SlideShare a Scribd company logo
1 of 133
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thu Ba
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI KÌ
CÔNG NGHIỆP HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thu Ba
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI KÌ
CÔNG NGHIỆP HÓA
Chuyên ngành: Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên)
Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN MINH TUỆ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến giáo viên
hướng dẫn khoa học PGS.TS. NGUYỄN MINH TUỆ đã tận tâm hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, phòng Sau đại học,
khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và môi trường, Cục thống kê và chính
quyền tỉnh Sóc Trăng đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp các tư liệu để tác giả thực
hiện luận văn.
Cuối lời tác giả xin gửi lời cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thu Ba
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục kí hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài: .................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài: .............................................................2
2.1. Mục tiêu:........................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ:......................................................................................................2
2.3. Giới hạn:........................................................................................................2
3. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:..............................................................3
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:.............................................................4
4.1. Quan điểm: ....................................................................................................4
4.2. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................5
5. Cấu trúc luận văn:................................................................................................6
NỘI DUNG ................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP
.....................................................................................................................................7
1.1. Cơ sở lí luận......................................................................................................7
1.1.1. Quan niệm, vai trò và đặc điểm của nông nghiệp......................................7
1.1.1.1 Quan niệm.............................................................................................7
1.1.1.2 Vai trò: ..................................................................................................7
1.1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ...................................................11
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp ..............13
1.1.2.1. Vị trí địa lí kết hợp cùng khí hậu, thổ nhưỡng qui định sự có mặt của
các hoạt động nông nghiệp .............................................................................13
1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ....................................13
1.1.2.3. Kinh tế - xã hội ..................................................................................16
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá ................................................................................20
1.1.3.1 GDP nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với GDP toàn nền
kinh tế..............................................................................................................20
1.1.3.2 Giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp , cơ cấu GTSX phân theo ngành
và tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp......................................................21
1.1.3.3 Giá trị được tạo ra trên một ha đất nông nghiệp.................................22
1.1.3.4 Năng suất lao động nông nghiệp.........................................................23
1.1.3.5 Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh.........................23
1.1.4. Công nghiệp hóa.......................................................................................26
1.1.4.1 Khái niệm............................................................................................26
1.1.4.2 Mục tiêu của quá trình CNH...............................................................27
1.1.4.3 Tác động của quá trình CNH ..............................................................27
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................28
1.2.1. Vài nét về phát triển nông nghiệp (nghĩa hẹp) ở Việt Nam trong giai đoạn
2000 - 2010.........................................................................................................28
1.2.1.1. Những kết quả đạt được.....................................................................28
1.2.1.2. Những tồn tại, hạn chế.......................................................................31
1.2.2. Vài nét về phát triển nông nghiệp (nghĩa hẹp) ở ĐBSCL........................32
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG ....................................................35
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng: ..............35
2.1.1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ: ...................................................................35
2.1.1.1 Vị trí địa lí...........................................................................................35
2.1.1.2 Phạm vi lãnh thổ .................................................................................36
2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên............................................37
2.1.2.1 Địa hình và đất....................................................................................37
2.1.2.2 Khí hậu................................................................................................40
2.1.2.3 Nguồn nước.........................................................................................41
2.1.2.4 Sinh vật ...............................................................................................44
2.1.3 Kinh tế - xã hội:.........................................................................................45
2.1.3.1 Dân cư – lao động...............................................................................45
2.1.3.2 Khoa học – công nghệ.........................................................................48
2.1.3.3 Cơ sở hạ tầng và Cơ sở vật chất kĩ thuật ............................................49
2.1.3.4 Thị trường ...........................................................................................51
2.1.3.5 Vốn......................................................................................................52
2.1.3.6 Hợp tác quốc tế ...................................................................................53
2.2. Đánh giá chung...............................................................................................54
2.3 Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000 -
2010 .......................................................................................................................57
2.3.1. Khái quát chung........................................................................................57
2.3.1.1. Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Sóc Trăng ..................57
2.3.1.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (2000 – 2010)
.........................................................................................................................59
2.3.2. Các ngành nông nghiệp............................................................................60
2.3.2.1. Trồng trọt: ..........................................................................................60
2.3.2.2. Chăn nuôi...........................................................................................81
2.3.2.3. Dịch vụ nông nghiệp..........................................................................86
2.3.3. Đánh giá chung.........................................................................................92
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG...............................................................................95
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển..................................................95
3.1.1. Quan điểm ................................................................................................95
3.1.2. Mục tiêu phát triển ...................................................................................96
3.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp..........................................................97
3.1.3.1. Theo ngành.........................................................................................97
3.1.3.2. Theo lãnh thổ ...................................................................................107
3.2. Các giải pháp chủ yếu...................................................................................109
3.2.1 Chính sách phát triển nông nghiệp..........................................................109
3.2.2 Củng cố, hoàn thiện CSHT và CSVCKT phục vụ nông nghiệp .............110
3.2.3 Đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ:............................112
3.2.4 Quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:......................................113
3.2.5 Tổ chức sản xuất gắn với thị trường: ......................................................114
3.2.6 Bảo vệ môi trường bền vững:..................................................................116
KẾT LUẬN............................................................................................................117
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................120
DANH MỤC KÍ HIỆU,CHỮ VIẾT TẮT
CNH : Công nghiệp hóa
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CSHT : Cơ sở hạ tầng
CSVCKT : Cơ sở vật chất kĩ thuật
DN : Doanh nghiệp
ĐP : Địa phương
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
FDI : Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX : Giá trị sản xuất
HĐH : Hiện đại hóa
HTX : Hợp tác xã
HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp
IPM : Chương trình quản lí dịch hại tổng hợp
KV : Khu vực
NS : Ngân sách
ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
PTNT : Phát triển nông thôn
TW : Trung Ương
& : Và
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng...................................................29
Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng lúa các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2010 ......................32
Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số tỉnh Sóc Trăng năm 2010.....................36
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP), GDP bình quân đầu người của tỉnh
Sóc Trăng giai đoạn 2000 – 2010............................................................57
Bảng 2.3: GTSX nông nghiệp và tỉ trọng của nó trong GTSX nông - lâm - thủy sản .
giai đoạn 2000 – 2010..............................................................................59
Bảng 2.4: GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2000 – 2010
(giá so sánh 1994, tỉ đồng).......................................................................61
Bảng 2.5: Diện tích các loại cây trồng tỉnh Sóc Trăng (2000 – 2010) .....................62
Bảng 2.6: Diện tích, sản lượng và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người
giai đoạn 2000 - 2010 .............................................................................63
Bảng 2.7: Diện tích và sản lượng lúa tỉnh Sóc Trăng (2000 – 2010) ......................65
Bảng 2.8: Diện tích và sản lượng lúa phân bố theo huyện thị (2000 – 2010) .........66
Bảng 2.9: Diện tích và sản lượng rau đậu tỉnh Sóc Trăng .......................................69
Bảng 2.10: Diện tích và sản lượng rau các loại phân theo huyện thị (2000 – 2010) 71
Bảng 2.11: Diện tích và sản lượng đậu các loại phân theo huyện thị (2000 – 2010) 73
Bảng 2.12: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm thời kì
2000 – 2010 .............................................................................................75
Bảng 2.13: Diện tích và sản lượng mía phân theo huyện thị ...................................76
Bảng 2.14: Diện tích và sản lượng dừa tỉnh Sóc Trăng............................................78
Bảng 2.15: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả thời kì 2000 – 2010 .............80
Bảng 2.16: Số lượng trâu phân theo huyện thị..........................................................82
Bảng 2.17: Số lượng bò phân theo huyện thị (Đơn vị:nghìn con)............................83
Bảng 2.18: Số lượng lợn phân theo huyện thị (Đơn vị:nghìn con)...........................84
Bảng 2.19: Số lượng gia cầm phân theo huyện thị (Đơn vị: nghìn con) ..................85
Bảng 3.1 : Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 .........................106
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2010 (%)...................................39
Hình 2.2: Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế giai đoạn
2005 – 2010 (%).........................................................................................47
Hình 2.3: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2010 (%)...........58
Hình 2.4: Cơ cấu GTSX nông nghiệp theo ngành giai đoạn 2000 – 2010 (%) ........60
Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp tỉnh Sóc Trăng ....................74
1
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Việt Nam là nước nông nghiệp, đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản là nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước tình hình thế giới đầy biến động, nông
nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào việc ổn định kinh tế xã hội
(KT – XH) như: giải quyết việc làm cho người lao động, kiềm chế lạm phát, đảm
bảo an ninh lương thực, góp phần quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước…
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lương thực thực phẩm
lớn nhất cả nước đã, đang và sẽ có những đóng góp đáng kể cho sản xuất nông
nghiệp cả nước. Sóc Trăng là 1 trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL, có
bình quân đất nông nghiệp trên đầu người khá cao, khí hậu ôn hòa, nguồn nước mặt
khá dồi dào, không bị ngập lũ, có 72 km giáp biển, điều kiện giao thương trong và
ngoài tỉnh thuận tiện. Đây là những tiền đề quan trọng cho phát triển nền nông
nghiệp đa dạng có lợi thế cạnh tranh cao. Thực tế nông nghiệp Sóc Trăng trong
những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến và đạt được những thành tựu đáng kể.
Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh năm 1994) đạt 5033,3 tỉ
đồng, chiếm 8,1% vùng ĐBSCL, đứng thứ 6/13 tỉnh ĐBSCL và thứ 12/63 tỉnh,
thành phố cả nước; sản lượng lương thực có hạt đạt 1953,3 nghìn tấn đứng thứ 5
vùng ĐBSCL và cũng thứ 5 cả nước; bình quân lương thực có hạt: 1501,6 kg/người,
cao gấp 1,2 lần mức trung bình toàn vùng ĐBSCL và cao gấp 2,9 lần mức trung
bình cả nước. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, chưa
tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và mong
muốn nền nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn nữa
cho nông nghiệp cả nước, tôi chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng
trong thời kì công nghiệp hóa ”.
2
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài:
2.1. Mục tiêu:
Trên cơ sở tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn, phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu về địa lí nông nghiệp, đề tài nhằm đánh giá các điều kiện
cho phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2000 – 2010
từ đó đề ra một số giải pháp khả thi cho nền nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng phát triển
bền vững và đạt hiệu quả cao.
2.2. Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
 Đúc kết có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về địa lí nông nghiệp,
làm cơ sở vận dụng vào địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
 Đánh giá các nhân tố (tự nhiên, KT - XH) đến sự phát triển và phân bố nông
nghiệp tỉnh Sóc Trăng.
 Phân tích thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai
đoạn 2000 – 2010.
 Đề xuất một số giải pháp góp phần đưa nền nông nghiệp Sóc Trăng phát
triển có hiệu quả và bền vững.
2.3. Giới hạn:
 Về nội dung
Do hạn chế về nguồn tư liệu cũng như điều kiện nghiên cứu nên đề tài tập
trung nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo nghĩa hẹp, bao gồm
trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
 Về thời gian
Phạm vi thời gian nghiên cứu nông nghiệp Sóc Trăng trong thời kì công
nghiệp hóa là từ năm 2000 đến 2010 nên tác giả sử dụng cụm từ “giai đoạn 2000 –
3
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
2010” thay cho cụm từ “ thời kì công nghiệp hóa” nhằm cụ thể hóa thời gian và
định hướng đến năm 2020.
 Về phương diện lãnh thổ: đề tài nghiên cứu sự phát triển và phân bố nông
nghiệp trên 1 thành phố, 10 huyện của tỉnh Sóc Trăng, có chú ý so sánh với các tỉnh
lân cận và vùng ĐBSCL.
3. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Nông nghiệp là ngành sản xuất xuất hiện sớm nhất trong lịch sử nhân loại vì
vậy là một trong những lĩnh vực quan trọng và được các nhà khoa học trên thế giới
cũng như Việt Nam nghiên cứu rất nhiều. Ở Việt Nam, dưới góc độ địa lí có thể kể
đến những giáo trình đã được giảng dạy ở khoa Địa lí các trường ĐHSP như:
 Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội đại cương – PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ (chủ
biên), GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS. Lê Thông, NXB ĐHSP Hà Nội 2005,
trong đó có dành 1 chương phân tích về vai trò, đặc điểm, tình hình sản xuất và
phân bố nông nghiệp trên thế giới.
 Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam – GS.TS. Lê Thông (chủ biên),
PGS.TS. Nguyễn Văn Phú, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, NXB ĐHSP 2011 (tái bản
lần thứ 4 có bổ sung, chỉnh lí) và giáo trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam – GS.TS.
Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên), NXB Giáo dục 2001. Trong 2 giáo trình này các tác
giả cũng dành 1 chương phân tích về Địa lí nông nghiệp Việt Nam, các ngành trồng
trọt, chăn nuôi.
 Cuốn sách Việt Nam, các tỉnh và thành phố Việt Nam – GS.TS. Lê Thông
(chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam năm 2011 Trong nghiên cứu về nông nghiệp
Sóc Trăng có phân tích nền nông nghiệp của tỉnh.
 Ngoài ra còn có các giáo trình khác nữa bàn về nông nghiệp (theo cả nghĩa
rộng lẫn nghĩa hẹp) tiêu biểu như: Giáo trình Kinh tế nông nghiệp – GS.TS. Nguyễn
Thế Nhã, PGS.TS. Vũ Đình Thắng, trong đó trình bày những vấn đề lí luận, phương
pháp luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp.
4
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 Cuốn Nông nghiệp nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau –
Đặng Kim Sơn hay Một số vấn đề đặt ra sau 30 năm phát triển nông nghiệp ở Đồng
bằng sông Cửu Long – Nguyễn Sinh Cúc…, trong đó các tác giả đã nghiên cứu sự
phân bố địa lí của sản xuất nông nghiệp, các điều kiện và đặc điểm phát triển nông
nghiệp nói chung giúp học viên có được những quan điểm, nhận thức về lý luận và
nhiều tài liệu cần thiết để kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn.
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về
phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Quan điểm:
 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: đây là quan điểm có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong nghiên cứu địa lí nói chung địa lí nông nghiệp nói riêng. Quan điểm này
được vận dụng trong quá trình nghiên cứu để phân tích các mối quan hệ tổng hợp
giữa điều kiện tự nhiên với điều kiện KT - XH, phân tích cơ cấu nông nghiệp và
nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Bên cạnh đó, quan điểm này còn được
sử dụng nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp nhằm phát hiện các mối quan
hệ đa chiều giữa các bộ phận kinh tế nông nghiệp với nhau và giữa chúng với điều
kiện sinh thái. Nghiên cứu sự khác biệt lãnh thổ nông nghiệp, tìm ra thế mạnh của
từng vùng sản xuất nông nghiệp ở Sóc Trăng để từ đó có kế hoạch bố trí, phân vùng
sản xuất nông nghiệp một cách hợp lí và hiệu quả.
 Quan điểm lịch sử viễn cảnh: theo quan điểm lịch sử thì mỗi đối tượng địa
lí đều tồn tại trong một thời gian nhất định, chúng có quá trình phát sinh, phát triển
và suy vong. Vận dụng quan điểm này nghiên cứu quá trình phát triển nông nghiệp
tỉnh Sóc Trăng tôi sẽ có cái nhìn tổng quan về lịch sử phát triển nông nghiệp của
tỉnh trong khoảng thời gian nhất định để có những nhận định, phân tích về tình hình
phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp hiện tại, dự báo và đưa ra một số giải
pháp cho tương lai.
5
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 Quan điểm hệ thống: sử dụng quan điểm hệ thống trong quá trình nghiên
cứu địa lí KT - XH nói chung, nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng nói riêng là điều cần
thiết vì mỗi đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống. Tỉnh Sóc Trăng là một
hệ thống KT - XH nhỏ trong hệ thống KT - XH vùng ĐBSCL và trong cả nước.
Theo quan điểm này, trong hệ thống KT - XH tỉnh Sóc Trăng có các phân hệ nhỏ
hơn: hệ thống các ngành kinh tế, hệ thống dân cư, xã hội…chúng luôn có mối quan
hệ với nhau chỉ cần một thay đổi nhỏ của một phân hệ cũng có thể dẫn đến sự thay
đổi của cả hệ thống. Vì vậy khi nghiên cứu đề tài cần lưu ý đến tính hệ thống của
đối tượng.
 Quan điểm phát triển bền vững: đối với việc nghiên cứu “Phát triển nông
nghiệp tỉnh Sóc Trăng thời kì công nghiệp hóa ” thì quan điểm phát triển bền
vững được xem như mục tiêu của quá trình nghiên cứu.
 Quan điểm kinh tế: trong nghiên cứu địa lí KT - XH quan điểm kinh tế
được coi trọng là lẽ tự nhiên bởi lẽ phát triển kinh tế phải gắn liền với lợi nhuận.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng cũng không ngoài mục đích đó tuy nhiên
cũng cần tránh xu hướng bất chấp tất cả để có được lợi ích kinh tế vì điều này trái
ngược với quan điểm phát triển bền vững.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp thu thập tài liệu: phương pháp thu thập tài liệu là phương
pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa
lí KT - XH nói riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và phân bố nông
nghiệp theo khía cạnh ngành và lãnh thổ là việc làm phức tạp liên quan đến nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực. Trong quá trình thực hiện luận văn tôi sẽ tiến hành thu thập
tư liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau gồm các tài liệu đã xuất bản, tài liệu của
các cơ quan lưu trữ (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban nhân nhân tỉnh Sóc
Trăng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng,…) và tài liệu từ các trang
web,… để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
6
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: sau khi thu thập tài liệu, tôi sẽ
tiến hành xử lí nguồn tài liệu thu thập cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu bằng
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,…
 Phương pháp chuyên gia: bằng cách trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của
các thầy giáo, các nhà khoa học, các cán bộ làm trong các Sở, ban ngành có liên
quan để hiểu rõ hơn về những thuật ngữ chuyên môn trong nông nghiệp, cách xử lý
các số liệu và hiện trạng của ngành nông nghiệp trong những năm qua…
 Phương pháp khai thác thông tin, tranh ảnh, bản đồ trên internet sẽ giúp
ích rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, nhằm làm cho đề tài đảm bảo được tính
trực quan và cập nhật được những thông tin mới nhất.
 Phương pháp bản đồ - GIS: đây là phương pháp không thể thiếu trong các
đề tài nghiên cứu địa lí nói chung và địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Bản đồ là
phương tiện hữu hiệu trong việc nghiên cứu đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện
trạng phát triển và phân bố nông nghiệp theo không gian và thời gian.
5. Cấu trúc luận văn:
Đề tài: “Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp
hóa ” ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về Địa lí nông nghiệp
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh
Sóc Trăng.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng
7
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm, vai trò và đặc điểm của nông nghiệp
1.1.1.1 Quan niệm
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con
người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm
như lương thực, thực phẩm,… và các dịch vụ nông nghiệp.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp.
1.1.1.2 Vai trò:
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc
phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những
nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả những
nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không
nhiều, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng
lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó
là lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công
nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương
thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của
con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Vai trò to lớn của nông nghiệp được thể hiện ở các điểm sau:
 Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con
người
8
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất cả xã hội loài
người. Từ khi ra đời đến nay, cùng với tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nông nghiệp
ngày càng được mở rộng, các giống cây trồng vật nuôi ngày càng đa dạng phong
phú . Các Mác đã khẳng định con người trước hết phải có ăn rồi sau đó mới nói đến
các hoạt động khác. Ông đã chỉ rõ: nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt
cho con người…và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên cho sự
sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung. Điều này khẳng định vai trò
đặc biệt quan trọng của nông nghiệp trong việc nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia cũng như ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Thực
tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh kinh tế chỉ có thể phát triển
một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không
đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ
sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không
yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.
 Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân cư
Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành công
nghiệp chế biến như: chế biến thực phẩm, đồ uống, công nghiệp dệt, da và đồ dùng
bằng da… Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng
lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị
trường ...Vì thế trong một chừng mực nhất định, nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố các ngành công nghiệp chế biến.
 Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
Ở hầu hết các nước đang phát triển các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp
hay dịch vụ được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là
khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp,
nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát
9
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng
sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc
đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng có thể cạnh tranh với thị
trường thế giới.
 Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu mang lại
nguồn ngoại tệ cho đất nước
Quá trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) ở các nước đang phát
triển đặt ra nhu cầu lớn về ngoại tệ để có thể nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây
chuyền công nghệ… Một phần nhu cầu ngoại tệ đó có thể đáp ứng được thông qua
hoạt động xuất khẩu nông sản. Các sản phẩm nông – lâm – thuỷ hải sản thô hoặc đã
qua chế biến trở thành thế mạnh của các nước đang phát triển trong việc tham gia
vào quá trình phân công lao động quốc tế. Thí dụ ở Việt Nam, năm 2010, trong tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu gần 71,2 tỉ USD thì hàng nông sản chiếm 15,5% (nếu
kể cả thủy sản và lâm sản là 23,3%)
 Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp, đô thị và các
lĩnh vực hoạt động xã hội khác
Trong giai đoạn đầu của CNH, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập
trung sống ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp, nông thôn thực sự là
nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình
nông nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác đó
mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ
nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ
sung cho phát triển công nghiệp và đô thị. Đó là xu hướng có tính qui luật trong
phân công lại lao động xã hội của mọi quốc gia trong quá trình CNH, hiện đại hoá
đất nước. Tuy nhiên, khả năng di chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành
kinh tế khác còn phụ thuộc vào việc nâng cao năng suất lao động trong nông
nghiệp, vào việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở thành thị và cả việc nâng cao
chất lượng nguồn lao động ở nông thôn.
10
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế
trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của CNH, bởi vì đây là khu vực lớn
nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể
được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động
phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản v.v...
trong đó thuế có vị trí rất quan trọng “Kuznets cho rằng gánh nặng của thuế mà
nông nghiệp phải chịu là cao hơn nhiều so với dịch vụ Nhà nước cung cấp cho công
nghiệp”. Việc huy động vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần
thiết và đúng đắn trên cơ sở việc thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải
bằng sự áp đặt của Chính phủ. Những điển hình về sự thành công của sự phát triển
ở nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho nông nghiệp.
Tuy nhiên vốn tích luỹ từ nông nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát
huy, phải coi trọng các nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp lý, đừng quá cường
điệu vai trò tích luỹ vốn từ nông nghiệp.
 Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường
Quá trình phát triển nông nghiệp gắn liền với việc thường xuyên sử dụng đất
đai, nguồn nước, các loại hóa chất…đều có ảnh hưởng đến môi trường. Vì thế,
trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp
để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường. Việc bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái còn là điều kiện để sản xuất nông nghiệp
phát triển và đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, từ quá khứ đến hiện tại cũng như sau này, nông nghiệp luôn có vị trí
quan trọng trong nền kinh tế. Tại các nước đang phát triển như nước ta, nông nghiệp
là ngành có liên quan trực tiếp đế việc làm, thu nhập và đời sống của đại đa số dân
cư. Vì vậy, nông nghiệp có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự ổn định kinh tế và
chính trị - xã hội.
11
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
1.1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
 Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt
Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung
kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông,… đất đai là cơ sở
làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ thống đường giao
thông,… để con người điều khiển các máy móc, các phương tiện vận tải hoạt động.
Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản xuất chủ
yếu không thể thay thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người
không thể tăng thêm, theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất ruộng đất là chưa
có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả
mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông sản phẩm. Chính vì thế trong quá trình
sử dụng phải biết quí trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất
nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất
làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn
vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.
 Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, cơ thể sống
Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định (sinh
trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự
thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển và diệt
vọng. Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời
tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết
quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản
xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp
sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản
xuất sau. Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường
xuyên chọn lọc, bồi dục các giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai
tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều
kiện từng vùng và từng địa phương.
12
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ
Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao. Đây là một trong những nét có tính
đặc thù và điển hình của sản xuất nông nghiệp vì:
Thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất. Đặc điểm này xuất
phát từ chỗ cây trồng và vật nuôi là các sinh vật sống nên chúng có khả năng sinh
trưởng và phát triển, con người chỉ tác động vào những giai đoạn nhất định nào đó
mà thôi. Vì vậy trong nông nghiệp nhu cầu về lao động có thời gian cần nhiều có
thời gian cần ít, thậm chí có thời gian không cần lao động. Việc sử dụng lao động
và các tư liệu sản xuất không giống nhau trong suốt chu kì sản xuất là một trong các
hình thức biểu hiện của tính thời vụ.
Do sự biến đổi thời tiết, khí hậu và mỗi loại cây trồng vật nuôi có sự thích ứng
nhất định với điều kiện đó dẫn đến sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ rất rõ
rệt ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Vào mùa thu hoạch sản phẩm đó trở nên dư thừa
nhưng ngược lại không phải mùa thu hoạch thì sản phẩm đó trỏ nên rất hiếm.
Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xóa bỏ được, trong quá
trình sản xuất chỉ tìm cách thích nghi với nó. Do vậy cần áp dụng các biện pháp làm
giảm tính thời vụ như: thâm canh, tăng vụ, xen canh, luân canh, chuyên môn hóa
kết hợp với kinh doanh tổng hợp, sử dụng máy móc đa năng,… trong sản xuất nông
nghiệp.
 Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhất là vào đất đai khí
hậu và nguồn nước. Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của nông
nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có
đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và chất
dưỡng chất trong đó yếu tố này không thể thay thế yếu tố kia. Các yếu tố trên kết
hợp và cùng tác động với nhau trong một thể thống nhất. Chỉ cần thay đổi một yếu
tố là có hàng loạt các kết hợp khác nhau và điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nông
nghiệp.
13
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp
1.1.2.1. Vị trí địa lí kết hợp cùng khí hậu, thổ nhưỡng qui định sự có mặt của các
hoạt động nông nghiệp
Vị trí địa lí của lãnh thổ với đất liền, với biển, với các quốc gia trong khu vực
và nằm trong một đới tự nhiên nhất định sẽ có ảnh hưởng tới phương hướng sản
xuất, tới việc trao đổi và phân công lao động trong nông nghiệp.
Thí dụ, vị trí của Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa đã qui định
nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm đặc
trưng là lúa gạo, cà phê, cao su, điều,... Các nông sản trao đổi trên thị trường thế
giới tất nhiên chủ yếu là sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới.
1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Từ những đặc điểm đặc thù của sản xuất nông nghiệp, có thể thấy rằng sự phát
triển và phân bố của ngành này tuỳ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên. Sự phân đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới tự
nhiên. Sự tồn tại của các nền nông nghiệp gắn liền với các đặc trưng của từng đới tự
nhiên. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong việc sử dụng lao động và các
nguồn lực khác, trong việc trao đổi sản phẩm cũng chịu sự tác động của điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Tính bấp bênh, không ổn định của nông nghiệp
phần nhiều là do tai biến thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt. Mỗi loại cây trồng, vật
nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định.
Rõ ràng, các nhân tố tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó nổi lên hàng
đầu là đất, nước và khí hậu.
- Đất đai
Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và chăn
nuôi. Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quĩ đất, cơ cấu sử
dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến qui mô và phương
hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh và
14
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
năng suất cây trồng. Đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nơi cung cấp
các chất dinh dưỡng cho cây trồng (các chất khoáng trong đất như N, P, K, Ca,
Mg... và các nguyên tố vi lượng).
Những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu trên thế giới đều là những vùng nông
nghiệp trù phú. Chẳng hạn những vùng đất đen có tầng mùn dày, độ phì cao ở
những vùng ôn đới của châu Âu, Bắc Mỹ trở thành vựa lúa mỳ lớn trên thế giới.
Những kho lúa gạo của nhân loại thuộc về các vùng phù sa châu thổ sông Mê Công,
Trường Giang, sông Hằng, sông Hồng của châu Á gió mùa.
Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với việc phát triển và phân
bố nông nghiệp như đất nào cây ấy, tấc đất tấc vàng.
Tài nguyên đất nông nghiệp rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên của
toàn thế giới. Ở nước ta tương ứng là 28,5% với 9,3 triệu ha. Xu hướng bình quân
diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ngày một giảm do gia tăng dân số, do xói
mòn, rửa trôi, do hoang mạc hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất công
nghiệp, đất đô thị và đất cho cơ sở hạ tầng. Vì vậy con người cần phải sử dụng hợp
lí diện tích đất nông nghiệp hiện có, duy trì và nâng cao độ phì cho đất.
- Khí hậu
Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và cả
những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng… có ảnh hưởng
rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen
canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tính mùa của khí hậu quy định
tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm.
Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất
định (nghĩa là trong điều kiện đó cây trồng, vật nuôi mới có thể phát triển bình
thường). Vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ chậm phát triển, thậm chí bị chết.
Ví dụ, cây lúa ưa khí hậu nóng, ẩm, nhiệt độ trung bình tháng từ 20°C đến 30°C.
Nhiệt độ thấp nhất vào đầu thời kỳ sinh trưởng không xuống dưới 12°C. Trong quá
trình sinh trưởng, cây lúa cần có nước ngập chân.
15
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Những vùng dồi dào về nhiệt, ẩm và lượng mưa, về thời gian chiếu sáng và
cường độ bức xạ có thể cho phép trồng nhiều vụ trong năm với cơ cấu cây trồng,
vật nuôi phong phú, đa dạng, có khả năng xen canh gối vụ, chẳng hạn như vùng
nhiệt đới. Còn như vùng ôn đới, với một mùa đông tuyết phủ nên có ít vụ trong
năm. Trên thế giới, sự hình thành 5 đới trồng trọt chính (đới nhiệt đới, đới cận nhiệt,
đới ôn hoà có mùa hè dài và nóng, đới ôn hoà có mùa hè mát và ẩm và đới cận cực)
phụ thuộc rõ nét vào sự phân đới khí hậu.
- Nguồn nước
Muốn duy trì hoạt động nông nghiệp cần phải có đầy đủ nguồn nước ngọt cho
cây trồng, nước uống, nước tắm rửa cho gia súc. Nước đối với sản xuất nông nghiệp
là rất cần thiết như ông cha ta đã khẳng định “Nhất nước, nhì phân”.
Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và
hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Những nơi có nguồn cung cấp nước dồi dào, thường
xuyên đều là những vùng nông nghiệp trù phù, chẳng hạn như vùng hạ lưu các con
sông lớn như Mêkông, Hoàng Hà… Ngược lại, nông nghiệp không thể phát triển
được ở những nơi khan hiếm nước như các vùng hoang mạc, bán hoang mạc…
Do ảnh hưởng của khí hậu và địa hình, nên nguồn nước trên thế giới phân bố không
đều và thay đổi theo mùa. Ở nước ta, mùa mưa lượng nước tập trung quá lớn, làm
dư thừa nước, còn mùa khô, ngược lại rất khan hiếm nước. Điều đó gây ra nhiều
khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa
khô và quá dư thừa nước trong mùa mưa, người ta đã xây dựng các công trình thuỷ
lợi, hồ chứa nước… để phục vụ tưới tiêu một cách chủ động. Sự suy giảm nguồn
nước ngọt cạn kiệt là một nguy cơ đe dọa sự tồn tại và phát triển nông nghiệp nói
riêng và nền kinh tế nói chung. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm
và bảo vệ nguồn nước.
- Sinh vật
Sinh vật trong tự nhiên xưa kia là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây
trồng, vật nuôi. Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật, hay nói cách khác về
16
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
loài cây, con là tiền đề hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng và tạo
khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh
thái. Trên thế giới, sản lượng lương thực (lúa, ngô, khoai...) và các cây công nghiệp
quan trọng (cao su, cà phê, ca cao, bông, đay, dầu cọ, lạc…) tập trung ở vùng nhiệt
đới vì tại đây đã có tới 6 trên 10 trung tâm phát sinh cây trồng.
Các diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ sở
thức ăn tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi. Ngày nay, mặc dù ngành chăn nuôi
được đẩy mạnh nhờ ứng dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp dựa trên nguồn
thức ăn được chế biến theo phương pháp công nghiệp, nhưng nguồn thức ăn tự
nhiên vẫn còn vai trò quan trọng.
Có thể nói, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Đất, khí hậu,
nước với tư cách là tài nguyên nông nghiệp quyết định khả năng (tự nhiên) nuôi
trồng các loại cây, con cụ thể trong từng lãnh thổ và khả năng áp dụng các quy trình
kĩ thuật để sản xuất ra sản phẩm.
1.1.2.3. Kinh tế - xã hội
 Dân cư, nguồn lao động
Dân cư và lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp dưới hai góc độ: là
lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ các nông sản.
+ Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nông
nghiệp, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo chiều rộng
(mở rộng diện tích, khai hoang…) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ…). Các
cây trồng, vật nuôi đòi hỏi nhiều công chăm sóc thường được phân bố ở các vùng
đông dân, nhiều lao động. Không phải ngẫu nhiên, vùng lúa gạo được thâm canh
cao nhất của nước ta lại xuất hiện ở đồng bằng sông Hồng. Các cây trồng, vật nuôi
tốn ít công chăm sóc hơn có thể phân bố ở các vùng thưa dân.
Nguồn lao động không chỉ được xem xét về mặt số lượng, mà còn cả về mặt
chất lượng, như trình độ học vấn, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, tình
17
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
trạng thể lực của người lao động... Nếu nguồn lao động đông và tăng nhanh, trình
độ học vấn và tay nghề thấp, thiếu việc làm sẽ trở thành gánh nặng cho nông nghiệp
nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
+ Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, cần quan tâm đến truyền thống, tập quán ăn
uống, quy mô dân số với khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm.
Chăn nuôi lợn ở các nước Nam Á và Trung Đông không phát triển, thậm chí
không có như ở Bănglađet và Pakixtan do các quốc gia Hồi giáo không ăn thịt lợn.
Ở Ấn Độ, một nước đa dân tộc và tôn giáo, ngành chăn nuôi lợn và bò cũng bị ảnh
hưởng bởi tập quán kiêng ăn thịt bò của đạo Hinđu và không ăn thịt lợn của tín đồ
Hồi giáo.
Ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Á- Phi, dân số đông và tăng nhanh.
Trong cơ cấu nông nghiệp luôn có sự mất cân đối. Tỷ trọng chăn nuôi rất nhỏ bé so
với trồng trọt, vì lương thực sản xuất ra chủ yếu để dành cho người.
 Khoa học – công nghệ
Khoa học - công nghệ đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và
phát triển nông nghiệp. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, con người
hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động nông
nghiệp, tạo ra nhiều giống cây, con mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tạo
điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH.
Các biện pháp kỹ thuật như điện khí hoá (sử dụng điện trong nông nghiệp và
nông thôn), cơ giới hoá (sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, chăm sóc và thu
hoạch), thủy lợi hoá (xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu hoặc áp dụng tưới tiêu theo
khoa học), hoá học hoá (sử dụng rộng rãi phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các
chất kích thích cây trồng, vật nuôi), sinh học hoá (áp dụng công nghệ sinh học như
lai giống, biến đổi gien, cấy mô…) nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trên một
đơn vị diện tích và của một người lao động sẽ thực sự được nâng cao.
18
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Trên thế giới có sự chênh lệch rất lớn về năng suất lao động. Ở các nước phát
triển, bình quân một lao động nông nghiệp có thể sản xuất từ 8 đến 14 tấn lương
thực, từ 1,5 đến 2,0 tấn thịt các loại, đủ nuôi sống cho 30 đến 80 người, trong khi đó
ở các nước đang phát triển tương ứng chỉ là 1 tấn lương thực, 50 - 100 kg thịt, đủ
cho nhu cầu 2 - 4 người. Rõ ràng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp ở các nước đang phát triển còn rất hạn chế trong khi nông nghiệp là
ngành kinh tế chính của các nước này. Việt Nam cũng là một nước đang phát triển
và nông nghiệp là một trong những lĩnh vực đáng tự hào của Việt Nam. Việt Nam
trở thành một nước mạnh về xuất khẩu nhiều lĩnh vực trong đó có đóng góp của
nông nghiệp. Bên cạnh các yếu tố như đất, sự sáng tạo, cần cù của người nông dân
thì yếu tố mới về giống, công nghệ, chế biến và bảo quản hết sức quan trọng trong
việc phát triển ngành nông nghiệp... Việt Nam có điều kiện để phát triển nông
nghiệp vì thế phải đặt mục tiêu trong giai đoạn 10 năm tới không chỉ là một nước
mạnh mà còn phải phát triển bền vững về nông nghiệp.
Thực tế nhiều năm qua ngành nông nghiệp cũng khẳng định vai trò của khoa
học công nghệ trong việc đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh của nền nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào việc đạt được những thành tựu
của ngành trong thời gian vừa qua. Nhiều giống cây trồng vật nuôi mới đã được tạo
ra, nhiều quy trình công nghệ được phát triển và ứng dụng trong sản xuất góp phần
nâng cao năng suất và sản lượng nông sản ở các vùng sinh thái khác nhau. Đáng
chú ý là chất lượng nguyên liệu và nông sản đã từng bước được cải thiện, nâng cao
tính cạnh tranh của nông sản xuất xứ Việt Nam tại thị trường nội địa và quốc tế.
 Cơ sở hạ tầng và Cơ sở vật chất kĩ thuật
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã tạo ra bước chuyển biến mới trong
ngành nông nghiệp, đã và đang đưa nông nghiệp trở thành ngành sản xuất tiên tiến -
một dạng sản xuất kiểu công nghiệp. Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng này là
đưa nông nghiệp lên giai đoạn đại cơ khí, đẩy mạnh các quá trình liên kết, nâng cao
vai trò của khoa học và biến nó thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong nông
19
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
nghiệp. Áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng và
cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện giúp con người hạn chế những ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên, chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nâng
cao năng suất và sản lượng nông nghiệp.
 Thị trường
Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường tiêu thụ là yếu tố cơ bản tác động đến
cơ cấu, quy mô và giá trị của sản phẩm nông nghiệp, có tác dụng thúc đẩy nông
nghiệp phát triển và ngược lại. Nhu cầu của thị trường quyết định hướng sản xuất
nông nghiệp. Mọi biến động trên thị trường đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực
đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Thị trường cũng có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển vùng
chuyên môn hóa nông nghiệp. Ở các nước trên thế giới, xung quanh các thành phố
trung tâm công nghiệp lớn đều hình thành vành đai nông nghiệp ngoại thành mà
hướng chuyên môn hóa là sản xuất rau xanh, thịt, sữa, trứng, dù rằng có thể điều
kiện tự nhiên không thật thuận lợi. Điều đó chỉ có thể lí giải được bằng nhân tố thị
trường tiêu thụ.
 Vốn
Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố nông
nghiệp, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn tăng
nhanh, được phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng
và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông nghiệp (như nuôi
trồng thuỷ sản, đánh bắt xa bờ), đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông
nghiệp…
 Chính sách
Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới con
đường phát triển và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Chính sách khoán
10 ở Việt Nam từ năm 1988 là một thí dụ sinh động. Hộ nông dân được coi là một
20
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài để phát triển sản
xuất, được tự do trao đổi hàng hoá, mua bán vật tư. Kinh tế hộ nông dân đã tạo đà
cho việc khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có, sản xuất nông nghiệp nước ta
tăng lên rõ rệt. Có thể nói chính sách khoán hộ đã tạo động lực cho tăng trưởng
nông nghiệp trong những năm 90 của thế kỉ XX.
Ngoài ra các chương trình giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân đã thúc đẩy
nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
 Bối cảnh trong nước và khu vực: không chỉ thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp
và giá cả nông sản mà còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành phát triển các
vùng nông nghiệp chuên môn hóa.
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá
Việc lựa chọn các chỉ tiêu trong nghiên cứu kinh tế - xã hội là một vấn đề rất
quan trọng nhằm đưa ra những căn cứ để đánh giá một cách sát thực nhất vấn đề
nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp và mang tính khả thi cao.
Trong đánh giá phát triển nông nghiệp (theo nghĩa rộng), các nhà kinh tế
thường dựa vào các chỉ tiêu chủ yếu sau:
1.1.3.1 GDP nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với GDP toàn nền kinh
tế
Chỉ tiêu này phản ánh vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu toàn bộ nền
kinh tế của một vùng, quốc gia hay khu vực, đồng thời cũng là thước đo để đánh giá
trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển có
điểm xuất phát thấp, nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tỉ trọng
của nông nghiệp thường chiếm từ 20% – 30% GDP. Trong khi đó, ở các nước phát
triển, nông nghiệp chỉ chiếm từ 1% – 7%. Hay ở Việt Nam , GDP nông - lâm - thủy
sản chiếm 20,6% năm 2010, riêng nông nghiệp chiếm trên 2/3.
Theo xu hướng phát triển hiện nay sẽ có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần
tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Nông
21
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
nghiệp sẽ ngày càng chiếm một tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế, song quy mô giá
trị sản xuất vẫn không ngừng tăng lên nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT
vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
1.1.3.2 Giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp , cơ cấu GTSX phân theo ngành và tốc
độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp
- Giá trị sản xuất nông nghiệp là tổng giá trị sản xuất và dịch vụ nông nghiệp
được tạo ra trên một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kì nhất định, thường là 1 năm.
GTSX nông nghiệp được tính theo giá thực tế và giá so sánh năm 1994.
- Cơ cấu GTSX nông nghiệp: được hiểu là tương quan về GTSX giữa các bộ
phận (trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ) trong tổng thể hoạt động kinh tế nông
nghiệp, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lượng và chất
lượng giữa các bộ phận đó với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong
những điều kiện KT - XH nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục
tiêu cụ thể.
Cơ cấu GTSX nông nghiệp tùy thuộc vào chiến lược phát triển và điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên theo xu hướng chung, cơ cấu
nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ
nông nghiệp, giảm tỉ trọng của trồng trọt.
Cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành nông nghiệp hiện có sự chuyển dịch theo
hướng:
Trong nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành
chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.Trong nội bộ ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng có
sự khác nhau
- Trong trồng trọt: giảm diện tích cây trồng không mang lại hiệu quả kinh tế
cao (như lương thực), tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu, thực
phẩm,…
22
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
- Trong chăn nuôi: đẩy mạnh chăn nuôi lợn, bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm,
giảm số lượng các vật nuôi không mang lại hiệu quả kinh tế cao, rủi ro
Như vậy, chỉ tiêu GTSX và cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo ngành vừa
phản ánh sự tăng lên về sản lượng nông nghiệp vừa thể hiện sự chuyển biến về mặt
chất lượng của sự phát triển nông nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh
mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Tốc độ này thường thấp hơn
rất nhiều so với các ngành công nghiệp và dịch vụ, bởi vì: nông nghiệp phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên, hàm chứa nhiều rủi ro; tiềm năng khai thác từ các yếu
tố tự nhiên (như đất đai, nguồn nước) là có giới hạn; giá trị của các sản phẩm nông
nghiệp thường thấp hơn nhiều so với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Do vậy,
để GTSX nông nghiệp tăng lên được 1% thì khó hơn rất nhiều so với mức tăng 5 –
6% của ngành công nghiệp hay dịch vụ.
Trong tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp
Ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn ngành trồng trọt và dịch vụ
nông nghiệp
Trong nội bộ ngành trồng trọt thì tốc độ tăng trưởng cao thuộc về nhóm cây
rau đậu, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.
1.1.3.3 Giá trị được tạo ra trên một ha đất nông nghiệp.
Công thức tính: 𝐺 =
𝑃
𝑆
Trong đó: P: Giá trị sản xuất (triệu đồng)
S: Diện tích gieo trồng (ha)
G: GTSX/ha đất nông nghiệp (triệu đồng/ha)
Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, thể
hiện khả năng tăng năng suất bằng việc áp dụng các biện pháp KHKT, cải tiến kĩ
23
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
thuật sản xuất, cải tạo đất. Như đã phân tích ở trên, tiềm năng về diện tích cũng như
độ phì tự nhiên của đất là có hạn, vậy nên, trên cùng một diện tích đất nông nghiệp,
giá trị sản phẩm nông nghiệp được tạo ra càng nhiều khi càng sử dụng có hiệu quả
các biện pháp KHKT, thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và việc lựa chọn cơ cấu
cây trồng, vật nuôi hợp lí. Chính vì vậy, ở các nước phát triển, tuy diện tích nông
nghiệp không còn nhiều và ngày càng bị thu hẹp nhưng giá trị mà ngành nông
nghiệp tạo ra lại ngày càng tăng, đó chính là kết quả của sự phát triển nền nông
nghiệp hiện đại công nghệ cao.
1.1.3.4 Năng suất lao động nông nghiệp
Công thức tính: 𝑁 =
𝑃
𝐿
Trong đó:
P: Giá trị sản xuất nông nghiệp (triệu đồng)
L: Số lao động nông nghiệp (người)
N: Năng suất lao động nông nghiệp (triệu đồng/lao động)
Năng suất lao động nông nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử
dụng lao động và khả năng áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp. Hoạt động
sản xuất nông nghiệp cần nhiều sức lao động của con người nhưng giá trị tạo ra lại
không cao nên năng suất lao động nông nghiệp thường thấp hơn nhiều so với các
ngành kinh tế khác. Mặt khác, tỉ lệ sử dụng thời gian trong lao động nông nghiệp
cũng thấp hơn so với trong công nghiệp và dịch vụ do tính chất thời vụ của sản xuất
nông nghiệp. Mức độ áp dụng KHKT càng cao thì GTSX được tạo ra trong nông
nghiệp ngày càng tăng trên một số lượng lao động nông nghiệp ngày càng giảm.
1.1.3.5 Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh
Theo nhà Địa lí Nga K.I.Ivanov: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là
một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các
lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kỹ thuật công nghệ hiện đại sử dụng có hiệu
24
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao
động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.
Có nhiều hình thức TCLTNN với những đặc trưng khác nhau. Đối với cấp
tỉnh phổ biến nhất có các hình thức TCLTNN là: hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã,
vùng chuyên canh và tiểu vùng nông nghiệp.
 Hộ gia đình (nông hộ)
Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức
năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể có được. Hộ là một tế bào của xã hội
với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết thống, mà mỗi thành viên đều
có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại của gia đình. Hộ
gia đình là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát
triển thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam.
Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình: sản xuất chủ yếu nhằm thoả mãn nhu
cầu tiêu dùng của gia đình, ít có quan hệ với thị trường; quy mô đất đai nhỏ bé, biểu
hiện rõ tính chất tiểu nông; quy mô vốn nhỏ, chủ yếu được trích từ tiết kiệm trong
thu nhập ít ỏi của gia đình, mức tích luỹ thấp làm hạn chế khả năng đầu tư tái sản
xuất; kỹ thuật canh tác và công cụ sản xuất lạc hậu, thô sơ, mang nặng tính truyền
thống; chủ yếu sử dụng lao động gia đình.
Hộ gia đình tuy là hình thức TCLTNN ở trình độ thấp, nhưng có vai trò quan
trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt, đối với các nước
đang phát triển, hộ gia đình là đơn vị cơ sở trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh
tế nông thôn, và đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại, thúc đẩy nông thôn quá độ tiến
lên một trình độ cao hơn - nông thôn sản xuất hàng hoá.
 Trang trại: Trang trại là thuật ngữ gọi tắt của trang trại nông nghiệp,
chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Trang
trại là hình thức phát triển cao hơn của nông hộ.
25
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Sự hình thành trang trại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình CNH.
Sự phát triển của ngành công nghiệp đặt ra nhu cầu lớn về nguồn cung cấp nguyên
liệu từ nông nghiệp và đó là điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá
mà trang trại là một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thích hợp. CNH càng
cao thì kinh tế trang trại càng phát triển.
Các đặc điểm cơ bản của trang trại bao gồm: Mục đích sản xuất là nhằm tạo
ra nông sản hàng hoá theo nhu cầu thị trường; quy mô sản xuất tương đối lớn, tuỳ
theo tính chất và loại hàng hoá nông sản mà nó sản xuất và khác nhau giữa các nước
cũng như giữa các vùng trong từng nước. Phần lớn các trang trại đều có thuê, mướn
lao động, có thể là thường xuyên hoặc theo thời vụ…
 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN)
HTXNN là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích
chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát
huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả
hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Những đặc điểm cơ bản của HTXNN: HTXNN là tổ chức liên kết kinh tế tự
nguyện của những nông hộ, nông trại có chung yêu cầu về những dịch vụ cho sản
xuất, kinh doanh. HTXNN được thành lập dựa vào việc cùng góp vốn của các thành
viên và mỗi xã viên đều có quyền bình đẳng. Mục đích kinh doanh của HTX là
nhằm cung cấp dịch vụ cho xã viên, đáp ứng đủ và kịp thời số lượng, chất lượng
của dịch vụ, đồng thời cũng tuân theo nguyên tắc tái sản xuất mở rộng.
Các HTX nông nghiệp hiện nay chủ yếu là các HTX dịch vụ kinh tế - kỹ
thuật (như: tín dụng, cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ nông sản, dịch vụ thú y, cơ
khí nông nghiệp…)
26
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 Vùng chuyên canh:
Vùng chuyên canh là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tương đối phổ biến ở
các nước cũng như ở Việt Nam. Trên một lãnh thổ sản xuất nhất định hoạt động sản
xuất có sự tập trung cao độ với quy mô lớn được đầu tư trên cơ sở thâm canh,
chuyên môn hóa một (hoặc một vài) loại nông phẩm nhằm mang lại hiệu quả cao về
KT - XH.
Vùng chuyên canh có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Mức độ tập trung hóa đất đai rất lớn trên một lãnh thổ nhất định, thuận lợi
cho phát triển một vài cây trồng, vật nuôi nào đó.
- Chuyên môn hóa sản xuất ở trình độ cao
- Sản xuất được tiến hành gắn với thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ.
- Hình thức sản xuất tại các vùng chuyên canh là hộ gia đình và trang trại.
 Tiểu vùng nông nghiệp
- Tiểu vùng nông nghiệp là một lãnh thổ có quy mô tương đối lớn có những
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng
- Có một vài sản phẩm chuyên môn hóa đặc trưng
Đây là hình thức phù hợp và phổ biến đối với cấp tỉnh.
1.1.4. Công nghiệp hóa
1.1.4.1 Khái niệm
Theo văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X, CNH là quá trình chuyển
đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, quản lý xã
hội từ dựa vào lao động thủ công là chính chuyển sang dựa vào lao động kết hợp
cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra
năng suất lao động cao.
27
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
1.1.4.2 Mục tiêu của quá trình CNH
 Mục tiêu tổng quát
CNH là mục tiêu lâu dài, xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp có
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến
bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản suất, đời sống vật chất, tinh
thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành
nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác.
 Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp với tỷ
trọng trong GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp khoảng 40-41%,
dịch vụ chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng lao động xã hội, lao động công
nghiệp và dịch vụ là 50%, nông nghiệp là 50%.
1.1.4.3 Tác động của quá trình CNH
- CNH ở nước ta trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa. Đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc
hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản
chất ưu việt của chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
CNH là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết về con
người và khoa học - công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động
và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động làm
cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân
dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- CNH tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lực lượng sản xuất, nhờ đó mà
nâng cao vai trò của người lao động - nhân tố trung tâm của nền kinh tế xã hội chủ
28
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
nghĩa; tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- CNH là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là tác dụng góp phần tăng cường quyền lực, sức mạnh và
hiệu quả của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước.
- CNH tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh
trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế.
- CNH đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá
trình quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lý theo hướng chuyên canh tập trung làm cho
quan hệ kinh tế giữa các vùng, các miền trở nên thống nhất cao hơn.
- CNH không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao mà
còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển và hiện đại hoá nền quốc phòng - an
ninh. Sự nghiệp quốc phòng và an ninh gắn liền với sự nghiệp phát triển văn hoá,
kinh tế, xã hội.
- CNH tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ về kinh tế - chính trị, văn hoá
- xã hội, quốc phòng và an ninh. Thành công của sự nghiệp CNH nền kinh tế quốc
dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và
nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì vậy mà CNH kinh tế được coi là nhiệm vụ trọng
tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vài nét về phát triển nông nghiệp (nghĩa hẹp) ở Việt Nam trong giai đoạn
2000 - 2010
1.2.1.1. Những kết quả đạt được
GTSX nông nghiệp tăng nhanh, từ 129.087,9 tỉ đồng năm 2000 lên 528.738,9
tỉ đồng năm 2010, tăng gấp 4,1 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn
2000 – 2010 là 4,2%/năm, trong đo trồng trọt: 3,6%, chăn nuôi: 6,8% và dịch vụ
29
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
nông nghiệp là 2,8% (Nguồn Số liệu thống kê vị thế kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành
phố Việt Nam, NXB Thống Kê năm 2011)
Cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch song chậm và không ổn định
theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt ( từ 78,3% năm 2000, xuống 73,6% năm
2005 và nhích lên 73,9% năm 2010, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi ( tương ứng là
19,3%, 24,6% và 24,5%), dịch vụ nông nghiệp vừa không đáng kể lại giảm đi
(2,4%, 1,8% và 1,6%).
Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng có sự biến động
Bảng 1.1 Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng
Năm 2000 Năm 2010
Tổng diện tích gieo trồng
(nghìn ha)
Trong đó:
Cây lương thực có hạt
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Cây khác
12644,3
8399,1
2229,4
565,0
1450,8
100%
68,8
17,6
2,1
11,5
13925,4
8641,4
2787,6
776,3
1720,1
100%
62,1
20,0
5,6
12,3
- Sản lượng lương thực có hạt tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường nhờ thực hiện chính sách đẩy mạnh CNH,
HĐH song song với chú trọng phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm. Đến hết
năm 2000, sản lượng lương thực có hạt của cả nước đạt 34,5 triệu tấn, đến năm
2010 lên tới 44,6 triệu tấn nâng mức lương thực có hạt bình quân đầu người từ
444,9 kg/người năm 2000 lên 480,9 kg/người năm 2005 và 513 kg/người năm 2010.
Đây là nền tảng rất quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ công nghiệp
30
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
và xuất khẩu. Xuất khẩu lúa gạo tăng từ 3,48 triệu tấn năm 2000, lên 5,3 triệu tấn
năm 2005 và 6,9 triệu tấn năm 2010
Phát triển cây công nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm mang lại hiệu
quả cao cả về kinh tế - xã hội và môi trường
Diện tích cây công nghiệp hàng năm có tăng nhưng chậm (từ 778,1 nghìn ha
năm 2000 lên 861,5 nghìn ha năm 2005 và giảm còn 800,2 nghìn ha năm 2010) với
các cây chủ lực là mía và đậu tương.
Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng khá và liên tục ( từ 1451,3 nghìn ha
năm 2000 lên 1633,6 nghìn ha năm 2005 và 1987,4 nghìn ha năm 2010). Việt Nam
ở trong top đầu các nước trồng và xuất khẩu một số cây công nghiệp lâu năm như:
cao su, cà phê, điều, hồ tiêu,… Năm 2000, giá trị xuất khẩu chỉ 6 mặt hàng cây công
nghiệp (cao su, cà phê, điều, tiêu, lạc nhân và chè) đạt gần 6 tỉ USD, chiếm 8,3%
tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Chăn nuôi phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá
Ngành chăn nuôi trong nhiều năm qua luôn đạt tốc độ tăng trưởng dương về
giá trị sản xuất, trung bình giai đoạn 2000 – 2010 đạt 6,8%.
Chăn nuôi lợn đạt mức tăng trưởng cao. Tổng đàn lợn đạt 20,2 triệu con năm
2000 lên 27,4 triệu con năm 2010. Hướng cơ bản đã được khẳng định trong việc
giải quyết giống cho chăn nuôi lợn là lợn lai kinh tế. Chăn nuôi bò phát triển tương
đối ổn định qua các năm. Số lượng đàn bò tăng từ 4,1 triệu con năm 2000 lên 5,9
triệu con năm 2010. Hướng mới trong chăn nuôi bò là lấy sữa. Tổng đàn trâu đạt
2,9 triệu con (năm 2010).
- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ
Đó là sự hình thành các vùng chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp.
Cho đến nay, ngành nông nghiệp nước ta đã hình thành những vùng chuyên môn
hoá rõ rệt, phù hợp với hướng sản xuất hàng hoá, tạo ra những sản phẩm có chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
31
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
* Trong sản xuất lương thực, thực phẩm: hình thành hai vùng chuyên canh lớn
là ĐBSCL và Đồng bằng sông Hồng.
ĐBSCL là trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm số một của cả nước,
chiếm tới 46,4% diện tích cây lương thực có hạt của cả nước (năm 2010), 48,8%
sản lượng lương thực có hạt, 90% giá trị gạo xuất khẩu của cả nước. Riêng về cây
lúa, vùng chiếm tới 52,8% diện tích và trên 54,3% sản lượng lúa toàn quốc. Đồng
bằng sông Hồng là trọng điểm thứ hai về sản xuất lương thực, thực phẩm với 14,2%
diện tích và 18,0% sản lượng lúa cả nước với thế mạnh chính là cây lúa, rau màu,
chăn nuôi lợn và gia cầm.
* Về cây công nghiệp: Hình thành ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn
là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du Miền núi Bắc Bộ. Trong đó, Đông Nam
Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất với những điều kiện thuận lợi về
tự nhiên và KT - XH, các sản phẩm cây công nghiệp chính như: cao su, cà phê,
điều,… Vùng chuyên canh Tây Nguyên với sản phẩm đặc trưng: cà phê, cao su, hồ
tiêu, chè, dâu tằm. Ở Trung du miền núi phía Bắc, trên địa hình núi và cao nguyên,
hình thành những đồi chè, những nông trường trồng lạc và thuốc lá, ngoài ra vùng
còn có thế mạnh về cây dược liệu.
Một hướng chuyên môn hoá mới trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong
những năm gần đây là sự hình thành các vành đai thực phẩm xung quanh đô thị với
nhiệm vụ cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, được thực hiện một cách có quy
hoạch.
1.2.1.2. Những tồn tại, hạn chế
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu đẩy
mạnh CNH, HĐH.
- Nông nghiệp vẫn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khả năng ứng phó
trước những biến động của tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp còn yếu.
32
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
- Chất lượng nông sản hàng hoá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường trong
và ngoài nước. Sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến và khâu bảo quản sau thu hoạch
còn yếu và thiếu. Chưa có mối quan hệ hữu cơ đáng kể nào giữa các cơ quan nghiên
cứu, chế tạo với doanh nghiệp và nông dân, do vậy, Quyết định 80 về “liên kết bốn
nhà” đang có chiều hướng chìm lắng do không có ai chịu trách nhiệm trên thực tế.
1.2.2. Vài nét về phát triển nông nghiệp (nghĩa hẹp) ở ĐBSCL
Là vùng trọng điểm số một về sản xuất lương thực, thực phẩm, những bước
tiến của ngành nông nghiệp ĐBSCL không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với nền
kinh tế toàn vùng mà còn có tác động không nhỏ đến sự ổn định và phát triển của
nền kinh tế đất nước. Giá trị sản xuất tăng nhanh từ 40625,1 tỉ đồng (giá so sánh
1994) năm 2000 lên 56078,8 tỉ đồng năm 2010 (tăng gấp 1,4 lần), chiếm 31,1%
GTSX nông nghiệp cả nước. Cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng ít có sự biến
động, trong đó ngành trồng trọt luôn chiếm ưu thế với trên 77,0%, ngành chăn nuôi
có xu hướng tăng nhẹ, hiện chiếm gần 16,0%, tỉ trọng dịch vụ cao hơn các vùng
khác ở mức 6 – 7%.
- Trồng trọt là ngành có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của vùng dựa
trên lợi thế về khí hậu, đất và nguồn nước. Trong đó, cây lúa vẫn là cây chủ lực, là
sản phẩm chuyên môn hoá lớn nhất của vùng, chiếm 99,1 diện tích và sản lượng cây
lương thực có hạt 52,8% diện tích và 54,3% sản lượng cả nước; bình quân thóc trên
đầu người đạt 1260 kg năm 2010 (gấp 2,5 lần mức trung bình cả nước). ĐBSCL là
vùng xuất khẩu gạo chủ yếu với 90% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước,
đạt 3 – 4 triệu tấn/năm (tương đương 3 tỉ USD).
Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng lúa các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2010
Tỉnh
Diện tích Sản lượng
Nghìn ha % Nghìn tấn %
Toàn vùng 3970,5 100 21569,8 100
33
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Long An 470,7 11,9 2275,8 10,6
Tiền Giang 243,5 6,1 1317,1 6,1
Bến Tre 80,2 2,0 367,6 1,7
Trà Vinh 232,7 5,9 1156,0 5,4
Vĩnh Long 170,0 4,3 923,1 4,3
Đồng Tháp 465,1 11,7 2783,1 12,9
An Giang 590,1 14,9 3592,4 16,2
Kiên Giang 641,0 16,1 3485,1 16,2
Cần Thơ 209,4 5,3 1189,6 5,5
Hậu Giang 210,6 5,3 1088,0 5,0
Sóc Trăng 350,0 8,8 1939,0 9,0
Bạc Liêu 168,7 4,2 849,1 3,9
Cà Mau 138,5 3,5 503,9 2,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010)
Cây công nghiệp hằng năm chủ yếu là cây mía, đay, dứa, cói,… Trong đó, cây
mía có diện tích (57,5 nghìn ha) và sản lượng (4715,3 nghìn tấn) đứng đầu cả nước
với các chỉ số tương ứng là 21,6% và 29,6%.
Dừa là cây công nghiệp lâu năm truyền thống của vùng ĐBSCL, diện tích
trồng dừa 117,8 nghìn ha (84% cả nước), trồng nhiều ở Bến Tre, Trà Vinh
Cây ăn quả: cùng với cây lương thực, là thế mạnh nổi bật của vùng với diện
tích 285,8 nghìn ha năm 2010, chiếm 36,8% diện tích cả nước, được trồng nhiều
34
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
nhất ở vùng ven sông Tiền, sông Hậu. Tập đoàn cây ăn quả rất phong phú trong đó
đứng đầu cả nước là cam, chanh, quýt, chuối, xoài, nhãn, bưởi,…. Các sản phẩm
nổi tiếng như bưởi Năm Roi, bưởi da xanh Bến Tre, xoài cát Hòa Lộc, quýt đường
Sa Đéc, vú sữa Lò Rèn,…
- Ngành chăn nuôi: chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nông nghiệp vùng
ĐBSCL. Các vật nuôi chính là lợn, bò lấy thịt, gia cầm,…Hình thức nuôi chủ yếu là
theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, nguồn vốn ít.
Trong giai đoạn 2000 – 2010, số lượng đàn gia súc, gia cầm của vùng có nhiều
biến động phức tạp. Số lượng đàn trâu giảm do nhu cầu sức kéo, cày đã được thay
thế bằng máy móc. Đàn bò tiếp tục tăng với tốc độ khá nhanh, từ 197.2 nghìn con
năm 2000 lên 691,1 nghìn con năm 2010. Số lượng đàn lợn có tăng nhưng tốc độ
chưa cao, từ 2976,6 nghìn con năm 2000 lên 3798,8 nghìn con năm 2010, tăng 1,28
lần trong cả thời kì. Đàn gia cầm của vùng đạt 60,7 triệu con chiếm tới 20,2% cả
nước, chủ yếu là gà, vịt, ngan, ngỗng.
35
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH
SÓC TRĂNG
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng:
2.1.1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ:
2.1.1.1 Vị trí địa lí
Sóc Trăng là tỉnh thuộc ĐBSCL, nằm ở đoạn cuối của dòng sông Hậu đổ vào
Biển Đông tại cửa Định An và Tranh Đề, có phần đất liền nằm từ 9°12' - 9°56' vĩ độ
bắc và 105°33' - 106°23' kinh độ đông. Phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang,
phía nam và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp Trà Vinh, phía đông và
đông nam giáp biển với chiều dài 72 km. Trung tâm thành phố Sóc Trăng cách
Thành phố Hồ Chí Minh 240 km và cách thành phố Cần Thơ 60 km theo quốc lộ
1A. Có thể nói là rất thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
đặc biệt là về phát triển nông nghiệp.
Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là
"xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho
chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành
Sóc Trăng.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là: 3311,8 km2
chiếm gần 8,2% diện tích vùng
ĐBSCL và 1% diện tích cả nước , đứng thứ 43/63 tỉnh, thành phố, với số dân là
1300,8 nghìn người (2010) chiếm 7,5% dân số vùng ĐBSCL và 1,5% dân số toàn
quốc, đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố.
Nằm không xa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Sóc Trăng có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thông qua các mối liên hệ qua lại về sản xuất,
hàng hóa, công nghệ…
Nhờ mạng lưới giao thông nên Sóc Trăng có thể giao lưu dễ dàng với các tỉnh
trong nước và cả quốc tế.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

More Related Content

What's hot

Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
đề Tài du lịch vì người nghèo
đề Tài du lịch vì người nghèođề Tài du lịch vì người nghèo
đề Tài du lịch vì người nghèoDương Dương
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chính sách xây dựng đô thị thông minh ở quận Thanh Khê
Luận văn: Chính sách xây dựng đô thị thông minh ở quận Thanh KhêLuận văn: Chính sách xây dựng đô thị thông minh ở quận Thanh Khê
Luận văn: Chính sách xây dựng đô thị thông minh ở quận Thanh Khê
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
đề Tài du lịch vì người nghèo
đề Tài du lịch vì người nghèođề Tài du lịch vì người nghèo
đề Tài du lịch vì người nghèo
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng TrạchLuận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 

Similar to Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...nataliej4
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...nataliej4
 
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...nataliej4
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Huy động cấc nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt trở thành thành ...
Luận văn: Huy động cấc nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt trở thành thành ...Luận văn: Huy động cấc nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt trở thành thành ...
Luận văn: Huy động cấc nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt trở thành thành ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Huy động các nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt thành thành phố ...
Luận văn: Huy động các nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt thành thành phố ...Luận văn: Huy động các nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt thành thành phố ...
Luận văn: Huy động các nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt thành thành phố ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa (20)

Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
 
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ AnLuận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
 
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
 
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếuLuận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
 
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOTĐề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
 
Luận văn: Huy động cấc nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt trở thành thành ...
Luận văn: Huy động cấc nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt trở thành thành ...Luận văn: Huy động cấc nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt trở thành thành ...
Luận văn: Huy động cấc nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt trở thành thành ...
 
Luận văn: Huy động các nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt thành thành phố ...
Luận văn: Huy động các nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt thành thành phố ...Luận văn: Huy động các nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt thành thành phố ...
Luận văn: Huy động các nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt thành thành phố ...
 
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxhoangvubaongoc112011
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfSuperJudy1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhNguynHuTh6
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thu Ba PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thu Ba PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA Chuyên ngành: Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên) Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN MINH TUỆ Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS. NGUYỄN MINH TUỆ đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, phòng Sau đại học, khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và môi trường, Cục thống kê và chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp các tư liệu để tác giả thực hiện luận văn. Cuối lời tác giả xin gửi lời cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thu Ba
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục kí hiệu, chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài: .................................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài: .............................................................2 2.1. Mục tiêu:........................................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ:......................................................................................................2 2.3. Giới hạn:........................................................................................................2 3. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:..............................................................3 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:.............................................................4 4.1. Quan điểm: ....................................................................................................4 4.2. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................5 5. Cấu trúc luận văn:................................................................................................6 NỘI DUNG ................................................................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP .....................................................................................................................................7 1.1. Cơ sở lí luận......................................................................................................7 1.1.1. Quan niệm, vai trò và đặc điểm của nông nghiệp......................................7 1.1.1.1 Quan niệm.............................................................................................7 1.1.1.2 Vai trò: ..................................................................................................7 1.1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ...................................................11 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp ..............13
  • 5. 1.1.2.1. Vị trí địa lí kết hợp cùng khí hậu, thổ nhưỡng qui định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp .............................................................................13 1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ....................................13 1.1.2.3. Kinh tế - xã hội ..................................................................................16 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá ................................................................................20 1.1.3.1 GDP nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với GDP toàn nền kinh tế..............................................................................................................20 1.1.3.2 Giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp , cơ cấu GTSX phân theo ngành và tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp......................................................21 1.1.3.3 Giá trị được tạo ra trên một ha đất nông nghiệp.................................22 1.1.3.4 Năng suất lao động nông nghiệp.........................................................23 1.1.3.5 Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh.........................23 1.1.4. Công nghiệp hóa.......................................................................................26 1.1.4.1 Khái niệm............................................................................................26 1.1.4.2 Mục tiêu của quá trình CNH...............................................................27 1.1.4.3 Tác động của quá trình CNH ..............................................................27 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................28 1.2.1. Vài nét về phát triển nông nghiệp (nghĩa hẹp) ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2010.........................................................................................................28 1.2.1.1. Những kết quả đạt được.....................................................................28 1.2.1.2. Những tồn tại, hạn chế.......................................................................31 1.2.2. Vài nét về phát triển nông nghiệp (nghĩa hẹp) ở ĐBSCL........................32 CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG ....................................................35 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng: ..............35 2.1.1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ: ...................................................................35 2.1.1.1 Vị trí địa lí...........................................................................................35 2.1.1.2 Phạm vi lãnh thổ .................................................................................36 2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên............................................37 2.1.2.1 Địa hình và đất....................................................................................37 2.1.2.2 Khí hậu................................................................................................40
  • 6. 2.1.2.3 Nguồn nước.........................................................................................41 2.1.2.4 Sinh vật ...............................................................................................44 2.1.3 Kinh tế - xã hội:.........................................................................................45 2.1.3.1 Dân cư – lao động...............................................................................45 2.1.3.2 Khoa học – công nghệ.........................................................................48 2.1.3.3 Cơ sở hạ tầng và Cơ sở vật chất kĩ thuật ............................................49 2.1.3.4 Thị trường ...........................................................................................51 2.1.3.5 Vốn......................................................................................................52 2.1.3.6 Hợp tác quốc tế ...................................................................................53 2.2. Đánh giá chung...............................................................................................54 2.3 Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000 - 2010 .......................................................................................................................57 2.3.1. Khái quát chung........................................................................................57 2.3.1.1. Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Sóc Trăng ..................57 2.3.1.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (2000 – 2010) .........................................................................................................................59 2.3.2. Các ngành nông nghiệp............................................................................60 2.3.2.1. Trồng trọt: ..........................................................................................60 2.3.2.2. Chăn nuôi...........................................................................................81 2.3.2.3. Dịch vụ nông nghiệp..........................................................................86 2.3.3. Đánh giá chung.........................................................................................92 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG...............................................................................95 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển..................................................95 3.1.1. Quan điểm ................................................................................................95 3.1.2. Mục tiêu phát triển ...................................................................................96 3.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp..........................................................97 3.1.3.1. Theo ngành.........................................................................................97 3.1.3.2. Theo lãnh thổ ...................................................................................107 3.2. Các giải pháp chủ yếu...................................................................................109
  • 7. 3.2.1 Chính sách phát triển nông nghiệp..........................................................109 3.2.2 Củng cố, hoàn thiện CSHT và CSVCKT phục vụ nông nghiệp .............110 3.2.3 Đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ:............................112 3.2.4 Quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:......................................113 3.2.5 Tổ chức sản xuất gắn với thị trường: ......................................................114 3.2.6 Bảo vệ môi trường bền vững:..................................................................116 KẾT LUẬN............................................................................................................117 KIẾN NGHỊ...........................................................................................................118 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................120
  • 8. DANH MỤC KÍ HIỆU,CHỮ VIẾT TẮT CNH : Công nghiệp hóa CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng CSVCKT : Cơ sở vật chất kĩ thuật DN : Doanh nghiệp ĐP : Địa phương ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long FDI : Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTSX : Giá trị sản xuất HĐH : Hiện đại hóa HTX : Hợp tác xã HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp IPM : Chương trình quản lí dịch hại tổng hợp KV : Khu vực NS : Ngân sách ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức PTNT : Phát triển nông thôn TW : Trung Ương & : Và
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng...................................................29 Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng lúa các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2010 ......................32 Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số tỉnh Sóc Trăng năm 2010.....................36 Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP), GDP bình quân đầu người của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000 – 2010............................................................57 Bảng 2.3: GTSX nông nghiệp và tỉ trọng của nó trong GTSX nông - lâm - thủy sản . giai đoạn 2000 – 2010..............................................................................59 Bảng 2.4: GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2000 – 2010 (giá so sánh 1994, tỉ đồng).......................................................................61 Bảng 2.5: Diện tích các loại cây trồng tỉnh Sóc Trăng (2000 – 2010) .....................62 Bảng 2.6: Diện tích, sản lượng và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người giai đoạn 2000 - 2010 .............................................................................63 Bảng 2.7: Diện tích và sản lượng lúa tỉnh Sóc Trăng (2000 – 2010) ......................65 Bảng 2.8: Diện tích và sản lượng lúa phân bố theo huyện thị (2000 – 2010) .........66 Bảng 2.9: Diện tích và sản lượng rau đậu tỉnh Sóc Trăng .......................................69 Bảng 2.10: Diện tích và sản lượng rau các loại phân theo huyện thị (2000 – 2010) 71 Bảng 2.11: Diện tích và sản lượng đậu các loại phân theo huyện thị (2000 – 2010) 73 Bảng 2.12: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm thời kì 2000 – 2010 .............................................................................................75 Bảng 2.13: Diện tích và sản lượng mía phân theo huyện thị ...................................76 Bảng 2.14: Diện tích và sản lượng dừa tỉnh Sóc Trăng............................................78 Bảng 2.15: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả thời kì 2000 – 2010 .............80 Bảng 2.16: Số lượng trâu phân theo huyện thị..........................................................82
  • 10. Bảng 2.17: Số lượng bò phân theo huyện thị (Đơn vị:nghìn con)............................83 Bảng 2.18: Số lượng lợn phân theo huyện thị (Đơn vị:nghìn con)...........................84 Bảng 2.19: Số lượng gia cầm phân theo huyện thị (Đơn vị: nghìn con) ..................85 Bảng 3.1 : Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 .........................106
  • 11. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2010 (%)...................................39 Hình 2.2: Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 (%).........................................................................................47 Hình 2.3: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2010 (%)...........58 Hình 2.4: Cơ cấu GTSX nông nghiệp theo ngành giai đoạn 2000 – 2010 (%) ........60 Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp tỉnh Sóc Trăng ....................74
  • 12. 1 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Việt Nam là nước nông nghiệp, đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước tình hình thế giới đầy biến động, nông nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào việc ổn định kinh tế xã hội (KT – XH) như: giải quyết việc làm cho người lao động, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước… Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước đã, đang và sẽ có những đóng góp đáng kể cho sản xuất nông nghiệp cả nước. Sóc Trăng là 1 trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL, có bình quân đất nông nghiệp trên đầu người khá cao, khí hậu ôn hòa, nguồn nước mặt khá dồi dào, không bị ngập lũ, có 72 km giáp biển, điều kiện giao thương trong và ngoài tỉnh thuận tiện. Đây là những tiền đề quan trọng cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng có lợi thế cạnh tranh cao. Thực tế nông nghiệp Sóc Trăng trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến và đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh năm 1994) đạt 5033,3 tỉ đồng, chiếm 8,1% vùng ĐBSCL, đứng thứ 6/13 tỉnh ĐBSCL và thứ 12/63 tỉnh, thành phố cả nước; sản lượng lương thực có hạt đạt 1953,3 nghìn tấn đứng thứ 5 vùng ĐBSCL và cũng thứ 5 cả nước; bình quân lương thực có hạt: 1501,6 kg/người, cao gấp 1,2 lần mức trung bình toàn vùng ĐBSCL và cao gấp 2,9 lần mức trung bình cả nước. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và mong muốn nền nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn nữa cho nông nghiệp cả nước, tôi chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa ”.
  • 13. 2 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài: 2.1. Mục tiêu: Trên cơ sở tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về địa lí nông nghiệp, đề tài nhằm đánh giá các điều kiện cho phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2000 – 2010 từ đó đề ra một số giải pháp khả thi cho nền nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao. 2.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:  Đúc kết có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về địa lí nông nghiệp, làm cơ sở vận dụng vào địa bàn tỉnh Sóc Trăng.  Đánh giá các nhân tố (tự nhiên, KT - XH) đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng.  Phân tích thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000 – 2010.  Đề xuất một số giải pháp góp phần đưa nền nông nghiệp Sóc Trăng phát triển có hiệu quả và bền vững. 2.3. Giới hạn:  Về nội dung Do hạn chế về nguồn tư liệu cũng như điều kiện nghiên cứu nên đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo nghĩa hẹp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.  Về thời gian Phạm vi thời gian nghiên cứu nông nghiệp Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa là từ năm 2000 đến 2010 nên tác giả sử dụng cụm từ “giai đoạn 2000 –
  • 14. 3 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa 2010” thay cho cụm từ “ thời kì công nghiệp hóa” nhằm cụ thể hóa thời gian và định hướng đến năm 2020.  Về phương diện lãnh thổ: đề tài nghiên cứu sự phát triển và phân bố nông nghiệp trên 1 thành phố, 10 huyện của tỉnh Sóc Trăng, có chú ý so sánh với các tỉnh lân cận và vùng ĐBSCL. 3. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Nông nghiệp là ngành sản xuất xuất hiện sớm nhất trong lịch sử nhân loại vì vậy là một trong những lĩnh vực quan trọng và được các nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam nghiên cứu rất nhiều. Ở Việt Nam, dưới góc độ địa lí có thể kể đến những giáo trình đã được giảng dạy ở khoa Địa lí các trường ĐHSP như:  Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội đại cương – PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS. Lê Thông, NXB ĐHSP Hà Nội 2005, trong đó có dành 1 chương phân tích về vai trò, đặc điểm, tình hình sản xuất và phân bố nông nghiệp trên thế giới.  Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam – GS.TS. Lê Thông (chủ biên), PGS.TS. Nguyễn Văn Phú, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, NXB ĐHSP 2011 (tái bản lần thứ 4 có bổ sung, chỉnh lí) và giáo trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam – GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên), NXB Giáo dục 2001. Trong 2 giáo trình này các tác giả cũng dành 1 chương phân tích về Địa lí nông nghiệp Việt Nam, các ngành trồng trọt, chăn nuôi.  Cuốn sách Việt Nam, các tỉnh và thành phố Việt Nam – GS.TS. Lê Thông (chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam năm 2011 Trong nghiên cứu về nông nghiệp Sóc Trăng có phân tích nền nông nghiệp của tỉnh.  Ngoài ra còn có các giáo trình khác nữa bàn về nông nghiệp (theo cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp) tiêu biểu như: Giáo trình Kinh tế nông nghiệp – GS.TS. Nguyễn Thế Nhã, PGS.TS. Vũ Đình Thắng, trong đó trình bày những vấn đề lí luận, phương pháp luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp.
  • 15. 4 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa  Cuốn Nông nghiệp nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau – Đặng Kim Sơn hay Một số vấn đề đặt ra sau 30 năm phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long – Nguyễn Sinh Cúc…, trong đó các tác giả đã nghiên cứu sự phân bố địa lí của sản xuất nông nghiệp, các điều kiện và đặc điểm phát triển nông nghiệp nói chung giúp học viên có được những quan điểm, nhận thức về lý luận và nhiều tài liệu cần thiết để kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu: 4.1. Quan điểm:  Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: đây là quan điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu địa lí nói chung địa lí nông nghiệp nói riêng. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình nghiên cứu để phân tích các mối quan hệ tổng hợp giữa điều kiện tự nhiên với điều kiện KT - XH, phân tích cơ cấu nông nghiệp và nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Bên cạnh đó, quan điểm này còn được sử dụng nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp nhằm phát hiện các mối quan hệ đa chiều giữa các bộ phận kinh tế nông nghiệp với nhau và giữa chúng với điều kiện sinh thái. Nghiên cứu sự khác biệt lãnh thổ nông nghiệp, tìm ra thế mạnh của từng vùng sản xuất nông nghiệp ở Sóc Trăng để từ đó có kế hoạch bố trí, phân vùng sản xuất nông nghiệp một cách hợp lí và hiệu quả.  Quan điểm lịch sử viễn cảnh: theo quan điểm lịch sử thì mỗi đối tượng địa lí đều tồn tại trong một thời gian nhất định, chúng có quá trình phát sinh, phát triển và suy vong. Vận dụng quan điểm này nghiên cứu quá trình phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng tôi sẽ có cái nhìn tổng quan về lịch sử phát triển nông nghiệp của tỉnh trong khoảng thời gian nhất định để có những nhận định, phân tích về tình hình phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp hiện tại, dự báo và đưa ra một số giải pháp cho tương lai.
  • 16. 5 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa  Quan điểm hệ thống: sử dụng quan điểm hệ thống trong quá trình nghiên cứu địa lí KT - XH nói chung, nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng nói riêng là điều cần thiết vì mỗi đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống. Tỉnh Sóc Trăng là một hệ thống KT - XH nhỏ trong hệ thống KT - XH vùng ĐBSCL và trong cả nước. Theo quan điểm này, trong hệ thống KT - XH tỉnh Sóc Trăng có các phân hệ nhỏ hơn: hệ thống các ngành kinh tế, hệ thống dân cư, xã hội…chúng luôn có mối quan hệ với nhau chỉ cần một thay đổi nhỏ của một phân hệ cũng có thể dẫn đến sự thay đổi của cả hệ thống. Vì vậy khi nghiên cứu đề tài cần lưu ý đến tính hệ thống của đối tượng.  Quan điểm phát triển bền vững: đối với việc nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng thời kì công nghiệp hóa ” thì quan điểm phát triển bền vững được xem như mục tiêu của quá trình nghiên cứu.  Quan điểm kinh tế: trong nghiên cứu địa lí KT - XH quan điểm kinh tế được coi trọng là lẽ tự nhiên bởi lẽ phát triển kinh tế phải gắn liền với lợi nhuận. Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng cũng không ngoài mục đích đó tuy nhiên cũng cần tránh xu hướng bất chấp tất cả để có được lợi ích kinh tế vì điều này trái ngược với quan điểm phát triển bền vững. 4.2. Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp thu thập tài liệu: phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lí KT - XH nói riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp theo khía cạnh ngành và lãnh thổ là việc làm phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong quá trình thực hiện luận văn tôi sẽ tiến hành thu thập tư liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau gồm các tài liệu đã xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban nhân nhân tỉnh Sóc Trăng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng,…) và tài liệu từ các trang web,… để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
  • 17. 6 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa  Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: sau khi thu thập tài liệu, tôi sẽ tiến hành xử lí nguồn tài liệu thu thập cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,…  Phương pháp chuyên gia: bằng cách trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các thầy giáo, các nhà khoa học, các cán bộ làm trong các Sở, ban ngành có liên quan để hiểu rõ hơn về những thuật ngữ chuyên môn trong nông nghiệp, cách xử lý các số liệu và hiện trạng của ngành nông nghiệp trong những năm qua…  Phương pháp khai thác thông tin, tranh ảnh, bản đồ trên internet sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, nhằm làm cho đề tài đảm bảo được tính trực quan và cập nhật được những thông tin mới nhất.  Phương pháp bản đồ - GIS: đây là phương pháp không thể thiếu trong các đề tài nghiên cứu địa lí nói chung và địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Bản đồ là phương tiện hữu hiệu trong việc nghiên cứu đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng phát triển và phân bố nông nghiệp theo không gian và thời gian. 5. Cấu trúc luận văn: Đề tài: “Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa ” ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm có 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về Địa lí nông nghiệp Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng
  • 18. 7 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Quan niệm, vai trò và đặc điểm của nông nghiệp 1.1.1.1 Quan niệm Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm,… và các dịch vụ nông nghiệp. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. 1.1.1.2 Vai trò: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không nhiều, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vai trò to lớn của nông nghiệp được thể hiện ở các điểm sau:  Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con người
  • 19. 8 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất cả xã hội loài người. Từ khi ra đời đến nay, cùng với tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nông nghiệp ngày càng được mở rộng, các giống cây trồng vật nuôi ngày càng đa dạng phong phú . Các Mác đã khẳng định con người trước hết phải có ăn rồi sau đó mới nói đến các hoạt động khác. Ông đã chỉ rõ: nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người…và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên cho sự sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung. Điều này khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp trong việc nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh kinh tế chỉ có thể phát triển một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.  Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân cư Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến như: chế biến thực phẩm, đồ uống, công nghiệp dệt, da và đồ dùng bằng da… Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường ...Vì thế trong một chừng mực nhất định, nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp chế biến.  Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Ở hầu hết các nước đang phát triển các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát
  • 20. 9 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.  Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước Quá trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) ở các nước đang phát triển đặt ra nhu cầu lớn về ngoại tệ để có thể nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ… Một phần nhu cầu ngoại tệ đó có thể đáp ứng được thông qua hoạt động xuất khẩu nông sản. Các sản phẩm nông – lâm – thuỷ hải sản thô hoặc đã qua chế biến trở thành thế mạnh của các nước đang phát triển trong việc tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Thí dụ ở Việt Nam, năm 2010, trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gần 71,2 tỉ USD thì hàng nông sản chiếm 15,5% (nếu kể cả thủy sản và lâm sản là 23,3%)  Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp, đô thị và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác Trong giai đoạn đầu của CNH, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung sống ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp, nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình nông nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác đó mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị. Đó là xu hướng có tính qui luật trong phân công lại lao động xã hội của mọi quốc gia trong quá trình CNH, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, khả năng di chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác còn phụ thuộc vào việc nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, vào việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở thành thị và cả việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn.
  • 21. 10 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa  Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của CNH, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản v.v... trong đó thuế có vị trí rất quan trọng “Kuznets cho rằng gánh nặng của thuế mà nông nghiệp phải chịu là cao hơn nhiều so với dịch vụ Nhà nước cung cấp cho công nghiệp”. Việc huy động vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn trên cơ sở việc thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự áp đặt của Chính phủ. Những điển hình về sự thành công của sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho nông nghiệp. Tuy nhiên vốn tích luỹ từ nông nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát huy, phải coi trọng các nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp lý, đừng quá cường điệu vai trò tích luỹ vốn từ nông nghiệp.  Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Quá trình phát triển nông nghiệp gắn liền với việc thường xuyên sử dụng đất đai, nguồn nước, các loại hóa chất…đều có ảnh hưởng đến môi trường. Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường. Việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái còn là điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển và đạt hiệu quả cao. Tóm lại, từ quá khứ đến hiện tại cũng như sau này, nông nghiệp luôn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Tại các nước đang phát triển như nước ta, nông nghiệp là ngành có liên quan trực tiếp đế việc làm, thu nhập và đời sống của đại đa số dân cư. Vì vậy, nông nghiệp có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự ổn định kinh tế và chính trị - xã hội.
  • 22. 11 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa 1.1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp  Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông,… đất đai là cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ thống đường giao thông,… để con người điều khiển các máy móc, các phương tiện vận tải hoạt động. Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng thêm, theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất ruộng đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông sản phẩm. Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quí trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.  Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, cơ thể sống Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển và diệt vọng. Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, bồi dục các giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương.
  • 23. 12 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa  Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao. Đây là một trong những nét có tính đặc thù và điển hình của sản xuất nông nghiệp vì: Thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất. Đặc điểm này xuất phát từ chỗ cây trồng và vật nuôi là các sinh vật sống nên chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển, con người chỉ tác động vào những giai đoạn nhất định nào đó mà thôi. Vì vậy trong nông nghiệp nhu cầu về lao động có thời gian cần nhiều có thời gian cần ít, thậm chí có thời gian không cần lao động. Việc sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất không giống nhau trong suốt chu kì sản xuất là một trong các hình thức biểu hiện của tính thời vụ. Do sự biến đổi thời tiết, khí hậu và mỗi loại cây trồng vật nuôi có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó dẫn đến sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ rất rõ rệt ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Vào mùa thu hoạch sản phẩm đó trở nên dư thừa nhưng ngược lại không phải mùa thu hoạch thì sản phẩm đó trỏ nên rất hiếm. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xóa bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách thích nghi với nó. Do vậy cần áp dụng các biện pháp làm giảm tính thời vụ như: thâm canh, tăng vụ, xen canh, luân canh, chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp, sử dụng máy móc đa năng,… trong sản xuất nông nghiệp.  Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhất là vào đất đai khí hậu và nguồn nước. Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và chất dưỡng chất trong đó yếu tố này không thể thay thế yếu tố kia. Các yếu tố trên kết hợp và cùng tác động với nhau trong một thể thống nhất. Chỉ cần thay đổi một yếu tố là có hàng loạt các kết hợp khác nhau và điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp.
  • 24. 13 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp 1.1.2.1. Vị trí địa lí kết hợp cùng khí hậu, thổ nhưỡng qui định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp Vị trí địa lí của lãnh thổ với đất liền, với biển, với các quốc gia trong khu vực và nằm trong một đới tự nhiên nhất định sẽ có ảnh hưởng tới phương hướng sản xuất, tới việc trao đổi và phân công lao động trong nông nghiệp. Thí dụ, vị trí của Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa đã qui định nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm đặc trưng là lúa gạo, cà phê, cao su, điều,... Các nông sản trao đổi trên thị trường thế giới tất nhiên chủ yếu là sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới. 1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Từ những đặc điểm đặc thù của sản xuất nông nghiệp, có thể thấy rằng sự phát triển và phân bố của ngành này tuỳ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Sự phân đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới tự nhiên. Sự tồn tại của các nền nông nghiệp gắn liền với các đặc trưng của từng đới tự nhiên. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong việc sử dụng lao động và các nguồn lực khác, trong việc trao đổi sản phẩm cũng chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Tính bấp bênh, không ổn định của nông nghiệp phần nhiều là do tai biến thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định. Rõ ràng, các nhân tố tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó nổi lên hàng đầu là đất, nước và khí hậu. - Đất đai Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và chăn nuôi. Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quĩ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến qui mô và phương hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh và
  • 25. 14 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa năng suất cây trồng. Đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng (các chất khoáng trong đất như N, P, K, Ca, Mg... và các nguyên tố vi lượng). Những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu trên thế giới đều là những vùng nông nghiệp trù phú. Chẳng hạn những vùng đất đen có tầng mùn dày, độ phì cao ở những vùng ôn đới của châu Âu, Bắc Mỹ trở thành vựa lúa mỳ lớn trên thế giới. Những kho lúa gạo của nhân loại thuộc về các vùng phù sa châu thổ sông Mê Công, Trường Giang, sông Hằng, sông Hồng của châu Á gió mùa. Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với việc phát triển và phân bố nông nghiệp như đất nào cây ấy, tấc đất tấc vàng. Tài nguyên đất nông nghiệp rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên của toàn thế giới. Ở nước ta tương ứng là 28,5% với 9,3 triệu ha. Xu hướng bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ngày một giảm do gia tăng dân số, do xói mòn, rửa trôi, do hoang mạc hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất công nghiệp, đất đô thị và đất cho cơ sở hạ tầng. Vì vậy con người cần phải sử dụng hợp lí diện tích đất nông nghiệp hiện có, duy trì và nâng cao độ phì cho đất. - Khí hậu Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và cả những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng… có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định (nghĩa là trong điều kiện đó cây trồng, vật nuôi mới có thể phát triển bình thường). Vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ chậm phát triển, thậm chí bị chết. Ví dụ, cây lúa ưa khí hậu nóng, ẩm, nhiệt độ trung bình tháng từ 20°C đến 30°C. Nhiệt độ thấp nhất vào đầu thời kỳ sinh trưởng không xuống dưới 12°C. Trong quá trình sinh trưởng, cây lúa cần có nước ngập chân.
  • 26. 15 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa Những vùng dồi dào về nhiệt, ẩm và lượng mưa, về thời gian chiếu sáng và cường độ bức xạ có thể cho phép trồng nhiều vụ trong năm với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng, có khả năng xen canh gối vụ, chẳng hạn như vùng nhiệt đới. Còn như vùng ôn đới, với một mùa đông tuyết phủ nên có ít vụ trong năm. Trên thế giới, sự hình thành 5 đới trồng trọt chính (đới nhiệt đới, đới cận nhiệt, đới ôn hoà có mùa hè dài và nóng, đới ôn hoà có mùa hè mát và ẩm và đới cận cực) phụ thuộc rõ nét vào sự phân đới khí hậu. - Nguồn nước Muốn duy trì hoạt động nông nghiệp cần phải có đầy đủ nguồn nước ngọt cho cây trồng, nước uống, nước tắm rửa cho gia súc. Nước đối với sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết như ông cha ta đã khẳng định “Nhất nước, nhì phân”. Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Những nơi có nguồn cung cấp nước dồi dào, thường xuyên đều là những vùng nông nghiệp trù phù, chẳng hạn như vùng hạ lưu các con sông lớn như Mêkông, Hoàng Hà… Ngược lại, nông nghiệp không thể phát triển được ở những nơi khan hiếm nước như các vùng hoang mạc, bán hoang mạc… Do ảnh hưởng của khí hậu và địa hình, nên nguồn nước trên thế giới phân bố không đều và thay đổi theo mùa. Ở nước ta, mùa mưa lượng nước tập trung quá lớn, làm dư thừa nước, còn mùa khô, ngược lại rất khan hiếm nước. Điều đó gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa khô và quá dư thừa nước trong mùa mưa, người ta đã xây dựng các công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước… để phục vụ tưới tiêu một cách chủ động. Sự suy giảm nguồn nước ngọt cạn kiệt là một nguy cơ đe dọa sự tồn tại và phát triển nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Sinh vật Sinh vật trong tự nhiên xưa kia là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi. Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật, hay nói cách khác về
  • 27. 16 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa loài cây, con là tiền đề hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái. Trên thế giới, sản lượng lương thực (lúa, ngô, khoai...) và các cây công nghiệp quan trọng (cao su, cà phê, ca cao, bông, đay, dầu cọ, lạc…) tập trung ở vùng nhiệt đới vì tại đây đã có tới 6 trên 10 trung tâm phát sinh cây trồng. Các diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ sở thức ăn tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi. Ngày nay, mặc dù ngành chăn nuôi được đẩy mạnh nhờ ứng dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp dựa trên nguồn thức ăn được chế biến theo phương pháp công nghiệp, nhưng nguồn thức ăn tự nhiên vẫn còn vai trò quan trọng. Có thể nói, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Đất, khí hậu, nước với tư cách là tài nguyên nông nghiệp quyết định khả năng (tự nhiên) nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trong từng lãnh thổ và khả năng áp dụng các quy trình kĩ thuật để sản xuất ra sản phẩm. 1.1.2.3. Kinh tế - xã hội  Dân cư, nguồn lao động Dân cư và lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp dưới hai góc độ: là lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ các nông sản. + Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích, khai hoang…) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ…). Các cây trồng, vật nuôi đòi hỏi nhiều công chăm sóc thường được phân bố ở các vùng đông dân, nhiều lao động. Không phải ngẫu nhiên, vùng lúa gạo được thâm canh cao nhất của nước ta lại xuất hiện ở đồng bằng sông Hồng. Các cây trồng, vật nuôi tốn ít công chăm sóc hơn có thể phân bố ở các vùng thưa dân. Nguồn lao động không chỉ được xem xét về mặt số lượng, mà còn cả về mặt chất lượng, như trình độ học vấn, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, tình
  • 28. 17 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa trạng thể lực của người lao động... Nếu nguồn lao động đông và tăng nhanh, trình độ học vấn và tay nghề thấp, thiếu việc làm sẽ trở thành gánh nặng cho nông nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. + Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, cần quan tâm đến truyền thống, tập quán ăn uống, quy mô dân số với khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm. Chăn nuôi lợn ở các nước Nam Á và Trung Đông không phát triển, thậm chí không có như ở Bănglađet và Pakixtan do các quốc gia Hồi giáo không ăn thịt lợn. Ở Ấn Độ, một nước đa dân tộc và tôn giáo, ngành chăn nuôi lợn và bò cũng bị ảnh hưởng bởi tập quán kiêng ăn thịt bò của đạo Hinđu và không ăn thịt lợn của tín đồ Hồi giáo. Ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Á- Phi, dân số đông và tăng nhanh. Trong cơ cấu nông nghiệp luôn có sự mất cân đối. Tỷ trọng chăn nuôi rất nhỏ bé so với trồng trọt, vì lương thực sản xuất ra chủ yếu để dành cho người.  Khoa học – công nghệ Khoa học - công nghệ đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, con người hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây, con mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH. Các biện pháp kỹ thuật như điện khí hoá (sử dụng điện trong nông nghiệp và nông thôn), cơ giới hoá (sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch), thủy lợi hoá (xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu hoặc áp dụng tưới tiêu theo khoa học), hoá học hoá (sử dụng rộng rãi phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất kích thích cây trồng, vật nuôi), sinh học hoá (áp dụng công nghệ sinh học như lai giống, biến đổi gien, cấy mô…) nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trên một đơn vị diện tích và của một người lao động sẽ thực sự được nâng cao.
  • 29. 18 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa Trên thế giới có sự chênh lệch rất lớn về năng suất lao động. Ở các nước phát triển, bình quân một lao động nông nghiệp có thể sản xuất từ 8 đến 14 tấn lương thực, từ 1,5 đến 2,0 tấn thịt các loại, đủ nuôi sống cho 30 đến 80 người, trong khi đó ở các nước đang phát triển tương ứng chỉ là 1 tấn lương thực, 50 - 100 kg thịt, đủ cho nhu cầu 2 - 4 người. Rõ ràng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển còn rất hạn chế trong khi nông nghiệp là ngành kinh tế chính của các nước này. Việt Nam cũng là một nước đang phát triển và nông nghiệp là một trong những lĩnh vực đáng tự hào của Việt Nam. Việt Nam trở thành một nước mạnh về xuất khẩu nhiều lĩnh vực trong đó có đóng góp của nông nghiệp. Bên cạnh các yếu tố như đất, sự sáng tạo, cần cù của người nông dân thì yếu tố mới về giống, công nghệ, chế biến và bảo quản hết sức quan trọng trong việc phát triển ngành nông nghiệp... Việt Nam có điều kiện để phát triển nông nghiệp vì thế phải đặt mục tiêu trong giai đoạn 10 năm tới không chỉ là một nước mạnh mà còn phải phát triển bền vững về nông nghiệp. Thực tế nhiều năm qua ngành nông nghiệp cũng khẳng định vai trò của khoa học công nghệ trong việc đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào việc đạt được những thành tựu của ngành trong thời gian vừa qua. Nhiều giống cây trồng vật nuôi mới đã được tạo ra, nhiều quy trình công nghệ được phát triển và ứng dụng trong sản xuất góp phần nâng cao năng suất và sản lượng nông sản ở các vùng sinh thái khác nhau. Đáng chú ý là chất lượng nguyên liệu và nông sản đã từng bước được cải thiện, nâng cao tính cạnh tranh của nông sản xuất xứ Việt Nam tại thị trường nội địa và quốc tế.  Cơ sở hạ tầng và Cơ sở vật chất kĩ thuật Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã tạo ra bước chuyển biến mới trong ngành nông nghiệp, đã và đang đưa nông nghiệp trở thành ngành sản xuất tiên tiến - một dạng sản xuất kiểu công nghiệp. Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng này là đưa nông nghiệp lên giai đoạn đại cơ khí, đẩy mạnh các quá trình liên kết, nâng cao vai trò của khoa học và biến nó thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong nông
  • 30. 19 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa nghiệp. Áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện giúp con người hạn chế những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và sản lượng nông nghiệp.  Thị trường Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường tiêu thụ là yếu tố cơ bản tác động đến cơ cấu, quy mô và giá trị của sản phẩm nông nghiệp, có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp phát triển và ngược lại. Nhu cầu của thị trường quyết định hướng sản xuất nông nghiệp. Mọi biến động trên thị trường đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thị trường cũng có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. Ở các nước trên thế giới, xung quanh các thành phố trung tâm công nghiệp lớn đều hình thành vành đai nông nghiệp ngoại thành mà hướng chuyên môn hóa là sản xuất rau xanh, thịt, sữa, trứng, dù rằng có thể điều kiện tự nhiên không thật thuận lợi. Điều đó chỉ có thể lí giải được bằng nhân tố thị trường tiêu thụ.  Vốn Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố nông nghiệp, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông nghiệp (như nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt xa bờ), đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp…  Chính sách Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát triển và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Chính sách khoán 10 ở Việt Nam từ năm 1988 là một thí dụ sinh động. Hộ nông dân được coi là một
  • 31. 20 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài để phát triển sản xuất, được tự do trao đổi hàng hoá, mua bán vật tư. Kinh tế hộ nông dân đã tạo đà cho việc khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có, sản xuất nông nghiệp nước ta tăng lên rõ rệt. Có thể nói chính sách khoán hộ đã tạo động lực cho tăng trưởng nông nghiệp trong những năm 90 của thế kỉ XX. Ngoài ra các chương trình giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.  Bối cảnh trong nước và khu vực: không chỉ thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và giá cả nông sản mà còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành phát triển các vùng nông nghiệp chuên môn hóa. 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá Việc lựa chọn các chỉ tiêu trong nghiên cứu kinh tế - xã hội là một vấn đề rất quan trọng nhằm đưa ra những căn cứ để đánh giá một cách sát thực nhất vấn đề nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp và mang tính khả thi cao. Trong đánh giá phát triển nông nghiệp (theo nghĩa rộng), các nhà kinh tế thường dựa vào các chỉ tiêu chủ yếu sau: 1.1.3.1 GDP nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với GDP toàn nền kinh tế Chỉ tiêu này phản ánh vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu toàn bộ nền kinh tế của một vùng, quốc gia hay khu vực, đồng thời cũng là thước đo để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tỉ trọng của nông nghiệp thường chiếm từ 20% – 30% GDP. Trong khi đó, ở các nước phát triển, nông nghiệp chỉ chiếm từ 1% – 7%. Hay ở Việt Nam , GDP nông - lâm - thủy sản chiếm 20,6% năm 2010, riêng nông nghiệp chiếm trên 2/3. Theo xu hướng phát triển hiện nay sẽ có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Nông
  • 32. 21 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa nghiệp sẽ ngày càng chiếm một tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế, song quy mô giá trị sản xuất vẫn không ngừng tăng lên nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. 1.1.3.2 Giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp , cơ cấu GTSX phân theo ngành và tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp - Giá trị sản xuất nông nghiệp là tổng giá trị sản xuất và dịch vụ nông nghiệp được tạo ra trên một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kì nhất định, thường là 1 năm. GTSX nông nghiệp được tính theo giá thực tế và giá so sánh năm 1994. - Cơ cấu GTSX nông nghiệp: được hiểu là tương quan về GTSX giữa các bộ phận (trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ) trong tổng thể hoạt động kinh tế nông nghiệp, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận đó với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện KT - XH nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Cơ cấu GTSX nông nghiệp tùy thuộc vào chiến lược phát triển và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên theo xu hướng chung, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng của trồng trọt. Cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành nông nghiệp hiện có sự chuyển dịch theo hướng: Trong nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.Trong nội bộ ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng có sự khác nhau - Trong trồng trọt: giảm diện tích cây trồng không mang lại hiệu quả kinh tế cao (như lương thực), tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu, thực phẩm,…
  • 33. 22 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa - Trong chăn nuôi: đẩy mạnh chăn nuôi lợn, bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm, giảm số lượng các vật nuôi không mang lại hiệu quả kinh tế cao, rủi ro Như vậy, chỉ tiêu GTSX và cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo ngành vừa phản ánh sự tăng lên về sản lượng nông nghiệp vừa thể hiện sự chuyển biến về mặt chất lượng của sự phát triển nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Tốc độ này thường thấp hơn rất nhiều so với các ngành công nghiệp và dịch vụ, bởi vì: nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, hàm chứa nhiều rủi ro; tiềm năng khai thác từ các yếu tố tự nhiên (như đất đai, nguồn nước) là có giới hạn; giá trị của các sản phẩm nông nghiệp thường thấp hơn nhiều so với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, để GTSX nông nghiệp tăng lên được 1% thì khó hơn rất nhiều so với mức tăng 5 – 6% của ngành công nghiệp hay dịch vụ. Trong tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp Ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp Trong nội bộ ngành trồng trọt thì tốc độ tăng trưởng cao thuộc về nhóm cây rau đậu, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. 1.1.3.3 Giá trị được tạo ra trên một ha đất nông nghiệp. Công thức tính: 𝐺 = 𝑃 𝑆 Trong đó: P: Giá trị sản xuất (triệu đồng) S: Diện tích gieo trồng (ha) G: GTSX/ha đất nông nghiệp (triệu đồng/ha) Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, thể hiện khả năng tăng năng suất bằng việc áp dụng các biện pháp KHKT, cải tiến kĩ
  • 34. 23 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa thuật sản xuất, cải tạo đất. Như đã phân tích ở trên, tiềm năng về diện tích cũng như độ phì tự nhiên của đất là có hạn, vậy nên, trên cùng một diện tích đất nông nghiệp, giá trị sản phẩm nông nghiệp được tạo ra càng nhiều khi càng sử dụng có hiệu quả các biện pháp KHKT, thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lí. Chính vì vậy, ở các nước phát triển, tuy diện tích nông nghiệp không còn nhiều và ngày càng bị thu hẹp nhưng giá trị mà ngành nông nghiệp tạo ra lại ngày càng tăng, đó chính là kết quả của sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại công nghệ cao. 1.1.3.4 Năng suất lao động nông nghiệp Công thức tính: 𝑁 = 𝑃 𝐿 Trong đó: P: Giá trị sản xuất nông nghiệp (triệu đồng) L: Số lao động nông nghiệp (người) N: Năng suất lao động nông nghiệp (triệu đồng/lao động) Năng suất lao động nông nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động và khả năng áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cần nhiều sức lao động của con người nhưng giá trị tạo ra lại không cao nên năng suất lao động nông nghiệp thường thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác. Mặt khác, tỉ lệ sử dụng thời gian trong lao động nông nghiệp cũng thấp hơn so với trong công nghiệp và dịch vụ do tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Mức độ áp dụng KHKT càng cao thì GTSX được tạo ra trong nông nghiệp ngày càng tăng trên một số lượng lao động nông nghiệp ngày càng giảm. 1.1.3.5 Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh Theo nhà Địa lí Nga K.I.Ivanov: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kỹ thuật công nghệ hiện đại sử dụng có hiệu
  • 35. 24 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất. Có nhiều hình thức TCLTNN với những đặc trưng khác nhau. Đối với cấp tỉnh phổ biến nhất có các hình thức TCLTNN là: hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, vùng chuyên canh và tiểu vùng nông nghiệp.  Hộ gia đình (nông hộ) Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể có được. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết thống, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại của gia đình. Hộ gia đình là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam. Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình: sản xuất chủ yếu nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của gia đình, ít có quan hệ với thị trường; quy mô đất đai nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông; quy mô vốn nhỏ, chủ yếu được trích từ tiết kiệm trong thu nhập ít ỏi của gia đình, mức tích luỹ thấp làm hạn chế khả năng đầu tư tái sản xuất; kỹ thuật canh tác và công cụ sản xuất lạc hậu, thô sơ, mang nặng tính truyền thống; chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Hộ gia đình tuy là hình thức TCLTNN ở trình độ thấp, nhưng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình là đơn vị cơ sở trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, và đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại, thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ cao hơn - nông thôn sản xuất hàng hoá.  Trang trại: Trang trại là thuật ngữ gọi tắt của trang trại nông nghiệp, chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Trang trại là hình thức phát triển cao hơn của nông hộ.
  • 36. 25 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa Sự hình thành trang trại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình CNH. Sự phát triển của ngành công nghiệp đặt ra nhu cầu lớn về nguồn cung cấp nguyên liệu từ nông nghiệp và đó là điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá mà trang trại là một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thích hợp. CNH càng cao thì kinh tế trang trại càng phát triển. Các đặc điểm cơ bản của trang trại bao gồm: Mục đích sản xuất là nhằm tạo ra nông sản hàng hoá theo nhu cầu thị trường; quy mô sản xuất tương đối lớn, tuỳ theo tính chất và loại hàng hoá nông sản mà nó sản xuất và khác nhau giữa các nước cũng như giữa các vùng trong từng nước. Phần lớn các trang trại đều có thuê, mướn lao động, có thể là thường xuyên hoặc theo thời vụ…  Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) HTXNN là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những đặc điểm cơ bản của HTXNN: HTXNN là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của những nông hộ, nông trại có chung yêu cầu về những dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh. HTXNN được thành lập dựa vào việc cùng góp vốn của các thành viên và mỗi xã viên đều có quyền bình đẳng. Mục đích kinh doanh của HTX là nhằm cung cấp dịch vụ cho xã viên, đáp ứng đủ và kịp thời số lượng, chất lượng của dịch vụ, đồng thời cũng tuân theo nguyên tắc tái sản xuất mở rộng. Các HTX nông nghiệp hiện nay chủ yếu là các HTX dịch vụ kinh tế - kỹ thuật (như: tín dụng, cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ nông sản, dịch vụ thú y, cơ khí nông nghiệp…)
  • 37. 26 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa  Vùng chuyên canh: Vùng chuyên canh là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tương đối phổ biến ở các nước cũng như ở Việt Nam. Trên một lãnh thổ sản xuất nhất định hoạt động sản xuất có sự tập trung cao độ với quy mô lớn được đầu tư trên cơ sở thâm canh, chuyên môn hóa một (hoặc một vài) loại nông phẩm nhằm mang lại hiệu quả cao về KT - XH. Vùng chuyên canh có những đặc điểm chủ yếu sau: - Mức độ tập trung hóa đất đai rất lớn trên một lãnh thổ nhất định, thuận lợi cho phát triển một vài cây trồng, vật nuôi nào đó. - Chuyên môn hóa sản xuất ở trình độ cao - Sản xuất được tiến hành gắn với thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ. - Hình thức sản xuất tại các vùng chuyên canh là hộ gia đình và trang trại.  Tiểu vùng nông nghiệp - Tiểu vùng nông nghiệp là một lãnh thổ có quy mô tương đối lớn có những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng - Có một vài sản phẩm chuyên môn hóa đặc trưng Đây là hình thức phù hợp và phổ biến đối với cấp tỉnh. 1.1.4. Công nghiệp hóa 1.1.4.1 Khái niệm Theo văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X, CNH là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, quản lý xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính chuyển sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao.
  • 38. 27 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa 1.1.4.2 Mục tiêu của quá trình CNH  Mục tiêu tổng quát CNH là mục tiêu lâu dài, xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản suất, đời sống vật chất, tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác.  Mục tiêu cụ thể Đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp với tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp khoảng 40-41%, dịch vụ chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng lao động xã hội, lao động công nghiệp và dịch vụ là 50%, nông nghiệp là 50%. 1.1.4.3 Tác động của quá trình CNH - CNH ở nước ta trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa. CNH là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết về con người và khoa học - công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. - CNH tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lực lượng sản xuất, nhờ đó mà nâng cao vai trò của người lao động - nhân tố trung tâm của nền kinh tế xã hội chủ
  • 39. 28 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa nghĩa; tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - CNH là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là tác dụng góp phần tăng cường quyền lực, sức mạnh và hiệu quả của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước. - CNH tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế. - CNH đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá trình quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lý theo hướng chuyên canh tập trung làm cho quan hệ kinh tế giữa các vùng, các miền trở nên thống nhất cao hơn. - CNH không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển và hiện đại hoá nền quốc phòng - an ninh. Sự nghiệp quốc phòng và an ninh gắn liền với sự nghiệp phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội. - CNH tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ về kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội, quốc phòng và an ninh. Thành công của sự nghiệp CNH nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì vậy mà CNH kinh tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Vài nét về phát triển nông nghiệp (nghĩa hẹp) ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2010 1.2.1.1. Những kết quả đạt được GTSX nông nghiệp tăng nhanh, từ 129.087,9 tỉ đồng năm 2000 lên 528.738,9 tỉ đồng năm 2010, tăng gấp 4,1 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2000 – 2010 là 4,2%/năm, trong đo trồng trọt: 3,6%, chăn nuôi: 6,8% và dịch vụ
  • 40. 29 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa nông nghiệp là 2,8% (Nguồn Số liệu thống kê vị thế kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt Nam, NXB Thống Kê năm 2011) Cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch song chậm và không ổn định theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt ( từ 78,3% năm 2000, xuống 73,6% năm 2005 và nhích lên 73,9% năm 2010, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi ( tương ứng là 19,3%, 24,6% và 24,5%), dịch vụ nông nghiệp vừa không đáng kể lại giảm đi (2,4%, 1,8% và 1,6%). Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng có sự biến động Bảng 1.1 Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng Năm 2000 Năm 2010 Tổng diện tích gieo trồng (nghìn ha) Trong đó: Cây lương thực có hạt Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 12644,3 8399,1 2229,4 565,0 1450,8 100% 68,8 17,6 2,1 11,5 13925,4 8641,4 2787,6 776,3 1720,1 100% 62,1 20,0 5,6 12,3 - Sản lượng lương thực có hạt tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường nhờ thực hiện chính sách đẩy mạnh CNH, HĐH song song với chú trọng phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm. Đến hết năm 2000, sản lượng lương thực có hạt của cả nước đạt 34,5 triệu tấn, đến năm 2010 lên tới 44,6 triệu tấn nâng mức lương thực có hạt bình quân đầu người từ 444,9 kg/người năm 2000 lên 480,9 kg/người năm 2005 và 513 kg/người năm 2010. Đây là nền tảng rất quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ công nghiệp
  • 41. 30 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa và xuất khẩu. Xuất khẩu lúa gạo tăng từ 3,48 triệu tấn năm 2000, lên 5,3 triệu tấn năm 2005 và 6,9 triệu tấn năm 2010 Phát triển cây công nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội và môi trường Diện tích cây công nghiệp hàng năm có tăng nhưng chậm (từ 778,1 nghìn ha năm 2000 lên 861,5 nghìn ha năm 2005 và giảm còn 800,2 nghìn ha năm 2010) với các cây chủ lực là mía và đậu tương. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng khá và liên tục ( từ 1451,3 nghìn ha năm 2000 lên 1633,6 nghìn ha năm 2005 và 1987,4 nghìn ha năm 2010). Việt Nam ở trong top đầu các nước trồng và xuất khẩu một số cây công nghiệp lâu năm như: cao su, cà phê, điều, hồ tiêu,… Năm 2000, giá trị xuất khẩu chỉ 6 mặt hàng cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều, tiêu, lạc nhân và chè) đạt gần 6 tỉ USD, chiếm 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. - Chăn nuôi phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá Ngành chăn nuôi trong nhiều năm qua luôn đạt tốc độ tăng trưởng dương về giá trị sản xuất, trung bình giai đoạn 2000 – 2010 đạt 6,8%. Chăn nuôi lợn đạt mức tăng trưởng cao. Tổng đàn lợn đạt 20,2 triệu con năm 2000 lên 27,4 triệu con năm 2010. Hướng cơ bản đã được khẳng định trong việc giải quyết giống cho chăn nuôi lợn là lợn lai kinh tế. Chăn nuôi bò phát triển tương đối ổn định qua các năm. Số lượng đàn bò tăng từ 4,1 triệu con năm 2000 lên 5,9 triệu con năm 2010. Hướng mới trong chăn nuôi bò là lấy sữa. Tổng đàn trâu đạt 2,9 triệu con (năm 2010). - Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ Đó là sự hình thành các vùng chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp. Cho đến nay, ngành nông nghiệp nước ta đã hình thành những vùng chuyên môn hoá rõ rệt, phù hợp với hướng sản xuất hàng hoá, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
  • 42. 31 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa * Trong sản xuất lương thực, thực phẩm: hình thành hai vùng chuyên canh lớn là ĐBSCL và Đồng bằng sông Hồng. ĐBSCL là trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm số một của cả nước, chiếm tới 46,4% diện tích cây lương thực có hạt của cả nước (năm 2010), 48,8% sản lượng lương thực có hạt, 90% giá trị gạo xuất khẩu của cả nước. Riêng về cây lúa, vùng chiếm tới 52,8% diện tích và trên 54,3% sản lượng lúa toàn quốc. Đồng bằng sông Hồng là trọng điểm thứ hai về sản xuất lương thực, thực phẩm với 14,2% diện tích và 18,0% sản lượng lúa cả nước với thế mạnh chính là cây lúa, rau màu, chăn nuôi lợn và gia cầm. * Về cây công nghiệp: Hình thành ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du Miền núi Bắc Bộ. Trong đó, Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và KT - XH, các sản phẩm cây công nghiệp chính như: cao su, cà phê, điều,… Vùng chuyên canh Tây Nguyên với sản phẩm đặc trưng: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dâu tằm. Ở Trung du miền núi phía Bắc, trên địa hình núi và cao nguyên, hình thành những đồi chè, những nông trường trồng lạc và thuốc lá, ngoài ra vùng còn có thế mạnh về cây dược liệu. Một hướng chuyên môn hoá mới trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây là sự hình thành các vành đai thực phẩm xung quanh đô thị với nhiệm vụ cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, được thực hiện một cách có quy hoạch. 1.2.1.2. Những tồn tại, hạn chế - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. - Nông nghiệp vẫn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khả năng ứng phó trước những biến động của tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp còn yếu.
  • 43. 32 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa - Chất lượng nông sản hàng hoá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến và khâu bảo quản sau thu hoạch còn yếu và thiếu. Chưa có mối quan hệ hữu cơ đáng kể nào giữa các cơ quan nghiên cứu, chế tạo với doanh nghiệp và nông dân, do vậy, Quyết định 80 về “liên kết bốn nhà” đang có chiều hướng chìm lắng do không có ai chịu trách nhiệm trên thực tế. 1.2.2. Vài nét về phát triển nông nghiệp (nghĩa hẹp) ở ĐBSCL Là vùng trọng điểm số một về sản xuất lương thực, thực phẩm, những bước tiến của ngành nông nghiệp ĐBSCL không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế toàn vùng mà còn có tác động không nhỏ đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế đất nước. Giá trị sản xuất tăng nhanh từ 40625,1 tỉ đồng (giá so sánh 1994) năm 2000 lên 56078,8 tỉ đồng năm 2010 (tăng gấp 1,4 lần), chiếm 31,1% GTSX nông nghiệp cả nước. Cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng ít có sự biến động, trong đó ngành trồng trọt luôn chiếm ưu thế với trên 77,0%, ngành chăn nuôi có xu hướng tăng nhẹ, hiện chiếm gần 16,0%, tỉ trọng dịch vụ cao hơn các vùng khác ở mức 6 – 7%. - Trồng trọt là ngành có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của vùng dựa trên lợi thế về khí hậu, đất và nguồn nước. Trong đó, cây lúa vẫn là cây chủ lực, là sản phẩm chuyên môn hoá lớn nhất của vùng, chiếm 99,1 diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt 52,8% diện tích và 54,3% sản lượng cả nước; bình quân thóc trên đầu người đạt 1260 kg năm 2010 (gấp 2,5 lần mức trung bình cả nước). ĐBSCL là vùng xuất khẩu gạo chủ yếu với 90% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 3 – 4 triệu tấn/năm (tương đương 3 tỉ USD). Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng lúa các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2010 Tỉnh Diện tích Sản lượng Nghìn ha % Nghìn tấn % Toàn vùng 3970,5 100 21569,8 100
  • 44. 33 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa Long An 470,7 11,9 2275,8 10,6 Tiền Giang 243,5 6,1 1317,1 6,1 Bến Tre 80,2 2,0 367,6 1,7 Trà Vinh 232,7 5,9 1156,0 5,4 Vĩnh Long 170,0 4,3 923,1 4,3 Đồng Tháp 465,1 11,7 2783,1 12,9 An Giang 590,1 14,9 3592,4 16,2 Kiên Giang 641,0 16,1 3485,1 16,2 Cần Thơ 209,4 5,3 1189,6 5,5 Hậu Giang 210,6 5,3 1088,0 5,0 Sóc Trăng 350,0 8,8 1939,0 9,0 Bạc Liêu 168,7 4,2 849,1 3,9 Cà Mau 138,5 3,5 503,9 2,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010) Cây công nghiệp hằng năm chủ yếu là cây mía, đay, dứa, cói,… Trong đó, cây mía có diện tích (57,5 nghìn ha) và sản lượng (4715,3 nghìn tấn) đứng đầu cả nước với các chỉ số tương ứng là 21,6% và 29,6%. Dừa là cây công nghiệp lâu năm truyền thống của vùng ĐBSCL, diện tích trồng dừa 117,8 nghìn ha (84% cả nước), trồng nhiều ở Bến Tre, Trà Vinh Cây ăn quả: cùng với cây lương thực, là thế mạnh nổi bật của vùng với diện tích 285,8 nghìn ha năm 2010, chiếm 36,8% diện tích cả nước, được trồng nhiều
  • 45. 34 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa nhất ở vùng ven sông Tiền, sông Hậu. Tập đoàn cây ăn quả rất phong phú trong đó đứng đầu cả nước là cam, chanh, quýt, chuối, xoài, nhãn, bưởi,…. Các sản phẩm nổi tiếng như bưởi Năm Roi, bưởi da xanh Bến Tre, xoài cát Hòa Lộc, quýt đường Sa Đéc, vú sữa Lò Rèn,… - Ngành chăn nuôi: chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nông nghiệp vùng ĐBSCL. Các vật nuôi chính là lợn, bò lấy thịt, gia cầm,…Hình thức nuôi chủ yếu là theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, nguồn vốn ít. Trong giai đoạn 2000 – 2010, số lượng đàn gia súc, gia cầm của vùng có nhiều biến động phức tạp. Số lượng đàn trâu giảm do nhu cầu sức kéo, cày đã được thay thế bằng máy móc. Đàn bò tiếp tục tăng với tốc độ khá nhanh, từ 197.2 nghìn con năm 2000 lên 691,1 nghìn con năm 2010. Số lượng đàn lợn có tăng nhưng tốc độ chưa cao, từ 2976,6 nghìn con năm 2000 lên 3798,8 nghìn con năm 2010, tăng 1,28 lần trong cả thời kì. Đàn gia cầm của vùng đạt 60,7 triệu con chiếm tới 20,2% cả nước, chủ yếu là gà, vịt, ngan, ngỗng.
  • 46. 35 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng: 2.1.1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ: 2.1.1.1 Vị trí địa lí Sóc Trăng là tỉnh thuộc ĐBSCL, nằm ở đoạn cuối của dòng sông Hậu đổ vào Biển Đông tại cửa Định An và Tranh Đề, có phần đất liền nằm từ 9°12' - 9°56' vĩ độ bắc và 105°33' - 106°23' kinh độ đông. Phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp Trà Vinh, phía đông và đông nam giáp biển với chiều dài 72 km. Trung tâm thành phố Sóc Trăng cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km và cách thành phố Cần Thơ 60 km theo quốc lộ 1A. Có thể nói là rất thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là về phát triển nông nghiệp. Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là: 3311,8 km2 chiếm gần 8,2% diện tích vùng ĐBSCL và 1% diện tích cả nước , đứng thứ 43/63 tỉnh, thành phố, với số dân là 1300,8 nghìn người (2010) chiếm 7,5% dân số vùng ĐBSCL và 1,5% dân số toàn quốc, đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố. Nằm không xa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Sóc Trăng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thông qua các mối liên hệ qua lại về sản xuất, hàng hóa, công nghệ… Nhờ mạng lưới giao thông nên Sóc Trăng có thể giao lưu dễ dàng với các tỉnh trong nước và cả quốc tế.