SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
Download to read offline
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
Sau khi học xong bài này, học sinh cần nắm được :
- Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nắm được những nét lớn về diễn biến chiến tranh: Các giai đoạn, các măt trận chính,
những bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến tranh. Kết cục của chiến tranh và tác động
của nó đối với tiến trình thế giới sau chiến tranh.
2. Tư tưởng.
- Giúp HS thấy được tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh và những hậu quả khủng khiếp
của nó đối với nhân loại. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết
tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho tổ quốc và nhân loại.
- Học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của quân đội nhân dân các nước
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, giành độc lập dân tộc và hòa bình thế giới.
3. Kỹ năng.
- Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.
- Kỹ năng sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.
1. Sách.
- Sách giáo khoa Lịch sử 11, Phan Ngọc Liên (chủ biên), NXB Giáo Dục.
- Sách giáo viên lớp 11, Phan Ngọc Liên (chủ biên), NXB Giáo Dục Việt Nam.
2. Thiết bị dạy học.
- Lược đồ Đức – Italia gây chiến và bành trướng (từ tháng 10/1935 đến tháng 8 / 1939).
- Một số tranh ảnh liên quan đến chiến tranh thế giới thứ hai.
III. TIẾN TRÌNH DAY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới ?
3. Dẫn dắt vào bài mới.
- Ở các chương trước chúng ta đã lần lượt đi tìm hiểu về Cách mạng tháng Mười Nga và
công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô ( 1921 – 1941) về các nước TBCN và các nước
châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939). Tất cả các sự kiện các em đã
tìm hiểu có mối quan hệ mật thiết với sự kiện mà hôm nay chúng ta tìm hiểu trong
chương IV, đó là chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945).
- Vậy con đường dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai? Chiến tranh thế giới thứ
hai diễn biến ra sao? Kết cục của cuộc chiến tranh như thế nào, nó có tác động gì đối với
tình hình thế giới ? Để trả lời được các câu hỏi trên chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài
hôm nay. Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945).
1
3. Tổ chức hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV - HS Kiến thức HS cần nắm
* Hoạt động 1:
- GV gợi cho HS nhớ lại các bước phát triển thăng
trầm của CNTB giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -
1933 đã gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn tới sự ra
đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một
số nước, điển hình là Đức - Italia - Nhật Bản. Trên
thế giới hình thành 2 khối đế quốc đối địch nhau:
một bên là Mỹ - Anh - Pháp một bên là Đức - Italia
- Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa
hai khối này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc
chiến tranh toàn cầu lần thứ 2.
- Vậy các bước đi cụ thể trên con đường dẫn tới
chiến tranh thế giới thứ II diễn ra như thế nào? Cần
nhận định thế nào cho đúng về nguyên nhân dẫn
đến chiến tranh? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu ở
mục I.
* Hoạt động 2:
- Câu hỏi: Đầu những năm 30, các nước phát xít
Đức - Italia - Nhật Bản đã có những hoạt động
quân sự như thế nào? Những hoạt động đó nói
lên điều gì?
+ Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức -
Italia. Nhật Bản đã có những hoạt động quân sự ráo
riết:
- Thứ nhất, trong những năm 1936 - 1937, 3 nước
Đức, Italia, Nhật Bản đã ký kết và cùng gia nhập
"Hiệp định chống quốc tế cộng sản". Liên minh
phát xít Đức - Italia - Nhật Bản được hình thành,
còn được gọi là "Trục tam giác Béc lin - Rô ma -
Tôkiô". Sự thành lập khối trục không phải chỉ
nhằm mục đích chống quốc tế cộng sản mà trước
mặt và cấp bách hơn là nhằm chống các địch thủ đế
quốc phương Tây gây chiến tranh để phân chia lại
thế giới, giành lại thị trường và thuộc địa.
- Thứ hai và đồng thời trong thời gian đầu những
năm 1930, khối này tăng cường các hoạt động quân
sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực
khác nhau trên thế giới. Sau khi chiếm vùng Đông
Bắc Trung Quốc (1931).Từ năm 1937, Nhật Bản
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN
TRANH.
1. Các nước phát xít đẩy mạnh chiến
tranh xâm lược ( 1931 – 1937).
- Đầu những năm 30 của thế kỉ XIX các
nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã
liên kết với nhau thành liên minh phát xít
( Trục Beclin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này
tăng cường các hoạt động quân sự và gây
chiến tranh.
2
mở rộng xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
Phát xít Italia tiến hành xâm lược Êtiôpia năm
1935; cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha
nhằm hỗ trợ lực lượng phát xít Phran cô đánh bại
Chính phủ cộng hoà (1936-1939). Sau khi bỏ hoà
ước Véc xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu
thành lập một nước "Đại Đức" bao gồm tất cả các
lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.
- Tất cả những hoạt động trên của phe phát xít biểu
hiện rõ tham vọng điên cuồng của phe này trong
việc gây chiến tranh phân chia lại thế giới. Nguy cơ
bùng nổ chiến tranh thế giới đã gần kề, nếu không
có những hành động kiên quyết thì không thể ngăn
chặn được.
- Câu hỏi: Trước chính sách bành trướng xâm
lược của phe phát xít, các nước lớn (Liên Xô,
Mỹ, Anh, Pháp) có thái độ như thế nào? Em có
nhận xét gì về những thái độ đó?
+ Trước sự bành trướng xâm lược của phe phát xít,
Liên Xô nhận định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù
nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các
nước tư bản Anh, Pháp, Mỹ thành lập mặt trận
thống nhất chống phát xít, chống chiến tranh để
bảo vệ hoà bình, dân chủ cho toàn nhân loại. Liên
Xô cũng kiên quyết đứng về phía các nước Êtiôpia,
cộng hoà Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm
lược. Rõ ràng, Liên Xô đã có một thái độ rất kiên
quyết, tích cực nhằm ngăn chặn nguy cơ chiến
tranh thế giới.
+ Chính phủ các nước Anh, Pháp đều có chung
một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi
cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa
phát xít nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì
thế, giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không
liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít.
Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát
xít nhằm đẩy các nước này quay sang tấn công
Liên Xô. Với "Đạo luật trung lập" (8/1935) giới
cầm quyền Mỹ thực hiện chính sách không can
thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mỹ.
- Như vậy, các nước Anh - Pháp bộc lộ thái độ
không kiên quyết hợp tác cùng Liên Xô chống phát
xít, đồng thời lại muốn mượn tay phát xít tiêu diệt
- Trước sự bành trướng của phe phát xít thái
độ của các nước lớn:
+ Liên Xô coi CN phát xít là kẻ thù nguy
hiểm nhất. Chủ trương liên kết với các nước
Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ
chiến tranh.
+ Anh, Pháp: muốn duy trì nguyên trạng
trật tự thế giới theo hướng có lợi cho mình.
Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát
xít, nhưng mặt khác vẫn thù ghét chủ nghĩa
cộng sản. Vì thế họ thực hiện chính sách
“dung dưỡng”, thỏa hiệp với phe phát xít,
nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
+ Tháng 8/1935 với đạo luật trung lập chính
phủ Mĩ không can thiệp vào những sự kiện
xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
3
Liên Xô và như thế "Cò ngào tranh chấp, ngư ông
thủ lợi". Chính thái độ nhượng bộ của Mỹ - Anh -
Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi để phe phát xít thực
hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.
*Hoạt động 3:
- GV chuyển ý:
- Trước thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của Mĩ - Anh
- Pháp, chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng
tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh
xâm lược của mình. để tìm hiểu rõ hơn chúng ta
cùng đi tìm hiểu phần 2. Từ hội nghị Muy-ních
đến chiến tranh thế giới.
- Bước đầu tiên trong kế hoạch chinh phục châu Âu
và thế giới của phát xít Đức là chiếm tất cả đất đai
có người Đức ở, những nước láng giềng của Đức,
trước hết là Áo rồi đến Tiệp Khắc và Ba Lan…
- Sử dụng lược đồ: Đức – I-ta-li-a gây chiến và
bành trướng ( từ tháng 10-1935 đến tháng 8 -1939).
Tường thuật lại yêu cầu HS quan sát chú ý, ghi
chép những ý chính.
- Tháng 3-1938, Đức sáp nhập Áo vào lãnh thổ.
- Sau khi chiếm Áo, Đức chuẩn bị thôn tính Tiệp
Khắc. Tiệp Khắc chiếm một địa vị đặc biệt quan
trọng trong kế hoạch giành quyền thống trị lục địa
châu Âu của Đức. Tiệp Khắc vốn gắn với Pháp và
Liên Xô bằng Hiệp ước tương trợ, là trở ngại quan
trọng cho việc thực hiện những mưu đồ xâm lược
của Hít-le ở Trung và Đông Nam Âu. Đánh vào
Tiệp Khắc nhưng mưu đồ xâm lược của Hít-le ở
Trung và Đông Nam Âu. Đánh vào Tiệp Khắc tức
Hít-le đồng thời đã giáng một đòn mạnh vào Pháp,
loại trừ đồng minh quan trọng của Pháp ở Trung
Âu và cô lập Pháp. Ngoài ra việc chiếm Tiệp Khắc
mở ra cho Đức khả năng “thọc vào sườn” của Ba
Lan. Kế hoạch xâm lược Tiệp Khắc cũng nhằm
chống Liên Xô và là giai đoạn quan trọng nhất
trong việc chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô.
- Để thôn tính Tiệp Khắc, Hít le đã gây ra vụ " Xuy
- đét". Xuy - đét là vùng đất ở phía tây và tây bắc
Tiệp Khắc. Nơi đây có trên 3 triệu người nói tiếng
Đức. Bằng cách xúi giục các cư dân gốc Đức sinh
sống ở vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc dậy đòi ly
khai, Hít le trắng trợn yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc
2. Từ hội nghị Muy- ních đến chiến tranh
thế giới.
a. Hội nghị Muy – ních.
+ Hoàn cảnh triệu tập hội nghị:
- Tháng 3 – 1938, Đức sáp nhập Áo. Sau đó
Hít – le gây ra vụ Xuy – đét để thôn tính
Tiệp Khắc.
- Liên- xô tuyên bố sẵn sàng giúp Tiệp
Khắc chống xâm lược.
- Nhưng Anh, Pháp vẫn tiếp tục chính sách
thỏa hiệp, yêu cầu Chính phủ Tiệp Khắc
nhượng bộ Đức.
4
trao quyền tự tự trị cho Xuy - đét. Trước tình thế
cấp bách đó, Liên Xô tuyên bố sẵn sàng giúp Tiệp
Khắc chống xâm lược nếu các nước phương tây
cũng chung hành động. Nhưng các nước Anh, Pháp
vẫn tiếp tục chính sách thoả hiệp, yêu cầu chính
phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức. Hơn thế nữa, Anh
- Pháp còn gửi tối hậu thư đe doạ: nếu Tiệp Khắc
tiếp nhận sự giúp đỡ của Liên Xô thì cuộc chiến
tranh của nước Đức phát xít sẽ mang tính chất một
cuộc "Thập tự chinh" chống Liên Xô mà Anh,
Pháp khó tránh khỏi không tham gia.
- Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu
tập với sự tham gia của người đứng đầu các chính
phủ Anh - Pháp - Đức và Italia. Một hiệp định đã
được ký kết. Theo đó, Anh - Pháp trao vùng Xuy-
đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết
của Hít-le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở
châu Âu. Đại biểu Tiệp Khắc được mời đến Muy-
ních chỉ để tiếp nhận và thi hành hiệp định.
- Câu hỏi: Em có nhận xét gì về Hội nghi Muy –
ních?
Chính sách nhân nhượng của các Anh , Pháp
được thể hiện như thế nào? Hội nghị này thể
hiện âm mưu gì của chủ nghĩa để quốc đối với
Liên Xô?
- Có thể thấy rằng, Hội nghị Muy – ních là đỉnh
cao của chính sách thỏa hiệp của các nước Anh,
Pháp đối với phát xít Đức. Chính phủ Anh, Pháp
hy vọng rằng bằng việc bán rẻ quyền lợi của Tiệp
Khắc cho Hít – le,họ sẽ tránh được một cuộc đọ
sức với Đức, mà chĩa mũi nhọn của cuộc chiến
tranh vào Liên Xô. Tuy nhiên thực chất diễn ra
không như vậy bởi Tiệp Khắc chưa phải là tham
vọng cuối cùng của Hít –le.
- Đồng thời nó cũng thể hiện âm mưu thống nhất
của chủ nghĩa đế quốc ( kể cả Anh – Pháp- Mĩ và
Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản) trong việc tiêu diệt
Liên Xô.
Câu hỏi: Sau khi chiếm được Xuy-đét, Hít Le có
những hành động thế nào? Hành động đó thể
hiện âm mưu gì của Phát xít Đức?
- Sau khi chiếm Xuy-đét, tháng 3/1939, Hít-le thôn
tính toàn bộ Tiệp Khắc. Không dừng lại ở đó, Hít-
=> Do đó ngày 29- 9- 1938, Hội nghị Muy-
ních được triệu tập với sự tham gia của
những người cầm đầu các chính phủ Anh,
Pháp, Đức, I-ta-li-a.
+ Nội dung:
- Anh, Pháp trao vùng Xuy – đét của Tiệp
Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm
dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.
b. Sau Hội nghị Muy – ních.
- Sau khi chiếm Xuy – đét, Hít – le thôn
tính toàn bộ Tiệp Khắc ( 3 - 1939) và ráo
riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba
5
le bắt đầu gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành
chiến tranh với Ba Lan.
- Như vậy, bọn phát xít đã trắng trợn xóa bỏ hiệp
định vừa ký kết ở Muy-ních, giới thống trị Anh -
Pháp - Mĩ tính toán rằng sau khi chiếm trọn Tiệp
Khắc, Đức sẽ tấn công Liên Xô. Nhưng thực tế,
sau khi chiếm Tiệp Khắc, Hít-le bắt đầu gây hấn và
chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan.
- Trước khi khai chiến, Đức đã đề nghị đàm phán
với Liên Xô để phòng khi chiến tranh bùng nổ phải
chống lại 3 cường quốc trên cả hai mặt trận (Anh
Pháp ở phía tây và Liên Xô ở phía đông). Liên Xô
chấp nhận đàm phán vì đây là giải pháp tốt nhất để
tránh một cuộc chiến tranh và bảo vệ quyền lợi
quốc gia trong tình thế cô lập lúc bấy giờ.
- Bản “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau”
đã được ký kết ngày 23/8/1939 và kèm theo đó là
một “Biên bản mật” nhằm phân chia khu vực ảnh
hưởng ở Đông Âu giữa hai nước.
=> Những hành động trên đây của Đức đã phơi bày
rõ bản chất hiếu chiến và âm mưu nham hiểm của
Đức. Cam kết “chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở
Châu Âu” của Hít-le ở hội nghị Muy-ních chỉ là ảo
tưởng của Anh - Pháp. Thực tế, Đức đã thể hiện rõ
mưu đồ của mình là bành trướng thế lực ở châu Âu
trước, sau đó mới dốc toàn lực lượng chiến tranh
với Liên Xô.
Lan.
- Ngày 23 – 8 – 1939, Hiệp ước Xô- Đức
không xâm phạm nhau đã được ký kết.
- GV chuyển ý: vậy chiến tranh thế giới thứ hai đã
bùng nổ và lan rộng ở Châu Âu như thế nào chúng ta
cùng tìm hiểu phần
II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG
NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU( TỪ THÁNG 9-
1939 ĐẾN THÁNG 6 -1941
1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu
Âu( từ tháng 9 – 1939 đến tháng 9- 1940).
* Hoạt động 1:
- Rạng sáng ngày 1 -9- 1939, không tuyên chiến, quân
Đức tấn công Ba Lan. Đức có sự chuẩn bị từ lâu và đưa
vào Ba Lan một lực lượng to lớn. Với ưu thế tuyệt đối
về quân số và trang bị. đồng thời lợi dụng yếu tố bất
ngờ và thực hiện “đánh chớp nhoáng” và chiếm Ba Lan
trong vòng 1 tháng.
- Câu hỏi: Tại sao Đức chọn Ba Lan là nơi tấn công
mở đầu cho cuộc chiến tranh ?
II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU
( TỪ THÁNG 9 – 1939 ĐẾN THÁNG 6 –
1941).
1. Phe phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm
chiếm châu Âu ( từ tháng 9 – 1939 đến
tháng 9 – 1940).
- Rạng sáng ngày 1 – 9 – 1939, quân Đức tấn
công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh, Pháp buộc
phải tuyên chiến với Đức.
=> Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu.
6
- Ba Lan là nước có nhiều tài nguyên quan trọng phục
vụ cho công nghiệp chiến tranh. Hơn nữa Ba Lan giữ
một vị trí chiến lược quan trọng làm bàn đạp để tấn
công Liên Xô và nhiều các nước Châu Âu khác.
- Câu hỏi: Trước tình hình này, Liên quân Anh-
Pháp đã có những hành động gì?
- Trước tình hình đó Liên quân Anh – Pháp dàn trận ở
biên giới phía tây nước Đức nhưng không tấn công Đức
và cũng không có một hành động quân sự nào để đỡ
đòn cho Ba Lan.
- Hiện tượng “tuyên” mà không “ chiến”( được các nhà
báo Mĩ gọi là “ chiến tranh kỳ quặc” , người Pháp gọi là
cuộc chiến tranh “ buồn cười’ còn người Đức gọi là
chiến tranh “ ngồi”) kéo dài suốt 8 tháng ( từ tháng 9-
1939 đến tháng 4 – 1940). Trong thời gian này, quân
đội hai bên hầu như chỉ ngồi trong chiến lũy nhìn nhau,
thỉnh thoảng quân đội hai bên mở các cuộc tấn công
nhỏ có tính chất tượng trưng rồi lại trở về vị trí cũ. Sở
dĩ có hiện tượng này là do giới cầm quyền Anh, Pháp
vẫn còn ảo tưởng về một sự thỏa hiệp với Hít-le. Với
hy vọng Đức sẽ quay sang chĩa mũi nhọn chiến tranh vê
phía Liên Xô.
- GV sử dụng lược đồ, hình ảnh trình bày, (chú trọng
Đức tấn công Pháp- tấm “thảm kịch” Pháp)
- Tháng 4 - 1940 quân Đức chuyển hướng tấn công hầu
hết các nước tư bản châu Âu và tháng 6 – 1940 quân
Đức tiến thẳng về phía Pari như bão táp
- GV yêu cầu 1 HS đọc phần in nhỏ SGK 93, cho nhận
xét về những thất bại của Pháp?
- Rất nặng nề, nó như một tấm thảm kịch của Pháp.
Nhân dân Pháp bị đói rét trong khi hàng trăm chuyến
tàu chở đầy những của cải của Pháp bị đưa hết sang
Đức.
- Tháng 7- 1940, Hít-le đề ra kế hoạch “ sư tử biển”
nhằm đổ bộ lên Anh.
- Kế hoạch “ Sư tử biển” nhằm hai mục đích: dọa nước
Anh để từ đó tạo điều kiện cần thiết cho việc thỏa hiệp
với Anh; che đậy việc bí mật tập trung quân chuẩn bị
tấn công Liên Xô, đánh lạc hướng dư luận thế giới
- Tháng 8-1940, Đức tấn công Anh bằng không quân và
thực hiện ‘ chiến tranh tầu ngầm”.
- Tuy nhiên do ưu thế về không quân và hải quân của
Anh, đồng thời do sự viện trợ của Mĩ dành cho Anh, kế
hoạch đổ bộ lên nước Anh của Đức không thực hiện
được.
GV chuyển ý: Vậy tình hình ở Đông và Nam Âu từ
tháng 9 – 1940 đến tháng 6 – 1940 như thế nào chúng
- Từ tháng 9 – 1939 đến tháng 4 – 1940 diễn ra
“cuộc chiến tranh kỳ quặc” giữa Anh, Pháp với
Đức.
- Tháng 4- 1940, quân Đức chuyển hướng tấn
công từ phía đông sang phía tây hầu hết các
nước tư bản châu Âu như Đân Mạch, Na Uy,
Bỉ, Hà Lan.
- Tháng 6- 1940, đánh thẳng vào nước Pháp.
- Tháng 7-1940, Đức tấn công Anh nhưng
không thực hiện được kế hoạch.
7
ta sẽ cũng đi vào tìm hiểu phần
2. Phe phát xít bành trướng ở Đông Âu và Nam Âu (
từ tháng 9 – 1940 đến tháng 6 – 1941).
* Hoạt động 2:
- Câu hỏi: Những hành động gì của Phe Phát xít từ
tháng 9 – 1940 đến tháng 6 -1941?
- Tháng 9 – 1940, nhằm củng cố liên minh phát xít,
Hiệp ước Tam Cường Đức- I-ta-li-a, Nhật Bản được ký
kết tại Béc-lin.
- Nội dung: nếu một trong ba nước bị đối phương tấn
công thì hai nước kia phải lập tức trợ giúp nước đó về
mọi mặt, công khai về việc phân chia thế giới: Đức, I-
ta-li-a ở châu Âu, Nhật Bản ở Viễn Đông.
- Từ tháng 10- 1940, Hít – le chuyển sang thôn tính các
nước Đông và Nam châu Âu. Đến mùa hè năm 1941,
phe phát xít đã thống trị phần lớn châu Âu. Phát xít
Đức đã chuẩn bị xong mọi điều kiện cần thiết để tấn
công Liên Xô.
- Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình chiến sự
từ tháng 9 – 1939 đến tháng 6 – 1941)? Ai là kẻ chủ
mưu? Phe nào thắng thế?
- Ở giai đoạn này, phát xít Đức tấn công và hoàn toàn
năm quyền chủ động chiến lược, giành được nhiều
thắng lợi to lớn mà hầu như không bị tổn thất gì đáng
kể. Đức đã chiếm và thống trị hầu như toàn bộ châu âu
tư bản chủ nghĩa( trừ Anh và một số nước trung lập)
- Trên cơ sở này, Hít – le dốc sức chuẩn bị và mở cuộc
tấn công xâm lược Liên Xô vào ngày 22 -6 – 1941.
- Câu hỏi: Tính chất của cuộc chiến tranh trong giai
đoạn đầu từ tháng 9 – 1939 đến tháng 6 -1 941)
- Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai giai
đoạn đầu là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa. Sự
bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp
nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của
các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào
cảnh chết chóc, bi thương.
* Hoạt động 3:
- Từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942, Chiến tranh thế
giới thứ hai đã lan rộng khắp các châu lục trên thế giới.
Tính chất của chiến tranh có sự thay đổi, khối đồng
minh chống phát xít hình thành. Để hiểu cụ thể về tình
hình trên, các em sẽ hoạt động theo nhóm ở phần II.
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Nhiệm vụ cụ thể về của
từng nhóm là:
+ Nhóm 1: Phát xít Đức đã tấn công vào lãnh thổ Liên
Xô như thế nào? Nhân dân Liên Xô đã chiến đấu chống
lại phát xít Đức ra sao?
2. Phe phát xít bành trướng ở Đông Âu và
Nam Âu ( từ tháng 9 – 1940 đến tháng 6-
1941).
- Tháng 9 -1940, khối liên minh phát xít ký
Hiệp ước Tam Cường.
- Tháng 10- 1940, Hít – le thôn tính Đông và
Nam Âu.
- Đến mùa hè năm 1941, Phe phát xít thống trị
phân lớn châu Âu và chuẩn bị xong mọi điều
kiện cần thiết để tấn công Liên Xô.
II. CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP
THẾ GIỚI( từ tháng 6 – 1941 đến tháng 11
– 1942).
1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở
Bắc Phi.
8
+ Nhóm 2: Chiến sự ở Bắc Phi bùng nổ và diễn biến ra
sao?
+ Nhóm 3: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ như
thế nào?
+ Nhóm 4: Nguyên nhân nào dẫn tới sự ra đời của khối
đồng mình chống phát xít? Tại sao nói việc Liên Xô
tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị
và quân sự của cuộc chiến?
- GV sử dụng lược đồ nhận xét, bổ sung và chốt ý:
+ Nhóm 1: Ngay từ đầu tháng 12/1940 Hít-le đã thông
qua kế hoạch tấn công Liên Xô với tư tưởng cơ bản là:
“chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh.
Tận dụng ưu thế về trang thiết bị kỹ thuật và yếu tố bất
ngờ, tiến hành chọc thủng phòng tuyến Liên Xô.
(GV mở rộng: Đi đôi với kế hoạch xâm lược về quân sự
là kế hoạch cướp bóc tài nguyên và tàn sát người Nga
một cách man rợ. chỉ thị ngày 12 – 5- 1941 của Bộ chỉ
huy tối cao Đức bắt sĩ quan, binh lính Đức phải tuân
theo:
“Hãy nhớ và thực hiện:
- Không có thần kinh, trái tim và sự thương xót –
anh được chế tạo từ sắt, thép Đức…
- Hãy tiêu diệt trong mình mọi sự thương xót và
đau khổ, hãy giết bất kì người Nga nào và không
được dừng lại, dù trước mặt anh là ông già hay phụ
nữ, con gái hay con trai.
- Chúng ta phải bắt thế giới đầu hàng, anh là
người Đức và là người Đức phải tiêu diệt mọi sự
cản trở con đường của anh”_ Trích Tổ Quốc Xô
Viết 1917 – 1980, NXB Chính Trị Matcơva
=> Chủ nghĩa phát xít Đức hiếu chiến
- Rạng sáng ngày 22/6/1941, phát xít Đức tấn công
Liên Xô theo kế hoạch đã định Đức đã huy động 190 sư
đoàn với 5,5 triệu quân, 3712 xe tăng, 4950 máy bay,
chia làm 3 đạo quân, đồng loạt tấn công trên suốt dọc
tuyến biên giới phía tây Liên Xô. Trong những tháng
đầu, nhờ ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến,
quân Đức đã tiến sau vào lãnh thổ Liên Xô. Đạo quân
phía bắc bao vây Lê-nin-grát, đạo quân trung tâm tiến
tới ngoại vi thủ đô Matxcơva, đạo quân phía nam chiếm
Ki-ép và Ucraina.
- Trước lời kêu gọi của Đảng và nhà nước “ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa lâm nguy!” , “ tất cả cho tiền tuyến, tất cả
để chiến thắng…” Quân đội và nhân dân Liên Xô đã
nhất tề đứng dậy, già trẻ gái trai, triệu người như một
kiên quyết bảo vệ Tổ quốc.
a. Mặt trận Xô – Đức:
- Tháng 12 – 1940, Hít – le thông qua kế hoạch
tấn công Liên Xô
- Ngày 22 – 6 – 1941, phát xít Đức tấn công
Liên Xô
- Quân đội và nhân dân Liên Xô kiên quyết
bảo vệ Tổ quốc.
- Tháng 12- 1941, Hồng quân phản công và
chiến thắng Đức ở măt trận Mát-xcơ-va, làm
phá sản chiến lược “ chiến tranh chớp nhoáng”
của Hít –le.
- Sau thất bại ở Mat- xcơ-va, quân Đức chuyển
mũi nhọn tấn công xuống phía nam Liên Xô
mà trong tâm là đánh chiếm Xta-lin-grát. Cuộc
chiến đấu kéo dài hơn 2 tháng, nhưng quân
Đức không chiếm được thành phố này.
9
- Tháng 12/1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-
cốp chỉ huy đã phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức
ra khỏi cửa ngõ thủ đô. Kế hoạch “Chiến tranh chớp
nhoáng” của Hít-le bị phá sản.
- Thất bại ở Matxcơva, quân Đức chuyển mũi nhọn tấn
công xuống phía Nam nhằm chiếm vùng lương thực và
dầu mỏ quan trọng nhất của Liên Xô. Mục tiêu chủ yếu
của Đức là nhằm đánh chiến Xtalingrát, thành phố được
mệnh danh là “nút sống” của Liên Xô. Với quyết tâm
“không lùi một bước” và phải giữ cho được Xtalingrát
bằng bất cứ giá nào. Quân và dân Liên Xô đã chiến đấu
quyết liệt, khiến quân Đức không thể chiếm được thành
phố này.
+ Nhóm 2: Ở Mặt trận Bắc Phi, từ tháng 9/1940, quân
đội Italia đã tấn công Ai Cập. Cuộc chiến ở đây diễn ra
trong thế giằng co, không phân thắng bại giữa liên quân
Đức - Italia với liên quân Anh - Mĩ. Liên quân Anh -Mĩ
giành ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sang phản công trên
toàn mặt trận (sau thất bại ở Matxcơva, Đức phải tập
trung lực lượng vào mặt trận Xô - Đức nên quân Đức -
Italia ở Bắc Phi yếu thế).
+ Nhóm 3 : GV sử dụng hình ảnh lược đồ trình bày
Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ: (Cuộc tấn công
Trân Châu Cảng và Lược đồ chiến trường châu Á -
Thái Bình Dương).
- Trong khi chiến tranh thế giới diễn ra ở châu Âu, thì ở
châu Á, Nhật Bản đã ráo riết nhảy vào cuộc chiến. Việc
Mĩ kiên quyết phản đối quân Nhật kéo vào Đông
Dương (9/1940) đã làm cho quan hệ Nhật - Mĩ căng
thẳng, khiến Nhật quyết định tiến hành chiến tranh với
Mĩ.
- Ngày 7/12/1941, vào 7 giờ 55 phút giờ địa phương,
các máy bay trên tầu sân bay Nhật cất cánh oanh tạc dữ
dội các tàu chiến và sân bay Mĩ ở cảng Trân Châu.
Tham gia trận tập kích này còn có 12 tầu ngầm của
Nhật. Cuộc tập kích bất ngờ và dữ dội của hạm đội
Nhật đã gây cho hạm đội Mĩ những tổn thất nặng nề
chưa từng có trong lịch sử hải quân Mĩ (5 tầu chủ lực bị
đánh chìm, 19 tàu chiến và 177 máy bay bị tiêu diệt,
hơn 3000 binh lính và sĩ quan Mĩ bị thiệt mạng. Tới lúc
Mĩ đã tuyên chiến với Đức, Italia, Nhật và chiến tranh
Thái Bình Dương chính thức bùng nổ. Chiến tranh thế
giới thứ hai đã lan rộng khắp thế giới.
- Từ tháng 12/1941 đến tháng 5/1942, quân Nhật đã
chiếm được một vùng rộng lớn, gồm Thái Lan, Mã Lai,
Xingapo, Philíppin, Miến Điện, Inđônêxia và nhiều đảo
ở Thái Bình Dương. Đến năm 1942, quân Nhật đã
b. Mặt trận Bắc Phi:
- Tháng 9-1940, quân đội I-ta-li-a tấn công Ai
Cập. Cuộc chiến giằng co không phân thắng
bại
- Tháng 10 -1942, liên quân Anh, Mĩ giành
thắng lợi trận En A-la-en giành ưu thế ở Bắc
Phi và chuyển sang phản công.
10
thống trị gần 8 triệu km2 đất đai với 500 triệu dân ở
Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
+ Nhóm 4: Hành động xâm lược của phe phát xít trên
toàn thế giới đã đẩy hàng trăm quốc gia dân tộc vào ách
thống trị tàn bạo của phát xít, thúc đẩy họ cùng phối
hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.
- Việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục
diện chính trị và quân sự của cuộc chiến. Cuộc chiến
tranh mà nhân dân Liên Xô tiến hành không vì mục tiêu
tranh chấp đất đai như các nước đế quốc mà là cuộc
chiến tranh giữ nước vĩ đại nhằm chống lại chủ nghĩa
phát xít, bảo vệ hòa bình cho dân tộc và nhân loại.
Cuộc chiến tranh đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào
kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm
đóng. Nó còn tác động khiến các chính phủ Mĩ - Anh
phải dần thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong
cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, khôi phục chủ
quyền của các dân tộc bị phát xít nô dịch. Trên cơ sở đó
mà khối Đồng minh chống phát xít được hình thành.
Ngày 1/1/1942, tại Oasinhtơn, 26 quốc gia (đứng đầu là
Liên Xô, Mĩ, Anh) đã ra bản “Tuyên ngôn Liên hợp
quốc” cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu
chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình. Sự kiện
đó đánh dấu khối Đồng minh chống phát xít chính thức
được thành lập.
- Việc Liên Xô tham chiến và sự thành lập khối Đồng
minh chống phát xít đã làm cho tính chất của Chiến
tranh thế giới thứ hai thay đổi. Từ chỗ một cuộc chiến
tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa, giờ đây nó đã trở
thành một cuộc chiến tranh của Liên Xô, Đồng minh và
nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ
chính nghĩa và hòa bình nhân loại.
* Hoạt động 4:
- GV sử dụng lược đồ Chiến tranh thế giới thứ hai và
tường thuật cho HS về trận phản công của Hồng Quân
Liên Xô tại Xta – lin – grat.
- Sau khi kìm chặt quân địch và tiêu hao nặng nề sinh
lực địch tại Xta-lin-grat, ngày 19- 11-1942, Hồng quân
Liên Xô chuyển sang phản công. Mở đầu bằng những
đòn sấm sét của pháo binh, từ ngày 19-11 đến ngày 23-
11 Hồng quân nhanh chóng khép kín dần 33 vạn quân
tinh nhuệ của Đức. . Hít-le vội điều đạo quân của thống
chế Manxten đến phá vây. Cuộc chiến đấu giữa Đức và
Liên Xô đã diễn ra ác liệt suốt từ cuối tháng 11 đến
tháng 12. Đạo quân của Manxten bị đẩy lùi ra xa và tổn
thất nặng nề. Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943, Hồng
quân mở cuộc tấn công tiêu diệt đạo quân bị bao vây:
3. Khối Đồng minh chống phát xít hình
thành.
- Nguyên nhân:
+ Hành động xâm lược của phe phát xít trên
toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng
phối hợp với nhau trong một liên minh chống
phát xít.
+ Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ
cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị
phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mĩ - Anh
thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống
chủ nghĩa phát xít.
- Sự thành lập: Ngày 01/1/1942, 26 nước (đứng
đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) đã ra tuyên bố chung
gọi là Tuyên ngôn Liên hợp quốc.Cam kết
cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát
xít. Khối Đồng minh chống phát xít được
thành lập.
- Ý nghĩa: Việc Liên Xô tham chiến và sự ra
đời của khối Đồng minh chống phát xít làm
cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai
thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống
chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại.
IV. QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN
HƯỚNG SANG PHẢN CÔNG. CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI KẾT THÚC(
TỪ THÁNG 11 – 1942 ĐẾN THÁNG 8 –
1945)
1. Quân Đồng minh phản công ( từ tháng
11- 1942 đến tháng 6 – 1944)
+ Mặt trận Xô – Đức:
- Tháng 11- 1942 đến tháng 2 – 1943, Hồng
quân Liên Xô phản công tại Xta-lin-grát. Tiêu
diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ
gồm 33 vạn người của phát xít Đức ở Xta-lin-
11
tiêu diệt 2/3 lực lượng đạo quân tinh nhuệ, 1/3 bị bắt
sống, trong đó có thống chế Phôn Pao-lút và 24 viên
tướng.
- Câu hỏi: Nêu ý nghĩa chiến thắng của Hồng quân
Liên Xô ở mặt trận Xta-lin-grát?
- Chiến thắng trận Xta-lin-grát tạo bước ngoặt đối với
mặt trận Xô – Đức và cục diện chung của thế giới
- Là trận đánh lớn có ý nghĩa xoay chuyển tình thế:
phát xít Đức từ thế chủ động rơi vào thế bị động từ
chiến lược tấn công chuyển sang chiến lược phòng ngự.
còn Liên Xô, Anh, Mĩ chuyển từ chiến lược phòng ngụ,
sang chiến lược phản công trên các mặt trận quan trọng
- Sau chiến thắng Xta-lin grát, Hồng quân đã nhanh
chóng bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng
cung Cuốc- xcơ loại khỏi vòng chiến đấu 50 vạn quân
Đức. Hồng quân liên tục tấn công, cho đến tháng 6 –
1944 đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô.
- Câu hỏi: Ở các mặt trận khác cuộc phản công của
quân Đồng minh diễn ra như thế nào?
+ Mặt trận Bắc Phi:
- Quân Anh, quân Mĩ phối hợp phản công, quét sạch
liên quân Đức – I-ta-li-a.
+ Ở I-ta-li-ta: từ tháng 7-1943 đến tháng 5-1945
- Liên quân Mĩ – Anh tấn công nam I-ta-li-a, truy kích
phát xít làm chủ nghĩa phát xít I- ta-li-a sụp đổ. Phát xít
Đức khuất phục.
+ Ở Thái Bình Dương: quân Mĩ đánh bại quân ở Gua-
đan ca-nan,tạo bước ngoặt mặt trận này. Mĩ phản công,
lần lượt chiếm đảo Thái Bình Dương.
* Hoạt động 5:
- Diễn biến chính cuộc phản công của Hồng quân Liên
Xô trên khắp mặt trận
- Sau khi giải phóng toàn bộ lãnh thổ và tiến quân giải
phóng các nước Trung và Đông Âu, Hồng quân Liên
Xô tiến sát biên giới nước Đức.
- Mùa hè năm 1944, Mĩ - Anh và đồng minh mở Mặt
trận thứ hai ở Tây Âu, tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà
Lan và chuẩn bị tấn công nước Đức.
- Từ tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô bắt đầu cuộc
tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông.
- Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức Hội nghị Italia giữa 3
nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc phân chia khu vực
chiếm đóng nước Đức, châu Âu và việc tổ chức lại thế
giới sau chiến tranh. Liên Xô cam kết sẽ tham gia chiến
tranh chống Nhật sau khi nước Đức đầu hàng. Cuộc tấn
công quân Đức ở Mặt trận phía tây của quân đồng minh
bắt đầu từ tháng 2/1945.
grát.
+ Ý nghĩa:
- Chiến thắng trận Xta-lin-grát tạo bước ngoặt
đối với mặt trận Xô – Đức và cục diện chung
của thế giới.
- Là trận đánh lớn có ý nghĩa xoay chuyển tình
thế: phát xít Đức từ thế chủ động rơi vào thế bị
động từ chiến lược tấn công chuyển sang chiến
lược phòng ngự. còn Liên Xô, Anh, Mĩ chuyển
từ chiến lược phòng ngự, sang chiến lược phản
công trên các mặt trận quan trọng.
- Hồng quân chiến thắng tại vòng cung Cuốc –
xcơ. Tiếp đó giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên
Xô.
+ Mặt trận Bắc Phi:
- Quân Anh, quân Mĩ phối hợp phản công, quét
sạch liên quân Đức – I-ta-li-a.
+ Ở I-ta-li-ta: từ tháng 7-1943 đến tháng 5-
1945:
- Liên quân Mĩ – Anh tấn công nam I-ta-li-a,
truy kích phát xít làm chủ nghĩa phát xít I- ta-
li-a sụp đổ. Phát xít Đức khuất phục.
+ Ở Thái Bình Dương: quân Mĩ đánh bại quân
ở Gua- đan ca-nan,tạo bước ngoặt mặt trận
này. Mĩ phản công, lần lượt chiếm đảo Thái
Bình Dương.
2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu
hàng. Chiến tranh kết thúc.
+ Ở châu Âu:
- Đầu năm 1944, Hồng quân Liên Xô tổng
phản công quân Đức, gồm 10 chiến dịch lớn
nối tiếp nhau, quét sạch quân Đức khỏi lãnh
thổ Liên Xô, tiến vào giải phóng các nước
Trung và Đông Âu.
- Hè năm 1944, Mĩ- Anh mở Mặt trận thứ hai ở
Tây Âu, giải phóng các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan
chuẩn bị tấn công Đức.
- Tháng 1-1945, Hồng quân Liên Xô tấn công
Đức trên mặt trận phía Đông.
- Hội nghị I-an-ta ( 2-1945) được tổ chức ,
phân chia khu vực chiếm đóng của lực lượng
Đồng minh đề ra đường lối tổ chức lại thế giới
12
- Ngày 16/4/1945, Liên Xô bắt đầu tấn công Béc-lin
diễn ra hết sức quyết liệt. Lực lượng quân Đức ở Béc-
lin có hơn 50 sư đoàn với quân số trên 1 triệu người,
1500 xe tăng, trên 3000 máy bay và ngay trong thành
phố, chúng lập ra đội dân quân phòng về đông 20 vạn
người được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại. Bộ tổng
Tư lệnh tối cao của Liên Xô đã huy động lực lượng của
2 phương diện quân gồm 2,5 triệu người 6.250 xe tăng,
7500 máy bay. Ngày 30/4, quân đội Liên Xô đã chiếm
được bộ phận chủ yếu của toàn nhà quốc hội Đức.
Chiều ngày 30/4, cờ Liên Xô cắm trên mái nhà Quốc
hội ( HS quan sát hình 48-SGK), Hít-le tự sát dưới hầm
chỉ huy.
- Ngày 9/5/1945, nước Đức kí bản hiệp ước đầu hàng
không điều kiện chấm dứt ở châu Âu.
- Câu hỏi: Vai trò của Liên Xô và đồng minh Mĩ -
Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức ?
- Về vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh Mĩ,
Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức: Liên Xô và Mĩ,
Anh đều là lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt phát xít
Đức (lưu ý phạm vi câu hỏi tập trung vào thời gian từ
1944 - 1945). Việc Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở
mặt trận phía Đông và quân Đồng minh mở cuộc tấn
công Đức ở mặt trận phía tây đã làm cho phát xít Đức
bị kẹp giữa 2 gọng kìm, bị uy hiếp về tinh thần và
nhanh chóng đi đến thất bại. Liên Xô đã đóng vai trò
lớn lao trong trận công phá Béc-lin, tiêu diệt chủ nghĩa
phát xít Đức tại xào huyệt cuối cùng của chúng.
- Câu hỏi: Nêu những nét chính về diễn biến cuộc
phản công của quân đội Mĩ – Anh ở mặt trận Châu
Á – Thái Bình Dương?
- Ở mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944 liên quân
Mĩ - Anh đã triển khai các cuộc tấn công đánh chiếm
Miến Điện và quần đảo Philíppin. Quân Mĩ tăng cường
uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của các nước Nhật
bằng không quân.
- Ngày 6/8/1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử đầu tiên
xuống thành phố Hirôsima làm 8 vạn người thiệt mạng.
Ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công
như vũ bão vào đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn
Châu.
- Ngày 9/8, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai hủy
diệt thành phố Nagasaki, giết hại 2 vạn người. Ngày
15/8, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
- Câu hỏi: Vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc
tiêu diệt phát xít Nhật?
sau chiến tranh, Liên Xô cam kết tham gia
chiến tranh chống Nhật.
- Tháng 2-1945, Hồng quân Liên Xô tấn công
Béc – lin. Ngày 30 -4 cờ Liên Xô cắm trên nóc
nhà Quốc hội Đức.
- Ngày 9 – 5- 1945, Đức đầu hàng không điều
kiện. chấm dứt chiên tranh ở châu Âu.
+ Ở mặt trận Thái Bình Dương:
- Đầu năm 1944, quân Mĩ – Anh tấn công Nhật
ở Miên Điện, quần đảo Phi-lip-pin.
- Ngày 6-8-1945, Mĩ ném bom nguyên tử đầu
tiên xuống Hi – rô-si-ma.
- Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với
Nhật, tấn công đạo quân Quan Đông.
- Ngày 9-8-1945, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên
tử xuống Na-ga-xa-ki.
- Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng không điều
kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
13
- Về vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt
phát xít Nhật (xét phạm vi thời gian 1944 - 1945): Liên
Xô, Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết
định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Nhật. Cuộc
tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật
ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít
Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố
lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném 2
quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn
trong việc phá hủy lực lượng phát xít Nhật cả về vật
chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận
việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là
một tội ác, gieo rắc thảm họa chết chóc kinh hoàng cho
nhân dân Nhật Bản.
- Sau khi tiêu diệt phát xít Đức, Liên Xô đã thực hiện
đúng cam kết của hội nghị Italia là tham gia chiến tranh
chống Nhật. Cuộc tấn công của Liên Xô vào đạo quân
Quan Đông - đạo quân chủ lực của Nhật, đã góp phần
quyết định buộc phát xít Nhật phải đầu hàng 15/8/1945,
kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
* Hoạt động 6:
- Câu hỏi: Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ
hai? Em hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo
vệ hòa bình thế giới hiện nay?
+ Về kết cục của chiến tranh.
+ Bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới
hiện nay: Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường
xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ
không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất
khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự
hủy diệt toàn nhân loại. Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa
bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để
bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân
loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể
mọi người. Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp
để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến
tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ
diễn ra trên thế giới.
V. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ
GIỚI THỨ HAI.
- Chủ nghĩa phát xít Đức - Italia - Nhật sụp đổ
hoàn toàn.
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế
giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa
phát xít. Trong đó, 3 cường Quốc Liên Xô, Mĩ,
Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định
trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong
lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết,
90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất
4000 tỷ đô la.
- Ý nghĩa: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình
hình thế giới.
4. Sơ kết bài học .
- Như vậy qua hai tiết học về chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945) chúng ta phần
nào hiểu được nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh này là do sự xuất hiện của chủ
nghĩa phát xít hiếu chiến và do chính sách nhân nhượng của các nước đế quốc như Anh,
Pháp, Mĩ. Cuộc chiến tranh trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau.
14
- Có thể thấy chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh gây nên những tổn thất
lớn về người và của trong lịch sử nhân loại. Kéo dài trong 6 năm, chiến tranh đã bao trùm
gần như toàn bộ các châu lục và diễn ra trên nhiều mặt trận. Chiến tranh thế giới thứ hai
kết thúc với sự thất bại của phe phát xít, dẫn đến những biến đổi căn bản trong tình hình
thế giới.
5. Củng cố, dặn dò.
- HS về nhà làm cac câu hỏi cuối bài, học bài cũ trước khi đến lớp và xem trước, chuẩn bị
bài 18. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( phần từ 1917- 1945).
Ngày 18 tháng 1 năm 2016
15
BÀI 19
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
(Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức.
Giúp học sinh nắm được:
- Ý đồ xâm lược Việt Nam của Tư bản phương Tây.
- Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873.
2. Về thái độ.
- Hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng.
- Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông.
- Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn
trong việc để mất nước cuối thế kỷ XIX.
- Có nhận thức đúng đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử cụ thể.
3. Về kỹ năng.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, nhận xét đánh giá sự kiện vấn đề lịch sử.
- Biết liên hệ rút ra bài học kinh nghiệm.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.
- Lược đồ mặt trận Gia Định.
- Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kỳ.
- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.
- Văn thơ yêu nước cuối thế kỷ XIX.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra cũ.
- Nêu hoàn cảnh, nội dung của hội Muy-nich ?
3. Dẫn dắt vào bài mới.
- Ngày 31 - 8 - 1858 thực dân Pháp nổ súng chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam. Ngay từ đầu, quân ta đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược. Với
sức mạnh quân sự Pháp ngày càng mở rộng đánh chiến tranh xâm lược, song đi đến đâu
chúng cũng vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân ta. Để hiểu được cuộc xâm lược
Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ
1858 - 1873, chúng ta cùng tìm hiểu bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp
xâm lược (1858 – 1873).
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp.
16
Hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững
* Hoạt động 1:
Câu hỏi: Giữa thế kỉ XIX tình hình chính trị , kinh
tế, quân sự, xã hội của nước ta trước khi thực dân
Pháp xâm lược như thế nào?
Câu hỏi: Với tình hình kinh tế, chính trị, quân sự
như vậy đã ảnh hưởng đến tình hình xã hội như thế
nào?
- Chính sách của nhà Nguyễn làm cho xã hội thêm rối.
mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt
- Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra như
khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Nam Định, Thái Bình , Lê
Duy Lương ở Ninh Bình, Lê Văn Khôi ở Gia Định ,
của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng ...
- Câu hỏi: Sự khủng hoảng của nước ta giữa thế kỉ
XIX, dẫn đến nguy cơ gì?
- Sự khủng hoảng của nước ta giữa thế kỉ XIX, dẫn đến
nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược.
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân
Pháp diễn ra như thế nào? Và chúng đã vấp phải sự
kháng cự của nhân dân ra sao? Để giải đáp những câu
hỏi trên chúng ta sẽ đi vào mục 3.
Sau nhiều lần khiêu khích, chiều ngày 31/8/1858, Liên
quân Pháp - Tây Ban Nha với khoảng 3.000 binh lính
và sỹ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận
trước cửa biển Đà Nẵng.
Câu hỏi: Tại sao Tây Ban Nha liên minh với Pháp?
Tây Ban Nha liên minh với Pháp vì có một số giáo sĩ
Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ, giết
hại. Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng muốn chia sẻ quyền
lợi ở Việt Nam.
Câu hỏi: Tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục
tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam ?
* Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên
là do:
- Đà Nẵng gần kinh đô Huế ( cách Huế 100 km) và có
thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, nhanh
chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng..
- Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng nên tàu chiến ra
vào dễ dàng, lại nằm trên đường thiên lý Bắc – Nam;
- Có hậu phương Quảng Nam là xứ giàu có, đông dân
có thể giúp Pháp thực hiện khẩu hiệu lấy chiến tranh
nuôi chiến tranh và là nơi thực dân Pháp đã xây dựng
được cơ sở giáo dân theo Kitô , nên Pháp có thể trông
chờ vào sự ủng hộ của giáo dân vùng này.
I. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược Việt
Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX
(trước khi thực dân Pháp xâm lược).
+ Chính trị:
- Giữa thế kỷ XIX, Việt Nam là một nước độc lập,
có chủ quyền. Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy
yếu nghiêm trọng.
+ Kinh tế:
- Nông nghiệp: sa sút, mất mùa đói kèm thường
xảy ra.
- Công thương nghiệp đình đốn, nhà nước thực
hiện chính sách “ bế quan, tỏa cảng.
+ Quân sự : lạc hậu, đối ngoại sai lầm, cấm đạo,
đuổi giáo sĩ.
+ Xã hội:
- Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt nhiều cuộc
khởi nghĩa nông dân nổ ra.
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858.
+ Hành động của Pháp:
- 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn
trận tại của biển Đà Nẵng.
- 1/9/1858, Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn
công vào bán đảo Sơn Trà.
17
-Với những toan tính như vậy, mờ sáng ngày 1/9/1858,
địch gửi tối hậu thư đòi trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời
ngay trong vòng 2 giờ . Không đợi đến hết hạn, chúng
đã ra lệnh cho tàu chiến bắn đại bác vào các căn cứ của
triều đình ở đây trong suốt ngày hôm đó. Tiếp sau đó
chúng cho quân đội đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Câu hỏi: Trước hành động đó, triều đình và quân
dân ta đã làm gì để chống lại sự xâm lược của quân
Pháp? Kết quả như thế nào?
- Quân dân ta anh dũng chiến đấu chống trả quân xâm
lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng.
- Phối hợp với quân triều đình thực hiện “vườn không
nhà trống” cầm chân quân giặc suốt 5 tháng, làm thất
bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
* Hoạt động 2:
- GV chuyển ý: Sau khi thất bại ở Đà nẵng, Pháp đã
chuyển quân vào Gia Định. Để biết được Pháp đánh
chiếm Gia Định như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu
phần II.
Câu hỏi: Vì sao thực dân Pháp đưa quân vào đánh
Gia Định?
- Vì không chiếm được Đà Nẵng nên Pháp quay vào
đánh chiếm Gia Định. Vả lại Gia Định có chiến lược
quan trọng, là vựa lúa của Việt Nam, có hệ thống giao
thông đường thủy thuận lợi. Từ Gia Định có thể đi sang
Campuchia một cách dễ dàng, làm chủ khu vực sông
Cửu Long.
- Ngày 9/2/1859, quân Pháp do Đờ giơ-nuy chỉ huy đã
vào đến Vũng Tàu, chúng nhanh chóng dàn trận và bắn
đại bác vào Vũng Tàu, mở đầu cho việc đánh chiếm
Gia Định. Sau đó tàu chiến của Pháp từ Sông Cần Giờ
ngược lên sông Sài Gòn tiến về Gia Định, vừa đi chúng
vừa bắn phá hai bên bờ. Đến ngày 15/2/1859, quân
Pháp đã tiến sát đến chân thành Gia Định. Ngày
16/2/1859, quân Pháp đến Gia Định.
- Sáng sớm ngày 17/2/1859, dựa vào hỏa lực mạnh,
Pháp cho quân đổ bộ tấn công thành. Trận chiến diễn
ra ác liệt, đến trưa thì quân Pháp chiếm được thành.
Quan quân triều đình tan rã nhanh chóng, mặc dù quân
đông, vũ khí và lương thực .
Câu hỏi: Sau khi chiếm được thành, quân Pháp đã
vấp phải những khó khăn gì?
- Tuy quân Pháp đã chiếm được thành chưa đầy một
buổi sáng nhưng quân Pháp không thể giữ nổi thành
trước phong trào kháng chiến của nhân dân ta:
+ Các đội dân binh chiến đấu anh dũng chặn đánh,
+ Thái độ của nhân dân ta: Quân dân ta anh dũng
chống trả quân xâm lược.Thực hiện “ vườn không
nhà trống” gây cho quân Pháp nhiều khó khăn.
=> Kết quả: - Liên quân Pháp – Tây Ban Nha bị
cầm chân ở bán đảo Sơn Trà suốt 5 tháng.Bước đầu
làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh”
của Pháp.
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở
GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM
KỲ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1862
1. Kháng chiến ở Gia Định:
+ Hành động của Pháp:
- Ngày 17/2 , Pháp nổ súng chiếm thành Gia Định.
18
quấy rối, tiêu diệt địch
+ Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” thất bại
+ Pháp chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói
nhỏ”
- Năm 1860, tại Gia Định quân Pháp chỉ còn lại 1000
rải trên một chiến tuyến dài 10km vì phải chia quân
sang chiến trường khác.
Câu hỏi: Trước tình hình Pháp gặp khó khăn như
vậy, thì triều đình có nắm được cơ hội đó để đánh
pháp hay không?
- 3/1860, Nguyễn Tri Phương từ Đà Nẵng vào Gia
Định, tuân theo chỉ đạo của triều đình nên đã bỏ lỡ cơ
hội đó. Ông chỉ lo việc phòng thủ, như huy động hàng
vạn quân và dân binh xây dựng Đại đồn Chí Hòa vừa
đồ sộ, vừa vững chắc.
- GV trình bày thêm về Đại đồn Chí Hoà: thành dài
3km, rộng 1km, xây bằng gạch, đá ong và đất sét rất
kiên cố, cao 3,5 m dày 2m, có nhiều lỗ châu mai.
Trong thành chia làm 5 khu, có thể hỗ trợ nhau chiến
đấu. Góc thành gai góc chằng chịt. Ngoài thành có hào
sâu đầy nước ngăn cách, có rào che, hố cắm chông.
Cách chân thành hàng trăm mét, nhiều cạm bẫy đã
được bố trí. Trong thành có 150 khẩu đại bác đủ cỡ và
vô số vũ khí thông thường, có hàng chục nghìn binh sĩ
chính quy và dân binh. => việc xây dựng đại đồn Chí
Hoà chỉ là chiến thuật phòng thủ bị động. trong tư thế “
thủ hiểm”.
Câu hỏi: Về phía triều đình thì như vậy, còn nhân
dân ta đã chiến đấu như thế nào để chống thực dân
Pháp?
- Trái lại với quân đội triều đình, hàng nghìn “ nghĩa
dũng” do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong
đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng nhất trên phòng
tuyến của địch.
Kết quả là Pháp bị sa lầy ở cả 2 nơi ( Đà Nẵng và Gia
Định).
- Tóm lại, với tinh thần đấu tranh của nhân dân ta đã
khiến cho thực dân Pháp không thể thực hiện được âm
mưu xâm lược của chúng, buộc chúng vào thế tiến
thoái lưỡng nan. Tuy nhiên triều đình lại xuất hiện
nhiều mâu thuẫn, tranh cãi làm ảnh hưởng lớn đến việc
chống Pháp xâm lược. Nhận thấy những bất ổn ấy từ
phía triều đình thì thực dân Pháp đã mở rộng cuộc
chiến tranh xâm lược Nam kỳ. Để biết được thực dân
Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam kì như thế nào? Và
nhân dân ta đã kháng chiến ra sao? Chúng ta sẽ tìm
- Năm 1860, Pháp gặp nhiều khó khăn, dừng các
cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng.
- Xây dựng đồn Chí Hòa để làm phòng tuyến trong
tư thế thủ hiểm, xuất hiện tư tưởng chủ hòa.
+ Thái độ nhân dân ta:
- Chủ động chiến đấu, chặn đánh tiêu diệt địch.
- Hàng nghìn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ
huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan
trọng nhất trên phòng tuyến của địch.
=> Kết quả: thất bại, Pháp chuyển sang chinh phục
từng gói nhỏ. Không chiếm được thành Gia Định
Pháp rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.
19
hiểu phần còn lại của bài ở tiết sau.
* Hoạt động 3:
Câu hỏi: Tình hình chiến sự ở Gia Định diễn ra như
thế nào sau khi quân Pháp kết thúc cuộc chiến
tranh ở Trung Quốc?
- Sau khi kết thúc thắng lợi ở Trung Quốc với Điều ước
Bắc Kinh (25.10.1860), Pháp rảnh tay hơn trong “ vấn
đề Nam Kì”. Tháng 2/1861, đô đốc Sác-ne đưa 4000
quân và 70 tàu tăng viện cho Gia Định. Mục tiêu của
Pháp trước hết là tấn công vào đại đồn Chí Hòa.
Ngày 23/2/1861, pháp nổ súng tấn công và chiếm đại
đồn. Trong khi triều đình còn chưa hết bàng hoàng, lục
đục luận tội trong việc để mất đại đồn Chí Hòa thì giặc
thừa cơ đem quân đánh chiếm Định Tường , Biên Hòa,
thành Vĩnh Long. Như vậy, đến cuối tháng 3/1862, ba
tỉnh Miền Đông và một tỉnh miền Tây Nam Kì ( Vĩnh
Long) đã rơi vào tay Pháp.
Câu hỏi: trước những hành động đó, nhân dân ta
đã phản ứng như thế nào?
Khi giặc Pháp từ Gia Định đánh lan ra, cuộc kháng
chiến của nhân dân ta càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện
Chính, Lê Huy…
Câu hỏi: Trong cuộc kháng chiến của nhân dân
miền Đông Nam Kì (1861-1862) có những thắng lợi
tiêu biểu nào?
Đó là trận đánh chìm tàu chiến Et-phê-răng ( Hi vọng )
của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn
Nhật Tảo) của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.
- GV cung cấp thêm về Nguyễn Trung Trực: tên thật
là Nguyễn Văn Lịch, người phủ Tân An, Định Tường
( nay thuộc Long An ). khi Pháp xâm lược Nam Kì,
ông cùng nhân dân đứng lên chống Pháp. Trận đánh
nổi tiếng của ông là vụ đốt cháy tàu Ét-pê-răng của
Pháp. Trưa ngày 10/12/1862, ông đã cùng một toán
nghĩa quân đóng giả thành 1 đám cưới đi qua nơi tàu
Pháp chiếm đóng, lợi dụng Pháp không đề phòng cảnh
giác, Nguyễn Trung Trực cho quân bất ngờ đánh úp
quân Pháp và đốt cháy tàu Ét-pê-răng. Sau trận đánh
đó, ông được triều đình phong chức quản cơ để coi giữ
vùng Hà Tiên. Trận đánh trên sông Nhật Tảo đã khích
lệ mạnh mẽ tinh thần cứu nước của nhân dân lục tỉnh.
Thực dân Pháp đã thú nhận: “Đây là một trận đau đớn
làm cho tinh thần người Việt phấn khởi và gây cảm xúc
sâu sắc trong một số người Pháp”.
Câu hỏi: Trong lúc phong trào kháng chiến của
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông
Nam Kỳ. Hiệp ước 5/6/1862.
+ Hành động của Pháp:
- Ngày 23/02/1861, Pháp mở cuộc tấn công vào
Đại đồn Chí Hòa.
- Thừa thắng, Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông
Nam Kỳ:
* Định Tường ( 12/4/1861)
* Biên Hòa ( 18/12/1861)
* Vĩnh Long( 23/3/1862)
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân:
- Phát triển ngày càng mạnh.
- Tiêu biểu ngày 10/12/1861, đội quân Nguyễn
Trung Trực đánh chìm tàu chiến Ét – pê – răng
( Hi vọng ).
+ Thái độ của triều đình:
20
nhân dân ta đang dâng cao thì triều đình nhà
Nguyễn có thái độ như thế nào?
- Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông, Pháp gặp khó
khăn do những cuộc kháng chiến của nhân dân ta,
khiến chúng chưa thể bình định ngay miền Đông. Giữa
lúc đó triều đình Huế lại chủ động “nghị hoà” làm cho
thực dân Pháp ngạc nhiên và cảm thấy may mắn vì “
Pháp đang phải đón đợi một tình thế xấu thì Huế lại
yêu cầu ký hoà ước”. Tháng 5/1862 vua Tự Đức sai
quân sang thông báo cho phía Pháp, đề nghị “giảng
hoà” và cử một phái bộ do Phan Thanh Giản và Lâm
Duy Hiệp dẫn đầu vào Sài Gòn ngày 28/5/1862, Đến
ngày 5/6/1862 đã ký kết Hiệp ước Nhâm Tuất với
Pháp.
Câu hỏi: Nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất là gì?
Nội dung bản Hiệp ước: Hiệp ước có 12 điều khoản,
trong đó có những khoản chính như:
- Triều đình nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông
Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo
Côn Lôn
- Bồi thương 20 triệu quan (ước tính khoản 280 vạn
lạng bạc), triều đình phải mở 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba
Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp và Tây Ban
Nha vào tự do buôn bán
- Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế
chỉ khi nào triều đình chấm dứt được các hoạt động
chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông.
Câu hỏi: Theo em, vì sao Triều Nguyễn kí hiệp ước
Nhâm Tuất với Pháp?
Sở dĩ triều đình muốn nghị hòa với Pháp là do:
+ Trong hoàn cảnh này thì việc nghị hòa là hợp lí hơn,
Phan Thanh Giản ông chỉ muốn lùi 1 bước để tiến. vả
lại, trước đây mình chỉ ngoại giao với các nước như
Trung Quốc, Champa mà thôi mà chưa hiểu rõ về các
nước phương Tây. Điều đó cho thấy có sự chênh về
trình độ giữa ta và địch lúc bấy giờ. Đồng thời nhà
Nguyễn lấn cấn trong vấn đề giữ lại tỉnh Vĩnh Long.
+ Không đủ sức để vừa chống giặc ở Nam Kì, vừa
chống lại các cuộc nổi dậy chống triều đình ở Bắc Kì.
+ Không tin tưởng ở năng lực chiến đấu của nhân dân.
+ Có ảo tưởng rằng thông qua thương thuyết có thể lấy
lại các tỉnh đã mất.
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về nội dung của Hiệp
ước? và qua đó, em có nhận xét gì về thái độ của
triều đình?
Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày 5.6.1862. Điều đó đã
- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân
dâng cao triều đình ký với Pháp Hiệp ước Nhâm
Tuất ( 5/6/1862), cắt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp và
chịu những điều khoản nặng nề.
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN
NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862.
1. Mặt trận miền Đông Nam Kì sau Hiệp ước
1862.
21
cho thấy thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà
Nguyễn là không kiên quyết chống giặc, không phát
huy được tinh thần quyết tâm đánh giặc của nhân dân,
đi ngược lại ý chí của nhân dân, vi phạm nghiêm trọng
chủ quyền dân tộc. Đồng thời thể hiện sự yếu kém về
nhận thức và trình độ của vua quan nhà Nguyễn lúc
bấy giờ.
khi Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Kì, cuộc kháng
chiến của nhân dân ta tiếp diễn như thế nào? Chúng ta
cùng tìm hiểu phần III.
* Hoạt động 4:
Câu hỏi: Sau khi ký kết hiệp ước Nhâm Tuất với
Pháp, triều đình Huế đã làm gì?
- Chỉ sau hơn một ngày thương thuyết, nhà Nguyễn đã
chấp nhận ký những điều khoản nặng nề: triều đình đã
ra lệnh bãi binh, tạo cơ sở cho địch đàn áp nghĩa quân.
Tuy vậy, nhân dân vẫn tiếp tục chống Pháp bằng nhiều
hình thức: Các sỹ phu yêu nước dùng văn thơ cổ vũ
cho cuộc chiến. Các phong trào văn sĩ, văn thân trước
sự xâm lược của thực dân Pháp, mỗi người dân đều
đứng lên đấu tranh bằng năng lực của mình. Nhà thơ
Nguyễn Đình Chiểu tuy mù nhưng ông có lòng yêu
nước sâu sắc, bằng khả năng của mình, ông đã viết các
bài thơ như chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc…để lên án tội ác của kẻ thù.
- Sau khi 3 tỉnh miền Đông bị triều đình cắt cho Pháp,
nhân dân tiếp tục chống Pháp. Phong trào “tị địa” diễn
ra sôi nổi.
Câu hỏi: Em hãy cho biết, phong trào “ tị địa” là gì?
- Phong trào “ tị địa” có nghĩa là bỏ đi nơi khác sống,
không chịu cộng tác với Pháp. Điều đó khiến cho Pháp
gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lí những
vùng đất chúng mới chiếm được. Bên cạnh các sĩ phu
yêu nước và phong trào tị địa, thì cũng có cuộc đấu
tranh vũ trang của nhân dân. Trong các phong trào đấu
tranh đó tiêu biểu là phong trào kháng chiến của
Trương Định.
- Trương Định là con trai của Trương Cầm (võ quan
cấp thấp của triều Nguyễn ) quê ở Quảng Ngãi. Vì có
công chiêu mộ dân khai hoang lập ấp nên ông được
triều đình cử làm Quản Cơ đồn điền (Quản Định). Pháp
chiếm thành Gia Định, ông đã chiêu mộ nông dân đồn
điền theo giúp quân triều đình đánh Pháp. Khi đại đồn
Chí Hoà thất thủ ông về Gò Công chiêu mộ nghĩa binh
xây dựng căn cứ quyết tâm chiến đấu lâu dài với Pháp.
Năm 1862 do việc nghị hoà, triều đình buộc ông giải
+ Thái độ của triều đình: Ra lệnh giải tán nghĩa
binh chống Pháp.
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân:Nhân dân tiếp
tục kháng chiến.
- Các sĩ phu yêu nước vẫn bán đất bám dân.
- Phong trào “ tị địa” diễn ra sôi nổi.
- Khởi nghĩa Trương Định tiếp tục giành thắng lợi,
gây cho Pháp nhiều khó khăn.
- Ông phất cao ngọn cờ “ Bình Tây Đại Nguyên
Soái”.
- Nghĩa quân chống trả quyết liệt.
22
binh và điều ông về làm lãnh binh ở An Giang. Nhưng
ông đã khước từ lệnh của triều đình và được sự ủng hộ
của nhân dân, ông đã quyết tâm ở lại cùng nhân dân
kháng chiến chống Pháp đến cùng, phất cao lá cờ
“Bình Tây Đại Nguyên Soái”. Hoạt động của nghĩa
quân góp phần cũng cố niềm tin trong dân chúng, khiến
bọn bán nước và cướp nước phải run sợ.
Phân tích và tường thuật hình 51 (SGK): đây là quang
cảnh lễ phong soái cho Trương Định. Buổi lễ Trương
Định nhận phong soái diễn ra tại một vùng nông thôn ở
Nam Kì. Khi triều đình điều ông về lãnh binh ở An
Giang, nhân dân đã mời ông ở lại và suy tôn ông làm
Bình Tây Đại Nguyên Soái, với sự chứng kiến của
đông đảo nhân dân, họ rất phấn khởi và hào hùng,
mang theo cờ, trướng. Một bên là dân địa phương ,các
bô lão và những người già để lãnh đạo nhân dân chống
giặc, đối lập với nhân dân là các vua quan tỏ ra ngạc
nhiên và hoảng sợ, ngựa quay đầu lại để chuẩn bị lên
đường, quân lính thì nhớn nhát. Họ làm một lễ đài
bằng gỗ, trên đặt hương án, phía sau có bức trướng ghi
dòng chữ Hán “ Bình Tây Đại Nguyên Soái”. Trong
buổi lễ, Trương Định giơ tay đón nhận thanh kiếm do
một cụ già có uy tín, đại diện cho nhân dân trao tặng và
suy tôn ông làm Bình Tây đại nguyên soái.
GV dùng bản đồ tường thuật lại diễn biến của cuộc
khởi nghĩa:
- Biết được căn cứ trung tâm của phong trào là Tân
Hòa, ngày 28/02/1863, Pháp tấn công vào căn cứ Tân
Hòa (Gò Công), nghĩa quân anh dũng chiến đấu, sau đó
rút lui để bảo toàn lực lượng, về căn cứ mới ở Tân
Phước. Nhờ có tay sai dẫn đường, thực dân Pháp đã
tìm ra căn cứ mới của Trương Định. Ngày 20/8/1864,
Pháp tấn công bất ngờ vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa
quân chống trả quyết liệt. Trương Định bị trúng đạn
gãy xương sống, không muốn rơi vào tay giặc nên ông
rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về sự hi sinh của
Trương Định?
Sự hi sinh anh dũng của Trương Định đã để lại niềm
thương tiếc vô hạn trong nhân dân, tăng thêm lòng căm
thù đối với giặc. Cuộc khởi nghĩa của ông vừa là một
nguồn cổ vũ to lớn đối với những hành động yêu nước,
vừa là sự cảnh tỉnh sâu sắc đối với thực dân cướp nước.
Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, Pháp có
dừng lại không? Và hành động tiếp theo của chúng là
gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu mục 2.
+ Hành động của Pháp: Bắt tay vào tổ chức bộ
máy, Pháp mở cuộc tấn công vào Tân Hòa. Sau đó
bất ngờ mở cuộc tập kích vào căn cứ Tân Phước.
2.Mặt trận kháng chiến tại miền Tây Nam Kì
23
Câu hỏi: Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì,
thực dân Pháp đã có những hành động gì ?
Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân
Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm
đóng.
– Cung cấp thêm thông tin: Nửa sau thế kỉ XIX, đồng
thời với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp
cũng từng bước xâm chiếm Cam-pu-chia và Lào.
- Năm 1863, thực dân Pháp dùng vũ lực buộc vua
Cam-pu-chia là Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ
của chúng, áp đặt nền bảo hộ lên đất Cam-pu-chia.
Về phía Việt Nam, Pháp cho rằng triều đình nhà
Nguyễn vẫn bí mật ủng hộ phong trào kháng chiến ở 3
tỉnh miền Đông nên yêu cầu triều Nguyễn phải giao
tiếp 3 tỉnh miền Tây cho chúng.
Câu hỏi: Ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ đã rơi vào tay
Pháp như thế nào ?
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, ngày
20/6/1867, quân Pháp kéo đến thành Vĩnh Long, ép
Phan Thanh Giản nộp thành vô điều kiện cho chúng.
Chúng còn khuyên ông viết thư cho quan quân 2 tỉnh
An Giang và Hà Tiên hạ vũ khí nộp thành.
Trong 5 ngày, từ 20 ->24.6.1867, thực dân Pháp chiếm
gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì: Vĩnh Long, An Giang,
Hà Tiên, mà không tốn một viên đạn.
GV giới thiệu về nhân vật Phan Than Giản: quê Huyện
Bảo An, tỉnh Vĩnh Long nay thuộc tỉnh Bến Tre. Năm
Ất Dậu 1825, ông đỗ cử nhân, Bính Tuất 1826 đỗ tiến
sĩ, ông là vị tiến sĩ đầu tiên ở Miền Nam. Làm quan
trong 3 đời: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông giữ
các chức vụ ở viện cơ mật, Thượng thư Bộ Hình và Bộ
Hộ. Được cử đi sứ ở TQ, Indonesia, Pháp, TBN.
Năm 1862, ông cùng với Lâm Duy Hiệp đại diện cho
triều đình Tự Đức kí kết hòa ước Nhâm Tuất
(5/6/1862) giao trọn 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho
Pháp.
- Năm 1863, ông được cử đi sứ sang pháp chuộc 3 tỉnh
miền Đông Nam kì nhưng không có kết quả. Đến khi
giặc Pháp tiến công Vĩnh Long (1867) ông đã giao
thành cho Pháp, từ đó 3 tỉnh miền Tây Nam Kì lại rơi
tiếp vào tay giặc chỉ trong vòng 5 ngày. Sau khi giao
thành, ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc
tự tử vào ngày 4/8/1867, thọ 71 tuổi.
Câu hỏi: em có suy nghĩ gì về cái chết của Phan
Thanh Giản?
- Cái chết của Phan Thanh Giản thể sự sự bất lực của
+Hành động của Pháp:
- Sau khi chiếm ba tỉn miền Đông Nam Kì thực dân
Pháp bắt tay vào tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng
lãnh thổ.
- Pháp yêu cầu triều đình giao nốt ba tỉnh miền Tây
Nam Kỳ.
- Ngày 20/6/1867 Pháp dàn trận trước thành Vĩnh
Long.
- Trong vòng 5 ngày Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền
Tây Nam Kỳ.
+ Thái độ của triều đình:
- Triều đình lúng túng, bạc nhược.
3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
- Phong trào của nhân dân tiếp tục lên cao.
- Tiêu biểu: cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung
Trực, Nguyễn Hữu Huân…
- Nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kì thể hiện lòng
nồng nàn yêu nước, ý chí bất khuất chống giặc.
Tuy thất bại nhưng để lại những bài học kinh
24
một quan cấp cao trong triều đình. Về trách nhiệm của
Phan Thanh Giản trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây
Nam Kì, điều này thể hiện sự bất lực của cả triều đình
Huế, chứ không thuộc về một cá nhân nào cả.
- GV chuyển ý: trong khi nhà Nguyễn liên tục để mất
3 tỉnh miền Đông, miền Tây, thì nhân dân ta có phản
ứng như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu mục 3.
Sau khi ba tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp,
phong trào kháng chiến trong nhân dân vẫn tiếp tục
dâng cao.
+ Một số văn thân, sĩ phu tìm cách vượt biển, ra vùng
Bình Thuận xây dựng căn cứ chống Pháp.
+ Một số sĩ phu khác tiếp tục bám đất, bám dân, tiếp
tục vũ trang kháng Pháp.
Câu hỏi: Trong cuộc đấu tranh chống Pháp của
nhân dân miền Tây có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
nào?
- Khi Pháp mở rộng đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, nhân
dân miền Tây anh dũng đứng lên kháng chiến sôi nổi,
bền bỉ, có các cuộc khởi nghĩa Trương Quyền lập căn
cứ ở Tây Ninh, phối hợp với nghĩa quân Pu-côm-bô
chống pháp.
- Anh em Phan Tôn, Phan Liêm lập căn cứ ở Ba Tri.
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất có cuộc khởi nghĩa của
Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.
- GV kể chuyện về nhân vật Nguyễn Trung Trực và
Nguyễn Hữu Huân.
Nguyễn trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch
Giá) khi bị giặc bắt đưa ra chém, ông khẳng khái nói
“bao giờ người Tây nhổ hết cổ nước Nam thì mới hết
người Nam đánh Tây” . ông xem cái chết nhẹ tựa lông
hồng, và câu nói của ông như cảnh báo trước rằng,
cuộc nổi dậy sẽ lớn hơn nữa nếu thực dân Pháp tiếp tục
xâm lược Việt Nam.
Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, mới được thả về lại
tiếp tục chống Pháp ở Tân An, Mỹ Tho, nhưng chỉ ít
lâu sau ông bị bắt. Trên đường ra pháp trường ông vẫn
ung dung ra làm thơ khẳng định ý chí bất khuất của
mình.
Câu hỏi: Tại sao các phong trào của nhân dân ta
đều bị đàn áp và thất bại? Ý nghĩa của các phong
trào này?
- Do tương quan lực lượng ngày một chênh lệch không
có lợi cho ta, vũ khí còn thô sơ, ngoài ra, nhân dân bị
triều đình bỏ rơi nên tinh thần chiến đấu giảm sút…
cuối cùng phong trào đều bị đàn áp và thất bại.
nghiệm quý báu.
25
- Ý nghĩa: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ
nói chung và nhân dân miền Tây Nam kỳ nói riêng, là
những biểu hiện cụ thể, sinh động lòng yêu nước nồng
nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.
IV. SƠ KẾT BÀI HỌC:
1. Củng cố:
Qua bài học này học sinh cần nắm:
- Tình hình nước ta trước khi thực dân Pháp xâm lược và âm mưu xâm lược của thực dân
Pháp.
- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp: tấn công Đà Nẵng và sự thất bại của chúng; khi
tấn công vào Gia Định và mở rộng đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ; nội dung
chính của bảng Hiệp ước Nhâm Tuất 1862; cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ sau
Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.
2. Dặn dò
- HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK , đọc và tìm hiểu phần còn lại của bài, sưu
tầm tư liệu, tranh ảnh ( các trận đánh, nhân vật lịch sử, địa danh) về phong trào kháng
Pháp từ năm 1858-1873.
Ngày 18 tháng 1 năm 2016
26
BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA
NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau khi học xong bài này học sinh sẽ:
1. Về kiến thức.
Cần nắm được:
- Âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp, tình hình chiến sự ở Việt Nam từ năm
1873 đến 1884.
- Cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong những
năm 1873-1874 và 1882-1884.
- Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào
tay Pháp.
2. Về kỹ năng.
- Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm: chính
nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất, nguyên nhân duyên cớ.
- Rèn luyện khả năng đọc và phân tích bản đồ.
3. Về thái độ.
- Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nước và bè lũ tay sai.
- Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải đồng tâm hiệp lực từ
trên xuống dưới và một giai cấp lãnh đạo tiên tiến.
- Quý trọng và biết ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC.
- Sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ban cơ bản.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy nêu nội dung bản hiệp ước Nhâm Tuất. Em có nhận xét gì về bản hiệp ước?
3. Dẫn dắt bài mới.
- Sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị tấn công xâm lược
Bắc Kì. Vậy, quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì ra sao, cuộc đấu tranh của nhân
dân ta và thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào? chúng ta sẽ đi vào bài 20
“Chiến sự lan rộng cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm
1884. Nhà Nguyễn đầu hàng”.
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
27
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC HỌC SINH CẦN
NẮM
* Hoạt động 1:
- Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kỳ (1867 - 1873)
tình hình nước ta ngày càng lâm vào tình trạng khủng
hoảng (vốn trước đây đã khủng hoảng), đó là những
biểu hiện về kinh tế, chính trị, xã hội.
- Triều đình Huế vẫn muốn thương thuyết với Pháp để
chuộc lại các tỉnh đã mất. đồng thời tăng cường vơ vét
tiền bạc để bồi thường chiến phí, do đó nền kinh tế ngày
càng kiệt quệ.
- Đời sống ngày càng khó khăn. Một loạt các cuộc khởi
nghĩa đã nổ ra, đều bị nhà Nguyễn đàn áp.
- Những đề nghị cải cách duy tân của Nguyễn Trường
Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ… đều bị bác bỏ
=> Triều Nguyễn chủ hòa, bảo thủ. kinh tế tiêu điều.
Chính trị không ổn định làm cho thế nước ngày một suy
yếu.
Lợi dụng tình hình đó Pháp đã thực hiện kế hoạch xâm
chiếm toàn bộ nước ta như thế nào ? Chúng ta vào mục
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất
1873.
* Hoạt động 2:
- Câu hỏi: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực
dân Pháp đã có hành động gì ?
- Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp
từng bước thiết lập bộ máy cai trị biến nơi đây thành
bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước,
với bộ máy cai trị này, thực dân Pháp đã sử dụng mọi
thủ đoạn giết người, bắt sưu, đánh thuế, mục đích của
chúng là muốn vơ vét tài lực, vật lực để mở rộng chiến
tranh ra toàn cõi Việt Nam.
- Câu hỏi: Tại sao sau khi chiếm Nam Kì Pháp
không chiếm luôn kinh thành Huế mà đánh Bắc Kì?
- Chưa đủ điều kiện, Pháp lúc này đang gặp khó khăn
sau chiến tranh với Đức ( 1870), một phần lãnh thổ của
Pháp bị Đức chiếm đóng.
- Bắc Kì là vùng giàu tài nguyên khoáng sản ( giải quyết
những nhu cầu mà Pháp đang cần lúc này).
- Bắc Kì xa kinh thành Huế nên triều đình không đủ lực
I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì
lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan
rộng ra Bắc Kì.
1. Tình hình Việt Nam trước khi
Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ
nhất 1873 (đọc thêm)
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc
kỳ lần thứ nhất (1873)
+ Âm mưu: - Đánh Việt Nam lâu dài,
thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì từ đó
làm bàn đạp tấn công ra Bắc Kì.
+ Thủ đoạn: - Lợi dụng giải quyết vụ
Đuy-puy, Pháp kéo quân ra Bắc Kì.
28
lượng để chống Pháp.-
- Câu hỏi: Pháp có âm mưu gì để chuẩn bị cho quá
trình đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất?
- Trước khi đánh Bắc Kì, Pháp đã cho người do thám,
chúng tung ra Bắc bọn gián điệp đội lốt thầy tu để điều
tra tình hình về bố phòng của ta. Pháp còn lôi kéo tín đồ
công giáo lầm đường làm nội ứng.
- Chúng còn bắt liên lạc với lái buôn Đuy-puy (tên lái
buôn hiếu chiến, muốn dùng đường sông Hồng chở
hàng hóa vũ khí qua miền Bắc chuyển lên Trung Quốc)
tạo cớ xâm lược Bắc Kì.
- Tháng 11/1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho
tàu ngược sông Hồng lên Vân Nam (Trung Quốc) mặc
dù chưa được phép của triều đình Huế. Hắn còn đòi
đóng quân bên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở Hà Nội,
được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và
thổ phỉ dưới trướng Đuy-puy còn cướp gạo của triều
đình, bắt quân lính và dân đem xuống tàu, khước từ lời
mời tới thương thuyết của tổng đốc Nguyễn Tri Phương.
- Quan hệ giữa triều đình và thực dân Pháp trở nên căng
thẳng, lấy cớ “giải quyết vụ Đuy-puy” đang gây rối ở
Hà Nội, bọn thực dân Pháp hiếu chiến ở Sài Gòn đã
đem quân ra Bắc. Đội quân do Đại úy Gác-ni-ê đứng
đầu, bề ngoài với danh nghĩa giải quyết tại chỗ vụ Đuy-
puy, nhưng bên trong chính là để kiếm cớ can thiệp sâu
vào vấn đề Bắc Kì.
- Câu hỏi: Khi ra tới Bắc Kỳ, Gác-ni-ê có giải quyết
vụ Duy-puy đang gây rối ở Hà Nội hay không ?
- Ngày 5/11/1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà
Nội, sau khi hội quân với Đuy-puy, hắn liền giở trò
khiêu khích, tuyên bố mở cửa sông Hồng cho chở hàng
hóa, và thiết lập hệ thống thuế mới.
- Sáng ngày 19/11 hắn đưa tối hậu thư cho Nguyễn Tri
Phương yêu cầu giải tán quân đội nộp khí giới
- Giáo viên tường thuật + bản đồ : Sau khi gửi tối hậu
thư cho Nguyễn Tri Phương, không đợi trả lời. Mờ sáng
20/11/1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.
Những ngày sau đó, lợi dụng lúc triều đình Huế còn
đang hoang mang, Gác-ni-ê đưa quân đi chiếm các tỉnh
thành ở đồng bằng Bắc kì: Hưng Yên ( 23/11), Ninh
Bình (5/12) và Nam Định (12/12).
+ Diễn biến:
- Đầu tháng 11/1873, chúng khiêu
khích.
- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối
hậu thư yêu cầu Nguyễn Tri Phương
nộp thành.
- Sáng ngày 20/11/1873 quân Pháp nổ
súng tấn công thành Hà Nội. Sau đó,
Pháp chiếm luôn các tỉnh Bắc Kì:
Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định…
29
- GV mô tả thành Hà Nội: Thành Hà Nội là một thành
lũy kiên cố được xây từ thời Gia Long, thành hình chữ
nhật, xây dựng từ gạch và đất, có 5 cửa, bao quanh
thành là một hào nước rộng, trong thành có số lượng
binh lính là 7000 người nhưng trang bị vũ khí chủ yếu
là gươm và giáo. Chỉ sau 1 giờ, Pháp chiếm được
thành .
- Như vậy thì chỉ trong một buổi sáng Pháp đã đánh
chiếm được thành Hà Nội. Đến đầu tháng 12/1873,
chúng đã chiếm được hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc
Kì.
- Vậy thái độ kháng chiến của triều đình, nhân dân như
thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu ở mục 3 Phong trào
kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874.
* Hoạt động 3:
Câu hỏi: Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ, thì
quan quân triều đình đã đối phó ra sao?
- Khi địch nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh
sĩ triều đình dưới sự lãnh đạo của một viên chưởng cơ
đã chiến đấu và hy sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô
Thanh Hà ( sau được đổi tên thành Ô Quan Chưởng).
- GV mô tả về Ô Quan Chưởng: Đây là một trong
những cửa Ô còn sót lại của toà thành Thăng Long cũ,
được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến
năm Gia Long thứ 3 được xây dựng lại và giữ nguyên
kiểu cách đến ngày nay. Hiện nay, cửa ô còn nguyên
cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Bên trên cửa lớn có
ghi ba chữ Hán “Đông Hà Môn” tức là cửa ô Đông Hà.
Sở dĩ cửa ô còn có tên gọi là Ô Quan Chưởng bởi vì
ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội, khi đến cửa
ô Đông Hà chúng đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt
của triều đình do một viên quan Chưởng cơ chỉ huy anh
dũng chặn giặc. Kết cục, viên Chưởng cơ cùng toàn thể
binh sĩ đều anh dũng hy sinh. Để tỏ lòng ngưỡng mộ
người Chưởng cơ anh dũng, nhân dân đổi tên cửa ô là
Ô Quan Chưởng.
- Trong thành, tổng đốc Nguyễn Tri Phương đốc thúc
quân sĩ chiến đấu, trong trận này Nguyễn tri Phương bị
trúng đạn, rơi vào tay giặc, không chịu hợp tác với giặc
ông nhịn ăn và mất ở tuổi 73. Con trai ông là Nguyễn
Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu.
3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì
trong những năm 1873 – 1874.
+ Triều đình
- Khi Pháp đánh chiếm Hà Nội 100
binh lính của triều đình do Chưởng cơ
chỉ huy đã chiến đấu và hy sinh tại ô
Quan Chưởng.
- Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri
Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu và
đã anh dũng huy sinh. Thành Hà Nội
thất thủ.
+ Nhân dân:
- Phẫn nộ tiếp tục chủ động đánh Pháp.
- Phong trào bất hợp tác với Pháp: tiêu
biểu ở Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương
30
- GV cung cấp cho HS tư liệu về Nguyễn Tri Phương:
Nguyễn Tri Phương đã được nhắc đến nhiều lần ở bài
trước. Ông từng được triều đình cử chỉ huy chống Pháp
tại mặt trận Đà Nẵng, kế sách vườn không nhà trống,
xây thành, đắp lũy của ông lúc đã đã khiến thực dân
Pháp sa lầy tại Đà Nẵng.
- Khi ông được triều đình cử vào Gia Định. Ông đã cho
xây dựng đại đồn Chí Hoà để chặn giặc. Nhưng do
không chịu nổi sức công phá bởi vũ khí đại bác của
Pháp, nên đại đồn thất thủ.
- Vào năm 1872, ông được triều đình điều đi Bắc Kì
thay mặt triều đình xem xét việc quân sự, làm tổng đốc
thành Hà Nội, lúc này ông đã 73 tuổi. Khi Pháp tới Hà
Nội khiêu chiến, quan quân triều đình tỏ ra lúng túng, bị
động. Mặc dù chiến đấu anh dũng song thành Hà Nội
vẫn thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị trúng đạn ở bụng.
Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ
chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lắt mà
sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa" Sau đó,
ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20 tháng
12 năm 1873, thọ 73 tuổi.
- Câu hỏi: Tại sao quan quân triều đình ở Hà Nội lại
nhanh chóng thất thủ ?
- Do tương quan lực lượng.
- Vũ khí thô sơ.
- Thiếu sự chuẩn bị, bố phòng sơ hở.
- Thái độ của triều đình hòa hoãn.
- Tổ chức đánh giặc nặng phòng thủ, kém linh hoạt.
Câu hỏi: Sự thất thủ ở thành Hà Nội và sự hi sinh
của Nguyễn Tri Phương có dập tắt được phong trào
đấu tranh của nhân dân hay không?
- Khi Pháp đến Hà Nội, nhân dân chủ động kháng chiến
chống Pháp, bỏ thuốc độc vào giếng nước, thức ăn, kho
thuốc súng của Pháp hai bên bờ nhiều lần bị đốt phá..
- Khi thành Hà Nội bị chiếm, quân triều đình tan rã.
Nhân dân Hà Nội vẫn duy trì cuộc kháng chiến, dưới sự
chỉ huy của văn thân, sĩ phu yêu nước đã lập nghĩa hội,
bí mật tổ chức chống Pháp.
- Ngày 21/12/1873, quân dân ta giành được chiến thắng
lớn tại Cầu Giấy.
- Thừa lúc Gác-ni-ê xuống đánh Nam Định, việc canh
- Ngày 21/12/1873, quân ta giành
chiến thắng trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
31
phòng sơ hở, cánh quân triều đình do Hoàng Tá Viêm
(ông là phò mã của nhà Nguyễn, từng giữ nhiều chức vụ
quan trọng trong triều đình) lúc bấy giờ đóng ở Sơn Tây
kéo về phối hợp với cánh quân triều đình của Trương
Quang Đản đóng ở Bắc Ninh để tấn công Hà Nội. Đi
theo cánh quân của Hoàng Tá Viêm có đội quân Cờ đen
của Lưu Vĩnh Phúc (Lưu Vĩnh Phúc từng là thuộc hạ
của dư đảng quân Thái bình thiên quốc thời nhà Thanh.
Năm 1865, xây dựng căn cứ ở Sơn Tây nhờ cuộc đụng
độ và giết chết thổ phỉ người Mông đang chống đối với
triều đình nên được triều đình Nguyễn ban cho chức
quan nhỏ), vòng vây của quân ta càng khép chặt xung
quanh Hà Nội. Nghe tin, Gác-ni-ê liền kéo quân từ Nam
Định về.
- Ngày 21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát
thành Hà Nội khiêu chiến và rút chạy, Gác-ni-ê cho
quân đuổi theo, rơi vào ổ phục kích của quân ta tại Cầu
Giấy, toán quân Pháp trong đó có cả Gác-ni-ê bị tiêu
diệt.
Câu hỏi : Em hãy cho biết ý nghĩa chiến thắng Cầu
Giấy?
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân
ta vô cùng phấn khởi, làm cho thực dân Pháp hoang
mang lo sợ và tìm cách thương lượng, Pháp gặp khó
khăn nội bộ, lo ngại Trung Quốc và Anh sẽ can thiệp
vào Bắc Kỳ, lại vấp phải sự kháng cự của quân dân Hà
Nội. Tình hình đó mở ra một cơ hội để quân ta tấn công
tiêu diệt địch buộc chúng rút khỏi Bắc Kì bằng tấn công
quân sự.
Câu hỏi: Sau chiến thắng Cầu Giấy, triều đình có
nắm bắt cơ hội đó để tiến công Pháp hay không?
- Sau chiến thắng Cầu Giấy, Vua Tự Đức ra lệnh cho
Hoàng Tá Viêm triệt binh lên Sơn Tây, đồng thời điều
động quân của Lưu Vĩnh Phước lên mạn ngược, những
hành động này nhằm mục đích là dọn đường cho việc
triều đình thương thuyết với Pháp.
Triều đình cử Nguyễn Văn Tường cùng phái viên pháp
Philat (philatre) ra Bắc giải quyết mọi việc, tới Hà Nội
phái viên đã trao trả lại thành và các tỉnh bị Pháp chiếm
cho triều đình, trục xuất tên lái buôn Đuy-puy, tất cả
những việc làm này nhằm mục đích là ký kết một hiệp
=> Pháp hoang mang tìm tới triều đình
Huế thương lượng.
- Triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất với
Pháp:
32
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22

More Related Content

What's hot

Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐào Trần
 
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12Hải Finiks Huỳnh
 
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939quoctuongdoan740119
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namTran Trang
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...Ho Quang Thanh
 
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxCâu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxNguynVnLinh37
 
Nhung cong thuc luong giac co ban
Nhung cong thuc luong giac co banNhung cong thuc luong giac co ban
Nhung cong thuc luong giac co banNguyễn Hoành
 
Nam bộ kháng chiến và chiến dịch mậu thân 1968
Nam bộ kháng chiến và chiến dịch mậu thân 1968Nam bộ kháng chiến và chiến dịch mậu thân 1968
Nam bộ kháng chiến và chiến dịch mậu thân 1968Thu Phượng
 
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tíchứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tíchThế Giới Tinh Hoa
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiBích Phương
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcFørgët Løvë
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dangMinh Tâm Đoàn
 
Giáo án vĩnh biệt cửu trùng đài
Giáo án vĩnh biệt cửu trùng đàiGiáo án vĩnh biệt cửu trùng đài
Giáo án vĩnh biệt cửu trùng đàiLinh Tinh Trần
 
Tim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO Tran
Tim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO TranTim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO Tran
Tim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO TranVFU-ĐH Lâm Nghiệp
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Phước Nguyễn
 
Bai tap hoa phan tich 1 + dap so (hk1 2014)
Bai tap hoa phan tich 1 + dap so (hk1 2014)Bai tap hoa phan tich 1 + dap so (hk1 2014)
Bai tap hoa phan tich 1 + dap so (hk1 2014)kuneinstein
 

What's hot (20)

Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
 
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
 
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
 
Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
 
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxCâu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
 
Nhung cong thuc luong giac co ban
Nhung cong thuc luong giac co banNhung cong thuc luong giac co ban
Nhung cong thuc luong giac co ban
 
Nam bộ kháng chiến và chiến dịch mậu thân 1968
Nam bộ kháng chiến và chiến dịch mậu thân 1968Nam bộ kháng chiến và chiến dịch mậu thân 1968
Nam bộ kháng chiến và chiến dịch mậu thân 1968
 
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tíchứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dang
 
Dong phan.doc
Dong phan.docDong phan.doc
Dong phan.doc
 
Giáo án vĩnh biệt cửu trùng đài
Giáo án vĩnh biệt cửu trùng đàiGiáo án vĩnh biệt cửu trùng đài
Giáo án vĩnh biệt cửu trùng đài
 
Tim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO Tran
Tim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO TranTim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO Tran
Tim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO Tran
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Bai tap hoa phan tich 1 + dap so (hk1 2014)
Bai tap hoa phan tich 1 + dap so (hk1 2014)Bai tap hoa phan tich 1 + dap so (hk1 2014)
Bai tap hoa phan tich 1 + dap so (hk1 2014)
 

Viewers also liked

Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)Võ Tâm Long
 
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22Võ Tâm Long
 
Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3Ái Dân
 
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.comThùy Linh
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
Kiem tra 1 tiet cong nghe 11 hk2 40cau hay
Kiem tra 1 tiet cong nghe 11 hk2 40cau hayKiem tra 1 tiet cong nghe 11 hk2 40cau hay
Kiem tra 1 tiet cong nghe 11 hk2 40cau hayViệt Nguyễn
 
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần VươngB26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần VươngJackson Linh
 
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKtdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKim Anh
 
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8 BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8 Jackson Linh
 
De thi dai hoc mon hoa (27)
De thi dai hoc mon hoa (27)De thi dai hoc mon hoa (27)
De thi dai hoc mon hoa (27)SEO by MOZ
 
Chien tranh the_gioi_lan_thu_ii
Chien tranh the_gioi_lan_thu_iiChien tranh the_gioi_lan_thu_ii
Chien tranh the_gioi_lan_thu_iiHoa Phượng
 
5.0 taylos introducciónmétodocualitativo
5.0 taylos introducciónmétodocualitativo5.0 taylos introducciónmétodocualitativo
5.0 taylos introducciónmétodocualitativonayenay
 
Chính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạoChính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạoLinh Trần
 
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0Võ Tâm Long
 
Bài giảng Thấu kính mỏng - 11NC
Bài giảng Thấu kính mỏng - 11NCBài giảng Thấu kính mỏng - 11NC
Bài giảng Thấu kính mỏng - 11NCLee Ein
 

Viewers also liked (20)

trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
 
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
 
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
 
Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3
 
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
 
Giao an lich su 11
Giao an lich su 11Giao an lich su 11
Giao an lich su 11
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
Kiem tra 1 tiet cong nghe 11 hk2 40cau hay
Kiem tra 1 tiet cong nghe 11 hk2 40cau hayKiem tra 1 tiet cong nghe 11 hk2 40cau hay
Kiem tra 1 tiet cong nghe 11 hk2 40cau hay
 
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần VươngB26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
 
tt hcm
tt hcmtt hcm
tt hcm
 
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKtdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
 
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8 BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
 
De thi dai hoc mon hoa (27)
De thi dai hoc mon hoa (27)De thi dai hoc mon hoa (27)
De thi dai hoc mon hoa (27)
 
Chien tranh the_gioi_lan_thu_ii
Chien tranh the_gioi_lan_thu_iiChien tranh the_gioi_lan_thu_ii
Chien tranh the_gioi_lan_thu_ii
 
5.0 taylos introducciónmétodocualitativo
5.0 taylos introducciónmétodocualitativo5.0 taylos introducciónmétodocualitativo
5.0 taylos introducciónmétodocualitativo
 
Moodle vo tamlong
Moodle vo tamlongMoodle vo tamlong
Moodle vo tamlong
 
Chính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạoChính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạo
 
Moodle
Moodle Moodle
Moodle
 
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
 
Bài giảng Thấu kính mỏng - 11NC
Bài giảng Thấu kính mỏng - 11NCBài giảng Thấu kính mỏng - 11NC
Bài giảng Thấu kính mỏng - 11NC
 

Similar to Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22

De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013adminseo
 
De thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-tre
De thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-treDe thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-tre
De thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-treonthitot .com
 
Lịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpoint
Lịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpointLịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpoint
Lịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpointVan Tuan Le
 
Su hinh thanh tttg sau ct
Su hinh thanh tttg sau ctSu hinh thanh tttg sau ct
Su hinh thanh tttg sau ctdoan nguyen
 
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Hương Lan Hoàng
 
đề Thi thử môn sử chuyên nguyễn huệ
đề Thi thử môn sử chuyên nguyễn huệđề Thi thử môn sử chuyên nguyễn huệ
đề Thi thử môn sử chuyên nguyễn huệonthitot .com
 
Chương1 LSĐ-2020 (II).pptx
Chương1 LSĐ-2020 (II).pptxChương1 LSĐ-2020 (II).pptx
Chương1 LSĐ-2020 (II).pptxK59NGUYENBAONGAN
 
Power point của khiêm
Power point của khiêmPower point của khiêm
Power point của khiêmKelvin Hoàng
 
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfCHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfMaiSng14
 
đề Cương ôn tập
đề Cương ôn tậpđề Cương ôn tập
đề Cương ôn tậpHang186
 
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNGCHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNGTín Nguyễn-Trương
 
De cuong on tap kiem tra hki
De cuong on tap kiem tra hkiDe cuong on tap kiem tra hki
De cuong on tap kiem tra hkimuadoncoi_tk
 
Văn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxVăn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxlejeans144
 
TỪ KHÓA GHI NHỚ NHANH (1).docx
TỪ KHÓA GHI NHỚ NHANH (1).docxTỪ KHÓA GHI NHỚ NHANH (1).docx
TỪ KHÓA GHI NHỚ NHANH (1).docxthang31122005
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Võ Tâm Long
 
Trắc nghiệm dcsvn
Trắc nghiệm dcsvnTrắc nghiệm dcsvn
Trắc nghiệm dcsvnmisssusu
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Võ Tâm Long
 

Similar to Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22 (20)

De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013
 
De thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-tre
De thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-treDe thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-tre
De thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-tre
 
Lịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpoint
Lịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpointLịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpoint
Lịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpoint
 
Su hinh thanh tttg sau ct
Su hinh thanh tttg sau ctSu hinh thanh tttg sau ct
Su hinh thanh tttg sau ct
 
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
 
đề Thi thử môn sử chuyên nguyễn huệ
đề Thi thử môn sử chuyên nguyễn huệđề Thi thử môn sử chuyên nguyễn huệ
đề Thi thử môn sử chuyên nguyễn huệ
 
Blịch sử
Blịch sửBlịch sử
Blịch sử
 
Chương1 LSĐ-2020 (II).pptx
Chương1 LSĐ-2020 (II).pptxChương1 LSĐ-2020 (II).pptx
Chương1 LSĐ-2020 (II).pptx
 
Power point của khiêm
Power point của khiêmPower point của khiêm
Power point của khiêm
 
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfCHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
 
đề Cương ôn tập
đề Cương ôn tậpđề Cương ôn tập
đề Cương ôn tập
 
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNGCHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
 
De cuong on tap kiem tra hki
De cuong on tap kiem tra hkiDe cuong on tap kiem tra hki
De cuong on tap kiem tra hki
 
Lich su the gioi
Lich su the gioiLich su the gioi
Lich su the gioi
 
Văn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxVăn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xx
 
EU.pptx
EU.pptxEU.pptx
EU.pptx
 
TỪ KHÓA GHI NHỚ NHANH (1).docx
TỪ KHÓA GHI NHỚ NHANH (1).docxTỪ KHÓA GHI NHỚ NHANH (1).docx
TỪ KHÓA GHI NHỚ NHANH (1).docx
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
Trắc nghiệm dcsvn
Trắc nghiệm dcsvnTrắc nghiệm dcsvn
Trắc nghiệm dcsvn
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 

More from Võ Tâm Long (20)

Chuanhk2
Chuanhk2Chuanhk2
Chuanhk2
 
Chuanhk1
Chuanhk1Chuanhk1
Chuanhk1
 
Chuan
ChuanChuan
Chuan
 
Ly p han 2
Ly p han 2Ly p han 2
Ly p han 2
 
Phuongphap
PhuongphapPhuongphap
Phuongphap
 
HÓa 11
HÓa 11HÓa 11
HÓa 11
 
Bai tap hoa hoc lop 11 ca nam
Bai tap hoa hoc lop 11 ca namBai tap hoa hoc lop 11 ca nam
Bai tap hoa hoc lop 11 ca nam
 
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
 
7 chuyenkhao dicu-dothihoa
7 chuyenkhao dicu-dothihoa7 chuyenkhao dicu-dothihoa
7 chuyenkhao dicu-dothihoa
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
 
Dioxin office
Dioxin officeDioxin office
Dioxin office
 
Dioxin office
Dioxin officeDioxin office
Dioxin office
 
Vu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da cam
 
Nvt phanquyet jw
Nvt phanquyet jwNvt phanquyet jw
Nvt phanquyet jw
 
Vu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da cam
 
Raodat
RaodatRaodat
Raodat
 
Thuyết trình cmts
Thuyết trình cmtsThuyết trình cmts
Thuyết trình cmts
 
Raodat
RaodatRaodat
Raodat
 
Raodat
RaodatRaodat
Raodat
 
Raodat
RaodatRaodat
Raodat
 

Recently uploaded

Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 

Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22

  • 1. Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức. Sau khi học xong bài này, học sinh cần nắm được : - Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai. - Nắm được những nét lớn về diễn biến chiến tranh: Các giai đoạn, các măt trận chính, những bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến tranh. Kết cục của chiến tranh và tác động của nó đối với tiến trình thế giới sau chiến tranh. 2. Tư tưởng. - Giúp HS thấy được tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh và những hậu quả khủng khiếp của nó đối với nhân loại. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho tổ quốc và nhân loại. - Học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của quân đội nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, giành độc lập dân tộc và hòa bình thế giới. 3. Kỹ năng. - Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử. - Kỹ năng sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh. - Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC. 1. Sách. - Sách giáo khoa Lịch sử 11, Phan Ngọc Liên (chủ biên), NXB Giáo Dục. - Sách giáo viên lớp 11, Phan Ngọc Liên (chủ biên), NXB Giáo Dục Việt Nam. 2. Thiết bị dạy học. - Lược đồ Đức – Italia gây chiến và bành trướng (từ tháng 10/1935 đến tháng 8 / 1939). - Một số tranh ảnh liên quan đến chiến tranh thế giới thứ hai. III. TIẾN TRÌNH DAY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ? 3. Dẫn dắt vào bài mới. - Ở các chương trước chúng ta đã lần lượt đi tìm hiểu về Cách mạng tháng Mười Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô ( 1921 – 1941) về các nước TBCN và các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939). Tất cả các sự kiện các em đã tìm hiểu có mối quan hệ mật thiết với sự kiện mà hôm nay chúng ta tìm hiểu trong chương IV, đó là chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945). - Vậy con đường dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai? Chiến tranh thế giới thứ hai diễn biến ra sao? Kết cục của cuộc chiến tranh như thế nào, nó có tác động gì đối với tình hình thế giới ? Để trả lời được các câu hỏi trên chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài hôm nay. Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945). 1
  • 2. 3. Tổ chức hoạt động dạy và học. Hoạt động của GV - HS Kiến thức HS cần nắm * Hoạt động 1: - GV gợi cho HS nhớ lại các bước phát triển thăng trầm của CNTB giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn tới sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước, điển hình là Đức - Italia - Nhật Bản. Trên thế giới hình thành 2 khối đế quốc đối địch nhau: một bên là Mỹ - Anh - Pháp một bên là Đức - Italia - Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa hai khối này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh toàn cầu lần thứ 2. - Vậy các bước đi cụ thể trên con đường dẫn tới chiến tranh thế giới thứ II diễn ra như thế nào? Cần nhận định thế nào cho đúng về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu ở mục I. * Hoạt động 2: - Câu hỏi: Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức - Italia - Nhật Bản đã có những hoạt động quân sự như thế nào? Những hoạt động đó nói lên điều gì? + Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức - Italia. Nhật Bản đã có những hoạt động quân sự ráo riết: - Thứ nhất, trong những năm 1936 - 1937, 3 nước Đức, Italia, Nhật Bản đã ký kết và cùng gia nhập "Hiệp định chống quốc tế cộng sản". Liên minh phát xít Đức - Italia - Nhật Bản được hình thành, còn được gọi là "Trục tam giác Béc lin - Rô ma - Tôkiô". Sự thành lập khối trục không phải chỉ nhằm mục đích chống quốc tế cộng sản mà trước mặt và cấp bách hơn là nhằm chống các địch thủ đế quốc phương Tây gây chiến tranh để phân chia lại thế giới, giành lại thị trường và thuộc địa. - Thứ hai và đồng thời trong thời gian đầu những năm 1930, khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Sau khi chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc (1931).Từ năm 1937, Nhật Bản I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH. 1. Các nước phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ( 1931 – 1937). - Đầu những năm 30 của thế kỉ XIX các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít ( Trục Beclin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh. 2
  • 3. mở rộng xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Phát xít Italia tiến hành xâm lược Êtiôpia năm 1935; cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha nhằm hỗ trợ lực lượng phát xít Phran cô đánh bại Chính phủ cộng hoà (1936-1939). Sau khi bỏ hoà ước Véc xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu thành lập một nước "Đại Đức" bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu. - Tất cả những hoạt động trên của phe phát xít biểu hiện rõ tham vọng điên cuồng của phe này trong việc gây chiến tranh phân chia lại thế giới. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới đã gần kề, nếu không có những hành động kiên quyết thì không thể ngăn chặn được. - Câu hỏi: Trước chính sách bành trướng xâm lược của phe phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp) có thái độ như thế nào? Em có nhận xét gì về những thái độ đó? + Trước sự bành trướng xâm lược của phe phát xít, Liên Xô nhận định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp, Mỹ thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít, chống chiến tranh để bảo vệ hoà bình, dân chủ cho toàn nhân loại. Liên Xô cũng kiên quyết đứng về phía các nước Êtiôpia, cộng hoà Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược. Rõ ràng, Liên Xô đã có một thái độ rất kiên quyết, tích cực nhằm ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới. + Chính phủ các nước Anh, Pháp đều có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm đẩy các nước này quay sang tấn công Liên Xô. Với "Đạo luật trung lập" (8/1935) giới cầm quyền Mỹ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mỹ. - Như vậy, các nước Anh - Pháp bộc lộ thái độ không kiên quyết hợp tác cùng Liên Xô chống phát xít, đồng thời lại muốn mượn tay phát xít tiêu diệt - Trước sự bành trướng của phe phát xít thái độ của các nước lớn: + Liên Xô coi CN phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất. Chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. + Anh, Pháp: muốn duy trì nguyên trạng trật tự thế giới theo hướng có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng mặt khác vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế họ thực hiện chính sách “dung dưỡng”, thỏa hiệp với phe phát xít, nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. + Tháng 8/1935 với đạo luật trung lập chính phủ Mĩ không can thiệp vào những sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ. 3
  • 4. Liên Xô và như thế "Cò ngào tranh chấp, ngư ông thủ lợi". Chính thái độ nhượng bộ của Mỹ - Anh - Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi để phe phát xít thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình. *Hoạt động 3: - GV chuyển ý: - Trước thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của Mĩ - Anh - Pháp, chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình. để tìm hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu phần 2. Từ hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới. - Bước đầu tiên trong kế hoạch chinh phục châu Âu và thế giới của phát xít Đức là chiếm tất cả đất đai có người Đức ở, những nước láng giềng của Đức, trước hết là Áo rồi đến Tiệp Khắc và Ba Lan… - Sử dụng lược đồ: Đức – I-ta-li-a gây chiến và bành trướng ( từ tháng 10-1935 đến tháng 8 -1939). Tường thuật lại yêu cầu HS quan sát chú ý, ghi chép những ý chính. - Tháng 3-1938, Đức sáp nhập Áo vào lãnh thổ. - Sau khi chiếm Áo, Đức chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc. Tiệp Khắc chiếm một địa vị đặc biệt quan trọng trong kế hoạch giành quyền thống trị lục địa châu Âu của Đức. Tiệp Khắc vốn gắn với Pháp và Liên Xô bằng Hiệp ước tương trợ, là trở ngại quan trọng cho việc thực hiện những mưu đồ xâm lược của Hít-le ở Trung và Đông Nam Âu. Đánh vào Tiệp Khắc nhưng mưu đồ xâm lược của Hít-le ở Trung và Đông Nam Âu. Đánh vào Tiệp Khắc tức Hít-le đồng thời đã giáng một đòn mạnh vào Pháp, loại trừ đồng minh quan trọng của Pháp ở Trung Âu và cô lập Pháp. Ngoài ra việc chiếm Tiệp Khắc mở ra cho Đức khả năng “thọc vào sườn” của Ba Lan. Kế hoạch xâm lược Tiệp Khắc cũng nhằm chống Liên Xô và là giai đoạn quan trọng nhất trong việc chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô. - Để thôn tính Tiệp Khắc, Hít le đã gây ra vụ " Xuy - đét". Xuy - đét là vùng đất ở phía tây và tây bắc Tiệp Khắc. Nơi đây có trên 3 triệu người nói tiếng Đức. Bằng cách xúi giục các cư dân gốc Đức sinh sống ở vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc dậy đòi ly khai, Hít le trắng trợn yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc 2. Từ hội nghị Muy- ních đến chiến tranh thế giới. a. Hội nghị Muy – ních. + Hoàn cảnh triệu tập hội nghị: - Tháng 3 – 1938, Đức sáp nhập Áo. Sau đó Hít – le gây ra vụ Xuy – đét để thôn tính Tiệp Khắc. - Liên- xô tuyên bố sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược. - Nhưng Anh, Pháp vẫn tiếp tục chính sách thỏa hiệp, yêu cầu Chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức. 4
  • 5. trao quyền tự tự trị cho Xuy - đét. Trước tình thế cấp bách đó, Liên Xô tuyên bố sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược nếu các nước phương tây cũng chung hành động. Nhưng các nước Anh, Pháp vẫn tiếp tục chính sách thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức. Hơn thế nữa, Anh - Pháp còn gửi tối hậu thư đe doạ: nếu Tiệp Khắc tiếp nhận sự giúp đỡ của Liên Xô thì cuộc chiến tranh của nước Đức phát xít sẽ mang tính chất một cuộc "Thập tự chinh" chống Liên Xô mà Anh, Pháp khó tránh khỏi không tham gia. - Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của người đứng đầu các chính phủ Anh - Pháp - Đức và Italia. Một hiệp định đã được ký kết. Theo đó, Anh - Pháp trao vùng Xuy- đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hít-le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. Đại biểu Tiệp Khắc được mời đến Muy- ních chỉ để tiếp nhận và thi hành hiệp định. - Câu hỏi: Em có nhận xét gì về Hội nghi Muy – ních? Chính sách nhân nhượng của các Anh , Pháp được thể hiện như thế nào? Hội nghị này thể hiện âm mưu gì của chủ nghĩa để quốc đối với Liên Xô? - Có thể thấy rằng, Hội nghị Muy – ních là đỉnh cao của chính sách thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp đối với phát xít Đức. Chính phủ Anh, Pháp hy vọng rằng bằng việc bán rẻ quyền lợi của Tiệp Khắc cho Hít – le,họ sẽ tránh được một cuộc đọ sức với Đức, mà chĩa mũi nhọn của cuộc chiến tranh vào Liên Xô. Tuy nhiên thực chất diễn ra không như vậy bởi Tiệp Khắc chưa phải là tham vọng cuối cùng của Hít –le. - Đồng thời nó cũng thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc ( kể cả Anh – Pháp- Mĩ và Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô. Câu hỏi: Sau khi chiếm được Xuy-đét, Hít Le có những hành động thế nào? Hành động đó thể hiện âm mưu gì của Phát xít Đức? - Sau khi chiếm Xuy-đét, tháng 3/1939, Hít-le thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc. Không dừng lại ở đó, Hít- => Do đó ngày 29- 9- 1938, Hội nghị Muy- ních được triệu tập với sự tham gia của những người cầm đầu các chính phủ Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a. + Nội dung: - Anh, Pháp trao vùng Xuy – đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu. b. Sau Hội nghị Muy – ních. - Sau khi chiếm Xuy – đét, Hít – le thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc ( 3 - 1939) và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba 5
  • 6. le bắt đầu gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan. - Như vậy, bọn phát xít đã trắng trợn xóa bỏ hiệp định vừa ký kết ở Muy-ních, giới thống trị Anh - Pháp - Mĩ tính toán rằng sau khi chiếm trọn Tiệp Khắc, Đức sẽ tấn công Liên Xô. Nhưng thực tế, sau khi chiếm Tiệp Khắc, Hít-le bắt đầu gây hấn và chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan. - Trước khi khai chiến, Đức đã đề nghị đàm phán với Liên Xô để phòng khi chiến tranh bùng nổ phải chống lại 3 cường quốc trên cả hai mặt trận (Anh Pháp ở phía tây và Liên Xô ở phía đông). Liên Xô chấp nhận đàm phán vì đây là giải pháp tốt nhất để tránh một cuộc chiến tranh và bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế cô lập lúc bấy giờ. - Bản “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau” đã được ký kết ngày 23/8/1939 và kèm theo đó là một “Biên bản mật” nhằm phân chia khu vực ảnh hưởng ở Đông Âu giữa hai nước. => Những hành động trên đây của Đức đã phơi bày rõ bản chất hiếu chiến và âm mưu nham hiểm của Đức. Cam kết “chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu” của Hít-le ở hội nghị Muy-ních chỉ là ảo tưởng của Anh - Pháp. Thực tế, Đức đã thể hiện rõ mưu đồ của mình là bành trướng thế lực ở châu Âu trước, sau đó mới dốc toàn lực lượng chiến tranh với Liên Xô. Lan. - Ngày 23 – 8 – 1939, Hiệp ước Xô- Đức không xâm phạm nhau đã được ký kết. - GV chuyển ý: vậy chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ và lan rộng ở Châu Âu như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU( TỪ THÁNG 9- 1939 ĐẾN THÁNG 6 -1941 1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu( từ tháng 9 – 1939 đến tháng 9- 1940). * Hoạt động 1: - Rạng sáng ngày 1 -9- 1939, không tuyên chiến, quân Đức tấn công Ba Lan. Đức có sự chuẩn bị từ lâu và đưa vào Ba Lan một lực lượng to lớn. Với ưu thế tuyệt đối về quân số và trang bị. đồng thời lợi dụng yếu tố bất ngờ và thực hiện “đánh chớp nhoáng” và chiếm Ba Lan trong vòng 1 tháng. - Câu hỏi: Tại sao Đức chọn Ba Lan là nơi tấn công mở đầu cho cuộc chiến tranh ? II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU ( TỪ THÁNG 9 – 1939 ĐẾN THÁNG 6 – 1941). 1. Phe phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu ( từ tháng 9 – 1939 đến tháng 9 – 1940). - Rạng sáng ngày 1 – 9 – 1939, quân Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức. => Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. 6
  • 7. - Ba Lan là nước có nhiều tài nguyên quan trọng phục vụ cho công nghiệp chiến tranh. Hơn nữa Ba Lan giữ một vị trí chiến lược quan trọng làm bàn đạp để tấn công Liên Xô và nhiều các nước Châu Âu khác. - Câu hỏi: Trước tình hình này, Liên quân Anh- Pháp đã có những hành động gì? - Trước tình hình đó Liên quân Anh – Pháp dàn trận ở biên giới phía tây nước Đức nhưng không tấn công Đức và cũng không có một hành động quân sự nào để đỡ đòn cho Ba Lan. - Hiện tượng “tuyên” mà không “ chiến”( được các nhà báo Mĩ gọi là “ chiến tranh kỳ quặc” , người Pháp gọi là cuộc chiến tranh “ buồn cười’ còn người Đức gọi là chiến tranh “ ngồi”) kéo dài suốt 8 tháng ( từ tháng 9- 1939 đến tháng 4 – 1940). Trong thời gian này, quân đội hai bên hầu như chỉ ngồi trong chiến lũy nhìn nhau, thỉnh thoảng quân đội hai bên mở các cuộc tấn công nhỏ có tính chất tượng trưng rồi lại trở về vị trí cũ. Sở dĩ có hiện tượng này là do giới cầm quyền Anh, Pháp vẫn còn ảo tưởng về một sự thỏa hiệp với Hít-le. Với hy vọng Đức sẽ quay sang chĩa mũi nhọn chiến tranh vê phía Liên Xô. - GV sử dụng lược đồ, hình ảnh trình bày, (chú trọng Đức tấn công Pháp- tấm “thảm kịch” Pháp) - Tháng 4 - 1940 quân Đức chuyển hướng tấn công hầu hết các nước tư bản châu Âu và tháng 6 – 1940 quân Đức tiến thẳng về phía Pari như bão táp - GV yêu cầu 1 HS đọc phần in nhỏ SGK 93, cho nhận xét về những thất bại của Pháp? - Rất nặng nề, nó như một tấm thảm kịch của Pháp. Nhân dân Pháp bị đói rét trong khi hàng trăm chuyến tàu chở đầy những của cải của Pháp bị đưa hết sang Đức. - Tháng 7- 1940, Hít-le đề ra kế hoạch “ sư tử biển” nhằm đổ bộ lên Anh. - Kế hoạch “ Sư tử biển” nhằm hai mục đích: dọa nước Anh để từ đó tạo điều kiện cần thiết cho việc thỏa hiệp với Anh; che đậy việc bí mật tập trung quân chuẩn bị tấn công Liên Xô, đánh lạc hướng dư luận thế giới - Tháng 8-1940, Đức tấn công Anh bằng không quân và thực hiện ‘ chiến tranh tầu ngầm”. - Tuy nhiên do ưu thế về không quân và hải quân của Anh, đồng thời do sự viện trợ của Mĩ dành cho Anh, kế hoạch đổ bộ lên nước Anh của Đức không thực hiện được. GV chuyển ý: Vậy tình hình ở Đông và Nam Âu từ tháng 9 – 1940 đến tháng 6 – 1940 như thế nào chúng - Từ tháng 9 – 1939 đến tháng 4 – 1940 diễn ra “cuộc chiến tranh kỳ quặc” giữa Anh, Pháp với Đức. - Tháng 4- 1940, quân Đức chuyển hướng tấn công từ phía đông sang phía tây hầu hết các nước tư bản châu Âu như Đân Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan. - Tháng 6- 1940, đánh thẳng vào nước Pháp. - Tháng 7-1940, Đức tấn công Anh nhưng không thực hiện được kế hoạch. 7
  • 8. ta sẽ cũng đi vào tìm hiểu phần 2. Phe phát xít bành trướng ở Đông Âu và Nam Âu ( từ tháng 9 – 1940 đến tháng 6 – 1941). * Hoạt động 2: - Câu hỏi: Những hành động gì của Phe Phát xít từ tháng 9 – 1940 đến tháng 6 -1941? - Tháng 9 – 1940, nhằm củng cố liên minh phát xít, Hiệp ước Tam Cường Đức- I-ta-li-a, Nhật Bản được ký kết tại Béc-lin. - Nội dung: nếu một trong ba nước bị đối phương tấn công thì hai nước kia phải lập tức trợ giúp nước đó về mọi mặt, công khai về việc phân chia thế giới: Đức, I- ta-li-a ở châu Âu, Nhật Bản ở Viễn Đông. - Từ tháng 10- 1940, Hít – le chuyển sang thôn tính các nước Đông và Nam châu Âu. Đến mùa hè năm 1941, phe phát xít đã thống trị phần lớn châu Âu. Phát xít Đức đã chuẩn bị xong mọi điều kiện cần thiết để tấn công Liên Xô. - Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình chiến sự từ tháng 9 – 1939 đến tháng 6 – 1941)? Ai là kẻ chủ mưu? Phe nào thắng thế? - Ở giai đoạn này, phát xít Đức tấn công và hoàn toàn năm quyền chủ động chiến lược, giành được nhiều thắng lợi to lớn mà hầu như không bị tổn thất gì đáng kể. Đức đã chiếm và thống trị hầu như toàn bộ châu âu tư bản chủ nghĩa( trừ Anh và một số nước trung lập) - Trên cơ sở này, Hít – le dốc sức chuẩn bị và mở cuộc tấn công xâm lược Liên Xô vào ngày 22 -6 – 1941. - Câu hỏi: Tính chất của cuộc chiến tranh trong giai đoạn đầu từ tháng 9 – 1939 đến tháng 6 -1 941) - Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai giai đoạn đầu là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào cảnh chết chóc, bi thương. * Hoạt động 3: - Từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942, Chiến tranh thế giới thứ hai đã lan rộng khắp các châu lục trên thế giới. Tính chất của chiến tranh có sự thay đổi, khối đồng minh chống phát xít hình thành. Để hiểu cụ thể về tình hình trên, các em sẽ hoạt động theo nhóm ở phần II. - GV chia lớp thành 4 nhóm. Nhiệm vụ cụ thể về của từng nhóm là: + Nhóm 1: Phát xít Đức đã tấn công vào lãnh thổ Liên Xô như thế nào? Nhân dân Liên Xô đã chiến đấu chống lại phát xít Đức ra sao? 2. Phe phát xít bành trướng ở Đông Âu và Nam Âu ( từ tháng 9 – 1940 đến tháng 6- 1941). - Tháng 9 -1940, khối liên minh phát xít ký Hiệp ước Tam Cường. - Tháng 10- 1940, Hít – le thôn tính Đông và Nam Âu. - Đến mùa hè năm 1941, Phe phát xít thống trị phân lớn châu Âu và chuẩn bị xong mọi điều kiện cần thiết để tấn công Liên Xô. II. CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI( từ tháng 6 – 1941 đến tháng 11 – 1942). 1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi. 8
  • 9. + Nhóm 2: Chiến sự ở Bắc Phi bùng nổ và diễn biến ra sao? + Nhóm 3: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ như thế nào? + Nhóm 4: Nguyên nhân nào dẫn tới sự ra đời của khối đồng mình chống phát xít? Tại sao nói việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến? - GV sử dụng lược đồ nhận xét, bổ sung và chốt ý: + Nhóm 1: Ngay từ đầu tháng 12/1940 Hít-le đã thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô với tư tưởng cơ bản là: “chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh. Tận dụng ưu thế về trang thiết bị kỹ thuật và yếu tố bất ngờ, tiến hành chọc thủng phòng tuyến Liên Xô. (GV mở rộng: Đi đôi với kế hoạch xâm lược về quân sự là kế hoạch cướp bóc tài nguyên và tàn sát người Nga một cách man rợ. chỉ thị ngày 12 – 5- 1941 của Bộ chỉ huy tối cao Đức bắt sĩ quan, binh lính Đức phải tuân theo: “Hãy nhớ và thực hiện: - Không có thần kinh, trái tim và sự thương xót – anh được chế tạo từ sắt, thép Đức… - Hãy tiêu diệt trong mình mọi sự thương xót và đau khổ, hãy giết bất kì người Nga nào và không được dừng lại, dù trước mặt anh là ông già hay phụ nữ, con gái hay con trai. - Chúng ta phải bắt thế giới đầu hàng, anh là người Đức và là người Đức phải tiêu diệt mọi sự cản trở con đường của anh”_ Trích Tổ Quốc Xô Viết 1917 – 1980, NXB Chính Trị Matcơva => Chủ nghĩa phát xít Đức hiếu chiến - Rạng sáng ngày 22/6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô theo kế hoạch đã định Đức đã huy động 190 sư đoàn với 5,5 triệu quân, 3712 xe tăng, 4950 máy bay, chia làm 3 đạo quân, đồng loạt tấn công trên suốt dọc tuyến biên giới phía tây Liên Xô. Trong những tháng đầu, nhờ ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức đã tiến sau vào lãnh thổ Liên Xô. Đạo quân phía bắc bao vây Lê-nin-grát, đạo quân trung tâm tiến tới ngoại vi thủ đô Matxcơva, đạo quân phía nam chiếm Ki-ép và Ucraina. - Trước lời kêu gọi của Đảng và nhà nước “ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa lâm nguy!” , “ tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng…” Quân đội và nhân dân Liên Xô đã nhất tề đứng dậy, già trẻ gái trai, triệu người như một kiên quyết bảo vệ Tổ quốc. a. Mặt trận Xô – Đức: - Tháng 12 – 1940, Hít – le thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô - Ngày 22 – 6 – 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô - Quân đội và nhân dân Liên Xô kiên quyết bảo vệ Tổ quốc. - Tháng 12- 1941, Hồng quân phản công và chiến thắng Đức ở măt trận Mát-xcơ-va, làm phá sản chiến lược “ chiến tranh chớp nhoáng” của Hít –le. - Sau thất bại ở Mat- xcơ-va, quân Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía nam Liên Xô mà trong tâm là đánh chiếm Xta-lin-grát. Cuộc chiến đấu kéo dài hơn 2 tháng, nhưng quân Đức không chiếm được thành phố này. 9
  • 10. - Tháng 12/1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu- cốp chỉ huy đã phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức ra khỏi cửa ngõ thủ đô. Kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le bị phá sản. - Thất bại ở Matxcơva, quân Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam nhằm chiếm vùng lương thực và dầu mỏ quan trọng nhất của Liên Xô. Mục tiêu chủ yếu của Đức là nhằm đánh chiến Xtalingrát, thành phố được mệnh danh là “nút sống” của Liên Xô. Với quyết tâm “không lùi một bước” và phải giữ cho được Xtalingrát bằng bất cứ giá nào. Quân và dân Liên Xô đã chiến đấu quyết liệt, khiến quân Đức không thể chiếm được thành phố này. + Nhóm 2: Ở Mặt trận Bắc Phi, từ tháng 9/1940, quân đội Italia đã tấn công Ai Cập. Cuộc chiến ở đây diễn ra trong thế giằng co, không phân thắng bại giữa liên quân Đức - Italia với liên quân Anh - Mĩ. Liên quân Anh -Mĩ giành ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận (sau thất bại ở Matxcơva, Đức phải tập trung lực lượng vào mặt trận Xô - Đức nên quân Đức - Italia ở Bắc Phi yếu thế). + Nhóm 3 : GV sử dụng hình ảnh lược đồ trình bày Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ: (Cuộc tấn công Trân Châu Cảng và Lược đồ chiến trường châu Á - Thái Bình Dương). - Trong khi chiến tranh thế giới diễn ra ở châu Âu, thì ở châu Á, Nhật Bản đã ráo riết nhảy vào cuộc chiến. Việc Mĩ kiên quyết phản đối quân Nhật kéo vào Đông Dương (9/1940) đã làm cho quan hệ Nhật - Mĩ căng thẳng, khiến Nhật quyết định tiến hành chiến tranh với Mĩ. - Ngày 7/12/1941, vào 7 giờ 55 phút giờ địa phương, các máy bay trên tầu sân bay Nhật cất cánh oanh tạc dữ dội các tàu chiến và sân bay Mĩ ở cảng Trân Châu. Tham gia trận tập kích này còn có 12 tầu ngầm của Nhật. Cuộc tập kích bất ngờ và dữ dội của hạm đội Nhật đã gây cho hạm đội Mĩ những tổn thất nặng nề chưa từng có trong lịch sử hải quân Mĩ (5 tầu chủ lực bị đánh chìm, 19 tàu chiến và 177 máy bay bị tiêu diệt, hơn 3000 binh lính và sĩ quan Mĩ bị thiệt mạng. Tới lúc Mĩ đã tuyên chiến với Đức, Italia, Nhật và chiến tranh Thái Bình Dương chính thức bùng nổ. Chiến tranh thế giới thứ hai đã lan rộng khắp thế giới. - Từ tháng 12/1941 đến tháng 5/1942, quân Nhật đã chiếm được một vùng rộng lớn, gồm Thái Lan, Mã Lai, Xingapo, Philíppin, Miến Điện, Inđônêxia và nhiều đảo ở Thái Bình Dương. Đến năm 1942, quân Nhật đã b. Mặt trận Bắc Phi: - Tháng 9-1940, quân đội I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Cuộc chiến giằng co không phân thắng bại - Tháng 10 -1942, liên quân Anh, Mĩ giành thắng lợi trận En A-la-en giành ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sang phản công. 10
  • 11. thống trị gần 8 triệu km2 đất đai với 500 triệu dân ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. + Nhóm 4: Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã đẩy hàng trăm quốc gia dân tộc vào ách thống trị tàn bạo của phát xít, thúc đẩy họ cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít. - Việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến. Cuộc chiến tranh mà nhân dân Liên Xô tiến hành không vì mục tiêu tranh chấp đất đai như các nước đế quốc mà là cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại nhằm chống lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình cho dân tộc và nhân loại. Cuộc chiến tranh đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng. Nó còn tác động khiến các chính phủ Mĩ - Anh phải dần thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, khôi phục chủ quyền của các dân tộc bị phát xít nô dịch. Trên cơ sở đó mà khối Đồng minh chống phát xít được hình thành. Ngày 1/1/1942, tại Oasinhtơn, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) đã ra bản “Tuyên ngôn Liên hợp quốc” cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình. Sự kiện đó đánh dấu khối Đồng minh chống phát xít chính thức được thành lập. - Việc Liên Xô tham chiến và sự thành lập khối Đồng minh chống phát xít đã làm cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi. Từ chỗ một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa, giờ đây nó đã trở thành một cuộc chiến tranh của Liên Xô, Đồng minh và nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ chính nghĩa và hòa bình nhân loại. * Hoạt động 4: - GV sử dụng lược đồ Chiến tranh thế giới thứ hai và tường thuật cho HS về trận phản công của Hồng Quân Liên Xô tại Xta – lin – grat. - Sau khi kìm chặt quân địch và tiêu hao nặng nề sinh lực địch tại Xta-lin-grat, ngày 19- 11-1942, Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công. Mở đầu bằng những đòn sấm sét của pháo binh, từ ngày 19-11 đến ngày 23- 11 Hồng quân nhanh chóng khép kín dần 33 vạn quân tinh nhuệ của Đức. . Hít-le vội điều đạo quân của thống chế Manxten đến phá vây. Cuộc chiến đấu giữa Đức và Liên Xô đã diễn ra ác liệt suốt từ cuối tháng 11 đến tháng 12. Đạo quân của Manxten bị đẩy lùi ra xa và tổn thất nặng nề. Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943, Hồng quân mở cuộc tấn công tiêu diệt đạo quân bị bao vây: 3. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành. - Nguyên nhân: + Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít. + Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mĩ - Anh thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít. - Sự thành lập: Ngày 01/1/1942, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) đã ra tuyên bố chung gọi là Tuyên ngôn Liên hợp quốc.Cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập. - Ý nghĩa: Việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại. IV. QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN HƯỚNG SANG PHẢN CÔNG. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI KẾT THÚC( TỪ THÁNG 11 – 1942 ĐẾN THÁNG 8 – 1945) 1. Quân Đồng minh phản công ( từ tháng 11- 1942 đến tháng 6 – 1944) + Mặt trận Xô – Đức: - Tháng 11- 1942 đến tháng 2 – 1943, Hồng quân Liên Xô phản công tại Xta-lin-grát. Tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ gồm 33 vạn người của phát xít Đức ở Xta-lin- 11
  • 12. tiêu diệt 2/3 lực lượng đạo quân tinh nhuệ, 1/3 bị bắt sống, trong đó có thống chế Phôn Pao-lút và 24 viên tướng. - Câu hỏi: Nêu ý nghĩa chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Xta-lin-grát? - Chiến thắng trận Xta-lin-grát tạo bước ngoặt đối với mặt trận Xô – Đức và cục diện chung của thế giới - Là trận đánh lớn có ý nghĩa xoay chuyển tình thế: phát xít Đức từ thế chủ động rơi vào thế bị động từ chiến lược tấn công chuyển sang chiến lược phòng ngự. còn Liên Xô, Anh, Mĩ chuyển từ chiến lược phòng ngụ, sang chiến lược phản công trên các mặt trận quan trọng - Sau chiến thắng Xta-lin grát, Hồng quân đã nhanh chóng bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc- xcơ loại khỏi vòng chiến đấu 50 vạn quân Đức. Hồng quân liên tục tấn công, cho đến tháng 6 – 1944 đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô. - Câu hỏi: Ở các mặt trận khác cuộc phản công của quân Đồng minh diễn ra như thế nào? + Mặt trận Bắc Phi: - Quân Anh, quân Mĩ phối hợp phản công, quét sạch liên quân Đức – I-ta-li-a. + Ở I-ta-li-ta: từ tháng 7-1943 đến tháng 5-1945 - Liên quân Mĩ – Anh tấn công nam I-ta-li-a, truy kích phát xít làm chủ nghĩa phát xít I- ta-li-a sụp đổ. Phát xít Đức khuất phục. + Ở Thái Bình Dương: quân Mĩ đánh bại quân ở Gua- đan ca-nan,tạo bước ngoặt mặt trận này. Mĩ phản công, lần lượt chiếm đảo Thái Bình Dương. * Hoạt động 5: - Diễn biến chính cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp mặt trận - Sau khi giải phóng toàn bộ lãnh thổ và tiến quân giải phóng các nước Trung và Đông Âu, Hồng quân Liên Xô tiến sát biên giới nước Đức. - Mùa hè năm 1944, Mĩ - Anh và đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu, tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan và chuẩn bị tấn công nước Đức. - Từ tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô bắt đầu cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông. - Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức Hội nghị Italia giữa 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc phân chia khu vực chiếm đóng nước Đức, châu Âu và việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Liên Xô cam kết sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật sau khi nước Đức đầu hàng. Cuộc tấn công quân Đức ở Mặt trận phía tây của quân đồng minh bắt đầu từ tháng 2/1945. grát. + Ý nghĩa: - Chiến thắng trận Xta-lin-grát tạo bước ngoặt đối với mặt trận Xô – Đức và cục diện chung của thế giới. - Là trận đánh lớn có ý nghĩa xoay chuyển tình thế: phát xít Đức từ thế chủ động rơi vào thế bị động từ chiến lược tấn công chuyển sang chiến lược phòng ngự. còn Liên Xô, Anh, Mĩ chuyển từ chiến lược phòng ngự, sang chiến lược phản công trên các mặt trận quan trọng. - Hồng quân chiến thắng tại vòng cung Cuốc – xcơ. Tiếp đó giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô. + Mặt trận Bắc Phi: - Quân Anh, quân Mĩ phối hợp phản công, quét sạch liên quân Đức – I-ta-li-a. + Ở I-ta-li-ta: từ tháng 7-1943 đến tháng 5- 1945: - Liên quân Mĩ – Anh tấn công nam I-ta-li-a, truy kích phát xít làm chủ nghĩa phát xít I- ta- li-a sụp đổ. Phát xít Đức khuất phục. + Ở Thái Bình Dương: quân Mĩ đánh bại quân ở Gua- đan ca-nan,tạo bước ngoặt mặt trận này. Mĩ phản công, lần lượt chiếm đảo Thái Bình Dương. 2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc. + Ở châu Âu: - Đầu năm 1944, Hồng quân Liên Xô tổng phản công quân Đức, gồm 10 chiến dịch lớn nối tiếp nhau, quét sạch quân Đức khỏi lãnh thổ Liên Xô, tiến vào giải phóng các nước Trung và Đông Âu. - Hè năm 1944, Mĩ- Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu, giải phóng các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan chuẩn bị tấn công Đức. - Tháng 1-1945, Hồng quân Liên Xô tấn công Đức trên mặt trận phía Đông. - Hội nghị I-an-ta ( 2-1945) được tổ chức , phân chia khu vực chiếm đóng của lực lượng Đồng minh đề ra đường lối tổ chức lại thế giới 12
  • 13. - Ngày 16/4/1945, Liên Xô bắt đầu tấn công Béc-lin diễn ra hết sức quyết liệt. Lực lượng quân Đức ở Béc- lin có hơn 50 sư đoàn với quân số trên 1 triệu người, 1500 xe tăng, trên 3000 máy bay và ngay trong thành phố, chúng lập ra đội dân quân phòng về đông 20 vạn người được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại. Bộ tổng Tư lệnh tối cao của Liên Xô đã huy động lực lượng của 2 phương diện quân gồm 2,5 triệu người 6.250 xe tăng, 7500 máy bay. Ngày 30/4, quân đội Liên Xô đã chiếm được bộ phận chủ yếu của toàn nhà quốc hội Đức. Chiều ngày 30/4, cờ Liên Xô cắm trên mái nhà Quốc hội ( HS quan sát hình 48-SGK), Hít-le tự sát dưới hầm chỉ huy. - Ngày 9/5/1945, nước Đức kí bản hiệp ước đầu hàng không điều kiện chấm dứt ở châu Âu. - Câu hỏi: Vai trò của Liên Xô và đồng minh Mĩ - Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức ? - Về vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức: Liên Xô và Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt phát xít Đức (lưu ý phạm vi câu hỏi tập trung vào thời gian từ 1944 - 1945). Việc Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở mặt trận phía Đông và quân Đồng minh mở cuộc tấn công Đức ở mặt trận phía tây đã làm cho phát xít Đức bị kẹp giữa 2 gọng kìm, bị uy hiếp về tinh thần và nhanh chóng đi đến thất bại. Liên Xô đã đóng vai trò lớn lao trong trận công phá Béc-lin, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức tại xào huyệt cuối cùng của chúng. - Câu hỏi: Nêu những nét chính về diễn biến cuộc phản công của quân đội Mĩ – Anh ở mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương? - Ở mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944 liên quân Mĩ - Anh đã triển khai các cuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Philíppin. Quân Mĩ tăng cường uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của các nước Nhật bằng không quân. - Ngày 6/8/1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hirôsima làm 8 vạn người thiệt mạng. Ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công như vũ bão vào đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu. - Ngày 9/8, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai hủy diệt thành phố Nagasaki, giết hại 2 vạn người. Ngày 15/8, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. - Câu hỏi: Vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật? sau chiến tranh, Liên Xô cam kết tham gia chiến tranh chống Nhật. - Tháng 2-1945, Hồng quân Liên Xô tấn công Béc – lin. Ngày 30 -4 cờ Liên Xô cắm trên nóc nhà Quốc hội Đức. - Ngày 9 – 5- 1945, Đức đầu hàng không điều kiện. chấm dứt chiên tranh ở châu Âu. + Ở mặt trận Thái Bình Dương: - Đầu năm 1944, quân Mĩ – Anh tấn công Nhật ở Miên Điện, quần đảo Phi-lip-pin. - Ngày 6-8-1945, Mĩ ném bom nguyên tử đầu tiên xuống Hi – rô-si-ma. - Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, tấn công đạo quân Quan Đông. - Ngày 9-8-1945, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử xuống Na-ga-xa-ki. - Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. 13
  • 14. - Về vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật (xét phạm vi thời gian 1944 - 1945): Liên Xô, Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Nhật. Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá hủy lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, gieo rắc thảm họa chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản. - Sau khi tiêu diệt phát xít Đức, Liên Xô đã thực hiện đúng cam kết của hội nghị Italia là tham gia chiến tranh chống Nhật. Cuộc tấn công của Liên Xô vào đạo quân Quan Đông - đạo quân chủ lực của Nhật, đã góp phần quyết định buộc phát xít Nhật phải đầu hàng 15/8/1945, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. * Hoạt động 6: - Câu hỏi: Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai? Em hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay? + Về kết cục của chiến tranh. + Bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay: Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại. Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người. Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới. V. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI. - Chủ nghĩa phát xít Đức - Italia - Nhật sụp đổ hoàn toàn. - Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong đó, 3 cường Quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. - Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4000 tỷ đô la. - Ý nghĩa: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. 4. Sơ kết bài học . - Như vậy qua hai tiết học về chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945) chúng ta phần nào hiểu được nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh này là do sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít hiếu chiến và do chính sách nhân nhượng của các nước đế quốc như Anh, Pháp, Mĩ. Cuộc chiến tranh trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau. 14
  • 15. - Có thể thấy chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh gây nên những tổn thất lớn về người và của trong lịch sử nhân loại. Kéo dài trong 6 năm, chiến tranh đã bao trùm gần như toàn bộ các châu lục và diễn ra trên nhiều mặt trận. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại của phe phát xít, dẫn đến những biến đổi căn bản trong tình hình thế giới. 5. Củng cố, dặn dò. - HS về nhà làm cac câu hỏi cuối bài, học bài cũ trước khi đến lớp và xem trước, chuẩn bị bài 18. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( phần từ 1917- 1945). Ngày 18 tháng 1 năm 2016 15
  • 16. BÀI 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. Giúp học sinh nắm được: - Ý đồ xâm lược Việt Nam của Tư bản phương Tây. - Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873. - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873. 2. Về thái độ. - Hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng. - Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông. - Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỷ XIX. - Có nhận thức đúng đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử cụ thể. 3. Về kỹ năng. - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, nhận xét đánh giá sự kiện vấn đề lịch sử. - Biết liên hệ rút ra bài học kinh nghiệm. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC. - Lược đồ mặt trận Gia Định. - Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kỳ. - Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học. - Văn thơ yêu nước cuối thế kỷ XIX. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra cũ. - Nêu hoàn cảnh, nội dung của hội Muy-nich ? 3. Dẫn dắt vào bài mới. - Ngày 31 - 8 - 1858 thực dân Pháp nổ súng chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngay từ đầu, quân ta đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược. Với sức mạnh quân sự Pháp ngày càng mở rộng đánh chiến tranh xâm lược, song đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân ta. Để hiểu được cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 - 1873, chúng ta cùng tìm hiểu bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 – 1873). 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp. 16
  • 17. Hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững * Hoạt động 1: Câu hỏi: Giữa thế kỉ XIX tình hình chính trị , kinh tế, quân sự, xã hội của nước ta trước khi thực dân Pháp xâm lược như thế nào? Câu hỏi: Với tình hình kinh tế, chính trị, quân sự như vậy đã ảnh hưởng đến tình hình xã hội như thế nào? - Chính sách của nhà Nguyễn làm cho xã hội thêm rối. mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt - Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra như khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Nam Định, Thái Bình , Lê Duy Lương ở Ninh Bình, Lê Văn Khôi ở Gia Định , của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng ... - Câu hỏi: Sự khủng hoảng của nước ta giữa thế kỉ XIX, dẫn đến nguy cơ gì? - Sự khủng hoảng của nước ta giữa thế kỉ XIX, dẫn đến nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp diễn ra như thế nào? Và chúng đã vấp phải sự kháng cự của nhân dân ra sao? Để giải đáp những câu hỏi trên chúng ta sẽ đi vào mục 3. Sau nhiều lần khiêu khích, chiều ngày 31/8/1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha với khoảng 3.000 binh lính và sỹ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Câu hỏi: Tại sao Tây Ban Nha liên minh với Pháp? Tây Ban Nha liên minh với Pháp vì có một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ, giết hại. Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng muốn chia sẻ quyền lợi ở Việt Nam. Câu hỏi: Tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ? * Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên là do: - Đà Nẵng gần kinh đô Huế ( cách Huế 100 km) và có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.. - Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng nên tàu chiến ra vào dễ dàng, lại nằm trên đường thiên lý Bắc – Nam; - Có hậu phương Quảng Nam là xứ giàu có, đông dân có thể giúp Pháp thực hiện khẩu hiệu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh và là nơi thực dân Pháp đã xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô , nên Pháp có thể trông chờ vào sự ủng hộ của giáo dân vùng này. I. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược). + Chính trị: - Giữa thế kỷ XIX, Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền. Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. + Kinh tế: - Nông nghiệp: sa sút, mất mùa đói kèm thường xảy ra. - Công thương nghiệp đình đốn, nhà nước thực hiện chính sách “ bế quan, tỏa cảng. + Quân sự : lạc hậu, đối ngoại sai lầm, cấm đạo, đuổi giáo sĩ. + Xã hội: - Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. 3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858. + Hành động của Pháp: - 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận tại của biển Đà Nẵng. - 1/9/1858, Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công vào bán đảo Sơn Trà. 17
  • 18. -Với những toan tính như vậy, mờ sáng ngày 1/9/1858, địch gửi tối hậu thư đòi trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời ngay trong vòng 2 giờ . Không đợi đến hết hạn, chúng đã ra lệnh cho tàu chiến bắn đại bác vào các căn cứ của triều đình ở đây trong suốt ngày hôm đó. Tiếp sau đó chúng cho quân đội đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Câu hỏi: Trước hành động đó, triều đình và quân dân ta đã làm gì để chống lại sự xâm lược của quân Pháp? Kết quả như thế nào? - Quân dân ta anh dũng chiến đấu chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. - Phối hợp với quân triều đình thực hiện “vườn không nhà trống” cầm chân quân giặc suốt 5 tháng, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. * Hoạt động 2: - GV chuyển ý: Sau khi thất bại ở Đà nẵng, Pháp đã chuyển quân vào Gia Định. Để biết được Pháp đánh chiếm Gia Định như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần II. Câu hỏi: Vì sao thực dân Pháp đưa quân vào đánh Gia Định? - Vì không chiếm được Đà Nẵng nên Pháp quay vào đánh chiếm Gia Định. Vả lại Gia Định có chiến lược quan trọng, là vựa lúa của Việt Nam, có hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi. Từ Gia Định có thể đi sang Campuchia một cách dễ dàng, làm chủ khu vực sông Cửu Long. - Ngày 9/2/1859, quân Pháp do Đờ giơ-nuy chỉ huy đã vào đến Vũng Tàu, chúng nhanh chóng dàn trận và bắn đại bác vào Vũng Tàu, mở đầu cho việc đánh chiếm Gia Định. Sau đó tàu chiến của Pháp từ Sông Cần Giờ ngược lên sông Sài Gòn tiến về Gia Định, vừa đi chúng vừa bắn phá hai bên bờ. Đến ngày 15/2/1859, quân Pháp đã tiến sát đến chân thành Gia Định. Ngày 16/2/1859, quân Pháp đến Gia Định. - Sáng sớm ngày 17/2/1859, dựa vào hỏa lực mạnh, Pháp cho quân đổ bộ tấn công thành. Trận chiến diễn ra ác liệt, đến trưa thì quân Pháp chiếm được thành. Quan quân triều đình tan rã nhanh chóng, mặc dù quân đông, vũ khí và lương thực . Câu hỏi: Sau khi chiếm được thành, quân Pháp đã vấp phải những khó khăn gì? - Tuy quân Pháp đã chiếm được thành chưa đầy một buổi sáng nhưng quân Pháp không thể giữ nổi thành trước phong trào kháng chiến của nhân dân ta: + Các đội dân binh chiến đấu anh dũng chặn đánh, + Thái độ của nhân dân ta: Quân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược.Thực hiện “ vườn không nhà trống” gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. => Kết quả: - Liên quân Pháp – Tây Ban Nha bị cầm chân ở bán đảo Sơn Trà suốt 5 tháng.Bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KỲ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1862 1. Kháng chiến ở Gia Định: + Hành động của Pháp: - Ngày 17/2 , Pháp nổ súng chiếm thành Gia Định. 18
  • 19. quấy rối, tiêu diệt địch + Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” thất bại + Pháp chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” - Năm 1860, tại Gia Định quân Pháp chỉ còn lại 1000 rải trên một chiến tuyến dài 10km vì phải chia quân sang chiến trường khác. Câu hỏi: Trước tình hình Pháp gặp khó khăn như vậy, thì triều đình có nắm được cơ hội đó để đánh pháp hay không? - 3/1860, Nguyễn Tri Phương từ Đà Nẵng vào Gia Định, tuân theo chỉ đạo của triều đình nên đã bỏ lỡ cơ hội đó. Ông chỉ lo việc phòng thủ, như huy động hàng vạn quân và dân binh xây dựng Đại đồn Chí Hòa vừa đồ sộ, vừa vững chắc. - GV trình bày thêm về Đại đồn Chí Hoà: thành dài 3km, rộng 1km, xây bằng gạch, đá ong và đất sét rất kiên cố, cao 3,5 m dày 2m, có nhiều lỗ châu mai. Trong thành chia làm 5 khu, có thể hỗ trợ nhau chiến đấu. Góc thành gai góc chằng chịt. Ngoài thành có hào sâu đầy nước ngăn cách, có rào che, hố cắm chông. Cách chân thành hàng trăm mét, nhiều cạm bẫy đã được bố trí. Trong thành có 150 khẩu đại bác đủ cỡ và vô số vũ khí thông thường, có hàng chục nghìn binh sĩ chính quy và dân binh. => việc xây dựng đại đồn Chí Hoà chỉ là chiến thuật phòng thủ bị động. trong tư thế “ thủ hiểm”. Câu hỏi: Về phía triều đình thì như vậy, còn nhân dân ta đã chiến đấu như thế nào để chống thực dân Pháp? - Trái lại với quân đội triều đình, hàng nghìn “ nghĩa dũng” do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch. Kết quả là Pháp bị sa lầy ở cả 2 nơi ( Đà Nẵng và Gia Định). - Tóm lại, với tinh thần đấu tranh của nhân dân ta đã khiến cho thực dân Pháp không thể thực hiện được âm mưu xâm lược của chúng, buộc chúng vào thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên triều đình lại xuất hiện nhiều mâu thuẫn, tranh cãi làm ảnh hưởng lớn đến việc chống Pháp xâm lược. Nhận thấy những bất ổn ấy từ phía triều đình thì thực dân Pháp đã mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam kỳ. Để biết được thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam kì như thế nào? Và nhân dân ta đã kháng chiến ra sao? Chúng ta sẽ tìm - Năm 1860, Pháp gặp nhiều khó khăn, dừng các cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng. - Xây dựng đồn Chí Hòa để làm phòng tuyến trong tư thế thủ hiểm, xuất hiện tư tưởng chủ hòa. + Thái độ nhân dân ta: - Chủ động chiến đấu, chặn đánh tiêu diệt địch. - Hàng nghìn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch. => Kết quả: thất bại, Pháp chuyển sang chinh phục từng gói nhỏ. Không chiếm được thành Gia Định Pháp rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. 19
  • 20. hiểu phần còn lại của bài ở tiết sau. * Hoạt động 3: Câu hỏi: Tình hình chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào sau khi quân Pháp kết thúc cuộc chiến tranh ở Trung Quốc? - Sau khi kết thúc thắng lợi ở Trung Quốc với Điều ước Bắc Kinh (25.10.1860), Pháp rảnh tay hơn trong “ vấn đề Nam Kì”. Tháng 2/1861, đô đốc Sác-ne đưa 4000 quân và 70 tàu tăng viện cho Gia Định. Mục tiêu của Pháp trước hết là tấn công vào đại đồn Chí Hòa. Ngày 23/2/1861, pháp nổ súng tấn công và chiếm đại đồn. Trong khi triều đình còn chưa hết bàng hoàng, lục đục luận tội trong việc để mất đại đồn Chí Hòa thì giặc thừa cơ đem quân đánh chiếm Định Tường , Biên Hòa, thành Vĩnh Long. Như vậy, đến cuối tháng 3/1862, ba tỉnh Miền Đông và một tỉnh miền Tây Nam Kì ( Vĩnh Long) đã rơi vào tay Pháp. Câu hỏi: trước những hành động đó, nhân dân ta đã phản ứng như thế nào? Khi giặc Pháp từ Gia Định đánh lan ra, cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển mạnh mẽ hơn. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy… Câu hỏi: Trong cuộc kháng chiến của nhân dân miền Đông Nam Kì (1861-1862) có những thắng lợi tiêu biểu nào? Đó là trận đánh chìm tàu chiến Et-phê-răng ( Hi vọng ) của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo) của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. - GV cung cấp thêm về Nguyễn Trung Trực: tên thật là Nguyễn Văn Lịch, người phủ Tân An, Định Tường ( nay thuộc Long An ). khi Pháp xâm lược Nam Kì, ông cùng nhân dân đứng lên chống Pháp. Trận đánh nổi tiếng của ông là vụ đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp. Trưa ngày 10/12/1862, ông đã cùng một toán nghĩa quân đóng giả thành 1 đám cưới đi qua nơi tàu Pháp chiếm đóng, lợi dụng Pháp không đề phòng cảnh giác, Nguyễn Trung Trực cho quân bất ngờ đánh úp quân Pháp và đốt cháy tàu Ét-pê-răng. Sau trận đánh đó, ông được triều đình phong chức quản cơ để coi giữ vùng Hà Tiên. Trận đánh trên sông Nhật Tảo đã khích lệ mạnh mẽ tinh thần cứu nước của nhân dân lục tỉnh. Thực dân Pháp đã thú nhận: “Đây là một trận đau đớn làm cho tinh thần người Việt phấn khởi và gây cảm xúc sâu sắc trong một số người Pháp”. Câu hỏi: Trong lúc phong trào kháng chiến của 2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Hiệp ước 5/6/1862. + Hành động của Pháp: - Ngày 23/02/1861, Pháp mở cuộc tấn công vào Đại đồn Chí Hòa. - Thừa thắng, Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ: * Định Tường ( 12/4/1861) * Biên Hòa ( 18/12/1861) * Vĩnh Long( 23/3/1862) + Cuộc kháng chiến của nhân dân: - Phát triển ngày càng mạnh. - Tiêu biểu ngày 10/12/1861, đội quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Ét – pê – răng ( Hi vọng ). + Thái độ của triều đình: 20
  • 21. nhân dân ta đang dâng cao thì triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào? - Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông, Pháp gặp khó khăn do những cuộc kháng chiến của nhân dân ta, khiến chúng chưa thể bình định ngay miền Đông. Giữa lúc đó triều đình Huế lại chủ động “nghị hoà” làm cho thực dân Pháp ngạc nhiên và cảm thấy may mắn vì “ Pháp đang phải đón đợi một tình thế xấu thì Huế lại yêu cầu ký hoà ước”. Tháng 5/1862 vua Tự Đức sai quân sang thông báo cho phía Pháp, đề nghị “giảng hoà” và cử một phái bộ do Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp dẫn đầu vào Sài Gòn ngày 28/5/1862, Đến ngày 5/6/1862 đã ký kết Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp. Câu hỏi: Nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất là gì? Nội dung bản Hiệp ước: Hiệp ước có 12 điều khoản, trong đó có những khoản chính như: - Triều đình nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn - Bồi thương 20 triệu quan (ước tính khoản 280 vạn lạng bạc), triều đình phải mở 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán - Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế chỉ khi nào triều đình chấm dứt được các hoạt động chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông. Câu hỏi: Theo em, vì sao Triều Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp? Sở dĩ triều đình muốn nghị hòa với Pháp là do: + Trong hoàn cảnh này thì việc nghị hòa là hợp lí hơn, Phan Thanh Giản ông chỉ muốn lùi 1 bước để tiến. vả lại, trước đây mình chỉ ngoại giao với các nước như Trung Quốc, Champa mà thôi mà chưa hiểu rõ về các nước phương Tây. Điều đó cho thấy có sự chênh về trình độ giữa ta và địch lúc bấy giờ. Đồng thời nhà Nguyễn lấn cấn trong vấn đề giữ lại tỉnh Vĩnh Long. + Không đủ sức để vừa chống giặc ở Nam Kì, vừa chống lại các cuộc nổi dậy chống triều đình ở Bắc Kì. + Không tin tưởng ở năng lực chiến đấu của nhân dân. + Có ảo tưởng rằng thông qua thương thuyết có thể lấy lại các tỉnh đã mất. Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về nội dung của Hiệp ước? và qua đó, em có nhận xét gì về thái độ của triều đình? Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày 5.6.1862. Điều đó đã - Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao triều đình ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất ( 5/6/1862), cắt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp và chịu những điều khoản nặng nề. III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862. 1. Mặt trận miền Đông Nam Kì sau Hiệp ước 1862. 21
  • 22. cho thấy thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn là không kiên quyết chống giặc, không phát huy được tinh thần quyết tâm đánh giặc của nhân dân, đi ngược lại ý chí của nhân dân, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền dân tộc. Đồng thời thể hiện sự yếu kém về nhận thức và trình độ của vua quan nhà Nguyễn lúc bấy giờ. khi Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Kì, cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp diễn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần III. * Hoạt động 4: Câu hỏi: Sau khi ký kết hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp, triều đình Huế đã làm gì? - Chỉ sau hơn một ngày thương thuyết, nhà Nguyễn đã chấp nhận ký những điều khoản nặng nề: triều đình đã ra lệnh bãi binh, tạo cơ sở cho địch đàn áp nghĩa quân. Tuy vậy, nhân dân vẫn tiếp tục chống Pháp bằng nhiều hình thức: Các sỹ phu yêu nước dùng văn thơ cổ vũ cho cuộc chiến. Các phong trào văn sĩ, văn thân trước sự xâm lược của thực dân Pháp, mỗi người dân đều đứng lên đấu tranh bằng năng lực của mình. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tuy mù nhưng ông có lòng yêu nước sâu sắc, bằng khả năng của mình, ông đã viết các bài thơ như chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…để lên án tội ác của kẻ thù. - Sau khi 3 tỉnh miền Đông bị triều đình cắt cho Pháp, nhân dân tiếp tục chống Pháp. Phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi. Câu hỏi: Em hãy cho biết, phong trào “ tị địa” là gì? - Phong trào “ tị địa” có nghĩa là bỏ đi nơi khác sống, không chịu cộng tác với Pháp. Điều đó khiến cho Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lí những vùng đất chúng mới chiếm được. Bên cạnh các sĩ phu yêu nước và phong trào tị địa, thì cũng có cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân. Trong các phong trào đấu tranh đó tiêu biểu là phong trào kháng chiến của Trương Định. - Trương Định là con trai của Trương Cầm (võ quan cấp thấp của triều Nguyễn ) quê ở Quảng Ngãi. Vì có công chiêu mộ dân khai hoang lập ấp nên ông được triều đình cử làm Quản Cơ đồn điền (Quản Định). Pháp chiếm thành Gia Định, ông đã chiêu mộ nông dân đồn điền theo giúp quân triều đình đánh Pháp. Khi đại đồn Chí Hoà thất thủ ông về Gò Công chiêu mộ nghĩa binh xây dựng căn cứ quyết tâm chiến đấu lâu dài với Pháp. Năm 1862 do việc nghị hoà, triều đình buộc ông giải + Thái độ của triều đình: Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp. + Cuộc kháng chiến của nhân dân:Nhân dân tiếp tục kháng chiến. - Các sĩ phu yêu nước vẫn bán đất bám dân. - Phong trào “ tị địa” diễn ra sôi nổi. - Khởi nghĩa Trương Định tiếp tục giành thắng lợi, gây cho Pháp nhiều khó khăn. - Ông phất cao ngọn cờ “ Bình Tây Đại Nguyên Soái”. - Nghĩa quân chống trả quyết liệt. 22
  • 23. binh và điều ông về làm lãnh binh ở An Giang. Nhưng ông đã khước từ lệnh của triều đình và được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã quyết tâm ở lại cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp đến cùng, phất cao lá cờ “Bình Tây Đại Nguyên Soái”. Hoạt động của nghĩa quân góp phần cũng cố niềm tin trong dân chúng, khiến bọn bán nước và cướp nước phải run sợ. Phân tích và tường thuật hình 51 (SGK): đây là quang cảnh lễ phong soái cho Trương Định. Buổi lễ Trương Định nhận phong soái diễn ra tại một vùng nông thôn ở Nam Kì. Khi triều đình điều ông về lãnh binh ở An Giang, nhân dân đã mời ông ở lại và suy tôn ông làm Bình Tây Đại Nguyên Soái, với sự chứng kiến của đông đảo nhân dân, họ rất phấn khởi và hào hùng, mang theo cờ, trướng. Một bên là dân địa phương ,các bô lão và những người già để lãnh đạo nhân dân chống giặc, đối lập với nhân dân là các vua quan tỏ ra ngạc nhiên và hoảng sợ, ngựa quay đầu lại để chuẩn bị lên đường, quân lính thì nhớn nhát. Họ làm một lễ đài bằng gỗ, trên đặt hương án, phía sau có bức trướng ghi dòng chữ Hán “ Bình Tây Đại Nguyên Soái”. Trong buổi lễ, Trương Định giơ tay đón nhận thanh kiếm do một cụ già có uy tín, đại diện cho nhân dân trao tặng và suy tôn ông làm Bình Tây đại nguyên soái. GV dùng bản đồ tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa: - Biết được căn cứ trung tâm của phong trào là Tân Hòa, ngày 28/02/1863, Pháp tấn công vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công), nghĩa quân anh dũng chiến đấu, sau đó rút lui để bảo toàn lực lượng, về căn cứ mới ở Tân Phước. Nhờ có tay sai dẫn đường, thực dân Pháp đã tìm ra căn cứ mới của Trương Định. Ngày 20/8/1864, Pháp tấn công bất ngờ vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Trương Định bị trúng đạn gãy xương sống, không muốn rơi vào tay giặc nên ông rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết. Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về sự hi sinh của Trương Định? Sự hi sinh anh dũng của Trương Định đã để lại niềm thương tiếc vô hạn trong nhân dân, tăng thêm lòng căm thù đối với giặc. Cuộc khởi nghĩa của ông vừa là một nguồn cổ vũ to lớn đối với những hành động yêu nước, vừa là sự cảnh tỉnh sâu sắc đối với thực dân cướp nước. Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, Pháp có dừng lại không? Và hành động tiếp theo của chúng là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu mục 2. + Hành động của Pháp: Bắt tay vào tổ chức bộ máy, Pháp mở cuộc tấn công vào Tân Hòa. Sau đó bất ngờ mở cuộc tập kích vào căn cứ Tân Phước. 2.Mặt trận kháng chiến tại miền Tây Nam Kì 23
  • 24. Câu hỏi: Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp đã có những hành động gì ? Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng. – Cung cấp thêm thông tin: Nửa sau thế kỉ XIX, đồng thời với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp cũng từng bước xâm chiếm Cam-pu-chia và Lào. - Năm 1863, thực dân Pháp dùng vũ lực buộc vua Cam-pu-chia là Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ của chúng, áp đặt nền bảo hộ lên đất Cam-pu-chia. Về phía Việt Nam, Pháp cho rằng triều đình nhà Nguyễn vẫn bí mật ủng hộ phong trào kháng chiến ở 3 tỉnh miền Đông nên yêu cầu triều Nguyễn phải giao tiếp 3 tỉnh miền Tây cho chúng. Câu hỏi: Ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ đã rơi vào tay Pháp như thế nào ? - Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, ngày 20/6/1867, quân Pháp kéo đến thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản nộp thành vô điều kiện cho chúng. Chúng còn khuyên ông viết thư cho quan quân 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên hạ vũ khí nộp thành. Trong 5 ngày, từ 20 ->24.6.1867, thực dân Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, mà không tốn một viên đạn. GV giới thiệu về nhân vật Phan Than Giản: quê Huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long nay thuộc tỉnh Bến Tre. Năm Ất Dậu 1825, ông đỗ cử nhân, Bính Tuất 1826 đỗ tiến sĩ, ông là vị tiến sĩ đầu tiên ở Miền Nam. Làm quan trong 3 đời: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông giữ các chức vụ ở viện cơ mật, Thượng thư Bộ Hình và Bộ Hộ. Được cử đi sứ ở TQ, Indonesia, Pháp, TBN. Năm 1862, ông cùng với Lâm Duy Hiệp đại diện cho triều đình Tự Đức kí kết hòa ước Nhâm Tuất (5/6/1862) giao trọn 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. - Năm 1863, ông được cử đi sứ sang pháp chuộc 3 tỉnh miền Đông Nam kì nhưng không có kết quả. Đến khi giặc Pháp tiến công Vĩnh Long (1867) ông đã giao thành cho Pháp, từ đó 3 tỉnh miền Tây Nam Kì lại rơi tiếp vào tay giặc chỉ trong vòng 5 ngày. Sau khi giao thành, ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4/8/1867, thọ 71 tuổi. Câu hỏi: em có suy nghĩ gì về cái chết của Phan Thanh Giản? - Cái chết của Phan Thanh Giản thể sự sự bất lực của +Hành động của Pháp: - Sau khi chiếm ba tỉn miền Đông Nam Kì thực dân Pháp bắt tay vào tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng lãnh thổ. - Pháp yêu cầu triều đình giao nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. - Ngày 20/6/1867 Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long. - Trong vòng 5 ngày Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. + Thái độ của triều đình: - Triều đình lúng túng, bạc nhược. 3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp - Phong trào của nhân dân tiếp tục lên cao. - Tiêu biểu: cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân… - Nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kì thể hiện lòng nồng nàn yêu nước, ý chí bất khuất chống giặc. Tuy thất bại nhưng để lại những bài học kinh 24
  • 25. một quan cấp cao trong triều đình. Về trách nhiệm của Phan Thanh Giản trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, điều này thể hiện sự bất lực của cả triều đình Huế, chứ không thuộc về một cá nhân nào cả. - GV chuyển ý: trong khi nhà Nguyễn liên tục để mất 3 tỉnh miền Đông, miền Tây, thì nhân dân ta có phản ứng như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu mục 3. Sau khi ba tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp, phong trào kháng chiến trong nhân dân vẫn tiếp tục dâng cao. + Một số văn thân, sĩ phu tìm cách vượt biển, ra vùng Bình Thuận xây dựng căn cứ chống Pháp. + Một số sĩ phu khác tiếp tục bám đất, bám dân, tiếp tục vũ trang kháng Pháp. Câu hỏi: Trong cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân miền Tây có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào? - Khi Pháp mở rộng đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, nhân dân miền Tây anh dũng đứng lên kháng chiến sôi nổi, bền bỉ, có các cuộc khởi nghĩa Trương Quyền lập căn cứ ở Tây Ninh, phối hợp với nghĩa quân Pu-côm-bô chống pháp. - Anh em Phan Tôn, Phan Liêm lập căn cứ ở Ba Tri. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân. - GV kể chuyện về nhân vật Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Hữu Huân. Nguyễn trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá) khi bị giặc bắt đưa ra chém, ông khẳng khái nói “bao giờ người Tây nhổ hết cổ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” . ông xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, và câu nói của ông như cảnh báo trước rằng, cuộc nổi dậy sẽ lớn hơn nữa nếu thực dân Pháp tiếp tục xâm lược Việt Nam. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, mới được thả về lại tiếp tục chống Pháp ở Tân An, Mỹ Tho, nhưng chỉ ít lâu sau ông bị bắt. Trên đường ra pháp trường ông vẫn ung dung ra làm thơ khẳng định ý chí bất khuất của mình. Câu hỏi: Tại sao các phong trào của nhân dân ta đều bị đàn áp và thất bại? Ý nghĩa của các phong trào này? - Do tương quan lực lượng ngày một chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí còn thô sơ, ngoài ra, nhân dân bị triều đình bỏ rơi nên tinh thần chiến đấu giảm sút… cuối cùng phong trào đều bị đàn áp và thất bại. nghiệm quý báu. 25
  • 26. - Ý nghĩa: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ nói chung và nhân dân miền Tây Nam kỳ nói riêng, là những biểu hiện cụ thể, sinh động lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta. IV. SƠ KẾT BÀI HỌC: 1. Củng cố: Qua bài học này học sinh cần nắm: - Tình hình nước ta trước khi thực dân Pháp xâm lược và âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. - Quá trình xâm lược của thực dân Pháp: tấn công Đà Nẵng và sự thất bại của chúng; khi tấn công vào Gia Định và mở rộng đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ; nội dung chính của bảng Hiệp ước Nhâm Tuất 1862; cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. 2. Dặn dò - HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK , đọc và tìm hiểu phần còn lại của bài, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh ( các trận đánh, nhân vật lịch sử, địa danh) về phong trào kháng Pháp từ năm 1858-1873. Ngày 18 tháng 1 năm 2016 26
  • 27. BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau khi học xong bài này học sinh sẽ: 1. Về kiến thức. Cần nắm được: - Âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp, tình hình chiến sự ở Việt Nam từ năm 1873 đến 1884. - Cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong những năm 1873-1874 và 1882-1884. - Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp. 2. Về kỹ năng. - Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm: chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất, nguyên nhân duyên cớ. - Rèn luyện khả năng đọc và phân tích bản đồ. 3. Về thái độ. - Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nước và bè lũ tay sai. - Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải đồng tâm hiệp lực từ trên xuống dưới và một giai cấp lãnh đạo tiên tiến. - Quý trọng và biết ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc. II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC. - Sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ban cơ bản. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Em hãy nêu nội dung bản hiệp ước Nhâm Tuất. Em có nhận xét gì về bản hiệp ước? 3. Dẫn dắt bài mới. - Sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị tấn công xâm lược Bắc Kì. Vậy, quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì ra sao, cuộc đấu tranh của nhân dân ta và thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào? chúng ta sẽ đi vào bài 20 “Chiến sự lan rộng cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng”. 4. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. 27
  • 28. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC HỌC SINH CẦN NẮM * Hoạt động 1: - Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kỳ (1867 - 1873) tình hình nước ta ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng (vốn trước đây đã khủng hoảng), đó là những biểu hiện về kinh tế, chính trị, xã hội. - Triều đình Huế vẫn muốn thương thuyết với Pháp để chuộc lại các tỉnh đã mất. đồng thời tăng cường vơ vét tiền bạc để bồi thường chiến phí, do đó nền kinh tế ngày càng kiệt quệ. - Đời sống ngày càng khó khăn. Một loạt các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, đều bị nhà Nguyễn đàn áp. - Những đề nghị cải cách duy tân của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ… đều bị bác bỏ => Triều Nguyễn chủ hòa, bảo thủ. kinh tế tiêu điều. Chính trị không ổn định làm cho thế nước ngày một suy yếu. Lợi dụng tình hình đó Pháp đã thực hiện kế hoạch xâm chiếm toàn bộ nước ta như thế nào ? Chúng ta vào mục 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873. * Hoạt động 2: - Câu hỏi: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã có hành động gì ? - Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước, với bộ máy cai trị này, thực dân Pháp đã sử dụng mọi thủ đoạn giết người, bắt sưu, đánh thuế, mục đích của chúng là muốn vơ vét tài lực, vật lực để mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Việt Nam. - Câu hỏi: Tại sao sau khi chiếm Nam Kì Pháp không chiếm luôn kinh thành Huế mà đánh Bắc Kì? - Chưa đủ điều kiện, Pháp lúc này đang gặp khó khăn sau chiến tranh với Đức ( 1870), một phần lãnh thổ của Pháp bị Đức chiếm đóng. - Bắc Kì là vùng giàu tài nguyên khoáng sản ( giải quyết những nhu cầu mà Pháp đang cần lúc này). - Bắc Kì xa kinh thành Huế nên triều đình không đủ lực I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873 (đọc thêm) 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất (1873) + Âm mưu: - Đánh Việt Nam lâu dài, thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì từ đó làm bàn đạp tấn công ra Bắc Kì. + Thủ đoạn: - Lợi dụng giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp kéo quân ra Bắc Kì. 28
  • 29. lượng để chống Pháp.- - Câu hỏi: Pháp có âm mưu gì để chuẩn bị cho quá trình đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất? - Trước khi đánh Bắc Kì, Pháp đã cho người do thám, chúng tung ra Bắc bọn gián điệp đội lốt thầy tu để điều tra tình hình về bố phòng của ta. Pháp còn lôi kéo tín đồ công giáo lầm đường làm nội ứng. - Chúng còn bắt liên lạc với lái buôn Đuy-puy (tên lái buôn hiếu chiến, muốn dùng đường sông Hồng chở hàng hóa vũ khí qua miền Bắc chuyển lên Trung Quốc) tạo cớ xâm lược Bắc Kì. - Tháng 11/1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu ngược sông Hồng lên Vân Nam (Trung Quốc) mặc dù chưa được phép của triều đình Huế. Hắn còn đòi đóng quân bên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và thổ phỉ dưới trướng Đuy-puy còn cướp gạo của triều đình, bắt quân lính và dân đem xuống tàu, khước từ lời mời tới thương thuyết của tổng đốc Nguyễn Tri Phương. - Quan hệ giữa triều đình và thực dân Pháp trở nên căng thẳng, lấy cớ “giải quyết vụ Đuy-puy” đang gây rối ở Hà Nội, bọn thực dân Pháp hiếu chiến ở Sài Gòn đã đem quân ra Bắc. Đội quân do Đại úy Gác-ni-ê đứng đầu, bề ngoài với danh nghĩa giải quyết tại chỗ vụ Đuy- puy, nhưng bên trong chính là để kiếm cớ can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì. - Câu hỏi: Khi ra tới Bắc Kỳ, Gác-ni-ê có giải quyết vụ Duy-puy đang gây rối ở Hà Nội hay không ? - Ngày 5/11/1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội, sau khi hội quân với Đuy-puy, hắn liền giở trò khiêu khích, tuyên bố mở cửa sông Hồng cho chở hàng hóa, và thiết lập hệ thống thuế mới. - Sáng ngày 19/11 hắn đưa tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội nộp khí giới - Giáo viên tường thuật + bản đồ : Sau khi gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương, không đợi trả lời. Mờ sáng 20/11/1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau đó, lợi dụng lúc triều đình Huế còn đang hoang mang, Gác-ni-ê đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc kì: Hưng Yên ( 23/11), Ninh Bình (5/12) và Nam Định (12/12). + Diễn biến: - Đầu tháng 11/1873, chúng khiêu khích. - Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Tri Phương nộp thành. - Sáng ngày 20/11/1873 quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. Sau đó, Pháp chiếm luôn các tỉnh Bắc Kì: Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định… 29
  • 30. - GV mô tả thành Hà Nội: Thành Hà Nội là một thành lũy kiên cố được xây từ thời Gia Long, thành hình chữ nhật, xây dựng từ gạch và đất, có 5 cửa, bao quanh thành là một hào nước rộng, trong thành có số lượng binh lính là 7000 người nhưng trang bị vũ khí chủ yếu là gươm và giáo. Chỉ sau 1 giờ, Pháp chiếm được thành . - Như vậy thì chỉ trong một buổi sáng Pháp đã đánh chiếm được thành Hà Nội. Đến đầu tháng 12/1873, chúng đã chiếm được hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Kì. - Vậy thái độ kháng chiến của triều đình, nhân dân như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu ở mục 3 Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874. * Hoạt động 3: Câu hỏi: Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ, thì quan quân triều đình đã đối phó ra sao? - Khi địch nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ triều đình dưới sự lãnh đạo của một viên chưởng cơ đã chiến đấu và hy sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô Thanh Hà ( sau được đổi tên thành Ô Quan Chưởng). - GV mô tả về Ô Quan Chưởng: Đây là một trong những cửa Ô còn sót lại của toà thành Thăng Long cũ, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ 3 được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Hiện nay, cửa ô còn nguyên cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Bên trên cửa lớn có ghi ba chữ Hán “Đông Hà Môn” tức là cửa ô Đông Hà. Sở dĩ cửa ô còn có tên gọi là Ô Quan Chưởng bởi vì ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội, khi đến cửa ô Đông Hà chúng đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của triều đình do một viên quan Chưởng cơ chỉ huy anh dũng chặn giặc. Kết cục, viên Chưởng cơ cùng toàn thể binh sĩ đều anh dũng hy sinh. Để tỏ lòng ngưỡng mộ người Chưởng cơ anh dũng, nhân dân đổi tên cửa ô là Ô Quan Chưởng. - Trong thành, tổng đốc Nguyễn Tri Phương đốc thúc quân sĩ chiến đấu, trong trận này Nguyễn tri Phương bị trúng đạn, rơi vào tay giặc, không chịu hợp tác với giặc ông nhịn ăn và mất ở tuổi 73. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu. 3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874. + Triều đình - Khi Pháp đánh chiếm Hà Nội 100 binh lính của triều đình do Chưởng cơ chỉ huy đã chiến đấu và hy sinh tại ô Quan Chưởng. - Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu và đã anh dũng huy sinh. Thành Hà Nội thất thủ. + Nhân dân: - Phẫn nộ tiếp tục chủ động đánh Pháp. - Phong trào bất hợp tác với Pháp: tiêu biểu ở Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương 30
  • 31. - GV cung cấp cho HS tư liệu về Nguyễn Tri Phương: Nguyễn Tri Phương đã được nhắc đến nhiều lần ở bài trước. Ông từng được triều đình cử chỉ huy chống Pháp tại mặt trận Đà Nẵng, kế sách vườn không nhà trống, xây thành, đắp lũy của ông lúc đã đã khiến thực dân Pháp sa lầy tại Đà Nẵng. - Khi ông được triều đình cử vào Gia Định. Ông đã cho xây dựng đại đồn Chí Hoà để chặn giặc. Nhưng do không chịu nổi sức công phá bởi vũ khí đại bác của Pháp, nên đại đồn thất thủ. - Vào năm 1872, ông được triều đình điều đi Bắc Kì thay mặt triều đình xem xét việc quân sự, làm tổng đốc thành Hà Nội, lúc này ông đã 73 tuổi. Khi Pháp tới Hà Nội khiêu chiến, quan quân triều đình tỏ ra lúng túng, bị động. Mặc dù chiến đấu anh dũng song thành Hà Nội vẫn thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị trúng đạn ở bụng. Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lắt mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa" Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20 tháng 12 năm 1873, thọ 73 tuổi. - Câu hỏi: Tại sao quan quân triều đình ở Hà Nội lại nhanh chóng thất thủ ? - Do tương quan lực lượng. - Vũ khí thô sơ. - Thiếu sự chuẩn bị, bố phòng sơ hở. - Thái độ của triều đình hòa hoãn. - Tổ chức đánh giặc nặng phòng thủ, kém linh hoạt. Câu hỏi: Sự thất thủ ở thành Hà Nội và sự hi sinh của Nguyễn Tri Phương có dập tắt được phong trào đấu tranh của nhân dân hay không? - Khi Pháp đến Hà Nội, nhân dân chủ động kháng chiến chống Pháp, bỏ thuốc độc vào giếng nước, thức ăn, kho thuốc súng của Pháp hai bên bờ nhiều lần bị đốt phá.. - Khi thành Hà Nội bị chiếm, quân triều đình tan rã. Nhân dân Hà Nội vẫn duy trì cuộc kháng chiến, dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu yêu nước đã lập nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp. - Ngày 21/12/1873, quân dân ta giành được chiến thắng lớn tại Cầu Giấy. - Thừa lúc Gác-ni-ê xuống đánh Nam Định, việc canh - Ngày 21/12/1873, quân ta giành chiến thắng trận Cầu Giấy lần thứ nhất. 31
  • 32. phòng sơ hở, cánh quân triều đình do Hoàng Tá Viêm (ông là phò mã của nhà Nguyễn, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình) lúc bấy giờ đóng ở Sơn Tây kéo về phối hợp với cánh quân triều đình của Trương Quang Đản đóng ở Bắc Ninh để tấn công Hà Nội. Đi theo cánh quân của Hoàng Tá Viêm có đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc (Lưu Vĩnh Phúc từng là thuộc hạ của dư đảng quân Thái bình thiên quốc thời nhà Thanh. Năm 1865, xây dựng căn cứ ở Sơn Tây nhờ cuộc đụng độ và giết chết thổ phỉ người Mông đang chống đối với triều đình nên được triều đình Nguyễn ban cho chức quan nhỏ), vòng vây của quân ta càng khép chặt xung quanh Hà Nội. Nghe tin, Gác-ni-ê liền kéo quân từ Nam Định về. - Ngày 21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến và rút chạy, Gác-ni-ê cho quân đuổi theo, rơi vào ổ phục kích của quân ta tại Cầu Giấy, toán quân Pháp trong đó có cả Gác-ni-ê bị tiêu diệt. Câu hỏi : Em hãy cho biết ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy? - Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi, làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng, Pháp gặp khó khăn nội bộ, lo ngại Trung Quốc và Anh sẽ can thiệp vào Bắc Kỳ, lại vấp phải sự kháng cự của quân dân Hà Nội. Tình hình đó mở ra một cơ hội để quân ta tấn công tiêu diệt địch buộc chúng rút khỏi Bắc Kì bằng tấn công quân sự. Câu hỏi: Sau chiến thắng Cầu Giấy, triều đình có nắm bắt cơ hội đó để tiến công Pháp hay không? - Sau chiến thắng Cầu Giấy, Vua Tự Đức ra lệnh cho Hoàng Tá Viêm triệt binh lên Sơn Tây, đồng thời điều động quân của Lưu Vĩnh Phước lên mạn ngược, những hành động này nhằm mục đích là dọn đường cho việc triều đình thương thuyết với Pháp. Triều đình cử Nguyễn Văn Tường cùng phái viên pháp Philat (philatre) ra Bắc giải quyết mọi việc, tới Hà Nội phái viên đã trao trả lại thành và các tỉnh bị Pháp chiếm cho triều đình, trục xuất tên lái buôn Đuy-puy, tất cả những việc làm này nhằm mục đích là ký kết một hiệp => Pháp hoang mang tìm tới triều đình Huế thương lượng. - Triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất với Pháp: 32