SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 19
GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA - LẦN 10 - NĂM HỌC 2013-2014
Câu 1: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Ag trong V ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch Y và 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị tối thiểu của V là
A. 600. B. 800. C. 200. D. 400.
Giải
Áp dụng công thức cho trường hợp tạo khí NO ta có : VHNO3 min =nHNO3 pư =4nNO =4.0,2 =0,8(mol) => V HNO3
=0,8/1 =0,8(lít ) =800 (ml)
=> Đáp án B
Hoặc có thể sử dụng bán phương trình oxi hoá khử sau :
Câu 2: Hỗn hợp M gồm ankin X, anken Y (Y nhiều hơn X một nguyên tử cacbon) và H2. Cho 0,25 mol hỗn hợp
M vào bình kín có chứa một ít bột Ni đun nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp N. Đốt cháy hoàn toàn N thu
được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là
A. C3H4 và C2H4. B. C3H4 và C4H8. C. C4H6 và C5H10. D. C2H2 và C3H6.
Giải
Dễ nhận thấy M( CnH2n ; CmH2m -2 , H2) -> N -> CO2 + H2O với nH2O = nCO2 .Do anken CnH2n luôn cho nCO2 = nH2O
nên ankin CmH2m-2 + H2 -> phải cho nCO2 = nH2O . Vậy nankin = nH2 ( cái này bạn nào tư duy tốt một chút là nhìn ra
ngay thôi ).Do nankin = nH2 =>nên ta coi như ankin và H2 phản ứng hết với nhau theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra anken ->
CmH2m-2 + H2 -> CmH2m .Vậy ta dùng phương pháp quy đổi , quy ankin và H2 thành anken CmH2m .Khi đó đốt
cháy hỗn hợp N coi như đốt cháy 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau ( vì n =m+1)
Sơ đồ phản ứng :
=> Đáp án D
Đối với bài này các em cũng có thể dùng phuơng pháp làm trội để giải :
Nếu N chỉ có CnH2n => M chỉ có CnH2n => CnH2n = 0,25(mol) => n = nCO2/ nanken = 0,35/0,25 = 1,4
Nếu N chỉ có CmH2m => M chỉ có CmH2m-2 và H2 => CmH2m =CmH2m-2=H2 =0,25/2 =0,125 => m = nCO2/ nanken =
0,35/0,125 = 2,8
=> n -1 =2,8 => n =3,8
=> 1,4 < n < 3,8 => do n =m+1 nên n không thể nhận giá trị =2 vì nếu n=2 thì m=1 (loại vì ankin phải có C tối
thiểu là 2) nên m phải =3 ( C3H6) => m =2 (C2H2)
Câu 3: Với công thức tổng quát C4Hy có bao nhiêu chất có khả năng tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong
NH3 tạo ra kết tủa vàng
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Giải :
C4Hy + AgNO3 + NH3 -> kết tủa vàng => C4Hy phải có nối ba ở đầu mạch => C4Hy phải có ít nhất 2 pi ( 1 nối ba
= 2 pi)
=> Đáp án B
Câu 4: Cho phản ứng: Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Tổng hệ số của các
chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là
A. 23. B. 27. C. 31. D. 47.
Giải
Ta sử dụng phương pháp ion : Các muối tan thì viết dưới dạng các cation kim loại và anion gốc axit .Còn H2O
không tan để nguyên công thức phân tử H2O.
=> Tổng hệ số : 5+2+6+8+2+1+3=27 => Đáp án B
Em có thể cân bằng bình thường các phương trình trên sau đó phải kết hợp với phương pháp đại số mới tìm được
hệ số của NaHSO4
Các em sẽ nói cách này dài quá đúng không ! Thầy trả lời không dài đâu cách này nhanh lắm đấy là tại vì thầy
phải diễn giải rất chi tiết cho các em hiểu cách cân bằng kiểu này chứ hiểu thì làm 1 tí là ra thôi .Không tin em
hãy cân bằng những phương trình sau
KNO2 + KMnO4 + KHSO4 -> KNO3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Fe(NO3)2 + H2SO4 -> Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
Đáp án :
5 KNO2 + 2 KMnO4 + 6 KHSO4 -> 5 KNO3 + 2 MnSO4 + 4 K2SO4 + 3 H2O
9 Fe(NO3)2 + 6 H2SO4 -> 5 Fe(NO3)3 + 2 Fe2(SO4)3 + 3 NO + 6 H2O
Câu 5: Có dung dịch X gồm (KI và ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, H2S, FeCl3, KClO4 tác
dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là:
A. 3 chất B. 2 chất C. 1 chất D. 4 chất
Giải :
Dịch X chuyển sang màu xanh tức là phản ứng có tạo ra I2( I2 làm xanh hồ ting bột ) .O3 , Cl2 , FeCl3 dễ dàng oxi
hóa I-
thành I2 )
O3 + 2KI + H2O ->2 KOH + I2 + O2
Cl2 + 2KI -> 2KCl + I2
2FeCl3 + 2KI -> 2KCl +2 FeCl2 + I2
Câu này rất nhiều bạn cho rằng KClO4 cũng được vì số oxi hóa của Cl =+7 là số oxi hóa cao nhất của Cl nên
KClO4 là chất oxi hóa rất mạnh là nhầm to đấy nhé .KClO4 chỉ có tính oxi hóa mạnh khi trong môi trường axit
thôi nhé
=> Đáp án A
Câu 6: Khi cho 13,8 gam glixerol (X) tác dụng với axit fomic thì thu được hợp chất hữu cơ (Y) có khối lượng
bằng 1,18 lần khối lượng chất (X) ban đầu. Biết hiệu suất của phản ứng là 73,35 %. Vậy tổng số nguyên tử có
trong (Y) là:
A. 20 B. 14 C. 16 D. 18
Giải
=> Đáp án D
Câu 7: X la hợp chất hữu cơ chỉ chứa C,H,O .X có tham gia phản ứng tráng gương theo sơ đồ :
X + AgNO3 + NH3 + H2O -> Chỉ tạo ra sản phẩm vô cơ .Số công thức của X thỏa mãn sơ đồ trên là :
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Giải
HCHO +4 AgNO3 + 6NH3 +2 H2O -> (NH4)2CO3 +4 NH4NO3 + 4Ag
HCOOH +2 AgNO3 + 4NH3 + H2O -> (NH4)2CO3 +2 NH4NO3 + 2Ag
=> Đáp án A
Câu 8: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là
A. xenlulozơ, poli(vinyl clorua), nilon-7. B. polistiren, amilopectin, poliacrilonitrin.
C. tơ lapsan, tơ axetat, polietilen. D. nilon-6,6, nilon-6, amilozơ.
Giải
=> Đáp án D . nilon -6,6 và nilon -6 có nhóm -CO-NH - nên dễ bị thủy phân .Amilo zơ chính là thành phần của
tinh bột nên cũng bị thủy phân.
Nhiều bạn làm theo cách loại suy
=> Loại A vì PVC (-CH2-CHCl-)n không bị thủy phân
=> Loại B vì polistiren ( -CH2-CH(C6H5)-)n và poliacrilonitrin (-CH2-CH(CN)- )n không bị thủy phân
=> Loại B vì polietilen ( -CH2-CH2-)n không bị thủy phân
=> Đáp án D
Phương pháp loại suy cũng là một cách rất hay để làm nhanh trắc nghiệm , các em vận dụng cho tốt vào nhé!
Câu 9: Cho m gam Al2O3 vào 200 gam dung dịch hỗn hợp X gồm NaOH a% và KOH b % đun nóng. Sau khi
phản ứng kết thúc dung dịch Y và (m – 69,36) gam chất rắn không tan. Nếu cho 200 gam dung dịch X tác dụng
vừa đủ với dung dịch HNO3 12,6% thu được dung dịch Z trong đó nồng độ % cùa NaNO3 là 5,409%.. Giá trị của
b là :
A. 11,2% B. 5,6% C. 22,4% D. 16,8%
Giải
Al2O3 + 2NaOH -> NaAlO2 + H2O (1)
0,5a < ------------------- a
Al2O3 + 2KOH -> KAlO2 + H2O (2)
0,5b < ------------------- b
Sau phản ứng chất rắn còn dư chính là Al2O3 .Khối lượng chất rắn còn lại giảm 69,36 so với ban đầu => m Al2O3
phản ứng = 69,36 gam => nAl2O3 = 69,36/102 =0,68(mol)
Từ (1 ) và (2 ) => nAl2O3 pư = 0,5a + 0,5b =0,68 => a + b =1, 36 (3)
HNO3 + NaOH -> NaNO3 + H2O (4)
a < ----------------- a ---------- > a
HNO3 + KOH -> KNO3 + H2O (5)
b < ----------------- b
Từ (3 ) và (4 ) => nHNO3 pư = (a+b) mol => m dd HNO3 ban đầu = 63.(a+b) .100/12,6 =500(a+b) gam
=> m dd sau phản ứng = 200 + 500(a+b) ) gam
=> C% (NaNO3 ) = 85.a /200 + 500(a+b)) =0,05409 (6)
giải hệ pt (3) và (6) => a = 0,6 (mol) và b =0,8(mol)
=> b = C% (KOH ) = 0,8.56.100%/200 = 22,4% => Đáp án C
Câu 10: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) NaHS + NaOH -> (2) Ba(HS)2 + KOH -> (3) Na2S + HCl ->
(4) CuSO4 + Na2S -> (5) FeS + HCl -> (6) NH4HS + NaOH ->
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là
A. (1), (2). B. (3), (4), (5). C. (1), (6). D. (1), (2), (6).
Giải :
=> Đáp án A
Các đáp án 3,4,5,6 không có cùng phương trình ion thu gọn vì 3 tạo khí H2S , 4 tạo kết tủa CuS ; 5 tạo khí
H2S ; 6 tạo khí NH3
Câu 11: Chất hữu cơ X mạch hở, không phân nhánh có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với hiđro (xúc
tác Ni, t0
) thu được sản phẩm Y có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Số đồng phân cấu tạo bền của X thỏa mãn các điều
kiện trên là
A. 3. B. 7. C. 5. D. 4.
Giải :
C4H8O2 có 1 pi
C4H8O2 + H2 -> Y .Y hòa tan được Cu(OH)2 => Y là ancol 2 chức no có 2 nhóm OH đứng cạnh nhau . Nên X có
3 khả năng
Khả năng 1: X là ancol 2 chức ( có 2 nhóm OH đứng cạnh nhau ) chưa no có 1 liên kết đôi C=C
=> Công thức cấu tạo của X là : CH2=CH –CH (OH) –CH2OH
Khả năng 2. X có 1 nhóm -CHO và 1 nhóm –OH nhưng 2 nhóm này phải đứng cạnh nhau
=> Công thức cấu tạo của X là : CH3 –CH2 –CH(OH)-CHO
Khả năng 3 . X hợp chất tạp chức có 1 chức xeton (-CO-) và nhóm chức –OH đứng cạnh nhau
=> Công thức cấu tạo của X là : CH3 –CH2 –CO-CH2OH hoặc CH3 –CH(OH) –CO-CH3
Tất cả những chất X này khi cộng H2 đều tạo ra ancol no Y 2 chức có 2 nhóm OH đứng cạnh nhau sẽ tạo phức
được với Cu(OH)2
=> Đáp án D
Câu 12: Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO2. Trong hợp chất khí của nó với hiđro, R chiếm
75% về khối lượng. Khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 2 electron độc thân.
B. Phân tử RO2 là phân tử phân cực.
C. Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố R lớn hơn độ âm điện của nguyên tử nguyên tố hiđro.
D. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử RO2 là liên kết cộng hóa trị có cực.
Giải
Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO2 => Hóa trị cao nhất với O của R =4 => Hóa trị của R với H
=8-4 =4
=> Hợp chất khí với H của R là RH4 => %mR = R/(R+4) = 0,75 => R =12 => R là C
A.R=12 => C ( Z =12/2 =6) => Cấu hình e : 1s22s22p2
phân lớp ngoài cùng 2p có 2e nên số e độc thân của R =2e
=> A đúng
B. RO2 là CO2 .Do CO2 có cấu tạo đường thẳng O=C=O nên momen lưỡng cực triệt tiêu nên CO2 là phân tử
không phân cực =>CO2 phân cực là sai
C. C có tính phi kim mạnh hơn H nên độ âm điện của C lớn hơn H là đúng
D.Liên kết C=O do O có độ âm điện lớn hơn C nhiều nên liên kết C=O là liên kết phân cực là đúng
=> Đáp án sai là B => Chọn B
Câu 13: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y
có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch
T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 17,025. B. 68,1. C. 19,455. D. 78,4
Giải
Tên gọi và M của một số amino axit quan trọng
Công thức Viết tắt M
H2NCH2COOH Gly 75
CH3-CH(NH2)-COOH
Ala 89
CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH
Val 117
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Glu
147
NH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Lys
132
C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH
Phe 165
Cách tính M của peptit
Giả sử peptit được tạo thành từ n các aminoaxit => M peptit = Tổng M của các aminoaxit - 18.(n-1)
Ví dụ : X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala = 89 + 75+117+89 -18.(4-1) =316
Y là tripeptit Val-Gly-Val =117 +75+117-18.(3-1) =273
Phản ứng thủy phân peptit
n - peptit + nNaOH -> (Tổng hệ số của muối = n )Muối + H2O
Phương pháp áp dụng :
Thường dùng 2 phương pháp :
Định luật bảo toàn nguyên tố ( ở đây là các aminoaxit)
Phương pháp tăng giảm khối lượng
Ta giải bài toán như sau
Đặt Ala-Gly-Val-Ala = a (mol) => Val-Gly-Val = 3a(mol)
Ala-Gly-Val-Ala + 4 NaOH -> Muối + H2O
a ----------------------- > 4a ------------------------- > a
Val-Gly-Val + 3 NaOH -> Muối + H2O
3a -------------------- > 9a ------------------------- > 3a
Bảo toàn khối lượng ta có :
mX + mY + mNaOH = muối + m H2O
<=> 316.a + 273.3a + 40.4
a +9a) = 23,745 + 18.(a+3a)
<=> a =0,015(mol)
m = 316.a + 273.3a = 1135a =1135.0,015 =17,025(gam)
=> Đáp án A
Câu 14: X là hợp chất có công thức phân tử CH8O3N2 .Cho X tác dụng với NaOH vừa đủ thu được chất khí làm
xanh quỳ tím ẩm . Cô cạn dung dịch thu được chất rắn T .Chất rắn T có M bằng
A. 106 B. 100 C. 85 D. 68
Giải :
(NH4)2CO3 + 2NaOH -> Na2CO3 + 2NH3 + 2H2O
Chất rắn là Na2CO3 có M =106
=> Đáp án A
Câu 15: Cho phản ứng hóa học sau: Na2S2O3 (l) + H2SO4 (l) -> Na2SO4 (l) + SO2 (k) + S (r) + H2O (l).Khi
thay đổi một trong các yếu tố (giữ nguyên các yếu tố khác):
(1) Tăng nhiệt độ. (2) Tăng nồng độ Na2S2O3. (3) Giảm nồng độ H2SO4.
(4) Giảm nồng độ Na2SO4. (5) Giảm áp suất của SO2.
Có bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố trên làm tăng tốc độ của phản ứng đã cho ?
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Giải
1. Tăng nhiệt độ tốc độ phản ứng tăng => Chọn 1
2. Tăng nồng độ Na2S2O3 tốc độ phản ứng tăng => Chọn 2
3. Giảm nồng độ H2SO4 tốc độ phản ứng giảm => không chọn 3
4. Giảm nồng độ Na2SO4 nồng độ chất sản phẩm không có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng => không chọn 4
5. Giảm áp suất của SO2 =>SO2 là sản phẩm không có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng => không chọn 5
=> Chọn 1 và 2 => Đáp án D
Câu 16: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức X1, X2 đồng đẳng kế tiếp (MX1 < MX2), phản ứng với
CuO nung nóng, thu được 0,25 mol H2O và hỗn hợp Y gồm hai anđehit tương ứng và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn
toàn Y thu được 0,5 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên tác dụng với lượng dư dung
dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc các phản ứng thu được 0,9 mol Ag. Hiệu suất tạo anđehit của X1, X2
lần lượt là
A. 50,00% và 66,67%. B. 33,33% và 50,00%.
C. 66,67% và 33,33%. D. 66,67% và 50,00%.
Giải
Dễ thấy Y + O2 -> nCO2 < nH2O => 2 ancol ban đầu phải là ancol đơn chức , no , mạch hở => anđehit cũng no
đơn chức mạch hở
=> n ancol dư trong Y = nH2O - nCO2 = 0,65-0,5 =0,15(mol)
Dễ thấy : ancol đơn chức + O -> anđehit hoặc xeton + H2O thì ta luôn có : nancol pư = nO = tổng ( anđehit +
xeton) =nH2O
=> n ancol phản ứng = nanđehit = nH2O = 0,25(mol) => tổng số mol 2 ancol ban đầu = 0,25+0,15 =0,4(mol)
=> Số nguyên tử C trung bình của 2 ancol = nCO2 / n 2 ancol = 0,5/0,4 = 1,25 => 2 ancol đồng đẳng liên tiếp là
CH3OH (X1) và C2H5OH (X2)
Mẹo tính số mol dựa vào giá trị trung bình :
Chất có C lớn có số mol = số đằng sau dấy phẩy (1,25 ta lấy 0,25) .tổng số mol hỗn hợp
=> nC2H5OH = 0,25.0,4 =0,1(mol) => nCH3OH =0,4 -0,1 =0,3(mol)
CH3OH -> HCHO -> 4Ag
a mol ----------------- > 4a
C2H5OH -> CH3CHO -> 2Ag
b mol --------------------- > 2b
Ta có hệ n 2 anđehit = a + b =0,25 và nAg = 4a + 2b =0,9 => a =0,2(mol) và b =0,05(mol)
=> Hiệu suất tạo anđehit của X1 = 0,2/0,3 .100% =66,67% và X2 =0,05/0,1.100% =50%
=> Đáp án D
Chú ý khi hỗn hợp 2 anđehit đơn chức tráng bạc mà có HCHO thì có thể tính nhanh số mol HCHO =
(nAg - tổng số mol anđehit)/2
ví dụ HCHO =(0,9-0,25.2)/2 =0,2(mol)
Câu 17: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba phản ứng hết với dung dịch chứa 0,1 mol FeCl2 và 0,15 mol
CuCl2. Kết thúc các phản ứng thu được kết tủa Z, dung dịch Y và 0,3 mol H2. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu
được 40,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 26,1. B. 36,9. C. 20,7. D. 30,9.
Giải
H2 là do kim loại Na, K và Ba phản ứng với H2O tao ra theo bán phản ứng
2H2O + 2e -> 2OH-
+ H2
0,6 mol < ------------- 0,3 mol
Còn bản thân các kim loại nhường e và biến thành các ion Na+
; K+
; Ba2+
Các phản ứng :
FeCl2 + 2OH-
-> Fe(OH)2 + 2Cl-
0,1 mol --> 0,2 mol ---------------------> 0,2 mol
CuCl2 + 2OH-
-> Cu(OH)2 + 2Cl-
0,15 mol --> 0,3 mol ---------------------> 0,3 mol
=> Số mol OH-
còn dư =0,6 -0,2-0,3 =0,1(mol)
=> Dung dịch Y sau phản ứng chứa các ion ( Na+
; K+
; Ba2+
, Cl-
(0,5 mol) ; OH-
dư (0,1 mol)
=> mY = m kim loại + mCl-
+ mOH-
=40,15
< => m +0,5.35,5 + 0,1.17 = 40,15 => m = 20,7 (gam)
=> Đáp án C
Câu 18: Cho các chất: AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2. Nếu nung các
chất trên đến khối lượng không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào các bình, số bình có
thể tạo lại chất ban đầu sau các thí nghiệm là
A. 5 B. 6 C. 4 D. 3
Giải
4AgNO3 -> 4Ag + O2 + 4NO2
4NO2 + O2 + 2H2O -> 4HNO3
4HNO3 + 3Ag -> 3AgNO3 + NO + 2H2O
--------------------------------------------------------
2Cu(NO3)2 -> 2CuO + 4NO2 + O2
4NO2 + O2 + 2H2O -> 4HNO3
2HNO3 + CuO -> Cu(NO3)2 + H2O
--------------------------------------------------------
Ba(HCO3)2 -> BaO + 2CO2 + H2O
BaO + 2CO2 + H2O -> Ba(HCO3)2
---------------------------------------------------------
NH4HCO3 -> NH3 + CO2 + H2O
NH3 + CO2 + H2O -> NH4HCO3
=> Đáp án C
Câu 19: Cho dãy chất: metan, canxi cacbua, nhôm cacbua, bạc axetilua. Số chất trong dãy trực tiếp tạo ra axetilen
bằng một phản ứng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Giải
=> Đáp án B
Câu 20: Trong các chất : C3H8,C3H7Cl, C3H8O và C3H9N, chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là:
A.C3H8 B. C3H7Cl C.C3H8O D,C3H9N
Giải
Các hợp chất trên đề có cùng C , đều là no , hở nên dị tố ( nguyên tố không phải C, H ) có hóa trị càng cao thì số
đồng phân càng nhiều .Do N có hóa trị lớn nhất so với Cl ( hóa trị I) ; Oxi hóa trị (II) , N hóa trị (III) Nên hợp
chất C3H9N có nhiều đồng phân nhất .
=> Đáp án D
Câu 21: Điện phân dung dịch X gồm x mol KCl và y mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp), khi nước bắt
đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân thu được dung dịch Y (làm quỳ tím hóa xanh), có khối
lượng giảm 2,755 gam so với khối lượng dung dịch X ban đầu (giả thiết nước bay hơi không đáng kể). Cho toàn
bộ lượng Y trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được 2,32 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là
A. 3 : 4. B. 5 : 3. C. 4 : 3. D. 10 : 3.
Giải
=> Đáp án D
Câu 22: Cho hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng. Kết thúc các phản ứng thu được
dung dịch Y và chất rắn Z. Dãy chỉ gồm các chất mà khi cho chúng tác dụng lần lượt với dung dịch Y thì đều có
phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là
A. Fe2O3, K2MnO4, K2Cr2O7, HNO3. B. KMnO4, NaNO3, Fe, Cl2.
C. BaCl2, Mg, SO2, KMnO4. D. NH4NO3, Mg(NO3)2, KCl, Cu.
Giải
H2SO4 dư nên Fe3O4 bị hòa tan hết theo phản ứng
Fe3O4 + 4H2SO4 loãng -> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Sau đó Fe2(SO4)3 hòa tan Cu theo phản ứng
Fe2(SO4)3 + Cu -> 2FeSO4 + CuSO4
Chất rắn dư là Cu => Fe2(SO4)3 hết
=> Chắc chắn trong dung dịch Y có chứa FeSO4 và H+
dư .FeSO4 có Fe2+
là chất khử nên sẽ tác dụng được với
các chất oxi hóa mạnh như KMnO4, NaNO3, Cl2 .Riêng Fe sẽ phản ứng với chất oxi hóa là H+
dư => Chọn đáp
án B
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Dung dịch natri phenolat làm quỳ tím hóa đỏ.
B. Natri etylat không phản ứng với nước.
C. Dung dịch etylamin làm hồng phenolphtalein.
D. Toluen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ngay cả khi đun nóng.
Giải
A. Dung dịch natri phenolat làm quỳ tím hóa đỏ => SAI làm quỳ hóa xanh
B. Natri etylat không phản ứng với nước => có C2H5ONa + H2O -> C2H5OH + NaOH
C. Dung dịch etylamin làm hồng phenolphtalein => Đúng
D. Toluen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ngay cả khi đun nóng => SAI có làm mất màu khi đun nóng
=> Đáp án C
Câu 24: Hỗn hợp X gồm C4H4, C4H2, C4H6, C4H8 và C4H10. Tỉ khối của X so với H2 là 27. Đốt cháy hoàn toàn X,
cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được CO2 và 0,03 mol H2O. Giá trị của V là
A. 1,232. B. 7,392. C. 3,696. D. 2,464.
Giải
=> Đáp án A
Câu 25: Cation M3+
có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d6
. Anion X -
có cấu hình electron phân lớp
ngoài cùng là 4p6
. Cấu hình electron của nguyên tử M và X ở trạng thái cơ bản lần lượt là
A. [Ar]3d9
và [Kr]5s1
. B. [Ar]3d9
và [Ar]3d10
4s2
4p5
.
C. [Ar]3d7
4s2
và [Ar]3d10
4s2
4p5
. D. [Ar]3d7
4s2
và [Kr]5s1
.
Giải
Cation M3+
có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d6
=> M có cấu hình electron [Ar]3d7
4s2
Anion X -
có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4p6
=> Xcó cấu hình electron [Ar]3d10
4s2
4p5
=> Đáp án C
Câu 26: Dung dịch nào sau đây có pH < 7 ?
A. Dung dịch NH4NO3. B. Dung dịch CH3COONa.
C. Dung dịch NaHCO3 D. NH2-CH2-COOH
Giải
Dung dịch NH4NO3 vì là muối của bazơ yếu NH3 và axit mạnh HNO3 nên muối NH4NO3 có tính axit => pH <7
=> Đáp án A
Câu 27: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ plexiglas.
B. Dung dịch ancol trong nước tồn tại tối đa 4 kiểu liên kết hiđro
C. Các aminoaxit ở điều kiện thường là chất rắn
D. Este không phản ứng được với dung dịch brom
Giải
A. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ plexiglas => Đúng
B. Dung dịch ancol trong nước tồn tại tối đa 4 kiểu liên kết hiđro => Đúng 4 kiếu đó là :
Ancol –Ancol ; nước – ancol ; ancol – nước ; nước – nước
C. Các aminoaxit ở điều kiện thường là chất rắn => đúng vì aminoaxit là muối nội phân tử nên là chất rắn
D. Este không phản ứng được với dung dịch brom => Sai este vẫn có thể phản ứng với dung dịch Br2 nếu este đó
chưa no .
Ví dụ : CH3COO-CH=CH2 + Br2 -> CH3COOCHBr-CH2Br
=> Đáp án D
Câu 28: Phát biểu sai là
A. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào dung dịch HNO3 đặc thấy xuất hiện kết tủa màu tím.
B. Ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
C. Amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, tan tốt trong nước và có vị hơi ngọt.
D. Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Giải
A. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào dung dịch HNO3 đặc thấy xuất hiện kết tủa màu tím.=> SAI vì kết tủa
màu vàng
B. Ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực=> đúng
C. Amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, tan tốt trong nước và có vị hơi ngọt=> đúng
D. Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 => Đúng
=> Đáp án A
Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm x mol NaOH và y mol Ba(OH)2 từ từ vào dung dịch chứa z mol AlCl3 thấy kết tủa
xuất hiện, kết tủa tăng dần và tan đi một phần. Lọc thu đựơc m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 78(2z - x - 2y) B. 78(2z - x - y) C. 78(4z - x - y) D. 78(4z - x - 2y)
Giải :
Ta có thể dùng công thức tính nhanh cho trường hợp kết tủa Al(OH)3 tan một phần
nOH- pư = 3.nAl tan + 4nAl kết tủa ( Cách nhớ nOH- pư = kết tủa nhân 3 +hòa tan nhân 4 ; nhân vở đây
là nhân với số mol Al)
Bảo toàn nhóm OH => Tổng số mol OH-
= nNaOH + 2nBa(OH)2 = (x +2y)
nAl kết tủa = nAl(OH)3 kết tủa =m/78 (mol) => nAl tan = nAlCl3 - nAl kết tủa = (z -m/78) mol
Theo công thức => (x +2y) = 3.m/78 + 4.(z -m/78) < => m/78 = (4z -x -2y) => m = 78(4z -x-2y) => Đáp án D
Câu 30: Cho các chất: axit propionic (X), ancol propylic (Y), axetanđehit (Z), axeton (T). Dãy gồm các chất
được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là
A. X, Y, Z, T. B. T, Z, Y, X. C. Z, T, Y, X. D. X, Y, T, Z.
Giải
=> Đáp án C .Xem chi tiết cách so sánh nhiệt độ sôi của hợp chất hữu cơ tại đây nhé!
Câu 31: Nung 27,972 gam một muối nitrat của một kim loại đến khối lượng không đổi được 7,56 gam chất rắn.
Xác định kim loại
A. Mg B. Zn C. Ag D. Na
Giải
Bài này ta dùng định thức tính nhanh nhé! Các em đọc kĩ để hiểu cách áp dụng định thức này :
=> Đáp án A
Câu 32: Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic. Trung hòa m gam X bằng một lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,3 mol
KOH và 0,4 mol NaOH, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 56,6 gam chất rắn khan. Giá trị của
m là
A. 23,8. B. 36,4. C. 46,2. D. 30,1.
Giải :
Ta có thể giải theo định luật bảo toàn khối lượng :
Đặt công thức của 2 axit là R(COOH)n
mKOH = 0,3.56 =16,8 gam ; mNaOH = 0,4.40 =16 gam => Tổng số mol của 2 bazơ = 0,3+0,4 = 0,7 mol và tổng
khối lượng = 16,8 +16 =32,8 gam
Đặt công thức của 2 bazơ là MOH với số mol =0,7 mol và khối lượng = 32,8 gam
Phản ứng : R(COOH)n + nMOH -> R(COOM)n + nH2O
0,7 mol ------------------------- > 0,7 mol
m gam + 32,8 gam = 56,6 gam + 12,6 gam
=> m =36,4 gam
=> Đáp án B
Câu 33: Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X và Y (X nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn
0,2 mol M cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,45 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
A. 7,84. B. 4,48. C. 12,32. D. 3,36.
Giải
=> Đáp án B
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M gồm ankan X và axit cacboxylic Y (X và Y có cùng số nguyên
tử cacbon trong phân tử), thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M là
A. 75%. B. 25%. C. 50%. D. 40%.
Giải
=> Đáp án A
Câu 35: Cho 0,1 mol este X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,1 mol NaOH đun nóng, tổng khối lượng sản
phẩm hữu cơ thu được là 12,8 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Giải
Theo bài ra nX : nNaOH = 0,1:0,1 =1:1 => X là este đơn chức => X là RCOOR'
Phản ứng : RCOOR' + NaOH -> RCOONa + R'OH
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mX + mNaOH = m sản phẩm <=> mX = 12,8-0,1.40 =8,8 gam => RCOOR' = 8,8/0,1=88 => C4H8O2
Cấu tạo của X : HCOOCH2-CH2-CH3 ; HCOO-CH(CH3)-CH3 ; CH3COOC2H5 ; CH3-CH2-COOCH3
=> Đáp án C
Câu 36: Hòa tan hết 19,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M, thu
được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch H2S, kết thúc các phản ứng thu được 11,2 gam kết tủa.
Thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng là
A. 300 ml. B. 600 ml. C. 400 ml. D. 615 ml.
Giải
Đặt nFe3O4 = a mol ; nCuO =b mol
=> mX = 232a +80b =19,6 (1)
Các phản ứng
Với HCl
Fe3O4 + 8HCl -> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
a--- --------8a--------------- > 2a
CuO + 2HCl ---> CuCl2 + H2O
b --------- > 2b ------- > b
Với H2S
H2S + 2FeCl3 -> 2FeCl2 + S + 2 HCl
2a ------------------- >a
H2S + CuCl2 -> CuS + 2HCl
b ---------- > b
Kết tủa là CuS và S => m kết tủa = 32a + 96b =11,2 (2)
giải hệ pt (1) và (2) => a =0,05 mol và b =0,1 mol
=> nHCl =8a +2b = 8.0,05+2.0,1 =0, 6 mol => VHCl = 0,6/1=0,6 lít = 600 ml
Đáp án B
Câu 37: Quá trình xảy ra trong pin điện hóa Fe - Cu và quá trình xảy ra khi nhúng thanh hợp kim Fe - Cu vào
dung dịch HCl có đặc điểm chung là
A. đều có khí H2 thoát ra trên bề mặt kim loại Cu.
B. kim loại Cu bị ăn mòn điện hóa học.
C. kim loại Fe chỉ bị ăn mòn hóa học.
D. kim loại Fe đều bị ăn mòn điện hóa học.
Giải
A. Đều có khí H2 thoát ra trên bề mặt kim loại Cu => Sai vẫn có một phần H2 thoát ra trên bề mặt kim loại Fe
B. Kim loại Cu bị ăn mòn điện hóa học => Sai Cu có tính khử yếu hơn Fe nên Cu là cực dương không bị ăn mòn
điện hóa.
C. kim loại Fe chỉ bị ăn mòn hóa học=> Sai vì Fe bị ăn mòn điện hóa nữa .
D. kim loại Fe đều bị ăn mòn điện hóa học => Đúng vì đây là kiểu ăn mòn điện hóa , Fe là kim loại mạnh hơn Cu
nên Fe đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn
=> Đáp án D
Câu 38: Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa 0,1 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl. Sau khi kết
thúc các phản ứng thu được khí H2, dung dịch Y và 9,2 gam chất rắn khan. Phần trăm về khối lượng của Mg trong
X là
A. 56,25%. B. 30,00%. C. 52,50%. D. 45,00%.
Giải
Nếu CuCl2 phản ứng hết thì n Cu tạo thành = nCuCl2 = 0,1 mol => mCu =0,1.64 =6,4 gam < 9,2 gam => Chắc chắn chất
rắn khan có kim loại ban đầu còn dư -> kim loại còn dư thì HCl và CuCl2 phải hết
nCu2+ = nCuCl2 = 0,1 mol ; nH+ = nHCl = 0,1 mol
Cu2+
+ 2e -> Cu
0,1 -- -- > 0,2 -- > 0,1 mol => m Cu kết tủa =6,4 gam
2H+
+ 2e --- > H2
0,1 ------ > 0,1
=> tổng số mol e mà chất oxi hóa nhận của hai kim loại Mg và Fe = 0,2+0,1 =0,3 mol e
Theo định luật bảo toàn e ta có : nMg =0,3/2 =0,15 (mol) => mMg pư = 0,15.24 =3,6 gam
=> Khối lượng kim loại còn dư = 8-3,6 =4,4 gam => khối lượng chất rắn sau phản ứng = 6,4 +4,4 =10,8 gam >
9,2 gam vô lý
TH2 : Fe đã phản ứng 1 phần => Mg phản ứng hết
Đặt nMg = a mol ; nFe ban đầu = b mol ; nFe pư = c mol
Ta có pt : m kim loại = 24a + 56b = 8 (1)
Bảo toàn e => 2a + 2c =0,3(2)
m chất rắn sau phản ứng = 6,4 +56(b-c) =9,2 (3)
giải hệ phương trình (1) ;(2) ;(3) => a =0,1 mol ; b =0,1 mol ; c =0,05 mol
=> %mMg =0,1.24.100%/8 =30%
=> Đáp án B
Theo kinh nghiệm của thầy khi gặp dạng toàn hỗn hợp 2 kim loại phản ứng với muối thu được chất rắn
sau phản ứng , để làm nhanh trắc nghiệm các em ưu tiên xét trường hợp kim loại mạnh phản ứng hết , kim
loại yếu phản ứng 1 phần vì thầy thấy đa số bài toàn mà thầy đã làm thi ưu tiên rơi vào trường hợp này .
Câu 39: Cho một số tính chất: (1) nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp; (2) màu trắng bạc và ánh kim; (3) kiểu
mạng tinh thể lập phương tâm khối; (4) có tính khử yếu; (5) không tan trong dung dịch BaCl2. Các tính chất của
kim loại kiềm là
A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (3), (4). C. (3), (5). D. (1), (2), (3).
Giải :
=> Đáp án D .Đơn thuần câu này là lý thuyết học thuộc nên cứ thuộc là chọn được thôi , các em nên dùng loại
suy cho kiểu bài này sẽ dễ hơn .
Ví dụ Dễ thấy : (1) đúng => nên loại C ; (4) sai loại B ; (5) sai nên loại A vậy chỉ còn D
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là sai .
A. Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
B. CrO3 tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
C. Trong môi trường axit, Zn khử Cr2+
thành Cr.
D. Hỗn hợp Cu và Fe3O4 có thể tan được trong dung dịch HCl dư
Giải
A. Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh => Đúng vì màu của Cr2O3 là xanh lục
B. CrO3 tác dụng được với nước ở điều kiện thường => đúng vì 2CrO3 + H2O -> H2Cr2O7 hoặc H2CrO4
C. Trong môi trường axit, Zn khử Cr2+
thành Cr => Sai vì Cr dễ bị H+
oxi hóa thành Cr2+
nên trong môi trường
H+
; Zn không thể khử được Cr2+
thành Cr được
D. Hỗn hợp Cu và Fe3O4 có thể tan được trong dung dịch HCl dư => Đúng vì Fe3O4 + Cu + 8HCl -> 2FeCl2
+ CuCl2 + 4H2O
=> Đáp án C
Câu 41: Hòa tan hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y (Mx < My)
trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là
A. K. B. Na. C. Rb. D. Li.
Giải
Ta dùng phương pháp trung bình.
=> Đáp án D
Câu 42: Hỗn hợp M gồm xeton no, đơn chức, mạch hở X và anđehit no, đa chức Y (có mạch cacbon hở, không
phân nhánh). Cho m gam M tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc phản ứng thu
được 0,8 mol Ag. Đốt cháy hoàn toàn m gam M trên, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch
NaOH, thấy khối lượng của bình tăng 30,5 gam. Khối lượng của Y có trong m gam hỗn hợp M là
A. 11,6 gam. B. 23,2 gam. C. 28,8 gam. D. 14,4 gam.
Giải
anđehit no, đa chức Y (có mạch cacbon hở, không phân nhánh) .Nên Y chỉ có thể có chứa 2 chức anđehit mỗi
chức -CHO ở một đầu mạch .
=> Xeton là CnH2nO ( a mol) và anđehit là CmH2m-2O2
Số mol CmH2m-2O2 = 0,8/4 =0,2 (mol)
Phản ứng :
CnH2nO + 1,5n O2 - -- > nCO2 + nH2O
a mol ---------------------------- > an --------- > an
CmH2m-2O2 +(3m-3)/2 O2 ----- > mCO2 + (m-1) H2O
0,2 mol -------------------------------- > 0,2m --------- >0,2(m-1)
Khối lượng dung dịch NaOH tăng chính là khối lượng H2O và CO2
=> 44.(an +0,2m) + 18(an + 0,2(m-1)) =30,5
<=> 62an + 12,4m =34,1 => 5an + m =2,75 => m < 2,75 .Do Y là anđehit nên m =2 => Y là C2H2O2
=> mY = 0,2.58 =11,6 gam => Đáp án A
Câu 43: Hỗn hợp M gồm C2H2 và hai anđehit X1, X2 đồng đẳng kế tiếp (MX1< MX2). Đốt cháy hoàn toàn một
lượng M cần dùng vừa đủ 0,3 mol O2, thu được 0,25 mol CO2 và 0,225 mol H2O. Công thức của X1 là
A. OHC-CHO. B. CH3-CHO. C. HCHO. D. CH2=CH-CHO.
Giải
Trước tiên ta thầy đáp án B,C,D đều là anđehit đơn chức .Vậy xét trường hợp X1 và X2 đều là anđehit đơn chức
=> Công thức phân tử trung bình của X1 và X2 có dạng CxHyO .
Bảo toàn nguyên tố O => nAnđehit + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nAnđehit + 2.0,3 =2.0,25+0,225 => nAnđehit =0,125(mol)
=> Số nguyên tử C trung bình của 2 anđehit = nCO2 do anđehit tạo ra / nanđehit < 0,25/0,125 =2
=> Anđehit bé X1 phải có C < C trung bình <2 => Vậy X1 là HCHO => X2 là CH3CHO
Nhưng đừng kết luận vội vàng đáp án C ta phải tìm xem số mol các chất có thức hay không
Đặt C2H2 ( a mol) ; HCHO ( b mol) ; CH3CHO( c mol)
Ta có hệ :
Định luật bảo toàn nguyên tố C => nCO2 = 2a + b + 2c = 0,25
Định luật bảo toàn nguyên tố H => nH2O = a + b + 2c = 0,225
nanđehit = b + c =0,125
Giải hệ => a =0,025 ; b= 0,05 ; c= 0,075 .Như vậy số mol đều dương tức là thỏa mãn điều kiện bài toán =>X1 là
HCHO => Đáp án C .Nếu không thỏa mãn ta quay sang chọn đáp án
Câu 44: Cho các chất : Fe ; FeCl3 ; HCOOH ; F2 ; H2O ; HCl ; NaClO ; FeSO4 ; KNO3 .Số chất vừa có tính oxi
hóa ,vừa có tính khử là :
A. 7 B. 6 C. 8 D. 5
Giải
FeCl3 ; HCOOH ; H2O ; HCl ; NaClO ; FeSO4 ; KNO3 => Đáp án A .Chú tính khử của FeCl3 là ở ion Cl-
, tính
khử của KNO3 là ở O2- trong phản ứng nhiệt phân KNO3 -> KNO2 + 0,5O2
Câu 45: Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng:
- X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
- X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối
- Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội.
X, Y, Z, T theo thứ tự là:
A. Al; Na; Cu; Fe B. Na; Fe; Al; Cu C. Na; Al; Fe; Cu D. Al; Na; Fe; Cu
Giải
-X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy => X, Y phải là kim loại mạnh đứng tử Al trở lên
=> X và Y là Na và Al
- X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối => X phải có tính khử mạnh hơn T và X không được phản ứng
với H2O => X phải là Al => Y là Na
-Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội=>
Z phải là Fe => T là Cu
Vậy X, Y, Z, T theo thứ tự là: Al; Na; Fe; Cu => Đáp án D
Câu 46: Số đồng phân cấu tạo của ancol C3H8Ox là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Giải :
Ancol C3H8Ox .Chú ý điều kiện bền của ancol no
1.Mỗi nguyên tử C no chỉ được phép liên kết với một nhóm –OH
2.Nhóm –OH không được gắn vào C của nối đôi hoặc nối ba ( trừ phenol)
=> Số nguyên tử O luôn nhỏ hơn hoặc bằng số nguyên tử C => x nhỏ hơn hoặc bằng 3
TH1: x=1 => ancol là C3H8O => Cấu tạo :
CH3-CH2-CH2OH ; CH3-CH(OH)-CH3
TH2: x=2 => ancol là C3H8O2 => Cấu tạo :
CH3-CH(OH) -CH2OH ; HOCH2-CH2-CH2OH
TH2: x=2 => ancol là C3H8O2 => Cấu tạo :
HOCH2-CH(OH) -CH2OH
=> Có 5 đồng phân => Đáp án C
Câu 47: Cho 25,8 gam hỗn hợp X gồm MOH, MHCO3 và M2CO3 (M là kim loại kiềm, MOH và MHCO3 có số
mol bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch
Y và 0,3 mol CO2. Kim loại M là
A. Na. B. K. C. Li. D. Rb.
Giải:
Do số mol của MOH và MHCO3 bằng nhau nên ta có thể coi MOH + MHCO3 -> M2CO3.H2O .Vậy ta quy đổi
hỗn hợp X thành ( M2CO3 và M2CO3.H2O)
X.( M2CO3 và M2CO3.H2O) + HCl -> MCl + CO2 + H2O
Bảo toàn nguyên tố C => nX = nCO2 =0,3 (mol)
=> MX = 25.8/0,3 = 86 .Theo phương pháp trung bình => M2CO3 < 86 < M2CO3.H2O
<=> (2M + 60) < 86 < ( 2M + 60 +18) < => 4 < M < 13 => M phải là Li(M=7)
=> Đáp án C
Câu 48: Hai kim loại X ,Y và dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:
1. X + 2YCl3 -> XCl2 +2YCl2 2.Y + XCl2 -> YCl2 + X
Phát biểu đúng là:
A. Kim loại X khử được ion Y2+
.
B. Ion Y3+
có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+
.
C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.
D. Ion Y2+
có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+
.
Giải
A. Kim loại X khử được ion Y2+
.=> Sai vì phản ứng 2 không thể xảy ra theo chiều ngược lại được
B. Ion Y3+
có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+
=> Đúng thì theo phản ứng 1 đã chứng minh điều này
C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y=>Sai vì theo 2 chứng minh được Y là kim loại mạnh hơn X
D. Ion Y2+
có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+
. => Sai theo 2 thì Y2+
có tính oxi hóa yếu hơn ion X2+
.
=> Đáp án B
Câu 49: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Dung dịch saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2.
B. Cho nước brom vào phenol lấy dư, có kết tủa trắng xuất hiện.
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được loại là liên kết peptit
D. Có thể nhận ra anđehit fomic và và glucozơ bằng dung dịch Brom
Giải
A. Dung dịch saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2 => Đúng vì saccarozo có nhiều nhóm –OH đứng cạnh nhau
B. Cho nước brom vào phenol lấy dư, có kết tủa trắng xuất hiện.=> Đúng vì tạo ra kết tủa 2,4,6 tribromphenol
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được loại là liên kết peptit =>Sai phải là các
anpha – aminoaxit
D. Có thể nhận ra anđehit fomic và và glucozơ bằng dung dịch Brom => Đúng vì HCHO làm mất màu dung dịch
Br2 và có khí bay ra trong khi glucozơ chỉ làm mất màu dung dịch Br2 thôi
HCHO + 2Br2 +H2O -> CO2 + 4HBr
=> Đáp án C
Câu 50: Hòa tan hết m gam hỗn hợp M gồm 2 oxit sắt trong lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Sục
khí Cl2 tới dư vào X thu được dung dịch Y chứa 40,625 gam muối. Nếu cho m gam M trên tác dụng hết với dung
dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 23,6. B. 18,4. C. 19,6. D. 18,8.
Giải
Dùng phương pháp quy đổi
=> Đáp án D

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

[Www.giasunhatrang.net]hoa khoi a_2013
[Www.giasunhatrang.net]hoa khoi a_2013[Www.giasunhatrang.net]hoa khoi a_2013
[Www.giasunhatrang.net]hoa khoi a_2013GiaSư NhaTrang
 
Nguyenthao chuyen de ltdh hoa
Nguyenthao chuyen de ltdh hoaNguyenthao chuyen de ltdh hoa
Nguyenthao chuyen de ltdh hoaTrần Dương
 
Axitcacboxylic thi dai hoc 20072013 co dap an
Axitcacboxylic thi dai hoc 20072013 co dap anAxitcacboxylic thi dai hoc 20072013 co dap an
Axitcacboxylic thi dai hoc 20072013 co dap anKhoa Trần Huy
 
De thi-thu-thpt-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-le-quy...
De thi-thu-thpt-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-le-quy...De thi-thu-thpt-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-le-quy...
De thi-thu-thpt-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-le-quy...onthitot .com
 
De thi-thu-thpt-quoc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-nguyen-thai-hoc-khanh-hoa
De thi-thu-thpt-quoc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-nguyen-thai-hoc-khanh-hoaDe thi-thu-thpt-quoc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-nguyen-thai-hoc-khanh-hoa
De thi-thu-thpt-quoc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-nguyen-thai-hoc-khanh-hoaonthitot .com
 
Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 (2014) THPT Chu Văn An Hà Nội - Megabook.vn
Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 (2014) THPT Chu Văn An Hà Nội - Megabook.vnĐề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 (2014) THPT Chu Văn An Hà Nội - Megabook.vn
Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 (2014) THPT Chu Văn An Hà Nội - Megabook.vnMegabook
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn Megabook
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 1 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 1 - Megabook.vn Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 1 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 1 - Megabook.vn Megabook
 
Đề thi chính thức môn Hóa - Khối B - Kỳ thi Đại học năm 2010
Đề thi chính thức môn Hóa - Khối B - Kỳ thi Đại học năm 2010Đề thi chính thức môn Hóa - Khối B - Kỳ thi Đại học năm 2010
Đề thi chính thức môn Hóa - Khối B - Kỳ thi Đại học năm 2010dethinet
 
De thi-thu-quoc-gia-lan-3-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-dai-hoc-da-lat
De thi-thu-quoc-gia-lan-3-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-dai-hoc-da-latDe thi-thu-quoc-gia-lan-3-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-dai-hoc-da-lat
De thi-thu-quoc-gia-lan-3-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-dai-hoc-da-latonthitot .com
 
Đề thi đại học 2015 môn Hóa Học
Đề thi đại học 2015 môn Hóa HọcĐề thi đại học 2015 môn Hóa Học
Đề thi đại học 2015 môn Hóa Họctuituhoc
 
Đề thi đại học 2013 môn Hóa Học khối A
Đề thi đại học 2013 môn Hóa Học khối AĐề thi đại học 2013 môn Hóa Học khối A
Đề thi đại học 2013 môn Hóa Học khối Atuituhoc
 
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013hvty2010
 
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...schoolantoreecom
 
{Nguoithay.vn} de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet
{Nguoithay.vn}  de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet{Nguoithay.vn}  de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet
{Nguoithay.vn} de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tietPhong Phạm
 
Dap an chi tiet hoa iv 2012 cua box math
Dap an chi tiet hoa iv 2012 cua box mathDap an chi tiet hoa iv 2012 cua box math
Dap an chi tiet hoa iv 2012 cua box mathtraitimbenphai
 
Huongdangiaidekhoib2014
Huongdangiaidekhoib2014Huongdangiaidekhoib2014
Huongdangiaidekhoib2014Thanh Nguyen
 

Was ist angesagt? (20)

[Www.giasunhatrang.net]hoa khoi a_2013
[Www.giasunhatrang.net]hoa khoi a_2013[Www.giasunhatrang.net]hoa khoi a_2013
[Www.giasunhatrang.net]hoa khoi a_2013
 
Nguyenthao chuyen de ltdh hoa
Nguyenthao chuyen de ltdh hoaNguyenthao chuyen de ltdh hoa
Nguyenthao chuyen de ltdh hoa
 
Axitcacboxylic thi dai hoc 20072013 co dap an
Axitcacboxylic thi dai hoc 20072013 co dap anAxitcacboxylic thi dai hoc 20072013 co dap an
Axitcacboxylic thi dai hoc 20072013 co dap an
 
De thi-thu-thpt-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-le-quy...
De thi-thu-thpt-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-le-quy...De thi-thu-thpt-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-le-quy...
De thi-thu-thpt-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-le-quy...
 
De thi-thu-thpt-quoc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-nguyen-thai-hoc-khanh-hoa
De thi-thu-thpt-quoc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-nguyen-thai-hoc-khanh-hoaDe thi-thu-thpt-quoc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-nguyen-thai-hoc-khanh-hoa
De thi-thu-thpt-quoc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-nguyen-thai-hoc-khanh-hoa
 
Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 (2014) THPT Chu Văn An Hà Nội - Megabook.vn
Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 (2014) THPT Chu Văn An Hà Nội - Megabook.vnĐề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 (2014) THPT Chu Văn An Hà Nội - Megabook.vn
Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 (2014) THPT Chu Văn An Hà Nội - Megabook.vn
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 1 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 1 - Megabook.vn Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 1 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 1 - Megabook.vn
 
Đề thi chính thức môn Hóa - Khối B - Kỳ thi Đại học năm 2010
Đề thi chính thức môn Hóa - Khối B - Kỳ thi Đại học năm 2010Đề thi chính thức môn Hóa - Khối B - Kỳ thi Đại học năm 2010
Đề thi chính thức môn Hóa - Khối B - Kỳ thi Đại học năm 2010
 
Halogen 4
Halogen 4Halogen 4
Halogen 4
 
Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án năm 2013
Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án năm 2013Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án năm 2013
Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án năm 2013
 
De thi-thu-quoc-gia-lan-3-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-dai-hoc-da-lat
De thi-thu-quoc-gia-lan-3-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-dai-hoc-da-latDe thi-thu-quoc-gia-lan-3-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-dai-hoc-da-lat
De thi-thu-quoc-gia-lan-3-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-dai-hoc-da-lat
 
Đề thi đại học 2015 môn Hóa Học
Đề thi đại học 2015 môn Hóa HọcĐề thi đại học 2015 môn Hóa Học
Đề thi đại học 2015 môn Hóa Học
 
Đề thi đại học 2013 môn Hóa Học khối A
Đề thi đại học 2013 môn Hóa Học khối AĐề thi đại học 2013 môn Hóa Học khối A
Đề thi đại học 2013 môn Hóa Học khối A
 
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
 
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...
 
{Nguoithay.vn} de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet
{Nguoithay.vn}  de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet{Nguoithay.vn}  de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet
{Nguoithay.vn} de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet
 
Peptit pr
Peptit  prPeptit  pr
Peptit pr
 
Dap an chi tiet hoa iv 2012 cua box math
Dap an chi tiet hoa iv 2012 cua box mathDap an chi tiet hoa iv 2012 cua box math
Dap an chi tiet hoa iv 2012 cua box math
 
Huongdangiaidekhoib2014
Huongdangiaidekhoib2014Huongdangiaidekhoib2014
Huongdangiaidekhoib2014
 

Andere mochten auch

Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnĐáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnMegabook
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn Megabook
 
9 bài tập dẫn xuất halogen ancol phenol
9  bài tập dẫn xuất halogen ancol phenol9  bài tập dẫn xuất halogen ancol phenol
9 bài tập dẫn xuất halogen ancol phenolonthi360
 
Pp giai bai tap ancol
Pp giai bai tap ancolPp giai bai tap ancol
Pp giai bai tap ancolAn Trần
 
Giải rất chi tiết Hóa khối B 2013 (Hữu ích cho các bạn ôn thi ĐH tham khảo)
Giải rất chi tiết Hóa khối B 2013 (Hữu ích cho các bạn ôn thi ĐH tham khảo)Giải rất chi tiết Hóa khối B 2013 (Hữu ích cho các bạn ôn thi ĐH tham khảo)
Giải rất chi tiết Hóa khối B 2013 (Hữu ích cho các bạn ôn thi ĐH tham khảo)hvty2010
 
Chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muối
Chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muốiChuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muối
Chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muốiPhát Lê
 
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbonPhuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbonMinh Tâm Đoàn
 
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbonChuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbonMinh Tâm Đoàn
 
Bai tap hidrocacbon co dap an
Bai tap hidrocacbon co dap anBai tap hidrocacbon co dap an
Bai tap hidrocacbon co dap anTr Nhat Vuong
 
Phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa học
Phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa họcPhương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa học
Phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa họcschoolantoreecom
 
40 de-thi-thu-mon-hoa-ltdh-2013
40 de-thi-thu-mon-hoa-ltdh-201340 de-thi-thu-mon-hoa-ltdh-2013
40 de-thi-thu-mon-hoa-ltdh-2013Phùng Duy Hưng
 
De thi dai hoc mon hoa (27)
De thi dai hoc mon hoa (27)De thi dai hoc mon hoa (27)
De thi dai hoc mon hoa (27)SEO by MOZ
 
De kiem tra_este__lipit__co_da
De kiem tra_este__lipit__co_daDe kiem tra_este__lipit__co_da
De kiem tra_este__lipit__co_daQuang Trần
 
14 tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ thuộc
14 tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ thuộc14 tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ thuộc
14 tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ thuộconthi360
 
Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011
Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011
Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011ngoc2312
 
Đề thi chính thức môn Hóa - Khối A - Kỳ thi Đại học năm 2010
Đề thi chính thức môn Hóa - Khối A - Kỳ thi Đại học năm 2010Đề thi chính thức môn Hóa - Khối A - Kỳ thi Đại học năm 2010
Đề thi chính thức môn Hóa - Khối A - Kỳ thi Đại học năm 2010dethinet
 
De chinh thuc duyen hai 10
De chinh thuc duyen hai 10De chinh thuc duyen hai 10
De chinh thuc duyen hai 10nhhaih06
 
Bài 23 sự ăn mòn kim loại
Bài 23   sự ăn mòn kim loạiBài 23   sự ăn mòn kim loại
Bài 23 sự ăn mòn kim loạiLong Vu
 
Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...
Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...
Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...Tinh Nguyen
 

Andere mochten auch (20)

Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnĐáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn
 
9 bài tập dẫn xuất halogen ancol phenol
9  bài tập dẫn xuất halogen ancol phenol9  bài tập dẫn xuất halogen ancol phenol
9 bài tập dẫn xuất halogen ancol phenol
 
Pp giai bai tap ancol
Pp giai bai tap ancolPp giai bai tap ancol
Pp giai bai tap ancol
 
Giải rất chi tiết Hóa khối B 2013 (Hữu ích cho các bạn ôn thi ĐH tham khảo)
Giải rất chi tiết Hóa khối B 2013 (Hữu ích cho các bạn ôn thi ĐH tham khảo)Giải rất chi tiết Hóa khối B 2013 (Hữu ích cho các bạn ôn thi ĐH tham khảo)
Giải rất chi tiết Hóa khối B 2013 (Hữu ích cho các bạn ôn thi ĐH tham khảo)
 
Chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muối
Chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muốiChuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muối
Chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muối
 
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbonPhuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
 
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbonChuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
 
Bai tap hidrocacbon co dap an
Bai tap hidrocacbon co dap anBai tap hidrocacbon co dap an
Bai tap hidrocacbon co dap an
 
Phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa học
Phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa họcPhương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa học
Phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa học
 
40 de-thi-thu-mon-hoa-ltdh-2013
40 de-thi-thu-mon-hoa-ltdh-201340 de-thi-thu-mon-hoa-ltdh-2013
40 de-thi-thu-mon-hoa-ltdh-2013
 
De thi dai hoc mon hoa (27)
De thi dai hoc mon hoa (27)De thi dai hoc mon hoa (27)
De thi dai hoc mon hoa (27)
 
De kiem tra_este__lipit__co_da
De kiem tra_este__lipit__co_daDe kiem tra_este__lipit__co_da
De kiem tra_este__lipit__co_da
 
14 tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ thuộc
14 tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ thuộc14 tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ thuộc
14 tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ thuộc
 
Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011
Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011
Dethi hsgtpdn-hoa l9-2011
 
Đề thi chính thức môn Hóa - Khối A - Kỳ thi Đại học năm 2010
Đề thi chính thức môn Hóa - Khối A - Kỳ thi Đại học năm 2010Đề thi chính thức môn Hóa - Khối A - Kỳ thi Đại học năm 2010
Đề thi chính thức môn Hóa - Khối A - Kỳ thi Đại học năm 2010
 
De chinh thuc duyen hai 10
De chinh thuc duyen hai 10De chinh thuc duyen hai 10
De chinh thuc duyen hai 10
 
Dien phan-ltdh
Dien phan-ltdhDien phan-ltdh
Dien phan-ltdh
 
Bài 23 sự ăn mòn kim loại
Bài 23   sự ăn mòn kim loạiBài 23   sự ăn mòn kim loại
Bài 23 sự ăn mòn kim loại
 
Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...
Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...
Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...
 

Ähnlich wie Giải chi tiết đề thi thử đại học môn hóa

{Nguoithay.org} de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet
{Nguoithay.org}  de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet{Nguoithay.org}  de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet
{Nguoithay.org} de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tietPhong Phạm
 
Hoa chuyen-hung-vuong-lan1-nam2012
Hoa chuyen-hung-vuong-lan1-nam2012Hoa chuyen-hung-vuong-lan1-nam2012
Hoa chuyen-hung-vuong-lan1-nam2012Lê Minh Trọng
 
Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 khối A, B (2014) THPT Nguyễn Chí Thanh, Huế - Meg...
Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 khối A, B (2014) THPT Nguyễn Chí Thanh, Huế - Meg...Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 khối A, B (2014) THPT Nguyễn Chí Thanh, Huế - Meg...
Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 khối A, B (2014) THPT Nguyễn Chí Thanh, Huế - Meg...Megabook
 
{Nguoithay.vn} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112
{Nguoithay.vn}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112{Nguoithay.vn}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112
{Nguoithay.vn} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112Phong Phạm
 
{Nguoithay.org} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112
{Nguoithay.org}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112{Nguoithay.org}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112
{Nguoithay.org} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112Phong Phạm
 
Giai chi tiet de thi hoa khoi b 2014
Giai chi tiet de thi hoa khoi b 2014Giai chi tiet de thi hoa khoi b 2014
Giai chi tiet de thi hoa khoi b 2014Quang Ngô
 
De thi thu hay khong tai hoi phi
De thi thu hay khong tai hoi phiDe thi thu hay khong tai hoi phi
De thi thu hay khong tai hoi phiviettai304
 
De thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-long
De thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-longDe thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-long
De thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-longonthitot .com
 
De thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-long
De thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-longDe thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-long
De thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-longHồng Nguyễn
 
Thi thu hoa hoc iv box math
Thi thu hoa hoc iv  box mathThi thu hoa hoc iv  box math
Thi thu hoa hoc iv box mathtraitimbenphai
 
{Nguoithay.org} de thi thu mon hoa hoc truong thpt vu quang lan 1 co loi giai
{Nguoithay.org}  de thi thu mon hoa hoc truong thpt vu quang lan 1 co loi giai{Nguoithay.org}  de thi thu mon hoa hoc truong thpt vu quang lan 1 co loi giai
{Nguoithay.org} de thi thu mon hoa hoc truong thpt vu quang lan 1 co loi giaiPhong Phạm
 
2011 quynh luu 1
2011 quynh luu 12011 quynh luu 1
2011 quynh luu 1hanhtvq
 
De thi dai hoc mon hoa (11)
De thi dai hoc mon hoa (11)De thi dai hoc mon hoa (11)
De thi dai hoc mon hoa (11)SEO by MOZ
 
Chuyen quang-binh-dap-an
Chuyen quang-binh-dap-anChuyen quang-binh-dap-an
Chuyen quang-binh-dap-ananh quoc
 
8de thi co so thanh cong2011
8de thi co so thanh cong20118de thi co so thanh cong2011
8de thi co so thanh cong2011ttuyen44
 
Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9
Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9
Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9truongthoa
 
Lớp Chuyên Hóa 10, 11, 12 & LT THPT QG. Website: https://www.nguyenvantu.org/
Lớp Chuyên Hóa 10, 11, 12 & LT THPT QG. Website: https://www.nguyenvantu.org/Lớp Chuyên Hóa 10, 11, 12 & LT THPT QG. Website: https://www.nguyenvantu.org/
Lớp Chuyên Hóa 10, 11, 12 & LT THPT QG. Website: https://www.nguyenvantu.org/chuyenhoanguyenvantu
 
De thi dai hoc mon hoa (23)
De thi dai hoc mon hoa (23)De thi dai hoc mon hoa (23)
De thi dai hoc mon hoa (23)SEO by MOZ
 
De thi-thu-thpt-quc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-phuoc-vinh
De thi-thu-thpt-quc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-phuoc-vinhDe thi-thu-thpt-quc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-phuoc-vinh
De thi-thu-thpt-quc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-phuoc-vinhonthitot .com
 
Đề thi thử Đại học Hóa Chuyên Khoa học tự nhiên 2015
Đề thi thử Đại học Hóa Chuyên Khoa học tự nhiên 2015Đề thi thử Đại học Hóa Chuyên Khoa học tự nhiên 2015
Đề thi thử Đại học Hóa Chuyên Khoa học tự nhiên 2015schoolantoreecom
 

Ähnlich wie Giải chi tiết đề thi thử đại học môn hóa (20)

{Nguoithay.org} de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet
{Nguoithay.org}  de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet{Nguoithay.org}  de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet
{Nguoithay.org} de thi thu mon hoa hoc so 1 giai chi tiet
 
Hoa chuyen-hung-vuong-lan1-nam2012
Hoa chuyen-hung-vuong-lan1-nam2012Hoa chuyen-hung-vuong-lan1-nam2012
Hoa chuyen-hung-vuong-lan1-nam2012
 
Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 khối A, B (2014) THPT Nguyễn Chí Thanh, Huế - Meg...
Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 khối A, B (2014) THPT Nguyễn Chí Thanh, Huế - Meg...Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 khối A, B (2014) THPT Nguyễn Chí Thanh, Huế - Meg...
Đề thi thử ĐH môn Hóa lần 1 khối A, B (2014) THPT Nguyễn Chí Thanh, Huế - Meg...
 
{Nguoithay.vn} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112
{Nguoithay.vn}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112{Nguoithay.vn}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112
{Nguoithay.vn} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112
 
{Nguoithay.org} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112
{Nguoithay.org}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112{Nguoithay.org}  de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112
{Nguoithay.org} de thi thu dai hoc mon hoa lan 1 nam 20112
 
Giai chi tiet de thi hoa khoi b 2014
Giai chi tiet de thi hoa khoi b 2014Giai chi tiet de thi hoa khoi b 2014
Giai chi tiet de thi hoa khoi b 2014
 
De thi thu hay khong tai hoi phi
De thi thu hay khong tai hoi phiDe thi thu hay khong tai hoi phi
De thi thu hay khong tai hoi phi
 
De thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-long
De thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-longDe thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-long
De thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-long
 
De thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-long
De thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-longDe thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-long
De thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-chuyen-thang-long
 
Thi thu hoa hoc iv box math
Thi thu hoa hoc iv  box mathThi thu hoa hoc iv  box math
Thi thu hoa hoc iv box math
 
{Nguoithay.org} de thi thu mon hoa hoc truong thpt vu quang lan 1 co loi giai
{Nguoithay.org}  de thi thu mon hoa hoc truong thpt vu quang lan 1 co loi giai{Nguoithay.org}  de thi thu mon hoa hoc truong thpt vu quang lan 1 co loi giai
{Nguoithay.org} de thi thu mon hoa hoc truong thpt vu quang lan 1 co loi giai
 
2011 quynh luu 1
2011 quynh luu 12011 quynh luu 1
2011 quynh luu 1
 
De thi dai hoc mon hoa (11)
De thi dai hoc mon hoa (11)De thi dai hoc mon hoa (11)
De thi dai hoc mon hoa (11)
 
Chuyen quang-binh-dap-an
Chuyen quang-binh-dap-anChuyen quang-binh-dap-an
Chuyen quang-binh-dap-an
 
8de thi co so thanh cong2011
8de thi co so thanh cong20118de thi co so thanh cong2011
8de thi co so thanh cong2011
 
Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9
Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9
Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9
 
Lớp Chuyên Hóa 10, 11, 12 & LT THPT QG. Website: https://www.nguyenvantu.org/
Lớp Chuyên Hóa 10, 11, 12 & LT THPT QG. Website: https://www.nguyenvantu.org/Lớp Chuyên Hóa 10, 11, 12 & LT THPT QG. Website: https://www.nguyenvantu.org/
Lớp Chuyên Hóa 10, 11, 12 & LT THPT QG. Website: https://www.nguyenvantu.org/
 
De thi dai hoc mon hoa (23)
De thi dai hoc mon hoa (23)De thi dai hoc mon hoa (23)
De thi dai hoc mon hoa (23)
 
De thi-thu-thpt-quc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-phuoc-vinh
De thi-thu-thpt-quc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-phuoc-vinhDe thi-thu-thpt-quc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-phuoc-vinh
De thi-thu-thpt-quc-gia-2015-mon-hoa-hoc-truong-thpt-phuoc-vinh
 
Đề thi thử Đại học Hóa Chuyên Khoa học tự nhiên 2015
Đề thi thử Đại học Hóa Chuyên Khoa học tự nhiên 2015Đề thi thử Đại học Hóa Chuyên Khoa học tự nhiên 2015
Đề thi thử Đại học Hóa Chuyên Khoa học tự nhiên 2015
 

Giải chi tiết đề thi thử đại học môn hóa

  • 1. GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA - LẦN 10 - NĂM HỌC 2013-2014 Câu 1: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Ag trong V ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị tối thiểu của V là A. 600. B. 800. C. 200. D. 400. Giải Áp dụng công thức cho trường hợp tạo khí NO ta có : VHNO3 min =nHNO3 pư =4nNO =4.0,2 =0,8(mol) => V HNO3 =0,8/1 =0,8(lít ) =800 (ml) => Đáp án B
  • 2. Hoặc có thể sử dụng bán phương trình oxi hoá khử sau : Câu 2: Hỗn hợp M gồm ankin X, anken Y (Y nhiều hơn X một nguyên tử cacbon) và H2. Cho 0,25 mol hỗn hợp M vào bình kín có chứa một ít bột Ni đun nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp N. Đốt cháy hoàn toàn N thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là A. C3H4 và C2H4. B. C3H4 và C4H8. C. C4H6 và C5H10. D. C2H2 và C3H6. Giải Dễ nhận thấy M( CnH2n ; CmH2m -2 , H2) -> N -> CO2 + H2O với nH2O = nCO2 .Do anken CnH2n luôn cho nCO2 = nH2O nên ankin CmH2m-2 + H2 -> phải cho nCO2 = nH2O . Vậy nankin = nH2 ( cái này bạn nào tư duy tốt một chút là nhìn ra ngay thôi ).Do nankin = nH2 =>nên ta coi như ankin và H2 phản ứng hết với nhau theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra anken -> CmH2m-2 + H2 -> CmH2m .Vậy ta dùng phương pháp quy đổi , quy ankin và H2 thành anken CmH2m .Khi đó đốt cháy hỗn hợp N coi như đốt cháy 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau ( vì n =m+1) Sơ đồ phản ứng : => Đáp án D Đối với bài này các em cũng có thể dùng phuơng pháp làm trội để giải : Nếu N chỉ có CnH2n => M chỉ có CnH2n => CnH2n = 0,25(mol) => n = nCO2/ nanken = 0,35/0,25 = 1,4 Nếu N chỉ có CmH2m => M chỉ có CmH2m-2 và H2 => CmH2m =CmH2m-2=H2 =0,25/2 =0,125 => m = nCO2/ nanken = 0,35/0,125 = 2,8 => n -1 =2,8 => n =3,8 => 1,4 < n < 3,8 => do n =m+1 nên n không thể nhận giá trị =2 vì nếu n=2 thì m=1 (loại vì ankin phải có C tối thiểu là 2) nên m phải =3 ( C3H6) => m =2 (C2H2)
  • 3. Câu 3: Với công thức tổng quát C4Hy có bao nhiêu chất có khả năng tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa vàng A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Giải : C4Hy + AgNO3 + NH3 -> kết tủa vàng => C4Hy phải có nối ba ở đầu mạch => C4Hy phải có ít nhất 2 pi ( 1 nối ba = 2 pi) => Đáp án B Câu 4: Cho phản ứng: Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là A. 23. B. 27. C. 31. D. 47. Giải Ta sử dụng phương pháp ion : Các muối tan thì viết dưới dạng các cation kim loại và anion gốc axit .Còn H2O không tan để nguyên công thức phân tử H2O. => Tổng hệ số : 5+2+6+8+2+1+3=27 => Đáp án B
  • 4. Em có thể cân bằng bình thường các phương trình trên sau đó phải kết hợp với phương pháp đại số mới tìm được hệ số của NaHSO4 Các em sẽ nói cách này dài quá đúng không ! Thầy trả lời không dài đâu cách này nhanh lắm đấy là tại vì thầy phải diễn giải rất chi tiết cho các em hiểu cách cân bằng kiểu này chứ hiểu thì làm 1 tí là ra thôi .Không tin em hãy cân bằng những phương trình sau KNO2 + KMnO4 + KHSO4 -> KNO3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O Fe(NO3)2 + H2SO4 -> Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O Đáp án : 5 KNO2 + 2 KMnO4 + 6 KHSO4 -> 5 KNO3 + 2 MnSO4 + 4 K2SO4 + 3 H2O 9 Fe(NO3)2 + 6 H2SO4 -> 5 Fe(NO3)3 + 2 Fe2(SO4)3 + 3 NO + 6 H2O Câu 5: Có dung dịch X gồm (KI và ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, H2S, FeCl3, KClO4 tác dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là: A. 3 chất B. 2 chất C. 1 chất D. 4 chất Giải : Dịch X chuyển sang màu xanh tức là phản ứng có tạo ra I2( I2 làm xanh hồ ting bột ) .O3 , Cl2 , FeCl3 dễ dàng oxi hóa I- thành I2 ) O3 + 2KI + H2O ->2 KOH + I2 + O2 Cl2 + 2KI -> 2KCl + I2 2FeCl3 + 2KI -> 2KCl +2 FeCl2 + I2 Câu này rất nhiều bạn cho rằng KClO4 cũng được vì số oxi hóa của Cl =+7 là số oxi hóa cao nhất của Cl nên KClO4 là chất oxi hóa rất mạnh là nhầm to đấy nhé .KClO4 chỉ có tính oxi hóa mạnh khi trong môi trường axit thôi nhé => Đáp án A Câu 6: Khi cho 13,8 gam glixerol (X) tác dụng với axit fomic thì thu được hợp chất hữu cơ (Y) có khối lượng bằng 1,18 lần khối lượng chất (X) ban đầu. Biết hiệu suất của phản ứng là 73,35 %. Vậy tổng số nguyên tử có trong (Y) là: A. 20 B. 14 C. 16 D. 18 Giải => Đáp án D Câu 7: X la hợp chất hữu cơ chỉ chứa C,H,O .X có tham gia phản ứng tráng gương theo sơ đồ : X + AgNO3 + NH3 + H2O -> Chỉ tạo ra sản phẩm vô cơ .Số công thức của X thỏa mãn sơ đồ trên là : A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Giải HCHO +4 AgNO3 + 6NH3 +2 H2O -> (NH4)2CO3 +4 NH4NO3 + 4Ag HCOOH +2 AgNO3 + 4NH3 + H2O -> (NH4)2CO3 +2 NH4NO3 + 2Ag => Đáp án A
  • 5. Câu 8: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là A. xenlulozơ, poli(vinyl clorua), nilon-7. B. polistiren, amilopectin, poliacrilonitrin. C. tơ lapsan, tơ axetat, polietilen. D. nilon-6,6, nilon-6, amilozơ. Giải => Đáp án D . nilon -6,6 và nilon -6 có nhóm -CO-NH - nên dễ bị thủy phân .Amilo zơ chính là thành phần của tinh bột nên cũng bị thủy phân. Nhiều bạn làm theo cách loại suy => Loại A vì PVC (-CH2-CHCl-)n không bị thủy phân => Loại B vì polistiren ( -CH2-CH(C6H5)-)n và poliacrilonitrin (-CH2-CH(CN)- )n không bị thủy phân => Loại B vì polietilen ( -CH2-CH2-)n không bị thủy phân => Đáp án D Phương pháp loại suy cũng là một cách rất hay để làm nhanh trắc nghiệm , các em vận dụng cho tốt vào nhé! Câu 9: Cho m gam Al2O3 vào 200 gam dung dịch hỗn hợp X gồm NaOH a% và KOH b % đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc dung dịch Y và (m – 69,36) gam chất rắn không tan. Nếu cho 200 gam dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 12,6% thu được dung dịch Z trong đó nồng độ % cùa NaNO3 là 5,409%.. Giá trị của b là : A. 11,2% B. 5,6% C. 22,4% D. 16,8% Giải Al2O3 + 2NaOH -> NaAlO2 + H2O (1) 0,5a < ------------------- a Al2O3 + 2KOH -> KAlO2 + H2O (2) 0,5b < ------------------- b Sau phản ứng chất rắn còn dư chính là Al2O3 .Khối lượng chất rắn còn lại giảm 69,36 so với ban đầu => m Al2O3 phản ứng = 69,36 gam => nAl2O3 = 69,36/102 =0,68(mol) Từ (1 ) và (2 ) => nAl2O3 pư = 0,5a + 0,5b =0,68 => a + b =1, 36 (3) HNO3 + NaOH -> NaNO3 + H2O (4) a < ----------------- a ---------- > a HNO3 + KOH -> KNO3 + H2O (5) b < ----------------- b Từ (3 ) và (4 ) => nHNO3 pư = (a+b) mol => m dd HNO3 ban đầu = 63.(a+b) .100/12,6 =500(a+b) gam => m dd sau phản ứng = 200 + 500(a+b) ) gam => C% (NaNO3 ) = 85.a /200 + 500(a+b)) =0,05409 (6) giải hệ pt (3) và (6) => a = 0,6 (mol) và b =0,8(mol) => b = C% (KOH ) = 0,8.56.100%/200 = 22,4% => Đáp án C Câu 10: Cho các phản ứng hóa học sau: (1) NaHS + NaOH -> (2) Ba(HS)2 + KOH -> (3) Na2S + HCl -> (4) CuSO4 + Na2S -> (5) FeS + HCl -> (6) NH4HS + NaOH -> Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là A. (1), (2). B. (3), (4), (5). C. (1), (6). D. (1), (2), (6). Giải : => Đáp án A Các đáp án 3,4,5,6 không có cùng phương trình ion thu gọn vì 3 tạo khí H2S , 4 tạo kết tủa CuS ; 5 tạo khí
  • 6. H2S ; 6 tạo khí NH3 Câu 11: Chất hữu cơ X mạch hở, không phân nhánh có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với hiđro (xúc tác Ni, t0 ) thu được sản phẩm Y có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Số đồng phân cấu tạo bền của X thỏa mãn các điều kiện trên là A. 3. B. 7. C. 5. D. 4. Giải : C4H8O2 có 1 pi C4H8O2 + H2 -> Y .Y hòa tan được Cu(OH)2 => Y là ancol 2 chức no có 2 nhóm OH đứng cạnh nhau . Nên X có 3 khả năng Khả năng 1: X là ancol 2 chức ( có 2 nhóm OH đứng cạnh nhau ) chưa no có 1 liên kết đôi C=C => Công thức cấu tạo của X là : CH2=CH –CH (OH) –CH2OH Khả năng 2. X có 1 nhóm -CHO và 1 nhóm –OH nhưng 2 nhóm này phải đứng cạnh nhau => Công thức cấu tạo của X là : CH3 –CH2 –CH(OH)-CHO Khả năng 3 . X hợp chất tạp chức có 1 chức xeton (-CO-) và nhóm chức –OH đứng cạnh nhau => Công thức cấu tạo của X là : CH3 –CH2 –CO-CH2OH hoặc CH3 –CH(OH) –CO-CH3 Tất cả những chất X này khi cộng H2 đều tạo ra ancol no Y 2 chức có 2 nhóm OH đứng cạnh nhau sẽ tạo phức được với Cu(OH)2 => Đáp án D Câu 12: Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO2. Trong hợp chất khí của nó với hiđro, R chiếm 75% về khối lượng. Khẳng định nào sau đây là sai ? A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 2 electron độc thân. B. Phân tử RO2 là phân tử phân cực. C. Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố R lớn hơn độ âm điện của nguyên tử nguyên tố hiđro. D. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử RO2 là liên kết cộng hóa trị có cực. Giải Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO2 => Hóa trị cao nhất với O của R =4 => Hóa trị của R với H =8-4 =4 => Hợp chất khí với H của R là RH4 => %mR = R/(R+4) = 0,75 => R =12 => R là C A.R=12 => C ( Z =12/2 =6) => Cấu hình e : 1s22s22p2 phân lớp ngoài cùng 2p có 2e nên số e độc thân của R =2e => A đúng B. RO2 là CO2 .Do CO2 có cấu tạo đường thẳng O=C=O nên momen lưỡng cực triệt tiêu nên CO2 là phân tử không phân cực =>CO2 phân cực là sai C. C có tính phi kim mạnh hơn H nên độ âm điện của C lớn hơn H là đúng D.Liên kết C=O do O có độ âm điện lớn hơn C nhiều nên liên kết C=O là liên kết phân cực là đúng => Đáp án sai là B => Chọn B Câu 13: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 17,025. B. 68,1. C. 19,455. D. 78,4 Giải Tên gọi và M của một số amino axit quan trọng Công thức Viết tắt M H2NCH2COOH Gly 75 CH3-CH(NH2)-COOH Ala 89 CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH Val 117 HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH Glu 147 NH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH Lys 132
  • 7. C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH Phe 165 Cách tính M của peptit Giả sử peptit được tạo thành từ n các aminoaxit => M peptit = Tổng M của các aminoaxit - 18.(n-1) Ví dụ : X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala = 89 + 75+117+89 -18.(4-1) =316 Y là tripeptit Val-Gly-Val =117 +75+117-18.(3-1) =273 Phản ứng thủy phân peptit n - peptit + nNaOH -> (Tổng hệ số của muối = n )Muối + H2O Phương pháp áp dụng : Thường dùng 2 phương pháp : Định luật bảo toàn nguyên tố ( ở đây là các aminoaxit) Phương pháp tăng giảm khối lượng Ta giải bài toán như sau Đặt Ala-Gly-Val-Ala = a (mol) => Val-Gly-Val = 3a(mol) Ala-Gly-Val-Ala + 4 NaOH -> Muối + H2O a ----------------------- > 4a ------------------------- > a Val-Gly-Val + 3 NaOH -> Muối + H2O 3a -------------------- > 9a ------------------------- > 3a Bảo toàn khối lượng ta có : mX + mY + mNaOH = muối + m H2O <=> 316.a + 273.3a + 40.4 a +9a) = 23,745 + 18.(a+3a) <=> a =0,015(mol) m = 316.a + 273.3a = 1135a =1135.0,015 =17,025(gam) => Đáp án A Câu 14: X là hợp chất có công thức phân tử CH8O3N2 .Cho X tác dụng với NaOH vừa đủ thu được chất khí làm xanh quỳ tím ẩm . Cô cạn dung dịch thu được chất rắn T .Chất rắn T có M bằng A. 106 B. 100 C. 85 D. 68 Giải : (NH4)2CO3 + 2NaOH -> Na2CO3 + 2NH3 + 2H2O Chất rắn là Na2CO3 có M =106 => Đáp án A Câu 15: Cho phản ứng hóa học sau: Na2S2O3 (l) + H2SO4 (l) -> Na2SO4 (l) + SO2 (k) + S (r) + H2O (l).Khi thay đổi một trong các yếu tố (giữ nguyên các yếu tố khác): (1) Tăng nhiệt độ. (2) Tăng nồng độ Na2S2O3. (3) Giảm nồng độ H2SO4. (4) Giảm nồng độ Na2SO4. (5) Giảm áp suất của SO2. Có bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố trên làm tăng tốc độ của phản ứng đã cho ? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Giải 1. Tăng nhiệt độ tốc độ phản ứng tăng => Chọn 1 2. Tăng nồng độ Na2S2O3 tốc độ phản ứng tăng => Chọn 2 3. Giảm nồng độ H2SO4 tốc độ phản ứng giảm => không chọn 3 4. Giảm nồng độ Na2SO4 nồng độ chất sản phẩm không có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng => không chọn 4 5. Giảm áp suất của SO2 =>SO2 là sản phẩm không có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng => không chọn 5 => Chọn 1 và 2 => Đáp án D Câu 16: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức X1, X2 đồng đẳng kế tiếp (MX1 < MX2), phản ứng với CuO nung nóng, thu được 0,25 mol H2O và hỗn hợp Y gồm hai anđehit tương ứng và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn
  • 8. toàn Y thu được 0,5 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc các phản ứng thu được 0,9 mol Ag. Hiệu suất tạo anđehit của X1, X2 lần lượt là A. 50,00% và 66,67%. B. 33,33% và 50,00%. C. 66,67% và 33,33%. D. 66,67% và 50,00%. Giải Dễ thấy Y + O2 -> nCO2 < nH2O => 2 ancol ban đầu phải là ancol đơn chức , no , mạch hở => anđehit cũng no đơn chức mạch hở => n ancol dư trong Y = nH2O - nCO2 = 0,65-0,5 =0,15(mol) Dễ thấy : ancol đơn chức + O -> anđehit hoặc xeton + H2O thì ta luôn có : nancol pư = nO = tổng ( anđehit + xeton) =nH2O => n ancol phản ứng = nanđehit = nH2O = 0,25(mol) => tổng số mol 2 ancol ban đầu = 0,25+0,15 =0,4(mol) => Số nguyên tử C trung bình của 2 ancol = nCO2 / n 2 ancol = 0,5/0,4 = 1,25 => 2 ancol đồng đẳng liên tiếp là CH3OH (X1) và C2H5OH (X2) Mẹo tính số mol dựa vào giá trị trung bình : Chất có C lớn có số mol = số đằng sau dấy phẩy (1,25 ta lấy 0,25) .tổng số mol hỗn hợp => nC2H5OH = 0,25.0,4 =0,1(mol) => nCH3OH =0,4 -0,1 =0,3(mol) CH3OH -> HCHO -> 4Ag a mol ----------------- > 4a C2H5OH -> CH3CHO -> 2Ag b mol --------------------- > 2b Ta có hệ n 2 anđehit = a + b =0,25 và nAg = 4a + 2b =0,9 => a =0,2(mol) và b =0,05(mol) => Hiệu suất tạo anđehit của X1 = 0,2/0,3 .100% =66,67% và X2 =0,05/0,1.100% =50% => Đáp án D Chú ý khi hỗn hợp 2 anđehit đơn chức tráng bạc mà có HCHO thì có thể tính nhanh số mol HCHO = (nAg - tổng số mol anđehit)/2 ví dụ HCHO =(0,9-0,25.2)/2 =0,2(mol) Câu 17: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba phản ứng hết với dung dịch chứa 0,1 mol FeCl2 và 0,15 mol CuCl2. Kết thúc các phản ứng thu được kết tủa Z, dung dịch Y và 0,3 mol H2. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 40,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 26,1. B. 36,9. C. 20,7. D. 30,9. Giải H2 là do kim loại Na, K và Ba phản ứng với H2O tao ra theo bán phản ứng 2H2O + 2e -> 2OH- + H2 0,6 mol < ------------- 0,3 mol Còn bản thân các kim loại nhường e và biến thành các ion Na+ ; K+ ; Ba2+ Các phản ứng : FeCl2 + 2OH- -> Fe(OH)2 + 2Cl- 0,1 mol --> 0,2 mol ---------------------> 0,2 mol CuCl2 + 2OH- -> Cu(OH)2 + 2Cl- 0,15 mol --> 0,3 mol ---------------------> 0,3 mol => Số mol OH- còn dư =0,6 -0,2-0,3 =0,1(mol) => Dung dịch Y sau phản ứng chứa các ion ( Na+ ; K+ ; Ba2+ , Cl- (0,5 mol) ; OH- dư (0,1 mol) => mY = m kim loại + mCl- + mOH- =40,15 < => m +0,5.35,5 + 0,1.17 = 40,15 => m = 20,7 (gam) => Đáp án C Câu 18: Cho các chất: AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến khối lượng không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào các bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu sau các thí nghiệm là A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Giải 4AgNO3 -> 4Ag + O2 + 4NO2 4NO2 + O2 + 2H2O -> 4HNO3 4HNO3 + 3Ag -> 3AgNO3 + NO + 2H2O --------------------------------------------------------
  • 9. 2Cu(NO3)2 -> 2CuO + 4NO2 + O2 4NO2 + O2 + 2H2O -> 4HNO3 2HNO3 + CuO -> Cu(NO3)2 + H2O -------------------------------------------------------- Ba(HCO3)2 -> BaO + 2CO2 + H2O BaO + 2CO2 + H2O -> Ba(HCO3)2 --------------------------------------------------------- NH4HCO3 -> NH3 + CO2 + H2O NH3 + CO2 + H2O -> NH4HCO3 => Đáp án C Câu 19: Cho dãy chất: metan, canxi cacbua, nhôm cacbua, bạc axetilua. Số chất trong dãy trực tiếp tạo ra axetilen bằng một phản ứng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Giải => Đáp án B Câu 20: Trong các chất : C3H8,C3H7Cl, C3H8O và C3H9N, chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là: A.C3H8 B. C3H7Cl C.C3H8O D,C3H9N Giải Các hợp chất trên đề có cùng C , đều là no , hở nên dị tố ( nguyên tố không phải C, H ) có hóa trị càng cao thì số đồng phân càng nhiều .Do N có hóa trị lớn nhất so với Cl ( hóa trị I) ; Oxi hóa trị (II) , N hóa trị (III) Nên hợp chất C3H9N có nhiều đồng phân nhất . => Đáp án D Câu 21: Điện phân dung dịch X gồm x mol KCl và y mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp), khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân thu được dung dịch Y (làm quỳ tím hóa xanh), có khối lượng giảm 2,755 gam so với khối lượng dung dịch X ban đầu (giả thiết nước bay hơi không đáng kể). Cho toàn bộ lượng Y trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được 2,32 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là A. 3 : 4. B. 5 : 3. C. 4 : 3. D. 10 : 3. Giải
  • 10. => Đáp án D Câu 22: Cho hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng. Kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Dãy chỉ gồm các chất mà khi cho chúng tác dụng lần lượt với dung dịch Y thì đều có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là A. Fe2O3, K2MnO4, K2Cr2O7, HNO3. B. KMnO4, NaNO3, Fe, Cl2. C. BaCl2, Mg, SO2, KMnO4. D. NH4NO3, Mg(NO3)2, KCl, Cu. Giải H2SO4 dư nên Fe3O4 bị hòa tan hết theo phản ứng Fe3O4 + 4H2SO4 loãng -> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O Sau đó Fe2(SO4)3 hòa tan Cu theo phản ứng Fe2(SO4)3 + Cu -> 2FeSO4 + CuSO4 Chất rắn dư là Cu => Fe2(SO4)3 hết => Chắc chắn trong dung dịch Y có chứa FeSO4 và H+ dư .FeSO4 có Fe2+ là chất khử nên sẽ tác dụng được với các chất oxi hóa mạnh như KMnO4, NaNO3, Cl2 .Riêng Fe sẽ phản ứng với chất oxi hóa là H+ dư => Chọn đáp án B Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Dung dịch natri phenolat làm quỳ tím hóa đỏ.
  • 11. B. Natri etylat không phản ứng với nước. C. Dung dịch etylamin làm hồng phenolphtalein. D. Toluen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ngay cả khi đun nóng. Giải A. Dung dịch natri phenolat làm quỳ tím hóa đỏ => SAI làm quỳ hóa xanh B. Natri etylat không phản ứng với nước => có C2H5ONa + H2O -> C2H5OH + NaOH C. Dung dịch etylamin làm hồng phenolphtalein => Đúng D. Toluen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ngay cả khi đun nóng => SAI có làm mất màu khi đun nóng => Đáp án C Câu 24: Hỗn hợp X gồm C4H4, C4H2, C4H6, C4H8 và C4H10. Tỉ khối của X so với H2 là 27. Đốt cháy hoàn toàn X, cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được CO2 và 0,03 mol H2O. Giá trị của V là A. 1,232. B. 7,392. C. 3,696. D. 2,464. Giải => Đáp án A Câu 25: Cation M3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d6 . Anion X - có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4p6 . Cấu hình electron của nguyên tử M và X ở trạng thái cơ bản lần lượt là A. [Ar]3d9 và [Kr]5s1 . B. [Ar]3d9 và [Ar]3d10 4s2 4p5 . C. [Ar]3d7 4s2 và [Ar]3d10 4s2 4p5 . D. [Ar]3d7 4s2 và [Kr]5s1 . Giải Cation M3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d6 => M có cấu hình electron [Ar]3d7 4s2 Anion X - có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4p6 => Xcó cấu hình electron [Ar]3d10 4s2 4p5 => Đáp án C Câu 26: Dung dịch nào sau đây có pH < 7 ? A. Dung dịch NH4NO3. B. Dung dịch CH3COONa. C. Dung dịch NaHCO3 D. NH2-CH2-COOH Giải Dung dịch NH4NO3 vì là muối của bazơ yếu NH3 và axit mạnh HNO3 nên muối NH4NO3 có tính axit => pH <7 => Đáp án A Câu 27: Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ plexiglas. B. Dung dịch ancol trong nước tồn tại tối đa 4 kiểu liên kết hiđro C. Các aminoaxit ở điều kiện thường là chất rắn D. Este không phản ứng được với dung dịch brom Giải A. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ plexiglas => Đúng B. Dung dịch ancol trong nước tồn tại tối đa 4 kiểu liên kết hiđro => Đúng 4 kiếu đó là : Ancol –Ancol ; nước – ancol ; ancol – nước ; nước – nước C. Các aminoaxit ở điều kiện thường là chất rắn => đúng vì aminoaxit là muối nội phân tử nên là chất rắn D. Este không phản ứng được với dung dịch brom => Sai este vẫn có thể phản ứng với dung dịch Br2 nếu este đó chưa no . Ví dụ : CH3COO-CH=CH2 + Br2 -> CH3COOCHBr-CH2Br
  • 12. => Đáp án D Câu 28: Phát biểu sai là A. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào dung dịch HNO3 đặc thấy xuất hiện kết tủa màu tím. B. Ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. C. Amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, tan tốt trong nước và có vị hơi ngọt. D. Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Giải A. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào dung dịch HNO3 đặc thấy xuất hiện kết tủa màu tím.=> SAI vì kết tủa màu vàng B. Ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực=> đúng C. Amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, tan tốt trong nước và có vị hơi ngọt=> đúng D. Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 => Đúng => Đáp án A Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm x mol NaOH và y mol Ba(OH)2 từ từ vào dung dịch chứa z mol AlCl3 thấy kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng dần và tan đi một phần. Lọc thu đựơc m gam kết tủa. Giá trị của m là : A. 78(2z - x - 2y) B. 78(2z - x - y) C. 78(4z - x - y) D. 78(4z - x - 2y) Giải : Ta có thể dùng công thức tính nhanh cho trường hợp kết tủa Al(OH)3 tan một phần nOH- pư = 3.nAl tan + 4nAl kết tủa ( Cách nhớ nOH- pư = kết tủa nhân 3 +hòa tan nhân 4 ; nhân vở đây là nhân với số mol Al) Bảo toàn nhóm OH => Tổng số mol OH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = (x +2y) nAl kết tủa = nAl(OH)3 kết tủa =m/78 (mol) => nAl tan = nAlCl3 - nAl kết tủa = (z -m/78) mol Theo công thức => (x +2y) = 3.m/78 + 4.(z -m/78) < => m/78 = (4z -x -2y) => m = 78(4z -x-2y) => Đáp án D Câu 30: Cho các chất: axit propionic (X), ancol propylic (Y), axetanđehit (Z), axeton (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là A. X, Y, Z, T. B. T, Z, Y, X. C. Z, T, Y, X. D. X, Y, T, Z. Giải => Đáp án C .Xem chi tiết cách so sánh nhiệt độ sôi của hợp chất hữu cơ tại đây nhé! Câu 31: Nung 27,972 gam một muối nitrat của một kim loại đến khối lượng không đổi được 7,56 gam chất rắn. Xác định kim loại A. Mg B. Zn C. Ag D. Na Giải Bài này ta dùng định thức tính nhanh nhé! Các em đọc kĩ để hiểu cách áp dụng định thức này :
  • 13. => Đáp án A Câu 32: Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic. Trung hòa m gam X bằng một lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,3 mol KOH và 0,4 mol NaOH, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 56,6 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 23,8. B. 36,4. C. 46,2. D. 30,1. Giải : Ta có thể giải theo định luật bảo toàn khối lượng : Đặt công thức của 2 axit là R(COOH)n mKOH = 0,3.56 =16,8 gam ; mNaOH = 0,4.40 =16 gam => Tổng số mol của 2 bazơ = 0,3+0,4 = 0,7 mol và tổng khối lượng = 16,8 +16 =32,8 gam Đặt công thức của 2 bazơ là MOH với số mol =0,7 mol và khối lượng = 32,8 gam Phản ứng : R(COOH)n + nMOH -> R(COOM)n + nH2O 0,7 mol ------------------------- > 0,7 mol m gam + 32,8 gam = 56,6 gam + 12,6 gam => m =36,4 gam => Đáp án B Câu 33: Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X và Y (X nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol M cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,45 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là A. 7,84. B. 4,48. C. 12,32. D. 3,36. Giải
  • 14. => Đáp án B Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M gồm ankan X và axit cacboxylic Y (X và Y có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử), thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M là A. 75%. B. 25%. C. 50%. D. 40%. Giải
  • 15. => Đáp án A Câu 35: Cho 0,1 mol este X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,1 mol NaOH đun nóng, tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 12,8 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Giải Theo bài ra nX : nNaOH = 0,1:0,1 =1:1 => X là este đơn chức => X là RCOOR' Phản ứng : RCOOR' + NaOH -> RCOONa + R'OH Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có : mX + mNaOH = m sản phẩm <=> mX = 12,8-0,1.40 =8,8 gam => RCOOR' = 8,8/0,1=88 => C4H8O2 Cấu tạo của X : HCOOCH2-CH2-CH3 ; HCOO-CH(CH3)-CH3 ; CH3COOC2H5 ; CH3-CH2-COOCH3 => Đáp án C Câu 36: Hòa tan hết 19,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch H2S, kết thúc các phản ứng thu được 11,2 gam kết tủa. Thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng là A. 300 ml. B. 600 ml. C. 400 ml. D. 615 ml. Giải Đặt nFe3O4 = a mol ; nCuO =b mol => mX = 232a +80b =19,6 (1) Các phản ứng Với HCl Fe3O4 + 8HCl -> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O a--- --------8a--------------- > 2a CuO + 2HCl ---> CuCl2 + H2O b --------- > 2b ------- > b Với H2S H2S + 2FeCl3 -> 2FeCl2 + S + 2 HCl 2a ------------------- >a H2S + CuCl2 -> CuS + 2HCl b ---------- > b Kết tủa là CuS và S => m kết tủa = 32a + 96b =11,2 (2) giải hệ pt (1) và (2) => a =0,05 mol và b =0,1 mol => nHCl =8a +2b = 8.0,05+2.0,1 =0, 6 mol => VHCl = 0,6/1=0,6 lít = 600 ml Đáp án B Câu 37: Quá trình xảy ra trong pin điện hóa Fe - Cu và quá trình xảy ra khi nhúng thanh hợp kim Fe - Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm chung là A. đều có khí H2 thoát ra trên bề mặt kim loại Cu. B. kim loại Cu bị ăn mòn điện hóa học. C. kim loại Fe chỉ bị ăn mòn hóa học. D. kim loại Fe đều bị ăn mòn điện hóa học. Giải A. Đều có khí H2 thoát ra trên bề mặt kim loại Cu => Sai vẫn có một phần H2 thoát ra trên bề mặt kim loại Fe B. Kim loại Cu bị ăn mòn điện hóa học => Sai Cu có tính khử yếu hơn Fe nên Cu là cực dương không bị ăn mòn điện hóa. C. kim loại Fe chỉ bị ăn mòn hóa học=> Sai vì Fe bị ăn mòn điện hóa nữa . D. kim loại Fe đều bị ăn mòn điện hóa học => Đúng vì đây là kiểu ăn mòn điện hóa , Fe là kim loại mạnh hơn Cu nên Fe đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn => Đáp án D Câu 38: Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa 0,1 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được khí H2, dung dịch Y và 9,2 gam chất rắn khan. Phần trăm về khối lượng của Mg trong
  • 16. X là A. 56,25%. B. 30,00%. C. 52,50%. D. 45,00%. Giải Nếu CuCl2 phản ứng hết thì n Cu tạo thành = nCuCl2 = 0,1 mol => mCu =0,1.64 =6,4 gam < 9,2 gam => Chắc chắn chất rắn khan có kim loại ban đầu còn dư -> kim loại còn dư thì HCl và CuCl2 phải hết nCu2+ = nCuCl2 = 0,1 mol ; nH+ = nHCl = 0,1 mol Cu2+ + 2e -> Cu 0,1 -- -- > 0,2 -- > 0,1 mol => m Cu kết tủa =6,4 gam 2H+ + 2e --- > H2 0,1 ------ > 0,1 => tổng số mol e mà chất oxi hóa nhận của hai kim loại Mg và Fe = 0,2+0,1 =0,3 mol e Theo định luật bảo toàn e ta có : nMg =0,3/2 =0,15 (mol) => mMg pư = 0,15.24 =3,6 gam => Khối lượng kim loại còn dư = 8-3,6 =4,4 gam => khối lượng chất rắn sau phản ứng = 6,4 +4,4 =10,8 gam > 9,2 gam vô lý TH2 : Fe đã phản ứng 1 phần => Mg phản ứng hết Đặt nMg = a mol ; nFe ban đầu = b mol ; nFe pư = c mol Ta có pt : m kim loại = 24a + 56b = 8 (1) Bảo toàn e => 2a + 2c =0,3(2) m chất rắn sau phản ứng = 6,4 +56(b-c) =9,2 (3) giải hệ phương trình (1) ;(2) ;(3) => a =0,1 mol ; b =0,1 mol ; c =0,05 mol => %mMg =0,1.24.100%/8 =30% => Đáp án B Theo kinh nghiệm của thầy khi gặp dạng toàn hỗn hợp 2 kim loại phản ứng với muối thu được chất rắn sau phản ứng , để làm nhanh trắc nghiệm các em ưu tiên xét trường hợp kim loại mạnh phản ứng hết , kim loại yếu phản ứng 1 phần vì thầy thấy đa số bài toàn mà thầy đã làm thi ưu tiên rơi vào trường hợp này . Câu 39: Cho một số tính chất: (1) nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp; (2) màu trắng bạc và ánh kim; (3) kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối; (4) có tính khử yếu; (5) không tan trong dung dịch BaCl2. Các tính chất của kim loại kiềm là A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (3), (4). C. (3), (5). D. (1), (2), (3). Giải : => Đáp án D .Đơn thuần câu này là lý thuyết học thuộc nên cứ thuộc là chọn được thôi , các em nên dùng loại suy cho kiểu bài này sẽ dễ hơn . Ví dụ Dễ thấy : (1) đúng => nên loại C ; (4) sai loại B ; (5) sai nên loại A vậy chỉ còn D Câu 40: Phát biểu nào sau đây là sai . A. Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh. B. CrO3 tác dụng được với nước ở điều kiện thường. C. Trong môi trường axit, Zn khử Cr2+ thành Cr. D. Hỗn hợp Cu và Fe3O4 có thể tan được trong dung dịch HCl dư Giải A. Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh => Đúng vì màu của Cr2O3 là xanh lục B. CrO3 tác dụng được với nước ở điều kiện thường => đúng vì 2CrO3 + H2O -> H2Cr2O7 hoặc H2CrO4 C. Trong môi trường axit, Zn khử Cr2+ thành Cr => Sai vì Cr dễ bị H+ oxi hóa thành Cr2+ nên trong môi trường H+ ; Zn không thể khử được Cr2+ thành Cr được D. Hỗn hợp Cu và Fe3O4 có thể tan được trong dung dịch HCl dư => Đúng vì Fe3O4 + Cu + 8HCl -> 2FeCl2 + CuCl2 + 4H2O => Đáp án C Câu 41: Hòa tan hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y (Mx < My) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là A. K. B. Na. C. Rb. D. Li. Giải
  • 17. Ta dùng phương pháp trung bình. => Đáp án D Câu 42: Hỗn hợp M gồm xeton no, đơn chức, mạch hở X và anđehit no, đa chức Y (có mạch cacbon hở, không phân nhánh). Cho m gam M tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc phản ứng thu được 0,8 mol Ag. Đốt cháy hoàn toàn m gam M trên, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch NaOH, thấy khối lượng của bình tăng 30,5 gam. Khối lượng của Y có trong m gam hỗn hợp M là A. 11,6 gam. B. 23,2 gam. C. 28,8 gam. D. 14,4 gam. Giải anđehit no, đa chức Y (có mạch cacbon hở, không phân nhánh) .Nên Y chỉ có thể có chứa 2 chức anđehit mỗi chức -CHO ở một đầu mạch . => Xeton là CnH2nO ( a mol) và anđehit là CmH2m-2O2 Số mol CmH2m-2O2 = 0,8/4 =0,2 (mol) Phản ứng : CnH2nO + 1,5n O2 - -- > nCO2 + nH2O a mol ---------------------------- > an --------- > an CmH2m-2O2 +(3m-3)/2 O2 ----- > mCO2 + (m-1) H2O 0,2 mol -------------------------------- > 0,2m --------- >0,2(m-1) Khối lượng dung dịch NaOH tăng chính là khối lượng H2O và CO2 => 44.(an +0,2m) + 18(an + 0,2(m-1)) =30,5 <=> 62an + 12,4m =34,1 => 5an + m =2,75 => m < 2,75 .Do Y là anđehit nên m =2 => Y là C2H2O2 => mY = 0,2.58 =11,6 gam => Đáp án A Câu 43: Hỗn hợp M gồm C2H2 và hai anđehit X1, X2 đồng đẳng kế tiếp (MX1< MX2). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,3 mol O2, thu được 0,25 mol CO2 và 0,225 mol H2O. Công thức của X1 là A. OHC-CHO. B. CH3-CHO. C. HCHO. D. CH2=CH-CHO. Giải Trước tiên ta thầy đáp án B,C,D đều là anđehit đơn chức .Vậy xét trường hợp X1 và X2 đều là anđehit đơn chức => Công thức phân tử trung bình của X1 và X2 có dạng CxHyO . Bảo toàn nguyên tố O => nAnđehit + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nAnđehit + 2.0,3 =2.0,25+0,225 => nAnđehit =0,125(mol) => Số nguyên tử C trung bình của 2 anđehit = nCO2 do anđehit tạo ra / nanđehit < 0,25/0,125 =2 => Anđehit bé X1 phải có C < C trung bình <2 => Vậy X1 là HCHO => X2 là CH3CHO Nhưng đừng kết luận vội vàng đáp án C ta phải tìm xem số mol các chất có thức hay không Đặt C2H2 ( a mol) ; HCHO ( b mol) ; CH3CHO( c mol) Ta có hệ : Định luật bảo toàn nguyên tố C => nCO2 = 2a + b + 2c = 0,25 Định luật bảo toàn nguyên tố H => nH2O = a + b + 2c = 0,225 nanđehit = b + c =0,125 Giải hệ => a =0,025 ; b= 0,05 ; c= 0,075 .Như vậy số mol đều dương tức là thỏa mãn điều kiện bài toán =>X1 là HCHO => Đáp án C .Nếu không thỏa mãn ta quay sang chọn đáp án
  • 18. Câu 44: Cho các chất : Fe ; FeCl3 ; HCOOH ; F2 ; H2O ; HCl ; NaClO ; FeSO4 ; KNO3 .Số chất vừa có tính oxi hóa ,vừa có tính khử là : A. 7 B. 6 C. 8 D. 5 Giải FeCl3 ; HCOOH ; H2O ; HCl ; NaClO ; FeSO4 ; KNO3 => Đáp án A .Chú tính khử của FeCl3 là ở ion Cl- , tính khử của KNO3 là ở O2- trong phản ứng nhiệt phân KNO3 -> KNO2 + 0,5O2 Câu 45: Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng: - X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy - X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối - Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z, T theo thứ tự là: A. Al; Na; Cu; Fe B. Na; Fe; Al; Cu C. Na; Al; Fe; Cu D. Al; Na; Fe; Cu Giải -X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy => X, Y phải là kim loại mạnh đứng tử Al trở lên => X và Y là Na và Al - X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối => X phải có tính khử mạnh hơn T và X không được phản ứng với H2O => X phải là Al => Y là Na -Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội=> Z phải là Fe => T là Cu Vậy X, Y, Z, T theo thứ tự là: Al; Na; Fe; Cu => Đáp án D Câu 46: Số đồng phân cấu tạo của ancol C3H8Ox là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Giải : Ancol C3H8Ox .Chú ý điều kiện bền của ancol no 1.Mỗi nguyên tử C no chỉ được phép liên kết với một nhóm –OH 2.Nhóm –OH không được gắn vào C của nối đôi hoặc nối ba ( trừ phenol) => Số nguyên tử O luôn nhỏ hơn hoặc bằng số nguyên tử C => x nhỏ hơn hoặc bằng 3 TH1: x=1 => ancol là C3H8O => Cấu tạo : CH3-CH2-CH2OH ; CH3-CH(OH)-CH3 TH2: x=2 => ancol là C3H8O2 => Cấu tạo : CH3-CH(OH) -CH2OH ; HOCH2-CH2-CH2OH TH2: x=2 => ancol là C3H8O2 => Cấu tạo : HOCH2-CH(OH) -CH2OH => Có 5 đồng phân => Đáp án C Câu 47: Cho 25,8 gam hỗn hợp X gồm MOH, MHCO3 và M2CO3 (M là kim loại kiềm, MOH và MHCO3 có số mol bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,3 mol CO2. Kim loại M là A. Na. B. K. C. Li. D. Rb. Giải: Do số mol của MOH và MHCO3 bằng nhau nên ta có thể coi MOH + MHCO3 -> M2CO3.H2O .Vậy ta quy đổi hỗn hợp X thành ( M2CO3 và M2CO3.H2O) X.( M2CO3 và M2CO3.H2O) + HCl -> MCl + CO2 + H2O Bảo toàn nguyên tố C => nX = nCO2 =0,3 (mol) => MX = 25.8/0,3 = 86 .Theo phương pháp trung bình => M2CO3 < 86 < M2CO3.H2O <=> (2M + 60) < 86 < ( 2M + 60 +18) < => 4 < M < 13 => M phải là Li(M=7) => Đáp án C Câu 48: Hai kim loại X ,Y và dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau: 1. X + 2YCl3 -> XCl2 +2YCl2 2.Y + XCl2 -> YCl2 + X Phát biểu đúng là: A. Kim loại X khử được ion Y2+ . B. Ion Y3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+ . C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. D. Ion Y2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+ .
  • 19. Giải A. Kim loại X khử được ion Y2+ .=> Sai vì phản ứng 2 không thể xảy ra theo chiều ngược lại được B. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+ => Đúng thì theo phản ứng 1 đã chứng minh điều này C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y=>Sai vì theo 2 chứng minh được Y là kim loại mạnh hơn X D. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+ . => Sai theo 2 thì Y2+ có tính oxi hóa yếu hơn ion X2+ . => Đáp án B Câu 49: Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Dung dịch saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2. B. Cho nước brom vào phenol lấy dư, có kết tủa trắng xuất hiện. C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được loại là liên kết peptit D. Có thể nhận ra anđehit fomic và và glucozơ bằng dung dịch Brom Giải A. Dung dịch saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2 => Đúng vì saccarozo có nhiều nhóm –OH đứng cạnh nhau B. Cho nước brom vào phenol lấy dư, có kết tủa trắng xuất hiện.=> Đúng vì tạo ra kết tủa 2,4,6 tribromphenol C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được loại là liên kết peptit =>Sai phải là các anpha – aminoaxit D. Có thể nhận ra anđehit fomic và và glucozơ bằng dung dịch Brom => Đúng vì HCHO làm mất màu dung dịch Br2 và có khí bay ra trong khi glucozơ chỉ làm mất màu dung dịch Br2 thôi HCHO + 2Br2 +H2O -> CO2 + 4HBr => Đáp án C Câu 50: Hòa tan hết m gam hỗn hợp M gồm 2 oxit sắt trong lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 tới dư vào X thu được dung dịch Y chứa 40,625 gam muối. Nếu cho m gam M trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 23,6. B. 18,4. C. 19,6. D. 18,8. Giải Dùng phương pháp quy đổi => Đáp án D