biết thì cho rằng Vạn giáo Quy nhất(7) , kẻ không hiểu sẽ nghi ngờ về việc phân chia môn phái, dẫn đến nghị luận không dứt, bất đồng về ý kiến và quan điểm. Đạo có Mạch chính Nhánh phụ, pháp có (7) Vạn giáo Quy nhất: là muôn nghìn giáo đều trở về nơi Minh Sư nhất chỉ điểm.
  • 31. Giaùc Loä Chæ Nam 31 thượng trung hạ Tam thừa, phụng mệnh tiếp nối Đạo thống là Mạch chính, từ Mạch chính phân ra các môn phái, họ tự truyền thụ trở thành các Nhánh phụ. Mạch chính là phụng mệnh truyền thụ, pháp là Thượng thừa, các Nhánh phụ là do tự truyền thụ, pháp đa phần là trung hạ Nhị thừa. Pháp Thượng thừa, truyền từ Mạch chính, lâu ngày trở nên mất hiệu lực. Các môn phái khác, hoặc lái thuyền từ bi phổ độ, tùy duyên tiếp dẫn, hoặc thành lập tông phái riêng - dựa vào đó mà cứu vớt giáo hóa. Hoặc truyền thụ phép thuật kỳ dị, chuyên thu các loại tinh quái dị kỳ, tuy ứng vận mà sinh ra, song đều không có tâm ấn chân pháp, tức khiến người căn nguyên thâm hậu - ý chí kiên cường thành tâm tu hành, cũng không tìm được đường tắt. Đại Đạo là thế, người tu đạo cần nhận thức triệt để, chọn con đường thiện lành mà theo, mới không uổng phí bao công sức khó nhọc. Chương 10 : Tôn Sư “Học Kí” nói: “Thầy có nghiêm, đạo mới trở nên tôn quý”. Thầy gồm có Nghiệp sư - Pháp sư và Thánh sư. Dạy học truyền trao kiến thức, hoặc văn hoặc võ, gọi là Nghiệp sư. Giảng giải và truyền thụ phép thuật, gọi là Pháp sư. Chỉ rõ tánh lí, được nghe đạo chí Tôn chí Quý, có thể siêu Phàm nhập Thánh, Cửu huyền Thất tổ nhờ được ân đức, gọi là Thánh sư, cũng gọi là Minh Sư.
  • 32. 32 覺路指南 Bất luận Nghiệp sư hay Pháp sư, đều truyền dạy tri thức, để mai này trở thành người có ích cho xã hội, phàm là thành tựu của đời người, đều nhờ Thầy hết lòng đào tạo. Sự tôn nghiêm của Thầy, còn hơn cả cha mẹ, ân đức của Thầy, sâu nặng hơn cha mẹ. Duy chỉ có Thánh sư truyền cho ta Đại Đạo - chỉ cho ta con đường sáng - truyền cho ta tâm ấn - cứu tánh linh ta - tiêu trừ nghiệp chướng của ta, ân đức sâu nặng không bút mực nào có thể tả xiết. Công ơn cha mẹ sâu rộng như trời biển, vậy công ơn của Thánh sư lấy gì để so sánh? Công ơn của Thánh sư đã sâu nặng nhường này, không thể báo đáp dù chỉ trong muôn một, vì thế tôn kính phải dốc tận tâm lực. Tôn trọng Thầy cần thực hiện ba điều trọng yếu như sau: 1. Tâm ý phải thành khẩn, không được xem thường khinh khi. 2. Phải thận trọng về lời nói, không được mạo phạm. 3. Phải lễ độ chăm lo chu đáo, không được khinh mạn. Ngoài 3 việc này, phải tuân theo ý Thầy, dốc sức tuyên hóa, trợ giúp Thầy làm việc đạo, nhiệt thành dũng mãnh tiến về phía trước. Bản thân nếu có lỗi, nguyện chịu sự khiển trách của Thầy. Ngày thường nghênh tiếp Thầy đến, về phương diện ẩm thực phải dâng đồ ăn thức uống thanh khiết, lúc đau ốm phải chăm sóc cẩn thận, thời khắc nào trong lòng cũng tồn tâm chí thành. Gặp việc liền xông pha vào dầu sôi lửa bỏng - chẳng quản gian nan khó nhọc, tận
  • 33. Giaùc Loä Chæ Nam 33 lực đóng góp tiền của, không viện cớ mà thoái thác, không được nghi ngờ lung tung, tự tạo tội lỗi. Khi gặp phong khảo (khảo thị phi), trước tiên cần quan sát tận tường, nhẫn nhục đảm nhận trọng trách, chịu oan khuất mà lo liệu chu toàn. Trong trường hợp ngẫu nhiên hoặc không nhìn rõ - hiểu sai ý Thầy, cần dẹp trừ những ý nghĩ lệch lạc, tránh phát sinh tin đồn thất thiệt. Khi can gián phải hết lòng can gián, nói chuyện phải dùng lời trung chánh, không được tự cho mình thông minh, mà nói lời thị phi. Thuở xưa Khổng Phu tử là “thì trung chi thánh”(8) . Thì trung(9) , không nơi nào mà không hợp với Trung đạo - ứng (8) Thì trung chi thánh: Thì, ứng thời mà ra đời, về các phương diện khác đều như thế. Ý nói rằng, Khổng Tử trong số các Thánh nhân là người hợp thời cơ nhất. “Mạnh Tử. Vạn Chương, quyển Hạ”: “Bá Di, là vị Thánh thanh khiết. Y Doãn, là vị Thánh dốc cạn lòng thành. Liễu Hạ Huệ, là vị Thánh ôn hòa. Khổng Tử, là vị Thánh ứng thời. Khổng Tử được gọi là Tập Đại Thành. Tập Đại Thành, như tiếng vàng khiến ngọc lay động. Tiếng vàng, biểu thị điều hòa sự lí trước. Ngọc lay động, biểu thị điều hòa sự lí sau. Điều hòa sự lí trước, là việc của kẻ trí. Điều hòa sự lí sau, là việc của bậc Thánh. Kẻ trí, ví cho sự khéo léo. Bậc thánh, ví cho sức lực. Bắn mũi tên ra ngoài trăm bước, trúng đích, là nhờ vào sức lực. Còn ứng thời kịp lúc, thì chẳng nhờ vào sức lực”. (9) Thì trung: hợp thời cơ không có lỗi và bất cập. “Trung Dung”: “Đạo Trung dung của đấng quân tử, đấng quân tử là ứng thời. Đạo Trung dung của kẻ tiểu nhân, kẻ tiểu nhân không hề sợ hãi (Chính vì kẻ tiểu nhân không hề sợ hãi nên làm xằng làm bậy, đâu thể bảo rằng đấy là đạo Trung dung, rõ ràng câu
  • 34. 34 覺路指南 xử với người, không người nào mà không hợp với Trung đạo - không lúc nào mà không hợp với Trung đạo - đối với vật, không vật gì mà không hợp với Trung đạo, nên gọi là thì trung. Huống hồ Thánh sư là Phụng thiên Thừa vận, về lí không thể không hợp với Trung đạo, không nên có ý nghĩ lệch lạc, do vậy nói: “Các vị Thánh xưa và nay, đều cùng một tiêu chuẩn đạo lí”. Là đệ tử, chỉ có tôn sư trọng đạo, son sắt một lòng, không được cướp công đoạt quả - mưu cầu lợi ích - âm thầm oán trách - không tôn trọng và phản bội Thầy, cho đến khinh khi Thầy, đều là chuốc họa vào thân. Người luôn tiến bước trên đường đạo, cần tôn trọng Thầy, không chỉ ân đức sâu nặng, phải biết rằng có đạo chân chánh tất có Thầy chân chánh, Thầy chân chánh tất có cội nguồn chân chánh, không tôn trọng Thầy sẽ không thể trở về với cội nguồn. Không thể trở về nguồn cội thì tu đạo có ích gì? Vì thế tôn trọng Thầy là yếu tố thứ nhất trong việc tu đạo. này có ý mỉa mai)”.
  • 35. Giaùc Loä Chæ Nam 35 Chương 11 : Truy Căn Phàm mọi việc đều có căn bản và nguồn gốc, cây không có gốc sẽ chẳng thể sinh trưởng, nước không có nguồn sẽ không tuôn chảy, vạn vật không có căn bản sẽ không thể trưởng thành và phát triển. Tất cả sinh vật trong vũ trụ đều có căn bản và nguồn gốc, nhân loại vốn không thể sống độc lập riêng biệt. Cây muốn sinh trưởng tốt, tất trước tiên vun bồi gốc rễ, con người muốn trở nên thiện lương, tất trước tiên truy tìm căn nguyên. Khảo sát về sinh lí tự nhiên, Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi là hai Khí Âm Dương. Khí Dương thăng lên, tích luỹ dày đặc rồi thành hình, gọi là trời, Âm Khí rơi xuống, ngưng kết trở thành vật chất, gọi là đất. Không khí trong trời đất, vạn vật hóa sinh, hai khí giao cảm, người và vật thành hình. “Kinh Dịch” nói: “Có trời đất sau đó mới có vạn vật, có vạn vật sau đó mới có nam nữ”, đây là căn nguyên sinh hóa của trời đất vạn vật. Nhân loại ai ai cũng có Thiên tánh, khi sinh ra đã có Thiên tánh, Chu Tử nói: “Chân lí của Vô cực, nhị ngũ chi tinh(10) , kết hợp diệu kỳ rồi ngưng tụ, Càn đạo thành nam, (10) Nhị ngũ chi tinh: nói về sự kết hợp của 2 khí âm dương trời đất, tinh cha gồm Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là Nhất ngũ (1-5), huyết mẹ gồm Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là Nhị ngũ (2-5). “Kinh Dịch. Hệ Từ Thượng Truyện”: “trờí 1, đất 2, trời 3, đất 4, trời 5, đất 6, trời 7, đất 8, trời 9, đất 10. Số trời là 5, số đất là 5, cùng được vị trí số 5 sẽ có sự kết hợp”.
  • 36. 36 覺路指南 Khôn đạo thành nữ”. Con người từ tam ngũ(11) mà thành, chân ngũ(12) sinh từ Vô cực, là Thiên tánh. Nhị ngũ sinh từ cha mẹ, là hình thể. Hội Dần sinh người, con cháu tiếp nối, di truyền nòi giống, từ cha đến ông bà, từ ông bà đến tằng tổ (cụ cố) - cao tổ (ông tổ nhiều đời), truy đến nguyên thủy, Vô cực là thủy tổ. Nếu Thiên tánh sinh từ Vô cực, là có Thiên Mệnh, Vô cực là Lão Mẫu đóng vai trò chủ chốt. Vua Phục Hy một vạch mở trời, Đại Đạo bắt đầu giáng thế, ý nói rằng con người phải tìm con đường sáng - quy căn nhận tổ - phản bổn hoàn nguyên, để tránh vĩnh viễn rơi vào hồng trần. Vô cực vốn không có âm thanh và mùi vị, nhìn nhưng không nhìn - nghe nhưng không nghe, vốn không nói - không có tên gọi. Duy chỉ có truy tìm và thuật lại, để cho con người biết là có căn nguyên, không thể không miễn cưỡng đặt tên. Vua Phục Hy vẽ một hình tròn, Khổng Tử đặt tên là Thượng thiên (Bề trên), Da Tô giáo và Hồi giáo gọi là Thượng đế, hoặc ý nghĩa, hoặc tôn xưng, tên gọi tuy khác nhau, thực chất là cùng một thể. Nay nói rõ về nguồn cội, quyết không thể quên, nhất thiết không thể quên, cần vun bồi căn bản, trở về nguồn cội. Nếu muốn trở về cội nguồn, tất cần giữ đạo mà phụng hành - lập công đức sâu rộng, đến khi công quả viên mãn, sẽ tự đạt đến mục đích. Nếu như muốn vun bồi căn bản, tất cần lễ kính Trời và chư (11) Tam ngũ: tinh cha là 5 - huyết mẹ là 5, lại thêm Vô cực Chân tánh là 5. (12) Chân ngũ: nói về tự tánh và linh tánh của con người.
  • 37. Giaùc Loä Chæ Nam 37 Thần, đâu đâu cũng thừa theo ý Trời - thuận hợp với lòng Trời. Đặc biệt là tôn sư trọng đạo - phục tùng mệnh Thầy - tuân thủ lời dạy của Thầy, không nên vi phạm. Kế đến là Dẫn Bảo sư - tất cả Tiền nhân, đều chỉ đạo dạy bảo chúng ta nâng cao sự giác ngộ, uống nước nhớ nguồn, chúng ta phải tôn kính họ. Tiếp đến là các bạn đạo, cần tương thân tương ái - cùng ngồi trên một chiếc thuyền cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, người thân quen-kẻ xa lạ xa gần, phân biệt theo thứ tự, mới không đánh mất cội nguồn, mới có thể đạt căn bản và trở về nguồn cội. Chương 12 : Thành Chánh “Đại Học” nói: “Muốn tu thân, trước tiên tâm phải chân chánh. Muốn tâm chân chánh, trước tiên ý phải chân thành”. Thành ý tâm chân chánh là cơ sở để làm người, đặc biệt là yếu tố tu hành. “Đạt Ma Bảo Truyện” nói: “Đạt Ma Tây đến không một chữ, toàn bằng tâm ý dụng công phu”. Tâm là chủ của thân, ý là tác dụng của tâm. Ý động, tức tâm khởi phát. Tâm ý phát động, thân liền đi làm. Phàm tất cả hành động cử chỉ lời nói, hoàn toàn do tâm ý làm chủ. Tâm ý hướng thiện, thì làm việc thiện, tâm ý hướng về điều ác, thì làm việc ác. Nếu như muốn tu hành, tất trước tiên bắt tay từ tâm ý, luyện định tâm ý, mới có thể không khuất phục và không loạn động, không bị âm thanh sắc
  • 38. 38 覺路指南 tướng cướp đoạt, không bị tiền tài lợi lộc làm lung lay, tuân thủ Tam quy - giữ Ngũ giới, thì tự có thể đắc thành chánh quả. Tâm có hai loại: “Đạo tâm” và “Dục tâm”. Khi Đạo tâm điều khiển công việc, sẽ phát xuất từ Thiên tánh. Còn nếu lấy Dục tâm để hành xử, sẽ bị Lục trần(13) khuấy động. Lục trần phát xuất từ Lục căn(14) , Lục căn chỉ là công cụ, có thể làm thiện, cũng có thể làm ác. Đạo tâm phát động, Lục căn tức là Thiện căn. Tâm ham muốn phát động, Lục căn tức là Ác căn, cũng gọi là Lục tặc. Đạo tâm phát từ Thiên tánh, từ trong ra ngoài. Lục căn động từ Lục trần, từ ngoài vào trong. Lục trần lôi kéo Lục căn, nên gọi là Lục tặc, ví như mắt nhìn nữ sắc sinh tâm háo sắc; tai nghe âm thanh sinh tâm ưa thích lời khen ngợi; mũi ngửi mùi hương sinh tâm tham luyến mùi hương; lưỡi nếm mùi vị sinh tâm tham mùi vị thơm ngon; thân có cảm xúc sẽ sinh tâm ưa thích; ý sinh ra các pháp sẽ sinh tâm cầu sự thuận lợi. Tâm ham muốn hưng thịnh, đạo tâm tiêu tan, lâu ngày thành tánh, sẽ rơi vào con đường sai trái. Điên đảo mộng tưởng, không việc ác nào mà chẳng làm, Thiên tánh từ đây bị chôn vùi, linh hồn đi vào biển khổ, muôn kiếp không thể hồi phục, quả thật đáng tiếc. Muốn trở thành một người giác hành viên mãn, thì nhất định phải tu hành, tu hành tất trước tiên cần luyện tâm ý, (13) Lục trần : là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. (14) Lục căn : là Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý.
  • 39. Giaùc Loä Chæ Nam 39 Nhà Nho gọi là Thành ý Chánh tâm, nhà Phật gọi là quét Tam tâm bay Tứ tướng, gọi là tâm không trụ chấp một hình tướng nào. Thành ý là không vì sự xung động của Lục trần mà không sinh vọng niệm, chánh tâm là không vì tâm ham muốn che đậy mà không diệt đạo tâm. Quét Tam tâm, cần quét sạch tâm quá khứ - tâm vị lai - tâm hiện tại. Bay Tứ tướng, phải không có ngã tướng (cái tôi) - không có nhân tướng (lòng dục con người) - không có chúng sinh tướng (thường xuyên khởi ý niệm) - không thọ giả tướng (tuổi thọ). Tâm không trụ chấp một hình tướng nào, không trụ chấp sắc - thanh - hương - vị - xúc - pháp, khiến đạo tâm tồn tại vĩnh viễn. Người tu hành cần nhận biết rõ đạo tâm và tâm ham muốn. Phàm đạo tâm phát khởi, cần phát huy toàn vẹn. Phàm tâm ham muốn phát động, cần tiêu diệt triệt để. Nhà Nho gọi là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Nhà Phật gọi là Đại từ Đại bi, khi đạo tâm khởi phát. Nhà Nho gọi là thanh sắc hóa tài (âm thanh, nữ sắc, tiền của, lợi ích), nhà Phật gọi là tham sân si ái, lúc tâm ham muốn phát động nếu thấu tỏ thông suốt, phân biệt một cách thực tiễn, tức là đắc vậy.
  • 40. 40 覺路指南 Chương 13 : Dung Đức “Thư” rằng: “Có đức bao dung sẽ trở nên to lớn”, có thể thấy đức bao dung là yếu tố của nhân sinh. Trời có năng lực to lớn, nên bao trùm khắp vạn vật. Đất có năng lực to lớn, nên sinh dưỡng vạn vật. Con người có năng lực to lớn, nên có cả trời đất bao la. Năng lực to lớn thì phải có đức sâu rộng, năng lực nhỏ bé thì đức mỏng. Phàm lâm vào cảnh khốn khổ gian nan bị hủy báng nhục mạ, đều cần có lòng đại lượng bao dung. Ví như nghèo hèn khuya sớm tảo tần, chớ phẫn nộ sân hận. Khốn khổ hoạn nạn, chớ phát sinh phiền não. Đặc biệt bị hủy báng nhục mạ, chớ so đo tính toán. Nghèo hèn khuya sớm tảo tần là vận mệnh ta, số phận vốn thế, chẳng thể oán hận. Khốn khổ hoạn nạn là định số của ta, muốn trốn cũng chẳng thể, phiền não có ích gì? Còn về bị người hủy báng nhục mạ, nếu ta phạm phải lỗi lầm, khổ chủ đương nhiên báo thù - không nên tính toán so đo. Ngược lại nếu đối phương gây tạo tội lỗi, họ sẽ bị tổn đức, không tổn hại đến ta, ta cũng chẳng so đo tính toán. Huống hồ sự hưởng thụ trong kiếp này là do kiếp trước tạo, có sự hủy báng nhục mạ chưa hẳn không có nhân. Hoặc nợ oan nghiệt kiếp trước đến đòi, quả như thế, sẽ là cơ hội tốt để chúng ta tiêu giải oan nghiệt, không tổn hại gì, mà còn có ích là đằng khác. Nếu nhất thiết phải tính toán so đo, thì oan nghiệt đã chưa giải lại kết sâu thêm, oan oan tương báo, đến bao giờ mới dứt. Nhân sinh thế giới, thông thường đau khổ triền miên sướng vui nào có bao nhiêu, đâu biết rằng đau khổ sướng
  • 41. Giaùc Loä Chæ Nam 41 vui đều do tự ta gây ra - hoàn toàn tại tâm ta. Bất kể sự đau khổ nào, tâm ta không cảm thấy đau khổ, tất sẽ không đau khổ. Bất kỳ niềm vui sướng nào, tâm ta không cho rằng vui sướng, tức không cảm thấy sướng vui. Cũng như bị người hủy báng nhục mạ, người khác cho rằng ta bị sỉ nhục thậm tệ, thế nhưng ta không lưu ý, thì đâu có đau khổ? Đẩy mạnh hơn nữa, bất kể nỗi đau khổ phiền não nào, nếu dửng dưng không màng tới, tức có thể chuyển khổ đau thành niềm vui sướng. Nếu thế, cần hàm dưỡng tâm tính - khuếch đại đức bao dung, thực hành Vô uý bố thí, mới có thể thực hiện viên mãn. Ngược lại, lòng dạ hẹp hòi, không đủ đức bao dung, gặp việc không suy nghĩ thấu đáo, bất luận xanh đỏ tím vàng, cứ mãi oán hận phiền não. Hoặc nộ khí xông thiên, dẫn đến tranh đấu, thoáng chốc ngọn lửa không tên thiêu rụi rất nhiều công đức, thậm chí gây ra vô số điều phiền toái, cá nhân bị tổn đức, lại còn tăng thêm đau khổ, quả thật chẳng đáng. Đây là tình trạng phổ biến của việc không có đức bao dung. Thiên tánh không có vô minh. “Tâm Kinh” nói: “Không có vô minh, không có hết vô minh”. Con người nếu thấu tỏ Thiên tánh - nhận thức rõ ràng về sự chân thật và giả dối, phàm hợp với Thiên tánh là chân thật, cần phát huy. Phàm không hợp với Thiên tánh là giả, cần diệt trừ, tự sẽ không động tâm, tự không còn vô minh. Sau đó kiên nhẫn vững vàng, không nghi ngờ bản thân, cần nghiên cứu thật nhiều đạo lí, dốc sức sửa đổi khí chất. Tục ngữ nói:
  • 42. 42 覺路指南 “Học vấn đủ để sửa đổi khí chất”, sửa đổi khí chất, tâm tánh sẽ tự phát huy một cách to lớn rực rỡ, giải thoát tất cả mọi hệ lụy, nếu thế sao lại không đạt được thành tựu? Chương 14 : Ngoại Công Nhân sinh Đại Đạo, không ngoài Thiên tánh, trên đây đã nói qua. Làm người lập thân xử thế không thể tách rời Thiên tánh, mới có thể tận được lòng người hợp với trời. Thiên tánh thứ nhất là lòng nhân, lòng nhân không gì lớn hơn có nhân với cha mẹ, vì thế trong trăm hạnh chữ Hiếu đứng đầu. Đại Hiếu là đẩy mạnh tới bạn bè thân hữu - đạt tới xã hội. Tự thân biết hiếu thảo cha mẹ, cũng muốn mọi người hiếu thảo với cha mẹ. Đại Hiếu tích đức gieo phúc - rạng rỡ tổ tiên lưu danh muôn thuở. Tự hiển lộ đức tính hiếu thảo với cha mẹ, đồng thời muốn mọi người cũng hiếu thảo với cha mẹ. “Đại Học” nói: “Làm rõ cái đức sáng, làm một con người mới”. “Khổng Tử” rằng: “Người người đều thân cận với người thân, tôn kính bậc trưởng bối, thiên hạ sẽ thái bình”. Đều là phát huy Thiên tánh - hồi phục đức tính tốt đẹp vốn có. Con người hành theo sự căn bản, sao chẳng phải là Thánh Hiền? Hiện đang là tam kỳ mạt kiếp, trời ban ân điển lớn, đạo chân chánh giáng khắp muôn nơi, phàm người có căn tu đều có thể đắc được. Tâm pháp huyền cơ chân chánh từ
  • 43. Giaùc Loä Chæ Nam 43 xưa không tùy tiện tiết lộ, nay ứng vận phổ truyền, quả thật muôn đời khó có được cơ duyên tốt đẹp. Như có thể thành tâm tu hành, nhà Nho nói về lòng Nhân, nhà Phật là Đại từ Đại bi. Ôm hoài bão cứu đời, tuyên truyền giáo hóa sâu rộng - cứu độ chúng sinh, hoặc thiết lập Phật đường - mở rộng cửa thiện, hoặc khai hoang xa gần - mở rộng con đường thiện, hoặc xem nhẹ tiền tài coi trọng đạo - xúc tiến công tác làm việc thiện, đều có vô lượng công đức. Thế nhưng, tham công chuốc họa cũng là điều tối kỵ của người tu hành. Ví như khai hoang độ người, bất luận họ có ưng thuận hay không, cứ tùy tiện lôi kéo. Về mặt giảng kinh thuyết pháp, bất chấp có phải là chân lí hay không, cứ đàm luận thao thao bất tuyệt, dùng những phương thức không có lễ, để tranh công chứng quả. Đâu biết rằng Thiên đạo vốn tự nhiên, công đức chân thật là không trụ chấp một hình tướng nào. Phàm có ý làm việc thiện, đều chẳng phải là việc thiện chân thật, bởi bước đầu có sự miễn cưỡng, cũng cần hàng phục thân tâm, bất kỳ phương diện nào cũng hợp lí hóa, chớ để tâm ham muốn phát động - bởi sẽ xử lí công việc không thỏa đáng, muốn lập công đức thật sự, song ngược lại sẽ chuốc đại họa, cả đời lao tâm khổ tứ, kết quả là rơi vào hố sâu, quả thật đáng tiếc. Tóm lại, tu đạo phải lấy Thiên tánh làm chủ, phát huy Thiên tánh, lấy Ngoại công làm đầu. Hành Ngoại công, cần thích ứng với Thiên tánh. Thiên tánh tự nhiên, lập Ngoại công cũng cần tự nhiên. Thiên tánh không trụ chấp một hình tướng nào trong tâm, hành Ngoại công tâm cũng
  • 44. 44 覺路指南 không trụ chấp một hình tướng nào cả. “Kinh Kim Cương” nói: “Bồ tát lấy pháp không trụ chấp một hình tướng nào để hành bố thí, không trụ chấp vào sắc để bố thí”. “Đạo Đức Kinh” nói: “Trời đất bất nhân, lấy vạn vật làm sô cẩu(15) . Thánh nhân bất nhân, lấy trăm họ làm sô cẩu”, đều là lời nói chí lí sáng suốt. Người tu hành, cần suy nghĩ chín chắn. Chương 15 : Nội Công Nội công gồm có Khí công và Tánh công. Ngồi thiền luyện đan gọi là Khí công, tồn tâm dưỡng tánh gọi là Tánh công. Khí công thuộc Trung thừa, Tánh công là Thượng thừa, khảo sát “Tham Đồng Khế” của ngài Ngụy Bá Dương thuộc Lão giáo, phát minh rút Khảm điền Ly, lấy Tiên thiên Bát quái làm Càn nam Khôn bắc, Hậu thiên Bát quái làm Ly nam Khảm bắc. Con người rơi vào hậu thiên, nếu muốn trở về căn bản và nguồn cội, tất cần từ hậu thiên (15) Sô cẩu: Thời xưa lấy cỏ bện thành hình con chó, dùng trong việc tế tự, dùng xong thì vứt đi. Sau này lấy nó ví cho vật phế phẩm. “Lão Tử Đạo Đức Kinh”: “Trời đất bất nhân, lấy vạn vật làm sô cẩu. Thánh nhân bất nhân, lấy trăm họ làm sô cẩu”. Nhân, ý nói có sự thiên lệch riêng tư.
  • 45. Giaùc Loä Chæ Nam 45 trở về tiên thiên. Thế nên cần An lư Lập đỉnh(16) - luyện lửa đun nấu - rút trong Khảm nhất Dương (1 hào dương) điền vào Ly - hồi phục quẻ trở thành Càn, hạ nhất Âm (1 hào âm) trong quẻ Ly xuống điền vào Khảm - hồi phục trở thành Khôn. Do vậy Luyện Tinh Hóa Khí(17) - Luyện Khí Hóa Thần(18) - Luyện Thần Hoàn Hư(19) , đây gọi là Khí (16) An lư Lập đỉnh: Đạo Gia (Lão Giáo) dùng phép tiên tu phục luyện đan (luyện thuốc viên). Thời xưa lấy nấu luyện “đan dược” để ví cho luyện Tinh Khí Thần ở bên trong. Luyện đan tất trước tiên cần có thuốc, Nội đan là lấy “Tinh Khí Thần” làm thuốc. Luyện thuốc cần có dụng cụ để đựng thật nhiều thuốc, đấy gọi “đỉnh”. Thân người tuy lớn, phạm vi tụ-tiêu của tinh thần, chẳng qua là ở đầu, vì thế hội tụ Tinh Khí Thần tại Quan Khiếu (Huyền Quan Khiếu), đều có thể lấy làm đỉnh. Nấu luyện tất cần có lửa, khí cụ để sinh lửa - phát lửa gọi là “lò”, sau lỗ rốn Đan Điền, là nơi then chốt để phát hỏa. Ngoài ra còn có một lối giải thích khác, thân người là lò, an lư (đặt lò) tức là chế phục sự giận dữ và lòng ham muốn. Huyền Quan Khiếu là đỉnh, luyện khí luyện đến âm tận dương thuần (hết âm chỉ Thuần dương), cũng chính là hồi phục tự tánh quang minh, còn ta là thể Thuần dương, gọi là Lập đỉnh. (17) Luyện Tinh Hóa Khí: trong thuật Nội đan cho rằng, con người đến tuổi trưởng thành, bởi bị vật dục làm hao tổn, bởi tinh tiên thiên không đủ, tất cần dùng tiên thiên nguyên khí chiếu ấm nó, khiến nó đầy đủ trở lại, trở về với tinh khí tiên thiên, đây là bước đầu trong nội dung và mục đích của việc Luyện Tinh Hóa Khí. (18) Luyện Khí Hóa Thần: khi thần ngưng nhập khí huyệt, nhất dương sơ (mới hình thành 1 dương) hoạt động vào giờ Tý, hái tiểu dược (thuốc nhỏ) thông huyệt Nhâm Đốc, Khảm Ly cùng
  • 46. 46 覺路指南 công. Từ xưa người tu hành, đa phần đều dựa vào công phu này mà đạt được thành tựu. Đến các môn phái khác, công phu có sự khác biệt, đều không ngoài việc bắt tay từ Tinh Khí Thần. Tánh công thì không như thế, bắt tay trực tiếp từ việc tu tánh, không hái thuốc - không luyện đan, chỉ diệt trừ lòng ham muốn riêng tư - tồn thiên lí - giữ Ngũ giới - dưỡng tâm tánh, không cẩu thả - không giận dữ - không gian xảo - không làm xằng làm bậy. Phàm là những việc dẫn đến thần mê muội chôn vùi tánh - phản đạo bại đức đều không làm. Có lúc ngồi tĩnh lặng giữ Huyền Quan Khiếu, điều hòa hơi thở - dưỡng tâm thần, Tam quan Cửu khiếu(20) , không câu thúc bất kỳ tư thế nào, đi đứng nằm giao nhau, có cảm giác phát sinh trạng thái mơ hồ hoảng hốt cực kỳ tĩnh lặng, Luyện Khí Hóa Thần, là tiến hành dựa trên cơ sở Luyện Tinh Hóa Khí. Thông qua Luyện Tinh Hóa Khí tâm đạt đến cảnh giới thanh tịnh trời người liên thông, khiến Thần và Khí kết hợp mật thiết, ôm chặt không rời, đạt đến mục đích Khí hóa làm Thần. (19) Luyện Thần Hoàn Hư: trong quá trình rèn luyện 2 giai đoạn Tinh Hóa Khí - Khí Hóa Thần trước, đều là ý (tức thần) đóng vai trò tác dụng chủ đạo. Trong giai đoạn thứ 3, thông qua 2 giai đoạn trước khổ luyện trường kỳ, đã hình thành điều kiện phản xạ, không cần dụng ý, khi ngồi tâm lưu chuyển đạt cảnh giới thanh tịnh trời người liên thông, gọi là Hoàn Hư (trở về hư vô). Ngoài ra còn muốn nói rằng, thông qua ý giữ Đan Điền, tưởng tượng “đứa bé” đang bú sữa, nuôi dưỡng huấn luyện, để đạt mục đích xuất Thần. (20) - Tam quan: 3 cơ quan của cơ thể là, ăn - nhìn - nghe.
  • 47. Giaùc Loä Chæ Nam 47 ngồi, bất kỳ lúc nào đều có thể tĩnh dưỡng. Không chỉ công phu tiện lợi, mà còn trực tiếp nuôi dưỡng tâm tánh, đây thuộc về con đường tắt, nên gọi là Thượng thừa. Thế nhưng công phu này nếu không đắc chân truyền, sẽ không dễ thực hiện. - Ngồi tĩnh lặng giữ Huyền Quan Khiếu, không biết bắt tay từ đâu. - Nhận thức về lí không chuẩn xác, sẽ khó diệt trừ lòng ham muốn vật chất. Đã đắc được chân truyền của Tam giáo Thánh nhân, phải bắt tay từ Tánh công. Duy tín đồ hậu thế nếu chưa đắc tâm pháp, đa phần đều ẩn cư tại núi sâu động cổ, chuyên sử dụng Khí công. Hiện đang là tam kỳ mạt kiếp, Đại Đạo phổ truyền khắp nơi - truyền thụ tâm pháp phổ biến khắp các tỉnh thành, phàm người có duyên đều có thể đắc được, nay là thời kỳ tươi đẹp, quả là cơ hội một bước trực tiếp siêu thoát. Nếu chỉ dùng Nội công, không dùng Ngoại công, sẽ không dễ dàng tiến tới thành công. Bởi lẽ Nội công là bảo tồn Thiên tánh, Ngoại công là phát huy Thiên tánh, huống hồ tam kỳ ứng vận, lấy Ngoại công làm trọng. Nếu dùng - Cửu khiếu: trong “Kinh Dịch” gọi cửu (số 9) là Dương. Thế nên “Đạt Ma Bảo Truyện” ngài Đạt Ma Tổ Sư gọi “Cửu khiếu” là “Khiếu Thuần Dương” (Huyền Quan Khiếu), chứ chẳng phải như người đời thường gọi “Cửu khiếu” là “9 lỗ” (2 mắt; 2 lỗ mũi; 2 lỗ tai; miệng; lỗ tiêu; lỗ tiểu).
  • 48. 48 覺路指南 Ngoại công, mà không dùng Nội công, khi Ngoại công viên mãn, Nội công sẽ tự thành. Chính vì vậy Nội công là đạo, Ngoại công là đức, đạo phải lấy đức vun bồi. Nếu dùng Nội công, mà không dùng Ngoại công, mầm non sẽ không tươi tốt, nếu tươi tốt cũng sẽ không thực, vẫn không thể đạt đến cứu cánh Niết Bàn. Chương 16 : Quả Vị Cây kết trái, người có quả vị, việc gì đến ắt sẽ đến, đây là lí tất nhiên. Thế nhưng cây sinh trưởng đến thời vụ sẽ kết trái tươi ngon, người tu hành sẽ đắc Chánh vị (quả vị chân chánh). Sao gọi là kết trái tươi ngon - Chánh vị? Bởi lẽ cây không mất bản chất, sẽ kết trái tươi ngon. Con người không mất bản thể, sẽ được chánh vị. Nếu cây không sinh trưởng, sẽ không tươi tốt, hoặc không ra hoa kết trái. Con người không tu, vị trí tất không chân chánh, hoặc không Đắc vị (chứng đắc quả vị). Nhà Nho tu sẽ thành Thánh Hiền. Đạo giáo tu sẽ thành Thiên Tiên. Nhà Phật tu sẽ thành Như Lai. Thánh Hiền Tiên Phật tức là Chánh quả vị của con người, Mạnh Tử gọi là Thiên tước (tước vị trời ban) là thế đấy. Nhà Nho nói về pháp Nhập thế, xem trọng người Nhập thế, sau khi qua đời kết quả ra sao thì chẳng đề cập tới.
  • 49. Giaùc Loä Chæ Nam 49 “Luận Ngữ” nói: “Chưa biết sống sẽ ra sao, đâu biết sau khi chết sẽ thế nào?”. Lại nói: “Chưa thể thờ kính người, sao có thể thờ quỷ?”. Lão Giáo nói về pháp Xuất thế, xem trọng Xuất thế trở về cội nguồn, vạn sự vạn vật tại thế gian, đều là hư vô. “Đạo Đức Kinh” rằng: “Mọi vật trên đời, đều trở về với cội nguồn. Trở về cội nguồn gọi là tĩnh, tĩnh gọi là Phục mệnh”. Lại nói: “Lúc sinh ra vốn không có gì cả, làm việc không cậy nhờ ai, đến khi thành công không chiếm làm của riêng”. Nhà Phật nói về pháp Xuất thế, xem trọng không thấy Phật tướng (thấy Phật bằng phương thức không chấp hình tướng), các tướng sinh diệt của thế gian đều cần diệt độ. “Kinh Kim Cương” nói: “Như Lai đâu cần dùng 32 tướng tốt để nhìn”(21) . Lại nói: “Ta cần diệt độ(22) tất cả chúng sinh”. Tuy Tam giáo giảng luận khác nhau, truyền thụ khác biệt, song về kết quả đều quy về một thể. Nhà Nho nói: “Tận nhân hợp Thiên” (Tận lòng người hợp với Trời), Lão giáo nói: “Hồi căn phục Mệnh” (Trở về nguồn cội phục Mệnh), nhà Phật nói: “Kiến Tánh thành Phật” (Thấy Tánh thành Phật), tên gọi tuy khác nhau, nhưng thực tế Phật tánh chính là căn bản của con người - căn bản chính là Thiên - Thiên chính là Lí, Lí chính là Tánh, vốn xuất phát từ căn nguyên này. Do đó, bất luận là “Hợp với Thiên 21 Như Lai đâu cần dùng 32 tướng tốt để nhìn: ý nói Thích Ca Mâu Ni Phật không chấp hình chấp tướng 22 Diệt độ: diệt trừ phiền não - thoát khỏi bể khổ; hoặc nói về chỉ điểm tánh chân (bổn tánh chân thật) - khiến ta tự ngộ.
  • 50. 50 覺路指南 tâm”, hay “Minh tâm kiến Tánh”, hoặc là “Quy phản căn nguyên”, đều là hồi phục Thiên tánh vốn có. Chỉ khác ở cách bắt đầu để hạ công phu mà thôi, tuy dùng công phu khác nhau - phương thức khác biệt, nhưng đi đến điểm thành tựu thì hoàn toàn giống nhau. Nếu nói đến quả vị mà Phật gia thường đề cập đến, thì nếu như có thể thấy được bản tánh của chính mình, thì sẽ thành tựu Phật đạo, liền đắc được quả vị của “Cửu phẩm liên đài”, được chia làm 9 phẩm, 9 là đại diện cho Thuần dương, khảo chứng trong Kinh Dịch : Thiên là cửu (9) Địa là lục (6), chiếu theo sự giải thích trong đơn thư của Đạo gia, có nói đến “Cửu chuyển Kim đan” trong sách luyện đan, quả vị ví như hoa sen, ý nói giữa chốn trần thế mà không nhiễm bụi trần. Vì tính chất của hoa sen tinh khiết thanh bạch, thế nhưng không vào bùn nhơ sẽ không thể sinh trưởng, tuy sinh trưởng trong bùn nhơ, tuyệt đối không bị bùn nhơ làm ô uế, nên được gọi là Quân tử, Quân tử chính là người tuy sống trong hồng trần, nhưng không hề bị hồng trần làm ô nhiễm. Người tu hành có thể mượn tất cả giả tượng nơi thế tục, để tu luyện bản tánh chân như của chính mình, thu dọn những tập tánh đã lẫn lộn trên trần thế, thì kết quả cũng sẽ giống như hoa sen mà thôi. Do đó quả vị của Phật gia chính là dùng mệnh danh của hoa sen, nhưng đây chỉ là một phương pháp để đưa ra sự nhận định và giải thích của cá nhân mà thôi, mà chẳng hề có một căn cứ thực tế nào cả, những vị Tiền hiền đại đức, sau khi đọc xong đoạn văn chương này, mong rằng
  • 51. Giaùc Loä Chæ Nam 51 các vị sẽ chỉ điểm cho nhiều hơn. Tăng tiến phẩm đức, tu tập Thánh nghiệp, thanh trừ mọi nhơ nhớp nơi đầu nguồn, thì dòng nước nhất định sẽ thanh khiết trong xanh, tu đạo phải theo trình tự mà thăng tiến, thì nhất định sẽ đạt đến cảnh giới cao nhất, lấy tâm ấn tâm, và chứng đắc được quả vị giác ngộ bồ đề.