SlideShare a Scribd company logo
1 of 39
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA TOÁN CƠ TIN
TRẦN THỊ HOÀI
TUYẾN TÍNH HÓA CỦA PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG LỰC
TRÊN THANG THỜI GIAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
Chuyên ngành: TOÁN GIẢI TÍCH
Mã số : 60 46 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ HUY TIỄN
Hà Nội - Năm 2014
Mục lục
Lời cảm ơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ii
Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . iii
1 Kiến thức chuẩn bị 1
1.1 Thang thời gian . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.1.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.1.2 Hàm mũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.1.3 Một số kí hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1.4 Đạo hàm trên thang thời gian . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.2 Nhị phân mũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.3 Nguyên lí điểm bất động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2 Tuyến tính hóa trên thang thời gian 12
2.1 Giới thiệu bài toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
2.2 Định lí tuyến tính hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
3 Tuyến tính hóa hệ tuần hoàn trên thang thời gian 29
3.1 Thang thời gian tuần hoàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
3.2 Tuyến tính hóa trong trường hợp tuần hoàn . . . . . . . . . . . . . 30
Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
Tài liệu tham khảo 34
i
Lời cảm ơn
Để hoàn thành được chương trình đào tạo và hoàn thiện luận văn này, trong
thời gian vừa qua tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quí báu của gia đình,
thầy cô và bạn bè. Vì vậy, nhân dịp này, tôi muốn được gửi lời cảm ơn tới mọi
người.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Huy Tiễn, thầy
đã rất nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô trong khoa, những
người đã trực tiếp truyền thụ kiến thức, giảng dạy tôi trong quá trình học cao
học.
Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Toán - Cơ - Tin học, phòng Sau Đại
Học trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thiện các thủ tục bảo vệ luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn cha mẹ tôi, những người luôn yêu thương và ủng
hộ tôi vô điều kiện.
ii
Lời nói đầu
Gần đây, lí thuyết phương trình động lực trên thang thời gian được phát
triển một cách có hệ thống nhằm hợp nhất và suy rộng lí thuyết phương trình
vi phân và phương trình sai phân. Luận văn trình bày lí thuyết phương trình
động lực trên thang thời gian với bài toán tuyến tính hóa.
Xét hệ phương trình tuyến tính
x∆
= A(t)x, (1)
và hệ phương trình nửa tuyến tính
x∆
= A(t)x + f(t, x) (2)
trong đó, t ∈ T, A ∈ Crd(T, L(X)).
Bằng việc giới thiệu khái niệm hàm tương đương tôpô chúng tôi sẽ nghiên
cứu mối quan hệ giữa hệ phương trình tuyến tính (1) và hệ phương trình nửa
tuyến tính (2). Trong luận văn, chúng tôi sẽ giới thiệu một vài điều kiện đủ
đảm bảo cho sự tồn tại của hàm tương đương H(t, x) biến nghiệm (c, d) - tựa bị
chặn của hệ phương trình nửa tuyến tính (2) lên hệ phương trình tuyến tính (1).
Chúng tôi mở rộng định lí tuyến tính hóa của Palmer về phương trình hệ động
lực trên thang thời gian. Ở đây, chúng tôi cũng trình bày một phương pháp giải
tích mới để nghiên cứu bài toán tương đương tôpô trên thang thời gian. Kết quả
là mới ngay trong trường hợp T = R. Để đưa ra một cách đầy đủ các phương
pháp khác nhau nghiên cứu bài toán tương đương tôpô, chúng tôi xem xét các
kết quả khác nhau từ công trình nghiên cứu đầu tiên của Higler. Hơn nữa, chúng
tôi sẽ chứng minh hàm tương đương H(t, x) cũng là ω - tuần hoàn khi hệ là ω -
tuần hoàn.
Nội dung chính của luận văn là định lí tuyến tính hóa trên thang thời gian
chứng minh sự tương đương tôpô giữa hệ phương trình nửa tuyến tính (2) và
hệ phương trình tuyến tính (1). Chìa khóa để giải quyết vấn đề này là các khái
niệm nhị phân mũ, và xây dựng hàm tương đương tôpô H(t, x). Nội dung luận
văn trình bày kết quả chính trong bài báo " A new analytical method for the
linearization of dynamic equation on measure chains" của Yonghui Xia, Jinde
Cao và Maoan Han.
Luận văn được chia thành ba chương
iii
Chương 1: trình bày khái niệm cơ bản trên thang thời gian và các kí hiệu,
khái niệm nhị phân mũ của phương trình vi phân, phương trình sai phân và
khái niệm nhị phân mũ trên thang thời gian.
Chương 2: chứng minh sự tồn tại hàm tương đương tôpô của hệ phương trình
nửa tuyến tính và hệ phương trình tuyến tính. Đây chính là mục đích chính của
luận văn.
Chương 3: chứng minh hàm tương đương là ω - tuần hoàn nếu hệ tuyến tính
là ω - tuần hoàn trên thang thời gian.
Do thời gian và năng lực có hạn, có thể trong luận văn còn những sai sót.
Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy, các cô và các bạn đồng
nghiệp.
Hà nội, tháng 12 năm 2014
Trần Thị Hoài
iv
Chương 1
Kiến thức chuẩn bị
1.1 Thang thời gian
1.1.1 Định nghĩa
Định nghĩa 1.1. Thang thời gian là tập con đóng, khác rỗng tùy ý của tập số
thực R.
Kí hiệu thang thời gian là T.
Các tập R, Z, N, [0, 1] ∪ [2, 3] là ví dụ về thang thời gian.
Sau đây ta định nghĩa toán tử nhảy tiến, toán tử nhảy lui và hàm graininess
trên thang thời gian.
Định nghĩa 1.2. Cố định t ∈ T. Toán tử σ : T −→ T xác định bởi
σ(t) := inf{s ∈ T : s > t}
được gọi là toán tử nhảy tiến trên thang thời gian T.
Ví dụ:
Nếu T = Z thì σ(n) = n + 1.
Nếu T = R thì σ(t) = t.
Định nghĩa 1.3. Cố định t ∈ T. Toán tử ρ : T −→ T xác định bởi
ρ(t) := sup{s ∈ T : s < t}
được gọi là toán tử nhảy lui trên thang thời gian T.
1
Ví dụ:
Nếu T = Z thì ρ(n) = n − 1.
Nếu T = R thì ρ(t) = t.
Ta giới thiệu khái niệm điểm rời rạc trái, rời rạc phải, trù mật trái, trù mật
phải, điểm bị cô lập và điểm trù mật như sau.
Nếu σ(t) > t, ta nói t là rời rạc phải.
Nếu ρ(t) < t, ta nói t là rời rạc trái.
Nếu ρ(t) < t < σ(t), ta nói t bị cô lập.
Nếu σ(t) = t, ta nói t trù mật phải.
Nếu ρ(t) = t, ta nói t trù mật trái.
Nếu ρ(t) = t = σ(t), ta nói t trù mật.
Định nghĩa 1.4. Hàm µ : T −→ [0, ∞) xác định bởi
µ(t) := σ(t) − t
được gọi là hàm graininess.
Ví dụ:
Nếu T = Z, ta có µ(n) = 1.
Nếu T = R, ta có µ(t) = 0.
Ta định nghĩa tập
Tκ
=
T  (ρ (supT) , supT) nếu supT < ∞
T nếu supT = ∞.
Sau đây ta giới thiệu một số khái niệm liên quan đến hàm mũ trên thang thời
gian.
1.1.2 Hàm mũ
Ta kí hiệu tập tất cả các hàm regressive và rd - liên tục f : T −→ R bởi
R = R(T) = R(T, R).
Định nghĩa 1.5. Giả sử p ∈ R, ta định nghĩa hàm mũ tổng quát trên thang
thời gian như sau
ep(t, s) = exp
t
s
ξµ(τ)(p(τ))∆τ , t, s ∈ T.
trong đó, ξµ(τ)(p(τ)) =
1
µ(τ)
Log(1 + µ(τ)p(τ)).
2
Bổ đề 1.1. Với p ∈ R, ta có
ep(t, τ)ep(τ, s) = ep(t, s), τ, s, t ∈ T.
Chứng minh. Giả sử p ∈ R với τ, s, t ∈ T, ta có
ep(t, τ)ep(τ, s) = exp
t
τ
ξµ(τ)(p(τ))∆τ exp
τ
s
ξµ(τ)(p(τ))∆τ
= exp
t
τ
ξµ(τ)(p(τ))∆τ +
τ
s
ξµ(τ)(p(τ))∆τ
= exp
t
s
ξµ(τ)(p(τ))∆τ
= ep(t, s).
Bổ đề được chứng minh.
Chúng ta giới thiệu một số tính chất của hàm mũ trong định lí sau.
Định lý 1.1. Giả sử các hàm p, q ∈ R. Khi đó ta có
(i) e0(t, s) ≡ 1 và ep(t, t) ≡ 1;
(ii)ep(σ(t), s) = (1 + µ(t)p(t))ep(t, s);
(iii)
1
ep(t, s)
= e p(t, s);
(iv) ep(t, s) =
1
ep(s, t)
= e p(s, t);
(v) ep(t, s)eq(t, s) = ep⊕q(t, s);
(vi)
ep(t, s)
eq(t, s)
= ep q(t, s).
Chứng minh. Xem [ 1 ].
Bây giờ ta sẽ giới thiệu một số kí hiệu được dùng trong luận văn.
1.1.3 Một số kí hiệu
Giả sử T là thang thời gian tùy ý với hàm bị chặn graininess µ và X là không
gian Banach thực hoặc phức với chuẩn · .
Gọi L (X1, X2) là không gian tuyến tính các ánh xạ tuyến tính liên tục với
chuẩn xác định bởi
T := sup
x =1
Tx , ∀T ∈ L (X1, X2) .
3
Gọi GL (X1, X2) là tập các đẳng cấu tuyến tính giữa hai không gian con X1, X2
của X.
IX1
là ánh xạ đồng nhất trên X1.
L (X) := L (X, X).
N (T) = T−1
({0}) là không gian nhân.
R (T) := TX là khoảng biến thiên của T ∈ L (X).
Một vài kí hiệu đặc trưng cho phép toán trên thang thời gian
T+
τ := {t ∈ T : t ≥ τ}, ∀τ ∈ T.
T−
τ := {t ∈ T : t ≤ τ}, ∀τ ∈ T.
Ta cũng dùng kí hiệu ρ+ để chỉ toán tử nhảy tiến, tức là ρ+(t) = σ(t), ∀t ∈ T.
Tập J ⊆ T được gọi là không bị chặn trên (tương ứng dưới) nếu tập
{µ (t, τ) ∈ R : t ∈ J, ∀τ ∈ T}
không bị chặn trên (tương ứng dưới).
Đạo hàm riêng cấp 1 của ánh xạ Φ : T × T −→ X, kí hiệu là ∆1Φ.
Crd (Tκ, X) là tập các ánh xạ rd - liên tục từ Tκ đến X.
CrdR+
(Tκ, R) là không gian tuyến tính của các hàm regressive với các phép
toán đại số
(a ⊕ b)(t) := a(t) + b(t) + µ(t)a(t)b(t),
(a b)(t) :=
a(t) − b(t)
1 + µ(t)b(t)
,
(α a)(t) := lim
h µ(t)
(1 + ha(t))α − 1
h
, t ∈ Tκ
,
trong đó a, b ∈ CrdR+
(Tκ, R) , α ∈ R và
CrdR+
(Tκ
, R) := {a ∈ Crd (Tκ
, R) : 1 + µ (t) a (t) > 0, t ∈ Tκ
}.
Nếu T = R thì
(a ⊕ b)(t) := a(t) + b(t),
(a b)(t) := a(t) − b(t).
4
Nếu T = Z thì
(a ⊕ b)(t) := a(t) + b(t) + a(t)b(t),
(a b)(t) :=
a(t) − b(t)
1 + b(t)
.
Với τ ∈ T cố định và c, d ∈ CrdR+
(Tκ, R) ta định nghĩa
B+
τ,c(X) := {λ ∈ Crd T+
τ , X : sup
τ t
λ(t) e c(t, τ) < ∞},
B−
τ,d(X) := {λ ∈ Crd T−
τ , X : sup
t τ
λ(t) e d(t, τ) < ∞},
B±
τ,c,d(X) := λ ∈ Crd (Tκ
, X) |∃τ ∈ T : sup
τ t
λ(t) e c(t, τ) < ∞,
sup
t τ
λ(t) e d(t, τ) < ∞ .
là không gian tuyến tính các ánh xạ c+ - tựa bị chặn và d− - tựa bị chặn.
Các không gian trên là không gian Banach với chuẩn
λ +
τ,c := sup
τ t
λ(t) e c(t, τ), λ −
τ,d := sup
t τ
λ(t) e d(t, τ),
λ ±
τ,c,d := max{ λ|T+
τ
+
τ,c, λ|T−
τ
−
τ,d}.
trong đó ec(t, τ) là hàm mũ thực trên T. Có thể dễ dàng thấy rằng
λ(t) ≤ λ +
τ,cec(t, τ), ∀t ∈ T+
τ , λ(t) ≤ λ −
τ,ded(t, τ), ∀t ∈ T−
τ ,
λ(τ) ≤ λ +
τ,c ≤ λ ±
τ,c,d, λ(τ) ≤ λ −
τ,d ≤ λ ±
τ,c,d.
Một số kí hiệu viết tắt
b − a := inf
t∈Tκ
{b(t) − a(t)},
a ¡ b :⇔ 0 < b − a ,
a ¢ b :⇔ 0 ≤ b − a .
trong đó hai hàm regressive a, b ∈ CrdR+
(Tκ, R) được kí hiệu là bậc tăng nếu
sup
t∈Tκ
µ(t)a(t) < ∞ và sup
t∈Tκ
µ(t)b(t) < ∞.
Khi đó ta thu được các giới hạn sau
lim
t→∞
ea b(t, τ) = 0, lim
t→−∞
eb a(t, τ) = 0.
với bậc tăng a ¡ b không bị chặn trên (tương ứng dưới) trên thang thời gian.
Khái niệm khả vi delta trên thang thời gian được giới thiệu dưới đây.
5
1.1.4 Đạo hàm trên thang thời gian
Định nghĩa 1.6. Giả sử hàm f : T → R khả vi tại t ∈ Tκ. Với mọi ε > 0, tồn
tại một lân cận U của t sao cho
|[f(σ(t)) − f(s)] − f∆
(t)[σ(t) − s]| ≤ ε|σ(t) − s|, s ∈ U.
Khi đó f∆(t) là đạo hàm của hàm f tại t.
Ví dụ 1.1. Nếu T = R thì
|f(t) − f(s) − A(t − s)| ≤ ε|t − s|,
⇔ |
f(t) − f(s)
t − s
− A| < ε, ∀|s − t| < δ.
Do đó,
lim
s→t
f(t) − f(s)
t − s
= A = f (t).
Ví dụ 1.2. Nếu T = Z thì
|f(n + 1) − f(n) − A(n + 1 − n)| ≤ ε|n + 1 − n|,
⇔ |f(n + 1) − f(n) − A| < ε.
Do đó,
f(n + 1) − f(n) = ∆f = A.
Ví dụ 1.3. Hàm f : T −→ R xác định bởi f(t) = α, ∀t ∈ T, α ∈ R.
Khi đó f∆(t) ≡ 0.
Thật vậy, với mọi ε > 0 ta có
|f(σ(t0)) − f(t) − µ(σ(t0), t).0| = |α − α| = 0 ≤ ε|µ(σ(t0), t)|, ∀t ∈ T.
Ví dụ 1.4. Hàm f : T −→ R xác định bởi f(t) = t, ∀t ∈ T, α ∈ R.
Khi đó f∆(t) ≡ 1.
Thật vậy, với mọi ε > 0 ta có
|f(σ(t0)) − f(t) − µ(σ(t0), t).1| = |σ(t0) − t − µ(σ(t0), t)| = 0 ≤ ε|µ(σ(t0), t)|, ∀t ∈ T.
Một vài tính chất của đạo hàm trên thang thời gian được giới thiệu trong
định lí sau đây.
6
Định lý 1.2. Giả sử f, g : T −→ R khả vi tại t ∈ Tκ. Khi đó ta có:
i) f + g : T −→ R khả vi tại t với
(f + g)∆
(t) = f∆
(t) + g∆
(t).
ii) Với hằng số α, αf : T −→ R khả vi tại t với
(αf)∆
(t) = αf∆
(t).
iii) Hàm fg : T −→ R khả vi tại t với
(fg)∆
(t) = f∆
(t)g(t) + f(σ(t))g∆
(t)
= f(t)g∆
(t) + f∆
(t)g(σ(t)).
iv) Nếu f(t)f(σ(t)) = 0 thì
1
f
khả vi tại t với
1
f
∆
(t) = −
f∆(t)
f(t)f(σ(t))
.
v) Nếu g(t)g(σ(t)) = 0 thì
f
g
khả vi tại t với
f
g
∆
(t) =
f∆(t)g(t) − f(t)g∆(t)
g(t)g(σ(t))
.
Chứng minh. Giả sử f, g khả vi tại t ∈ Tκ.
i) Cho ε > 0, khi đó tồn tại lân cận U1, U2 của t sao cho
| [f(σ(t)) − f(s)] − f∆
(t)(σ(t) − s)| ≤
ε
2
|σ(t) − s|, ∀s ∈ U1,
| [g(σ(t)) − g(s)] − g∆
(t)(σ(t) − s)| ≤
ε
2
|σ(t) − s|, ∀s ∈ U2.
Cho U = U1 ∩ U2. Khi đó ∀s ∈ U ta có
| [(f + g)(σ(t)) − (f + g)(s)] − [f∆
(t) + g∆
(t)](σ(t) − s)|
≤ | [f(σ(t)) − f(s)] − f∆
(t)(σ(t) − s)| + | [g(σ(t)) − g(s)] − g∆
(t)(σ(t) − s)|
≤
ε
2
|σ(t) − s| +
ε
2
|σ(t) − s| = ε|σ(t) − s|.
Do đó f + g khả vi tại t và (f + g)∆ = f∆ + g∆ với mọi t.
ii) iii) iv) và v) xem [1]. Định lí được chứng minh.
Phần tiếp theo chúng tôi giới thiệu khái niệm nhị phân mũ của phương trình
vi phân, phương trình sai phân.
7
1.2 Nhị phân mũ
Xét phương trình
x = Ax, x ∈ X, (1.1)
với nghiệm x(t) = etAx(0).
Định nghĩa 1.7. Phương trình (1.1) được gọi là hyperbolic (hay có nhị phân
mũ) nếu tồn tại N ≥ 1, α > 0, X = Es ⊕ Eu sao cho
etA
x ≤ Ne−αt
x , t ≥ 0, x ∈ Es
,
e−tA
x ≤ Neαt
x , t < 0, x ∈ Eu
.
Ví dụ 1.5. Xét hệ phương trình
x = x
y = −y
Khi đó nghiệm của hệ phương trình trên là
x = x0et
y = y0e−t
Do đó,
sup
t∈R
(x(t), y(t)) ≤ M
⇔
sup |x(t)| ≤ M
sup |y(t)| ≤ M
⇔
x0 = 0
y0 = 0
Ta có định nghĩa tương đương sau.
Định nghĩa 1.8. Phương trình (1.1) được gọi là hyperbolic (hay có nhị phân mũ)
nếu tồn tại N ≥ 1, α > 0, và phép chiếu P : X −→ X, với X = ImP ⊕ Im(IX − P)
sao cho
etA
Py ≤ Ne−αt
y , t ≥ 0, y ∈ X,
e−tA
(IX − P)y ≤ Neαt
y , t < 0, y ∈ X.
Để ý rằng Es = ImP, Eu = Im(IX − P).
Sau đây ta sẽ giới thiệu khái niệm nhị phân mũ đối với hệ phương trình
không ôtônôm.
Xét phương trình
x = A(t)x, x ∈ X, t ∈ R. (1.2)
8
Định nghĩa 1.9. Phương trình (1.2) được gọi là có nhị phân mũ nếu tồn tại
N ≥ 1, α > 0, và họ phép chiếu P(t) thỏa mãn
sup
t∈R
P(t) < +∞, X = ImP(t) ⊕ Im(IX − P(t))
sao cho
U(t, s)P(s)x ≤ Ne−α(t−s)
x , x ∈ X, t ≥ s,
U(t, s) khả nghịch trên Im(IX − P(t)),
U(t, s)−1
(IX − P(t))x ≤ Neα(t−s)
x , x ∈ X, t < s,
trong đó, (U(t, s))t≥s là họ toán tử giải (Cauchy) của phương trình (1.2).
Dưới đây, ta giới thiệu khái niệm nhị phân mũ đối với hệ phuơng trình sai
phân.
Xét phương trình
xn+1 = Anxn, xn ∈ X, n ∈ Z. (1.3)
Định nghĩa 1.10. Phương trình (1.3) được gọi là có nhị phân mũ nếu tồn tại
N ≥ 1, λ ≥ 0, họ phép chiếu Pn thỏa mãn
sup
n
Pn < +∞, X = ImPn ⊕ Im(IX − Pn)
sao cho
Φn,mPmx ≤ Nλn
x , n ≥ m,
Φn,m khả nghịch trên Im(IX − Pn),
Φ−1
n,mPmx ≤ Nλ−n
x , n < m,
trong đó, Φn,m = An−1An−2...Am, với mọi n > m, Φn,n = I.
Chú ý rằng:
1) Các điều kiện U(t, s) khả nghịch trên Im(IX − P(t)) và Φn,m khả nghịch
trên Im(IX − Pn) luôn được thỏa mãn khi X = Rd.
2) U(t, s), Φn,m nói chung không khả nghịch trên toàn không gian X.
Trong trường hợp tổng quát, ta xét nhị phân mũ của phương trình động lực
trên thang thời gian.
9
Xét phương trình động lực tuyến tính
x∆
= A(t)x, (1.4)
với A ∈ Crd (Tκ, L(X)) và toán tử dịch chuyển ΦA(t, τ) ∈ L(X) nghĩa là toán tử
giải của bài toán giá trị ban đầu
X∆
= A(t)X, X(τ) = IX, ∀τ, t ∈ T, τ ≤ t.
ΦA(t, τ) trong trường hợp tổng quát không khả ngược và chỉ tồn tại với τ ≤ t.
Ta định nghĩa toán tử chiếu bất biến như sau.
Định nghĩa 1.11. P : T −→ L(X) được gọi là phép chiếu bất biến của phương
trình (1.4) nếu
P2
(t) = P(t), P(t)ΦA(t, s) = ΦA(t, s)P(s), ∀s ≤ t, s, t ∈ T.
P được gọi là thỏa mãn điều kiện chính quy nếu ánh xạ
[IX + µ(t)A(t)] |KerP(t) : KerP(t) −→ KerP(σ(t))
là song ánh.
Trong trường hợp T = R ta không cần điều kiện phép chiếu chính quy vì khi
đó µ(t) = 0 nên IX + µ(t)A(t) = IX luôn là song ánh.
Ta định nghĩa toán tử dịch chuyển mở rộng như sau.
Định nghĩa 1.12. Toán tử ΦA(t, s) : KerP(s) −→ KerP(t) được xác định bởi
ΦA(t, s) :=
ΦA(s, t)|KerP(t)
−1
, t < s
ΦA(t, s)|KerP(s), t ≥ s
với (t, s) ∈ T × T.
Dễ dàng thấy rằng ΦA(t, s) ∈ GL(KerP(s), KerP(t)) và
ΦA(t, τ) = ΦA(t, s)ΦA(s, τ), ∀ τ, s, t ∈ T.
Ta giới thiệu khái niệm nhị phân mũ trên thang thời gian T như sau.
10
Định nghĩa 1.13. P : T −→ L(X) là phép chiếu bất biến của phương trình (1.4)
thỏa mãn điều kiện chính quy. Khi đó phương trình (1.4) được gọi là có nhị phân
mũ nếu
ΦA(t, s)P(s) ≤ Kea(t, s), s ≤ t, s, t ∈ T,
ΦA(t, s)[IX − P(s)] ≤ Keb(t, s), s ≥ t, s, t ∈ T.
với K ≥ 1 là hằng số thực và bậc tăng a, b ∈ CrdR+
(T, R) , a ¡ b.
Định nghĩa trên suy rộng định nghĩa nhị phân mũ khi T = R, T = Z.
Dưới đây ta chỉ xét trường hợp thang thời gian T không bị chặn trên, không
bị chặn dưới.
Bổ đề 1.2. Phương trình (1.4) có nhị phân mũ với bậc tăng a, b và các phép
chiếu bất biến P, Q trên T. Với τ ∈ T cố định và c, d ∈ CrdR+
(T, R). Khi đó
P = Q và a ¡ c ¡ b, a ¡ d ¡ b phương trình (1.1) không có nghiệm không tầm
thường (c, d) - tựa bị chặn trên T.
Bổ đề 1.3. Giả sử τ, t, t1, t2 ∈ TK, t1 ≤ t2 và a, b ∈ CrdR+
(T, R) . Khi đó ta có
t2
t1
ea(t, ρ+(s))eb(s, τ)∆s ≤



ea(t, τ)
b − a
[eb a(t2, τ) − eb a(t1, τ)] nếu a ¡ b,
ea(t, τ)
a − b
[eb a(t1, τ) − eb a(t2, τ)] nếu b ¡ a.
Bổ đề 1.4. Giả sử phương trình (1.4) có nhị phân mũ với a, b, K1, K2 và P trên
T. Xét phương trình tuyến tính không thuần nhất
x∆
= A(t)x + r(x) (1.5)
và cố định c, d ∈ CrdR+
(T, R) , a¡c¡b, a¡d¡b. Khi đó, với r ∈ B±
c,d(X) phương
trình (1.5) có duy nhất nghiệm λ ∈ B±
c,d(X) sao cho
λ(t) =
t
−∞
ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))r(s)∆(s) −
+∞
t
ΦA(t, ρ+(s))[IX − P(ρ+(s))]r(s)∆(s).
1.3 Nguyên lí điểm bất động
Định lý 1.3. (nguyên lý ánh xạ co Banach). Giả sử (X, d) là không gian metric
đầy đủ và F : X −→ X là ánh xạ co. Khi đó F có duy nhất điểm bất động u và
Fn(y) → u với mọi y ∈ X.
Chứng minh. Xem [ 8 ]
11
Chương 2
Tuyến tính hóa trên thang
thời gian
2.1 Giới thiệu bài toán
Định lí tuyến tính hóa của Hartman cho phương trình vi phân thường phát
biểu rằng tồn tại tương ứng 1 : 1 giữa nghiệm của hệ tuyến tính ôtônôm
x = Ax
và các hệ bị nhiễu
x = Ax + f(x)
trong đó, f thỏa mãn một vài điều kiện tốt như liên tục hoặc Lipschitz. Sau đó
Palmer mở rộng kết quả trên cho lớp hệ tuyến tính không ôtônôm
x = A(t)x + f(t, x).
Bài toán tuyến tính hóa phát biểu rằng, nếu một hệ phương trình nửa tuyến
tính là tương đương tôpô với hệ phương trình tuyến tính thì có nhiều tính chất
của hệ phương trình nửa tuyến tính tương tự hoặc đồng nhất với tính chất của
hệ phương trình tuyến tính. Do đó, việc nghiên cứu sự tương đương tôpô của
phương trình động lực trên thang thời gian rất quan trọng trong thực tiễn và lí
luận. Một phương pháp giải tích mới để nghiên cứu bài toán tương đương tôpô
được trình bày trong chương này.
Trước tiên ta sẽ giới thiệu khái niệm tương đương tôpô trong trường hợp
ôtônôm.
12
Định nghĩa 2.1. Hai hệ phương trình sai phân
xn+1 = f(xn), xn ∈ X
yn+1 = g(yn), yn ∈ X
được gọi là liên hợp tôpô nếu tồn tại đồng phôi h sao cho
h ◦ f = g ◦ h.
Điều kiện h◦f = g◦h có nghĩa h◦fn = gn◦h hay h(fn(x0)) = gn(h(x0)), ∀x0, ∀n.
Nói cách khác, đồng phôi h biến nghiệm của hệ xn+1 = f(xn) với điều kiện
ban đầu x0 thành nghiệm của hệ yn+1 = g(yn) với điều kiện ban đầu h(x0).
Ta có định lí Hartman - Grobman như sau
Định lý 2.1. Hai hệ phương trình
xn+1 = Axn + f(xn)
yn+1 = Ayn
với điều kiện
i) σ(A) ∩ S1 = ∅,
ii) f thỏa mãn điều kiện Lipschitz
|f(x) − f(y)| ≤ L|x − y|.
Khi đó, nếu L đủ bé thì hai hệ phương trình trên là liên hợp tôpô.
Định nghĩa 2.2. Hai hệ phương trình
x = f(x), x ∈ X (2.1)
y = g(y), y ∈ X (2.2)
được gọi là liên hợp tôpô nếu tồn tại đồng phôi h sao cho
h ◦ ϕt = ψt ◦ h.
Định nghĩa 2.3. Hai hệ phương trình (2.1) và (2.2) được gọi là tương đương
tôpô nếu tồn tại đồng phôi h : X −→ X và đồng phôi tăng τ : R −→ R sao cho
h ◦ ϕt = ψτ(t) ◦ h
trong đó, τ là phép tham số hóa thời gian.
13
Ta có định lí Hartman - Grobman như sau.
Định lý 2.2. Hai hệ phương trình
x = Ax
y = Ay + f(y)
với điều kiện
i) σ(A) ∩ iR = ∅,
ii) f thỏa mãn điều kiện Lipschitz
|f(x) − f(y)| ≤ L|x − y|.
Khi đó, nếu L đủ bé thì ta nói hai hệ phương trình trên là tương đương tôpô.
Sau đây ta sẽ giới thiệu khái niệm tương đương tôpô trong trường hợp không
ôtônôm.
Định nghĩa 2.4. Hai hệ phương trình
xn+1 = f(xn, n), xn ∈ X
yn+1 = g(yn, n), yn ∈ X
được gọi là liên hợp tôpô nếu tồn tại họ các đồng phôi {hn} sao cho hn(xn) = yn.
Định lý 2.3. (Định lí Hartman - Grobman)
Hai hệ phương trình
xn+1 = Anxn + f(xn, n)
yn+1 = Anyn
với điều kiện
i) Hệ phương trình yn+1 = Anyn có nhị phân mũ,
ii) f thỏa mãn điều kiện Lipschitz
f(x) − f(y) ≤ L x − y .
Khi đó, nếu L đủ bé thì ta nói hai hệ phương trình trên là tương đương tôpô.
Xét các hệ sau
x = f(t, x) (2.3)
y = g(t, y) (2.4)
14
Định nghĩa 2.5. Hai hệ (2.3) và (2.4) liên hợp tôpô nếu tồn tại họ các đồng
phôi {ht} sao cho
ht(x(t)) = y(t).
Nếu ta chỉ quan tâm về mặt hình học theo nghĩa đồng phôi h biến quỹ đạo
của hệ (2.3) thành quỹ đạo của hệ (2.4) thì ta có khái niệm tương đương tôpô.
Định nghĩa 2.6. Hai hệ (2.3) và (2.4) tương đương tôpô nếu tồn tại họ các
đồng phôi {ht} và đồng phôi tăng τ : R −→ R với τ(0) = 0 sao cho
ht ◦ ϕt = ψτ(t) ◦ ht
trong đó, τ là phép tham số hóa thời gian.
Định lý 2.4. (Định lý Hartman - Grobman) Hai hệ phương trình
x = A(t)x
y = A(t)y + f(y, t)
thỏa mãn điều kiện
i) Hệ phương trình (1.2) có nhị phân mũ,
ii) f thỏa mãn điều kiện Lipschitz
f(t, x) − f(t, y) ≤ L x − y .
Khi đó, nếu L đủ bé thì hai hệ phương trình trên là tương đương tôpô.
Tiếp theo ta sẽ chỉ ra rằng trên thang thời gian T, hai hệ phương trình
x∆
(t) = A(t)x (2.5)
x∆
(t) = A(t)x + f(t, x) (2.6)
là tương đương tôpô nếu hệ phương trình (2.5) có nhị phân mũ và f(t, x): "nhỏ".
Xét hai hệ phương trình
x∆
(t) = f(t, x) (2.7)
y∆
(t) = g(t, y) (2.8)
Để nghiên cứu tuyến tính hóa trên thang thời gian, khái niệm tương tương tôpô
sẽ được điều chỉnh bởi định nghĩa sau.
15
Định nghĩa 2.7. Giả sử tồn tại hàm H : T × X −→ X thỏa mãn
(i) Với mỗi t cố định, hàm H(t, .) là đồng phôi từ X lên X;
(ii) H(t, x) ±
τ,c,d −→ ∞ khi x ±
τ,c,d −→ ∞ đều với mỗi t;
(iii) Giả sử rằng hàm G(t, .) = H−1(t, .) cũng có tính chất (ii);
(iv) Nếu x(t) là nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của (2.7) thì H(t, x(t)) là nghiệm
(c, d) - tựa bị chặn của (2.8).
Khi đó hệ (2.7) và hệ (2.8) được gọi là tương đương tôpô. Ta viết (2.7) ∼ (2.8)
và H(t, .) được gọi là hàm tương đương của (2.7) và (2.8).
2.2 Định lí tuyến tính hóa
Định lý 2.5. ( Tuyến tính hóa trên T)
Với τ ∈ T cố định c, d ∈ CrdR+
(T, R) , a ¡ c ¡ b, a ¡ d ¡ b. Giả sử các điều
kiện sau thỏa mãn
(H1) Hệ tuyến tính (2.5) có nhị phân mũ trên T.
(H2) f : T × X −→ X là rd - liên tục và thỏa mãn
f(t, x) ±
τ,c,d ≤ µ,
f(t, x) − f(t, y) ≤ γ x − y , t ∈ T, x, y ∈ X.
(H3) γC2(c, d) < 1.
Khi đó hệ (2.6) tương đương tôpô với hệ (2.5) và hàm tương đương tôpô
H(t, x) thỏa mãn
H(t, x) − x ±
τ,c,d ≤ µC2(c, d),
trong đó,
C2(c, d) = max {C1(c) +
K1
c − a
, C1(d) +
K2
b − c
} > 0,
C1(c) =
K1
d − a
+
K2
b − c
> 0,
C1(d) =
K2
d − a
+
K1
b − d
> 0.
Nhận xét
(H1) đưa ra giả thiết hệ phương trình tuyến tính có nhị phân mũ và điều kiện
này là thông thường.
(H2) ngoài giả thiết phần phi tuyến thỏa mãn điều kiện Lipschitz, chúng tôi đưa
16
thêm giả thiết về tính bị chặn mũ của f(t, x).
(H3) đưa ra giả thiết về sự tương tác giữa hằng số Lipschitz và phần phi tuyến.
Định lí 2.5 có phạm vi áp dụng rộng hơn nhiều so với Định lí Hartman -
Grobman (ngay cả khi T = R, T = Z).
Ta sẽ phát biểu định lí tuyến tính hóa trong trường hợp T = R.
Với T = R, ta có
a ⊕ b = a + b, a b = a − b.
T+
τ = (τ, +∞), T−
τ = (−∞, τ).
µ(t) = 0 ⇒ 1 + µ(t)a(t) > 0, ea(t, s) = ea(t−s)
.
Crd = C, CrdR = CrdR+
= C.
B+
τ,−β = B+
τ,c = f ∈ C : sup
t≥τ
|f(t)|eβ(t−τ)
< +∞ ,
B−
τ,β = B−
τ,d = f ∈ C : sup
t≤τ
|f(t)|e−β(t−τ)
< +∞ ,
B±
τ,c,d = B+
τ,−β ∩ B−
τ,β = f ∈ C : sup
t≥τ
|f(t)|eβ(t−τ)
< +∞,
sup
t≤τ
|f(t)|e−β(t−τ)
< +∞ .
Với β = 0 = c = d, ta có
BC = f ∈ C : sup
t∈R
|f(t)| < +∞ .
Khi đó (c, d) - tựa bị chặn tương đương với bị chặn và · ±
τ,c,d = · sup.
Ta xét với a = b = α, c = −β, d = β
C1(d) =
K2
α
+
K1
α
=
2K
α
,
C1(c) =
K1
α
+
K2
α
=
2K
α
,
C2(c, d) =
3K
α
.
Định lí tuyến tính hóa với T = R được phát biểu như sau.
Hệ quả 2.1. (Tuyến tính hóa của hệ ôtônôm trên R) Giả sử các điều kiện sau
thỏa mãn
i) Hệ phương trình x = Ax có nhị phân mũ trên R với số mũ α.
17
ii) f(x) ≤ µ, f(x) − f(y) ≤ γ x − y .
iii) γ
3K
α
< 1.
Khi đó hệ x = Ax và hệ x = Ax + f(x) là tương đương tôpô và
H(x) − x ≤ µ
3K
α
.
Hệ quả 2.2. (Tuyến tính hóa của hệ không ôtônôm trên R) Giả sử các điều
kiện sau thỏa mãn
i) Hệ phương trình x = A(t)x có nhị phân mũ trên R với số mũ α.
ii) f(t, x) ≤ µ, f(t, x) − f(t, y) ≤ γ x − y .
iii) γ
3K
α
< 1.
Khi đó hệ x = A(t)x và hệ x = A(t)x + f(t, x) là tương đương tôpô và
H(t, x) − x ≤ µ
3K
α
.
Để chứng minh định lí tuyến tính hóa trên T ta đi chứng minh các mệnh đề
sau đây.
Giả sử Φ(t, t0) được kí hiệu là toán tử giải (trong trường hợp X là vô hạn
chiều) của hệ tuyến tính (2.5), X(t, t0, x0) là nghiệm của (2.6) sao cho điều kiện
ban đầu X(t0) = x0, kí hiệu Y (t, t0, y0) là nghiệm của (2.5) thỏa mãn điều kiện
ban đầu Y (t0) = y0.
Trong phần này ta luôn giả sử các giả thiết của Định lí 2.5 được thỏa mãn.
Mệnh đề 2.1. Giả sử (σ, η) cố định. Khi đó hệ
z∆
= A(t)z − f(t, X(t, σ, η)) (2.9)
có duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị chặn h(t, (σ, η)) thỏa mãn
h(., (σ, η)) ±
τ,c,d ≤ µC2(c, d)
ở đây, C2(c, d) định nghĩa như trong Định lí 2.5.
Khi T = R Mệnh đề 2.1 được phát biểu như sau
Với (σ, η) cố định. Khi đó hệ
z = A(t)z − f(t, X(t, σ, η))
có duy nhất nghiệm bị chặn h(t, (σ, η)) thỏa mãn
h(., (σ, η)) ≤ µ
3K
α
.
18
Chứng minh. Cho (σ, η) cố định, ta định nghĩa
h(t, (σ, η)) = −
t
−∞
ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))f(s, X(s, σ, η))∆s
+
+∞
t
ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, X(s, σ, η))∆s.
(2.10)
Bằng phép lấy đạo hàm, dễ dàng chỉ ra h(t, (σ, η)) là nghiệm của (2.9).
Bởi điều kiện (H1) ta có
ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s)) ≤ K1ea(t, ρ+(s)),
ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] ≤ K2eb(t, ρ+(s)).
Khi đó từ phương trình (2.10) và điều kiện (H1) ta thu được
h(t, (σ, η)) ≤ K1
t
−∞
ea(t, ρ+(s)) f(s, X(s, σ, η)) ∆s
+ K2
+∞
t
eb(t, ρ+(s)) f(s, X(s, σ, η)) ∆s.
(2.11)
Cho τ ∈ T. Không mất tính tổng quát, trước tiên ta xét (2.11) trên T+
τ . Ta có
h(t, (σ, η)) ≤ K1
τ
−∞
ea(t, ρ+(s)) f(s, X(s, σ, η)) ∆s
+ K1
t
τ
ea(t, ρ+(s)) f(s, X(s, σ, η)) ∆s
+ K2
+∞
t
eb(t, ρ+(s)) f(s, X(s, σ, η)) ∆s
≤ K1
τ
−∞
ea(t, ρ+(s))ed(s, τ)∆s f(., X(., σ, η)) −
τ,d
+ K1
t
τ
ea(t, ρ+(s))ec(s, τ)∆s f(., X(., σ, η)) +
τ,c
+ K2
+∞
t
eb(t, ρ+(s))ec(s, τ)∆s f(., X(., σ, η)) +
τ,c.
Do
f(., X(., σ, η)) −
τ,d := sup
s τ
f(s, X(s, σ, η)) e d(s, τ)
⇒ f(., X(., σ, η)) −
τ,d ≥ f(s, X(s, σ, η)) e d(s, τ), ∀s ≤ τ
⇒ f(s, X(s, σ, η)) ≤ ed(s, τ) f(., X(., σ, η)) −
τ,d.
19
Tương tự
f(s, X(s, σ, η)) ≤ ec(s, τ) f(., X(., σ, η)) +
τ,c.
Mặt khác,
f(., X(., σ, η)) ±
τ,c,d := max{ f(., X(., σ, η)) |T+
τ
+
τ,c,, f(., X(., σ, η)) |T−
τ
−
τ,d,}.
Khi đó ta có
h(t, (σ, η)) ≤ K1
τ
−∞
ea(t, ρ+(s))ed(s, τ)∆s + K2
+∞
t
eb(t, ρ+(s))ec(s, τ)∆s
+ K2
+∞
t
eb(t, ρ+(s))ec(s, τ)∆s f(., X(., σ, η)) ±
τ,c,d
≤
K1
d − a
−
K2
c − a
ea(t, τ) + C1(c)ec(t, τ) µ
≤ C1(c) +
K1
d − a
ec(t, τ) −
K2
c − a
ea(t, τ) µ, ∀τ < t.
(2.12)
Nhân cả hai vế (2.12) với e c(t, τ) ta có
h(t, (σ, η)) e c(t, τ) ≤ C1(c) +
K1
d − a
−
K2
c − a
ea c(t, τ) µ
≤ µC2(c, d), ∀τ < t. (2.13)
Tương tự, xét (2.11) trên T−
τ ta có
h(t, (σ, η)) ≤ C1(d) +
K2
b − c
ed(t, τ) −
K1
b − d
eb(t, τ) µ, ∀τ > t.
h(t, (σ, η)) e d(t, τ) ≤ C1(d) +
K2
b − c
−
K1
b − d
eb d(t, τ) µ,
≤ µC2(c, d), ∀τ > t. (2.14)
Chú ý rằng (2.13) và (2.14) đúng với t = τ.
Từ (2.13) và (2.14) lấy cận trên đúng ta có
h(., (σ, η)) ±
τ,c,d ≤ µC2(c, d), ∀t ∈ T.
Mệnh đề được chứng minh.
20
Mệnh đề 2.2. Giả sử (σ, η) cố định. Khi đó hệ
z∆
= A(t)z + f(t, Y (t, σ, η) + z) (2.15)
có duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị chặn g(t, (σ, η)) thỏa mãn
g(., (σ, η)) ±
τ,c,d ≤ µC2(c, d).
Khi T = R Mệnh đề 2.2 được phát biểu như sau.
Hệ quả 2.3. Giả sử (σ, η) cố định. Khi đó hệ
z = A(t)z + f(t, Y (t, σ, η) + z)
có duy nhất nghiệm g(t, (σ, η)) thỏa mãn
g(., (σ, η)) ≤ µ
3K
α
.
Sau đây ta sẽ chứng minh Mệnh đề 2.2.
Chứng minh. Đặt
B = {z(t) | z(t) là nghiệm (c, d) − tựa bị chặn với z ±
τ,c,d ≤ µC2(c, d)}.
Với z ∈ B, ta định nghĩa ánh xạ T như sau
T z(t) =
t
−∞
ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))f(s, Y (s, σ, η) + z(s))∆s
−
+∞
t
ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, Y (s, σ, η) + z(s))∆s.
(2.16)
Tương tự chứng minh Mệnh đề 2.1 ta có T (z) là nghiệm (c, d) - tựa bị chặn với
T z ±
τ,c,d ≤ µC2(c, d), ∀t ∈ T.
Do đó T z ∈ B.
Xét ánh xạ T : B −→ B. Ta sẽ chứng minh T là ánh xạ co.
21
Thật vậy, với mọi z1(t), z2(t) ∈ B ta có
T z1(t) − T z2(t)
=
t
−∞
ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))
× [f(s, Y (s, σ, η) + z1(s)) − f(s, Y (s, σ, η) + z2(s))] ∆s
−
+∞
t
ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))]
× [f(s, Y (s, σ, η) + z1(s)) − f(s, Y (s, σ, η) + z1(s))] ∆s
≤ K1
t
−∞
ea(t, ρ+(s)) f(s, Y (s, σ, η) + z1(s)) − f(s, Y (s, σ, η) + z2(s)) ∆s
+ K2
+∞
t
eb(t, ρ+(s)) f(s, Y (s, σ, η) + z1(s)) − f(s, Y (s, σ, η) + z2(s)) ∆s
(do điều kiện(H1))
≤ K1
t
−∞
ea(t, ρ+(s))γ z1(s) − z2(s) ∆s
+ K2
+∞
t
eb(t, ρ+(s))γ z1(s) − z2(s) ∆s. (do điều kiện(H2)). (2.17)
Tương tự như trong chứng minh Mệnh đề 2.1. Áp dụng các phép toán của (2.13)
và (2.14) cho (2.17) ta có
T z1 − T z2
±
τ,c,d ≤ γC2(c, d) z1 − z2
±
τ,c,d, ∀t ∈ T.
Bởi điều kiện (H3) ta có γC2(c, d) < 1.
Do đó T là ánh xạ co.
Theo nguyên lí ánh xạ co, T có điểm bất động duy nhất. Giả sử nghiệm đó là
z0(t).
Khi đó nghiệm z0(t) thỏa mãn
z0(t) =
t
−∞
ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))f(s, Y (s, σ, η) + z0(s))∆s
−
+∞
t
ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, Y (s, σ, η) + z0(s))∆s.
(2.18)
Bằng phép lấy đạo hàm, ta dễ dàng chỉ ra được z0(t) là nghiệm của (2.15).
Hơn nữa, z0(t) là nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của (2.15) thỏa mãn
z0
±
τ,c,d ≤ µC2(c, d).
22
Bây giờ ta sẽ chứng minh nghiệm (c, d) tựa bị chặn z0 là duy nhất.
Giả sử có nghiệm bị chặn z1(t) của (2.15) thỏa mãn
z1(t) =
t
−∞
ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))f(s, Y (s, σ, η) + z1(s))∆s
−
+∞
t
ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, Y (s, σ, η) + z1(s))∆s.
(2.19)
Tương tự cách chứng minh T là ánh xạ co ta có
z1(t) − z0(t) ≤ K1
t
−∞
ea(t, ρ+(s))γ z1(s) − z0(s) ∆s
+ K2
+∞
t
eb(t, ρ+(s))γ z1(s) − z0(s) ∆s.
Do đó,
z1 − z0
±
τ,c,d ≤ γC2(c, d) z1 − z0
±
τ,c,d.
Do γC2(c, d) < 1 nên z1(t) = z0(t).
Vậy nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của (2.15) là duy nhất. Nghiệm này phụ thuộc
vào (σ, η).
Ta kí hiệu nghiệm này là g(t, (σ, η)).
Từ chứng minh trên ta có
g(., (σ, η)) ±
τ,c,d ≤ µC2(c, d).
Mệnh đề được chứng minh.
Mệnh đề 2.3. Giả sử x(t) là nghiệm của hệ
x∆
= A(t)x + f(t, x). (2.20)
Khi đó hệ
z∆
= A(t)z + f(t, x(t) + z) − f(t, x(t) (2.21)
có duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị chặn z ≡ 0.
Khi T = R Mệnh đề 2.3 được phát biểu như sau.
Hệ quả 2.4. Giả sử x(t) là nghiệm của hệ
x = A(t)x + f(t, x).
23
Khi đó hệ
z = A(t)z + f(t, x(t) + z) − f(t, x(t))
có duy nhất nghiệm bị chặn z ≡ 0.
Chứng minh. Hiển nhiên, z ≡ 0 là nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của (2.21).
Bây giờ ta sẽ chỉ ra nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của (2.21) là duy nhất.
Giả sử (2.21)có nghiệm (c, d) - tựa bị chặn z1(t) thì z1(t) được cho bởi
z1(t) =
t
−∞
ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s)) [f(s, x(s) + z1(s)) − f(s, x(s))] ∆s
−
+∞
t
ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] [f(s, x(s) + z1(s)) − f(s, x(s))] ∆s.
Bởi điều kiện (H1) và (H2) ta có
z1(t) ≤ K1
t
−∞
ea(t, ρ+(s))γ z1(s) ∆s
+ K2
+∞
t
eb(t, ρ+(s))γ z1(s) ∆s.
(2.22)
Tương tự tính toán của (2.13) và (2.14), áp dụng cho (2.22) ta có
z1
±
τ,c,d ≤ γC2(c, d) z1
±
τ,c,d, ∀t ∈ T.
Do γC2(c, d) < 1 nên z1(t) ≡ 0.
Mệnh đề được chứng minh.
Ta giới thiệu hai hàm sau
H(t, x) = x + h(t, (t, x)), (2.23)
G(t, y) = y + g(t, (t, y)). (2.24)
Ta sẽ chỉ ra H(t, x) là hàm tương đương tôpô cần tìm. Trong các Mệnh đề
2.4, 2.5, 2.6, 2.7 ta sẽ chỉ ra H biến nghiệm của (2.5) thành nghiệm của (2.6). G
biến nghiệm của (2.6) thành nghiệm của (2.5) và G là nghịch ảnh của H.
Mệnh đề 2.4. Giả sử (t0, x0) cố định. Khi đó H(t, X(t, t0, x0)) là nghiệm của hệ
tuyến tính (2.5).
24
Chứng minh. Thay thế (σ, η) của (2.9) bởi (t, X(t, t0, x0)) trong Mệnh đề 2.1.Do
hệ (2.9) không đổi nên hệ (2.9)có duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị chặn. Khi đó
nghiệm
h(t, (σ, η)) = h(t, (t, X(t, t0, x0))) = h(t, (t0, x0)).
Từ (2.23) ta có
H(t, X(t, t0, x0)) = X(t, t0, x0) + h(t, (t, X(t, t0, x0)))
= X(t, t0, x0) + h(t, (t0, x0)). (2.25)
Lấy đạo hàm hai vế (2.25), và chú ý rằng X(t, t0, x0) là nghiệm của (2.6) và
h(t, (t0, x0)) là nghiệm của (2.9) ta có
[H(t, X(t, t0, x0))]
∆
= [X(t, t0, x0) + h(t, (t0, x0))]
∆
= [X(t, t0, x0)]
∆
+ [h(t, (t0, x0))]
∆
= A(t)X(t, (t0, x0)) + f(t, X(t, t0, x0))
+ A(t)h(t, (t0, x0)) − f(t, X(t, t0, x0))
= A(t) [X(t, t0, x0) + h(t, (t0, x0))]
= A(t)H(t, X(t, t0, x0)).
Do đó H(t, X(t, t0, x0)) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.5).
Mệnh đề được chứng minh.
Mệnh đề 2.5. Giả sử (t0, y0) cố định. Khi đó G(t, Y (t, t0, y0)) là nghiệm của hệ
nửa tuyến tính (2.6).
Chứng minh. Thay thế (σ, η) của (2.15) bởi (t, Y (t, t0, y0)) trong Mệnh đề 2.2.
Do hệ (2.15) không đổi nên hệ (2.15) có duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị chặn.
Khi đó nghiệm
g(t, (σ, η)) = g(t, (t, Y (t, t0, y0))) = g(t, (t0, y0)).
Từ (2.24) ta có
G(t, Y (t, t0, y0)) = Y (t, t0, y0) + g(t, (t, Y (t, t0, y0)))
= Y (t, t0, y0) + g(t, (t0, y0)). (2.26)
25
Lấy đạo hàm hai vế (2.26), và chú ý rằng Y (t, t0, y0) là nghiệm của (2.5) và
g(t, (t0, y0)) là nghiệm của (2.15) ta có
[G(t, X(t, t0, y0))]
∆
= [Y (t, t0, y0) + g(t, (t0, y0))]
∆
= [Y (t, t0, y0)]
∆
+ [g(t, (t0, y0))]
∆
= A(t)Y (t, t0, y0) + A(t)g(t, (t0, y0))
+ f (t, Y (t, t0, y0) + g(t, (t0, y0)))
= A(t) [Y (t, t0, y0) + g(t, (t0, y0))] + f(t, G(t, Y (t, t0, y0)))
= A(t)G(t, Y (t, t0, y0)) + f(t, G(t, Y (t, t0, y0))).
Do đó G(t, Y (t, t0, y0)) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.6).
Mệnh đề được chứng minh.
Mệnh đề 2.6. Giả sử t ∈ T cố định, y ∈ X. Khi đó ta có
H(t, G(t, y)) = y.
Chứng minh. Cho y(t) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.5).
Từ Mệnh đề 2.5, ta có G(t, y(t)) là nghiệm của hệ nửa tuyến tính (2.6).
Hơn nữa, bởi Mệnh đề 2.4 ta có H(t, G(t, y(t))) là nghiệm của hệ tuyến tính
(2.5).
Đặt y(t) = H(t, G(t, y(t))) . Kí hiệu I(t) = y(t) − y(t).
Lấy đạo hàm I(t), ta có
I∆
(t) = y∆
(t) − y∆
= A(t)y(t) − A(t)y(t) = A(t)I(t).
Do đó, I(t) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.5).
Bên cạnh đó, từ (2.23), (2.24), Mệnh đề 2.1 và Mệnh đề 2.2, ta có
I(t) = y(t) − y(t) = H(t, G(t, y(t))) − y(t)
≤ H(t, G(t, y(t))) − G(t, y(t)) + G(t, y(t)) − y(t)
= h(t, (t, G(t, y(t)))) + g(t, (t, y(t))) . (bởi (2.23) và (2.24))
Do đó,
I ±
τ,c,d ≤ h(., (., G(., y(.)))) ±
τ,c,d + g(., (., y(.))) ±
τ,c,d
≤ 2µC2(c, d) + 2µC2(c, d) (bởi Mệnh đề 2.1 và Mệnh đề 2.2)
= 4µC2(c, d).
26
Suy ra, I(t) là nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của hệ tuyến tính x∆ = A(t)x nhưng hệ
tuyến tính x∆ = A(t)x không có nghiệm không tầm thường (c, d) - tựa bị chặn
trên T (theo Bổ đề 1.1) .
Do đó, I(t) ≡ 0, nghĩa là y(t) = y(t) hay H(t, G(t, y(t))) = y(t).
Vì y(t) là nghiệm bất kì của hệ tuyến tính (2.5) nên Mệnh đề 2.6 được chứng
minh.
Mệnh đề 2.7. Giả sử t ∈ T cố định, x ∈ X. Khi đó ta có
G(t, H(t, x)) = x.
Chứng minh. Cho x(t) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.6).
Từ Mệnh đề 2.4, ta có H(t, x(t)) là nghiệm của hệ nửa tuyến tính (2.5).
Hơn nữa, bởi Mệnh đề 2.5 ta có G(t, H(t, x(t))) là nghiệm của hệ tuyến tính
(2.6).
Đặt x(t) = G(t, H(t, x(t))) .
Kí hiệu J(t) = x(t) − x(t).
Lấy đạo hàm J(t), ta có
J∆
(t) = x∆
(t) − x∆
= A(t)x(t) + f(t, x(t)) − (A(t)x(t) − f(t, x(t)))
= A(t)J(t) + f(t, x(t)) − f(t, x(t))
= A(t)J(t) + f(t, x(t) + J(t)) − f(t, x(t)).
Do đó, J(t) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.21).
Bên cạnh đó, từ (2.23), (2.24), Mệnh đề 2.1 và Mệnh đề 2.2, ta có
J(t) = x(t) − x(t) = G(t, H(t, x(t))) − x(t)
≤ G(t, H(t, x(t))) − H(t, x(t)) + H(t, x(t)) − x(t)
= g(t, (t, H(t, x(t)))) + h(t, (t, x(t))) . (bởi (2.23) và (2.24))
Do đó,
J ±
τ,c,d ≤ g(., (., H(., x(.)))) ±
τ,c,d + h(., (., x(.))) ±
τ,c,d
≤ 2µC2(c, d) + 2µC2(c, d) (bởi Mệnh đề 2.1 và Mệnh đề 2.2)
= 4µC2(c, d).
Suy ra, J(t) là nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của hệ (2.21).
Mặt khác, bởi Mệnh đề 1.3 ta có hệ (2.21)có duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị
27
chặn z(t) ≡ 0 Do đó, J(t) ≡ 0, nghĩa là x(t) = x(t) hay G(t, H(t, x(t))) = x(t).
Vì x(t) là nghiệm bất kì của hệ tuyến tính (2.6) nên Mệnh đề 2.7 được chứng
minh.
Tiếp theo ta sẽ chứng minh định lí tuyến tính hóa trên thang thời gian và
đây là định lí chính của luận văn.
Chứng minh. Chứng minh Định lí 2.5
Để chứng minh H(t, x) là hàm tương đương của hệ tuyến tính (2.5) và hệ nửa
tuyến tính (2.6), ta chỉ ra rằng H(t, x) thỏa mãn bốn điều kiện của Định nghĩa
2.8.
i) Cố định t ∈ T, từ Mệnh đề 2.6 và Mệnh đề 2.7 ta có H(t, .) là song ánh đi từ
X −→ X và H−1(t, .) = G(t, .).
ii) Xét
H(t, x) − x ±
τ,c,d = h(t, (t, x)) ±
τ,c,d theo(2.23).
≤ µC2(c, d) theo Mệnh đề 2.1.
Do đó, H(t, x) ±
τ,c,d −→ ∞ khi x ±
τ,c,d −→ ∞, ∀t.
iii) Từ (2.24) ta có
G(t, y) − y ±
τ,c,d = g(t, (t, y)) ±
τ,c,d
≤ µC2(c, d) theo Mệnh đề 2.2.
Do đó, G(t, y) ±
τ,c,d −→ ∞ khi y ±
τ,c,d −→ ∞, ∀t.
iv) Từ Mệnh đề 2.4 và Mệnh đề 2.5 ta dễ dàng chứng minh điều kiện iv) là thỏa
mãn.
Định lí được chứng minh.
28
Chương 3
Tuyến tính hóa hệ tuần
hoàn trên thang thời gian
3.1 Thang thời gian tuần hoàn
Trong chương này ta sẽ chứng minh hàm tương đương H(t, x) cũng là ω -
tuần hoàn khi hệ là ω - tuần hoàn. Hilger chưa xét đến tính chất quan trọng
này của hàm tương đương H(t, x).
Định nghĩa 3.1. Giả sử ω ∈ R. Hàm song ánh σ : T −→ T được gọi là phép
dịch chuyển nếu
µ(σω(t), t) ≡ ω, ∀t ∈ T.
Định nghĩa 3.2. Ánh xạ Φ : T −→ X được gọi là ω - tuần hoàn nếu
Φ(σω(t)) ≡ Φ(t), ∀t ∈ T.
Xét hệ tuần hoàn
x∆
= ϕ(t, x) (3.1)
trong đó, ϕ(σω(t), x) = ϕ(t, x).
Cho X(t, t0, x0) là nghiệm của (3.1) với điều kiện ban đầu X(t0) = x0.
Tính tuần hoàn của toán tử giải được kế thừa từ tính tuần hoàn của hệ trên
thang thời gian tuần hoàn. Ta có mệnh đề sau.
Mệnh đề 3.1. Giả sử t, s ∈ T, x ∈ X, nghiệm X(t, s, x) của (3.1)có tính chất:
X(σω(t), σω(s), x) = X(t, s, x).
29
Chứng minh. Từ
X(t, s, x) = x +
t
s
ϕ(u, X(u, s, x))∆u,
ta có
X(σω(t), σω(s), x) = x +
σω(t)
σω(s)
ϕ(u, X(u, σω(s), x))∆u. (3.2)
Đặt u = σω(u), sử dụng tính tuần hoàn của ϕ(t, x), áp dụng cho (3.2)ta có
X(σω(t), σω(s), x) = x +
t
s
ϕ(σω(u1), X(σω(u1), σω(s), x))∆u1
= x +
t
s
ϕ(u1, X(σω(u1), σω(s), x))∆u1.
Do đó, X(σω(t), σω(s), x) cũng là nghiệm của (3.1).
Hơn nữa, X(σω(s), σω(s), x) = x và X(s, s, x) = x. Bởi tính chất này kết hợp với
tính duy nhất nghiệm của bài toán giá trị ban đầu, ta có đồng nhất thức
X(σω(t), σω(s), x) = X(t, s, x), t, s ∈ T, s ≤ t, x ∈ X.
Mệnh đề được chứng minh.
Dưới đây ta giới thiệu định lí tuyến tính hóa của hệ tuần hoàn trên thang
thời gian
3.2 Tuyến tính hóa trong trường hợp tuần hoàn
Định lý 3.1. Giả sử A(σω(t)) = A(t), f(σω(t), x) = f(t, x) trong hệ nửa tuyến
tính (2.6). Khi đó, hàm tương đương H(t, x) (trong Định lí 2.5) cũng là ω - tuần
hoàn theo t.
Mệnh đề 3.2. Giả sử hệ tuyến tính tuần hoàn x∆ = A(t)x (A(σω(t)) = A(t)) có
nhị phân mũ, nghĩa là toán tử giải ΦA(t, t0) thỏa mãn
ΦA(t, s)P(s) ≤ K1ea(t, s), s ≤ t, s, t ∈ T,
ΦA(t, s) [IX − P(s)] ≤ K2eb(t, s), s ≥ t, s, t ∈ T.
Khi đó với t, s ∈ T bất kì, ta có đẳng thức sau
ΦA(σω(t), σω(s))P(σω(s)) = ΦA(t, s)P(s),
ΦA(σω(t), σω(s)) [IX − P(σω(s))] = ΦA(t, s) [IX − P(s)] .
30
Chứng minh. Ta có thể dễ dàng kiểm tra ΦA(σω(t), t0) cũng là ma trân cơ bản.
Khi đó tồn tại ma trận hằng khả nghịch C sao cho ΦA(σω(t), t0) = ΦA(t, t0)C
Lấy C = eB(σω(t0), t0), B là ma trận hằng. Đặt
L(t) = ΦA(t, t0)e−1
B (t, t0) hoặc ΦA(t, t0) = L(t)eB(t, t0)
Khi đó ta có
L(σω(t)) = ΦA(σω(t), t0)e−1
B (σω(t), t0)
= ΦA(σω(t), t0) [eB(σω(t), σω(t0))eB(σω(t0), t0)]
−1
= ΦA(t, t0)Ce−1
B (σω(t0), t0)e−1
B (σω(t), σω(t0))
= ΦA(t, t0)CC−1
e−1
B (t, t0)
= ΦA(t, t0)e−1
B (t, t0) = L(t).
Tương tự, ta có L−1(σω(t)) = L−1(t). Khi đó ta có ΦA(σω(t), σω(s)) = ΦA(t, s).
Thật vậy,
ΦA(σω(t), σω(s))
= ΦA(σω(t), t0)ΦA(t0, σω(s))
= L(σω(t))eB(σω(t), t0) [ΦA(σω(s), t0)]
−1
= L(σω(t))eB(σω(t), t0) [L(σω(s))eB(σω(s), t0)]
−1
= L(σω(t))eB(σω(t), t0)e−1
B (σω(s), t0)L−1
(σω(s))
= L(t)eB(σω(t), σω(t0))eB(σω(t0), t0)e−1
B (σω(t0), t0)e−1
B (σω(s), σω(t0))L−1
(s)
= L(t)eB(t, t0)e−1
B (s, t0)L−1
(s)
= ΦA(t, t0)Φ−1
A (s, t0) = ΦA(t, s).
Do đó, theo công thức của nhị phân mũ ta có
ΦA(σω(t), σω(s))P(σω(s)) ≤ K1ea(σω(t), σω(s)), s ≤ t, s, t ∈ T.
Suy ra,
ΦA(t, s)P(σω(s)) ≤ K1ea(t, s), s ≤ t, s, t ∈ T.
Điều này kéo theo P(σω(s)) cũng là phép chiếu bất biến. Từ Mệnh đề 1.1 ta có
P(σω(s)) = P(s). Vì vậy, ta có
ΦA(σω(t), σω(s))P(σω(s)) = ΦA(t, s)P(s)
Đẳng thức thứ hai chứng minh tương tự.
31
Bây giờ, ta sẽ chứng minh định lí tuyến tính của hệ tuần hoàn trên thang
thời gian
Chứng minh. Chứng minh Định lí 3.1
Từ (2.23) và Mệnh đề 2.1 ta có
H(t, x) = x + h(t, x)
= x −
t
−∞
ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))f(s, X(s, t, x))∆s
+
+∞
t
ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, X(s, t, x))∆s. (3.3)
Khi đó, bởi Mệnh đề 3.1 và 3.2 và sử dụng tính tuần hoàn của hàm f(t, x) thì
(3.3) chỉ ra rằng
H(σω(t), x)
= x −
σω(t)
−∞
ΦA(σω(t), ρ+(s))P(ρ+(s))f(s, X(s, σω(t), x))∆s
+
+∞
σω(t)
ΦA(σω(t), ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, X(s, σω(t), x))∆s
= x −
t
−∞
ΦA(σω(t), ρ+(σω(s1)))P(ρ+(σω(s1)))f(σω(s1), X(σω(s1), σω(t), x))∆s1
+
+∞
t
ΦA(σω(t), ρ+(σω(s))) [IX − P(ρ+(σω(s)))] f(σω(s1), X(σω(s1), σω(t), x))∆s1
= x −
t
−∞
ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))f(s1, X(s1, t, x))∆s1
+
+∞
t
ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, X(s, t, x))∆s1
= H(t, x).
Điều này chứng tỏ rằng H(t, x) là ω - tuần hoàn.
Định lí được chứng minh.
32
Kết luận
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm hàm tương đương tôpô để
chứng minh sự tương đương tôpô giữa hệ tuyến tính và hệ nửa tuyến tính.
Ngoài giả thiết thông thường về tính nhị phân mũ của hệ phương trình tuyến
tính x = A(t)x và phần phi tuyến là Lipschitz chúng ta đặt thêm điều kiện về
tính bị chặn mũ của f(t, x). Chúng ta cho phép hằng số Lipschitz có thể không
nhất thiết bé như trong định lí Hartman - Grobman cho phương trình vi phân,
phương trình sai phân. Phương pháp chứng minh này khá mới, nó dựa theo việc
chứng minh sự tồn tại duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị chặn và việc xây dựng các
đồng phôi.
33
Tài liệu tham khảo
[1] Martin Bohner, Allan Peterson, Dynamic Equations on Time Scales, May
4, 2001.
[2] Martin Bohner, Allan Peterson, Advances in dynamic Equations on Time
Scales, 2003.
[3] Yonghui Xia, Jinde Cao, Maoan Han, A new analytical method for the
linearization of dynamic equation on measure chains, Scince Direct, 235
(2007) 527 - 543.
[4] C. Potzsche, Exponential Dichotomies for Dynamic Equations on Measure
Chains, Nonlinear Analysis 47 (2001) 873 - 884.
[5] C. Potzsche, Langsame Faserbundel Dynamischer Gleichungen auf MaBket-
ten, PhD thesis, Logos Verlag, Berlin, 2002.
[6] C. Potzsche, Exponential dichotomies of linear dynamic equations on mea-
sure chain under slowly varying coefficients, J. Math. Anal. Appl. 289 (2004)
317 - 335.
[7] C. Potzsche, Exponential dichotomies for linear dynamic equations, Nonlin-
ear Anal. 47 (2001) 873 - 884.
[8] K.J. Palmer, A generalization of Hartman’s linearization theorem, J. Math.
Anal. Appl. 41 (1973) 753 - 758
[9] J. Shi, J. Zhang, Classification of the Differential Equations, Science Press,
BeiJing, 2003.
[10] Andrzej Granas, James Dugundji, Fixed point theory, Springer Press, 2003.
34

More Related Content

What's hot

Luận án tiến sĩ toán học phương pháp xấp xỉ điểm bất động của ánh xạ không gi...
Luận án tiến sĩ toán học phương pháp xấp xỉ điểm bất động của ánh xạ không gi...Luận án tiến sĩ toán học phương pháp xấp xỉ điểm bất động của ánh xạ không gi...
Luận án tiến sĩ toán học phương pháp xấp xỉ điểm bất động của ánh xạ không gi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Sự giao động của nghiệm cho phương trình vi phân bậc một
Luận văn: Sự giao động của nghiệm cho phương trình vi phân bậc mộtLuận văn: Sự giao động của nghiệm cho phương trình vi phân bậc một
Luận văn: Sự giao động của nghiệm cho phương trình vi phân bậc mộtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Gt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen HoangGt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen HoangBui Loi
 

What's hot (18)

Luận văn: Xây dựng hàm tử EXT trong phạm trù các không gian Vectơ Tôpô
Luận văn: Xây dựng hàm tử EXT trong phạm trù các không gian Vectơ TôpôLuận văn: Xây dựng hàm tử EXT trong phạm trù các không gian Vectơ Tôpô
Luận văn: Xây dựng hàm tử EXT trong phạm trù các không gian Vectơ Tôpô
 
Luận văn: Phương trình tích phân kỳ dị với dịch chuyển và phản xạ
Luận văn: Phương trình tích phân kỳ dị với dịch chuyển và phản xạLuận văn: Phương trình tích phân kỳ dị với dịch chuyển và phản xạ
Luận văn: Phương trình tích phân kỳ dị với dịch chuyển và phản xạ
 
Luận án tiến sĩ toán học phương pháp xấp xỉ điểm bất động của ánh xạ không gi...
Luận án tiến sĩ toán học phương pháp xấp xỉ điểm bất động của ánh xạ không gi...Luận án tiến sĩ toán học phương pháp xấp xỉ điểm bất động của ánh xạ không gi...
Luận án tiến sĩ toán học phương pháp xấp xỉ điểm bất động của ánh xạ không gi...
 
Ước lượng Gradient cho hàm p-điều hòa trên đa tạp Riemann, 9đ
Ước lượng Gradient cho hàm p-điều hòa trên đa tạp Riemann, 9đƯớc lượng Gradient cho hàm p-điều hòa trên đa tạp Riemann, 9đ
Ước lượng Gradient cho hàm p-điều hòa trên đa tạp Riemann, 9đ
 
Luận văn: Ước lượng gradient cho phương trình khuếch tán phi tuyến
Luận văn: Ước lượng gradient cho phương trình khuếch tán phi tuyếnLuận văn: Ước lượng gradient cho phương trình khuếch tán phi tuyến
Luận văn: Ước lượng gradient cho phương trình khuếch tán phi tuyến
 
Luận văn: Giải một số phương trình tích phân kỳ dị, HAY, 9đ
Luận văn: Giải một số phương trình tích phân kỳ dị, HAY, 9đLuận văn: Giải một số phương trình tích phân kỳ dị, HAY, 9đ
Luận văn: Giải một số phương trình tích phân kỳ dị, HAY, 9đ
 
Luận văn: Sự giao động của nghiệm cho phương trình vi phân bậc một
Luận văn: Sự giao động của nghiệm cho phương trình vi phân bậc mộtLuận văn: Sự giao động của nghiệm cho phương trình vi phân bậc một
Luận văn: Sự giao động của nghiệm cho phương trình vi phân bậc một
 
Đề tài: Tính ổn định của lớp phương trình hàm với cặp biến tự do
Đề tài: Tính ổn định của lớp phương trình hàm với cặp biến tự doĐề tài: Tính ổn định của lớp phương trình hàm với cặp biến tự do
Đề tài: Tính ổn định của lớp phương trình hàm với cặp biến tự do
 
Luận văn: Phương trình tích phân abel tổng quát trên trục thực, 9đ
Luận văn: Phương trình tích phân abel tổng quát trên trục thực, 9đLuận văn: Phương trình tích phân abel tổng quát trên trục thực, 9đ
Luận văn: Phương trình tích phân abel tổng quát trên trục thực, 9đ
 
Luanvan
LuanvanLuanvan
Luanvan
 
Đề tài: Tính tồn tại nghiệm của hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế
Đề tài: Tính tồn tại nghiệm của hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chếĐề tài: Tính tồn tại nghiệm của hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế
Đề tài: Tính tồn tại nghiệm của hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế
 
Luận văn: Giải bài toán Dirichlet đối với phương trình Elliptic, 9đ
Luận văn: Giải bài toán Dirichlet đối với phương trình Elliptic, 9đLuận văn: Giải bài toán Dirichlet đối với phương trình Elliptic, 9đ
Luận văn: Giải bài toán Dirichlet đối với phương trình Elliptic, 9đ
 
Gt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen HoangGt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen Hoang
 
Luận văn: Giải phương trình tích phân tuyến tính và áp dụng, HAY
Luận văn: Giải phương trình tích phân tuyến tính và áp dụng, HAYLuận văn: Giải phương trình tích phân tuyến tính và áp dụng, HAY
Luận văn: Giải phương trình tích phân tuyến tính và áp dụng, HAY
 
Luận văn: Độ sâu lọc của Iđêan, HAY
Luận văn: Độ sâu lọc của Iđêan, HAYLuận văn: Độ sâu lọc của Iđêan, HAY
Luận văn: Độ sâu lọc của Iđêan, HAY
 
Luận văn: Một số lớp bài toán về phương trình hàm, HAY, 9đ
Luận văn: Một số lớp bài toán về phương trình hàm, HAY, 9đLuận văn: Một số lớp bài toán về phương trình hàm, HAY, 9đ
Luận văn: Một số lớp bài toán về phương trình hàm, HAY, 9đ
 
Quy luật biên phi tuyến và nguồn trong các quá trình truyền nhiệt
Quy luật biên phi tuyến và nguồn trong các quá trình truyền nhiệtQuy luật biên phi tuyến và nguồn trong các quá trình truyền nhiệt
Quy luật biên phi tuyến và nguồn trong các quá trình truyền nhiệt
 
Luận văn: Phương trình sóng phi tuyến chứa số hạng KIRCHHOFF có nguồn phi tuyến
Luận văn: Phương trình sóng phi tuyến chứa số hạng KIRCHHOFF có nguồn phi tuyếnLuận văn: Phương trình sóng phi tuyến chứa số hạng KIRCHHOFF có nguồn phi tuyến
Luận văn: Phương trình sóng phi tuyến chứa số hạng KIRCHHOFF có nguồn phi tuyến
 

Similar to Tuyến tính hóa của phương trình động lực trên thang thời gian, 9đ

Luận văn: Chỉnh hóa nghiệm cho bài toán nhiệt và bài toán ELASTIC ngược
Luận văn: Chỉnh hóa nghiệm cho bài toán nhiệt và bài toán ELASTIC ngượcLuận văn: Chỉnh hóa nghiệm cho bài toán nhiệt và bài toán ELASTIC ngược
Luận văn: Chỉnh hóa nghiệm cho bài toán nhiệt và bài toán ELASTIC ngượcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdf
Một số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdfMột số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdf
Một số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdfTieuNgocLy
 
Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...
Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...
Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...Man_Ebook
 
Phương pháp nửa nhóm n −lần tích hợp trên không gian Banach X - Gửi miễn phí ...
Phương pháp nửa nhóm n −lần tích hợp trên không gian Banach X - Gửi miễn phí ...Phương pháp nửa nhóm n −lần tích hợp trên không gian Banach X - Gửi miễn phí ...
Phương pháp nửa nhóm n −lần tích hợp trên không gian Banach X - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Điều khiển H trong thời gian hữu hạn của hệ nơ ron thần kinh phân thứ.pdf
Điều khiển H trong thời gian hữu hạn của hệ nơ ron thần kinh phân thứ.pdfĐiều khiển H trong thời gian hữu hạn của hệ nơ ron thần kinh phân thứ.pdf
Điều khiển H trong thời gian hữu hạn của hệ nơ ron thần kinh phân thứ.pdfMan_Ebook
 
Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
SH_Lien_ND_Dinh ly thang du Trung Hoa_VP_2016_08_16.pdf
SH_Lien_ND_Dinh ly thang du Trung Hoa_VP_2016_08_16.pdfSH_Lien_ND_Dinh ly thang du Trung Hoa_VP_2016_08_16.pdf
SH_Lien_ND_Dinh ly thang du Trung Hoa_VP_2016_08_16.pdfNguyenTanBinh4
 
brief_56931_20170808082412_LRC3TY608.pdf
brief_56931_20170808082412_LRC3TY608.pdfbrief_56931_20170808082412_LRC3TY608.pdf
brief_56931_20170808082412_LRC3TY608.pdfGiaSTon
 

Similar to Tuyến tính hóa của phương trình động lực trên thang thời gian, 9đ (20)

Luận văn: Đa tạp tâm của hệ tam phân mũ không đều, HOT
Luận văn: Đa tạp tâm của hệ tam phân mũ không đều, HOTLuận văn: Đa tạp tâm của hệ tam phân mũ không đều, HOT
Luận văn: Đa tạp tâm của hệ tam phân mũ không đều, HOT
 
Luận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HAY
Luận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HAYLuận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HAY
Luận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HAY
 
Đề tài: Bài toán giá trị đầu cho phương trình vi phân đạo hàm riêng cấp hai t...
Đề tài: Bài toán giá trị đầu cho phương trình vi phân đạo hàm riêng cấp hai t...Đề tài: Bài toán giá trị đầu cho phương trình vi phân đạo hàm riêng cấp hai t...
Đề tài: Bài toán giá trị đầu cho phương trình vi phân đạo hàm riêng cấp hai t...
 
Luận văn: Bài toán biên cho hệ phương trình vi phân hàm tuyến tính
Luận văn: Bài toán biên cho hệ phương trình vi phân hàm tuyến tínhLuận văn: Bài toán biên cho hệ phương trình vi phân hàm tuyến tính
Luận văn: Bài toán biên cho hệ phương trình vi phân hàm tuyến tính
 
Luận văn: Chương trình sóng phi tuyến tính chứa số hạng nhớt phi tuyến
Luận văn: Chương trình sóng phi tuyến tính chứa số hạng nhớt phi tuyếnLuận văn: Chương trình sóng phi tuyến tính chứa số hạng nhớt phi tuyến
Luận văn: Chương trình sóng phi tuyến tính chứa số hạng nhớt phi tuyến
 
Tính toán nội lực và chuyển vị của dầm bằng sai phân hữu hạn, HAY
Tính toán nội lực và chuyển vị của dầm bằng sai phân hữu hạn, HAYTính toán nội lực và chuyển vị của dầm bằng sai phân hữu hạn, HAY
Tính toán nội lực và chuyển vị của dầm bằng sai phân hữu hạn, HAY
 
Luận văn: Chỉnh hóa nghiệm cho bài toán nhiệt và bài toán ELASTIC ngược
Luận văn: Chỉnh hóa nghiệm cho bài toán nhiệt và bài toán ELASTIC ngượcLuận văn: Chỉnh hóa nghiệm cho bài toán nhiệt và bài toán ELASTIC ngược
Luận văn: Chỉnh hóa nghiệm cho bài toán nhiệt và bài toán ELASTIC ngược
 
Một số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdf
Một số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdfMột số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdf
Một số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdf
 
Luận văn: Phương trình sóng tuyến tính mô tả dao động của thanh đàn hồi nhớt
Luận văn: Phương trình sóng tuyến tính mô tả dao động của thanh đàn hồi nhớtLuận văn: Phương trình sóng tuyến tính mô tả dao động của thanh đàn hồi nhớt
Luận văn: Phương trình sóng tuyến tính mô tả dao động của thanh đàn hồi nhớt
 
Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...
Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...
Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...
 
Phương pháp nửa nhóm n −lần tích hợp trên không gian Banach X - Gửi miễn phí ...
Phương pháp nửa nhóm n −lần tích hợp trên không gian Banach X - Gửi miễn phí ...Phương pháp nửa nhóm n −lần tích hợp trên không gian Banach X - Gửi miễn phí ...
Phương pháp nửa nhóm n −lần tích hợp trên không gian Banach X - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Kết quả về nghiệm của phương trình Cauchy-Riemann
Luận văn: Kết quả về nghiệm của phương trình Cauchy-RiemannLuận văn: Kết quả về nghiệm của phương trình Cauchy-Riemann
Luận văn: Kết quả về nghiệm của phương trình Cauchy-Riemann
 
Điều khiển H trong thời gian hữu hạn của hệ nơ ron thần kinh phân thứ.pdf
Điều khiển H trong thời gian hữu hạn của hệ nơ ron thần kinh phân thứ.pdfĐiều khiển H trong thời gian hữu hạn của hệ nơ ron thần kinh phân thứ.pdf
Điều khiển H trong thời gian hữu hạn của hệ nơ ron thần kinh phân thứ.pdf
 
Luận văn: Bài toán nội suy sinh bởi toán tử khả nghịch, HAY, 9đ
Luận văn: Bài toán nội suy sinh bởi toán tử khả nghịch, HAY, 9đLuận văn: Bài toán nội suy sinh bởi toán tử khả nghịch, HAY, 9đ
Luận văn: Bài toán nội suy sinh bởi toán tử khả nghịch, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tính chất định tính của hàm đa trị và ứng dụng, HOT
Luận văn: Tính chất định tính của hàm đa trị và ứng dụng, HOTLuận văn: Tính chất định tính của hàm đa trị và ứng dụng, HOT
Luận văn: Tính chất định tính của hàm đa trị và ứng dụng, HOT
 
Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
MATMAT- Chuong1
MATMAT- Chuong1MATMAT- Chuong1
MATMAT- Chuong1
 
SH_Lien_ND_Dinh ly thang du Trung Hoa_VP_2016_08_16.pdf
SH_Lien_ND_Dinh ly thang du Trung Hoa_VP_2016_08_16.pdfSH_Lien_ND_Dinh ly thang du Trung Hoa_VP_2016_08_16.pdf
SH_Lien_ND_Dinh ly thang du Trung Hoa_VP_2016_08_16.pdf
 
Luận văn: Giải số phương trình vi phân đại số bằng đa bước, 9đ
Luận văn: Giải số phương trình vi phân đại số bằng đa bước, 9đLuận văn: Giải số phương trình vi phân đại số bằng đa bước, 9đ
Luận văn: Giải số phương trình vi phân đại số bằng đa bước, 9đ
 
brief_56931_20170808082412_LRC3TY608.pdf
brief_56931_20170808082412_LRC3TY608.pdfbrief_56931_20170808082412_LRC3TY608.pdf
brief_56931_20170808082412_LRC3TY608.pdf
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 

Tuyến tính hóa của phương trình động lực trên thang thời gian, 9đ

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA TOÁN CƠ TIN TRẦN THỊ HOÀI TUYẾN TÍNH HÓA CỦA PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG LỰC TRÊN THANG THỜI GIAN LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC Chuyên ngành: TOÁN GIẢI TÍCH Mã số : 60 46 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ HUY TIỄN Hà Nội - Năm 2014
  • 2. Mục lục Lời cảm ơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ii Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . iii 1 Kiến thức chuẩn bị 1 1.1 Thang thời gian . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 1.1.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 1.1.2 Hàm mũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 1.1.3 Một số kí hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 1.1.4 Đạo hàm trên thang thời gian . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 1.2 Nhị phân mũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 1.3 Nguyên lí điểm bất động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 2 Tuyến tính hóa trên thang thời gian 12 2.1 Giới thiệu bài toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 2.2 Định lí tuyến tính hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 3 Tuyến tính hóa hệ tuần hoàn trên thang thời gian 29 3.1 Thang thời gian tuần hoàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29 3.2 Tuyến tính hóa trong trường hợp tuần hoàn . . . . . . . . . . . . . 30 Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33 Tài liệu tham khảo 34 i
  • 3. Lời cảm ơn Để hoàn thành được chương trình đào tạo và hoàn thiện luận văn này, trong thời gian vừa qua tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quí báu của gia đình, thầy cô và bạn bè. Vì vậy, nhân dịp này, tôi muốn được gửi lời cảm ơn tới mọi người. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Huy Tiễn, thầy đã rất nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô trong khoa, những người đã trực tiếp truyền thụ kiến thức, giảng dạy tôi trong quá trình học cao học. Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Toán - Cơ - Tin học, phòng Sau Đại Học trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thiện các thủ tục bảo vệ luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn cha mẹ tôi, những người luôn yêu thương và ủng hộ tôi vô điều kiện. ii
  • 4. Lời nói đầu Gần đây, lí thuyết phương trình động lực trên thang thời gian được phát triển một cách có hệ thống nhằm hợp nhất và suy rộng lí thuyết phương trình vi phân và phương trình sai phân. Luận văn trình bày lí thuyết phương trình động lực trên thang thời gian với bài toán tuyến tính hóa. Xét hệ phương trình tuyến tính x∆ = A(t)x, (1) và hệ phương trình nửa tuyến tính x∆ = A(t)x + f(t, x) (2) trong đó, t ∈ T, A ∈ Crd(T, L(X)). Bằng việc giới thiệu khái niệm hàm tương đương tôpô chúng tôi sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ phương trình tuyến tính (1) và hệ phương trình nửa tuyến tính (2). Trong luận văn, chúng tôi sẽ giới thiệu một vài điều kiện đủ đảm bảo cho sự tồn tại của hàm tương đương H(t, x) biến nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của hệ phương trình nửa tuyến tính (2) lên hệ phương trình tuyến tính (1). Chúng tôi mở rộng định lí tuyến tính hóa của Palmer về phương trình hệ động lực trên thang thời gian. Ở đây, chúng tôi cũng trình bày một phương pháp giải tích mới để nghiên cứu bài toán tương đương tôpô trên thang thời gian. Kết quả là mới ngay trong trường hợp T = R. Để đưa ra một cách đầy đủ các phương pháp khác nhau nghiên cứu bài toán tương đương tôpô, chúng tôi xem xét các kết quả khác nhau từ công trình nghiên cứu đầu tiên của Higler. Hơn nữa, chúng tôi sẽ chứng minh hàm tương đương H(t, x) cũng là ω - tuần hoàn khi hệ là ω - tuần hoàn. Nội dung chính của luận văn là định lí tuyến tính hóa trên thang thời gian chứng minh sự tương đương tôpô giữa hệ phương trình nửa tuyến tính (2) và hệ phương trình tuyến tính (1). Chìa khóa để giải quyết vấn đề này là các khái niệm nhị phân mũ, và xây dựng hàm tương đương tôpô H(t, x). Nội dung luận văn trình bày kết quả chính trong bài báo " A new analytical method for the linearization of dynamic equation on measure chains" của Yonghui Xia, Jinde Cao và Maoan Han. Luận văn được chia thành ba chương iii
  • 5. Chương 1: trình bày khái niệm cơ bản trên thang thời gian và các kí hiệu, khái niệm nhị phân mũ của phương trình vi phân, phương trình sai phân và khái niệm nhị phân mũ trên thang thời gian. Chương 2: chứng minh sự tồn tại hàm tương đương tôpô của hệ phương trình nửa tuyến tính và hệ phương trình tuyến tính. Đây chính là mục đích chính của luận văn. Chương 3: chứng minh hàm tương đương là ω - tuần hoàn nếu hệ tuyến tính là ω - tuần hoàn trên thang thời gian. Do thời gian và năng lực có hạn, có thể trong luận văn còn những sai sót. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp. Hà nội, tháng 12 năm 2014 Trần Thị Hoài iv
  • 6. Chương 1 Kiến thức chuẩn bị 1.1 Thang thời gian 1.1.1 Định nghĩa Định nghĩa 1.1. Thang thời gian là tập con đóng, khác rỗng tùy ý của tập số thực R. Kí hiệu thang thời gian là T. Các tập R, Z, N, [0, 1] ∪ [2, 3] là ví dụ về thang thời gian. Sau đây ta định nghĩa toán tử nhảy tiến, toán tử nhảy lui và hàm graininess trên thang thời gian. Định nghĩa 1.2. Cố định t ∈ T. Toán tử σ : T −→ T xác định bởi σ(t) := inf{s ∈ T : s > t} được gọi là toán tử nhảy tiến trên thang thời gian T. Ví dụ: Nếu T = Z thì σ(n) = n + 1. Nếu T = R thì σ(t) = t. Định nghĩa 1.3. Cố định t ∈ T. Toán tử ρ : T −→ T xác định bởi ρ(t) := sup{s ∈ T : s < t} được gọi là toán tử nhảy lui trên thang thời gian T. 1
  • 7. Ví dụ: Nếu T = Z thì ρ(n) = n − 1. Nếu T = R thì ρ(t) = t. Ta giới thiệu khái niệm điểm rời rạc trái, rời rạc phải, trù mật trái, trù mật phải, điểm bị cô lập và điểm trù mật như sau. Nếu σ(t) > t, ta nói t là rời rạc phải. Nếu ρ(t) < t, ta nói t là rời rạc trái. Nếu ρ(t) < t < σ(t), ta nói t bị cô lập. Nếu σ(t) = t, ta nói t trù mật phải. Nếu ρ(t) = t, ta nói t trù mật trái. Nếu ρ(t) = t = σ(t), ta nói t trù mật. Định nghĩa 1.4. Hàm µ : T −→ [0, ∞) xác định bởi µ(t) := σ(t) − t được gọi là hàm graininess. Ví dụ: Nếu T = Z, ta có µ(n) = 1. Nếu T = R, ta có µ(t) = 0. Ta định nghĩa tập Tκ = T (ρ (supT) , supT) nếu supT < ∞ T nếu supT = ∞. Sau đây ta giới thiệu một số khái niệm liên quan đến hàm mũ trên thang thời gian. 1.1.2 Hàm mũ Ta kí hiệu tập tất cả các hàm regressive và rd - liên tục f : T −→ R bởi R = R(T) = R(T, R). Định nghĩa 1.5. Giả sử p ∈ R, ta định nghĩa hàm mũ tổng quát trên thang thời gian như sau ep(t, s) = exp t s ξµ(τ)(p(τ))∆τ , t, s ∈ T. trong đó, ξµ(τ)(p(τ)) = 1 µ(τ) Log(1 + µ(τ)p(τ)). 2
  • 8. Bổ đề 1.1. Với p ∈ R, ta có ep(t, τ)ep(τ, s) = ep(t, s), τ, s, t ∈ T. Chứng minh. Giả sử p ∈ R với τ, s, t ∈ T, ta có ep(t, τ)ep(τ, s) = exp t τ ξµ(τ)(p(τ))∆τ exp τ s ξµ(τ)(p(τ))∆τ = exp t τ ξµ(τ)(p(τ))∆τ + τ s ξµ(τ)(p(τ))∆τ = exp t s ξµ(τ)(p(τ))∆τ = ep(t, s). Bổ đề được chứng minh. Chúng ta giới thiệu một số tính chất của hàm mũ trong định lí sau. Định lý 1.1. Giả sử các hàm p, q ∈ R. Khi đó ta có (i) e0(t, s) ≡ 1 và ep(t, t) ≡ 1; (ii)ep(σ(t), s) = (1 + µ(t)p(t))ep(t, s); (iii) 1 ep(t, s) = e p(t, s); (iv) ep(t, s) = 1 ep(s, t) = e p(s, t); (v) ep(t, s)eq(t, s) = ep⊕q(t, s); (vi) ep(t, s) eq(t, s) = ep q(t, s). Chứng minh. Xem [ 1 ]. Bây giờ ta sẽ giới thiệu một số kí hiệu được dùng trong luận văn. 1.1.3 Một số kí hiệu Giả sử T là thang thời gian tùy ý với hàm bị chặn graininess µ và X là không gian Banach thực hoặc phức với chuẩn · . Gọi L (X1, X2) là không gian tuyến tính các ánh xạ tuyến tính liên tục với chuẩn xác định bởi T := sup x =1 Tx , ∀T ∈ L (X1, X2) . 3
  • 9. Gọi GL (X1, X2) là tập các đẳng cấu tuyến tính giữa hai không gian con X1, X2 của X. IX1 là ánh xạ đồng nhất trên X1. L (X) := L (X, X). N (T) = T−1 ({0}) là không gian nhân. R (T) := TX là khoảng biến thiên của T ∈ L (X). Một vài kí hiệu đặc trưng cho phép toán trên thang thời gian T+ τ := {t ∈ T : t ≥ τ}, ∀τ ∈ T. T− τ := {t ∈ T : t ≤ τ}, ∀τ ∈ T. Ta cũng dùng kí hiệu ρ+ để chỉ toán tử nhảy tiến, tức là ρ+(t) = σ(t), ∀t ∈ T. Tập J ⊆ T được gọi là không bị chặn trên (tương ứng dưới) nếu tập {µ (t, τ) ∈ R : t ∈ J, ∀τ ∈ T} không bị chặn trên (tương ứng dưới). Đạo hàm riêng cấp 1 của ánh xạ Φ : T × T −→ X, kí hiệu là ∆1Φ. Crd (Tκ, X) là tập các ánh xạ rd - liên tục từ Tκ đến X. CrdR+ (Tκ, R) là không gian tuyến tính của các hàm regressive với các phép toán đại số (a ⊕ b)(t) := a(t) + b(t) + µ(t)a(t)b(t), (a b)(t) := a(t) − b(t) 1 + µ(t)b(t) , (α a)(t) := lim h µ(t) (1 + ha(t))α − 1 h , t ∈ Tκ , trong đó a, b ∈ CrdR+ (Tκ, R) , α ∈ R và CrdR+ (Tκ , R) := {a ∈ Crd (Tκ , R) : 1 + µ (t) a (t) > 0, t ∈ Tκ }. Nếu T = R thì (a ⊕ b)(t) := a(t) + b(t), (a b)(t) := a(t) − b(t). 4
  • 10. Nếu T = Z thì (a ⊕ b)(t) := a(t) + b(t) + a(t)b(t), (a b)(t) := a(t) − b(t) 1 + b(t) . Với τ ∈ T cố định và c, d ∈ CrdR+ (Tκ, R) ta định nghĩa B+ τ,c(X) := {λ ∈ Crd T+ τ , X : sup τ t λ(t) e c(t, τ) < ∞}, B− τ,d(X) := {λ ∈ Crd T− τ , X : sup t τ λ(t) e d(t, τ) < ∞}, B± τ,c,d(X) := λ ∈ Crd (Tκ , X) |∃τ ∈ T : sup τ t λ(t) e c(t, τ) < ∞, sup t τ λ(t) e d(t, τ) < ∞ . là không gian tuyến tính các ánh xạ c+ - tựa bị chặn và d− - tựa bị chặn. Các không gian trên là không gian Banach với chuẩn λ + τ,c := sup τ t λ(t) e c(t, τ), λ − τ,d := sup t τ λ(t) e d(t, τ), λ ± τ,c,d := max{ λ|T+ τ + τ,c, λ|T− τ − τ,d}. trong đó ec(t, τ) là hàm mũ thực trên T. Có thể dễ dàng thấy rằng λ(t) ≤ λ + τ,cec(t, τ), ∀t ∈ T+ τ , λ(t) ≤ λ − τ,ded(t, τ), ∀t ∈ T− τ , λ(τ) ≤ λ + τ,c ≤ λ ± τ,c,d, λ(τ) ≤ λ − τ,d ≤ λ ± τ,c,d. Một số kí hiệu viết tắt b − a := inf t∈Tκ {b(t) − a(t)}, a ¡ b :⇔ 0 < b − a , a ¢ b :⇔ 0 ≤ b − a . trong đó hai hàm regressive a, b ∈ CrdR+ (Tκ, R) được kí hiệu là bậc tăng nếu sup t∈Tκ µ(t)a(t) < ∞ và sup t∈Tκ µ(t)b(t) < ∞. Khi đó ta thu được các giới hạn sau lim t→∞ ea b(t, τ) = 0, lim t→−∞ eb a(t, τ) = 0. với bậc tăng a ¡ b không bị chặn trên (tương ứng dưới) trên thang thời gian. Khái niệm khả vi delta trên thang thời gian được giới thiệu dưới đây. 5
  • 11. 1.1.4 Đạo hàm trên thang thời gian Định nghĩa 1.6. Giả sử hàm f : T → R khả vi tại t ∈ Tκ. Với mọi ε > 0, tồn tại một lân cận U của t sao cho |[f(σ(t)) − f(s)] − f∆ (t)[σ(t) − s]| ≤ ε|σ(t) − s|, s ∈ U. Khi đó f∆(t) là đạo hàm của hàm f tại t. Ví dụ 1.1. Nếu T = R thì |f(t) − f(s) − A(t − s)| ≤ ε|t − s|, ⇔ | f(t) − f(s) t − s − A| < ε, ∀|s − t| < δ. Do đó, lim s→t f(t) − f(s) t − s = A = f (t). Ví dụ 1.2. Nếu T = Z thì |f(n + 1) − f(n) − A(n + 1 − n)| ≤ ε|n + 1 − n|, ⇔ |f(n + 1) − f(n) − A| < ε. Do đó, f(n + 1) − f(n) = ∆f = A. Ví dụ 1.3. Hàm f : T −→ R xác định bởi f(t) = α, ∀t ∈ T, α ∈ R. Khi đó f∆(t) ≡ 0. Thật vậy, với mọi ε > 0 ta có |f(σ(t0)) − f(t) − µ(σ(t0), t).0| = |α − α| = 0 ≤ ε|µ(σ(t0), t)|, ∀t ∈ T. Ví dụ 1.4. Hàm f : T −→ R xác định bởi f(t) = t, ∀t ∈ T, α ∈ R. Khi đó f∆(t) ≡ 1. Thật vậy, với mọi ε > 0 ta có |f(σ(t0)) − f(t) − µ(σ(t0), t).1| = |σ(t0) − t − µ(σ(t0), t)| = 0 ≤ ε|µ(σ(t0), t)|, ∀t ∈ T. Một vài tính chất của đạo hàm trên thang thời gian được giới thiệu trong định lí sau đây. 6
  • 12. Định lý 1.2. Giả sử f, g : T −→ R khả vi tại t ∈ Tκ. Khi đó ta có: i) f + g : T −→ R khả vi tại t với (f + g)∆ (t) = f∆ (t) + g∆ (t). ii) Với hằng số α, αf : T −→ R khả vi tại t với (αf)∆ (t) = αf∆ (t). iii) Hàm fg : T −→ R khả vi tại t với (fg)∆ (t) = f∆ (t)g(t) + f(σ(t))g∆ (t) = f(t)g∆ (t) + f∆ (t)g(σ(t)). iv) Nếu f(t)f(σ(t)) = 0 thì 1 f khả vi tại t với 1 f ∆ (t) = − f∆(t) f(t)f(σ(t)) . v) Nếu g(t)g(σ(t)) = 0 thì f g khả vi tại t với f g ∆ (t) = f∆(t)g(t) − f(t)g∆(t) g(t)g(σ(t)) . Chứng minh. Giả sử f, g khả vi tại t ∈ Tκ. i) Cho ε > 0, khi đó tồn tại lân cận U1, U2 của t sao cho | [f(σ(t)) − f(s)] − f∆ (t)(σ(t) − s)| ≤ ε 2 |σ(t) − s|, ∀s ∈ U1, | [g(σ(t)) − g(s)] − g∆ (t)(σ(t) − s)| ≤ ε 2 |σ(t) − s|, ∀s ∈ U2. Cho U = U1 ∩ U2. Khi đó ∀s ∈ U ta có | [(f + g)(σ(t)) − (f + g)(s)] − [f∆ (t) + g∆ (t)](σ(t) − s)| ≤ | [f(σ(t)) − f(s)] − f∆ (t)(σ(t) − s)| + | [g(σ(t)) − g(s)] − g∆ (t)(σ(t) − s)| ≤ ε 2 |σ(t) − s| + ε 2 |σ(t) − s| = ε|σ(t) − s|. Do đó f + g khả vi tại t và (f + g)∆ = f∆ + g∆ với mọi t. ii) iii) iv) và v) xem [1]. Định lí được chứng minh. Phần tiếp theo chúng tôi giới thiệu khái niệm nhị phân mũ của phương trình vi phân, phương trình sai phân. 7
  • 13. 1.2 Nhị phân mũ Xét phương trình x = Ax, x ∈ X, (1.1) với nghiệm x(t) = etAx(0). Định nghĩa 1.7. Phương trình (1.1) được gọi là hyperbolic (hay có nhị phân mũ) nếu tồn tại N ≥ 1, α > 0, X = Es ⊕ Eu sao cho etA x ≤ Ne−αt x , t ≥ 0, x ∈ Es , e−tA x ≤ Neαt x , t < 0, x ∈ Eu . Ví dụ 1.5. Xét hệ phương trình x = x y = −y Khi đó nghiệm của hệ phương trình trên là x = x0et y = y0e−t Do đó, sup t∈R (x(t), y(t)) ≤ M ⇔ sup |x(t)| ≤ M sup |y(t)| ≤ M ⇔ x0 = 0 y0 = 0 Ta có định nghĩa tương đương sau. Định nghĩa 1.8. Phương trình (1.1) được gọi là hyperbolic (hay có nhị phân mũ) nếu tồn tại N ≥ 1, α > 0, và phép chiếu P : X −→ X, với X = ImP ⊕ Im(IX − P) sao cho etA Py ≤ Ne−αt y , t ≥ 0, y ∈ X, e−tA (IX − P)y ≤ Neαt y , t < 0, y ∈ X. Để ý rằng Es = ImP, Eu = Im(IX − P). Sau đây ta sẽ giới thiệu khái niệm nhị phân mũ đối với hệ phương trình không ôtônôm. Xét phương trình x = A(t)x, x ∈ X, t ∈ R. (1.2) 8
  • 14. Định nghĩa 1.9. Phương trình (1.2) được gọi là có nhị phân mũ nếu tồn tại N ≥ 1, α > 0, và họ phép chiếu P(t) thỏa mãn sup t∈R P(t) < +∞, X = ImP(t) ⊕ Im(IX − P(t)) sao cho U(t, s)P(s)x ≤ Ne−α(t−s) x , x ∈ X, t ≥ s, U(t, s) khả nghịch trên Im(IX − P(t)), U(t, s)−1 (IX − P(t))x ≤ Neα(t−s) x , x ∈ X, t < s, trong đó, (U(t, s))t≥s là họ toán tử giải (Cauchy) của phương trình (1.2). Dưới đây, ta giới thiệu khái niệm nhị phân mũ đối với hệ phuơng trình sai phân. Xét phương trình xn+1 = Anxn, xn ∈ X, n ∈ Z. (1.3) Định nghĩa 1.10. Phương trình (1.3) được gọi là có nhị phân mũ nếu tồn tại N ≥ 1, λ ≥ 0, họ phép chiếu Pn thỏa mãn sup n Pn < +∞, X = ImPn ⊕ Im(IX − Pn) sao cho Φn,mPmx ≤ Nλn x , n ≥ m, Φn,m khả nghịch trên Im(IX − Pn), Φ−1 n,mPmx ≤ Nλ−n x , n < m, trong đó, Φn,m = An−1An−2...Am, với mọi n > m, Φn,n = I. Chú ý rằng: 1) Các điều kiện U(t, s) khả nghịch trên Im(IX − P(t)) và Φn,m khả nghịch trên Im(IX − Pn) luôn được thỏa mãn khi X = Rd. 2) U(t, s), Φn,m nói chung không khả nghịch trên toàn không gian X. Trong trường hợp tổng quát, ta xét nhị phân mũ của phương trình động lực trên thang thời gian. 9
  • 15. Xét phương trình động lực tuyến tính x∆ = A(t)x, (1.4) với A ∈ Crd (Tκ, L(X)) và toán tử dịch chuyển ΦA(t, τ) ∈ L(X) nghĩa là toán tử giải của bài toán giá trị ban đầu X∆ = A(t)X, X(τ) = IX, ∀τ, t ∈ T, τ ≤ t. ΦA(t, τ) trong trường hợp tổng quát không khả ngược và chỉ tồn tại với τ ≤ t. Ta định nghĩa toán tử chiếu bất biến như sau. Định nghĩa 1.11. P : T −→ L(X) được gọi là phép chiếu bất biến của phương trình (1.4) nếu P2 (t) = P(t), P(t)ΦA(t, s) = ΦA(t, s)P(s), ∀s ≤ t, s, t ∈ T. P được gọi là thỏa mãn điều kiện chính quy nếu ánh xạ [IX + µ(t)A(t)] |KerP(t) : KerP(t) −→ KerP(σ(t)) là song ánh. Trong trường hợp T = R ta không cần điều kiện phép chiếu chính quy vì khi đó µ(t) = 0 nên IX + µ(t)A(t) = IX luôn là song ánh. Ta định nghĩa toán tử dịch chuyển mở rộng như sau. Định nghĩa 1.12. Toán tử ΦA(t, s) : KerP(s) −→ KerP(t) được xác định bởi ΦA(t, s) := ΦA(s, t)|KerP(t) −1 , t < s ΦA(t, s)|KerP(s), t ≥ s với (t, s) ∈ T × T. Dễ dàng thấy rằng ΦA(t, s) ∈ GL(KerP(s), KerP(t)) và ΦA(t, τ) = ΦA(t, s)ΦA(s, τ), ∀ τ, s, t ∈ T. Ta giới thiệu khái niệm nhị phân mũ trên thang thời gian T như sau. 10
  • 16. Định nghĩa 1.13. P : T −→ L(X) là phép chiếu bất biến của phương trình (1.4) thỏa mãn điều kiện chính quy. Khi đó phương trình (1.4) được gọi là có nhị phân mũ nếu ΦA(t, s)P(s) ≤ Kea(t, s), s ≤ t, s, t ∈ T, ΦA(t, s)[IX − P(s)] ≤ Keb(t, s), s ≥ t, s, t ∈ T. với K ≥ 1 là hằng số thực và bậc tăng a, b ∈ CrdR+ (T, R) , a ¡ b. Định nghĩa trên suy rộng định nghĩa nhị phân mũ khi T = R, T = Z. Dưới đây ta chỉ xét trường hợp thang thời gian T không bị chặn trên, không bị chặn dưới. Bổ đề 1.2. Phương trình (1.4) có nhị phân mũ với bậc tăng a, b và các phép chiếu bất biến P, Q trên T. Với τ ∈ T cố định và c, d ∈ CrdR+ (T, R). Khi đó P = Q và a ¡ c ¡ b, a ¡ d ¡ b phương trình (1.1) không có nghiệm không tầm thường (c, d) - tựa bị chặn trên T. Bổ đề 1.3. Giả sử τ, t, t1, t2 ∈ TK, t1 ≤ t2 và a, b ∈ CrdR+ (T, R) . Khi đó ta có t2 t1 ea(t, ρ+(s))eb(s, τ)∆s ≤    ea(t, τ) b − a [eb a(t2, τ) − eb a(t1, τ)] nếu a ¡ b, ea(t, τ) a − b [eb a(t1, τ) − eb a(t2, τ)] nếu b ¡ a. Bổ đề 1.4. Giả sử phương trình (1.4) có nhị phân mũ với a, b, K1, K2 và P trên T. Xét phương trình tuyến tính không thuần nhất x∆ = A(t)x + r(x) (1.5) và cố định c, d ∈ CrdR+ (T, R) , a¡c¡b, a¡d¡b. Khi đó, với r ∈ B± c,d(X) phương trình (1.5) có duy nhất nghiệm λ ∈ B± c,d(X) sao cho λ(t) = t −∞ ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))r(s)∆(s) − +∞ t ΦA(t, ρ+(s))[IX − P(ρ+(s))]r(s)∆(s). 1.3 Nguyên lí điểm bất động Định lý 1.3. (nguyên lý ánh xạ co Banach). Giả sử (X, d) là không gian metric đầy đủ và F : X −→ X là ánh xạ co. Khi đó F có duy nhất điểm bất động u và Fn(y) → u với mọi y ∈ X. Chứng minh. Xem [ 8 ] 11
  • 17. Chương 2 Tuyến tính hóa trên thang thời gian 2.1 Giới thiệu bài toán Định lí tuyến tính hóa của Hartman cho phương trình vi phân thường phát biểu rằng tồn tại tương ứng 1 : 1 giữa nghiệm của hệ tuyến tính ôtônôm x = Ax và các hệ bị nhiễu x = Ax + f(x) trong đó, f thỏa mãn một vài điều kiện tốt như liên tục hoặc Lipschitz. Sau đó Palmer mở rộng kết quả trên cho lớp hệ tuyến tính không ôtônôm x = A(t)x + f(t, x). Bài toán tuyến tính hóa phát biểu rằng, nếu một hệ phương trình nửa tuyến tính là tương đương tôpô với hệ phương trình tuyến tính thì có nhiều tính chất của hệ phương trình nửa tuyến tính tương tự hoặc đồng nhất với tính chất của hệ phương trình tuyến tính. Do đó, việc nghiên cứu sự tương đương tôpô của phương trình động lực trên thang thời gian rất quan trọng trong thực tiễn và lí luận. Một phương pháp giải tích mới để nghiên cứu bài toán tương đương tôpô được trình bày trong chương này. Trước tiên ta sẽ giới thiệu khái niệm tương đương tôpô trong trường hợp ôtônôm. 12
  • 18. Định nghĩa 2.1. Hai hệ phương trình sai phân xn+1 = f(xn), xn ∈ X yn+1 = g(yn), yn ∈ X được gọi là liên hợp tôpô nếu tồn tại đồng phôi h sao cho h ◦ f = g ◦ h. Điều kiện h◦f = g◦h có nghĩa h◦fn = gn◦h hay h(fn(x0)) = gn(h(x0)), ∀x0, ∀n. Nói cách khác, đồng phôi h biến nghiệm của hệ xn+1 = f(xn) với điều kiện ban đầu x0 thành nghiệm của hệ yn+1 = g(yn) với điều kiện ban đầu h(x0). Ta có định lí Hartman - Grobman như sau Định lý 2.1. Hai hệ phương trình xn+1 = Axn + f(xn) yn+1 = Ayn với điều kiện i) σ(A) ∩ S1 = ∅, ii) f thỏa mãn điều kiện Lipschitz |f(x) − f(y)| ≤ L|x − y|. Khi đó, nếu L đủ bé thì hai hệ phương trình trên là liên hợp tôpô. Định nghĩa 2.2. Hai hệ phương trình x = f(x), x ∈ X (2.1) y = g(y), y ∈ X (2.2) được gọi là liên hợp tôpô nếu tồn tại đồng phôi h sao cho h ◦ ϕt = ψt ◦ h. Định nghĩa 2.3. Hai hệ phương trình (2.1) và (2.2) được gọi là tương đương tôpô nếu tồn tại đồng phôi h : X −→ X và đồng phôi tăng τ : R −→ R sao cho h ◦ ϕt = ψτ(t) ◦ h trong đó, τ là phép tham số hóa thời gian. 13
  • 19. Ta có định lí Hartman - Grobman như sau. Định lý 2.2. Hai hệ phương trình x = Ax y = Ay + f(y) với điều kiện i) σ(A) ∩ iR = ∅, ii) f thỏa mãn điều kiện Lipschitz |f(x) − f(y)| ≤ L|x − y|. Khi đó, nếu L đủ bé thì ta nói hai hệ phương trình trên là tương đương tôpô. Sau đây ta sẽ giới thiệu khái niệm tương đương tôpô trong trường hợp không ôtônôm. Định nghĩa 2.4. Hai hệ phương trình xn+1 = f(xn, n), xn ∈ X yn+1 = g(yn, n), yn ∈ X được gọi là liên hợp tôpô nếu tồn tại họ các đồng phôi {hn} sao cho hn(xn) = yn. Định lý 2.3. (Định lí Hartman - Grobman) Hai hệ phương trình xn+1 = Anxn + f(xn, n) yn+1 = Anyn với điều kiện i) Hệ phương trình yn+1 = Anyn có nhị phân mũ, ii) f thỏa mãn điều kiện Lipschitz f(x) − f(y) ≤ L x − y . Khi đó, nếu L đủ bé thì ta nói hai hệ phương trình trên là tương đương tôpô. Xét các hệ sau x = f(t, x) (2.3) y = g(t, y) (2.4) 14
  • 20. Định nghĩa 2.5. Hai hệ (2.3) và (2.4) liên hợp tôpô nếu tồn tại họ các đồng phôi {ht} sao cho ht(x(t)) = y(t). Nếu ta chỉ quan tâm về mặt hình học theo nghĩa đồng phôi h biến quỹ đạo của hệ (2.3) thành quỹ đạo của hệ (2.4) thì ta có khái niệm tương đương tôpô. Định nghĩa 2.6. Hai hệ (2.3) và (2.4) tương đương tôpô nếu tồn tại họ các đồng phôi {ht} và đồng phôi tăng τ : R −→ R với τ(0) = 0 sao cho ht ◦ ϕt = ψτ(t) ◦ ht trong đó, τ là phép tham số hóa thời gian. Định lý 2.4. (Định lý Hartman - Grobman) Hai hệ phương trình x = A(t)x y = A(t)y + f(y, t) thỏa mãn điều kiện i) Hệ phương trình (1.2) có nhị phân mũ, ii) f thỏa mãn điều kiện Lipschitz f(t, x) − f(t, y) ≤ L x − y . Khi đó, nếu L đủ bé thì hai hệ phương trình trên là tương đương tôpô. Tiếp theo ta sẽ chỉ ra rằng trên thang thời gian T, hai hệ phương trình x∆ (t) = A(t)x (2.5) x∆ (t) = A(t)x + f(t, x) (2.6) là tương đương tôpô nếu hệ phương trình (2.5) có nhị phân mũ và f(t, x): "nhỏ". Xét hai hệ phương trình x∆ (t) = f(t, x) (2.7) y∆ (t) = g(t, y) (2.8) Để nghiên cứu tuyến tính hóa trên thang thời gian, khái niệm tương tương tôpô sẽ được điều chỉnh bởi định nghĩa sau. 15
  • 21. Định nghĩa 2.7. Giả sử tồn tại hàm H : T × X −→ X thỏa mãn (i) Với mỗi t cố định, hàm H(t, .) là đồng phôi từ X lên X; (ii) H(t, x) ± τ,c,d −→ ∞ khi x ± τ,c,d −→ ∞ đều với mỗi t; (iii) Giả sử rằng hàm G(t, .) = H−1(t, .) cũng có tính chất (ii); (iv) Nếu x(t) là nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của (2.7) thì H(t, x(t)) là nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của (2.8). Khi đó hệ (2.7) và hệ (2.8) được gọi là tương đương tôpô. Ta viết (2.7) ∼ (2.8) và H(t, .) được gọi là hàm tương đương của (2.7) và (2.8). 2.2 Định lí tuyến tính hóa Định lý 2.5. ( Tuyến tính hóa trên T) Với τ ∈ T cố định c, d ∈ CrdR+ (T, R) , a ¡ c ¡ b, a ¡ d ¡ b. Giả sử các điều kiện sau thỏa mãn (H1) Hệ tuyến tính (2.5) có nhị phân mũ trên T. (H2) f : T × X −→ X là rd - liên tục và thỏa mãn f(t, x) ± τ,c,d ≤ µ, f(t, x) − f(t, y) ≤ γ x − y , t ∈ T, x, y ∈ X. (H3) γC2(c, d) < 1. Khi đó hệ (2.6) tương đương tôpô với hệ (2.5) và hàm tương đương tôpô H(t, x) thỏa mãn H(t, x) − x ± τ,c,d ≤ µC2(c, d), trong đó, C2(c, d) = max {C1(c) + K1 c − a , C1(d) + K2 b − c } > 0, C1(c) = K1 d − a + K2 b − c > 0, C1(d) = K2 d − a + K1 b − d > 0. Nhận xét (H1) đưa ra giả thiết hệ phương trình tuyến tính có nhị phân mũ và điều kiện này là thông thường. (H2) ngoài giả thiết phần phi tuyến thỏa mãn điều kiện Lipschitz, chúng tôi đưa 16
  • 22. thêm giả thiết về tính bị chặn mũ của f(t, x). (H3) đưa ra giả thiết về sự tương tác giữa hằng số Lipschitz và phần phi tuyến. Định lí 2.5 có phạm vi áp dụng rộng hơn nhiều so với Định lí Hartman - Grobman (ngay cả khi T = R, T = Z). Ta sẽ phát biểu định lí tuyến tính hóa trong trường hợp T = R. Với T = R, ta có a ⊕ b = a + b, a b = a − b. T+ τ = (τ, +∞), T− τ = (−∞, τ). µ(t) = 0 ⇒ 1 + µ(t)a(t) > 0, ea(t, s) = ea(t−s) . Crd = C, CrdR = CrdR+ = C. B+ τ,−β = B+ τ,c = f ∈ C : sup t≥τ |f(t)|eβ(t−τ) < +∞ , B− τ,β = B− τ,d = f ∈ C : sup t≤τ |f(t)|e−β(t−τ) < +∞ , B± τ,c,d = B+ τ,−β ∩ B− τ,β = f ∈ C : sup t≥τ |f(t)|eβ(t−τ) < +∞, sup t≤τ |f(t)|e−β(t−τ) < +∞ . Với β = 0 = c = d, ta có BC = f ∈ C : sup t∈R |f(t)| < +∞ . Khi đó (c, d) - tựa bị chặn tương đương với bị chặn và · ± τ,c,d = · sup. Ta xét với a = b = α, c = −β, d = β C1(d) = K2 α + K1 α = 2K α , C1(c) = K1 α + K2 α = 2K α , C2(c, d) = 3K α . Định lí tuyến tính hóa với T = R được phát biểu như sau. Hệ quả 2.1. (Tuyến tính hóa của hệ ôtônôm trên R) Giả sử các điều kiện sau thỏa mãn i) Hệ phương trình x = Ax có nhị phân mũ trên R với số mũ α. 17
  • 23. ii) f(x) ≤ µ, f(x) − f(y) ≤ γ x − y . iii) γ 3K α < 1. Khi đó hệ x = Ax và hệ x = Ax + f(x) là tương đương tôpô và H(x) − x ≤ µ 3K α . Hệ quả 2.2. (Tuyến tính hóa của hệ không ôtônôm trên R) Giả sử các điều kiện sau thỏa mãn i) Hệ phương trình x = A(t)x có nhị phân mũ trên R với số mũ α. ii) f(t, x) ≤ µ, f(t, x) − f(t, y) ≤ γ x − y . iii) γ 3K α < 1. Khi đó hệ x = A(t)x và hệ x = A(t)x + f(t, x) là tương đương tôpô và H(t, x) − x ≤ µ 3K α . Để chứng minh định lí tuyến tính hóa trên T ta đi chứng minh các mệnh đề sau đây. Giả sử Φ(t, t0) được kí hiệu là toán tử giải (trong trường hợp X là vô hạn chiều) của hệ tuyến tính (2.5), X(t, t0, x0) là nghiệm của (2.6) sao cho điều kiện ban đầu X(t0) = x0, kí hiệu Y (t, t0, y0) là nghiệm của (2.5) thỏa mãn điều kiện ban đầu Y (t0) = y0. Trong phần này ta luôn giả sử các giả thiết của Định lí 2.5 được thỏa mãn. Mệnh đề 2.1. Giả sử (σ, η) cố định. Khi đó hệ z∆ = A(t)z − f(t, X(t, σ, η)) (2.9) có duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị chặn h(t, (σ, η)) thỏa mãn h(., (σ, η)) ± τ,c,d ≤ µC2(c, d) ở đây, C2(c, d) định nghĩa như trong Định lí 2.5. Khi T = R Mệnh đề 2.1 được phát biểu như sau Với (σ, η) cố định. Khi đó hệ z = A(t)z − f(t, X(t, σ, η)) có duy nhất nghiệm bị chặn h(t, (σ, η)) thỏa mãn h(., (σ, η)) ≤ µ 3K α . 18
  • 24. Chứng minh. Cho (σ, η) cố định, ta định nghĩa h(t, (σ, η)) = − t −∞ ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))f(s, X(s, σ, η))∆s + +∞ t ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, X(s, σ, η))∆s. (2.10) Bằng phép lấy đạo hàm, dễ dàng chỉ ra h(t, (σ, η)) là nghiệm của (2.9). Bởi điều kiện (H1) ta có ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s)) ≤ K1ea(t, ρ+(s)), ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] ≤ K2eb(t, ρ+(s)). Khi đó từ phương trình (2.10) và điều kiện (H1) ta thu được h(t, (σ, η)) ≤ K1 t −∞ ea(t, ρ+(s)) f(s, X(s, σ, η)) ∆s + K2 +∞ t eb(t, ρ+(s)) f(s, X(s, σ, η)) ∆s. (2.11) Cho τ ∈ T. Không mất tính tổng quát, trước tiên ta xét (2.11) trên T+ τ . Ta có h(t, (σ, η)) ≤ K1 τ −∞ ea(t, ρ+(s)) f(s, X(s, σ, η)) ∆s + K1 t τ ea(t, ρ+(s)) f(s, X(s, σ, η)) ∆s + K2 +∞ t eb(t, ρ+(s)) f(s, X(s, σ, η)) ∆s ≤ K1 τ −∞ ea(t, ρ+(s))ed(s, τ)∆s f(., X(., σ, η)) − τ,d + K1 t τ ea(t, ρ+(s))ec(s, τ)∆s f(., X(., σ, η)) + τ,c + K2 +∞ t eb(t, ρ+(s))ec(s, τ)∆s f(., X(., σ, η)) + τ,c. Do f(., X(., σ, η)) − τ,d := sup s τ f(s, X(s, σ, η)) e d(s, τ) ⇒ f(., X(., σ, η)) − τ,d ≥ f(s, X(s, σ, η)) e d(s, τ), ∀s ≤ τ ⇒ f(s, X(s, σ, η)) ≤ ed(s, τ) f(., X(., σ, η)) − τ,d. 19
  • 25. Tương tự f(s, X(s, σ, η)) ≤ ec(s, τ) f(., X(., σ, η)) + τ,c. Mặt khác, f(., X(., σ, η)) ± τ,c,d := max{ f(., X(., σ, η)) |T+ τ + τ,c,, f(., X(., σ, η)) |T− τ − τ,d,}. Khi đó ta có h(t, (σ, η)) ≤ K1 τ −∞ ea(t, ρ+(s))ed(s, τ)∆s + K2 +∞ t eb(t, ρ+(s))ec(s, τ)∆s + K2 +∞ t eb(t, ρ+(s))ec(s, τ)∆s f(., X(., σ, η)) ± τ,c,d ≤ K1 d − a − K2 c − a ea(t, τ) + C1(c)ec(t, τ) µ ≤ C1(c) + K1 d − a ec(t, τ) − K2 c − a ea(t, τ) µ, ∀τ < t. (2.12) Nhân cả hai vế (2.12) với e c(t, τ) ta có h(t, (σ, η)) e c(t, τ) ≤ C1(c) + K1 d − a − K2 c − a ea c(t, τ) µ ≤ µC2(c, d), ∀τ < t. (2.13) Tương tự, xét (2.11) trên T− τ ta có h(t, (σ, η)) ≤ C1(d) + K2 b − c ed(t, τ) − K1 b − d eb(t, τ) µ, ∀τ > t. h(t, (σ, η)) e d(t, τ) ≤ C1(d) + K2 b − c − K1 b − d eb d(t, τ) µ, ≤ µC2(c, d), ∀τ > t. (2.14) Chú ý rằng (2.13) và (2.14) đúng với t = τ. Từ (2.13) và (2.14) lấy cận trên đúng ta có h(., (σ, η)) ± τ,c,d ≤ µC2(c, d), ∀t ∈ T. Mệnh đề được chứng minh. 20
  • 26. Mệnh đề 2.2. Giả sử (σ, η) cố định. Khi đó hệ z∆ = A(t)z + f(t, Y (t, σ, η) + z) (2.15) có duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị chặn g(t, (σ, η)) thỏa mãn g(., (σ, η)) ± τ,c,d ≤ µC2(c, d). Khi T = R Mệnh đề 2.2 được phát biểu như sau. Hệ quả 2.3. Giả sử (σ, η) cố định. Khi đó hệ z = A(t)z + f(t, Y (t, σ, η) + z) có duy nhất nghiệm g(t, (σ, η)) thỏa mãn g(., (σ, η)) ≤ µ 3K α . Sau đây ta sẽ chứng minh Mệnh đề 2.2. Chứng minh. Đặt B = {z(t) | z(t) là nghiệm (c, d) − tựa bị chặn với z ± τ,c,d ≤ µC2(c, d)}. Với z ∈ B, ta định nghĩa ánh xạ T như sau T z(t) = t −∞ ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))f(s, Y (s, σ, η) + z(s))∆s − +∞ t ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, Y (s, σ, η) + z(s))∆s. (2.16) Tương tự chứng minh Mệnh đề 2.1 ta có T (z) là nghiệm (c, d) - tựa bị chặn với T z ± τ,c,d ≤ µC2(c, d), ∀t ∈ T. Do đó T z ∈ B. Xét ánh xạ T : B −→ B. Ta sẽ chứng minh T là ánh xạ co. 21
  • 27. Thật vậy, với mọi z1(t), z2(t) ∈ B ta có T z1(t) − T z2(t) = t −∞ ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s)) × [f(s, Y (s, σ, η) + z1(s)) − f(s, Y (s, σ, η) + z2(s))] ∆s − +∞ t ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] × [f(s, Y (s, σ, η) + z1(s)) − f(s, Y (s, σ, η) + z1(s))] ∆s ≤ K1 t −∞ ea(t, ρ+(s)) f(s, Y (s, σ, η) + z1(s)) − f(s, Y (s, σ, η) + z2(s)) ∆s + K2 +∞ t eb(t, ρ+(s)) f(s, Y (s, σ, η) + z1(s)) − f(s, Y (s, σ, η) + z2(s)) ∆s (do điều kiện(H1)) ≤ K1 t −∞ ea(t, ρ+(s))γ z1(s) − z2(s) ∆s + K2 +∞ t eb(t, ρ+(s))γ z1(s) − z2(s) ∆s. (do điều kiện(H2)). (2.17) Tương tự như trong chứng minh Mệnh đề 2.1. Áp dụng các phép toán của (2.13) và (2.14) cho (2.17) ta có T z1 − T z2 ± τ,c,d ≤ γC2(c, d) z1 − z2 ± τ,c,d, ∀t ∈ T. Bởi điều kiện (H3) ta có γC2(c, d) < 1. Do đó T là ánh xạ co. Theo nguyên lí ánh xạ co, T có điểm bất động duy nhất. Giả sử nghiệm đó là z0(t). Khi đó nghiệm z0(t) thỏa mãn z0(t) = t −∞ ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))f(s, Y (s, σ, η) + z0(s))∆s − +∞ t ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, Y (s, σ, η) + z0(s))∆s. (2.18) Bằng phép lấy đạo hàm, ta dễ dàng chỉ ra được z0(t) là nghiệm của (2.15). Hơn nữa, z0(t) là nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của (2.15) thỏa mãn z0 ± τ,c,d ≤ µC2(c, d). 22
  • 28. Bây giờ ta sẽ chứng minh nghiệm (c, d) tựa bị chặn z0 là duy nhất. Giả sử có nghiệm bị chặn z1(t) của (2.15) thỏa mãn z1(t) = t −∞ ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))f(s, Y (s, σ, η) + z1(s))∆s − +∞ t ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, Y (s, σ, η) + z1(s))∆s. (2.19) Tương tự cách chứng minh T là ánh xạ co ta có z1(t) − z0(t) ≤ K1 t −∞ ea(t, ρ+(s))γ z1(s) − z0(s) ∆s + K2 +∞ t eb(t, ρ+(s))γ z1(s) − z0(s) ∆s. Do đó, z1 − z0 ± τ,c,d ≤ γC2(c, d) z1 − z0 ± τ,c,d. Do γC2(c, d) < 1 nên z1(t) = z0(t). Vậy nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của (2.15) là duy nhất. Nghiệm này phụ thuộc vào (σ, η). Ta kí hiệu nghiệm này là g(t, (σ, η)). Từ chứng minh trên ta có g(., (σ, η)) ± τ,c,d ≤ µC2(c, d). Mệnh đề được chứng minh. Mệnh đề 2.3. Giả sử x(t) là nghiệm của hệ x∆ = A(t)x + f(t, x). (2.20) Khi đó hệ z∆ = A(t)z + f(t, x(t) + z) − f(t, x(t) (2.21) có duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị chặn z ≡ 0. Khi T = R Mệnh đề 2.3 được phát biểu như sau. Hệ quả 2.4. Giả sử x(t) là nghiệm của hệ x = A(t)x + f(t, x). 23
  • 29. Khi đó hệ z = A(t)z + f(t, x(t) + z) − f(t, x(t)) có duy nhất nghiệm bị chặn z ≡ 0. Chứng minh. Hiển nhiên, z ≡ 0 là nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của (2.21). Bây giờ ta sẽ chỉ ra nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của (2.21) là duy nhất. Giả sử (2.21)có nghiệm (c, d) - tựa bị chặn z1(t) thì z1(t) được cho bởi z1(t) = t −∞ ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s)) [f(s, x(s) + z1(s)) − f(s, x(s))] ∆s − +∞ t ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] [f(s, x(s) + z1(s)) − f(s, x(s))] ∆s. Bởi điều kiện (H1) và (H2) ta có z1(t) ≤ K1 t −∞ ea(t, ρ+(s))γ z1(s) ∆s + K2 +∞ t eb(t, ρ+(s))γ z1(s) ∆s. (2.22) Tương tự tính toán của (2.13) và (2.14), áp dụng cho (2.22) ta có z1 ± τ,c,d ≤ γC2(c, d) z1 ± τ,c,d, ∀t ∈ T. Do γC2(c, d) < 1 nên z1(t) ≡ 0. Mệnh đề được chứng minh. Ta giới thiệu hai hàm sau H(t, x) = x + h(t, (t, x)), (2.23) G(t, y) = y + g(t, (t, y)). (2.24) Ta sẽ chỉ ra H(t, x) là hàm tương đương tôpô cần tìm. Trong các Mệnh đề 2.4, 2.5, 2.6, 2.7 ta sẽ chỉ ra H biến nghiệm của (2.5) thành nghiệm của (2.6). G biến nghiệm của (2.6) thành nghiệm của (2.5) và G là nghịch ảnh của H. Mệnh đề 2.4. Giả sử (t0, x0) cố định. Khi đó H(t, X(t, t0, x0)) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.5). 24
  • 30. Chứng minh. Thay thế (σ, η) của (2.9) bởi (t, X(t, t0, x0)) trong Mệnh đề 2.1.Do hệ (2.9) không đổi nên hệ (2.9)có duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị chặn. Khi đó nghiệm h(t, (σ, η)) = h(t, (t, X(t, t0, x0))) = h(t, (t0, x0)). Từ (2.23) ta có H(t, X(t, t0, x0)) = X(t, t0, x0) + h(t, (t, X(t, t0, x0))) = X(t, t0, x0) + h(t, (t0, x0)). (2.25) Lấy đạo hàm hai vế (2.25), và chú ý rằng X(t, t0, x0) là nghiệm của (2.6) và h(t, (t0, x0)) là nghiệm của (2.9) ta có [H(t, X(t, t0, x0))] ∆ = [X(t, t0, x0) + h(t, (t0, x0))] ∆ = [X(t, t0, x0)] ∆ + [h(t, (t0, x0))] ∆ = A(t)X(t, (t0, x0)) + f(t, X(t, t0, x0)) + A(t)h(t, (t0, x0)) − f(t, X(t, t0, x0)) = A(t) [X(t, t0, x0) + h(t, (t0, x0))] = A(t)H(t, X(t, t0, x0)). Do đó H(t, X(t, t0, x0)) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.5). Mệnh đề được chứng minh. Mệnh đề 2.5. Giả sử (t0, y0) cố định. Khi đó G(t, Y (t, t0, y0)) là nghiệm của hệ nửa tuyến tính (2.6). Chứng minh. Thay thế (σ, η) của (2.15) bởi (t, Y (t, t0, y0)) trong Mệnh đề 2.2. Do hệ (2.15) không đổi nên hệ (2.15) có duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị chặn. Khi đó nghiệm g(t, (σ, η)) = g(t, (t, Y (t, t0, y0))) = g(t, (t0, y0)). Từ (2.24) ta có G(t, Y (t, t0, y0)) = Y (t, t0, y0) + g(t, (t, Y (t, t0, y0))) = Y (t, t0, y0) + g(t, (t0, y0)). (2.26) 25
  • 31. Lấy đạo hàm hai vế (2.26), và chú ý rằng Y (t, t0, y0) là nghiệm của (2.5) và g(t, (t0, y0)) là nghiệm của (2.15) ta có [G(t, X(t, t0, y0))] ∆ = [Y (t, t0, y0) + g(t, (t0, y0))] ∆ = [Y (t, t0, y0)] ∆ + [g(t, (t0, y0))] ∆ = A(t)Y (t, t0, y0) + A(t)g(t, (t0, y0)) + f (t, Y (t, t0, y0) + g(t, (t0, y0))) = A(t) [Y (t, t0, y0) + g(t, (t0, y0))] + f(t, G(t, Y (t, t0, y0))) = A(t)G(t, Y (t, t0, y0)) + f(t, G(t, Y (t, t0, y0))). Do đó G(t, Y (t, t0, y0)) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.6). Mệnh đề được chứng minh. Mệnh đề 2.6. Giả sử t ∈ T cố định, y ∈ X. Khi đó ta có H(t, G(t, y)) = y. Chứng minh. Cho y(t) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.5). Từ Mệnh đề 2.5, ta có G(t, y(t)) là nghiệm của hệ nửa tuyến tính (2.6). Hơn nữa, bởi Mệnh đề 2.4 ta có H(t, G(t, y(t))) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.5). Đặt y(t) = H(t, G(t, y(t))) . Kí hiệu I(t) = y(t) − y(t). Lấy đạo hàm I(t), ta có I∆ (t) = y∆ (t) − y∆ = A(t)y(t) − A(t)y(t) = A(t)I(t). Do đó, I(t) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.5). Bên cạnh đó, từ (2.23), (2.24), Mệnh đề 2.1 và Mệnh đề 2.2, ta có I(t) = y(t) − y(t) = H(t, G(t, y(t))) − y(t) ≤ H(t, G(t, y(t))) − G(t, y(t)) + G(t, y(t)) − y(t) = h(t, (t, G(t, y(t)))) + g(t, (t, y(t))) . (bởi (2.23) và (2.24)) Do đó, I ± τ,c,d ≤ h(., (., G(., y(.)))) ± τ,c,d + g(., (., y(.))) ± τ,c,d ≤ 2µC2(c, d) + 2µC2(c, d) (bởi Mệnh đề 2.1 và Mệnh đề 2.2) = 4µC2(c, d). 26
  • 32. Suy ra, I(t) là nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của hệ tuyến tính x∆ = A(t)x nhưng hệ tuyến tính x∆ = A(t)x không có nghiệm không tầm thường (c, d) - tựa bị chặn trên T (theo Bổ đề 1.1) . Do đó, I(t) ≡ 0, nghĩa là y(t) = y(t) hay H(t, G(t, y(t))) = y(t). Vì y(t) là nghiệm bất kì của hệ tuyến tính (2.5) nên Mệnh đề 2.6 được chứng minh. Mệnh đề 2.7. Giả sử t ∈ T cố định, x ∈ X. Khi đó ta có G(t, H(t, x)) = x. Chứng minh. Cho x(t) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.6). Từ Mệnh đề 2.4, ta có H(t, x(t)) là nghiệm của hệ nửa tuyến tính (2.5). Hơn nữa, bởi Mệnh đề 2.5 ta có G(t, H(t, x(t))) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.6). Đặt x(t) = G(t, H(t, x(t))) . Kí hiệu J(t) = x(t) − x(t). Lấy đạo hàm J(t), ta có J∆ (t) = x∆ (t) − x∆ = A(t)x(t) + f(t, x(t)) − (A(t)x(t) − f(t, x(t))) = A(t)J(t) + f(t, x(t)) − f(t, x(t)) = A(t)J(t) + f(t, x(t) + J(t)) − f(t, x(t)). Do đó, J(t) là nghiệm của hệ tuyến tính (2.21). Bên cạnh đó, từ (2.23), (2.24), Mệnh đề 2.1 và Mệnh đề 2.2, ta có J(t) = x(t) − x(t) = G(t, H(t, x(t))) − x(t) ≤ G(t, H(t, x(t))) − H(t, x(t)) + H(t, x(t)) − x(t) = g(t, (t, H(t, x(t)))) + h(t, (t, x(t))) . (bởi (2.23) và (2.24)) Do đó, J ± τ,c,d ≤ g(., (., H(., x(.)))) ± τ,c,d + h(., (., x(.))) ± τ,c,d ≤ 2µC2(c, d) + 2µC2(c, d) (bởi Mệnh đề 2.1 và Mệnh đề 2.2) = 4µC2(c, d). Suy ra, J(t) là nghiệm (c, d) - tựa bị chặn của hệ (2.21). Mặt khác, bởi Mệnh đề 1.3 ta có hệ (2.21)có duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị 27
  • 33. chặn z(t) ≡ 0 Do đó, J(t) ≡ 0, nghĩa là x(t) = x(t) hay G(t, H(t, x(t))) = x(t). Vì x(t) là nghiệm bất kì của hệ tuyến tính (2.6) nên Mệnh đề 2.7 được chứng minh. Tiếp theo ta sẽ chứng minh định lí tuyến tính hóa trên thang thời gian và đây là định lí chính của luận văn. Chứng minh. Chứng minh Định lí 2.5 Để chứng minh H(t, x) là hàm tương đương của hệ tuyến tính (2.5) và hệ nửa tuyến tính (2.6), ta chỉ ra rằng H(t, x) thỏa mãn bốn điều kiện của Định nghĩa 2.8. i) Cố định t ∈ T, từ Mệnh đề 2.6 và Mệnh đề 2.7 ta có H(t, .) là song ánh đi từ X −→ X và H−1(t, .) = G(t, .). ii) Xét H(t, x) − x ± τ,c,d = h(t, (t, x)) ± τ,c,d theo(2.23). ≤ µC2(c, d) theo Mệnh đề 2.1. Do đó, H(t, x) ± τ,c,d −→ ∞ khi x ± τ,c,d −→ ∞, ∀t. iii) Từ (2.24) ta có G(t, y) − y ± τ,c,d = g(t, (t, y)) ± τ,c,d ≤ µC2(c, d) theo Mệnh đề 2.2. Do đó, G(t, y) ± τ,c,d −→ ∞ khi y ± τ,c,d −→ ∞, ∀t. iv) Từ Mệnh đề 2.4 và Mệnh đề 2.5 ta dễ dàng chứng minh điều kiện iv) là thỏa mãn. Định lí được chứng minh. 28
  • 34. Chương 3 Tuyến tính hóa hệ tuần hoàn trên thang thời gian 3.1 Thang thời gian tuần hoàn Trong chương này ta sẽ chứng minh hàm tương đương H(t, x) cũng là ω - tuần hoàn khi hệ là ω - tuần hoàn. Hilger chưa xét đến tính chất quan trọng này của hàm tương đương H(t, x). Định nghĩa 3.1. Giả sử ω ∈ R. Hàm song ánh σ : T −→ T được gọi là phép dịch chuyển nếu µ(σω(t), t) ≡ ω, ∀t ∈ T. Định nghĩa 3.2. Ánh xạ Φ : T −→ X được gọi là ω - tuần hoàn nếu Φ(σω(t)) ≡ Φ(t), ∀t ∈ T. Xét hệ tuần hoàn x∆ = ϕ(t, x) (3.1) trong đó, ϕ(σω(t), x) = ϕ(t, x). Cho X(t, t0, x0) là nghiệm của (3.1) với điều kiện ban đầu X(t0) = x0. Tính tuần hoàn của toán tử giải được kế thừa từ tính tuần hoàn của hệ trên thang thời gian tuần hoàn. Ta có mệnh đề sau. Mệnh đề 3.1. Giả sử t, s ∈ T, x ∈ X, nghiệm X(t, s, x) của (3.1)có tính chất: X(σω(t), σω(s), x) = X(t, s, x). 29
  • 35. Chứng minh. Từ X(t, s, x) = x + t s ϕ(u, X(u, s, x))∆u, ta có X(σω(t), σω(s), x) = x + σω(t) σω(s) ϕ(u, X(u, σω(s), x))∆u. (3.2) Đặt u = σω(u), sử dụng tính tuần hoàn của ϕ(t, x), áp dụng cho (3.2)ta có X(σω(t), σω(s), x) = x + t s ϕ(σω(u1), X(σω(u1), σω(s), x))∆u1 = x + t s ϕ(u1, X(σω(u1), σω(s), x))∆u1. Do đó, X(σω(t), σω(s), x) cũng là nghiệm của (3.1). Hơn nữa, X(σω(s), σω(s), x) = x và X(s, s, x) = x. Bởi tính chất này kết hợp với tính duy nhất nghiệm của bài toán giá trị ban đầu, ta có đồng nhất thức X(σω(t), σω(s), x) = X(t, s, x), t, s ∈ T, s ≤ t, x ∈ X. Mệnh đề được chứng minh. Dưới đây ta giới thiệu định lí tuyến tính hóa của hệ tuần hoàn trên thang thời gian 3.2 Tuyến tính hóa trong trường hợp tuần hoàn Định lý 3.1. Giả sử A(σω(t)) = A(t), f(σω(t), x) = f(t, x) trong hệ nửa tuyến tính (2.6). Khi đó, hàm tương đương H(t, x) (trong Định lí 2.5) cũng là ω - tuần hoàn theo t. Mệnh đề 3.2. Giả sử hệ tuyến tính tuần hoàn x∆ = A(t)x (A(σω(t)) = A(t)) có nhị phân mũ, nghĩa là toán tử giải ΦA(t, t0) thỏa mãn ΦA(t, s)P(s) ≤ K1ea(t, s), s ≤ t, s, t ∈ T, ΦA(t, s) [IX − P(s)] ≤ K2eb(t, s), s ≥ t, s, t ∈ T. Khi đó với t, s ∈ T bất kì, ta có đẳng thức sau ΦA(σω(t), σω(s))P(σω(s)) = ΦA(t, s)P(s), ΦA(σω(t), σω(s)) [IX − P(σω(s))] = ΦA(t, s) [IX − P(s)] . 30
  • 36. Chứng minh. Ta có thể dễ dàng kiểm tra ΦA(σω(t), t0) cũng là ma trân cơ bản. Khi đó tồn tại ma trận hằng khả nghịch C sao cho ΦA(σω(t), t0) = ΦA(t, t0)C Lấy C = eB(σω(t0), t0), B là ma trận hằng. Đặt L(t) = ΦA(t, t0)e−1 B (t, t0) hoặc ΦA(t, t0) = L(t)eB(t, t0) Khi đó ta có L(σω(t)) = ΦA(σω(t), t0)e−1 B (σω(t), t0) = ΦA(σω(t), t0) [eB(σω(t), σω(t0))eB(σω(t0), t0)] −1 = ΦA(t, t0)Ce−1 B (σω(t0), t0)e−1 B (σω(t), σω(t0)) = ΦA(t, t0)CC−1 e−1 B (t, t0) = ΦA(t, t0)e−1 B (t, t0) = L(t). Tương tự, ta có L−1(σω(t)) = L−1(t). Khi đó ta có ΦA(σω(t), σω(s)) = ΦA(t, s). Thật vậy, ΦA(σω(t), σω(s)) = ΦA(σω(t), t0)ΦA(t0, σω(s)) = L(σω(t))eB(σω(t), t0) [ΦA(σω(s), t0)] −1 = L(σω(t))eB(σω(t), t0) [L(σω(s))eB(σω(s), t0)] −1 = L(σω(t))eB(σω(t), t0)e−1 B (σω(s), t0)L−1 (σω(s)) = L(t)eB(σω(t), σω(t0))eB(σω(t0), t0)e−1 B (σω(t0), t0)e−1 B (σω(s), σω(t0))L−1 (s) = L(t)eB(t, t0)e−1 B (s, t0)L−1 (s) = ΦA(t, t0)Φ−1 A (s, t0) = ΦA(t, s). Do đó, theo công thức của nhị phân mũ ta có ΦA(σω(t), σω(s))P(σω(s)) ≤ K1ea(σω(t), σω(s)), s ≤ t, s, t ∈ T. Suy ra, ΦA(t, s)P(σω(s)) ≤ K1ea(t, s), s ≤ t, s, t ∈ T. Điều này kéo theo P(σω(s)) cũng là phép chiếu bất biến. Từ Mệnh đề 1.1 ta có P(σω(s)) = P(s). Vì vậy, ta có ΦA(σω(t), σω(s))P(σω(s)) = ΦA(t, s)P(s) Đẳng thức thứ hai chứng minh tương tự. 31
  • 37. Bây giờ, ta sẽ chứng minh định lí tuyến tính của hệ tuần hoàn trên thang thời gian Chứng minh. Chứng minh Định lí 3.1 Từ (2.23) và Mệnh đề 2.1 ta có H(t, x) = x + h(t, x) = x − t −∞ ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))f(s, X(s, t, x))∆s + +∞ t ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, X(s, t, x))∆s. (3.3) Khi đó, bởi Mệnh đề 3.1 và 3.2 và sử dụng tính tuần hoàn của hàm f(t, x) thì (3.3) chỉ ra rằng H(σω(t), x) = x − σω(t) −∞ ΦA(σω(t), ρ+(s))P(ρ+(s))f(s, X(s, σω(t), x))∆s + +∞ σω(t) ΦA(σω(t), ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, X(s, σω(t), x))∆s = x − t −∞ ΦA(σω(t), ρ+(σω(s1)))P(ρ+(σω(s1)))f(σω(s1), X(σω(s1), σω(t), x))∆s1 + +∞ t ΦA(σω(t), ρ+(σω(s))) [IX − P(ρ+(σω(s)))] f(σω(s1), X(σω(s1), σω(t), x))∆s1 = x − t −∞ ΦA(t, ρ+(s))P(ρ+(s))f(s1, X(s1, t, x))∆s1 + +∞ t ΦA(t, ρ+(s)) [IX − P(ρ+(s))] f(s, X(s, t, x))∆s1 = H(t, x). Điều này chứng tỏ rằng H(t, x) là ω - tuần hoàn. Định lí được chứng minh. 32
  • 38. Kết luận Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm hàm tương đương tôpô để chứng minh sự tương đương tôpô giữa hệ tuyến tính và hệ nửa tuyến tính. Ngoài giả thiết thông thường về tính nhị phân mũ của hệ phương trình tuyến tính x = A(t)x và phần phi tuyến là Lipschitz chúng ta đặt thêm điều kiện về tính bị chặn mũ của f(t, x). Chúng ta cho phép hằng số Lipschitz có thể không nhất thiết bé như trong định lí Hartman - Grobman cho phương trình vi phân, phương trình sai phân. Phương pháp chứng minh này khá mới, nó dựa theo việc chứng minh sự tồn tại duy nhất nghiệm (c, d) - tựa bị chặn và việc xây dựng các đồng phôi. 33
  • 39. Tài liệu tham khảo [1] Martin Bohner, Allan Peterson, Dynamic Equations on Time Scales, May 4, 2001. [2] Martin Bohner, Allan Peterson, Advances in dynamic Equations on Time Scales, 2003. [3] Yonghui Xia, Jinde Cao, Maoan Han, A new analytical method for the linearization of dynamic equation on measure chains, Scince Direct, 235 (2007) 527 - 543. [4] C. Potzsche, Exponential Dichotomies for Dynamic Equations on Measure Chains, Nonlinear Analysis 47 (2001) 873 - 884. [5] C. Potzsche, Langsame Faserbundel Dynamischer Gleichungen auf MaBket- ten, PhD thesis, Logos Verlag, Berlin, 2002. [6] C. Potzsche, Exponential dichotomies of linear dynamic equations on mea- sure chain under slowly varying coefficients, J. Math. Anal. Appl. 289 (2004) 317 - 335. [7] C. Potzsche, Exponential dichotomies for linear dynamic equations, Nonlin- ear Anal. 47 (2001) 873 - 884. [8] K.J. Palmer, A generalization of Hartman’s linearization theorem, J. Math. Anal. Appl. 41 (1973) 753 - 758 [9] J. Shi, J. Zhang, Classification of the Differential Equations, Science Press, BeiJing, 2003. [10] Andrzej Granas, James Dugundji, Fixed point theory, Springer Press, 2003. 34