SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 78
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
**************
NGÔ THỊ MINH THƯ
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ BAN KIỂM SOÁT THEO
LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
HÀ NỘI NĂM 2020
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhận thức được vai trò to lớn của loại hình CTCP trong phát triển nền kinh tế
thị trường, thời gian qua Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể trong việc hoàn
thiện pháp luật về QTCT, đặc biệt là quản trị CTCP mô hình có Ban kiểm soát - Một
mô hình tổ chức và hoạt động của CTCP có tính cách truyền thống tại Việt Nam (đã ra
đời từ Luật Công ty 1990 cho đến nay). Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đến LDN
2014, khung pháp lý về quản trị CTCP nói chung và CTCP mô hình có BKS đã tương
đối hoàn thiện với nhiều quy định tiến bộ, tiệm cận với các chuẩn mực, thông lệ tốt về
QTCT trên thế giới, có một cấu trúc quản trị nội bộ với các thiết chế bao gồm
ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ (TGĐ) và BKS được phân quyền và chế ước chặt chẽ đảm bảo
tính hiệu quả trong hoạt động, các yêu cầu về công khai, minh bạch thông tin, bảo vệ
quyền lợi của cổ đông công ty được xác lập và đảm bảo thực hiện…
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu mở rộng, hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng cao, pháp luật về quản trị CTCP theo mô hình có BKS ở
Việt Nam hiện nay đang bộc lộ nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện. Những vụ việc
tranh chấp nội bộ công ty, những hành vi tư lợi của người quản trị gây thiệt hại đến lợi
ích công ty và cổ đông vẫn xảy ra thường xuyên mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ
những hạn chế và bất cập của khung pháp luật về QTCT. Các quy định pháp luật về
QTCT chưa thực sự tạo thuận lợi cho cổ đông, nhà đầu tư thực hiện quyền của mình,
thậm chí tạo rào cản cho cổ đông trong việc bảo vệ các quyền này và bị cổ đông lớn
hoặc người quản lý công ty lạm dụng (như việc cổ đông không có quyền tiếp cận các
thông tin về giao dịch giữa công ty với người có liên quan và không được cung cấp
thông tin về người quản lý đang bị kiện cũng như các thông tin cần thiết khác liên
quan đến việc khởi kiện). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người quản lý chưa rõ
ràng, thỏa đáng [3, tr3].
Ngày 17/06/2020, Quốc hội đã thông qua LDN mới (LDN 2020) để thay thế LDN
2014 kể từ ngày 01/01/2021. LDN 2020 tiếp tục có những bước cải cách đáng kể,
3
tạo thuận lợi cho việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp, cắt giảm chi phí và thời gian
khởi sự kinh doanh, nâng cao khung khổ pháp lý về QTCT nhằm cải thiện môi trường
kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia. Mặc dù đã có nhiều đổi mới song khung
pháp luật về quản trị CTCP nói chung và CTCP mô hình có BKS nói riêng do LDN 2020
tạo ra vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện. Nhiều bất cập từ LDN 2014 vẫn chưa
được sửa đổi, bổ sung triệt để, đặc biệt cần đồng bộ LDN 2020 với các văn bản luật
chuyên ngành, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để đảm bảo thực thi một cách
có hiệu quả LDN 2020. Việc tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý về
quản trị CTCP nói chung và quản trị CTCP mô hình có BKS nói riêng trong giai đoạn
hiện nay là việc làm cần thiết. Do đó, tác giả mạnh dạn chọn chủ đề nghiên cứu: “Quản
trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh
nghiệp 2020” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về quản trị CTCP nói chung và quản trị CTCP mô hình có BKS nói
riêng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu khoa học pháp lý quan tâm, trong đó có thể
kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Ngô Viễn Phú (2004), Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp
luật CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa, Luận án tiến sỹ Luật học, Đại học
Quốc gia Hà nội, Hà Nội;
- Đồng Ngọc Ba (2004), Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại Học Luật Hà Nội, Hà Nội;
- Nguyễn Khắc Thuận (2013), “Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần ở Việt
Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội. Luận văn nghiên
cứu về quản trị CTCP nói chung trong đó có CTCP mô hình có BKS theo LDN 2005.
- Hoàng Thị Mai (2015), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ
phần”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã
làm rõ được những điểm mới của LDN 2014 so với LDN 2005 về khung pháp luật liên
4
quan tới quản trị CTCP, qua đó nêu lên các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị
CTCP.
- Bùi Thị Bích (2015), “Sự pháp triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt
Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã
phác thảo bức tranh tổng thể về sự ra đời và phát triển của loại hình CTCP và khung
pháp lý về quản trị CTCP ở Việt Nam từ Luật Công ty 1990 đến LDN 1999, LDN
2005 và LDN 2014.
- Nguyễn Anh Tuấn (2016), “Quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp”,
Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội. Luận văn đã làm rõ khung khổ
pháp lý về quản trị CTCP theo LDN 2014.
- PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên Khảo Luật kinh tế, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội;
- Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2008), Chuyên khảo “Công ty -
vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005”, NXB Trẻ, TPHCM;
- TS. Bùi Xuân Hải (2011), Sách tham khảo “Luật Doanh nghiệp bảo vệ cổ đông:
pháp luật và thực tiễn”, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội…
Ngoài các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, các Luận án, Luận văn, Khóa
luận tốt nghiệp, chủ đề pháp luật về QTCT nói chung và quản trị CTCP mô hình có BKS
nói riêng còn được đề cập đến trong nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên
ngành, các báo cáo được trình bày tại các hội thảo khoa học, chẳng hạn như: Phạm Văn
Tuyết, “So sánh cấu trúc quản trị công ty điển hình trên thế giới”, Tạp chí Khoa học
pháp lý, số 6/2006; Nguyễn Thị Lan Hương, “Một số so sánh về công ty cổ phần theo
Luật Công ty Nhật Bản và Luật Doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
số 25/2009; Phạm Văn Tuyết, “So sánh cấu trúc quản trị công ty điển hình trên thế giới”,
Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2006; Phan Huy Hồng, “Tạo thuận lợi hơn cho việc thực
hiện quyền cổ đông trong Luật Liên minh Châu Âu và luật Đức - Kinh nghiệm cho Việt
Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 3/2010; Báo cáo khoa học chuyên đề “Một số vấn đề
về mô hình quản trị công ty trên thế giới và Việt Nam” của
5
TS. Bùi Xuân Hải, Hội thảo khoa học: Pháp luật về QTCT - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, 2011…
Như vậy, có thể nói rằng pháp luật về quản trị CTCP nói chung và quản trị
CTCP mô hình có BKS nói riêng ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu và các công trình nghiên cứu kể trên đã mang lại những giá trị khoa học
rất lớn, giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về QTCT và những yêu cầu về khung pháp
luật liên quan đến QTCT nói chung và quản trị CTCP mô hình có BKS nói riêng. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu về quản trị CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020 thì còn rất
hạn chế do LDN 2020 mới được ban hành và mới chỉ bắt đầu có hiệu lực thực thi kể
từ 01/01/2021 đến nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận về quản trị
CTCP mô hình có BKS; phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về
quản trị CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020. Thông qua đó, đề xuất các phương
hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quản trị CTCP mô hình có
BKS ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, Luận văn có các nhiệm vụ cụ thể là:
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị CTCP và pháp
luật về quản trị CTCP nói chung và CTCP mô hình có BKS nói riêng;
- Nghiên cứu so sánh với các chuẩn mực, thông lệ tốt trên thế giới về khung pháp
lý quản trị CTCP mô hình có BKS;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị CTCP mô hình có BKS
theo LDN 2020;
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả
quản trị CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020 ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6
CTCP với tư cách là một loại hình tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Quản trị CTCP
cũng là một khái niệm rất rộng, Luận văn không nghiên cứu về quản trị CTCP dưới
góc độ của khoa học kinh tế mà chỉ tập trung nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp
lý. Theo cách tiếp cận của Luận văn, tác giả cũng không nghiên cứu toàn bộ các vấn
đề pháp lý về quản trị CTCP mà chỉ tập trung vào các quy định của LDN 2020 về
quản trị CTCP mô hình có BKS trên cơ sở đối sánh với các đòi hỏi, thông lệ tốt về
QTCT của một số tổ chức quốc tế, đặc biệt là OECD và pháp luật của một số quốc gia
trên thế giới, từ đó đưa ra định hướng và những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật và chủ trương, đường lối của
Đảng, Nhà nước ta về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Phương pháp luận nghiên cứu trong đề tài này sử dụng phép biện chứng duy
vật nhằm tổng kết, nhìn nhận, đánh giá các quy định pháp luật về quản trị CTCP mô
hình có BKS theo LDN 2020.
Các phương pháp nghiên cứu như so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê …
cũng được Luận văn áp dụng một cách phù hợp trong quá trình triển khai các nhiệm
vụ nghiên cứu nêu trên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề pháp lý về quản trị
CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020. Ở phương diện lý luận và thực tiễn, Luận
văn có những đóng góp cụ thể như sau:
- Nghiên cứu và luận giải trên cơ sở lý luận khái niệm và các vấn đề khác có liên
quan đến quản trị CTCP và pháp luật về quản trị CTCP mô hình có BKS.
7
- Phân tích, đánh giá, bình luận thực trạng các quy định pháp luật về quản trị
CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020, chỉ ra những điểm mới, tiến bộ và những
điểm còn tồn tại, bất cập của các quy định pháp luật đó.
- Đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật mà cụ thể
là LDN 2020 và các văn bản có liên quan về quản trị CTCP mô hình có BKS.
- Những đề xuất về phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về quản trị CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020 của tác giả Luận văn có thể là
tài liệu tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật về QTCT tại Việt Nam hiện nay.
Luận văn cũng có thể có giá trị tham khảo, là tài liệu cho việc học tập, nghiên cứu
pháp luật về QTCT.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Phần mở đầu, Phần kết luận và các phần
khác như mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu làm 03
chương, bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về
quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban
kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020.
8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ
PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN MÔ HÌNH CÓ
BAN KIỂM SOÁT
1.1. Tổng quan về quản trị công ty cổ phần
1.1.1. Khái niệm quản trị công ty
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, khái niệm về QTCT đã trở thành
một khái niệm quen thuộc, được sử dụng khá phổ biến và thông dụng trong các báo
cáo, nghiên cứu, đánh giá về chính sách, thể chế, pháp luật… liên quan tới các loại
hình công ty, đặc biệt là CTCP. Tuy nhiên, cũng có thể nói rằng cho đến thời điểm
hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về QTCT (Corporate
governance). Dựa trên những góc nhìn khác nhau, lý thuyết khác nhau, người ta có thể
đưa ra những định nghĩa khác nhau về QTCT.
Theo lý thuyết đại diện (Agency Theory) (được phát triển bởi Alchian,
Demsetz, Jensen và Meckling), QTCT được định nghĩa là mối quan hệ giữa chủ sở
hữu (các cổ đông) và các đại diện như giám đốc điều hành công ty hay quản lý công
ty. Chủ sở hữu công ty - các cổ đông luôn kỳ vọng các đại diện sẽ luôn hành động và
ra các quyết định vì lợi ích của họ. Khác với lý thuyết đại diện, lý thuyết người quản
lý (Stewardship Theory) lại đặt trọng tâm của hoạt động quản trị vào người quản lý,
trong đó nhà quản lý được xem là những người chuyên nghiệp, giỏi quản lý sẽ hoạt
động vì lợi ích của các cổ đông (Donaldson và David, 1991). Lý thuyết về sự phụ
thuộc nguồn lực (Resource Dependency Theory) lại tập trung vào vai trò của người
quản trị trong việc tiếp cận, cung cấp và đảm bảo nguồn lực cần thiết cho công ty
thông qua mối liên kết của họ với môi trường bên ngoài.
Một số cơ quan, tổ chức uy tín trên thế giới cũng đã đưa ra các định nghĩa khác
nhau về QTCT. Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) thì: “QTCT
là hệ thống mà thông qua đó công ty được chỉ đạo và kiểm soát. Cơ cấu QTCT quy định
việc phân bổ quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên tham gia khác nhau trong
công ty như HĐQT, các chức danh điều hành, cổ đông và các bên có quyền lợi liên
9
quan khác; đồng thời đề ra các quy tắc và thủ tục ra quyết định đối với các công việc
của công ty. Bằng cách này, nó tạo ra một cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, các
phương tiện thực thi và giám sát thực thi các mục tiêu đó” [24, tr.11]. Cụ thể hóa định
nghĩa này, OECD đưa ra một bộ các nguyên tắc mang tính khuyến nghị về QTCT
nhằm hướng đến đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, của người có quyền lợi liên quan
khác, tăng tính minh bạch và trách nhiệm của HĐQT để thu hút các nguồn lực vào
quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của các
chủ thể pháp lý.
Ngân hàng Thế giới (WB) với cách tiếp cận mang tính pháp lý lại đưa ra định
nghĩa: “QTCT là một hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của
các công ty. Nó cho phép công ty có thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực,
hoạt động có hiệu quả, và nhờ đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông,
trong khi vẫn tồn tại quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã hội.
Đặc điểm cơ bản nhất của hệ thống QTCT là: (i) tính minh bạch của các thông tin tài
chính, kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý; (ii) đảm
bảo thực thi các quyền của tất cả các cổ đông; (iii) các thành viên trong HĐQT có thể
hoàn toàn độc lập trong việc thông qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh
doanh, tuyển dụng người quản lý, trong việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của
hoạt động quản lý và trong việc miễn nhiệm người quản lý khi cần thiết” [21, tr.363].
Vẫn theo hướng tiếp cận đó của WB, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng
cho rằng: “QTCT bao gồm một hệ thống các quy chế xác định rõ mối quan hệ giữa
các cổ đông, các chức danh quản lý, các chủ nợ và những người có liên quan khác
cũng như hệ thống các cơ chế đảm bảo thực hiện các quy định trên [21, tr.363]
Phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, thuật ngữ “QTCT” đã được du
nhập vào Việt Nam cùng với các hệ thống tiêu chuẩn QTCT hiện đại. Theo luật gia
Nguyễn Ngọc Bích thì QTCT (lèo lái công ty-corporate governance): “là một tập hợp các
cơ chế liên quan đến việc điều hành và kiểm soát công ty. Nó đề ra cách phân chia
10
quyền hạn và nghĩa vụ giữa cổ đông, HĐQT, Ban GĐ và những người có lợi ích liên
quan khác như người lao động, nhà cung cấp” [5, tr.225].
Trong khi đó, TS Ngô Viễn Phú lại cho rằng, ở giác độ pháp lý, QTCT chỉ đơn
giản là: “phương cách tổ chức các cơ quan quyền lực của công ty và mối quan hệ chế
ước quyền lực giữa các cơ quan đó” [26, tr.1]. Quan điểm này thể hiện sự phân chia
quyền lực trong công ty giống như quyền lực nhà nước.
Theo TS. Đinh Văn Ân - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh
tế Trung ương thì QTCT theo nghĩa hẹp là: “cơ chế quản lý - giám sát của chủ sở hữu
đối với người quản lý công ty theo những mục tiêu và định hướng của chủ sở hữu”
còn theo nghĩa rộng thì QTCT gắn chặt với quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các
chủ nợ, người cung cấp, người lao động, thậm chí khách hàng của công ty, được xem
là “tập hợp các mối quan hệ giữa chủ sở hữu, HĐQT và các bên có liên quan nhằm
xác định mục tiêu, hình thành các công cụ để đạt được mục tiêu và giám sát việc thực
hiện mục tiêu của công ty [41].
Từ tất cả những định nghĩa và phân tích trên có thể cho phép khái quát rằng, dưới
góc độ pháp lý, theo nghĩa rộng, QTCT là tất cả các quy định, cơ chế nhằm tổ chức công
ty vận hành, hoạt động một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu công
ty và xã hội. Quy chế QTCT xác định rõ nội dung phân chia các quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm giữa chủ sở hữu công ty (ĐHĐCĐ), HĐQT, Ban GĐ điều hành, BKS và những
chủ thể có liên quan khác của công ty (người lao động, chủ nợ,…); đồng thời lập ra các
nguyên tắc và thủ tục để ra quyết định về những vấn đề của công ty. Ở phạm
vi hẹp hơn, QTCT được hiểu như là chế định về quản lý nội bộ công ty. Chúng điều
chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể quản lý, giám sát trong công ty với nhau và với chủ
sở hữu công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm quyền, giảm thiểu những rủi ro cho công ty
và cổ đông công ty.
1.1.2. Các nguyên tắc của quản trị công ty
Từ bản chất và nội dung phức tạp của QTCT, qua đúc kết kinh nghiệm QTCT
từ các nước tiên tiến trên thế giới, tổ chức OECD đã đưa ra sáu nguyên tắc cơ bản của
11
QTCT như sau:
- Thứ nhất: Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ QTCT hiệu quả.
Theo OECD thì: “Khuôn khổ QTCT cần thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả
của thị trường, phù hợp với quy định của pháp luật và phân định rõ ràng trách nhiệm
giữa các cơ quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi” [24, tr16].
Nguyên tắc này của OECD đặt ra yêu cầu khung pháp luật về QTCT (bao gồm
tổng thể các quy định do pháp luật đặt ra liên quan đến QTCT và các quy định nội bộ
của chính công ty bao gồm điều lệ và các bản quy chế nội bộ trong các lĩnh vực như
tài chính, kỷ luật lao động, giám sát nội bộ, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử…)
phải thống nhất, minh bạch và có khả năng cưỡng chế thực thi. Ngoài ra, cũng cần có
sự phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý khác nhau trong QTCT. Các cơ
quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi phải độc lập, có đủ thẩm quyền và nguồn
lực để hoàn thành tốt chức năng của mình.
- Thứ hai: Khung pháp lý về QTCT phải đảm bảo quyền của cổ đông và các chức
năng sở hữu cơ bản. Theo OECD thì: “Khuôn khổ QTCT phải bảo vệ và tạo điều kiện
thực hiện quyền của cổ đông” [24, tr18]. Trong đó, các quyền cổ đông quan trọng
nhất cần được bảo vệ gồm có: 1) Đảm bảo quyền sở hữu; 2) Chuyển nhượng cổ phần;
3) Tiếp cận các thông tin liên quan và quan trọng về công ty một cách kịp thời và
thường xuyên; 4) Tham gia và biểu quyết tại ĐHĐCĐ; 5) Bầu và bãi miễn các thành
viên HĐQT; 6) Hưởng lợi nhuận của công ty.
Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu khung pháp lý về QTCT phải có các quy định cụ
thể về các nhóm quyền cổ đông kể trên và đặc biệt là phải có cơ chế đảm bảo thực
hiện các quyền cổ đông đó. Để thực hiện các quyền này, khung khổ hoạt động của
công ty phải tạo ra cơ chế cho cổ đông tham gia hiệu quả hoạt động QTCT như biểu
quyết tại đại hội, được thông tin đủ về tình hình công ty.
- Thứ ba: Đối xử bình đẳng với cổ đông.
Về nguyên tắc này, OECD cho rằng: “Khuôn khổ QTCT cần đảm bảo sự đối xử
bình đẳng đối với mọi cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài.
12
Mọi cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm” [24, tr20].
CTCP giống như một xã hội thu nhỏ, trong số các cổ đông của công ty có những cổ đông
nắm phần vốn lớn (có nhiều cổ phần) và các cổ đông nắm phần vốn nhỏ (có ít
cổ phần). Với nguyên tắc đối vốn của CTCP, các cổ đông nắm phần vốn lớn sẽ có quyền
tham gia nhiều hơn vào quá trình ra quyết định của công ty hay quá trình QTCT thông
qua việc bỏ phiếu tại ĐHĐCĐ và ngược lại các cổ đông có ít vốn sẽ ít có khả năng tham
gia vào quá trình đó. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm cho rằng mọi cổ đông đều phải
được đối xử một cách bình đẳng, OECD cho rằng mọi cổ phiếu cùng loại và cùng một
đợt phát hành đều có quyền như nhau. Các nhà đầu tư trước khi mua cần được cung cấp
thông tin đầy đủ về các quyền gắn liền với tất cả các đợt phát hành và loại cổ phiếu. Bất
cứ thay đổi nào về quyền biểu quyết phải được sự thông qua của các cổ đông sở hữu loại
cổ phiếu bị ảnh hưởng bất lợi bởi sự thay đổi đó. Khung khổ pháp lý về QTCT cần có các
quy định cụ thể về quyền của cổ đông thiểu số và cơ chế hiệu quả để bảo vệ các quyền đó
nhằm loại bỏ các hành vi lạm dụng quyền của các cổ đông lớn và những người quản lý
công ty gây tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông nhỏ [23, tr102]. Đặc
biệt, trong số các cơ chế đảm bảo quyền cổ đông nhỏ, cần lưu ý tới việc đảm bảo quyền
khiếu nại (với các công cụ, phương tiện cụ thể) một cách hiệu quả.
- Thứ tư: Tính minh bạch và công khai thông tin.
Coi việc minh bạch thông tin trong hoạt động của công ty là yêu cầu quan trọng
của QTCT, OECD cho rằng: “Khuôn khổ QTCT phải đảm bảo việc công bố thông tin
kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình
hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và QTCT” [24, tr22].
Có thể nói rằng, theo quan điểm của OECD thì đây là nguyên tắc trung tâm trong
số các nguyên tắc của QTCT, bởi lẽ chỉ khi các hoạt động của công ty được minh bạch
hóa và các cổ đông, các bên liên quan có thể tiếp cận với các thông tin liên quan đến hoạt
động của công ty thì các quyền cổ đông (trong đó có các cổ đông nhỏ), quyền của nhà
đầu tư và các bên liên quan khác mới có khả năng được đảm bảo, các công cụ giám sát
người quản lý công ty, giám sát các giao dịch tư lợi mới có thể phát huy được hiệu
13
quả. Nói cách khác, nguyên tắc này có vai trò đảm bảo cho việc thực hiện các nguyên
tắc còn lại trong QTCT.
Minh bạch hóa hoạt động của công ty thực chất chính là quá trình công ty công
bố các thông tin và đảm bảo tính chính xác của các thông tin liên quan tới hoạt động
của công ty. Phạm vi thông tin cần được công khai bao gồm: Các giao dịch với các
bên liên quan; các yếu tố rủi ro có thể tiên liệu; các vấn đề liên quan đến người lao
động và các bên có quyền lợi liên quan khác; cơ cấu và chính sách quản trị (nội dung
của bất kỳ quy tắc hoặc chính sách quản trị nào và quy trình thực hiện nó)...
Cần lưu ý rằng, các thông tin được công bố phải chính xác và phù hợp với các
tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt là các thông tin về kế toán, tài chính. Thông tin về tình
hình tài chính, kết quả kinh doanh, phải đến với cổ đông của công ty và những người
có liên quan từ các nguồn chính thức và tin cậy như BKS, kiểm toán nội bộ để đảm
bảo rằng các báo cáo tài chính đã thể hiện một cách trung thực tình hình tài chính và
hoạt động của công ty.
- Thứ năm: Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT.
Nhìn nhận QTCT như một tổng hòa các tác động tới quá trình ra quyết định và
định hướng hành vi cho công ty, OECD còn đặc biệt quan tâm tới việc đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể có liên quan tới hoạt động của công ty trong quá
trình QTCT. Theo đó, “khuôn khổ QTCT phải công nhận quyền của các bên có quyền
lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích
sự hợp tác tích cực giữa công ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng
tài sản, việc làm và ổn định tài chính cho doanh nghiệp” [24, tr21].
Các bên có quyền lợi liên quan theo quan niệm của OECD là khá rộng, bao
gồm chỉ có các nhà đầu tư mà còn bao gồm các chủ nợ, khách hàng, người lao động,
các nhà cung cấp nguyên liệu (nguồn lực) đầu vào, các khách hàng (đối tác đảm bảo
đầu ra), các cơ quan Nhà nước…. Nói cách khác, bên có quyền lợi liên quan đến hoạt
động của công ty bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến hoạt động của công ty.
14
Theo OECD, khuôn khổ QTCT phải công nhận quyền của các bên có quyền lợi
liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự
hợp tác tích cực giữa công ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài
sản, việc làm và ổn định tài chính cho doanh nghiệp.
- Thứ sáu: Trách nhiệm của HĐQT.
Về nguyên tắc này, OECD đặt ra yêu cầu: “Khuôn khổ QTCT cần đảm bảo
định hướng chiến lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của HĐQT
và trách nhiệm của HĐQT đối với công ty và cổ đông” [24, tr24].
Như vậy, theo nguyên tắc này, OECD yêu cầu các thành viên HĐQT phải làm việc
với trách nhiệm và sự nỗ lực cao nhất, sự trung thực, cẩn trọng vì lợi ích của công ty và
cổ đông. Cũng cần lưu ý rằng, khái niệm HĐQT mà OECD sử dụng trong trường hợp này
là bao quát cho các mô hình quản trị khác nhau. Đối với mô hình quản trị mà HĐQT
được thiết kế gồm hai cấp tiêu biểu tồn tại ở một số quốc gia, khái niệm HĐQT mà
OECD đề cập còn bao gồm cả BKS và những người quản lý cấp cao [24, tr13].
HĐQT phải thực hiện các chức năng chủ yếu bao gồm: Xem xét và định hướng
chiến lược công ty, các kế hoạch hoạt động cơ bản, chính sách rủi ro, ngân sách và kế
hoạch kinh doanh hàng năm; đặt ra các mục tiêu hoạt động, theo dõi việc thực hiện mục
tiêu và hoạt động của công ty; giám sát các hoạt động đầu tư vốn, thâu tóm và thoái vốn
chủ yếu; đảm bảo sự nghiêm túc và minh bạch của quy trình đề cử và bầu chọn HĐQT;
giám sát và xử lý các xung đột lợi ích tiềm ẩn của BGĐ, HĐQT và cổ đông, bao gồm
việc sử dụng tài sản công ty sai mục đích và lợi dụng các giao dịch với các bên có liên
quan; đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo kế toán và tài chính của công ty, kể
cả báo cáo kiểm toán độc lập, và bảo đảm rằng các hệ thống kiểm soát phù hợp luôn hoạt
động, đặc biệt là các hệ thống quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính và hoạt động tuân thủ
theo pháp luật và các tiêu chuẩn liên quan; HĐQT phải có khả năng đưa ra phán quyết
độc lập, khách quan về các vấn đề của công ty. Đặc biệt là việc thực hiện các chức năng
của HĐQT luôn gắn với trách nhiệm giải trình.
15
1.2. Pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát
1.2.1. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ quản trị công ty
Trong cơ chế kinh tế thị trường, sự ra đời và tồn tại của pháp luật về QTCT bắt
nguồn từ chính thực tiễn tổ chức và hoạt động của các công ty với tính cách là một thực
thể pháp lý – một tổ chức kinh doanh. Có nhiều các công trình nghiên cứu gần đây về
quy chế pháp lý liên quan tới hoạt động QTCT đã khẳng định rằng pháp luật về QTCT
ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia, nhất là
trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu hiện nay [9, tr.3], [13, tr.18]. Pháp luật về
QTCT không đơn giản chỉ quyết định tới sự sống còn của một công ty, mà còn ảnh
hưởng đến vấn đề tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định xã hội. Xem xét những bài học
trong lịch sử có thể thấy rằng những khiếm khuyết của hệ thống QTCT đã từng gây ra
những hậu quả to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội cho một số nền kinh tế lớn trong thời
gian qua. Sự sụp đổ các công ty ở Đông Á trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-
1998, sự phá sản của các tập đoàn Enron, Worldcom của Mỹ, Parmalat của Ý,… cùng
hậu quả do nó gây ra là những ví dụ minh chứng về mối hiểm họa của sự khiếm khuyết
đó [15, tr.103-124], [17, tr.21], [19, tr.80-84], [24, tr.368-369]. Các cuộc khủng khoảng
kinh tế kể trên kéo theo nhiều hệ lụy về mặt chính trị - xã hội đã đặt ra yêu cầu đẩy mạnh
cải thiện QTCT ở các quốc gia này, là câu trả lời về tầm quan trọng và sự cần thiết phải
điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ QTCT.
Cũng cần lưu ý rằng, nếu xem các CTCP là một kênh huy động vốn cho hoạt động
đầu tư, một quy chế QTCT hiệu quả, minh bạch và đáng tin cậy sẽ là cơ sở để các nhà
đầu tư bỏ vốn vào CTCP. Để kinh tế tăng trưởng và phát triển đòi hỏi phải thu hút và sử
dụng hiệu quả mọi nguồn vốn, kể cả nguồn vốn nhàn rỗi trong nước lẫn nguồn vốn nước
ngoài. Điều này chỉ được thực hiện khi có quy chế pháp lý về QTCT tốt, bảo vệ hữu hiệu
quyền lợi của cổ đông, nhất là những cổ đông thiểu số, ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực
quản lý để chiếm dụng tài sản công ty và gây hại cho cổ đông. Do vậy, sự tồn tại của chế
định QTCT là một nhu cầu không thể thiếu trong việc khai thông nguồn vốn xã hội, giúp
giảm chi phí vốn vay, nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty và
16
quốc gia. Đặc biệt, ở các quốc gia có nền kinh tế mới chuyển đổi, pháp luật kinh
doanh còn trong tình trạng “tranh tối tranh sáng”, các “quan hệ ngầm” còn bao phủ
đời sống kinh doanh, thì sự xuất hiện và tồn tại chế định QTCT còn tạo cơ sở pháp lý
để chống lại sự can thiệp không cần thiết của công quyền vào công việc nội bộ của
công ty, giúp minh bạch hóa môi trường kinh doanh, hạn chế các hành vi giao dịch
nội gián và tham nhũng [22, tr354-388].
Ở khía cạnh pháp lý, sự điều chỉnh pháp luật về QTCT còn xuất phát từ nhu cầu
hiện thực hóa các quyền sở hữu và quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư. Pháp luật
QTCT giúp giải quyết cơ bản các mâu thuẫn nội tại luôn tiềm ẩn trong mỗi công
ty. Đó là mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu công ty và người quản lý công ty, cổ đông
nhiều vốn (cổ đông lớn) và cổ đông ít vốn (cổ đông nhỏ), giữa chủ sở hữu và những
người có quyền lợi liên quan khác. Trong các CTCP, người quản lý không phải bao
giờ cũng hành động vì lợi ích của cổ đông; cổ đông nắm quyền kiểm soát thường có
những xung đột về lợi ích với các cổ đông nhỏ và họ thường chỉ hành động (kiểm soát
công ty, ra quyết định) vì lợi ích của chính mình chứ không phải cho tất cả các cổ
đông; chủ sở hữu công ty vì lợi ích của mình cũng có thể có hành động xâm phạm
quyền và lợi ích của người có quyền lợi liên quan khác với công ty. Do vậy, sự tồn tại
của pháp luật QTCT như là một công cụ để thực thi quyền giám sát của chủ sở hữu
công ty, đảm bảo sự công bằng giữa các chủ sở hữu với nhau và sự tôn trọng lợi ích
thỏa đáng của các chủ thể có liên quan. Việc tạo lập hành lang pháp lý an toàn này
cho hoạt động của các nhà đầu tư, trong chừng mực nhất định, còn là giải pháp pháp
lý để đảm bảo cơ hội kinh doanh cho người dân, hạn chế sự can thiệp trái pháp luật
của cơ quan công quyền lên quyền tự do kinh doanh của họ [35, tr13].
Tự chung lại, từ những phân tích trên, có thể nói rằng việc điều chỉnh pháp luật đối
với các quan hệ QTCT, đặc biệt là CTCP là cần thiết và không thể thiếu đối với sự
phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia.
17
1.2.2. Khái niệm và nội dung của pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình
có ban kiểm soát
Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật và lý luận
chung về pháp luật ở Việt Nam hiện nay, chúng ra có thể dễ dàng đưa ra định nghĩa
về khái niệm pháp luật QTCT nói chung và Quản trị CTCP mô hình có BKS nói riêng
là: Tổng thể các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong QTCT.
Như đã phân tích tại mục 1.1.1 về khái niệm QTCT, nếu hiểu QTCT theo nghĩa
rộng, xử lý mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty như các cổ
đông, HĐQT, Ban GĐ điều hành, mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài
công ty như: cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả cộng đồng, xã
hội thì pháp luật về quản trị CTCP là tất cả các quy định do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận nhằm tổ chức công ty một cách có hiệu quả, vì lợi ích của chủ sở hữu công
ty và của xã hội. Pháp luật về quản trị CTCP xác định rõ nội dung phân chia các
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ (TGD) điều hành, BKS và
những chủ thể có liên quan khác của công ty (người lao động, chủ nợ,…); đồng thời
lập ra các nguyên tắc và thủ tục để ra quyết định về những vấn đề của công ty. Ở
phạm vi hẹp hơn, pháp luật về quản trị CTCP có thể được hiểu như là chế định về
quản lý nội bộ công ty. Chúng điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể quản lý, giám
sát trong công ty với nhau và với chủ sở hữu công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm quyền,
giảm thiểu những rủi ro cho công ty và cổ đông công ty.
Ở phương diện lý luận, rất nhiều các công trình nghiên cứu đã thống nhất chỉ ra
đặc điểm cơ bản nhất của Luật công ty (LDN) là loại pháp luật mang tính tổ chức [1,
tr.35, 36], [8, tr.8], [12, tr.1]. Thực tại pháp lý của các nước trên thế giới cũng cho
thấy, Luật công ty bao gồm chủ yếu các quy định về tổ chức các loại hình công ty [1,
tr.40]. Do vậy Luật công ty còn được hiểu như là Luật về tổ chức công ty hay QTCT.
Ở góc độ QTCT theo nghĩa hẹp, Giáo sư Chiristoph Van Der Elst, Đại học Ghent,
Vương quốc Bỉ, cho rằng: “Luật công ty chủ yếu quy định những vấn đề nội bộ công ty
18
(internal affairs)” [1, tr.41]. Nghiên cứu vấn đề này, Reinier Kraakman, Giáo sư hàng
đầu về Luật công ty, Đại học Luật Harvard, kết luận rằng “mô hình chuẩn” của Luật
công ty là hướng đến lợi ích của các cổ đông trên cơ sở tôn trọng lợi ích của các chủ
thể có liên quan khác, mà cụ thể là tập trung điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể
quản lý trong công ty với nhau và với chủ sở hữu công ty. Sự can thiệp của các chủ nợ
và nhà cung cấp vào quá trình quản lý công ty chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật phá
sản và luật có liên quan khác, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật công ty [13].
Như vậy, với vai trò là một chế định QTCT, pháp luật về quản trị CTCP thực
hiện hai chức năng cơ bản:
+ Một là, ghi nhận các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể góp vốn
(cổ đông) và các chủ thể quản lý trong tổ chức và vận hành CTCP;
+ Hai là, quy định các điều kiện phải tuân thủ trong tổ chức vận hành công ty
nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông, các chủ nợ, chủ thể có liên quan và của toàn xã hội
trước những rủi ro luôn tiềm ẩn mà chủ thể quản lý có thể tạo ra.
Về cơ bản, pháp luật về quản trị CTCP bao gồm những nội dung sau:
+ Các quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, giám sát hoạt
động của CTCP;
+ Các quy định về quyền và nghĩa vụ của cổ đông và cơ chế đảm bảo thực hiện
các quyền đó;
+ Các quy định về quyền hạn, lợi ích và trách nhiệm của người quản lý, giám sát
công ty;
+ Các quy định về cơ chế giám sát các hành vi của người quản lý nhằm hạn chế
sự lạm quyền và các giao dịch có mục đích tư lợi;
+ Các quy định về quy trình và thể thức ra quyết định của công ty.
Khi nghiên cứu về cơ cấu tổ chức hay cấu trúc quản trị nội bộ của các CTCP trên
thế giới, người ta nhận thấy có hai mô hình cơ bản, đó là cấu trúc hội đồng hai lớp (dual
board hay two-tier board model) và hội đồng đơn lớp (unitary board hay one-tier board
19
model). Ỏ mỗi quốc gia, việc tổ chức CTCP theo mô hình nào là tùy thuộc vào điều
kiện thực tế, yếu tố lịch sử, truyền thống pháp lý của quốc gia đó.
- Mô hình một cấp: Mô hình này phổ biến ở các nước như Mỹ, Anh, Úc, Canada
và các nước trong khối thịnh vượng chung. Cấu trúc quản trị nội bộ của CTCP được
tổ chức theo mô hình này bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban GĐ và có Ủy ban kiểm toán
trực thuộc HĐQT. Ở mô hình này, không có BKS, nhưng có các thành viên HĐQT
độc lập đóng vai trò giám sát và nắm giữ Ủy ban Kiểm toán – Audit Committee.
- Mô hình hai cấp: Việc tổ chức CTCP theo mô hình này phổ biến ở các nước
như Đức, Hà Lan, Pháp,… còn được gọi là mô hình kiểu Đức. Mô hình này bao gồm:
ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban GĐ và BKS.
Điểm khác biệt mấu chốt trong lai mô hình quản trị này là vai trò của bộ phận
thực hiện chức năng giám sát. Ở mô hình một cấp, bộ phận này là tiểu ban Kiểm toán
(còn được gọi là Ủy ban Kiểm toán nội bộ) trực thuộc HĐQT. Việc thực hiện giám sát
được trao cho các thành viên HĐQT độc lập. Trong khi ở mô hình hai cấp, BKS được
thiết lập bởi ĐHĐCĐ, độc lập với HĐQT và Ban GĐ và thực hiện chức năng giám sát
hoạt động của HĐQT và Ban GĐ.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, LDN 2020 cho phép việc tổ
chức CTCP theo một trong hai mô hình có hoặc không có BKS để khi thành lập công
ty, các nhà đầu tư có thể lựa chọn, bao gồm:
+ Mô hình có BKS: Cấu trúc quản trị nội bộ gồm có các thiết chế là ĐHĐCĐ,
HĐQT, BKS, GĐ (TGĐ). Theo LDN 2020, Trườnghợp CTCP có dưới 11 cổ đông và
các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt
buộc phải có BKS.
+ Mô hình không có BKS: Cấu trúc quản trị nội bộ gồm có các thiết chế là
ĐHĐCĐ, HĐQT (bao gồm các thành viên độc lập và Ban kiểm toán nội bộ); GĐ (TGĐ).
Như vậy, có thể nhận thấy, sự khác biệt căn bản giữa hai mô hình tổ chức thể hiện qua
việc có hay không sự tham gia của Ban kiểm soát hay Ban kiểm toán nội bộ và thành
viên độc lập.
20
Cũng cần lưu ý rằng, pháp luật về quản trị CTCP nói chung và CTCP mô hình có
BKS nói riêng còn có một đặc điểm rất quan trọng nữa là xuất phát từ quyền tự do ý
chí, tự do kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, việc tổ chức quản lý nội bộ
công ty trước hết và chủ yếu thuộc quyền quyết định của chủ đầu tư. Pháp luật không
can thiệp quá sâu và chi tiết vào các quan hệ nội bộ của công ty. Do vậy, pháp luật về
quản trị CTCP chỉ quy định ràng buộc những vấn đề cơ bản, mang tính nguyên tắc,
xác lập “khung pháp lý” cho việc tổ chức quản lý công ty. Với cách tiếp cận này, pháp
luật về quản trị CTCP thường chứa đựng phần lớn là các quy phạm mang tính tùy
nghi, các công ty có thể tự do lựa chọn áp dụng. Một số vấn đề về quản lý nội bộ công
ty được điều chỉnh bởi điều lệ công ty hoặc các thỏa thuận thành viên. Tuy nhiên, bên
cạnh đó không thể thiếu những quy phạm bắt buộc về một số vấn đề nhất định. Những
quy phạm bắt buộc này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với việc bảo vệ lợi ích của
chủ đầu tư thiểu số và các chủ thể có liên quan, đồng thời ngăn chặn tính tư lợi, cơ hội
của người quản lý công ty đối với chủ đầu tư, cũng như của chủ đầu tư đa số đối với
chủ đầu tư thiểu số và các chủ thể khác có liên quan.
1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở một số quốc
gia trên thế giới
- Mô hình quản trị CTCP theo pháp luật Nhật Bản
Mô hình tổ chức nội bộ truyền thống trong CTCP ở Nhật Bản có thiết lập
ĐHĐCĐ, HĐQT và BKS được pháp luật Nhật Bản công nhận. Theo Luật công ty
Nhật Bản, về nguyên tắc trong CTCP không cần thiết lập HĐQT. Tuy nhiên Luật
công ty quy định có ba loại hình công ty phải thiết lập HĐQT đó là công ty đại chúng,
công ty có thiết lập BKS và công ty có thiết lập các ủy ban [14].
Mô hình công ty có thiết lập BKS: BKS là tổ chức nội bộ do HĐQT bầu ra được
giao cho quyền giám sát hoạt động của người quản lý, điều hành công ty. Tuy nhiên mô
hình này hoạt động không hiệu quả. Trong nhiều công ty ở Nhật Bản, BKS không kiểm
tra đúng đắn mọi hoạt động quản lý, điều hành thành viên HĐQT. Kiểm soát viên
21
thường là cấp dưới của người quản lý công ty nên việc giám sát khách quan rất khó để
thực hiện.
Mô hình công ty có thiết lập ủy ban ở Nhật Bản: Mô hình này được du nhập vào
Nhật Bản năm 2002. Khác với CTCP có thiết lập BKS, mô hình CTCP có thiết lập ủy
ban bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, các ủy ban, bên cạnh đó còn có người điều hành giám sát
viên kế toán. Quyền hạn của ĐHĐCĐ trong công ty giống như trong CTCP có thiết lập
BKS. HĐQT được các thành viên ĐHĐCĐ bầu ra, các thành viên đều có chức danh điều
hành nhưng mỗi người có chức trách khác nhau. Trong mô hình này có chức danh thành
viên HĐQT bên ngoài. Vai trò của thành viên này không chi đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh an toàn mà còn tiếp nhận tư vấn từ bên ngoài và có vai trò trong nâng cao kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty. Trong HĐQT có các ủy ban bao gồm: Ủy ban bổ
nhiệm, Ủy ban quyết định thù lao, Ủy ban giám sát.
+ Ủy ban bổ nhiệm: đề xuất việc bổ nhiệm và bãi nhiệm thành viên HĐQT cho đại
HĐCĐ. Trong Ủy ban này số thành viên HĐQT bên ngoài chiếm một nửa nên người có
quyền lực cao nhất của công ty cho dù có định lạm dụng quyền hạn lựa chọn người có lợi
cho họ thì cũng không thể độc đoán quyết định. Ủy ban bổ nhiệm có quyền đề
nghị còn hội đồng quản trị là cơ quan có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm người điều
hành và người đại diện điều hành.
+ Ủy ban quyết định thù lao: quyết định nội dung thù lao cho thành viên HĐQT.
Ở đây, một nửa số thành viên HĐQT bên ngoài. Các thành viên HĐQT có thể quyết
định thù lao của người quản lý điều hành một cách khách quan.
+ Ủy ban giám sát: được giao giám sát hoạt động của HĐQT. Thành viên HĐQT
của Ủy ban giám sát không được kiêm nhiệm chức danh người sử dụng lao động.
Người điều hành soạn thảo các báo cáo giám sát, đề xuất bổ nhiệm, bãi nhiệm người
quản lý điều hành, có quyền khởi kiện thành viên HĐQT.
Trong CTCP có thiết lập ủy ban thì người điều hành và người đại diện điều
hành được đảm nhận công việc theo yêu cầu và độc lập với HĐQT. Mô hình này cổ
đông có thể tin tưởng hơn vào sự minh bạch trong hoạt động quản lý điều hành CTCP.
22
- Mô hình QTCT theo pháp luật Hoa Kỳ
Chế định pháp lý về QTCT được hình thành từ hệ thống pháp luật liên bang và hệ
thông pháp luật tiểu bang. Trong đó, luật của công ty là luật tiểu bang điều hành các vấn
đề liên quan đến tổ chức, quản lý nội bộ công ty, là cốt lõi của QTCT. Luật công ty
ở Hoa Kỳ chia làm hai loại hình công ty công ty mở và công ty đóng.
Công ty đóng là công ty không bán cổ phần ra công chúng. Bộ máy QTCT
không mang tính tập trung và chuyên nghiệp như ở công ty thông thường, các thành
viên của công ty có thể tham gia trực tiếp vào công việc QTCT.
Công ty mở là công ty có phát hành cổ phần ra công chúng. Về cơ cấu tổ chức
công ty mở thực hiện theo đơn lớp. ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất bao gồm
các cổ đông trong công ty, cơ quan chức năng chỉ có HĐQT. ĐHĐCĐ bao gồm các cổ
đông của công ty, tổ chức hằng năm hoặc họp bất thường để bàn bạc thông qua những
vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.
HĐQT là cơ quan đại diện cho cổ đông và quyền lực thuộc về họ. Tất cả các
quyền lực trong công ty đều được thi hành bởi HĐQT hay theo sự ủy quyền của cơ
quan này. Trong HĐQT có các Ủy ban chuyên trách. Tùy vào mỗi công ty mà ủy ban
do HĐQT lập ra nhiều hay ít. Thường có các ủy ban chính sau: Ủy ban chấp hành, Ủy
ban ấn định thù lao, Ủy ban đề cử, Ủy ban kiểm toán.
+ Ủy ban chấp hành: Giống như ban giám đốc trong hệ thống pháp luật civil
law, có nhiệm vụ thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ, HĐQT, thực hiện nhiệm vụ
thường nhật đứng đầu là GĐ (TGĐ).
+ Ủy ban kiểm toán: Giám sát tổng quát thể thức báo cáo tài chính và kiểm tra
nội bộ công ty, giám sát hoạt động của Ủy ban chấp hành; thông qua các hoạt động,
kiểm soát tài chính và đánh giá kết quả kiểm toán. Ủy ban kiểm toán thường có từ 3-5
thành viên, tất cả đều là người không kiêm nhiệm, phải độc lập tham gia điều hành
công ty.
+ Ủy ban ấn định thù lao: Ủy ban này xem xét các vấn đề có liên quan đến thù
lao, lương thưởng của tổng giám đốc và viên chức quản lý công ty khác để đảm bảo
23
rằng thực sự có sự tương xứng thù lao được trả với công việc và khả năng của GĐ
(TGĐ) và các viên chức quản lý khác. Thành phần của ủy ban này cũng bao gồm các
thành viên không kiêm nhiệm.
+ Ủy ban đề cử: Có nhiệm vụ xem xét những tiêu chuẩn nhất định để đề nghị
lên HĐQT những ứng viên cho thành viên hội đồng, người làm GĐ (TGĐ) và thành
viên cho ủy ban khác. Ủy ban bàn cũng bao gồm các thành viên không kiêm nhiệm.
- Mô hình quản trị CTCP theo pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức CTCP
ở Đức có cơ cấu QTCT được phân thành ba cấp riêng biệt khác nhau.
+ ĐHĐCĐ: Là cơ quan quyền lực cao nhất của một công ty có quyền quyết
định các vấn đề quan trọng nhất trong đầu tư kinh doanh, như quyết định các chiến
lược phát triển, thay đổi ngành nghề, sáp nhập, giải thể, phân chia lợi nhuận, sửa đổi
điều lệ, bầu thành viên hội đồng giám sát, ủy nhiệm kiểm toán viên độc lập.
+ Hội đồng giám sát: Bao gồm thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra. Trong số các thành
viên hội đồng này, thì một phần ba thành viên đến một phần hai thành viên phải lựa chọn
trong đại diện của người làm công trong công ty. Quy định như vậy xuất phát từ
quyền tham quyết hay tham gia của người lao động trong hoạt động công ty ở Đức.
Tuy nhiên khi biểu quyết để ra các nghị quyết của đại hội đồng thì phiếu biểu quyết
của thành viên đại diện cho giới chủ có giá trị bằng hai phiếu biểu quyết của thành
viên đại diện cho người làm công. Hội đồng giám sát chỉ được thực hiện chức năng
giám sát chứ không thực hiện chức năng điều hành. Đứng đầu hội đồng là chủ tịch hội
đồng và chủ tịch hội đồng là đại diện cho giới chủ. Trong việc ra quyết định của hội
đồng giám sát nếu có số lá phiếu thuận và chống ngang nhau thì phiếu biểu quyết của
chủ hội đồng sẽ quyết định.
+ Hội đồng điều hành: Bao gồm các GĐ chức năng hay phụ trách các bộ phận
công ty, hội đồng điều hành có trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh hằng
ngày theo nghị quyết của ĐHĐCĐ và của hội đồng giám sát. Hội đồng điều hành chịu
trách nhiệm trước hội đồng giám sát, do hội đồng giám sát cử và có thể bị bãi nhiệm
24
bất cứ lúc nào nếu không hoàn thành nhiệm vụ. Thành viên hội đồng điều hành không
được là thành viên hội đồng giám sát.
Như vậy, đối sánh với quy định pháp luật về quản trị CTCP của một số quốc
gia trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một nhận xét ngắn gọn là: Theo LDN 2020 thì
cấu trúc quản trị nội bộ CTCP mô hình có BKS ở Việt Nam hiện nay xét một cách
toàn diện không phải là cấu trúc hội đồng một tầng theo mô hình luật công ty Anh -
Mỹ, cũng chẳng phải cấu trúc hai tầng như mô hình của CHLB Đức. Mô hình CTCP
có BKS ở Việt Nam hiện nay mang tính pha trộn giữa hai mô hình nói trên với cấu
trúc quản trị nội bộ bao gồm các cơ quan: ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ (TGĐ), và BKS.
25
Kết luận chương 1
Với cách nhìn CTCP là một thực thể pháp lý – một chủ thể kinh doanh cần
được quản lý thống nhất và hiệu quả, trong Chương 1 của Luận văn, tác giả đã tập
trung làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về QTCT và chế độ pháp lý về quản trị
CTCP, cố gắng đưa ra khái niệm pháp lý về QTCT, khái niệm, nội dung và đặc điểm
của pháp luật về quản trị CTCP nói chung và CTCP mô hình có BKS nói riêng trên cơ
sở tiếp cận từ nhiều quan điểm khoa học khác nhau, các yêu cầu và thông lệ tốt về
QTCT, kinh nghiệm pháp lý của một số quốc gia khác nhau trên thế giới để có một cái
nhìn toàn diện, đồng thời có những nhận xét, đánh giá về những vấn đề đó để làm cơ
sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản trị CTCP mô hình có
BKS phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Với vai trò là một chế định QTCT, pháp luật về quản trị CTCP nói chung và
CTCP mô hình có BKS nói riêng luôn thực hiện chức năng cơ bản là ghi nhận các
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cổ đông, các chủ thể quản lý trong tổ chức và
vận hành công ty, đồng thời quy định các điều kiện phải tuân thủ trong tổ chức vận
hành công ty nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông, các chủ nợ, chủ thể có liên quan và
của toàn xã hội trước những rủi ro luôn tiềm ẩn mà chủ thể quản lý có thể tạo ra. Về
cơ bản, pháp luật về quản trị CTCP bao gồm: các quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý, điều hành, giám sát hoạt động; các quy định về quyền và nghĩa vụ của cổ
đông và cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền đó; các quy định về quyền hạn, lợi ích
và trách nhiệm của người quản lý, giám sát công ty; các quy định về cơ chế giám sát
người quản lý nhằm hạn chế sự lạm quyền và các giao dịch có mục đích tư lợi; và các
quy định về quy trình và thể thức ra quyết định của công ty.
26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ
PHẦN MÔ HÌNH CÓ BAN KIỂM SOÁT THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô
hình có ban kiểm soát ở Việt Nam trước khi có Luật Doanh nghiệp 2020
➢
Quản trị công ty cổ phần theo Luật Công ty 1990
Luật Công ty 1990 là đạo luật đầu tiên tại Việt Nam quy định về hình thức
pháp lý các tổ chức kinh doanh với tên gọi công ty kể từ khi chứng ta chuyển đổi nền
kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Tại đạo luật này, vấn đề về tổ chức và hoạt động của các loại hình công ty
trong đó có công ty cổ phần được quy định một cách hết sức đơn giản và sơ khai. Cấu
trúc quản trị CTCP theo Luật Công ty 1990 được xác định gồm có: ĐHĐCĐ; HĐQT;
GĐ (TGĐ); và kiểm soát viên. Trong đó:
- ĐHĐCĐ được xác định là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm: Đại
hội đồng thành lập được triệu tập để tiến hành các thủ tục thành lập, thảo luận và thông
qua điều lệ công ty; Đại hội đồng bất thường được triệu tập để sửa đổi điều lệ công ty;
và Đại hội đồng thường (Điều 37 Luật Công ty 1990). Đại hội đồng thường được triệu
tập vào cuối mỗi năm tài chính hoặc bất kỳ lúc nào mà HĐQT hoặc kiểm soát viên
thấy cần thiết, để giải quyết các công việc thuộc hoạt động kinh doanh của công ty
trong khuôn khổ điều lệ, trong đó có các việc chủ yếu sau đây: Quyết định phương
hướng, nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm; thảo luận và
thông qua bản tổng kết năm tài chính; bầu, bãi miễn thành viên HĐQT và kiểm soát
viên; quyết định số lợi nhuận trích lập các quỹ của công ty, số lợi nhuận chia cho các
cổ đông, phân chia trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra đối với công ty trong kinh
doanh; xem xét, quyết định giải pháp khắc phục các biến động lớn về tài chính của
công ty; xem xét sai phạm của HĐQT gây thiệt hại cho công ty.
- HĐQT là cơ quan quản lý công ty, gồm từ ba đến mười hai thành viên. HĐQT
có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT bầu
27
một thành viên làm chủ tịch (Điều 38 Luật Công ty 1990). HĐQT chịu trách nhiệm
trước ĐHĐCĐ về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật
gây thiệt hại cho công ty. Thành viên HĐQT được hưởng lương hoặc thù lao theo
quyết định của ĐHĐCĐ.
- GĐ (TGĐ) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và
chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao
(Điều 40 Luật Công ty 1990). Chủ tịch HĐQT có thể kiêm GĐ (TGĐ) công ty nếu điều
lệ công ty không quy định khác. Trong trường hợp chủ tịch HĐQT không kiêm GĐ
(TGĐ) công ty, thì HĐQT cử một người trong số họ hoặc thuê người khác làm GĐ
(TGĐ).
- Công ty có hai kiểm soát viên do ĐHĐCĐ bầu ra, trong đó ít nhất một kiểm
soát viên phải có chuyên môn về kế toán. Kiểm soát viên có nhiệm vụ và quyền hạn
là: Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm chính của công ty và triệu
tập ĐHĐCĐ khi xét thấy cần thiết; trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết
năm tài chính của công ty; báo cáo về những sự kiện tài chính bất thường xảy ra; về
những ưu, khuyết điểm trong quản lý tài chính của HĐQT (Điều 41 Luật Công ty
1990). Kiểm soát viên được hưởng thù lao do ĐHĐCĐ quyết định và chịu trách
nhiệm trước ĐHĐCĐ về những sai phạm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
gây thiệt cho công ty. Để tạo ra sự độc lập trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao của kiểm soát viên, Luật Công ty 1990 cũng đã có một số quy định hạn chế
như kiểm soát viên không thể đồng thời là thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) công ty và
cũng không thể là vợ, chồng của họ.
Như vậy, ngay từ khi có Luật Công ty năm 1990, pháp luật Việt Nam đã thiết lập
một mô hình quản trị CTCP khá đặc thù. Mô hình quản trị này mặc dù không có thiết chế
BKS trong quản trị nội bộ, song lại có kiểm soát viên (02 KSV) được bầu bởi ĐHĐCĐ,
chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ, thực hiện chức năng kiểm soát hoạt động của HĐQT và
GĐ (TGĐ). Đây có lẽ là những quy định sơ khai ban đầu để trên cơ sở
28
đó, thiết chế BKS được thiết lập một cách hoàn chỉnh trong mô hình quản trị CTCP
tại các Đạo luật về tổ chức kinh doanh tiếp theo tại Việt Nam.
➢
Quản trị CTCP mô hình có BKS theo Luật Doanh nghiệp 1999
Sự ra đời của LDN 1999 đã đánh dấu một bước tiến, sự phát triển lớn trong
việc hình thành mô hình quản trị CTCP của nền kinh tế thị trường. LDN 1999 đã có
rất nhiều quy định tiến bộ về quản trị CTCP và đã tiếp cận khá gần với các thông lệ
chung về QTCT trên thế giới.
Về cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP, Điều 69 LDN 1999 quy định CTCP phải
có ĐHĐCĐ, HĐQT và GĐ (TGĐ). CTCP có trên mười một cổ đông phải có BKS.
Như vậy, trên cơ sở Luật Công ty 1990, đây là lần đầu tiên, pháp luật về tổ chức kinh
doanh ở Việt Nam có những quy định khá đầy đủ về cấu trúc quản trị nội bộ của
CTCP với mô hình có BKS. LDN 1999 cũng đã phác thảo khá đầy đủ khung pháp lý
về quản trị nội bộ công ty với các quy định về tổ chức, hoạt động và mối quan hệ của
từng loại thiết chế ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ (TGĐ) và BKS trong QTCT, các quy định về
quyền cổ đông và việc bảo vệ quyền cổ đông…
- Về ĐHĐCĐ, Điều 70 LDN 1999 xác định ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đông có quyền
biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP với các quyền và nhiệm vụ như:
Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết
định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
thành viên HĐQT, thành viên BKS; xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT và BKS
gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty; quyết định tổ chức lại và giải thể
công ty; quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng
năm; thông qua định hướng phát triển của công ty …
Để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cổ đông công ty, LDN 1999 đã ghi nhận các
quyền của cổ đông liên quan đến quyền sở hữu, quyền tham gia hoạt động quản lý, quyền
được thông tin, quyền được khởi kiện công ty và người quản lý công ty nhằm bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của cổ đông. Ngoài ra, LDN 1999 còn đưa ra các quy định nhằm
tạo điều kiện cho cổ đông thực hiện tốt nhất quyền của họ. Một số quy định
29
của LDN 1999 được xem là rất tiến bộ như quy định về việc cổ đông có quyền được
biết nội dung báo cáo tài chính, quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần… Những quy
định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, cổ đông có thể giám sát hoạt
động công ty và tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Để đảm bảo đối xử công bằng với các cổ đông, LDN 1999 quy định bất kỳ cổ
đông nào trong công ty đều được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Ngoài ra,
luật cũng quy định có đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông
có quyền triệu tập họp, đề cử người vào HĐQT, BKS để hạn chế các hoạt động hoạt
động tư lợi.
- Về HĐQT, theo LDN 1999, HĐQT là cơ quan quản lý công ty và có toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi
của công ty trừ những vấn đề thuộc thầm quyền của ĐHĐCĐ. Quyền và nhiệm vụ của
HĐQT được quy định cụ thể tại điều 80 LDN 1999. Trong hoạt động QTCT, HĐQT
công ty có vai trò chiến lược trong công ty và giám sát có hiệu quả đối với công tác
quản lý; đảm bảo hoạt động của HĐQT hoàn thành nghĩa vụ của họ đối với cổ đông
và công ty; đảm bảo chế độ hoạt động thường xuyên minh bạch của HĐQT. Luật cũng
quy định rõ nghĩa vụ của thành viên HĐQT và trách nhiệm khi không thực hiện đúng
quyền và nghĩa vụ đó.
- Về GĐ (TGĐ), thiết chế này do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng
hoặc chấm dứt hợp đồng. Chủ tịch HĐQT có thể kiêm GĐ (TGĐ). Nếu điều lệ công ty
không quy định chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật thì GĐ (TGĐ) là
người đại diện theo pháp luật của công ty, là người điều hành hoạt động hàng ngày
của công ty và chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao.
- Về BKS, theo LDN 1999 thì CTCP có trên mười một thành viên phải có
BKS. Trong các thành viên BKS phải có ít nhất một thành viên có chuyên môn về kế
toán. BKS bầu một thành viên làm Trưởng ban và Trưởng BKS phải là cổ đông của
công ty. Quyền, nhiệm vụ của BKS do điều lệ công ty quy định.
30
➢
Quản trị CTCP mô hình có BKS theo Luật Doanh nghiệp 2005
Cơ cấu quản trị CTCP theo LDN 2005 cũng tương tự như quy định của LDN
1999, bao gồm: ĐHĐCĐ; HĐQT; GĐ (TGĐ); BKS. Đối với những công ty có từ
mười một cổ đông trở lên hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu 50% tổng số cổ phần của
công ty phải có thêm BKS, còn đối với các công ty không thuộc trường hợp trên thì có
thể lựa chọn việc thành lập hoặc không thành lập BKS.
Có thể nói rằng, so với các quy định của LDN 1999, khung pháp lý về QTCT
được hoàn thiện hơn, rõ ràng hơn và có khả năng bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích
của cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số. Luật đã tăng cường và củng cố thêm các
quyền của cổ đông (Điều 41), bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích của cổ đông (Điều
79).
LDN 2005 cũng có những quy định khác biệt so với LDN 1999 về việc thông
qua các quyết định của ĐHĐCĐ, theo đó, quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại
cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ
đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định;
+ Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được
quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư
hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì
phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông
dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.
+ Các quyết định được thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ với số cổ đông trực
tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp
pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình
họp và thể thức tiến hành họp không tuân thủ quy định pháp luật.
LDN 2005 quy định áp dụng bầu thành viên HĐQT và BKS theo phương thức
bầu dồn phiếu (Điểm C Khoản 3 Điều 104) nhằm tăng cường khả năng các cổ đông phổ
31
thông, đặc biệt là các cổ đông thiểu số có được đại diện của mình trong HĐQT hay
BKS. Nếu như LDN 1999 không quy định thành viên HĐQT có bắt buộc là cổ đông
công ty hay không mà để cho điều lệ công ty quy định vấn đề này thì LDN 2005 quy
định rõ thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông công ty. Điều này tạo điều
kiện cho công ty có thể lựa chọn những người thích hợp để vào HĐQT, tạo điều kiện
cho cổ đông dễ dàng lựa chọn đề cử người vào làm thành viên HĐQT.
HĐQT là cơ quan không thường trực làm việc theo chế độ tập thể, các quyết
định của HĐQT được thông qua tại các cuộc họp và được quyết định theo đa số. Chủ
tịch HĐQT lả người đứng đầu HĐQT, chủ tịch HĐQT có quyền hạn và nghĩa vụ quy
định tại khoản 2 điều 111 LDN 2005. Chủ tịch HĐQT không có thẩm quyền quyết
định riêng biệt các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT. Trong trường hợp HĐQT
tiến hành biểu quyết có số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì phiếu
biểu quyết của chủ tịch HĐQT có tính chất quyết định.
HĐQT bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm GĐ (hoặc
TGĐ). GĐ (TGĐ) là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty,
chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về
việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Người đại diện theo pháp luật của
công ty có thể là GĐ (TGĐ) hoặc Chủ tịch HĐQT tùy theo điều lệ quy định. Nếu điều
lệ không quy định, GĐ (TGĐ) đương nhiên là người đại diện theo pháp luật cho công
ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam, nếu vắng
mặt trên 30 ngày ở Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy
định tại điều lệ công ty.
Theo LDN 2005, BKS có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động HĐQT và của
ban GĐ. BKS có hai chức năng chính đó là giám sát công việc quản lý và điều hành công
ty bởi HĐQT, ban GĐ và thẩm định các báo cáo, đặc biệt là báo cáo tài chính của công
ty. Với các chức năng đó, BKS không phải là cơ quan quản lý của công ty, các thành viên
BKS cũng không phải là người quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên thành viên BKS cũng có
những nghĩa vụ tương tự như người quản lý doanh nghiệp. BKS độc lập
32
với HĐQT và ban GĐ. Mối quan hệ giữa BKS với HĐQT là mối quan hệ giữa cơ
quan giám sát và cơ quan chịu sự giám sát trong CTCP.
Ngoài ra, LDN 2005 cũng đã xác định rõ hơn nghĩa vụ của người quản lý công
ty nhất là đối với thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ), đặc biệt là nghĩa vụ trung thành,
trung thực và cẩn trọng. Quy định rõ hơn điều kiện tiêu chuẩn của các chức danh quan
trọng trong QTCT, tăng thêm các quy định về yêu cầu công khai minh bạch hóa thông
tin về người quản lý công ty.
➢
Quản trị CTCP mô hình có BKS theo Luật Doanh nghiệp 2014
Xuất phát từ nền tảng và sự thừa LDN 2005, LDN 2014 đã có bước đột phá trong
quy định về cơ cấu tổ chức quản lý CTCP tại điều 134. Theo đó, Đạo luật này cho phép
CTCP có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình:
- Môi hình thứ nhất - Mô hình quản trị CTCP có BKS: Cấu trúc quản trị nội
bộ CTCP sẽ gồm có ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và GĐ (TGĐ). Trường hợp CTCP có
dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công
ty thì không bắt buộc phải có BKS.
- Mô hình thứ hai – Mô hình quản trị CTCP không có BKS: Cấu trúc quản trị
nội bộ CTCP sẽ bao gồm các thiết chế là ĐHĐCĐ, HĐQT và GĐ (TGĐ). Trường hợp
này ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán
nội bộ trực thuộc HĐQT. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ
chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
Như vậy điểm phát triển quan trọng nhất của LDN 2014 so với LDN 2005 về
QTCT là việc cho phép các cổ đông, nhà đầu tư có thể lựa chọn việc quản trị nội bộ
CTCP theo mô hình có hay không có BKS theo cách thức tổ chức truyền thống (có
BKS trừ các trường hợp đặc biệt) mà các Đạo luật về tổ chức kinh doanh trước đó tại
Việt Nam đã quy định.
Ngoài ra, liên quan tới các nội dung về tổ chức và hoạt động của ĐHĐCĐ,
HĐQT, BKS, GD (TGĐ), LDN 2014 cũng có một số điểm mới so với các quy định
trước đó, cụ thể là:
33
+ Theo quy định tại Điều 98 LDN 2005 thì danh sách cổ đông có quyền dự họp
ĐHĐCĐ được lập khi có quyết định triệu tập và phải lập xong chậm nhất 30 ngày trước
ngày khai mạc ĐHĐCĐ nếu điều lệ công ty không quy định một thời hạn ngắn hơn thì
đến Điều 137 LDN 2014 quy định danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ được
lập không sớm hơn 05 ngày trước ngày gửi giấy mời họp ĐHĐCĐ nếu điều lệ công ty
không quy định một thời hạn khác dài hơn.
+ Về điều kiện tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ, nếu như Điều 102 LDN 2005 quy
định cuộc họp ĐHĐCĐ lần thứ nhất được phép diễn ra khi có số cổ đông dự họp đại
diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty
quy định); cuộc họp ĐHĐCĐ được triệu tập lại (lần thứ 2) được tiến hành khi có số cổ
đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (tỷ lệ cụ thể do
điều lệ công ty quy định) thì theo quy định tại Điều 141 LDN 2014, tỷ lệ trên đã giảm
xuống còn 51% và 33%. Quy định mới này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc
họp ĐHĐCĐ được tiến hành theo đúng kế hoạch của công ty, tránh tình trạng phải
triệu tập lần thứ 2, lần thứ 3 do không đủ điều kiện tiến hành cuộc họp.
+ Về việc thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ, Điều 104 LDN 2005 quy định
quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện: a) Được số
cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp
thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định; b) Đối với quyết định về loại cổ phần và
tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; tổ
chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng
giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty
không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu
quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định).
Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định
của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu
biểu quyết chấp thuận (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định). Theo quy định
34
tại Điều 144 LDN 2014, các tỷ lệ biểu quyết kể trên đã được điều chỉnh giảm xuống
lần lượt chỉ còn là: 51%; 65%; 51%.
+ Về bầu thành viên HĐQT và BKS, Điều 144 LDN 2014 quy định không bắt
buộc phải bầu theo phương thức bầu dồn phiếu như LDN 2005 mà cho phép bầu bằng
phương thức khác với điều kiện phương thức đó phải quy định tại điều lệ công ty.
+ Ngoài ra, LDN 2014 còn bãi bỏ quy định hạn chế đối với GĐ (TGĐ) CTCP
không được đồng thời là GĐ (TGĐ) của doanh nghiệp khác.
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình có
ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020 ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Quy định pháp luật về các thiết chế trong quản trị nội bộ công ty
Về cơ cấu tổ chức quản lý CTCP, Điều 137 LDN 2020 có quy định trừ trường
hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, CTCP có quyền lựa chọn tổ chức
quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
+ Thứ nhất, có ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và GĐ hoặc TGĐ. Trường hợp CTCP có
dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công
ty thì không bắt buộc phải có BKS;
+ Thứ hai, có ĐHĐCĐ, HĐQT và GĐ hoặc TGĐ. Trường hợp này ít nhất 20%
số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc
HĐQT. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại điều
lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do HĐQT ban hành.
Như vậy, so với LDN 2014, LDN 2020 đã kế thừa toàn bộ quy định cho phép
CTCP được tổ chức quản lý dưới một trong hai mô hình là có hoặc không có BKS.
Với mô hình quản trị có BKS, cấu trúc quản trị nội bộ công ty sẽ gồm có các thiết chế
là: ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và GĐ hoặc TGĐ. Giữa các thiết chế này có mối quan hệ
qua lại, có sự phân chia các chức năng, nhiệm vụ, chế ước lẫn nhau nhằm tạo ra sự
hiệu quả trong QTCT.
35
2.2.1.1. Các quy định về Đại hội đồng cổ đông
Theo Khoản 1 Điều 138 LDN 2020, ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đông có quyền biểu
quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP. Với địa vị pháp lý đó, ĐHĐCĐ có
quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như: Thông qua định
hướng phát triển của công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại
được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, kiểm soát viên; quyết định đầu tư hoặc bán
số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính
gần nhất của công ty, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá
trị khác; quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; thông qua báo cáo tài chính hằng
năm; quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; xem xét, xử lý
vi phạm của thành viên HĐQT, kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông
công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; quyết định ngân sách hoặc tổng mức
thù lao, thưởng và lợi ích khác cho HĐQT, BKS; phê duyệt quy chế quản trị nội bộ;
quy chế hoạt động HĐQT, BKS; phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập;
quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi
miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết; quyền và nghĩa vụ khác theo quy
định của LDN và điều lệ công ty.
Điều 139 LDN 2020 phân loại ĐHĐCĐ thành hai loại là ĐHĐCĐ thường niên
mỗi năm họp một lần theo định kỳ và ĐHĐCĐ bất thường (có thể họp bất thường theo
yêu cầu của người có quyền triệu tập). Địa điểm họp được xác định là phải ở trên lãnh
thổ Việt Nam.
ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài
chính, thảo luận và thông qua các vấn đề về: Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
báo cáo tài chính hằng năm; báo cáo của HĐQT về kết quả hoạt động của HĐQT và từng
thành viên HĐQT; báo cáo của BKS về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt
động của HĐQT, GĐ hoặc TGĐ; báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của BKS và
kiểm soát viên; mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại; và các vấn đề khác
36
thuộc thẩm quyền.
ĐHĐCĐ có thể họp bất thường để giải quyết các vấn đề cấp bách, có tính chất
“bất thường” trong QTCT theo thẩm quyền triệu tập của một số chủ thể mà LDN
2020 quy định, cụ thể là:
- ĐHĐCĐ họp bất thường theo triệu tập của HĐQT. HĐQT triệu tập họp ĐHĐCĐ
bất thường trong các trường hợp sau đây: (i) HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của
công ty; (ii) Số thành viên HĐQT, BKS còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của
pháp luật; (iii) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm trên 05% tổng số
cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty;
(iv) Theo yêu cầu của BKS; (v) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và
điều lệ công ty. HĐQT phải triệu tập họp ĐHĐCĐ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
xảy ra trường hợp số lượng thành viên HĐQT, BKS còn lại ít hơn số lượng thành viên
tối thiểu theo quy định của pháp luật hoặc nhận được yêu cầu triệu tập họp theo yêu
cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên
hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu của
BKS. Trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định thì Chủ tịch
HĐQT và các thành viên HĐQT phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.
- ĐHĐCĐ họp bất thường theo triệu tập của BKS: Trong các trường hợp HĐQT
phải triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường kể trên mà HĐQT không triệu tập thì trong
vòng 30 ngày tiếp theo, BKS thay thế HĐQT triệu tập.
- ĐHĐCĐ họp bất thường theo triệu tập của cổ đông (nhóm cổ đông) thiểu số:
Trong các trường hợp mà BKS phải triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường kể trên mà
BKS không làm thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu 05% tổng số cổ phần phổ
thông trở lên (hoặc 1 tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty) đã yêu cầu có
quyền thay thế HĐQT, BKS triệu tập họp ĐHĐCĐ và có thể đề nghị cơ quan đăng ký
kinh doanh giám sát việc triệu tập và tiến hành họp nếu thấy cần thiết.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 143 LDN 2020 thì: “Người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải
gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự
37
họp chậm nhất 21 ngày trước ngày khai mạc nếu điều lệ công ty không quy định thời
hạn dài hơn.”. Như vậy, so với quy định của LDN 2014 thì thời gian gửi thông báo
mời họp đến các cổ đông tăng từ 10 ngày (Khoản 1 Điều 139 LDN 2014) lên thành 21
ngày theo LDN 2020.
Về điều kiện họp ĐHĐCĐ, theo quy định tại Điều 145 LDN 2020 thì cuộc họp
ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu
biểu (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định). Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất
không đủ điều kiện tiến hành theo quy định nêu trên thì được triệu tập họp lần thứ hai
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu điều lệ công ty
không quy định khác. Cuộc họp của ĐHĐCĐ triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi
có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết (tỷ lệ cụ thể do
điều lệ công ty quy định). Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều
kiện tiến hành theo quy định nêu trên thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn
20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu điều lệ công ty không quy định khác.
Trường hợp này, cuộc họp của ĐHĐCĐ được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số
phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp. Quy định này nhằm bảo đảm “hiện thực
hoá” quyền yêu cầu triệu tập họp hoặc triệu tập họp ĐHĐCĐ của cổ đông thiểu số
trong trường hợp cần thiết.
Về việc thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ, LDN 2020 quy định ĐHĐCĐ có thể
thông qua các quyết định của mình bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến
bằng văn bản. Việc thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ bằng hình thức biểu quyết trực
tiếp tại cuộc họp sẽ được áp dụng với các loại quyết định quan trọng như: (i) Sửa đổi, bổ
sung điều lệ công ty; (ii) Thông qua định hướng phát triển công ty; (iii) Quyết định loại
cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; (iv) Bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên HĐQT và BKS; (v) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị
bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của
công ty nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; (vi) Thông qua báo cáo tài
chính hàng năm; (vii) Tổ chức lại, giải thể công ty trừ trường hợp điều lệ
38
công ty có quy định khác (Điều 147 LDN 2020).
Trong trường hợp biểu quyết tại cuộc họp, nghị quyết của ĐHĐCĐ về các nội
dung quan trọng sẽ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số
phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty
quy định), đó là các nội dung mà ĐHĐCĐ cần quyết định như: Loại cổ phần và tổng
số cổ phần của từng loại; thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; thay đổi cơ
cấu tổ chức quản lý công ty; dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn
hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty,
hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do điều lệ công ty quy định; tổ chức lại, giải thể công
ty; các vấn đề khác do điều lệ công ty quy định. Đối với các nội dung khác, nghị quyết
của ĐHĐCĐ sẽ được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số
phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành trừ trường hợp điều lệ công ty có
quy định khác (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định).
Trường hợp nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua với hình thức lấy ý kiến bằng
văn bản thì nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất
51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định).
Về vấn đề hiệu lực của nghị quyết ĐHĐCĐ, theo Điều 152 LDN 2020 thì nghị
quyết ĐHĐCĐ có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm có hiệu lực ghi
tại nghị quyết đó. Nghị quyết ĐHĐCĐ được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có
quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu tập họp và
thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của LDN và điều lệ công ty. Trong trường hợp
có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ
theo quy định tại Điều 151 LDN, nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi
quyết định hủy bỏ nghị quyết đó của Tòa án, Trọng tài có hiệu lực, trừ trường hợp áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
39
2.2.1.2. Các quy định về Hội đồng quản trị
Theo Khoản 1 Điều 153 LDN 2020: “HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ”.
Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nói chung và sự
phát triển của CTCP nói riêng, HĐQT có quyền lực ngày càng to lớn với vai trò trọng
yếu và giữ vị trí trung tâm, then chốt trong cơ cấu tổ chức quản trị CTCP. Đi đôi với
sự xác lập địa vị trung tâm của HĐQT trong cơ cấu quản lý là sự bành trướng quyền
lực của nó, tăng nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ tới quyền của ĐHĐCĐ. Trước thực
trạng này, pháp luật của các nước đã không ngừng tìm kiếm cách thức tăng cường cơ
chế giám sát đối với HĐQT. Tại Việt Nam, so với LDN 2014 thì LDN 2020 không có
sửa đổi đáng kể đối với các quy định về nhiệm kỳ, số lượng thành viên HĐQT nói
chung, chỉ bổ sung quy định về hạn chế nhiệm kỳ đối với thành viên HĐQT độc lập.
Về điều kiện, tiêu chuẩn làm thành viên HĐQT, Điều 155 LDN 2020 quy định:
“Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực,
ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty,
trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác”.
Về quyền và nghĩa vụ của HĐQT, Khoản 2 Điều 153 LDN 2020 quy định HĐQT có
các quyền và nghĩa vụ sau đây: “(i) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn
và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; (ii) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ
phần được quyền chào bán của từng loại; (iii) Quyết định bán cổ phần chưa bán trong
phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn
theo hình thức khác; (iv) Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty; (v) Quyết
định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 LDN;
(vi) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy
định của pháp luật; (vii) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công
nghệ; (viii) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác
có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
40
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ nataliej4
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềThanh Trúc Lưu Hoàng
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAYLuận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thểLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOTLuận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
 
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhPháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
 
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệpLuận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
 
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAYLuân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
 
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOTQuản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
 
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAYLuận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lậpLuận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
 
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
 
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
 
Luận văn: An toàn và vệ sinh lao động theo Luật Lao động, HAY
Luận văn: An toàn và vệ sinh lao động theo Luật Lao động, HAYLuận văn: An toàn và vệ sinh lao động theo Luật Lao động, HAY
Luận văn: An toàn và vệ sinh lao động theo Luật Lao động, HAY
 
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAYLuận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
 
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công tyGiải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
 

Ähnlich wie Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020

Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...anh hieu
 
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...KhoTi1
 
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019PinkHandmade
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docxLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Ähnlich wie Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020 (20)

Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
 
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
 
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
 
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệpTổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
 
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOTChế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
 
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAYLuận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
 
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
 
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
 
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAYLuận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
 
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docxLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docx
 
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt NamLuận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOTĐề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
 
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mạiLuận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
 
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đLuận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Kürzlich hochgeladen

Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 

Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020

  • 1. Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ************** NGÔ THỊ MINH THƯ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ BAN KIỂM SOÁT THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2020 2
  • 3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhận thức được vai trò to lớn của loại hình CTCP trong phát triển nền kinh tế thị trường, thời gian qua Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể trong việc hoàn thiện pháp luật về QTCT, đặc biệt là quản trị CTCP mô hình có Ban kiểm soát - Một mô hình tổ chức và hoạt động của CTCP có tính cách truyền thống tại Việt Nam (đã ra đời từ Luật Công ty 1990 cho đến nay). Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đến LDN 2014, khung pháp lý về quản trị CTCP nói chung và CTCP mô hình có BKS đã tương đối hoàn thiện với nhiều quy định tiến bộ, tiệm cận với các chuẩn mực, thông lệ tốt về QTCT trên thế giới, có một cấu trúc quản trị nội bộ với các thiết chế bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ (TGĐ) và BKS được phân quyền và chế ước chặt chẽ đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động, các yêu cầu về công khai, minh bạch thông tin, bảo vệ quyền lợi của cổ đông công ty được xác lập và đảm bảo thực hiện… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao, pháp luật về quản trị CTCP theo mô hình có BKS ở Việt Nam hiện nay đang bộc lộ nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện. Những vụ việc tranh chấp nội bộ công ty, những hành vi tư lợi của người quản trị gây thiệt hại đến lợi ích công ty và cổ đông vẫn xảy ra thường xuyên mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những hạn chế và bất cập của khung pháp luật về QTCT. Các quy định pháp luật về QTCT chưa thực sự tạo thuận lợi cho cổ đông, nhà đầu tư thực hiện quyền của mình, thậm chí tạo rào cản cho cổ đông trong việc bảo vệ các quyền này và bị cổ đông lớn hoặc người quản lý công ty lạm dụng (như việc cổ đông không có quyền tiếp cận các thông tin về giao dịch giữa công ty với người có liên quan và không được cung cấp thông tin về người quản lý đang bị kiện cũng như các thông tin cần thiết khác liên quan đến việc khởi kiện). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người quản lý chưa rõ ràng, thỏa đáng [3, tr3]. Ngày 17/06/2020, Quốc hội đã thông qua LDN mới (LDN 2020) để thay thế LDN 2014 kể từ ngày 01/01/2021. LDN 2020 tiếp tục có những bước cải cách đáng kể, 3
  • 4. tạo thuận lợi cho việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp, cắt giảm chi phí và thời gian khởi sự kinh doanh, nâng cao khung khổ pháp lý về QTCT nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia. Mặc dù đã có nhiều đổi mới song khung pháp luật về quản trị CTCP nói chung và CTCP mô hình có BKS nói riêng do LDN 2020 tạo ra vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện. Nhiều bất cập từ LDN 2014 vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung triệt để, đặc biệt cần đồng bộ LDN 2020 với các văn bản luật chuyên ngành, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để đảm bảo thực thi một cách có hiệu quả LDN 2020. Việc tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản trị CTCP nói chung và quản trị CTCP mô hình có BKS nói riêng trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết. Do đó, tác giả mạnh dạn chọn chủ đề nghiên cứu: “Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về quản trị CTCP nói chung và quản trị CTCP mô hình có BKS nói riêng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu khoa học pháp lý quan tâm, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: - Ngô Viễn Phú (2004), Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa, Luận án tiến sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà nội, Hà Nội; - Đồng Ngọc Ba (2004), Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại Học Luật Hà Nội, Hà Nội; - Nguyễn Khắc Thuận (2013), “Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội. Luận văn nghiên cứu về quản trị CTCP nói chung trong đó có CTCP mô hình có BKS theo LDN 2005. - Hoàng Thị Mai (2015), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ phần”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã làm rõ được những điểm mới của LDN 2014 so với LDN 2005 về khung pháp luật liên 4
  • 5. quan tới quản trị CTCP, qua đó nêu lên các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị CTCP. - Bùi Thị Bích (2015), “Sự pháp triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã phác thảo bức tranh tổng thể về sự ra đời và phát triển của loại hình CTCP và khung pháp lý về quản trị CTCP ở Việt Nam từ Luật Công ty 1990 đến LDN 1999, LDN 2005 và LDN 2014. - Nguyễn Anh Tuấn (2016), “Quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội. Luận văn đã làm rõ khung khổ pháp lý về quản trị CTCP theo LDN 2014. - PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên Khảo Luật kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; - Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2008), Chuyên khảo “Công ty - vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005”, NXB Trẻ, TPHCM; - TS. Bùi Xuân Hải (2011), Sách tham khảo “Luật Doanh nghiệp bảo vệ cổ đông: pháp luật và thực tiễn”, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội… Ngoài các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, các Luận án, Luận văn, Khóa luận tốt nghiệp, chủ đề pháp luật về QTCT nói chung và quản trị CTCP mô hình có BKS nói riêng còn được đề cập đến trong nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo được trình bày tại các hội thảo khoa học, chẳng hạn như: Phạm Văn Tuyết, “So sánh cấu trúc quản trị công ty điển hình trên thế giới”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2006; Nguyễn Thị Lan Hương, “Một số so sánh về công ty cổ phần theo Luật Công ty Nhật Bản và Luật Doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 25/2009; Phạm Văn Tuyết, “So sánh cấu trúc quản trị công ty điển hình trên thế giới”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2006; Phan Huy Hồng, “Tạo thuận lợi hơn cho việc thực hiện quyền cổ đông trong Luật Liên minh Châu Âu và luật Đức - Kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 3/2010; Báo cáo khoa học chuyên đề “Một số vấn đề về mô hình quản trị công ty trên thế giới và Việt Nam” của 5
  • 6. TS. Bùi Xuân Hải, Hội thảo khoa học: Pháp luật về QTCT - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, 2011… Như vậy, có thể nói rằng pháp luật về quản trị CTCP nói chung và quản trị CTCP mô hình có BKS nói riêng ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và các công trình nghiên cứu kể trên đã mang lại những giá trị khoa học rất lớn, giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về QTCT và những yêu cầu về khung pháp luật liên quan đến QTCT nói chung và quản trị CTCP mô hình có BKS nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quản trị CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020 thì còn rất hạn chế do LDN 2020 mới được ban hành và mới chỉ bắt đầu có hiệu lực thực thi kể từ 01/01/2021 đến nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận về quản trị CTCP mô hình có BKS; phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về quản trị CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020. Thông qua đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quản trị CTCP mô hình có BKS ở Việt Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như trên, Luận văn có các nhiệm vụ cụ thể là: - Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị CTCP và pháp luật về quản trị CTCP nói chung và CTCP mô hình có BKS nói riêng; - Nghiên cứu so sánh với các chuẩn mực, thông lệ tốt trên thế giới về khung pháp lý quản trị CTCP mô hình có BKS; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020; - Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020 ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
  • 7. CTCP với tư cách là một loại hình tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Quản trị CTCP cũng là một khái niệm rất rộng, Luận văn không nghiên cứu về quản trị CTCP dưới góc độ của khoa học kinh tế mà chỉ tập trung nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý. Theo cách tiếp cận của Luận văn, tác giả cũng không nghiên cứu toàn bộ các vấn đề pháp lý về quản trị CTCP mà chỉ tập trung vào các quy định của LDN 2020 về quản trị CTCP mô hình có BKS trên cơ sở đối sánh với các đòi hỏi, thông lệ tốt về QTCT của một số tổ chức quốc tế, đặc biệt là OECD và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra định hướng và những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật và chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Phương pháp luận nghiên cứu trong đề tài này sử dụng phép biện chứng duy vật nhằm tổng kết, nhìn nhận, đánh giá các quy định pháp luật về quản trị CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020. Các phương pháp nghiên cứu như so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê … cũng được Luận văn áp dụng một cách phù hợp trong quá trình triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề pháp lý về quản trị CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020. Ở phương diện lý luận và thực tiễn, Luận văn có những đóng góp cụ thể như sau: - Nghiên cứu và luận giải trên cơ sở lý luận khái niệm và các vấn đề khác có liên quan đến quản trị CTCP và pháp luật về quản trị CTCP mô hình có BKS. 7
  • 8. - Phân tích, đánh giá, bình luận thực trạng các quy định pháp luật về quản trị CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020, chỉ ra những điểm mới, tiến bộ và những điểm còn tồn tại, bất cập của các quy định pháp luật đó. - Đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật mà cụ thể là LDN 2020 và các văn bản có liên quan về quản trị CTCP mô hình có BKS. - Những đề xuất về phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị CTCP mô hình có BKS theo LDN 2020 của tác giả Luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật về QTCT tại Việt Nam hiện nay. Luận văn cũng có thể có giá trị tham khảo, là tài liệu cho việc học tập, nghiên cứu pháp luật về QTCT. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Phần mở đầu, Phần kết luận và các phần khác như mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu làm 03 chương, bao gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát. Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020. Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020. 8
  • 9. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN MÔ HÌNH CÓ BAN KIỂM SOÁT 1.1. Tổng quan về quản trị công ty cổ phần 1.1.1. Khái niệm quản trị công ty Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, khái niệm về QTCT đã trở thành một khái niệm quen thuộc, được sử dụng khá phổ biến và thông dụng trong các báo cáo, nghiên cứu, đánh giá về chính sách, thể chế, pháp luật… liên quan tới các loại hình công ty, đặc biệt là CTCP. Tuy nhiên, cũng có thể nói rằng cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về QTCT (Corporate governance). Dựa trên những góc nhìn khác nhau, lý thuyết khác nhau, người ta có thể đưa ra những định nghĩa khác nhau về QTCT. Theo lý thuyết đại diện (Agency Theory) (được phát triển bởi Alchian, Demsetz, Jensen và Meckling), QTCT được định nghĩa là mối quan hệ giữa chủ sở hữu (các cổ đông) và các đại diện như giám đốc điều hành công ty hay quản lý công ty. Chủ sở hữu công ty - các cổ đông luôn kỳ vọng các đại diện sẽ luôn hành động và ra các quyết định vì lợi ích của họ. Khác với lý thuyết đại diện, lý thuyết người quản lý (Stewardship Theory) lại đặt trọng tâm của hoạt động quản trị vào người quản lý, trong đó nhà quản lý được xem là những người chuyên nghiệp, giỏi quản lý sẽ hoạt động vì lợi ích của các cổ đông (Donaldson và David, 1991). Lý thuyết về sự phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependency Theory) lại tập trung vào vai trò của người quản trị trong việc tiếp cận, cung cấp và đảm bảo nguồn lực cần thiết cho công ty thông qua mối liên kết của họ với môi trường bên ngoài. Một số cơ quan, tổ chức uy tín trên thế giới cũng đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về QTCT. Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) thì: “QTCT là hệ thống mà thông qua đó công ty được chỉ đạo và kiểm soát. Cơ cấu QTCT quy định việc phân bổ quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên tham gia khác nhau trong công ty như HĐQT, các chức danh điều hành, cổ đông và các bên có quyền lợi liên 9
  • 10. quan khác; đồng thời đề ra các quy tắc và thủ tục ra quyết định đối với các công việc của công ty. Bằng cách này, nó tạo ra một cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, các phương tiện thực thi và giám sát thực thi các mục tiêu đó” [24, tr.11]. Cụ thể hóa định nghĩa này, OECD đưa ra một bộ các nguyên tắc mang tính khuyến nghị về QTCT nhằm hướng đến đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, của người có quyền lợi liên quan khác, tăng tính minh bạch và trách nhiệm của HĐQT để thu hút các nguồn lực vào quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của các chủ thể pháp lý. Ngân hàng Thế giới (WB) với cách tiếp cận mang tính pháp lý lại đưa ra định nghĩa: “QTCT là một hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty. Nó cho phép công ty có thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả, và nhờ đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, trong khi vẫn tồn tại quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã hội. Đặc điểm cơ bản nhất của hệ thống QTCT là: (i) tính minh bạch của các thông tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý; (ii) đảm bảo thực thi các quyền của tất cả các cổ đông; (iii) các thành viên trong HĐQT có thể hoàn toàn độc lập trong việc thông qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng người quản lý, trong việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt động quản lý và trong việc miễn nhiệm người quản lý khi cần thiết” [21, tr.363]. Vẫn theo hướng tiếp cận đó của WB, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng cho rằng: “QTCT bao gồm một hệ thống các quy chế xác định rõ mối quan hệ giữa các cổ đông, các chức danh quản lý, các chủ nợ và những người có liên quan khác cũng như hệ thống các cơ chế đảm bảo thực hiện các quy định trên [21, tr.363] Phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, thuật ngữ “QTCT” đã được du nhập vào Việt Nam cùng với các hệ thống tiêu chuẩn QTCT hiện đại. Theo luật gia Nguyễn Ngọc Bích thì QTCT (lèo lái công ty-corporate governance): “là một tập hợp các cơ chế liên quan đến việc điều hành và kiểm soát công ty. Nó đề ra cách phân chia 10
  • 11. quyền hạn và nghĩa vụ giữa cổ đông, HĐQT, Ban GĐ và những người có lợi ích liên quan khác như người lao động, nhà cung cấp” [5, tr.225]. Trong khi đó, TS Ngô Viễn Phú lại cho rằng, ở giác độ pháp lý, QTCT chỉ đơn giản là: “phương cách tổ chức các cơ quan quyền lực của công ty và mối quan hệ chế ước quyền lực giữa các cơ quan đó” [26, tr.1]. Quan điểm này thể hiện sự phân chia quyền lực trong công ty giống như quyền lực nhà nước. Theo TS. Đinh Văn Ân - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thì QTCT theo nghĩa hẹp là: “cơ chế quản lý - giám sát của chủ sở hữu đối với người quản lý công ty theo những mục tiêu và định hướng của chủ sở hữu” còn theo nghĩa rộng thì QTCT gắn chặt với quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các chủ nợ, người cung cấp, người lao động, thậm chí khách hàng của công ty, được xem là “tập hợp các mối quan hệ giữa chủ sở hữu, HĐQT và các bên có liên quan nhằm xác định mục tiêu, hình thành các công cụ để đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của công ty [41]. Từ tất cả những định nghĩa và phân tích trên có thể cho phép khái quát rằng, dưới góc độ pháp lý, theo nghĩa rộng, QTCT là tất cả các quy định, cơ chế nhằm tổ chức công ty vận hành, hoạt động một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu công ty và xã hội. Quy chế QTCT xác định rõ nội dung phân chia các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa chủ sở hữu công ty (ĐHĐCĐ), HĐQT, Ban GĐ điều hành, BKS và những chủ thể có liên quan khác của công ty (người lao động, chủ nợ,…); đồng thời lập ra các nguyên tắc và thủ tục để ra quyết định về những vấn đề của công ty. Ở phạm vi hẹp hơn, QTCT được hiểu như là chế định về quản lý nội bộ công ty. Chúng điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể quản lý, giám sát trong công ty với nhau và với chủ sở hữu công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm quyền, giảm thiểu những rủi ro cho công ty và cổ đông công ty. 1.1.2. Các nguyên tắc của quản trị công ty Từ bản chất và nội dung phức tạp của QTCT, qua đúc kết kinh nghiệm QTCT từ các nước tiên tiến trên thế giới, tổ chức OECD đã đưa ra sáu nguyên tắc cơ bản của 11
  • 12. QTCT như sau: - Thứ nhất: Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ QTCT hiệu quả. Theo OECD thì: “Khuôn khổ QTCT cần thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị trường, phù hợp với quy định của pháp luật và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi” [24, tr16]. Nguyên tắc này của OECD đặt ra yêu cầu khung pháp luật về QTCT (bao gồm tổng thể các quy định do pháp luật đặt ra liên quan đến QTCT và các quy định nội bộ của chính công ty bao gồm điều lệ và các bản quy chế nội bộ trong các lĩnh vực như tài chính, kỷ luật lao động, giám sát nội bộ, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử…) phải thống nhất, minh bạch và có khả năng cưỡng chế thực thi. Ngoài ra, cũng cần có sự phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý khác nhau trong QTCT. Các cơ quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi phải độc lập, có đủ thẩm quyền và nguồn lực để hoàn thành tốt chức năng của mình. - Thứ hai: Khung pháp lý về QTCT phải đảm bảo quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản. Theo OECD thì: “Khuôn khổ QTCT phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông” [24, tr18]. Trong đó, các quyền cổ đông quan trọng nhất cần được bảo vệ gồm có: 1) Đảm bảo quyền sở hữu; 2) Chuyển nhượng cổ phần; 3) Tiếp cận các thông tin liên quan và quan trọng về công ty một cách kịp thời và thường xuyên; 4) Tham gia và biểu quyết tại ĐHĐCĐ; 5) Bầu và bãi miễn các thành viên HĐQT; 6) Hưởng lợi nhuận của công ty. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu khung pháp lý về QTCT phải có các quy định cụ thể về các nhóm quyền cổ đông kể trên và đặc biệt là phải có cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền cổ đông đó. Để thực hiện các quyền này, khung khổ hoạt động của công ty phải tạo ra cơ chế cho cổ đông tham gia hiệu quả hoạt động QTCT như biểu quyết tại đại hội, được thông tin đủ về tình hình công ty. - Thứ ba: Đối xử bình đẳng với cổ đông. Về nguyên tắc này, OECD cho rằng: “Khuôn khổ QTCT cần đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài. 12
  • 13. Mọi cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm” [24, tr20]. CTCP giống như một xã hội thu nhỏ, trong số các cổ đông của công ty có những cổ đông nắm phần vốn lớn (có nhiều cổ phần) và các cổ đông nắm phần vốn nhỏ (có ít cổ phần). Với nguyên tắc đối vốn của CTCP, các cổ đông nắm phần vốn lớn sẽ có quyền tham gia nhiều hơn vào quá trình ra quyết định của công ty hay quá trình QTCT thông qua việc bỏ phiếu tại ĐHĐCĐ và ngược lại các cổ đông có ít vốn sẽ ít có khả năng tham gia vào quá trình đó. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm cho rằng mọi cổ đông đều phải được đối xử một cách bình đẳng, OECD cho rằng mọi cổ phiếu cùng loại và cùng một đợt phát hành đều có quyền như nhau. Các nhà đầu tư trước khi mua cần được cung cấp thông tin đầy đủ về các quyền gắn liền với tất cả các đợt phát hành và loại cổ phiếu. Bất cứ thay đổi nào về quyền biểu quyết phải được sự thông qua của các cổ đông sở hữu loại cổ phiếu bị ảnh hưởng bất lợi bởi sự thay đổi đó. Khung khổ pháp lý về QTCT cần có các quy định cụ thể về quyền của cổ đông thiểu số và cơ chế hiệu quả để bảo vệ các quyền đó nhằm loại bỏ các hành vi lạm dụng quyền của các cổ đông lớn và những người quản lý công ty gây tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông nhỏ [23, tr102]. Đặc biệt, trong số các cơ chế đảm bảo quyền cổ đông nhỏ, cần lưu ý tới việc đảm bảo quyền khiếu nại (với các công cụ, phương tiện cụ thể) một cách hiệu quả. - Thứ tư: Tính minh bạch và công khai thông tin. Coi việc minh bạch thông tin trong hoạt động của công ty là yêu cầu quan trọng của QTCT, OECD cho rằng: “Khuôn khổ QTCT phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và QTCT” [24, tr22]. Có thể nói rằng, theo quan điểm của OECD thì đây là nguyên tắc trung tâm trong số các nguyên tắc của QTCT, bởi lẽ chỉ khi các hoạt động của công ty được minh bạch hóa và các cổ đông, các bên liên quan có thể tiếp cận với các thông tin liên quan đến hoạt động của công ty thì các quyền cổ đông (trong đó có các cổ đông nhỏ), quyền của nhà đầu tư và các bên liên quan khác mới có khả năng được đảm bảo, các công cụ giám sát người quản lý công ty, giám sát các giao dịch tư lợi mới có thể phát huy được hiệu 13
  • 14. quả. Nói cách khác, nguyên tắc này có vai trò đảm bảo cho việc thực hiện các nguyên tắc còn lại trong QTCT. Minh bạch hóa hoạt động của công ty thực chất chính là quá trình công ty công bố các thông tin và đảm bảo tính chính xác của các thông tin liên quan tới hoạt động của công ty. Phạm vi thông tin cần được công khai bao gồm: Các giao dịch với các bên liên quan; các yếu tố rủi ro có thể tiên liệu; các vấn đề liên quan đến người lao động và các bên có quyền lợi liên quan khác; cơ cấu và chính sách quản trị (nội dung của bất kỳ quy tắc hoặc chính sách quản trị nào và quy trình thực hiện nó)... Cần lưu ý rằng, các thông tin được công bố phải chính xác và phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt là các thông tin về kế toán, tài chính. Thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, phải đến với cổ đông của công ty và những người có liên quan từ các nguồn chính thức và tin cậy như BKS, kiểm toán nội bộ để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính đã thể hiện một cách trung thực tình hình tài chính và hoạt động của công ty. - Thứ năm: Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT. Nhìn nhận QTCT như một tổng hòa các tác động tới quá trình ra quyết định và định hướng hành vi cho công ty, OECD còn đặc biệt quan tâm tới việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể có liên quan tới hoạt động của công ty trong quá trình QTCT. Theo đó, “khuôn khổ QTCT phải công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa công ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và ổn định tài chính cho doanh nghiệp” [24, tr21]. Các bên có quyền lợi liên quan theo quan niệm của OECD là khá rộng, bao gồm chỉ có các nhà đầu tư mà còn bao gồm các chủ nợ, khách hàng, người lao động, các nhà cung cấp nguyên liệu (nguồn lực) đầu vào, các khách hàng (đối tác đảm bảo đầu ra), các cơ quan Nhà nước…. Nói cách khác, bên có quyền lợi liên quan đến hoạt động của công ty bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của công ty. 14
  • 15. Theo OECD, khuôn khổ QTCT phải công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa công ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và ổn định tài chính cho doanh nghiệp. - Thứ sáu: Trách nhiệm của HĐQT. Về nguyên tắc này, OECD đặt ra yêu cầu: “Khuôn khổ QTCT cần đảm bảo định hướng chiến lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của HĐQT và trách nhiệm của HĐQT đối với công ty và cổ đông” [24, tr24]. Như vậy, theo nguyên tắc này, OECD yêu cầu các thành viên HĐQT phải làm việc với trách nhiệm và sự nỗ lực cao nhất, sự trung thực, cẩn trọng vì lợi ích của công ty và cổ đông. Cũng cần lưu ý rằng, khái niệm HĐQT mà OECD sử dụng trong trường hợp này là bao quát cho các mô hình quản trị khác nhau. Đối với mô hình quản trị mà HĐQT được thiết kế gồm hai cấp tiêu biểu tồn tại ở một số quốc gia, khái niệm HĐQT mà OECD đề cập còn bao gồm cả BKS và những người quản lý cấp cao [24, tr13]. HĐQT phải thực hiện các chức năng chủ yếu bao gồm: Xem xét và định hướng chiến lược công ty, các kế hoạch hoạt động cơ bản, chính sách rủi ro, ngân sách và kế hoạch kinh doanh hàng năm; đặt ra các mục tiêu hoạt động, theo dõi việc thực hiện mục tiêu và hoạt động của công ty; giám sát các hoạt động đầu tư vốn, thâu tóm và thoái vốn chủ yếu; đảm bảo sự nghiêm túc và minh bạch của quy trình đề cử và bầu chọn HĐQT; giám sát và xử lý các xung đột lợi ích tiềm ẩn của BGĐ, HĐQT và cổ đông, bao gồm việc sử dụng tài sản công ty sai mục đích và lợi dụng các giao dịch với các bên có liên quan; đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo kế toán và tài chính của công ty, kể cả báo cáo kiểm toán độc lập, và bảo đảm rằng các hệ thống kiểm soát phù hợp luôn hoạt động, đặc biệt là các hệ thống quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính và hoạt động tuân thủ theo pháp luật và các tiêu chuẩn liên quan; HĐQT phải có khả năng đưa ra phán quyết độc lập, khách quan về các vấn đề của công ty. Đặc biệt là việc thực hiện các chức năng của HĐQT luôn gắn với trách nhiệm giải trình. 15
  • 16. 1.2. Pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát 1.2.1. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ quản trị công ty Trong cơ chế kinh tế thị trường, sự ra đời và tồn tại của pháp luật về QTCT bắt nguồn từ chính thực tiễn tổ chức và hoạt động của các công ty với tính cách là một thực thể pháp lý – một tổ chức kinh doanh. Có nhiều các công trình nghiên cứu gần đây về quy chế pháp lý liên quan tới hoạt động QTCT đã khẳng định rằng pháp luật về QTCT ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu hiện nay [9, tr.3], [13, tr.18]. Pháp luật về QTCT không đơn giản chỉ quyết định tới sự sống còn của một công ty, mà còn ảnh hưởng đến vấn đề tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định xã hội. Xem xét những bài học trong lịch sử có thể thấy rằng những khiếm khuyết của hệ thống QTCT đã từng gây ra những hậu quả to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội cho một số nền kinh tế lớn trong thời gian qua. Sự sụp đổ các công ty ở Đông Á trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997- 1998, sự phá sản của các tập đoàn Enron, Worldcom của Mỹ, Parmalat của Ý,… cùng hậu quả do nó gây ra là những ví dụ minh chứng về mối hiểm họa của sự khiếm khuyết đó [15, tr.103-124], [17, tr.21], [19, tr.80-84], [24, tr.368-369]. Các cuộc khủng khoảng kinh tế kể trên kéo theo nhiều hệ lụy về mặt chính trị - xã hội đã đặt ra yêu cầu đẩy mạnh cải thiện QTCT ở các quốc gia này, là câu trả lời về tầm quan trọng và sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ QTCT. Cũng cần lưu ý rằng, nếu xem các CTCP là một kênh huy động vốn cho hoạt động đầu tư, một quy chế QTCT hiệu quả, minh bạch và đáng tin cậy sẽ là cơ sở để các nhà đầu tư bỏ vốn vào CTCP. Để kinh tế tăng trưởng và phát triển đòi hỏi phải thu hút và sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn, kể cả nguồn vốn nhàn rỗi trong nước lẫn nguồn vốn nước ngoài. Điều này chỉ được thực hiện khi có quy chế pháp lý về QTCT tốt, bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của cổ đông, nhất là những cổ đông thiểu số, ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực quản lý để chiếm dụng tài sản công ty và gây hại cho cổ đông. Do vậy, sự tồn tại của chế định QTCT là một nhu cầu không thể thiếu trong việc khai thông nguồn vốn xã hội, giúp giảm chi phí vốn vay, nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty và 16
  • 17. quốc gia. Đặc biệt, ở các quốc gia có nền kinh tế mới chuyển đổi, pháp luật kinh doanh còn trong tình trạng “tranh tối tranh sáng”, các “quan hệ ngầm” còn bao phủ đời sống kinh doanh, thì sự xuất hiện và tồn tại chế định QTCT còn tạo cơ sở pháp lý để chống lại sự can thiệp không cần thiết của công quyền vào công việc nội bộ của công ty, giúp minh bạch hóa môi trường kinh doanh, hạn chế các hành vi giao dịch nội gián và tham nhũng [22, tr354-388]. Ở khía cạnh pháp lý, sự điều chỉnh pháp luật về QTCT còn xuất phát từ nhu cầu hiện thực hóa các quyền sở hữu và quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư. Pháp luật QTCT giúp giải quyết cơ bản các mâu thuẫn nội tại luôn tiềm ẩn trong mỗi công ty. Đó là mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu công ty và người quản lý công ty, cổ đông nhiều vốn (cổ đông lớn) và cổ đông ít vốn (cổ đông nhỏ), giữa chủ sở hữu và những người có quyền lợi liên quan khác. Trong các CTCP, người quản lý không phải bao giờ cũng hành động vì lợi ích của cổ đông; cổ đông nắm quyền kiểm soát thường có những xung đột về lợi ích với các cổ đông nhỏ và họ thường chỉ hành động (kiểm soát công ty, ra quyết định) vì lợi ích của chính mình chứ không phải cho tất cả các cổ đông; chủ sở hữu công ty vì lợi ích của mình cũng có thể có hành động xâm phạm quyền và lợi ích của người có quyền lợi liên quan khác với công ty. Do vậy, sự tồn tại của pháp luật QTCT như là một công cụ để thực thi quyền giám sát của chủ sở hữu công ty, đảm bảo sự công bằng giữa các chủ sở hữu với nhau và sự tôn trọng lợi ích thỏa đáng của các chủ thể có liên quan. Việc tạo lập hành lang pháp lý an toàn này cho hoạt động của các nhà đầu tư, trong chừng mực nhất định, còn là giải pháp pháp lý để đảm bảo cơ hội kinh doanh cho người dân, hạn chế sự can thiệp trái pháp luật của cơ quan công quyền lên quyền tự do kinh doanh của họ [35, tr13]. Tự chung lại, từ những phân tích trên, có thể nói rằng việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ QTCT, đặc biệt là CTCP là cần thiết và không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia. 17
  • 18. 1.2.2. Khái niệm và nội dung của pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật và lý luận chung về pháp luật ở Việt Nam hiện nay, chúng ra có thể dễ dàng đưa ra định nghĩa về khái niệm pháp luật QTCT nói chung và Quản trị CTCP mô hình có BKS nói riêng là: Tổng thể các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong QTCT. Như đã phân tích tại mục 1.1.1 về khái niệm QTCT, nếu hiểu QTCT theo nghĩa rộng, xử lý mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty như các cổ đông, HĐQT, Ban GĐ điều hành, mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty như: cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả cộng đồng, xã hội thì pháp luật về quản trị CTCP là tất cả các quy định do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm tổ chức công ty một cách có hiệu quả, vì lợi ích của chủ sở hữu công ty và của xã hội. Pháp luật về quản trị CTCP xác định rõ nội dung phân chia các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ (TGD) điều hành, BKS và những chủ thể có liên quan khác của công ty (người lao động, chủ nợ,…); đồng thời lập ra các nguyên tắc và thủ tục để ra quyết định về những vấn đề của công ty. Ở phạm vi hẹp hơn, pháp luật về quản trị CTCP có thể được hiểu như là chế định về quản lý nội bộ công ty. Chúng điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể quản lý, giám sát trong công ty với nhau và với chủ sở hữu công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm quyền, giảm thiểu những rủi ro cho công ty và cổ đông công ty. Ở phương diện lý luận, rất nhiều các công trình nghiên cứu đã thống nhất chỉ ra đặc điểm cơ bản nhất của Luật công ty (LDN) là loại pháp luật mang tính tổ chức [1, tr.35, 36], [8, tr.8], [12, tr.1]. Thực tại pháp lý của các nước trên thế giới cũng cho thấy, Luật công ty bao gồm chủ yếu các quy định về tổ chức các loại hình công ty [1, tr.40]. Do vậy Luật công ty còn được hiểu như là Luật về tổ chức công ty hay QTCT. Ở góc độ QTCT theo nghĩa hẹp, Giáo sư Chiristoph Van Der Elst, Đại học Ghent, Vương quốc Bỉ, cho rằng: “Luật công ty chủ yếu quy định những vấn đề nội bộ công ty 18
  • 19. (internal affairs)” [1, tr.41]. Nghiên cứu vấn đề này, Reinier Kraakman, Giáo sư hàng đầu về Luật công ty, Đại học Luật Harvard, kết luận rằng “mô hình chuẩn” của Luật công ty là hướng đến lợi ích của các cổ đông trên cơ sở tôn trọng lợi ích của các chủ thể có liên quan khác, mà cụ thể là tập trung điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể quản lý trong công ty với nhau và với chủ sở hữu công ty. Sự can thiệp của các chủ nợ và nhà cung cấp vào quá trình quản lý công ty chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật phá sản và luật có liên quan khác, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật công ty [13]. Như vậy, với vai trò là một chế định QTCT, pháp luật về quản trị CTCP thực hiện hai chức năng cơ bản: + Một là, ghi nhận các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể góp vốn (cổ đông) và các chủ thể quản lý trong tổ chức và vận hành CTCP; + Hai là, quy định các điều kiện phải tuân thủ trong tổ chức vận hành công ty nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông, các chủ nợ, chủ thể có liên quan và của toàn xã hội trước những rủi ro luôn tiềm ẩn mà chủ thể quản lý có thể tạo ra. Về cơ bản, pháp luật về quản trị CTCP bao gồm những nội dung sau: + Các quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của CTCP; + Các quy định về quyền và nghĩa vụ của cổ đông và cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền đó; + Các quy định về quyền hạn, lợi ích và trách nhiệm của người quản lý, giám sát công ty; + Các quy định về cơ chế giám sát các hành vi của người quản lý nhằm hạn chế sự lạm quyền và các giao dịch có mục đích tư lợi; + Các quy định về quy trình và thể thức ra quyết định của công ty. Khi nghiên cứu về cơ cấu tổ chức hay cấu trúc quản trị nội bộ của các CTCP trên thế giới, người ta nhận thấy có hai mô hình cơ bản, đó là cấu trúc hội đồng hai lớp (dual board hay two-tier board model) và hội đồng đơn lớp (unitary board hay one-tier board 19
  • 20. model). Ỏ mỗi quốc gia, việc tổ chức CTCP theo mô hình nào là tùy thuộc vào điều kiện thực tế, yếu tố lịch sử, truyền thống pháp lý của quốc gia đó. - Mô hình một cấp: Mô hình này phổ biến ở các nước như Mỹ, Anh, Úc, Canada và các nước trong khối thịnh vượng chung. Cấu trúc quản trị nội bộ của CTCP được tổ chức theo mô hình này bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban GĐ và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT. Ở mô hình này, không có BKS, nhưng có các thành viên HĐQT độc lập đóng vai trò giám sát và nắm giữ Ủy ban Kiểm toán – Audit Committee. - Mô hình hai cấp: Việc tổ chức CTCP theo mô hình này phổ biến ở các nước như Đức, Hà Lan, Pháp,… còn được gọi là mô hình kiểu Đức. Mô hình này bao gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban GĐ và BKS. Điểm khác biệt mấu chốt trong lai mô hình quản trị này là vai trò của bộ phận thực hiện chức năng giám sát. Ở mô hình một cấp, bộ phận này là tiểu ban Kiểm toán (còn được gọi là Ủy ban Kiểm toán nội bộ) trực thuộc HĐQT. Việc thực hiện giám sát được trao cho các thành viên HĐQT độc lập. Trong khi ở mô hình hai cấp, BKS được thiết lập bởi ĐHĐCĐ, độc lập với HĐQT và Ban GĐ và thực hiện chức năng giám sát hoạt động của HĐQT và Ban GĐ. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, LDN 2020 cho phép việc tổ chức CTCP theo một trong hai mô hình có hoặc không có BKS để khi thành lập công ty, các nhà đầu tư có thể lựa chọn, bao gồm: + Mô hình có BKS: Cấu trúc quản trị nội bộ gồm có các thiết chế là ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, GĐ (TGĐ). Theo LDN 2020, Trườnghợp CTCP có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có BKS. + Mô hình không có BKS: Cấu trúc quản trị nội bộ gồm có các thiết chế là ĐHĐCĐ, HĐQT (bao gồm các thành viên độc lập và Ban kiểm toán nội bộ); GĐ (TGĐ). Như vậy, có thể nhận thấy, sự khác biệt căn bản giữa hai mô hình tổ chức thể hiện qua việc có hay không sự tham gia của Ban kiểm soát hay Ban kiểm toán nội bộ và thành viên độc lập. 20
  • 21. Cũng cần lưu ý rằng, pháp luật về quản trị CTCP nói chung và CTCP mô hình có BKS nói riêng còn có một đặc điểm rất quan trọng nữa là xuất phát từ quyền tự do ý chí, tự do kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, việc tổ chức quản lý nội bộ công ty trước hết và chủ yếu thuộc quyền quyết định của chủ đầu tư. Pháp luật không can thiệp quá sâu và chi tiết vào các quan hệ nội bộ của công ty. Do vậy, pháp luật về quản trị CTCP chỉ quy định ràng buộc những vấn đề cơ bản, mang tính nguyên tắc, xác lập “khung pháp lý” cho việc tổ chức quản lý công ty. Với cách tiếp cận này, pháp luật về quản trị CTCP thường chứa đựng phần lớn là các quy phạm mang tính tùy nghi, các công ty có thể tự do lựa chọn áp dụng. Một số vấn đề về quản lý nội bộ công ty được điều chỉnh bởi điều lệ công ty hoặc các thỏa thuận thành viên. Tuy nhiên, bên cạnh đó không thể thiếu những quy phạm bắt buộc về một số vấn đề nhất định. Những quy phạm bắt buộc này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với việc bảo vệ lợi ích của chủ đầu tư thiểu số và các chủ thể có liên quan, đồng thời ngăn chặn tính tư lợi, cơ hội của người quản lý công ty đối với chủ đầu tư, cũng như của chủ đầu tư đa số đối với chủ đầu tư thiểu số và các chủ thể khác có liên quan. 1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở một số quốc gia trên thế giới - Mô hình quản trị CTCP theo pháp luật Nhật Bản Mô hình tổ chức nội bộ truyền thống trong CTCP ở Nhật Bản có thiết lập ĐHĐCĐ, HĐQT và BKS được pháp luật Nhật Bản công nhận. Theo Luật công ty Nhật Bản, về nguyên tắc trong CTCP không cần thiết lập HĐQT. Tuy nhiên Luật công ty quy định có ba loại hình công ty phải thiết lập HĐQT đó là công ty đại chúng, công ty có thiết lập BKS và công ty có thiết lập các ủy ban [14]. Mô hình công ty có thiết lập BKS: BKS là tổ chức nội bộ do HĐQT bầu ra được giao cho quyền giám sát hoạt động của người quản lý, điều hành công ty. Tuy nhiên mô hình này hoạt động không hiệu quả. Trong nhiều công ty ở Nhật Bản, BKS không kiểm tra đúng đắn mọi hoạt động quản lý, điều hành thành viên HĐQT. Kiểm soát viên 21
  • 22. thường là cấp dưới của người quản lý công ty nên việc giám sát khách quan rất khó để thực hiện. Mô hình công ty có thiết lập ủy ban ở Nhật Bản: Mô hình này được du nhập vào Nhật Bản năm 2002. Khác với CTCP có thiết lập BKS, mô hình CTCP có thiết lập ủy ban bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, các ủy ban, bên cạnh đó còn có người điều hành giám sát viên kế toán. Quyền hạn của ĐHĐCĐ trong công ty giống như trong CTCP có thiết lập BKS. HĐQT được các thành viên ĐHĐCĐ bầu ra, các thành viên đều có chức danh điều hành nhưng mỗi người có chức trách khác nhau. Trong mô hình này có chức danh thành viên HĐQT bên ngoài. Vai trò của thành viên này không chi đảm bảo cho hoạt động kinh doanh an toàn mà còn tiếp nhận tư vấn từ bên ngoài và có vai trò trong nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trong HĐQT có các ủy ban bao gồm: Ủy ban bổ nhiệm, Ủy ban quyết định thù lao, Ủy ban giám sát. + Ủy ban bổ nhiệm: đề xuất việc bổ nhiệm và bãi nhiệm thành viên HĐQT cho đại HĐCĐ. Trong Ủy ban này số thành viên HĐQT bên ngoài chiếm một nửa nên người có quyền lực cao nhất của công ty cho dù có định lạm dụng quyền hạn lựa chọn người có lợi cho họ thì cũng không thể độc đoán quyết định. Ủy ban bổ nhiệm có quyền đề nghị còn hội đồng quản trị là cơ quan có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm người điều hành và người đại diện điều hành. + Ủy ban quyết định thù lao: quyết định nội dung thù lao cho thành viên HĐQT. Ở đây, một nửa số thành viên HĐQT bên ngoài. Các thành viên HĐQT có thể quyết định thù lao của người quản lý điều hành một cách khách quan. + Ủy ban giám sát: được giao giám sát hoạt động của HĐQT. Thành viên HĐQT của Ủy ban giám sát không được kiêm nhiệm chức danh người sử dụng lao động. Người điều hành soạn thảo các báo cáo giám sát, đề xuất bổ nhiệm, bãi nhiệm người quản lý điều hành, có quyền khởi kiện thành viên HĐQT. Trong CTCP có thiết lập ủy ban thì người điều hành và người đại diện điều hành được đảm nhận công việc theo yêu cầu và độc lập với HĐQT. Mô hình này cổ đông có thể tin tưởng hơn vào sự minh bạch trong hoạt động quản lý điều hành CTCP. 22
  • 23. - Mô hình QTCT theo pháp luật Hoa Kỳ Chế định pháp lý về QTCT được hình thành từ hệ thống pháp luật liên bang và hệ thông pháp luật tiểu bang. Trong đó, luật của công ty là luật tiểu bang điều hành các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản lý nội bộ công ty, là cốt lõi của QTCT. Luật công ty ở Hoa Kỳ chia làm hai loại hình công ty công ty mở và công ty đóng. Công ty đóng là công ty không bán cổ phần ra công chúng. Bộ máy QTCT không mang tính tập trung và chuyên nghiệp như ở công ty thông thường, các thành viên của công ty có thể tham gia trực tiếp vào công việc QTCT. Công ty mở là công ty có phát hành cổ phần ra công chúng. Về cơ cấu tổ chức công ty mở thực hiện theo đơn lớp. ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất bao gồm các cổ đông trong công ty, cơ quan chức năng chỉ có HĐQT. ĐHĐCĐ bao gồm các cổ đông của công ty, tổ chức hằng năm hoặc họp bất thường để bàn bạc thông qua những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. HĐQT là cơ quan đại diện cho cổ đông và quyền lực thuộc về họ. Tất cả các quyền lực trong công ty đều được thi hành bởi HĐQT hay theo sự ủy quyền của cơ quan này. Trong HĐQT có các Ủy ban chuyên trách. Tùy vào mỗi công ty mà ủy ban do HĐQT lập ra nhiều hay ít. Thường có các ủy ban chính sau: Ủy ban chấp hành, Ủy ban ấn định thù lao, Ủy ban đề cử, Ủy ban kiểm toán. + Ủy ban chấp hành: Giống như ban giám đốc trong hệ thống pháp luật civil law, có nhiệm vụ thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ, HĐQT, thực hiện nhiệm vụ thường nhật đứng đầu là GĐ (TGĐ). + Ủy ban kiểm toán: Giám sát tổng quát thể thức báo cáo tài chính và kiểm tra nội bộ công ty, giám sát hoạt động của Ủy ban chấp hành; thông qua các hoạt động, kiểm soát tài chính và đánh giá kết quả kiểm toán. Ủy ban kiểm toán thường có từ 3-5 thành viên, tất cả đều là người không kiêm nhiệm, phải độc lập tham gia điều hành công ty. + Ủy ban ấn định thù lao: Ủy ban này xem xét các vấn đề có liên quan đến thù lao, lương thưởng của tổng giám đốc và viên chức quản lý công ty khác để đảm bảo 23
  • 24. rằng thực sự có sự tương xứng thù lao được trả với công việc và khả năng của GĐ (TGĐ) và các viên chức quản lý khác. Thành phần của ủy ban này cũng bao gồm các thành viên không kiêm nhiệm. + Ủy ban đề cử: Có nhiệm vụ xem xét những tiêu chuẩn nhất định để đề nghị lên HĐQT những ứng viên cho thành viên hội đồng, người làm GĐ (TGĐ) và thành viên cho ủy ban khác. Ủy ban bàn cũng bao gồm các thành viên không kiêm nhiệm. - Mô hình quản trị CTCP theo pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức CTCP ở Đức có cơ cấu QTCT được phân thành ba cấp riêng biệt khác nhau. + ĐHĐCĐ: Là cơ quan quyền lực cao nhất của một công ty có quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất trong đầu tư kinh doanh, như quyết định các chiến lược phát triển, thay đổi ngành nghề, sáp nhập, giải thể, phân chia lợi nhuận, sửa đổi điều lệ, bầu thành viên hội đồng giám sát, ủy nhiệm kiểm toán viên độc lập. + Hội đồng giám sát: Bao gồm thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra. Trong số các thành viên hội đồng này, thì một phần ba thành viên đến một phần hai thành viên phải lựa chọn trong đại diện của người làm công trong công ty. Quy định như vậy xuất phát từ quyền tham quyết hay tham gia của người lao động trong hoạt động công ty ở Đức. Tuy nhiên khi biểu quyết để ra các nghị quyết của đại hội đồng thì phiếu biểu quyết của thành viên đại diện cho giới chủ có giá trị bằng hai phiếu biểu quyết của thành viên đại diện cho người làm công. Hội đồng giám sát chỉ được thực hiện chức năng giám sát chứ không thực hiện chức năng điều hành. Đứng đầu hội đồng là chủ tịch hội đồng và chủ tịch hội đồng là đại diện cho giới chủ. Trong việc ra quyết định của hội đồng giám sát nếu có số lá phiếu thuận và chống ngang nhau thì phiếu biểu quyết của chủ hội đồng sẽ quyết định. + Hội đồng điều hành: Bao gồm các GĐ chức năng hay phụ trách các bộ phận công ty, hội đồng điều hành có trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh hằng ngày theo nghị quyết của ĐHĐCĐ và của hội đồng giám sát. Hội đồng điều hành chịu trách nhiệm trước hội đồng giám sát, do hội đồng giám sát cử và có thể bị bãi nhiệm 24
  • 25. bất cứ lúc nào nếu không hoàn thành nhiệm vụ. Thành viên hội đồng điều hành không được là thành viên hội đồng giám sát. Như vậy, đối sánh với quy định pháp luật về quản trị CTCP của một số quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một nhận xét ngắn gọn là: Theo LDN 2020 thì cấu trúc quản trị nội bộ CTCP mô hình có BKS ở Việt Nam hiện nay xét một cách toàn diện không phải là cấu trúc hội đồng một tầng theo mô hình luật công ty Anh - Mỹ, cũng chẳng phải cấu trúc hai tầng như mô hình của CHLB Đức. Mô hình CTCP có BKS ở Việt Nam hiện nay mang tính pha trộn giữa hai mô hình nói trên với cấu trúc quản trị nội bộ bao gồm các cơ quan: ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ (TGĐ), và BKS. 25
  • 26. Kết luận chương 1 Với cách nhìn CTCP là một thực thể pháp lý – một chủ thể kinh doanh cần được quản lý thống nhất và hiệu quả, trong Chương 1 của Luận văn, tác giả đã tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về QTCT và chế độ pháp lý về quản trị CTCP, cố gắng đưa ra khái niệm pháp lý về QTCT, khái niệm, nội dung và đặc điểm của pháp luật về quản trị CTCP nói chung và CTCP mô hình có BKS nói riêng trên cơ sở tiếp cận từ nhiều quan điểm khoa học khác nhau, các yêu cầu và thông lệ tốt về QTCT, kinh nghiệm pháp lý của một số quốc gia khác nhau trên thế giới để có một cái nhìn toàn diện, đồng thời có những nhận xét, đánh giá về những vấn đề đó để làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản trị CTCP mô hình có BKS phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Với vai trò là một chế định QTCT, pháp luật về quản trị CTCP nói chung và CTCP mô hình có BKS nói riêng luôn thực hiện chức năng cơ bản là ghi nhận các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cổ đông, các chủ thể quản lý trong tổ chức và vận hành công ty, đồng thời quy định các điều kiện phải tuân thủ trong tổ chức vận hành công ty nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông, các chủ nợ, chủ thể có liên quan và của toàn xã hội trước những rủi ro luôn tiềm ẩn mà chủ thể quản lý có thể tạo ra. Về cơ bản, pháp luật về quản trị CTCP bao gồm: các quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, giám sát hoạt động; các quy định về quyền và nghĩa vụ của cổ đông và cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền đó; các quy định về quyền hạn, lợi ích và trách nhiệm của người quản lý, giám sát công ty; các quy định về cơ chế giám sát người quản lý nhằm hạn chế sự lạm quyền và các giao dịch có mục đích tư lợi; và các quy định về quy trình và thể thức ra quyết định của công ty. 26
  • 27. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN MÔ HÌNH CÓ BAN KIỂM SOÁT THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ở Việt Nam trước khi có Luật Doanh nghiệp 2020 ➢ Quản trị công ty cổ phần theo Luật Công ty 1990 Luật Công ty 1990 là đạo luật đầu tiên tại Việt Nam quy định về hình thức pháp lý các tổ chức kinh doanh với tên gọi công ty kể từ khi chứng ta chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại đạo luật này, vấn đề về tổ chức và hoạt động của các loại hình công ty trong đó có công ty cổ phần được quy định một cách hết sức đơn giản và sơ khai. Cấu trúc quản trị CTCP theo Luật Công ty 1990 được xác định gồm có: ĐHĐCĐ; HĐQT; GĐ (TGĐ); và kiểm soát viên. Trong đó: - ĐHĐCĐ được xác định là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm: Đại hội đồng thành lập được triệu tập để tiến hành các thủ tục thành lập, thảo luận và thông qua điều lệ công ty; Đại hội đồng bất thường được triệu tập để sửa đổi điều lệ công ty; và Đại hội đồng thường (Điều 37 Luật Công ty 1990). Đại hội đồng thường được triệu tập vào cuối mỗi năm tài chính hoặc bất kỳ lúc nào mà HĐQT hoặc kiểm soát viên thấy cần thiết, để giải quyết các công việc thuộc hoạt động kinh doanh của công ty trong khuôn khổ điều lệ, trong đó có các việc chủ yếu sau đây: Quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm; thảo luận và thông qua bản tổng kết năm tài chính; bầu, bãi miễn thành viên HĐQT và kiểm soát viên; quyết định số lợi nhuận trích lập các quỹ của công ty, số lợi nhuận chia cho các cổ đông, phân chia trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra đối với công ty trong kinh doanh; xem xét, quyết định giải pháp khắc phục các biến động lớn về tài chính của công ty; xem xét sai phạm của HĐQT gây thiệt hại cho công ty. - HĐQT là cơ quan quản lý công ty, gồm từ ba đến mười hai thành viên. HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT bầu 27
  • 28. một thành viên làm chủ tịch (Điều 38 Luật Công ty 1990). HĐQT chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty. Thành viên HĐQT được hưởng lương hoặc thù lao theo quyết định của ĐHĐCĐ. - GĐ (TGĐ) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao (Điều 40 Luật Công ty 1990). Chủ tịch HĐQT có thể kiêm GĐ (TGĐ) công ty nếu điều lệ công ty không quy định khác. Trong trường hợp chủ tịch HĐQT không kiêm GĐ (TGĐ) công ty, thì HĐQT cử một người trong số họ hoặc thuê người khác làm GĐ (TGĐ). - Công ty có hai kiểm soát viên do ĐHĐCĐ bầu ra, trong đó ít nhất một kiểm soát viên phải có chuyên môn về kế toán. Kiểm soát viên có nhiệm vụ và quyền hạn là: Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm chính của công ty và triệu tập ĐHĐCĐ khi xét thấy cần thiết; trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết năm tài chính của công ty; báo cáo về những sự kiện tài chính bất thường xảy ra; về những ưu, khuyết điểm trong quản lý tài chính của HĐQT (Điều 41 Luật Công ty 1990). Kiểm soát viên được hưởng thù lao do ĐHĐCĐ quyết định và chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ về những sai phạm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây thiệt cho công ty. Để tạo ra sự độc lập trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của kiểm soát viên, Luật Công ty 1990 cũng đã có một số quy định hạn chế như kiểm soát viên không thể đồng thời là thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) công ty và cũng không thể là vợ, chồng của họ. Như vậy, ngay từ khi có Luật Công ty năm 1990, pháp luật Việt Nam đã thiết lập một mô hình quản trị CTCP khá đặc thù. Mô hình quản trị này mặc dù không có thiết chế BKS trong quản trị nội bộ, song lại có kiểm soát viên (02 KSV) được bầu bởi ĐHĐCĐ, chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ, thực hiện chức năng kiểm soát hoạt động của HĐQT và GĐ (TGĐ). Đây có lẽ là những quy định sơ khai ban đầu để trên cơ sở 28
  • 29. đó, thiết chế BKS được thiết lập một cách hoàn chỉnh trong mô hình quản trị CTCP tại các Đạo luật về tổ chức kinh doanh tiếp theo tại Việt Nam. ➢ Quản trị CTCP mô hình có BKS theo Luật Doanh nghiệp 1999 Sự ra đời của LDN 1999 đã đánh dấu một bước tiến, sự phát triển lớn trong việc hình thành mô hình quản trị CTCP của nền kinh tế thị trường. LDN 1999 đã có rất nhiều quy định tiến bộ về quản trị CTCP và đã tiếp cận khá gần với các thông lệ chung về QTCT trên thế giới. Về cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP, Điều 69 LDN 1999 quy định CTCP phải có ĐHĐCĐ, HĐQT và GĐ (TGĐ). CTCP có trên mười một cổ đông phải có BKS. Như vậy, trên cơ sở Luật Công ty 1990, đây là lần đầu tiên, pháp luật về tổ chức kinh doanh ở Việt Nam có những quy định khá đầy đủ về cấu trúc quản trị nội bộ của CTCP với mô hình có BKS. LDN 1999 cũng đã phác thảo khá đầy đủ khung pháp lý về quản trị nội bộ công ty với các quy định về tổ chức, hoạt động và mối quan hệ của từng loại thiết chế ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ (TGĐ) và BKS trong QTCT, các quy định về quyền cổ đông và việc bảo vệ quyền cổ đông… - Về ĐHĐCĐ, Điều 70 LDN 1999 xác định ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP với các quyền và nhiệm vụ như: Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS; xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT và BKS gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty; quyết định tổ chức lại và giải thể công ty; quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; thông qua định hướng phát triển của công ty … Để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cổ đông công ty, LDN 1999 đã ghi nhận các quyền của cổ đông liên quan đến quyền sở hữu, quyền tham gia hoạt động quản lý, quyền được thông tin, quyền được khởi kiện công ty và người quản lý công ty nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cổ đông. Ngoài ra, LDN 1999 còn đưa ra các quy định nhằm tạo điều kiện cho cổ đông thực hiện tốt nhất quyền của họ. Một số quy định 29
  • 30. của LDN 1999 được xem là rất tiến bộ như quy định về việc cổ đông có quyền được biết nội dung báo cáo tài chính, quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần… Những quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, cổ đông có thể giám sát hoạt động công ty và tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Để đảm bảo đối xử công bằng với các cổ đông, LDN 1999 quy định bất kỳ cổ đông nào trong công ty đều được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Ngoài ra, luật cũng quy định có đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông có quyền triệu tập họp, đề cử người vào HĐQT, BKS để hạn chế các hoạt động hoạt động tư lợi. - Về HĐQT, theo LDN 1999, HĐQT là cơ quan quản lý công ty và có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thầm quyền của ĐHĐCĐ. Quyền và nhiệm vụ của HĐQT được quy định cụ thể tại điều 80 LDN 1999. Trong hoạt động QTCT, HĐQT công ty có vai trò chiến lược trong công ty và giám sát có hiệu quả đối với công tác quản lý; đảm bảo hoạt động của HĐQT hoàn thành nghĩa vụ của họ đối với cổ đông và công ty; đảm bảo chế độ hoạt động thường xuyên minh bạch của HĐQT. Luật cũng quy định rõ nghĩa vụ của thành viên HĐQT và trách nhiệm khi không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đó. - Về GĐ (TGĐ), thiết chế này do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng. Chủ tịch HĐQT có thể kiêm GĐ (TGĐ). Nếu điều lệ công ty không quy định chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật thì GĐ (TGĐ) là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. - Về BKS, theo LDN 1999 thì CTCP có trên mười một thành viên phải có BKS. Trong các thành viên BKS phải có ít nhất một thành viên có chuyên môn về kế toán. BKS bầu một thành viên làm Trưởng ban và Trưởng BKS phải là cổ đông của công ty. Quyền, nhiệm vụ của BKS do điều lệ công ty quy định. 30
  • 31. ➢ Quản trị CTCP mô hình có BKS theo Luật Doanh nghiệp 2005 Cơ cấu quản trị CTCP theo LDN 2005 cũng tương tự như quy định của LDN 1999, bao gồm: ĐHĐCĐ; HĐQT; GĐ (TGĐ); BKS. Đối với những công ty có từ mười một cổ đông trở lên hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu 50% tổng số cổ phần của công ty phải có thêm BKS, còn đối với các công ty không thuộc trường hợp trên thì có thể lựa chọn việc thành lập hoặc không thành lập BKS. Có thể nói rằng, so với các quy định của LDN 1999, khung pháp lý về QTCT được hoàn thiện hơn, rõ ràng hơn và có khả năng bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích của cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số. Luật đã tăng cường và củng cố thêm các quyền của cổ đông (Điều 41), bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích của cổ đông (Điều 79). LDN 2005 cũng có những quy định khác biệt so với LDN 1999 về việc thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ, theo đó, quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây: + Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định; + Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định. + Các quyết định được thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không tuân thủ quy định pháp luật. LDN 2005 quy định áp dụng bầu thành viên HĐQT và BKS theo phương thức bầu dồn phiếu (Điểm C Khoản 3 Điều 104) nhằm tăng cường khả năng các cổ đông phổ 31
  • 32. thông, đặc biệt là các cổ đông thiểu số có được đại diện của mình trong HĐQT hay BKS. Nếu như LDN 1999 không quy định thành viên HĐQT có bắt buộc là cổ đông công ty hay không mà để cho điều lệ công ty quy định vấn đề này thì LDN 2005 quy định rõ thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông công ty. Điều này tạo điều kiện cho công ty có thể lựa chọn những người thích hợp để vào HĐQT, tạo điều kiện cho cổ đông dễ dàng lựa chọn đề cử người vào làm thành viên HĐQT. HĐQT là cơ quan không thường trực làm việc theo chế độ tập thể, các quyết định của HĐQT được thông qua tại các cuộc họp và được quyết định theo đa số. Chủ tịch HĐQT lả người đứng đầu HĐQT, chủ tịch HĐQT có quyền hạn và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 điều 111 LDN 2005. Chủ tịch HĐQT không có thẩm quyền quyết định riêng biệt các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT. Trong trường hợp HĐQT tiến hành biểu quyết có số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì phiếu biểu quyết của chủ tịch HĐQT có tính chất quyết định. HĐQT bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm GĐ (hoặc TGĐ). GĐ (TGĐ) là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là GĐ (TGĐ) hoặc Chủ tịch HĐQT tùy theo điều lệ quy định. Nếu điều lệ không quy định, GĐ (TGĐ) đương nhiên là người đại diện theo pháp luật cho công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam, nếu vắng mặt trên 30 ngày ở Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại điều lệ công ty. Theo LDN 2005, BKS có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động HĐQT và của ban GĐ. BKS có hai chức năng chính đó là giám sát công việc quản lý và điều hành công ty bởi HĐQT, ban GĐ và thẩm định các báo cáo, đặc biệt là báo cáo tài chính của công ty. Với các chức năng đó, BKS không phải là cơ quan quản lý của công ty, các thành viên BKS cũng không phải là người quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên thành viên BKS cũng có những nghĩa vụ tương tự như người quản lý doanh nghiệp. BKS độc lập 32
  • 33. với HĐQT và ban GĐ. Mối quan hệ giữa BKS với HĐQT là mối quan hệ giữa cơ quan giám sát và cơ quan chịu sự giám sát trong CTCP. Ngoài ra, LDN 2005 cũng đã xác định rõ hơn nghĩa vụ của người quản lý công ty nhất là đối với thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ), đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng. Quy định rõ hơn điều kiện tiêu chuẩn của các chức danh quan trọng trong QTCT, tăng thêm các quy định về yêu cầu công khai minh bạch hóa thông tin về người quản lý công ty. ➢ Quản trị CTCP mô hình có BKS theo Luật Doanh nghiệp 2014 Xuất phát từ nền tảng và sự thừa LDN 2005, LDN 2014 đã có bước đột phá trong quy định về cơ cấu tổ chức quản lý CTCP tại điều 134. Theo đó, Đạo luật này cho phép CTCP có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình: - Môi hình thứ nhất - Mô hình quản trị CTCP có BKS: Cấu trúc quản trị nội bộ CTCP sẽ gồm có ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và GĐ (TGĐ). Trường hợp CTCP có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có BKS. - Mô hình thứ hai – Mô hình quản trị CTCP không có BKS: Cấu trúc quản trị nội bộ CTCP sẽ bao gồm các thiết chế là ĐHĐCĐ, HĐQT và GĐ (TGĐ). Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty. Như vậy điểm phát triển quan trọng nhất của LDN 2014 so với LDN 2005 về QTCT là việc cho phép các cổ đông, nhà đầu tư có thể lựa chọn việc quản trị nội bộ CTCP theo mô hình có hay không có BKS theo cách thức tổ chức truyền thống (có BKS trừ các trường hợp đặc biệt) mà các Đạo luật về tổ chức kinh doanh trước đó tại Việt Nam đã quy định. Ngoài ra, liên quan tới các nội dung về tổ chức và hoạt động của ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, GD (TGĐ), LDN 2014 cũng có một số điểm mới so với các quy định trước đó, cụ thể là: 33
  • 34. + Theo quy định tại Điều 98 LDN 2005 thì danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ được lập khi có quyết định triệu tập và phải lập xong chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc ĐHĐCĐ nếu điều lệ công ty không quy định một thời hạn ngắn hơn thì đến Điều 137 LDN 2014 quy định danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ được lập không sớm hơn 05 ngày trước ngày gửi giấy mời họp ĐHĐCĐ nếu điều lệ công ty không quy định một thời hạn khác dài hơn. + Về điều kiện tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ, nếu như Điều 102 LDN 2005 quy định cuộc họp ĐHĐCĐ lần thứ nhất được phép diễn ra khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định); cuộc họp ĐHĐCĐ được triệu tập lại (lần thứ 2) được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định) thì theo quy định tại Điều 141 LDN 2014, tỷ lệ trên đã giảm xuống còn 51% và 33%. Quy định mới này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành theo đúng kế hoạch của công ty, tránh tình trạng phải triệu tập lần thứ 2, lần thứ 3 do không đủ điều kiện tiến hành cuộc họp. + Về việc thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ, Điều 104 LDN 2005 quy định quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện: a) Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định; b) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định). Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định). Theo quy định 34
  • 35. tại Điều 144 LDN 2014, các tỷ lệ biểu quyết kể trên đã được điều chỉnh giảm xuống lần lượt chỉ còn là: 51%; 65%; 51%. + Về bầu thành viên HĐQT và BKS, Điều 144 LDN 2014 quy định không bắt buộc phải bầu theo phương thức bầu dồn phiếu như LDN 2005 mà cho phép bầu bằng phương thức khác với điều kiện phương thức đó phải quy định tại điều lệ công ty. + Ngoài ra, LDN 2014 còn bãi bỏ quy định hạn chế đối với GĐ (TGĐ) CTCP không được đồng thời là GĐ (TGĐ) của doanh nghiệp khác. 2.2. Thực trạng quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình có ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020 ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Quy định pháp luật về các thiết chế trong quản trị nội bộ công ty Về cơ cấu tổ chức quản lý CTCP, Điều 137 LDN 2020 có quy định trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, CTCP có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: + Thứ nhất, có ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và GĐ hoặc TGĐ. Trường hợp CTCP có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có BKS; + Thứ hai, có ĐHĐCĐ, HĐQT và GĐ hoặc TGĐ. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do HĐQT ban hành. Như vậy, so với LDN 2014, LDN 2020 đã kế thừa toàn bộ quy định cho phép CTCP được tổ chức quản lý dưới một trong hai mô hình là có hoặc không có BKS. Với mô hình quản trị có BKS, cấu trúc quản trị nội bộ công ty sẽ gồm có các thiết chế là: ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và GĐ hoặc TGĐ. Giữa các thiết chế này có mối quan hệ qua lại, có sự phân chia các chức năng, nhiệm vụ, chế ước lẫn nhau nhằm tạo ra sự hiệu quả trong QTCT. 35
  • 36. 2.2.1.1. Các quy định về Đại hội đồng cổ đông Theo Khoản 1 Điều 138 LDN 2020, ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP. Với địa vị pháp lý đó, ĐHĐCĐ có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như: Thông qua định hướng phát triển của công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, kiểm soát viên; quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác; quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; thông qua báo cáo tài chính hằng năm; quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; xem xét, xử lý vi phạm của thành viên HĐQT, kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho HĐQT, BKS; phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động HĐQT, BKS; phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết; quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của LDN và điều lệ công ty. Điều 139 LDN 2020 phân loại ĐHĐCĐ thành hai loại là ĐHĐCĐ thường niên mỗi năm họp một lần theo định kỳ và ĐHĐCĐ bất thường (có thể họp bất thường theo yêu cầu của người có quyền triệu tập). Địa điểm họp được xác định là phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, thảo luận và thông qua các vấn đề về: Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; báo cáo tài chính hằng năm; báo cáo của HĐQT về kết quả hoạt động của HĐQT và từng thành viên HĐQT; báo cáo của BKS về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của HĐQT, GĐ hoặc TGĐ; báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của BKS và kiểm soát viên; mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại; và các vấn đề khác 36
  • 37. thuộc thẩm quyền. ĐHĐCĐ có thể họp bất thường để giải quyết các vấn đề cấp bách, có tính chất “bất thường” trong QTCT theo thẩm quyền triệu tập của một số chủ thể mà LDN 2020 quy định, cụ thể là: - ĐHĐCĐ họp bất thường theo triệu tập của HĐQT. HĐQT triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường trong các trường hợp sau đây: (i) HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; (ii) Số thành viên HĐQT, BKS còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; (iii) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm trên 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty; (iv) Theo yêu cầu của BKS; (v) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. HĐQT phải triệu tập họp ĐHĐCĐ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp số lượng thành viên HĐQT, BKS còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật hoặc nhận được yêu cầu triệu tập họp theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu của BKS. Trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định thì Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty. - ĐHĐCĐ họp bất thường theo triệu tập của BKS: Trong các trường hợp HĐQT phải triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường kể trên mà HĐQT không triệu tập thì trong vòng 30 ngày tiếp theo, BKS thay thế HĐQT triệu tập. - ĐHĐCĐ họp bất thường theo triệu tập của cổ đông (nhóm cổ đông) thiểu số: Trong các trường hợp mà BKS phải triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường kể trên mà BKS không làm thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên (hoặc 1 tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty) đã yêu cầu có quyền thay thế HĐQT, BKS triệu tập họp ĐHĐCĐ và có thể đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát việc triệu tập và tiến hành họp nếu thấy cần thiết. Căn cứ theo khoản 1 Điều 143 LDN 2020 thì: “Người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự 37
  • 38. họp chậm nhất 21 ngày trước ngày khai mạc nếu điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.”. Như vậy, so với quy định của LDN 2014 thì thời gian gửi thông báo mời họp đến các cổ đông tăng từ 10 ngày (Khoản 1 Điều 139 LDN 2014) lên thành 21 ngày theo LDN 2020. Về điều kiện họp ĐHĐCĐ, theo quy định tại Điều 145 LDN 2020 thì cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định). Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định nêu trên thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của ĐHĐCĐ triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định). Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định nêu trên thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu điều lệ công ty không quy định khác. Trường hợp này, cuộc họp của ĐHĐCĐ được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp. Quy định này nhằm bảo đảm “hiện thực hoá” quyền yêu cầu triệu tập họp hoặc triệu tập họp ĐHĐCĐ của cổ đông thiểu số trong trường hợp cần thiết. Về việc thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ, LDN 2020 quy định ĐHĐCĐ có thể thông qua các quyết định của mình bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Việc thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ bằng hình thức biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp sẽ được áp dụng với các loại quyết định quan trọng như: (i) Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; (ii) Thông qua định hướng phát triển công ty; (iii) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; (iv) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS; (v) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; (vi) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; (vii) Tổ chức lại, giải thể công ty trừ trường hợp điều lệ 38
  • 39. công ty có quy định khác (Điều 147 LDN 2020). Trong trường hợp biểu quyết tại cuộc họp, nghị quyết của ĐHĐCĐ về các nội dung quan trọng sẽ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định), đó là các nội dung mà ĐHĐCĐ cần quyết định như: Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do điều lệ công ty quy định; tổ chức lại, giải thể công ty; các vấn đề khác do điều lệ công ty quy định. Đối với các nội dung khác, nghị quyết của ĐHĐCĐ sẽ được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định). Trường hợp nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua với hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định). Về vấn đề hiệu lực của nghị quyết ĐHĐCĐ, theo Điều 152 LDN 2020 thì nghị quyết ĐHĐCĐ có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm có hiệu lực ghi tại nghị quyết đó. Nghị quyết ĐHĐCĐ được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu tập họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của LDN và điều lệ công ty. Trong trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ theo quy định tại Điều 151 LDN, nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi quyết định hủy bỏ nghị quyết đó của Tòa án, Trọng tài có hiệu lực, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 39
  • 40. 2.2.1.2. Các quy định về Hội đồng quản trị Theo Khoản 1 Điều 153 LDN 2020: “HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ”. Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nói chung và sự phát triển của CTCP nói riêng, HĐQT có quyền lực ngày càng to lớn với vai trò trọng yếu và giữ vị trí trung tâm, then chốt trong cơ cấu tổ chức quản trị CTCP. Đi đôi với sự xác lập địa vị trung tâm của HĐQT trong cơ cấu quản lý là sự bành trướng quyền lực của nó, tăng nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ tới quyền của ĐHĐCĐ. Trước thực trạng này, pháp luật của các nước đã không ngừng tìm kiếm cách thức tăng cường cơ chế giám sát đối với HĐQT. Tại Việt Nam, so với LDN 2014 thì LDN 2020 không có sửa đổi đáng kể đối với các quy định về nhiệm kỳ, số lượng thành viên HĐQT nói chung, chỉ bổ sung quy định về hạn chế nhiệm kỳ đối với thành viên HĐQT độc lập. Về điều kiện, tiêu chuẩn làm thành viên HĐQT, Điều 155 LDN 2020 quy định: “Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác”. Về quyền và nghĩa vụ của HĐQT, Khoản 2 Điều 153 LDN 2020 quy định HĐQT có các quyền và nghĩa vụ sau đây: “(i) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; (ii) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; (iii) Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; (iv) Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty; (v) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 LDN; (vi) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật; (vii) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; (viii) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất 40