SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 31
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần
thứ tư
2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Phần 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 5
1.1. Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và cách mạng công nghiệp lần thứ tư 5
1.2. Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
thời gian qua 14
Phần 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TRONG ĐIỀU
KIỆN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 21
2.1. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả 21
2.2. Đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng kinh tế 23
2.3. Phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo,
nâng cao năng lực sáng tạo, chất lượng nguồn nhân lực 25
2.4. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa 26
2.5. Đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng chính phủ điện
tử, quản trị thông minh 28
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 CNH Công nghiệp hóa
2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2 KHCN Khoa học công nghệ
3 KT - XH Kinh tế - xã hội
4 KTCN Kỹ thuật công nghệ
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Kể từ khi Đảng ta đề ra đường lối CNH và lãnh đạo việc tiến hành công
cuộc CNH trong thực tiễn đường lối đó nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng
một nước nông nghiệp lạc hậu và kém phát triển về công nghiệp tính đến nay
đã trên nửa thế kỷ. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt và kéo dài
không những đã làm gián đoạncông cuộc CNH, mà bom đạn Mỹ còn phá huỷ
hầu hết những gì mà nhân dân ta đã làm được trong thời kỳ hoà bình ở miền
Bắc trước đó. Đồng thời, sau khi chiến tranh kết thúc, do nhiều nguyên nhân
khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, nên đất nước đã rơi vào tình trạng
khủng hoảng nặng nề về KT - XH. Hơn thế nữa, quan niệm cũ về CNH đã trở
nên quá lạc hậu trước sự biến đổi mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện
đại. Những thành tựu mà nhân dân ta thu được trong quá trình đổi mới, sự nhận
thức mới về thời đại, về vai trò của khoa học, công nghệ và vai trò của con
người trong phát triển KT - XH đương đại, cũng như những khó khăn và cả
những sai lầm khó tránh... đã được Đảng ta đúc kết thành những bài học có giá
trị trong việc chỉ đạo công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Công nghiệp
hoá theo hướng hiện đại được coilà nhiệm vụ trọng tâm để sớm đưa nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp. Sự đánh giá khách quan kinh nghiệm của
các nước xung quanh nước ta đã CNH thành công đã góp phần giúp Đảng ta,
qua các kỳ đại hội, đúc kết thành lý luận CNH đầy đủ hơn ở một đất nước kém
phát triển trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và
kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển rất
mạnh mẽ, tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát
triển. Đối với nước ta, nếu tận dụng được những thành tựu của cuộc cách
mạng này có thể “đi tắt, đón đầu”, đẩy mạnh và rút ngắn thời gian tiến hành
CNH, HĐH đất nước; đồng thời cũng có thể làm n cho chúng ta sẽ tụt hậu
5
ngày càng xa hơn nếu không tận dụng được cơ hội này. Thực tế đó đang đặt
ra vấn đề cần phải có những giải pháp phù hợp đối với quá trình CNH, HĐH
đất nước hiện nay. Vì vậy, tác giả chọnvấn đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm đề tài nghiên
cứu có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH đất
nước, cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp
lần thứ tư.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về CNH, HĐH đất nước, cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình CNH, HĐH đất nước thời
gian vừa qua.
- Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong điều
kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Quá trình CNH, HĐH đất nước.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: từ năm 2010 đến nay.
- Về không gian: trên phạm vi cả nước.
4. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, đề tài gồm 2 phần (7 tiết), kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo.
6
Phần 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LẦN THỨ TƯ
1.1. Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và cách mạng công nghiệp lần thứ tư
1.1.1.Mộtsố vấn đềlýluậnvềcông nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước
1.1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hoá có lịch sử phát triển khoảng ba trăm năm nay, bắt đầu
từ nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII, sau đó lan sang các nước ở Tây Âu, Bắc
Mỹ... và ngày nay ở các nước đang phát triển. Theo đó, có nhiều cách hiểu
khác nhau về công nghiệp hoá như: công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hoá của các nước đang phát triển.
Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã tổng kết
hiện có 128 khái niệm về công nghiệp hoá. Các khái niệm này xét về mục
đích, phương pháp tiến hành, về điều kiện KT - XH là khác nhau; CNH có
tính lịch sử gắn với những điều kiện của mỗi nước trong các thời kỳ khác
nhau. Tuy nhiên, theo nghĩa chung nhất, công nghiệp hoá là quá trình chuyển
một nền kinh tế lạc hậu, nông nghiệp là chủ yếu thành một nước có nền kinh
tế công nghiệp.
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng (1-1994)
tiếp tục coi công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng
đầu, là con đường khả dĩ duy nhất có thể đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt
hậu xa hơn nữa so với các nước xung quanh, là cách thức để ổn định chính trị,
xã hội, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền quốc gia và định hướng phát triển
xã hội chủ nghĩa. Hội nghị một lần nữa khẳng định: “chúng ta tiến hành công
nghiệp hoá không theo kiểu cũ, không lặp lại sai lầm nóng vội, chủ quan mà
Đại hội VI đã phê phán. Côngnghiệp hoá thực chất là xây dựng cơ sở vật chất -
7
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ
trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch
cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng
nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân” [7, tr. 27].
Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương khoá VII đã ra NQ số 07-NQ/HNTW về pháttriển côngnghiệp, công nghệ
đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng
giai cấp côngnhân trong giai đoạnmới, trong đó chỉ rõ: “Công nghiệp hoá, hiện
đạihoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là
chínhsangsửdụng một cáchphổ biếnsức lao độngvới công nghệ, phương tiện,
phươngpháp tiên tiến hiện đại, dựatrên sự pháttriển củacông nghiệp và tiến bộ
KHCN, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [8, tr. 4].
1.1.1.2. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Một là, đổi mới, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế
theo hướng hiện đại
Côngnghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết là cuộc cách mạng về lực lượng
sản xuất nhằm chuyển nền kinh tế dựa trên trình độ KTCN thủ công, năng suất
lao động thấp thành nền kinh tế công nghiệp dựa trên trình độ KTCN hiện đại,
năng suất lao động cao. Để thực hiện sự cải biến này phải đổi mới và nâng cao
trình độ KTCN của nền kinh tế theo hướng hiện đại; thực hiện cơ khí hoá, điện
khí hoá, tự động hoá sản xuất.
Đốitượng đổimới KTCNlà tất cảcác ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế
quốc dân. Trongđó, cầnchútrọngcác ngành sản xuất tư liệu sảnxuất, các ngành
côngnghiệp chế biến phục vụ tiêu dùngvà xuất khẩu, mộtsố ngành công nghiệp
mới, công nghiệp dựa trên công nghệ cao. Phải đổi mới công nghệ ở các khâu
của quá trình tái sản xuất nhằm bảo đảm tính đồng bộ, cân đối của quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, cần đột phá vào những khâu có ý
8
nghĩa quyếtđịnh đếnnâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, các
lĩnh vực phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Hai là, xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, các yếu tố
đó có vai trò, tỷ trọng khác nhau, song quan hệ chặt chẽ với nhau, phản ánh
tình trạng phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Dưới những góc độ khác nhau có các dạng cơ cấu kinh tế như: cơ cấu
kinh tế ngành (công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ); cơ cấu kinh tế vùng; cơ
cấu thành phần kinh tế... trong đó cơ cấu kinh tế ngành có tầm quan trọng đặc
biệt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Xây dựng cơ cấu kinh tế là nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Điều quan trọng là phải tạo ra được một cơ cấu kinh tế hợp
lý. Đó là một cơ cấu kinh tế phản ánh đúng các quy luật khách quan mà trước
hết là quy luật kinh tế; phù hợp với xu thế tiến bộ của KHCN; cho phép khai
thác có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước; thực hiện tốt sự phân công và
hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lạc hậu, mất cân đối, ít hiệu quả sang
một cơ cấu kinh tế phù hợp với nền sản xuất lớn hiện đại dưới tác động của
cách mạng KHCN và xu thế mở cửa, hội nhập.
Đối với nước ta, Đảng ta chủ trương phải từng bước xây dựng cơ cấu
kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại gắn với phân công lao
động và hợp tác quốc tế sâu rộng. Khi cơ cấu kinh tế này được được hình
thành, nước ta sẽ kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.1.2. Một số vấn đề lý luận về cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu xuất hiện từ thập niên đầu
tiên của thế kỷ XXI. Khác với các cuộc cách mạng trước kia, cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư là sự gắn quyện giữa các nền công nghệ làm xóa đi
ranh giới giữa thế giới vật thể, thế giới số hóa và thế giới sinh học. Đó là các
9
công nghệ internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, người máy, xe tự lái, in ba chiều,
máy tính siêu thông minh, công xưởng thông minh, công nghệ nano, công
nghệ sinh học...
Internet vạn vật (Internet of Things IoT) là hệ thống mạng điện tử mới
dựa trên công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông, không chỉ kết nối
con người với vật thể, con người với con người mà còn kết nối cả vật thể với
vật thể, làm cho máy móc có thể giao tiếp với máy móc trong môi trường
chung đa tầng nấc, đa chiều cạnh thông qua việc sử dụng các công cụ hiện
đại: website, email, điện thoại thông minh, mạng truyền thông xã hội, thiết bị
điện tử, thiết bị số hóa, thiết bị cảm biến siêu cao... Với internet vạn vật,
không gian thực (real sphere) và không gian ảo (virtual sphere); hệ thống vật
thể (physical system) và hệ thống số (digital system) giao hòa với nhau ngày
càng hữu cơ, làm thay đổi căn bản phương thức tổ chức và vận hành đời sống
xã hội cũng như nền sản xuất - dịch vụ - kinh doanh.
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là công nghệ mô phỏng
các quá trình tư duy, nhận thức của con người, trong đó có các quá trình học
tập, phân tích, xử lý, lập luận, dịch thuật, sáng tác, dự báo, tự điều chỉnh...
Hơn nữa, trí tuệ nhân tạo còn mô phỏng được cả một số hành vi của con
người, trong đó chứa đựng trạng thái tinh thần, cảm xúc, khả năng ứng xử phù
hợp với từng cảnh huống. Trên nền tảng của trí tuệ nhân tạo, các thiết bị tự
động sẽ xuất hiện ngày càng nhiều trong quá trình sản xuất vật chất hoạt động
kinh doanh, tác chiến quân sự, an ninh và nhiều loại hình lao động khác cũng
như trong đời sống thường nhật của con người.
Công nghệ in 3 chiều (3D Printing) hay còn được gọi là chế tạo cộng
(Additive Manufacturing), là công nghệ tạo ra một sản phẩm vật chất bằng
cách bồi đắp dần các lớp vật liệu từ một bản vẽ hay một mô hình 3D có trước.
Khác với công nghệ chế tạo truyền thống - chế tạo trừ (Reductive
Manufacturing), đây là mô hình sản xuất mới, hết sức tùy biến sản xuất ra
những sản phẩm theo “số đo” của từng người, theo nhu cầu của từng khách
10
hàng; ngoài ra, quá trình sản xuất những phụ tùng thay thế sẽ rất tiện lợi: các
yêu cầu và thông số kỹ thuật được chuyển cho các tổ chức mẹ, khâu chế tạo
sản phẩm sẽ được các công ty con thực hiện tại chỗ nhờ hệ thống máy tính dữ
liệu lớn (big data) kết nối đa chiều. Đây thật sự là điểm khởi đầu cho sự hình
thành các công xưởng, nhà máy thông minh (Smart Factory) triển khai một
nền sản xuất được cá tính hóa (individualized mass production) mà các nhà tư
tưởng kinh tế xuất sắc của nhân loại đã dự báo cách đây gần 170 năm. Với mô
hình sản xuất 3D ở các nhà máy thông minh, lợi thế cạnh tranh sẽ dịch chuyển
từ chi phí, quy mô đầu tư... sang các yếu tố khác (ý tưởng, thiết kế, chức năng
riêng biệt, chuỗi cung ứng, dịch vụ...). Khi nền sản xuất này trở thành phổ
biến, chắc chắn các quy luật của kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa sẽ
phải biểu hiện dưới hình thức mới, khác nhiều so với thời kỳ kinh điển từ
trước tới nay.
Công nghệ sinh học hiện đại (modern biotechnology) với hạt nhân là
công nghệ gen hay công nghệ di truyền (genetic engineering) đã phát triển lên
tầm cao của lực lượng sản xuất trực tiếp. Công nghệ gen bao gồm các kỹ
thuật thực hiện trên axit nucleic nhằm nghiên cứu cấu trúc của gen; điều chỉnh
và biến đổi gen; tách, tổng hợp và chuyển các gen mong muốn vào các tế bào
sinh vật chủ mới tạo ra các cơ thể mới (thực vật, động vật, vi sinh vật) mang
đặc tính mới. Ngoài ra, công nghệ sinh học hiện đại còn bao gồm công nghệ
tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên
men, công nghệ môi trường...
1.1.3. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra cơ hội phát cũng như thách
thức cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam có thể tận dụng được những thành tựu
11
khoa học - công nghệ mới, có thể “đi tắt, đón đầu”; đồng thời cũng có thể làm
sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn nếu không tận dụng được cơ hội này.
1.1.3.1. Về thời cơ
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội cho các
nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Đây có thể coi là
một cơ hội vàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, tiến tới thu hẹp
khoảng cách với các nước phát triển. Cụ thể là:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tạo ra lợi thế của những nước
đi sau như Việt Nam so với các nước phát triển do không bị hạn chế bởi quy
mô cồng kềnh; tạo điều kiện cho Việt Nam bứt phá nhanh chóng, vượt qua
các quốc gia khác cho dù xuất phát sau.
Việc đi sau và thừa hưởng những thành tựu từ cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 giúp Việt Nam tiết kiệm được thời gian nghiên cứu để phát huy tối
đa các tiềm năng và lợi thế sẵn có.
Việt Nam có cơ hội phát triển nhanh nền kinh tế tri thức, đi tắt, đón
đầu, tiến thẳng vào lĩnh vực công nghệ mới, tranh thủ thành tựu khoa học và
công nghệ, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội
nhập quốc tế.
Các chủ thể trong nền kinh tế có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những
tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin,
côngnghệ số, côngnghệ điều khiển và tự độnghóa để nâng cao năng suất, hiệu
quả trong tất cả các khâu của nền sản xuất xã hội. Điều này đã tạo ra khả năng
nâng cao mức thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
Với ưu thế dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh và Internet
cao, mức độ tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ tốt, cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đang tạo ra cho doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội lớn trong
việc xây dựng và phát triển dữ liệu lớn. Tại sự kiện ngày Internet 2017 do
Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức ngày 22 tháng 11 năm 2017 thì Việt Nam
12
hiện có 64 triệu người dùng Internet, xấp xỉ 67% dân số, đạt mức số lượng
người dùng Internet đứng thứ 6 châu Á và thứ 12 trên thế giới. Ngoài ra, Việt
Nam là nước có kết nối internet bằng điện thoại di động cao, có đến 55%
người Việt sở hữu điện thoại thông minh, trong khi chỉ có 46% người sở hữu
máy tính cá nhân. Đến năm 2020 cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện
thoại di động, hoạt động kinh doanh online sẽ tăng trưởng 40%. Theo bà
Tammy Phan - Giám đốc đối tác chiến lược và kênh bán hàng Việt Nam của
Google thì sử dụng dụng điện thoại di động giúp phát triển 11 kinh tế. Cứ
tăng thêm 1% số người dùng sẽ đóng góp hơn 100 triệu USD và GDP năm
2020, và tạo thêm 140.000 việc làm mới. Như vậy, có thể thấy, Việt Nam
đang có cơ hội trong việc xây dựng dữ liệu lớn, làm nền tảng triển khai các
trụ cột khác của nền công nghiệp 4.0.
1.1.3.1. Về thách thức
Một là, thách thức trong lĩnh vực giải quyết việc làm: chuyển dịch cơ
cấu lao động trong gần 30 năm qua của Việt Nam rất chậm và chậm hơn
nhiều nếu so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay
vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên
thiên nhiên. Trình độ lạc hậu của người lao động và của cả nền kinh tế chính
là trở ngại lớn nhất để chúng ta bắt kịp với các thành tựu khoa học, công nghệ
trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Trong tương lai, nhiều lao động
trong các ngành nghề của Việt Nam có thể thất nghiệp, ví dụ như lao động
ngành dệt may, giày dép.
Hai là, chất lượng nguồn nhân lực của Việt nam còn rất nhiều hạn chế.
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp. Theo số liệu thống kê
điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2017 thì có tới 78.4% lao động không
có trình độ chuyên môn kỹ thuật; 9.48% lao động có trình độ đại học trở lên;
3.17% lao động có trình độ cao đẳng; 5.42% lao động có trình độ trung cấp;
3.53% lao động có trình độ sơ cấp. Thêm vào đó, những người lao động có
trình độ đại học trở lên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao
13
động. Vì vậy tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng trong số lao động có
trình độ cao. Theo Bản tin Thị trường lao động số 15, tại thời điểm quí 3 năm
2017 số người thất nghiệp có trình độ từ đại học trở lên tăng 53,9 nghìn người
so với quí 2 năm 2017 ở mức 237 nghìn người, tương đương 4,51%6 .
Ba là, năng suất lao động còn thấp so với khu vực. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành
năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.166 USD/lao
động). Tính theo năng suất lao động theo sức mua tương đương năm 2011,
năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7,0%
mức năng suất của Xin-ga-po; 17,6% của Ma-lai-xi-a; 36,5% của Thái Lan;
42,3% của In-đô-nê-xi-a và bằng 56,7% năng suất lao động của Phi-li-pin.
Đáng báo động là chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các
nước vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền
kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất lao động của
các nước.
Bốn là, trình độ khoa học công nghệ của nước ta đang ở vị trí thấp so
với mức trung bình của thế giới. Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công
nghệ năm 2015, thì hiện nay cả nước có gần 600 nghìn doanh nghiệp, với hơn
90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phần lớn đều đang sử dụng công nghệ tụt
hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ. Trong đó, có đến 76%
máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 60 - 70 của
thế kỷ trước, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% thiết bị là đồ tân trang...,
chỉ có 20% là nhóm ngành sử dụng công nghệ cao. Một khảo sát khác từ
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc cho thấy, tỷ lệ giá trị nhập khẩu
công nghệ, thiết bị mỗi năm tại Việt Nam chưa đến 10% tổng kim ngạch nhập
khẩu, trong khi tỷ lệ tại các nước đang phát triển khác lên đến 40%. Báo cáo
năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017- 2018, Việt Nam được xếp hạng chung là
55/137 quốc gia, trong khi các chỉ số cấu phần liên quan đến đổi mới sáng tạo
lại thấp hơn nhiều.
14
Năm là, quy mô doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ bé, số doanh nghiệp
vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp của cả nước, phần
lớn doanh nghiệp chưa đạt được quy mô tối ưu (50 - 99 lao động) để có được
mức năng suất lao động cao nhất. Số lượng doanh nghiệp lớn còn ít (chỉ chiếm
2,1%), doanh nghiệp chưa xâm nhập được vào các thị trường, trung tâm công
nghệ của thế giới, do đó, chưa thực hiện được chức năng cầu nối về công nghệ
tri thức của thế giới vào thị trường trong nước. Doanh nghiệp tham gia các hoạt
động liên quan đến sáng tạo còn hạn chế, chưa tham gia sâu trong chuỗi cung
ứng toàn cầu nên chưa tận dụng được tính lan tỏa của tri thức, công nghệ và
năng suất lao động từ các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia vào doanh nghiệp
trong nước. Thêm vào đó mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai.
Sáu là, các nước công nghiệp mới nổi và nhiều nước đang phát triển đều
cạnh tranh quyết liệt, tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao công
nghệ, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu công nghệ từ cuộc Cách mạng
công nghiệp thứ tư đem lại để giành lợi thế phát triển. Đây cũng chính là áp lực
lớn cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt
Nam cần tỉnh táo trong hội nhập, hợp tác quốc tế, phát triển nền kinh tế thị
trường nhất là thị trường khoa học công nghệ, cải thiện đổi mới môi trường đầu
tư kinh doanh, tích lũy đầu tư để thu hút chuyển giao, ứng dụng nhanh những
thành tựu khoa học công nghệ vào phát triển nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bảy là, quản trị nhà nước cũng là một trong những thách thức lớn nhất
đốivới nước ta. Sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ gặp nhiều
khó khăn nếu công cuộc cải cách cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng
được Nhà nước đềra trong thời gian qua thực hiện không thành công. Bên cạnh
đó, những thách thức về an ninh phi truyền thống sẽ tạo ra áp lực lớn nếu Nhà
nước không đủ trình độ về công nghệ và kỹ năng quản lý để ứng phó.
15
1.2.Thựctrạngcôngnghiệphóa, hiệnđạihóa đất nước thời gian qua
1.2.1.Mộtsốthànhtựu côngnghiệphóa,hiện đạihóa đấtnướcthời gian qua
1.2.1.1. Về khoa học công nghệ
* Tiềm lực khoa học và công nghệ đã được tăng cường và phát triển
Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỷ
qua, chúng ta đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao
đẳng trở lên với trên 30 nghìn người có trình độ trên đại học (trên 14 nghìn
tiến sĩ và 16 nghìn thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu công nhân kỹ thuật; trong
đó, có khoảng 34 nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực KHCN
thuộc khu vực nhà nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động
KHCN của đất nước. Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu
tương đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số
ngành và lĩnh vực.
Thời gian qua, đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức KHCN
với trên 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế,
trong đó có gần 500 tổ chức ngoài nhà nước; 197 trường đại học và cao đẳng,
trong đó có 30 trường ngoài công lập. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện,
trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin khoa học
công nghệ, thư viện, cũng được tăng cường và nâng cấp. Đã xuất hiện một số
loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản
xuất - kinh doanh.
Mặc dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng với sự nỗ lực rất lớn
của Nhà nước, từ năm 2000 tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho KHCN đã đạt
2%, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư
phát triển KHCN của Đảng và Nhà nước.
* Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới
16
Hệ thống quản lý nhà nước về KHCN được tổ chức từ trung ương đến
địa phương đã đẩy mạnh phát triển KHCN , góp phần thực hiện các mục tiêu
phát triển KT - XH của ngành và địa phương.
Thực hiện Luật Khoa học và công nghệ, các chương trình, đề tài, dự án
KHCN đã bám sát hơn nhiệm vụ phát triển KT - XH. Cơ chế tuyển chọn tổ
chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN đã bước đầu được thực hiện theo
nguyên tắc dân chủ, công khai.
Hoạt động của các tổ chức KHCN đã mở rộng từ nghiên cứu - phát
triển đến sản xuất và dịch vụ KHCN . Quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân
trong hoạt động KHCN bước đầu được tăng cường. Quyền tự chủ về hợp tác
quốc tế của tổ chức, cá nhân hoạt động KHCN được mở rộng.
Vốn huy động cho KHCN từ các nguồn hợp đồng với khu vực sản xuất
- kinh doanh, tín dụng ngân hàng, tài trợ quốc tế và các nguồn khác, tăng đáng
kể nhờ chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho KHCN. Đã cải tiến một
bước việc cấp phát kinh phí đến nhà khoa học theo hướng giảm bớt các khâu
trung gian.
Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về KHCN từng bước
được hoàn thiện thông qua các quy định về chức năng, nhiệm vụ và trách
nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương.
* Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ của nhân dân
ngày càng được nâng cao
Nhờ có sự quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, hoạt động
tíchcực củacác tổ chức KHCN, các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư và công tác
phổ biến, tuyên truyền rộngrãi về tác độngcủa KHCN đếnsản xuất và đờisống,
nhận thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức KHCN của người dân trong
thời gian qua đã tăng lên rõ rệt. Hoạt động KHCN ngày càng được xã hội hoá
trên phạm vi cả nước.
17
1.2.1.2. Về cơ cấu kinh tế
* Về cơ cấu thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch khá rõ. Trước hết là
trong cơ cấu GDP, tỷ trọng khu vực Nhà nước đã giảm xuống còn dưới 1/3;
của khu vực tập thể còn rất thấp (5,05%); của khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đã chiếm gần 20%; còn khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên dưới 11%...
Vốn đầu tư đã có sự chuyển dịch theo hướng khai thác các nguồn lực của các
thành phần kinh tế ở trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong tổng
vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước đã
giảm xuống còn 39,3% (thời kỳ 2011-2013); của khu vực ngoài Nhà nước tăng
lên 38,1%; của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên 22,6% (thời kỳ
2011-2013). Về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tỷ
trọng kinh tế Nhà nước giảm xuống còn 10,2% năm 2013; tỷ trọng của khu
vực ngoài Nhà nước tăng lên 86,7%, trong đó của kinh tế tập thể giảm còn
1%, của kinh tế tư nhân đã chiếm trên dưới 1/3; tỷ trọng của khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài chiếm 3,1%...
* Về cơ cấu vùng kinh tế:
Đã xây dựng được một cơ cấu vùng hợp lý theo hướng phát huy lợi thế
từng vùng. Hiện nay cả nước có sáu vùng KT - XH và bốn vùng kinh tế trọng
điểm. Sáu vùng KT - XH bao gồm: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tây
Bắc và ĐôngBắc), vùng ĐồngbằngsôngHồng, vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải
Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông
Cửu Long. Bốn vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh và Quảng Ninh; vùng kinh tế trọng điểm phíaNam gồm 8 tỉnh,
thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình
Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang; vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
18
Bình Định; vùng Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 4 tỉnh,
thành phố: Cần Thơ, An Giang, Cà Mau và Kiên Giang.
* Về cơ cấu ngành kinh tế:
Cơ cấu các ngành kinh tế đãcó sựdịch chuyểntíchcực theo hướng CNH,
HĐH. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm xuống còn 18,9% năm
2010 và ở mức 18,12% năm 2014. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng
trong GDP tăng lên 38,5% năm 2014. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã
tăng lên 42,88% năm 2010 và khoảng 43,38% năm 2014. Quá trình chuyển dịch
cơ cấu trongtừng ngành cũng đãgắn nhiều hơn với các yêu cầu về CNH, HĐH.
Trongcơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp khai
khoáng giảm dần, trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng. Các
ngành dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản
xuất và đờisống. Trongđó,các ngành dịch vụ gắn với CNH, HĐH như dịch vụ
tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý, bưu chính viễn thông... phát triển nhanh,
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP.
* Về cơ cấu lao động:
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực. Gắn liền với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu CNH, HĐH. Tỷ
trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh xuống khoảng 47% năm
2014. Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng liên
tục, trong đó, ngành công nghiệp, xây dựng tăng lên 20,8% năm 2014; ngành
dịch vụ tăng lên 32,2% năm 2014. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên khoảng
40% năm 2010 và đến năm 2014 là 49%.
1.2.2. Mộtsố hạn chế của quá trình công nghiệphóa,hiệnđạihóa đất
nước thời gian qua
1.2.2.1.Chuyểndịchcơ cấungànhkinhtếvà cơ cấu laođộngdiễnra chậm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động
đã “chững lại” trong nhiều năm nhưng chậm có sự điều chỉnh phù hợp. Các
19
ngành dịch vụ sử dụng tri thức, KHCN phát triển còn chậm. Nếu như trong
giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH, cơ cấu kinh tế có tốc độ chuyển dịch
khá, cơ cấu ngành nông nghiệp trong GDP giảm mạnh xuống 19,3% năm
2005, thì từ năm 2006 đến nay, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm
không đáng kể. Năm 2014, ngành nông nghiệp vẫn chiếm hơn 18% GDP,
năm 2018 là 14,57%, cao hơn đáng kể so với tỷ trọng ngành nông nghiệp
trong GDP của các nước xung quanh (tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP
của Trung Quốc là 10,1%, của Indonesia là 14,4%, của Malaixia là 10,1% và
của Thái Lan là 12,3%).
1.2.2.2. Cơ cấu vùng kinh tế còn nhiều bất cập
Bên cạnh những kết quả tích cực mang lại từ liên kết vùng, thực tế
cũng cho thấy quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng và quy hoạch
ngành theo vùng hiện nay của nước ta chưa thực sự là công cụ hữu hiệu để
định hướng, điều phối, phân bổ ngân sách, thu hút nguồn lực, đầu tư, quản trị
không gian KT-XH, đặc biệt là thực hiện vai trò liên kết nội vùng.
Các vùng kinh tế trọng điểm chưa thực sự phát huy vai trò đầu tàu,
thiếu tác dụng lan tỏa, hiệu quả đầu tư chưa vượt trội; các vùng khó khăn phát
triển thiếu bền vững, khoảng cách giữa các vùng chưa được thu hẹp; liên kết
vùng còn yếu, nhất là giữa các tỉnh và thành phố.
Trong khi đó, vai trò vĩ mô của Nhà nước trong việc xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển các vùng kinh tế; tập trung các nguồn lực quốc gia
và xã hội phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế vùng và tăng cường liên kết
vùng còn hạn chế.
Hiện nay, vẫn còn tồn tại tình trạng hầu hết các tỉnh, thành và các vùng
đều có những dấu hiệu “thu nhỏ” của quốc gia, nên quy hoạch, kế hoạch chưa
làm rõ được tính đặc thù, thế mạnh của mỗi địa phương và liên kết nội vùng.
Chất lượng quy hoạch phát triển KT-XH vùng còn nhiều bất cập, tình
trạng quá nhiều quy hoạch ở cấp địa phương, quy hoạch dàn trải, không tính
20
đến lợi ích kinh tế chung và lợi ích cộng đồng đã gây ra lãng phí và phức tạp
trong thực hiện.
Chuỗi giá trị sản phẩm liên kết vùng là yếu tố quan trọng đặc biệt để
bảo đảm cho liên kết vùng có hiệu quả nhưng lại là khâu yếu nhất trong quá
trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch liên kết vùng hiện nay. Cách phân vùng
KT-XH còn nhiều mặt hạn chế, chưa phát huy được lợi thế so sánh từng vùng
theo chuỗi giá trị sản phẩm, các chuỗi giá trị liên kết kinh tế nội vùng và liên
vùng vẫn còn bị bỏ ngỏ.
Đây là yêu cầu bức thiết bởi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và
đang đặt ra những thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp sẽ tham gia
vào chuỗi sản xuất toàn cầu về những thay đổi liên quan đến chi phí, quản trị
rủi ro, giảm thiểu tính linh hoạt và sự độc lập trong chiến lược kinh doanh.
1.2.2.3. Một số hạn chế về khoa học công nghệ
Thứ nhất, tổng chi quốc gia cho nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ còn thấp trong tương quan so sánh với các quốc gia khác trong khu vực
và trên thế giới. Theo Điều tra nghiên cứu và phát triển 2014, tỷ trọng tổng
chi quốc gia cho KHCN/GDP năm 2013 là 0,87%, trong đó chi cho nghiên
cứu và phát triển chiếm 43%. Như vậy, năm 2013, tỷ lệ chi quốc gia cho
nghiên cứu và phát triển/GDP đạt 0,37%. Tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát
triển/GDP của Việt Nam so với các nước là rất thấp. Điều đáng nói là trong
tổng chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển, ngân sách Nhà nước chiếm
hơn một nửa (56,7%), nguồn đầu tư từ doanh nghiệp đạt 41,8%, còn lại chỉ có
1,5% là từ nguồn vốn nước ngoài.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ KHCN của Việt Nam tuy tăng về số lượng
nhưng so với tổng dân số thì tỷ lệ này còn thấp so với các nước trong khu vực.
Bình quân cán bộ nghiên cứu trên vạn dân năm 2013 tính theo đầu người của
Việt Nam là 14,3 người. Tỷ lệ này thấp hơn của Trung Quốc năm 2012 (15,3);
bằng 1/5 của Nhật Bản (70,2), 1/6 của Hàn Quốc (82,0) và gần 1/5 của
21
Singapore (74,8). Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực nghiên cứu của Việt
Nam chưa cao, thiếu hụt nhiều cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là
các chuyên gia về công nghệ. Điều này dẫn đến chất lượng nghiên cứu KHCN
của Việt Nam năm 2014 xếp hạng 89, trong khi ở chỉ tiêu này, Malaysia xếp
thứ 27, Indonesia 46, Thái Lan 60, Philippines 91. Tỷ lệ bằng sáng chế và ứng
dụng (trên một triệu dân) của nước ta năm 2014 xếp thứ 92 thế giới, trong khi
tỷ lệ này của Malaysia xếp thứ 31, Thái Lan 71, Philippines 84.
Thứ ba, trình độ công nghệ thấp, không đồng bộ và chậm được đổi
mới. Tỷ lệ ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống còn hạn chế. Theo kết
quả điều tra “Công nghệ và cạnh tranh ngành chế biến, chế tạo giai đoạn
2009-2012”, chỉ có khoảng 11% số doanh nghiệp đã phát triển những loại
hình công nghệ mới. Riêng hoạt động nghiên cứu phát triển, chỉ có 8% số
doanh nghiệp có hoạt động và khoảng 5% chỉ là cải tiến công nghệ sẵn có.
Đáng lưu ý, 84% doanh nghiệp cho biết là không hề có bất cứ chương trình
cải tiến hoặc phát triển công nghệ nào. Mức độ sẵn sàng về công nghệ mới,
đặc biệt là công nghệ thông tin được coi là nền tảng của phương thức phát
triển mới. Tuy nhiên, theo xếp hạng năm 2014 của Diễn đàn Kinh tế thế giới
(WEF), Việt Nam chỉ đứng khiêm tốn ở vị trí thứ 102 thế giới, trong đó, giai
đoạn 2008-2014, mức độ sẵn sàng trong áp dụng công nghệ mới của Việt
Nam đã giảm từ vị trí 71/134 trong năm 2008-2009 xuống vị trí 134/148 năm
2013-2014, thấp hơn rất nhiều so với Malaysia (vị trí 37), Philippines (47),
Indonesia (60), Thái Lan (75).
Thứ tư, mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy
chuyển giao công nghệ nhưng hiệu quả và chuyển giao công nghệ từ các
doanh nghiệp FDI còn thấp. Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam chủ yếu diễn
ra giữa các doanh nghiệp trong nước. Việc thiếu học hỏi giữa các doanh
nghiệp nước ngoài và trong nước cho thấy rằng cần có những nỗ lực chính
sách bổ sung trong việc thu hút và quản lý FDI để có được hiệu ứng lan tỏa.
22
Phần 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
2.1. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo
hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả
Đây là nội dung cốt lõi của chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế quốc
dân. Phải xác định định hướng của việc chuyển dịch, trong đó xác định rõ đặc
trưng phát triển và vị trí của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế, trên cơ sở đó
xác định các chính sách phát triển. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải
dựa trên sự đánh giá chính xác những lợi thế của đất nước, phải xuất phát từ
nhu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác có hiệu quả khả năng (chứ không
phải xuất phát từ khả năng), phải có dự báo triển vọng cạnh tranh của sản
phẩm, của ngành kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế. Chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế phải bảo đảm khả năng thích nghi nhanh với sự biến đổi
của môi trường trong nước và quốc tế, trước hết và chủ yếu là tiến bộ khoa
học và công nghệ dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
chi phí cho điều chỉnh cơ cấu kinh tế thấp. Cụ thể là:
Ngành công nghiệp, tập trung nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh
của các sản phẩm; phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh,
có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, ưu tiên phát
triển những sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ
mới, công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng
tăng nhanh công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp có hàm lượng công
nghệ cao, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Các ngành công
nghiệp nền tảng được ưu tiên để đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản
của nền kinh tế.
23
Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, hình thành cơ chế liên kết, hợp
tác, phân công sản xuất trong việc tham gia chế tạo từng công đoạn sản phẩm.
Phân bố không gian công nghiệp phù hợp nhằm phát huy lợi thế so sánh của
các vùng, miền và tạo điều kiện để liên kết ngành mang lại hiệu quả cao.
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, cơ khí, công nghiệp công nghệ
thông tin, công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường.
Tập trung lấp đầy các khu công nghiệp gắn với việc đầu tư bổ sung các
công trình, dịch vụ hạ tầng xã hội (nhà ở, trường học, y tế, chợ,...) và thực
hiện tốt bảo vệ môi trường.
Ngành nông nghiệp, cần hướng vào phát triển nền nông nghiệp nhiệt
đới có năng lực cạnh tranh cao và thương hiệu tốt. Phát triển nông nghiệp
toàn diện, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm; phát
huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và sinh thái của mỗi vùng, mỗi địa
phương. Tập trung đầu tư khâu nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, vật
nuôi, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học. Thúc đẩy tích tụ ruộng đất,
hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các “cánh đồngmẫu lớn”; các
trang trại nuôi trồng thủy, hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn; phát triển sản
xuất gắn với bố trí, chuyển đổi hiệu quả cơ cấu lao động trong nông nghiệp.
Trong những năm trước mắt, đẩy nhanhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn bằng cách đổi mới đào tạo nhân lực, đưa tri thức sản
xuất, kinh doanh, tri thức khoa học công nghệ đến với người nông dân; sử
dụng công nghệ sinh học làm gia tăng giá trị các mặt hàng nông-lâm-thủy sản.
Gắn bó chặt chẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hợp lý, hiệu quả, bảo
đảm cơ sở cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ngành dịch vụ cần được đẩy mạnh phát triển, nhất là các dịch vụ có giá
trị, hàm lượng tri thức cao, tiềm năng lớn, có lợi thế và có sức cạnh tranh, như
24
du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế; hình
thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, dịch vụ phát triển phần mềm công nghệ
thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Đẩy mạnh tham gia mạng
phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi
thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước; xây dựng thương hiệu hàng hóa và
dịch vụ Việt Nam.
2.2. Đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng kinh tế
Vùng kinh tế được xác định là một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia
có các hoạt động kinh tế xã hội tiêu biểu, thực hiện sự phân công lao động xã
hội trên phạm vi cả nước. Đây là loại vùng có qui mô diện tích, dân số ở cấp
lớn nhất, phục vụ việc hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo
lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi
vùng của đất nước. Hiện nay, cơ cấu kinh tế vùng ở nước ta được xác định
bao gồm 6 vùng kinh tế lớn và 4 vùng kinh tế trọng điểm. Ngoài ra, việc xác
định cơ cấu kinh tế vùng ở nước ta còn dựa trên vị trí lãnh thổ theo chiều dọc
đất nước và theo đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy mỗi vùng kinh tế
có đặc điểm riêng, nhưng chúng đều là những bộ phận cấu thành nền kinh tế
quốc dân thống nhất.
Để phát huy hiệu quả các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và
Nhà nước, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế khi triển khai liên kết
vùng trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần tập trung
vào các nội dung sau:
Thứ nhất, về nhận thức, chúng ta cần coi quá trình tái cơ cấu kinh tế và
chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo vùng là một bộ phận hữu cơ của tái cơ
cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng quốc gia; là phương thức để tạo
ra các mũi nhọn, các “cực tăng trưởng” đối với các ngành, lĩnh vực của nền
25
kinh tế, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương trong
tổng thể nền kinh tế; là biện pháp khắc phục cơ cấu kinh tế “khép kín” theo địa
giới hành chính, trên cơ sở đó mà khai thác tối đa nguồn lực của xã hội.
Thứ hai, xây dựng cơ chế điều phối, quản trị vùng. Xây dựng chiến
lược liên kết kinh tế vùng trong chiến lược phát triển quốc gia, tạo cơ sở cho
việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển, đầu tư, quản trị,
dịch vụ công, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ… phù hợp với
mỗi vùng và liên vùng có hiệu quả.
Chiến lược phát triển KT-XH của mỗi địa phương, vùng phải thể hiện
rõ tính liên kết vùng, sớm xóa bỏ tình trạng phát triển kinh tế khép kín. Quy
hoạch vùng phải gắn với điều kiện KT-XH đặc trưng của vùng và phải được
xác định, thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt, trong bối cảnh của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thì công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch
nói chung và cho liên kết vùng nói riêng cần được chú trọng hơn nữa.
Trên cơ sở các quy hoạch và kế hoạch được phê duyệt, tập trung các
nguồn lực và các thành phần kinh tế để đầu tư, phát triển hạ tầng KT-XH, đặc
biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị và nông nghiệp; đồng thời, cần tạo
lập thể chế, cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế tham gia hình thành và phát triển kinh tế vùng.
Thứ ba, đối với các vùng kinh tế trọng điểm, cần cân nhắc để ban hành
chính sách cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khu vực và trên thế giới; quy
định rõ liên kết vùng phải theo hướng kinh tế tri thức và tiếp cận với cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển các ngành hàng có hàm lượng công
nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn... Nghiên cứu để sớm hình thành một số khu
liên kết kinh tế xuyên biên giới quốc gia với một số nước láng giềng; Hình
thành các cặp cửa khẩu để gia tăng hợp tác kinh tế có hiệu quả.
Đối với các vùng điều kiện KT-XH còn khó khăn, cần có chính sách
nhằm hướng việc thu hút đầu tư vào các ngành khai thác lợi thế so sánh, phù
26
hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội; Làm rõ chức năng bảo tồn sinh thái, gìn
giữ văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị, để từ đó có những chính sách tích hợp
tổng thể đặc thù cho vùng đảm bảo các chức năng trên.
Thứ tư, các nhà khoa học, chuyên gia cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất
các giải pháp thúc đẩy phân vùng hợp lý, khoa học, phù hợp với thực tiễn;
hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa
phương. Tận dụng lợi thế của sự kết nối trên “không gian ảo” để liên kết vùng
toàn diện.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, cần kết hợp chặt
chẽ và đồng bộ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với chuyển dịch cơ cấu
vùng, cơ cấu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu thành phần
kinh tế theo hướng phát huy cao độ, có hiệu quả các nguồn lực cho sự phát
triển kinh tế nhanh và bền vững.
2.3. Phát triển khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao
năng lực sáng tạo, chất lượng nguồn nhân lực
Đây là những yếu tố then chốt, tạo ra sự phát triển đột phá, là đặc trưng
của phương thức phát triển mới trong nền kinh tế tri thức - thông minh. Tăng
cường đầu tư của toàn xã hội, của Nhà nước, của các doanh nghiệp, các tổ
chức trong và ngoài nước cho phát triển KHCN; đổi mới phương thức quản lý
hoạt động KHCN; thực hiện quyền tự chủ đầy đủ cho các tổ chức nghiên cứu,
ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN; gắn kết chặt chẽ hoạt động KHCN với
thực tiễn cuộc sống, với nhu cầu phát triển, đổi mới của các ngành, lĩnh vực.
Phát triển thị trường KHCN để trao đổi, mua bán, đưa các thành tựu nghiên
cứu KHCN vào sản xuất. Định hướng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN
vào những lĩnh vực trung tâm, mũi nhọn của Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, như trí tuệ nhân tạo, điện tử, tin học, công nghệ thông tin, truyền thông,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng tái tạo...
Xây dựng những viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm hiện đại cho các lĩnh vực
27
quan trọng này. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là
các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ KHCN; khuyến khích mọi ý tưởng đổi mới, sáng tạo trong
doanh nghiệp, trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, kinh tế, xã hội...
Đổi mới mô hình tổ chức, quản lý, chương trình, phương pháp giáo dục
- đào tạo ở tất cả các cấp học, ngành học theo chuẩn quốc tế, cung cấp nguồn
lao động chất lượng cao, có kỹ năng và năng lực sáng tạo, đáp ứng yêu cầu
CNH đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Định hướng
phát triển giáo dục - đào tạo gắn với chiến lược phát triển KT - XH đất nước,
với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất thông
minh của nền kinh tế tri thức. Quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học,
đào tạo nghề ở các ngành, lĩnh vực công nghệ, xây dựng một số cơ sở đạt
trình độ quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo lực lượng, lao động
có tay nghề cao. Chú trọng đào tạo đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên
môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, ngang tầm với doanh nhân ở các
nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp hiện
nay. Thu hút được các chuyên gia, cán bộ KHCN có trình độ cao của nước
ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
2.4. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa trong những năm tới đòi hỏi tập trung vào tạo khung pháp luật đầy
đủ, đồng bộ cho những ngành, lĩnh vực mới, những tổ chức, phương thức sản
xuất, kinh doanh mới, những thị trường sản phẩm mới; đưa vào sử dụng
những loại vật liệu mới, những sản phẩm mới.
Cần phải có những cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ, khuyến khích các
nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm
côngnghệ cao, đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển nền
28
công nghiệp thông minh, nông nghiệp thông minh, dịch vụ thông minh; thúc
đẩy việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Việc đổi mới,
hoàn thiện thể chế phải thúc đẩy hình thành, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
đổi mới, sáng tạo, để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
khởi nghiệp, chuyển những ý tưởng sáng tạo mới thành sản phẩm cung cấp cho
thị trường; thúc đẩy, hỗ trợ đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế
tư nhân, hình thành những tập đoàn kinh tế lớn tham gia, có vị trí vững chắc
trong chuỗi giá trị toàn cầu; thu hút có chọn lọc FDI, ưu tiên thu hút những dự
án đầu tư có công nghệ cao ở những lĩnh vực mũi nhọn của cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, liên kết, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong
nước, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận, tiếp thu những thành
tựu mới của khoa học - công nghệ, tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu.
Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế phải tạo ra và hoàn thiện khuôn khổ
pháp luật cho việc đổimới cơ chế quản lý phát triển KHCN, giáo dục - đào tạo;
đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực xã hội vào phát triển KHCN, giáo
dục - đào tạo; thực hiện cơ chế tự chủ của các tổ chức KHCN, giáo dục - đào
tạo; hoạt động của thị trường sản phẩm KHCN, nhất là đối với những sản phẩm
mới do cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
với các sản phẩm nghiên cứu, sáng tạo. Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế cần
phải có những cơ chế, chính sáchhỗ trợ, khuyến khích, định hướng nghiên cứu,
chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHCN vào những lĩnh vực khoa học, những
công nghệ mũi nhọn, đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; định
hướng đào tạo vào đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho
những ngành, lĩnh vực này; cần phải có cơ chế khuyến khích, đãi ngộ thỏa
đáng đối với các chuyên gia, cán bộ KHCN có trình độ cao, những người có
kết quả nghiên cứu, sáng tạo có giá trị cao; có cơ chế, chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ KHCN trẻ, có tiềm năng ở trong và ngoài nước, thu hút chuyên
gia KHCN là người Việt Nam ở nước ngoài về cống hiến cho đất nước...
29
2.5. Đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, quản
trị thông minh
Trong đổi mới quản trị nhà nước thì vấn đề trực tiếp nhất, quan trọng
nhất là đổi mới quản trị của chính phủ, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ
quản trị thông minh. Để làm được điều này, có rất nhiều công việc phải thực
hiện, nhưng có thể tổng hợp lại là: Thứ nhất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng công nghệ thông tin, hệ thống mạng kết nối chính phủ tới tất cả các
ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, thậm chí tới
từng hộ gia đình, từng người dân; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về từng
người dân, từng hộ gia đình, từng cơ quan, đơn vị, tới tất cả các ngành, các
địa phương; tất cả các văn bản chỉ đạo, các báo cáo, số liệu về tình hình của
các cấp, các ngành, các địa phương... Thứ hai, cần đổi mới tổ chức bộ máy,
hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước theo
hướng tinh gọn, hợp lý, phù hợp với yêu cầu, chức năng, quản lý nhà nước
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và với điều kiện hệ thống
quản lý đã được tin học hóa, được trang bị những thiết bị thông tin, hệ thống
mạng hoàn chỉnh, hiện đại cho phép mở rộng khả năng theo dõi, nắm bắt tình
hình, phân tích, đánh giá thông tin. Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ công
chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước có phẩm chất đạo đức, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý cao. Đặc biệt, trong bối cảnh mới,
công chức, viên chức phải làm chủ được các công cụ, phương tiện hiện đại
trong hoạt động quản lý; nhạy bén với cái mới, ủng hộ cái mới và có ý tưởng
đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của mình
KẾT LUẬN
Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển
với các đặc điểm khác nhau. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được
những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng
trưởng khá, thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những
30
thành công đã đạt được, quá trình thực hiện CNH, HĐH thời gian qua cũng
đang bộc lộ những hạn chế, đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với
tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và chậm được cải thiện, chất
lượng nguồn nhân lực còn thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng còn chậm phát triển.
Để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước trong điều kiện cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ,
trong đó phải thực hiện quyết liệt quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế; nâng
cao hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể
chế về tài chính, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, chú
trọng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh
trên các cấp độ quốc gia, địa phương, ngành và sản phẩm; tăng cường hiệu
quả phân bổ, sử dụng nguồn lực, trong đó, nâng cao vai trò định hướng của
nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển KT - XH gắn với thu hút
đầu tư của khu vực tư nhân, tạo cơ chế tài chính để các địa phương thu hút
các nguồn lực cho phát triển; hình thành các chính sách phù hợp để thúc đẩy
sự phát triển của các yếu tố tiền đề CNH, HĐH.
31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ
III, Nxb Sự thật, Hà Nội, t.1, tr.182.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ
III, Nxb Sự thật, Hà Nội, t.1, tr.182 - 183.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.24.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ
VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 212.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.9.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 120.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn
quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.27.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghịlần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.4.
9. PGS, TS Trần Thị Vân Hoa, Cách mạng công nghiệp 4.0 - Vấn đề
đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam
(2018), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Ngô Đăng Thành (2009), Các mô hình công nghiệp hóa trên thế
giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thông kê (nhiều năm).
12. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2014), Báo cáo nghiên
cứu Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phục vụ việc tổng kết
lý luận, thực tiễn 30 năm đổi mới (1986 - 2016).

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaQuyên Nguyễn Tố
 
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtVì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtluanvantrust
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptxHDng94
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
 
Chương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngChương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngSu Chann
 
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânChương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânVuKirikou
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NayVuKirikou
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninvoxeoto68
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5thuyettrinh
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án) Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án) nataliej4
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Vcoi Vit
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóaLyLy Tran
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiHọc Huỳnh Bá
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1vietlod.com
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓAĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓALý Đinh Công
 
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1Ngọc Ánh Nguyễn Thị
 

Was ist angesagt? (20)

Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtVì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptx
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
Chương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngChương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứng
 
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânChương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Lạm phát
Lạm phátLạm phát
Lạm phát
 
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giaiBai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
 
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án) Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓAĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA
 
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
 

Ähnlich wie Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no tocxanh08
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam nataliej4
 
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdf
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdfChuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdf
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMHo Quang Thanh
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệHương Nguyễn
 
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdfCông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf24hVideo
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệHương Nguyễn
 
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptxLỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptxTrinhThiMongNghi
 
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....Bùi Quang Xuân
 
Chuong 4 bookbooming
Chuong 4 bookboomingChuong 4 bookbooming
Chuong 4 bookboomingbookbooming
 

Ähnlich wie Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0 (20)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
 
Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
 
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam
 
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdf
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdfChuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdf
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdf
 
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
 
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdfCông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
 
Cnh-Hđh Và Vai Trò Của Nó Trong Sự Nghiệp Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta...
Cnh-Hđh Và Vai Trò Của Nó Trong Sự Nghiệp Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta...Cnh-Hđh Và Vai Trò Của Nó Trong Sự Nghiệp Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta...
Cnh-Hđh Và Vai Trò Của Nó Trong Sự Nghiệp Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta...
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
 
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
 
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptxLỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
 
CNH-HĐH Và Vai Trò Của Nó Trong Vấn Đề Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta.doc
CNH-HĐH Và Vai Trò Của Nó Trong Vấn Đề Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta.docCNH-HĐH Và Vai Trò Của Nó Trong Vấn Đề Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta.doc
CNH-HĐH Và Vai Trò Của Nó Trong Vấn Đề Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta.doc
 
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....
 
Chuong 4 bookbooming
Chuong 4 bookboomingChuong 4 bookbooming
Chuong 4 bookbooming
 
Cơ Sở Lý Luận Triết Học Của Đường Lối Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hoá Ở Việt Na...
Cơ Sở Lý Luận Triết Học Của Đường Lối Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hoá Ở Việt Na...Cơ Sở Lý Luận Triết Học Của Đường Lối Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hoá Ở Việt Na...
Cơ Sở Lý Luận Triết Học Của Đường Lối Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hoá Ở Việt Na...
 
Duong loi dang
Duong loi dangDuong loi dang
Duong loi dang
 
Tiểu Luận Về Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Ở Việt Nam Thời Kỳ Quá Độ.doc
Tiểu Luận Về Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Ở Việt Nam Thời Kỳ Quá Độ.docTiểu Luận Về Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Ở Việt Nam Thời Kỳ Quá Độ.doc
Tiểu Luận Về Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Ở Việt Nam Thời Kỳ Quá Độ.doc
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Kürzlich hochgeladen

vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 

Kürzlich hochgeladen (20)

vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0

  • 1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư
  • 2. 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Phần 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 5 1.1. Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cách mạng công nghiệp lần thứ tư 5 1.2. Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian qua 14 Phần 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 21 2.1. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả 21 2.2. Đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng kinh tế 23 2.3. Phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao năng lực sáng tạo, chất lượng nguồn nhân lực 25 2.4. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 26 2.5. Đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, quản trị thông minh 28 KẾT LUẬN 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
  • 3. 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CNH Công nghiệp hóa 2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 KHCN Khoa học công nghệ 3 KT - XH Kinh tế - xã hội 4 KTCN Kỹ thuật công nghệ
  • 4. 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Kể từ khi Đảng ta đề ra đường lối CNH và lãnh đạo việc tiến hành công cuộc CNH trong thực tiễn đường lối đó nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước nông nghiệp lạc hậu và kém phát triển về công nghiệp tính đến nay đã trên nửa thế kỷ. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt và kéo dài không những đã làm gián đoạncông cuộc CNH, mà bom đạn Mỹ còn phá huỷ hầu hết những gì mà nhân dân ta đã làm được trong thời kỳ hoà bình ở miền Bắc trước đó. Đồng thời, sau khi chiến tranh kết thúc, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, nên đất nước đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề về KT - XH. Hơn thế nữa, quan niệm cũ về CNH đã trở nên quá lạc hậu trước sự biến đổi mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại. Những thành tựu mà nhân dân ta thu được trong quá trình đổi mới, sự nhận thức mới về thời đại, về vai trò của khoa học, công nghệ và vai trò của con người trong phát triển KT - XH đương đại, cũng như những khó khăn và cả những sai lầm khó tránh... đã được Đảng ta đúc kết thành những bài học có giá trị trong việc chỉ đạo công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Công nghiệp hoá theo hướng hiện đại được coilà nhiệm vụ trọng tâm để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Sự đánh giá khách quan kinh nghiệm của các nước xung quanh nước ta đã CNH thành công đã góp phần giúp Đảng ta, qua các kỳ đại hội, đúc kết thành lý luận CNH đầy đủ hơn ở một đất nước kém phát triển trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Đối với nước ta, nếu tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng này có thể “đi tắt, đón đầu”, đẩy mạnh và rút ngắn thời gian tiến hành CNH, HĐH đất nước; đồng thời cũng có thể làm n cho chúng ta sẽ tụt hậu
  • 5. 5 ngày càng xa hơn nếu không tận dụng được cơ hội này. Thực tế đó đang đặt ra vấn đề cần phải có những giải pháp phù hợp đối với quá trình CNH, HĐH đất nước hiện nay. Vì vậy, tác giả chọnvấn đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu Luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH đất nước, cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về CNH, HĐH đất nước, cách mạng công nghiệp lần thứ tư. - Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình CNH, HĐH đất nước thời gian vừa qua. - Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Quá trình CNH, HĐH đất nước. * Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: từ năm 2010 đến nay. - Về không gian: trên phạm vi cả nước. 4. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, đề tài gồm 2 phần (7 tiết), kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
  • 6. 6 Phần 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 1.1. Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cách mạng công nghiệp lần thứ tư 1.1.1.Mộtsố vấn đềlýluậnvềcông nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước 1.1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hoá có lịch sử phát triển khoảng ba trăm năm nay, bắt đầu từ nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII, sau đó lan sang các nước ở Tây Âu, Bắc Mỹ... và ngày nay ở các nước đang phát triển. Theo đó, có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghiệp hoá như: công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hoá của các nước đang phát triển. Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã tổng kết hiện có 128 khái niệm về công nghiệp hoá. Các khái niệm này xét về mục đích, phương pháp tiến hành, về điều kiện KT - XH là khác nhau; CNH có tính lịch sử gắn với những điều kiện của mỗi nước trong các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, theo nghĩa chung nhất, công nghiệp hoá là quá trình chuyển một nền kinh tế lạc hậu, nông nghiệp là chủ yếu thành một nước có nền kinh tế công nghiệp. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng (1-1994) tiếp tục coi công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu, là con đường khả dĩ duy nhất có thể đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa so với các nước xung quanh, là cách thức để ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền quốc gia và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa. Hội nghị một lần nữa khẳng định: “chúng ta tiến hành công nghiệp hoá không theo kiểu cũ, không lặp lại sai lầm nóng vội, chủ quan mà Đại hội VI đã phê phán. Côngnghiệp hoá thực chất là xây dựng cơ sở vật chất -
  • 7. 7 kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân” [7, tr. 27]. Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII đã ra NQ số 07-NQ/HNTW về pháttriển côngnghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng giai cấp côngnhân trong giai đoạnmới, trong đó chỉ rõ: “Công nghiệp hoá, hiện đạihoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chínhsangsửdụng một cáchphổ biếnsức lao độngvới công nghệ, phương tiện, phươngpháp tiên tiến hiện đại, dựatrên sự pháttriển củacông nghiệp và tiến bộ KHCN, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [8, tr. 4]. 1.1.1.2. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Một là, đổi mới, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế theo hướng hiện đại Côngnghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết là cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất nhằm chuyển nền kinh tế dựa trên trình độ KTCN thủ công, năng suất lao động thấp thành nền kinh tế công nghiệp dựa trên trình độ KTCN hiện đại, năng suất lao động cao. Để thực hiện sự cải biến này phải đổi mới và nâng cao trình độ KTCN của nền kinh tế theo hướng hiện đại; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá sản xuất. Đốitượng đổimới KTCNlà tất cảcác ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Trongđó, cầnchútrọngcác ngành sản xuất tư liệu sảnxuất, các ngành côngnghiệp chế biến phục vụ tiêu dùngvà xuất khẩu, mộtsố ngành công nghiệp mới, công nghiệp dựa trên công nghệ cao. Phải đổi mới công nghệ ở các khâu của quá trình tái sản xuất nhằm bảo đảm tính đồng bộ, cân đối của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, cần đột phá vào những khâu có ý
  • 8. 8 nghĩa quyếtđịnh đếnnâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, các lĩnh vực phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hai là, xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, các yếu tố đó có vai trò, tỷ trọng khác nhau, song quan hệ chặt chẽ với nhau, phản ánh tình trạng phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dưới những góc độ khác nhau có các dạng cơ cấu kinh tế như: cơ cấu kinh tế ngành (công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ); cơ cấu kinh tế vùng; cơ cấu thành phần kinh tế... trong đó cơ cấu kinh tế ngành có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng cơ cấu kinh tế là nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều quan trọng là phải tạo ra được một cơ cấu kinh tế hợp lý. Đó là một cơ cấu kinh tế phản ánh đúng các quy luật khách quan mà trước hết là quy luật kinh tế; phù hợp với xu thế tiến bộ của KHCN; cho phép khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước; thực hiện tốt sự phân công và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lạc hậu, mất cân đối, ít hiệu quả sang một cơ cấu kinh tế phù hợp với nền sản xuất lớn hiện đại dưới tác động của cách mạng KHCN và xu thế mở cửa, hội nhập. Đối với nước ta, Đảng ta chủ trương phải từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế sâu rộng. Khi cơ cấu kinh tế này được được hình thành, nước ta sẽ kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1.1.2. Một số vấn đề lý luận về cách mạng công nghiệp lần thứ tư Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu xuất hiện từ thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. Khác với các cuộc cách mạng trước kia, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự gắn quyện giữa các nền công nghệ làm xóa đi ranh giới giữa thế giới vật thể, thế giới số hóa và thế giới sinh học. Đó là các
  • 9. 9 công nghệ internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, người máy, xe tự lái, in ba chiều, máy tính siêu thông minh, công xưởng thông minh, công nghệ nano, công nghệ sinh học... Internet vạn vật (Internet of Things IoT) là hệ thống mạng điện tử mới dựa trên công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông, không chỉ kết nối con người với vật thể, con người với con người mà còn kết nối cả vật thể với vật thể, làm cho máy móc có thể giao tiếp với máy móc trong môi trường chung đa tầng nấc, đa chiều cạnh thông qua việc sử dụng các công cụ hiện đại: website, email, điện thoại thông minh, mạng truyền thông xã hội, thiết bị điện tử, thiết bị số hóa, thiết bị cảm biến siêu cao... Với internet vạn vật, không gian thực (real sphere) và không gian ảo (virtual sphere); hệ thống vật thể (physical system) và hệ thống số (digital system) giao hòa với nhau ngày càng hữu cơ, làm thay đổi căn bản phương thức tổ chức và vận hành đời sống xã hội cũng như nền sản xuất - dịch vụ - kinh doanh. Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là công nghệ mô phỏng các quá trình tư duy, nhận thức của con người, trong đó có các quá trình học tập, phân tích, xử lý, lập luận, dịch thuật, sáng tác, dự báo, tự điều chỉnh... Hơn nữa, trí tuệ nhân tạo còn mô phỏng được cả một số hành vi của con người, trong đó chứa đựng trạng thái tinh thần, cảm xúc, khả năng ứng xử phù hợp với từng cảnh huống. Trên nền tảng của trí tuệ nhân tạo, các thiết bị tự động sẽ xuất hiện ngày càng nhiều trong quá trình sản xuất vật chất hoạt động kinh doanh, tác chiến quân sự, an ninh và nhiều loại hình lao động khác cũng như trong đời sống thường nhật của con người. Công nghệ in 3 chiều (3D Printing) hay còn được gọi là chế tạo cộng (Additive Manufacturing), là công nghệ tạo ra một sản phẩm vật chất bằng cách bồi đắp dần các lớp vật liệu từ một bản vẽ hay một mô hình 3D có trước. Khác với công nghệ chế tạo truyền thống - chế tạo trừ (Reductive Manufacturing), đây là mô hình sản xuất mới, hết sức tùy biến sản xuất ra những sản phẩm theo “số đo” của từng người, theo nhu cầu của từng khách
  • 10. 10 hàng; ngoài ra, quá trình sản xuất những phụ tùng thay thế sẽ rất tiện lợi: các yêu cầu và thông số kỹ thuật được chuyển cho các tổ chức mẹ, khâu chế tạo sản phẩm sẽ được các công ty con thực hiện tại chỗ nhờ hệ thống máy tính dữ liệu lớn (big data) kết nối đa chiều. Đây thật sự là điểm khởi đầu cho sự hình thành các công xưởng, nhà máy thông minh (Smart Factory) triển khai một nền sản xuất được cá tính hóa (individualized mass production) mà các nhà tư tưởng kinh tế xuất sắc của nhân loại đã dự báo cách đây gần 170 năm. Với mô hình sản xuất 3D ở các nhà máy thông minh, lợi thế cạnh tranh sẽ dịch chuyển từ chi phí, quy mô đầu tư... sang các yếu tố khác (ý tưởng, thiết kế, chức năng riêng biệt, chuỗi cung ứng, dịch vụ...). Khi nền sản xuất này trở thành phổ biến, chắc chắn các quy luật của kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa sẽ phải biểu hiện dưới hình thức mới, khác nhiều so với thời kỳ kinh điển từ trước tới nay. Công nghệ sinh học hiện đại (modern biotechnology) với hạt nhân là công nghệ gen hay công nghệ di truyền (genetic engineering) đã phát triển lên tầm cao của lực lượng sản xuất trực tiếp. Công nghệ gen bao gồm các kỹ thuật thực hiện trên axit nucleic nhằm nghiên cứu cấu trúc của gen; điều chỉnh và biến đổi gen; tách, tổng hợp và chuyển các gen mong muốn vào các tế bào sinh vật chủ mới tạo ra các cơ thể mới (thực vật, động vật, vi sinh vật) mang đặc tính mới. Ngoài ra, công nghệ sinh học hiện đại còn bao gồm công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường... 1.1.3. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra cơ hội phát cũng như thách thức cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam có thể tận dụng được những thành tựu
  • 11. 11 khoa học - công nghệ mới, có thể “đi tắt, đón đầu”; đồng thời cũng có thể làm sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn nếu không tận dụng được cơ hội này. 1.1.3.1. Về thời cơ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Đây có thể coi là một cơ hội vàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, tiến tới thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Cụ thể là: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tạo ra lợi thế của những nước đi sau như Việt Nam so với các nước phát triển do không bị hạn chế bởi quy mô cồng kềnh; tạo điều kiện cho Việt Nam bứt phá nhanh chóng, vượt qua các quốc gia khác cho dù xuất phát sau. Việc đi sau và thừa hưởng những thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giúp Việt Nam tiết kiệm được thời gian nghiên cứu để phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế sẵn có. Việt Nam có cơ hội phát triển nhanh nền kinh tế tri thức, đi tắt, đón đầu, tiến thẳng vào lĩnh vực công nghệ mới, tranh thủ thành tựu khoa học và công nghệ, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Các chủ thể trong nền kinh tế có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, côngnghệ số, côngnghệ điều khiển và tự độnghóa để nâng cao năng suất, hiệu quả trong tất cả các khâu của nền sản xuất xã hội. Điều này đã tạo ra khả năng nâng cao mức thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Với ưu thế dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh và Internet cao, mức độ tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ tốt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra cho doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội lớn trong việc xây dựng và phát triển dữ liệu lớn. Tại sự kiện ngày Internet 2017 do Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức ngày 22 tháng 11 năm 2017 thì Việt Nam
  • 12. 12 hiện có 64 triệu người dùng Internet, xấp xỉ 67% dân số, đạt mức số lượng người dùng Internet đứng thứ 6 châu Á và thứ 12 trên thế giới. Ngoài ra, Việt Nam là nước có kết nối internet bằng điện thoại di động cao, có đến 55% người Việt sở hữu điện thoại thông minh, trong khi chỉ có 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Đến năm 2020 cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động, hoạt động kinh doanh online sẽ tăng trưởng 40%. Theo bà Tammy Phan - Giám đốc đối tác chiến lược và kênh bán hàng Việt Nam của Google thì sử dụng dụng điện thoại di động giúp phát triển 11 kinh tế. Cứ tăng thêm 1% số người dùng sẽ đóng góp hơn 100 triệu USD và GDP năm 2020, và tạo thêm 140.000 việc làm mới. Như vậy, có thể thấy, Việt Nam đang có cơ hội trong việc xây dựng dữ liệu lớn, làm nền tảng triển khai các trụ cột khác của nền công nghiệp 4.0. 1.1.3.1. Về thách thức Một là, thách thức trong lĩnh vực giải quyết việc làm: chuyển dịch cơ cấu lao động trong gần 30 năm qua của Việt Nam rất chậm và chậm hơn nhiều nếu so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trình độ lạc hậu của người lao động và của cả nền kinh tế chính là trở ngại lớn nhất để chúng ta bắt kịp với các thành tựu khoa học, công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành nghề của Việt Nam có thể thất nghiệp, ví dụ như lao động ngành dệt may, giày dép. Hai là, chất lượng nguồn nhân lực của Việt nam còn rất nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp. Theo số liệu thống kê điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2017 thì có tới 78.4% lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật; 9.48% lao động có trình độ đại học trở lên; 3.17% lao động có trình độ cao đẳng; 5.42% lao động có trình độ trung cấp; 3.53% lao động có trình độ sơ cấp. Thêm vào đó, những người lao động có trình độ đại học trở lên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao
  • 13. 13 động. Vì vậy tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng trong số lao động có trình độ cao. Theo Bản tin Thị trường lao động số 15, tại thời điểm quí 3 năm 2017 số người thất nghiệp có trình độ từ đại học trở lên tăng 53,9 nghìn người so với quí 2 năm 2017 ở mức 237 nghìn người, tương đương 4,51%6 . Ba là, năng suất lao động còn thấp so với khu vực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.166 USD/lao động). Tính theo năng suất lao động theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7,0% mức năng suất của Xin-ga-po; 17,6% của Ma-lai-xi-a; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của In-đô-nê-xi-a và bằng 56,7% năng suất lao động của Phi-li-pin. Đáng báo động là chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất lao động của các nước. Bốn là, trình độ khoa học công nghệ của nước ta đang ở vị trí thấp so với mức trung bình của thế giới. Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2015, thì hiện nay cả nước có gần 600 nghìn doanh nghiệp, với hơn 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phần lớn đều đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ. Trong đó, có đến 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% thiết bị là đồ tân trang..., chỉ có 20% là nhóm ngành sử dụng công nghệ cao. Một khảo sát khác từ Chương trình phát triển của Liên hợp quốc cho thấy, tỷ lệ giá trị nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm tại Việt Nam chưa đến 10% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong khi tỷ lệ tại các nước đang phát triển khác lên đến 40%. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017- 2018, Việt Nam được xếp hạng chung là 55/137 quốc gia, trong khi các chỉ số cấu phần liên quan đến đổi mới sáng tạo lại thấp hơn nhiều.
  • 14. 14 Năm là, quy mô doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ bé, số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp của cả nước, phần lớn doanh nghiệp chưa đạt được quy mô tối ưu (50 - 99 lao động) để có được mức năng suất lao động cao nhất. Số lượng doanh nghiệp lớn còn ít (chỉ chiếm 2,1%), doanh nghiệp chưa xâm nhập được vào các thị trường, trung tâm công nghệ của thế giới, do đó, chưa thực hiện được chức năng cầu nối về công nghệ tri thức của thế giới vào thị trường trong nước. Doanh nghiệp tham gia các hoạt động liên quan đến sáng tạo còn hạn chế, chưa tham gia sâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu nên chưa tận dụng được tính lan tỏa của tri thức, công nghệ và năng suất lao động từ các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia vào doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai. Sáu là, các nước công nghiệp mới nổi và nhiều nước đang phát triển đều cạnh tranh quyết liệt, tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu công nghệ từ cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư đem lại để giành lợi thế phát triển. Đây cũng chính là áp lực lớn cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam cần tỉnh táo trong hội nhập, hợp tác quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường nhất là thị trường khoa học công nghệ, cải thiện đổi mới môi trường đầu tư kinh doanh, tích lũy đầu tư để thu hút chuyển giao, ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ vào phát triển nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bảy là, quản trị nhà nước cũng là một trong những thách thức lớn nhất đốivới nước ta. Sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ gặp nhiều khó khăn nếu công cuộc cải cách cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng được Nhà nước đềra trong thời gian qua thực hiện không thành công. Bên cạnh đó, những thách thức về an ninh phi truyền thống sẽ tạo ra áp lực lớn nếu Nhà nước không đủ trình độ về công nghệ và kỹ năng quản lý để ứng phó.
  • 15. 15 1.2.Thựctrạngcôngnghiệphóa, hiệnđạihóa đất nước thời gian qua 1.2.1.Mộtsốthànhtựu côngnghiệphóa,hiện đạihóa đấtnướcthời gian qua 1.2.1.1. Về khoa học công nghệ * Tiềm lực khoa học và công nghệ đã được tăng cường và phát triển Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên với trên 30 nghìn người có trình độ trên đại học (trên 14 nghìn tiến sĩ và 16 nghìn thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu công nhân kỹ thuật; trong đó, có khoảng 34 nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực KHCN thuộc khu vực nhà nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động KHCN của đất nước. Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực. Thời gian qua, đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức KHCN với trên 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có gần 500 tổ chức ngoài nhà nước; 197 trường đại học và cao đẳng, trong đó có 30 trường ngoài công lập. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin khoa học công nghệ, thư viện, cũng được tăng cường và nâng cấp. Đã xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất - kinh doanh. Mặc dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng với sự nỗ lực rất lớn của Nhà nước, từ năm 2000 tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho KHCN đã đạt 2%, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KHCN của Đảng và Nhà nước. * Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới
  • 16. 16 Hệ thống quản lý nhà nước về KHCN được tổ chức từ trung ương đến địa phương đã đẩy mạnh phát triển KHCN , góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH của ngành và địa phương. Thực hiện Luật Khoa học và công nghệ, các chương trình, đề tài, dự án KHCN đã bám sát hơn nhiệm vụ phát triển KT - XH. Cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN đã bước đầu được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai. Hoạt động của các tổ chức KHCN đã mở rộng từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất và dịch vụ KHCN . Quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động KHCN bước đầu được tăng cường. Quyền tự chủ về hợp tác quốc tế của tổ chức, cá nhân hoạt động KHCN được mở rộng. Vốn huy động cho KHCN từ các nguồn hợp đồng với khu vực sản xuất - kinh doanh, tín dụng ngân hàng, tài trợ quốc tế và các nguồn khác, tăng đáng kể nhờ chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho KHCN. Đã cải tiến một bước việc cấp phát kinh phí đến nhà khoa học theo hướng giảm bớt các khâu trung gian. Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về KHCN từng bước được hoàn thiện thông qua các quy định về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. * Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao Nhờ có sự quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, hoạt động tíchcực củacác tổ chức KHCN, các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư và công tác phổ biến, tuyên truyền rộngrãi về tác độngcủa KHCN đếnsản xuất và đờisống, nhận thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức KHCN của người dân trong thời gian qua đã tăng lên rõ rệt. Hoạt động KHCN ngày càng được xã hội hoá trên phạm vi cả nước.
  • 17. 17 1.2.1.2. Về cơ cấu kinh tế * Về cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch khá rõ. Trước hết là trong cơ cấu GDP, tỷ trọng khu vực Nhà nước đã giảm xuống còn dưới 1/3; của khu vực tập thể còn rất thấp (5,05%); của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm gần 20%; còn khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên dưới 11%... Vốn đầu tư đã có sự chuyển dịch theo hướng khai thác các nguồn lực của các thành phần kinh tế ở trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước đã giảm xuống còn 39,3% (thời kỳ 2011-2013); của khu vực ngoài Nhà nước tăng lên 38,1%; của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên 22,6% (thời kỳ 2011-2013). Về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tỷ trọng kinh tế Nhà nước giảm xuống còn 10,2% năm 2013; tỷ trọng của khu vực ngoài Nhà nước tăng lên 86,7%, trong đó của kinh tế tập thể giảm còn 1%, của kinh tế tư nhân đã chiếm trên dưới 1/3; tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,1%... * Về cơ cấu vùng kinh tế: Đã xây dựng được một cơ cấu vùng hợp lý theo hướng phát huy lợi thế từng vùng. Hiện nay cả nước có sáu vùng KT - XH và bốn vùng kinh tế trọng điểm. Sáu vùng KT - XH bao gồm: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tây Bắc và ĐôngBắc), vùng ĐồngbằngsôngHồng, vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bốn vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Quảng Ninh; vùng kinh tế trọng điểm phíaNam gồm 8 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang; vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
  • 18. 18 Bình Định; vùng Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 4 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Cà Mau và Kiên Giang. * Về cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu các ngành kinh tế đãcó sựdịch chuyểntíchcực theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm xuống còn 18,9% năm 2010 và ở mức 18,12% năm 2014. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng lên 38,5% năm 2014. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng lên 42,88% năm 2010 và khoảng 43,38% năm 2014. Quá trình chuyển dịch cơ cấu trongtừng ngành cũng đãgắn nhiều hơn với các yêu cầu về CNH, HĐH. Trongcơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp khai khoáng giảm dần, trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đờisống. Trongđó,các ngành dịch vụ gắn với CNH, HĐH như dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý, bưu chính viễn thông... phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP. * Về cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực. Gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu CNH, HĐH. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh xuống khoảng 47% năm 2014. Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng liên tục, trong đó, ngành công nghiệp, xây dựng tăng lên 20,8% năm 2014; ngành dịch vụ tăng lên 32,2% năm 2014. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên khoảng 40% năm 2010 và đến năm 2014 là 49%. 1.2.2. Mộtsố hạn chế của quá trình công nghiệphóa,hiệnđạihóa đất nước thời gian qua 1.2.2.1.Chuyểndịchcơ cấungànhkinhtếvà cơ cấu laođộngdiễnra chậm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động đã “chững lại” trong nhiều năm nhưng chậm có sự điều chỉnh phù hợp. Các
  • 19. 19 ngành dịch vụ sử dụng tri thức, KHCN phát triển còn chậm. Nếu như trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH, cơ cấu kinh tế có tốc độ chuyển dịch khá, cơ cấu ngành nông nghiệp trong GDP giảm mạnh xuống 19,3% năm 2005, thì từ năm 2006 đến nay, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm không đáng kể. Năm 2014, ngành nông nghiệp vẫn chiếm hơn 18% GDP, năm 2018 là 14,57%, cao hơn đáng kể so với tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của các nước xung quanh (tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của Trung Quốc là 10,1%, của Indonesia là 14,4%, của Malaixia là 10,1% và của Thái Lan là 12,3%). 1.2.2.2. Cơ cấu vùng kinh tế còn nhiều bất cập Bên cạnh những kết quả tích cực mang lại từ liên kết vùng, thực tế cũng cho thấy quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng và quy hoạch ngành theo vùng hiện nay của nước ta chưa thực sự là công cụ hữu hiệu để định hướng, điều phối, phân bổ ngân sách, thu hút nguồn lực, đầu tư, quản trị không gian KT-XH, đặc biệt là thực hiện vai trò liên kết nội vùng. Các vùng kinh tế trọng điểm chưa thực sự phát huy vai trò đầu tàu, thiếu tác dụng lan tỏa, hiệu quả đầu tư chưa vượt trội; các vùng khó khăn phát triển thiếu bền vững, khoảng cách giữa các vùng chưa được thu hẹp; liên kết vùng còn yếu, nhất là giữa các tỉnh và thành phố. Trong khi đó, vai trò vĩ mô của Nhà nước trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng kinh tế; tập trung các nguồn lực quốc gia và xã hội phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế vùng và tăng cường liên kết vùng còn hạn chế. Hiện nay, vẫn còn tồn tại tình trạng hầu hết các tỉnh, thành và các vùng đều có những dấu hiệu “thu nhỏ” của quốc gia, nên quy hoạch, kế hoạch chưa làm rõ được tính đặc thù, thế mạnh của mỗi địa phương và liên kết nội vùng. Chất lượng quy hoạch phát triển KT-XH vùng còn nhiều bất cập, tình trạng quá nhiều quy hoạch ở cấp địa phương, quy hoạch dàn trải, không tính
  • 20. 20 đến lợi ích kinh tế chung và lợi ích cộng đồng đã gây ra lãng phí và phức tạp trong thực hiện. Chuỗi giá trị sản phẩm liên kết vùng là yếu tố quan trọng đặc biệt để bảo đảm cho liên kết vùng có hiệu quả nhưng lại là khâu yếu nhất trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch liên kết vùng hiện nay. Cách phân vùng KT-XH còn nhiều mặt hạn chế, chưa phát huy được lợi thế so sánh từng vùng theo chuỗi giá trị sản phẩm, các chuỗi giá trị liên kết kinh tế nội vùng và liên vùng vẫn còn bị bỏ ngỏ. Đây là yêu cầu bức thiết bởi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp sẽ tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu về những thay đổi liên quan đến chi phí, quản trị rủi ro, giảm thiểu tính linh hoạt và sự độc lập trong chiến lược kinh doanh. 1.2.2.3. Một số hạn chế về khoa học công nghệ Thứ nhất, tổng chi quốc gia cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn thấp trong tương quan so sánh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Theo Điều tra nghiên cứu và phát triển 2014, tỷ trọng tổng chi quốc gia cho KHCN/GDP năm 2013 là 0,87%, trong đó chi cho nghiên cứu và phát triển chiếm 43%. Như vậy, năm 2013, tỷ lệ chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển/GDP đạt 0,37%. Tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển/GDP của Việt Nam so với các nước là rất thấp. Điều đáng nói là trong tổng chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển, ngân sách Nhà nước chiếm hơn một nửa (56,7%), nguồn đầu tư từ doanh nghiệp đạt 41,8%, còn lại chỉ có 1,5% là từ nguồn vốn nước ngoài. Thứ hai, đội ngũ cán bộ KHCN của Việt Nam tuy tăng về số lượng nhưng so với tổng dân số thì tỷ lệ này còn thấp so với các nước trong khu vực. Bình quân cán bộ nghiên cứu trên vạn dân năm 2013 tính theo đầu người của Việt Nam là 14,3 người. Tỷ lệ này thấp hơn của Trung Quốc năm 2012 (15,3); bằng 1/5 của Nhật Bản (70,2), 1/6 của Hàn Quốc (82,0) và gần 1/5 của
  • 21. 21 Singapore (74,8). Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực nghiên cứu của Việt Nam chưa cao, thiếu hụt nhiều cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ. Điều này dẫn đến chất lượng nghiên cứu KHCN của Việt Nam năm 2014 xếp hạng 89, trong khi ở chỉ tiêu này, Malaysia xếp thứ 27, Indonesia 46, Thái Lan 60, Philippines 91. Tỷ lệ bằng sáng chế và ứng dụng (trên một triệu dân) của nước ta năm 2014 xếp thứ 92 thế giới, trong khi tỷ lệ này của Malaysia xếp thứ 31, Thái Lan 71, Philippines 84. Thứ ba, trình độ công nghệ thấp, không đồng bộ và chậm được đổi mới. Tỷ lệ ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống còn hạn chế. Theo kết quả điều tra “Công nghệ và cạnh tranh ngành chế biến, chế tạo giai đoạn 2009-2012”, chỉ có khoảng 11% số doanh nghiệp đã phát triển những loại hình công nghệ mới. Riêng hoạt động nghiên cứu phát triển, chỉ có 8% số doanh nghiệp có hoạt động và khoảng 5% chỉ là cải tiến công nghệ sẵn có. Đáng lưu ý, 84% doanh nghiệp cho biết là không hề có bất cứ chương trình cải tiến hoặc phát triển công nghệ nào. Mức độ sẵn sàng về công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin được coi là nền tảng của phương thức phát triển mới. Tuy nhiên, theo xếp hạng năm 2014 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam chỉ đứng khiêm tốn ở vị trí thứ 102 thế giới, trong đó, giai đoạn 2008-2014, mức độ sẵn sàng trong áp dụng công nghệ mới của Việt Nam đã giảm từ vị trí 71/134 trong năm 2008-2009 xuống vị trí 134/148 năm 2013-2014, thấp hơn rất nhiều so với Malaysia (vị trí 37), Philippines (47), Indonesia (60), Thái Lan (75). Thứ tư, mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhưng hiệu quả và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI còn thấp. Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước. Việc thiếu học hỏi giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước cho thấy rằng cần có những nỗ lực chính sách bổ sung trong việc thu hút và quản lý FDI để có được hiệu ứng lan tỏa.
  • 22. 22 Phần 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 2.1. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả Đây là nội dung cốt lõi của chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Phải xác định định hướng của việc chuyển dịch, trong đó xác định rõ đặc trưng phát triển và vị trí của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế, trên cơ sở đó xác định các chính sách phát triển. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải dựa trên sự đánh giá chính xác những lợi thế của đất nước, phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác có hiệu quả khả năng (chứ không phải xuất phát từ khả năng), phải có dự báo triển vọng cạnh tranh của sản phẩm, của ngành kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải bảo đảm khả năng thích nghi nhanh với sự biến đổi của môi trường trong nước và quốc tế, trước hết và chủ yếu là tiến bộ khoa học và công nghệ dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chi phí cho điều chỉnh cơ cấu kinh tế thấp. Cụ thể là: Ngành công nghiệp, tập trung nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm; phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, ưu tiên phát triển những sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Các ngành công nghiệp nền tảng được ưu tiên để đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế.
  • 23. 23 Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, hình thành cơ chế liên kết, hợp tác, phân công sản xuất trong việc tham gia chế tạo từng công đoạn sản phẩm. Phân bố không gian công nghiệp phù hợp nhằm phát huy lợi thế so sánh của các vùng, miền và tạo điều kiện để liên kết ngành mang lại hiệu quả cao. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tập trung lấp đầy các khu công nghiệp gắn với việc đầu tư bổ sung các công trình, dịch vụ hạ tầng xã hội (nhà ở, trường học, y tế, chợ,...) và thực hiện tốt bảo vệ môi trường. Ngành nông nghiệp, cần hướng vào phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới có năng lực cạnh tranh cao và thương hiệu tốt. Phát triển nông nghiệp toàn diện, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và sinh thái của mỗi vùng, mỗi địa phương. Tập trung đầu tư khâu nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học. Thúc đẩy tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các “cánh đồngmẫu lớn”; các trang trại nuôi trồng thủy, hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn; phát triển sản xuất gắn với bố trí, chuyển đổi hiệu quả cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Trong những năm trước mắt, đẩy nhanhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bằng cách đổi mới đào tạo nhân lực, đưa tri thức sản xuất, kinh doanh, tri thức khoa học công nghệ đến với người nông dân; sử dụng công nghệ sinh học làm gia tăng giá trị các mặt hàng nông-lâm-thủy sản. Gắn bó chặt chẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hợp lý, hiệu quả, bảo đảm cơ sở cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Ngành dịch vụ cần được đẩy mạnh phát triển, nhất là các dịch vụ có giá trị, hàm lượng tri thức cao, tiềm năng lớn, có lợi thế và có sức cạnh tranh, như
  • 24. 24 du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế; hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, dịch vụ phát triển phần mềm công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Đẩy mạnh tham gia mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước; xây dựng thương hiệu hàng hóa và dịch vụ Việt Nam. 2.2. Đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng kinh tế Vùng kinh tế được xác định là một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia có các hoạt động kinh tế xã hội tiêu biểu, thực hiện sự phân công lao động xã hội trên phạm vi cả nước. Đây là loại vùng có qui mô diện tích, dân số ở cấp lớn nhất, phục vụ việc hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước. Hiện nay, cơ cấu kinh tế vùng ở nước ta được xác định bao gồm 6 vùng kinh tế lớn và 4 vùng kinh tế trọng điểm. Ngoài ra, việc xác định cơ cấu kinh tế vùng ở nước ta còn dựa trên vị trí lãnh thổ theo chiều dọc đất nước và theo đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy mỗi vùng kinh tế có đặc điểm riêng, nhưng chúng đều là những bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc dân thống nhất. Để phát huy hiệu quả các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế khi triển khai liên kết vùng trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần tập trung vào các nội dung sau: Thứ nhất, về nhận thức, chúng ta cần coi quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo vùng là một bộ phận hữu cơ của tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng quốc gia; là phương thức để tạo ra các mũi nhọn, các “cực tăng trưởng” đối với các ngành, lĩnh vực của nền
  • 25. 25 kinh tế, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương trong tổng thể nền kinh tế; là biện pháp khắc phục cơ cấu kinh tế “khép kín” theo địa giới hành chính, trên cơ sở đó mà khai thác tối đa nguồn lực của xã hội. Thứ hai, xây dựng cơ chế điều phối, quản trị vùng. Xây dựng chiến lược liên kết kinh tế vùng trong chiến lược phát triển quốc gia, tạo cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển, đầu tư, quản trị, dịch vụ công, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ… phù hợp với mỗi vùng và liên vùng có hiệu quả. Chiến lược phát triển KT-XH của mỗi địa phương, vùng phải thể hiện rõ tính liên kết vùng, sớm xóa bỏ tình trạng phát triển kinh tế khép kín. Quy hoạch vùng phải gắn với điều kiện KT-XH đặc trưng của vùng và phải được xác định, thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt, trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thì công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch nói chung và cho liên kết vùng nói riêng cần được chú trọng hơn nữa. Trên cơ sở các quy hoạch và kế hoạch được phê duyệt, tập trung các nguồn lực và các thành phần kinh tế để đầu tư, phát triển hạ tầng KT-XH, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị và nông nghiệp; đồng thời, cần tạo lập thể chế, cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hình thành và phát triển kinh tế vùng. Thứ ba, đối với các vùng kinh tế trọng điểm, cần cân nhắc để ban hành chính sách cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khu vực và trên thế giới; quy định rõ liên kết vùng phải theo hướng kinh tế tri thức và tiếp cận với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển các ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn... Nghiên cứu để sớm hình thành một số khu liên kết kinh tế xuyên biên giới quốc gia với một số nước láng giềng; Hình thành các cặp cửa khẩu để gia tăng hợp tác kinh tế có hiệu quả. Đối với các vùng điều kiện KT-XH còn khó khăn, cần có chính sách nhằm hướng việc thu hút đầu tư vào các ngành khai thác lợi thế so sánh, phù
  • 26. 26 hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội; Làm rõ chức năng bảo tồn sinh thái, gìn giữ văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị, để từ đó có những chính sách tích hợp tổng thể đặc thù cho vùng đảm bảo các chức năng trên. Thứ tư, các nhà khoa học, chuyên gia cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phân vùng hợp lý, khoa học, phù hợp với thực tiễn; hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương. Tận dụng lợi thế của sự kết nối trên “không gian ảo” để liên kết vùng toàn diện. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, cần kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với chuyển dịch cơ cấu vùng, cơ cấu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng phát huy cao độ, có hiệu quả các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững. 2.3. Phát triển khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao năng lực sáng tạo, chất lượng nguồn nhân lực Đây là những yếu tố then chốt, tạo ra sự phát triển đột phá, là đặc trưng của phương thức phát triển mới trong nền kinh tế tri thức - thông minh. Tăng cường đầu tư của toàn xã hội, của Nhà nước, của các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước cho phát triển KHCN; đổi mới phương thức quản lý hoạt động KHCN; thực hiện quyền tự chủ đầy đủ cho các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN; gắn kết chặt chẽ hoạt động KHCN với thực tiễn cuộc sống, với nhu cầu phát triển, đổi mới của các ngành, lĩnh vực. Phát triển thị trường KHCN để trao đổi, mua bán, đưa các thành tựu nghiên cứu KHCN vào sản xuất. Định hướng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào những lĩnh vực trung tâm, mũi nhọn của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như trí tuệ nhân tạo, điện tử, tin học, công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng tái tạo... Xây dựng những viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm hiện đại cho các lĩnh vực
  • 27. 27 quan trọng này. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN; khuyến khích mọi ý tưởng đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp, trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, kinh tế, xã hội... Đổi mới mô hình tổ chức, quản lý, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp học, ngành học theo chuẩn quốc tế, cung cấp nguồn lao động chất lượng cao, có kỹ năng và năng lực sáng tạo, đáp ứng yêu cầu CNH đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo gắn với chiến lược phát triển KT - XH đất nước, với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất thông minh của nền kinh tế tri thức. Quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học, đào tạo nghề ở các ngành, lĩnh vực công nghệ, xây dựng một số cơ sở đạt trình độ quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo lực lượng, lao động có tay nghề cao. Chú trọng đào tạo đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, ngang tầm với doanh nhân ở các nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay. Thu hút được các chuyên gia, cán bộ KHCN có trình độ cao của nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. 2.4. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong những năm tới đòi hỏi tập trung vào tạo khung pháp luật đầy đủ, đồng bộ cho những ngành, lĩnh vực mới, những tổ chức, phương thức sản xuất, kinh doanh mới, những thị trường sản phẩm mới; đưa vào sử dụng những loại vật liệu mới, những sản phẩm mới. Cần phải có những cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm côngnghệ cao, đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển nền
  • 28. 28 công nghiệp thông minh, nông nghiệp thông minh, dịch vụ thông minh; thúc đẩy việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế phải thúc đẩy hình thành, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, chuyển những ý tưởng sáng tạo mới thành sản phẩm cung cấp cho thị trường; thúc đẩy, hỗ trợ đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân, hình thành những tập đoàn kinh tế lớn tham gia, có vị trí vững chắc trong chuỗi giá trị toàn cầu; thu hút có chọn lọc FDI, ưu tiên thu hút những dự án đầu tư có công nghệ cao ở những lĩnh vực mũi nhọn của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, liên kết, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận, tiếp thu những thành tựu mới của khoa học - công nghệ, tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu. Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế phải tạo ra và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cho việc đổimới cơ chế quản lý phát triển KHCN, giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực xã hội vào phát triển KHCN, giáo dục - đào tạo; thực hiện cơ chế tự chủ của các tổ chức KHCN, giáo dục - đào tạo; hoạt động của thị trường sản phẩm KHCN, nhất là đối với những sản phẩm mới do cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với các sản phẩm nghiên cứu, sáng tạo. Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế cần phải có những cơ chế, chính sáchhỗ trợ, khuyến khích, định hướng nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHCN vào những lĩnh vực khoa học, những công nghệ mũi nhọn, đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; định hướng đào tạo vào đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho những ngành, lĩnh vực này; cần phải có cơ chế khuyến khích, đãi ngộ thỏa đáng đối với các chuyên gia, cán bộ KHCN có trình độ cao, những người có kết quả nghiên cứu, sáng tạo có giá trị cao; có cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KHCN trẻ, có tiềm năng ở trong và ngoài nước, thu hút chuyên gia KHCN là người Việt Nam ở nước ngoài về cống hiến cho đất nước...
  • 29. 29 2.5. Đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, quản trị thông minh Trong đổi mới quản trị nhà nước thì vấn đề trực tiếp nhất, quan trọng nhất là đổi mới quản trị của chính phủ, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ quản trị thông minh. Để làm được điều này, có rất nhiều công việc phải thực hiện, nhưng có thể tổng hợp lại là: Thứ nhất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống mạng kết nối chính phủ tới tất cả các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, thậm chí tới từng hộ gia đình, từng người dân; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về từng người dân, từng hộ gia đình, từng cơ quan, đơn vị, tới tất cả các ngành, các địa phương; tất cả các văn bản chỉ đạo, các báo cáo, số liệu về tình hình của các cấp, các ngành, các địa phương... Thứ hai, cần đổi mới tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hợp lý, phù hợp với yêu cầu, chức năng, quản lý nhà nước nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và với điều kiện hệ thống quản lý đã được tin học hóa, được trang bị những thiết bị thông tin, hệ thống mạng hoàn chỉnh, hiện đại cho phép mở rộng khả năng theo dõi, nắm bắt tình hình, phân tích, đánh giá thông tin. Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý cao. Đặc biệt, trong bối cảnh mới, công chức, viên chức phải làm chủ được các công cụ, phương tiện hiện đại trong hoạt động quản lý; nhạy bén với cái mới, ủng hộ cái mới và có ý tưởng đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của mình KẾT LUẬN Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các đặc điểm khác nhau. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những
  • 30. 30 thành công đã đạt được, quá trình thực hiện CNH, HĐH thời gian qua cũng đang bộc lộ những hạn chế, đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và chậm được cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng còn chậm phát triển. Để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó phải thực hiện quyết liệt quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế; nâng cao hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế về tài chính, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, chú trọng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh trên các cấp độ quốc gia, địa phương, ngành và sản phẩm; tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực, trong đó, nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển KT - XH gắn với thu hút đầu tư của khu vực tư nhân, tạo cơ chế tài chính để các địa phương thu hút các nguồn lực cho phát triển; hình thành các chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố tiền đề CNH, HĐH.
  • 31. 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ III, Nxb Sự thật, Hà Nội, t.1, tr.182. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ III, Nxb Sự thật, Hà Nội, t.1, tr.182 - 183. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.24. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 212. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.9. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 120. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.27. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghịlần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.4. 9. PGS, TS Trần Thị Vân Hoa, Cách mạng công nghiệp 4.0 - Vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam (2018), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Ngô Đăng Thành (2009), Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thông kê (nhiều năm). 12. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2014), Báo cáo nghiên cứu Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phục vụ việc tổng kết lý luận, thực tiễn 30 năm đổi mới (1986 - 2016).